Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:00 01/01/2009
THIÊN ĐÀNG
Có một đệ tử trong đầu óc luôn nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết, đại sư nói với anh ta: “Tại sao phải lãng phí thời gian quý báu về chuyện ngày sau ấy ?”
- “Tại sao chúng ta không có thể nghĩ đến nó ?”
- “Đương nhiên là có thể.”
- “Làm thế nào để làm được điều ấy ?”
- “Phải sống thiên đàng ngay từ bây giờ.”
- “Nhưng ở đâu có thiên đàng ?”
- “Ở ngay giờ phút này.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Hỏi một em bé có học giáo lý ngày chủ nhật rằng: thiên đàng ở đâu, thì chắc chắn em sẽ nói là ở trên trời. Vâng, thiên đàng ở trên trời, nhưng trên trời thì xa quá, không thể dành cho những người phàm tục dưới đất như chúng ta, vừa không có cánh để bay lên vừa là tội lỗi nặng nề...
Nếu hỏi người lớn có tham dự các buổi chia sẻ, học hỏi kinh thánh rằng thiên đàng ở đâu, thì họ sẽ trả lời ngay không do dự: thiên đàng ở trong lòng chúng ta. Câu trả lời chính xác, hoàn toàn chính xác theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, bởi vì thánh Phao-lô tông đồ đã dạy rằng: Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa. Mà ở đâu có Thiên Chúa thì ở đó chính là thiên đàng vậy.
Lo lắng chuyện đời sau (sau khi chết) là việc làm chính đáng, nhưng lo lắng không có nghĩa là chúng ta không quan tâm gì đến những việc làm ở đời này. Nhưng phải sống thiên đàng ngay trong cuộc sống đời này của chúng ta.
Vì không có cánh để bay lên thiên đàng, và vì tội lỗi làm cho chúng ta chưa thể lên thiên đàng ngay được, nhưng sống thiên đàng ngay trong cuộc sống đời này là đem Chúa Giê-su đang ở trong tâm hồn chúng ta cho mọi người, bằng cách thực hành yêu thương như Chúa dạy, phục vụ tha nhân như Chúa dạy, đó chính là mục tiêu sự sống đời sau của chúng ngay từ bây giờ vậy.
N2T |
Có một đệ tử trong đầu óc luôn nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chết, đại sư nói với anh ta: “Tại sao phải lãng phí thời gian quý báu về chuyện ngày sau ấy ?”
- “Tại sao chúng ta không có thể nghĩ đến nó ?”
- “Đương nhiên là có thể.”
- “Làm thế nào để làm được điều ấy ?”
- “Phải sống thiên đàng ngay từ bây giờ.”
- “Nhưng ở đâu có thiên đàng ?”
- “Ở ngay giờ phút này.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Hỏi một em bé có học giáo lý ngày chủ nhật rằng: thiên đàng ở đâu, thì chắc chắn em sẽ nói là ở trên trời. Vâng, thiên đàng ở trên trời, nhưng trên trời thì xa quá, không thể dành cho những người phàm tục dưới đất như chúng ta, vừa không có cánh để bay lên vừa là tội lỗi nặng nề...
Nếu hỏi người lớn có tham dự các buổi chia sẻ, học hỏi kinh thánh rằng thiên đàng ở đâu, thì họ sẽ trả lời ngay không do dự: thiên đàng ở trong lòng chúng ta. Câu trả lời chính xác, hoàn toàn chính xác theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, bởi vì thánh Phao-lô tông đồ đã dạy rằng: Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa. Mà ở đâu có Thiên Chúa thì ở đó chính là thiên đàng vậy.
Lo lắng chuyện đời sau (sau khi chết) là việc làm chính đáng, nhưng lo lắng không có nghĩa là chúng ta không quan tâm gì đến những việc làm ở đời này. Nhưng phải sống thiên đàng ngay trong cuộc sống đời này của chúng ta.
Vì không có cánh để bay lên thiên đàng, và vì tội lỗi làm cho chúng ta chưa thể lên thiên đàng ngay được, nhưng sống thiên đàng ngay trong cuộc sống đời này là đem Chúa Giê-su đang ở trong tâm hồn chúng ta cho mọi người, bằng cách thực hành yêu thương như Chúa dạy, phục vụ tha nhân như Chúa dạy, đó chính là mục tiêu sự sống đời sau của chúng ngay từ bây giờ vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:01 01/01/2009
N2T |
54. Cùng sống với Chúa Giê-su của chúng ta, là có ích lợi đối với tinh thần tu đức của mỗi người.
(Thánh Terese of Lisieux)Chúc Phúc
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:09 01/01/2009
Chúc phúc 祝福
Năm mới xin chúc mọi người:
Tiền nhiều tiền ít không quan trọng, thường có là tốt rồi.
Người xấu người đẹp không quan trọng, thuận mắt là tốt rồi.
Người già người trẻ không quan trọng, mạnh khỏe là tốt rồi.
Nhà nghèo nhà giàu không quan trọng, hòa khí là tốt rồi.
Tất cả buồn phiền không quan trọng, biết lý giải là tốt rồi.
Cuộc sống của con người, bình an là tốt nhất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng hoa.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Năm mới xin chúc mọi người:
Tiền nhiều tiền ít không quan trọng, thường có là tốt rồi.
Người xấu người đẹp không quan trọng, thuận mắt là tốt rồi.
Người già người trẻ không quan trọng, mạnh khỏe là tốt rồi.
Nhà nghèo nhà giàu không quan trọng, hòa khí là tốt rồi.
Tất cả buồn phiền không quan trọng, biết lý giải là tốt rồi.
Cuộc sống của con người, bình an là tốt nhất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng hoa.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giải đáp Phụng Vụ: Lễ đêm lúc 9 giờ tối.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
01:17 01/01/2009
Và nói thêm về những máng cỏ Giáng Sinh trong Nhà Thờ
ROME (Zenit,org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Ghi chú của nhà xuất bản: Từ hai năm cột báo này đã lưu ý rằng điều không đúng theo phụng vụ là cử hành “Thánh Lễ Đêm” Giáng Sinh lúc 9 giờ tối và nên sử dụng Thánh Lễ Vọng.
Để trả lời, một đọc giả Anaheim, California, đã viết: “Con hiểu quan điểm của cha về sự cử hành trước ‘Thánh Lễ Giáng Sinh’ trong ngày Giáng Sinh, nhưng muốn nêu lên hai điểm liên hệ sự cử hành ‘Thánh Lễ nữa đêm’ lúc 9 giờ tối hay là lúc nửa đêm. Thứ nhất, sách lễ không qui chiếu về ‘Thánh Lễ Nửa Đêm’; sách lễ nói ‘Thánh Lễ Đêm.’ Tuy nhiều người cử hành Thánh Lễ lúc nữa đêm, không bắt buộc làm như vậy hay là hạn chế Thánh Lễ vào nửa đêm. Hai là, luật chữ đỏ cho phép trao đổi các bài đọc của bốn Thánh Lễ Giáng Sinh (vọng, ban đêm, rạng đông, và lễ ngày). Điều này giải thích đáng kể những lựa chọn liên quan thời gian và những bản kinhh được sử dụng.”
Về các bài đọc, Qui chê Tổng Quát cho sách các bài đọc, số 95 nói: “Đôi với lễ Vọng và ba Thánh lễ Giáng Sinh hai bài đọc của các ngôn sứ và những bài khác đã được chọn từ truyền thống Rôma.” Đọc giả chúng ta nói đúng khi đưa ra vì những lý do mục vụ các bài đọc của bốn Thánh Lễ có thể trao đổi, miễn là tôn trọng trật tự thích hợp (Cưụ Ước, Thánh thư, Tin Mừng). Điều này cho phép một mục tử chọn những bài đọc thích đáng nhất đối với cộng đoàn đặc biệt.
Tuy nhiên, khả năng một sự chọn mục vụ của các bài đọc không thật sự ảnh hưởng vấn dề liên quan với những thời gian đối với ba Thánh Lễ ngày Giáng Sinh. Với lòng tôn trọng tôi bất đông ý kiến với độc giả chúng tôi rằng “Thánh Lễ Nửa Đêm” có thể cử hành trước.
Theo Số 34 của những Qui tắc Chung đối với Năm Phụng vụ và Niên Lịch:
“Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dược sử dụng trong buổi chiều ngày 24/1, hoặc trước hay sau kinh chiều I.
“Trong chính ngày Giáng Sinh, theo một truyền thống xưa của Rôma, ba Thánh Lễ có thể cử hành; tức là, Thánh Lễ Nửa Đêm, Thánh Lễ Rạng Đông, và Thánh lễ Ngày.”
Tôi công nhận rằng bản dịch chính thức được sử dụng ở đây như “Thánh Lễ Nửa Đêm “là một sự giải thích đúng hơn là một bản dịch theo nghĩa đen bản gốc Latinh, bản này nói chính xác hơn “ Thánh Lễ trong Đêm.” Tuy nhiên, đó là một sự giải thích có giá trị, bởi vì đêm được nhắc tới là đêm thứ nhất (tức là sáng sớm) của ngày 25/12, chớ không phải những giờ sắp tàn của ngày 24/12. Như là Thánh Lễ thứ nhất của ngày 25/12, sự bắt đầu nửa đêm là giờ sớm nhất có thể. Cử hành “Thánh lễ ban đêm” lúc 3 giờ sáng là có thể nhưng đã không xảy ra.
Tôi công nhận rằng nếu Thánh Lễ phải chấm dứt sau nửa đêm, thì được phép “cử hành sớm hơn chút”. Điều này đã xảy ra tại Vatican năm ngoái khi Thánh Lễ khởi đầu cách bất thường lúc 11 giờ tối, cho dầu lịch Đức Giáo Hoàng cho năm 2008 mà Đức Giáo Hoàng trở lại giờ nửa đêm.
Tất cả sự phân biệt nhỏ nhặt này liên quan với những công thức Thánh Lễ không nên làm rối loạn các độc giả chúng ta khi họ chuẩn bị đón rước Chúa Kitô mới sinh vào những tâm hồn và nhà của họ. Điều quan trọng là tham dự một trong những Thánh Lễ có thể và cho phép mầu nhiệm Nhập Thể biến đổi cuộc đời chúng ta.
Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh hạnh phúc và thánh thiện.
* * *
Tiếp: Những máng cỏ Giáng Sinh trong Nhà Thờ
Để trả lời cho bài báo chúng tôi về chỗ đặt máng cỏ Giáng Sinh, nhiều độc giả đã nhắc đến một qui tắc trong Sách Các Phép. Người ta viết:
Sách các Phép (1544), tuy cho phép đặt máng cỏ trong nhà thờ, cấm đặt trong nhà xứ. Theo như con hiểu điều này có thể không cấm đặt trong cung thánh ( như trên một bàn thờ cạnh không còn sử dụng) nhưng không cho phép đặt máng cỏ chung quanh hay trước bàn thờ, toà giảng, giá sách hay nhà tạm. Cha có nghĩ như vậy là đúng không ?
Trước hết tôi muốn nói rằng nghi thức làm phép một máng cỏ trong nhà thờ, và do đó chữ đỏ đồng hành, được gặp trong Sách các Phép bằng tiếng Anh nhưng không có trong bản gốc Latinh. Do đó, qui tắc này không áp dụng cách phổ quát.
Dầu sao đi nữa, đó là một qui tắc rất tế nhị và tôi thiết nghĩ sự giải thích do độc giả chúng ta cống hiến là có giá trị. Điều tốt hơn là giữ máng cỏ phân cách với phạm vi cung thánh hầu dễ dàng hóa sự sôt sắng riêng tư và tránh dịp có thể lo ra trong Thánh Lễ.
Tôi không tin rằng qui tắc này sẽ loai trừ tập quán đặt ảnh Hài Đồng Giêsu trong khu vực cung thánh, tấp quán này là rất thường trong nhiều nơi, kể cả Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrônơi một ảnh Chúa Hài Đồng trưng bày thường xuyên trên một cái giá đặt trên mặt nền trước bàn thờ cao. Bên ảnh này, cũng có một phong cảng Sinh Nhật được nhiều người kính viếng trong một phần khác tại Đền Thờ và được trưng bày rộng lớn bên ngoài quản trường.
Khi nói về uy quyền tương đối của các văn kiện, một độc giả giải thích: “Trong câu giải đáp mới đây về những máng cỏ trong nhà thờ, cha nói rằng ‘Dầu không có uy quyền hợp pháp ngoài Hoa Kỳ, những hướng dẫn của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về những việc xây cất nhà thờ Built of Living Stones đã đưa ra một số gợi ý gợi cảm về chủ đề này có thể được áp dụng mọi nơi.’
Điều này hàm ý những chỉ dẫn có uy quyền hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng đây không phải là trường hợp. Sự hiểu biết của tôi là các văn kiện tương đương như văn kiện này là một lý do Toà Thánh mới đây đã đưa ra những hạn chế mới về điều các hội đồng giám mục có thể phổ biến mà không cần những phê chuẩn thích hợp.”
Tôi tin rằng đọc giả chúng ta đang lẫn lộn văn kiện này với văn kiện trước nó Environment and Art. Văn kiện trước, đáng đặt vấn đề trong nhiều điểm, đã được một ủy ban hội đồng giám mục phát hành và không bao giờ được toàn diện tập thể giám mục phê chuẩn. Dầu vậy, một số nhà chuyên môn phụng vụ cho nó một uy quyền gần như là sự mặc khải của Thiên Chúa.
Ngược lại, văn kiện năm 2000 Built of Living Stones được phát hành có ý thay thế văn kiện trước với một cái gì uy quyền quyền hơn. Văn kiện này được tranh luận và phê chuẩn bởi toàn bộ hội đồng giám mục và phản ảnh và bao gồm nhiều qui tắc phổ quát.
Bởi vì những qui tắc là những người hướng dẫn, chớ không phải là luật đặc biệt, nên văn kiện này không đòi hỏi sự phê chuẩn đặc biệt của Toà Thánh. Tuy nhiên, những qui tắc của nó, tuy thiếu chiều nặng pháp lý đến từ hành pháp, còn hơn một loạt những gợi ý hữu ích có thể được sử dụng hay là bỏ qua theo sở thích.
Văn kiện cho phép một số luật trừ trong những hoàn cảnh riêng biệt. Nhưng bởi vì loại văn kiện này được các giám mục ủng hộ, những chỉ dẫn của nó nói chung phải được tuân giữ và áp dung trong tinh thần vâng phục và do “ sensus Ecclesiae, “ (cảm giác với Giáo Hội”, ước muốn làm mọi sự như Giáo Hội ước muốn phải thi hành chúng.
ROME (Zenit,org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Ghi chú của nhà xuất bản: Từ hai năm cột báo này đã lưu ý rằng điều không đúng theo phụng vụ là cử hành “Thánh Lễ Đêm” Giáng Sinh lúc 9 giờ tối và nên sử dụng Thánh Lễ Vọng.
Để trả lời, một đọc giả Anaheim, California, đã viết: “Con hiểu quan điểm của cha về sự cử hành trước ‘Thánh Lễ Giáng Sinh’ trong ngày Giáng Sinh, nhưng muốn nêu lên hai điểm liên hệ sự cử hành ‘Thánh Lễ nữa đêm’ lúc 9 giờ tối hay là lúc nửa đêm. Thứ nhất, sách lễ không qui chiếu về ‘Thánh Lễ Nửa Đêm’; sách lễ nói ‘Thánh Lễ Đêm.’ Tuy nhiều người cử hành Thánh Lễ lúc nữa đêm, không bắt buộc làm như vậy hay là hạn chế Thánh Lễ vào nửa đêm. Hai là, luật chữ đỏ cho phép trao đổi các bài đọc của bốn Thánh Lễ Giáng Sinh (vọng, ban đêm, rạng đông, và lễ ngày). Điều này giải thích đáng kể những lựa chọn liên quan thời gian và những bản kinhh được sử dụng.”
Về các bài đọc, Qui chê Tổng Quát cho sách các bài đọc, số 95 nói: “Đôi với lễ Vọng và ba Thánh lễ Giáng Sinh hai bài đọc của các ngôn sứ và những bài khác đã được chọn từ truyền thống Rôma.” Đọc giả chúng ta nói đúng khi đưa ra vì những lý do mục vụ các bài đọc của bốn Thánh Lễ có thể trao đổi, miễn là tôn trọng trật tự thích hợp (Cưụ Ước, Thánh thư, Tin Mừng). Điều này cho phép một mục tử chọn những bài đọc thích đáng nhất đối với cộng đoàn đặc biệt.
Tuy nhiên, khả năng một sự chọn mục vụ của các bài đọc không thật sự ảnh hưởng vấn dề liên quan với những thời gian đối với ba Thánh Lễ ngày Giáng Sinh. Với lòng tôn trọng tôi bất đông ý kiến với độc giả chúng tôi rằng “Thánh Lễ Nửa Đêm” có thể cử hành trước.
Theo Số 34 của những Qui tắc Chung đối với Năm Phụng vụ và Niên Lịch:
“Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dược sử dụng trong buổi chiều ngày 24/1, hoặc trước hay sau kinh chiều I.
“Trong chính ngày Giáng Sinh, theo một truyền thống xưa của Rôma, ba Thánh Lễ có thể cử hành; tức là, Thánh Lễ Nửa Đêm, Thánh Lễ Rạng Đông, và Thánh lễ Ngày.”
Tôi công nhận rằng bản dịch chính thức được sử dụng ở đây như “Thánh Lễ Nửa Đêm “là một sự giải thích đúng hơn là một bản dịch theo nghĩa đen bản gốc Latinh, bản này nói chính xác hơn “ Thánh Lễ trong Đêm.” Tuy nhiên, đó là một sự giải thích có giá trị, bởi vì đêm được nhắc tới là đêm thứ nhất (tức là sáng sớm) của ngày 25/12, chớ không phải những giờ sắp tàn của ngày 24/12. Như là Thánh Lễ thứ nhất của ngày 25/12, sự bắt đầu nửa đêm là giờ sớm nhất có thể. Cử hành “Thánh lễ ban đêm” lúc 3 giờ sáng là có thể nhưng đã không xảy ra.
Tôi công nhận rằng nếu Thánh Lễ phải chấm dứt sau nửa đêm, thì được phép “cử hành sớm hơn chút”. Điều này đã xảy ra tại Vatican năm ngoái khi Thánh Lễ khởi đầu cách bất thường lúc 11 giờ tối, cho dầu lịch Đức Giáo Hoàng cho năm 2008 mà Đức Giáo Hoàng trở lại giờ nửa đêm.
Tất cả sự phân biệt nhỏ nhặt này liên quan với những công thức Thánh Lễ không nên làm rối loạn các độc giả chúng ta khi họ chuẩn bị đón rước Chúa Kitô mới sinh vào những tâm hồn và nhà của họ. Điều quan trọng là tham dự một trong những Thánh Lễ có thể và cho phép mầu nhiệm Nhập Thể biến đổi cuộc đời chúng ta.
Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh hạnh phúc và thánh thiện.
* * *
Tiếp: Những máng cỏ Giáng Sinh trong Nhà Thờ
Để trả lời cho bài báo chúng tôi về chỗ đặt máng cỏ Giáng Sinh, nhiều độc giả đã nhắc đến một qui tắc trong Sách Các Phép. Người ta viết:
Sách các Phép (1544), tuy cho phép đặt máng cỏ trong nhà thờ, cấm đặt trong nhà xứ. Theo như con hiểu điều này có thể không cấm đặt trong cung thánh ( như trên một bàn thờ cạnh không còn sử dụng) nhưng không cho phép đặt máng cỏ chung quanh hay trước bàn thờ, toà giảng, giá sách hay nhà tạm. Cha có nghĩ như vậy là đúng không ?
Trước hết tôi muốn nói rằng nghi thức làm phép một máng cỏ trong nhà thờ, và do đó chữ đỏ đồng hành, được gặp trong Sách các Phép bằng tiếng Anh nhưng không có trong bản gốc Latinh. Do đó, qui tắc này không áp dụng cách phổ quát.
Dầu sao đi nữa, đó là một qui tắc rất tế nhị và tôi thiết nghĩ sự giải thích do độc giả chúng ta cống hiến là có giá trị. Điều tốt hơn là giữ máng cỏ phân cách với phạm vi cung thánh hầu dễ dàng hóa sự sôt sắng riêng tư và tránh dịp có thể lo ra trong Thánh Lễ.
Tôi không tin rằng qui tắc này sẽ loai trừ tập quán đặt ảnh Hài Đồng Giêsu trong khu vực cung thánh, tấp quán này là rất thường trong nhiều nơi, kể cả Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrônơi một ảnh Chúa Hài Đồng trưng bày thường xuyên trên một cái giá đặt trên mặt nền trước bàn thờ cao. Bên ảnh này, cũng có một phong cảng Sinh Nhật được nhiều người kính viếng trong một phần khác tại Đền Thờ và được trưng bày rộng lớn bên ngoài quản trường.
Khi nói về uy quyền tương đối của các văn kiện, một độc giả giải thích: “Trong câu giải đáp mới đây về những máng cỏ trong nhà thờ, cha nói rằng ‘Dầu không có uy quyền hợp pháp ngoài Hoa Kỳ, những hướng dẫn của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về những việc xây cất nhà thờ Built of Living Stones đã đưa ra một số gợi ý gợi cảm về chủ đề này có thể được áp dụng mọi nơi.’
Điều này hàm ý những chỉ dẫn có uy quyền hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng đây không phải là trường hợp. Sự hiểu biết của tôi là các văn kiện tương đương như văn kiện này là một lý do Toà Thánh mới đây đã đưa ra những hạn chế mới về điều các hội đồng giám mục có thể phổ biến mà không cần những phê chuẩn thích hợp.”
Tôi tin rằng đọc giả chúng ta đang lẫn lộn văn kiện này với văn kiện trước nó Environment and Art. Văn kiện trước, đáng đặt vấn đề trong nhiều điểm, đã được một ủy ban hội đồng giám mục phát hành và không bao giờ được toàn diện tập thể giám mục phê chuẩn. Dầu vậy, một số nhà chuyên môn phụng vụ cho nó một uy quyền gần như là sự mặc khải của Thiên Chúa.
Ngược lại, văn kiện năm 2000 Built of Living Stones được phát hành có ý thay thế văn kiện trước với một cái gì uy quyền quyền hơn. Văn kiện này được tranh luận và phê chuẩn bởi toàn bộ hội đồng giám mục và phản ảnh và bao gồm nhiều qui tắc phổ quát.
Bởi vì những qui tắc là những người hướng dẫn, chớ không phải là luật đặc biệt, nên văn kiện này không đòi hỏi sự phê chuẩn đặc biệt của Toà Thánh. Tuy nhiên, những qui tắc của nó, tuy thiếu chiều nặng pháp lý đến từ hành pháp, còn hơn một loạt những gợi ý hữu ích có thể được sử dụng hay là bỏ qua theo sở thích.
Văn kiện cho phép một số luật trừ trong những hoàn cảnh riêng biệt. Nhưng bởi vì loại văn kiện này được các giám mục ủng hộ, những chỉ dẫn của nó nói chung phải được tuân giữ và áp dung trong tinh thần vâng phục và do “ sensus Ecclesiae, “ (cảm giác với Giáo Hội”, ước muốn làm mọi sự như Giáo Hội ước muốn phải thi hành chúng.
Giải đáp Phụng Vụ: Giải tội lúc chầu và phong cách sau lúc Rước Lễ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
01:46 01/01/2009
Nói thêm về lễ ngày Thứ Bảy
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Khi một linh mục đang chủ sự một việc phục vụ sám hối với Bí Tích thánh Thể được trưng bày (chầu Thánh Thể), cha có phải bỏ ghế chủ tọa của ngài để đi và giải tội cho những người đi xưng tội cả khi Bí Tích Thánh Thể còn được trung bày không? P—A.A., Enugu, Nigeriaih1
Cuối Thánh Lễ, khi mọi người qùi gối đang khi lau chùi các bình thánh, v.v. khi nào nên ngồi? Con tưởng nên ngồi khi chủ tế ngồi, nhưng con thấy chỉ một mình con ngồi xuống thôi, khi tất cả những người khác đang chờ phó tế hay ai khác dọn dẹp xong trên bàn thờ. –P.G., Baltimore, Maryland
Vì cả hai câu hỏi liên quan tới dáng điệu và có thể được giải dáp khá vắn tắt, tôi sẽ đề cập tới cả hai ở đây.
Về câu hỏi thứ nhất, không có lý do tại sao một linh mục không thể đi vào toà giải tội sau khi đặt Bí Tích Thánh Thể trong lúc phải phục vụ việc sám hối hay là bất cứ thời khắc khác của việc chầu.
Dầu sao, hầu như tất cả những kinh nguyện và những bài đọc sử dụng lúc còn chầu có thể được hướng dẫn bởi một phó tế hay là một thừa tác viên giáo dân. Tuy nhiên, chỉ một mình linh mục có khả năng nghe tội và ban phép giải tội.
Nếu một phó tế hiện diện, thông thường thầy có thể đặt Bí Tích Thánh và, nếu linh mục bận nghe tội, phó tế cũng có thể ban Phép Lành.
Tình huống do đọc giả chúng ta diễn tả gợi ý rằng linh mục đặt Bí Tích Thánh, khởi đầu việc cử hành một cách chung, đi nghe tội, và có lẽ sau đó trở lại ban Phép lành. Tôi thiết nghĩ thủ tục này là đúng.
Linh mục phải ở lại nếu ngài chủ tọa một buổi Phụng vụ Giờ Kinh trong lúc chầu. Nhưng ngài cũng có thể rút lui trước khi việc đọc kinh bắt đầu và để một thừa tác viên khác hướng dẫn cộng đồng, theo những qui tắc của Kinh Thần Vụ
Về câu hỏi thứ hai, Số 43 Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM) nói: “Tín hữu đứng …từ lời mời anh em hãy cầu nguyện, trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau. …Tùy những hoàn cảnh cho phép, họ có thể ngồi hay quì đang lúc giữ thinh lặng sau khi Rước Lễ.
Với mục tiêu giữ sự đồng điệu trong những cử chỉ và những điệu bộ của một và cùng một cử hành, tín hữu phải theo những hướng dẫn mà phó tế, thừa tác viên giáo dân, hay linh mục ra dấu theo điều được chỉ trong Sách Lễ!”
Những chỉ dẫn này xem ra cho phép một mức độ linh động trong cử điệu lúc giữ thinh lặng thánh sau Rước Lễ, và việc muốn quì hay ngồi lúc này xem ra tùy thuộc từng cá nhân.
Những qui tắc chỉ bài ca hiệp lễ có thể kéo dài đang khi giáo dân rước lễ (GIRM, S.86).- Điều này gợi ý rằng những người đã rước lễ tốt hơn là nên đứng hay ngồi hầu đồng hành cộng đoàn trong bài hát. Tuy nhiên, nếu không có bài ca hay bài ca do một mình ca đoàn hát (DIRM, S.87), lúc đó giáo dân cũng có thể ngồi hay quì khi trở về ghế của mình.
Thời điểm thinh lặng thánh ( hay là một bài hát sau Rước Lễ) bắt đầu sau khi mọi người đã rước lễ. Không cần đợi cho tới khi chùi các chén xong. Tuy nhiên, nếu những sự rửa tay của linh mục thực hiện mau lẹ, lúc đó trong nhiều nơi có thói quen hát Ca Hiệp Lễ cho tới khi linh mục trở về ghế ngồi. Khởi đầu thinh lặng khi linh mục trở về ghế có lẽ là thực hành chung khi một phó tế hay thầy giúp lễ được chỉ định lau các chén.
Dầu cả hai cử điệu có thể được tư do lựa chọn trong lúc cử hành này, lời khuyên giữ đồng điệu GIRM S.43 đáng lưu ý. Những giáo xứ thiết lập lâu đời thường phát triển một số thói quen, như thói quen được độc giả chúng ta diễn đạt, thói quen đó giải thích một qui tắc một cách đặc biệt. Nếu những thói quen này không xúc phạm luât phụng vụ, thì điều thường tốt hơn là đừng cho đó là điều quan trọng dầu sự nhạy cảm thiêng liêng của chùng ta thuyết phục chúng ta làm một cái gì khác.
Người ta cũng có thể vì bác ái chỉ những thực hành nào không đúng cho mục tử hầu ngài có thể chọn phương thuốc thích hợp nhất nếu cần.
* * *
Tiếp: Thánh Lễ Thứ Bảy thay Chúa Nhật
Chúng tôi đã nhận nhiều điện thư từ các độc giả về chủ đề những cử hành Thánh Lễ chiều thứ Bảy. Mặc dầu tôi đã giải đáp từ một quan điểm mục vụ hơn là giáo luật, nhiều độc giả đã cung cấp cho những lời gợi ỳ giáo luật giúp bổ sung và một phần sửa một số khẳng định của tôi.
Nhiều độc giả chỉ rõ rằng hầu hết các chuyên viên giáo luật, dựa trên tông hiến “Christus Dominus” của Đức Giáo Hoàng Piô XII và Giáo Luât, Số 1248.1, nói về Thánh Lễ chiều Thứ Bảy (“vespere”), (các đọc giả ấy) nói rằng 4 giờ chiều, chớ không phải 5 giờ chiều như tôi khẳng định, là thời gian sau đó được phép cử hành những thánh Lễ ngày Chúa Nhật
Giáo luật này cũng nói rằng những người Công Giáo có thể làm trọn những luật buộc bằng cách dự Thánh Lễ Công Giáo nào tại giờ này, cho dầu nghi lễ thiếu những yếu tố riêng cho một Thánh Lễ Chúa Nhật, thì anh hay chị có thể giữ trọn luật ngày Chúa Nhật
Điều này cũng có thể là trường hợp nếu một ngày lễ buộc nhằm ngày Chúa Nhật hay thứ Hai. Một người Công giáo đã dự thánh Lễ ban sáng và chiều hoặc trong ngày thứ Bảy hoặc ngày Chúa Nhật có thể làm trọn hai luật ngày lễ, dầu những công thức Thánh Lễ thuộc một ngày. Luôn luôn phải phải đi dự Thánh Lễ hai lần, như vậy không có việc “một viên gạch giết 2 con chim được,” như tục ngữ thường nói.
Muốn cho rõ, tôi chỉ khẳng định những đòi buộc tối thiểu theo luật và tôi không khuyên điều này như là một thực hành, tôi tin thực hành này thường có hại cho người tín hữu về mặt mục vụ và thiêng liêng.
Do đó một mục tử phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng đám cưới chiều thứ bảy có tất cả những yếu tố ngày Chúa Nhật cũng như khắc sâu vào tâm trí người tín hữu phải làm trọn bổn phận của mình là tôn vinh Thiên Chúa và cử hành sự đầy đủ của năm phụng vụ.
Sau cùng, do một sự quên sót của tôi, trong phần tiếp trước liên quan sự cử hành lễ Thánh Danh Chúa Giêsu ngày 3/1., tôi đã thiếu sót trong việc cống hiến giải pháp đơn giản nhất và rõ ràng nhất cho việc gặp các bản văn: nghĩa là, sự sử dụng những bản văn đã được phê chuẩn từ Thánh lễ ngoại lịch của Thánh Danh. Những bản văn này đã được in trong sách lễ và cơ bản tương ứng với những bản văn của ngày lễ.
Về vấn đề này một đọc giả cho tôi biết về sự hiện hữu của một bổ sung 2004 cho sách Các Phép có thể xem tại:
www.catholicbookpublishing.com/(A(OtXJyrr-yAEkAAAAZDljOTE0ODQtYTZmNS00MDExLThhM2UtNjRiNmFhNmZhNDllqcdn7qD8SAat4WS2xz9TZ9W-7Z81))/Images/pdfs/0899420427.pdf.
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Khi một linh mục đang chủ sự một việc phục vụ sám hối với Bí Tích thánh Thể được trưng bày (chầu Thánh Thể), cha có phải bỏ ghế chủ tọa của ngài để đi và giải tội cho những người đi xưng tội cả khi Bí Tích Thánh Thể còn được trung bày không? P—A.A., Enugu, Nigeriaih1
Cuối Thánh Lễ, khi mọi người qùi gối đang khi lau chùi các bình thánh, v.v. khi nào nên ngồi? Con tưởng nên ngồi khi chủ tế ngồi, nhưng con thấy chỉ một mình con ngồi xuống thôi, khi tất cả những người khác đang chờ phó tế hay ai khác dọn dẹp xong trên bàn thờ. –P.G., Baltimore, Maryland
Vì cả hai câu hỏi liên quan tới dáng điệu và có thể được giải dáp khá vắn tắt, tôi sẽ đề cập tới cả hai ở đây.
Về câu hỏi thứ nhất, không có lý do tại sao một linh mục không thể đi vào toà giải tội sau khi đặt Bí Tích Thánh Thể trong lúc phải phục vụ việc sám hối hay là bất cứ thời khắc khác của việc chầu.
Dầu sao, hầu như tất cả những kinh nguyện và những bài đọc sử dụng lúc còn chầu có thể được hướng dẫn bởi một phó tế hay là một thừa tác viên giáo dân. Tuy nhiên, chỉ một mình linh mục có khả năng nghe tội và ban phép giải tội.
Nếu một phó tế hiện diện, thông thường thầy có thể đặt Bí Tích Thánh và, nếu linh mục bận nghe tội, phó tế cũng có thể ban Phép Lành.
Tình huống do đọc giả chúng ta diễn tả gợi ý rằng linh mục đặt Bí Tích Thánh, khởi đầu việc cử hành một cách chung, đi nghe tội, và có lẽ sau đó trở lại ban Phép lành. Tôi thiết nghĩ thủ tục này là đúng.
Linh mục phải ở lại nếu ngài chủ tọa một buổi Phụng vụ Giờ Kinh trong lúc chầu. Nhưng ngài cũng có thể rút lui trước khi việc đọc kinh bắt đầu và để một thừa tác viên khác hướng dẫn cộng đồng, theo những qui tắc của Kinh Thần Vụ
Về câu hỏi thứ hai, Số 43 Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM) nói: “Tín hữu đứng …từ lời mời anh em hãy cầu nguyện, trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau. …Tùy những hoàn cảnh cho phép, họ có thể ngồi hay quì đang lúc giữ thinh lặng sau khi Rước Lễ.
Với mục tiêu giữ sự đồng điệu trong những cử chỉ và những điệu bộ của một và cùng một cử hành, tín hữu phải theo những hướng dẫn mà phó tế, thừa tác viên giáo dân, hay linh mục ra dấu theo điều được chỉ trong Sách Lễ!”
Những chỉ dẫn này xem ra cho phép một mức độ linh động trong cử điệu lúc giữ thinh lặng thánh sau Rước Lễ, và việc muốn quì hay ngồi lúc này xem ra tùy thuộc từng cá nhân.
Những qui tắc chỉ bài ca hiệp lễ có thể kéo dài đang khi giáo dân rước lễ (GIRM, S.86).- Điều này gợi ý rằng những người đã rước lễ tốt hơn là nên đứng hay ngồi hầu đồng hành cộng đoàn trong bài hát. Tuy nhiên, nếu không có bài ca hay bài ca do một mình ca đoàn hát (DIRM, S.87), lúc đó giáo dân cũng có thể ngồi hay quì khi trở về ghế của mình.
Thời điểm thinh lặng thánh ( hay là một bài hát sau Rước Lễ) bắt đầu sau khi mọi người đã rước lễ. Không cần đợi cho tới khi chùi các chén xong. Tuy nhiên, nếu những sự rửa tay của linh mục thực hiện mau lẹ, lúc đó trong nhiều nơi có thói quen hát Ca Hiệp Lễ cho tới khi linh mục trở về ghế ngồi. Khởi đầu thinh lặng khi linh mục trở về ghế có lẽ là thực hành chung khi một phó tế hay thầy giúp lễ được chỉ định lau các chén.
Dầu cả hai cử điệu có thể được tư do lựa chọn trong lúc cử hành này, lời khuyên giữ đồng điệu GIRM S.43 đáng lưu ý. Những giáo xứ thiết lập lâu đời thường phát triển một số thói quen, như thói quen được độc giả chúng ta diễn đạt, thói quen đó giải thích một qui tắc một cách đặc biệt. Nếu những thói quen này không xúc phạm luât phụng vụ, thì điều thường tốt hơn là đừng cho đó là điều quan trọng dầu sự nhạy cảm thiêng liêng của chùng ta thuyết phục chúng ta làm một cái gì khác.
Người ta cũng có thể vì bác ái chỉ những thực hành nào không đúng cho mục tử hầu ngài có thể chọn phương thuốc thích hợp nhất nếu cần.
* * *
Tiếp: Thánh Lễ Thứ Bảy thay Chúa Nhật
Chúng tôi đã nhận nhiều điện thư từ các độc giả về chủ đề những cử hành Thánh Lễ chiều thứ Bảy. Mặc dầu tôi đã giải đáp từ một quan điểm mục vụ hơn là giáo luật, nhiều độc giả đã cung cấp cho những lời gợi ỳ giáo luật giúp bổ sung và một phần sửa một số khẳng định của tôi.
