Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Thiên Chúa
Pm. Cao Huy Hoàng
13:06 07/01/2009
Con ông lớn
Tôi thấy không chỉ ở Việt Nam, mà hầu như ở các nước, cũng có cái lệ thường là: “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Mỗi hoàng tộc đều xây dựng, củng cố cho mình một hoàng triều vững chắc, đến nỗi chuyện quốc sự to nhỏ gì cũng phải thông qua cái gọi là hoàng gia ấy. Có một vài nơi tỏ ra rất dân chủ, nhưng rồi cũng chỉ là một mớ lý thuyết bòng bong. Rồi đâu cũng vào đấy. Tính gia tộc và cục bộ địa phương, dẫn đến bao nạn kỳ thị, giai cấp, phân biệt chủng tộc. Có biết bao người ra sức đấu tranh để tìm lại sự công bằng cho con người, cho xã hội…vẫn hoài công vô ích. Cuối cùng thì, hết đời vua cha rồi tới đời vua con, hết tổng thống cha, đến tổng thống con, hết chủ tịch cha, rồi đến chủ tịch con….
Thiết nghĩ, ấy như chuyện thường tình không đáng nói, miễn là quốc thái dân an. Nhưng điều đáng nói là hết đời cha gian dối, đến đời con còn dối gian hơn, và biết chắc là đến đời cháu thì mạt vận. Cứ nhìn vào quả thì biết cây; nhìn con ông lớn, biết ông lớn. Bao nhiêu đứa con của ông lớn đang tung hoành còn hơn cái bị gọi là “cường hào ác bá” thuở thời chưa văn minh, chưa tiến bộ. “Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ông lớn mất đạo đức thì bảo làm sao con của ông ta có chút đạo đức nào khá hơn, may ra, nếu có khá hơn, thì chắc là cách mất đạo đức khá tinh vi hơn? Đúng là đã đến thời mạt vận, vì không thể nào cái sự gian dối của một con người, một gia tộc hay kể cả một đảng phái trên đời kia có lý do để tồn tại.
Ấy là chuyện của các nước thế gian, của ông vua thế gian. Còn chuyện của Nước Trời?
Ngôi Con Thiên Chúa chịu phép rửa
Hôm nay, kỷ niệm Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Giodan hơn hai ngàn năm trước. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Con của Đấng Thượng Trí Quyền năng tác sinh nên muôn loài. Con ông lớn ở trên trời xuống làm người thế, tội tình chi mà phải chịu phép rửa? Chẳng là vì muốn nhận tội thay cho toàn nhân loại cái tội ngu xuẩn ngàn đời không bao giờ biết cúi đầu trước Thiên Chúa Vĩ Đại, Thiên Chúa Hằng Hữu, Thiên Chúa Đời Đời, lại còn dành sự vĩ đại, cái muôn năm cho mình một cách lếu láo xấc xược nữa chứ! Cái tội kiêu ngạo ấy nó cứ quanh đi quẩn lại hết đời nầy tới đời kia vì chính nó là căn nguyên của muôn tội trên đời, mà tổ tiên loài người đã truyền lại cho con người sinh ra theo cốt nhục.
Con Thiên Chúa mà sinh ra trong cái kiếp tồi tàn, cái cảnh bần cùng ở Bêlem thế sao? Rồi bị truy nả như một tên tội phạm để phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn mà trốn sang một Ai cập nào đó khi hãy còn đỏ hon hỏn ấy sao?, Hôm nay, Con Thiên Chúa lại cúi đầu nhận lấy phép rửa của một người phàm ăn châu chấu với mật ong rừng, đi dép da, mang áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, như một anh chàng vô danh tiểu tốt. Cuộc sống quá bi đát của Con Thiên Chúa như thế không làm mất mặt Cha của mình sao?
Thưa, không hề. Vì chính sự khiêm hạ thẳm sâu của Người Con, đã làm đảo lộn cái nhịp suy tư, nhịp sống từ ngàn đời của một loài người kiêu ngạo do tội tổ tông truyền, và sự khiêm tốn ấy đã làm nên một mạc khải quan trọng về mầu nhiệm Thiên Chúa. Mầu nhiệm ấy là: Người Con Chí Thánh khiến cho Cha mình không thể làm thinh được nữa, đành phải thốt lên với thế gian rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta”.
Và thiết tưởng, đó chính là cái căn cốt của con Vua Trời. Không mảy may giống với Con Vua trần gian một tí nào. Không ham chức quyền, không ham danh vọng của cải, cũng không ham cái phù vân sang trọng mỹ miều, vì chính Ngài đã đầy quyền uy, danh dự và cao trọng trong vinh quang Thiên Chúa Cha- Con Thiên Chúa là Ngôi Hai Thiên Chúa. Cái không giống với trần gian, là cái cá biệt của một vị Vua Trời có một không hai. Con Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể, và đã ở giữa chúng ta, để mỗi chúng ta, có cơ hội thiết lập lại đời mình qua việc thiết lập một tương quan với Con Thiên Chúa bằng chính việc tự hạ đến tận cùng sâu thẳm.
Chịu phép rửa để làm con Thiên Chúa
Chúa Giêsu chịu phép rửa, một biến cố lạ lùng, nhưng có thật và ý nghĩa thật cho tất cả những ai muốn làm con Thiên Chúa. Trong thực tế, khi được rửa tội sau hơn một tuần, một tháng chào đời, mấy ai hiểu được mình đã lãnh nhận những gì và sau khi lãnh nhận đã được biến đổi như thế nào. Nhưng giáo lý dạy: ơn thánh của Bí tích Rửa tội đã tái sinh chúng ta trong Thánh Thần và biến chúng ta thành con cái của Thiên Chúa. Một vinh dự lớn lao cho mỗi tín hữu khi được gọi Thiên Chúa là Cha và sản nghiệp của Cha ban cho chính là Nước Trời. Sản nghiệp của Cha thì sẵn có, nhưng có phải hết thảy con người đều được cả đâu. Vì đức tin là một ơn huệ Thiên Chúa ban cho ai có lòng khiêm tốn sâu thẳm. Chỉ có lòng khiêm tốn sâu thẳm, con người mới mở được trí mình ra mà tôn vinh một Thiên Chúa quyền uy cao cả, mới mở được tấm lòng nhỏ bé của mình ra mà đón nhận Thiên Chúa Vĩ Đại. Còn biết bao con người đang mơ hồ, còn xa lạ về Thiên Chúa. Họ được sinh ra và lớn lên do tình thương của Thiên Chúa sáng tạo mà không hề biết mình có một Cha trên trời. Lại có cả khối người đã được Thiên Chúa mạc khải cách này cách khác, nhưng họ không những không muốn nhận ra và tôn phục mà còn chống lại Thiên Chúa, không muốn làm con của Thiên Chúa vì không chấp nhận sự yếu hèn của mình.
Phần các tín hữu, ý thức được vinh dự làm con Thiên Chúa, họ không chỉ lo cho con cái mình được rửa tội mà còn lo sao cho con cái hiểu biết sâu xa về ơn cao trọng của bí tích rửa tội qua việc dạy và học giáo lý khi còn rất nhỏ trong gia đình. Người lớn tuổi muốn được lãnh nhận bí tích rửa tội, phải được học giáo lý đầy đủ để ý thức được ơn cao trọng của bí tích rửa tội mang lại và sống ơn bí tích để mọi người nhận thấy rằng họ là con cái của Thiên Chúa, Con của Vua Nước Trời.
Sống làm sao cho ra con của Thiên Chúa
Nếu ở trần gian, các con ông lớn luôn tự hào về các ông lớn- cha của mình, thì mỗi Kitô hữu càng phải ý thức và tự hào về Thiên Chúa, Cha trên trời biết là chừng nào! Ý thức là con cái của Thiên Chúa được thể hiện qua đời sống công chính trong gia đình, ngoài xã hội. Con cái Thiên Chúa không thể có cách sống như con ông lớn ở trần gian được: không thể tham lam, bất công -cướp của giữa ban ngày bằng quyền lực, rồi dùng tiền của bất chính ấy mà ăn chơi vô độ đến sa đọa suốt sáng thâu đêm; không thể sống gian dối lọc lừa nói đàng đông làm đàng tây để miễn sao thâu tóm được cái lợi trước mắt cho mình.
Đời sống các Kitô hữu càng công chính bao nhiêu, thì lời chứng về Thiên Chúa càng hùng hồn bấy nhiêu. Có nhiều người đã đến với bí tích rửa tội thật cảm kích, vì không những họ phải vượt qua bao nhiêu thử thách về đức tin, mà còn phải vượt qua cái rào cản đầy gai góc, đó là, cách sống bê bối của người có đạo. Họ đã theo đạo nhưng không theo người có đạo.
Thiết nghĩ, mỗi Kitô Hữu, để xứng đáng là con cái Thiên Chúa, cần sống thiết thực tinh thần của Kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đã dạy: sống sao cho “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”
Lạy Chúa, chúng con muốn sống trọn vẹn niềm vui và vinh dự với ơn ích bí tích rửa tội, xin cho ý nguyện “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện” luôn thấm nhập trong tâm hồn chúng con, và thực thi trong đời sống, để chúng con trở thành một biểu chứng sống động về Cha chúng con ở trên trời.
Tôi thấy không chỉ ở Việt Nam, mà hầu như ở các nước, cũng có cái lệ thường là: “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Mỗi hoàng tộc đều xây dựng, củng cố cho mình một hoàng triều vững chắc, đến nỗi chuyện quốc sự to nhỏ gì cũng phải thông qua cái gọi là hoàng gia ấy. Có một vài nơi tỏ ra rất dân chủ, nhưng rồi cũng chỉ là một mớ lý thuyết bòng bong. Rồi đâu cũng vào đấy. Tính gia tộc và cục bộ địa phương, dẫn đến bao nạn kỳ thị, giai cấp, phân biệt chủng tộc. Có biết bao người ra sức đấu tranh để tìm lại sự công bằng cho con người, cho xã hội…vẫn hoài công vô ích. Cuối cùng thì, hết đời vua cha rồi tới đời vua con, hết tổng thống cha, đến tổng thống con, hết chủ tịch cha, rồi đến chủ tịch con….
Thiết nghĩ, ấy như chuyện thường tình không đáng nói, miễn là quốc thái dân an. Nhưng điều đáng nói là hết đời cha gian dối, đến đời con còn dối gian hơn, và biết chắc là đến đời cháu thì mạt vận. Cứ nhìn vào quả thì biết cây; nhìn con ông lớn, biết ông lớn. Bao nhiêu đứa con của ông lớn đang tung hoành còn hơn cái bị gọi là “cường hào ác bá” thuở thời chưa văn minh, chưa tiến bộ. “Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ông lớn mất đạo đức thì bảo làm sao con của ông ta có chút đạo đức nào khá hơn, may ra, nếu có khá hơn, thì chắc là cách mất đạo đức khá tinh vi hơn? Đúng là đã đến thời mạt vận, vì không thể nào cái sự gian dối của một con người, một gia tộc hay kể cả một đảng phái trên đời kia có lý do để tồn tại.
Ấy là chuyện của các nước thế gian, của ông vua thế gian. Còn chuyện của Nước Trời?
Ngôi Con Thiên Chúa chịu phép rửa
Hôm nay, kỷ niệm Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Giodan hơn hai ngàn năm trước. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Con của Đấng Thượng Trí Quyền năng tác sinh nên muôn loài. Con ông lớn ở trên trời xuống làm người thế, tội tình chi mà phải chịu phép rửa? Chẳng là vì muốn nhận tội thay cho toàn nhân loại cái tội ngu xuẩn ngàn đời không bao giờ biết cúi đầu trước Thiên Chúa Vĩ Đại, Thiên Chúa Hằng Hữu, Thiên Chúa Đời Đời, lại còn dành sự vĩ đại, cái muôn năm cho mình một cách lếu láo xấc xược nữa chứ! Cái tội kiêu ngạo ấy nó cứ quanh đi quẩn lại hết đời nầy tới đời kia vì chính nó là căn nguyên của muôn tội trên đời, mà tổ tiên loài người đã truyền lại cho con người sinh ra theo cốt nhục.
Con Thiên Chúa mà sinh ra trong cái kiếp tồi tàn, cái cảnh bần cùng ở Bêlem thế sao? Rồi bị truy nả như một tên tội phạm để phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn mà trốn sang một Ai cập nào đó khi hãy còn đỏ hon hỏn ấy sao?, Hôm nay, Con Thiên Chúa lại cúi đầu nhận lấy phép rửa của một người phàm ăn châu chấu với mật ong rừng, đi dép da, mang áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, như một anh chàng vô danh tiểu tốt. Cuộc sống quá bi đát của Con Thiên Chúa như thế không làm mất mặt Cha của mình sao?
Thưa, không hề. Vì chính sự khiêm hạ thẳm sâu của Người Con, đã làm đảo lộn cái nhịp suy tư, nhịp sống từ ngàn đời của một loài người kiêu ngạo do tội tổ tông truyền, và sự khiêm tốn ấy đã làm nên một mạc khải quan trọng về mầu nhiệm Thiên Chúa. Mầu nhiệm ấy là: Người Con Chí Thánh khiến cho Cha mình không thể làm thinh được nữa, đành phải thốt lên với thế gian rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta”.
Và thiết tưởng, đó chính là cái căn cốt của con Vua Trời. Không mảy may giống với Con Vua trần gian một tí nào. Không ham chức quyền, không ham danh vọng của cải, cũng không ham cái phù vân sang trọng mỹ miều, vì chính Ngài đã đầy quyền uy, danh dự và cao trọng trong vinh quang Thiên Chúa Cha- Con Thiên Chúa là Ngôi Hai Thiên Chúa. Cái không giống với trần gian, là cái cá biệt của một vị Vua Trời có một không hai. Con Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể, và đã ở giữa chúng ta, để mỗi chúng ta, có cơ hội thiết lập lại đời mình qua việc thiết lập một tương quan với Con Thiên Chúa bằng chính việc tự hạ đến tận cùng sâu thẳm.
Chịu phép rửa để làm con Thiên Chúa
Chúa Giêsu chịu phép rửa, một biến cố lạ lùng, nhưng có thật và ý nghĩa thật cho tất cả những ai muốn làm con Thiên Chúa. Trong thực tế, khi được rửa tội sau hơn một tuần, một tháng chào đời, mấy ai hiểu được mình đã lãnh nhận những gì và sau khi lãnh nhận đã được biến đổi như thế nào. Nhưng giáo lý dạy: ơn thánh của Bí tích Rửa tội đã tái sinh chúng ta trong Thánh Thần và biến chúng ta thành con cái của Thiên Chúa. Một vinh dự lớn lao cho mỗi tín hữu khi được gọi Thiên Chúa là Cha và sản nghiệp của Cha ban cho chính là Nước Trời. Sản nghiệp của Cha thì sẵn có, nhưng có phải hết thảy con người đều được cả đâu. Vì đức tin là một ơn huệ Thiên Chúa ban cho ai có lòng khiêm tốn sâu thẳm. Chỉ có lòng khiêm tốn sâu thẳm, con người mới mở được trí mình ra mà tôn vinh một Thiên Chúa quyền uy cao cả, mới mở được tấm lòng nhỏ bé của mình ra mà đón nhận Thiên Chúa Vĩ Đại. Còn biết bao con người đang mơ hồ, còn xa lạ về Thiên Chúa. Họ được sinh ra và lớn lên do tình thương của Thiên Chúa sáng tạo mà không hề biết mình có một Cha trên trời. Lại có cả khối người đã được Thiên Chúa mạc khải cách này cách khác, nhưng họ không những không muốn nhận ra và tôn phục mà còn chống lại Thiên Chúa, không muốn làm con của Thiên Chúa vì không chấp nhận sự yếu hèn của mình.
Phần các tín hữu, ý thức được vinh dự làm con Thiên Chúa, họ không chỉ lo cho con cái mình được rửa tội mà còn lo sao cho con cái hiểu biết sâu xa về ơn cao trọng của bí tích rửa tội qua việc dạy và học giáo lý khi còn rất nhỏ trong gia đình. Người lớn tuổi muốn được lãnh nhận bí tích rửa tội, phải được học giáo lý đầy đủ để ý thức được ơn cao trọng của bí tích rửa tội mang lại và sống ơn bí tích để mọi người nhận thấy rằng họ là con cái của Thiên Chúa, Con của Vua Nước Trời.
Sống làm sao cho ra con của Thiên Chúa
Nếu ở trần gian, các con ông lớn luôn tự hào về các ông lớn- cha của mình, thì mỗi Kitô hữu càng phải ý thức và tự hào về Thiên Chúa, Cha trên trời biết là chừng nào! Ý thức là con cái của Thiên Chúa được thể hiện qua đời sống công chính trong gia đình, ngoài xã hội. Con cái Thiên Chúa không thể có cách sống như con ông lớn ở trần gian được: không thể tham lam, bất công -cướp của giữa ban ngày bằng quyền lực, rồi dùng tiền của bất chính ấy mà ăn chơi vô độ đến sa đọa suốt sáng thâu đêm; không thể sống gian dối lọc lừa nói đàng đông làm đàng tây để miễn sao thâu tóm được cái lợi trước mắt cho mình.
Đời sống các Kitô hữu càng công chính bao nhiêu, thì lời chứng về Thiên Chúa càng hùng hồn bấy nhiêu. Có nhiều người đã đến với bí tích rửa tội thật cảm kích, vì không những họ phải vượt qua bao nhiêu thử thách về đức tin, mà còn phải vượt qua cái rào cản đầy gai góc, đó là, cách sống bê bối của người có đạo. Họ đã theo đạo nhưng không theo người có đạo.
Thiết nghĩ, mỗi Kitô Hữu, để xứng đáng là con cái Thiên Chúa, cần sống thiết thực tinh thần của Kinh Lạy Cha mà chính Chúa Giêsu đã dạy: sống sao cho “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”
Lạy Chúa, chúng con muốn sống trọn vẹn niềm vui và vinh dự với ơn ích bí tích rửa tội, xin cho ý nguyện “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện” luôn thấm nhập trong tâm hồn chúng con, và thực thi trong đời sống, để chúng con trở thành một biểu chứng sống động về Cha chúng con ở trên trời.
Cuộc gặp gỡ lịch sử
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:18 07/01/2009
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì dòng sông Jordan bé nhỏ là dòng sông quen thuộc nhất đối với người Kitô hữu. Chính tại đây Chúa Giêsu đã đến khai mạc sứ vụ công khai bằng cách đón nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả.
Sau 30 năm sống âm thầm, ẩn dật ở Nazareth, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai về Nước Thiên Chúa. Người đến chịu Phép rửa ở sông Jordan.
Như một thân thể của xứ Palestine, góp phần quan trọng trong lịch sử Israel ngay từ những ngày đầu Thiên Chúa chọn dân Do thái. Từ Jordan chuyển từ tiếng Do thái, hayyarden, có nghĩa “chảy xuôi dòng thời gian”. Bắt nguồn từ Syria, do ba phụ lưu hợp thành. Sông dài 300km, rất nhiều chỗ cạn, nhiều chỗ uốn khúc, chảy qua biển hồ Galilê và cuối cùng đổ vào Biển Chết. Lòng sông rất dốc, thượng lưu ở độ cao 45 mét, đến cửa sông là 390 mét với mặt nước biển, lưu vực 93 mét khối/s. Mặc dù là con sông rộng nhất của Palestin, sông Jordan khác với những con sông của nhiều nước ở chỗ: Khúc sông từ Biển Hồ Galilê đến Biển Chết có đến 27 ghềnh thác khó lưu thông, lắm chỗ nước chảy qua tạo thành những thung lũng như đầm lầy, nhiều nơi có thú dữ, cây cối hai bên dòng sông mọc tươi tốt, không có thành phố lớn nào được thành lập dọc theo dòng sông. Kinh Thánh nói nhiều đến dòng sông này, khởi đầu là việc liên hệ giữa Abraham và ông Lot ở sông Jordan (St 13,10). Giacob từ Kharan trở về đã vượt qua sông Jordan, các chi tộc vượt sông Jordan cách kỳ diệu dưới sự hướng dân của Giosuê (Gs 3,14-17). Con sông là ranh giới vì dân du mục vượt qua sông vào Cannaan để cướp bóc. Người Israel tìm nơi nương náu bên kia tả ngạn sông Jordan (Tl 6,33; 2Sm 17,22) và được xem như sự che chở: “Trong bụi rậm sông Jordan...” (Gr 12:5; 49:19; 50:44) quan Naaman nước Aran nghe lời ngôn sứ Êlisê xuống sông tắm 7 lần nên được khỏi bệnh phong hủi (2V 5,1-19). Ngôn sứ Êdêkiel (chương 47) diễn tả sức sống sung túc của sông Jordan, nước sông chảy đến đâu thì trao ban sự sống đến đó. Với Kinh Thánh Tân ước, sông Jordan là nơi Gioan làm phép thanh tẩy, thống hối và Chúa Giêsu nhận lãnh phép rửa để mở đầu hoạt động công khai.
