Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc gặp gỡ lịch sử
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:01 06/01/2010
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (Is 401-5.9-11, Tt 2,11-14;3,4-7; Lc 3,15-16.21-22)
Ở đời, khi người ta dựng vợ gã chồng cho con cái thường chọn nơi môn đăng hộ đối; khi chọn bạn mà chơi thì cũng chọn người hiền. Bình thường ai cũng chọn cái tốt cái hay. Không ai lại chọn cái xấu cái dở bao giờ.Thiên Chúa là Đấng Thánh. Nếu Người vào đời mà liên đới với những bậc Thánh Hiền, với những Người Công Chính thì chẳng ai phản đối. Nhưng không, Chúa Giêsu đã gắn bó thân phận mình với loài người tội lỗi.Trước khi bắt đầu công cuộc rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã làm một cử chỉ thật lạ lùng là Người tới bên bờ sông Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.
Đây là sự hạ mình sâu thẳm của Đấng Thánh và là một cuộc gặp gỡ lịch sử Cưụ ước - Tân ước. Biến cố không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người.
1. Khiêm hạ thẳm sâu
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênh mang thuyền qua lại thì dòng nước Giođan nơi Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn xiết chảy thì dòng Giođan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Giođan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Giođan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn.
Thế mà Đức Giêsu đã chọn dòng nước bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng nước nhỏ cùng với đoàn chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ đã chọn dìm mình vào dòng nước Giođan bé nhỏ.
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì Giođan bé nhỏ là dòng sông quen thuộc nhất đối với người Kitô hữu. Dòng sông ấy gắn liền với những sự kiện quan trọng của Thánh Kinh.
Như một thân thể của xứ Palestine, sông Giođan góp phần quan trọng trong lịch sử Israel ngay từ những ngày đầu Chúa chọn dân Do thái. Từ Giođan chuyển từ tiếng Do thái, hayyarden, có nghĩa “chảy xuôi dòng thời gian”. Bắt nguồn từ Syria, do ba phụ lưu hợp thành. Sông dài 300km, rất nhiều chỗ cạn, nhiều chỗ uốn khúc, chảy qua biển hồ Galilê và cuối cùng đổ vào Biển Chết. Lòng sông rất dốc, thượng lưu ở độ cao 45 mét, đến cửa sông là 390 mét với mặt nước biển, lưu vực 93 mét khối/s. Mặc dù là con sông rộng nhất của Palestin, sông Jordan khác với những con sông của nhiều nước ở chỗ: Khúc sông từ Biển Hồ Galilê đến Biển Chết có đến 27 ghềnh thác khó lưu thông, lắm chỗ nước chảy qua tạo thành những thung lũng như đầm lầy, nhiều nơi có thú dữ, cây cối hai bên dòng sông mọc tươi tốt, không có thành phố lớn nào được thành lập dọc theo dòng sông. Kinh Thánh nói nhiều đến dòng sông này, khởi đầu là việc liên hệ giữa Abraham và ông Lot ở sông Giođan (St 13,10). Giacob từ Kharan trở về đã vượt qua sông Giođan, các chi tộc vượt sông Giođan cách kỳ diệu dưới sự hướng dân của Giosuê (Gs 3,14-17). Con sông là ranh giới vì dân du mục vượt qua sông vào Cannaan để cướp bóc. Người Israel tìm nơi nương náu bên kia tản ngạn sông Jordan (Tl 6,33; 2Sm 17,22) và được xem như sự che chở: “Trong bụi rậm sông Jordan...” (Gr 12:5; 49:19; 50:44) qua Naaman nước Aran nghe lời ngôn sứ Êliđeo xuống sông tắm 7 lần nên được khỏi bệnh phong hủi (2V 5,1-19). Ngôn sứ Êdêkiel (chương 47) diễn tả sức sống sung túc của sông Giođan, nước sông chảy đến đâu thì trao ban sự sống đến đó.
Chính tại dòng sông Giođan bé nhỏ, Đức Giêsu đã đến khai mạc sứ vụ công khai bằng cách đón nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả.
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Đức Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối ? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” sao lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình để được chịu thanh tẩy ?
Trong đêm Giáng sinh chúng ta đã chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người, sinh ra nơi hang đá máng cỏ, làm một người nghèo hèn bé nhỏ, dường như chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. Hôm nay, Người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận cùng xã hội nhân loại khi đến xin Gioan làm phép rửa cho mình như một người dân tầm thường và tội lỗi. Và đã xuống bậc tận cùng khi Chúa hạ mình thẳm sâu chấp nhận chết trên thập giá vì yêu nhân loại.
Biết nói gì về Người bây giờ nếu không phải là cúi đầu cảm phục và tôn thờ sự khiêm hạ thẳm sâu đó của con Thiên Chúa làm người !
2. Cuộc gặp gỡ lịch sử
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô,vị ngôn sứ của thời kỳ mới.
Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Đức Giêsu từ tốn bước xuống dòng nước Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.Gioan hân hạnh xin Đức Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo.
Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này,Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mơ ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao.Từ nay Đức Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Giođan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng tin mừng của Chúa Giêsu.
Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và nước, giữa Tân ước và Cựu ước.Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận đước ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
3. Hãy nhớ mình đã đuợc Thanh Tẩy
Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô hữu qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội: này là con yêu dấu của Ta, Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con. Tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy ý thức tới ân huệ cao trọng mà Chúa Giêsu đã đem lại cho chúng ta nhờ Phép rửa của Người. Phép Rửa tội là cửa đưa chúng ta vào sự sống mới, vào Nước trời. Đó là bí tích đầu tiên của luật mới. Đó cũng là bí tích Chúa đã trao lại cho Giáo hội cùng với Tin mừng khi Người truyền cho các Tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” ( Mt 28,19). Vì thế, Thánh Tẩy là bí tích của đức tin, làm cho loài người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa và được ơn làm nghĩa tử, khởi đầu cuộc sống mới trong Đức Kiô. Do vậy, trong nghi thức tiếp nhận, Giáo hội luôn hỏi người dự tòng: “Con xin gì cùng Hội Thánh ?”. “Thưa, con xin đức tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con ? ”. “ Thưa, sự sống đời đời”. Và trước khi nhận bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng xác nhận công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin trước mặt cộng đoàn.
Người Kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa, đi vào đời sống hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần qua bí tích rửa tội. Ý thức ân huệ cao trọng này để mỗi người chúng ta xây dựng đền thờ tâm hồn mình xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị bằng một đời sống công chính, đạo đức, trong sạch.
Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày với ân huệ đã lãnh nhận.
Ở đời, khi người ta dựng vợ gã chồng cho con cái thường chọn nơi môn đăng hộ đối; khi chọn bạn mà chơi thì cũng chọn người hiền. Bình thường ai cũng chọn cái tốt cái hay. Không ai lại chọn cái xấu cái dở bao giờ.Thiên Chúa là Đấng Thánh. Nếu Người vào đời mà liên đới với những bậc Thánh Hiền, với những Người Công Chính thì chẳng ai phản đối. Nhưng không, Chúa Giêsu đã gắn bó thân phận mình với loài người tội lỗi.Trước khi bắt đầu công cuộc rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã làm một cử chỉ thật lạ lùng là Người tới bên bờ sông Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.
Đây là sự hạ mình sâu thẳm của Đấng Thánh và là một cuộc gặp gỡ lịch sử Cưụ ước - Tân ước. Biến cố không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người.
1. Khiêm hạ thẳm sâu
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênh mang thuyền qua lại thì dòng nước Giođan nơi Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn xiết chảy thì dòng Giođan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Giođan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Giođan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn.
Thế mà Đức Giêsu đã chọn dòng nước bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng nước nhỏ cùng với đoàn chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ đã chọn dìm mình vào dòng nước Giođan bé nhỏ.
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì Giođan bé nhỏ là dòng sông quen thuộc nhất đối với người Kitô hữu. Dòng sông ấy gắn liền với những sự kiện quan trọng của Thánh Kinh.
Như một thân thể của xứ Palestine, sông Giođan góp phần quan trọng trong lịch sử Israel ngay từ những ngày đầu Chúa chọn dân Do thái. Từ Giođan chuyển từ tiếng Do thái, hayyarden, có nghĩa “chảy xuôi dòng thời gian”. Bắt nguồn từ Syria, do ba phụ lưu hợp thành. Sông dài 300km, rất nhiều chỗ cạn, nhiều chỗ uốn khúc, chảy qua biển hồ Galilê và cuối cùng đổ vào Biển Chết. Lòng sông rất dốc, thượng lưu ở độ cao 45 mét, đến cửa sông là 390 mét với mặt nước biển, lưu vực 93 mét khối/s. Mặc dù là con sông rộng nhất của Palestin, sông Jordan khác với những con sông của nhiều nước ở chỗ: Khúc sông từ Biển Hồ Galilê đến Biển Chết có đến 27 ghềnh thác khó lưu thông, lắm chỗ nước chảy qua tạo thành những thung lũng như đầm lầy, nhiều nơi có thú dữ, cây cối hai bên dòng sông mọc tươi tốt, không có thành phố lớn nào được thành lập dọc theo dòng sông. Kinh Thánh nói nhiều đến dòng sông này, khởi đầu là việc liên hệ giữa Abraham và ông Lot ở sông Giođan (St 13,10). Giacob từ Kharan trở về đã vượt qua sông Giođan, các chi tộc vượt sông Giođan cách kỳ diệu dưới sự hướng dân của Giosuê (Gs 3,14-17). Con sông là ranh giới vì dân du mục vượt qua sông vào Cannaan để cướp bóc. Người Israel tìm nơi nương náu bên kia tản ngạn sông Jordan (Tl 6,33; 2Sm 17,22) và được xem như sự che chở: “Trong bụi rậm sông Jordan...” (Gr 12:5; 49:19; 50:44) qua Naaman nước Aran nghe lời ngôn sứ Êliđeo xuống sông tắm 7 lần nên được khỏi bệnh phong hủi (2V 5,1-19). Ngôn sứ Êdêkiel (chương 47) diễn tả sức sống sung túc của sông Giođan, nước sông chảy đến đâu thì trao ban sự sống đến đó.
Sông Giordan nơi Chúa chịu phép rửa |
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Đức Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối ? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” sao lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình để được chịu thanh tẩy ?
Trong đêm Giáng sinh chúng ta đã chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người, sinh ra nơi hang đá máng cỏ, làm một người nghèo hèn bé nhỏ, dường như chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. Hôm nay, Người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận cùng xã hội nhân loại khi đến xin Gioan làm phép rửa cho mình như một người dân tầm thường và tội lỗi. Và đã xuống bậc tận cùng khi Chúa hạ mình thẳm sâu chấp nhận chết trên thập giá vì yêu nhân loại.
Biết nói gì về Người bây giờ nếu không phải là cúi đầu cảm phục và tôn thờ sự khiêm hạ thẳm sâu đó của con Thiên Chúa làm người !
2. Cuộc gặp gỡ lịch sử
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô,vị ngôn sứ của thời kỳ mới.
Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Đức Giêsu từ tốn bước xuống dòng nước Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.Gioan hân hạnh xin Đức Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo.
Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này,Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mơ ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao.Từ nay Đức Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Giođan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng tin mừng của Chúa Giêsu.
Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và nước, giữa Tân ước và Cựu ước.Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận đước ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
3. Hãy nhớ mình đã đuợc Thanh Tẩy
Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô hữu qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội: này là con yêu dấu của Ta, Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con. Tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hãy ý thức tới ân huệ cao trọng mà Chúa Giêsu đã đem lại cho chúng ta nhờ Phép rửa của Người. Phép Rửa tội là cửa đưa chúng ta vào sự sống mới, vào Nước trời. Đó là bí tích đầu tiên của luật mới. Đó cũng là bí tích Chúa đã trao lại cho Giáo hội cùng với Tin mừng khi Người truyền cho các Tông đồ: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” ( Mt 28,19). Vì thế, Thánh Tẩy là bí tích của đức tin, làm cho loài người được tham dự vào bản tính Thiên Chúa và được ơn làm nghĩa tử, khởi đầu cuộc sống mới trong Đức Kiô. Do vậy, trong nghi thức tiếp nhận, Giáo hội luôn hỏi người dự tòng: “Con xin gì cùng Hội Thánh ?”. “Thưa, con xin đức tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con ? ”. “ Thưa, sự sống đời đời”. Và trước khi nhận bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng xác nhận công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin trước mặt cộng đoàn.
Người Kitô hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa, đi vào đời sống hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần qua bí tích rửa tội. Ý thức ân huệ cao trọng này để mỗi người chúng ta xây dựng đền thờ tâm hồn mình xứng đáng cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị bằng một đời sống công chính, đạo đức, trong sạch.
Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày với ân huệ đã lãnh nhận.
Cuộc sống hân hoan thánh thiện là tri ân Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
11:29 06/01/2010
Chúa Giê- su Chịu Phép Rửa – Năm C (Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 104; Titus 2:11-14, 3: 4-7; Luke 3: 15-16, 21-22)
Đọc đoạn trích từ Isaiah mà không nghe những âm hưởng của một Messiah-Handel (Handel, George Fideric, 1685 – 1759, nhà soạn nhạc người Anh, sinh ở Đức) thì quả là khó. Những vần thơ trác tuyệt này từ “đoản khúc vỗ về” của Isaiah buông xuống lời chào mừng thính giác. Sự khổ đau đã trải qua và kết thúc. Tất cả những cấm đoán đã chìm vào quá khứ. Ở đây không có “đổ máu và hăm dọa” từ Thiên Chúa, chỉ có những lời dịu dàng êm ái và hình ảnh của đám mục đồng tụ tập chăm sóc đàn cừu. Thiên Chúa không quên họ và không quay lưng lại với họ.
Nhưng có một thử thách. Có thể uy quyền và sự thưởng phạt gợi ý rằng một lần nữa người bênh vực quyền lợi của Israel chống lại kẻ thù của họ. Nhưng trong tương lai sẽ giành rất ít chiến thắng áp đảo và Israel bị đánh tơi bời khắp nơi bởi những sức mạnh siêu cường tham chiến chẳng hạn như Ba tư, Hy Lạp và cuối cùng là những người La Mã.
Sự vỗ về an ủi của Thiên Chúa là ý nghĩa hồi sinh một dân tộc chứ không phải một thực thể chính trị. Có lẽ dòng dài nhất trong đoạn trích là lời yêu cầu Israel (dưới cái tên Zion và Jerusalem) hành động như một người đưa tin mang đi tin tức tốt lành. Và chúng ta có thể sử dụng một số tin lành vì nó đôi khi có thể như nguồn cung cấp tóm lược. Nhưng những tin lành ấy ở đây là một điều gì đó đơn thuần và uyên thâm: nơi đây là Thiên Chúa của các bạn!
Trong một thế giới mà niềm tin nơi Thiên Chúa đối với nhiều người khó vươn cao, món quà vô giá mà chúng ta có thể cho đi là tuyên xưng Thiên Chúa trong một chừng mực nào đó khả tín, an ủi, hân hoan. Việc tuyên xưng Thiên Chúa trong thời đại của chính chúng ta phải vượt lên trên những gì là phương châm và xảo ngôn. Nó không được phép phân chia và chối bỏ hoặc thực hiện bạo lực bằng bất cứ cách nào, mà phải đưa ra hy vọng, khuyến khích và mục đích ý nghĩa. Đó là sứ mệnh của Chúa Giê-su và nó đã gây ra những cuộc bút chiến, tranh luận và những mối bất đồng cuối cùng dẫn đến cái chết của Người. Nhưng việc tuyên xưng đó hôm nay ít gây tranh cãi, bất đồng.
Cái thiện và lòng nhân từ bác ái tiềm ẩn kết quả mang danh vì Chúa Giê-su, sự biểu lộ tuyệt đối ân sủng của Thiên Chúa là ai. Cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người là để tất cả có thể lãnh nhận ơn cứu độ. Tốt hơn hết, sự cứu rỗi mà Người mang đến cho chúng ta là điều gì đó mà chúng ta thụ hưởng hoặc để mà chúng ta có quyền thế. Nếu nó là như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ trở nên kiêu căng, ích kỷ với thái độ của chúng ta có thể khinh thường những ai mà ngỡ rằng những người đó hèn mọn tâm hồn. Nhưng đó là món quà và phải được chấp nhận vì như thế bằng một sự thú nhận khiêm nhường của sự yếu đuối và lỗi lầm để sống theo như hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta được tạo dựng. Đây không phải là ngõ tắt lối rẽ bởi bất kỳ ý nghĩa nào vì Chúa giê-su dạy chúng ta một đường lối thích hợp để sống một cuộc sống thánh thiện. Một cuộc sống hoàn toàn thay đổi là một báo hiệu tốt lành mà chúng ta thực sự đón nhận món quà của Người vào tâm hồn mình và đáp lại hồng ân ấy. Một cuộc sống hân hoan và thánh thiện là cách tốt nhất mà chúng ta có thể gửi đến Thiên Chúa với lòng tri ân.
Sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rủa từ đôi tay của Gio-an Tẩy giả là cội nguồn của tình trạng hoang mang bối rối và mối quan tâm đối với những Ki-tô hữu đầu tiên. Phép rửa của Thánh Gio-an là một trong những ăn năn hối cải. Chúa Giê-su cần gì để trở nên vô tội, đã chịu phép rửa như vậy? Mỗi trong bốn tác giả viết Phúc âm, mỗi người đã kể câu chuyện này một cách khác nhau trong một nỗ lực để giải thích điều này. Thánh Lu-ca đã che giấu sự việc mà phép rửa đã chạm vào tay của Thánh Gio-an và thậm chí đã phát biểu rằng ông đã bị chặn lại.
Nhưng có một khía cạnh khác đối với phép rửa, chẳng hạn sự kết nạp và soi sáng. Chúa Giê-su đã chia sẻ những trải nghiệm loài người của chúng ta và đối với Người phép rửa là bước ngoặt trong cuộc đời của Người – không quay trở lại sau này. Điều này được thực hiện một cách rõ ràng bởi sự kiện mà Chúa Giê-su cầu nguyện sau khi chịu phép rửa. Một điểm duy nhất được hình thành bởi Thánh Lu-ca. Trong Tim Mừng của Thánh Lu-ca, Chúa Giê-su luôn tìm thấy trong lời cầu nguyện những điểm khắt khe trong cuộc sống của Người. Tiếng nói của Thiên Chúa đã làm bản chất và sứ mệnh của Chúa Giê-su hiển nhiên đối với Người. Từ điểm này hướng tới cái nhìn của Người tập trung vào Jerusalem, thành phố định mệnh của Người. Và Gio-an Tẩy giả đưa ra lời gợi ý nhẹ nhàng ý nhị về điều gì đó thật xa xôi, vì bởi phép rửa của Người, cuộc đời và cái chết của Chúa Giê-su sẽ mở ra quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Phép rửa của chính mỗi chúng ta góp phần vào sứ mệnh của Chúa Giê-su và một con đường xa hơn nữa để “được cứu rỗi”. Đó là lời kêu gọi trước tình mộn đệ, phục vụ và sự sống trong mối giao hòa với ý nguyên của Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The Chool of Theology)
Đọc đoạn trích từ Isaiah mà không nghe những âm hưởng của một Messiah-Handel (Handel, George Fideric, 1685 – 1759, nhà soạn nhạc người Anh, sinh ở Đức) thì quả là khó. Những vần thơ trác tuyệt này từ “đoản khúc vỗ về” của Isaiah buông xuống lời chào mừng thính giác. Sự khổ đau đã trải qua và kết thúc. Tất cả những cấm đoán đã chìm vào quá khứ. Ở đây không có “đổ máu và hăm dọa” từ Thiên Chúa, chỉ có những lời dịu dàng êm ái và hình ảnh của đám mục đồng tụ tập chăm sóc đàn cừu. Thiên Chúa không quên họ và không quay lưng lại với họ.
Nhưng có một thử thách. Có thể uy quyền và sự thưởng phạt gợi ý rằng một lần nữa người bênh vực quyền lợi của Israel chống lại kẻ thù của họ. Nhưng trong tương lai sẽ giành rất ít chiến thắng áp đảo và Israel bị đánh tơi bời khắp nơi bởi những sức mạnh siêu cường tham chiến chẳng hạn như Ba tư, Hy Lạp và cuối cùng là những người La Mã.
Sự vỗ về an ủi của Thiên Chúa là ý nghĩa hồi sinh một dân tộc chứ không phải một thực thể chính trị. Có lẽ dòng dài nhất trong đoạn trích là lời yêu cầu Israel (dưới cái tên Zion và Jerusalem) hành động như một người đưa tin mang đi tin tức tốt lành. Và chúng ta có thể sử dụng một số tin lành vì nó đôi khi có thể như nguồn cung cấp tóm lược. Nhưng những tin lành ấy ở đây là một điều gì đó đơn thuần và uyên thâm: nơi đây là Thiên Chúa của các bạn!
Trong một thế giới mà niềm tin nơi Thiên Chúa đối với nhiều người khó vươn cao, món quà vô giá mà chúng ta có thể cho đi là tuyên xưng Thiên Chúa trong một chừng mực nào đó khả tín, an ủi, hân hoan. Việc tuyên xưng Thiên Chúa trong thời đại của chính chúng ta phải vượt lên trên những gì là phương châm và xảo ngôn. Nó không được phép phân chia và chối bỏ hoặc thực hiện bạo lực bằng bất cứ cách nào, mà phải đưa ra hy vọng, khuyến khích và mục đích ý nghĩa. Đó là sứ mệnh của Chúa Giê-su và nó đã gây ra những cuộc bút chiến, tranh luận và những mối bất đồng cuối cùng dẫn đến cái chết của Người. Nhưng việc tuyên xưng đó hôm nay ít gây tranh cãi, bất đồng.
Cái thiện và lòng nhân từ bác ái tiềm ẩn kết quả mang danh vì Chúa Giê-su, sự biểu lộ tuyệt đối ân sủng của Thiên Chúa là ai. Cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người là để tất cả có thể lãnh nhận ơn cứu độ. Tốt hơn hết, sự cứu rỗi mà Người mang đến cho chúng ta là điều gì đó mà chúng ta thụ hưởng hoặc để mà chúng ta có quyền thế. Nếu nó là như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ trở nên kiêu căng, ích kỷ với thái độ của chúng ta có thể khinh thường những ai mà ngỡ rằng những người đó hèn mọn tâm hồn. Nhưng đó là món quà và phải được chấp nhận vì như thế bằng một sự thú nhận khiêm nhường của sự yếu đuối và lỗi lầm để sống theo như hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta được tạo dựng. Đây không phải là ngõ tắt lối rẽ bởi bất kỳ ý nghĩa nào vì Chúa giê-su dạy chúng ta một đường lối thích hợp để sống một cuộc sống thánh thiện. Một cuộc sống hoàn toàn thay đổi là một báo hiệu tốt lành mà chúng ta thực sự đón nhận món quà của Người vào tâm hồn mình và đáp lại hồng ân ấy. Một cuộc sống hân hoan và thánh thiện là cách tốt nhất mà chúng ta có thể gửi đến Thiên Chúa với lòng tri ân.
Sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rủa từ đôi tay của Gio-an Tẩy giả là cội nguồn của tình trạng hoang mang bối rối và mối quan tâm đối với những Ki-tô hữu đầu tiên. Phép rửa của Thánh Gio-an là một trong những ăn năn hối cải. Chúa Giê-su cần gì để trở nên vô tội, đã chịu phép rửa như vậy? Mỗi trong bốn tác giả viết Phúc âm, mỗi người đã kể câu chuyện này một cách khác nhau trong một nỗ lực để giải thích điều này. Thánh Lu-ca đã che giấu sự việc mà phép rửa đã chạm vào tay của Thánh Gio-an và thậm chí đã phát biểu rằng ông đã bị chặn lại.
Nhưng có một khía cạnh khác đối với phép rửa, chẳng hạn sự kết nạp và soi sáng. Chúa Giê-su đã chia sẻ những trải nghiệm loài người của chúng ta và đối với Người phép rửa là bước ngoặt trong cuộc đời của Người – không quay trở lại sau này. Điều này được thực hiện một cách rõ ràng bởi sự kiện mà Chúa Giê-su cầu nguyện sau khi chịu phép rửa. Một điểm duy nhất được hình thành bởi Thánh Lu-ca. Trong Tim Mừng của Thánh Lu-ca, Chúa Giê-su luôn tìm thấy trong lời cầu nguyện những điểm khắt khe trong cuộc sống của Người. Tiếng nói của Thiên Chúa đã làm bản chất và sứ mệnh của Chúa Giê-su hiển nhiên đối với Người. Từ điểm này hướng tới cái nhìn của Người tập trung vào Jerusalem, thành phố định mệnh của Người. Và Gio-an Tẩy giả đưa ra lời gợi ý nhẹ nhàng ý nhị về điều gì đó thật xa xôi, vì bởi phép rửa của Người, cuộc đời và cái chết của Chúa Giê-su sẽ mở ra quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Phép rửa của chính mỗi chúng ta góp phần vào sứ mệnh của Chúa Giê-su và một con đường xa hơn nữa để “được cứu rỗi”. Đó là lời kêu gọi trước tình mộn đệ, phục vụ và sự sống trong mối giao hòa với ý nguyên của Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis College – The Chool of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 06/01/2010
LÁNH NẠN
Nhà của kinh sư Na-lu-tin bị hỏa hoạn, ông ta trèo lên nhà lánh nạn, một mình đứng trên nóc nhà, dáng rất nguy kịch. Bạn của ông ta vội vàng chạy đến, căng một tấm thảm trên đường phố có mấy người nắm chặt, sau đó hét lớn với ông ta: “Mau nhảy xuống, kinh sư, mau nhảy xuống.”
Na-lu-tin trả lời:
- “Ô, không được, ta không nhảy, ta biết mấy người các ngươi, khi ta vừa nhảy là các ngươi sẽ buông tay ra và cười thầm trong bụng.”
- “Đừng cố chấp nữa, kinh sư, đây không phải là chuyện đùa, nhảy xuống mau.”
- “Không được”, Na-lu-tin tiếp lời: “Ta không tin tưởng các ngươi, đem tấm thảm trải ra trên đất thì ta nhảy xuống ngay.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Bạn bè trong cơn hoạn nạn mà không tin tưởng nhau, thì chứng tỏ trong cuộc sống họ thường hồ nghi tất cả những việc làm tốt xấu của bạn bè.
Người Ki-tô hữu có một “khuyết điểm” rất dễ thương, đó là luôn tin tưởng bạn bè, dù bạn bè chơi xấu, dù bạn bè hứa lèo, dù bạn bè tráo trở thì họ vẫn cứ tin, bởi vì họ luôn thực hành lời dạy của Chúa Giê-su: yêu thương. Chỉ có yêu thương mới đặt tin yêu vào bạn bè và tha nhân, chỉ có yêu thương mới không câu nệ tính xấu và khuyết điểm của bạn bè.
Đặt tấm thảm trên đất và sợ bạn bè buông thảm ra thì có khác nhau gì, có khi bỏ tấm thảm trên đất thì thảm hại hơn bạn bè buông tấm thảm, chỉ có một điều tệ hại nhất, đó chính là không tin tưởng vào sự chí tình của bạn bè.
Tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa là căn bản để chúng ta yêu thương tha nhân, bởi vì Thiên Chúa là nơi an toàn nhất để cho chúng ta lánh nạn.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Nhà của kinh sư Na-lu-tin bị hỏa hoạn, ông ta trèo lên nhà lánh nạn, một mình đứng trên nóc nhà, dáng rất nguy kịch. Bạn của ông ta vội vàng chạy đến, căng một tấm thảm trên đường phố có mấy người nắm chặt, sau đó hét lớn với ông ta: “Mau nhảy xuống, kinh sư, mau nhảy xuống.”
Na-lu-tin trả lời:
- “Ô, không được, ta không nhảy, ta biết mấy người các ngươi, khi ta vừa nhảy là các ngươi sẽ buông tay ra và cười thầm trong bụng.”
- “Đừng cố chấp nữa, kinh sư, đây không phải là chuyện đùa, nhảy xuống mau.”
- “Không được”, Na-lu-tin tiếp lời: “Ta không tin tưởng các ngươi, đem tấm thảm trải ra trên đất thì ta nhảy xuống ngay.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Bạn bè trong cơn hoạn nạn mà không tin tưởng nhau, thì chứng tỏ trong cuộc sống họ thường hồ nghi tất cả những việc làm tốt xấu của bạn bè.
Người Ki-tô hữu có một “khuyết điểm” rất dễ thương, đó là luôn tin tưởng bạn bè, dù bạn bè chơi xấu, dù bạn bè hứa lèo, dù bạn bè tráo trở thì họ vẫn cứ tin, bởi vì họ luôn thực hành lời dạy của Chúa Giê-su: yêu thương. Chỉ có yêu thương mới đặt tin yêu vào bạn bè và tha nhân, chỉ có yêu thương mới không câu nệ tính xấu và khuyết điểm của bạn bè.
Đặt tấm thảm trên đất và sợ bạn bè buông thảm ra thì có khác nhau gì, có khi bỏ tấm thảm trên đất thì thảm hại hơn bạn bè buông tấm thảm, chỉ có một điều tệ hại nhất, đó chính là không tin tưởng vào sự chí tình của bạn bè.
Tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa là căn bản để chúng ta yêu thương tha nhân, bởi vì Thiên Chúa là nơi an toàn nhất để cho chúng ta lánh nạn.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:11 06/01/2010
N2T |
21. Người muốn nổi giận, vừa nhìn thấy một con chiên hiền lành thì lập tức hết giận, bởi vì hiền lành thì sinh ra sám hối.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 06/01/2010
N2T |
337. Cuối cùng có một vài lúc, chính là bạn được đi thử nghiệm.
Một tờ giấy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 06/01/2010
MỘT TỜ GIẤY VÀ CUỘC ĐỜI
Một tờ giấy khai sinh- Cả đời bắt đầu.
Một tờ giấy tốt nghiệp- Phấn đấu cả đời.
Một tờ giấy kết hôn- Giày vò cả đời.
Một tờ giấy thăng quan- Đấu tranh cả đời.
Một tờ giấy bạc (tiền)- Nhọc nhằn cả đời.
Một tờ giấy vinh dự- Hư vinh cả đời.
Một tờ giấy khám bệnh- Đau khổ cả đời.
Một tờ điếu văn- Kết thúc cả đời.
Mấy tờ giấy nhạt ấy- Hiểu rõ cả đời.
Quên đi mấy tờ giấy ấy- Vui vẻ cả đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa
Một tờ giấy khai sinh- Cả đời bắt đầu.
Một tờ giấy tốt nghiệp- Phấn đấu cả đời.
Một tờ giấy kết hôn- Giày vò cả đời.
Một tờ giấy thăng quan- Đấu tranh cả đời.
Một tờ giấy bạc (tiền)- Nhọc nhằn cả đời.
Một tờ giấy vinh dự- Hư vinh cả đời.
Một tờ giấy khám bệnh- Đau khổ cả đời.
Một tờ điếu văn- Kết thúc cả đời.
Mấy tờ giấy nhạt ấy- Hiểu rõ cả đời.
Quên đi mấy tờ giấy ấy- Vui vẻ cả đời.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch từ tiếng Hoa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo hội tại Colombia lên án vụ giết hại thống đốc bang
Peter Nguyễn Minh Trung
10:07 06/01/2010
CUCUTA, COLOMBIA, 05-01-2010 (CNA) -- Hội Đồng Giám Mục Colombia lên án vụ bắt cóc và giết hại Thống đốc bang Caqueta, ông Luis Francisco Cuellar. Vị thống đốc này bị nhóm phiến quân nổi loạn FARC (Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia) bắt cóc khỏi nhà riêng hôm 21-12-2009 và bị tìm thấy đã chết hai ngày sau đó.
Được biết, một số nông dân đã phát hiện ra thi thể ông Cuellar tại khu vực gần một chiếc ôtô cũ cách nhà ông không xa. Bộ trưởng Quốc phòng Gabriel Silva đã xác nhận thi thể này chính là ông Cuellar. Vợ ông Cuellar cũng xác nhận với báo giới về cái chết của chồng.
Ngày 21-12-2009, khoảng 8 đến 10 tay súng được cho là cánh vũ trang Teofilo Forero thuộc FARC đã tấn công tư gia của ông Cuellar, đấu súng với các nhân viên an ninh làm một người thiệt mạng, sau đó bắt cóc ông Cuellar. Đây là vụ bắt cóc một chính trị gia tầm cỡ đầu tiên ở Colombia kể từ năm 2002.
Gia đình Cuellar cho biết ông đã từng bị bắt cóc tống tiền đến 4 lần kể từ năm 1987. Ngay sau khi nhận được tin báo về ông Cuellar bị bắt cóc, tổng thống Colombia Alvaro Uribe đã phát động chiến dịch lớn nhằm tìm kiếm và giải cứu vị thống đốc, đồng thời treo giải 500.000 Mỹ kim cho ai cung cấp thông tin giúp giải cứu ông Cuellar.
Trong một thông cáo ra cách đây vài ngày được ký bởi Đức cha Jaime Prieto Amaya (Giám mục Cucuta), các vị Giám mục Colombia đã kết án "hành động bạo lực này, xét vì tính cực kỳ nghiêm trọng và kéo theo ảnh hưởng tới các gia đình, cộng đồng và xã hội, nên trở thành tội ác chống loài người."
Sau khi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và bạn bè của vị thống đốc, các Giám mục nhắc lại rằng "mọi hành động chống lại sự sống, từ bắt cóc cho đến giết người, những hành động xâm phạm sự toàn vẹn của thân xác con người, hay bất kể hành vi bạo lực nào dù có xuất phát từ đâu chăng nữa, đều phải bị loại bỏ cách mạnh mẽ nhất."
Các Giám mục nói tiếp: "Là đại diện của Giáo hội Công giáo, chúng tôi luôn hành động với sự tự do ý chí và lẽ phải theo Tin Mừng. Chúng tôi không đại diện cho chính phủ cũng không ủng hộ nhóm vũ trang bất hợp pháp nào cả."
Các Giám mục Colombia còn bày tỏ sự cam kết hợp tác với một ủy ban đặc biệt làm nhiệm vụ bảo đảm việc phóng thích tất cả các con tin đang bị nhóm FARC giam giữ.
FARC, với khoảng 7.000 tới 9.000 tay súng phiến quân, đã tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Colombia kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Chính quyền tổng thống Uribe đã nhiều lần bác bỏ khả năng đối thoại chính trị với lực lượng này. Nhưng gần đây đã thành lập một ủy ban đặc biệt do Giáo hội Công giáo làm trung gian.
Được biết, một số nông dân đã phát hiện ra thi thể ông Cuellar tại khu vực gần một chiếc ôtô cũ cách nhà ông không xa. Bộ trưởng Quốc phòng Gabriel Silva đã xác nhận thi thể này chính là ông Cuellar. Vợ ông Cuellar cũng xác nhận với báo giới về cái chết của chồng.
Ngày 21-12-2009, khoảng 8 đến 10 tay súng được cho là cánh vũ trang Teofilo Forero thuộc FARC đã tấn công tư gia của ông Cuellar, đấu súng với các nhân viên an ninh làm một người thiệt mạng, sau đó bắt cóc ông Cuellar. Đây là vụ bắt cóc một chính trị gia tầm cỡ đầu tiên ở Colombia kể từ năm 2002.
Gia đình Cuellar cho biết ông đã từng bị bắt cóc tống tiền đến 4 lần kể từ năm 1987. Ngay sau khi nhận được tin báo về ông Cuellar bị bắt cóc, tổng thống Colombia Alvaro Uribe đã phát động chiến dịch lớn nhằm tìm kiếm và giải cứu vị thống đốc, đồng thời treo giải 500.000 Mỹ kim cho ai cung cấp thông tin giúp giải cứu ông Cuellar.
Trong một thông cáo ra cách đây vài ngày được ký bởi Đức cha Jaime Prieto Amaya (Giám mục Cucuta), các vị Giám mục Colombia đã kết án "hành động bạo lực này, xét vì tính cực kỳ nghiêm trọng và kéo theo ảnh hưởng tới các gia đình, cộng đồng và xã hội, nên trở thành tội ác chống loài người."
Sau khi bày tỏ lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và bạn bè của vị thống đốc, các Giám mục nhắc lại rằng "mọi hành động chống lại sự sống, từ bắt cóc cho đến giết người, những hành động xâm phạm sự toàn vẹn của thân xác con người, hay bất kể hành vi bạo lực nào dù có xuất phát từ đâu chăng nữa, đều phải bị loại bỏ cách mạnh mẽ nhất."
Các Giám mục nói tiếp: "Là đại diện của Giáo hội Công giáo, chúng tôi luôn hành động với sự tự do ý chí và lẽ phải theo Tin Mừng. Chúng tôi không đại diện cho chính phủ cũng không ủng hộ nhóm vũ trang bất hợp pháp nào cả."
Các Giám mục Colombia còn bày tỏ sự cam kết hợp tác với một ủy ban đặc biệt làm nhiệm vụ bảo đảm việc phóng thích tất cả các con tin đang bị nhóm FARC giam giữ.
FARC, với khoảng 7.000 tới 9.000 tay súng phiến quân, đã tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Colombia kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Chính quyền tổng thống Uribe đã nhiều lần bác bỏ khả năng đối thoại chính trị với lực lượng này. Nhưng gần đây đã thành lập một ủy ban đặc biệt do Giáo hội Công giáo làm trung gian.
ĐHY Jean-Louis Tauran kêu gọi Ả Rập Saudi tôn trọng tự do tôn giáo
Nguyễn Long Thao
11:06 06/01/2010
ROME 5/1/2010.- Trả lời cuộc phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh Vatican, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, người từng là bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh từ 1990 đến 2003, và từ năm 2007 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn, đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới hãy tôn trọng quyền tự do tôn giáo bằng pháp luật của quốc gia họ:
Ngài tuyên bố với tờ L’Osservatore Romano: Hiện nay tự do tôn giáo được đảm bảo ở nhiều quốc gia Hồi giáo, ví dụ trong những quốc gia vùng vịnh Ba Tư, ngoại trừ Ả Rập Saudi là nơi gần hai triệu Kitô hữu không thể tụ tập công khai để cầu nguyện. Họ cảm thấy chính quyền đã khoan dung họ, không coi họ là một đối tác phải công khai đối thoại. Điều này không đưa tới ích lợi cho ai.