Nhiều độc giả chỉ rõ rằng hầu hết các chuyên viên giáo luật, dựa trên tông hiến “Christus Dominus” của Đức Giáo Hoàng Piô XII và Giáo Luât, Số 1248.1, nói về Thánh Lễ chiều Thứ Bảy (“vespere”), (các đọc giả ấy) nói rằng 4 giờ chiều, chớ không phải 5 giờ chiều như tôi khẳng định, là thời gian sau đó được phép cử hành những thánh Lễ ngày Chúa Nhật
Giáo luật này cũng nói rằng những người Công Giáo có thể làm trọn những luật buộc bằng cách dự Thánh Lễ Công Giáo nào tại giờ này, cho dầu nghi lễ thiếu những yếu tố riêng cho một Thánh Lễ Chúa Nhật, thì anh hay chị có thể giữ trọn luật ngày Chúa Nhật
Điều này cũng có thể là trường hợp nếu một ngày lễ buộc nhằm ngày Chúa Nhật hay thứ Hai. Một người Công giáo đã dự thánh Lễ ban sáng và chiều hoặc trong ngày thứ Bảy hoặc ngày Chúa Nhật có thể làm trọn hai luật ngày lễ, dầu những công thức Thánh Lễ thuộc một ngày. Luôn luôn phải phải đi dự Thánh Lễ hai lần, như vậy không có việc “một viên gạch giết 2 con chim được,” như tục ngữ thường nói.
Muốn cho rõ, tôi chỉ khẳng định những đòi buộc tối thiểu theo luật và tôi không khuyên điều này như là một thực hành, tôi tin thực hành này thường có hại cho người tín hữu về mặt mục vụ và thiêng liêng.
Do đó một mục tử phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng đám cưới chiều thứ bảy có tất cả những yếu tố ngày Chúa Nhật cũng như khắc sâu vào tâm trí người tín hữu phải làm trọn bổn phận của mình là tôn vinh Thiên Chúa và cử hành sự đầy đủ của năm phụng vụ.
Sau cùng, do một sự quên sót của tôi, trong phần tiếp trước liên quan sự cử hành lễ Thánh Danh Chúa Giêsu ngày 3/1., tôi đã thiếu sót trong việc cống hiến giải pháp đơn giản nhất và rõ ràng nhất cho việc gặp các bản văn: nghĩa là, sự sử dụng những bản văn đã được phê chuẩn từ Thánh lễ ngoại lịch của Thánh Danh. Những bản văn này đã được in trong sách lễ và cơ bản tương ứng với những bản văn của ngày lễ.
Về vấn đề này một đọc giả cho tôi biết về sự hiện hữu của một bổ sung 2004 cho sách Các Phép có thể xem tại:
www.catholicbookpublishing.com/(A(OtXJyrr-yAEkAAAAZDljOTE0ODQtYTZmNS00MDExLThhM2UtNjRiNmFhNmZhNDllqcdn7qD8SAat4WS2xz9TZ9W-7Z81))/Images/pdfs/0899420427.pdf.
ĐTC chủ sự Kinh Chiều lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
LM Trần Đức Anh, OP
05:06 01/01/2009
VATICAN -. Lúc 6 giờ chiều 31-12-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều I lễ trọng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa, nhân dịp kết thúc năm dương lịch 2008.
Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô còn có ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, lối 24 HY, 20 GM, đông đảo các cha sở, cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma, và hơn 8 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, sau khi diễn giảng về mối liên hệ chặt chẽ giữa mầu nhiệm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ĐTC mời gọi mọi người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì mọi ơn lành Chúa đã rộng ban trong 12 tháng qua đồng thời xin ơn tha thứ vì đã không luôn luôn sử dụng đúng đắn thời gian Chúa ban. Ngài nhắc đến sự hiện diện của Chúa Kitô là món quà mà các tín hữu phải biết chia sẻ với mọi người. Với ý hướng này, cộng đoàn giáo phận Roma đang cố gắng thi hành việc huấn luyện các nhân viên mục vụ để họ có thể đáp ứng các thách đố mà nền văn hóa hiện đại đang đề ra cho đức tin Kitô”.
ĐTC cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đang đè nặng trên thế giới và mời gọi mọi người tiếp tục hy vọng. Ngài nói: ”Anh chị em thân mến, chúng ta kết thúc năm nay với ý thức về một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế đang gia tăng trên toàn thế giới; một cuộc khủng hoảng đòi tất cả mọi người hãy điều độ và liên đới hơn để đặc biệt trợ giúp những cá nhân và gia đình đang gặp khó khăn nghiêm trọng hơn. Cộng đồng Kitô đang dấn thân và tôi biết rằng Caritas giáo phận và các tổ chức từ thiện khác đang làm tất cả những gì có thể, nhưng cũng cần sự cộng tác của tất cả mọi người, vì không ai có thể nghĩ mình có thể một mình xây dựng hạnh phúc riêng”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Cho dù ở chân trời đang xuất hiện nhiều bóng đen đe dọa tương lai, nhưng chúng ta không được sợ hãi. Niềm hy vọng cao cả của chúng ta trong tư cách là tín hữu chính là sự sống đời đời trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô và toàn thể gia đình của Thiên Chúa. Niềm hy vọng lớn lao ấy này mang lại cho chúng ta sức mạnh để đương đầu và khắc phục những khó khăn trong cuộc sống ở đời này. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria tối hôm nay bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta tín thác và tuân theo giáo huấn của Chúa”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường Thánh Phêrô để viếng hang đá khổng lồ tại đây.
Cũng nên nói thêm rằng lúc 11 giờ rưỡi đêm hôm 31-12-2008, có buổi canh thức giao thừa tại Quảng trường Thánh Phêrô do Phong trào Tình Yêu Gia Đình tổ chức lần thứ 6, để cầu nguyện cho ”sự hiệp nhất và tình thương trong gia đình và cho Giáo Hội là Gia đình của chúng ta”. ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trình bày một bài suy niệm trong dịp này. Ngài nêu bật sự hiệp nhất và yêu thương là những dấu chỉ nổi bật của gia đình như Thiên Chúa mong muốn, nghĩa là gia đình phải ánh chính cuộc sống của Thiên Chúa, của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kinh nghiệm cũng cho thấy tình thương không luôn luôn đơn giản. Nó đòi một sự luyện tập liên lỷ, kiên nhẫn không bao giờ nản chí, kiên trì và tha thứ.
Lúc giao thừa dương lịch, mọi người đã thắp nến sáng đón mừng năm tới với bài ca hân hoan và phó thác cho Chúa. Sau đó, nhiều người còn âm thầm cầu nguyện trước hang đá cho đến 7 giờ sáng 1-1-2008. Sáng kiến này nhắm đề cao các giá trị mà gia đình cần tìm lại để mưu ích cho mọi phần tử, đó là tình hiệp nhất, ánh sáng, tình thương từ mầu nhiệm Giáng Sinh, đức tin và ý nghĩa đích thực của sự sống, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội. (SD 31-12-2008)
Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô còn có ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, lối 24 HY, 20 GM, đông đảo các cha sở, cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma, và hơn 8 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, sau khi diễn giảng về mối liên hệ chặt chẽ giữa mầu nhiệm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ĐTC mời gọi mọi người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì mọi ơn lành Chúa đã rộng ban trong 12 tháng qua đồng thời xin ơn tha thứ vì đã không luôn luôn sử dụng đúng đắn thời gian Chúa ban. Ngài nhắc đến sự hiện diện của Chúa Kitô là món quà mà các tín hữu phải biết chia sẻ với mọi người. Với ý hướng này, cộng đoàn giáo phận Roma đang cố gắng thi hành việc huấn luyện các nhân viên mục vụ để họ có thể đáp ứng các thách đố mà nền văn hóa hiện đại đang đề ra cho đức tin Kitô”.
ĐTC cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đang đè nặng trên thế giới và mời gọi mọi người tiếp tục hy vọng. Ngài nói: ”Anh chị em thân mến, chúng ta kết thúc năm nay với ý thức về một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế đang gia tăng trên toàn thế giới; một cuộc khủng hoảng đòi tất cả mọi người hãy điều độ và liên đới hơn để đặc biệt trợ giúp những cá nhân và gia đình đang gặp khó khăn nghiêm trọng hơn. Cộng đồng Kitô đang dấn thân và tôi biết rằng Caritas giáo phận và các tổ chức từ thiện khác đang làm tất cả những gì có thể, nhưng cũng cần sự cộng tác của tất cả mọi người, vì không ai có thể nghĩ mình có thể một mình xây dựng hạnh phúc riêng”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Cho dù ở chân trời đang xuất hiện nhiều bóng đen đe dọa tương lai, nhưng chúng ta không được sợ hãi. Niềm hy vọng cao cả của chúng ta trong tư cách là tín hữu chính là sự sống đời đời trong niềm hiệp thông với Chúa Kitô và toàn thể gia đình của Thiên Chúa. Niềm hy vọng lớn lao ấy này mang lại cho chúng ta sức mạnh để đương đầu và khắc phục những khó khăn trong cuộc sống ở đời này. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria tối hôm nay bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta tín thác và tuân theo giáo huấn của Chúa”.
Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường Thánh Phêrô để viếng hang đá khổng lồ tại đây.
Cũng nên nói thêm rằng lúc 11 giờ rưỡi đêm hôm 31-12-2008, có buổi canh thức giao thừa tại Quảng trường Thánh Phêrô do Phong trào Tình Yêu Gia Đình tổ chức lần thứ 6, để cầu nguyện cho ”sự hiệp nhất và tình thương trong gia đình và cho Giáo Hội là Gia đình của chúng ta”. ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trình bày một bài suy niệm trong dịp này. Ngài nêu bật sự hiệp nhất và yêu thương là những dấu chỉ nổi bật của gia đình như Thiên Chúa mong muốn, nghĩa là gia đình phải ánh chính cuộc sống của Thiên Chúa, của Ba Ngôi Thiên Chúa. Kinh nghiệm cũng cho thấy tình thương không luôn luôn đơn giản. Nó đòi một sự luyện tập liên lỷ, kiên nhẫn không bao giờ nản chí, kiên trì và tha thứ.
Lúc giao thừa dương lịch, mọi người đã thắp nến sáng đón mừng năm tới với bài ca hân hoan và phó thác cho Chúa. Sau đó, nhiều người còn âm thầm cầu nguyện trước hang đá cho đến 7 giờ sáng 1-1-2008. Sáng kiến này nhắm đề cao các giá trị mà gia đình cần tìm lại để mưu ích cho mọi phần tử, đó là tình hiệp nhất, ánh sáng, tình thương từ mầu nhiệm Giáng Sinh, đức tin và ý nghĩa đích thực của sự sống, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội. (SD 31-12-2008)
Chúa đã hiển linh
Phanxicô Xaviê
12:40 01/01/2009
Trong bài phỏng vấn ông Francois de Ravignan, chuyên viên nghiên cứu nông nghiệp, về nạn đói trên thế giới, của tác giả Linh Tiến Khải (Đài Vatican). Theo ông, vấn đề ở đây không phải là của số lượng, vì số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi tất cả mọi người (vì thực phẩm trên thế giới thặng dư), mà là vấn đề công bằng xã hội. Thật vậy, trong các tháng vừa qua, thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi dậy vì nạn đói. Tham dự các vụ nổi dậy đó là những người thất nghiệp hay bị kiệt quệ về kinh tế, một dấu hiệu cho thấy, nạn đói luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội hoặc bị đối xử bất công.
Về vấn đề công bằng xã hội, vào thời Đức Giêsu cũng không ngoại lệ. Xét về mặt pháp lý, thời này có ba hạng người: những người có quyền công dân Rôma, những người tự do nhưng không có quyền công dân Rôma và các nô lệ.
Quyền công dân Rôma có được là do thừa kế bởi cha mẹ hoặc mua được bằng một món tiền lớn, hay do hoàng đế thưởng công. Được làm công dân Rôma là một lợi thế, vì được miễn một số thuế vốn là gánh nặng không phải là nhỏ đối với dân thường, hay còn được hưởng một số đặc ân về mặt pháp lý. Với công dân bình thường, như Đức Giêsu chẳng hạn, thì phải theo luật địa phương. Còn số phận của các nô lệ không giống nhau, tùy phong tục của từng vùng, tùy tính khí của chủ, hay tùy công việc họ làm, mà có nơi rất cực khổ, cũng có nơi được ưu đãi hơn. Nói chung, các nô lệ không có quyền gì về mặt pháp lý.
Đức Giêsu mở mắt chào đời khi hoàng đế Auguttô đã trị vì đế quốc Rôma được 20 năm, ông khai mở một thời kỳ tương đối ổn định trên toàn phần đất của đế quốc hơn ba triệu cây số vuông. Riêng ở Palettin, nghị viện Rôma đã đặt Hêrôđê, còn gọi là Hêrôđê Cả làm vua từ năm 40 trước công nguyên. Nhưng phải đến năm 37, ông này mới chiếm được Giêrusalem và cai trị ở đó. Khi Chúa Giêsu sinh ra thì Hêrôđê đã ở vào những năm cuối đời. Ông là một con người đa nghi và tàn ác. Nên khi nghe các nhà chiêm tinh từ phương đông đến Giêrusalem hỏi: "Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ?"(Mt 2, 2a), ông tỏ ra bối rối và dân chúng thì xôn xao. Hêrôdê bối rối vì tưởng sẽ có người tranh dành quyền lực với mình, nên đã tìm cách hãm hại Hài nhi Giêsu.. Còn dân chúng xôn xao vì nghĩ rằng họ sắp được giải thoát khỏi ách nô lệ đế quốc Rôma. Nhưng sau khi gặp được Hài nhi và dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược, các nhà chiêm tinh được báo mộng đi lối khác mà về xứ mình.
Hai thái độ của các nhân vật trong bài Tin mừng Mt 2, 1-12 cho thấy: kẻ đói khát ơn cứu độ (ba nhà chiêm tinh) tìm mọi cách vượt qua khó khăn để đạt được. Kẻ thờ ơ, hờ hững (Hêrôđê và dân Do thái) thì an phận, bỏ qua cơ hội gặp Chúa hay vì ghen tị mà tìm cách loại trừ Người.
Thiên Chúa đã chọn mảnh đất nhỏ bé này làm nơi diễn ra lịch sử cứu độ toàn thể nhân loại. Con Thiên Chúa đã trở nên một người Do thái bình thường, nhưng trong mắt các nhà chiêm tinh, Ngưòi là vị vua Mesia mà họ đã lặn lội từ xa tới để triều cống những lễ vật dành cho một vị vua. Đức Giêsu đến không phải để giải thoát người dân theo nghĩa chính tri hay làm cho Itraen thành một siêu cường về mặt kinh tế.. Ngưòi đến để giải thoát con người khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi mà nguyên nhân là do lòng tham và dục vọng.
Qua bài Tin Mừng, Chúa cũng muốn nhắn gửi với mỗi người chúng ta là đã được mời gọi nhận biết Chúa, thì phải trân trọng hồng ân đó bằng cách gắn bó với Đức Giêsu, để mỗi biến cố trong cuộc sống được soi sáng và hướng dẫn bằng Lời của Người. Xưa kia Chúa tỏ mình ra qua chính Con của Ngài. Ngày nay Ngài gặp gỡ ta qua Lời Chúa và các Bí tích, nhất là nơi những người sống quanh ta. Đến với Lời Chúa là tìm được lẽ sống và hạnh phúc cho mình.
Về vấn đề công bằng xã hội, vào thời Đức Giêsu cũng không ngoại lệ. Xét về mặt pháp lý, thời này có ba hạng người: những người có quyền công dân Rôma, những người tự do nhưng không có quyền công dân Rôma và các nô lệ.
Quyền công dân Rôma có được là do thừa kế bởi cha mẹ hoặc mua được bằng một món tiền lớn, hay do hoàng đế thưởng công. Được làm công dân Rôma là một lợi thế, vì được miễn một số thuế vốn là gánh nặng không phải là nhỏ đối với dân thường, hay còn được hưởng một số đặc ân về mặt pháp lý. Với công dân bình thường, như Đức Giêsu chẳng hạn, thì phải theo luật địa phương. Còn số phận của các nô lệ không giống nhau, tùy phong tục của từng vùng, tùy tính khí của chủ, hay tùy công việc họ làm, mà có nơi rất cực khổ, cũng có nơi được ưu đãi hơn. Nói chung, các nô lệ không có quyền gì về mặt pháp lý.
Đức Giêsu mở mắt chào đời khi hoàng đế Auguttô đã trị vì đế quốc Rôma được 20 năm, ông khai mở một thời kỳ tương đối ổn định trên toàn phần đất của đế quốc hơn ba triệu cây số vuông. Riêng ở Palettin, nghị viện Rôma đã đặt Hêrôđê, còn gọi là Hêrôđê Cả làm vua từ năm 40 trước công nguyên. Nhưng phải đến năm 37, ông này mới chiếm được Giêrusalem và cai trị ở đó. Khi Chúa Giêsu sinh ra thì Hêrôđê đã ở vào những năm cuối đời. Ông là một con người đa nghi và tàn ác. Nên khi nghe các nhà chiêm tinh từ phương đông đến Giêrusalem hỏi: "Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ?"(Mt 2, 2a), ông tỏ ra bối rối và dân chúng thì xôn xao. Hêrôdê bối rối vì tưởng sẽ có người tranh dành quyền lực với mình, nên đã tìm cách hãm hại Hài nhi Giêsu.. Còn dân chúng xôn xao vì nghĩ rằng họ sắp được giải thoát khỏi ách nô lệ đế quốc Rôma. Nhưng sau khi gặp được Hài nhi và dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược, các nhà chiêm tinh được báo mộng đi lối khác mà về xứ mình.
Hai thái độ của các nhân vật trong bài Tin mừng Mt 2, 1-12 cho thấy: kẻ đói khát ơn cứu độ (ba nhà chiêm tinh) tìm mọi cách vượt qua khó khăn để đạt được. Kẻ thờ ơ, hờ hững (Hêrôđê và dân Do thái) thì an phận, bỏ qua cơ hội gặp Chúa hay vì ghen tị mà tìm cách loại trừ Người.
Thiên Chúa đã chọn mảnh đất nhỏ bé này làm nơi diễn ra lịch sử cứu độ toàn thể nhân loại. Con Thiên Chúa đã trở nên một người Do thái bình thường, nhưng trong mắt các nhà chiêm tinh, Ngưòi là vị vua Mesia mà họ đã lặn lội từ xa tới để triều cống những lễ vật dành cho một vị vua. Đức Giêsu đến không phải để giải thoát người dân theo nghĩa chính tri hay làm cho Itraen thành một siêu cường về mặt kinh tế.. Ngưòi đến để giải thoát con người khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi mà nguyên nhân là do lòng tham và dục vọng.
Qua bài Tin Mừng, Chúa cũng muốn nhắn gửi với mỗi người chúng ta là đã được mời gọi nhận biết Chúa, thì phải trân trọng hồng ân đó bằng cách gắn bó với Đức Giêsu, để mỗi biến cố trong cuộc sống được soi sáng và hướng dẫn bằng Lời của Người. Xưa kia Chúa tỏ mình ra qua chính Con của Ngài. Ngày nay Ngài gặp gỡ ta qua Lời Chúa và các Bí tích, nhất là nơi những người sống quanh ta. Đến với Lời Chúa là tìm được lẽ sống và hạnh phúc cho mình.
Dựa theo Lời Chúa để tìm gặp Thiên Chúa giữa lòng đời
LM Inhaxiô Trần Ngà
12:48 01/01/2009
Tin Mừng Matthêu 2, 1-12: Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. 10Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Dựa theo Lời Chúa để tìm gặp Thiên Chúa giữa lòng đời
Theo ánh sáng của ngôi sao lạ, ba nhà chiêm tinh đã tìm đến cung điện của vua Hê-rô-đê để thờ lạy kính bái, vì nghĩ rằng nếu có vị vua mới sinh thì ắt vua đó phải sinh ra nơi cung vàng điện ngọc, nơi chốn cao sang. Nhưng thực ra không phải thế. Khi ba vị hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người," thì vua Hê-rô-đê đâm ra hoảng hốt vì sợ rằng ngai vàng của mình có nguy cơ sụp đổ nếu có vị vua thứ hai xuất hiện. (Mt 2, 2)
Bấy giờ "nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." (Mt 2, 4-6)
Thật bất ngờ, Chúa Cứu Thế không sinh ra trong cung vàng điện ngọc mà lại sinh ra trong nơi quê mùa heo hút, nơi làng Bê-lem là phần đất nhỏ bé của miền Giu-đa.
Như thế, nhờ ánh sáng từ Kinh Thánh soi sáng mà vua Hê-rô-đê, cả triều thần của vua cũng như ba nhà chiêm tinh biết được nơi Chúa Cứu Thế giáng sinh. Cũng nhờ ánh sáng nầy, ba nhà chiêm tinh tiếp tục đến tận nơi để thờ lạy và dâng lễ vật cho Người, tại một nơi nghèo nàn tầm thường mà ba vị không ngờ trước được.
Hôm nay, không có ngôi sao lạ nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa, nhưng chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp ta tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa. "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105)
Vậy ánh sáng Lời Chúa soi đường cho chúng ta tìm thấy Chúa nơi đâu?
Ơ nơi mà không mấy ai tin là có: Ở ngay trong nhà, trong xóm chúng ta. Thật quá bất ngờ !
Ba nhà chiêm tinh ngày xưa ban đầu cứ ngỡ rằng vua mới ra đời ắt phải sinh ra trong cung điện Hê-rô-đê, không ngờ Lời Chúa lại chỉ cho họ tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh tại một làng quê Bê-lêm hẻo lánh, trong hình hài một trẻ sơ sinh yếu ớt, tại một túp lều nghèo nàn đơn sơ.
Chúng ta cũng thế, ban đầu chúng ta cứ tưởng Chúa chỉ ngự trên chốn trời cao, Chúa chỉ hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, chỉ ngự trong các thánh đường... Nào ngờ Chúa cũng hiện diện trong chính gia đình chúng ta, trong thôn xóm nghèo nàn của chúng ta.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tâm thư gửi các gia đình đã viết: "Thiên Chúa đồng hoá với con người, với những người trong gia đình. Thiên Chúa là một với người cha, người mẹ, người bạn trăm năm, người con cái trong gia đình. Những gì chúng ta làm cho cha, cho mẹ, cho anh chị em, cho con cái trong gia đình là làm cho chính Chúa."
Qua dụ ngôn dụ ngôn về ngày phán xét cuối cùng trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giê-su tỏ cho thấy những ai cho những người đói khát đầu đường xó chợ một bát cơm thì Chúa nói là họ cho Chúa ăn. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo, thì Chúa nói là họ đã cho Người mặc. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian thì Chúa nói là họ đã cho Chúa trọ nhà… Nói như thế, Chúa Giê-su tự đồng hoá mình với mọi người chung quanh. Nói khác đi, bất cứ ai cũng được Chúa Giê-su nhìn nhận là chính Người. (xem Mt 25, 31-46)
Khi chưa nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, Phao-lô ra tay bách hại các môn đệ của Người dữ dội. Vì thế, ông đã bị quật ngã trên đường Đa-mát và có tiếng Chúa Giê-su vang lên giữa thinh không: "Sao-lô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Phao-lô hết sức kinh hoàng: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Có tiếng từ trời đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ". (Cv 22, 6-9). Chính từ hôm đó, Sao-lô (tức thánh Phao-lô tông đồ) mới nhận ra các tín hữu cũng chính là Chúa Giê-su nên người thường nhắc nhở mọi người ghi tâm khắc cốt lời nầy: "Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?" (I Cr 6, 15).
Chính những Lời Chúa dạy trên đây là ánh sao sáng, còn sáng hơn sao Bê-lem năm xưa, soi sáng cho chúng ta biết Chúa đang ở ngay trong gia đình, trong làng xóm của chúng ta, để chúng ta đến hầu hạ phục vụ và dâng lễ vật cho Người.
Lễ vật của chúng ta không phải là vàng, nhũ hương và mộc dược nhưng là một tấm áo cho cha, một bát cơm cho mẹ, là sách vở bút mực cho con cái học hành, là sự ân cần săn sóc cho những người đau khổ chung quanh chúng ta.
Đó là những lễ vật quý báu mà Chúa Giê-su đang thiết tha chờ đợi. Nếu chúng ta vui lòng trao dâng, thì đến ngày phán xét, Chúa Giê-su sẽ nói với từng người trong chúng ta: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa" vì các con đã cho Ta tấm áo, cho Ta bát cơm, cho Ta sách vở để học hành, đã đào tạo Ta nên con người có phẩm chất cao đẹp... (xem Mt 25, 34)
Dựa theo Lời Chúa để tìm gặp Thiên Chúa giữa lòng đời
Theo ánh sáng của ngôi sao lạ, ba nhà chiêm tinh đã tìm đến cung điện của vua Hê-rô-đê để thờ lạy kính bái, vì nghĩ rằng nếu có vị vua mới sinh thì ắt vua đó phải sinh ra nơi cung vàng điện ngọc, nơi chốn cao sang. Nhưng thực ra không phải thế. Khi ba vị hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người," thì vua Hê-rô-đê đâm ra hoảng hốt vì sợ rằng ngai vàng của mình có nguy cơ sụp đổ nếu có vị vua thứ hai xuất hiện. (Mt 2, 2)
Bấy giờ "nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 'Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." (Mt 2, 4-6)
Thật bất ngờ, Chúa Cứu Thế không sinh ra trong cung vàng điện ngọc mà lại sinh ra trong nơi quê mùa heo hút, nơi làng Bê-lem là phần đất nhỏ bé của miền Giu-đa.
Như thế, nhờ ánh sáng từ Kinh Thánh soi sáng mà vua Hê-rô-đê, cả triều thần của vua cũng như ba nhà chiêm tinh biết được nơi Chúa Cứu Thế giáng sinh. Cũng nhờ ánh sáng nầy, ba nhà chiêm tinh tiếp tục đến tận nơi để thờ lạy và dâng lễ vật cho Người, tại một nơi nghèo nàn tầm thường mà ba vị không ngờ trước được.
Hôm nay, không có ngôi sao lạ nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa, nhưng chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp ta tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa. "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." (Thánh vịnh 119, câu 105)
Vậy ánh sáng Lời Chúa soi đường cho chúng ta tìm thấy Chúa nơi đâu?
Ơ nơi mà không mấy ai tin là có: Ở ngay trong nhà, trong xóm chúng ta. Thật quá bất ngờ !
Ba nhà chiêm tinh ngày xưa ban đầu cứ ngỡ rằng vua mới ra đời ắt phải sinh ra trong cung điện Hê-rô-đê, không ngờ Lời Chúa lại chỉ cho họ tìm gặp Đấng Cứu Thế mới sinh tại một làng quê Bê-lêm hẻo lánh, trong hình hài một trẻ sơ sinh yếu ớt, tại một túp lều nghèo nàn đơn sơ.
Chúng ta cũng thế, ban đầu chúng ta cứ tưởng Chúa chỉ ngự trên chốn trời cao, Chúa chỉ hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, chỉ ngự trong các thánh đường... Nào ngờ Chúa cũng hiện diện trong chính gia đình chúng ta, trong thôn xóm nghèo nàn của chúng ta.
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tâm thư gửi các gia đình đã viết: "Thiên Chúa đồng hoá với con người, với những người trong gia đình. Thiên Chúa là một với người cha, người mẹ, người bạn trăm năm, người con cái trong gia đình. Những gì chúng ta làm cho cha, cho mẹ, cho anh chị em, cho con cái trong gia đình là làm cho chính Chúa."
Qua dụ ngôn dụ ngôn về ngày phán xét cuối cùng trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giê-su tỏ cho thấy những ai cho những người đói khát đầu đường xó chợ một bát cơm thì Chúa nói là họ cho Chúa ăn. Những ai cho người rách rưới hoặc mình trần một manh áo, thì Chúa nói là họ đã cho Người mặc. Những ai cho người sa cơ thất thế không nơi nương tựa được trú ngụ một thời gian thì Chúa nói là họ đã cho Chúa trọ nhà… Nói như thế, Chúa Giê-su tự đồng hoá mình với mọi người chung quanh. Nói khác đi, bất cứ ai cũng được Chúa Giê-su nhìn nhận là chính Người. (xem Mt 25, 31-46)
Khi chưa nhận biết Đức Giê-su là Thiên Chúa, Phao-lô ra tay bách hại các môn đệ của Người dữ dội. Vì thế, ông đã bị quật ngã trên đường Đa-mát và có tiếng Chúa Giê-su vang lên giữa thinh không: "Sao-lô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Phao-lô hết sức kinh hoàng: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Có tiếng từ trời đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ". (Cv 22, 6-9). Chính từ hôm đó, Sao-lô (tức thánh Phao-lô tông đồ) mới nhận ra các tín hữu cũng chính là Chúa Giê-su nên người thường nhắc nhở mọi người ghi tâm khắc cốt lời nầy: "Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?" (I Cr 6, 15).
Chính những Lời Chúa dạy trên đây là ánh sao sáng, còn sáng hơn sao Bê-lem năm xưa, soi sáng cho chúng ta biết Chúa đang ở ngay trong gia đình, trong làng xóm của chúng ta, để chúng ta đến hầu hạ phục vụ và dâng lễ vật cho Người.
Lễ vật của chúng ta không phải là vàng, nhũ hương và mộc dược nhưng là một tấm áo cho cha, một bát cơm cho mẹ, là sách vở bút mực cho con cái học hành, là sự ân cần săn sóc cho những người đau khổ chung quanh chúng ta.
Đó là những lễ vật quý báu mà Chúa Giê-su đang thiết tha chờ đợi. Nếu chúng ta vui lòng trao dâng, thì đến ngày phán xét, Chúa Giê-su sẽ nói với từng người trong chúng ta: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa" vì các con đã cho Ta tấm áo, cho Ta bát cơm, cho Ta sách vở để học hành, đã đào tạo Ta nên con người có phẩm chất cao đẹp... (xem Mt 25, 34)
Ánh sáng Chúa chiếu soi
Tuyết Mai
13:19 01/01/2009
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". (Mt 2, 1-12).
Trong suốt cuộc đời của chúng ta, dù đang là tuổi trẻ, trung tuần, hay cao niên, có phải đâu đó đôi ba lần chúng ta được nghe (dân ngoại) hỏi thăm cho biết về Lịch Sử của Ông Giêsu do tánh hiếu kỳ hay thật tình muốn tìm hiểu để theo học đạo vì nghĩ rằng con người mang danh Công Giáo hết thảy là người tốt!? Hoặc muốn thỏa mãn tánh hiếu kỳ của họ vì chúng ta có được những ngày Lễ hội lớn được tổ chức trong năm như Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Khi nghe người ta hỏi thế, chúng ta mang danh là người Kitô Giáo có cảm thấy bối rối và lúng túng, như vua Hêrôđê bị bối rối khi được ba nhà đạo sĩ hỏi ông rằng: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Hay chúng ta cũng cảm thấy bối rối không ít như vua Hêrôđê và không biết trả lời sao với người (dân ngoại), vì phần nhiều chúng ta cũng chỉ sống trong danh nghĩa chứ không khác gì những người dân ngoại là chẳng am tường và chẳng hiểu biết gì nhiều về "Vua người Do-Thái" tức Hài Đồng Giêsu Con Một duy nhất của Thiên Chúa Cha là Đấng Toàn Năng tạo dựng Trời và Đất. Vì không am tường về Ông Giêsu và luật lệ của Thiên Chúa nên khi được người dân ngoại hỏi thăm cho biết về Đấng mà chúng ta tôn thờ, thay vì chúng ta từ tốn trả lời cho họ hiểu thì chúng ta vì không rành, tự ái, thiếu tự tin, nên đã hùng hổ cho rằng anh chị em dân ngoại họ muốn kiếm chuyện và khi thường Đấng và Đạo mà mình Thờ Phượng, nên đã tỏ ra bất nhã hay làm cho họ cảm thấy thất vọng, bất mãn, và không còn muốn tìm hiểu thêm về Ông Giêsu nào đó nữa!
Có phải thay vì chúng ta mời thêm được một người anh chị em nào đó của chúng ta vào tìm hiểu thêm về Đạo Thiên Chúa, thì chúng ta đã vô tình đẩy xa người anh chị em dân ngoại và cho họ cảm thấy rằng Đạo của chúng ta đang theo là quá khích và quá dữ dằn? Đây là điều mà tôi xác nhận là có là sự thật, vì trong họ hàng chúng tôi cũng có vài người ngoại đạo, chưa theo Đạo, còn đang tìm hiểu (trẻ có, trung có, già có) muốn được tìm hiểu thêm về Ông Giêsu và cái Đạo Yêu Thương của Ông, nhưng bao giờ cũng được trả lời là: "Đó là điều đúng, phải, và nhất định phải tin như vậy!" Nhưng không bao giờ được nghe cắt nghĩa cho rõ ràng mạch lạc là tại sao phải tin như vậy!? Bởi người trả lời thường không rành luật không rành Phúc Âm (Lời Chúa) nên không có đủ khả năng và trình độ để cắt nghĩa cho người dân ngoại họ hiểu để thấy có lý mà tin. Bởi đời thường thì chúng ta hay tin nhảm nhí hay được gọi là mê tín dị đoan, nếu chúng ta không cắt nghĩa rành mạch và không minh chứng cho họ hiểu như Chúa dậy trong Phúc Âm và tất cả những dụ ngôn mà Chúa Giêsu dùng để dậy cho cha ông chúng ta khi xưa, thì có phải chúng ta cũng sẽ không bao giờ có cách gì hay hơn để giúp chúng ta hay tránh được những tự ti mặc cảm khi được anh chị em dân ngoại họ hỏi về Đạo mà chúng ta đang theo, sống, và đang tôn thờ. Tôi thiết nghĩ điều tốt nhất và là thiện chí nhất của chúng ta là nên giới thiệu họ đến gặp gỡ các linh mục để được những câu trả lời chính xác và đúng đắn hơn. Bởi tôi nghĩ rằng dù họ là ai đi chăng nữa, từ một người đánh cá như những tông đồ Chúa chọn xưa, cho đến bác sĩ, kỹ sư, luật sư, và tất cả những người trí thức đều hiểu tất cả những dụ ngôn mà Chúa Giêsu dậy trước đây. Dân trí có cùng đinh hay có trí thức cỡ nào, Thiên Chúa cũng có cách làm cho họ hiểu.
Chúng ta rất may mắn là được sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo, được dậy dỗ từ thuở bé, lớn lên ăn ở và sống với mọi người, trong Giới răn của Chúa. Mà Giới răn của Chúa không ngoài hai giới răn quan trọng nhất là Kính Chúa và yêu người như yêu chính mình. Chúng ta rất may mắn là được lãnh nhận mọi bí tích và được làm con Thiên Chúa, là con cái của Sự Sáng. Nên xin Thiên Chúa luôn cho chúng ta được sống trong sự sáng mà bóng tối và đêm đen không bao giờ bao phủ được trên chúng ta.
Và đây là lời của Thánh Gioan Tông Đồ khuyên răn chúng ta:
Hỡi các con, đây là giờ sau hết. Các con đã nghe biết là sẽ có Phản-Kitô đến, thì nay đã có nhiều Phản-Kitô xuất hiện, do đó chúng ta biết rằng đây là giờ sau hết. Họ ở giữa chúng ta mà ra, nhưng không thuộc về chúng ta, vì nếu họ thuộc về chúng ta, thì họ vẫn còn ở với chúng ta. Như vậy để chứng tỏ rằng không phải tất cả mọi người đều thuộc về chúng ta.
Còn các con, các con được Đấng Thánh xức dầu, và các con biết mọi sự. Ta viết cho các con, không phải vì các con không biết sự thật, nhưng vì các con biết sự thật, và phàm là dối trá thì không (thể) do sự thật mà có. (1 Ga 2, 18-21).
Vâng quả thật là thế! vì chúng ta là con cái Thiên Chúa và được Đấng Thánh xức dầu nên chúng ta được Thiên Chúa mạc khải cho biết mọi sự, chúng ta cố gắng đáp trả Thiên Chúa bằng cách làm như Thánh Gioan Tiền Hô là làm chứng cho Sự Sáng và sống sao nên chứng nhân cho Người. Để ngày sau hết, ngày mà Chúa Quang Lâm thì tất cả mọi người từ phương đông cho đến phương tây và cùng khắp địa cầu được Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương, đem tất cả về Quê Trời Nhà Cha yêu dấu, hưởng hạnh phúc miên viễn muôn đời thiên thu bất tận vô cùng. Amen.
Trong suốt cuộc đời của chúng ta, dù đang là tuổi trẻ, trung tuần, hay cao niên, có phải đâu đó đôi ba lần chúng ta được nghe (dân ngoại) hỏi thăm cho biết về Lịch Sử của Ông Giêsu do tánh hiếu kỳ hay thật tình muốn tìm hiểu để theo học đạo vì nghĩ rằng con người mang danh Công Giáo hết thảy là người tốt!? Hoặc muốn thỏa mãn tánh hiếu kỳ của họ vì chúng ta có được những ngày Lễ hội lớn được tổ chức trong năm như Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Khi nghe người ta hỏi thế, chúng ta mang danh là người Kitô Giáo có cảm thấy bối rối và lúng túng, như vua Hêrôđê bị bối rối khi được ba nhà đạo sĩ hỏi ông rằng: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Hay chúng ta cũng cảm thấy bối rối không ít như vua Hêrôđê và không biết trả lời sao với người (dân ngoại), vì phần nhiều chúng ta cũng chỉ sống trong danh nghĩa chứ không khác gì những người dân ngoại là chẳng am tường và chẳng hiểu biết gì nhiều về "Vua người Do-Thái" tức Hài Đồng Giêsu Con Một duy nhất của Thiên Chúa Cha là Đấng Toàn Năng tạo dựng Trời và Đất. Vì không am tường về Ông Giêsu và luật lệ của Thiên Chúa nên khi được người dân ngoại hỏi thăm cho biết về Đấng mà chúng ta tôn thờ, thay vì chúng ta từ tốn trả lời cho họ hiểu thì chúng ta vì không rành, tự ái, thiếu tự tin, nên đã hùng hổ cho rằng anh chị em dân ngoại họ muốn kiếm chuyện và khi thường Đấng và Đạo mà mình Thờ Phượng, nên đã tỏ ra bất nhã hay làm cho họ cảm thấy thất vọng, bất mãn, và không còn muốn tìm hiểu thêm về Ông Giêsu nào đó nữa!
Có phải thay vì chúng ta mời thêm được một người anh chị em nào đó của chúng ta vào tìm hiểu thêm về Đạo Thiên Chúa, thì chúng ta đã vô tình đẩy xa người anh chị em dân ngoại và cho họ cảm thấy rằng Đạo của chúng ta đang theo là quá khích và quá dữ dằn? Đây là điều mà tôi xác nhận là có là sự thật, vì trong họ hàng chúng tôi cũng có vài người ngoại đạo, chưa theo Đạo, còn đang tìm hiểu (trẻ có, trung có, già có) muốn được tìm hiểu thêm về Ông Giêsu và cái Đạo Yêu Thương của Ông, nhưng bao giờ cũng được trả lời là: "Đó là điều đúng, phải, và nhất định phải tin như vậy!" Nhưng không bao giờ được nghe cắt nghĩa cho rõ ràng mạch lạc là tại sao phải tin như vậy!? Bởi người trả lời thường không rành luật không rành Phúc Âm (Lời Chúa) nên không có đủ khả năng và trình độ để cắt nghĩa cho người dân ngoại họ hiểu để thấy có lý mà tin. Bởi đời thường thì chúng ta hay tin nhảm nhí hay được gọi là mê tín dị đoan, nếu chúng ta không cắt nghĩa rành mạch và không minh chứng cho họ hiểu như Chúa dậy trong Phúc Âm và tất cả những dụ ngôn mà Chúa Giêsu dùng để dậy cho cha ông chúng ta khi xưa, thì có phải chúng ta cũng sẽ không bao giờ có cách gì hay hơn để giúp chúng ta hay tránh được những tự ti mặc cảm khi được anh chị em dân ngoại họ hỏi về Đạo mà chúng ta đang theo, sống, và đang tôn thờ. Tôi thiết nghĩ điều tốt nhất và là thiện chí nhất của chúng ta là nên giới thiệu họ đến gặp gỡ các linh mục để được những câu trả lời chính xác và đúng đắn hơn. Bởi tôi nghĩ rằng dù họ là ai đi chăng nữa, từ một người đánh cá như những tông đồ Chúa chọn xưa, cho đến bác sĩ, kỹ sư, luật sư, và tất cả những người trí thức đều hiểu tất cả những dụ ngôn mà Chúa Giêsu dậy trước đây. Dân trí có cùng đinh hay có trí thức cỡ nào, Thiên Chúa cũng có cách làm cho họ hiểu.
Chúng ta rất may mắn là được sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo, được dậy dỗ từ thuở bé, lớn lên ăn ở và sống với mọi người, trong Giới răn của Chúa. Mà Giới răn của Chúa không ngoài hai giới răn quan trọng nhất là Kính Chúa và yêu người như yêu chính mình. Chúng ta rất may mắn là được lãnh nhận mọi bí tích và được làm con Thiên Chúa, là con cái của Sự Sáng. Nên xin Thiên Chúa luôn cho chúng ta được sống trong sự sáng mà bóng tối và đêm đen không bao giờ bao phủ được trên chúng ta.
Và đây là lời của Thánh Gioan Tông Đồ khuyên răn chúng ta:
Hỡi các con, đây là giờ sau hết. Các con đã nghe biết là sẽ có Phản-Kitô đến, thì nay đã có nhiều Phản-Kitô xuất hiện, do đó chúng ta biết rằng đây là giờ sau hết. Họ ở giữa chúng ta mà ra, nhưng không thuộc về chúng ta, vì nếu họ thuộc về chúng ta, thì họ vẫn còn ở với chúng ta. Như vậy để chứng tỏ rằng không phải tất cả mọi người đều thuộc về chúng ta.
Còn các con, các con được Đấng Thánh xức dầu, và các con biết mọi sự. Ta viết cho các con, không phải vì các con không biết sự thật, nhưng vì các con biết sự thật, và phàm là dối trá thì không (thể) do sự thật mà có. (1 Ga 2, 18-21).
Vâng quả thật là thế! vì chúng ta là con cái Thiên Chúa và được Đấng Thánh xức dầu nên chúng ta được Thiên Chúa mạc khải cho biết mọi sự, chúng ta cố gắng đáp trả Thiên Chúa bằng cách làm như Thánh Gioan Tiền Hô là làm chứng cho Sự Sáng và sống sao nên chứng nhân cho Người. Để ngày sau hết, ngày mà Chúa Quang Lâm thì tất cả mọi người từ phương đông cho đến phương tây và cùng khắp địa cầu được Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương, đem tất cả về Quê Trời Nhà Cha yêu dấu, hưởng hạnh phúc miên viễn muôn đời thiên thu bất tận vô cùng. Amen.
Ngôi Sao sáng
LM Anphong Trần Đức Phương
13:47 01/01/2009
Lễ Hiển Linh trước đây gọi là Lễ Ba Vua vì căn cứ vào ba của lễ qúy giá các ‘Đạo Sĩ’ dâng lên Chúa Hài Nhi: Vàng, Nhũ hương và Mộc dược (Matthêu 2,11). Ba lễ vật này thời đó rất qúy giá, chỉ có trong các hoàng tộc; nên lúc đầu, người ta tưởng phái đoàn đến thờ lạy Chúa Hài Nhi gồm có Ba Vua và gọi lễ này là Lễ Ba Vua. Sau này, khoa khảo cổ tiến bộ, người ta tìm hiểu kỹ hơn và nhận ra phái đoàn gồm có các nhà “Thông thái” hay “Đạo sĩ” hoặc “Chiêm tinh” dịch từ chữ ‘Magi’ (số nhiều của chữ ‘magus’) là danh từ của người Ba Tư thời đó để chỉ những người tài giỏi, thông thái được chọn vào hàng tư tế, hoặc cố vấn cho các triều vua (New American Bible dùng chữ ‘Magi’; có những bản dịch khác dùng chữ ‘Wise Men’ (những Nhà Thông Thái).
Theo bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 2, 1-12), các ‘đạo sĩ’ đã được ơn soi sáng qua ngôi sao mới xuất hiện và nhận ra có một vị ‘Cứu Tinh’ mới sinh ra ở nước Do Thái, và họ lên đường theo ngôi sao sáng xuất hiện dẫn đường. Các vị này (Đại diện các dân tộc ngoài Do Thái) từ “Phương Đông” (tức là từ nước Ba Tư hay một nơi nào phía Đông nước Do Thái), tới nước Do Thái và tìm đến Belem để chiêm bái và tôn kính Chúa Hài Nhi mới sinh.
Hai Bài đọc trong Chúa Nhật này đều nói lên ý tưởng chính là việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc ngoài Do Thái.
Bài Đọc I: Tiên Tri Isaia (60, 1- 6) đã báo trước việc ‘Vinh quang Thiên Chúa sẽ xuất hiện trên các dân tộc và dẫn đưa mọi người tìm đến Ánh Sáng thật là Thiên Chúa chân thật, Đấng Cứu Độ trần gian.’ Bài Đọc II trích trong thơ Ephêsô (3, 2-3; 5-6): Thánh Phaolô nói đến việc các dân tộc ngoài Do Thái cũng được mời gọi để chung phần cứu rỗi của Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chuộc nhân loại.
Căn cứ vào các tư tưởng chính của Thánh Lễ hôm nay, các Nhà Phụng Vụ ngày nay gọi lễ này là Lễ Hiển Linh để chỉ việc Thiên Chúa tỏ hiện vinh quang của Ngài cho các dân tộc đến tận cùng trái đất. (Trong tiếng Anh, Lễ này gọi là ‘The Epiphany’ gốc từ chữ Hy Lạp ‘Epiphaneia’có nghĩa là ‘sự tỏ hiện’).
Thánh lễ hôm nay hướng tâm trí chúng ta cùng với các ‘đạo sĩ’ đến để chiêm bái và thờ lạy Chúa Hài Nhi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo; đồng thời cũng dậy chúng ta bài học dấn thân và chia sẻ.
Bài học dấn thân: cũng như các mục đồng đã bỏ giấc ngủ ngon ban đêm để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi trong hang đá bò lừa, các ‘đạo sĩ’ cũng bỏ cuộc sống êm ấm trong gia đình để lên đường chịu bao mệt nhọc vất vả để tìm đến thờ lạy Đấng Cứu Tinh. Chúng ta cũng phải dám dấn thân chấp nhận mọi vất vả, khó nhọc hàng ngày để đến thờ lạy Chúa, để sống đức tin chân thật của chúng ta trong thế giới hôm nay.
Bài học chia sẻ: Xin Chúa cũng giúp chúng ta noi gương các ‘đạo sĩ’: biết sống khó nghèo để dành dụm những gì mình có để dâng lên Chúa, qua việc giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh hoạn ở các nơi đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Tránh may sắm, trưng diện quá, ăn uống tiêu xài hoang phí, để tiết kiệm giúp đỡ những người thiếu thốn. Nhất là khi chúng ta được sống trong hoàn cảnh có công ăn việc làm vững chắc, nhà ở rộng rãi, cuộc sống phong phú, đầy đủ.
Hơn nữa, mỗi người tín hữu của Chúa cũng phải là những Ngôi Sao Sáng chỉ đường cho mọi người nhận ra con đường Sự Thật và Sự Sống, con đường đi đến với Chúa, bằng đời sống lương thiện, công bằng, hoà hợp yêu thương. Tránh xa những thói xấu của xã hội hôm nay, như tự do luyến ái, phá thai, li dị, gian lận trợ cấp, kết hôn giả, cờ bạc, nghiện ngập..vv… Đó là những thói xấu thế gian, những thói xấu biến chúng ta thành những ‘ngôi sao lạc’ dẫn đưa vào nơi tăm tối lầm lỗi.
Chúng ta, tất cả đều chỉ là những con người mang nhiều tật xấu, tham lam, ham danh, ham lợi. Chúng ta hãy khiêm nhượng chiêm ngắm cảnh khó nghèo của Hang Đá Belem và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đỡ lẫn nhau để chúng ta biết sống khó nghèo, khiêm tốn và ngay thẳng, xứng đáng con cái Chúa.
Xin Chúa ‘thắp sáng lên trong chúng ta’ ngọn lửa tình yêu để chúng ta nhận ra ‘con đường ngay thẳng’, ‘con đường công chính’ và dám dấn thân đến với Chúa và đem Chúa đến cho mọi người trong gia đình chúng ta, mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày.
Theo bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 2, 1-12), các ‘đạo sĩ’ đã được ơn soi sáng qua ngôi sao mới xuất hiện và nhận ra có một vị ‘Cứu Tinh’ mới sinh ra ở nước Do Thái, và họ lên đường theo ngôi sao sáng xuất hiện dẫn đường. Các vị này (Đại diện các dân tộc ngoài Do Thái) từ “Phương Đông” (tức là từ nước Ba Tư hay một nơi nào phía Đông nước Do Thái), tới nước Do Thái và tìm đến Belem để chiêm bái và tôn kính Chúa Hài Nhi mới sinh.
Hai Bài đọc trong Chúa Nhật này đều nói lên ý tưởng chính là việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc ngoài Do Thái.
Bài Đọc I: Tiên Tri Isaia (60, 1- 6) đã báo trước việc ‘Vinh quang Thiên Chúa sẽ xuất hiện trên các dân tộc và dẫn đưa mọi người tìm đến Ánh Sáng thật là Thiên Chúa chân thật, Đấng Cứu Độ trần gian.’ Bài Đọc II trích trong thơ Ephêsô (3, 2-3; 5-6): Thánh Phaolô nói đến việc các dân tộc ngoài Do Thái cũng được mời gọi để chung phần cứu rỗi của Thiên Chúa Nhập Thể để cứu chuộc nhân loại.
Căn cứ vào các tư tưởng chính của Thánh Lễ hôm nay, các Nhà Phụng Vụ ngày nay gọi lễ này là Lễ Hiển Linh để chỉ việc Thiên Chúa tỏ hiện vinh quang của Ngài cho các dân tộc đến tận cùng trái đất. (Trong tiếng Anh, Lễ này gọi là ‘The Epiphany’ gốc từ chữ Hy Lạp ‘Epiphaneia’có nghĩa là ‘sự tỏ hiện’).
Thánh lễ hôm nay hướng tâm trí chúng ta cùng với các ‘đạo sĩ’ đến để chiêm bái và thờ lạy Chúa Hài Nhi sinh ra trong hoàn cảnh khó nghèo; đồng thời cũng dậy chúng ta bài học dấn thân và chia sẻ.
Bài học dấn thân: cũng như các mục đồng đã bỏ giấc ngủ ngon ban đêm để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi trong hang đá bò lừa, các ‘đạo sĩ’ cũng bỏ cuộc sống êm ấm trong gia đình để lên đường chịu bao mệt nhọc vất vả để tìm đến thờ lạy Đấng Cứu Tinh. Chúng ta cũng phải dám dấn thân chấp nhận mọi vất vả, khó nhọc hàng ngày để đến thờ lạy Chúa, để sống đức tin chân thật của chúng ta trong thế giới hôm nay.
Bài học chia sẻ: Xin Chúa cũng giúp chúng ta noi gương các ‘đạo sĩ’: biết sống khó nghèo để dành dụm những gì mình có để dâng lên Chúa, qua việc giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh hoạn ở các nơi đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Tránh may sắm, trưng diện quá, ăn uống tiêu xài hoang phí, để tiết kiệm giúp đỡ những người thiếu thốn. Nhất là khi chúng ta được sống trong hoàn cảnh có công ăn việc làm vững chắc, nhà ở rộng rãi, cuộc sống phong phú, đầy đủ.
Hơn nữa, mỗi người tín hữu của Chúa cũng phải là những Ngôi Sao Sáng chỉ đường cho mọi người nhận ra con đường Sự Thật và Sự Sống, con đường đi đến với Chúa, bằng đời sống lương thiện, công bằng, hoà hợp yêu thương. Tránh xa những thói xấu của xã hội hôm nay, như tự do luyến ái, phá thai, li dị, gian lận trợ cấp, kết hôn giả, cờ bạc, nghiện ngập..vv… Đó là những thói xấu thế gian, những thói xấu biến chúng ta thành những ‘ngôi sao lạc’ dẫn đưa vào nơi tăm tối lầm lỗi.
Chúng ta, tất cả đều chỉ là những con người mang nhiều tật xấu, tham lam, ham danh, ham lợi. Chúng ta hãy khiêm nhượng chiêm ngắm cảnh khó nghèo của Hang Đá Belem và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đỡ lẫn nhau để chúng ta biết sống khó nghèo, khiêm tốn và ngay thẳng, xứng đáng con cái Chúa.
Xin Chúa ‘thắp sáng lên trong chúng ta’ ngọn lửa tình yêu để chúng ta nhận ra ‘con đường ngay thẳng’, ‘con đường công chính’ và dám dấn thân đến với Chúa và đem Chúa đến cho mọi người trong gia đình chúng ta, mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày.
Hành trình của các đạo sĩ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
16:29 01/01/2009
Khi đọc tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, nhiều người tỏ ra cảm phục trước ý chí vượt khó diệu kỳ của thầy trò Đường Tăng. Quả vậy, để đến được núi Tây Thi thỉnh Kinh Phật, họ đã phải trãi qua một cuộc hành trình dài với bao nhiêu chông gai thử thách. Đường xa vạn dặm, lại thêm vô vàn cạm bẫy của đủ thứ yêu ma quỉ quái khiến cho cả 4 thầy trò nhiều phen muốn bỏ cuộc. Hành trình đó thực sự là một cuộc thử thách của cả lý trí (biểu tượng qua nhân vật Tôn Ngộ Không) lẫn con tim (biểu tượng qua nhân vật Tam Tạng).
Đọc lại trình thuật Tin mừng Mathêu, chúng ta thấy hành trình của ba nhà đạo sĩ Phương Đông cũng không kém phần gian truân. Nhưng đó cũng là một hành trình rất đẹp. Để có thể triều yết Đấng mà họ gọi là Đại Vương, Vua Dân Dothái, họ đã phải vượt qua một chặng đường dài thăm thẳm. Dĩ nhiên đây là một cuộc hành trình có thật, chứ không phải do tác giả hư cấu như hành trình của thầy trò Đường Tăng. Ở đây chúng ta thấy hành trình của các đạo sĩ quả là một hành trình của lý trí, của con tim và của đức tin.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của lý trí khám phá:
Là những nhà Thiên văn, các ông đã biết dùng những kiến thức của mình để khám phá những dấu chỉ của điềm trời, đặt biệt là ánh sao chiếu mệnh. Họ đã biết sử dụng chất xám để nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên, trong vũ trụ. Và chỉ có họ mới phát hiện ra ánh sao lạ, bởi lý trí của các ông đã được dùng đúng chổ, nhằm phục vụ cho chân lý, chứ không phải để phục vụ cho danh lợi thú đời này như Hêrôđê, như các Luật sĩ và Biệt phái. Đặc biệt là trong thời đại ngày hôm nay, rất nhiều người sử dụng lý trí của mình không đúng mục đích. Thậm chí còn sử dụng để phục vụ cho những ý đồ đen tối, thay vì để phục cho công lý, cho sự thật và đem lại lợi ích cho đồng loại. Các đạo tặc tìm kiếm những chiêu thức nhằm lường gạt và hãm hại người khác. Các gian thương tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; các tin tặc tạo ra các loại vi rút máy tính phá hoại các chương trình, các dữ liệu; các nhà khoa học vô lương tâm sáng chế ra các thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt….
Các nhà đạo sĩ luôn là một điểm son cho chúng ta noi theo trong việc sử dụng lý trí của mình.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của con tim khao khát:
Con tim khao khát tìm kiếm chân lý. Con tim thao thức dấn thân lên đường tìm gặp sự thật. Điều này không có nơi Hêrôđê và có rất ít nơi dân thành Giêrusalem và những người Biệt phái.
Vì khao khát tìm kiếm chân lý nên họ sẵn sàng bỏ lại tất cả: gia đình vợ con, quê hương xứ sở, nhà cửa sự nghiệp,… để lên đường theo ánh sao lạ. Vì khao khát kiếm tìm sự thật, nên họ bất chấp tất cả: đường xá hiểm nguy, núi rừng cách trở, thử thách đợi chờ. Thật đáng khâm phục. Họ ra đi mà không biết sẽ đi đến đâu. Họ ra đi mà không biết ngày nào trở lại, tựa như Abraham ngày xưa vậy. Chính tình yêu đối với vị “Chánh Vương” là động cơ thôi thúc họ thượng lộ khẩn trương. Đúng như lời quả quyết của thánh Phaolô sau này: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của đức tin soi dẫn:
Khi thấy sao lạ xuất hiện, đức tin đã mách bảo cho các ông biết có Đại Vương, có Đấng Cứu Tinh xuất hiện. Khi ánh sao biến mất, đức tin đã chỉ lối cho các ông tìm đến với Giêrusalem – Kinh đô của Kinh Thánh để được tham vấn. Khi đối diện với một hài nhi nghèo hèn nằm trong máng cỏ, theo lý trí tự nhiên không ai dám mạnh dạn tuyên xưng đó là Con Thiên Chúa, nhưng đức tin đã soi sáng cho các ông nhận ra đó chính là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính đức tin đã biến đổi cuộc đời họ. Họ đã trở thành những vị tông đồ đích thực của Đấng Thiên Sai Giêsu. Theo khẩu truyền, ba nhà đạo sĩ đã đi giảng đạo tới tận trời Tây, và hiện nay một ngôi mộ được coi là của ba nhà đạo sĩ ấy, vốn rất được nhiều người kính viếng ở thành Phố Cologne, bên bờ sông Rhin, nước Đức.
Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Phần tôi thì sao ? Tôi đang sử dụng lý trí của mình, kiến thức của mình thế nào ? Con tim của tôi đã đặt đúng chổ chưa ? Tôi thường yêu mến, thường khao khát những gì ? Có phải là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”; hay chỉ là tiền tài, danh vọng, sắc dục và những thú vui hưởng thụ đời này? Trong hành trình dương thế của tôi, đức tin đóng vai trò nào ? Tôi có coi trọng và biết cầu xin ơn đức tin mỗi ngày, nhất là trong những lúc gặp thử thách, gặp bế tắc trong cuộc sống hay không ?
Ước gì gương của ba nhà đạo sĩ luôn được chúng ta soi nhìn. Để trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta luôn đi đúng đường, đúng hướng và đạt tới cùng đích mà chúng ta mong ước. Đó là Nước Chúa, nơi Đức Kitô đang đợi chờ chúng ta. Amen.
Phan Thiết, Lễ Hiển Linh 2008
Đọc lại trình thuật Tin mừng Mathêu, chúng ta thấy hành trình của ba nhà đạo sĩ Phương Đông cũng không kém phần gian truân. Nhưng đó cũng là một hành trình rất đẹp. Để có thể triều yết Đấng mà họ gọi là Đại Vương, Vua Dân Dothái, họ đã phải vượt qua một chặng đường dài thăm thẳm. Dĩ nhiên đây là một cuộc hành trình có thật, chứ không phải do tác giả hư cấu như hành trình của thầy trò Đường Tăng. Ở đây chúng ta thấy hành trình của các đạo sĩ quả là một hành trình của lý trí, của con tim và của đức tin.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của lý trí khám phá:
Là những nhà Thiên văn, các ông đã biết dùng những kiến thức của mình để khám phá những dấu chỉ của điềm trời, đặt biệt là ánh sao chiếu mệnh. Họ đã biết sử dụng chất xám để nghiên cứu các hiện tượng lạ trong thiên nhiên, trong vũ trụ. Và chỉ có họ mới phát hiện ra ánh sao lạ, bởi lý trí của các ông đã được dùng đúng chổ, nhằm phục vụ cho chân lý, chứ không phải để phục vụ cho danh lợi thú đời này như Hêrôđê, như các Luật sĩ và Biệt phái. Đặc biệt là trong thời đại ngày hôm nay, rất nhiều người sử dụng lý trí của mình không đúng mục đích. Thậm chí còn sử dụng để phục vụ cho những ý đồ đen tối, thay vì để phục cho công lý, cho sự thật và đem lại lợi ích cho đồng loại. Các đạo tặc tìm kiếm những chiêu thức nhằm lường gạt và hãm hại người khác. Các gian thương tìm cách làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng; các tin tặc tạo ra các loại vi rút máy tính phá hoại các chương trình, các dữ liệu; các nhà khoa học vô lương tâm sáng chế ra các thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt….
Các nhà đạo sĩ luôn là một điểm son cho chúng ta noi theo trong việc sử dụng lý trí của mình.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của con tim khao khát:
Con tim khao khát tìm kiếm chân lý. Con tim thao thức dấn thân lên đường tìm gặp sự thật. Điều này không có nơi Hêrôđê và có rất ít nơi dân thành Giêrusalem và những người Biệt phái.
Vì khao khát tìm kiếm chân lý nên họ sẵn sàng bỏ lại tất cả: gia đình vợ con, quê hương xứ sở, nhà cửa sự nghiệp,… để lên đường theo ánh sao lạ. Vì khao khát kiếm tìm sự thật, nên họ bất chấp tất cả: đường xá hiểm nguy, núi rừng cách trở, thử thách đợi chờ. Thật đáng khâm phục. Họ ra đi mà không biết sẽ đi đến đâu. Họ ra đi mà không biết ngày nào trở lại, tựa như Abraham ngày xưa vậy. Chính tình yêu đối với vị “Chánh Vương” là động cơ thôi thúc họ thượng lộ khẩn trương. Đúng như lời quả quyết của thánh Phaolô sau này: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”.
- Hành trình của các đạo sĩ, hành trình của đức tin soi dẫn:
Khi thấy sao lạ xuất hiện, đức tin đã mách bảo cho các ông biết có Đại Vương, có Đấng Cứu Tinh xuất hiện. Khi ánh sao biến mất, đức tin đã chỉ lối cho các ông tìm đến với Giêrusalem – Kinh đô của Kinh Thánh để được tham vấn. Khi đối diện với một hài nhi nghèo hèn nằm trong máng cỏ, theo lý trí tự nhiên không ai dám mạnh dạn tuyên xưng đó là Con Thiên Chúa, nhưng đức tin đã soi sáng cho các ông nhận ra đó chính là Đấng Cứu Thế muôn dân đang trông đợi. Và cũng chính đức tin đã biến đổi cuộc đời họ. Họ đã trở thành những vị tông đồ đích thực của Đấng Thiên Sai Giêsu. Theo khẩu truyền, ba nhà đạo sĩ đã đi giảng đạo tới tận trời Tây, và hiện nay một ngôi mộ được coi là của ba nhà đạo sĩ ấy, vốn rất được nhiều người kính viếng ở thành Phố Cologne, bên bờ sông Rhin, nước Đức.
Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.
Phần tôi thì sao ? Tôi đang sử dụng lý trí của mình, kiến thức của mình thế nào ? Con tim của tôi đã đặt đúng chổ chưa ? Tôi thường yêu mến, thường khao khát những gì ? Có phải là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”; hay chỉ là tiền tài, danh vọng, sắc dục và những thú vui hưởng thụ đời này? Trong hành trình dương thế của tôi, đức tin đóng vai trò nào ? Tôi có coi trọng và biết cầu xin ơn đức tin mỗi ngày, nhất là trong những lúc gặp thử thách, gặp bế tắc trong cuộc sống hay không ?
Ước gì gương của ba nhà đạo sĩ luôn được chúng ta soi nhìn. Để trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta luôn đi đúng đường, đúng hướng và đạt tới cùng đích mà chúng ta mong ước. Đó là Nước Chúa, nơi Đức Kitô đang đợi chờ chúng ta. Amen.
Phan Thiết, Lễ Hiển Linh 2008
Tính phổ quát của ơn cứu độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:37 01/01/2009
Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ ( x. 1Tm 2,3-4 ). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định về tính phổ quát của ơn cứu độ rằng: “Trong đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” ( Eph 3,5-6 ). Như thế, ơn cứu độ không dành riêng cho một ai, cho một dân tộc nào. Họp mừng Lễ hiển linh hay là Lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh không gì hơn là muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng ta một mặt tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, nhưng mặt khác dạy ta cần tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.
Ơn cứu độ là dành cho mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và cư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa ( x. Is 60,3-5 ). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.
Với những người chăn chiên cừu vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo cuả vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, dân dả, nghèo hèn hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những người hành nghề thiên văn. Còn với các kinh sư, các thượng tế Do thái giáo thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kình. Chúng ta không quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” ( Mk 5,1 ), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu” đúng là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.
Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “ Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi. ( MV số 20 ). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu sau:
Không được phép độc quyền chân lý: chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” ( x.Ga 14,6 ). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” ( x. Ga 3,8 ). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ ( x. St 3,5 ).
Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:
Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.
Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó.
Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn ( x. Ga 16,12-13 ). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.
Ơn cứu độ là dành cho mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và cư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa ( x. Is 60,3-5 ). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.
Với những người chăn chiên cừu vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo cuả vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, dân dả, nghèo hèn hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những người hành nghề thiên văn. Còn với các kinh sư, các thượng tế Do thái giáo thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kình. Chúng ta không quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” ( Mk 5,1 ), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu” đúng là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.
Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “ Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi. ( MV số 20 ). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu sau:
Không được phép độc quyền chân lý: chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” ( x.Ga 14,6 ). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” ( x. Ga 3,8 ). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ ( x. St 3,5 ).
Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:
Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.
Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó.
Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn ( x. Ga 16,12-13 ). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.
Chúa là hạnh phúc an bình!
Sa Mạc Hồng
22:40 01/01/2009
Có nhiều hôm, trong nắng ban mai
Gió đưa nhè nhẹ, giữa trời mây
Hồn con như ngất ngây
Tâm tư trầm lắng
Hạnh phúc tràn ngập trong hồn
An bình lan toả quanh con
Có phải Ngài đang đến?
Hay Ngài đã ở trong con?
Tận cõi lòng
Dâng lên niềm cảm mến
Khúc hoan ca nhè nhẹ trong tim
Con không muốn gì thêm
Chỉ cần có những giây phút này
Là như có tất cả, có Ngài
Nguồn ân sủng, siêu thoát
Đang ở trong con, giữa cuộc đời!
Gió đưa nhè nhẹ, giữa trời mây
Hồn con như ngất ngây
Tâm tư trầm lắng
Hạnh phúc tràn ngập trong hồn
An bình lan toả quanh con
Có phải Ngài đang đến?
Hay Ngài đã ở trong con?
Tận cõi lòng
Dâng lên niềm cảm mến
Khúc hoan ca nhè nhẹ trong tim
Con không muốn gì thêm
Chỉ cần có những giây phút này
Là như có tất cả, có Ngài
Nguồn ân sủng, siêu thoát
Đang ở trong con, giữa cuộc đời!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:53 01/01/2009
TÂM NGỘ
- “Tâm sáng nhìn rõ tính mình thì đem lại lợi ích gì cho thầy ?”
- “Vui vẻ.”
- “Cái gì là vui vẻ ?”
- “Đó là khi con mất đi tất cả, thì con vẫn thấy rất rõ ràng cái con mất chỉ là một thứ đồ chơi mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người ta thường thì thấy rõ ràng những cái hay cái tốt của mình cũng như của người khác, cho nên rất dễ dàng kiêu ngạo và phê bình người khác khi mình đúng và người khác sai.
Có những người thường buồn bả khi mất đi những thứ mà mình đã sắm được, bởi vì họ tiếc công sức tiền bạc đã bỏ ra, họ là những người chưa thấy được mọi sự chỉ là phù vân, nay còn mai mất.
Nhưng các thánh và những người có đức tin mạnh mẻ, luôn biết trông cậy phó thác vào Chúa, thì họ vẫn “bình tâm như vại” mà vui vẻ khi bị mất tất cả, ngay cả mạng sống của họ, bởi vì họ xác tín rằng, những gì họ có hôm nay là bởi Thiên Chúa ban cho, như thánh Gióp trong thời cựu ước đã nói khi bị thử thách: Chúa ban cho giờ Chúa lấy lại.
Vui vẻ phó thác vào tay Thiên Chúa thì cũng vui vẻ chấp nhận những mất mát xảy đến cho mình, đó chính là “minh tâm kiến tính” tức là “tâm ngộ” vậy.
N2T |
- “Tâm sáng nhìn rõ tính mình thì đem lại lợi ích gì cho thầy ?”
- “Vui vẻ.”
- “Cái gì là vui vẻ ?”
- “Đó là khi con mất đi tất cả, thì con vẫn thấy rất rõ ràng cái con mất chỉ là một thứ đồ chơi mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Con người ta thường thì thấy rõ ràng những cái hay cái tốt của mình cũng như của người khác, cho nên rất dễ dàng kiêu ngạo và phê bình người khác khi mình đúng và người khác sai.
Có những người thường buồn bả khi mất đi những thứ mà mình đã sắm được, bởi vì họ tiếc công sức tiền bạc đã bỏ ra, họ là những người chưa thấy được mọi sự chỉ là phù vân, nay còn mai mất.
Nhưng các thánh và những người có đức tin mạnh mẻ, luôn biết trông cậy phó thác vào Chúa, thì họ vẫn “bình tâm như vại” mà vui vẻ khi bị mất tất cả, ngay cả mạng sống của họ, bởi vì họ xác tín rằng, những gì họ có hôm nay là bởi Thiên Chúa ban cho, như thánh Gióp trong thời cựu ước đã nói khi bị thử thách: Chúa ban cho giờ Chúa lấy lại.
Vui vẻ phó thác vào tay Thiên Chúa thì cũng vui vẻ chấp nhận những mất mát xảy đến cho mình, đó chính là “minh tâm kiến tính” tức là “tâm ngộ” vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:54 01/01/2009
N2T |
54. Cùng sống với Chúa Giê-su của chúng ta, là có ích lợi đối với tinh thần tu đức của mỗi người.
(Thánh Terese of Lisieux)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng với tân đại sứ Thụy Điển
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
00:54 01/01/2009
”Cảnh ngộ khốn khó của các Kitô Hữu tại Trung Đông đáng quan ngại”
VATICAN (Zenit,org).-Bài phát biểu Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đưa ra hôm 18/12 khi tiếp kiến Perols Ulla Birgitta Gudmundson, tân đại sứ Thụy Điển đến trình ủy nhiệm thư tại Tòa Thánh.
* * *
Thưa Đại Sứ
Tôi vui mừng tiếp rước ngài tới Vatican và nhận thơ ủy nhiệm ngài như Đại Sứ Bất Thường và Toàn Quyền của Vương Quốc Sweden bên cạnh Toà Thánh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những lời cầu chúc tốt đẹp đại sứ đem tới từ Vua Carl XVI Gustaf. Xin chuyển tới Đức Vua những lời chào thân tình của tôi và bảo đảm với ngài về những kinh nguyện tiếp tục của tôi cho tất cả dân chúng của quí quốc.
Toà Thánh đánh giá những mối liên kết ngoại giao với Sweden, bây giờ hơn một phần tư thế kỷ. Từ khi bố trí lại tại Stockholm quá trình cư trú của Khâm Sứ Tông Toà tại các quốc gia Bắc Âu, những tương quan giữa Sweden và Toà thánh đã tiến tới một giai đoạn mới. Hơn nữa, dân Công Giáo của xứ sở ngài đã gia tăng đáng kể trong những năm cuối, nhất là do những số đông người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, được đón tiếp rất quảng đại. Điều được công nhận đặc biệt là hàng ngàn người Kitô hữu tị nạn từ Iraq đã được nhận vào Sweden.
Như ngài biết, tôi rất quan tâm đến cảnh ngộ khốn khổ của những Kitô hữu trong vùng Trung Đông, và đang khi cầu nguyện hằng ngày xin một sự cải thiện trong những điều kiện tại quê hương của họ cho phép họ ở lại, đồng thời tôi công nhận với lòng biết ơn sự đón tiếp đã dành cho những kẻ bị cưỡng bức trốn thoát. Việc thờ phượng phù hợp với những truyền thống của họ đã là một yếu tố quan trọng cho họ có cảm giác như ở tại nhà, và Chính Quyền của ngài đã chứng tỏ sự khôn ngoan khi công nhận vai trò chìa khóa do các Giáo Hội khác nhau mà họ tùy thuộc, đã thực hiện trong phương diện này.
Sự cởi mở việc di dân, không thể tránh được, kèm theo nó thách đố duy trì những tương quan hài hòa giữa những yếu tố khác nhau trong dân chúng. Chính Quyền của ngài đã thực thi những cố gắng khôn ngoan để cổ võ sự hội nhập, và cộng đồng Công Giáo nhiệt tình cống hiến sự đóng góp của mình bằng cách xây dựng sự cố kết xã hội và cung cấp một nền giáo dục trong các nhân đức. Trong lãnh vực cam kết tôn trọng nhân phẩm và sự bảo vệ các nhân quyền và những tự do cá nhân, có nhiều đất chung giữa Tòa thánh và các thẩm quyền Swedish, như Ngài Đại Sứ đã nhận xét. Điều sẽ quan trọng là xây dựng hơn nữa trên sự này trong những năm tới.
Duy trì một sự quân bình giữa các quyền tự do cạnh tranh là một trong những thách đố luân lý tế nhị nhất Nhà Nước hiện thời phải đối mặt. Một số trong những tình thế tiến thoái lưỡng nan nảy lên, được Toà Thánh quan tâm cách riêng. Ví dụ, mọi xã hội tự do phải khẳng định thận trọng cho tới mức nào quyền tự do ăn nói và phát biểu có thể được phép hấu không biết những nhạy cảm tôn giáo. Vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt khi sự hội nhập hài hoà của các nhóm tôn giáo khác nhau là một ưu tiên.
Hơn nữa, quyền phải được binh vực chống lại sự kỳ thị thỉnh thoảng được cầu khẩn trong những hoàn cảnh được đưa ra đến quyền của những nhóm tôn giáo đối với nhà nươc và thực hành những xác tín mảnh liệt của họ, ví dụ, liên quan tầm quan trọng cơ bản đối với xã hội về thể chế hôn nhân, được hiểu như là một sự kết hợp suốt đời giữa một người nam và một người nữ, với mục đích thông truyền sự sống. Và cả quyền đối với chính sự sống, trong trường hợp trẻ chưa sinh, thường bị chối từ sự bảo vệ pháp lý vô điều kiện mà nó đáng hưởng. Kỷ niệm lần thứ 60 năm nay của bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền thúc giục chúng ta xem xét cho tới mức nào xã hội chúng ta bảo đảm những quyền hợp pháp cho tất cả mọi thành phần của nó, cách riêng những kẻ yếu kém nhất và dễ bị xúc phạm nhất. Tòa Thánh tha thiết dấn thân với mọi thành phần liên hệ trong việc bàn cãi tiếp tục bao quanh những vấn đề này trong thế giới ngày nay.
VATICAN (Zenit,org).-Bài phát biểu Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đưa ra hôm 18/12 khi tiếp kiến Perols Ulla Birgitta Gudmundson, tân đại sứ Thụy Điển đến trình ủy nhiệm thư tại Tòa Thánh.
* * *
Thưa Đại Sứ
Tôi vui mừng tiếp rước ngài tới Vatican và nhận thơ ủy nhiệm ngài như Đại Sứ Bất Thường và Toàn Quyền của Vương Quốc Sweden bên cạnh Toà Thánh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những lời cầu chúc tốt đẹp đại sứ đem tới từ Vua Carl XVI Gustaf. Xin chuyển tới Đức Vua những lời chào thân tình của tôi và bảo đảm với ngài về những kinh nguyện tiếp tục của tôi cho tất cả dân chúng của quí quốc.
Toà Thánh đánh giá những mối liên kết ngoại giao với Sweden, bây giờ hơn một phần tư thế kỷ. Từ khi bố trí lại tại Stockholm quá trình cư trú của Khâm Sứ Tông Toà tại các quốc gia Bắc Âu, những tương quan giữa Sweden và Toà thánh đã tiến tới một giai đoạn mới. Hơn nữa, dân Công Giáo của xứ sở ngài đã gia tăng đáng kể trong những năm cuối, nhất là do những số đông người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, được đón tiếp rất quảng đại. Điều được công nhận đặc biệt là hàng ngàn người Kitô hữu tị nạn từ Iraq đã được nhận vào Sweden.
Như ngài biết, tôi rất quan tâm đến cảnh ngộ khốn khổ của những Kitô hữu trong vùng Trung Đông, và đang khi cầu nguyện hằng ngày xin một sự cải thiện trong những điều kiện tại quê hương của họ cho phép họ ở lại, đồng thời tôi công nhận với lòng biết ơn sự đón tiếp đã dành cho những kẻ bị cưỡng bức trốn thoát. Việc thờ phượng phù hợp với những truyền thống của họ đã là một yếu tố quan trọng cho họ có cảm giác như ở tại nhà, và Chính Quyền của ngài đã chứng tỏ sự khôn ngoan khi công nhận vai trò chìa khóa do các Giáo Hội khác nhau mà họ tùy thuộc, đã thực hiện trong phương diện này.
Sự cởi mở việc di dân, không thể tránh được, kèm theo nó thách đố duy trì những tương quan hài hòa giữa những yếu tố khác nhau trong dân chúng. Chính Quyền của ngài đã thực thi những cố gắng khôn ngoan để cổ võ sự hội nhập, và cộng đồng Công Giáo nhiệt tình cống hiến sự đóng góp của mình bằng cách xây dựng sự cố kết xã hội và cung cấp một nền giáo dục trong các nhân đức. Trong lãnh vực cam kết tôn trọng nhân phẩm và sự bảo vệ các nhân quyền và những tự do cá nhân, có nhiều đất chung giữa Tòa thánh và các thẩm quyền Swedish, như Ngài Đại Sứ đã nhận xét. Điều sẽ quan trọng là xây dựng hơn nữa trên sự này trong những năm tới.
Duy trì một sự quân bình giữa các quyền tự do cạnh tranh là một trong những thách đố luân lý tế nhị nhất Nhà Nước hiện thời phải đối mặt. Một số trong những tình thế tiến thoái lưỡng nan nảy lên, được Toà Thánh quan tâm cách riêng. Ví dụ, mọi xã hội tự do phải khẳng định thận trọng cho tới mức nào quyền tự do ăn nói và phát biểu có thể được phép hấu không biết những nhạy cảm tôn giáo. Vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt khi sự hội nhập hài hoà của các nhóm tôn giáo khác nhau là một ưu tiên.
Hơn nữa, quyền phải được binh vực chống lại sự kỳ thị thỉnh thoảng được cầu khẩn trong những hoàn cảnh được đưa ra đến quyền của những nhóm tôn giáo đối với nhà nươc và thực hành những xác tín mảnh liệt của họ, ví dụ, liên quan tầm quan trọng cơ bản đối với xã hội về thể chế hôn nhân, được hiểu như là một sự kết hợp suốt đời giữa một người nam và một người nữ, với mục đích thông truyền sự sống. Và cả quyền đối với chính sự sống, trong trường hợp trẻ chưa sinh, thường bị chối từ sự bảo vệ pháp lý vô điều kiện mà nó đáng hưởng. Kỷ niệm lần thứ 60 năm nay của bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền thúc giục chúng ta xem xét cho tới mức nào xã hội chúng ta bảo đảm những quyền hợp pháp cho tất cả mọi thành phần của nó, cách riêng những kẻ yếu kém nhất và dễ bị xúc phạm nhất. Tòa Thánh tha thiết dấn thân với mọi thành phần liên hệ trong việc bàn cãi tiếp tục bao quanh những vấn đề này trong thế giới ngày nay.
Đức Thánh Cha chào mừng 49 tân Linh Mục Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
01:02 01/01/2009
Đức Hồng Y Sodano chủ sự việc phong chức
VATICAN (Zeniot,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chào 49 linh mục mới được phong thuộc các người Đạo Binh Chúa Kitô, ngài khuyến khích họ để tình yêu Chúa Kitô làm cho thừa tác vụ của họ nên hăng hái hơn.
Đức Giáo Hoàng đã nói sự này hôm 21/12 sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu qui tụ trong Quảng trường Thánh Pherô. Các linh mục đã được phong hôm thứ Bảy do Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Hơn 3.000 ngưòi đã tham dự trong lễ nghi.
“Các bạn thân mến,” Đức Giáo Hoàng nói, phát ngôn bằng tiếng Italian từ cửa sổ văn phòng của ngài,” xin cho tình yêu Chúa Kitô, đã thúc đẩy Thánh Phaolô trong sứ vụ của ngài, luôn luôn làm sinh động thừa tác vụ của các bạn. Tôi chúc phúc các bạn và những người thân yêu của các bạn từ tâm hồn tôi!”
34 tân linh mục đã được phong phó tế ngày 29/6/20008, ngày thứ nhất trong năm Phaolô, do Đức Giáo Hoàng triệu tập để nhớ ngày kỷ niệm thứ 2000 sinh nhật của vị Tông đồ dân ngoại, các đạo binh Chúa Kitô cầu khẩn Thánh Phaolô như là một đấng bảo hộ đặc biệt của hội dòng họ.
Tuổi đời các tân linh mục là gữa 29 và 37. Họ đã chuẩn bị từ 10-14 năm rồi mới được phong chức.
Các linh mục đến từ 13 xứ: 23 đến từ Mexico, 6 từ Tây Ban Nha, 4 từ Hoa Kỳ, 3 từ Germany, 3 từ Brazil, 1 từ Argentina, 2 từ Columbia, 2 từ Italy, 1 từ Canada, 1 từ Chile, 1 từ Pháp, 1 từ Ireland và 1 từ Venezuela.
Một ân huệ
Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Sodano đã bày tỏ niềm vui của ngài trong khả năng cử hành việc phong chức và đã chào gia đình thân nhân của những tân chức bằng bốn thứ tiếng. Theo gương từ các bài đọc, ngài đã nói về những lúc quan trọng nhất trong con đường chức linh muịc: ơn gọi, phong chức và sứ vụ.
Ngõ lời với các tân chức, ngài đã nói: ” Chức linh mục của chúng ta là do một ân huệ chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô, qua con đường của Giáo Hội thánh Người. Linh mục không lãnh nhận ân huệ linh mục vì lợi ích cá nhân mình, đúng hơn ngài nhận chức linh mục để phục vụ những kẻ khác. Do đó, mỗi linh mục, được kêu gọi làm một thừa sai, bất cứ ngài ở đâu, bất cứ việc gì được phó thác cho ngài.”
“Các đạo binh Chúa Kito thân mến, các bạn cũng đã được Chúa Kitô chọn để ra di và sinh hoa quả, như nhiều bạn đồng nghiệp các bạn và nhiều linh mục quảng đại các bạn đã gặp dọc đường đi của các bạn đã làm trước các bạn,” ngài nói tiếp. “Điều Thánh Giuseppe Cafasso, một linh mục thánh thuộc Piedmont quê hương tôi và là cha giải tội của Thánh Don Bosco, đã nói ngày trước vẫn luôn luôn tồn tại: Một sự đời đời không đủ để tạ ơn Chúa đã kêu gọi các bạn phục vụ Người!”
VATICAN (Zeniot,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chào 49 linh mục mới được phong thuộc các người Đạo Binh Chúa Kitô, ngài khuyến khích họ để tình yêu Chúa Kitô làm cho thừa tác vụ của họ nên hăng hái hơn.
Đức Giáo Hoàng đã nói sự này hôm 21/12 sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu qui tụ trong Quảng trường Thánh Pherô. Các linh mục đã được phong hôm thứ Bảy do Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Hơn 3.000 ngưòi đã tham dự trong lễ nghi.
“Các bạn thân mến,” Đức Giáo Hoàng nói, phát ngôn bằng tiếng Italian từ cửa sổ văn phòng của ngài,” xin cho tình yêu Chúa Kitô, đã thúc đẩy Thánh Phaolô trong sứ vụ của ngài, luôn luôn làm sinh động thừa tác vụ của các bạn. Tôi chúc phúc các bạn và những người thân yêu của các bạn từ tâm hồn tôi!”
34 tân linh mục đã được phong phó tế ngày 29/6/20008, ngày thứ nhất trong năm Phaolô, do Đức Giáo Hoàng triệu tập để nhớ ngày kỷ niệm thứ 2000 sinh nhật của vị Tông đồ dân ngoại, các đạo binh Chúa Kitô cầu khẩn Thánh Phaolô như là một đấng bảo hộ đặc biệt của hội dòng họ.
Tuổi đời các tân linh mục là gữa 29 và 37. Họ đã chuẩn bị từ 10-14 năm rồi mới được phong chức.
Các linh mục đến từ 13 xứ: 23 đến từ Mexico, 6 từ Tây Ban Nha, 4 từ Hoa Kỳ, 3 từ Germany, 3 từ Brazil, 1 từ Argentina, 2 từ Columbia, 2 từ Italy, 1 từ Canada, 1 từ Chile, 1 từ Pháp, 1 từ Ireland và 1 từ Venezuela.
Một ân huệ
Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Sodano đã bày tỏ niềm vui của ngài trong khả năng cử hành việc phong chức và đã chào gia đình thân nhân của những tân chức bằng bốn thứ tiếng. Theo gương từ các bài đọc, ngài đã nói về những lúc quan trọng nhất trong con đường chức linh muịc: ơn gọi, phong chức và sứ vụ.
Ngõ lời với các tân chức, ngài đã nói: ” Chức linh mục của chúng ta là do một ân huệ chúng ta lãnh nhận từ Chúa Kitô, qua con đường của Giáo Hội thánh Người. Linh mục không lãnh nhận ân huệ linh mục vì lợi ích cá nhân mình, đúng hơn ngài nhận chức linh mục để phục vụ những kẻ khác. Do đó, mỗi linh mục, được kêu gọi làm một thừa sai, bất cứ ngài ở đâu, bất cứ việc gì được phó thác cho ngài.”
“Các đạo binh Chúa Kito thân mến, các bạn cũng đã được Chúa Kitô chọn để ra di và sinh hoa quả, như nhiều bạn đồng nghiệp các bạn và nhiều linh mục quảng đại các bạn đã gặp dọc đường đi của các bạn đã làm trước các bạn,” ngài nói tiếp. “Điều Thánh Giuseppe Cafasso, một linh mục thánh thuộc Piedmont quê hương tôi và là cha giải tội của Thánh Don Bosco, đã nói ngày trước vẫn luôn luôn tồn tại: Một sự đời đời không đủ để tạ ơn Chúa đã kêu gọi các bạn phục vụ Người!”
Chống đối phá thai tại Đại học Calgary
Tú Nạc
13:15 01/01/2009
CALGARY- Mặc dù bị đe dọa bắt giữ, đình chỉ và thậm chí có thể bị nhân viên nhà trường đuổi hoc, các thành viên chống đối phá thai (Campus Pro-life) tai đại học Calgary đã mạnh dạn tranh đấu về việc đưa ra các đề án diệt chủng (Genocide Awareness Project) được niêm yết bên ngoài trường đại học vào ngày 26-27 tháng 11 năm 2008.
Quan điểm của trường đại học chống lại các biểu thị và gây tranh luận mà GAP trưng bày và bằng những hành động từ chối tuân theo, sẽ đồng nghĩa là nhóm CPL vi phạm quyền sở hữu cá nhân, luật sư Paul Bake trong lá thư gửi cho GPL đã cho biết. Chiến dịch GAP đã trưng bày những những hình ảnh minh họa, và những kết quả của việc phá thai cùng những hình ảnh về sự phát triển của bào thai.
Tại cuộc họp báo ngày 26-10-2008, Leah Hallman, chủ tịch CPL nói: "Bắt giữ chúng tôi, cáo buộc chúng tôi, và những gì họ muốn về thể lý chúng tôi, nhưng đối với những ngừoi bênh vực và ủng hộ sự sống đau đớn về nguyên nhân này, có lẽ, chỉ có lẽ, một sự sống được sinh ra làm người trên thế giới này."
Trường đại học có thể vẫn quy theo luật pháp từng bứoc chống CPL, nhưng Halman nói rằng, kế hoạch này là sự châm ngòi để tiếp tục đối kháng với nhân viên nhà trường, ngay cả khi nó được kết thúc ở tòa án.
Hallman nói: "Năm nay, chúng tôi có rất nhiều người thổ lộ những câu chuyện cá nhân (về phá thai), và vì lý do đó,chúng tôi có thể chuyển một thông diệp về lòng từ bi. Hy vọng rằng những người phụ nữ đó tìm được cách chữa trị."
Trước mắt họ, những hình ảnh này làm họ kinh sợ và ngoảnh mặt tránh xa khi đi ngang qua. Tuy nhiên những thành viên CPL nhấn mạnh rằng, đối với một vài người, hình ành này có hiệu quả.
"Tôi hoàn toàn không hiểu sự phá thai là gì mà vẫn tiếp tục khi tôi thấy những tấm hình ảnh đó," Hallman nói: "Trưng bày những tấn hình của cái gì đó sai trái, phản đạo đức sao lại cho là hợp pháp?"
Mặc dầu nhiều ngừoi khi thấy những hình này và lớn tiếng bày tỏ cảm nghĩ của mình và tha thiết với những thành viên CPL, Hallman nói: "Chúng tôi phải thừa nhận rằng những ngừoi này, những người mà đang kêu gào đến chúng tôi là những ngừoi đang phải chịu đau đớn, nên chúng ta cố gắng trấn tĩnh, an ủi họ. Nỗi đau này cần đến lòng nhân từ, bác ái và yêu thương vô bờ. Nhiều sinh viên đã than phiền rằng việc biểu thị của GAP là một sự xúc phạm và đáng bỉ, và họ nói rằng việc phá thai không phải là điều gì đó mà nó có thẻ được dùng để so sánh với sự Hủy Diệt Hàng Loạt mạng người hoặc với hành động diệt chủng ở Rwanda.
Aleesha Bray, nhà chuyên nghiên cứu những vấn đề về phụ nữ và xã hội học của trừong đại học nói: "Tôi không nghĩ đó là sự tự do ngôn luận để gieo rắc lòng căm ghét và một không khí tội lỗi," bà nói thêm: "Tôi không nghĩ rằng ý định của họ làm cho bất kỳ người nào đó cảm thấy tốt hơn cho bản thân," bà muốn ám chỉ những phụ nữ đã kinh nghiệm việc phá thai. Cảm nghĩ này được nghe trong những cuộc thảo luận xoay quanh việc trưng bày hình ảnh.
"Hiện có ít đồ họa, có thêm cách tiếp cận để nhận biết qua tin nhắn này," David Wimbush, một nhà nghiên cứu lịch sử nói: "Họ có quyền đưa ra những dấu hiệu, nhưng đưa ra những hình ảnh là điều không chấp nhận được."
Nhữing sinh viên đã phàn nàn về việc nhìn những hình ảnh này trong những năm qua và trường đại học đã yêu cấu CPL cho quay những hình ảnh này vào trong để khi đi ngang qua họ không còn phải thấy trừ phi những ai đó muốn xem.
Anta Sonntag thuộc tổ chức Silent No More đã được CPL mời đền từ Sascatoor đã cho biết về kinh nghiệm của bà và của Silent No More khi nhìn những hình ảnh: "Lần đầu tiên khi tôi nghe về GAP,tôi nghe nó có vẻ khủng khiếp, nhưng khi đến đây tôi biết rằng đó là một cách có hiệu quả để cho phép mọi người biết sự thật về những gì là hậu quả của việc phá thai." Sonntag nói những thành viên CPL đã có nhiều can đảm đề phơi bày sự việc, và những đe dọa của trường đại hoc đưa ra họ sẽ phải "khiếp sợ trước sự thật".
Quan điểm của trường đại học chống lại các biểu thị và gây tranh luận mà GAP trưng bày và bằng những hành động từ chối tuân theo, sẽ đồng nghĩa là nhóm CPL vi phạm quyền sở hữu cá nhân, luật sư Paul Bake trong lá thư gửi cho GPL đã cho biết. Chiến dịch GAP đã trưng bày những những hình ảnh minh họa, và những kết quả của việc phá thai cùng những hình ảnh về sự phát triển của bào thai.
Tại cuộc họp báo ngày 26-10-2008, Leah Hallman, chủ tịch CPL nói: "Bắt giữ chúng tôi, cáo buộc chúng tôi, và những gì họ muốn về thể lý chúng tôi, nhưng đối với những ngừoi bênh vực và ủng hộ sự sống đau đớn về nguyên nhân này, có lẽ, chỉ có lẽ, một sự sống được sinh ra làm người trên thế giới này."
Trường đại học có thể vẫn quy theo luật pháp từng bứoc chống CPL, nhưng Halman nói rằng, kế hoạch này là sự châm ngòi để tiếp tục đối kháng với nhân viên nhà trường, ngay cả khi nó được kết thúc ở tòa án.
Hallman nói: "Năm nay, chúng tôi có rất nhiều người thổ lộ những câu chuyện cá nhân (về phá thai), và vì lý do đó,chúng tôi có thể chuyển một thông diệp về lòng từ bi. Hy vọng rằng những người phụ nữ đó tìm được cách chữa trị."
Trước mắt họ, những hình ảnh này làm họ kinh sợ và ngoảnh mặt tránh xa khi đi ngang qua. Tuy nhiên những thành viên CPL nhấn mạnh rằng, đối với một vài người, hình ành này có hiệu quả.
"Tôi hoàn toàn không hiểu sự phá thai là gì mà vẫn tiếp tục khi tôi thấy những tấm hình ảnh đó," Hallman nói: "Trưng bày những tấn hình của cái gì đó sai trái, phản đạo đức sao lại cho là hợp pháp?"
Mặc dầu nhiều ngừoi khi thấy những hình này và lớn tiếng bày tỏ cảm nghĩ của mình và tha thiết với những thành viên CPL, Hallman nói: "Chúng tôi phải thừa nhận rằng những ngừoi này, những người mà đang kêu gào đến chúng tôi là những ngừoi đang phải chịu đau đớn, nên chúng ta cố gắng trấn tĩnh, an ủi họ. Nỗi đau này cần đến lòng nhân từ, bác ái và yêu thương vô bờ. Nhiều sinh viên đã than phiền rằng việc biểu thị của GAP là một sự xúc phạm và đáng bỉ, và họ nói rằng việc phá thai không phải là điều gì đó mà nó có thẻ được dùng để so sánh với sự Hủy Diệt Hàng Loạt mạng người hoặc với hành động diệt chủng ở Rwanda.
Aleesha Bray, nhà chuyên nghiên cứu những vấn đề về phụ nữ và xã hội học của trừong đại học nói: "Tôi không nghĩ đó là sự tự do ngôn luận để gieo rắc lòng căm ghét và một không khí tội lỗi," bà nói thêm: "Tôi không nghĩ rằng ý định của họ làm cho bất kỳ người nào đó cảm thấy tốt hơn cho bản thân," bà muốn ám chỉ những phụ nữ đã kinh nghiệm việc phá thai. Cảm nghĩ này được nghe trong những cuộc thảo luận xoay quanh việc trưng bày hình ảnh.
"Hiện có ít đồ họa, có thêm cách tiếp cận để nhận biết qua tin nhắn này," David Wimbush, một nhà nghiên cứu lịch sử nói: "Họ có quyền đưa ra những dấu hiệu, nhưng đưa ra những hình ảnh là điều không chấp nhận được."
Nhữing sinh viên đã phàn nàn về việc nhìn những hình ảnh này trong những năm qua và trường đại học đã yêu cấu CPL cho quay những hình ảnh này vào trong để khi đi ngang qua họ không còn phải thấy trừ phi những ai đó muốn xem.
Anta Sonntag thuộc tổ chức Silent No More đã được CPL mời đền từ Sascatoor đã cho biết về kinh nghiệm của bà và của Silent No More khi nhìn những hình ảnh: "Lần đầu tiên khi tôi nghe về GAP,tôi nghe nó có vẻ khủng khiếp, nhưng khi đến đây tôi biết rằng đó là một cách có hiệu quả để cho phép mọi người biết sự thật về những gì là hậu quả của việc phá thai." Sonntag nói những thành viên CPL đã có nhiều can đảm đề phơi bày sự việc, và những đe dọa của trường đại hoc đưa ra họ sẽ phải "khiếp sợ trước sự thật".
Bài trừ nghèo đói, xây dựng Hòa bình
Hà Minh Thảo
13:17 01/01/2009
Đây là chủ đề Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chọn cho Sứ điệp Hoà Bình Thế Giới ngày 01.01.2009, được cử hành hàng năm do sáng kiến của Đức Phaolô VI từ năm 1968.
Sau khi gửi đến mọi người lời cầu chúc Hòa Bình nhân dịp đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại lời Đức Gioan Phaolô 2 viết trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1993 để nêu rõ những ảnh hưởng tiêu cực mà tình trạng nghèo đói của các dân tộc gây ra cho Hòa Bình. Thực vậy, nghèo đói thường là một trong những yếu tố góp phần hoặc làm cho các cuộc xung đột trầm trọng thêm, kể cả các cuộc xung đột võ trang. Đối lại, các cuộc xung đột này nuôi dưỡng thảm trạng nghèo đói.
Đức Thánh Cha Biển Đức chia Sứ điệp Hoà Bình 2009 thành hai phần trong chủ đề chống đói nghèo... nó ràng buộc với các khía cạnh đa dạng nhằm thăng tiến hòa bình. Thứ nhất giải quyết những quan hệ đạo đức gắn liền với đói nghèo; thứ đến, chống đói nghèo cần gắn liền với sự cần thiết liên đới toàn cầu hơn nữa ".
I. NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG HỆ LỤY VỀ LUÂN LÝ.
Đức Thánh Cha nhận xét: Nghèo đói thường được đặt trong quan hệ với sự gia tăng dân số, như thể đây là nguyên nhân gây nên nghèo đói. Bởi thế, những chiến dịch giảm bớt sinh sản đang được phát động và dùng cả những phương pháp không tôn trọng phẩm giá phụ nữ cũng không tôn trọng quyền của đôi vợ chồng được xác định số con của họ trong tinh thần trách nhiệm và nhiều khi, trầm trọng hơn nữa, người ta dùng cả những phương pháp không tôn trọng quyền sống. Sự tiêu diệt hàng triệu hài nhi chưa sinh ra, nhân danh cuộc chiến chống nghèo đói, trong thực tế, đó là một sự loại trừ những người nghèo và yếu nhất trong nhân loại.
Nhân danh ‘Freedom of choice’ (tự do chọn lựa), người mẹ cho rằng mình quyền quyết định sự sống chết của đứa con của bà. Đây là lý do không có tính cách thuyết phục. Thật hiếm trường hợp người mẹ tự do giết con mình, nhưng bà ta phải làm như thế dưới áp lực vô nhân đạo của ‘cha’ bào thai hay gia đình để giữ thể diện hoặc do người chủ xí nghiệp bắt buộc để công việc sản xuất không bị gián đoạn.
Nhân ngày Dân số Việt-Nam hôm 26.12.2008, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội cải thiện chính sách kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con. Pháp lệnh sẽ có hiệu lực từ ngày đầu năm 2009.
Chương trình thời sự tối đó, qua màn ảnh nhỏ, cho biết rằng tỷ lệ tăng dân số Việt-Nam đang ở tình trạng báo động, đột biến so với những năm khác. Bên cạnh cái tỷ lệ tăng đột biến đó còn có một nỗi lo đó là tỷ lệ giữa trẻ sơ sinh nam và nữ. Lý do là người Việt-Nam thích đã chọn cho mình con trai chứ không phải là con gái. Tại sao ? Vì người ta lý luận rằng có con gái thì gia đình phải lo lắng, phải vất vả hơn khi có con trai hay con trai là con của mình, con gái là con người ta. Những lý luận vô cùng sai trái sai lạc này đang lan nhanh trong xã hội. Các bậc làm cha mẹ trẻ ngày hôm nay bỗng dưng trở thành những kẻ sát nhân không gớm tay.
Ngày xưa, tuy còn nhiều thiếu thốn c ác phương tiện y tế và vật chất, bà mẹ cứ mang thai và vui vẻ hân hoan đón mừng đứa trẻ trong bụng mình chào đời bất luận gái trai, nhưng nào có chuyện phá thai như bây giờ. Thật nguy hiểm khi người ta bình thường hóa việc phá thai.
Năm 2008, sản lượng lúa thu hoạch tại Việt-Nam tăng hơn năm ngoái tới 2,6 triệu tấn, mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Thượng đế vẫn thương người Việt-Nam, nhất là trong năm lương thực thế giới gặp nhiều khó khăn. Rất tiếc tại Việt-Nam, người lãnh đạo không biết quản lý, nhìn xa thấy rộng và thiểu số người dân hưởng thụ vô trách nhiệm. Tại sao người ta không dùng những biện pháp ngừa thai thiên nhiên hay nhân tạo. Dù không hoàn hảo, nhưng tránh được việc sát nhân.
Đức Thánh Cha chứng minh cho chúng ta: « Đứng trước tình trạng đó, có sự kiện này là: hồi năm 1981, khoảng 40% dân số thế giới sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối, nhưng ngày nay tỷ lệ ấy được giảm bớt một nửa, và có những dân tộc đã ra khỏi tình trạng nghèo đói, và hơn nữa dân số gia tăng đáng kể. Sự kiện ấy chứng tỏ điều này là: có những nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề nghèo đói, cho dù dân số gia tăng. Cũng không nên quên rằng, từ cuối thế chiến thứ hai đến nay, dân số trên trái đất tăng thêm 4 tỷ người, và phần lớn hiện tượng này có liên quan tới những nước mới trổi lên trên trường quốc tế như những tân cường quốc kinh tế và đã phát triển mau lẹ nhờ dân số đông. Ngoài ra, trong số những nước phát triển cao, nước nào có tỷ số sinh sản cao hơn thì có tiềm năng phát triển nhiều hơn. Nói khác đi, dân số đang tỏ ra là điều phong phú chứ không phải là một nhân tố gây nên nghèo đói. »
Nơi đoạn số 7 Sứ điệp, Đức Thánh Cha nói đến một khía cạnh khác của cuộc đấu tranh chống đói nghèo là khủng hoảng lương thực, không phải vì thiếu lương thực hay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lương thực mà do những hiện tượng đầu cơ, và vì thiếu những tổ chức chính trị và kinh tế có khả năng đương đầu với các nhu cầu và tình trạng khẩn cấp.
Thật vậy, ngày 26.04.2008, cơn sốt gạo đã đột ngột bùng lên tại các tỉnh và thành phố ở Việt-Nam, gây nên tình trạng khan hiếm ảo đã đẩy giá gạo tăng vọt trong khi nhiều đại lý đã ngừng bán. Những kẻ đầu cơ thu được một số tiền khá lớn. Sau đó, dù Nhà Nước có đe dọa trừng trị, nhưng thời gian trôi qua, có ai bị bắt điều tra đâu thì làm gì có việc trừng trị.
Ngày 09.12.2008, tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO - Food and Agriculture Organization), đã công bố bản tường trình về nạn đói trên thế giới năm 2008. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm đã leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Để có thể loại trừ nạn đói hàng năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã dùng để yểm trợ cho ngành nông nghiệp của họ và không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua sắm khí giới. Năm 2000, cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói trong năm 2015, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho quỹ chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa.
Một lãnh vực khác đáng được đặc biệt chú ý về phương diện luân lý là tương quan giữa sự giải trừ võ trang và phát triển. Mức độ chi phí quân sự hiện nay trên thế giới đang gây lo âu. Chính phủ các quốc gia đang sử dụng những tài nguyên lớn lao về vật chất và nhân sự cho những chi phí quân sự và việc võ trang rút từ các dự án phát triển các dân tộc. Hành động này vi phạm điều 26 Hiến Chương Liên Hợp Quốc về ‘thăng tiến sự ổn định và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế với chi phí tối thiểu về nhân lực và tài lực cho việc võ trang’. Đức Phaolô VI đã quả quyết chí lý ‘Phát triển chính là danh xưng mới của hòa bình’ (Thông Điệp ‘Populorum progressio’, số 87)
II. CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGHÈO ĐÓI VÀ TÌNH LIÊN ĐỚI HOÀN CẦU.
Con đường tốt nhất để xây dựng hòa bình là sự hoàn cầu hóa nhắm đến lợi ích của đại gia đình nhân loại. Nhưng để quản trị sự hoàn cầu hóa, cần có một sự liên đới hoàn cầu mạnh mẽ giữa các nước giàu và các nước nghèo, cũng như giữa lòng mỗi nước, dù đó là nước giàu. Cần có một ‘bộ Luật luân lý đạo đức chung’, các điều luật này không phải chỉ có tính chất qui ước, nhưng được ăn rễ sâu nơi luật tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người (xem Rm 2,14-15).
Trong lãnh vực thương mại và những giao dịch tài chánh quốc tế đang có tiến bộ giúp hội nhập tích cực các nền kinh tế, nhưng cũng còn những chia rẽ và gạt các dân tộc ra ngoài lề, tạo nên những tiền đề cho các cuộc xung đột. Tài chính là lĩnh vực mang ý nghĩa đặc biệt bởi do toàn cầu hóa, điện tử hiện đại, và tự do lưu thông vốn đầu tư. Dù ‘cuộc khủng hoảng gần đây chứng minh hoạt động tài chính cũng có thể bị xáo trộn, không tôn trọng lợi ích chung và bền vững’, không kích thích tạo ra những cơ hội mới cho sản xuất và việc làm trong dài hạn. Theo chiều hướng này, nền tài chính hạn chế nhắm đến ngắn hạn và rất ngắn hạn sẽ trở nên nguy hiểm cho tất cả mọi người.
« Cuộc đấu tranh chống đói nghèo đòi hỏi phải có sự hợp tác cả trên bình diện kinh tế và bình diện pháp lý, cũng như cho phép cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là các nước nghèo hơn xác định và thực hiện các chiến lược phối hợp để đối phó với các vấn đề được thảo luận trên đây, do đó cung cấp một khuôn khổ pháp lý có hiệu quả cho nền kinh tế ». Kinh nghiệm cho thấy rằng: có những sự trợ giúp sẽ là nguyên nhân cho sự thất bại trong việc cung cấp viện trợ cho các nước nghèo. Đầu tư vào giáo dục con người, tạo thành và phát triển nền văn hóa đặc trưng và toàn diện nơi doanh nghiệp dường như là lối tiếp cận đúng đắn hiện nay trong trung và dài hạn.
Sự thăng tiến con người và hội nhập vào xã hội những thành phần dân chúng thường ở dưới mức độ nghèo đói cùng cực, khó nhận được những trợ giúp từ phía chính quyền. Lịch sử phát triển kinh tế trong thế kỷ 20 dạy rằng những chính sách phát triển tốt đã được ủy thác cho trách nhiệm của con người và cho việc kiến tạo sự hợp lực tích cực giữa thị trường, xã hội dân sự và Nhà Nước. Đặc biệt xã hội dân sự giữ một vai trò chủ yếu trong mỗi tiến trình phát triển, vì sự phát triển chủ yếu là một hiện tượng văn hóa và văn hóa nảy sinh và phát triển trong những môi trường dân sự.
Tại Hoa kỳ, những con nợ không còn khả năng thanh toán ‘subprimes’ bị mất nhà không được Nhà Nước trực tiếp giúp đở, nhưng họ còn có thể trông nhờ các tổ chức từ thiện trợ giúp. Họ còn hy vọng Tòa hòa giải dành cho một ân hạn để tiếp tục ở lại trong nhà. Trong khi đó, các ‘dân oan’ bị mất nhà một cách bất công ở Việt-Nam đã không được xét đơn khiếu kiện thì còn trông cậy gì nơi Nhà Nước thương hại.
Đức Gioan Phaolô 2 đã quả quyết ‘sự hoàn cầu hóa xuất hiện với đặc tính nổi bật là có hai mặt’ và vì thế cần được quản trị một cách khôn ngoan thận trọng. Trong sự khôn ngoan này, trước tiên cần để ý đến những đòi hỏi của người nghèo trên thế giới, vượt thắng gương mù là sự chênh lệch thái quá giữa những tình trạng nghèo đói và các biện pháp mà con người đưa ra để đối phó với chúng. Sự thiếu tương ứng đó thuộc bình diện văn hóa và chính trị cũng như trên bình diện tinh thần và luân lý. Thực vậy, người ta thường chỉ dừng lại ở những nguyên nhân hời hợt và phụ thuộc gây ra nghèo đói, mà không đi tới những nguyên nhân ở trong tâm hồn con người, như sự hám lợi và quan niệm hẹp hòi.
Trong Thông điệp ‘Centesimus annus’, Đức Gioan Phaolô 2 cảnh giác về sự cần thiết phải ‘từ bỏ não trạng coi người nghèo, cá nhân và các dân tộc, như gánh nặng’ vì ‘người nghèo yêu cầu được quyền tham gia vào việc hưởng các của cải vật chất và làm cho khả năng làm việc của họ được sinh lợi, nhờ đó tạo nên một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người’. Do đó, chỉ có điên mới có thể khiến cho người ta xây cất một căn nhà vàng, xung quanh là sa mạc hoặc những cảnh sa sút. Sự hoàn cầu hóa tự nó không thể xây dựng hòa bình, và trong nhiều trường hợp nó còn tạo nên chia rẽ và xung đột. Chúng tôi nghĩ đến những nhà thờ được xây dựng thật giàu sang giữa những đồng bào sống lầm than nghèo khó… Chúa Giêsu chỉ sinh ra trong hang đá và chết trên Thánh Giá để chuộc tội chúng ta.
Để công cuộc ‘Bài trừ đói nghèo, Xây dựng Hòa Bình’ được thành công không điều gì khác hơn hiểu biết và tham chiếu Học thuyết Xã hội Công giáo trong tương quan giữa người dân và Chính quyền trong một quốc gia, và giữa các quốc gia với nhau. Học thuyết Xã hội Công giáo hình thành căn cứ vào Tin Mừng Đức Kitô, gần với Luật Thiên Nhiên, và luôn được cập nhật hóa, hầu việc xây dựng một trật tự xã hội công bằng trong một quốc gia và toàn thế giới được hoàn hảo hơn (xem Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, 2006, số 27 và 28).
Sau khi gửi đến mọi người lời cầu chúc Hòa Bình nhân dịp đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại lời Đức Gioan Phaolô 2 viết trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 1993 để nêu rõ những ảnh hưởng tiêu cực mà tình trạng nghèo đói của các dân tộc gây ra cho Hòa Bình. Thực vậy, nghèo đói thường là một trong những yếu tố góp phần hoặc làm cho các cuộc xung đột trầm trọng thêm, kể cả các cuộc xung đột võ trang. Đối lại, các cuộc xung đột này nuôi dưỡng thảm trạng nghèo đói.
Đức Thánh Cha Biển Đức chia Sứ điệp Hoà Bình 2009 thành hai phần trong chủ đề chống đói nghèo... nó ràng buộc với các khía cạnh đa dạng nhằm thăng tiến hòa bình. Thứ nhất giải quyết những quan hệ đạo đức gắn liền với đói nghèo; thứ đến, chống đói nghèo cần gắn liền với sự cần thiết liên đới toàn cầu hơn nữa ".
I. NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG HỆ LỤY VỀ LUÂN LÝ.
Đức Thánh Cha nhận xét: Nghèo đói thường được đặt trong quan hệ với sự gia tăng dân số, như thể đây là nguyên nhân gây nên nghèo đói. Bởi thế, những chiến dịch giảm bớt sinh sản đang được phát động và dùng cả những phương pháp không tôn trọng phẩm giá phụ nữ cũng không tôn trọng quyền của đôi vợ chồng được xác định số con của họ trong tinh thần trách nhiệm và nhiều khi, trầm trọng hơn nữa, người ta dùng cả những phương pháp không tôn trọng quyền sống. Sự tiêu diệt hàng triệu hài nhi chưa sinh ra, nhân danh cuộc chiến chống nghèo đói, trong thực tế, đó là một sự loại trừ những người nghèo và yếu nhất trong nhân loại.
Nhân danh ‘Freedom of choice’ (tự do chọn lựa), người mẹ cho rằng mình quyền quyết định sự sống chết của đứa con của bà. Đây là lý do không có tính cách thuyết phục. Thật hiếm trường hợp người mẹ tự do giết con mình, nhưng bà ta phải làm như thế dưới áp lực vô nhân đạo của ‘cha’ bào thai hay gia đình để giữ thể diện hoặc do người chủ xí nghiệp bắt buộc để công việc sản xuất không bị gián đoạn.
Nhân ngày Dân số Việt-Nam hôm 26.12.2008, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kêu gọi các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội cải thiện chính sách kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con. Pháp lệnh sẽ có hiệu lực từ ngày đầu năm 2009.
Chương trình thời sự tối đó, qua màn ảnh nhỏ, cho biết rằng tỷ lệ tăng dân số Việt-Nam đang ở tình trạng báo động, đột biến so với những năm khác. Bên cạnh cái tỷ lệ tăng đột biến đó còn có một nỗi lo đó là tỷ lệ giữa trẻ sơ sinh nam và nữ. Lý do là người Việt-Nam thích đã chọn cho mình con trai chứ không phải là con gái. Tại sao ? Vì người ta lý luận rằng có con gái thì gia đình phải lo lắng, phải vất vả hơn khi có con trai hay con trai là con của mình, con gái là con người ta. Những lý luận vô cùng sai trái sai lạc này đang lan nhanh trong xã hội. Các bậc làm cha mẹ trẻ ngày hôm nay bỗng dưng trở thành những kẻ sát nhân không gớm tay.
Ngày xưa, tuy còn nhiều thiếu thốn c ác phương tiện y tế và vật chất, bà mẹ cứ mang thai và vui vẻ hân hoan đón mừng đứa trẻ trong bụng mình chào đời bất luận gái trai, nhưng nào có chuyện phá thai như bây giờ. Thật nguy hiểm khi người ta bình thường hóa việc phá thai.
Năm 2008, sản lượng lúa thu hoạch tại Việt-Nam tăng hơn năm ngoái tới 2,6 triệu tấn, mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Thượng đế vẫn thương người Việt-Nam, nhất là trong năm lương thực thế giới gặp nhiều khó khăn. Rất tiếc tại Việt-Nam, người lãnh đạo không biết quản lý, nhìn xa thấy rộng và thiểu số người dân hưởng thụ vô trách nhiệm. Tại sao người ta không dùng những biện pháp ngừa thai thiên nhiên hay nhân tạo. Dù không hoàn hảo, nhưng tránh được việc sát nhân.
Đức Thánh Cha chứng minh cho chúng ta: « Đứng trước tình trạng đó, có sự kiện này là: hồi năm 1981, khoảng 40% dân số thế giới sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối, nhưng ngày nay tỷ lệ ấy được giảm bớt một nửa, và có những dân tộc đã ra khỏi tình trạng nghèo đói, và hơn nữa dân số gia tăng đáng kể. Sự kiện ấy chứng tỏ điều này là: có những nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề nghèo đói, cho dù dân số gia tăng. Cũng không nên quên rằng, từ cuối thế chiến thứ hai đến nay, dân số trên trái đất tăng thêm 4 tỷ người, và phần lớn hiện tượng này có liên quan tới những nước mới trổi lên trên trường quốc tế như những tân cường quốc kinh tế và đã phát triển mau lẹ nhờ dân số đông. Ngoài ra, trong số những nước phát triển cao, nước nào có tỷ số sinh sản cao hơn thì có tiềm năng phát triển nhiều hơn. Nói khác đi, dân số đang tỏ ra là điều phong phú chứ không phải là một nhân tố gây nên nghèo đói. »
Nơi đoạn số 7 Sứ điệp, Đức Thánh Cha nói đến một khía cạnh khác của cuộc đấu tranh chống đói nghèo là khủng hoảng lương thực, không phải vì thiếu lương thực hay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lương thực mà do những hiện tượng đầu cơ, và vì thiếu những tổ chức chính trị và kinh tế có khả năng đương đầu với các nhu cầu và tình trạng khẩn cấp.
Thật vậy, ngày 26.04.2008, cơn sốt gạo đã đột ngột bùng lên tại các tỉnh và thành phố ở Việt-Nam, gây nên tình trạng khan hiếm ảo đã đẩy giá gạo tăng vọt trong khi nhiều đại lý đã ngừng bán. Những kẻ đầu cơ thu được một số tiền khá lớn. Sau đó, dù Nhà Nước có đe dọa trừng trị, nhưng thời gian trôi qua, có ai bị bắt điều tra đâu thì làm gì có việc trừng trị.
Ngày 09.12.2008, tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO - Food and Agriculture Organization), đã công bố bản tường trình về nạn đói trên thế giới năm 2008. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm đã leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Để có thể loại trừ nạn đói hàng năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã dùng để yểm trợ cho ngành nông nghiệp của họ và không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua sắm khí giới. Năm 2000, cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói trong năm 2015, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho quỹ chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa.
Một lãnh vực khác đáng được đặc biệt chú ý về phương diện luân lý là tương quan giữa sự giải trừ võ trang và phát triển. Mức độ chi phí quân sự hiện nay trên thế giới đang gây lo âu. Chính phủ các quốc gia đang sử dụng những tài nguyên lớn lao về vật chất và nhân sự cho những chi phí quân sự và việc võ trang rút từ các dự án phát triển các dân tộc. Hành động này vi phạm điều 26 Hiến Chương Liên Hợp Quốc về ‘thăng tiến sự ổn định và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế với chi phí tối thiểu về nhân lực và tài lực cho việc võ trang’. Đức Phaolô VI đã quả quyết chí lý ‘Phát triển chính là danh xưng mới của hòa bình’ (Thông Điệp ‘Populorum progressio’, số 87)
II. CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGHÈO ĐÓI VÀ TÌNH LIÊN ĐỚI HOÀN CẦU.
Con đường tốt nhất để xây dựng hòa bình là sự hoàn cầu hóa nhắm đến lợi ích của đại gia đình nhân loại. Nhưng để quản trị sự hoàn cầu hóa, cần có một sự liên đới hoàn cầu mạnh mẽ giữa các nước giàu và các nước nghèo, cũng như giữa lòng mỗi nước, dù đó là nước giàu. Cần có một ‘bộ Luật luân lý đạo đức chung’, các điều luật này không phải chỉ có tính chất qui ước, nhưng được ăn rễ sâu nơi luật tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người (xem Rm 2,14-15).
Trong lãnh vực thương mại và những giao dịch tài chánh quốc tế đang có tiến bộ giúp hội nhập tích cực các nền kinh tế, nhưng cũng còn những chia rẽ và gạt các dân tộc ra ngoài lề, tạo nên những tiền đề cho các cuộc xung đột. Tài chính là lĩnh vực mang ý nghĩa đặc biệt bởi do toàn cầu hóa, điện tử hiện đại, và tự do lưu thông vốn đầu tư. Dù ‘cuộc khủng hoảng gần đây chứng minh hoạt động tài chính cũng có thể bị xáo trộn, không tôn trọng lợi ích chung và bền vững’, không kích thích tạo ra những cơ hội mới cho sản xuất và việc làm trong dài hạn. Theo chiều hướng này, nền tài chính hạn chế nhắm đến ngắn hạn và rất ngắn hạn sẽ trở nên nguy hiểm cho tất cả mọi người.
« Cuộc đấu tranh chống đói nghèo đòi hỏi phải có sự hợp tác cả trên bình diện kinh tế và bình diện pháp lý, cũng như cho phép cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là các nước nghèo hơn xác định và thực hiện các chiến lược phối hợp để đối phó với các vấn đề được thảo luận trên đây, do đó cung cấp một khuôn khổ pháp lý có hiệu quả cho nền kinh tế ». Kinh nghiệm cho thấy rằng: có những sự trợ giúp sẽ là nguyên nhân cho sự thất bại trong việc cung cấp viện trợ cho các nước nghèo. Đầu tư vào giáo dục con người, tạo thành và phát triển nền văn hóa đặc trưng và toàn diện nơi doanh nghiệp dường như là lối tiếp cận đúng đắn hiện nay trong trung và dài hạn.
Sự thăng tiến con người và hội nhập vào xã hội những thành phần dân chúng thường ở dưới mức độ nghèo đói cùng cực, khó nhận được những trợ giúp từ phía chính quyền. Lịch sử phát triển kinh tế trong thế kỷ 20 dạy rằng những chính sách phát triển tốt đã được ủy thác cho trách nhiệm của con người và cho việc kiến tạo sự hợp lực tích cực giữa thị trường, xã hội dân sự và Nhà Nước. Đặc biệt xã hội dân sự giữ một vai trò chủ yếu trong mỗi tiến trình phát triển, vì sự phát triển chủ yếu là một hiện tượng văn hóa và văn hóa nảy sinh và phát triển trong những môi trường dân sự.
Tại Hoa kỳ, những con nợ không còn khả năng thanh toán ‘subprimes’ bị mất nhà không được Nhà Nước trực tiếp giúp đở, nhưng họ còn có thể trông nhờ các tổ chức từ thiện trợ giúp. Họ còn hy vọng Tòa hòa giải dành cho một ân hạn để tiếp tục ở lại trong nhà. Trong khi đó, các ‘dân oan’ bị mất nhà một cách bất công ở Việt-Nam đã không được xét đơn khiếu kiện thì còn trông cậy gì nơi Nhà Nước thương hại.
Đức Gioan Phaolô 2 đã quả quyết ‘sự hoàn cầu hóa xuất hiện với đặc tính nổi bật là có hai mặt’ và vì thế cần được quản trị một cách khôn ngoan thận trọng. Trong sự khôn ngoan này, trước tiên cần để ý đến những đòi hỏi của người nghèo trên thế giới, vượt thắng gương mù là sự chênh lệch thái quá giữa những tình trạng nghèo đói và các biện pháp mà con người đưa ra để đối phó với chúng. Sự thiếu tương ứng đó thuộc bình diện văn hóa và chính trị cũng như trên bình diện tinh thần và luân lý. Thực vậy, người ta thường chỉ dừng lại ở những nguyên nhân hời hợt và phụ thuộc gây ra nghèo đói, mà không đi tới những nguyên nhân ở trong tâm hồn con người, như sự hám lợi và quan niệm hẹp hòi.
Trong Thông điệp ‘Centesimus annus’, Đức Gioan Phaolô 2 cảnh giác về sự cần thiết phải ‘từ bỏ não trạng coi người nghèo, cá nhân và các dân tộc, như gánh nặng’ vì ‘người nghèo yêu cầu được quyền tham gia vào việc hưởng các của cải vật chất và làm cho khả năng làm việc của họ được sinh lợi, nhờ đó tạo nên một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người’. Do đó, chỉ có điên mới có thể khiến cho người ta xây cất một căn nhà vàng, xung quanh là sa mạc hoặc những cảnh sa sút. Sự hoàn cầu hóa tự nó không thể xây dựng hòa bình, và trong nhiều trường hợp nó còn tạo nên chia rẽ và xung đột. Chúng tôi nghĩ đến những nhà thờ được xây dựng thật giàu sang giữa những đồng bào sống lầm than nghèo khó… Chúa Giêsu chỉ sinh ra trong hang đá và chết trên Thánh Giá để chuộc tội chúng ta.
Để công cuộc ‘Bài trừ đói nghèo, Xây dựng Hòa Bình’ được thành công không điều gì khác hơn hiểu biết và tham chiếu Học thuyết Xã hội Công giáo trong tương quan giữa người dân và Chính quyền trong một quốc gia, và giữa các quốc gia với nhau. Học thuyết Xã hội Công giáo hình thành căn cứ vào Tin Mừng Đức Kitô, gần với Luật Thiên Nhiên, và luôn được cập nhật hóa, hầu việc xây dựng một trật tự xã hội công bằng trong một quốc gia và toàn thế giới được hoàn hảo hơn (xem Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, 2006, số 27 và 28).
Đức Thánh Cha nói Kitô hữu phải quyết định giúp tha nhân trong năm 2009
Bùi Hữu Thư
20:01 01/01/2009
Đức Thánh Cha nói Kitô hữu phải quyết định giúp tha nhân trong năm 2009
Cindy Wooden -Catholic News Service
VATICAN CITY (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, Kitô hữu không được sợ hãi những gì cuộc khủng hoảng tài chánh sẽ mang đến trong năm 2009, nhưng phải tin tưởng nơi Thiên Chúa và quyết định giúp đỡ lẫn nhau trong năm mới.
Chủ tế một nghi thức cầu nguyện vào buổi tối ngày 31 tháng 12 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để cảm tạ Thiên Chúa về các ơn lành trao ban trong năm 2008, ĐTC nói mọi người trước hết phải biết ơn về quà tặng của thời gian, và đây là “một cơ hội quý báu để làm việc lành.”
Buổi cầu nguyện chấm dứt với việc chầu Thánh Thể và đồng ca bài “Te Deum,” một thánh ca truyền thống để ngợi khen và cảm tạ ân sủng cứu chuộc của Chúa Kitô.
ĐTC nói, "Trong thời đại chúng ta, đang mang dấu hiệu của những hoang mang và lo âu về tương lai, cần phải có cảm nghiệm về sự hiện diện sống động của Chúa Kitô.”
Ngài nói, "Năm nay chấm dứt với ý thức về một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế ngày càng gia tăng, và bây giờ đang ảnh hưởng đến toàn thế giới; đây là một cuộc khủng hoảng đòi hỏi nơi tất cả mọi người phải cố tiết giảm và hợp quần, nhất là để giúp các cá nhân và gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn.”
Các giáo xứ, các tổ chức và cơ quan từ thiện Công Giáo đã đang chuẩn bị để giúp đỡ một số con người kỷ lục trong năm tới, nhưng rất cần đến sự hợp tác của tất cả mọi người."
ĐTC Benedict nói, "Mặc dầu nơi chân trời có nhiều mây đen che phủ tương lai chúng ta, chúng ta không được hãi sợ.”
Ngài nói, "Niềm hy vọng lớn lao nhất của chúng ta, các tín hữu, là đời sống vĩnh cửu trong việc đồng hành với Đức Kitô và toàn thể gia đình của Thiên Chúa. Niềm hy vọng lớn lao này ban cho chúng ta sức mạnh để đối phó và vượt thắng các khó khăn của cuộc đời trên thế gian này."
ĐTC Benedict yêu cầu các giới trẻ “mau đáp ứng” nếu Chúa mời gọi họ làm việc cho giáo hội và sống cuộc sống chứng nhân cho các giá trị Phúc Âm.
Thế giới cần đến những người không chỉ chú ý đến những nhu cầu và ước vọng của họ, “vì như tôi đã nói vào ngày Giáng Sinh, nếu người ta chỉ lo lắng đến lợi ích cá nhân, thế giới này chắc chắn sẽ tan vỡ.”
Vào đêm vọng Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, ĐTC nói, người Công Giáo đang gửi gấm trong bàn tay của Mẹ Maria “những mong đợi và hy vọng cũng như các ưu tư và khó khăn đang chất chứa trong tim chúng ta trong khi chúng ta từ giã năm 2008 và đón chào năm 2009."
Trước khi đi viếng thăm Máng Cỏ tại quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói với những người tham dự buổi cầu nguyện là, “chúng ta hãy ngừng lại để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, con mắt chúng ta không thể không ngắm nhìn Mẹ Người với lòng biết ơn, vì Mẹ đã nói ‘xin vâng’ và giúp cho chúng ta có được quà tặng của ơn Cứu Chuộc.”
Đức Thánh Cha cử hành lễ Kính Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình Thế Giới
LM Trần Đức Anh, OP
23:34 01/01/2009
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành trọng thể lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và cũng là Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 42. Ngài đặc biệt tái kêu gọi chấm dứt bạo lực tại miền Gaza.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ lúc 10 giờ sáng ngày 1-1-2009 tại Đền thờ Thánh Phêrô, có 5 vị trong đó có ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Ngoài ra có 2 hồng y Phó tế tháp tùng ĐTC là ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế.
Trong số gần 10 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ, cũng có đông đảo các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, 22 HY và 26 GM. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 5 ca đoàn khác, gồm ca đoàn Mẹ Giáo Hội ở Roma với 100 ca viên, Ca đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm thuộc giáo phận Hartford Hoa Kỳ gồm 30 người, ca đoàn Reggio Emilia ở Italia với 65 ca viên và sau cùng là Ca đoàn Liban gồm 16 người. 70 LM phụ trách việc cho rước lễ được ngồi phía sau bàn thờ chính.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến lời cầu chúc như được trình bày trong bài đọc thứ I trích từ sách Dân Số (6,22-27). Các vị tư tế của Israel chúc lành cho dân bằng cách ”kêu cầu Danh Chúa ở trên họ”: Thánh Danh Chúa được kêu cầu 3 lần trên các tín hữu như lời cầu chúc ân sủng và bình an. Thói quen cổ kính này dẫn chúng ta đến một thực tại thiết yếu, đó là để có thể tiến bước trên con đường hòa bình, mọi người và các dân tộc cần được nhan thánh Chúa soi sáng và được Danh Chúa chúc phúc. Điều này xảy ra chung cục với mầu nhiệm Nhập Thể: Con Thiên Chúa đến trong xác thể như chúng ta và trong lịch sử đã mang lại một phúc lành không thể rút lại, một ánh sáng không còn tắt lịm nữa, và mang lại cho các tín hữu cũng như những người thiện chí khả năng xây dựng nền văn minh tình thương và hòa bình”.
ĐTC nói: ”Các bạn thân mến, đó là con đường Tin Mừng dẫn đến hòa bình, con đường mà Giám Mục Roma được kêu gọi kiên trì tái đề nghị mỗi lần trình bày Sứ điệp nhân ngày Hòa bình thế giới.”
Nhắc đến chủ đề Ngày Thế Giới hòa bình năm nay là ”Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình”, ĐTC nói: ”đề tài này có 2 bình diện cần cứu xét, mà giờ đây tôi chỉ có thể nhắc đến một cách vắn tắt. Một đàng là sự thanh bần được Chúa Giêsu chọn và đề nghị, và đàng khác là thứ nghèo đói cần phải bài trừ để thế giới trở nên công bằng và liên đới hơn.” ”Khía cạnh thứ I tìm được bối cảnh lý tưởng trong những ngày này, trong mùa giáng sinh. Sự giáng trần của Chúa Giêsu tại Bethlehem tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn thanh bần cho bản thân ngài khi đến giữa chúng ta. Cảnh tượng mà các người chăn đoàn vật thấy trước tiên.. là một chuồng súc vật tại đó Đức Maria và Thánh Giuse trú ẩn, và tiếp đến là máng cỏ trong đó Đức Trinh Nữ đã đặt Hài Nhi mới sinh bọc trong tã (cf Lc 2,7.12.16). Thiên Chúa đã chọn sự nghèo khó ấy. Ngài đã muốn sinh ra như vậy, nhưng chúng ta có thể nói thêm rằng Chúa đã muốn sống và muốn chết khó nghèo như vậy. Tại sao? Câu trả lời là: chính tình yêu đối với chúng ta đã thúc đẩy Chúa không những làm người, nhưng còn trở nên nghèo. Trong đường hướng này, chúng ta có thể trích dẫn lời thánh Phaolô trong thư thứ 2 gửi các tín hữu thành Corinto: ”Thực vậy, anh em biết ơn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: vốn giàu sang Ngài đã trở nên nghèo vì anh em, để anh em trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” (8,9).
Sang đến khía cạnh thứ hai, ”đó là sự nghèo đói bần cùng, mà Thiên Chúa không hề muốn và cần phải bài trừ, như chủ đề Ngày Thế Giới hòa bình hôm nay đã nói; đó là thứ nghèo đói ngăn cản không cho con người và các gia đình sống theo phẩm giá của họ; một thứ nghèo đói làm thương tổn công lý và sự bình đẳng, và qua đó, nó đe dọa cuộc sống chung hòa bình. Theo nghĩa tiêu cực này, cũng có những hình thức nghèo đói không phải về phương diện vật chất và nó cũng hiện hữu trong các xã hội sung túc và tiến bộ, đó là tình trạng bị gạt ra ngoài lề, thiếu thốn về quan hệ, về luân lý và tinh thần (Sứ điệp, số 2).
”Trong sứ điệp hòa bình, theo vết các vị Tiền Nhiệm của tôi, tôi muốn đặc biệt cứu xét hiện tượng phức tạp là sự hoàn cầu hóa, để thẩm định tương quan của nó với sự nghèo đói ở mức độ rộng lớn. Đứng trước những tai ương lan rộng như các bệnh truyền nhiễm khắp nơi (5), tình trạng nghèo đói của các trẻ em (5), cuộc khủng hoảng lương thực (7), rất tiếc là tôi phải tái lên tiếng tố giác sự gia tăng chạy đua võ trang không thể chấp nhận được. Một đàng người ta cử hành kỷ niệm Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền, và đàng khác người ta lại gia tăng các chi phí quân sự, vi phạm chính Hiến chương LHQ vốn đòi phải giảm tới mức tối thiểu các chi phí ấy (điều 26). Ngoài ra, sự hoàn cầu hóa loại bỏ một số hàng rào (8), vì thế cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia cần luôn cảnh giác, không bao giờ được giảm bớt sự cảnh giác đối với những nguy cơ xung đột, trái lại cần dấn thân để giữ cho tình liên đới luôn ở cao độ. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay trên thế giới cần được nhìn theo chiều hướng đó và coi đó là một cuộc trắc nghiệm: phải chăng chúng ta có sẵn sàng coi cuộc khủng hoảng này, trong các khía cạnh phức tạp của nó, như một thách đố đối với tương lai hay không, chứ không phải như một sự khẩn cấp cần phải đưa ra những câu trả lời ngắn hạn mà thôi? Chúng ta có sẵn sàng cùng nhau duyệt lại một cách sâu xa về kiểu mẫu phát triển đang thịnh hành để sửa chữa nó một cách có phối hợp và sáng suốt hay không? Ngoài những khó khăn tài chánh hiện nay, cả tình trạng môi sinh của trái đất, và nhất là cuộc khủng hoảng văn hóa và luân lý, với những triệu chứng hiển nhiên ở các nơi trên trái đất càng đòi phải xét lại sâu rộng.”
Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người phó thác cho Mẹ Maria, Mẹ của Con Thiên Chúa, những ước vọng hòa bình: ”Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ ước muốn sâu xa được sống trong hòa bình, ước muốn xuất phát từ con tim của đại đa số dân Israel và Palestine, một lần nữa họ đang gặp nguy hiểm trầm trọng vì bạo lực ồ ạt tại miền Gaza trả đũa lại một bạo lực khác. Cả bạo lực, cả oán thù và nghi kỵ cũng là những hình thức nghèo đói cần phải bài trừ, và những thứ nghèo đói này kinh khủng hơn. Ước gì những hình thức nghèo đói này không trổi vượt! Theo nghĩa đó, các vị chủ chăn của các Giáo Hội tại Thánh Địa, trong những ngày đau buồn này đã lên tiếng. Cùng với các vị và các tín hữu rất quí mến của các vị, đặc biệt là các tín hữu thuộc giáo xứ nhỏ bé nhưng rất nhiệt thành tại Gaza, chúng ta hãy đặt dưới chân Mẹ Maria những lo âu của chúng ta đối với hiện tại và những lo sợ về tương lai, và cả niềm hy vọng chắc chắn rằng người ta không thể không lắng nghe, đáp ứng và mang lại những câu trả lời cụ thể cho khát vọng chung được sống trong hòa bình, an ninh và phẩm giá, nhờ sự đóng góp khôn ngoan và sáng suốt của mọi người.
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ 45 và đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để cùng với hơn 60 ngàn tín hữu tụ tập ở Quảng trường Thành Phêrô dưới trời mưa để đọc kinh Truyền Tin.
Kinh truyền tin
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC gửi lời chúc mừng đầu năm mới được bình an và mọi điều tốt lành tới tất cả các tín hữu hiện diện và những người theo dõi buổi đọc kinh qua các phương tiện truyền thông. Ngài nói:
”Những cầu chúc ấy được đức tin Kitô làm cho trở nên đáng tin cậy, khi đặt chúng trên căn bản biến cố mà chúng ta cử hành trong những ngày này là sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Thực vậy, với ơn Chúa và chỉ với ơn Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hy vọng rằng tương lai tốt đẹp hơn quá khứ. Đây không phải là tín thác nơi một vận mệnh thuận lợi hơn, hoặc nơi những cơ cấu phức tạp của thị trường hoặc tài chánh, nhưng là chính chúng ta cố gắng để trở nên tốt lành và có tinh thần trách nhiệm hơn, để có thể cậy dựa vào lòng từ nhân của Chúa. Đó là điều luôn luôn có thể vì Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Con của Ngài (Dt 1,2), và tiếp tục nói với chúng ta qua lời giảng Tin Mừng và qua tiếng nói của lương tâm chúng ta. Trong Chúa Giêsu Kitô, con đường cứu độ đã được tỏ cho tất cả mọi người, ơn cứu độ này trước tiên là sự cứu chuộc tinh thần, nhưng bao trùm toàn thể con người, kể cả chiều kích xã hội và lịch sử nữa”.
ĐTC cũng quảng diễn vắn tắt về chủ đề Ngày Thế giới hòa bình năm nay ”Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình”, và ngài nói thêm rằng: ”Vào đầu năm mới, mục đích chính của tôi là mời gọi tất cả mọi người, các chính quyền và thường dân, không nản chí trước những khó khăn và thất bại, nhưng tái canh tân dấn thân. Phần hai trong năm 2008 đã làm nảy sinh cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng. Cần đọc cuộc khủng hoảng này trong chiều sâu, như một triệu chứng trầm trọng đòi phải can thiệp tận gốc rễ. Như Chúa Giêsu đã nói, không nên vá miếng vải mới vào chiếc áo cũ (Mc 2,21). Đặt người nghèo ở chỗ thứ nhất có nghĩa là quyết liệt tiến tới tình liên đới hoàn vũ như Đức Gioan Phaolô 2 đã nêu bật sự cần thiết, phối hợp các tiềm năng thị trường với những tiềm năng của xã hội dân sự (Sứ điệp, số 12) trong sự liên lỉ tôn trọng luật pháp và luôn để ý tới công ích”.
”Chúa Giêsu Kitô không tổ chức những chiến dịch chống nghèo đói, nhưng ngài loan báo Tin Mừng cho người nghèo, để giải thoát toàn diện khỏi lầm than về tinh thần và vật chất. Giáo Hội cũng làm như vậy, qua công tác không ngừng rao giảng Tin Mừng và thăng tiến con người. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, phù giúp mọi người cùng nhau tiến bước trên con đường hòa bình”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đặc biệt gửi lời chúc mừng Tổng thống và toàn dân Italia trong năm mới. Ngài cũng ca ngợi, khuyến khích và liên đới với các sáng kiến của các cộng đoàn Giáo Hội ở mọi đại lục nhân Ngày Hòa Bình Thế giới. Ngài chào thăm đông đảo các tham dự viên cuộc tuần hành ”Hòa bình ở các nơi trên mặt đất” do Cộng đồng thánh Egidio khởi xướng ở Roma và nhiều thành phố tại 70 nước trên thế giới. ĐTC cũng nhắc đến các thành viên Phong trào tình yêu gia đình đã canh thức đêm giao thừa vừa qua tại Quảng trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các gia đình cũng như cho Đại gia đình Giáo Hội. Với tất cả mọi người, ngài cầu chúc dồi dào an bình và những điều thiện hảo trong năm mới.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ lúc 10 giờ sáng ngày 1-1-2009 tại Đền thờ Thánh Phêrô, có 5 vị trong đó có ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Ngoài ra có 2 hồng y Phó tế tháp tùng ĐTC là ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế.
Trong số gần 10 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ, cũng có đông đảo các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, 22 HY và 26 GM. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 5 ca đoàn khác, gồm ca đoàn Mẹ Giáo Hội ở Roma với 100 ca viên, Ca đoàn Đức Mẹ Vô Nhiễm thuộc giáo phận Hartford Hoa Kỳ gồm 30 người, ca đoàn Reggio Emilia ở Italia với 65 ca viên và sau cùng là Ca đoàn Liban gồm 16 người. 70 LM phụ trách việc cho rước lễ được ngồi phía sau bàn thờ chính.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến lời cầu chúc như được trình bày trong bài đọc thứ I trích từ sách Dân Số (6,22-27). Các vị tư tế của Israel chúc lành cho dân bằng cách ”kêu cầu Danh Chúa ở trên họ”: Thánh Danh Chúa được kêu cầu 3 lần trên các tín hữu như lời cầu chúc ân sủng và bình an. Thói quen cổ kính này dẫn chúng ta đến một thực tại thiết yếu, đó là để có thể tiến bước trên con đường hòa bình, mọi người và các dân tộc cần được nhan thánh Chúa soi sáng và được Danh Chúa chúc phúc. Điều này xảy ra chung cục với mầu nhiệm Nhập Thể: Con Thiên Chúa đến trong xác thể như chúng ta và trong lịch sử đã mang lại một phúc lành không thể rút lại, một ánh sáng không còn tắt lịm nữa, và mang lại cho các tín hữu cũng như những người thiện chí khả năng xây dựng nền văn minh tình thương và hòa bình”.
ĐTC nói: ”Các bạn thân mến, đó là con đường Tin Mừng dẫn đến hòa bình, con đường mà Giám Mục Roma được kêu gọi kiên trì tái đề nghị mỗi lần trình bày Sứ điệp nhân ngày Hòa bình thế giới.”
Nhắc đến chủ đề Ngày Thế Giới hòa bình năm nay là ”Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình”, ĐTC nói: ”đề tài này có 2 bình diện cần cứu xét, mà giờ đây tôi chỉ có thể nhắc đến một cách vắn tắt. Một đàng là sự thanh bần được Chúa Giêsu chọn và đề nghị, và đàng khác là thứ nghèo đói cần phải bài trừ để thế giới trở nên công bằng và liên đới hơn.” ”Khía cạnh thứ I tìm được bối cảnh lý tưởng trong những ngày này, trong mùa giáng sinh. Sự giáng trần của Chúa Giêsu tại Bethlehem tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn thanh bần cho bản thân ngài khi đến giữa chúng ta. Cảnh tượng mà các người chăn đoàn vật thấy trước tiên.. là một chuồng súc vật tại đó Đức Maria và Thánh Giuse trú ẩn, và tiếp đến là máng cỏ trong đó Đức Trinh Nữ đã đặt Hài Nhi mới sinh bọc trong tã (cf Lc 2,7.12.16). Thiên Chúa đã chọn sự nghèo khó ấy. Ngài đã muốn sinh ra như vậy, nhưng chúng ta có thể nói thêm rằng Chúa đã muốn sống và muốn chết khó nghèo như vậy. Tại sao? Câu trả lời là: chính tình yêu đối với chúng ta đã thúc đẩy Chúa không những làm người, nhưng còn trở nên nghèo. Trong đường hướng này, chúng ta có thể trích dẫn lời thánh Phaolô trong thư thứ 2 gửi các tín hữu thành Corinto: ”Thực vậy, anh em biết ơn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: vốn giàu sang Ngài đã trở nên nghèo vì anh em, để anh em trở nên giàu có nhờ cái nghèo của Ngài” (8,9).
Sang đến khía cạnh thứ hai, ”đó là sự nghèo đói bần cùng, mà Thiên Chúa không hề muốn và cần phải bài trừ, như chủ đề Ngày Thế Giới hòa bình hôm nay đã nói; đó là thứ nghèo đói ngăn cản không cho con người và các gia đình sống theo phẩm giá của họ; một thứ nghèo đói làm thương tổn công lý và sự bình đẳng, và qua đó, nó đe dọa cuộc sống chung hòa bình. Theo nghĩa tiêu cực này, cũng có những hình thức nghèo đói không phải về phương diện vật chất và nó cũng hiện hữu trong các xã hội sung túc và tiến bộ, đó là tình trạng bị gạt ra ngoài lề, thiếu thốn về quan hệ, về luân lý và tinh thần (Sứ điệp, số 2).
”Trong sứ điệp hòa bình, theo vết các vị Tiền Nhiệm của tôi, tôi muốn đặc biệt cứu xét hiện tượng phức tạp là sự hoàn cầu hóa, để thẩm định tương quan của nó với sự nghèo đói ở mức độ rộng lớn. Đứng trước những tai ương lan rộng như các bệnh truyền nhiễm khắp nơi (5), tình trạng nghèo đói của các trẻ em (5), cuộc khủng hoảng lương thực (7), rất tiếc là tôi phải tái lên tiếng tố giác sự gia tăng chạy đua võ trang không thể chấp nhận được. Một đàng người ta cử hành kỷ niệm Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền, và đàng khác người ta lại gia tăng các chi phí quân sự, vi phạm chính Hiến chương LHQ vốn đòi phải giảm tới mức tối thiểu các chi phí ấy (điều 26). Ngoài ra, sự hoàn cầu hóa loại bỏ một số hàng rào (8), vì thế cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia cần luôn cảnh giác, không bao giờ được giảm bớt sự cảnh giác đối với những nguy cơ xung đột, trái lại cần dấn thân để giữ cho tình liên đới luôn ở cao độ. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay trên thế giới cần được nhìn theo chiều hướng đó và coi đó là một cuộc trắc nghiệm: phải chăng chúng ta có sẵn sàng coi cuộc khủng hoảng này, trong các khía cạnh phức tạp của nó, như một thách đố đối với tương lai hay không, chứ không phải như một sự khẩn cấp cần phải đưa ra những câu trả lời ngắn hạn mà thôi? Chúng ta có sẵn sàng cùng nhau duyệt lại một cách sâu xa về kiểu mẫu phát triển đang thịnh hành để sửa chữa nó một cách có phối hợp và sáng suốt hay không? Ngoài những khó khăn tài chánh hiện nay, cả tình trạng môi sinh của trái đất, và nhất là cuộc khủng hoảng văn hóa và luân lý, với những triệu chứng hiển nhiên ở các nơi trên trái đất càng đòi phải xét lại sâu rộng.”
Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người phó thác cho Mẹ Maria, Mẹ của Con Thiên Chúa, những ước vọng hòa bình: ”Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ ước muốn sâu xa được sống trong hòa bình, ước muốn xuất phát từ con tim của đại đa số dân Israel và Palestine, một lần nữa họ đang gặp nguy hiểm trầm trọng vì bạo lực ồ ạt tại miền Gaza trả đũa lại một bạo lực khác. Cả bạo lực, cả oán thù và nghi kỵ cũng là những hình thức nghèo đói cần phải bài trừ, và những thứ nghèo đói này kinh khủng hơn. Ước gì những hình thức nghèo đói này không trổi vượt! Theo nghĩa đó, các vị chủ chăn của các Giáo Hội tại Thánh Địa, trong những ngày đau buồn này đã lên tiếng. Cùng với các vị và các tín hữu rất quí mến của các vị, đặc biệt là các tín hữu thuộc giáo xứ nhỏ bé nhưng rất nhiệt thành tại Gaza, chúng ta hãy đặt dưới chân Mẹ Maria những lo âu của chúng ta đối với hiện tại và những lo sợ về tương lai, và cả niềm hy vọng chắc chắn rằng người ta không thể không lắng nghe, đáp ứng và mang lại những câu trả lời cụ thể cho khát vọng chung được sống trong hòa bình, an ninh và phẩm giá, nhờ sự đóng góp khôn ngoan và sáng suốt của mọi người.
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ 45 và đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để cùng với hơn 60 ngàn tín hữu tụ tập ở Quảng trường Thành Phêrô dưới trời mưa để đọc kinh Truyền Tin.
Kinh truyền tin
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC gửi lời chúc mừng đầu năm mới được bình an và mọi điều tốt lành tới tất cả các tín hữu hiện diện và những người theo dõi buổi đọc kinh qua các phương tiện truyền thông. Ngài nói:
”Những cầu chúc ấy được đức tin Kitô làm cho trở nên đáng tin cậy, khi đặt chúng trên căn bản biến cố mà chúng ta cử hành trong những ngày này là sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Thực vậy, với ơn Chúa và chỉ với ơn Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hy vọng rằng tương lai tốt đẹp hơn quá khứ. Đây không phải là tín thác nơi một vận mệnh thuận lợi hơn, hoặc nơi những cơ cấu phức tạp của thị trường hoặc tài chánh, nhưng là chính chúng ta cố gắng để trở nên tốt lành và có tinh thần trách nhiệm hơn, để có thể cậy dựa vào lòng từ nhân của Chúa. Đó là điều luôn luôn có thể vì Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Con của Ngài (Dt 1,2), và tiếp tục nói với chúng ta qua lời giảng Tin Mừng và qua tiếng nói của lương tâm chúng ta. Trong Chúa Giêsu Kitô, con đường cứu độ đã được tỏ cho tất cả mọi người, ơn cứu độ này trước tiên là sự cứu chuộc tinh thần, nhưng bao trùm toàn thể con người, kể cả chiều kích xã hội và lịch sử nữa”.
ĐTC cũng quảng diễn vắn tắt về chủ đề Ngày Thế giới hòa bình năm nay ”Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình”, và ngài nói thêm rằng: ”Vào đầu năm mới, mục đích chính của tôi là mời gọi tất cả mọi người, các chính quyền và thường dân, không nản chí trước những khó khăn và thất bại, nhưng tái canh tân dấn thân. Phần hai trong năm 2008 đã làm nảy sinh cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng. Cần đọc cuộc khủng hoảng này trong chiều sâu, như một triệu chứng trầm trọng đòi phải can thiệp tận gốc rễ. Như Chúa Giêsu đã nói, không nên vá miếng vải mới vào chiếc áo cũ (Mc 2,21). Đặt người nghèo ở chỗ thứ nhất có nghĩa là quyết liệt tiến tới tình liên đới hoàn vũ như Đức Gioan Phaolô 2 đã nêu bật sự cần thiết, phối hợp các tiềm năng thị trường với những tiềm năng của xã hội dân sự (Sứ điệp, số 12) trong sự liên lỉ tôn trọng luật pháp và luôn để ý tới công ích”.
”Chúa Giêsu Kitô không tổ chức những chiến dịch chống nghèo đói, nhưng ngài loan báo Tin Mừng cho người nghèo, để giải thoát toàn diện khỏi lầm than về tinh thần và vật chất. Giáo Hội cũng làm như vậy, qua công tác không ngừng rao giảng Tin Mừng và thăng tiến con người. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, phù giúp mọi người cùng nhau tiến bước trên con đường hòa bình”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đặc biệt gửi lời chúc mừng Tổng thống và toàn dân Italia trong năm mới. Ngài cũng ca ngợi, khuyến khích và liên đới với các sáng kiến của các cộng đoàn Giáo Hội ở mọi đại lục nhân Ngày Hòa Bình Thế giới. Ngài chào thăm đông đảo các tham dự viên cuộc tuần hành ”Hòa bình ở các nơi trên mặt đất” do Cộng đồng thánh Egidio khởi xướng ở Roma và nhiều thành phố tại 70 nước trên thế giới. ĐTC cũng nhắc đến các thành viên Phong trào tình yêu gia đình đã canh thức đêm giao thừa vừa qua tại Quảng trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các gia đình cũng như cho Đại gia đình Giáo Hội. Với tất cả mọi người, ngài cầu chúc dồi dào an bình và những điều thiện hảo trong năm mới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thỉnh nguyện và quyết định của Tông Tòa Xá Giải về Năm Thánh tại Thái Hà
LM. Vũ Khởi Phụng
04:12 01/01/2009
THỈNH NGUYỆN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÔNG TÒA XÁ GIẢI
VỀ NĂM THÁNH TẠI THÁI HÀ
Prot. N. 095/08/I
Tâu Đức Thánh Cha,
Đức Tổng Giám mục Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt, cùng với anh em Dòng Chúa Cứu Thế là những người được trao phó trách nhiệm mục vụ tại Đền Thánh mang danh hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, được sáng lập từ năm 1929, xin thành tâm dãi bày lên Đức Thánh Cha tâm tình hiếu thảo và xin khiêm cung khẩn cầu: sắp tới đây sẽ tròn tám mươi năm kể từ ngày các anh em dòng Ligori đến thành phố Hà nội và mở đền thánh tôn kính Đức Mẹ,
Để kỷ niệm biến cố vui mừng này đối với đời sống đạo, sẽ có những lễ hội tưởng niệm và nhiều việc thiêng liêng được tổ chức tại đền thánh này trong suốt năm đại khánh; mục đích là để tăng cường các nhân đức siêu nhiên Tin, Cậy, Mến cho các tín hữu, xây dựng phong hóa sâu đậm hơn theo đường lối Tin Mừng, và củng cố hơn nữa mối dây hiệp nhất với giáo quyền, với Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng.
Để mở kho tàng Ơn Thánh dồi dào hơn cho các tín hữu sẽ tham dự các cuộc lễ này, Đức Tổng Giám mục tin tưởng khẩn cầu Thánh Đài ban các ân xá…
Ngày 19 tháng 12, 2008
Tông Tòa Xá Giải, được Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm, vui lòng mở ơn đại xá, với những điều kiện thường lệ ( xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ), cho các tín hữu có lòng sám hối chân thành, và thành kính dự các cuộc hành lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Hà nội hoặc ít là đọc kinh lạy Cha và Kinh Tin Kính, cùng với lời cầu Đức Mẹ:
a. Trong các ngày 31/1/2009 và 7/5/2010 là những ngày long trọng khai mạc và bế mạc năm Đại Khánh.
b. Trong mọi dịp mừng trọng thể và các ngày lễ do Đức Tổng Giám mục Hà nội tùy ý ấn định.
c. Mỗi khi họ tham dự nghi lễ hành hương tại đền thánh hoặc với tính cách cá nhân hoặc theo đoàn thể.
d. Mỗi năm một lần, vào một ngày do mỗi tín hữu tự ý chọn.
Văn thư này có giá trị trong năm Đại Khánh tại Đền Thánh, bất chấp mọi quy định trái ngược.
+ Hồng Y Hội Thánh Roma Francis James Stafford
Chưởng quản tòa xá giải
Giovanni Francesco Girotti, O.F.M Conv.
G.m.h.t Mentesis
Đổng lý
VỀ NĂM THÁNH TẠI THÁI HÀ
Prot. N. 095/08/I
Tâu Đức Thánh Cha,
Đức Tổng Giám mục Hà nội Giuse Ngô Quang Kiệt, cùng với anh em Dòng Chúa Cứu Thế là những người được trao phó trách nhiệm mục vụ tại Đền Thánh mang danh hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, được sáng lập từ năm 1929, xin thành tâm dãi bày lên Đức Thánh Cha tâm tình hiếu thảo và xin khiêm cung khẩn cầu: sắp tới đây sẽ tròn tám mươi năm kể từ ngày các anh em dòng Ligori đến thành phố Hà nội và mở đền thánh tôn kính Đức Mẹ,
Để kỷ niệm biến cố vui mừng này đối với đời sống đạo, sẽ có những lễ hội tưởng niệm và nhiều việc thiêng liêng được tổ chức tại đền thánh này trong suốt năm đại khánh; mục đích là để tăng cường các nhân đức siêu nhiên Tin, Cậy, Mến cho các tín hữu, xây dựng phong hóa sâu đậm hơn theo đường lối Tin Mừng, và củng cố hơn nữa mối dây hiệp nhất với giáo quyền, với Đức Giám Mục và Đức Giáo Hoàng.
Để mở kho tàng Ơn Thánh dồi dào hơn cho các tín hữu sẽ tham dự các cuộc lễ này, Đức Tổng Giám mục tin tưởng khẩn cầu Thánh Đài ban các ân xá…
Ngày 19 tháng 12, 2008
Tông Tòa Xá Giải, được Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm, vui lòng mở ơn đại xá, với những điều kiện thường lệ ( xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ), cho các tín hữu có lòng sám hối chân thành, và thành kính dự các cuộc hành lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Hà nội hoặc ít là đọc kinh lạy Cha và Kinh Tin Kính, cùng với lời cầu Đức Mẹ:
a. Trong các ngày 31/1/2009 và 7/5/2010 là những ngày long trọng khai mạc và bế mạc năm Đại Khánh.
b. Trong mọi dịp mừng trọng thể và các ngày lễ do Đức Tổng Giám mục Hà nội tùy ý ấn định.
c. Mỗi khi họ tham dự nghi lễ hành hương tại đền thánh hoặc với tính cách cá nhân hoặc theo đoàn thể.
d. Mỗi năm một lần, vào một ngày do mỗi tín hữu tự ý chọn.
Văn thư này có giá trị trong năm Đại Khánh tại Đền Thánh, bất chấp mọi quy định trái ngược.
+ Hồng Y Hội Thánh Roma Francis James Stafford
Chưởng quản tòa xá giải
Giovanni Francesco Girotti, O.F.M Conv.
G.m.h.t Mentesis
Đổng lý
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Huế
Trương Trí
13:31 01/01/2009
HUẾ - Sáng ngày 01-01-2009, Lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày đầu năm mới. Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã chủ sự Thánh lễ đồng tế Bé mạc năm Thánh nhà thờ Chính tòa Phủ Cam - Huế nhân kỷ niệm 100 năm Giáo xứ Chính tòa 1908 - 2008. Cùng đồng tế có Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận F.X Lê Văn Hồng, Đan viện phụ dòng Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, các linh mục bề trên cùng đông đảo linh mục trong giáo phận, các dòng tu nam nữ, đại diện các hội đồng giáo xư cùng đông đảo giáo dân.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã gửi lời cầu chúc an lành cho toàn thể cộng đoàn nhân dịp đầu năm mới. Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, chúng ta hiệp với Đức Mẹ ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Mẹ ơn cao trọng nhất để Mẹ cộng tác tích cực với Chúa vào chương trình cứu rỗi nhân loại. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyên cho Hòa bình Thế giới, sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 năm nay có chủ đề: Xóa đói giảm nghèo để xây dựng hòa bình. Cùng với mọi người, chúng ta tiếp tay vào công việc bác ái xã hội một cách thiết thực. Hôm nay cũng đánh dấu kết thúc năm Thánh kỷ niệm 100 năm nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, một năm toàn xá chúng ta đã lãnh nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa qua Giáo Hội, chúng ta hãy thánh hóa những hồng ân ấy bằng nhiều việc làm phúc đức. Thánh lễ tạ ơn này đem lại niềm vui thánh thiện và lòng bác ái một cách thiết thực.
Mặc dù thời tiết mưa dầm và giá rét của xứ Huế mùa đông, ngày Đại lễ cũng đã được diễn ra một cách long trọng. Các dòng tu nam nữ trong giáo phận đều tham dự một cách đông đủ. Các linh mục từ những nơi xa như Quảng Trị, Phú Lộc, v..v.. cũng đều đội mưa gió để về hiệp dâng thánh lễ. Các giáo xứ trong hạt thành phố cũng đều về tham dự.
Sau thánh lễ, ông Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ Phủ Cam, thay mặt giáo xứ chính tòa bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Phụ tá, Đan viện phụ dòng Thiên An, linh mục cựu chánh xứ Stanislaô Nguyễn Đức Vệ, cùng toàn thể các Hội dòng, cộng đoàn dân Chúa đã tề tựu nơi đây để mừng lễ Tạ ơn và Bế mạc năm Thánh nhà thờ Chính tòa Phủ Cam. Ông Nguyễn Đình Lục cũng đã tổng kết 1 năm toàn xá: nhiều cá nhân, gia đình, Hội đoàn, đoàn thể, kiều bào cũng như cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã thấy được ý nghĩa to lớn của Năm Toàn Xá, đã viếng nhà thờ một cách sốt sắng và dâng lời cầu nguyện.
Buổi tối cùng ngày, vào luc 18h30, giáo xứ cũng đã tổ chức đêm hoan ca tạ ơn mừng Bế mạc năm Thánh, mừng Chúa Giáng sinh với nhiều hoạt cảnh, vũ khúc sinh động và mới lạ thể hiện công cuộc rao giảng tin mừng cứu độ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã gửi lời cầu chúc an lành cho toàn thể cộng đoàn nhân dịp đầu năm mới. Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, chúng ta hiệp với Đức Mẹ ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Mẹ ơn cao trọng nhất để Mẹ cộng tác tích cực với Chúa vào chương trình cứu rỗi nhân loại. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyên cho Hòa bình Thế giới, sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 năm nay có chủ đề: Xóa đói giảm nghèo để xây dựng hòa bình. Cùng với mọi người, chúng ta tiếp tay vào công việc bác ái xã hội một cách thiết thực. Hôm nay cũng đánh dấu kết thúc năm Thánh kỷ niệm 100 năm nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, một năm toàn xá chúng ta đã lãnh nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa qua Giáo Hội, chúng ta hãy thánh hóa những hồng ân ấy bằng nhiều việc làm phúc đức. Thánh lễ tạ ơn này đem lại niềm vui thánh thiện và lòng bác ái một cách thiết thực.
Mặc dù thời tiết mưa dầm và giá rét của xứ Huế mùa đông, ngày Đại lễ cũng đã được diễn ra một cách long trọng. Các dòng tu nam nữ trong giáo phận đều tham dự một cách đông đủ. Các linh mục từ những nơi xa như Quảng Trị, Phú Lộc, v..v.. cũng đều đội mưa gió để về hiệp dâng thánh lễ. Các giáo xứ trong hạt thành phố cũng đều về tham dự.
Sau thánh lễ, ông Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ Phủ Cam, thay mặt giáo xứ chính tòa bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Phụ tá, Đan viện phụ dòng Thiên An, linh mục cựu chánh xứ Stanislaô Nguyễn Đức Vệ, cùng toàn thể các Hội dòng, cộng đoàn dân Chúa đã tề tựu nơi đây để mừng lễ Tạ ơn và Bế mạc năm Thánh nhà thờ Chính tòa Phủ Cam. Ông Nguyễn Đình Lục cũng đã tổng kết 1 năm toàn xá: nhiều cá nhân, gia đình, Hội đoàn, đoàn thể, kiều bào cũng như cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã thấy được ý nghĩa to lớn của Năm Toàn Xá, đã viếng nhà thờ một cách sốt sắng và dâng lời cầu nguyện.
Buổi tối cùng ngày, vào luc 18h30, giáo xứ cũng đã tổ chức đêm hoan ca tạ ơn mừng Bế mạc năm Thánh, mừng Chúa Giáng sinh với nhiều hoạt cảnh, vũ khúc sinh động và mới lạ thể hiện công cuộc rao giảng tin mừng cứu độ.
Thánh lễ đầu năm 2009 tại giáo xứ Bác Trạch, giáo phận Thái Bình
Tông Đồ
13:35 01/01/2009
THÁI BÌNH - Cuộc rước rước kiệu đó và Thánh lễ đầu năm gây nhiều ấn tượng cho đồng bào lương giáo và nhân dân huyện Tiền Hải. Cuộc rước được nối kết bằng hàng ngàn chiếc xe máy được trang trí bằng cờ mang thánh giá với đèn sáng choang đi mở đầu, rồi tới hàng trăm chiếc xe hơi, xe đưa đón khách được trang hoàng các khẩu hiệu về Chúa và Đức Mẹ. Trên xe có các đoàn trống, trắc, kèn đồng, và các hội trong giáo xứ mang y phục đoàn hội cùng với số rất đông giáo dân. Người dân xứ Bác Trạch đang ngụ cư ở khắp nơi cũng hội tụ về tham dự. Chiếc xe sau cùng có tượng Đức Mẹ cao chừng 4m được trang hoàng đèn nến rực rỡ. Suốt cuộc hành trình chưa đầy 30km mà phải mất đến gần 3 giờ, vì xuất phát từ lúc 18 giờ 30 mãi tới 21 giờ mới đến đầu làng xứ Bác Trạch. Đi đường, đoàn rước đánh trống thổi kèn vang lừng và được nhân dân ra hai bên đường đón chào, khích lệ, vỗ tay tán thưởng... Nhiều thị trấn có rất nhiều anh chị em lương dân đốt pháo kim tuyến, vỗ tay chào mừng khi đoàn rước đi qua. Có điều rất lạ là cả nước đang hưởng ứng phong trào an toàn giao thông, đi đến đâu các loại xe cơ giới đều bị các nhân viên chặn lại tra hỏi giấy tờ hoặc phạt lỗi vi phạm giao thông, thế mà tối 31/12/08 tuyệt nhiên không có bóng đáng vị nào ở trên đường khiến cho đoàn rước thong dong an toàn tới đích. Có người khôi hài nói rằng: có lẽ cha xứ Bác Trạch đã "làm việc" với tất cả rồi.
Tới đầu làng Bác Trạch, nhân dân cùng với bà con giáo dân đổ ra hai bên đường đón chào Đức Mẹ. Trong số họ, có những cụ già quỳ xuống ngay bên vệ đường mà khóc lóc thảm thiết tỏ lòng ăn năn và diễn tả niềm vui mừng khôn tả.
Đức Mẹ được đón trong tiếng chào trong tiếng kèn trống và những bài thánh ca hát mừng... Tiếng pháo kim tuyến được nổ ra xen lẫn những giải màu rực rỡ và muôn vàn quả bóng bay lên bầu trời. Đoàn rước còn được cha tổng đại diện dẫn đầu đưa tượng Đức Mẹ lên linh đài và làm phép. Lúc đó đồng hồ đã điểm 21 giờ 30. Bầu trời thanh vắng, không một áng mây bao phủ nhưng nhiệt độ của giá lạnh mùa đông hạ xuống mức khá thấp làm cho mọi người lạnh lẽo. Thế nhưng hàng ngàn người vẫn trụ lại ở linh đài đọc kinh khấn nguyện hát mừng vì Đức Mẹ lại sinh ra giữa chúng ta. Sau cùng, cha xứ phải lên tiếng khuyên mọi người tạm về gia đình nghỉ ngơi, chuẩn bị cho đại lễ sắp diễn ra ngay sáng ngày hôm sau. Ai cũng nói rằng: Đức Mẹ được rước về linh đài xứ Bác Trạch như vậy là một phép lạ tỏ tường.
Sáng hôm sau, "cả làng" và khách khứa cùng người dân gốc Bác Trạch khắp mọi nơi đã có mặt trên các đường đi, chuẩn bị đón tiếp Đức Giám Mục Giáo phận.
Đúng 8 giờ 30, xe đưa Đức Giám Mục xuất hiện trên con đường dẫn đến đầu làng. Toàn dân phấn khởi và ra đón trong tiếng trống vang lên rung động cả bầu khí sớm mai. Cha xứ dẫn đầu đoàn thiếu nhi tay cầm những ngành huệ trắng tinh, theo sau là đoàn nam thanh nữ tú trong y phục rất lịch sự. Đặc biệt đoàn còn có cả những liền anh liền chị trong y phục cổ truyền khăn vấn, nón quai thao để chuẩn bị cho làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh đầy duyên dáng.
Đoàn xe đưa Đức Giám Mục được sự hướng dẫn của cha xứ và một số các cha khác đi qua ngôi Nhà thờ đang được xây dựng (gần đến mức hoàn thiện), đồ sộ như một trái núi, đang trong giai đoạn tô vẽ làm nổi bật lên giữa khu nhà xứ tựa như một đại thánh đường Đức Bà ở Paris. Cha xứ tươi cười mà như có vẻ doạ Đức Cha Gp rằng: chẳng mấy chốc chúng con sẽ mời Đức Cha về long trọng thánh hiến ngôi thánh đường này... Đức Giám Mục tiến vào nhà xứ được trang hoàng đẹp đẽ, có những vị khách quí được quy tụ tại đây để đón chào vị Chủ chăn Giáo phận. Mọi người đến chào đón đều nói rằng: Đức Cha mới đi ngoại quốc về, sức khoẻ thấy tốt hẳn lên...
Sau cùng, lúc 9 giờ đoàn rước Đức Giám Mục và khoảng 30 linh mục trong ngoài Giáo phận trong y phục trắng tinh tiến ra linh đài Đức Mẹ La Vang để cử hành Thánh Lễ trọng thể dịp đầu năm mới. Đám đông dân chúng tham dự Thánh lễ cùng với các hội đoàn, ước chừng hai vạn người đã ổn định đón đoàn đồng tế ra linh đài. Trước Thánh lễ là màn chào mừng của giáo xứ với các bài phát biểu của các hội đoàn, các cơ quan, xí nghiệp...đã có công đóng góp xây dựng linh đài Đức Mẹ và còn tiếp tục hoàn thành ngôi thánh đường to lớn ở xứ đạo này.
Linh đài Đức Mẹ La Vang ở xứ Bác Tạch to hơn hẳn so với Linh đài ở Nhà thờ Chính toà Thái Bình. Ba cây đa làm nền nặm ở phía sau bàn thờ đồ sộ như những chiếc cột khổng lồ mà đến cả 5 người nối tay nhau ôm không xuể. Những tán lá xanh ưtươi cách mặt đất chừng 30m toả bóng râm trên bàn thờ dâng lễ. Đức Mẹ La Vang được rước về tối hôm qua đã được đặt vào một gốc cây đa ở giữa. Lúc đầu, tượng được làm phép ở Nhà thờ Chính toà Thái Bình trông rất to lớn, vậy mà khi đặt vào đây tuy rất hài hoà nhưng vẫn thấy nhỏ bé chừng nào so với khung cảnh mênh mông chung quanh.
Mở đầu cuộc đón chào là điệu dân ca quan họ Bắc Ninh mời trầu mời trà và những bài hát do các nghệ sĩ chuyên nghiệp cử điệu với dàn âm nhạc cổ truyền với tiếng sáo vi vu kèm theo những làn điệu khiến cho người nghe có cảm giác thanh thoát và êm ái. Cuối cùng Đức Giám Mục cất tiếng cảm tạ đội ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ đã dẫn đưa ngài đi và đạt được những kết quả tinh thần vật chất, giữ gìn ngài và cho ngài có sức khoẻ tốt hơn xưa. Nay đã trở về, ngài xin chào tất cả mọi người... Toàn dân đứng lên vỗ tay tán thưởng hồi lâu. Sau đó Thánh Lễ được bắt đầu, một Thánh Lễ đại trào dưới chân Đức Mẹ La Vang Thái Bình đã được diễn ra rất trọng thể và sốt sáng.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục đã diễn tả sự vui mừng của dân chúng đã đón tiếp các Giám Mục ở thành Êphêsô trong nỗi vui mừng khôn tả vì đã tuyên bố được (một cách gián tiếp) tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, khác nào cộng đoàn Giáo phận Thái Bình, nhất là xứ Bác Trạch đã hân hoan đón nhận Đức Mẹ về chốn linh đài này để tôn kính cầu nguyện. Đây chẳng phải là sự vui mừng lớn lao đó sao !? Ngài cũng đề cập đến hôm nay là ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, nhất là ý của Đức Thánh Cha Bênêđichtô XVI phản bác lại luận điệu cần phải hạn chế sinh sản để thế giới thoát cảnh nghèo khó. Ngài cho biết, thực tế đã chứng minh rất khác, chính nhờ sự gia tăng dân số mà sự khó nghèo ngày nay bị giảm xuống mức 50%. Đàng khác, nhân loại thay vì dùng tài nguyên của cải giúp đỡ người nghèo, lại đi tiêu xài tiền bạc trong những việc không đâu như sản xuất vũ khí vô cùng phí phạm, nguy hiểm, gây nên chiến tranh, làm mất hoà bình; hay như những người tham nhũng, ăn cắp của công, của tư để chi phí tiêu xài xa hoa, đĩ điếm mà không lo cho những người thiếu cơm no áo ấm. Giáo dân nghe được những lời tâm sự của Đức Thánh Cha như vậy đều lấy làm cảm kích.
Sau cùng Đức Giám Mục đề cập tới năm 2009 là thời gian Chúa dành cho mọi người làm lành lánh dữ, chúng ta phải lợi dụng thời gian đó để sống thánh thiện, xứng đáng làm con Chúa... Như vậy, thế giới sẽ hưởng nền hoà bình vĩnh cửu đời này và đời sau. Mọi người vỗ tay tán thưởng bài giảng của Đức Giám Mục Gp. Thánh Lễ được tiếp tục với bầu không khí thánh thiện và sốt sáng. Cuối Thánh Lễ, mọi người cùng cất tiếng đọc kinh kính Đức Mẹ La Vang, khấn xin Mẹ ban cho thế giới có được hoà bình, cho đất nước được an ninh - thịnh vượng, cho các gia đình Công giáo được hạnh phúc - bình an để chuẩn bị bế mạc Năm Thánh Hồng Đào và bước vào Năm Thánh của Giáo phận: Sự giáo dục trong các gia đình. Mọi người đều xếp hàng chụp hình lưu niệm trước linh đài. Ai cũng muốn lợi dụng dịp quý báu này để được ghi hình với Đức Cha. Ngài đã phải dành đến nửa giờ để đứng chụp chung với đoàn chiên của mình. Đức Giám Mục trở về phòng thay phẩm phục và tham dự bữa tiệc thân mật cùng với mọi thành phần.
Vào khoảng giữa trưa Đức Giám Mục mới có thể chia tay đoàn người đông đúc. Cha xứ không quên nhắc lại: khi nào khánh thành Nhà thờ, chúng con xin Đức Cha trở về với chúng con. Ngài đứng chăm chú nhìn bóng Đức Cha xa dần sau luỹ tre làng...
Đó là Thánh Lễ đầu năm Dương lịch hiếm có trong Giáo phận Thái Bình, gây âm vang trong lòng người, đốt lên ngọn lửa yêu mến Đức Mẹ La Vang tại Thái Bình như lòng mọi người mong muốn.
Tới đầu làng Bác Trạch, nhân dân cùng với bà con giáo dân đổ ra hai bên đường đón chào Đức Mẹ. Trong số họ, có những cụ già quỳ xuống ngay bên vệ đường mà khóc lóc thảm thiết tỏ lòng ăn năn và diễn tả niềm vui mừng khôn tả.
Đức Mẹ được đón trong tiếng chào trong tiếng kèn trống và những bài thánh ca hát mừng... Tiếng pháo kim tuyến được nổ ra xen lẫn những giải màu rực rỡ và muôn vàn quả bóng bay lên bầu trời. Đoàn rước còn được cha tổng đại diện dẫn đầu đưa tượng Đức Mẹ lên linh đài và làm phép. Lúc đó đồng hồ đã điểm 21 giờ 30. Bầu trời thanh vắng, không một áng mây bao phủ nhưng nhiệt độ của giá lạnh mùa đông hạ xuống mức khá thấp làm cho mọi người lạnh lẽo. Thế nhưng hàng ngàn người vẫn trụ lại ở linh đài đọc kinh khấn nguyện hát mừng vì Đức Mẹ lại sinh ra giữa chúng ta. Sau cùng, cha xứ phải lên tiếng khuyên mọi người tạm về gia đình nghỉ ngơi, chuẩn bị cho đại lễ sắp diễn ra ngay sáng ngày hôm sau. Ai cũng nói rằng: Đức Mẹ được rước về linh đài xứ Bác Trạch như vậy là một phép lạ tỏ tường.
Sáng hôm sau, "cả làng" và khách khứa cùng người dân gốc Bác Trạch khắp mọi nơi đã có mặt trên các đường đi, chuẩn bị đón tiếp Đức Giám Mục Giáo phận.
Đúng 8 giờ 30, xe đưa Đức Giám Mục xuất hiện trên con đường dẫn đến đầu làng. Toàn dân phấn khởi và ra đón trong tiếng trống vang lên rung động cả bầu khí sớm mai. Cha xứ dẫn đầu đoàn thiếu nhi tay cầm những ngành huệ trắng tinh, theo sau là đoàn nam thanh nữ tú trong y phục rất lịch sự. Đặc biệt đoàn còn có cả những liền anh liền chị trong y phục cổ truyền khăn vấn, nón quai thao để chuẩn bị cho làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh đầy duyên dáng.
Đoàn xe đưa Đức Giám Mục được sự hướng dẫn của cha xứ và một số các cha khác đi qua ngôi Nhà thờ đang được xây dựng (gần đến mức hoàn thiện), đồ sộ như một trái núi, đang trong giai đoạn tô vẽ làm nổi bật lên giữa khu nhà xứ tựa như một đại thánh đường Đức Bà ở Paris. Cha xứ tươi cười mà như có vẻ doạ Đức Cha Gp rằng: chẳng mấy chốc chúng con sẽ mời Đức Cha về long trọng thánh hiến ngôi thánh đường này... Đức Giám Mục tiến vào nhà xứ được trang hoàng đẹp đẽ, có những vị khách quí được quy tụ tại đây để đón chào vị Chủ chăn Giáo phận. Mọi người đến chào đón đều nói rằng: Đức Cha mới đi ngoại quốc về, sức khoẻ thấy tốt hẳn lên...
Sau cùng, lúc 9 giờ đoàn rước Đức Giám Mục và khoảng 30 linh mục trong ngoài Giáo phận trong y phục trắng tinh tiến ra linh đài Đức Mẹ La Vang để cử hành Thánh Lễ trọng thể dịp đầu năm mới. Đám đông dân chúng tham dự Thánh lễ cùng với các hội đoàn, ước chừng hai vạn người đã ổn định đón đoàn đồng tế ra linh đài. Trước Thánh lễ là màn chào mừng của giáo xứ với các bài phát biểu của các hội đoàn, các cơ quan, xí nghiệp...đã có công đóng góp xây dựng linh đài Đức Mẹ và còn tiếp tục hoàn thành ngôi thánh đường to lớn ở xứ đạo này.
Linh đài Đức Mẹ La Vang ở xứ Bác Tạch to hơn hẳn so với Linh đài ở Nhà thờ Chính toà Thái Bình. Ba cây đa làm nền nặm ở phía sau bàn thờ đồ sộ như những chiếc cột khổng lồ mà đến cả 5 người nối tay nhau ôm không xuể. Những tán lá xanh ưtươi cách mặt đất chừng 30m toả bóng râm trên bàn thờ dâng lễ. Đức Mẹ La Vang được rước về tối hôm qua đã được đặt vào một gốc cây đa ở giữa. Lúc đầu, tượng được làm phép ở Nhà thờ Chính toà Thái Bình trông rất to lớn, vậy mà khi đặt vào đây tuy rất hài hoà nhưng vẫn thấy nhỏ bé chừng nào so với khung cảnh mênh mông chung quanh.
Mở đầu cuộc đón chào là điệu dân ca quan họ Bắc Ninh mời trầu mời trà và những bài hát do các nghệ sĩ chuyên nghiệp cử điệu với dàn âm nhạc cổ truyền với tiếng sáo vi vu kèm theo những làn điệu khiến cho người nghe có cảm giác thanh thoát và êm ái. Cuối cùng Đức Giám Mục cất tiếng cảm tạ đội ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ đã dẫn đưa ngài đi và đạt được những kết quả tinh thần vật chất, giữ gìn ngài và cho ngài có sức khoẻ tốt hơn xưa. Nay đã trở về, ngài xin chào tất cả mọi người... Toàn dân đứng lên vỗ tay tán thưởng hồi lâu. Sau đó Thánh Lễ được bắt đầu, một Thánh Lễ đại trào dưới chân Đức Mẹ La Vang Thái Bình đã được diễn ra rất trọng thể và sốt sáng.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục đã diễn tả sự vui mừng của dân chúng đã đón tiếp các Giám Mục ở thành Êphêsô trong nỗi vui mừng khôn tả vì đã tuyên bố được (một cách gián tiếp) tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, khác nào cộng đoàn Giáo phận Thái Bình, nhất là xứ Bác Trạch đã hân hoan đón nhận Đức Mẹ về chốn linh đài này để tôn kính cầu nguyện. Đây chẳng phải là sự vui mừng lớn lao đó sao !? Ngài cũng đề cập đến hôm nay là ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, nhất là ý của Đức Thánh Cha Bênêđichtô XVI phản bác lại luận điệu cần phải hạn chế sinh sản để thế giới thoát cảnh nghèo khó. Ngài cho biết, thực tế đã chứng minh rất khác, chính nhờ sự gia tăng dân số mà sự khó nghèo ngày nay bị giảm xuống mức 50%. Đàng khác, nhân loại thay vì dùng tài nguyên của cải giúp đỡ người nghèo, lại đi tiêu xài tiền bạc trong những việc không đâu như sản xuất vũ khí vô cùng phí phạm, nguy hiểm, gây nên chiến tranh, làm mất hoà bình; hay như những người tham nhũng, ăn cắp của công, của tư để chi phí tiêu xài xa hoa, đĩ điếm mà không lo cho những người thiếu cơm no áo ấm. Giáo dân nghe được những lời tâm sự của Đức Thánh Cha như vậy đều lấy làm cảm kích.
Sau cùng Đức Giám Mục đề cập tới năm 2009 là thời gian Chúa dành cho mọi người làm lành lánh dữ, chúng ta phải lợi dụng thời gian đó để sống thánh thiện, xứng đáng làm con Chúa... Như vậy, thế giới sẽ hưởng nền hoà bình vĩnh cửu đời này và đời sau. Mọi người vỗ tay tán thưởng bài giảng của Đức Giám Mục Gp. Thánh Lễ được tiếp tục với bầu không khí thánh thiện và sốt sáng. Cuối Thánh Lễ, mọi người cùng cất tiếng đọc kinh kính Đức Mẹ La Vang, khấn xin Mẹ ban cho thế giới có được hoà bình, cho đất nước được an ninh - thịnh vượng, cho các gia đình Công giáo được hạnh phúc - bình an để chuẩn bị bế mạc Năm Thánh Hồng Đào và bước vào Năm Thánh của Giáo phận: Sự giáo dục trong các gia đình. Mọi người đều xếp hàng chụp hình lưu niệm trước linh đài. Ai cũng muốn lợi dụng dịp quý báu này để được ghi hình với Đức Cha. Ngài đã phải dành đến nửa giờ để đứng chụp chung với đoàn chiên của mình. Đức Giám Mục trở về phòng thay phẩm phục và tham dự bữa tiệc thân mật cùng với mọi thành phần.
Vào khoảng giữa trưa Đức Giám Mục mới có thể chia tay đoàn người đông đúc. Cha xứ không quên nhắc lại: khi nào khánh thành Nhà thờ, chúng con xin Đức Cha trở về với chúng con. Ngài đứng chăm chú nhìn bóng Đức Cha xa dần sau luỹ tre làng...
Đó là Thánh Lễ đầu năm Dương lịch hiếm có trong Giáo phận Thái Bình, gây âm vang trong lòng người, đốt lên ngọn lửa yêu mến Đức Mẹ La Vang tại Thái Bình như lòng mọi người mong muốn.
Cảm nghiệm sau chuyến hành hương kính Đức Mẹ Hòa Bình trên đỉnh núi Chóp Chai, Phú Yên
GX. Phú Yên
16:36 01/01/2009
ĐỨC MARIA KHÔNG BAO GIỜ BỊ LÃNG QUÊN !
(Cảm nhận sau chuyến “hành hương kính Mẹ Hòa Bình)
Niềm vui Phục Sinh luôn đến với những bất ngờ ! Bất ngờ như cuộc gặp gỡ của Maria Mađalêna với Thầy vào buổi sáng tinh mơ “Ngày thứ nhất trong tuần”; bất ngờ như hai môn đệ trên đường về Emmau gặp gỡ “người khách lạ”; bất ngờ như “bữa điểm tâm trên bờ hồ Tibêriat”...
Hôm nay, trong Tuần Bát Nhật Phục sinh, cũng có một niềm vui đến thật bất ngờ. Tình cờ, không hẹn mà gặp, nơi lưng chừng vách núi, giữa không gian bao la và lộng gió, đĩnh Cỗ rùa chễm chệ với bức phông xanh thẩm của vách núi Chóp Chài, những người con của Mẹ Maria đã có mặt đông vui nơi đây, nơi mà Mẹ đang hiện diện trong dáng đứng dịu hiền nhân ái thân thương đứng như danh hiệu “ĐỨC MẸ HÒA BÌNH”...
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1974, năm “bản lề” chuẩn bị mừng Năm Thánh 1975, cha Micae Phạm Bá Tước, được sự chuẩn nhận của Bản Quyền Giáo Phận và thể theo nguyện vọng của cộng đoàn Dân Chúa Tuy Hòa-Phú Yên, đã xây dựng một công trình mừng Năm Thánh mà biểu tượng chính đó là tượng Đức Trinh Nữ Maria. Đây là bức tượng cao 3 mét, uy nghi trên đỉnh hòn Cổ Rùa nằm lưng chừng núi Chóp Chài, ngọn núi cao nhất trong dãy núi bao quanh Tuy Hòa thuộc Tỉnh Phú Yên. Đầu năm 1975, trong một thánh lễ đồng tế long trọng, công trình mừng Năm Thánh 1975 được khánh thành, tượng Đức Mẹ được Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn đương nhiệm Phaolô Huỳnh Đông Các làm phép và chính thức được đặt tên là ĐỨC MẸ HÒA BÌNH.
Sau biến cố 30.04.1975, trãi qua một thời gian khá lâu, khoảng thời gian mà hầu như những người tín hữu Tuy Hòa đang mải mê bận bịu với miếng cơm manh áo, phải đối mặt từng ngày với cái đói, cái khổ và bao nhiêu lầm than trong cuộc sống, “Đức Mẹ Hòa Bình” gần như trơ trọi nghiêng bóng một mình nơi lưng chừng vách núi, dung nhan của tượng Mẹ cũng hao mòn vì dãi dầu mưa nắng theo thời gian. Dầu vậy, thỉnh thoảng vẫn có người đến “hành hương trong thầm lặng” hoặc vài nhóm trẻ đi dã ngoại và ghé qua. Tượng Mẹ vẫn uy nghi đứng đó trên đồi cao lộng gió để quan sát và theo dõi từng niềm đau nổi khổ của đoàn con bên dưới đang tất bật trong gió bụi cuộc đời.
Nếu ngày nào của 30 năm về trước, Đức Mẹ Hòa Bình đã hiện diện nơi đây với ước nguyện của đoàn con, thì hơn 30 năm sau, lòng yêu mến Mẹ của Dân Chúa lại hồi sinh khởi đầu với một “nhóm nhỏ”. Bằng những hy sinh và đóng góp thầm lặng, cùng với những giọt mồ hôi công sức, những giáo dân thầm lặng đó đã cùng nhau trùng tu “công trình của Năm Thánh 1975” mà hạng mục chính là tượng Đức Mẹ và cây Thánh giá lớn.
Cho đến hôm nay, nếu có ai xuyên tuyến đường quốc lộ Bắc-Nam, sẽ thấy trên đỉnh hòn Cỗ Rùa lừng chừng ngọn núi Chóp Chài, tượng Mẹ Hòa Bình và Thánh giá đang uy nghi dõi mắt trông xuống đoàn con đang vất vả ngược xuôi trong “lũng đầy nước mắt”.
Quả thật, ở giữa lòng Hội Thánh, Đức Mẹ chưa bao giờ bị lãng quên, cho dù Đức Mẹ Hòa Bình ở núi Chóp Chài, một địa danh nhỏ bé, vô danh tiểu tốt, mất hút trong trăm ngàn địa chỉ, thánh địa dành riêng kính Mẹ của Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở.
Cũng cần ghi nhận: để đến được nơi đặt tượng Mẹ, một vị trí cao cách mặt đất trên 50 mét, khách hành hương phải khó khăn vượt qua con đường mòn dài khoảng 200 mét, cong queo lởm chởm và dốc cao, có lúc thì đi, có lúc phải bò từ từ, có lúc phải bám vào những cành cây để khỏi bị trượt chân lăn dài theo đá. Vì thế, nhiều người, khi lên đến đỉnh đồi gần như sức lực đã tiêu tan đâu mất, chỉ còn biết ngồi bệt xuống nền đất xi măng để thở. Tuy nhiên, sau những phút giây mệt mõi của “chặng đường Thánh giá”, tiếng ca kinh lần hạt Mân Côi đã vang lên, những tâm tình cầu nguyện với Mẹ sốt sắng chợt về trong cõi lòng của những đứa con chưa bao giờ quên Mẹ. Mẹ hiện diện giữa đoàn con hôm nay sao giống cái cảnh tượng Mẹ đã hiện diện với các tông đồ sau khi Chúa Giêsu về trời...
Bất cứ ai đã đến nơi này cũng đều có tâm tình giống nhau đó là xin dâng lên Mẹ tất cả vui buồn cuộc sống, những niềm đau nổi khổ của từng cảnh ngộ cuộc đời âm vang trong câu hát dâng về Mẹ trong cơn gió thoảng ban chiều:
“Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn
Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn
Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương
Và tràn lan gai góc vướng trên con đường”
Ở giữa lòng Dân Chúa, mãi mãi Mẹ sẽ không bao giờ hiện diện cách cô đơn, không bao giờ Mẹ bị quên lãng...
Chiều dần lên. Nắng dịu lại. Đoàn con cúi chào tạm biệt Mẹ. Theo cơn gió lùa nhẹ đôi chân, chúng tôi lần lượt xuống núi. Bóng Mẹ xa dần rồi mờ nhạt.
Một buổi chiều trong tuần Bát Nhật phục Sinh sao mà đẹp ! Sau chuyến “hành hương bỏ túi lên đồi Đức Mẹ Hòa Bình”, hình như ai cũng mang về một tâm hồn thật thanh thản và dễ chịu như đã được lên trời cùng với Mẹ Maria.
(Cảm nhận sau chuyến “hành hương kính Mẹ Hòa Bình)
Niềm vui Phục Sinh luôn đến với những bất ngờ ! Bất ngờ như cuộc gặp gỡ của Maria Mađalêna với Thầy vào buổi sáng tinh mơ “Ngày thứ nhất trong tuần”; bất ngờ như hai môn đệ trên đường về Emmau gặp gỡ “người khách lạ”; bất ngờ như “bữa điểm tâm trên bờ hồ Tibêriat”...
Hôm nay, trong Tuần Bát Nhật Phục sinh, cũng có một niềm vui đến thật bất ngờ. Tình cờ, không hẹn mà gặp, nơi lưng chừng vách núi, giữa không gian bao la và lộng gió, đĩnh Cỗ rùa chễm chệ với bức phông xanh thẩm của vách núi Chóp Chài, những người con của Mẹ Maria đã có mặt đông vui nơi đây, nơi mà Mẹ đang hiện diện trong dáng đứng dịu hiền nhân ái thân thương đứng như danh hiệu “ĐỨC MẸ HÒA BÌNH”...
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1974, năm “bản lề” chuẩn bị mừng Năm Thánh 1975, cha Micae Phạm Bá Tước, được sự chuẩn nhận của Bản Quyền Giáo Phận và thể theo nguyện vọng của cộng đoàn Dân Chúa Tuy Hòa-Phú Yên, đã xây dựng một công trình mừng Năm Thánh mà biểu tượng chính đó là tượng Đức Trinh Nữ Maria. Đây là bức tượng cao 3 mét, uy nghi trên đỉnh hòn Cổ Rùa nằm lưng chừng núi Chóp Chài, ngọn núi cao nhất trong dãy núi bao quanh Tuy Hòa thuộc Tỉnh Phú Yên. Đầu năm 1975, trong một thánh lễ đồng tế long trọng, công trình mừng Năm Thánh 1975 được khánh thành, tượng Đức Mẹ được Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn đương nhiệm Phaolô Huỳnh Đông Các làm phép và chính thức được đặt tên là ĐỨC MẸ HÒA BÌNH.
Sau biến cố 30.04.1975, trãi qua một thời gian khá lâu, khoảng thời gian mà hầu như những người tín hữu Tuy Hòa đang mải mê bận bịu với miếng cơm manh áo, phải đối mặt từng ngày với cái đói, cái khổ và bao nhiêu lầm than trong cuộc sống, “Đức Mẹ Hòa Bình” gần như trơ trọi nghiêng bóng một mình nơi lưng chừng vách núi, dung nhan của tượng Mẹ cũng hao mòn vì dãi dầu mưa nắng theo thời gian. Dầu vậy, thỉnh thoảng vẫn có người đến “hành hương trong thầm lặng” hoặc vài nhóm trẻ đi dã ngoại và ghé qua. Tượng Mẹ vẫn uy nghi đứng đó trên đồi cao lộng gió để quan sát và theo dõi từng niềm đau nổi khổ của đoàn con bên dưới đang tất bật trong gió bụi cuộc đời.
Nếu ngày nào của 30 năm về trước, Đức Mẹ Hòa Bình đã hiện diện nơi đây với ước nguyện của đoàn con, thì hơn 30 năm sau, lòng yêu mến Mẹ của Dân Chúa lại hồi sinh khởi đầu với một “nhóm nhỏ”. Bằng những hy sinh và đóng góp thầm lặng, cùng với những giọt mồ hôi công sức, những giáo dân thầm lặng đó đã cùng nhau trùng tu “công trình của Năm Thánh 1975” mà hạng mục chính là tượng Đức Mẹ và cây Thánh giá lớn.
Cho đến hôm nay, nếu có ai xuyên tuyến đường quốc lộ Bắc-Nam, sẽ thấy trên đỉnh hòn Cỗ Rùa lừng chừng ngọn núi Chóp Chài, tượng Mẹ Hòa Bình và Thánh giá đang uy nghi dõi mắt trông xuống đoàn con đang vất vả ngược xuôi trong “lũng đầy nước mắt”.
Quả thật, ở giữa lòng Hội Thánh, Đức Mẹ chưa bao giờ bị lãng quên, cho dù Đức Mẹ Hòa Bình ở núi Chóp Chài, một địa danh nhỏ bé, vô danh tiểu tốt, mất hút trong trăm ngàn địa chỉ, thánh địa dành riêng kính Mẹ của Dân Chúa muôn nơi và muôn thuở.
Cũng cần ghi nhận: để đến được nơi đặt tượng Mẹ, một vị trí cao cách mặt đất trên 50 mét, khách hành hương phải khó khăn vượt qua con đường mòn dài khoảng 200 mét, cong queo lởm chởm và dốc cao, có lúc thì đi, có lúc phải bò từ từ, có lúc phải bám vào những cành cây để khỏi bị trượt chân lăn dài theo đá. Vì thế, nhiều người, khi lên đến đỉnh đồi gần như sức lực đã tiêu tan đâu mất, chỉ còn biết ngồi bệt xuống nền đất xi măng để thở. Tuy nhiên, sau những phút giây mệt mõi của “chặng đường Thánh giá”, tiếng ca kinh lần hạt Mân Côi đã vang lên, những tâm tình cầu nguyện với Mẹ sốt sắng chợt về trong cõi lòng của những đứa con chưa bao giờ quên Mẹ. Mẹ hiện diện giữa đoàn con hôm nay sao giống cái cảnh tượng Mẹ đã hiện diện với các tông đồ sau khi Chúa Giêsu về trời...
Bất cứ ai đã đến nơi này cũng đều có tâm tình giống nhau đó là xin dâng lên Mẹ tất cả vui buồn cuộc sống, những niềm đau nổi khổ của từng cảnh ngộ cuộc đời âm vang trong câu hát dâng về Mẹ trong cơn gió thoảng ban chiều:
“Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn
Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn
Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương
Và tràn lan gai góc vướng trên con đường”
Ở giữa lòng Dân Chúa, mãi mãi Mẹ sẽ không bao giờ hiện diện cách cô đơn, không bao giờ Mẹ bị quên lãng...
Chiều dần lên. Nắng dịu lại. Đoàn con cúi chào tạm biệt Mẹ. Theo cơn gió lùa nhẹ đôi chân, chúng tôi lần lượt xuống núi. Bóng Mẹ xa dần rồi mờ nhạt.
Một buổi chiều trong tuần Bát Nhật phục Sinh sao mà đẹp ! Sau chuyến “hành hương bỏ túi lên đồi Đức Mẹ Hòa Bình”, hình như ai cũng mang về một tâm hồn thật thanh thản và dễ chịu như đã được lên trời cùng với Mẹ Maria.
Tổng Giáo phận Huế: Rộn rã Đêm hoan ca
Josephus Nguyễn
17:00 01/01/2009
HUẾ - Việt Nam – Hôm qua (1- 1-2009), nhằm ngày lễ Mẹ Thiên Chúa, tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam – Tổng Giáo phận Huế, đã diễn ra Đêm Hoan ca Giáng sinh – Tạ ơn. Về dự có sự hiện diện của Đức tổng Giáo phận Huế Sté Nguyễn Như Thể, Đức phụ tá Fx Lê Văn Hồng, cùng Quý bề trên các Dòng và đông đảo giáo dân, các bạn sinh viên tại Huế.
Đúng 18h30’, tiếng trống Mở hội của Cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá Huế vang lên, Đức Tổng Sté Nguyễn Như Thể tiến lên sân khấu, cắt dây bóng mang lôgô Hoan ca, mở màn cho Đêm hoan ca trong tiếng trống, tiếng nhạc và tiếng vỗ tay của cộng đoàn tham dự.
Ngay sau nghi thức khai mạc là những tiết mục văn nghệ đặc sắc của Ca đoàn Ave Maria, Cộng đoàn Dòng Phaolô, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng cùng các lớp giáo lý và các bạn trẻ giáo xứ Phủ Cam thể hiện. Không khí trong nguyện đường trở nên ấm áp, rộn ràng bởi những tiếng vỗ tay, những lời chúc Merry Christmas and Happy New Year.
Trong niềm vui tạ ơn, Cha quản xứ Phủ Cam – Antôn Dương Quỳnh đã tỏ lòng tri ân đến Quý Đức Cha và Cộng đoàn hiện diện: “Sở dĩ buổi Hoan ca tươi vui, phong phú… là có sự góp mặt của Quý Đức Cha, Quý bề trên các Dòng và quý vị. Thay mặt cho Giáo xứ Chính tòa, con xin gửi đến Quý Đức Cha, Quý bề cùng mọi người tham dự lời tri ân cùng lời chúc Giáng sinh và Năm mới tràn đầy Hồng ân của Chúa” – Cha nói.
Được biết Đem hoan ca là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo xứ chính tòa Phủ Cam, đồng thời là đêm hoan ca chào mừng Giáng Sinh và năm mới 2009.
Kết thúc Đêm hoan ca, Đức Tổng Giáo Phận Huế tiến lên mở nắp cho những cánh chim bồ câu trắng tung bay lên không trung – tượng trưng cho hòa bình - trong khúc ca Happy new year, tiếng pháo, tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Ước mong hòa bình cho trái đất càng mãnh liệt hơn trong thời khắc chuyển giao năm cũ bước vào năm mới.
Đúng 18h30’, tiếng trống Mở hội của Cộng đoàn Dòng Mến Thánh Giá Huế vang lên, Đức Tổng Sté Nguyễn Như Thể tiến lên sân khấu, cắt dây bóng mang lôgô Hoan ca, mở màn cho Đêm hoan ca trong tiếng trống, tiếng nhạc và tiếng vỗ tay của cộng đoàn tham dự.
Ngay sau nghi thức khai mạc là những tiết mục văn nghệ đặc sắc của Ca đoàn Ave Maria, Cộng đoàn Dòng Phaolô, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng cùng các lớp giáo lý và các bạn trẻ giáo xứ Phủ Cam thể hiện. Không khí trong nguyện đường trở nên ấm áp, rộn ràng bởi những tiếng vỗ tay, những lời chúc Merry Christmas and Happy New Year.
Trong niềm vui tạ ơn, Cha quản xứ Phủ Cam – Antôn Dương Quỳnh đã tỏ lòng tri ân đến Quý Đức Cha và Cộng đoàn hiện diện: “Sở dĩ buổi Hoan ca tươi vui, phong phú… là có sự góp mặt của Quý Đức Cha, Quý bề trên các Dòng và quý vị. Thay mặt cho Giáo xứ Chính tòa, con xin gửi đến Quý Đức Cha, Quý bề cùng mọi người tham dự lời tri ân cùng lời chúc Giáng sinh và Năm mới tràn đầy Hồng ân của Chúa” – Cha nói.
Được biết Đem hoan ca là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo xứ chính tòa Phủ Cam, đồng thời là đêm hoan ca chào mừng Giáng Sinh và năm mới 2009.
Kết thúc Đêm hoan ca, Đức Tổng Giáo Phận Huế tiến lên mở nắp cho những cánh chim bồ câu trắng tung bay lên không trung – tượng trưng cho hòa bình - trong khúc ca Happy new year, tiếng pháo, tiếng vỗ tay của cộng đoàn. Ước mong hòa bình cho trái đất càng mãnh liệt hơn trong thời khắc chuyển giao năm cũ bước vào năm mới.
Một bước trưởng thành của Cộng Ðoàn Việt Nam tại Anh Quốc.
John Minh
23:19 01/01/2009
LONDON - Cùng với nhiều người Việt Nam thuộc hay không thuộc các tôn giáo khác, người Công Giáo Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản tại Anh Quốc đã có mặt tại đất nước được mệnh danh là xứ sở sương mù này ngay trong ngày Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức xé bỏ Hiệp Ðịnh Paris 30 tháng 4 năm 1975. Những người Công Giáo tị nạn đầu tiên này là nhân viên của Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa, những người đang làm việc hay du học tại Anh Quốc. Sau đó là làn sóng những thuyền nhân liều mình vượt biển đi tìm tự do đã được Chính Phủ Anh Quốc tiếp nhận vào định cư.
Kế tiếp là những thân nhân của những người tỵ nạn này được bảo lãnh sang đoàn tụ gia đình. Cứ thế, số người Việt Nam Công Giáo ở Anh Quốc tăng dần theo cùng tỷ lệ với tổng số những người Việt Nam đến định cư, du học, hay làm việc tại Anh Quốc. Sau hơn 30 năm, con số người Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã lên đến khoảng gần 5.000 người. Con số này thực ra không lớn lắm so với cộng đoàn Công Giáo thuộc các dân tộc khác cùng sinh sống trên quần đảo này, hay so với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại các nước khác, nhưng do nước Anh không rộng và Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc & Wales cũng không lớn lắm, nên sự hiện diện của một số lượng người Công Giáo Việt Nam như vậy cũng được coi là tương đối đáng kể.
Ðã từng có nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ người Việt Nam hay ngoại quốc giúp đỡ công việc mục vụ cho những người Việt Nam tỵ nạn tại Anh Quốc, nhưng vị có công nhất trong việc gầy dựng thành một cộng đoàn theo đúng nghĩa thì mọi người cũng như giáo quyền địa phương đều nhìn nhận là cố Ðức Ông Phêrô Ðào Ðức Ðiềm. Rất tiếc khi Cộng Ðoàn vừa bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành thì Ðức Ông Phêrô Ðào Ðức Ðiềm đã bị thảm sát dã man ở Việt Nam khi về thăm quê hương lần đầu tiên sau 23 năm xa cách. Cái chết tức tưởi của vị cha chung đã làm cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc cũng như nhiều nơi trên thế giới bàng hoàng.
Trong suốt gần 6 năm vừa qua, vai trò lãnh đạo tinh thần của Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã do Cha Phaolô Huỳnh Chánh, Cha Phêrô Nguyễn Tiến Ðắc, Thày Phó Tế vĩnh viễn Phaolô Lý Trọng Song đảm trách, với sự giúp đỡ của nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ khác. Hiện nay, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã hình thành được hai trung tâm mục vụ tương đối ổn định tại London và Birmingham, cùng với nhiều cộng đoàn nhỏ ở nhiều nơi như Southampton, trong thành phố London, Harlow, Northampton, Nottingham, Manchester, và cả ở Ái Nhĩ Lan, v.v...
Với công việc mục vụ và quản lý càng ngày càng tăng, nhân dịp đầu Năm Mới 2009 và Ðại Lễ Mẹ Thiên Chúa, Hàng Giáo Phẩm tại Anh Quốc & Wales đã quyết định thành lập hai Ban Tuyên Uý riêng biệt cho hai khu vực London và Birmingham. Ban Tuyên Uý của hai khu vực này vẫn tiếp tục kiêm nhiệm công việc mục vụ cho cho các cộng đoàn nhỏ trong khu vực phụ cận. Quyết định hệ trọng này đã được Ðức Tổng Giám Mục Vincent Nichols gọi là một 'real recognition' (đánh giá thực sự) vai trò của hai Ban Tuyên Uý cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc và Wales.
Ðây là một điều vui mừng cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc & Wales vì là một sự công nhận chính thức của giáo quyền sự lớn mạnh của Cộng Ðoàn. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức không nhỏ khi chúng ta phải thực sự đứng trên đôi chân của mình, và bắt đầu bước đi bằng chính khả năng của mình. Giờ đây, cùng với việc Giáo Hội ở Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, chắc chắn việc liên kết giữa những người con xa xứ với Giáo Hội mẹ tại quê hương sẽ mang lại ích lợi cho tất cả mọi người chúng ta.
Kế tiếp là những thân nhân của những người tỵ nạn này được bảo lãnh sang đoàn tụ gia đình. Cứ thế, số người Việt Nam Công Giáo ở Anh Quốc tăng dần theo cùng tỷ lệ với tổng số những người Việt Nam đến định cư, du học, hay làm việc tại Anh Quốc. Sau hơn 30 năm, con số người Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã lên đến khoảng gần 5.000 người. Con số này thực ra không lớn lắm so với cộng đoàn Công Giáo thuộc các dân tộc khác cùng sinh sống trên quần đảo này, hay so với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại các nước khác, nhưng do nước Anh không rộng và Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc & Wales cũng không lớn lắm, nên sự hiện diện của một số lượng người Công Giáo Việt Nam như vậy cũng được coi là tương đối đáng kể.
Đức ông Đào Đức Điềm |
Trong suốt gần 6 năm vừa qua, vai trò lãnh đạo tinh thần của Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã do Cha Phaolô Huỳnh Chánh, Cha Phêrô Nguyễn Tiến Ðắc, Thày Phó Tế vĩnh viễn Phaolô Lý Trọng Song đảm trách, với sự giúp đỡ của nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ khác. Hiện nay, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc đã hình thành được hai trung tâm mục vụ tương đối ổn định tại London và Birmingham, cùng với nhiều cộng đoàn nhỏ ở nhiều nơi như Southampton, trong thành phố London, Harlow, Northampton, Nottingham, Manchester, và cả ở Ái Nhĩ Lan, v.v...
Với công việc mục vụ và quản lý càng ngày càng tăng, nhân dịp đầu Năm Mới 2009 và Ðại Lễ Mẹ Thiên Chúa, Hàng Giáo Phẩm tại Anh Quốc & Wales đã quyết định thành lập hai Ban Tuyên Uý riêng biệt cho hai khu vực London và Birmingham. Ban Tuyên Uý của hai khu vực này vẫn tiếp tục kiêm nhiệm công việc mục vụ cho cho các cộng đoàn nhỏ trong khu vực phụ cận. Quyết định hệ trọng này đã được Ðức Tổng Giám Mục Vincent Nichols gọi là một 'real recognition' (đánh giá thực sự) vai trò của hai Ban Tuyên Uý cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc và Wales.
Ðây là một điều vui mừng cho Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Anh Quốc & Wales vì là một sự công nhận chính thức của giáo quyền sự lớn mạnh của Cộng Ðoàn. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức không nhỏ khi chúng ta phải thực sự đứng trên đôi chân của mình, và bắt đầu bước đi bằng chính khả năng của mình. Giờ đây, cùng với việc Giáo Hội ở Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, chắc chắn việc liên kết giữa những người con xa xứ với Giáo Hội mẹ tại quê hương sẽ mang lại ích lợi cho tất cả mọi người chúng ta.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn Giáo và Nhân Dân là Kẻ Thù?
Hoa Lan
12:44 01/01/2009
Chính quyền của dân - do dân - vì dân, cái khẩu hiệu vay mượn này của chính quyền cộng sản Việt Nam chẳng thể che lấp được bản chất của nó.
Trách nhiệm căn bản của một chính quyền là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quyền được sống và sinh hoạt của người dân theo đúng hiến pháp, bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân... Để làm được các chức năng đó, chính quyền phải có sức mạnh và quyền kiểm soát sự vận hành của rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính quyền được quyền kiểm soát và định hướng các sinh hoạt cộng đồng thông qua công cụ là pháp luật, dứt khoát không có chính quyền nào được phép đặt quyền kiểm soát của họ đối với các sinh hoạt của người dân ngoài khuôn khổ trên. Một đất nước phát triển tự nhiên và căn cơ khi mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, cùng với sự ràng buộc bởi những phong tục tập quán và niềm tin tín ngưỡng của mình. Xác lập quyền kiểm soát sinh hoạt của công dân bằng các biện pháp quản lý hành chánh và bạo lực của chính quyền là một trò hạ sách.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, khi thế giới này chỉ còn được xem như "ngôi làng nhỏ", nhưng tại đất nước hình chữ S này, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành đất nước theo lối hạ sách đó. Với nhà cầm quyền Việt Nam, nhân dân không phải là đối tượng phục vụ, ngược lại họ luôn xem đó là một đối tượng nguy hiểm mà họ cần phải theo dõi và kiềm chế đến mức cao nhất có thể.
Phát biểu trong Hội nghị công an toàn quốc hôm 22/12, ông thủ tướng Việt Nam lớn tiếng ca ngợi thành quả của ngành công an trong việc "dẹp tan" những cuộc đấu tranh đòi hỏi công lý của giáo dân vừa qua, dập tắc được tiếng kêu của dân oan đang liên tiếp khiếu kiện khắp nơi.
Họ luôn bố trí một lực lượng dày đặc mật vụ theo dõi mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chưa tin vào những hàng rào an ninh hữu hình đó, họ còn thiết lập một hệ thống kiểm soát và ngăn chặn tường lửa đối với mạng internet, nơi họ bị ám ảnh bởi sự tự do ngôn luận khôg thể kiểm soát. Đỉnh điểm của lối suy nghĩ thấp kém này là quyết định kiểm soát thế giới blog của người Việt Nam.
Chỉ vài giờ đồng hồ nữa trôi qua, thế kỷ 21 sẽ đi qua quãng thời gian tròn 8 năm, cả thế giới lao vào tương lai với tốc độ bão táp. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản này lại chẳng thể nghĩ ra cái gì hay ho ngoài mấy trò cũ rích để hù dọa chính con dân mình. Nào là các thế lực thù địch, nào là âm mưu diễn biến hoà bình, kẻ xấu lợi dụng tôn giáo... Nhìn kỹ lại hoá ra, những ai không chịu câm mồm và phục tùng cái thế lực ma qủi đang thống trị đất nước nghèo khó này như các linh mục, các nhà sư hiền lành, các dân oan bổng chốc bị liệt kê vào nhóm "các thế lực thù địch" với những "âm mưu diễn biến hòa bình". May mắn thay, giờ đây với những công cụ và phương tiện thông tin toàn cầu, trò gian lận nhảm nhí này chỉ lừa được một số người ít ỏi, trong đó họ tự ru ngủ nhau là chính.
Một khi xem nhân dân là công cụ, là đối tượng cần quản lý, kiểm soát và kiềm chế thay vì là đối tượng phục vụ. Nhà cầm quyền cộng sản đã tự xác lập vị trí bên kia chiến tuyến với chính dân tộc của mình. Lịch sử đã minh chứng rằng, không có chính quyền nào tồn tại khi nó là kẻ thù của dân tộc. Bất hạnh thay cho cái khẩu hiệu chính quyền của dân - do dân - vì dân. Hay những người cộng sản có cách nghĩ nào khác về cái khẩu hiệu này?!
Trách nhiệm căn bản của một chính quyền là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quyền được sống và sinh hoạt của người dân theo đúng hiến pháp, bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân... Để làm được các chức năng đó, chính quyền phải có sức mạnh và quyền kiểm soát sự vận hành của rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính quyền được quyền kiểm soát và định hướng các sinh hoạt cộng đồng thông qua công cụ là pháp luật, dứt khoát không có chính quyền nào được phép đặt quyền kiểm soát của họ đối với các sinh hoạt của người dân ngoài khuôn khổ trên. Một đất nước phát triển tự nhiên và căn cơ khi mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, cùng với sự ràng buộc bởi những phong tục tập quán và niềm tin tín ngưỡng của mình. Xác lập quyền kiểm soát sinh hoạt của công dân bằng các biện pháp quản lý hành chánh và bạo lực của chính quyền là một trò hạ sách.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, khi thế giới này chỉ còn được xem như "ngôi làng nhỏ", nhưng tại đất nước hình chữ S này, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành đất nước theo lối hạ sách đó. Với nhà cầm quyền Việt Nam, nhân dân không phải là đối tượng phục vụ, ngược lại họ luôn xem đó là một đối tượng nguy hiểm mà họ cần phải theo dõi và kiềm chế đến mức cao nhất có thể.
Phát biểu trong Hội nghị công an toàn quốc hôm 22/12, ông thủ tướng Việt Nam lớn tiếng ca ngợi thành quả của ngành công an trong việc "dẹp tan" những cuộc đấu tranh đòi hỏi công lý của giáo dân vừa qua, dập tắc được tiếng kêu của dân oan đang liên tiếp khiếu kiện khắp nơi.
Họ luôn bố trí một lực lượng dày đặc mật vụ theo dõi mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chưa tin vào những hàng rào an ninh hữu hình đó, họ còn thiết lập một hệ thống kiểm soát và ngăn chặn tường lửa đối với mạng internet, nơi họ bị ám ảnh bởi sự tự do ngôn luận khôg thể kiểm soát. Đỉnh điểm của lối suy nghĩ thấp kém này là quyết định kiểm soát thế giới blog của người Việt Nam.
Chỉ vài giờ đồng hồ nữa trôi qua, thế kỷ 21 sẽ đi qua quãng thời gian tròn 8 năm, cả thế giới lao vào tương lai với tốc độ bão táp. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản này lại chẳng thể nghĩ ra cái gì hay ho ngoài mấy trò cũ rích để hù dọa chính con dân mình. Nào là các thế lực thù địch, nào là âm mưu diễn biến hoà bình, kẻ xấu lợi dụng tôn giáo... Nhìn kỹ lại hoá ra, những ai không chịu câm mồm và phục tùng cái thế lực ma qủi đang thống trị đất nước nghèo khó này như các linh mục, các nhà sư hiền lành, các dân oan bổng chốc bị liệt kê vào nhóm "các thế lực thù địch" với những "âm mưu diễn biến hòa bình". May mắn thay, giờ đây với những công cụ và phương tiện thông tin toàn cầu, trò gian lận nhảm nhí này chỉ lừa được một số người ít ỏi, trong đó họ tự ru ngủ nhau là chính.
Một khi xem nhân dân là công cụ, là đối tượng cần quản lý, kiểm soát và kiềm chế thay vì là đối tượng phục vụ. Nhà cầm quyền cộng sản đã tự xác lập vị trí bên kia chiến tuyến với chính dân tộc của mình. Lịch sử đã minh chứng rằng, không có chính quyền nào tồn tại khi nó là kẻ thù của dân tộc. Bất hạnh thay cho cái khẩu hiệu chính quyền của dân - do dân - vì dân. Hay những người cộng sản có cách nghĩ nào khác về cái khẩu hiệu này?!
Văn Hóa Cồng Chiêng Đi Tù
Nguyễn Công Dân
16:59 01/01/2009
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐI TÙ
Cồng chiêng là một trong 43 di sản thế giới mới được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, "không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" của VN đã có tên, ngày 25/11/2005.
Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. "Đó là niềm tự hào và có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với những người làm công tác bảo tồn văn hóa”.
Trong một bức thư gửi tới bà Lý, đại diện ủy ban UNESCO viết, sự kiện này đánh dấu việc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bước ra khỏi biên giới đất nước, đến với toàn thế giới. UNESCO đánh giá rất cao giá trị văn hóa và cả cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Theo đó, UNESCO cũng đưa ra kế hoạch sẽ giới thiệu di sản này với thế giới bằng một cuộc ra mắt khá long trọng, như từng làm trong lễ công nhận chính thức Nhã nhạc cung đình Huế năm 2003.
Không chỉ để tôn vinh "Không gian văn hoá cồng chiêng" - vừa được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và Di sản văn hoá của nhân loại - quảng bá cho hình ảnh của Đắc Lắc và Tây Nguyên đang phát triển nhanh và ổn định, mời gọi đầu tư... mà còn là cuộc hội ngộ lớn của các dân tộc Tây Nguyên. Tại "sân chơi" này 17 dân tộc anh em trong khu vực đã trưng bày, biểu diễn nhiều hiện vật, nhiều nghi lễ, trò chơi của "không gian văn hoá" Tây Nguyên, thu hút được hàng vạn người tới xem.
Đó là niềm vinh dự lớn của đất nước ta nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Thế nhưng, cán bộ các cấp ở Hà Nội từ Thành phố tới các quận, huyện, phường, xã đều coi đó là thứ văn hoá độc hại, khi văn hoá này được đưa về Hà Nội thì lại bị coi là vi phạm phát luật và bắt người đánh cồng chiêng bỏ vào tù, mà trong luật lại không có điều khoản nào quy định “không được đưa văn hoá cồng chiêng về Hà Nội, chỉ được đánh ở vù sâu vùng xa mà thôi” hay “không được đưa văn hoá cồng chiêng ra khỏi Tây Nguyên”.
Theo nhiều người phỏng đoán, cán bộ từ cấp thành phố, tới các quận huyện, xã phường của Hà Nội đều không biết gì về thứ văn hoá mới lạ này, hay chính họ là những người không có văn hoá, nên đã đối sử với văn hoá cồng chiêng như là thứ văn hoá độc hại vậy. Để rồi đối sử với những người sử dụng cồng chiêng và những người cổ động cho văn hoá này như là tội phạm, bỏ tù rồi đem sử án.
Theo cáo buộc của VKS, bị cáo đã lôi kéo và cùng một số phụ nữ người dân tộc Mường 6 lần tổ chức đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. (dantri.com.vn) ra ngày 8.12.2008.
Văn hoá cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, mới được ba năm nay. Thế mà nay, cán bộ ở Hà Nội và đặc biệt là quận Đống Đa muốn dập tắt văn hoá đó, đem thứ văn hoá đó bỏ vào tù.
Cồng chiêng là một trong 43 di sản thế giới mới được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, "không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" của VN đã có tên, ngày 25/11/2005.
Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. "Đó là niềm tự hào và có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với những người làm công tác bảo tồn văn hóa”.
Trong một bức thư gửi tới bà Lý, đại diện ủy ban UNESCO viết, sự kiện này đánh dấu việc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bước ra khỏi biên giới đất nước, đến với toàn thế giới. UNESCO đánh giá rất cao giá trị văn hóa và cả cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Theo đó, UNESCO cũng đưa ra kế hoạch sẽ giới thiệu di sản này với thế giới bằng một cuộc ra mắt khá long trọng, như từng làm trong lễ công nhận chính thức Nhã nhạc cung đình Huế năm 2003.
Không chỉ để tôn vinh "Không gian văn hoá cồng chiêng" - vừa được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và Di sản văn hoá của nhân loại - quảng bá cho hình ảnh của Đắc Lắc và Tây Nguyên đang phát triển nhanh và ổn định, mời gọi đầu tư... mà còn là cuộc hội ngộ lớn của các dân tộc Tây Nguyên. Tại "sân chơi" này 17 dân tộc anh em trong khu vực đã trưng bày, biểu diễn nhiều hiện vật, nhiều nghi lễ, trò chơi của "không gian văn hoá" Tây Nguyên, thu hút được hàng vạn người tới xem.
Đó là niềm vinh dự lớn của đất nước ta nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Thế nhưng, cán bộ các cấp ở Hà Nội từ Thành phố tới các quận, huyện, phường, xã đều coi đó là thứ văn hoá độc hại, khi văn hoá này được đưa về Hà Nội thì lại bị coi là vi phạm phát luật và bắt người đánh cồng chiêng bỏ vào tù, mà trong luật lại không có điều khoản nào quy định “không được đưa văn hoá cồng chiêng về Hà Nội, chỉ được đánh ở vù sâu vùng xa mà thôi” hay “không được đưa văn hoá cồng chiêng ra khỏi Tây Nguyên”.
Theo nhiều người phỏng đoán, cán bộ từ cấp thành phố, tới các quận huyện, xã phường của Hà Nội đều không biết gì về thứ văn hoá mới lạ này, hay chính họ là những người không có văn hoá, nên đã đối sử với văn hoá cồng chiêng như là thứ văn hoá độc hại vậy. Để rồi đối sử với những người sử dụng cồng chiêng và những người cổ động cho văn hoá này như là tội phạm, bỏ tù rồi đem sử án.
Theo cáo buộc của VKS, bị cáo đã lôi kéo và cùng một số phụ nữ người dân tộc Mường 6 lần tổ chức đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. (dantri.com.vn) ra ngày 8.12.2008.
Văn hoá cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, mới được ba năm nay. Thế mà nay, cán bộ ở Hà Nội và đặc biệt là quận Đống Đa muốn dập tắt văn hoá đó, đem thứ văn hoá đó bỏ vào tù.
'Lời chúc' năm mới 2009 của chính quyền VN!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
22:46 01/01/2009
Bằng lối dùng từ cố tình né tránh hai chữ 'cách chức' nhưng lại cho đăng vào ngày đầu năm, bài viết có tựa đề "Không bổ nhiệm lại tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng" đăng trên các báo sáng nay hẳn đã làm không ít người đọc cảm thấy ngỡ ngàng. Nhiều người cảm thấy lo lắng cho số phận của tờ báo này, vốn đã bị đảng csvn ra sức 'cùm tay bịt miệng' chặt trong năm qua, sẽ hứa hẹn thêm nhiều xiềng xích mới trong 365 ngày sắp tới đây.
Lo lắng là phải bởi tại sao một tờ như Tuổi Trẻ, đặc trưng cho tính cách của người Sàigòn không quen sự gò bó nên đã giúp nó qua mặt tờ Sàigòn Giải Phóng của đảng nhiều năm qua nay lại phải đăng cái tin dữ này vào ngay buổi sáng đầu năm? Thời khắc mà thường chỉ để dành cho những lời chúc tốt lành, cho dù đó là Tết Tây dân chúng VN cũng vẫn chúc nhau "Happy New Year".
Nhưng cũng không chỉ có mỗi tờ Tuổi Trẻ mới được đảng quan tâm. Khác chăng chỉ là sự 'chăm sóc' có phần đặc biệt hơn những tờ báo khác chủ yếu vì lượng phát hành của báo này đã đạt tới gần nửa triệu số mỗi ngày. "Cùng ngày, Trung ương Đoàn cũng đã triển khai quyết định cho thôi nhiệm vụ đối với TBT báo Thanh Niên đối với ông Nguyễn Công Khế kể từ ngày 1/1/2009. và tại TPHCM, cơ quan chức năng cũng đã thực hiện quyết định thay đổi nhân sự TBT báo Pháp luật TP.HCM và báo Doanh Nhân Sài Gòn.Cụ thể, ông Phạm Phú Tâm được bổ nhiệm làm TBT báo Pháp Luật TP.HCM thay ông Nam Đồng nghỉ hưu từ ngày 1/1/2009. Bà Nguyễn Mih Hiền thôi chức TBT báo Doanh Nhân Sài Gòn, người tạm thời phụ trách báo này trong khi chờ bổ nhiệm TBT mới là Phó TBT Nguyễn Thanh Minh." (VietnamNet)
Ở VN có một nghịch lý là hầu hết các vụ án kinh tế lớn đều do các báo phát hiện trong khi lẽ ra việc khám phá này lẽ ra thuộc về trách nhiệm của các cơ quan điều tra như thuộc Bộ Công An mới phải. Và đó chính lý do quan trọng giúp Tuổi trẻ và Thanh Niên trở nên nổi bật giữa một rừng báo vẹm trong nước với những tin 'sốt dẻo' chống tiêu cực thời gian qua, phanh phui nhiều vụ tiêu cực lớn trong guồng máy chính quyền. Như các vụ 'Năm Cam', vụ 'điện kế điện tử' và gần đây nhất là vụ chống tham nhũng tại PMU-18, khiến hai phóng viên 'gạo cội' của hai tờ báo này phải ra hầu tòa hôm tháng 15/10/2008 vừa qua.
Cũng cần ghi nhận sự không mấy hăng hái của hai tờ báo này trong đăng tải những tin tức xuyên tạc sự thật về những buổi cầu nguyện của giáo dân Hà Nội trong năm qua cũng như việc bôi nhọ Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Cả hai tờ báo trên và nhiều báo phiá Nam đều đứng ngoài cuộc, trừ những tờ SGGP và Công An Tp.HCM.
Với lần thay đổi nhân sự quan trọng này, ban tuyên huấn trung ương đảng csvn đã hoàn thành loại bỏ nốt những tổng biên tập nào tư tưởng 'lừng khừng' hoặc không chịu 'đổi mới' hưởng thụ theo đảng vẫn cứ đòi "đấu tranh anh dũng bất khuất" như thời họ còn là sinh viên. Vì nay mà ai vẫn tiếp tục làm thế chẳng khác gì "gây chia rẽ nội bộ" bởi đảng vinh quang ngày nay đã khác với cái đảng gian khổ ngày xưa rất nhiều. Mắt họ bây giờ chỉ còn biết hướng về những khu villa biệt thự, nhà cao tầng và những đồng dollar rủng rỉnh mà không còn vì dân tộc nào hết, bằng chứng là một loạt hành vi làm mất thể diện dân tộc trên trường quốc tế vừa qua do ai gây nên nếu chẳng phải chính các đảng viên? Do vậy lãnh đạo của hai phóng viên Nguyễn Van Hải và Nguyễn Việt Chiến đã "không hoàn thành nhiệm vụ" vì thế mà phải cách chức!
Có điều đáng chú ý là trong khi hai tờ Tuổi Trẻ và VietnamNet rập khuôn y chang nhau tên bản tin đều là "Không bổ nhiệm lại tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng" và "Không bổ nhiệm lại ông Lê Hoàng và ông Nguyễn Công Khế" v.v… thì tờ Thanh Niên tỏ ra bản lĩnh hơn khi chỉ gọi đó là "Thay đổi nhân sự ở Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ". Phải chăng đây là cách mà ông Nguyễn Công Khế, người vừa mới bị cách chức, muốn lần cuối cùng tỏ ra 'cứng đầu' như cách phản đối lại quyết định? Cũng cần biết thêm là mặc dù đến nay mới chính thức bị cách chức, nhưng từ lâu ông Nguyễn Công Khế không còn trực tiếp điều hành báo Thanh Niên, vì mọi người thường thấy ông lo chu du các nước cùng "Duyên Dáng Việt Nam" hết diễn ở VN rồi sang Úc rồi qua Anh v.v…
Tóm lại, rõ ràng đây là lời 'chúc tết' của chính quyền VN gởi đến những ai đang sống trong nước hay thích 'viết' mà chẳng chịu 'lách', nhất định không chịu đi bên 'lề phải' do đảng vạch ra, rằng "quí vị hãy xem chừng ngòi bút của mình!" kể cả các blogger.
Hôm 30/12 nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC Việt ngữ về tình trạng các trang blog cá nhân của bà trên mạng internet bị thâm nhập, biến đổi nội dung và hình thức 'Nhiều lần tôi đã vào blog của tôi nhưng không thể đọc được, có những bài bị xoá trắng, tôi thấy blog của tôi đã bị xoá nội dung rồi… Tôi nghĩ rằng đây không phải là ngẫu nhiên, nghe nói ông Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông vừa ký một thông tư về việc cấm các blogs có nội dung không phù hợp với yêu cầu của họ," (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081230_vothihao_blog.shtml)
Đây là thông tin chúng tôi cho rằng rất đáng lưu ý. Bởi vì mặc dù chính quyền VN đang rất muốn Yahoo và Google giúp đỡ họ quản lý các trang blogs và mặc dù đại diện của họ tại VN đều khẳng định họ không được phép cung cấp bất cứ thông tin gì đã cam kết bảo mật với khách hàng. Nhưng với những gì đang xảy ra với nhà văn Võ Thị Hảo, liệu Yahoo có chịu trách nhiệm về các sự cố trên không?
Lý do khiến chính quyền VN ngày càng xiết chặt báo chí, như người ta thường nói "có tật giật mình" vì hay làm điều gian dối nên họ luôn sợ sự thật.
Nhưng tất cả những gì họ đang cố sức làm để siết chặt quản lý thông tin chỉ là chuyện "đội đá vá trời" vì như chúng ta biết, thông tin điện tử qua mạng internet ngày càng trở nên hoàn hảo, nhanh, rẻ và hữu hiệu hơn gấp nhiều lần báo giấy. Vì thế số phận của những tờ báo giấy rồi cũng đến lúc giống như những chiếc phong bì, trang thư viết tay và những bức điện tín hiện đang bị email loại bỏ dần. Có thể một ngày nào đó nhiều tờ báo giấy sẽ chỉ còn là kỷ vật trong các viện bảo tàng báo chí.
Trong thực tế chính quyền gian dối VN đang phải đối mặt với tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở VN được xếp vào loại nhanh nhất thế giới "với hai phần ba của dân số 83 triệu người của Việt Nam là những người trẻ dưới 30 tuổi và "họ rất am hiểu về Internet". Đó là phát biểu của Henry Nguyen, đồng quản lý liên doanh IDG Việt Nam, một quỹ đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực ICT được sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Nhìn vào sự phát triển của Internet, người ta có thể dễ dàng nhận ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ Thông tin và Viễn thông Việt Nam. Với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippines (9,12%)..". (http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/kinhtetrongnuoc/2007/05/700066/).
VN có được kỳ tích trên chắc chắn chẳng phải vì công lao của đảng mà phần lớn nhờ truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc. Phần lớn bậc cha mẹ đều mong muốn đầu tư việc học hành cho con cái và máy tính được xem như một công cụ học tập không thể thiếu hiện nay.
Chính quyền VN hay khoe về sự phát triển hơn người này nhưng trong ruột gan họ lại không giấu nổi những nỗi lo lắng về quản lý nó. Vì nhờ có internet mà bây giờ bất cứ người dân nào sống trong nước bất mãn với chính quyền họ đều có thể lên tiếng mà không cần phải xin phép bất cứ ai, ai muốn tìm hiểu sự thật cũng đều dễ dàng. Nếu không có internet, chắc chắn giáo xứ Thái Hà, Tòa TGM Hà Nội đã bị san bằng thành bình địa, đức cha Ngô Quang Kiệt đã bị bắt và tám giáo dân đã phải ngồi tù.
Trong một bối cảnh như vậy ý định răn đe dân chúng trong 'lời chúc' càng chỉ để chúng ta thấy rõ hơn ái bản chất ngược ngạo của chế độ, họ chỉ vẫn muốn 'ngu dân', vẫn thích lấy mũ nỉ che tai bịt mặt để khỏi chứng kiến những văn minh tiến bộ của nhân loại.
Lo lắng là phải bởi tại sao một tờ như Tuổi Trẻ, đặc trưng cho tính cách của người Sàigòn không quen sự gò bó nên đã giúp nó qua mặt tờ Sàigòn Giải Phóng của đảng nhiều năm qua nay lại phải đăng cái tin dữ này vào ngay buổi sáng đầu năm? Thời khắc mà thường chỉ để dành cho những lời chúc tốt lành, cho dù đó là Tết Tây dân chúng VN cũng vẫn chúc nhau "Happy New Year".
Nhưng cũng không chỉ có mỗi tờ Tuổi Trẻ mới được đảng quan tâm. Khác chăng chỉ là sự 'chăm sóc' có phần đặc biệt hơn những tờ báo khác chủ yếu vì lượng phát hành của báo này đã đạt tới gần nửa triệu số mỗi ngày. "Cùng ngày, Trung ương Đoàn cũng đã triển khai quyết định cho thôi nhiệm vụ đối với TBT báo Thanh Niên đối với ông Nguyễn Công Khế kể từ ngày 1/1/2009. và tại TPHCM, cơ quan chức năng cũng đã thực hiện quyết định thay đổi nhân sự TBT báo Pháp luật TP.HCM và báo Doanh Nhân Sài Gòn.Cụ thể, ông Phạm Phú Tâm được bổ nhiệm làm TBT báo Pháp Luật TP.HCM thay ông Nam Đồng nghỉ hưu từ ngày 1/1/2009. Bà Nguyễn Mih Hiền thôi chức TBT báo Doanh Nhân Sài Gòn, người tạm thời phụ trách báo này trong khi chờ bổ nhiệm TBT mới là Phó TBT Nguyễn Thanh Minh." (VietnamNet)
Ở VN có một nghịch lý là hầu hết các vụ án kinh tế lớn đều do các báo phát hiện trong khi lẽ ra việc khám phá này lẽ ra thuộc về trách nhiệm của các cơ quan điều tra như thuộc Bộ Công An mới phải. Và đó chính lý do quan trọng giúp Tuổi trẻ và Thanh Niên trở nên nổi bật giữa một rừng báo vẹm trong nước với những tin 'sốt dẻo' chống tiêu cực thời gian qua, phanh phui nhiều vụ tiêu cực lớn trong guồng máy chính quyền. Như các vụ 'Năm Cam', vụ 'điện kế điện tử' và gần đây nhất là vụ chống tham nhũng tại PMU-18, khiến hai phóng viên 'gạo cội' của hai tờ báo này phải ra hầu tòa hôm tháng 15/10/2008 vừa qua.
Cũng cần ghi nhận sự không mấy hăng hái của hai tờ báo này trong đăng tải những tin tức xuyên tạc sự thật về những buổi cầu nguyện của giáo dân Hà Nội trong năm qua cũng như việc bôi nhọ Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Cả hai tờ báo trên và nhiều báo phiá Nam đều đứng ngoài cuộc, trừ những tờ SGGP và Công An Tp.HCM.
Với lần thay đổi nhân sự quan trọng này, ban tuyên huấn trung ương đảng csvn đã hoàn thành loại bỏ nốt những tổng biên tập nào tư tưởng 'lừng khừng' hoặc không chịu 'đổi mới' hưởng thụ theo đảng vẫn cứ đòi "đấu tranh anh dũng bất khuất" như thời họ còn là sinh viên. Vì nay mà ai vẫn tiếp tục làm thế chẳng khác gì "gây chia rẽ nội bộ" bởi đảng vinh quang ngày nay đã khác với cái đảng gian khổ ngày xưa rất nhiều. Mắt họ bây giờ chỉ còn biết hướng về những khu villa biệt thự, nhà cao tầng và những đồng dollar rủng rỉnh mà không còn vì dân tộc nào hết, bằng chứng là một loạt hành vi làm mất thể diện dân tộc trên trường quốc tế vừa qua do ai gây nên nếu chẳng phải chính các đảng viên? Do vậy lãnh đạo của hai phóng viên Nguyễn Van Hải và Nguyễn Việt Chiến đã "không hoàn thành nhiệm vụ" vì thế mà phải cách chức!
Có điều đáng chú ý là trong khi hai tờ Tuổi Trẻ và VietnamNet rập khuôn y chang nhau tên bản tin đều là "Không bổ nhiệm lại tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng" và "Không bổ nhiệm lại ông Lê Hoàng và ông Nguyễn Công Khế" v.v… thì tờ Thanh Niên tỏ ra bản lĩnh hơn khi chỉ gọi đó là "Thay đổi nhân sự ở Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ". Phải chăng đây là cách mà ông Nguyễn Công Khế, người vừa mới bị cách chức, muốn lần cuối cùng tỏ ra 'cứng đầu' như cách phản đối lại quyết định? Cũng cần biết thêm là mặc dù đến nay mới chính thức bị cách chức, nhưng từ lâu ông Nguyễn Công Khế không còn trực tiếp điều hành báo Thanh Niên, vì mọi người thường thấy ông lo chu du các nước cùng "Duyên Dáng Việt Nam" hết diễn ở VN rồi sang Úc rồi qua Anh v.v…
Tóm lại, rõ ràng đây là lời 'chúc tết' của chính quyền VN gởi đến những ai đang sống trong nước hay thích 'viết' mà chẳng chịu 'lách', nhất định không chịu đi bên 'lề phải' do đảng vạch ra, rằng "quí vị hãy xem chừng ngòi bút của mình!" kể cả các blogger.
Hôm 30/12 nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC Việt ngữ về tình trạng các trang blog cá nhân của bà trên mạng internet bị thâm nhập, biến đổi nội dung và hình thức 'Nhiều lần tôi đã vào blog của tôi nhưng không thể đọc được, có những bài bị xoá trắng, tôi thấy blog của tôi đã bị xoá nội dung rồi… Tôi nghĩ rằng đây không phải là ngẫu nhiên, nghe nói ông Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông vừa ký một thông tư về việc cấm các blogs có nội dung không phù hợp với yêu cầu của họ," (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081230_vothihao_blog.shtml)
Đây là thông tin chúng tôi cho rằng rất đáng lưu ý. Bởi vì mặc dù chính quyền VN đang rất muốn Yahoo và Google giúp đỡ họ quản lý các trang blogs và mặc dù đại diện của họ tại VN đều khẳng định họ không được phép cung cấp bất cứ thông tin gì đã cam kết bảo mật với khách hàng. Nhưng với những gì đang xảy ra với nhà văn Võ Thị Hảo, liệu Yahoo có chịu trách nhiệm về các sự cố trên không?
Lý do khiến chính quyền VN ngày càng xiết chặt báo chí, như người ta thường nói "có tật giật mình" vì hay làm điều gian dối nên họ luôn sợ sự thật.
Nhưng tất cả những gì họ đang cố sức làm để siết chặt quản lý thông tin chỉ là chuyện "đội đá vá trời" vì như chúng ta biết, thông tin điện tử qua mạng internet ngày càng trở nên hoàn hảo, nhanh, rẻ và hữu hiệu hơn gấp nhiều lần báo giấy. Vì thế số phận của những tờ báo giấy rồi cũng đến lúc giống như những chiếc phong bì, trang thư viết tay và những bức điện tín hiện đang bị email loại bỏ dần. Có thể một ngày nào đó nhiều tờ báo giấy sẽ chỉ còn là kỷ vật trong các viện bảo tàng báo chí.
Trong thực tế chính quyền gian dối VN đang phải đối mặt với tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở VN được xếp vào loại nhanh nhất thế giới "với hai phần ba của dân số 83 triệu người của Việt Nam là những người trẻ dưới 30 tuổi và "họ rất am hiểu về Internet". Đó là phát biểu của Henry Nguyen, đồng quản lý liên doanh IDG Việt Nam, một quỹ đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực ICT được sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Nhìn vào sự phát triển của Internet, người ta có thể dễ dàng nhận ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ Thông tin và Viễn thông Việt Nam. Với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippines (9,12%)..". (http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/kinhtetrongnuoc/2007/05/700066/).
VN có được kỳ tích trên chắc chắn chẳng phải vì công lao của đảng mà phần lớn nhờ truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc. Phần lớn bậc cha mẹ đều mong muốn đầu tư việc học hành cho con cái và máy tính được xem như một công cụ học tập không thể thiếu hiện nay.
Chính quyền VN hay khoe về sự phát triển hơn người này nhưng trong ruột gan họ lại không giấu nổi những nỗi lo lắng về quản lý nó. Vì nhờ có internet mà bây giờ bất cứ người dân nào sống trong nước bất mãn với chính quyền họ đều có thể lên tiếng mà không cần phải xin phép bất cứ ai, ai muốn tìm hiểu sự thật cũng đều dễ dàng. Nếu không có internet, chắc chắn giáo xứ Thái Hà, Tòa TGM Hà Nội đã bị san bằng thành bình địa, đức cha Ngô Quang Kiệt đã bị bắt và tám giáo dân đã phải ngồi tù.
Trong một bối cảnh như vậy ý định răn đe dân chúng trong 'lời chúc' càng chỉ để chúng ta thấy rõ hơn ái bản chất ngược ngạo của chế độ, họ chỉ vẫn muốn 'ngu dân', vẫn thích lấy mũ nỉ che tai bịt mặt để khỏi chứng kiến những văn minh tiến bộ của nhân loại.
Đất nước mất thì mất tất cả
Trần Doãn
23:28 01/01/2009
Tổng thống VNCH trước 1975, ông Nguyễn Văn Thiệu, đã nói 2 câu mà không ai, kể cả những người đã luôn chống đối ông dám phủ nhận giá trị chân lý vô cùng xác thực khi đối chiếu với thực tế. Còn những người CSVN, thì tuyệt đối tránh đề cập và không bao giờ dám mang ra thảo luận.
Câu thứ nhất mọi người đều biết, đều nghiệm ra hoàn toàn đúng, nhưng chẳng ai dám lập lại công khai: Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn cho kỹ những gì CS làm.
CS thì nói rất hay, chẳng thế mà lôi kéo được vô số những người ăn cơm quốc gia thờ ma CS. Nhờ vào nền dân chủ tại VNCH có bao nhiêu người có cơ hội ăn học và thành đạt trong các tổ chức tôn giáo, dân sự, chính trị, quân đội, như Tôn Nữ Thị Ninh, Ngô Bá Thành, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần…nhưng lòng luôn hướng về bè lũ CS như là “chúa” của đời mình và góp phần không nhỏ giúp CS thống trị đất nước VN, nguyên nhân chính gây nên cảnh thống khổ của toàn dân VN. Những người này hiện nay đã mở mắt ra nhưng vì được hưởng bả danh hoa phù phiếm mà CS bố thí cho đành phải ngậm bồ hòn, câm như hến trước “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” do CS gây nên cho dân tộc.
Nhân kỉ niệm 10 năm (1975-1985) theo tin của tờ Tuổi Trẻ mà tôi được đọc vào dịp đó, phi công VNCH Nguyễn Thành Trung dùng máy bay của VNCH ném bom vào Dinh Độc Lập ngày 8-4-1975, được UBND-TP khen thưởng trao tặng cho một xe gắn máy, một tài sản lớn lao vào lúc đó. Ông tỏ ra vô cùng biết ơn và sung sướng. Nếu đây là phần thưởng tối hậu dành cho một người phản quốc làm tay sai cho CS thì phần thưởng này quá nhỏ và lố bịch so với những người bỏ chạy CS đến Hoa Kỳ, chỉ một thời gian sau họ cũng tự mua được cho mình một cái xe hơi đời mới mà chẳng cần ai bố thí cho.
Câu thứ hai cũng chính xác như câu thứ nhất nhưng hiện nay ít người còn nhớ, đó là: Đất nước còn thì còn tất cả. Để đất nước rơi vào tay CS thì mất tất cả.
Có lẽ bản thân ông Thiệu cũng như mọi người khác không ngờ rằng cái mất của đất nước trong tay CS lại ghê ghớm tàn khốc như thế.
Hàng triệu phụ nữ VN hiện nay phải bán thân nuôi miệng không những trong những nhà thổ tuy còn kín đáo nhưng đi khắp chiều dọc chiều ngang trong nước chỗ nào mà chẳng có. Có lần đi qua phía trước một trụ sở chính của một nhà dòng nữ kỳ cựu tại miền Tây Nam Bộ vào lúc 7 giờ tối tôi thấy có quá nhiều thiếu nữ ăn mặc lòe loẹt, hỏi ra thì được người lái xe ôm cho biết tại vì chỗ này công an ít để ý nên các chị em bán thân tụ tập rất đông để tìm khách.
Đa số các thiếu nữ bán thân tại Cambodia đều từ VN qua hành nghề. Còn tại các nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… họ được khoác vào một vỏ bọc thanh lịch hơn là kết hôn nhưng trong thực tế là những ông Tầu ông Hàn đó phải trả tiền cho gia đình họ. Có phải là hôn nhân không khi không hề có tình yêu vì bất đồng ngôn ngữ văn hóa và phải trả tiền thì mới có được?
Trong vô số cái mất khác cũng ghê gớm không kém như tàn sát thai nhi, băng hoại nhân cách, ăn nhậu tràn lan, u mê vì bóng đá, computer game, phim bộ nhảm nhí của nước ngoài, nền giáo dục chỉ đào tạo ra nhiều thế hệ thui chột kiến thức, què quặt khả năng, đi làm công với thù lao rẻ như bèo cho nước ngoài mà luôn bị chê bai và ngược đãi, thái độ dửng dưng tàn nhẫn trước nỗi khổ của đồng bào, đồng đạo, bề dưới của mình (một đứa con đi cướp của giết người mà nhiều bà mẹ vẫn đi thăm nuôi đều đặn, sau khi con bị tử hình vẫn đến thăm mộ vì một lẽ đơn giản dù gì đi nữa nó vẫn là con mình, thế mà có biết bao linh mục tuyên úy đi tù cải tạo sau 1975, và hiện nay, trong nhiều năm mà chẳng thấy có bề trên nào dám làm đơn xin đi thăm chứ đừng nói dám đi thăm)… thì cái mất lớn nhất đang ló dạng là mất luôn đất nước VN qua chính sách cắt đất nhượng biển của CSVN cho kẻ thù ngàn đời Trung Quốc chỉ để cho đảng CSVN được kéo dài ngày nào hay ngày đó đặc quyền đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Đám cưới của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với Nguyễn Bảo Hoàng, người Mỹ gốc Việt, vào ngày 16-11-2008 chắc chắn phải có sự đồng ý của Bộ Chính Trị cho thấy các lãnh tụ CS tuy nhờ chống Mỹ mà leo lên được các đỉnh cao chói lọi, luôn miệng rêu rao chống Mỹ, căm thù Mỹ, nhưng họ đều biết tìm một lối thoát tốt đẹp nhất cho con cái. Một minh họa cho những gì CS nói mà không làm. Tại sao giầu có xinh đẹp học thức như cô, chắc chắn có rất nhiều chàng trai VN theo đuổi, cô không chọn ai mà chọn một chàng có quốc tịch Mỹ, được đào tạo tại Mỹ? Mai này khi Nguyễn Thanh Phượng theo chồng về Mỹ an hưởng tuổi già, sau khi bố mình đã tham gia vào chiến “thần thánh chống Mỹ cứu nước” khiến cho mấy triệu người thiệt mạng, và cuộc cách mạng XHCN khiến cho bao nhiêu triệu người khác đói khổ trong mấy chục năm, và sau một đời dựa vào thế lực của bố (hy sinh đời bố củng cố đời con) vơ vét tài sản dân oan tại VN, ngày Nguyễn Thanh Phượng tuyên thệ trung thành với tổ quốc Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cô cũng chỉ được báo giới xếp vào hàng thứ 3 sau hai đàn chị cũng là con gái của các lãnh tụ CS lừng danh khác.
Người thứ nhất là bà Svetlana Alliluyeva (sinh năm 1926) là con gái duy nhất của Stalin. Bà đào thoát đến Mỹ tỵ nạn CS vào năm 1967 (tại sao bà đào thoát được trong khi hàng triệu phụ nữ Nga khác cũng muốn sang Mỹ mà không đi được). Việc đầu tiên bà làm ngay khi đến Mỹ là họp báo tại phi trường New York để đả kích chế độ CS Liên Xô mà cha bà đã góp phần chính yếu tạo dựng nên với cái giá là giết bỏ đi mấy chục triệu con người. Tổng thống Putin về sau gọi là những người con ưu tú nhất của đất nước. Hiện nay bà sống tại California.
Người thứ hai là bà Alina Fernandez (sinh năm 1956) là một trong số nhiều con ngoại hôn của Fidel Castro, lãnh tụ Cuba từ 1959-2008. Di sản lớn nhất Fidel Castro để lại cho đất nước Cuba là nghèo đói và lạc hậu. Hiện nay lợi tức đầu người của dân Cuba chỉ là 20 dollars 1 tháng (bằng 3 giờ lương tối thiểu tại Mỹ). Phân nửa dân số Cuba, giống như rất nhiều người tại VN, phải sống nhờ vào tiền trợ cấp của họ hàng tại Hoa Kỳ. Cái duy nhất họ có dư giả là những khẩu hiệu rỗng tuếch về cách mạng XHCN. Nhiều trẻ em đi học ở VN bị nhà trường bắt đóng góp cây viết cuốn tập cho các bạn nhỏ Cuba.
Bà Alina Fernadez trốn khỏi Cuba (không thể trốn được nếu không có sự trợ giúp) và đến Mỹ vào năm 1993. Hiện nay bà phụ trách một Radio Show có tên Simplemente Alina (đơn giản tôi là Alina) tại Miami có chủ trương đối kháng với chế độ CS Cuba mà cha bà đã bắt nhân dân đi qua trong nghèo khổ trong 50 năm qua.
Suy cho cùng thì “đất nước mất thì mất tất cả” rất đúng.
Vong linh những anh hùng liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đau khổ của những dân oan mất ruộng vườn nhà cửa, những thế hệ phải sống mòn vì nền giáo dục XNCH què quặt, chỉ biết căm thù “đế quốc Mỹ” coi nó như thủ phạm của những đau khổ của mình, những trẻ thơ bơ vơ, những người già đói rách, các phụ nữ chỉ biết bán thân nuôi miệng trong nước CHXHCN VN, phải bẽ bàng ra sao để rồi sau cùng phải mất tất cả khi chứng kiến con gái đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ngang nghiên hãnh diện trước toàn dân thiên hạ kết hôn với một người Mỹ và sẽ theo chồng về quê hương mới. Dù rằng cô cũng chỉ là người thứ 3 mà thôi.
Câu thứ nhất mọi người đều biết, đều nghiệm ra hoàn toàn đúng, nhưng chẳng ai dám lập lại công khai: Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn cho kỹ những gì CS làm.
CS thì nói rất hay, chẳng thế mà lôi kéo được vô số những người ăn cơm quốc gia thờ ma CS. Nhờ vào nền dân chủ tại VNCH có bao nhiêu người có cơ hội ăn học và thành đạt trong các tổ chức tôn giáo, dân sự, chính trị, quân đội, như Tôn Nữ Thị Ninh, Ngô Bá Thành, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần…nhưng lòng luôn hướng về bè lũ CS như là “chúa” của đời mình và góp phần không nhỏ giúp CS thống trị đất nước VN, nguyên nhân chính gây nên cảnh thống khổ của toàn dân VN. Những người này hiện nay đã mở mắt ra nhưng vì được hưởng bả danh hoa phù phiếm mà CS bố thí cho đành phải ngậm bồ hòn, câm như hến trước “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” do CS gây nên cho dân tộc.
Nhân kỉ niệm 10 năm (1975-1985) theo tin của tờ Tuổi Trẻ mà tôi được đọc vào dịp đó, phi công VNCH Nguyễn Thành Trung dùng máy bay của VNCH ném bom vào Dinh Độc Lập ngày 8-4-1975, được UBND-TP khen thưởng trao tặng cho một xe gắn máy, một tài sản lớn lao vào lúc đó. Ông tỏ ra vô cùng biết ơn và sung sướng. Nếu đây là phần thưởng tối hậu dành cho một người phản quốc làm tay sai cho CS thì phần thưởng này quá nhỏ và lố bịch so với những người bỏ chạy CS đến Hoa Kỳ, chỉ một thời gian sau họ cũng tự mua được cho mình một cái xe hơi đời mới mà chẳng cần ai bố thí cho.
Câu thứ hai cũng chính xác như câu thứ nhất nhưng hiện nay ít người còn nhớ, đó là: Đất nước còn thì còn tất cả. Để đất nước rơi vào tay CS thì mất tất cả.
Có lẽ bản thân ông Thiệu cũng như mọi người khác không ngờ rằng cái mất của đất nước trong tay CS lại ghê ghớm tàn khốc như thế.
Hàng triệu phụ nữ VN hiện nay phải bán thân nuôi miệng không những trong những nhà thổ tuy còn kín đáo nhưng đi khắp chiều dọc chiều ngang trong nước chỗ nào mà chẳng có. Có lần đi qua phía trước một trụ sở chính của một nhà dòng nữ kỳ cựu tại miền Tây Nam Bộ vào lúc 7 giờ tối tôi thấy có quá nhiều thiếu nữ ăn mặc lòe loẹt, hỏi ra thì được người lái xe ôm cho biết tại vì chỗ này công an ít để ý nên các chị em bán thân tụ tập rất đông để tìm khách.
Đa số các thiếu nữ bán thân tại Cambodia đều từ VN qua hành nghề. Còn tại các nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… họ được khoác vào một vỏ bọc thanh lịch hơn là kết hôn nhưng trong thực tế là những ông Tầu ông Hàn đó phải trả tiền cho gia đình họ. Có phải là hôn nhân không khi không hề có tình yêu vì bất đồng ngôn ngữ văn hóa và phải trả tiền thì mới có được?
Trong vô số cái mất khác cũng ghê gớm không kém như tàn sát thai nhi, băng hoại nhân cách, ăn nhậu tràn lan, u mê vì bóng đá, computer game, phim bộ nhảm nhí của nước ngoài, nền giáo dục chỉ đào tạo ra nhiều thế hệ thui chột kiến thức, què quặt khả năng, đi làm công với thù lao rẻ như bèo cho nước ngoài mà luôn bị chê bai và ngược đãi, thái độ dửng dưng tàn nhẫn trước nỗi khổ của đồng bào, đồng đạo, bề dưới của mình (một đứa con đi cướp của giết người mà nhiều bà mẹ vẫn đi thăm nuôi đều đặn, sau khi con bị tử hình vẫn đến thăm mộ vì một lẽ đơn giản dù gì đi nữa nó vẫn là con mình, thế mà có biết bao linh mục tuyên úy đi tù cải tạo sau 1975, và hiện nay, trong nhiều năm mà chẳng thấy có bề trên nào dám làm đơn xin đi thăm chứ đừng nói dám đi thăm)… thì cái mất lớn nhất đang ló dạng là mất luôn đất nước VN qua chính sách cắt đất nhượng biển của CSVN cho kẻ thù ngàn đời Trung Quốc chỉ để cho đảng CSVN được kéo dài ngày nào hay ngày đó đặc quyền đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Đám cưới của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với Nguyễn Bảo Hoàng, người Mỹ gốc Việt, vào ngày 16-11-2008 chắc chắn phải có sự đồng ý của Bộ Chính Trị cho thấy các lãnh tụ CS tuy nhờ chống Mỹ mà leo lên được các đỉnh cao chói lọi, luôn miệng rêu rao chống Mỹ, căm thù Mỹ, nhưng họ đều biết tìm một lối thoát tốt đẹp nhất cho con cái. Một minh họa cho những gì CS nói mà không làm. Tại sao giầu có xinh đẹp học thức như cô, chắc chắn có rất nhiều chàng trai VN theo đuổi, cô không chọn ai mà chọn một chàng có quốc tịch Mỹ, được đào tạo tại Mỹ? Mai này khi Nguyễn Thanh Phượng theo chồng về Mỹ an hưởng tuổi già, sau khi bố mình đã tham gia vào chiến “thần thánh chống Mỹ cứu nước” khiến cho mấy triệu người thiệt mạng, và cuộc cách mạng XHCN khiến cho bao nhiêu triệu người khác đói khổ trong mấy chục năm, và sau một đời dựa vào thế lực của bố (hy sinh đời bố củng cố đời con) vơ vét tài sản dân oan tại VN, ngày Nguyễn Thanh Phượng tuyên thệ trung thành với tổ quốc Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cô cũng chỉ được báo giới xếp vào hàng thứ 3 sau hai đàn chị cũng là con gái của các lãnh tụ CS lừng danh khác.
Người thứ nhất là bà Svetlana Alliluyeva (sinh năm 1926) là con gái duy nhất của Stalin. Bà đào thoát đến Mỹ tỵ nạn CS vào năm 1967 (tại sao bà đào thoát được trong khi hàng triệu phụ nữ Nga khác cũng muốn sang Mỹ mà không đi được). Việc đầu tiên bà làm ngay khi đến Mỹ là họp báo tại phi trường New York để đả kích chế độ CS Liên Xô mà cha bà đã góp phần chính yếu tạo dựng nên với cái giá là giết bỏ đi mấy chục triệu con người. Tổng thống Putin về sau gọi là những người con ưu tú nhất của đất nước. Hiện nay bà sống tại California.
Người thứ hai là bà Alina Fernandez (sinh năm 1956) là một trong số nhiều con ngoại hôn của Fidel Castro, lãnh tụ Cuba từ 1959-2008. Di sản lớn nhất Fidel Castro để lại cho đất nước Cuba là nghèo đói và lạc hậu. Hiện nay lợi tức đầu người của dân Cuba chỉ là 20 dollars 1 tháng (bằng 3 giờ lương tối thiểu tại Mỹ). Phân nửa dân số Cuba, giống như rất nhiều người tại VN, phải sống nhờ vào tiền trợ cấp của họ hàng tại Hoa Kỳ. Cái duy nhất họ có dư giả là những khẩu hiệu rỗng tuếch về cách mạng XHCN. Nhiều trẻ em đi học ở VN bị nhà trường bắt đóng góp cây viết cuốn tập cho các bạn nhỏ Cuba.
Bà Alina Fernadez trốn khỏi Cuba (không thể trốn được nếu không có sự trợ giúp) và đến Mỹ vào năm 1993. Hiện nay bà phụ trách một Radio Show có tên Simplemente Alina (đơn giản tôi là Alina) tại Miami có chủ trương đối kháng với chế độ CS Cuba mà cha bà đã bắt nhân dân đi qua trong nghèo khổ trong 50 năm qua.
Suy cho cùng thì “đất nước mất thì mất tất cả” rất đúng.
Vong linh những anh hùng liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đau khổ của những dân oan mất ruộng vườn nhà cửa, những thế hệ phải sống mòn vì nền giáo dục XNCH què quặt, chỉ biết căm thù “đế quốc Mỹ” coi nó như thủ phạm của những đau khổ của mình, những trẻ thơ bơ vơ, những người già đói rách, các phụ nữ chỉ biết bán thân nuôi miệng trong nước CHXHCN VN, phải bẽ bàng ra sao để rồi sau cùng phải mất tất cả khi chứng kiến con gái đương kim Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ngang nghiên hãnh diện trước toàn dân thiên hạ kết hôn với một người Mỹ và sẽ theo chồng về quê hương mới. Dù rằng cô cũng chỉ là người thứ 3 mà thôi.
Thông Báo
Thông báo năm thánh tại Thái Hà
LM. Vũ Khởi Phụng
04:09 01/01/2009
THÔNG BÁO NĂM THÁNH TẠI THÁI HÀ
Ngày 7-05-1929, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên đã tới Hà nội để phục vụ Hội Thánh tại miền Bắc Việt Nam. Do đó mà có tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, phong trào hành hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại đền thánh Thái Hà, các cuộc đại phúc ở nhiều xứ đạo tại miền Bắc, và sau cùng giáo xứ Thái Hà được thành lập. Từ ngày ấy, cộng đoàn tụ họp chung quanh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã trải qua nhiều thăng trầm, thịnh vượng và khó khăn đan xen nhau, nhưng trong mọi hoàn cảnh, cộng đoàn vẫn được cảm nghiệm ơn Chúa dư tràn.
Năm 2009 này là kỷ niệm 80 năm ngày khởi đầu của con đường tâm linh ấy tại Hà nội. Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để tạ ơn, cầu nguyện, học hỏi và sống lời Chúa.
Nay Dòng Chúa Cứu Thế Hà nội và Giáo xứ Thái Hà xin trân trọng kính báo với các Đức Giám mục, các Linh mục và nam nữ tu sĩ, và toàn thể anh chị em tín hữu và các thân hữu:
Đức Tổng Giám mục Hà nội đã thương bảo trợ cho năm kỷ niệm này nên Ngài đã xin với Tòa Thánh cho mở năm thánh tại Thái Hà, khai mạc ngày thứ 7 đầu năm Kỷ Sửu 31/01/2009 và bế mạc ngày 7/05/2010. Chương trình cụ thể sẽ xin được thông báo sau.
Dòng Chúa Cứu Thế Hà nội và Giáo xứ Thái Hà xin hết lòng cảm tạ Đức Thánh Cha, Tông Tòa Xá Giải, Đức Tổng Giám mục Hà nội và xin kính báo với toàn thể cộng đồng Dân Chúa và các thân hữu; nhà Dòng và Giáo xứ đã từng có kinh nghiệm về tình nghĩa hiệp thông trong Hội Thánh Chúa, hy vọng năm hồng ân Đại Khánh này sẽ khơi nguồn cầu nguyện, yêu thương và phục vụ trong Chúa Kitô.
Xin các Đức Cha, các Cha, các tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em đoái nhận lòng thành kính và ngưỡng mộ của Nhà Dòng và Giáo xứ và xin kính chúc năm mới 2009 bình an, hạnh phúc.
TM. Tu viện và Giáo xứ Thái Hà
Lm. Matthêu Vũ Khởi Phụng Kính báo
Ngày 7-05-1929, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên đã tới Hà nội để phục vụ Hội Thánh tại miền Bắc Việt Nam. Do đó mà có tu viện Dòng Chúa Cứu Thế, phong trào hành hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại đền thánh Thái Hà, các cuộc đại phúc ở nhiều xứ đạo tại miền Bắc, và sau cùng giáo xứ Thái Hà được thành lập. Từ ngày ấy, cộng đoàn tụ họp chung quanh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã trải qua nhiều thăng trầm, thịnh vượng và khó khăn đan xen nhau, nhưng trong mọi hoàn cảnh, cộng đoàn vẫn được cảm nghiệm ơn Chúa dư tràn.
Năm 2009 này là kỷ niệm 80 năm ngày khởi đầu của con đường tâm linh ấy tại Hà nội. Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để tạ ơn, cầu nguyện, học hỏi và sống lời Chúa.
Nay Dòng Chúa Cứu Thế Hà nội và Giáo xứ Thái Hà xin trân trọng kính báo với các Đức Giám mục, các Linh mục và nam nữ tu sĩ, và toàn thể anh chị em tín hữu và các thân hữu:
Đức Tổng Giám mục Hà nội đã thương bảo trợ cho năm kỷ niệm này nên Ngài đã xin với Tòa Thánh cho mở năm thánh tại Thái Hà, khai mạc ngày thứ 7 đầu năm Kỷ Sửu 31/01/2009 và bế mạc ngày 7/05/2010. Chương trình cụ thể sẽ xin được thông báo sau.
Dòng Chúa Cứu Thế Hà nội và Giáo xứ Thái Hà xin hết lòng cảm tạ Đức Thánh Cha, Tông Tòa Xá Giải, Đức Tổng Giám mục Hà nội và xin kính báo với toàn thể cộng đồng Dân Chúa và các thân hữu; nhà Dòng và Giáo xứ đã từng có kinh nghiệm về tình nghĩa hiệp thông trong Hội Thánh Chúa, hy vọng năm hồng ân Đại Khánh này sẽ khơi nguồn cầu nguyện, yêu thương và phục vụ trong Chúa Kitô.
Xin các Đức Cha, các Cha, các tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em đoái nhận lòng thành kính và ngưỡng mộ của Nhà Dòng và Giáo xứ và xin kính chúc năm mới 2009 bình an, hạnh phúc.
TM. Tu viện và Giáo xứ Thái Hà
Lm. Matthêu Vũ Khởi Phụng Kính báo