Phụng Vụ - Mục Vụ
Trời mở ra
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:17 08/01/2011
TRỜI MỞ RA
Tại giòng sông Jordan, khi Chúa Giê su chịu Phép Rửa, dường như ở nơi đây đã diễn ra hai lối nhìn khác nhau: lối nhìn từ đất và lối nhìn từ trời.
- Lối nhìn từ đất: Bắt đầu với Gioan Tẩy Giả, ông do dự không dám rửa cho Chúa Giêsu. Ông nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép Rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Bởi vì Gioan lý luận rất đúng. Phép rửa của ông kêu gọi mọi người sám hối ăn năn. Còn Đức Giêsu Kitô là Chiên Thiên Chúa, Đấng đến để gánh tội trần gian. Ngài là con chiên vô tội, làm sao có thể dìm mình để ăn năn thống hối được. Đức Giêsu dường như cảm thông với những nỗi băn khoăn của Gioan Tẩy Giả. Câu trả lời của Ngài là “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3, 15). Và như vậy thì ứng nghiệm những gì đã chép về Ngài.
- Lối nhìn từ trời: Lối nhìn của Chúa Giêsu là lối nhìn từ trời xuống mới hé mở cho chúng ta thấy ý của Chúa dìm mình xuống dòng sông Jordan. Lời từ trời xuống thực sự là lời của Chúa Cha: “Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng”(Mt 3,17). Lời ấy của Chúa Cha cho chúng ta thấy một chân trời mới. Chân trời này đã mở ra ngay khi Chúa Giêsu từ dưới dòng sông Jordan bước lên để chúng ta thấy ngôn ngữ từ trời xuống là ngôn ngữ của ơn thánh, bởi vì trời mở ra cho tất cả những ai bước từ cõi chết vào cõi sống. Từ mạch nước mà Đức Giêsu đến để thánh hóa dưới giòng sông Jordan. Những người Kitô hữu được sinh ra trong mạch nước đó – đó là bí tích Rửa Tội. Vì thế họ bước lên, hay họ bước vào một chân trời mới. Chân trời ấy mở ra cho họ ngay khi họ được lãnh bí tích rửa tội. Trời mở ra cho tất cả những ai thoát khỏi tối tăm, đi vào ánh sáng. Trời mở ra cho những người đi từ cõi chết vào cõi sống, và sức sống ấy là sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tiếng Chúa Cha từ trời, Thánh Thần như chim bồ câu đỗ xuống trên Ngài và chính Chúa Ngôi Hai giáng trần. Ngài đó, Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.
Sự sống mới chính là sự sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống này mở ra không chỉ cho những người đi từ cõi chết vào cõi sống mà là đi từ đất đi vào Nước Trời. Bởi vậy Chúa Giêsu đã không nói gì, khi mà Người đến dìm mình trong giòng sông Jordan. Nhưng khi mà Người từ giòng sông bước lên thì đó là ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Ngôn ngữ của tình yêu. Do đó, chúng ta nhận ra rằng, những gì chúng ta nói ở bờ sông Jordan là tiếng nói của Thánh Thần, bởi vì Thánh Thần lấy hình chim câu đỗ xuống trên Ngài; là tiếng nói của Chúa Cha từ trời: “Đây là con yêu dấu của Ta”. Với những điều đó, người Kitô hữu được đưa vào đời sống mới và Chúa Giêsu sau này sẽ tuyên bố rằng: “Triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các con”(Lc 17,21). Đến giữa các con ngay từ lúc mà Đức Giêsu từ dưới giòng sông bước lên để cho mọi người thấy rằng Nước Thiên Chúa đã hiện diện. Nước Thiên Chúa chính là sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy, khi người Kitô hữu đi vào trong Bí tích Rửa Tội, họ được tha hết các tội, họ được sạch tội tổ tông truyền và một bước của họ từ giếng rửa tội bước ra, họ thực hiện được điều mà thánh Phaolô nói: “Anh em không còn là nô lệ tội lỗi nữa, nhưng trong tinh thần nghĩa tử, chúng ta kêu lên: Abba! Cha ơi!”(Rm 8,15). Được gọi Thiên Chúa là Cha, và do đó, hình ảnh từ tiếng Chúa Cha gọi Chúa Giê su “Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng” là bao hàm cả những người Kitô hữu, những người mang danh của Chúa Kitô, những người đi theo Chúa Kitô mọi thời đại, mọi thành phần, mọi quốc gia, mọi chủng tộc. Họ sẽ trở thành những người con mà Chúa Cha hài lòng. Như vậy, người Kitô hữu hôm nay được mời gọi sống lại ân sủng của ngày chịu phép Rửa Tội. Trong ngày đó, người Kitô hữu đã được đi vào trong một lời hứa, lời hứa từ bỏ ma quỉ, từ bỏ mọi quyến rũ của ma quỉ và tuyên xưng một lòng tin. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, tin vào Ngôi Hai xuống thế làm người, tin vào sự sống của Chúa Thánh Thần như những gì mà Gioan đã chứng kiến bên bờ sông Jordan là Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, mỗi khi chúng ta cử hành thánh lễ, chúng ta đều nhắc lại qua nghi thức thống hối, nhất là trong đêm Phục Sinh rảy nước trên dân chúng để nhắc người Kitô hữu đã được vượt qua như dân Do Thái ngày xưa vượt qua Biển Đỏ để đi vào Đất Hứa. Người Kitô hữu cũng vượt qua cái chết để đi vào cõi sống. Cho nên bí tích Rửa tội còn có thể gọi là Bí tích Vượt Qua để giúp chúng ta đi vào một vùng đất hứa, vùng đất đượm sữa và mật, nghĩa là đầy tràn tình yêu thương và hạnh phúc.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu luôn luôn nhớ lại bí tích Rửa tội để sống xứng đáng với ân huệ mà mình lãnh nhận từ ngày đó. Trong bí tích rửa tội, người Kitô hữu được Thiên Chúa trao ban đức tin, đức cậy và đức mến. Thần học gọi đây là ba nhân đức đối thần vì chỉ có Thiên Chúa ban mới có, con người không sắm được. Thứ nhất, đức tin ở bí tích rửa tội là đức tin mà ngay trong nghi lễ dành cho tân tòng, chủ lễ hỏi “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa? Thưa: Con xin đức tin”, “Đức tin sinh ơn ích gì cho con? Thưa: Đức tin đem lại cho con sự sống đời đời”. Lòng tin hướng về sự sống đời đời; thứ hai là đức cậy. Đức cậy để cho người Kitô hữu không bám víu vào vật chất, bám víu vào danh vọng, quyền lợi hay những thế lực của trần gian nhưng trông cậy vào công nghiệp vô cùng của Chúa Cứu Thế Giêsu mà mình sẽ được ban phúc Nước Trời. Cuối cùng là đức mến. Chỉ có người con mới có thể yêu mến Cha. Còn nô lệ đối với ông chủ luôn luôn là sự sợ hãi. Đức mến cho con người một tình yêu mến đối với Thiên Chúa là Cha. Vì vậy, tin – cậy – mến đều là của những người ở trạng thái đầy tràn bình an và ân sủng. Họ chỉ có thể bước lên và trời mở ra. Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong họ thì họ mới đạt được tin cậy mến. Còn nếu cứ ở trong bóng tối của sự chết dìm mình dưới dòng sông, nghĩa là mình ở trong bóng tối của sự chết, không bước lên thì không bao giờ đạt tới được ơn cứu độ. Ngôn ngữ từ trời xuống cho chúng ta thấy đó là một ngôn ngữ mở. Ngôn ngữ ấy nói bằng đức tin, đức cậy, đức mến của người Kitô hữu. Ngôn ngữ ấy nói qua những người con, biết gọi Chúa là Cha trong tinh thần yêu mến chứ không phải làm nô lệ sợ hãi. Ngôn ngữ mở, như trời mở ra để người Kitô hữu bước vào một đời sống mới mà sống bằng sức sống của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ và dẫn dắt lịch sử để đưa họ tới cội nguồn của ơn cứu độ.
Ngày hôm nay, Lễ Chúa Giê su chịu Phép Rửa không phải để chúng ta nhắc nhớ lại một kỷ niệm, nhưng là để chúng ta sống bí tích rửa tội một cách cụ thể hơn, tích cực hơn trong đời sống của mỗi người chúng ta, để từ nay mỗi khi chúng ta đọc kinh Tin Kính, mỗi khi cử hành nghi thức sám hối chúng ta ý thức về bí tích quan trọng này và nhắc nhở nhau sống làm sao cho đức tin được vững vàng đức cậy được nở hoa và sinh trái của đức mến. Đó là những gì mà Thiên Chúa đang mong chờ và đó cũng chính là ý nghĩa của ngày lễ Chúa Giê su Chịu Phép Rửa.
Lạy Chúa Giê su Ki tô,
Chúa đến trần gian cho thế gian được sống.
Chúa dìm mình dưới giòng sông
để trời mở ra và Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện.
Từ mạch nước được thánh hóa,
người Kitô hữu chúng con được sinh ra.
Xin cho chúng con cũng bước vào trong đời sống mới
để sống thân mật với Thiên Chúa Ba Ngôi
sống tha thiết với đức tin, đức cậy, đức mến,
mà chúng con nhận lãnh ngày lãnh bí tích rửa tội.
Xin cho chúng con được lớn lên trong Hội Thánh là Mẹ
và chúng con được hướng về Thiên Chúa là Cha
để với tình Cha, với ơn nghĩa Mẹ,
chúng con đạt tới ơn cứu độ đời đời
trong Đức Giê su Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Tại giòng sông Jordan, khi Chúa Giê su chịu Phép Rửa, dường như ở nơi đây đã diễn ra hai lối nhìn khác nhau: lối nhìn từ đất và lối nhìn từ trời.
- Lối nhìn từ đất: Bắt đầu với Gioan Tẩy Giả, ông do dự không dám rửa cho Chúa Giêsu. Ông nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép Rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Bởi vì Gioan lý luận rất đúng. Phép rửa của ông kêu gọi mọi người sám hối ăn năn. Còn Đức Giêsu Kitô là Chiên Thiên Chúa, Đấng đến để gánh tội trần gian. Ngài là con chiên vô tội, làm sao có thể dìm mình để ăn năn thống hối được. Đức Giêsu dường như cảm thông với những nỗi băn khoăn của Gioan Tẩy Giả. Câu trả lời của Ngài là “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3, 15). Và như vậy thì ứng nghiệm những gì đã chép về Ngài.
- Lối nhìn từ trời: Lối nhìn của Chúa Giêsu là lối nhìn từ trời xuống mới hé mở cho chúng ta thấy ý của Chúa dìm mình xuống dòng sông Jordan. Lời từ trời xuống thực sự là lời của Chúa Cha: “Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng”(Mt 3,17). Lời ấy của Chúa Cha cho chúng ta thấy một chân trời mới. Chân trời này đã mở ra ngay khi Chúa Giêsu từ dưới dòng sông Jordan bước lên để chúng ta thấy ngôn ngữ từ trời xuống là ngôn ngữ của ơn thánh, bởi vì trời mở ra cho tất cả những ai bước từ cõi chết vào cõi sống. Từ mạch nước mà Đức Giêsu đến để thánh hóa dưới giòng sông Jordan. Những người Kitô hữu được sinh ra trong mạch nước đó – đó là bí tích Rửa Tội. Vì thế họ bước lên, hay họ bước vào một chân trời mới. Chân trời ấy mở ra cho họ ngay khi họ được lãnh bí tích rửa tội. Trời mở ra cho tất cả những ai thoát khỏi tối tăm, đi vào ánh sáng. Trời mở ra cho những người đi từ cõi chết vào cõi sống, và sức sống ấy là sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tiếng Chúa Cha từ trời, Thánh Thần như chim bồ câu đỗ xuống trên Ngài và chính Chúa Ngôi Hai giáng trần. Ngài đó, Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.
