Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự sa ngã
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:37 05/01/2011
"Đức Giê-su nói với họ: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."(Mc 2:17).
1. Quan Niệm Về Tội
Thánh Phaolô đã viết: Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội (Rm. 5:12). Tội đã nhập vào thế gian qua sự bất trung và kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ. Tội đã truyền lại cho các thế hệ con cháu. Tội là gì? Theo sách Giáo Lý Công Giáo nói rằng tội là xúc phạm đến danh Thiên Chúa và tình yêu của Người, làm tổn thương phẩm giá riêng của con người đã được mời gọi làm con Thiên Chúa và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh và mỗi người Kitô Hữu phải là một viên đá sống động (GL 1487). Tội bóp nghẹt sự thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa yêu thương con người nhưng Thiên Chúa ghét tội. Tác giả Thánh Vinh 37 diễn tả rằng: Quân tội lỗi đều bị diệt trừ, nòi ác nhân rồi cũng phải tru di (Tv. 37:38).
Tội lỗi làm tâm hồn của con người thui chột và không thể tiến triển trên con đường trọn lành. Truyện kể rằng: Một nhà trồng kiểng, ngày kia mua được cây kiểng qúy hiếm đem về chăm bón nhưng sao có một cành cứ đẹt hoài và không phát triển. Ông tìm mãi mới khám phá ra có một sợi giây thép cột ngay quanh thân cành làm cho nó không dẫn nhựa được. Ông liền cắt giây và mấy ngày sau, ông thấy cành đó lớn mạnh. Cũng vậy, tội trọng làm ta bị xiềng xích lại và không thể nên tốt được. Cần phải cắt xích đó đi, chúng ta mới có thể nên hoàn thiện.
2. Sa Ngã
Tiếng nói lương tâm là gì? Lương tâm là một phán đoán của lý trí nhờ đó con người nhận ra phẩm chất luân lý của một hành vi cụ thể. Lương tâm là trung tâm sâu kín nhất của con người, là cung thánh mà ở đó con người một mình đối diện với Thiên Chúa và tiếng nói của Người càng dội trong thâm tâm họ. Cùng một suy nghĩ về tiếng nói nội tâm, Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Hạt giống Bồ Đề đều sẵn có trong mỗi chúng sanh. Nhưng vì vô minh che lấp nên điên đảo mê lầm tạo gây nghiệp tội.
Khi phạm tội thì chúng ta phải xưng thú, đền bù và xin tha thứ. Chúa biết con người yếu đuối và tội lỗi. Chúa không đến để luận phạt. Thánh Matthew đã viết: Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt. 9:13). Chúa kêu gọi người tội lỗi trở về. Trở về càng sớm càng dễ dàng và càng tốt. Chúng ta biết rằng phạm luật là bị phạt. Các hình phạt như phạt tiền, phạt lao động cộng đồng, phạt tù treo phạt tù ở, tù chung thân rồi có hình phạt nặng nhất là tử hình. Đó là các hình phạt xã hội con người quy định với nhau. Có những luật lệ của quốc gia bất công hay vô luân, chúng ta không buộc phải thi hành. Những luật lệ mà các Tòa Án phán quyết như luật về tiếng nói lương tâm, phá thai, hôn nhân đồng tình luyến ái, án tử hình, các nhà làm luật đã đi quá phạm vi của chính mình. Cho nên chúng ta phải biết rằng không phải cứ là luật, chúng ta phải hay được phép thi hành. Khi luật lệ của con người đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có luật của lương tâm hướng dẫn, chúng ta sẽ phải trả lẽ về mình trước mặt Thiên Chúa.
Luật lệ giúp cho chúng ta tránh tội và là kim chỉ nam hướng dẫn giúp đời sống chung xã hội cho tốt đẹp. Phạm luật của Chúa là phạm tội. Tội lỗi sẽ mọc rễ và bám rễ sâu trong đời sống của mỗi người. Chúng ta phải tỉnh thức luôn để đừng bị vùi dập trong tội. Truyện kể rằng: Ngày kia, một giáo sư già đi chơi qua khu rừng, bên cạnh có cậu học trò cùng đi. Thình lình thầy dừng chân chỉ vào bốn cây gần đó. Cây thứ nhất mới nhú khỏi đất, cây thứ hai mọc mầm non, cây thứ ba đã lớn và cây thứ tư khá to. Thầy nói: Trò hãy nhổ cây thứ nhất. Quá dễ dàng, cậu học trò nhổ lên. Thầy nói tiếp: Hãy nhổ cây thứ hai. Cậu dùng một cánh tay nhổ lên. Rồi nhổ tiếp cây thứ ba, cậu phải dùng hết sức mới nhổ được. Còn cây thứ tư quá lớn. Cậu phải ôm thân cây và cố sức nhổ nhưng khó mà lung lay được. Thày dậy rằng: Về các tính hư nết xấu của ta cũng vậy. Khi mới nhiễm thì dễ khử trừ nhưng nếu chúng đâm rễ sâu trong tâm khảm và trong thân xác thành thói quen, con sẽ khó mà trừ khử nó.
3. Sám Hối
Sau đây là vài tâm tình sám hối của những phật tử. Tuy không có Mùa Vọng dọn đường hay Mùa Chay sám hối, không có Bí Tích Hòa giải như các tín hữu Công Giáo, nhưng mỗi tín đồ Phật Giáo qua tiếng nói thầm trong lòng, họ cũng phát hiện được những sai trái, lỗi lầm và mong được sám hối để tâm hồn thanh tịnh và nhẹ nhàng. Lời nguyện sám hối: Nay con sám hối tội mình. Từ vô thỉ kiếp vô minh lỗi lầm. Gây điều ác, gieo mầm đau khổ. Sát sinh chẳng chút xót xa. Gian tà trộm cắp tiêu pha của người. Đắm dâm dục buông lời dối trá. Nói hai lời, thô ác, chuốc trao. Tham lam, sân hận, cống cao. Si mê, phiền não, bủa rào đảo điên. Khiến chúng con triền miên rong ruổi. Sống lênh đênh trôi nổi lạc lầm. Giúp con tỉnh thức, sáng tâm trở về. Xa lìa khỏi sông mê, bể khổ. Thoát trầm luân đỗ bến giác ngàn. Xuống lên ba cõi sáu đường. Đền bù với những vết thương lỗi lầm. Trả vay vay trả trầm luân. Gian nan thống khổ vô ngần vô biên. Cũng vì nghiệp báo oan khiên. Do mình kết tạo triền miên nối đời. Vậy con thi lễ cúi đầu. Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn. Như xưa có phạm điều răn. Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng. Thì nay lòng dạ ân cần. Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa. Thật lòng sám hối ăn năn xin chừa.
Dù theo tôn giáo nào, về đời sống luân lý đạo đức, ai cũng được dậy dỗ ăn ngay ở lành, xa lánh tội ác và làm việc thiện. Nhưng con người với tà niệm và bản năng thú tính kéo lôi con người về đường tội lỗi. Tinh thần thì minh mẫn, còn xác thịt thì yếu đuối. Nhiều người cứ dầm dề và ngoi ngóp trong biển đời, không muốn thóat ra khỏi vũng lầy của tham lam, dục vọng và trụy lạc. Khi suy niệm về lời Thánh Kinh: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.” Cha giảng phòng trong khi dọn bài đã ngủ thiếp đi và chiêm bao thấy một nhóm quỉ đang tìm cách cám dỗ người ta. Một tên nói: Tôi sẽ xui người ta rằng Thánh Kinh là truyện bịa. Nhóm trưởng phê rằng: Không được, đừng làm thế. Đứa khác lại nói: Để tôi đi, tôi xúi con người rằng không có Thiên Chúa và không có thưởng phạt gì cả. Qủi Cả nhận xét: Không được, nói thế họ sẽ không tin. Cuối cùng một tên quỉ già kinh nghiệm góp ý: Tôi sẽ nói rằng có Chúa, có hỏa ngục nhưng đừng vội vã chi và ngày còn dài mà. Thế là tất cả hội đồng phái lão ra đi.
4. Giải Thóat
Ngày nay, trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào trong hố thẳm sâu của tham vọng và hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe dọa đời sống của nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới, mọi áp lực kinh tế xã hội đè nặng lên trên tâm trí của con người. Hoàn cảnh tục hóa tạo nên ức chế tâm lý và làm băng hoại về đời sống đạo đức. Con người chạy đi tìm kiếm những giải quyết tham vọng và sinh lý hưởng thụ vội vàng. Nhiều người mất đi cảm nhận về tội và tiếng nói lương tâm, nhường cho những réo gọi của thú tính tìm vui thỏa mãn mọi đòi hỏi. Họ quan niệm rằng mọi thú vui chỉ là mua vui mau qua chóng hết.
Tuy vậy, vẫn còn niềm hy vọng, trong Giáo Hội còn nhiều những tâm hồn rất bén nhậy. Họ sống với một tâm hồn thanh khiết. Tiếng nói lương tâm chính là Kim Chỉ Nam dẫn đường trong những chọn lựa. Họ biết ý nghĩa phù vân của đời tạm bợ và tìm kiếm những giá trị thật viễn mãn. Họ luôn soi mình trước chiếc gương trong sáng để tìm giải thóat tâm linh. Họ biết chạy đến Chúa, Đấng có thể giải thoát, chữa lành cả thân xác và linh hồn. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ và dân chúng: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt. 9:6). Chúng ta đừng khi nào thất vọng, Chúa luôn có con đường mới cho chúng ta bước theo. Truyện kể một hôm thánh Philip Neri đi thăm một chị nữ tu tên là Scholastica. Chị này tưởng mình đã bị án luận phạt mất nước thiên đàng. Cha thánh khuyên chị rằng thiên đàng là của con. Chị nói: Thưa cha, sao có thể được. Cha Neri nói: Con điên sao? Kìa nhìn xem Chúa Kitô chết cho ai? Chúa chết cho những người tội lỗi. Được, con là người tội lỗi ghê gớm. Vậy Chúa đã chết để cứu con, vì thế nước thiên đàng là của con. Nhờ những lời ấy, Scholastica lấy lại lòng tin và sự bình an trong tâm hồn.
5. Sợ Tội
Hình phạt giúp con người tránh được tội. Làm lành thì được khen thưởng. Làm dữ, làm xấu thì bị phạt. Tất cả các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo phái đều có các luật lệ luân lý hướng dẫn. Trong luật lệ có phân biệt đúng sai, xấu tốt và thật giả. Chúng ta thấy quốc gia nào cũng có nhà tù. Nhà tù để trừng phạt, huấn nhục và là nơi giúp con người cải tà qui chánh. Biết rằng có luật lệ nhưng luôn luôn có người phạm pháp. Có người cố tình phạm pháp và lẩn trốn để khỏi bị bắt qủa tang. Có những người phạm pháp, trốn tránh một thời gian, rồi ra đầu thú vì lương tâm cắn rứt. Luật pháp là do con người ấn định nếu luật pháp ngược với luật tự nhiên hay luật của Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có một quyền cao hơn hết, đó là quyền chọn lựa của lương tâm, không ai có thể cất quyền này. Chúng ta còn có sự sống của chính mình và quyết định cho đời mình.
Sự chọn lựa của lương tâm là cao cả nhất, không ai có quyền tướt đọat. Bạo quyền cũng sẽ phải đầu hàng chịu thua. Chịu thua cho một ý chí kiên cường và bất khuất của những con người không sợ chết. Truyện kể về thánh Gioan Chrysostomo bị Vua Arcadius bắt đem xử. Cả triều thần hiến kế ra hình phạt. Hãy giam hắn vào trong sa mạc Thebaide hoặc giam hắn vào ngục tối cho chết rũ tù. Có người hiến kế: Chém một nhát là xong. Sau hết một quan nói: Đầy ải ư? Vô ích, vì người này vui vẻ chịu đau khổ vì Chúa. Đuổi vào sa mạc ư? Vô ích, vì hắn xa người ta mà không xa Chúa. Giết hắn ư? Vô ích, vì hắn sẽ về ngay với Chúa trên trời. Chỉ có một cách là làm sao cho hắn phạm tội. Đó là hình phạt đau đớn nhất cho hắn vì hắn rất sợ tội. Hắn không sợ nghèo, không sợ đau khổ, không sợ chết mà chỉ sợ tội.
6. Xóa Tội
Khi chúng ta phạm tội, chúng ta phải thành thật chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của mình. Là con người yếu đuối, chúng ta dễ bị tự ái và xấu hổ về việc làm sai và lỗi lầm của mình. Thường thì chúng ta tìm mọi cách để bào chữa và nại lý do này khác để làm nhẹ tội hoặc chối tội. Chúng ta thường thấy nơi các tòa án ngoài đời, người ta mướn những luật sư giỏi, họ chịu hao tốn tiền bạc, để qua môi miệng khôn khéo và luồn lạch luật lệ mà giúp làm giảm bớt tội cho khách hàng. Đôi khi có thêm những nhân chứng gian trá muốn bao vệ danh giá hay địa vị của kẻ khác. Có khi con người dùng quyền lực trấn áp kẻ khác. Ca dao tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép.
Người phạm tội thì muốn xóa tội và muốn phi tang. Phi tang bên ngoài có thể làm người khác không nhận biết nhưng trong tâm hồn đâu dễ tìm ngay được sự bình an. Ai mà không muốn lương tâm mình được thanh thản cho dù đã làm điều thất đức. Ngày xưa, dân Do Thái có lễ đền tội, nghi thức bề ngoài là dâng tiến chiên tế lễ đền tội thay cho mình. Một hình thức chuộc tội mà ngày nay vẫn còn áp dụng. Sách Luật Lêvi ghi lại rằng trong nghi lễ: Aharon sẽ đặt hai tay lên đầu con dê còn sống, sẽ xưng thú trên con vật mọi lỗi lầm của con cái Ít-raen, mọi việc phản nghịch của chúng, nghĩa là mọi tội lỗi chúng; nó sẽ trút cả lên đầu con dê, rồi sẽ dùng tay một người đang chờ sẵn mà thả vào sa mạc. Con dê sẽ mang trên mình mọi lỗi lầm của chúng vào hoang địa (Lêvi 16:21-22).
Ăn năn thật lòng sẽ giúp chúng ta nên công chính và hoàn thiện. Có nhiều điều chúng ta dấu được qua mắt thiên hạ nhưng không thể dấu tội trước mặt Thiên Chúa. Truyện kể có người đem quần áo ra sông để giặt, nhưng vì sợ người ta thấy quần áo mình dơ bẩn nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp mang về phơi. Vì thế quần áo không có cái nào sạch cả. Ngày nay có nhiều người cũng làm như thế trước mặt Chúa và linh mục giải tội. Vì sợ linh mục biết tội mình quá ô uế, nên họ không dám xưng từng tội một với ngài, chỉ xưng tổng quát qua loa. Họ giấu những tội trọng nên linh hồn họ dơ vẫn hoàn dơ.
7. Thống Hối
Trong bất cứ niềm tin tôn giáo nào, con người có thể giác ngộ ra những chân lý thật của đời sống. Với sự khôn ngoan và tìm kiếm qua sự hiện hành trong vũ trụ, con người lần mò đi vào cõi thiêng liêng nhưng không thể hiểu thấu. Con người có thể giúp nhau tìm đạt niềm an vui hạnh phúc qua các nẻo đường vào cõi sau. Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Để rồi cứ mãi chịu luân hồi quẩn quanh trong sáu nẻo, lên xuống lộn lạo nơi ba đường, mà cội nguồn sanh tử trầm luân chính là vô minh và ái thủ. Nếu muốn được giải thoát thì phải tu hạnh, xa rời năm trần cấu. Tức là phải trừ sạch tham ái và chấp thủ, không đắm mê, dính mắc dục trần, giữ tâm chánh định, rỗng rang không dấy niệm. Vì có niệm là có khổ. Huống chi đó là niệm bất thiện.
Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng ta được giải thoát tội lỗi nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Chúa đã xuống thế làm người, rao giảng tin mừng sám hối và kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại. Sau cùng Ngài đã chịu mọi khổ hình, vác thập giá, chịu đóng đinh và chết trên thập giá để cứu độ nhân lọai. Ngài vui mừng khi những người lạc bước trở về. Thánh Luca đã viết: Vậy, tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn (Lc. 15:7). Chúng ta thấy Chúa yêu thương con người tội lỗi là dường nào. Chúng ta cũng trong số những người tội lỗi nhưng không phải cứ lầy lội trong tội là được Chúa yêu thương, điều quan trọng là Chúa sẽ vui mừng khi thấy người tội lỗi ăn năn trở lại.
Bí tích Giải Tội là cửa ngõ đưa chúng ta vào giao hòa với Chúa và tha nhân. Niềm vui của sự tha thứ và đón nhận trở về quá cao qúy, tại sao chúng ta còn chần chừ? Truyện xưa kể rằng Thánh Antôn một lần kia thị kiến thấy thằng quỉ cứ lượn đi lượn lại quanh những người đang sửa soạn xưng tội. Thánh nhân hỏi: Mày làm cái gì ở đây? Thưa ngài, tôi đến đây để trả nợ. Ngạc nhiên, thánh nhân hỏi: Thế nào là trả nợ? Xin thưa, khi tôi xúi dục người ta phạm tội, tôi lấy đi sự xấu hổ nơi họ, để họ không còn ngại với lương tâm và với Thiên Chúa, điềm nhiên phạm tội. Nay họ ăn năn trở lại, tôi trả lại họ sự xấu hổ, để họ xấu hổ mà giấu tội và không dám xưng tội trọng.
Tóm lại, trong sách Tông Đồ Công Vụ, thánh Luca tha thiết kêu mời anh em hãy trở về cùng Chúa: Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em (TĐCV 3:19). Lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội, nào ai chịu nổi được ư! Đã bao lần chúng ta phạm tội, đã bao lần chúng ta tới tòa cáo giải và đã bao lần chúng ta đã nhận ơn tha thứ, đã nhiều lần lắm rồi, Chúa vẫn cứ tha cho chúng ta. Nhưng hình như chứng nào vẫn tật ấy, chúng ta lạm dụng lòng nhân lành của Chúa. Tội lỗi trở thành quen thuộc và là cách sống hằng ngày. Chúng ta ơ hờ về tình yêu Chúa mời gọi. Lạy Chúa, chúng con cảm nghiệm được rằng điều tốt chúng con muốn, chúng con chẳng làm được. Xin Chúa thêm sức mạnh và lòng can đảm để giúp chúng con quyết tâm trở về và xa trừ tội lỗi.
Bronx, New York
1. Quan Niệm Về Tội
Thánh Phaolô đã viết: Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội (Rm. 5:12). Tội đã nhập vào thế gian qua sự bất trung và kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ. Tội đã truyền lại cho các thế hệ con cháu. Tội là gì? Theo sách Giáo Lý Công Giáo nói rằng tội là xúc phạm đến danh Thiên Chúa và tình yêu của Người, làm tổn thương phẩm giá riêng của con người đã được mời gọi làm con Thiên Chúa và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh và mỗi người Kitô Hữu phải là một viên đá sống động (GL 1487). Tội bóp nghẹt sự thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa yêu thương con người nhưng Thiên Chúa ghét tội. Tác giả Thánh Vinh 37 diễn tả rằng: Quân tội lỗi đều bị diệt trừ, nòi ác nhân rồi cũng phải tru di (Tv. 37:38).
Tội lỗi làm tâm hồn của con người thui chột và không thể tiến triển trên con đường trọn lành. Truyện kể rằng: Một nhà trồng kiểng, ngày kia mua được cây kiểng qúy hiếm đem về chăm bón nhưng sao có một cành cứ đẹt hoài và không phát triển. Ông tìm mãi mới khám phá ra có một sợi giây thép cột ngay quanh thân cành làm cho nó không dẫn nhựa được. Ông liền cắt giây và mấy ngày sau, ông thấy cành đó lớn mạnh. Cũng vậy, tội trọng làm ta bị xiềng xích lại và không thể nên tốt được. Cần phải cắt xích đó đi, chúng ta mới có thể nên hoàn thiện.
2. Sa Ngã
Tiếng nói lương tâm là gì? Lương tâm là một phán đoán của lý trí nhờ đó con người nhận ra phẩm chất luân lý của một hành vi cụ thể. Lương tâm là trung tâm sâu kín nhất của con người, là cung thánh mà ở đó con người một mình đối diện với Thiên Chúa và tiếng nói của Người càng dội trong thâm tâm họ. Cùng một suy nghĩ về tiếng nói nội tâm, Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Hạt giống Bồ Đề đều sẵn có trong mỗi chúng sanh. Nhưng vì vô minh che lấp nên điên đảo mê lầm tạo gây nghiệp tội.
Khi phạm tội thì chúng ta phải xưng thú, đền bù và xin tha thứ. Chúa biết con người yếu đuối và tội lỗi. Chúa không đến để luận phạt. Thánh Matthew đã viết: Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt. 9:13). Chúa kêu gọi người tội lỗi trở về. Trở về càng sớm càng dễ dàng và càng tốt. Chúng ta biết rằng phạm luật là bị phạt. Các hình phạt như phạt tiền, phạt lao động cộng đồng, phạt tù treo phạt tù ở, tù chung thân rồi có hình phạt nặng nhất là tử hình. Đó là các hình phạt xã hội con người quy định với nhau. Có những luật lệ của quốc gia bất công hay vô luân, chúng ta không buộc phải thi hành. Những luật lệ mà các Tòa Án phán quyết như luật về tiếng nói lương tâm, phá thai, hôn nhân đồng tình luyến ái, án tử hình, các nhà làm luật đã đi quá phạm vi của chính mình. Cho nên chúng ta phải biết rằng không phải cứ là luật, chúng ta phải hay được phép thi hành. Khi luật lệ của con người đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có luật của lương tâm hướng dẫn, chúng ta sẽ phải trả lẽ về mình trước mặt Thiên Chúa.
Luật lệ giúp cho chúng ta tránh tội và là kim chỉ nam hướng dẫn giúp đời sống chung xã hội cho tốt đẹp. Phạm luật của Chúa là phạm tội. Tội lỗi sẽ mọc rễ và bám rễ sâu trong đời sống của mỗi người. Chúng ta phải tỉnh thức luôn để đừng bị vùi dập trong tội. Truyện kể rằng: Ngày kia, một giáo sư già đi chơi qua khu rừng, bên cạnh có cậu học trò cùng đi. Thình lình thầy dừng chân chỉ vào bốn cây gần đó. Cây thứ nhất mới nhú khỏi đất, cây thứ hai mọc mầm non, cây thứ ba đã lớn và cây thứ tư khá to. Thầy nói: Trò hãy nhổ cây thứ nhất. Quá dễ dàng, cậu học trò nhổ lên. Thầy nói tiếp: Hãy nhổ cây thứ hai. Cậu dùng một cánh tay nhổ lên. Rồi nhổ tiếp cây thứ ba, cậu phải dùng hết sức mới nhổ được. Còn cây thứ tư quá lớn. Cậu phải ôm thân cây và cố sức nhổ nhưng khó mà lung lay được. Thày dậy rằng: Về các tính hư nết xấu của ta cũng vậy. Khi mới nhiễm thì dễ khử trừ nhưng nếu chúng đâm rễ sâu trong tâm khảm và trong thân xác thành thói quen, con sẽ khó mà trừ khử nó.
3. Sám Hối
Sau đây là vài tâm tình sám hối của những phật tử. Tuy không có Mùa Vọng dọn đường hay Mùa Chay sám hối, không có Bí Tích Hòa giải như các tín hữu Công Giáo, nhưng mỗi tín đồ Phật Giáo qua tiếng nói thầm trong lòng, họ cũng phát hiện được những sai trái, lỗi lầm và mong được sám hối để tâm hồn thanh tịnh và nhẹ nhàng. Lời nguyện sám hối: Nay con sám hối tội mình. Từ vô thỉ kiếp vô minh lỗi lầm. Gây điều ác, gieo mầm đau khổ. Sát sinh chẳng chút xót xa. Gian tà trộm cắp tiêu pha của người. Đắm dâm dục buông lời dối trá. Nói hai lời, thô ác, chuốc trao. Tham lam, sân hận, cống cao. Si mê, phiền não, bủa rào đảo điên. Khiến chúng con triền miên rong ruổi. Sống lênh đênh trôi nổi lạc lầm. Giúp con tỉnh thức, sáng tâm trở về. Xa lìa khỏi sông mê, bể khổ. Thoát trầm luân đỗ bến giác ngàn. Xuống lên ba cõi sáu đường. Đền bù với những vết thương lỗi lầm. Trả vay vay trả trầm luân. Gian nan thống khổ vô ngần vô biên. Cũng vì nghiệp báo oan khiên. Do mình kết tạo triền miên nối đời. Vậy con thi lễ cúi đầu. Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn. Như xưa có phạm điều răn. Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng. Thì nay lòng dạ ân cần. Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa. Thật lòng sám hối ăn năn xin chừa.
Dù theo tôn giáo nào, về đời sống luân lý đạo đức, ai cũng được dậy dỗ ăn ngay ở lành, xa lánh tội ác và làm việc thiện. Nhưng con người với tà niệm và bản năng thú tính kéo lôi con người về đường tội lỗi. Tinh thần thì minh mẫn, còn xác thịt thì yếu đuối. Nhiều người cứ dầm dề và ngoi ngóp trong biển đời, không muốn thóat ra khỏi vũng lầy của tham lam, dục vọng và trụy lạc. Khi suy niệm về lời Thánh Kinh: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.” Cha giảng phòng trong khi dọn bài đã ngủ thiếp đi và chiêm bao thấy một nhóm quỉ đang tìm cách cám dỗ người ta. Một tên nói: Tôi sẽ xui người ta rằng Thánh Kinh là truyện bịa. Nhóm trưởng phê rằng: Không được, đừng làm thế. Đứa khác lại nói: Để tôi đi, tôi xúi con người rằng không có Thiên Chúa và không có thưởng phạt gì cả. Qủi Cả nhận xét: Không được, nói thế họ sẽ không tin. Cuối cùng một tên quỉ già kinh nghiệm góp ý: Tôi sẽ nói rằng có Chúa, có hỏa ngục nhưng đừng vội vã chi và ngày còn dài mà. Thế là tất cả hội đồng phái lão ra đi.
4. Giải Thóat
Ngày nay, trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào trong hố thẳm sâu của tham vọng và hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe dọa đời sống của nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới, mọi áp lực kinh tế xã hội đè nặng lên trên tâm trí của con người. Hoàn cảnh tục hóa tạo nên ức chế tâm lý và làm băng hoại về đời sống đạo đức. Con người chạy đi tìm kiếm những giải quyết tham vọng và sinh lý hưởng thụ vội vàng. Nhiều người mất đi cảm nhận về tội và tiếng nói lương tâm, nhường cho những réo gọi của thú tính tìm vui thỏa mãn mọi đòi hỏi. Họ quan niệm rằng mọi thú vui chỉ là mua vui mau qua chóng hết.
Tuy vậy, vẫn còn niềm hy vọng, trong Giáo Hội còn nhiều những tâm hồn rất bén nhậy. Họ sống với một tâm hồn thanh khiết. Tiếng nói lương tâm chính là Kim Chỉ Nam dẫn đường trong những chọn lựa. Họ biết ý nghĩa phù vân của đời tạm bợ và tìm kiếm những giá trị thật viễn mãn. Họ luôn soi mình trước chiếc gương trong sáng để tìm giải thóat tâm linh. Họ biết chạy đến Chúa, Đấng có thể giải thoát, chữa lành cả thân xác và linh hồn. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ và dân chúng: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt. 9:6). Chúng ta đừng khi nào thất vọng, Chúa luôn có con đường mới cho chúng ta bước theo. Truyện kể một hôm thánh Philip Neri đi thăm một chị nữ tu tên là Scholastica. Chị này tưởng mình đã bị án luận phạt mất nước thiên đàng. Cha thánh khuyên chị rằng thiên đàng là của con. Chị nói: Thưa cha, sao có thể được. Cha Neri nói: Con điên sao? Kìa nhìn xem Chúa Kitô chết cho ai? Chúa chết cho những người tội lỗi. Được, con là người tội lỗi ghê gớm. Vậy Chúa đã chết để cứu con, vì thế nước thiên đàng là của con. Nhờ những lời ấy, Scholastica lấy lại lòng tin và sự bình an trong tâm hồn.
5. Sợ Tội
Hình phạt giúp con người tránh được tội. Làm lành thì được khen thưởng. Làm dữ, làm xấu thì bị phạt. Tất cả các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo phái đều có các luật lệ luân lý hướng dẫn. Trong luật lệ có phân biệt đúng sai, xấu tốt và thật giả. Chúng ta thấy quốc gia nào cũng có nhà tù. Nhà tù để trừng phạt, huấn nhục và là nơi giúp con người cải tà qui chánh. Biết rằng có luật lệ nhưng luôn luôn có người phạm pháp. Có người cố tình phạm pháp và lẩn trốn để khỏi bị bắt qủa tang. Có những người phạm pháp, trốn tránh một thời gian, rồi ra đầu thú vì lương tâm cắn rứt. Luật pháp là do con người ấn định nếu luật pháp ngược với luật tự nhiên hay luật của Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có một quyền cao hơn hết, đó là quyền chọn lựa của lương tâm, không ai có thể cất quyền này. Chúng ta còn có sự sống của chính mình và quyết định cho đời mình.
Sự chọn lựa của lương tâm là cao cả nhất, không ai có quyền tướt đọat. Bạo quyền cũng sẽ phải đầu hàng chịu thua. Chịu thua cho một ý chí kiên cường và bất khuất của những con người không sợ chết. Truyện kể về thánh Gioan Chrysostomo bị Vua Arcadius bắt đem xử. Cả triều thần hiến kế ra hình phạt. Hãy giam hắn vào trong sa mạc Thebaide hoặc giam hắn vào ngục tối cho chết rũ tù. Có người hiến kế: Chém một nhát là xong. Sau hết một quan nói: Đầy ải ư? Vô ích, vì người này vui vẻ chịu đau khổ vì Chúa. Đuổi vào sa mạc ư? Vô ích, vì hắn xa người ta mà không xa Chúa. Giết hắn ư? Vô ích, vì hắn sẽ về ngay với Chúa trên trời. Chỉ có một cách là làm sao cho hắn phạm tội. Đó là hình phạt đau đớn nhất cho hắn vì hắn rất sợ tội. Hắn không sợ nghèo, không sợ đau khổ, không sợ chết mà chỉ sợ tội.
6. Xóa Tội
Khi chúng ta phạm tội, chúng ta phải thành thật chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của mình. Là con người yếu đuối, chúng ta dễ bị tự ái và xấu hổ về việc làm sai và lỗi lầm của mình. Thường thì chúng ta tìm mọi cách để bào chữa và nại lý do này khác để làm nhẹ tội hoặc chối tội. Chúng ta thường thấy nơi các tòa án ngoài đời, người ta mướn những luật sư giỏi, họ chịu hao tốn tiền bạc, để qua môi miệng khôn khéo và luồn lạch luật lệ mà giúp làm giảm bớt tội cho khách hàng. Đôi khi có thêm những nhân chứng gian trá muốn bao vệ danh giá hay địa vị của kẻ khác. Có khi con người dùng quyền lực trấn áp kẻ khác. Ca dao tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép.
Người phạm tội thì muốn xóa tội và muốn phi tang. Phi tang bên ngoài có thể làm người khác không nhận biết nhưng trong tâm hồn đâu dễ tìm ngay được sự bình an. Ai mà không muốn lương tâm mình được thanh thản cho dù đã làm điều thất đức. Ngày xưa, dân Do Thái có lễ đền tội, nghi thức bề ngoài là dâng tiến chiên tế lễ đền tội thay cho mình. Một hình thức chuộc tội mà ngày nay vẫn còn áp dụng. Sách Luật Lêvi ghi lại rằng trong nghi lễ: Aharon sẽ đặt hai tay lên đầu con dê còn sống, sẽ xưng thú trên con vật mọi lỗi lầm của con cái Ít-raen, mọi việc phản nghịch của chúng, nghĩa là mọi tội lỗi chúng; nó sẽ trút cả lên đầu con dê, rồi sẽ dùng tay một người đang chờ sẵn mà thả vào sa mạc. Con dê sẽ mang trên mình mọi lỗi lầm của chúng vào hoang địa (Lêvi 16:21-22).
Ăn năn thật lòng sẽ giúp chúng ta nên công chính và hoàn thiện. Có nhiều điều chúng ta dấu được qua mắt thiên hạ nhưng không thể dấu tội trước mặt Thiên Chúa. Truyện kể có người đem quần áo ra sông để giặt, nhưng vì sợ người ta thấy quần áo mình dơ bẩn nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp mang về phơi. Vì thế quần áo không có cái nào sạch cả. Ngày nay có nhiều người cũng làm như thế trước mặt Chúa và linh mục giải tội. Vì sợ linh mục biết tội mình quá ô uế, nên họ không dám xưng từng tội một với ngài, chỉ xưng tổng quát qua loa. Họ giấu những tội trọng nên linh hồn họ dơ vẫn hoàn dơ.
7. Thống Hối
Trong bất cứ niềm tin tôn giáo nào, con người có thể giác ngộ ra những chân lý thật của đời sống. Với sự khôn ngoan và tìm kiếm qua sự hiện hành trong vũ trụ, con người lần mò đi vào cõi thiêng liêng nhưng không thể hiểu thấu. Con người có thể giúp nhau tìm đạt niềm an vui hạnh phúc qua các nẻo đường vào cõi sau. Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Để rồi cứ mãi chịu luân hồi quẩn quanh trong sáu nẻo, lên xuống lộn lạo nơi ba đường, mà cội nguồn sanh tử trầm luân chính là vô minh và ái thủ. Nếu muốn được giải thoát thì phải tu hạnh, xa rời năm trần cấu. Tức là phải trừ sạch tham ái và chấp thủ, không đắm mê, dính mắc dục trần, giữ tâm chánh định, rỗng rang không dấy niệm. Vì có niệm là có khổ. Huống chi đó là niệm bất thiện.
Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng ta được giải thoát tội lỗi nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Chúa đã xuống thế làm người, rao giảng tin mừng sám hối và kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại. Sau cùng Ngài đã chịu mọi khổ hình, vác thập giá, chịu đóng đinh và chết trên thập giá để cứu độ nhân lọai. Ngài vui mừng khi những người lạc bước trở về. Thánh Luca đã viết: Vậy, tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn (Lc. 15:7). Chúng ta thấy Chúa yêu thương con người tội lỗi là dường nào. Chúng ta cũng trong số những người tội lỗi nhưng không phải cứ lầy lội trong tội là được Chúa yêu thương, điều quan trọng là Chúa sẽ vui mừng khi thấy người tội lỗi ăn năn trở lại.
Bí tích Giải Tội là cửa ngõ đưa chúng ta vào giao hòa với Chúa và tha nhân. Niềm vui của sự tha thứ và đón nhận trở về quá cao qúy, tại sao chúng ta còn chần chừ? Truyện xưa kể rằng Thánh Antôn một lần kia thị kiến thấy thằng quỉ cứ lượn đi lượn lại quanh những người đang sửa soạn xưng tội. Thánh nhân hỏi: Mày làm cái gì ở đây? Thưa ngài, tôi đến đây để trả nợ. Ngạc nhiên, thánh nhân hỏi: Thế nào là trả nợ? Xin thưa, khi tôi xúi dục người ta phạm tội, tôi lấy đi sự xấu hổ nơi họ, để họ không còn ngại với lương tâm và với Thiên Chúa, điềm nhiên phạm tội. Nay họ ăn năn trở lại, tôi trả lại họ sự xấu hổ, để họ xấu hổ mà giấu tội và không dám xưng tội trọng.
Tóm lại, trong sách Tông Đồ Công Vụ, thánh Luca tha thiết kêu mời anh em hãy trở về cùng Chúa: Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em (TĐCV 3:19). Lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội, nào ai chịu nổi được ư! Đã bao lần chúng ta phạm tội, đã bao lần chúng ta tới tòa cáo giải và đã bao lần chúng ta đã nhận ơn tha thứ, đã nhiều lần lắm rồi, Chúa vẫn cứ tha cho chúng ta. Nhưng hình như chứng nào vẫn tật ấy, chúng ta lạm dụng lòng nhân lành của Chúa. Tội lỗi trở thành quen thuộc và là cách sống hằng ngày. Chúng ta ơ hờ về tình yêu Chúa mời gọi. Lạy Chúa, chúng con cảm nghiệm được rằng điều tốt chúng con muốn, chúng con chẳng làm được. Xin Chúa thêm sức mạnh và lòng can đảm để giúp chúng con quyết tâm trở về và xa trừ tội lỗi.
Bronx, New York
Sự sa ngã
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:38 05/01/2011
"Đức Giê-su nói với họ: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."(Mc 2:17).1. Quan Niệm Về Tội
Thánh Phaolô đã viết: Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội (Rm. 5:12). Tội đã nhập vào thế gian qua sự bất trung và kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ. Tội đã truyền lại cho các thế hệ con cháu. Tội là gì? Theo sách Giáo Lý Công Giáo nói rằng tội là xúc phạm đến danh Thiên Chúa và tình yêu của Người, làm tổn thương phẩm giá riêng của con người đã được mời gọi làm con Thiên Chúa và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh và mỗi người Kitô Hữu phải là một viên đá sống động (GL 1487). Tội bóp nghẹt sự thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa yêu thương con người nhưng Thiên Chúa ghét tội. Tác giả Thánh Vinh 37 diễn tả rằng: Quân tội lỗi đều bị diệt trừ, nòi ác nhân rồi cũng phải tru di (Tv. 37:38).
Tội lỗi làm tâm hồn của con người thui chột và không thể tiến triển trên con đường trọn lành. Truyện kể rằng: Một nhà trồng kiểng, ngày kia mua được cây kiểng qúy hiếm đem về chăm bón nhưng sao có một cành cứ đẹt hoài và không phát triển. Ông tìm mãi mới khám phá ra có một sợi giây thép cột ngay quanh thân cành làm cho nó không dẫn nhựa được. Ông liền cắt giây và mấy ngày sau, ông thấy cành đó lớn mạnh. Cũng vậy, tội trọng làm ta bị xiềng xích lại và không thể nên tốt được. Cần phải cắt xích đó đi, chúng ta mới có thể nên hoàn thiện.
2. Sa Ngã
Tiếng nói lương tâm là gì? Lương tâm là một phán đoán của lý trí nhờ đó con người nhận ra phẩm chất luân lý của một hành vi cụ thể. Lương tâm là trung tâm sâu kín nhất của con người, là cung thánh mà ở đó con người một mình đối diện với Thiên Chúa và tiếng nói của Người càng dội trong thâm tâm họ. Cùng một suy nghĩ về tiếng nói nội tâm, Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Hạt giống Bồ Đề đều sẵn có trong mỗi chúng sanh. Nhưng vì vô minh che lấp nên điên đảo mê lầm tạo gây nghiệp tội. Khi phạm tội thì chúng ta phải xưng thú, đền bù và xin tha thứ. Chúa biết con người yếu đuối và tội lỗi. Chúa không đến để luận phạt. Thánh Matthew đã viết: Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt. 9:13). Chúa kêu gọi người tội lỗi trở về. Trở về càng sớm càng dễ dàng và càng tốt. Chúng ta biết rằng phạm luật là bị phạt. Các hình phạt như phạt tiền, phạt lao động cộng đồng, phạt tù treo phạt tù ở, tù chung thân rồi có hình phạt nặng nhất là tử hình. Đó là các hình phạt xã hội con người quy định với nhau. Có những luật lệ của quốc gia bất công hay vô luân, chúng ta không buộc phải thi hành. Những luật lệ mà các Tòa Án phán quyết như luật về tiếng nói lương tâm, phá thai, hôn nhân đồng tình luyến ái, án tử hình, các nhà làm luật đã đi quá phạm vi của chính mình. Cho nên chúng ta phải biết rằng không phải cứ là luật, chúng ta phải hay được phép thi hành. Khi luật lệ của con người đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có luật của lương tâm hướng dẫn, chúng ta sẽ phải trả lẽ về mình trước mặt Thiên Chúa. Luật lệ giúp cho chúng ta tránh tội và là kim chỉ nam hướng dẫn giúp đời sống chung xã hội cho tốt đẹp. Phạm luật của Chúa là phạm tội. Tội lỗi sẽ mọc rễ và bám rễ sâu trong đời sống của mỗi người. Chúng ta phải tỉnh thức luôn để đừng bị vùi dập trong tội. Truyện kể rằng: Ngày kia, một giáo sư già đi chơi qua khu rừng, bên cạnh có cậu học trò cùng đi. Thình lình thầy dừng chân chỉ vào bốn cây gần đó. Cây thứ nhất mới nhú khỏi đất, cây thứ hai mọc mầm non, cây thứ ba đã lớn và cây thứ tư khá to. Thầy nói: Trò hãy nhổ cây thứ nhất. Quá dễ dàng, cậu học trò nhổ lên. Thầy nói tiếp: Hãy nhổ cây thứ hai. Cậu dùng một cánh tay nhổ lên. Rồi nhổ tiếp cây thứ ba, cậu phải dùng hết sức mới nhổ được. Còn cây thứ tư quá lớn. Cậu phải ôm thân cây và cố sức nhổ nhưng khó mà lung lay được. Thày dậy rằng: Về các tính hư nết xấu của ta cũng vậy. Khi mới nhiễm thì dễ khử trừ nhưng nếu chúng đâm rễ sâu trong tâm khảm và trong thân xác thành thói quen, con sẽ khó mà trừ khử nó.
3. Sám Hối
Sau đây là vài tâm tình sám hối của những phật tử. Tuy không có Mùa Vọng dọn đường hay Mùa Chay sám hối, không có Bí Tích Hòa giải như các tín hữu Công Giáo, nhưng mỗi tín đồ Phật Giáo qua tiếng nói thầm trong lòng, họ cũng phát hiện được những sai trái, lỗi lầm và mong được sám hối để tâm hồn thanh tịnh và nhẹ nhàng. Lời nguyện sám hối: Nay con sám hối tội mình. Từ vô thỉ kiếp vô minh lỗi lầm. Gây điều ác, gieo mầm đau khổ. Sát sinh chẳng chút xót xa. Gian tà trộm cắp tiêu pha của người. Đắm dâm dục buông lời dối trá. Nói hai lời, thô ác, chuốc trao. Tham lam, sân hận, cống cao. Si mê, phiền não, bủa rào đảo điên. Khiến chúng con triền miên rong ruổi. Sống lênh đênh trôi nổi lạc lầm. Giúp con tỉnh thức, sáng tâm trở về. Xa lìa khỏi sông mê, bể khổ. Thoát trầm luân đỗ bến giác ngàn. Xuống lên ba cõi sáu đường. Đền bù với những vết thương lỗi lầm. Trả vay vay trả trầm luân. Gian nan thống khổ vô ngần vô biên. Cũng vì nghiệp báo oan khiên. Do mình kết tạo triền miên nối đời. Vậy con thi lễ cúi đầu. Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn. Như xưa có phạm điều răn. Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng. Thì nay lòng dạ ân cần. Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa. Thật lòng sám hối ăn năn xin chừa.Dù theo tôn giáo nào, về đời sống luân lý đạo đức, ai cũng được dậy dỗ ăn ngay ở lành, xa lánh tội ác và làm việc thiện. Nhưng con người với tà niệm và bản năng thú tính kéo lôi con người về đường tội lỗi. Tinh thần thì minh mẫn, còn xác thịt thì yếu đuối. Nhiều người cứ dầm dề và ngoi ngóp trong biển đời, không muốn thóat ra khỏi vũng lầy của tham lam, dục vọng và trụy lạc. Khi suy niệm về lời Thánh Kinh: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.” Cha giảng phòng trong khi dọn bài đã ngủ thiếp đi và chiêm bao thấy một nhóm quỉ đang tìm cách cám dỗ người ta. Một tên nói: Tôi sẽ xui người ta rằng Thánh Kinh là truyện bịa. Nhóm trưởng phê rằng: Không được, đừng làm thế. Đứa khác lại nói: Để tôi đi, tôi xúi con người rằng không có Thiên Chúa và không có thưởng phạt gì cả. Qủi Cả nhận xét: Không được, nói thế họ sẽ không tin. Cuối cùng một tên quỉ già kinh nghiệm góp ý: Tôi sẽ nói rằng có Chúa, có hỏa ngục nhưng đừng vội vã chi và ngày còn dài mà. Thế là tất cả hội đồng phái lão ra đi.
4. Giải Thóat
Ngày nay, trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào trong hố thẳm sâu của tham vọng và hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe dọa đời sống của nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới, mọi áp lực kinh tế xã hội đè nặng lên trên tâm trí của con người. Hoàn cảnh tục hóa tạo nên ức chế tâm lý và làm băng hoại về đời sống đạo đức. Con người chạy đi tìm kiếm những giải quyết tham vọng và sinh lý hưởng thụ vội vàng. Nhiều người mất đi cảm nhận về tội và tiếng nói lương tâm, nhường cho những réo gọi của thú tính tìm vui thỏa mãn mọi đòi hỏi. Họ quan niệm rằng mọi thú vui chỉ là mua vui mau qua chóng hết.
Tuy vậy, vẫn còn niềm hy vọng, trong Giáo Hội còn nhiều những tâm hồn rất bén nhậy. Họ sống với một tâm hồn thanh khiết. Tiếng nói lương tâm chính là Kim Chỉ Nam dẫn đường trong những chọn lựa. Họ biết ý nghĩa phù vân của đời tạm bợ và tìm kiếm những giá trị thật viễn mãn. Họ luôn soi mình trước chiếc gương trong sáng để tìm giải thóat tâm linh. Họ biết chạy đến Chúa, Đấng có thể giải thoát, chữa lành cả thân xác và linh hồn. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ và dân chúng: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt. 9:6). Chúng ta đừng khi nào thất vọng, Chúa luôn có con đường mới cho chúng ta bước theo. Truyện kể một hôm thánh Philip Neri đi thăm một chị nữ tu tên là Scholastica. Chị này tưởng mình đã bị án luận phạt mất nước thiên đàng. Cha thánh khuyên chị rằng thiên đàng là của con. Chị nói: Thưa cha, sao có thể được. Cha Neri nói: Con điên sao? Kìa nhìn xem Chúa Kitô chết cho ai? Chúa chết cho những người tội lỗi. Được, con là người tội lỗi ghê gớm. Vậy Chúa đã chết để cứu con, vì thế nước thiên đàng là của con. Nhờ những lời ấy, Scholastica lấy lại lòng tin và sự bình an trong tâm hồn.
5. Sợ TộiHình phạt giúp con người tránh được tội. Làm lành thì được khen thưởng. Làm dữ, làm xấu thì bị phạt. Tất cả các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo phái đều có các luật lệ luân lý hướng dẫn. Trong luật lệ có phân biệt đúng sai, xấu tốt và thật giả. Chúng ta thấy quốc gia nào cũng có nhà tù. Nhà tù để trừng phạt, huấn nhục và là nơi giúp con người cải tà qui chánh. Biết rằng có luật lệ nhưng luôn luôn có người phạm pháp. Có người cố tình phạm pháp và lẩn trốn để khỏi bị bắt qủa tang. Có những người phạm pháp, trốn tránh một thời gian, rồi ra đầu thú vì lương tâm cắn rứt. Luật pháp là do con người ấn định nếu luật pháp ngược với luật tự nhiên hay luật của Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có một quyền cao hơn hết, đó là quyền chọn lựa của lương tâm, không ai có thể cất quyền này. Chúng ta còn có sự sống của chính mình và quyết định cho đời mình.
Sự chọn lựa của lương tâm là cao cả nhất, không ai có quyền tướt đọat. Bạo quyền cũng sẽ phải đầu hàng chịu thua. Chịu thua cho một ý chí kiên cường và bất khuất của những con người không sợ chết. Truyện kể về thánh Gioan Chrysostomo bị Vua Arcadius bắt đem xử. Cả triều thần hiến kế ra hình phạt. Hãy giam hắn vào trong sa mạc Thebaide hoặc giam hắn vào ngục tối cho chết rũ tù. Có người hiến kế: Chém một nhát là xong. Sau hết một quan nói: Đầy ải ư? Vô ích, vì người này vui vẻ chịu đau khổ vì Chúa. Đuổi vào sa mạc ư? Vô ích, vì hắn xa người ta mà không xa Chúa. Giết hắn ư? Vô ích, vì hắn sẽ về ngay với Chúa trên trời. Chỉ có một cách là làm sao cho hắn phạm tội. Đó là hình phạt đau đớn nhất cho hắn vì hắn rất sợ tội. Hắn không sợ nghèo, không sợ đau khổ, không sợ chết mà chỉ sợ tội.
6. Xóa Tội
Khi chúng ta phạm tội, chúng ta phải thành thật chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của mình. Là con người yếu đuối, chúng ta dễ bị tự ái và xấu hổ về việc làm sai và lỗi lầm của mình. Thường thì chúng ta tìm mọi cách để bào chữa và nại lý do này khác để làm nhẹ tội hoặc chối tội. Chúng ta thường thấy nơi các tòa án ngoài đời, người ta mướn những luật sư giỏi, họ chịu hao tốn tiền bạc, để qua môi miệng khôn khéo và luồn lạch luật lệ mà giúp làm giảm bớt tội cho khách hàng. Đôi khi có thêm những nhân chứng gian trá muốn bao vệ danh giá hay địa vị của kẻ khác. Có khi con người dùng quyền lực trấn áp kẻ khác. Ca dao tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép.
Người phạm tội thì muốn xóa tội và muốn phi tang. Phi tang bên ngoài có thể làm người khác không nhận biết nhưng trong tâm hồn đâu dễ tìm ngay được sự bình an. Ai mà không muốn lương tâm mình được thanh thản cho dù đã làm điều thất đức. Ngày xưa, dân Do Thái có lễ đền tội, nghi thức bề ngoài là dâng tiến chiên tế lễ đền tội thay cho mình. Một hình thức chuộc tội mà ngày nay vẫn còn áp dụng. Sách Luật Lêvi ghi lại rằng trong nghi lễ: Aharon sẽ đặt hai tay lên đầu con dê còn sống, sẽ xưng thú trên con vật mọi lỗi lầm của con cái Ít-raen, mọi việc phản nghịch của chúng, nghĩa là mọi tội lỗi chúng; nó sẽ trút cả lên đầu con dê, rồi sẽ dùng tay một người đang chờ sẵn mà thả vào sa mạc. Con dê sẽ mang trên mình mọi lỗi lầm của chúng vào hoang địa (Lêvi 16:21-22).
Ăn năn thật lòng sẽ giúp chúng ta nên công chính và hoàn thiện. Có nhiều điều chúng ta dấu được qua mắt thiên hạ nhưng không thể dấu tội trước mặt Thiên Chúa. Truyện kể có người đem quần áo ra sông để giặt, nhưng vì sợ người ta thấy quần áo mình dơ bẩn nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp mang về phơi. Vì thế quần áo không có cái nào sạch cả. Ngày nay có nhiều người cũng làm như thế trước mặt Chúa và linh mục giải tội. Vì sợ linh mục biết tội mình quá ô uế, nên họ không dám xưng từng tội một với ngài, chỉ xưng tổng quát qua loa. Họ giấu những tội trọng nên linh hồn họ dơ vẫn hoàn dơ.
7. Thống Hối
Trong bất cứ niềm tin tôn giáo nào, con người có thể giác ngộ ra những chân lý thật của đời sống. Với sự khôn ngoan và tìm kiếm qua sự hiện hành trong vũ trụ, con người lần mò đi vào cõi thiêng liêng nhưng không thể hiểu thấu. Con người có thể giúp nhau tìm đạt niềm an vui hạnh phúc qua các nẻo đường vào cõi sau. Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Để rồi cứ mãi chịu luân hồi quẩn quanh trong sáu nẻo, lên xuống lộn lạo nơi ba đường, mà cội nguồn sanh tử trầm luân chính là vô minh và ái thủ. Nếu muốn được giải thoát thì phải tu hạnh, xa rời năm trần cấu. Tức là phải trừ sạch tham ái và chấp thủ, không đắm mê, dính mắc dục trần, giữ tâm chánh định, rỗng rang không dấy niệm. Vì có niệm là có khổ. Huống chi đó là niệm bất thiện. Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng ta được giải thoát tội lỗi nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Chúa đã xuống thế làm người, rao giảng tin mừng sám hối và kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại. Sau cùng Ngài đã chịu mọi khổ hình, vác thập giá, chịu đóng đinh và chết trên thập giá để cứu độ nhân lọai. Ngài vui mừng khi những người lạc bước trở về. Thánh Luca đã viết: Vậy, tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn (Lc. 15:7). Chúng ta thấy Chúa yêu thương con người tội lỗi là dường nào. Chúng ta cũng trong số những người tội lỗi nhưng không phải cứ lầy lội trong tội là được Chúa yêu thương, điều quan trọng là Chúa sẽ vui mừng khi thấy người tội lỗi ăn năn trở lại.Bí tích Giải Tội là cửa ngõ đưa chúng ta vào giao hòa với Chúa và tha nhân. Niềm vui của sự tha thứ và đón nhận trở về quá cao qúy, tại sao chúng ta còn chần chừ? Truyện xưa kể rằng Thánh Antôn một lần kia thị kiến thấy thằng quỉ cứ lượn đi lượn lại quanh những người đang sửa soạn xưng tội. Thánh nhân hỏi: Mày làm cái gì ở đây? Thưa ngài, tôi đến đây để trả nợ. Ngạc nhiên, thánh nhân hỏi: Thế nào là trả nợ? Xin thưa, khi tôi xúi dục người ta phạm tội, tôi lấy đi sự xấu hổ nơi họ, để họ không còn ngại với lương tâm và với Thiên Chúa, điềm nhiên phạm tội. Nay họ ăn năn trở lại, tôi trả lại họ sự xấu hổ, để họ xấu hổ mà giấu tội và không dám xưng tội trọng.
Tóm lại, trong sách Tông Đồ Công Vụ, thánh Luca tha thiết kêu mời anh em hãy trở về cùng Chúa: Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em (TĐCV 3:19). Lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội, nào ai chịu nổi được ư! Đã bao lần chúng ta phạm tội, đã bao lần chúng ta tới tòa cáo giải và đã bao lần chúng ta đã nhận ơn tha thứ, đã nhiều lần lắm rồi, Chúa vẫn cứ tha cho chúng ta. Nhưng hình như chứng nào vẫn tật ấy, chúng ta lạm dụng lòng nhân lành của Chúa. Tội lỗi trở thành quen thuộc và là cách sống hằng ngày. Chúng ta ơ hờ về tình yêu Chúa mời gọi. Lạy Chúa, chúng con cảm nghiệm được rằng điều tốt chúng con muốn, chúng con chẳng làm được. Xin Chúa thêm sức mạnh và lòng can đảm để giúp chúng con quyết tâm trở về và xa trừ tội lỗi.
Thánh Phaolô đã viết: Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội (Rm. 5:12). Tội đã nhập vào thế gian qua sự bất trung và kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ. Tội đã truyền lại cho các thế hệ con cháu. Tội là gì? Theo sách Giáo Lý Công Giáo nói rằng tội là xúc phạm đến danh Thiên Chúa và tình yêu của Người, làm tổn thương phẩm giá riêng của con người đã được mời gọi làm con Thiên Chúa và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh và mỗi người Kitô Hữu phải là một viên đá sống động (GL 1487). Tội bóp nghẹt sự thông hiệp giữa Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa yêu thương con người nhưng Thiên Chúa ghét tội. Tác giả Thánh Vinh 37 diễn tả rằng: Quân tội lỗi đều bị diệt trừ, nòi ác nhân rồi cũng phải tru di (Tv. 37:38).
Tội lỗi làm tâm hồn của con người thui chột và không thể tiến triển trên con đường trọn lành. Truyện kể rằng: Một nhà trồng kiểng, ngày kia mua được cây kiểng qúy hiếm đem về chăm bón nhưng sao có một cành cứ đẹt hoài và không phát triển. Ông tìm mãi mới khám phá ra có một sợi giây thép cột ngay quanh thân cành làm cho nó không dẫn nhựa được. Ông liền cắt giây và mấy ngày sau, ông thấy cành đó lớn mạnh. Cũng vậy, tội trọng làm ta bị xiềng xích lại và không thể nên tốt được. Cần phải cắt xích đó đi, chúng ta mới có thể nên hoàn thiện.
2. Sa Ngã
Tiếng nói lương tâm là gì? Lương tâm là một phán đoán của lý trí nhờ đó con người nhận ra phẩm chất luân lý của một hành vi cụ thể. Lương tâm là trung tâm sâu kín nhất của con người, là cung thánh mà ở đó con người một mình đối diện với Thiên Chúa và tiếng nói của Người càng dội trong thâm tâm họ. Cùng một suy nghĩ về tiếng nói nội tâm, Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Hạt giống Bồ Đề đều sẵn có trong mỗi chúng sanh. Nhưng vì vô minh che lấp nên điên đảo mê lầm tạo gây nghiệp tội. Khi phạm tội thì chúng ta phải xưng thú, đền bù và xin tha thứ. Chúa biết con người yếu đuối và tội lỗi. Chúa không đến để luận phạt. Thánh Matthew đã viết: Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt. 9:13). Chúa kêu gọi người tội lỗi trở về. Trở về càng sớm càng dễ dàng và càng tốt. Chúng ta biết rằng phạm luật là bị phạt. Các hình phạt như phạt tiền, phạt lao động cộng đồng, phạt tù treo phạt tù ở, tù chung thân rồi có hình phạt nặng nhất là tử hình. Đó là các hình phạt xã hội con người quy định với nhau. Có những luật lệ của quốc gia bất công hay vô luân, chúng ta không buộc phải thi hành. Những luật lệ mà các Tòa Án phán quyết như luật về tiếng nói lương tâm, phá thai, hôn nhân đồng tình luyến ái, án tử hình, các nhà làm luật đã đi quá phạm vi của chính mình. Cho nên chúng ta phải biết rằng không phải cứ là luật, chúng ta phải hay được phép thi hành. Khi luật lệ của con người đi ngược lại lề luật của Thiên Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có luật của lương tâm hướng dẫn, chúng ta sẽ phải trả lẽ về mình trước mặt Thiên Chúa. Luật lệ giúp cho chúng ta tránh tội và là kim chỉ nam hướng dẫn giúp đời sống chung xã hội cho tốt đẹp. Phạm luật của Chúa là phạm tội. Tội lỗi sẽ mọc rễ và bám rễ sâu trong đời sống của mỗi người. Chúng ta phải tỉnh thức luôn để đừng bị vùi dập trong tội. Truyện kể rằng: Ngày kia, một giáo sư già đi chơi qua khu rừng, bên cạnh có cậu học trò cùng đi. Thình lình thầy dừng chân chỉ vào bốn cây gần đó. Cây thứ nhất mới nhú khỏi đất, cây thứ hai mọc mầm non, cây thứ ba đã lớn và cây thứ tư khá to. Thầy nói: Trò hãy nhổ cây thứ nhất. Quá dễ dàng, cậu học trò nhổ lên. Thầy nói tiếp: Hãy nhổ cây thứ hai. Cậu dùng một cánh tay nhổ lên. Rồi nhổ tiếp cây thứ ba, cậu phải dùng hết sức mới nhổ được. Còn cây thứ tư quá lớn. Cậu phải ôm thân cây và cố sức nhổ nhưng khó mà lung lay được. Thày dậy rằng: Về các tính hư nết xấu của ta cũng vậy. Khi mới nhiễm thì dễ khử trừ nhưng nếu chúng đâm rễ sâu trong tâm khảm và trong thân xác thành thói quen, con sẽ khó mà trừ khử nó.
3. Sám Hối
Sau đây là vài tâm tình sám hối của những phật tử. Tuy không có Mùa Vọng dọn đường hay Mùa Chay sám hối, không có Bí Tích Hòa giải như các tín hữu Công Giáo, nhưng mỗi tín đồ Phật Giáo qua tiếng nói thầm trong lòng, họ cũng phát hiện được những sai trái, lỗi lầm và mong được sám hối để tâm hồn thanh tịnh và nhẹ nhàng. Lời nguyện sám hối: Nay con sám hối tội mình. Từ vô thỉ kiếp vô minh lỗi lầm. Gây điều ác, gieo mầm đau khổ. Sát sinh chẳng chút xót xa. Gian tà trộm cắp tiêu pha của người. Đắm dâm dục buông lời dối trá. Nói hai lời, thô ác, chuốc trao. Tham lam, sân hận, cống cao. Si mê, phiền não, bủa rào đảo điên. Khiến chúng con triền miên rong ruổi. Sống lênh đênh trôi nổi lạc lầm. Giúp con tỉnh thức, sáng tâm trở về. Xa lìa khỏi sông mê, bể khổ. Thoát trầm luân đỗ bến giác ngàn. Xuống lên ba cõi sáu đường. Đền bù với những vết thương lỗi lầm. Trả vay vay trả trầm luân. Gian nan thống khổ vô ngần vô biên. Cũng vì nghiệp báo oan khiên. Do mình kết tạo triền miên nối đời. Vậy con thi lễ cúi đầu. Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn. Như xưa có phạm điều răn. Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng. Thì nay lòng dạ ân cần. Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa. Thật lòng sám hối ăn năn xin chừa.Dù theo tôn giáo nào, về đời sống luân lý đạo đức, ai cũng được dậy dỗ ăn ngay ở lành, xa lánh tội ác và làm việc thiện. Nhưng con người với tà niệm và bản năng thú tính kéo lôi con người về đường tội lỗi. Tinh thần thì minh mẫn, còn xác thịt thì yếu đuối. Nhiều người cứ dầm dề và ngoi ngóp trong biển đời, không muốn thóat ra khỏi vũng lầy của tham lam, dục vọng và trụy lạc. Khi suy niệm về lời Thánh Kinh: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.” Cha giảng phòng trong khi dọn bài đã ngủ thiếp đi và chiêm bao thấy một nhóm quỉ đang tìm cách cám dỗ người ta. Một tên nói: Tôi sẽ xui người ta rằng Thánh Kinh là truyện bịa. Nhóm trưởng phê rằng: Không được, đừng làm thế. Đứa khác lại nói: Để tôi đi, tôi xúi con người rằng không có Thiên Chúa và không có thưởng phạt gì cả. Qủi Cả nhận xét: Không được, nói thế họ sẽ không tin. Cuối cùng một tên quỉ già kinh nghiệm góp ý: Tôi sẽ nói rằng có Chúa, có hỏa ngục nhưng đừng vội vã chi và ngày còn dài mà. Thế là tất cả hội đồng phái lão ra đi.
4. Giải Thóat
Ngày nay, trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào trong hố thẳm sâu của tham vọng và hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe dọa đời sống của nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới, mọi áp lực kinh tế xã hội đè nặng lên trên tâm trí của con người. Hoàn cảnh tục hóa tạo nên ức chế tâm lý và làm băng hoại về đời sống đạo đức. Con người chạy đi tìm kiếm những giải quyết tham vọng và sinh lý hưởng thụ vội vàng. Nhiều người mất đi cảm nhận về tội và tiếng nói lương tâm, nhường cho những réo gọi của thú tính tìm vui thỏa mãn mọi đòi hỏi. Họ quan niệm rằng mọi thú vui chỉ là mua vui mau qua chóng hết.
Tuy vậy, vẫn còn niềm hy vọng, trong Giáo Hội còn nhiều những tâm hồn rất bén nhậy. Họ sống với một tâm hồn thanh khiết. Tiếng nói lương tâm chính là Kim Chỉ Nam dẫn đường trong những chọn lựa. Họ biết ý nghĩa phù vân của đời tạm bợ và tìm kiếm những giá trị thật viễn mãn. Họ luôn soi mình trước chiếc gương trong sáng để tìm giải thóat tâm linh. Họ biết chạy đến Chúa, Đấng có thể giải thoát, chữa lành cả thân xác và linh hồn. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ và dân chúng: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! (Mt. 9:6). Chúng ta đừng khi nào thất vọng, Chúa luôn có con đường mới cho chúng ta bước theo. Truyện kể một hôm thánh Philip Neri đi thăm một chị nữ tu tên là Scholastica. Chị này tưởng mình đã bị án luận phạt mất nước thiên đàng. Cha thánh khuyên chị rằng thiên đàng là của con. Chị nói: Thưa cha, sao có thể được. Cha Neri nói: Con điên sao? Kìa nhìn xem Chúa Kitô chết cho ai? Chúa chết cho những người tội lỗi. Được, con là người tội lỗi ghê gớm. Vậy Chúa đã chết để cứu con, vì thế nước thiên đàng là của con. Nhờ những lời ấy, Scholastica lấy lại lòng tin và sự bình an trong tâm hồn.
5. Sợ TộiHình phạt giúp con người tránh được tội. Làm lành thì được khen thưởng. Làm dữ, làm xấu thì bị phạt. Tất cả các tổ chức xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo phái đều có các luật lệ luân lý hướng dẫn. Trong luật lệ có phân biệt đúng sai, xấu tốt và thật giả. Chúng ta thấy quốc gia nào cũng có nhà tù. Nhà tù để trừng phạt, huấn nhục và là nơi giúp con người cải tà qui chánh. Biết rằng có luật lệ nhưng luôn luôn có người phạm pháp. Có người cố tình phạm pháp và lẩn trốn để khỏi bị bắt qủa tang. Có những người phạm pháp, trốn tránh một thời gian, rồi ra đầu thú vì lương tâm cắn rứt. Luật pháp là do con người ấn định nếu luật pháp ngược với luật tự nhiên hay luật của Chúa, chúng ta không buộc phải thi hành. Chúng ta còn có một quyền cao hơn hết, đó là quyền chọn lựa của lương tâm, không ai có thể cất quyền này. Chúng ta còn có sự sống của chính mình và quyết định cho đời mình.
Sự chọn lựa của lương tâm là cao cả nhất, không ai có quyền tướt đọat. Bạo quyền cũng sẽ phải đầu hàng chịu thua. Chịu thua cho một ý chí kiên cường và bất khuất của những con người không sợ chết. Truyện kể về thánh Gioan Chrysostomo bị Vua Arcadius bắt đem xử. Cả triều thần hiến kế ra hình phạt. Hãy giam hắn vào trong sa mạc Thebaide hoặc giam hắn vào ngục tối cho chết rũ tù. Có người hiến kế: Chém một nhát là xong. Sau hết một quan nói: Đầy ải ư? Vô ích, vì người này vui vẻ chịu đau khổ vì Chúa. Đuổi vào sa mạc ư? Vô ích, vì hắn xa người ta mà không xa Chúa. Giết hắn ư? Vô ích, vì hắn sẽ về ngay với Chúa trên trời. Chỉ có một cách là làm sao cho hắn phạm tội. Đó là hình phạt đau đớn nhất cho hắn vì hắn rất sợ tội. Hắn không sợ nghèo, không sợ đau khổ, không sợ chết mà chỉ sợ tội.
6. Xóa Tội
Khi chúng ta phạm tội, chúng ta phải thành thật chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của mình. Là con người yếu đuối, chúng ta dễ bị tự ái và xấu hổ về việc làm sai và lỗi lầm của mình. Thường thì chúng ta tìm mọi cách để bào chữa và nại lý do này khác để làm nhẹ tội hoặc chối tội. Chúng ta thường thấy nơi các tòa án ngoài đời, người ta mướn những luật sư giỏi, họ chịu hao tốn tiền bạc, để qua môi miệng khôn khéo và luồn lạch luật lệ mà giúp làm giảm bớt tội cho khách hàng. Đôi khi có thêm những nhân chứng gian trá muốn bao vệ danh giá hay địa vị của kẻ khác. Có khi con người dùng quyền lực trấn áp kẻ khác. Ca dao tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép.