Bình luận về việc trưng cầu dân ý gần đây ở Thụy Sĩ cấm việc xây dựng tháp Hồi Giáo (minarets), Hồng Y Tauran nói rằng đương nhiên, việc xây cất tháp phải hài hòa với phong cảnh thành phố với toàn bộ môi trường văn hóa và với luật lệ chi phối đời sống xã hội.
Đức Hồng Y cũng nói lá phiếu của người dân Thụy Sĩ là một dấu hiệu cho thấy người ta có cảm giác sợ hãi. Phê bình về việc thiếu hiểu biết Hồi Giáo, Đức Hồng Y nêu câu hỏi “ Những người sợ Hồi Giáo có bao giờ mở kinh Qur’an ra đọc không?
Ngài tuyên bố với tờ L’Osservatore Romano: Hiện nay tự do tôn giáo được đảm bảo ở nhiều quốc gia Hồi giáo, ví dụ trong những quốc gia vùng vịnh Ba Tư, ngoại trừ Ả Rập Saudi là nơi gần hai triệu Kitô hữu không thể tụ tập công khai để cầu nguyện. Họ cảm thấy chính quyền đã khoan dung họ, không coi họ là một đối tác phải công khai đối thoại. Điều này không đưa tới ích lợi cho ai.
Bình luận về việc trưng cầu dân ý gần đây ở Thụy Sĩ cấm việc xây dựng tháp Hồi Giáo (minarets), Hồng Y Tauran nói rằng đương nhiên, việc xây cất tháp phải hài hòa với phong cảnh thành phố với toàn bộ môi trường văn hóa và với luật lệ chi phối đời sống xã hội.
Đức Hồng Y cũng nói lá phiếu của người dân Thụy Sĩ là một dấu hiệu cho thấy người ta có cảm giác sợ hãi. Phê bình về việc thiếu hiểu biết Hồi Giáo, Đức Hồng Y nêu câu hỏi “ Những người sợ Hồi Giáo có bao giờ mở kinh Qur’an ra đọc không?
Đức Giám Mục hầm trú Leon Yao Liang của Trung Hoa đã qua đời
Peter Nguyễn Minh Trung
11:27 06/01/2010
STAMFORD, CONN., 05-01-2010 (CNA) -- Đức cha hầm trú Leon Yao Liang đã qua đời hôm 30-12-2009 ở tuổi 87. Một nhóm luật sư chuyên bào chữa cho người Công giáo Trung Hoa nói nhà cầm quyền đã kiểm soát chặt chẽ tin tức về cái chết của vị Giám mục, ngoài ra họ còn cho biết có thêm 3 linh mục hầm trú khác bị mất tích.
Tổ chức Đức Hồng Y Kung cho biết: Đức cha Yao, Giám mục phụ tá Giáo phận Xiwanzi thuộc tỉnh Hà Bắc, sinh năm 1923 và chịu chức linh mục năm 1946. Đầu những năm 1950, ngài là phó xứ nhiều giáo xứ nhưng bị chính quyền cộng sản nước này không cho ra khỏi vùng Xiwanzi.
Thời gian đó, ngài sống nhờ vào việc trồng rau và bán củi.
Ngài bị bắt vào trại lao động năm 1956 và năm 1958 bị kết án tù chung thân vì "tội" hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Rôma và Giáo hội Hoàn vũ.
Ngài được trả tự do năm 1984, sau 28 năm trong trại lao động và tù đày.
Ngày 19-02-2002, Đức cha Yao được thụ phong Giám mục do lệnh bổ nhiệm từ Tòa Thánh.
Tổ chức Đức Hồng Y Kung nói họ không biết được chương trình tang lễ của Đức cha Yao vì tin về cái chết của ngài "dường như bị chính quyền Trung Hoa kiểm soát gắt gao."
Tổ chức trên còn cho biết 3 vị linh mục thuộc Giáo hội hầm trú tỉnh Hà Bắc đã mất tích từ tháng 06-2009. Người Công giáo địa phương cho rằng các cha Zhang Cunhui (46 tuổi), Zhang Zhanglin (46 tuổi) và cha Liu (32 tuổi) đã bị các nhân viên mật vụ chính phủ bắt cóc rồi giam giữ tại một địa điểm bí mật.
Một vị Giám mục khác của Giáo hội hầm trú là Đức cha Zhao Kexun, Giám mục Xuanhua, hiện đang lẩn trốn nhà cầm quyền vì có trát bắt giam.
Các linh mục khác tại Trung Hoa đang phải chịu áp lực rất lớn buộc gia nhập Hội Công giáo Yêu nước, một tổ chức tôn giáo được chính quyền cộng sản bảo trợ, độc lập và không chịu sự kiểm soát của Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict XVI xem việc hiệp nhất của hai Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc là một ưu tiên trong triều đại Giáo hoàng của ngài.
Tổ chức Đức Hồng Y Kung cho biết: Đức cha Yao, Giám mục phụ tá Giáo phận Xiwanzi thuộc tỉnh Hà Bắc, sinh năm 1923 và chịu chức linh mục năm 1946. Đầu những năm 1950, ngài là phó xứ nhiều giáo xứ nhưng bị chính quyền cộng sản nước này không cho ra khỏi vùng Xiwanzi.
Thời gian đó, ngài sống nhờ vào việc trồng rau và bán củi.
Ngài bị bắt vào trại lao động năm 1956 và năm 1958 bị kết án tù chung thân vì "tội" hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Rôma và Giáo hội Hoàn vũ.
Ngài được trả tự do năm 1984, sau 28 năm trong trại lao động và tù đày.
Ngày 19-02-2002, Đức cha Yao được thụ phong Giám mục do lệnh bổ nhiệm từ Tòa Thánh.
Tổ chức Đức Hồng Y Kung nói họ không biết được chương trình tang lễ của Đức cha Yao vì tin về cái chết của ngài "dường như bị chính quyền Trung Hoa kiểm soát gắt gao."
Tổ chức trên còn cho biết 3 vị linh mục thuộc Giáo hội hầm trú tỉnh Hà Bắc đã mất tích từ tháng 06-2009. Người Công giáo địa phương cho rằng các cha Zhang Cunhui (46 tuổi), Zhang Zhanglin (46 tuổi) và cha Liu (32 tuổi) đã bị các nhân viên mật vụ chính phủ bắt cóc rồi giam giữ tại một địa điểm bí mật.
Một vị Giám mục khác của Giáo hội hầm trú là Đức cha Zhao Kexun, Giám mục Xuanhua, hiện đang lẩn trốn nhà cầm quyền vì có trát bắt giam.
Các linh mục khác tại Trung Hoa đang phải chịu áp lực rất lớn buộc gia nhập Hội Công giáo Yêu nước, một tổ chức tôn giáo được chính quyền cộng sản bảo trợ, độc lập và không chịu sự kiểm soát của Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict XVI xem việc hiệp nhất của hai Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc là một ưu tiên trong triều đại Giáo hoàng của ngài.
Đền thánh Phêrô giờ đây an toàn hơn cho Đức Giáo Hoàng sau vụ ''tấn công'' Đêm Giáng Sinh
Peter Nguyễn Minh Trung
12:25 06/01/2010
VATICAN, 05-01-2010 (CNA) -- Các thay đổi đã được thực hiện tại Vương Cung Thánh Thường Thánh Phêrô sau vụ nhảy qua khỏi rào chắn an ninh làm Đức Giáo Hoàng té ngã và Hồng y Roger Etchegaray phải nhập viện vì gãy xương đùi trong Đêm Giáng Sinh vừa qua bởi một phụ nữ tâm thần. Một cuộc họp đã được triệu tập giữa các sĩ quan đứng đầu bộ phận an ninh và Phủ Quốc Vụ Khanh trong những ngày sau khi xảy ra vụ việc đã đi đến thống nhất thực hiện các biện pháp tăng cường nhằm đảm bảo an ninh cho Đức Giáo Hoàng. Và ít nhất một trong các thay đổi người ta có thể dễ dàng quan sát nhằm tránh những vụ náo động tương tự xảy ra trong tương lai.
Theo ký giả Andrea Tornielli của tờ Il Giornale, sự điều chỉnh hiển nhiên nhất người ta thấy được là việc mở rộng thêm phần lối đi dành cho Đức Giáo Hoàng và đoàn đồng tế khi trong đoàn rước tiến lên bàn thờ. Các hàng rào an ninh chắn giữa Đức Thánh Cha và tín hữu dự lễ trước đây chỉ cách vài ba bước chân nay được nới rộng ra nhiều để dành không gian lớn hơn cho đoàn rước.
Tornielli cho biết thêm tuy đã triển khai một số biện pháp tăng cường, nhưng số nhân viên an ninh sẽ vẫn giữ như cũ. Việc nới rộng ra hai bên phần không gian lớn hơn sẽ giúp cho cánh an ninh dễ dàng vô hiệu hóa mục tiêu nếu có biến động, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra một sự cố tương tự như cuộc náo loạn Lễ Đêm Giáng Sinh 2009 hôm 24-12. Hôm đó, dù đã nhảy qua hàng rào an ninh, người phụ nữ tâm thần tên Susanna Maiolo bị sĩ quan cảnh sát Vatican là Domenico Giani nhanh chóng khống chế, nhưng cô ta đã kịp tay kéo vạt áo choàng của Đức Giáo Hoàng làm ngài té đè lên cô ta.
Khi các nhân viên an ninh chạy đến bảo vệ Đức Thánh Cha, họ đã vô tình đụng mạnh vào Đức Hồng Y Roger Etchegaray làm ngài té theo xuống nền Đền thờ khiến cho vị Hồng y cao niên 87 tuổi, người vừa phải phẫu thuật một năm rưỡi trước vì gãy xương khu vực cột sống nay lại phải phẫu thuật vì gãy xương đùi.
Với bố trí mới cho lối đi lên cung thánh, có lẽ những hậu quả như đêm 24-12-2009 vừa rồi sẽ không tái diễn.
Đức Giáo Hoàng sẽ vẫn tự do tiếp cận các tín hữu hiện diện tại những nghi lễ ở Đền thờ Thánh Phêrô để chào mừng và ban phép lành, nhưng giờ đây một thay đổi nhỏ là ngài sẽ đứng ở khoảng cách xa hơn để giữ sự an toàn.
Tuy nhiên, không có bất kỳ mô tả chính thức nào từ Vatican về những thay đổi khác trong hệ thống an ninh nội vi Vatican. Và cũng không có bất kỳ bình luận nào về việc sẽ có bao nhiêu chỗ ngồi trong Đền thờ Thánh Phêrô bị giảm xuống trong các nghi lễ phụng vụ do phải nhường chỗ cho sự mở rộng lối đi trung tâm.
Theo ký giả Andrea Tornielli của tờ Il Giornale, sự điều chỉnh hiển nhiên nhất người ta thấy được là việc mở rộng thêm phần lối đi dành cho Đức Giáo Hoàng và đoàn đồng tế khi trong đoàn rước tiến lên bàn thờ. Các hàng rào an ninh chắn giữa Đức Thánh Cha và tín hữu dự lễ trước đây chỉ cách vài ba bước chân nay được nới rộng ra nhiều để dành không gian lớn hơn cho đoàn rước.
Tornielli cho biết thêm tuy đã triển khai một số biện pháp tăng cường, nhưng số nhân viên an ninh sẽ vẫn giữ như cũ. Việc nới rộng ra hai bên phần không gian lớn hơn sẽ giúp cho cánh an ninh dễ dàng vô hiệu hóa mục tiêu nếu có biến động, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra một sự cố tương tự như cuộc náo loạn Lễ Đêm Giáng Sinh 2009 hôm 24-12. Hôm đó, dù đã nhảy qua hàng rào an ninh, người phụ nữ tâm thần tên Susanna Maiolo bị sĩ quan cảnh sát Vatican là Domenico Giani nhanh chóng khống chế, nhưng cô ta đã kịp tay kéo vạt áo choàng của Đức Giáo Hoàng làm ngài té đè lên cô ta.
Khi các nhân viên an ninh chạy đến bảo vệ Đức Thánh Cha, họ đã vô tình đụng mạnh vào Đức Hồng Y Roger Etchegaray làm ngài té theo xuống nền Đền thờ khiến cho vị Hồng y cao niên 87 tuổi, người vừa phải phẫu thuật một năm rưỡi trước vì gãy xương khu vực cột sống nay lại phải phẫu thuật vì gãy xương đùi.
Với bố trí mới cho lối đi lên cung thánh, có lẽ những hậu quả như đêm 24-12-2009 vừa rồi sẽ không tái diễn.
Đức Giáo Hoàng sẽ vẫn tự do tiếp cận các tín hữu hiện diện tại những nghi lễ ở Đền thờ Thánh Phêrô để chào mừng và ban phép lành, nhưng giờ đây một thay đổi nhỏ là ngài sẽ đứng ở khoảng cách xa hơn để giữ sự an toàn.
Tuy nhiên, không có bất kỳ mô tả chính thức nào từ Vatican về những thay đổi khác trong hệ thống an ninh nội vi Vatican. Và cũng không có bất kỳ bình luận nào về việc sẽ có bao nhiêu chỗ ngồi trong Đền thờ Thánh Phêrô bị giảm xuống trong các nghi lễ phụng vụ do phải nhường chỗ cho sự mở rộng lối đi trung tâm.
Lời khuyên năm mới từ Vatican: Chớ tin chuyện viễn vông, đừng hút thuốt và cột dây an toàn khi lái xe
Trần Mạnh Trác
15:41 06/01/2010
VATICAN CITY (CNS) – Theo ý kiến cuả một nhà thiên văn học hàng đầu của Vatican thì cuộc sống có nhiều nguy cơ từ hút thuốc và không cột dây an toàn hơn là những điều mà những chiêm tinh gia dự đoán về ngày tận thế.
Một thầy dòng Tên người Mỹ tên Guy Consolmagno khuyên rằng không có lý do gì để tin những tuyên bố cuả bộ phim khoa học viễn tưởng, dự đoán tận thế vào năm “2012," hay những kịch bản về tận thế khác.
"Con người đã dự đoán sự kết thúc của thế giới kể từ lúc bình minh của nhân loại. Cho đến bây giờ, không hề có một dự đoán nào đã trở thành sự thật và cũng không có lý do gì để chúng ta tin rằng tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012," Thầy Consolmagno nói trong một cuộc phỏng vấn cuả báo L'Osservatore Romano ngày 6 tháng 1 vừa qua.
Thầy Consolmagno nói chúng ta có nhiều vấn đề còn nghiêm trọng hơn là những dự báo về tận thế đang lấp ló ở chân trời.
"Những loại tin này lan rộng bởi vì chúng ta tất cả đều bị cám dỗ bởi sự mong muốn có được những kiến thức bí mật về tương lai, nghĩ rằng nó sẽ làm cho chúng ta có quyền lực hơn những người khác. Trong thực tế, đây chỉ là một dấu hiệu xấu của kiến thức khoa học kém cỏi hay niềm tin tôn giáo yếu kém,".
Tuy nhiên, nhà thiên văn học Vatican này, cũng là một nhà khoa học về hành tinh và là một chuyên gia về thiên thạch cho biết, nhiều nhà khoa học hiện đang nghiên cứu về khả năng những thiên thạch có thể đụng vào Trái Đất.
Sao chổi và thiên thạch là những nhóm liên tục tiến về phía Trái đất, Thầy Consolmagno nói, nhưng phần lớn trong số đó là rất nhỏ hoặc rớt ở đại dương hoặc ở các khu vực dân cư thưa thớt.
Tuy vậy, "sớm hay muộn một trong các vật này sẽ rơi trúng vào một khu vực có dân cư đông đúc hơn," theo thầy Consolmagno.
Tác động lớn là rất hiếm, trừ một trường hợp ở Siberia năm 1908 "đã tạo ra một vụ nổ tương đương với một quả bom nguyên tử. " một độ lớn như thế "có thể xảy ra mỗi vài trăm năm," thầy Consolmagno nói.
Thầy nói rằng đó là lý do mà các khoa học gia giữ đôi mắt của họ trên 100.000 thiên thạch để xem chúng có thể lạc vào quỹ đạo Trái Đất cũng như để nghiên cứu thành phần cấu tạo cuả chúng để có thể đẩy chúng ra khỏi phạm vi trái đất nếu cần thiết.
Nhưng tốt hơn hết thì chúng ta nên quan tâm nhiều hơn về những tai họa do con người gây ra và nỗ lực để ngăn chặn chúng, Thầy nói.
"Tuy rằng ngoài tác động của con người, còn có nhiều yếu tố khác gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là những điều do chính chúng ta làm. Vì lý do đó, chúng ta không thể từ bỏ một cố gắng nào làm giảm lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển. "
Trong khi đó, Thầy nói, "Xin mọi người đừng lo sợ. Chỉ cần hai biện pháp đề phòng là đủ để tăng khả năng một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh: ngừng hút thuốc và cột dây an toàn khi lái xe."
Một thầy dòng Tên người Mỹ tên Guy Consolmagno khuyên rằng không có lý do gì để tin những tuyên bố cuả bộ phim khoa học viễn tưởng, dự đoán tận thế vào năm “2012," hay những kịch bản về tận thế khác.
"Con người đã dự đoán sự kết thúc của thế giới kể từ lúc bình minh của nhân loại. Cho đến bây giờ, không hề có một dự đoán nào đã trở thành sự thật và cũng không có lý do gì để chúng ta tin rằng tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012," Thầy Consolmagno nói trong một cuộc phỏng vấn cuả báo L'Osservatore Romano ngày 6 tháng 1 vừa qua.
Thầy Consolmagno nói chúng ta có nhiều vấn đề còn nghiêm trọng hơn là những dự báo về tận thế đang lấp ló ở chân trời.
"Những loại tin này lan rộng bởi vì chúng ta tất cả đều bị cám dỗ bởi sự mong muốn có được những kiến thức bí mật về tương lai, nghĩ rằng nó sẽ làm cho chúng ta có quyền lực hơn những người khác. Trong thực tế, đây chỉ là một dấu hiệu xấu của kiến thức khoa học kém cỏi hay niềm tin tôn giáo yếu kém,".
Tuy nhiên, nhà thiên văn học Vatican này, cũng là một nhà khoa học về hành tinh và là một chuyên gia về thiên thạch cho biết, nhiều nhà khoa học hiện đang nghiên cứu về khả năng những thiên thạch có thể đụng vào Trái Đất.
Sao chổi và thiên thạch là những nhóm liên tục tiến về phía Trái đất, Thầy Consolmagno nói, nhưng phần lớn trong số đó là rất nhỏ hoặc rớt ở đại dương hoặc ở các khu vực dân cư thưa thớt.
Tuy vậy, "sớm hay muộn một trong các vật này sẽ rơi trúng vào một khu vực có dân cư đông đúc hơn," theo thầy Consolmagno.
Tác động lớn là rất hiếm, trừ một trường hợp ở Siberia năm 1908 "đã tạo ra một vụ nổ tương đương với một quả bom nguyên tử. " một độ lớn như thế "có thể xảy ra mỗi vài trăm năm," thầy Consolmagno nói.
Thầy nói rằng đó là lý do mà các khoa học gia giữ đôi mắt của họ trên 100.000 thiên thạch để xem chúng có thể lạc vào quỹ đạo Trái Đất cũng như để nghiên cứu thành phần cấu tạo cuả chúng để có thể đẩy chúng ra khỏi phạm vi trái đất nếu cần thiết.
Nhưng tốt hơn hết thì chúng ta nên quan tâm nhiều hơn về những tai họa do con người gây ra và nỗ lực để ngăn chặn chúng, Thầy nói.
"Tuy rằng ngoài tác động của con người, còn có nhiều yếu tố khác gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là những điều do chính chúng ta làm. Vì lý do đó, chúng ta không thể từ bỏ một cố gắng nào làm giảm lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển. "
Trong khi đó, Thầy nói, "Xin mọi người đừng lo sợ. Chỉ cần hai biện pháp đề phòng là đủ để tăng khả năng một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh: ngừng hút thuốc và cột dây an toàn khi lái xe."
Top Stories
VIETNAM: Nouvelle agression policière dans une paroisse de l’archidiocèse de Hanoi
Eglises d'Asie
06:56 06/01/2010
Dans la matinée du 6 janvier, de bonne heure, le site Internet de l’archidiocèse de Hanoi (1) informait que d’importantes forces de police avaient investi la paroisse de Dông Chiêm et étaient en train d’abattre une croix située sur une petite montagne (Nui Tho également appelée Nui Che) s’élevant sur le territoire de la paroisse. Celle-ci appartient à l’archidiocèse de Hanoi. Elle est située dans le district de My Duc, lequel est rattaché administrativement à la capitale. Les deux prêtres responsables de la paroisse, qui participaient à une récollection sacerdotale à l’archevêché, ont été informés des événements au téléphone par leurs paroissiens présents sur la montagne lors de la destruction de la croix.
Interrogé par le service d’information de l’archidiocèse, le curé de la paroisse a déclaré que, le matin, de bonne heure, vers 7 h 30, il avait été averti que de nombreux policiers cernaient le village et procédaient à la destruction de la croix plantée sur la montagne. Alertés, les fidèles sont venus essayer de protéger la croix. Ils se sont heurtés aux policiers qui les ont frappés. Deux d’entre eux seraient plus gravement touchés.
L’opération de police visant à la destruction de la croix aurait débuté dans la nuit vers 3 h 00 du matin. Environ 500 agents de la Sécurité publique équipés de grenades lacrymogènes, de matraques électriques, de fusils, et accompagnés de chiens policiers étaient encore sur place au moment de la conversation téléphonique. Toutes les entrées du village sont bloquées et personne ne peut entrer ni sortir. Les policiers auraient eux-mêmes amené les deux blessés vers une destination inconnue, sans autoriser leurs proches à les accompagner.
(1) http://tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1434. Voir aussi VietCatholic News, 6 janvier 2010
(Source: Eglises d'Asie, 6 janvier 2010)
Interrogé par le service d’information de l’archidiocèse, le curé de la paroisse a déclaré que, le matin, de bonne heure, vers 7 h 30, il avait été averti que de nombreux policiers cernaient le village et procédaient à la destruction de la croix plantée sur la montagne. Alertés, les fidèles sont venus essayer de protéger la croix. Ils se sont heurtés aux policiers qui les ont frappés. Deux d’entre eux seraient plus gravement touchés.
L’opération de police visant à la destruction de la croix aurait débuté dans la nuit vers 3 h 00 du matin. Environ 500 agents de la Sécurité publique équipés de grenades lacrymogènes, de matraques électriques, de fusils, et accompagnés de chiens policiers étaient encore sur place au moment de la conversation téléphonique. Toutes les entrées du village sont bloquées et personne ne peut entrer ni sortir. Les policiers auraient eux-mêmes amené les deux blessés vers une destination inconnue, sans autoriser leurs proches à les accompagner.
(1) http://tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1434. Voir aussi VietCatholic News, 6 janvier 2010
(Source: Eglises d'Asie, 6 janvier 2010)
Vietnam: Staat bedrängt Katholiken weiter (tiếng Đức)
Radio Vatican
06:59 06/01/2010
Die Katholiken fürchten eine neue Welle der Gewalt gegen Priester in Ho Chi Minh-Stadt. In einer von allen Staatsmedien verbreiteten öffentlichen Erklärung hat das Volkskomitee die dort ansässige Gemeinschaft der Redemptoristenpatres angegriffen und ihnen unterstellt, „die Politik der Partei und die Gesetze der Nation“ zu unterminieren. Der Asienreferent der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte, Vu Quoc Dung, erläutert gegenüber Radio Vatikan den Hintergrund für die Vorwürfe:
“Es geht in dem Mahnschreiben des Volkskomitees um die Massenveranstaltungen in der Kirche und die Internetpräsenz der Redemptoristenpatres. Sie will die Patres mit dem Verleumdungsvorwurf kriminalisieren. Die Regierung will nicht, dass die Redemptoristen die Wahrheit gegen die Missstände im Land aussprechen. Sie sollten aber gegen menschenverachtende Praktiken protestieren dürfen - das ist ihr Recht!“
Anliegen der Redemptoristen seien etwa der Schutz des ungeborenen Lebens oder größere Rechtssicherheit für die Bürger in Vietnam, so Vu Quoc Dung. Aber nicht nur in Ho Chi Minh City, sondern auch in Hanoi hätten die Redemptoristenpatres unter den Aggressionen der Regierung zu leiden. Seit ihrem Protest gegen die Beschlagnahmung ihres Grundstückes in der Hauptstadt, der 2008 viele tausend Anhänger gefunden hatte, seien sie der Regierung ein Dorn im Auge:
„So gesehen sind die Redemptoristen von Ho Chi Minh Stadt ein Teil von diesem Problem. Ihre Kirche ist dort zu einem Gebetsort nicht nur für katholische Themen, sondern auch gegen das Unrecht im allgemeinen geworden. Die Gottesdienste dort sind gut besucht; Veranstaltungen mit ein paar tausend Leuten sind nicht selten. Das gilt auch für spontane Veranstaltungen der Redemptoristen zu anderen Themen, wie der Bürgerbewegung, der Zerstörung der Umwelt und so weiter.“
Und genau dieses Engagement fürchtete die vietnamesische Regierung, so der Länderexperte. Deswegen habe sie auch die Worte Papst Benedikts, „Ein guter Katholik ist auch ein guter Bürger“, die er anlässlich ihres Ad Limina-Besuchs an die vietnamesischen Bischöfe gerichtet hatte, absichtlich missverstanden. Und zwar nicht zum ersten Mal:
„Das Volkskomitee hat versucht, über das Zitat des Papstes die Redemptoristen an ihre Bürgerpflicht zu erinnern. Sie sollen sich nicht gegen den Staat auflehnen. Aber ich glaube, die Katholiken in Vietnam wissen, dass der Papst auch gesagt hat, dass sie das Gewissen der Regierung wecken sollen.“
Das Verhältnis zwischen Staat und Kirche sei grundsätzlich und traditionell konfliktreich, wie Vu Quoc Dung beschreibt:
„Der Kirche wird unterstellt, dass sie sich dem Staat nicht hundertprozentig unterworfen hat. Die regierende kommunistische Partei erinnert sich gerne daran, dass die Kirche in Vietnam in der Vergangenheit eine anti-kommunistische Politik verfolgt hatte. Daher wird heute jede Kritik am Handeln des Staates gerne politisch gewertet. So kritisiert die Kirche, dass es keine echte Religionsfreiheit gibt; es gibt nur eine Bitten-Gewähren-Beziehung. Die Kirche muss jede Kleinigkeit beantragen und wird bei jeder kleinen Abweichung zur Rechenschaft gezogen.“
Beispielsweise sei der Erzbischof von Hanoi, der diese Abhängigkeit kritisiert habe, zur Persona non grata erklärt worden. Großes Konfliktpotential entstehe immer wieder auch dadurch, dass circa 2000 Gebäude, die in 50 Jahren Kommunismus enteignet worden seien, der Kirche immer noch nicht zurückgegeben wurden. Dieses Konfliktpotential hat für den Menschenrechtler nun neue Nahrung erhalten:
„Die Regierung wird alles versuchen, um die Katholiken einzuschüchtern, auch mit unlauteren Methoden, und sie wird keine weiteren Zugeständnisse machen. Man wird die Redemptoristen in ihrer Arbeit behindern und in ihrer Bewegungsfreiheit einschränken.“
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/TED/Articolo.asp?c=346940)
“Es geht in dem Mahnschreiben des Volkskomitees um die Massenveranstaltungen in der Kirche und die Internetpräsenz der Redemptoristenpatres. Sie will die Patres mit dem Verleumdungsvorwurf kriminalisieren. Die Regierung will nicht, dass die Redemptoristen die Wahrheit gegen die Missstände im Land aussprechen. Sie sollten aber gegen menschenverachtende Praktiken protestieren dürfen - das ist ihr Recht!“
Anliegen der Redemptoristen seien etwa der Schutz des ungeborenen Lebens oder größere Rechtssicherheit für die Bürger in Vietnam, so Vu Quoc Dung. Aber nicht nur in Ho Chi Minh City, sondern auch in Hanoi hätten die Redemptoristenpatres unter den Aggressionen der Regierung zu leiden. Seit ihrem Protest gegen die Beschlagnahmung ihres Grundstückes in der Hauptstadt, der 2008 viele tausend Anhänger gefunden hatte, seien sie der Regierung ein Dorn im Auge:
„So gesehen sind die Redemptoristen von Ho Chi Minh Stadt ein Teil von diesem Problem. Ihre Kirche ist dort zu einem Gebetsort nicht nur für katholische Themen, sondern auch gegen das Unrecht im allgemeinen geworden. Die Gottesdienste dort sind gut besucht; Veranstaltungen mit ein paar tausend Leuten sind nicht selten. Das gilt auch für spontane Veranstaltungen der Redemptoristen zu anderen Themen, wie der Bürgerbewegung, der Zerstörung der Umwelt und so weiter.“
Und genau dieses Engagement fürchtete die vietnamesische Regierung, so der Länderexperte. Deswegen habe sie auch die Worte Papst Benedikts, „Ein guter Katholik ist auch ein guter Bürger“, die er anlässlich ihres Ad Limina-Besuchs an die vietnamesischen Bischöfe gerichtet hatte, absichtlich missverstanden. Und zwar nicht zum ersten Mal:
„Das Volkskomitee hat versucht, über das Zitat des Papstes die Redemptoristen an ihre Bürgerpflicht zu erinnern. Sie sollen sich nicht gegen den Staat auflehnen. Aber ich glaube, die Katholiken in Vietnam wissen, dass der Papst auch gesagt hat, dass sie das Gewissen der Regierung wecken sollen.“
Das Verhältnis zwischen Staat und Kirche sei grundsätzlich und traditionell konfliktreich, wie Vu Quoc Dung beschreibt:
„Der Kirche wird unterstellt, dass sie sich dem Staat nicht hundertprozentig unterworfen hat. Die regierende kommunistische Partei erinnert sich gerne daran, dass die Kirche in Vietnam in der Vergangenheit eine anti-kommunistische Politik verfolgt hatte. Daher wird heute jede Kritik am Handeln des Staates gerne politisch gewertet. So kritisiert die Kirche, dass es keine echte Religionsfreiheit gibt; es gibt nur eine Bitten-Gewähren-Beziehung. Die Kirche muss jede Kleinigkeit beantragen und wird bei jeder kleinen Abweichung zur Rechenschaft gezogen.“
Beispielsweise sei der Erzbischof von Hanoi, der diese Abhängigkeit kritisiert habe, zur Persona non grata erklärt worden. Großes Konfliktpotential entstehe immer wieder auch dadurch, dass circa 2000 Gebäude, die in 50 Jahren Kommunismus enteignet worden seien, der Kirche immer noch nicht zurückgegeben wurden. Dieses Konfliktpotential hat für den Menschenrechtler nun neue Nahrung erhalten:
„Die Regierung wird alles versuchen, um die Katholiken einzuschüchtern, auch mit unlauteren Methoden, und sie wird keine weiteren Zugeständnisse machen. Man wird die Redemptoristen in ihrer Arbeit behindern und in ihrer Bewegungsfreiheit einschränken.“
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/TED/Articolo.asp?c=346940)
Vietnam: Polizei besetzt Kirchengemeinde (tiếng Đức)
Radio Vatican
07:01 06/01/2010
HANOI 06/01/2010 - In einer Pfarrei bei Hanoi ist die Polizei gewaltsam gegen Gläubige vorgegangen. Das berichtet die Nachrichtenagentur apic unter Berufung auf die Internetseite der Erzdiözese Hanoi. Nach Angabe des Ortspfarrers seien zahlreiche Polizisten am frühen Mittwochmorgen in die Gemeinde Dông Chiêm gekommen und hätten mit der Zerstörung eines Kreuzes begonnen, das auf einem Berg aufgestellt ist. Beim Versuch der Christen, das Kreuz zu schützen, seien die Polizisten mit Schlägen gegen die Gläubigen vorgegangen. Dabei hätten sie zwei Christen ernsthaft verletzt, so der Pfarrer.
Etwa 500 mit Tränengaswerfern, Schlagstöcken und Gewehren bewaffnete Polizisten seien noch vor Ort, gab der Pfarrer am frühen Mittwochmorgen an. Alle Zugänge zu dem Dorf seien versperrt worden, so der Geistliche weiter. Christen in Vietnam fürchten momentan um die eigene Sicherheit. So griff das Volkskomitee in einer öffentlichen Erklärung zuletzt die Gemeinschaft der Redemptoristenpatres in Ho Chi Minh-Stadt an. Die Patres unterminierten „die Politik der Partei und die Gesetze der Nation“, hieß es in der von den Staatsmedien verbreiteten Botschaft. Menschenrechtler zeigen sich besorgt über die zunehmende Gängelung, der Christen in dem Land ausgesetzt sind.
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/TED/Articolo.asp?c=347195)
Etwa 500 mit Tränengaswerfern, Schlagstöcken und Gewehren bewaffnete Polizisten seien noch vor Ort, gab der Pfarrer am frühen Mittwochmorgen an. Alle Zugänge zu dem Dorf seien versperrt worden, so der Geistliche weiter. Christen in Vietnam fürchten momentan um die eigene Sicherheit. So griff das Volkskomitee in einer öffentlichen Erklärung zuletzt die Gemeinschaft der Redemptoristenpatres in Ho Chi Minh-Stadt an. Die Patres unterminierten „die Politik der Partei und die Gesetze der Nation“, hieß es in der von den Staatsmedien verbreiteten Botschaft. Menschenrechtler zeigen sich besorgt über die zunehmende Gängelung, der Christen in dem Land ausgesetzt sind.
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/TED/Articolo.asp?c=347195)
Vietnam: Hanoi parish attacked by police
J.B. An Dang
08:27 06/01/2010
Archdiocese of Hanoi condemns an attack of police in early Wednesday morning at Dong Chiem parish.
“Police attacked the parish in today’s early morning when both of its pastor and pastor’s assistant were away for the annual retreat at the Archbishop Office,” the archdiocese reported.
“An estimate of 500 heavily armed and well-entrenched police officers and a large number of trained dogs were deployed in the area to protect an army engineering unit destroying a large crucifix erected on a boulder inside the parish cemetery,” the report continued.
The attack began at 3 am Wednesday morning. Explosives were used to destroy the crucifix. “On hearing explosions, parishioners rushed to the site to protect their crucifix but they were stopped by police who tried to drive them back,” said Fr. Joseph Nguyen Van Huu, pastor of Dong Chiem parish.
“At least two parishioners were wounded and taken away,” he added.
Parishioners reported that they were shot at close range with tear gas canisters when they were kneeling down praying and asking police officers to stop destroy their crucifix. Some were even beaten with batons.
The exact number of people who were injured during the clash with police has not been reported.
A similar attack had occurred in the parish of Bau Sen in the diocese of Vinh not long ago.
On early morning of Nov. 5 last year, the parish’s pastor was kidnapped by a group of local police when he was on his way to the annual retreat at the Bishop Office in Xa Doai.
He was detained by local police while the statue of Our Lady in his parish’s cemetery being removed.
For the demolition work, provincial authorities spent 1.2 billion VND (US$ 68,000), a considerable amount of money for a poor province like Quang Binh.
Police clash with parishioners of Dong Chiem |
A woman was beaten brutally |
Police attack parishioners |
A young man was beaten by police |
“An estimate of 500 heavily armed and well-entrenched police officers and a large number of trained dogs were deployed in the area to protect an army engineering unit destroying a large crucifix erected on a boulder inside the parish cemetery,” the report continued.
The attack began at 3 am Wednesday morning. Explosives were used to destroy the crucifix. “On hearing explosions, parishioners rushed to the site to protect their crucifix but they were stopped by police who tried to drive them back,” said Fr. Joseph Nguyen Van Huu, pastor of Dong Chiem parish.
“At least two parishioners were wounded and taken away,” he added.
Parishioners reported that they were shot at close range with tear gas canisters when they were kneeling down praying and asking police officers to stop destroy their crucifix. Some were even beaten with batons.
The exact number of people who were injured during the clash with police has not been reported.
A similar attack had occurred in the parish of Bau Sen in the diocese of Vinh not long ago.
On early morning of Nov. 5 last year, the parish’s pastor was kidnapped by a group of local police when he was on his way to the annual retreat at the Bishop Office in Xa Doai.
He was detained by local police while the statue of Our Lady in his parish’s cemetery being removed.
For the demolition work, provincial authorities spent 1.2 billion VND (US$ 68,000), a considerable amount of money for a poor province like Quang Binh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Người Trẻ và Niềm Khao Khát thuộc về Nhóm
Hạt Cát
14:16 06/01/2010
TIẾNG GỌI BẦY ĐÀN
“Người Trẻ và Niềm Khao Khát thuộc về Nhóm”
Thứ Bảy 26.12.2009, khi không khí Giáng Sinh như vẫn còn bao trùm khắp nơi, mọi người rủ nhau đi du lịch nghỉ mát, mua sắm hoặc tổ chức tiệc tùng… Tuy nhiên, vẫn còn đó những tấm lòng thiện chí muốn học hỏi để giúp ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Hôm nay vẫn có hơn 130 tham dự viên của Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần đến Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo phận Sàigòn để nghe cha Giuse Lê Quang Uy, DCCT, thuyết trình đề tài “Người Trẻ và Niềm Khao Khát Thuộc về Nhóm”.
Đan xen trong bài thuyết trình là khát vọng của giới trẻ, cùng với các đặc trưng của Nhóm và một số phương pháp giúp Nhóm tồn tại. Cha Uy dẫn khán giả vào cuộc hành trình với những khái quát về thực trạng sinh hoạt của một số Nhóm đã và đang hiện diện, góp phần tích cực của mình vào việc xây dựng Nước Chúa trong một giai đoạn Giáo Hội đầy sóng gió. Những biến động lịch sử và hoàn cảnh khó khăn thời bấy giờ, không đủ sức dập tắt ngọn lửa lý tưởng đang hừng hực cháy trong lòng người trẻ. Theo dòng thời gian, nhiều Nhóm hình thành và tan rã, nhưng luôn để lại cho đời chút hương vị ngọt ngào của lòng mến yêu cuộc sống và tha nhân.