Đọc Thánh Kinh tôi cứ nghĩ Jordan là một con sông lớn lắm, ai dè khi đi hành hương Đất Thánh, đến nơi đây, đứng tại nơi Chúa chịu phép rửa, tôi thấy nó bé nhỏ như một con kênh giữa miền Tây sông nước.
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênhmang thuyền qua lại thì dòng nước Jordan nơi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn siết chảy thì dòng Jordan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Jordan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Jordan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn. Tôi đã ném thử hòn đá nhỏ và thấy nó đi xa gấp mấy lần khoảng cách hai bờ sông. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn dòng nước bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng nước nhỏ cùng với đoàn người chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu Long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ, đã chọn dìm mình vào dòng nước Jordan bé nhỏ.
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” (Mc1,5) và chịu “phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là sự hạ mình sâu thẳm của Đấng Thánh. Dân chúng đến xin Gioan làm phép rửa thì chúng ta hiểu được, vì mọi người đều có tội, nên đã phải thú tội để biểu lộ lòng hoán cải và xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu, Người là Đấng vô tội, là Đấng Thánh, vì thế Gioan đã thốt lên: “Chính tôi cần phải được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Gioan bối rối khước từ, bởi lẽ Đấng mà ông không đáng xách dép, Đấng là thẩm phán quyền uy, Đấng ban phép rửa trong Thánh Thần, Đấng ấy lại cúi mình xin ông làm phép rửa, thế nhưng, Người đã trả lời: “Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,17).Gioan đã kêu gọi dân chúng chịu phép rửa “để tỏ lòng sám hối và được ơn tha tội”.Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Người không có tội gì để mà sám hối và Người cũng chẳng cần đến ơn tha tội. Vậy, Chúa Giêsu chịu phép rửa là chính bởi vì Người muốn dấn thân nhập cuộc liên đới với nhân loại, Người muốn đi tới cùng, chấp nhận mang vào thân kiếp người tội lỗi cần được thanh tẩy và đổi mới. Thánh Phêrô đã viết trong thư thứ nhất thật sâu sắc “ tội lỗi của chúng ta, Người đã mang lấy vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1Pr 2,24). Chúa Giêsu không chỉ tha tội, xoá tội mà còn gánh lấy tội nhân loại, đem nó vào thân thể Người để biến đổi, gạn lọc, đổi mới thành hương thơm sắc đẹp. Người đã biến đổi ngay chính trong bản thân mình tất cả tội lỗi của trần gian, làm cho nó trở nên thánh đức.Nói theo Lão Tử, người sống 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, thì việc làm của Chúa Giêsu khi chấp nhận dìm mình trong dòng nước sông Jorđan chính là thực hiện lý tưởng “đồng kỳ trần” ( toả kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hoà kỳ quang, đồng kỳ trần; nghĩa là làm bớt chỗ bén nhọn, bỏ phân chia, hoà ánh sáng, đồng bụi bặm. {Đạo đức kinh IV,2; LVI,2}. Ý nói: nếu muốn hoà giải, hoà hợp với người khác thì phải bỏ óc kỳ thị phân chia, giảm bớt những gì là sắc bén nơi mình có thể gây nguy hại cho người khác, hoà cái sáng của mình với cái sáng của tha nhân, và cũng chia sẽ thân phận ‘bụi bặm” với người ta. Nói tóm lại là đừng nghĩ mình hơn người mà xa cách kỳ thị, nhưng phải thấy được cái sáng của người, đồng thời cũng thấy được cái bụi bặm nơi mình (x.Trái chín đầu mùa,trang 133. Lm Thiện Cẩm).Trước sự hạ mình thẳm sâu của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã tôn vinh Người bằng việc sai phái Thánh Thần hiện xuống và bằng lời tuyên bố: Đây là con Ta yêu dấu.
Đây là một cuộc gặp gỡ lịch sử Cưụ ước – Tân ước. Biến cố không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới. Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Chúa Giêsu từ tốn bước xuống dòng nước Jordan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.Gioan hân hạnh xin Chúa Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Jorđan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng tin mừng của Chúa Giêsu. Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và nước, giữa Tân ước và Cựu ước. Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận đước ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô hữu qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội:này là con yêu dấu của Ta,Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con.Tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa. Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày với ân huệ đã lãnh nhận.
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì dòng sông Jordan bé nhỏ là dòng sông quen thuộc nhất đối với người Kitô hữu. Chính tại đây Chúa Giêsu đã đến khai mạc sứ vụ công khai bằng cách đón nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả.
Sau 30 năm sống âm thầm, ẩn dật ở Nazareth, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai về Nước Thiên Chúa. Người đến chịu Phép rửa ở sông Jordan.
Như một thân thể của xứ Palestine, góp phần quan trọng trong lịch sử Israel ngay từ những ngày đầu Thiên Chúa chọn dân Do thái. Từ Jordan chuyển từ tiếng Do thái, hayyarden, có nghĩa “chảy xuôi dòng thời gian”. Bắt nguồn từ Syria, do ba phụ lưu hợp thành. Sông dài 300km, rất nhiều chỗ cạn, nhiều chỗ uốn khúc, chảy qua biển hồ Galilê và cuối cùng đổ vào Biển Chết. Lòng sông rất dốc, thượng lưu ở độ cao 45 mét, đến cửa sông là 390 mét với mặt nước biển, lưu vực 93 mét khối/s. Mặc dù là con sông rộng nhất của Palestin, sông Jordan khác với những con sông của nhiều nước ở chỗ: Khúc sông từ Biển Hồ Galilê đến Biển Chết có đến 27 ghềnh thác khó lưu thông, lắm chỗ nước chảy qua tạo thành những thung lũng như đầm lầy, nhiều nơi có thú dữ, cây cối hai bên dòng sông mọc tươi tốt, không có thành phố lớn nào được thành lập dọc theo dòng sông. Kinh Thánh nói nhiều đến dòng sông này, khởi đầu là việc liên hệ giữa Abraham và ông Lot ở sông Jordan (St 13,10). Giacob từ Kharan trở về đã vượt qua sông Jordan, các chi tộc vượt sông Jordan cách kỳ diệu dưới sự hướng dân của Giosuê (Gs 3,14-17). Con sông là ranh giới vì dân du mục vượt qua sông vào Cannaan để cướp bóc. Người Israel tìm nơi nương náu bên kia tả ngạn sông Jordan (Tl 6,33; 2Sm 17,22) và được xem như sự che chở: “Trong bụi rậm sông Jordan...” (Gr 12:5; 49:19; 50:44) quan Naaman nước Aran nghe lời ngôn sứ Êlisê xuống sông tắm 7 lần nên được khỏi bệnh phong hủi (2V 5,1-19). Ngôn sứ Êdêkiel (chương 47) diễn tả sức sống sung túc của sông Jordan, nước sông chảy đến đâu thì trao ban sự sống đến đó. Với Kinh Thánh Tân ước, sông Jordan là nơi Gioan làm phép thanh tẩy, thống hối và Chúa Giêsu nhận lãnh phép rửa để mở đầu hoạt động công khai.
Đọc Thánh Kinh tôi cứ nghĩ Jordan là một con sông lớn lắm, ai dè khi đi hành hương Đất Thánh, đến nơi đây, đứng tại nơi Chúa chịu phép rửa, tôi thấy nó bé nhỏ như một con kênh giữa miền Tây sông nước.
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênhmang thuyền qua lại thì dòng nước Jordan nơi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn siết chảy thì dòng Jordan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Jordan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Jordan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn. Tôi đã ném thử hòn đá nhỏ và thấy nó đi xa gấp mấy lần khoảng cách hai bờ sông. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn dòng nước bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng nước nhỏ cùng với đoàn người chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu Long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ, đã chọn dìm mình vào dòng nước Jordan bé nhỏ.
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” (Mc1,5) và chịu “phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là sự hạ mình sâu thẳm của Đấng Thánh. Dân chúng đến xin Gioan làm phép rửa thì chúng ta hiểu được, vì mọi người đều có tội, nên đã phải thú tội để biểu lộ lòng hoán cải và xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu, Người là Đấng vô tội, là Đấng Thánh, vì thế Gioan đã thốt lên: “Chính tôi cần phải được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Gioan bối rối khước từ, bởi lẽ Đấng mà ông không đáng xách dép, Đấng là thẩm phán quyền uy, Đấng ban phép rửa trong Thánh Thần, Đấng ấy lại cúi mình xin ông làm phép rửa, thế nhưng, Người đã trả lời: “Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,17).Gioan đã kêu gọi dân chúng chịu phép rửa “để tỏ lòng sám hối và được ơn tha tội”.Chúa Giêsu là Đấng Thánh, Người không có tội gì để mà sám hối và Người cũng chẳng cần đến ơn tha tội. Vậy, Chúa Giêsu chịu phép rửa là chính bởi vì Người muốn dấn thân nhập cuộc liên đới với nhân loại, Người muốn đi tới cùng, chấp nhận mang vào thân kiếp người tội lỗi cần được thanh tẩy và đổi mới. Thánh Phêrô đã viết trong thư thứ nhất thật sâu sắc “ tội lỗi của chúng ta, Người đã mang lấy vào thân thể mà đưa lên cây thập giá” (1Pr 2,24). Chúa Giêsu không chỉ tha tội, xoá tội mà còn gánh lấy tội nhân loại, đem nó vào thân thể Người để biến đổi, gạn lọc, đổi mới thành hương thơm sắc đẹp. Người đã biến đổi ngay chính trong bản thân mình tất cả tội lỗi của trần gian, làm cho nó trở nên thánh đức.Nói theo Lão Tử, người sống 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, thì việc làm của Chúa Giêsu khi chấp nhận dìm mình trong dòng nước sông Jorđan chính là thực hiện lý tưởng “đồng kỳ trần” ( toả kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hoà kỳ quang, đồng kỳ trần; nghĩa là làm bớt chỗ bén nhọn, bỏ phân chia, hoà ánh sáng, đồng bụi bặm. {Đạo đức kinh IV,2; LVI,2}. Ý nói: nếu muốn hoà giải, hoà hợp với người khác thì phải bỏ óc kỳ thị phân chia, giảm bớt những gì là sắc bén nơi mình có thể gây nguy hại cho người khác, hoà cái sáng của mình với cái sáng của tha nhân, và cũng chia sẽ thân phận ‘bụi bặm” với người ta. Nói tóm lại là đừng nghĩ mình hơn người mà xa cách kỳ thị, nhưng phải thấy được cái sáng của người, đồng thời cũng thấy được cái bụi bặm nơi mình (x.Trái chín đầu mùa,trang 133. Lm Thiện Cẩm).Trước sự hạ mình thẳm sâu của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã tôn vinh Người bằng việc sai phái Thánh Thần hiện xuống và bằng lời tuyên bố: Đây là con Ta yêu dấu.
Đây là một cuộc gặp gỡ lịch sử Cưụ ước – Tân ước. Biến cố không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới. Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Chúa Giêsu từ tốn bước xuống dòng nước Jordan và xin Gioan làm phép rửa cho mình.Gioan hân hạnh xin Chúa Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Jorđan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng tin mừng của Chúa Giêsu. Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và nước, giữa Tân ước và Cựu ước. Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận đước ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô hữu qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội:này là con yêu dấu của Ta,Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con.Tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa. Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày với ân huệ đã lãnh nhận.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI: Trẻ em có quyền được an toàn
Bùi Hữu Thư
04:17 07/01/2009
Đức Thánh Cha Benedict XVI: Trẻ em có quyền được an toàn
Tiếp tục kêu gọi ngưng chiến tại Gaza
Một người bi thương trong vụ oanh tạc gần Trường của Liên Hiệp Quốc |
Đức Thánh Cha kêu gọi như vậy ngày hôm nay sau khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin với nhiều ngàn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha đặc biệt yêu cầu các nhóm vũ trang tại Congo phải thả tự do cho các trẻ em bị bắt giữ như những chiến binh.
Đức Thánh Cha nói, "Tôi kêu gọi tác giả cuả các hành động bạo tàn vô nhân đạo này, hãy trả các người trẻ này về cho gia đình của chúng và cho chúng một tương lai an toàn và phát triển, đó là nhân quyền của chúng.”
Đức Thánh Cha nói, các hành động như thế này “càng đáng chê trách hơn vì năm 2009 là năm kỷ niệm 20 năm mừng Đại Hội Nhân Quyền của Trẻ Em.” Ngài khuyên khích các cộng đồng thế giới tái lập cam kết của họ tại Đại Hội và “bảo vệ và cổ võ cho tuổi thơ trên toàn thế giới."
Sau khi chào đón các Giáo Hội Đông Phương, nơi áp dụng Niên Lịch Julian và sẽ mừng lễ Giáng Sinh vào ngày Thứ Tư này, Đức Thánh Cha Benedict XVI chuyển hướng và chú ý đến các trận chiến đang tiếp diễn tại Trung Đông.
Ngài nói, "Tôi hết sức lo lắng về các cuộc đụng độ có vũ trang mãnh liệt đang xẩy ra tại biên thùy Gaza."
Đức Thánh Cha khẳng định là “việc từ chối đối thoại không mang đến hậu quả gì khác hơn là chiến tranh,” và khuyến khích các nỗ lực nhằm “giúp đỡ người Do Thái và Palétin ngồi xuống để thảo luận với nhau."
Ngài tiếp, "Nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp cho các cam kết của những kẻ kiến tạo hòa bình."
Các nỗ lực quốc tế đang được xúc tiến để đề nghị một cuộc ngưng chiến giữa Do Thái và các nhóm kháng chiến Hồi Giáo Hamas. Cuộc chiến 11 ngày đã gây thương vong cho trên 600 người.
Vua của nước Bahrain tặng đất để xây nhà thờ Công Giáo
Trần Hoàn Chỉnh
12:47 07/01/2009
Manama (AsiaNews) – Chính quyền Bahrain sẽ tặng một mảnh đất để xây một nhà thờ Công Giáo tại nước này. Quyết định này được nhà vua Hamad bin Isa Al-Khalifa đưa ra như một đáp trả đầy thiện chí đối với đề nghị của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đối với đảo quốc này nhân dịp vị tân đại sứ của nước này trình thư ủy nhiệm lên Đức Thánh Cha vào ngày 18 tháng 12 vừa qua.
“Hôm nay, mọi người đều ý thức về sự gia tăng số lượng người Công Giáo ở quý quốc cũng như niềm ao ước có được nhiều nơi để thờ tự”, Đức Thánh Cha nói trong cuộc hội kiến với ngài Naser Muhamed Youssef Al-Belooshi, đại diện đầu tiên của vương quốc Arập này tại Vatican.
Khoảng 80% trong số 800 ngàn người dân sống ở quốc gia này theo Hồi Giáo (khoảng 60% dòng Sunni và 20% dòng Shia). Các tín hữu Công Giáo chiếm khoảng 10%, hầu hết là người nước ngoài từ các nước Châu Á đến làm việc ở đây.
Bahrain đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Vùng Vịnh cho phép xây dựng một nhà thờ Công Giáo. Đó là Nhà thờ mang thánh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhà thờ này sẽ kỷ niệm 70 năm cung hiến kể từ Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh năm 1939.
Mối quan hệ giữa Tòa Thánh và vương quốc này đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong năm 2008. Không chỉ có việc Bahrain gửi đại sứ đầu tiên đến Vatican nhưng Vua Hamad cũng đã có một cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha. Sau cuộc gặp diễn ra vào ngày 9 tháng 7, vị nguyên thủ quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha thăm đất nước mình.
Khi nghe tin về việc cộng đồng Công Giáo sắp có một nơi thờ phượng mới, mục sư Hani Aziz của Giáo phái Phúc Âm nói rằng ông hy vọng nhà vua cũng quảng đại tặng cho giáo hội của ông một miếng đất để xây nhà thờ.
“Hôm nay, mọi người đều ý thức về sự gia tăng số lượng người Công Giáo ở quý quốc cũng như niềm ao ước có được nhiều nơi để thờ tự”, Đức Thánh Cha nói trong cuộc hội kiến với ngài Naser Muhamed Youssef Al-Belooshi, đại diện đầu tiên của vương quốc Arập này tại Vatican.
Khoảng 80% trong số 800 ngàn người dân sống ở quốc gia này theo Hồi Giáo (khoảng 60% dòng Sunni và 20% dòng Shia). Các tín hữu Công Giáo chiếm khoảng 10%, hầu hết là người nước ngoài từ các nước Châu Á đến làm việc ở đây.
Bahrain đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Vùng Vịnh cho phép xây dựng một nhà thờ Công Giáo. Đó là Nhà thờ mang thánh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhà thờ này sẽ kỷ niệm 70 năm cung hiến kể từ Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh năm 1939.
Mối quan hệ giữa Tòa Thánh và vương quốc này đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong năm 2008. Không chỉ có việc Bahrain gửi đại sứ đầu tiên đến Vatican nhưng Vua Hamad cũng đã có một cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha. Sau cuộc gặp diễn ra vào ngày 9 tháng 7, vị nguyên thủ quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha thăm đất nước mình.
Khi nghe tin về việc cộng đồng Công Giáo sắp có một nơi thờ phượng mới, mục sư Hani Aziz của Giáo phái Phúc Âm nói rằng ông hy vọng nhà vua cũng quảng đại tặng cho giáo hội của ông một miếng đất để xây nhà thờ.
Hội Hát Hát Ba Vua, Sternsinger 2009 tại Đức quốc
Lm Paul Phạm Văn Tuấn
13:03 07/01/2009
ĐỨC QUỐC - Hội hát Hát Ba Vua Sternsinger 2009 hôm nay mồng 6.1.2009 đã được kết thúc trên toàn nước Đức, Áo và Bỉ vào ngày lễ Ba Vua (Lễ Chúa Hiển Linh). Cho ngày kết thúc hơn 100 Ba Vua đại diện vào phủ tổng thống Horst Köhler tại thủ đô Berlin hát cầu nguyện và ghi phấn trắng trên thành cửa 20+C+B+M+09 (ý nghĩa: Chúa Kitô chúc lành cho mái ấm này trong năm 2009 từ tiếng La Tinh: „Christus Mansionem Benedicat“, theo truyền thống tại Đức ba mẫu tự C+B+M biểu tượng luôn cho chữ đầu tiên của tên gọi cho Ba Vua: Caspar, Melchior và Balthasar).
Hát Ba Vua, Sternsinger 2009: Chương trình này của các em Thiếu Nhi Đức rất nổi tiếng thực hiện nhằm quyên góp cho các Thiếu Nhi nghèo trên thế giới vào dịp đầu năm mới. Chương trình bắt đầu từ 01.1. đến 06.1.2009 (Lễ Ba Vua). Từ Bắc tới Nam, từ Đông qua Tây khoảng 500.000 Trẻ Em Đức sẽ đi hát Lời Chúa và quyên góp cho các trẻ em nghèo với phương châm cho năm 2009: “Thiếu Nhi tìm kiếm hòa bình” (Kinder suchen Frieden - Buscamos la paz). Năm 2009 quốc gia được bình chọn là Kolumbien bên Nam Mỹ.
Đây là một chương trình của Thiếu Nhi đi thăm viếng từng gia đình vào mỗi đầu năm Dương Lịch để hát và cầu nguyện. Khoảng nửa triệu Thiếu Nhi cải dạng hóa trang thành Ba Vua Caspar, Melchior và Balthasar mang theo hương trầm, ngôi sao dẫn đường và hộp tráp để đựng tiền quyên góp. Hát Ba Vua là một phong trào lớn nhất và nổi danh của Thiếu Nhi tại Đức.
Hát Ba Vua, Sternsinger 2009 là một trong các sinh hoạt cho Thiếu Nhi được tổ chức bởi Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi Tại Đức (Päpstliches Missionswerk der Kinder in Deutschland). Các em Thiếu Nhi Đức đã thực hiện từ năm 1959, hơn nửa thế kỷ và là một phong trào lớn nhất trên thế giới của Thiếu Nhi quyên góp giúp trẻ em nghèo. Trong nửa thế kỷ qua các em Thiếu Nhi Đức đã quyên góp được 651 triệu Euro, qua đó thực hiện được 53.700 dự án cứu trợ Thiếu Nhi tại Phi Châu, Nam Mỹ, Á Châu và Đông Âu.
