Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:42 11/01/2020
Bài Ðọc I: Is 42, 1-4. 6-7
"Này là tôi tớ Ta, Ta hài lòng về người".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây là lời Chúa phán: "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai; không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người trung thành đem lại lẽ công bình. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lý trên địa cầu, vì trăm đảo mong đợi lề luật người.
Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10
Ðáp: Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).
Xướng: Các con cái Thiên Chúa hãy dâng kính Chúa, hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người; hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa.
Xướng: Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ.
Xướng: Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa, mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thuỷ, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời.
Bài Ðọc II: Cv 10, 34-38
"Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong cho Người".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: x. Mc 9, 7
Alleluia, alleluia! - Các tầng trời mở ra, tiếng Chúa Cha tuyên phán: "Này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 3, 13-17
"Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".
Ðó là lời Chúa.
"Này là tôi tớ Ta, Ta hài lòng về người".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây là lời Chúa phán: "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai; không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người trung thành đem lại lẽ công bình. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lý trên địa cầu, vì trăm đảo mong đợi lề luật người.
Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10
Ðáp: Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).
Xướng: Các con cái Thiên Chúa hãy dâng kính Chúa, hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người; hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa.
Xướng: Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ.
Xướng: Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa, mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thuỷ, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời.
Bài Ðọc II: Cv 10, 34-38
"Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong cho Người".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: x. Mc 9, 7
Alleluia, alleluia! - Các tầng trời mở ra, tiếng Chúa Cha tuyên phán: "Này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 3, 13-17
"Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 11/01/2020
36. Đức kiên nhẫn khiến cho con người ta tuân giữ kỷ luật, áp chế tình cảm nhục dục, trấn áp bạo động phá rối, dập tắt nóng giận của kẻ thù.
(Thánh Cyprianus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 11/01/2020
14. LÀM THƠ NIỆM PHẬT
Thi nhân thời nhà Đường là Trương Tịch rất sùng bái nhà thơ giỏi là Xã Bồ.
Một ngày nọ, ông ta lấy bài thơ của Xã Bồ đốt thành tro bụi trộn với mật và đem ăn, tự mình cầu nguyện:
- “Bụng ruột của tôi từ nay sẽ đổi mới !”
Lại có người tên là Lý Động hâm mộ thơ của Giả Đảo bèn đúc một tượng đồng của Giả Đảo và đối đãi với nó như một tượng thần, lại còn niệm “Phật Giả Cao” mỗi ngày nữa chứ.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 14:
Mê thơ đến nỗi ăn thơ là chuyện bình thường, thích thơ đến nỗi tạc tượng của tác giả để thờ, và mỗi ngày đứng trước tượng để đọc thơ như tụng kinh thì cũng là chuyện không có gì đặc biệt, bởi vì thời nay cũng có những nhà thơ nhà văn được đúc tượng bằng đồng cũng như bằng thạch cao để cho người ta ngó chơi...
Mê thơ đến nỗi ăn thơ mặc dù thơ chẳng làm cho họ được sống lâu thêm vài giây, còn người Ki-tô hữu thì yêu Lời Chúa nhưng lại không muốn muốt Lời Chúa vào trong tâm, dù Lời Chúa sẽ làm cho họ được sống đời đời, đó là chuyện mà người Ki-tô hữu phải suy nghĩ.
Mê thơ đến nỗi đúc tượng nhà thơ dù tượng nhà thơ chẳng làm cho họ được giá trị trước mặt Thiên Chúa, còn người Ki-tô hữu đã có tượng rất thánh là Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se ở trong nhà thờ, trong gia đình mình, nhưng lại không muốn đọc kinh trước tượng thánh, lại còn tỏ thái độ mắc cở khi cúi đầu trước tượng thánh Đức Mẹ hoặc thánh cả Giu-se.
Người thế gian sùng bái thần tượng bất toàn của họ cách nhiệt thành hơn cả chúng ta là người Ki-tô hữu-
Tại sao vậy ? Thưa, là vì đức tin của chúng ta, sự tôn kính Thiên Chúa của chúng ta chỉ dựa trên thời tiết bốn mùa xuân hạ thu đông để kính mến và thờ phượng Thiên Chúa mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi nhân thời nhà Đường là Trương Tịch rất sùng bái nhà thơ giỏi là Xã Bồ.
Một ngày nọ, ông ta lấy bài thơ của Xã Bồ đốt thành tro bụi trộn với mật và đem ăn, tự mình cầu nguyện:
- “Bụng ruột của tôi từ nay sẽ đổi mới !”
Lại có người tên là Lý Động hâm mộ thơ của Giả Đảo bèn đúc một tượng đồng của Giả Đảo và đối đãi với nó như một tượng thần, lại còn niệm “Phật Giả Cao” mỗi ngày nữa chứ.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 14:
Mê thơ đến nỗi ăn thơ là chuyện bình thường, thích thơ đến nỗi tạc tượng của tác giả để thờ, và mỗi ngày đứng trước tượng để đọc thơ như tụng kinh thì cũng là chuyện không có gì đặc biệt, bởi vì thời nay cũng có những nhà thơ nhà văn được đúc tượng bằng đồng cũng như bằng thạch cao để cho người ta ngó chơi...
Mê thơ đến nỗi ăn thơ mặc dù thơ chẳng làm cho họ được sống lâu thêm vài giây, còn người Ki-tô hữu thì yêu Lời Chúa nhưng lại không muốn muốt Lời Chúa vào trong tâm, dù Lời Chúa sẽ làm cho họ được sống đời đời, đó là chuyện mà người Ki-tô hữu phải suy nghĩ.
Mê thơ đến nỗi đúc tượng nhà thơ dù tượng nhà thơ chẳng làm cho họ được giá trị trước mặt Thiên Chúa, còn người Ki-tô hữu đã có tượng rất thánh là Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se ở trong nhà thờ, trong gia đình mình, nhưng lại không muốn đọc kinh trước tượng thánh, lại còn tỏ thái độ mắc cở khi cúi đầu trước tượng thánh Đức Mẹ hoặc thánh cả Giu-se.
Người thế gian sùng bái thần tượng bất toàn của họ cách nhiệt thành hơn cả chúng ta là người Ki-tô hữu-
Tại sao vậy ? Thưa, là vì đức tin của chúng ta, sự tôn kính Thiên Chúa của chúng ta chỉ dựa trên thời tiết bốn mùa xuân hạ thu đông để kính mến và thờ phượng Thiên Chúa mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà thần học Tin Lành viết 16 tiểu luận ca ngợi Thần học của Đức Bênêđíctô thứ 16
J.B. Đặng Minh An dịch
08:33 11/01/2020
Các nhà thần học Tin Lành nổi danh trên thế giới đã viết 16 tiểu luận đánh giá cao Thần học của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Các tiểu luận này được Tim Perry, một mục sư Anh giáo và cũng là một giáo sư Đại Học biên tập lại thành cuốn “The Theology of Benedict XVI: A Protestant Appreciation” - “Thần học của Đức Bênêđíctô XVI: Một đánh giá cao của Tin Lành”. Cuốn sách được bán rộng rãi trên thế giới từ ngày 30 tháng 10, 2019.
Tác giả Thomas Carr có bài nhận định về cuốn sách này đăng trên Catholic Herald ngày 9 tháng Giêng với nhan đề “The Protestant thinkers who love Benedict XVI” – “Các nhà tư tưởng Tin Lành yêu mến Đức Bênêđíctô XVI”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thần học của Đức Bênêđíctô XVI: Một đánh giá cao của Tin Lành
Biên tập: Tim Perry
Nhà xuất bản Lexham Press, 272 trang, £20.99 / $25.89
Thần học của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 không phải là điều dễ dàng để thấu hiểu. Vấn đề trước hết là khối lượng quá lớn. Trong thời gian đảm nhận các chức vụ giáo sư thần học, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, và Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô đã viết hơn 70 cuốn sách, ba thông điệp, ba tông huấn, và vô số bài báo, diễn từ và bài giảng. Thứ hai, có rất nhiều chủ đề được ngài đề cập đến, nhiều đến mức khó có thể (nếu không muốn nói là không thể) gắn kết thần học của Đức Bênêđíctô với một phạm trù truyền thống cụ thể nào. Phải chăng ngài là một nhà thần học Kinh thánh? Một nhà thần học chính trị? Một nhà đạo đức? Một chuyên gia về phụng vụ? Tất nhiên, ngài làm tất cả những công việc này và còn nhiều hơn nữa.
Cuốn “Thần học của Đức Bênêđíctô XVI” thực hiện tốt công việc trao cho chúng ta một số chìa khóa để có thể hiểu khái quát toàn bộ công việc của vị Giáo Hoàng đã nghỉ hưu. Cuốn sách được biên tập bởi Tim Perry, một mục sư Anh giáo và là một giáo sư, là người đã cho ra mắt các ấn phẩm như “The Legacy of John Paul II” – “Di sản của Đức Gioan Phaolô II”, và “Mary for Evangelicals” – “Đức Maria đối với người Tin Lành”, cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của ông đối với đạo Công Giáo. Cuốn sách mới này bao gồm 16 bài tiểu luận của các nhà tư tưởng Tin Lành, xen kẽ giữa những lời tựa và lời bạt được viết bởi các nhà thần học Công Giáo. Được chia thành hai phần chính là thần học tín lý và thần học phụng vụ, các bài tiểu luận đề cập đến các chủ đề như đức tin và lý trí, khoa chú giải Kinh thánh, nhân chủng học thần học, Kitô học, Chúa Ba Ngôi, Đức Maria, Bí tích Thánh Thể, cầu nguyện và phụng vụ. Phẩm chất các bài viết dao động từ những tiểu luận hết sức xuất sắc (như các chương về phương pháp thần học của Kinda Sonderegger, hay phụng vụ và Kinh thánh của Peter Leithart khiến cuốn sách đáng đồng tiền bát gạo) cho đến những tiểu luận hời hợt. Nhưng ngay cả những bài tiểu luận yếu hơn cũng truyền cảm hứng cho người đọc muốn quay lại đọc các tác phẩm của vị Giáo Hoàng đã nghỉ hưu.
Điều đáng ngạc nhiên là giai điệu tổng thể của các bài tiểu luận này là cảm tình dành cho Đức Bênêđíctô. Các tín lý đặc thù Công Giáo, như bản chất hy tế trong bí tích Thánh Thể và tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm, được giải thích, thậm chí còn được bảo vệ, theo quan điểm của Đức Bênêđíctô. Chỉ trích cũng có nhưng rất là hiếm. Chúng ta có thể thấy các tác giả thường xuyên ca ngợi Đức Bênêđíctô, đặc biệt là thần học đặt Chúa Kitô ở vị trí trung tâm của ngài và lòng trung thành với Kinh thánh. Độc giả thậm chí sẽ lưu ý đến sự ngỡ ngàng nhất định của một trong các tác giả khi ông đề cập đến “vẻ đẹp kỳ lạ của Công Giáo”.