Người phạm tội thì muốn xóa tội và muốn phi tang. Phi tang bên ngoài có thể làm người khác không nhận biết nhưng trong tâm hồn đâu dễ tìm ngay được sự bình an. Ai mà không muốn lương tâm mình được thanh thản cho dù đã làm điều thất đức. Ngày xưa, dân Do Thái có lễ đền tội, nghi thức bề ngoài là dâng tiến chiên tế lễ đền tội thay cho mình. Một hình thức chuộc tội mà ngày nay vẫn còn áp dụng. Sách Luật Lêvi ghi lại rằng trong nghi lễ: Aharon sẽ đặt hai tay lên đầu con dê còn sống, sẽ xưng thú trên con vật mọi lỗi lầm của con cái Ít-raen, mọi việc phản nghịch của chúng, nghĩa là mọi tội lỗi chúng; nó sẽ trút cả lên đầu con dê, rồi sẽ dùng tay một người đang chờ sẵn mà thả vào sa mạc. Con dê sẽ mang trên mình mọi lỗi lầm của chúng vào hoang địa (Lêvi 16:21-22).
Ăn năn thật lòng sẽ giúp chúng ta nên công chính và hoàn thiện. Có nhiều điều chúng ta dấu được qua mắt thiên hạ nhưng không thể dấu tội trước mặt Thiên Chúa. Truyện kể có người đem quần áo ra sông để giặt, nhưng vì sợ người ta thấy quần áo mình dơ bẩn nên vội vàng giặt sơ sơ rồi gấp mang về phơi. Vì thế quần áo không có cái nào sạch cả. Ngày nay có nhiều người cũng làm như thế trước mặt Chúa và linh mục giải tội. Vì sợ linh mục biết tội mình quá ô uế, nên họ không dám xưng từng tội một với ngài, chỉ xưng tổng quát qua loa. Họ giấu những tội trọng nên linh hồn họ dơ vẫn hoàn dơ.
7. Thống Hối
Trong bất cứ niềm tin tôn giáo nào, con người có thể giác ngộ ra những chân lý thật của đời sống. Với sự khôn ngoan và tìm kiếm qua sự hiện hành trong vũ trụ, con người lần mò đi vào cõi thiêng liêng nhưng không thể hiểu thấu. Con người có thể giúp nhau tìm đạt niềm an vui hạnh phúc qua các nẻo đường vào cõi sau. Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Để rồi cứ mãi chịu luân hồi quẩn quanh trong sáu nẻo, lên xuống lộn lạo nơi ba đường, mà cội nguồn sanh tử trầm luân chính là vô minh và ái thủ. Nếu muốn được giải thoát thì phải tu hạnh, xa rời năm trần cấu. Tức là phải trừ sạch tham ái và chấp thủ, không đắm mê, dính mắc dục trần, giữ tâm chánh định, rỗng rang không dấy niệm. Vì có niệm là có khổ. Huống chi đó là niệm bất thiện. Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng ta được giải thoát tội lỗi nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Chúa đã xuống thế làm người, rao giảng tin mừng sám hối và kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại. Sau cùng Ngài đã chịu mọi khổ hình, vác thập giá, chịu đóng đinh và chết trên thập giá để cứu độ nhân lọai. Ngài vui mừng khi những người lạc bước trở về. Thánh Luca đã viết: Vậy, tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn (Lc. 15:7). Chúng ta thấy Chúa yêu thương con người tội lỗi là dường nào. Chúng ta cũng trong số những người tội lỗi nhưng không phải cứ lầy lội trong tội là được Chúa yêu thương, điều quan trọng là Chúa sẽ vui mừng khi thấy người tội lỗi ăn năn trở lại.Bí tích Giải Tội là cửa ngõ đưa chúng ta vào giao hòa với Chúa và tha nhân. Niềm vui của sự tha thứ và đón nhận trở về quá cao qúy, tại sao chúng ta còn chần chừ? Truyện xưa kể rằng Thánh Antôn một lần kia thị kiến thấy thằng quỉ cứ lượn đi lượn lại quanh những người đang sửa soạn xưng tội. Thánh nhân hỏi: Mày làm cái gì ở đây? Thưa ngài, tôi đến đây để trả nợ. Ngạc nhiên, thánh nhân hỏi: Thế nào là trả nợ? Xin thưa, khi tôi xúi dục người ta phạm tội, tôi lấy đi sự xấu hổ nơi họ, để họ không còn ngại với lương tâm và với Thiên Chúa, điềm nhiên phạm tội. Nay họ ăn năn trở lại, tôi trả lại họ sự xấu hổ, để họ xấu hổ mà giấu tội và không dám xưng tội trọng.
Tóm lại, trong sách Tông Đồ Công Vụ, thánh Luca tha thiết kêu mời anh em hãy trở về cùng Chúa: Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em (TĐCV 3:19). Lạy Chúa, nếu Chúa chấp tội, nào ai chịu nổi được ư! Đã bao lần chúng ta phạm tội, đã bao lần chúng ta tới tòa cáo giải và đã bao lần chúng ta đã nhận ơn tha thứ, đã nhiều lần lắm rồi, Chúa vẫn cứ tha cho chúng ta. Nhưng hình như chứng nào vẫn tật ấy, chúng ta lạm dụng lòng nhân lành của Chúa. Tội lỗi trở thành quen thuộc và là cách sống hằng ngày. Chúng ta ơ hờ về tình yêu Chúa mời gọi. Lạy Chúa, chúng con cảm nghiệm được rằng điều tốt chúng con muốn, chúng con chẳng làm được. Xin Chúa thêm sức mạnh và lòng can đảm để giúp chúng con quyết tâm trở về và xa trừ tội lỗi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Về một cựu chiến binh Mỹ
Lữ Giang
23:30 05/01/2011
Như chúng ta đã biết, vào cuối năm 1963, sau khi lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ đã đưa nhóm “chạy cờ” trong cuộc đảo chánh đó lên cầm quyền rồi để cho tình hình ngày càng xấu đi và lấy cớ đó lật đổ “chính phủ trái độn” này và đưa những người của Mỹ lên để mở rộng cuộc chiến. Ngày 6.3.1964, ông McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, đã đến Sài Gòn và xác định với Tướng Nguyễn Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng kiêm Thủ Tướng:
“Và chúng tôi sẽ ở lại cho tới cùng. Chúng tôi sẽ cung cấp mọi giúp đỡ các ngài cần để chiến thắng sự nổi dậy của Cộng Sản”.
Nhưng khi thực hiện xong mục tiêu, Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trái ngược lại. Một cuốn băng được Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina công bố vào tháng 8 năm 2004 cho biết năm 1972, Tổng Thống Nixon đã nói với Ngoại Trưởng Kissinger rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway)!
Còn các cựu chiến binh Mỹ tham dự cuộc chiến Việt Nam đã nghĩ như thế nào về việc họ đã chiến đấu trong cuộc chiến đó?
CẢM NGHĨ CỦA MỘT CỰU CHIẾN BINH
Trong bài “Nhật Ký Những Trận Chiến”, Linh mục Nguyễn Bá Thông, ở Augusta, GA, đã kể lại như sau:
Đã không biết tự bao giờ - Saint Mary on the Hill - Augusta, GA hàng cuối cùng bên tay phải, ghế thứ 3 từ ngoài đếm vào, mỗi chiều thứ bảy – Đó là chỗ ngồi của ông – Một người Mỹ trắng! Cụt một tay, cụt một chân – mặt luôn tươi cười nhưng thân xác lúc nào cũng chứa đầy những đau đớn! Đó là hình ảnh của những ngày tôi về nhận xứ năm 2004! Những thứ bảy đầu tiên ông luôn nhìn tôi dò hỏi! Nửa như muốn nói chuyện, nửa như chần chừ! Tôi cũng “bận rộn” nên chẳng để ý! Tuy nhiên, mỗi khi đi ngang qua chỗ ông ngồi, tôi đều dừng lại, hỏi han đôi ba câu! Khoảng hai tháng sau – Một phụ nữ đến gặp tôi và xin tôi nên “thân mật” hơn với ông, vì ông có nhiều tâm sự muốn chia sẻ cùng tôi!
Và câu chuyện bắt đầu! Đại khái, ông đến chiến trường Việt Nam lần đầu năm 1965 và nhiều lần nữa – Ông là nhà chuyên môn hướng dẫn các quân nhân biết cách tránh mìn và gỡ bỏ các bom đạn được cài đặt! Và trong một lần như thế nó đã lấy đi cánh tay và cái chân của ông, nhưng lại để lại trong thân xác ông nhiều mảnh đạn! Và cho đến bây giờ ông vẫn còn mang! Đau đớn thân xác triền miên!
ooOoo
Chiều hôm nay năm 2010 ông không còn đau đớn thân xác nữa, bình an! Ông đang nằm trong cỗ quan tài – Vẫn mỉm cười! Và tôi là người chủ sự nghi thức phát tang cho ông! Đời linh mục tôi đã làm bao nhiêu đám tang – thế mà có gì phải nói! Nhưng đối với ông, tôi phải nói, phải viết!
Trước khi kết thúc nghi lễ, tôi mời người con trai lớn của ông Alex – Một luật sư – lên có đôi lời về người cha qua cố của mình! Anh bắt đầu (tôi xin tạm dịch)
“Bạn thử hình dung khi đang ở trong trận chiến khốc liệt, tại một chiến trường xa quê cha đất tổ! Quanh bạn cái chết đang rình rập – tương lai không biết về đâu! Và hơn thế nữa, bạn không biết là bạn có còn cơ hội để gặp gia đình một lần nữa không! Giữa không gian đó, bạn tìm được chút thời gian rảnh để gởi đi một thông điệp tới người thân của bạn! Bạn sẽ viết/nói gì?
“45 năm trước,cha chúng tôi, ông Al Christine đã đối mặt với tình huống đó. Ngày 26 tháng 7 năm 1965 khi đang phục vụ tại chiến trường Việt Nam trong binh đoàn Greeen Beret (đặc trách việc gỡ các bom đạn) ông đã viết lá thư đầu tiên cho người con trai trưởng trong gia đình tên Alex Jr. – lúc đó cậu 14 tuổi – Đó là tôi! Ông không biết rằng, đúng 45 năm sau ngày ông viết lá thư tại chiến trường – Tôi, em trai Brian, em gái Kathleen và em trai út Bobby (được sinh ra 5 năm sau ngày ông viết lá thư này), lại có mặt ở đây để đưa tiễn ông! Và tại chiến trường đó ông đã bị thương nhưng vẫn tiếp tục hoàn thành 2 năm phục vụ tại Việt Nam và sau đó trở về quê hương. Nhưng năm 1969 ông lại trở lại Việt Nam và vào ngày 7 tháng 11 năm 1970, là một Senior District Advisor, ông đã mất một cánh tay phải và một chân trái khi đang cùng các binh sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam bảo vệ chống lại một lực lượng lớn quân Bắc Việt. Ông đã nhận được 3 huân chương Purple Hearts, một huân chương the Silver Star, hai huân chương Bronze Stars, hai Air Medals and và một the Vietnamese Cross of Gallantry.
“Trận chiến đó đã lấy đi cánh tay phải và chân trái của ông, nhưng lại để lại trong người ông hàng trăm mảnh đạn! Và từ ngày đó, 1970, ông phải hàng ngày đối diện với các đau đớn triền miên của thân xác. Nhưng ông luôn tươi cười và muốn làm cho mọi người chung quanh cười tươi. Hôm nay tôi xin được phép đọc lại lá thư ông viết năm 1965 tại chiến trường! Nhưng tôi nghĩ tôi sẽ không thể hoàn tất lá thư này nên tôi xin nhờ cha Thông đọc dùm tôi!”
Anh trao cho tôi lá thư – Và tôi bắt đầu đọc! Tôi xin tạm dịch – nhưng chắc chắn không thể “tình cảm” bằng lá thư của ông! (Nếu bạn biết tiếng anh xin đọc nguyên văn lời ông viết trong tiếng anh phía cuối bài viết này!)
“Alex, Con yêu dấu:
“Tối nay cha không thể ngủ được và cha quyết định viết thư cho con. Cha thật sự không muốn phải xa con, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cha muốn con hiểu được lý do tại sao cha phải quyết định xa con.
“Chắc đã có nhiều lần con tự hỏi tại sao cha rời con, rời mẹ con, và cả gia đình! Và chắc cũng không ít lần con buồn phiền, bực tức và là cha không có mặt để chơi với con, để dẫn con đi câu cá, và làm những việc rất bình thường mà tất cả các người cha làm với các đứa con trai của mình! Và có thể, con còn ghét cha nữa!
“Con, có nhiều điều mà người đàn ông phải làm! Dĩ nhiên la Cha rất thương con, thương mẹ con, thương các em của con! Và bởi vì cha thương các con, cha muốn được gần gũi với con!
“Cha không ao ước gì hơn là được ở bên con và mẹ con! Để được thấy con và giúp con khôn lớn! Cha sẽ rất hạnh phúc khi được làm điều đó! Bởi vì người đàn ông sẽ không có gì cả nếu ông ta không có con! Vì một ngày nào đó, cha sẽ chết đi, và qua con và các em của con mà tên của cha sẽ tiếp tục sống!
“Nhưng… con yêu dấu, một người đàn ông còn có nhiều trách nhiệm khác cũng quan trọng không kém trách nhiệm đối với gia đình của mình! Cha có trách nhiệm này đơn giản thôi, vì cha là một người đàn ông tự do, sống trong một đất nước tự do – Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
“Tất cả các quyền lợi và cơ hội mà con được hưởng, đôi lúc lạm dụng, không phải dễ dàng mà có! Chúng ta hưởng được những cơ hội đó vì đã có những người đàn ông khác xả thân để bảo vệ nó! Bây giờ con không hiểu được điều đó, nhưng một ngày nào đó con sẽ hiểu! Chắc chắn con sẽ phải hiểu! Đó là tại sao đêm hôm nay cha viết lá thư này cho con.
“Con, đừng bao giờ chần chừ bước ra khỏi cái ích kỷ của mình để chiến đấu bảo vệ tự do và quyền lợi đó! Vì nếu con chần chừ, con sẽ mất tất cả! Nếu con không sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó, người ta sẽ cướp nó ra khỏi tay của con! Cha tin rằng đó là chân lý, là sự thật như cha tin rằng Chúa đã ban con cho cha để tiếp nối khi cha nằm xuống!
“Cha đang mong tới ngày cha trở về quê hương và sống bên cạnh con như cha con ta đã từng sống cách đây vài tháng! Cha mong ước điều đó hơn bất cứ điều gì! Nhưng… con yêu dấu, nếu điều đó không xảy ra, con hãy hiểu cho cha là “tại sao cha quyết định phải xa con!” Cha tin rằng con sẽ trưởng thành và trở nên người đàn ông mà bất cứ người cha nào cũng phải hãnh diện!
“Cha của con,
Đọc được khoảng ba đoạn thì nước mắt tôi tuôn! Có thể tôi là người đầu tiên “mở màn” nên cả nhà nguyện được “tự do” khóc! Và thế là cha con chúng tôi, người Công Giáo, người Tin Lành, người vô thần, Chúa cùng… khóc! Chúng tôi khóc vì… hãnh diện và tự hào chứ không phải để ăn năn!
Chút suy tư: Bạn thân mến, đúng 45 năm sau ngày viết lá thư đó, ông Al đã không còn đau đớn! Ông đã được diễm phúc nhìn thấy 4 người con của mình trưởng thành và thành đạt. Các con của ông đã “tiếp tục những gì ông đang làm dang dở!” (picked up where he left off!) Alex, người con trưởng trở thành luật sư, cũng là chủ tịch hội đồng tài chánh của nhà thờ chính toà Giáo Phận Saint Augustine, FL; Người em gái kế - Kathleen có bằng cao học về giáo dục – là người phụ nữ đầu tiên trong dòng họ có bằng đại học!; người con thứ 3 - Brian là một bác sĩ; và cậu con út – Bobby là một luật sư cũng là một thẩm phán và là chủ tịch hội đồng Mục Vụ của giáo xứ tôi đang coi sóc – Saint Teresa of Avila!
Đêm nay, ông không còn phải lo lắng cho những điều không chắc chắn (uncertainties). Ông trở về với sự chắc chắn duy nhất – Thiên Chúa, đấng tạo dựng nên ông! Ông không còn phải mất ngủ! Vì thân xác ông sẽ ngàn thu yên nghỉ - nhưng linh hồn ông sẽ sống mãi!
Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã tạo dựng nên ông! Đã ban cho đời những con người như ông! Và giờ đây trong bàn tay quan phòng của Chúa, con phó thác linh hồn ông! Nguyện cầu cho ông được nghỉ yên muôn đời!
Ân Sủng và Bình An,
Lm Martino Nguyễn Bá Thông
MỘT THOÁNG NHÌN LẠI
Ngày 6.8.2008, từ Virginia Đại-tướng Wagner đã viết:
“Buồn thay, chính vì cái tình cảm phản chiến tại đất nước chúng tôi mà Quốc Hội đã cắt giảm viện trợ dành cho Nam Việt Nam giữa lúc Liên Sô đang chỉnh trang và tiếp vận ồ ạt cho Bắc Việt. Quân Bắc Việt được bồi dưỡng xong xuôi, đã xâm chiếm và đánh bại Nam Việt Nam vào năm 1975. Nhiều chiến hữu Nam Việt Nam của tôi đã chết trong cuộc chiến đó hoặc đã bị giam-cầm suốt nhiều năm dài, độc ác tại những nơi được gọi là các “Trại Cải tạo”. Đó là thời gian thuộc về lịch sử của quê hương chúng tôi, mà tôi không thể hãnh diện được...
“Tôi hãnh diện về thời-gian mà tôi đã trải qua, phục vụ cánh sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
Đại-tướng Wagner chỉ là một nhà quân sự, ông không nắm vững chính sách từng giai đoạn của chính phủ Hoa Kỳ. Phong trào phản chiến ở Mỹ từ năm 1966 không phải tự phát, nó được các cơ quan tình báo Mỹ phát động để mở đường cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam sau khi thực hiện xong mục tiêu. Họ ruớc cả Thiền Sư Nhất Hạnh từ Pháp qua Mỹ để phát động phong trào này. Hôm 2.6.1966, Dân biểu John Dow đã đưa Thiền Sư Nhất Hạnh ra trước Hạ Viện Mỹ để đọc một bản tuyên cáo viết sẵn đề ngày 1.6.1966. Thiền sư Nhất Hạnh đã nhấn mạnh:
“Đại đa số người Việt khát khao hoà bình và chống lại sự lan rộng của chiến tranh. Ai cũng thấy rằng chính sách leo thang hiện giờ chỉ có thể làm cho viễn tưởng hoà bình xa hút và càng đe doạ tiêu diệt cho toàn thể dân đất Việt.”
Dù chính phủ Hoa Kỳ đã làm gì đi nữa, chúng ta cũng phải chân thành cám ơn những người cựu chiến binh Mỹ đã hy sinh cho tự do trên đất nước chúng ta.
Ngày 4.1.2011
“Và chúng tôi sẽ ở lại cho tới cùng. Chúng tôi sẽ cung cấp mọi giúp đỡ các ngài cần để chiến thắng sự nổi dậy của Cộng Sản”.
Nhưng khi thực hiện xong mục tiêu, Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trái ngược lại. Một cuốn băng được Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina công bố vào tháng 8 năm 2004 cho biết năm 1972, Tổng Thống Nixon đã nói với Ngoại Trưởng Kissinger rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway)!
Còn các cựu chiến binh Mỹ tham dự cuộc chiến Việt Nam đã nghĩ như thế nào về việc họ đã chiến đấu trong cuộc chiến đó?
CẢM NGHĨ CỦA MỘT CỰU CHIẾN BINH
Trong bài “Nhật Ký Những Trận Chiến”, Linh mục Nguyễn Bá Thông, ở Augusta, GA, đã kể lại như sau:
Đã không biết tự bao giờ - Saint Mary on the Hill - Augusta, GA hàng cuối cùng bên tay phải, ghế thứ 3 từ ngoài đếm vào, mỗi chiều thứ bảy – Đó là chỗ ngồi của ông – Một người Mỹ trắng! Cụt một tay, cụt một chân – mặt luôn tươi cười nhưng thân xác lúc nào cũng chứa đầy những đau đớn! Đó là hình ảnh của những ngày tôi về nhận xứ năm 2004! Những thứ bảy đầu tiên ông luôn nhìn tôi dò hỏi! Nửa như muốn nói chuyện, nửa như chần chừ! Tôi cũng “bận rộn” nên chẳng để ý! Tuy nhiên, mỗi khi đi ngang qua chỗ ông ngồi, tôi đều dừng lại, hỏi han đôi ba câu! Khoảng hai tháng sau – Một phụ nữ đến gặp tôi và xin tôi nên “thân mật” hơn với ông, vì ông có nhiều tâm sự muốn chia sẻ cùng tôi!
Và câu chuyện bắt đầu! Đại khái, ông đến chiến trường Việt Nam lần đầu năm 1965 và nhiều lần nữa – Ông là nhà chuyên môn hướng dẫn các quân nhân biết cách tránh mìn và gỡ bỏ các bom đạn được cài đặt! Và trong một lần như thế nó đã lấy đi cánh tay và cái chân của ông, nhưng lại để lại trong thân xác ông nhiều mảnh đạn! Và cho đến bây giờ ông vẫn còn mang! Đau đớn thân xác triền miên!
ooOoo
Chiều hôm nay năm 2010 ông không còn đau đớn thân xác nữa, bình an! Ông đang nằm trong cỗ quan tài – Vẫn mỉm cười! Và tôi là người chủ sự nghi thức phát tang cho ông! Đời linh mục tôi đã làm bao nhiêu đám tang – thế mà có gì phải nói! Nhưng đối với ông, tôi phải nói, phải viết!
Trước khi kết thúc nghi lễ, tôi mời người con trai lớn của ông Alex – Một luật sư – lên có đôi lời về người cha qua cố của mình! Anh bắt đầu (tôi xin tạm dịch)
“Bạn thử hình dung khi đang ở trong trận chiến khốc liệt, tại một chiến trường xa quê cha đất tổ! Quanh bạn cái chết đang rình rập – tương lai không biết về đâu! Và hơn thế nữa, bạn không biết là bạn có còn cơ hội để gặp gia đình một lần nữa không! Giữa không gian đó, bạn tìm được chút thời gian rảnh để gởi đi một thông điệp tới người thân của bạn! Bạn sẽ viết/nói gì?
“45 năm trước,cha chúng tôi, ông Al Christine đã đối mặt với tình huống đó. Ngày 26 tháng 7 năm 1965 khi đang phục vụ tại chiến trường Việt Nam trong binh đoàn Greeen Beret (đặc trách việc gỡ các bom đạn) ông đã viết lá thư đầu tiên cho người con trai trưởng trong gia đình tên Alex Jr. – lúc đó cậu 14 tuổi – Đó là tôi! Ông không biết rằng, đúng 45 năm sau ngày ông viết lá thư tại chiến trường – Tôi, em trai Brian, em gái Kathleen và em trai út Bobby (được sinh ra 5 năm sau ngày ông viết lá thư này), lại có mặt ở đây để đưa tiễn ông! Và tại chiến trường đó ông đã bị thương nhưng vẫn tiếp tục hoàn thành 2 năm phục vụ tại Việt Nam và sau đó trở về quê hương. Nhưng năm 1969 ông lại trở lại Việt Nam và vào ngày 7 tháng 11 năm 1970, là một Senior District Advisor, ông đã mất một cánh tay phải và một chân trái khi đang cùng các binh sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam bảo vệ chống lại một lực lượng lớn quân Bắc Việt. Ông đã nhận được 3 huân chương Purple Hearts, một huân chương the Silver Star, hai huân chương Bronze Stars, hai Air Medals and và một the Vietnamese Cross of Gallantry.
“Trận chiến đó đã lấy đi cánh tay phải và chân trái của ông, nhưng lại để lại trong người ông hàng trăm mảnh đạn! Và từ ngày đó, 1970, ông phải hàng ngày đối diện với các đau đớn triền miên của thân xác. Nhưng ông luôn tươi cười và muốn làm cho mọi người chung quanh cười tươi. Hôm nay tôi xin được phép đọc lại lá thư ông viết năm 1965 tại chiến trường! Nhưng tôi nghĩ tôi sẽ không thể hoàn tất lá thư này nên tôi xin nhờ cha Thông đọc dùm tôi!”
Anh trao cho tôi lá thư – Và tôi bắt đầu đọc! Tôi xin tạm dịch – nhưng chắc chắn không thể “tình cảm” bằng lá thư của ông! (Nếu bạn biết tiếng anh xin đọc nguyên văn lời ông viết trong tiếng anh phía cuối bài viết này!)
“Alex, Con yêu dấu:
“Tối nay cha không thể ngủ được và cha quyết định viết thư cho con. Cha thật sự không muốn phải xa con, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cha muốn con hiểu được lý do tại sao cha phải quyết định xa con.
“Chắc đã có nhiều lần con tự hỏi tại sao cha rời con, rời mẹ con, và cả gia đình! Và chắc cũng không ít lần con buồn phiền, bực tức và là cha không có mặt để chơi với con, để dẫn con đi câu cá, và làm những việc rất bình thường mà tất cả các người cha làm với các đứa con trai của mình! Và có thể, con còn ghét cha nữa!
“Con, có nhiều điều mà người đàn ông phải làm! Dĩ nhiên la Cha rất thương con, thương mẹ con, thương các em của con! Và bởi vì cha thương các con, cha muốn được gần gũi với con!
“Cha không ao ước gì hơn là được ở bên con và mẹ con! Để được thấy con và giúp con khôn lớn! Cha sẽ rất hạnh phúc khi được làm điều đó! Bởi vì người đàn ông sẽ không có gì cả nếu ông ta không có con! Vì một ngày nào đó, cha sẽ chết đi, và qua con và các em của con mà tên của cha sẽ tiếp tục sống!
“Nhưng… con yêu dấu, một người đàn ông còn có nhiều trách nhiệm khác cũng quan trọng không kém trách nhiệm đối với gia đình của mình! Cha có trách nhiệm này đơn giản thôi, vì cha là một người đàn ông tự do, sống trong một đất nước tự do – Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
“Tất cả các quyền lợi và cơ hội mà con được hưởng, đôi lúc lạm dụng, không phải dễ dàng mà có! Chúng ta hưởng được những cơ hội đó vì đã có những người đàn ông khác xả thân để bảo vệ nó! Bây giờ con không hiểu được điều đó, nhưng một ngày nào đó con sẽ hiểu! Chắc chắn con sẽ phải hiểu! Đó là tại sao đêm hôm nay cha viết lá thư này cho con.
“Con, đừng bao giờ chần chừ bước ra khỏi cái ích kỷ của mình để chiến đấu bảo vệ tự do và quyền lợi đó! Vì nếu con chần chừ, con sẽ mất tất cả! Nếu con không sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nó, người ta sẽ cướp nó ra khỏi tay của con! Cha tin rằng đó là chân lý, là sự thật như cha tin rằng Chúa đã ban con cho cha để tiếp nối khi cha nằm xuống!
“Cha đang mong tới ngày cha trở về quê hương và sống bên cạnh con như cha con ta đã từng sống cách đây vài tháng! Cha mong ước điều đó hơn bất cứ điều gì! Nhưng… con yêu dấu, nếu điều đó không xảy ra, con hãy hiểu cho cha là “tại sao cha quyết định phải xa con!” Cha tin rằng con sẽ trưởng thành và trở nên người đàn ông mà bất cứ người cha nào cũng phải hãnh diện!
“Cha của con,
Đọc được khoảng ba đoạn thì nước mắt tôi tuôn! Có thể tôi là người đầu tiên “mở màn” nên cả nhà nguyện được “tự do” khóc! Và thế là cha con chúng tôi, người Công Giáo, người Tin Lành, người vô thần, Chúa cùng… khóc! Chúng tôi khóc vì… hãnh diện và tự hào chứ không phải để ăn năn!
Chút suy tư: Bạn thân mến, đúng 45 năm sau ngày viết lá thư đó, ông Al đã không còn đau đớn! Ông đã được diễm phúc nhìn thấy 4 người con của mình trưởng thành và thành đạt. Các con của ông đã “tiếp tục những gì ông đang làm dang dở!” (picked up where he left off!) Alex, người con trưởng trở thành luật sư, cũng là chủ tịch hội đồng tài chánh của nhà thờ chính toà Giáo Phận Saint Augustine, FL; Người em gái kế - Kathleen có bằng cao học về giáo dục – là người phụ nữ đầu tiên trong dòng họ có bằng đại học!; người con thứ 3 - Brian là một bác sĩ; và cậu con út – Bobby là một luật sư cũng là một thẩm phán và là chủ tịch hội đồng Mục Vụ của giáo xứ tôi đang coi sóc – Saint Teresa of Avila!
Đêm nay, ông không còn phải lo lắng cho những điều không chắc chắn (uncertainties). Ông trở về với sự chắc chắn duy nhất – Thiên Chúa, đấng tạo dựng nên ông! Ông không còn phải mất ngủ! Vì thân xác ông sẽ ngàn thu yên nghỉ - nhưng linh hồn ông sẽ sống mãi!
Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã tạo dựng nên ông! Đã ban cho đời những con người như ông! Và giờ đây trong bàn tay quan phòng của Chúa, con phó thác linh hồn ông! Nguyện cầu cho ông được nghỉ yên muôn đời!
Ân Sủng và Bình An,
Lm Martino Nguyễn Bá Thông
MỘT THOÁNG NHÌN LẠI
Ngày 6.8.2008, từ Virginia Đại-tướng Wagner đã viết:
“Buồn thay, chính vì cái tình cảm phản chiến tại đất nước chúng tôi mà Quốc Hội đã cắt giảm viện trợ dành cho Nam Việt Nam giữa lúc Liên Sô đang chỉnh trang và tiếp vận ồ ạt cho Bắc Việt. Quân Bắc Việt được bồi dưỡng xong xuôi, đã xâm chiếm và đánh bại Nam Việt Nam vào năm 1975. Nhiều chiến hữu Nam Việt Nam của tôi đã chết trong cuộc chiến đó hoặc đã bị giam-cầm suốt nhiều năm dài, độc ác tại những nơi được gọi là các “Trại Cải tạo”. Đó là thời gian thuộc về lịch sử của quê hương chúng tôi, mà tôi không thể hãnh diện được...
“Tôi hãnh diện về thời-gian mà tôi đã trải qua, phục vụ cánh sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
Đại-tướng Wagner chỉ là một nhà quân sự, ông không nắm vững chính sách từng giai đoạn của chính phủ Hoa Kỳ. Phong trào phản chiến ở Mỹ từ năm 1966 không phải tự phát, nó được các cơ quan tình báo Mỹ phát động để mở đường cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam sau khi thực hiện xong mục tiêu. Họ ruớc cả Thiền Sư Nhất Hạnh từ Pháp qua Mỹ để phát động phong trào này. Hôm 2.6.1966, Dân biểu John Dow đã đưa Thiền Sư Nhất Hạnh ra trước Hạ Viện Mỹ để đọc một bản tuyên cáo viết sẵn đề ngày 1.6.1966. Thiền sư Nhất Hạnh đã nhấn mạnh:
“Đại đa số người Việt khát khao hoà bình và chống lại sự lan rộng của chiến tranh. Ai cũng thấy rằng chính sách leo thang hiện giờ chỉ có thể làm cho viễn tưởng hoà bình xa hút và càng đe doạ tiêu diệt cho toàn thể dân đất Việt.”
Dù chính phủ Hoa Kỳ đã làm gì đi nữa, chúng ta cũng phải chân thành cám ơn những người cựu chiến binh Mỹ đã hy sinh cho tự do trên đất nước chúng ta.
Ngày 4.1.2011
Top Stories
Pakistan: Assassiné pour avoir soutenu une chrétienne condamné à mort pour blasphème
Eglises d'Asie
09:53 05/01/2011
« Cette nouvelle est un choc. Nous avons perdu un grand ami et un adversaire déterminé de la loi sur le blasphème. » C’est en ces termes que Mgr Lawrence Saldanha, archevêque de Lahore et président de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan, a joint sa voix à celles, très nombreuses dans le pays et sur la scène internationale, qui ont vivement déploré l’assassinat, le 4 janvier dernier, de Salman Taseer, gouverneur de la province du Pendjab. De religion musulmane, Salman Taseer, 65 ans, a trouvé la mort sur le parking d’un restaurant d’Islamabad, capitale du Pakistan, abattu d’une rafale de Kalachnikov par l’un de ses gardes du corps.
S’étant rendu immédiatement après avoir commis son crime, le garde du corps a déclaré: « J’ai tué le gouverneur car il avait qualifié les lois anti-blasphème de kala kanoon (‘loi noire’). » Malik Mumtaz Hussain Qadri appartenait à une section d’élite de la province du Pendjab chargée de la sécurité des hautes personnalités. Les premiers éléments de l’enquête ne permettent pas de dire s’il a agi seul ou a bénéficié de complicités au sein de l’appareil policier pakistanais.
Les articles 295-B et 295-C du Code pénal pakistanais, qui punissent de la peine de mort toute offense faite à Mahomet et de la prison à perpétuité toute profanation du Coran, sont dénoncées depuis des années par les militants des droits de l’homme au Pakistan comme des lois iniques, le plus souvent détournées pour régler des litiges personnels. Pour les minorités religieuses du pays, ces lois sont considérées comme un instrument de persécution particulièrement néfaste, dans la mesure où elles constituent « une épée de Damoclès » pour les minorités religieuses et peuvent être à tout moment utilisées par un musulman contre un non-musulman sans que celui-ci puisse avoir grande chance de se défendre (1).
Ces dernières semaines, Salman Taseer était devenu la cible des attaques verbales des islamistes. Le gouverneur du Pendjab, la province la plus riche et la plus peuplée du pays, s’était en effet engagé dans l’affaire Asia Bibi, du nom de cette chrétienne, mère de cinq enfants, qui a été condamnée à mort par un tribunal du Pendjab le 7 novembre dernier au titre de la loi sur le blasphème. Face à la dimension prise par cette affaire dans les médias nationaux et internationaux, Salman Taseer avait rendu visite à la chrétienne, maintenue en détention depuis son arrestation en juin 2009 (2). Il avait souhaité que cette visite reste discrète mais, après que les médias locaux s’en soient fait l’écho, il avait expliqué avoir voulu entendre directement la jeune femme et lui avoir demandé de signer une pétition qu’il s’apprêtait à envoyer à Asif Ali Zardari, le président pakistanais. La pétition demandait au chef de l’Etat de gracier Asia Bibi. Une fois cette visite révélée, les islamistes ont pris le gouverneur pour cible.
Le 24 novembre, des mollahs ont déclaré que Salman Taseer était un apostat, le qualifiant d’« infidèle ». Selon l’agence Ucanews (3), un homme politique musulman de Multan, ville du Pendjab, avait promis une récompense de 20 millions de roupies (177 000 euros) pour son assassinat. Face aux pressions des islamistes, le président Zardari avait renoncé à faire remettre en liberté Asia Bibi, mais les islamistes n’en ont pas pour autant relâché leurs pressions sur Salman Taseer. Des partis islamistes ont organisé des manifestations devant les bureaux du gouverneur à Lahore, promettant une réaction de forte ampleur au cas où la chrétienne était libérée ou si les lois anti-blasphème étaient amendées.
Mgr Saldanha connaissait Salman Taseer de longue date, depuis l’époque où le jeune Taseer était élève de la St. Anthony’s School de Lahore, un établissement des frères maristes qui a formé – et forme encore – une partie de l’élite pakistanaise. La dernière rencontre entre les deux hommes était très récente, a rapporté le prélat. « Le gouverneur m’avait invité à sa résidence le 23 décembre, pour un dîner de Noël. Après que je l’ai remercié pour son soutien en faveur d’Asia [Bibi], il a dénoncé avec force la loi sur le blasphème. Je ne peux que déplorer que la nouvelle année s’ouvre sur la triste nouvelle de son assassinat. C’est vraiment une grande perte pour nous », a précisé Mgr Saldanha.
Pour le ministre fédéral des Minorités, le catholique Shahbaz Bhatti, le motif religieux invoqué par l’assassin du gouverneur est plus qu’inquiétant. Salman Taseer « avait été déclaré wajib ul qatal (apostat) et il avait reçu des menaces parce qu’il avait dénoncé le mauvais usage qui est fait des lois anti-blasphème. Je souhaite qu’une enquête soit diligentée en direction de ceux qui ont émis des fatwa à son encontre sur la place publique », a déclaré le ministre, qui s’estime lui aussi très concerné par cette affaire. Depuis que le président Zardari lui a demandé de former un comité d’experts et d’universitaires afin de réfléchir à la manière de prévenir l’utilisation de la loi sur le blasphème pour régler des litiges personnels ou rechercher un gain politique, des groupes extrémistes ont en effet annoncé qu’une fatwa avait été émise à l’encontre de Shahbaz Bhatti.
Pour les éditorialistes de la presse pakistanaise, l’assassinat de Salman Taseer pose au gouvernement un vrai problème de sécurité. Comment assurer la sécurité des élites politiques s’il se produit au Pakistan la même chose qu’en Inde, où, en 1984, le Premier ministre Indira Gandhi avait été assassinée par deux de ses gardes du corps sikhs, qui lui reprochait d’avoir envoyé l’armée indienne à l’assaut du Harimandir Sahib, le Temple d’or à Amritsar ? Plus fondamentalement, quelle place reste-t-il à la liberté de pensée et d’expression au Pakistan s’il y est impossible de discuter de la loi sur le blasphème ? Les milieux modérés se trouvent pris entre les extrémistes religieux et la guerre contre le terrorisme. Toute tentative pour modifier les lois anti-blasphème est immédiatement vilipendée par les extrémistes musulmans comme étant une réforme téléguidée par les Etats-Unis, assimilés à un Etat chrétien.
Musulman né dans une famille d’intellectuels sans fortune particulière, formé en partie en Angleterre, Salman Taseer était devenu un homme d’affaires prospère, tout en s’engageant tôt en politique. Admirateur de Zulfikar Ali Bhutto (à la tête du Pakistan de 1971 à 1977), il s’opposa à Zia ul-Haq (président du Pakistan de 1978 à 1988), ce qui lui valut en 1983, alors qu’il était membre du Mouvement pour la restauration de la démocratie, d’être arrêté et longuement torturé. Militant dès les années 1960 du PPP (Parti du peuple pakistanais), le parti du clan Bhutto, il n’hésitait pas à se confronter au PML-N (Ligue musulmane du Pakistan - Nawaz) de Nawaz Sharif, y compris physiquement (en 1988, il fut passé à tabac par des hommes de main de Nawaz Sharif, récoltant au passage plusieurs fractures). Propriétaire du Daily Times, Salman Taseer était un ardent avocat de la démocratie et des valeurs libérables, combattant pour les droits des femmes ou encore ceux des ahmadis. Allié de Benazir Bhutto (tuée lors d’un attentat suicide à l’issue d’un meeting à Rawalpindi le 27 décembre 2007), il fut ministre de l’Industrie de Pervez Musharraf, avant d’être nommé, en 2008, gouverneur de la province du Pendjab, un poste plus honorifique que doté de réels pouvoirs mais d’où il faisait entendre sa voix de défenseur des libertés.
Les funérailles de Salman Taseer ont eu lieu le 5 janvier 2011 à Lahore. Le gouvernement pakistanais leur a donné le rang de funérailles d’Etat et un deuil national de trois jours a été décrété.
(1) Voir le ‘Pour approfondir - Pakistan’ diffusé le 4 janvier 2011 par Eglises d’Asie.
(2) Voir EDA 540
(3) Ucanews, 5 janvier 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2011)
S’étant rendu immédiatement après avoir commis son crime, le garde du corps a déclaré: « J’ai tué le gouverneur car il avait qualifié les lois anti-blasphème de kala kanoon (‘loi noire’). » Malik Mumtaz Hussain Qadri appartenait à une section d’élite de la province du Pendjab chargée de la sécurité des hautes personnalités. Les premiers éléments de l’enquête ne permettent pas de dire s’il a agi seul ou a bénéficié de complicités au sein de l’appareil policier pakistanais.
Les articles 295-B et 295-C du Code pénal pakistanais, qui punissent de la peine de mort toute offense faite à Mahomet et de la prison à perpétuité toute profanation du Coran, sont dénoncées depuis des années par les militants des droits de l’homme au Pakistan comme des lois iniques, le plus souvent détournées pour régler des litiges personnels. Pour les minorités religieuses du pays, ces lois sont considérées comme un instrument de persécution particulièrement néfaste, dans la mesure où elles constituent « une épée de Damoclès » pour les minorités religieuses et peuvent être à tout moment utilisées par un musulman contre un non-musulman sans que celui-ci puisse avoir grande chance de se défendre (1).
Ces dernières semaines, Salman Taseer était devenu la cible des attaques verbales des islamistes. Le gouverneur du Pendjab, la province la plus riche et la plus peuplée du pays, s’était en effet engagé dans l’affaire Asia Bibi, du nom de cette chrétienne, mère de cinq enfants, qui a été condamnée à mort par un tribunal du Pendjab le 7 novembre dernier au titre de la loi sur le blasphème. Face à la dimension prise par cette affaire dans les médias nationaux et internationaux, Salman Taseer avait rendu visite à la chrétienne, maintenue en détention depuis son arrestation en juin 2009 (2). Il avait souhaité que cette visite reste discrète mais, après que les médias locaux s’en soient fait l’écho, il avait expliqué avoir voulu entendre directement la jeune femme et lui avoir demandé de signer une pétition qu’il s’apprêtait à envoyer à Asif Ali Zardari, le président pakistanais. La pétition demandait au chef de l’Etat de gracier Asia Bibi. Une fois cette visite révélée, les islamistes ont pris le gouverneur pour cible.
Le 24 novembre, des mollahs ont déclaré que Salman Taseer était un apostat, le qualifiant d’« infidèle ». Selon l’agence Ucanews (3), un homme politique musulman de Multan, ville du Pendjab, avait promis une récompense de 20 millions de roupies (177 000 euros) pour son assassinat. Face aux pressions des islamistes, le président Zardari avait renoncé à faire remettre en liberté Asia Bibi, mais les islamistes n’en ont pas pour autant relâché leurs pressions sur Salman Taseer. Des partis islamistes ont organisé des manifestations devant les bureaux du gouverneur à Lahore, promettant une réaction de forte ampleur au cas où la chrétienne était libérée ou si les lois anti-blasphème étaient amendées.
Mgr Saldanha connaissait Salman Taseer de longue date, depuis l’époque où le jeune Taseer était élève de la St. Anthony’s School de Lahore, un établissement des frères maristes qui a formé – et forme encore – une partie de l’élite pakistanaise. La dernière rencontre entre les deux hommes était très récente, a rapporté le prélat. « Le gouverneur m’avait invité à sa résidence le 23 décembre, pour un dîner de Noël. Après que je l’ai remercié pour son soutien en faveur d’Asia [Bibi], il a dénoncé avec force la loi sur le blasphème. Je ne peux que déplorer que la nouvelle année s’ouvre sur la triste nouvelle de son assassinat. C’est vraiment une grande perte pour nous », a précisé Mgr Saldanha.
Pour le ministre fédéral des Minorités, le catholique Shahbaz Bhatti, le motif religieux invoqué par l’assassin du gouverneur est plus qu’inquiétant. Salman Taseer « avait été déclaré wajib ul qatal (apostat) et il avait reçu des menaces parce qu’il avait dénoncé le mauvais usage qui est fait des lois anti-blasphème. Je souhaite qu’une enquête soit diligentée en direction de ceux qui ont émis des fatwa à son encontre sur la place publique », a déclaré le ministre, qui s’estime lui aussi très concerné par cette affaire. Depuis que le président Zardari lui a demandé de former un comité d’experts et d’universitaires afin de réfléchir à la manière de prévenir l’utilisation de la loi sur le blasphème pour régler des litiges personnels ou rechercher un gain politique, des groupes extrémistes ont en effet annoncé qu’une fatwa avait été émise à l’encontre de Shahbaz Bhatti.
Pour les éditorialistes de la presse pakistanaise, l’assassinat de Salman Taseer pose au gouvernement un vrai problème de sécurité. Comment assurer la sécurité des élites politiques s’il se produit au Pakistan la même chose qu’en Inde, où, en 1984, le Premier ministre Indira Gandhi avait été assassinée par deux de ses gardes du corps sikhs, qui lui reprochait d’avoir envoyé l’armée indienne à l’assaut du Harimandir Sahib, le Temple d’or à Amritsar ? Plus fondamentalement, quelle place reste-t-il à la liberté de pensée et d’expression au Pakistan s’il y est impossible de discuter de la loi sur le blasphème ? Les milieux modérés se trouvent pris entre les extrémistes religieux et la guerre contre le terrorisme. Toute tentative pour modifier les lois anti-blasphème est immédiatement vilipendée par les extrémistes musulmans comme étant une réforme téléguidée par les Etats-Unis, assimilés à un Etat chrétien.
Musulman né dans une famille d’intellectuels sans fortune particulière, formé en partie en Angleterre, Salman Taseer était devenu un homme d’affaires prospère, tout en s’engageant tôt en politique. Admirateur de Zulfikar Ali Bhutto (à la tête du Pakistan de 1971 à 1977), il s’opposa à Zia ul-Haq (président du Pakistan de 1978 à 1988), ce qui lui valut en 1983, alors qu’il était membre du Mouvement pour la restauration de la démocratie, d’être arrêté et longuement torturé. Militant dès les années 1960 du PPP (Parti du peuple pakistanais), le parti du clan Bhutto, il n’hésitait pas à se confronter au PML-N (Ligue musulmane du Pakistan - Nawaz) de Nawaz Sharif, y compris physiquement (en 1988, il fut passé à tabac par des hommes de main de Nawaz Sharif, récoltant au passage plusieurs fractures). Propriétaire du Daily Times, Salman Taseer était un ardent avocat de la démocratie et des valeurs libérables, combattant pour les droits des femmes ou encore ceux des ahmadis. Allié de Benazir Bhutto (tuée lors d’un attentat suicide à l’issue d’un meeting à Rawalpindi le 27 décembre 2007), il fut ministre de l’Industrie de Pervez Musharraf, avant d’être nommé, en 2008, gouverneur de la province du Pendjab, un poste plus honorifique que doté de réels pouvoirs mais d’où il faisait entendre sa voix de défenseur des libertés.
Les funérailles de Salman Taseer ont eu lieu le 5 janvier 2011 à Lahore. Le gouvernement pakistanais leur a donné le rang de funérailles d’Etat et un deuil national de trois jours a été décrété.
(1) Voir le ‘Pour approfondir - Pakistan’ diffusé le 4 janvier 2011 par Eglises d’Asie.
(2) Voir EDA 540
(3) Ucanews, 5 janvier 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2011)
Beatification of John Paul II likely in 2011
John L Allen / NCR
09:58 05/01/2011
According to a report by veteran Italian Vatican writer Andrea Tornielli, a miracle attributed to the late Pope John Paul II has been approved by both the medical and theological consulters of the Congregation for the Causes of Saints.
In effect, that clears the path for the beatification of John Paul II sometime in 2011. Tornielli suggests that the most likely dates would April 2, the anniversary of the pope’s death; May 18, his birthday; or October 16, the anniversary of his election to the papacy in 1978.
Although Benedict XVI typically does not celebrate beatification ceremonies himself, preferring that they be led by the local bishop and staged in the saint’s local diocese, in this case the beatification would be held in St. Peter’s Square in Rome and is expected to draw a vast crowd.
Before a date is set, the full body of cardinals and bishops who make up the Congregation for the Causes of Saints must approve the miracle and then submit their recommendation to Pope Benedict XVI.
The miracle claim in question concerns a 49-year-old French nun, Sister Marie Simon-Pierre, who was diagnosed with an aggressive form of Parkinson’s disease in 2001 and whose order prayed to John Paul II after his death in 2005 for help. Reportedly, after writing the late pope’s name on a piece of paper one night in June 2005, Sister Marie-Simone awoke the next morning cured and was able to resume her work as a maternity nurse.
Earlier this year, media reports implied that the French sister had fallen ill again, and that at least one physician questioned the original diagnosis of Parkinson’s disease, suggesting it may have been some other nervous disorder. The outcome of the examination by the Vatican’s medical consulters, according to Tornielli, suggests that those doubts have now been resolved.
In the run-up to the conclave that elected Benedict XVI to the papacy in April 2005, some cardinals signed a petition requesting that the next pope move immediately to opening a sainthood process for John Paul II. Benedict waived the usual five-year waiting period for opening the cause, but otherwise held that the usual procedure should be followed.
Benedict XVI signed a decree of “heroic virtue” for John Paul II in December 2009, a document which asserts that the late pope lived a holy life and allows him to be referred to as “venerable.” If the beatification takes place in 2011, it would mean that the late pope will become “Blessed John Paul II.”
One additional miracle would be necessary prior to canonization, the formal act of declaring John Paul II a saint.
If the beatification does indeed take place in 2011, some observers believe that the October date may be the most plausible, given the logistical challenges of organizing what is likely to be the most massive public gathering in Rome since the events following the death of John Paul II in 2005.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/report-beatification-john-paul-ii-likely-2011)
In effect, that clears the path for the beatification of John Paul II sometime in 2011. Tornielli suggests that the most likely dates would April 2, the anniversary of the pope’s death; May 18, his birthday; or October 16, the anniversary of his election to the papacy in 1978.
Although Benedict XVI typically does not celebrate beatification ceremonies himself, preferring that they be led by the local bishop and staged in the saint’s local diocese, in this case the beatification would be held in St. Peter’s Square in Rome and is expected to draw a vast crowd.
Before a date is set, the full body of cardinals and bishops who make up the Congregation for the Causes of Saints must approve the miracle and then submit their recommendation to Pope Benedict XVI.
The miracle claim in question concerns a 49-year-old French nun, Sister Marie Simon-Pierre, who was diagnosed with an aggressive form of Parkinson’s disease in 2001 and whose order prayed to John Paul II after his death in 2005 for help. Reportedly, after writing the late pope’s name on a piece of paper one night in June 2005, Sister Marie-Simone awoke the next morning cured and was able to resume her work as a maternity nurse.
Earlier this year, media reports implied that the French sister had fallen ill again, and that at least one physician questioned the original diagnosis of Parkinson’s disease, suggesting it may have been some other nervous disorder. The outcome of the examination by the Vatican’s medical consulters, according to Tornielli, suggests that those doubts have now been resolved.
In the run-up to the conclave that elected Benedict XVI to the papacy in April 2005, some cardinals signed a petition requesting that the next pope move immediately to opening a sainthood process for John Paul II. Benedict waived the usual five-year waiting period for opening the cause, but otherwise held that the usual procedure should be followed.
Benedict XVI signed a decree of “heroic virtue” for John Paul II in December 2009, a document which asserts that the late pope lived a holy life and allows him to be referred to as “venerable.” If the beatification takes place in 2011, it would mean that the late pope will become “Blessed John Paul II.”
One additional miracle would be necessary prior to canonization, the formal act of declaring John Paul II a saint.
If the beatification does indeed take place in 2011, some observers believe that the October date may be the most plausible, given the logistical challenges of organizing what is likely to be the most massive public gathering in Rome since the events following the death of John Paul II in 2005.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/report-beatification-john-paul-ii-likely-2011)
Vietnam: Une pluie battante accompagne les cérémonies de clôture de l’Année sainte au sanctuaire marial de La Vang
Eglises d'Asie
10:36 05/01/2011
Destinée à célébrer l’anniversaire des débuts de l’Eglise constituée au Vietnam, l’Année sainte 2010 s’était ouverte à Ke So, près de Hanoi, lieu où s’était installée la première communauté catholique du Tonkin. Après la tenue d’une « Grande assemblée du peuple de Dieu » à Saigon en novembre dernier, elle s’achève les 4, 5 et 6 janvier 2011, au centre du Vietnam, dans le sanctuaire marial national de La Vang, près du banian où les chrétiens fuyant les persécutions déclenchées à la fin du XVIIIème siècle. ..
... par le décret de l’empereur Canh Thinh venaient implorer le réconfort de la Vierge Marie. Ces cérémonies de clôture coïncideront avec le pèlerinage annuel à Notre-Dame de La Vang qui, généralement, a lieu au mois d’août sous un climat plus favorable.
Une nouvelle statue sculptée par un artiste local vient d’être mise en place. Le sanctuaire et son enceinte ont été soigneusement préparés pour permettre ce dernier rassemblement de l’Année sainte. Une nouvelle voie d’accès au centre marial vient juste d’être terminée, longue de 2 km; elle permet la circulation de quatre files de voitures. Au 3 janvier, volontaires et ouvriers spécialisés, qui s’activent depuis plus de six mois, avaient également achevé leurs travaux. A la veille du premier jour des festivités, le comité organisateur a fait savoir que les préparatifs étaient terminés. Une immense estrade a été élevée. Mille cinq cents évêques et prêtres pourront y prendre place autour de l’autel pour concélébrer l’eucharistie. Visiblement, les organisateurs ont prévu une foule encore plus nombreuse qu’à l’accoutumée. Chaque année, les rassemblements de La Vang attirent des foules de 200 000 à 300 000 personnes. Pour assurer le service d’ordre, 1 000 volontaires sont prévus. Ils seront répartis en 22 groupes et chacun d’entre eux s’occupera de cinq zones. En outre, 800 jeunes gens assureront le bon ordre de cérémonies.
Il y a quelques semaines, le cardinal Ivan Dias, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, avait été spécialement désigné par le pape comme son légat pour ces cérémonies de clôture. Dans la matinée du 4 janvier, il a été accueilli à l’aérodrome de Nôi Bai par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon et Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, respectivement président et vice-président de la Conférence épiscopale, ainsi que plusieurs autres évêques du Nord. Quelque temps plus tard, après un petit détour à l’archevêché de Hanoi, le légat pontifical reprenait l’avion pour Huê où il devait présider les cérémonies. Il devait être reçu solennellement au sanctuaire de La Vang. C’est lui qui présidera les célébrations, lira le message officiel rédigé par le pape à cette occasion; il bénira la première pierre de la nouvelle basilique et de l’ensemble des constructions dont les travaux devraient commencer au cours de l’année 2011.
Les cérémonies ont commencé dans l’après-midi du 4 janvier sous une pluie battante poussée par un vent du nord glacial. Ces conditions climatiques ont obligé les nombreux évêques et les quelque 200 prêtres présents à venir concélébrer l’eucharistie à l’intérieur de la chapelle. Une infime partie des fidèles a pu y trouver place. Les autres ont cherché un abri sous les auvents et un peu partout autour de la chapelle. Comme à l’accoutumée, cette première journée s’est terminée par une procession autour de la statue de la Vierge.
Le programme du 5 janvier prévoyait deux messes célébrées dans la matinée. Le début de l’après-midi était consacré à la réception par la Conférence épiscopale des diverses délégations présentes. Après la bénédiction de la nouvelle statue de la Vierge par le légat pontifical et le lever des drapeaux de tous les diocèses du Vietnam, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh devait souhaiter la bienvenue, en premier lieu, aux représentants du Souverain pontife, mais aussi aux représentants de l’Etat vietnamien, qui, selon les indications du programme publié il y a plus d’une semaine, devraient être le chef de l’Etat, Nguyên Minh Triêt, ou le Premier ministre, Nguyên Tan Dung. Peu après, l’un des deux devait prendre la parole devant l’assemblée (1).
Cette partie du programme a suscité des inquiétudes dans certains milieux catholiques. Elle a même donné lieu à des réactions très vives sur certains blogs ou sites Internet animés par des catholiques militants. Les textes mis en ligne affirmaient que cette présence des autorités civiles, à côté du délégué du Souverain pontife et au cœur d’une très importante cérémonie, était contraire aux traditions de l’Eglise du Vietnam.
(1) Ces informations concernant les cérémonies de clôture de l’Année sainte ont été empruntées soit au site officiel de l’épiscopat vietnamien, soit à l’agence VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2011)
... par le décret de l’empereur Canh Thinh venaient implorer le réconfort de la Vierge Marie. Ces cérémonies de clôture coïncideront avec le pèlerinage annuel à Notre-Dame de La Vang qui, généralement, a lieu au mois d’août sous un climat plus favorable.
Une nouvelle statue sculptée par un artiste local vient d’être mise en place. Le sanctuaire et son enceinte ont été soigneusement préparés pour permettre ce dernier rassemblement de l’Année sainte. Une nouvelle voie d’accès au centre marial vient juste d’être terminée, longue de 2 km; elle permet la circulation de quatre files de voitures. Au 3 janvier, volontaires et ouvriers spécialisés, qui s’activent depuis plus de six mois, avaient également achevé leurs travaux. A la veille du premier jour des festivités, le comité organisateur a fait savoir que les préparatifs étaient terminés. Une immense estrade a été élevée. Mille cinq cents évêques et prêtres pourront y prendre place autour de l’autel pour concélébrer l’eucharistie. Visiblement, les organisateurs ont prévu une foule encore plus nombreuse qu’à l’accoutumée. Chaque année, les rassemblements de La Vang attirent des foules de 200 000 à 300 000 personnes. Pour assurer le service d’ordre, 1 000 volontaires sont prévus. Ils seront répartis en 22 groupes et chacun d’entre eux s’occupera de cinq zones. En outre, 800 jeunes gens assureront le bon ordre de cérémonies.
Il y a quelques semaines, le cardinal Ivan Dias, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, avait été spécialement désigné par le pape comme son légat pour ces cérémonies de clôture. Dans la matinée du 4 janvier, il a été accueilli à l’aérodrome de Nôi Bai par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon et Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, respectivement président et vice-président de la Conférence épiscopale, ainsi que plusieurs autres évêques du Nord. Quelque temps plus tard, après un petit détour à l’archevêché de Hanoi, le légat pontifical reprenait l’avion pour Huê où il devait présider les cérémonies. Il devait être reçu solennellement au sanctuaire de La Vang. C’est lui qui présidera les célébrations, lira le message officiel rédigé par le pape à cette occasion; il bénira la première pierre de la nouvelle basilique et de l’ensemble des constructions dont les travaux devraient commencer au cours de l’année 2011.
Les cérémonies ont commencé dans l’après-midi du 4 janvier sous une pluie battante poussée par un vent du nord glacial. Ces conditions climatiques ont obligé les nombreux évêques et les quelque 200 prêtres présents à venir concélébrer l’eucharistie à l’intérieur de la chapelle. Une infime partie des fidèles a pu y trouver place. Les autres ont cherché un abri sous les auvents et un peu partout autour de la chapelle. Comme à l’accoutumée, cette première journée s’est terminée par une procession autour de la statue de la Vierge.
Le programme du 5 janvier prévoyait deux messes célébrées dans la matinée. Le début de l’après-midi était consacré à la réception par la Conférence épiscopale des diverses délégations présentes. Après la bénédiction de la nouvelle statue de la Vierge par le légat pontifical et le lever des drapeaux de tous les diocèses du Vietnam, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh devait souhaiter la bienvenue, en premier lieu, aux représentants du Souverain pontife, mais aussi aux représentants de l’Etat vietnamien, qui, selon les indications du programme publié il y a plus d’une semaine, devraient être le chef de l’Etat, Nguyên Minh Triêt, ou le Premier ministre, Nguyên Tan Dung. Peu après, l’un des deux devait prendre la parole devant l’assemblée (1).
Cette partie du programme a suscité des inquiétudes dans certains milieux catholiques. Elle a même donné lieu à des réactions très vives sur certains blogs ou sites Internet animés par des catholiques militants. Les textes mis en ligne affirmaient que cette présence des autorités civiles, à côté du délégué du Souverain pontife et au cœur d’une très importante cérémonie, était contraire aux traditions de l’Eglise du Vietnam.
(1) Ces informations concernant les cérémonies de clôture de l’Année sainte ont été empruntées soit au site officiel de l’épiscopat vietnamien, soit à l’agence VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 5 janvier 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng của Đức GM Phó Giáo Phận Quy Nhơn trong Đại Hội
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
07:41 05/01/2011
Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29 và Đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (04-06/01/2011)
Thánh lễ chiều nay được cử hành cách đặc biệt để tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, như khuôn mẫu của Giáo Hội mà trong suốt Năm Thánh này mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã cùng nhau cầu nguyện, suy tư, thảo luận, để tìm cách canh tân và định hướng cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới. Để xứng đáng với sự tuyển chọn của Thiên Chúa và để trung thành với ơn gọi nên thánh, cũng như với sứ vụ thánh hóa trần gian, mỗi người chúng ta hôm nay hãy cùng hiệp ý với mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cầu xin Mẹ giúp sức và để noi gương Mẹ sống cuộc đời trong trắng, vượt thắng mọi cám dỗ của tội lỗi, để khuôn mặt của Giáo Hội ngày càng sáng ngời và có sức hấp dẫn đối với mọi người đương thời.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, GM Phó Giáo Phận Quy Nhơn trong Thánh lễ Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 29, chiều 04/01/2011
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Thánh Cha Piô IX, trong sắc chỉ Ineffabilis Deus đã tuyên bố việc Đức Trinh Nữ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội là một tín điều thuộc đức tin công giáo. Tuyên bố này đã được chính Đức Mẹ xác nhận 4 năm sau đó, khi hiện ra cho cô bé chăn cừu Bernadette tại Lộ Đức vào năm 1858. Tín điều này đã được vị Đại Diện Chúa Kitô chính thức công bố sau bao nhiêu năm dài dân Chúa đã tin như vậy, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh như chúng ta vừa nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Trong bài đọc I trích sách Sáng thế, sau khi ông bà nguyên tổ sa ngã phạm tội vì sự lừa dối của ma quỉ đội lốt con rắn, Thiên Chúa đã tuyên phạt hai ông bà, nhưng Ngài không hoàn toàn bỏ rơi con người mà Ngài đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Vì thế, sau khi tuyên án, Thiên Chúa đã ban cho họ một lời hứa cứu độ, thường được gọi là lời tiền Tin Mừng, khi Ngài nói với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Lời đó ám chỉ Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra từ người phụ nữ và sẽ đánh bại ma quỉ, phục hồi tình trạng ân sủng cho con người.
Chính vì thế người phụ nữ được tuyển chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc hiện hữu. Và điều đó có được là do Thiên Chúa nhìn thấy trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô. Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe, Đức Trinh Nữ Maria đã được sứ thần Gabriel gọi là Đấng đầy ân sủng, tức là hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội tổ tông. Mẹ được gọi là Đấng đầy ân sủng trước khi Mẹ thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là ơn vô nhiễm nguyên tội là một hồng ân được ban cách nhưng không, đi trước mọi công nghiệp và là điều kiện cần thiết để Mẹ thực hiện công nghiệp qua lời xin vâng liên tục trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ. Đây là một ân huệ độc nhất vô nhị mà chỉ một mình Đức Mẹ mới có, vì vai trò có một không hai của Ngài, đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế.
Khi được cô bé chăn cừu Bernadette hỏi tên, Đức Maria đã trả lời nguyên văn bằng tiếng Pháp như sau: “Je suis l’immaculée conception”, có nghĩa là “Ta là sự đầu thai vô nhiễm”. Cách nói này chứa đựng một nội dung thật là sâu sắc hơn cách nói “Ta là Đấng đầu thai vô nhiễm”, bởi vì khi tự đồng hóa mình với “sự đầu thai vô nhiễm”, Đức Mẹ đã chiếm trọn nội hàm của cụm từ ấy, nghĩa là sự đầu thai vô nhiễm hoàn toàn thuộc về một mình Đức Mẹ, chứ không thể được chia sẻ cho một ai khác. Nói cách khác, Đức Mẹ là người duy nhất trong nhân loại được ơn vô nhiễm nguyên tội.
Ngay từ Cựu Ước, sách Diễm Ca đã viết: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10). Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải Huyền cũng đã mô tả một điềm lạ mà Giáo Hội quen áp dụng cho Đức Mẹ: “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung: một người phụ nữ mình khoác mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Mẹ rực rỡ như mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú, vì Mẹ không vướng một chút tì ố nào và được Chúa ban đầy tràn ân sủng. Mẹ uy hùng như đạo binh, vì với ơn vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho được chiến thắng trên quyền lực của Xatan. Nguyên tổ Ađam và Eva cũng đã được Thiên Chúa tạo dựng trong tình trạng ân sủng, trong trắng vô tội, nhưng hai ông bà đã không giữ được tình trạng ân sủng ấy, vì đã phạm tội. Riêng Đức Maria đã cộng tác với ân sủng và giữ được sự trong trắng vô tội cho đến suốt đời, không hề phạm một tội riêng nào. Vẻ đẹp của Mẹ không như đóa hoa sớm nở chiều tàn, nhưng như một mùa xuân bất tận.
Năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra cho các giáo dân đang cầu nguyện tại La Vang này với dung mạo uy nghi rực rỡ, tươi đẹp vô ngần. Thánh nữ Bernađette khi thấy Đức Mẹ hiện ra tai hang đá Lộ Đức đã phải thốt lên với mọi người: “Mẹ đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu ai thấy Mẹ một lần, thì người đó sẵn sàng chết để được thấy Mẹ trên thiên đàng mãi mãi”. Chính vì thế, qua bao thời, Giáo Hội vẫn luôn dâng lên Mẹ lời kinh tuyệt đẹp như sau: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm lệ tuyệt vời, nơi Mẹ không hề dính bén chút bùn nhơ tội lỗi”. Và chúng ta có thể nói: chỉ có Đức Mẹ chứ không ai khác trên trần gian này có thể được ví von cách trọn vẹn bằng 4 câu ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Kính thưa cộng đoàn,
Con người đã được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, được ban đầy tràn ân sủng và rạng ngời vinh quang. Thế nhưng vì nghe lời phỉnh gạt của ma quỉ, ông bà nguyên tổ đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và dẫn đưa toàn thể nhân loại đi vào cảnh bùn nhơ tội lỗi. Tội lỗi như một căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan khủng khiếp theo đà tiến của văn minh vật chất. Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế, cứ tiếp tục leo thang và tương tác. Con người ngày nay rất nhạy cảm và tỏ ra bức xúc trước sự ô nhiễm trong các lãnh vực vật chất như thực phẩm, nước uống, không khí, môi trường sinh thái, v.v., nhưng ít quan tâm và cũng ít có khả năng đề kháng trước các hình thức ô nhiễm tinh thần, khiến cho tội lỗi ngày càng tràn ngập và len lỏi vào từng tế bào của xã hội, làm mất đi sự trong trắng của tuổi thơ, làm phai mờ khát vọng của tuổi trẻ, làm sứt mẻ các quan hệ gia đình và xã hội, làm suy đồi phong hóa của dân tộc. Con người ngày càng thấy mình trở nên yếu hơn, mất dần sức đề kháng đối với tội lỗi; tình trạng ấy có thể được coi như một thứ bệnh liệt kháng tinh thần, muôn phần nguy hiểm hơn căn bệnh liệt kháng thể lý.
Chính trong cảnh tối tăm dày đặc ấy, hình ảnh Đức Maria vô nhiễm nguyên tội xuất hiện như một ánh sao hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tì ố của tội lỗi, và do đó Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta, là hình ảnh một nhân loại mới được Thiên Chúa cứu độ và bao bọc bằng ân sủng. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn chứng tỏ tình yêu thương không hề lay chuyển của Ngài đối với nhân loại, một tình yêu bất chấp sự phản bội của con người, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện và tràn đầy ân sủng.
Quả thế, trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Êphêxô, thánh Phaolô tông đồ mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn phúc thiêng liêng Ngài đã tuôn đổ trên chúng ta, đã chọn chúng ta từ trước khi tạo thành vũ trụ, để chúng ta trở nên thánh thiện và không tì ố trước mặt Ngài và tiền định chúng ta làm nghĩa tử của Ngài nhờ công trình cứu độ của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta dù không được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc thụ thai như Đức Mẹ, nhưng nhờ bí tích rửa tội, chúng ta cũng đã được tẩy sạch mọi tội lỗi để sống công chính thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Cũng vậy, Giáo Hội mặc dù gồm những con người yếu hèn tội lỗi, nhưng theo lời thánh Phaolô, Giáo Hội chính là hiền thê của Đức Kitô, một hiền thê phải “xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Đó là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, một Giáo Hội hiện diện giữa trần gian nhưng quyết tâm không để mình lây nhiễm sự xấu xa của trần gian, để trở thành dấu chỉ thánh thiện về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đó cũng chính là hình ảnh mà Giáo Hội Việt Nam trong suốt năm qua đã suy tư để tìm cách thực hiện, hầu có thể đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc rao giảng Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hiện nay. Như thế đại lễ bế mạc Năm Thánh không thể được coi như màn trình diễn cuối cùng để kết thúc một năm lễ hội, nhưng là một biến cố khai mào cho một giai đoạn mới với nhiều quyết tâm và sáng kiến mới, hướng đến ngày kỷ niệm 500 năm Tin Mừng lần đầu tiên được rao giảng trên quê hương Việt Nam (1533-2033).
Chúng ta hãy cầu nguyện cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam luôn rạng ngời sự thánh thiện trước mặt mọi người để sinh hạ cho Chúa những kitô hữu tốt lành. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta biết ý thức ơn gọi và địa vị cao cả của mình trong chương trình muôn thuở của Thiên Chúa, để chúng ta biết luôn giữ mình trong sạch khỏi mọi ô nhơ của tội lỗi, để giới trẻ biết can đảm thắng vượt những quyến rũ bất chính của đam mê nhục dục. Chớ gì nét đẹp của Đức Maria mà chúng ta vừa chiêm ngưỡng giãi sáng trên những bóng tối của cuộc đời chúng ta và của thế giới chúng ta đang sống.
Thánh lễ chiều nay được cử hành cách đặc biệt để tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, như khuôn mẫu của Giáo Hội mà trong suốt Năm Thánh này mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã cùng nhau cầu nguyện, suy tư, thảo luận, để tìm cách canh tân và định hướng cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới. Để xứng đáng với sự tuyển chọn của Thiên Chúa và để trung thành với ơn gọi nên thánh, cũng như với sứ vụ thánh hóa trần gian, mỗi người chúng ta hôm nay hãy cùng hiệp ý với mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cầu xin Mẹ giúp sức và để noi gương Mẹ sống cuộc đời trong trắng, vượt thắng mọi cám dỗ của tội lỗi, để khuôn mặt của Giáo Hội ngày càng sáng ngời và có sức hấp dẫn đối với mọi người đương thời.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, GM Phó Giáo Phận Quy Nhơn trong Thánh lễ Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 29, chiều 04/01/2011
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Thánh Cha Piô IX, trong sắc chỉ Ineffabilis Deus đã tuyên bố việc Đức Trinh Nữ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội là một tín điều thuộc đức tin công giáo. Tuyên bố này đã được chính Đức Mẹ xác nhận 4 năm sau đó, khi hiện ra cho cô bé chăn cừu Bernadette tại Lộ Đức vào năm 1858. Tín điều này đã được vị Đại Diện Chúa Kitô chính thức công bố sau bao nhiêu năm dài dân Chúa đã tin như vậy, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh như chúng ta vừa nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Trong bài đọc I trích sách Sáng thế, sau khi ông bà nguyên tổ sa ngã phạm tội vì sự lừa dối của ma quỉ đội lốt con rắn, Thiên Chúa đã tuyên phạt hai ông bà, nhưng Ngài không hoàn toàn bỏ rơi con người mà Ngài đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Vì thế, sau khi tuyên án, Thiên Chúa đã ban cho họ một lời hứa cứu độ, thường được gọi là lời tiền Tin Mừng, khi Ngài nói với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Lời đó ám chỉ Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra từ người phụ nữ và sẽ đánh bại ma quỉ, phục hồi tình trạng ân sủng cho con người.
Chính vì thế người phụ nữ được tuyển chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc hiện hữu. Và điều đó có được là do Thiên Chúa nhìn thấy trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô. Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe, Đức Trinh Nữ Maria đã được sứ thần Gabriel gọi là Đấng đầy ân sủng, tức là hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội tổ tông. Mẹ được gọi là Đấng đầy ân sủng trước khi Mẹ thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là ơn vô nhiễm nguyên tội là một hồng ân được ban cách nhưng không, đi trước mọi công nghiệp và là điều kiện cần thiết để Mẹ thực hiện công nghiệp qua lời xin vâng liên tục trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ. Đây là một ân huệ độc nhất vô nhị mà chỉ một mình Đức Mẹ mới có, vì vai trò có một không hai của Ngài, đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế.
Khi được cô bé chăn cừu Bernadette hỏi tên, Đức Maria đã trả lời nguyên văn bằng tiếng Pháp như sau: “Je suis l’immaculée conception”, có nghĩa là “Ta là sự đầu thai vô nhiễm”. Cách nói này chứa đựng một nội dung thật là sâu sắc hơn cách nói “Ta là Đấng đầu thai vô nhiễm”, bởi vì khi tự đồng hóa mình với “sự đầu thai vô nhiễm”, Đức Mẹ đã chiếm trọn nội hàm của cụm từ ấy, nghĩa là sự đầu thai vô nhiễm hoàn toàn thuộc về một mình Đức Mẹ, chứ không thể được chia sẻ cho một ai khác. Nói cách khác, Đức Mẹ là người duy nhất trong nhân loại được ơn vô nhiễm nguyên tội.
Ngay từ Cựu Ước, sách Diễm Ca đã viết: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10). Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải Huyền cũng đã mô tả một điềm lạ mà Giáo Hội quen áp dụng cho Đức Mẹ: “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung: một người phụ nữ mình khoác mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Mẹ rực rỡ như mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú, vì Mẹ không vướng một chút tì ố nào và được Chúa ban đầy tràn ân sủng. Mẹ uy hùng như đạo binh, vì với ơn vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho được chiến thắng trên quyền lực của Xatan. Nguyên tổ Ađam và Eva cũng đã được Thiên Chúa tạo dựng trong tình trạng ân sủng, trong trắng vô tội, nhưng hai ông bà đã không giữ được tình trạng ân sủng ấy, vì đã phạm tội. Riêng Đức Maria đã cộng tác với ân sủng và giữ được sự trong trắng vô tội cho đến suốt đời, không hề phạm một tội riêng nào. Vẻ đẹp của Mẹ không như đóa hoa sớm nở chiều tàn, nhưng như một mùa xuân bất tận.
Năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra cho các giáo dân đang cầu nguyện tại La Vang này với dung mạo uy nghi rực rỡ, tươi đẹp vô ngần. Thánh nữ Bernađette khi thấy Đức Mẹ hiện ra tai hang đá Lộ Đức đã phải thốt lên với mọi người: “Mẹ đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu ai thấy Mẹ một lần, thì người đó sẵn sàng chết để được thấy Mẹ trên thiên đàng mãi mãi”. Chính vì thế, qua bao thời, Giáo Hội vẫn luôn dâng lên Mẹ lời kinh tuyệt đẹp như sau: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm lệ tuyệt vời, nơi Mẹ không hề dính bén chút bùn nhơ tội lỗi”. Và chúng ta có thể nói: chỉ có Đức Mẹ chứ không ai khác trên trần gian này có thể được ví von cách trọn vẹn bằng 4 câu ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Kính thưa cộng đoàn,
Con người đã được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, được ban đầy tràn ân sủng và rạng ngời vinh quang. Thế nhưng vì nghe lời phỉnh gạt của ma quỉ, ông bà nguyên tổ đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và dẫn đưa toàn thể nhân loại đi vào cảnh bùn nhơ tội lỗi. Tội lỗi như một căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan khủng khiếp theo đà tiến của văn minh vật chất. Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế, cứ tiếp tục leo thang và tương tác. Con người ngày nay rất nhạy cảm và tỏ ra bức xúc trước sự ô nhiễm trong các lãnh vực vật chất như thực phẩm, nước uống, không khí, môi trường sinh thái, v.v., nhưng ít quan tâm và cũng ít có khả năng đề kháng trước các hình thức ô nhiễm tinh thần, khiến cho tội lỗi ngày càng tràn ngập và len lỏi vào từng tế bào của xã hội, làm mất đi sự trong trắng của tuổi thơ, làm phai mờ khát vọng của tuổi trẻ, làm sứt mẻ các quan hệ gia đình và xã hội, làm suy đồi phong hóa của dân tộc. Con người ngày càng thấy mình trở nên yếu hơn, mất dần sức đề kháng đối với tội lỗi; tình trạng ấy có thể được coi như một thứ bệnh liệt kháng tinh thần, muôn phần nguy hiểm hơn căn bệnh liệt kháng thể lý.
Chính trong cảnh tối tăm dày đặc ấy, hình ảnh Đức Maria vô nhiễm nguyên tội xuất hiện như một ánh sao hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tì ố của tội lỗi, và do đó Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta, là hình ảnh một nhân loại mới được Thiên Chúa cứu độ và bao bọc bằng ân sủng. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn chứng tỏ tình yêu thương không hề lay chuyển của Ngài đối với nhân loại, một tình yêu bất chấp sự phản bội của con người, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện và tràn đầy ân sủng.
Quả thế, trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Êphêxô, thánh Phaolô tông đồ mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn phúc thiêng liêng Ngài đã tuôn đổ trên chúng ta, đã chọn chúng ta từ trước khi tạo thành vũ trụ, để chúng ta trở nên thánh thiện và không tì ố trước mặt Ngài và tiền định chúng ta làm nghĩa tử của Ngài nhờ công trình cứu độ của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta dù không được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc thụ thai như Đức Mẹ, nhưng nhờ bí tích rửa tội, chúng ta cũng đã được tẩy sạch mọi tội lỗi để sống công chính thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Cũng vậy, Giáo Hội mặc dù gồm những con người yếu hèn tội lỗi, nhưng theo lời thánh Phaolô, Giáo Hội chính là hiền thê của Đức Kitô, một hiền thê phải “xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Đó là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, một Giáo Hội hiện diện giữa trần gian nhưng quyết tâm không để mình lây nhiễm sự xấu xa của trần gian, để trở thành dấu chỉ thánh thiện về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đó cũng chính là hình ảnh mà Giáo Hội Việt Nam trong suốt năm qua đã suy tư để tìm cách thực hiện, hầu có thể đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc rao giảng Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hiện nay. Như thế đại lễ bế mạc Năm Thánh không thể được coi như màn trình diễn cuối cùng để kết thúc một năm lễ hội, nhưng là một biến cố khai mào cho một giai đoạn mới với nhiều quyết tâm và sáng kiến mới, hướng đến ngày kỷ niệm 500 năm Tin Mừng lần đầu tiên được rao giảng trên quê hương Việt Nam (1533-2033).
Chúng ta hãy cầu nguyện cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam luôn rạng ngời sự thánh thiện trước mặt mọi người để sinh hạ cho Chúa những kitô hữu tốt lành. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta biết ý thức ơn gọi và địa vị cao cả của mình trong chương trình muôn thuở của Thiên Chúa, để chúng ta biết luôn giữ mình trong sạch khỏi mọi ô nhơ của tội lỗi, để giới trẻ biết can đảm thắng vượt những quyến rũ bất chính của đam mê nhục dục. Chớ gì nét đẹp của Đức Maria mà chúng ta vừa chiêm ngưỡng giãi sáng trên những bóng tối của cuộc đời chúng ta và của thế giới chúng ta đang sống.
Bài giảng của Đức GM Nha Trang trong Đại Hội
+GM Giuse Võ Đức Minh
07:45 05/01/2011
Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29 và Đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (04-06/01/2011)
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang trong Thánh Lễ sáng ngày 05/01/2011
Tiếng "Xin vâng" là nền tảng mọi dấn thân của Mẹ Maria (Ml. 3, 1-4; Dt. 2, 14-18; Lc. 2, 22-32)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thật hạnh phúc cho chúng ta, được hiện diện tại linh địa La Vang trong dịp đại lễ bế mạc Năm thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và dịp Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 nầy. Quây quần bên Đức Mẹ, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm sự kiện và ý nghĩa việc Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Thánh Luca thuật lại câu chuyện Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse bồng ẳm Hài nhi Giêsu lúc mới được 40 ngày tuổi, tiến vào Đền thờ dâng lên choThiên Chúa. Cách thức Mẹ tuân giữ luật Chúa cho thấy Mẹ đã được thừa hưởng một nền giáo dục về đạo rất chu đáo; trong đó, việc thuộc Kinh thánh và lòng kính sợ Thiên Chúa là những yếu tố căn bản. Chắc chắn Mẹ đã nhiều lần ngồi trên đầu gối của thân mẫu là bà Anna để được dạy kinh, dạy cầu nguyện, dạy hát các bản thánh vịnh, các bài thánh ca; ngồi bên cạnh thân phụ là Gioakim để được nghe kể chuyện về các Tổ phụ, về các Tiên tri, về các chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Cuộc đời của tổ phụ Abraham, của vị lãnh đạo Môsê, của đức vua Đavít chắc chắn Mẹ đã thuộc nằm lòng. Tinh thần yêu mến quê hương dân tộc, lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, niềm tin tưởng và tự hào về truyền thống của đoàn Dân ưu tuyển là những nền tảng làm cho cuộc đời của Mẹ được luôn kiên vững. Chính sứ thần Gabriel đã công nhận điều đó khi chúc mừng Mẹ trong buổi truyền tin tại Nadarét: ‘’ Chúa ở cùng Bà ‘’. Và Mẹ đã thưa lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’.
Tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ nói lên tất cả con người của Mẹ trước những gì liên quan đến công việc của Thiên Chúa; khác hẳn thái độ ‘’ ngoảnh mặt làm ngơ ‘’ năm xưa của bà Eva đối với Lời Chúa trong vườn địa đàng. Đó chính là nền tảng và là động lực hướng dẫn tất cả mọi dấn thân của Mẹ trong ơn gọi và sứ vụ, vừa là ‘’ tôi tớ của Thiên Chúa ‘’, vừa là ‘’ Mẹ của Đấng Cứu chuộc nhân loại ‘’. Trong buổi truyền tin, Mẹ hiểu rõ mình đã được Thiên Chúa tuyển chọn, được yêu thương, được đầy hồng ân của Thánh Thần để cưu mang ‘’ Con Thiên Chúa ‘’. Rồi Mẹ cũng thấm thía về tình thương của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể, khi Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa nơi hang lừa máng cỏ !
Như vậy, hôm nay, ngay khi Mẹ tiến vào đền thờ để chu toàn những điều theo luật Môsê về việc thanh tẩy sau khi sinh con, Mẹ muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa, nơi chính người Con mà Mẹ đã sinh ra và đang ẳm trong vòng tay: Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Thánh, Đấng cứu chuộc nhân loại ! Từ đó, lời ‘’ xin vâng ‘’ ngày nào lại một lần nữa như vang lên trong tâm hồn của Mẹ: Mẹ luôn sẳn sàng làm mọi việc theo như thánh ý của Thiên Chúa.
Vậy Mẹ đã thấy điều gì trong ngày dâng Đức Giêsu trong đền thờ ? Bài Phúc âm của ngày lễ hôm nay ghi lại ba sự kiện quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu, đồng thời soi sáng về ơn gọi cuộc đời của Mẹ:
Ngài là của lễ hiến dâng; Ngài đến gặp gỡ Dân ngài; Ngài là ánh sáng muôn dân.
Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, được hiến dâng trong đền thờ, để lo việc của Thiên Chúa.
Ngay từ lúc còn là bào thai, khởi đầu sự sống con người ở trần gian, Chúa Giêsu đã nhờ Mẹ mà di chuyển, đến viếng thăm gia đình bà Isave, đem hồng ân Thánh Thần đến cho từng người trong gia đình bà, đến nổi niềm vui và hạnh phúc ngập tràn gia đình và lan tỏa khắp nơi đến bà con láng giềng; trong dịp giáng sinh, Ngài đã trở nên điểm gặp gỡ và nối kết giữa trời và đất: ‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ‘’’ ( Lc. 2, 14 ). Mẹ đã bế Ngài giới thiệu với các mục đồng, với các nhà đạo sĩ; rồi lúc gặp lại Chúa trong đền thờ, nghe được câu nói lạ lùng của Ngài: ‘’ Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà cha con sao ? ‘’’, Mẹ dần dần khám phá ra kinh nghiệm quý báu nầy: Chúa Giêsu được giao phó cho Mẹ, chứ không phải được ban cho Mẹ. Ngài chính là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho thế gian, để lo việc của Thiên Chúa là cứu rỗi loài người: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3, 16). Ngài đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Cuộc gặp gỡ tại đền thờ.
Vừa lúc Mẹ và Thánh Giuse ẳm Chúa Giêsu tiến vào đền thờ, thì bỗng xuất hiện một cụ già tên là Simêon, nhân vật được Thánh Luca mô tả là ‘’ người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm an ủi của Israel ’’’ ( Lc. 2, 25 ); người nói năng và hoạt động dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; người đã được Thánh Thần cho biết ‘’ sẽ không chết, trước khi ông thấy được Đấng Kitô của Thiên Chúa ‘’ ( Lc. 2, 26 ). Simêon đã xin phép được tiếp đón và bồng ẳm Hài Nhi Giêsu trong vòng tay của mình. Bấy giờ, ngất ngây trong niềm hạnh phúc của con người được mãn nguyện, ông đã lên tiếng: ‘’ bởi chưng mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ, Người đã dọn sẵn trước mặt chư dân‘’ (Lc. 2, 30 ). Niềm hạnh phúc của sự gặp gỡ nầy cũng sẽ được Thánh Gioan Tông đồ cảm nhận khi công bố: ‘’ Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời Sự Sống; và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời ‘’ ( 1 Ga. 1, 1-2 ). Lúc bấy giờ, lại có mặt cụ bà Anna, một người gắn bó hầu như suốt đời mình tại đền thờ Giêrusalem: ‘’ Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay, cầu nguyện phụng sự Chúa…’’; bà nhận ra Ngài và ‘’ nói về Ngài cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc ‘’ ( Lc.2, 38 ).
Sứ mạng của Ngài là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’
Thánh Luca viết tiếp: ‘’ Cha mẹ Ngài kinh ngạc về các điều nói về Ngài. Và Simêon chúc lành cho ông bà ‘’. ( Lc. 2, 33 ). Thánh Giuse vẫn hiện diện bên cạnh Mẹ, đã nghe và chứng kiến tất cả những điều đó. Nhưng rồi, cụ già Simêon dường như quên đi sự có mặt của Thánh Giuse, ông chỉ hướng về Mẹ mà lên tiếng: ‘’ Đây trẻ nầy được đặt lên khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy; và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. ‘’ ( Lc. 2, 2,, 34-35 ).
Vậy, sứ mạng của Chúa Giêsu là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’, còn cuộc đời của Mẹ, vì luôn đồng hành với Chúa, nên như có ‘’ một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn ‘’. Trong âm thầm, Mẹ ‘’ giữ kỹ hết các điều đó trong lòng ‘’ ( Lc. 2, 51 ).
Rồi, với thời gian, nhờ lời Kinh thánh soi sáng, Mẹ nhận ra đây chính là ơn gọi và là sứ vụ của ‘’ Người Tôi tớ Thiên Chúa ‘’ mà Tiên Tri Isaia đã loan báo từ trước. ( Is. 42, 1-9; 49, 1-6; 50, 4-9; 52, 13 - 53, 12 ). Để có thể trở nên ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’ ( Is.49, 6 ), Con của Mẹ thi hành sứ mạng của người được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ khi còn trong lòng mẹ ( Is. 49, 1 ), được Thiên Chúa tin tưởng, sủng mộ, ban đầy tràn Thần Khí của Ngài (Is.42, 1 ), chu toàn mọi việc của Thiên Chúa như một môn sinh hiền lành và khiêm nhu
( Is. 50, 4 ), để cuối cùng trở nên con người bị kết án, bị khinh khi, bị sỉ nhục và bị giết chết ( Is. 53, 3 ): ‘’ chính các bệnh tật của chúng tôi, ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, ngài đã vác. …. Chúng tôi lại kể ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng ngài đã bị đâm, vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi, và nhờ những vết hằn ngài chịu, chúng tôi có phương được lành …… Bị tra tấn, ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng. Bị bắt giam và lên án, ngài đã bị đem đi. Nào ai màng nghĩ đến vận mạng của ngài ? Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống, chính vì sự ngỗ nghịch của dân ngài, ngài đã bị sát phạt ‘’( Is. 53, 53, 4-8 ).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Tại Nadarét, Mẹ đã thưa với Thiên Chúa tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ ( Fiat ). Tại nhà của bà Isave, Mẹ đã cất cao ‘’ lời tôn vinh ‘’ ( Magnificat ). Giờ đây, trong đền thờ Giêrusalem, Mẹ khám phá ra thánh ý của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại bằng con đường sẽ dẫn Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ đến cây thập giá nơi đỉnh đồi Can-vê; Mẹ cũng hiểu được ý Thiên Chúa muốn Mẹ đồng hành cho đến cùng với sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu; Mẹ lập lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ trong mọi biến cố của đời mình, để sau cùng được đứng bên ( stabat ) thập giá của Chúa. Tại đó, Mẹ chứng kiến điều kỳ diệu là sự sống mới mà Thiên Chúa ân ban cho nhân loại qua của lễ hiến tế của Chúa Giêsu. Sự sống mới đó là hồng ân Thánh Thần, bảo chứng thực sự của ơn cứu độ, của sự sống đời đời.
Lạy Mẹ La Vang, Mẹ đã hiện ra để an ủi, nâng đỡ tổ tiên chúng con. Mẹ biết Hội thánh của Chúa luôn gặp cảnh phong ba bảo tố ở trần gian nầy; xin Mẹ dạy chúng con, mục tử cũng như đoàn chiên, luôn gắn bó và trung thành với Chúa Giêsu, để cuộc đời chúng con được xây dựng vững chắc nhờ noi theo tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ tuyệt vời của Mẹ; trên bước đường sống và loan báo Tin mừng, chúng con làm lan tỏa ‘’ lời tôn vinh ‘’ trong sáng; để đạt được hạnh phúc thật khi ‘’ đứng bên ‘’ thập giá cứu độ của Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang trong Thánh Lễ sáng ngày 05/01/2011
Tiếng "Xin vâng" là nền tảng mọi dấn thân của Mẹ Maria (Ml. 3, 1-4; Dt. 2, 14-18; Lc. 2, 22-32)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thật hạnh phúc cho chúng ta, được hiện diện tại linh địa La Vang trong dịp đại lễ bế mạc Năm thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và dịp Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 nầy. Quây quần bên Đức Mẹ, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm sự kiện và ý nghĩa việc Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Thánh Luca thuật lại câu chuyện Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse bồng ẳm Hài nhi Giêsu lúc mới được 40 ngày tuổi, tiến vào Đền thờ dâng lên choThiên Chúa. Cách thức Mẹ tuân giữ luật Chúa cho thấy Mẹ đã được thừa hưởng một nền giáo dục về đạo rất chu đáo; trong đó, việc thuộc Kinh thánh và lòng kính sợ Thiên Chúa là những yếu tố căn bản. Chắc chắn Mẹ đã nhiều lần ngồi trên đầu gối của thân mẫu là bà Anna để được dạy kinh, dạy cầu nguyện, dạy hát các bản thánh vịnh, các bài thánh ca; ngồi bên cạnh thân phụ là Gioakim để được nghe kể chuyện về các Tổ phụ, về các Tiên tri, về các chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Cuộc đời của tổ phụ Abraham, của vị lãnh đạo Môsê, của đức vua Đavít chắc chắn Mẹ đã thuộc nằm lòng. Tinh thần yêu mến quê hương dân tộc, lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, niềm tin tưởng và tự hào về truyền thống của đoàn Dân ưu tuyển là những nền tảng làm cho cuộc đời của Mẹ được luôn kiên vững. Chính sứ thần Gabriel đã công nhận điều đó khi chúc mừng Mẹ trong buổi truyền tin tại Nadarét: ‘’ Chúa ở cùng Bà ‘’. Và Mẹ đã thưa lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’.
Tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ nói lên tất cả con người của Mẹ trước những gì liên quan đến công việc của Thiên Chúa; khác hẳn thái độ ‘’ ngoảnh mặt làm ngơ ‘’ năm xưa của bà Eva đối với Lời Chúa trong vườn địa đàng. Đó chính là nền tảng và là động lực hướng dẫn tất cả mọi dấn thân của Mẹ trong ơn gọi và sứ vụ, vừa là ‘’ tôi tớ của Thiên Chúa ‘’, vừa là ‘’ Mẹ của Đấng Cứu chuộc nhân loại ‘’. Trong buổi truyền tin, Mẹ hiểu rõ mình đã được Thiên Chúa tuyển chọn, được yêu thương, được đầy hồng ân của Thánh Thần để cưu mang ‘’ Con Thiên Chúa ‘’. Rồi Mẹ cũng thấm thía về tình thương của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể, khi Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa nơi hang lừa máng cỏ !
Như vậy, hôm nay, ngay khi Mẹ tiến vào đền thờ để chu toàn những điều theo luật Môsê về việc thanh tẩy sau khi sinh con, Mẹ muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa, nơi chính người Con mà Mẹ đã sinh ra và đang ẳm trong vòng tay: Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Thánh, Đấng cứu chuộc nhân loại ! Từ đó, lời ‘’ xin vâng ‘’ ngày nào lại một lần nữa như vang lên trong tâm hồn của Mẹ: Mẹ luôn sẳn sàng làm mọi việc theo như thánh ý của Thiên Chúa.
Vậy Mẹ đã thấy điều gì trong ngày dâng Đức Giêsu trong đền thờ ? Bài Phúc âm của ngày lễ hôm nay ghi lại ba sự kiện quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu, đồng thời soi sáng về ơn gọi cuộc đời của Mẹ:
Ngài là của lễ hiến dâng; Ngài đến gặp gỡ Dân ngài; Ngài là ánh sáng muôn dân.
Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, được hiến dâng trong đền thờ, để lo việc của Thiên Chúa.
Ngay từ lúc còn là bào thai, khởi đầu sự sống con người ở trần gian, Chúa Giêsu đã nhờ Mẹ mà di chuyển, đến viếng thăm gia đình bà Isave, đem hồng ân Thánh Thần đến cho từng người trong gia đình bà, đến nổi niềm vui và hạnh phúc ngập tràn gia đình và lan tỏa khắp nơi đến bà con láng giềng; trong dịp giáng sinh, Ngài đã trở nên điểm gặp gỡ và nối kết giữa trời và đất: ‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ‘’’ ( Lc. 2, 14 ). Mẹ đã bế Ngài giới thiệu với các mục đồng, với các nhà đạo sĩ; rồi lúc gặp lại Chúa trong đền thờ, nghe được câu nói lạ lùng của Ngài: ‘’ Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà cha con sao ? ‘’’, Mẹ dần dần khám phá ra kinh nghiệm quý báu nầy: Chúa Giêsu được giao phó cho Mẹ, chứ không phải được ban cho Mẹ. Ngài chính là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho thế gian, để lo việc của Thiên Chúa là cứu rỗi loài người: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3, 16). Ngài đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Cuộc gặp gỡ tại đền thờ.
Vừa lúc Mẹ và Thánh Giuse ẳm Chúa Giêsu tiến vào đền thờ, thì bỗng xuất hiện một cụ già tên là Simêon, nhân vật được Thánh Luca mô tả là ‘’ người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm an ủi của Israel ’’’ ( Lc. 2, 25 ); người nói năng và hoạt động dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; người đã được Thánh Thần cho biết ‘’ sẽ không chết, trước khi ông thấy được Đấng Kitô của Thiên Chúa ‘’ ( Lc. 2, 26 ). Simêon đã xin phép được tiếp đón và bồng ẳm Hài Nhi Giêsu trong vòng tay của mình. Bấy giờ, ngất ngây trong niềm hạnh phúc của con người được mãn nguyện, ông đã lên tiếng: ‘’ bởi chưng mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ, Người đã dọn sẵn trước mặt chư dân‘’ (Lc. 2, 30 ). Niềm hạnh phúc của sự gặp gỡ nầy cũng sẽ được Thánh Gioan Tông đồ cảm nhận khi công bố: ‘’ Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời Sự Sống; và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời ‘’ ( 1 Ga. 1, 1-2 ). Lúc bấy giờ, lại có mặt cụ bà Anna, một người gắn bó hầu như suốt đời mình tại đền thờ Giêrusalem: ‘’ Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay, cầu nguyện phụng sự Chúa…’’; bà nhận ra Ngài và ‘’ nói về Ngài cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc ‘’ ( Lc.2, 38 ).
Sứ mạng của Ngài là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’
Thánh Luca viết tiếp: ‘’ Cha mẹ Ngài kinh ngạc về các điều nói về Ngài. Và Simêon chúc lành cho ông bà ‘’. ( Lc. 2, 33 ). Thánh Giuse vẫn hiện diện bên cạnh Mẹ, đã nghe và chứng kiến tất cả những điều đó. Nhưng rồi, cụ già Simêon dường như quên đi sự có mặt của Thánh Giuse, ông chỉ hướng về Mẹ mà lên tiếng: ‘’ Đây trẻ nầy được đặt lên khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy; và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. ‘’ ( Lc. 2, 2,, 34-35 ).
Vậy, sứ mạng của Chúa Giêsu là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’, còn cuộc đời của Mẹ, vì luôn đồng hành với Chúa, nên như có ‘’ một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn ‘’. Trong âm thầm, Mẹ ‘’ giữ kỹ hết các điều đó trong lòng ‘’ ( Lc. 2, 51 ).
Rồi, với thời gian, nhờ lời Kinh thánh soi sáng, Mẹ nhận ra đây chính là ơn gọi và là sứ vụ của ‘’ Người Tôi tớ Thiên Chúa ‘’ mà Tiên Tri Isaia đã loan báo từ trước. ( Is. 42, 1-9; 49, 1-6; 50, 4-9; 52, 13 - 53, 12 ). Để có thể trở nên ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’ ( Is.49, 6 ), Con của Mẹ thi hành sứ mạng của người được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ khi còn trong lòng mẹ ( Is. 49, 1 ), được Thiên Chúa tin tưởng, sủng mộ, ban đầy tràn Thần Khí của Ngài (Is.42, 1 ), chu toàn mọi việc của Thiên Chúa như một môn sinh hiền lành và khiêm nhu
( Is. 50, 4 ), để cuối cùng trở nên con người bị kết án, bị khinh khi, bị sỉ nhục và bị giết chết ( Is. 53, 3 ): ‘’ chính các bệnh tật của chúng tôi, ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, ngài đã vác. …. Chúng tôi lại kể ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng ngài đã bị đâm, vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi, và nhờ những vết hằn ngài chịu, chúng tôi có phương được lành …… Bị tra tấn, ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng. Bị bắt giam và lên án, ngài đã bị đem đi. Nào ai màng nghĩ đến vận mạng của ngài ? Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống, chính vì sự ngỗ nghịch của dân ngài, ngài đã bị sát phạt ‘’( Is. 53, 53, 4-8 ).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Tại Nadarét, Mẹ đã thưa với Thiên Chúa tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ ( Fiat ). Tại nhà của bà Isave, Mẹ đã cất cao ‘’ lời tôn vinh ‘’ ( Magnificat ). Giờ đây, trong đền thờ Giêrusalem, Mẹ khám phá ra thánh ý của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại bằng con đường sẽ dẫn Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ đến cây thập giá nơi đỉnh đồi Can-vê; Mẹ cũng hiểu được ý Thiên Chúa muốn Mẹ đồng hành cho đến cùng với sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu; Mẹ lập lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ trong mọi biến cố của đời mình, để sau cùng được đứng bên ( stabat ) thập giá của Chúa. Tại đó, Mẹ chứng kiến điều kỳ diệu là sự sống mới mà Thiên Chúa ân ban cho nhân loại qua của lễ hiến tế của Chúa Giêsu. Sự sống mới đó là hồng ân Thánh Thần, bảo chứng thực sự của ơn cứu độ, của sự sống đời đời.
Lạy Mẹ La Vang, Mẹ đã hiện ra để an ủi, nâng đỡ tổ tiên chúng con. Mẹ biết Hội thánh của Chúa luôn gặp cảnh phong ba bảo tố ở trần gian nầy; xin Mẹ dạy chúng con, mục tử cũng như đoàn chiên, luôn gắn bó và trung thành với Chúa Giêsu, để cuộc đời chúng con được xây dựng vững chắc nhờ noi theo tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ tuyệt vời của Mẹ; trên bước đường sống và loan báo Tin mừng, chúng con làm lan tỏa ‘’ lời tôn vinh ‘’ trong sáng; để đạt được hạnh phúc thật khi ‘’ đứng bên ‘’ thập giá cứu độ của Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.
La Vang long trọng chào mừng ĐHY Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Thánh Cha
Antôn Trần Đức Hà
08:37 05/01/2011
Chiều nay 5.1.2010, tại Trung tâm hành hương La Vang đã diễn ra lễ đón tiếp phái đoàn Tòa thánh do Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng bộ Loan báo Tin mừng cho các dân tộc, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedict XVI dẫn đầu đến tham dự lễ Bế mạc Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cùng đi có Đức ông Banarbê Nguyễn Văn Phương; cha Vũ Phan Long; Bề trên giám tỉnh dòng Phanxicô; cha Dương Quỳnh, TGP Huế.
Xem hình ảnh
Hầu hết các Đức TGM, các GM, các Đan viện phụ, Bề trên các hội dòng tại ba giáo tỉnh đều hiện diện trong lễ đón tiếp phái đoàn Tòa thánh ngoại trừ Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận Sài Gòn vì lý do sức khỏe.
Lễ Bế mạc Năm thánh vinh dự đón tiếp các vị khách quý từ các Giáo hội bạn: ĐGM Olivier Schmitthaeusler, GP Phnômpênh (Campuchia) kiêm đại diện Hội Thừa sai Paris; ĐGM Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, GP Paksé (Lào) kiêm Chủ tịch HĐGM Lào và Campuchia; Đức TGM Philip Wilson, TGP Adelaide (Úc); ĐGM Guy de Kérime, GP Grenoble (Pháp); ĐGM Mai Thanh Lương, GP Orange (Hoa Kỳ); ĐGM Jean Maria Vianey Prida Inthirath, GP Savanakhet (Lào); Đức ông James M.Gnana; TGP Kuala Lumpur (Malaysia); Lm Ghezzi Mario, Tổng đại diện GP Phnômpênh (Campuchia).
Hàng trăm linh mục đến từ 26 Giáo phận trong cả nước và cộng đồng Công giáo hải ngoại đã tham dự nghi lễ tiếp đón nói trên.
Đại diện các tôn giáo bạn như Cao Đài, Tin Lành,… đã cùng chung chia niềm vui ngày đại lễ.
Đúng 15h30’, các phái đoàn bắt đầu tiến ra linh đài. Trong giây phút trang trọng trước sự hiện diện của đông đảo anh chị em giáo dân, Đức Hồng y Ivan Dias, Đặc sứ Đức Thánh Cha đã tiến hành nghi thức làm phép thánh tượng Mẹ. Bức tượng mới được sử dụng được tạc từ thạch anh, ngọc quý do điêu khắc gia Tađêô Võ Tấn Tánh thực hiện.
Sau nghi thức dâng hương, dâng hoa trước tượng đài Đức Mẹ do Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thực hiện, các phái đoàn lần lượt tiến ra khu vực lễ đài được thiết kế ở phía sau tháp chuông và toà nhà trung tâm.
Lần lượt các phái đoàn của 26 Giáo phận diễu hành trong tiếng trống rền vang của các đội trống, kèn đến từ Thái Bình, Hà Nội… và cồng chiêng từ các Giáo phận cao nguyên.
Nghi thức giới thiệu các phái đoàn tiếp tục với phần trình bày của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GMGP Thanh Hoá kiêm Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGP Hà Nội, Chủ tịch HĐGM đã đọc diễn văn chào mừng Đại lễ Bế mạc năm thánh 2010. Lời Ngài nhấn mạnh đến việc tán tụng hồng ân Thiên Chúa đổ xuống dồi dào cho Giáo hội Việt Nam trong năm thánh. Ngài cũng khái quát một chặng đường năm thánh và khẳng định việc Công giáo Việt Nam luôn mạnh mẽ và sát cánh trong công cuộc xây dựng hạnh phúc con người trên đất nước, quê hương.
Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng kiêm Đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi thông điệp của Toà thánh đến các vị trong HĐGM, toàn thể hàng giáo sỹ, nam nữ tu sĩ, giáo dân và cả chính quyền Việt Nam.
Màn trống vũ tưng bừng và náo nhiệt của chị em dòng Mến Thánh Giá Huế đã kết thúc nghi lễ đón tiếp trang trọng diễn ra trong vòng 1h30’.
(Tường thuật từ La Vang chiều 5.1.2010)
Hầu hết các Đức TGM, các GM, các Đan viện phụ, Bề trên các hội dòng tại ba giáo tỉnh đều hiện diện trong lễ đón tiếp phái đoàn Tòa thánh ngoại trừ Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận Sài Gòn vì lý do sức khỏe.
Lễ Bế mạc Năm thánh vinh dự đón tiếp các vị khách quý từ các Giáo hội bạn: ĐGM Olivier Schmitthaeusler, GP Phnômpênh (Campuchia) kiêm đại diện Hội Thừa sai Paris; ĐGM Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, GP Paksé (Lào) kiêm Chủ tịch HĐGM Lào và Campuchia; Đức TGM Philip Wilson, TGP Adelaide (Úc); ĐGM Guy de Kérime, GP Grenoble (Pháp); ĐGM Mai Thanh Lương, GP Orange (Hoa Kỳ); ĐGM Jean Maria Vianey Prida Inthirath, GP Savanakhet (Lào); Đức ông James M.Gnana; TGP Kuala Lumpur (Malaysia); Lm Ghezzi Mario, Tổng đại diện GP Phnômpênh (Campuchia).
Hàng trăm linh mục đến từ 26 Giáo phận trong cả nước và cộng đồng Công giáo hải ngoại đã tham dự nghi lễ tiếp đón nói trên.
Đại diện các tôn giáo bạn như Cao Đài, Tin Lành,… đã cùng chung chia niềm vui ngày đại lễ.
Đúng 15h30’, các phái đoàn bắt đầu tiến ra linh đài. Trong giây phút trang trọng trước sự hiện diện của đông đảo anh chị em giáo dân, Đức Hồng y Ivan Dias, Đặc sứ Đức Thánh Cha đã tiến hành nghi thức làm phép thánh tượng Mẹ. Bức tượng mới được sử dụng được tạc từ thạch anh, ngọc quý do điêu khắc gia Tađêô Võ Tấn Tánh thực hiện.
Sau nghi thức dâng hương, dâng hoa trước tượng đài Đức Mẹ do Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thực hiện, các phái đoàn lần lượt tiến ra khu vực lễ đài được thiết kế ở phía sau tháp chuông và toà nhà trung tâm.
Lần lượt các phái đoàn của 26 Giáo phận diễu hành trong tiếng trống rền vang của các đội trống, kèn đến từ Thái Bình, Hà Nội… và cồng chiêng từ các Giáo phận cao nguyên.
Nghi thức giới thiệu các phái đoàn tiếp tục với phần trình bày của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GMGP Thanh Hoá kiêm Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGP Hà Nội, Chủ tịch HĐGM đã đọc diễn văn chào mừng Đại lễ Bế mạc năm thánh 2010. Lời Ngài nhấn mạnh đến việc tán tụng hồng ân Thiên Chúa đổ xuống dồi dào cho Giáo hội Việt Nam trong năm thánh. Ngài cũng khái quát một chặng đường năm thánh và khẳng định việc Công giáo Việt Nam luôn mạnh mẽ và sát cánh trong công cuộc xây dựng hạnh phúc con người trên đất nước, quê hương.
Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng kiêm Đặc sứ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi thông điệp của Toà thánh đến các vị trong HĐGM, toàn thể hàng giáo sỹ, nam nữ tu sĩ, giáo dân và cả chính quyền Việt Nam.
Màn trống vũ tưng bừng và náo nhiệt của chị em dòng Mến Thánh Giá Huế đã kết thúc nghi lễ đón tiếp trang trọng diễn ra trong vòng 1h30’.
(Tường thuật từ La Vang chiều 5.1.2010)
Mẹ La Vang của Giáo Hội Việt Nam
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
10:18 05/01/2011
MẸ LA VANG CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Chúng ta về bên Mẹ La Vang trong ngày Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010. Giáo Hội Việt Nam và anh chị em giáo dân Việt Nam tại hải ngoại đang cùng hiệp ý với lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta bên Mẹ La Vang trong ngày hôm nay. Bởi vì chúng ta biết cả Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị chủ chăn của chúng ta rất cần sự hiện diện của chúng ta trong thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh. Chúng ta biết, dẫu cho hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện, tất cả chúng ta hãy nắm tay nhau xung quanh các vị chủ chăn của mình tiến về Mẹ để xin Mẹ hướng dẫn Giáo Hội Việt Nam trong những tháng ngày sắp tới. Đến với Mẹ La Vang trong dịp Bế Mạc Năm Thánh này, chúng ta xin Mẹ thương cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, biết nhận ra ý Chúa trong suốt một năm cầu nguyện, học hỏi và đặc biệt qua những kết quả đạt được từ Đại Hội Dân Chúa diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11 năm 2010 vừa qua. Đức cha Vincent Nguyễn văn Bản đã dâng lời cầu nguyện: “Xin cho Giáo Hội thực sự là con đường mầu nhiệm của Đức Kitô là đoàn chiên trong tay Ngài dẫn dắt. Xin Mẹ giúp cho mỗi người Kitô hữu Việt Nam, đặc biệt là những người con đã vượt qua bao nhiêu khó khăn được về bên Mẹ trong dịp Bế Mạc Năm Thánh được đón nhận nhiều ơn lành của Chúa, để được trở nên giống như Mẹ, biết khiêm tốn đem Chúa Giêsu đến cho mọi người. Xin Mẹ nâng đỡ, an ủi những người con của Mẹ và xin Mẹ chữa lành những vết thương trong tâm hồn của chúng con.
Đức cha Vincent Nguyễn văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột đã tâm sự với cộng đoàn: “Khi anh chị em đứng trên mảnh đất Mẹ Maria từng hiện ra ở La Vang, anh chị em có cảm nhận thấy điều gì bừng cháy lên trong trái tim của anh chị em không? Tôi tin chắc anh chị em cũng có một cảm giác giống như tôi khi tôi về bên Mẹ La Vang. Một cảm nhận đây là nơi Mẹ đã hiện ra để cứu chữa những người con cái Mẹ đang đau khổ và vì thế, chúng ta đến với Mẹ với tâm tình của những người con thảo, cách riêng là vào dịp Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Anh chị em đến đây với một thời tiết không hề thuận lợi một chút nào. Sáng nay, tôi đi một vòng xung quanh Thánh Địa, tôi thấy cảnh bà con anh chị em từ nơi xa vượt mấy trăm cây số, nhiều anh chị em đi cả ngàn cây số về đây ở bên Mẹ. May là trung tâm đã có sự chuẩn bị trước cho chúng ta những cái lều che nắng. Thế nhưng để che mưa, như anh chị em thấy, mỗi người chúng ta cũng phải đều tự tìm cách xoay sở. Và với thời tiết khắc nghiệt như thế, anh chị em có khám phá ra điều gì không? Đó là lời mời gọi của Mẹ trong dịp Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam. Tôi cảm nhận được sức sống, lòng nhiệt thành đã từng được ban cho tổ tiên cha ông chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày xưa vẫn tiếp tục tuôn chảy tràn trào trong tâm hồn mỗi người Công giáo Việt Nam. Chúng ta yêu mến Mẹ, chúng ta yêu mến Chúa không phải chỉ khi chúng ta có điều kiện thuận lợi nhưng ngay cả khi hoàn cảnh không thuận tiện, chúng ta vẫn tiếp tục con đường tổ tiên cha ông chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi. Chúng ta yêu mến Chúa trên hết tất cả.”
Trong mỗi gia đình của chúng ta ai cũng đều có cha có mẹ, nhưng khi vắng đi người mẹ thì chúng ta mồ côi; thiếu đi người cha, chúng ta không có mái nhà. Giả như có cảnh gà trống nuôi con thì người anh, người chị nào biết thương yêu em thì gia đình đó là gia đình có phúc nhưng mà nếu như các anh chị em lục đục thì một mình người cha không sao dàn xếp được, và việc giáo dục cho con cái một cách êm đềm sâu lắng, dịu dàng, có hiệu quả không thuộc về người cha, đó là quyền của người mẹ mà Chúa đã cho thiên chức của người làm mẹ, đồng thời mẹ là người giáo dục đầu tiên trong tất cả mọi trường học, từ giáo hội ra xã hội hay là cấp quốc gia. Còn người cha giáo dục con theo cách khác, mạnh mẽ, trưởng thành trong xã hội khác với sự dịu dàng, sâu lắng và yêu thương của người mẹ. Vì vậy chúng ta thấy có hai cách giáo dục tuy khác nhau nhưng có chung mục đích trong tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Khi người cha giơ cao roi đánh con, mẹ bao giờ cũng đến can, chữa lỗi cho con ngay. Chúng ta không thể nói bố đúng mẹ sai, mẹ đúng bố sai, nhưng đó là hai cách giáo dục của những người làm cha làm mẹ. Giáo dục của bố là yêu cho roi cho vọt. Cách giáo dục của mẹ là yêu thương giáo dục dần dần. Ở đâu có sự hiện diện của mẹ, ở đấy có sự ấm áp dịu dàng. Bởi vậy vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Các nhà thần học gọi Thiên Chúa đã dẫn dắt con người với tư cách là Cha nhưng yêu thương với tấm lòng của người mẹ, vì với tư cách là Cha, Thiên Chúa đã tỏ ra công bằng vô cùng, quyền năng vô cùng, công minh tuyệt đối nhưng bằng tình yêu thương của tấm lòng của người mẹ là yêu thương, tha thứ, kiên nhẫn. Chính vì thế, khi Thiên Chúa chọn cho mình một người mẹ là để nói rằng Thiên Chúa đã ban thiên chức làm mẹ cho con người. Con người phải tôn trọng thiên chức đó. Mọi quyền hành đều thuộc về Chúa và Thiên Chúa ban quyền cho Đức Mẹ là để phục vụ, để yêu thương, để bênh vực, để cứu giúp vì Đức Mẹ hiểu rõ ý Chúa, làm theo ý Chúa. Cho nên chúng ta còn có tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mẹ được đặt lên để làm trạng sư bầu chữa cho con người, cho toàn thể nhân loại. Toàn thể nhân loại sẽ được nhận tình yêu thương của Thiên Chúa là mẹ. Như thế chúng ta hiểu được lòng của Thiên Chúa bao la nơi Đức Mẹ Maria.
Chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con một người Mẹ. Người Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nhờ có Mẹ là Mẹ, Mẹ giúp cho chúng ta nhận biết chúng ta là con cái Nước Trời, chúng ta là anh chị em của nhau. Xin cho mỗi người chúng ta được sống xứng đáng hơn nữa trong tư cách làm con để một khi dần dần trở nên giống Đức Mẹ chúng ta được thêm tình yêu thương, ân cần và sự dịu dàng của Mẹ chăm lo cho các thế hệ mai sau.
Đức cha Vincent Nguyễn văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột đã tâm sự với cộng đoàn: “Khi anh chị em đứng trên mảnh đất Mẹ Maria từng hiện ra ở La Vang, anh chị em có cảm nhận thấy điều gì bừng cháy lên trong trái tim của anh chị em không? Tôi tin chắc anh chị em cũng có một cảm giác giống như tôi khi tôi về bên Mẹ La Vang. Một cảm nhận đây là nơi Mẹ đã hiện ra để cứu chữa những người con cái Mẹ đang đau khổ và vì thế, chúng ta đến với Mẹ với tâm tình của những người con thảo, cách riêng là vào dịp Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Anh chị em đến đây với một thời tiết không hề thuận lợi một chút nào. Sáng nay, tôi đi một vòng xung quanh Thánh Địa, tôi thấy cảnh bà con anh chị em từ nơi xa vượt mấy trăm cây số, nhiều anh chị em đi cả ngàn cây số về đây ở bên Mẹ. May là trung tâm đã có sự chuẩn bị trước cho chúng ta những cái lều che nắng. Thế nhưng để che mưa, như anh chị em thấy, mỗi người chúng ta cũng phải đều tự tìm cách xoay sở. Và với thời tiết khắc nghiệt như thế, anh chị em có khám phá ra điều gì không? Đó là lời mời gọi của Mẹ trong dịp Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam. Tôi cảm nhận được sức sống, lòng nhiệt thành đã từng được ban cho tổ tiên cha ông chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày xưa vẫn tiếp tục tuôn chảy tràn trào trong tâm hồn mỗi người Công giáo Việt Nam. Chúng ta yêu mến Mẹ, chúng ta yêu mến Chúa không phải chỉ khi chúng ta có điều kiện thuận lợi nhưng ngay cả khi hoàn cảnh không thuận tiện, chúng ta vẫn tiếp tục con đường tổ tiên cha ông chúng ta, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã đi. Chúng ta yêu mến Chúa trên hết tất cả.”
Trong mỗi gia đình của chúng ta ai cũng đều có cha có mẹ, nhưng khi vắng đi người mẹ thì chúng ta mồ côi; thiếu đi người cha, chúng ta không có mái nhà. Giả như có cảnh gà trống nuôi con thì người anh, người chị nào biết thương yêu em thì gia đình đó là gia đình có phúc nhưng mà nếu như các anh chị em lục đục thì một mình người cha không sao dàn xếp được, và việc giáo dục cho con cái một cách êm đềm sâu lắng, dịu dàng, có hiệu quả không thuộc về người cha, đó là quyền của người mẹ mà Chúa đã cho thiên chức của người làm mẹ, đồng thời mẹ là người giáo dục đầu tiên trong tất cả mọi trường học, từ giáo hội ra xã hội hay là cấp quốc gia. Còn người cha giáo dục con theo cách khác, mạnh mẽ, trưởng thành trong xã hội khác với sự dịu dàng, sâu lắng và yêu thương của người mẹ. Vì vậy chúng ta thấy có hai cách giáo dục tuy khác nhau nhưng có chung mục đích trong tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Khi người cha giơ cao roi đánh con, mẹ bao giờ cũng đến can, chữa lỗi cho con ngay. Chúng ta không thể nói bố đúng mẹ sai, mẹ đúng bố sai, nhưng đó là hai cách giáo dục của những người làm cha làm mẹ. Giáo dục của bố là yêu cho roi cho vọt. Cách giáo dục của mẹ là yêu thương giáo dục dần dần. Ở đâu có sự hiện diện của mẹ, ở đấy có sự ấm áp dịu dàng. Bởi vậy vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Các nhà thần học gọi Thiên Chúa đã dẫn dắt con người với tư cách là Cha nhưng yêu thương với tấm lòng của người mẹ, vì với tư cách là Cha, Thiên Chúa đã tỏ ra công bằng vô cùng, quyền năng vô cùng, công minh tuyệt đối nhưng bằng tình yêu thương của tấm lòng của người mẹ là yêu thương, tha thứ, kiên nhẫn. Chính vì thế, khi Thiên Chúa chọn cho mình một người mẹ là để nói rằng Thiên Chúa đã ban thiên chức làm mẹ cho con người. Con người phải tôn trọng thiên chức đó. Mọi quyền hành đều thuộc về Chúa và Thiên Chúa ban quyền cho Đức Mẹ là để phục vụ, để yêu thương, để bênh vực, để cứu giúp vì Đức Mẹ hiểu rõ ý Chúa, làm theo ý Chúa. Cho nên chúng ta còn có tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mẹ được đặt lên để làm trạng sư bầu chữa cho con người, cho toàn thể nhân loại. Toàn thể nhân loại sẽ được nhận tình yêu thương của Thiên Chúa là mẹ. Như thế chúng ta hiểu được lòng của Thiên Chúa bao la nơi Đức Mẹ Maria.
Chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con một người Mẹ. Người Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nhờ có Mẹ là Mẹ, Mẹ giúp cho chúng ta nhận biết chúng ta là con cái Nước Trời, chúng ta là anh chị em của nhau. Xin cho mỗi người chúng ta được sống xứng đáng hơn nữa trong tư cách làm con để một khi dần dần trở nên giống Đức Mẹ chúng ta được thêm tình yêu thương, ân cần và sự dịu dàng của Mẹ chăm lo cho các thế hệ mai sau.
Đêm La Vang – Đêm huyền diệu
Antôn Trần Đức Hà
10:40 05/01/2011
Màn trống vũ, giọng kèn đồng oai hùng đến từ các giáo phận miền Bắc xa xôi hoà nhịp trong tiếng cồng chiêng rộn ràng từ miền cao nguyên và cả những giọng ca, điệu vũ mượt mà đã biến đêm diễn nguyện mừng Đại lễ Bế mạc Năm thánh 2010 thành một đêm tràn đầy xúc động và dạt dào cảm xúc.
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Ước tính hàng chục vạn giáo dân đã có mặt trong một khoảng không gian rộng lớn của quảng trường phía sau tháp chuông để bắt đầu bước vào giờ khai mạc của đêm hoan ca suy tôn Thánh Thể vào lúc 19h tối 5.1.2010.
Trên 350 ca viên đến từ các ca đoàn trong, ngoài nước đã phối hợp với linh mục Minh Anh, GS Đỗ Trinh Huệ và dàn diễn viên không chuyên của TGP Huế để làm nên vẻ đẹp rực rỡ của đêm diễn. Chủ đề của đêm hôm nay là “Cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng”.
Phần thông điệp trong chương mở đầu “Một thoáng La Vang” đã dẫn đưa đoàn con cái Mẹ từ khắp muôn phương trở về với mảnh đất linh địa để rồi cùng với Mẹ sống lại những khoảnh khắc lịch sử. Anh chị em tham dự đã có khoảng lặng cần thiết để chiêm ngắm các mầu nhiệm cứu độ. sống lại các mầu nhiệm cứu
Từ khi nguyên tổ loài người phạm tội chống lại Thiên Chúa, nhân loại chìm đắm trong bóng tối sự chết. Nhưng, Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng thương xót vẫn không bỏ rơi những đứa con mà Ngài đã tạo dựng nên. Và lời Chúa đã hứa cùng tiên tri Isaia về một đấng Emanuel. Giữa kiếp sống đoạ đày, “Lời hứa của Thiên Chúa” đã được thực hiện. Điều này được vị ngôn sứ miêu tả cụ thể qua trích đoạn: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người, hạ sinh trong cảnh nghèo nàn túng thiếu giữa đêm đông giá rét. Những hoạt cảnh sống động diễn lại cảnh Chúa giáng trần làm mọi người xúc động. Đó là nội dung chủ yếu của chương tiếp theo của đêm diễn nguyện, chương III: “Thiên Chúa ở giữa loài người” và chương IV: Con người đón nhận và sống Tin Mừng.
Chúa Giêsu đã về trời nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện với đoàn chiên qua bí tích Thánh Thể. Đó là đỉnh cao và sức mạnh tình yêu. Thánh thể Chúa được đoàn rước tiến dần về trung tâm lễ đài. Nơi đó, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đang đợi sẵn để chuẩn bị cho nghi thức quan trọng nhất của đêm diễn nguyện. Hàng ngàn, hàng vạn cây nến đã thắp sáng trên trung tâm quảng trường linh địa biến nơi đây trở nên lung linh, huyền ảo hơn bao giờ hết. Đất trời La Vang ngập sáng ánh nến như muốn loan truyền thông điệp tình thương của Đấng Tối cao qua Mẹ dấu yêu.
Chương kết đêm canh thức “Hội Thánh Việt Nam cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng” đã vẽ lên diện mạo mới của đoàn con cái Mẹ La Vang trên bước đường phát triển.
Đêm diễn nguyện và suy tôn Thánh thể kết thúc trong nhịp đi của bài “Cùng Mẹ ra khơi” mang âm hưởng hùng tráng.Trong cảnh quyến luyến, bịn rịn; đoàn hành hương từ các giáo phận cố gắng tiếp cận với các vị chủ chăn của mình trong thời khắc thiêng liêng tại thánh địa.
Sự hiện diện của đầy đủ Đức Hồng y đặc sứ Toà thánh, các Đức TGM, các GM, đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ đã làm không khí thêm trang trọng. Vả lại, không chỉ trang trọng mà sâu đậm những tình cảm sốt mến, hiệp thông. Những sắc màu phong phú nhưng hoà quyện với nhau một cách hợp lý và nhất là sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị trong đêm diễn nguyễn đã biến đêm nay trở thành một đêm huyền diệu trong người tham dự.
La Vang sẽ tiếp tục một đêm canh thức để đón mừng Đại lễ bế mạc năm thánh 2010.
(Tường thuật từ La Vang đêm 5.1.2010)
Xem hình ảnh Đêm Diễn Nguyện
Ước tính hàng chục vạn giáo dân đã có mặt trong một khoảng không gian rộng lớn của quảng trường phía sau tháp chuông để bắt đầu bước vào giờ khai mạc của đêm hoan ca suy tôn Thánh Thể vào lúc 19h tối 5.1.2010.
Trên 350 ca viên đến từ các ca đoàn trong, ngoài nước đã phối hợp với linh mục Minh Anh, GS Đỗ Trinh Huệ và dàn diễn viên không chuyên của TGP Huế để làm nên vẻ đẹp rực rỡ của đêm diễn. Chủ đề của đêm hôm nay là “Cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng”.
Phần thông điệp trong chương mở đầu “Một thoáng La Vang” đã dẫn đưa đoàn con cái Mẹ từ khắp muôn phương trở về với mảnh đất linh địa để rồi cùng với Mẹ sống lại những khoảnh khắc lịch sử. Anh chị em tham dự đã có khoảng lặng cần thiết để chiêm ngắm các mầu nhiệm cứu độ. sống lại các mầu nhiệm cứu
Từ khi nguyên tổ loài người phạm tội chống lại Thiên Chúa, nhân loại chìm đắm trong bóng tối sự chết. Nhưng, Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng thương xót vẫn không bỏ rơi những đứa con mà Ngài đã tạo dựng nên. Và lời Chúa đã hứa cùng tiên tri Isaia về một đấng Emanuel. Giữa kiếp sống đoạ đày, “Lời hứa của Thiên Chúa” đã được thực hiện. Điều này được vị ngôn sứ miêu tả cụ thể qua trích đoạn: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.
Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người, hạ sinh trong cảnh nghèo nàn túng thiếu giữa đêm đông giá rét. Những hoạt cảnh sống động diễn lại cảnh Chúa giáng trần làm mọi người xúc động. Đó là nội dung chủ yếu của chương tiếp theo của đêm diễn nguyện, chương III: “Thiên Chúa ở giữa loài người” và chương IV: Con người đón nhận và sống Tin Mừng.
Chúa Giêsu đã về trời nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện với đoàn chiên qua bí tích Thánh Thể. Đó là đỉnh cao và sức mạnh tình yêu. Thánh thể Chúa được đoàn rước tiến dần về trung tâm lễ đài. Nơi đó, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đang đợi sẵn để chuẩn bị cho nghi thức quan trọng nhất của đêm diễn nguyện. Hàng ngàn, hàng vạn cây nến đã thắp sáng trên trung tâm quảng trường linh địa biến nơi đây trở nên lung linh, huyền ảo hơn bao giờ hết. Đất trời La Vang ngập sáng ánh nến như muốn loan truyền thông điệp tình thương của Đấng Tối cao qua Mẹ dấu yêu.
Chương kết đêm canh thức “Hội Thánh Việt Nam cùng Mẹ đi loan báo Tin mừng” đã vẽ lên diện mạo mới của đoàn con cái Mẹ La Vang trên bước đường phát triển.
Đêm diễn nguyện và suy tôn Thánh thể kết thúc trong nhịp đi của bài “Cùng Mẹ ra khơi” mang âm hưởng hùng tráng.Trong cảnh quyến luyến, bịn rịn; đoàn hành hương từ các giáo phận cố gắng tiếp cận với các vị chủ chăn của mình trong thời khắc thiêng liêng tại thánh địa.
Sự hiện diện của đầy đủ Đức Hồng y đặc sứ Toà thánh, các Đức TGM, các GM, đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ đã làm không khí thêm trang trọng. Vả lại, không chỉ trang trọng mà sâu đậm những tình cảm sốt mến, hiệp thông. Những sắc màu phong phú nhưng hoà quyện với nhau một cách hợp lý và nhất là sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị trong đêm diễn nguyễn đã biến đêm nay trở thành một đêm huyền diệu trong người tham dự.
La Vang sẽ tiếp tục một đêm canh thức để đón mừng Đại lễ bế mạc năm thánh 2010.
(Tường thuật từ La Vang đêm 5.1.2010)
GP Long Xuyên với lễ bế mạc Năm Thánh tại Tại Trung Tâm Hành Hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
10:45 05/01/2011
LONG XUYÊN - Sáng ngày 01 tháng 01 năm 2011, Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, tại Trung Tâm Hành Hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp diễn ra thánh lễ bế mạc Năm Thánh Giáo phận Long Xuyên với chủ đề CÙNG MẸ RA KHƠI THẢ LƯỚI.
Thánh lễ do Ðức cha Giuse Trần Xuân Tiếu chủ sự, cùng với sự hiện diện của khoảng 150 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 30 ngàn giáo dân trong và ngoài Giáo Phận.
Hòa cùng nhịp sống Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam 2010, Giáo Phận Long Xuyên đã hân hoan khai mạc Năm Thánh vào ngày 11 tháng 12 năm 2009 tại nhà thờ Chính Tòa Long Xuyên. Ðến nay Năm Thánh đã khép lại, nhưng lại mở ra về phía trước với những sứ vụ mới và hành trình mới. Thời gian cử hành Năm Thánh, Giáo phận có dịp nhìn lại chặng đường 50 năm đã qua, với biết bao biến cố thăng trầm cũng như bao nhiêu khó khăn, thử thách. Tuy nhiên chính qua những biến cố đó mà Giáo phận nhận ra mình đã nhận được rất nhiều ơn Chúa. Nhìn lại những chặng đường đã qua, Giáo Phận nhận ra được bàn tay Chúa Quan Phòng yêu thương dìu dắt và hướng dẫn. Mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận luôn đoàn kết và đồng hành với chủ chăn, từ các linh mục, tu sĩ nam nữ đến từng con chiên trong Giáo Phận, cùng nhau nỗ lực xây dựng Giáo phận cả về đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất.
Ðúng 7g30, hơn 1200 đại biểu các giáo xứ và giáo họ thuộc tất cả các Giáo hạt tập trung tại hội trường La Vang. Sau phút thánh hóa, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lê Văn Kim giới thiệu tổng quát và cảm tưởng về Đại Hội Dân Chúa. Tiếp đến, là phần phát biểu cảm tưởng của năm đại biểu giáo dân đại diện năm Giáo Hạt tham dự Đại Hội Dân Chúa.
Kết thúc phần tường trình, đại diện Ban Tổ Chức cảm ơn cha Tổng Đại Diện. Cộng đoàn hát bài Mẹ ơi Giáo Phận Long Xuyên… để phó thác Giáo Phận cho tình mẫu tử của Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình – bổn mạng của Giáo Phận.
Giáo Phận Long Xuyên sau Lễ Hiện Xuống mới
Đoàn rước gồm Đức Cha Giuse và khoảng 150 cha từ Hội trường tiến lên lễ đài trong khi cộng đoàn hát bài Mùa Hồng Ân. Cha Đại Diện ĐGM Giuse Nguyễn Văn Việt công bố Sứ Điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam. Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lê Văn Kim tổng kết việc cử hành Năm Thánh Kim Khánh Thành Lập Giáo Phận; công bố định hướng và ba nhiệm vụ cấp bách của Giáo Phận Long Xuyên sau Lễ Hiện Xuống mới. Xen kẽ là các tiết mục ca vũ “Mừng vui lên Sion” và “Chuyện một đêm đông” do Đoàn TNTT Giáo xứ Đài Đức Mẹ trình diễn; vũ khúc “Hãy đi và kể lại” và “Nên lời ngôn sứ” do Liên Đoàn Emmanuel Lê Văn Phụng thực hiện.
Sau đó, Đức Cha Giuse đã đốt đuốc Tin Mừng khai mạc giai đoạn mới: Cùng Mẹ ra khơi thả lưới. Cộng đoàn cùng nhau hát bài “Thắp sáng lên”.
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh và mừng bổn mạng Giáo Phận
Thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ “Nữ Vương Hòa Bình” – bổn mạng Giáo Phận.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến việc đối thoại. Mẹ Maria đã đối thoại với Thiên Chúa qua biến cố truyền tin. Sau đó, Mẹ đối thoại với con người qua việc Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Và cuối cùng, Mẹ đã đối thoại với chính mình bằng việc ghi nhớ những điều đó và suy ngẫm trong lòng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Đại Diện Giuse Nguyễn Văn Việt thay mặt Giáo Phận dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn Chúa và Mẹ Giáo Hội, cùng với hai thánh tử đạo của Giáo Phận là Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng. Đồng thời, tỏ lòng tri ân các bậc tiền bối, Đức Cha, các linh mục, tu sĩ và mọi thành phần giáo dân đã làm nên thánh lễ bế mạc Năm Thánh vô cùng trọng đại này.
Đức Cha ban phép lành toàn xá. Thánh Lễ kết thúc với bài hát “Cùng Mẹ ra khơi”.
Thánh lễ do Ðức cha Giuse Trần Xuân Tiếu chủ sự, cùng với sự hiện diện của khoảng 150 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 30 ngàn giáo dân trong và ngoài Giáo Phận.
Hòa cùng nhịp sống Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam 2010, Giáo Phận Long Xuyên đã hân hoan khai mạc Năm Thánh vào ngày 11 tháng 12 năm 2009 tại nhà thờ Chính Tòa Long Xuyên. Ðến nay Năm Thánh đã khép lại, nhưng lại mở ra về phía trước với những sứ vụ mới và hành trình mới. Thời gian cử hành Năm Thánh, Giáo phận có dịp nhìn lại chặng đường 50 năm đã qua, với biết bao biến cố thăng trầm cũng như bao nhiêu khó khăn, thử thách. Tuy nhiên chính qua những biến cố đó mà Giáo phận nhận ra mình đã nhận được rất nhiều ơn Chúa. Nhìn lại những chặng đường đã qua, Giáo Phận nhận ra được bàn tay Chúa Quan Phòng yêu thương dìu dắt và hướng dẫn. Mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận luôn đoàn kết và đồng hành với chủ chăn, từ các linh mục, tu sĩ nam nữ đến từng con chiên trong Giáo Phận, cùng nhau nỗ lực xây dựng Giáo phận cả về đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất.
Ðúng 7g30, hơn 1200 đại biểu các giáo xứ và giáo họ thuộc tất cả các Giáo hạt tập trung tại hội trường La Vang. Sau phút thánh hóa, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lê Văn Kim giới thiệu tổng quát và cảm tưởng về Đại Hội Dân Chúa. Tiếp đến, là phần phát biểu cảm tưởng của năm đại biểu giáo dân đại diện năm Giáo Hạt tham dự Đại Hội Dân Chúa.
Kết thúc phần tường trình, đại diện Ban Tổ Chức cảm ơn cha Tổng Đại Diện. Cộng đoàn hát bài Mẹ ơi Giáo Phận Long Xuyên… để phó thác Giáo Phận cho tình mẫu tử của Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình – bổn mạng của Giáo Phận.
Giáo Phận Long Xuyên sau Lễ Hiện Xuống mới
Đoàn rước gồm Đức Cha Giuse và khoảng 150 cha từ Hội trường tiến lên lễ đài trong khi cộng đoàn hát bài Mùa Hồng Ân. Cha Đại Diện ĐGM Giuse Nguyễn Văn Việt công bố Sứ Điệp của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam. Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lê Văn Kim tổng kết việc cử hành Năm Thánh Kim Khánh Thành Lập Giáo Phận; công bố định hướng và ba nhiệm vụ cấp bách của Giáo Phận Long Xuyên sau Lễ Hiện Xuống mới. Xen kẽ là các tiết mục ca vũ “Mừng vui lên Sion” và “Chuyện một đêm đông” do Đoàn TNTT Giáo xứ Đài Đức Mẹ trình diễn; vũ khúc “Hãy đi và kể lại” và “Nên lời ngôn sứ” do Liên Đoàn Emmanuel Lê Văn Phụng thực hiện.
Sau đó, Đức Cha Giuse đã đốt đuốc Tin Mừng khai mạc giai đoạn mới: Cùng Mẹ ra khơi thả lưới. Cộng đoàn cùng nhau hát bài “Thắp sáng lên”.
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh và mừng bổn mạng Giáo Phận
Thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ “Nữ Vương Hòa Bình” – bổn mạng Giáo Phận.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến việc đối thoại. Mẹ Maria đã đối thoại với Thiên Chúa qua biến cố truyền tin. Sau đó, Mẹ đối thoại với con người qua việc Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Và cuối cùng, Mẹ đã đối thoại với chính mình bằng việc ghi nhớ những điều đó và suy ngẫm trong lòng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Đại Diện Giuse Nguyễn Văn Việt thay mặt Giáo Phận dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn Chúa và Mẹ Giáo Hội, cùng với hai thánh tử đạo của Giáo Phận là Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng. Đồng thời, tỏ lòng tri ân các bậc tiền bối, Đức Cha, các linh mục, tu sĩ và mọi thành phần giáo dân đã làm nên thánh lễ bế mạc Năm Thánh vô cùng trọng đại này.
Đức Cha ban phép lành toàn xá. Thánh Lễ kết thúc với bài hát “Cùng Mẹ ra khơi”.
Cuộc Chào mừng Phái đoàn Tòa Thánh và các Thượng khách đến La Vang
Ban Thông Tin
11:23 05/01/2011
ĐÓN TIẾP CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH VÀ CÁC THƯỢNG KHÁCH
TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG
CHIỀU NGÀY 5/1/2011
Đúng 14giờ30, các đội trống kèn đã vào đội hình chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp phái đoàn. Khách hành hương cũng tựu tập đông đảo quanh khu Lễ Đài. Bài hát “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ” được cất lên rộn ràng hoà chung với tiếng trống tạo nên một bầu khí phấn khởi, vui tươi. Thời tiết cũng trở nên tốt hơn trong những ngày qua, không còn đổ mưa nữa. Mọi người dàn ra nghiêm trang chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp phái đoàn chính phủ.
15g 30: Phái đoàn Chính quyền tới. Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN đón tiếp, các em trao vòng hoa. Sau khi Phái đoàn Chính quyền tới và mọi sự đã ổn định, các Linh mục trong Ban Tiếp Tân mời Đức Hồng Y Đặc Sứ tới Phòng khách. Đức Cha Chủ tịch cùng toàn thể Quý Đức Cha và mọi người chào đón Đức Hồng Y. Các em trao vòng hoa cho Đức Hồng Y. Trong tình huynh đệ đầy tình thương, Đức Hồng Y chào hỏi các phái đoàn và mọi người.
Khi Nghi thức chào thăm chấm dứt, các Linh mục Tiếp Tân mời các Tổng Giám mục, Giám mục, các phái đoàn ra Linh Đài, còn Đức Hồng Y Đặc sứ tạm ngồi tại Phòng khách.
Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN cùng phái đoàn Chính Phủ tiến ra Linh Đài Mẹ La Vang. Tất cả đều trang trọng, nghiêm túc ổn định chỗ đứng trên Linh Đài, một chiếc xe ô tô đã được chuẩn bị sẵn sàng, đàng hoàng, chở ĐHY và Đức Ông Phương tới Linh Đài. Mọi người vỗ tay reo mừng đón tiếp Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đấng nhân danh Chúa để đến với đoàn dân thánh này.
Đức Hồng Y làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, rảy Nước Thánh lên tượng, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN niệm hương, và dâng hoa lên Mẹ.
MC mời đoàn Đặc Sứ, đoàn Giám mục và Chính quyền cùng ra Lễ Đài và tiếp tục các nghi thức đón tiếp.
Trước hết là tiếng trống chào mừng rộn ràng, dồn dập tấu lên niềm vui bất tận.
Kế đến là cuộc diễu hành cờ biểu tượng của 26 Giáo Phận tại Việt Nam trong tiếng nhạc “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ…”. Đi đầu là Tổng Giáo phận Hà Nội, rồi đến Giáo phận Huế, Giáo phận Sài Gòn, …
Sau cuộc diễu hành cờ biểu tượng MC mời cộng đoàn đứng lên và lễ Thượng cờ đã diễn ra. MC hô: “Chào cờ!” - Ca đoàn xướng lên bài ca “Kìa Bà Nào” của Cha Hoàng Diệp, mọi người đều ngước nhìn lên, cả một quảng trường đông đảo người nhưng đều im lặng, tạo nên bầu khí linh thiêng, trang trọng bao trùm cả khoảnh trời La Vang.
Lễ chào cờ kết thúc, MC mời Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH, Phó Chủ tịch HĐGM/VN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam…
MC mời Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN, Chủ tịch HĐGM/VN đọc diễn văn chào mừng. Ngài nói lên niềm vui mừng cùng với đoàn dân Chúa khi về tại Linh Địa La Vang, cử hành Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, năm kỷ niệm hai biến cố trọng đại: 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận Đại Diện Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Ngài cảm tạ tình thương của Thiên Chúa, cám ơn Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Đặc Sứ, cám ơn các cấp chính quyền… Ngài cám ơn Quý vị Thừa sai, quý tiền nhân đã nỗ lực góp tài năng, sức lực làm chứng cho Chúa trong môi trường xã hội Việt Nam.
Nhìn lại Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ghi lại những sự kiện nổi bật: Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Đại Hội Dân Chúa và hôm nay, Đại lễ Bế mạc Năm Thánh Toàn quốc tại Linh địa La Vang…thật là cảm tạ ơn Chúa. Ngài xin thay mặt HĐGM/VN và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt Nam nói lên lòng cám ơn đối với Đức Hồng Y Đặc Sứ. Tri ân đối với Hội Loan Báo Tin Mừng. Xin Đức Hồng Y chuyển đến ĐTC lòng biết ơn chân thành của Giáo Hội Việt Nam.
Cám ơn phái đoàn của Phó Thủ Tướng Chính phủ, cám ơn tất cả các vị khách quý, các dòng tu, các tổ chức quốc tế… cám ơn tất cả mọi thành phần dân Chúa đã góp sức, góp của vào việc tổ chức Đại lễ Bế mạc Năm Thánh này.
Ngài mời gọi mọi người giờ đây, dâng tất cả mọi quyết tâm lên cho Mẹ La Vang, xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong việc sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc.
Đặc biệt, lời đáp từ của ĐHY Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI:
Kính thưa HĐGMVN, Quý Giám mục, Linh mục, Quý phái đoàn Chính quyền… tất cả các thành phần dân Chúa.
Trước hết đã nói lên lời cảm tạ chân thành đối với toàn thể cộng đồng đã dành cho ngài trong tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha, một sự đón tiếp nồng nhiệt, trong dịp Giáo Hội Việt Nam bế mạc long trọng Năm thánh này.
Ngài cũng hân hạnh chào vị Phó Thủ Tướng Chính Phủ và cám ơn Phó Thủ Tướng đã về hiện diện ở đây giữa cộng đoàn dân Chúa. Đức Hồng Y Đặc sứ cũng gởi lời kính chào chính quyền dân sự của Đất nước Việt Nam đẹp đẽ nầy.
Ngài hết lòng cám ơn Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục, về những lời đáng mến mà Đức Cha đã nhân danh Giáo hội Việt Nam phát biểu đối với Phái đoàn Tòa Thánh, trong đó có 2 thành viên là con cái của đất nước này: là Cha Antôn Dương Quỳnh, Chưởng Ấn Toà Giám Mục Huế, kiêm Cha sở Chánh Toà Phủ Cam Huế, và Cha Phanxicô Xavie Vũ Phan Long, Bề trên Giám tỉnh Dòng Phanxicô, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Kinh Thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đức Hồng Y Ivan Dias rất vinh dự và hạnh phúc khi mang đến cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa lời chào thăm nồng nhiệt nhất đầy tình hiền phụ, cũng như Phép lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Ngài nói rằng Ngài sẽ cùng với các Giám mục hiện diện ở đây, ban phép lành Tòa thánh cho mọi người vào ngày mai, sau Thánh lễ.
Ngài nhắn gởi lại lời Đức Thánh Cha chúc mừng nhân dịp kỷ niệm hai biến cố lịch sử trong Giáo Hội tại Việt Nam: đó là việc thành lập hai Địa Phận Tông Tòa và thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam. Ngài còn biểu tỏ sự nồng nhiệt, yêu thương, chào thăm của Đức Thánh Cha đến tất cả cộng đoàn dân Chúa và cả đất nước cùng cả dân tộc Việt Nam nữa.
Đức Hồng Y Ivan Dias cũng cho biết ngài yêu mến Giáo hội Việt Nam một cách đặc biệt, bởi vì lịch sử truyền giáo trên Đất nước này gắn liền với lịch sử của Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, mà Ngài là một vị Tổng Trưởng khiêm hạ và Tôi tớ.
Ngài muốn qua các Giám mục, Linh mục, tu sĩ và toàn thể cộng đoàn đang hiện diện, gởi lời chào thăm đến tất cả các giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và tất cả mọi tín hữu giáo dân trong nước. Đặc biệt ngài muốn ngỏ lời với các bậc phụ huynh, những vị cao niên, những người đau yếu, các bạn trẻ và các em thiếu nhi, tuy họ không hiện diện ở đây, nhưng chắc chắn họ vẫn luôn hiệp thông trong lời cầu nguyện với chúng ta, cho biến cố lịch sử nầy.
Khi nhìn thấy đông đảo quý đại diện các Hội đồng Giám mục anh em ở nơi đây, ngài xác minh tính cách phổ quát của Giáo hội Công giáo. Ngài nói: “Tất cả chúng ta là những người thừa kế di sản các Tông đồ, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và quốc tịch, chúng ta tuyên xưng trong xác tín rằng: “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Eph 4, 5-6)”.
Ngài cũng gởi lời chào ưu ái, bình an và huynh đệ đến quý vị đại diện các tôn giáo không Kitô giáo có mặt tại Việt Nam. Ngài nói: “Như quý vị biết, Giáo hội Công giáo không loại bỏ những gì là chân thật, là thánh thiêng trong các tôn giáo không thuộc Kitô giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội nhìn nhận những thực hành và sinh hoạt, các luật lệ và giáo lý của các tôn giáo. Công Đồng Vatican II dạy chúng tôi rằng: “Giáo hội khuyến khích con cái mình, ngõ hầu, với khôn ngoan và bác ái, qua đối thoại và hợp tác với các tín đồ các tôn giáo khác, luôn biết làm chứng đức tin và đời sống Kitô, giúp họ nhận biết, bảo tồn và phát huy các giá trị thiêng liêng, luân lý, văn hóa, xã hội vốn có trong họ” (Nostra Aetate, 2)”.
Ngài thực sự vui mừng khi nhìn thấy có sự hiện diện của quý cấp lãnh đạo chính quyền ở nơi đây cùng với Giáo Hội như tiên báo một điềm lành trong tương lai. Ngài cho rằng chính sự tham dự này minh chứng lòng quý mến và sự nhìn nhận các giá trị mà cộng đồng công giáo tuyên xưng trong đất nước nầy. Ngài tin và hiểu rằng sẽ không thiếu đảm bảo tự do tôn giáo hoàn toàn, tạo điều kiện thuận tiện cho mọi tổ chức tôn giáo, cũng như cho mọi người tuyên xưng và thực hành niềm tin của mình cách công khai, dù họ thuộc bất cứ tín ngưỡng nào. Ngài nói:“Quý vị hãy vững tin rằng, về phía mình Giáo hội Công giáo, trong khuôn khổ và phương tiện riêng, sẽ tiếp tục cống hiến sự cộng tác để bảo vệ nhân phẩm cho mọi người và phục vụ công ích. Giáo hội không xin đặc ân gì riêng cho mình, nhưng chỉ yêu cầu điều kiện tự do chính đáng để hoạt động theo sứ mệnh của mình” (Bênêdictô XVI, Diễn văn cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh, 12-5-2005).
Ngài nói tiếp: “Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà Nước như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn. Ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam nầy”.
Khi đến nơi đây, trong hoàn cảnh hạnh phúc này, Đức Hồng Y Ivan Dias nói lên lòng tri ân đối với đông đảo các vị thừa sai quảng đại, đã đem Tin mừng đến trên đất nước Việt Nam nầy và đã rao giảng Tin Mừng đó cho dân tộc vĩ đại và mộ đạo này. Lòng can đảm của các nhà thừa sai đã được thể hiện cách sống động bởi các Kitô hữu Việt Nam đầu tiên, trong đó có Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, cũng như Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận vừa mới được Toà Thánh mở án Phong Chân Phước.
Đức Hồng Y Ivan Dias khẳng định chính các vị thừa sai và các Thánh Tử Đạo đã tưới gội cho hạt giống Tin Mừng được sinh hoa kết quả trên cánh đồng Việt Nam này bằng chính dòng máu thắm của mình, đã làm trổ sinh một Giáo Hội hùng hậu với 6 triệu tín hữu trải dài trên khắp mọi nẻo đường 26 giáo phận. Những Kitô hữu này đang tiếp tục phấn đấu để sống xứng đáng là những Kitô hữu đích thực và thành tâm cộng tác để xây dựng một tổ quốc mỗi ngày một thêm giàu đẹp.
Sau cùng, ngài nói: “Anh chị em thân mến trong Chúa Giê-su Kitô, tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang nầy, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần.
Xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho dân tộc Việt Nam quý yêu và cho Giáo Hội tại Việt Nam”.
Sau phần diễn văn chào mừng, MC mời gọi mọi người hợp lòng với vũ khúc “Cùng Mẹ Tạ Ơn”
MC tuyên bố kết thúc các nghi lễ đón tiếp các phái đoàn và tiễn các Phái đoàn:
- Đức Hồng Y lên xe về Nhà Trung Tâm. Mọi nguời hành hương vẫy tay chào Đức Hồng Y.
- Sau khi Đức Hồng Y lên xe, MC mời các Phái đoàn về Nhà Hành Hương dùng cơm.
- MC thông báo chương trình đêm canh thức 19g30 tối nay.
- Trống kèn nổi lên.
Tạ ơn Chúa nhờ lời cầu bầu của Mẹ La Vang về một buổi chiều diễn ra nghi lễ đón tiếp thật tốt đẹp, với một thời tiết tuyệt vời, không mưa, không nắng, một không gian sắc màu mênh mông của các y phục, hoa hương, hoà quyện với âm thanh tưng bừng rộn ràng, phấn khởi của tiếng trống kèn, nhạc điệu. Mọi người hành hương cảm nghe trong lòng một sự ấm áp nhẹ nhàng.
TẠI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG
CHIỀU NGÀY 5/1/2011
Đúng 14giờ30, các đội trống kèn đã vào đội hình chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp phái đoàn. Khách hành hương cũng tựu tập đông đảo quanh khu Lễ Đài. Bài hát “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ” được cất lên rộn ràng hoà chung với tiếng trống tạo nên một bầu khí phấn khởi, vui tươi. Thời tiết cũng trở nên tốt hơn trong những ngày qua, không còn đổ mưa nữa. Mọi người dàn ra nghiêm trang chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp phái đoàn chính phủ.
Khi Nghi thức chào thăm chấm dứt, các Linh mục Tiếp Tân mời các Tổng Giám mục, Giám mục, các phái đoàn ra Linh Đài, còn Đức Hồng Y Đặc sứ tạm ngồi tại Phòng khách.
Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN cùng phái đoàn Chính Phủ tiến ra Linh Đài Mẹ La Vang. Tất cả đều trang trọng, nghiêm túc ổn định chỗ đứng trên Linh Đài, một chiếc xe ô tô đã được chuẩn bị sẵn sàng, đàng hoàng, chở ĐHY và Đức Ông Phương tới Linh Đài. Mọi người vỗ tay reo mừng đón tiếp Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đấng nhân danh Chúa để đến với đoàn dân thánh này.
Đức Hồng Y làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, rảy Nước Thánh lên tượng, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN niệm hương, và dâng hoa lên Mẹ.
MC mời đoàn Đặc Sứ, đoàn Giám mục và Chính quyền cùng ra Lễ Đài và tiếp tục các nghi thức đón tiếp.
Trước hết là tiếng trống chào mừng rộn ràng, dồn dập tấu lên niềm vui bất tận.
Kế đến là cuộc diễu hành cờ biểu tượng của 26 Giáo Phận tại Việt Nam trong tiếng nhạc “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ…”. Đi đầu là Tổng Giáo phận Hà Nội, rồi đến Giáo phận Huế, Giáo phận Sài Gòn, …
Sau cuộc diễu hành cờ biểu tượng MC mời cộng đoàn đứng lên và lễ Thượng cờ đã diễn ra. MC hô: “Chào cờ!” - Ca đoàn xướng lên bài ca “Kìa Bà Nào” của Cha Hoàng Diệp, mọi người đều ngước nhìn lên, cả một quảng trường đông đảo người nhưng đều im lặng, tạo nên bầu khí linh thiêng, trang trọng bao trùm cả khoảnh trời La Vang.
Lễ chào cờ kết thúc, MC mời Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH, Phó Chủ tịch HĐGM/VN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam…
MC mời Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN, Chủ tịch HĐGM/VN đọc diễn văn chào mừng. Ngài nói lên niềm vui mừng cùng với đoàn dân Chúa khi về tại Linh Địa La Vang, cử hành Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, năm kỷ niệm hai biến cố trọng đại: 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận Đại Diện Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Ngài cảm tạ tình thương của Thiên Chúa, cám ơn Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Đặc Sứ, cám ơn các cấp chính quyền… Ngài cám ơn Quý vị Thừa sai, quý tiền nhân đã nỗ lực góp tài năng, sức lực làm chứng cho Chúa trong môi trường xã hội Việt Nam.
Nhìn lại Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ghi lại những sự kiện nổi bật: Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Đại Hội Dân Chúa và hôm nay, Đại lễ Bế mạc Năm Thánh Toàn quốc tại Linh địa La Vang…thật là cảm tạ ơn Chúa. Ngài xin thay mặt HĐGM/VN và toàn thể cộng đoàn dân Chúa Việt Nam nói lên lòng cám ơn đối với Đức Hồng Y Đặc Sứ. Tri ân đối với Hội Loan Báo Tin Mừng. Xin Đức Hồng Y chuyển đến ĐTC lòng biết ơn chân thành của Giáo Hội Việt Nam.
Cám ơn phái đoàn của Phó Thủ Tướng Chính phủ, cám ơn tất cả các vị khách quý, các dòng tu, các tổ chức quốc tế… cám ơn tất cả mọi thành phần dân Chúa đã góp sức, góp của vào việc tổ chức Đại lễ Bế mạc Năm Thánh này.
Ngài mời gọi mọi người giờ đây, dâng tất cả mọi quyết tâm lên cho Mẹ La Vang, xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong việc sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc.
Đặc biệt, lời đáp từ của ĐHY Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI:
Kính thưa HĐGMVN, Quý Giám mục, Linh mục, Quý phái đoàn Chính quyền… tất cả các thành phần dân Chúa.
Trước hết đã nói lên lời cảm tạ chân thành đối với toàn thể cộng đồng đã dành cho ngài trong tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha, một sự đón tiếp nồng nhiệt, trong dịp Giáo Hội Việt Nam bế mạc long trọng Năm thánh này.
Ngài cũng hân hạnh chào vị Phó Thủ Tướng Chính Phủ và cám ơn Phó Thủ Tướng đã về hiện diện ở đây giữa cộng đoàn dân Chúa. Đức Hồng Y Đặc sứ cũng gởi lời kính chào chính quyền dân sự của Đất nước Việt Nam đẹp đẽ nầy.
Ngài hết lòng cám ơn Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục, về những lời đáng mến mà Đức Cha đã nhân danh Giáo hội Việt Nam phát biểu đối với Phái đoàn Tòa Thánh, trong đó có 2 thành viên là con cái của đất nước này: là Cha Antôn Dương Quỳnh, Chưởng Ấn Toà Giám Mục Huế, kiêm Cha sở Chánh Toà Phủ Cam Huế, và Cha Phanxicô Xavie Vũ Phan Long, Bề trên Giám tỉnh Dòng Phanxicô, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Kinh Thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đức Hồng Y Ivan Dias rất vinh dự và hạnh phúc khi mang đến cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa lời chào thăm nồng nhiệt nhất đầy tình hiền phụ, cũng như Phép lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Ngài nói rằng Ngài sẽ cùng với các Giám mục hiện diện ở đây, ban phép lành Tòa thánh cho mọi người vào ngày mai, sau Thánh lễ.
Ngài nhắn gởi lại lời Đức Thánh Cha chúc mừng nhân dịp kỷ niệm hai biến cố lịch sử trong Giáo Hội tại Việt Nam: đó là việc thành lập hai Địa Phận Tông Tòa và thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam. Ngài còn biểu tỏ sự nồng nhiệt, yêu thương, chào thăm của Đức Thánh Cha đến tất cả cộng đoàn dân Chúa và cả đất nước cùng cả dân tộc Việt Nam nữa.
Đức Hồng Y Ivan Dias cũng cho biết ngài yêu mến Giáo hội Việt Nam một cách đặc biệt, bởi vì lịch sử truyền giáo trên Đất nước này gắn liền với lịch sử của Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, mà Ngài là một vị Tổng Trưởng khiêm hạ và Tôi tớ.
Ngài muốn qua các Giám mục, Linh mục, tu sĩ và toàn thể cộng đoàn đang hiện diện, gởi lời chào thăm đến tất cả các giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và tất cả mọi tín hữu giáo dân trong nước. Đặc biệt ngài muốn ngỏ lời với các bậc phụ huynh, những vị cao niên, những người đau yếu, các bạn trẻ và các em thiếu nhi, tuy họ không hiện diện ở đây, nhưng chắc chắn họ vẫn luôn hiệp thông trong lời cầu nguyện với chúng ta, cho biến cố lịch sử nầy.
Khi nhìn thấy đông đảo quý đại diện các Hội đồng Giám mục anh em ở nơi đây, ngài xác minh tính cách phổ quát của Giáo hội Công giáo. Ngài nói: “Tất cả chúng ta là những người thừa kế di sản các Tông đồ, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và quốc tịch, chúng ta tuyên xưng trong xác tín rằng: “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Eph 4, 5-6)”.
Ngài cũng gởi lời chào ưu ái, bình an và huynh đệ đến quý vị đại diện các tôn giáo không Kitô giáo có mặt tại Việt Nam. Ngài nói: “Như quý vị biết, Giáo hội Công giáo không loại bỏ những gì là chân thật, là thánh thiêng trong các tôn giáo không thuộc Kitô giáo. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội nhìn nhận những thực hành và sinh hoạt, các luật lệ và giáo lý của các tôn giáo. Công Đồng Vatican II dạy chúng tôi rằng: “Giáo hội khuyến khích con cái mình, ngõ hầu, với khôn ngoan và bác ái, qua đối thoại và hợp tác với các tín đồ các tôn giáo khác, luôn biết làm chứng đức tin và đời sống Kitô, giúp họ nhận biết, bảo tồn và phát huy các giá trị thiêng liêng, luân lý, văn hóa, xã hội vốn có trong họ” (Nostra Aetate, 2)”.
Ngài thực sự vui mừng khi nhìn thấy có sự hiện diện của quý cấp lãnh đạo chính quyền ở nơi đây cùng với Giáo Hội như tiên báo một điềm lành trong tương lai. Ngài cho rằng chính sự tham dự này minh chứng lòng quý mến và sự nhìn nhận các giá trị mà cộng đồng công giáo tuyên xưng trong đất nước nầy. Ngài tin và hiểu rằng sẽ không thiếu đảm bảo tự do tôn giáo hoàn toàn, tạo điều kiện thuận tiện cho mọi tổ chức tôn giáo, cũng như cho mọi người tuyên xưng và thực hành niềm tin của mình cách công khai, dù họ thuộc bất cứ tín ngưỡng nào. Ngài nói:“Quý vị hãy vững tin rằng, về phía mình Giáo hội Công giáo, trong khuôn khổ và phương tiện riêng, sẽ tiếp tục cống hiến sự cộng tác để bảo vệ nhân phẩm cho mọi người và phục vụ công ích. Giáo hội không xin đặc ân gì riêng cho mình, nhưng chỉ yêu cầu điều kiện tự do chính đáng để hoạt động theo sứ mệnh của mình” (Bênêdictô XVI, Diễn văn cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh, 12-5-2005).
Ngài nói tiếp: “Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà Nước như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn. Ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam nầy”.
Khi đến nơi đây, trong hoàn cảnh hạnh phúc này, Đức Hồng Y Ivan Dias nói lên lòng tri ân đối với đông đảo các vị thừa sai quảng đại, đã đem Tin mừng đến trên đất nước Việt Nam nầy và đã rao giảng Tin Mừng đó cho dân tộc vĩ đại và mộ đạo này. Lòng can đảm của các nhà thừa sai đã được thể hiện cách sống động bởi các Kitô hữu Việt Nam đầu tiên, trong đó có Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, cũng như Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận vừa mới được Toà Thánh mở án Phong Chân Phước.
Đức Hồng Y Ivan Dias khẳng định chính các vị thừa sai và các Thánh Tử Đạo đã tưới gội cho hạt giống Tin Mừng được sinh hoa kết quả trên cánh đồng Việt Nam này bằng chính dòng máu thắm của mình, đã làm trổ sinh một Giáo Hội hùng hậu với 6 triệu tín hữu trải dài trên khắp mọi nẻo đường 26 giáo phận. Những Kitô hữu này đang tiếp tục phấn đấu để sống xứng đáng là những Kitô hữu đích thực và thành tâm cộng tác để xây dựng một tổ quốc mỗi ngày một thêm giàu đẹp.
Sau cùng, ngài nói: “Anh chị em thân mến trong Chúa Giê-su Kitô, tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang nầy, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần.
Xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho dân tộc Việt Nam quý yêu và cho Giáo Hội tại Việt Nam”.
Sau phần diễn văn chào mừng, MC mời gọi mọi người hợp lòng với vũ khúc “Cùng Mẹ Tạ Ơn”
MC tuyên bố kết thúc các nghi lễ đón tiếp các phái đoàn và tiễn các Phái đoàn:
- Đức Hồng Y lên xe về Nhà Trung Tâm. Mọi nguời hành hương vẫy tay chào Đức Hồng Y.
- Sau khi Đức Hồng Y lên xe, MC mời các Phái đoàn về Nhà Hành Hương dùng cơm.
- MC thông báo chương trình đêm canh thức 19g30 tối nay.
- Trống kèn nổi lên.
Tạ ơn Chúa nhờ lời cầu bầu của Mẹ La Vang về một buổi chiều diễn ra nghi lễ đón tiếp thật tốt đẹp, với một thời tiết tuyệt vời, không mưa, không nắng, một không gian sắc màu mênh mông của các y phục, hoa hương, hoà quyện với âm thanh tưng bừng rộn ràng, phấn khởi của tiếng trống kèn, nhạc điệu. Mọi người hành hương cảm nghe trong lòng một sự ấm áp nhẹ nhàng.
Đêm Diễn Nguyện bên Mẹ La Vang
Ban Thông Tin
12:09 05/01/2011
LAVANG - Đúng 19 giờ 30 diễn tiến giờ canh thức bên Mẹ. Tiết mục mở đầu cho buổi diễn nguyện là “Một thoáng La Vang”, kể về sự tích Đức Mẹ La Vang, do Dòng Thánh Phaolô thành Chartres trình diễn thật hoành tráng, ý nghĩa và giàu cảm xúc. Đặc biệt là đoạn chạy loạn với tiếng nhạc dồn dập, với nỗi sợ hãi theo tâm lý bình thường của những con người khi bị bắt bớ. Thế nhưng, kế tiếp một không gian lắng xuống, trầm mặc của sự nguyện cầu, kêu khấn. Và rồi, Đức Mẹ đã đến trợ giúp, nâng đỡ, chở che, đầy yêu thương, dịu dàng thông cảm của một người Mẹ. Mẹ trao Chúa Giêsu cho mọi người…Diễn cảnh “Một thoáng La Vang” ấy, đã giúp cộng đoàn hành hương cảm nhận sâu xa tình thương của Từ Mẫu Maria đối với tổ tiên, cha ông mình, đồng thời cũng noi gương các ngài để đặt niềm tin tưởng phó thác cho Mẹ trong những khi khốn khó, đen tối nhất trong cuộc đời mình.
Xem hình ảnh Diễn Nguyện Bên Mẹ La Vang
Tiếp tục chương trình, với Mẹ La Vang, cộng đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình.
Hình ảnh một đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng của sách Is 9,1 đang diễn ra trên Lễ đài. Chính trong tình cảnh ấy, bài ca “Hãy vùng đứng, hãy bừng sáng” vang lên tràn đầy hy vọng. Đúng như Is 60,1 “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi”.
Niềm mong đợi lời hứa được thoả đáp “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ chúng ta” (Is 9,5), hoà theo tiếng ca, điệu múa của các Thiên Thần, lời mời gọi giục giã: “Hãy đến thờ lạy vì Thiên Chúa đã yêu thương và đến ở giữa loài người”.
Vâng, chính niềm tin kính Chúa, yêu mến Mẹ, đoàn cồng chiêng của anh em dân tộc đã đáp tiếng về đây, cất lên lời ca “Alleluia”.
MC cũng mời cộng đoàn cùng thắp nến lên và hát vang “Lời kinh hoà bình” của Thánh Phanxicô. Muôn ánh nến sáng lung linh, muôn tâm tình sốt mến, con cái Mẹ ước mong trở thành khí cụ của Chúa để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang niềm vui đến chốn u sầu… sẵn sàng hiến dâng bản thân, quên mình đi cho tha nhân. Sống Phúc Âm giữa gian trần.
Cộng đoàn hành hương trên tay cầm nến sáng hướng về đoàn rước Thánh Thể với tâm tình khát khao yêu mến Chúa, về bên Chúa như nai rừng mong tìm suối mát, như lữ khách tìm về quê dấu yêu, như chim rừng tìm về tổ ấm. Thánh Thể chính là đỉnh cao, là sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa hiến cho nhân loại được hạnh phúc.
Thánh Thể được đặt trên Lễ đài cao, MC mời gọi mọi người phủ phục, cúi đầu thờ lạy, cám tạ tình Chúa vô biên, dâng niềm mến tin lên Chúa nhân hiền. Ai cũng mong ước được yêu mến Chúa mãi mãi không vơi, yêu mến Chúa mãi mãi đến muôn đời.
Cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, im lặng suy niệm. Sau đó, cùng nhau cất lời hát cầu xin cho Đức Thánh Cha được muôn vàn ơn phúc cần thiết. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đọc lời nguyện kết thúc giờ chầu.
Mọi người phấn khởi ra về cùng với ca khúc “Ra khơi với Mẹ La Vang”. Đây có lẽ là quyết tâm của mỗi người đã được ấp ủ từ rất lâu, hay cũng mới được nhóm lên trong những giờ phút quý báu bên Mẹ. Xin Mẹ đón nhận thiện chí của mỗi người và ban ơn cần thiết để mỗi người sẽ là những chứng nhân sáng ngời cho Chúa trong môi trường xã hội hôm nay.
Xem hình ảnh Diễn Nguyện Bên Mẹ La Vang
Tiếp tục chương trình, với Mẹ La Vang, cộng đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình.
Hình ảnh một đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng của sách Is 9,1 đang diễn ra trên Lễ đài. Chính trong tình cảnh ấy, bài ca “Hãy vùng đứng, hãy bừng sáng” vang lên tràn đầy hy vọng. Đúng như Is 60,1 “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi”.
Niềm mong đợi lời hứa được thoả đáp “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu độ chúng ta” (Is 9,5), hoà theo tiếng ca, điệu múa của các Thiên Thần, lời mời gọi giục giã: “Hãy đến thờ lạy vì Thiên Chúa đã yêu thương và đến ở giữa loài người”.
Vâng, chính niềm tin kính Chúa, yêu mến Mẹ, đoàn cồng chiêng của anh em dân tộc đã đáp tiếng về đây, cất lên lời ca “Alleluia”.
MC cũng mời cộng đoàn cùng thắp nến lên và hát vang “Lời kinh hoà bình” của Thánh Phanxicô. Muôn ánh nến sáng lung linh, muôn tâm tình sốt mến, con cái Mẹ ước mong trở thành khí cụ của Chúa để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang niềm vui đến chốn u sầu… sẵn sàng hiến dâng bản thân, quên mình đi cho tha nhân. Sống Phúc Âm giữa gian trần.
Cộng đoàn hành hương trên tay cầm nến sáng hướng về đoàn rước Thánh Thể với tâm tình khát khao yêu mến Chúa, về bên Chúa như nai rừng mong tìm suối mát, như lữ khách tìm về quê dấu yêu, như chim rừng tìm về tổ ấm. Thánh Thể chính là đỉnh cao, là sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa hiến cho nhân loại được hạnh phúc.
Thánh Thể được đặt trên Lễ đài cao, MC mời gọi mọi người phủ phục, cúi đầu thờ lạy, cám tạ tình Chúa vô biên, dâng niềm mến tin lên Chúa nhân hiền. Ai cũng mong ước được yêu mến Chúa mãi mãi không vơi, yêu mến Chúa mãi mãi đến muôn đời.
Cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, im lặng suy niệm. Sau đó, cùng nhau cất lời hát cầu xin cho Đức Thánh Cha được muôn vàn ơn phúc cần thiết. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đọc lời nguyện kết thúc giờ chầu.
Mọi người phấn khởi ra về cùng với ca khúc “Ra khơi với Mẹ La Vang”. Đây có lẽ là quyết tâm của mỗi người đã được ấp ủ từ rất lâu, hay cũng mới được nhóm lên trong những giờ phút quý báu bên Mẹ. Xin Mẹ đón nhận thiện chí của mỗi người và ban ơn cần thiết để mỗi người sẽ là những chứng nhân sáng ngời cho Chúa trong môi trường xã hội hôm nay.
Cảm nhận về đêm diễn nguyện tại Đại Hội La Vang
Nguyễn Bình Phương Tứ
13:25 05/01/2011
Cảm nhận về đêm diễn nguyện tại Đại Hội La Vang
“Cùng Mẹ đi loan báo Tin Mừng” là chủ đề của đêm diễn nguyện tối ngày 05 tháng Một tại linh địa La Vang. Đêm diễn nguyện đã giúp cộng đoàn giáo dân Việt sốt sắng cùng với Mẹ La Vang, cộng đoàn đã cùng nhau sống lại các mầu nhiệm cứu độ của việc Thiên Chúa tỏ mình cứu độ muôn dân.
Xem hình đêm diễn nguyện
Mở đầu đêm diễn nguyện là hoạt cảnh lịch sử tái hiện lại việc bách hại tàn bạo của thời các vua nhà Nguyễn. Cuộc bách hại tàn bạo đến đỗi nhiều giáo dân đã chọn vào rừng sâu để trú thân, giữ trọn đức tin của mình. Tiết mục được cộng đoàn Saint Paul Chartres thể hiện rất sống động với sáng tạo trong việc xử lý cảnh trí sân khấu. Màn trình diễn đã đưa toàn trở về với thời bách đạo xa xưa.
Vì thương đoàn con, Mẹ đã hiện ra cùng đoàn con thân yêu giữa núi rừng La Vang. Mẹ đã thương và chỉ dạy cho đoàn con cách chống chọi với thú dữ, bệnh tật giữa rừng thiêng nước độc cùng với lời hứa: “Các con hãy tin tưởng, hãy vui lòng chịu đau khổ. Mẹ đã nhận lời các con kêu xin, và từ đây về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhận ban ơn theo ý nguyện”. Và rồi, với sự thương yêu của Mẹ Maria, đoàn giáo dân đã kiên trung vững tin vào sự quan phòng và yêu thương của Chúa và Mẹ Maria. Đoàn con của Mẹ đã “Đứng lên, bừng sáng lên” toàn thể giáo dân đã hoà chung lời hát cùng đoàn hợp xướng Trùng Dương nhạc phẩm “Hãy vùng đứng”.
Tiếp theo chương trình là nhạc cảnh tái hiện việc Ngôi Lời giáng thế cứu chuộc muôn dân. Lễ đài của đêm diễn nguyện rực sáng với ánh sáng cứu độ, những dải lụa xanh được rũ xuống từ trên cao như ánh sáng của ngôi sao Phương Đông ngày nào. Nhờ sự sáng tạo của các linh mục đạo diễn những ánh sáng ấy đã thành những chiếc nôi ru Hài Nhi Giêsu trong đêm đông lạnh lẽo. Rất đông các thiên thần đã đến và lời ca ru giấc ngủ Giêsu.
Sau đó là sự viếng thăm của 3 đạo sĩ Phương Đông, họ cưỡi trên 3 con lạc đà, một sự sáng tạo tuyệt vời của Ban Diễn Nguyện. Bắt nguồn từ sự viếng thăm này, muôn dân, muôn nước đã tuôn về chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, họ được đại diện bởi các em thiếu nhi, đoàn cồng chiên Tây Nguyên là các thành phần trong Giáo Hội. Thế rồi, biển nến của La Vang đêm nay bừng sáng lung linh trong tiếng hát lời ca câu kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô cầu cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam sống trong thanh bình.
Đỉnh điểm của đêm diễn nguyện là phần cung nghinh thánh thể do Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Giữa bầu trời đêm bao la của linh địa La Vang, mọi người được chiêm niệm và suy tư Thánh Thể, quả thật là một cảm nghiệm thú vị. Đặc biệt hơn nữa, khi toàn bộ kỹ thuật viên và các diễn viên sân khấu quỳ rạp xuống để suy tôn Thánh Thể, linh thiêng hơn cả là hơn hàng trăm ngàn con người im phăng phắc không một tiếng động, dành tâm trí để suy tôn Thánh Thể. Chỉ có Thánh Thể mới làm cho mọi người “say mê” một cách linh thiêng như thế.
Nhờ sức mạnh Thánh Thể, đoàn con của Mẹ La Vang đã cùng Mẹ “Ra Khơi loan báo Tin Mừng”. Hàng trăm ngàn người cùng chung một lời ca, hòa trong tiếng cồng chiêng, tiếng tù và, tiếng chuông.
Buổi diễn nguyện và suy tôn Thánh Thể đã làm cho những ngày đại lễ thêm phần trang trọng thánh thiêng. Xin cám ơn Chúa và cám ơn Mẹ đã cho chúng con những giây phút được quây quần bên Mẹ, bên Thánh Thể của Chúa.
La Vang, 05 tháng 01 năm 2011
“Cùng Mẹ đi loan báo Tin Mừng” là chủ đề của đêm diễn nguyện tối ngày 05 tháng Một tại linh địa La Vang. Đêm diễn nguyện đã giúp cộng đoàn giáo dân Việt sốt sắng cùng với Mẹ La Vang, cộng đoàn đã cùng nhau sống lại các mầu nhiệm cứu độ của việc Thiên Chúa tỏ mình cứu độ muôn dân.
Xem hình đêm diễn nguyện
Mở đầu đêm diễn nguyện là hoạt cảnh lịch sử tái hiện lại việc bách hại tàn bạo của thời các vua nhà Nguyễn. Cuộc bách hại tàn bạo đến đỗi nhiều giáo dân đã chọn vào rừng sâu để trú thân, giữ trọn đức tin của mình. Tiết mục được cộng đoàn Saint Paul Chartres thể hiện rất sống động với sáng tạo trong việc xử lý cảnh trí sân khấu. Màn trình diễn đã đưa toàn trở về với thời bách đạo xa xưa.
Vì thương đoàn con, Mẹ đã hiện ra cùng đoàn con thân yêu giữa núi rừng La Vang. Mẹ đã thương và chỉ dạy cho đoàn con cách chống chọi với thú dữ, bệnh tật giữa rừng thiêng nước độc cùng với lời hứa: “Các con hãy tin tưởng, hãy vui lòng chịu đau khổ. Mẹ đã nhận lời các con kêu xin, và từ đây về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhận ban ơn theo ý nguyện”. Và rồi, với sự thương yêu của Mẹ Maria, đoàn giáo dân đã kiên trung vững tin vào sự quan phòng và yêu thương của Chúa và Mẹ Maria. Đoàn con của Mẹ đã “Đứng lên, bừng sáng lên” toàn thể giáo dân đã hoà chung lời hát cùng đoàn hợp xướng Trùng Dương nhạc phẩm “Hãy vùng đứng”.
Tiếp theo chương trình là nhạc cảnh tái hiện việc Ngôi Lời giáng thế cứu chuộc muôn dân. Lễ đài của đêm diễn nguyện rực sáng với ánh sáng cứu độ, những dải lụa xanh được rũ xuống từ trên cao như ánh sáng của ngôi sao Phương Đông ngày nào. Nhờ sự sáng tạo của các linh mục đạo diễn những ánh sáng ấy đã thành những chiếc nôi ru Hài Nhi Giêsu trong đêm đông lạnh lẽo. Rất đông các thiên thần đã đến và lời ca ru giấc ngủ Giêsu.
Sau đó là sự viếng thăm của 3 đạo sĩ Phương Đông, họ cưỡi trên 3 con lạc đà, một sự sáng tạo tuyệt vời của Ban Diễn Nguyện. Bắt nguồn từ sự viếng thăm này, muôn dân, muôn nước đã tuôn về chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, họ được đại diện bởi các em thiếu nhi, đoàn cồng chiên Tây Nguyên là các thành phần trong Giáo Hội. Thế rồi, biển nến của La Vang đêm nay bừng sáng lung linh trong tiếng hát lời ca câu kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô cầu cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam sống trong thanh bình.
Đỉnh điểm của đêm diễn nguyện là phần cung nghinh thánh thể do Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Giữa bầu trời đêm bao la của linh địa La Vang, mọi người được chiêm niệm và suy tư Thánh Thể, quả thật là một cảm nghiệm thú vị. Đặc biệt hơn nữa, khi toàn bộ kỹ thuật viên và các diễn viên sân khấu quỳ rạp xuống để suy tôn Thánh Thể, linh thiêng hơn cả là hơn hàng trăm ngàn con người im phăng phắc không một tiếng động, dành tâm trí để suy tôn Thánh Thể. Chỉ có Thánh Thể mới làm cho mọi người “say mê” một cách linh thiêng như thế.
Nhờ sức mạnh Thánh Thể, đoàn con của Mẹ La Vang đã cùng Mẹ “Ra Khơi loan báo Tin Mừng”. Hàng trăm ngàn người cùng chung một lời ca, hòa trong tiếng cồng chiêng, tiếng tù và, tiếng chuông.
Buổi diễn nguyện và suy tôn Thánh Thể đã làm cho những ngày đại lễ thêm phần trang trọng thánh thiêng. Xin cám ơn Chúa và cám ơn Mẹ đã cho chúng con những giây phút được quây quần bên Mẹ, bên Thánh Thể của Chúa.
La Vang, 05 tháng 01 năm 2011
Những hoạt động tại Đại Hội La Vang ngày 05/01/2011
Nguyễn Hoàng Thương
19:02 05/01/2011
Những hoạt động tại Đại Hội La Vang ngày 05/01/2011
La Vang - 05 giờ sáng ngày 05/01/2011 tiếng loa của Văn phòng Trung Tâm giục giã cùng tiếng nhạc, tiếng đàn kêu gọi cộng đoàn chuẩn bị tham dự Thánh Lễ sáng, bên cạnh đó là tiếng trống, tiếng kèn, tiếng chiêng vang dội đánh thức cộng đoàn hành hương đến tham dự Thánh Lễ Kính Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang chủ tế.
Sáng sớm mưa lại nặng hạt, Thánh Lễ 06 giờ lẽ ra sẽ diễn ra ở Linh Đài Đức Mẹ nhưng buộc phải chuyển sang Nhà Nguyện. Mặc dù đang trong cơn mưa gió, cộng đoàn hành hương vẫn khoác áo mưa đứng đợi từ sáng sớm trước Linh Đài để tham dự Thánh Lễ, giờ phải chuyển sang Nhà Nguyện họ vẫn sốt sắng đứng bên ngoài vì nhà nguyện đã quá chật hẹp cho quý Đức Cha và đông đảo linh mục đồng tế trong tinh thần hiệp thông. Tạ ơn Chúa vì những thử thách của Ngài, đoàn con càng hiểu hơn về mầu nhiệm của Thiên Chúa Tình Yêu nơi linh địa La Vang.
Từng đoàn, từng đoàn hành hương từ khắp mọi miền đất nước vẫn tiếp tục tiến về Mẹ La Vang trong không khí tưng bừng của Đại Lễ, gương mặt ai cũng ngời sáng, như gương mặt của những người con đã đi xa nay cùng rủ nhau về thăm nhà Mẹ. Mọi người không ai bảo ai tự động tìm cho mình một chỗ trống và dựng thêm lều mới, tham gia vào Đại Lể trong thời tiết gió mưa. Mặc dù khí trời lạnh lẽo, mưa gió, giá rét, cái rét căm căm nhưng các anh chị em vẫn chào nhau bằng nụ cười thân thiện, ấm áp như người một nhà. Theo Ban Tổ Chức, sáng ngày 05/01 có khoảng 200 ngàn khách hành hương hiện diện nhưng đến chiều số lượng con cái về với Mẹ La Vang đã lên đến 400 ngàn người.
Trong cơn mưa nặng hạt vào lúc 9 giờ sáng, tại Hoa Viên Lòng Thương Xót phía trước gần cổng chính vào linh địa đã diễn ra Thánh Lễ khánh thành và làm phép tượng đài Lòng Thương Xót Chúa do Đức Cha Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng chủ sự với bàn thờ được che tạm bằng tấm bạt nhỏ. Đây là tượng đài do Cộng Đoàn Lòng Thương Xót Chúa Tổng Giáo Phận Sài Gòn thực hiện. Theo Cộng Đoàn, nhờ ơn Chúa, mà tượng đài được đặt tại linh địa La Vang để cổ võ cho Lòng Thương Xót Chúa. Tượng đài này chỉ mới thực hiện trong thời gian 3 tháng và đến nay được làm phép tượng ngay trong dịp đại lễ Bế Mạc Năm Thánh. Buổi lễ đã diễn ra rất trang trọng và sốt sắng trong cơn mưa với sự tham dự các thành viên cộng đoàn và khách hành hương. Đến hành hương tại thánh địa, cộng đoàn đã mang đến cho khách hành hương rất nhiều, rất nhiều những bức ảnh và kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Cơn mưa rồi cũng ngớt dần, bầu trời trong dần và Thánh Lễ đầu tiên tại linh đài trong những ngày đại lễ đã diễn ra để kính Đức Mẹ đi viếng bà Êlisabét do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản của Giáo phận Ban Mê Thuộc chủ sự.
Đồng thời trong lúc Thánh Lễ đồng tế diễn ra, phái đoàn Toà Thánh do Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha đã đến với La Vang để chuẩn bị chủ sự những biến cố quan trọng tại đây.
Từ 14 giờ cộng đoàn hành hương đã chờ sẵn tại Linh Đài để chờ Lễ làm phép tượng Mẹ La Vang mới. Đúng 15 giờ 30, Đức Hồng Y Ivan Dias đã chủ sự nghi thức làm phép tượng với sự hiện diện của phái đoàn chính phủ do ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng dẫn đầu. Khi cộng đoàn dần di chuyển về lễ đài để lảm lễ thượng cờ và đón tiếp, Đức Hồng Y Đặc Sứ Toà Thánh đã nán lại rất lâu bên Mẹ La Vang để cầu nguyện.
Tại Lễ Đài chính trong linh địa La Vang đã diễn ra Nghi lễ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đón tiếp chào mừng Phái Đoàn Tòa Thánh và thượng khách. Sau phần giới thiệu và thượng kỳ 26 giáo phận, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu các phái đoàn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đọc diễn văn chào mừng, Đức Hồng Y Đặc Sứ đáp từ và ông Phó Thủ Tướng chúc mừng. Trong bài đáp từ trước cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam hiện diện tại La Vang, Đức Hổng Y Đặc Sứ đã nhắn gởi bằng tiếng Việt rằng Đức Thánh Cha luôn nhớ đến Việt Nam, Đức Thánh Cha luôn yêu mến Việt Nam và Đức Hồng Y cũng bày lòng lòng yêu mến Việt Nam của mình. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, Đức Hồng Y đã ví rằng Giáo Hội và Nhà Nước như là cha và mẹ, nếu cha mẹ hòa thuận thì con cái mới phát triển tốt đẹp.
19 giờ đêm, buổi Diễn nguyện và Suy tôn Thánh Thể với chủ đề “Cùng Mẹ đi loan báo Tin Mừng” diễn ra trong bầu khí linh thiêng trong đó có phần thắp nến trong lời Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho Hội Thánh Việt Nam. Đỉnh điểm của đêm nguyện chính là rước kiệu Thánh Thể và suy tôn Thánh Thể dưới sự chủ trì của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn để cộng đoàn hành hương lắng đọng tâm hồn chiêm ngắm bí tích nhiệm mầu để rồi mời gọi Dân Chúa ra đi loan báo Tin Mừng.
Đêm diễn nguyện kết thúc, Đức Hồng Y Ivan Dias và phái đoàn Tòa Thánh đã vui vẻ nán lại một lúc lâu để chụp hình lưu niệm cùng các diễn viên. Đêm diễn nguyện kết thúc nhưng bằng sự nhiệt tình của đoàn cồng chiêng Tây Nguyên, sân khấu lễ đài dường như có thêm tiết mục Lễ Hội Tây Nguyên. Ngoài một số bạn trẻ hào hứng tham gia nhảy múa cùng anh em người dân tộc, còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh của Giáo phận Kontum. Ngài cũng nhảy múa nhịp nhàng đúng điệu và sau đó còn đánh trống đệm cho đến khi sân khấu tắt đèn báo hiệu đêm diễn đã kết thúc thật sự.
Sau đêm diễn nguyện, Ban Tổ Chức thông báo Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự đồng tế dâng thêm Thánh Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa vào lúc 10 giờ 30 đêm tại Linh Đài, cộng đoàn hành hương đã sốt sắng đứng chật ních quảng trường trước Linh Đài tham dự Thánh Lễ một cách sốt sắng và trang nghiêm.
Đến 24 giờ đêm, sau khi Thánh Lễ kết thúc đã lâu nhưng dưới chân Linh Đài rất đông đảo con cái Mẹ vẫn quy tụ để dâng lời kinh tiếng hát lên Mẹ và thay phiên nhau canh thức đến tận sáng. Ôi. Lòng sùng kính Mẹ của con dân Việt Nam.
La Vang, sáng sớm 06 tháng 01 năm 2011,
Nguyễn Hoàng Thương
Sáng sớm mưa lại nặng hạt, Thánh Lễ 06 giờ lẽ ra sẽ diễn ra ở Linh Đài Đức Mẹ nhưng buộc phải chuyển sang Nhà Nguyện. Mặc dù đang trong cơn mưa gió, cộng đoàn hành hương vẫn khoác áo mưa đứng đợi từ sáng sớm trước Linh Đài để tham dự Thánh Lễ, giờ phải chuyển sang Nhà Nguyện họ vẫn sốt sắng đứng bên ngoài vì nhà nguyện đã quá chật hẹp cho quý Đức Cha và đông đảo linh mục đồng tế trong tinh thần hiệp thông. Tạ ơn Chúa vì những thử thách của Ngài, đoàn con càng hiểu hơn về mầu nhiệm của Thiên Chúa Tình Yêu nơi linh địa La Vang.
Từng đoàn, từng đoàn hành hương từ khắp mọi miền đất nước vẫn tiếp tục tiến về Mẹ La Vang trong không khí tưng bừng của Đại Lễ, gương mặt ai cũng ngời sáng, như gương mặt của những người con đã đi xa nay cùng rủ nhau về thăm nhà Mẹ. Mọi người không ai bảo ai tự động tìm cho mình một chỗ trống và dựng thêm lều mới, tham gia vào Đại Lể trong thời tiết gió mưa. Mặc dù khí trời lạnh lẽo, mưa gió, giá rét, cái rét căm căm nhưng các anh chị em vẫn chào nhau bằng nụ cười thân thiện, ấm áp như người một nhà. Theo Ban Tổ Chức, sáng ngày 05/01 có khoảng 200 ngàn khách hành hương hiện diện nhưng đến chiều số lượng con cái về với Mẹ La Vang đã lên đến 400 ngàn người.
Trong cơn mưa nặng hạt vào lúc 9 giờ sáng, tại Hoa Viên Lòng Thương Xót phía trước gần cổng chính vào linh địa đã diễn ra Thánh Lễ khánh thành và làm phép tượng đài Lòng Thương Xót Chúa do Đức Cha Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng chủ sự với bàn thờ được che tạm bằng tấm bạt nhỏ. Đây là tượng đài do Cộng Đoàn Lòng Thương Xót Chúa Tổng Giáo Phận Sài Gòn thực hiện. Theo Cộng Đoàn, nhờ ơn Chúa, mà tượng đài được đặt tại linh địa La Vang để cổ võ cho Lòng Thương Xót Chúa. Tượng đài này chỉ mới thực hiện trong thời gian 3 tháng và đến nay được làm phép tượng ngay trong dịp đại lễ Bế Mạc Năm Thánh. Buổi lễ đã diễn ra rất trang trọng và sốt sắng trong cơn mưa với sự tham dự các thành viên cộng đoàn và khách hành hương. Đến hành hương tại thánh địa, cộng đoàn đã mang đến cho khách hành hương rất nhiều, rất nhiều những bức ảnh và kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Cơn mưa rồi cũng ngớt dần, bầu trời trong dần và Thánh Lễ đầu tiên tại linh đài trong những ngày đại lễ đã diễn ra để kính Đức Mẹ đi viếng bà Êlisabét do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản của Giáo phận Ban Mê Thuộc chủ sự.
Đồng thời trong lúc Thánh Lễ đồng tế diễn ra, phái đoàn Toà Thánh do Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha đã đến với La Vang để chuẩn bị chủ sự những biến cố quan trọng tại đây.
Từ 14 giờ cộng đoàn hành hương đã chờ sẵn tại Linh Đài để chờ Lễ làm phép tượng Mẹ La Vang mới. Đúng 15 giờ 30, Đức Hồng Y Ivan Dias đã chủ sự nghi thức làm phép tượng với sự hiện diện của phái đoàn chính phủ do ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng dẫn đầu. Khi cộng đoàn dần di chuyển về lễ đài để lảm lễ thượng cờ và đón tiếp, Đức Hồng Y Đặc Sứ Toà Thánh đã nán lại rất lâu bên Mẹ La Vang để cầu nguyện.
Tại Lễ Đài chính trong linh địa La Vang đã diễn ra Nghi lễ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đón tiếp chào mừng Phái Đoàn Tòa Thánh và thượng khách. Sau phần giới thiệu và thượng kỳ 26 giáo phận, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu các phái đoàn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đọc diễn văn chào mừng, Đức Hồng Y Đặc Sứ đáp từ và ông Phó Thủ Tướng chúc mừng. Trong bài đáp từ trước cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam hiện diện tại La Vang, Đức Hổng Y Đặc Sứ đã nhắn gởi bằng tiếng Việt rằng Đức Thánh Cha luôn nhớ đến Việt Nam, Đức Thánh Cha luôn yêu mến Việt Nam và Đức Hồng Y cũng bày lòng lòng yêu mến Việt Nam của mình. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, Đức Hồng Y đã ví rằng Giáo Hội và Nhà Nước như là cha và mẹ, nếu cha mẹ hòa thuận thì con cái mới phát triển tốt đẹp.
19 giờ đêm, buổi Diễn nguyện và Suy tôn Thánh Thể với chủ đề “Cùng Mẹ đi loan báo Tin Mừng” diễn ra trong bầu khí linh thiêng trong đó có phần thắp nến trong lời Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho Hội Thánh Việt Nam. Đỉnh điểm của đêm nguyện chính là rước kiệu Thánh Thể và suy tôn Thánh Thể dưới sự chủ trì của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn để cộng đoàn hành hương lắng đọng tâm hồn chiêm ngắm bí tích nhiệm mầu để rồi mời gọi Dân Chúa ra đi loan báo Tin Mừng.
Đêm diễn nguyện kết thúc, Đức Hồng Y Ivan Dias và phái đoàn Tòa Thánh đã vui vẻ nán lại một lúc lâu để chụp hình lưu niệm cùng các diễn viên. Đêm diễn nguyện kết thúc nhưng bằng sự nhiệt tình của đoàn cồng chiêng Tây Nguyên, sân khấu lễ đài dường như có thêm tiết mục Lễ Hội Tây Nguyên. Ngoài một số bạn trẻ hào hứng tham gia nhảy múa cùng anh em người dân tộc, còn có sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh của Giáo phận Kontum. Ngài cũng nhảy múa nhịp nhàng đúng điệu và sau đó còn đánh trống đệm cho đến khi sân khấu tắt đèn báo hiệu đêm diễn đã kết thúc thật sự.
Sau đêm diễn nguyện, Ban Tổ Chức thông báo Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ sự đồng tế dâng thêm Thánh Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa vào lúc 10 giờ 30 đêm tại Linh Đài, cộng đoàn hành hương đã sốt sắng đứng chật ních quảng trường trước Linh Đài tham dự Thánh Lễ một cách sốt sắng và trang nghiêm.
Đến 24 giờ đêm, sau khi Thánh Lễ kết thúc đã lâu nhưng dưới chân Linh Đài rất đông đảo con cái Mẹ vẫn quy tụ để dâng lời kinh tiếng hát lên Mẹ và thay phiên nhau canh thức đến tận sáng. Ôi. Lòng sùng kính Mẹ của con dân Việt Nam.
La Vang, sáng sớm 06 tháng 01 năm 2011,
Nguyễn Hoàng Thương
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Những tấm gương phục vụ ở đất Mẹ !
Ban Thông Tin Lễ Bế Mạc Năm Thánh
23:12 05/01/2011
Khi màn đêm tối bao trùm khắp vùng Linh Địa Mẹ La Vang, khi buổi diễn nguyện kết thúc, mọi người đang vui vẻ chụp hình lưu niệm với các diễn viên, một hình ảnh tuyệt vời đập vào mắt tôi.
Đó không phải là một diễn viên xinh đẹp, cũng không phải là một khách hành hương kiêu sa, quý phái, lại càng không phải là một bậc vị vọng, quyền uy. Vâng, đúng như vậy, đó là hình ảnh của những bạn thanh thiếu niên đang cúi mình nhặt những cọng rác, những bao nilon vất bừa bãi khắp vùng Linh Địa Mẹ. Đó là hình ảnh của những bạn thanh thiếu niên đứng trực tại các dãy nhà vệ sinh để dọn dẹp sạch sẽ cho khách hành hương được thoải mái sử dụng…
Tôi chợt suy nghĩ: nếu người ta ý thức, lưu tâm đến tha nhân, thì họ sẽ không vất rác bừa bãi, vì đã có sẵn các thùng rác lớn nhỏ nằm rải rác khắp mọi nơi. Ngay xung quanh hồ Tịnh Tâm đẹp đẽ với làn nước trong xanh, vậy mà cũng nổi lên những bao xi nack. Buồn thật! Có rất nhiều người, trong cuộc sống, đối với họ, khi phải làm những công việc âm thần, khiêm hạ, thì họ cho đó là mất nhân phẩm, là cớ làm cho người ta khinh chê mình, là xấu hổ và mắc cỡ lắm. Thế nhưng, ở nơi đây, tôi nhìn những bạn thanh thiếu niên âm thầm, vui vẻ làm công việc nhặt rác, đánh nhà vệ sinh, thật vĩ đại và tuyệt vời.
Với tấm lòng khâm phục thật sự, tôi muốn hát lên bài ngợi ca tinh thần phục vụ của các bạn. Xin Mẹ La Vang ban tràn muôn ơn lành cần thiết cho các bạn thật tương xứng với tấm lòng quảng đại dấn thân của các bạn.
Tôi trở về phòng, lên giường nằm nghỉ, nhưng không thể chợp mắt, vì những hình ảnh khác cũng ào về trong tâm trí tôi. Đó là hình ảnh đẹp của các bạn trong Ban Trật tự, đang đứng dưới trời mưa lạnh lẽo, để làm hàng rào, tạo lối đi cho các phái đoàn. Tôi biết tuổi trẻ thường mang trong mình dòng máu nóng, hăng say phục vụ, bất chấp khó khăn, gian khổ. Song tôi vẫn rất phục các bạn khi khí trời lạnh buốt thấu xương, khi những hạt mưa cứ tuôn từng làn, từng làn nhẹ nhàng nhưng liên tục, thấm vào thân mình các bạn, vì các bạn chỉ mang những chiếc áo mưa tiện lợi mỏng manh, trong suốt.
Xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Mẹ La Vang, ban cho các bạn lòng kiên định, vững vàng mạnh mẽ, đầy tự tin và xây dựng tương lai tươi sáng trong lòng yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân.
Tin Đáng Chú Ý
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phản đối công an VN hành hung viên chức Tòa đại sứ Mỹ
RFA
19:34 05/01/2011
RFA 05.01.2011 - Trong một văn bản phổ biến tại thủ đô Washington chiều thứ Tư 5-1, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng phản đối việc công an Việt Nam hành hung viên chức Tòa đại sứ Mỹ, khi người này đến Huế thăm Linh Mục Nguyễn Văn Lý.
Ông Christian Marchant trong một lần đến thăm dự án Cocoa do Hoa Kỳ tài trợ ở Tây Nguyên Việt Nam hồi đầu tháng 6-2010.
Như tin chúng tôi đã loan tải vào chiều hôm qua linh mục Nguyễn Văn Lý mô tả lại việc ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế.
Theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ Phú Bài, thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm LM Lý. Trước khi ông Christian Marchant dến thì đã có sẵn công an tai dây, họ ngăn cản không cho ông Christian Marchant vào.
Cũng theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant bị xô đẩy, bị công an đánh trong khi có sự chứng kiến của hàng trăm người dân tại đây.
Tại Washington DC vào lúc 1 giờ trưa tức 1 giờ khuya Việt nam, Bộ Ngoại Gao Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra tuyên bố với nội dung sau đây:
“Chúng tôi nhận thức và quan ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra và đã chính thức phản đối mạnh mẽ với chính quyền Việt Nam tại Hà Nội và đồng thời chúng tôi dự định sẽ đưa vụ việc lên Đại sứ Lê Công Phụng tại Washington vào ngày hôm nay. Các nhà ngoại giao được hưởng luật pháp quốc tế trong việc được bảo vệ đặc biệt để chống lại sự tấn công. Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm phải có các bước thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công về người, tự do và nhân phẩm của các nhà ngoại giao”.
Như tin chúng tôi đã loan tải vào chiều hôm qua linh mục Nguyễn Văn Lý mô tả lại việc ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế.
Theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ Phú Bài, thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm LM Lý. Trước khi ông Christian Marchant dến thì đã có sẵn công an tai dây, họ ngăn cản không cho ông Christian Marchant vào.
Cũng theo LM Lý kể lại thì ông Christian Marchant bị xô đẩy, bị công an đánh trong khi có sự chứng kiến của hàng trăm người dân tại đây.
Tại Washington DC vào lúc 1 giờ trưa tức 1 giờ khuya Việt nam, Bộ Ngoại Gao Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra tuyên bố với nội dung sau đây:
“Chúng tôi nhận thức và quan ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra và đã chính thức phản đối mạnh mẽ với chính quyền Việt Nam tại Hà Nội và đồng thời chúng tôi dự định sẽ đưa vụ việc lên Đại sứ Lê Công Phụng tại Washington vào ngày hôm nay. Các nhà ngoại giao được hưởng luật pháp quốc tế trong việc được bảo vệ đặc biệt để chống lại sự tấn công. Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm phải có các bước thích hợp để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công về người, tự do và nhân phẩm của các nhà ngoại giao”.
Văn Hóa
Xuân mới
Antôn Nguyễn thanh Trúc
23:46 05/01/2011
Đông nhường lối cho mùa hy vọng đến
Lạnh rét run thành ấm áp tin yêu
Tan hết mây, ngàn tia nắng nuông chiều
Trời ửng đẹp bình minh hồng chiếu rạng
Mừng xuân mới hương khói trầm nghi ngút
Phút linh thiêng lòng dâng kính tổ tiên
Suy tôn Chúa ngự nơi tòa Thánh Điện
Cả cuộc đời quỳ dâng tiến trước ngai
Những mong mỏi chờ đêm này rạng sáng
Chó sủa vang đánh thức cõi dư âm
Người mê ngủ sẽ nâng mình thoát nạn
Ánh hừng đông phà muôn sắc ngâm trầm
Vòm trời mới, mây gió đùa thư thái
Thổi tung bay cờ phơi phới trên cao
Cành mai đẹp đỏ xanh vàng xôn xao
Muôn chim hót trong nắng vàng trải rộng
Tin báo hiệu ngày thanh bình mong ước
Gà gáy rân rạng trời sáng an vui
Hương xuân về đến tràn lan cùng khắp
Từ bắc nam đời thôi hết ngậm ngùi
Lòng người mở đón chào mùa xuân mới
Rước Chúa xuân tình ghi dấu ân sâu
Mai vàng nỡ ngàn tơ hồng chấp nối
Cõi xa xăm tình say mến cao vời
Lạnh rét run thành ấm áp tin yêu
Tan hết mây, ngàn tia nắng nuông chiều
Trời ửng đẹp bình minh hồng chiếu rạng
Mừng xuân mới hương khói trầm nghi ngút
Phút linh thiêng lòng dâng kính tổ tiên
Suy tôn Chúa ngự nơi tòa Thánh Điện
Cả cuộc đời quỳ dâng tiến trước ngai
Những mong mỏi chờ đêm này rạng sáng
Chó sủa vang đánh thức cõi dư âm
Người mê ngủ sẽ nâng mình thoát nạn
Ánh hừng đông phà muôn sắc ngâm trầm
Vòm trời mới, mây gió đùa thư thái
Thổi tung bay cờ phơi phới trên cao
Cành mai đẹp đỏ xanh vàng xôn xao
Muôn chim hót trong nắng vàng trải rộng
Tin báo hiệu ngày thanh bình mong ước
Gà gáy rân rạng trời sáng an vui
Hương xuân về đến tràn lan cùng khắp
Từ bắc nam đời thôi hết ngậm ngùi
Lòng người mở đón chào mùa xuân mới
Rước Chúa xuân tình ghi dấu ân sâu
Mai vàng nỡ ngàn tơ hồng chấp nối
Cõi xa xăm tình say mến cao vời