Thành quả quyên góp cho năm 2008 của Hội Hát Hát Ba Vua như sau: Sự dấn thân của 500.000 Thiếu Nhi quyên được 39,7 triệu Euro. Các em Thiếu nhi tham dự từ 11.886 giáo xứ, trường học và nhà trẻ trong 7 tổng giáo phận và 20 giáo phận Đức. Từ số tiền quyên góp Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi tại Đức đang thực hiện 2.664 dự án cho 110 quốc gia trên thế giới vào năm 2008, trong đó có Việt Nam.
Ngoài thành quả to lớn về quyên góp hiện kim, phong trào Hát Ba Vua còn mang lại lợi ích về tinh thần vô giá: thăm viếng các gia đình, qua các bài hát để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Hài Đồng Giêsu, mang ơn lành Năm Mới đến từng gia đình. Hát Ba Vua hành động đúng theo con đường Phúc Âm mà Đức Kitô đã vạch ra về đức ái để biết tương trợ lẫn nhau và vượt qua khỏi các biên giới quốc gia. Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi tại Đức đang góp phần vào giáo dục thế hệ mầm non bởi vì những trẻ em hôm nay chính là nền tảng của thế hệ mai sau.
Hầu như trên toàn nước Đức các nhà chính trị đều dành thời giờ trong năm mới đón tiếp Hội Hát Ba Vua đến thăm tại các cơ quan quan trọng của thành phố và thôn làng như một món quà chúc lành của Chúa Hài Đồng Giêsu ban cho họ. Phủ tổng thống và phủ thủ tướng tại Berlin đều có giờ hẹn đón tiếp Ba Vua. Hội Hát Ba Vua luôn đón nhận được những lời khen ngợi từ tổng thống đến thủ tướng.
Tổng thống Horst Köhler khen ngợi vào ngày 6.1.2009 tại lâu đài Schloss Bellevue khi Ba Vua xuất hiện: “Thật tuyệt vời khi các vị Vua đến đây. Tổng thống, người đứng đầu nước và các Vua đang hiện diện nơi đây, đặc biệt thật nhiều Vua nữa chứ.” Tổng thống như muốn nói với chính mình: “Các con đang cộng tác để mang lại cho thế giới niềm hòa bình và tốt đẹp hơn. Các con đang nhắc nhở cho các nhà chính trị phải quan tâm nhiều hơn đến các trẻ em nghèo đói không có cơ hội đến trường học hoặc các trẻ em đang tìm kiếm hòa bình.”
Khi đón tiếp Ba Vua vào ngày 5.1.2009 tại phủ thủ tướng, nữ thủ tướng Angela Merkel nghĩ ngay đến các vấn đề nóng bỏng của thế giới về kinh tế, lo sợ thất nghiệp và khó khăn tài chính trong các gia đình: “Mặc dù các khó khăn và lo lắng của người dân tại Đức, tuy nhiên Hội Hát Hát Ba Vua đang là một sứ điệp rất quan trọng vì nghĩ đến các trẻ em trong các nước nghèo. Họ là những người cần cứu giúp trước nhất bởi vì các em nghèo không biết ngày mai có gì để ăn.” Trong sự bất ổn về chính trị tại Israel và Palestiner nữ thủ tướng Angela Merkel khen ngợi phương châm thiết thực cho năm 2009: “Thiếu Nhi tìm kiếm hòa bình”. (Kinder suchen Frieden - Buscamos la paz).
Hát Ba Vua, Sternsinger 2009: Chương trình này của các em Thiếu Nhi Đức rất nổi tiếng thực hiện nhằm quyên góp cho các Thiếu Nhi nghèo trên thế giới vào dịp đầu năm mới. Chương trình bắt đầu từ 01.1. đến 06.1.2009 (Lễ Ba Vua). Từ Bắc tới Nam, từ Đông qua Tây khoảng 500.000 Trẻ Em Đức sẽ đi hát Lời Chúa và quyên góp cho các trẻ em nghèo với phương châm cho năm 2009: “Thiếu Nhi tìm kiếm hòa bình” (Kinder suchen Frieden - Buscamos la paz). Năm 2009 quốc gia được bình chọn là Kolumbien bên Nam Mỹ.
Đây là một chương trình của Thiếu Nhi đi thăm viếng từng gia đình vào mỗi đầu năm Dương Lịch để hát và cầu nguyện. Khoảng nửa triệu Thiếu Nhi cải dạng hóa trang thành Ba Vua Caspar, Melchior và Balthasar mang theo hương trầm, ngôi sao dẫn đường và hộp tráp để đựng tiền quyên góp. Hát Ba Vua là một phong trào lớn nhất và nổi danh của Thiếu Nhi tại Đức.
Hát Ba Vua, Sternsinger 2009 là một trong các sinh hoạt cho Thiếu Nhi được tổ chức bởi Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi Tại Đức (Päpstliches Missionswerk der Kinder in Deutschland). Các em Thiếu Nhi Đức đã thực hiện từ năm 1959, hơn nửa thế kỷ và là một phong trào lớn nhất trên thế giới của Thiếu Nhi quyên góp giúp trẻ em nghèo. Trong nửa thế kỷ qua các em Thiếu Nhi Đức đã quyên góp được 651 triệu Euro, qua đó thực hiện được 53.700 dự án cứu trợ Thiếu Nhi tại Phi Châu, Nam Mỹ, Á Châu và Đông Âu.
Thành quả quyên góp cho năm 2008 của Hội Hát Hát Ba Vua như sau: Sự dấn thân của 500.000 Thiếu Nhi quyên được 39,7 triệu Euro. Các em Thiếu nhi tham dự từ 11.886 giáo xứ, trường học và nhà trẻ trong 7 tổng giáo phận và 20 giáo phận Đức. Từ số tiền quyên góp Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi tại Đức đang thực hiện 2.664 dự án cho 110 quốc gia trên thế giới vào năm 2008, trong đó có Việt Nam.
Ngoài thành quả to lớn về quyên góp hiện kim, phong trào Hát Ba Vua còn mang lại lợi ích về tinh thần vô giá: thăm viếng các gia đình, qua các bài hát để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Hài Đồng Giêsu, mang ơn lành Năm Mới đến từng gia đình. Hát Ba Vua hành động đúng theo con đường Phúc Âm mà Đức Kitô đã vạch ra về đức ái để biết tương trợ lẫn nhau và vượt qua khỏi các biên giới quốc gia. Cơ Quan Giáo Hoàng Truyền Giáo Thiếu Nhi tại Đức đang góp phần vào giáo dục thế hệ mầm non bởi vì những trẻ em hôm nay chính là nền tảng của thế hệ mai sau.
Hầu như trên toàn nước Đức các nhà chính trị đều dành thời giờ trong năm mới đón tiếp Hội Hát Ba Vua đến thăm tại các cơ quan quan trọng của thành phố và thôn làng như một món quà chúc lành của Chúa Hài Đồng Giêsu ban cho họ. Phủ tổng thống và phủ thủ tướng tại Berlin đều có giờ hẹn đón tiếp Ba Vua. Hội Hát Ba Vua luôn đón nhận được những lời khen ngợi từ tổng thống đến thủ tướng.
Tổng thống Horst Köhler khen ngợi vào ngày 6.1.2009 tại lâu đài Schloss Bellevue khi Ba Vua xuất hiện: “Thật tuyệt vời khi các vị Vua đến đây. Tổng thống, người đứng đầu nước và các Vua đang hiện diện nơi đây, đặc biệt thật nhiều Vua nữa chứ.” Tổng thống như muốn nói với chính mình: “Các con đang cộng tác để mang lại cho thế giới niềm hòa bình và tốt đẹp hơn. Các con đang nhắc nhở cho các nhà chính trị phải quan tâm nhiều hơn đến các trẻ em nghèo đói không có cơ hội đến trường học hoặc các trẻ em đang tìm kiếm hòa bình.”
Khi đón tiếp Ba Vua vào ngày 5.1.2009 tại phủ thủ tướng, nữ thủ tướng Angela Merkel nghĩ ngay đến các vấn đề nóng bỏng của thế giới về kinh tế, lo sợ thất nghiệp và khó khăn tài chính trong các gia đình: “Mặc dù các khó khăn và lo lắng của người dân tại Đức, tuy nhiên Hội Hát Hát Ba Vua đang là một sứ điệp rất quan trọng vì nghĩ đến các trẻ em trong các nước nghèo. Họ là những người cần cứu giúp trước nhất bởi vì các em nghèo không biết ngày mai có gì để ăn.” Trong sự bất ổn về chính trị tại Israel và Palestiner nữ thủ tướng Angela Merkel khen ngợi phương châm thiết thực cho năm 2009: “Thiếu Nhi tìm kiếm hòa bình”. (Kinder suchen Frieden - Buscamos la paz).
Tiếng nói không thể lẫn vào đâu được ấy!
Lm Lê Công Đức
13:14 07/01/2009
Cha Moraleda đã 'tan tành' và 'cháy rụi' hơn 2 tháng rồi. Vô số cảm tưởng về Cha đã được chia sẻ đó đây, trong những ngày đầu tháng 11 tiếp sau vụ đụng xe kinh hoàng trên một xa lộ ở bắc Manila ấy. Tôi đặc biệt chú ý những giòng chữ của Cha Cristo Rey viết về Cha Moraleda - vì hai người là bạn, là đồng hương, đồng môn, đồng nghiệp trong nhiều chục năm. Hai người gắn bó với nhau trong tình bạn keo sơn. Song hai người cũng là - nói sao đây nhỉ -. .. như mặt trăng và mặt trời, như nước và lửa.
Với ai đã từng biết Cha Cristo Rey như một nhà thần học tên tuổi, một thầy dạy tận tuỵ, thì khỏi cần giới thiệu dông dài về sự sâu sắc của ngài. Tôi chuyển ngữ ở đây những lời của một người bạn viết về một người bạn:
Cú va chạm khủng khiếp đã làm im bặt cái tiếng nói không thể nhầm lẫn với ai khác ấy. Bạn tôi tắt lặng tiếng nói, và tan nát cả khuôn mặt – hình hài anh như đang hối hả biến tan. Khuôn mặt và thân thể anh bị băm nát vụn, văng ra tứ phía: bắc và nam, đông và tây – như thể nó thuộc về tất cả.
Tôi không đoán được tiếng nói cuối cùng bạn tôi thốt lên là gì - có thể đó là một tiếng thét kinh hoàng? Nhưng tôi chắc rằng anh biết cách đương đầu với sự thách thức cuối cùng này, khi anh vô vọng che chở cho người bên cạnh mình đang hoàn toàn bất lực.
Im bặt rồi cái tiếng nói từng trổi lên oang oang khắp nơi, tiếng nói làm cho ai cũng phải cảm nhận sự hiện diện đầy uy lực của anh. Câm lặng rồi cái tiếng nói từng bùng lên thành ngọn lửa khi công bố Tin Mừng, hay khi nói về Chúa Thánh Thần, về Chúa Giêsu, về Chúa Cha, về Đức Maria. Tiếng nói ấy từng lặp đi lặp lại không chán từ “sứ mạng.” Tiếng nói ấy vọt ra từ một quả tim cháy bỏng, không bao giờ lạnh lùng và không bao giờ dửng dưng - một trái tim trào lên những lời đốt cháy, mà chính anh mô tả rằng “giống như núi lửa đang phun.” Im bặt rồi cái chất giọng mạnh mẽ mà, khi hát, anh luôn làm cho những điệp khúc quen thuộc nhất trở thành có hồn, anh làm cho những bài hát thông thường nhất trở thành đầy ắp cảm xúc.
Hết rồi cái tiếng nói mà nhiều khi là một tiếng than van, hay một tiếng kêu thống thiết, hay một tiếng nói bênh vực công lý, hay một phê bình nhức nhối - và nhiều khi khác thì đó là một tiếng nói thân tình với những con người chất phác nhất, như khi anh vào chợ và bập bẹ tiếng Tagalog với những tiểu thương Hồi giáo.
Chúng ta sẽ không còn nghe tiếng nói ấy nữa - tiếng nói khẽ khàng trong lãnh vực học thuật hàn lâm, song mạnh bạo quyết đoán trong những vấn đề ‘miễn bàn cãi’ mà anh cho rằng vì lợi ích chung. Tiếng nói của anh là một thứ tiếng nói không ấm ớ, với lời lẽ dứt khoát, với ý tưởng được diễn tả cách rõ ràng và được truyền đạt cách nồng nhiệt.
Tiếng nói ấy cũng ở trong những khuôn khổ, song nó vượt qua khuôn khổ, bởi đã lâu rồi nó nằm trong vùng cấm, giữa một bên là cách nói dịu dàng lịch sự và bên kia là cách nói thô ráp cộc cằn. Từ lâu rồi tôi đã hiểu rằng những lời nói của anh không hề gây hấn cũng không bất lịch sự - những lời ấy nghe ‘có vẻ vậy mà không phải vậy’ - bạn bè hiểu rằng anh đang cường điệu, đang nói quá để nhấn mạnh; nhưng người lạ hay những người phê phán anh có thể nghĩ rằng anh đang làm tổn thương họ. Đó hẳn là những phần của một cách ăn nói vừa chừng mực vừa ngoa dụ, trong đó các ước muốn được nhấn mạnh hơn nhờ ống kính phóng đại của trái tim anh hay bằng cách tương phản, làm bật ra những lời như con dao hai lưỡi.
Rốt cục, tiếng nói ấy là một lời chúc phúc. Câu nói được anh thường xuyên lặp lại nhất là “God bless you!” Phúc lành ấy lan toả nơi tấm thân thể đồ sộ mà luôn hoà điệu của anh.
Hôm ấy là ngày thứ Bảy… lễ Các Thánh. Đã chết đi cái con người chẳng bao giờ tin rằng mình là một vị thánh, cái con người từng nói rằng mình không biết cách cầu nguyện - cái con người mong đợi Marcelino Fonts đến dạy để học cách cầu nguyện. Đã chết rồi cái con người trân trọng sự thánh thiện nơi người khác và khiêm nhường nhìn thấy mình là một kẻ nghèo nàn cảm xúc, dù tràn trề khát vọng. Đã chết rồi, vào ngày lễ Các Thánh, cái con người không ngừng kêu xin các thánh chúc lành cho hàng ngàn công việc mình đang làm, để nuôi ngần ấy miệng ăn, để trả các khoản học phí, và để tiếp nhận rất nhiều người trẻ, cả nam lẫn nữ, từ Á Châu - họ đến ICLA (Học Viện Đời Sống Thánh Hiến ở Á Châu) để học tập, vì điều này là không thể tại đất nước của họ. Bạn tôi đã thành công trong mức độ rằng trong nhà - tại ICLA – không thiếu thốn những gì thật sự cần thiết; và ở đó mọi người được đón nhận cách ân cần và quảng đại.
Domingo Moraleda, bạn đã ra đi. Đức Giêsu đã đón bạn vào ngày lễ Các Thánh, cùng với Mẹ Maria. Các Ngài đưa bạn về chỗ dọn sẵn cho bạn trên trời. Bạn để lại đây khoảng trống thênh thang, vì không còn tiếng nói của bạn, không còn gương mặt của bạn, không còn sự hiện diện được thấy là đầy uy lực của bạn, không còn tất cả những gì mà – theo cách nói của bạn – “là lỗ rốn thì đời nào sợ nhăn nheo.” Giờ đây, chúng tôi nói: “Domingo, bạn ở trên trời.” Nhưng tiếng nói của bạn đã được lưu giữ lại trên mặt đất này, trong rất nhiều quả tim, nơi rất nhiều người; họ sẽ làm âm vang lại những câu, những từ, những ý tưởng của bạn, hoặc họ sẽ xúc động khi nhớ lại tấm lòng rộng mở của bạn…
Chào tạm biệt nhé, Domingo. Tôi sẽ không quên lời bạn trong email cuối cùng gửi tôi: “Chúc mừng cậu về hồng ân sự sống… Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ tràn trên cậu sự sống và năng lực, trong sứ mạng thừa sai của cậu… Cầu Chúa chúc lành cho cậu luôn mãi. Moraleda.”
Cristo Rey Paredes- (Lm. Lê Công Đức dịch)
Với ai đã từng biết Cha Cristo Rey như một nhà thần học tên tuổi, một thầy dạy tận tuỵ, thì khỏi cần giới thiệu dông dài về sự sâu sắc của ngài. Tôi chuyển ngữ ở đây những lời của một người bạn viết về một người bạn:
Cú va chạm khủng khiếp đã làm im bặt cái tiếng nói không thể nhầm lẫn với ai khác ấy. Bạn tôi tắt lặng tiếng nói, và tan nát cả khuôn mặt – hình hài anh như đang hối hả biến tan. Khuôn mặt và thân thể anh bị băm nát vụn, văng ra tứ phía: bắc và nam, đông và tây – như thể nó thuộc về tất cả.
Tôi không đoán được tiếng nói cuối cùng bạn tôi thốt lên là gì - có thể đó là một tiếng thét kinh hoàng? Nhưng tôi chắc rằng anh biết cách đương đầu với sự thách thức cuối cùng này, khi anh vô vọng che chở cho người bên cạnh mình đang hoàn toàn bất lực.
Im bặt rồi cái tiếng nói từng trổi lên oang oang khắp nơi, tiếng nói làm cho ai cũng phải cảm nhận sự hiện diện đầy uy lực của anh. Câm lặng rồi cái tiếng nói từng bùng lên thành ngọn lửa khi công bố Tin Mừng, hay khi nói về Chúa Thánh Thần, về Chúa Giêsu, về Chúa Cha, về Đức Maria. Tiếng nói ấy từng lặp đi lặp lại không chán từ “sứ mạng.” Tiếng nói ấy vọt ra từ một quả tim cháy bỏng, không bao giờ lạnh lùng và không bao giờ dửng dưng - một trái tim trào lên những lời đốt cháy, mà chính anh mô tả rằng “giống như núi lửa đang phun.” Im bặt rồi cái chất giọng mạnh mẽ mà, khi hát, anh luôn làm cho những điệp khúc quen thuộc nhất trở thành có hồn, anh làm cho những bài hát thông thường nhất trở thành đầy ắp cảm xúc.
Hết rồi cái tiếng nói mà nhiều khi là một tiếng than van, hay một tiếng kêu thống thiết, hay một tiếng nói bênh vực công lý, hay một phê bình nhức nhối - và nhiều khi khác thì đó là một tiếng nói thân tình với những con người chất phác nhất, như khi anh vào chợ và bập bẹ tiếng Tagalog với những tiểu thương Hồi giáo.
Chúng ta sẽ không còn nghe tiếng nói ấy nữa - tiếng nói khẽ khàng trong lãnh vực học thuật hàn lâm, song mạnh bạo quyết đoán trong những vấn đề ‘miễn bàn cãi’ mà anh cho rằng vì lợi ích chung. Tiếng nói của anh là một thứ tiếng nói không ấm ớ, với lời lẽ dứt khoát, với ý tưởng được diễn tả cách rõ ràng và được truyền đạt cách nồng nhiệt.
Tiếng nói ấy cũng ở trong những khuôn khổ, song nó vượt qua khuôn khổ, bởi đã lâu rồi nó nằm trong vùng cấm, giữa một bên là cách nói dịu dàng lịch sự và bên kia là cách nói thô ráp cộc cằn. Từ lâu rồi tôi đã hiểu rằng những lời nói của anh không hề gây hấn cũng không bất lịch sự - những lời ấy nghe ‘có vẻ vậy mà không phải vậy’ - bạn bè hiểu rằng anh đang cường điệu, đang nói quá để nhấn mạnh; nhưng người lạ hay những người phê phán anh có thể nghĩ rằng anh đang làm tổn thương họ. Đó hẳn là những phần của một cách ăn nói vừa chừng mực vừa ngoa dụ, trong đó các ước muốn được nhấn mạnh hơn nhờ ống kính phóng đại của trái tim anh hay bằng cách tương phản, làm bật ra những lời như con dao hai lưỡi.
Rốt cục, tiếng nói ấy là một lời chúc phúc. Câu nói được anh thường xuyên lặp lại nhất là “God bless you!” Phúc lành ấy lan toả nơi tấm thân thể đồ sộ mà luôn hoà điệu của anh.