Các tác giả xem ra cảm thấy đặc biệt hấp dẫn trước sự phụ thuộc của người Công Giáo vào Huấn Quyền như là có tiếng nói chung cuộc về tín lý. Người Tin Lành muốn Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh đóng vai trò đó (sola Scriptura). Nhưng như Sonderegger than thở, điều này “khiến cho thẩm quyền trong các tín điều hiện đại trở nên một nhiệm vụ phức tạp và không thể hoàn thành”.
Hai chủ đề chính nổi lên từ cuốn sách này. Thứ nhất, “nhiệm vụ thần học cấp bách nhất” đối với Đức Bênêđíctô là việc phục hồi chức năng của lý trí như một điều cần thiết cho sự rành mạch của đức tin. Ngài dạy rằng đức tin không có lý trí là một đức tin không có sự thật. Cuốn sách chỉ ra rằng các nhà thần học Tin Lành như Karl Barth và Rudolf Bultmann, nối gót theo Kant, đặt ra những giới hạn cho lý trí, và muốn tách lý trí khỏi đức tin. Họ xem Tin Mừng như một cuộc gặp gỡ cá vị hơn là sự thật khách quan. Ngược lại, Đức Bênêđíctô cho rằng điều cần thiết không phải là giảm đi lý trí nhưng trái lại là “một sự mở rộng luận lý hơn nữa”, đến mức “tái Hy Lạp hoá” Tin Mừng Kitô giáo. Đối với ngài, lý trí là điều cần thiết cho đức tin vì lý trí đặt cơ sở cho niềm tin nơi “sự thật của bản thể”.
Chủ đề thứ hai là một câu hỏi được độc giả Công Giáo quan tâm, đặc biệt trong thời đại tranh luận kỹ thuật số này: Đức Giáo Hoàng danh dự là một nhà thần học cấp tiến hay một người theo chủ nghĩa truyền thống? Hầu hết các tác giả, hoàn toàn đúng, khi đặt Đức Bênêđíctô gần với đường biên bảo thủ hơn trong quang phổ đó. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng trong phản ứng của Đức Bênêđíctô đối với Công Đồng Vatican II. Theo Đức Bênêđíctô, các tài liệu của Công Đồng, đặt con người và cộng đồng nhân loại, chứ không phải là Chúa Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi, ở trung tâm những suy tư của Giáo Hội. Đức Bênêđíctô muốn đảo ngược ưu tiên đó. Giáo Hội, theo ngài, phải được hướng dẫn bởi mặc khải của Chúa Kitô như được trình bày trong Kinh Thánh, chứ không phải bởi các khoa học thế tục. Điểm bắt đầu của thần học không phải là các nhu cầu xã hội của con người nhưng phải là chính đời sống nội tại của Thiên Chúa; thần học phải bắt đầu với sự chiêm niệm về “bản thể Ba Ngôi” hơn là “công việc của Ba Ngôi” trong dòng lịch sử.
Đức Bênêđíctô như một nhà vô địch của chính thống tỏa sáng trong cuốn sách này. Ngài tấn công vào tất cả một chuỗi dài từ Hegel đến Marx rồi đến thần học giải phóng – mà ngài lập luận rằng đó “không phải là thần học giải phóng nhưng là thoát ly khỏi thần học”.
Đặc biệt thấm thía là các cuộc thảo luận về sự thất bại của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tương đối nhằm vạch ra một sự hiểu biết thực sự về Kinh Thánh khi “con người không còn hứng thú trong việc khẳng định chân lý, nhưng chỉ quan tâm đến những gì có lợi cho chương trình nghị sự cụ thể của họ”.
Độc giả nào mong muốn tìm hiểu xem đâu là nguồn gốc những niềm đam mê thần học của Đức Bênêđíctô – triết học theo Thánh Augustinô của ngài, những mối quan hệ phức tạp của ngài đối với trường phái Thánh Tôma Aquina, ảnh hưởng của Thánh Phaolô thấm vào rất nhiều suy nghĩ của ngài – có lẽ sẽ thất vọng. Nhưng những người quan tâm đến một phác họa đại thể, và đặc biệt quan tâm đến sự tiếp nhận của người Tin Lành với toàn bộ công việc của ngài, sẽ thấy đáng đọc bộ sưu tập các bài tiểu luận tuyệt vời này của Tim Perry.
Source:Catholic Herald
Iran nhận lỗi bắn hạ máy bay thương mại cuả Ukraine vì nhầm lẫn
Trần Mạnh Trác
10:35 11/01/2020
Diễn biến
Như tin đã đăng, một chiếc máy bay thương mại cuả Ukraine đã bị rớt tại Iran sau khi cất cánh từ phi trường Imam Khomeni ở Tehran để đi tới Kyiv, làm 176 người thiệt mạng (hành khách và phi hành đoàn) trong đó có rất nhiều hành khách là người Iran và du học sinh người Canada gốc Iran.
ĐGH Phanxicô đã gửi điện thư phân ưu do Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin ký. Trong thư Đức Giáo Hoàng “phó thác các linh hồn cho tình thương xót của Đấng toàn năng, và Ngài gửi lời chia buồn đến gia đình và bạn bè của những người đã bị mất.”
Tin tức từ nhà nước Iran đã đổ lỗi tai nạn là việc động cơ bị cháy. Đại sứ quán cuả Ukraine tại Iran lúc ban đầu cũng cho rằng kỹ thuật là nguyên nhân, nhưng ngay sau đó đã rút lại lời tuyên bố.
Một số người suy đoán rằng tai nạn có thể liên quan đến cuộc tấn công tên lửa của Iran xảy ra vài giờ trước đó. Iran đã bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo vào sáng sớm thứ Tư tới hai căn cứ quân sự cuả Mỹ ở Iraq. Cuộc tấn công là một nỗ lực để trả đũa việc giết chết tường Soleimani. Trong quá khứ đã từng có các máy bay thương mại bị hư hại trong các khu vực xung đột: Năm 2014, một tên lửa do Nga sản xuất đã hạ máy bay của Malaysia Airlines bay qua Ukraine, làm 298 người chết.
Chính phủ Iran đã chối bỏ tên lửa của họ bắn vào máy bay và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng kêu gọi công chúng không suy đoán về nguyên nhân cho đến khi có thêm bằng chứng công khai, nói rằng mặc dù thời điểm có thể đáng ngờ, hiện tại không có bằng chứng đáng kể nào liên quan giữa việc bắn tên lửa với vụ tai nạn.
Trong 3 ngày qua, Iran đã áp dụng các kỹ thuật tuyên truyền để lèo lái ngôn luận về phiá mình, kể cả việc bưng bít thông tin như trục xuất một ký giả Mỹ, bà Elizabeth Palmer, phóng viên nước ngoài cao cấp của CBS News, vì đã có mặt tại hiện trường nơi chiếc máy bay rớt. Bà Palmer đã tố cáo Iran không bảo vệ hiện trường, để cho người dân tràn ngập vaò mà hôi cuả và sau đó dùng xe ủi đất san bằng các dấu tích.
Nhưng nhiều video và hình ảnh đã ghi nhận kịp thời nhiều tài liệu một cách chi tiết và được lan truyền ra ngoài.Theo nhận định cuả những chuyên viên quốc tế thì chiếc máy bay rõ ràng không thể rớt vì một trục trặc kỹ thuật được, cách rơi xuống, thân máy bay vỡ vụn và sự mất liên lạc truyền tin một cách đột ngột chỉ có thể xảy ra khi một chiếc máy bay như vậy bị nổ ở trên trời.
Thêm vào đó, Mỹ loan tin họ có bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị bắn hạ, có thể là vỉ lầm lẫn. Một quan chức Mỹ tình báo cho biết chiếc máy bay đã bị hạ bởi hai tên lửa đất đối không SA-15 do Nga sản xuất. Mỹ thấy tín hiệu radar của Iran khóa vào máy bay trước khi nó bị bắn hạ.
Quan chức Mỹ cho hay tên lửa SA15 là do Nga sản xuất, là một phần của hệ thống tên lửa đất đối không Tor, là loại để bắn hạ các máy bay. Nga đã chuyển 29 hệ thống Tor-M1 cho Iran vào năm 2007 theo một hợp đồng trị giá 700 triệu USD được ký vào tháng 12 năm 2005. Iran cũng đã trưng bày các tên lửa này trong các cuộc diễu hành quân sự.
Mới đây, chính phủ Ukraine cũng đưa ra một quan điểm tương tự như thế."Một cuộc tấn công tên lửa, có thể là hệ thống tên lửa Tor, là một trong những lý thuyết chính, vì thông tin đã xuất hiện trên internet về các yếu tố của một tên lửa được tìm thấy gần nơi xảy ra vụ tai nạn", theo lời ông Oleksiy Danilov, phát ngôn viên Bộ An ninh cuả Ukraine.
Lời thú tội.
Hôm nay, thứ Bảy, Iran đã chính thức lên tiếng thừa nhận rằng họ đã bắn nhầm máy bay chở khách Ukraine, và đổ lỗi cho "chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ" đã gây ra sự cố khiến 176 người thiệt mạng.
Trong tuyên bố cuả lực lượng vũ trang quốc gia, họ cho biết đã vô tình nhắm vào máy bay chở khách. Họ quy kết sự cố vì có sự lầm lẫn giải thích các tín hiệu radar trong lúc có những lo sợ về các hành động trả đuã của Mỹ.
"Cộng hòa Hồi giáo Iran vô cùng hối hận về sai lầm tai hại này. Suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi dành cho tất cả các gia đình có tang", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói.
Theo tuyên bố của lực lượng vũ trang Iran, họ giải thích rằng sau chiến dịch bắn tên lửa vào Iraq, thì radar cuả Iran đã nhận ra số phi cơ quân sự cuả Mỹ tăng lên chung quanh biên giới và các quan chức quân đội báo cáo đã thấy những mục tiêu trên không tiến về các trung tâm chiến lược cuả Iran.
"Chiếc máy bay đã đến gần một trung tâm quân sự nhạy cảm của IRGC ở độ cao và điều kiện bay giống như là nhắm vào mục tiêu thù địch. Trong trường hợp này, chiếc máy bay đã vô tình bị bắn trúng, không may dẫn đến cái chết của nhiều người quốc tịch Iran và nước ngoài", thông cáo viết.
"Lỗi của con người tại một thời điểm khủng hoảng do chủ nghĩa phiêu lưu của Hoa Kỳ gây ra đã dẫn đến thảm họa", Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tweet.
Những người có trách nhiệm sẽ bị truy tố
Sau thông báo của Iran, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Iran "thừa nhận đầy đủ tội lỗi", trong một tuyên bố được đăng trên trang Facebook chính thức của ông.
"Chúng tôi hy vọng rằng Iran đảm bảo sẵn sàng có một cuộc điều tra đầy đủ và công khai, đưa những người có trách nhiệm ra công lý, trả lại thi thể của người chết, bồi thường, đưa ra lời xin lỗi chính thức thông qua các kênh ngoại giao", tuyên bố nói.
Tổng thống Iran Rouhani cho biết vào thứ Bảy rằng những người chịu trách nhiệm sẽ bị truy tố.
"Cần điều tra thêm để xác định tất cả nguyên nhân và gốc rễ của thảm kịch này và truy tố thủ phạm không thể tha thứ này và thông báo cho những gia đình cuả các nạn nhân đáng kính của Iran về sự việc đó", ông Rouhani nói.
"Cũng cần phải áp dụng các thỏa thuận và biện pháp cần thiết để giải quyết các điểm yếu của hệ thống phòng thủ của đất nước để đảm bảo một thảm họa như vậy không bao giờ lặp lại", ông nói thêm.
Tướng Amir Ali Hajizadeh, người đứng đầu bộ phận phòng không, cho biết đơn vị của ông chấp nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Trong một phát biểu được truyền hình nhà nước phát sóng, ông nói rằng sau khi biết về sự cố máy bay rơi xuống, ông đã ước mình được chết.
Ông nói rằng lực lượng bảo vệ chung quanh thủ đô đã tăng cường phòng thủ trên không ở mức độ sẵn sàng cao nhất, vì sợ rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa. Ông cho biết phi công và phi hành đoàn của hãng hàng không đã không làm gì sai, nhưng một sĩ quan đã nhầm lẫn là một tên lửa đạn đạo và đưa ra một quyết định tồi tệ là phóng tên lửa lên máy bay.
Iran thừa nhận 'lời nói dối lớn' là đúng
Iran trước đây đã cực lực phủ nhận tuyên bố của Mỹ rằng nước này đã vô tình bắn hạ máy bay.
Mới hôm thứ sáu, Ali Abedzadeh, người đứng đầu bộ phận hàng không quốc gia, vẫn nói với các phóng viên rằng chắc chắn không phải tên lửa đã gây tai nạn.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Nội các là Ali Rabiei đã bác bỏ các báo cáo về một tên lửa, nói rằng việc đó chỉ là xát muối vào vết thương đau đớn cho gia đình các nạn nhân.
"Không ai tránh được trách nhiệm vì một lời nói dối lớn như vậy, nhất là một khi đã biết rằng lời tuyên bố đó là lừa đảo", ông Ali Rabiei nói thêm 'như thể lấy tất cả danh dự cuả quốc gia ra làm chứng' trong một tuyên bố vào thứ Sáu.
Không biết bây giờ thì những lời biện bạch mạnh bạo đó sẽ có hậu quả nào cho Iran?
Việc thừa nhận mới này đặt ra một loạt các câu hỏi mới, chẳng hạn như tại sao Iran không đóng cửa sân bay quốc tế hoặc không phận khi nước này dự liệu có một cuộc trả đuã của Mỹ. Nó cũng làm suy yếu uy tín cuả các quan chức cấp cao, là những người trong ba ngày liên tiếp đã kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc về một cuộc tấn công tên lửa là những lời tuyên truyền láo khoét của phương Tây.
Sự thừa nhận của Iran cũng làm mất lòng tin vào những luận điệu tuyên truyền nhằm khơi động sự tức giân cuả công chúng xung quanh cuộc đối đầu của họ với Mỹ. Iran hứa trả thù gay gắt sau cái chết của Soleimani, nhưng thay vì giết được lính Mỹ, lực lượng của họ đã hạ một chiếc máy bay dân sự trong đó hầu hết hành khách là người Iran hoặc gốc Iran vô tội.
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Nhà nước và tự do tôn giáo
Vũ Văn An
22:18 11/01/2020
5. Nhà nước và tự do tôn giáo
Kitô giáo và phẩm giá Nhà nước
56. Nói chung, mặc khải Cựu Ước đã luôn khẳng định rõ ràng tính ưu tiên trong quyền tối thượng của Thiên Chúa như đối tượng cho sự vâng phục tự do của đức tin trong luận lý học liên minh độc hữu với Thiên Chúa (x. Đnl 6: 4-6). Tuy nhiên, nó không biến sự vâng phục này thành một điều thay thế cho hiến pháp của một quyền lực cai trị nhân dân hợp pháp, có thể đáp ứng các quy tắc nội tại với việc cấu tạo ra các khuôn khổ định chế - chính trị, kinh tế, pháp lý – vốn được ban bố tính hợp lý thi hành, tương xứng với mọi hình thức phát triển thông thường của các chức năng hành chánh và tổ chức của "quốc gia". Thực thế, hình thức cai quản dân Chúa trong lịch sử cũng có nhiều hình thức tổ chức và thi hành khác nhau (từ việc liên minh các bộ lạc đến việc chính thức hóa chế độ quân chủ [kép]). Trong khuôn khổ này, dù bị điều kiện hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa chiều kích chính trị - định chế và chiều kích thần học - văn hóa, vốn là đặc điểm của mọi nền văn minh cổ thời, người ta có thể lưu ý hai khía cạnh quan trọng. Khía cạnh đầu tiên hệ ở sự kiện này: dây liên kết của sự vâng phục đức tin đối với các điều răn của Thiên Chúa bắt nguồn vững chắc trong hình thức giao ước, như một quyết định tự do bước chân theo Thiên Chúa. Mặt khác, lòng trung thành đối với giao ước, và do đó, với việc tuân giữ lề luật Thiên Chúa, qua một quyết định tự do, luôn được đổi mới, để chăm lo giữ gìn tính nhất quán của mệnh lệnh Thiên Chúa, cùng với việc lo lắng đối với thiện ích chung của mọi người (x. Đnl 7: 7-16; Grm 11:1-7). Do đó, cũng giao ước này phải luôn được nuôi dưỡng bằng lòng trung thành trong tâm hồn và việc thực hành công lý.
57. Cùng một lòng trung thành với tinh thần của Giao Ước này đòi không được tự biến thành đặc quyền ưu tuyển có thể miễn chước việc tuân thủ công lý kinh tế, thiện ích chung, tôn trọng lẫn nhau, sống chung một cách liên đới. Trong lịch sử Giao ước cũ, một phân biệt nào đó giữa quyền lực chính trị và các định chế tôn giáo đã xuất hiện thời các vua. Quyền lực chính trị của nhà vua khác với quyền lực tôn giáo của tư tế, mặc dù nhà vua có đặc quyền bổ nhiệm vị thượng tế và mặc dù tư tế có ảnh hưởng thực tế đối với nhà vua (xem 2 V 11-12). Khi quyền thống trị của ngoại nhân (Nabuchodonosor) bãi bỏ vương quyền, thì quyền lực dân sự và tôn giáo được tập trung vào con người vị thượng tế như một người đáng tin cậy: nhưng vẫn có một sự phân biệt nhất định giữa các chức năng chính trị đúng nghĩa và các đặc quyền tôn giáo chuyên biệt [58]. Tuy nhiên, yêu sách hòa hợp lòng trung thành đối với Thiên Chúa và các điều răn của Người với việc thực hành công lý và tình liên đới trong khung cảnh đời sống xã hội vẫn đại diện cho nguồn linh hứng sâu xa cho luật lệ ứng xử của đời sống chính trị, phù hợp với nguyên tắc của giao ước với Thiên Chúa. Khi các tiên tri tố cáo bất công xã hội, thối nát chính trị, hăm dọa bạo lực và quản lý kinh tế sai trái, các ngài cũng đồng thời lên án sự phản bội giao ước tôn giáo với Thiên Chúa và sự suy đồi của triết lý sống chính trị (hãy nghĩ tới Samuen trong 1 Sm 13, Nathan trong 2 Sm 12, Êlia trong 1 V 17-19, cũng như trong các tác phẩm tiên tri như Am 4-6, Hs 4, Is 1, Mk 1, v.v.).
58. Khi khai mở sứ mệnh công bố và thiết lập Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu sẽ tiếp tục tinh thần phê phán tiên tri một cách triệt để nhưng trong cùng một ý hướng: cả trong giáo huấn bằng dụ ngôn lẫn trong phê phán của Người đối với chủ nghĩa duy pháp lý (x. Mt 23:14-28; Lc 10: 29-37; 18:11-12). Trong viễn tượng này, Chúa Giêsu chắc chắn đặt mình vào đường hướng phân biệt giữa việc thi hành quyền lực kinh tế và chính trị, theo các khả thể và giới hạn của điều kiện lịch sử, và việc lo lắng tôn giáo và mục vụ cho dân chúng, trong đó Người đem lại tính mới mẻ tuyệt đối của mặc khải và hành động của Thiên Chúa, những điều Người vốn nhập thân. Tính hợp pháp của quyền lực chính trị, về nguyên tắc, vốn khác biệt với quyền lực tôn giáo, đã không tạo tranh luận trong cộng đồng nguyên thủy: đây là một dấu chỉ cho thấy nó quả là một nhượng bộ mà chúng ta có thể an tâm gán cho chính Chúa Giêsu. Các khuyến cáo của Thánh Phaolô và Thánh Phêrô về việc tôn trọng chính quyền dân sự hợp pháp (xem Rm 13:1-7; 1 Pr 2: 13-14) khá rõ ràng về phương diện này. Quyền lực của chính quyền, được Thiên Chúa ban cho nhằm thiện ích của người dân, biểu tượng cho một sự trung gian của trật tự công lý lịch sử và thế tục, một trật tự không thể bị xóa bỏ. Thật vậy, tính biểu tượng của trật tự này, được ghi khắc trong quyền lực chính trị hợp pháp, cuối cùng, cũng nói lên việc Thiên Chúa chăm sóc tạo vật của Người. Không có lý do gì để hủy bỏ sự phân biệt này; mặt khác, chính vì liên quan đến nó, người ta phải luôn nêu bật tính chuyên biệt của sứ mệnh Tin mừng và sứ mệnh Giáo Hội và quyền mục vụ, một quyền năng vốn nhận được mô thức trong nó, dựa trên chỉ thị rõ ràng của Chúa Giêsu. Theo nghĩa này, phải nói rõ rằng Vương quốc được Chúa Giêsu khánh thành không phải "của thế giới này" (Ga 18,36); và việc thực thi quyền mục vụ không nên bị nhầm lẫn với luận lý học của "kẻ thống trị các quốc gia" (Lc 22:25). Dù sao, không ai tranh luận về việc dành chỗ cho sự công nhận hợp pháp và cần thiết các đặc quyền của cơ quan công quyền ("Xêda"), tất nhiên, với điều kiện quyền bính này không được có cao vọng chiếm hữu vị trí của Thiên Chúa (xem Mt 22: 21) [59]. Thực thế, trong trường hợp này, người Kitô hữu biết hoàn toàn chắc chắn rằng việc vâng phục tối cao chỉ được dành riêng cho Thiên Chúa và cho riêng Người mà thôi (xem Cv 5:29). Tính tự do của sự vâng phục này, tính tự do mà người môn đệ của Chúa đòi hỏi một cách chính đáng như một biểu thức triệt để của tự do đức tin (x. 1 Pr 3:14-17), không tự nó xâm lấn quyền tự do cá nhân của bất cứ ai, cũng không có ý định đe dọa trật tự công cộng hợp pháp của bất cứ cộng đồng nào (1 Pr 2:16-17).
59. Xem xét kỹ bối cảnh Đế quốc Rôma, người ta thấy không thiếu chứng từ nói về việc Kitô hữu phản kháng trước các giải thích có tính bách hại của religio civilis (tôn giáo dân sự) và sự áp đặt việc thờ phượng hoàng đế [60]. Sự thờ phượng có tính tôn giáo đối với hoàng đế này xuất hiện như một tôn giáo đích thực thay thế thực sự cho đức tin Kitô giáo – một đức tin nói lên sự nhập thể đích thực duy nhất của quyền chúa tể của Thiên Chúa – được áp đặt bằng bạo lực bởi quyền lực chính trị [61]. Linh hứng Tin mừng - vốn biện minh cho quyền lực dân sự biết quan tâm đến thiện ích chung, nhưng chống cự khi quyền lực này mang hình thức thay thế cho tôn giáo – đã được Thánh Augustinô tiếp nối trong Kinh Thành Thiên Chúa [62]. Không hề chê bai Nhà nước, Thánh Augustinô, với ý niệm cho rằng nhiệm vụ tối cao của Nhà nước, tức nhiệm vụ bảo đảm hòa bình trần thế, gắn liền với vận mệnh hòa bình mà Thiên Chúa đã hứa ban trong đời sống vĩnh cửu, khôi phục lại cho Nhà nước tính toàn vẹn trong chức năng của họ. Thiện ích trần thế của cộng đồng nhân loại và thiện ích vĩnh cửu của sự hiệp thông với Thiên Chúa không phải là hai thiện ích hoàn toàn tách biệt nhau, như thường được hiểu trong việc phổ biến tư tưởng của Thánh Augustinô về "hai kinh thành". Tương tự như vậy, việc đơn giản hóa theo đó nhà nước cai trị "các thân xác" một cách tách biệt, còn Giáo hội thì cai trị "các linh hồn" phải được coi – từ cả hai phía - như một việc đơn giản hóa có tính giản lược tư tưởng của Thánh Augustinô.
60. Các tọa độ của vấn đề tự do tôn giáo và các mối tương quan giữa Giáo hội và các thẩm quyền chính trị dường như đã thay đổi bắt đầu từ các đạo luật của hoàng đế Theodosius (khoảng năm 380-390). Sự kiện đạt tới một cách giải thích nhất định về khái niệm "Nhà nước Kitô giáo", nơi không còn không gian chính thức cho chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, đã đưa vào một biến thể có tính quyết định trong cách trình bày chủ đề [63]. Suy tư Kitô giáo tìm cách duy trì một sự phân biệt chính đáng giữa quyền lực chính trị và quyền lực thiêng liêng của Giáo hội mà không bao giờ từ bỏ suy nghĩ tới việc ăn khớp (articulation) nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự cân bằng này luôn bị đe dọa bởi một cám dỗ kép. Cám dỗ đầu tiên là cám dỗ thần trị muốn có nguồn gốc và tính hợp pháp của quyền lực dân sự từ plenitudo potestatis (sự viên mãn uy quyền) của thẩm quyền tôn giáo, như thể việc thi hành quyền lực chính trị chỉ nhờ một sự ủy quyền, luôn luôn có thể bị thu hồi, từ phía quyền lực giáo hội. Cám dỗ thứ hai là cám dỗ muốn hòa tan Giáo hội vào Nhà nước, như thể Giáo hội đơn thuần chỉ là một cơ quan hoặc một chức năng của Nhà nước, chịu trách nhiệm về chiều kích tôn giáo. Tuy nhiên, công thức thần học của sự cân bằng, luôn được tìm kiếm trong khuôn khổ dự ứng thế trổi vượt của năng quyền thiêng liêng, tức thứ sacra potestas (quyền lực thánh thiêng) so với việc chăm sóc trật tự công cộng, vốn được công nhận thuộc quyền lực chính trị, xuất hiện dưới nhiều hình thức và trong nhiều bối cảnh khác nhau đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 (Gelase I, 494) tới tận cuối thế kỷ 19 (Leo XIII, 1885) [64]. Mô hình tìm kiếm sự hài hòa chính đáng trong khác biệt được xác nhận bởi Gaudium và Spes, một hiến chế đề nghị giải thích nó dưới ánh sáng các nguyên tắc tự trị và hợp tác giữa cộng đồng chính trị và Giáo hội [65]. Sự thay đổi các tọa độ chính trị - xã hội, những tọa độ khuyên người ta giữ khoảng cách đối với cao ngạo muốn hợp pháp hóa về tôn giáo các năng quyền đạo đức - xã hội của chính quyền, sự thay đổi ấy diễn ra trong bối cảnh đương thời qua việc sâu sắc hóa giá trị của việc tự do gắn bó với đức tin. Và nói chung, giá trị của việc chung sống dân sự, một việc chung sống loại bỏ bất cứ hình thức trói buộc nào, kể cả ràng buộc tâm lý, trong lĩnh vực gắn bó đối với các giá trị của kinh nghiệm đạo đức - tôn giáo. Viễn tượng này xuất hiện như một kết quả chín mùi của truyền thống Kitô giáo và, đồng thời, như một nguyên tắc phổ quát của việc tôn trọng nhân phẩm mà Nhà nước phải bảo đảm.
Sự trệch đường của thuyết nhất tính (monophysite) trong các mối liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước
61. Kinh Thành Thiên Chúa sống và phát triển "bên trong" kinh thành con người. Từ đó, phát sinh xác tín của Học thuyết xã hội Giáo hội, một học thuyết công nhận cam kết của mọi người có thiện chí trong việc cổ vũ thiện ích chung trong khuôn khổ tình trạng trần thế của đời sống con người như một ơn phúc [66]. Học thuyết Kitô giáo về "hai kinh thành " khẳng định sự khác biệt của chúng, nhưng không giải thích nó theo hướng đối lập giữa các thực tại trần thế và thiêng liêng. Tất nhiên, Thiên Chúa không áp đặt một hình thức nhất định nào cho việc cai trị trần thế; tuy nhiên, dữ kiện thần học vẫn là: mọi quyền lực của con người đối với con người cuối cùng đều xuất phát từ Thiên Chúa và được xét đoán theo công lý của Thiên Chúa. Bất chấp việc nhắc đến nền tảng tối thượng do Thiên Chúa đặt ra này, mối liên kết xã hội và việc cai trị nó về chính trị vẫn là việc của con người. Nhưng chính điều này đặt giới hạn chính xác cho quyền lực được ban cho chính quyền trần thế trong việc cai trị các con người và các cộng đồng nhân bản - và một sự phụ thuộc tối hậu vào sự phán xét của Thiên Chúa [67]. Do đó, từ quan điểm này, người ta cũng phải nói rằng một "Nhà nước thần trị", cũng như một "Nhà nước vô thần ", tức một Nhà nước có cao vọng, bằng nhiều cách khác nhau, áp đặt một ý thức hệ nhằm thay thế quyền lực của Thiên Chúa bằng quyền lực của Nhà nước, lần lượt tạo ra một sự biến dạng tôn giáo và một sự đồi bại chính trị. Trong các mô hình này, người ta có thể nắm được một sự tương tự chính trị nào đó của thuyết nhất tính Kitô giáo, là học thuyết gây nhầm lẫn - và cuối cùng hủy bỏ - sự phân biệt của hai bản tính, được thể hiện trong mầu nhiệm Nhập thể, bằng cách làm tổn hại sự hợp nhất hài hòa của chúng. Trong giai đoạn lịch sử này, rõ ràng là cơn cám dỗ "nhất tính chính trị", từng được biết đến trong lịch sử Kitô giáo, đang tái xuất đầu lộ diện một cách rõ ràng hơn trong các trào lưu cực đoan của các truyền thống tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Việc “phe tự do” giảm tự do tôn giáo
62. Khái niệm bình đẳng công dân, ban đầu chỉ giới hạn trong mối tương quan pháp lý giữa cá nhân và Nhà nước, sao cho mỗi thành viên của một hệ thống chính phủ nhất định được coi là bình đẳng trước pháp luật của hệ thống chính phủ đó, đã được chuyển vị sang thế giới đạo đức và văn hóa. Bằng sự mở rộng này, khả thể đơn giản cho rằng một lượng giá đạo đức khác hoặc một đánh giá khác các thực hành văn hóa có thể vượt trội hơn các nền văn hóa khác hoặc đóng góp nhiều hơn các nền văn hóa khác vào thiện ích chung, giờ đây đã trở thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi. Theo ý niệm trung lập này, toàn bộ vũ trụ luân lý nhân bản và kiến thức xã hội phải được dân chủ hóa [68]. Việc đánh mất ý nghĩa của triết lý hành động và văn hóa, phát xuất từ việc áp dụng ý thức hệ bình đẳng vốn từ khước phát biểu bất cứ phán đoán giá trị nào, chỉ có thể gây bất an. Các thực hành đào tạo và dây liên kết xã hội của cộng đồng được dẫn đến chỗ làm tê liệt chính các giả định của chúng. Hơn nữa, người ta không thể tự ngăn cản mình nhận xét rằng khi Nhà nước thuộc loại này, nghĩa là "trung lập về mặt luân lý", tự đặt mình vào thế kiểm soát mọi lãnh vực phán đoán của con người, nó bắt đầu đảm nhận các đặc điểm của một Nhà nước "độc đoán về mặt luân lý". Trong tương quan ban đầu của nó với sự thật, việc thi hành quyền tự do lương tâm - nhân danh nó mọi phán đoán giá trị đều bị kiểm duyệt - kết cuộc tự sa vào tình trạng nguy hiểm liên tục. Nhân danh "thứ đạo đức Nhà nước" này, quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo tự tổ chức theo nguyên tắc của họ đôi khi bị nghi vấn một cách không thích đáng, vượt quá tiêu chuẩn trật tự công cộng chân chính [69].
63. Tính trung lập về luân lý của Nhà nước có thể tự liên kết với một số cách hiểu khác nhau về Nhà nước tự do hiện đại. Thực vậy, chủ nghĩa tự do, như một lý thuyết chính trị, có một lịch sử lâu dài và phức tạp, một lịch sử không để mình bị giản lược thành một quan niệm độc nghĩa (univoque) được mọi người chia sẻ. Trong số các khai triển lý thuyết chi tiết khác nhau của nó - một số khai triển liên kết một cách trực tiếp hơn với viễn kiến nhân học có cảm hứng triệt để cá nhân chủ nghĩa, những khai triển khác liên kết nhiều hơn với quan niệm trong đó việc áp dụng chính trị - xã hội được liên kết với việc đàm phán -, người ta có thể nhận ra ít nhất bốn cách giải thích chính về tính trung lập của Nhà nước. (a) Một trình bầy, trên thực tế, xác định các vấn đề có thể là đối tượng cho các qui định có tính cưỡng bức đối với tự do cá nhân; (b) một lý thuyết xác định loại hợp lý tính nhằm qui định thẩm quyền qui định của nhà lập pháp; (c) một lý thuyết làm cho các hiệu quả dị biệt hóa trở nên có thể chấp nhận được, liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau, với điều kiện các lợi ích này không phải là lý do chính thức của qui định; (d) một lý thuyết đảm bảo việc thi hành các quyền tự do chính trị không liên hệ gì đến việc bắt buộc phải tham chiếu ý niệm siêu việt về điều thiện. Theo nghĩa cuối cùng này, chủ nghĩa tự do chính trị dường như liên kết chặt chẽ với những hạn chế quyền tự do liên quan đến lời nói, tư tưởng, lương tâm, tôn giáo. Thực thế, trong trường hợp này, tính trung lập của lãnh vực công cộng không tự giới hạn vào việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật, nhưng áp đặt việc loại bỏ một trật tự các ưu tiên nhất định, các ưu tiên liên kết trách nhiệm luân lý và lập luận đạo đức vào một viễn kiến nhân học và xã hội về thiện ích chung. Trong trường hợp này, Nhà nước có xu hướng mang hình thức 'bắt chước kiểu duy thế tục' (imitation laïciste) quan niệm thần quyền của tôn giáo, một quan niệm quyết định tính chính thống và tính dị giáo của tự do nhân danh một viễn kiến chính trị- cứu thế về xã hội lý tưởng: bằng cách tiên thiên qui định bản sắc hoàn toàn thuận lý, hoàn toàn dân sự, hoàn hảo nhân bản. Chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa tương đối của nền luân lý tự do này mâu thuẫn ở đây, một điều dẫn tới các hiệu quả nhằm loại trừ một cách phản tự do trong phạm vi công cộng, bên trong điều vốn cho là tính trung lập tự do của Nhà nước.
Tính hàm hồ của Nhà nước trung lập về luân lý
64. Lương tâm luân lý đòi tính siêu việt của chân lý và sự thiện luân lý: tính tự do của nó được xác định bởi tham chiếu này, một tham chiếu ấn định chính điều biện minh nó cho mọi người mà không hề là một sở hữu tùy con người muốn sử dụng ra sao thì sử dụng. Nói đến tự do lương tâm cá nhân là nói đến quyền nguyên ủy của hữu thể nhân bản, một hữu thể không thể bị cắt rời khỏi sự tham chiếu này, vốn chịu trách nhiệm về hữu thể nhân bản phổ quát, thoát khỏi tính võ đoán của những con người cụ thể. Không có điều này, chúng ta không thể nói tới luơng tâm bất khả xâm phạm về phương diện đạo đức, nhưng chỉ có thể nói đến việc phản ảnh đơn thuần dữ kiện thế giới và ý muốn võ đoán. Điển hình đạo đức không tự chồng lên trên tính tự do của lương tâm hay sự thiện của việc sống chung như một yếu tố nhiệm ý hoặc ý thức hệ. Đúng hơn, nó là điều kiện cho việc hoà hợp chúng với nhân phẩmtừ trong nội tại. Việc tham chiếu Thiên Chúa, như nguyên tắc siêu việt của điển hình đạo đức hiện diện trong trái tim con người, phân tích cuối cùng, phải được hiểu như giới hạn đặt ra cho mọi việc thực hiện sai trái của con người đối với con người và việc bảo vệ mọi cuộc sống chung huynh đệ của các hữu thể tự do và bình đẳng. Khi vị trí của Thiên Chúa, trong lương tâm tập thể của một dân tộc, bị sở hữu một cách lạm dụng bởi các ngẫu tượng do con người tạo ra, kết quả không phải là một bầu khí tự do có lợi hơn cho mỗi người, nhưng đúng hơn, một nô dịch lừa đảo hơn cho mọi người. Tính trung lập ý thức hệ vốn giả thiết cho Nhà nước tự do, một thứ trung lập lựa lọc loại bỏ tính tự do trong chứng từ trong sáng của cộng đồng tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng, mở một kẽ hở cho tính siêu việt giả tạo của thứ ý thức hệ đen tối về quyền lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo chúng ta chống lại việc đánh giá thấp lòng dửng dưng về tôn giáo này: “Khi, nhân danh một ý thức hệ, người ta muốn trục xuất Thiên Chúa ra khỏi xã hội, kết cục họ sẽ thờ lạy các ngẫu thần, và chẳng bao lâu sau, con người cũng sẽ tự lạc đường, phẩm giá họ sẽ bị chà đạp, các quyền lợi của họ bị vi phạm” [70].
65. Đối với Kitô Giáo, vấn đề phát sinh lúc chính các Kitô hữu được dẫn tới chỗ tự coi mình như các thành viên của ‘một xã hội trung lập’, mà, trên nguyên tắc và sự kiện, không phải như thế. Trong trường hợp này, tư cách làm thành viên các cộng đồng khác nhau, nhưng không chống đối nhau (gia đình, Nhà nước, Giáo Hội), được dẫn tới chỗ tự diễn dịch thành việc chọn sống một cách tư riêng (nghĩa là một cách tự tham chiếu vào chính mình) trong cộng đồng gia đình hoặc Giáo Hội, để sau đó tự quan niệm mình như thống thuộc một cách trung lập (không tôn giáo) vào một xã hội tự do và chính trị. Nói cách khác, theo bước đi trệch đường này, các Kitô hữu bắt đầu tự hình dung mình, trong lãnh vực công cộng, chỉ như các thành viên của polis (kinh thành) “trung lập về luân lý” này, một kinh thành tình cờ được hình thành trong một bối cảnh Kitô giáo về phương diện lịch sử. Khi các Kitô hữu thụ động chấp nhận sự lưỡng phân hữu thể của họ giữa tính bên ngoài do Nhà nước cai trị và tính bên trong do Giáo Hội cai quản, thì, trên thực tế, họ đã từ bỏ tự do lương tâm và tự do phát biểu tôn giáo. Các Kitô hữu không thể nhân danh tính đa nguyên của xã hội mà ủng hộ các giải pháp xâm hại tới việc bảo vệ các đòi hỏi đạo đức vì thiện ích chung [71]. Tự nó, đây không phải là vấn đề áp đặt các “giá trị tuyên tín” đặc thù, nhưng là việc hợp tác để bảo vệ thiện ích chung, một thiện ích không quên việc ‘khu vực công’ buộc phải tham chiếu sự thật về con người và phẩm giá của việc sống chung nhân bản. Như chúng ta, cuối cùng, sẽ thấy trong các chương kế tiếp, đức tin Kitô giáo có một thái độ hợp tác với Nhà nước, chính nhờ việc phân biệt các nghĩa vụ một cách chính đáng, nhằm tìm kiếm điều Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gọi là “tính thế tục tích cực” (laïcité positive) trong tương quan giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo [72].
Kỳ tới: 6. Đóng góp của tự do tôn giáo vào việc sống chung và hòa bình xã hội
Kitô giáo và phẩm giá Nhà nước
56. Nói chung, mặc khải Cựu Ước đã luôn khẳng định rõ ràng tính ưu tiên trong quyền tối thượng của Thiên Chúa như đối tượng cho sự vâng phục tự do của đức tin trong luận lý học liên minh độc hữu với Thiên Chúa (x. Đnl 6: 4-6). Tuy nhiên, nó không biến sự vâng phục này thành một điều thay thế cho hiến pháp của một quyền lực cai trị nhân dân hợp pháp, có thể đáp ứng các quy tắc nội tại với việc cấu tạo ra các khuôn khổ định chế - chính trị, kinh tế, pháp lý – vốn được ban bố tính hợp lý thi hành, tương xứng với mọi hình thức phát triển thông thường của các chức năng hành chánh và tổ chức của "quốc gia". Thực thế, hình thức cai quản dân Chúa trong lịch sử cũng có nhiều hình thức tổ chức và thi hành khác nhau (từ việc liên minh các bộ lạc đến việc chính thức hóa chế độ quân chủ [kép]). Trong khuôn khổ này, dù bị điều kiện hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa chiều kích chính trị - định chế và chiều kích thần học - văn hóa, vốn là đặc điểm của mọi nền văn minh cổ thời, người ta có thể lưu ý hai khía cạnh quan trọng. Khía cạnh đầu tiên hệ ở sự kiện này: dây liên kết của sự vâng phục đức tin đối với các điều răn của Thiên Chúa bắt nguồn vững chắc trong hình thức giao ước, như một quyết định tự do bước chân theo Thiên Chúa. Mặt khác, lòng trung thành đối với giao ước, và do đó, với việc tuân giữ lề luật Thiên Chúa, qua một quyết định tự do, luôn được đổi mới, để chăm lo giữ gìn tính nhất quán của mệnh lệnh Thiên Chúa, cùng với việc lo lắng đối với thiện ích chung của mọi người (x. Đnl 7: 7-16; Grm 11:1-7). Do đó, cũng giao ước này phải luôn được nuôi dưỡng bằng lòng trung thành trong tâm hồn và việc thực hành công lý.
57. Cùng một lòng trung thành với tinh thần của Giao Ước này đòi không được tự biến thành đặc quyền ưu tuyển có thể miễn chước việc tuân thủ công lý kinh tế, thiện ích chung, tôn trọng lẫn nhau, sống chung một cách liên đới. Trong lịch sử Giao ước cũ, một phân biệt nào đó giữa quyền lực chính trị và các định chế tôn giáo đã xuất hiện thời các vua. Quyền lực chính trị của nhà vua khác với quyền lực tôn giáo của tư tế, mặc dù nhà vua có đặc quyền bổ nhiệm vị thượng tế và mặc dù tư tế có ảnh hưởng thực tế đối với nhà vua (xem 2 V 11-12). Khi quyền thống trị của ngoại nhân (Nabuchodonosor) bãi bỏ vương quyền, thì quyền lực dân sự và tôn giáo được tập trung vào con người vị thượng tế như một người đáng tin cậy: nhưng vẫn có một sự phân biệt nhất định giữa các chức năng chính trị đúng nghĩa và các đặc quyền tôn giáo chuyên biệt [58]. Tuy nhiên, yêu sách hòa hợp lòng trung thành đối với Thiên Chúa và các điều răn của Người với việc thực hành công lý và tình liên đới trong khung cảnh đời sống xã hội vẫn đại diện cho nguồn linh hứng sâu xa cho luật lệ ứng xử của đời sống chính trị, phù hợp với nguyên tắc của giao ước với Thiên Chúa. Khi các tiên tri tố cáo bất công xã hội, thối nát chính trị, hăm dọa bạo lực và quản lý kinh tế sai trái, các ngài cũng đồng thời lên án sự phản bội giao ước tôn giáo với Thiên Chúa và sự suy đồi của triết lý sống chính trị (hãy nghĩ tới Samuen trong 1 Sm 13, Nathan trong 2 Sm 12, Êlia trong 1 V 17-19, cũng như trong các tác phẩm tiên tri như Am 4-6, Hs 4, Is 1, Mk 1, v.v.).
58. Khi khai mở sứ mệnh công bố và thiết lập Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu sẽ tiếp tục tinh thần phê phán tiên tri một cách triệt để nhưng trong cùng một ý hướng: cả trong giáo huấn bằng dụ ngôn lẫn trong phê phán của Người đối với chủ nghĩa duy pháp lý (x. Mt 23:14-28; Lc 10: 29-37; 18:11-12). Trong viễn tượng này, Chúa Giêsu chắc chắn đặt mình vào đường hướng phân biệt giữa việc thi hành quyền lực kinh tế và chính trị, theo các khả thể và giới hạn của điều kiện lịch sử, và việc lo lắng tôn giáo và mục vụ cho dân chúng, trong đó Người đem lại tính mới mẻ tuyệt đối của mặc khải và hành động của Thiên Chúa, những điều Người vốn nhập thân. Tính hợp pháp của quyền lực chính trị, về nguyên tắc, vốn khác biệt với quyền lực tôn giáo, đã không tạo tranh luận trong cộng đồng nguyên thủy: đây là một dấu chỉ cho thấy nó quả là một nhượng bộ mà chúng ta có thể an tâm gán cho chính Chúa Giêsu. Các khuyến cáo của Thánh Phaolô và Thánh Phêrô về việc tôn trọng chính quyền dân sự hợp pháp (xem Rm 13:1-7; 1 Pr 2: 13-14) khá rõ ràng về phương diện này. Quyền lực của chính quyền, được Thiên Chúa ban cho nhằm thiện ích của người dân, biểu tượng cho một sự trung gian của trật tự công lý lịch sử và thế tục, một trật tự không thể bị xóa bỏ. Thật vậy, tính biểu tượng của trật tự này, được ghi khắc trong quyền lực chính trị hợp pháp, cuối cùng, cũng nói lên việc Thiên Chúa chăm sóc tạo vật của Người. Không có lý do gì để hủy bỏ sự phân biệt này; mặt khác, chính vì liên quan đến nó, người ta phải luôn nêu bật tính chuyên biệt của sứ mệnh Tin mừng và sứ mệnh Giáo Hội và quyền mục vụ, một quyền năng vốn nhận được mô thức trong nó, dựa trên chỉ thị rõ ràng của Chúa Giêsu. Theo nghĩa này, phải nói rõ rằng Vương quốc được Chúa Giêsu khánh thành không phải "của thế giới này" (Ga 18,36); và việc thực thi quyền mục vụ không nên bị nhầm lẫn với luận lý học của "kẻ thống trị các quốc gia" (Lc 22:25). Dù sao, không ai tranh luận về việc dành chỗ cho sự công nhận hợp pháp và cần thiết các đặc quyền của cơ quan công quyền ("Xêda"), tất nhiên, với điều kiện quyền bính này không được có cao vọng chiếm hữu vị trí của Thiên Chúa (xem Mt 22: 21) [59]. Thực thế, trong trường hợp này, người Kitô hữu biết hoàn toàn chắc chắn rằng việc vâng phục tối cao chỉ được dành riêng cho Thiên Chúa và cho riêng Người mà thôi (xem Cv 5:29). Tính tự do của sự vâng phục này, tính tự do mà người môn đệ của Chúa đòi hỏi một cách chính đáng như một biểu thức triệt để của tự do đức tin (x. 1 Pr 3:14-17), không tự nó xâm lấn quyền tự do cá nhân của bất cứ ai, cũng không có ý định đe dọa trật tự công cộng hợp pháp của bất cứ cộng đồng nào (1 Pr 2:16-17).
59. Xem xét kỹ bối cảnh Đế quốc Rôma, người ta thấy không thiếu chứng từ nói về việc Kitô hữu phản kháng trước các giải thích có tính bách hại của religio civilis (tôn giáo dân sự) và sự áp đặt việc thờ phượng hoàng đế [60]. Sự thờ phượng có tính tôn giáo đối với hoàng đế này xuất hiện như một tôn giáo đích thực thay thế thực sự cho đức tin Kitô giáo – một đức tin nói lên sự nhập thể đích thực duy nhất của quyền chúa tể của Thiên Chúa – được áp đặt bằng bạo lực bởi quyền lực chính trị [61]. Linh hứng Tin mừng - vốn biện minh cho quyền lực dân sự biết quan tâm đến thiện ích chung, nhưng chống cự khi quyền lực này mang hình thức thay thế cho tôn giáo – đã được Thánh Augustinô tiếp nối trong Kinh Thành Thiên Chúa [62]. Không hề chê bai Nhà nước, Thánh Augustinô, với ý niệm cho rằng nhiệm vụ tối cao của Nhà nước, tức nhiệm vụ bảo đảm hòa bình trần thế, gắn liền với vận mệnh hòa bình mà Thiên Chúa đã hứa ban trong đời sống vĩnh cửu, khôi phục lại cho Nhà nước tính toàn vẹn trong chức năng của họ. Thiện ích trần thế của cộng đồng nhân loại và thiện ích vĩnh cửu của sự hiệp thông với Thiên Chúa không phải là hai thiện ích hoàn toàn tách biệt nhau, như thường được hiểu trong việc phổ biến tư tưởng của Thánh Augustinô về "hai kinh thành". Tương tự như vậy, việc đơn giản hóa theo đó nhà nước cai trị "các thân xác" một cách tách biệt, còn Giáo hội thì cai trị "các linh hồn" phải được coi – từ cả hai phía - như một việc đơn giản hóa có tính giản lược tư tưởng của Thánh Augustinô.
60. Các tọa độ của vấn đề tự do tôn giáo và các mối tương quan giữa Giáo hội và các thẩm quyền chính trị dường như đã thay đổi bắt đầu từ các đạo luật của hoàng đế Theodosius (khoảng năm 380-390). Sự kiện đạt tới một cách giải thích nhất định về khái niệm "Nhà nước Kitô giáo", nơi không còn không gian chính thức cho chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, đã đưa vào một biến thể có tính quyết định trong cách trình bày chủ đề [63]. Suy tư Kitô giáo tìm cách duy trì một sự phân biệt chính đáng giữa quyền lực chính trị và quyền lực thiêng liêng của Giáo hội mà không bao giờ từ bỏ suy nghĩ tới việc ăn khớp (articulation) nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự cân bằng này luôn bị đe dọa bởi một cám dỗ kép. Cám dỗ đầu tiên là cám dỗ thần trị muốn có nguồn gốc và tính hợp pháp của quyền lực dân sự từ plenitudo potestatis (sự viên mãn uy quyền) của thẩm quyền tôn giáo, như thể việc thi hành quyền lực chính trị chỉ nhờ một sự ủy quyền, luôn luôn có thể bị thu hồi, từ phía quyền lực giáo hội. Cám dỗ thứ hai là cám dỗ muốn hòa tan Giáo hội vào Nhà nước, như thể Giáo hội đơn thuần chỉ là một cơ quan hoặc một chức năng của Nhà nước, chịu trách nhiệm về chiều kích tôn giáo. Tuy nhiên, công thức thần học của sự cân bằng, luôn được tìm kiếm trong khuôn khổ dự ứng thế trổi vượt của năng quyền thiêng liêng, tức thứ sacra potestas (quyền lực thánh thiêng) so với việc chăm sóc trật tự công cộng, vốn được công nhận thuộc quyền lực chính trị, xuất hiện dưới nhiều hình thức và trong nhiều bối cảnh khác nhau đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 (Gelase I, 494) tới tận cuối thế kỷ 19 (Leo XIII, 1885) [64]. Mô hình tìm kiếm sự hài hòa chính đáng trong khác biệt được xác nhận bởi Gaudium và Spes, một hiến chế đề nghị giải thích nó dưới ánh sáng các nguyên tắc tự trị và hợp tác giữa cộng đồng chính trị và Giáo hội [65]. Sự thay đổi các tọa độ chính trị - xã hội, những tọa độ khuyên người ta giữ khoảng cách đối với cao ngạo muốn hợp pháp hóa về tôn giáo các năng quyền đạo đức - xã hội của chính quyền, sự thay đổi ấy diễn ra trong bối cảnh đương thời qua việc sâu sắc hóa giá trị của việc tự do gắn bó với đức tin. Và nói chung, giá trị của việc chung sống dân sự, một việc chung sống loại bỏ bất cứ hình thức trói buộc nào, kể cả ràng buộc tâm lý, trong lĩnh vực gắn bó đối với các giá trị của kinh nghiệm đạo đức - tôn giáo. Viễn tượng này xuất hiện như một kết quả chín mùi của truyền thống Kitô giáo và, đồng thời, như một nguyên tắc phổ quát của việc tôn trọng nhân phẩm mà Nhà nước phải bảo đảm.
Sự trệch đường của thuyết nhất tính (monophysite) trong các mối liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước
61. Kinh Thành Thiên Chúa sống và phát triển "bên trong" kinh thành con người. Từ đó, phát sinh xác tín của Học thuyết xã hội Giáo hội, một học thuyết công nhận cam kết của mọi người có thiện chí trong việc cổ vũ thiện ích chung trong khuôn khổ tình trạng trần thế của đời sống con người như một ơn phúc [66]. Học thuyết Kitô giáo về "hai kinh thành " khẳng định sự khác biệt của chúng, nhưng không giải thích nó theo hướng đối lập giữa các thực tại trần thế và thiêng liêng. Tất nhiên, Thiên Chúa không áp đặt một hình thức nhất định nào cho việc cai trị trần thế; tuy nhiên, dữ kiện thần học vẫn là: mọi quyền lực của con người đối với con người cuối cùng đều xuất phát từ Thiên Chúa và được xét đoán theo công lý của Thiên Chúa. Bất chấp việc nhắc đến nền tảng tối thượng do Thiên Chúa đặt ra này, mối liên kết xã hội và việc cai trị nó về chính trị vẫn là việc của con người. Nhưng chính điều này đặt giới hạn chính xác cho quyền lực được ban cho chính quyền trần thế trong việc cai trị các con người và các cộng đồng nhân bản - và một sự phụ thuộc tối hậu vào sự phán xét của Thiên Chúa [67]. Do đó, từ quan điểm này, người ta cũng phải nói rằng một "Nhà nước thần trị", cũng như một "Nhà nước vô thần ", tức một Nhà nước có cao vọng, bằng nhiều cách khác nhau, áp đặt một ý thức hệ nhằm thay thế quyền lực của Thiên Chúa bằng quyền lực của Nhà nước, lần lượt tạo ra một sự biến dạng tôn giáo và một sự đồi bại chính trị. Trong các mô hình này, người ta có thể nắm được một sự tương tự chính trị nào đó của thuyết nhất tính Kitô giáo, là học thuyết gây nhầm lẫn - và cuối cùng hủy bỏ - sự phân biệt của hai bản tính, được thể hiện trong mầu nhiệm Nhập thể, bằng cách làm tổn hại sự hợp nhất hài hòa của chúng. Trong giai đoạn lịch sử này, rõ ràng là cơn cám dỗ "nhất tính chính trị", từng được biết đến trong lịch sử Kitô giáo, đang tái xuất đầu lộ diện một cách rõ ràng hơn trong các trào lưu cực đoan của các truyền thống tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Việc “phe tự do” giảm tự do tôn giáo
62. Khái niệm bình đẳng công dân, ban đầu chỉ giới hạn trong mối tương quan pháp lý giữa cá nhân và Nhà nước, sao cho mỗi thành viên của một hệ thống chính phủ nhất định được coi là bình đẳng trước pháp luật của hệ thống chính phủ đó, đã được chuyển vị sang thế giới đạo đức và văn hóa. Bằng sự mở rộng này, khả thể đơn giản cho rằng một lượng giá đạo đức khác hoặc một đánh giá khác các thực hành văn hóa có thể vượt trội hơn các nền văn hóa khác hoặc đóng góp nhiều hơn các nền văn hóa khác vào thiện ích chung, giờ đây đã trở thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi. Theo ý niệm trung lập này, toàn bộ vũ trụ luân lý nhân bản và kiến thức xã hội phải được dân chủ hóa [68]. Việc đánh mất ý nghĩa của triết lý hành động và văn hóa, phát xuất từ việc áp dụng ý thức hệ bình đẳng vốn từ khước phát biểu bất cứ phán đoán giá trị nào, chỉ có thể gây bất an. Các thực hành đào tạo và dây liên kết xã hội của cộng đồng được dẫn đến chỗ làm tê liệt chính các giả định của chúng. Hơn nữa, người ta không thể tự ngăn cản mình nhận xét rằng khi Nhà nước thuộc loại này, nghĩa là "trung lập về mặt luân lý", tự đặt mình vào thế kiểm soát mọi lãnh vực phán đoán của con người, nó bắt đầu đảm nhận các đặc điểm của một Nhà nước "độc đoán về mặt luân lý". Trong tương quan ban đầu của nó với sự thật, việc thi hành quyền tự do lương tâm - nhân danh nó mọi phán đoán giá trị đều bị kiểm duyệt - kết cuộc tự sa vào tình trạng nguy hiểm liên tục. Nhân danh "thứ đạo đức Nhà nước" này, quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo tự tổ chức theo nguyên tắc của họ đôi khi bị nghi vấn một cách không thích đáng, vượt quá tiêu chuẩn trật tự công cộng chân chính [69].
63. Tính trung lập về luân lý của Nhà nước có thể tự liên kết với một số cách hiểu khác nhau về Nhà nước tự do hiện đại. Thực vậy, chủ nghĩa tự do, như một lý thuyết chính trị, có một lịch sử lâu dài và phức tạp, một lịch sử không để mình bị giản lược thành một quan niệm độc nghĩa (univoque) được mọi người chia sẻ. Trong số các khai triển lý thuyết chi tiết khác nhau của nó - một số khai triển liên kết một cách trực tiếp hơn với viễn kiến nhân học có cảm hứng triệt để cá nhân chủ nghĩa, những khai triển khác liên kết nhiều hơn với quan niệm trong đó việc áp dụng chính trị - xã hội được liên kết với việc đàm phán -, người ta có thể nhận ra ít nhất bốn cách giải thích chính về tính trung lập của Nhà nước. (a) Một trình bầy, trên thực tế, xác định các vấn đề có thể là đối tượng cho các qui định có tính cưỡng bức đối với tự do cá nhân; (b) một lý thuyết xác định loại hợp lý tính nhằm qui định thẩm quyền qui định của nhà lập pháp; (c) một lý thuyết làm cho các hiệu quả dị biệt hóa trở nên có thể chấp nhận được, liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau, với điều kiện các lợi ích này không phải là lý do chính thức của qui định; (d) một lý thuyết đảm bảo việc thi hành các quyền tự do chính trị không liên hệ gì đến việc bắt buộc phải tham chiếu ý niệm siêu việt về điều thiện. Theo nghĩa cuối cùng này, chủ nghĩa tự do chính trị dường như liên kết chặt chẽ với những hạn chế quyền tự do liên quan đến lời nói, tư tưởng, lương tâm, tôn giáo. Thực thế, trong trường hợp này, tính trung lập của lãnh vực công cộng không tự giới hạn vào việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật, nhưng áp đặt việc loại bỏ một trật tự các ưu tiên nhất định, các ưu tiên liên kết trách nhiệm luân lý và lập luận đạo đức vào một viễn kiến nhân học và xã hội về thiện ích chung. Trong trường hợp này, Nhà nước có xu hướng mang hình thức 'bắt chước kiểu duy thế tục' (imitation laïciste) quan niệm thần quyền của tôn giáo, một quan niệm quyết định tính chính thống và tính dị giáo của tự do nhân danh một viễn kiến chính trị- cứu thế về xã hội lý tưởng: bằng cách tiên thiên qui định bản sắc hoàn toàn thuận lý, hoàn toàn dân sự, hoàn hảo nhân bản. Chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa tương đối của nền luân lý tự do này mâu thuẫn ở đây, một điều dẫn tới các hiệu quả nhằm loại trừ một cách phản tự do trong phạm vi công cộng, bên trong điều vốn cho là tính trung lập tự do của Nhà nước.
Tính hàm hồ của Nhà nước trung lập về luân lý
64. Lương tâm luân lý đòi tính siêu việt của chân lý và sự thiện luân lý: tính tự do của nó được xác định bởi tham chiếu này, một tham chiếu ấn định chính điều biện minh nó cho mọi người mà không hề là một sở hữu tùy con người muốn sử dụng ra sao thì sử dụng. Nói đến tự do lương tâm cá nhân là nói đến quyền nguyên ủy của hữu thể nhân bản, một hữu thể không thể bị cắt rời khỏi sự tham chiếu này, vốn chịu trách nhiệm về hữu thể nhân bản phổ quát, thoát khỏi tính võ đoán của những con người cụ thể. Không có điều này, chúng ta không thể nói tới luơng tâm bất khả xâm phạm về phương diện đạo đức, nhưng chỉ có thể nói đến việc phản ảnh đơn thuần dữ kiện thế giới và ý muốn võ đoán. Điển hình đạo đức không tự chồng lên trên tính tự do của lương tâm hay sự thiện của việc sống chung như một yếu tố nhiệm ý hoặc ý thức hệ. Đúng hơn, nó là điều kiện cho việc hoà hợp chúng với nhân phẩmtừ trong nội tại. Việc tham chiếu Thiên Chúa, như nguyên tắc siêu việt của điển hình đạo đức hiện diện trong trái tim con người, phân tích cuối cùng, phải được hiểu như giới hạn đặt ra cho mọi việc thực hiện sai trái của con người đối với con người và việc bảo vệ mọi cuộc sống chung huynh đệ của các hữu thể tự do và bình đẳng. Khi vị trí của Thiên Chúa, trong lương tâm tập thể của một dân tộc, bị sở hữu một cách lạm dụng bởi các ngẫu tượng do con người tạo ra, kết quả không phải là một bầu khí tự do có lợi hơn cho mỗi người, nhưng đúng hơn, một nô dịch lừa đảo hơn cho mọi người. Tính trung lập ý thức hệ vốn giả thiết cho Nhà nước tự do, một thứ trung lập lựa lọc loại bỏ tính tự do trong chứng từ trong sáng của cộng đồng tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng, mở một kẽ hở cho tính siêu việt giả tạo của thứ ý thức hệ đen tối về quyền lực. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo chúng ta chống lại việc đánh giá thấp lòng dửng dưng về tôn giáo này: “Khi, nhân danh một ý thức hệ, người ta muốn trục xuất Thiên Chúa ra khỏi xã hội, kết cục họ sẽ thờ lạy các ngẫu thần, và chẳng bao lâu sau, con người cũng sẽ tự lạc đường, phẩm giá họ sẽ bị chà đạp, các quyền lợi của họ bị vi phạm” [70].
65. Đối với Kitô Giáo, vấn đề phát sinh lúc chính các Kitô hữu được dẫn tới chỗ tự coi mình như các thành viên của ‘một xã hội trung lập’, mà, trên nguyên tắc và sự kiện, không phải như thế. Trong trường hợp này, tư cách làm thành viên các cộng đồng khác nhau, nhưng không chống đối nhau (gia đình, Nhà nước, Giáo Hội), được dẫn tới chỗ tự diễn dịch thành việc chọn sống một cách tư riêng (nghĩa là một cách tự tham chiếu vào chính mình) trong cộng đồng gia đình hoặc Giáo Hội, để sau đó tự quan niệm mình như thống thuộc một cách trung lập (không tôn giáo) vào một xã hội tự do và chính trị. Nói cách khác, theo bước đi trệch đường này, các Kitô hữu bắt đầu tự hình dung mình, trong lãnh vực công cộng, chỉ như các thành viên của polis (kinh thành) “trung lập về luân lý” này, một kinh thành tình cờ được hình thành trong một bối cảnh Kitô giáo về phương diện lịch sử. Khi các Kitô hữu thụ động chấp nhận sự lưỡng phân hữu thể của họ giữa tính bên ngoài do Nhà nước cai trị và tính bên trong do Giáo Hội cai quản, thì, trên thực tế, họ đã từ bỏ tự do lương tâm và tự do phát biểu tôn giáo. Các Kitô hữu không thể nhân danh tính đa nguyên của xã hội mà ủng hộ các giải pháp xâm hại tới việc bảo vệ các đòi hỏi đạo đức vì thiện ích chung [71]. Tự nó, đây không phải là vấn đề áp đặt các “giá trị tuyên tín” đặc thù, nhưng là việc hợp tác để bảo vệ thiện ích chung, một thiện ích không quên việc ‘khu vực công’ buộc phải tham chiếu sự thật về con người và phẩm giá của việc sống chung nhân bản. Như chúng ta, cuối cùng, sẽ thấy trong các chương kế tiếp, đức tin Kitô giáo có một thái độ hợp tác với Nhà nước, chính nhờ việc phân biệt các nghĩa vụ một cách chính đáng, nhằm tìm kiếm điều Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gọi là “tính thế tục tích cực” (laïcité positive) trong tương quan giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo [72].
Kỳ tới: 6. Đóng góp của tự do tôn giáo vào việc sống chung và hòa bình xã hội
VietCatholic TV
Giữa thảm họa cháy rừng tràn lan tại Úc, một người Việt Nam lại bị bắt quả tang đang nhóm lửa trong rừng
Giáo Hội Năm Châu
16:32 11/01/2020
Cần nói ngay rằng cảnh sát không tin anh ta cố ý đốt rừng, chỉ là vi phạm lệnh cấm nhóm lửa. Dù không có luật sư, anh đã được tại ngoại hầu tra.
Một người Việt Nam tại Úc đã phải đối diện với những lời dọa giết, những cơn giận bừng bừng, và những lời thóa mạ khi anh ta xuất hiện trong một phiên tòa tại Bairnsdale, tiểu bang Victoria hôm 10 tháng Giêng vừa qua.
Michael Trương, 36 tuổi, không có địa chỉ cố định, đã bị người dân Johnsonville bắt giữ. Địa điểm này nằm cách Bairnsdale khoảng 20 km về phía đông trong khu vực bị cháy rừng nghiêm trọng của tiểu bang Victoria.
Anh là một người sống bụi đời trên chiếc xe hơi mang biển số New South Wales của mình. Dân địa phương đã chú ý theo dõi khi anh lái xe lảng vảng trong vùng đất hoang. Khi bị bắt quả tang đang nhóm lửa ở East Gippsland, anh đã lái xe bỏ chạy khi thấy người dân có vẻ giận dữ.
Tuy nhiên, anh chạy không thoát và bị các cư dân bắt giữ cho đến khi cảnh sát đến.
Cô Margaret Schulz, trung sĩ, thuộc Đơn vị điều tra tội phạm East Gippsland, đã ca ngợi các cư dân trong vùng vì đã ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng. Tuy nhiên, bất chấp những tin đồn lan rộng gán cho Michael Trương tội đốt rừng, cô Margaret nói rằng Michael chỉ bị tình nghi nhóm lửa trái phép trong khu vực bị cấm.
“Đó là một đám cháy rất nhỏ và chắc chắn nó không liên quan gì đến tất cả các đám cháy khác. Tất cả các đám cháy khác đều là do sét đánh gây ra.”
Cảnh sát tin rằng Michael Trương đã sống trong xe hơi của mình một thời gian và vẫn chưa rõ lý do tại sao anh ta đã lái xe từ New South Wales xuôi về phía nam đến Victoria.
Cô Margaret Schulz cho biết thêm, ngoài việc vi phạm lệnh cấm đốt lửa, “không có thông tin nào tại thời điểm này về việc anh ấy còn phải chịu trách nhiệm về điều gì khác nữa hay không. Rõ ràng là anh ấy có một số vấn đề.”
Trương đã bị cáo buộc từ chối hợp tác với cảnh sát, và sau khi thực hiện đơn xin tại ngoại hầu tra mà không có đại diện pháp lý, anh đã phàn nàn với thẩm phán rằng các cư dân giam giữ anh ta đã “đập vào cửa sổ xe của anh ta”.
Các trận cháy lớn đã bùng phát khắp nước Úc, với hơn 10.3 triệu mẫu Tây, tức là 25.5 triệu mẫu Anh, đất bị cháy trong mấy tuần lễ qua. Hơn 20 người thiệt mạng trong các trận hỏa hoạn này.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của tổng giáo phận Brisbane, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, đã ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng “vô tiền khoáng hậu” diễn ra cho đất nước. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện: “Một đáp ứng có tính Công Giáo chân chính đối với một cuộc khủng khoảng cỡ này phải rút sức mạnh từ lời cầu nguyện, một lời cầu nguyện sẽ linh hứng cho ta đưa ra hành động cụ thể và đầy cảm thương”.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge tuyên bố rằng Hội đồng Giám mục Úc đang soạn một đáp ứng toàn quốc đối với các trận hỏa hoạn, bao gồm việc giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, hợp tác với các cơ quan trợ giúp, và sẽ có cuộc quyên tiền đặc biệt vào cuối tuần này.
Ngài nói: “Với những chi rễ rộng và sâu khắp quốc gia, Giáo Hội sẵn sàng cùng bước đi bên cạnh nhân dân suốt trong hành trình phục hồi của họ”
Trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho nước Úc đang phải vật lộn chống lại các trận hỏa hoạn khủng khiếp.
Ngài xin mọi người “cầu cùng Chúa giúp nhân dân Úc trong thời buổi khó khăn này”. Nói với các khách hành hương người Úc có mặt tại buổi tiếp kiến, Đức Phanxicô nhấn mạnh “tôi gần gũi với nhân dân Úc”.
Một người Việt Nam tại Úc đã phải đối diện với những lời dọa giết, những cơn giận bừng bừng, và những lời thóa mạ khi anh ta xuất hiện trong một phiên tòa tại Bairnsdale, tiểu bang Victoria hôm 10 tháng Giêng vừa qua.
Michael Trương, 36 tuổi, không có địa chỉ cố định, đã bị người dân Johnsonville bắt giữ. Địa điểm này nằm cách Bairnsdale khoảng 20 km về phía đông trong khu vực bị cháy rừng nghiêm trọng của tiểu bang Victoria.
Anh là một người sống bụi đời trên chiếc xe hơi mang biển số New South Wales của mình. Dân địa phương đã chú ý theo dõi khi anh lái xe lảng vảng trong vùng đất hoang. Khi bị bắt quả tang đang nhóm lửa ở East Gippsland, anh đã lái xe bỏ chạy khi thấy người dân có vẻ giận dữ.
Tuy nhiên, anh chạy không thoát và bị các cư dân bắt giữ cho đến khi cảnh sát đến.
Cô Margaret Schulz, trung sĩ, thuộc Đơn vị điều tra tội phạm East Gippsland, đã ca ngợi các cư dân trong vùng vì đã ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng. Tuy nhiên, bất chấp những tin đồn lan rộng gán cho Michael Trương tội đốt rừng, cô Margaret nói rằng Michael chỉ bị tình nghi nhóm lửa trái phép trong khu vực bị cấm.
“Đó là một đám cháy rất nhỏ và chắc chắn nó không liên quan gì đến tất cả các đám cháy khác. Tất cả các đám cháy khác đều là do sét đánh gây ra.”
Cảnh sát tin rằng Michael Trương đã sống trong xe hơi của mình một thời gian và vẫn chưa rõ lý do tại sao anh ta đã lái xe từ New South Wales xuôi về phía nam đến Victoria.
Cô Margaret Schulz cho biết thêm, ngoài việc vi phạm lệnh cấm đốt lửa, “không có thông tin nào tại thời điểm này về việc anh ấy còn phải chịu trách nhiệm về điều gì khác nữa hay không. Rõ ràng là anh ấy có một số vấn đề.”
Trương đã bị cáo buộc từ chối hợp tác với cảnh sát, và sau khi thực hiện đơn xin tại ngoại hầu tra mà không có đại diện pháp lý, anh đã phàn nàn với thẩm phán rằng các cư dân giam giữ anh ta đã “đập vào cửa sổ xe của anh ta”.
Các trận cháy lớn đã bùng phát khắp nước Úc, với hơn 10.3 triệu mẫu Tây, tức là 25.5 triệu mẫu Anh, đất bị cháy trong mấy tuần lễ qua. Hơn 20 người thiệt mạng trong các trận hỏa hoạn này.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của tổng giáo phận Brisbane, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, đã ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng “vô tiền khoáng hậu” diễn ra cho đất nước. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện: “Một đáp ứng có tính Công Giáo chân chính đối với một cuộc khủng khoảng cỡ này phải rút sức mạnh từ lời cầu nguyện, một lời cầu nguyện sẽ linh hứng cho ta đưa ra hành động cụ thể và đầy cảm thương”.
Đức Tổng Giám Mục Coleridge tuyên bố rằng Hội đồng Giám mục Úc đang soạn một đáp ứng toàn quốc đối với các trận hỏa hoạn, bao gồm việc giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, hợp tác với các cơ quan trợ giúp, và sẽ có cuộc quyên tiền đặc biệt vào cuối tuần này.
Ngài nói: “Với những chi rễ rộng và sâu khắp quốc gia, Giáo Hội sẵn sàng cùng bước đi bên cạnh nhân dân suốt trong hành trình phục hồi của họ”
Trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho nước Úc đang phải vật lộn chống lại các trận hỏa hoạn khủng khiếp.
Ngài xin mọi người “cầu cùng Chúa giúp nhân dân Úc trong thời buổi khó khăn này”. Nói với các khách hành hương người Úc có mặt tại buổi tiếp kiến, Đức Phanxicô nhấn mạnh “tôi gần gũi với nhân dân Úc”.