Sự sống mới chính là sự sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự sống này mở ra không chỉ cho những người đi từ cõi chết vào cõi sống mà là đi từ đất đi vào Nước Trời. Bởi vậy Chúa Giêsu đã không nói gì, khi mà Người đến dìm mình trong giòng sông Jordan. Nhưng khi mà Người từ giòng sông bước lên thì đó là ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Ngôn ngữ của tình yêu. Do đó, chúng ta nhận ra rằng, những gì chúng ta nói ở bờ sông Jordan là tiếng nói của Thánh Thần, bởi vì Thánh Thần lấy hình chim câu đỗ xuống trên Ngài; là tiếng nói của Chúa Cha từ trời: “Đây là con yêu dấu của Ta”. Với những điều đó, người Kitô hữu được đưa vào đời sống mới và Chúa Giêsu sau này sẽ tuyên bố rằng: “Triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các con”(Lc 17,21). Đến giữa các con ngay từ lúc mà Đức Giêsu từ dưới giòng sông bước lên để cho mọi người thấy rằng Nước Thiên Chúa đã hiện diện. Nước Thiên Chúa chính là sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy, khi người Kitô hữu đi vào trong Bí tích Rửa Tội, họ được tha hết các tội, họ được sạch tội tổ tông truyền và một bước của họ từ giếng rửa tội bước ra, họ thực hiện được điều mà thánh Phaolô nói: “Anh em không còn là nô lệ tội lỗi nữa, nhưng trong tinh thần nghĩa tử, chúng ta kêu lên: Abba! Cha ơi!”(Rm 8,15). Được gọi Thiên Chúa là Cha, và do đó, hình ảnh từ tiếng Chúa Cha gọi Chúa Giê su “Đây là con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng” là bao hàm cả những người Kitô hữu, những người mang danh của Chúa Kitô, những người đi theo Chúa Kitô mọi thời đại, mọi thành phần, mọi quốc gia, mọi chủng tộc. Họ sẽ trở thành những người con mà Chúa Cha hài lòng. Như vậy, người Kitô hữu hôm nay được mời gọi sống lại ân sủng của ngày chịu phép Rửa Tội. Trong ngày đó, người Kitô hữu đã được đi vào trong một lời hứa, lời hứa từ bỏ ma quỉ, từ bỏ mọi quyến rũ của ma quỉ và tuyên xưng một lòng tin. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, tin vào Ngôi Hai xuống thế làm người, tin vào sự sống của Chúa Thánh Thần như những gì mà Gioan đã chứng kiến bên bờ sông Jordan là Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, mỗi khi chúng ta cử hành thánh lễ, chúng ta đều nhắc lại qua nghi thức thống hối, nhất là trong đêm Phục Sinh rảy nước trên dân chúng để nhắc người Kitô hữu đã được vượt qua như dân Do Thái ngày xưa vượt qua Biển Đỏ để đi vào Đất Hứa. Người Kitô hữu cũng vượt qua cái chết để đi vào cõi sống. Cho nên bí tích Rửa tội còn có thể gọi là Bí tích Vượt Qua để giúp chúng ta đi vào một vùng đất hứa, vùng đất đượm sữa và mật, nghĩa là đầy tràn tình yêu thương và hạnh phúc.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu luôn luôn nhớ lại bí tích Rửa tội để sống xứng đáng với ân huệ mà mình lãnh nhận từ ngày đó. Trong bí tích rửa tội, người Kitô hữu được Thiên Chúa trao ban đức tin, đức cậy và đức mến. Thần học gọi đây là ba nhân đức đối thần vì chỉ có Thiên Chúa ban mới có, con người không sắm được. Thứ nhất, đức tin ở bí tích rửa tội là đức tin mà ngay trong nghi lễ dành cho tân tòng, chủ lễ hỏi “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa? Thưa: Con xin đức tin”, “Đức tin sinh ơn ích gì cho con? Thưa: Đức tin đem lại cho con sự sống đời đời”. Lòng tin hướng về sự sống đời đời; thứ hai là đức cậy. Đức cậy để cho người Kitô hữu không bám víu vào vật chất, bám víu vào danh vọng, quyền lợi hay những thế lực của trần gian nhưng trông cậy vào công nghiệp vô cùng của Chúa Cứu Thế Giêsu mà mình sẽ được ban phúc Nước Trời. Cuối cùng là đức mến. Chỉ có người con mới có thể yêu mến Cha. Còn nô lệ đối với ông chủ luôn luôn là sự sợ hãi. Đức mến cho con người một tình yêu mến đối với Thiên Chúa là Cha. Vì vậy, tin – cậy – mến đều là của những người ở trạng thái đầy tràn bình an và ân sủng. Họ chỉ có thể bước lên và trời mở ra. Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong họ thì họ mới đạt được tin cậy mến. Còn nếu cứ ở trong bóng tối của sự chết dìm mình dưới dòng sông, nghĩa là mình ở trong bóng tối của sự chết, không bước lên thì không bao giờ đạt tới được ơn cứu độ. Ngôn ngữ từ trời xuống cho chúng ta thấy đó là một ngôn ngữ mở. Ngôn ngữ ấy nói bằng đức tin, đức cậy, đức mến của người Kitô hữu. Ngôn ngữ ấy nói qua những người con, biết gọi Chúa là Cha trong tinh thần yêu mến chứ không phải làm nô lệ sợ hãi. Ngôn ngữ mở, như trời mở ra để người Kitô hữu bước vào một đời sống mới mà sống bằng sức sống của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ và dẫn dắt lịch sử để đưa họ tới cội nguồn của ơn cứu độ.
Ngày hôm nay, Lễ Chúa Giê su chịu Phép Rửa không phải để chúng ta nhắc nhớ lại một kỷ niệm, nhưng là để chúng ta sống bí tích rửa tội một cách cụ thể hơn, tích cực hơn trong đời sống của mỗi người chúng ta, để từ nay mỗi khi chúng ta đọc kinh Tin Kính, mỗi khi cử hành nghi thức sám hối chúng ta ý thức về bí tích quan trọng này và nhắc nhở nhau sống làm sao cho đức tin được vững vàng đức cậy được nở hoa và sinh trái của đức mến. Đó là những gì mà Thiên Chúa đang mong chờ và đó cũng chính là ý nghĩa của ngày lễ Chúa Giê su Chịu Phép Rửa.
Lạy Chúa Giê su Ki tô,
Chúa đến trần gian cho thế gian được sống.
Chúa dìm mình dưới giòng sông
để trời mở ra và Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện.
Từ mạch nước được thánh hóa,
người Kitô hữu chúng con được sinh ra.
Xin cho chúng con cũng bước vào trong đời sống mới
để sống thân mật với Thiên Chúa Ba Ngôi
sống tha thiết với đức tin, đức cậy, đức mến,
mà chúng con nhận lãnh ngày lãnh bí tích rửa tội.
Xin cho chúng con được lớn lên trong Hội Thánh là Mẹ
và chúng con được hướng về Thiên Chúa là Cha
để với tình Cha, với ơn nghĩa Mẹ,
chúng con đạt tới ơn cứu độ đời đời
trong Đức Giê su Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 08/01/2011
LA HÁN VÀNG
Trương Tam đào được một pho tượng la hán bằng vàng, sau đó dùng ngón tay gõ gõ vào trán của pho tượng là hán bằng vàng ấy. Có người hỏi ông ta làm gì mà gõ vào trán pho tượng la hán hoài vậy ? Trương Tam trả lời:
- “Tôi muốn hỏi ông ta còn mười bảy pho tượng là hán bằng vàng kia ở đâu ?” (1)
Suy tư:
Lòng tham của con người thì vô đáy, được một pho tượng bằng vàng rồi, thì muốn được thêm mười bảy pho tượng vàng còn lại, nhưng may mắn thì không có thể đến hai lần cùng lúc. Con người ta thường lấy sự may mắn làm của mình, cứ ngỡ may mắn là trời dành cho mình, nên làm những chuyện kỳ quặc để được sự may mắn lần thứ hai.
Con người ta ai cũng thích sự may mắn đến với mình, nhưng sự may mắn chỉ đến khi chúng ta nổ lực lao động làm việc, may mắn chỉ đến khi chúng ta biết dùng trí óc và tài năng để nắm bắt thời cơ mà thôi, bởi vì may mắn thì không dành cho riêng ai cả, nhưng ai biết nắm lấy cơ hội thì sẽ được.
Hãy ham thích những chuyện trên trời có ích cho linh hồn, đó là: ham thích đọc kinh cầu nguyện, ham tham dự thánh lễ, ham thích làm việc thiện, ham thích đọc sách thánh, ham thích phục vụ người khác.v.v...
(1)La hán có tất cả là mười tám pho tượng.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trương Tam đào được một pho tượng la hán bằng vàng, sau đó dùng ngón tay gõ gõ vào trán của pho tượng là hán bằng vàng ấy. Có người hỏi ông ta làm gì mà gõ vào trán pho tượng la hán hoài vậy ? Trương Tam trả lời:
- “Tôi muốn hỏi ông ta còn mười bảy pho tượng là hán bằng vàng kia ở đâu ?” (1)
Suy tư:
Lòng tham của con người thì vô đáy, được một pho tượng bằng vàng rồi, thì muốn được thêm mười bảy pho tượng vàng còn lại, nhưng may mắn thì không có thể đến hai lần cùng lúc. Con người ta thường lấy sự may mắn làm của mình, cứ ngỡ may mắn là trời dành cho mình, nên làm những chuyện kỳ quặc để được sự may mắn lần thứ hai.
Con người ta ai cũng thích sự may mắn đến với mình, nhưng sự may mắn chỉ đến khi chúng ta nổ lực lao động làm việc, may mắn chỉ đến khi chúng ta biết dùng trí óc và tài năng để nắm bắt thời cơ mà thôi, bởi vì may mắn thì không dành cho riêng ai cả, nhưng ai biết nắm lấy cơ hội thì sẽ được.
Hãy ham thích những chuyện trên trời có ích cho linh hồn, đó là: ham thích đọc kinh cầu nguyện, ham tham dự thánh lễ, ham thích làm việc thiện, ham thích đọc sách thánh, ham thích phục vụ người khác.v.v...
(1)La hán có tất cả là mười tám pho tượng.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 08/01/2011
N2T |
5. Mình tôi không những không khó chịu khi kêu danh Chúa Giê-su Ki-tô, mà còn phải hướng dẫn tội nhân quay đầu trở lại, để lau sạch nước mắt của Chúa Giê-su đã đổ ra vì tội lỗi của con người.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khẳng định: Mỗi trẻ em đều mang gương mặt của Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư
19:39 08/01/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI viếng thăm các trẻ em đang được điều trị
ROME, ngày 6, tháng 1, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Ngày 5 tháng 1, 2011, Đức Thánh Cha đã viếng thăm các bệnh nhân trẻ tuổi tại bệnh viện Gemelli, Rôma. Ngài đã khẳng định: Khi trở thành con trẻ, Thiên Chúa muốn “nói với các con là Người luôn luôn ở bên các con,” và “mỗi trẻ em đều mang gương mặt của Người.”