Hôm ấy là ngày thứ Bảy… lễ Các Thánh. Đã chết đi cái con người chẳng bao giờ tin rằng mình là một vị thánh, cái con người từng nói rằng mình không biết cách cầu nguyện - cái con người mong đợi Marcelino Fonts đến dạy để học cách cầu nguyện. Đã chết rồi cái con người trân trọng sự thánh thiện nơi người khác và khiêm nhường nhìn thấy mình là một kẻ nghèo nàn cảm xúc, dù tràn trề khát vọng. Đã chết rồi, vào ngày lễ Các Thánh, cái con người không ngừng kêu xin các thánh chúc lành cho hàng ngàn công việc mình đang làm, để nuôi ngần ấy miệng ăn, để trả các khoản học phí, và để tiếp nhận rất nhiều người trẻ, cả nam lẫn nữ, từ Á Châu - họ đến ICLA (Học Viện Đời Sống Thánh Hiến ở Á Châu) để học tập, vì điều này là không thể tại đất nước của họ. Bạn tôi đã thành công trong mức độ rằng trong nhà - tại ICLA – không thiếu thốn những gì thật sự cần thiết; và ở đó mọi người được đón nhận cách ân cần và quảng đại.
Domingo Moraleda, bạn đã ra đi. Đức Giêsu đã đón bạn vào ngày lễ Các Thánh, cùng với Mẹ Maria. Các Ngài đưa bạn về chỗ dọn sẵn cho bạn trên trời. Bạn để lại đây khoảng trống thênh thang, vì không còn tiếng nói của bạn, không còn gương mặt của bạn, không còn sự hiện diện được thấy là đầy uy lực của bạn, không còn tất cả những gì mà – theo cách nói của bạn – “là lỗ rốn thì đời nào sợ nhăn nheo.” Giờ đây, chúng tôi nói: “Domingo, bạn ở trên trời.” Nhưng tiếng nói của bạn đã được lưu giữ lại trên mặt đất này, trong rất nhiều quả tim, nơi rất nhiều người; họ sẽ làm âm vang lại những câu, những từ, những ý tưởng của bạn, hoặc họ sẽ xúc động khi nhớ lại tấm lòng rộng mở của bạn…
Chào tạm biệt nhé, Domingo. Tôi sẽ không quên lời bạn trong email cuối cùng gửi tôi: “Chúc mừng cậu về hồng ân sự sống… Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ tràn trên cậu sự sống và năng lực, trong sứ mạng thừa sai của cậu… Cầu Chúa chúc lành cho cậu luôn mãi. Moraleda.”
Cristo Rey Paredes- (Lm. Lê Công Đức dịch)
Top Stories
Royce Welcomes Anh ''Joseph'' Cao to House of Representatives
Audra McGeorge
00:42 07/01/2009
First Vietnamese-American Elected to Congress
WASHINGTON, D.C. -- Today, Rep. Ed Royce (R-CA) welcomed newly-elected Member of Congress, Jopseph Cao to Congress at a press conference outside of his office. Rep. Cao (R-LA), who defeated nine-term Democratic
Congressman, William Jefferson, in a run-off election in Louisiana, won by a margin of 49.6 percent to 46.8 percent. Rep. Cao is the highest ranking Vietnamese-American elected in the country.
"As the first Vietnamese-American elected to Congress, this was truly a momentous election. The Vietnamese-American community in Orange County, and across the country, is rightfully proud of Joseph Cao. I would like to personally congratulate him and extend an invitation to join us on the Congressional Caucus on Vietnam. He will be able to offer a unique and valuable perspective.
Human rights and religious freedom are systematically violated in Vietnam. The communist government continues to crackdown on any political dissent, often times resorting to violence. The Vietnamese government should take notice of this important election as an example of how political pluralism works.
Congressman-elect Cao's victory is yet another example of the Vietnamese-American community contributing to our nation. His life story is an inspiration," said Royce.
Rep. Ed Royce is a senior member of the House Foreign Affairs Subcommittee on Asia, and is a member of the Congressional Caucus on Vietnam.
WASHINGTON, D.C. -- Today, Rep. Ed Royce (R-CA) welcomed newly-elected Member of Congress, Jopseph Cao to Congress at a press conference outside of his office. Rep. Cao (R-LA), who defeated nine-term Democratic
Ed Royce and wife welcome Joseph Cao and his wife Hiếu |
"As the first Vietnamese-American elected to Congress, this was truly a momentous election. The Vietnamese-American community in Orange County, and across the country, is rightfully proud of Joseph Cao. I would like to personally congratulate him and extend an invitation to join us on the Congressional Caucus on Vietnam. He will be able to offer a unique and valuable perspective.
Human rights and religious freedom are systematically violated in Vietnam. The communist government continues to crackdown on any political dissent, often times resorting to violence. The Vietnamese government should take notice of this important election as an example of how political pluralism works.
Congressman-elect Cao's victory is yet another example of the Vietnamese-American community contributing to our nation. His life story is an inspiration," said Royce.
Rep. Ed Royce is a senior member of the House Foreign Affairs Subcommittee on Asia, and is a member of the Congressional Caucus on Vietnam.
Vietnam: Une directive gouvernementale officialise la solution déjà adoptée de facto dans les récentes demandes de restitution des propriétés religieuses
Eglises d'Asie
12:44 07/01/2009
Quelques mois après la transformation en jardins publics de deux propriétés de l’Eglise à Hanoi, alors que d’autres affaires sont en cours, une directive du Premier ministre Nguyên Tân Dung sur ce sujet vient d’être rendue publique. Elle a été mise en ligne sur le site de la Radio nationale vietnamienne (Tiêng Noi Vietnam) et rapidement reprise par d’autres sites officiels comme celui du Parti communiste vietnamien. Une photocopie du texte dactylographié a été diffusée par VietCatholic News le 7 janvier. La directive est intitulée « Directive N° 1940/CT-TTg concernant les édifices et les terrains en rapport avec la religion ». Elle est adressée aux ministères, aux agences ministérielles, aux comités populaires de provinces et des villes relevant du pouvoir central. Elle leur demande de procéder à une remise en ordre des dispositions concernant la gestion et l’utilisation des terrains en rapport avec la religion.
Le Premier ministre demande aux destinataires de la directive de procéder à une révision générale en ce domaine. Il les invite à régler les problèmes qui se posent, dans « un esprit qui assure un accord entre les intérêts de la religion et ceux de la nation».
Plusieurs points de la directive font, sans le dire directement, référence aux affaires qui ont défrayé la chronique en 2008 aussi bien à Hanoi, dans la paroisse de Thai Ha et sur le site de l’ancienne Délégation apostolique, que sur tout le territoire vietnamien, comme à Vinh Long avec l’ancien orphelinat des sœurs de Saint-Paul de Chartres ou à Saigon avec le jardin d’enfants des Filles de la Charité. La directive, en effet, traite plus spécialement de propriétés religieuses qui ont été transmises (par l’Etat) à des « organisations », dont la nature n’est pas spécifiée. Le Premier ministre fait une obligation à ces dernières d’utiliser la propriété conformément au but pour lequel elle leur a été confiée. Dans le cas contraire, celle-ci leur sera retirée et sera mise au service « du bien de la nation, de l’intérêt public ». On peut remarquer qu’il n’est fait aucune allusion à une autre solution qui consisterait à rendre purement et simplement le bien à l’organisation religieuse qui le réclame. Cependant, une clause, difficile à interpréter, précise que « dans le cas où naîtrait un conflit après que l’organisme religieux a accepté de céder ou d’offrir son droit d’utilisation des terres, il faudra en revenir aux dispositions de la loi existant avant l’établissement du certificat du droit à l’utilisation de la terre ».
Par ailleurs, le chef du gouvernement vietnamien recommande que les actions troublant l’ordre public et violant la loi, dans le cadre des conflits autour de l’utilisation des terrains en rapport avec la religion, soient sévèrement jugées.
Tel est le document officiel proposant un canevas de solution aux très nombreuses affaires de terrains qui enveniment les relations entre diverses communautés religieuses et les pouvoirs publics. Une première lecture rapide montre que ce texte est directement inspiré des affaires qui ont eu lieu en 2008. La directive traite très précisément des terrains accaparés par l’Etat puis transmis à certaines entreprises ou organisations, lesquelles ne les ont pas utilisés selon le but fixé. Ce fut le cas de toutes les affaires de terrains qui ont eu lieu dans le passé.
Par ailleurs, l’unique solution préconisée par la directive du Premier ministre pour régler en dernier ressort ce genre de conflits, à savoir l’utilisation de la propriété contestée au service du bien public, ne fait qu’officialiser la solution imposée de force par les autorités publiques dans les affaires de Hanoi: les deux terrains contestés ont été transformés en jardins publics au milieu d’un grand déploiement de forces publiques. C’est aussi la solution annoncée pour l’orphelinat des sœurs de Saint-Paul de Chartres à Vinh Long (1).
Traitant de ce même problème, dans le document intitulé: « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle », publié le 25 septembre à l’issue de l’assemblée épiscopale annuelle, les évêques du Vietnam avaient pris davantage de hauteur et proposé de régler ce problème à la racine. Ils n’avaient pas séparé le problème des terrains religieux accaparés par l’Etat de celui des autres terres ayant subi le même sort. Ils avaient proposé de rétablir le droit de propriété privée, présenté par eux comme un droit de l’homme fondamental (2).
(1) Voir EDA 498.
(2) Voir EDA 492.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2009)
Le Premier ministre demande aux destinataires de la directive de procéder à une révision générale en ce domaine. Il les invite à régler les problèmes qui se posent, dans « un esprit qui assure un accord entre les intérêts de la religion et ceux de la nation».
Plusieurs points de la directive font, sans le dire directement, référence aux affaires qui ont défrayé la chronique en 2008 aussi bien à Hanoi, dans la paroisse de Thai Ha et sur le site de l’ancienne Délégation apostolique, que sur tout le territoire vietnamien, comme à Vinh Long avec l’ancien orphelinat des sœurs de Saint-Paul de Chartres ou à Saigon avec le jardin d’enfants des Filles de la Charité. La directive, en effet, traite plus spécialement de propriétés religieuses qui ont été transmises (par l’Etat) à des « organisations », dont la nature n’est pas spécifiée. Le Premier ministre fait une obligation à ces dernières d’utiliser la propriété conformément au but pour lequel elle leur a été confiée. Dans le cas contraire, celle-ci leur sera retirée et sera mise au service « du bien de la nation, de l’intérêt public ». On peut remarquer qu’il n’est fait aucune allusion à une autre solution qui consisterait à rendre purement et simplement le bien à l’organisation religieuse qui le réclame. Cependant, une clause, difficile à interpréter, précise que « dans le cas où naîtrait un conflit après que l’organisme religieux a accepté de céder ou d’offrir son droit d’utilisation des terres, il faudra en revenir aux dispositions de la loi existant avant l’établissement du certificat du droit à l’utilisation de la terre ».
Par ailleurs, le chef du gouvernement vietnamien recommande que les actions troublant l’ordre public et violant la loi, dans le cadre des conflits autour de l’utilisation des terrains en rapport avec la religion, soient sévèrement jugées.
Tel est le document officiel proposant un canevas de solution aux très nombreuses affaires de terrains qui enveniment les relations entre diverses communautés religieuses et les pouvoirs publics. Une première lecture rapide montre que ce texte est directement inspiré des affaires qui ont eu lieu en 2008. La directive traite très précisément des terrains accaparés par l’Etat puis transmis à certaines entreprises ou organisations, lesquelles ne les ont pas utilisés selon le but fixé. Ce fut le cas de toutes les affaires de terrains qui ont eu lieu dans le passé.
Par ailleurs, l’unique solution préconisée par la directive du Premier ministre pour régler en dernier ressort ce genre de conflits, à savoir l’utilisation de la propriété contestée au service du bien public, ne fait qu’officialiser la solution imposée de force par les autorités publiques dans les affaires de Hanoi: les deux terrains contestés ont été transformés en jardins publics au milieu d’un grand déploiement de forces publiques. C’est aussi la solution annoncée pour l’orphelinat des sœurs de Saint-Paul de Chartres à Vinh Long (1).
Traitant de ce même problème, dans le document intitulé: « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle », publié le 25 septembre à l’issue de l’assemblée épiscopale annuelle, les évêques du Vietnam avaient pris davantage de hauteur et proposé de régler ce problème à la racine. Ils n’avaient pas séparé le problème des terrains religieux accaparés par l’Etat de celui des autres terres ayant subi le même sort. Ils avaient proposé de rétablir le droit de propriété privée, présenté par eux comme un droit de l’homme fondamental (2).
(1) Voir EDA 498.
(2) Voir EDA 492.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2009)
Des fidèles de la paroisse de Thai Ha exigent des médias officiels un rectificatif des informations erronées sur leur comportement publiées lors du procès du 8 décembre
Eglises d'Asie
14:47 07/01/2009
Les huit fidèles de Thai Ha récemment condamnés à des peines de prison et de rééducation avec sursis (1) continuent leur combat pour la vérité et la reconnaissance de leur innocence. Après avoir fait appel des peines qui leur ont été infligées le 8 décembre, un groupe d’entre eux a entamé, le 22 décembre dernier, une action destinée à obtenir la rectification des rapports mensongers publiés par les médias officiels sur leurs attitudes et déclarations au cours du procès. Dans un premier temps, une lettre a été envoyée à la télévision vietnamienne (VTV1) et au journal Ha Noi Moi, organe du Parti communiste vietnamien pour la ville de Hanoi. Elle demande la rectification des informations erronées publiées et annonce le dépôt d’une plainte dans le cas où le rectificatif n’aurait pas été diffusé au bout d’une semaine. L’avocat des huit accusés, Maître Lê Trân Luât, interrogé par Radio Free Asia et la BBC (émissions en vietnamien) a déclaré avoir déjà constitué le dossier de la plainte.
Le 8 décembre dernier, lors de leur procès pour destruction de biens et trouble à l’ordre public, aucun des huit fidèles ne s’était reconnu coupable devant le tribunal populaire. A tour de rôle, chacun d’entre eux avait proclamé son innocence et déclaré que la double accusation portée contre eux ne pouvait en rien qualifier leurs activités lors des rassemblements de prières auxquels ils avaient participé depuis le 15 août 2008 sur le terrain de la paroisse accaparé par l’Etat. Or, les comptes-rendus du procès rendus publics par la télévision et par le Ha Noi Moi, le lendemain du procès, affirmaient, l’un et l’autre, que les accusés « avaient baissé la tête et reconnu leurs fautes ».
D’une façon générale, les articles de la presse officielle ont rendu compte du procès en s’inspirant uniquement du point de vue du Parquet. Pour le compte rendu des faits, ils se sont principalement appuyés sur l’acte d’accusation et ont tous, sans exception, absolument ignoré la plaidoirie de Me Lê Trân Luât, qui avait démontré, pièces justificatives à l’appui, le droit de propriété de la paroisse rédemptoriste sur le terrain accaparé (2). Les divers articles ont préféré insister sur les difficultés rencontrées par les accusés pour prouver, autrement que par un argument d’autorité, que le terrain contesté appartenait à la paroisse.
En ce qui concerne le point précis de la prétendue reconnaissance de leur faute par les accusés, plusieurs versions ont été présentées par la presse officielle. Le Ha Noi Moi, mis en cause par les huit fidèles, avait écrit dans son édition de la matinée du 9 décembre, que les accusés « avaient fait des aveux sincères, reconnu leur faute et demandé l’indulgence de la loi ». Cette même phrase a été utilisée telle quelle par plusieurs autres journaux comme, par exemple, le Viet Bao (9 décembre). Cependant, quelques-uns se sont montrés plus nuancés. Ainsi le Bao Dât Viêt (‘Journal de la terre vietnamienne’) du 9 décembre précise que si les accusés ont reconnu avoir abattu le mur de clôture du terrain contesté, le 15 août 2008, ils ont ajouté qu’il ne s’agissait pas là d’une infraction répréhensible puisque le terrain appartenait à la paroisse. Un article mis en ligne sur le site officiel bien connu Vietnamnet rapporte que « beaucoup des accusés » (sans préciser le nombre) ont continué avec obstination à nier leur faute. Le journal de la Sécurité de la capitale (An Ninh Thu Dô) (9 décembre) précise, lui, que cinq des accusés sur huit auraient reconnu leur faute. Certains journaux se sont abstenus de parler de reconnaissance de faute par les accusés. C’est le cas de ‘La vie de la loi’ (Doi Sông Phap Luât), qui insiste sur les raisons invoquées par les fidèles pour expliquer leur comportement. L’Agence officielle du Vietnam, Thông Tân Xa VN, se montre prudente en rapportant seulement les arguments de l’accusation. On trouve le même type de présentation dans l’organe officiel du Parti communiste vietnamien, le Nhâ Dân, qui se contente de la version officielle des faits et évite de parler de la réaction des accusés.
(1) Un seul d’entre eux a fait l’objet d’un simple avertissement.
(2) La plaidoirie de Me Luât a été publiée in extenso dans son texte vietnamien par l’agence VietCatholic News, le 9 décembre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2009)
Le 8 décembre dernier, lors de leur procès pour destruction de biens et trouble à l’ordre public, aucun des huit fidèles ne s’était reconnu coupable devant le tribunal populaire. A tour de rôle, chacun d’entre eux avait proclamé son innocence et déclaré que la double accusation portée contre eux ne pouvait en rien qualifier leurs activités lors des rassemblements de prières auxquels ils avaient participé depuis le 15 août 2008 sur le terrain de la paroisse accaparé par l’Etat. Or, les comptes-rendus du procès rendus publics par la télévision et par le Ha Noi Moi, le lendemain du procès, affirmaient, l’un et l’autre, que les accusés « avaient baissé la tête et reconnu leurs fautes ».
D’une façon générale, les articles de la presse officielle ont rendu compte du procès en s’inspirant uniquement du point de vue du Parquet. Pour le compte rendu des faits, ils se sont principalement appuyés sur l’acte d’accusation et ont tous, sans exception, absolument ignoré la plaidoirie de Me Lê Trân Luât, qui avait démontré, pièces justificatives à l’appui, le droit de propriété de la paroisse rédemptoriste sur le terrain accaparé (2). Les divers articles ont préféré insister sur les difficultés rencontrées par les accusés pour prouver, autrement que par un argument d’autorité, que le terrain contesté appartenait à la paroisse.
En ce qui concerne le point précis de la prétendue reconnaissance de leur faute par les accusés, plusieurs versions ont été présentées par la presse officielle. Le Ha Noi Moi, mis en cause par les huit fidèles, avait écrit dans son édition de la matinée du 9 décembre, que les accusés « avaient fait des aveux sincères, reconnu leur faute et demandé l’indulgence de la loi ». Cette même phrase a été utilisée telle quelle par plusieurs autres journaux comme, par exemple, le Viet Bao (9 décembre). Cependant, quelques-uns se sont montrés plus nuancés. Ainsi le Bao Dât Viêt (‘Journal de la terre vietnamienne’) du 9 décembre précise que si les accusés ont reconnu avoir abattu le mur de clôture du terrain contesté, le 15 août 2008, ils ont ajouté qu’il ne s’agissait pas là d’une infraction répréhensible puisque le terrain appartenait à la paroisse. Un article mis en ligne sur le site officiel bien connu Vietnamnet rapporte que « beaucoup des accusés » (sans préciser le nombre) ont continué avec obstination à nier leur faute. Le journal de la Sécurité de la capitale (An Ninh Thu Dô) (9 décembre) précise, lui, que cinq des accusés sur huit auraient reconnu leur faute. Certains journaux se sont abstenus de parler de reconnaissance de faute par les accusés. C’est le cas de ‘La vie de la loi’ (Doi Sông Phap Luât), qui insiste sur les raisons invoquées par les fidèles pour expliquer leur comportement. L’Agence officielle du Vietnam, Thông Tân Xa VN, se montre prudente en rapportant seulement les arguments de l’accusation. On trouve le même type de présentation dans l’organe officiel du Parti communiste vietnamien, le Nhâ Dân, qui se contente de la version officielle des faits et évite de parler de la réaction des accusés.
(1) Un seul d’entre eux a fait l’objet d’un simple avertissement.
(2) La plaidoirie de Me Luât a été publiée in extenso dans son texte vietnamien par l’agence VietCatholic News, le 9 décembre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2009)
永隆主教呼吁政府展示出保护宗教的姿态
Asia-News
19:06 07/01/2009
阮文进主教要求当局重新考虑拆除沙尔德圣保禄修女会会院和圣堂的决定。沙尔德圣保禄修女会越南省会会长介绍了官方媒体颠倒是非的做法。日前举行的原为与市人大交换意见的会晤,实为一场名副其实的新闻发布会
河内(亚洲新闻)—越南永隆教区主教阮文进蒙席呼吁河内政府充分展示出保护国内各宗教信仰团体的姿态。日前,阮主教就沙尔德圣保禄修女会会院事件发表的一封公开信中,明确阐述了上述立场。信中,主教与沙尔德圣保禄修女会保持“完全一致”。
阮主教写到,“自一九五三年九月一日以来,我一直生活在永隆教区。那时,古老的主教座堂旁边有一所沙尔德圣保禄修女会开办的学校、一所修女的会院和小圣堂。现在,这里全部沦为一片空地。我要求政府重新考虑拆除修女会会院原址和小圣堂的决定”。
而沙尔德圣保禄修女会越南省会会长发表的另一封信,则进一步揭示了这起事件的真相。去年十二月十二日,越南永隆市地方当局作出决定,市人大下令将修女们的会院拆除合并入周边的公共用地。最初,准备建成一座豪华酒店。
省会长修女在信中指出,“沙尔德圣保禄修女会应邀参加一次意见交流会谈,以便商讨将会院原址改建为公共场所的问题”。但是,“会谈现场却有许多官方媒体的记者们。如,《永隆新闻杂志》主编、省广播电台和电视台的编导。他们进行拍照和录像,要求在场的修女们起立。对此,修女们提出了强烈抗议。而媒体却报道说,修女们对作出的决定非常满意;她们的到场便是最好的证明”。
河内(亚洲新闻)—越南永隆教区主教阮文进蒙席呼吁河内政府充分展示出保护国内各宗教信仰团体的姿态。日前,阮主教就沙尔德圣保禄修女会会院事件发表的一封公开信中,明确阐述了上述立场。信中,主教与沙尔德圣保禄修女会保持“完全一致”。
阮主教写到,“自一九五三年九月一日以来,我一直生活在永隆教区。那时,古老的主教座堂旁边有一所沙尔德圣保禄修女会开办的学校、一所修女的会院和小圣堂。现在,这里全部沦为一片空地。我要求政府重新考虑拆除修女会会院原址和小圣堂的决定”。
而沙尔德圣保禄修女会越南省会会长发表的另一封信,则进一步揭示了这起事件的真相。去年十二月十二日,越南永隆市地方当局作出决定,市人大下令将修女们的会院拆除合并入周边的公共用地。最初,准备建成一座豪华酒店。
省会长修女在信中指出,“沙尔德圣保禄修女会应邀参加一次意见交流会谈,以便商讨将会院原址改建为公共场所的问题”。但是,“会谈现场却有许多官方媒体的记者们。如,《永隆新闻杂志》主编、省广播电台和电视台的编导。他们进行拍照和录像,要求在场的修女们起立。对此,修女们提出了强烈抗议。而媒体却报道说,修女们对作出的决定非常满意;她们的到场便是最好的证明”。
Vescovo di Vinh Long: il governo dimostri che protegge le religioni
Asia-News
19:06 07/01/2009
Mons. Thomas Nguyen Van Tan chiede alle autorità di riconsiderare la decisione di abbattere il convento e la cappella dells suore di San Paolo di Chartres. La provinciale racconta di come i media statali abbiano falsato il resoconto della loro presenza a quello che doveva essere uno scambio di opinioni con il Comitato del popolo, ma era una conferenza stampa.
Hanoi (AsiaNews) – Dimostrate che il governo protegge tutte le religioni: è la richiesta che il vescovo di Vinh Long, mons. Thomas Nguyen Van Tan, rivolege alle autorità in una lettera relativa alla vicenda del convento delle suore della Congregazione di San Paolo di Chartres, alle quali si dice “in piena unità”.
“Vivo a Vinh Long – scrive ancora il vescovo – dal primo settembre 1953. Allora, accanto all’antica cattedrale, c’erano una scuola, un convento ed una cappela, appartenenti alle suore della Congregazione di San Paolo. Ora tutto è stato ridotto ad un vuoto pezzo di terra. Chiedo al governo di riconsiderare la decisione di demolire il convento e la cappella per realizzare un piazzale sulla proprietà nella quale sorgevano”.
A dare il polso di come si sta sviluppano la vicenda getta luce anche un’altra lettera, scritta dalla superiora delle suore, Huynh Thi Bich Ngoc, che parte dalla decisione del 12 dicembre scorso, con la quale il Comitato del popolo (il municipio) ha ordinato la trasformazine della loro casa – abbattuta in un primo momento per farne un albergo di lusso - e del terreno circostante in un’area pubblica.
“La Congregazione di San Paolo – racconta – è stata invitata per uno scambio di idee e una discussione, ma non ci sono stati né scambio, né discussione”. La suora si riferisce ad una lettera del Comitato del popolo che le invitava ad una riunione.
“Nguyen Van Dau, capo del Comitato del popolo, ha semplicemente annunciato la decisione di trasformare il monastero in un piazzale pubblico”. “All’incontro – prosegue il documento – erano presenti giornalisti dei media governativi, come il redattore capo del Vinh Long Newsmagazine e di radio e televisioni della provincia. Hanno registrato e ripreso immagini e, malgrado il fatto che tutte le suore presenti si sono alzate ed hanno protestato con veemenza, i media pubblici hanno raccontato che le suore erano contente per la decisine presa e che la loro presenza era una conferma della loro soddisfazione”.
Hanoi (AsiaNews) – Dimostrate che il governo protegge tutte le religioni: è la richiesta che il vescovo di Vinh Long, mons. Thomas Nguyen Van Tan, rivolege alle autorità in una lettera relativa alla vicenda del convento delle suore della Congregazione di San Paolo di Chartres, alle quali si dice “in piena unità”.
“Vivo a Vinh Long – scrive ancora il vescovo – dal primo settembre 1953. Allora, accanto all’antica cattedrale, c’erano una scuola, un convento ed una cappela, appartenenti alle suore della Congregazione di San Paolo. Ora tutto è stato ridotto ad un vuoto pezzo di terra. Chiedo al governo di riconsiderare la decisione di demolire il convento e la cappella per realizzare un piazzale sulla proprietà nella quale sorgevano”.
A dare il polso di come si sta sviluppano la vicenda getta luce anche un’altra lettera, scritta dalla superiora delle suore, Huynh Thi Bich Ngoc, che parte dalla decisione del 12 dicembre scorso, con la quale il Comitato del popolo (il municipio) ha ordinato la trasformazine della loro casa – abbattuta in un primo momento per farne un albergo di lusso - e del terreno circostante in un’area pubblica.
“La Congregazione di San Paolo – racconta – è stata invitata per uno scambio di idee e una discussione, ma non ci sono stati né scambio, né discussione”. La suora si riferisce ad una lettera del Comitato del popolo che le invitava ad una riunione.
“Nguyen Van Dau, capo del Comitato del popolo, ha semplicemente annunciato la decisione di trasformare il monastero in un piazzale pubblico”. “All’incontro – prosegue il documento – erano presenti giornalisti dei media governativi, come il redattore capo del Vinh Long Newsmagazine e di radio e televisioni della provincia. Hanno registrato e ripreso immagini e, malgrado il fatto che tutte le suore presenti si sono alzate ed hanno protestato con veemenza, i media pubblici hanno raccontato che le suore erano contente per la decisine presa e che la loro presenza era una conferma della loro soddisfazione”.
Government must show it protects religions, says Vinh-Long bishop
Asia-News
19:07 07/01/2009
Mgr Thomas Nguyen Van Tan has called on the authorities to reconsider their decision to tear down the convent and chapel that belong to the Sisters of Saint Paul of Chartres. The Sisters’ provincial superior talks about how state-run media misrepresented a meeting with the People’s Committee to exchange ideas when in fact it was a press conference.
Hanoi (AsiaNews) – Mgr Thomas Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long, wants the government to show that it protects religions. He made the request in a letter to the authorities with regards to the convent of the Sisters of the Congregation of Saint Paul of Chartres, with whom he is “in total unity.”
“I have been living in Vinh-Long since September 1, 1953,” the bishop wrote. “At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the Sisters of St Paul Congregation. Now all has been reduced to a vacant piece of land. I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be.”
In another letter to the authorities, Sister Huynh Thi Bich Ngoc, superior of the displaced nuns, described how things now stand. It was written following a decision by the local people’s Committee (City Hall) on 12 December to turn their home, first into a luxury hotel, then into a public square.
“The Congregation of Saint Paul was invited to a discussion to exchange ideas, but there was neither exchange, nor discussion,” she said in reference to the letter that invited the sisters to attend the People’s Committee meeting.
“Nguyen Van Dau, chairman of the People’s Committee, simply announced the latter’s decision to turn the monastery into a public square,” she said.
“Journalists from state media, like Vinh Long Newsmagazine editor in chief, as well as provincial radio and TV stations were there. They taped the event, and despite the fact that all the nuns present got up to strongly protest, state-run media reported that the nuns were happy for the decision and that their presence was proof of that.”
Hanoi (AsiaNews) – Mgr Thomas Nguyen Van Tan, bishop of Vinh Long, wants the government to show that it protects religions. He made the request in a letter to the authorities with regards to the convent of the Sisters of the Congregation of Saint Paul of Chartres, with whom he is “in total unity.”
“I have been living in Vinh-Long since September 1, 1953,” the bishop wrote. “At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the Sisters of St Paul Congregation. Now all has been reduced to a vacant piece of land. I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be.”
In another letter to the authorities, Sister Huynh Thi Bich Ngoc, superior of the displaced nuns, described how things now stand. It was written following a decision by the local people’s Committee (City Hall) on 12 December to turn their home, first into a luxury hotel, then into a public square.
“The Congregation of Saint Paul was invited to a discussion to exchange ideas, but there was neither exchange, nor discussion,” she said in reference to the letter that invited the sisters to attend the People’s Committee meeting.
“Nguyen Van Dau, chairman of the People’s Committee, simply announced the latter’s decision to turn the monastery into a public square,” she said.
“Journalists from state media, like Vinh Long Newsmagazine editor in chief, as well as provincial radio and TV stations were there. They taped the event, and despite the fact that all the nuns present got up to strongly protest, state-run media reported that the nuns were happy for the decision and that their presence was proof of that.”
Vietnamese government confiscates convent in ‘cheap trick’
Catholic News Agency
19:15 07/01/2009
Vinh Long, Jan 6, 2009 / 10:14 pm (CNA).- A group of religious sisters who responded to an invitation to meet with the local Vietnamese government last month were very surprised and dismayed when the so-called meeting became a press conference announcing that the government would seize their monastery to convert it into a public square.
At the start of December, the Sisters of St. Paul of Chartres received a letter from the People's Committee of Vinh Long inviting them to a meeting to discuss the requisition of their home.
“For a long time, they had never seen such a polite letter from the local government,” Fr. J.B. An Dang told CNA. “However, on arriving to the meeting on Dec. 12, they soon found out they were in fact the victims of a cheap trick played by the government officials.”
According to Fr. An Dang, the sisters entered the meeting with goodwill, trusting their government would do the right thing.
“What happened during that meeting was enough to change drastically their view of the government's credibility,” he said.
The nuns’ provincial superior Sister Huynh Thi Bich Ngoc said in a letter to various state agencies that the congregation had been invited “to exchange and discuss.”
However, “there was neither exchange nor discussion at the meeting.” “Mr. Nguyen Van Dau, Head of the People's Committee simply announced the decision to turn our monastery into a public square.”
The provincial superior reported that prominent media organizations and personnel were present at the meeting, including the editor in chief of Vinh Long Newsmagazine and representatives of the radio and television stations of the province.
J.B. An Dang told CNA that although all the sisters at the meeting stood up and strongly protested the property seizure, state media reported that the sisters were happy with the decision and cited their presence at the meeting as strong evidence of their contentment.
Bishop Thomas Nguyen Van Tan of the Diocese of Vinh Long wrote a letter to the government concerning the action, saying:
“I have been living in Vinh Long since Sept 1, 1953. At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the sisters of St. Paul Congregation. Now all of it has been reduced to a vacated piece of land.
“I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be. Let it be proven to all that this government is protective of all religions.
“I am in total unity with the view of Congregation of St. Paul.”
In a December 18 letter to the priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese, the bishop said the action was “so embittering” for the sisters, himself, and all Catholics.
“How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into ‘training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country’? How can we help not feeling pain at seeing the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years of serving the poor and the unfortunate?” he said, according to VietCatholic News.
“How sad to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining.”
At the start of December, the Sisters of St. Paul of Chartres received a letter from the People's Committee of Vinh Long inviting them to a meeting to discuss the requisition of their home.
“For a long time, they had never seen such a polite letter from the local government,” Fr. J.B. An Dang told CNA. “However, on arriving to the meeting on Dec. 12, they soon found out they were in fact the victims of a cheap trick played by the government officials.”
According to Fr. An Dang, the sisters entered the meeting with goodwill, trusting their government would do the right thing.
“What happened during that meeting was enough to change drastically their view of the government's credibility,” he said.
The nuns’ provincial superior Sister Huynh Thi Bich Ngoc said in a letter to various state agencies that the congregation had been invited “to exchange and discuss.”
However, “there was neither exchange nor discussion at the meeting.” “Mr. Nguyen Van Dau, Head of the People's Committee simply announced the decision to turn our monastery into a public square.”
The provincial superior reported that prominent media organizations and personnel were present at the meeting, including the editor in chief of Vinh Long Newsmagazine and representatives of the radio and television stations of the province.
J.B. An Dang told CNA that although all the sisters at the meeting stood up and strongly protested the property seizure, state media reported that the sisters were happy with the decision and cited their presence at the meeting as strong evidence of their contentment.
Bishop Thomas Nguyen Van Tan of the Diocese of Vinh Long wrote a letter to the government concerning the action, saying:
“I have been living in Vinh Long since Sept 1, 1953. At that time, next to the old Cathedral there was a school, a convent and a chapel belonging to the sisters of St. Paul Congregation. Now all of it has been reduced to a vacated piece of land.
“I ask the government to reconsider the decision to demolish the convent and the chapel in order to build a public square on the property where the convent used to be. Let it be proven to all that this government is protective of all religions.
“I am in total unity with the view of Congregation of St. Paul.”
In a December 18 letter to the priests, religious, and lay people of Vinh Long diocese, the bishop said the action was “so embittering” for the sisters, himself, and all Catholics.
“How we can help not become bitter when running an orphanage is distorted into ‘training a generation of unfortunate youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country’? How can we help not feeling pain at seeing the sisters being kicked out of their monastery empty-handed after 31 years of serving the poor and the unfortunate?” he said, according to VietCatholic News.
“How sad to see the ruin of the monastery which our brothers and sisters had contributed countless efforts to build for more than a century. And how sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertaining.”
New PM directive on land related to religion makes none sense
J.B. An Dang
20:51 07/01/2009
After a series of property disputes over the past year between Vietnamese Catholics and the state, Vietnam government has published a new directive on land related to religion. But, Catholics and believers of other religions do not welcome it.
In the directive signed on Dec. 31 and published on Jan. 6, the Vietnamese Prime Minister, Nguyen Tan Dung, says any land related to religion under state management “must be used effectively” and “in a way that do not hurt the feelings of the faithful.” At the same time, he threatens to punish severely any activities from believers of religions relating to such land that create social disorder, "split national and community unity", or break the law.
"Buildings and land related to religion under state management, or allocated for use by organizations or agencies, must be used effectively for the correct purpose, and not affect the feelings of religious followers," the prime minister's directive said on the government's website.
In details, the directive decreed that land of religions that had been confiscated “before the July 1, 1991 must be dealt by the Resolution 23/2003/QH11.” The later, published by the congress on Nov. 26, 2003, stated that all land and properties seized by the state before July 1, 1991 in order to create the socialist regime in Vietnam would not be returned to its owners.
All 2250 properties of Catholic Church in Vietnam had been seized by the government before July 1, 1991.
“The new directive has nothing new,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi, “It just tries to maintain the injustice that believers of religions have been being suffered.”
“Take the nunciature as an example. It has been converted into a public park even there is already a huge park at the Hoan Kiem Lake (“Lake of the Returned Sword”) just a few hundred meters away. Can anyone say that the nunciature is now used ‘effectively’ and ‘in a way that do not hurt the feelings of the faithful’?” he asked.
The government's website also quoted Mr. Dung as saying "any actions that use the settlement of issues around land and buildings relating to religion to create social disorder split national and community unity or break the law must be dealt with clearly and strictly."
Last month, a court in Hanoi convicted eight Catholics of “disturbing public order and damaging state property” for their role in a series of protests over a plot of land at Hanoi Redemptorist Monastery. They have denied all charged leveled on them by the government stating that they just came to the site to pray peacefully. On the eve of the feast of our Lady of Assumption, after days of drenching rain, part of a wall on the site collapsed. Foreseeing that other parts of it would soon collapse in a domino fashion, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, they removed several feet of the wall. The government immediately had arrested and jailed them for months before trying them in December.
The case of eight Catholics in Thai Ha is a typical example of what Vietnam government means by "any actions. . to create social disorder split national and community unity or break the law."
“Obviously, the new directive does not try to solve issues relating to land and properties of religions that have been seized by Vietnam government,” Fr. Joseph Nguyen commented. “The directive and what the Vietnam PM said on the government’s web site tend to focus more on the threat to punish harshly any land protests from Catholics and other regions’ followers. The collection of nonsense in this country has just been added with another item” he added.
In the directive signed on Dec. 31 and published on Jan. 6, the Vietnamese Prime Minister, Nguyen Tan Dung, says any land related to religion under state management “must be used effectively” and “in a way that do not hurt the feelings of the faithful.” At the same time, he threatens to punish severely any activities from believers of religions relating to such land that create social disorder, "split national and community unity", or break the law.
"Buildings and land related to religion under state management, or allocated for use by organizations or agencies, must be used effectively for the correct purpose, and not affect the feelings of religious followers," the prime minister's directive said on the government's website.
In details, the directive decreed that land of religions that had been confiscated “before the July 1, 1991 must be dealt by the Resolution 23/2003/QH11.” The later, published by the congress on Nov. 26, 2003, stated that all land and properties seized by the state before July 1, 1991 in order to create the socialist regime in Vietnam would not be returned to its owners.
All 2250 properties of Catholic Church in Vietnam had been seized by the government before July 1, 1991.
“The new directive has nothing new,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi, “It just tries to maintain the injustice that believers of religions have been being suffered.”
“Take the nunciature as an example. It has been converted into a public park even there is already a huge park at the Hoan Kiem Lake (“Lake of the Returned Sword”) just a few hundred meters away. Can anyone say that the nunciature is now used ‘effectively’ and ‘in a way that do not hurt the feelings of the faithful’?” he asked.
The government's website also quoted Mr. Dung as saying "any actions that use the settlement of issues around land and buildings relating to religion to create social disorder split national and community unity or break the law must be dealt with clearly and strictly."
Last month, a court in Hanoi convicted eight Catholics of “disturbing public order and damaging state property” for their role in a series of protests over a plot of land at Hanoi Redemptorist Monastery. They have denied all charged leveled on them by the government stating that they just came to the site to pray peacefully. On the eve of the feast of our Lady of Assumption, after days of drenching rain, part of a wall on the site collapsed. Foreseeing that other parts of it would soon collapse in a domino fashion, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, they removed several feet of the wall. The government immediately had arrested and jailed them for months before trying them in December.
The case of eight Catholics in Thai Ha is a typical example of what Vietnam government means by "any actions. . to create social disorder split national and community unity or break the law."
“Obviously, the new directive does not try to solve issues relating to land and properties of religions that have been seized by Vietnam government,” Fr. Joseph Nguyen commented. “The directive and what the Vietnam PM said on the government’s web site tend to focus more on the threat to punish harshly any land protests from Catholics and other regions’ followers. The collection of nonsense in this country has just been added with another item” he added.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những bước chân Việt Nam trên đường truyền giáo tại Nam Mỹ - Phỏng vấn Lm Lê Hồng Mạnh
Thúy Hồng
11:03 07/01/2009
Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em (Mt 28:19-20)
Trong suốt gần 2000 năm qua hàng hàng lớp lớp các nhà truyền giáo đã không ngại hiểm nguy gian khổ đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến với các dân tộc khắp cùng bờ cõi trái đất.
Trong video này VietCatholic xin giới thiệu với quý cha và anh chị em cuộc phỏng vấn với linh mục Lê Hồng Mạnh người đã từ bỏ chốn phồn hoa đô hội nhộn nhịp của thành phố Brisbane - Úc Đại Lợi để băng mình trong chốn rừng sâu Amazone đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến cho những anh chị em Ba Tây.
Trong suốt gần 2000 năm qua hàng hàng lớp lớp các nhà truyền giáo đã không ngại hiểm nguy gian khổ đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến với các dân tộc khắp cùng bờ cõi trái đất.
