Ngày 08-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba Sứ Vụ
Lm Vũđình Tường
06:07 08/01/2015
Đấng Cứu thế sinh xuống trần gian tạo nên mối liên kết đất trời. Bắt đầu bằng việc truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria và hai tiếng xin vâng. Mẹ là người đầu tiên đón nhận Đấng Cứu Thế sinh xuống làm người ở giữa chúng ta. Tiếp theo đó là Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ. Thánh cả đón nhận hướng dẫn của thần linh qua các giấc chiêm bao, bảo vệ gia đình Thánh Gia qua các ngày đen tối của dã tâm con người tìm giết con trẻ. Kế đến là việc truyền tin cho các mục đồng chăn chiên và ánh sáng từ trời cao soi đường, dẫn lối cho ba vua từ Phương Đông đến đón chào, dâng tiến lễ vật. Sứ thần Thiên Chúa lại truyền tin cho cụ già Simêon và tiên tri Anna đến đón chào tại đền thờ và ngay sau khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Jordan. Ngài bước lên khỏi bờ bầu trời mở ra có tiếng từ trời cao vang vọng:

Đây là Con Ta yêu mến, hàng làm đẹp lòngTa Mk 1,11

Kèm theo tiếng nói còn có thêm Thánh Thần qua hình chim bồ câu đậu xuống trên Đức Kitô. Ngày lễ Đức Kitô chịu phép rửa chính thức chấm dứt mùa Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế và nhường bước cho chương trình kế tiếp của Ngài. Chương trình đó chính là chương trình cứu độ nhân loại, giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi với những mặc khải kế tiếp.

Những mặc khải từ trời cao về Đấng Cứu Thế đến đây tạm chấm dứt nhường bước cho những mặc khải khác đến từ Đức Kitô. Trước đây sứ thần Thiên Chúa và Chúa Cha nói về Đức Kitô; giờ đây đổi lại Đức Kitô nói về Thiên Chúa Cha. Đức Kitô mặc khải Chúa Cha và chương trình cứu độ nhân loại. Chương trình cứu độ Đức Kitô thực hiện do Chúa Cha hoạch định và Đức Kitô thừa hành, hoàn tất tốt đẹp chương trình đó.

Để mặc khải cho nhân loại về Chúa Cha và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đức Kitô xuống thế làm người, sinh bởi Đức Trinh Nữ, mặc dù vô tội Đức Kitô xá tội trần gian bằng cách thay họ chịu khổ hình, bắt đầu bằng việc lãnh nhận phép Thanh Tẩy của Gioan. Nhờ việc Thánh Thần Chúa ngự xuống biến phép rửa chúng ta lãnh nhận trở thành phép rửa do Thánh Thần thánh hoá. Những ai nhận bí tích thanh tẩy và bước theo đường lối Chúa cũng được hưởng tiếng từ trời cao phán: Đây là con Ta yêu mến, hằng làm đẹp lòng ta. Qua bí tích thánh tẩy chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và chia sẻ ba sứ vụ của Đức Kitô.

Sứ vụ thứ nhất, Đức Kitô là linh mục Tối Cao và chúng ta chia sẻ chức linh mục đó qua việc chuyên cần cầu nguyện. Điều đó sinh ích cho đời sống tâm linh ta. Là linh mục Tối Cao Kitô tự hiến thân mình làm lễ tế chuộc tội thiên hạ. Chúng ta không có khả năng làm điều đó và cũng không cần bởi một mình Đức Kitô hy sinh đủ cứu nhân loại, chúng ta chia sẻ chức linh mục qua việc chia sẻ tài năng và thời gian cũng như tài vật cho những anh em nghèo đói.

Sứ vụ thứ hai Đức Kitô vua vũ trụ cho phép chúng ta chia sẻ chức vụ lãnh đạo của Ngài. Chúng ta chia sẻ bằng cách sống và cổ võ sống công bằng, thực thi bác ái, yêu thương và tha thứ. Sống như thế là cho thế giới biết Lời Chúa có sức mạnh, có sức thánh hoá và ban sự sống cho thân xác và tâm linh con người.

Sứ vụ thứ ba là chức vụ tiên tri. Đức Kitô dậy chúng ta biết về Thiên Chúa, tình thương Chúa và sự thật về Thiên Chúa. Chia sẻ đời sống tiên tri chúng ta nói cho tha nhân về ức Kitô, rao giảng điều Ngài rao giảng và làm chứng về Đức Kitô.

Thực hành ba chức vụ: Tư tế, tiên tri và vương đế là làm sống điều hứa khi lãnh nhận phép bí tích thanh tẩy. Khi đó linh mục xức dầu và tuyên bố ba sứ vụ cao cả trên.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tình yêu hoàn hảo của Đời Thánh Hiến
Lm. Bosco Dương Trung Tín.
09:53 08/01/2015
Tình yêu hoàn hảo của Đời Thánh Hiến

Người sống đời thánh hiến là người được thánh hiến chứ không phải là thánh nhân. Họ muốn nên thánh và phải làm thánh. Người sống đời thánh hiến mà không nên thánh thì thật là phí công, phí của. Phí của Chúa và phí công của người đó. Họ nên thánh trong việc tuân giữ ba lời khuyên phúc âm. Không chỉ tuân giữ ba lời khuyên đó như một lề luật, như một cái máy mà bằng một tình yêu, một tình yêu hoàn hảo. Người sống đời thánh hiến phải có một tình yêu hoàn hảo qua việc yêu mến và sống ba lời khuyên phúc âm.

1.Yêu mến và sống đức thanh bần.

2.Yêu mến và sống đức thanh tịnh.

3.Yêu mến và sống đức thanh tuân.

1.Yêu mến và sống đức thanh bần.

Đó là yên mến sự thanh bần và sống sự thanh bần trong cuộc sống của mình. Bần mà thanh chứ không phải bần tiện. Tức là người có tinh thần nghèo khó. Đó là mối phúc thứ nhất trong tám mối phúc thật:”Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ”(x.Mt5,3).

Sự thanh bần hệ tại ở cái tâm, ở tâm hồn chứ không phải là nghèo xác nghèo xơ; không có nhà để ở, không có áo mà mặc; không có gì để ăn hay không có tiền để xài. Không. Đó là một cái tâm siêu thoát, không dính bén đến của cải, tiền tài hay danh vọng trần thế. Thánh Gio-an nói:”Người yêu mến thế gian, nơi kẻ đó không có lòng mến Chúa”(x.1Ga2,15). Ai mà yêu mến tiền tài, của cải hay danh vọng thì đừng nói đến lòng yêu mến Thiên Chúa. Nếu có chỉ nói cái miệng thôi.

Người sống thanh bần là người biết dùng tiền của để sống, để phục vụ và để yêu mến Chúa. Họ quí trọng chúng như là những ơn lành Chúa ban. Quí trọng là một chuyện; còn dính bén lại là chuyện khác. Quí trọng là ta biết dùng và dùng cho nên; dùng cho đúng và có ích lợi. Còn dính bén là coi chúng như là cứu chúa, là cứu cánh, là chúa của mình vậy.

Yêu mến đức thanh bần là yêu mến sự đơn sơ, giản dị và đạm bạc. Không chú ý đến những vẻ bên ngoài và số lượng, mà để ý tới cái tâm, tới chất lượng. Đạm bạc trong ăn uống; giản dị trong cách ăn mặc; đơn sơ trong lời nói. Có thì xài, không có cũng chẳng sao. Có ít xài ít, có nhiều xài vừa, không có khỏi xài. Không có đua đòi hay ghen tị.

Yêu mến đức thanh bần là yêu mến Chúa. Vì yêu mến Chúa nên sống đức thanh bần. Sống đời thánh hiến mà không yêu mến, không sống đức thanh bần thì có gì để nói và chắc chắn sẽ không nên thánh được. Càng tu lại càng dính bén; càng ham tiền ham của; càng ham danh vọng thì coi như công toi, vô ích.

Ai mà yêu mến và sống đức thanh bần sẽ coi mọi sự là “rơm rác”, danh vọng là phù vân. Cái quan trọng là được biết Đức Giê-su và sống như Đức Ky-tô(x.Pl 3,7-8).

2.Yêu mến và sống đức thanh tịnh.

Tu là để yêu; sống đức thanh tịnh là để “mến Chúa và yêu người”. Tu mà sợ yêu người khác thì đâu có được. Đâu phải cứ yêu là lỗi đức thanh tịnh đâu. Tu mà đòi yêu như người đời, như người sống đời hôn nhân thì lỗi đức thanh tịnh còn gì. Còn mến Chúa và yêu mọi người làm sao mà lỗi.

Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến cách chân tình và chân thành. Sống đức thanh tịnh là làm cho tâm hồn và trí óc của ta thanh cao, vượt lên trên những gì là “xác thịt”. Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến vị tha, yêu mến vì tha nhân, vì người khác. Thánh Gio-an nói :”Người anh em mình nhìn thấy mà không yêu thì làm sao có thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mình không thấy”(x.1Ga4,20). Nếu sợ yêu người, lỗi đức thanh tịnh và không yêu ai thì có nguy cơ vị kỷ, tức là yêu mình; yêu cái tôi của mình; yêu con người của mình. Càng tu thì cái tôi càng lớn; đầu có sạn, con tim thì chai cứng như đá, không còn cảm động gì hết. Không lỗi đức thanh tịnh mà lỗi đức yêu người thì còn “quá cha”. Một khi đã yêu mình, không yêu người khác thì cũng sẽ

không yêu mến Chúa. Không yêu mến Chúa, cũng không yêu người, chỉ yêu mình thì làm sao gọi là người sống đời thánh hiến được; làm sao nên thánh được.

Sống đời thánh hiến là mở lòng chứ không khép lòng. Mở lòng ra cho Thiên Chúa và cho mọi người. Có một tình yêu phong phú và rộng mở. Vì mến Chúa nên yêu người; vì yêu người nên mến Chúa.

Yêu mến đức thanh tịnh là yêu mến Chúa; sống đức thanh tịnh là yêu mến con người. Yêu mến và sống đức thanh tịnh là mến Chúa và yêu người. Ai ta cũng có thể mến, cũng có thể yêu được. Mà yêu mến như thế thì đời thánh hiến của ta sẽ phong nhiêu và hạnh phúc. Người ta nói “Yêu và được yêu là hạnh phúc nhất” mà. Đó là một tình yêu thánh thiện và làm cho ta nên thánh.

3.Yêu và sống đức thanh tuân.

Đức thanh tuân là đức tuân phục, là vâng phục, vâng lời. Yêu mến đức thanh tuân là yêu thích sự khiêm nhu, âm thầm, hạ mình, “coi người khác trọng hơn mình”(x.Pl 2,3). Quả vậy, người sống đời thánh hiến không chỉ vâng phục Người Trên mà còn tuân phục Người Dưới nữa. Vâng phục Người Trên vì ta là người dưới. Người dưới vâng phục Người Trên là điều đương nhiên, khỏi phải bàn. Còn tuân phục Người Dưới là vâng phục sự thật; vâng phục những điều hay lẽ phải.

Như thế yêu mến đức thanh tuân là yêu mến sự thật; yêu mến điều hay, lẽ phải. Yêu mến kiểu này chắc không gánh nặng hay khó khăn gì cho người sống đời thánh hiến. Có yêu mến đức thanh tuân thì mới sống đức thanh tuân cách nhẹ nhàng và thoải mái được.

Ngày này người ta dựa vào tự do để rồi cảm thấy khó khăn khi phải vâng phục. Nhất là những người có chức, có quyền; có bằng này, cấp nọ; hoặc làm được việc này, việc kia. Nó khó như “ con lạc đà chui qua lỗ kim” vậy. Những người này khó mà vâng phục, khó mà nên thánh được. Khó bởi vì người ta không yêu thôi; chứ yêu rồi thì chẳng có gì là khó cả.

Sống đức thanh tuân đòi hỏi ta phải bỏ mình, bỏ tự ái, bỏ cái tôi của ta đi mới được. Chứ càng tu lại càng “cứng đầu, cứng cổ” thì có ích lợi chi, có nên thánh được không? Ngày nay không còn là vâng phục “tối mặt” nữa mà là vâng phục trong “đối thoại”. Không phải cứ đúng hay hợp tình, hợp lý mới tuân phục, không thì thôi. Đúng, hợp tình, hợp lý thì đâu cần đến đức tuân phục làm chi nữa. Có những trái ý, nghịch lý mới vần đến sự tuân phục. Tuân phục là coi người khác trọng hơn mình; coi Người Trên trọng hơn mình. Tuân phục là chấp nhận những trái ý, những nghịch lý với mục đích là rèn luyện con người của ta; bắt chúng phải theo ý ta chứ không theo ý nó; bắt ta phải theo ý người khác chứ không theo ý riêng của ta.

Rèn luyện là để ta nên thánh, nên thiện; nên người khiêm nhu, nên người hạ mình. Người khiêm nhu, người hạ mình là người thánh thiện. Nếu ta nghĩ đến việc rèn luyện con người của ta như thế thì đâu có gì là không thể vượt qua; đâu có gì là khó khăn. Ta tu là để nên thánh chứ không vì kinh tế; vì đồng tiền, bát gạo.

Quả thực, lời khuyên thanh tuân là khó khăn nhất trong ba lời khuyên. Vì nó đụng chính con người, đụng chính cái tôi của ta. Có thể nói Trái khó ăn nhất là “trái ý”. Trái này chỉ dễ ăn và ăn ngon khi ta có lòng yêu mến đức thanh tuân. Sống đức thanh tuân thì làm cho ta nên giống Đức Giê-su, Đấng đã “vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá”(x.Pl2,8).

Yêu mến đức thanh tuân là yêu mến Chúa; sống đức thanh tuân làm cho ta nên giống Chúa.

Như vậy, yêu mến và sống ba lời khuyên phúc âm là “mến Chúa và yêu người” và sống ba lời khuyên phúc âm là làm cho ta nên thánh, nên thiện. Người sống đời thánh hiến yêu mến ba lời khuyên phúc âm sẽ có tình yêu hoàn hảo; sống ba lời khuyên phúc âm là một con người tuyệt vời của Thiên Chúa.

Lm. Bosco Dương Trung Tín
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:34 08/01/2015
SỐNG CHẾT CỦA CON CHIM NHỎ
N2T

Trước đây rất lâu có một người hiền triết rất thông minh, bất kỳ các nghi vấn nan giải nào cũng không dễ dàng hạ gục ông ta.
Có một người không tin là ông ta lại thông minh đến thế.
Một hôm, người ấy đem một con chim nhỏ đến trước mặt người hiền triết, muốn dùng một vấn đề nhỏ để thử ông ta.
Người ấy hỏi:
- “Tiên sinh, tôi biết ngài rất có trí tuệ, vậy xin hỏi, con chim trong tay tôi là chim sống hay là chim chết ?”
Người ấy trong lòng nghĩ rằng: “Nếu triết gia nói sống thì ta sẽ bóp cho con chim chết, nếu nói chết, thì ta sẽ thả cho nó bay đi.”
Người hiền triết nhìn người ấy, trầm tĩnh nói: “Ông muốn nó như thế nào, thì nó sẽ như thế ấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Tự do là một ân huệ mà Thiên Chúa ban cho con người, và người Ki-tô hữu thì không những hiểu chữ tự do này theo kiểu phổ thông mà còn hiểu theo nghĩa Ki-tô giáo, tức là tự do trong tinh thần tôn trọng sự thật và công bằng.
Con chim sẻ nằm trong tay anh, và vì là của anh, nên anh muốn nó chết thì nó chết, muốn nó sống thì nó sống, đó là quyền tự do của anh; nhưng con chim sẻ trong tay anh không phải là của anh, mà của người khác, thì anh không có quyền bóp chết nó như ý anh, bởi vì nó không phải là sở hữu của anh, và anh sử dụng quyền tự do không đúng chỗ là vi phạm pháp luật.
Cũng vậy, Đức Chúa Giê-su đã hứa ban Nước Trời cho chúng ta, tức là những người tin và yêu mến Ngài, nên có thể nói thiên đàng là của chúng ta, nhưng lên thiên đàng hay không là tùy thuộc cách chúng ta dùng quyền tự do của mình khi còn ở thế gian này.
“Anh muốn bản thân mình như thế nào, thì nó sẽ như thế ấy”, nghĩa là anh muốn mình lên thiên đàng thì nó lên, anh muốn xuống hỏa ngục thì nó xuống, tùy vào cách sống của anh bây giờ có yêu mến Thiên Chúa và tha nhân hay không mà thôi !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:36 08/01/2015
N2T

2. Khi chết, biểu trưng của tình yêu để lại cho người ta một ấn tượng rất sâu, và cũng khiến cho người ta coi trọng.

(Thánh Bernadino of Siena)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cực lực lên án vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris
Đặng Tự Do
05:50 08/01/2015
Sáng 8 tháng Giêng, Cha Federico Lombardi, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh nói với báo chí rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ "sự lên án mạnh mẽ nhất đối với cuộc tấn công khủng khiếp gây tang tóc cho thành phố Paris" vào ngày 07 tháng 1, "gieo rắc cái chết, làm toàn xã hội Pháp mất tinh thần, và gây ra sự lo ngại cho tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình".

Trong khi cầu nguyện cho những người bị thương và gia đình của những người chết, Đức Giáo Hoàng "kêu gọi tất cả mọi người hiệp lực chống lại bằng mọi giá sự lây lan của hận thù và của tất cả các hình thức bạo lực, về thể chất và đạo đức, đang hủy hoại sự sống và vi phạm phẩm giá của con người, phá hoại nền tảng tốt đẹp để chung sống hoà bình giữa các cá nhân với nhau bất kể sự khác biệt về quốc tịch, tôn giáo và văn hóa".

Cha Lombardi nói thêm "Dù động lực của hành động này là gì đi chăng nữa, bạo lực giết người bao giờ cũng đáng kinh tởm. Điều đó không bao giờ là chính đáng. Cuộc sống và phẩm giá của tất cả mọi người phải được quyết tâm bảo đảm và bảo vệ. Mọi kích động hận thù phải bị loại bỏ. Sự tôn trọng lẫn nhau phải được xiển dương. "

Trong thánh lễ sáng 08 tháng 4 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực cũng như các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."

Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."
 
Hai vụ tấn công khủng bố liên tiếp tại Paris trong vòng chưa đến 24 giờ
Đặng Tự Do
08:19 08/01/2015
Khoảng gần 8 sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, theo giờ Paris, cuộc tấn công thứ hai của bọn khủng bố đã diễn ra tại Montrouge, Paris. Quân khủng bố trang bị tiểu liên tự động M5 bắn chết một nữ cảnh sát khi cô dừng lại để kiểm tra một tai nạn giao thông. Một người phu quét đường bị bắn trọng thương và đang trong tình trạng hiểm nghèo.
Vụ khủng bố hôm thứ Năm 8/01/2015


Các nhân chứng cho biết bọn khủng bố mặc áo chắn đạn và trang bị hùng hậu. Một tên trong bọn đã thoát đi dễ dàng trên một chiếc xe mầu trắng hiệu Renault Clio. Tên thứ hai được báo cáo là đã bị bắt tại hiện trường.

Lúc 11:25 phút sáng thứ Tư 7 tháng Giêng, khi hoạ sĩ biếm họa Corrine Rey cùng đứa con gái nhỏ đến tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo, một tờ báo nổi tiếng chống chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, cô bị hai tên bịt mặt trang bị tiểu liên tự động AK 47 buộc phải mở cửa vào toà báo bằng mật mã của mình.

Khủng bố bắn giết như chỗ không người
Biểu tình ngay sau vụ thảm sát


Chúng bắt cô dẫn lên phòng họp ở lầu hai. Tại đây chúng bắn chết chủ nhiệm toà báo là Stephanr Charbonnier, viên cảnh sát bảo vệ ông và ba hoạ sĩ biếm họa.

Chúng lùng sục vào các phòng khác và giết chết thêm 4 ký giả nữa trước khi rút lui. Sau khi ra tới ngoài đường chúng bắn ngẫu nhiên vào người đi đường giết chết thêm 2 người nữa và làm 12 người bị thương, trong đó 5 người đang trong tình trạng nguy hiểm.

Chúng tẩu thoát trên đường Allee Verte nhưng bị một xe cảnh sát chặn đường. Chúng xuống xe bắn xối xả vào chiếc xe cảnh sát. Người cảnh sát cô đơn và bị thương nhiều chỗ không chống cự nổi đành de xe nhường đường cho chúng rút lui. Vì de quá nhanh và hoảng hốt, anh tông vào một xe hơi đang đậu trên đường. Anh lết ra khỏi xe giơ tay xin hàng nhưng bọn khủng bố bắn vào đầu anh, giết chết anh tại chỗ. Chúng lao lên xe phóng đi khoảng 3 km sau đó chận cướp một chiếc Renault Clio và phóng đi.

Dựa theo những băng ghi hình tại chỗ, cảnh sát khẳng định những tên khủng bố này là hai anh em Cherif Kouachi (33 tuổi) và Said Kouachi (34 tuổi). Cả hai đều đã từng bị bắt vào năm 2005 vì tham gia trong nhóm Buttes Chaumont, một nhóm chuyên tuyển mộ thanh niên Hồi Giáo sang chiến đấu tại Iraq. Cherif Kouachi bị kết án 3 năm tù giam và 18 tháng tù treo.

Sau vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, hàng ngàn người đã tự phát biểu tình với khẩu hiệu "Je suis Charlie", "Tôi là Charlie đây" để bày tỏ sự ủng hộ của họ với tờ báo.
 
Top Stories
Attentat contre Charlie Hebdo : les réactions en Asie
Eglises d'Asie
11:12 08/01/2015
Les réactions se multiplient en Asie au lendemain de l’attentat islamiste contre le journal Charlie Hebdo à Paris. Si les condamnations sont unanimes, elles reflètent parfois des préoccupations locales.

En Inde, tous les quotidiens sans exception font ce 8 janvier leur Une sur le massacre de la rédaction de Charlie Hebdo. La télévision indienne passe en boucle les images de l’attaque, ainsi que des hommages rendus dans toute la France à des caricaturistes et journalistes jusque là totalement inconnus du public indien. « Il est temps d’affirmer tous ensemble que la liberté d’expression est un droit de l’homme fondamental, écrit l’éditorialiste du Times of India de ce 8 janvier. Et cela inclut le droit de critiquer toute religion quelle qu’elle soit. »

Dans un billet publié ce matin, Mohd Asim, musulman, éditorialiste de la chaîne de télévision nationale NDTV, réagit avec force. « Les caricaturistes sont morts mais c’est le Prophète de l’islam qui a été caricaturé, humilié et diminué (...). Ma peine est démultipliée par le fait que les auteurs de cette barbarie prétendent avoir agi au nom de la foi qui est la mienne (...). Les assaillants ont hurlé « Nous avons vengé le Prophète » en criblant de balles la rédaction du magazine. Chacune de ces balles a en réalité tué le Prophète cent fois. Ces caricaturistes et journalistes qui resteront toujours en vie dans nos mémoires sont des martyrs de la liberté d’expression, alors que les taches de sang qui ont sali l’image du Prophète, seront difficiles à nettoyer. »

Dans l’Hindustan Times de ce jour, les dessinateurs de presse rendent hommage à leurs « collègues » français par des caricatures publiées sous les mots : « Now, all we can do is say #JeSuisCharlie ». Les caricatures des dessinateurs de presse, comme celles de Neelabh Banerjee du Times of India ou encore de Satish Acharya, publiées sur son compte Twitter quelques heures après l’attentat (voir photo ci-dessus), ont été rediffusées des milliers de fois sur les réseaux sociaux indiens.

Le gouvernement indien a quant à lui réagi immédiatement, faisant part de « sa condamnation d’un acte terroriste injustifiable ». Le ministre des Affaires étrangères Sushma Swaraj a écrit à son homologue Laurent Fabius pour l’assurer que « l’Inde était aux côtés de la France dans sa lutte contre le terrorisme ».

Le Premier ministre indien Narendra Modi a twitté un message de soutien moins d’une heure après les faits : « Attaque condamnable et inqualifiable à Paris. Notre solidarité au peuple de France. Mes pensées vont aux familles de ceux qui ont perdu la vie. »

Mais sans doute plus révélateurs sont les commentaires qui, depuis 24 heures agitent la Toile et par milliers, affluent sur les sites des journaux comme celui du Times of India. En pleine controverse au sujet des « reconversions de masse » de musulmans et de chrétiens à l’hindouisme, accusées d’être des conversions forcées, certains internautes désignent l’attentat terroriste en France comme une preuve supplémentaire de « la barbarie des musulmans », tandis que d’autres n’hésitent pas à se prononcer ouvertement en faveur de l’attentat. S’opposant en effet aux nombreux internautes musulmans qui condamnent « un acte qui n’a rien à voir avec l’islam », ces derniers revendiquent « le devoir de tout musulman de convertir ou tuer les infidèles (kafir) ». L’un d’entre eux, un certain Haji Mohd Haneef, se réjouit de ce que « désormais, plus personne ne se moquera ni du Prophète ni des sentiments des musulmans ».

« Alors que ces porcs sèment la terreur dans le monde entier, rétorque un hindou qui se surnomme Proudbrahmin, nous avons en Inde un Premier ministre qui les expulsera définitivement du pays. »

« Nous [les hindous], reprend Ravichandra, sommes régulièrement stigmatisés pour des incidents isolés ; mais comparez donc ceci à cet acte barbare perpétré en France par les islamistes ; nous devons tous nous unir dans le monde contre ce mouvement dangereux (...). Les musulmans et les chrétiens doivent être déclarés non-citoyens de l’Inde (...) ; ce sont de grandes menaces pour l’hindouisme et pour notre pays. »

En Malaisie, pays à majorité musulmane où les minorités religieuses et ethniques peinent à faire entendre leur voix, le personnel politique est unanime pour condamner « les assassinats horribles » commis à Paris. C’est ce qu’a exprimé le leader de l’opposition Anwar Ibrahim dans un message de condoléances aux familles des victimes. Anwar Ibrahim a aussi appelé les oulémas et les leaders musulmans de Malaisie et du monde entier à dénoncer « dans les termes les plus vigoureux » les actes de terrorisme commis au nom de l’islam.

Le Premier ministre Najib Razak, via son compte Twitter, s’est quant à lui déclaré « uni avec le peuple français ». Cherchant depuis plusieurs années à promouvoir sur la scène internationale l’image d’une Malaisie où une majorité musulmane cohabiterait sans difficulté avec ses minorités religieuses, il a ajouté : « C’est par la promotion de la modération que nous combattrons l’extrémisme. »

La seule voix discordante au sein du personnel politique est venue de l’ancien Premier ministre Mohamad Mahathir, figure majeure de la Malaisie contemporaine, qui a estimé que, si des musulmans en venaient à tuer, c’est parce qu’ils se sentaient insultés. « Ce sont les – mauvaises – provocations de Charlie Hebdo qui amènent à tuer », a-t-il affirmé ce 8 janvier.

Dans un pays où la presse imprimée est en grande partie contrôlée par les autorités, les sites Internet d’information sont le refuge d’une expression plus libre. Le très connu caricaturiste Zunar, qui publie ses dessins sur le site Malaysiakini, a appelé à faire du 7 janvier une « Journée internationale des caricaturistes ». « Ma position est claire, écrit-il dans une lettre ouverte mise en ligne sur son site personnel. Même si nous pouvons ne pas être d’accord avec un dessin, nous devons respecter le droit des caricaturistes à exprimer leurs opinions. » Soulignant qu’il est lui-même de religion musulmane, il appelle « les autorités musulmanes à travers le monde à travailler de manière plus étroite avec les caricaturistes pour produire des dessins qui témoignent de la véritable nature de l’islam – une religion de paix, de tolérance et de modération ».

En Indonésie, pays qui a eu à connaître de graves attentats terroristes, notamment les attentats de Bali du 12 octobre 2002 (202 morts et 209 blessés), la police a reçu instruction du gouvernement de renforcer la sécurité et les patrouilles devant les bureaux des principaux médias à Djakarta. Un porte-parole de la police a précisé que les médias concernés étaient ceux qui couvraient plus particulièrement l’actualité liée aux affaires de terrorisme et à celle de l’Etat islamique en Syrie et en Irak, que ces médias publient ou non des caricatures dans leurs colonnes.

A Hongkong, le South China Morning Post publie en Une avec une photo des deux terroristes achevant à terre un policier, sous le titre ‘Douze morts lors d’une attaque terroriste ciblant un magazine’. Le journal anglophone reproduit les dessins de presse parus un peu partout dans le monde par des caricaturistes de presse : http://www.scmp.com/news/world/article/1676843/10-cartoons-take-aim-massacre-french-journalists-charlie-hebdo (eda/ra/msb)

Copyright Légende photo : Caricature du caricaturiste indien Satsih Acharya en hommage à Charlie Hebdo.

(Source: Eglises d'Asie, le 8 janvier 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Theo Ba Vua, giới trẻ giáo xứ Việt Nam Paris đi tìm Chúa
Trần Văn Cảnh.
09:46 08/01/2015
THEO BA VUA, GIỚI TRẺ GXVN PARIS ĐI TÌM CHÚA

Paris, Chúa Nhật 04.01.2015, theo ba vua, Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Lễ Chúa Hiển Linh, trong tâm tình đi tìm Chúa.

Mở đầu Thánh lễ, cha tuyên úy Vũ Minh Sinh rất vui mừng chào đón các bạn trẻ đã đông đảo trở về giáo xứ tham dự thánh lễ đầu tháng của Giới Trẻ. Niềm vui của cha, như niềm vui của ngôn sứ Isaia, là niềm vui của ánh sáng Chúa: “Đứng lên, bừng sang lên. Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh Quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; Còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi”. Niềm vui của cha đã thông truyền đến những bạn trẻ, vui vẻ trong lời ca, sốt sắng dâng lời nguyện.

Chia sẻ Tin Mừng thánh Matthêu (2,1-12), cha tuyên úy chủ tế đã phân tích ba thái độ của ba nhóm người được bài Tin Mừng tường thuật.
Thái độ thờ ơ, dửng dưng của dân Thành Giêrusalem. Như có bóng tối bao trùm, như có mây mù phủ kín, dân thành Giêrusalem, đã không biết Chúa đã sinh ra, đã không thấy Chúa đã giáng trần. Nhiều người trẻ hôm nay, không khác gì dân thành Giêrusalem xưa, vẫn thờ ơ, vẫn dửng dưng với việc Chúa giáng trần, vẫn ơ hờ với Tin Mừng Chúa Cứu Thế. Người trẻ Công Giáo, đã được nhận lãnh bí tích rửa tội, đã được nghe Tin mừng, chúng ta có thể thờ ơ như thế được không? dửng dưng như thế được không?

Thái độ độc ác của vua Hêrôđê. Bối rối khi được ba vua phương đông hỏi “Đức vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu”? Vua hêrôđê “triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Kitô phải sinh ra ở đâu”. Vua bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. Nhưng thực ra là để biết rõ nơi Đức kytô sinh ra ở đâu, hầu loại trừ. Người trẻ Công Giáo chúng ta, đã tuyên xưng đức tin, đức cậy và đức mến, chúng ta có thể dã tâm, đốc ác như thế được không? Chúng ta có thể âm mưu tìm cách loại trừ Chúa được không? Bách hại Giáo Hội được không?

Thái độ tìm kiếm Chúa của ba vua phương đông. Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lậy Người. Ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình. Thấy ngôi sao xuất hiện, mừng rỡ vô cùng, lên đường theo ngôi sao, đến được nhà Chúa, sấp mình bái lậy Ngài, lấy những gì mình có, những gì quí nhất, dâng cho Chúa. Đó quả thực là thái độ mà người trẻ Công Giáo chúng ta phải có : “Đi Tìm Chúa”. Và dâng cho Chúa những gì mình có, những gì quí nhất.


Kết lễ, cha tuyên uý mời các bạn trẻ cộng tác làm Sổ Nhân Danh của Giáo xứ và Danh sách các bạn trẻ sinh viên hay bạn trẻ mới ra trường ; ở lại dùng bữa trưa chung để cùng nhau chuẩn bị Tết Ất Mùi 2015. Và cha chia sẻ niềm vui của đức tin, nhận ra Chúa Kitô :

Tâu Thượng Ðế, xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương,
Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng trái đất.
Dân vùng sa mạc khúm núm quy hàng,
tất cả đối phương nhục nhằn cắn cỏ.
Từ Tác-sít và hải đảo xa xăm,
hàng vương giả sẽ về triều cống.
Cả những vua Ả-rập, Xơ-va,
cũng đều tới tiến dâng lễ vật.
Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng,
muôn dân nước thảy đều phụng sự.
Chúc tụng ÐỨC CHÚA là Thiên Chúa Ít-ra-en,
chỉ có Ngài làm nên những công trình kỳ diệu.
Muôn muôn đời xin chúc tụng danh Chúa hiển vinh,
ước gì vinh quang Chúa chiếu toả khắp hoàn cầu!
A-men. A-men.



Paris, ngà
y 04.01.2015
Trần Văn Cảnh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Sản Việt Nam khủng hoảng lãnh đạo
Phạm Trần
21:28 08/01/2015
CSVN KHỦNG HỎANG LÃNH ĐẠO

Hội nghị Trung ương 10 của Khoá đảng CSVN thứ XI diễn ra tại Hà Nội từ 5 đến 12/01/2015, trễ hơn thường lệ đã thể hiện một tình trạng nội bộ chưa ổn định trước thềm Đại hội đảng XII dự trù vào tháng 1/2016.

Có 2 lý do đằng sau Hội nghị này:

Thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa dàn xếp xong các chức vụ cho Ban Chấp hành khoá XII.

Ông nói trong diễn văn khai mạc:”Bộ Chính trị đã xem xét, quyết định một bước danh sách quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Có cơ sở khẳng định, tuy là lần đầu Đảng ta xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, nhưng công việc này đã được tiến hành khá bài bản, chặt chẽ và đạt kết quả bước đầu tích cực. Tuy nhiên, số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra; chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao. Hơn nữa, qua gần 2 năm kể từ khi xin phiếu giới thiệu của Trung ương đến nay, tình hình đã có những thay đổi, các đồng chí Uỷ viên Trung ương và cán bộ, đảng viên trong diện được xem xét đưa vào quy hoạch đã có điều kiện và thời gian công tác nhiều hơn để thể hiện rõ hơn phẩm chất và năng lực của mình; việc quy hoạch cần được định kỳ rà soát, bổ sung theo tinh thần "động" và "mở".

Nhưng thế nào là “động” và “mở” đến đâu thì chỉ có những người trong cuộc mới hiểu. Có điều là tình trạng phe nhóm lợi ích trong đảng đang lan rộng và đi sâu vào từng chi bộ đảng để tạo ảnh hưởng. Nếu “động” được hiểu là “tích cực, làm hết khả năng và kiên quyết” thì “mở” cũng có thể hiểu là sự chọn lựa cần “thông thoáng, dân chủ” không bè phái, nể nang để bầu ra những người kém khả năng, thiếu đạo đức cách mạng, lối sống gương mẫu hay không đủ bản lĩnh chính trị để trung thành với đảng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh là nền tảng của đảng cấm quyền.

Vì vậy, ông Trọng đã nói với 200 Ủy viên Trung ương : “Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 31/1/2015, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành việc rà soát, bổ sung tổng thể quy hoạch cán bộ, trong đó có quy hoạch các chức danh chủ chốt ở cấp mình, đơn vị mình. Do vậy, Bộ Chính trị sẽ tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương sau khi có kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc.”

Riêng cơ chế đầu não nắm quyền thật sự là Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cơ quan “giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam” thì ông Trọng bảo : “ Đối với việc rà soát, bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đề nghị tại Hội nghị này, các đồng chí Uỷ viên Trung ương tiếp tục giới thiệu nguồn bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư như nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị. Trên cơ sở kết quả giới thiệu và xin ý kiến Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo làm các bước tiếp theo để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.”

Nghe thì có vẻ là dân chủ, nhưng thật sự không phải như thế, bởi vì Quyết Định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng lại có những hạn chế khắt khe như ghi trong Điều 13 nói về “Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư “, nguyên văn :

1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.

2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.

3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.

Như vậy, các cấp “ủy”, “ban thường vụ cấp ủy” và “Bộ Chính trị” có tòan quyền quyết định tối hậu cho các cuộc bầu chọn nhằm chận đứng mọi khả năng “tự ứng cử” và “tự đề cử” của các phe nhóm, như đã xẩy ra tại hai Hội nghị Trung ương X và XI.

Nhưng kiểm soát chặt chẽ như vậy để làm gì, nếu không phải là Bộ Chính trị khóa XI gồm 16 người, do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, muốn tránh lập lại chuyện đã xẩy ra không theo như ý muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 7 từ ngày 02-5 đến ngày 11-5-2013. Tại Hội nghị này, 2 ứng viên Bộ Chính trị do chính ông Trọng cơ cấu là Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương đã không được Ban Chấp hành chấp thuận.

Ngược lại Ban Chấp hành đã bầu Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính trị khiến úy tín lãnh đạo của ông Trọng xuống thấp từ đó.

Thứ hai, tại Hội nghị 10, ông Trọng cũng đề nghị lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư như một trắc nghiệm uy tín để xem ai trong số 16 Ủy viên có thể tiếp tục ngồi lại sau Đại hội đảng XII.

Ông nói :”Thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm thăm dò tín nhiệm, qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình, để điều chỉnh, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ về các mặt và tinh thần trách nhiệm trong công tác; đồng thời giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”

Tuy nhiên, ông không quên khuyến cáo : “ Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư - là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, lại được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nghiên cứu thật kỹ Quy định và Tờ trình của Bộ Chính trị, các báo cáo công tác của từng đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể hiện chính xác chính kiến của mình qua mỗi lá phiếu, góp phần bảo đảm việc lấy phiếu thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, xây dựng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.”

Nhưng “thế lực xấu” và “thù địch” ở đâu ra, nếu không phải đang nằm ngay trong hàng ngũ đảng và trong lòng mỗi Lãnh đạo ? Bởi lẽ, người ngòai đảng và người Việt Nam ở nước ngoài chả có lợi ích gì mà phải xen vào chuyện nội bộ chỉ biết “cho điểm nhau” của đảng CSVN.

Có điều là nếu cuộc bỏ phiếu cho cơ cấu lãnh đạo cao nhất của đảng cũng làm theo 3 mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như đã diễn ra tại Quốc hội trong hai năm 2013 và 2014 đối với các chức danh do Quốc hội bổ nhiệm, ngọai trừ Tổng Bí thư đảng, thì cũng chỉ là chuyện “làm cho xong chuyện” để khoe với đảng viên và với nhân dân nhằm lấy lại uy tín đã suy giảm khá nhiều từ khi Ban Chấp hành khoá XI đắc cử năm 2011.

Điểm xấu nhất của Bộ Chính trị khoá XI là đã không có hành động hợp thời, đúng lúc và cần thiết để đáp trả hành động xâm lược và đàn áp ngư dân Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2007.

Thất bại thứ hai là Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã không có bất cứ hành động nào ngăn chận Trung Quốc đang biến 8 đảo và bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo lớn để xây dựng các cơ sở quân sự và sân bay tại hai đảo Chữ Thập và Gạc Ma.

Trung Cộng đã biến đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa với khỏang 49 mẫu. Một đường bay dài 3000 thước, dài từ 200 đến 300 thước đã xây xong để cho các máy bay phản lực chiến đấu của Trung Cộng sử dụng. Khỏang 200 Thủy quân lục chiến có võ trang các loại vũ khí cận đại cũng đồn trú tại đây.

Điều quan trọng là khỏang cách từ Chữ Thập đến Vịnh Cam Rang chỉ vào khỏang 400 cây số. Và cũng từ đây, quân đội Trung Quốc có thể đe dọa dễ dàng các nước Phi Luật Tân, Ma Lai Á và Brunei.

Còn tại Gạc Ma thì sao ? Gạc Ma là vị trí chiến lược nằm trên đường tiếp quân và di chuyển của tầu bè Việt Nam từ đất liền ra Trường Sa. Một đường bay đủ cho phản lực cơ và các loại máy bay vận tải quân sự cũng đã hòan tất để đe dọa các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Như vậy mà Bộ Chính trị và Ban Bí thư đảng CSVN vẫn nhởn nhơ như diều bay trước gío thì liệu có còn chút uy tín nào với nhân dân không ?

Vì vậy, lá phiếu tín nhiệm của Hội nghị Trung ương 10 sẽ chẳng có giá trị gì nếu việc Bộ Chính trị và Ban Bí thư để cho Trung Cộng tự tung tác ở Biển Đông không được bàn bạc trước cuộc bỏ phiếu.

NHỮNG CHUYỆN BÌNH THƯỜNG

Ngòai hai vấn đề quan trọng nhất đã nêu, Hội nghị 10 còn nghiên cứu các Văn kiện của Khóa đảng XI sẽ trình trước Đại hội đảng XII, trong đó có các Báo cáo Chính trị; Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng; Báo cáo kinh tế - xã hội và Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).

Tuy nhiên các văn kiện này không được phổ biến cho nhân dân, nhưng ai cũng biết Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì nhiều cuộc thảo luận cấp nhà nước bằng tiền thuế của dân để chỉ làm được một điều là tiếp tục tô son điểm phấn cho thành tích của nền kinh tế đầu ngô mình sở gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, và chủ trương kiên định Chủ nghĩa Cộng sản để duy trì quyền lãnh đạo độc tôn và độc tài cho đảng.

Đó là những chuyện rất giản dị vì mọi việc làm của đảng CSVN đều không thể vượt ra ngoài nội dung văn kiện được gọi là “Cương linh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ xung, phát triển 2011).

Cương lĩnh này cũng đã được “luật hóa” bởi Hiến pháp sửa đổi năm 2013 để khẳng định :

“1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” (Điều 4)

2. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.” ( Điều 51)

Như vậy thì có gì mới đâu mà Ban Tuyên giáo Trung ương phải chi tiêu nhiều tiền bạc, phí phạm thời giờ của dân để ông Nguyễn Phú Trọng phải phô trương rằng: “Dự thảo Báo cáo Chính trị đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, nâng cao, trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kết quả nghiên cứu tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; qua nhiều cuộc khảo sát thực tiễn, nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý; làm việc với 22 Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ; đặc biệt là ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước.”

Còn về báo cáo được gọi là “ lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới” được các nhà lý luận của đảng vo tròn bóp méo nhằm “Cộng sản hoá đường lối kinh tế của Tư bản Chủ nghĩa” để tiếp tục làm như cũ thì có gì mới đâu mà phải chi tiền để họp hành, tọa đàm, nghiên cứu hầu giúp Tổng Bí thư, trưởng Ban Chỉ đạo có thể nêu thành tích đã : “ Chỉ đạo các ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo của 48 ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận chính trị và 16 tỉnh uỷ, thành uỷ tiến hành tổng kết 10 vấn đề và 8 mối quan hệ lớn. Kết quả tổng kết đã được tổng hợp, nghiên cứu, chắt lọc, xây dựng thành dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới.”

Nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại đã thừa nhận ngày 23/10/2013 rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Như vậy thì việc Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Hội đồng Lý luận Trung ương cứ mãi nhắm mắt biên sọan Báo cáo Chính trị để lý luận theo hướng nhìn mù mờ của ông Trọng thì có phải những tác gỉa của các văn kiện chính trị này đã lạc đường hay còn ngủ mê trước thực tế là nhân dân và rất nhiều đảng viên đã quay lưng lại với đảng CSVN ?

Điểm nổi bật của tình trạng “đứng nguyên tại chỗ” sau nhiều năm đôn đốc, thúc đẩy quyết tâm hơn mà ông Trọng vẫn phải lập lại trong diễn văn rằng : “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu. Một số chủ trương của Đảng chậm được cụ thể hoá, chưa đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng Đảng, nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt.”

Công tác cải cách hành chính và giảm bớt biên chế trong guồng mày cai trị để tiết giảm ngân sách cũng cứ “bình chân như vại”.

Hãy nghe ông Trọng than : “ Đề nghị các đồng chí đi sâu phân tích nguyên nhân vì sao từ lâu và nhiều lần, chúng ta đã bàn, đã thống nhất chủ trương và thực tế cũng đã tích cực triển khai thực hiện nhưng đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to, biên chế tăng cao, cấp phó còn nhiều; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chậm được cải thiện ? Cái gì thuộc về chủ trương, quan điểm; cái gì thuộc về chỉ đạo thực hiện, cơ chế, chính sách, biện pháp cần phải sửa đổi, bổ sung?..”

Ông nói thế nhưng cũng dư biết nạn bè phái, nạn con ông cháu cha được gài vào bộ máy để ngối mát ăn bát vàng là nguyên nhân tại sao bộ máy cứ phình ra mà không sao bóp nhỏ lại được.

Vây sau Hội nghị 10, liệu ông Trọng có khả năng thay đổi được gì không hay mọi chuyện rồi sẽ vẫn ở đâu ngồi yên đó cho đẹp lòng mọi người ?

Đó chính là chuyện khủng hỏang lãnh đạo hiện nay của đảng Cộng sản Việt Nam./-

Phạm Trần

(01/2015)



 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu Tin Mừng Thứ Ba: Khía cạnh văn chương
Vũ Van An
02:10 08/01/2015
Trên đây ta đã thấy khái quát: Tin Mừng Luca được soạn thảo có phương pháp nhất. Ở đây, ta sẽ đi vào chi tiết hơn để tìm hiểu khía cạnh văn chương của tin mừng này.

Hầu hết các học giả ngày nay đều nhìn nhận giá trị văn chương cao, nhất là văn chương Hy Lạp, của Tin Mừng Luca. Điều này không lạ, vì từ thế kỷ thứ tư, thánh học giả Giêrôm từng coi soạn giả tin mừng thứ ba là “người viết Hy Ngữ sành điệu nhất trong tất cả các tin mừng gia” (Thư gửi Damasum 20.4,4). Theo linh mục Fitzmyer (1), việc Thánh Luca sử dụng sành sõi bút pháp Hy Lạp một phần do bối cảnh văn hóa Hy Lạp của ngài (ngài được coi xuất thân từ Antiôkia, một thành phố chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa này), một phần do ý ngài muốn viết trình thuật của mình theo khuôn thước soạn tác của văn chương Hy Lạp đương thời.

1. Bút pháp

Chỉ cần nhìn cách Thánh Luca diễn đạt lại các tư liệu nguồn cũng đủ thấy ngài rất quan tâm tới việc cải thiện văn phong Hy Lạp của các nguồn được ngài sử dụng. Linh mục X. Léon-Dufour (2) liệt kê một số điển hình độc đáo trong đó, như linh mục Fitzmyer (3) nhận định, Thánh Luca không phải chỉ là một một người thu nhặt, một người chỉ biết cắt dán tư liệu nguồn, trái lại đã đóng góp nhiều khiến các tư liệu kia đầy đủ, dễ hiểu hơn nhiều:

Trước nhất, Thánh Luca thường thêm chủ từ cho một mệnh đề giúp độc giả dễ hiểu hơn. Như khi Thánh Máccô viết: “Họ rình xem Chúa Giêsu…” (Mc 3:2) thì Thánh Luca cho biết “họ” đây là ai: “Các kinh sư và những người biệt phái rình xem Chúa Giêsu…” (Lc 6:7). Ngài cũng thường xác định thuộc từ cho động từ. Máccô chẳng hạn viết “vì chúng biết Người” (Mc 1:34) còn Thánh Luca cho biết thêm: “Vì chúng biết Người là Đấng Kitô” (Lc 4:41). Còn nếu có tối tăm, Thánh Luca sẵn sàng giải thích. Như lúc Thánh Máccô viết: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2:17) thì Thánh Luca giải thích thêm: “để họ sám hối ăn năn” (Lc 5:32). Ngài luôn tìm cách loại bỏ hết các hàm hồ có thể để đạt được độ chính xác cao, giúp độc giả nắm vững giòng chẩy của các biến cố. Ta thấy trong khi Thánh Máccô viết ở 1:38: “Người bảo các ông: chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa…”, thì Thánh Luca nói rõ Chúa Giêsu rao giảng điều gì: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa…” (Lc 4:43).

Việc trình bày bối cảnh tâm lý cho những chữ quan trọng cũng nhằm cùng một mục đích như trên. Điều này được Thánh Luca thực hiện qua các mệnh đề phụ thêm, như trước khi Thánh Gioan Tẩy Giả chối mình không phải là Đấng Kitô, Thánh Luca viết: “Hồi đó, dân đang trông ngóng và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gioan: biết đâu ông chẳng là Đấng Kitô…” (3:15), trong khi ở Gioan 1:20, ngài chối ngay ngài không phải là Đấng Kitô, dù không ai thắc mắc trực tiếp về tước hiệu đó nơi ngài, mà chỉ hỏi ngài là ai. Hoặc để dẫn tới lý do tại sao Chúa Giêsu dạy các môn đệ Kinh Lạy Cha, Thánh Luca viết: “Có một lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người; Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện…(11:1). Trái lại trong Mátthêu 6:7-8, ngữ cảnh tâm lý không được như thế.

Ngoài ra, các độc giả không quen thuộc với phong tục Palestine sẽ học được nhiều nơi Thánh Luca vì ngài hay có thói quen định nghĩa hay tổng quát hóa nghĩa của lời Chúa Giêsu nói liên quan tới “hương vị” quê hương: khi Mátthêu 23:23 liệt kê “bạc hà, thì là, (rau) húng” (rau là theo tiếng Việt, trong Hy ngữ, chỉ là kyminon, không có chữ rau), thì Luca 11:42 thêm “và đủ thứ rau cỏ”. Khi Máccô 13:28 nói tới “(cây) vả” (cây là bản dịch Việt Nam, Hy ngữ chỉ là sykes), thì Lc 21:29 thêm “và tất cả các cây khác”.

Sự cải thiện của Thánh Luca cũng hệ ở việc sử dụng ít cách diễn tả Sêmít hơn. So với Mátthêu 5:38-48 (nói về việc phải yêu kẻ thù), Luca 6:27-36 ít trích dẫn Luật Do Thái hơn, cả dụ ngôn về hai ngôi nhà cũng thế: trong Lc 6:47-49 về dụ ngôn hai căn nhà, Thánh Luca đã áp dụng bức tranh của Mátthêu 7:24-27 vào bối cảnh Hy Lạp. Ở đó, muốn làm nhà, phải đào móng sâu. Nhưng đào móng sâu vốn không phải là lề thói ở Palestine. Những từ như mưa sa, nước cuốn, bão táp liên hệ nhiều hơn với mùa mưa tại Palestine. Trong khi nói đến sông, có thể Thánh Luca có ý nhắc tới cơn lũ do nước sông Orontes gần Atiôkia tràn vào? (4). Trong câu truyện Chúa chữa người bất toại ở Lc 5:17-26, Thánh Luca cũng đã dùng các chi tiết rấr xa lạ với người Palestine, khi nói tới việc dỡ ngói mái nhà để đưa người bệnh xuống. Mái nhà ở Palestine thường làm bằng xà gỗ đặt lên các tường bằng đá hay bằng đất, phủ bằng sậy và đất sét. Loại mái này chỉ có thể đục thủng như Máccô 2:4 đã diễn tả, chứ không có ngói để dỡ (5).

Ngược lại, đã sử dụng nhiều hình thức có nguồn Hy Lạp hơn. Theo linh mục Fitzmyer, Thánh Luca thường xuyên thay đổi thì hiện tại của Thánh Máccô qua thì quá khứ để phù hợp hơn với lối sử văn Hy Lạp. Có tới 151 thì hiện tại trong Tin Mừng Máccô. Trong số này, khi Tin Mừng Luca có những câu song hành, thì chỉ còn một thì hiện tại được giữ lại, tuy thay đổi từ số nhiều qua số ít: erchontai trong Mc 5:35 trở thành erchetai (đến) trong Lc 8:49. Ngài cũng thường loại bỏ cú pháp la liệt (parataxis) tức hình thức đặt các câu độc lập liền nhau (6), thay thế nó hoặc bằng những câu độc lập sở hữu cách (genitive absolute)(7) hay bằng những câu phụ thuộc theo lối văn Hy Lạp nhiều hơn.

Tin Mừng Luca cũng là tin mừng duy nhất mở đầu bằng một mệnh đề nhiều đoạn (periodic sentence) (8) rất tuyệt vời (1:1-4). Lời mở đầu có nghiên cứu và hợp qui ước này khá giống với các lời mở đầu trong nền văn chương Hy Lạp đương thời hay gần đương thời. Trong Tân Ước, chỉ có đoạn Do Thái 1:1-4 là gần đạt được độ tuyệt vời về bút pháp như thế. Đoạn Luca 3:1-2 cũng tương tự như đoạn mở đầu của tin mừng này, nhưng kết cấu không được hay bằng; và lời mở đầu của Công Vụ 1:1-2 lại càng kém hơn. Tuy nhiên, cả ba đoạn này cho thấy một lối viết không tìm thấy ở đâu khác trong các soạn phẩm của Thánh Luca. Hiện người ta không hiểu tại sao lại có hiện tượng: dù ba đoạn này cho thấy Thánh Luca có dư khả năng soạn tác bằng một lối văn Hy Lạp chau chuốt, tinh tế, nhưng ngài chỉ hạn chế lối văn ấy ở ba đoạn này.

Trên thực tế, người ta phân biệt 3 loại Hy Ngữ trong các trước tác của Thánh Luca: a) bút pháp văn vẻ trong lời mở đầu; b) Hy ngữ mang mầu Sêmít trong trình thuật tuổi thơ; và c) bút pháp bình thường trong phần chính của Tin Mừng và Công Vụ. Hiện tượng này khiến linh mục Léon-Dufour (9) nhận định rằng Thánh Luca là người viết hay thay đổi nhất trong các soạn giả Tân Ước, ngụ ý thất thường nhất. Thay đổi về ngữ vựng: lúc thì dùng những chữ Hy Lạp văn hoa của vùng Attic như charis (ân huệ), belone (kim), lúc lại dùng những chữ tầm thường như apartismos (hoàn tất), brechein (mưa), lúc dùng chữ Sêmít như amen, geena (nơi thiêu đốt), mamonas (tiền tài), lúc lại dùng La ngữ như legeon (đoàn), modios (đơn vị đo lường)… Điều khó hiểu là nhiều khi Thánh Luca thay thế nhiều chữ tầm thường của Tin Mừng Máccô bằng những chữ văn hoa như klinidion (giường) thay cho krabbatos, koniortos (bụi) thay cho chous. Nhưng chữ văn hoa ngắn gọn metemorphothe (biến hình) trong Mc 9:2 đã biến thành một câu dài “và xẩy ra là…dung mạo Người bỗng đổi khác” (kai egeneto… to eidos tou prosopou autou eteron) trong Lc 9:29. Linh mục Fitzmyer nhận định rằng kiểu nói “kai egeneto” (và xẩy ra là) rất thường dùng trong Tin Mừng Luca đến nỗi làm nó trở thành độc điệu. Lại nữa, trong Lc 9:42, daimonion (quỉ) thay thế rất hay cho kiểu nói Hípri pneuma của Mc 9:20, nhưng trong cùng câu ấy lại viết pneuma akatharto (quỉ ô uế).

Về cú pháp cũng thấy có sự không nhất quán, tuy cú pháp của Thánh Luca cổ điển hơn cú pháp của Thánh Máccô. Nguyện vọng pháp (optative) (10) được sử dụng nhuần nhuyễn. Ngài cũng hay sử dụng phân từ thay thế các hình thức động từ có ngôi số (finite verbs) phải nối với nhau bằng kai, như exelthon eporeuthe (đi ra) tại Lc 4:42 thay vì exelthen kai apelthen (lên đường và trẩy đi) trong Mc 1:45 (11). Nhưng rồi cũng thế, tại Lc 8:8, kiểu nói Aram epoiesen karpon (sinh hoa kết quả) lại thay thế cho kiểu nói Hy Lạp tinh ròng edidou karpon tại Mc 4:8.

Dù sao, theo linh mục Fitzmyer, trong khi Hy ngữ của các soạn giả khác của Tân Ước nói chung hơi cách xa với Hy ngữ của thời cổ điển, thì các soạn phẩm của Thánh Luca gần gũi nhất với Hy ngữ ấy và được coi là tao nhã nhất dù có đến 90 phần trăm ngữ vựng của ngài được lấy từ bản Bẩy Mươi và theo linh mục Léon-Dufour, chúng được lấy từ các sách ít được trích dẫn và thuộc thời sau này hơn như Étra, Nơhemia, Đanien, Tôbia, Huấn Ca, 1-2 Macabê.

Thực ra, theo Fitzmyer (12), ngoài Hy ngữ của Bản Bẩy Mươi, Thánh Luca cũng đã sử dụng nhiều kiểu phát biểu của Aram và của Hípri (Sêmít nói chung). Fitzmyer trưng dẫn nhiều câu trong Tin Mừng Luca rất song hành với bản văn Aram gọi là 4Q246, tức bản văn “Con Thiên Chúa” như câu: “ Người sẽ cao cả” trong Lc 1:32 so với câu “Người sẽ cao cả trên mặt đất” trong 4Q246 1:7… hay câu “Người sẽ là vua… mãi mãi” (Lc 1:33) so với câu “Vương quốc của Người sẽ là vương quốc đời đời” trong Q246 2:5). Điều này cũng dễ hiểu, vì Thánh Luca được coi là sống tại Antiôkia, nơi người ta nói tiếng Aram. Lạ một điều, không có chứng cớ gì cho thấy Thánh Luca biết tiếng Hípri, nhưng nhiều kiểu nói Hípri đã được tìm thấy trong tin mừng của ngài, như kiểu nói kai egeneto đã nhắc trên đây, nhất là kiểu ngài dùng thuộc cách (genitive) của Hípri, tức dùng một danh từ ở thuộc cách để bổ nghĩa cho một danh từ khác, trong khi Hy ngữ thường sử dụng một tĩnh từ, như câu Lc 16:8 nói về tên quản lý bất lương mà nguyên văn của Luca là tên quản lý của sự bất lương (oikonomon tes adikias); cùng kiểu nói này đã tìm thấy tại Lc 4:22; 11:20, 31; 16:9; 16:11 và 18:6.

Điều trên cho thấy tham chiếu rộng rãi của Thánh Luca khi soạn thảo tin mừng của ngài. Tuy nhiên, như trên đã nói, nói chung, Thánh Luca vẫn đã sử dụng nhiều kỹ thuật soạn thảo của Hy Lạp. Linh mục Karris (13) nhấn mạnh tới việc Thánh Luca thích ứng các hình thức văn chương Hy Lạp để chuyên chở sứ điệp của mình như thể văn “hội nghị chuyên đề” (mời dùng bữa rồi thảo luận về một vấn đề) tại Lc 7:36-50; 11:37-54; 14:1-24; thể văn diễn từ ly biệt tại Lc 22:14-38.

Thánh Luca cũng dùng nhiều kỹ thuật khác để nối kết các truyền thống và các nguồn khác nhau lại với nhau. Kỹ thuật chuyển tiếp (transition) chẳng hạn đã giúp ngài đưa ra nhiều trình thuật có tính gắn bó. Như trong Lc 5:3, cùng những người biệt phái từng chỉ trích Chúa Giêsu ăn uống với người tội lỗi đã thắc mắc về việc ăn chay của các môn đệ Người: hai trình thuật riêng rẽ này trong Tin Mừng Máccô nay đã được lồng vào một ngữ cảnh.

Trong trình thuật về việc loan báo Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu sinh ra cũng như chính việc sinh ra ấy, ngài đã dùng kỹ thuật đối ngẫu (parallelism) nối liền nhiều truyền thống để chuyển tải nền Kitô học của mình (xem 1:5-2:52). Kỹ thuật đối ngẫu này cũng đã được sử dụng trong lời Chúa Giêsu kêu gọi Giêrusalem thống hối lúc Người vào thành và lúc Người ra khỏi thành ấy. Cẩn thận đọc cả 52 chương của Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ, ta sẽ tìm thấy nhiều đối ngẫu nữa như lời cầu nguyện của Chúa Giêsu lúc hấp hối xin tha thứ cho kẻ thù quả đối ngẫu với lời cầu nguyện của Thánh Stêphanô; cả khi trình bày các dữ kiện địa dư, ta cũng thấy Thánh Luca sử dụng đối ngẫu: từ Galilê, Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem và lên với Thiên Chúa; từ Giêrusalem, Giáo Hội lên đường đi tới tận cùng thế giới (Cv 1:8). Cả trong các chủ đề thần học, ta cũng thấy ngài sử dụng kỹ thuật song đối: hành trình của Thánh Phaolô tới Giêrusalem là một mô phỏng cuộc hành trình của Chúa Giêsu; thừa tác vụ của Giêsu khởi đầu và kết thúc với việc cầu nguyện…

2. Kết cấu

Đối ngẫu trong Tin Mừng Luca, thực ra, còn sâu sắc hơn nữa, nếu ta bàn tới kết cấu của tin mừng này. Tiến sĩ Peter Pett, trong cuốn chú giải về Tin Mừng Luca (14), đã chia tin mừng này thành 8 phần. Mỗi phần kết thúc bằng một câu khá đại biểu. Tám câu đó là :

(1) “Còn Ðức Giêsu, ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (2:52)

(2) “Và Người rao giảng trong các hội đường miền Giuđê” (4:44).

(3) “Ðức Giêsu bảo ông: ‘Ðừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống chúng ta là ủng hội chúng ta!’" (9:50).

(4) “Khi Ðức Giêsu ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pharisêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện, gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng” (11:53-54).

(5) “Nó chẳng còn thích hợp để bón đất, hay trộn phân nữa, nên người ta quăng nó ra ngoài. Ai có tai nghe, thì hãy nghe" (14:35).

(6) “Ðức Giêsu nói những lời ấy xong, Người đi đầu, tiến lên Giêrusalem (19:28).

(7) “Ban ngày, Ðức Giêsu giảng dạy trong Ðền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ôliu. sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Ðền Thờ để nghe Người giảng dạy” (21:37-38).

(8) “Bấy giờ các ông bái lạy người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (24:52-53).

Mỗi phần được kết thúc với các mệnh đề trên đây đều được sắp xếp theo một mẫu đối ngẫu ngược (chiasm) (15), một kiểu mẫu khá được văn chương Hípri cũng như văn chương Hy Lạp ưa chuộng, nhằm làm nổi bật điểm chính của mỗi phần. Những điểm chính này là:

A. Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem giữa bò lừa, được đặt trong máng cỏ (nơi Người được tuyên xưng là Cứu Chúa và là Đấng Kitô) (2.1-7).

B. Là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đối diện với các cám dỗ và đã đánh bại tên cám dỗ (4.1-13).

C. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tuyên bố về các bí nhiệm của Nước Thiên Chúa (8.1-18).

D. Chúa Giêsu dạy các môn đệ Kinh Lạy Cha để tin mừng hóa thế giới và giải thoát khỏi thử thách sắp đến (11.1-4).

D’. Người đàn bà lưng còng được chữa vào ngày Sabát, vì Chúa Giêsu tới để giải thoát người ta khỏi quyền lực Sa Tan và đem đến cho họ sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa (13.10-17).

C’. Sau khi bị chối từ, Con Người sẽ được mạc khải trong vinh quang (Nước Thiên Chúa được mạc khải công khai) (17.22-24).

B’. Trong dụ ngôn vườn nho, Chúa Giêsu tự mạc khải Người là Chúa Con duy nhất (20.9-18).

A’. Chúa Giêsu chịu đóng đinh tại Giêrusalem giữa những kẻ trộm cướp, nơi Người được tuyên bố là “Vua Dân Do Thái”, Đấng Kitô (23.26-34).

Như ta thấy, câu A: Chúa Giêsu sinh tại Bêlem, vì Người thuộc dòng dõi Đavít, nhưng lại sinh giữa những người thấp hèn (và được các mục đồng tuyên xưng là Vua) quả đối ngẫu với câu A’: Người chết tại Giêrusalem (vì thuộc dòng dõi tiên tri) giữa những người thấp hèn, nhưng được tuyên xưng là Vua Dân Do Thái. Câu B: tư cách Con Thiên Chúa của Người được mạc khải trong cuộc đấu tranh của Người với Satan quả đối ngẫu với câu B’: tư cách ấy được mạc khải trong cuộc đấu tranh với người đời. Câu C: các bí nhiệm của Nước Thiên Chúa được công bố quả đối ngẫu với câu C’: Nước ấy đã được mạc khải công khai. Câu D: các môn đệ được dạy phải cầu xin để sự giải thoát của Chúa được tỏ lộ cho Dân Người, và để Satan bị loại trừ quả đối ngẫu với câu D’: người đàn bà lưng còng, tượng trưng cho Dân Chúa, được giải thoát và Satan bị loại trừ.

Không những 8 phần của Tin Mừng Luca được Tiến Sĩ Pett đọc theo lối đối ngẫu ngược như trên, mà mỗi phần trong 8 phần đó cũng được ông đọc theo lối ấy. Thậm chí nhiều phần nhỏ trong 8 phần đó cũng được ông làm như vậy. Như lời thiên thần nói với ông Giacaria trong Đền Thờ (Lc 1:14-17) lúc ông đang làm phận sự tư tế, đã được Tiến Sĩ Pett đọc theo lối đối ngẫu ngược như sau:

A. Ông sẽ được vui mừng hớn hở,
A. Và nhiều người cũng được hỉ hoan ngày con trẻ chào đời.
A. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa,
A. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống,
B. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.
C. Em sẽ đưa nhiều con cái It-ra-en về với Chúa là Thiên Chúa của họ.
B’. Em sẽ đi trước mặt Người, đầy thần khí và uy quyền của ngôn sứ Êlia,
A’. Để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu,
A’. Để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay,
A’. Và chuẩn bị cho Chúa,
A’ Một dân sẵn sàng

Theo Tiến Sĩ Pett, điểm trung tâm của đối ngẫu ngược nằm ở câu C, tức việc Gioan sẽ đưa nhiều con cái It-ra-en về với Chúa, đó chính là lý do cậu được sinh ra. Vây quanh mục tiêu trung tâm đó là câu B và câu đối ngẫu B’: mục tiêu đó đạt được là nhờ Thánh Thần, thần khí và uy quyền của Êlia. Thánh Thần sẽ là sức bật chính cho hoạt động của cậu. Còn trong các câu A, ta gặp niềm vui trước việc ra đời của vị tiền hô và bức tranh tả các tiềm năng của cậu, còn trong các câu đối ngẫu A’, cậu sẽ hoàn toàn đạt được tiềm năng đó.

Hầu hết các học giả dựa nhiều vào nội dung để đọc cấu trúc của Tin Mừng Luca. Linh mục Karris cũng chia Tin Mừng Luca thành 8 phần: Lời mở đầu, hừng đông việc nên trọn của lời Thiên Chúa hứa (1:5-2:52), việc chuẩn bị cho thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu (3:1-4:13), Thừa tạc vụ tại Galilê của Chúa Giêsu (4:14-9:50), hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu (9:51-19:27), Giêrusalem bác bỏ Đấng Tiên Tri, Con duy nhất và Đền Thờ Thiên Chúa (19:28-21:38), Bữa ăn sau cùng và việc liên kết Chúa Giêsu với người tội lỗi (22:1-23:56a), chiến thắng của Chúa Giêsu, hứa ban Chúa Thánh Thần và lên trời (23:56b- 24:53). E.E. Ellis, đơn giản hơn, chia Tin Mừng Luca thành 3 phần lớn, không kể lời mở đầu (1:1-4): Tư cách Kitô và Sứ Vụ của Chúa Giêsu (1:52-9:50), giáo huấn của Đức Kitô (9:51-19:44), và hoàn tất sứ vụ của Đức Kitô (19:45-24:53). Linh mục Léon-Dufour cũng đơn giản như Ellis, chia Tin Mừng Luca thành bốn phần: lời mở đầu (1:1- 2:52), sứ vụ của Chúa Giêsu tại Galilê (3:1-9:50), hành trình của Chúa Giêsu tới Giêrusalem (9:51-19:27) và sứ vụ của Chúa Giêsu tại Giêrusalem (19:28-24:53).

Linh mục Nguyễn Thế Thuấn thì ngoài lời mở đầu, đã chia Tin Mừng Luca thành 5 phần: Tin mừng thời niên thiếu (1:5-2:52), sứ vụ của Chúa Giêsu tại Galilê (3:1-9:50), hành trình lên Giêrusalem (9:51-19:28), sứ vụ tại Giêrusalem (19:28-21:38), thương khó và sống lại (22:1-24:53). Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, ngoài lời mở đầu, chia sách thành 7 phần: thời thơ ấu (1:5-2:52), chuẩn bị thi hành sứ vụ (3:1-4:13), rao giảng tại Galilê (4:14-9:50), lên Giêrusalem (9:51-19:27), rao giảng tại Giêrusalem (19:28-21:38), bài thương khó (22-23), sau phục sinh (24). Đây cũng là lối phân chia mà theo linh mục Fitzmyer (16) được đa số các nhà chú giải hiện nay đồng ý.

Linh mục Fitzmyer cho rằng các dị biệt về bút pháp đã tách lời mở đầu và trình thuật niên thiếu không những ra khỏi nhau mà còn ra khỏi các phần khác của tin mừng thứ ba. Từ chương 3 trở đi, trình thuật của Thánh Luca chịu ảnh hưởng rõ ràng của truyền thống Nhất Lãm. Nhưng tại 9:51, ta thấy có sự dị biệt đáng kể đối với trình tự trong Tin Mừng Máccô, vì đến chỗ này, Thánh Luca cho chen trình thuật hành trình của riêng ngài vào. Việc này khiến sự phân chia tin mừng của ngài rõ ràng hơn, vả lại trình thuật này khá đặc biệt trong truyền thống Nhất Lãm; nó tiếp tục tới 18:14 lúc Thánh Luca lấy lại nhiều đoạn trong trình tự của Thánh Máccô. Hai phần sau cùng hiển nhiên do vấn đề chất liệu, phù hợp với hai biến cố khổ nạn và phục sinh mà các tin mừng khác cùng dùng để kết thúc. Vấn đề còn lại là việc tại sao tách việc chuẩn bị sứ vụ của Chúa Giêsu (3:1-4:13) ra khỏi sứ vụ của Người tại Galilê (4:14-9:50). Sự phân chia này xem ra là do cung cách Thánh Luca thuật lại việc Chúa Giêsu trở lại thăm Nadarét (4:16-30); ngài chuyển đoạn này từ vị trí của nó trong Tin Mừng Máccô để đặt nó vào đầu các trình thuật liên quan tới sứ vụ của Chúa Giêsu tại Galilê. Cùng với tóm lược ngắn trước đó (4:14-15), hình như đoạn này cố ý phác họa một cách đầy biểu tượng toàn bộ các biến cố sẽ diễn ra đến tận 9:50.

Chúng tôi theo cách phân chia chi tiết như sau của linh mục Fitzmyer (*):

Lời mở đầu 1. Trình thuật đáng tin gửi Thêôphilô 1:1-4
Phần một Trình thuật thời niên thiếu 1:5-2:52
A. 1:5-56 Các biến cố trước khi Thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu sinh ra
2. Việc sinh hạ Thánh Gioan được loan báo 5-25
3. Việc sinh hạ Chúa Giêsu được loan báo 26-38
4. Đức Maria viếng bà Êlisabét 39-56
B. 1:57-2:52 Việc sinh ra và tuổi thơ của Thánh Gioan và của Chúa Giêsu
5. Thánh Gioan sinh ra 57-58
6. Việc cắt bì và biểu hiện của Thánh Gioan 59-80
7. Chúa Giêsu sinh ra 2:1-10
8. Việc cắt bì và biểu hiện của Chúa Giêsu 21-40
9. Tìm lại Chúa Giêsu trong Đền Thờ 41-52
Phần hai Chuẩn bị sứ vụ của Chúa Giêsu 3:1-4:13
10. Thánh Gioan Tẩy Giả 3:1-6
11. Thánh Gioan rao giảng 7-18
12. Thánh Gioan bị giam cầm 19-20
13. Chúa Giêsu chịu phép rửa 21-22
14. Gia phả của Chúa Giêsu 23-38
15. Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa 4:1-13
Phần ba Sứ vụ của Chúa Giêsu tại Galilê 4:14-9:50
A. 4:14-5:16 Bắt đầu sứ vụ tại Nadarét và Caphácnaum
16. Tóm tắt: Bắt đầu sứ vụ 14-15
17. Chúa Giêsu viếng Nadarét 16-30
18. Giảng dạy và chữa bệnh tại hội đường Caphácnaum 31-37
19. Mẹ vợ Thánh Phêrô 38-39
20. Các vụ chữa bệnh buổi tối 40-41
21. Rời Caphácnaum 42-44
22. Vai trò của Người Đánh Cá Simon; mẻ cá lạ 5:1-11
23. Chữa một người phong hủi 12-16
B. 5:17-6:11 Các tranh cãi đầu tiên với biệt phái
24. Chữa người đàn ông bất toại 17-27
25. Kêu gọi ông Lêvi; dùng bữa 27-32
26. Tranh luận về ăn chay; các dụ ngôn 33-39
27. Tranh luận về ngày Sabát 6:1-11
C. 6:12-49 Chúa Giêsu giảng dạy
28. Chọn Nhóm Mười Hai 12-16
29. Đám đông theo Chúa Giêsu 17-19
30. Bài giảng ở chỗ đất bằng 20-49
D. 7:1-8:3 Đón nhận sứ vụ của Chúa Giêsu
31. Chữa đầy tớ viên bách quân 1-10
32. Tại Naim: cứu sống con trai một bà góa 11-17
33. Câu hỏi của T.Gioan Tẩy Giả; câu trả lời của Chúa Giêsu 18-23
34. Chúa Giêsu làm chứng cho Thánh Gioan Tẩy Giả 24-30
35. Chúa Giêsu kết án thế hệ của Người 31-35
36. Tha thứ người đàn bà tội lỗi 36-50
37. Các phụ nữ Galilê theo Chúa Giêsu 8:1-3
E. 8:4-21 Lời Chúa được rao giảng và tiếp nhận
38. Dụ ngôn hạt giống được gieo 4-8
39. Tại sao Chúa Giêsu nói bằng dụ ngôn 9-10
40. Giải thích dụ ngôn 11-15
41. Dụ ngôn chiếc đèn 16-18
42. Mẹ và anh em Chúa Giêsu là những người nghe thực sự 19-21
F. 8:22-9:6 Mạc khải từ từ về quyền năng của Chúa Giêsu
43. Làm im sóng gió 22-25
44. Người qủy ám tại Ghêraxa 26-39
45. Chữa người đàn bà băng huyết 40-48
46. Cho con gái Giaia sống lại 49-56
47. Sứ vụ của Nhóm Mười Hai 9:1-6
G. 9:7-36 “Người này là ai?”
48. Phản ứng của Hêrốt đối với danh tiếng của Chúa Giêsu 7-9
49. Các tông đồ trở về; hóa bánh nuôi 5 nghìn người 10-17
50. Lời tuyên xưng của Thánh Phêrô 18-21
51. Loan báo thứ nhất về Khổ Nạn 22
52. Việc Theo chân Chúa Giêsu 23-27
53. Hiển dung 28-36
H. 9:37-50 Các phép lạ và lời nói khác của Chúa Giêsu
54. Chữa bé trai động kinh 37-43a
55. Loan báo thứ hai về Khổ Nạn 43b-45
56. Các môn đệ tranh chấp nhau 46-48
57. Người không phải là môn đệ trừ qủy 49-50
Phần bốn Hành trình lên Giêrusalem (9:51-19:27)
A. 9:51-18:14 Trình thuật du hành của Thánh Luca
a. Từ lần thứ nhất đến lần thứ hai nói tới Giêrusalem như nơi sẽ tới 9:51-13:21
58. Lên đường đi Giêrusalem và được đón tiếp ở Samaria 51-56
59. Ba người có lẽ theo Chúa Giêsu 57-62
60. Sứ vụ của Nhóm Bẩy Mươi (Hai) 10:1-12
61. Khốn thay các thành Galilê 13-15
62. Các môn đệ như các đại biểu 16
63. Nhóm Bẩy Mươi (Hai) trở về 17-20
64. Chúa Giêsu ca ngợi Chúa Cha; phúc đức các môn đệ 21-24
65. Giới răn để được sống đời đời 25-28
66. Dụ ngôn người Samaria nhân hậu 29-37
67. Mácta và Maria 38-42
68. Kinh Lạy Cha 11:1-4
69. Dụ ngôn người bạn kiên trì 5-8
70. Sự hữu hiệu của cầu nguyện 9-13
71. Cuộc tranh cãi về Bêendêbun 14-23
72. Qủy phản công 24-26
73. Những người thực sự có phúc 27-28
74. Dấu hiệu Giôna 29-32
75. Các lời về ánh sáng 33-36
76. Các lời chống biệt phái và luật sĩ 37-54
77. Men biệt phái 12:1
78. Khuyên đừng sợ tuyên xưng 2-9
79. Chúa Thánh Thần 10-12
80. Cảnh cáo chống tham lam 13-15
81. Dụ ngôn người giầu có khờ dại 16-21
82. Lo lắng của cải trần gian 22-32
83. Kho tàng trên trời 33-34
84. Các lời về sẵn sàng và trung thành 35-46
85. Phần thưởng của tôi tớ 47-48
86. Điều khó hiểu về sứ vụ của Chúa Giêsu 49-53
87. Dấu chỉ thời đại 54-56
88. Thỏa thuận với địch thủ của mình 57-59
89. Kịp thời cải thiện; dụ ngôn cây vả không trái 13:1-9
90. Chữa người đàn bà lưng còng vào ngày Sabát 10-17
91. Dụ ngôn hạt mù-tạt 18-19
92. Dụ ngôn dậy bột 20-21
b. Từ lần thứ hai đến lần thứ ba nói tới Giêrusalem như nơi sẽ tới 13:22-17:10
93. Tiếp nhận và bác bỏ Nước Trời 22-30
94. Hêrốt muốn giết Chúa Giêsu; Người lên đường rời Galilê 31-33
95. Khóc thương Giêrusalem 34-35
96. Chữa người đàn ông phù thũng 14:1-6
97. Các lời về tác phong lúc ăn uống 7-14
98. Dụ ngôn bữa tiệc lớn 15-24
99. Các điều kiện trở thành môn đệ 25-33
100. Dụ ngôn muối 34-35
101. Dụ ngôn chiên lạc 15:1-7
102. Dụ ngôn đồng tiền đánh mất 8-10
103. Dụ ngôn đưa con trai hoang đàng 11-32
104. Dụ ngôn người quản lý bất lương 16:1-8a
105. Ba áp dụng của dụ ngôn 8b-13
106. Khiển trách biệt phái tham tiền 14-15
107. Hai lời về Lề Luật 16-17
108. Về ly dị 18
109. Dụ ngôn người giầu có và Ladarô 19-31
110. Cảnh cáo đừng làm gương xấu 17:1-3a
111. Về tha thứ 3b-4
112. Về đức tin 5-6
113. Chúng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng 7-10
c. Từ lần thứ ba nói tới Giêrusalem như nơi sẽ tới đến cuối trình thuật du hành 17:1-18:14
114. Chữa mười người phong cùi 11-19
115. Nước Chúa đã tới 20-21
116. Ngày của Con Người 22-37
117. Dụ ngôn quan tòa bất hảo 18:1-8
118. Dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế 9-14
B.18:15-19:27 Trình thuật du hành của Nhất Lãm
119. Chúa Giêsu chúc lành cho trẻ nhỏ 15-17
120. Người thanh niên giầu có 18-23
121. Liên quan tới giầu có và phần thưởng của môn đệ 24-30
122. Loan báo lần thứ ba về Khổ Nạn 31-34
123. Chữa người mù thành Giêricô 35-43
124. Ông Giakêu 19:1-10
125. Dụ ngôn mười nén bạc 11-27
Phần năm Sứ vụ của Chúa Giêsu tại Giêrusalem 19:28-21:38
126. Vương giả vào Đền Thờ Giêrusalem 28-40
127. Khóc thương Giêrusalem 41-44
128. Xua đuổi người buôn bán khỏi Đền Thờ 45-46
129. Phản ứng của các lãnh tụ Do Thái đối với giáo huấn của Chúa Giêsu 47-48
130. Hỏi về thẩm quyền của Chúa Giêsu 20:1-8
131. Dụ ngôn các tá điền độc ác 9-19
132. Trả cho Chúa hay cho Xêda những gì của Chúa hay của Xêda 20-26
133. Hỏi về việc phục sinh của người chết 27-40
134. Hỏi về Con Vua Đavít 41-44
135. Hãy coi chừng các luật sĩ 45-47
136. Bà góa dâng chút xíu 21:1-4
137. Số phận Đền Thờ Giêrusalem 5-7
138. Các dấu hiệu trước ngày chung cục 8-11
139. Các khuyến cáo về cuộc bách hại sắp đến 12-19
140. Ngày khốc hại của Giêrusalem 20-24
141. Việc xuất hiện của Con Người 25-28
142. Dụ ngôn cây vả 29-33
143. Tỉnh thức và cầu nguyện 34-36
144. Sứ vụ của Chúa Giêsu tại Giêrusalem 37-38
Phần sáu Trình thuật khổ nạn (22:1-23:56a)
A. 22:1-38 Các biến cố dẫn khởi
145. Âm mưu của các lãnh tụ Do Thái (22:1-2)
146. Giuđa phản bội Chúa Giêsu (3-6)
147. Chuẩn bị Bữa Vượt Qua (7-14)
148. Bữa Tiệc Ly (15-20)
149. Chúa Giêsu nói trước về việc Người bị phản bội (21-23)
150. Chúa Giêsu nhận xét về các môn đệ và địa vị của họ trong Nước Trời (24-30)
151. Tiên đoán việc Thánh Phêrô chối Thầy (31-34)
152. Hai thanh gươm (35-38)
B.22:39-23:56a Cuộc khổ nạn, cái chết, và việc chôn cất Chúa Giêsu
153. Cầu nguyện trên Núi Cây Dầu (39-46)
154. Chúa Giêsu bị bắt (47-53)
155. Thánh Phêrô chối Chúa; Chúa Giêsu trước Hội Đồng Do Thái (54-71)
156. Chúa Giêsu bị nộp cho Philatô; cuộc xét xử (23:1-5)
157. Chúa Giêsu bị giải tới Hêrốt (6-12)
158. Philatô kết án (13-16)
159. Chúa Giêsu bị trao để chịu đóng đinh (17-25)
160. Trên đường thập giá (26-32)
161. Chúa Giêsu chịu đóng đinh (33-38)
162. Hai tội phạm trên thập giá (39-43)
163. Chúa Giêsu qua đời (44-49)
164. Chúa Giêsu được chôn cất (50-56a)
Phần bẩy Trình thuật phục sinh (23:56b-24:53)
165. Các phụ nữ tại ngôi mộ trống (56b-24:12)
166. Chúa Giêsu xuất hiện trên đường Emmau (13-35)
167. Chúa Giêsu xuất hiện với các môn đệ tại Giêrusalem (36-43)
168. Lời ủy nhiệm cuối cùng của Chúa Giêsu (44-49)
169. Chúa Giêsu lên trời (50-53).

_____________________________________________________________________________
Ghi Chú
(1) The Gospel According To Luke, Anchor Book 28, Doubleday, 1981, tr. 107tt
(2) “The Synoptic Gospels” trong Introduction to the New Testament, 1965, do hai linh mục A.Robert và A. Feillet chủ biên, tr.238
(3) Đã dẫn, tr.92
(4) Đã dẫn, tr.644
(5) Đã dẫn, tr. 582
(6) Parataxis là một kỹ thuật văn chương nhằm đặt cạnh nhau các mệnh đề, câu hay nhóm chữ không cần liên từ như: tôi đến, tôi thấy, tôi chiến thắng!
(7) Genitive absolute: trong văn phạm Hy Lạp, là lối đặt câu gồm một phân từ và một danh từ ở thuộc cách, dùng làm câu độc lập, thường ở đầu một mệnh đề, trong đó, danh từ ở sở hữu cách là chủ từ của câu độc lập, còn phân từ đóng vai thuộc từ.
(8) Mệnh đề nhiều đoạn (Periodic sentence) là cách đặt mệnh đề thường gồm nhiều câu và ý nghĩa đầy đủ chỉ xuất hiện với câu hay nhóm chữ cuối cùng.
(9) Introduction to the New Testament, bản tiếng Anh, Desclee, 1965.
(10) Nguyện vọng pháp (optative mood) là một thể văn phạm nói lên một nguyện vọng. Tiếng Việt không có thể này, muốn nói, ta phải thêm những chữ như ước chi, ước gì, mong sao. Tiếng Hy Lạp cổ có thể này.
(11) Xem thêm Lc 18:28 (Mc 10:28); Lc 19:35 (Mc 11:7); Lc 20:27 (Mc 12:18).
(12) Đã dẫn, các tr. 114 và tiếp theo.
(13) The Gospel According to Luke, trong bộ The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition, Geoffrey Chapman, 1990, tr.676.
(14) www.angelfire.com
(15) Cấu trúc theo lối đối ngẫu ngược (chiastic structure) là một kỹ thuật văn chương được nền văn chương cổ thời sử dụng để nhấn mạnh, song đối hay tương phản các ý niệm hay quan niệm. Thường thường, nó theo điển hình A,B,C,C’,B’,A’ mà cũng có thể là AAAABCB’A’A’A’A’. Các hình thức này thường thấy trong các tác phẩm cổ văn như Odyssey và Iliad hay trong Cựu Ước và Tân Ước nhằm nhấn mạnh các điểm quan trọng mà lại khiến cho độc giả dễ nhớ thuộc lòng. Điển hình nổi bật nhất là trong bộ Ngũ Kinh của Cựu Ước, cấu trúc đối ngẫu ngược xuất hiện ở khoảng giữa sách Xuất Hành qua suốt tới cuối sách Lêvi, tức bắt đầu với giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Do Thái trên Núi Sinai và chấm dứt với lời cảnh cáo của Thiên Chúa về những gì sẽ xẩy ra nếu họ không tuân theo lề luật của Người, điều cũng được coi là giao ước. Các ý niệm chính nằm ở giữa sách Lêvi, từ chương 11 đến chương 20. Các chương này noi về sự thánh thiện nơi Nhà Tạm và sự thánh thiện của Dân It-ra-en nói chung. Cấu trúc đối ngẫu ngược hướng người đọc vào ý niệm trung tâm này: dân It-ra-en phải thánh thiện trong mọi việc họ làm.

Có người gọi cấu trúc này là lối nói xuôi và ngược (forwards and backwards): các câu nói được sắp xếp dưới hình thức phản chiếu của gương. Lối kết cấu này có thể lớn nhỏ tùy ý. Nhỏ là giữa các chữ hay các âm; lớn là giữa những nhóm chữ, mệnh đề hay ý tưởng như đã trình bày ở trên. Nhỏ như trong Amốt 5:4-6a:

Quả thế, Đức Chúa phán thế này với nhà Ít-ra-en:
A. “Hãy tìm Ta thì các ngươi sẽ được sống!
B. Nhưng đừng tìm đến Bết Ên,
C. đừng đi vào Ghin-gan,
* chớ qua Bơ-e Se-va!
C’. Vì Ghin-gan sẽ bị đày biệt xứ,
B’. và Bết Ên sẽ thành chốn không người.
A’. Hãy tìm Đức Chúa thì các ngươi sẽ được sống!
Nếu không, Người sẽ như lửa ập xuống và thiêu rụi nhà Giu-se,
mà không một ai ở Bết Ên dập tắt nổi.

Ta thấy các chữ tìmsống xuất hiện tại A và A’; các chữ Bết Ên xuất hiện ở B và B’; các chữ Ghingan xuất hiện ở C và C’, Bơe Seva đứng một mình làm “tấm gương”.
(16) Đã dẫn tr.134

(*)Đọc thêm “The structure of the Lukan Gospel” trong Fitzmyer, pp. 162-164.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn
Lê Trị
10:40 08/01/2015
BẠN
Ảnh của Lê Trị
Bạn chân thực là người đến với bạn
trong lúc mọi người xa lánh.

A real friend is one who walks in
when the rest of the world walk out.
(Walter Winchell)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Già
Tấn Đạt
21:27 08/01/2015
MẸ GIÀ
Ảnh của Tấn Đạt
Quạ bay mỏi cánh quạ sà
Lấy chồng xa xứ, bỏ mẹ già cút cui.
(Ca dao)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02/01 – 08/01/2015: Giáo Hội có thêm 20 tân Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:19 08/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nhận xét của cha Federico Lombardi về danh sách các tân Hồng Y

Một biến cố lớn vừa xảy ra trong đời sống Giáo Hội, đó là Đức Thánh Cha đã công bố trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 4 tháng Giêng vừa qua là ngài sẽ vinh thăng Hồng Y cho 20 vị trong đó có Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của tổng giáo phận Hà Nội.

Trong cuộc họp báo hôm 5 tháng Giêng, cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đã đưa ra với các ký giả những nhận xét sau đây về danh sách các tân Hồng Y.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quy định số Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng là 120 vị, như thế hiện nay "trống" 12 vị trong Hồng Y đoàn. Đức Giáo Hoàng đã vinh thăng hơi vượt quá con số này, nhưng vẫn rất gần, như vậy quy định trên vẫn có thể coi là được tôn trọng.

Các tiêu chí rõ ràng nhất trong việc chọn các Hồng Y lần này là tính phổ quát của Giáo Hội Hoàn Vũ. Mười bốn quốc gia khác nhau được đại diện, trong đó có một số nước hiện nay không có vị Hồng Y nào và cả một số nước chưa từng bao giờ có một Hồng Y. Nếu tính luôn cả 5 vị Tổng Giám Mục và Giám Mục về hưu được vinh thăng lần này thì có đến mười tám nước có tân Hồng Y. Không có vị tân Hồng Y nào từ Hoa Kỳ hay Canada, vì các quốc gia này đã có một số lượng đáng kể, và con số này vẫn giữ ổn định trong suốt năm qua. Riêng Mễ Tây Cơ thì có một tân Hồng Y.

Đáng chú ý là có những quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y, đó là Capo Verde, Tonga, và Miến Điện. Những nước này có các cộng đoàn Giáo Hội nhỏ bé. Đức Giám Mục của Tonga là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Bình Dương; Giáo phận Santiago de Cabo Verde là một trong những giáo phận Phi Châu cổ xưa nhất; Giáo Phận Morelos ở Mễ Tây Cơ là một khu vực đang gặp rắc rối vì bạo lực.

Cũng đáng chú ý là chỉ có một tân Hồng Y từ Giáo Triều Rôma. Hiện nay, số các Hồng Y phục vụ tại giáo triều Rôma vẫn còn khoảng một phần tư số các Hồng Y cử tri. Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng có ý định tấn phong Hồng Y cho những vị tổng trưởng các bộ và một số tổ chức quan trọng khác trong giáo triều - như, trong trường hợp này, là Tòa Ân Giải Tối Cao.

Việc chọn các tân Hồng Y lần này xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng không bị ràng buộc với truyền thống của "tòa Hồng Y" – dựa trên những lý do lịch sử ở các nước khác nhau - trong đó vị Tổng Giám Mục của một tòa được hiểu là sẽ "tự động" được tấn phong Hồng Y. Thay vào đó, chúng ta thấy có sự đề cử các Tổng Giám Mục và Giám Mục của những tòa trong quá khứ chưa từng có một Hồng Y nào. Thí dụ như một số toà Giám Mục ở Ý, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Panama ...

Đối với các tân Hồng Y đã nghỉ hưu, lời giới thiệu ngắn gọn của Đức Thánh Cha cũng rất đáng lưu ý: "Họ đại diện cho rất nhiều vị giám mục là những người, với một lòng bác ái mục vụ tương tự, đã đưa ra những chứng tá cho tình yêu Chúa Kitô và dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương, tại giáo triều Rôma, và trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh”. Các vị được đề cử là một sự công nhận tượng trưng cho tất cả các vị mục tử đã tận hiến đời mình cho Giáo Hội và Tòa Thánh.

Vị trẻ nhất trong số các tân Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Mafi của Tonga (sinh năm 1961), người sẽ trở thành thành viên trẻ nhất của Hồng Y Đoàn.

Vị cao niên nhất là Đức Tổng Giám mục Pimiento Rodriguez, là Tổng Giám mục hiệu toà của Manizales (sinh năm 1919).

2. Đức Hồng Y tân cử của Miến Điện kêu gọi chấm dứt xung đột Phật Giáo và Hồi Giáo

Đức Hồng Y tân cử Charles Maung Bo sẽ đi vào lịch sử như là vị Hồng Y đầu tiên trong lịch sử Miến Điện. Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em, đất nước này chưa từng có một vị Hồng Y.

Quyết định của Đức Thánh Cha đã được chào đón nhiệt liệt tại Miến Điện. Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác bao gồm cả Phật giáo và Hồi giáo, đã ca ngợi sự lựa chọn này. Thượng tọa Pyinya Thiha nói rằng ông hy vọng vị tân Hồng Y sẽ là động lực tích cực cho toàn bộ đất nước.

Đa số 50 triệu dân Miến Điện theo Phật giáo. Người Công Giáo chỉ có khoảng 700,000 người.

Phát biểu với thông tấn xã AFP trước tin này, Đức Hồng Y tân cử Maung Bo đã lên tiếng kêu gọi hòa giải quốc gia. Sau một thời gian dài nội chiến và phải sống dưới ách một chế độ độc tài quân phiệt, trong những năm qua Miến Điện đã trải qua xung đột tôn giáo nghiêm trọng giữa Phật Giáo và Hồi Giáo.

Bạo loạn tại bang Rakhine hồi năm 2012 đã làm thiệt mạng 88 người và khiến hơn 100,000 người phải lánh nạn và 2,528 căn nhà bị đốt. Tình trạng bạo lực sau đó đã lan nhanh sang nhiều vùng khác và sang cả các quốc gia khác tại Nam Á.

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân 11 tháng 2

Trong sứ điệp nhân ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 23, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cởi mở đối với những đau khổ của bệnh nhân, phục vụ, tháp tùng, ra khỏi mình để đến với anh chị em bệnh nhân đau khổ.

Ngày thế giới các bệnh nhân do Thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng thiết lập và sẽ được cử hành lần thứ 23 vào ngày 11 tháng 2 tới đây, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, với chủ đề là một câu trích từ sách Ông Gióp: “Tôi đã là đôi mắt cho người mù, đôi chân cho người què” (G 29,15).

Trong sứ điệp công bố hôm 30 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha quảng diễn chủ đề này và trình bày những hoa trái của sự khôn ngoan tâm hồn. Đây không phải là một kiến thức lý thuyết trừu tượng, nhưng là “một thái độ được Thánh Linh phú vào trong tâm trí của người biết cởi mở đối với đau khổ của anh chị em mình và nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa nơi họ”.

Đức Thánh Cha lần lượt nói đến:

- Sự khôn ngoan của tâm hồn là phục vụ anh chị em. “Bao nhiêu Kitô hữu ngày nay đang làm chứng tá, - không phải bằng lời nói, nhưng bằng cuộc sống của họ được ăn rễ trong một đức tin chân thành, - là 'đôi mắt cho người mù' và là 'đôi chân của người què!'. Họ là những người gần gũi các bệnh nhân đang cần được giúp đỡ liên tục, giúp đỡ để tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống. Việc phục vụ này, nhất là khi nó kéo dài trong thời gian, có thể trở thành vất vả và nặng nề. Phục vụ vài ngày thì dễ, nhưng thật khó chăm sóc một người kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, cả khi người ấy không còn khả năng cám ơn nữa. Nhưng đó thực là một con đường lớn để thánh hóa! Trong lúc ấy ta có thể cậy trông đặc biệt vào sự gần gũi của Chúa, và là một nâng đỡ đặc biệt cho sứ mạng của Giáo Hội”.

- Sự khôn ngoan của tâm hồn là ở với người anh em. Thời gian trải qua cạnh người bệnh là một thời gian thánh. Là chúc tụng Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta được đồng hình dạng với Con của Ngài, Đấng đã không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiế mạng sống mình để cứu chuộc nhiều người” (Mt 20,28)

Chúng ta hãy tin tưởng cầu xin Thánh Linh ban cho chúng ta ơn hiểu được giá trị của sự tháp tùng, nhiều khi trong thinh lặng, khiến chúng ta dành thời giờ cho các anh chị em, nhờ sự gần gũi và phục vụ của chúng ta, họ cảm thấy được yêu thương và an ủi hơn. Trái lại, thật là một sự dối trá lớn lao khi nấp đằng sau những kiểu nói nhấn mạnh rất nhiều về “phẩm chất đời sống”, để làm cho người ta tin rằng những mạng sống bị tổn thương nặng nề vì bệnh tật thì không đáng sống!”

- Sự khôn ngoan của tâm hồn là ra khỏi chính mình để đi tới người anh em. Thế giới chúng ta nhiều khi quên giá trị đặc biệt của thời gian ở bên giường người bệnh, vì người ta bị vây bủa vì sự vội vã, miệt mài làm việc, sản xuất, mà quên đi chiều kích nhưng không, chăm sóc tha nhân.

- Sự khôn ngoan của tâm hồn cũng là thái độ liên đới với người anh em mà không xét đoán họ. “Đức bác ái cần thời gian. Thời gian để chăm sóc người bệnh và thời gian để viếng thăm họ... Đức bác ái chân thành là chia sẻ mà không xét đoán, không chủ trương hoán cải người khác; đức bác ái không có sự khiêm nhường giả tạo, ngấm ngầm tình kiếm sự ủng hộ và hài lòng vì điều thiện đã làm.”

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng “cả khi bệnh tật, cô đơn và tật nguyền thắng thế trong đời sống hiến thân của chúng ta, kinh nghiệm về sự đau khổ có thể trở thành nơi ưu tiên để thông truyền ơn thánh và là nguồn mạch để thủ đắc và củng cố sự khôn ngoan của tâm hồn.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha phó thác Ngày Thế giới các bệnh nhân cho sự bảo trợ của Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Đấng Khôn ngoan nhập thể là Chúa Giêsu Kitô trong cung lòng Mẹ. Ngài cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Tòa Đấng Khôn ngoan cho tất cả các bệnh nhân và những người săn sóc họ.

4. Lễ Hiển Linh tại Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ mọi người biết tìm kiếm Chúa Giêsu hiện diện nơi các anh chị em bé nhỏ, khổ đau, nạn nhân của chiến tranh, của các tệ nạn khai thác bóc lột trẻ em, tra tấn, buôn bán khí giới, buôn bán người…

Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ Hiển Linh cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô sáng thứ Ba 6 tháng Giêng. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có đông đảo các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục trong giáo triều Rôma.

Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đến cho mọi người, người Do thái cũng như toàn nhân loại, được đại diện bởi ba Đạo Sĩ Phương Đông. Họ đại diện cho tất cả những người kiếm tìm Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần thúc đẩy, hướng dẫn nhận ra ánh sáng soi đường để tìm đến với Chúa Cứu Thế qua dấu chỉ khiêm tốn của một trẻ thơ. Ba Đạo Sĩ đại diện cho tất cả những người kiếm tìm Thiên Chúa trong các tôn giáo và trong các triết lý của toàn thế giới, một cuộc kiếm tìm vô tận. Họ làm thành đoàn ngũ những người kiếm tìm Thiên Chúa thuộc mọi thời đại, kiếm tìm ánh sáng thật để đến với Chúa. Trên con đường tìm kiếm ấy ba nhà Đạo Sĩ đã gặp nhiều khó khăn, cám dỗ, tăm tối và thất vọng.

Tuy nhiên, nhờ Thánh Thần gợi ý qua các lời tiên tri trong Thánh Kinh, họ biết Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bếtlehem, trong thành Đavít. Và họ đã lại ra đi, trông thấy ánh sao và rất đỗi vui mừng. Họ tìm thấy Con Trẻ và Maria, Mẹ Người, rồi qùy thờ lậy Chúa và dâng các lễ vật biểu tượng. Ơn của Chúa Thánh Thần đã giúp họ và hướng dẫn họ nhận ra rằng các tiêu chuẩn của Thiên Chúa rất khác các tiêu chuẩn của loài người; rằng Thiên Chúa không tự biểu lộ ra trong quyền năng của thế giới này, nhưng hướng tới chúng ta trong sự khiêm hạ tình yêu của Người. Như thế các nhà Đạo Sĩ là gương mẫu sự trở về với niềm tin đích thực, bởi vì họ đã tin nơi lòng lành của Thiên Chúa hơn là nơi ánh quang bề ngoài của quyền lực. Hang đá chỉ cho chúng ta một con đường khác với con đường mà tâm thức trần gian thèm muốn: đó là con đường hạ mình của Thiên Chúa, trong đó vinh quang của Người được dấu ẩn trong máng cỏ Bếtlehem, trong thập giá trên đồi Calvario, nơi các anh chị em đau khổ. Xin Chúa cho chúng ta cũng biết bước vào trong mầu nhiệm này như ba Đạo Sĩ, xin Ngài bảo vệ và giải thoát chúng ta khỏi các cám dỗ che dấu các ánh sao giúp chúng ta tiến đến gặp Chúa Giêsu. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi các ảo tưởng, các tự phụ, các thứ “ánh sáng” giả tạo của chúng ta để chúng ta can đảm tìm Chúa trong sự khiêm nhường của lòng tin và có thể gặp Chúa là Ánh Sáng.

5. Đức Tổng Giám Mục Silvato Tomasi nói Mỹ và Nga không làm gì cho các Kitô hữu bị bách hại

Đức Tổng Giám Mục Silvato Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Genève, than phiền rằng Hoa Kỳ và Liên bang Nga “chỉ nói miệng” mà không làm gì trong thực tế để bảo vệ các tín hữu Kitô bị bách hại ở Trung Đông.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi, người Mỹ, năm nay 75 tuổi, thuộc dòng thừa sai Thánh Carlo Borromeo. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 3 tháng Giêng đã nói: “Cả Mỹ lẫn Nga đều nói về hòa bình và ủng hộ các tín hữu Kitô ở lại Trung Đông, nhưng cho đến nay không có bước tiến cụ thể nào. Trong lãnh vực này ai cũng biết chỉ có sự can thiệp của quốc tế mới có thể tái lập an ninh và trật tự tại Irak và Siria. Nhưng sự dấn thân của quốc tế bị chặn đứng vì những quyền lợi đối nghịch nhau giữa Mỹ và Nga. Thêm vào đó có những xung đột trong nội bộ Hồi giáo giữa người Shiite và Sunnit cũng như những đối nghịch chính trị nội bộ tại Siria và Irak”.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng cho biết Tòa Thánh muốn tìm cách đưa những phe đối tác khác nhau tới chỗ đối thoại với nhau. Ngài nói: “Nếu chúng ta không làm gì để tìm giải pháp hòa bình cho Trung Đông, thì chúng ta sẽ đồng chịu trách nhiệm về sự cáo chung sự hiện diện của Kitô giáo tại Iraq và Syria”.

Theo Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Tòa Thánh có thể có những dự án làm trung gian trong năm mới này. Gần đây, Tòa Thánh đã góp phần tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, và đã đạt được một thành công ngoạn mục về mặt ngoại giao.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục cũng khẳng định rằng “Chúng ta cần phải từ bỏ não trạng theo đó nếu có những khó khăn và vấn đề thì phải dùng con đường xung đột bạo lực để giải quyết chúng. Thực tế có những phương thế khác, cần kiến tạo sự tín nhiệm, để có thể nói chuyện với nhau và tìm những thỏa hiệp có thể được mọi phe chấp nhận”

6. Các Giám mục Thái Lan công bố Năm Thánh cầu nguyện cho Lễ Hiện Xuống mới

Các Giám mục Công Giáo Thái Lan đã tuyên bố "Năm Thánh" nhằm khôi phục lại nhiệt tình Tân Phúc Âm hóa và kỷ niệm 350 năm Công nghị đầu tiên ở Ayutthaya, Thái Lan. Năm Thánh trọng thể sẽ được đánh dấu bằng việc mở Đại Hội khoáng đại đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Thái Lan với chủ đề: "Các môn đệ của Chúa Kitô sống Tân Phúc Âm hóa", dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 25 tháng Tư, 2015. Các giám mục đã khai mạc Năm Thánh ở Thái Lan bằng ba hồi chiêng trong thánh lễ trọng thể vào ngày 06/12 vừa qua.

Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã quy tụ tại Lux Mundi, là Đại Chủng viện quốc gia ở huyện Samphran tỉnh Nakhon Pathom miền trung tây Thái Lan. Đức Cha Andrew Vissanu Thanya Anan, Thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Thái Lan và là cựu Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, giải thích ý nghĩa của Năm Thánh như sau: "Năm Thánh là thời điểm thích hợp của ân sủng và lòng thương xót để tái khám phá nhiệt tình Phúc âm hóa, đã được các nhà truyền giáo thực hiện có hiệu quả trong quá khứ nhằm phối hợp các nguồn lực để đem lại sức sống mới cho các sứ mạng của Giáo Hội Thái Lan đối với các thách đố đang nổi lên ngày nay". Ngài nói thêm: "một Lễ Hiện Xuống mới sẽ thúc đẩy Tân Phúc Âm hóa, hội nhập đức tin và văn hóa; và sẽ mang lại động lực giúp đối thoại liên tôn toàn diện trong bối cảnh châu Á".

Bộ Truyền giáo đã chấp thuận việc cử hành "Đại Hội khoáng đại của Giáo Hội Công Giáo Thái Lan" vào tháng Tư. Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavier Kriengsak Kovitavanij của Bangkok, Chủ tịch Đại Hội khoáng đại, đã chủ sự Thánh Lễ hôm 06 tháng 12 vừa qua để khai Năm Thánh. Một số chương trình đào tạo đức tin đã được lên kế hoạch cho Năm Thánh, nhất là tập trung vào việc dạy giáo lý và duy trì các Cộng đoàn Kitô nhỏ. Công nghị đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Thái Lan đã được tổ chức ở cố đô Ayutthaya vào năm 1664. Tòa Thánh Vatican cũng đã phát hành con tem kỷ niệm đánh dấu 350 năm Công nghị Ayutthaya.

Hiện nay, dân số Công Giáo Thái Lan ít hơn 1 phần trăm dân số. Khoảng 95 phần trăm người Thái theo đạo Phật, và nhiều người trong số những người còn lại là người Hồi giáo, làm cho quan hệ liên tôn là một khía cạnh quan trọng của đời sống người Công Giáo tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trong 50 năm qua, Thái Lan đã chứng kiến việc thành lập hai Tổng giáo phận Bangkok và Tare-Nongsaeng vào ngày 18 tháng Mười Hai năm 1965 và sau đó đã thành lập sáu giáo phận mới tại Chanthaburi, Ratchaburi, Chiang Mai, Ubonratchathani, Udonthani và Nakhonratchasima.

7. Số các trung tâm phá thai ở Mỹ giảm liên tục trong 5 năm qua

Số lượng các trung tâm phá thai ở Mỹ đã giảm 23% trong 5 năm qua, National Catholic Register cho biết như trên dựa theo các số liệu từ Operation Rescue.

Theo thống kê tính đến cuối năm 2014, chỉ trong một năm qua, 73 trung tâm phá thai ở Mỹ bị đã bị đóng cửa.

Như thế là từ năm 1991, 75% các cơ sở phá thai ngoại khoa trong nước đã đóng cửa.

Tuy nhiên, các phong trào phò sinh ở Mỹ cảnh báo là người ta không nên quá lạc quan về sự sụt giảm này.

Thật vậy, sự sụt giảm số lượng các trung tâm phá thai có thể là do một số yếu tố khác nhau: thứ nhất là do việc sử dụng rộng rãi thuốc phá thai RU-486 thường được gọi hoa mỹ là "viên thuốc sáng hôm sau", thứ hai là việc thông qua luật mới bắt buộc các trung tâm này phải nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho sản phụ trong tiến trình phá thai.

Các phong trào phò sinh cũng có một tác động không nhỏ. Sue Thayer từng là một bác sĩ phá thai, giờ đây bà hoán cải và kết hợp tích cực với nhóm 40 ngày. Đây là một nhóm phò sinh sẵn sàng cầu nguyện trước các trung tâm phá thai liên tục 40 ngày cho đến khi các trung tâm này đóng cửa. Gần đây, họ đã làm 2 trung tâm tại Knoxville và Storm Lake phải dẹp tiệm.

8. Cảnh sát bắt được người phá hoại hang đá ở Haverhill, Massachusetts

Cảnh sát ở Haverhill, Massachusetts bắt giữ một người phụ nữ vô gia cư hôm 30 Tháng 12, cáo buộc rằng bà này đã tấn công một nhân viên cảnh sát với một cây thánh giá đã được lấy từ một cảnh Giáng sinh bị bà ta phá hoại bên ngoài một nhà thờ Công Giáo địa phương.

Cảnh sát đã bắt giữ người phụ nữ, được xác định tên là Amarella Cermeno, sau khi các nhân chứng nói rằng bà ta đã có viết liên tục những con số "666" – là biểu tượng của Satan- đầy trên các bức tường bên ngoài của một nhà thờ Tin Lành. Bà ta còn tấn công một sĩ quan cảnh sát bằng một cây thánh giá kim loại.

Sau khi điều tra, cảnh sát tìm thấy trên cây thánh giá đã được lấy từ một hang đá thiết kế bên ngoài nhà thờ Thánh Tâm. Cảnh sát nói họ tin rằng tuần trước, tượng Chúa Hài Nhi Giêsu đã bị bà ta lấy đi và thay thế bằng đầu của một con heo mới bị giết.

Cermeno đã từng có tiền án với hàng loạt các tội hình sự.

Trong mùa Giáng Sinh 2014, đã có sự gia tăng những tấn kích nhắm vào các nhà thờ và hang đá Giáng Sinh ở Mỹ và Âu Châu.

Tại thủ đô của Giáo Hội Công Giáo, sau khi Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp Urbi et Orbi, một phụ nữ người Ukraine trong nhóm Femen cởi áo, để ngực trần chạy trên quảng trường Thánh Phêrô, xông vào hang đá được trưng bày ở quảng trường giựt lấy tượng Chúa hài đồng. Một người cảnh sát đứng gần đó can thiệp kịp thời và giựt lại được tượng Chúa hài đồng.

Hôm 29 tháng 12, thông tấn xã AP cho biết người phụ nữ này tên là Yana Zhdanova, đã được hiến binh trả tự do và bị cấm không được vào lãnh thổ Vatican một lần nữa.

Cũng trong ngày Giáng Sinh, một tên phá hoại đột nhập vào một nhà thờ tại thành phố Douai, bên Pháp, chặt đầu tám bức tượng trong máng cỏ Giáng Sinh. Tờ La Voix du Nord báo cáo rằng cuối tuần trước đó, những kẻ phá hoại phun chữ thập Đức quốc xã vào tường nhà thờ. Để đề phòng phá hoại, ba nhà thờ khác tại thành phố Douai đành phải đóng cửa và chỉ mở ra cho anh chị em giáo dân vào bên trong nhà thờ mỗi khi có thánh lễ.

Tại Bailleul, một thị trấn chỉ có 14,000 dân, tượng Chúa hài đồng bị lấy cắp khỏi máng cỏ Giáng Sinh.

Tại Mönchengladbach, một thành phố có 250,000 dân ở miền tây nước Đức, 5 người trong đó có 4 trẻ em tự xưng là những người Hồi Giáo đã phá rối thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Chúng xông vào nhà thờ la hét những lời tục tĩu với các Kitô hữu đang dự lễ.

Tại Gross-Enzersdorf, một thị trấn ở miền đông nước Áo, nơi có 9,000 dân, một người nhập cư Hồi giáo Ai Cập đã dùng cưa để triệt hạ một cây thánh giá đã hiện diện tại ngôi nhà thờ này trong suốt sáu thập kỷ.

Một tuần trước lễ Giáng sinh, tại El Cerrito, California những kẻ phá hoại đã xịt sơn và vẽ bậy bạ lên máng cỏ Giáng Sinh.

Tại Berwyn, Illinois, một nhóm thanh niên chặt đầu tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse được đặt trong khu vườn của một tu viện trong khi hét lớn “Vạn tuế Satan”.

9. Những chiếc tàu chở hàng đầy người di cư trôi giạt ngoài khơi Ý

Một chiếc tàu thứ hai chở đầy người di cư - dường như bị bỏ rơi bởi thủy thủ đoàn - đang trôi giạt khoảng 64km ngoài khơi bờ biển phía nam của Ý.

Lực lượng không quân Ý đã cử một máy bay trực thăng đến chiếc tàu Ezadeen, mang cờ hiệu Sierra Leone, để thả lính biên phòng và các bác sĩ xuống con tàu này. Báo cáo sơ khởi cho biết trên tầu có 450 người di cư trong đó có nhiều trẻ em.

Chỉ trong một tuần qua, đây là lần thứ hai một câu chuyện tương tự đã xảy ra. Gần 1.000 người di cư, chủ yếu là người Syria, đã đến Ý hôm thứ Tư 31 tháng 12 sau khi một tàu chở hàng chở họ đi đã bị bỏ rơi ở vùng biển Adriatic. Trong năm 2014, Ý đã giải cứu khoảng 170,000 người di cư và người tị nạn trên biển khi họ cố gắng để vào châu Âu.

Câu chuyện này cho thấy sự tuyệt vọng của người Syria. Sau hơn 3 năm nội chiến, những người tị nạn Syria sống đói khát nơi những trại tạm cư đang trải qua một mùa đông khắc nghiệt trong sự hờ hững của thế giới. Họ không còn nhìn thấy tương lai ở Jordan, Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ nên chấp nhận liều mạng vượt biển vào Âu Châu.

10. Người leo lên mái vòm Đền Thờ Thánh Phêrô biểu tình có thể bị truy tố

Một công tố viên Vatican dự định truy tố hình sự đối với một người đàn ông người Ý đã nhiều lần trèo qua mái nhà của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để biểu tình chống các chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu.

Marcello di Finizio đã bị giam giữ tại Vatican sau khi bị bắt vào hôm 21 tháng 12, sau khi ngủ qua một đêm trên mái vòm của Đền Thờ Thánh Phêrô. Ông cột một đầu dây thừng vào một pho tượng và một đầu kia vào bụng mình để ngủ trên một độ cao đến 80m.

Đây là lần thứ 5 ông đã trèo qua mái nhà, cầm biểu ngữ và yêu cầu sự giúp đỡ của Đức Giáo Hoàng trong cuộc chiến chống lại các chính sách của Liên minh châu Âu.

Một công tố viên Vatican sẽ liệt kê chi tiết những phàn nàn chống lại di Finizio, và một thẩm phán Vatican sẽ quyết định liệu ông có phải ra trước một phiên tòa hình sự hay không.

Đầu năm nay, ông trèo lên một cần cẩu tại thành phố Trieste và biểu tình trong suốt 80 ngày, mỗi ngày từ 8h sáng đến chiều, nhưng người ta không chú ý.

11. Canada công bố ngày 02 tháng Tư hàng năm là ngày “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”

Với 44 phiếu thuận và 26 phiếu chống Thượng viện Canada đã thông qua quyết định theo đó ngày 02 tháng Tư hàng năm là ngày "Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II"

Việc bỏ phiếu đã trở nên căng thẳng vì sự chống đối quyết liệt của Thượng Nghị Sĩ Serge Joyal đưa ra hôm 15 tháng 12. Serge Joyal là Thượng Nghị Sĩ tự do của Quebec. Serge Joyal cho rằng dự luật này nên bị phản đối bởi vì nó đi ngược lại Hiến chương về các quyền và tự do của Canada vào năm 1982.

Lý luận của Serge Joyal dựa trên những hiểu nhầm tai hại về đạo Công Giáo. Ông nói:

"Dự luật này cho phép công nhận pháp lý một hệ thống tư tưởng và nguyên tắc tôn giáo mà thường đi ngược lại một số quyền cơ bản được quy định trong Hiến chương về các quyền và tự do”. Ông ta đưa ra một thí dụ rằng đạo Công Giáo dạy rằng người phụ nữ phải tôn kính người đàn ông như tôn kính Chúa Trời. Thành thử, người phụ nữ không bao giờ được thụ phong linh mục, mà chỉ có người nam mới được.

Thật là đáng kinh ngạc trước những hiểu biết hoang đường như vậy của một ông Thượng Nghị Sĩ Canada.

12. Đức Thánh Cha gởi thông điệp video cho người Brazil nhân dịp 450 năm ngày khai sinh thành phố Rio de Janeiro

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một thông điệp video cho người dân Brazil nhân ngày kỷ niệm 450 năm thành lập thành phố Rio de Janeiro, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này.

Nhắc tới bức tượng nổi tiếng của thành phố là tượng Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, Đức Thánh Cha đặt ra câu hỏi là Chúa Kitô nhìn thấy gì khi Ngài nhìn xuống thành phố này. Chúa Kitô thấy "vẻ đẹp tự nhiên" cũng như "sự tương phản tạo ra bởi sự bất bình đẳng xã hội rất lớn: sự sang trọng và đau khổ, bất công, bạo lực," ngài nói trong video được phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra hôm 01 tháng 1.

Brazil đã trải qua những cuộc biểu tình bạo động trong suốt năm 2014. Đề cập đến điều này, Đức Thánh Cha nói:

"Giữa sự thờ ơ ích kỷ và những cuộc biểu tình bạo lực luôn luôn có một lựa chọn khác có thể được: đó là đối thoại. Đối thoại giữa các thế hệ, đối thoại giữa người dân với nhà cầm quyền, bởi vì chúng ta đều là người ... Mọi người đều có một cái gì đó để góp phần xây dựng một nền văn minh công bình và huynh đệ hơn."

Đức Thánh Cha kết luận rằng:

"Tôi tin rằng tất cả mọi người có thể học hỏi nhiều từ các ví dụ về lòng quảng đại và tình đoàn kết giữa những người đơn sơ nhất".

13. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể viếng thăm Ái Nhĩ Lan vào năm 2016

84.7% trong tổng số 4,832,800 người Ái Nhĩ Lan là người Công Giáo. Tuy nhiên, Giáo Hội tại quốc gia này đang trải qua nhiều thách đố cam go chủ yếu vì những tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và khuynh hướng duy đời cực đoan do thủ tướng Enda Kenny lèo lái từ tháng Ba năm 2011 đến này.

Tuy là người Công Giáo, ngày 20 tháng 7 năm 2011, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Enda Kenny tấn công Tòa Thánh trong một động thái chưa từng có từ hàng lãnh đạo cao cấp của quốc gia này. Kenny lên án mơ hồ nhưng rất nghiêm trọng rằng Giáo Hội đã cản trở việc điều tra các vụ lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Ái Nhĩ Lan và đe dọa rằng "các mối quan hệ lịch sử giữa Giáo Hội và nhà nước Ái Nhĩ Lan có thể không được như trước nữa".

Năm ngày sau đó, Tòa Thánh đã triệu hồi sứ thần Tòa Thánh tại nước này là Đức Tổng Giám Mục Leanza về Vatican như một cử chỉ biểu lộ “sự kinh ngạc, và thất vọng trước những phản ứng thái quá” của Enda Kenny.

Đức Tổng Giám Mục Charles Brown, năm nay 55 tuổi, quê quán ở New York, Hoa Kỳ đã phục vụ tại Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 1994, đặc trách về các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Ngày 26 tháng 11 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan để thể hiện ý chí của Tòa Thánh giải quyết vấn đề trong công lý và tránh để các chính trị gia nước này biến vấn đề thành một dịp đầu cơ chính trị.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã có ý định sang thăm Ái Nhĩ Lan nhưng bị các nhà lãnh đạo nước này cản trở.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 2 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Charles Brown cho biết là giờ đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được lời mời chính thức của các nhà lãnh đạo nước này và Đức Giáo Hoàng có thể sẽ đến thăm Ái Nhĩ Lan vào năm 2016. Đó là một cuộc viếng thăm rất được người Công Giáo Ái Nhĩ Lan trông đợi.

14. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland nhất quyết đưa chủ một tiệm bánh của người Công Giáo ra tòa (8/11/2014)

Bất chấp những thảo luận tại Quốc Hội về quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland, ủy ban này trong một tài liệu dày tới 16 trang với những lý luận lòng vòng cương quyết ăn thua đủ với tiệm bánh Ashers Baking.

Ashers Baking Company, một tiệm bánh có quy mô của một thương nghiệp gia đình đã là nạn nhân mới nhất của Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland hồi tháng 11 vừa qua.

Trước đó, vào tháng Năm, 2014, QueerSpace, một tổ chức vận động đồng tính luyến ái ở Bắc Ireland, nơi hôn nhân đồng tính không được công nhận đã đến cửa hàng bánh này để đặt một số bánh trị giá chỉ có 36.5 bảng Anh, trong đó có ghi hàng chữ “Support gay marriage” - "Ủng hộ hôn nhân đồng tính".

Gia đình người chủ tiệm bánh đã từ chối không làm số bánh này vì những hàng chữ trên đi ngược lại niềm tin của họ. Ủy ban Bình đẳng Bắc Ireland của chính phủ Bắc Ái Nhĩ Lan đã lập tức vào cuộc. Sau khi gửi nhiều thư hăm dọa, ủy ban đã chính thức tuyên bố sẽ truy tố tiệm bánh này vì “phân biệt đối xử” và vì “những thương tổn tâm lý trầm trọng gây ra cho những người đồng tính”

Daniel McArthur, quản lý tiệm bánh nói:

“Gia đình chúng tôi rất hoang mang và chịu một áp lực rất nặng nề. Chúng tôi chỉ là một thương nghiệp nhỏ với quy mô gia đình làm sao lấy đâu ra tiền để tranh cãi, kiện tụng với một cơ quan nhà nước được hỗ trợ dồi dào với nguồn tài chính bất tận từ tiền thuế của người dân.

Hàng ngày chúng tôi còn chịu những kẻ khiêu khích đến đây chửi rủa và lăng mạ nhưng nhà nước không quan tâm bảo vệ chúng tôi.

Asher Baking sẵn sàng phục vụ bất cứ khách hàng nào mặc kệ lối sống tình dục của họ nhưng chúng tôi không muốn bị buộc phải đề cao một chủ trương chống lại niềm tin Kinh Thánh của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện nay chúng tôi chỉ biết cầu nguyện xin Thiên Chúa chỉ bảo đàng lành cho chúng tôi”.

Tuy nhiên, được sự nâng đỡ của giáo phận và của các phong trào Công Giáo, Asher Baking sẵn sàng chấp nhận cuộc chiến “David và Goliath”.

Giữa những chú ý rộng rãi của giới truyền thông, Quốc Hội đã thảo luận về quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban này một khi vụ kiện thất bại. Ủy ban có lẽ cũng đánh hơi được mình đã đi quá lố nên yêu cầu Asher Baking bồi thường cho một “Mr. Lee” nào đó, là người của QueerSpace đến đặt bánh, vì “những thương tổn tâm lý trầm trọng” của Mr. Lee này. Asher Baking từ chối. Ủy ban xuống nước yêu cầu Asher Baking làm bánh cho “Mr. Lee”. Asher Baking lại từ chối. Bây giờ, ủy ban đưa Asher Baking ra tòa và Asher Baking sẵn sàng ra tòa vì anh Daniel McArthur nói: “Ý Chúa muốn như thế”

15. Tổng thống Sierra Leone kêu gọi toàn quốc ăn chay trong một tuần để cầu nguyện cho đất nước sớm thoát khỏi trận dịch Ebola

Tổng thống Ernest Bai Koroma của Sierra Leone đã kêu gọi đất nước thực hiện một tuần ăn chay và cầu nguyện bắt đầu vào ngày thứ Năm mùng 1 tháng Giêng để trận dịch Ebola sớm kết thúc. Cho đến nay, Ebola đã giết chết hơn 2,700 người tại quốc gia này.

Trận dịch tồi tệ nhất trong lịch sử vẫn đang lan nhanh ở Tây Phi, đặc biệt là ở Sierra Leone, và số lượng các trường hợp tử vong trên toàn cầu được ghi nhận là đã vượt quá con số 20,000 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết hôm thứ Tư 31 tháng 12.

Trong diễn văn đón năm mới, tổng thống Koroma nói bảy ngày cầu nguyện và ăn chay sẽ bắt đầu ngay lập tức. Ông nói: "Hôm nay tôi yêu cầu tất cả công dân khẩn xin ân sủng, lòng thương xót và sự phù trì của Thiên Chúa toàn năng"

Số người chết từ các ổ dịch, chỉ giới hạn ở Tây Phi thôi, đã lên đến 7,905 người, WHO cho biết, sau khi 317 trường hợp tử vong mới được ghi nhận vào ngày 24 tháng 12.

Sierra Leone là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Tây Phi với hơn 9,000 trường hợp nhiễm Ebola và số người nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng.

Tổng thống Koroma cũng cho biết là các trường học đã phải đóng cửa hàng mấy tháng qua để kiềm chế sự lây lan của virus. Ông bày tỏ hy vọng các trường học sẽ sớm được mở cửa trở lại. Nhiều trường học đang được sử dụng như trung tâm tạm giữ những người nhiễm Ebola.

16. Các nữ tu dòng Đa Minh Hoa Kỳ phát hành album mới nhan đề: Kinh Mân Côi, Mầu Nhiệm, Suy Niệm và Âm Nhạc

Sau thành công vang dội của album "Mater Eucharistiae", nghĩa là Mẹ Thánh Thể, phát hành vào năm 2013, các nữ tu dòng Đaminh Mẹ Maria đã phát hành một album mới mang tên "Kinh Mân Côi: Mầu Nhiệm, Suy Niệm và Âm Nhạc ".

Mẹ bề trên Assumpta Long cho biết:

"Thật là một vinh dự cho tôi để được nói về kinh Mân Côi, trong tư cách một nữ tu dòng Ða Minh. Kinh Mân Côi luôn luôn là một phần không thể thiếu của dòng Đa Minh trong gần 800 năm qua, và cũng là một phần không thể thiếu được của Giáo Hội hòan vũ."

Thính giả có thể theo dõi những mầu nhiệm trong kinh Mân Côi, được đọc và được hát bởi các nữ tu dòng Đa Minh. Mục tiêu của họ là làm cho kinh Mân Côi trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.

Mẹ bề trên Assumpta Long cho biết tiếp:

“Tôi khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi. Thực sự kinh ấy mang lại ơn ích cho chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết kinh Mân Côi sẽ mang đến cho bạn sự bình an khi bạn chìm đắn trong chiêm niệm. Bạn luôn có thể đọc kinh Mân Côi, cho dù bạn đang lái xe, cho dù bạn đang ở trên một xe buýt hoặc trên máy bay. Nếu bạn thức giấc vào ban đêm hãy chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Chúa chúng ta. "

Các nữ tu Đa Minh của Mẹ Maria, Mẹ của Thánh Thể, là một cộng đồng phụ nữ thánh hiến được hình thành vào năm 1997, với chỉ bốn nữ tu. Bây giờ họ có nhiều hơn 110 chị em ở Mỹ.

17. Vatican ra mắt chiến dịch để nói lên mối quan tâm của phụ nữ, thế mạnh, và những thách đố

Để thực sự lắng nghe phụ nữ. Đây là mục đích của một chiến dịch mới của Tòa Thánh mang tên “Cuộc sống của phụ nữ”.

Chiến dịch này được đưa ra bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, để nhìn vào những điểm mạnh và những thách thức người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay phải đối mặt. Tất cả mọi thứ từ đức tin của họ cho đến những chuyện trong đời thường của một người phụ nữ .

Đức Ông Melchor Sanchez De Toca Alameda, Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa cho biết:

"Chiến dịch này là thể theo lời mời gọi công nhận vai trò của phụ nữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thậm chí nó còn đi xa hơn vì nó phản ánh một ơn gọi của thời đại chúng ta là đem lại cho phụ nữ những vai trò và vị trí xứng đáng."

Tòa Thánh kêu gọi các phụ nữ trên thế giới chia sẻ những mối quan tâm, hy vọng và kinh nghiệm của họ bằng cách đăng tải một đoạn video ngắn hay những hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội, dưới hashtag là #Lifeofwomen.

Đức Ông Melchor Sanchez De Toca Alameda cho biết thêm:

"Chúng tôi đang nhìn thấy một sự thay đổi có một ảnh hưởng trực tiếp đối với phụ nữ và văn hóa, vì vậy Hội đồng nghĩ rằng cách tốt nhất là tạo cơ hội cho phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm của họ thông qua hình ảnh và những câu chuyện."

Trong một cuộc họp sẽ được tổ chức vào tháng Hai, một số câu chuyện cảm động nhất sẽ được chia sẻ với các Giám Mục và Hồng Y, để tiếp tục thảo luận về vai trò và vị trí của phụ nữ trong thế kỷ 21.

18. Các biện pháp an ninh được tăng cường trong dịp lễ Giáng sinh của Chính Thống Giáo Coptic

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 2 tháng Giêng cho biết là các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập đã gặp gỡ các quan chức chính phủ để lập kế hoạch bảo đảm an ninh cho lễ Giáng sinh của Chính Thống Giáo Coptic, sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng.

Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohammed Ibrahim nói rằng chính phủ đã hợp tác với Chính Thống Giáo Coptic tăng cường lịch trình tuần tra cảnh sát xung quanh các nhà thờ vào thời điểm có các nghi thức đón Giáng sinh.

Cuối tháng 12, các cơ quan an ninh Ai Cập đã phá vỡ một đường giây bắt cóc các tín hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo để đòi tiền chuộc mạng. Trong khi đó, từ đầu tháng 12, những người Hồi Giáo quá khích tại Ai Cập đã bắt đầu đăng tải nhiều lời kêu gọi khuyến khích việc tấn công các nhà thờ Kitô Giáo, nhất là tại các vùng có đông các tín hữu Kitô. Các lời nhắn trên Internet cũng thề sẽ trả thù bất cứ người Hồi Giáo nào giúp các Kitô hữu cử hành Mùa Giáng Sinh.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho hay: tại Ai Cập trong những ngày gần tới Lễ Giáng Sinh, internet thường được sử dụng để đe doạ tấn công các cộng đồng Kitô Giáo địa phương, nhất là tại Minya, Alexandria và Fayyum nơi các nhóm duy Hồi Giáo có liên hệ với Salafis và Huynh Đệ Hồi Giáo được coi là mạnh nhất.

Các đe doạ lần này có tính nghiêm trọng đến nỗi các nhà học thuật có thế giá phải lên tiếng tố cáo chúng. Amna Nosseir, một giáo sư tôn giáo và triết học và là khoa trưởng Phân Khoa Hồi Giáo Học tại Đại Học al-Azhar cho rằng những khẩu hiệu bài Kitô Giáo và những đe dọa chống lại họ nhân dịp Lễ Giáng Sinh chỉ là một phản bội đối với Hồi Giáo chính tông, và kêu gọi “người Kitô Giáo và người Hồi Giáo” bảo vệ các nhà thờ để các Kitô hữu Ai Cập cử hành phụng vụ của họ trong hòa bình. Ngay Fawzi al-Zafzaf, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Đối Thoại với Tòa Thánh, cũng cho rằng việc khích động hận thù tôn giáo chỉ có thể phát xuất từ “các kẻ thù của Quê Hương” vốn bác bỏ Hồi Giáo chân chính. Ông cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ thích đáng và mở các cuộc điều tra nghiêm chỉnh để tìm ra thủ phạm của những lời đe dọa này.

Những động thái quá khích của duy Hồi Giáo khiến Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa lên tiếng. Đức Tổng Giám Mục Hilarion, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới việc vi phạm các thế cân bằng liên tôn và liên sắc tộc từng là đặc điểm của Trung Đông trong nhiều thế kỷ qua.

“Ngày nay, các lực lượng cực đoan và quá khích đã thò đầu ra và, khoác danh nghĩa tôn giáo, họ đã phạm nhiều tội ác trầm trọng: giết người, chặt đầu, xúc phạm các nơi thánh, triệt hạ các nhà thờ”.

"Kitô hữu ngày nay là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết tại Trung Đông, họ bị đặt vào thế bị diệt chủng trên thực tế”.