Giữa những ồn ào náo nhiệt, tiếng gọi bầy đàn trong thâm sâu có sức lôi cuốn mạnh mẽ để qui tụ và song hành cùng nhau trên bước đường gạn hỏi cuộc sống đâu là ý nghĩa hiện hữu trong cõi đời này.
Từ nhu cầu thực tế và thao thức tâm linh của người trẻ, Nhóm được hình thành cách tự phát, không có biên giới, quy nạp tất cả các thành viên, đôi khi có các thành viên không cùng niềm tin nhưng cùng có lòng hăng hái. Thành viên của nhóm đa dạng về nghề nghiệp và nguồn gốc. Họ có thể là người địa phương, có thể là những người trẻ xa nhà, có nhu cầu gặp gỡ, giải toả bức xúc, cần được nâng đỡ, chia sẻ, cần có một môi trường để thể hiện mình.
Nhóm không có quy chế, không cần nội quy, đôi khi cũng không có tên gọi. Tuy nhiên, mỗi Nhóm có một hướng đi và có một nhịp sống cho riêng mình.
Nhóm không có vị sáng lập vĩ đại, không có đường hướng hoạt động, không có tầm nhìn sâu rộng, không có trụ sở sinh hoạt riêng... Do đó, sự tồn tại của Nhóm thường không được nhìn nhận và nâng đỡ cách tích cực.
Tuy nhiên, khát vọng muốn thuộc về và muốn dấn thân của người trẻ không bị bóp nghẹt bởi các trào lưu xã hội hay những trở ngại của sự thiếu cảm thông.
Nhóm được hình thành không chỉ đơn thuần là sự quy tụ lại với nhau, mà trong sâu thẳm có mối dây liên đới vô hình giữa các thành viên, thông qua tình huynh đệ, sự thông hiểu, những hoạt động mang tính thiết thực, công ích cũng như đáp ứng niềm khao khát của các thành viên. Bên cạnh đó, chiều kích tâm linh là chất keo gắn kết những con người xa lạ lại với nhau.
Không nội qui, không cơ cấu, đôi khi khép kín trong những ý kiến cá nhân nên dễ làm bén lửa những tranh cãi giữa các thành viên. Do đó, để thăng hoa đời sống của mình, cần có Chúa Giêsu hiện diện ở giữa để tăng tình hiệp nhất và thay đổi cung cách suy tư, hành xử.
Trong bối cảnh xã hội còn nhiều hạn chế và tương quan giữa con người còn nhiều lạnh nhạt, sự tương thân tương ái, nâng đỡ, đồng hành và dấn thân như là những muỗng đường làm cho ly cà phê cuộc đời bớt đắng hơn.
Tiếng chim gọi bầy không phải cất lên chỉ để hội tụ chúng lại với nhau, mà để cùng tung cánh bay lên khoảng trời xanh lộng gió.
Nhóm đi nhiều nơi, làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người và cũng đón nhận lấy nhiều diệu cảm nhân sinh và tâm linh.
Thoát khỏi cơ chế Giáo Xứ, Nhóm không neo con thuyền phục vụ của mình giới hạn ở một bến bờ. Theo nhu cầu và khả năng, Nhóm dấn thân phục vụ trong việc dạy Giáo Lý, sinh hoạt ca đoàn, công tác xã hội, giúp đỡ người nghèo... Sự lượng giá sau các hoạt động là điều cần thiết để lắng lòng lại, đánh giá hiệu quả và cảm nhận những chuyển hoá trong đời sống nội tâm.
Vốn sống của các thành viên trở nên phong phú hơn qua mối tương quan với anh em tha nhân đồng loại. Những dấu ấn tốt đẹp được ghi khắc trong lòng và họ có cơ hội đón nhận những cảm nhận sâu sắc với tha nhân.
Qua các hoạt động, Nhóm đưa người ta đến gần người khác và gần Chúa hơn, cho người ta cảm nghiệm niềm vui sâu xa về sự gắn kết vô hình nhưng rất thiêng liêng, theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
Từ đó họ tích luỹ những kinh nghiệm yêu thương, thay đổi và trưởng thành trong nhận thức. Đến với người nghèo, người ta có cơ hội để ngừng lại, ngẩn người ra và ngẫm nghĩ xét lại chính mình. Đến với người bị bỏ rơi, người ta sẽ nhìn thấy những vết thương xé lòng, cảm được những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên những khuôn mặt già nua hay đôi bàn tay của em bé giang ra đòi bế ẵm để tìm kiếm chút hơi ấm...
Lòng trắc ẩn khiến sự cưu mang không dừng lại ở những giá trị vật chất, mà cho con tim cùng cảm, cùng đau với cái đau của người khác, để hơi thở và lời cầu nguyện dài thêm ra, để sẵn lòng dấn thân, phục vụ nhiều hơn, sâu hơn. Lòng trắc ẩn làm cho người ta bao dung hơn, quảng đại hơn và cao lớn hơn so với ni tấc hữu hạn của mình.
Bám chặt lấy Chúa bằng Đức Tin – Lạc quan với chính mình – Luôn hữu ích cho tha nhân, cho cộng đồng là ba nguyên tắc vàng khơi gợi và dẫn dắt người ta đi vào Con Đường Sống và Sống dồi dào thật sự ( Ga 10, 10 ). Đức Tin không thực hành sẽ nhanh chóng trở thành niềm tin chết héo. Nhóm đến với tha nhân để gặp được Chúa và lại tìm được Chúa ngay nơi tha nhân.
Nhóm cố gắng vun đắp tinh thần với Chúa, gầy dựng tình thân với nhau và sẵn sàng giúp ích với đời. Xem ra đây là cả một chương trình sống mà các thành viên phải học hỏi và mau mắn thực hành trong đời sống thường nhật.
Nhóm vừa “để lại cho mình” lại vừa “đem đến cho người” một số giá trị dễ thương như hạt giống của Tin Mừng, như là vốn sống cho cuộc đời. Tình thương, sự nâng đỡ, gắn bó, sự biết rõ nhau, thấu cảm nhau giữa các thành viên, dù thời gian qua đi và dù trên nhiều nẻo đường khác nhau, vẫn đọng lại trong tâm trí mỗi người như một món quà thiêng liêng và quý báu của cuộc sống.
Nhóm Lang Thang, Nhóm Lôi Thôi, Nhóm Lếch Thếch, Nhóm Gió Lành, Nhóm Mai Khôi là những Nhóm ra đời và hoạt động tích cực vào thập niên 80. Không dừng lại ở sinh hoạt ca đoàn, không đóng khung niềm tin Kitô Giáo trong Thánh Đường, Nhóm mang tình thương Chúa, lang thang đến với các bệnh nhân phong, tâm thần, chơi đùa với các em cô nhi, nấu ăn cho các cụ già neo đơn…
Lại có nhiều Nhóm ra đời vào thập niên 90 như: Nhóm Hiệp Thông, Nhóm Cầu Nguyện… Mỗi Nhóm có đời sống ngắn dài không giống nhau và có những ưu tiên phục vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một tấm lòng là mở ra với tha nhân và làm sống động niềm tin Kitô giáo giữa đời thường.
Đầu thập niên 00, có các Nhóm của sinh viên như Nhóm Hiệp Nhất, Nhóm Đồng Hành, Nhóm Hướng Dương, Nhóm Muối Đất... Gần đây lại hình thành Nhóm Ve Chai phát triển đến nay cả mấy trăm bạn tại Vũng Tàu, Hà Nội, Huế, Sàigòn và đang còn lan ra nhiều tỉnh thành khác...
Rồi có Nhóm DOJ ( Disciple of Jesus ) với hoạt động trợ giúp người dân tộc thiểu số nghèo đói bệnh tật, Nhóm còn nẩy ra sáng kiến đi “lì xì cho Chúa Giêsu” – những người vô gia cư, đói, lạnh, buồn khổ, tủi thân… đâu đó ở phố chợ, vệ đường – ngay trong đêm Giao Thừa.
Lại có Nhóm “Bữa Cơm Nhân Ái”, điều nghiên danh sách, tự tay nấu nướng và đem thức ăn đến tận nhà các cụ già nghèo, neo đơn trong khu phố. Có Nhóm mở chiến dịch “Tấm Áo Mùa Xuân” phân loại, may vá và đóng gói chuyển quần áo ấm, cũ đã thu gom đến các buôn làng Tây Nguyên nghèo xơ xác.
Có Nhóm FIAT được hình thành từ các Blogger trên mạng với hoạt động Bảo Vệ Sự Sống, với những chuyến đi loanh quanh nội ngoại trong Sàigòn hay vươn đến cả các tỉnh xa để mang gạo cứu đói, phụ hái cà phê với các bệnh nhân phong mà đôi bàn tay không còn đủ ngón, phụ giúp một tay với các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trẻ của Nhóm Được Yêu Nhá ( Dược Y Nha ) rủ nhau ngày nghỉ, đi về vùng sâu vùng xa khám bệnh, nhổ răng, tham gia hiến máu nhân đạo…
Đến với các bạn trót dính vào ma tuý rồi phải gánh chịu HIV/AIDS có các Nhóm Phục Sinh, Tiếng Vọng... Đối đầu với bi kịch nạo phá thai gần đây có Nhóm BVSS ( Bảo Vệ Sự Sống ) được hình thành tại Sàigòn rồi lan ra khắp ba miền quê hương để kịp thời cứu giúp các bà mẹ trẻ và các bào thai, các cháu bé sơ sinh, lại lo chôn cất các thai nhi xấu số...
Tiếp đón và yêu thương người nghèo là một trong những con đường sống Tin Mừng cách cụ thể và thiết thực nhất. Đó còn là phương cách làm chứng cho người khác về triều đại Thiên Chúa đang đến.
Trong cơ chế tự do và tự phát, người trẻ ao ước được các anh chị lớn, các Cha, các Thầy, các Dì trợ giúp hai việc thiết yếu là định hướng và đồng hành với Nhóm.
Thành viên Nhóm tự phát vẫn mong chờ một bến đỗ trong hành trình phục vụ của mình ở các hội đoàn chính thức trong Giáo Hội như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Đoàn, Hướng Đạo Sinh,….
Ngược lại, một số bạn trẻ trong các hội đoàn có huynh hướng gia nhập các Nhóm tự phát như một cuộc kiếm tìm, làm căng đầy niềm khát khao nào đó trong lòng. Trong thực tế, những con chim đầu đàn của các Hội Đoàn đôi khi chưa đủ cởi mở và quảng đại với những cuộc ra đi như thế. Các bạn ấy đã ra đi, nhưng ra đi là để sẽ trở về với một hành trang mới đầy thực tế và sống động. Khả năng và kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình tham gia sinh hoạt các Nhóm nho nhỏ tự phát, sẽ góp phần trong việc xây dựng và làm phong phú chính Đoàn Thể lớn của các bạn.
Thực ra, ở đâu, Nhóm nào, Hội Đoàn nào cũng có những vấn đề bất toàn. Đơn giản là vì Nhóm được tạo nên bởi những con người bất toàn. Chúng ta mãi mãi là những lữ khách khập khiễng trên đường đời, nên cần nương tựa và dìu nhau bước đi thay vì phiền trách nhau. Đến với Nhóm, không phải chỉ đón nhận, hưởng lợi ích từ những gì là tích cực, tốt đẹp của nhau, mà đòi hỏi phải chấp nhận và nâng đỡ nhau.
Mô hình làm việc theo Nhóm sẽ đạt hiệu quả gấp nhiều lần so với một cá nhân riêng lẻ. hiểu biết của Nhóm có ích lợi đối với từng cá nhân. Từ góc độ cá nhân, mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Đây chính là lý do giải thích tại sao đội Nhóm lại có sức hấp dẫn. Những khả năng và sự Mô hình làm việc đội Nhóm mang lại nhiều ích lợi, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến nhiệm vụ được giao, quá trình triển khai công việc và bản thân quy trình làm việc đội Nhóm.
Đôi khi các thành viên trong một Nhóm thường có thói quen thụ động, ỷ lại vào người lãnh đạo, không chịu khó suy nghĩ để cùng phác họa những kế hoạch chung. Phương Pháp Động Não ( Brain Storming ) sẽ kích thích mọi người tham gia suy nghĩ, đóng góp kinh nghiệm và sáng kiến cho công việc chung. Đây là một trong các phương pháp diễn tả tiến trình giống như một cơn bão lay động nhanh và mãnh liệt mọi khả năng vận động làm việc của bộ não.
Để sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể đạt hiệu quả cao, cần kết hợp với các phương pháp khác như: Phương Pháp Lập Phiếu ( Fichier ), Phương Pháp Nhóm Ong ( Buzz-Group ), phương pháp hoạt động xưởng ( Système d’Attelier ). Bốn phương pháp này tổng hợp trong Phương Pháp PRAISE ( Planning-Review-Analysis-Improvment-System-Estimation ) làm cho các chương trình của Nhóm được chuẩn bị và tiến hành thực hiện thật nhịp nhàng và thành công tốt đẹp.
Mặt khác, để có thể phát triển tốt, Nhóm cần có tâm điểm, cần sự minh bạch, sự tương tác qua lại của các thành viên có tính cách khác nhau, sự phản hồi trong hoạt động của các cá nhân và chủ động giao tiếp với người khác.
Cùng với thời gian, bắt đầu có sự đào thải và khai tử Nhóm. Sau khi hoàn tất mục đích của mình hoặc khi không còn điều kiện thuận tiện để tồn tại nữa, Nhóm sẽ tự phân rã, các thành viên chia tay nhau. Sự tan rã của Nhóm là điều không thể tránh khỏi dù có bịn rịn, lưu luyến hay có những giọt nước mắt nuối tiếc...
Những cảm xúc và trải nghiệm cuộc sống bằng sự ra khỏi chính mình và dấn thân giữa lòng xã hội trong những giai đoạn sống dài ngắn của Nhóm, cũng kịp để lại dấu ấn trong đời sống nội tâm của mỗi thành viên. Đồng thời, sự phân tán các thành viên như một sự bắn tung của các nucleon gây phản ứng dây chuyền, có tác động tích cực trong việc sẽ hình thành nhiều Nhóm nhỏ khác trên bình diện lớn hơn. Trên cơ sở đó, sức mạnh của Hội Thánh được nhân rộng theo biện chứng Diaspora.
Giá trị của bản thân trong thâm tâm do chính mình chịu trách nhiệm và đào luyện. Đó chính là khởi nguồn cho sự hình thành một tập thể với những tấm lòng biết hướng về nhau, tương thân tương ái… để nhân lên niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn của những con người đang cần đến mình.
Qua việc dấn thân phục vụ, người trẻ thấu hiểu được thân phận và rủi ro của người nghèo khổ, bị bỏ rơi. Cũng nơi đây, họ có thể tìm được cho mình triết lý cuộc sống: đó là tinh thần san sẻ khó khăn, là nỗ lực sinh lời các nén bạc Chúa ban, là thi thố tài năng cho đi mà không đòi hỏi được đáp đền.
Bài viết này chọn tên gọi là “TIẾNG GỌI BẦY ĐÀN” không nhắm hạ thấp cái tâm nguyện sâu xa của các bạn trẻ xuống thành một nhu cầu bản năng của các loài động vật như vẫn có nơi bầy sói, bầy chiên, bầy cừu hoặc đàn chim thiên di.
Không, chúng tôi chỉ muốn diễn đạt nỗi trăn trở thao thức cũng là niềm khát khao của người trẻ muốn được thuộc về một bầy, một đàn, một nhóm, nó mạnh lắm, nóng lắm, nhất là giữa cảnh vực sống hôm nay, mạnh và nóng đến cháy bỏng, đến có thể bật lên như một lời kêu, truyền đi như một tiếng gọi bè bạn hợp quần quy tụ thành một vòng tròn bên nhau, như trong một bài hát sinh hoạt của cha Quang Uy dành cho các Nhóm sáng tác từ năm 1981:
Hãy ngồi lại với nhau, hoài nghi sẽ không còn.
Hãy cùng dời gót chân, tình yêu sẽ soi đường,
Hãy mở rộng nắm tay, để san sẻ vun xới,
Hãy hoà bài hát vang, cùng vũ trụ thế giới.
Hãy ngồi lại với nhau, bỏ quên những giận hờn,
Hãy cùng dời gót chân, bình minh đón tương lai.
Hãy mở rộng nắm tay, để rơi mọi lo lắng.
Hãy hoà bài hát vang, vượt lên ngàn chia rẽ.
“Người Trẻ và Niềm Khao Khát thuộc về Nhóm”
Thứ Bảy 26.12.2009, khi không khí Giáng Sinh như vẫn còn bao trùm khắp nơi, mọi người rủ nhau đi du lịch nghỉ mát, mua sắm hoặc tổ chức tiệc tùng… Tuy nhiên, vẫn còn đó những tấm lòng thiện chí muốn học hỏi để giúp ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Hôm nay vẫn có hơn 130 tham dự viên của Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần đến Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo phận Sàigòn để nghe cha Giuse Lê Quang Uy, DCCT, thuyết trình đề tài “Người Trẻ và Niềm Khao Khát Thuộc về Nhóm”.
Giữa những ồn ào náo nhiệt, tiếng gọi bầy đàn trong thâm sâu có sức lôi cuốn mạnh mẽ để qui tụ và song hành cùng nhau trên bước đường gạn hỏi cuộc sống đâu là ý nghĩa hiện hữu trong cõi đời này.
Từ nhu cầu thực tế và thao thức tâm linh của người trẻ, Nhóm được hình thành cách tự phát, không có biên giới, quy nạp tất cả các thành viên, đôi khi có các thành viên không cùng niềm tin nhưng cùng có lòng hăng hái. Thành viên của nhóm đa dạng về nghề nghiệp và nguồn gốc. Họ có thể là người địa phương, có thể là những người trẻ xa nhà, có nhu cầu gặp gỡ, giải toả bức xúc, cần được nâng đỡ, chia sẻ, cần có một môi trường để thể hiện mình.
Nhóm không có quy chế, không cần nội quy, đôi khi cũng không có tên gọi. Tuy nhiên, mỗi Nhóm có một hướng đi và có một nhịp sống cho riêng mình.
Nhóm không có vị sáng lập vĩ đại, không có đường hướng hoạt động, không có tầm nhìn sâu rộng, không có trụ sở sinh hoạt riêng... Do đó, sự tồn tại của Nhóm thường không được nhìn nhận và nâng đỡ cách tích cực.
Tuy nhiên, khát vọng muốn thuộc về và muốn dấn thân của người trẻ không bị bóp nghẹt bởi các trào lưu xã hội hay những trở ngại của sự thiếu cảm thông.
Nhóm được hình thành không chỉ đơn thuần là sự quy tụ lại với nhau, mà trong sâu thẳm có mối dây liên đới vô hình giữa các thành viên, thông qua tình huynh đệ, sự thông hiểu, những hoạt động mang tính thiết thực, công ích cũng như đáp ứng niềm khao khát của các thành viên. Bên cạnh đó, chiều kích tâm linh là chất keo gắn kết những con người xa lạ lại với nhau.
Không nội qui, không cơ cấu, đôi khi khép kín trong những ý kiến cá nhân nên dễ làm bén lửa những tranh cãi giữa các thành viên. Do đó, để thăng hoa đời sống của mình, cần có Chúa Giêsu hiện diện ở giữa để tăng tình hiệp nhất và thay đổi cung cách suy tư, hành xử.
Trong bối cảnh xã hội còn nhiều hạn chế và tương quan giữa con người còn nhiều lạnh nhạt, sự tương thân tương ái, nâng đỡ, đồng hành và dấn thân như là những muỗng đường làm cho ly cà phê cuộc đời bớt đắng hơn.
Tiếng chim gọi bầy không phải cất lên chỉ để hội tụ chúng lại với nhau, mà để cùng tung cánh bay lên khoảng trời xanh lộng gió.
Nhóm đi nhiều nơi, làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người và cũng đón nhận lấy nhiều diệu cảm nhân sinh và tâm linh.
Thoát khỏi cơ chế Giáo Xứ, Nhóm không neo con thuyền phục vụ của mình giới hạn ở một bến bờ. Theo nhu cầu và khả năng, Nhóm dấn thân phục vụ trong việc dạy Giáo Lý, sinh hoạt ca đoàn, công tác xã hội, giúp đỡ người nghèo... Sự lượng giá sau các hoạt động là điều cần thiết để lắng lòng lại, đánh giá hiệu quả và cảm nhận những chuyển hoá trong đời sống nội tâm.
Vốn sống của các thành viên trở nên phong phú hơn qua mối tương quan với anh em tha nhân đồng loại. Những dấu ấn tốt đẹp được ghi khắc trong lòng và họ có cơ hội đón nhận những cảm nhận sâu sắc với tha nhân.
Qua các hoạt động, Nhóm đưa người ta đến gần người khác và gần Chúa hơn, cho người ta cảm nghiệm niềm vui sâu xa về sự gắn kết vô hình nhưng rất thiêng liêng, theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
Từ đó họ tích luỹ những kinh nghiệm yêu thương, thay đổi và trưởng thành trong nhận thức. Đến với người nghèo, người ta có cơ hội để ngừng lại, ngẩn người ra và ngẫm nghĩ xét lại chính mình. Đến với người bị bỏ rơi, người ta sẽ nhìn thấy những vết thương xé lòng, cảm được những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên những khuôn mặt già nua hay đôi bàn tay của em bé giang ra đòi bế ẵm để tìm kiếm chút hơi ấm...
Lòng trắc ẩn khiến sự cưu mang không dừng lại ở những giá trị vật chất, mà cho con tim cùng cảm, cùng đau với cái đau của người khác, để hơi thở và lời cầu nguyện dài thêm ra, để sẵn lòng dấn thân, phục vụ nhiều hơn, sâu hơn. Lòng trắc ẩn làm cho người ta bao dung hơn, quảng đại hơn và cao lớn hơn so với ni tấc hữu hạn của mình.
Bám chặt lấy Chúa bằng Đức Tin – Lạc quan với chính mình – Luôn hữu ích cho tha nhân, cho cộng đồng là ba nguyên tắc vàng khơi gợi và dẫn dắt người ta đi vào Con Đường Sống và Sống dồi dào thật sự ( Ga 10, 10 ). Đức Tin không thực hành sẽ nhanh chóng trở thành niềm tin chết héo. Nhóm đến với tha nhân để gặp được Chúa và lại tìm được Chúa ngay nơi tha nhân.
Nhóm cố gắng vun đắp tinh thần với Chúa, gầy dựng tình thân với nhau và sẵn sàng giúp ích với đời. Xem ra đây là cả một chương trình sống mà các thành viên phải học hỏi và mau mắn thực hành trong đời sống thường nhật.
Nhóm vừa “để lại cho mình” lại vừa “đem đến cho người” một số giá trị dễ thương như hạt giống của Tin Mừng, như là vốn sống cho cuộc đời. Tình thương, sự nâng đỡ, gắn bó, sự biết rõ nhau, thấu cảm nhau giữa các thành viên, dù thời gian qua đi và dù trên nhiều nẻo đường khác nhau, vẫn đọng lại trong tâm trí mỗi người như một món quà thiêng liêng và quý báu của cuộc sống.
Nhóm Lang Thang, Nhóm Lôi Thôi, Nhóm Lếch Thếch, Nhóm Gió Lành, Nhóm Mai Khôi là những Nhóm ra đời và hoạt động tích cực vào thập niên 80. Không dừng lại ở sinh hoạt ca đoàn, không đóng khung niềm tin Kitô Giáo trong Thánh Đường, Nhóm mang tình thương Chúa, lang thang đến với các bệnh nhân phong, tâm thần, chơi đùa với các em cô nhi, nấu ăn cho các cụ già neo đơn…
Lại có nhiều Nhóm ra đời vào thập niên 90 như: Nhóm Hiệp Thông, Nhóm Cầu Nguyện… Mỗi Nhóm có đời sống ngắn dài không giống nhau và có những ưu tiên phục vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một tấm lòng là mở ra với tha nhân và làm sống động niềm tin Kitô giáo giữa đời thường.
Đầu thập niên 00, có các Nhóm của sinh viên như Nhóm Hiệp Nhất, Nhóm Đồng Hành, Nhóm Hướng Dương, Nhóm Muối Đất... Gần đây lại hình thành Nhóm Ve Chai phát triển đến nay cả mấy trăm bạn tại Vũng Tàu, Hà Nội, Huế, Sàigòn và đang còn lan ra nhiều tỉnh thành khác...
Rồi có Nhóm DOJ ( Disciple of Jesus ) với hoạt động trợ giúp người dân tộc thiểu số nghèo đói bệnh tật, Nhóm còn nẩy ra sáng kiến đi “lì xì cho Chúa Giêsu” – những người vô gia cư, đói, lạnh, buồn khổ, tủi thân… đâu đó ở phố chợ, vệ đường – ngay trong đêm Giao Thừa.
Lại có Nhóm “Bữa Cơm Nhân Ái”, điều nghiên danh sách, tự tay nấu nướng và đem thức ăn đến tận nhà các cụ già nghèo, neo đơn trong khu phố. Có Nhóm mở chiến dịch “Tấm Áo Mùa Xuân” phân loại, may vá và đóng gói chuyển quần áo ấm, cũ đã thu gom đến các buôn làng Tây Nguyên nghèo xơ xác.
Có Nhóm FIAT được hình thành từ các Blogger trên mạng với hoạt động Bảo Vệ Sự Sống, với những chuyến đi loanh quanh nội ngoại trong Sàigòn hay vươn đến cả các tỉnh xa để mang gạo cứu đói, phụ hái cà phê với các bệnh nhân phong mà đôi bàn tay không còn đủ ngón, phụ giúp một tay với các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trẻ của Nhóm Được Yêu Nhá ( Dược Y Nha ) rủ nhau ngày nghỉ, đi về vùng sâu vùng xa khám bệnh, nhổ răng, tham gia hiến máu nhân đạo…
Đến với các bạn trót dính vào ma tuý rồi phải gánh chịu HIV/AIDS có các Nhóm Phục Sinh, Tiếng Vọng... Đối đầu với bi kịch nạo phá thai gần đây có Nhóm BVSS ( Bảo Vệ Sự Sống ) được hình thành tại Sàigòn rồi lan ra khắp ba miền quê hương để kịp thời cứu giúp các bà mẹ trẻ và các bào thai, các cháu bé sơ sinh, lại lo chôn cất các thai nhi xấu số...
Tiếp đón và yêu thương người nghèo là một trong những con đường sống Tin Mừng cách cụ thể và thiết thực nhất. Đó còn là phương cách làm chứng cho người khác về triều đại Thiên Chúa đang đến.
Trong cơ chế tự do và tự phát, người trẻ ao ước được các anh chị lớn, các Cha, các Thầy, các Dì trợ giúp hai việc thiết yếu là định hướng và đồng hành với Nhóm.
Thành viên Nhóm tự phát vẫn mong chờ một bến đỗ trong hành trình phục vụ của mình ở các hội đoàn chính thức trong Giáo Hội như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Đoàn, Hướng Đạo Sinh,….
Ngược lại, một số bạn trẻ trong các hội đoàn có huynh hướng gia nhập các Nhóm tự phát như một cuộc kiếm tìm, làm căng đầy niềm khát khao nào đó trong lòng. Trong thực tế, những con chim đầu đàn của các Hội Đoàn đôi khi chưa đủ cởi mở và quảng đại với những cuộc ra đi như thế. Các bạn ấy đã ra đi, nhưng ra đi là để sẽ trở về với một hành trang mới đầy thực tế và sống động. Khả năng và kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình tham gia sinh hoạt các Nhóm nho nhỏ tự phát, sẽ góp phần trong việc xây dựng và làm phong phú chính Đoàn Thể lớn của các bạn.
Thực ra, ở đâu, Nhóm nào, Hội Đoàn nào cũng có những vấn đề bất toàn. Đơn giản là vì Nhóm được tạo nên bởi những con người bất toàn. Chúng ta mãi mãi là những lữ khách khập khiễng trên đường đời, nên cần nương tựa và dìu nhau bước đi thay vì phiền trách nhau. Đến với Nhóm, không phải chỉ đón nhận, hưởng lợi ích từ những gì là tích cực, tốt đẹp của nhau, mà đòi hỏi phải chấp nhận và nâng đỡ nhau.
Mô hình làm việc theo Nhóm sẽ đạt hiệu quả gấp nhiều lần so với một cá nhân riêng lẻ. hiểu biết của Nhóm có ích lợi đối với từng cá nhân. Từ góc độ cá nhân, mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Đây chính là lý do giải thích tại sao đội Nhóm lại có sức hấp dẫn. Những khả năng và sự Mô hình làm việc đội Nhóm mang lại nhiều ích lợi, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến nhiệm vụ được giao, quá trình triển khai công việc và bản thân quy trình làm việc đội Nhóm.
Đôi khi các thành viên trong một Nhóm thường có thói quen thụ động, ỷ lại vào người lãnh đạo, không chịu khó suy nghĩ để cùng phác họa những kế hoạch chung. Phương Pháp Động Não ( Brain Storming ) sẽ kích thích mọi người tham gia suy nghĩ, đóng góp kinh nghiệm và sáng kiến cho công việc chung. Đây là một trong các phương pháp diễn tả tiến trình giống như một cơn bão lay động nhanh và mãnh liệt mọi khả năng vận động làm việc của bộ não.
Để sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể đạt hiệu quả cao, cần kết hợp với các phương pháp khác như: Phương Pháp Lập Phiếu ( Fichier ), Phương Pháp Nhóm Ong ( Buzz-Group ), phương pháp hoạt động xưởng ( Système d’Attelier ). Bốn phương pháp này tổng hợp trong Phương Pháp PRAISE ( Planning-Review-Analysis-Improvment-System-Estimation ) làm cho các chương trình của Nhóm được chuẩn bị và tiến hành thực hiện thật nhịp nhàng và thành công tốt đẹp.
Mặt khác, để có thể phát triển tốt, Nhóm cần có tâm điểm, cần sự minh bạch, sự tương tác qua lại của các thành viên có tính cách khác nhau, sự phản hồi trong hoạt động của các cá nhân và chủ động giao tiếp với người khác.
Cùng với thời gian, bắt đầu có sự đào thải và khai tử Nhóm. Sau khi hoàn tất mục đích của mình hoặc khi không còn điều kiện thuận tiện để tồn tại nữa, Nhóm sẽ tự phân rã, các thành viên chia tay nhau. Sự tan rã của Nhóm là điều không thể tránh khỏi dù có bịn rịn, lưu luyến hay có những giọt nước mắt nuối tiếc...
Những cảm xúc và trải nghiệm cuộc sống bằng sự ra khỏi chính mình và dấn thân giữa lòng xã hội trong những giai đoạn sống dài ngắn của Nhóm, cũng kịp để lại dấu ấn trong đời sống nội tâm của mỗi thành viên. Đồng thời, sự phân tán các thành viên như một sự bắn tung của các nucleon gây phản ứng dây chuyền, có tác động tích cực trong việc sẽ hình thành nhiều Nhóm nhỏ khác trên bình diện lớn hơn. Trên cơ sở đó, sức mạnh của Hội Thánh được nhân rộng theo biện chứng Diaspora.
Giá trị của bản thân trong thâm tâm do chính mình chịu trách nhiệm và đào luyện. Đó chính là khởi nguồn cho sự hình thành một tập thể với những tấm lòng biết hướng về nhau, tương thân tương ái… để nhân lên niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn của những con người đang cần đến mình.
Qua việc dấn thân phục vụ, người trẻ thấu hiểu được thân phận và rủi ro của người nghèo khổ, bị bỏ rơi. Cũng nơi đây, họ có thể tìm được cho mình triết lý cuộc sống: đó là tinh thần san sẻ khó khăn, là nỗ lực sinh lời các nén bạc Chúa ban, là thi thố tài năng cho đi mà không đòi hỏi được đáp đền.
Bài viết này chọn tên gọi là “TIẾNG GỌI BẦY ĐÀN” không nhắm hạ thấp cái tâm nguyện sâu xa của các bạn trẻ xuống thành một nhu cầu bản năng của các loài động vật như vẫn có nơi bầy sói, bầy chiên, bầy cừu hoặc đàn chim thiên di.
Không, chúng tôi chỉ muốn diễn đạt nỗi trăn trở thao thức cũng là niềm khát khao của người trẻ muốn được thuộc về một bầy, một đàn, một nhóm, nó mạnh lắm, nóng lắm, nhất là giữa cảnh vực sống hôm nay, mạnh và nóng đến cháy bỏng, đến có thể bật lên như một lời kêu, truyền đi như một tiếng gọi bè bạn hợp quần quy tụ thành một vòng tròn bên nhau, như trong một bài hát sinh hoạt của cha Quang Uy dành cho các Nhóm sáng tác từ năm 1981:
Hãy ngồi lại với nhau, hoài nghi sẽ không còn.
Hãy cùng dời gót chân, tình yêu sẽ soi đường,
Hãy mở rộng nắm tay, để san sẻ vun xới,
Hãy hoà bài hát vang, cùng vũ trụ thế giới.
Hãy ngồi lại với nhau, bỏ quên những giận hờn,
Hãy cùng dời gót chân, bình minh đón tương lai.
Hãy mở rộng nắm tay, để rơi mọi lo lắng.
Hãy hoà bài hát vang, vượt lên ngàn chia rẽ.
Kỹ năng sống: Bạn có dám là Mình không?
Nguyễn Thị Bích Hồng, Hv
14:22 06/01/2010
Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều đến một loại bệnh có cái tên ngồ ngộ: “Bệnh thành tích”. Nó được xem như là một bệnh xã hội, bởi loại “vi rút” này có thể xâm nhập vào mọi lãnh vực và mọi thành phần trong xã hội.
Thực ra, không phải bây giờ mới có “bệnh thành tích” mà nó đã xuất hiện từ thời Chúa Giêsu, cách đậy hơn 2000 năm. Đọc dụ ngôn về người Pharisêu và người thu thuế (Lc 18,9-14) ban sẽ thấy rõ: Cả hai người cùng lên đền thờ cầu nguyện. Người thu thuế biết mình tội lỗi chỉ dám đứng xa xa mà cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Còn người Pharisêu thì kể cho Chúa nghe một loạt các thành tích mà anh ta đã lập được, nào là: “con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”vv…(Lc 18,13)
Tưởng rằng sau khi nghe anh “báo cáo thành tích”, Chúa Giêsu sẽ “choáng” trước lòng đạo đức của anh. Nhưng thật bất ngờ, Ngài đã kết luận một câu gây … sốc: “Người này khi trở về thì được nên công chính còn người kia thì không, vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc18,14). Xem ra Chúa Giêsu rất “dị ứng” với “bệnh thành tích”. Ngài không đánh giá theo cách của con người, không căn cứ vào thành tích, nhưng nhìn vào thiện chí của họ, bởi hơn ai hết, Ngài thấu suốt tâm can con người. Ngược lại, con người chỉ có thể biết về nhau qua những dáng vẻ bên ngoài, mà trong cuộc sống thì nhiều khi cái bên ngoài và cái bên trong không đồng nhất, thậm chí lại còn mâu thuẫn, trái ngược nhau. Đánh giá của con người thường dựa trên tư duy, tình cảm chủ quan và dựa trên những gì họ thấy bằng cặp mắt “cận”, cho nên không thể không có những đánh giá lầm. Đại văn hào người Nga L. Tolstoi đã nói: “Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định: người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia xấu, người thì mạnh, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả. Tất cả khả năng đó là cái gì luôn luôn biến đổi.”
Cũng chính vì chỉ biết nhau qua những cái bên ngoài, nên người ta mới ra sức “lập thành tích” để chứng tỏ mình trước người khác. Nhiều khi chỉ vì muốn mình được khen thưởng, muốn được đánh giá cao, người ta phải gồng lên để che lấp đi những khiếm khuyết, những giới hạn của bản thân. Báo Phụ Nữ số 99(ngày 22-12-2006) có đăng bài “Người Giả” của tác giả Trường Sơn với nội dung như sau: “Không chỉ hàng hoá mới có đồ giả, mà cả con người cũng có hàng giả. Nếu chỉ dựa vào bề ngoài, người ta dễ bị đánh lừa về “chất lượng” thật của một người nào đó… Có loại người giả khi xuất hiện thường mang mặt nạ, có hành vi bên ngoài rất đạo đức để che dấu cái xấu xa bên trong. Họ luôn có những lời tốt đẹp về ngưòi khác, nhưng bên trong nghĩ khác. Có người dạy một đàng làm một nẻo, hô hào những người khác làm những điều mình chẳng bao giờ làm, phê phán người khác những tội mà chính mình không tránh khỏi. Có loại người giả tử tế với người ngoài, còn sống với người trong nhà thì không ai chịu nổi. Họ quá trọng dư luận và trở thành nô lệ cho dư luận…”
Qủa thực, trong cuộc sống không ít người đã sống cái “triết lí”: “xấu che, tốt khoe”. Họ không dám sống thật, không dám là mình với những bất toàn, yếu đuối, trong khi bản chất của phận người là thế. Nhà viết kịch Hi Lạp cổ đại- Rerentius đã khẳng định: “Tôi là người, và không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi.” Còn Thánh Phaolô, dù là một vị Thánh, thì cũng đã từng thú nhận công khai rằng: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều không muốn thì tôi lại làm”(Rm 7,19 )
Quả thực, con người là như thế, dù có cố gắng hết sức, người ta cũng không thể tránh khỏi những vấp váp, lỗi lầm trong cuộc sống. Sự yếu đuối bất toàn của con người là một điều hết sức hiển nhiên:“Ai chiến thắng mà chẳng hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
Nếu như trên đời này không ai là người hoàn hảo, thì tại sao tôi lại không dám là mình với tất cả cái hay cũng như cái dở, cái tích cực cũng như cái tiêu cực ?... Con người chẳng là như thế sao ?
Một khi dám là mình, tôi sẽ không cần phải “đeo mặt nạ”, không cần phải tô vẽ, nói một cách ngắn gọn là: không phải lo“lập thành tích” để được đánh giá cao hay để được khen thưởng và như vậy, tôi sẽ được tự do. Ngược lại, nếu tôi quá chú ý đến sự đánh giá của người khác về mình, quá lệ thuộc vào lời khen, tiếng chê, tôi sẽ mất tự do và có thể đánh mất chính mình. Cha Anthony De Mello trong cuốn: “ Call to love” đã viết: “Nếu bạn bị lôi vào những phán đoán của người khác, bạn đã ăn phải bả của sự căng thẳng, bất an, lo lắng, vì hôm nay người ta coi bạn là đẹp và bạn hào hứng, ngày mai người ta bảo bạn là xấu và bạn đâm ra ủ dột”
Trong cuộc sống, tôi không thể làm vừa lòng hết mọi người và như vậy có nghĩa là tôi phải chấp nhận lời khen cũng như lời chỉ trích. Nhưng như thế đâu phải là thất bại. Điều quan trọng nhất, tôi phải biết mình là ai. Chúa Giêsu tuyệt vời như thế mà còn phải nghe biết bao lời đàm tiếu, đến nỗi Ngài phải nói rằng: “Ong Gioan đến không ăn không uống thì thiên hạ bảo ông ta bị quỉ ám. Con Người đến cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo đây là tay ăn nhậu”(Mt 11,16-19)
Xét cho cùng, dư luận đôi khi cũng chỉ là “luận dư” mà thôi. Tôi cần lắng nghe dư luận để biết điều chỉnh (nếu cần) nhưng không cho phép mình sống theo dư luận. Một nhà soạn kịch người Đức đã viết: “Tôi không chỉ được cho bạn bí quyết để thành công, nhưng tôi có thể chỉ cho bạn bí quyết để thất bại, đó là: Hãy cố làm hài lòng mọi người.” Như vậy, thất bại ở đây chính là chỗ “không dám là mình”
“Dám là mình” dĩ nhiên không phải là bảo thủ, là kiêu căng, tự đắc, nhưng là sự khiêm tốn chấp nhận mình với những gì mình có, dám sống thật với mình, với tha nhân, không che đậy cũng chẳng giả hình.
“Dám là mình”là không nô lệ cho tiếng khen hoặc cho những phán đoán, đánh giá của người khác, không chạy theo “thành tích ảo” để được tiến thân.
“ Gặp thời thế thế thời phải thế” có thể là một “triết lý khôn ngoan” đối với nhìêu người, nhưng với những người con cái Chúa thì sự trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, đơn sơ, mới là sự khôn ngoan đích thực. Và cuộc đời này đang cần lắm những con người như thế.
Thực ra, không phải bây giờ mới có “bệnh thành tích” mà nó đã xuất hiện từ thời Chúa Giêsu, cách đậy hơn 2000 năm. Đọc dụ ngôn về người Pharisêu và người thu thuế (Lc 18,9-14) ban sẽ thấy rõ: Cả hai người cùng lên đền thờ cầu nguyện. Người thu thuế biết mình tội lỗi chỉ dám đứng xa xa mà cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Còn người Pharisêu thì kể cho Chúa nghe một loạt các thành tích mà anh ta đã lập được, nào là: “con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”vv…(Lc 18,13)
Tưởng rằng sau khi nghe anh “báo cáo thành tích”, Chúa Giêsu sẽ “choáng” trước lòng đạo đức của anh. Nhưng thật bất ngờ, Ngài đã kết luận một câu gây … sốc: “Người này khi trở về thì được nên công chính còn người kia thì không, vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc18,14). Xem ra Chúa Giêsu rất “dị ứng” với “bệnh thành tích”. Ngài không đánh giá theo cách của con người, không căn cứ vào thành tích, nhưng nhìn vào thiện chí của họ, bởi hơn ai hết, Ngài thấu suốt tâm can con người. Ngược lại, con người chỉ có thể biết về nhau qua những dáng vẻ bên ngoài, mà trong cuộc sống thì nhiều khi cái bên ngoài và cái bên trong không đồng nhất, thậm chí lại còn mâu thuẫn, trái ngược nhau. Đánh giá của con người thường dựa trên tư duy, tình cảm chủ quan và dựa trên những gì họ thấy bằng cặp mắt “cận”, cho nên không thể không có những đánh giá lầm. Đại văn hào người Nga L. Tolstoi đã nói: “Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định: người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia xấu, người thì mạnh, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả. Tất cả khả năng đó là cái gì luôn luôn biến đổi.”
Cũng chính vì chỉ biết nhau qua những cái bên ngoài, nên người ta mới ra sức “lập thành tích” để chứng tỏ mình trước người khác. Nhiều khi chỉ vì muốn mình được khen thưởng, muốn được đánh giá cao, người ta phải gồng lên để che lấp đi những khiếm khuyết, những giới hạn của bản thân. Báo Phụ Nữ số 99(ngày 22-12-2006) có đăng bài “Người Giả” của tác giả Trường Sơn với nội dung như sau: “Không chỉ hàng hoá mới có đồ giả, mà cả con người cũng có hàng giả. Nếu chỉ dựa vào bề ngoài, người ta dễ bị đánh lừa về “chất lượng” thật của một người nào đó… Có loại người giả khi xuất hiện thường mang mặt nạ, có hành vi bên ngoài rất đạo đức để che dấu cái xấu xa bên trong. Họ luôn có những lời tốt đẹp về ngưòi khác, nhưng bên trong nghĩ khác. Có người dạy một đàng làm một nẻo, hô hào những người khác làm những điều mình chẳng bao giờ làm, phê phán người khác những tội mà chính mình không tránh khỏi. Có loại người giả tử tế với người ngoài, còn sống với người trong nhà thì không ai chịu nổi. Họ quá trọng dư luận và trở thành nô lệ cho dư luận…”
Qủa thực, trong cuộc sống không ít người đã sống cái “triết lí”: “xấu che, tốt khoe”. Họ không dám sống thật, không dám là mình với những bất toàn, yếu đuối, trong khi bản chất của phận người là thế. Nhà viết kịch Hi Lạp cổ đại- Rerentius đã khẳng định: “Tôi là người, và không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi.” Còn Thánh Phaolô, dù là một vị Thánh, thì cũng đã từng thú nhận công khai rằng: “Những điều tôi muốn thì tôi không làm, còn những điều không muốn thì tôi lại làm”(Rm 7,19 )
Quả thực, con người là như thế, dù có cố gắng hết sức, người ta cũng không thể tránh khỏi những vấp váp, lỗi lầm trong cuộc sống. Sự yếu đuối bất toàn của con người là một điều hết sức hiển nhiên:“Ai chiến thắng mà chẳng hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
Nếu như trên đời này không ai là người hoàn hảo, thì tại sao tôi lại không dám là mình với tất cả cái hay cũng như cái dở, cái tích cực cũng như cái tiêu cực ?... Con người chẳng là như thế sao ?
Một khi dám là mình, tôi sẽ không cần phải “đeo mặt nạ”, không cần phải tô vẽ, nói một cách ngắn gọn là: không phải lo“lập thành tích” để được đánh giá cao hay để được khen thưởng và như vậy, tôi sẽ được tự do. Ngược lại, nếu tôi quá chú ý đến sự đánh giá của người khác về mình, quá lệ thuộc vào lời khen, tiếng chê, tôi sẽ mất tự do và có thể đánh mất chính mình. Cha Anthony De Mello trong cuốn: “ Call to love” đã viết: “Nếu bạn bị lôi vào những phán đoán của người khác, bạn đã ăn phải bả của sự căng thẳng, bất an, lo lắng, vì hôm nay người ta coi bạn là đẹp và bạn hào hứng, ngày mai người ta bảo bạn là xấu và bạn đâm ra ủ dột”
Trong cuộc sống, tôi không thể làm vừa lòng hết mọi người và như vậy có nghĩa là tôi phải chấp nhận lời khen cũng như lời chỉ trích. Nhưng như thế đâu phải là thất bại. Điều quan trọng nhất, tôi phải biết mình là ai. Chúa Giêsu tuyệt vời như thế mà còn phải nghe biết bao lời đàm tiếu, đến nỗi Ngài phải nói rằng: “Ong Gioan đến không ăn không uống thì thiên hạ bảo ông ta bị quỉ ám. Con Người đến cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo đây là tay ăn nhậu”(Mt 11,16-19)
Xét cho cùng, dư luận đôi khi cũng chỉ là “luận dư” mà thôi. Tôi cần lắng nghe dư luận để biết điều chỉnh (nếu cần) nhưng không cho phép mình sống theo dư luận. Một nhà soạn kịch người Đức đã viết: “Tôi không chỉ được cho bạn bí quyết để thành công, nhưng tôi có thể chỉ cho bạn bí quyết để thất bại, đó là: Hãy cố làm hài lòng mọi người.” Như vậy, thất bại ở đây chính là chỗ “không dám là mình”
“Dám là mình” dĩ nhiên không phải là bảo thủ, là kiêu căng, tự đắc, nhưng là sự khiêm tốn chấp nhận mình với những gì mình có, dám sống thật với mình, với tha nhân, không che đậy cũng chẳng giả hình.
“Dám là mình”là không nô lệ cho tiếng khen hoặc cho những phán đoán, đánh giá của người khác, không chạy theo “thành tích ảo” để được tiến thân.
“ Gặp thời thế thế thời phải thế” có thể là một “triết lý khôn ngoan” đối với nhìêu người, nhưng với những người con cái Chúa thì sự trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, đơn sơ, mới là sự khôn ngoan đích thực. Và cuộc đời này đang cần lắm những con người như thế.
Thánh lễ tạ ơn mừng tân giáo xứ Giáo Lạc
Trường Giang
15:13 06/01/2010
THÁI BÌNH - Sáng nay, 06/01/2010 tân giáo xứ Giáo Lạc hân hoan mừng lễ tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân được lên giáo xứ, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình chủ sự cùng nhiều linh mục trong và ngoài giáo phận, trước sự hiện diện của các nam nữ tu sỹ và đông đảo giáo dân.
Đôi dòng tiểu sử tân giáo xứ Giáo Lạc
Giáo Lạc thuộc xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Vào khoảng năm 1880 có một nhóm người Công Giáo từ làng Lục Thủy, giáo phận Bùi Chu sang lập một ngôi làng nhỏ, cạnh sông Trà Lý. Tại đây hạt giống Đức tin được mọc lên, lúc đầu giáo họ dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng tranh vách đất để sớm tối có nơi cầu nguyện và nhận thánh Phêrô làm bổn mạng. Năm 1914, Đức cha địa phận Trung ký quyết định thành lập giáo xứ Xuân Hòa, họ Giáo Lạc đang trực thuộc xứ Lương Điền được chuyển về giáo xứ Xuân Hòa. Số giáo dân ngày càng gia tăng, giáo họ đã mua được ngôi nhà thờ gỗ 7 gian và bộ tòa ba ngôi sơn son thếp vàng dựng thành ngôi nhà thờ, tuy nhỏ bé nhưng rất ấm cúng. Tại đây giáo dân cùng nhau cử hành phụng vụ và đón nhận suối hồng ân tuôn chảy từ các bí tích. Từ mảnh đất ven sông Trà Lý quanh năm được lớp phù sa màu mỡ bồi đắp, Thiên Chúa đã tuyển chọn hai người con của giáo họ đi làm vườn nho cho Chúa, đó là cha Phêrô Đỗ Quang Quý, hiện đang coi sóc giáo xứ An Lãng – Bùi Chu, cha Phêrô Đinh Văn Hùng, chánh xứ Cao Mộc và nhiều ơn gọi đang được chăm sóc và lơn lên. Năm 1990, được sự quan tâm của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Tri Chúc, cha quý hương Phêrô Quý, quý vị ân nhân hai miền Nam – Bắc và hải ngoại, cùng sự đoàn kết, quyết tâm của giáo dân trong họ hơn hai năm miệt mài xây dựng ngôi thánh đường mới đã được hoàn thành, hiện còn hiên ngang đứng vững tới ngày hôm nay. Năm 2006 cha Vinh sơn Mai Thành Sơn được bề trên cử về coi sóc giáo xứ Xuân Hòa, cha đã quan tâm nhiều đến đời sống Đức tin, đào tạo giáo lý viên và dạy giáo lý cho thế hệ trẻ trong giáo họ. Xét thấy giáo họ Giáo Lạc có đủ điều kiện lên giáo xứ, cha xứ và giáo dân đệ đơn lên Tòa Giám mục, được bề trên chấp thuận phê chuẩn lên giáo xứ, nhằm lễ khai mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình ngày 26/11/2009.
Thánh lễ tạ ơn
Trong niềm vui của mùa Giáng Sinh, tân giáo xứ Giáo Lạc tưng bừng tạ ơn Thiên Chúa về công trình Ngài đã thực hiện nơi giáo xứ. Muôn tấm lòng trong giáo xứ cùng thao thức và mong chờ, vì hôm nay là ngày hội của giáo xứ. Tổ tiên đã phải bao mồ hôi nước mắt và cả hiến dâng mạng sống để xây dựng nền móng Đức tin, trong lúc khó khăn của thời cuộc để con cháu có ngày hôm nay.
9h00, Đức cha Phêrô Đệ về tới đầu làng Giáo Lạc, từ người già đến em bé đều ánh lên một niềm vui như chưa bao giờ có, thì ra họ đã đón chờ Đức cha từ sáng sớm, nét mặt tưng bừng, tay vẫy hoa đón chào, nhiều cụ già vui mừng đến nỗi đôi dòng lệ lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Sau khi viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, vị đại diện tân giáo xứ chào mừng Đức cha, đại diện các hội đoàn trong giáo xứ tặng hoa Đức cha. Đức cha ngỏ lời với đoàn chiên Giáo Lạc, ngài nói: “Được hưởng một kho tàng thiêng liêng của cha ông để lại, là lớp cháu con các tiền nhân, anh chị em hãy trân trọng những tài sản quý giá đó, đồng thời chu toàn bổn phận người Kitô hữu, làm chứng nhân cho Chúa ngay trong cuộc sống hằng ngày, để phần nào đền đáp những công ơn đó”.
Thánh lễ tạ ơn được bắt đầu bằng cuộc rước sắc phong giáo xứ, khởi đi từ khuôn viên nhà xứ lên thánh đường, với đội nhạc nữ giáo xứ Cam Châu, đội kèn đồng sở tại, cùng các hội: hiền mẫu, huynh đoàn Đaminh, ca đoàn và các em thiếu nhi giáo xứ Giáo Lạc. Trong bài giảng Đức cha chia sẻ về ý nghĩa thiêng liêng và vai trò của giáo xứ trong Giáo Hội, xin lược tóm như sau: Giáo xứ là thành phần Hội Thánh Chúa Kitô; giáo xứ là đền thờ, là nơi Thiên Chúa thể hiện tình yêu thương đối với dân của Người; giáo xứ là bí tích, là dấu chỉ bề ngoài; giáo xứ là gia đình con cái Chúa; giáo xứ là trường học, là nơi Thiên Chúa dạy dỗ dân của Người; giáo xứ là mái ấm, là nơi cứu độ mọi người không phân biệt; giáo xứ là nơi nuôi dưỡng sức khỏe thiêng liêng cho con người; giáo xứ là nơi thể hiện niềm vui như con cái đi xa mong về sum vầy với cha mẹ. Cuối bài giảng Đức cha nguyện xin Thiên Chúa trả công cho những ai đã và đang góp phần mình vào công trình xây dựng giáo xứ, để giáo xứ xứng đáng là máng tuôn chảy ơn phúc thiêng liêng từ Thiên Chúa xuống cho mỗi người trong đại gia đình Giáo Hội.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc hồi 10h45, tuy trời có mưa to, nhưng không làm vơi đi niềm vui của người tín hữu Giáo Lạc, cộng đoàn cùng cất cao lời ca “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la”.
Đôi dòng tiểu sử tân giáo xứ Giáo Lạc
Thánh lễ tạ ơn
Trong niềm vui của mùa Giáng Sinh, tân giáo xứ Giáo Lạc tưng bừng tạ ơn Thiên Chúa về công trình Ngài đã thực hiện nơi giáo xứ. Muôn tấm lòng trong giáo xứ cùng thao thức và mong chờ, vì hôm nay là ngày hội của giáo xứ. Tổ tiên đã phải bao mồ hôi nước mắt và cả hiến dâng mạng sống để xây dựng nền móng Đức tin, trong lúc khó khăn của thời cuộc để con cháu có ngày hôm nay.
9h00, Đức cha Phêrô Đệ về tới đầu làng Giáo Lạc, từ người già đến em bé đều ánh lên một niềm vui như chưa bao giờ có, thì ra họ đã đón chờ Đức cha từ sáng sớm, nét mặt tưng bừng, tay vẫy hoa đón chào, nhiều cụ già vui mừng đến nỗi đôi dòng lệ lăn dài trên gò má nhăn nheo.
Sau khi viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, vị đại diện tân giáo xứ chào mừng Đức cha, đại diện các hội đoàn trong giáo xứ tặng hoa Đức cha. Đức cha ngỏ lời với đoàn chiên Giáo Lạc, ngài nói: “Được hưởng một kho tàng thiêng liêng của cha ông để lại, là lớp cháu con các tiền nhân, anh chị em hãy trân trọng những tài sản quý giá đó, đồng thời chu toàn bổn phận người Kitô hữu, làm chứng nhân cho Chúa ngay trong cuộc sống hằng ngày, để phần nào đền đáp những công ơn đó”.
Thánh lễ tạ ơn được bắt đầu bằng cuộc rước sắc phong giáo xứ, khởi đi từ khuôn viên nhà xứ lên thánh đường, với đội nhạc nữ giáo xứ Cam Châu, đội kèn đồng sở tại, cùng các hội: hiền mẫu, huynh đoàn Đaminh, ca đoàn và các em thiếu nhi giáo xứ Giáo Lạc. Trong bài giảng Đức cha chia sẻ về ý nghĩa thiêng liêng và vai trò của giáo xứ trong Giáo Hội, xin lược tóm như sau: Giáo xứ là thành phần Hội Thánh Chúa Kitô; giáo xứ là đền thờ, là nơi Thiên Chúa thể hiện tình yêu thương đối với dân của Người; giáo xứ là bí tích, là dấu chỉ bề ngoài; giáo xứ là gia đình con cái Chúa; giáo xứ là trường học, là nơi Thiên Chúa dạy dỗ dân của Người; giáo xứ là mái ấm, là nơi cứu độ mọi người không phân biệt; giáo xứ là nơi nuôi dưỡng sức khỏe thiêng liêng cho con người; giáo xứ là nơi thể hiện niềm vui như con cái đi xa mong về sum vầy với cha mẹ. Cuối bài giảng Đức cha nguyện xin Thiên Chúa trả công cho những ai đã và đang góp phần mình vào công trình xây dựng giáo xứ, để giáo xứ xứng đáng là máng tuôn chảy ơn phúc thiêng liêng từ Thiên Chúa xuống cho mỗi người trong đại gia đình Giáo Hội.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc hồi 10h45, tuy trời có mưa to, nhưng không làm vơi đi niềm vui của người tín hữu Giáo Lạc, cộng đoàn cùng cất cao lời ca “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la”.
Ngày liên kết La San 2010
Joseph Lập fsc
19:11 06/01/2010
SAIGÒN - Chủ đề ngày liên kết La San năm nay là: “CÙNG CHUNG & LIÊN KẾT” TRONG SỨ MẠNG GIÁO DỤC LA SAN CHO VỚI NGƯỜI TRẺ VÀ NGƯỜI NGHÈO"
Trong ngày Liên Kết La San 2010, có 110 tham dự viên đến từ Nha Trang, Dakmin, Buôn Ma Thuộc, Tràm Chim, và Sài Gòn. Các tham dự viên đang làm việc với các Sư huynh La San trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều hình thức như: dạy học lớp học tình thương tại Q.7, dạy English và văn hóa, khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào miền quê, vùng sâu, vùng xa, làm công tác xã hội như cứu trợ, xây cầu cho trẻ đi học, và phát hành truyện tranh Kinh thánh…
Buổi sáng sư Huynh Phát, Phó Giám tỉnh, trình bày đề tài Ơn Gọi La San, nhằm giúp các anh chị em liên kết La San hiểu rõ hơn về ơn gọi La San trong các công tác của mình đang đảm nhận. Chính Chúa mời gọi và giao cho từng người sứ mạng giáo dục này.
Buổi chiều đề tài Cộng Đoàn Giáo Dục, được trình bày bởi sư huynh Tân, Giám tình. Ý chính của đề tài là giúp anh chị em liên kết La San ý thức vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác hầu thực hiện trong tinh thần cho và với người trẻ và người nghèo.
Trong ngày Liên Kết La San năm nay có sư huynh Thomas, thuộc tỉnh Dòng Penang, ghé thăm và chia sẻ về ý nghĩa của chữ FSC, nói lên ý nghĩa chính yếu của đời sống La San.
F = Faith. Chính Chúa mời gọi bạn tham gia vào sứ mạng giáo dục
S = Service. Bạn phục vụ với tất cả lòng nhiệt thành
C = Community. Bạn không làm việc một mình, mà với anh chị em quanh mình, làm nên một cộng đoàn giáo dục để phục vụ người trẻ, ưu tiên cho trẻ nghèo.
Kết thúc ngày Liên Kết La San, mỗi nhóm đặt ra một hoặc hai mục tiêu cụ thể để cùng với nhau thực hiện trong năm 2010. Dưới đây là bản mục tiêu của các nhóm:
1. Nhóm La San 100 tại Sài Gòn
- Tiếp tục phát triển đầu sách giáo dục và giáo lý cho Tủ Sách La San
- Liên kết với nhiều cộng đoàn khác để tổ chức các buổi trao đổi về kỹ năng Sư Phạm Giáo LÝ cho các vùng sâu, vùng xa.
- Duy trì tinh thần Uống Nước Nhớ Nguồn, một cách cụ thể
- Tham viếng các sư huynh cao niên vào các dịp lễ: Noel, Tết, Ngày 20/11
- (Nhớ Ơn Thầy),15/8 (lễ Đức Mẹ Lên Trời), ngày Bổn mạng và ngày Sinh nhật của các sư huynh cao niên
- Hổ trợ cộng đoàn La San Buôn Ma Thuộc 2, nơi có Bề trên Colomban Đào.
- Đồng hành với các công việc của Tỉnh Dòng và của Cựu học sinh La San
2. Nhóm Tay Trong Tay
- Dù khó khăn vẫn đi giúp người nghèo, nhấn mạnh đến cách trao tặng, và đến với tấm lòng yêu thương đích thực.
- Giúp người nghèo sống tốt đời sống nhân bản và tâm linh.
3. Nhóm Tràm Chim + Đồng Nai
- Quyết tâm giúp các trẻ nghèo không bỏ học và lên lớp 100%.
4. Cộng đoàn Nữ La San
- Cùng nhau củng cố và xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất.
5. Nhóm Công Tác Xã Hội
- Xây dựng phòng phát thuốc và cơ sở dạy nghề tại địa phươn
- Hổ trợ trực tiếp cho các cơ
- Đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương
- Phối hợp với các tổ chức chính quyền tại địa phương tốt hơn.
6. Lớp học Tình Thương Q.7
- Giáo viên theo giúp trẻ em ngay cả ngoài giờ học
- Mở lớp học English, vi-tính, và học kèm văn hóa cho các học sinh trung học, xuất thân từ lớp học tình thương và cả bên ngoài, và cho các học sinh yếu kém.
- Khi trẻ nghỉ học, giáo viên thăm hỏi, trao đổi với phụ huynh, tìm cách hổ trợ, đưa các em trở lại trường học.
- Dạy nhân bản, đạo đức cho các em qua các câu chuyện.
7. Nhóm Trung Tâm Anh Ngữ Nguyễn Trường Tộ
¬ Giáo viên dành ra 3-5 phút trong mỗi giờ học để hướng dẫn các em học sinh về đạo đức và cách sống tốt hầy các em trở nên con người hữu ích cho xã hội.
8. Nhóm Anh Ngữ La San
Thực hiện châm ngôn: Quan Tâm Đến Từng Học Viên, một cách cụ thể:
¬ Khi học viên vắng mặt, giáo viên gửi tin nhắn và hỏi thăm.
¬ Gửi thiệp mừng sinh nhật của các học viên
¬ Giáo viên và nhân viên mừng lễ sinh nhật cho nhau.
9. Nhóm La San Mỹ Yên – Dakmil
¬ Quyết tâm tìm thêm ít nhất một người sống liên kết với La San.
Trong ngày Liên Kết La San 2010, có 110 tham dự viên đến từ Nha Trang, Dakmin, Buôn Ma Thuộc, Tràm Chim, và Sài Gòn. Các tham dự viên đang làm việc với các Sư huynh La San trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều hình thức như: dạy học lớp học tình thương tại Q.7, dạy English và văn hóa, khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào miền quê, vùng sâu, vùng xa, làm công tác xã hội như cứu trợ, xây cầu cho trẻ đi học, và phát hành truyện tranh Kinh thánh…
Buổi chiều đề tài Cộng Đoàn Giáo Dục, được trình bày bởi sư huynh Tân, Giám tình. Ý chính của đề tài là giúp anh chị em liên kết La San ý thức vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác hầu thực hiện trong tinh thần cho và với người trẻ và người nghèo.
Trong ngày Liên Kết La San năm nay có sư huynh Thomas, thuộc tỉnh Dòng Penang, ghé thăm và chia sẻ về ý nghĩa của chữ FSC, nói lên ý nghĩa chính yếu của đời sống La San.
F = Faith. Chính Chúa mời gọi bạn tham gia vào sứ mạng giáo dục
S = Service. Bạn phục vụ với tất cả lòng nhiệt thành
C = Community. Bạn không làm việc một mình, mà với anh chị em quanh mình, làm nên một cộng đoàn giáo dục để phục vụ người trẻ, ưu tiên cho trẻ nghèo.
Kết thúc ngày Liên Kết La San, mỗi nhóm đặt ra một hoặc hai mục tiêu cụ thể để cùng với nhau thực hiện trong năm 2010. Dưới đây là bản mục tiêu của các nhóm:
1. Nhóm La San 100 tại Sài Gòn
- Tiếp tục phát triển đầu sách giáo dục và giáo lý cho Tủ Sách La San
- Liên kết với nhiều cộng đoàn khác để tổ chức các buổi trao đổi về kỹ năng Sư Phạm Giáo LÝ cho các vùng sâu, vùng xa.
- Duy trì tinh thần Uống Nước Nhớ Nguồn, một cách cụ thể
- Tham viếng các sư huynh cao niên vào các dịp lễ: Noel, Tết, Ngày 20/11
- (Nhớ Ơn Thầy),15/8 (lễ Đức Mẹ Lên Trời), ngày Bổn mạng và ngày Sinh nhật của các sư huynh cao niên
- Hổ trợ cộng đoàn La San Buôn Ma Thuộc 2, nơi có Bề trên Colomban Đào.
- Đồng hành với các công việc của Tỉnh Dòng và của Cựu học sinh La San
2. Nhóm Tay Trong Tay
- Dù khó khăn vẫn đi giúp người nghèo, nhấn mạnh đến cách trao tặng, và đến với tấm lòng yêu thương đích thực.
- Giúp người nghèo sống tốt đời sống nhân bản và tâm linh.
3. Nhóm Tràm Chim + Đồng Nai
- Quyết tâm giúp các trẻ nghèo không bỏ học và lên lớp 100%.
4. Cộng đoàn Nữ La San
- Cùng nhau củng cố và xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất.
5. Nhóm Công Tác Xã Hội
- Xây dựng phòng phát thuốc và cơ sở dạy nghề tại địa phươn
- Hổ trợ trực tiếp cho các cơ
- Đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương
- Phối hợp với các tổ chức chính quyền tại địa phương tốt hơn.
6. Lớp học Tình Thương Q.7
- Giáo viên theo giúp trẻ em ngay cả ngoài giờ học
- Mở lớp học English, vi-tính, và học kèm văn hóa cho các học sinh trung học, xuất thân từ lớp học tình thương và cả bên ngoài, và cho các học sinh yếu kém.
- Khi trẻ nghỉ học, giáo viên thăm hỏi, trao đổi với phụ huynh, tìm cách hổ trợ, đưa các em trở lại trường học.
- Dạy nhân bản, đạo đức cho các em qua các câu chuyện.
7. Nhóm Trung Tâm Anh Ngữ Nguyễn Trường Tộ
¬ Giáo viên dành ra 3-5 phút trong mỗi giờ học để hướng dẫn các em học sinh về đạo đức và cách sống tốt hầy các em trở nên con người hữu ích cho xã hội.
8. Nhóm Anh Ngữ La San
Thực hiện châm ngôn: Quan Tâm Đến Từng Học Viên, một cách cụ thể:
¬ Khi học viên vắng mặt, giáo viên gửi tin nhắn và hỏi thăm.
¬ Gửi thiệp mừng sinh nhật của các học viên
¬ Giáo viên và nhân viên mừng lễ sinh nhật cho nhau.
9. Nhóm La San Mỹ Yên – Dakmil
¬ Quyết tâm tìm thêm ít nhất một người sống liên kết với La San.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghe cha Phêrô Nguyễn Văn Khải phỏng vấn anh chị em giáo dân Đồng Chiêm
Dòng Chúa Cứu Thế
05:16 06/01/2010
Tiêu cực và Gian dối: Đâu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân?
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:06 06/01/2010
Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại ngao ngán trước những tiêu cực, tệ nạn, bất công, gian dối đầy dẫy trong xã hội như ngày hôm nay. Tiêu cực, tệ nạn có mặt trong mọi lĩnh vực, kể cả 2 lĩnh vực được coi là thiêng liêng nhất, đó là y tế và giáo dục. Nào là tệ nạn học giả bằng thật, chạy trường, chạy lớp, chạy bằng cấp, đút tiền để được đi dạy, đi làm… Nào là nạn nâng khống giá thuốc bảo hiểm y tế vô tội vạ để hưởng lợi; nào là không khám lâm sàng mà bắt các bệnh nhân đi xét nghiệm để thu thêm phí, bác sĩ bắt tay cùng nhà thuốc để bóc lột người bệnh, v.v… Người dân phải chấp nhận sống chung với gian dối, tiêu cực, tệ nạn như người miền Tây, miền Trung được khuyên tập sống chung với lũ vậy.
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra. Và một trong những nguyên nhân chính là do quản lý yếu kém và luật pháp không nghiêm minh: nhiều vụ việc phạm pháp nghiêm trọng nhưng xử lí chỉ như gãi ngứa. Tuy nhiên, thiết tưởng nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là sự vắng bóng Thiên Chúa, như nhận định của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 trong một lần nói chuyện với các khách hành hương vào trưa Thứ Tư hằng tuần.
Giáo lý Kitô giáo định nghĩa: “Lương tâm là tiếng Chúa nói trong linh hồn bảo ta làm lành lánh dữ”. Do đó, một khi vắng bóng Thiên Chúa thì vị thần lương tâm đành phải đội nón ra đi; một khi phủ nhận Thiên Chúa thì đương nhiên cũng phủ nhận tiếng lương tâm, coi “lương tâm không bằng lương tháng”. Nói cách khác, đối với những kẻ chủ trương vô thần, không tin có Thiên Chúa, lương tâm chẳng là gì cả, chẳng đáng 700.000đ (mức lương cơ bản hiện nay)! Tất nhiên khi lương tâm bị “hạ bệ” thì bất cứ việc gì xấu người ta cũng có thể làm được, miễn sao che mắt được thiên hạ, giấu diếm được người đời.
Một người sản xuất nước mắm hay nước tương chẳng hạn, nếu người này tin thật có Thiên Chúa, có Trời Phật, thì dù không bị các cơ quan chức năng giám sát, kiểm định an toàn thực phẩm, họ vẫn không dám gian dối sử dụng các hoá chất độc hại, đường hoá học, đạm kali… Vì họ xác tín rằng lương tâm mình không cho phép, Trời Phật không cho phép. Ngược lại, nếu người đó không tin có Thần Thánh, Chúa Mẹ gì hết thì một khi che giấu được cơ quan chức năng, họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để trục lợi.
Như vậy, đừng ngạc nhiên khi nghe trong một đất nước chủ trương vô thần lời than trách vì sao người ta làm ăn gian dối, thiếu lương tâm đến thế. Đã vô thần thì có lương tâm đâu mà thiếu với vắng. Cũng đừng quá phàn nàn nhà nước ta quản lí yếu kém. Muôn đời sẽ còn quản lí yếu kém trừ phi mỗi người dân có một nhân viên giám sát, nhưng lấy đâu ra đội ngũ quản lí bảy tám chục triệu người.
Sẽ không bao giờ giảm được tiêu cực, cũng không bao giờ bớt được gian dối lọc lừa trong xã hội, khi xã hội đó được đặt trên nền móng vô thần chủ nghĩa. Trong một đất nước phủ nhận Thiên Chúa, không có gian dối tiêu cực mới lạ !!!
Anh đại Trung Quốc kia là một bằng chứng. Mặc dù chính quyền đã thẳng tay trừng trị tham nhũng, tử hình hàng loạt quan tham, nhưng tham nhũng vẫn cứ phây phây chẳng khác nào con bạch tuộc, chặt vòi này lòi vòi khác. Người dân chỉ còn cách là chấp nhận thực tế sống chung với tham nhũng. Còn gì nữa ? Dù đã huy động mọi nguồn lực quản lí thị trường, nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng giỏm vẫn tràn ngập thị trường, đến nỗi họ được tặng những biệt danh là “xứ sở hàng nhái”, “thánh địa hàng giả”…
Chẳng phải chính phủ các nước Tây Phương tài ba gì hơn đâu, cũng chẳng phải họ có 3 đầu 6 tay trong việc quản lí đâu. Điều mà họ hơn, đó là họ có vị thần hỗ trợ đắc lực là thần lương tâm. Cứ mỗi người dân đều có một vị thần lương tâm giám sát, nên đất nước của họ ít tiêu cực, ít gian dối, lừa gạt… Tất nhiên đây là lương tâm Kitô giáo đúng nghĩa. Có lương tâm Kitô giáo chân chính ngay thẳng thì người ta sẽ bớt làm những việc sai trái gian dối tiêu cực… và giả như vì yếu đuối mà làm thì ngay lập tức họ bị toà án lương tâm xét xử ngay, chứ chưa đợi đến toà àn hình sự, toà án đời.
Bao lâu một đất nước còn lấy học thuyết duy vật vô thần làm nền tảng cho sự phát triển, bấy lâu người dân sẽ còn phải chung sống với đủ loại tiêu cực và tệ nạn dài dài !
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra. Và một trong những nguyên nhân chính là do quản lý yếu kém và luật pháp không nghiêm minh: nhiều vụ việc phạm pháp nghiêm trọng nhưng xử lí chỉ như gãi ngứa. Tuy nhiên, thiết tưởng nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là sự vắng bóng Thiên Chúa, như nhận định của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 trong một lần nói chuyện với các khách hành hương vào trưa Thứ Tư hằng tuần.
Giáo lý Kitô giáo định nghĩa: “Lương tâm là tiếng Chúa nói trong linh hồn bảo ta làm lành lánh dữ”. Do đó, một khi vắng bóng Thiên Chúa thì vị thần lương tâm đành phải đội nón ra đi; một khi phủ nhận Thiên Chúa thì đương nhiên cũng phủ nhận tiếng lương tâm, coi “lương tâm không bằng lương tháng”. Nói cách khác, đối với những kẻ chủ trương vô thần, không tin có Thiên Chúa, lương tâm chẳng là gì cả, chẳng đáng 700.000đ (mức lương cơ bản hiện nay)! Tất nhiên khi lương tâm bị “hạ bệ” thì bất cứ việc gì xấu người ta cũng có thể làm được, miễn sao che mắt được thiên hạ, giấu diếm được người đời.
Một người sản xuất nước mắm hay nước tương chẳng hạn, nếu người này tin thật có Thiên Chúa, có Trời Phật, thì dù không bị các cơ quan chức năng giám sát, kiểm định an toàn thực phẩm, họ vẫn không dám gian dối sử dụng các hoá chất độc hại, đường hoá học, đạm kali… Vì họ xác tín rằng lương tâm mình không cho phép, Trời Phật không cho phép. Ngược lại, nếu người đó không tin có Thần Thánh, Chúa Mẹ gì hết thì một khi che giấu được cơ quan chức năng, họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để trục lợi.
Như vậy, đừng ngạc nhiên khi nghe trong một đất nước chủ trương vô thần lời than trách vì sao người ta làm ăn gian dối, thiếu lương tâm đến thế. Đã vô thần thì có lương tâm đâu mà thiếu với vắng. Cũng đừng quá phàn nàn nhà nước ta quản lí yếu kém. Muôn đời sẽ còn quản lí yếu kém trừ phi mỗi người dân có một nhân viên giám sát, nhưng lấy đâu ra đội ngũ quản lí bảy tám chục triệu người.
Sẽ không bao giờ giảm được tiêu cực, cũng không bao giờ bớt được gian dối lọc lừa trong xã hội, khi xã hội đó được đặt trên nền móng vô thần chủ nghĩa. Trong một đất nước phủ nhận Thiên Chúa, không có gian dối tiêu cực mới lạ !!!
Anh đại Trung Quốc kia là một bằng chứng. Mặc dù chính quyền đã thẳng tay trừng trị tham nhũng, tử hình hàng loạt quan tham, nhưng tham nhũng vẫn cứ phây phây chẳng khác nào con bạch tuộc, chặt vòi này lòi vòi khác. Người dân chỉ còn cách là chấp nhận thực tế sống chung với tham nhũng. Còn gì nữa ? Dù đã huy động mọi nguồn lực quản lí thị trường, nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng giỏm vẫn tràn ngập thị trường, đến nỗi họ được tặng những biệt danh là “xứ sở hàng nhái”, “thánh địa hàng giả”…
Chẳng phải chính phủ các nước Tây Phương tài ba gì hơn đâu, cũng chẳng phải họ có 3 đầu 6 tay trong việc quản lí đâu. Điều mà họ hơn, đó là họ có vị thần hỗ trợ đắc lực là thần lương tâm. Cứ mỗi người dân đều có một vị thần lương tâm giám sát, nên đất nước của họ ít tiêu cực, ít gian dối, lừa gạt… Tất nhiên đây là lương tâm Kitô giáo đúng nghĩa. Có lương tâm Kitô giáo chân chính ngay thẳng thì người ta sẽ bớt làm những việc sai trái gian dối tiêu cực… và giả như vì yếu đuối mà làm thì ngay lập tức họ bị toà án lương tâm xét xử ngay, chứ chưa đợi đến toà àn hình sự, toà án đời.
Bao lâu một đất nước còn lấy học thuyết duy vật vô thần làm nền tảng cho sự phát triển, bấy lâu người dân sẽ còn phải chung sống với đủ loại tiêu cực và tệ nạn dài dài !
Với lực lượng hùng hậu gồm:súng đạn, hơi cay, Hà nội đàn áp và đả thương giáo dân Đồng chiêm
DCCT.net
11:19 06/01/2010
ĐỒNG CHIÊM- Ngày 6/1/2010 đã trở thành ngày tang tóc của giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm. Với lực lượng hùng hậu gồm: súng, lựu đạn, hơi cay, chó nghiệp vụ và cảnh sát các loại, chính quyền Hà Nội đã thẳng tay đàn áp các giáo dân vô tội.
Hình ảnh những cụ bà, các chị phụ nữ nằm trên vũng máu đã nói lên tất cả sự gian ác của chính quyền cộng sản. Những hình ảnh sau đây sẽ nói thay tất cả:
(Nguồn: Hình ảnh dcct.net)
Hình ảnh những cụ bà, các chị phụ nữ nằm trên vũng máu đã nói lên tất cả sự gian ác của chính quyền cộng sản. Những hình ảnh sau đây sẽ nói thay tất cả:
(Nguồn: Hình ảnh dcct.net)
Đồng Chiêm Ơi, Thánh Giá Đau!
Thọ Thiên Bách Lộc
11:23 06/01/2010
Đồng Chiêm Ơi, Thánh Giá Đau!
Xem những hình ảnh các nhân tại G.x Đồng Chiêm bị đàn áp trong vụ chính quyền phá huỷ Thánh giá tại Núi Thờ ở Giáo xứ Đồng Chiêm sáng ngày 6/1/2010,
tôi thực bị “sốc” trước nỗi đau mà những bà con giáo dân Đồng Chiêm phải hứng chịu dưới bàn tay cường quyền. Đó thực sự là những hình ảnh “sống” và “biết nói”,
là “câu trả lời cho tự do tôn giáo tại Việt Nam” !
Bài thơ “Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá đau !” là lời hiệp thông của tôi với anh chị em giáo dân Đồng Chiêm và hết thảy những người yêu chuộng công lý.
Đồng Chiêm Ơi, Thánh Giá Đau !
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá đau !
Máu thắm loang một ngày đông buốt lạnh
Khi bàn tay ác nhân phạm thánh
Sự thật, lòng nhân với chúng nghĩa gì ? !
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá tái tê
Trước nỗi đau của đoàn chiên vô tội
Vành khăn băng máu lệ pha dầm dề
Tim sắt se đắng cay muôn ngàn nỗi
Đồng Chiêm ơi, có nghe chăng bạn hỡi ? !
Muôn cõi lòng xa đang hồi hộp hướng về
Bên Thánh Giá, lời khẩn nguyện sớt chia
Chung một nỗi đau trước bất công tàn tệ
Đồng Chiêm ơi, lạc quan bạn nhé
Hãy nhìn lên Thánh Giá trên đồi xưa
Hãy nhìn lên thân mình Đức Kitô
Máu đào tuôn vì tình thương công lý
Đồng Chiêm ơi, vững tin bạn nhé
Thánh Giá Tình Yêu không luỵ phục hung thù
Sức mạnh chúng ta – Đại Nghĩa KiTô
Sẽ chiến thắng loài bạo hành vô độ
Khi đoàn người vô tội đau khổ
Vì Sự Thật bị đẩy xuống thẳm sâu
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá cũng đau
Nỗi đau của Thầy Giêsu Chí Thánh
Khi bàn tay ác nhân phạm thánh
Sự thật, lòng nhân với chúng nghĩa gì ?!
6.1.2010
Xem những hình ảnh các nhân tại G.x Đồng Chiêm bị đàn áp trong vụ chính quyền phá huỷ Thánh giá tại Núi Thờ ở Giáo xứ Đồng Chiêm sáng ngày 6/1/2010,
tôi thực bị “sốc” trước nỗi đau mà những bà con giáo dân Đồng Chiêm phải hứng chịu dưới bàn tay cường quyền. Đó thực sự là những hình ảnh “sống” và “biết nói”,
là “câu trả lời cho tự do tôn giáo tại Việt Nam” !
Bài thơ “Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá đau !” là lời hiệp thông của tôi với anh chị em giáo dân Đồng Chiêm và hết thảy những người yêu chuộng công lý.
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá đau !
Máu thắm loang một ngày đông buốt lạnh
Khi bàn tay ác nhân phạm thánh
Sự thật, lòng nhân với chúng nghĩa gì ? !
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá tái tê
Trước nỗi đau của đoàn chiên vô tội
Vành khăn băng máu lệ pha dầm dề
Tim sắt se đắng cay muôn ngàn nỗi
Đồng Chiêm ơi, có nghe chăng bạn hỡi ? !
Muôn cõi lòng xa đang hồi hộp hướng về
Bên Thánh Giá, lời khẩn nguyện sớt chia
Chung một nỗi đau trước bất công tàn tệ
Đồng Chiêm ơi, lạc quan bạn nhé
Hãy nhìn lên Thánh Giá trên đồi xưa
Hãy nhìn lên thân mình Đức Kitô
Máu đào tuôn vì tình thương công lý
Đồng Chiêm ơi, vững tin bạn nhé
Thánh Giá Tình Yêu không luỵ phục hung thù
Sức mạnh chúng ta – Đại Nghĩa KiTô
Sẽ chiến thắng loài bạo hành vô độ
Khi đoàn người vô tội đau khổ
Vì Sự Thật bị đẩy xuống thẳm sâu
Đồng Chiêm ơi, Thánh Giá cũng đau
Nỗi đau của Thầy Giêsu Chí Thánh
Khi bàn tay ác nhân phạm thánh
Sự thật, lòng nhân với chúng nghĩa gì ?!
6.1.2010
Ngôn Sứ
lykhách
11:39 06/01/2010
Ngôn Sứ
Người người thấy, mấy ai nào lên tiếng
Ngôn sứ thời này mới quý hiếm làm sao
Sự thật réo gào nơi kẻ thấp cổ bé miệng
Đời ba chìm bảy nổi nghẹn ngào!
Im lặng thời nay là vàng…mạ
Bóng bẩy bên ngoài dối trá bên trong
Vàng sợ lửa vì là vàng giả
Tâm địa bất an, vâng dạ phập phồng
Một nửa sự thật vẫn là dối trá
Một nửa con người, một nửa gỗ đá
Một nửa lương tâm, một nửa hèn hạ
Sống thiện trần thân giữa cõi người ta!
Chế độ dối trá đã quen mồm
Tai người nghe mãi cũng quen luôn
Nhưng cảnh khổ hằng ngày trước mắt thị kiến
Bốn nghìn năm văn hiến ngậm miệng buồn!
Ngôn sứ thời nay hay sợ uy quyền
Lấn cấn lương tâm giữa quyền lợi, tình và tiền
Nên mở miệng cũng chỉ lời môi miệng
Thời thế thế thời mãi thế đảo điên!
Hay chẳng có chi đáng nói sao?
Bao thân gái Việt bày bán rêu rao
Chữ trinh thời này mất giá thảm não
Nhà nước buôn ra thế giới đại trào!
Quảng cáo bán lao động sức thanh niên
Đem con bỏ chợ để kiếm tiền
Đảng viên cán bộ như bầy kiến
Đục khoét tìm mồi trên thân thể tổ tiên!
Hay có quá nhiều điều để nói
Mà sự thật nào cũng sợ bị kết tội
Nên giữ im lặng, mặc kệ gian dối
Miễn yên phận ta, mắc chi chuyện người!
Đụng đến Tầu cũng chả phải chuyện ta
Nghĩ xem nhà nước còn…hèn hạ
Hết chiếm đất rồi đến cướp biển cả, tầu cá
Đảng trước sau cũng chỉ dám… “khẳng định” thôi mà!
Nhìn năm châu có thấy chế độ nào hèn như thế?
Chỉ biết cướp của dân, làm tình tội nhân dân
Không tiện ra mặt thì thuê côn đồ, đầu gấu
Đối mặt ngoại xâm thì đội quần luồn trôn!
Không nói cũng buồn, nói càng rõ buồn
Thấy thương con người, xót nước non
Nếu ngôn sứ là kẻ chỉ cần nói lên sự thật
Thì ngôn sứ ngày nay chính là những ai sống cảnh đoạn trường:
Kiếp đầy đọa tai ương
Sống mất ruộng vườn lê la về phố phường
xó chợ, đầu đường
Sống vất vưởng thiếu tình thương
Sống lạc loài thê lương!
Nếu như ngôn sứ
Vẫn thường bị coi rẻ trên chính quê hương!
Thì những kiếp sống đoạn trường
Chính là những đời ngôn sứ làm chứng cho lương tâm thời đại
Giữa phố, giữa phường!
Ngôn sứ thời này mới quý hiếm làm sao
Sự thật réo gào nơi kẻ thấp cổ bé miệng
Đời ba chìm bảy nổi nghẹn ngào!
Im lặng thời nay là vàng…mạ
Bóng bẩy bên ngoài dối trá bên trong
Vàng sợ lửa vì là vàng giả
Tâm địa bất an, vâng dạ phập phồng
Một nửa sự thật vẫn là dối trá
Một nửa con người, một nửa gỗ đá
Một nửa lương tâm, một nửa hèn hạ
Sống thiện trần thân giữa cõi người ta!
Chế độ dối trá đã quen mồm
Tai người nghe mãi cũng quen luôn
Nhưng cảnh khổ hằng ngày trước mắt thị kiến
Bốn nghìn năm văn hiến ngậm miệng buồn!
Ngôn sứ thời nay hay sợ uy quyền
Lấn cấn lương tâm giữa quyền lợi, tình và tiền
Nên mở miệng cũng chỉ lời môi miệng
Thời thế thế thời mãi thế đảo điên!
Hay chẳng có chi đáng nói sao?
Bao thân gái Việt bày bán rêu rao
Chữ trinh thời này mất giá thảm não
Nhà nước buôn ra thế giới đại trào!
Quảng cáo bán lao động sức thanh niên
Đem con bỏ chợ để kiếm tiền
Đảng viên cán bộ như bầy kiến
Đục khoét tìm mồi trên thân thể tổ tiên!
Hay có quá nhiều điều để nói
Mà sự thật nào cũng sợ bị kết tội
Nên giữ im lặng, mặc kệ gian dối
Miễn yên phận ta, mắc chi chuyện người!
Đụng đến Tầu cũng chả phải chuyện ta
Nghĩ xem nhà nước còn…hèn hạ
Hết chiếm đất rồi đến cướp biển cả, tầu cá
Đảng trước sau cũng chỉ dám… “khẳng định” thôi mà!
Nhìn năm châu có thấy chế độ nào hèn như thế?
Chỉ biết cướp của dân, làm tình tội nhân dân
Không tiện ra mặt thì thuê côn đồ, đầu gấu
Đối mặt ngoại xâm thì đội quần luồn trôn!
Không nói cũng buồn, nói càng rõ buồn
Thấy thương con người, xót nước non
Nếu ngôn sứ là kẻ chỉ cần nói lên sự thật
Thì ngôn sứ ngày nay chính là những ai sống cảnh đoạn trường:
Kiếp đầy đọa tai ương
Sống mất ruộng vườn lê la về phố phường
xó chợ, đầu đường
Sống vất vưởng thiếu tình thương
Sống lạc loài thê lương!
Nếu như ngôn sứ
Vẫn thường bị coi rẻ trên chính quê hương!
Thì những kiếp sống đoạn trường
Chính là những đời ngôn sứ làm chứng cho lương tâm thời đại
Giữa phố, giữa phường!
Đồng Chiêm, vì đâu nên nông nỗi này?
Alf. Hoàng Gia Bảo
13:58 06/01/2010
Những hình ảnh chụp tại hiện trường từ lúc trời còn tờ mờ sáng, hàng trăm police cùng CSCĐ hùng hổ xuất hiện với đèn rọi trên nón nghiệp vụ, cho đến khi các giáo dân bị đánh mặt mày be bét máu nằm lăn quay sát bên cái hàng rào làm bởi những tấm khiên, nhưng là để che chắn cho những kẻ đã gây ra thương tích chứ chẳng phải bảo vệ các nạn nhân. Sự ngược ngạo của những tấm ảnh này đã lột tả hết bản chất bất nhân của chế độ hiện nay.
Nhìn những tấm hình ấy, có lẽ không ít người xem đã không khỏi xúc động và băn khoăn. Vì sao lại có thể có một vụ đàn áp tàn nhẫn đến như vậy, khi chưa đầy mươi hôm truyền thông nhà nước còn hoan hỉ đưa tin các lãnh đạo Tp.Hà Nội đã chịu khó lặn lội đến các giáo xứ họ đạo trong giáo phận để chúc mừng lễ Giáng Sinh người có đạo chúng ta. Vậy mà nay… tai ương lại vừa đổ ụp xuống giáo xứ Đồng Chiêm này cũng bởi chính họ? Cái Tâm của những kẻ cầm quyền hiện nay mới thật đáng sợ làm sao!
Vụ đàn áp với qui mô hàng trăm cảnh sát cơ động như thế, xét về logic, không thể là việc làm đột xuất theo kiểu tối lên kế hoạch sáng thực hiện được. Thậm chí cũng không thể là vài ngày. Mà chắn chắn nó đã được lên phương án kỹ lưỡng, nhất là khi chúng ta xem xét đến yếu tố thời điểm khi xảy ra vụ việc này thì cha phụ trách Đồng Chiêm lại bận dự tĩnh tâm tháng tại Tòa TGM Hà Nội. Ấy vậy mà chỉ mươi hôm trước lãnh đạo Hà Nội vẫn cứ tay bắt mặt mừng các cha xứ, giáo dân như họ không hề biết gì về cơn giông bão 6/1 sắp xảy ra. Thật ‘bái phục’ cái tâm dã thú của họ!
Kinh nghiệm đối mặt với các chính thể cộng sản xưa nay cho chúng ta thấy rất khó có ai có thể chủ động qua mặt được họ, ngược lại tất cả chúng ta với những nếp suy nghĩ tử tế bình thường luôn trở thành nạn nhân của họ mà thôi.
Tuy nhiên cũng cần biết thêm kinh nghiệm rút ra từ các thể chế tàn bạo xưa nay cũng còn cho thấy, một khi họ bỗng dưng trở nên hung hãn với dân chúng, thì cũng là lúc họ đang tiến rất gần đến giờ thời khắc định mệnh của họ rồi đó.
Vụ Đồng Chiêm xảy ra vào sáng sớm hôm nay làm chúng ta nhớ lại vụ san bằng TKS hôm 18/9/2008, cũng xảy ra từ khi mọi người còn đang ngủ. Nhưng bây giờ mức độ nương tay thì hình như họ đã cạn chẳng còn chút nào nữa. Đây có thể là những dấu hiệu ‘chuyển biến lịch sử’ rất đáng quan tâm.
Về cá nhân các bạo chúa, một khi cái tâm của họ đã vật chất làm cho bị biến dạng thì hành vi luôn trở nên rất ‘khó hiểu’. Muốn lý giải chúng ta không thể dùng sách vở, kinh kệ, lý thuyết kinh điển, mà chỉ có thể bằng chính hoàn cảnh mà họ đang bị lâm vào, may ra mới có thể hiểu được.
Hàng loạt hành vi khác thường của nhà cầm quyền gần đây dính dáng đến tôn giáo cho thấy, có vẻ như tôn giáo nói chung, đặc biệt là công giáo chúng ta, bỗng dưng như đang trở thành đối tượng khi thì được họ ve vãn lúc khác thì lại ‘lãnh đủ’ những màn phô diễn sức mạnh theo kiểu ‘ăn miếng trả miếng’ giữa hai phe phái nào đó.
Cụ thể trong tình hình hiện nay, hai đối trọng này đang bị giằng co bởi chuyện người thì muốn nhanh chóng xa rời đàn anh TQ xấu bụng càng sớm càng tốt nhưng kẻ khác lại chẳng chịu. Nhưng thay vì ‘đấm đá’ thẳng nhau như đảng phái ở các nước tư bản thường làm, cán bộ ta vì cùng ‘mác’ cộng sản cả nên đoàn kết phải là ưu tiên hàng đầu, và vì thế mà họ phải kiếm cái bao bị nào đó đấm đá dằn mặt nhau cho đỡ tức vậy.
Nếu trước kia sau chuyến viếng Vatican của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai năm về trước liền xảy ra các vụ chính quyền ‘mạnh tay’ với Tòa Khâm Sứ, Thái Hà nhiều người bảo là do tình cờ ngẫu nhiên, thì nay vụ Đồng Chiêm với mức độ ‘răn đe’ còn kinh hoàng hơn trước nhiều xảy ra ngay sau khi ông chủ tịch Ng Minh Triết vừa sang yết kiến giáo hoàng tháng trước, có nhiều điều đáng để chúng ta suy nghĩ.
Nhưng một khi đã để xảy ra những biểu hiện xâu xé, dằn mặt nhau và nhất lại là dám lấy nhà thờ, chùa chiền làm bãi chiến trường, phe nhóm nào cho dù có thắng thế, họ chắc chắn cũng không thể tồn tại lâu nhờ vào những phương cách đấu đá thất đức và ‘hạ sách’ như vậy.
Những chuyện vui buồn
Lữ Giang
14:06 06/01/2010
Cuối năm 2009, các cơ quan truyền thông có kể lại nhiếu chuyện vui buồn ở trong nước. Xin ghi lại một số chuyện để cùng nhau suy nghĩ. Những câu chuyện này đều được chúng tôi viết lại cho độc giả dễ đọc hơn.
NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA CÔ BÉ "TÍ HON"
Báo Công An Nhân Dân online ngày 31.12.2009, có kể lại chuyện một cô gái phi thường ở Quảng Nam, đó là cô Trương Thị Thương.
Năm nay cô Thương đã 20 tuổi, nhưng dáng người thấp củn, khó nhìn, cao chỉ 50cm và nặng chỉ 13kg. Tuy nhiên, cô được thầy giáo, cô giáo cũng như bạn bè biết đến như một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó trong học tập. Cô đang là học sinh lớp 11C5 của Trường Trung Học Phổ Thông Chu Văn An ở Quảng Nam và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Bà Lương Thị Huệ, mẹ của cô Thương kể lại: Thương lọt lòng mẹ không cất tiếng khóc chào đời, với hình dánh làm nhiều người kinh hãi, còn bà thì nước mắt đầm đìa. Bà cho biết: "Khi đó, mọi người khuyên tôi nên đem nó đặt ngoài đường, ai thương thì nhặt đem về nuôi. Tôi một mực không chịu, vì đó là giọt máu mà tôi đứt ruột sinh ra".
Tuy nhiên, cô bé tật nguyền tưởng chừng "bỏ đi" đó đang làm được những điều mà nhiều người bình thường ở vùng quê nghèo như vùng quê của cô rất khó làm được: Theo đuổi giấc mơ vào đại học!
Tuổi thơ Thương lớn lên với đôi chân mềm nhũn không thể đi lại, lê lết khắp góc nhà trẻ, lủi thủi chơi một mình. Phải lên đến 6 tuổi, em mới biết ngồi và biết nói. Tuy nhiên, bà Huệ cho biết: "Đến tuổi tới trường, nó cứ nằng nặc đòi đi học. Sợ nó không theo kịp bạn bè, nhưng vì muốn con vui nên chúng tôi cũng chiều nó.”
Từ đó, hàng ngày Thương được bố là ông Trương Công Bảy đưa đi đến lớp và đón về. Được đi học, Thương vui cười suốt ngày. Hai năm sau, bố Thương đổ bệnh nằm liệt giường, mọi công việc đè nặng lên vai mẹ em. Thương phải gián đoạn việc học mất 3 năm. Sau khi bố đỡ bệnh, Thương lại được tới trường.
Dù ngày hè oi ả hay mùa đông lạnh giá, mọi người vẫn thấy Thương nằm gọn trong đôi tay của bố đều đặn đến trường. Những sinh hoạt thường ngày, em phải cần đến sự giúp đỡ của người khác. Bà Huệ, mẹ em Thương giải thích: "Lúc còn nhỏ, trong khi vui đùa, Thương bị gãy mất cánh tay trái. Gia đình quá khó khăn nên tôi chỉ bó tạm bằng lá thuốc tự kiếm, cánh tay em từ đó cũng vĩnh viễn bị tật nguyền. Giờ nó chỉ còn mỗi cánh tay phải hoạt động còn toàn thân thì mềm nhũn.”
Ở trường, Thương chỉ ngồi một chỗ dõi mắt theo các bạn vui đùa một cách thèm thuồng. Nhưng niềm đam mê con chữ đã xoá tan đi những u buồn, chán nản trong em. Những lúc rảnh rỗi, Thương còn hướng dẫn cậu em út học bài.
Với một cơ thể bị tật nguyền bẩm sinh, Thương thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau hành hạ. Thương cho biết: "Lúc trái gió trở trời là toàn thân em đau nhức, những lúc đó em cảm thấy rất chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nhìn thấy bố đau ốm liên miên, mẹ lại tất bật suốt ngày, em lại lao vào học tập để quên đi sự đau đớn ấy" -
Hằng ngày, em vẫn "chạy đua" cùng các bạn đồng trang lứa, để rồi giấc mơ giảng đường đại học trong em ngày một gần hơn.
Trong các môn học, Thương thích nhất là môn tin học với ước mơ sau này có thể trở thành một kỹ sư máy tính.
Ông Lê Phước Xưng, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: "Không được bình thường như bạn bè nhưng Thương rất yêu đời, lạc quan và vui tính. Chúng tôi nhận thấy ở em một nỗ lực vươn lên rất lớn trong học tập".
Tuy nhiên, con đường chinh phục ước mơ của em còn quá nhiều chông gai. Cơn bão số 9 quét qua các tỉnh miền Trung vừa rồi đã cuốn đi bao nhiêu tài sản của gia đình, chiếc máy tính để bàn cũ rich, "người bạn thân nhất" của em, cũng trôi theo dòng nước lũ.
Bà con làng trên xóm dưới thấy Thương nỗ lực học hành, cũng ra sức động viên, giúp đỡ. Điều đó làm cho Thương dần quên đi những mặc cảm, chán nản của bản thân. Nói đến giấc mơ và hy vọng của mình, Thương tâm sự: "Em chỉ mong cho bố hết bệnh, mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình ít bị đau ốm, đầu óc luôn minh mẫn để tiếp tục việc học hành, sau này có thể tự lo lắng cho bản thân!"
CHUYỆN MỘT CÔ GÁI BỊ LỪA BÁN Ở LẠNG SƠN
Cũng trên báo Công An oneline ngày 31.12.2009, một chuyện đau buồn khác cũng đã được tường thuật lại:
Cô Hà Thị Thanh H. sinh ra trong làng quê nghèo heo hút của xã Long Thành, tỉnh Yên Bái. Nhà nghèo, nên học đến lớp 7 cô phải bỏ học giữa chừng để đi làm phụ hồ xây dựng giúp đỡ bố mẹ. Chưa từng ra khỏi làng để đi bất cứ đâu, vì thế đối với cô xung quanh đều lạ lẫm và mới mẻ. Vì vậy khi được một người con trai vừa đến làm trong đội phụ hồ rủ về quê anh ta ở Thái Nguyên chơi, cô gái mới lớn vô cùng phấn khích. Sợ bố mẹ không cho đi, cô liền bí mật trốn đi.
Cô không bao giờ quên được cái ngày hôm ấy, ngày 27.4.2008, ngày đã khiến cho cuộc đời cô thay đổi hoàn toàn. Cô cho biết sáng sớm hôm ấy, cô và anh Đại đã ra bến xe Yên Bái để cùng đi Thái Nguyên. Vừa về đến bến xe Thái Nguyên, đã có ông chú của anh ta ra đón. Cô thấy họ thật chu đáo, nhưng không ngờ rằng họ đã chuẩn bị sẵn một cái bẫy hoàn hảo để đem cô đi bán. Người chú đã rủ cả hai đi lên biên giới chơi, tiện thể lấy hàng, cô cũng không mảy may nghi ngờ, liền vui vẻ lên đường. Sau một chặng đường dài chuyển đến mấy lượt xe, họ cũng đến biên giới. Mệt nhưng sự háo hức vẫn không vơi đi trong lòng cô gái trẻ. Họ cùng vượt đồi để sang Trung Quốc. Một chiếc xe taxi chờ sẵn đưa họ về một nơi có rất nhiều dãy nhà trọ, và cô thấy mọi người nói bằng một thứ tiếng mà cô lần đầu tiên mới được nghe. Cho dến khi cô bị nhốt vào trong phòng kín, một bà nói tiếng Việt mới xuất hiện và nói cho cô biết bà ta đã mua cô bằng rất nhiều tiền, cô mới hay mình đã bị bán vào nhà chứa.
Mỗi ngày cô chỉ được ăn một bữa, hằng đêm chúng đưa cô đi tiếp khách và canh chừng rất kỹ lưỡng. Nhiều lúc cô chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng nghĩ đến bố mẹ ở quê nhà, nghĩ đến những kẻ đã lừa bán mình, cô đã bỏ trốn nhiều lần, song đều bị bắt trở lại, bị đánh đập dã man.
Có lần đi tiếp khách, cô đã xin gọi nhờ điện thoại và cô đã gọi về được cho gia đình ở quê. Nhờ vậy, bố mẹ cô biết được con mình đã bị bán sang Trung Quốc nên đi trình báo Công an tỉnh Yên Bái. Từ những thông tin do Công an tỉnh Yên Bái cung cấp, Phòng Cảnh Sát Điều Tra tội phạm ở tỉnh Lạng Sơn đã mở cuộc truy tìm thủ phạm. Sau nhiêu ngày điều tra, Công an Lạng Sơn đã xác định được địa điểm cô Hà Thị Thanh H. bị giam giữ và tổ chức phối hợp với Công an thị tứ Bằng Tường ở Trung Quốc giải cứu cho nạn nhân. Vào hồi 16 giờ (giờ Bắc Kinh) và 15 giờ (giờ Việt Nam) ngày 28.12.2009, tại cửa khẩu Tân Thanh ở Pò Chài, cô Hà Thị Thanh H. được tiếp nhận về Việt Nam. Đây là trường hợp nạn nhân bị lừa bán thứ 48 được Phòng CSĐT tội phạm tỉnh Lạng Sơn giải cứu trong năm qua.
Cô Hà Thị Thanh Hát, 19 tuổi, cho biết khi đã trở về đến Phòng CSĐT tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn rồi mà cô vẫn cứ ngỡ mình đang mơ.
Ngày 26.7.2008, kẻ buôn người là Nguyễn Trọng Đại, 20 tuổi, hộ khẩu thường trú ở Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên, đã bị lực lượng Công an Lạng Sơn bắt quả tang ngay tại đường biên giới khi đang đưa một cô gái nữa đi bán. Hắn khai nhận cùng với hai đối tượng giả danh làm ông chú họ đã lừa bán tổng cộng 7 cô gái, trong đó có em Hà Thị Thanh H. ở Yên Bái.
PHÓ CHỦ TỊCH HUYỆN ĐÁNH NGƯỜI GIÀ
Báo Thanh Niên online kể lại: Ngày 31.12.2009, bà Lê Thị Chiếm, 60 tuổi, ngụ ở thị trấn Mộc Hóa, Long An, cho biết ông Trần Hoài Bảo, Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa đã đến nhà bà để đưa 5 triệu đồng gọi là bồi thường thiệt hại và xin bà rút đơn tố cáo hành vi đánh dân của ông.
Ngày 24.12.2009, bà Chiếm dắt hai cháu ngoại đến Nhà văn hóa thiếu nhi Huyện Mộc Hóa chơi trò ngồi trên vịt điện tử. Do người quá đông, bà Chiếm không thể chen mua vé đành nhờ một người đàn ông đứng gần mua hộ. Bà Chiếm vừa mở lời nhờ mua giúp thì ông ta nạt nộ bằng lời lẽ thiếu tế nhị. Trong lúc lời qua tiếng lại, người này vung tay đấm thẳng vào mặt bà chảy máu. Đánh xong, ông ta thách thức bà Chiếm đi kiện tại UBND Huyện Mộc Hóa, vì ông là đương nhiệm chức vụ Phó Chủ Tịch UBND huyện này!
Sau khi đến bệnh viện điều trị xong vết thương, bà Chiếm gửi đơn đến các cơ quan pháp luật tố giác hành vi đánh dân của ông Bảo. Khi có đơn tố giác, ông Bảo mới mang tiền đến nhà bà Chiếm bồi thường thiệt hại và xin lỗi.
CÂU CHUYỆN “NÓ”
Báo Tuổi Trẻ online hôm 5.1.2010, 08:08 có đăng câu chuyện “Nó” như sau:
Quê nó ở Quảng Trị, một vùng đất hẹp miền Trung quanh năm đầy gió Lào và cát trắng. Năm ngoái nó đậu đại học ở Hà Nội, một miền đất xa xôi, lạ lẫm mà nó chưa đến bao giờ. Ở đây, dần dần nó cũng quen với nhiều bạn bè và cuộc sống chốn phồn hoa.
Đối với những đứa bạn đa số là người miền Bắc này thì giọng nói của nó nghe rất lạ tai. Lần đầu vào lớp, nó tới gặp một số bạn để làm quen: "Chào mấy bạn, miềng là Cường tới từ Quảng Trị, cho miềng làm quen nhé, các bạn tên chi rứa?". Lập tức bao nhiêu ánh mắt đổ dồn về phía nó, nhìn nó như người ngoài hành tinh xuất hiện. Nó đỏ mặt, chạy về chỗ ngồi, mặt cúi gằm chẳng dám nhìn ai cả.
Đang ngại ngùng bỗng có người tiến về phía nó, nhẹ nhàng hỏi: "Bạn đến từ miền Trung hả? Chào bạn, mình là Hương, mình thích đến miền Trung chơi lắm nhưng chưa có dịp, bạn kể cho mình nghe về nơi đó nghe, chúng ta kết bạn nhé”. Nó ngạc nhiên ngước mắt lên, đó là một cô gái có khuôn mặt dễ thương hiền lành. Nó khẽ mỉm cười rồi gật đầu nói: "Ừ, rứa à, cám ơn bạn".
LẦN ĐẦU TIÊN CHÍNH QUYỀN CHO PHÉP CỬ HÀNH GIÁNG SINH TẠI BA TỈNH PHÍA BẮC.
Theo bản tin của hãng thông tấn Ucanews ngày 29.12.2009, Đức Cha Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa, cho biết chính quyền tỉnh Điện Biên đã chính thức mời ngài đến trụ sở và cho phép các tín hữu địa phương được tự do tham dự các cuộc cử hành trong dịp Lễ Giáng Sinh.
Trong quá khứ, chính quyền địa phương tại ba tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu kiểm soát chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo và không cho các linh mục đến cử hành thánh lễ, kể cả lễ Giáng Sinh. Đức Cha Chương nói rằng năm nay ngài đã làm đơn từ đầu tháng 12 năm 2009 để xin phép cử hành thánh lễ cho giáo dân tại ba tỉnh này. Trước đây chính quyền địa phương không trả lời hay không muốn gặp gỡ ngài.
Đây là lần đầu tiên ngài có thể dâng lễ Giáng Sinh cho khoảng 500 người Công giáo tại tư gia của hai người Công giáo. Linh mục Nguyễn Trung Thoại cử hành lễ Giáng Sinh cho khoảng 1.500 người tại ba nơi trong tỉnh Sơn La, còn Linh mục Phạm Thanh Bình, cha xứ Sơn La trong tỉnh Lào Cai, cũng đã dâng thánh lễ Giáng Sinh cho khoảng 700 người trong tỉnh này.
Đức cha Chương nói rằng ngài hy vọng trong tương lai Giáo hội địa phương sẽ được phép xây nhà thờ và cử linh mục đến phục vụ người Công giáo tại ba tỉnh nói trên.
Theo các số liệu được Toà Giám Mục Hưng Hóa cung cấp, các tỉnh Điện Biên và Sơn La mỗi tỉnh có khoảng 2,000 người Công giáo. Riêng tại Lai Châu chỉ có khoảng 1000 người. Ngài nói: “Vì sợ chính quyền, nhiều người vẫn chưa dám thực hành đạo công khai”.
Được biết vào thập niên 60, người Công giáo từ các tỉnh Nam Định và Thái Bình đã đến lập nghiệp tại ba tỉnh này.
THEO CHÂN TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI LÊN RỪNG DÂNG LỄ NOEL
Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử, không mũ không nón, chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.
Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức TGM Ngô Quang Kiệt dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi, lên dốc rồi lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.
Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.
Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hy vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ mới, xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công.
Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.
Như bất cứ xứ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản của nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.
Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng đã được xây ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”...
Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức TGM Kiệt đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt. Cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” biết và họ đã đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức TGM vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức TGM tới họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.
Linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi. Vì vậy đêm nay, giáo dân Mường Cắt phải đón Đức TGM và Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.
Nhưng thật là lạ, bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng Sinh! Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.
Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức TGM và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.
Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức TGM. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi Đức TGM nói:
“Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.
Sau Thánh Lễ, Đức TGM phát quà cho những người tham dự Thánh lễ, không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.
MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ
Một số tình trạng biểu tượng như đã nói trên không phải chỉ xẩy ra ở Việt Nam hay trong các nước cộng sản mà đang xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, các nước ở Phi Châu...
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, để cải thiện tình trạng này, 189 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã họp tại trụ sở Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ở New York từ ngày 6 đến 8.9.2000, đưa ra bản Tuyên Ngôn Thiên Niên Kỷ, nhất quyết phấn đấu để đạt được 8 Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals) vào năm 2015. Tám mục tiêu đó được tóm lược như sau:
1.- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn;
2.- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
3.- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ;
4.- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
5.- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6.- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;
7.- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
8.- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.
Để thực hiện những mục tiêu này, các tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, bản liên tiếng... chẳng giúp được gì. Phải có tầm nhìn lớn hơn và xa hơn. Phải bắt tay vào việc. Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các quốc gia huy động thêm các nguồn lực và đầu tư công cộng đem lại lợi ích cho người nghèo.
Hôm 19.6.2003, tại St. John Lateran Convent of the Dominicans, Đức Hồng Y Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, đã tình bày về đề tài “Những quan tâm và sự dấn thân của Giáo Hội đối với tương lai của đất nuớc Cuba”. Ngài xác định:
“Thông thường, điều mà chúng tôi phải làm là hiệp thông với mầu nhiệm thánh giá; trong mọi trường hợp, số phận của chúng tôi là chịu đau khổ, và chúng tôi có thể phải chịu đau khổ và chết. Nhưng không chết cho lý do này hay lý do kia, mà chết cho tình yêu, cho phục vụ, cho hòa giải, cho sự tốt lành của nhân loại”.
Ngày 5.1.2010
NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA CÔ BÉ "TÍ HON"
Báo Công An Nhân Dân online ngày 31.12.2009, có kể lại chuyện một cô gái phi thường ở Quảng Nam, đó là cô Trương Thị Thương.
Năm nay cô Thương đã 20 tuổi, nhưng dáng người thấp củn, khó nhìn, cao chỉ 50cm và nặng chỉ 13kg. Tuy nhiên, cô được thầy giáo, cô giáo cũng như bạn bè biết đến như một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó trong học tập. Cô đang là học sinh lớp 11C5 của Trường Trung Học Phổ Thông Chu Văn An ở Quảng Nam và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Bà Lương Thị Huệ, mẹ của cô Thương kể lại: Thương lọt lòng mẹ không cất tiếng khóc chào đời, với hình dánh làm nhiều người kinh hãi, còn bà thì nước mắt đầm đìa. Bà cho biết: "Khi đó, mọi người khuyên tôi nên đem nó đặt ngoài đường, ai thương thì nhặt đem về nuôi. Tôi một mực không chịu, vì đó là giọt máu mà tôi đứt ruột sinh ra".
Tuy nhiên, cô bé tật nguyền tưởng chừng "bỏ đi" đó đang làm được những điều mà nhiều người bình thường ở vùng quê nghèo như vùng quê của cô rất khó làm được: Theo đuổi giấc mơ vào đại học!
Tuổi thơ Thương lớn lên với đôi chân mềm nhũn không thể đi lại, lê lết khắp góc nhà trẻ, lủi thủi chơi một mình. Phải lên đến 6 tuổi, em mới biết ngồi và biết nói. Tuy nhiên, bà Huệ cho biết: "Đến tuổi tới trường, nó cứ nằng nặc đòi đi học. Sợ nó không theo kịp bạn bè, nhưng vì muốn con vui nên chúng tôi cũng chiều nó.”
Từ đó, hàng ngày Thương được bố là ông Trương Công Bảy đưa đi đến lớp và đón về. Được đi học, Thương vui cười suốt ngày. Hai năm sau, bố Thương đổ bệnh nằm liệt giường, mọi công việc đè nặng lên vai mẹ em. Thương phải gián đoạn việc học mất 3 năm. Sau khi bố đỡ bệnh, Thương lại được tới trường.
Dù ngày hè oi ả hay mùa đông lạnh giá, mọi người vẫn thấy Thương nằm gọn trong đôi tay của bố đều đặn đến trường. Những sinh hoạt thường ngày, em phải cần đến sự giúp đỡ của người khác. Bà Huệ, mẹ em Thương giải thích: "Lúc còn nhỏ, trong khi vui đùa, Thương bị gãy mất cánh tay trái. Gia đình quá khó khăn nên tôi chỉ bó tạm bằng lá thuốc tự kiếm, cánh tay em từ đó cũng vĩnh viễn bị tật nguyền. Giờ nó chỉ còn mỗi cánh tay phải hoạt động còn toàn thân thì mềm nhũn.”
Ở trường, Thương chỉ ngồi một chỗ dõi mắt theo các bạn vui đùa một cách thèm thuồng. Nhưng niềm đam mê con chữ đã xoá tan đi những u buồn, chán nản trong em. Những lúc rảnh rỗi, Thương còn hướng dẫn cậu em út học bài.
Với một cơ thể bị tật nguyền bẩm sinh, Thương thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau hành hạ. Thương cho biết: "Lúc trái gió trở trời là toàn thân em đau nhức, những lúc đó em cảm thấy rất chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nhìn thấy bố đau ốm liên miên, mẹ lại tất bật suốt ngày, em lại lao vào học tập để quên đi sự đau đớn ấy" -
Hằng ngày, em vẫn "chạy đua" cùng các bạn đồng trang lứa, để rồi giấc mơ giảng đường đại học trong em ngày một gần hơn.
Trong các môn học, Thương thích nhất là môn tin học với ước mơ sau này có thể trở thành một kỹ sư máy tính.
Ông Lê Phước Xưng, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: "Không được bình thường như bạn bè nhưng Thương rất yêu đời, lạc quan và vui tính. Chúng tôi nhận thấy ở em một nỗ lực vươn lên rất lớn trong học tập".
Tuy nhiên, con đường chinh phục ước mơ của em còn quá nhiều chông gai. Cơn bão số 9 quét qua các tỉnh miền Trung vừa rồi đã cuốn đi bao nhiêu tài sản của gia đình, chiếc máy tính để bàn cũ rich, "người bạn thân nhất" của em, cũng trôi theo dòng nước lũ.
Bà con làng trên xóm dưới thấy Thương nỗ lực học hành, cũng ra sức động viên, giúp đỡ. Điều đó làm cho Thương dần quên đi những mặc cảm, chán nản của bản thân. Nói đến giấc mơ và hy vọng của mình, Thương tâm sự: "Em chỉ mong cho bố hết bệnh, mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình ít bị đau ốm, đầu óc luôn minh mẫn để tiếp tục việc học hành, sau này có thể tự lo lắng cho bản thân!"
CHUYỆN MỘT CÔ GÁI BỊ LỪA BÁN Ở LẠNG SƠN
Cũng trên báo Công An oneline ngày 31.12.2009, một chuyện đau buồn khác cũng đã được tường thuật lại:
Cô Hà Thị Thanh H. sinh ra trong làng quê nghèo heo hút của xã Long Thành, tỉnh Yên Bái. Nhà nghèo, nên học đến lớp 7 cô phải bỏ học giữa chừng để đi làm phụ hồ xây dựng giúp đỡ bố mẹ. Chưa từng ra khỏi làng để đi bất cứ đâu, vì thế đối với cô xung quanh đều lạ lẫm và mới mẻ. Vì vậy khi được một người con trai vừa đến làm trong đội phụ hồ rủ về quê anh ta ở Thái Nguyên chơi, cô gái mới lớn vô cùng phấn khích. Sợ bố mẹ không cho đi, cô liền bí mật trốn đi.
Cô không bao giờ quên được cái ngày hôm ấy, ngày 27.4.2008, ngày đã khiến cho cuộc đời cô thay đổi hoàn toàn. Cô cho biết sáng sớm hôm ấy, cô và anh Đại đã ra bến xe Yên Bái để cùng đi Thái Nguyên. Vừa về đến bến xe Thái Nguyên, đã có ông chú của anh ta ra đón. Cô thấy họ thật chu đáo, nhưng không ngờ rằng họ đã chuẩn bị sẵn một cái bẫy hoàn hảo để đem cô đi bán. Người chú đã rủ cả hai đi lên biên giới chơi, tiện thể lấy hàng, cô cũng không mảy may nghi ngờ, liền vui vẻ lên đường. Sau một chặng đường dài chuyển đến mấy lượt xe, họ cũng đến biên giới. Mệt nhưng sự háo hức vẫn không vơi đi trong lòng cô gái trẻ. Họ cùng vượt đồi để sang Trung Quốc. Một chiếc xe taxi chờ sẵn đưa họ về một nơi có rất nhiều dãy nhà trọ, và cô thấy mọi người nói bằng một thứ tiếng mà cô lần đầu tiên mới được nghe. Cho dến khi cô bị nhốt vào trong phòng kín, một bà nói tiếng Việt mới xuất hiện và nói cho cô biết bà ta đã mua cô bằng rất nhiều tiền, cô mới hay mình đã bị bán vào nhà chứa.
Mỗi ngày cô chỉ được ăn một bữa, hằng đêm chúng đưa cô đi tiếp khách và canh chừng rất kỹ lưỡng. Nhiều lúc cô chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng nghĩ đến bố mẹ ở quê nhà, nghĩ đến những kẻ đã lừa bán mình, cô đã bỏ trốn nhiều lần, song đều bị bắt trở lại, bị đánh đập dã man.
Có lần đi tiếp khách, cô đã xin gọi nhờ điện thoại và cô đã gọi về được cho gia đình ở quê. Nhờ vậy, bố mẹ cô biết được con mình đã bị bán sang Trung Quốc nên đi trình báo Công an tỉnh Yên Bái. Từ những thông tin do Công an tỉnh Yên Bái cung cấp, Phòng Cảnh Sát Điều Tra tội phạm ở tỉnh Lạng Sơn đã mở cuộc truy tìm thủ phạm. Sau nhiêu ngày điều tra, Công an Lạng Sơn đã xác định được địa điểm cô Hà Thị Thanh H. bị giam giữ và tổ chức phối hợp với Công an thị tứ Bằng Tường ở Trung Quốc giải cứu cho nạn nhân. Vào hồi 16 giờ (giờ Bắc Kinh) và 15 giờ (giờ Việt Nam) ngày 28.12.2009, tại cửa khẩu Tân Thanh ở Pò Chài, cô Hà Thị Thanh H. được tiếp nhận về Việt Nam. Đây là trường hợp nạn nhân bị lừa bán thứ 48 được Phòng CSĐT tội phạm tỉnh Lạng Sơn giải cứu trong năm qua.
Cô Hà Thị Thanh Hát, 19 tuổi, cho biết khi đã trở về đến Phòng CSĐT tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn rồi mà cô vẫn cứ ngỡ mình đang mơ.
Ngày 26.7.2008, kẻ buôn người là Nguyễn Trọng Đại, 20 tuổi, hộ khẩu thường trú ở Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên, đã bị lực lượng Công an Lạng Sơn bắt quả tang ngay tại đường biên giới khi đang đưa một cô gái nữa đi bán. Hắn khai nhận cùng với hai đối tượng giả danh làm ông chú họ đã lừa bán tổng cộng 7 cô gái, trong đó có em Hà Thị Thanh H. ở Yên Bái.
PHÓ CHỦ TỊCH HUYỆN ĐÁNH NGƯỜI GIÀ
Báo Thanh Niên online kể lại: Ngày 31.12.2009, bà Lê Thị Chiếm, 60 tuổi, ngụ ở thị trấn Mộc Hóa, Long An, cho biết ông Trần Hoài Bảo, Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa đã đến nhà bà để đưa 5 triệu đồng gọi là bồi thường thiệt hại và xin bà rút đơn tố cáo hành vi đánh dân của ông.
Ngày 24.12.2009, bà Chiếm dắt hai cháu ngoại đến Nhà văn hóa thiếu nhi Huyện Mộc Hóa chơi trò ngồi trên vịt điện tử. Do người quá đông, bà Chiếm không thể chen mua vé đành nhờ một người đàn ông đứng gần mua hộ. Bà Chiếm vừa mở lời nhờ mua giúp thì ông ta nạt nộ bằng lời lẽ thiếu tế nhị. Trong lúc lời qua tiếng lại, người này vung tay đấm thẳng vào mặt bà chảy máu. Đánh xong, ông ta thách thức bà Chiếm đi kiện tại UBND Huyện Mộc Hóa, vì ông là đương nhiệm chức vụ Phó Chủ Tịch UBND huyện này!
Sau khi đến bệnh viện điều trị xong vết thương, bà Chiếm gửi đơn đến các cơ quan pháp luật tố giác hành vi đánh dân của ông Bảo. Khi có đơn tố giác, ông Bảo mới mang tiền đến nhà bà Chiếm bồi thường thiệt hại và xin lỗi.
CÂU CHUYỆN “NÓ”
Báo Tuổi Trẻ online hôm 5.1.2010, 08:08 có đăng câu chuyện “Nó” như sau:
Quê nó ở Quảng Trị, một vùng đất hẹp miền Trung quanh năm đầy gió Lào và cát trắng. Năm ngoái nó đậu đại học ở Hà Nội, một miền đất xa xôi, lạ lẫm mà nó chưa đến bao giờ. Ở đây, dần dần nó cũng quen với nhiều bạn bè và cuộc sống chốn phồn hoa.
Đối với những đứa bạn đa số là người miền Bắc này thì giọng nói của nó nghe rất lạ tai. Lần đầu vào lớp, nó tới gặp một số bạn để làm quen: "Chào mấy bạn, miềng là Cường tới từ Quảng Trị, cho miềng làm quen nhé, các bạn tên chi rứa?". Lập tức bao nhiêu ánh mắt đổ dồn về phía nó, nhìn nó như người ngoài hành tinh xuất hiện. Nó đỏ mặt, chạy về chỗ ngồi, mặt cúi gằm chẳng dám nhìn ai cả.
Đang ngại ngùng bỗng có người tiến về phía nó, nhẹ nhàng hỏi: "Bạn đến từ miền Trung hả? Chào bạn, mình là Hương, mình thích đến miền Trung chơi lắm nhưng chưa có dịp, bạn kể cho mình nghe về nơi đó nghe, chúng ta kết bạn nhé”. Nó ngạc nhiên ngước mắt lên, đó là một cô gái có khuôn mặt dễ thương hiền lành. Nó khẽ mỉm cười rồi gật đầu nói: "Ừ, rứa à, cám ơn bạn".
LẦN ĐẦU TIÊN CHÍNH QUYỀN CHO PHÉP CỬ HÀNH GIÁNG SINH TẠI BA TỈNH PHÍA BẮC.
Theo bản tin của hãng thông tấn Ucanews ngày 29.12.2009, Đức Cha Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa, cho biết chính quyền tỉnh Điện Biên đã chính thức mời ngài đến trụ sở và cho phép các tín hữu địa phương được tự do tham dự các cuộc cử hành trong dịp Lễ Giáng Sinh.
Trong quá khứ, chính quyền địa phương tại ba tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu kiểm soát chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo và không cho các linh mục đến cử hành thánh lễ, kể cả lễ Giáng Sinh. Đức Cha Chương nói rằng năm nay ngài đã làm đơn từ đầu tháng 12 năm 2009 để xin phép cử hành thánh lễ cho giáo dân tại ba tỉnh này. Trước đây chính quyền địa phương không trả lời hay không muốn gặp gỡ ngài.
Đây là lần đầu tiên ngài có thể dâng lễ Giáng Sinh cho khoảng 500 người Công giáo tại tư gia của hai người Công giáo. Linh mục Nguyễn Trung Thoại cử hành lễ Giáng Sinh cho khoảng 1.500 người tại ba nơi trong tỉnh Sơn La, còn Linh mục Phạm Thanh Bình, cha xứ Sơn La trong tỉnh Lào Cai, cũng đã dâng thánh lễ Giáng Sinh cho khoảng 700 người trong tỉnh này.
Đức cha Chương nói rằng ngài hy vọng trong tương lai Giáo hội địa phương sẽ được phép xây nhà thờ và cử linh mục đến phục vụ người Công giáo tại ba tỉnh nói trên.
Theo các số liệu được Toà Giám Mục Hưng Hóa cung cấp, các tỉnh Điện Biên và Sơn La mỗi tỉnh có khoảng 2,000 người Công giáo. Riêng tại Lai Châu chỉ có khoảng 1000 người. Ngài nói: “Vì sợ chính quyền, nhiều người vẫn chưa dám thực hành đạo công khai”.
Được biết vào thập niên 60, người Công giáo từ các tỉnh Nam Định và Thái Bình đã đến lập nghiệp tại ba tỉnh này.
THEO CHÂN TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI LÊN RỪNG DÂNG LỄ NOEL
Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử, không mũ không nón, chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.
Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức TGM Ngô Quang Kiệt dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi, lên dốc rồi lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.
Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.
Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hy vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ mới, xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công.
Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.
Như bất cứ xứ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản của nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.
Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng đã được xây ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”...
Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức TGM Kiệt đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt. Cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” biết và họ đã đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức TGM vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức TGM tới họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.
Linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi. Vì vậy đêm nay, giáo dân Mường Cắt phải đón Đức TGM và Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.
Nhưng thật là lạ, bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng Sinh! Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.
Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức TGM và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.
Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức TGM. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi Đức TGM nói:
“Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.
Sau Thánh Lễ, Đức TGM phát quà cho những người tham dự Thánh lễ, không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.
MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ
Một số tình trạng biểu tượng như đã nói trên không phải chỉ xẩy ra ở Việt Nam hay trong các nước cộng sản mà đang xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, các nước ở Phi Châu...
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, để cải thiện tình trạng này, 189 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã họp tại trụ sở Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ở New York từ ngày 6 đến 8.9.2000, đưa ra bản Tuyên Ngôn Thiên Niên Kỷ, nhất quyết phấn đấu để đạt được 8 Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals) vào năm 2015. Tám mục tiêu đó được tóm lược như sau:
1.- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn;
2.- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
3.- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ;
4.- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
5.- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6.- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;
7.- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
8.- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.
Để thực hiện những mục tiêu này, các tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, bản liên tiếng... chẳng giúp được gì. Phải có tầm nhìn lớn hơn và xa hơn. Phải bắt tay vào việc. Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các quốc gia huy động thêm các nguồn lực và đầu tư công cộng đem lại lợi ích cho người nghèo.
Hôm 19.6.2003, tại St. John Lateran Convent of the Dominicans, Đức Hồng Y Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, đã tình bày về đề tài “Những quan tâm và sự dấn thân của Giáo Hội đối với tương lai của đất nuớc Cuba”. Ngài xác định:
“Thông thường, điều mà chúng tôi phải làm là hiệp thông với mầu nhiệm thánh giá; trong mọi trường hợp, số phận của chúng tôi là chịu đau khổ, và chúng tôi có thể phải chịu đau khổ và chết. Nhưng không chết cho lý do này hay lý do kia, mà chết cho tình yêu, cho phục vụ, cho hòa giải, cho sự tốt lành của nhân loại”.
Ngày 5.1.2010
Vành khăn tang Đồng Chiêm – chứng kiến và ngẫm suy
Têrêxa Hồng Xoan
15:03 06/01/2010
Cái lạnh đang dần rút lui, nhường bước cho Chúa Xuân viếng thăm trần thế. Đây đó đã thoang thoảng mùi hương trầm...tất cả dường như đang rất bình yên. Nhưng, phải chăng đó là cái bình yên giả tạo để che dấu trong nó là những cõi lòng đang trăn trở, hoang mang... Bởi vì, một vùng trời quê đang nhuốm màu tang thương, Đồng Chiêm!
Hai giờ sáng, ngày 06 tháng 1 năm 2010., hàng trăm cảnh sát ồ ạt kéo lên núi.
Canh cho dân ngủ ư? Hay bắt trộm?
Không, cảnh sát đi phá Thánh Giá!
Có mỗi việc phá Thánh Giá bằng xi măng mà cũng cần huy động lực lượng đông đến thế ư?
Phải đông chứ! Cảnh sát luôn biết Thánh Giá là biểu tượng thánh thiêng của người Công giáo. Xúc phạm Thánh Giá là xúc phạm đến hàng triệu con người mang trong mình niềm tin vào Chúa. Thì đó, hay tin Thánh Giá bị triệt hạ, hàng nghìn giáo dân Đồng Chiêm đứng lên bảo vệ. Nhưng, những người dân tay không làm sao có thể giữ được thứ mà họ cho là quý báu, họ tôn thờ khi mà người giành giật Thập Giá Chúa với họ là những police, CSCD(cảnh sát cơ động) có trang bị cả dùi cui, chó săn, súng, lựu đạn... Thế mới có cảnh những cụ già, những người phụ nữ bê bết máu, nằm còng queo trên đất, những gương mặt mếu máo của trẻ thơ, những ánh mắt thất thần, hoảng loạn...Bình yên ư?
Trước súng đạn của cảnh sát, những người dân hiền hành chỉ biết cầu nguyện, tín thác. Chúa có đang nghe họ khẩn xin? Người có đang đứng cạnh họ, nhìn họ? Đau thương thay khi nhìn cả một không gian rợp màu khăn tang. Họ để tang ai? Để tang Thánh Giá vừa bị đốn ngã? Hay một lần nữa, họ để tang Chúa Giê-su của họ? Thánh Giá xi măng vừa sụp đổ, Thánh Giá bằng tre được dưng lên. Thánh Giá trong lòng mỗi người có đang nghiêng ngã?
Cảnh sát làm gì cũng nhanh, gọn. Họ thi hành mệnh lệnh như người máy, như công cụ vô tri. Có chút xót thương nào không khi họ đang tay đánh đập người dân, những đồng loại của họ? Thánh Giá bị đốn ngã rồi, rút lui hết, không còn bóng dáng một ai. Chỉ còn đó những người dân ngơ ngác, tội nghiệp, có người còn chưa hiểu chuyện gì, chạy qua chạy lại hỏi “tại sao?”. Ừ, tại sao nhỉ? Có ai nói cho đâu mà biết.
Tất cả đều rất bất ngờ, chóng vánh. Mới đó thôi, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đích thân sang Vatican thăm Đức Thánh Cha. Niềm hi vọng, trông đợi lớn lao nơi triệu triệu con tim đặt vào cuộc gặp gỡ này. Bên cạnh đó là những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha gởi Giáo hội Việt Nam. Rồi cả sự kiện khai mạc Năm thánh – năm hòa bình, hòa giải. Những sự kiện dường như hứa hẹn rất nhiều. Thế rồi, lúc bà con Đồng Chiêm dựng Thánh Giá, chính quyền chỉ đến xem. Tò mò chăng, hay đang suy tính điều gì? Bất thình lình đến phá, quả là trở tay không kịp.
Chứng kiến hành vi ấy, mấy ai không khỏi chua xót, thất vọng? Mỗi người dân có lương tri trước cảnh đau thương đều muốn sẻ chia, đồng cảm. Chia sẻ với bà con Đồng Chiêm sao đây? Phận nhỏ chỉ biết nguyện cầu, phó thác. Tin tưởng Chúa luôn nhìn xem chúng con, tin tưởng Chúa luôn bênh vực, nâng đỡ chúng con trong mọi cảnh huống. Xin Chúa cho đoàn con luôn khôn ngoan, mạnh sức để giữ vững đức tin của mình.
Canh cho dân ngủ ư? Hay bắt trộm?
Không, cảnh sát đi phá Thánh Giá!
Có mỗi việc phá Thánh Giá bằng xi măng mà cũng cần huy động lực lượng đông đến thế ư?
Phải đông chứ! Cảnh sát luôn biết Thánh Giá là biểu tượng thánh thiêng của người Công giáo. Xúc phạm Thánh Giá là xúc phạm đến hàng triệu con người mang trong mình niềm tin vào Chúa. Thì đó, hay tin Thánh Giá bị triệt hạ, hàng nghìn giáo dân Đồng Chiêm đứng lên bảo vệ. Nhưng, những người dân tay không làm sao có thể giữ được thứ mà họ cho là quý báu, họ tôn thờ khi mà người giành giật Thập Giá Chúa với họ là những police, CSCD(cảnh sát cơ động) có trang bị cả dùi cui, chó săn, súng, lựu đạn... Thế mới có cảnh những cụ già, những người phụ nữ bê bết máu, nằm còng queo trên đất, những gương mặt mếu máo của trẻ thơ, những ánh mắt thất thần, hoảng loạn...Bình yên ư?
Trước súng đạn của cảnh sát, những người dân hiền hành chỉ biết cầu nguyện, tín thác. Chúa có đang nghe họ khẩn xin? Người có đang đứng cạnh họ, nhìn họ? Đau thương thay khi nhìn cả một không gian rợp màu khăn tang. Họ để tang ai? Để tang Thánh Giá vừa bị đốn ngã? Hay một lần nữa, họ để tang Chúa Giê-su của họ? Thánh Giá xi măng vừa sụp đổ, Thánh Giá bằng tre được dưng lên. Thánh Giá trong lòng mỗi người có đang nghiêng ngã?
Cảnh sát làm gì cũng nhanh, gọn. Họ thi hành mệnh lệnh như người máy, như công cụ vô tri. Có chút xót thương nào không khi họ đang tay đánh đập người dân, những đồng loại của họ? Thánh Giá bị đốn ngã rồi, rút lui hết, không còn bóng dáng một ai. Chỉ còn đó những người dân ngơ ngác, tội nghiệp, có người còn chưa hiểu chuyện gì, chạy qua chạy lại hỏi “tại sao?”. Ừ, tại sao nhỉ? Có ai nói cho đâu mà biết.
Tất cả đều rất bất ngờ, chóng vánh. Mới đó thôi, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đích thân sang Vatican thăm Đức Thánh Cha. Niềm hi vọng, trông đợi lớn lao nơi triệu triệu con tim đặt vào cuộc gặp gỡ này. Bên cạnh đó là những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha gởi Giáo hội Việt Nam. Rồi cả sự kiện khai mạc Năm thánh – năm hòa bình, hòa giải. Những sự kiện dường như hứa hẹn rất nhiều. Thế rồi, lúc bà con Đồng Chiêm dựng Thánh Giá, chính quyền chỉ đến xem. Tò mò chăng, hay đang suy tính điều gì? Bất thình lình đến phá, quả là trở tay không kịp.
Chứng kiến hành vi ấy, mấy ai không khỏi chua xót, thất vọng? Mỗi người dân có lương tri trước cảnh đau thương đều muốn sẻ chia, đồng cảm. Chia sẻ với bà con Đồng Chiêm sao đây? Phận nhỏ chỉ biết nguyện cầu, phó thác. Tin tưởng Chúa luôn nhìn xem chúng con, tin tưởng Chúa luôn bênh vực, nâng đỡ chúng con trong mọi cảnh huống. Xin Chúa cho đoàn con luôn khôn ngoan, mạnh sức để giữ vững đức tin của mình.
Phạm Quang Nghị tát thẳng tay vào mặt Nguyễn Minh Triết
Song Hà
15:49 06/01/2010
Cần phải nói ngay rằng, hành động lén lút này của nhà cầm quyền Hà Nội là một hành động đê hèn và nhục nhã. Hành động cắn trộm ban đêm của nhà cầm quyền Hà Nội là chuyện không lạ. Lợi dụng bóng đêm, lợi dụng nhân dân đang yên bình để lấy thịt đè người, đó là những hành động của “tà quyền”.
Tiếp tục những hành động để chứng minh cho “thiện chí” của nhà cầm quyền Hà Nội với giáo dân Công giáo sau những lời phát biểu hoành tráng, đầy tự mãn của Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp gỡ với Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican rằng: "Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Những lời nói trên vừa tuột khỏi môi người đứng đầu nhà nước Việt Nam, những câu chúc mừng nhân dịp Noel 2009 của quan chức VN và Hà Nội chưa kịp tan trong không khí thì lúc 2 giờ sáng ngày 6/1/2009 lợi dụng kỳ tĩnh tâm của linh mục xứ Đồng Chiêm, chính quyền Hà Nội lại đã cho hàng ngàn công an, cán bộ với đẩy đủ các phương tiện vũ trang tấn công giáo dân, dùng mìn đánh phá Thánh Giá của giáo xứ sau khi đã chặn tất cả các con đường của các giáo xứ bạn.
Việc này được tính toán kỹ lưỡng, nhằm ngăn chặn lòng dân và những tiếng nói của nhân dân với hành động độc ác đánh phá biểu tượng thiêng liêng của cộng đồng tôn giáo. Nhiều người dân đã bị đánh trọng thương.
Hành động này của chính quyền Hà Nội nhằm mục đích gì?
Có phải đây là hành động mở hàng năm mới nhằm “chào mừng Hà Nội – Thăng Long 1000 năm tuổi” mà chính quyền VN đang phát động với vô vàn những việc tốn đến hàng ngàn tỉ đồng tiền dân và qua đó quan chức bỏ túi một số không nhỏ đúng theo lệ làng VN?
Cần phải nói ngay rằng, hành động lén lút này của nhà cầm quyền Hà Nội là một hành động đê hèn và nhục nhã. Hành động cắn trộm ban đêm của nhà cầm quyền Hà Nội là chuyện không lạ. Lợi dụng bóng đêm, lợi dụng nhân dân đang yên bình để lấy thịt đè người, đó là những hành động của “tà quyền”.
Không thể nói gì hơn, sau hàng loạt những động thái với nhân dân Hà Nội khi cho công an, cán bộ vây ráp, đập phá mồ mả của nhân dân làng Hoàng Mai và nhiều dự án lấy đất của nhân dân ngoại thành Hà Nội bị phản ứng dữ dội, thì đây là một bước tiến mới của chính quyền Hà Nội nhằm để thỏa mãn cao nhất cơn cuồng nộ của mình.
Một chính quyền đã ngang nhiên đập phá cả một biểu tượng tôn giáo bằng cuộc tấn công của cả ngàn cảnh sát vào ban đêm chỉ có thể chứng minh được rằng chính quyền này đang hết sức mờ ám trong những việc làm phi nhân tính của mình và cố dùng bóng đêm để che lấp đi những tội ác ngược lại những giá trị đơn giản nhất của đạo đức, luật pháp.
Vì sao nhà cầm quyền Hà Nội làm vậy?
Câu hỏi này được đặt ra cho nhiều người sau hành động cuồng nộ của nhà cầm quyền Hà Nội. Nhiều câu trả lời được đặt ra.
Người ta thấy được rằng: Trong chế độ cộng sản, khi nội bộ lâm vào bế tắc, không lối thoát, những người cộng sản thường chuyển hướng mũi dùi ra bên ngoài. Vì vậy thỉnh thoảng nhà cầm quyền kêu gào lớn tiếng “thù trong, giặc ngoài, các thế lực thù địch…” nhằm khỏa lấp đi sự thiếu vắng đoàn kết nội bộ phía trong, đồng thời nhân đó để cứu vãn sự suy sụp bởi sự chia rẽ và phân hóa tự bản chất vốn có.
Trên thế giới này, chưa có một chế độ nào nhiều kẻ thù như chế độ cộng sản. Bởi bản chất gian manh, độc ác của nó tự chuốc cho mình những kẻ thù là điều hiển nhiên.
Trong tình hình Việt Nam hiện nay, để giải quyết vấn đề nội bộ của những người cộng sản trong cuộc chạy đua vào những chiếc ghế béo bở - những chiếc ghế độc tài nhằm vơ vét nốt chút tài nguyên, khoáng sản của đất nước và cả lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc vào túi cá nhân mình nhằm vinh thân, phì gia… thì không có con đường nào khác là thể hiện bản lĩnh của mình trong những vấn đề mà chế độ cộng sản thường thấy khó khăn giải quyết nhất.
Một trong những vấn đề chế độ Cộng sản giải quyết khó khăn nhất hiện nay là vấn đề tôn giáo. Bởi tự bản chất các tôn giáo khó chấp nhận những sự dối trá, sự gian manh của chế độ cộng sản và sự phản phúc của tập đoàn này đối với đất nước, với dân tộc.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản VN, người đang quyết liệt tranh đua vào chức Tổng bí thư nhân kỳ họp này của Đảng. Chiếm được cái ghế đó trong hoàn cảnh các đồng chí mình cũng tranh đua quyết liệt cũng không dễ dàng gì.
Vốn xuất thân là Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, Nghị không có những tài năng để có thể thể hiện, không có khả năng lãnh đạo về kinh tế, chính trị, văn hóa… Điều đó dễ dàng thấy được qua tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội ở Nam Định những năm Nghị là Bí thư tỉnh ủy.
Nhưng, Nghị vốn xuất thân từ Tỉnh được xem là có đông đúc đồng bào công giáo vào bậc nhất nước, vì vậy Nghị quyết tâm thể hiện bản lĩnh của mình bằng biện pháp tiêu diệt tôn giáo bằng nhiều cách vốn có nghề của mình.
Trong khi các đối thủ của mình chạy đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư đợt này như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Phùng Quang Thanh đang ra sức chạy đôn chạy đáo khắp nơi, hết trong nước ra nước ngoài để hoa chân múa tay, chém gió tấu hài nhằm đánh bóng hình ảnh của mình trước cộng đồng nhân dân, thì với vai trò Bí thư Thành ủy Cộng sản, Nghị không có được cơ hội để đi đây đó hòng đưa hình ảnh của mình lên trước thiên hạ. Cũng vì trên thế giới này, có mấy nước đi mời Bí thư Thành ủy hay ngay cả Tổng bí thư đến thăm? Những cái ghế đó chỉ ra quyền và ra tiền trong “nội bộ” đất nước độc tài này mà thôi.
Vì vậy Nghị phải ra sức thể hiện “bản lĩnh” bằng sở trường của mình.
Chính vì thế không ai lạ gì khi Nghị lập tức có mặt ngay từ đầu trong vòng vây của chó và cảnh sát để làm “vườn hoang” Khâm Sứ, không ai lạ gì Nghị đã cho làm hai “vườn hoang” như cướp giật làm ngỡ ngàng những người vốn quen cả bản chất của cộng sản.
Cây Thánh Giá trên núi Thờ, một vùng núi xa xôi thuộc huyện Mỹ Đức, chẳng ảnh hưởng gì đến bất cứ một ai, không thuộc bất cứ một “khu rừng phòng hộ Phong Nha Kẻ Bàng” nào như con bài cộng sản Quảng Bình dựa vào để phá tượng Đức Mẹ. Thánh Giá trên nghĩa địa núi Thờ cũng không che mất lăng Ba Đình hoặc án ngữ nhà quan chức, Nghị cũng không phải nhìn thấy hàng ngày để có thể phải suy nghĩ hối hận về những tội ác của mình đã gây ra với thần linh và con người.
Nhưng Nghị vẫn cho hàng ngàn cảnh sát, công an, cán bộ với đầy đủ phương tiện và tiền của nhân dân để triệt hạ. Chỉ nhằm một mục đích duy nhất là thể hiện “chiến công” tận diệt niềm tin và biểu tượng tôn giáo mà thôi.
Giáo xứ Đồng Chiêm là nơi mà trận lụt năm ngoái Nghị đã đến sau hai ngày bận “họp tôn giáo” để chứng kiến cái chết của người dân. Tại đây, Nghị đã bị “bóp mồm” phun ra câu nói làm cộng đồng dân chúng nổi giận khi đổ lỗi cho “dân ỉ vào nhà nước quá, cứ chờ trên xuống” và câu nói này Nghị đã phải trả giá, nhục nhã khi buộc phải nói lời xin lỗi.
Có phải vì vậy mà Nghị đã tỏ ra thù hằn với giáo dân Đồng Chiêm ở đây nên đã rắp tâm trả thù đến hôm nay?
Cũng có người cho rằng đây là một đòn đánh của nhóm theo Tàu trong nội bộ Cộng sản VN nhằm để VN càng ngày càng bị cô lập trên thế giới, và không còn con đường nào khác phải dựa hẳn đến bán nước cho Tàu.
Nguyễn Minh Triết mới sang tận Vatican để ba hoa về "Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Thì ngay lập tức, Nghị và đồng bọn đã vả vào mặt Triết một loạt cú trời giáng.
Bằng việc dùng “quần chúng tự phát” biến chùa Bát Nhã, Phước Huệ làm nơi cho bọn vô lại biểu diễn những ngón đòn cộng sản với tôn giáo như đánh đập, dùng phụ nữ bóp vào chỗ kín các tăng thân, dùng bọn du côn ôm ngang ngực của các ni cô… là một trò đốn mạt.
Cũng với phương cách như vậy, Nghị cho cả tiểu đoàn Công an tấn công giáo dân ban đêm, giật mìn đánh phá Thánh Giá, đánh đập giáo dân… đó là những bước tiến lớn trong việc chứng minh cho thế giới biết rằng những câu nói của Triết, Dũng chỉ là những lời ba hoa đúng chất cộng sản nói một đằng, làm một nẻo.
Khi Phùng Quang Thanh muối mặt sang Mỹ xin đừng đưa vấn đề nhân quyền ra Quốc Hội Mỹ vừa về đến nhà chưa lâu, đang khoe thành tích, thì lập tức nhóm Nghị đã tung đòn chứng minh cho thế giới biết rằng: VN chúng tao bất chấp tất cả.
Một “chính quyền” cướp từng mét vuông đất của dân với giá đền bù 2kg thịt bò/m2 để bán với giá hàng chục triệu đồng, đẩy dân vào chỗ thất nghiệp, hết đường sống là một sự phản chủ của những tên đầy tớ mất dạy.
Một “chính quyền” đập phá mồ mả của nhân dân, của cả những người đã hi sinh xương máu mình xây nên chế độ này, đó là sự vong ơn bội nghĩa và phản phúc.
Một “chính quyền” đã thực hiện con bài “quần chúng tự phát - cán bộ giả danh lưu manh” để đánh phá tôn giáo, hành hạ tăng ni, là một thể hiện sự thiếu đạo đức tối thiểu để làm người.
Một “chính quyền” thậm thụt tấn công giáo dân khi đang ngủ, đánh đập họ và nổ mìn giật đổ Thánh Giá, biểu tượng linh thiêng của tôn giáo… là thể hiện sự khuất tất và hèn hạ, thể hiện sự bất chính của những thế lực vô thần đang cố tình triệt hạ tôn giáo, đi ngược lòng dân, đi ngược trào lưu tiến bộ trên thế giới.
Một “chính quyền” như vậy, có phải là “Chính quyền nhân dân” như họ vừa rêu rao để kết tội những người đấu tranh ôn hòa nhằm đòi thực hiện một nhà nước pháp quyền rằng đó là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hay không?
Cũng có người cho rằng hành động này là nhằm để dọn đường cho những hành động tiếp theo trên địa bàn Hà Nội đối với công giáo, nhất là khu đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà như một miếng mồi béo bở mà nhà cầm quyền Hà Nội không có bất cứ một lý cớ nào khả dĩ để có thể cướp đi của giáo dân một cách “hợp pháp” do chính những điều luật của “chính quyền đặt ra.
Những hành động đó của nhà cầm quyền Hà Nội, dù với bất cứ lý do gì, thì hậu quả của nó chắc chắn sẽ là không hề nhỏ. Giáo dân những nơi bị tấn công, bị đánh đập, hành hạ, cướp bóc… không vì thế mà bớt đi lòng tin của mình.
Đồng Chiêm, một địa danh mới đã xuất hiện trong tâm thức người Việt yêu chuộng tự do, công lý và sự thật. Đồng Chiêm sẽ là một Đồng Đinh thứ hai: Một nơi hành hương của các tín hữu để ghi nhận tội ác man rợ của nhà cầm quyền Hà Nội.
Ngược lại những hành động đê hèn đó càng làm lộ rõ bản chất phản quốc hại dân của nhà cầm quyền Hà Nội với nhân dân.
Những con sóng trong lòng dân đã dâng lên, và chính những hành động này sẽ tạo nên những cơn bão mới.
Ngày 6/1/2009
Tội ác CSVN - Tang tóc nhuộm trắng Đồng Chiêm |
Những lời nói trên vừa tuột khỏi môi người đứng đầu nhà nước Việt Nam, những câu chúc mừng nhân dịp Noel 2009 của quan chức VN và Hà Nội chưa kịp tan trong không khí thì lúc 2 giờ sáng ngày 6/1/2009 lợi dụng kỳ tĩnh tâm của linh mục xứ Đồng Chiêm, chính quyền Hà Nội lại đã cho hàng ngàn công an, cán bộ với đẩy đủ các phương tiện vũ trang tấn công giáo dân, dùng mìn đánh phá Thánh Giá của giáo xứ sau khi đã chặn tất cả các con đường của các giáo xứ bạn.
Việc này được tính toán kỹ lưỡng, nhằm ngăn chặn lòng dân và những tiếng nói của nhân dân với hành động độc ác đánh phá biểu tượng thiêng liêng của cộng đồng tôn giáo. Nhiều người dân đã bị đánh trọng thương.
Hành động này của chính quyền Hà Nội nhằm mục đích gì?
Có phải đây là hành động mở hàng năm mới nhằm “chào mừng Hà Nội – Thăng Long 1000 năm tuổi” mà chính quyền VN đang phát động với vô vàn những việc tốn đến hàng ngàn tỉ đồng tiền dân và qua đó quan chức bỏ túi một số không nhỏ đúng theo lệ làng VN?
Cần phải nói ngay rằng, hành động lén lút này của nhà cầm quyền Hà Nội là một hành động đê hèn và nhục nhã. Hành động cắn trộm ban đêm của nhà cầm quyền Hà Nội là chuyện không lạ. Lợi dụng bóng đêm, lợi dụng nhân dân đang yên bình để lấy thịt đè người, đó là những hành động của “tà quyền”.
Không thể nói gì hơn, sau hàng loạt những động thái với nhân dân Hà Nội khi cho công an, cán bộ vây ráp, đập phá mồ mả của nhân dân làng Hoàng Mai và nhiều dự án lấy đất của nhân dân ngoại thành Hà Nội bị phản ứng dữ dội, thì đây là một bước tiến mới của chính quyền Hà Nội nhằm để thỏa mãn cao nhất cơn cuồng nộ của mình.
Một chính quyền đã ngang nhiên đập phá cả một biểu tượng tôn giáo bằng cuộc tấn công của cả ngàn cảnh sát vào ban đêm chỉ có thể chứng minh được rằng chính quyền này đang hết sức mờ ám trong những việc làm phi nhân tính của mình và cố dùng bóng đêm để che lấp đi những tội ác ngược lại những giá trị đơn giản nhất của đạo đức, luật pháp.
Vì sao nhà cầm quyền Hà Nội làm vậy?
Câu hỏi này được đặt ra cho nhiều người sau hành động cuồng nộ của nhà cầm quyền Hà Nội. Nhiều câu trả lời được đặt ra.
Người ta thấy được rằng: Trong chế độ cộng sản, khi nội bộ lâm vào bế tắc, không lối thoát, những người cộng sản thường chuyển hướng mũi dùi ra bên ngoài. Vì vậy thỉnh thoảng nhà cầm quyền kêu gào lớn tiếng “thù trong, giặc ngoài, các thế lực thù địch…” nhằm khỏa lấp đi sự thiếu vắng đoàn kết nội bộ phía trong, đồng thời nhân đó để cứu vãn sự suy sụp bởi sự chia rẽ và phân hóa tự bản chất vốn có.
Trên thế giới này, chưa có một chế độ nào nhiều kẻ thù như chế độ cộng sản. Bởi bản chất gian manh, độc ác của nó tự chuốc cho mình những kẻ thù là điều hiển nhiên.
Trong tình hình Việt Nam hiện nay, để giải quyết vấn đề nội bộ của những người cộng sản trong cuộc chạy đua vào những chiếc ghế béo bở - những chiếc ghế độc tài nhằm vơ vét nốt chút tài nguyên, khoáng sản của đất nước và cả lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc vào túi cá nhân mình nhằm vinh thân, phì gia… thì không có con đường nào khác là thể hiện bản lĩnh của mình trong những vấn đề mà chế độ cộng sản thường thấy khó khăn giải quyết nhất.
Một trong những vấn đề chế độ Cộng sản giải quyết khó khăn nhất hiện nay là vấn đề tôn giáo. Bởi tự bản chất các tôn giáo khó chấp nhận những sự dối trá, sự gian manh của chế độ cộng sản và sự phản phúc của tập đoàn này đối với đất nước, với dân tộc.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản VN, người đang quyết liệt tranh đua vào chức Tổng bí thư nhân kỳ họp này của Đảng. Chiếm được cái ghế đó trong hoàn cảnh các đồng chí mình cũng tranh đua quyết liệt cũng không dễ dàng gì.
Vốn xuất thân là Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, Nghị không có những tài năng để có thể thể hiện, không có khả năng lãnh đạo về kinh tế, chính trị, văn hóa… Điều đó dễ dàng thấy được qua tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội ở Nam Định những năm Nghị là Bí thư tỉnh ủy.
Nhưng, Nghị vốn xuất thân từ Tỉnh được xem là có đông đúc đồng bào công giáo vào bậc nhất nước, vì vậy Nghị quyết tâm thể hiện bản lĩnh của mình bằng biện pháp tiêu diệt tôn giáo bằng nhiều cách vốn có nghề của mình.
Trong khi các đối thủ của mình chạy đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư đợt này như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Phùng Quang Thanh đang ra sức chạy đôn chạy đáo khắp nơi, hết trong nước ra nước ngoài để hoa chân múa tay, chém gió tấu hài nhằm đánh bóng hình ảnh của mình trước cộng đồng nhân dân, thì với vai trò Bí thư Thành ủy Cộng sản, Nghị không có được cơ hội để đi đây đó hòng đưa hình ảnh của mình lên trước thiên hạ. Cũng vì trên thế giới này, có mấy nước đi mời Bí thư Thành ủy hay ngay cả Tổng bí thư đến thăm? Những cái ghế đó chỉ ra quyền và ra tiền trong “nội bộ” đất nước độc tài này mà thôi.
Vì vậy Nghị phải ra sức thể hiện “bản lĩnh” bằng sở trường của mình.
Chính vì thế không ai lạ gì khi Nghị lập tức có mặt ngay từ đầu trong vòng vây của chó và cảnh sát để làm “vườn hoang” Khâm Sứ, không ai lạ gì Nghị đã cho làm hai “vườn hoang” như cướp giật làm ngỡ ngàng những người vốn quen cả bản chất của cộng sản.
Cây Thánh Giá trên núi Thờ, một vùng núi xa xôi thuộc huyện Mỹ Đức, chẳng ảnh hưởng gì đến bất cứ một ai, không thuộc bất cứ một “khu rừng phòng hộ Phong Nha Kẻ Bàng” nào như con bài cộng sản Quảng Bình dựa vào để phá tượng Đức Mẹ. Thánh Giá trên nghĩa địa núi Thờ cũng không che mất lăng Ba Đình hoặc án ngữ nhà quan chức, Nghị cũng không phải nhìn thấy hàng ngày để có thể phải suy nghĩ hối hận về những tội ác của mình đã gây ra với thần linh và con người.
Nhưng Nghị vẫn cho hàng ngàn cảnh sát, công an, cán bộ với đầy đủ phương tiện và tiền của nhân dân để triệt hạ. Chỉ nhằm một mục đích duy nhất là thể hiện “chiến công” tận diệt niềm tin và biểu tượng tôn giáo mà thôi.
Giáo xứ Đồng Chiêm là nơi mà trận lụt năm ngoái Nghị đã đến sau hai ngày bận “họp tôn giáo” để chứng kiến cái chết của người dân. Tại đây, Nghị đã bị “bóp mồm” phun ra câu nói làm cộng đồng dân chúng nổi giận khi đổ lỗi cho “dân ỉ vào nhà nước quá, cứ chờ trên xuống” và câu nói này Nghị đã phải trả giá, nhục nhã khi buộc phải nói lời xin lỗi.
Có phải vì vậy mà Nghị đã tỏ ra thù hằn với giáo dân Đồng Chiêm ở đây nên đã rắp tâm trả thù đến hôm nay?
Cũng có người cho rằng đây là một đòn đánh của nhóm theo Tàu trong nội bộ Cộng sản VN nhằm để VN càng ngày càng bị cô lập trên thế giới, và không còn con đường nào khác phải dựa hẳn đến bán nước cho Tàu.
Nguyễn Minh Triết mới sang tận Vatican để ba hoa về "Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Thì ngay lập tức, Nghị và đồng bọn đã vả vào mặt Triết một loạt cú trời giáng.
Bằng việc dùng “quần chúng tự phát” biến chùa Bát Nhã, Phước Huệ làm nơi cho bọn vô lại biểu diễn những ngón đòn cộng sản với tôn giáo như đánh đập, dùng phụ nữ bóp vào chỗ kín các tăng thân, dùng bọn du côn ôm ngang ngực của các ni cô… là một trò đốn mạt.
Cũng với phương cách như vậy, Nghị cho cả tiểu đoàn Công an tấn công giáo dân ban đêm, giật mìn đánh phá Thánh Giá, đánh đập giáo dân… đó là những bước tiến lớn trong việc chứng minh cho thế giới biết rằng những câu nói của Triết, Dũng chỉ là những lời ba hoa đúng chất cộng sản nói một đằng, làm một nẻo.
Khi Phùng Quang Thanh muối mặt sang Mỹ xin đừng đưa vấn đề nhân quyền ra Quốc Hội Mỹ vừa về đến nhà chưa lâu, đang khoe thành tích, thì lập tức nhóm Nghị đã tung đòn chứng minh cho thế giới biết rằng: VN chúng tao bất chấp tất cả.
Một “chính quyền” cướp từng mét vuông đất của dân với giá đền bù 2kg thịt bò/m2 để bán với giá hàng chục triệu đồng, đẩy dân vào chỗ thất nghiệp, hết đường sống là một sự phản chủ của những tên đầy tớ mất dạy.
Một “chính quyền” đập phá mồ mả của nhân dân, của cả những người đã hi sinh xương máu mình xây nên chế độ này, đó là sự vong ơn bội nghĩa và phản phúc.
Một “chính quyền” đã thực hiện con bài “quần chúng tự phát - cán bộ giả danh lưu manh” để đánh phá tôn giáo, hành hạ tăng ni, là một thể hiện sự thiếu đạo đức tối thiểu để làm người.
Một “chính quyền” thậm thụt tấn công giáo dân khi đang ngủ, đánh đập họ và nổ mìn giật đổ Thánh Giá, biểu tượng linh thiêng của tôn giáo… là thể hiện sự khuất tất và hèn hạ, thể hiện sự bất chính của những thế lực vô thần đang cố tình triệt hạ tôn giáo, đi ngược lòng dân, đi ngược trào lưu tiến bộ trên thế giới.
Một “chính quyền” như vậy, có phải là “Chính quyền nhân dân” như họ vừa rêu rao để kết tội những người đấu tranh ôn hòa nhằm đòi thực hiện một nhà nước pháp quyền rằng đó là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” hay không?
Cũng có người cho rằng hành động này là nhằm để dọn đường cho những hành động tiếp theo trên địa bàn Hà Nội đối với công giáo, nhất là khu đất Hồ Ba Giang của Giáo xứ Thái Hà như một miếng mồi béo bở mà nhà cầm quyền Hà Nội không có bất cứ một lý cớ nào khả dĩ để có thể cướp đi của giáo dân một cách “hợp pháp” do chính những điều luật của “chính quyền đặt ra.
Những hành động đó của nhà cầm quyền Hà Nội, dù với bất cứ lý do gì, thì hậu quả của nó chắc chắn sẽ là không hề nhỏ. Giáo dân những nơi bị tấn công, bị đánh đập, hành hạ, cướp bóc… không vì thế mà bớt đi lòng tin của mình.
Đồng Chiêm, một địa danh mới đã xuất hiện trong tâm thức người Việt yêu chuộng tự do, công lý và sự thật. Đồng Chiêm sẽ là một Đồng Đinh thứ hai: Một nơi hành hương của các tín hữu để ghi nhận tội ác man rợ của nhà cầm quyền Hà Nội.
Ngược lại những hành động đê hèn đó càng làm lộ rõ bản chất phản quốc hại dân của nhà cầm quyền Hà Nội với nhân dân.
Những con sóng trong lòng dân đã dâng lên, và chính những hành động này sẽ tạo nên những cơn bão mới.
Ngày 6/1/2009
Máu đã đổ dưới chân thánh giá Núi Thờ
Gioan Nguyễn Thạch Hà
16:00 06/01/2010
Ba giáo dân đã bị đánh trọng thương tới độ ngất xỉu và được chính quyền chuyển đi nơi khác mà không ai biết giờ họ đang ở đâu. Nhiều giáo dân khác bị đánh trọng thương, người gẫy chân, người gãy tay.
Máu đã đổ dưới chân thánh giá Núi Thờ
Chứng kiến cảnh người dân Đồng Chiêm hiền lành cầu nguyện trước họng súng, trước bạo lực, ngay dịp đầu năm mới, nhiều người đang tự hỏi vì sao chính quyền Hà Nội lại điên cuồng, bất chấp lương tri khi xúc phạm tới thánh giá – biểu tượng niềm tin của người Công giáo?
Nghĩa trang Thanh Mai – Ao Đường, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, đang là vết thương nhức nhối, tố cáo sự phi nhân của chính quyền Hà Nội, thì hôm nay, lại tới lượt Thánh giá trên Núi Thờ - Nghĩa trang của các đồng nhi vô tội.
Con đường nào cho dân tộc Việt Nam bước đi khi chính quyền Hà Nội tiếp tục hành xử cách bất công, phi nhân tính, can tâm xúc phạm mồ mả và bây giờ nhục mạ cả niềm tin thánh thiêng của các tôn giáo.
Những lời mà Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo chúc Giáng sinh đồng bào Công Giáo Hà Nội dịp Noel vừa qua, hôm nay được tô đậm bởi sự phi nhân của những kẻ cường quyền, miệng thì “Nam mô nhưng bụng thì một bồ dao găm”. Những nén nhang Phạm Quang Nghị thắp tại Chùa Hương hôm nào sẽ đem lại gì cho ông và cho dân tộc này khi ông chỉ đạo cấp dưới ra tay phá dỡ mồ mả nơi an nghỉ của những vong linh đã góp phần làm nên đất nước tại Nghĩa trang Thanh Mai và hôm nay, xúc phạm thánh giá biểu tượng của niềm tin Công giáo?
Con đường “kiên định đi lên Chủ nghĩa Xã hội” mà Nguyễn Minh Triết vừa tuyên bố ngày 20/12/2009, với đoàn các học giả quốc tế dự hội thảo khoa học quốc tế “lý luận Mác-xít và thực tiễn ngày nay”, phải chăng đã bắt đầu và được dọn đường bằng công văn 1528/UBND của UBND quận 3 gửi Dòng Chúa Cứu Thế và hôm nay tới việc điên cuồng đập phá thánh giá trên Núi Thờ, Mỹ Đức, Hà Nội.
Nếu đúng như thế thì con đường thương khó của Giáo hội Việt Nam đang tiếp tục phải hiến dâng để được đồng hành cùng dân tộc Việt Nam lại bắt đầu. Và như thế, một khúc quanh lịch sử của dân tộc sẽ được mở ra.
Máu đã dổ ra dưới chân thập giá trên Núi thờ. Máu cứu độ và giải thoát.
Đồng Chiêm, ngày 6/1/2010
Cảm tưởng của một linh mục Hà Nội trước vụ tấn công ở Đồng Chiêm
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải
16:40 06/01/2010
Audio phỏng vấn cha Phạm Minh Triệu |
Đồng Chiêm lời mời gọi sống mầu nhiệm hiệp thông
Joseph Nguyễn Văn Thống
16:59 06/01/2010
Trong sứ điệp của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bộ trưởng bộ đức tin và bây giờ Ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI gửi cho Các Giám Mục thuộc Giáo hội công giáo, bàn về một số khía cạnh của giáo hội được hiểu như là mầu nhiệm hiệp thông vào ngày 28/2/1992, Ngài đã viết như sau: “để có được một nhãn quan kitô về hiệp thông, điều
thiết yếu là phải biết nhìn nhận hiệp thông trước tiên như là ân lộc của Thiên Chúa, như là hoa trái của sáng kiến thần linh được thực hiện ở nơi mầu nhiệm Vượt qua” và ngài còn viết: "hiệp thông là mối hiệp nhất đặc thù có sức làm cho các tín hữu trở thành những chi thể của cùng một Thân Thể: tức là của Nhiệm Thể Đức Kitô”
Để có những chút suy tư về mầu nhiệm này, mầu nhiệm hiệp thông mà trong thư của bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra và gửi cho các Đức Giám Mục và qua các Ngài để mời gọi các tín hữu sống mầu nhiệm hiệp thông. Chúng ta cùng nhìn lại những biến cố đã xảy ra cho giáo hội Việt nam và giáo hội Việt Nam đã sống mầu nhiệm hiệp thông như thế nào?
Giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm qua:
Năm 2009 cũng là năm đánh dấu nhiều biến cố xảy ra cho giáo hội Công giáo tại Việt Nam, từ sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan lý…đây là những sự kiện được biểu hiện rõ rệt giáo hội Công giáo Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông ra sao?
Nhìn lại sự kiện Tòa khâm sứ, khi nhà cầm quyền Hà Nội không đạt được mục tiêu chiếm miếng đất của giáo hội để chia chác thì đã chuyển sang việc cướp đất giáo hội làm công viên. Ngay lập tức Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp tới nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu tôn trọng sự thật và trả lại miếng đất Tòa Khấm sứ cho giáo hội và dừng ngay những hành động trái pháp luật, cùng hiệp thông với Đức Tổng thì đã có rất nhiều bức thư hiệp thông của các Đức Giám Mục từ Bắc tới Nam gửi về trong tâm tình hiệp thông với Đức Tổng và Giáo Phận Hà Nội, những bức thư này đã nói lên được phần nào sự hiệp thông của một số giáo phận cùng hiệp nhất với Đức Tổng Hà Nội trong việc đi tìm công lý và sự thật nhưng bên cạnh đó phải chăng vẫn còn có rất nhiều các Giám Mục đang còn im tiếng?
Thái Hà cũng như tại Tòa Khâm sứ, nhà cầm quyền Hà Nôị cũng dùng những biện pháp nhẫn tâm đàn áp giáo dân, khi họ lên tiếng đòi công lý và sự thật. Tại Thái Hà, chúng ta thấy đựợc tinh thần hiệp nhất trong lời cầu nguyện đi tìm công lý với sự hiệp thông rõ rệt, khi các Đức Cha của một số giáo phận đến thăm và hiệp thông với Thái Hà. Điều mà chúng ta vẫn còn nhớ sự hiệp thông đặc biệt của Đức Cha PhaoLô Maria Cao Đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh Ngài đã nói lên sự hiệp thông: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh” Phải chăng, đây là vị giám mục niên trưởng đã sống và muốn gửi thông điệp sống mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội Công giáo Việt Nam trong mọi thời điểm? Đúng vậy! Phong trào thắp nến cầu nguyện cho Tòa Khâm sứ và Thái Hà đã được Đức Cha cố võ khắp toàn giáo phận Vinh với những buổi hiệp thông mạnh mẽ ở các giáo xứ ở ba tĩnh Nghệ, Tĩnh, Bình. Có phải tinh thần hiệp thông này cũng được các Đức Cha ở 26 giáo phận hiệp nhất không?
Tại Tam Tòa, một sự kiện đau lòng xảy ra, không chỉ nhà cầm quyền cuớp tài sản của giáo hội, nhưng họ còn đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân, không chỉ giáo dân thôi nhà cầm quyền Quảng Bình còn đánh hai linh mục trọng thuơng nặng ngay sau khi giáo hội việt nam khai mạc năm thánh linh mục. Vậy nhìn lại xem sự hiệp thông với Tam Tòa, với giáo phận Vinh qua biến cố ấy là thế nào? Đã có những vị chủ chăn nào lên tiếng không?
Đến sự kiện Loan Lý tại tổng giáo phận Huế, dường như chúng ta cũng cảm thấy thất vọng trước một sự im lặng đến nỗi sợ hãi của các Đấng các Bậc trong Hàng giáo phẩm Việt Nam.
Nhưng niềm hy vọng của chúng ta sẽ đựợc khơi nguồn vì chúng ta biết rằng một trong ba nghi thức trọng yếu của lễ nghi khai mạc Năm Thánh 2010 là sám hối và hòa giải. Phải chăng giáo hội Việt Nam đứng đầu là Hội đồng Giám mục Việt Nam phải sám hối vì mình chưa sống tinh thần mầu nhiệm hiệp thông?
Đồng Chiêm niềm hy vọng của sự hiệp thông.
Buớc vào những ngày đầu Xuân, người người nhà nhà nô nức đón Chúa Xuân về, lòng người ước mơ bao điều tốt lành lại đến với nhân loại đặc biệt giáo hội công giáo Việt Nam dưới thời thế chế chính trị cộng sản cai trị khao khát có tự do tôn giáo đích thực. Nhưng điều ước mơ ấy lại bị tan biến ngay những ngày đầu năm mới khi nhà cầm quyền Hà Nội dùng những hành động tàn bạo đánh đập giáo dân xứ Đồng Chiêm. Khi biết tin ấy linh mục đoàn của Giáo phận Hà Nội đã về ngay tại Giáo Xứ Đồng Chiêm lúc 16h cùng ngày để dâng thánh lễ hiệp thông với những đau khổ mà giáo dân sở tại phải chịu. Việc linh mục đoàn giáo phận Hà Nội đến hiệp thông với anh chị em giáo dân xứ Đồng Chiêm sau khi biến cố đau thương xảy đến như là một niềm hy vọng khởi sắc của giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm thánh này và khi chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông thì chúng ta đã thực thi thông điệp mà Đức Thánh Cha gửi đến, điều đó cũng đồng nghĩa với ân lộc Chúa ban xuống cho Giáo hội Việt nam.
Phải chăng! lời mời gọi tới mọi thành phần dân Chúa từ các Đức Giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân trong giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông năm thánh 2010 cũng là lời mời gọi hiệp thông với anh chị em Đồng Chiêm đang phài chịu?
Hà nội 6/1/2010
Linh mục đoàn Hà Nội hiệp thông với Đồng Chiêm |
Để có những chút suy tư về mầu nhiệm này, mầu nhiệm hiệp thông mà trong thư của bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra và gửi cho các Đức Giám Mục và qua các Ngài để mời gọi các tín hữu sống mầu nhiệm hiệp thông. Chúng ta cùng nhìn lại những biến cố đã xảy ra cho giáo hội Việt nam và giáo hội Việt Nam đã sống mầu nhiệm hiệp thông như thế nào?
Giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm qua:
Năm 2009 cũng là năm đánh dấu nhiều biến cố xảy ra cho giáo hội Công giáo tại Việt Nam, từ sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan lý…đây là những sự kiện được biểu hiện rõ rệt giáo hội Công giáo Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông ra sao?
Nhìn lại sự kiện Tòa khâm sứ, khi nhà cầm quyền Hà Nội không đạt được mục tiêu chiếm miếng đất của giáo hội để chia chác thì đã chuyển sang việc cướp đất giáo hội làm công viên. Ngay lập tức Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp tới nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu tôn trọng sự thật và trả lại miếng đất Tòa Khấm sứ cho giáo hội và dừng ngay những hành động trái pháp luật, cùng hiệp thông với Đức Tổng thì đã có rất nhiều bức thư hiệp thông của các Đức Giám Mục từ Bắc tới Nam gửi về trong tâm tình hiệp thông với Đức Tổng và Giáo Phận Hà Nội, những bức thư này đã nói lên được phần nào sự hiệp thông của một số giáo phận cùng hiệp nhất với Đức Tổng Hà Nội trong việc đi tìm công lý và sự thật nhưng bên cạnh đó phải chăng vẫn còn có rất nhiều các Giám Mục đang còn im tiếng?
Thái Hà cũng như tại Tòa Khâm sứ, nhà cầm quyền Hà Nôị cũng dùng những biện pháp nhẫn tâm đàn áp giáo dân, khi họ lên tiếng đòi công lý và sự thật. Tại Thái Hà, chúng ta thấy đựợc tinh thần hiệp nhất trong lời cầu nguyện đi tìm công lý với sự hiệp thông rõ rệt, khi các Đức Cha của một số giáo phận đến thăm và hiệp thông với Thái Hà. Điều mà chúng ta vẫn còn nhớ sự hiệp thông đặc biệt của Đức Cha PhaoLô Maria Cao Đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh Ngài đã nói lên sự hiệp thông: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh” Phải chăng, đây là vị giám mục niên trưởng đã sống và muốn gửi thông điệp sống mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội Công giáo Việt Nam trong mọi thời điểm? Đúng vậy! Phong trào thắp nến cầu nguyện cho Tòa Khâm sứ và Thái Hà đã được Đức Cha cố võ khắp toàn giáo phận Vinh với những buổi hiệp thông mạnh mẽ ở các giáo xứ ở ba tĩnh Nghệ, Tĩnh, Bình. Có phải tinh thần hiệp thông này cũng được các Đức Cha ở 26 giáo phận hiệp nhất không?
Tại Tam Tòa, một sự kiện đau lòng xảy ra, không chỉ nhà cầm quyền cuớp tài sản của giáo hội, nhưng họ còn đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân, không chỉ giáo dân thôi nhà cầm quyền Quảng Bình còn đánh hai linh mục trọng thuơng nặng ngay sau khi giáo hội việt nam khai mạc năm thánh linh mục. Vậy nhìn lại xem sự hiệp thông với Tam Tòa, với giáo phận Vinh qua biến cố ấy là thế nào? Đã có những vị chủ chăn nào lên tiếng không?
Đến sự kiện Loan Lý tại tổng giáo phận Huế, dường như chúng ta cũng cảm thấy thất vọng trước một sự im lặng đến nỗi sợ hãi của các Đấng các Bậc trong Hàng giáo phẩm Việt Nam.
Nhưng niềm hy vọng của chúng ta sẽ đựợc khơi nguồn vì chúng ta biết rằng một trong ba nghi thức trọng yếu của lễ nghi khai mạc Năm Thánh 2010 là sám hối và hòa giải. Phải chăng giáo hội Việt Nam đứng đầu là Hội đồng Giám mục Việt Nam phải sám hối vì mình chưa sống tinh thần mầu nhiệm hiệp thông?
Đồng Chiêm niềm hy vọng của sự hiệp thông.
Buớc vào những ngày đầu Xuân, người người nhà nhà nô nức đón Chúa Xuân về, lòng người ước mơ bao điều tốt lành lại đến với nhân loại đặc biệt giáo hội công giáo Việt Nam dưới thời thế chế chính trị cộng sản cai trị khao khát có tự do tôn giáo đích thực. Nhưng điều ước mơ ấy lại bị tan biến ngay những ngày đầu năm mới khi nhà cầm quyền Hà Nội dùng những hành động tàn bạo đánh đập giáo dân xứ Đồng Chiêm. Khi biết tin ấy linh mục đoàn của Giáo phận Hà Nội đã về ngay tại Giáo Xứ Đồng Chiêm lúc 16h cùng ngày để dâng thánh lễ hiệp thông với những đau khổ mà giáo dân sở tại phải chịu. Việc linh mục đoàn giáo phận Hà Nội đến hiệp thông với anh chị em giáo dân xứ Đồng Chiêm sau khi biến cố đau thương xảy đến như là một niềm hy vọng khởi sắc của giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông trong năm thánh này và khi chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông thì chúng ta đã thực thi thông điệp mà Đức Thánh Cha gửi đến, điều đó cũng đồng nghĩa với ân lộc Chúa ban xuống cho Giáo hội Việt nam.
Phải chăng! lời mời gọi tới mọi thành phần dân Chúa từ các Đức Giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân trong giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông năm thánh 2010 cũng là lời mời gọi hiệp thông với anh chị em Đồng Chiêm đang phài chịu?
Hà nội 6/1/2010
Đồng Chiêm: thêm một bằng chứng nhân dân là “ông chủ”?
Paulus Lê Sơn
18:16 06/01/2010
HÀ NỘI - Trận bố ráp, tấn công, đàn áp, đánh đập của nhà cầm quyền cộng sản đối với Giáo dân Đồng Chiêm rạng sáng ngày 06/01/2010 có thể nói rằng là một miếng đòn có nhiều mục đích của những con người khát máu cộng sản đang muốn chứng tỏ một điều gì đó đối với nội bộ đảng cộng sản của họ và đối với người dân. Nhưng đồng thời, hành động này của nhà cầm quyền cộng sản đã tự khẳng định sự dối trá lừa lọc với người dân, với dư luận quốc tế về tự do tôn giáo.
Hiển nhiên một điều, đối với nhân dân Việt Nam, từ trước đến hiện tại, sau bao nhiêu biến cố đau thương đã phải lầm lũi gánh chịu do cái chính quyền luôn luôn nói là “của dân, do dân và vì dân” gây nên, có thể họ đã quá “dạn dĩ” với những khốn khổ mà bản thân mỗi người dân phải gánh chịu.
Cũng có thể do những chính sách bạo lực của nhà cầm quyền đối với nhân dân từ khi mới “nảy nòi cộng sản” đã làm cho nhiều người dân kinh khiếp hãi hùng? Và họ - những người cộng sản vẫn cứ tưởng họ đã thành công? đến bây giờ với đường lối cai trị 5Đ – độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn và độc ác họ đã thành công. Nhưng cái thành công của cộng sản không mang màu sắc của dân tộc hưng thịnh, phát triển bền vững, không mang lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho người dân, cái thành công của nhà cầm quyền không đem lại niềm tự hào quê hương đất nước đối với cường quốc năm châu.
Người dân được làm chủ?
Ông chủ, có thể được làm tất cả những gì trái ngược nhau mà ông ta muốn, chúng ta hay nghe nhà cầm quyền nói “lãnh đạo là nô bộc của dân” và “nhà nước là của dân, vì dân, do dân làm chủ”. Nhưng người dân Việt Nam đã một ngày nào được làm chủ chưa, chứ chưa nói là hành động trên cái quyền là ông chủ đó.
Trở lại vấn đề mà các tôn giáo bị nhà cầm quyền đối xử, với cộng sản, tôn giáo là một “gương soi”. Những chiếc gương trong sáng này phản chiếu bóng tối, phản ánh sự thật, Vì thế, họ luôn thấy tôn giáo như một cái gai cần phải loại bỏ bằng mọi cách. Từ khi chính quyền cộng sản xuất hiện ở Việt Nam đã gây ra không biết bao cuộc bách bớ, cấm cách các tôn giáo đặc biệt là đạo Công giáo.
Trước hết cần phải xác định, chúng ta sinh ra trên quê hương, đất nước Việt Nam là một công dân có đầy đủ các quyền căn bản của một con người, trong tất cả các thứ quyền mà chúng ta được hưởng có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó.
Không có một ai, không có một tổ chức hoặc thế lực nào có thể ngăn cấm chúng ta theo hoặc không theo. Trong pháp lệnh về tôn giáo nói rõ Người dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo của mình, được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo, tín đồ đều bình đẳng trước pháp luật, đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Nhưng xem ra, sau những biến cố Thái Hà – Tòa Khâm Sứ năm 2008, Tam Tòa, Loan Lý 2009
Ngày 31/12/09 các tu sinh Phật giáo Làng Mai đã bị nhà cầm quyền xóa sổ. Họ không được tận hiến đời sống tu đức ngay trên quê hương của họ.
Xem ra tự do tôn giáo trong cái đất nước mang nhãn hiệu XHCN vẫn chỉ là giấc mơ xa vời, đặc biệt đối với Công Giáo.
Đồng Chiêm ngày đầu năm tang tóc
Người dân được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo, được thực hành các nghi thức của tôn giáo mà họ theo. Giáo dân Đồng Chiêm đã bày tỏ đức tin của mình trên mảnh đất mà cha ông họ gây dựng trên vùng chiêm trũng, hẻo lánh từ mấy trăm năm trước. Thánh Giá là biểu tượng liêng thiêng nhất đối với người Công giáo. Cũng do vậy, giáo dân nơi đây muốn đặt biểu tượng thiêng liêng đó vượt trên mọi không gian và thời gian như tự bản chất của Thánh Giá bằng việc họ dựng nên một Thánh Giá trên Núi Thờ. Nhưng cây Thánh Giá đã chịu khổ nạn và Giáo dân đã phải đổ máu vào những ngày đầu năm mới.
Những ông chủ Đồng Chiêm vì Đức Tin, bày tỏ và Đức Tin và thực hiện các quyền chính đáng của một công dân theo Đức Tin mà mình đã chọn. Ấy thế mà, những ông chủ này bị những “nô bộc” của mình tấn công bất ngờ ngay lúc đêm khuya thanh vắng. Những “ông chủ - dân đen hiền lành” này đã bị những tên “nô bộc – cầm quyền gian trá” đánh cho tan tác, đánh cho toách máu đàu, đánh cho nhàu thân thể, đánh cho đến sống dở chết dở.
Đồng Chiêm, cuộc tấn công rạng sáng 06/01/2010 của hàng ngàn cảnh sát, cơ động được bảo hộ từ gót chân cho đến hàm răng với đầy đủ súng ống, lựu đạn, hơi cay, chó nghiệp vụ đối với Giáo dân ở đây là một tội ác man rợ trong những ngày đầu của năm mới 2010, một năm mà nhà cầm quyền đang “hăm hở” đón chào 1000 năm văn hiến. Cuộc tấn công, đàn áp này không chỉ gây tổn hại về mặt vật chất mà thôi, nhưng là một những vết thương nặng nề đối với Giáo dân Đồng Chiêm. Họ vô cùng bàng hoàng, đau xót vì những gì mà họ phải trải qua, một cuộc tấn công hùng hậu, tàn bạo như một cuộc triệt tiêu đối thủ trong thời chiến tranh.
Những ông chủ Đồng Chiêm bị tấn công, đàn áp, đánh đập bởi chính những đồng tiền trong mồ hôi, nước mắt nộp thuế cho nhà cầm quyền để “được sử dụng” cho việc này.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có vô vàn câu ca mà tiền nhân để lại cho con cháu rất ý nghĩa và sâu sắc. Là con Lạc cháu Hồng, cùng dòng máu đỏ, cùng màu da vàng, cùng chung giọng nói, dân tộc ta có truyền thống yêu thương nhau, tương thân, tương ái từ ngàn đời như câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay như “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy dù khác giống nhưng chung một dàn”, thấm đẫm hơn như “ Một con ngựa đau cả đàn không ăn cỏ”. Những ca dao, thành ngữ tục ngữ đó nói lên được tình yêu thương nhau của người dân Việt chúng ta. Anh em cùng một nhà, phải yêu thương, gắn bó, giúp đỡ nhau, không nên vì ích kỷ, lợi ích các nhân mà gây ra cảnh huynh đệ tương tàn.
Với một lực lượng hùng hậu công an, cảnh sát cơ động được trang bị đầy đủ khí giới tác chiến, với tình thần bạo lực cách mạng sẵn có như vậy thay vì tấn công người dân Đồng Chiêm thì hãy kề vai sát cánh án ngự ở Hoàng Sa – Trường Sa, bảo vệ ngư dân trước ông anh cộng sản Trung Quốc có phải khôn ngoan, hay lắm thay, đẹp lắm thay! Nói đến đây chúng ta lại nhớ tới câu “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Nhưng không, với ngoại bang lăm le bờ cõi, biên thùy hải đảo thì im hơi tắt tiếng, nhưng với nhân dân trong nước thì sẵn sàng đàn áp, đánh đập và bỏ tù. Một chính quyền như vậy có phải là “của dân, do dân và vì dân” hay đó chỉ là thể chế của một tà quyền đang dần giết hại dân tộc Việt?.
Dân tộc Việt Nam có ngẩng cao đầu với bạn bè năm châu hay không đều do quyền làm chủ của từng cá thể trong xã hội được phát huy một cách mạnh mẽ, triệt để. Đến bao giờ mỗi người dân Việt mới có được thực hiện được ước mơ xa vời này?
Hà Nội 07/01/2010
Hiển nhiên một điều, đối với nhân dân Việt Nam, từ trước đến hiện tại, sau bao nhiêu biến cố đau thương đã phải lầm lũi gánh chịu do cái chính quyền luôn luôn nói là “của dân, do dân và vì dân” gây nên, có thể họ đã quá “dạn dĩ” với những khốn khổ mà bản thân mỗi người dân phải gánh chịu.
Cũng có thể do những chính sách bạo lực của nhà cầm quyền đối với nhân dân từ khi mới “nảy nòi cộng sản” đã làm cho nhiều người dân kinh khiếp hãi hùng? Và họ - những người cộng sản vẫn cứ tưởng họ đã thành công? đến bây giờ với đường lối cai trị 5Đ – độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn và độc ác họ đã thành công. Nhưng cái thành công của cộng sản không mang màu sắc của dân tộc hưng thịnh, phát triển bền vững, không mang lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho người dân, cái thành công của nhà cầm quyền không đem lại niềm tự hào quê hương đất nước đối với cường quốc năm châu.
Người dân được làm chủ?
Ông chủ, có thể được làm tất cả những gì trái ngược nhau mà ông ta muốn, chúng ta hay nghe nhà cầm quyền nói “lãnh đạo là nô bộc của dân” và “nhà nước là của dân, vì dân, do dân làm chủ”. Nhưng người dân Việt Nam đã một ngày nào được làm chủ chưa, chứ chưa nói là hành động trên cái quyền là ông chủ đó.
Trở lại vấn đề mà các tôn giáo bị nhà cầm quyền đối xử, với cộng sản, tôn giáo là một “gương soi”. Những chiếc gương trong sáng này phản chiếu bóng tối, phản ánh sự thật, Vì thế, họ luôn thấy tôn giáo như một cái gai cần phải loại bỏ bằng mọi cách. Từ khi chính quyền cộng sản xuất hiện ở Việt Nam đã gây ra không biết bao cuộc bách bớ, cấm cách các tôn giáo đặc biệt là đạo Công giáo.
Trước hết cần phải xác định, chúng ta sinh ra trên quê hương, đất nước Việt Nam là một công dân có đầy đủ các quyền căn bản của một con người, trong tất cả các thứ quyền mà chúng ta được hưởng có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó.
Không có một ai, không có một tổ chức hoặc thế lực nào có thể ngăn cấm chúng ta theo hoặc không theo. Trong pháp lệnh về tôn giáo nói rõ Người dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào, được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo của mình, được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo, tín đồ đều bình đẳng trước pháp luật, đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Nhưng xem ra, sau những biến cố Thái Hà – Tòa Khâm Sứ năm 2008, Tam Tòa, Loan Lý 2009
Ngày 31/12/09 các tu sinh Phật giáo Làng Mai đã bị nhà cầm quyền xóa sổ. Họ không được tận hiến đời sống tu đức ngay trên quê hương của họ.
Xem ra tự do tôn giáo trong cái đất nước mang nhãn hiệu XHCN vẫn chỉ là giấc mơ xa vời, đặc biệt đối với Công Giáo.
Giọt nước mắt của ông chủ bị gây ra bởi "nô bộc" |
Người dân được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo, được thực hành các nghi thức của tôn giáo mà họ theo. Giáo dân Đồng Chiêm đã bày tỏ đức tin của mình trên mảnh đất mà cha ông họ gây dựng trên vùng chiêm trũng, hẻo lánh từ mấy trăm năm trước. Thánh Giá là biểu tượng liêng thiêng nhất đối với người Công giáo. Cũng do vậy, giáo dân nơi đây muốn đặt biểu tượng thiêng liêng đó vượt trên mọi không gian và thời gian như tự bản chất của Thánh Giá bằng việc họ dựng nên một Thánh Giá trên Núi Thờ. Nhưng cây Thánh Giá đã chịu khổ nạn và Giáo dân đã phải đổ máu vào những ngày đầu năm mới.
Những ông chủ Đồng Chiêm vì Đức Tin, bày tỏ và Đức Tin và thực hiện các quyền chính đáng của một công dân theo Đức Tin mà mình đã chọn. Ấy thế mà, những ông chủ này bị những “nô bộc” của mình tấn công bất ngờ ngay lúc đêm khuya thanh vắng. Những “ông chủ - dân đen hiền lành” này đã bị những tên “nô bộc – cầm quyền gian trá” đánh cho tan tác, đánh cho toách máu đàu, đánh cho nhàu thân thể, đánh cho đến sống dở chết dở.
Đồng Chiêm, cuộc tấn công rạng sáng 06/01/2010 của hàng ngàn cảnh sát, cơ động được bảo hộ từ gót chân cho đến hàm răng với đầy đủ súng ống, lựu đạn, hơi cay, chó nghiệp vụ đối với Giáo dân ở đây là một tội ác man rợ trong những ngày đầu của năm mới 2010, một năm mà nhà cầm quyền đang “hăm hở” đón chào 1000 năm văn hiến. Cuộc tấn công, đàn áp này không chỉ gây tổn hại về mặt vật chất mà thôi, nhưng là một những vết thương nặng nề đối với Giáo dân Đồng Chiêm. Họ vô cùng bàng hoàng, đau xót vì những gì mà họ phải trải qua, một cuộc tấn công hùng hậu, tàn bạo như một cuộc triệt tiêu đối thủ trong thời chiến tranh.
Những ông chủ nhỏ đau đáu, ngơ ngác tìm câu trả lời cho tương lai |
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có vô vàn câu ca mà tiền nhân để lại cho con cháu rất ý nghĩa và sâu sắc. Là con Lạc cháu Hồng, cùng dòng máu đỏ, cùng màu da vàng, cùng chung giọng nói, dân tộc ta có truyền thống yêu thương nhau, tương thân, tương ái từ ngàn đời như câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay như “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy dù khác giống nhưng chung một dàn”, thấm đẫm hơn như “ Một con ngựa đau cả đàn không ăn cỏ”. Những ca dao, thành ngữ tục ngữ đó nói lên được tình yêu thương nhau của người dân Việt chúng ta. Anh em cùng một nhà, phải yêu thương, gắn bó, giúp đỡ nhau, không nên vì ích kỷ, lợi ích các nhân mà gây ra cảnh huynh đệ tương tàn.
Nhưng không, với ngoại bang lăm le bờ cõi, biên thùy hải đảo thì im hơi tắt tiếng, nhưng với nhân dân trong nước thì sẵn sàng đàn áp, đánh đập và bỏ tù. Một chính quyền như vậy có phải là “của dân, do dân và vì dân” hay đó chỉ là thể chế của một tà quyền đang dần giết hại dân tộc Việt?.
Dân tộc Việt Nam có ngẩng cao đầu với bạn bè năm châu hay không đều do quyền làm chủ của từng cá thể trong xã hội được phát huy một cách mạnh mẽ, triệt để. Đến bao giờ mỗi người dân Việt mới có được thực hiện được ước mơ xa vời này?
Hà Nội 07/01/2010
Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
18:49 06/01/2010
Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
Năm 1949, lúc tôi về Nam Định, cảnh tượng tiêu điều. Đến các xứ, cảnh tượng chẳng hơn gì. Lúc ban đầu, tôi chưa dám ra khỏi thành phố và đi xa quá bảy cây số.
Xứ gần Nam Định nhất là Phú ốc. Tôi bạo dạn đạp xe lên đó. Nhà thờ vẫn còn nguyên, nhưng vẻ hiu quạnh. Làng xóm không rào, tuy có bốt và súng ở tháp chuông. Nơi đó gần thành phố, ở lọt vào giữa những bốt lớn của quân đội Pháp, như Lê Xá, Trình Xuyên, Nam Định, nên việc bảo vệ không cần đồn bốt kiên cố. Có súng, nhưng chỉ là lấy lệ, không biết có bắn nhau bao giờ không.
Cha già Quảng vừa mới đi sơ tán về. Một cụ già quắc thước và như ta biết và do bà con nói thì ngài rất khó tính, quá nghiêm khắc. Do đó dân làng Phú ốc trở thành rất kính cẩn, khép nép, hiền lành mà cả thế kỷ với những cuộc biến động long trời lở đất cũng không làm họ thay đổi. Tôi đến thăm cha. Ngài tiếp tôi vui vẻ, mặc dù tôi là linh mục trẻ. Mời tôi ở lại ăn cơm với ngài. Bên cạnh giường ngài có một bài thơ nói về người trượng phu. ý ngài cũng muốn sống như một nhà trượng phu. (Thỉnh thoảng tôi lên thăm ngài).
Còn cái xứ Ba Trại, cách Nam Định bảy cây số, tôi chưa dám đến. Nghe nói cha Nhượng làm nơi đó thành đồn luỹ rất kiên cố. Cha Nhượng học trên tôi một lớp. Lúc nào cũng đứng đầu sổ. Cha là con cha Hoàn. Khi cha Hoàn ở Nam Định, gia đình ông Đinh Lưu Nhàn rất thân thiết với cha, coi mình như con của cha. Bởi đó, cha Nhượng cũng trở nên như anh em với gia đình đó, đến nỗi bà giáo Nhàn muốn đổi cả tên họ của cha, gọi là Đinh Lưu Nhượng. Mỗi lần tôi ra thăm gia đình bà, là thế nào cũng nói đến cha Nhượng. Một hôm, tin gở cũng từ đó phát ra: “Cha Nhượng đi từ Nam Định về Ba Trại, không “et-cooc” (hộ vệ), trên con đường đê uốn khúc, du kích đã bắt ngài, và đưa đi đâu biệt tích từ đó”.
Dân Ba Trại rất thương tiếc ngài, vì là cha xứ, ngoài việc nhà thờ, ngài còn lo cho dân chúng được sống an ninh, bằng cách lập bốt, nhưng nhất là ngài chăm lo cho đời sống kinh tế, vì nơi này rất nghèo. Ngài cho mở lò gạch, gạch lát nhà thờ, lát sân là do công lao của ngài. Lo dạy nghề cho dân chúng, nghề dệt vải, ngài thuê thày dạy. Bà Quân sau khi ngài bị mất tích, vẫn ở Ba Trại đến nửa thế kỷ nữa, làm việc nhà thờ nhà xứ lúc vắng cha xứ. Xứ Ba Trại còn tồn tại, phần lớn nhờ bà này giữ gìn.
Cha kế tiếp cha Nhượng là cha Điển, cũng là một cha rất giỏi giang, đang làm phó xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Mới được mấy tháng cha bị nạn: Bốt chỉ huy đóng ở chái mặc áo nhà thờ, có gác. Một tên nội công người làng Ba Trại, mở cửa nhà thờ cho du kích đột nhập. Cha Điển vừa mở cửa chái mặc áo ra cung thánh nhà thờ, một quả lựu đạn nổ, làm cha mất hai mắt, và chú Thuận (sau này là Trương Linh, giáo sư dạy sử ở Sài Gòn) mất một mắt.
Tôi làm các phép sau hết cho cha, khi người ta đưa cha xuống Viện Quân Y ở Nhà máy Dệt Nam Định. Cha bị mù hẳn.
Sau đó cha lên Hà Nội, các Sư Huynh trường Puginier mời cha đến làm tuyên uý. Cha ở đó làm lễ cho nhà trường, rồi khi nhà trường di cư vào Nam, cha đi theo và sau nhiều năm, cha qua đời trong đó.
Một xứ khác ở mạn Tây, cách Nam Định bảy cây số trên con đường đi Ninh Bình - xứ Trình Xuyên, mẹ đẻ của xứ Nam Định, lúc Nam Định chỉ là một họ giáo thuộc Trình Xuyên, hồi thế kỷ 19. Nhà thờ nhà xứ bị quân đội Pháp chiếm đóng. Cha xứ không còn chỗ nương náu, phải ra Nam Định. Ngài là cha xứ đầu tiên thuộc địa phận Hà Nội “dinh tê: entrer” (nhập) Nam Định. Tính tình vui vẻ, một phần nhờ chén rượu, lúc nào cũng làm ngài đỏ mặt. Mặc cho quân đội Pháp chiếm đóng nhà thờ, làm mọi việc trong đó, kể cả bếp núc. Cung thánh đen nhẻm vì khói bếp!
Còn các linh mục khác lục tục kéo về Nam Định. Cha Hoá xứ Đồng Chuối, cha Thăng xứ Kẻ Sông. Cha Chính Tịnh Bói Kênh, đã chạy lên phía Hà Nội từ lâu. Cha Đỗ Diệu Kỳ xứ Đào Duyên (Đống Đất), cha người lùn nhất Địa phận, tiếng to, võ giỏi, chạy nhanh. Người bé thường hay huyênh hoang. Bốt của ngài không biết to tát thế nào, nhưng có súng bazôka, một khí giới hạng nặng, một thứ đại bác bắn gần. Thỉnh thoảng ngài xuống Nam Định xin nhà binh cung cấp mấy hòm đạn bazôka, và theo ngài diễn tả, những trận thắng của ngài thật oanh liệt. Mặc dù có bốt của Pháp đóng ở núi Yên L•o, ngài cũng không trụ ở Đào Duyên được lâu, phải xuống Nam Định.
Cha già Nến, xứ Khoan Vỹ, con người điềm đạm, trầm tĩnh và kiên gan, có tư cách xứng đáng làm xếp bốt. Ngài đã chứng tỏ điều ấy, và khi người bị bao vây trong nhà thờ, nằm trên trần, nhất định không xuống, cho đến khi họ toan đem mồi lửa đốt nhà thờ, ngài mới chịu ra hàng để chúng trói điệu ngài đi. Đêm đến họ giam ngài vào một ngôi chùa. Thế mà rồi làm thế nào lại thoát tay họ. Ông già một mình an toàn chạy về nghỉ ngơi ở nhà xứ Nam Định, cùng với một số cha già khác.
Như cha già Thính, không chính trị, không quân sự, thế mà nhà thờ Vĩnh Đà cũng bị Việt Minh thiêu rụi, chỉ còn cây tháp. Xuống Nam Định, ngài lân la làm quen với các cha Tây Ban Nha ở Chủng Viện Khoái Đồng và học được mấy tiếng Tây Ban Nha.
Rồi đến lượt cha Dương, cha Lễ xứ Đại Lại cũng về Nam Định. Cha Lễ trá hình làm khách đi buôn. Lúc ngồi hàng nước, ngài vén quần cao, khách ngồi bên cạnh nói: “Bác này ống chân trắng thế?”. Cha Lễ nhanh trí vội vàng nói văng tục mấy câu, để đánh lạc người khác khỏi nghĩ mình là ông nọ ông kia, chứ không phải nông dân.
Nhóm các cha già quây quần trong xứ trở thành vui. Cha Lễ rất nhiều tài. ở xứ ngài cho đốt lò gạch làm giầu. Bây giờ ngài làm thợ may, ai mặc áo gì, ngài mượn làm mẫu rồi may đúng thợ. Tôi có chiếc donilette, ngài xin mượn; mấy hôm sau ngài cho tôi chiếc donilette mới ngài may. Tài làm thuốc nữa, nhất là thuốc hen xuyễn. Cha già Thuỳ ở bên nói: “Còn tôi?”. Vì cha già Thuỳ mắc bệnh đó lâu năm rồi. Cha Lễ trả lời: “Tại cha già không uống đủ thuốc”. Dù sao khách đến lấy thuốc rất đông. Tiền nong không biết được bao nhiêu, song luôn luôn, lúc người này tặng két bia, người kia cả két rượu sâm banh. Có lẽ cũng nhiều người khỏi. Xem ra có cả người ngoại quốc cũng lấy thuốc, nhất là mấy bà sơ người Pháp ở Hà Nội.
Song cái tài làm vui mọi người hơn cả, là ngài làm gỏi rất ngon, thỉnh thoảng tôi được ngài gọi đến chia vui. Cả món ốc luộc, ngài làm cũng khéo. Cũng là những giây phút giải sầu cho các vị đang “thất cơ lỡ vận”, để lại nhà xứ tan hoang để đến ru rú ở một góc buồng hẹp hòi trong nhà xứ Nam Định.
Ở nhà xứ Nam Định, lòng lúc nào cũng hướng về xứ của mình, lắng nghe từng tin tức. Lúc này ở hai vùng khác nhau, xem ra còn xa hơn ở ngoại quốc với nhà. Đôi khi có những tin tức làm bực mình. Cha Lễ bỏ Đại Lại. Cha Hạnh đang “chu du” khắp Địa phận, sang cả Bùi Chu, nay dừng chân Đại Lại. Nghe biết cha Lễ có ngâm một số gỗ lim ở ao, cha Hạnh cho vớt một ít lên, làm cổng nhà xứ. Nghe tin, cha Lễ “uất lên” mất cả tính người, chỉ muốn tự tử!
Năm 1949, lúc tôi về Nam Định, cảnh tượng tiêu điều. Đến các xứ, cảnh tượng chẳng hơn gì. Lúc ban đầu, tôi chưa dám ra khỏi thành phố và đi xa quá bảy cây số.
Xứ gần Nam Định nhất là Phú ốc. Tôi bạo dạn đạp xe lên đó. Nhà thờ vẫn còn nguyên, nhưng vẻ hiu quạnh. Làng xóm không rào, tuy có bốt và súng ở tháp chuông. Nơi đó gần thành phố, ở lọt vào giữa những bốt lớn của quân đội Pháp, như Lê Xá, Trình Xuyên, Nam Định, nên việc bảo vệ không cần đồn bốt kiên cố. Có súng, nhưng chỉ là lấy lệ, không biết có bắn nhau bao giờ không.
Cha già Quảng vừa mới đi sơ tán về. Một cụ già quắc thước và như ta biết và do bà con nói thì ngài rất khó tính, quá nghiêm khắc. Do đó dân làng Phú ốc trở thành rất kính cẩn, khép nép, hiền lành mà cả thế kỷ với những cuộc biến động long trời lở đất cũng không làm họ thay đổi. Tôi đến thăm cha. Ngài tiếp tôi vui vẻ, mặc dù tôi là linh mục trẻ. Mời tôi ở lại ăn cơm với ngài. Bên cạnh giường ngài có một bài thơ nói về người trượng phu. ý ngài cũng muốn sống như một nhà trượng phu. (Thỉnh thoảng tôi lên thăm ngài).
Còn cái xứ Ba Trại, cách Nam Định bảy cây số, tôi chưa dám đến. Nghe nói cha Nhượng làm nơi đó thành đồn luỹ rất kiên cố. Cha Nhượng học trên tôi một lớp. Lúc nào cũng đứng đầu sổ. Cha là con cha Hoàn. Khi cha Hoàn ở Nam Định, gia đình ông Đinh Lưu Nhàn rất thân thiết với cha, coi mình như con của cha. Bởi đó, cha Nhượng cũng trở nên như anh em với gia đình đó, đến nỗi bà giáo Nhàn muốn đổi cả tên họ của cha, gọi là Đinh Lưu Nhượng. Mỗi lần tôi ra thăm gia đình bà, là thế nào cũng nói đến cha Nhượng. Một hôm, tin gở cũng từ đó phát ra: “Cha Nhượng đi từ Nam Định về Ba Trại, không “et-cooc” (hộ vệ), trên con đường đê uốn khúc, du kích đã bắt ngài, và đưa đi đâu biệt tích từ đó”.
Dân Ba Trại rất thương tiếc ngài, vì là cha xứ, ngoài việc nhà thờ, ngài còn lo cho dân chúng được sống an ninh, bằng cách lập bốt, nhưng nhất là ngài chăm lo cho đời sống kinh tế, vì nơi này rất nghèo. Ngài cho mở lò gạch, gạch lát nhà thờ, lát sân là do công lao của ngài. Lo dạy nghề cho dân chúng, nghề dệt vải, ngài thuê thày dạy. Bà Quân sau khi ngài bị mất tích, vẫn ở Ba Trại đến nửa thế kỷ nữa, làm việc nhà thờ nhà xứ lúc vắng cha xứ. Xứ Ba Trại còn tồn tại, phần lớn nhờ bà này giữ gìn.
Cha kế tiếp cha Nhượng là cha Điển, cũng là một cha rất giỏi giang, đang làm phó xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Mới được mấy tháng cha bị nạn: Bốt chỉ huy đóng ở chái mặc áo nhà thờ, có gác. Một tên nội công người làng Ba Trại, mở cửa nhà thờ cho du kích đột nhập. Cha Điển vừa mở cửa chái mặc áo ra cung thánh nhà thờ, một quả lựu đạn nổ, làm cha mất hai mắt, và chú Thuận (sau này là Trương Linh, giáo sư dạy sử ở Sài Gòn) mất một mắt.
Tôi làm các phép sau hết cho cha, khi người ta đưa cha xuống Viện Quân Y ở Nhà máy Dệt Nam Định. Cha bị mù hẳn.
Sau đó cha lên Hà Nội, các Sư Huynh trường Puginier mời cha đến làm tuyên uý. Cha ở đó làm lễ cho nhà trường, rồi khi nhà trường di cư vào Nam, cha đi theo và sau nhiều năm, cha qua đời trong đó.
Một xứ khác ở mạn Tây, cách Nam Định bảy cây số trên con đường đi Ninh Bình - xứ Trình Xuyên, mẹ đẻ của xứ Nam Định, lúc Nam Định chỉ là một họ giáo thuộc Trình Xuyên, hồi thế kỷ 19. Nhà thờ nhà xứ bị quân đội Pháp chiếm đóng. Cha xứ không còn chỗ nương náu, phải ra Nam Định. Ngài là cha xứ đầu tiên thuộc địa phận Hà Nội “dinh tê: entrer” (nhập) Nam Định. Tính tình vui vẻ, một phần nhờ chén rượu, lúc nào cũng làm ngài đỏ mặt. Mặc cho quân đội Pháp chiếm đóng nhà thờ, làm mọi việc trong đó, kể cả bếp núc. Cung thánh đen nhẻm vì khói bếp!
Còn các linh mục khác lục tục kéo về Nam Định. Cha Hoá xứ Đồng Chuối, cha Thăng xứ Kẻ Sông. Cha Chính Tịnh Bói Kênh, đã chạy lên phía Hà Nội từ lâu. Cha Đỗ Diệu Kỳ xứ Đào Duyên (Đống Đất), cha người lùn nhất Địa phận, tiếng to, võ giỏi, chạy nhanh. Người bé thường hay huyênh hoang. Bốt của ngài không biết to tát thế nào, nhưng có súng bazôka, một khí giới hạng nặng, một thứ đại bác bắn gần. Thỉnh thoảng ngài xuống Nam Định xin nhà binh cung cấp mấy hòm đạn bazôka, và theo ngài diễn tả, những trận thắng của ngài thật oanh liệt. Mặc dù có bốt của Pháp đóng ở núi Yên L•o, ngài cũng không trụ ở Đào Duyên được lâu, phải xuống Nam Định.
Cha già Nến, xứ Khoan Vỹ, con người điềm đạm, trầm tĩnh và kiên gan, có tư cách xứng đáng làm xếp bốt. Ngài đã chứng tỏ điều ấy, và khi người bị bao vây trong nhà thờ, nằm trên trần, nhất định không xuống, cho đến khi họ toan đem mồi lửa đốt nhà thờ, ngài mới chịu ra hàng để chúng trói điệu ngài đi. Đêm đến họ giam ngài vào một ngôi chùa. Thế mà rồi làm thế nào lại thoát tay họ. Ông già một mình an toàn chạy về nghỉ ngơi ở nhà xứ Nam Định, cùng với một số cha già khác.
Như cha già Thính, không chính trị, không quân sự, thế mà nhà thờ Vĩnh Đà cũng bị Việt Minh thiêu rụi, chỉ còn cây tháp. Xuống Nam Định, ngài lân la làm quen với các cha Tây Ban Nha ở Chủng Viện Khoái Đồng và học được mấy tiếng Tây Ban Nha.
Rồi đến lượt cha Dương, cha Lễ xứ Đại Lại cũng về Nam Định. Cha Lễ trá hình làm khách đi buôn. Lúc ngồi hàng nước, ngài vén quần cao, khách ngồi bên cạnh nói: “Bác này ống chân trắng thế?”. Cha Lễ nhanh trí vội vàng nói văng tục mấy câu, để đánh lạc người khác khỏi nghĩ mình là ông nọ ông kia, chứ không phải nông dân.
Nhóm các cha già quây quần trong xứ trở thành vui. Cha Lễ rất nhiều tài. ở xứ ngài cho đốt lò gạch làm giầu. Bây giờ ngài làm thợ may, ai mặc áo gì, ngài mượn làm mẫu rồi may đúng thợ. Tôi có chiếc donilette, ngài xin mượn; mấy hôm sau ngài cho tôi chiếc donilette mới ngài may. Tài làm thuốc nữa, nhất là thuốc hen xuyễn. Cha già Thuỳ ở bên nói: “Còn tôi?”. Vì cha già Thuỳ mắc bệnh đó lâu năm rồi. Cha Lễ trả lời: “Tại cha già không uống đủ thuốc”. Dù sao khách đến lấy thuốc rất đông. Tiền nong không biết được bao nhiêu, song luôn luôn, lúc người này tặng két bia, người kia cả két rượu sâm banh. Có lẽ cũng nhiều người khỏi. Xem ra có cả người ngoại quốc cũng lấy thuốc, nhất là mấy bà sơ người Pháp ở Hà Nội.
Song cái tài làm vui mọi người hơn cả, là ngài làm gỏi rất ngon, thỉnh thoảng tôi được ngài gọi đến chia vui. Cả món ốc luộc, ngài làm cũng khéo. Cũng là những giây phút giải sầu cho các vị đang “thất cơ lỡ vận”, để lại nhà xứ tan hoang để đến ru rú ở một góc buồng hẹp hòi trong nhà xứ Nam Định.
Ở nhà xứ Nam Định, lòng lúc nào cũng hướng về xứ của mình, lắng nghe từng tin tức. Lúc này ở hai vùng khác nhau, xem ra còn xa hơn ở ngoại quốc với nhà. Đôi khi có những tin tức làm bực mình. Cha Lễ bỏ Đại Lại. Cha Hạnh đang “chu du” khắp Địa phận, sang cả Bùi Chu, nay dừng chân Đại Lại. Nghe biết cha Lễ có ngâm một số gỗ lim ở ao, cha Hạnh cho vớt một ít lên, làm cổng nhà xứ. Nghe tin, cha Lễ “uất lên” mất cả tính người, chỉ muốn tự tử!
Xót xa những ước mơ và bài học cho người Công giáo Việt Nam
JB. Nguyễn Hữu Vinh
20:11 06/01/2010
HÀ NỘI - Chưa đầy một tháng trước đây, khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến điện Vatican gặp Đức Giáo Hoàng Benedict XVI với những lời có cánh về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã làm cho nhiều người hi vọng, những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội là câu trả lời.
Hi vọng từ những lời có cánh
Người ta hi vọng, người ta ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn cho những giáo dân Việt Nam được chủ tịch nước trịnh trọng tuyên bố “… Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện phát triển thuận lợi”.
Người ta cũng hi vọng những lời nói của Chủ tịch nước sẽ được thể hiện bằng hành động sau Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện. Ở đó Giáo hội Công giáo đã sẵn sàng sám hối, hòa giải và hi vọng những điều tốt đẹp để “… quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau” (Trích Sứ điệp của Giáo Hoàng Benedict XVI gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam).
Mỗi tín hữu, tu sĩ, linh mục và hàng giáo phẩm Việt Nam hướng tới tương lai với sự thành tâm và niềm hi vọng chân thành về một thời kỳ mới tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa giáo hội và nhà nước.
Thậm chí đã có một giám mục nhanh chóng lạc quan nêu lên cả một “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà nước".
Điều này cũng hết sức dễ hiểu, bởi với những người công giáo Việt Nam đơn sơ, hiền lành và đạo đức, thì lòng tin thường dồi dào, và cũng có lắm khi đặt không đúng chỗ.
Mặt khác, xét về hoàn cảnh và điều kiện đất nước Việt Nam hiện nay, điều hết sức cấp thiết mà bất cứ ai có suy nghĩ về vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc đều hiểu rằng đất nước này cần hiệp nhất thành một khối vững chắc, bỏ qua tất cả mọi hiềm khích, hận thù khi mối nguy mất nước từ ngoại bang đang hiện hữu trước mặt.
Và trên phương diện nhà nước, điều này cần hơn tất cả mọi vấn đề khác về quyền lợi phe nhóm, đảng phái… nhằm đưa đất nước ra khỏi vòng nguy hiểm. Có như vậy, mới thực sự là một chính quyền của nhân dân.
Những tưởng rằng điều dễ hiểu đó ai cũng biết, và khi biết thì ai cũng sẽ chân thành hướng tới bằng những hành động thiết thực.
Nhưng, ước mơ vẫn chỉ là mơ ước - thực tế rất nghiệt ngã
Ngay khi có những người đưa ra những nhận định lạc quan, đã có không ít những ý kiến khác, bởi điều đơn giản là chúng ta đang sống trong chế độ cộng sản VN, một chế độ “ưu việt” hơn phần còn lại của thế giới.
Ở đó có những đặc thù khác hơn, “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Ở đó, nạn tham nhũng, bè phái đã và đang là quốc nạn, là nội xâm. Như lời ông Nguyễn Minh Triết thì ở đất nước khác người ta “muốn tham nhũng cũng khó vì hệ thống luật pháp chặt chẽ” còn ở ta“không muốn tham cũng động lòng tham” nên tham nhũng ở ta là “quy luật muôn đời”.
Chính sự khác biệt đó mà đã có những ý kiến khác và mọi người bảo nhau hãy chờ xem.
Và rồi, thực tế cũng không ngoài dự đoán
Thì đây, chưa đầy 30 ngày sau lời tuyên bố của ông Chủ tịch nước, 2 giờ sáng 6/1/2010, chừng như để mở đầu một năm mới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng một lực lượng hùng hậu với hàng trăm công an, chó nghiệp vụ, xe cộ và phương tiện hùng hậu tấn công đánh úp giáo xứ Đồng Chiêm để triệt hạ cây Thánh Giá trên Núi Thờ. Nhiều giáo dân đã bị đánh đập trọng thương, Thánh giá đã bị đập phá tan tành trong đêm.
Ước chi không phải là những giáo dân đêm qua bị đánh đập tơi bời, mà đó là những toán lính Tàu đang xâm lược bờ cõi cha ông chúng ta, đang ngang nhiên trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc? Ước chi cái được đập bỏ đêm qua không phải là cây Thánh Giá trên đỉnh Núi Thờ, mà là chiếc cột chủ quyền của Tàu trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?
Người ta không hiểu tại sao, một cây Thánh Giá trên nghĩa địa của giáo dân ở một vùng xa xôi hẻo lánh, sống ngâm da chết ngâm xương như ở Đồng Chiêm lại được nhà cầm quyền Hà Nội quan tâm đến thế?
Tại sao, để phá cây Thánh Giá được làm nên chỉ tốn mươi triệu đồng và một số công sức giáo dân, nhưng tất cả đó lại là niềm tin, là thiêng liêng của mỗi người tín hữu nơi đây thì nhà cầm quyền Hà Nội đã phải huy động đến cả tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động từ cách sáu bảy chục km? Chắc chắn một điều là kinh phí cho việc này sẽ không hề nhỏ. Mới đây, chỉ riêng việc hạ tượng Đức Mẹ La Vang của giáo họ Bàu Sen xứ Chày, có thông tin rằng nhà cầm quyền Quảng Bình đã phải chỉ hơn 1 tỷ tiền dân.
Tại sao một chính quyền “của dân, do dân, vì dân” do một ủy viên Bộ Chính trị làm bí thư Thành ủy, lại không đường đường chính chính khi làm việc này, không làm ban ngày ban mặt đàng hoàng, lại làm trong bóng đêm? Điều này có ý nghĩa gì?
Câu hỏi lớn nhất là tại sao một cây Thánh Giá nhỏ nhoi trên đỉnh núi xa xăm kia lại bị triệt hạ một cách bất minh và tốn kém như vậy? Trong khi ngay trên báo chí nhà nước hàng ngày, hàng giờ kêu gào lên tận Trung ương, thấu tai lãnh đạo các cấp về những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, thách thức luật pháp ngay giữa lòng thủ đô nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn bó tay bất lực?
Xin đọc câu này trên báo nhà nước: “Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2008, số lượng chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng đã tăng lên song tỷ lệ xây dựng không phép vẫn còn cao, chiếm gần 15%. Không những vậy, đây cũng là năm để xảy ra nhiều sự cố công trình nghiêm trọng”.
Với hàng vạn công trình xây dựng, tỷ lệ 15% đó là con số khổng lồ. Vậy tại sao chính quyền sờ sờ ra đó vẫn bó tay, bất lực. Trong khi nơi xa xôi nghèo đói như Đồng Chiêm được quan tâm chiếu cố đến thế?
Câu trả lời không thể khác, chỉ vì cây Thánh Giá đó là của người Công giáo Việt Nam. Nhà cầm quyền đã cố tình đập bỏ đi Thánh Giá, biểu tượng linh thánh của người Công giáo. Chỉ có lý do đó mới có thể giải thích được điều người ta thắc mắc.
Và như vậy, tự hành động này nói lên sự “tôn trọng tự do tín ngưỡng” của nhà cầm quyền Hà Nội đối với giáo dân đến đâu. Chỉ vậy thôi đã bóc trần tất cả những lời hoa mỹ rỗng tuếch đó có ý nghĩa gì.
Phải chăng điều này được làm triệt để, chỉ để thể hiện rõ ràng hơn sự thù địch và hằn học với giáo hội Công giáo Việt Nam?
Người ta còn nhớ, chỉ cách đây có hơn chục ngày thôi khi đến chúc mừng Giáng sinh một “linh mục quốc doanh”, bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị còn: “đánh giá đồng bào giáo dân luôn gương mẫu lao động sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, và “không có mong muốn gì hơn là bà con đoàn kết, thương yêu nhau để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội”
Tương tự, khi Nguyễn Thế Thảo đến Tòa Giám mục Hưng Hóa chúc mừng Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, sau khi “đánh giá cao vai trò của giáo dân”và của Giám mục Vũ Huy Chương” còn mong muốn:“tất cả cùng hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thủ đô đang chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm tuổi, đồng chí mong muốn đồng bào công giáo cùng chung tay, bằng những hoạt động thiết thực hướng tới Đại lễ.
Chỉ hơn mười ngày sau những lời đẹp đẽ đó, là hành động tấn công đánh úp giáo dân ban đêm, đánh đập giáo dân, phá Thánh Giá ở Đồng Chiêm. Vậy những hành động này của nhà cầm quyền Hà Nội có thực sự là để: “Xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”?
Khi tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên đầy đủ rõ ràng, chắc chắn người dân sẽ hiểu hơn ý nghĩa câu nói của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Hãy xem việc cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói” là đúng hay sai.
Sự kiện này là bài học cho những ai chưa nhận chân được thực tế mà còn mơ mộng hão huyền về những điều không có thực.
Đây cũng là một bài học dù không mới cho những ai còn nhẹ dạ, cả tin vào những lời đường mật hoặc muốn tìm một sự yên thân, thỏa hiệp với các thế lực của sự dữ được biện minh bằng những ngôn từ đẹp đẽ.
Hà Nội, Ngày 6/1/2009
Hi vọng từ những lời có cánh
Người ta hi vọng, người ta ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn cho những giáo dân Việt Nam được chủ tịch nước trịnh trọng tuyên bố “… Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện phát triển thuận lợi”.
Mỗi tín hữu, tu sĩ, linh mục và hàng giáo phẩm Việt Nam hướng tới tương lai với sự thành tâm và niềm hi vọng chân thành về một thời kỳ mới tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa giáo hội và nhà nước.
Thậm chí đã có một giám mục nhanh chóng lạc quan nêu lên cả một “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà nước".
Điều này cũng hết sức dễ hiểu, bởi với những người công giáo Việt Nam đơn sơ, hiền lành và đạo đức, thì lòng tin thường dồi dào, và cũng có lắm khi đặt không đúng chỗ.
Mặt khác, xét về hoàn cảnh và điều kiện đất nước Việt Nam hiện nay, điều hết sức cấp thiết mà bất cứ ai có suy nghĩ về vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc đều hiểu rằng đất nước này cần hiệp nhất thành một khối vững chắc, bỏ qua tất cả mọi hiềm khích, hận thù khi mối nguy mất nước từ ngoại bang đang hiện hữu trước mặt.
Và trên phương diện nhà nước, điều này cần hơn tất cả mọi vấn đề khác về quyền lợi phe nhóm, đảng phái… nhằm đưa đất nước ra khỏi vòng nguy hiểm. Có như vậy, mới thực sự là một chính quyền của nhân dân.
Những tưởng rằng điều dễ hiểu đó ai cũng biết, và khi biết thì ai cũng sẽ chân thành hướng tới bằng những hành động thiết thực.
Nhưng, ước mơ vẫn chỉ là mơ ước - thực tế rất nghiệt ngã
Ngay khi có những người đưa ra những nhận định lạc quan, đã có không ít những ý kiến khác, bởi điều đơn giản là chúng ta đang sống trong chế độ cộng sản VN, một chế độ “ưu việt” hơn phần còn lại của thế giới.
Ở đó có những đặc thù khác hơn, “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Ở đó, nạn tham nhũng, bè phái đã và đang là quốc nạn, là nội xâm. Như lời ông Nguyễn Minh Triết thì ở đất nước khác người ta “muốn tham nhũng cũng khó vì hệ thống luật pháp chặt chẽ” còn ở ta“không muốn tham cũng động lòng tham” nên tham nhũng ở ta là “quy luật muôn đời”.
Chính sự khác biệt đó mà đã có những ý kiến khác và mọi người bảo nhau hãy chờ xem.
Và rồi, thực tế cũng không ngoài dự đoán
Thì đây, chưa đầy 30 ngày sau lời tuyên bố của ông Chủ tịch nước, 2 giờ sáng 6/1/2010, chừng như để mở đầu một năm mới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng một lực lượng hùng hậu với hàng trăm công an, chó nghiệp vụ, xe cộ và phương tiện hùng hậu tấn công đánh úp giáo xứ Đồng Chiêm để triệt hạ cây Thánh Giá trên Núi Thờ. Nhiều giáo dân đã bị đánh đập trọng thương, Thánh giá đã bị đập phá tan tành trong đêm.
Người ta không hiểu tại sao, một cây Thánh Giá trên nghĩa địa của giáo dân ở một vùng xa xôi hẻo lánh, sống ngâm da chết ngâm xương như ở Đồng Chiêm lại được nhà cầm quyền Hà Nội quan tâm đến thế?
Tại sao, để phá cây Thánh Giá được làm nên chỉ tốn mươi triệu đồng và một số công sức giáo dân, nhưng tất cả đó lại là niềm tin, là thiêng liêng của mỗi người tín hữu nơi đây thì nhà cầm quyền Hà Nội đã phải huy động đến cả tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động từ cách sáu bảy chục km? Chắc chắn một điều là kinh phí cho việc này sẽ không hề nhỏ. Mới đây, chỉ riêng việc hạ tượng Đức Mẹ La Vang của giáo họ Bàu Sen xứ Chày, có thông tin rằng nhà cầm quyền Quảng Bình đã phải chỉ hơn 1 tỷ tiền dân.
Tại sao một chính quyền “của dân, do dân, vì dân” do một ủy viên Bộ Chính trị làm bí thư Thành ủy, lại không đường đường chính chính khi làm việc này, không làm ban ngày ban mặt đàng hoàng, lại làm trong bóng đêm? Điều này có ý nghĩa gì?
Câu hỏi lớn nhất là tại sao một cây Thánh Giá nhỏ nhoi trên đỉnh núi xa xăm kia lại bị triệt hạ một cách bất minh và tốn kém như vậy? Trong khi ngay trên báo chí nhà nước hàng ngày, hàng giờ kêu gào lên tận Trung ương, thấu tai lãnh đạo các cấp về những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, thách thức luật pháp ngay giữa lòng thủ đô nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn bó tay bất lực?
Xin đọc câu này trên báo nhà nước: “Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2008, số lượng chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng đã tăng lên song tỷ lệ xây dựng không phép vẫn còn cao, chiếm gần 15%. Không những vậy, đây cũng là năm để xảy ra nhiều sự cố công trình nghiêm trọng”.
Với hàng vạn công trình xây dựng, tỷ lệ 15% đó là con số khổng lồ. Vậy tại sao chính quyền sờ sờ ra đó vẫn bó tay, bất lực. Trong khi nơi xa xôi nghèo đói như Đồng Chiêm được quan tâm chiếu cố đến thế?
Câu trả lời không thể khác, chỉ vì cây Thánh Giá đó là của người Công giáo Việt Nam. Nhà cầm quyền đã cố tình đập bỏ đi Thánh Giá, biểu tượng linh thánh của người Công giáo. Chỉ có lý do đó mới có thể giải thích được điều người ta thắc mắc.
Và như vậy, tự hành động này nói lên sự “tôn trọng tự do tín ngưỡng” của nhà cầm quyền Hà Nội đối với giáo dân đến đâu. Chỉ vậy thôi đã bóc trần tất cả những lời hoa mỹ rỗng tuếch đó có ý nghĩa gì.
Phải chăng điều này được làm triệt để, chỉ để thể hiện rõ ràng hơn sự thù địch và hằn học với giáo hội Công giáo Việt Nam?
Người ta còn nhớ, chỉ cách đây có hơn chục ngày thôi khi đến chúc mừng Giáng sinh một “linh mục quốc doanh”, bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị còn: “đánh giá đồng bào giáo dân luôn gương mẫu lao động sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, và “không có mong muốn gì hơn là bà con đoàn kết, thương yêu nhau để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội”
Tương tự, khi Nguyễn Thế Thảo đến Tòa Giám mục Hưng Hóa chúc mừng Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, sau khi “đánh giá cao vai trò của giáo dân”và của Giám mục Vũ Huy Chương” còn mong muốn:“tất cả cùng hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thủ đô đang chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm tuổi, đồng chí mong muốn đồng bào công giáo cùng chung tay, bằng những hoạt động thiết thực hướng tới Đại lễ.
Chỉ hơn mười ngày sau những lời đẹp đẽ đó, là hành động tấn công đánh úp giáo dân ban đêm, đánh đập giáo dân, phá Thánh Giá ở Đồng Chiêm. Vậy những hành động này của nhà cầm quyền Hà Nội có thực sự là để: “Xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”?
Khi tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên đầy đủ rõ ràng, chắc chắn người dân sẽ hiểu hơn ý nghĩa câu nói của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Hãy xem việc cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói” là đúng hay sai.
Sự kiện này là bài học cho những ai chưa nhận chân được thực tế mà còn mơ mộng hão huyền về những điều không có thực.
Đây cũng là một bài học dù không mới cho những ai còn nhẹ dạ, cả tin vào những lời đường mật hoặc muốn tìm một sự yên thân, thỏa hiệp với các thế lực của sự dữ được biện minh bằng những ngôn từ đẹp đẽ.
Hà Nội, Ngày 6/1/2009