Trong video này VietCatholic xin giới thiệu với quý cha và anh chị em cuộc phỏng vấn với linh mục Lê Hồng Mạnh người đã từ bỏ chốn phồn hoa đô hội nhộn nhịp của thành phố Brisbane - Úc Đại Lợi để băng mình trong chốn rừng sâu Amazone đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến cho những anh chị em Ba Tây.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chỉ thị của CSVN về nhà đất liên quan tới tôn giáo
Nguyễn Tấn Dũng
00:33 07/01/2009
Quan điểm của Hội Đồng GMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay
+ GM Phêrô Nguyễn văn Nhơn
00:36 07/01/2009
QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Toà Khâm Sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
3. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết ước mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thoả đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 25.09.2008
TM. HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
Giám mục Phêrô Nguyễn văn Nhơn
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Toà Khâm Sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
3. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết ước mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thoả đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 25.09.2008
TM. HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
Giám mục Phêrô Nguyễn văn Nhơn
Bài thơ: Của Dân, Do Dân, Vì Dân
Lê Mai Đậu
02:04 07/01/2009
Bài thơ: Của Dân, Do Dân, Vì Dân
Của dân, do dân, vì dân
Thỏa mong vạn đại, đâu cần chi hơn
Dân nghèo luôn miệng đội ơn
Không còn chúa đất, giận hờn bỏ qua
Nên khi giặc đến quê nhà
Giữ quê, dân lại xông ra chiến trường
Người chết trận, kẻ bị thương
Đất đai của tổ Hùng Vương vẹn tròn
Vạn người cha, triệu người con
Giặc tan, sống cũng chẳng còn sức xuân
Trở về ruộng lúa, ao cần
Mới hay đất Tổ có phần mình đâu !!!
Nơi từng cày cấy bấy lâu
Sổ hồng, sổ đỏ, chưa đâu của mình
Ngỡ ngàng chẳng khác Thạch Sanh
Đất đai, vườn tược giờ thành của ai ?
Bao nhiêu nghĩa vụ đè vai
Mặc người bổng lộc, mặc người tiếng thơm
Vô tư như những thằng Bờm
Ao vườn, bắt đổi nắm cơm cũng. .. cười
Của Dân |
Thỏa mong vạn đại, đâu cần chi hơn
Dân nghèo luôn miệng đội ơn
Không còn chúa đất, giận hờn bỏ qua
Nên khi giặc đến quê nhà
Giữ quê, dân lại xông ra chiến trường
Người chết trận, kẻ bị thương
Đất đai của tổ Hùng Vương vẹn tròn
Vạn người cha, triệu người con
Giặc tan, sống cũng chẳng còn sức xuân
Trở về ruộng lúa, ao cần
Mới hay đất Tổ có phần mình đâu !!!
Nơi từng cày cấy bấy lâu
Sổ hồng, sổ đỏ, chưa đâu của mình
Ngỡ ngàng chẳng khác Thạch Sanh
Đất đai, vườn tược giờ thành của ai ?
Bao nhiêu nghĩa vụ đè vai
Mặc người bổng lộc, mặc người tiếng thơm
Vô tư như những thằng Bờm
Ao vườn, bắt đổi nắm cơm cũng. .. cười
Chuyện giới nghiêm hay chính sách đàn áp tôn giáo tại Sơn La
Gioan Nguyễn Thạch Hà
03:23 07/01/2009
Những ngày qua, câu chuyện chính quyền phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La ban bố lệnh giới nghiêm trên “toàn cõi đất” thuộc tổ 4 phường Quyết Thắng đã trở thành tâm điểm chú ý của công luận.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Gia Minh (RFA), ông Chủ tịch phường Quyết Thắng Nguyễn Đình Thuận khẳng định chuyện giới nghiêm là có thật và đây là qui ước đã được 100% dân chúng của tổ dân phố 4 phường Quyết Thắng thông qua. Trong khi đó, những người dân tại tổ 4 nói, họ chỉ biết đến “lệnh giới nghiêm” qua thông báo trên loa của phường vào chính ngay đêm 24/12/2008. Và, cũng không hề có bất cứ cuộc họp nào trong phường bàn về vấn đề này.
Có hay không lệnh giới nghiêm trong hương ước tổ 4?
Chúng tôi vừa được những người thân quen cung cấp cho bản qui ước của tổ 4 phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La.
Bản qui ước được lập ngày 1/8/2006, gồm 10 điều, 5 trang A4, do ông Nguyễn Đình Thuận - Chủ tịch phường Quyết Thắng, tự cho mình to hơn Chủ tịch nước, phê duyệt.
Toàn bộ 10 điều của bản hương ước không có chỗ nào qui định về lệnh giới nghiêm như ông chủ tịch phường Quyết Thắng đã khẳng định.
Như vậy, có thể khẳng định, đây chỉ là “lệnh mồm” của ông Chủ tịch phường Quyết Thắng ban ra nhằm ngăn cản giáo dân Công giáo tới tham dự buổi cầu nguyện đêm Giáng sinh 2008 vừa qua, thể hiện chính sách đàn áp tôn giáo có hệ thống từ nhận thức của các quan chức trong tỉnh tới các bản hương ước trái qui định pháp luật.
Bản qui ước của tổ 4 – bằng chứng cụ thể về chính sách đàn áp tôn giáo
Trong bản qui ước này, ngoài những qui định hết sức chung chung, không cần thiết, thì điều 6 của bản qui ước là đáng lưu tâm hơn cả:
“Các cá nhân, hộ gia đình cam kết không tổ chức học, truyền đạo trái phép, không tụ tập đông người để cầu kinh, cầu nguyện (chỉ tu tại gia đình). Không tổ chức các nghi lễ tôn giáo khi chưa được chính quyền địa phương cho phép, không tự ý xây dựng nhà thờ, nhà nguyện, nhà giáo lý và các công trình phục vụ các hoạt động tôn giáo khi chưa được các ngành chức năng cho phép. Không tự ý tổ chức quyên góp, không tự ý nhận tiền, vật tủ, vật phẩm, quà tặng của các tổ chức tôn giáo.
Không tự ý đặt ra các nghi lễ hoạt động tôn giáo trái với qui định của nhà nước. Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các qui định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 22/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo” .
Theo Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã long trọng ký kết thì, “mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức và tôn giáo (…) cho dù một mình hay trong cộng đồng và ở nơi riêng tư hay chốn công cộng, để bày tỏ niềm tin hay tôn giáo của mình khi giáo huấn, thực hành, thờ cúng và làm lễ”.
Giáo hội Công giáo Việt Nam là một tổ chức xã hội của người Công giáo và được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, Pháp lệnh về Tín ngưỡng tôn giáo, tại Điều 9 khoản 1 ghi rõ: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo” . Thì không có lý do gì địa phương lại “ngồi” trên nhà nước để cấm đoán giáo dân như ông Chủ tịch Thuận làm.
Cũng cần biết rằng, bản hương ước của tổ 4 được lập ngày 1/8/2006 trong hoàn cảnh những người Công giáo làm ăn sinh sống tại Sơn La công khai sinh hoạt tôn giáo cộng đồng và nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La ban hành các văn bản, các tài liệu nhằm chống phá Giáo hội Công giáo Sơn La.
Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 3.000 giáo dân Công giáo người Kinh và 1.000 giáo dân H’Mông. Họ đang phải đối diện với nhiều bách hại đến từ các cấp chính quyền tỉnh Sơn La. Giáo dân H’Mông tập trung nhiều ở huyện Mường La, một số bản thuộc huyện Mai Sơn và một số bản thuộc huyện Sông Mã – giáp biên giới Lào. Nhiều người trong số họ vì không chịu được những bách hại hà khắc đã tạm thời “nghỉ đạo” (theo cách nói của anh chị em giáo dân người H’Mông).
Toàn tỉnh Sơn La không có bất cứ một ngôi thánh đường nào. Giáo dân phải cầu nguyện tại các tư gia nhưng luôn bị đe dọa về mọi mặt, từ triệt hạ kinh tế cho tới những dọa nạt, sách nhiễu. Tại các trường học, học sinh Công giáo bị bôi nhọ, nhục mạ. Các bản làng có anh chị em công giáo H’Mông, người Công giáo bị chèn ép, đe dọa. Hầu hết số giáo dân Công giáo H’Mông chưa một lần được tham dự thánh lễ. Nhiều người từ khi theo đạo cho tới chết vẫn chưa được xưng tội, rước lễ lần đầu, chưa một lần được gặp các linh mục, tu sĩ. Họ thực sự là những “tù nhân tôn giáo” ngay trên chính mảnh đất của mình.
Việc ông Chủ tịch phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La tự ý ban lệnh giới nghiêm vào đêm 24/12, không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn phản ánh một chính sách đàn áp tôn giáo đã ngấm vào máu của một số vị hữu trách Nhà nước Sơn La. Sự kiện ấy cũng cho thấy sự coi thường pháp luật, đứng trên pháp luật của một bộ phận những người có trách nhiệm trong cơ quan công quyền thành phố Sơn La. Nhưng những hiện tượng vi phạm pháp luật này không bao giờ bị xử lý. Thực chất là nhà nước đã cố tình dung túng cho các địa phương thi hành chính sách tiêu diệt tôn giáo càng nhiều càng tốt, càng hết càng hay.
Những người có mặt tại tổ 4 phường Quyết Thắng tối 24/12 vừa qua và những ai đã nghe ông Chủ tịch phường Quyết Thắng trả lời phóng viên Gia Minh trên RFA, thì đều hiểu rằng chuyện giới nghiêm là có thật (ông chủ tịch phường đã xác nhận và loa phường đã chính thức công bố công khai). Và, mục tiêu duy nhất của lệnh giới nghiêm là để ngăn cản những người Công giáo tới tổ 4 phường Quyết Thắng mừng lễ Noel.
Thực tế, không có chuyện người dân nhất trí 100% với lệnh giới nghiêm như ông Chủ tịch phường Quyết Thắng đã khẳng định và sự thật là qui ước của tổ 4 phường Quyết Thắng cũng không có điều khoản nào “cấm đi lại tại khu vực kể từ 23 giờ”. Bên cạnh đó, có một sự thật khác là suốt cả năm mọi người có thể qua lại khu vực này bất kể giờ nào mà không hề bị ngăn cản.
Kể cả trường hợp có 100% người dân nhất trí đi nữa nhưng là vi phạm pháp luật thì chính người ban hành ra nó phải bị trừng trị.
Chuyện ngăn cản giáo dân tới dự lễ Noel vào tối 24/12 vừa qua bằng việc ban bố lệnh giới nghiêm của ông chủ tịch phường cho thấy tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng vẫn là một thứ xa xỉ phẩm.
Theo chúng tôi được biết, Giám mục Hưng Hóa Vũ Huy Chương cũng đã nhiều lần phản ánh tình trạng này với chính quyền Trung ương, thế nhưng nhiều năm đã trôi qua mà tình hình tự do tôn giáo tại Tây Bắc nói chung và tại Nhà nước Sơn La nói riêng vẫn giậm chân tại chỗ, nhiều nơi tình hình còn tệ hại hơn trước.
Một ông chủ tịch phường cho mình cái quyền to hơn Chủ tịch nước, ban ra những qui ước, những “lệnh mồm” vi phạm pháp luật nhưng vẫn tại vị và hình như vừa rồi còn được trao bằng khen, thì phải hiểu rằng ông chủ tịch phường Quyết Thắng đang xuất sắc thực hiện đúng chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Qua sự kiện ông Chủ tịch phường Quyết Thắng ký phê duyệt hương ước của tổ 4 và ban lệnh giới nghiêm vi phạm pháp luật vào đêm 24/12 tại tổ 4 phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La cho thấy nhà nước Việt Nam, cách riêng nhà nước Sơn La càng ngày càng tinh vi trong chính sách đàn áp các tôn giáo.
Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2008
Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Gia Minh (RFA), ông Chủ tịch phường Quyết Thắng Nguyễn Đình Thuận khẳng định chuyện giới nghiêm là có thật và đây là qui ước đã được 100% dân chúng của tổ dân phố 4 phường Quyết Thắng thông qua. Trong khi đó, những người dân tại tổ 4 nói, họ chỉ biết đến “lệnh giới nghiêm” qua thông báo trên loa của phường vào chính ngay đêm 24/12/2008. Và, cũng không hề có bất cứ cuộc họp nào trong phường bàn về vấn đề này.
Có hay không lệnh giới nghiêm trong hương ước tổ 4?
Chúng tôi vừa được những người thân quen cung cấp cho bản qui ước của tổ 4 phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La.
Bản qui ước được lập ngày 1/8/2006, gồm 10 điều, 5 trang A4, do ông Nguyễn Đình Thuận - Chủ tịch phường Quyết Thắng, tự cho mình to hơn Chủ tịch nước, phê duyệt.
Toàn bộ 10 điều của bản hương ước không có chỗ nào qui định về lệnh giới nghiêm như ông chủ tịch phường Quyết Thắng đã khẳng định.
Như vậy, có thể khẳng định, đây chỉ là “lệnh mồm” của ông Chủ tịch phường Quyết Thắng ban ra nhằm ngăn cản giáo dân Công giáo tới tham dự buổi cầu nguyện đêm Giáng sinh 2008 vừa qua, thể hiện chính sách đàn áp tôn giáo có hệ thống từ nhận thức của các quan chức trong tỉnh tới các bản hương ước trái qui định pháp luật.
Bản qui ước của tổ 4 – bằng chứng cụ thể về chính sách đàn áp tôn giáo
Trong bản qui ước này, ngoài những qui định hết sức chung chung, không cần thiết, thì điều 6 của bản qui ước là đáng lưu tâm hơn cả:
“Các cá nhân, hộ gia đình cam kết không tổ chức học, truyền đạo trái phép, không tụ tập đông người để cầu kinh, cầu nguyện (chỉ tu tại gia đình). Không tổ chức các nghi lễ tôn giáo khi chưa được chính quyền địa phương cho phép, không tự ý xây dựng nhà thờ, nhà nguyện, nhà giáo lý và các công trình phục vụ các hoạt động tôn giáo khi chưa được các ngành chức năng cho phép. Không tự ý tổ chức quyên góp, không tự ý nhận tiền, vật tủ, vật phẩm, quà tặng của các tổ chức tôn giáo.
Không tự ý đặt ra các nghi lễ hoạt động tôn giáo trái với qui định của nhà nước. Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các qui định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 22/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo” .
Theo Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã long trọng ký kết thì, “mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức và tôn giáo (…) cho dù một mình hay trong cộng đồng và ở nơi riêng tư hay chốn công cộng, để bày tỏ niềm tin hay tôn giáo của mình khi giáo huấn, thực hành, thờ cúng và làm lễ”.
Giáo hội Công giáo Việt Nam là một tổ chức xã hội của người Công giáo và được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, Pháp lệnh về Tín ngưỡng tôn giáo, tại Điều 9 khoản 1 ghi rõ: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo” . Thì không có lý do gì địa phương lại “ngồi” trên nhà nước để cấm đoán giáo dân như ông Chủ tịch Thuận làm.
Cũng cần biết rằng, bản hương ước của tổ 4 được lập ngày 1/8/2006 trong hoàn cảnh những người Công giáo làm ăn sinh sống tại Sơn La công khai sinh hoạt tôn giáo cộng đồng và nhà nước tự trị về tôn giáo Sơn La ban hành các văn bản, các tài liệu nhằm chống phá Giáo hội Công giáo Sơn La.
Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 3.000 giáo dân Công giáo người Kinh và 1.000 giáo dân H’Mông. Họ đang phải đối diện với nhiều bách hại đến từ các cấp chính quyền tỉnh Sơn La. Giáo dân H’Mông tập trung nhiều ở huyện Mường La, một số bản thuộc huyện Mai Sơn và một số bản thuộc huyện Sông Mã – giáp biên giới Lào. Nhiều người trong số họ vì không chịu được những bách hại hà khắc đã tạm thời “nghỉ đạo” (theo cách nói của anh chị em giáo dân người H’Mông).
Toàn tỉnh Sơn La không có bất cứ một ngôi thánh đường nào. Giáo dân phải cầu nguyện tại các tư gia nhưng luôn bị đe dọa về mọi mặt, từ triệt hạ kinh tế cho tới những dọa nạt, sách nhiễu. Tại các trường học, học sinh Công giáo bị bôi nhọ, nhục mạ. Các bản làng có anh chị em công giáo H’Mông, người Công giáo bị chèn ép, đe dọa. Hầu hết số giáo dân Công giáo H’Mông chưa một lần được tham dự thánh lễ. Nhiều người từ khi theo đạo cho tới chết vẫn chưa được xưng tội, rước lễ lần đầu, chưa một lần được gặp các linh mục, tu sĩ. Họ thực sự là những “tù nhân tôn giáo” ngay trên chính mảnh đất của mình.
Việc ông Chủ tịch phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La tự ý ban lệnh giới nghiêm vào đêm 24/12, không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn phản ánh một chính sách đàn áp tôn giáo đã ngấm vào máu của một số vị hữu trách Nhà nước Sơn La. Sự kiện ấy cũng cho thấy sự coi thường pháp luật, đứng trên pháp luật của một bộ phận những người có trách nhiệm trong cơ quan công quyền thành phố Sơn La. Nhưng những hiện tượng vi phạm pháp luật này không bao giờ bị xử lý. Thực chất là nhà nước đã cố tình dung túng cho các địa phương thi hành chính sách tiêu diệt tôn giáo càng nhiều càng tốt, càng hết càng hay.
Những người có mặt tại tổ 4 phường Quyết Thắng tối 24/12 vừa qua và những ai đã nghe ông Chủ tịch phường Quyết Thắng trả lời phóng viên Gia Minh trên RFA, thì đều hiểu rằng chuyện giới nghiêm là có thật (ông chủ tịch phường đã xác nhận và loa phường đã chính thức công bố công khai). Và, mục tiêu duy nhất của lệnh giới nghiêm là để ngăn cản những người Công giáo tới tổ 4 phường Quyết Thắng mừng lễ Noel.
Thực tế, không có chuyện người dân nhất trí 100% với lệnh giới nghiêm như ông Chủ tịch phường Quyết Thắng đã khẳng định và sự thật là qui ước của tổ 4 phường Quyết Thắng cũng không có điều khoản nào “cấm đi lại tại khu vực kể từ 23 giờ”. Bên cạnh đó, có một sự thật khác là suốt cả năm mọi người có thể qua lại khu vực này bất kể giờ nào mà không hề bị ngăn cản.
Kể cả trường hợp có 100% người dân nhất trí đi nữa nhưng là vi phạm pháp luật thì chính người ban hành ra nó phải bị trừng trị.
Chuyện ngăn cản giáo dân tới dự lễ Noel vào tối 24/12 vừa qua bằng việc ban bố lệnh giới nghiêm của ông chủ tịch phường cho thấy tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng vẫn là một thứ xa xỉ phẩm.
Theo chúng tôi được biết, Giám mục Hưng Hóa Vũ Huy Chương cũng đã nhiều lần phản ánh tình trạng này với chính quyền Trung ương, thế nhưng nhiều năm đã trôi qua mà tình hình tự do tôn giáo tại Tây Bắc nói chung và tại Nhà nước Sơn La nói riêng vẫn giậm chân tại chỗ, nhiều nơi tình hình còn tệ hại hơn trước.
Một ông chủ tịch phường cho mình cái quyền to hơn Chủ tịch nước, ban ra những qui ước, những “lệnh mồm” vi phạm pháp luật nhưng vẫn tại vị và hình như vừa rồi còn được trao bằng khen, thì phải hiểu rằng ông chủ tịch phường Quyết Thắng đang xuất sắc thực hiện đúng chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo.
Qua sự kiện ông Chủ tịch phường Quyết Thắng ký phê duyệt hương ước của tổ 4 và ban lệnh giới nghiêm vi phạm pháp luật vào đêm 24/12 tại tổ 4 phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La cho thấy nhà nước Việt Nam, cách riêng nhà nước Sơn La càng ngày càng tinh vi trong chính sách đàn áp các tôn giáo.
Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2008
Người Công giáo Việt Nam phản ứng trước các thông tin sai sự thật
VOA
12:48 07/01/2009
Các tín đồ Công Giáo từng là nạn nhân của những vụ tấn công của giới hữu trách đang phản ứng lại trước những vụ lạm dụng quyền hành và những thông tin sai sự thật nhắm vào họ.
Tin của Asia News và của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam cho hay các nữ tu tại Vĩnh Long cho biết sẽ không phản kháng việc chính quyền sử dụng nhà cửa của họ nếu chính quyền công bố rằng chính sách của chính phủ là xóa bỏ tôn giáo.
Mặt khác, các giáo dân của giáo xứ Thái Hà từng bị buộc tội trong một phiên xử đang đe dọa có những hành động pháp lý nhắm vào một số cơ quan truyền thông của nhà nước vì đã loan tin thất thiệt rằng các bị cáo đã nhận tội.
Tin của Asia News cho hay trong một văn thư gửi chính quyền các cấp, các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ ở Vĩnh Long đã phản đối quyết định ngày 12 tháng Chạp vừa rồi của Ủy Ban Nhân Dân địa phương, theo đó, nhà cửa của các nữ tu, hiện đã bị san bằng, sẽ được xây cất thành một khách sạn sang trọng và phần đất chung quanh sẽ biến thành một công viên.
Tin cho hay trong văn thư vừa kể, nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc, Bề Trên Giám Tỉnh, đã yêu cầu chính quyền xác định xem có chính sách xóa bỏ tôn giáo nào để minh chứng cho việc đối xử với 18 nữ tu của Dòng Thánh Phao Lồ như những tội phạm nguy hiểm, và cho việc đột nhập, phong tỏa, bắt giam nữ tu, đuổi ra khỏi nơi tu hành với bàn tay trắng, tịch thu mọi tài sản, kể cả vật dụng dùng trong việc thờ tự mà không có một án lệnh.
Tin cho biết khi tường thuật vụ xử, các cơ quan thông tin của nhà nước cố tình loan tin là các bị cáo đã thành khẩn nhận tội và cầu xin chính phủ tha thứ, nhờ vậy đã được hưởng những bản án nhẹ, theo đúng với chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước.
Tin cho hay các giáo dân liên hệ coi những tin thất thiệt này là đã trắng trợn bẻ cong sự thật, vì trên thực tế, các bị cáo đã chối bỏ tất cả những lời buộc tội do phía chính phủ đưa ra.
Một trong các bị cáo, bà Nguyễn Thị Việt, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng các bị cáo đều chối bỏ những lời buộc tội và nhất định cho rằng họ vô tội.
Tin cho biết thêm rằng luật sư Lê Trần Luật, người biện hộ cho các bị cáo, cũng xác nhận chuyện các cơ quan truyền thông của chính quyền loan tin không đúng sự thật khi tường thuật rằng các bị cáo thành khẩn nhận tội và xin khoan hồng.
Theo luật sư, các bị cáo đã gửi thư tới các cơ quan truyền thông này, xin đính chánh những tin sai lạc đã loan.
(Nguồn VOA, ngày 06/01/2009)
Tin của Asia News và của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam cho hay các nữ tu tại Vĩnh Long cho biết sẽ không phản kháng việc chính quyền sử dụng nhà cửa của họ nếu chính quyền công bố rằng chính sách của chính phủ là xóa bỏ tôn giáo.
Mặt khác, các giáo dân của giáo xứ Thái Hà từng bị buộc tội trong một phiên xử đang đe dọa có những hành động pháp lý nhắm vào một số cơ quan truyền thông của nhà nước vì đã loan tin thất thiệt rằng các bị cáo đã nhận tội.
Tin của Asia News cho hay trong một văn thư gửi chính quyền các cấp, các nữ tu Dòng Thánh Phao Lồ ở Vĩnh Long đã phản đối quyết định ngày 12 tháng Chạp vừa rồi của Ủy Ban Nhân Dân địa phương, theo đó, nhà cửa của các nữ tu, hiện đã bị san bằng, sẽ được xây cất thành một khách sạn sang trọng và phần đất chung quanh sẽ biến thành một công viên.
Tin cho hay trong văn thư vừa kể, nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc, Bề Trên Giám Tỉnh, đã yêu cầu chính quyền xác định xem có chính sách xóa bỏ tôn giáo nào để minh chứng cho việc đối xử với 18 nữ tu của Dòng Thánh Phao Lồ như những tội phạm nguy hiểm, và cho việc đột nhập, phong tỏa, bắt giam nữ tu, đuổi ra khỏi nơi tu hành với bàn tay trắng, tịch thu mọi tài sản, kể cả vật dụng dùng trong việc thờ tự mà không có một án lệnh.
Tin cho biết khi tường thuật vụ xử, các cơ quan thông tin của nhà nước cố tình loan tin là các bị cáo đã thành khẩn nhận tội và cầu xin chính phủ tha thứ, nhờ vậy đã được hưởng những bản án nhẹ, theo đúng với chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước.
Tin cho hay các giáo dân liên hệ coi những tin thất thiệt này là đã trắng trợn bẻ cong sự thật, vì trên thực tế, các bị cáo đã chối bỏ tất cả những lời buộc tội do phía chính phủ đưa ra.
Một trong các bị cáo, bà Nguyễn Thị Việt, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng các bị cáo đều chối bỏ những lời buộc tội và nhất định cho rằng họ vô tội.
Tin cho biết thêm rằng luật sư Lê Trần Luật, người biện hộ cho các bị cáo, cũng xác nhận chuyện các cơ quan truyền thông của chính quyền loan tin không đúng sự thật khi tường thuật rằng các bị cáo thành khẩn nhận tội và xin khoan hồng.
Theo luật sư, các bị cáo đã gửi thư tới các cơ quan truyền thông này, xin đính chánh những tin sai lạc đã loan.
(Nguồn VOA, ngày 06/01/2009)
Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ
Đồng Nhân
14:05 07/01/2009
WASHINGTON DC - Hôm 6.1.2009 là một ngày lịch sử không những cho gia đình Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, mà còn là một ngày lịch sử cho người Việt Nam hải ngoại và người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ nói riêng: Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ ở Washington DC có một Dân Biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên. Ông Joseph Cao chính thức là dân biểu đại diện cho dân cư Khu vực 2, New Orleans,
Tại trụ sớ Quốc hội trong khuôn viên văn phòng dân biểu các tiểu bang Hoa Kỳ tại Washington DC, một số khách mời Việt Mỹ đã được văn phòng dân biểu Cao Quang Ánh thuộc tiểu bang Louisiana mời tham dự và cùng chung niềm vui trong buổi lễ nhậm chức của ông tại tòa nhà Quốc Hội. Đặc biệt trong số những đồng hương đến chúc mừng, chung vui, có rất đông người trẻ. Sự đắc cử của DB Ánh là một niềm phấn khởi cho thế hệ trẻ muốn đi vào dòng chính Hoa Kỳ.
Tại văn phòng số 2113, Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh cùng hiền thê là Bà Katie Hoàng Hiếu đã tiếp đón đồng hương Việt Nam, thân hữu người Mỹ và chụp ảnh lưu niệm. Có mặt trong buổi tiếp tân này có gia đình của Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, gồm chị em, cậu, mợ, và bà Dì Trần thị Đỗ, (Bà Đỗ là người đã đem Dân biểu Ánh cùng chị và em di tản khỏi Việt Nam vào ngày 27 Tháng 4, 1975). Lúc đó Dân biểu Ánh mới tám tuổi. Cha mẹ và năm chị em gái còn kẹt lại ở VN. Cha là một sĩ quan trong QLVNCH phải đi học tập. Sau đó tất cả gia đình được đoàn tụ ở Hoa Kỳ năm 1991.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của một số người trẻ và hầu hết những nhà hoạt động chính trị trong vùng HTĐ/ phụ cận và các cơ quan truyền thông báo chí.
Ngay sau đó DB Cao Quang Ánh, vợ và hai con trong quốc phục Việt Nam rất dễ thương, đi qua Quốc Hội HK (có dome trên đỉnh) để làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Buổi lễ nhậm chức này là dấu ấn lớn cho riêng gia đình của ông Joseph Cao Quang Ánh và cộng đồng Việt Nam tại Mỹ cũng cảm thấy hãnh diện lây.
Sau hơn 30 năm hòa nhập, bước chân của người luật sư trẻ tuổi này đặt lên thềm nhà Quốc Hội đã mở đường cho nhiều hứa hẹn thuận lợi trong lĩnh vực chính trị cho người Việt hải ngoại trong nổ lực tiến những bước dài vào dòng chảy chính trị của cường quốc này.
Buổi lễ nhậm chức của một dân biểu Mỹ gốc Việt cũng là tiếng chuông báo hiệu một bình minh mới đối với các cộng đồng thiểu số.
Trong tiếng cười rạng rỡ trước thành công của một bạn đồng viện mà tuổi đời còn rất trẻ, Dân biểu Frank Wolf, thuộc tiểu bang Virginia nói rằng ông tin tưởng vào sự làm việc hăng say của dân biểu Cao Quang Ánh và ông cũng tin rằng bước đường thăng tiến của dân biểu Ánh sẽ còn rất lâu dài.
Ông Cao Quang Ánh cho rằng thành công của ông Ánh sẽ mở đường cho giới trẻ tại hải ngoại và đây cũng là niềm phấn khích cho giới trẻ trước ngưỡng cửa đầy thử thách của hệ thống chính trường nước Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi rất là phấn khởi vì việc này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều người trẻ khác.”
Hình ảnh vợ và hai con của dân biểu Cao Quang Ánh với ba tà áo dài truyền thống Việt Nam tham dự trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được toàn nước Mỹ theo dõi và có lẽ người Việt hải ngoại sẽ khó mà quên được câu chuyện có vẻ thần kỳ này trong một thời gian rất dài sau này.
Người thanh niên Việt Nam nhỏ nhắn đứng trước một cử tọa mang dáng dấp tôn nghiêm của hơn 300 năm lập quốc, đặt tay trên Kinh Thánh để lập lại lời thề có tính lịch sử này sẽ là trang sách mới cho một chặng đường mang tên dân chủ mà hàng triệu người đang quyết tâm theo đuổi.
Dân biểu Ed Royce thuộc khu vực có đông người Việt nhất ở Nam Cali đã nồng nhiệt đón chào Dân biểu Jopseph Cao Quang Ánh ngay trước Văn phòng của ông tại Quốc Hội. Dân biểu Royce tuyên bố rằng: "Là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trúng cử vào Quốc Hội, đây chính thực sự là sự lựa chọn tầm cỡ đáng kể. Công Đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Orange và xuyên xuất khắp toàn cõi Hoa Kỳ có quyền hãnh diện vì ông Joseph Cao, Tôi muốn đích thân chúc mừng tân dân biểu và mời ông Cao tham gia cùng chúng tôi trong Nhóm Liên Hiệp Quốc Hội về Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam). Dân biểu Cao có khả năng cống hiến tầm nhìn giá trị và độc nhất cho chúng tôi."
Dân biểu Royce nói tiếp: "Sự thắng cử của Dân biểu Cao còn là tấm gương cho thấy Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang là đóng góp vào cho quốc gia của chúng ta. Lịch sử về cuộc đời của dân biểu Cao là một niềm cảm hứng".
Dân biểu Royce sau đó trong một Thông tư báo chí, ông lại nhấn mạnh rằng "Nhân quyền và Tự do tôn giáo đang bị vi phạm một cách có hệ thống tại Việt Nam. Chính quyền CSVN tiếp tục đè bẹp bất cứ ai bất đồng chính kiến và thường là họ sử dụng cả bạo lực. CSVN cần phải ghi nhận lấy sự kiện này là: một cuộc bỏ phiếu lực chọn quan trọng đã xẩy ra và đây là tấm gương cho thấy là tính cách đa điện chính trị đã thành công và làm việc ra sao".
Tưởng cũng cần ghi chú thêm là Dân biểu Royce là thành viên kì cựu của Tiểu Ban Ngoại vụ về Á châu là là thành viên Nhóm Liên Hiệp về Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Gia đình DB Cao Ánh tại Quốc Hội (Photo: Tuyết Mai) |
Tại văn phòng số 2113, Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh cùng hiền thê là Bà Katie Hoàng Hiếu đã tiếp đón đồng hương Việt Nam, thân hữu người Mỹ và chụp ảnh lưu niệm. Có mặt trong buổi tiếp tân này có gia đình của Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, gồm chị em, cậu, mợ, và bà Dì Trần thị Đỗ, (Bà Đỗ là người đã đem Dân biểu Ánh cùng chị và em di tản khỏi Việt Nam vào ngày 27 Tháng 4, 1975). Lúc đó Dân biểu Ánh mới tám tuổi. Cha mẹ và năm chị em gái còn kẹt lại ở VN. Cha là một sĩ quan trong QLVNCH phải đi học tập. Sau đó tất cả gia đình được đoàn tụ ở Hoa Kỳ năm 1991.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của một số người trẻ và hầu hết những nhà hoạt động chính trị trong vùng HTĐ/ phụ cận và các cơ quan truyền thông báo chí.
Ngay sau đó DB Cao Quang Ánh, vợ và hai con trong quốc phục Việt Nam rất dễ thương, đi qua Quốc Hội HK (có dome trên đỉnh) để làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Buổi lễ nhậm chức này là dấu ấn lớn cho riêng gia đình của ông Joseph Cao Quang Ánh và cộng đồng Việt Nam tại Mỹ cũng cảm thấy hãnh diện lây.
Sau hơn 30 năm hòa nhập, bước chân của người luật sư trẻ tuổi này đặt lên thềm nhà Quốc Hội đã mở đường cho nhiều hứa hẹn thuận lợi trong lĩnh vực chính trị cho người Việt hải ngoại trong nổ lực tiến những bước dài vào dòng chảy chính trị của cường quốc này.
Buổi lễ nhậm chức của một dân biểu Mỹ gốc Việt cũng là tiếng chuông báo hiệu một bình minh mới đối với các cộng đồng thiểu số.
Trong tiếng cười rạng rỡ trước thành công của một bạn đồng viện mà tuổi đời còn rất trẻ, Dân biểu Frank Wolf, thuộc tiểu bang Virginia nói rằng ông tin tưởng vào sự làm việc hăng say của dân biểu Cao Quang Ánh và ông cũng tin rằng bước đường thăng tiến của dân biểu Ánh sẽ còn rất lâu dài.
Ông Cao Quang Ánh cho rằng thành công của ông Ánh sẽ mở đường cho giới trẻ tại hải ngoại và đây cũng là niềm phấn khích cho giới trẻ trước ngưỡng cửa đầy thử thách của hệ thống chính trường nước Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi rất là phấn khởi vì việc này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều người trẻ khác.”
Hình ảnh vợ và hai con của dân biểu Cao Quang Ánh với ba tà áo dài truyền thống Việt Nam tham dự trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được toàn nước Mỹ theo dõi và có lẽ người Việt hải ngoại sẽ khó mà quên được câu chuyện có vẻ thần kỳ này trong một thời gian rất dài sau này.
Người thanh niên Việt Nam nhỏ nhắn đứng trước một cử tọa mang dáng dấp tôn nghiêm của hơn 300 năm lập quốc, đặt tay trên Kinh Thánh để lập lại lời thề có tính lịch sử này sẽ là trang sách mới cho một chặng đường mang tên dân chủ mà hàng triệu người đang quyết tâm theo đuổi.
Vợ chồng DB Royce chào mừng vợ chồng DB Cao Ánh |
Dân biểu Royce nói tiếp: "Sự thắng cử của Dân biểu Cao còn là tấm gương cho thấy Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang là đóng góp vào cho quốc gia của chúng ta. Lịch sử về cuộc đời của dân biểu Cao là một niềm cảm hứng".
Dân biểu Royce sau đó trong một Thông tư báo chí, ông lại nhấn mạnh rằng "Nhân quyền và Tự do tôn giáo đang bị vi phạm một cách có hệ thống tại Việt Nam. Chính quyền CSVN tiếp tục đè bẹp bất cứ ai bất đồng chính kiến và thường là họ sử dụng cả bạo lực. CSVN cần phải ghi nhận lấy sự kiện này là: một cuộc bỏ phiếu lực chọn quan trọng đã xẩy ra và đây là tấm gương cho thấy là tính cách đa điện chính trị đã thành công và làm việc ra sao".
Tưởng cũng cần ghi chú thêm là Dân biểu Royce là thành viên kì cựu của Tiểu Ban Ngoại vụ về Á châu là là thành viên Nhóm Liên Hiệp về Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Rượu Bồ Đào (Porto) đã nhắm và đã say
LM. Antôn Nguyễn Trường Thăng
16:51 07/01/2009
RƯỢU BỒ ĐÀO (PORTO) ĐÃ NHẮM VÀ ĐÃ SAY
Trong những ngày qua, báo chí và diễn đàn điện tử trên Internet tràn ngập những bài ca tụng đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa đoạt chiếc cúp AFF Susuki Cup 2008 danh giá Đông Nam Á, mà người Việt Nam đã chờ đợi trên 40 năm qua. Nhân dịp nầy ông Henrique Calisto, huấn luyện viên Bồ Đào Nha, cũng đã được ca tụng hết lời vì đã góp công lớn đưa đội bóng đạt được thành quả trên. Hình ảnh ông Calisto đã được công kênh trên đường phố. Tên ông được mọi người biết đến và Việt Nam hóa ra Tô, thầy Tô, nghe rất thân thương. Trong các lời ca tụng vị huấn luyện viên quê Matosinhos, vùng gần thành phố Porto với loại rượu Bồ Đào (Porto) danh tiếng, câu nói của ông Chủ tịch Công ty Gạch Đồng Tâm Võ Quốc Thắng rất đáng được lưu ý. “Nếu đất nước Bồ Đào Nha có viện trợ cho VN cả trăm triệu đôla cũng chẳng ai nhớ. Nhưng nếu ông làm cho đội tuyển VN thành công. Hàng chục triệu người người dân VN sẽ rất quý mến đất nước Bồ Đào Nha. Không có điều gì quảng bá cho đất nước tốt bằng điều đó.”
“Ông Henrique Calisto đã mềm lòng và gật đầu đồng ý..” (Trích báo Tuổi trẻ số thứ sáu, ngày 2 tháng giêng Dương lịch năm 2009, trang 11.)
Để đạt đến ngày vinh quang trên, thời gian trước đó, huấn luyện viên Calisto đã bị công kích rất nhiều.
Trong những ngày cuối năm tháng 12, 2008, đội tuyển bóng đá quốc gia và ông Calisto đã góp phần tạo cho người Việt Nam một đêm Mừng Chúa Giáng Sinh 2008 và đón chào năm mới 2009 tuyệt vời.
Khi nhìn thấy ông quàng lên mình quốc kỳ Bồ Đào Nha, tổ quốc ông, tôi bất chợt nhớ đến bao nhiêu gương mặt Bồ Đào Nha khác đã từng sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam nầy.
Đó là linh mục Diogo Carvalho (1578-1624) người đã cùng linh mục người Napoli (Ý) Francesco Busomi, đến Đàng Trong năm 1615. Nhưng ngay năm sau đó, đã can đảm quay về Nhật Bản và tử đạo tại Sendai Nhật Bản ngày 22-2-1624.
Đó là linh mục Gaspar Luis (1586- sau năm 1648) người đã viết bản tường trình Đàng Trong năm 1621 và soạn cuốn Từ Vựng tiếng Việt (nhưng bị thất lạc do đắm tàu). Đó là Amaral, Barbosa soạn thảo từ điển tiếng Việt, rất tiếc, các văn bản trên chưa được tìm thấy.
Nhưng trước hết và trên hết là công trạng của linh mục Francisco Pina. (1585-1625). Quê hương ngài là Guarda, Bồ Đào Nha, chịu chức linh mục năm 1616 để rồi năm sau, 1617, đến Đàng Trong. Ngài thường trú tại Hội An (Quảng Nam), rồi Nước Mặn (Qui Nhơn) nhưng cuối cùng, từ năm 1622, định cư tại Dinh trấn Thanh Chiêm (Dinh Chăm). Tại đây ngài đã mua nhà, trau dồi văn hóa Á Đông và áp dụng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Bản phúc trình của ngài viết vào những năm 1623, 24 đã được tiến sĩ Roland Jacques OMI (tức Dương Hữu Nhân) phát hiện tại thư viện Ajuda của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, và đã được công bố. Hãy đọc vài câu:
“... Về vấn đề học ngôn ngữ thì ở Kẻ Chàm là nơi luôn luôn tốt nhất. Đây là kinh đô của triều đình. Ở đây người ta nói hay. Nhiều người trẻ quy tụ về đây. Họ là sinh viên...Về phần con, con đã soạn xong một tiểu luận về chính tả, về các thanh điệu của ngôn ngữ nầy, và con đang lao vào ngữ pháp...Con phiên âm theo chữ Bồ Đào Nha sao cho người chúng ta có thể đọc và học các từ đó thuộc lòng...” (Trích Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt Ngữ học, Roland Jacques, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội-2007, trang 43, 44)
Trước đây, khi chưa biết các tài liệu nầy, chúng ta thường chỉ chú trọng đến linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) là người có công lớn trong việc xuất bản hai tác phẩm chữ Quốc ngữ rất quan trọng là “Tự điển Annam- Bồ Đào Nha- Latinh” thường gọi tắt là Từ điển Việt- Bồ- La và Phép giảng tám ngày tại Rôma, năm 1651. Nhưng chính cha Đắc Lộ, người đến Đàng Trong tháng 12 năm 1624 (theo cha Đỗ Quang Chính, tháng 2,1625) cho biết mình đã học tiếng Việt với cha Pina.