Vào ngày vọng Lễ Chúa Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các trẻ em đang dưỡng bệnh trong các khu vực khác nhau của trung tâm nhi đồng, cùng với cha mẹ của các em và các nhân viên y tế.
Trước khi trao cho các em các quà tặng, Đức Thánh Cha Benedict XV đã nói với các em những lời này: “Cha muốn nói với các con rằng cha thương yêu các con, rằng cha gần gũi các con qua lời cầu nguyện và lòng thương mến, để trao ban cho các con sức mạnh chống chọi các bệnh tật.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Cha đã muốn đến thăm các con giống như ba nhà đạo sĩ một chút, là những người chúng ta mừng lễ ngày hôm nay: họ đã đem các quà tặng đến cho Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược, để bầy tỏ lòng kính thờ và yêu mến.”
Hôm nay, “Cha cũng mang đến cho các con vài món quà, để các con cảm nhận qua dấu chỉ nhỏ nhoi này, lòng thương cảm, sự gần gũi, và lòng yêu mến của một giáo hoàng.”
Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc rằng: “Vào mùa Giáng Sinh này, quà tặng lớn lao nhất là điều Thiên Chúa đã thực hiện cho tất cả mọi người chúng ta.”
Ngài đã hỏi: “Chúng ta hãy nhìn xem hang đá Bê Lem, trong máng cỏ, chúng ta thấy gì?” “Chúng ta đã gặp được ai?” Có Mẹ Maria, thánh Giuse, và trên hết, có một hài nhi, nhỏ bé, đòi hỏi được chú ý, được săn sóc và được thương yêu: hài nhi này là Giêsu, hài nhi này chính là Thiên Chúa đã muốn xuống thế để chứng tỏ Người thương yêu chúng ta biết bao. Chính Thiên Chúa đã trở nên giống như các em, một hài nhi, để cho các em biết là Người luôn luôn ở bên cạnh các em, và để bảo cho mỗi người chúng ta biết rằng mỗi trẻ em đều mang gương mặt của Người.”
Vào cuối bài diễn từ, Đức Thánh Cha đã muốn chào mừng các cơ quan đang phục vụ cho đời sống, đặc biệt là Viện Khoa Học Quốc Tế Phaolô VI, “đã có mục tiêu là khuyến khích việc tạo sinh có trách nhiệm.”
Trước đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viếng thăm sơ qua Viện Khoa Học Quốc Tế Phaolô VI nơi lo việc khảo cứu, định bệnh và chữa bệnh tuyệt tự cho các cặp vợ chồng không có con. Ngài cũng đến thăm phân khoa dịch vụ nhi đồng, nơi ngài đã thăm trung tâm săn sóc các trẻ em mắc bệnh bẩm sinh có cột tủy sống không khép kín (spina-bifida) và dịch vụ chữa trị tăng cường để trợ giúp cho cho các trẻ sơ sinh.
ROME, ngày 6, tháng 1, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Ngày 5 tháng 1, 2011, Đức Thánh Cha đã viếng thăm các bệnh nhân trẻ tuổi tại bệnh viện Gemelli, Rôma. Ngài đã khẳng định: Khi trở thành con trẻ, Thiên Chúa muốn “nói với các con là Người luôn luôn ở bên các con,” và “mỗi trẻ em đều mang gương mặt của Người.”
Vào ngày vọng Lễ Chúa Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các trẻ em đang dưỡng bệnh trong các khu vực khác nhau của trung tâm nhi đồng, cùng với cha mẹ của các em và các nhân viên y tế.
Trước khi trao cho các em các quà tặng, Đức Thánh Cha Benedict XV đã nói với các em những lời này: “Cha muốn nói với các con rằng cha thương yêu các con, rằng cha gần gũi các con qua lời cầu nguyện và lòng thương mến, để trao ban cho các con sức mạnh chống chọi các bệnh tật.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Cha đã muốn đến thăm các con giống như ba nhà đạo sĩ một chút, là những người chúng ta mừng lễ ngày hôm nay: họ đã đem các quà tặng đến cho Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược, để bầy tỏ lòng kính thờ và yêu mến.”
Hôm nay, “Cha cũng mang đến cho các con vài món quà, để các con cảm nhận qua dấu chỉ nhỏ nhoi này, lòng thương cảm, sự gần gũi, và lòng yêu mến của một giáo hoàng.”
Nhưng Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc rằng: “Vào mùa Giáng Sinh này, quà tặng lớn lao nhất là điều Thiên Chúa đã thực hiện cho tất cả mọi người chúng ta.”
Ngài đã hỏi: “Chúng ta hãy nhìn xem hang đá Bê Lem, trong máng cỏ, chúng ta thấy gì?” “Chúng ta đã gặp được ai?” Có Mẹ Maria, thánh Giuse, và trên hết, có một hài nhi, nhỏ bé, đòi hỏi được chú ý, được săn sóc và được thương yêu: hài nhi này là Giêsu, hài nhi này chính là Thiên Chúa đã muốn xuống thế để chứng tỏ Người thương yêu chúng ta biết bao. Chính Thiên Chúa đã trở nên giống như các em, một hài nhi, để cho các em biết là Người luôn luôn ở bên cạnh các em, và để bảo cho mỗi người chúng ta biết rằng mỗi trẻ em đều mang gương mặt của Người.”
Vào cuối bài diễn từ, Đức Thánh Cha đã muốn chào mừng các cơ quan đang phục vụ cho đời sống, đặc biệt là Viện Khoa Học Quốc Tế Phaolô VI, “đã có mục tiêu là khuyến khích việc tạo sinh có trách nhiệm.”
Trước đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viếng thăm sơ qua Viện Khoa Học Quốc Tế Phaolô VI nơi lo việc khảo cứu, định bệnh và chữa bệnh tuyệt tự cho các cặp vợ chồng không có con. Ngài cũng đến thăm phân khoa dịch vụ nhi đồng, nơi ngài đã thăm trung tâm săn sóc các trẻ em mắc bệnh bẩm sinh có cột tủy sống không khép kín (spina-bifida) và dịch vụ chữa trị tăng cường để trợ giúp cho cho các trẻ sơ sinh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp sĩ đoàn Các Thánh Tử Đạo VN 1445 ở Santa Ana được trao huy chương
Ken Nguyễn Khanh
07:07 08/01/2011
SANTA ANA - Đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo Việt Nam danh số 14445 tại Santa Ana - California đã được trao huy chương “Double Star”, là giải thưởng xuất sắc nhất cấp quốc tế trong niên lịch 2009-2010. Trụ sở trung ương của tổ chức Knights of Columbus, tọa lạc tại New Haven, Connecticut, đã thông báo như trên.
Giải thưởng này ghi nhận sự xuất sắc toàn diện trong các lĩnh vực, tiêu biểu nhất là tuyển mộ thêm thành viên (đạt được 483% trên tiêu chuẩn), duy trì và phát triển tổ chức và yểm trợ các sinh hoạt phục vụ của tổ chức cũng như cộng đồng. Giải thưởng này được trao tặng bởi Bác Sĩ Ronald Knowles – Đại Biểu Quận, đại diện cho Hội Đồng Trung Ương của tổ chức Knights of Columbus, trao tặng tại một buổi lễ trang trọng tổ chức vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 12 năm 2010.
Khi công bố đơn vị đoạt được Giải thưởng “Double-Star”, ông Carl A. Anderson, Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương của tổ chức KofC, cho biết: "Xin chân thành chúc mừng đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã nhận được giải thưởng rất vinh dự này. Sự đóng góp của quí vị cho tổ chức KofC đã được biểu hiện một cách cụ thể qua việc đạt được sự tuyên dương cao quí nhất này. Đồng thời, tôi khuyến khích quí vị tiếp tục nhiệt tình đáp ứng với những nhu cầu hay thử thách đối với người Hiệp Sĩ Columbus để tiếp tục phát huy các lý tưởng của người Hiệp Sĩ vì lợi ích của Giáo hội Công giáo và cộng đồng nói chung đồng thời của tổ chức Knights of Columbus."
"Được trao tặng huân chương Double Star là niềm vinh dự lớn lao cho chúng tôi. Chúng tôi rất hảnh diện về thành tựu này", ông Khanh Nguyễn, Đại Hiệp của đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã cho biết.
Hiệp Sĩ Columbus là một tổ chức giáo dân Công Giáo lớn nhất thế giới. Tổ chức này tạo cho những đoàn viên và gia đình của đoàn viên những cơ hội để phục vụ thiện nguyện cho Giáo Hội Công Giáo, cho cộng đồng của họ và cho thanh thiếu niên. Hiện nay tổ chức này có hơn 1,8 triệu thành viên hiện đang sinh hoạt trong hơn 14.000 chi đoàn trên thế giới, hàng năm tổ chức Hiệp Sĩ Columbus tặng hơn $151 triệu Mỹ-Kim và 69 triệu giờ công tác phục vụ cho từ thiện. Xin vào www.kofc.org và www.hiepsivn.com để biết thêm các chi tiết khác.
Khi công bố đơn vị đoạt được Giải thưởng “Double-Star”, ông Carl A. Anderson, Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương của tổ chức KofC, cho biết: "Xin chân thành chúc mừng đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã nhận được giải thưởng rất vinh dự này. Sự đóng góp của quí vị cho tổ chức KofC đã được biểu hiện một cách cụ thể qua việc đạt được sự tuyên dương cao quí nhất này. Đồng thời, tôi khuyến khích quí vị tiếp tục nhiệt tình đáp ứng với những nhu cầu hay thử thách đối với người Hiệp Sĩ Columbus để tiếp tục phát huy các lý tưởng của người Hiệp Sĩ vì lợi ích của Giáo hội Công giáo và cộng đồng nói chung đồng thời của tổ chức Knights of Columbus."
"Được trao tặng huân chương Double Star là niềm vinh dự lớn lao cho chúng tôi. Chúng tôi rất hảnh diện về thành tựu này", ông Khanh Nguyễn, Đại Hiệp của đoàn Hiệp Sĩ Columbus Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã cho biết.
Hiệp Sĩ Columbus là một tổ chức giáo dân Công Giáo lớn nhất thế giới. Tổ chức này tạo cho những đoàn viên và gia đình của đoàn viên những cơ hội để phục vụ thiện nguyện cho Giáo Hội Công Giáo, cho cộng đồng của họ và cho thanh thiếu niên. Hiện nay tổ chức này có hơn 1,8 triệu thành viên hiện đang sinh hoạt trong hơn 14.000 chi đoàn trên thế giới, hàng năm tổ chức Hiệp Sĩ Columbus tặng hơn $151 triệu Mỹ-Kim và 69 triệu giờ công tác phục vụ cho từ thiện. Xin vào www.kofc.org và www.hiepsivn.com để biết thêm các chi tiết khác.
ĐHY Ivan Dias viếng thăm Tổng Giáo Phận Hà Nội
Gioan Đình Sơn
07:14 08/01/2011
HÀ NỘI - Sau những ngày lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại thánh địa La Vang- Việt Nam, Đức Hồng Y Ivan Dias- Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc, Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã trở lại thủ đô Hà Nội vào hồi 10g30 ngày 7 tháng 1 năm 2010. Lúc này, đông đảo thành phần dân chúa trong giáo phận đã đón tiếp phái đoàn tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, cùng về với Ngài có Đức Tổng Giám Mục Phêrô và một số Đức Cha các giáo phận miền Bắc.
Xem hình ảnh
Đúng 18 giờ cùng ngày, Đức Hồng Y đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã giới thiệu ngài với toàn thể cộng đoàn Phụng vụ, cùng đi với ngài còn có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, phụ trách truyền giáo vùng Đông Nam Á. Ngài nói: Giáo Hội Việt Nam đã được sinh ra và lớn mạnh là nhờ việc loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của biết bao thế hệ thừa sai và chủ chăn, tu sĩ và giáo dân. Đây là dịp tốt để chúng ta tỏ lòng tri ân và hiếu thảo một cách đặc biệt đối với vị Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, và qua ngài đối với bao ân nhân của chúng ta trong Giáo Hội toàn cầu...
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô; đó là lời đầu bài giảng của Đức Hồng Y Ivan Dias. "Tôi thân ái kính chào anh chị em", những tràng pháo tay liên tiếp khi ngài chào cộng đoàn bằng tiếng Việt Nam. Ngài tiếp, nhận lời mời của Đức Cha quý mến của anh chị em, tôi đã trở lại đây sau khi thay mặt Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ tọa bế mạc Năm Thánh với hai sự kiện; 350 năm thành lập hai Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam tại La Vang. Con cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã mời chúng con về hiệp dâng Thánh lễ như dấu chỉ huynh đệ và hiệp thông. Tôi được vinh dự mang đến lời chào thăm nồng nhiệt của Đức Thánh Cha tới anh chị em, và phép lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha mà tôi và các Đức Giám Mục hiện diện sẽ ban cho anh chị em...
ĐHY nói tiếp, Đức Thánh Cha yêu mến anh chị em, Đức Thánh Cha chúc lành cho anh chị em; anh chị em hãy tin chắc rằng anh chị em sẽ luôn ở trong trái tim và lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha và tôi, với tư cách là Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Hằng ngày, tôi gần gũi anh chị em trong lời cầu nguyện và quan tâm đến đời sống, những thách đố và ưu tư của Giáo Hội tại Việt Nam...
Trong bài giảng Tin Mừng, Đức Hồng Y gửi lời chào thăm và cảm ơn đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội.
Cuối Thánh lễ, Đức cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh đã đại diện linh mục đoàn Hà Nội dâng lên Đức Hồng Y lời tri ân, ngài nói: Chúng con kính mến ĐHY, chúng con tri ân ĐHY không những ngài là đại diện Đức Thánh Cha, vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian, mà vì Giáo Hội Việt Nam thuộc các xứ truyền giáo, trách vụ của ngài. Khi về tới Rôma, xin ĐHY chuyển lời chào kính và lòng tri ân của chúng con lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vị cha chung từ ái. Con nhớ đến một câu nói trong bức thư gửi GHVN mà ĐTC đã viết: "Tôi dành một tình cảm trìu mến từ phụ cho toàn thể các tín hữu giáo dân Việt Nam. Họ hiện diện trong tâm tưởng và kinh nguyện hàng ngày của tôi. Ước gì họ dấn thân mạnh mẽ hơn và tích cực hơn vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội".
Sau cùng là những đóa hoa tươi thắm kính dâng lên ĐHY, Đức TGM và Đức ông để tỏ lòng thảo hiếu của con dân thủ đô Hà Nội.
Xem hình ảnh
Đúng 18 giờ cùng ngày, Đức Hồng Y đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã giới thiệu ngài với toàn thể cộng đoàn Phụng vụ, cùng đi với ngài còn có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, phụ trách truyền giáo vùng Đông Nam Á. Ngài nói: Giáo Hội Việt Nam đã được sinh ra và lớn mạnh là nhờ việc loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của biết bao thế hệ thừa sai và chủ chăn, tu sĩ và giáo dân. Đây là dịp tốt để chúng ta tỏ lòng tri ân và hiếu thảo một cách đặc biệt đối với vị Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, và qua ngài đối với bao ân nhân của chúng ta trong Giáo Hội toàn cầu...
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô; đó là lời đầu bài giảng của Đức Hồng Y Ivan Dias. "Tôi thân ái kính chào anh chị em", những tràng pháo tay liên tiếp khi ngài chào cộng đoàn bằng tiếng Việt Nam. Ngài tiếp, nhận lời mời của Đức Cha quý mến của anh chị em, tôi đã trở lại đây sau khi thay mặt Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ tọa bế mạc Năm Thánh với hai sự kiện; 350 năm thành lập hai Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam tại La Vang. Con cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã mời chúng con về hiệp dâng Thánh lễ như dấu chỉ huynh đệ và hiệp thông. Tôi được vinh dự mang đến lời chào thăm nồng nhiệt của Đức Thánh Cha tới anh chị em, và phép lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha mà tôi và các Đức Giám Mục hiện diện sẽ ban cho anh chị em...
ĐHY nói tiếp, Đức Thánh Cha yêu mến anh chị em, Đức Thánh Cha chúc lành cho anh chị em; anh chị em hãy tin chắc rằng anh chị em sẽ luôn ở trong trái tim và lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha và tôi, với tư cách là Tổng trưởng Bộ truyền giáo. Hằng ngày, tôi gần gũi anh chị em trong lời cầu nguyện và quan tâm đến đời sống, những thách đố và ưu tư của Giáo Hội tại Việt Nam...
Trong bài giảng Tin Mừng, Đức Hồng Y gửi lời chào thăm và cảm ơn đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội.
Cuối Thánh lễ, Đức cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh đã đại diện linh mục đoàn Hà Nội dâng lên Đức Hồng Y lời tri ân, ngài nói: Chúng con kính mến ĐHY, chúng con tri ân ĐHY không những ngài là đại diện Đức Thánh Cha, vị đại diện Chúa Kitô ở trần gian, mà vì Giáo Hội Việt Nam thuộc các xứ truyền giáo, trách vụ của ngài. Khi về tới Rôma, xin ĐHY chuyển lời chào kính và lòng tri ân của chúng con lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, vị cha chung từ ái. Con nhớ đến một câu nói trong bức thư gửi GHVN mà ĐTC đã viết: "Tôi dành một tình cảm trìu mến từ phụ cho toàn thể các tín hữu giáo dân Việt Nam. Họ hiện diện trong tâm tưởng và kinh nguyện hàng ngày của tôi. Ước gì họ dấn thân mạnh mẽ hơn và tích cực hơn vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội".
Sau cùng là những đóa hoa tươi thắm kính dâng lên ĐHY, Đức TGM và Đức ông để tỏ lòng thảo hiếu của con dân thủ đô Hà Nội.
Một thoáng giáo xứ Trà Kê
M. Trần
09:58 08/01/2011
MỘT THOÁNG GIÁO XỨ TRÀ KÊ
Dừng chân lại nơi đã ghi dấu ấn lịch sử truyền giáo thuộc Phú Yên: Cây Da, Trà Kê – một giáo điểm được các Thừa Sai Balê thành lập khoảng năm 1850. Sau cuộc bách hại của phong trào Văn Thân năm 1885, nhà thờ Cây Da bị tàn phá, cha Chatelet và một số tín hữu bị sát hại. Từ đây, lòng đất Cây Da đã được vinh hạnh đón nhận thân xác cha François Chatelet (cố Thuông) và một số tín hữu cùng dâng hy lễ máu đào trong ngày lịch sử ấy, hiện nay cha Chatelet được cải táng và lưu giữ tại Phòng truyền thống của giáo xứ Tuy Hòa.
Trà Kê, cây Da trải qua bao sóng gió dữ dội tưởng chừng như đã bị nhấn chìm, nhưng không, giờ đây lịch sử đã lật sang trang mới, Trà Kê đang hồi sinh trở lại. Ngày 29 tháng 05 năm 2009, Đức giám mục giáo phận Qui Nhơn đã nâng giáo họ Trà Kê lên thành giáo xứ (được tách ra từ giáo họ của giáo xứ Tịnh Sơn) và bổ nhiệm cha Phanxicô Assidi Phạm Đình Triều làm cha sở.
Sau một năm được nâng lên thành giáo xứ, dưới sự quản trị của cha sở tiên khởi Phanxicô Assidi Phạm Đình Triều, giáo xứ đã có một khởi sắc đầy sức sống và đang vươn lên. Việc đầu tiên khi vừa nhận xứ, ngài cho xây bức tường thành bao quanh khuôn viên nhà thờ mà trước đây đã không có một ranh giới phân biệt rõ ràng, rồi đến căn nhà sàn với kết cấu toàn bằng gỗ vừa được hoàn thành vẫn còn nồng hương mới vẹc ni, bên trên dùng để hội họp, phần dưới dự kiến sẽ đặt hệ thống máy lọc nước sạch dành cho dân toàn vùng dùng. Còn một dự định khác trong tương lai đó là nhà giáo lý. Hy vọng công trình nầy cũng sẽ được mọc lên nếu có sự trợ giúp của các vị ân nhân nhiệt tình ủng hộ; đây cũng là sự trăn trở lo âu của cha sở mỗi khi nhìn khoảnh đất trống bên hông nhà thờ.
Việc phát triển giáo xứ luôn đi đôi với sự tăng trưởng giáo dân. Hiện nay giaó xứ Trà Kê có khoảng hơn 700 giáo dân chia ra 4 khóm và hai họ lẻ là Cây Da và Cà Lúi.
Có thể nói đời sống Đức tin của họ thật kiên vững bởi họ được kế thừa tấm gương tử đạo của cha ông: “dù chết vẫn kiên trung, nguyện theo Chúa đến cùng dù thịt tan xương nát”, ta nhìn thấy được nơi họ qua mỗi thánh lễ hằng ngày, giáo dân tham dự đầy kín nhà thờ, họ tuyên xưng niềm tin vào Chúa thật sống động và mạnh mẽ.
“Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Điều nầy thật đúng với cộng đoàn Dân Chúa Trà Kê! Với cái giá lạnh rét căm của vùng núi giữa mùa đông cũng không thể đánh gục được lòng tin những cụ già đến với thánh lễ mỗi sáng thứ Bảy. Nhìn họ sốt sắng như vậy thì chắc chắn những thế hệ trẻ như thanh thiếu nhi sẽ được giáo huấn tốt có nề nếp và luôn ý thức về công việc nhà Chúa.
Cuộc sống của họ quanh năm bám với rừng rẫy, chật vật vất vả, cầu mong cho đủ ăn qua ngày. Vì lo lắng cho giáo dân của mình mà cha xứ mong ước có được một chiếc xe khách nhỏ !!! nghe qua thì có vẻ là chuyện xa xỉ, có cần thiết không ? Thật ra ước mơ thì lớn nhưng suy nghĩ thì nhỏ bé bình thường. Nhờ chiếc xe này, ngài có thể đưa dân giáo cũng như dân lương cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Ở vùng núi hiểm trở này có lẽ bệnh nhân sẽ bỏ mạng trước khi tìm được chiếc xe có thể đưa đến được bệnh viện.
Qua cuộc thăm viếng này, chúng tôi như đã được tiếp thêm sức mạnh bởi niềm tin kiên cường và lòng nhiệt huyết với nhà Chúa của giáo dân Trà Kê. Phải nói rằng họ rất nghèo về vật chất nhưng họ lại giàu về đức tin, về lòng đạo đức. Họ thật xứng đáng với công sức mà các vị tiền nhân gầy dựng qua mấy trăm năm:
“Hạt hư thối chôn vùi giờ trổ sinh hoa trái, bao con dân nay biết Chúa nhờ dòng máu rắc gieo xưa…”.
Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng đã làm cho cây lớn lên và sinh hoa trái luôn ra tay che chở cho giáo xứ biết chung sức vun xới, bảo vệ và làm phong phú thêm “vườn nho” của Giáo hội như vậy mới xứng đáng với bề dày lịch sử mà Trà Kê có được.
Dừng chân lại nơi đã ghi dấu ấn lịch sử truyền giáo thuộc Phú Yên: Cây Da, Trà Kê – một giáo điểm được các Thừa Sai Balê thành lập khoảng năm 1850. Sau cuộc bách hại của phong trào Văn Thân năm 1885, nhà thờ Cây Da bị tàn phá, cha Chatelet và một số tín hữu bị sát hại. Từ đây, lòng đất Cây Da đã được vinh hạnh đón nhận thân xác cha François Chatelet (cố Thuông) và một số tín hữu cùng dâng hy lễ máu đào trong ngày lịch sử ấy, hiện nay cha Chatelet được cải táng và lưu giữ tại Phòng truyền thống của giáo xứ Tuy Hòa.
Trà Kê, cây Da trải qua bao sóng gió dữ dội tưởng chừng như đã bị nhấn chìm, nhưng không, giờ đây lịch sử đã lật sang trang mới, Trà Kê đang hồi sinh trở lại. Ngày 29 tháng 05 năm 2009, Đức giám mục giáo phận Qui Nhơn đã nâng giáo họ Trà Kê lên thành giáo xứ (được tách ra từ giáo họ của giáo xứ Tịnh Sơn) và bổ nhiệm cha Phanxicô Assidi Phạm Đình Triều làm cha sở.
Sau một năm được nâng lên thành giáo xứ, dưới sự quản trị của cha sở tiên khởi Phanxicô Assidi Phạm Đình Triều, giáo xứ đã có một khởi sắc đầy sức sống và đang vươn lên. Việc đầu tiên khi vừa nhận xứ, ngài cho xây bức tường thành bao quanh khuôn viên nhà thờ mà trước đây đã không có một ranh giới phân biệt rõ ràng, rồi đến căn nhà sàn với kết cấu toàn bằng gỗ vừa được hoàn thành vẫn còn nồng hương mới vẹc ni, bên trên dùng để hội họp, phần dưới dự kiến sẽ đặt hệ thống máy lọc nước sạch dành cho dân toàn vùng dùng. Còn một dự định khác trong tương lai đó là nhà giáo lý. Hy vọng công trình nầy cũng sẽ được mọc lên nếu có sự trợ giúp của các vị ân nhân nhiệt tình ủng hộ; đây cũng là sự trăn trở lo âu của cha sở mỗi khi nhìn khoảnh đất trống bên hông nhà thờ.
Việc phát triển giáo xứ luôn đi đôi với sự tăng trưởng giáo dân. Hiện nay giaó xứ Trà Kê có khoảng hơn 700 giáo dân chia ra 4 khóm và hai họ lẻ là Cây Da và Cà Lúi.
Có thể nói đời sống Đức tin của họ thật kiên vững bởi họ được kế thừa tấm gương tử đạo của cha ông: “dù chết vẫn kiên trung, nguyện theo Chúa đến cùng dù thịt tan xương nát”, ta nhìn thấy được nơi họ qua mỗi thánh lễ hằng ngày, giáo dân tham dự đầy kín nhà thờ, họ tuyên xưng niềm tin vào Chúa thật sống động và mạnh mẽ.
“Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Điều nầy thật đúng với cộng đoàn Dân Chúa Trà Kê! Với cái giá lạnh rét căm của vùng núi giữa mùa đông cũng không thể đánh gục được lòng tin những cụ già đến với thánh lễ mỗi sáng thứ Bảy. Nhìn họ sốt sắng như vậy thì chắc chắn những thế hệ trẻ như thanh thiếu nhi sẽ được giáo huấn tốt có nề nếp và luôn ý thức về công việc nhà Chúa.
Cuộc sống của họ quanh năm bám với rừng rẫy, chật vật vất vả, cầu mong cho đủ ăn qua ngày. Vì lo lắng cho giáo dân của mình mà cha xứ mong ước có được một chiếc xe khách nhỏ !!! nghe qua thì có vẻ là chuyện xa xỉ, có cần thiết không ? Thật ra ước mơ thì lớn nhưng suy nghĩ thì nhỏ bé bình thường. Nhờ chiếc xe này, ngài có thể đưa dân giáo cũng như dân lương cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Ở vùng núi hiểm trở này có lẽ bệnh nhân sẽ bỏ mạng trước khi tìm được chiếc xe có thể đưa đến được bệnh viện.
Qua cuộc thăm viếng này, chúng tôi như đã được tiếp thêm sức mạnh bởi niềm tin kiên cường và lòng nhiệt huyết với nhà Chúa của giáo dân Trà Kê. Phải nói rằng họ rất nghèo về vật chất nhưng họ lại giàu về đức tin, về lòng đạo đức. Họ thật xứng đáng với công sức mà các vị tiền nhân gầy dựng qua mấy trăm năm:
“Hạt hư thối chôn vùi giờ trổ sinh hoa trái, bao con dân nay biết Chúa nhờ dòng máu rắc gieo xưa…”.
Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng đã làm cho cây lớn lên và sinh hoa trái luôn ra tay che chở cho giáo xứ biết chung sức vun xới, bảo vệ và làm phong phú thêm “vườn nho” của Giáo hội như vậy mới xứng đáng với bề dày lịch sử mà Trà Kê có được.
Thánh Lễ tạ ơn công bố Quyết định tái thành lập Giáo xứ Tam Tòa
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
11:00 08/01/2011
QUẢNG BÌNH – Trong ơn Thiên Chúa ban và Đức Mẹ Maria phù hộ, hôm nay ngày mồng 8 tháng Giêng năm 2011, giáo dân giáo xứ Tam Tòa thuộc Giáo phận Vinh đã được Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh dâng Thánh lễ tái thành lập Giáo xứ Tam Tòa và mừng đón cha tân quản nhiệm, cha Phêrô Lê Thanh Hồng. Đúng 9 giờ sáng, tại sân nhà một gia đình giáo dân trong giáo xứ trên đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Bình, toàn thể giáo dân của giáo xứ đã hiệp dâng thánh lễ tạ ơn do Đức cha Phaolô chủ sự.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tam Tòa từ sau năm 1964 không có sự coi sóc của linh mục, giáo dân thì hầu hết đã di cư vào miền Nam trong biến cố năm 1954, chỉ còn một số ít giáo dân bám trụ lại trên mảnh đất quê hương cho tới nay. Đầu năm 1966, máy bay Mỹ oanh kích, san bằng thị xã Đồng Hới (nay là thành phố Quảng Bình), nhà thờ Tam Tòa cùng chung số phận, chỉ còn lại tháp chuông vẫn đứng vững bên bờ sống Nhật Lệ. Đến nay, số giáo dân trong giáo xứ Tam Tòa đã có khoảng trên 700 người.
Trong lời dẫn đầu thánh lễ, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đã chúc mừng giáo dân trong giáo xứ Tam Tòa. Trước khi hát Kinh Vinh Danh, cha Phaolô Trần Ngọc Du chính xứ Đồng Troóc đã lên công bố Quyết Định tái thành lập Giáo xứ Tam Tòa và bài sai của Đức Cha Giáo Phận bổ nhiệm cha Phêrô Lê Thanh Hồng làm cha quản nhiệm của giáo xứ Tam Tòa. Sau bài giảng chia sẻ Tin Mừng của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cha xứ Tam Tòa đã công khai tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, cũng như là nói lên sự vâng phục của mình đối với Giáo Hội và Đức Giám Mục của Giáo Phận.
Cuối thánh lễ là lời cám ơn của cha xứ Phêrô Lê Thanh Hồng. Ngài cám ơn Đức Giám mục giáo phận vì đã yêu thương tin tưởng bổ nhiệm ngài làm linh mục quản xứ Tam Tòa. Ngài ngỏ lời với các cha trong giáo hạt, trong giáo phận xin các cha tiếp tục giúp đỡ cũng như cùng đồng hành với ngài trong thời gian phục vụ giáo xứ Tam Tòa của giáo phận. Sau cùng cha tân quản xứ mời gọi toàn thể giáo dân cùng chia sẻ, cộng tác với mình để rao giảng Lời Chúa cho người dân của thành phố Quảng Bình nói chung và cách riêng là với những ai đến với giáo xứ Tam Tòa.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Tam Tòa từ sau năm 1964 không có sự coi sóc của linh mục, giáo dân thì hầu hết đã di cư vào miền Nam trong biến cố năm 1954, chỉ còn một số ít giáo dân bám trụ lại trên mảnh đất quê hương cho tới nay. Đầu năm 1966, máy bay Mỹ oanh kích, san bằng thị xã Đồng Hới (nay là thành phố Quảng Bình), nhà thờ Tam Tòa cùng chung số phận, chỉ còn lại tháp chuông vẫn đứng vững bên bờ sống Nhật Lệ. Đến nay, số giáo dân trong giáo xứ Tam Tòa đã có khoảng trên 700 người.
Trong lời dẫn đầu thánh lễ, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đã chúc mừng giáo dân trong giáo xứ Tam Tòa. Trước khi hát Kinh Vinh Danh, cha Phaolô Trần Ngọc Du chính xứ Đồng Troóc đã lên công bố Quyết Định tái thành lập Giáo xứ Tam Tòa và bài sai của Đức Cha Giáo Phận bổ nhiệm cha Phêrô Lê Thanh Hồng làm cha quản nhiệm của giáo xứ Tam Tòa. Sau bài giảng chia sẻ Tin Mừng của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cha xứ Tam Tòa đã công khai tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, cũng như là nói lên sự vâng phục của mình đối với Giáo Hội và Đức Giám Mục của Giáo Phận.
Cuối thánh lễ là lời cám ơn của cha xứ Phêrô Lê Thanh Hồng. Ngài cám ơn Đức Giám mục giáo phận vì đã yêu thương tin tưởng bổ nhiệm ngài làm linh mục quản xứ Tam Tòa. Ngài ngỏ lời với các cha trong giáo hạt, trong giáo phận xin các cha tiếp tục giúp đỡ cũng như cùng đồng hành với ngài trong thời gian phục vụ giáo xứ Tam Tòa của giáo phận. Sau cùng cha tân quản xứ mời gọi toàn thể giáo dân cùng chia sẻ, cộng tác với mình để rao giảng Lời Chúa cho người dân của thành phố Quảng Bình nói chung và cách riêng là với những ai đến với giáo xứ Tam Tòa.
Văn Hóa
Áo dài
Antôn Nguyễn Thanh Trúc
08:50 08/01/2011
Áo dài em mặc thật là xinh
Đi giữa bình minh quá tuyệt vời
Anh tình chới với lòng mê đắm
Anh say anh ngắm chẳng nên lời
Áo dài em mặc thật mỹ miều
Đi giữa trời chiều bướm lượn theo
Chân anh lắc lẽo đi không khéo
Vì mãi nhìn theo dáng yêu kiều
Áo dài em mặc thật kiêu sa
Đi rất thiết tha giữa phố nhà
Hồn anh tơi tả vì say cảm
Đắm đuối miên man với em rồi
Áo dài em mặc thật nên thơ
Đi giữa trời mơ biết bao lần
Anh nhìn ngơ ngẩn lòng mong ước
Được bước bên em rất ân cần
Áo dài em mặc thật thon ôm
Quyến rũ hương thơm rải trên đường
Đường nét nhẹ vương lên tà áo
Hồn anh lạc đạo đã bao giờ
Áo dài em mặc thật bâng khuâng
Thêu dệt mùa xuân khắp gian trần
Anh về khóc hận lòng tiếc nuối
Sao không đắm đuối lúc ban đầu
Áo dài em mặc tim anh rung
Đi giữa Thánh Cung khấn nguyện cầu
Chúa Trời có thấu lòng con đã
Lời kinh xa lạ với con rồi
(Tặng các chị trong ca đoàn trên khắp thế giới)
Đi giữa bình minh quá tuyệt vời
Anh tình chới với lòng mê đắm
Anh say anh ngắm chẳng nên lời
Áo dài em mặc thật mỹ miều
Đi giữa trời chiều bướm lượn theo
Chân anh lắc lẽo đi không khéo
Vì mãi nhìn theo dáng yêu kiều
Áo dài em mặc thật kiêu sa
Đi rất thiết tha giữa phố nhà
Hồn anh tơi tả vì say cảm
Đắm đuối miên man với em rồi
Áo dài em mặc thật nên thơ
Đi giữa trời mơ biết bao lần
Anh nhìn ngơ ngẩn lòng mong ước
Được bước bên em rất ân cần
Áo dài em mặc thật thon ôm
Quyến rũ hương thơm rải trên đường
Đường nét nhẹ vương lên tà áo
Hồn anh lạc đạo đã bao giờ
Áo dài em mặc thật bâng khuâng
Thêu dệt mùa xuân khắp gian trần
Anh về khóc hận lòng tiếc nuối
Sao không đắm đuối lúc ban đầu
Áo dài em mặc tim anh rung
Đi giữa Thánh Cung khấn nguyện cầu
Chúa Trời có thấu lòng con đã
Lời kinh xa lạ với con rồi
(Tặng các chị trong ca đoàn trên khắp thế giới)
Lối cũ
Phạm Văn Đức
09:19 08/01/2011
Trước khi rời thành phố, Văn gọi Trung và được bạn đồng ý cho một cái hẹn: "Cậu đến sau 10 giờ sáng và trước 11 giờ nhé. Buổi trưa, mình có giờ kinh nguyện cho bữa ăn.".
Quãng đường 30 cây số không dài, nhưng lưu lượng xe khá đông, nên Văn giục chú em đi từ sớm. Đến cổng đền, trong khi người em dắt xe xuống hầm gửi, Văn nói: - Anh đi lễ sớm rồi, chú vào dự lễ rồi gặp sau nhé! Người em ghé tai Văn: - Có bọn la. ngoài cổng đấy.
Văn gật đầu, anh ghé qua hang đá viếng Đức Mẹ, rồi vào nhà thờ bằng cửa chính. Chấm nước phép, giơ tay làm dấu thánh giá, Văn tiến lên nhưng không vào các hàng ghế, mà dùng cửa hông đi ra. Bên ngoài, không khí buổi sáng nhè nhẹ hương thơm của các loài hoa khoe sắc trong ánh bình minh. Lần theo lối cũ, lòng Văn chợt chùng xuống và chìm trong kỷ niệm.
Ngày còn bé, nhóm thiếu nhi Công giáo của Văn có lần tham dự một buổi tĩnh tâm ở đây. Cha Khâm, thay vì giảng thuyết trong nhà thờ, Cha dắt bọn trẻ ra ngoài hoa viên trò chuyện. Bài chia xẻ của Cha khá dài, Văn không nhớ hết; nhưng có một chi tiết, mà cho đến bây giờ, đã hơn bốn mươi năm, Văn chẳng hề quên. Cha ngắt một bông hoa bé nhỏ, nói cho bọn Văn nghe sự cấu tạo diệu kỳ của thiên nhiên, từ hình dạng, màu sắc, mùi hương... Cha kết luận:
- Đấy các con xem, một cánh hoa dại mà có biết bao kỳ công của tạo hóa, thế thì con người của chúng ta do Chúa dựng nên thật cao quý và linh thiêng dường nào; bởi vì mỗi chúng ta đều mang hình ảnh của Ngài. Các con hãy trân trọng lấy bản thân, và góp phần bảo vệ sự sống nhé!
Nhìn dáng Cha ngồi trên phiến đá, Văn thấy Cha như một tiên ông, hay là một triết gia. Lúc ấy, còn nhỏ, nên Văn chưa chiêm nghiệm được hết những điều Cha nói. Cha cởi mở, nhưng nét mặt nghiêm nghị, khiến bọn Văn chỉ dám ngưỡng mộ từ xa. Một lần khác, Văn được đi cùng nhà Dòng ra Vũng Tàu hành hương ở Bãi Dâu. Khi xuống biển tắm, Văn thấy Cha Khâm bơi ra thật xa, và các Cha, các Thầy khác chạy nhảy, nô đùa trên bãi cát với làn sóng biển.
Văn thích quá, cũng vẫy vùng trong lòng nước mặn. Ngay lúc này đây, Văn cảm thấy sự sống quý giá thật, và là một ân huệ của Thượng Đế thương ban cho loài người. Sau này Văn theo học Triết, rồi Thần học giáo dân, rồi trở thành một người pro-life triệt để. Chả thế mà, khi lập gia đình, Văn có nhiều con. Đôi khi, cuộc sống với nhiều khó khăn chồng chất cũng làm vợ chồng Văn bở hơi tai, nhưng họ vẫn cậy trông vào Chúa, và đoan quyết con cái là ân huệ Chúa ban cho, con cái là niềm vui của cha mẹ.
Thánh lễ đã bắt đầu, Văn không vào tu viện theo cổng chính, mà lách theo một lối nhỏ, ngay cạnh vườn hoa. Mấy mươi năm trước, khi đến thăm Cha Hườn, khi ngài ở trại cải tạo về, Văn cũng mang tâm trạng rụt rè, lo sợ; vì phía ngoài, xe công an tuẫn tiễu rầm rộ, xét hỏi lung tung. Cha cầm tay Văn khẽ nói:
- Con đi bằng an. Cha sẽ cầu nguyện cho con.Cầu nguyện cho Cha nhé! Văn sụt sùi, nhưng Cha dặn: - Can đảm lên, và vững tin vào Chúa. Thế rồi, Văn đi biền biệt, đời cơm áo làm chàng thanh niên ngày xưa già cỗi và nghẽn lối quay về. Những năm sau này, được biết nhóm bạn cũ vẫn tổ chức họp mặt nhân lễ quan thày của Cha hàng năm, Văn khâm phục quá đỗi. Họ là chứng nhân can đảm, Văn ngưỡng mộ họ vô cùng.
Đến sân tu viện, Văn bước thẳng vào phòng khách, đưa ngón tay nhấn chuông theo ký hiệu cạnh tên của bạn. Anh thao tác một cách thành thạo, theo ký ức ngày nào. Cảnh cũ vẫn như xưa, chỉ có xã hội đổi thay, và sự kế tục qua những thế hệ con người. Anh ngừng bấm chuông, ngồi xuống ghế chờ. Bất giác, nhìn sang gian chính, thấy bạn đang ngồi hơi cúi đầu, nghe một con chiên nói. Mái tóc bạc của Trung và đôi kính cận làm lòng Văn se sắt. Chúng mình già hết rồi, bạn ta ơi !
Nghe tiếng chân tiến đến, Văn mở mắt ra, thấy Trung tươi cười đưa tay bắt. Văn đứng dậy:- Chào Cha...con mới đến.
Trung đáp: - Tớ đâu có con lớn như vầy nhỉ? Đôi bạn cười vang một góc phòng.
Trung mời: - Sang đây, khách quý phải tiếp ở "chính điện" chứ ! Gian giữa không rộng hơn hai gian bên cạnh bao nhiêu, nhưng nhìn thẳng ra khoảng sân rộng, qua cửa chính.Phòng khách tu viện, Văn đã đến nhiều lần, từ khi còn là một cậu bé giúp lễ, qua đến tuổi thiếu niên và thanh niên; rồi tiếp đến thời lập gia đình, tuổi trung niên, và bây giờ... những năm tháng cao niên đà ló rạng.
Bất giác, Văn nhớ đến một đoạn văn, anh đọc được khi làm báo thời trung học: "Người ta có một thời để yêu, và một thời để chết. Và, nếu hoàng hôn khi tắt lịm, còn để lại những ráng chiều nhè nhẹ trên cành cây khô trụi của mùa đông; thì, đời người cũng có những dư âm vang vọng một thời trong ký ức. Hãy trao nhau kỷ niệm, để khỏi tiếc nuối khi cuộc đời bắt đầu hoàng hôn.".
Đang miên man suy nghĩ, Văn ngửng lên để nghe Trung nói: - Xin lỗi, để cậu phải chờ. Bà lão vừa rồi đến xin khấn, muốn xưng tội luôn, và mình ban phép lành cho bà. Nhìn Văn, Trung hỏi: - Cậu thế nào rồi?
Văn đáp: - Vẫn buồn, nhưng nói chung được an ủi nhiều. Này nói thật nhá, có lúc mình cảm thấy đức tin chao đảo đấy. Sao Chúa thử thách mình quá vậy. Nhiều khi...mình chán nản hết sức.
Trung gật gù: - Mình hiểu, những việc xảy ra trong tự nhiên, khó mà tìm được câu giải đáp theo ý nghĩa siêu nhiên. Nhưng Thiên Chúa có chương trình của Ngài, khó có thể lý giải theo cách nhìn, cách nghĩ của người đời chúng ta.
Văn ngồi lặng yên, anh suy nghĩ về cái chết của con trai, cái chết của mẹ anh, cách nhau chưa đẫy một tháng; về những xui xẻo khác đến với gia đình anh liên tiếp trong năm nay. Anh không dám oán trách bề trên, nhưng thấy Thượng đế bất công quá không, khi trao cho gai đình anh những chén đắng xé lòng. Văn hỏi bạn: -Cậu có đọc Léon Tolstoy? Trung gật đầu. Văn tiếp: - Tớ nhớ một câu, trong "Cái chết của Ivan Ilyich": “Cuộc đời là một chuỗi dài những khổ đau, những sự khổ đau ghê gớm nhất”. (*)
Trung lái sang đề tài khác: - Thôi, xin cậu đừng bi lụy quá như vây. Chỗ cậu ngồi bây giờ, ít phút trước có một bà lão ngồi. Hôm qua, có người khác ngồi. Khoảng mấy tháng trước, có một ông lớn cấp Bộ ngồi đó "đàm đạo" với tớ. Ít hôm sau, một vị Vụ trưởng an tọa cũng ngay chiếc ghế đó "đối thoại" với tớ. Lát nữa, khi cậu về rồi, sẽ có ai đó thay vào vị trí này. Rồi, ngày mai, tớ cũng chưa biết những ai sẽ đến đây; những gì sẽ xảy ra trong tương lai nữa cơ mà ! Giòng đời trôi vẫn trôi, từ khởi thủy cho đến vô cùng, từ alpha đến ômega, bộ cậu không nhớ sao?
Trung kéo Văn đứng dậy, bước ra sân. Mấy em bé vai mang bị, tay cầm bọc rảo qua, chúng cất tiếng: - Con chào hai Cha ạ ! Các em vẫn rảo chân bước dưới bóng mát của hàng cây cao, chuyện trò ríu rít. Trời đã rực nắng, nhưng vẫn có vài cơn gió thổi qua. Văn cảm thấy vui lây với các em, nhất là khi phải đây là lẫn đầu, thiên hạ "bé cái lầm" về Văn. Có lần, Văn dự một khóa tĩnh tâm, đang giờ giải lao, Văn đang thơ thẩn đi bách bộ, thì có hai anh chị chạy lại: - Chúng con chào Cha, Cha còn nhớ hai con không? Dạo ấy, Cha làm phép cưới cho tụi con đấy. Văn bị "lên chức" bất ngờ, nhưng cũng tìm lời cám ơn đôi bạn, và xin thông cảm vì anh không phải là ông linh mục đó. Có lẽ người giống người chăng? Lẫn khác, đưa mẹ đi hành hương. Trời nắng, mẹ Văn thèm ăn kem; Văn ghé vào một gian hàng mua kem lạnh cho mẹ. Khi trả tiền, cô bán hàng nhất định không chịu lấy, cô nói: - Con biếu bà cố thôi mà, Cha không phải quan tâm.
Văn hỏi: - Những em này là ai vậy? Trung đáp: nhóm đồng nát, chúng nó hay vào đây nghỉ mệt, chọn bóng mát để soạn đồ. Được cái làm xong thì dọn dẹp sạch sẽ, và coi bộ cũng lễ phép lắm. Văn thắc mắc: - Đồng nát? Trung cười: - À, ngày xưa thời chúng mình gọi là ve chai ấy mà !
Văn lặng thinh. Anh cảm thấy xấu hổ với chính mình và cám cảnh cho hoàn cảnh của các em. Ngày xưa, bố chết sớm, Văn cũng là một đứa bé nghèo đi chân đất, cắp từng thúng xoài vẹo xương sườn đi rao bán. Ngày lại ngày, sống trong cảnh túng thiếu, nhưng không bao giờ bỏ lễ, và siêng năng cầu nguyện. Phải chăng, Chúa đã nhậm lời, nên ban cho Văn và gia đình nhiều ơn cần thiết. Đến lúc gặp cơn thử thách, đâu phải là lý do để anh buông xuôi tất cả. Anh liên tưởng đến truyện Thánh Gióp (**), và thấy lòng vững tin trở lại.
Quay lại phòng khách, Trung kín đáo nhìn đồng hồ; Văn hiểu ý: - Vài phút nữa, mình sẽ chia tay nhau, chẳng chỉ xin bạn cầu nguyện cho mình, và mình hứa cũng sẽ cẫu nguyện cho bạn. Trung gật đầu: - Ừ, nhớ cầu nguyện cho nhau nhé ! Trung định đứng dậy, nhưng Văn tiếp lời: - Trung này... Trung nhìn bạn: - Cậu định nói gì nữa vậy. Vẫn hít mạnh một hơi đầy ắp lồng ngực, rồi thở ra từ từ: - Cho mình xưng tội nhé ! - Được, cậu xét mình đi.
Trung vào phòng, và trở ra với dây quàng trên cổ, ngồi xuống, khẽ cúi đầu nghe Văn nói. Bí tích hòa giải diễn ra như hình ảnh hai người bạn đang tâm sự. Những gì cần nói, Văn đã nói ra và ký thác vào tình yêu Thiên Chúa, tin tưởng vào tình bạn chân thành. Ngoài sân, nắng đã lên cao mang ánh sáng ngợp trời. Cả một vùng không gian yên tĩnh lạ thường. Bên ngoài bức tường tu viện, giòng đời vẫn trôi theo lưu lượng của những loại xe.
* (Life, a series of increasing sufferings…, the most fearful sufferings - page 126 - "The Death of Ivan Ilyich" Léon Tolstoy).
** Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất trong số các con cái Phương Ðông. Các con trai ông có thói quen luân phiên tới nhà nhau tiệc tùng và cho người đi mời ba cô em gái đến ăn uống với họ. Mỗi khi hết vòng tiệc tùng, ông Gióp cho gọi họ đến để thanh tẩy họ; rồi ông dậy thật sớm, dâng lễ toàn thiêu cho mỗi người trong họ, vì ông tự nhủ: "Biết đâu các con trai ta đã chẳng phạm tội và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng!" Lần nào ông Gióp cũng làm như thế.
Vậy một ngày kia, các con cái Thiên Chúa đến trình diện Ðức Chúa; Xa-tan cũng đến trong đám họ. Bấy giờ Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ngươi từ đâu tới?" Xa-tan thưa với Ðức Chúa: "Rảo quanh cõi đất và lang thang khắp đó đây." Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta không? Thật chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó: một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác!"Nhưng Xa-tan thưa lại với Ðức Chúa: "Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng? Chẳng phải chính Ngài đã bao bọc, chở che nó tư bề, nó cũng như nhà cửa và tài sản của nó sao? Ngài đã ban phúc lành cho công việc do tay nó làm, và các đàn súc vật của nó lan tràn khắp xứ. Ngài cứ thử giơ tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, chắc chắn là nó nguyền rủa Ngài thẳng mặt!" Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ðược, mọi tài sản của nó thuộc quyền ngươi, duy chỉ có con người của nó là ngươi không được đưa tay đụng tới." Rồi Xa-tan rút lui khỏi nhan Ðức Chúa.
Vậy một ngày kia, các con trai con gái ông đang ăn tiệc uống rượu ở nhà người anh cả của họ, thì một người đưa tin đến nói với ông Gióp: "Trong lúc bò của ông cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." Người ấy còn đang nói thì một người khác về thưa: "Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đã đốt cháy chiên dê và đầy tớ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." 17 Người này còn đang nói thì một người khác về thưa: "Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." Người ấy còn đang nói, thì một người khác về thưa: "Con trai con gái ông đang ăn tiệc uống rượu trong nhà người anh cả của họ, 19 thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống đè trên đám trẻ; họ chết hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay."
Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Ðức Chúa đã ban cho, Ðức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Ðức Chúa!"
Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.
Quãng đường 30 cây số không dài, nhưng lưu lượng xe khá đông, nên Văn giục chú em đi từ sớm. Đến cổng đền, trong khi người em dắt xe xuống hầm gửi, Văn nói: - Anh đi lễ sớm rồi, chú vào dự lễ rồi gặp sau nhé! Người em ghé tai Văn: - Có bọn la. ngoài cổng đấy.
Văn gật đầu, anh ghé qua hang đá viếng Đức Mẹ, rồi vào nhà thờ bằng cửa chính. Chấm nước phép, giơ tay làm dấu thánh giá, Văn tiến lên nhưng không vào các hàng ghế, mà dùng cửa hông đi ra. Bên ngoài, không khí buổi sáng nhè nhẹ hương thơm của các loài hoa khoe sắc trong ánh bình minh. Lần theo lối cũ, lòng Văn chợt chùng xuống và chìm trong kỷ niệm.
Ngày còn bé, nhóm thiếu nhi Công giáo của Văn có lần tham dự một buổi tĩnh tâm ở đây. Cha Khâm, thay vì giảng thuyết trong nhà thờ, Cha dắt bọn trẻ ra ngoài hoa viên trò chuyện. Bài chia xẻ của Cha khá dài, Văn không nhớ hết; nhưng có một chi tiết, mà cho đến bây giờ, đã hơn bốn mươi năm, Văn chẳng hề quên. Cha ngắt một bông hoa bé nhỏ, nói cho bọn Văn nghe sự cấu tạo diệu kỳ của thiên nhiên, từ hình dạng, màu sắc, mùi hương... Cha kết luận:
- Đấy các con xem, một cánh hoa dại mà có biết bao kỳ công của tạo hóa, thế thì con người của chúng ta do Chúa dựng nên thật cao quý và linh thiêng dường nào; bởi vì mỗi chúng ta đều mang hình ảnh của Ngài. Các con hãy trân trọng lấy bản thân, và góp phần bảo vệ sự sống nhé!
Nhìn dáng Cha ngồi trên phiến đá, Văn thấy Cha như một tiên ông, hay là một triết gia. Lúc ấy, còn nhỏ, nên Văn chưa chiêm nghiệm được hết những điều Cha nói. Cha cởi mở, nhưng nét mặt nghiêm nghị, khiến bọn Văn chỉ dám ngưỡng mộ từ xa. Một lần khác, Văn được đi cùng nhà Dòng ra Vũng Tàu hành hương ở Bãi Dâu. Khi xuống biển tắm, Văn thấy Cha Khâm bơi ra thật xa, và các Cha, các Thầy khác chạy nhảy, nô đùa trên bãi cát với làn sóng biển.
Văn thích quá, cũng vẫy vùng trong lòng nước mặn. Ngay lúc này đây, Văn cảm thấy sự sống quý giá thật, và là một ân huệ của Thượng Đế thương ban cho loài người. Sau này Văn theo học Triết, rồi Thần học giáo dân, rồi trở thành một người pro-life triệt để. Chả thế mà, khi lập gia đình, Văn có nhiều con. Đôi khi, cuộc sống với nhiều khó khăn chồng chất cũng làm vợ chồng Văn bở hơi tai, nhưng họ vẫn cậy trông vào Chúa, và đoan quyết con cái là ân huệ Chúa ban cho, con cái là niềm vui của cha mẹ.
Thánh lễ đã bắt đầu, Văn không vào tu viện theo cổng chính, mà lách theo một lối nhỏ, ngay cạnh vườn hoa. Mấy mươi năm trước, khi đến thăm Cha Hườn, khi ngài ở trại cải tạo về, Văn cũng mang tâm trạng rụt rè, lo sợ; vì phía ngoài, xe công an tuẫn tiễu rầm rộ, xét hỏi lung tung. Cha cầm tay Văn khẽ nói:
- Con đi bằng an. Cha sẽ cầu nguyện cho con.Cầu nguyện cho Cha nhé! Văn sụt sùi, nhưng Cha dặn: - Can đảm lên, và vững tin vào Chúa. Thế rồi, Văn đi biền biệt, đời cơm áo làm chàng thanh niên ngày xưa già cỗi và nghẽn lối quay về. Những năm sau này, được biết nhóm bạn cũ vẫn tổ chức họp mặt nhân lễ quan thày của Cha hàng năm, Văn khâm phục quá đỗi. Họ là chứng nhân can đảm, Văn ngưỡng mộ họ vô cùng.
Đến sân tu viện, Văn bước thẳng vào phòng khách, đưa ngón tay nhấn chuông theo ký hiệu cạnh tên của bạn. Anh thao tác một cách thành thạo, theo ký ức ngày nào. Cảnh cũ vẫn như xưa, chỉ có xã hội đổi thay, và sự kế tục qua những thế hệ con người. Anh ngừng bấm chuông, ngồi xuống ghế chờ. Bất giác, nhìn sang gian chính, thấy bạn đang ngồi hơi cúi đầu, nghe một con chiên nói. Mái tóc bạc của Trung và đôi kính cận làm lòng Văn se sắt. Chúng mình già hết rồi, bạn ta ơi !
Nghe tiếng chân tiến đến, Văn mở mắt ra, thấy Trung tươi cười đưa tay bắt. Văn đứng dậy:- Chào Cha...con mới đến.
Trung đáp: - Tớ đâu có con lớn như vầy nhỉ? Đôi bạn cười vang một góc phòng.
Trung mời: - Sang đây, khách quý phải tiếp ở "chính điện" chứ ! Gian giữa không rộng hơn hai gian bên cạnh bao nhiêu, nhưng nhìn thẳng ra khoảng sân rộng, qua cửa chính.Phòng khách tu viện, Văn đã đến nhiều lần, từ khi còn là một cậu bé giúp lễ, qua đến tuổi thiếu niên và thanh niên; rồi tiếp đến thời lập gia đình, tuổi trung niên, và bây giờ... những năm tháng cao niên đà ló rạng.
Bất giác, Văn nhớ đến một đoạn văn, anh đọc được khi làm báo thời trung học: "Người ta có một thời để yêu, và một thời để chết. Và, nếu hoàng hôn khi tắt lịm, còn để lại những ráng chiều nhè nhẹ trên cành cây khô trụi của mùa đông; thì, đời người cũng có những dư âm vang vọng một thời trong ký ức. Hãy trao nhau kỷ niệm, để khỏi tiếc nuối khi cuộc đời bắt đầu hoàng hôn.".
Đang miên man suy nghĩ, Văn ngửng lên để nghe Trung nói: - Xin lỗi, để cậu phải chờ. Bà lão vừa rồi đến xin khấn, muốn xưng tội luôn, và mình ban phép lành cho bà. Nhìn Văn, Trung hỏi: - Cậu thế nào rồi?
Văn đáp: - Vẫn buồn, nhưng nói chung được an ủi nhiều. Này nói thật nhá, có lúc mình cảm thấy đức tin chao đảo đấy. Sao Chúa thử thách mình quá vậy. Nhiều khi...mình chán nản hết sức.
Trung gật gù: - Mình hiểu, những việc xảy ra trong tự nhiên, khó mà tìm được câu giải đáp theo ý nghĩa siêu nhiên. Nhưng Thiên Chúa có chương trình của Ngài, khó có thể lý giải theo cách nhìn, cách nghĩ của người đời chúng ta.
Văn ngồi lặng yên, anh suy nghĩ về cái chết của con trai, cái chết của mẹ anh, cách nhau chưa đẫy một tháng; về những xui xẻo khác đến với gia đình anh liên tiếp trong năm nay. Anh không dám oán trách bề trên, nhưng thấy Thượng đế bất công quá không, khi trao cho gai đình anh những chén đắng xé lòng. Văn hỏi bạn: -Cậu có đọc Léon Tolstoy? Trung gật đầu. Văn tiếp: - Tớ nhớ một câu, trong "Cái chết của Ivan Ilyich": “Cuộc đời là một chuỗi dài những khổ đau, những sự khổ đau ghê gớm nhất”. (*)
Trung lái sang đề tài khác: - Thôi, xin cậu đừng bi lụy quá như vây. Chỗ cậu ngồi bây giờ, ít phút trước có một bà lão ngồi. Hôm qua, có người khác ngồi. Khoảng mấy tháng trước, có một ông lớn cấp Bộ ngồi đó "đàm đạo" với tớ. Ít hôm sau, một vị Vụ trưởng an tọa cũng ngay chiếc ghế đó "đối thoại" với tớ. Lát nữa, khi cậu về rồi, sẽ có ai đó thay vào vị trí này. Rồi, ngày mai, tớ cũng chưa biết những ai sẽ đến đây; những gì sẽ xảy ra trong tương lai nữa cơ mà ! Giòng đời trôi vẫn trôi, từ khởi thủy cho đến vô cùng, từ alpha đến ômega, bộ cậu không nhớ sao?
Trung kéo Văn đứng dậy, bước ra sân. Mấy em bé vai mang bị, tay cầm bọc rảo qua, chúng cất tiếng: - Con chào hai Cha ạ ! Các em vẫn rảo chân bước dưới bóng mát của hàng cây cao, chuyện trò ríu rít. Trời đã rực nắng, nhưng vẫn có vài cơn gió thổi qua. Văn cảm thấy vui lây với các em, nhất là khi phải đây là lẫn đầu, thiên hạ "bé cái lầm" về Văn. Có lần, Văn dự một khóa tĩnh tâm, đang giờ giải lao, Văn đang thơ thẩn đi bách bộ, thì có hai anh chị chạy lại: - Chúng con chào Cha, Cha còn nhớ hai con không? Dạo ấy, Cha làm phép cưới cho tụi con đấy. Văn bị "lên chức" bất ngờ, nhưng cũng tìm lời cám ơn đôi bạn, và xin thông cảm vì anh không phải là ông linh mục đó. Có lẽ người giống người chăng? Lẫn khác, đưa mẹ đi hành hương. Trời nắng, mẹ Văn thèm ăn kem; Văn ghé vào một gian hàng mua kem lạnh cho mẹ. Khi trả tiền, cô bán hàng nhất định không chịu lấy, cô nói: - Con biếu bà cố thôi mà, Cha không phải quan tâm.
Văn hỏi: - Những em này là ai vậy? Trung đáp: nhóm đồng nát, chúng nó hay vào đây nghỉ mệt, chọn bóng mát để soạn đồ. Được cái làm xong thì dọn dẹp sạch sẽ, và coi bộ cũng lễ phép lắm. Văn thắc mắc: - Đồng nát? Trung cười: - À, ngày xưa thời chúng mình gọi là ve chai ấy mà !
Văn lặng thinh. Anh cảm thấy xấu hổ với chính mình và cám cảnh cho hoàn cảnh của các em. Ngày xưa, bố chết sớm, Văn cũng là một đứa bé nghèo đi chân đất, cắp từng thúng xoài vẹo xương sườn đi rao bán. Ngày lại ngày, sống trong cảnh túng thiếu, nhưng không bao giờ bỏ lễ, và siêng năng cầu nguyện. Phải chăng, Chúa đã nhậm lời, nên ban cho Văn và gia đình nhiều ơn cần thiết. Đến lúc gặp cơn thử thách, đâu phải là lý do để anh buông xuôi tất cả. Anh liên tưởng đến truyện Thánh Gióp (**), và thấy lòng vững tin trở lại.
Quay lại phòng khách, Trung kín đáo nhìn đồng hồ; Văn hiểu ý: - Vài phút nữa, mình sẽ chia tay nhau, chẳng chỉ xin bạn cầu nguyện cho mình, và mình hứa cũng sẽ cẫu nguyện cho bạn. Trung gật đầu: - Ừ, nhớ cầu nguyện cho nhau nhé ! Trung định đứng dậy, nhưng Văn tiếp lời: - Trung này... Trung nhìn bạn: - Cậu định nói gì nữa vậy. Vẫn hít mạnh một hơi đầy ắp lồng ngực, rồi thở ra từ từ: - Cho mình xưng tội nhé ! - Được, cậu xét mình đi.
Trung vào phòng, và trở ra với dây quàng trên cổ, ngồi xuống, khẽ cúi đầu nghe Văn nói. Bí tích hòa giải diễn ra như hình ảnh hai người bạn đang tâm sự. Những gì cần nói, Văn đã nói ra và ký thác vào tình yêu Thiên Chúa, tin tưởng vào tình bạn chân thành. Ngoài sân, nắng đã lên cao mang ánh sáng ngợp trời. Cả một vùng không gian yên tĩnh lạ thường. Bên ngoài bức tường tu viện, giòng đời vẫn trôi theo lưu lượng của những loại xe.
* (Life, a series of increasing sufferings…, the most fearful sufferings - page 126 - "The Death of Ivan Ilyich" Léon Tolstoy).
** Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất trong số các con cái Phương Ðông. Các con trai ông có thói quen luân phiên tới nhà nhau tiệc tùng và cho người đi mời ba cô em gái đến ăn uống với họ. Mỗi khi hết vòng tiệc tùng, ông Gióp cho gọi họ đến để thanh tẩy họ; rồi ông dậy thật sớm, dâng lễ toàn thiêu cho mỗi người trong họ, vì ông tự nhủ: "Biết đâu các con trai ta đã chẳng phạm tội và nguyền rủa Thiên Chúa trong lòng!" Lần nào ông Gióp cũng làm như thế.
Vậy một ngày kia, các con cái Thiên Chúa đến trình diện Ðức Chúa; Xa-tan cũng đến trong đám họ. Bấy giờ Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ngươi từ đâu tới?" Xa-tan thưa với Ðức Chúa: "Rảo quanh cõi đất và lang thang khắp đó đây." Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ngươi có để ý đến Gióp, tôi tớ của Ta không? Thật chẳng có ai trên cõi đất này giống như nó: một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác!"Nhưng Xa-tan thưa lại với Ðức Chúa: "Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng? Chẳng phải chính Ngài đã bao bọc, chở che nó tư bề, nó cũng như nhà cửa và tài sản của nó sao? Ngài đã ban phúc lành cho công việc do tay nó làm, và các đàn súc vật của nó lan tràn khắp xứ. Ngài cứ thử giơ tay đánh vào mọi tài sản của nó xem, chắc chắn là nó nguyền rủa Ngài thẳng mặt!" Ðức Chúa phán với Xa-tan: "Ðược, mọi tài sản của nó thuộc quyền ngươi, duy chỉ có con người của nó là ngươi không được đưa tay đụng tới." Rồi Xa-tan rút lui khỏi nhan Ðức Chúa.
Vậy một ngày kia, các con trai con gái ông đang ăn tiệc uống rượu ở nhà người anh cả của họ, thì một người đưa tin đến nói với ông Gióp: "Trong lúc bò của ông cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." Người ấy còn đang nói thì một người khác về thưa: "Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đã đốt cháy chiên dê và đầy tớ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." 17 Người này còn đang nói thì một người khác về thưa: "Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay." Người ấy còn đang nói, thì một người khác về thưa: "Con trai con gái ông đang ăn tiệc uống rượu trong nhà người anh cả của họ, 19 thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống đè trên đám trẻ; họ chết hết, chỉ có mình tôi thoát nạn về báo cho ông hay."
Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Ðức Chúa đã ban cho, Ðức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Ðức Chúa!"
Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Dòng Sông Quê Ta
Lê Trị
10:06 08/01/2011
NHỮNG DÒNG SÔNG QUÊ TA
Ảnh của Lê Trị
Tên ai đó gợi tôi niềm tưởng nhớ
Dòng sông buồn bến chợ nhịp cầu đưa
Con nước trôi lờ lững với thân dừa
Soi bóng nước cá vờn đuôi đớp bóng.
(Trích thơ của Phú Ông)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Tên ai đó gợi tôi niềm tưởng nhớ
Dòng sông buồn bến chợ nhịp cầu đưa
Con nước trôi lờ lững với thân dừa
Soi bóng nước cá vờn đuôi đớp bóng.
(Trích thơ của Phú Ông)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền