Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 05/01/2010
DÂN TUYỂN CHỌN
Cụ già Constan chín mươi hai tuổi đã kinh qua lịch sử lò sát sinh ở Ba Lan, trại tập trung của Đức quốc xã, và các vận động lớn nhỏ khác chống đối người Do Thái.
Ông ta nói:
- “Lạy Chúa chúng con, chúng con là dân tuyển chọn của Ngài, có đúng vậy không ?”
Có một âm thanh phát ra từ trên trời xanh trả lời:
- “Đúng vậy Constan, người Do Thái là dân của Ta tuyển chọn.”
- “Đã vậy, Ngài không cảm thấy nên đổi một loại người khác hay sao ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Dân Do Thái (Israel) rất tự hào vì được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của mình, thế nhưng người Do Thái –cho đến hôm nay- vẫn không nhận ra được Đấng Cứu Thế -Messia- đã đến.
Qua lịch sử trong cựu ước thì Do Thái là một dân tộc được Thiên Chúa chọn và ban cho rất nhiều hồng ân cách đặc biệt, từ các tổ phụ Ap-ra-ham cho đến các vị lãnh đạo tài đức như Môi-sê, Gio-suê, Đa-vít.v.v...Thế nhưng họ vẫn chưa nhận ra được Đấng cứu thế đã đến trong trần gian, và chối từ Ngài như lời thánh Gioan tông đồ đã nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” (Ga 1, 11)
Vì người nhà (dân Do Thái) không đón nhận, nên Ngài đã tuyển chọn một dân mới để ban ơn cứu độ cho trần gian, đó chính là Hội Thánh Công Giáo, là dân Is-ra-en mới, là dân tuyển chọn mới của Thiên Chúa.
Chúa Giê-su là Đấng Messia mà dân Do Thái mong đợi, nhưng họ không tin vào Ngài và đóng đinh Ngài vào thập giá, chính họ đã khước từ Đấng cứu độ trần gian và là niềm hạnh phúc của họ.
Giáo Hội Công Giáo được Chúa Giê-su –Đấng cứu độ trần gian- thiết lập, chứ không phải do con người thiết lập, do đó mà từ trong Giáo Hội này –dân Ít-ra-en mới này, Thiên Chúa đã không ngừng hướng dẫn, ban ơn và soi sáng, để Giáo Hội trở nên ánh sáng cứu độ cho mọi người.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cụ già Constan chín mươi hai tuổi đã kinh qua lịch sử lò sát sinh ở Ba Lan, trại tập trung của Đức quốc xã, và các vận động lớn nhỏ khác chống đối người Do Thái.
Ông ta nói:
- “Lạy Chúa chúng con, chúng con là dân tuyển chọn của Ngài, có đúng vậy không ?”
Có một âm thanh phát ra từ trên trời xanh trả lời:
- “Đúng vậy Constan, người Do Thái là dân của Ta tuyển chọn.”
- “Đã vậy, Ngài không cảm thấy nên đổi một loại người khác hay sao ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Dân Do Thái (Israel) rất tự hào vì được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của mình, thế nhưng người Do Thái –cho đến hôm nay- vẫn không nhận ra được Đấng Cứu Thế -Messia- đã đến.
Qua lịch sử trong cựu ước thì Do Thái là một dân tộc được Thiên Chúa chọn và ban cho rất nhiều hồng ân cách đặc biệt, từ các tổ phụ Ap-ra-ham cho đến các vị lãnh đạo tài đức như Môi-sê, Gio-suê, Đa-vít.v.v...Thế nhưng họ vẫn chưa nhận ra được Đấng cứu thế đã đến trong trần gian, và chối từ Ngài như lời thánh Gioan tông đồ đã nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” (Ga 1, 11)
Vì người nhà (dân Do Thái) không đón nhận, nên Ngài đã tuyển chọn một dân mới để ban ơn cứu độ cho trần gian, đó chính là Hội Thánh Công Giáo, là dân Is-ra-en mới, là dân tuyển chọn mới của Thiên Chúa.
Chúa Giê-su là Đấng Messia mà dân Do Thái mong đợi, nhưng họ không tin vào Ngài và đóng đinh Ngài vào thập giá, chính họ đã khước từ Đấng cứu độ trần gian và là niềm hạnh phúc của họ.
Giáo Hội Công Giáo được Chúa Giê-su –Đấng cứu độ trần gian- thiết lập, chứ không phải do con người thiết lập, do đó mà từ trong Giáo Hội này –dân Ít-ra-en mới này, Thiên Chúa đã không ngừng hướng dẫn, ban ơn và soi sáng, để Giáo Hội trở nên ánh sáng cứu độ cho mọi người.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 05/01/2010
N2T |
20. Người góa phụ nghèo được coi là dâng cúng nhiều hơn tất cả mọi người, bởi vì khi bà ta bỏ vào hòm cúng hai đồng xu, thì mang tấm lòng thanh khiết thiện tâm yêu mến Thiên Chúa.
(Thánh Bruno)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 05/01/2010
N2T |
336. Thà rằng làm một việc tốt, còn hơn tham nhiều mà làm vỡ một đống sự việc.
Lương tâm trong sáng như kim cương
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:18 05/01/2010
LƯƠNG TÂM TRONG SÁNG NHƯ KIM CƯƠNG
- Con nhỏ này là một con phát-xít! Có ngày, tớ sẽ cho nó một bài học!
Một nam sinh lùng bùng nói với bạn. Người bạn trả lời:
- Nó không phải phát-xít đâu! Nhưng con nhỏ có tư tưởng riêng và không sợ nói lên tư tưởng của mình! Con nhỏ có một lương tâm trong sáng như kim cương!
Con nhỏ làm đề tài đối thoại giữa hai nam sinh chính là nữ sinh Maria Letizia Galeazzo mà bạn bè âu yếm gọi bằng tên Cilla.
Cilla có tính tình ngay thẳng và một ý chí sắt đá. Vào đầu thập niên 1970 khi học sinh các trường ở Ý tổ chức các cuộc đình công đòi hỏi này nọ thì Cilla rất ao ước tự do đến trường học. Cô nữ sinh thường dám băng ngang hàng rào ”các học sinh đình công” đứng chặn trước cổng trường và nói lớn:
- Tự do không dành cho hết mọi người sao?
Maria Letizia Galeazzo chào đời ngày 18-8-1961 tại Montemagno (Tây Bắc Ý). Montemagno nằm trên sườn đồi thật đẹp. Cilla tung tăng lớn lên trong khung cảnh mộng mơ với bầu khí gia đình đầm ấm cùng hai em, một trai một gái. Khi người vú già kể cho bé Cilla nghe chuyện các nhà truyền giáo, Cilla liền nói:
- Lớn lên con sẽ làm nhà truyền giáo trên Trời!
Bà vú mỉm cười thầm nghĩ:
- Quý vị con nít thường tuyên bố như thế, nào ai biết được các cô cậu bé nghĩ gì!
Mãn bậc tiểu học, Cilla ghi tên vào trường trung học đệ nhất cấp ở Asti. Đây là thời kỳ có nhiều biến động trong các trường. Nơi lớp học của Cilla, 15 học sinh tự xưng là cộng sản. Những học sinh còn lại không dám lên
tiếng. Chỉ riêng Cilla tuyên xưng:
- Tôi là tín hữu Kitô. Tôi là người Công Giáo.
Khi có những cuộc bàn cãi đụng độ trong lớp vì các khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, Cilla không hèn nhát giữ thinh lặng. Cô thiếu nữ can đảm công khai bênh vực chính nghĩa, tự do và đạo Công Giáo.
Năm 1975, Cilla bước vào bậc trung học đệ nhị cấp. Cô gái ghi danh vào trường Sư Phạm ở Asti. Cilla xinh đẹp duyên dáng ở lứa tuổi trăng tròn, với mái tóc vàng buông xuống bờ vai. Cilla ghi trong nhật ký về những ngày đầu tiên đi học:
- Tôi muốn sống và không muốn cô đơn. Muốn nghe nhạc chứ không muốn khóc. Muốn nhìn trời cao và khởi đầu một tương lai sáng sủa hơn.
Một tháng sau khi niên học bắt đầu, nhiều học sinh Công Giáo trường Sư Phạm Asti ghi tên gia nhập phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng. Các học sinh thành viên thường họp nhau đọc ”Giờ Kinh Phụng Vụ” nơi hành lang, 10 phút trước giờ học. Các bạn mời Cilla cùng tham dự giờ kinh. Cilla vui vẻ nhận lời. Sau đó, cô thiếu nữ theo các bạn tham dự ngày họp của phong trào. Cilla khám phá ra tinh thần của phong trào:
- Tình bạn sống trong Đức Tin và trong Giáo Hội Công Giáo.
Cilla cũng khám phá ra việc cầu nguyện. Cô ghi trong nhật ký:
- Mặc dầu chưa chính thức là thành viên nhưng tôi bắt đầu sống tinh thần của phong trào trong danh thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Thật tuyệt vời khi trông thấy các bạn không cùng tuổi, khác phái, khác tính tình, lại sống chung và hiệp nhất với nhau!
Sau khi chính thức gia nhập phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, Cilla tìm thấy Đức Tin và cầu nguyện. Cô trở thành hội viên nhiệt thành của phong trào. Angioletta, một bạn thân của Cilla làm chứng:
- Niềm ao ước sâu xa nhất của Cilla, kể từ khi gặp được Chúa, là không muốn chỉ một mình sống kinh nghiệm chân thật và tuyệt vời. Trái lại, cô muốn chia sẻ với mọi người. Do đó, chỉ sau thời gian ngắn, toàn gia đình gồm cha mẹ và hai em, tất cả gia nhập phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng”. Điều này chứng tỏ Cilla sống chứng tá tinh thần phong trào rất cao. Mọi người muốn biết lý do nào khiến cô thiếu nữ trở nên hiền dịu và luôn luôn vui sống.
Nhân dịp lễ Phục Sinh năm 1976, phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng” tổ chức 3 ngày tĩnh tâm. Cilla ghi tên tham dự. Sau kỳ tĩnh tâm đó, Cilla như trưởng thành và tiến nhanh trên đường thiêng liêng. Thân mẫu của Cilla thường bắt gặp cô gái ngồi trầm tư suy niệm, hoặc chăm chú đọc sách ”Các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Chính Cilla nói về kết quả của 3 ngày tĩnh tâm:
- Quả thật, 3 ngày đối với tôi như 15 năm. Tôi có thời giờ nói chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Chỉ duy nhất Ngài với tôi và tôi với Ngài. Tôi xin Chúa cho tình yêu nhỏ bé của tôi mỗi ngày một giống như Tình Yêu của Ngài: bao la, trong sáng và rộng mở cho mọi người. Giờ đây tôi cảm thấy yêu sống vì sự sống đến từ THIÊN CHÚA, chính Ngài trao ban cho con người.
Nhưng cô thiếu nữ yêu đời được THIÊN CHÚA sớm gọi về với Ngài. Ngày 5-7-1976, Cilla (Maria Letizia Galeazzo) bị tử nạn, hưởng dương 15 tuổi.
Một đoàn người đông đảo đưa tiễn cô thiếu nữ đến nơi an nghỉ sau cùng. Nhiều người khóc ròng. Nơi nghĩa trang, trước khi lấp mộ, các thành viên phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng” đọc ”Giờ Kinh Phụng Vụ” để vĩnh biệt Cilla yêu dấu.
... ”Bạn tình của anh hỡi, nàng đẹp tựa Tia-Xa, duyên dáng tựa Giêrusalem, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ.. Có đến sáu mươi hoàng hậu, cả tám chục phi tần, còn cung nữ thì nhiều vô kể. Nhưng, bồ câu của tôi là duy nhất, người đẹp của tôi chỉ có một, thật mười phân vẹn mười. Mẹ nàng có mình nàng là gái, và nàng được thân mẫu rất mực cưng chiều. Các thiếu nữ trông thấy nàng đều ngợi khen nàng diễm phúc; hoàng hậu phi tần đều tán tụng: ”Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Sách Diễm Ca 6,4-10).
(Teresio Bosco, ”Laura, Cilla, Sally”, Editrice Elle Di Ci, Leumann (Torino), 1991, trang 8-17)
- Con nhỏ này là một con phát-xít! Có ngày, tớ sẽ cho nó một bài học!
Một nam sinh lùng bùng nói với bạn. Người bạn trả lời:
- Nó không phải phát-xít đâu! Nhưng con nhỏ có tư tưởng riêng và không sợ nói lên tư tưởng của mình! Con nhỏ có một lương tâm trong sáng như kim cương!
Con nhỏ làm đề tài đối thoại giữa hai nam sinh chính là nữ sinh Maria Letizia Galeazzo mà bạn bè âu yếm gọi bằng tên Cilla.
Cilla có tính tình ngay thẳng và một ý chí sắt đá. Vào đầu thập niên 1970 khi học sinh các trường ở Ý tổ chức các cuộc đình công đòi hỏi này nọ thì Cilla rất ao ước tự do đến trường học. Cô nữ sinh thường dám băng ngang hàng rào ”các học sinh đình công” đứng chặn trước cổng trường và nói lớn:
- Tự do không dành cho hết mọi người sao?
Maria Letizia Galeazzo chào đời ngày 18-8-1961 tại Montemagno (Tây Bắc Ý). Montemagno nằm trên sườn đồi thật đẹp. Cilla tung tăng lớn lên trong khung cảnh mộng mơ với bầu khí gia đình đầm ấm cùng hai em, một trai một gái. Khi người vú già kể cho bé Cilla nghe chuyện các nhà truyền giáo, Cilla liền nói:
- Lớn lên con sẽ làm nhà truyền giáo trên Trời!
Bà vú mỉm cười thầm nghĩ:
- Quý vị con nít thường tuyên bố như thế, nào ai biết được các cô cậu bé nghĩ gì!
Mãn bậc tiểu học, Cilla ghi tên vào trường trung học đệ nhất cấp ở Asti. Đây là thời kỳ có nhiều biến động trong các trường. Nơi lớp học của Cilla, 15 học sinh tự xưng là cộng sản. Những học sinh còn lại không dám lên
tiếng. Chỉ riêng Cilla tuyên xưng:
- Tôi là tín hữu Kitô. Tôi là người Công Giáo.
Khi có những cuộc bàn cãi đụng độ trong lớp vì các khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, Cilla không hèn nhát giữ thinh lặng. Cô thiếu nữ can đảm công khai bênh vực chính nghĩa, tự do và đạo Công Giáo.
Năm 1975, Cilla bước vào bậc trung học đệ nhị cấp. Cô gái ghi danh vào trường Sư Phạm ở Asti. Cilla xinh đẹp duyên dáng ở lứa tuổi trăng tròn, với mái tóc vàng buông xuống bờ vai. Cilla ghi trong nhật ký về những ngày đầu tiên đi học:
- Tôi muốn sống và không muốn cô đơn. Muốn nghe nhạc chứ không muốn khóc. Muốn nhìn trời cao và khởi đầu một tương lai sáng sủa hơn.
Một tháng sau khi niên học bắt đầu, nhiều học sinh Công Giáo trường Sư Phạm Asti ghi tên gia nhập phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng. Các học sinh thành viên thường họp nhau đọc ”Giờ Kinh Phụng Vụ” nơi hành lang, 10 phút trước giờ học. Các bạn mời Cilla cùng tham dự giờ kinh. Cilla vui vẻ nhận lời. Sau đó, cô thiếu nữ theo các bạn tham dự ngày họp của phong trào. Cilla khám phá ra tinh thần của phong trào:
- Tình bạn sống trong Đức Tin và trong Giáo Hội Công Giáo.
Cilla cũng khám phá ra việc cầu nguyện. Cô ghi trong nhật ký:
- Mặc dầu chưa chính thức là thành viên nhưng tôi bắt đầu sống tinh thần của phong trào trong danh thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Thật tuyệt vời khi trông thấy các bạn không cùng tuổi, khác phái, khác tính tình, lại sống chung và hiệp nhất với nhau!
Sau khi chính thức gia nhập phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng, Cilla tìm thấy Đức Tin và cầu nguyện. Cô trở thành hội viên nhiệt thành của phong trào. Angioletta, một bạn thân của Cilla làm chứng:
- Niềm ao ước sâu xa nhất của Cilla, kể từ khi gặp được Chúa, là không muốn chỉ một mình sống kinh nghiệm chân thật và tuyệt vời. Trái lại, cô muốn chia sẻ với mọi người. Do đó, chỉ sau thời gian ngắn, toàn gia đình gồm cha mẹ và hai em, tất cả gia nhập phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng”. Điều này chứng tỏ Cilla sống chứng tá tinh thần phong trào rất cao. Mọi người muốn biết lý do nào khiến cô thiếu nữ trở nên hiền dịu và luôn luôn vui sống.
Nhân dịp lễ Phục Sinh năm 1976, phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng” tổ chức 3 ngày tĩnh tâm. Cilla ghi tên tham dự. Sau kỳ tĩnh tâm đó, Cilla như trưởng thành và tiến nhanh trên đường thiêng liêng. Thân mẫu của Cilla thường bắt gặp cô gái ngồi trầm tư suy niệm, hoặc chăm chú đọc sách ”Các Giờ Kinh Phụng Vụ”. Chính Cilla nói về kết quả của 3 ngày tĩnh tâm:
- Quả thật, 3 ngày đối với tôi như 15 năm. Tôi có thời giờ nói chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Chỉ duy nhất Ngài với tôi và tôi với Ngài. Tôi xin Chúa cho tình yêu nhỏ bé của tôi mỗi ngày một giống như Tình Yêu của Ngài: bao la, trong sáng và rộng mở cho mọi người. Giờ đây tôi cảm thấy yêu sống vì sự sống đến từ THIÊN CHÚA, chính Ngài trao ban cho con người.
Nhưng cô thiếu nữ yêu đời được THIÊN CHÚA sớm gọi về với Ngài. Ngày 5-7-1976, Cilla (Maria Letizia Galeazzo) bị tử nạn, hưởng dương 15 tuổi.
Một đoàn người đông đảo đưa tiễn cô thiếu nữ đến nơi an nghỉ sau cùng. Nhiều người khóc ròng. Nơi nghĩa trang, trước khi lấp mộ, các thành viên phong trào ”Hiệp Thông và Giải Phóng” đọc ”Giờ Kinh Phụng Vụ” để vĩnh biệt Cilla yêu dấu.
... ”Bạn tình của anh hỡi, nàng đẹp tựa Tia-Xa, duyên dáng tựa Giêrusalem, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ.. Có đến sáu mươi hoàng hậu, cả tám chục phi tần, còn cung nữ thì nhiều vô kể. Nhưng, bồ câu của tôi là duy nhất, người đẹp của tôi chỉ có một, thật mười phân vẹn mười. Mẹ nàng có mình nàng là gái, và nàng được thân mẫu rất mực cưng chiều. Các thiếu nữ trông thấy nàng đều ngợi khen nàng diễm phúc; hoàng hậu phi tần đều tán tụng: ”Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Sách Diễm Ca 6,4-10).
(Teresio Bosco, ”Laura, Cilla, Sally”, Editrice Elle Di Ci, Leumann (Torino), 1991, trang 8-17)
Vào đời
Mic. Cao Danh Viện
07:20 05/01/2010
Khởi đầu sứ vụ tiên tri
Từ giòng sông ấy Chúa đi vào đời
Dẫu Người là chính Ngôi Lời
Trầm mình thanh tẩy bởi người Gio-an
Dòng sông hạnh phúc Jor-dan
Hôm nay chiêm ngắm vinh quang tuyệt vời
Ba Ngôi hiện hữu trên ngươi
Cho giòng nước mát nên lời hoan ca
Từ ngươi Đấng Mê-si-a
Oai phong hiển hách chan hoà Thần Linh
Làm Chiên Con gánh tội tình
Vào đời dựng Nước hoà bình yêu thương
Từ Jor-dan một con đường
Công khai Sứ Điệp Tình Thương Nước Trời
Ba năm rong ruổi đường đời
Chân đi miệng nói tay mời bình an
Chúa ơi! Thế giới lầm than
Xin ơn thanh tẩy muôn ngàn tội vương
Cho người người biết yêu thương
Khởi đi chứng tá bằng đường canh tân
Thế gian tràn ngập Thánh Thần.
Nhờ ơn Phép Rửa dấn thân vào đời.
Từ giòng sông ấy Chúa đi vào đời
Dẫu Người là chính Ngôi Lời
Trầm mình thanh tẩy bởi người Gio-an
Dòng sông hạnh phúc Jor-dan
Hôm nay chiêm ngắm vinh quang tuyệt vời
Ba Ngôi hiện hữu trên ngươi
Cho giòng nước mát nên lời hoan ca
Từ ngươi Đấng Mê-si-a
Oai phong hiển hách chan hoà Thần Linh
Làm Chiên Con gánh tội tình
Vào đời dựng Nước hoà bình yêu thương
Từ Jor-dan một con đường
Công khai Sứ Điệp Tình Thương Nước Trời
Ba năm rong ruổi đường đời
Chân đi miệng nói tay mời bình an
Chúa ơi! Thế giới lầm than
Xin ơn thanh tẩy muôn ngàn tội vương
Cho người người biết yêu thương
Khởi đi chứng tá bằng đường canh tân
Thế gian tràn ngập Thánh Thần.
Nhờ ơn Phép Rửa dấn thân vào đời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài suy niệm của vị bề trên Taizé trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ tại Pozan
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:09 05/01/2010
Dưới đây là bài suy niệm của Thầy Alois, Bề Trên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé, được đọc trong buổi canh thức vào tối ngày 31 tháng 12 năm 2009 trong khuôn khổ Đại Hội Giới Trẻ Châu Âu tại Pozan, Ba Lan với sự tham dự của 30 ngàn bạn trẻ.
Ngày ấy cách đây 20 năm đánh dấu kỳ Đại Hội Giới Trẻ đầu tiên trong khuôn khổ Châu Âu tại Ba Lan được diễn ra không lâu ngay sau biến cố sụp đổ bức tường Berlin. Đó là ngày lễ hội của tự do được tìm thấy, một khoảnh khắc tràn ngập niềm vui.
Lúc ấy là thời điểm của niềm phấn khởi, còn bây giờ là thời kỳ của định đoạt và kiên định.
Nên chăng ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của tự do ? Tự do chính là cái có thể lựa chọn bằng tất cả sự ưu tiên của chúng ta. Tự do còn mang hàm ý là không nhượng bộ với khuynh hướng xấu trong con người chúng ta. Tự do là chấp nhận một cuộc chiến chống lại những cơ cấu bất công trong xã hội.
Tự do còn là sự ưng thuận bày tỏ niềm tin của chúng ta. Trong thời gian viếng thăm Trung Hoa mới đây, cùng với hai người anh em trong Cộng Đoàn, có rất nhiều người đã kể cho chúng tôi nghe những đau khổ mà bố mẹ, ông bà của họ phải chịu đựng vì đức tin. Trong số chúng ta có nhiều người đến từ Ba Lan, hay các nước Đông Tây Âu cũng có bố mẹ hoặc ông bà đã từng thấm thía ý nghĩa của sự can trường vì đức tin.
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về những Kitô hữu ấy vì đã đứng vững và kiên tâm chịu đựng. Hôm nay, chúng ta trở nên gần gũi với những tín đồ tại Trung Hoa. Họ thật cảm kích khi biết rằng tại Taizé chúng ta cầu nguyện cho họ vào buổi tối thứ sáu.
Tối hôm nay tôi muốn nói vài lời cách riêng với các bạn trẻ Ba Lan. Các bạn được bén rễ sâu trong cội nguồn đức tin. Trải qua hàng thế kỷ, một truyền thống đã được tôi luyện nơi đất nước các bạn và cho phép dân tộc các bạn vượt qua những thử thách lớn lao. Thông thường cội nguồn ấy gắn liền với gia đình, giáo xứ mà tại đó các bạn đã được lớn lên.
Hôm nay, các bạn tìm cách để làm mới lại sự biểu đạt đức tin, và điều đó thật là tốt đẹp. Những cách thức diễn tả bên ngoài có thể thay đổi, đôi khi nó cần thay đổi để cho ánh sáng đức tin chiếu dọi tia sáng mới.
Tuy nhiên cuộc tìm kiếm này chỉ đạt kết quả khi chúng đồng hành với sự đồng cảm giữa các giá trị truyền thống được nhận lãnh. Đây là một thách đố: Tạo ra cái mới, lại vừa dựa trên giá trị truyền thống. Cộng Đoàn Đại Kết Taizé mong muốn đồng hành cùng các bạn trong cuộc tìm kiếm này. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều từ đất nước của các bạn. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi sống kết thân với hành trình của các bạn.
Ánh sáng mà các trẻ em vừa thắp lên và được chúng ta truyền cho nhau đến từ một nơi rất xa: ngọn đuốc được mang đến từ hang Bếtlem bên Giêrusalem.
Ngọn lửa của hòa bình và hữu nghị đang cháy đây chiếu sáng cho tất cả nhân loại. Chúng ta không thể chấp nhận rằng trên thế giới này những bất công leo thang, hay chỉ có một số người được thừa hưởng sự thịnh vượng giầu sang, trong khi đó đại bộ phận sống trong nghèo đói. Chúng ta muốn chọn một cuộc sống giản đơn để cổ võ cho sự chia sẻ, liên đới và sử dụng với tinh thần trách nhiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta.
Vâng, ánh sáng của hòa bình dành cho tất cả nhân loại. Điều đó thúc đẩy chúng ta tiếp tục « cuộc hành hương niềm tin trên trái đất ». Và đây là một trong những chặng tiếp theo của hành trình ấy.
Mỗi tuần của năm tới đều có những cuộc gặp gỡ. Vào tháng Tám, chúng tôi tưởng nhớ Thầy Roger: đã ngần 5 năm trời Thầy lìa xa chúng ta. Cũng trong năm ấy là sinh nhật lần thứ 70 của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé.
Trong năm nay có những cuộc hẹn tại Bồ Đào Nha, Sarajevo, và Na Uy.
Tiếp theo, trong năm tới chúng ta có kỳ Đại Hội mới trong khuôn khổ Châu Âu. Nó được diễn ra tại một đất nước mà chưa một lần được tổ chức tại đây. Đó là tại thành phố Rotterdam Hà Lan từ ngày 28 tháng 12 năm 2010 đến ngày 01 tháng Giêng năm 2011.
(Bằng Tiếng Hòa Lan)
Kể từ vài tháng nay, sự chuẩn bị đã được quảng bá và điều đó nói lên sự vui mừng phấn khởi. Thật là vui biết bao khi thấy các Giáo Hội với nhiều khác biệt nhưng hợp lại để cùng nhau giới thiệu một khuôn mặt mới của Giáo Hội. Xin cám ơn người dân Hòa Lan.
Cuộc hành hương của chúng ta đã được mở rộng từ một vài năm qua đến tận Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh. Tại sao thế ? Sự toàn cầu hóa, dầu với những hỗn tạp kèm theo, đã mang lại cho chúng ta những khả năng biểu đạt sự hiệp thông toàn cầu tính trong Đức Kitô.
Như đã thông báo cách đây một năm, Đại Hội Giới Trẻ lần thứ Năm trong khuôn khổ Châu Á sẽ được diễn ra trong vài tuần nữa, vào đầu tháng hai tại thủ đô Malina, Philippin. Các bạn trẻ Philippin đang hiện diện nơi đây giữa chúng ta bảo đảm rằng cánh cửa và tâm hồn luôn rộng mở để đón tiếp.
Sau Châu Á, chúng ta quay sang Châu Mỹ La Tinh. Từ ngày 8 đến 12 tháng 12 năm 2010, Kỳ Đại Hội Giới trẻ lần thứ Hai trong khuôn khổ châu lục này sẽ được tổ chức tại thành phố Santiago, Chilê.
Người Chilê đang có mặt nơi đây, Tuyên Úy Công Giáo học đường của Santiago, cha Galo và nhiều bạn trẻ. Một trong số đó, bạn Claudio sẽ nói với chúng ta:
(Bằng Tiếng Tây Ban Nha)
Vậy là đã ba năm trôi qua, kể từ khi các bạn chủ nhà Bolivia mời chúng tôi tham dự kỳ Đại Hội Giới Trẻ của Taizé trong khuôn khổ Châu Mỹ La Tinh. Bây giờ cuộc hành hương niềm tin trên trái đất mở sang một trang mới trên quê hương đất nước của chúng tôi. Đối với các bạn trẻ Châu Mỹ La Tinh nói chung và Chilê nói riêng, đó sẽ là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ trong hiệp thông và lặp lại lời cam kết dấn thân của người môn đệ Đức Kitô phục vụ cho triều đại của Ngài. Với niềm vui lớn lao, chúng tôi trong tư cách là nước chủ nhà mời các bạn tham dự kỳ Đại Hội tại Santiago của Chilê.
(Một em)
Tối nay, chúng tôi chào mừng các bạn trẻ đến từ Moldavia, Armênia, Croatia, Hunggary, Bungary, Slovênia, Estonia, Lettonia, Cộng Hòa Séc, Italia và đặc biệt là các bạn trẻ đến từ Aquila, nơi đã phải hứng chịu trận động đất vào năm ngoái.
Chúng tôi cũng gửi đến các bạn đến từ Châu Mỹ La Tinh như Chilê, Brazil, Mêxicô, Porto-Rico, Cuba, Colombia, Argentina, Venezuela, Canada và Hoa Kỳ lời chào.
Buổi canh thức bây giờ được tiếp tục bởi một thánh ca và lời cầu nguyện xung quanh Thánh Giá.
(Chuyển dịch từ nguồn: http://zenit.org/article-23109?l=french )
Ngày ấy cách đây 20 năm đánh dấu kỳ Đại Hội Giới Trẻ đầu tiên trong khuôn khổ Châu Âu tại Ba Lan được diễn ra không lâu ngay sau biến cố sụp đổ bức tường Berlin. Đó là ngày lễ hội của tự do được tìm thấy, một khoảnh khắc tràn ngập niềm vui.
Lúc ấy là thời điểm của niềm phấn khởi, còn bây giờ là thời kỳ của định đoạt và kiên định.
Nên chăng ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của tự do ? Tự do chính là cái có thể lựa chọn bằng tất cả sự ưu tiên của chúng ta. Tự do còn mang hàm ý là không nhượng bộ với khuynh hướng xấu trong con người chúng ta. Tự do là chấp nhận một cuộc chiến chống lại những cơ cấu bất công trong xã hội.
Tự do còn là sự ưng thuận bày tỏ niềm tin của chúng ta. Trong thời gian viếng thăm Trung Hoa mới đây, cùng với hai người anh em trong Cộng Đoàn, có rất nhiều người đã kể cho chúng tôi nghe những đau khổ mà bố mẹ, ông bà của họ phải chịu đựng vì đức tin. Trong số chúng ta có nhiều người đến từ Ba Lan, hay các nước Đông Tây Âu cũng có bố mẹ hoặc ông bà đã từng thấm thía ý nghĩa của sự can trường vì đức tin.
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa về những Kitô hữu ấy vì đã đứng vững và kiên tâm chịu đựng. Hôm nay, chúng ta trở nên gần gũi với những tín đồ tại Trung Hoa. Họ thật cảm kích khi biết rằng tại Taizé chúng ta cầu nguyện cho họ vào buổi tối thứ sáu.
Tối hôm nay tôi muốn nói vài lời cách riêng với các bạn trẻ Ba Lan. Các bạn được bén rễ sâu trong cội nguồn đức tin. Trải qua hàng thế kỷ, một truyền thống đã được tôi luyện nơi đất nước các bạn và cho phép dân tộc các bạn vượt qua những thử thách lớn lao. Thông thường cội nguồn ấy gắn liền với gia đình, giáo xứ mà tại đó các bạn đã được lớn lên.
Hôm nay, các bạn tìm cách để làm mới lại sự biểu đạt đức tin, và điều đó thật là tốt đẹp. Những cách thức diễn tả bên ngoài có thể thay đổi, đôi khi nó cần thay đổi để cho ánh sáng đức tin chiếu dọi tia sáng mới.
Tuy nhiên cuộc tìm kiếm này chỉ đạt kết quả khi chúng đồng hành với sự đồng cảm giữa các giá trị truyền thống được nhận lãnh. Đây là một thách đố: Tạo ra cái mới, lại vừa dựa trên giá trị truyền thống. Cộng Đoàn Đại Kết Taizé mong muốn đồng hành cùng các bạn trong cuộc tìm kiếm này. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều từ đất nước của các bạn. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi sống kết thân với hành trình của các bạn.
Ánh sáng mà các trẻ em vừa thắp lên và được chúng ta truyền cho nhau đến từ một nơi rất xa: ngọn đuốc được mang đến từ hang Bếtlem bên Giêrusalem.
Ngọn lửa của hòa bình và hữu nghị đang cháy đây chiếu sáng cho tất cả nhân loại. Chúng ta không thể chấp nhận rằng trên thế giới này những bất công leo thang, hay chỉ có một số người được thừa hưởng sự thịnh vượng giầu sang, trong khi đó đại bộ phận sống trong nghèo đói. Chúng ta muốn chọn một cuộc sống giản đơn để cổ võ cho sự chia sẻ, liên đới và sử dụng với tinh thần trách nhiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta.
Vâng, ánh sáng của hòa bình dành cho tất cả nhân loại. Điều đó thúc đẩy chúng ta tiếp tục « cuộc hành hương niềm tin trên trái đất ». Và đây là một trong những chặng tiếp theo của hành trình ấy.
Mỗi tuần của năm tới đều có những cuộc gặp gỡ. Vào tháng Tám, chúng tôi tưởng nhớ Thầy Roger: đã ngần 5 năm trời Thầy lìa xa chúng ta. Cũng trong năm ấy là sinh nhật lần thứ 70 của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé.
Trong năm nay có những cuộc hẹn tại Bồ Đào Nha, Sarajevo, và Na Uy.
Tiếp theo, trong năm tới chúng ta có kỳ Đại Hội mới trong khuôn khổ Châu Âu. Nó được diễn ra tại một đất nước mà chưa một lần được tổ chức tại đây. Đó là tại thành phố Rotterdam Hà Lan từ ngày 28 tháng 12 năm 2010 đến ngày 01 tháng Giêng năm 2011.
(Bằng Tiếng Hòa Lan)
Kể từ vài tháng nay, sự chuẩn bị đã được quảng bá và điều đó nói lên sự vui mừng phấn khởi. Thật là vui biết bao khi thấy các Giáo Hội với nhiều khác biệt nhưng hợp lại để cùng nhau giới thiệu một khuôn mặt mới của Giáo Hội. Xin cám ơn người dân Hòa Lan.
Cuộc hành hương của chúng ta đã được mở rộng từ một vài năm qua đến tận Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh. Tại sao thế ? Sự toàn cầu hóa, dầu với những hỗn tạp kèm theo, đã mang lại cho chúng ta những khả năng biểu đạt sự hiệp thông toàn cầu tính trong Đức Kitô.
Như đã thông báo cách đây một năm, Đại Hội Giới Trẻ lần thứ Năm trong khuôn khổ Châu Á sẽ được diễn ra trong vài tuần nữa, vào đầu tháng hai tại thủ đô Malina, Philippin. Các bạn trẻ Philippin đang hiện diện nơi đây giữa chúng ta bảo đảm rằng cánh cửa và tâm hồn luôn rộng mở để đón tiếp.
Sau Châu Á, chúng ta quay sang Châu Mỹ La Tinh. Từ ngày 8 đến 12 tháng 12 năm 2010, Kỳ Đại Hội Giới trẻ lần thứ Hai trong khuôn khổ châu lục này sẽ được tổ chức tại thành phố Santiago, Chilê.
Người Chilê đang có mặt nơi đây, Tuyên Úy Công Giáo học đường của Santiago, cha Galo và nhiều bạn trẻ. Một trong số đó, bạn Claudio sẽ nói với chúng ta:
(Bằng Tiếng Tây Ban Nha)
Vậy là đã ba năm trôi qua, kể từ khi các bạn chủ nhà Bolivia mời chúng tôi tham dự kỳ Đại Hội Giới Trẻ của Taizé trong khuôn khổ Châu Mỹ La Tinh. Bây giờ cuộc hành hương niềm tin trên trái đất mở sang một trang mới trên quê hương đất nước của chúng tôi. Đối với các bạn trẻ Châu Mỹ La Tinh nói chung và Chilê nói riêng, đó sẽ là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ trong hiệp thông và lặp lại lời cam kết dấn thân của người môn đệ Đức Kitô phục vụ cho triều đại của Ngài. Với niềm vui lớn lao, chúng tôi trong tư cách là nước chủ nhà mời các bạn tham dự kỳ Đại Hội tại Santiago của Chilê.
(Một em)
Tối nay, chúng tôi chào mừng các bạn trẻ đến từ Moldavia, Armênia, Croatia, Hunggary, Bungary, Slovênia, Estonia, Lettonia, Cộng Hòa Séc, Italia và đặc biệt là các bạn trẻ đến từ Aquila, nơi đã phải hứng chịu trận động đất vào năm ngoái.
Chúng tôi cũng gửi đến các bạn đến từ Châu Mỹ La Tinh như Chilê, Brazil, Mêxicô, Porto-Rico, Cuba, Colombia, Argentina, Venezuela, Canada và Hoa Kỳ lời chào.
Buổi canh thức bây giờ được tiếp tục bởi một thánh ca và lời cầu nguyện xung quanh Thánh Giá.
(Chuyển dịch từ nguồn: http://zenit.org/article-23109?l=french )
Đức Thánh Cha tiếp kiến 1 triệu 700 ngàn người tại Vatican trong năm qua.
Nguyễn Long Thao
18:15 05/01/2010
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 1 triệu 700 ngàn người tại Vatican trong năm qua.
Theo tin của Phủ Giáo Hoàng, trong năm 2009, tất cả có khoảng 1.7 triệu người đã dự các buổi triều yết Đức Giáo Hoàng dành cho công chúng vào các ngày thứ Tư và trưa Chúa Nhật hàng tuần.
Nếu chỉ tính các ngày thứ Tư, số khách hành hương được gặp ĐGH là 500,000 người, trung bình mỗi thứ Tư có gần 10,000 người đến để nghe và gặp gỡ ĐGH.
Nếu tính các ngày Chúa Nhật, có 1 triệu 120 ngàn người đã đến nghe và cùng đọc kinh Truyền Tin với ĐTC. Như vậy trung bình mỗi trưa Chúa Nhật có khoảng trên 20,000 người đến trước quảng trường Thánh Phêrô.
Nếu tính thêm số người tham dự các nghi lễ phụng vụ dành cho công chúng do ĐTC chủ tế thì trong năm 2009 có tất cả 2 triệu 240 ngàn người đã được diện kiến ĐGH.
Những con số trên đây không bao gồm số người tham dự các nghi lễ mà Đức Thánh Cha cử hành bên ngoài Tòa Thánh Vatican, cũng không bao gồm số người đến Castel Gandolfo là nơi ĐTC nghỉ trong mùa Hè, cũng không bao gồm số người đón tiếp hay tham dự các nghi lể phụng vụ do ĐTC chủ tế trong các cuộc tông du ngoại quốc.
Theo tin của Phủ Giáo Hoàng, trong năm 2009, tất cả có khoảng 1.7 triệu người đã dự các buổi triều yết Đức Giáo Hoàng dành cho công chúng vào các ngày thứ Tư và trưa Chúa Nhật hàng tuần.
Nếu chỉ tính các ngày thứ Tư, số khách hành hương được gặp ĐGH là 500,000 người, trung bình mỗi thứ Tư có gần 10,000 người đến để nghe và gặp gỡ ĐGH.
Nếu tính các ngày Chúa Nhật, có 1 triệu 120 ngàn người đã đến nghe và cùng đọc kinh Truyền Tin với ĐTC. Như vậy trung bình mỗi trưa Chúa Nhật có khoảng trên 20,000 người đến trước quảng trường Thánh Phêrô.
Nếu tính thêm số người tham dự các nghi lễ phụng vụ dành cho công chúng do ĐTC chủ tế thì trong năm 2009 có tất cả 2 triệu 240 ngàn người đã được diện kiến ĐGH.
Những con số trên đây không bao gồm số người tham dự các nghi lễ mà Đức Thánh Cha cử hành bên ngoài Tòa Thánh Vatican, cũng không bao gồm số người đến Castel Gandolfo là nơi ĐTC nghỉ trong mùa Hè, cũng không bao gồm số người đón tiếp hay tham dự các nghi lể phụng vụ do ĐTC chủ tế trong các cuộc tông du ngoại quốc.
Tác hại của văn hóa khiêu dâm đối với trẻ em
Vũ Văn An
20:28 05/01/2010
Bản tin Zenit hồi tháng Mười năm rồi có đăng một bài phân tích của linh mục John Flynn, LC, về tác hại của văn hóa khiêu dâm người lớn đối với trẻ em. Theo cha Flynn, bảo vệ trẻ em khỏi bị khai thác về tính dục hiện là một ưu tiên đối với nhiều cơ quan chính phủ cũng như tư nhân. Tuy thế, một phúc trình gần đây cho hay người ta vẫn làm chưa đủ trong cố gắng chống lại các tai hại do văn hóa khiêu dâm của người lớn gây ra cho trẻ em.
Tháng Chín vừa qua, tổ chức “Morality in Media” (Luân Lý trong Truyền Thông), một tổ chức bất vụ lợi đặt trụ sở tại New York, cho công bố một bản nghiên cứu tựa đề là “Văn hóa khiêu dâm người lớn góp phần ra sao vào việc khai thác tình dục trẻ em”. Bản nghiên cứu này cho rằng nhiều cơ quan chính phủ cũng như nhiều nhóm tư nhân hiện đang làm ngơ các hậu quả tai hại của điều được họ gọi là “cuộc bùng nổ” nền văn hóa khiêu dâm hạng nặng của người lớn trên hệ liên mạng và nhiều nơi khác.
Theo phúc trình trên, nền văn hóa khiêu dâm người lớn đe dọa trẻ em nhiều cách:
-- Những kẻ tồi bại sử dụng sản phẩm của nền văn hóa này để dẫn dụ các nạn nhân của chúng;
-- Một số kẻ tồi bại tiến từ việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn qua việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm trẻ em;
-- Nhiều kẻ tồi bại thực hành những điều họ thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các đĩ điếm trẻ em, và nhiều tên ma cô ma cạo sử dụng các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn để huấn luyện các đĩ điếm trẻ em;
-- Trẻ em bắt chước tác phong chúng thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các trẻ em khác;
-- Việc nghiền văn hóa khiêu dâm người lớn phá hủy hôn nhân, và con cái của những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ dễ bị khai thác về phương diện tình dục.
Dẫn dụ
Robert Peters, tác giả bản phúc trình trên và cũng là chủ tịch của “Morality in Media”, cho hay: mấy thập niên trước đây, khi nghiên cứu các vụ án, ông đã gặp nhiều trường hợp điển hình liên quan tới việc khai thác tình dục trẻ em trong đó các phạm nhân người lớn đã từng chiếu hay cho nạn nhân trẻ em coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn như là một bước trong diễn trình dẫn dụ chúng.
Theo ông, từ trước đến nay, người ta vẫn tranh luận để tìm hiểu xem liệu nền văn hóa khiêu dâm của người lớn có phải là nguyên nhân gây ra các tội ác về tình dục hay không. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm riêng, ông nghĩ rằng dù người ta chưa nhất trí đối với nguyên nhân trực tiếp của nó, thì việc những tên tồi bại sử dụng nền văn hóa khiêu dâm của người lớn để gợi dục và vô cảm hóa các nạn nhân trẻ em của chúng chắc chắn đã là một cách góp phần gây hại của nền văn hóa này.
Nhận định của Peters không hẳn chỉ là ý kiến cá nhân. Vì một trong các phụ chương của phúc trình có chứa tới hơn 100 trang các trích đoạn từ các bản tin cũng như án tòa cho thấy các phạm nhân đã cho trình chiếu hay cho các trẻ em coi các sản phẩm khiêu dâm người lớn hay bắt các trẻ em phải coi các sản phẩm ấy.
Bản phúc trình trên tiếp tục cho hay: với thời gian, những người nghiền nền văn hóa khiêu dâm càng ngày càng cần những sản phẩm khiêu dâm lộ liễu và xấu xa hơn, hệt như những người nghiền ma túy vậy. Do đó, mỗi ngày họ mỗi cần nhiều kích thích hơn mới có được cùng một hiệu quả như trước.
Peters cũng cho hay: càng ngày càng có khuynh hướng muốn thủ diễn các tác phong nhục dục thấy trong các sản phẩm khiêu dâm. Như thế, những người sử dụng văn hóa khiêu dâm không phải là những người tiêu thụ thụ động, nhưng họ sẵn sàng thực hành điều họ thấy trong các sản phẩm đồi trụy ấy.
Các đe dọa của truyền thông
Đề cập đến chính các trẻ em, phúc trình trên cho rằng nếu một em nhỏ nào đó dám bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm, chắc chắn người ta sẽ ngăn cản em, vì bán đồ khiêu dâm cho trẻ em là điều phạm pháp. Nhưng ngược lại, nếu em bé đó “click” vào bất cứ trang mạng thương mại chuyên phân phối sản phẩm khiêu dâm nào, thì làm gì có ai ngăn cản, em mặc tình coi miễn phí các sản phẩm ấy, coi không hạn chế! Theo nguyên tắc, trách nhiệm ngăn cản ấy nằm trong tay cha mẹ. Họ phải dùng các đồ lọc (filters) để chu toàn trách nhiệm trên. Peters cho rằng: đã đành cha mẹ là những người đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ con cái khỏi các trang mạng tồi tệ. Nhưng dù các cha mẹ có cố gắng đến đâu, con cái họ vẫn có khả năng vào được các trang mạng khốn nạn trên bên ngoài gia đình hay nhờ các dụng cụ di động. Chỉ cần một em nào đó trong nhóm vào được các trang mạng đó là cả nhóm vào được.
Một trong các kết luận của bản phúc trình là lời khẩn khoản yêu cầu các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác hãy làm hơn nữa để đương đầu với tệ nạn văn hóa khiêu dâm của người lớn. Văn hóa khiêu dâm là một vấn đề không những đối với những người vô tôn giáo mà đối với cả những người có tôn giáo nữa. Các phương tiện truyền thông về tin tức và tiêu khiển phải hỗ trợ bằng cách tra vấn việc sản xuất và tiêu thụ văn hóa khiêu dâm, chứ không nên dửng dưng coi chúng như không có ý nghĩa gì về phương diện luân lý hay xã hội.
Đời sống gia đình
Việc bản phúc trình này cho rằng văn hóa khiêu dân đang phá hoại đời sống gia đình và trẻ em không hề là một ý kiến riêng rẽ. Tại Úc, trong một bài báo hồi tháng Ba năm 2009, tờ Sydney Morning Herald đã thuật lại hoàn cảnh một người đàn ông có gia đình bị khám phá mắc chứng nghiền văn hóa khiêu dâm. Hậu quả của cơn nghiền này hết sức đáng buồn. Bài báo này cho hay: năm 2008, các huấn đạo viên bằng điện thoại tại Mensline Australia báo cáo có sự gia tăng 34% các cú điện thoại từ những người đàn ông cho biết văn hóa khiêu dâm đang trở thành một vấn đề đe dọa mối tương quan hôn nhân của họ.
Khả năng có thể xem các sản phẩm khiêu dâm trên máy vi tính hay điện thoại di động đã phá bỏ mọi rào cản từng ngăn trở người ta trước đây, nghĩa là sự mắc cỡ khi phải bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm để mua hay để thuê một tạp chí hay một cuộn băng video.
Bài báo trên cho hay thêm: đối với phụ nữ, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn phụ nữ coi việc người phối ngẫu của họ sử dụng văn hóa khiêu dâm như một tội bất trung. Đó là nhận định của nhà xã hội học Michael Flood. Ông cho biết thêm: “Ngay cả lúc người chồng trung thực trong truyện này, một số phụ nữ vẫn coi việc anh ta sử dụng văn hóa khiêu dâm như một thứ ngoại tình”.
Trong khi đó, nhà duy nữ Naomi Wolf, trong một bài báo trên tạp chí Times ngày 4 tháng Tư năm 2009, ví mối liên hệ giữa kỹ nghệ khiêu dâm nhiều tỷ đô-la và việc thèm khát tình dục với mối liên hệ giữa những phần ăn quá cỡ và bệnh mập phì. Bà viết: “Việc nhìn đâu cũng thấy hình ảnh khiêu dâm không hề giải thoát quyền lực Dâm Tính (Eros), nhưng làm cho quyền lực ấy loãng ra”.
Nhiều chứng cớ khác cho thấy hậu quả của hiện tượng trên đối với trẻ em được trình bày trong một bài báo trên tờ Ottawa Citizen ngày 29 tháng Năm năm 2009. Tác giả bài báo là Richard Poulin, giáo sư xã hội học tại Đại Học Ottawa. Tại một cuộc hội nghị ở Montréal với chủ đề “Youth, Media and Sexualization” (Tuổi Trẻ, Truyền Thông và Nạn Tình Dục Hóa), ông cho hay: những vụ tấn công tình dục hiện đang được những người trẻ tuổi hơn thực hành đối với các nạn nhân ít tuổi hơn của chúng. Hơn nưa, một cuộc thăm dò được ông thực hiện giữa các sinh viên của Đại Học Ottawa cho thấy tuổi trung bình của những người lần đầu tiên nhìn xem sản phẩm khiêu dâm là 13. Tuy nhiên, tuổi trung bình ấy còn thấp hơn nữa nơi những người có cha mẹ lưu trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trong nhà: có khi chỉ là 10 hay 11 tuổi! Ông cũng trích dẫn một cuộc thăm dò khác để nói rằng: một trong 5 người đàn ông tuổi từ 22 tới 23 đã thú nhận là họ bị lôi cuốn bởi các em gái 13 tuổi về phương diện nhục dục. Ông bảo “Đó không phải là một chiều hướng tầm phào”.
Môi trường lành mạnh
Trong bài diễn văn trước các vị giám mục Hoa Kỳ nhân chuyến viếng thăm New York và Washington D.C. năm 2008, Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới vấn đề văn hóa khiêu dâm. Ngài nhận định: “Trẻ em xứng đáng được lớn lên với một hiểu biết lành mạnh về tính dục và vị trí thích đáng của nó trong các mối liên hệ nhân bản. Cần phải tránh cho chúng các biểu hiện hạ cấp cũng như các khai thác thô bạo về tính dục hiện đang rất thịnh hành ngày nay”. Theo ngài, trẻ em có quyền được dạy bảo các giá trị luân lý chân chính, tức các giá trị đặt căn bản trên phẩm giá con người. Đức Giáo Hoàng cật vấn: “Nói tới việc bảo vệ trẻ em còn có nghĩa gì không khi văn hóa khiêu dâm và bạo lực được quá nhiều gia đình thưởng ngoạn nhờ truyền thông phổ biến rộng rãi ngày nay?”. Muốn đương đầu với vấn nạn này, Đức Giáo Hoàng cho hay ta cần khẩn trương lượng định các giá rị hiện đang điều hướng xã hội hiện đại. Nếu ta thực sự quan tâm tới giới trẻ, ta phải có trách nhiệm cổ vũ và sống thực các giá trị luân lý chân chính. Theo ngài, các giá trị này sẽ giúp con người triển nở.
Tháng Chín vừa qua, tổ chức “Morality in Media” (Luân Lý trong Truyền Thông), một tổ chức bất vụ lợi đặt trụ sở tại New York, cho công bố một bản nghiên cứu tựa đề là “Văn hóa khiêu dâm người lớn góp phần ra sao vào việc khai thác tình dục trẻ em”. Bản nghiên cứu này cho rằng nhiều cơ quan chính phủ cũng như nhiều nhóm tư nhân hiện đang làm ngơ các hậu quả tai hại của điều được họ gọi là “cuộc bùng nổ” nền văn hóa khiêu dâm hạng nặng của người lớn trên hệ liên mạng và nhiều nơi khác.
Theo phúc trình trên, nền văn hóa khiêu dâm người lớn đe dọa trẻ em nhiều cách:
-- Những kẻ tồi bại sử dụng sản phẩm của nền văn hóa này để dẫn dụ các nạn nhân của chúng;
-- Một số kẻ tồi bại tiến từ việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn qua việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm trẻ em;
-- Nhiều kẻ tồi bại thực hành những điều họ thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các đĩ điếm trẻ em, và nhiều tên ma cô ma cạo sử dụng các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn để huấn luyện các đĩ điếm trẻ em;
-- Trẻ em bắt chước tác phong chúng thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các trẻ em khác;
-- Việc nghiền văn hóa khiêu dâm người lớn phá hủy hôn nhân, và con cái của những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ dễ bị khai thác về phương diện tình dục.
Dẫn dụ
Robert Peters, tác giả bản phúc trình trên và cũng là chủ tịch của “Morality in Media”, cho hay: mấy thập niên trước đây, khi nghiên cứu các vụ án, ông đã gặp nhiều trường hợp điển hình liên quan tới việc khai thác tình dục trẻ em trong đó các phạm nhân người lớn đã từng chiếu hay cho nạn nhân trẻ em coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn như là một bước trong diễn trình dẫn dụ chúng.
Theo ông, từ trước đến nay, người ta vẫn tranh luận để tìm hiểu xem liệu nền văn hóa khiêu dâm của người lớn có phải là nguyên nhân gây ra các tội ác về tình dục hay không. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm riêng, ông nghĩ rằng dù người ta chưa nhất trí đối với nguyên nhân trực tiếp của nó, thì việc những tên tồi bại sử dụng nền văn hóa khiêu dâm của người lớn để gợi dục và vô cảm hóa các nạn nhân trẻ em của chúng chắc chắn đã là một cách góp phần gây hại của nền văn hóa này.
Nhận định của Peters không hẳn chỉ là ý kiến cá nhân. Vì một trong các phụ chương của phúc trình có chứa tới hơn 100 trang các trích đoạn từ các bản tin cũng như án tòa cho thấy các phạm nhân đã cho trình chiếu hay cho các trẻ em coi các sản phẩm khiêu dâm người lớn hay bắt các trẻ em phải coi các sản phẩm ấy.
Bản phúc trình trên tiếp tục cho hay: với thời gian, những người nghiền nền văn hóa khiêu dâm càng ngày càng cần những sản phẩm khiêu dâm lộ liễu và xấu xa hơn, hệt như những người nghiền ma túy vậy. Do đó, mỗi ngày họ mỗi cần nhiều kích thích hơn mới có được cùng một hiệu quả như trước.
Peters cũng cho hay: càng ngày càng có khuynh hướng muốn thủ diễn các tác phong nhục dục thấy trong các sản phẩm khiêu dâm. Như thế, những người sử dụng văn hóa khiêu dâm không phải là những người tiêu thụ thụ động, nhưng họ sẵn sàng thực hành điều họ thấy trong các sản phẩm đồi trụy ấy.
Các đe dọa của truyền thông
Đề cập đến chính các trẻ em, phúc trình trên cho rằng nếu một em nhỏ nào đó dám bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm, chắc chắn người ta sẽ ngăn cản em, vì bán đồ khiêu dâm cho trẻ em là điều phạm pháp. Nhưng ngược lại, nếu em bé đó “click” vào bất cứ trang mạng thương mại chuyên phân phối sản phẩm khiêu dâm nào, thì làm gì có ai ngăn cản, em mặc tình coi miễn phí các sản phẩm ấy, coi không hạn chế! Theo nguyên tắc, trách nhiệm ngăn cản ấy nằm trong tay cha mẹ. Họ phải dùng các đồ lọc (filters) để chu toàn trách nhiệm trên. Peters cho rằng: đã đành cha mẹ là những người đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ con cái khỏi các trang mạng tồi tệ. Nhưng dù các cha mẹ có cố gắng đến đâu, con cái họ vẫn có khả năng vào được các trang mạng khốn nạn trên bên ngoài gia đình hay nhờ các dụng cụ di động. Chỉ cần một em nào đó trong nhóm vào được các trang mạng đó là cả nhóm vào được.
Một trong các kết luận của bản phúc trình là lời khẩn khoản yêu cầu các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác hãy làm hơn nữa để đương đầu với tệ nạn văn hóa khiêu dâm của người lớn. Văn hóa khiêu dâm là một vấn đề không những đối với những người vô tôn giáo mà đối với cả những người có tôn giáo nữa. Các phương tiện truyền thông về tin tức và tiêu khiển phải hỗ trợ bằng cách tra vấn việc sản xuất và tiêu thụ văn hóa khiêu dâm, chứ không nên dửng dưng coi chúng như không có ý nghĩa gì về phương diện luân lý hay xã hội.
Đời sống gia đình
Việc bản phúc trình này cho rằng văn hóa khiêu dân đang phá hoại đời sống gia đình và trẻ em không hề là một ý kiến riêng rẽ. Tại Úc, trong một bài báo hồi tháng Ba năm 2009, tờ Sydney Morning Herald đã thuật lại hoàn cảnh một người đàn ông có gia đình bị khám phá mắc chứng nghiền văn hóa khiêu dâm. Hậu quả của cơn nghiền này hết sức đáng buồn. Bài báo này cho hay: năm 2008, các huấn đạo viên bằng điện thoại tại Mensline Australia báo cáo có sự gia tăng 34% các cú điện thoại từ những người đàn ông cho biết văn hóa khiêu dâm đang trở thành một vấn đề đe dọa mối tương quan hôn nhân của họ.
Khả năng có thể xem các sản phẩm khiêu dâm trên máy vi tính hay điện thoại di động đã phá bỏ mọi rào cản từng ngăn trở người ta trước đây, nghĩa là sự mắc cỡ khi phải bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm để mua hay để thuê một tạp chí hay một cuộn băng video.
Bài báo trên cho hay thêm: đối với phụ nữ, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn phụ nữ coi việc người phối ngẫu của họ sử dụng văn hóa khiêu dâm như một tội bất trung. Đó là nhận định của nhà xã hội học Michael Flood. Ông cho biết thêm: “Ngay cả lúc người chồng trung thực trong truyện này, một số phụ nữ vẫn coi việc anh ta sử dụng văn hóa khiêu dâm như một thứ ngoại tình”.
Trong khi đó, nhà duy nữ Naomi Wolf, trong một bài báo trên tạp chí Times ngày 4 tháng Tư năm 2009, ví mối liên hệ giữa kỹ nghệ khiêu dâm nhiều tỷ đô-la và việc thèm khát tình dục với mối liên hệ giữa những phần ăn quá cỡ và bệnh mập phì. Bà viết: “Việc nhìn đâu cũng thấy hình ảnh khiêu dâm không hề giải thoát quyền lực Dâm Tính (Eros), nhưng làm cho quyền lực ấy loãng ra”.
Nhiều chứng cớ khác cho thấy hậu quả của hiện tượng trên đối với trẻ em được trình bày trong một bài báo trên tờ Ottawa Citizen ngày 29 tháng Năm năm 2009. Tác giả bài báo là Richard Poulin, giáo sư xã hội học tại Đại Học Ottawa. Tại một cuộc hội nghị ở Montréal với chủ đề “Youth, Media and Sexualization” (Tuổi Trẻ, Truyền Thông và Nạn Tình Dục Hóa), ông cho hay: những vụ tấn công tình dục hiện đang được những người trẻ tuổi hơn thực hành đối với các nạn nhân ít tuổi hơn của chúng. Hơn nưa, một cuộc thăm dò được ông thực hiện giữa các sinh viên của Đại Học Ottawa cho thấy tuổi trung bình của những người lần đầu tiên nhìn xem sản phẩm khiêu dâm là 13. Tuy nhiên, tuổi trung bình ấy còn thấp hơn nữa nơi những người có cha mẹ lưu trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trong nhà: có khi chỉ là 10 hay 11 tuổi! Ông cũng trích dẫn một cuộc thăm dò khác để nói rằng: một trong 5 người đàn ông tuổi từ 22 tới 23 đã thú nhận là họ bị lôi cuốn bởi các em gái 13 tuổi về phương diện nhục dục. Ông bảo “Đó không phải là một chiều hướng tầm phào”.
Môi trường lành mạnh
Trong bài diễn văn trước các vị giám mục Hoa Kỳ nhân chuyến viếng thăm New York và Washington D.C. năm 2008, Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới vấn đề văn hóa khiêu dâm. Ngài nhận định: “Trẻ em xứng đáng được lớn lên với một hiểu biết lành mạnh về tính dục và vị trí thích đáng của nó trong các mối liên hệ nhân bản. Cần phải tránh cho chúng các biểu hiện hạ cấp cũng như các khai thác thô bạo về tính dục hiện đang rất thịnh hành ngày nay”. Theo ngài, trẻ em có quyền được dạy bảo các giá trị luân lý chân chính, tức các giá trị đặt căn bản trên phẩm giá con người. Đức Giáo Hoàng cật vấn: “Nói tới việc bảo vệ trẻ em còn có nghĩa gì không khi văn hóa khiêu dâm và bạo lực được quá nhiều gia đình thưởng ngoạn nhờ truyền thông phổ biến rộng rãi ngày nay?”. Muốn đương đầu với vấn nạn này, Đức Giáo Hoàng cho hay ta cần khẩn trương lượng định các giá rị hiện đang điều hướng xã hội hiện đại. Nếu ta thực sự quan tâm tới giới trẻ, ta phải có trách nhiệm cổ vũ và sống thực các giá trị luân lý chân chính. Theo ngài, các giá trị này sẽ giúp con người triển nở.
Đại Hội Linh Mục tại Rôma dùng nghi thức phụng vụ Tridentinô
Bùi Hữu Thư
05:36 05/01/2010
Rôma, ngày 4, tháng 1, 2010 — Các giới chức cao cấp của Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích sẽ là những vị chủ tế trong các thánh lễ theo nghi thức phụng vụ Tridentinô trong một đại hội tại Rôma tuần này. Nghi thức Tridentinô (nghi thức Piô V) được dùng trước khi có sự cải tổ của Công Đồng Vatican II, cũng được gọi là hình thức ngoại thường của phụng vụ.
Tổng giám mục Hoa Kỳ J. Augustine Di Noia, Bộ trưởng Thánh Bộ Vatican, sẽ chủ tế kinh chiều trọng thể và chầu Thánh Thể với hình thức ngoại thường tại Nhà Thờ Thánh Stêphanô Abyssinian, nằm bên trong tường thành Vatican ngày 6 tháng 1.
Ngày 7 tháng 1, Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera, giám quản của thánh bộ phụng tự, sẽ cử hành một thánh lễ trọng thể theo hình thức ngoại thường tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.
Đại hội cũng được Hiệp Hội các giáo sĩ Công Giáo có căn cứ tại Hoa Kỳ và Hiệp Hội các Giáo sĩ Công Giáo Úc bảo trợ để đánh dấu Năm Linh Mục.
Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke, giám quản Tông Tòa, là Tòa Án Thượng Thẩm của Giáo Hội, sẽ là vị chủ tế trong thánh lễ bế mạc đại hội ngày 8 tháng 1. Ngài sẽ cử hành thánh lễ trọng thể theo lối bình thường – hay lối mới tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Tổng giám mục Burke cũng đã cử hành một thánh lễ trọng thể theo hình thức ngoại thường tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tháng 10 vừa qua.
Tổng giám mục Hoa Kỳ J. Augustine Di Noia, Bộ trưởng Thánh Bộ Vatican, sẽ chủ tế kinh chiều trọng thể và chầu Thánh Thể với hình thức ngoại thường tại Nhà Thờ Thánh Stêphanô Abyssinian, nằm bên trong tường thành Vatican ngày 6 tháng 1.
Ngày 7 tháng 1, Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera, giám quản của thánh bộ phụng tự, sẽ cử hành một thánh lễ trọng thể theo hình thức ngoại thường tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.
Đại hội cũng được Hiệp Hội các giáo sĩ Công Giáo có căn cứ tại Hoa Kỳ và Hiệp Hội các Giáo sĩ Công Giáo Úc bảo trợ để đánh dấu Năm Linh Mục.
Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke, giám quản Tông Tòa, là Tòa Án Thượng Thẩm của Giáo Hội, sẽ là vị chủ tế trong thánh lễ bế mạc đại hội ngày 8 tháng 1. Ngài sẽ cử hành thánh lễ trọng thể theo lối bình thường – hay lối mới tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Tổng giám mục Burke cũng đã cử hành một thánh lễ trọng thể theo hình thức ngoại thường tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tháng 10 vừa qua.
Người phụ nữ trong đời sống thánh hiến
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:08 05/01/2010
« Chúng ta hãy là những người phụ nữ có khát vọng lớn lao ». Câu này là một trong những câu nói đầu tiên mà tôi nghe được nơi chị Marie, phụ trách nhà tập…
Câu nói ấy làm tôi ngạc nhiên. Phụ nữ, khát vọng, tôi không chờ đợi để được đón tiếp với những từ này khi bước vào đời sống thánh hiến. Đến hôm nay tôi cảm nghiệm được câu nói ấy là tiếng gọi và mang tính đòi hỏi biết bao.
Bởi vì trong thực tế, điều đó nói lên cái gì ? Nó đề cập đến sự nhận thức trong cách sống làm người con Chúa vì được Ngài tạo dựng và trong việc tìm kiếm thi hành thánh ý của Ngài. Vì vậy, điều Ngài muốn cho tôi và trong tôi là gì ? Tôi học được trong thời gian tại nhà tập cách lắng nghe Lời Chúa, Tiếng Đức Kitô, Đấng tìm cách sinh ra theo dòng thời gian trong nhân loại. Chính Ngài mạc khải cho biết khát vọng của tôi, khát vọng của cuộc sống. Khát vọng ấy là nền tảng của cuộc đời tôi và tôi tin rằng Thiên Chúa đã đặt nó trong tôi. Nó ở trong tôi và đơn giản tôi là một phụ nữ. Tôi đã ngạc nhiên khám phá ra phẩm chất nữ tính có vị trí trong đời sống thánh hiến của mình. Điều đó cũng được bộc lộ trong mạc khải nhiều. Ngay trong việc tạo dựng đã có sự phân biệt, « Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ ». Sự phân biệt ấy là nhãn hiệu không thể tẩy xóa của sự dị biệt. Tôi đã khám phá ra sự khác biệt sâu xa này cấu tạo nên đời sống nhân loại và đời sống của riêng cá nhân tôi.
Nhận ra phẩm giá phụ nữ của mình đồng nghĩa với việc chấp nhận cái mình là trong kế hoạch của Thiên Chúa, và với việc chấp nhận người khác trong sự khác biệt của họ. Tôi tin rằng cuộc sống với sự khác biệt về giới tính được nhìn nhận một cách giản dị giúp tôi am hiểu tất cả những gì là dị biệt và bá nhân bá tính. Đó là một con đường, và trên đó tôi bước đi theo Đức Kitô thanh bần, khiết trinh, vâng phục. Chính Ngài là khuôn mẫu của nhân loại.
(Nguồn: http://www.inxl6.org/article841.php)
Câu nói ấy làm tôi ngạc nhiên. Phụ nữ, khát vọng, tôi không chờ đợi để được đón tiếp với những từ này khi bước vào đời sống thánh hiến. Đến hôm nay tôi cảm nghiệm được câu nói ấy là tiếng gọi và mang tính đòi hỏi biết bao.
Bởi vì trong thực tế, điều đó nói lên cái gì ? Nó đề cập đến sự nhận thức trong cách sống làm người con Chúa vì được Ngài tạo dựng và trong việc tìm kiếm thi hành thánh ý của Ngài. Vì vậy, điều Ngài muốn cho tôi và trong tôi là gì ? Tôi học được trong thời gian tại nhà tập cách lắng nghe Lời Chúa, Tiếng Đức Kitô, Đấng tìm cách sinh ra theo dòng thời gian trong nhân loại. Chính Ngài mạc khải cho biết khát vọng của tôi, khát vọng của cuộc sống. Khát vọng ấy là nền tảng của cuộc đời tôi và tôi tin rằng Thiên Chúa đã đặt nó trong tôi. Nó ở trong tôi và đơn giản tôi là một phụ nữ. Tôi đã ngạc nhiên khám phá ra phẩm chất nữ tính có vị trí trong đời sống thánh hiến của mình. Điều đó cũng được bộc lộ trong mạc khải nhiều. Ngay trong việc tạo dựng đã có sự phân biệt, « Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ ». Sự phân biệt ấy là nhãn hiệu không thể tẩy xóa của sự dị biệt. Tôi đã khám phá ra sự khác biệt sâu xa này cấu tạo nên đời sống nhân loại và đời sống của riêng cá nhân tôi.
Nhận ra phẩm giá phụ nữ của mình đồng nghĩa với việc chấp nhận cái mình là trong kế hoạch của Thiên Chúa, và với việc chấp nhận người khác trong sự khác biệt của họ. Tôi tin rằng cuộc sống với sự khác biệt về giới tính được nhìn nhận một cách giản dị giúp tôi am hiểu tất cả những gì là dị biệt và bá nhân bá tính. Đó là một con đường, và trên đó tôi bước đi theo Đức Kitô thanh bần, khiết trinh, vâng phục. Chính Ngài là khuôn mẫu của nhân loại.
(Nguồn: http://www.inxl6.org/article841.php)
Top Stories
Vietnamese Redemptorist leader sees government 'afraid of truth'
Catholic World News
04:06 05/01/2010
The provincial of the Redemptorist order in Vietnam has defended his religious order against a government propaganda campaign charging that Redemptorist priests are encouraging anti-government activities in Ho Chi Minh City. After a local official complained that Redemptorists weret trying “to distort, falsely accuse, and criticize the government,” Father Vincent Pham Trung Thanh fired back against the “false accusations.” He said that Catholic priests were committed to “a peaceful way of life,” but were also determined to speak the truth about injustice, especially violations of religious freedom. “There are people who fear the truth,” the Redemptorist provincial said.
MALAISIE: L' appel de la décision de la Haute Cour qui venait d’autoriser les chrétiens à utiliser le nom d’« Allah » dans leurs publications
Eglises d'Asie
07:22 05/01/2010
Le soulagement des chrétiens de Malaisie aura été de courte durée. Le ministère fédéral de l’Intérieur vient d’annoncer son intention de faire appel du jugement de la Haute Cour de Kuala Lumpur daté du 30 décembre dernier, déclarant illégale et non constitutionnelle l’interdiction faite aux non-musulmans d’utiliser le nom d’« Allah » dans leurs écrits et publications.
Ce nouveau revirement dans l’affaire à rebondissements qui oppose depuis des années le gouvernement de Malaisie aux chrétiens et tout particulièrement à l’hebdomadaire Herald - The Catholic Weekly, l’hebdomadaire de l’archidiocèse catholique de Kuala Lumpur (1), a été motivé par la forte protestation des groupes musulmans extrémistes. A Penang, dès l’annonce de la décision de la Haute Cour, quelque deux cents personnes ont manifesté sous l’égide du Anti-Interfaith Council Network (Badai), tandis que, le 3 janvier à Kuala Lumpur, treize organisations non gouvernementales, d’obédience islamique dans leur très grande majorité, déposaient plainte à la police contre l’utilisation du terme « Allah » par le Herald. Sur le réseau Internet Facebook, plus de 10 000 internautes auraient également protesté sur une page entièrement dédiée à l’affaire. Selon l’agence Ucanews, d’autres actions seraient d’ores et déjà programmées (2). Le Premier ministre Najib Razak ainsi que le ministre aux Affaires musulmanes Jamil Khir Baharom ont appelé la population au calme, promettant une prompte résolution judiciaire de l’affaire.
Mais cette levée de boucliers contre le jugement de la Haute Cour n’a pas été une réaction unanime des musulmans de Malaisie. Nik Aziz Mat, chef spirituel du Party Islam Se-Malaysia (PAS, Parti islamique pan-malaisien), le principal parti d’opposition islamique, a déclaré pour sa part que l’utilisation du mot « Allah » était permis aux croyants appartenant aux « religions du Livre » (ou « abrahamiques »). Nuançant toutefois son propos, il a concédé que ce terme pouvait être employé à mauvais escient et que les responsables chrétiens et musulmans devaient engager le dialogue à ce sujet.
Shah Kirit Kakulal Govingji, de l’Islamic Information and Services Foundation, ONG proposant des sessions de formation théologique aux musulmans, a déclaré quant à lui que, bien qu’il respectait la décision de la Haute Cour, il affirmait que le nom d’« Allah » ne pouvait faire référence qu’au Dieu de l’islam. Il ne voyait cependant pas d’inconvénient à ce que les non-musulmans l’utilisent à condition que ce soit dans « le respect qui est dû à Dieu ».
En 2007, le ministère de l’Intérieur de Malaisie avait interdit l’utilisation du mot « Allah » dans toutes les publications non musulmanes, stigmatisant tout particulièrement Herald - The Catholic Weekly, la principale publication catholique du pays, qui en usait dans son édition en langue malaise. Le gouvernement avait argué du fait que l’emploi de ce terme risquait de semer la confusion parmi les musulmans et les attirer vers d’autres religions.
Malgré l’intervention de nombreux érudits, chrétiens comme musulmans, rappelant que le nom d’« Allah » était utilisé bien avant l’époque du prophète Mahomet et qu’il apparaissait également dans le Sri Guru Granth Sahib, le Livre saint des sikhs, la polémique avait donné lieu à une succession d’interdictions et de recours en justice, pour aboutir à cette dernière démarche de Mgr Murphy Pakiam, archevêque de Kuala Lumpur, éditeur de Herald - The Catholic Weekly auprès de la Haute Cour (4).
(1) Voir dépêche EDA du 31 décembre 2009
(2) Ucanews, 4 janvier 2010.
(3) Associated Press, 3 janvier 2010.
(4) Voir EDA 477, 500, 503, 510
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
Ce nouveau revirement dans l’affaire à rebondissements qui oppose depuis des années le gouvernement de Malaisie aux chrétiens et tout particulièrement à l’hebdomadaire Herald - The Catholic Weekly, l’hebdomadaire de l’archidiocèse catholique de Kuala Lumpur (1), a été motivé par la forte protestation des groupes musulmans extrémistes. A Penang, dès l’annonce de la décision de la Haute Cour, quelque deux cents personnes ont manifesté sous l’égide du Anti-Interfaith Council Network (Badai), tandis que, le 3 janvier à Kuala Lumpur, treize organisations non gouvernementales, d’obédience islamique dans leur très grande majorité, déposaient plainte à la police contre l’utilisation du terme « Allah » par le Herald. Sur le réseau Internet Facebook, plus de 10 000 internautes auraient également protesté sur une page entièrement dédiée à l’affaire. Selon l’agence Ucanews, d’autres actions seraient d’ores et déjà programmées (2). Le Premier ministre Najib Razak ainsi que le ministre aux Affaires musulmanes Jamil Khir Baharom ont appelé la population au calme, promettant une prompte résolution judiciaire de l’affaire.
Mais cette levée de boucliers contre le jugement de la Haute Cour n’a pas été une réaction unanime des musulmans de Malaisie. Nik Aziz Mat, chef spirituel du Party Islam Se-Malaysia (PAS, Parti islamique pan-malaisien), le principal parti d’opposition islamique, a déclaré pour sa part que l’utilisation du mot « Allah » était permis aux croyants appartenant aux « religions du Livre » (ou « abrahamiques »). Nuançant toutefois son propos, il a concédé que ce terme pouvait être employé à mauvais escient et que les responsables chrétiens et musulmans devaient engager le dialogue à ce sujet.
Shah Kirit Kakulal Govingji, de l’Islamic Information and Services Foundation, ONG proposant des sessions de formation théologique aux musulmans, a déclaré quant à lui que, bien qu’il respectait la décision de la Haute Cour, il affirmait que le nom d’« Allah » ne pouvait faire référence qu’au Dieu de l’islam. Il ne voyait cependant pas d’inconvénient à ce que les non-musulmans l’utilisent à condition que ce soit dans « le respect qui est dû à Dieu ».
En 2007, le ministère de l’Intérieur de Malaisie avait interdit l’utilisation du mot « Allah » dans toutes les publications non musulmanes, stigmatisant tout particulièrement Herald - The Catholic Weekly, la principale publication catholique du pays, qui en usait dans son édition en langue malaise. Le gouvernement avait argué du fait que l’emploi de ce terme risquait de semer la confusion parmi les musulmans et les attirer vers d’autres religions.
Malgré l’intervention de nombreux érudits, chrétiens comme musulmans, rappelant que le nom d’« Allah » était utilisé bien avant l’époque du prophète Mahomet et qu’il apparaissait également dans le Sri Guru Granth Sahib, le Livre saint des sikhs, la polémique avait donné lieu à une succession d’interdictions et de recours en justice, pour aboutir à cette dernière démarche de Mgr Murphy Pakiam, archevêque de Kuala Lumpur, éditeur de Herald - The Catholic Weekly auprès de la Haute Cour (4).
(1) Voir dépêche EDA du 31 décembre 2009
(2) Ucanews, 4 janvier 2010.
(3) Associated Press, 3 janvier 2010.
(4) Voir EDA 477, 500, 503, 510
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
VIETNAM: les religieux bouddhistes du ''Village des pruniers'' contraints à se disperser
Eglises d'Asie
08:00 05/01/2010
VIETNAM: Les religieux bouddhistes du « Village des pruniers » ont été contraints de quitter la pagode qui leur avait donné asile et à se disperser
Un communiqué diffusé sur le site officiel de la communauté bouddhiste du « Village des pruniers » en a informé la presse dès le 30 décembre dernier (1): les derniers moines et nonnes de Bat Nha, encore sur place, ont quitté, mardi 29 décembre, la pagode Phuoc Huê, située dans la ville de Bao Lôc. C’est là qu’ils avaient trouvé refuge après leur expulsion, le 27 septembre, du monastère où, depuis plusieurs années, ils menaient leur vie religieuse. Récemment, un ultimatum leur avait été imposé, fixant au 31 décembre la date à laquelle ils devaient avoir quitté la pagode qui les avait accueillis.
Durant les journées des 10 et 11 décembre derniers, une foule composite d’hommes de main de la police avait envahi la pagode de Phuoc Huê, saccagé les locaux et forcé l’abbé à mettre un terme avant le 31 décembre à l’hospitalité qu’il avait accordée aux religieux. Depuis lors, la pression policière, accompagnée de menaces et de contrôles sur place, n’avait cessé de se faire sentir. Les policiers ont même procédé à une fouille de la pagode la nuit de Noël. De nouvelles attaques de la pagode étaient prévues pour le 31 décembre. Selon les confidences d’un jeune moine recueillies par un journaliste de Radio Free Asia (RFA) (2), la communauté aurait décidé de quitter les lieux principalement pour éviter de créer des embarras à l’abbé de la pagode qui les avaient accueillis.
Le communiqué, s’il déplore avec beaucoup de force la dissolution de la communauté, reste discret sur la destination des religieux ainsi dispersés. Il se contente d’affirmer que de nombreux monastères officiels avaient proposé d’accueillir les moines mais en avaient été empêchés par les autorités. Le titre de la dépêche officielle déclare seulement que les moines ont pris le chemin de la clandestinité. Le responsable de la pagode de Phuoc Huê interrogé par RFA au soir du 30 décembre, affirmait que la totalité des religieux s’en était allé mais qu’il ignorait absolument leur destination. L’un des religieux a expliqué que certains retourneraient dans leur famille, tandis que les autres chercheraient un asile provisoire dans une pagode. Une dépêche de l’AFP du 30 décembre mentionne comme destination possible un monastère de Huê où résideraient déjà quelques religieux du « Village des pruniers ». Une rumeur qui n’a pas été confirmée jusqu’à présent laisse entendre que certains des moines expulsés (une vingtaine) se trouveraient déjà en Thaïlande.
En tout cas, le maître de l’école bouddhique à laquelle appartiennent les religieux dispersés, le vénérable Thich Nhât Hanh, a confiance dans leur savoir-faire et se montre optimiste dans la lettre qu’il leur a envoyée après leur départ de Phuoc Huê. Il se dit persuadé que cette lettre leur parviendra à quelque endroit où ils se trouvent actuellement. Il affirme être convaincu que la formation qu’ils ont reçue leur permettra d’aller au bout de l’épreuve qui leur est imposée aujourd’hui, une épreuve qui ne saurait être que temporaire. Il informe également ses disciples des démarches entreprises par les religieux français auprès de l’Élysée pour que leur soit accordé un asile provisoire en France. Longuement, il dénonce l’attitude totalement injuste et amorale des autorités vietnamiennes à l’égard d’une communauté de religieux totalement innocents et respectueux des lois du pays (3). Il y voit un signe de la dégradation de la morale révolutionnaire qui animait autrefois les communistes.
(1) hutte://helminthologie/2009/12/persecuted
(2) Radio Free Asia, émissions vietnamiens du 30 décembre 2009.
(3) http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/Nhat-hanh-letter-to-prajna-monks-12302009120955.html
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
Un communiqué diffusé sur le site officiel de la communauté bouddhiste du « Village des pruniers » en a informé la presse dès le 30 décembre dernier (1): les derniers moines et nonnes de Bat Nha, encore sur place, ont quitté, mardi 29 décembre, la pagode Phuoc Huê, située dans la ville de Bao Lôc. C’est là qu’ils avaient trouvé refuge après leur expulsion, le 27 septembre, du monastère où, depuis plusieurs années, ils menaient leur vie religieuse. Récemment, un ultimatum leur avait été imposé, fixant au 31 décembre la date à laquelle ils devaient avoir quitté la pagode qui les avait accueillis.
Durant les journées des 10 et 11 décembre derniers, une foule composite d’hommes de main de la police avait envahi la pagode de Phuoc Huê, saccagé les locaux et forcé l’abbé à mettre un terme avant le 31 décembre à l’hospitalité qu’il avait accordée aux religieux. Depuis lors, la pression policière, accompagnée de menaces et de contrôles sur place, n’avait cessé de se faire sentir. Les policiers ont même procédé à une fouille de la pagode la nuit de Noël. De nouvelles attaques de la pagode étaient prévues pour le 31 décembre. Selon les confidences d’un jeune moine recueillies par un journaliste de Radio Free Asia (RFA) (2), la communauté aurait décidé de quitter les lieux principalement pour éviter de créer des embarras à l’abbé de la pagode qui les avaient accueillis.
Le communiqué, s’il déplore avec beaucoup de force la dissolution de la communauté, reste discret sur la destination des religieux ainsi dispersés. Il se contente d’affirmer que de nombreux monastères officiels avaient proposé d’accueillir les moines mais en avaient été empêchés par les autorités. Le titre de la dépêche officielle déclare seulement que les moines ont pris le chemin de la clandestinité. Le responsable de la pagode de Phuoc Huê interrogé par RFA au soir du 30 décembre, affirmait que la totalité des religieux s’en était allé mais qu’il ignorait absolument leur destination. L’un des religieux a expliqué que certains retourneraient dans leur famille, tandis que les autres chercheraient un asile provisoire dans une pagode. Une dépêche de l’AFP du 30 décembre mentionne comme destination possible un monastère de Huê où résideraient déjà quelques religieux du « Village des pruniers ». Une rumeur qui n’a pas été confirmée jusqu’à présent laisse entendre que certains des moines expulsés (une vingtaine) se trouveraient déjà en Thaïlande.
En tout cas, le maître de l’école bouddhique à laquelle appartiennent les religieux dispersés, le vénérable Thich Nhât Hanh, a confiance dans leur savoir-faire et se montre optimiste dans la lettre qu’il leur a envoyée après leur départ de Phuoc Huê. Il se dit persuadé que cette lettre leur parviendra à quelque endroit où ils se trouvent actuellement. Il affirme être convaincu que la formation qu’ils ont reçue leur permettra d’aller au bout de l’épreuve qui leur est imposée aujourd’hui, une épreuve qui ne saurait être que temporaire. Il informe également ses disciples des démarches entreprises par les religieux français auprès de l’Élysée pour que leur soit accordé un asile provisoire en France. Longuement, il dénonce l’attitude totalement injuste et amorale des autorités vietnamiennes à l’égard d’une communauté de religieux totalement innocents et respectueux des lois du pays (3). Il y voit un signe de la dégradation de la morale révolutionnaire qui animait autrefois les communistes.
(1) hutte://helminthologie/2009/12/persecuted
(2) Radio Free Asia, émissions vietnamiens du 30 décembre 2009.
(3) http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/Nhat-hanh-letter-to-prajna-monks-12302009120955.html
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
VIETNAM: Le supérieur des rédemptoristes vietnamiens répond à des accusations portées contre ses confrères par les autorités municipales de Saigon
Eglises d'Asie
10:25 05/01/2010
La trêve du début de l’Année sainte et des fêtes de Noël aura été brève. Les autorités semblent ne pas vouloir laisser se refroidir certains conflits en cours aussi bien avec l’Eglise catholique qu’avec d’autres religions (1). Dès le 28 décembre, le provincial des rédemptoristes vietnamiens recevait une lettre de remontrances du président du Comité populaire du troisième arrondissement de Saigon (2), arrondissement où se trouvent, au 38 de la rue Ky Dong, le siège de la congrégation et sa principale paroisse, Notre-Dame du Perpétuel Secours, une paroisse active et très fréquentée. Les reproches concernent la liberté de parole des religieux de saint Alphonse de Liguori, leurs intrusions dans la politique, et les déformations qu’ils feraient subir à la politique de l’Etat dans leurs prises de parole, plus particulièrement dans les articles mis en ligne par eux sur le site Internet de la congrégation (3).
La lettre, qui est signée du président du Comité populaire d’arrondissement, Pham Ngoc Huu, mentionne comme objet « les activités erronées d’un certain nombre de religieux rédemptoristes vietnamiens et de M. Lê Quang Uy [qui est en réalité un religieux – NDLR]. Après quelques propos d’ordre général, vantant la politique d’ouverture (doi moi), la justesse de la politique religieuse pratiquée par l’Etat vietnamien et soulignant la satisfaction des fidèles et du clergé, l’auteur de la lettre reconnaît encore que la paroisse a participé de façon satisfaisante aux diverses campagnes sociales lancées dans l’arrondissement. Les accusations viennent ensuite: des événements regrettables ont eu lieu à l’intérieur de l’église Notre-Dame du Perpétuel Secours. Leurs conséquences ont grandement affecté l’unité nationale.
Parmi les événements regrettables, la lettre cite d’abord les textes et documents publiés sur les sites Internet de la congrégation. Ils ont pour auteurs des prêtres rédemptoristes ou des personnes connues pour leur opposition au gouvernement. Ces écrits déforment la vérité et calomnient le gouvernement à propos d’affaires comme celles de la Délégation apostolique à Hanoi, de la paroisse de Thai Ha à Hanoi, de l’église de Tam Toa dans le Quang Binh, de l’église de Loan Ly dans le diocèse de Huê, de l’expulsion des moines bouddhistes de Bat Nha, de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre. En outre, les prêtres de la paroisse Notre-Dame du Perpétuel Secours ont fait participer la communauté des fidèles à leur campagne de dénigrement, en organisant des assemblées de communion avec les victimes des différentes affaires citées ci-dessus. Parmi les rédemptoristes cités, une importance particulière est attribuée au P. Lê Quang Uy, curieusement appelé M. Lê Quang Uy, initiateur d’une campagne de signatures contre l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux. En conclusion, il est demandé au supérieur provincial des rédemptoristes et au responsable de l’église Notre-Dame du Perpétuel Secours de prendre leurs responsabilités et d’interdire à leurs confrères un tel comportement.
Interrogé par Radio Free Asia (4), le supérieur provincial des rédemptoristes, le P. Pham Trung Thanh, a déclaré avoir reçu, il y a un mois, une lettre semblable venant des autorités de Hanoi, au sujet de ses confrères de la capitale. Il avait répondu à cette première lettre que ses confrères n’avaient commis aucune faute, tant du point de vue théologique que canonique ou encore moral. Le provincial fera la même réponse pour ses confrères de Saigon. Il regrette de ne pouvoir obéir aux injonctions du gouvernement demandant à sa congrégation de s’en tenir au strict domaine religieux. Il estime que les prêtres ont le devoir d’annoncer l’Evangile en fonction des pauvres et des persécutés du moment. Le père provincial a particulièrement soutenu les deux prêtres les plus visés par les accusations des autorités, à savoir le P. Vu Khoi Phung, de Thai Ha, et le P. Lê Quang Uy, de Saigon. Le supérieur des rédemptoristes vietnamiens a également affirmé qu’il ne s’estimait responsable que des articles placés sur les sites de la congrégation par ses confrères. Les autres textes n’engageaient que la responsabilité de leurs auteurs, dont les coordonnées étaient connues de tous.
(1) Voir dépêche précédente sur la communauté bouddhiste du « Village des pruniers »
(2) Le fac-simile de la lettre a été mise en ligne à l’adresse suivante: http://vietcatholic.net/News/Html/75058.htm
(3) http://dcctvn.net/
(4) RFA, émission en vietnamien, 4 janvier 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
La lettre, qui est signée du président du Comité populaire d’arrondissement, Pham Ngoc Huu, mentionne comme objet « les activités erronées d’un certain nombre de religieux rédemptoristes vietnamiens et de M. Lê Quang Uy [qui est en réalité un religieux – NDLR]. Après quelques propos d’ordre général, vantant la politique d’ouverture (doi moi), la justesse de la politique religieuse pratiquée par l’Etat vietnamien et soulignant la satisfaction des fidèles et du clergé, l’auteur de la lettre reconnaît encore que la paroisse a participé de façon satisfaisante aux diverses campagnes sociales lancées dans l’arrondissement. Les accusations viennent ensuite: des événements regrettables ont eu lieu à l’intérieur de l’église Notre-Dame du Perpétuel Secours. Leurs conséquences ont grandement affecté l’unité nationale.
Parmi les événements regrettables, la lettre cite d’abord les textes et documents publiés sur les sites Internet de la congrégation. Ils ont pour auteurs des prêtres rédemptoristes ou des personnes connues pour leur opposition au gouvernement. Ces écrits déforment la vérité et calomnient le gouvernement à propos d’affaires comme celles de la Délégation apostolique à Hanoi, de la paroisse de Thai Ha à Hanoi, de l’église de Tam Toa dans le Quang Binh, de l’église de Loan Ly dans le diocèse de Huê, de l’expulsion des moines bouddhistes de Bat Nha, de l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre. En outre, les prêtres de la paroisse Notre-Dame du Perpétuel Secours ont fait participer la communauté des fidèles à leur campagne de dénigrement, en organisant des assemblées de communion avec les victimes des différentes affaires citées ci-dessus. Parmi les rédemptoristes cités, une importance particulière est attribuée au P. Lê Quang Uy, curieusement appelé M. Lê Quang Uy, initiateur d’une campagne de signatures contre l’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux. En conclusion, il est demandé au supérieur provincial des rédemptoristes et au responsable de l’église Notre-Dame du Perpétuel Secours de prendre leurs responsabilités et d’interdire à leurs confrères un tel comportement.
Interrogé par Radio Free Asia (4), le supérieur provincial des rédemptoristes, le P. Pham Trung Thanh, a déclaré avoir reçu, il y a un mois, une lettre semblable venant des autorités de Hanoi, au sujet de ses confrères de la capitale. Il avait répondu à cette première lettre que ses confrères n’avaient commis aucune faute, tant du point de vue théologique que canonique ou encore moral. Le provincial fera la même réponse pour ses confrères de Saigon. Il regrette de ne pouvoir obéir aux injonctions du gouvernement demandant à sa congrégation de s’en tenir au strict domaine religieux. Il estime que les prêtres ont le devoir d’annoncer l’Evangile en fonction des pauvres et des persécutés du moment. Le père provincial a particulièrement soutenu les deux prêtres les plus visés par les accusations des autorités, à savoir le P. Vu Khoi Phung, de Thai Ha, et le P. Lê Quang Uy, de Saigon. Le supérieur des rédemptoristes vietnamiens a également affirmé qu’il ne s’estimait responsable que des articles placés sur les sites de la congrégation par ses confrères. Les autres textes n’engageaient que la responsabilité de leurs auteurs, dont les coordonnées étaient connues de tous.
(1) Voir dépêche précédente sur la communauté bouddhiste du « Village des pruniers »
(2) Le fac-simile de la lettre a été mise en ligne à l’adresse suivante: http://vietcatholic.net/News/Html/75058.htm
(3) http://dcctvn.net/
(4) RFA, émission en vietnamien, 4 janvier 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Kontum sắp truyền chức phó tế cho 12 đại chủng sinh
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
07:29 05/01/2010
Kontum, ngày 04 tháng 01 năm 2010
Kính gửi: Quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Chủng sinh
cùng toàn thể Gia đình Giáo Phận Kontum.
Anh chị em thân mến,
Trong niềm tri ân và tôn vinh Thiên Chúa, tôi hân hoan giới thiệu với toàn thể gia đình Giáo phận 12 thầy Đại chủng sinh cho thiên chức phó tế sắp tới:
1. Thầy Giuse Vũ Quốc Bình, sinh ngày 15-10-1975, thuộc giáo xứ Kitô Vua, Gp. Đà lạt, hiện thường trú tại TGM Kontum.
2. Thầy Luy Nguyễn Quang Hoa, sinh ngày 01-01-1966, thuộc giáo xứ Thánh Tâm, giáo hạt Pleiku.
3. Thầy Tôma thiện Lê Công Huy Khanh, sinh ngày 03-09-1978, thuộc giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm Hoa Lư, giáo hạt Pleiku.
4. Thầy Phêrô Vũ Trọng Hà Nguyên Khôi, sinh ngày 31-01-1977, thuộc Gx. Duyên Lãng, Gp. Xuân Lộc, hiện thường trú tại TGM Kontum.
5. Thầy Antôn Hoàng Văn Lợi, sinh ngày 01-01-1960, thuộc giáo xứ Mỹ Thạch, giáo hạt Chư Sê.
6. Thầy Phêrô Nguyễn Đình Lộc, sinh ngày 30-04-1959, thuộc giáo xứ Ninh Đức, giáo hạt Chư Păh.
7. Thầy Phanxicô Xaviê Hồ Văn Phương, sinh ngày 09-04-1968, thuộc Gx. An Sơn, Gh. An Khê.
8. Thầy Tađêô Võ Xuân Sơn, sinh ngày 20-12-1977, thuộc giáo xứ La Sơn, giáo hạt Mang Yang.
9. Thầy Hiêrônimô Trần Văn Trạch, sinh ngày 22-04-1971, thuộc giáo xứ Mỹ Thạch, giáo hạt Chư Sê.
10. Thầy Giuse Võ Văn Trường, sinh ngày 10-11-1977, thuộc giáo xứ Thánh Tâm, giáo hạt Pleiku.
11. Thầy Gioan Nguyễn Hữu Tuyến, sinh ngày 09-12-1978, thuộc giáo xứ Phương Nghĩa, giáo hạt Kontum.
12. Thầy Phaolô Phạm Đức Vượng, sinh ngày 29-01-1965, thuộc giáo xứ Tiên Sơn, giáo hạt Pleiku.
Các Thầy này là người sống giữa anh chị em nhưng được kêu gọi và đặt lên để phục vụ anh chị em theo mẫu gương Chúa Giêsu Mục tử nhân lành. Vì thế, trước khi tiến lên lãnh nhận chức thánh này, tôi muốn tham khảo ý kiến anh chị em. Xin anh chị em vui lòng cho biết các nhận xét liên quan tới các Thầy chiếu theo lương tâm và tinh thần Giáo luật số 1043 đã ghi rõ: "Nếu biết có những ngăn trở lãnh nhận chức thánh, các Kitô hữu buộc phải trình báo cho Đấng bản quyền hay cho cha sở trước ngày truyền chức".
Nếu không có gì trục trặc, Thánh lễ truyền chức sẽ được tiến hành vào lúc 05g00 sáng ngày 05.02.2010, tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.
Xin anh chị em dâng lời tạ ơn Chúa và quan tâm đặc biệt hơn nữa tới công việc hướng dẫn cùng đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ trong Giáo phận. Xin nâng đỡ để phát triển các gia đình ơn gọi tại mỗi giáo xứ.
Kính chúc anh chị em ân sủng và bình an của Chúa Kitô.
Hiệp thông,
Giám mục Giáo phận Kontum
Những bổ nhiệm mới tại giáo phận Thái Bình
Tân Yên
11:24 05/01/2010
THÁI BÌNH - Bước vào thềm năm mới 2010, giáo phận Thái Bình đón nhận nhiều niềm vui mới. Niềm vui được thể hiện trong thánh ý Thiên Chúa. Hai ngày 04 và 05 tháng Giêng có 5 thánh lễ tạ ơn nhận sứ vụ mới của một số cha trong Giáo phận. Sự thay đổi vận hành như sức sống mới của Giáo phận.
Ngày 4/01/2010 Giáo phận hân hoan đón cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, nguyên chánh xứ Đồng Quan - Truyền Tin về làm Giám đốc Chủng viện Mỹ Đức. Thánh lễ lúc 9 giờ30, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ tế, cùng hiệp thông thánh lễ có đông đảo các cha, nam nữ tu sĩ và giáo dân trong giáo phận. Trước khi vào thánh lễ là nghi thức nhận chức, tuy đơn sơn nhưng rất ý nghĩa, tất cả nói lên tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho giáo phận, đặc biệt đối với các thầy chủng sinh Mỹ Đức.
16 giờ cùng ngày tại giáo xứ Đồng Quan có thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ của cha Giuse Đinh Xuân Ngọc, nguyên chánh xứ Bồng Tiên. Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ đồng tế cùng quí cha trong và ngoài giáo hạt Kiến Xương. Nghi thức nhận xứ thật cảm động, sau những lời tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Giáo Hội, cha Giuse Ngọc được Đức cha dẫn tới ghế chủ tọa, tới tòa giải tội, xuống dựt chuông và xông hương nhà tạm.
Tưởng cũng nên nhắc lại, giáo xứ Bông Tiên được các cha trong giáo hạt thành phố Thái Bình chọn là giáo xứ trung tâm của giáo hạt. Do vậy, sáng ngày 05/01/2010, tại giáo xứ Bồng Tiên cũng diễn ra cuộc đón tiếp cha Giuse Trần Xuân Chiêu – nguyên chánh xứ Chính Tòa Thái Bình làm chánh xứ Bồng Tiên - quản hạt thành phố. Thánh lễ vào lúc 9 giờ, cộng đoàn giáo dân xứ Bồng Tiên vui mừng hân hoan chào đón chủ chăn mới của giáo xứ. Trong bài giảng, Đức cha Phêrô nói lên ý nghĩa và mục đích của việc bổ nhiệm này, đồng thời ngài cắt nghĩa các nghi thức nhận giáo xứ, sự hiệp thông cộng tác và lòng biết ơn của giáo dân, đối với các đấng bậc đã coi sóc và phục vụ làm cho giáo xứ ngày càng phát triển. Đặc biệt Đức cha nhấn mạnh đến ơn gọi linh mục, và kêu gọi các cha mẹ trẻ trong gia đình, giáo xứ hãy quảng đại dâng con cho Chúa, để cánh đồng truyền giáo của giáo phận có nhiều thợ gặt lành nghề.
Buổi chiều cùng ngày, vào lúc 15 giờ tại giáo xứ Trung Đồng cũng diễn ra cuộc đón tiếp và thánh lễ tạ ơn của cha tân chánh xứ Augustinô Phạm Quang Tường, nguyên chánh xứ Thanh Minh. Cha Augustinô Phạm Quang Tường được bầu làm hạt trưởng hạt Tiền Hải, và nhà thờ Trung Đồng được chọn làm nhà thờ trung tâm của giáo hạt.
Theo chỉ nam giáo phận Thái Bình linh mục nào được bầu làm Tổng đại diện sẽ về trông coi nhà thờ Chính Tòa, vì thế Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, nguyên chánh xứ Trung Đồng được linh mục đoàn bầu làm Tổng đại diện, nên ngài được chuyển về nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Vào lúc 19 giờ 30, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, diễn ra thánh lễ thật long trọng và sốt sáng. Đức cha, quí cha, quí thày chủng sinh, quí tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa hân hoan vui mừng chào đón Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, ngài vâng theo thánh ý Chúa về trông coi giáo xứ Chính Tòa.
Tất cả các sự kiện xảy ra trong hai ngày qua, như làn gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào giáo phận Thái Bình. Chắc chắn Giáo phận sẽ ngày càng thăng tiến và đổi mới theo thánh ý Chúa.
16 giờ cùng ngày tại giáo xứ Đồng Quan có thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ của cha Giuse Đinh Xuân Ngọc, nguyên chánh xứ Bồng Tiên. Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ đồng tế cùng quí cha trong và ngoài giáo hạt Kiến Xương. Nghi thức nhận xứ thật cảm động, sau những lời tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Giáo Hội, cha Giuse Ngọc được Đức cha dẫn tới ghế chủ tọa, tới tòa giải tội, xuống dựt chuông và xông hương nhà tạm.
Tưởng cũng nên nhắc lại, giáo xứ Bông Tiên được các cha trong giáo hạt thành phố Thái Bình chọn là giáo xứ trung tâm của giáo hạt. Do vậy, sáng ngày 05/01/2010, tại giáo xứ Bồng Tiên cũng diễn ra cuộc đón tiếp cha Giuse Trần Xuân Chiêu – nguyên chánh xứ Chính Tòa Thái Bình làm chánh xứ Bồng Tiên - quản hạt thành phố. Thánh lễ vào lúc 9 giờ, cộng đoàn giáo dân xứ Bồng Tiên vui mừng hân hoan chào đón chủ chăn mới của giáo xứ. Trong bài giảng, Đức cha Phêrô nói lên ý nghĩa và mục đích của việc bổ nhiệm này, đồng thời ngài cắt nghĩa các nghi thức nhận giáo xứ, sự hiệp thông cộng tác và lòng biết ơn của giáo dân, đối với các đấng bậc đã coi sóc và phục vụ làm cho giáo xứ ngày càng phát triển. Đặc biệt Đức cha nhấn mạnh đến ơn gọi linh mục, và kêu gọi các cha mẹ trẻ trong gia đình, giáo xứ hãy quảng đại dâng con cho Chúa, để cánh đồng truyền giáo của giáo phận có nhiều thợ gặt lành nghề.
Buổi chiều cùng ngày, vào lúc 15 giờ tại giáo xứ Trung Đồng cũng diễn ra cuộc đón tiếp và thánh lễ tạ ơn của cha tân chánh xứ Augustinô Phạm Quang Tường, nguyên chánh xứ Thanh Minh. Cha Augustinô Phạm Quang Tường được bầu làm hạt trưởng hạt Tiền Hải, và nhà thờ Trung Đồng được chọn làm nhà thờ trung tâm của giáo hạt.
Theo chỉ nam giáo phận Thái Bình linh mục nào được bầu làm Tổng đại diện sẽ về trông coi nhà thờ Chính Tòa, vì thế Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, nguyên chánh xứ Trung Đồng được linh mục đoàn bầu làm Tổng đại diện, nên ngài được chuyển về nhà thờ Chính Tòa Thái Bình. Vào lúc 19 giờ 30, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình, diễn ra thánh lễ thật long trọng và sốt sáng. Đức cha, quí cha, quí thày chủng sinh, quí tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa hân hoan vui mừng chào đón Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Phúc Hạnh, ngài vâng theo thánh ý Chúa về trông coi giáo xứ Chính Tòa.
Tất cả các sự kiện xảy ra trong hai ngày qua, như làn gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào giáo phận Thái Bình. Chắc chắn Giáo phận sẽ ngày càng thăng tiến và đổi mới theo thánh ý Chúa.
Lễ Hiển Linh Bổn Mạng Hội Thừa Sai Paris có sự hiện diện của Hai Giám Mục Việt Nam
Lê Đình Thông
15:09 05/01/2010
LỄ HIỂN LINH BỔN MẠNG HỘI THỪA SAI PARIS: HAI GIÁM MỤC
VIỆT NAM LÀ BIỂU TƯỢNG CÁC HIỀN SĨ ĐẾN TỪ PHƯƠNG ĐÔNG
Ngày 7-8-1683, nguyện đường Hội Thừa sai Paris được đặt tên là Épiphanie (Hiển linh), vừa là bổn mạng các cha thừa sai, lại vừa nói lên định hướng truyền giáo tại phương Đông.
Chủ nhật 3-1-2010, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam là hai hiền sĩ phương Đông, sứ giả của Giáo hội Việt Nam cùng với Linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris, là vị đạo sĩ thứ ba. Cha Etcharren gốc xứ Basque (Euskal Herria) ở miền tây dãy núi Pyrénées, từng sống ở Việt Nam trong suốt 18 năm. Ngài thông thạo tiếng Việt, từng là cha sở Đông Hà (Quảng Trị), một họ đạo cách cố đô Huế 66 km, nằm ở giao điểm quốc lộ 1A và quốc lộ 3. Ba vị đạo sĩ, hai vị giám mục đến từ phương Đông và một linh mục có tâm hồn phương Đông, đã cử hành lễ Hiển linh cùng với trên 100 linh mục Pháp và châu Á hiện tu học tại Đại học Công giáo Paris, với sự bảo trợ của Hội Thừa sai Paris: 50 linh mục Việt Nam tu học tại Đại học Công giáo Paris, 13 linh mục Việt Nam học tại Đại học Công giáo Toulouse, 18 linh mục Ấn Độ, 9 linh mục Đại Hàn, 6 linh mục Trung Quốc, 7 linh mục Indonexia (nước có nhiều tín đồ Hồi giáo nhất thế giới), Myamar (Miến Điện): 2, Nhật Bản: 1, Kampuchia: 1 và Bangla Desh: 1.
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam và Linh mục Thi sĩ Cung Chi cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Hành trình tiến về Thành thánh Giêrusalem
Năm 1851, Charles Gounod đã sáng tác Ca khúc lên đường của các vị Thừa sai (Chant pour le départ des Missionnaires) và Ca khúc truy niệm các vị Tử đạo (Chant pour l’anniversaire des Martyrs). Các nốt nhạc hào hùng của hai bản trường ca đã trở thành lời chào mừng đầy ý nghĩa mà linh mục Etcharren đã tuyên đọc bằng tiếng Pháp, chúng tôi xin chuyển ngữ như sau:
‘‘Tiên tri Isaïa trình thuật cuộc hành trình của các dân tộc tiến về Giêrusalem: ‘‘ Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với người: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông’’.
Thưa quý thân hữu, chúng ta là thiện nam tín nữ tiến về Thiên Chúa vinh quang, vì thế hôm nay chúng ta tạm dừng chân trong nguyện đường Hiển linh này. Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh toàn thể quý vị.
Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về thời điểm ân phúc này, chúng ta được mời gọi dừng chân, bước vào lễ hội bằng cách nhìn quanh ta: thật là vui sướng dường bao khi nhận ra quanh ta những khuôn mặt con cái nam nữ của Thiên Chúa đồng hành với chúng tôi. Chắc hẳn tập họp này hãy còn khiêm tốn, nhưng hết sức đa dạng, biểu hiện được cuộc hành trình của các dân tộc tiến về thành thánh Jérusalem cửu trùng.
Năm nay, hình ảnh tập họp của chúng tôi đặc biệt huy hoàng nhờ sự hiện diện của hai vị giám mục ở giữa chúng ta, đến từ phương Đông, là nước Việt xa xôi. Các ngài đặc biệt đến đây để cử hành lễ Hiển linh. Chúng tôi hân hoan giới thiệu Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài sẽ chủ lễ và giảng thuyết trong lễ Hiển linh này.
Bên cạnh ngài là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Viêt Nam. Trong số các nhiệm vụ của ngài trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đặc trách liên lạc với Hội Thừa sai Paris với lòng nhiệt thành về án phong chân phước và phong thánh cho Đức Cha Pierre Lambert de la Motte và Đức Cha François Pallu là các đại diện tông tòa đầu tiên ở Việt Nam và vài tỉnh Hoa Nam vào năm 1659. Chúng tôi coi cả hai vị là các nhà sáng lập Hội Thừa sai Paris.
Thưa quý Đức Cha, chúng tôi cám ơn quý ngài đã nhiệt thành đáp lời mời của chúng tôi một cách tự phát, mặc dù công việc đa đoan và phải xử lý nhiều tình huống đôi khi là tế nhị.
Thiết tường chúng tôi nên nhường lời để Đức Cha nói lên những tình cảm đã thúc đẩy quý ngài đến cử hành lễ Hiển linh này. Về phần chúng tôi, chúng tôi xin thông báo sự hiệp thông nhiệt thành của chúng tôi đối với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh mà quý ngài vừa khai mạc, tạ ơn Thiên Chúa về việc thành lập hai phủ đại diện tông tòa đầu tiên cách đây 350 năm và việc chính thức thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam cách đây 50 năm. Quý ngài đã vui lòng mời chúng tôi đến dự lễ khai mạc Năm Thánh ngày 24-11 vừa qua tại Sở Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Thật khó mà diễn tả sự xúc động của chúng tôi trước một rừng 100 000 tín hữu thành tâm cầu nguyện, nhưng ít ra tôi có thể đoan chắc rằng tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết được làm linh mục của Hội thánh Công giáo Tông truyền, và là thành viên của Hội Thừa sai Paris.’’
Quan hệ giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam
Trong đáp từ bằng tiếng Pháp, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã nhắc lại lịch sử 350 năm truyền giáo của Hội Thừa sai Paris trên đất nước Việt Nam mà hoa trái ngày nay được thể hiện qua Năm Thánh 2010 trên khắp ba miền đất nước. Chúng tôi xin chuyển ngữ toàn văn diễn từ của Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn như sau:
‘‘Trọng kính Cha Bề trên Tổng quyền, quý Cha, quý Anh Chị Em trong Đức Kitô,
Đối với Đức Cha Giuse và chúng tôi, thật là niềm vui vô hạn và hạnh phúc đặc biệt được hiện diện ở đây cùng quý vị, trong thời điểm tạ ơn, cử hành lễ Hiển linh là bổn mạng Hội Thừa sai Paris năm 2010. Trước hết, chúng tôi muốn làm tròn nhiệm vụ cao quý của chúng tôi là chuyển đến Cha Bề trên lời chào huynh đệ của tất cả giám mục và cộng đoàn dân Chúa ở Việt Nam, với lời chúc Năm Mới ân phúc vừa khởi đầu. Thánh lễ Tạ ơn mà Cha Bề trên Tổng quyền khả kính đã yêu cầu tôi chủ lễ lại càng có ý nghĩa, vì quý Cha vừa cử hành vào năm 2008 đại lễ kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Paris vào năm 1658. Năm toàn xá bế mạc vào lễ Hiển linh 2009 trước Năm Thánh của chúng tôi kỷ niệm 305 năm thành lập vào năm 1659 hai đại diện tông tòa đầu tiên tại miền Bắc và miền Nam; việc thành lập Giáo hội Việt Nam từ khởi nguyên đã được trao cho Hội Thừa sai Paris, và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960. Hai lễ kỷ niệm đã được khai mạc trọng thể ngày 24-11-2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, đạt cao điểm với Đại hội Dân Chúa vào tháng 11-2010 tại Saigon thuộc tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và sẽ bế mạc tại Trung tâm Thánh mẫu La Vang thuộc Tổng Giáo phận Huế vào lễ Hiển linh năm 2011. Các lễ kính tại Pháp và tại Việt Nam nhắc nhở một cách sống động quan hệ liên đới đã được tạo dựng từ hơn ba thế kỷ giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội chúng tôi, sự hiệp thông được bắt đầu một cách cụ thể với trọng trách của Đức Cha François Pallu và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte, vừa là sáng lập viên Hội Thừa sai Paris, đồng thời là các các chủ chăn tiên khởi của Giáo hội Việt Nam. Các ngài đã để lại dấu ấn sâu đậm, dấu ấn của Đức Cha François Pallu được cảm nhận trực tiếp về phần Hội Thừa sai Paris, và dấu ấn của Đức Cha Lambert de la Motte được Giáo hội Việt Nam trực cảm. Nhiệm vụ của hai vị bổ sung và không thể tách biệt nhau. Các ngài là các nhà đồng sáng lập Hội Thừa sai Paris cũng như Giáo hội nước Việt. Chính vì vậy, Hội Thừa sai Paris và Hội đồng Giám mục Việt Nam đồng ý là đồng tác giả, cùng ký tên vào thỉnh nguyện chung xin phong chân phước và phong thánh cho hai vị thừa sai có công, hai nhà khai sáng và là giáo phụ trong đức tin. Chúng tôi hy vọng rằng án chung tuyên phong chân phước và phong thánh lại càng tăng cường hơn nữa quan hệ liên đới vốn có giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện để án phong thánh chung này được Thiên Chúa ban ơn và mang lại kết quả mỹ mãn, vinh danh Chúa Ba Ngôi, đồng thời cổ vũ toàn thể dân Chúa ở Việt Nam làm chứng một cách xác tín đầy thuyết phục rằng Tin Mừng có trong tâm khảm các bậc giáo phụ trong đức tin và cũng để duy trì nhiệt tình truyền giáo của Hội Thừa sai Paris theo đường lối của các nhà sáng lập.
Chính trong ý nguyện đó, chúng ta bắt đầu cử hành phụng vụ Thánh thể và xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm của chúng ta.’’
Ánh sáng từ phương Đông (Lux ex Oriente)
Sau khi công bố Tin Mừng, Đức Cha Chủ tịch đã giảng bằng tiếng Pháp. Ngài nhắc lại ý nghĩa của lễ Hiển linh:
‘‘Hôm nay, trong ngày lễ Hiển linh, ánh sáng đích thực thế gian soi sáng các nhận vật đến từ các đất nước xa xôi. Đó là các đạo sĩ phương Đông (Mt 2,1). Nói đúng ra, Bê Lem nằm ở phương đông Athènes và Roma là các trung tâm văn minh Âu châu cổ đại, nhất là đế quốc La Mã thời bấy giờ được coi là trung tâm của thế giới đã biết. Vậy mà ánh sáng xuất hiện từ một thành phố xa lạ ở Palestine, gởi đi một thông điệp nhiệm mầu, qua ánh sáng mờ của vì sao nhưng không kém nhiệm mầu, từ phương Đông xa xôi mà không phải là phương Tây. Đó chính là mầu nhiệm ánh sáng từ phương Đông (lux ex Oriente) Các nhà đạo sĩ phương Đông xa xôi là những người đi tìm Chúa quan sát ‘‘cảnh sắc bầu trời và những dấu chỉ thời gian’’ (Mt 16,3), lên đường đi về hướng Tây so với nước họ, và họ đã gặp Chúa Kitô là Vua dân Do Thái, ở miền Cận Đông.’’
Sau đó, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhắc lại nhận định của Đức Gioan-Phaolô II: ‘‘Chúa Kitô Cứu thế nhập thể là người châu Á’’. Ngài nói:
‘‘Còn một mầu nhiệm khác trong thời kỳ phúc âm hóa đầu tiên trực chỉ phương Tây, vì Tin Mừng được truyền bá từ Bê Lem là trung tâm của miền Cận Đông, nơi phát sinh ánh sáng thế gian, đến tận đế quốc Roma vốn là trung tâm thế giới được biết đến vào thời đại Chúa Kitô và Giáo hội sơ khai. Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông tạo thành toàn bộ phương Đông. Theo Đức Gioan-Phaolô II ‘‘Chúa Kitô Cứu thế nhập thể là người châu Á (Ecclesia in Asia, 1999)’’.
Nhiệm vụ truyền giáo tại châu Á
Trong phần kế tiếp, Đức Cha Chủ tịch đã nói về nhiệm vụ gieo hạt giống phúc âm trên đồng ruộng châu Á như sau:
‘‘Nhiệm vụ gieo hạt giống phúc âm trên dải đất Á châu thuộc về Gíáo hội hoàn vũ. Nhưng công bằng mà nói, các Giáo hội công giáo Tây phương được hưởng việc phúc âm hóa ngày từ thiên niên kỷ ki tô giáo đầu tiên; vào thiên niên kỷ thứ hai đã gởi nhiều vị thừa sai sang châu Á để làm chứng Đức Kitô và Phúc âm của ngài, theo Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêdictô XVI, chứng từ này là một công trình cao trọng mà Giáo hội có thể mang lại cho đất nước Việt Nam và cho các dân tộc Á châu khác, đáp ứng được sự tìm kiếm sâu xa chân lý và những giá trị bảo đảm cho sự phát triển toàn diện con người. Chính nhờ các vị thừa sai dòng Tên được sự đỡ đầu của Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVII đã mở ra những cộng đoàn kitô hữu ở hai miền Nam - Bắc, đồng thời góp phần lâu dài trong lãnh vực hội nhập văn hóa, như thể chế giáo lý viên, việc sáng lập chữ quốc ngữ trên cơ sở mẫu tự la tinh, việc biên soạn các sách giáo lý đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Sau đó, các vị thừa sai người Pháp của Hội Thừa sai Paris đã được Tòa Thánh gởi sang Việt Nam để tiếp nối công trình của các linh mục dòng Tên từ 1659, năm thành lập hai đại diện tông tòa tại miền Nam và miền Bắc. Tòa thánh bổ nhiệm các vị chủ chăn đầu tiên là Đức Cha Pierre Lambert de la Motte và Đức Cha François Pallu. Hai vị thừa sai quan trọng này đồng thời là các nhà sáng lập Hội Thừa sai Paris. Sau thời điểm này, các vị thừa sai châu Âu khác, đặc biệt là các cha dòng Đa Minh và dòng Phanxicô thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đến Việt Nam góp phần vào việc phúc âm hóa. Sau thời gian bách hại đẫm máu kéo dài đến đầu thế kỷ XX, có thêm nhiều đợt các vị thừa sai châu Âu, nhất là các tu sĩ nam nữ đồng hành với cộng đoàn dân Chúa được tôi luyện trong thử thách. Nổi bật trong các công trình tốt đẹp này, Hội Thừa sai Paris đã mang lại nhiều đóng góp quan trọng trong việc phúc âm hóa đất nước chúng tôi. Vì vậy, Hội Thừa sai có công, qua Đức Cha Lambert de la Motte, và được sự tiếp sức của người bạn đồng chí hướng là Đức Cha François Pallu, đã tổ chức được các cộng đoàn kitô hữu son trẻ ở Việt Nam do các cha dòng Tên thành lập, trở thành một Giáo hội có cấu trúc, do các giám mục kế thừa các thánh tông đồ, cộng tác hài hòa với hàng giáo sĩ người Pháp, Giáo hội Việt Nam vào giai đoạn này gồm các vị thừa sai châu Âu và các linh mục Việt Nam, luôn được các giáo lý viên đào tạo trong các chủng viện không chính thức phụ giúp và một đội ngũ chức sắc giáo dân, được gọi là các quý chức của họ đạo, âm thầm và tự nguyện phục vụ cộng đoàn giáo hội, và các nữ tu tận hiên thuộc tu hội ‘‘Mến Thánh giá’’, do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập năm 1670, không chỉ dấn thân trong các công tác mục vụ của giáo xứ, nhưng cả các hoạt động truyền giáo khác đến với muôn dân (ad gentes), nhất là trong lãnh vực giáo dục và từ thiện.
Công lao lớn nhất của Hội Thừa sai Paris là đã thành công, theo mục tiêu chính, đào tạo hàng giáo sĩ địa phương, cùng với các vị thừa sai người Âu, có thể đảm đương gánh nặng mục vụ và truyền giáo của một Giáo hội ngụp ngập suốt ba thế kỷ trong các cuộc bách hại đẫm máu với hàng trăm ngàn người được phúc tử đạo. Trong số này có 117 vị đã được nâng lên hàng hiển thánh năm 1988, một thày giảng trẻ đươc phong chân phước năm 2000. Trong danh sách này có hai giám mục, tám linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris. Trong số 126 giạm mục châu Âu từng lãnh trọng trách chủ chăn ở Việt Nam, có 76 vị (chiếm tỷ lệ 6/10) thuộc Hội Thừa sai Paris. Trong số 4 500 vị thừa sai được gửi sang Á châu trong dòng lịch sử 350 năm có 956 vị, chiếm tỷ lệ hơn 1/5, đã cống hiến sự gian khổ, nhiều khi là hy sinh cả tính mạng để kiến tạo Giáo hội Đức Kitô ở Việt Nam. Chỉ riêng con số này đủ nói lên sự hiệp thông đặc biệt cùng chung định mệnh giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam.
Nhân khai mạc trọng thể Năm Toàn xá ngày 24-11-2009 vào lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhân danh Hội đồng Giám mục và cộng đoàn dân Chúa, chúng tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các vị thừa sai người Âu đã dự phần vào việc hình thành và phát triển Giáo hội son trẻ đầy sức sống năng động. Chúng tôi cũng đã vinh dự có sự hiện diện của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, Linh mục bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris. Tôi muốn lặp lại ở đây, trong Nhà Mẹ vào lễ bổn mạng của Hội, lòng biết ơn chân thành của về sự đóng góp không thay thế được mà Giáo hội Pháp mang lại, nhất là sự liên đới huynh đệ và sự hiệp thông định mệnh mà Hội Thừa sai đã chứng tỏ đối với Giáo hội son trẻ chúng tôi. Tình liên đới này còn được tiếp nối trong tình cảm thân thiết.’’
Tương lai tôn giáo ở châu Á
Trong phần kết luận Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nói đến toàn cảnh truyền giáo tại Á châu và tại Việt Nam trong những ngày sắp tới.
‘‘Để kết thúc, chúng tôi muốn chia sẻ cái nhìn tiên tri của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II về tương lai tôn giáo ở châu Á. Tôi đoan chắc rằng không có bao nhiêu người thực sự là vô thần trong lục địa rộng lớn này, bởi vì châu Á là cái nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới; và các dân tộc châu Á từ ngàn xưa luôn có lòng mộ đạo. Họ là các dân tộc đi tìm Chúa, đi tìm một ý nghĩa, vì vậy tương hợp hầu như là bẩm sinh với linh đạo trở nên những người ‘‘Nghèo khó của Chúa’’, mặc dù ngày nay quyết định dấn thân theo đường lối phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Đặc tính tôn giáo tự nhiên đi đôi với sự nhạy cảm về các giá trị thiêng liêng, có thể được coi là ‘‘tiền đề phúc âm’’. Tuy nhiên, thách đố lớn nhất đối với chúng tôi chủ yếu là khuynh hướng tự nhiên của người châu Á dễ theo gương lành hơn là các lý luận trừu tượng, vì vậy các người rao giảng phúc âm và giảng đạo xuất hiện không như các bậc thầy, mà như người chứng, hoặc hơn nữa là các bậc thầy nhưng đồng thời là người chứng, điều này vô cùng cần thiết. Vô số các tiền nhân Tử đạo của chúng tôi đã là các Chứng nhân cao cả trong quá khứ, ngày nay là bậc Thầy trong lãnh vực phúc âm hóa. Khi hướng tâm trí và tình cảm chúng tôi về các đồng bào ruột thịt, chúng tôi nhìn thấy Đức Kitô Phục sinh ở trung tâm, ngài là Chứng nhân trung thực và bậc Thầy tối thượng. Kinh nghiệm lịch sử của Giáo hội chúng tôi chứng tỏ việc phúc âm hóa chính là chặng đường Thánh giá, đồng thời chúng tôi ý thức rằng chỉ có con đường khổ nạn mới đưa đến niềm vui Phục sinh đích thực, sự vinh quang đích thực là vinh quang của Chúa Kitô Sống lại.
Chúng ta cùng cầu nguyện để ước mong tiên tri của Đức Gioan-Phaolô II, Người tôi trung của Chúa, sớm trở thành hiện thực.’’
Bài giảng của Đức Cha Chủ tịch được cộng đoàn, trong số có nhiều vị thức giả lắng nghe. Trong nguyện đường Hiển linh của Hội Thừa sai Paris có sự hiện diện của giáo sư Philippe Bordeyne, khoa trưởng Thần học và Tôn giáo học Đại học Công giáo Paris, giáo sư Michel Berder, giám đốc Cao học Đại học Công giáo Paris, nhiều giáo sư đại học Pháp, Việt và nhiều thân hào, nhân sĩ.
Trong phần hiệp lễ, linh mục Nguyễn Thanh Lý đã hướng dẫn cộng đoàn đồng ca ‘‘Đêm Đông’’ cùa nhạc sư Hải Linh: ‘‘Nơi hang Bê Lem huy hoàng ánh sao, đưa lối Ba Vua phương Đông đến chầu.’’
Hành trinh Ra Khơi (Duc ad Altum) trong Năm Thánh
Trong thánh lễ cử hành tại nguyện đường Hiển linh Paris, các Đức Cha Việt Nam đã bận phẩm phục giám mục đặc biệt của Năm Thánh 2010. Trên mão giám mục có huy hiệu ‘‘Ra Khơi’’ (Duc in Altum), vừa là lời mời gọi về nguồn với lịch sử 350 năm của Giáo hội Việt Nam, được thể hiện qua hải trình của các vị thừa sai cập bến cảng nước ta để rao giảng Tin mừng, lại vừa hướng về tương lai của Giáo hội Việt Nam.
Ngày 15-6-2003, Đức Hồng y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Thánh bộ Truyền giáo và Rao giảng Tin mừng cho Muôn dân đã nhắn nhủ cộng đoàn dân Chúa Việt Nam như sau:
‘‘Tôi muốn khích lệ anh chị em hãy thực hiện với lòng can đảm và hăng say lời mời gọi ‘‘Ra Khơi’’ (Duc in Altum) mà Đức Gioan-Phaolô II đã đề ra cho Ngàn Năm Thứ Ba. Trong chương trình này, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội và cộng đoàn dân Chúa ‘‘khởi hành với Chúa Kitô’’, Đấng cần được biết, được mến yêu và được noi gương để trong Người, và với Người biến đổi lịch sử, tiến tới viên mãn trong thành Giêrusalem Thiên Quốc. Đức Thánh Cha đã ấn định như hướng đi chung ‘‘nên thánh’’ như ưu tiên mục vụ hàng đầu cần phải huy động mọi sức lực để thực hiện.’’
Cuộc hành trình ‘‘Duc in Altum’’ trong Năm Thánh 2010 tiếp nối cuộc hành trình của ba nhà đạo sĩ phương Đông năm xưa lên kết Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam trong sứ mạng truyền giáo tại quê nhà để mỗi người dân Việt sẽ là một đạo sĩ: ‘‘Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài nhi và thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.’’ (Mt 1,10-11).
Paris, ngày 4 tháng 1 năm 2010
Lê Đình Thông
VIỆT NAM LÀ BIỂU TƯỢNG CÁC HIỀN SĨ ĐẾN TỪ PHƯƠNG ĐÔNG
Ngày 7-8-1683, nguyện đường Hội Thừa sai Paris được đặt tên là Épiphanie (Hiển linh), vừa là bổn mạng các cha thừa sai, lại vừa nói lên định hướng truyền giáo tại phương Đông.
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam và Linh mục Thi sĩ Cung Chi cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Hành trình tiến về Thành thánh Giêrusalem
Năm 1851, Charles Gounod đã sáng tác Ca khúc lên đường của các vị Thừa sai (Chant pour le départ des Missionnaires) và Ca khúc truy niệm các vị Tử đạo (Chant pour l’anniversaire des Martyrs). Các nốt nhạc hào hùng của hai bản trường ca đã trở thành lời chào mừng đầy ý nghĩa mà linh mục Etcharren đã tuyên đọc bằng tiếng Pháp, chúng tôi xin chuyển ngữ như sau:
‘‘Tiên tri Isaïa trình thuật cuộc hành trình của các dân tộc tiến về Giêrusalem: ‘‘ Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với người: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông’’.
Thưa quý thân hữu, chúng ta là thiện nam tín nữ tiến về Thiên Chúa vinh quang, vì thế hôm nay chúng ta tạm dừng chân trong nguyện đường Hiển linh này. Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh toàn thể quý vị.
Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về thời điểm ân phúc này, chúng ta được mời gọi dừng chân, bước vào lễ hội bằng cách nhìn quanh ta: thật là vui sướng dường bao khi nhận ra quanh ta những khuôn mặt con cái nam nữ của Thiên Chúa đồng hành với chúng tôi. Chắc hẳn tập họp này hãy còn khiêm tốn, nhưng hết sức đa dạng, biểu hiện được cuộc hành trình của các dân tộc tiến về thành thánh Jérusalem cửu trùng.
Năm nay, hình ảnh tập họp của chúng tôi đặc biệt huy hoàng nhờ sự hiện diện của hai vị giám mục ở giữa chúng ta, đến từ phương Đông, là nước Việt xa xôi. Các ngài đặc biệt đến đây để cử hành lễ Hiển linh. Chúng tôi hân hoan giới thiệu Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài sẽ chủ lễ và giảng thuyết trong lễ Hiển linh này.
Bên cạnh ngài là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Viêt Nam. Trong số các nhiệm vụ của ngài trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đặc trách liên lạc với Hội Thừa sai Paris với lòng nhiệt thành về án phong chân phước và phong thánh cho Đức Cha Pierre Lambert de la Motte và Đức Cha François Pallu là các đại diện tông tòa đầu tiên ở Việt Nam và vài tỉnh Hoa Nam vào năm 1659. Chúng tôi coi cả hai vị là các nhà sáng lập Hội Thừa sai Paris.
Thưa quý Đức Cha, chúng tôi cám ơn quý ngài đã nhiệt thành đáp lời mời của chúng tôi một cách tự phát, mặc dù công việc đa đoan và phải xử lý nhiều tình huống đôi khi là tế nhị.
Thiết tường chúng tôi nên nhường lời để Đức Cha nói lên những tình cảm đã thúc đẩy quý ngài đến cử hành lễ Hiển linh này. Về phần chúng tôi, chúng tôi xin thông báo sự hiệp thông nhiệt thành của chúng tôi đối với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh mà quý ngài vừa khai mạc, tạ ơn Thiên Chúa về việc thành lập hai phủ đại diện tông tòa đầu tiên cách đây 350 năm và việc chính thức thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam cách đây 50 năm. Quý ngài đã vui lòng mời chúng tôi đến dự lễ khai mạc Năm Thánh ngày 24-11 vừa qua tại Sở Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Thật khó mà diễn tả sự xúc động của chúng tôi trước một rừng 100 000 tín hữu thành tâm cầu nguyện, nhưng ít ra tôi có thể đoan chắc rằng tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết được làm linh mục của Hội thánh Công giáo Tông truyền, và là thành viên của Hội Thừa sai Paris.’’
Quan hệ giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam
Trong đáp từ bằng tiếng Pháp, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã nhắc lại lịch sử 350 năm truyền giáo của Hội Thừa sai Paris trên đất nước Việt Nam mà hoa trái ngày nay được thể hiện qua Năm Thánh 2010 trên khắp ba miền đất nước. Chúng tôi xin chuyển ngữ toàn văn diễn từ của Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn như sau:
‘‘Trọng kính Cha Bề trên Tổng quyền, quý Cha, quý Anh Chị Em trong Đức Kitô,
Đối với Đức Cha Giuse và chúng tôi, thật là niềm vui vô hạn và hạnh phúc đặc biệt được hiện diện ở đây cùng quý vị, trong thời điểm tạ ơn, cử hành lễ Hiển linh là bổn mạng Hội Thừa sai Paris năm 2010. Trước hết, chúng tôi muốn làm tròn nhiệm vụ cao quý của chúng tôi là chuyển đến Cha Bề trên lời chào huynh đệ của tất cả giám mục và cộng đoàn dân Chúa ở Việt Nam, với lời chúc Năm Mới ân phúc vừa khởi đầu. Thánh lễ Tạ ơn mà Cha Bề trên Tổng quyền khả kính đã yêu cầu tôi chủ lễ lại càng có ý nghĩa, vì quý Cha vừa cử hành vào năm 2008 đại lễ kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Paris vào năm 1658. Năm toàn xá bế mạc vào lễ Hiển linh 2009 trước Năm Thánh của chúng tôi kỷ niệm 305 năm thành lập vào năm 1659 hai đại diện tông tòa đầu tiên tại miền Bắc và miền Nam; việc thành lập Giáo hội Việt Nam từ khởi nguyên đã được trao cho Hội Thừa sai Paris, và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960. Hai lễ kỷ niệm đã được khai mạc trọng thể ngày 24-11-2009 tại Sở Kiện, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, đạt cao điểm với Đại hội Dân Chúa vào tháng 11-2010 tại Saigon thuộc tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và sẽ bế mạc tại Trung tâm Thánh mẫu La Vang thuộc Tổng Giáo phận Huế vào lễ Hiển linh năm 2011. Các lễ kính tại Pháp và tại Việt Nam nhắc nhở một cách sống động quan hệ liên đới đã được tạo dựng từ hơn ba thế kỷ giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội chúng tôi, sự hiệp thông được bắt đầu một cách cụ thể với trọng trách của Đức Cha François Pallu và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte, vừa là sáng lập viên Hội Thừa sai Paris, đồng thời là các các chủ chăn tiên khởi của Giáo hội Việt Nam. Các ngài đã để lại dấu ấn sâu đậm, dấu ấn của Đức Cha François Pallu được cảm nhận trực tiếp về phần Hội Thừa sai Paris, và dấu ấn của Đức Cha Lambert de la Motte được Giáo hội Việt Nam trực cảm. Nhiệm vụ của hai vị bổ sung và không thể tách biệt nhau. Các ngài là các nhà đồng sáng lập Hội Thừa sai Paris cũng như Giáo hội nước Việt. Chính vì vậy, Hội Thừa sai Paris và Hội đồng Giám mục Việt Nam đồng ý là đồng tác giả, cùng ký tên vào thỉnh nguyện chung xin phong chân phước và phong thánh cho hai vị thừa sai có công, hai nhà khai sáng và là giáo phụ trong đức tin. Chúng tôi hy vọng rằng án chung tuyên phong chân phước và phong thánh lại càng tăng cường hơn nữa quan hệ liên đới vốn có giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện để án phong thánh chung này được Thiên Chúa ban ơn và mang lại kết quả mỹ mãn, vinh danh Chúa Ba Ngôi, đồng thời cổ vũ toàn thể dân Chúa ở Việt Nam làm chứng một cách xác tín đầy thuyết phục rằng Tin Mừng có trong tâm khảm các bậc giáo phụ trong đức tin và cũng để duy trì nhiệt tình truyền giáo của Hội Thừa sai Paris theo đường lối của các nhà sáng lập.
Chính trong ý nguyện đó, chúng ta bắt đầu cử hành phụng vụ Thánh thể và xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm của chúng ta.’’
Ánh sáng từ phương Đông (Lux ex Oriente)
Sau khi công bố Tin Mừng, Đức Cha Chủ tịch đã giảng bằng tiếng Pháp. Ngài nhắc lại ý nghĩa của lễ Hiển linh:
‘‘Hôm nay, trong ngày lễ Hiển linh, ánh sáng đích thực thế gian soi sáng các nhận vật đến từ các đất nước xa xôi. Đó là các đạo sĩ phương Đông (Mt 2,1). Nói đúng ra, Bê Lem nằm ở phương đông Athènes và Roma là các trung tâm văn minh Âu châu cổ đại, nhất là đế quốc La Mã thời bấy giờ được coi là trung tâm của thế giới đã biết. Vậy mà ánh sáng xuất hiện từ một thành phố xa lạ ở Palestine, gởi đi một thông điệp nhiệm mầu, qua ánh sáng mờ của vì sao nhưng không kém nhiệm mầu, từ phương Đông xa xôi mà không phải là phương Tây. Đó chính là mầu nhiệm ánh sáng từ phương Đông (lux ex Oriente) Các nhà đạo sĩ phương Đông xa xôi là những người đi tìm Chúa quan sát ‘‘cảnh sắc bầu trời và những dấu chỉ thời gian’’ (Mt 16,3), lên đường đi về hướng Tây so với nước họ, và họ đã gặp Chúa Kitô là Vua dân Do Thái, ở miền Cận Đông.’’
Sau đó, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhắc lại nhận định của Đức Gioan-Phaolô II: ‘‘Chúa Kitô Cứu thế nhập thể là người châu Á’’. Ngài nói:
‘‘Còn một mầu nhiệm khác trong thời kỳ phúc âm hóa đầu tiên trực chỉ phương Tây, vì Tin Mừng được truyền bá từ Bê Lem là trung tâm của miền Cận Đông, nơi phát sinh ánh sáng thế gian, đến tận đế quốc Roma vốn là trung tâm thế giới được biết đến vào thời đại Chúa Kitô và Giáo hội sơ khai. Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông tạo thành toàn bộ phương Đông. Theo Đức Gioan-Phaolô II ‘‘Chúa Kitô Cứu thế nhập thể là người châu Á (Ecclesia in Asia, 1999)’’.
Nhiệm vụ truyền giáo tại châu Á
Trong phần kế tiếp, Đức Cha Chủ tịch đã nói về nhiệm vụ gieo hạt giống phúc âm trên đồng ruộng châu Á như sau:
‘‘Nhiệm vụ gieo hạt giống phúc âm trên dải đất Á châu thuộc về Gíáo hội hoàn vũ. Nhưng công bằng mà nói, các Giáo hội công giáo Tây phương được hưởng việc phúc âm hóa ngày từ thiên niên kỷ ki tô giáo đầu tiên; vào thiên niên kỷ thứ hai đã gởi nhiều vị thừa sai sang châu Á để làm chứng Đức Kitô và Phúc âm của ngài, theo Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêdictô XVI, chứng từ này là một công trình cao trọng mà Giáo hội có thể mang lại cho đất nước Việt Nam và cho các dân tộc Á châu khác, đáp ứng được sự tìm kiếm sâu xa chân lý và những giá trị bảo đảm cho sự phát triển toàn diện con người. Chính nhờ các vị thừa sai dòng Tên được sự đỡ đầu của Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVII đã mở ra những cộng đoàn kitô hữu ở hai miền Nam - Bắc, đồng thời góp phần lâu dài trong lãnh vực hội nhập văn hóa, như thể chế giáo lý viên, việc sáng lập chữ quốc ngữ trên cơ sở mẫu tự la tinh, việc biên soạn các sách giáo lý đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Sau đó, các vị thừa sai người Pháp của Hội Thừa sai Paris đã được Tòa Thánh gởi sang Việt Nam để tiếp nối công trình của các linh mục dòng Tên từ 1659, năm thành lập hai đại diện tông tòa tại miền Nam và miền Bắc. Tòa thánh bổ nhiệm các vị chủ chăn đầu tiên là Đức Cha Pierre Lambert de la Motte và Đức Cha François Pallu. Hai vị thừa sai quan trọng này đồng thời là các nhà sáng lập Hội Thừa sai Paris. Sau thời điểm này, các vị thừa sai châu Âu khác, đặc biệt là các cha dòng Đa Minh và dòng Phanxicô thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đến Việt Nam góp phần vào việc phúc âm hóa. Sau thời gian bách hại đẫm máu kéo dài đến đầu thế kỷ XX, có thêm nhiều đợt các vị thừa sai châu Âu, nhất là các tu sĩ nam nữ đồng hành với cộng đoàn dân Chúa được tôi luyện trong thử thách. Nổi bật trong các công trình tốt đẹp này, Hội Thừa sai Paris đã mang lại nhiều đóng góp quan trọng trong việc phúc âm hóa đất nước chúng tôi. Vì vậy, Hội Thừa sai có công, qua Đức Cha Lambert de la Motte, và được sự tiếp sức của người bạn đồng chí hướng là Đức Cha François Pallu, đã tổ chức được các cộng đoàn kitô hữu son trẻ ở Việt Nam do các cha dòng Tên thành lập, trở thành một Giáo hội có cấu trúc, do các giám mục kế thừa các thánh tông đồ, cộng tác hài hòa với hàng giáo sĩ người Pháp, Giáo hội Việt Nam vào giai đoạn này gồm các vị thừa sai châu Âu và các linh mục Việt Nam, luôn được các giáo lý viên đào tạo trong các chủng viện không chính thức phụ giúp và một đội ngũ chức sắc giáo dân, được gọi là các quý chức của họ đạo, âm thầm và tự nguyện phục vụ cộng đoàn giáo hội, và các nữ tu tận hiên thuộc tu hội ‘‘Mến Thánh giá’’, do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập năm 1670, không chỉ dấn thân trong các công tác mục vụ của giáo xứ, nhưng cả các hoạt động truyền giáo khác đến với muôn dân (ad gentes), nhất là trong lãnh vực giáo dục và từ thiện.
Công lao lớn nhất của Hội Thừa sai Paris là đã thành công, theo mục tiêu chính, đào tạo hàng giáo sĩ địa phương, cùng với các vị thừa sai người Âu, có thể đảm đương gánh nặng mục vụ và truyền giáo của một Giáo hội ngụp ngập suốt ba thế kỷ trong các cuộc bách hại đẫm máu với hàng trăm ngàn người được phúc tử đạo. Trong số này có 117 vị đã được nâng lên hàng hiển thánh năm 1988, một thày giảng trẻ đươc phong chân phước năm 2000. Trong danh sách này có hai giám mục, tám linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris. Trong số 126 giạm mục châu Âu từng lãnh trọng trách chủ chăn ở Việt Nam, có 76 vị (chiếm tỷ lệ 6/10) thuộc Hội Thừa sai Paris. Trong số 4 500 vị thừa sai được gửi sang Á châu trong dòng lịch sử 350 năm có 956 vị, chiếm tỷ lệ hơn 1/5, đã cống hiến sự gian khổ, nhiều khi là hy sinh cả tính mạng để kiến tạo Giáo hội Đức Kitô ở Việt Nam. Chỉ riêng con số này đủ nói lên sự hiệp thông đặc biệt cùng chung định mệnh giữa Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam.
Nhân khai mạc trọng thể Năm Toàn xá ngày 24-11-2009 vào lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhân danh Hội đồng Giám mục và cộng đoàn dân Chúa, chúng tôi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các vị thừa sai người Âu đã dự phần vào việc hình thành và phát triển Giáo hội son trẻ đầy sức sống năng động. Chúng tôi cũng đã vinh dự có sự hiện diện của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, Linh mục bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris. Tôi muốn lặp lại ở đây, trong Nhà Mẹ vào lễ bổn mạng của Hội, lòng biết ơn chân thành của về sự đóng góp không thay thế được mà Giáo hội Pháp mang lại, nhất là sự liên đới huynh đệ và sự hiệp thông định mệnh mà Hội Thừa sai đã chứng tỏ đối với Giáo hội son trẻ chúng tôi. Tình liên đới này còn được tiếp nối trong tình cảm thân thiết.’’
Tương lai tôn giáo ở châu Á
Trong phần kết luận Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nói đến toàn cảnh truyền giáo tại Á châu và tại Việt Nam trong những ngày sắp tới.
‘‘Để kết thúc, chúng tôi muốn chia sẻ cái nhìn tiên tri của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II về tương lai tôn giáo ở châu Á. Tôi đoan chắc rằng không có bao nhiêu người thực sự là vô thần trong lục địa rộng lớn này, bởi vì châu Á là cái nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới; và các dân tộc châu Á từ ngàn xưa luôn có lòng mộ đạo. Họ là các dân tộc đi tìm Chúa, đi tìm một ý nghĩa, vì vậy tương hợp hầu như là bẩm sinh với linh đạo trở nên những người ‘‘Nghèo khó của Chúa’’, mặc dù ngày nay quyết định dấn thân theo đường lối phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Đặc tính tôn giáo tự nhiên đi đôi với sự nhạy cảm về các giá trị thiêng liêng, có thể được coi là ‘‘tiền đề phúc âm’’. Tuy nhiên, thách đố lớn nhất đối với chúng tôi chủ yếu là khuynh hướng tự nhiên của người châu Á dễ theo gương lành hơn là các lý luận trừu tượng, vì vậy các người rao giảng phúc âm và giảng đạo xuất hiện không như các bậc thầy, mà như người chứng, hoặc hơn nữa là các bậc thầy nhưng đồng thời là người chứng, điều này vô cùng cần thiết. Vô số các tiền nhân Tử đạo của chúng tôi đã là các Chứng nhân cao cả trong quá khứ, ngày nay là bậc Thầy trong lãnh vực phúc âm hóa. Khi hướng tâm trí và tình cảm chúng tôi về các đồng bào ruột thịt, chúng tôi nhìn thấy Đức Kitô Phục sinh ở trung tâm, ngài là Chứng nhân trung thực và bậc Thầy tối thượng. Kinh nghiệm lịch sử của Giáo hội chúng tôi chứng tỏ việc phúc âm hóa chính là chặng đường Thánh giá, đồng thời chúng tôi ý thức rằng chỉ có con đường khổ nạn mới đưa đến niềm vui Phục sinh đích thực, sự vinh quang đích thực là vinh quang của Chúa Kitô Sống lại.
Chúng ta cùng cầu nguyện để ước mong tiên tri của Đức Gioan-Phaolô II, Người tôi trung của Chúa, sớm trở thành hiện thực.’’
Bài giảng của Đức Cha Chủ tịch được cộng đoàn, trong số có nhiều vị thức giả lắng nghe. Trong nguyện đường Hiển linh của Hội Thừa sai Paris có sự hiện diện của giáo sư Philippe Bordeyne, khoa trưởng Thần học và Tôn giáo học Đại học Công giáo Paris, giáo sư Michel Berder, giám đốc Cao học Đại học Công giáo Paris, nhiều giáo sư đại học Pháp, Việt và nhiều thân hào, nhân sĩ.
Trong phần hiệp lễ, linh mục Nguyễn Thanh Lý đã hướng dẫn cộng đoàn đồng ca ‘‘Đêm Đông’’ cùa nhạc sư Hải Linh: ‘‘Nơi hang Bê Lem huy hoàng ánh sao, đưa lối Ba Vua phương Đông đến chầu.’’
Hành trinh Ra Khơi (Duc ad Altum) trong Năm Thánh
Trong thánh lễ cử hành tại nguyện đường Hiển linh Paris, các Đức Cha Việt Nam đã bận phẩm phục giám mục đặc biệt của Năm Thánh 2010. Trên mão giám mục có huy hiệu ‘‘Ra Khơi’’ (Duc in Altum), vừa là lời mời gọi về nguồn với lịch sử 350 năm của Giáo hội Việt Nam, được thể hiện qua hải trình của các vị thừa sai cập bến cảng nước ta để rao giảng Tin mừng, lại vừa hướng về tương lai của Giáo hội Việt Nam.
Ngày 15-6-2003, Đức Hồng y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Thánh bộ Truyền giáo và Rao giảng Tin mừng cho Muôn dân đã nhắn nhủ cộng đoàn dân Chúa Việt Nam như sau:
‘‘Tôi muốn khích lệ anh chị em hãy thực hiện với lòng can đảm và hăng say lời mời gọi ‘‘Ra Khơi’’ (Duc in Altum) mà Đức Gioan-Phaolô II đã đề ra cho Ngàn Năm Thứ Ba. Trong chương trình này, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội và cộng đoàn dân Chúa ‘‘khởi hành với Chúa Kitô’’, Đấng cần được biết, được mến yêu và được noi gương để trong Người, và với Người biến đổi lịch sử, tiến tới viên mãn trong thành Giêrusalem Thiên Quốc. Đức Thánh Cha đã ấn định như hướng đi chung ‘‘nên thánh’’ như ưu tiên mục vụ hàng đầu cần phải huy động mọi sức lực để thực hiện.’’
Cuộc hành trình ‘‘Duc in Altum’’ trong Năm Thánh 2010 tiếp nối cuộc hành trình của ba nhà đạo sĩ phương Đông năm xưa lên kết Hội Thừa sai Paris và Giáo hội Việt Nam trong sứ mạng truyền giáo tại quê nhà để mỗi người dân Việt sẽ là một đạo sĩ: ‘‘Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài nhi và thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.’’ (Mt 1,10-11).
Paris, ngày 4 tháng 1 năm 2010
Lê Đình Thông
Cả trăm công an đập phá Thánh Giá và đánh giáo dân trọng thương tại giáo xứ Đồng Chiêm thuộc TGP Hà Nội !
BTT TGP Hà Nội
19:25 05/01/2010
Hà Nội, 6/01/2010 - Tin từ Hà nội cho biết: Sáng sớm hôm nay nhận được tin: tại giáo xứ Đồng Chiêm đang xảy ra sự trấn áp của chính quyền về việc cây Thánh Giá trên Núi Thờ (Núi Chẽ) của giáo xứ này. Hiện Cha Xứ và Cha Phó của giáo xứ Đồng Chiêm cũng đang tĩnh tâm tại Tòa Tổng Giám Mục cùng với tất cả linh mục đoàn TGP Hà Nội.
Trang Web của TGP Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn với Cha Giuse Nguyễn Văn Hữu, chính xứ Đồng Chiêm đang ở tại Tòa Giám Mục và với giáo dân Đồng Chiêm đang có mặt tại hiện trường Núi Chế như sau:
Thưa Cha, hiện tình tại giáo xứ Đồng Chiêm Cha được biết như thế nào?
- Cha Xứ Giuse Nguyễn Văn Hữu: Sáng sớm nay tôi nhận được tin từ giáo dân cho biết đã có rất nhiều công an về và đang bao vây làng, triệt phá cây Thánh Giá trên Núi Thờ (Núi Chẽ). Bà con giáo dân trong xứ đã ra tìm cách bảo vệ nhưng bị cảnh sát chặn lại. Hiện nhiều người bị cảnh sát đánh và có ít nhất là 2 người đã bị đánh trọng thương.
Qua điện thoại, Cha Xứ đã nói chuyện trực tiếp với giáo dân của mình tại hiện trường. Lúc này là 7h30’ sáng
Anh cho biết tình hình hiện tại bây giờ thế nào?
- Thưa Cha, hiện giờ có khoảng 500 công an với nhiều dụng cụ bình hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống … tại hiện trường. Trên Núi Thờ công an đang tiếp tục đập phá cây Thánh Giá. Mọi người không được vào khu vực giáo xứ. Tất cả các ngả đường đi vào giáo xứ đều bị công an phong tỏa. Việc đập phá được bắt đầu từ 3h sáng. Tất cả những ai cố tình vào khu vực đều bị đánh đuổi. Hiện tại đã có 2 người bị thương là bà Tụng trên 50 tuổi và bà Phòng hơn 40 tuổi. Gia đình muốn đưa đi bệnh viện nhưng công an không cho và công an đã tự đưa 2 nạn nhân đi đồng thời không cho người nhà đi theo. Hiện giờ không biết họ đưa đi đâu.
Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho các tín hữu tại giáo xứ Đồng Chiêm trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tin và hình cụ thể chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật sau.
Thưa Cha, hiện tình tại giáo xứ Đồng Chiêm Cha được biết như thế nào?
- Cha Xứ Giuse Nguyễn Văn Hữu: Sáng sớm nay tôi nhận được tin từ giáo dân cho biết đã có rất nhiều công an về và đang bao vây làng, triệt phá cây Thánh Giá trên Núi Thờ (Núi Chẽ). Bà con giáo dân trong xứ đã ra tìm cách bảo vệ nhưng bị cảnh sát chặn lại. Hiện nhiều người bị cảnh sát đánh và có ít nhất là 2 người đã bị đánh trọng thương.
Qua điện thoại, Cha Xứ đã nói chuyện trực tiếp với giáo dân của mình tại hiện trường. Lúc này là 7h30’ sáng
Anh cho biết tình hình hiện tại bây giờ thế nào?
- Thưa Cha, hiện giờ có khoảng 500 công an với nhiều dụng cụ bình hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống … tại hiện trường. Trên Núi Thờ công an đang tiếp tục đập phá cây Thánh Giá. Mọi người không được vào khu vực giáo xứ. Tất cả các ngả đường đi vào giáo xứ đều bị công an phong tỏa. Việc đập phá được bắt đầu từ 3h sáng. Tất cả những ai cố tình vào khu vực đều bị đánh đuổi. Hiện tại đã có 2 người bị thương là bà Tụng trên 50 tuổi và bà Phòng hơn 40 tuổi. Gia đình muốn đưa đi bệnh viện nhưng công an không cho và công an đã tự đưa 2 nạn nhân đi đồng thời không cho người nhà đi theo. Hiện giờ không biết họ đưa đi đâu.
Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho các tín hữu tại giáo xứ Đồng Chiêm trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tin và hình cụ thể chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật sau.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dòng Chúa Cứu Thế xuyên tạc Nhà nước?
Gia Minh, RFA
04:05 05/01/2010
Gia Minh, RFA
04-01-20104
Vào ngày 28 tháng 12 vừa qua, Ủy ban Nhân dân Quận 3 gửi cho Linh mục Phạm Trung Thành, Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, và Linh mục Nguyễn Quang Duy, chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, công văn mang số 1258. Trong công văn này có cáo buộc Dòng Chúa Cứu Thế một số điều như có những bài xuyên tạc Nhà nước trên các trang mạng Internet của Nhà Dòng, và gây mất đoàn kết dân tộc...
Để rộng đường dư luận, biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi hỏi chuyện Linh Mục Phạm Trung Thành về những cáo buộc mà phía chính quyền đưa ra đối với Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Công văn cáo buộc Nhà Dòng
Trước hết đối với câu hỏi Nhà Dòng có ngạc nhiên khi nhận được công văn đó hay không, thì LM Phạm Trung Thành trả lời:
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi không ngạc nhiên vì chúng tôi có kinh nghiệm về nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là một chính quyền chuyên chính như chính những gì mà nhà cầm quyền tổ chức học tập, cũng như những gì xuất phát từ thực tế. Cụ thể vừa rồi khi ông thủ tướng Việt Nam ra nước ngoài có tuyên bố là không khoan nhượng trong lĩnh vực tôn giáo. Trong kinh nghiệm trước năm 75, chiến thuật của chính quyền miền Bắc Việt Nam là vừa đàm vừa đánh.
Cách đây một tháng tôi cũng nhận được một công văn như vậy từ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công văn đó cũng kết án anh em chúng tôi ở Hà Nội.
Gia Minh:Những cáo buộc trong công văn Quận 3 Tp HCM và UBND Hà Nội gửi thì Nhà Dòng phản hồi ra sao?
LM Phạm Trung Thành: Nội dung công văn 1258 của UBND Quận 3 cũng tương tự như công văn trước. Chúng tôi thấy không hợp lý, vì anh em chúng tôi là linh mục. Chúng tôi có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, mà lời Chúa không phải ở trên mây trên gió; đó là tin mừng thực sự nhất là cho những người nghèo, người đau khổ, bị bỏ rơi, bị áp bức cụ thể trước mặt chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là nói cho mọi người biết về niềm hy vọng, niềm tin vào Thiên Chúa- một Thiên Chúa yêu thương và công bằng. Chúng tôi có nhiệm vụ xây dựng xã hội trần thế trong ánh sáng của Lời Chúa.
Riêng cha Lê Quang Uy hay cha Vũ Khởi Phụng thì chúng tôi thấy rằng các vị ấy không làm gì sai Lời Chúa như trong một công văn tôi đã trả lời chính quyền Hà Nội trước đây. Về mặt thần học, tín lý, luân lý tôi không thấy sai.Còn về mặt pháp luật tôi xin không có ý kiến. Tôi không học về pháp luật, tôi chỉ biết pháp luật tổng quát như những người dân bình thường, và tôi không có thẩm quyền về mặt pháp luật đối với anh em tôi; nhưng tôi thấy làm sao ấy: ghép tội người ta khi chưa có xét xử.
Gia Minh: Trong những công văn, đặc biệt công văn 1258 của UBND Quận 3 nói là Nhà Dòng có những trang web trên đó xuyên tạc sự thật, gây mất đoàn kết; vậy LM có những chứng minh ngược lại thế nào?
LM Phạm Trung Thành: Theo dõi những bài viết trên các trang mạng của Nhà Dòng chúng tôi thì có thể chia ra làm ba loại chính. Thứ nhất là những thông tin, hình ảnh, sinh hoạt về tôn giáo của chúng tôi. Thứ hai là những bài viết của anh em chúng tôi.
Thứ ba là những bài mà những người phụ trách các trang mạng đó trích dẫn cho rộng đường dư luận với chú thích là ‘lang thang trên mạng’. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về những bài viết của chúng tôi: những bài xã luận, suy nghĩ, bài giảng do anh em chúng tôi viết ra. Còn bài viết của những người được trích thì có tên tuổi, địa chỉ của họ và chúng tôi đưa lên như là một phản biện xã hội, để rộng đường dư luận cho mọi người xem xét.
Nói chúng tôi xuyên tạc thì thú thật tôi không biết chúng tôi xuyên tạc cái gì. Chuyện Thái Hà, chuyện Hồ Ba Giang rành rành ra như vậy, chuyện Tòa Khâm Sứ thì rõ ràng như thế,chúng tôi có xuyên tạc điều gì đâu, có sao chúng tôi nói vậy. Chúng tôi nói có giấy tờ, hình ảnh rõ ràng.
Gia Minh: Đó là chuyện tranh chấp đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế, nhưng công văn của Quận 3 còn nói Nhà Dòng đề cập đến chuyện Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã?
LM Phạm Trung Thành: Chuyện Tam Tòa, Loan Lý cũng rất rõ: có hình ảnh, có chứng từ ở địa phương. Chuyện của Bát Nhã do chúng tôi là những người với tư cách có tín ngưỡng, với tư cách người công dân Việt Nam trên đất nước Việt Nam, chúng tôi hiệp thông, chia xẻ, đồng cảm với họ. Còn nếu họ có làm gì sai về mặt pháp luật thì chúng tôi không bàn luận về chuyện đó. Chúng tôi là người tu hành, họ cũng là người tu hành mà gặp pháp nạn thì chúng tôi chia xẻ, đồng cảm với họ thế thôi.
Gia Minh: So sánh với những trang mạng khác, thì những thông tin trên các trang mạng của Dòng có những gì khác nhau không?
LM Phạm Trung Thành: Tùy theo đường lối và định hướng của thông tin. Báo chí nhà nước thì chính quyền nói rõ rồi phải giữ lề phải mà đi. Hệ thống báo chí nhà nước đi từ trung ương đến địa phương, cho phép đăng thế nào thì cứ vậy mà theo. Chúng tôi đâu chịu sự chi phối của trung ương. Chúng tôi chịu sự chi phối của Thiên Chúa, của Hội Thánh. Thiên Chúa bảo chúng tôi nói gì thì chúng nói thế đó, Hội Thánh dạy chúng tôi nói gì thì chúng tôi nói điều đó.
Nhà Dòng đi ngược lại giáo huấn của Vatican?
Gia Minh: Công văn của UBND Q. 3 có trích dẫn phát biểu của Đức giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói với đoàn các giám mục Việt Nam hồi tháng bảy, và cho rằng Dòng Chúa Cứu Thế đi ngược lại giáo huấn đó. Nhà Dòng thấy cáo buộc đó ra sao?
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi đón nhận các huấn từ của Hội Thánh theo cung cách của những người có niềm tin; còn chính quyền Việt Nam xử lý huấn từ của Hội thánh theo cung cách của những người không có lòng tin, không có đức tin và họ đang theo đuổi lý thuyết cộng sản- một lý thuyết đi ngược lại đức tin. Hai cung cách này hoàn toàn khác nhau, đứng ở hai góc cạnh, hai định hướng, hai tầm nhìn khác nhau thì không thể thẩm định nhau được. Đối thoại là trình bày, lắng nghe chứ không phải cáo buộc. Hễ cáo buộc rồi thì không phải là đối thoại nữa.
Gia Minh: Công văn nêu ra câu của Giáo Hoàng ‘Tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia…Anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công giáo tốt, người công dân tốt…’ Linh mục thấy giáo dân ở Kỳ Đồng, tức giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu giúp có đi ngược lại những điều đó không?
LM Phạm Trung Thành: Chắc chắn là không, vì nếu đi ngược thì chúng tôi đã không được phép làm.
Gia Minh: Theo hiểu biết chung về luật pháp Việt Nam, qui trình đưa ra ra công văn như vậy có đúng luật không?
LM Phạm Trung Thành: Luật pháp Việt Nam đang trên đường xây dựng và làm ồ ạt. Nhiều luật chưa có và nhiều luật chưa hoàn chỉnh, như quan điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là luật đất đai Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Ngay cả những điều đã có ‘vẫn làm sao đấy’, ví dụ việc xử án tám giáo dân Thái Hà năm trước.
Việc xử án không được sự đồng thuận của nhân dân, tuyên án rồi mà không có án lệnh, án phí cũng chẳng phải đóng vì không có ai đòi. Ví dụ vụ Hồ Ba Giang cho rằng đã có giấy hiến của Cha già Vũ Ngọc Bích; thế nhưng trong bất cứ cuộc họp nào cũng không đưa ra cho chúng tôi xem giấy hiến đó cả. Vậy mà cứ kết án anh em chúng tôi là sai. Hay bây giờ bước ra ngoài xã hội, chúng tôi thấy một luật bất thành văn được chính quyền tuân thủ: bảo vệ cho những người gọi là ‘quần chúng tự phát’ muốn đánh ai thì đánh, muốn phá nhà ai thì phá. Công an bảo vệ và báo chí ca tụng ‘quần chúng tự phát’ đó. Chúng tôi thực sự không biết qui định của pháp luật là thế nào, anh em chúng tôi không biết đường nào mà lần. Như thế việc ra công văn kết án anh em chúng tôi cũng nằm trong cách hành xử như vậy. Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt còn bị kết án, đòi phải ra khỏi Hà Nội, huống gì anh em chúng tôi.
Gia Minh: Không lẽ không còn lối thoát, không còn cách gì để theo điều mà Nhà nước nói là xây dựng một nhà nước tôn trong pháp luật?
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi tiếp tục nuôi niềm hy vọng, bởi vì chúng tôi ở trên đất nước này, đang sống với anh em tôi, với tất cả mọi người, kể cả chính quyền. Chúng tôi vẫn nuôi niềm hy vọng, và nguyện cầu cho niềm hy vọng được thành đạt: đó là đất nước của người Việt Nam được sống trong tự do, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi vẫn tin Thiên Chúa vẫn ban niềm hy vọng đó cho anh em chúng tôi; bởi vì tận đáy lòng của bất cứ ai cũng có lương tâm. Nơi ấy Thiên Chúa điều khiển hành xử con người ấy, điều khiển lịch sử của nhân loại, điều khiển lịch sử của dân tộc.
Gia Minh: Cám ơn LM Phạm Trung Thành.
04-01-20104
Vào ngày 28 tháng 12 vừa qua, Ủy ban Nhân dân Quận 3 gửi cho Linh mục Phạm Trung Thành, Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, và Linh mục Nguyễn Quang Duy, chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, công văn mang số 1258. Trong công văn này có cáo buộc Dòng Chúa Cứu Thế một số điều như có những bài xuyên tạc Nhà nước trên các trang mạng Internet của Nhà Dòng, và gây mất đoàn kết dân tộc...
Để rộng đường dư luận, biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi hỏi chuyện Linh Mục Phạm Trung Thành về những cáo buộc mà phía chính quyền đưa ra đối với Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Công văn cáo buộc Nhà Dòng
Trước hết đối với câu hỏi Nhà Dòng có ngạc nhiên khi nhận được công văn đó hay không, thì LM Phạm Trung Thành trả lời:
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi không ngạc nhiên vì chúng tôi có kinh nghiệm về nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là một chính quyền chuyên chính như chính những gì mà nhà cầm quyền tổ chức học tập, cũng như những gì xuất phát từ thực tế. Cụ thể vừa rồi khi ông thủ tướng Việt Nam ra nước ngoài có tuyên bố là không khoan nhượng trong lĩnh vực tôn giáo. Trong kinh nghiệm trước năm 75, chiến thuật của chính quyền miền Bắc Việt Nam là vừa đàm vừa đánh.
Cách đây một tháng tôi cũng nhận được một công văn như vậy từ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công văn đó cũng kết án anh em chúng tôi ở Hà Nội.
Gia Minh:Những cáo buộc trong công văn Quận 3 Tp HCM và UBND Hà Nội gửi thì Nhà Dòng phản hồi ra sao?
LM Phạm Trung Thành: Nội dung công văn 1258 của UBND Quận 3 cũng tương tự như công văn trước. Chúng tôi thấy không hợp lý, vì anh em chúng tôi là linh mục. Chúng tôi có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, mà lời Chúa không phải ở trên mây trên gió; đó là tin mừng thực sự nhất là cho những người nghèo, người đau khổ, bị bỏ rơi, bị áp bức cụ thể trước mặt chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là nói cho mọi người biết về niềm hy vọng, niềm tin vào Thiên Chúa- một Thiên Chúa yêu thương và công bằng. Chúng tôi có nhiệm vụ xây dựng xã hội trần thế trong ánh sáng của Lời Chúa.
Riêng cha Lê Quang Uy hay cha Vũ Khởi Phụng thì chúng tôi thấy rằng các vị ấy không làm gì sai Lời Chúa như trong một công văn tôi đã trả lời chính quyền Hà Nội trước đây. Về mặt thần học, tín lý, luân lý tôi không thấy sai.Còn về mặt pháp luật tôi xin không có ý kiến. Tôi không học về pháp luật, tôi chỉ biết pháp luật tổng quát như những người dân bình thường, và tôi không có thẩm quyền về mặt pháp luật đối với anh em tôi; nhưng tôi thấy làm sao ấy: ghép tội người ta khi chưa có xét xử.
Gia Minh: Trong những công văn, đặc biệt công văn 1258 của UBND Quận 3 nói là Nhà Dòng có những trang web trên đó xuyên tạc sự thật, gây mất đoàn kết; vậy LM có những chứng minh ngược lại thế nào?
LM Phạm Trung Thành: Theo dõi những bài viết trên các trang mạng của Nhà Dòng chúng tôi thì có thể chia ra làm ba loại chính. Thứ nhất là những thông tin, hình ảnh, sinh hoạt về tôn giáo của chúng tôi. Thứ hai là những bài viết của anh em chúng tôi.
Thứ ba là những bài mà những người phụ trách các trang mạng đó trích dẫn cho rộng đường dư luận với chú thích là ‘lang thang trên mạng’. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm về những bài viết của chúng tôi: những bài xã luận, suy nghĩ, bài giảng do anh em chúng tôi viết ra. Còn bài viết của những người được trích thì có tên tuổi, địa chỉ của họ và chúng tôi đưa lên như là một phản biện xã hội, để rộng đường dư luận cho mọi người xem xét.
Nói chúng tôi xuyên tạc thì thú thật tôi không biết chúng tôi xuyên tạc cái gì. Chuyện Thái Hà, chuyện Hồ Ba Giang rành rành ra như vậy, chuyện Tòa Khâm Sứ thì rõ ràng như thế,chúng tôi có xuyên tạc điều gì đâu, có sao chúng tôi nói vậy. Chúng tôi nói có giấy tờ, hình ảnh rõ ràng.
Gia Minh: Đó là chuyện tranh chấp đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế, nhưng công văn của Quận 3 còn nói Nhà Dòng đề cập đến chuyện Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã?
LM Phạm Trung Thành: Chuyện Tam Tòa, Loan Lý cũng rất rõ: có hình ảnh, có chứng từ ở địa phương. Chuyện của Bát Nhã do chúng tôi là những người với tư cách có tín ngưỡng, với tư cách người công dân Việt Nam trên đất nước Việt Nam, chúng tôi hiệp thông, chia xẻ, đồng cảm với họ. Còn nếu họ có làm gì sai về mặt pháp luật thì chúng tôi không bàn luận về chuyện đó. Chúng tôi là người tu hành, họ cũng là người tu hành mà gặp pháp nạn thì chúng tôi chia xẻ, đồng cảm với họ thế thôi.
Gia Minh: So sánh với những trang mạng khác, thì những thông tin trên các trang mạng của Dòng có những gì khác nhau không?
LM Phạm Trung Thành: Tùy theo đường lối và định hướng của thông tin. Báo chí nhà nước thì chính quyền nói rõ rồi phải giữ lề phải mà đi. Hệ thống báo chí nhà nước đi từ trung ương đến địa phương, cho phép đăng thế nào thì cứ vậy mà theo. Chúng tôi đâu chịu sự chi phối của trung ương. Chúng tôi chịu sự chi phối của Thiên Chúa, của Hội Thánh. Thiên Chúa bảo chúng tôi nói gì thì chúng nói thế đó, Hội Thánh dạy chúng tôi nói gì thì chúng tôi nói điều đó.
Nhà Dòng đi ngược lại giáo huấn của Vatican?
Gia Minh: Công văn của UBND Q. 3 có trích dẫn phát biểu của Đức giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói với đoàn các giám mục Việt Nam hồi tháng bảy, và cho rằng Dòng Chúa Cứu Thế đi ngược lại giáo huấn đó. Nhà Dòng thấy cáo buộc đó ra sao?
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi đón nhận các huấn từ của Hội Thánh theo cung cách của những người có niềm tin; còn chính quyền Việt Nam xử lý huấn từ của Hội thánh theo cung cách của những người không có lòng tin, không có đức tin và họ đang theo đuổi lý thuyết cộng sản- một lý thuyết đi ngược lại đức tin. Hai cung cách này hoàn toàn khác nhau, đứng ở hai góc cạnh, hai định hướng, hai tầm nhìn khác nhau thì không thể thẩm định nhau được. Đối thoại là trình bày, lắng nghe chứ không phải cáo buộc. Hễ cáo buộc rồi thì không phải là đối thoại nữa.
Gia Minh: Công văn nêu ra câu của Giáo Hoàng ‘Tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia…Anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người Công giáo tốt, người công dân tốt…’ Linh mục thấy giáo dân ở Kỳ Đồng, tức giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu giúp có đi ngược lại những điều đó không?
LM Phạm Trung Thành: Chắc chắn là không, vì nếu đi ngược thì chúng tôi đã không được phép làm.
Gia Minh: Theo hiểu biết chung về luật pháp Việt Nam, qui trình đưa ra ra công văn như vậy có đúng luật không?
LM Phạm Trung Thành: Luật pháp Việt Nam đang trên đường xây dựng và làm ồ ạt. Nhiều luật chưa có và nhiều luật chưa hoàn chỉnh, như quan điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là luật đất đai Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Ngay cả những điều đã có ‘vẫn làm sao đấy’, ví dụ việc xử án tám giáo dân Thái Hà năm trước.
Việc xử án không được sự đồng thuận của nhân dân, tuyên án rồi mà không có án lệnh, án phí cũng chẳng phải đóng vì không có ai đòi. Ví dụ vụ Hồ Ba Giang cho rằng đã có giấy hiến của Cha già Vũ Ngọc Bích; thế nhưng trong bất cứ cuộc họp nào cũng không đưa ra cho chúng tôi xem giấy hiến đó cả. Vậy mà cứ kết án anh em chúng tôi là sai. Hay bây giờ bước ra ngoài xã hội, chúng tôi thấy một luật bất thành văn được chính quyền tuân thủ: bảo vệ cho những người gọi là ‘quần chúng tự phát’ muốn đánh ai thì đánh, muốn phá nhà ai thì phá. Công an bảo vệ và báo chí ca tụng ‘quần chúng tự phát’ đó. Chúng tôi thực sự không biết qui định của pháp luật là thế nào, anh em chúng tôi không biết đường nào mà lần. Như thế việc ra công văn kết án anh em chúng tôi cũng nằm trong cách hành xử như vậy. Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt còn bị kết án, đòi phải ra khỏi Hà Nội, huống gì anh em chúng tôi.
Gia Minh: Không lẽ không còn lối thoát, không còn cách gì để theo điều mà Nhà nước nói là xây dựng một nhà nước tôn trong pháp luật?
LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi tiếp tục nuôi niềm hy vọng, bởi vì chúng tôi ở trên đất nước này, đang sống với anh em tôi, với tất cả mọi người, kể cả chính quyền. Chúng tôi vẫn nuôi niềm hy vọng, và nguyện cầu cho niềm hy vọng được thành đạt: đó là đất nước của người Việt Nam được sống trong tự do, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi vẫn tin Thiên Chúa vẫn ban niềm hy vọng đó cho anh em chúng tôi; bởi vì tận đáy lòng của bất cứ ai cũng có lương tâm. Nơi ấy Thiên Chúa điều khiển hành xử con người ấy, điều khiển lịch sử của nhân loại, điều khiển lịch sử của dân tộc.
Gia Minh: Cám ơn LM Phạm Trung Thành.
Hồi Ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Bắc 54 Là Thế Nào ?
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
20:04 05/01/2010
Bắc 54 là thế nào?
Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 - gần hai triệu người từ Bắc vào Nam, làm cho những người gốc miền Nam lo sợ, khó chịu, vì họ cho rằng nhóm di cư này sẽ đến cướp các nguồn lợi của họ, ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của họ. Họ kỳ thị, không ưa những người di cư đó. Nhưng từ 1975, tâm trạng kỳ thị đó thay đổi. Cộng sản từ miền Bắc tràn vào, người miền Nam được hưởng chế độ mà họ hoặc không biết đến, hoặc mơ ước. Nay họ được nếm cái hà khắc, tàn bạo của chế độ, họ mới hiểu tại sao mà người miền Bắc hồi 54 đ• ồ ạt chạy xuống miền Nam. Họ hiểu lý do và từ đó họ thương, họ mến những người miền Bắc 54. Bắc 54 đối nghịch với Bắc 75. Người Bắc 6 V: “Vào vơ vét, vội vàng về”. Bắc 54 đến làm giầu cho miền Nam, 75 bóc lột miền Nam đến tận xương tuỷ.
Thiên Chúa luôn rút được sự lành nơi sự dữ. Những người ở lại cứ hao mòn dần, các linh mục còn lại chết đi không người thay thế. Người ta đóng cửa Chủng Viện, để không có thêm linh mục. Xin truyền chức, người ta nói không cần, vì chính các ông đ• bỏ đi miền Nam. Đó là tai hại.
Người vào Nam được hưởng tự do, mở mang trí tuệ, tiếp xúc với thế giới tự do, với Toà Thánh, tiếp nhận những đổi mới của Toà Thánh, của Công Đồng Vatican II. Một giáo đoàn tiến kịp với các giáo đoàn khác trên thế giới, xây dựng được một di sản lớn cho giáo đoàn Việt Nam sau này: về nhân sự cũng như kho tàng kiến thức.
Giáo đoàn miền Bắc sống trong bức màn sắt hay màn tre gì đó, chỉ được biết cái gì do Đảng và Nhà Nước hé mở cho. Nhưng Chúa Thánh Thần tác động: giáo đoàn đó giữ vốn đã có và đức tin vững mạnh qua lửa thử thách. Một đức tin đơn sơ mộc mạc, song có chiều sâu, khó có gì lay chuyển. Đó là cái lợi.
Trong khi đó miền Nam được dễ dàng tiếp xúc, dễ dàng đón nhận những trào lưu tốt cũng như xấu. Một đức tin nặng về hình thức, thiên về trí tuệ, đánh giá con người và cả các linh mục theo bằng cấp, học vị. Đó cũng là điều mà miền Bắc ban đầu không chấp nhận, song dần dần thấm nhập.
Cũng như Nhà Nước tiếp nhận kinh tế thị trường với nhiều dè dặt. Giáo Hội miền Bắc cũng tiếp nhận ảnh hưởng miền Nam một cách dè dặt. Song cũng có vô số người tôn thờ miền Nam, hễ miền Nam có cái gì là chấp nhận hết. Coi miền Nam là tiêu chuẩn cho đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Đó cũng là điều không hay khi nó gây hoang mang chia rẽ, hơn là hợp nhất.
Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 - gần hai triệu người từ Bắc vào Nam, làm cho những người gốc miền Nam lo sợ, khó chịu, vì họ cho rằng nhóm di cư này sẽ đến cướp các nguồn lợi của họ, ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của họ. Họ kỳ thị, không ưa những người di cư đó. Nhưng từ 1975, tâm trạng kỳ thị đó thay đổi. Cộng sản từ miền Bắc tràn vào, người miền Nam được hưởng chế độ mà họ hoặc không biết đến, hoặc mơ ước. Nay họ được nếm cái hà khắc, tàn bạo của chế độ, họ mới hiểu tại sao mà người miền Bắc hồi 54 đ• ồ ạt chạy xuống miền Nam. Họ hiểu lý do và từ đó họ thương, họ mến những người miền Bắc 54. Bắc 54 đối nghịch với Bắc 75. Người Bắc 6 V: “Vào vơ vét, vội vàng về”. Bắc 54 đến làm giầu cho miền Nam, 75 bóc lột miền Nam đến tận xương tuỷ.
Thiên Chúa luôn rút được sự lành nơi sự dữ. Những người ở lại cứ hao mòn dần, các linh mục còn lại chết đi không người thay thế. Người ta đóng cửa Chủng Viện, để không có thêm linh mục. Xin truyền chức, người ta nói không cần, vì chính các ông đ• bỏ đi miền Nam. Đó là tai hại.
Người vào Nam được hưởng tự do, mở mang trí tuệ, tiếp xúc với thế giới tự do, với Toà Thánh, tiếp nhận những đổi mới của Toà Thánh, của Công Đồng Vatican II. Một giáo đoàn tiến kịp với các giáo đoàn khác trên thế giới, xây dựng được một di sản lớn cho giáo đoàn Việt Nam sau này: về nhân sự cũng như kho tàng kiến thức.
Giáo đoàn miền Bắc sống trong bức màn sắt hay màn tre gì đó, chỉ được biết cái gì do Đảng và Nhà Nước hé mở cho. Nhưng Chúa Thánh Thần tác động: giáo đoàn đó giữ vốn đã có và đức tin vững mạnh qua lửa thử thách. Một đức tin đơn sơ mộc mạc, song có chiều sâu, khó có gì lay chuyển. Đó là cái lợi.
Trong khi đó miền Nam được dễ dàng tiếp xúc, dễ dàng đón nhận những trào lưu tốt cũng như xấu. Một đức tin nặng về hình thức, thiên về trí tuệ, đánh giá con người và cả các linh mục theo bằng cấp, học vị. Đó cũng là điều mà miền Bắc ban đầu không chấp nhận, song dần dần thấm nhập.
Cũng như Nhà Nước tiếp nhận kinh tế thị trường với nhiều dè dặt. Giáo Hội miền Bắc cũng tiếp nhận ảnh hưởng miền Nam một cách dè dặt. Song cũng có vô số người tôn thờ miền Nam, hễ miền Nam có cái gì là chấp nhận hết. Coi miền Nam là tiêu chuẩn cho đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Đó cũng là điều không hay khi nó gây hoang mang chia rẽ, hơn là hợp nhất.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quan niệm của Jean-Paul Sartre về hữu thể và hư vô
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:13 05/01/2010
Quan niệm của Jean-Paul Sartre về hữu thể và hư vô
Một trong những triết gia nổi danh nhất tại Pháp vào thế kỷ XX, người ta nhất thiết phải nêu danh triết gia Jean-Paul Sartre, một đại diện chân chính của học thuyết Hiện sinh (Existentialisme). Ông được sinh hạ trong một gia đình sĩ quan thuộc binh chủng thủy quân Pháp vào ngày 21.6.1905 tại Paris và qua đời ngày 15.4.1980. Nhưng số phận oan nghiệt thay, khi ông vừa được 15 tháng tuổi, thì cha ông bị bạo bệnh và qua đời. Và sau cái chết của cha ông, mẹ ông là bà Anne-Marie – một người bà con với nhà thần học, triết học và bác sĩ y khoa thời danh Albert Schweitzer (1875-1965), một người đã trọn đời dấn thân cứu chữa các bệnh nhân nghèo đói thuộc các bộ lạc bán khai ở Phi châu, và được xưng tụng là „bác sĩ rừng già Phi châu“ và là người được giải thưởng Nobel hòa bình của năm 1952 – đã bồng con về quê ngoại sống với cha mẹ mình. Và năm 1916, bà lại tái hôn với vị giám đốc của xưởng đóng tàu tại La Rochelle. Chính ở đây, Jean-Paul Sartre lại tiếp tục theo học tại trường trung học. Nhưng vào năm 1920, khi người cha nuôi nhận thấy Jean-Paul có một trí khôn thông minh sắc sảo khác thường, ông liền gửi cậu vào học tại một trường trung học danh tiếng ở Paris. Và hai năm sau đó, Jean-Paul thi đậu bằng tú tài và bắt đầu đăng ký theo học triết học tại đại học Paris. Từ đây cuộc đời Jean-Paul Sartre – từ nhân sinh quan, vũ trụ quan cho tới cách tư duy – bắt đầu thay đổi dần, tiệm tiến theo các tư tưởng triết học mà ông đắc thủ được. Kết quả sau cùng của sự phát triển các tư tưởng triết học đó là ông đã đề xướng một khuynh hướng triết học mới mẻ: Chủ thuyết Hiện sinh (Existentialisme) thiên về vô thần. Cùng đồng hành với ông trên con đường tư duy triết học Hiện sinh là nữ văn sĩ Simone de Beauvoir (1908-1986). Tuy hai người không đăng ký kết hôn và không cùng sống chung dưới một mái nhà, nhưng họ là những người bạn thân tình nhất của nhau trong tư tưởng hiện sinh phóng khoáng và trong cuộc sống hằng ngày hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào những ràng buộc luân lý thường tình.
Còn công trình trước tác về triết học của Jean-Paul Sartre có thể nói được là rất đồ sộ. Ở đây chúng tôi xin trích dẫn một số tác phẩm quan trọng của ông: „Esquisse d’une théorie des émotions“ (Bản sơ thảo một lý thuyết về các cảm xúc), „Le Diable et le bon Dieu“ (Quỷ sứ và Thiên Chúa nhân lành), „L’Existentialisme est un humanisme“ (Thuyết Hiện sinh là một nhân bản chủ nghĩa), „Critiques littéraires“ (Bình phẩm văn chương), „Situation philosophique“ (Tình trạng triết học), „L’Idiot de la famille“ (Kẻ ngu si trong gia đình), „Critique de la raison dialectique“ (Phê bình lý trí biện chứng), „L’Être et le néant“ (Hữu thể và hư vô), „L’Âge de raison“ (Tuổi đứng đắn), „La Nausée“ (Nôn mửa), v.v…
Tuy mỗi tác phẩm của Sartre đều có tác dụng hướng dẫn người đọc tiến sâu vào „mê cung“ đầy huyền bí của những tư tưởng hiện sinh của ông, nhưng đặc biệt nhất là trong tác phẩm quan trọng „Hữu thể và hư vô“, Sartre đã trình bày rõ ràng quan niệm của ông về vấn đề hữu thể, một chủ đề cơ bản của khoa siêu hình học. Chính trong phần mở đầu của tác phẩm, Sartre đã viết: „Si toute métaphysique suppose une théorie de la connaissance, en revanche toute théorie de la connaissance suppose une métaphysique“: Nếu toàn thể khoa siêu hình học giả thiết một lý thuyết tri thức, thì ngược lại, toàn thể lý thuyết tri thức cũng giả thiết một khoa siêu hình học.(1) Bởi vì, đã là một triết gia chân chính, thì dù muốn hay không, Sartre cũng không thể bỏ qua được vấn đề trọng yếu đó của siêu hình học.
Nhưng theo Sartre, hữu thể học phải được nhìn dưới nhãn quan hiện tượng học (phénoménologique). Dĩ nhiên, hiện tượng mà Sartre quan niệm hoàn toàn khác với hiện tượng trong tư tưởng nhà triết học người Đức Immanuel Kant. Cũng vì thế, để làm phụ đề cho cuốn „Hữu thể và hư vô“, ông đã chọn tựa đề: „Essai d’ontologie phénoménologique“ (Lược khảo về hữu thể học hiện tượng học). Và ngay trong 34 trang đầu của phần nhập đề, Sartre đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm hữu thể học của ông, đúng như ông đã đặt tựa đề cho phần nhập đề đó là „Introduction à la recherche de l’être“: Công trình nghiên cứu về hữu thể nhập môn. Nhưng quan niệm tổng quát của Sartre về hữu thể học mà ông trình bày trong tác phẩm trên, người ta có thể tóm tắt lại trong ba đặc điểm chính như sau:
• Hữu thể có (l’être est),
• Hữu thể là tự nội (l’être est en soi),
• Hữu thể là chính mình nó (l’être est ce qu’il est).
Thứ nhất, hữu thể có: Theo quan niệm của Sartre, hữu thể là một cái chi „luôn có đó“ (déjà là), không có chi có thể thay đổi được nó, nó luôn luôn vẫn thế mãi. Do đó, nó không cần phải hiện hữu. Hữu thể là một cái chi „dư thừa“ (de trop). Chúng ta hãy đọc đoạn văn Sartre trình bày về hữu thể như sau:
„Hữu thể tự nội có (l’être-en-soi est). Điều đó có nghĩa là hữu thể không thể bị chuyển hóa (être dérivé) bởi cái khả hữu (le possible), cũng không bị dẫn đến sự tất hữu (le nécessaire). Sự khẩn thiết thì tương quan đến sự liên kết (liaison) của những đề án còn trong ý niệm, chứ không liên quan đến sự liên kết của những cái hiện hữu. Một cái đã hiện hữu dưới hình thức hiện tượng thì không bao giờ bị chuyển hóa bởi một cái hiện hữu khác xét như nó đang hiện hữu… Nhưng hữu thể tự nội (l’être-en-soi) cũng không thể bị chuyển hóa bởi cái khả hữu nữa. Cái khả hữu là một cấu trúc của cái hiện hữu tự biệt (structure du pour-soi), nghĩa là nó thuộc về một lãnh vực khác (l’autre région) của hữu thể. Hữu thể tự nội thì không bao giờ khả hữu hay bất khả hữu, nó có (il est). Đó là điều mà ý thức bày tỏ cho thấy qua việc tuyên bố rằng hữu thể thì dư thừa; nghĩa là ý thức thì tuyệt đối không thể chuyển hóa được hữu thể bởi bất cứ điều gì, dù bởi một hữu thể khác, bởi một cái khả hữu hay bởi một điều luật tất yếu (la loi nécessaire). Hữu thể không được tạo dựng nên, nó không có lý do để hiện hữu, không có tương quan với một hữu thể khác, hữu thể tự nội thì dư thừa mãi mãi cho đến muôn đời.“(2)
Ở đây, chúng ta cũng cần ghi nhận rằng trong đoạn văn trên đây, Sartre đã nhắc đến vai trò của ý thức đối với hữu thể. Nhưng người ta tự hỏi: Sartre quan niệm thế nào về ý thức?
Chúng ta biết rằng Sartre đã gọi ý thức (conscience) là một mặc khải được mặc khải (une révélation révélée). Nghĩa là bản chất của ý thức được ẩn chứa trong tác động mặc khải sự vật nọ, nhưng đồng thời nó lại được mặc khải (révélée) như là ý thức về sự vật đó. Điều đó muốn nói rằng ý thức không có bản thể riêng cho mình. Nó chỉ là một „hiện kiện“ (une apparition) thuần túy theo nghĩa là nó chỉ hiện hữu trong mức độ nó xuất hiện mà thôi.(3)
Vì quan niệm về ý thức như thế, nên Sartre đã đưa ra một câu định nghĩa rất nổi danh về ý thức như sau:
„La conscience est un être pour lequel il est dans son être question de son être en tant que cet être implique un être autre que lui.”(4)
Người ta có thể nói rằng câu định nghĩa thuần túy mang “tính chất Sartre”, nghĩa là trong câu định nghĩa trên, Sartre đã không những nhấn mạnh đến phương diện hữu thể: vì trong một câu ngắn như thế mà ông đã nhắc tới năm lần từ “hữu thể: l’être”, nhưng ý nghĩa của nó còn quá hàm xúc và sâu sắc, nên có lẽ ngoài triết nhân ra, khó có ai hiểu hết được. Nếu thế, thì việc dịch câu định nghĩa đó ra Việt ngữ lại càng là một vấn đề hầu như bất khả. Tuy thế, chúng tôi cũng xin mạo muội tạm dịch như sau:
“Ý thức là một hữu thể, mà vì hữu thể đó có vấn nạn về hữu thể trong hữu thể của nó xét như hữu thể đó bao hàm một hữu thể khác không phải là nó.”
Điểm đặc biệt trong câu định nghĩa trên của Sartre là ông đã phát biểu một cách rõ ràng quan điểm của ông về ý thức. Nói cách khác, theo Sartre, bản chất của ý thức là mặc khải một hữu thể khác không phải là chính nó, và ý thức hoàn toàn lệ thuộc vào hữu thế đó, đến nỗi nếu không có hữu thể đó thì cũng không thể có hữu thể của ý thức được.
Tiếp đến, trong tác phẩm quan trọng này Sartre đã chân thành nêu lên vấn đề nguồn gốc của hữu thể. Và mặc dù với khuynh hướng hiện sinh vô thần vốn nằm sâu trong tâm tưởng của ông, nên ông đã từng chối bỏ thuyết sáng tạo (Créationisme), tức thuyết cho rằng con người, vũ trụ và mọi tạo vật trong vũ trụ đều đã được Thiên Chúa tạo dựng nên,(5) Sartre cũng đã thú nhận là ông không thể tìm ra được câu giải đáp thỏa đáng sau cùng cho vấn đề nguồn gốc của hữu thể. Bởi vậy, chính Sartre đã phải nói, như đã được trích dẫn ở trên, là: vì “không được tạo dựng nên, hữu thể không có lý do hiện hữu, nó muôn đời là một cái chi dư thừa.”
Thứ hai, hữu thể là tự nội: Nói đến hữu thể tự nội là nói đến cái đối ngược lại với hiện tượng của hữu thể, vì hữu thể tự nội thì không xuất hiện dưới bất cứ hình thức hay biểu hiệu nào. Cũng vì thế, theo Sartre, người ta không thể bình luận hay phê phán được gì về hữu thể tự nội cả. Trong tác phẩm “Hữu thể và hư vô”, Sartre viết: “Hữu thể là chính nó. Điều đó có nghĩa là hữu thể tự nội thì không có tính thụ động hay tính chủ động (….). Đặc biệt nhất là hữu thể thì không chủ động: để có được mục đích và các phương tiện thì cần phải có hữu thể trước đã. Càng hơn thế nữa, hữu thể không thể thụ động được, bởi vì, để có thể thụ động thì tất nhiên phải hiện hữu đã.”(6)
Qua đoạn văn trên đây, người ta nhận thấy rằng hữu thể tự nội là cái chi luôn có đó, nhưng đồng thời người ta lại không thể bình luận được gì về nó cả. Và vì thế, nó trở thành “dư thừa”, trở thánh cái hữu danh vô thực, có cũng như không. Nếu vậy, ở đây một câu hỏi được đặt ra là Sartre hiểu ý niệm “tự nội” như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi vừa được nêu lên, chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây của Sartre:
“Quả thực đó là hữu thể, nếu chúng ta định nghĩa nó bằng cách đem so sánh với ý thức, hầu để làm cho các ý tưởng thêm rõ ràng hơn: Nó là ý niệm (noème) trong tư duy (noèse), nghĩa là vật tự nội hoàn toàn tùy thuộc vào chính mình (l’inhérence à soi), không còn một chút kẽ hở nào sót lại. Đứng về phươn diện này, người ta không thể gọi nó là nội tại tính (immanence) được, bởi vì, dù nội tại tính hoàn toàn tương quan với chính mình, nhưng nó hãy còn dành lại một chút khoảng cách tối thiểu nào đó vừa đủ để có thể đi từ chính mình đến với chính mình. Trong khi đó, hữu thể lại không có tương quan với chính mình: Nó là chính nó (…). Mọi sự xảy ra như thể để giải trừ sự quả quyết về chính mình ra khỏi cung lòng hữu thể, thì cần phải có một sự nới lỏng đối với hữu thể.”(7)
Qua đó, Sartre muốn nói rằng hữu thể là chính nó, hiện hữu trong chính mình, chứ không có nội cũng không có ngoại. Vì thế, người ta không thể quả quyết hay phủ nhận được gì về nó, nghĩa là người ta không thể bình luận được gì về nó cả. Vậy trong trường hợp này, để có thể bình luận hay phê phán ít nhiều về hữu thể, thì hữu thể cần phải tự nới lỏng, chứ không quá gắn chặt với ý thức. Nói cách khác, người ta chỉ có thể bàn đến hữu thể, nếu còn có một chút khoảng cách tối thiểu nào đó giữa ý thức và hữu thể. Nhưng tiếc thay, điều đó không thể xảy ra, vì vấn đề đang được đề cập tới ở đây là hữu thể tự nội, một hữu thể mà “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Thứ ba, hữu thể là chính nó: Thực ra, xét cho cùng thì “hữu thể là chính nó” cũng chẳng có gì khác với “hữu thể tự nội” như chúng ta vừa bàn qua ở trên: Cả hai đều không có vấn đề ở trong hay ở ngoài, bởi vì đã là hữu thể tự nội thì đương nhiên nó là chính nó. Chẳng qua Sartre nói rằng hữu thể là chính nó, vì ông muốn quả quyết rằng hữu thể tự nội không có tha tính (altérité). Chắc chắn những dòng sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được suy tư của Sartre hơn khi ông nói hữu thể là chính nó:
“Trong thực tế, hữu thể thì hoàn toàn mờ đục, không thấu suốt đối với chính nó, bởi vì nó thì đầy ắp chính mình. Đó chính là điều chúng ta sẽ trình bày rõ ràng hơn khi nói rằng hữu thể là chính nó (l’être est ce qu’il est) … Tính mờ đục không thấu suốt này không có liên quan gì tới tình trạng của chúng ta trong tương quan với cái tự nội (l’en-soi), theo nghĩa là chúng ta bó buộc phải tìm hiểu và phải quan sát nó, bởi vì chúng ta thì “ở ngoài” (dehors). Hữu thể tự nội thì không hề có cái gọi là bên trong, tức cái đối lập lại với cái bên ngoài, và là cái có thể tương tự như một sự phê phán, một điều luật, một ý thức tự quy (conscience à soi). Cái tự nội thì không có gì là bí mật kín đáo cả: nó là khối đặc (massif) (…). Nó là thiết định tính đầy đủ (pleine positivité). Vì thế, nó không biết tới tha tính (altérité): Nó không bao giờ tự đặt mình như khác với một hữu thể khác; nó không hề có bất cứ một tương quan nào với hữu thể khác. Nó vĩnh viễn là chính nó và nó sẽ chỉ là chính nó cho tới khi tự mòn mỏi.”(8)
Ở đây, chúng ta có thể tóm tắt quan niệm của Sartre về hữu thể như sau: Hữu thể là một khối đặc, tràn đầy, tự nội và không thấu suốt, đến nỗi không còn sót lại bất cứ một kẽ hở tối thiểu nào để có thể tạo nên được một tương quan. Cũng vì những đặc tính đó của nó mà hữu thể không còn biết đến một tha thể nào khác nữa, hay nói cách khác, vì hữu thể quá đầy đặc nên không một tha thể nào có thể chen chân len lỏi vào trong đó được.
Tiếp đến, qua những dòng trên đây, chúng ta còn nhìn thấy rõ thêm được quan niệm của Sartre về hữu thể, khi ông cho rằng:
• hữu thể không bị lẫn lộn với ký hiệu,
• hữu thể của hiện tượng không thể đồng hóa với hiện tượng của hữu thể,
• hữu thể thì tự nội và là chính nó, nên siêu tượng (transphénoménal).
Còn khi bàn về tính chất của hiện tượng, thì Sartre quan niệm rằng hiện tương không phải là một cái chi tự tồn tại được, nhưng nó chỉ tồn tại khi được dựa vào một hữu thể chắc chắn (un être solide). Vì thế, khi thiếu một hữu thể chắc chắn, tức khi không còn ý thức nào cho nó xuất hiện, thì hiện tượng sẽ trở nên hư vô. Trong khi đó, hữu thể thì tự nội, là một khối đặc cứng (massif). Bởi vậy, Sartre cho rằng hiện tượng đòi hỏi phải có hữu thể siêu tượng, tức hữu thể không hiện tượng. Nhưng hữu thể không hiện tượng hay hữu thể siêu tượng lại chính là hữu thể tự nội đã được bàn đến ở trên.
Ở đây, chúng ta cần mở một dấu ngoặc để ghi nhận rằng, nếu trong những dòng suy tư này chúng ta sử dụng từ ngữ “hiện tượng” là chỉ theo quan niệm bình thường mà thôi, chứ Sartre đã thay từ “hiện tượng” (phénomène) trong quan niệm triết học của Immanuel Kant bằng từ “hiện kiện” (apparition) hay ông cũng gọi bằng từ “xuất hiện” (apparence). Lý do chính là Sartre không muốn người ta hiểu lầm quan niệm triết học của ông với quan niệm triết học của Kant mà ông luôn phi bác, và Sartre phi bác không chỉ quan niệm của Kant mà còn phi bác toàn bộ quan niệm về hữu thể của phái Duy tâm chủ nghĩa (idéalisme). Vì Sartre cho rằng hiện tượng của triết gia Kant chỉ là lớp vỏ bên ngoài để che dấu vật tự nội, trong khi đó, hiện kiện hay xuất hiện của ông không phải là lớp vỏ và không che dấu bất cứ điều gì cả, nhưng nó là chính nó: “L’apparence ne cache pas l’essence, elle la révèle: elle est l’essence: Sự xuất hiện (hay hiện kiện) không che dấu yếu tính, nó mặc khải yếu tính: nó là yếu tính.”(9)
Kết luận
Nói tóm lại, Jean-Paul Sartrte cho rằng hữu thể là một siêu việt (un transcendant) đối với ý thức con người. Nếu ý thức là ý thức một đối tượng, nên nếu không có đối tượng để ý thức, thì tất nhiên không thễ có ý thức. Như vậy, đối tượng của ý thức không phải là ý thức, nhưng đứng đối diện với ý thức và ở ngoài ý thức. Nhưng hữu thể lại không phải là đối tượng của ý thức, vì nó tự nội và là chính nó, và hơn nữa, nó là một khối dày đặc, không còn một chút kẽ hở cho ý thức chen chân vào. Điều đó cũng muốn nói rằng hữu thể là một cái chi có bản tính ngược lại với bản tính của ý thức, nó không phải là một tư tưởng và cũng không thuộc về bản tính của tư duy.
Sau cùng, chúng ta cũng phải thành thật thú nhận rằng, trước những quan niệm triết học sâu xa và uyên bác của một đại triết gia như Jean-Paul Sartre như đã được trình bày trong tác phẩm “Hữu thể và hư vô”, người ta không dễ gì có thể tóm lược lại trong một vài trang giấy được. Vì thế, qua những dòng trình bày trên đây, chúng tôi không hề có tham vọng tóm tắt toàn bộ tư tưởng của triết nhân trong tác phẩm lại, nhưng chỉ dám mạo muội đưa ra một vài nhận xét thô sơ và đầy khiếm khuyết nào đó, hầu người đọc có thể có được một ý niệm tổng quát về tư tưởng của triết nhân trong tác phẩm mà thôi.
_______________________________________
1. Jean-Paul Sartre: L’Être et le néant”, 1943, trang 16.
2. cùng chỗ như trên, trang 34.
3. cùng chỗ như trên, xem trang 23.
4. cùng chỗ như trên, trang 29.
5. cùng chỗ như trên, xem trang 25 và 31.
6. cùng chỗ như trên, xem trang 32.
7. cùng chỗ như trên.
8. cùng chỗ như trên, trang 33-34.
9. cùng chỗ như trên, trang 12.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Một trong những triết gia nổi danh nhất tại Pháp vào thế kỷ XX, người ta nhất thiết phải nêu danh triết gia Jean-Paul Sartre, một đại diện chân chính của học thuyết Hiện sinh (Existentialisme). Ông được sinh hạ trong một gia đình sĩ quan thuộc binh chủng thủy quân Pháp vào ngày 21.6.1905 tại Paris và qua đời ngày 15.4.1980. Nhưng số phận oan nghiệt thay, khi ông vừa được 15 tháng tuổi, thì cha ông bị bạo bệnh và qua đời. Và sau cái chết của cha ông, mẹ ông là bà Anne-Marie – một người bà con với nhà thần học, triết học và bác sĩ y khoa thời danh Albert Schweitzer (1875-1965), một người đã trọn đời dấn thân cứu chữa các bệnh nhân nghèo đói thuộc các bộ lạc bán khai ở Phi châu, và được xưng tụng là „bác sĩ rừng già Phi châu“ và là người được giải thưởng Nobel hòa bình của năm 1952 – đã bồng con về quê ngoại sống với cha mẹ mình. Và năm 1916, bà lại tái hôn với vị giám đốc của xưởng đóng tàu tại La Rochelle. Chính ở đây, Jean-Paul Sartre lại tiếp tục theo học tại trường trung học. Nhưng vào năm 1920, khi người cha nuôi nhận thấy Jean-Paul có một trí khôn thông minh sắc sảo khác thường, ông liền gửi cậu vào học tại một trường trung học danh tiếng ở Paris. Và hai năm sau đó, Jean-Paul thi đậu bằng tú tài và bắt đầu đăng ký theo học triết học tại đại học Paris. Từ đây cuộc đời Jean-Paul Sartre – từ nhân sinh quan, vũ trụ quan cho tới cách tư duy – bắt đầu thay đổi dần, tiệm tiến theo các tư tưởng triết học mà ông đắc thủ được. Kết quả sau cùng của sự phát triển các tư tưởng triết học đó là ông đã đề xướng một khuynh hướng triết học mới mẻ: Chủ thuyết Hiện sinh (Existentialisme) thiên về vô thần. Cùng đồng hành với ông trên con đường tư duy triết học Hiện sinh là nữ văn sĩ Simone de Beauvoir (1908-1986). Tuy hai người không đăng ký kết hôn và không cùng sống chung dưới một mái nhà, nhưng họ là những người bạn thân tình nhất của nhau trong tư tưởng hiện sinh phóng khoáng và trong cuộc sống hằng ngày hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào những ràng buộc luân lý thường tình.
Triết gia Jean-Paul Sartre |
Tuy mỗi tác phẩm của Sartre đều có tác dụng hướng dẫn người đọc tiến sâu vào „mê cung“ đầy huyền bí của những tư tưởng hiện sinh của ông, nhưng đặc biệt nhất là trong tác phẩm quan trọng „Hữu thể và hư vô“, Sartre đã trình bày rõ ràng quan niệm của ông về vấn đề hữu thể, một chủ đề cơ bản của khoa siêu hình học. Chính trong phần mở đầu của tác phẩm, Sartre đã viết: „Si toute métaphysique suppose une théorie de la connaissance, en revanche toute théorie de la connaissance suppose une métaphysique“: Nếu toàn thể khoa siêu hình học giả thiết một lý thuyết tri thức, thì ngược lại, toàn thể lý thuyết tri thức cũng giả thiết một khoa siêu hình học.(1) Bởi vì, đã là một triết gia chân chính, thì dù muốn hay không, Sartre cũng không thể bỏ qua được vấn đề trọng yếu đó của siêu hình học.
Nhưng theo Sartre, hữu thể học phải được nhìn dưới nhãn quan hiện tượng học (phénoménologique). Dĩ nhiên, hiện tượng mà Sartre quan niệm hoàn toàn khác với hiện tượng trong tư tưởng nhà triết học người Đức Immanuel Kant. Cũng vì thế, để làm phụ đề cho cuốn „Hữu thể và hư vô“, ông đã chọn tựa đề: „Essai d’ontologie phénoménologique“ (Lược khảo về hữu thể học hiện tượng học). Và ngay trong 34 trang đầu của phần nhập đề, Sartre đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm hữu thể học của ông, đúng như ông đã đặt tựa đề cho phần nhập đề đó là „Introduction à la recherche de l’être“: Công trình nghiên cứu về hữu thể nhập môn. Nhưng quan niệm tổng quát của Sartre về hữu thể học mà ông trình bày trong tác phẩm trên, người ta có thể tóm tắt lại trong ba đặc điểm chính như sau:
• Hữu thể có (l’être est),
• Hữu thể là tự nội (l’être est en soi),
• Hữu thể là chính mình nó (l’être est ce qu’il est).
Thứ nhất, hữu thể có: Theo quan niệm của Sartre, hữu thể là một cái chi „luôn có đó“ (déjà là), không có chi có thể thay đổi được nó, nó luôn luôn vẫn thế mãi. Do đó, nó không cần phải hiện hữu. Hữu thể là một cái chi „dư thừa“ (de trop). Chúng ta hãy đọc đoạn văn Sartre trình bày về hữu thể như sau:
„Hữu thể tự nội có (l’être-en-soi est). Điều đó có nghĩa là hữu thể không thể bị chuyển hóa (être dérivé) bởi cái khả hữu (le possible), cũng không bị dẫn đến sự tất hữu (le nécessaire). Sự khẩn thiết thì tương quan đến sự liên kết (liaison) của những đề án còn trong ý niệm, chứ không liên quan đến sự liên kết của những cái hiện hữu. Một cái đã hiện hữu dưới hình thức hiện tượng thì không bao giờ bị chuyển hóa bởi một cái hiện hữu khác xét như nó đang hiện hữu… Nhưng hữu thể tự nội (l’être-en-soi) cũng không thể bị chuyển hóa bởi cái khả hữu nữa. Cái khả hữu là một cấu trúc của cái hiện hữu tự biệt (structure du pour-soi), nghĩa là nó thuộc về một lãnh vực khác (l’autre région) của hữu thể. Hữu thể tự nội thì không bao giờ khả hữu hay bất khả hữu, nó có (il est). Đó là điều mà ý thức bày tỏ cho thấy qua việc tuyên bố rằng hữu thể thì dư thừa; nghĩa là ý thức thì tuyệt đối không thể chuyển hóa được hữu thể bởi bất cứ điều gì, dù bởi một hữu thể khác, bởi một cái khả hữu hay bởi một điều luật tất yếu (la loi nécessaire). Hữu thể không được tạo dựng nên, nó không có lý do để hiện hữu, không có tương quan với một hữu thể khác, hữu thể tự nội thì dư thừa mãi mãi cho đến muôn đời.“(2)
Ở đây, chúng ta cũng cần ghi nhận rằng trong đoạn văn trên đây, Sartre đã nhắc đến vai trò của ý thức đối với hữu thể. Nhưng người ta tự hỏi: Sartre quan niệm thế nào về ý thức?
Chúng ta biết rằng Sartre đã gọi ý thức (conscience) là một mặc khải được mặc khải (une révélation révélée). Nghĩa là bản chất của ý thức được ẩn chứa trong tác động mặc khải sự vật nọ, nhưng đồng thời nó lại được mặc khải (révélée) như là ý thức về sự vật đó. Điều đó muốn nói rằng ý thức không có bản thể riêng cho mình. Nó chỉ là một „hiện kiện“ (une apparition) thuần túy theo nghĩa là nó chỉ hiện hữu trong mức độ nó xuất hiện mà thôi.(3)
Vì quan niệm về ý thức như thế, nên Sartre đã đưa ra một câu định nghĩa rất nổi danh về ý thức như sau:
„La conscience est un être pour lequel il est dans son être question de son être en tant que cet être implique un être autre que lui.”(4)
Người ta có thể nói rằng câu định nghĩa thuần túy mang “tính chất Sartre”, nghĩa là trong câu định nghĩa trên, Sartre đã không những nhấn mạnh đến phương diện hữu thể: vì trong một câu ngắn như thế mà ông đã nhắc tới năm lần từ “hữu thể: l’être”, nhưng ý nghĩa của nó còn quá hàm xúc và sâu sắc, nên có lẽ ngoài triết nhân ra, khó có ai hiểu hết được. Nếu thế, thì việc dịch câu định nghĩa đó ra Việt ngữ lại càng là một vấn đề hầu như bất khả. Tuy thế, chúng tôi cũng xin mạo muội tạm dịch như sau:
“Ý thức là một hữu thể, mà vì hữu thể đó có vấn nạn về hữu thể trong hữu thể của nó xét như hữu thể đó bao hàm một hữu thể khác không phải là nó.”
Điểm đặc biệt trong câu định nghĩa trên của Sartre là ông đã phát biểu một cách rõ ràng quan điểm của ông về ý thức. Nói cách khác, theo Sartre, bản chất của ý thức là mặc khải một hữu thể khác không phải là chính nó, và ý thức hoàn toàn lệ thuộc vào hữu thế đó, đến nỗi nếu không có hữu thể đó thì cũng không thể có hữu thể của ý thức được.
Tiếp đến, trong tác phẩm quan trọng này Sartre đã chân thành nêu lên vấn đề nguồn gốc của hữu thể. Và mặc dù với khuynh hướng hiện sinh vô thần vốn nằm sâu trong tâm tưởng của ông, nên ông đã từng chối bỏ thuyết sáng tạo (Créationisme), tức thuyết cho rằng con người, vũ trụ và mọi tạo vật trong vũ trụ đều đã được Thiên Chúa tạo dựng nên,(5) Sartre cũng đã thú nhận là ông không thể tìm ra được câu giải đáp thỏa đáng sau cùng cho vấn đề nguồn gốc của hữu thể. Bởi vậy, chính Sartre đã phải nói, như đã được trích dẫn ở trên, là: vì “không được tạo dựng nên, hữu thể không có lý do hiện hữu, nó muôn đời là một cái chi dư thừa.”
Thứ hai, hữu thể là tự nội: Nói đến hữu thể tự nội là nói đến cái đối ngược lại với hiện tượng của hữu thể, vì hữu thể tự nội thì không xuất hiện dưới bất cứ hình thức hay biểu hiệu nào. Cũng vì thế, theo Sartre, người ta không thể bình luận hay phê phán được gì về hữu thể tự nội cả. Trong tác phẩm “Hữu thể và hư vô”, Sartre viết: “Hữu thể là chính nó. Điều đó có nghĩa là hữu thể tự nội thì không có tính thụ động hay tính chủ động (….). Đặc biệt nhất là hữu thể thì không chủ động: để có được mục đích và các phương tiện thì cần phải có hữu thể trước đã. Càng hơn thế nữa, hữu thể không thể thụ động được, bởi vì, để có thể thụ động thì tất nhiên phải hiện hữu đã.”(6)
Qua đoạn văn trên đây, người ta nhận thấy rằng hữu thể tự nội là cái chi luôn có đó, nhưng đồng thời người ta lại không thể bình luận được gì về nó cả. Và vì thế, nó trở thành “dư thừa”, trở thánh cái hữu danh vô thực, có cũng như không. Nếu vậy, ở đây một câu hỏi được đặt ra là Sartre hiểu ý niệm “tự nội” như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi vừa được nêu lên, chúng ta hãy đọc đoạn văn sau đây của Sartre:
“Quả thực đó là hữu thể, nếu chúng ta định nghĩa nó bằng cách đem so sánh với ý thức, hầu để làm cho các ý tưởng thêm rõ ràng hơn: Nó là ý niệm (noème) trong tư duy (noèse), nghĩa là vật tự nội hoàn toàn tùy thuộc vào chính mình (l’inhérence à soi), không còn một chút kẽ hở nào sót lại. Đứng về phươn diện này, người ta không thể gọi nó là nội tại tính (immanence) được, bởi vì, dù nội tại tính hoàn toàn tương quan với chính mình, nhưng nó hãy còn dành lại một chút khoảng cách tối thiểu nào đó vừa đủ để có thể đi từ chính mình đến với chính mình. Trong khi đó, hữu thể lại không có tương quan với chính mình: Nó là chính nó (…). Mọi sự xảy ra như thể để giải trừ sự quả quyết về chính mình ra khỏi cung lòng hữu thể, thì cần phải có một sự nới lỏng đối với hữu thể.”(7)
Qua đó, Sartre muốn nói rằng hữu thể là chính nó, hiện hữu trong chính mình, chứ không có nội cũng không có ngoại. Vì thế, người ta không thể quả quyết hay phủ nhận được gì về nó, nghĩa là người ta không thể bình luận được gì về nó cả. Vậy trong trường hợp này, để có thể bình luận hay phê phán ít nhiều về hữu thể, thì hữu thể cần phải tự nới lỏng, chứ không quá gắn chặt với ý thức. Nói cách khác, người ta chỉ có thể bàn đến hữu thể, nếu còn có một chút khoảng cách tối thiểu nào đó giữa ý thức và hữu thể. Nhưng tiếc thay, điều đó không thể xảy ra, vì vấn đề đang được đề cập tới ở đây là hữu thể tự nội, một hữu thể mà “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Thứ ba, hữu thể là chính nó: Thực ra, xét cho cùng thì “hữu thể là chính nó” cũng chẳng có gì khác với “hữu thể tự nội” như chúng ta vừa bàn qua ở trên: Cả hai đều không có vấn đề ở trong hay ở ngoài, bởi vì đã là hữu thể tự nội thì đương nhiên nó là chính nó. Chẳng qua Sartre nói rằng hữu thể là chính nó, vì ông muốn quả quyết rằng hữu thể tự nội không có tha tính (altérité). Chắc chắn những dòng sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được suy tư của Sartre hơn khi ông nói hữu thể là chính nó:
“Trong thực tế, hữu thể thì hoàn toàn mờ đục, không thấu suốt đối với chính nó, bởi vì nó thì đầy ắp chính mình. Đó chính là điều chúng ta sẽ trình bày rõ ràng hơn khi nói rằng hữu thể là chính nó (l’être est ce qu’il est) … Tính mờ đục không thấu suốt này không có liên quan gì tới tình trạng của chúng ta trong tương quan với cái tự nội (l’en-soi), theo nghĩa là chúng ta bó buộc phải tìm hiểu và phải quan sát nó, bởi vì chúng ta thì “ở ngoài” (dehors). Hữu thể tự nội thì không hề có cái gọi là bên trong, tức cái đối lập lại với cái bên ngoài, và là cái có thể tương tự như một sự phê phán, một điều luật, một ý thức tự quy (conscience à soi). Cái tự nội thì không có gì là bí mật kín đáo cả: nó là khối đặc (massif) (…). Nó là thiết định tính đầy đủ (pleine positivité). Vì thế, nó không biết tới tha tính (altérité): Nó không bao giờ tự đặt mình như khác với một hữu thể khác; nó không hề có bất cứ một tương quan nào với hữu thể khác. Nó vĩnh viễn là chính nó và nó sẽ chỉ là chính nó cho tới khi tự mòn mỏi.”(8)
Ở đây, chúng ta có thể tóm tắt quan niệm của Sartre về hữu thể như sau: Hữu thể là một khối đặc, tràn đầy, tự nội và không thấu suốt, đến nỗi không còn sót lại bất cứ một kẽ hở tối thiểu nào để có thể tạo nên được một tương quan. Cũng vì những đặc tính đó của nó mà hữu thể không còn biết đến một tha thể nào khác nữa, hay nói cách khác, vì hữu thể quá đầy đặc nên không một tha thể nào có thể chen chân len lỏi vào trong đó được.
Tiếp đến, qua những dòng trên đây, chúng ta còn nhìn thấy rõ thêm được quan niệm của Sartre về hữu thể, khi ông cho rằng:
• hữu thể không bị lẫn lộn với ký hiệu,
• hữu thể của hiện tượng không thể đồng hóa với hiện tượng của hữu thể,
• hữu thể thì tự nội và là chính nó, nên siêu tượng (transphénoménal).
Còn khi bàn về tính chất của hiện tượng, thì Sartre quan niệm rằng hiện tương không phải là một cái chi tự tồn tại được, nhưng nó chỉ tồn tại khi được dựa vào một hữu thể chắc chắn (un être solide). Vì thế, khi thiếu một hữu thể chắc chắn, tức khi không còn ý thức nào cho nó xuất hiện, thì hiện tượng sẽ trở nên hư vô. Trong khi đó, hữu thể thì tự nội, là một khối đặc cứng (massif). Bởi vậy, Sartre cho rằng hiện tượng đòi hỏi phải có hữu thể siêu tượng, tức hữu thể không hiện tượng. Nhưng hữu thể không hiện tượng hay hữu thể siêu tượng lại chính là hữu thể tự nội đã được bàn đến ở trên.
Ở đây, chúng ta cần mở một dấu ngoặc để ghi nhận rằng, nếu trong những dòng suy tư này chúng ta sử dụng từ ngữ “hiện tượng” là chỉ theo quan niệm bình thường mà thôi, chứ Sartre đã thay từ “hiện tượng” (phénomène) trong quan niệm triết học của Immanuel Kant bằng từ “hiện kiện” (apparition) hay ông cũng gọi bằng từ “xuất hiện” (apparence). Lý do chính là Sartre không muốn người ta hiểu lầm quan niệm triết học của ông với quan niệm triết học của Kant mà ông luôn phi bác, và Sartre phi bác không chỉ quan niệm của Kant mà còn phi bác toàn bộ quan niệm về hữu thể của phái Duy tâm chủ nghĩa (idéalisme). Vì Sartre cho rằng hiện tượng của triết gia Kant chỉ là lớp vỏ bên ngoài để che dấu vật tự nội, trong khi đó, hiện kiện hay xuất hiện của ông không phải là lớp vỏ và không che dấu bất cứ điều gì cả, nhưng nó là chính nó: “L’apparence ne cache pas l’essence, elle la révèle: elle est l’essence: Sự xuất hiện (hay hiện kiện) không che dấu yếu tính, nó mặc khải yếu tính: nó là yếu tính.”(9)
Kết luận
Nói tóm lại, Jean-Paul Sartrte cho rằng hữu thể là một siêu việt (un transcendant) đối với ý thức con người. Nếu ý thức là ý thức một đối tượng, nên nếu không có đối tượng để ý thức, thì tất nhiên không thễ có ý thức. Như vậy, đối tượng của ý thức không phải là ý thức, nhưng đứng đối diện với ý thức và ở ngoài ý thức. Nhưng hữu thể lại không phải là đối tượng của ý thức, vì nó tự nội và là chính nó, và hơn nữa, nó là một khối dày đặc, không còn một chút kẽ hở cho ý thức chen chân vào. Điều đó cũng muốn nói rằng hữu thể là một cái chi có bản tính ngược lại với bản tính của ý thức, nó không phải là một tư tưởng và cũng không thuộc về bản tính của tư duy.
Sau cùng, chúng ta cũng phải thành thật thú nhận rằng, trước những quan niệm triết học sâu xa và uyên bác của một đại triết gia như Jean-Paul Sartre như đã được trình bày trong tác phẩm “Hữu thể và hư vô”, người ta không dễ gì có thể tóm lược lại trong một vài trang giấy được. Vì thế, qua những dòng trình bày trên đây, chúng tôi không hề có tham vọng tóm tắt toàn bộ tư tưởng của triết nhân trong tác phẩm lại, nhưng chỉ dám mạo muội đưa ra một vài nhận xét thô sơ và đầy khiếm khuyết nào đó, hầu người đọc có thể có được một ý niệm tổng quát về tư tưởng của triết nhân trong tác phẩm mà thôi.
_______________________________________
1. Jean-Paul Sartre: L’Être et le néant”, 1943, trang 16.
2. cùng chỗ như trên, trang 34.
3. cùng chỗ như trên, xem trang 23.
4. cùng chỗ như trên, trang 29.
5. cùng chỗ như trên, xem trang 25 và 31.
6. cùng chỗ như trên, xem trang 32.
7. cùng chỗ như trên.
8. cùng chỗ như trên, trang 33-34.
9. cùng chỗ như trên, trang 12.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Trong Công Viên
Nguyễn Bá Khanh
23:12 05/01/2010
SỚM MAI TRONG CÔNG VIÊN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Công viên, soi bóng vịt bơi sớm
Quê người miên tưởng vọng cố hương!
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Ult – Ux
Nguyễn Trọng Đa
05:48 05/01/2010
Ult
Ult, Ultimo--cuối cùng, gần đây nhất (ngày, tháng, năm).
Ultimate
Chung cục, sau hết, tối hậu. Cái cuối cùng trong một chuỗi, xét như là kết cục hay cùng đích tối hậu của sự hiện hữu con người, điều mà tất cả các chủ đích khác phải được quy hướng về đó. Tối hậu cũng là vượt xa tầm mức mà không có sự phân tích nào có thể thực hiện được, chẳng hạn sự giải thích tận cùng của tội chính là sự Quan phòng cho phép của Thiên Chúa. (Từ nguyên La tinh ultimatus, từ chữ ultimare kết thúc, hoàn tất, từ chữ ultimus, tận cùng, sau hết.)
Ultimate End
Cùng đích, mục đích tối hậu. Là kết cục của một chuỗi các cùng đích mà một người nỗ lực đạt tới. Xét về mục đích hiện hữu của nhân loại, cùng đích tối hậu là vinh phúc trên thiên đàng.
Ultramontane
Phái bảo thủ quá khích. Là nhóm người Công Giáo ủng hộ Đức Giáo hoàng về các vấn đề giáo lý và chính sách. Tên này nghĩa là “bên kia núi Alps”, đặc biệt nói đến Roma. Những người sống ở phía bắc triền núi Alps được gọi là Cisalpine. (Từ nguyên La tinh ultramontanus bên kia núi; ultra-, quá + mons, núi)
Unam Sanctam
Sắc chỉ Unam Sanctam (Duy nhất thánh thiện). Là sắc chỉ của Đức Giáo hòang Boniface VIII, ban hành ngày 18-11-1302, để trả lời cho Vua Philip IV nước Pháp, vì vua phủ nhận quyền bính của Đức Giáo hòang. Chỉ có câu cuối cùng trong sắc chỉ là giáo lý không thể thay đổi, trong đó Đức Giáo hoàng nói: “Chúng tôi tuyên bố, phát biểu và định tín rằng việc phục tùng Giáo chủ Roma là tuyệt đối cần thiết cho sự cứu rỗi của mỗi một người” (Denzinger 875). Phần trước của sắc chỉ nói nhiều về quan hệ giữa quyền đời và quyền đạo trong Giáo hội.
Unclean
Ô uế, dơ bẩn. Tình trạng bị ô uế và cần được thanh tẩy. Từ ngữ ám chỉ sự có mặt của các chất không thanh sạch. Điều kiện bị ô uế về nghi thức mà không quy chiếu đến sự thanh sạch của tình trạng luân lý con người thì không được biết đến nơi các Kitô hữu, nhưng lại rõ ràng nơi các tín đồ Hồi Giáo, Ấn giáo, Phật Giáo và Thần đạo ở Nhật. Đối với Do Thái giáo, hôn nhân, sinh con, tiếp xúc với người chết hay giao du với người phong cùi là bị coi như bị nhiễm uế và ở trong tình trạng không thanh sạch. Đức Kitô bãi bỏ điều này của luật Moses (Mô-sê).
Unconscious
Bất tỉnh, vô thức. Một người vì tai nạn hay bệnh tật mà mất khả năng ý thức ngắn hạn hay vĩnh viễn. Một số bí tích vẫn có giá trị và hữu hiệu khi ban cho người vô thức miễn là trước khi trở thành vô thức, người này ít nhất có ý muốn mặc nhiên lãnh nhận bí tích đó, và có những tâm tình chuẩn bị. Vì thế, người bất tỉnh cũng có thể được rửa tội, tha tội qua bí tích và được xức dầu bệnh nhân. Dù vậy, trong thực tế, các bí tích này được ban với điều kiện trong hòan cảnh này, nghĩa là cho rằng các đòi hỏi cần thiết đã được thỏa mãn.
Unconscious Motivation
Động cơ vô thức. Các động lực hoạt động của con người không mấy dễ dàng, hay không thể truy nguyên đến lý luận có ý thức và suy tính chủ tâm. Các động lực con người để làm điều gì hoặc kiêng điều gì khác, để tin điều này và chối từ điều khác thật khó mà biết được. Người ta có thể chỉ có một động cơ không giải thích được và cảm nhận sự thúc đẩy liên lỉ, mặc dù có các lý luận ý thức để chống lại. Người ta có thể bị ảnh hưởng bởi một người mà họ thấy, hay một lời tuyên bố họ được nghe, vốn định dạng tư tưởng riêng của họ lâu dài trước tuổi khôn, và thật sự độc lập với các phản tỉnh lý trí.
Uncreated Grace
Ơn phi tạo, ơn vô tạo. Là chính Chúa, trong tư cách Chúa vì tình yêu đã tiền định các ơn ban cho ta. Có ba dạng thức của ơn phi tạo: ngôi hiệp, có Chúa ngự trong mình và phúc kiến. Trong ngôi hiệp, Chúa thông ban chính Ngài trong sự Nhập thể của nhân tính Chúa Kitô (ơn thông hiệp) cách thâm sâu đến nỗi Chúa Giêsu Nazareth (Na-da-rét) là một ngôi vị Thiên Chúa. Trong dạng thức thứ hai và thứ ba, linh hồn những người công chính ở trần gian và linh hồn các người vinh hiển trên thiên đàng được nâng lên tới mức chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Cả ba dạng thức này là ơn thụ tạo, nếu xét như là hành vi, bởi vì cả ba đều khởi đầu trong thời gian. Nhưng ơn được ban cho một thụ tạo qua hành vi ấy là phi tạo (vượt thời gian.)
Unction
Xức dầu. Là việc xức dầu với mục đích tôn giáo; trong việc ban một bí tích, như trong phép Thêm sức và Xức dầu bệnh nhân; hoặc là một phần của nghi lễ bí tích, như trong phép Rửa tội và Truyền chức thánh; và trong việc sử dụng dầu như một á bí tích, chẳng hạn dầu kính nhớ thánh tử đạo Serapion. (Từ nguyên Latinh unctio, từ chữ unguere, xức dầu.)
Underground Church
Giáo Hội hầm trú, Giáo hội bí mật. Nói chung, một nhóm tín hữu tuyên xưng mình là Công Giáo, hoạt động ngoài cơ cấu Giáo Hội chính thức được thành lập. Nhưng thuật ngữ này phần nhiều áp dụng cho các tín hữu sống trong những nơi, mà người Công Giáo hay người Kitô giáo nói chung bị ngược đãi, vì tuyên xưng và chia sẻ niềm tin của mình.
Understanding
Thấu hiểu, hiểu biết. Trong triết học Kinh Viện, nhận thức là cái trực tiếp và không cần chứng minh; là nhận thức thẳm sâu đi vào tận bản chất của điều chúng ta thấu hiểu. Thấu hiểu cũng còn là tri thức trực giác thường ngày về các nguyên tắc suy lý khởi đầu của thực tại.
Uniat Churches
Giáo hội Qui hiệp. Là các Kitô hữu Đông phương tuyên xưng cùng một giáo lý như các Kitô hữu khác của Giáo hội Công giáo Roma. Tuy nhiên các nghi lễ và kỷ luật của họ rất khác với nghi thức của Nghi lễ Latinh. Phụng vụ của họ bắt nguồn tại Antioch (An-ti-ô-khi-a), Alexandria, và Byzantium, và họ thường có các giáo sĩ kết hôn. Hầu hết các giáo hội không-Qui hiệp có các nhóm Qui hiệp, và các nhóm này tái khẳng định lòng trung thành với Đức Giáo hòang. Từ ngữ "Qui hiệp," mặc dầu có trong văn chương thần học, ít khi được người Công giáo Đông phương sử dụng. Chắc là họ cảm thấy là từ ngữ này nhìn nhận rằng họ không trung thành trọn vẹn với Tòa thánh.
Unicity Of God
Duy nhất tính của Thiên Chúa. Tính duy nhất tuyệt đối của Thiên Chúa. Tất cả các tín điều của Kitô hữu đều nói lên niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, ngược với thuyết Đa Thần và thuyết Nhị Nguyên Manikê, vì các thuyết này chủ trương có hơn một thần. Giáo hội dựa duy nhất tính của Chúa vào sự hoàn hảo tuyệt đối của Ngài, vì không thể có nhiều hơn một Thiên Chúa tuyệt hảo vô cùng. Hơn nữa, duy nhất tính tuyệt đối của Thiên Chúa có thể chứng minh được từ sự thống nhất của trật tự thế giới.
Uniformity
Đồng dạng, đồng nhất tính. Là sự giống nhau ở mọi nơi. Áp dụng cho Giáo hội, sự đồng nhất về giáo lý đức tin và luân lý phải được giảng dạy, hoặc trong các định tín long trọng hoặc trong huấn quyền thông thường phổ quát của Giáo hội. Ngoài phạm vi này còn có hình thái đa dạng lớn, tuỳ theo văn hóa và nhu cầu khác nhau của dân Chúa. (Từ nguyên Latinh uniformis, có một hình thức, có một hình thái mà thôi)
Unigenitus
Sắc chỉ Unigenitus (Con Một). Là sắc chỉ của Đức Giáo hoàng Clement XI, ban hành ngày 8-9-1713, qua đó, ngài lên án 101 mệnh đề theo thuyết Jansen của Pasquier Quesnel (1634-1719), trong đó có các thuyết như tính kiên định của ân sủng và cho rằng mọi hành động của người tội lỗi, kể cả lời cầu nguyện, cũng là có tội.
Unimpaired Nature
Bản tính bất hoại. Điều kiện lý thuyết, trong đó một người, cộng thêm bản tính mình, có thể có những ân huệ ngọai nhiên của sự toàn vẹn, nghĩa là không còn sự đau đớn thể lý hay viễn ảnh cái chết thể lý nữa. Trong trạng thái khả thể này, con người sẽ tiến đến vận mệnh tự nhiên của họ dễ dàng hơn, và với một sự chắc chắn lớn hơn.
Union
Kết hiệp, hợp nhất. Việc kết hợp cái riêng biệt hay riêng lẻ và cả cái trạng thái hiện hữu được kết hợp. Các hình thức kết hợp chỉ là sự hợp thành, sự pha trộn, sự kết hợp tự nhiên của thể xác và linh hồn, kết hợp bản thể với tuỳ thể của nó, kết hợp hay dung hoà giữa tâm trí và con tim, kết hợp của các phương tiện thành một mục đích nhất định nào đó, kết hợp giữa ý chí với đối tượng nó yêu thích, kết hợp siêu nhiên của linh hồn với Thiên Chúa, và sự ngôi hiệp giữa thiên tính với nhân tính trong Đức Kitô.
Unit
Đơn vị. Vật gì không thể phân chia ra được và phân biệt nó với mọi thứ khác. Vật gì chỉ là một. Một đơn vị siêu hình học là một hữu thể đơn nhất; một đơn vị luân lý là gồm có nhiều người với một mục đích chung duy nhất; một đơn vị hữu cơ có cái đơn nhất của cơ thể sống, với các bộ phận có các chức năng chuyên biệt hoá, vốn hoạt động cho ích lợi chung của cả cơ thể.
Unitatis Redintegratio
Sắc lệnh Unitatis Redintegratio (tái lập sự hiệp nhất). Là sắc lệnh về đại kết của Công đồng chung Vatican II. Sắc lệnh đề cập đến các nguyên tắc Công giáo về đại kết, việc thực hành đại kết, và các cộng đồng Giáo hội ly khai khỏi Tòa thánh Roma. Trong sắc lệnh, có sự phân biệt rõ ràng giữa đại kết tinh thần, chủ yếu thông qua cầu nguyện và thực thi nhân đức, và đại kết thực tiễn, tích cực cổ vũ cho sự tái thống nhất của Kitô giáo. Các tín hữu cũng được dạy cách nhìn nhận các mức độ giống với Giáo hội Công giáo Giáo hội, theo thứ tự từ trên xuống, đó là Giáo hội Chính thống Đông phương, Anh giáo và Tin lành (ngày 21-11-1964).
Unitive Way
Hiệp đạo, đường nhiệm hiệp. Đây là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình hoàn thiện Kitô hữu, vượt ra ngoài chặng thanh luyện và chặng soi sáng. Đặc điểm chính yếu của giai đoạn này là một sự nhận thức ít nhiều liên tục về sự hiện diện của Thiên Chúa, và sự sẵn sàng trở nên đồng dạng với thánh ý Chúa. Mặc dù thường được xem như giai đoạn cuối trong đời sống thiêng liêng, nhưng người ta nhận ra rằng ba mức độ truyền thống của quá trình trở nên thánh thiện không phải thứ tự theo thời gian. Chúng có thể có mặt, trong mức độ ít hơn hay nhiều hơn, tại bất cứ điểm nào trong sự tăng trưởng của một người về sự thánh thiện.
Unity
Hiệp nhất. Điều kiện hay tình trạng đơn nhất, đặc biệt ở giữa nhiều người. Điều chính yếu nối kết nhiều người lại là họ có chung nhiều niềm tin hay niềm xác tín, và có chung nhiều ước vọng và tình cảm. Sự hiệp nhất là tình trạng hợp nhất các con người khác nhau. Sự hiệp nhất là tình trạng của tâm trí đồng ý về một số ý tưởng nhất định nào đó, và của ý chí gắn bó các khát vọng hoặc tình yêu của nó vào các đối tượng nào đó đem lại sự thống nhất.
Universal
Phổ quát. Bất cứ thứ gì chung cho nhiều người; hoặc là điều người ta cho rằng nó là chung cho nhiều người, và là thứ nhiều người có hay được áp dụng cho nhiều người. Được dùng theo nghĩa Công Giáo khi đề cập đến Giáo Hội, phổ quát nghĩa là ở khắp mọi nơi theo địa lý, liên tục trong lịch sử, điều chính yếu là như nhau và không phân biệt đối xử.
Universal Bishop
Giám mục hoàn vũ. Ám chỉ Đức Giáo Hoàng vì Ngài có quyền giám mục thực sự trên toàn thể Giáo hội. Do đó, Ngài được xem như là vị giám mục chung của toàn thể Giáo hội, cũng như Ngài là là giám mục của giáo phận Roma.
Universal Doubt
Hoài nghi phổ quát. Tình trạng hoãn đưa ra phán quyết tích cực về bất cứ sự thật nào. Nói chung, đó chỉ là một hình thức hoài nghi có phương pháp; khi là hoài nghi đích thực, hoài nghi phổ quát trở thành chủ nghĩa hoài nghi.
Universalism, Biblical
Thuyết phổ quát theo Kinh Thánh. Giáo huấn chống chủ nghĩa dân tộc của các ngôn sứ Do Thái, dạy rằng ý định cứu chuộc của Thiên Chúa bao gồm các dân tộc khác nữa, chứ không chỉ cho dân Israel mà thôi. Điều này đặc biệt đúng với ngôn sứ Jonah (Giô-na.)
Universalism, Doctrinal
Thuyết phổ quát theo tín lý. Thuyết này cho rằng hỏa ngục thực chất là một loại luyện ngục, nơi đó, các tội được tẩy xóa, để cuối cùng ai cũng sẽ được cứu độ. Thuyết này cũng được gọi là apokatastasis (thuyết cứu độ vạn vật), đã bị Giáo Hội lên án năm 543 để chống lại những người theo thuyết Origen, là những người cho rằng “hình phạt cho ma quỷ và người tội lỗi thì tạm thời và sẽ đến ngày kết thúc, nghĩa là ma quỷ hay các kẻ không tin sẽ được phục hồi theo nguyên trạng của họ” (Denzinger 411).
Universe
Vũ trụ. Toàn thể các thọ tạo được xem như hợp thành một thể thống nhất có trật tự. Điều này cũng có nghĩa là toàn thể thọ tạo như được phân biệt với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
University Of The Faithful
Toàn bộ các tín hữu. Thuật ngữ universitas fidelium của công Đồng Vatican (Vatincan) II, tuyên bố rằng “toàn thể các tín hữu đã được Chúa Thánh Thần xức dầu, không thể sai lầm trong đức tin” (Hiến chế tín lý về Giáo hội 2, 12). Điều này có nghĩa là các tín hữu của Chúa Kitô được kết hiệp với nhau bằng một niềm tin không sai lạc trong các mầu nhiệm mặc khải. Họ hiệp nhất với nhau nhờ có chung một lòng trung thành với đức tin, mà đức tin này là sự thật. Sự thật liên kết, còn sai lầm chia rẽ.
Unjust Aggressor
Kẻ xâm phạm bất công. Kẻ xâm phạm là người tấn công một người vô tội cách cụ thể và bất công. Sự xâm phạm thực sự là một cuộc tấn công tiềm ẩn hay thực sự đang xảy ra mà không thể né tránh được. Cuộc xâm phạm bất công diễn ra khi cuộc tấn công là không được phép ít nhất về mặt vật chất, nghĩa là khi kẻ tấn công không chịu trách nhiệm luân lý cho việc tấn công. Trong tất cả các trường hợp tấn công bất công, được phép dùng vũ lực khi cần thiết để tự vệ.
Unjust Damage
Thiệt hại bất công. Là vi phạm tài sản của người khác một cách không công bằng mà chẳng đem lại được một lợi ích nào từ sự gây hại. Nghĩa vụ đền bù thiệt hại đã gây ra cần các điều kiện sau: 1. Hành động gây hại phải là bất công theo nghĩa hẹp; 2. Hành động phải là nguyên nhân thật sự và có hậu quả của sự thiệt hại, vì thế một nguyên nhân ngẫu nhiên sẽ không được đòi hỏi đền bù; 3. Hành động gây hại phải là tội lỗi rõ ràng, nghĩa là bất công có chủ tâm.
Unmoral
Vô đạo đức. Điều kiện của một người không có hay dường như không có sự cân nhắc về các vấn đề luân lý trong lối sống ứng xử. Cũng được gọi là phi đạo đức, phi luân.
Unmoved Mover
Đấng vận hành bất động. Thiên Chúa như là nguyên nhân nguồn gốc và liên tục của chuyển động trong tạo vật, trong khi chính Ngài lại không bị chuyển động (không bị thay đổi).
Unnatural
Phản tự nhiên, trái tự nhiên. Là điều trái ngược với tự nhiên vì nó đi ngược lại với lý trí đúng đắn, tức là phi lý; hay là nó trái với nhân phẩm con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, tức là vô giá trị; hay đi ngược lại với mục đích thiêng linh mà một khả năng được ban phải được sử dụng cho mục đích ấy, tức là lệch lạc, đồi bại.
Unpardonable Sin
Tội không thể tha. Là thuật ngữ thời hậu Kinh thánh, có nghĩa là sự phạm thượng đối với Chúa thánh Thần. Khi người Pharisee (Pha-ri-sêu), bất ngờ trước phép lạ Chúa Giêsu làm, đã tố cáo Chúa là dùng quyền lực ma quỷ để làm phép lạ, Chúa cảnh cáo họ: “Ai nói phạm tới Chúa Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12:22-32). Từ ngữ cũng đồng nghĩa với tội tuyệt vọng.
Upper Room, The
Phòng trên, phòng tiệc ly. Đây là căn phòng mà Chúa Giêsu và các môn đệ cùng chia sẻ Bữa tiệc ly trong buổi tối trước khi Ngài bị đóng đinh. Theo thánh sử Máccô, đó là căn phòng rộng, được bài trí đủ chỗ nằm và thuận tiện để dọn tiệc (Mc 14:14-15). Có thể đó là một căn phòng dựng trên mái vì hầu hết các nhà thời đó đều làm theo kiến trúc một lầu. Rất có thể căn phòng đó cũng là nơi hội họp vì sau khi Chúa Giêsu về trời, thánh Luca thuật lại rằng các môn đệ và Mẹ Maria trở lại Jerusalem (Giêrusalem) và “lên lầu trên, nơi các ông trú ngụ” (Cv 1:12-14). Theo truyền thống, căn nhà này nằm gần cổng Zion và khu phố Armenian ngày nay.
Urbanists
Dòng Ur-ba-nô. Dòng này phát xuất từ Dòng Clara, có bộ luật nguyên thủy được Đức Giáo Hoàng Urban IV cải tổ nhẹ bớt vào năm 1263.
Urbi Et Orbi
Phép lành Urbi Et Orbi, Phép lành cho thành phố và thế giới. Là phép lành long trọng của Đức Giáo hoàng ban cho cử tọa có mặt tại thành Roma, và cho cử tọa ở nơi khác trên toàn thế giới. Phép lành công khai này thường được ban vào các năm thánh và nhiều dịp quan trọng khác. Đức Giáo hoàng Piô XI đã làm sống lại phép lành này vào năm 1922, sau khi nó đã bị quên lãng hơn 50 năm.
Urim And Thummim
Thẻ Urim và Thummim, thẻ xăm phán quyết u-rim và tum-mim. Là các vật nhỏ, có thể được làm bằng đá, được đề cập nhiều lần trong Cựu Ước nhưng không hề mô tả hay giải thích. Các chức sắc tôn giáo mang thẻ trên ngực, có lẽ để phân biệt cấp bậc của họ, khi các vị này tìm kiếm sự trợ giúp của Đức Chúa (Xh 28:30). Nhiều người tin rằng đó là các thẻ thánh để gợi lên lời khuyên hoặc thánh chỉ của Đức Chúa (Lv 8:9).
Ursulines
Dòng Ursula. Là Dòng nữ lâu đời nhất chuyên lo giáo dục trong Giáo hội Công giáo, được thánh nữ Angela Merici thành lập tại Brescia, Ý, năm 1525. Dòng được Đức Giáo hòang Phaolô III phê chuẩn năm 1544 như một hội dòng các trinh nữ, hiến thân cho việc giáo dục Kitô giáo, nhưng mỗi người vẫn sống ở nhà riêng. Năm 1572, Đức Giáo hòang Gregory XIII chấp thuận đời sống cộng đòan và lời khấn đơn theo đề nghị của thánh Charles Borromeo. Năm 1612 các nữ tu Ursula ở Paris được phép khấn trọng thể, và các tu viện theo đường hướng này sớm được thiết lập ở nhiều nơi, tuân giữ một Luật thánh Âu Tinh được điều chỉnh. Năm 1900 một hội nghị nữ tu dòng Ursula diễn ra ở Roma và lập ra một liên hiệp nhiều dòng. Các dòng này chỉ có lời khấn đơn, nhưng nữ tu ở một số tu viện độc lập có lời khấn trọng. Hiện nay có 25 tu hội giáo hoàng Ursula, ngoài các tu hội thuộc Liên hiệp dòng nói trên.
Usq
Usq, Usque-- Cho đến, đến chừng mức mà.
Utopia
Không tưởng. Là bất kỳ quốc gia tưởng tượng nào có công dân sống trong các hoàn cảnh hoàn hảo; đó là các cộng đồng thịnh vượng lý tưởng như Platô, Bacon mô tả, và thánh Thomas More viết trong sách Utopia của ngài; theo nghĩa đố kỵ thì không tưởng là bất cứ cải cách hão huyền nào mà không xem xét các yếu đuối và khuyết điểm của con người.
Ux
Ux, Uxor--vợ, phu nhân, hiền thê.