Kể từ khi bản sao viết tay của cha Pina được phát hiện và được linh mục Dòng Tận hiến Đức Bà Vô Nhiểm Dương Hữu Nhân tức Roland Jacques công bố, cái nhìn về buổi đầu lịch sử hình thành chữ quốc ngữ đã thay đổi nhiều.
Thật ra, cha Pina không tự mình nghĩ ra phương pháp ghi chú nầy mà phải nói đó là công trình của nhiều người Bồ Đào Nha sinh hoạt ở Nhật Bản và Trung quốc trước đó. Từ thế kỷ 16, các linh mục Dòng tên đã sáng chế hệ thống La tinh hóa tiếng Nhật gọi là rômaji, thực ra phải nói Bồ Đào Nha hóa vì ngôn ngữ Bồ rất gần với hệ thống La tinh. Từ đó, các sách viết tay và các bản in theo phương pháp Âu Châu, thay vì mộc bản, đã được tiến hành. Từ năm 1591 cho đến năm 1598 ít nhất có bảy cuốn sách đã được in ấn (Xem sách dịch Lịch sử công giáo Nhật Bản của Joseph Jennes, CICM, Nhà Xuất Bản Tôn giáo, 2008 trang 124 tt..)
Tại Trung quốc, loại sách phiên âm trên cũng khá phổ biến. Sách dùng chủ yếu giúp các người Bồ Đào Nha và Âu Châu không biết chữ Hán và cho sinh viên Nhật Bản, Trung Hoa làm quen với ngôn ngữ Âu Châu.
Chính từ những kinh nghiệm trước đó mà cha Francisco Pina đã bắt đầu Bồ Đào Nha hóa chữ Việt tại Thanh Chiêm (Dinh Chăm), Quảng Nam với sự tiếp tay của nhiều nhà sư, nho sĩ, thông dịch viên và học sinh.
Ông Nguyễn Phước Tương, một nhà nghiên cứu chuyên viết về địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng đã tóm lược công trình trên qua bài viết khá súc tích “Hội An - Thanh Chiêm. Cái nôi ra đời của chữ quốc ngữ “đăng trên Văn Hóa Hội An số đặc biệt Xuân Mậu Tý 2008, trong đó, sau khi dẫn chứng nhiều tài liệu ông đã đi đến kết luận “Như vậy, chính Giáo sĩ Bồ Đào Nha Francesco Pina...cùng với các trí thức và phiên dịch người Việt tại cảng thị Hội An và Dinh trấn Thanh Chiêm đã phát minh đầu tiên chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17, loại văn tự hiện đại của Việt nam. Đây là một sự kiện lịch sử - văn hóa vô cùng vĩ đại mà nhân dân Hội An và nhân dân Thanh Chiêm ngày nay có quyền tự hào.
Thế nhưng, trong những năm qua...chúng ta chưa có một hình thức sinh động để giới thiệu với nhân dân địa phương, nhân dân cả nước và khách du lịch quốc tế để họ biết rằng nơi đây trong quá khứ đã từng ra đời sự kiện vĩ đại đó” (Văn Hóa Hội An, số đặc biệt Xuân Mậu Tý 2008, trang 54 -58)
Ông Phạm Thông, một người đã từng du học tại Bungari, trong báo Khoa học và Sáng tạo, đã lên tiếng yêu cầu hình thành một lễ hội tôn vinh chữ Quốc ngữ. Trong bài viết: “Lễ hội dành cho chữ Quốc ngữ?”, sau khi ghi nhận công trạng của linh mục Francisco Pina, ông viết “Thiết nghĩ, chữ Quốc ngữ đối với chúng ta hiện nay và mãi mãi sau nầy, quý báu và cần thiết như cơm gạo, như không khí, ánh sáng mặt trời vậy. Ngày nay và mai sau, mỗi người Việt Nam của chúng ta khi cầm trên tay một trang sách tiếng Việt, cầm trên tay cây bút ký tên mình bằng chữ Quốc ngữ, phải nhớ đến nguồn gốc của nó như từ đâu ta có bát cơm ăn.” Từ đó ông đưa ra ý kiến “.. tôi thiết nghĩ chữ Quốc ngữ và những tiền nhân có công khai sinh, phát triển và truyền bá nó, không kể họ là ai, ngoại quốc hay là Việt, lương hay là giáo cũng cần được tôn vinh trong lòng mỗi người dân Việt. Lễ hội chữ Quốc ngữ nếu được khai sinh trên cái nôi hình thành Thanh Chiêm, Hội An là một sự ứng xử đúng đạo lý nhất của người Việt, của người Quảng Nam là ‘uống nước nhớ nguồn’, ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’. Và lễ hội chữ Quốc ngữ sẽ là một điểm nhấn quan trọng góp phần làm hiển lộ ngày càng rõ nét nền văn hóa đặc thù Đất Quảng” (Báo Khoa học và Sáng tạo, số 69 (tháng 10/2008, trang 10,11)
Tháng 12 năm nay, dân tộc Việt Nam tự hào về chiến thắng đương kim vô địch Singapore và Thái Lan trên đấu trường bóng đá, nhờ công sức của ông Henrique Calisto, một người Bồ Đào Nha, nhưng không ai nhớ đến một người Bồ Đào Nha khác, Francisco Pina, đã chết đuối trên biển Quảng nam Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1625, mười ngày trước lễ Chúa Giáng Sinh, khi vừa tròn 40 tuổi, với bao ước mơ chưa thành hình.
Nhân vật đó đã mãi mãi nằm xuống tại mảnh đất Việt Nam nầy, đã đặt nền tảng ban đầu cho một di sản khổng lồ là nền văn học chữ quốc ngữ. Qua bốn nghìn năm văn hiến, chúng ta còn lại bao nhiêu văn bản Hán Nôm? Chứa được bao nhiêu căn phòng? Còn chữ Quốc ngữ, tuổi chưa đầy 400 năm, nhưng nếu hôm nay nhà nước xây dựng bảo tàng chữ Quốc ngữ, chắc chắn phải cần một tòa nhà đồ sộ mới chứa hết.
Công trạng của linh mục Francesco Pina quá lớn, nhưng ngay một ngôi mộ xứng đáng, dân tộc nầy cũng chưa dành cho ngài, ấy là không kể những người dùng chữ Quốc ngữ để phỉ báng chữ Quốc ngữ như là công cụ “thực dân, đế quốc”?!
Chưa đầy 10 năm khi những trang chữ Quốc ngữ xuất hiện trên Internet mà nay ai cũng nhận ra khả năng tuyệt vời hội nhập thế giới của lối chữ nầy. Chữ Quốc ngữ giúp dân tộc ta vượt qua nhiều dân tộc trên thế giới về chất lượng và số lượng website. Hãy gỏ một từ Quốc ngữ trên công cụ tìm kiếm Google hoặc Yahoo bạn sẽ thấy rỏ ngay.
Cha Pina ơi, cha đang nằm ở đâu trên mảnh đất vinh quang và đau thương nầy?
Người Việt Nam đã quên cha nhưng rồi sẽ phải nhớ ơn cha. Huấn luyện viên Calisto, người đồng hương của cha đã làm cho dân tộc Việt Nam tự hào trong một vài năm, nhưng cha mới là người Bồ Đào Nha mà người Việt cần phải biết ơn lâu dài, cha mới là hương vị thơm ngon, ngọt ngào, say nồng của rượu Bồ Đào (Porto), không chỉ trăm năm mà chắc chắn sẽ là mãi mãi với công trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
Hội An, ngày 03 tháng 1 năm 2009.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng, Quản xứ Hội An.
Trong những ngày qua, báo chí và diễn đàn điện tử trên Internet tràn ngập những bài ca tụng đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa đoạt chiếc cúp AFF Susuki Cup 2008 danh giá Đông Nam Á, mà người Việt Nam đã chờ đợi trên 40 năm qua. Nhân dịp nầy ông Henrique Calisto, huấn luyện viên Bồ Đào Nha, cũng đã được ca tụng hết lời vì đã góp công lớn đưa đội bóng đạt được thành quả trên. Hình ảnh ông Calisto đã được công kênh trên đường phố. Tên ông được mọi người biết đến và Việt Nam hóa ra Tô, thầy Tô, nghe rất thân thương. Trong các lời ca tụng vị huấn luyện viên quê Matosinhos, vùng gần thành phố Porto với loại rượu Bồ Đào (Porto) danh tiếng, câu nói của ông Chủ tịch Công ty Gạch Đồng Tâm Võ Quốc Thắng rất đáng được lưu ý. “Nếu đất nước Bồ Đào Nha có viện trợ cho VN cả trăm triệu đôla cũng chẳng ai nhớ. Nhưng nếu ông làm cho đội tuyển VN thành công. Hàng chục triệu người người dân VN sẽ rất quý mến đất nước Bồ Đào Nha. Không có điều gì quảng bá cho đất nước tốt bằng điều đó.”
“Ông Henrique Calisto đã mềm lòng và gật đầu đồng ý..” (Trích báo Tuổi trẻ số thứ sáu, ngày 2 tháng giêng Dương lịch năm 2009, trang 11.)
Để đạt đến ngày vinh quang trên, thời gian trước đó, huấn luyện viên Calisto đã bị công kích rất nhiều.
Trong những ngày cuối năm tháng 12, 2008, đội tuyển bóng đá quốc gia và ông Calisto đã góp phần tạo cho người Việt Nam một đêm Mừng Chúa Giáng Sinh 2008 và đón chào năm mới 2009 tuyệt vời.
Khi nhìn thấy ông quàng lên mình quốc kỳ Bồ Đào Nha, tổ quốc ông, tôi bất chợt nhớ đến bao nhiêu gương mặt Bồ Đào Nha khác đã từng sinh sống, làm việc trên đất nước Việt Nam nầy.
Đó là linh mục Diogo Carvalho (1578-1624) người đã cùng linh mục người Napoli (Ý) Francesco Busomi, đến Đàng Trong năm 1615. Nhưng ngay năm sau đó, đã can đảm quay về Nhật Bản và tử đạo tại Sendai Nhật Bản ngày 22-2-1624.
Đó là linh mục Gaspar Luis (1586- sau năm 1648) người đã viết bản tường trình Đàng Trong năm 1621 và soạn cuốn Từ Vựng tiếng Việt (nhưng bị thất lạc do đắm tàu). Đó là Amaral, Barbosa soạn thảo từ điển tiếng Việt, rất tiếc, các văn bản trên chưa được tìm thấy.
Nhưng trước hết và trên hết là công trạng của linh mục Francisco Pina. (1585-1625). Quê hương ngài là Guarda, Bồ Đào Nha, chịu chức linh mục năm 1616 để rồi năm sau, 1617, đến Đàng Trong. Ngài thường trú tại Hội An (Quảng Nam), rồi Nước Mặn (Qui Nhơn) nhưng cuối cùng, từ năm 1622, định cư tại Dinh trấn Thanh Chiêm (Dinh Chăm). Tại đây ngài đã mua nhà, trau dồi văn hóa Á Đông và áp dụng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Bản phúc trình của ngài viết vào những năm 1623, 24 đã được tiến sĩ Roland Jacques OMI (tức Dương Hữu Nhân) phát hiện tại thư viện Ajuda của thủ đô Lisboa, Bồ Đào Nha, và đã được công bố. Hãy đọc vài câu:
“... Về vấn đề học ngôn ngữ thì ở Kẻ Chàm là nơi luôn luôn tốt nhất. Đây là kinh đô của triều đình. Ở đây người ta nói hay. Nhiều người trẻ quy tụ về đây. Họ là sinh viên...Về phần con, con đã soạn xong một tiểu luận về chính tả, về các thanh điệu của ngôn ngữ nầy, và con đang lao vào ngữ pháp...Con phiên âm theo chữ Bồ Đào Nha sao cho người chúng ta có thể đọc và học các từ đó thuộc lòng...” (Trích Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt Ngữ học, Roland Jacques, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội-2007, trang 43, 44)
Trước đây, khi chưa biết các tài liệu nầy, chúng ta thường chỉ chú trọng đến linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) là người có công lớn trong việc xuất bản hai tác phẩm chữ Quốc ngữ rất quan trọng là “Tự điển Annam- Bồ Đào Nha- Latinh” thường gọi tắt là Từ điển Việt- Bồ- La và Phép giảng tám ngày tại Rôma, năm 1651. Nhưng chính cha Đắc Lộ, người đến Đàng Trong tháng 12 năm 1624 (theo cha Đỗ Quang Chính, tháng 2,1625) cho biết mình đã học tiếng Việt với cha Pina.
Kể từ khi bản sao viết tay của cha Pina được phát hiện và được linh mục Dòng Tận hiến Đức Bà Vô Nhiểm Dương Hữu Nhân tức Roland Jacques công bố, cái nhìn về buổi đầu lịch sử hình thành chữ quốc ngữ đã thay đổi nhiều.
Thật ra, cha Pina không tự mình nghĩ ra phương pháp ghi chú nầy mà phải nói đó là công trình của nhiều người Bồ Đào Nha sinh hoạt ở Nhật Bản và Trung quốc trước đó. Từ thế kỷ 16, các linh mục Dòng tên đã sáng chế hệ thống La tinh hóa tiếng Nhật gọi là rômaji, thực ra phải nói Bồ Đào Nha hóa vì ngôn ngữ Bồ rất gần với hệ thống La tinh. Từ đó, các sách viết tay và các bản in theo phương pháp Âu Châu, thay vì mộc bản, đã được tiến hành. Từ năm 1591 cho đến năm 1598 ít nhất có bảy cuốn sách đã được in ấn (Xem sách dịch Lịch sử công giáo Nhật Bản của Joseph Jennes, CICM, Nhà Xuất Bản Tôn giáo, 2008 trang 124 tt..)
Tại Trung quốc, loại sách phiên âm trên cũng khá phổ biến. Sách dùng chủ yếu giúp các người Bồ Đào Nha và Âu Châu không biết chữ Hán và cho sinh viên Nhật Bản, Trung Hoa làm quen với ngôn ngữ Âu Châu.
Chính từ những kinh nghiệm trước đó mà cha Francisco Pina đã bắt đầu Bồ Đào Nha hóa chữ Việt tại Thanh Chiêm (Dinh Chăm), Quảng Nam với sự tiếp tay của nhiều nhà sư, nho sĩ, thông dịch viên và học sinh.
Ông Nguyễn Phước Tương, một nhà nghiên cứu chuyên viết về địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng đã tóm lược công trình trên qua bài viết khá súc tích “Hội An - Thanh Chiêm. Cái nôi ra đời của chữ quốc ngữ “đăng trên Văn Hóa Hội An số đặc biệt Xuân Mậu Tý 2008, trong đó, sau khi dẫn chứng nhiều tài liệu ông đã đi đến kết luận “Như vậy, chính Giáo sĩ Bồ Đào Nha Francesco Pina...cùng với các trí thức và phiên dịch người Việt tại cảng thị Hội An và Dinh trấn Thanh Chiêm đã phát minh đầu tiên chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17, loại văn tự hiện đại của Việt nam. Đây là một sự kiện lịch sử - văn hóa vô cùng vĩ đại mà nhân dân Hội An và nhân dân Thanh Chiêm ngày nay có quyền tự hào.
Thế nhưng, trong những năm qua...chúng ta chưa có một hình thức sinh động để giới thiệu với nhân dân địa phương, nhân dân cả nước và khách du lịch quốc tế để họ biết rằng nơi đây trong quá khứ đã từng ra đời sự kiện vĩ đại đó” (Văn Hóa Hội An, số đặc biệt Xuân Mậu Tý 2008, trang 54 -58)
Ông Phạm Thông, một người đã từng du học tại Bungari, trong báo Khoa học và Sáng tạo, đã lên tiếng yêu cầu hình thành một lễ hội tôn vinh chữ Quốc ngữ. Trong bài viết: “Lễ hội dành cho chữ Quốc ngữ?”, sau khi ghi nhận công trạng của linh mục Francisco Pina, ông viết “Thiết nghĩ, chữ Quốc ngữ đối với chúng ta hiện nay và mãi mãi sau nầy, quý báu và cần thiết như cơm gạo, như không khí, ánh sáng mặt trời vậy. Ngày nay và mai sau, mỗi người Việt Nam của chúng ta khi cầm trên tay một trang sách tiếng Việt, cầm trên tay cây bút ký tên mình bằng chữ Quốc ngữ, phải nhớ đến nguồn gốc của nó như từ đâu ta có bát cơm ăn.” Từ đó ông đưa ra ý kiến “.. tôi thiết nghĩ chữ Quốc ngữ và những tiền nhân có công khai sinh, phát triển và truyền bá nó, không kể họ là ai, ngoại quốc hay là Việt, lương hay là giáo cũng cần được tôn vinh trong lòng mỗi người dân Việt. Lễ hội chữ Quốc ngữ nếu được khai sinh trên cái nôi hình thành Thanh Chiêm, Hội An là một sự ứng xử đúng đạo lý nhất của người Việt, của người Quảng Nam là ‘uống nước nhớ nguồn’, ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’. Và lễ hội chữ Quốc ngữ sẽ là một điểm nhấn quan trọng góp phần làm hiển lộ ngày càng rõ nét nền văn hóa đặc thù Đất Quảng” (Báo Khoa học và Sáng tạo, số 69 (tháng 10/2008, trang 10,11)
Tháng 12 năm nay, dân tộc Việt Nam tự hào về chiến thắng đương kim vô địch Singapore và Thái Lan trên đấu trường bóng đá, nhờ công sức của ông Henrique Calisto, một người Bồ Đào Nha, nhưng không ai nhớ đến một người Bồ Đào Nha khác, Francisco Pina, đã chết đuối trên biển Quảng nam Đà Nẵng ngày 15 tháng 12 năm 1625, mười ngày trước lễ Chúa Giáng Sinh, khi vừa tròn 40 tuổi, với bao ước mơ chưa thành hình.
Nhân vật đó đã mãi mãi nằm xuống tại mảnh đất Việt Nam nầy, đã đặt nền tảng ban đầu cho một di sản khổng lồ là nền văn học chữ quốc ngữ. Qua bốn nghìn năm văn hiến, chúng ta còn lại bao nhiêu văn bản Hán Nôm? Chứa được bao nhiêu căn phòng? Còn chữ Quốc ngữ, tuổi chưa đầy 400 năm, nhưng nếu hôm nay nhà nước xây dựng bảo tàng chữ Quốc ngữ, chắc chắn phải cần một tòa nhà đồ sộ mới chứa hết.
Công trạng của linh mục Francesco Pina quá lớn, nhưng ngay một ngôi mộ xứng đáng, dân tộc nầy cũng chưa dành cho ngài, ấy là không kể những người dùng chữ Quốc ngữ để phỉ báng chữ Quốc ngữ như là công cụ “thực dân, đế quốc”?!
Chưa đầy 10 năm khi những trang chữ Quốc ngữ xuất hiện trên Internet mà nay ai cũng nhận ra khả năng tuyệt vời hội nhập thế giới của lối chữ nầy. Chữ Quốc ngữ giúp dân tộc ta vượt qua nhiều dân tộc trên thế giới về chất lượng và số lượng website. Hãy gỏ một từ Quốc ngữ trên công cụ tìm kiếm Google hoặc Yahoo bạn sẽ thấy rỏ ngay.
Cha Pina ơi, cha đang nằm ở đâu trên mảnh đất vinh quang và đau thương nầy?
Người Việt Nam đã quên cha nhưng rồi sẽ phải nhớ ơn cha. Huấn luyện viên Calisto, người đồng hương của cha đã làm cho dân tộc Việt Nam tự hào trong một vài năm, nhưng cha mới là người Bồ Đào Nha mà người Việt cần phải biết ơn lâu dài, cha mới là hương vị thơm ngon, ngọt ngào, say nồng của rượu Bồ Đào (Porto), không chỉ trăm năm mà chắc chắn sẽ là mãi mãi với công trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
Hội An, ngày 03 tháng 1 năm 2009.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng, Quản xứ Hội An.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Thu
Đặng Đức Cương
06:09 07/01/2009
LÁ THU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thu đang đến lá còn do dự
Có lẽ vì chưa muốn rụng ngày mai..
(Trích thơ của Sương Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền