Phụng Vụ - Mục Vụ
Những thái độ khác nhau
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:56 03/01/2023
LỄ HIỂN LINH
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
NHỮNG THÁI ĐỘ KHÁC NHAU
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là ‘lễ Ánh Sáng’ hay ‘lễ Ba Vua;’ nay gọi là ‘lễ Hiển Linh’ trong tiếng Hy Lạp là Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang. Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.
Chúng ta bám sát trình thuật của thánh Mátthêu (Mt 2,1-12) về ba Đạo Sĩ đến Bêlem để triều yết Hài Nhi Giêsu, qua đó, chúng ta tìm thấy chỉ dẫn thực hành cho đời sống chúng ta.
Trong trình thuật này, yếu tố lịch sử được hòa trộn với những yếu tố thần học và biểu tượng. Hay nói cách khác, tác giả Tin Mừng không chỉ muốn trình bày những sự kiện lịch sử đã xảy ra, nhưng còn muốn gửi gắm những sứ điệp, những giáo huấn qua những nhân vật liên quan để người đọc noi gương, hoặc để xa tránh. Theo đó, có ba phản ứng khác nhau nổi lên trước thông tin về Hài Nhi Giêsu sinh ra: Đó là phản ứng của các Đạo Sĩ, phản ứng của Hêrôđê và phản ứng của các thượng tế và luật sĩ. Chúng ta hãy bắt đầu từ những phản ứng tiêu cực, là những phản ứng mà chúng ta cần xa tránh.
1. Thái độ của Hêrôđê
Trước hết, đó là thái độ của Hêrôđê. Khi hay tin về việc con vua Đavít vừa mới sinh ra, ông ta “liền rất bối rối.” Bởi vì, ông là bạo chúa, đầy thủ đoạn, độc ác và độc tài, ông không muốn ai có thể chiếm đoạt vương quyền của mình. Nên ông đã triệu tập công nghị với các thượng tế và luật sĩ không phải để biết chân lý nhưng để nắm tình hình. Hêrôđê cũng bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện và phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng:
“Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2,7-9).
Thực ra ông muốn biết không phải để đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, nhưng để bày mưu tính kế giết hại Người. Giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của mình, Hêrôđê đã đương nhiên chọn ý mình. Nên ông đã thẳng tay làm những gì ông muốn và dẹp bỏ mọi nguy cơ đe dọa đến vương quyền của mình. Vì thế, sau khi không thấy các Đạo Sĩ trở lại trình báo, ông nổi cơn thịnh nộ và sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi các nhà chiêm tinh (x. Mt 2,16).
Khi làm như thế có lẽ Hêrôđê nghĩ rằng ông đang chu toàn bổn phận của mình đối với thiện ích chung là bảo vệ quốc gia trong trật tự và bình an.
Hêrôđê là đại diện cho những kẻ độc tài, độc ác trên trần gian, những kẻ chỉ biết lo bảo vệ chính mình và bằng mọi giá để củng cố quyền lực, hay lợi ích nhóm, bất chấp đạo đức, nhân phẩm và sự sống của người khác. Từ cái nhìn này, thế giới hôm nay và xã hội chúng ta đang sống cũng đầy dẫy những tên Hêrôđê như thế. Họ nhân danh thiện ích chung, nhân danh tổ quốc, và nhiều khi, còn nhân danh Thiên Chúa, để lên án và giết chết những người vô tội.
Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao thai nhi bị giết khi chưa được chào đời; những người bị bắt và phải ở tù vì đã dám lên tiếng chống lại bất công xã hội và đấu tranh cho sự thật và công lý. Chúng ta hãy nghĩ đến những Kitô hữu, những linh mục, những nữ tu trên thế giới đang bị bách hại và giết chết vì dám đến truyền giáo ở những nước Hồi Giáo. Họ là những nạn nhân của Hêrôđê thời nay. Thái độ của Hêrôđê là thái độ chúng ta cần tránh.
2. Thái độ của các thượng tế và luật sĩ
Giờ đây chúng ta chuyển sang thái độ của các thượng tế và luật sĩ. Họ là những người thông thạo Kinh Thánh, nắm vững lề luật và hiểu biết các lời ngôn sứ về Đấng Cứu Thế mà Ítraen từ lâu trông đợi. Khi được Hêrôđê và các Đạo Sĩ hỏi về Đấng Mêsia sinh ra ở đâu, họ nhanh chóng đưa ra câu trả lời rất đúng. Họ biết rõ Đấng Mêsia đã sinh ra ở đâu, họ cũng có thể nói với người khác, nhưng họ không thay đổi. Họ không lên đường. Họ hành động như những bảng chỉ đường: chỉ đường để đi, nhưng lại nằm bất động bên đường. Họ không chạy tới Bêlêm, để thờ lạy Đấng Mêsia. Họ chỉ thích bám víu vào sự ổn định và an toàn trong đền thờ, tại Giêrusalem, bởi vì ở đó họ được dân chúng kính trọng, được hưởng bổng lộc từ bàn thờ… Nhưng thật nghịch lý, họ đang xa cách Thiên Chúa, không được ơn cứu độ.
Nên thái độ của của những thượng tế và luật sĩ khiến chúng ta một cách nghiêm túc xét mình lại. Bởi lẽ, rất nhiều lần, chúng ta biết rõ những điều Chúa muốn chúng ta làm, những điều cần thiết để theo Chúa và nếu cần, chúng ta có thể nói rất hay, giải thích rất rõ cho người khác, nhưng chúng ta lại thiếu sự can đảm và tính triệt để sống và thực hành một cách nghiêm túc.
Cũng như các thượng tế và luật sĩ, chúng ta thích bám víu vào cơ cấu ổn định và an toàn của truyền thống, văn hóa và thói quen, nhưng ngại thay đổi, không muốn ra đi và ra ngoài để gặp gỡ người khác, đặc biệt là chúng ta thường ngại lên đường để tìm kiếm Chúa và truyền giáo cho nhưng người xung quanh.
3. Thái độ của các Đạo Sĩ
Cuối cùng chúng ta hãy đến với những nhân vật chính của thánh lễ, đó là Ba Đạo Sĩ. Họ là những nhà chiêm tinh đến từ Phương Đông, chính xác là ở Ba Tư. Họ vốn là lớp người trí thức của thời đại, thường thuộc hàng tư tế và làm cố vấn cho các vua. Họ đã dùng sự hiểu biết và nhạy bén của mình để tìm hiểu về những dấu lạ loan báo Đấng Cứu Thế đã xuất hiện. Họ lên đường theo ánh sao dẫn đường để tìm kiếm, chiêm bái Người. Hành trình của họ rất dài với những khó khăn và trắc trở, họ đi bằng lạc đà chứ không phải bằng máy bay như ngày hôm nay. Họ không có GPS để dẫn đường, chỉ lần theo ánh sao và nhiều lúc lạc đường, phải hỏi người này người kia… Nhưng bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng họ đã đến tại nơi Hài Nhi ở. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Người.
Các Giáo Phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài Nhi theo nghĩa tượng trưng: Vàng chỉ Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ Thiên Chúa; mộc dược chỉ nhân tính hay cái chết của Người. Ngày nay, có một giải thích khác, vàng tượng trưng cho đức tin; nhũ hương tượng trưng cho đức cậy, mộc dược tượng trưng cho đức mến của ba Đạo Sĩ và của mỗi người dâng lên Chúa.
Như thế, các Đạo Sĩ dạy cho chúng ta những bài học không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm, không phải bằng lý thuyết nhưng gương sống. Họ không nấn ná, chần chừ. Họ đã lên đường. Họ bỏ lại đằng sau sự an toàn của môi trường thân quen, nơi họ được nhiều người biết đến và được kính trọng. Khi “họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” Đây là lời minh chứng về sự thay đổi đời sống sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, khi họ thay đổi con đường cũ họ đi.
Bất cứ cuộc gặp gỡ nào với Chúa Kitô đều mang lại sự biến đổi tận căn về cuộc đời. Bởi thế, trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta được mời gọi hãy đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Giải Tội và Thánh Thể, nơi đó Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót và ơn cứu độ cho chúng ta để nhờ đó chúng ta cũng được biến đổi đời sống của mình tốt hơn, thánh thiện hơn. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ý nghĩa Phép Rửa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:01 03/01/2023
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
Ý NGHĨA PHÉP RỬA
Hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan. Khác với chúng ta, Giáo Hội Đông Phương cử hành lễ này như một trong những đại lễ lớn nhất của năm Phụng vụ. Bởi biến cố Phép Rửa mang lại những mạc khải lớn lao. Nhân dịp này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa và lý do tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa? Và đâu là mối liên hệ với Phép Rửa của chúng ta?
1. Tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa?
Tin Mừng kể lại: sau khi sinh ra tại Bêlem, Chúa Giêsu trở về Nadarét. Ở đó, Người sống mai danh ẩn tích trong 30 năm với cha mẹ mình là Đức Maria và thánh Giuse. Đây là thời gian rất quan trọng đối với Chúa Giêsu để chuẩn bị cho sứ vụ công khai. Trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm Phép Rửa cho mình. Chính Gioan và nhiều giáo phụ cũng như các nhà thần học xưa và nay đều thắc mắc: Tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa? Phải chăng Chúa cũng có tội?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định: Trước hết, Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, Người là Đấng vô tội. Nghĩa là nơi Người không hề vướng mắc một tội nào. Điều đó được Kinh Thánh quả quyết:
“Người giống chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi” (x. Hr 4,15).
Vì thế, Người không cần phải sám hối và chịu Phép Rửa.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu chủ động đến xin Gioan làm Phép Rửa không phải để thanh tẩy tội lỗi của mình nhưng là để thanh tẩy tội lỗi nhân loại và thánh hóa bản tính loài người. Thánh Grêgôriô Nadien có lý khi nói:
“Có thể Chúa muốn thánh hóa kẻ sắp làm Phép Rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hóa sông Giođan; vì Người vừa là Thần Khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo.”
Đó là lý do Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
2. Mạc khải quan trọng tại Giođan
Biến cố Phép Rửa của Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta những mạc khải quan trọng và ý nghĩa qua trình thuật của thánh Mátthêu. Đây không chỉ là mạc khải về Chúa Giêsu, nhưng còn là mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi cho loài người. Tại sông Giođan, lần đầu tiên, trời mở ra và những bí nhiệm ẩn giấu của Thiên Chúa Ba Ngôi được mặc khải.
Chúng ta hãy lắng nghe lời chú giải rất tuyệt vời của thánh Cirillô, giám mục thành Giêrusalem (315-386):
“Chúng ta không thể nghĩ đến Chúa Kitô mà không nghĩ đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Quả thật, để có thể được gọi là Đức Kitô, Đấng đó phải được xức dầu. Bởi vì từ Kitô có nghĩa là người được xức dầu. Để có thể trở thành Đức Kitô, cần phải có ai đó xức dầu, người đó là Chúa Cha, và cần có ai đó là sự xức dầu, đó là Chúa Thánh Thần.”
Điều đó được thánh Phêrô trong bài đọc II quả quyết:
“Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người” (Cv 10,38).
Không có Chúa Ba Ngôi, danh từ Kitô không có ý nghĩa gì cả. Đó là lý do tại sao hình Icône về Phép Rửa của Chúa Giêsu trình bày Chúa Giêsu đứng ở nơi sông Giođan, từ trên cao, một Bàn Tay tượng trưng cho Đấng đang xức dầu là Chúa Cha vô hình… và một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu là một ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu: Hôm nay, đây là mạc khải đầu tiên về mầu nhiệm này. Có thể nói, nơi biến cố Phép Rửa của Chúa, đã xảy ra cuộc thần hiện mới của Thiên Chúa Ba Ngôi với loài người.
Lúc bấy giờ, các tầng trời mở ra, biển cả nên hiền hòa, trái đất mừng vui hớn hở, núi đồi hoan ca. Bởi vì, xưa kia, do tội lỗi nguyên tổ của Ađam và Evà, cửa trời đã bị đóng lại, không cho ông bà và con cháu vào. Nhưng nay, cửa trời được mở ra cho toàn thể loài người vào. Thật là vui mừng và hạnh phúc biết bao! Chúa Giêsu đã khai mở một kỷ nguyên cứu độ cho chúng ta khi làm cho trời đất mở ra và thông giao với nhau.
3. Với Phép Rửa của chúng ta
Sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Chúa Cha phán ra rằng:
“Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).
Chúa Giêsu đã thi hành thánh ý của Chúa Cha khi hạ mình xuống để chịu Phép Rửa. Đó là lý do vì sao, tại đây, Chúa Giêsu là một người hạnh phúc, một người được yêu mến.
Bí tích Rửa Tội của chúng ta có một ý nghĩa tương tự: Nhờ Phép Rửa mà Chúa Giêsu thiết lập, chúng ta được tẩy xóa hết mọi tội lỗi, được gia nhập Giáo Hội và được làm con cái Thiên Chúa. Chúng ta cũng trở thành những người được Thiên Chúa yêu mến, thánh hiến và yêu thương. Bởi lẽ, chúng ta là con cái của Thiên Chúa, cùng chung một Cha trên trời. Khi chịu Phép Rửa, Thiên Chúa cũng nói với chúng ta rằng: “Con là con Ta yêu dấu. Ta hài lòng về con.”
Để được như thế, chúng ta được mời gọi luôn noi gương Chúa Giêsu, sống đẹp lòng Chúa Cha và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy sống đúng tư cách là con cái Chúa và sống xứng đáng với những hồng ân Thiên Chúa ban qua bí tích Rửa Tội. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
Ý NGHĨA PHÉP RỬA
Hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan. Khác với chúng ta, Giáo Hội Đông Phương cử hành lễ này như một trong những đại lễ lớn nhất của năm Phụng vụ. Bởi biến cố Phép Rửa mang lại những mạc khải lớn lao. Nhân dịp này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa và lý do tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa? Và đâu là mối liên hệ với Phép Rửa của chúng ta?
1. Tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa?
Tin Mừng kể lại: sau khi sinh ra tại Bêlem, Chúa Giêsu trở về Nadarét. Ở đó, Người sống mai danh ẩn tích trong 30 năm với cha mẹ mình là Đức Maria và thánh Giuse. Đây là thời gian rất quan trọng đối với Chúa Giêsu để chuẩn bị cho sứ vụ công khai. Trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm Phép Rửa cho mình. Chính Gioan và nhiều giáo phụ cũng như các nhà thần học xưa và nay đều thắc mắc: Tại sao Chúa Giêsu chịu Phép Rửa? Phải chăng Chúa cũng có tội?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định: Trước hết, Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, Người là Đấng vô tội. Nghĩa là nơi Người không hề vướng mắc một tội nào. Điều đó được Kinh Thánh quả quyết:
“Người giống chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi” (x. Hr 4,15).
Vì thế, Người không cần phải sám hối và chịu Phép Rửa.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu chủ động đến xin Gioan làm Phép Rửa không phải để thanh tẩy tội lỗi của mình nhưng là để thanh tẩy tội lỗi nhân loại và thánh hóa bản tính loài người. Thánh Grêgôriô Nadien có lý khi nói:
“Có thể Chúa muốn thánh hóa kẻ sắp làm Phép Rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hóa sông Giođan; vì Người vừa là Thần Khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo.”
Đó là lý do Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
2. Mạc khải quan trọng tại Giođan
Biến cố Phép Rửa của Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta những mạc khải quan trọng và ý nghĩa qua trình thuật của thánh Mátthêu. Đây không chỉ là mạc khải về Chúa Giêsu, nhưng còn là mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi cho loài người. Tại sông Giođan, lần đầu tiên, trời mở ra và những bí nhiệm ẩn giấu của Thiên Chúa Ba Ngôi được mặc khải.
Chúng ta hãy lắng nghe lời chú giải rất tuyệt vời của thánh Cirillô, giám mục thành Giêrusalem (315-386):
“Chúng ta không thể nghĩ đến Chúa Kitô mà không nghĩ đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Quả thật, để có thể được gọi là Đức Kitô, Đấng đó phải được xức dầu. Bởi vì từ Kitô có nghĩa là người được xức dầu. Để có thể trở thành Đức Kitô, cần phải có ai đó xức dầu, người đó là Chúa Cha, và cần có ai đó là sự xức dầu, đó là Chúa Thánh Thần.”
Điều đó được thánh Phêrô trong bài đọc II quả quyết:
“Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người” (Cv 10,38).
Không có Chúa Ba Ngôi, danh từ Kitô không có ý nghĩa gì cả. Đó là lý do tại sao hình Icône về Phép Rửa của Chúa Giêsu trình bày Chúa Giêsu đứng ở nơi sông Giođan, từ trên cao, một Bàn Tay tượng trưng cho Đấng đang xức dầu là Chúa Cha vô hình… và một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu là một ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu: Hôm nay, đây là mạc khải đầu tiên về mầu nhiệm này. Có thể nói, nơi biến cố Phép Rửa của Chúa, đã xảy ra cuộc thần hiện mới của Thiên Chúa Ba Ngôi với loài người.
Lúc bấy giờ, các tầng trời mở ra, biển cả nên hiền hòa, trái đất mừng vui hớn hở, núi đồi hoan ca. Bởi vì, xưa kia, do tội lỗi nguyên tổ của Ađam và Evà, cửa trời đã bị đóng lại, không cho ông bà và con cháu vào. Nhưng nay, cửa trời được mở ra cho toàn thể loài người vào. Thật là vui mừng và hạnh phúc biết bao! Chúa Giêsu đã khai mở một kỷ nguyên cứu độ cho chúng ta khi làm cho trời đất mở ra và thông giao với nhau.
3. Với Phép Rửa của chúng ta
Sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Chúa Cha phán ra rằng:
“Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).
Chúa Giêsu đã thi hành thánh ý của Chúa Cha khi hạ mình xuống để chịu Phép Rửa. Đó là lý do vì sao, tại đây, Chúa Giêsu là một người hạnh phúc, một người được yêu mến.
Bí tích Rửa Tội của chúng ta có một ý nghĩa tương tự: Nhờ Phép Rửa mà Chúa Giêsu thiết lập, chúng ta được tẩy xóa hết mọi tội lỗi, được gia nhập Giáo Hội và được làm con cái Thiên Chúa. Chúng ta cũng trở thành những người được Thiên Chúa yêu mến, thánh hiến và yêu thương. Bởi lẽ, chúng ta là con cái của Thiên Chúa, cùng chung một Cha trên trời. Khi chịu Phép Rửa, Thiên Chúa cũng nói với chúng ta rằng: “Con là con Ta yêu dấu. Ta hài lòng về con.”
Để được như thế, chúng ta được mời gọi luôn noi gương Chúa Giêsu, sống đẹp lòng Chúa Cha và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy sống đúng tư cách là con cái Chúa và sống xứng đáng với những hồng ân Thiên Chúa ban qua bí tích Rửa Tội. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ngày 04/01: Gặp gỡ và giới thiệu – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:01 03/01/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa.” Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:35 03/01/2023
37. Người mà đối với việc của hạ giới càng cảm thấy khoái cảm, thì đối với tình yêu thượng giới cự ly càng xa xôi.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 03/01/2023
29. THẦY CÚNG KHUYÊN LỢN
Trong từ miếu có người coi sóc việc tế lễ, mình mặc áo màu đen đi đến chuồng lợn chuẩn bị giết nó để làm tế phẩm.
Con lợn như có linh tính, toàn thân phát run, kêu “ ồ ồ”, không dám tiến về phía trước.
Người ấy liền nói với con lợn:
- “Tại sao mày phải sợ chết chứ, tao nuôi mày đã ba tháng rồi, mới gần đây tao không ăn thịt, không uống rượu, trai giới đã mười ngày, lại bỏ ra ba ngày để thanh luyện tâm trí. Giờ thì tao lấy cỏ tranh để lót vào vai mày, cung cung kính kính mời ngươi an giấc ngàn thu trên đồ cúng tế chạm trổ hoa văn đẹp đẽ, tại sao mày không bằng lòng chứ?”
( Trang tử)
Suy tư 29:
Cha mẹ sinh thành dưỡng dục con cái khôn lớn, với hy vọng con cái mình lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội.
Bảy năm học hành trong chủng viện, được rất nhiều sự quan tâm daỵ dỗ của các cha giáo, được sự quan tâm của toàn thể giáo dân, các đại chủng sinh như được sống trong hạnh phúc của thiên đàng, các đại chủng sinh mong ước mình sẽ trở thành những linh mục thánh thiện của Đức Chúa Giê-su Ki-tô; các cha giáo rất kỳ vọng vào các đại chủng sinh, mong muốn họ trở thành những mục tử tốt lành.
Linh mục được đào tạo không phải để trở thành ông thầy cúng để vào những ngày sóc ngày vọng đi cúng và được ăn đầu heo, nhưng các ngài được đào tạo để trở thành vị tư tế của Thiên Chúa, cũng có nghĩa là chịu sát tế chính mình mỗi ngày bằng những hy sinh, khiêm tốn và phục vụ.
Thầy cả tế lễ trên bàn thánh chứ không phải là thấy cúng, cho nên cử chỉ của các ngài phải đoan trang khoan thai và khiêm tốn; thầy cả tế lễ trên bàn thánh chứ không phải là thầy cúng, cho nên những lời nguyện ngài đọc đều là lời thánh thiêng của Giáo Hội Công Giáo dâng lên Chúa, những lời ngài giảng thì đều thấm nhuần Lời Chúa và hướng dẫn giáo dân đến với Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong từ miếu có người coi sóc việc tế lễ, mình mặc áo màu đen đi đến chuồng lợn chuẩn bị giết nó để làm tế phẩm.
Con lợn như có linh tính, toàn thân phát run, kêu “ ồ ồ”, không dám tiến về phía trước.
Người ấy liền nói với con lợn:
- “Tại sao mày phải sợ chết chứ, tao nuôi mày đã ba tháng rồi, mới gần đây tao không ăn thịt, không uống rượu, trai giới đã mười ngày, lại bỏ ra ba ngày để thanh luyện tâm trí. Giờ thì tao lấy cỏ tranh để lót vào vai mày, cung cung kính kính mời ngươi an giấc ngàn thu trên đồ cúng tế chạm trổ hoa văn đẹp đẽ, tại sao mày không bằng lòng chứ?”
( Trang tử)
Suy tư 29:
Cha mẹ sinh thành dưỡng dục con cái khôn lớn, với hy vọng con cái mình lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội và cho Giáo Hội.
Bảy năm học hành trong chủng viện, được rất nhiều sự quan tâm daỵ dỗ của các cha giáo, được sự quan tâm của toàn thể giáo dân, các đại chủng sinh như được sống trong hạnh phúc của thiên đàng, các đại chủng sinh mong ước mình sẽ trở thành những linh mục thánh thiện của Đức Chúa Giê-su Ki-tô; các cha giáo rất kỳ vọng vào các đại chủng sinh, mong muốn họ trở thành những mục tử tốt lành.
Linh mục được đào tạo không phải để trở thành ông thầy cúng để vào những ngày sóc ngày vọng đi cúng và được ăn đầu heo, nhưng các ngài được đào tạo để trở thành vị tư tế của Thiên Chúa, cũng có nghĩa là chịu sát tế chính mình mỗi ngày bằng những hy sinh, khiêm tốn và phục vụ.
Thầy cả tế lễ trên bàn thánh chứ không phải là thấy cúng, cho nên cử chỉ của các ngài phải đoan trang khoan thai và khiêm tốn; thầy cả tế lễ trên bàn thánh chứ không phải là thầy cúng, cho nên những lời nguyện ngài đọc đều là lời thánh thiêng của Giáo Hội Công Giáo dâng lên Chúa, những lời ngài giảng thì đều thấm nhuần Lời Chúa và hướng dẫn giáo dân đến với Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 03/01/2023
38. Đức ái chân chính là ở chỗ tiếp đãi tốt người làm hại chúng ta, và nhờ đó mà giành họ về lại.
(Thánh Alfonsus Maria de Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 03/01/2023
30. TÀI NGHỆ GIẾT RỒNG
Có một người tên là Chu Bình Man, đến bái ông Chi Linh Ích làm thầy, chuyên tâm học tập để có bản lãnh giết rồng. Gia sản của anh ta hao mòn dần, khổ tâm tốn kém trong thời gian là ba năm, cuối cùng học tập cũng thành công và trở về nhà.
Sau đó, anh ta đi tìm rồng, tìm mãi tìm hoài mà ngay cả bóng dáng con rồng cũng không thấy đâu cả, anh ta tốn rất nhiều tiền của để học được bản lãnh ấy, nhưng cuối cùng không có chỗ để ứng dụng.
(Trang Tử)
Suy tư 30:
Học bắn rồng là cách phung phí tiền bạc vô ích, rồng không phải là con vật có thật nhưng tiền bạc là có thật, cho nên lấy cái có mà đi tìm cái không có thì thật đúng là vô ích. Việc hôm nay không làm, lại lo đi làm chuyện ngày mai, không có hôm nay bắt đầu thì cũng chẳng có ngày mai để tiếp tục.
Có những người Ki-tô hữu suốt ngày chỉ lo chuyện “trên trời” mà không lo chuyện dưới đất, nghĩa là suốt ngày ngồi lì trong nhà thờ, việc nhà không lo, con cái không chăm sóc, thì dù cho cả ngày lẫn đêm ngồi trong nhà thờ cầu nguyện thì Thiên Chúa cũng không thể chúc lành cho được. Nhưng nếu khi rãnh rỗi thì đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, đi thăm người hàng xóm bị bệnh, hội họp các đoàn thể thì có ích hơn là ngồi cả đêm lẫn ngày trong nhà thờ.
Có một vài linh mục cũng bỏ rất nhiều thời gian để học “bắn rồng”, nghĩa là các ngài đã phí nhiều thời gian vào những giờ giải trí, tán ngẫu, lướt mạng, du hí ăn uống, mà ít dùng thời gian để cầu nguyện, suy niệm hoặc đọc sách ôn luyện cập nhật tu đức, nhất là các ngài rất ít chú trọng vào đời sống chiêm niệm của mình, viện cớ là công việc mục vụ giáo xứ quá nhiều nên không thể suy tư, chiêm niệm...
Học ”bắn rồng” chính là phung phí thời giờ mà Chúa ban cho mỗi người tùy theo bổn phận chức vụ, do đó mà mỗi người Ki-tô hữu cần phải hiểu và dùng thời gian mà Chúa ban cho để mưu ích cho linh hồn mình và tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người tên là Chu Bình Man, đến bái ông Chi Linh Ích làm thầy, chuyên tâm học tập để có bản lãnh giết rồng. Gia sản của anh ta hao mòn dần, khổ tâm tốn kém trong thời gian là ba năm, cuối cùng học tập cũng thành công và trở về nhà.
Sau đó, anh ta đi tìm rồng, tìm mãi tìm hoài mà ngay cả bóng dáng con rồng cũng không thấy đâu cả, anh ta tốn rất nhiều tiền của để học được bản lãnh ấy, nhưng cuối cùng không có chỗ để ứng dụng.
(Trang Tử)
Suy tư 30:
Học bắn rồng là cách phung phí tiền bạc vô ích, rồng không phải là con vật có thật nhưng tiền bạc là có thật, cho nên lấy cái có mà đi tìm cái không có thì thật đúng là vô ích. Việc hôm nay không làm, lại lo đi làm chuyện ngày mai, không có hôm nay bắt đầu thì cũng chẳng có ngày mai để tiếp tục.
Có những người Ki-tô hữu suốt ngày chỉ lo chuyện “trên trời” mà không lo chuyện dưới đất, nghĩa là suốt ngày ngồi lì trong nhà thờ, việc nhà không lo, con cái không chăm sóc, thì dù cho cả ngày lẫn đêm ngồi trong nhà thờ cầu nguyện thì Thiên Chúa cũng không thể chúc lành cho được. Nhưng nếu khi rãnh rỗi thì đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, đi thăm người hàng xóm bị bệnh, hội họp các đoàn thể thì có ích hơn là ngồi cả đêm lẫn ngày trong nhà thờ.
Có một vài linh mục cũng bỏ rất nhiều thời gian để học “bắn rồng”, nghĩa là các ngài đã phí nhiều thời gian vào những giờ giải trí, tán ngẫu, lướt mạng, du hí ăn uống, mà ít dùng thời gian để cầu nguyện, suy niệm hoặc đọc sách ôn luyện cập nhật tu đức, nhất là các ngài rất ít chú trọng vào đời sống chiêm niệm của mình, viện cớ là công việc mục vụ giáo xứ quá nhiều nên không thể suy tư, chiêm niệm...
Học ”bắn rồng” chính là phung phí thời giờ mà Chúa ban cho mỗi người tùy theo bổn phận chức vụ, do đó mà mỗi người Ki-tô hữu cần phải hiểu và dùng thời gian mà Chúa ban cho để mưu ích cho linh hồn mình và tha nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bản Ngã Tiền Hô
Nguyễn Trung Tây
17:57 03/01/2023
□ Nguyễn Trung Tây
Bản Ngã Tiền Hô
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).
Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng thay đổi đời sống, chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias.
Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).
Ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Thánh Gioan Tiền Hô hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Ngôn sứ sa mạc biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, Gioan Tiền Hô không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, Gioan Tiền Hô khiêm nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).
Suy Niệm
Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao.
Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái Bản ngã Thiên Đàng, cái bản ngã của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái Bản ngã Hỏa Ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.
Bởi Thánh Tiền Hô sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái Bản ngã Thiên Đàng. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính.
Đẹp thay Bản ngã Thiên Đàng của Thánh Tiền Hô.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.
□ Trích Lm Nguyễn Trung Tây, Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022
Bản Ngã Tiền Hô
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).
Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng thay đổi đời sống, chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias.
Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).
Ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Thánh Gioan Tiền Hô hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Ngôn sứ sa mạc biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, Gioan Tiền Hô không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, Gioan Tiền Hô khiêm nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).
Suy Niệm
Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao.
Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái Bản ngã Thiên Đàng, cái bản ngã của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái Bản ngã Hỏa Ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.
Bởi Thánh Tiền Hô sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái Bản ngã Thiên Đàng. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính.
Đẹp thay Bản ngã Thiên Đàng của Thánh Tiền Hô.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.
□ Trích Lm Nguyễn Trung Tây, Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng trước sự ra đi của Đức Bênêđíctô XVI, tiếp theo
Vũ Văn An
00:54 03/01/2023
Sau khi đề cập tới 3 nghịch lý nơi vị giáo hoàng quá cố, John Allen Jr. quảng diễn một số khía cạnh trong ba nghịch lý này:
Cái bóng Đức quốc xã
Joseph Ratzinger sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, vào Thứ Bảy Tuần Thánh, vị giáo hoàng tương lai đã trải qua những năm đầu đời tại một thị trấn nhỏ ở Bavarian tên là Marktl-am-Inn, ngay bên kia biên giới với Áo và thành phố mà tuổi trẻ của ngài say mê, Salzburg.
Ngài trở thành một người hâm mộ cuồng nhiệt của Mozart, người con trai bản địa của Salzburg, từng nói rằng âm nhạc của nhạc sĩ này “chứa đựng toàn bộ bi kịch của hiện sinh con người.”
Ngài là con út trong số ba người con của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, cha mẹ ngài tên là Giuse và Maria. Giuse là một cảnh sát viên, trong khi Maria ở nhà trong một số giai đoạn của cuộc đời, và sau đó làm đầu bếp tại một số cơ sở.
Lực lượng lịch sử chính hình thành tuổi trẻ của Ratzinger là sự trỗi dậy của Chủ nghĩa xã hội quốc gia ở Đức. Ngài mới 6 tuổi khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933 và 18 tuổi khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945.
Gia đình Ratzinger không có thiện cảm với Quốc xã. Ratzinger nhớ lại vào năm 1997 rằng gia đình ngài thuộc về một truyền thống chính trị ở Bavaria coi trọng Áo và Pháp hơn là Phổ, và do đó đã kinh hoàng trước hình thức chủ nghĩa dân tộc Đức thô thiển của Hitler.
Cha của vị giáo hoàng tương lai đã hơn một lần bày tỏ sự chỉ trích đối với Quốc Xã, và sự lo ngại về những tác động tiềm tàng của những quan điểm đó đã gây ra một loạt việc chuyển qua các nhiệm vụ ít quan trọng hơn ở Bavaria, cho đến năm 1937, ông nghỉ hưu và gia đình chuyển đến thành phố Traunstein thuộc Bavaria.
Sự tàn bạo của Đức quốc xã đã chạm đến cá nhân gia đình Ratzinger. Một người em họ mắc Hội chứng Down, năm 1941, 14 tuổi, đã bị chính quyền Đức Quốc xã bắt đi vào năm đó để “trị liệu”. Không lâu sau, gia đình nhận được tin em đã chết, có lẽ là một trong những “kẻ không được ưa chuộng” đã bị loại bỏ.
Ratzinger sau đó đã trích dẫn tình tiết này để minh họa sự nguy hiểm của các hệ thống ý thức hệ muốn xác định một số hạng người nhất định là không đáng được bảo vệ.
Năm 1941, khi Ratzinger 14 tuổi, việc trở thành hội viên của Đoàn thanh niên Hitler trở thành bắt buộc, cả ngài và anh trai Georg đều phải ghi danh tham gia. Tuy nhiên, ngài đã không tham gia các hoạt động, và một giáo viên thông cảm đã cho phép ngài đủ điều kiện để được giảm học phí mặc dù ngài không có thẻ đăng ký Thanh niên Hitler bắt buộc.
Năm 1943, sau khi Joseph vào chủng viện, ngài và cả lớp của ngài phải nhập ngũ, gia nhập tiểu đoàn phòng không bảo vệ một nhà máy BMW bên ngoài Munich. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 với tờ Time, Đức Hồng Y Raztinger nói rằng ngài chưa bao giờ nổ súng "trong cơn tức giận" trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự và cuối cùng đã đào ngũ. Kết cục, ngài bị đưa vào trại tù binh chiến tranh của Mỹ, và cuối cùng được thả và tiếp tục học tập để chịu chức linh mục.
Một nhà thần học thiên phú
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Ratzinger nổi bật là một trong những bộ óc Công Giáo tài năng nhất trong thế hệ của mình. Ngài phục vụ với tư cách là một chuyên gia thần học trong Công đồng Vatican II vào giữa những năm 1960, khi ngài còn là một phần trong đa số cấp tiến đang tìm cách đưa đạo Công Giáo vào kỷ nguyên hiện đại.
Cuốn sách Nhập môn Kitô giáo năm 1968 của Ratzinger được nhiều người coi là một trong những tác phẩm kinh điển của thời kỳ hậu Công đồng Vatican II. Nó không phải là một cuốn giáo khoa duy pháp lý chứa đầy các quy tắc và quy định; đó là một suy gẫm về đức tin đi sâu vào kinh nghiệm của con người, một cuốn sách dám bước đi trần trụi trước sự nghi ngờ và hoài nghi để khám phá sự thật về ý nghĩa của việc trở thành một Kitô hữu hiện đại. Nhiều người tiến bộ thấy nó gây phấn khởi.
Tuy nhiên, sau đó, Ratzinger bắt đầu lo sợ rằng công cuộc cải tiến do Vatican II khởi xướng đang dẫn đến sự đầu hàng trước một bối cảnh văn hóa đang thay đổi nhanh chóng, và ngài bắt đầu gắn bó với các quan điểm ngày càng bảo thủ nhiều hơn. Vào thời điểm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài vào năm 1981 như viên chức tín lý hàng đầu của Vatican, việc này được coi như một lựa chọn để bảo vệ mạnh mẽ giáo huấn và truyền thống Công Giáo.
Trong một phần tư thế kỷ tiếp theo, không có cuộc tranh cãi nào của Công Giáo mà trong đó Ratzinger không đóng vai chính, từ những cuộc tranh luận về thần học giải phóng và “ưu tiên chọn người nghèo” ở Mỹ Latinh cho đến những vấn đề nóng bỏng về đạo đức tình dục như đồng tính luyến ái ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Hồ sơ gây phân cực của ngài khiến ngài trở thành một món hàng hiếm trong thế giới thường tối tăm của Giáo triều La Mã trong tư cách một ngôi sao truyền thông.
Khi Ratzinger bước sang tuổi bảy mươi vào năm 1997, hai trong số những nhà xuất bản thế tục lớn nhất ở Đức đã cho xuất bản những cuốn sách của ngài, hình của ngài xuất hiện trên trang bìa của tạp chí tin tức đại chúng lớn nhất ở Ý, và hầu như mọi tờ báo và mạng truyền hình ở châu Âu đều chuẩn bị các hồ sơ phong phú. Chỉ vì mừng sinh nhật, Ratzinger cũng đã trở thành tin lớn.
Sau khi được bầu làm giáo hoàng, người Ý nhanh chóng gọi ngài là “Papa-Razi”, một cách chơi chữ của thuật ngữ paparazzi dành để chỉ các nhiếp ảnh gia chuyên theo dõi những người nổi tiếng đó đây, và thuật ngữ này có một sự phù hợp kỳ lạ đối với tầm cỡ của Ratzinger. Có lẽ ngài là vị giáo hoàng đầu tiên của thời hiện đại không cần phải giới thiệu.
Đến năm 2005, khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, Đức Hồng Y Ratzinger được nhiều người coi như người chấp pháp của Vatican, viên cảnh sát ngoan cố nhất của Giáo hội nhân danh tín lý chính thống. Ngài là kiến trúc sư trí thức của triều giáo hoàng kéo dài gần 27 năm của Đức Gioan Phaolô, triều đại mà hầu hết các giáo sĩ cấp cao coi là thành công rực rỡ, và chính ngài được đưa lên ngôi giáo hoàng nhờ một cuộc bỏ phiếu mạnh mẽ về tính liên tục.
Ngay trong tư cách giáo hoàng, Đức Bênêđíctô vẫn dành thời gian để thỏa mãn các sở thích trí thức của mình. Ngài đã xuất bản ba tập về cuộc đời của Chúa Giêsu thành Nazareth vào năm 2007, 2011 và 2012, mô tả chúng như những tác phẩm thần học riêng tư hơn là giáo huấn chính thức của giáo hoàng.
Trong một sự khiêm tốn cổ điển, Đức Bênêđíctô đã mời những lời chỉ trích đối với tác phẩm của ngài trong lời nói đầu của tập đầu tiên.
Ngài viết, “Mọi người có thể tự do nói ngược lại tôi. Tôi chỉ xin thiện chí ban đầu của các độc giả của tôi vì không có nó thì không thể có sự hiểu nhau được”.
Nền chính thống khẳng định
Trong tư cách giáo hoàng, Đức Benêđíctô XVI chưa bao giờ là một người đáng trách trong trí tưởng tượng của quần chúng. Không có cuộc thanh trừng thực sự nào đối với các nhà thần học hay giám mục bất đồng chính kiến, và không có vạ tuyệt thông mới nào về các vấn đề đức tin hay luân lý. Thay vào đó, ngài cố gắng đi tiên phong trong “nền chính thống khẳng định”, nghĩa là cách trình bày tích cực nhất có thể có về các quan điểm Công Giáo truyền thống.
Ngay cả một số nhà phê bình gay gắt nhất của Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nỗ lực này.
Khi Đức Bênêđíctô công bố thông điệp Deus Caritas Est về tình yêu con người vào năm 2005, nhà thần học người Thụy Sĩ Hans Küng, một đồng nghiệp cũ của Joseph Ratzinger và là tiếng nói hàng đầu của phe cấp tiến bất đồng, đã vỗ tay tán thưởng.
Küng viết, “Papa Ratzinger đảm nhận phong cách thần học không thể bắt chước của mình với nhiều chủ đề phong phú về eros và agape, về tình yêu và đức ái”. Ông gọi thông điệp này là “một dấu hiệu tốt” và bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ được “đón nhận nồng nhiệt, với sự tôn trọng.”
Ý tưởng cố định của Đức Bênêđíctô là mối tương quan giữa lý trí và đức tin cũng như vai trò của các cộng đồng đức tin trong các xã hội dân chủ thế tục, một chủ đề mà ngài đã trình bày trong bốn bài phát biểu mang tính bước ngoặt được coi là kinh điển của tư tưởng giáo hoàng hiện đại: tại Regensburg, Đức, năm 2006; tại Collège des Bernardins ở Paris năm 2008; tại Hội trường Westminster ở London năm 2010; và tại Bundestag ở Đức năm 2011.
Nếu Đức Bênêđíctô không bao giờ trở thành con cưng của giới truyền thông như người tiền nhiệm của ngài, thì ngài vẫn nổi bật trên sân khấu đại chúng. Các chuyến đi của ngài đã thu hút đám đông nhiệt tình, và số cử tọa công cộng của ngài thực sự vượt quá con số của Đức Gioan Phaolô. Thậm chí, ngài còn tạo được tiếng vang lớn, ra mắt tài khoản Twitter của riêng mình và truyền cảm hứng cho một cuốn sách dành cho trẻ em được cho là do chú mèo Chico của ngài viết.
Vào tháng 4 năm 2005, ngay trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, Đức Hồng Y Ratzinger khi đó đã viết một bài suy niệm đáng nhớ cho buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh hàng năm của Vatican, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối mặt với “sự ô uế” trong Giáo hội.
Trong tư cách giáo hoàng, ngài đã làm theo điều ấy. Đức Bênêđíctô bổ nhiệm những người liêm chính vào các chức vụ cao cấp; ngài cam kết áp dụng chính sách "tuyệt đối không khoan nhượng" nạn lạm dụng tình dục và áp dụng kỷ luật với các giáo sĩ trước đây được coi là không thể chạm tới; và ngài đã phát động chính sách cởi mở về tài chính, bao gồm việc lần đầu tiên mở cửa Vatican cho bên ngoài thanh tra các chính sách chống rửa tiền bằng cách hợp tác với cơ quan chống rửa tiền của Hội đồng Châu Âu, Moneyval.
Dù hầu hết các nhà quan sát tin rằng ngài đã bỏ dở các việc làm quan trọng trong hai lanh vực lạm dụng tình dục và tài chính, ít người nghi ngờ việc ngài đã đưa Giáo hội đi xa hơn trên con đường cải cách so với lúc ngài tiếp quản.
Các trắc trở về quản trị
Những câu chuyện tích cực đó luôn khó kể, vì tri nhận về Đức Bênêđíctô XVI liên tục bị lật úp bởi hàng loạt trắc trở về quản trị.
Ngay từ đầu, bài phát biểu tại Regensburg của Đức Bênêđíctô đã khơi dậy sự phản đối của người Hồi giáo vì việc ngài trích dẫn câu nói của một hoàng đế Byzantine, người đã liên kết Muhammad với bạo lực. Các nhà thờ bị đốt cháy ở West Bank và Dải Gaza trong khi một nữ tu người Ý bị bắn chết ở Somalia. Vào dịp kỷ niệm một năm, một linh mục truyền giáo bị giết ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Đó là một điềm báo của những điều sắp tới. Năm 2011, hai nhà báo người Ý Andrea Tornielli và Paolo Rodari đã xuất bản một cuốn sách dài 300 trang ghi lại những cuộc khủng hoảng có tiếng nhất, bao gồm:
Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục quy mô lớn, bùng nổ ở Hoa Kỳ vào năm 2002, sau đó truyền qua châu Âu vào năm 2010. Làn sóng thứ hai khiến hồ sơ cá nhân của Đức Bênêđictô XVI bị khảo sát nghiêm khắc, bao gồm cả trường hợp khi ngài còn là tổng giám mục Munich vào cuối những năm 1970, trong đó một linh mục ấu dâm đã được che đậy, và các trường hợp khác dưới sự giám sát của ngài ở Vatican khi định chế này chậm chạp trong hành động. Trong tư cách giáo hoàng, đã có những lời chỉ trích dai dẳng rằng những lời xin lỗi và các cuộc gặp gỡ với các nạn nhân của Đức Bênêđíctô không đi đôi với hành động, bao gồm cả việc buộc các giám mục sai phạm phải chịu trách nhiệm.
Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2007 về việc dùng lại Thánh lễ Latinh xưa sau một thời gian dài quên lãng, bao gồm cả lời cầu nguyện Thứ Sáu Tuần Thánh gây tranh cãi cho việc trở lại của người Do Thái. Vatican cuối cùng đã sửa đổi lời cầu nguyện để thỏa mãn mối quan tâm của người Do Thái, đặt ra câu hỏi tại sao ai đó không nghĩ đến việc làm như vậy trước khi cơn bão bùng phát.
Tha vạ tuyệt thông cho bốn giám mục duy truyền thống vào năm 2009, trong đó có một người phủ nhận việc Đức Quốc xã từng sử dụng phòng hơi ngạt và cho rằng chứng cớ lịch sử “cực kỳ chống lại” việc kết tội Adolf Hitler về cái chết của 6 triệu người Do Thái. Vụ việc đã khiến Đức Bênêđíctô phải gửi một bức thư riêng cho các giám mục trên thế giới để xin lỗi về cách xử lý vụ việc.
Nhận xét của Đức Bênêđíctô trên chuyến máy bay chở ngài đến Châu Phi năm 2009 khẳng định việc sử dụng bao cao su đã làm cho bệnh AIDS trở nên tồi tệ hơn. Những lời đó đã dẫn đến sự chỉ trích đầu tiên của một quốc gia châu Âu, là Bỉ, trong khi chính phủ Tây Ban Nha vận chuyển một triệu bao cao su đến châu Phi để phản đối.
Các tác giả cũng nói đến chuyến đi năm 2007 của Đức Bênêđíctô tới Ba Tây, nơi ngài dường như gợi ý rằng người bản địa nên biết ơn những người thực dân châu Âu; rồi việc ngài ra sắc lệnh năm 2009 đưa Đức Giáo Hoàng Piô XII thời chiến gây tranh cãi đến gần hơn với việc phong thánh…
Mô hình trên đạt tới cực điểm với vụ “rò rỉ Vatican” nổi tiếng vào năm 2012 liên quan đến việc nhiều tài liệu bí mật xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ý, trong đó nghiêm trọng nhất là các cáo buộc về tham nhũng tài chính và chủ nghĩa phe đảng. Một cuộc điều tra đã kết thúc với việc bắt giữ, xét xử, kết án và ân xá cho Paolo Gabriele, một giáo dân người Ý đã có gia đình, từng làm quản gia cho Đức Bênêđíctô từ năm 2006, vì tội lừa đảo.
Đối với nhiều nhà quan sát, vụ việc khiến Vatican bị nhìn ở mức ghê tởm nhất, làm mạnh hơn các tri nhận che đậy, đấu đá nội bộ và xáo trộn của nó.
Sự thất vọng về hồ sơ này đã giúp cuộc bầu chọn giáo hoàng vào tháng 3 năm 2013 trở thành một trong những cuộc mật nghị chống giai cấp quyền uy truyền thống ít nhất trong thế kỷ trước, và giúp giải thích tại sao nhiều Hồng Y đã sẵn sàng đón nhận một người Mỹ Latinh và hoàn toàn là người ngoài Vatican nơi Đức Hồng Y của Buenos Aires ở Argentina, Jorge Mario Bergoglio.
Đức Bênêđíctô XVI phần lớn tránh xa địa chính trị, ít đứng trên tuyến đầu của lịch sử như Đức Gioan Phaolô II. Ngài tập trung nhiều hơn vào đời sống nội bộ của Giáo hội, gọi đó là ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc Công Giáo truyền thống so với thời đại thế tục cao độ. Theo nghĩa đó, đức Bênêđíctô XVI đã củng cố đường hướng “truyền giáo” bảo thủ hơn do Đức Gioan Phaolô đặt ra, và hiện nay, ở một mức độ nào đó, đang được suy nghĩ lại dưới thời Đức Phanxicô.
Mặc dù chủ yếu không quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp giận dữ hay cưỡng bách để kiểm soát và trừng phạt người khác, Đức Bênêđíctô vẫn có thể linh hoạt cơ chế kỷ luật.
Một cuộc trừng trị thẳng tay đã được phát động đối với Hội nghị Lãnh đạo Các Nữ tu, nhóm bảo trợ chính dành cho các nhà lãnh đạo các dòng tu nữ ở Hoa Kỳ; các nhà thần học tự do đã bị chế tài, bao gồm một số linh mục nổi tiếng người Ireland và Nữ tu Margaret Farley Dòng Mercy ở Hoa Kỳ; và linh mục người Mỹ Roy Bourgeois đã bị vạ tuyệt thông vì ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ.
Đức Bênêđíctô đã nhiều lần lên án hôn nhân đồng tính, chủ nghĩa duy nữ cấp tiến và “ý thức hệ phái tính”, gây ra phản ứng ngược từ các nhóm phụ nữ, những người theo chủ nghĩa tự do thế tục và cánh tiến bộ hơn trong đoàn chiên của ngài. Ngài hướng việc thực hành phụng vụ, một niềm đam mê đặc biệt, theo hướng truyền thống hơn.
Nổi tiếng nhất, Đức Bênêđíctô vào năm 2007 đã cho phép cử hành rộng rãi hơn Thánh lễ Latinh trước Công đồng Vatican II, biến nó thành một “hình thức đặc biệt” của Thánh lễ Công Giáo cùng với “hình thức thông thường” trong các ngôn ngữ bản địa. Quyết định đó sau đó đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô bãi bỏ.
Đồng thời, một số khía cạnh trong giáo huấn của ngài cũng khiến cánh hữu khó chịu, bao gồm cả việc ngài phê phán các nền kinh tế thị trường tự do –ngài đã mô tả một cách nổi tiếng cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa tư bản như “các ý thức hệ thất bại” trong chuyến đi tới Ba Tây năm 2007 – và sự nhấn mạnh tới môi trường mà vì thế ngài thậm chí còn được mệnh danh là “Giáo hoàng xanh”.
Các cải cách lịch sử
Bất chấp mô hình liên tiếp có những vụ tai tiếng và thất bại trong quản trị, Đức Bênêđíctô XVI cũng là kiến trúc sư của những cải cách lịch sử về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục cũng như các hành vi sai trái về tài chính.
Về vấn đề lạm dụng, chính Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ là người đã bảo vệ chính sách “tuyệt đối không khoan nhượng” của Mỹ vào năm 2002 khi chính sách này vấp phải sự phản đối gay gắt từ các giới khác ở Vatican. Trong tư cách giáo hoàng, Đức Bênêđíctô đã viết các thủ tục cấp tốc để sa thải các linh mục lạm dụng thành luật chung của Giáo hội, có lúc đã chuẩn y việc trục xuất hơn 400 kẻ lạm dụng bị buộc tội khỏi chức linh mục chỉ trong một năm.
Đức Bênêđíctô cũng trở thành giáo hoàng đầu tiên gặp gỡ các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 2008, gặp gỡ một nhóm nhỏ những người sống sót do Hồng Y Sean O'Malley của Boston chọn tại dinh thự của sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ ở Washington, D.C. Một năm sau, ngài trở thành giáo hoàng đầu tiên dành toàn bộ một lá thư mục vụ cho các vụ tai tiếng lạm dụng trong bức thư gửi người Công Giáo Ireland.
Đức Bênêđíctô vẫn không thoát khỏi sự chỉ trích vì phản ứng của ngài đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng, bao gồm cả những cáo buộc lặp đi lặp lại rằng ngài đã xử lý sai một số trường hợp trong tư cách Tổng Giám mục Munich vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, những cáo buộc mà ngài và những người bảo vệ ngài luôn bác bỏ. Trong khi ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất của ngài cũng thừa nhận rằng Đức Bênêđíctô XVI đã bỏ dở nhiều việc đáng kể trong các vụ tai tiếng lạm dụng, thậm chí những người chỉ trích ngài kiên quyết nhất còn cho rằng, việc làm sạch ấy chưa bắt đầu dưới sự giám sát của ngài.
Về tài chính, Đức Bênêđíctô XVI đã trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử công khai hóa tài chính của Vatican cho việc thanh tra thế tục ở bên ngoài khi ngài quyết định tham gia Moneyval, nhóm giám sát chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố của Hội đồng Châu Âu. Các báo cáo định kỳ của Moneyval đã trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cải cách đang diễn ra ở Vatican, một phần là do mối đe dọa bị đưa vào “danh sách đen” và bị đóng băng trong các giao dịch quốc tế.
Đức Bênêđíctô cũng thành lập Cơ quan Thông tin Tài chính vào năm 2010, thành lập cơ quan chống rửa tiền nội bộ đầu tiên của Vatican. Trong hành động cuối cùng của ngài với tư cách giáo hoàng, ngài cũng đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chủ ngân hàng và luật sư người Đức Ernst von Freyberg làm chủ tịch của Viện Công trình Tôn giáo, vốn gọi là “ngân hàng Vatican”. Chính dưới thời Freyberg, hầu hết các nhà quan sát tin rằng việc thanh lọc ngân hàng Vatican đã bắt đầu một cách nghiêm túc, dẫn đến việc cải cách triệt để nhất các tổ chức tài chính khác nhau của Vatican.
Một cuộc từ chức bất ngờ
Đức Bênêđíctô không bao giờ là người bám lấy quyền lực vì lợi ích riêng của mình, và ngài sẽ kết thúc nhiệm kỳ giáo hoàng của mình bằng một minh chứng ngoạn mục về quan điểm này.
Trong nhiệm kỳ 24 năm trong tư cách cố vấn tín lý hàng đầu của Đức Gioan Phaolô, ngài đã hai lần xin phép nghỉ hưu – vào năm 1997, và một lần nữa vào năm 2002 – để trở lại toàn thời gian với cuộc sống trí thức. Có giả thuyết cho rằng ngài sẽ trở thành thủ thư của Vatican, giả thuyết khác cho rằng ngài sẽ trở về quê hương Bavaria của ngài. Ngài nói với bạn bè rằng hy vọng của ngài là viết một bộ sách về phụng vụ Công Giáo. Đức Gioan Phaolô đã bác bỏ cả hai lần, nói rằng ngài không thể làm gì nếu không có người phụ tá thân cận nhất của ngài.
Sau khi trở thành giáo hoàng, Đức Bênêđíctô đã gợi ý ở một số điểm rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng tự nguyện từ bỏ chức vụ.
Trong một cuộc phỏng vấn dài thành sách năm 2010 với một nhà báo Đức, Đức Bênêđíctô nói rằng trong một số trường hợp, một giáo hoàng “không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ” phải từ chức. Ngài đã hai lần đến thăm mộ của Giáo hoàng Celestine V ở Aquila, miền bắc nước Ý. Năm 1294, Celestine trở thành giáo hoàng cuối cùng tự do từ bỏ chức vụ bên ngoài bối cảnh ly giáo. Trong một chuyến đi đến Aquila năm 2009, Đức Bênêđíctô đã thực sự để lại chiếc pallium bằng len mà ngài đã mặc trong Thánh lễ nhậm chức năm 2005 trên mộ của Celestine.
Tuy nhiên, những điềm báo trước đó không làm cho ngày 11 tháng 2 năm 2013 bớt kinh ngạc hơn chút nào, khi Đức Bênêđíctô sử dụng một cuộc họp của các Hồng Y để xét các lý do phong thánh để đưa ra thông báo từ chức bất ngờ của mình bằng tiếng Latinh trang nhã điển hình.
Hồng Y người Mỹ James Francis Stafford, người đã tham dự công nghị hôm đó và chứng kiến trực tiếp thông báo, sau đó nói rằng ngài đã ngồi trong phòng một lúc sau đó, không thể hiểu được những gì mình vừa nghe.
Đức Hồng Y Stafford nói, “Tôi không thể tin được. Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại tiếng Latinh để chắc chắn rằng mình đã nghe đúng.”
Đức Bênêđíctô lúc đó đã nói rằng ngài từ chức vì “sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn thích hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô”.
Không bị thuyết phục bởi điều đó, một loạt suy đoán đã diễn ra sau đó, phần lớn là trên báo chí Ý, về lý do thực sự của việc từ chức - có lẽ là âm mưu của một “vận động hành lang đồng tính” bên trong Vatican, hoặc sợ bị tống tiền từ nhiều tài liệu bị rò rỉ hơn, hoặc mệt mỏi khi tranh luận với các giám mục tiến bộ, những người đang phá hoại nghị trình của ngài.
Đức Bênêđíctô không bao giờ nuôi dưỡng bất cứ tin đồn nào trong số đó. Thay vào đó, ngài lui về tu viện Mater Ecclesiae trong khuôn viên Vatican, dành buổi sáng cho nghiên cứu mà ngài yêu thích, thực hiện các cuộc đi dạo vào buổi chiều trong các khu vườn gần đó của Vatican, tiếp đón những người bạn cũ và những vị khách đến thăm.
Khi việc từ chức của ngài được thông báo, một số người lo sợ rằng việc có hai giáo hoàng còn sống có thể là đơn thuốc dẫn đến ly giáo, vì Đức Bênêđíctô có thể nổi lên như một nguồn quyền lực đối địch cho những người không hài lòng với đức tân giáo hoàng.
Phần lớn, kịch bản đó không bao giờ thành hiện thực.
Một số nhà văn Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống không hài lòng với các chính sách của Đức Phanxicô đã cố gắng lập luận rằng việc từ chức của Đức Bênêđíctô là không hợp lệ và ngài vẫn là giáo hoàng, điều được Đức Bênêđíctô bác bỏ, cho là “lố bịch” trong một bình luận hiếm hoi với một nhà báo.
Trong một Thượng Hội đồng Giám mục đầy biến động vào tháng 10 năm 2014, đã có báo cáo cho rằng một khối các giám mục bảo thủ đã đến gặp Đức Bênêđíctô để kêu gọi sự giúp đỡ của ngài, nhưng vị giáo hoàng hưu trí đã bằng lòng cho phép Vatican đưa ra những lời bác bỏ và không bao giờ can dự vào công việc của Thượng hội đồng.
Mặc dù bản thân Đức Bênêđíctô hiếm khi phá vỡ sự im lặng của mình, nhưng điều này không đúng đối với Đức Tổng Giám Mục người Đức Georg Gänswein, người phụ tá tận tụy và người bạn tâm tình của ngài, người thường nói về hoàn cảnh và di sản của người dìu dắt mình khi nghỉ hưu, phần nào đóng vai trò phát ngôn viên của ngài.
Chẳng hạn, Gänswein đã tạo sóng gió vào năm 2016 khi cho rằng việc từ chức của Đức Bênêđíctô đã tạo ra, trên thực tế, một “thừa tác vụ Phêrô mở rộng” với “một thành viên tích cực và một thành viên chiêm niệm”.
'Ngài đã khiến chúng tôi suy nghĩ'
Cuối cùng, bản dự thảo tiểu sử đầu tiên về vị Giáo hoàng của những nghịch lý này có lẽ tóm gọn trong phần tóm tắt sau: Đức Bênêđíctô XVI là một nhà trí thức xuất sắc công công, một người đa tài với tư cách là Giám đốc điều hành, rút lui với tư cách là một chính khách, và một nhà lãnh đạo Giáo hội có “nền chính trị bản sắc” được một số người hoan nghênh và bị một số người khác cảnh báo.
Dù người ta có nói gì đi chăng nữa, không ai có thể phủ nhận việc Bênêđíctô XVI là một nhà phê bình văn hóa nhạy bén. Ngài hỏi những câu hỏi tìm tòi và đưa ra những câu trả lời khiêu khích của riêng mình, chứng minh rằng Đạo Công Giáo định chế vẫn còn khí trí thức ở trong bình chứa.
Theo nghĩa đó, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Cameron có thể đã cung cấp văn bia tốt nhất khi chào tạm biệt Đức Giáo Hoàng tại sân bay Birmingham vào ngày 20 tháng 9 năm 2010, sau chuyến đi kéo dài bốn ngày của Đức Bênêđíctô ở Tô Cách Lan và Anh – một chuyến đi bất chấp những dự báo về thảm họa và để lại ấn tượng thuận lợi hơn nhiều về Đức Giáo Hoàng.
“Thưa Đức Thánh Cha,” Cameron nói với một Đức Bênêđíctô đang mỉm cười, bằng những lời mà mọi trí thức đều khao khát được nghe, “ngài đã khiến chúng tôi phải ngồi dậy và suy nghĩ!”
Quang cảnh một ngày đau buồn và biết ơn: 65.000 người bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Bênêđictô XVI
Đặng Tự Do
05:05 03/01/2023
Khoảng 65.000 người hành hương đã xếp hàng chờ để bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Bênêđictô XVI hôm thứ Hai, mang đến những tâm tình đau buồn và lòng biết ơn cảm động vào ngày đầu tiên thi hài của vị giáo hoàng danh dự được quàn trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Các nghi lễ đơn giản gồm cầu nguyện, nước thánh, trầm hương và những lời tạm biệt im lặng bắt đầu trong bóng tối bên trong Tu viện Mater Ecclesiae của Vatican, nơi ngài qua đời hôm thứ Bảy ở tuổi 95.
Những người đã chăm sóc ngài ở đó trong thời gian ngài nghỉ hưu kéo dài gần một thập kỷ - bao gồm cả thư ký riêng và phát ngôn viên lâu năm của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein - đã cầu nguyện và từ biệt trước khi thi hài của ngài được vận chuyển trên một chiếc xe ngựa từ nhà nguyện của tu viện đến Đền Thờ Thánh Phêrô. Họ như một nhóm nhỏ những người đưa tang đi sau chiếc xe ngang qua những đồ trang trí Giáng Sinh được thắp sáng rực rỡ trong Vườn Vatican.
Khi đến đó, những người khiêng thi hài ngài từ từ đưa thi thể ngài vào bên trong ngôi thánh đường đồ sộ và xuống lối đi giữa, đặt thi thể ngài trên bục trước bàn thờ. Biểu tượng rất mạnh mẽ: vị giáo hoàng thứ 265 nằm trong trạng thái gần như ngay trên ngôi mộ của vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti, Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô, đã xông hương thi thể của Đức Bênêđíctô và rảy nước thánh lên đó, cầu nguyện cho linh hồn của ngài. Các chức sắc tham dự bao gồm tổng thống Ý, Sergio Mattarella, và thủ tướng Ý, Giorgia Meloni.
Trong số những người đầu tiên có khoảnh khắc riêng tư ở đó với Đức Bênêđíctô là Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đã cúi xuống hôn tay người bạn và người thầy của mình.
Bên ngoài, những người thiện chí kiên nhẫn chờ đợi ở quảng trường Thánh Phêrô để vào bên trong ngôi thánh đường, một số lần chuỗi cầu nguyện cho vị giáo hoàng cũ khi họ lê bước về phía trước.
Khi kết thúc thời gian chờ đợi, sau cuộc rước long trọng của riêng họ xuống lối đi giữa, cuối cùng họ cũng nhìn thấy ngài, mặc lễ phục màu đỏ và vàng, đeo một chiếc mũ vàng, tay cầm chuỗi tràng hạt. Trước khi đến đầu hàng để có tầm nhìn không bị cản trở, một số người đã nghển cổ để nhìn rõ hơn hoặc kiễng chân để chụp ảnh bằng điện thoại di động.
Cuối ngày thứ Hai, văn phòng báo chí của Vatican ước tính rằng 65.000 người đã thực hiện cuộc hành hương trong suốt cả ngày. Thi thể của Đức Bênêđíctô sẽ tiếp tục được quàn cho đến ngày 4 tháng Giêng. Tang lễ của ngài diễn ra vào thứ Năm.
Source:Catholic News Agency
ĐHY Schönborn: Đức Bênêđictô là một trong các Tiến sĩ Hội Thánh vĩ đại phải đau khổ
J.B. Đặng Minh An dịch
05:07 03/01/2023
“Những năm cộng tác đầu tiên với Giáo sư Ratzinger, sau đó với Đức Hồng Y Ratzinger, và sau đó với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, đối với tôi là một ân sủng thực sự của tình phụ tử thiêng liêng,” Đức Hồng Y người Áo Christoph Schönborn cho biết như trên trong một tuyên bố với báo chí, vài giờ sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Danh Dự vào ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục 77 tuổi của Vienna nhắc cho mọi người nhớ rằng: Đức Bênêđictô XVI “thuộc lớp những người thầy vĩ đại phải đau khổ”. Tình bạn của ngài với vị giáo hoàng người Đức, người mà ngài đã cùng làm việc từ năm 1987 đến năm 1992 trong việc chuẩn bị Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, được xuất bản dưới triều đại giáo hoàng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngài cũng nhắc lại việc thoái vị lịch sử của Đức Bênêđictô XVI như một hành động “dũng cảm” khiến cho thừa tác vụ của giáo hoàng trở nên “nhân bản hơn” và mở ra “một cánh cửa cho tương lai của chức vụ giáo hoàng.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Christoph Schönborn
Đối với tôi, Đức Bênêđictô trên hết luôn là một người thầy vĩ đại. Tôi là học trò của ngài, và tôi đã được lợi ích rất nhiều từ sự giảng dạy của ngài. Nhưng tôi không phải là người học trò duy nhất của ngài: Ngài là thầy dạy cho cả Giáo hội với nền thần học đầy minh triết, sáng sủa và rõ ràng. Đối với tôi, ngoài tư cách của một bậc thầy, tôi dám nói rằng ngài còn là một người cha, bởi vì bậc thầy này không chỉ đơn thuần là một nhà giáo dục.
Đức Bênêđíctô, với tư cách là một con người, với tư cách là người hướng dẫn, là người dẫn dắt, người mở ra, người đưa ra những chân trời. Và những năm cộng tác đầu tiên với Giáo sư Ratzinger, sau đó với Đức Hồng Y Ratzinger, và sau đó với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, đối với tôi là một ân sủng thực sự của tình phụ tử thiêng liêng.
Tôi đặt các tác phẩm của Đức Bênêđictô bên cạnh các tác phẩm của Thánh Augustinô
Và rồi theo năm tháng, một tình bạn thực sự lớn dần. Đây là điều mà cá nhân tôi mắc nợ Đức Bênêđictô. Những gì còn lại của Đức Bênêđictô trên hết là công việc của ngài. Sau nhiều thế kỷ, ngài là một giáo hoàng thần học, một nhà thần học bậc thầy, và tôi đặt ngài bên cạnh các Tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội, các Giáo phụ của Giáo hội. Trong thư viện của tôi, tôi đặt các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô bên cạnh các tác phẩm của Thánh Augustinô. Bởi vì tôi nghĩ rằng ngài sẽ vẫn là một trong những người vĩ đại của thế kỷ 20, được nhớ đến trong các thế kỷ sắp tới, như Newman được nhớ đến trong thế kỷ 19, như Thánh Thomas, như Thánh Bonaventura được nhớ đến trong thế kỷ 13. Tôi nghĩ ngài thuộc hàng ngũ những bậc thầy tuyệt vời phải chịu đựng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2013 sẽ còn mãi trong ký ức của Giáo Hội
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, sẽ vẫn còn trong ký ức của Giáo hội: Đức Thánh Cha Bênêđictô tuyên bố rằng ngài sẽ từ bỏ Ngai Tòa Thánh Phêrô để từ nay trở đi sống như một người cầu nguyện, đã nghỉ hưu. Đó rõ ràng là một biến động, một cú sốc, nhưng tôi đã hoan nghênh nó ngay từ giây phút đầu tiên như một quyết định cá nhân cần được tôn trọng và vinh danh, và tôi nghĩ hành động này đã làm một điều gì đó cho sứ vụ giáo hoàng, cho thừa tác vụ thánh Phêrô.
Theo một cách nào đó, tôi dám nói rằng hành động này, bước thoái vị này, đã làm cho thừa tác vụ của Phêrô trở nên nhân bản hơn. Sự kiện đơn giản là Đức Giáo Hoàng có thể nói: “Tôi không còn sức nữa, những thử thách trước mắt chúng ta quá lớn, một người trẻ tuổi hơn phải đảm nhận,” là một hành động rất can đảm, rất khiêm tốn, đồng thời cũng là một hành động mở ra một cánh cửa cho tương lai của sứ vụ giáo hoàng, điều này có thể quan trọng cho tương lai.
Source:Aleteia
10 câu nói đáng nhớ của Đức Bênêđictô XVI
J.B. Đặng Minh An dịch
05:08 03/01/2023
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “10 Memorable statements from Benedict XVI”, nghĩa là “10 câu nói đáng nhớ của Đức Bênêđictô XVI”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết và thuyết giảng, xuất bản hết sách này đến sách khác. Nhiều người đã chắc chắn rằng một ngày nào đó Đức Bênêđictô XVI sẽ được công nhận là Tiến sĩ Hội thánh. Hôm nay chúng tôi chỉ xin đưa ra 10 tuyên bố đặc biệt đáng chú ý của ngài.
Thứ nhất, “Kẻ ấu dâm không thể làm linh mục.”
Giờ đây, nhiều người thừa nhận vai trò cơ bản của Đức Bênêđíctô XVI trong việc chống lại nạn ấu dâm trong Giáo hội, một tai họa mà Đức Thánh Cha đã dày công lên án. Trên chuyến máy bay đưa ngài đến Washington vào tháng 4 năm 2008, khi được hỏi về việc lạm dụng tình dục của một số linh mục người Mỹ, ngài nói rằng ngài “xấu hổ” về những hành vi này. Ngài nói: “Chúng tôi sẽ loại trừ hoàn toàn những kẻ ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh”.
Thứ hai, “Ở một nơi như thế này, ngôn từ thất bại; cuối cùng, chỉ có thể là một sự im lặng khủng khiếp – một sự im lặng tự nó là một tiếng kêu chân thành với Chúa: Lạy Chúa, tại sao Chúa lại im lặng?”
Những lời này đã được Đức Bênêđictô XVI nói tại trại hành quyết Birkenau ở Ba Lan. Chính “với tư cách là một người con của nhân dân Đức” mà ngài đã đến đó để cầu nguyện vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Chuyến thăm này, cũng như nhiều cử chỉ đối thoại của ngài đối với cộng đồng Do Thái, đã đặt Đức Bênêđictô XVI nối tiếp Đức Gioan Phaolô II. Hơn nữa, vì quốc tịch của ngài và việc ngài buộc phải nhập ngũ trái với ý muốn của mình trong Đoàn Thanh niên Hitler, chuyến đi này đã để lại dấu ấn trong tâm trí mọi người.
Thứ ba. “Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Trong bài giảng tại Thánh Lễ tiền Cơ Mật Viện, vài giờ trước mật nghị bầu chọn ngài, Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ đã làm nổi bật chính mình bằng những lời này đã thu hút được những tràng pháo tay như sấm của các Hồng Y. Ngay cả trước khi được bầu chọn, ngài đã thiết lập tông giọng cho triều đại giáo hoàng của mình: Tông điệu của một người hợp tác với sự thật, phương châm giám mục của ngài. Cuộc chiến chống lại thuyết tương đối sẽ được nhấn mạnh nơi nhiều bài phát biểu trong tương lai của ngài.
Thứ tư. “Tôi muốn nói rằng vấn đề AIDS này không thể được giải quyết bằng cách phân phát bao cao su: ngược lại, chúng làm gia tăng nó.”
Những lời nói “gây sốc” này của Đức Giáo Hoàng trên máy bay đưa ngài đến Yaoundé Cameroon vào ngày 17-3-2009 đã khiến nhiều cơ quan truyền thông và các vị giám chức Phi Châu phản ứng. Vài ngày sau, Tòa thánh đã xuất bản phần thứ hai của tuyên bố của giáo hoàng, thường bị giới truyền thông cắt xén, để làm sáng tỏ tuyên bố này. Đối với Đức Bênêđictô XVI, cuộc chiến chống lại AIDS có hai mặt: nó liên quan đến việc “làm nổi bật chiều kích nhân bản của tính dục, nghĩa là một sự đổi mới về thiêng liêng và con người” cũng như “tình bạn thực sự trước hết dành cho những người đang đau khổ, sẵn sàng hy sinh và thực hành sự từ bỏ chính mình.”
Thứ năm. “Việc chia sẻ hàng hóa và tài nguyên, từ đó nảy sinh phát triển đích thực, không được bảo đảm chỉ bằng các tiến bộ kỹ thuật mà bằng tiềm năng của tình yêu chiến thắng sự dữ bằng điều thiện”.
Giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, Đức Thánh Cha đã công bố thông điệp Caritas in Veritate (Bác ái trong Chân lý) vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. Bốn mươi năm sau Thông điệp Populorum Progressio, phản ánh về những hậu quả của toàn cầu hóa đối với sự phát triển con người cùng với những điều khác, Đức Bênêđictô XVI đã cập nhật diễn ngôn của Giáo hội về thế giới kinh tế, vốn bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngài nhấn mạnh đặc tính chính của tình yêu ở trung tâm của nền kinh tế, được soi sáng bởi lăng kính của lý trí.
Thứ sáu. “Các tôn giáo không có gì phải sợ một hình thái thế tục công bằng, cởi mở và cho phép các cá nhân sống phù hợp với những gì họ tin tưởng trong lương tâm của chính họ.”
Trong một thông điệp video được đưa ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, tại Paris, Đức Thánh Cha đã nói những lời này với các Kitô hữu Pháp về chủ đề chủ nghĩa thế tục. Chính phủ Pháp khi đó đang chuẩn bị mở một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ đề này.
Thứ bẩy. “Đã đến lúc phải mạnh tay ngăn chặn mại dâm cũng như việc phổ biến rộng rãi tài liệu có nội dung khiêu dâm hoặc dâm ô.”
Cũng trong năm 2011, trong bài phát biểu trước tân đại sứ Đức, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh một cách mạnh mẽ đến nhu cầu Giáo hội phải dấn thân “đối với những vấn đề cơ bản về phẩm giá con người”. Ngoài nhu cầu đấu tranh chống mại dâm, Đức Thánh Cha nói về sự tôn trọng đối với tất cả các giai đoạn của cuộc đời, một chủ đề khác mà ngài yêu thích.
Thứ tám. “Hãy chỉ cho tôi thấy những gì mà Mohammed mới mang đến, và ở đó bạn sẽ tìm thấy chỉ những điều xấu xa và vô nhân đạo, chẳng hạn như mệnh lệnh truyền bá đức tin bằng thanh gươm mà ông ta đã rao giảng.”
Đưa ra khỏi ngữ cảnh, câu này đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn nhất trong lịch sử của Vatican. Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Đức Bênêđictô XVI được mời đến Đại học Regensburg để nói chuyện về chủ đề “Đức tin, Lý trí và Đại học.” Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn những lời của Hoàng Đế Byzantine Manuel II Palaeologus nói với một người đối thoại Ba Tư. Ngài giải thích rằng những lời này không phản ánh suy nghĩ của riêng ngài mà là một phần của sự phản ánh chung rộng hơn về mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực. “Ở đây, chắc chắn, Đức Giáo Hoàng không muốn đưa ra một bài học, chẳng hạn, cách giải thích đạo Hồi là bạo lực. Ngài đang nói rằng, trong trường hợp giải thích tôn giáo một cách bạo lực, chúng ta đang mâu thuẫn với bản chất của Chúa,” giám đốc Văn phòng Báo chí của Tòa thánh tuyên bố vào thời điểm đó, khi được hỏi sau cuộc luận chiến đã tạo ra sức ép mạnh mẽ từ những phản ứng trong thế giới Hồi giáo.
Thứ chín. “Tôi tin chắc rằng sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thi hành thừa tác vụ Phêrô một cách thích đáng.”
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước các Hồng Y đang tụ họp trong công nghị, Đức Bênêđictô XVI đã trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử hiện đại thoái vị. Với câu nói mang tính cách mạng này, theo nhiều nhà quan sát, chắc chắn Đức Joseph Ratzinger đã biến đổi thừa tác vụ mục tử toàn thể Hội Thánh.
Thứ mười. “Tôi đã cảm thấy như Thánh Phêrô cùng với các Tông đồ trên thuyền ở Biển Galilê (…) Tôi luôn biết rằng Chúa ở trong thuyền đó, và tôi luôn biết rằng thuyền là của Giáo hội không phải của tôi, và không phải của chúng ta, mà là của Chúa Kitô. Chúa cũng không để nó chìm xuống; chính Ngài là người hướng dẫn con thuyền ấy… “
Những lời này từ buổi tiếp kiến chung cuối cùng của Đức Thánh Cha dường như kết thúc triều đại giáo hoàng của ngài với một chút hy vọng. Một vài ngày trước cuộc bầu cử của mình, vào ngày 25 tháng 3 năm 2005, Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ đã có bài suy niệm về chủ đề con thuyền Giáo hội trong Chặng Đàng Thánh Giá tại Đấu trường Rôma. Ngài nói với Chúa “Đối với chúng con, Giáo hội của Chúa dường như là một con thuyền sắp chìm, một con thuyền đang bị nước tràn vào từ mọi phía”
Source:Aleteia
Di sản của Đức Bênêđictô XVI: 1927-2022
Joachim Vũ Hải dịch
16:10 03/01/2023
Di sản của Đức Bênêđictô XVI: 1927-2022
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã băng hà ở tuổi 95 vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Suốt đời ngài là một học giả, 71 năm linh mục và ở cương vị Giáo hoàng từ năm 2005-2013. Cả cuộc đời của ngài đã cống hiến để tìm hiểu về Chúa Giêsu, và giờ đây ngài đã có cơ hội để hiểu biết Chúa theo một phương cách mới. Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Bavaria, Josef Alois Ratzinger đã lớn lên dưới thời chính quyền Đức Quốc xã. Cùng với Nữ hoàng Elizabeth II (đệ nhị) vừa qua đời cách đây ít tháng, Ratzinger là một trong những nhà lãnh đạo thế giới cuối cùng đã sống trong thời gian Thế chiến II.
Sau chiến tranh, chàng thanh niên Ratzinger vào chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Ngài nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học thuật và theo học tiến sĩ thần học, tập trung học hỏi và nghiên cứu về Thánh Augustine và thần học của Ngài về Giáo hội—đây là những chủ đề chi phối toàn bộ học thuyết của Ratzinger. Sự uyên bác của cha Ratzinger nhanh chóng được công nhận là một nhà thần học, và mặc dù với tuổi đời tương đối còn trẻ nhưng Đức Tổng Giám Mục Cologne đã mời cha Ratzinger làm chuyên gia thần học giúp cho ngài, hay Peritus (chuyên viên Thần học), cho Công đồng Vatican II sắp khai mạc.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tấn phong cha Ratzinger làm Tổng giám mục Munich vào tháng 3 năm 1977, và sau đó cất nhắc làm Hồng Y vào tháng 6 cùng năm. Năm 1982, Đức thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Ratzinger đứng đầu văn phòng Giáo lý của Vatican, một vai trò mà ngài sẽ đảm nhận cho đến khi được bầu làm Giáo hoàng Benedictô XVI vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Như một tu sĩ Dòng Tên và cựu giáo sư của tôi đã từng nhận xét, “Không phải lúc nào người thông minh nhất trong phòng cũng là người chịu trách nhiệm chính.” Đức Bênêđictô là một học giả cầu nguyện và là một vị mục tử khôn ngoan. Chính ra trong khi Đức Giáo Hoàng Benedictô có thể đã nhận được phần thưởng cho chính mình, nhưng ngài đã để lại một di sản vĩ đại cho Giáo Hội Công Giáo.
Chắc chắn điều mà Đức Giáo Hoàng Benedictô được nhắc đến nhiều nhất trong lúc này là quyết định thoái vị Giáo hoàng vào năm 2013, giã từ cuộc sống công khai, lui vào hậu trường. Thế giới sửng sốt, nhưng ngài vẫn bình tĩnh—không bao giờ tỏ ra hối hận, do dự hay nghi ngờ về quyết định của mình. Mọi người đều biết rằng sức khoẻ của ngài đã không cho phép ngài tiếp tục hướng dẫn Giáo hội và ngài tin chắc rằng Chúa Giêsu đang yêu cầu ngài bước sang một bên. Đức Benedictô đã từ bỏ cương vị người rao giảng, có lẽ vĩ đại nhất trên thế giới, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu là trọng tâm của ĐGH Benedictô. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Đức Benedictô cho thấy, chúng ta sẽ nhìn thế giới khác đi như thế nào, khi chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu. Cuốn sách đầu tiên Ngài viết đã đặt Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử nhân loại. Tại Công đồng Vatican II, ngài đã giúp soạn thảo văn kiện nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là trung tâm của sự mặc khải thiêng liêng. Những cuốn sách cuối cùng của Ngài gồm 3 cuốn viết về Chúa Giê-su mà Ngài gọi là “Hành trình tìm kiếm dung mạo Chúa của cá nhân tôi”.
Tiếp xúc với Chúa Giêsu là khởi đầu và kết thúc sứ vụ của Đức Benedictô. Nói chuyện với một nhóm trẻ em sau khi các em được Rước Lễ Lần Đầu, ngài kể lại chi tiết thú vị về kinh nghiệm Rước Lễ Lần Đầu của chính ngài và cách “Chúa Giêsu đã đi vào trái tim tôi, Người đã thực sự viếng thăm tôi.” Đức Benedictô muốn chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu trước tiên, và sau đó chia sẻ cảm nghiệm về Chúa Giêsu với thế giới.
Đức Benedictô thường xuyên nói chuyện không chỉ về thế giới hiện đại mà còn cho và với thế giới hiện đại để giúp mọi người nhìn thấy giá trị của Chúa Giêsu. Ngài là một nhà phê bình văn hóa sắc sảo, người có thể giải quyết trực tiếp những vấn đề mà ngài quan sát được. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Ngài thậm chí còn trích dẫn Nietzsche, một hành động mà tờ New York Times gọi là “đáng ngạc nhiên”: họ kinh ngạc là Đức Benedictô không chỉ giảng dạy Giáo lý cho thế giới mà, cần phải nói thêm, còn dành thời gian để chú tâm và xem xét thế giới và những nhà tư tưởng thế tục, ngay cả khi họ chỉ trích Giáo Hội Công Giáo.
Đức Benedictô hoà nhập vào thế giới hiện đại, và ngài không bao giờ sợ hãi thách thức thế giới hiện đại. Ngài thường kêu gọi sự chú ý đến vấn đề các chính sách không có mục tiêu sâu xa hơn là thúc đẩy lợi ích của những người nắm quyền, hoặc không có những cân nhắc đáng kể về đạo đức hoặc thực tế. Phát biểu trước Quốc hội Anh vào năm 2010, Ngài đổ lỗi cho cách tiếp cận thiển cận và nông cạn này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008 và kêu gọi các chính trị gia đưa ra quyết định dựa trên các chuẩn mực đạo đức lâu bền.
Khi Đức Benedictô đấu tranh cho tiếng nói của tôn giáo ở diễn đàn công khai, đó là vì ngài thấy cần có tiếng nói của tôn giáo để liên tục buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, và liên tục nhắc nhở thế giới rằng vũ trụ không phải là thứ chúng ta có thể muốn làm gì thì làm. Trong diễn văn Regensburg năm 2006, Đức Benedictô bày tỏ sư lo lắng về việc tách rời những gì chúng ta muốn và khao khát, khỏi những ý niệm về sự thật và lòng tốt, đặc biệt là sự thật bền vững đến từ niềm tin vào Chúa. Ngài lo sợ rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào khoa học như một nguồn tri thức sẽ dẫn đến một cái nhìn quá hạn hẹp về thiên nhiên—một cái nhìn về vũ trụ như một thứ có thể được làm chủ, can thiệp và thao túng theo ý muốn của mình.
Nhiều bài phê bình của Đức Benedictô sau này đã tìm thấy được trích dẫn trong thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô, thông điệp này ca ngợi những nhận xét của Đức Bebedictô trong các đoạn mở đầu. Giống như Đức Phanxicô bây giờ, Đức Benedictô thận trọng khi xem vũ trụ như một thứ gì đó để thống trị—để kiến tạo và làm theo ý chúng ta mà không có bất kỳ suy nghĩ nào về nó hoặc Đấng Tạo Hóa của nó.
Đức Benedictô thường xuyên chống lại việc chúng ta sử dụng đồ vật và con người tuỳ tiện theo ý muốn của chúng ta. Ngài đã thúc đẩy một số sáng kiến về môi trường và nêu bật môi trường trong thông điệp cuối cùng của ngài, Caritas in Veritate, khiến ngài được mệnh danh là “Đức Giáo Hoàng xanh”. Cả trước và sau khi được bầu lên chức vị Giáo hoàng, ngài đã dẫn đầu phản ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục – thúc đẩy chính sách không khoan nhượng và thậm chí loại bỏ một số cá nhân có vị trí tốt khỏi chức vụ sau khi ngài trở thành Giáo hoàng. Khi đến Hoa Kỳ với tư cách là Giáo hoàng vào năm 2008, Đức Benedictô XVI đã đích thân đến thăm một nhóm những người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ—điều mà ngài sẽ lặp lại trong các chuyến công du nước ngoài sau đó.
Trong sự khiêm tốn, Đức Benedictô cũng ý thức được những giới hạn của mình. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn dài như một cuốn sách vào cuối đời, Ngài đã phản ảnh về Đức Thánh Cha Phanxicô, khi nói rằng: “Tôi thấy rằng [Đức Phanxicô – chú thêm của dịch giả] là một người chu đáo, người vật lộn trí tuệ với những câu hỏi của thời đại chúng ta. Nhưng đồng thời, ngài chỉ đơn giản là một người rất gần gũi với mọi người, sát cánh cùng họ, luôn ở giữa họ….Có lẽ tôi đã không đủ chân thật với mọi người.” Không bao giờ tự mãn về sự vĩ đại của chính mình, ngài càng sẵn sàng khen ngợi người khác hơn – có lẽ chính tâm tình này đã khiến ngài có động lực mạnh mẽ để rao giảng Chúa Giê-su.
Cuốn sách cuối cùng mà Đức Benedictô viết là về những câu chuyện kể về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, điều này thật đặc biệt thích hợp khi ngài đã về với Chúa trong khi chúng ta cử hành mùa Giáng sinh. Trong phần về Các thánh Anh Hài, Đức Benedictô lưu ý rằng lời tường thuật của thánh sử Mathêu (Mat 2, 18 – chú thêm của dịch giả) đã bỏ qua những lời an ủi trong lời tiên tri của tiên tri Giêrêmia, khi chỉ trích dẫn lời than thở của Rachel dành cho các con mình. Đức Benedictô lưu ý rằng “sự an ủi thực sự duy nhất không chỉ là lời nói mà là sự phục sinh.” (Ger. 31, 15-16 – chú thêm của dịch giả)
Khi chúng ta ghi nhớ những ngày băng hà của Đức Benedictô sau lễ Các Thánh Anh Hài, chúng ta hy vọng rằng ngài sẽ cảm nghiệm được niềm an ủi thực sự của sự phục sinh, và di sản của ngài dạy chúng ta cách yêu mến Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại sẽ vẫn còn được tiếp tục.
David Paternostro, SJ. / Dec. 31/2022
Lược dịch Joachim Vu Hai
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã băng hà ở tuổi 95 vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Suốt đời ngài là một học giả, 71 năm linh mục và ở cương vị Giáo hoàng từ năm 2005-2013. Cả cuộc đời của ngài đã cống hiến để tìm hiểu về Chúa Giêsu, và giờ đây ngài đã có cơ hội để hiểu biết Chúa theo một phương cách mới. Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Bavaria, Josef Alois Ratzinger đã lớn lên dưới thời chính quyền Đức Quốc xã. Cùng với Nữ hoàng Elizabeth II (đệ nhị) vừa qua đời cách đây ít tháng, Ratzinger là một trong những nhà lãnh đạo thế giới cuối cùng đã sống trong thời gian Thế chiến II.
Sau chiến tranh, chàng thanh niên Ratzinger vào chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Ngài nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học thuật và theo học tiến sĩ thần học, tập trung học hỏi và nghiên cứu về Thánh Augustine và thần học của Ngài về Giáo hội—đây là những chủ đề chi phối toàn bộ học thuyết của Ratzinger. Sự uyên bác của cha Ratzinger nhanh chóng được công nhận là một nhà thần học, và mặc dù với tuổi đời tương đối còn trẻ nhưng Đức Tổng Giám Mục Cologne đã mời cha Ratzinger làm chuyên gia thần học giúp cho ngài, hay Peritus (chuyên viên Thần học), cho Công đồng Vatican II sắp khai mạc.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tấn phong cha Ratzinger làm Tổng giám mục Munich vào tháng 3 năm 1977, và sau đó cất nhắc làm Hồng Y vào tháng 6 cùng năm. Năm 1982, Đức thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Ratzinger đứng đầu văn phòng Giáo lý của Vatican, một vai trò mà ngài sẽ đảm nhận cho đến khi được bầu làm Giáo hoàng Benedictô XVI vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Như một tu sĩ Dòng Tên và cựu giáo sư của tôi đã từng nhận xét, “Không phải lúc nào người thông minh nhất trong phòng cũng là người chịu trách nhiệm chính.” Đức Bênêđictô là một học giả cầu nguyện và là một vị mục tử khôn ngoan. Chính ra trong khi Đức Giáo Hoàng Benedictô có thể đã nhận được phần thưởng cho chính mình, nhưng ngài đã để lại một di sản vĩ đại cho Giáo Hội Công Giáo.
Chắc chắn điều mà Đức Giáo Hoàng Benedictô được nhắc đến nhiều nhất trong lúc này là quyết định thoái vị Giáo hoàng vào năm 2013, giã từ cuộc sống công khai, lui vào hậu trường. Thế giới sửng sốt, nhưng ngài vẫn bình tĩnh—không bao giờ tỏ ra hối hận, do dự hay nghi ngờ về quyết định của mình. Mọi người đều biết rằng sức khoẻ của ngài đã không cho phép ngài tiếp tục hướng dẫn Giáo hội và ngài tin chắc rằng Chúa Giêsu đang yêu cầu ngài bước sang một bên. Đức Benedictô đã từ bỏ cương vị người rao giảng, có lẽ vĩ đại nhất trên thế giới, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu là trọng tâm của ĐGH Benedictô. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Đức Benedictô cho thấy, chúng ta sẽ nhìn thế giới khác đi như thế nào, khi chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu. Cuốn sách đầu tiên Ngài viết đã đặt Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử nhân loại. Tại Công đồng Vatican II, ngài đã giúp soạn thảo văn kiện nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là trung tâm của sự mặc khải thiêng liêng. Những cuốn sách cuối cùng của Ngài gồm 3 cuốn viết về Chúa Giê-su mà Ngài gọi là “Hành trình tìm kiếm dung mạo Chúa của cá nhân tôi”.
Tiếp xúc với Chúa Giêsu là khởi đầu và kết thúc sứ vụ của Đức Benedictô. Nói chuyện với một nhóm trẻ em sau khi các em được Rước Lễ Lần Đầu, ngài kể lại chi tiết thú vị về kinh nghiệm Rước Lễ Lần Đầu của chính ngài và cách “Chúa Giêsu đã đi vào trái tim tôi, Người đã thực sự viếng thăm tôi.” Đức Benedictô muốn chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu trước tiên, và sau đó chia sẻ cảm nghiệm về Chúa Giêsu với thế giới.
Đức Benedictô thường xuyên nói chuyện không chỉ về thế giới hiện đại mà còn cho và với thế giới hiện đại để giúp mọi người nhìn thấy giá trị của Chúa Giêsu. Ngài là một nhà phê bình văn hóa sắc sảo, người có thể giải quyết trực tiếp những vấn đề mà ngài quan sát được. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Ngài thậm chí còn trích dẫn Nietzsche, một hành động mà tờ New York Times gọi là “đáng ngạc nhiên”: họ kinh ngạc là Đức Benedictô không chỉ giảng dạy Giáo lý cho thế giới mà, cần phải nói thêm, còn dành thời gian để chú tâm và xem xét thế giới và những nhà tư tưởng thế tục, ngay cả khi họ chỉ trích Giáo Hội Công Giáo.
Đức Benedictô hoà nhập vào thế giới hiện đại, và ngài không bao giờ sợ hãi thách thức thế giới hiện đại. Ngài thường kêu gọi sự chú ý đến vấn đề các chính sách không có mục tiêu sâu xa hơn là thúc đẩy lợi ích của những người nắm quyền, hoặc không có những cân nhắc đáng kể về đạo đức hoặc thực tế. Phát biểu trước Quốc hội Anh vào năm 2010, Ngài đổ lỗi cho cách tiếp cận thiển cận và nông cạn này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008 và kêu gọi các chính trị gia đưa ra quyết định dựa trên các chuẩn mực đạo đức lâu bền.
Khi Đức Benedictô đấu tranh cho tiếng nói của tôn giáo ở diễn đàn công khai, đó là vì ngài thấy cần có tiếng nói của tôn giáo để liên tục buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, và liên tục nhắc nhở thế giới rằng vũ trụ không phải là thứ chúng ta có thể muốn làm gì thì làm. Trong diễn văn Regensburg năm 2006, Đức Benedictô bày tỏ sư lo lắng về việc tách rời những gì chúng ta muốn và khao khát, khỏi những ý niệm về sự thật và lòng tốt, đặc biệt là sự thật bền vững đến từ niềm tin vào Chúa. Ngài lo sợ rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào khoa học như một nguồn tri thức sẽ dẫn đến một cái nhìn quá hạn hẹp về thiên nhiên—một cái nhìn về vũ trụ như một thứ có thể được làm chủ, can thiệp và thao túng theo ý muốn của mình.
Nhiều bài phê bình của Đức Benedictô sau này đã tìm thấy được trích dẫn trong thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô, thông điệp này ca ngợi những nhận xét của Đức Bebedictô trong các đoạn mở đầu. Giống như Đức Phanxicô bây giờ, Đức Benedictô thận trọng khi xem vũ trụ như một thứ gì đó để thống trị—để kiến tạo và làm theo ý chúng ta mà không có bất kỳ suy nghĩ nào về nó hoặc Đấng Tạo Hóa của nó.
Đức Benedictô thường xuyên chống lại việc chúng ta sử dụng đồ vật và con người tuỳ tiện theo ý muốn của chúng ta. Ngài đã thúc đẩy một số sáng kiến về môi trường và nêu bật môi trường trong thông điệp cuối cùng của ngài, Caritas in Veritate, khiến ngài được mệnh danh là “Đức Giáo Hoàng xanh”. Cả trước và sau khi được bầu lên chức vị Giáo hoàng, ngài đã dẫn đầu phản ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục – thúc đẩy chính sách không khoan nhượng và thậm chí loại bỏ một số cá nhân có vị trí tốt khỏi chức vụ sau khi ngài trở thành Giáo hoàng. Khi đến Hoa Kỳ với tư cách là Giáo hoàng vào năm 2008, Đức Benedictô XVI đã đích thân đến thăm một nhóm những người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ—điều mà ngài sẽ lặp lại trong các chuyến công du nước ngoài sau đó.
Trong sự khiêm tốn, Đức Benedictô cũng ý thức được những giới hạn của mình. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn dài như một cuốn sách vào cuối đời, Ngài đã phản ảnh về Đức Thánh Cha Phanxicô, khi nói rằng: “Tôi thấy rằng [Đức Phanxicô – chú thêm của dịch giả] là một người chu đáo, người vật lộn trí tuệ với những câu hỏi của thời đại chúng ta. Nhưng đồng thời, ngài chỉ đơn giản là một người rất gần gũi với mọi người, sát cánh cùng họ, luôn ở giữa họ….Có lẽ tôi đã không đủ chân thật với mọi người.” Không bao giờ tự mãn về sự vĩ đại của chính mình, ngài càng sẵn sàng khen ngợi người khác hơn – có lẽ chính tâm tình này đã khiến ngài có động lực mạnh mẽ để rao giảng Chúa Giê-su.
Cuốn sách cuối cùng mà Đức Benedictô viết là về những câu chuyện kể về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, điều này thật đặc biệt thích hợp khi ngài đã về với Chúa trong khi chúng ta cử hành mùa Giáng sinh. Trong phần về Các thánh Anh Hài, Đức Benedictô lưu ý rằng lời tường thuật của thánh sử Mathêu (Mat 2, 18 – chú thêm của dịch giả) đã bỏ qua những lời an ủi trong lời tiên tri của tiên tri Giêrêmia, khi chỉ trích dẫn lời than thở của Rachel dành cho các con mình. Đức Benedictô lưu ý rằng “sự an ủi thực sự duy nhất không chỉ là lời nói mà là sự phục sinh.” (Ger. 31, 15-16 – chú thêm của dịch giả)
Khi chúng ta ghi nhớ những ngày băng hà của Đức Benedictô sau lễ Các Thánh Anh Hài, chúng ta hy vọng rằng ngài sẽ cảm nghiệm được niềm an ủi thực sự của sự phục sinh, và di sản của ngài dạy chúng ta cách yêu mến Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại sẽ vẫn còn được tiếp tục.
David Paternostro, SJ. / Dec. 31/2022
Lược dịch Joachim Vu Hai
Năm trích dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về đức tin
J.B. Đặng Minh An dịch
17:00 03/01/2023
Cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên trong đó nhà văn nổi bật và diễn giả đầy thuyết phục này đã viết và đã trình bày nhiều những suy tư của mình về đức tin Công Giáo.
Khi nói và viết về đức tin, Đức cố Giáo Hoàng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chính đức tin và sự cần thiết của đức tin trong việc thúc đẩy mối quan hệ của một người với Thiên Chúa. Dưới đây là năm lần Đức Bênêđictô XVI nói về đức tin như một nhân đức đối thần quan yếu.
Niềm tin không chỉ là 'sự đồng ý của trí tuệ'
Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư của Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng 10 năm 2012, ngài nói với đám đông: “Đức tin là ân sủng của Thiên Chúa, nhưng nó cũng là một hành vi nhân bản và hoàn toàn tự do.”
Nói về đức tin trong “Năm Đức Tin” — kéo dài từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 — Đức Bênêđíctô nói: “Đức tin không phải là sự đồng ý đơn thuần về trí tuệ của con người đối với các chân lý cụ thể về Thiên Chúa; đó là một hành động mà tôi hoàn toàn phó thác mình cho một Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; đó là sự gắn bó với một 'Bạn', là người đã cho tôi hy vọng và tin tưởng.
Đức tin là cuộc gặp gỡ với Chúa
Cũng trong buổi tiếp kiến hôm thứ Tư đó, Đức Bênêđíctô nói thêm rằng “Như thế, có đức tin là gặp được 'người bạn' là Thiên Chúa, là Đấng nâng đỡ tôi và ban cho tôi lời hứa về một tình yêu không thể bị phá hủy, không chỉ khao khát sự vĩnh cửu mà còn trao ban sự vĩnh cửu ấy; nó có nghĩa là phó thác bản thân mình cho Chúa với thái độ của một đứa trẻ, một đứa trẻ biết rõ rằng mọi khó khăn, mọi vấn đề của nó đều được thấu hiểu nơi ‘người bạn’ là mẹ nó.”
Được cứu nhờ đức tin là một hồng ân mà Thiên Chúa ban cho mọi người.
Trong bài suy niệm của mình, ngài mời cộng đoàn hãy tự hỏi “Nơi đâu con người có thể tìm thấy sự cởi mở của con tim và tâm hồn để tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại, để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa hầu cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người được nên người dẫn đường và ánh sáng cho cuộc sống của chúng ta?”
Đức Bênêđíctô trả lời: “Chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa vì Người đến gần chúng ta và chạm đến chúng ta, vì Chúa Thánh Thần, quà tặng của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta đón nhận Thiên Chúa hằng sống. Như vậy, đức tin trước hết là một hồng ân siêu nhiên, một hồng ân của Thiên Chúa.”
Đức tin của Đức Trinh Nữ Maria
Mẹ Thiên Chúa đã sống cuộc đời tràn đầy đức tin như thế nào, trước mọi thử thách mà Mẹ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời? Đây chính là câu hỏi mà Đức Bênêđictô XVI đã đặt ra cho cộng đoàn trong buổi tiếp kiến thứ Tư của ngài vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
Ngài trả lời bằng cách đưa ra ví dụ về chương đầu tiên của Tin Mừng Luca, trong đó Đức Maria vừa “suy niệm” vừa “suy ngẫm” về lời chào của Tổng lãnh thiên thần Gabriel dành cho mình.
“Đức Maria ngẫm nghĩ, Mẹ cân nhắc về ý nghĩa của lời chào này. Từ Hy Lạp được sử dụng trong Phúc âm để định nghĩa 'sự suy tư' này, là 'dielogizeto', gợi nhớ đến từ ngữ nguyên bản của từ 'đối thoại'.”
Ngài nói thêm: “Điều này có nghĩa là Mẹ Maria đi sâu vào cuộc đối thoại với Lời Chúa đã được loan báo cho Mẹ, Mẹ không xem Lời ấy một cách hời hợt nhưng suy niệm, để Lời ấy thấm vào tâm trí Mẹ để hiểu được điều Chúa muốn nơi Mẹ, hay ý nghĩa của lời Thiên Thần truyền.
“Mẹ Maria không dừng lại ở sự hiểu biết hời hợt ban đầu về những gì đang xảy ra trong cuộc đời Mẹ, nhưng có thể nhìn vào chiều sâu, Mẹ đặt mình vào câu hỏi của các sự kiện, tiêu hóa chúng, phân biệt chúng và đạt được sự hiểu biết mà chỉ có đức tin mới có thể cung cấp. Đó là sự khiêm nhường sâu xa trong đức tin vâng phục của Đức Maria, người đón nhận nơi mình ngay cả những gì Mẹ không hiểu được trong hành động của Thiên Chúa, để Thiên Chúa mở rộng tâm trí của Mẹ.”
Niềm tin: một bằng chứng của những điều vô hình
Trong thông điệp Spe salvi năm 2007, Đức Bênêđictô XVI đã vẽ ra những mối liên hệ rộng lớn giữa các nhân đức quan yếu là đức tin và đức cậy.
Trong tiêu đề phụ đầu tiên của thông điệp, Đức Bênêđictô nói rằng đức tin là niềm hy vọng.
Ngài viết: “Đức tin không chỉ đơn thuần là sự vươn tới của cá nhân đối với những điều sẽ xảy ra mà vẫn hoàn toàn chưa có: đức tin mang lại cho chúng ta một điều gì đó. Đức tin mang lại cho chúng ta ngay bây giờ một cái gì đó của thực tại mà chúng ta đang chờ đợi, và thực tại ngay bây giờ này tạo thành một 'bằng chứng' cho chúng ta về những điều vẫn chưa được nhìn thấy. Niềm tin kéo tương lai vào hiện tại, để nó không còn đơn giản là 'chưa'. Thực tế trong đó tương lai này tồn tại thay đổi hiện tại; hiện tại được chạm đến bởi thực tại tương lai, và do đó, những thứ của tương lai tràn vào những thứ của hiện tại và những thứ của hiện tại tràn vào những thứ của tương lai.”
Về những niềm tin không sinh hoa trái
Trong Tự sắc Porta fidei hay Cửa đức tin năm 2011 của Đức Bênêđictô, ngài đã viết về tầm quan trọng của lòng bác ái và mối liên hệ của đức ái với đức tin.
Đức Thánh Cha viết: “Đức tin không có đức ái thì không sinh hoa trái, trong khi đức ái không có đức tin sẽ là một tình cảm luôn bị nghi ngờ”.
Ngài nói tiếp: “Đức tin và lòng bác ái mỗi thứ đòi hỏi nhau, theo cách mà cái này cho phép cái kia đi theo con đường tương ứng của nó. Thật vậy, nhiều Kitô hữu hiến dâng cuộc sống của họ với tình yêu thương cho những người cô đơn, bị gạt ra bên lề hoặc bị loại trừ, như những người đầu tiên đòi hỏi sự chú ý của chúng ta và những người quan trọng nhất để chúng ta nâng đỡ, bởi vì chính nơi họ phản ánh khuôn mặt của chính Chúa Kitô được nhìn thấy. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra khuôn mặt của Chúa phục sinh nơi những người cầu xin tình yêu của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency
Ba mẩu chuyện vô nghĩa trong các bài bình luận về Đức Bênêđictô XVI
Vũ Văn An
17:15 03/01/2023
Giữa những lời bình luận gần đây của báo chí về cái chết của Đức Bênêđictô XVI, John L. Allen Jr., trên tạp chí Crux, lựa ra ba mẩu bình luận ông cho là vô nghĩa:
Một động lực truyền thông không thể lay chuyển xảy ra bất cứ khi nào một nhân vật lớn của công chúng qua đời: Trong khoảng thời gian giữa cái chết và đám tang, các nhà báo cố gắng lấp đầy các cột và làn sóng bằng một thứ gì đó – bất cứ thứ gì, đúng như vậy– để duy trì sự quan tâm đến câu chuyện cho đến khi có tin tức thực sự để tường trình.
Phù hợp với quy luật đó, 48 giờ qua đã mang đến một loạt các bình luận, phân tích và mổ xẻ về Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI. Với thời gian trôi qua, trọng tâm dường như đang chuyển từ cáo phó và các phần nói về di sản sang những câu hỏi mang tính suy đoán nhiều hơn “bây giờ thì sao?”, phần nào giống các bài phân tích.
Phần lớn những phân tích đó có suy nghĩ và mang tính xây dựng – dù sao thì Đức Bênêđictô XVI cũng là một nhà trí thức, và tôi luôn nghĩ rằng ngài có xu hướng truyền cảm hứng cho nền báo chí thông minh hơn mức trung bình. Tuy nhiên, một vài trường hợp trong những gì chúng ta đã thấy quả hết sức ngớ ngẩn, đôi khi gần như tự chế nhạo chính mình.
Sau đây là ba mẩu chuyện như vậy, người ta có thể thấy đang được phổ biến:
1.Với cái chết của Đức Bênêđictô XVI, những người Công Giáo bảo thủ đã mất đi người anh hùng của họ và giờ đây sẽ trôi dạt.
2. Cái chết của Đức Bênêđictô đã loại bỏ một cái thắng đối với những lời chỉ trích bảo thủ chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vì vậy những xung đột nội bộ của Giáo hội giờ đây sẽ trở nên gay gắt và khó chữa hơn.
3. Người Công Giáo Hoa Kỳ giờ đây có thể rơi vào tình trạng ly giáo, bởi vì họ không còn bị ức chế bởi việc Đức Bênêđictô vẫn còn sống. (Dù bạn tin hay không, gợi ý này thực sự đã được đăng vào thứ Ba trên trang nhất của tờ Corriere della Sera, tờ báo được cho là có thế giá nhất của Ý).
Cả ba lời bình luận trên, như đã nêu, hoàn toàn vô nghĩa. (Thực thế, khẳng định đầu tiên đồng nghĩa với hai khẳng định còn lại, nhưng có khi nào luận lý học chặt chẽ ngăn cản chúng ta không?)
Hãy cùng thử xem xem. Đầu tiên, bảo thủ là sẽ trôi dạt? Làm ơn ạ.
Để bắt đầu, dù hầu hết những người Công Giáo bảo thủ chắc chắn ngưỡng mộ và yêu mến Đức Bênêđictô XVI, ngài chưa bao giờ là điểm quy chiếu chính cho phe đối lập hung hăng nhất đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Hãy làm một nghiên cứu văn bản, thì bạn sẽ thấy rằng Thánh Athanasiô, chứ không phải Đức Bênêđictô, là nhân vật được trích dẫn nhiều nhất trong những lời lẽ chống Đức Phanxicô trong thập niên qua. (Thánh Athanasiô là giáo phụ của Giáo hội ở thế kỷ thứ tư, người nổi tiếng chống lại dị giáo Ariô, ngay cả khi các giáo hoàng dường như chấp thuận). Các điểm tham chiếu quan trọng khác cho phái bảo thủ này bao gồm Thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô, và các Đức Giáo Hoàng Piô IX và X, chưa kể đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đã có một phong trào Công Giáo bảo thủ sôi nổi trước khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô xuất hiện, và sẽ có một phong trào sau khi ngài ra đi.
Hơn nữa, trong phạm vi Đức Bênêđictô là một điểm quy chiếu cho các lực lượng chống Đức Phanxicô, cái chết của ngài hầu như không làm giảm tiềm năng của ngài- quả như thế, do sự nhấn mạnh của Công Giáo về sự hiệp thông các thánh, nó thực sự không thay đổi nhiều. Như một viên chức cao cấp của Vatican đã nói với tôi vào tối Chúa nhật, điều khác biệt duy nhất bây giờ là thay vì cầu nguyện “cho” Đức Bênêđictô, nay sẽ là cầu nguyện “với” Đức Bênêđictô.
Thứ hai, những người bảo thủ kìm hãm được ngọn lửa của họ là vì Đức Bênêđictô, và bây giờ sẽ là thực sự ra lệnh tàn phá và thả lỏng các con chó chiến tranh? Một lần nữa, xin làm ơn đi!
Tôi thấy không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy Đức Bênêđictô XVI tồn tại trong thập niên qua đã ngăn cản những lời chỉ trích bảo thủ và duy truyền thống chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Chúng ta đã thấy Đức Phanxicô bị dán nhãn hiệu là “giáo hoàng độc tài”, chúng ta đã thấy những tấm áp phích khắp Rôma chế giễu cam kết của ngài đối với lòng thương xót, chúng ta đã thấy những cuốn sách tranh luận rằng cuộc bầu cử của ngài là bất hợp pháp, chúng ta đã thấy những lời buộc tội ngài là một người Cộng sản, theo thuyết phiếm thần và thờ ngẫu thần, và thậm chí chúng ta còn thấy các giám mục và các nhà thần học công khai cáo buộc ngài là dị giáo, tất cả những điều này trong khi Đức Bênêđictô vẫn còn ở với chúng ta rất nhiều.
Mười phút trên Twitter vào bất cứ thời điểm nào trong thập niên qua đều mang lại nhiều trường hợp phát biểu công khai về một vị giáo hoàng có thể đã châm ngòi cho việc thiêu sống trong nhiều thế kỷ trước.
Tất nhiên, những tiếng nói như vậy chỉ đại diện cho một thiểu số nhỏ bé trong thiên hà rộng lớn hơn của tình cảm Công Giáo bảo thủ. Tuy nhiên, đối với những người như vậy, thật khó để tưởng tượng rằng có một điều gì đó thậm chí còn độc hại hơn mà họ cần phải kìm hãm.
Như bộ phim “Life of Brian” đã nói một cách đáng nhớ, “Tồi tệ hơn? Làm thế nào nó có thể trở nên tồi tệ hơn được?"
Thứ ba, Giáo hội Hoa Kỳ bây giờ sẽ đi vào ly giáo? Lần này, vui lòng làm ơn đi!
Để bắt đầu, tôi muốn nhắc các đồng nghiệp không phải là người Mỹ rằng những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô gay gắt nhất trong hàng giám mục hoàn cầu không phải và chưa bao giờ là người Mỹ.
Vâng, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò từng là đại sứ của Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ, nhưng hãy tin tôi đi, ngài là người Ý từng li từng tí. Đức Giám Mục Robert Mutsaerts của Hòa Lan, xin đơn cử một thí dụ khác, đã rút khỏi Thượng hội đồng về Giới trẻ năm 2018 để ủng hộ vòng cáo buộc đầu tiên chống Đức Phanxicô của Viganò, và sau đó gọi những hạn chế của Đức Phanxicô đối với Thánh lễ Latinh là “độc tài”, “phi mục vụ” và "không thương xót." Một vị giám mục Hòa Lan khác, Đức Hồng Y Wim Eijk, đã cảnh báo vào năm 2018 rằng việc Đức Thánh Cha Phanxicô không kiềm chế những người Đức muốn cho người Thệ phản rước lễ trong một số trường hợp nhất định nói lên “việc trôi dạt về phía bội giáo”.
Vâng, Đức Hồng Y Raymond Burke, một trong bốn vị Hồng Y lên tiếng nghi ngờ về Tông huấn Amoris Laetitia, là người Mỹ, nhưng ba vị còn lại bao gồm một người Ý khác (Đức Hồng Y Carlo Caffarra) và hai người Đức (Đức Hồng Y Walter Brandmüller và Joachim Meisner). Ngày nay vẫn còn một người Đức nữa, Hồng Y Gerhard Müller, nổi bật trong số những người chỉ trích Đức Phanxicô, cũng như Hồng Y Robert Sarah của Ghana và Giám mục Athanasius Schneider của Kazakhstan. Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông đã chỉ trích gay gắt chính sách Trung Quốc của Đức Phanxicô.
Tôi có thể tiếp tục, nhưng vấn đề rất rõ ràng: Hầu như không chỉ có các giám mục người Mỹ mới là những người không hài lòng.
Không có một giám mục người Mỹ nào được chuẩn bị để trở thành Tổng Giám mục Marcel Lefèbre của Tân Thế giới, nghĩa là một giám mục sẽ lãnh đạo một nhóm linh mục và tín hữu chính thức đoạn tuyệt với Rôma. Nhiều mục tử Hoa Kỳ có thể bảo thủ hơn Đức Phanxicô một chút, nhưng họ nghĩ mình là một phe đối lập trung thành, không phải là một tổ chức bí mật hoạt động trong một tổ chức khác để sẵn sàng tiếp tay với bên ngoài phá hoại tổ chức này (fifth column).
Giáo hội Mỹ có hầu bao rủng rỉnh, một chiếc loa truyền thông khổng lồ và môi trường văn hóa phân cực nhất thế giới. Nó sẽ luôn là mảnh đất màu mỡ cho những người cực đoan trong đạo Công Giáo ở một mức độ nào đó, nhưng nó cũng có thể là trung tâm Công Giáo lớn nhất, rộng nhất và ổn định nhất trên thế giới – hãy ghé thăm một giáo xứ sôi động của Mỹ vào bất cứ Chúa nhật nào, và bạn sẽ thấy hàng chục người thờ ơ với chính trị Giáo hội nhưng gắn bó sâu sắc với đức tin.
Nói cách khác, nếu có một cuộc ly giáo, thì rất khó có khả năng nó được Sản xuất tại Hoa Kỳ.
Sẽ thật tuyệt biết bao nếu chu kỳ suy gẫm hiện tại về cuộc đời và di sản của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđictô XVI có thể tiếp tục, không có những mẩu chuyện vớ vẩn nhưng độc hại này. Tuy nhiên, tôi không ảo tưởng – trong vũ trụ truyền thông cũng như trong thế giới vật lý, than ôi, thời gian và thủy triều không chờ đợi ai.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein sẽ xuất bản sách nói về triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI
Vũ Văn An
19:01 03/01/2023
Theo Nicole Winfield của Hãng tin A.P., thư ký riêng lâu năm của Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđictô XVI đã viết một cuốn sách kể tất cả những gì mà nhà xuất bản của ngài hôm thứ Hai hứa hẹn sẽ nói lên sự thật về “những lời vu khống trắng trợn,” “những thủ đoạn đen tối,” những bí ẩn và tai tiếng đã bôi nhọ danh tiếng của vị giáo hoàng nổi tiếng nhiều nhất vì sự từ chức lịch sử của ngài.
Theo một thông cáo báo chí, cuốn sách “Không có gì khác ngoài sự thật: Cuộc sống của tôi bên cạnh Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI” của Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein sẽ được xuất bản trong tháng này bởi nhà xuất bản Piemme của Công ty xuất bản khổng lồ Mondadori của Ý.
Đức Bênêđictô qua đời hôm thứ Bảy ở tuổi 95 và thi thể của ngài được trưng bày hôm thứ Hai tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trước lễ tang vào thứ Năm do người kế nhiệm ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cử hành.
Đức Tổng Giám Mục Gaenswein, một người Đức 66 tuổi, đã sát cánh ở bên cạnh Đức Bênêđictô trong gần ba thập niên, đầu tiên với tư cách là nhân viên chính thức làm việc cho Đức Hồng Y lúc bấy giờ là Joseph Ratzinger tại Bộ Giáo lý Đức tin, sau đó, bắt đầu từ năm 2003, với tư cách là thư ký riêng của Đức Hồng Y Ratzinger.
Đức Tổng Giám Mục Gaenswein đã theo ông xếp của mình đến Điện Tông tòa với tư cách là thư ký khi Đức Hồng Y Ratzinger được bầu làm giáo hoàng năm 2005. Và trong một hình ảnh đáng nhớ nhất về ngày cuối cùng của Đức Bênêđictô trên cương vị giáo hoàng, ngày 28 tháng 2 năm 2013, Đức Tổng Giám Mục Gaenswein đã khóc khi tháp tùng Đức Bênêđictô đi qua các sảnh đường có bích họa của Tòa thánh Vatican, để nói lời tạm biệt.
Ngài vẫn là người phụ trách giao tế nhân sự, người bạn tâm tình và người bảo vệ Đức Bênêđictô trong suốt thời gian nghỉ hưu kéo dài một thập niên, đồng thời phục vụ cho đến gần đây trong tư cách đứng đầu phủ giáo hoàng của Đức Phanxicô. Chính Đức Tổng Giám Mục Gaenswein đã cử hành nghi thức xức dầu bệnh nhân vào thứ Tư tuần trước, khi sức khỏe của Đức Bênêđictô xấu đi, và chính ngài đã gọi điện thoại cho Đức Phanxicô vào ngày thứ Bảy để báo cho ngài biết Đức Bênêđictô đã qua đời.
Theo Piemme, cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Gaenswein chứa đựng “bằng chứng bản thân về sự vĩ đại của một con người ôn hòa, một học giả đường bệ, một Hồng Y và một giáo hoàng đã làm nên lịch sử của thời đại chúng ta.” Tuy nhiên, nó cho biết cuốn sách cũng chứa một bản tường thuật trực tiếp nhằm sửa chữa một số khía cạnh “bị hiểu sai” về triều đại giáo hoàng cũng như những âm mưu ở Vatican.
Thông cáo báo chí cho biết, “Hôm nay, sau cái chết của vị giáo hoàng hưu trí, đã đến lúc người đứng đầu phủ giáo hoàng nói ra sự thật của chính mình về những lời vu khống trắng trợn và những thủ đoạn đen tối đã cố gắng vô ích nhằm phủ bóng lên huấn quyền và hành động của vị giáo hoàng người Đức”.
Đề cập đến một số biệt danh phổ biến trên phương tiện truyền thông dành cho người Đức để ám chỉ xu hướng bảo thủ, giáo điều của ngài, thông cáo báo chí cũng cho hay: Trình thuật của Đức Tổng Giám Mục Gaenswein “cuối cùng sẽ làm mọi người biết đến khuôn mặt thật của một trong những nhân vật chủ đạo vĩ đại nhất trong những thập niên gần đây, người thường bị các nhà phê bình chê bai một cách vô cớ là 'Hồng Y Xe tăng Panzer' hoặc 'Chó săn của Thiên Chúa'".
Một cách chuyên biệt, nhà xuất bản cho biết Đức Tổng Giám Mục Gaenswein sẽ đề cập đến vụ tai tiếng “Vatileaks”, trong đó quản gia riêng của Đức Bênêđictô XVI rò rỉ thư từ cá nhân của ngài cho một nhà báo, cũng như các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ và một trong những bí ẩn dai dẳng của Vatican, vụ mất tích năm 1983 của người con gái 15 tuổi của một nhân viên Vatican, Emanuela Orlandi.
Cuốn sách dường như chỉ là một phần của những gì được Đức Tổng Giám Mục Gaenswein lên khuôn như một cuộc tấn công truyền thông sau khi chết, bao gồm cả việc công bố hôm thứ Hai các đoạn trích của một cuộc phỏng vấn dài mà ngài đã thực hiện trên đài truyền hình RAI của nhà nước Ý vào tháng trước sẽ được phát sóng vào thứ Năm sau tang lễ.
Theo những đoạn trích đăng trên báo La Repubblica, Đức Tổng Giám Mục Gaenswein kể lại việc ngài đã cố gắng can ngăn Đức Bênêđictô từ chức sau khi vị giáo hoàng lúc đó nói với ngài vào cuối tháng 9 năm 2012 rằng ngài đã quyết định. Đó là sáu tháng sau khi Đức Bênêđictô ngã ban đêm trong chuyến thăm Mexico và xác định rằng mình không còn có thể đảm đương được sự khắc nghiệt của công việc.
Đức Tổng Giám Mục Gaenswein nhớ lại câu nói của Đức Bênêđictô:
“Ngài nói với tôi: ‘Đức Cha có thể tưởng tượng tôi đã suy nghĩ về điều này rất lâu và kỹ lưỡng, tôi đã suy ngẫm, tôi đã cầu nguyện, tôi đã đấu tranh. Và bây giờ tôi thông báo với Đức Cha một quyết định đã được đưa ra, nó không phải là một vấn đề cần thảo luận’”.
Đức Tổng Giám Mục Gaenswein cũng đề cập đến những cuộc đấu tranh, các tai tiếng và những vấn đề mà Đức Bênêđictô phải đối đầu trong suốt 8 năm làm nhiệm vụ của mình, khi kể lại rằng ngay từ đầu ngài đã xin người ta cầu nguyện để ngài tránh khỏi “những con sói” đang xổ lồng rượt bắt ngài. Đức Tổng Giám Mục Gaenswein đặc biệt trích dẫn sự phản bội của “Vatileaks”, dẫn đến việc người quản gia bị tòa án Vatican kết án, chỉ được Đức Giáo Hoàng ân xá hai tháng trước khi từ chức.
Ngài nói: “Bất cứ ai nghĩ rằng có thể có một triều giáo hoàng yên tĩnh thì đã chọn nhầm nghề”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức Giám Mục cho Đức Cha Giuse Bùi Công Trác
TGP Sàigòn
09:03 03/01/2023
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhớ về người thợ trong khu vườn của Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:07 03/01/2023
Nhớ về người thợ trong khu vườn của Chúa
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô trên bước đường giảng dậy nước Thiên Chúa trên trần gian đã kêu gọi “ Hãy xin cùng Thiên Chúa gửi sai thợ gặt đến. Vì lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” ( Mt 9,37).
Thế nào là hình ảnh người thợ gặt như Chúa Giêsu Kitô nói đến?
Xưa nay từ cổ chí kim, khắp nơi trong công trình vũ trụ thiên nhiên đâu đâu cũng có những cánh đồng to nhỏ khác nhau trồng cấy sản xuất lương thực nuôi sống con người. Trên cánh đồng trồng cấy hoa mầu luôn luôn phải có những người thợ làm công việc canh tác gặt hái.
Cánh đồng mà Chúa Giêsu Kitô rao giảng không phải là thửa nền đất, thung lũng đồi núi rừng. Hoa mầu cây cối gieo mọc trên đó không phải là những cụm lúa mạ, những hàng cây ăn trái hay những luống rau cỏ, hay những vầng luống bông hoa thắm mầu tươi tốt…
Nhưng đó là cánh đồng vô hình, không có diện tích đo đạc được theo kích thước to nhỏ, cùng không có những vầng luống cao thấp to nhỏ khác nhau.
Cánh đồng đó là tâm hồn sự sống con người, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên nơi mỗi con người trải qua mọi thế hệ thời đại trong công trình vũ trụ thiên nhiên.
Nơi cánh đồng đó đức tin tinh thần, Lời của Thiên Chúa, các nhân đức cung cách nếp sống đạo đức, tính tốt văn hóa lành mạnh thánh đức được gieo trồng và phát triển lớn lên trong đời sống xã hội con người.
Chúa Giêsu Kitô xuống trần thế làm người đã thành lập Giáo Hội ở trần gian từ hơn hai ngàn năm nay, và trao cho nhiệm vụ là người thợ canh tác trên cánh đồng đó cho Giáo hội. Nhiệm vụ tinh thần của những người thợ trên cánh đồng là đi đến rao giảng làm chứng gieo vãi hạt giống Lời Chúa, lời an ủi mang đến niềm hy vọng, ơn cứu chuộc cho linh hồn, tình yêu hòa bình cho đời sống con người nơi xã hội họ sinh sống.
Con người xưa nay không chỉ cần có cơm bánh ăn no đủ cho gân cốt cơ thể, là điều cần thiết căn bản, nhưng còn cần hơn nữa lương thực cho tâm hồn trí khôn tinh thần nữa.
Giáo Hội Chúa được ủy thác cho nhiệm vụ mang đến lương thực tinh thần cho con người: làm chứng rao giảng Lời Chúa, gìn giữ và ban các Phép Bí Tích.
Trong dòng lịch sử Giáo hội các vị Phó tế, Linh mục, Giám mục, Hồng Y, Giáo hoàng được tuyển chọn là những người thợ làm công việc tinh thần trên cánh đồng thiêng liêng đó.
Nhận biết bổn phận trách nhiệm đó, nên ngày 19.04.2005 trước ban công đền thờ Thánh Phero bên Vatican, vị tân giáo hoàng Benedictô 16., Hồng Y Joseph Ratzinger, đã có tâm tình chào mừng đầu tiên cùng toàn thể dân Chúa trong Giáo hội: “ Sau đức cố thánh cha vĩ đại Gioan Phaolô II. Các Đức Hồng Y đã bầu chọn tôi là một người thợ hèn kém vào làm công việc trong khu vườn nho của Chúa.
Tôi cảm nhận mình được nâng đỡ an ủi. Vì Chúa cũng biết những thiếu xót khiếm khuyết của người thợ khi làm việc. Nhất là tôi tin cậy vào lời cầu nguyện của anh chị em cho tôi.
Trong niềm vui mừng vào Chúa phục sinh và tin tưởng vào sự phù hộ luôn luôn phát xuất từ Ngài, chúng ta cùng tiến bước.
Thiên Chúa trợ giúp chúng ta, và Đức Mẹ Maria, người mẹ rất thánh hằng đứng bên cạnh chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.”
Chân thành tin tưởng vào Chúa, vào Đức Mẹ Maria, nhân bản cùng lòng khiêm nhượng thâm trầm trí thức đạo đức hơn nữa, có lẽ không hơn được như thế!
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. sau gần tám năm ( 2005-2013) là người thợ trong khu vườn Giáo hội của Chúa ở trần gian đã xin thôi công việc đứng đầu Giáo hội. Vì ngài cảm thấy sức khoẻ yếu kém không thể tiếp tục được nữa, và lui vào sống ẩn dật trong tu viện Đức Mẹ, mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican.
Cung cách sống biết từ bỏ chức vị quyền bính, chấp nhận từ trên đỉnh cao bước xuống dưới thấp lui vào sống âm thầm ẩn dật, phản ảnh một tâm hồn có chiều sâu nội tâm lòng đạo đức, lòng khiêm nhượng trước Thiên Chúa, trước Giáo hội cùng trước con người.
Thật là một cung cách lối sống phản chiếu nhân đức can đảm anh hùng cùng trí thức hơn nữa tưởng không hơn được!
Và ngày 31.12.2022 Thiên Chúa, Đấng sinh thành, ban cho Joseph Ratzinger sự sống, trí khôn thông minh siêu vượt, trao cho nhiệm vụ là người thợ trong cánh đồng Giáo hội Chúa ở trần gian với những chức vụ khác nhau là Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và Giáo hoàng, sau 95 năm hành trình trên trần gian, đã gọi trở về với Ngài trên nước Trời.
“Vào tháng 2 năm 2022, Đức Giáo Hoàng hưu trí Beneditô 16. đã viết một lá thư đề cập đến một báo cáo về lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich-Freising, buộc lỗi ngài trong việc xử lý các vụ lạm dụng trong thời gian làm tổng giám mục vào cuối những năm 1970. Trong đó, một lần nữa ngài bày tỏ với tất cả các nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu xa, nỗi buồn sâu xa và lời cầu xin tha thứ chân thành của ngài.
Bức thư cũng phục vụ như một suy gẫm cuối cùng về cuộc đời nghỉ hưu của ngài nhưng cũng là đức tin bền vững đặc trưng cho những lao công của ngài nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Ngài viết: “Sẽ sớm thôi, tôi sẽ thấy mình đứng trước vị thẩm phán cuối cùng của cuộc đời tôi. Mặc dù, khi nhìn lại cuộc đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn vui mừng, vì tôi tin chắc rằng Chúa không những là vị quan tòa công bình, mà còn là người bạn và người anh em của tôi. chính Người đã đau khổ vì những thiếu sót của tôi, và do đó cũng là người biện hộ cho tôi, 'Đấng phù hộ' của tôi”.
Ngài viết tiếp: “Trước giờ phán xét, ân sủng được làm một Kitô hữu càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi. Nó cho tôi kiến thức, và thực sự là tình bạn, với vị thẩm phán của cuộc đời tôi, và do đó cho phép tôi tự tin bước qua cánh cửa tối tăm của cái chết.”( Vietcatholic news).
Lần nữa vào những ngày cuối cuộc hành trình trên trần gian, người thợ Benedictô 16., Joseph Ratzinger, qua những dòng chữ viết, đã khiêm nhượng tỏ bày tâm tình lòng ăn năn thống hối cùng tràn đầy lòng tin tưởng cậy trông trước Thiên Chúa, Đấng Thẩm phán chí công, và xin lỗi mọi người cùng xin tha thứ cho những khiếm khuyết của mình khi xưa đã làm gây ra.
Tâm tình đau buồn chân thành khiêm nhượng con người cùng đầy tràn lòng tin tưởng phó thác hơn nữa tưởng không hơn được!
Đức Thánh Cha giờ đây đã đạt tới ngưỡng cửa nước trời trên nước Chúa, như Chúa đã hứa cho những người tin yêu theo Chúa: „Ta sẽ mở cho con cánh cửa không ai có thể đóng lại được.“ ( Sách Khải Huyền 3,8)
Xin Đức Thánh Cha cầu cho chúng con còn đang trên đường lữ hành nơi trần gian!
Đức quốc ngày 03.01.2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô trên bước đường giảng dậy nước Thiên Chúa trên trần gian đã kêu gọi “ Hãy xin cùng Thiên Chúa gửi sai thợ gặt đến. Vì lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” ( Mt 9,37).
Thế nào là hình ảnh người thợ gặt như Chúa Giêsu Kitô nói đến?
Xưa nay từ cổ chí kim, khắp nơi trong công trình vũ trụ thiên nhiên đâu đâu cũng có những cánh đồng to nhỏ khác nhau trồng cấy sản xuất lương thực nuôi sống con người. Trên cánh đồng trồng cấy hoa mầu luôn luôn phải có những người thợ làm công việc canh tác gặt hái.
Cánh đồng mà Chúa Giêsu Kitô rao giảng không phải là thửa nền đất, thung lũng đồi núi rừng. Hoa mầu cây cối gieo mọc trên đó không phải là những cụm lúa mạ, những hàng cây ăn trái hay những luống rau cỏ, hay những vầng luống bông hoa thắm mầu tươi tốt…
Nhưng đó là cánh đồng vô hình, không có diện tích đo đạc được theo kích thước to nhỏ, cùng không có những vầng luống cao thấp to nhỏ khác nhau.
Cánh đồng đó là tâm hồn sự sống con người, mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên nơi mỗi con người trải qua mọi thế hệ thời đại trong công trình vũ trụ thiên nhiên.
Nơi cánh đồng đó đức tin tinh thần, Lời của Thiên Chúa, các nhân đức cung cách nếp sống đạo đức, tính tốt văn hóa lành mạnh thánh đức được gieo trồng và phát triển lớn lên trong đời sống xã hội con người.
Chúa Giêsu Kitô xuống trần thế làm người đã thành lập Giáo Hội ở trần gian từ hơn hai ngàn năm nay, và trao cho nhiệm vụ là người thợ canh tác trên cánh đồng đó cho Giáo hội. Nhiệm vụ tinh thần của những người thợ trên cánh đồng là đi đến rao giảng làm chứng gieo vãi hạt giống Lời Chúa, lời an ủi mang đến niềm hy vọng, ơn cứu chuộc cho linh hồn, tình yêu hòa bình cho đời sống con người nơi xã hội họ sinh sống.
Con người xưa nay không chỉ cần có cơm bánh ăn no đủ cho gân cốt cơ thể, là điều cần thiết căn bản, nhưng còn cần hơn nữa lương thực cho tâm hồn trí khôn tinh thần nữa.
Giáo Hội Chúa được ủy thác cho nhiệm vụ mang đến lương thực tinh thần cho con người: làm chứng rao giảng Lời Chúa, gìn giữ và ban các Phép Bí Tích.
Trong dòng lịch sử Giáo hội các vị Phó tế, Linh mục, Giám mục, Hồng Y, Giáo hoàng được tuyển chọn là những người thợ làm công việc tinh thần trên cánh đồng thiêng liêng đó.
Nhận biết bổn phận trách nhiệm đó, nên ngày 19.04.2005 trước ban công đền thờ Thánh Phero bên Vatican, vị tân giáo hoàng Benedictô 16., Hồng Y Joseph Ratzinger, đã có tâm tình chào mừng đầu tiên cùng toàn thể dân Chúa trong Giáo hội: “ Sau đức cố thánh cha vĩ đại Gioan Phaolô II. Các Đức Hồng Y đã bầu chọn tôi là một người thợ hèn kém vào làm công việc trong khu vườn nho của Chúa.
Tôi cảm nhận mình được nâng đỡ an ủi. Vì Chúa cũng biết những thiếu xót khiếm khuyết của người thợ khi làm việc. Nhất là tôi tin cậy vào lời cầu nguyện của anh chị em cho tôi.
Trong niềm vui mừng vào Chúa phục sinh và tin tưởng vào sự phù hộ luôn luôn phát xuất từ Ngài, chúng ta cùng tiến bước.
Thiên Chúa trợ giúp chúng ta, và Đức Mẹ Maria, người mẹ rất thánh hằng đứng bên cạnh chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.”
Chân thành tin tưởng vào Chúa, vào Đức Mẹ Maria, nhân bản cùng lòng khiêm nhượng thâm trầm trí thức đạo đức hơn nữa, có lẽ không hơn được như thế!
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. sau gần tám năm ( 2005-2013) là người thợ trong khu vườn Giáo hội của Chúa ở trần gian đã xin thôi công việc đứng đầu Giáo hội. Vì ngài cảm thấy sức khoẻ yếu kém không thể tiếp tục được nữa, và lui vào sống ẩn dật trong tu viện Đức Mẹ, mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican.
Cung cách sống biết từ bỏ chức vị quyền bính, chấp nhận từ trên đỉnh cao bước xuống dưới thấp lui vào sống âm thầm ẩn dật, phản ảnh một tâm hồn có chiều sâu nội tâm lòng đạo đức, lòng khiêm nhượng trước Thiên Chúa, trước Giáo hội cùng trước con người.
Thật là một cung cách lối sống phản chiếu nhân đức can đảm anh hùng cùng trí thức hơn nữa tưởng không hơn được!
Và ngày 31.12.2022 Thiên Chúa, Đấng sinh thành, ban cho Joseph Ratzinger sự sống, trí khôn thông minh siêu vượt, trao cho nhiệm vụ là người thợ trong cánh đồng Giáo hội Chúa ở trần gian với những chức vụ khác nhau là Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và Giáo hoàng, sau 95 năm hành trình trên trần gian, đã gọi trở về với Ngài trên nước Trời.
“Vào tháng 2 năm 2022, Đức Giáo Hoàng hưu trí Beneditô 16. đã viết một lá thư đề cập đến một báo cáo về lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich-Freising, buộc lỗi ngài trong việc xử lý các vụ lạm dụng trong thời gian làm tổng giám mục vào cuối những năm 1970. Trong đó, một lần nữa ngài bày tỏ với tất cả các nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu xa, nỗi buồn sâu xa và lời cầu xin tha thứ chân thành của ngài.
Bức thư cũng phục vụ như một suy gẫm cuối cùng về cuộc đời nghỉ hưu của ngài nhưng cũng là đức tin bền vững đặc trưng cho những lao công của ngài nhân danh Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Ngài viết: “Sẽ sớm thôi, tôi sẽ thấy mình đứng trước vị thẩm phán cuối cùng của cuộc đời tôi. Mặc dù, khi nhìn lại cuộc đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn vui mừng, vì tôi tin chắc rằng Chúa không những là vị quan tòa công bình, mà còn là người bạn và người anh em của tôi. chính Người đã đau khổ vì những thiếu sót của tôi, và do đó cũng là người biện hộ cho tôi, 'Đấng phù hộ' của tôi”.
Ngài viết tiếp: “Trước giờ phán xét, ân sủng được làm một Kitô hữu càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi. Nó cho tôi kiến thức, và thực sự là tình bạn, với vị thẩm phán của cuộc đời tôi, và do đó cho phép tôi tự tin bước qua cánh cửa tối tăm của cái chết.”( Vietcatholic news).
Lần nữa vào những ngày cuối cuộc hành trình trên trần gian, người thợ Benedictô 16., Joseph Ratzinger, qua những dòng chữ viết, đã khiêm nhượng tỏ bày tâm tình lòng ăn năn thống hối cùng tràn đầy lòng tin tưởng cậy trông trước Thiên Chúa, Đấng Thẩm phán chí công, và xin lỗi mọi người cùng xin tha thứ cho những khiếm khuyết của mình khi xưa đã làm gây ra.
Tâm tình đau buồn chân thành khiêm nhượng con người cùng đầy tràn lòng tin tưởng phó thác hơn nữa tưởng không hơn được!
Đức Thánh Cha giờ đây đã đạt tới ngưỡng cửa nước trời trên nước Chúa, như Chúa đã hứa cho những người tin yêu theo Chúa: „Ta sẽ mở cho con cánh cửa không ai có thể đóng lại được.“ ( Sách Khải Huyền 3,8)
Xin Đức Thánh Cha cầu cho chúng con còn đang trên đường lữ hành nơi trần gian!
Đức quốc ngày 03.01.2023
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Putin đầu năm đã xui: 3 ngày 2200 tử sĩ Nga. Số lính Nga tử trận trong vụ Makiivka đã vượt quá 400
VietCatholic Media
02:57 03/01/2023
1. Con số lính Nga tử trận trong vụ tấn công vào Makiivka tiếp tục tăng cao
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết con số thương vong của Nga tại Makiivka đang được làm rõ.
Con số ban đầu do Cục Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, gọi tắt là StratCom, ghi nhận 400 lính Nga tử trận và 300 người khác bị thương. Tuy nhiên, Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao do Nga hậu thuẫn tại các khu vực bị xâm lược của Donetsk, cho biết lực lượng cấp cứu đang dọn dẹp đống đổ nát của tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn và ông than thở rằng con số lính Nga tử trận có thể còn cao hơn con số do Ukraine đưa ra.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, thừa nhận vụ tấn công nhưng tuyên bố rằng chỉ có “63 quân nhân Nga” đã thiệt mạng.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết “có tới 10 đơn vị thiết bị quân sự thuộc nhiều loại khác nhau của kẻ thù đã bị phá hủy và hư hỏng trong khu vực.”
Theo các nguồn tin tình báo của Ukraine, số lính Nga xấu số này chỉ mới được chuyển đến đây từ lãnh thổ Belgorod của Nga, để bổ sung cho chiến trường Bakhmut. Tòa nhà bị tấn công là một trường dạy nghề ở thành phố Makiivka. Quân Ukraine đã biết rõ ngôi trường này và trong nhiều dịp khác nhau họ đã lên án người Nga dùng trường học làm trại lính. Các học viên của trường này vẫn tiếp tục học và một số vẫn ở nội trú. Chính vì thế, quân Ukraine không dám pháo kích vào vì sợ chết dân. Cuộc tấn công chỉ diễn ra sau khi quân Ukraine biết rõ trong thời gian đầu Năm Dương Lịch các học viên ở đây đã về nhà đón Tết.
Con số thương vong của người Nga quá cao là vì họ dùng nhà trường này làm kho chứa đạn dược và hỏa tiễn. Sau khi HIMARS của quân Ukraine bắn trúng, kho đạn và kho hỏa tiễn nổ tung, gây ra con số thương vong kinh khủng như vậy. Daniil Bezsonov cho biết vụ tấn công diễn ra vào lúc 0 giờ 2 phút và những tiếng nổ kinh hoàng chỉ kết thúc vào xế trưa. Những tiếng nổ dữ dội vừa gây thêm thương vong, vừa ngăn cản các nỗ lực cấp cứu. Nhiều người chết đơn giản vì mất máu quá lâu khi bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Makiivka là một quận công nghiệp ở miền đông Ukraine. Nằm cách thủ phủ Donetsk 15 kilômét. Makiivka là một trung tâm luyện kim và khai thác than hàng đầu của khu vực Donets, với các nhà máy công nghiệp nặng và luyện than cốc hỗ trợ ngành công nghiệp than và thép địa phương. Mặc dù được quốc tế công nhận là một phần của Ukraine, nhưng thành phố này đã nằm dưới sự quản lý trên thực tế của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk kể từ khi bị lực lượng thân Nga chiếm giữ vào năm 2014. Thành phố này có dân số 339.000 người
Girkin là một blogger quân sự nổi tiếng, người đã lãnh đạo lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn khi họ xâm lược phần lớn miền đông Ukraine vào năm 2014. Gần đây, ông ta bị kết tội giết người vì tham gia bắn hạ chuyến bay MH17.
Girkin hô hào mở cuộc điều tra về những gì ông gọi là “bất quy tắc” của bộ chỉ huy quân sự địa phương. Ông cho biết: “Đạn dược được cất giữ trong cùng tòa nhà với binh lính, khiến thiệt hại trở nên quá sức trầm trọng.”
“Hầu như tất cả các thiết bị quân sự cũng bị phá hủy. Họ để chúng ngay bên cạnh tòa nhà mà không có bất kỳ sự ngụy trang cần thiết nào,” ông nói.
2. Zelenskiy hô hào buộc Nga phải trả giá cao trong các lệnh huy động mới càng nhiều càng tốt
Trong một tham chiếu rõ ràng đến vụ tấn công vào Makiivka khiến hơn 400 tân binh Nga tử trận, Tổng thống Zelenskiy nói Ukraine phải “tăng giá” cho việc huy động mới của Nga và các nỗ lực chiến tranh nói chung của nhà nước khủng bố, càng nhiều càng tốt. Lực lượng Phòng vệ Ukraine đang làm như thế gần Bakhmut, cũng như ở Soledar và các khu vực khác.
Ông Zelenskiy nói.
“Chúng ta phải tăng giá cho việc huy động mới và các nỗ lực chiến tranh nói chung của nhà nước khủng bố, càng nhiều càng tốt. Tôi biết ơn mọi chiến binh của chúng ta, những người bảo đảm điều này! Tôi biết ơn tất cả những người chiến đấu gần Bakhmut! Tôi biết ơn tất cả những người bất chấp mọi thứ vẫn giữ vị trí ở Soledar và các khu vực khác! Cảm ơn các bạn cho khu vực Luhansk, cho miền nam! Bây giờ dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải chịu đựng để mọi việc trở nên dễ dàng hơn vào cuối mùa đông này”
3. Giao tranh tiếp tục diễn ra kinh hoàng tại vùng Donbas
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 tháng Giêng, Đại Tá Serhii Cherevatyi, phát ngôn nhân của lực lượng Liên Hợp Đông Ukraine cho biết Nga đã bắn 224 phát đại bác và hỏa tiễn về hướng Bakhmut trong ngày qua.
Ông cho biết “Có 34 trận giao tranh và một cuộc không kích. Kẻ thù mất 213 người thiệt mạng và 87 người bị thương ở đó”.
“Ở các hướng khác, chẳng hạn như Kupyansk, Lyman và Avdiivka, lực lượng Nga đã cố gắng cải thiện vị trí chiến thuật của mình, cũng có các hành động phản công, chẳng hạn như ở khu vực Stelmakhivka và Bilohorivka theo hướng Lyman. Tuy nhiên, theo tất cả các hướng này, người Nga đã không đạt được mục tiêu, không thể xuyên thủng hàng phòng thủ của chúng ta và chịu tổn thất nặng”
Đại Tá Cherevatyi cho biết Nga hiện đang sử dụng 20 nghìn quả đạn pháo mỗi ngày trên các khu vực rất nhỏ của mặt trận “ví dụ, ở Bakhmut hoặc Avdiivka, một phần ở hướng Lyman và Kupyansk”.
Ông nói: “Trước đây, họ có thể đủ khả năng bắn vào quân đội của chúng ta trên khắp mặt trận - 60 nghìn quả đạn mỗi ngày.”
Cherevatyi lập luận rằng các lực lượng Nga đang tập trung vào các khu vực cụ thể bởi vì “họ không tính đến một cuộc chiến kéo dài như vậy, và do đó, không có một chiến lược tổng thể. Chỉ một thành phố Bakhmut mà họ đã tiêu thụ một số lượng đạn dược, trên thực tế, tương đương với con số họ đã dùng trong Thế chiến II. Ngay cả kho đạn dường như vô tận của họ cũng bắt đầu cạn kiệt.”
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết không quân, các lực lượng phòng không và lục quân Ukraine đã bắn hạ 27 máy bay không người lái Shahed-136 do Nga phóng nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự hôm thứ Hai.
“Ở hướng Kherson, kẻ thù tiếp tục pháo kích vào các khu định cư dọc theo hữu ngạn sông Dnipro. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng dân sự của Kherson, Antonivka và Beryslav bị pháo kích.”
Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết giao tranh đã diễn ra dữ dội dọc theo xa lộ P66 trong khi quân Ukraine chuẩn bị tái chiếm thành phố Kreminna. Quân Ukraine đã ở bên ngoài thành phố này sau khi cắt đứt xa lộ P66 nối Svatove và Kreminna tại 2 thị trấn Chervonopopivka và Ploshchanka. Như chúng tôi đã tường thuật, trong cố gắng tuyệt vọng để cứu thành phố Kreminna, quân Nga đã tấn công vào Karmazynivka và Bilohorivka để tạo thành một hình vòng cung bao quanh các lực lượng Ukraine đang tiến đánh Kreminna. Quân Ukraine đã lường trước kế hoạch này. Đồng thời, các lực lượng muốn bao vây quân Ukraine là từ Trung Đoàn 752 Súng Trường Cơ Giới, thuộc Sư Đoàn 3 Súng Trường Cơ Giới. Đó là lực lượng đã phải bỏ chạy khỏi thị trấn Chervonopopivka hôm 15 tháng 12 vừa qua. Họ vẫn còn sợ và gồm phần lớn là tân binh mới bị gọi nhập ngũ nên kế hoạch bao vây thất bại, bỏ chạy để lại nhiều xác đồng đội.
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh ghi nhận như sau:
Trong 5 ngày qua, các lực lượng Nga và Ukraine có lẽ đã giao tranh để giành quyền kiểm soát xa lộ P66, phía bắc thị trấn Kremina thuộc tỉnh Luhansk do Nga kiểm soát.
P66 là tuyến đường cung cấp chính cho khu vực phía bắc mặt trận Donbas của Nga từ khu vực Belgorod bên Nga. Việc sử dụng nó đã bị pháo binh Ukraine làm gián đoạn kể từ tháng 10, nhưng nếu Ukraine có thể bảo đảm tuyến đường này, họ rất có thể sẽ làm suy yếu thêm khả năng phòng thủ của Nga ở Kremina.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 tháng Giêng, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết chưa kể đến số tân binh Nga tử trận tại thành phố Makiivka vì con số 400 còn tăng lên, trong 24 giờ qua, đã có 720 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 9 xe thiết giáp. Thương vong của quân Nga chủ yếu là từ mặt trận Kremina và Bakhmut.
Tính chung từ ngày 24 tháng Hai đến ngày 2 tháng Giêng, các lực lượng Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 107.440 lính Nga. Quân phòng thủ Ukraine cũng phá hủy 3.031 xe tăng, 6.093 xe thiết giáp, 2.027 hệ thống pháo, 423 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 213 hệ thống tác chiến phòng không, 283 máy bay, 269 trực thăng, 1.836 máy bay không người lái, 723 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4.725 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 181 thiết bị đặc biệt.
4. Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh, tướng về hưu cảnh báo
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Is Preparing for War, Retired General Warns”, nghĩa là “Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh, tướng về hưu cảnh báo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trung tướng đã nghỉ hưu và cựu cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster cảnh báo Trung Quốc đang chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến tranh giành Đài Loan.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan từ lâu đã căng thẳng vì hòn đảo này đòi độc lập, nhưng thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn trong bối cảnh lãnh đạo Trung Quốc ngày càng hung hăng. Mặc dù Đài Loan tự coi mình độc lập với Trung Quốc—và được công nhận là một quốc gia bán tự trị—Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này và coi việc kiểm soát hòn đảo này là điều cần thiết đối với chính sách thống nhất của họ.
Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng, McMaster cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể chuẩn bị hành động quân sự để giành quyền kiểm soát quốc đảo này trong một lần xuất hiện trên chương trình Face the Nation của CBS News vào Chúa Nhật - ông nói thêm rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã giành được nhiệm kỳ thứ ba lịch sử vào năm ngoái, đã nói rõ rằng ông ta có kế hoạch chiếm lại Đài Loan.
McMaster nói: “Tập Cận Bình đã nói khá rõ ràng, trong các tuyên bố của mình, rằng theo quan điểm của ông ta, ông ta sẽ biến Trung Quốc thành toàn bộ một lần nữa bằng cách gộp Đài Loan vào. Và công tác chuẩn bị đang được tiến hành.”
McMaster cho biết cách tốt nhất để ngăn chặn một cuộc chiến tranh quân sự quy mô lớn đối với Đài Loan là “răn đe”, đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ, vốn đã chi hơn 1,6 nghìn tỷ đô la cho quốc phòng, nên đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh quốc gia vì nó sẽ “tốn kém hơn nhiều” để đáp trả một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quốc gia tự hào là một trong những quân đội mạnh nhất trên toàn cầu và tiếp tục tìm cách phát triển ảnh hưởng của mình ở khu vực Thái Bình Dương.
McMaster nói: “Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, không chỉ từ góc độ kinh tế và tài chính cũng như quan điểm ngoại giao hiếu chiến, mà cả về mặt quân sự. Và điều thực sự đáng lo ngại là, tôi nghĩ, Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho người dân Trung Quốc tham chiến.”
Ông chỉ ra một số bài phát biểu của ông Tập, vốn mang giọng điệu cứng rắn trong những tháng gần đây, là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ nên coi trọng mối đe dọa chiến tranh hơn và “mở rộng quyền lực của mình”. Ông nói thêm, làm như vậy cũng sẽ buộc các đồng minh đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của họ, điều này sẽ tiếp tục đóng vai trò răn đe.
Ông nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của họ cần “cẩn thận để không phản chiếu hình ảnh” hoặc “rơi vào những cái bẫy tương tự” mà họ đã làm với Nga, quốc gia đã phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Lời cảnh báo của McMaster được đưa ra sau những dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc có thể đang cân nhắc một cuộc chiến tranh vì Đài Loan. Vào tháng Giêng, The Guardian đưa tin rằng ông Tập đã ra lệnh cho quân đội của mình “tập trung toàn bộ sức lực vào chiến đấu” để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng.
“Hãy tập trung toàn bộ sức lực của các bạn vào việc chiến đấu, nỗ lực chiến đấu và cải thiện khả năng của các bạn để giành chiến thắng,” ông nói.
Quan hệ Trung Quốc-Đài Loan đã căng thẳng mạnh vào tháng 8 năm ngoái sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Đài Loan. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã đưa ra một số lời đe dọa chống lại chuyến thăm của bà và tiến hành các cuộc tập trận quân sự quanh hòn đảo, dẫn đến lo ngại rằng xung đột có thể leo thang.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao để bình luận.
5. Zelenskiy nói: Chúng tôi có thông tin rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công kéo dài với Shaheds
Từ ngày 10 tháng 10, quân Nga đã mở các cuộc không kích cường tập vào các thành phố của Ukraine, kể cả thủ đô Kyiv với nhịp điệu từ 7 đến 10 ngày một lần. Tuy nhiên, từ ngày 29 tháng 12 đến nay, liên tục, kể cả trong những ngày Tết, ngày nào người Nga cũng tấn công.
Trong chương trình truyền hình đầu Năm Mới hôm thứ Hai mùng 2 tháng Giêng, Vladimir Solovyov, một người dẫn chương trình người Nga, tuyên truyền viên chính của Điện Cẩm Linh nồng nhiệt khen ngợi chiến lược cực kỳ thông minh này của Đại Tướng Sergey Surovikin; và giải thích với các khán thính giả Nga rằng cứ đánh theo nhịp điệu hàng ngày như thế này, sáng, trưa, chiều tối, khuya lơ khuya lắc cũng đánh thì rất nhanh chóng Ukraine sẽ đầu hàng. Ông ta lý luận rằng nếu khuya nào cũng phải hốt hoảng chạy xuống hầm tránh bom, người dân Ukraine sẽ nhanh chóng nổi điên và sẽ buộc chính quyền của họ phải đầu hàng người Nga vô điều kiện. Và như thế, ngày mà Đại Tướng Sergey Surovikin oai phong lẫm liệt tiến vào Kyiv, tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc Xã sẽ không còn xa.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có một bài phát biểu gởi quốc dân đồng bào trong đêm mùng 2 tháng Giêng. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chúc các bạn sức khỏe, những người Ukraine thân mến!
Mới chỉ hai ngày trôi qua kể từ đầu năm mà số lượng máy bay không người lái của Iran bị bắn hạ ở Ukraine đã lên tới hơn 80 chiếc. Con số này có thể tăng lên trong thời gian tới. Bởi vì trong những tuần này đêm có thể khá trằn trọc.
Chúng tôi có thông tin rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công kéo dài với các máy bay không người lái “Shaheds”. Mục tiêu họ nhắm đến là làm cho chúng ta kiệt sức: sự kiệt quệ của con người, lực lượng phòng không, ngành năng lượng của chúng ta.
Nhưng chúng ta phải bảo đảm - và chúng ta sẽ làm mọi thứ vì điều này - rằng mục tiêu này của những kẻ khủng bố sẽ thất bại giống như tất cả những mục tiêu khác.
Hôm nay, tôi muốn nhắc đến Bộ chỉ huy không quân “Trung tâm”, “Nam” và “Đông” đã bảo vệ thành công bầu trời những ngày này. Và đặc biệt - các chiến binh của các lữ đoàn hỏa tiễn phòng không 96 Kyiv, 208 Kherson và 138 Dnipro, trung đoàn hỏa tiễn phòng không 301 Nikopol của Lực lượng Phòng không, cũng như các chiến binh của trung đoàn hỏa tiễn phòng không 39 của Lực lượng Lục Quân.
Tất nhiên, tôi biết ơn các phi công của chúng ta, các phi công lái máy bay chiến đấu, cũng như máy bay không người lái; và các chiến binh của các nhóm bắn cơ động.
Bây giờ là thời điểm mà tất cả mọi người tham gia vào việc bảo vệ bầu trời nên đặc biệt chú ý.
Điện Cẩm Linh đang cần động viên cảm xúc của người Nga. Một cái gì đó mà họ muốn chứng minh với đất nước của họ để tiếp tục nói dối rằng mọi thứ đang diễn ra “theo kế hoạch”. Và nhiệm vụ của chúng ta là mang lại cho Ukraine mỗi ngày những thành công, những thành tích, dù nhỏ nhưng là những chiến thắng trước những kẻ khủng bố. Mỗi máy bay không người lái bị bắn rơi, mỗi hỏa tiễn bị bắn hạ, mỗi ngày có điện cho người dân của chúng ta và thời gian mất điện tối thiểu chính là những chiến công như vậy.
Và mỗi bước tiến của quân nhân ta ở mặt trận, mỗi làng mạc, thị trấn, thành phố được giải phóng là những thành công có ý nghĩa chiến lược lúc này.
Chúng ta phải tăng giá cho việc huy động mới và các nỗ lực chiến tranh nói chung của nhà nước khủng bố, càng nhiều càng tốt. Tôi biết ơn mọi chiến binh của chúng ta, những người bảo đảm điều này! Tôi biết ơn tất cả những người chiến đấu gần Bakhmut! Tôi biết ơn tất cả những người bất chấp mọi thứ vẫn giữ vị trí ở Soledar và các khu vực khác! Cảm ơn các bạn cho khu vực Luhansk, cho miền nam!
Bây giờ dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải chịu đựng để mọi việc trở nên dễ dàng hơn vào cuối mùa đông này
Hôm nay tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen. Tôi rất vui vì cuộc trò chuyện quốc tế đầu tiên trong năm mới đã được tổ chức với người đứng đầu Ủy ban Âu Châu.
Chúng ta đều hiểu những thách thức của mùa đông này, năm nay đối với Ukraine và toàn bộ Âu Châu. Chúng tôi đã thảo luận về hỗ trợ tài chính cho quốc gia chúng ta - vào tháng Giêng, chúng ta mong đợi đợt hỗ trợ tài chính vĩ mô đầu tiên, như đã được thỏa thuận vào năm ngoái.
Điều này cực kỳ quan trọng ngay bây giờ, khi Nga đang cố gắng tập hợp các lực lượng mới để gây hấn.
Chúng ta cũng đã thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Liên Hiệp Âu Châu sẽ được tổ chức vào đầu tháng Hai. Tôi tin rằng tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta sẽ có thể vạch ra những bước đi mới quan trọng cho năm nay vì sự kiên cường chung của chúng ta, vì chiến thắng chung của chúng ta.
Hôm nay, tôi đã tổ chức một cuộc họp chuẩn bị đặc biệt với các thành viên của Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là NSDC, và đại diện của Nội các, Verkhovna Rada và Văn phòng về các xu hướng toàn cầu cho Ukraine trong năm nay và trong tương lai. Tôi đã chỉ thị xây dựng dự thảo các quyết định của NSDC để tiếp tục chuyển đổi nội bộ của nhà nước chúng ta và để chúng ta bảo đảm an ninh và sự lãnh đạo của Ukraine trong bất kỳ điều kiện bên ngoài nào.
Tôi biết ơn tất cả những người sẽ túc trực tại các chốt chiến đấu đêm nay!
Tôi biết ơn tất cả những người đang chiến đấu cho quê hương Ukraine của chúng ta!
Tôi biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ!
Niềm tự hào cho Ukraine!
ĐHY Schönborn: Đức Bênêđictô là một Tiến sĩ Hội Thánh vĩ đại phải đau khổ. 65000 người viếng ngài
VietCatholic Media
05:04 03/01/2023
1. Quang cảnh một ngày đau buồn và biết ơn: 65.000 người bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Bênêđictô XVI
Khoảng 65.000 người hành hương đã xếp hàng chờ để bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Bênêđictô XVI hôm thứ Hai, mang đến những tâm tình đau buồn và lòng biết ơn cảm động vào ngày đầu tiên thi hài của vị giáo hoàng danh dự được quàn trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Các nghi lễ đơn giản gồm cầu nguyện, nước thánh, trầm hương và những lời tạm biệt im lặng bắt đầu trong bóng tối bên trong Tu viện Mater Ecclesiae của Vatican, nơi ngài qua đời hôm thứ Bảy ở tuổi 95.
Những người đã chăm sóc ngài ở đó trong thời gian ngài nghỉ hưu kéo dài gần một thập kỷ - bao gồm cả thư ký riêng và phát ngôn viên lâu năm của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein - đã cầu nguyện và từ biệt trước khi thi hài của ngài được vận chuyển trên một chiếc xe ngựa từ nhà nguyện của tu viện đến Đền Thờ Thánh Phêrô. Họ như một nhóm nhỏ những người đưa tang đi sau chiếc xe ngang qua những đồ trang trí Giáng Sinh được thắp sáng rực rỡ trong Vườn Vatican.
Khi đến đó, những người khiêng thi hài ngài từ từ đưa thi thể ngài vào bên trong ngôi thánh đường đồ sộ và xuống lối đi giữa, đặt thi thể ngài trên bục trước bàn thờ. Biểu tượng rất mạnh mẽ: vị giáo hoàng thứ 265 nằm trong trạng thái gần như ngay trên ngôi mộ của vị Giáo Hoàng đầu tiên, Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti, Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô, đã xông hương thi thể của Đức Bênêđíctô và rảy nước thánh lên đó, cầu nguyện cho linh hồn của ngài. Các chức sắc tham dự bao gồm tổng thống Ý, Sergio Mattarella, và thủ tướng Ý, Giorgia Meloni.
Trong số những người đầu tiên có khoảnh khắc riêng tư ở đó với Đức Bênêđíctô là Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đã cúi xuống hôn tay người bạn và người thầy của mình.
Bên ngoài, những người thiện chí kiên nhẫn chờ đợi ở quảng trường Thánh Phêrô để vào bên trong ngôi thánh đường, một số lần chuỗi cầu nguyện cho vị giáo hoàng cũ khi họ lê bước về phía trước.
Khi kết thúc thời gian chờ đợi, sau cuộc rước long trọng của riêng họ xuống lối đi giữa, cuối cùng họ cũng nhìn thấy ngài, mặc lễ phục màu đỏ và vàng, đeo một chiếc mũ vàng, tay cầm chuỗi tràng hạt. Trước khi đến đầu hàng để có tầm nhìn không bị cản trở, một số người đã nghển cổ để nhìn rõ hơn hoặc kiễng chân để chụp ảnh bằng điện thoại di động.
Cuối ngày thứ Hai, văn phòng báo chí của Vatican ước tính rằng 65.000 người đã thực hiện cuộc hành hương trong suốt cả ngày. Thi thể của Đức Bênêđíctô sẽ tiếp tục được quàn cho đến ngày 4 tháng Giêng. Tang lễ của ngài diễn ra vào thứ Năm.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Schönborn Đức Bênêđictô là một trong các Tiến sĩ Hội Thánh vĩ đại phải đau khổ
“Những năm cộng tác đầu tiên với Giáo sư Ratzinger, sau đó với Đức Hồng Y Ratzinger, và sau đó với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, đối với tôi là một ân sủng thực sự của tình phụ tử thiêng liêng,” Đức Hồng Y người Áo Christoph Schönborn cho biết như trên trong một tuyên bố với báo chí, vài giờ sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Danh Dự vào ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục 77 tuổi của Vienna nhắc cho mọi người nhớ rằng: Đức Bênêđictô XVI “thuộc lớp những người thầy vĩ đại phải đau khổ”. Tình bạn của ngài với vị giáo hoàng người Đức, người mà ngài đã cùng làm việc từ năm 1987 đến năm 1992 trong việc chuẩn bị Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, được xuất bản dưới triều đại giáo hoàng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngài cũng nhắc lại việc thoái vị lịch sử của Đức Bênêđictô XVI như một hành động “dũng cảm” khiến cho thừa tác vụ của giáo hoàng trở nên “nhân bản hơn” và mở ra “một cánh cửa cho tương lai của chức vụ giáo hoàng.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y Christoph Schönborn qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đối với tôi, Đức Bênêđictô trên hết luôn là một người thầy vĩ đại. Tôi là học trò của ngài, và tôi đã được lợi ích rất nhiều từ sự giảng dạy của ngài. Nhưng tôi không phải là người học trò duy nhất của ngài: Ngài là thầy dạy cho cả Giáo hội với nền thần học đầy minh triết, sáng sủa và rõ ràng. Đối với tôi, ngoài tư cách của một bậc thầy, tôi dám nói rằng ngài còn là một người cha, bởi vì bậc thầy này không chỉ đơn thuần là một nhà giáo dục.
Đức Bênêđíctô, với tư cách là một con người, với tư cách là người hướng dẫn, là người dẫn dắt, người mở ra, người đưa ra những chân trời. Và những năm cộng tác đầu tiên với Giáo sư Ratzinger, sau đó với Đức Hồng Y Ratzinger, và sau đó với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, đối với tôi là một ân sủng thực sự của tình phụ tử thiêng liêng.
Tôi đặt các tác phẩm của Đức Bênêđictô bên cạnh các tác phẩm của Thánh Augustinô
Và rồi theo năm tháng, một tình bạn thực sự lớn dần. Đây là điều mà cá nhân tôi mắc nợ Đức Bênêđictô. Những gì còn lại của Đức Bênêđictô trên hết là công việc của ngài. Sau nhiều thế kỷ, ngài là một giáo hoàng thần học, một nhà thần học bậc thầy, và tôi đặt ngài bên cạnh các Tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội, các Giáo phụ của Giáo hội. Trong thư viện của tôi, tôi đặt các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô bên cạnh các tác phẩm của Thánh Augustinô. Bởi vì tôi nghĩ rằng ngài sẽ vẫn là một trong những người vĩ đại của thế kỷ 20, được nhớ đến trong các thế kỷ sắp tới, như Newman được nhớ đến trong thế kỷ 19, như Thánh Thomas, như Thánh Bonaventura được nhớ đến trong thế kỷ 13. Tôi nghĩ ngài thuộc hàng ngũ những bậc thầy tuyệt vời phải chịu đựng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2013 sẽ còn mãi trong ký ức của Giáo Hội
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, sẽ vẫn còn trong ký ức của Giáo hội: Đức Thánh Cha Bênêđictô tuyên bố rằng ngài sẽ từ bỏ Ngai Tòa Thánh Phêrô để từ nay trở đi sống như một người cầu nguyện, đã nghỉ hưu. Đó rõ ràng là một biến động, một cú sốc, nhưng tôi đã hoan nghênh nó ngay từ giây phút đầu tiên như một quyết định cá nhân cần được tôn trọng và vinh danh, và tôi nghĩ hành động này đã làm một điều gì đó cho sứ vụ giáo hoàng, cho thừa tác vụ thánh Phêrô.
Theo một cách nào đó, tôi dám nói rằng hành động này, bước thoái vị này, đã làm cho thừa tác vụ của Phêrô trở nên nhân bản hơn. Sự kiện đơn giản là Đức Giáo Hoàng có thể nói: “Tôi không còn sức nữa, những thử thách trước mắt chúng ta quá lớn, một người trẻ tuổi hơn phải đảm nhận,” là một hành động rất can đảm, rất khiêm tốn, đồng thời cũng là một hành động mở ra một cánh cửa cho tương lai của sứ vụ giáo hoàng, điều này có thể quan trọng cho tương lai.
Source:Aleteia
3. 10 câu nói đáng nhớ của Đức Bênêđictô XVI
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, có bài tường trình nhan đề “10 Memorable statements from Benedict XVI”, nghĩa là “10 câu nói đáng nhớ của Đức Bênêđictô XVI”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết và thuyết giảng, xuất bản hết sách này đến sách khác. Nhiều người đã chắc chắn rằng một ngày nào đó Đức Bênêđictô XVI sẽ được công nhận là Tiến sĩ Hội thánh. Hôm nay chúng tôi chỉ xin đưa ra 10 tuyên bố đặc biệt đáng chú ý của ngài.
Thứ nhất, “Kẻ ấu dâm không thể làm linh mục.”
Giờ đây, nhiều người thừa nhận vai trò cơ bản của Đức Bênêđíctô XVI trong việc chống lại nạn ấu dâm trong Giáo hội, một tai họa mà Đức Thánh Cha đã dày công lên án. Trên chuyến máy bay đưa ngài đến Washington vào tháng 4 năm 2008, khi được hỏi về việc lạm dụng tình dục của một số linh mục người Mỹ, ngài nói rằng ngài “xấu hổ” về những hành vi này. Ngài nói: “Chúng tôi sẽ loại trừ hoàn toàn những kẻ ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh”.
Thứ hai, “Ở một nơi như thế này, ngôn từ thất bại; cuối cùng, chỉ có thể là một sự im lặng khủng khiếp – một sự im lặng tự nó là một tiếng kêu chân thành với Chúa: Lạy Chúa, tại sao Chúa lại im lặng?”
Những lời này đã được Đức Bênêđictô XVI nói tại trại hành quyết Birkenau ở Ba Lan. Chính “với tư cách là một người con của nhân dân Đức” mà ngài đã đến đó để cầu nguyện vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Chuyến thăm này, cũng như nhiều cử chỉ đối thoại của ngài đối với cộng đồng Do Thái, đã đặt Đức Bênêđictô XVI nối tiếp Đức Gioan Phaolô II. Hơn nữa, vì quốc tịch của ngài và việc ngài buộc phải nhập ngũ trái với ý muốn của mình trong Đoàn Thanh niên Hitler, chuyến đi này đã để lại dấu ấn trong tâm trí mọi người.
Thứ ba. “Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”
Trong bài giảng tại Thánh Lễ tiền Cơ Mật Viện, vài giờ trước mật nghị bầu chọn ngài, Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ đã làm nổi bật chính mình bằng những lời này đã thu hút được những tràng pháo tay như sấm của các Hồng Y. Ngay cả trước khi được bầu chọn, ngài đã thiết lập tông giọng cho triều đại giáo hoàng của mình: Tông điệu của một người hợp tác với sự thật, phương châm giám mục của ngài. Cuộc chiến chống lại thuyết tương đối sẽ được nhấn mạnh nơi nhiều bài phát biểu trong tương lai của ngài.
Thứ tư. “Tôi muốn nói rằng vấn đề AIDS này không thể được giải quyết bằng cách phân phát bao cao su: ngược lại, chúng làm gia tăng nó.”
Những lời nói “gây sốc” này của Đức Giáo Hoàng trên máy bay đưa ngài đến Yaoundé Cameroon vào ngày 17-3-2009 đã khiến nhiều cơ quan truyền thông và các vị giám chức Phi Châu phản ứng. Vài ngày sau, Tòa thánh đã xuất bản phần thứ hai của tuyên bố của giáo hoàng, thường bị giới truyền thông cắt xén, để làm sáng tỏ tuyên bố này. Đối với Đức Bênêđictô XVI, cuộc chiến chống lại AIDS có hai mặt: nó liên quan đến việc “làm nổi bật chiều kích nhân bản của tính dục, nghĩa là một sự đổi mới về thiêng liêng và con người” cũng như “tình bạn thực sự trước hết dành cho những người đang đau khổ, sẵn sàng hy sinh và thực hành sự từ bỏ chính mình.”
Thứ năm. “Việc chia sẻ hàng hóa và tài nguyên, từ đó nảy sinh phát triển đích thực, không được bảo đảm chỉ bằng các tiến bộ kỹ thuật mà bằng tiềm năng của tình yêu chiến thắng sự dữ bằng điều thiện”.
Giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, Đức Thánh Cha đã công bố thông điệp Caritas in Veritate (Bác ái trong Chân lý) vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. Bốn mươi năm sau Thông điệp Populorum Progressio, phản ánh về những hậu quả của toàn cầu hóa đối với sự phát triển con người cùng với những điều khác, Đức Bênêđictô XVI đã cập nhật diễn ngôn của Giáo hội về thế giới kinh tế, vốn bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngài nhấn mạnh đặc tính chính của tình yêu ở trung tâm của nền kinh tế, được soi sáng bởi lăng kính của lý trí.
Thứ sáu. “Các tôn giáo không có gì phải sợ một hình thái thế tục công bằng, cởi mở và cho phép các cá nhân sống phù hợp với những gì họ tin tưởng trong lương tâm của chính họ.”
Trong một thông điệp video được đưa ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, tại Paris, Đức Thánh Cha đã nói những lời này với các Kitô hữu Pháp về chủ đề chủ nghĩa thế tục. Chính phủ Pháp khi đó đang chuẩn bị mở một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ đề này.
Thứ bẩy. “Đã đến lúc phải mạnh tay ngăn chặn mại dâm cũng như việc phổ biến rộng rãi tài liệu có nội dung khiêu dâm hoặc dâm ô.”
Cũng trong năm 2011, trong bài phát biểu trước tân đại sứ Đức, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh một cách mạnh mẽ đến nhu cầu Giáo hội phải dấn thân “đối với những vấn đề cơ bản về phẩm giá con người”. Ngoài nhu cầu đấu tranh chống mại dâm, Đức Thánh Cha nói về sự tôn trọng đối với tất cả các giai đoạn của cuộc đời, một chủ đề khác mà ngài yêu thích.
Thứ tám. “Hãy chỉ cho tôi thấy những gì mà Mohammed mới mang đến, và ở đó bạn sẽ tìm thấy chỉ những điều xấu xa và vô nhân đạo, chẳng hạn như mệnh lệnh truyền bá đức tin bằng thanh gươm mà ông ta đã rao giảng.”
Đưa ra khỏi ngữ cảnh, câu này đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn nhất trong lịch sử của Vatican. Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Đức Bênêđictô XVI được mời đến Đại học Regensburg để nói chuyện về chủ đề “Đức tin, Lý trí và Đại học.” Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã trích dẫn những lời của Hoàng Đế Byzantine Manuel II Palaeologus nói với một người đối thoại Ba Tư. Ngài giải thích rằng những lời này không phản ánh suy nghĩ của riêng ngài mà là một phần của sự phản ánh chung rộng hơn về mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực. “Ở đây, chắc chắn, Đức Giáo Hoàng không muốn đưa ra một bài học, chẳng hạn, cách giải thích đạo Hồi là bạo lực. Ngài đang nói rằng, trong trường hợp giải thích tôn giáo một cách bạo lực, chúng ta đang mâu thuẫn với bản chất của Chúa,” giám đốc Văn phòng Báo chí của Tòa thánh tuyên bố vào thời điểm đó, khi được hỏi sau cuộc luận chiến đã tạo ra sức ép mạnh mẽ từ những phản ứng trong thế giới Hồi giáo.
Thứ chín. “Tôi tin chắc rằng sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thi hành thừa tác vụ Phêrô một cách thích đáng.”
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước các Hồng Y đang tụ họp trong công nghị, Đức Bênêđictô XVI đã trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử hiện đại thoái vị. Với câu nói mang tính cách mạng này, theo nhiều nhà quan sát, chắc chắn Đức Joseph Ratzinger đã biến đổi thừa tác vụ mục tử toàn thể Hội Thánh.
Thứ mười. “Tôi đã cảm thấy như Thánh Phêrô cùng với các Tông đồ trên thuyền ở Biển Galilê (…) Tôi luôn biết rằng Chúa ở trong thuyền đó, và tôi luôn biết rằng thuyền là của Giáo hội không phải của tôi, và không phải của chúng ta, mà là của Chúa Kitô. Chúa cũng không để nó chìm xuống; chính Ngài là người hướng dẫn con thuyền ấy… “
Những lời này từ buổi tiếp kiến chung cuối cùng của Đức Thánh Cha dường như kết thúc triều đại giáo hoàng của ngài với một chút hy vọng. Một vài ngày trước cuộc bầu cử của mình, vào ngày 25 tháng 3 năm 2005, Đức Hồng Y Ratzinger lúc bấy giờ đã có bài suy niệm về chủ đề con thuyền Giáo hội trong Chặng Đàng Thánh Giá tại Đấu trường Rôma. Ngài nói với Chúa “Đối với chúng con, Giáo hội của Chúa dường như là một con thuyền sắp chìm, một con thuyền đang bị nước tràn vào từ mọi phía”
Source:Aleteia
Táo bạo: Bán đảo Crimea và Belgorod lại bị tấn công. Tình báo Đan Mạch: Putin suýt chiếm được Kyiv
VietCatholic Media
16:52 03/01/2023
1. Bán đảo Crimea bị tấn công
Một tiếng nổ lớn vang lên ở khu vực trung tâm của Sevastopol bị chiếm đóng tạm thời vào tối thứ Hai, ngày 2 tháng Giêng.
Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhayev trong cái gọi là chính quyền dân sự do Nga dựng lên, được Mạc Tư Khoa bổ nhiệm từ ngày 2 tháng 10, 2020 cho biết trong một chương trình truyền hình đột xuất rằng người dân cần lắng nghe các chỉ dẫn của chính quyền vì thành phố đang bị tấn công. Tuy nhiên, ông trấn an người dân rằng các hệ thống phòng không đang hoạt động.
Sevastopol là thành phố lớn nhất của bán đảo Crimea.
FirstPost, một phương tiện truyền thông chính thức của cái gọi là chính quyền dân sự Crimea do Nga dựng lên cho biết:
“Vào tối ngày 2 tháng Giêng tại Sevastopol, lúc 21:45 giờ địa phương, người ta nghe thấy một tiếng động trên bầu trời khu vực trung tâm thành phố, tương tự như tiếng phóng hỏa tiễn, sau đó là một tiếng nổ lớn, kích hoạt các hệ thống phòng không.”
Tờ báo không báo cáo thêm về những thiệt hại liên quan đến vụ tấn công.
Bán đảo Crimea của Ukraine bị Nga tạm chiếm đã thường xuyên bị tấn công từ ngày 31 tháng 7 đến nay. Trước vụ tấn công mới nhất này là vụ tấn công hôm 29 tháng 12.
Trong các vụ tấn công bằng các thiết bị không người lái, vụ tấn công vào ngày 29 tháng 10 được kể là nghiêm trọng nhất. Căn cứ Hải quân Sevastopol, do Nga chiếm đóng, đã bị tấn công bởi máy bay không người lái và thuyền không người lái. Theo TASS của Nga, vào lúc 4h20 sáng 29/10, một tiếng nổ mạnh vang lên, sau đó nhiều tiếng nổ khác vang lên. Các video bắt đầu lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy khói đen bao trùm Sevastopol và người ta có thể nghe thấy tiếng nổ rất lớn. Theo các quan chức Nga, 9 máy bay không người lái và 7 thuyền không người lái đã tham gia cuộc tấn công. Các nhà phân tích của GeoConfirmed tin rằng có từ sáu đến tám máy bay không người lái đã tham gia vào cuộc tấn công tàu Nga và chúng đã bắn trúng ít nhất ba tàu trong đó có chiếc soái hạm Đô đốc Makarov, là soái hạm mới của Hạm đội Hắc Hải của Nga, sau vụ chìm tàu Moskva.
Sau các cuộc tấn công, chính quyền Nga đã tắt chương trình phát sóng từ các camera giám sát của thành phố, nói rằng chúng “tạo cơ hội cho kẻ thù phát hiện ra các hệ thống phòng thủ của thành phố” và cấm thuyền bè ra vào Vịnh Sevastopol. Nga cáo buộc Ukraine và Vương quốc Anh có liên quan đến việc chuẩn bị các cuộc tấn công. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói rằng cuộc tấn công “được thực hiện dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia Anh đang ở thành phố Ochakiv trong vùng Mykolaiv của Ukraine”.
Sau vụ tấn công, Nga đã đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải trong 4 ngày.
Vào ngày 29 tháng 12, các vụ nổ đã được ghi nhận ở Dzhankoi của bán đảo Crimea.
2. Thống đốc khu vực Belgorod của Nga báo cáo rằng quân Ukraine vượt biên giới tấn công vào lãnh thổ của ông ta.
Thống đốc Belgorod, một khu vực của Nga giáp với Ukraine, đã báo cáo về các vụ pháo kích và tấn công của pháo binh và biệt kích Ukraine vào vùng này hôm thứ Hai.
Vyacheslav Gladkov cho biết “ngôi làng Murom ở khu đô thị Shebekinsky đã bị Lực lượng Vũ trang Ukraine tấn công.”
Ông cho biết không có thương vong, nhưng vụ pháo kích đã gây thiệt hại cho hai ngôi nhà tư nhân và một chiếc xe hơi.
Gladkov cũng báo cáo rằng một nghĩa trang địa phương đã bị pháo kích.
Theo Gladkov, ngôi làng Vyazovoye ở vùng Belgorod cũng bị pháo kích hôm thứ Hai.
“Không có thương vong,” ông nói. “Cửa sổ của một ngôi nhà riêng bị tốc mái, mặt tiền và hàng rào bị ảnh hưởng.”
Nghiêm trọng hơn, ông cho rằng biệt kích Ukraine đã phá hoại “một đường dây tải điện. Các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại chỗ và đang giải quyết hậu quả.”
Một số thông tin cơ bản: Belgorod, cách biên giới Ukraine khoảng 35 kilômét, đã từng bị tấn công trước đó. Ngày 8 tháng 12, viên thống đốc này cho biết một người đã chết và 8 người bị thương trong khu vực. Các phương tiện truyền thông Nga cho biết người dân địa phương nghe thấy một tiếng nổ và sau đó, một đám cháy lớn bùng phát ở quận Yakovlevsky thuộc vùng Belgorod.
3. Tình báo Đan Mạch nói: Putin suýt thắng cuộc chiến Ukraine trước khi các kế hoạch quân sự sụp đổ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Nearly Won Ukraine War Before Military Plans Fell Apart: Danish Intel”, nghĩa là “Tình báo Đan Mạch nói: Putin suýt thắng cuộc chiến Ukraine trước khi các kế hoạch quân sự sụp đổ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo một sĩ quan tình báo Đan Mạch, Nga gần như đã thắng trong cuộc chiến ở Ukraine trước khi các kế hoạch quân sự của nước này sụp đổ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Berlingske của Đan Mạch, người đứng đầu bộ phận phân tích Nga của cơ quan tình báo Đan Mạch Forsvarets Efterretningstjeneste (FE)—chỉ được xác định bằng tên, Joakim—cho biết các quan chức Đan Mạch ban đầu tin rằng Nga sẽ tiếp quản Ukraine chỉ trong vòng hai tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Hơn 10 tháng sau, Nga đang tiếp tục vất vả bù đắp những tổn thất ngày càng tăng ở Ukraine, quốc gia đã đáp trả cuộc xâm lược bằng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự kiến, được hỗ trợ đáng kể bởi viện trợ quân sự từ các đồng minh phương Tây. Trong khi đó, cuộc xâm lược đã phơi bày những điểm yếu trong quân đội của Putin, mặc dù quy mô quân đội của ông ta lớn hơn quân đội của Tổng thống Zelenskiy nhiều.
Joakim cho biết, trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược, “họ đã gần như” giành chiến thắng trong cuộc chiến, nhưng việc ra quyết định sai lầm từ Điện Cẩm Linh đã khiến Nga phải trả giá bằng cái chiến thắng nhanh chóng mà họ đang mong đợi. Theo cuộc phỏng vấn, ông chỉ ra niềm tin về ý thức hệ của Putin, chứ không phải trí thông minh kém, là lý do chính dẫn đến thất bại của Nga.
Ông nói: “Chúng tôi đổ lỗi rất nhiều cho việc này lên vai của Putin. Chẳng hạn, như việc ra quyết định chỉ diễn ra giữa một nhóm nhỏ các đồng minh của ông ta và không được chia sẻ với những người khác cho đến ‘phút cuối cùng’”. Joakim nói rằng điều đó đã gây ra sự nhầm lẫn trong quân đội. Việc coi cuộc xâm lược là một hoạt động quân sự đặc biệt chứ không phải là một cuộc chiến tranh cũng phản tác dụng, vì chỉ có thể huy động một số quân nhất định tham chiến cho đến khi Putin ra lệnh huy động một phần quân dự bị vào tháng 9.
Joakim nói: “Đây là những yếu tố khá nhỏ cuối cùng lại quyết định kết quả.”
Ông nói thêm rằng ông tin rằng Putin vẫn đang can thiệp vào việc tiến hành chiến tranh của quân đội. Ông mô tả cuộc gặp gần đây của Putin với các nhà lãnh đạo quân sự của mình vào tháng 12 là “ý tưởng tồi tệ nhất trên thế giới”.
“Ông ấy có một vị tướng để lãnh đạo cuộc chiến này. Vì vậy, ông ấy không nên ngồi đó nhận ý kiến từ tất cả những vị tướng khác,” ông nói với tờ báo Đan Mạch. Ông cũng cho biết ông không nghĩ rằng Nga sẽ có thể phát động một cuộc tấn công trong mùa đông vì quân đội Nga được trang bị kém.
Bản tin của tờ báo được đưa ra trong bối cảnh Putin đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc quân đội của ông không đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến Ukraine, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 binh sĩ Nga. Vào mùa thu, người Ukraine đã tái chiếm được hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ đã bị xâm lược trước đó.
Nga đã đạt được một số thành công trong những tuần đầu của cuộc chiến, nhanh chóng chiếm được các khu vực ở phía đông nam của đất nước. Quân đội của Putin cũng đã đạt được tiến bộ đáng kể ở các khu vực xung quanh Kyiv, nơi họ phải đối mặt với cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh đối với thường dân.
Joakim nói với Berlingske rằng những nỗ lực gần Kyiv đã trở nên tồi tệ sau khi họ thất bại trong việc đánh bại lực lượng phòng không Ukraine để chuyển thêm quân tới khu vực.
Một báo cáo tháng 12 từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho thấy, trong bối cảnh chỉ trích ngày càng tăng, Putin đã hủy bỏ một bài phát biểu trước quốc hội khi ông đang phải vất vả để thuyết phục người Nga tin vào câu chuyện của mình về cuộc chiến.
Ngoài ra, ông được cho là đã hủy một cuộc họp báo “để tránh trả lời các câu hỏi liên quan đến những thất bại quân sự của Nga cho dù việc thao túng những người đặt câu hỏi và việc đặt ra những câu hỏi được mớm sẵn là một thực hành thường thấy của Putin,” theo ISW.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
4. Tình báo Ukraine biết các địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân của Nga, và đang theo dõi mọi chuyển động
Nga có trong kho vũ khí của mình tất cả các loại vũ khí hạt nhân, cả chiến thuật và chiến lược, nhưng tình báo quân sự Ukraine biết chúng ở đâu và đang liên tục theo dõi chuyển động của chúng.
Phát ngôn viên của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là GUR, Vadym Skibitskyi, đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 3 tháng Giêng
Phát ngôn nhân của GUR bảo đảm rằng tình báo nắm được tất cả các vị trí cất giữ, số lượng và vị trí của các tàu sân bay hạt nhân chiến thuật.
Theo quan chức này, tình báo Ukraine liên tục theo dõi sự di chuyển của tất cả các tàu sân bay và các biện pháp tích cực mà Cục 12 của Bộ Quốc phòng Nga, chịu trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp các vụ tấn công hạt nhân, có thể thực hiện hoặc đang thực hiện.
“Quá trình này không dễ dàng, nhưng chúng ta có kinh nghiệm giám sát và điều phối lại các cuộc tập trận chiến lược và các cuộc tập trận khác của lực lượng hạt nhân, được tổ chức từ năm 2014 trở về trước. Tức là chúng ta biết hết các vấn đề về thủ tục. Do đó, GUR liên tục kiểm soát thành phần hạt nhân của lực lượng vũ trang Nga”, Skibitsky nhấn mạnh.
Skibitskyi nói rằng cùng với các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn việc sản xuất bất kỳ loại vũ khí nào trên lãnh thổ Liên bang Nga.
5. Yermak về các cuộc tấn công của Nga: Chiến thuật của các chuyến bay ban đêm của 'balalaikas' trông giống như sự đau đớn
Như chúng tôi đã tường trình với quý vị và anh chị em, người Nga đang tràn trề hy vọng vào một chiến lược chiến tranh khác. Từ ngày 10 tháng 10, quân Nga đã mở các cuộc không kích cường tập vào các thành phố của Ukraine, kể cả thủ đô Kyiv với nhịp điệu từ 7 đến 10 ngày một lần. Tuy nhiên, từ ngày 29 tháng 12 đến nay, liên tục, kể cả trong những ngày Tết, ngày nào người Nga cũng tấn công.
Tuyên truyền viên chính của Điện Cẩm Linh, Vladimir Solovyov, hồ hởi phấn khởi tuyên bố rằng khủng bố liên tục như thế người dân Ukraine sẽ nhanh chóng nổi điên và sẽ buộc chính quyền của họ phải đầu hàng người Nga vô điều kiện.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, không nghĩ như thế.
Ông nói: “Chiến thuật của những chuyến bay vào ban đêm của balalaikas trông giống như sự đau đớn hơn là một chiến lược”. Balalaika là gì? Thưa: Balalaika là một loại đàn của người Nga phỏng theo cây đàn Guitar nhưng phía dưới trông giống như một hình tam giác chứ không tròn trịa thanh lịch như đàn Guitar. Vì các máy bay không người lái của Iran trông giống như cây đàn này nên người Ukraine dùng từ Balalaika để chỉ máy bay không người lái.
Yermak nói rằng người Nga đã muốn phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine vào tháng 10, nhưng họ không thể và Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không tiên tiến hơn.
Ông cũng lưu ý rằng Nga đã nỗ lực rất nhiều vào hỏa tiễn và máy bay không người lái vào tháng 11 và tháng 12 để người Ukraine đón năm mới trong bóng tối, nhưng ông nói thêm, người Nga cũng đã không thực hiện được điều đó.”
“Bây giờ họ đang tìm kiếm các tuyến đường và cố gắng bằng cách nào đó đâm chúng ta, nhưng chiến thuật khủng bố của họ sẽ không hiệu quả. Bầu trời của chúng ta sẽ biến thành một lá chắn,” Yermak nói.
Trong đêm 2 rạng sáng mùng 3 tháng Giêng, lực lượng phòng không Ukraine đã phá hủy 39 máy bay không người lái Shahed của Nga, 2 chiếc Orlan-10 và một hỏa tiễn dẫn đường Kh-59.
6. Tranh cãi giữa người Nga vì tổn thất kinh hoàng ở Makiivka
Theo CNN, trong một sự nhất trí hiếm hoi, quân đội Ukraine, các blogger quân sự thân Nga, các quan chức của cái gọi là chính quyền Cộng hòa Nhân Dân Donetsk, và các cựu quan chức Nga, một cuộc tấn công rõ ràng của Ukraine ở miền đông Ukraine do Nga xâm lược đã giết chết một số lượng lớn quá lớn binh lính Nga đóng quân bên cạnh một kho đạn dược.
Theo các tài khoản của cả người Ukraine và những người thân Nga, cuộc tấn công diễn ra ngay sau nửa đêm Chúa Nhật, rạng sáng thứ Hai, tại một trường dạy nghề có lính nghĩa vụ Nga trú đóng ở Makiivka, thuộc vùng Donetsk.
Vụ tấn công đã dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ đối với quân đội Nga từ các blogger quân sự thân Nga, những người cho rằng quân đội thiếu sự bảo vệ và được cho là đang tập trung bên cạnh một kho đạn dược lớn, đã phát nổ khi hỏa tiễn HIMARS của Ukraine tấn công vào địa điểm này.
Quân đội Ukraine tuyên bố rằng khoảng 400 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và 300 người bị thương, mà không trực tiếp thừa nhận vai trò. Một số blogger quân sự thân Nga thậm chí ước tính rằng số người chết và bị thương còn cao hơn con số do Ukraine báo cáo.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai thừa nhận vụ tấn công nhưng tuyên bố rằng chỉ có “63 quân nhân Nga” đã thiệt mạng.
Video được cho là từ hiện trường vụ tấn công đang lan truyền rộng rãi trên Telegram, bao gồm cả trên một kênh quân sự chính thức của Ukraine. Nó cho thấy một đống gạch vụn bốc khói, trong đó hầu như toàn bộ tòa nhà chỉ còn là một đống gạch vụn.
“Xin gửi lời chào và lời chúc mừng” tới những người ly khai và lính nghĩa vụ “đã được đưa đến Makiivka bị xâm lược và bị nhồi nhét trong tòa nhà của trường dạy nghề”, Ban Giám đốc Truyền thông Chiến lược của Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trên Telegram. “Ông già Noel đã chất khoảng 400 xác chết của lính Nga trong túi.”
Bộ Quốc phòng Nga cho rằng trong cuộc tấn công Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn HIMARS.
Daniil Bezsonov, một cựu quan chức trong chính quyền Donetsk do Nga hậu thuẫn, cho biết trên Telegram rằng “rõ ràng, bộ chỉ huy cấp cao vẫn chưa biết về khả năng của loại vũ khí này”. Theo ông, HIMARS là loại hỏa tiễn chính xác cao, nó có khả năng làm nổ tung một chiếc xe hơi mà có thể không gây hại cho chiếc xe hơi đang đi bên cạnh. Ông khẳng định rằng một ngôi trường to như thế mà nổ tung và sụp đổ hoàn toàn không phải là do HIMARS nhưng do các vụ nổ thứ cấp sau đó từ kho đạn và kho hỏa tiễn giấu trong trường.
Một nhà tuyên truyền người Nga viết blog về nỗ lực chiến tranh trên Telegram, Igor Girkin, cũng tuyên bố rằng tòa nhà gần như bị phá hủy hoàn toàn do các vụ nổ thứ cấp của các kho đạn dược.
Girkin từ lâu đã chỉ trích các tướng lĩnh Nga, những người mà ông tuyên bố chỉ đạo nỗ lực chiến tranh ở xa tiền tuyến. Girkin trước đây là bộ trưởng quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, do Nga hậu thuẫn, và đã bị tòa án Hà Lan kết tội giết người hàng loạt vì liên quan đến vụ bắn rơi Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine vào năm 2014.
Sergey Markov, một blogger quân sự thân Nga khác, cho biết có “rất nhiều sự cẩu thả” từ phía bộ chỉ huy Nga.
Boris Rozhin, người cũng viết blog về nỗ lực chiến tranh với biệt danh Colonelcassad, nói rằng “sự kém cỏi và không có khả năng nắm bắt kinh nghiệm chiến tranh tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng.”
Anh ta nói rằng quân Ukraine đã biết rõ ngôi trường này nhưng không tấn công vì các học viên của trường này vẫn tiếp tục học và một số vẫn ở nội trú. Quân Ukraine không dám pháo kích vào vì sợ chết dân. Lợi dụng điểm yếu đó của Ukraine, các chỉ huy Nga đã chất đạn dược và hỏa tiễn trong trường mà không biết rằng trong một năm có cái gọi là Ngày Tết. Trong cái gọi là Ngày Tết ấy các học viên ở đây đã về nhà, họ còn chần chừ gì nữa mà không tấn công. Vụ tấn công diễn ra vào lúc 0 giờ 2 phút và những tiếng nổ kinh hoàng chỉ kết thúc vào xế trưa. Những tiếng nổ dữ dội vừa gây thêm thương vong, vừa ngăn cản các nỗ lực cấp cứu. Nhiều người chết đơn giản vì mất máu quá lâu khi bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Đức Bênêđíctô chắc chắn sẽ là Tiến sĩ Hội thánh tương lai. Năm trích dẫn của ngài về đức tin
VietCatholic Media
16:58 03/01/2023
1. Đức Bênêđíctô chắc chắn sẽ là Tiến sĩ Hội thánh tương lai
Một số trí thức Công Giáo dự đoán rằng một ngày nào đó Đức Bênêđíctô sẽ được tuyên bố là Tiến sĩ Hội thánh.
Đức Bênêđíctô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ở Castel Galdofo
Linh mục Dòng Tên, Joseph Fessio, người sáng lập và biên tập viên của nhà xuất bản Ignatius Press, có bằng tiến sĩ do Giáo sư Joseph Ratzinger tại Đại học Regensburg hướng dẫn, nói: “Tôi không tin rằng việc trở thành giáo hoàng là bằng chứng của sự thánh thiện, cũng không phải là cơ sở đủ để phong thánh. Nhưng đối với Đức Joseph Ratzinger thì tôi tin. Tôi không biết bất cứ ai từng làm việc gần gũi với ngài lại không nhận ra sự thánh thiện và tài năng của ngài. Ngoài việc hy vọng được santo subito, nghĩa là phong thánh ngay tức khắc, tôi còn mong ngài được tuyên bố là Tiến sĩ Hội thánh”.
Cha Vincent Twomey, Dòng Ngôi Lời, Giáo sư hồi hưu về Thần học tại Đại học Giáo hoàng Thánh Patrick, Maynooth, Ái Nhĩ Lan, cũng là một cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đức Ratzinger, cho biết Đức Bênêđictô XVI sẽ được nhớ đến “trên hết là vì các tác phẩm văn học và học thuật của ngài. Các bài viết của ngài về nhiều chủ đề thần học và triết học có sự rõ ràng và chiều sâu khiến cho thần học của ngài trở nên truyền cảm hứng và do đó mang tính giải phóng. Thần học của ngài cũng kích thích nghiên cứu sâu hơn về mặt học thuật, vì tất cả những gì ngài có thể làm là phác họa những đường nét của sự thật. Các thế hệ tương lai thuộc mọi tầng lớp xã hội sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng trong các bài giảng của ngài và trong các bài viết mục vụ của ngài với tư cách là giáo hoàng; thông điệp của ngài về tình yêu và hy vọng phải được xếp vào hàng xuất sắc nhất từng được viết ra từ ngòi bút của một vị giáo hoàng.”
Robert Royal, chủ tịch của Viện Faith & Reason, nhận xét rằng cái chết của Đức Bênêđíctô “đánh dấu sự kết thúc của một cuộc đời vĩ đại đã thay đổi Giáo hội — và thế giới — và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới. Với sự thông minh, trí tưởng tượng, sự khiêm tốn và đức tin vững vàng, ngài giống với các Giáo phụ, những người mà ngài yêu mến, nghiên cứu và gánh vác trong thời đại khó khăn của chúng ta. Ngài đồng hành với các ngài và nên được phong là Tiến sĩ Hội thánh. Chúa ban cho ngài phần thưởng vĩnh cửu mà ngài rất xứng đáng.”
Tiến sĩ Peter Kreeft, giáo sư triết học tại Đại học Boston và là tác giả của cuốn Wisdom From the Psalms, nghĩa là Sự khôn ngoan từ các Thánh vịnh, đã gọi Đức Bênêđíctô là “hồng ân của Thiên Chúa, một trong những giáo sư giỏi nhất mà chúng ta từng có, ngang hàng với Đức Grêgôriô Cả, Lêô Cả và Lêô 13. Người chắc chắn làm thánh và cuối cùng là một Tiến sĩ Hội thánh”.
Mark Brumley, chủ tịch của Ignatius Press, đã xuất bản bản dịch tiếng Anh của nhiều cuốn sách của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, nói rằng cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô “đã phục vụ Chúa và dân của Người một cách mạnh mẽ bằng cách giúp Giáo Hội Công Giáo tiếp tục thực hiện cải cách một cách trung thành, chứ không phải hoàn toàn gián đoạn hoặc quay trở lại quá khứ một cách thiếu phê phán. Ngài là một động lực chính cho sự trung thành với Tin Mừng và bắt tay với thế giới hiện đại.”
George Weigel, thành viên cao cấp xuất sắc và giữ ghế William E. Simon về Nghiên cứu Công Giáo tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, nói rằng Đức Bênêđíctô là “một trong những nhà thần học Công Giáo sáng tạo nhất của thời hiện đại và được cho là vị giáo hoàng thuyết giáo vĩ đại nhất kể từ Đức Thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả. Trong hơn 30 năm quen biết và trò chuyện với ngài, tôi thấy ngài là một Kitô hữu phong nhã hoàn hảo, một người có đức tin sâu sắc và tính tình dễ mến. Tôi có đặc ân được dạy và làm việc với nhiều người nam nữ xuất sắc; không ai tôi từng gặp có đầu óc minh mẫn và ngăn nắp hơn Đức Joseph Ratzinger. Ngài tin rằng sự thật của Tin Mừng là sự thật của thế gian, và ngài đã nỗ lực hết sức để giúp những người khác hiểu sự thật này”.
Tim Gray, chủ tịch của Viện Augustine, nói rằng Đức Bênêđíctô “đã chúc lành cho Giáo hội bằng cách làm gương cho việc đức tin tìm kiếm sự hiểu biết ra sao trong thời hậu hiện đại. Khiêm tốn bổ sung cho người bạn và là người tiền nhiệm của mình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô Cả, ngài đã cho thấy cách Công đồng Vatican II đã trung thành áp dụng Lời Chúa và việc loan báo Tin Mừng như một phương cách để chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng về sự thật mà chúng ta đang phải đối diện. Tôi đặc biệt nghĩ rằng Thông điệp về Hy vọng của ngài, ‘Spe Salvi,’ mang tính tiên tri. Ngài nói về niềm hy vọng thách thức chúng ta từ bỏ sự thoải mái để ôm lấy thập giá, cố gắng hướng tới niềm hy vọng mà Chúa Kitô đã dành sẵn cho chúng ta trên thiên đàng. Tôi cầu nguyện để lúc này, ngài có thể thể hiện niềm hy vọng mà ngài ấp ủ và niềm hy vọng mà ngài đã thách thức Giáo hội nắm giữ trên tất cả những niềm hy vọng khác”.
2. Năm trích dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về đức tin
Cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên trong đó nhà văn nổi bật và diễn giả đầy thuyết phục này đã viết và đã trình bày nhiều những suy tư của mình về đức tin Công Giáo.
Khi nói và viết về đức tin, Đức cố Giáo Hoàng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chính đức tin và sự cần thiết của đức tin trong việc thúc đẩy mối quan hệ của một người với Thiên Chúa. Dưới đây là năm lần Đức Bênêđictô XVI nói về đức tin như một nhân đức đối thần quan yếu.
Niềm tin không chỉ là 'sự đồng ý của trí tuệ'
Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư của Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 24 tháng 10 năm 2012, ngài nói với đám đông: “Đức tin là ân sủng của Thiên Chúa, nhưng nó cũng là một hành vi nhân bản và hoàn toàn tự do.”
Nói về đức tin trong “Năm Đức Tin” — kéo dài từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 — Đức Bênêđíctô nói: “Đức tin không phải là sự đồng ý đơn thuần về trí tuệ của con người đối với các chân lý cụ thể về Thiên Chúa; đó là một hành động mà tôi hoàn toàn phó thác mình cho một Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; đó là sự gắn bó với một 'Bạn', là người đã cho tôi hy vọng và tin tưởng.
Đức tin là cuộc gặp gỡ với Chúa
Cũng trong buổi tiếp kiến hôm thứ Tư đó, Đức Bênêđíctô nói thêm rằng “Như thế, có đức tin là gặp được 'người bạn' là Thiên Chúa, là Đấng nâng đỡ tôi và ban cho tôi lời hứa về một tình yêu không thể bị phá hủy, không chỉ khao khát sự vĩnh cửu mà còn trao ban sự vĩnh cửu ấy; nó có nghĩa là phó thác bản thân mình cho Chúa với thái độ của một đứa trẻ, một đứa trẻ biết rõ rằng mọi khó khăn, mọi vấn đề của nó đều được thấu hiểu nơi ‘người bạn’ là mẹ nó.”
Được cứu nhờ đức tin là một hồng ân mà Thiên Chúa ban cho mọi người.
Trong bài suy niệm của mình, ngài mời cộng đoàn hãy tự hỏi “Nơi đâu con người có thể tìm thấy sự cởi mở của con tim và tâm hồn để tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại, để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa hầu cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người được nên người dẫn đường và ánh sáng cho cuộc sống của chúng ta?”
Đức Bênêđíctô trả lời: “Chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa vì Người đến gần chúng ta và chạm đến chúng ta, vì Chúa Thánh Thần, quà tặng của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta đón nhận Thiên Chúa hằng sống. Như vậy, đức tin trước hết là một hồng ân siêu nhiên, một hồng ân của Thiên Chúa.”
Đức tin của Đức Trinh Nữ Maria
Mẹ Thiên Chúa đã sống cuộc đời tràn đầy đức tin như thế nào, trước mọi thử thách mà Mẹ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời? Đây chính là câu hỏi mà Đức Bênêđictô XVI đã đặt ra cho cộng đoàn trong buổi tiếp kiến thứ Tư của ngài vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
Ngài trả lời bằng cách đưa ra ví dụ về chương đầu tiên của Tin Mừng Luca, trong đó Đức Maria vừa “suy niệm” vừa “suy ngẫm” về lời chào của Tổng lãnh thiên thần Gabriel dành cho mình.
“Đức Maria ngẫm nghĩ, Mẹ cân nhắc về ý nghĩa của lời chào này. Từ Hy Lạp được sử dụng trong Phúc âm để định nghĩa 'sự suy tư' này, là 'dielogizeto', gợi nhớ đến từ ngữ nguyên bản của từ 'đối thoại'.”
Ngài nói thêm: “Điều này có nghĩa là Mẹ Maria đi sâu vào cuộc đối thoại với Lời Chúa đã được loan báo cho Mẹ, Mẹ không xem Lời ấy một cách hời hợt nhưng suy niệm, để Lời ấy thấm vào tâm trí Mẹ để hiểu được điều Chúa muốn nơi Mẹ, hay ý nghĩa của lời Thiên Thần truyền.
“Mẹ Maria không dừng lại ở sự hiểu biết hời hợt ban đầu về những gì đang xảy ra trong cuộc đời Mẹ, nhưng có thể nhìn vào chiều sâu, Mẹ đặt mình vào câu hỏi của các sự kiện, tiêu hóa chúng, phân biệt chúng và đạt được sự hiểu biết mà chỉ có đức tin mới có thể cung cấp. Đó là sự khiêm nhường sâu xa trong đức tin vâng phục của Đức Maria, người đón nhận nơi mình ngay cả những gì Mẹ không hiểu được trong hành động của Thiên Chúa, để Thiên Chúa mở rộng tâm trí của Mẹ.”
Niềm tin: một bằng chứng của những điều vô hình
Trong thông điệp Spe salvi năm 2007, Đức Bênêđictô XVI đã vẽ ra những mối liên hệ rộng lớn giữa các nhân đức quan yếu là đức tin và đức cậy.
Trong tiêu đề phụ đầu tiên của thông điệp, Đức Bênêđictô nói rằng đức tin là niềm hy vọng.
Ngài viết: “Đức tin không chỉ đơn thuần là sự vươn tới của cá nhân đối với những điều sẽ xảy ra mà vẫn hoàn toàn chưa có: đức tin mang lại cho chúng ta một điều gì đó. Đức tin mang lại cho chúng ta ngay bây giờ một cái gì đó của thực tại mà chúng ta đang chờ đợi, và thực tại ngay bây giờ này tạo thành một 'bằng chứng' cho chúng ta về những điều vẫn chưa được nhìn thấy. Niềm tin kéo tương lai vào hiện tại, để nó không còn đơn giản là 'chưa'. Thực tế trong đó tương lai này tồn tại thay đổi hiện tại; hiện tại được chạm đến bởi thực tại tương lai, và do đó, những thứ của tương lai tràn vào những thứ của hiện tại và những thứ của hiện tại tràn vào những thứ của tương lai.”
Về những niềm tin không sinh hoa trái
Trong Tự sắc Porta fidei hay Cửa đức tin năm 2011 của Đức Bênêđictô, ngài đã viết về tầm quan trọng của lòng bác ái và mối liên hệ của đức ái với đức tin.
Đức Thánh Cha viết: “Đức tin không có đức ái thì không sinh hoa trái, trong khi đức ái không có đức tin sẽ là một tình cảm luôn bị nghi ngờ”.
Ngài nói tiếp: “Đức tin và lòng bác ái mỗi thứ đòi hỏi nhau, theo cách mà cái này cho phép cái kia đi theo con đường tương ứng của nó. Thật vậy, nhiều Kitô hữu hiến dâng cuộc sống của họ với tình yêu thương cho những người cô đơn, bị gạt ra bên lề hoặc bị loại trừ, như những người đầu tiên đòi hỏi sự chú ý của chúng ta và những người quan trọng nhất để chúng ta nâng đỡ, bởi vì chính nơi họ phản ánh khuôn mặt của chính Chúa Kitô được nhìn thấy. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra khuôn mặt của Chúa phục sinh nơi những người cầu xin tình yêu của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency