Phụng Vụ - Mục Vụ
Dạy Đạo cho con
Lm. JBT Phạm Quốc Hưng, CSsR
14:13 12/01/2009
Tình trạng suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ và cũng như trên toàn thế giới gần đây khiến nhiều người quan tâm lo ngại. Nhưng Tuần Báo Công Giáo National Catholic Register số ra ngày 09/11/2008 đã trình bày một sự kiện đáng lo ngại hơn tình trạng suy thoái kinh tế nhiều: Tình trạng đánh mất đức tin của giới sinh viên Công Giáo ngay trong môi trường các đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Trong bài báo trên trang nhất mang tựa đề “Các Sinh Viên Công Giáo Đang Đánh Mất Đạo Giáo của Họ”, ký giả Tim Drake đã bắt đầu với nhận định sau: “Các sinh viên Công Giáo bị hoang mang về đức tin của họ và hành động theo những cách thức mà hầu hết các phụ huynh và giới chức đại học phải thất kinh”.
Theo ký giả Tim Drake, một cuộc thăm dò các sinh viên đang theo học hay mới tốt nghiệp tại các đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ, do Trung Tâm Nghiên Cứu Nền Giáo Dục Các Trường Cao Cấp của Hiệp Hội Đức Hồng Y Newman tại Manassas thuộc bang Virginia thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2008, đã đưa ra các con số đáng quan ngại sau:
Về luân lý:
-60% nói rằng nên duy trì luật cho phép phá thai
-20% biết một bạn nào đó đã phá thai hay đã trả tiền cho việc phá thai
-60% nói rằng việc ăn nằm trước hôn nhân không phải là tội
-46% ăn nằm ngoài hôn nhân
-84% nói rằng họ có bạn ăn nằm ngoài hôn nhân
-57% nói rằng nên có luật cho phép hôn nhân đồng phái
-39% đã thấy các giới chức hay nhân viên trong trường khuyến khích việc ngừa thai
-78% không đồng ý là việc sử dụng condom để ngừa thai là tội trọng
-31% thấy các giới chức hay nhân viên trong trường khuyến khích việc chấp nhận các hoạt động đồng tính luyến ái
Về sự khác biệt giữa hai phái:
-50% nữ sinh so với 41% nam sinh ăn nằm trước hôn nhân
-23% nữ sinh so với 40% nam sinh được thu hút đến các bí tích
Các dữ kiện trên được thu thập sau các cuộc phỏng vấn dành cho 506 sinh viên đang theo học hoặc mới ra trường, tuổi từ 18 đến 29.
Như thế có nghĩa là đại đa số sinh viên Công Giáo trong “trường Đạo” đã “bỏ đạo” hay “lạc đạo” qua cách suy nghĩ và lối sống ngược lại với giáo huấn Hội Thánh. Hơn nữa, có những giới chức và nhân viên trong trường đã góp phần đào tạo họ trở nên như thế!
Các sinh viên trả lời cuộc thăm dò nói rằng việc theo học tại các trường đại học Công Giáo không đem lại sự khác biệt trong quan điểm của họ về Hội Thánh hoặc việc lãnh nhận các bí tích của họ.
Điều này chứng tỏ các trường sở Công giáo tại Hoa Kỳ đã thực sự thất bại trong việc giáo dục đức tin Công giáo. Hơn mười năm trước, Mgsr. Eugene Kevane, Ph.D. (+1996)-Vị Sáng Lập Giáo Hoàng Học Viện Giáo Lý Notre Dame tại Middleburg, Virginia đã nhận xét: “Có rất nhiều giáo xứ tại Hoa Kỳ đã đánh mất giáo lý chân thực cả hai thế hệ rồi”.
Đó cũng là lý do tại sao phần lớn các vị dân cử Công giáo trong chính trường Hoa Kỳ lại có lập trừơng chống lại giáo huấn chính thức của Hội Thánh. Đó cũng là lý do tại sao ơn gọi tu sĩ và linh mục thiếu hụt và nhiều nhà thờ và trường học Công giáo phải đóng cửa tại đất nước này.
Không những Mgrs. Kevane nhận ra tình trạng xuống dốc đức tin đáng buồn trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ, ngài còn nhận ra nguyên nhân của tình trạng này: Đức tin chân thực của Giáo Hội Công Giáo đã bị cắt xén hay xuyên tạc do sự tiêm nhiễm của lạc thuyết duy tân (modernism) trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ. Chính vì vậy, ngài đã nỗ lực dựng lại niềm tin qua việc cổ động việc học hỏi và giảng dạy giáo lý chân thực của Giáo Hội bằng những công trình khảo cứu, viết lách và giảng dạy của ngài.
Trong lời tựa cho bản dịch cuốn Sách Giáo Lý của Đạo Lý Kitô (Catechism of Christian Doctrine) của Thánh Giáo Hoàng Piô X-Vị Thánh Giáo Hoàng duy nhất của thế kỷ XX.này, Mgrs. Kevane đưa ra nhận xét độc đáo sau:
“Được chính thức gọi là ‘Người Bảo Vệ Đức Tin’ khi Hội Thánh tôn phong hiển thánh cho ngài, Đức Giáo Hoàng Piô X là một vị lãnh đạo đầy diệu cảm vĩ đại trong số những giáo lý viên và thầy dạy Đức Tin Công Giáo trong thế kỷ hai mươi. Thật hết sức tự nhiên và dễ hiểu để quay về với Vị Thánh Vĩ Đại của thế kỷ này khi vấn nạn là việc bỏ sót và xuyên tạc Đức Tin Kitô giáo đã lan tới các người bé nhỏ của Chúa Kitô…
“Theo giáo huấn của Thánh Piô X, có hai nguyên tắc căn bản điều hành việc hướng dẫn giáo lý của các chủ chăn, các bậc cha mẹ và các thầy cô phụ giúp các chủ chăn.
“Trước hết, việc giảng dạy giáo lý Đạo Lý Kitô này phải là một hệ quả của đời sống nội tâm của người dạy. Một đời sống cầu nguyện thiết thân là một điều phải có trước và một sự chuẩn bị không bỏ qua được.
“Thứ đến, ‘sự dốt nát về những điều thần thiêng’, mà trong Thông Điệp Acerbo Nimus Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nhận thấy quá lan tràn trong Dân Thiên Chúa, không được chống trả bằng những dư luận mới mẻ, nhưng bằng việc hướng dẫn giáo lý một cách cẩn trọng, đầy đủ và chân thực. Việc hướng dẫn này phải là một việc giải thích đầy đủ và chi tiết Kinh Tin Kính, bản kinh tuyên xưng Đức Tin Công Giáo đến với chúng ta từ Các Tông Đồ. Thật là một công trạng lớn lao của Vị Giáo Hoàng thánh thiện này khi người nhận biết bản chất đích thực của chương trình tiêm nhiễm lạc thuyết duy tân trong việc giáo dục tôn giáo; đó là việc thay thế các chân lý của Đức Tin Công Giáo bằng những dư luận mới mẻ do con người dựng lên.
“Cũng chính Thánh Giáo Hoàng Piô X đã tung ra một phong trào canh tân giáo lý trong Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ này. Sự canh tân này đã đạt tới cao điểm trong Công Đồng Vatican II và trong Bản Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát do Tòa Thánh ấn hành như kết quả của Công Đồng.”
Ở cuối bản dịch cuốn Sách Giáo Lý của Đạo Lý Kitô của Thánh Piô X, Mgsr. Kevane đã cho phổ biến huấn ngôn của Thánh Piô về giáo lý dành cho các bậc cha mẹ và thầy cô.Theo Mgsr. Kevane, huấn ngôn này thực sự là một khảo luận tuyệt vời về mục đích, bản chất và phương thức đích thực của việc giảng dạy giáo lý.
Tin rằng huấn ngôn tuyệt vời này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ và các giáo lý viên sứ mạng giáo dục đức tin cho con em mình, tôi xin ấy qua việc chuyển dịch và gửi tặng quý vị huấn ngôn quý giá này như sau:
Huấn ngôn về việc dạy giáo lý dành cho các bậc cha mẹ và thày cô Công giáo của Thánh Giáo Hoàng Piô X
1. Việc dạy giáo lý là việc hướng dẫn về đức tin và luân lý của Chúa Giêsu Kitô. Nó cho các con cái Chúa sự nhận thức về nguồn gốc, phẩm giá và số phận của họ cũng như sự hiểu biết về các bổn phận của họ. Nó gieo vào tâm trí và phát triển nơi trí khôn họ các nguyên tắc và động lực của tôn giáo, của nhân đức và của sự thánh thiện trong đời sống ở trần gian và rồi của hạnh phúc trên Thiên Đàng.
2. Việc dạy giáo lý vì vậy là việc cần thiết và ích lợi nhất đối với cá nhân, Hội Thánh và xã hội trần thế. Nó là việc giảng dạy căn bản nhất nơi nền tảng của đời sống Kitô hữu. Nơi nào việc giảng dạy giáo lý thiếu sót hay hời hợt, đời sống Kitô hữu nơi ấy sẽ yếu ớt, bấp bênh và dễ dàng suy giảm về sức mạnh.
3. Vì các bậc cha mẹ Kitô hữu là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái họ, họ phải là những giáo lý viên đầu tiên và chính yếu của chúng. Những giáo lý viên đầu tiên vì bổn phận của họ là phải làm cho con cái họ thấm nhuần đạo lý (doctrine), như những dưỡng chất đầu tiên, mà chính họ đã lãnh nhận từ Hội Thánh. Và những giáo lý viên chính yếu vì các bậc cha mẹ phải lo sao cho những điều chính yếu của đức tin phải được học biết ngay trong gia đình.
Điều này phải bắt đầu với những kinh quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ phải để ý trông nom sao cho chúng phải được đọc mỗi ngày để chúng dần dần thấm nhuần cách thẳm sâu vào linh hồn con cái họ.
Hầu hết các bậc cha mẹ phải bó buộc ủy thác việc giáo dục con cái họ cho những người khác. Nhưng họ phải luôn nhớ đến trách nhiệm thánh thiêng của họ trong việc chỉ chọn lựa những trường sở và thày cô nào biết chu toàn bổn phận nghiêm trọng ấy thay cho họ như chính họ, và có lương tâm ước ao thực hiện như thế. Sự dửng dưng trong vấn đề này gây nên sự mất mát không sửa chữa được của bao trẻ em! Các bậc cha mẹ sẽ phải trả lẽ thế nào trước mặt Chúa về điều này!
4. Để có thể dạy đạo lý Công giáo có hiệu quả, cần phải biết rõ đạo lý đã rồi mới diễn tả và giải thích nó trong một cách thích hợp với khả năng của người học. Nhưng trên hết, vì giáo lý liên hệ đến một đạo lý sẽ được ứng dụng, các bậc cha mẹ và thầy cô cần phải sống đạo lý ấy ngay trong đời sống của chính họ.
5. Như chúng tôi đã nói, đạo lý Kitô phải được biết rõ; vì làm sao một người có thể hướng dẫn người khác về điều mà chính họ không được hướng dẫn? Vậy nên, các bậc cha mẹ và thầy cô có bổn phận chính họ phải ôn lại sách giáo lý, thấm nhuần chiều sâu của các chân lý trong ấy. Để thực hiện điều này, họ nên thường xuyên học hỏi những bài giảng giải rộng rãi hơn về đạo lý dành cho người lớn từ các linh mục trong xứ. Hơn nữa, họ nên tham khảo những người có khả năng và nếu có thể, họ nên đọc những sách tham khảo thích hợp.
6. Hơn nữa, như chúng tôi đã nói, họ nên giải thích các chân lý đức tin trong cách thức thích hợp với khả năng người học. Điều này có nghĩa là họ nên giải thích với sự thông minh và tình thương, trong một cách thức để con em đừng gớm ghét hay khó chịu đối với người dạy hay đối với đạo lý đựơc dạy. Vậy nên mỗi người phải đặt mình vào trình độ của con em, dùng những từ ngữ thường được biết đến và đơn giản nhất, bày tỏ điều mình đang dạy bằng những ví dụ thích hợp và những minh họa đánh động đến tâm hồn của đứa trẻ. Người hướng dẫn phải có sự khôn ngoan và quân bình tế nhị nhất để khỏi làm mệt đứa bé. Sự tiến bộ phải từ từ. Thầy dạy phải sẵn lòng lập lại. Người dạy phải tiến hành với sự nhẫn nại và âu yếm, cảm thông cho sự quậy cựa, lo ra, bất nhẫn và những khuyết điểm khác thừơng thấy nơi trẻ em. Trên hết thầy dạy phải tránh lối dạy cách máy móc khiến đè nén tinh thần và để vấn đề mù mờ, chỉ đòi học thuộc mà không khơi dạy trí thông minh và tâm hồn của người học.
7. Cuối cùng, thầy dậy hoặc cha mẹ khi dạy phải sống đức tin và luân lý mà họ đang dạy. Nếu không, làm sao một người có đủ can đảm để dạy trẻ em một đạo giáo mà chính mình không thực hành, và những giới răn và lề luật mà mình bôi đen ngay trước mắt chúng? Và trong trường hợp như thế, người ta còn trông mong kết quả gì? Thực vậy, họ sẽ mang lại kết quả trái ngược: các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng đánh mất thẩm quyền của chính họ, đào tạo con em họ trở nên lãnh đạm và ngay cả khinh thường đối với những nguyên tắc cần thiết nhất và những bổn phận thánh thiêng nhất của đời sống con người.
8. Có một cảnh huống đặc biệt hôm nay. Một bầu khí vô tín ngưỡng đã được tạo ra, gây nguy hiểm cho đời sống nội tâm và thiêng liêng. Bầu khí này gây chiến với bất cứ tư tưởng nào nhìn nhận thẩm quyền trên cao, bất cứ tư tưởng nào về Thiên Chúa, về mạc khải, về đời sau, và về sự hãm mình trong đời này. Vậy nên các bậc cha mẹ và thầy cô phải suy tính với sự cẩn trọng nhất những chân lý căn bản gặp thấy trong những câu hỏi đầu tiên trong sách giáo lý. Họ hãy gợi lên trong con em họ quan niệm Kitô hữu về sự sống, ý thức trách nhiệm trong mỗi hành vi nhân linh đối với Vị Thẩm Phán Tối Cao-Đấng ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, nhìn thấy mọi sự. Họ hãy làm phát triển nơi người học, cùng với lòng kính sợ thánh thiêng đối với Thiên Chúa, một tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh, một sự cảm nếm của đức ái và của lòng đạo đức vững chắc. Họ hãy vun trồng nơi con em một lòng yêu mến nhân đức và các việc thực hành Kitô giáo. Chỉ có thế sự đào tạo trẻ em mới được xây dựng trên đá tảng của những xác tín siêu nhiên và không bị lật đổ suốt đời chúng, bất chấp những sóng gió cuộc đời. Bất cứ phương pháp nào khác là một cố gắng xây dựng sự đào tạo Kitô giáo trên cát của những ý kiến dễ đổi thay và sự cả nể phàm nhân.
9. Để nhận ra tất cả những điều này, các bậc cha mẹ và thầy cô phải có một đức tin sống động và một xác tín thẳm sâu đối với giá trị của linh hồn và của những lợi ích thiêng liêng. Họ phải có được thứ tình yêu khôn ngoan để biết tìm kiếm trên hết hạnh phúc đời đời của linh hồn của những người thân yêu của họ. Họ cần có một ơn đặc biệt để nắm bắt tư chất của mỗi đứa trẻ, tìm ra cách thích hợp để đến với trí khôn và tâm hồn của nó. Các bậc cha mẹ Công giáo nhờ ơn của Bí Tích Hôn Phối đã nhận lãnh cách xứng hợp sẽ được những ơn cần thiết cho bậc sống của họ, và như vậy cũng được những ơn cần thiết để giáo dục con cái họ trong đường lối Kitô giáo này. Hơn nữa, nhờ những lời cầu nguyện khiêm nhượng họ có thể đạt được những ơn phong phú hơn cho cùng một mục đích này, vì đây là một công việc làm đẹp lòng Chúa cách đặc biệt khi họ đào luyện con cái họ để thờ phượng Thiên Chúa như những Kitô hữu vâng phục và sốt sắng. Họ hãy chấp nhận mọi hy sinh để thực hiên điều đó: chính phần rỗi đời đời của linh hồn con cái họ đang gặp nguy, và cả phần rỗi đời đời của chính họ là những bậc cha mẹ nữa! Chúa sẽ chúc lành cho đức tin và đức mến của họ trong công việc tối quan trọng này, và sẽ trả công cho họ với phần thưởng đáng ao ước hơn cả, đó là cho con cái họ cùng với họ được đời đời thánh thiện và hạnh phúc trên thiên đàng.
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi từ Chúa soi sáng tâm trí chúng con và đem chúng đến sự thật toàn diện, như Chúa Giêsu Kitô Con Chúa đã hứa, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đời đời. Amen.
(Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 11.1.2009)
Trong bài báo trên trang nhất mang tựa đề “Các Sinh Viên Công Giáo Đang Đánh Mất Đạo Giáo của Họ”, ký giả Tim Drake đã bắt đầu với nhận định sau: “Các sinh viên Công Giáo bị hoang mang về đức tin của họ và hành động theo những cách thức mà hầu hết các phụ huynh và giới chức đại học phải thất kinh”.
Theo ký giả Tim Drake, một cuộc thăm dò các sinh viên đang theo học hay mới tốt nghiệp tại các đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ, do Trung Tâm Nghiên Cứu Nền Giáo Dục Các Trường Cao Cấp của Hiệp Hội Đức Hồng Y Newman tại Manassas thuộc bang Virginia thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2008, đã đưa ra các con số đáng quan ngại sau:
Về luân lý:
-60% nói rằng nên duy trì luật cho phép phá thai
-20% biết một bạn nào đó đã phá thai hay đã trả tiền cho việc phá thai
-60% nói rằng việc ăn nằm trước hôn nhân không phải là tội
-46% ăn nằm ngoài hôn nhân
-84% nói rằng họ có bạn ăn nằm ngoài hôn nhân
-57% nói rằng nên có luật cho phép hôn nhân đồng phái
-39% đã thấy các giới chức hay nhân viên trong trường khuyến khích việc ngừa thai
-78% không đồng ý là việc sử dụng condom để ngừa thai là tội trọng
-31% thấy các giới chức hay nhân viên trong trường khuyến khích việc chấp nhận các hoạt động đồng tính luyến ái
Về sự khác biệt giữa hai phái:
-50% nữ sinh so với 41% nam sinh ăn nằm trước hôn nhân
-23% nữ sinh so với 40% nam sinh được thu hút đến các bí tích
Các dữ kiện trên được thu thập sau các cuộc phỏng vấn dành cho 506 sinh viên đang theo học hoặc mới ra trường, tuổi từ 18 đến 29.
Như thế có nghĩa là đại đa số sinh viên Công Giáo trong “trường Đạo” đã “bỏ đạo” hay “lạc đạo” qua cách suy nghĩ và lối sống ngược lại với giáo huấn Hội Thánh. Hơn nữa, có những giới chức và nhân viên trong trường đã góp phần đào tạo họ trở nên như thế!
Các sinh viên trả lời cuộc thăm dò nói rằng việc theo học tại các trường đại học Công Giáo không đem lại sự khác biệt trong quan điểm của họ về Hội Thánh hoặc việc lãnh nhận các bí tích của họ.
Điều này chứng tỏ các trường sở Công giáo tại Hoa Kỳ đã thực sự thất bại trong việc giáo dục đức tin Công giáo. Hơn mười năm trước, Mgsr. Eugene Kevane, Ph.D. (+1996)-Vị Sáng Lập Giáo Hoàng Học Viện Giáo Lý Notre Dame tại Middleburg, Virginia đã nhận xét: “Có rất nhiều giáo xứ tại Hoa Kỳ đã đánh mất giáo lý chân thực cả hai thế hệ rồi”.
Đó cũng là lý do tại sao phần lớn các vị dân cử Công giáo trong chính trường Hoa Kỳ lại có lập trừơng chống lại giáo huấn chính thức của Hội Thánh. Đó cũng là lý do tại sao ơn gọi tu sĩ và linh mục thiếu hụt và nhiều nhà thờ và trường học Công giáo phải đóng cửa tại đất nước này.
Không những Mgrs. Kevane nhận ra tình trạng xuống dốc đức tin đáng buồn trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ, ngài còn nhận ra nguyên nhân của tình trạng này: Đức tin chân thực của Giáo Hội Công Giáo đã bị cắt xén hay xuyên tạc do sự tiêm nhiễm của lạc thuyết duy tân (modernism) trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ. Chính vì vậy, ngài đã nỗ lực dựng lại niềm tin qua việc cổ động việc học hỏi và giảng dạy giáo lý chân thực của Giáo Hội bằng những công trình khảo cứu, viết lách và giảng dạy của ngài.
Trong lời tựa cho bản dịch cuốn Sách Giáo Lý của Đạo Lý Kitô (Catechism of Christian Doctrine) của Thánh Giáo Hoàng Piô X-Vị Thánh Giáo Hoàng duy nhất của thế kỷ XX.này, Mgrs. Kevane đưa ra nhận xét độc đáo sau:
“Được chính thức gọi là ‘Người Bảo Vệ Đức Tin’ khi Hội Thánh tôn phong hiển thánh cho ngài, Đức Giáo Hoàng Piô X là một vị lãnh đạo đầy diệu cảm vĩ đại trong số những giáo lý viên và thầy dạy Đức Tin Công Giáo trong thế kỷ hai mươi. Thật hết sức tự nhiên và dễ hiểu để quay về với Vị Thánh Vĩ Đại của thế kỷ này khi vấn nạn là việc bỏ sót và xuyên tạc Đức Tin Kitô giáo đã lan tới các người bé nhỏ của Chúa Kitô…
“Theo giáo huấn của Thánh Piô X, có hai nguyên tắc căn bản điều hành việc hướng dẫn giáo lý của các chủ chăn, các bậc cha mẹ và các thầy cô phụ giúp các chủ chăn.
“Trước hết, việc giảng dạy giáo lý Đạo Lý Kitô này phải là một hệ quả của đời sống nội tâm của người dạy. Một đời sống cầu nguyện thiết thân là một điều phải có trước và một sự chuẩn bị không bỏ qua được.
“Thứ đến, ‘sự dốt nát về những điều thần thiêng’, mà trong Thông Điệp Acerbo Nimus Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nhận thấy quá lan tràn trong Dân Thiên Chúa, không được chống trả bằng những dư luận mới mẻ, nhưng bằng việc hướng dẫn giáo lý một cách cẩn trọng, đầy đủ và chân thực. Việc hướng dẫn này phải là một việc giải thích đầy đủ và chi tiết Kinh Tin Kính, bản kinh tuyên xưng Đức Tin Công Giáo đến với chúng ta từ Các Tông Đồ. Thật là một công trạng lớn lao của Vị Giáo Hoàng thánh thiện này khi người nhận biết bản chất đích thực của chương trình tiêm nhiễm lạc thuyết duy tân trong việc giáo dục tôn giáo; đó là việc thay thế các chân lý của Đức Tin Công Giáo bằng những dư luận mới mẻ do con người dựng lên.
“Cũng chính Thánh Giáo Hoàng Piô X đã tung ra một phong trào canh tân giáo lý trong Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ này. Sự canh tân này đã đạt tới cao điểm trong Công Đồng Vatican II và trong Bản Chỉ Dẫn Giáo Lý Tổng Quát do Tòa Thánh ấn hành như kết quả của Công Đồng.”
Ở cuối bản dịch cuốn Sách Giáo Lý của Đạo Lý Kitô của Thánh Piô X, Mgsr. Kevane đã cho phổ biến huấn ngôn của Thánh Piô về giáo lý dành cho các bậc cha mẹ và thầy cô.Theo Mgsr. Kevane, huấn ngôn này thực sự là một khảo luận tuyệt vời về mục đích, bản chất và phương thức đích thực của việc giảng dạy giáo lý.
Tin rằng huấn ngôn tuyệt vời này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ và các giáo lý viên sứ mạng giáo dục đức tin cho con em mình, tôi xin ấy qua việc chuyển dịch và gửi tặng quý vị huấn ngôn quý giá này như sau:
Huấn ngôn về việc dạy giáo lý dành cho các bậc cha mẹ và thày cô Công giáo của Thánh Giáo Hoàng Piô X
1. Việc dạy giáo lý là việc hướng dẫn về đức tin và luân lý của Chúa Giêsu Kitô. Nó cho các con cái Chúa sự nhận thức về nguồn gốc, phẩm giá và số phận của họ cũng như sự hiểu biết về các bổn phận của họ. Nó gieo vào tâm trí và phát triển nơi trí khôn họ các nguyên tắc và động lực của tôn giáo, của nhân đức và của sự thánh thiện trong đời sống ở trần gian và rồi của hạnh phúc trên Thiên Đàng.
2. Việc dạy giáo lý vì vậy là việc cần thiết và ích lợi nhất đối với cá nhân, Hội Thánh và xã hội trần thế. Nó là việc giảng dạy căn bản nhất nơi nền tảng của đời sống Kitô hữu. Nơi nào việc giảng dạy giáo lý thiếu sót hay hời hợt, đời sống Kitô hữu nơi ấy sẽ yếu ớt, bấp bênh và dễ dàng suy giảm về sức mạnh.
3. Vì các bậc cha mẹ Kitô hữu là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái họ, họ phải là những giáo lý viên đầu tiên và chính yếu của chúng. Những giáo lý viên đầu tiên vì bổn phận của họ là phải làm cho con cái họ thấm nhuần đạo lý (doctrine), như những dưỡng chất đầu tiên, mà chính họ đã lãnh nhận từ Hội Thánh. Và những giáo lý viên chính yếu vì các bậc cha mẹ phải lo sao cho những điều chính yếu của đức tin phải được học biết ngay trong gia đình.
Điều này phải bắt đầu với những kinh quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ phải để ý trông nom sao cho chúng phải được đọc mỗi ngày để chúng dần dần thấm nhuần cách thẳm sâu vào linh hồn con cái họ.
Hầu hết các bậc cha mẹ phải bó buộc ủy thác việc giáo dục con cái họ cho những người khác. Nhưng họ phải luôn nhớ đến trách nhiệm thánh thiêng của họ trong việc chỉ chọn lựa những trường sở và thày cô nào biết chu toàn bổn phận nghiêm trọng ấy thay cho họ như chính họ, và có lương tâm ước ao thực hiện như thế. Sự dửng dưng trong vấn đề này gây nên sự mất mát không sửa chữa được của bao trẻ em! Các bậc cha mẹ sẽ phải trả lẽ thế nào trước mặt Chúa về điều này!
4. Để có thể dạy đạo lý Công giáo có hiệu quả, cần phải biết rõ đạo lý đã rồi mới diễn tả và giải thích nó trong một cách thích hợp với khả năng của người học. Nhưng trên hết, vì giáo lý liên hệ đến một đạo lý sẽ được ứng dụng, các bậc cha mẹ và thầy cô cần phải sống đạo lý ấy ngay trong đời sống của chính họ.
5. Như chúng tôi đã nói, đạo lý Kitô phải được biết rõ; vì làm sao một người có thể hướng dẫn người khác về điều mà chính họ không được hướng dẫn? Vậy nên, các bậc cha mẹ và thầy cô có bổn phận chính họ phải ôn lại sách giáo lý, thấm nhuần chiều sâu của các chân lý trong ấy. Để thực hiện điều này, họ nên thường xuyên học hỏi những bài giảng giải rộng rãi hơn về đạo lý dành cho người lớn từ các linh mục trong xứ. Hơn nữa, họ nên tham khảo những người có khả năng và nếu có thể, họ nên đọc những sách tham khảo thích hợp.
6. Hơn nữa, như chúng tôi đã nói, họ nên giải thích các chân lý đức tin trong cách thức thích hợp với khả năng người học. Điều này có nghĩa là họ nên giải thích với sự thông minh và tình thương, trong một cách thức để con em đừng gớm ghét hay khó chịu đối với người dạy hay đối với đạo lý đựơc dạy. Vậy nên mỗi người phải đặt mình vào trình độ của con em, dùng những từ ngữ thường được biết đến và đơn giản nhất, bày tỏ điều mình đang dạy bằng những ví dụ thích hợp và những minh họa đánh động đến tâm hồn của đứa trẻ. Người hướng dẫn phải có sự khôn ngoan và quân bình tế nhị nhất để khỏi làm mệt đứa bé. Sự tiến bộ phải từ từ. Thầy dạy phải sẵn lòng lập lại. Người dạy phải tiến hành với sự nhẫn nại và âu yếm, cảm thông cho sự quậy cựa, lo ra, bất nhẫn và những khuyết điểm khác thừơng thấy nơi trẻ em. Trên hết thầy dạy phải tránh lối dạy cách máy móc khiến đè nén tinh thần và để vấn đề mù mờ, chỉ đòi học thuộc mà không khơi dạy trí thông minh và tâm hồn của người học.
7. Cuối cùng, thầy dậy hoặc cha mẹ khi dạy phải sống đức tin và luân lý mà họ đang dạy. Nếu không, làm sao một người có đủ can đảm để dạy trẻ em một đạo giáo mà chính mình không thực hành, và những giới răn và lề luật mà mình bôi đen ngay trước mắt chúng? Và trong trường hợp như thế, người ta còn trông mong kết quả gì? Thực vậy, họ sẽ mang lại kết quả trái ngược: các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng đánh mất thẩm quyền của chính họ, đào tạo con em họ trở nên lãnh đạm và ngay cả khinh thường đối với những nguyên tắc cần thiết nhất và những bổn phận thánh thiêng nhất của đời sống con người.
8. Có một cảnh huống đặc biệt hôm nay. Một bầu khí vô tín ngưỡng đã được tạo ra, gây nguy hiểm cho đời sống nội tâm và thiêng liêng. Bầu khí này gây chiến với bất cứ tư tưởng nào nhìn nhận thẩm quyền trên cao, bất cứ tư tưởng nào về Thiên Chúa, về mạc khải, về đời sau, và về sự hãm mình trong đời này. Vậy nên các bậc cha mẹ và thầy cô phải suy tính với sự cẩn trọng nhất những chân lý căn bản gặp thấy trong những câu hỏi đầu tiên trong sách giáo lý. Họ hãy gợi lên trong con em họ quan niệm Kitô hữu về sự sống, ý thức trách nhiệm trong mỗi hành vi nhân linh đối với Vị Thẩm Phán Tối Cao-Đấng ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, nhìn thấy mọi sự. Họ hãy làm phát triển nơi người học, cùng với lòng kính sợ thánh thiêng đối với Thiên Chúa, một tình yêu dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh, một sự cảm nếm của đức ái và của lòng đạo đức vững chắc. Họ hãy vun trồng nơi con em một lòng yêu mến nhân đức và các việc thực hành Kitô giáo. Chỉ có thế sự đào tạo trẻ em mới được xây dựng trên đá tảng của những xác tín siêu nhiên và không bị lật đổ suốt đời chúng, bất chấp những sóng gió cuộc đời. Bất cứ phương pháp nào khác là một cố gắng xây dựng sự đào tạo Kitô giáo trên cát của những ý kiến dễ đổi thay và sự cả nể phàm nhân.
9. Để nhận ra tất cả những điều này, các bậc cha mẹ và thầy cô phải có một đức tin sống động và một xác tín thẳm sâu đối với giá trị của linh hồn và của những lợi ích thiêng liêng. Họ phải có được thứ tình yêu khôn ngoan để biết tìm kiếm trên hết hạnh phúc đời đời của linh hồn của những người thân yêu của họ. Họ cần có một ơn đặc biệt để nắm bắt tư chất của mỗi đứa trẻ, tìm ra cách thích hợp để đến với trí khôn và tâm hồn của nó. Các bậc cha mẹ Công giáo nhờ ơn của Bí Tích Hôn Phối đã nhận lãnh cách xứng hợp sẽ được những ơn cần thiết cho bậc sống của họ, và như vậy cũng được những ơn cần thiết để giáo dục con cái họ trong đường lối Kitô giáo này. Hơn nữa, nhờ những lời cầu nguyện khiêm nhượng họ có thể đạt được những ơn phong phú hơn cho cùng một mục đích này, vì đây là một công việc làm đẹp lòng Chúa cách đặc biệt khi họ đào luyện con cái họ để thờ phượng Thiên Chúa như những Kitô hữu vâng phục và sốt sắng. Họ hãy chấp nhận mọi hy sinh để thực hiên điều đó: chính phần rỗi đời đời của linh hồn con cái họ đang gặp nguy, và cả phần rỗi đời đời của chính họ là những bậc cha mẹ nữa! Chúa sẽ chúc lành cho đức tin và đức mến của họ trong công việc tối quan trọng này, và sẽ trả công cho họ với phần thưởng đáng ao ước hơn cả, đó là cho con cái họ cùng với họ được đời đời thánh thiện và hạnh phúc trên thiên đàng.
Chúng ta hãy cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi từ Chúa soi sáng tâm trí chúng con và đem chúng đến sự thật toàn diện, như Chúa Giêsu Kitô Con Chúa đã hứa, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đời đời. Amen.
(Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 11.1.2009)
Tư tưởng triết học của thánh Bonaventura
Quang Huyền, OFM
17:56 12/01/2009
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA THÁNH BONAVENTURA
(Theo tác phẩm “Hành Trình của con người lên tới Thiên Chúa”
Thánh Bonaventura được mệnh danh là nhà thần bí hơn là nhà triết học, vì các tác phẩm của ngài thiên về những cảm nghiệm thần học “thần bí” thiêng liêng. Nhưng theo nhận định của một số học giả thì ngài cũng là một bậc thầy trong lãnh vực triết học. Tác giả Gisol nhận xét: “Bonaventura đã vận dụng tới những nguồn mạch triết học đúng nghĩa để xây dựng tổng hợp lý thuyết của ngài…Tính thống nhất của học thuyết thánh Bonaventura là tính thống nhất của một trí khôn lôi kéo về mình những luận đề thuộc những nguồn gốc đôi khi khác nhau song nối kết với nhau bởi những mối liên hệ họ hàng sâu xa chứ không phải là tính thống nhất của một hệ thống được xây dựng một cách biện chứng từ những nguyên lý đã được đặt làm nền tảng” (Etienne Gilson, La Philosophie au Moyen – Age Payot, Paris 1962, Lm Nguyễn Hồng Giáo phiên dịch, tr 2). Ngài đã vận dụng tài tình các tư tưởng triết học trước thời của mình như, Plato, Aristotle, Augustine, Tân Plato… vào trong các các phẩm thần học của ngài. Vì thế, ngài xứng danh là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển trường phái triết - thần Phan sinh. Đây là một trường phái có chỗ đứng hết sức quan trọng trong Giáo hội và thế giới, song song với trường phái Tôma trong thời kỳ Kinh viện và trong lịch sử Giáo Hội về sau.
Vì vậy, việc tìm hiểu những tư tưởng triết học của Bonavetura là việc làm hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta có một sự hiểu biết về ngài và tư tưởng của ngài trong “lâu đài” triết - thần Kinh viện nói riêng và trong lịch sử triết học và thần học nhân loại nói chung. Việc làm này giúp chúng ta có thêm những hành trang quí báu trong hành trình tiến về với Đấng vô biên.
I. SIÊU HÌNH HỌC CỦA BONAVENTURA.
Thực tại của thánh Bonaventura là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đối với Bonaventura, thì mầu nhiệm Sáng tạo và Nhập thể như hai mặt của một đồng tiền mà thôi. Sáng tạo là cuộc nhập thể thứ nhất, Thiên Chúa thông ban chính mình cho thụ tạo; và cuộc nhập thể thứ hai là Thiên Chúa ban chính Con Một của mình cho thế giới, để cứu độ thế giới. Vì thế dấu vết của Thực Tại Siêu Việt hiện hữu tràn lan trong thế giới thụ tạo.
1. Dấu tích của Thiên Chúa trong thế giới khả giác.
Thánh Bonaventure chịu ảnh hưởng tư tưởng của Augustine về tạo dựng đã qua niện: “Thế giới là công tình tạo dựng của Thiên Chúa…vì thế thụ tạo luôn mang dấu vết của Thiên Chúa” . Bằng con mắt thể lý, chúng ta sẽ nhận diện dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ. Để vũ trụ trở thành phương tiện nhận biết thực tại, chúng ta “cần phải đi qua các dấu tích vốn là vật chất, tạm thời và bên ngoài chúng ta” ( Bonaventura, Hành trình của con người lên tới Thiên Chúa, bản dịch của Nguyễn Đoàn Tân, Học viện Phanxicô 2007, tr 16). Khi đó, chúng ta nhận ra Thiên Chúa nhờ các dấu vết Người đã để lại trong các sự vật, đó là những chứng cớ về sự hiện hữu của Người mà người ta rút ra từ việc suy ngắm thế giới khả giác.
Theo quan đểm của Bonaventura, vũ trụ là một cuốn phúc âm thứ hai, qua đó chúng ta: “Trực tiếp nhận ra Thiên Chúa hiện diện dưới chuyển động, dưới trật tự, sự hoà hợp, vẻ đẹp và sự xếp đặt của vạn vật…đối với một tâm trí thanh sạch, mỗi sự vật và mỗi khía cạnh của mỗi sự vật đều tiết lộ sự hiện diện sâu kín của Đấng làm ra nó” (Etienne Gilson, Sđd, tr 3).
Tóm lại, khi suy ngắm thế giới khả giác chúng ta có thể tìm thấy ở đó dấu vết của Thiên Chúa ở ngoài chúng ta, bởi vì tất cả mọi đặc tính của sự vật đòi hỏi phải có một nguyên nhân đứng sau nó. Các dấu vết này thể hiện trong sự thống nhất, chân lý và sự tốt lành của sự vật (x. Bonaventura, Sđd, tr 31)
2. Hình ảnh của Thiên Chúa trong con người.
Thánh Bonaventura mời gọi chúng ta quay về với tâm hồn của chúng ta, ở đó chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh của Thiên Chúa cách rõ ràng. Ngài nói: “Chúng ta phải tiến vào trong thực tại nội tâm chúng ta, tức là hình ảnh Thiên Chúa một hình ảnh vĩnh cửu, thiêng liêng và bên trong chúng ta” (Bonaventura, Sđd, tr 14); và chính “hình ảnh này sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào chân lý của Thiên Chúa” (Bonaventura, Sđd, tr 16).
Nếu những chứng cớ dựa vào thế giới khả giác mà thánh Bonaventura cung cấp cho chúng ta như những sự hiển nhiên chói loà mà ta có thể nhận thấy các dấu vết của Người, thì khi trở về với tâm hồn, tâm trí của chúng ta cung cấp cho ta điều quan trọng hơn là chính hình ảnh của Thiên Chúa.
Khi tìm kiếm Chúa trong linh hồn chúng ta, chúng ta qui hướng về chính Người. Người không chỉ là nguyên nhân mà còn là đối tượng của linh hồn chúng ta. Trí năng của chúng ta chỉ hiểu được các đối tượng của nó nhờ ý tưởng về một Hữu Thể tinh tuyền, toàn vẹn và tuyệt đối. Chính nhờ sự hiện diện của ý tưởng về hoàn hảo và tuyệt đối trong ta mà ta có thể biết được cái đặc thù là bất toàn và tương đối.
Vậy với khả năng nhận biết của lý trí qua suy tư và tưởng tượng, chúng ta có thể nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta.
3. Vượt qua thế giới khả giác tiến đến Beyond (Siêu việt) để biết Danh Thánh Thiên Chúa.
Đây là giai đoạn cuối cùng chúng ta có thể nhận diện sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thánh Bonavetura nói: “Chúng ta phải tiến lên cùng cái vĩnh cửu nhất, thiêng liêng nhất và ở trên chúng ta bằng cách nâng con mắt của chúng ta lên tới nguyên lý tiên khởi. Việc làm này sẽ đưa chúng ta lên tới niềm hoan lạc được biết Thiên Chúa và kính sợ sự cao cả của Người” (Bonaventura, Sđd, tr 16).
Theo thánh Augustine, “trong chúng ta có …ánh sáng của lý trí vĩnh cửu, trong ánh sáng này ta thấy được chân lý bất di bất dịch” (Entienne Gilson, Sđd, tr 6). Thánh Bonaventura đi theo quan điểm này, ngài cho rằng nhờ sự chiếu sáng của vĩnh cửu và ân sủng, chúng ta mới có thể nhận ra Danh Thánh của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu Kitô Trung gian. Đó là Hiện Hữu tuyệt đối và Sự Thiện Hảo tuyệt đối. Ở cấp bậc này, chỉ cần phải dành cho lời nói và chữ viết phần ít thôi, nhưng cần dành tất cả cho ân huệ Thiên Chúa nghĩa là cho Chúa Thánh Thần soi sáng. Nhờ đó, tâm hồn chúng ta nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa ở trên chúng ta là biết Danh Thánh của Người hay “Bản sao” của Người.
Tóm lại, dưới nhãn quan của thuyết Duy thực, Bonaventura đã đi đến tóm kết siêu hình học của mình, bằng cách đề cập đến sự tương quan giữa cái ta thấy thay đổi và cái đứng bên trong làm cho biến đổi (x. số 3).
II. TRI THỨC LUẬN CỦA BONAVENTURA
Theo quan điểm của thánh Bonaventura thì con người đến từ thực tại và luôn khao khát trở về với Thực Tại vĩnh cửu, đó là Hạnh Phúc và Thiện Hảo. Trong cuốn “Hành trình của con người lên tới Thiên Chúa” , thánh Bonaventura vạch ra cho chúng ta năm bước đi như là “các bậc thang” và là “kim chỉ nam” , giúp con người vươn lên tới Thực Tại siêu việt đó.
1. Khao khát tìm kiếm Thiên Chúa.
Con người khao khát, khắc khoải tìm kiếm Thiên Chúa, lòng khao khát này “vượt trên mọi hiểu biết”, thúc đẩy con người vượt ra khỏi chính mình để tìm kiếm Thiên Chúa. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Bônaventura: “Được thúc đẩy bởi gương sáng của Phanxicô, tôi đã hằng ao ước sự bình an này” ( Bonaventura, Sđd, lời ngỏ).
Trong bước khởi đầu này việc cầu nguyện sẽ giúp con người hướng tâm hồn mình lên, để tìm kiếm Hạnh Phúc vĩnh cửu: “Cầu nguyện là người mẹ và là nguồn mạch phát xuất động tác đi lên của tâm hồn hướng thượng” ( Bonaventura, Sđd, tr 15). Ở bậc này, thụ tạo xung quanh trở thành tấm gương phản ánh những điều chúng ta tìm kiếm.
2. Vũ trụ là tấm gương.
Với lòng khao khát, ước muốn Thiên Chúa thì vũ trụ, con người và vạn vật trở nên tấm gương. Khi nhìn vào tấm gương này, chúng ta thấy chính mình và nhìn qua tấm gương chúng ta thấy thế giới khác với chính mình: “Thật thế, trí năng phải cậy tới nhận thức khả giác để biết tất cả những gì xa lạ với nó, nghĩa là biết tất cả những gì không phải là nó” ( Bonaventura, Sđd, tr 15).
Kế tiếp, thánh Bonaventura sử dụng thuyết Lan tỏa để giải thích dấu tích của Thiên Chúa trong vũ trụ. Theo đó, thế giới thụ tạo như tấm gương phản ánh dấu tích của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, chỉ đường cho chúng ta tìm kiếm Ngài.
3. Phương tiện nhìn thấy: giác quan.
Để nhìn thấy các dấu tích của Thiên Chúa, chúng ta dùng đến giác quan của mình: “Hãy nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy Thiên Chúa gần bạn biết bao” . Nhờ các giác quan thể lý, qua các hoạt động “phát sinh”, “khóai cảm” và “phán đoán” , các dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ đi vào trong ý thức của chúng ta. Ngài nói: “Theo cách đó toàn bộ thế giới khả giác đi vào trong tâm linh con người” ( Bonaventura, Sđd, tr 27).
Thánh Bonaventura trở về với tri thức luận của Platon bằng cách vượt qua thế giới khả giác đưa chúng ta đến chân lý khả niện: “Chúng ta nhờ tới một ánh sáng nội tâm, ánh sáng này tự biểu lộ ra trong các nguyên lý của các khoa học và của chân lý tự nhiên, vốn là bẩm sinh đối với con người. Các thứ đó đều thuộc về một bậc nhận thức cao hơn, ở đó cảm năng không còn chỗ nữa” (Etienne Gilson, Sđd, tr 5). Tuy nhiên, do hậu quả của tội lỗi, tâm trí con người u mê và đầy dục dọng nên thực tại, dấu vết của Thiên Chúa bị lu mờ. Con người cần thiết phải trãi qua việc thanh luyện. Trong khi thanh luyện, nhờ ánh sáng vĩnh cửu soi sáng, các giác quan thể lý biến đổi thành các giác quan tinh thần và “chúng ta được đưa dẫn tới tấm gương của tâm hồn, trong đó các thực tại thần linh sáng ngời” ( Bonaventura, Sđd, tr 32).
4. Chiêm niệm về Thiên Chúa.
Cùng với ân sủng của Thiên Chúa ban cho thân thể ta và bằng con mắt đã thanh tẩy qua các nhân đức Tin-Cậy-Mến, chúng ta suy niệm về Thiên Chúa. Khi suy niện bằng các giác quan của tinh thần, “linh hồn ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và ôn lấy Đức Lang quân” ( Bonaventura, Sđd, tr 40). Và khi đó linh hồn được chuẩn bị để đạt tới những trạng thái xuất thần.
5. Phó thác hay an nghỉ trong Chúa.
Đến đây lý trí của chúng ta phải nhường chỗ cho ý chí. Chính nhờ lòng khao cháy bỏng, linh hồn được xắp xếp từng cấp bậc để tiến đến sự kết hợp với Thiên Chúa, “nghĩa là được thanh tẩy, được soi sáng và trở nên hòan thiện” … Trong giai đọan này, con người có thể chiêm ngưỡng tính duy nhất thần linh qua Danh Thánh nguyên thủy là Hữu Thể và chiêm ngắm Ba Ngôi diễm phúc trong danh hiệu Thiện Hảo. Thánh Bonaventura theo thuyết Lan tỏa đã quan niệm rằng: Sự Thiện thông truyển viên mãn làm phát sinh Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong các Ngôi vị, sự Thiện cao nhất đòi hỏi một tình yêu hiến thần vô biên; sự Thiên vô biên tạo nên sự đồng bản thể thuyệt đối dẫn đến có sự tương đồng sâu xa và sự bình đảng giữa Ba Ngôi. Vì vậy khi linh hồn ta chiên ngắm sự Thiện Hảo chính là Ngôi Con, nhờ Người chúng ta mới có thể đi vào sự kết hợp với Ba Ngôi trong xuất thần.
Tóm tại, qua tìm hiểu chúng ta nhận thấy tri thức luận của Bonaventura là một một sự tổng hợp tinh tế và sáng tạo. Ngài chọn Augustine, vì chính vị thánh giáo phụ này đã tổng hợp Platon và Aristote:
“Aristote đã biết nói ngôn ngữ của khoa học và ông đã có lý khi đề nghị ngược với Platon rằng không phải tất cả nhận thức đều được soạn thảo trong thế giới các ý tưởng, Platon thì nói ngôn ngữ của sự khôn ngoan khi khẳng định các nguyên do mô thể vĩnh cửu và các ý tưởng, còn Au-tinh được Chúa Thánh Thần soi sáng, đã biết nói cả hai ngôn ngữ.” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 6)
III. ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA BÔNAVENTURA.
Sau khi vạch ra cho chúng ta con đường tri thức để tìm kiếm Chân lý vĩnh hằng là chính Thiên Chúa, ngài tiếp tục nêu ra những tiêu chuẩn giúp con người thực hành để đạt được Thiên Chúa là điều Thiện Hảo và Hạnh Phúc. Đó chính là đạo đức học của ngài.
1. Thanh tẩy.
Sự thanh tẩy là làm cho các khả năng của giác quan phục tùng lý trí và lý trí qua hành động của mình làm cho các giác quan thể xác biến thành các giác quan tinh thần.
Theo thánh Bonaventura, chúng ta nhất thiết phải trãi qua việc thanh tẩy vì: hậu quả của tội lỗi nên các hình ảnh của thế giới làm cho ta mù quáng, không thể trở vào nội tâm nhờ trí thông minh. Tương tự, con người không thể trở về với chính mình và khao khát sự ngọt ngào nội tâm và niềm hoan lạc thiêng liêng, vì bị dục vọng lôi kéo. Hậu qua là họ không không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong chính cõi lòng của mình (x. Bonaventura, Sđd, tr 41).
Trải qua con đường thanh luyện nhờ các nhân đức Tin, Cây, Mến, linh hồn sẽ được thanh tẩy, được soi sáng và nên hòan hảo, nhờ thế “Hình ảnh Thiên Chúa được tái tạo và linh hồn nên phù hợp với Giêrusalem thiên quốc” ( Bonaventura, Sđd, tr 42). Con đường thanh luyện diễn ra như sau: Đức tin sẽ phục hồi thính giác và thị giác thiêng liêng, Đức cậy phục hồi thính giác thiêng liêng và Đức mến phục hồi vị giác và xúc giác thiêng liêng. Các giác quan thể xác khi phục hồi sẽ trở thành các giác quan thiêng liêng, nhờ đó, con người có thể lắng nghe lời dạy của Chúa Kitô, chiêm ngắm ánh sáng huy hòang của người, và ôm trọn Ngôi Lời nhập thể và đến với Người trong tình yêu ngây ngất (x. Bonaventura, Sđd, tr 43). Đến đây, sự cảm nghiệm của con tim sẽ lấn át việc vận dụng lý trí. Sau khi các giác quan thiêng liêng được phục hồi thì “Linh hồn thấy, nghe, ngửi, nếm và ôm được những gì là đẹp đẽ, du dương và ngọt ngào nhất”( Bonaventura, Sđd, tr 43). Vai trò của lý trí phải nhường chỗ cho ý chí của con người. Bỏ lại sự suy tư của lý trí, để “trọn tâm tư ước muốn phải được đưa về Thiên Chúa và được biến đổi trong Người” (Bonaventura, Sđd, tr 62).
2. Nhờ sự soi sáng của ân sủng.
Thiên Chúa là nguồn ánh sáng lan tỏa “chiếu xuống trên tâm hồn chúng ta như những tia sáng”, giúp con người tự mình có thể tìm đường về với Thiên Chúa là nguồn ánh sáng thật, càng đến gần ánh sáng thì ánh sáng càng tỏa rạng làm thay đổi tâm hồn chúng ta: “Thấy được ánh sáng làm cho kẻ khôn ngoan phải ngây nhất ngưỡng mộ”( Bonaventura, Sđd, tr 40). Sự khao khát ước muốn, dẫn chúng ta đến những thay đổi và hành động theo tiếng lương tâm. Hành động này giúp chúng ta hiểu biết Đức Kitô chịu đóng đinh và tiến tới việc: tin vào Đức Kitô, trông cậy vào Người, yêu mến Người và nên đồng hình đồng dạng với Người. Nhờ đó, Đức Kitô vừa là ánh sáng soi chiếu cho chúng ta thấy các vẽ đẹp hài hoà của Thiên Chúa, vừa là phương tiện truyền thông các vẽ đẹp hoàn hảo ấy cho chúng ta. Đồng thời, Người cũng là tấm gương, trong đó chúng ta soi mình, biết mình để sửa đổi và trở nên giống Người; và nhờ ánh sáng của Người soi dẫn, chúng ta mới có thể đi vào trong sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa.
IV. KẾT LUẬN.
Từ việc tìm hiểu tư tưởng triết học của thánh Bonaventura, chúng ta đi đến kết luận rằng: Tư tưởng triết học của Bonavetura bàng bạc trong các tác phẩm thần học của ngài. Việc ta “lục lọi” trong các tác phẩm đó để tìm kiếm những “viên ngọc ẩn dấu” là một việc làm khó khăn không chỉ riêng ai, vì sự tinh tế và súc tích của ngài làm cho các bản văn trở nên quá cô đọng. Nhưng càng tìm kiếm chúng ta càng khâm phục sự nhuần nhuyễn của vị thánh tiến sĩ chí ái khi ngài tổng hợp các tư tưởng triết học trước đó, để tạo thành một phong cách riêng cho mình. Một tác giả đã nhận định rất hay về ngài rằng:
“Thật vậy, học thuyết thánh Bonaventura mang một đặc điểm tinh thần riêng và tiến theo những con đường mà nó đã chọn một cách ý thức để đạt tới một mục đích hoàn toàn chính xác. Đó là tình yêu Thiên Chúa, và những con đường đưa tới tình yêu ấy là thần học. Triết học phải giúp ta thể hiện được ý định của mình. Tuy đã theo dấu chân những người đi trước và tán thành một cách tự nguyện học thuyết của các bậc thầy mình…Bonaventura không ngần ngại đón nhận từ những học thuyết mới tất cả những gì giúp ngài bổ túc cho tư tưởng mình” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 8).
Mục đích của con đường triết học của Bonaventura không nhắm tới một kiến thức uyên thâm theo sự hiểu biết thuần lý trí, nhưng làm phong phú sự hiểu biết và mộ mến của con tim, nhằm giúp cho con người tìm đến với Chân Lý Tuyệt Đối, chính nơi đó con người tìm được Bình An và Thiện Hảo. Đây là một bài học quí báu cho người viết trong hành trình khắc khoải tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình. Theo đó:
“Học thuyết của Bônaventura dạy cho biết bằng cách nào con người hướng về Thiên Chúa qua các sự vật khác, …tất cả nền triết học của ngài đều chỉ cho thấy một vũ trụ mà mỗi sự vật trong đó đều nói với ta về Thiên Chúa, đều trình bày Người cho ta theo cách thức của nó và mời gọi ta quay về với người” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 8).
Trong niềm tin Kitô giáo, đời sống của chúng ta là một cuộc hành trình về với Thiên Chúa, nếu được thấm nhuần tư tưởng của thánh Bonaventura thì thế giới khả giác, sự rung nhịp của con tim và sự soi sáng của ân sủng là phương tiện dẫn ta đến mục tiêu ấy.
(Theo tác phẩm “Hành Trình của con người lên tới Thiên Chúa”
Thánh Bonaventura được mệnh danh là nhà thần bí hơn là nhà triết học, vì các tác phẩm của ngài thiên về những cảm nghiệm thần học “thần bí” thiêng liêng. Nhưng theo nhận định của một số học giả thì ngài cũng là một bậc thầy trong lãnh vực triết học. Tác giả Gisol nhận xét: “Bonaventura đã vận dụng tới những nguồn mạch triết học đúng nghĩa để xây dựng tổng hợp lý thuyết của ngài…Tính thống nhất của học thuyết thánh Bonaventura là tính thống nhất của một trí khôn lôi kéo về mình những luận đề thuộc những nguồn gốc đôi khi khác nhau song nối kết với nhau bởi những mối liên hệ họ hàng sâu xa chứ không phải là tính thống nhất của một hệ thống được xây dựng một cách biện chứng từ những nguyên lý đã được đặt làm nền tảng” (Etienne Gilson, La Philosophie au Moyen – Age Payot, Paris 1962, Lm Nguyễn Hồng Giáo phiên dịch, tr 2). Ngài đã vận dụng tài tình các tư tưởng triết học trước thời của mình như, Plato, Aristotle, Augustine, Tân Plato… vào trong các các phẩm thần học của ngài. Vì thế, ngài xứng danh là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển trường phái triết - thần Phan sinh. Đây là một trường phái có chỗ đứng hết sức quan trọng trong Giáo hội và thế giới, song song với trường phái Tôma trong thời kỳ Kinh viện và trong lịch sử Giáo Hội về sau.
Vì vậy, việc tìm hiểu những tư tưởng triết học của Bonavetura là việc làm hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta có một sự hiểu biết về ngài và tư tưởng của ngài trong “lâu đài” triết - thần Kinh viện nói riêng và trong lịch sử triết học và thần học nhân loại nói chung. Việc làm này giúp chúng ta có thêm những hành trang quí báu trong hành trình tiến về với Đấng vô biên.
I. SIÊU HÌNH HỌC CỦA BONAVENTURA.
Thực tại của thánh Bonaventura là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đối với Bonaventura, thì mầu nhiệm Sáng tạo và Nhập thể như hai mặt của một đồng tiền mà thôi. Sáng tạo là cuộc nhập thể thứ nhất, Thiên Chúa thông ban chính mình cho thụ tạo; và cuộc nhập thể thứ hai là Thiên Chúa ban chính Con Một của mình cho thế giới, để cứu độ thế giới. Vì thế dấu vết của Thực Tại Siêu Việt hiện hữu tràn lan trong thế giới thụ tạo.
1. Dấu tích của Thiên Chúa trong thế giới khả giác.
Thánh Bonaventure chịu ảnh hưởng tư tưởng của Augustine về tạo dựng đã qua niện: “Thế giới là công tình tạo dựng của Thiên Chúa…vì thế thụ tạo luôn mang dấu vết của Thiên Chúa” . Bằng con mắt thể lý, chúng ta sẽ nhận diện dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ. Để vũ trụ trở thành phương tiện nhận biết thực tại, chúng ta “cần phải đi qua các dấu tích vốn là vật chất, tạm thời và bên ngoài chúng ta” ( Bonaventura, Hành trình của con người lên tới Thiên Chúa, bản dịch của Nguyễn Đoàn Tân, Học viện Phanxicô 2007, tr 16). Khi đó, chúng ta nhận ra Thiên Chúa nhờ các dấu vết Người đã để lại trong các sự vật, đó là những chứng cớ về sự hiện hữu của Người mà người ta rút ra từ việc suy ngắm thế giới khả giác.
Theo quan đểm của Bonaventura, vũ trụ là một cuốn phúc âm thứ hai, qua đó chúng ta: “Trực tiếp nhận ra Thiên Chúa hiện diện dưới chuyển động, dưới trật tự, sự hoà hợp, vẻ đẹp và sự xếp đặt của vạn vật…đối với một tâm trí thanh sạch, mỗi sự vật và mỗi khía cạnh của mỗi sự vật đều tiết lộ sự hiện diện sâu kín của Đấng làm ra nó” (Etienne Gilson, Sđd, tr 3).
Tóm lại, khi suy ngắm thế giới khả giác chúng ta có thể tìm thấy ở đó dấu vết của Thiên Chúa ở ngoài chúng ta, bởi vì tất cả mọi đặc tính của sự vật đòi hỏi phải có một nguyên nhân đứng sau nó. Các dấu vết này thể hiện trong sự thống nhất, chân lý và sự tốt lành của sự vật (x. Bonaventura, Sđd, tr 31)
2. Hình ảnh của Thiên Chúa trong con người.
Thánh Bonaventura mời gọi chúng ta quay về với tâm hồn của chúng ta, ở đó chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh của Thiên Chúa cách rõ ràng. Ngài nói: “Chúng ta phải tiến vào trong thực tại nội tâm chúng ta, tức là hình ảnh Thiên Chúa một hình ảnh vĩnh cửu, thiêng liêng và bên trong chúng ta” (Bonaventura, Sđd, tr 14); và chính “hình ảnh này sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào chân lý của Thiên Chúa” (Bonaventura, Sđd, tr 16).
Nếu những chứng cớ dựa vào thế giới khả giác mà thánh Bonaventura cung cấp cho chúng ta như những sự hiển nhiên chói loà mà ta có thể nhận thấy các dấu vết của Người, thì khi trở về với tâm hồn, tâm trí của chúng ta cung cấp cho ta điều quan trọng hơn là chính hình ảnh của Thiên Chúa.
Khi tìm kiếm Chúa trong linh hồn chúng ta, chúng ta qui hướng về chính Người. Người không chỉ là nguyên nhân mà còn là đối tượng của linh hồn chúng ta. Trí năng của chúng ta chỉ hiểu được các đối tượng của nó nhờ ý tưởng về một Hữu Thể tinh tuyền, toàn vẹn và tuyệt đối. Chính nhờ sự hiện diện của ý tưởng về hoàn hảo và tuyệt đối trong ta mà ta có thể biết được cái đặc thù là bất toàn và tương đối.
Vậy với khả năng nhận biết của lý trí qua suy tư và tưởng tượng, chúng ta có thể nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta.
3. Vượt qua thế giới khả giác tiến đến Beyond (Siêu việt) để biết Danh Thánh Thiên Chúa.
Đây là giai đoạn cuối cùng chúng ta có thể nhận diện sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thánh Bonavetura nói: “Chúng ta phải tiến lên cùng cái vĩnh cửu nhất, thiêng liêng nhất và ở trên chúng ta bằng cách nâng con mắt của chúng ta lên tới nguyên lý tiên khởi. Việc làm này sẽ đưa chúng ta lên tới niềm hoan lạc được biết Thiên Chúa và kính sợ sự cao cả của Người” (Bonaventura, Sđd, tr 16).
Theo thánh Augustine, “trong chúng ta có …ánh sáng của lý trí vĩnh cửu, trong ánh sáng này ta thấy được chân lý bất di bất dịch” (Entienne Gilson, Sđd, tr 6). Thánh Bonaventura đi theo quan điểm này, ngài cho rằng nhờ sự chiếu sáng của vĩnh cửu và ân sủng, chúng ta mới có thể nhận ra Danh Thánh của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu Kitô Trung gian. Đó là Hiện Hữu tuyệt đối và Sự Thiện Hảo tuyệt đối. Ở cấp bậc này, chỉ cần phải dành cho lời nói và chữ viết phần ít thôi, nhưng cần dành tất cả cho ân huệ Thiên Chúa nghĩa là cho Chúa Thánh Thần soi sáng. Nhờ đó, tâm hồn chúng ta nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa ở trên chúng ta là biết Danh Thánh của Người hay “Bản sao” của Người.
Tóm lại, dưới nhãn quan của thuyết Duy thực, Bonaventura đã đi đến tóm kết siêu hình học của mình, bằng cách đề cập đến sự tương quan giữa cái ta thấy thay đổi và cái đứng bên trong làm cho biến đổi (x. số 3).
II. TRI THỨC LUẬN CỦA BONAVENTURA
Theo quan điểm của thánh Bonaventura thì con người đến từ thực tại và luôn khao khát trở về với Thực Tại vĩnh cửu, đó là Hạnh Phúc và Thiện Hảo. Trong cuốn “Hành trình của con người lên tới Thiên Chúa” , thánh Bonaventura vạch ra cho chúng ta năm bước đi như là “các bậc thang” và là “kim chỉ nam” , giúp con người vươn lên tới Thực Tại siêu việt đó.
1. Khao khát tìm kiếm Thiên Chúa.
Con người khao khát, khắc khoải tìm kiếm Thiên Chúa, lòng khao khát này “vượt trên mọi hiểu biết”, thúc đẩy con người vượt ra khỏi chính mình để tìm kiếm Thiên Chúa. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Bônaventura: “Được thúc đẩy bởi gương sáng của Phanxicô, tôi đã hằng ao ước sự bình an này” ( Bonaventura, Sđd, lời ngỏ).
Trong bước khởi đầu này việc cầu nguyện sẽ giúp con người hướng tâm hồn mình lên, để tìm kiếm Hạnh Phúc vĩnh cửu: “Cầu nguyện là người mẹ và là nguồn mạch phát xuất động tác đi lên của tâm hồn hướng thượng” ( Bonaventura, Sđd, tr 15). Ở bậc này, thụ tạo xung quanh trở thành tấm gương phản ánh những điều chúng ta tìm kiếm.
2. Vũ trụ là tấm gương.
Với lòng khao khát, ước muốn Thiên Chúa thì vũ trụ, con người và vạn vật trở nên tấm gương. Khi nhìn vào tấm gương này, chúng ta thấy chính mình và nhìn qua tấm gương chúng ta thấy thế giới khác với chính mình: “Thật thế, trí năng phải cậy tới nhận thức khả giác để biết tất cả những gì xa lạ với nó, nghĩa là biết tất cả những gì không phải là nó” ( Bonaventura, Sđd, tr 15).
Kế tiếp, thánh Bonaventura sử dụng thuyết Lan tỏa để giải thích dấu tích của Thiên Chúa trong vũ trụ. Theo đó, thế giới thụ tạo như tấm gương phản ánh dấu tích của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, chỉ đường cho chúng ta tìm kiếm Ngài.
3. Phương tiện nhìn thấy: giác quan.
Để nhìn thấy các dấu tích của Thiên Chúa, chúng ta dùng đến giác quan của mình: “Hãy nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy Thiên Chúa gần bạn biết bao” . Nhờ các giác quan thể lý, qua các hoạt động “phát sinh”, “khóai cảm” và “phán đoán” , các dấu vết của Thiên Chúa trong vũ trụ đi vào trong ý thức của chúng ta. Ngài nói: “Theo cách đó toàn bộ thế giới khả giác đi vào trong tâm linh con người” ( Bonaventura, Sđd, tr 27).
Thánh Bonaventura trở về với tri thức luận của Platon bằng cách vượt qua thế giới khả giác đưa chúng ta đến chân lý khả niện: “Chúng ta nhờ tới một ánh sáng nội tâm, ánh sáng này tự biểu lộ ra trong các nguyên lý của các khoa học và của chân lý tự nhiên, vốn là bẩm sinh đối với con người. Các thứ đó đều thuộc về một bậc nhận thức cao hơn, ở đó cảm năng không còn chỗ nữa” (Etienne Gilson, Sđd, tr 5). Tuy nhiên, do hậu quả của tội lỗi, tâm trí con người u mê và đầy dục dọng nên thực tại, dấu vết của Thiên Chúa bị lu mờ. Con người cần thiết phải trãi qua việc thanh luyện. Trong khi thanh luyện, nhờ ánh sáng vĩnh cửu soi sáng, các giác quan thể lý biến đổi thành các giác quan tinh thần và “chúng ta được đưa dẫn tới tấm gương của tâm hồn, trong đó các thực tại thần linh sáng ngời” ( Bonaventura, Sđd, tr 32).
4. Chiêm niệm về Thiên Chúa.
Cùng với ân sủng của Thiên Chúa ban cho thân thể ta và bằng con mắt đã thanh tẩy qua các nhân đức Tin-Cậy-Mến, chúng ta suy niệm về Thiên Chúa. Khi suy niện bằng các giác quan của tinh thần, “linh hồn ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm và ôn lấy Đức Lang quân” ( Bonaventura, Sđd, tr 40). Và khi đó linh hồn được chuẩn bị để đạt tới những trạng thái xuất thần.
5. Phó thác hay an nghỉ trong Chúa.
Đến đây lý trí của chúng ta phải nhường chỗ cho ý chí. Chính nhờ lòng khao cháy bỏng, linh hồn được xắp xếp từng cấp bậc để tiến đến sự kết hợp với Thiên Chúa, “nghĩa là được thanh tẩy, được soi sáng và trở nên hòan thiện” … Trong giai đọan này, con người có thể chiêm ngưỡng tính duy nhất thần linh qua Danh Thánh nguyên thủy là Hữu Thể và chiêm ngắm Ba Ngôi diễm phúc trong danh hiệu Thiện Hảo. Thánh Bonaventura theo thuyết Lan tỏa đã quan niệm rằng: Sự Thiện thông truyển viên mãn làm phát sinh Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong các Ngôi vị, sự Thiện cao nhất đòi hỏi một tình yêu hiến thần vô biên; sự Thiên vô biên tạo nên sự đồng bản thể thuyệt đối dẫn đến có sự tương đồng sâu xa và sự bình đảng giữa Ba Ngôi. Vì vậy khi linh hồn ta chiên ngắm sự Thiện Hảo chính là Ngôi Con, nhờ Người chúng ta mới có thể đi vào sự kết hợp với Ba Ngôi trong xuất thần.
Tóm tại, qua tìm hiểu chúng ta nhận thấy tri thức luận của Bonaventura là một một sự tổng hợp tinh tế và sáng tạo. Ngài chọn Augustine, vì chính vị thánh giáo phụ này đã tổng hợp Platon và Aristote:
“Aristote đã biết nói ngôn ngữ của khoa học và ông đã có lý khi đề nghị ngược với Platon rằng không phải tất cả nhận thức đều được soạn thảo trong thế giới các ý tưởng, Platon thì nói ngôn ngữ của sự khôn ngoan khi khẳng định các nguyên do mô thể vĩnh cửu và các ý tưởng, còn Au-tinh được Chúa Thánh Thần soi sáng, đã biết nói cả hai ngôn ngữ.” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 6)
III. ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA BÔNAVENTURA.
Sau khi vạch ra cho chúng ta con đường tri thức để tìm kiếm Chân lý vĩnh hằng là chính Thiên Chúa, ngài tiếp tục nêu ra những tiêu chuẩn giúp con người thực hành để đạt được Thiên Chúa là điều Thiện Hảo và Hạnh Phúc. Đó chính là đạo đức học của ngài.
1. Thanh tẩy.
Sự thanh tẩy là làm cho các khả năng của giác quan phục tùng lý trí và lý trí qua hành động của mình làm cho các giác quan thể xác biến thành các giác quan tinh thần.
Theo thánh Bonaventura, chúng ta nhất thiết phải trãi qua việc thanh tẩy vì: hậu quả của tội lỗi nên các hình ảnh của thế giới làm cho ta mù quáng, không thể trở vào nội tâm nhờ trí thông minh. Tương tự, con người không thể trở về với chính mình và khao khát sự ngọt ngào nội tâm và niềm hoan lạc thiêng liêng, vì bị dục vọng lôi kéo. Hậu qua là họ không không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong chính cõi lòng của mình (x. Bonaventura, Sđd, tr 41).
Trải qua con đường thanh luyện nhờ các nhân đức Tin, Cây, Mến, linh hồn sẽ được thanh tẩy, được soi sáng và nên hòan hảo, nhờ thế “Hình ảnh Thiên Chúa được tái tạo và linh hồn nên phù hợp với Giêrusalem thiên quốc” ( Bonaventura, Sđd, tr 42). Con đường thanh luyện diễn ra như sau: Đức tin sẽ phục hồi thính giác và thị giác thiêng liêng, Đức cậy phục hồi thính giác thiêng liêng và Đức mến phục hồi vị giác và xúc giác thiêng liêng. Các giác quan thể xác khi phục hồi sẽ trở thành các giác quan thiêng liêng, nhờ đó, con người có thể lắng nghe lời dạy của Chúa Kitô, chiêm ngắm ánh sáng huy hòang của người, và ôm trọn Ngôi Lời nhập thể và đến với Người trong tình yêu ngây ngất (x. Bonaventura, Sđd, tr 43). Đến đây, sự cảm nghiệm của con tim sẽ lấn át việc vận dụng lý trí. Sau khi các giác quan thiêng liêng được phục hồi thì “Linh hồn thấy, nghe, ngửi, nếm và ôm được những gì là đẹp đẽ, du dương và ngọt ngào nhất”( Bonaventura, Sđd, tr 43). Vai trò của lý trí phải nhường chỗ cho ý chí của con người. Bỏ lại sự suy tư của lý trí, để “trọn tâm tư ước muốn phải được đưa về Thiên Chúa và được biến đổi trong Người” (Bonaventura, Sđd, tr 62).
2. Nhờ sự soi sáng của ân sủng.
Thiên Chúa là nguồn ánh sáng lan tỏa “chiếu xuống trên tâm hồn chúng ta như những tia sáng”, giúp con người tự mình có thể tìm đường về với Thiên Chúa là nguồn ánh sáng thật, càng đến gần ánh sáng thì ánh sáng càng tỏa rạng làm thay đổi tâm hồn chúng ta: “Thấy được ánh sáng làm cho kẻ khôn ngoan phải ngây nhất ngưỡng mộ”( Bonaventura, Sđd, tr 40). Sự khao khát ước muốn, dẫn chúng ta đến những thay đổi và hành động theo tiếng lương tâm. Hành động này giúp chúng ta hiểu biết Đức Kitô chịu đóng đinh và tiến tới việc: tin vào Đức Kitô, trông cậy vào Người, yêu mến Người và nên đồng hình đồng dạng với Người. Nhờ đó, Đức Kitô vừa là ánh sáng soi chiếu cho chúng ta thấy các vẽ đẹp hài hoà của Thiên Chúa, vừa là phương tiện truyền thông các vẽ đẹp hoàn hảo ấy cho chúng ta. Đồng thời, Người cũng là tấm gương, trong đó chúng ta soi mình, biết mình để sửa đổi và trở nên giống Người; và nhờ ánh sáng của Người soi dẫn, chúng ta mới có thể đi vào trong sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa.
IV. KẾT LUẬN.
Từ việc tìm hiểu tư tưởng triết học của thánh Bonaventura, chúng ta đi đến kết luận rằng: Tư tưởng triết học của Bonavetura bàng bạc trong các tác phẩm thần học của ngài. Việc ta “lục lọi” trong các tác phẩm đó để tìm kiếm những “viên ngọc ẩn dấu” là một việc làm khó khăn không chỉ riêng ai, vì sự tinh tế và súc tích của ngài làm cho các bản văn trở nên quá cô đọng. Nhưng càng tìm kiếm chúng ta càng khâm phục sự nhuần nhuyễn của vị thánh tiến sĩ chí ái khi ngài tổng hợp các tư tưởng triết học trước đó, để tạo thành một phong cách riêng cho mình. Một tác giả đã nhận định rất hay về ngài rằng:
“Thật vậy, học thuyết thánh Bonaventura mang một đặc điểm tinh thần riêng và tiến theo những con đường mà nó đã chọn một cách ý thức để đạt tới một mục đích hoàn toàn chính xác. Đó là tình yêu Thiên Chúa, và những con đường đưa tới tình yêu ấy là thần học. Triết học phải giúp ta thể hiện được ý định của mình. Tuy đã theo dấu chân những người đi trước và tán thành một cách tự nguyện học thuyết của các bậc thầy mình…Bonaventura không ngần ngại đón nhận từ những học thuyết mới tất cả những gì giúp ngài bổ túc cho tư tưởng mình” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 8).
Mục đích của con đường triết học của Bonaventura không nhắm tới một kiến thức uyên thâm theo sự hiểu biết thuần lý trí, nhưng làm phong phú sự hiểu biết và mộ mến của con tim, nhằm giúp cho con người tìm đến với Chân Lý Tuyệt Đối, chính nơi đó con người tìm được Bình An và Thiện Hảo. Đây là một bài học quí báu cho người viết trong hành trình khắc khoải tìm kiếm hạnh phúc đích thực của đời mình. Theo đó:
“Học thuyết của Bônaventura dạy cho biết bằng cách nào con người hướng về Thiên Chúa qua các sự vật khác, …tất cả nền triết học của ngài đều chỉ cho thấy một vũ trụ mà mỗi sự vật trong đó đều nói với ta về Thiên Chúa, đều trình bày Người cho ta theo cách thức của nó và mời gọi ta quay về với người” ( Etienne Gilson, Sđd, tr 8).
Trong niềm tin Kitô giáo, đời sống của chúng ta là một cuộc hành trình về với Thiên Chúa, nếu được thấm nhuần tư tưởng của thánh Bonaventura thì thế giới khả giác, sự rung nhịp của con tim và sự soi sáng của ân sủng là phương tiện dẫn ta đến mục tiêu ấy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gia đình đào luyện các giá trị nhân bản và Kitô giáo
Bình Hòa
02:34 12/01/2009
Kinh Truyền tin lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Hiển linh, phụng vụ mừng lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Thực ra, muốn nói cho chính xác, thì lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa cũng là lễ Hiển linh. Thực vậy, trong nguyên gốc Hy lạp, “Hiển linh” (epiphania) có nghĩa là bày tỏ, xuất hiện. Các giáo hội Đông phương mừng việc Chúa tỏ mình ra tại sông Giorđano. Từ trời cao, Chúa Cha đã bày tỏ bản tính của đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Hơn thế nữa, vài giáo phụ coi đây là lần mặc khải đầu tiên về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói từ trời, Chúa Con nơi đức Giêsu, Thánh Linh qua hình dạng một con chim bồ câu. Ngày nay, các bài đọc phụng vụ coi lễ Hiển linh gồm ba biến cố: thứ nhất, Chúa Giêsu tỏ mình do dân ngoại qua việc các đạo sĩ đến thờ lạy; thứ hai Chúa Giêsu tỏ mình tại sông Giorđanô; thứ ba Chúa Giêsu tỏ mình tại tiệc cưới Cana.
Dù sao, theo một tập tục, vào dịp lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa, đức thánh cha ban bí tích rửa tội cho các em bé trong khung cảnh thánh lễ cử hành tại nhà nguyện Sistina, vào lúc 10 giờ sáng. Năm nay có 13 em bé được lãnh bí tích này. Cũng nên nhớ là đức thánh cha cũng ban bí tích thánh tẩy vào một cơ hội khác, đó là đêm Vọng Phục sinh, với nghi thức khai tâm cho người lớn.
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Đây là hành vi khai mạc sứ vụ công khai của Đức Giêsu, với việc mặc khải chân lý về bản thân của Người: đức Giêsu là Người Con được Chúa Cha yêu dấu. Mỗi khi chúng ta lãnh nhận bí tích thánh tẩy, chúng ta cũng được thông phần vào chức phận cao quý đó, nghĩa là trở thành những người con cái được Thiên Chúa yêu dấu. Ước gì ai nấy nhận biết hồng ân đó, cách riêng các bậc cha mẹ, khi đem con cái đến giếng rửa tội: họ đã chứng kiến hồng ân sự sống mà Thiên Chúa ban như kết quả của tình yêu hôn nhân; giờ đây họ được nghiệm thấy hồng ân sự sống vĩnh cửu, hồng ân làm con cái Thiên Chúa được ban cho con cái của họ. Điều này đưa đức Bênêđictô XVI nghĩ đến Đại hội các gia đình sẽ được khai diễn tại thành phố Mexicô từ ngày thứ ba này và kéo dài cho tới chúa nhựt sắp tới. Đại hội này do Hội đồng Toà thánh đặc trách các gia đình tổ chức, và đây là lần thứ VI. Lần thứ I được tổ chức tại Rôma cách đây 15 năm nhân Năm quốc tế gia đình do Liên Hợp quốc đề xướng năm 1994; lần thứ II tại Rio de Janeiro (1997), lần III tại Roma nhân năm toàn xá 2000; lần thứ IV tại Manila năm2003, và lần thứ V tại Valencia năm 2006. Đức thánh cha cử hồng y Tarcisio Bertone làm đặc sứ để chủ sự thánh lễ bế mạc, nhưng chính ngài sẽ đọc sứ điệp trực tiếp truyền hình qua vệ tinh.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến,
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Hiển Linh, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Đây là hành động đầu tiên của cuộc đời công khai của Người, được thuật lại trong tất cả bốn sách Tin mừng. Khi lên độ 30 tuổi, đức Giêsu rời Nadaret, đến sông Giorđanô, và giữa đám đông quần chúng, Người đã để ông Gioan làm phép rửa cho mình. Thánh sử Marcô viết như sau: “Ra khỏi nước, Người thấy trời xé ra, và Thánh Linh giống như bồ câu đáp xuống trên Người. Rồi tiếng từ trời phán: “Con là Người con của ta, kẻ được yêu dấu; ta hài lòng về con” (Mc 1,10-11). Qua những lời “Con là Người con của ta, kẻ được yêu dấu”, chân lý về đời sống vĩnh cửu được mặc khải: đó là mối tương quan làm con cái Chúa, giống như đức Giêsu đã sống, và đã mặc khải và ban tặng cho chúng ta.
Sáng nay, theo tập tục, trong nhà nguyện Sistina, tôi đã ban bí tích Thánh tẩy cho 13 em sơ sinh. Vị chủ sự thường hỏi cha mẹ và những người đỡ đầu thế này: “Anh chị em xin Hội thánh Chúa điều gì cho con em của mình?”. Họ đáp: “bí tích Thánh tẩy”. Vị chủ tế hỏi tiếp: “Bí tích Thánh tẩy ban gì cho chúng ta?”. Họ thưa: “Đời sống vĩnh cửu”. Đây là thực tại tuyệt vời: nhờ bí tích Thánh Tẩy, con người được kết nạp vào mối tương quan độc nhất vô nhị của đức Giêsu với Chúa Cha; vì thế những lời phán từ trời xuống trên Người Con duy nhất trở nên thực cho mỗi con người được tái sinh từ nước và Thánh Linh: “Con là người con của Ta, kẻ được yêu dấu”.
Các bạn thân mến, hồng ân bí tích Thánh tẩy cao quý biết bao. Giả như chúng ta biết nhận thức đúng mức thì trót cả đời chúng ta sẽ trở nên một lời “Cám ơn” trường kỳ. Các bậc cha mẹ Kitô hữu sung sướng biết mấy khi họ đã thấy nở rộ ra từ tình yêu của mình một thọ tạo mới, và thấy nó được tái sinh trong Hội thánh vào một đời sống không bao giờ tàn. Hồng ân, hân hoan, mà cũng là trách nhiệm nữa! Thực vậy, các cha mẹ, cùng với những người đỡ đầu, phải giáo dục con cái theo tinh thần Tin mừng. Điều này làm tôi nghĩ đến đề tài của Đại hội quốc tế về gia đình lần thứ 6 sắp diễn ra ở thành phố Mexicô: “gia đình đào luyện các giá trị nhân bản và Kitô giáo”. Cuộc gặp gỡ các gia đình, do Hội đồng Tòa thánh đặc trách gia đình tổ chức, sẽ tiến hành qua ba chặng: trước hết là Hội nghị thần học mục vụ, đào sâu đề tài qua những cuộc trao đổi kinh nghiệm; rồi đến chặng cử hành và chứng tá, làm nêu bật cảnh đẹp của việc các gia đình từ khắp nơi trên thế giới đến gặp gỡ với nhau; và sau cùng là Thánh lễ trọng thể để tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân hôn nhân, hồng ân gia đình, hồng ân sự sống. Tôi đã cử hồng y quốc vụ khanh Toà thánh Tarcisio Bertone thay mặt cho tôi, và tôi sẽ đích thân tham dự vào cuộc bế mạc bằng lời cầu nguyện và một sứ điệp trực tiếp truyền hình.
Anh chị em thân mến. Ngay từ bây giờ, tôi xin mời anh chị em hãy cầu xin Chúa ban ơn dồi dào xuống Đại hội này, qua việc van nài sự bầu cử của Mẹ Maria là Nữ vương các gia đình.
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Hiển linh, phụng vụ mừng lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Thực ra, muốn nói cho chính xác, thì lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa cũng là lễ Hiển linh. Thực vậy, trong nguyên gốc Hy lạp, “Hiển linh” (epiphania) có nghĩa là bày tỏ, xuất hiện. Các giáo hội Đông phương mừng việc Chúa tỏ mình ra tại sông Giorđano. Từ trời cao, Chúa Cha đã bày tỏ bản tính của đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Hơn thế nữa, vài giáo phụ coi đây là lần mặc khải đầu tiên về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói từ trời, Chúa Con nơi đức Giêsu, Thánh Linh qua hình dạng một con chim bồ câu. Ngày nay, các bài đọc phụng vụ coi lễ Hiển linh gồm ba biến cố: thứ nhất, Chúa Giêsu tỏ mình do dân ngoại qua việc các đạo sĩ đến thờ lạy; thứ hai Chúa Giêsu tỏ mình tại sông Giorđanô; thứ ba Chúa Giêsu tỏ mình tại tiệc cưới Cana.
Dù sao, theo một tập tục, vào dịp lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa, đức thánh cha ban bí tích rửa tội cho các em bé trong khung cảnh thánh lễ cử hành tại nhà nguyện Sistina, vào lúc 10 giờ sáng. Năm nay có 13 em bé được lãnh bí tích này. Cũng nên nhớ là đức thánh cha cũng ban bí tích thánh tẩy vào một cơ hội khác, đó là đêm Vọng Phục sinh, với nghi thức khai tâm cho người lớn.
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Đây là hành vi khai mạc sứ vụ công khai của Đức Giêsu, với việc mặc khải chân lý về bản thân của Người: đức Giêsu là Người Con được Chúa Cha yêu dấu. Mỗi khi chúng ta lãnh nhận bí tích thánh tẩy, chúng ta cũng được thông phần vào chức phận cao quý đó, nghĩa là trở thành những người con cái được Thiên Chúa yêu dấu. Ước gì ai nấy nhận biết hồng ân đó, cách riêng các bậc cha mẹ, khi đem con cái đến giếng rửa tội: họ đã chứng kiến hồng ân sự sống mà Thiên Chúa ban như kết quả của tình yêu hôn nhân; giờ đây họ được nghiệm thấy hồng ân sự sống vĩnh cửu, hồng ân làm con cái Thiên Chúa được ban cho con cái của họ. Điều này đưa đức Bênêđictô XVI nghĩ đến Đại hội các gia đình sẽ được khai diễn tại thành phố Mexicô từ ngày thứ ba này và kéo dài cho tới chúa nhựt sắp tới. Đại hội này do Hội đồng Toà thánh đặc trách các gia đình tổ chức, và đây là lần thứ VI. Lần thứ I được tổ chức tại Rôma cách đây 15 năm nhân Năm quốc tế gia đình do Liên Hợp quốc đề xướng năm 1994; lần thứ II tại Rio de Janeiro (1997), lần III tại Roma nhân năm toàn xá 2000; lần thứ IV tại Manila năm2003, và lần thứ V tại Valencia năm 2006. Đức thánh cha cử hồng y Tarcisio Bertone làm đặc sứ để chủ sự thánh lễ bế mạc, nhưng chính ngài sẽ đọc sứ điệp trực tiếp truyền hình qua vệ tinh.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến,
Vào chúa nhựt tiếp theo lễ Hiển Linh, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lãnh phép rửa. Đây là hành động đầu tiên của cuộc đời công khai của Người, được thuật lại trong tất cả bốn sách Tin mừng. Khi lên độ 30 tuổi, đức Giêsu rời Nadaret, đến sông Giorđanô, và giữa đám đông quần chúng, Người đã để ông Gioan làm phép rửa cho mình. Thánh sử Marcô viết như sau: “Ra khỏi nước, Người thấy trời xé ra, và Thánh Linh giống như bồ câu đáp xuống trên Người. Rồi tiếng từ trời phán: “Con là Người con của ta, kẻ được yêu dấu; ta hài lòng về con” (Mc 1,10-11). Qua những lời “Con là Người con của ta, kẻ được yêu dấu”, chân lý về đời sống vĩnh cửu được mặc khải: đó là mối tương quan làm con cái Chúa, giống như đức Giêsu đã sống, và đã mặc khải và ban tặng cho chúng ta.
Sáng nay, theo tập tục, trong nhà nguyện Sistina, tôi đã ban bí tích Thánh tẩy cho 13 em sơ sinh. Vị chủ sự thường hỏi cha mẹ và những người đỡ đầu thế này: “Anh chị em xin Hội thánh Chúa điều gì cho con em của mình?”. Họ đáp: “bí tích Thánh tẩy”. Vị chủ tế hỏi tiếp: “Bí tích Thánh tẩy ban gì cho chúng ta?”. Họ thưa: “Đời sống vĩnh cửu”. Đây là thực tại tuyệt vời: nhờ bí tích Thánh Tẩy, con người được kết nạp vào mối tương quan độc nhất vô nhị của đức Giêsu với Chúa Cha; vì thế những lời phán từ trời xuống trên Người Con duy nhất trở nên thực cho mỗi con người được tái sinh từ nước và Thánh Linh: “Con là người con của Ta, kẻ được yêu dấu”.
Các bạn thân mến, hồng ân bí tích Thánh tẩy cao quý biết bao. Giả như chúng ta biết nhận thức đúng mức thì trót cả đời chúng ta sẽ trở nên một lời “Cám ơn” trường kỳ. Các bậc cha mẹ Kitô hữu sung sướng biết mấy khi họ đã thấy nở rộ ra từ tình yêu của mình một thọ tạo mới, và thấy nó được tái sinh trong Hội thánh vào một đời sống không bao giờ tàn. Hồng ân, hân hoan, mà cũng là trách nhiệm nữa! Thực vậy, các cha mẹ, cùng với những người đỡ đầu, phải giáo dục con cái theo tinh thần Tin mừng. Điều này làm tôi nghĩ đến đề tài của Đại hội quốc tế về gia đình lần thứ 6 sắp diễn ra ở thành phố Mexicô: “gia đình đào luyện các giá trị nhân bản và Kitô giáo”. Cuộc gặp gỡ các gia đình, do Hội đồng Tòa thánh đặc trách gia đình tổ chức, sẽ tiến hành qua ba chặng: trước hết là Hội nghị thần học mục vụ, đào sâu đề tài qua những cuộc trao đổi kinh nghiệm; rồi đến chặng cử hành và chứng tá, làm nêu bật cảnh đẹp của việc các gia đình từ khắp nơi trên thế giới đến gặp gỡ với nhau; và sau cùng là Thánh lễ trọng thể để tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân hôn nhân, hồng ân gia đình, hồng ân sự sống. Tôi đã cử hồng y quốc vụ khanh Toà thánh Tarcisio Bertone thay mặt cho tôi, và tôi sẽ đích thân tham dự vào cuộc bế mạc bằng lời cầu nguyện và một sứ điệp trực tiếp truyền hình.
Anh chị em thân mến. Ngay từ bây giờ, tôi xin mời anh chị em hãy cầu xin Chúa ban ơn dồi dào xuống Đại hội này, qua việc van nài sự bầu cử của Mẹ Maria là Nữ vương các gia đình.
Đức Thánh Cha nói: Phép rửa đòi hỏi phải có một mối tương quan
Bùi Hữu Thư
03:30 12/01/2009
Đức Thánh Cha nói: Phép rửa đòi hỏi phải có một mối tương quan
Khẳng định trẻ em cần được dậy dỗ về tình hiếu thảo đối với Thiên Chúa
VATICAN, ngày 11, tháng 1, 2009 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI nói Lễ Chúa Kitô chịu Phép Rửa hướng về “sự gần gũi hàng ngày” của một mối tương quan cá nhân đối với Chúa.
ĐTC suy niệm như vậy ngày hôm nay khi dâng Thánh Lễ và rửa tôị cho 13 trẻ sơ sanh tại nhà nguyện Sistine.
Ghi nhận sự kết thúc của Mùa Giáng Sinh, ĐTC nói, “Chúng ta có thể nói, Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa giới thiệu chúng ta về sự gần gũi hàng ngày của một mối tương quan cá nhân với Người. Thật vậy, qua sự dìm mình trong nước sông Giođan, Chúa Giêsu kết hiệp với chúng ta.”
Ngài nói phép rửa như “là nhịp cầu [Chúa] đã xây dựng giữa chúng ta và Người, là con đường để Người đến với chúng ta […] là ngưỡng cửa của hy vọng, và đồng thời, là dấu chỉ của con đường chúng ta phải hân hoan và hăng hái bước tới để gặp được Người và cảm nhận được Người yêu thương.”
ĐTC tiếp, “Kể từ lúc Chúa Kitô chịu phép rửa và lúc tầng trời mở ra vào cùng ngày ấy, “chúng ta có thể gửi gấm tất cả mọi đời sống mới nẩy nở trong bàn tay Thiên Chúa, Đấng hùng mạnh hơn quyền lực đen tối của thần dữ.”
Ngài nói, khi làm như vậy “chúng ta trả về cho Thiên Chúa những gì đến từ Người."
Ngài khẳng định, “một đứa trẻ không phải là quyền sở hữu của cha mẹ, nhưng đã được Đấng Tạo Hóa gửi gấm cho họ chịu trách nhiệm trông nom, một cách tự do và luôn luôn mới mẻ, để họ có thể giúp nó trở nên một đứa trẻ tự do của Thiên Chúa.”
Chính ý thức này có thể giúp cho các bậc làm cha mẹ giữ được sự thăng bằng giữa việc coi đứa bé như thuộc quyền sỡ hữu của mình hay giúp cho chúng có hoàn toàn tự do, và thỏa mãn mọi ý muốn của nó.
Đức Giám Mục thành Rôma nhấn mạnh, “Nếu với Bí Tích này, đứa trẻ sơ sanh mới rửa tội trở nên con nuôi của Chúa, được hưởng tình yêu vô biên che chở và bảo vệ nó, thì nó phải được dậy dỗ để nhận biết Chúa là Cha của nó và biết cách liên hệ với Người bằng một thái độ hiếu thảo của một người con."
Đức Hồng y Laghi, nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh qua đời ở tuổi 86
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
13:43 12/01/2009
Vatican (AP) – Đức Hồng y Pio Laghi, nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh Vatican, người đã đến Washington để cố gắng can ngăn Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khởi xướng cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003, đã qua đời ở tuổi 86.
Theo Vatican Radio, Đức Hồng y Laghi qua đời tối Thứ Bảy tại bệnh viện Rôma sau một thời gian điều trị.
Vào năm2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã yêu cầu Đức Hồng y Laghi, cựu đại diện ngoại giao Tòa Thánh tại Washington, gặp Tổng thống George W. Bush vào đêm trước cuộc chiến. Đức Hồng y Laghi đã cố gắng ngăn chặn cuộc chiến mà ngài gọi là sự xâm lược phi lý về mặt đạo lý và pháp lý.
Đức Hồng y Laghi, người đã từng thân thiện với gia đình Bush, đã gửi một bức thư từ Đức Gioan Pholô II và gây sức ép Tổng Thống Bush để những gì ngài đang làm có thể ngăn chặn được chiến tranh. Lúc đó ngài nói với Tổng Thống Bush: "Ngài có thể bắt đầu và ngài không biết làm thế nào để kết thúc nó".
Đức Hồng y người Ý, người được vinh thăng Hồng y vào năm 1991, đã có một sự nghiệp lâu dài trong ngoại giao đoàn Tòa Thánh Vatican. Ban đầu ngài phục vụ ở Nicaragua vào năm 1952, sau đó ngài được phái đi Ấn Độ, Giêrusalem và vùng lãnh thổ Palestine, Síp, Hy Lạp và Argentina trước khi được đặt làm đại diện ngoại giao tại Washington vào năm 1980. Vào thời đó, chưa có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh; Đức Hồng y Laghi giám sát việc thành lập mối quan hệ vào năm 1984 và vẫn là đại diện ngoại giao thường trực của Tòa Thánh Vatican cho đến khi ngài được triệu về Rôma.
Tổng thống Bush và phu nhân đã gửi lời chia buồn đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và tất cả người Công Giáo. Trong một tuyên bố, Tổng Thống Bush nói rằng: "Đức Hồng y Laghi là một người bạn, trong hơn 60 năm phục vụ cho Giáo Hội Công Giáo, ngài đã làm việc không mệt mỏi cho hòa bình và công lý cho thế giới chúng ta. Là khâm sứ của Đức Giáo Hoàng trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, và trong nhiều nhiệm vụ khác của ngài, Đức Hồng y Laghi luôn đấu tranh để hiệp nhất mọi người của mọi tôn giáo và thúc đẩy hòa giải, tự do tôn giáo, và lòng khoan dung ".
Đức Gioan Phaolô II đã phái ngài đến Israel và vùng lãnh thổ Palestine vào năm 2001 với một bức thư cá nhân kêu gọi đình chiến và khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình.
Cho đến một vài tuần trước khi qua đời, Đức Hồng y Laghi vẫn tiếp tục đảm trách các sự kiện đỉnh cao hiện nay. Trong một hội thảo ngài tham dự qua hội nghị truyền hình (video conference) vào tháng Mười Hai, ngài đã cầu nguyện cho Tổng Thống Hoa Kỳ vừa đắc cử Barack Obama. Vatican Radio trích dẫn lời ngài: "Tôi nghĩ ngài có thể xem những gì xảy vào ngày 4 tháng Mười Một như là một cuộc giải phóng khỏi tội tổ tông khủng khiếp mà trong nhiều năm làm bẩn đi hình ảnh và bản chất của Hoa Kỳ: và đó là sự nô lệ".
Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha có thể sẽ tham dự Thánh Lễ an táng Đức Hồng y Laghi vào ngày thứ Ba ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Tổng Thống Ý quốc Georgio Napolitano, cũng đã gửi lời chia buồn đến Tòa Thánh Vatican "để tỏ lòng tôn kính niềm say mê (của Đức Hồng y Laghi) đối với những vấn đề quốc tế to lớn".
Theo Vatican Radio, Đức Hồng y Laghi qua đời tối Thứ Bảy tại bệnh viện Rôma sau một thời gian điều trị.
Vào năm2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã yêu cầu Đức Hồng y Laghi, cựu đại diện ngoại giao Tòa Thánh tại Washington, gặp Tổng thống George W. Bush vào đêm trước cuộc chiến. Đức Hồng y Laghi đã cố gắng ngăn chặn cuộc chiến mà ngài gọi là sự xâm lược phi lý về mặt đạo lý và pháp lý.
Đức Hồng y Laghi, người đã từng thân thiện với gia đình Bush, đã gửi một bức thư từ Đức Gioan Pholô II và gây sức ép Tổng Thống Bush để những gì ngài đang làm có thể ngăn chặn được chiến tranh. Lúc đó ngài nói với Tổng Thống Bush: "Ngài có thể bắt đầu và ngài không biết làm thế nào để kết thúc nó".
Đức Hồng y người Ý, người được vinh thăng Hồng y vào năm 1991, đã có một sự nghiệp lâu dài trong ngoại giao đoàn Tòa Thánh Vatican. Ban đầu ngài phục vụ ở Nicaragua vào năm 1952, sau đó ngài được phái đi Ấn Độ, Giêrusalem và vùng lãnh thổ Palestine, Síp, Hy Lạp và Argentina trước khi được đặt làm đại diện ngoại giao tại Washington vào năm 1980. Vào thời đó, chưa có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh; Đức Hồng y Laghi giám sát việc thành lập mối quan hệ vào năm 1984 và vẫn là đại diện ngoại giao thường trực của Tòa Thánh Vatican cho đến khi ngài được triệu về Rôma.
Tổng thống Bush và phu nhân đã gửi lời chia buồn đến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và tất cả người Công Giáo. Trong một tuyên bố, Tổng Thống Bush nói rằng: "Đức Hồng y Laghi là một người bạn, trong hơn 60 năm phục vụ cho Giáo Hội Công Giáo, ngài đã làm việc không mệt mỏi cho hòa bình và công lý cho thế giới chúng ta. Là khâm sứ của Đức Giáo Hoàng trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, và trong nhiều nhiệm vụ khác của ngài, Đức Hồng y Laghi luôn đấu tranh để hiệp nhất mọi người của mọi tôn giáo và thúc đẩy hòa giải, tự do tôn giáo, và lòng khoan dung ".
Đức Gioan Phaolô II đã phái ngài đến Israel và vùng lãnh thổ Palestine vào năm 2001 với một bức thư cá nhân kêu gọi đình chiến và khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình.
Cho đến một vài tuần trước khi qua đời, Đức Hồng y Laghi vẫn tiếp tục đảm trách các sự kiện đỉnh cao hiện nay. Trong một hội thảo ngài tham dự qua hội nghị truyền hình (video conference) vào tháng Mười Hai, ngài đã cầu nguyện cho Tổng Thống Hoa Kỳ vừa đắc cử Barack Obama. Vatican Radio trích dẫn lời ngài: "Tôi nghĩ ngài có thể xem những gì xảy vào ngày 4 tháng Mười Một như là một cuộc giải phóng khỏi tội tổ tông khủng khiếp mà trong nhiều năm làm bẩn đi hình ảnh và bản chất của Hoa Kỳ: và đó là sự nô lệ".
Theo Vatican Radio, Đức Thánh Cha có thể sẽ tham dự Thánh Lễ an táng Đức Hồng y Laghi vào ngày thứ Ba ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Tổng Thống Ý quốc Georgio Napolitano, cũng đã gửi lời chia buồn đến Tòa Thánh Vatican "để tỏ lòng tôn kính niềm say mê (của Đức Hồng y Laghi) đối với những vấn đề quốc tế to lớn".
Tổng thống Bush đau buồn vì cái chết của Cha Richard John Neuhaus
Phụng Nghi
16:39 12/01/2009
New York (Zenit) – Trong một thông điệp phổ biến sau cái chết của linh mục Richard John Neuhaus, Tổng thống George W. Bush gọi cha Neuhaus, người sáng lập tạp chí First Things, là một “nhà lãnh đạo gây hứng khởi” và là một người “bạn quý”.
Lm Richard John Neuhaus, một nhà thần học lỗi lạc và một tác gia có nhiều sáng tác, đã mất vì những biến chứng của bệnh ung thư hôm thứ Năm tuần qua, hưởng thọ 72 tuổi.
Trong điệp văn, Tổng thống Bush nói rằng cả ông và phu nhân Laura đều “đau buồn” vì cái chết của Cha Neuhaus. Tổng thống gọi cha là “một nhà lãnh đạo truyền cảm, một thần học gia đáng kính và một tác gia thành công, một người đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ Đấng Tối cao và làm cho thế giới chúng ta sống được tốt đẹp hơn.”
Tổng thống Bush nói thêm: “Ngài cũng là một người bạn cao quý, và tôi đã trân trọng những lời cố vấn cũng như hướng dẫn khôn ngoan của ngài.”
Nhiều nhà lãnh đạo Công giáo, đặc biệt là những vị phục vụ trong lãnh vực đề cao phẩm giá cuộc sống, cũng phát biểu những điều phản ảnh tương tự lời phẩm bình của Tổng thống.
Christ Slattery, chủ tịch tổ chức Expectant Mother Care (Săn sóc Bà mẹ Mang thai) và cũng là một nhà hoạt động phò sinh (pro-life), gọi cha Neuhaus là “một người Công giáo Rôma có ảnh hưởng nhất tại Hoa kỳ.”
Trong lời bình luận viết cho thông tấn xã Zenit, Stattery nói: “Ngài là một như tư tưởng sâu sắc, một nhà văn, một phát ngôn viên cho những chân lý của đức tin Công giáo. Ngài là một nhà lãnh đạo nhân quyền kiên trì, một nhà trí thức và người triệt để ủng hộ phò sinh không ai thay thế được và sẽ được tiếc thương.”
Một sự mất mát lớn lao
Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao đứng đầu tổ chức Knights of Culumbus, gọi cái chết của Cha là “một sự mất mát lớn lao cho con người thuộc mọi tôn giáo.”
Trên trang web của tổ chức Knights of Culumbus, Anderson viết: “Cha Neuhaus là một người vận động nhiệt tình và hiệu quả trong việc gìn giữ một địa vị tôn kính cho tôn giáo trong đời sống quốc gia, và là một trong những nhà trí thức Công giáo thành đạt nhất trong thời đại chúng ta.”
Ông nói thêm: “Ít có người nào đã đóng góp lớn lao ở thời điểm mấu chốt trong lịch sử chúng ta như cha Richard John Neuhaus.”
William May, thành viên cao cấp của Culture of Life Foundation (Tổ chức Văn hóa Cuộc sống), đã khen ngợi Cha vì những bài viết “có tính cách Kitô giáo sâu sắc”
Ông May phát biểu: “Từ lâu trước khi ngài theo đạo Công giáo, tôi đã được học hỏi nhiều từ những bài viết của ngài, những bài có tính chất Kitô giáo sâu sắc và thách đố về phương diện tríết học và thần học. Ngài ý thức thông suốt về tâm thức hiện đại, tâm thức hậu Kitô giáo, và hành động đầu hàng bi thảm của nhiều nhà thần học Kitô giáo – cả Tin lành lẫn Công giáo – trước một Thiên Chúa giáo bị tục hóa đã mất đi phương hướng của mình.”
Ông nói thêm: “Lòng can đảm và trí thông minh của ngài trong việc làm nổi bật lên những tư tưởng Kitô giáo chân chính trên thương trường, đã gây hứng khởi cho nhiều người.”
Lễ an táng
Joseph Bottum, biên tập viên tạp chí First Things, cho biết thánh lễ an táng Cha Neuhaus sẽ được cử hành tại thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ở New York ngày mai thứ Ba, lúc 10 giờ sáng.
Vào tối nay, lúc 7g30 cũng tại thánh đường ĐM Vô Nhiễm sẽ có nghi lễ Canh thức Cầu nguyện cho người quá vãng.
Vài dòng tiểu sử
Richard John Neuhaus sinh ngày 14 tháng 5 năm 1936 tại Pembroke, Ontario (Canada), là một trong 8 người con thuộc gia đình mà cha là mục sư đạo Lutheran.
Chính Neuhaus cũng được thụ phong làm mục sư khoảng năm 1960. Sau đó, Neuhaus di cư đến Hoa kỳ và trở thành công dân Mỹ.
Năm 1990, Neuhaus thành lập First Things, một tờ báo được Viện nghiên cứu về Tôn giáo và Đời sống Công phát hành.
Ngày 8 tháng 9 năm 1990, Neuhaus được nhận vào Giáo hội Công giáo. Năm sau, Đức Hồng y John O'Connor (1920-2000), lúc đó là tổng giám mục giáo phận New York, truyền chức linh mục cho ngài.
Cha Neuhaus là tác giả của nhiều cuốn sách, như "The Naked Public Square: Religion and Democracy in America" (1984) (Lột trần Công viên Công cộng: Tôn giáo và Dân chủ tại Mỹ), "The Catholic Moment: The Paradox of the Church in the Postmodern World" (1987) (Thời điểm Công giáo: Nghịch lý của Giáo hội trong Thế giới Hậu hiện đại), và "Catholic Matters: Confusion, Controversy, and the Splendor of Truth" (2006) (Những Vấn đề Công giáo: Lầm lẫn, Gây tranh luận, và vẻ Huy hoàng của Chân lý).
Lm Richard John Neuhaus, một nhà thần học lỗi lạc và một tác gia có nhiều sáng tác, đã mất vì những biến chứng của bệnh ung thư hôm thứ Năm tuần qua, hưởng thọ 72 tuổi.
Linh mục Richard John Neuhaus |
Trong điệp văn, Tổng thống Bush nói rằng cả ông và phu nhân Laura đều “đau buồn” vì cái chết của Cha Neuhaus. Tổng thống gọi cha là “một nhà lãnh đạo truyền cảm, một thần học gia đáng kính và một tác gia thành công, một người đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ Đấng Tối cao và làm cho thế giới chúng ta sống được tốt đẹp hơn.”
Tổng thống Bush nói thêm: “Ngài cũng là một người bạn cao quý, và tôi đã trân trọng những lời cố vấn cũng như hướng dẫn khôn ngoan của ngài.”
Nhiều nhà lãnh đạo Công giáo, đặc biệt là những vị phục vụ trong lãnh vực đề cao phẩm giá cuộc sống, cũng phát biểu những điều phản ảnh tương tự lời phẩm bình của Tổng thống.
Christ Slattery, chủ tịch tổ chức Expectant Mother Care (Săn sóc Bà mẹ Mang thai) và cũng là một nhà hoạt động phò sinh (pro-life), gọi cha Neuhaus là “một người Công giáo Rôma có ảnh hưởng nhất tại Hoa kỳ.”
Trong lời bình luận viết cho thông tấn xã Zenit, Stattery nói: “Ngài là một như tư tưởng sâu sắc, một nhà văn, một phát ngôn viên cho những chân lý của đức tin Công giáo. Ngài là một nhà lãnh đạo nhân quyền kiên trì, một nhà trí thức và người triệt để ủng hộ phò sinh không ai thay thế được và sẽ được tiếc thương.”
Một sự mất mát lớn lao
Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao đứng đầu tổ chức Knights of Culumbus, gọi cái chết của Cha là “một sự mất mát lớn lao cho con người thuộc mọi tôn giáo.”
Trên trang web của tổ chức Knights of Culumbus, Anderson viết: “Cha Neuhaus là một người vận động nhiệt tình và hiệu quả trong việc gìn giữ một địa vị tôn kính cho tôn giáo trong đời sống quốc gia, và là một trong những nhà trí thức Công giáo thành đạt nhất trong thời đại chúng ta.”
Ông nói thêm: “Ít có người nào đã đóng góp lớn lao ở thời điểm mấu chốt trong lịch sử chúng ta như cha Richard John Neuhaus.”
William May, thành viên cao cấp của Culture of Life Foundation (Tổ chức Văn hóa Cuộc sống), đã khen ngợi Cha vì những bài viết “có tính cách Kitô giáo sâu sắc”
Ông May phát biểu: “Từ lâu trước khi ngài theo đạo Công giáo, tôi đã được học hỏi nhiều từ những bài viết của ngài, những bài có tính chất Kitô giáo sâu sắc và thách đố về phương diện tríết học và thần học. Ngài ý thức thông suốt về tâm thức hiện đại, tâm thức hậu Kitô giáo, và hành động đầu hàng bi thảm của nhiều nhà thần học Kitô giáo – cả Tin lành lẫn Công giáo – trước một Thiên Chúa giáo bị tục hóa đã mất đi phương hướng của mình.”
Ông nói thêm: “Lòng can đảm và trí thông minh của ngài trong việc làm nổi bật lên những tư tưởng Kitô giáo chân chính trên thương trường, đã gây hứng khởi cho nhiều người.”
Lễ an táng
Joseph Bottum, biên tập viên tạp chí First Things, cho biết thánh lễ an táng Cha Neuhaus sẽ được cử hành tại thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ở New York ngày mai thứ Ba, lúc 10 giờ sáng.
Vào tối nay, lúc 7g30 cũng tại thánh đường ĐM Vô Nhiễm sẽ có nghi lễ Canh thức Cầu nguyện cho người quá vãng.
Vài dòng tiểu sử
Richard John Neuhaus sinh ngày 14 tháng 5 năm 1936 tại Pembroke, Ontario (Canada), là một trong 8 người con thuộc gia đình mà cha là mục sư đạo Lutheran.
Chính Neuhaus cũng được thụ phong làm mục sư khoảng năm 1960. Sau đó, Neuhaus di cư đến Hoa kỳ và trở thành công dân Mỹ.
Năm 1990, Neuhaus thành lập First Things, một tờ báo được Viện nghiên cứu về Tôn giáo và Đời sống Công phát hành.
Ngày 8 tháng 9 năm 1990, Neuhaus được nhận vào Giáo hội Công giáo. Năm sau, Đức Hồng y John O'Connor (1920-2000), lúc đó là tổng giám mục giáo phận New York, truyền chức linh mục cho ngài.
Cha Neuhaus là tác giả của nhiều cuốn sách, như "The Naked Public Square: Religion and Democracy in America" (1984) (Lột trần Công viên Công cộng: Tôn giáo và Dân chủ tại Mỹ), "The Catholic Moment: The Paradox of the Church in the Postmodern World" (1987) (Thời điểm Công giáo: Nghịch lý của Giáo hội trong Thế giới Hậu hiện đại), và "Catholic Matters: Confusion, Controversy, and the Splendor of Truth" (2006) (Những Vấn đề Công giáo: Lầm lẫn, Gây tranh luận, và vẻ Huy hoàng của Chân lý).
Top Stories
Vatican diplomat Cardinal Pio Laghi dead at 86
Nicole Winfield, AP
05:51 12/01/2009
VATICAN Jan 11, 2009 – Cardinal Pio Laghi, a longtime Vatican diplomat who went to Washington to try to dissuade U.S. President George W. Bush from launching the 2003 invasion of Iraq, has died. He was 86.
Laghi died Saturday evening at a Rome hospital where he had been treated for some time, Vatican Radio said.
Pope John Paul II tapped Laghi, a former envoy to Washington, in 2003 to meet with President George W. Bush on the eve of the war. Laghi was trying to prevent what he said was a morally and legally unjustified invasion.
Laghi, who had been friendly with the Bush family, delivered a letter from John Paul and pressed Bush on whether he was doing everything to avert war.
"You might start and you don't know how to end it," Laghi said at the time.
The Italian-born Laghi had a long career in the Vatican diplomatic corps, serving first in Nicaragua in 1952. He was dispatched to India, Jerusalem and the Palestinian territories, Cyprus, Greece and Argentina before being named envoy to Washington in 1980.
At the time, there were no formal diplomatic relations between the United States and the Holy See; Laghi oversaw the establishment of ties in 1984 and remained as the Vatican's permanent diplomatic representative there until he was recalled to Rome.
President Bush and his wife sent condolences to Pope Benedict XVI and all Catholics.
"Cardinal Laghi was a friend who, in his more than 60 years of service to the Catholic Church, worked tirelessly for peace and justice in our world. As the Papal Nuncio to the United States during the final years of the Cold War, and in his many other assignments, Cardinal Laghi always strove to unite people of all religions and promote reconciliation, religious freedom, and tolerance," Bush said in a statement.
Laghi was named a cardinal in 1991.
John Paul dispatched Laghi to Israel and the Palestinian territories in 2001 with a personal message calling for a cease-fire and resumption of peace talks.
Up to a few weeks before his death, Laghi continued to keep on top of current events. At a December panel in which he participated via video conference, he praised the election of Barack Obama as U.S. president.
"I think you can consider what happened on Nov. 4 as a liberation from that horrendous original sin which for so many years stained the image and nature of the United States: and that is slavery," Vatican Radio quoted him as saying.
The pope is expected to participate in a funeral service for Laghi on Tuesday in St. Peter's Basilica, Vatican Radio said.
The Italian president, Georgio Napolitano, sent his condolences to the Vatican, "paying homage to (Laghi's) passion for great international issues."
Laghi died Saturday evening at a Rome hospital where he had been treated for some time, Vatican Radio said.
Pope John Paul II tapped Laghi, a former envoy to Washington, in 2003 to meet with President George W. Bush on the eve of the war. Laghi was trying to prevent what he said was a morally and legally unjustified invasion.
Laghi, who had been friendly with the Bush family, delivered a letter from John Paul and pressed Bush on whether he was doing everything to avert war.
"You might start and you don't know how to end it," Laghi said at the time.
The Italian-born Laghi had a long career in the Vatican diplomatic corps, serving first in Nicaragua in 1952. He was dispatched to India, Jerusalem and the Palestinian territories, Cyprus, Greece and Argentina before being named envoy to Washington in 1980.
At the time, there were no formal diplomatic relations between the United States and the Holy See; Laghi oversaw the establishment of ties in 1984 and remained as the Vatican's permanent diplomatic representative there until he was recalled to Rome.
President Bush and his wife sent condolences to Pope Benedict XVI and all Catholics.
"Cardinal Laghi was a friend who, in his more than 60 years of service to the Catholic Church, worked tirelessly for peace and justice in our world. As the Papal Nuncio to the United States during the final years of the Cold War, and in his many other assignments, Cardinal Laghi always strove to unite people of all religions and promote reconciliation, religious freedom, and tolerance," Bush said in a statement.
Laghi was named a cardinal in 1991.
John Paul dispatched Laghi to Israel and the Palestinian territories in 2001 with a personal message calling for a cease-fire and resumption of peace talks.
Up to a few weeks before his death, Laghi continued to keep on top of current events. At a December panel in which he participated via video conference, he praised the election of Barack Obama as U.S. president.
"I think you can consider what happened on Nov. 4 as a liberation from that horrendous original sin which for so many years stained the image and nature of the United States: and that is slavery," Vatican Radio quoted him as saying.
The pope is expected to participate in a funeral service for Laghi on Tuesday in St. Peter's Basilica, Vatican Radio said.
The Italian president, Georgio Napolitano, sent his condolences to the Vatican, "paying homage to (Laghi's) passion for great international issues."
Hanoi's Court of Appeal will hear the Thai Ha case.
Thuy Huong
20:15 12/01/2009
Feeling they have been unjustly imposed with a sentence they didn't deserve, all eight Catholic defendants of Thai Ha have appealed their case to the Appellate court of Hanoi which on Jan 8, 2009 agreed to hear their case (file number 50/HSPT dated 1/8/2009) and the new date for the hearing will be set within two months from the time the Appellate Court has accepted their file.
The appeal was brought up as a result of an unjust guilty verdict given to all eight Thai Ha parishioners for their roles in what the prosecution described as "disorderly conduct" and” damaging state's property" by the Ba Dinh People's Court without allowing any logical evidence from the defense team to surface in court. The verdict was followed by a surprisingly light sentences ranging from 12 -17 month stayed prison terms, not to include one administrative warning. The defendants, however, wouldn't view it as an unprecedented leniency -thank to the publicity gaining from worldwide coverage of the trial - They simply wanted the truth and exoneration for their alleged crime. The court of appeal therefore would be the next and final step for them to accomplish that goal.
Another factor which contributed to the decision of bringing the case all the way to the Appellate court of Hanoi was the unethical coverage of the state -media during and after the trial. According to the defendants and witnesses, all eight defendants had pleaded not guilty in the open court. The state media, namely New Hanoi News and Vietnam Television 1 on the contrary had knowingly and deliberately reported them as "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law". To this malpractice there have been two law suits pending on both News outlets in order for the whole world to see how unethical and incredible Vietnam state-media truly are!
Redemptorist spokesperson, Fr. Nguyen Van Khai, had told VietCatholic News the Appeal has been filed with the Dong Da People's court since Dec23,2008 which then forwarded the case to the Hanoi People's Court, but their appeal was not even considered by Hanoi's People Court until Jan 8, 2009 when Le Tran Luat, the defense attorney for the respondents came to obtain a certificate of representation and made known to the court of how serious the defendants' intention was in pursuing their rights to be tried with due process.
The appeal was brought up as a result of an unjust guilty verdict given to all eight Thai Ha parishioners for their roles in what the prosecution described as "disorderly conduct" and” damaging state's property" by the Ba Dinh People's Court without allowing any logical evidence from the defense team to surface in court. The verdict was followed by a surprisingly light sentences ranging from 12 -17 month stayed prison terms, not to include one administrative warning. The defendants, however, wouldn't view it as an unprecedented leniency -thank to the publicity gaining from worldwide coverage of the trial - They simply wanted the truth and exoneration for their alleged crime. The court of appeal therefore would be the next and final step for them to accomplish that goal.
Another factor which contributed to the decision of bringing the case all the way to the Appellate court of Hanoi was the unethical coverage of the state -media during and after the trial. According to the defendants and witnesses, all eight defendants had pleaded not guilty in the open court. The state media, namely New Hanoi News and Vietnam Television 1 on the contrary had knowingly and deliberately reported them as "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law". To this malpractice there have been two law suits pending on both News outlets in order for the whole world to see how unethical and incredible Vietnam state-media truly are!
Redemptorist spokesperson, Fr. Nguyen Van Khai, had told VietCatholic News the Appeal has been filed with the Dong Da People's court since Dec23,2008 which then forwarded the case to the Hanoi People's Court, but their appeal was not even considered by Hanoi's People Court until Jan 8, 2009 when Le Tran Luat, the defense attorney for the respondents came to obtain a certificate of representation and made known to the court of how serious the defendants' intention was in pursuing their rights to be tried with due process.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa có thêm một tân linh mục
Phụng Nghi
03:58 12/01/2009
New Orleans – Sáng hôm qua thứ Bẩy ngày 10 tháng giêng, lúc 10 giờ, Đức giám mục John H. Ricard giáo phận Pensacola-Tallahassee (Florida) đã cử hành thánh lễ phong chức linh mục cho thày Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, và chức Phó tế cho thày Giuse Nguyễn Văn Minh tại nhà thờ Giáo xứ Resurrection of Our Lord ở New Orleans, tiểu bang Louisina. Cả hai thày đều là tu sĩ thuộc Tu đoàn Tông đồ Giáo sĩ Nhà Chúa (Domus Dei Clerical Society of Apostolic Life).
Tên của tu đoàn này có lẽ còn xa lạ với một số giáo dân trong cộng đồng Công giáo Việt, nhưng nhà dòng đã có một lịch sử lâu dài gắn bó với đời sống của Giáo hội Việt nam, vì nguồn gốc của dòng là Hội Thày Giảng, đã được các vị thừa sai thành lập từ những thế kỷ trước, quy tụ những tu sĩ sống gần gũi với các linh mục tại xứ đạo để trợ giúp các ngài trong những công tác mục vụ và truyền giáo. Trong số rất nhiều vị tử đạo xuất thân là thày giảng đã có 16 vị được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988, một số vị này chúng ta rất quen tên, như thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Giuse Nguyễn Duy Khang… vì đã được dùng đặt cho một số trường học Công giáo trước năm 1975.
Được biết thân phụ của tân linh mục Đoàn Hoàng Khôi Anh, ông Đoàn Khôi, cũng là một nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài thánh ca, và một số nhạc bản đã được ca đoàn Gloria thuôc Giáo xứ Maria Nữ vương Việt nam hợp xướng ngay trong thánh lễ truyền chức và cũng được chính tác giả trình bày trong tiệc mừng tân linh mục tại nhà hàng Seafood Palace sau đó. Song thân của thày Phó tế Nguyễn văn Minh là ông bà Nguyễn văn Thanh cũng hiện diện trong thánh lễ truyền chức.
Sáng hôm nay, Chủ nhật 11 tháng giêng, tân linh mục đã dâng thánh lễ mở tay tai trụ sở của Tu đoàn tại 13401 North Lemans St, New Orleans. Trụ sở này đã bị thiệt hại nặng nề do trận bão Katrina, nhưng đến nay đã được sửa chữa, trùng tu. Mỗi năm, Tu đoàn đều đào tạo thêm linh mục và tu sĩ cho Giáo hội. Một số linh mục do Tu đoàn đào tạo nay đang phục vụ tại các giáo xứ ở Hoa kỳ.
Tên của tu đoàn này có lẽ còn xa lạ với một số giáo dân trong cộng đồng Công giáo Việt, nhưng nhà dòng đã có một lịch sử lâu dài gắn bó với đời sống của Giáo hội Việt nam, vì nguồn gốc của dòng là Hội Thày Giảng, đã được các vị thừa sai thành lập từ những thế kỷ trước, quy tụ những tu sĩ sống gần gũi với các linh mục tại xứ đạo để trợ giúp các ngài trong những công tác mục vụ và truyền giáo. Trong số rất nhiều vị tử đạo xuất thân là thày giảng đã có 16 vị được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988, một số vị này chúng ta rất quen tên, như thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Giuse Nguyễn Duy Khang… vì đã được dùng đặt cho một số trường học Công giáo trước năm 1975.
Được biết thân phụ của tân linh mục Đoàn Hoàng Khôi Anh, ông Đoàn Khôi, cũng là một nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài thánh ca, và một số nhạc bản đã được ca đoàn Gloria thuôc Giáo xứ Maria Nữ vương Việt nam hợp xướng ngay trong thánh lễ truyền chức và cũng được chính tác giả trình bày trong tiệc mừng tân linh mục tại nhà hàng Seafood Palace sau đó. Song thân của thày Phó tế Nguyễn văn Minh là ông bà Nguyễn văn Thanh cũng hiện diện trong thánh lễ truyền chức.
Sáng hôm nay, Chủ nhật 11 tháng giêng, tân linh mục đã dâng thánh lễ mở tay tai trụ sở của Tu đoàn tại 13401 North Lemans St, New Orleans. Trụ sở này đã bị thiệt hại nặng nề do trận bão Katrina, nhưng đến nay đã được sửa chữa, trùng tu. Mỗi năm, Tu đoàn đều đào tạo thêm linh mục và tu sĩ cho Giáo hội. Một số linh mục do Tu đoàn đào tạo nay đang phục vụ tại các giáo xứ ở Hoa kỳ.
Thư Mục Vụ giáo phận Thanh Hóa nhân dịp Tết Kỷ Sửu
+ GM Giuse Nguyễn chí Linh
17:15 12/01/2009
Thanh hoá ngày 10-01-2009
Anh chị em thân mến,
Theo truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt nam, Tết là dịp đoàn tụ, gặp gỡ để biểu lộ tình cảm gia đình, bạn bè, ân nghĩa. Trong tinh thần đó, trước những giờ phút linh thiêng đón chào năm mới Kỷ Sửu 2009, tôi gửi lời chào đầu tiên của tôi đến từng nhà, từng người, từng giáo xứ, từng cộng đoàn và toàn giáo phận.
Tôi cầu chúc các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, ứng sinh tràn đầy sinh lực Chúa Xuân - Đấng đã kêu gọi chúng ta chăm sóc vườn nho xinh tốt của Người. Tôi cầu chúc anh chị em giáo dân thịnh đạt vật chất lẫn tinh thần. Tôi cầu chúc các bậc cao niên sức khoẻ trường thọ, sum vầy con cháu. Tôi cầu chúc bậc phụ huynh giữ được nề nếp gia phong. Tôi cầu chúc người thành công giữ vững được cơ nghiệp. Tôi cầu chúc người sầu khổ, thất bại, tật nguyền, đau yếu tìm lại được hy vọng và nghị lực. Tôi chia xẻ niềm vui nỗi buồn của người tha phương trở về. Cha cầu chúc giới trẻ và thiếu nhi chúng con luôn ý thức trách nhiệm đối với tương lai bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Trước thềm Năm mới, tôi cũng kêu gọi anh chị em tích cực hưởng ứng và thực thi tinh thần thư mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong việc “chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình” (thư chung 2007 số 38), làm thế nào để mọi thành viên ý thức rằng “nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển” (thư chung 2008, số 3). Năm nay cũng là Năm Thánh kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Thánh Phaolô. Xin anh chị em hãy đặc biệt suy niệm và sống giáo huấn của vị Tông Đồ đầy nhiệt huyết này, nhất là giáo huấn về gia đình của người.
Tôi đặc biệt nhắc nhở anh chị em hãy đề cao cảnh giác về hai mối nguy nghiện hút và sida. Đó là những tệ nạn huỷ hoại con người và làm tan nát gia đình và suy yếu xã hội.
Tôi ước ao nhưng rất tiếc không thể hiện diện bên cạnh anh chị em trong những ngày đầu xuân. Nhưng với tư cách là người cha giáo phận tôi luôn yêu thương và hiệp thông tinh thần với anh chị em, nhất là trong những thánh lễ đầu năm mới. Và một lần nữa, tôi cầu chúc mọi người một mùa Xuân và một năm mới đạt sở nguyện.
Thân ái trong Chúa Kitô.
Giám mục giáo phận Thanh hoá.
Anh chị em thân mến,
Theo truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt nam, Tết là dịp đoàn tụ, gặp gỡ để biểu lộ tình cảm gia đình, bạn bè, ân nghĩa. Trong tinh thần đó, trước những giờ phút linh thiêng đón chào năm mới Kỷ Sửu 2009, tôi gửi lời chào đầu tiên của tôi đến từng nhà, từng người, từng giáo xứ, từng cộng đoàn và toàn giáo phận.
Tôi cầu chúc các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, ứng sinh tràn đầy sinh lực Chúa Xuân - Đấng đã kêu gọi chúng ta chăm sóc vườn nho xinh tốt của Người. Tôi cầu chúc anh chị em giáo dân thịnh đạt vật chất lẫn tinh thần. Tôi cầu chúc các bậc cao niên sức khoẻ trường thọ, sum vầy con cháu. Tôi cầu chúc bậc phụ huynh giữ được nề nếp gia phong. Tôi cầu chúc người thành công giữ vững được cơ nghiệp. Tôi cầu chúc người sầu khổ, thất bại, tật nguyền, đau yếu tìm lại được hy vọng và nghị lực. Tôi chia xẻ niềm vui nỗi buồn của người tha phương trở về. Cha cầu chúc giới trẻ và thiếu nhi chúng con luôn ý thức trách nhiệm đối với tương lai bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội.
Trước thềm Năm mới, tôi cũng kêu gọi anh chị em tích cực hưởng ứng và thực thi tinh thần thư mục vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong việc “chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình” (thư chung 2007 số 38), làm thế nào để mọi thành viên ý thức rằng “nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và xã hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển” (thư chung 2008, số 3). Năm nay cũng là Năm Thánh kỷ niệm sinh nhật thứ 2000 của Thánh Phaolô. Xin anh chị em hãy đặc biệt suy niệm và sống giáo huấn của vị Tông Đồ đầy nhiệt huyết này, nhất là giáo huấn về gia đình của người.
Tôi đặc biệt nhắc nhở anh chị em hãy đề cao cảnh giác về hai mối nguy nghiện hút và sida. Đó là những tệ nạn huỷ hoại con người và làm tan nát gia đình và suy yếu xã hội.
Tôi ước ao nhưng rất tiếc không thể hiện diện bên cạnh anh chị em trong những ngày đầu xuân. Nhưng với tư cách là người cha giáo phận tôi luôn yêu thương và hiệp thông tinh thần với anh chị em, nhất là trong những thánh lễ đầu năm mới. Và một lần nữa, tôi cầu chúc mọi người một mùa Xuân và một năm mới đạt sở nguyện.
Thân ái trong Chúa Kitô.
Giám mục giáo phận Thanh hoá.
Lễ đặt viên đá nhà thờ Mépu thuộc giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguễn Hữu An
17:25 12/01/2009
LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ NHÀ THỜ MÉPU.
PHAN THIẾT - Giữa cánh đồng lúa bao la, bát ngát một màu xanh, nhà thờ Mêpu lẽ loi trơ trọi. Khách hành hương đi viếng Đức Mẹ Tàpao qua ngã Ba Ông Đồn hay Ngã ba cô đơn, khi ngang qua Mêpu đều ngậm ngùi xót xa. Nhà thờ trông như cái chòi chứa đất sét chuẩn bị nhồi nung gạch. Có lẽ còn thua những kho chứa gạch mới nung của những lò gạch Tunel quanh vùng này. Khung sắt tiền chế cũ kỷ phủ quanh mấy tấm bạt đã te tua, mấy chục cái ghế nhựa ọp ẹp, chỉ có cái bàn thờ gỗ là chắc chắn. Bà con giáo dân dự lễ kinh hạt hàng ngày, các em học giáo lý, các hội đoàn sinh hoạt nơi “chòi thờ” ấy từ những tháng ngày qua. Họ khao khát một Nhà thờ mới khang trang để thờ phượng Chúa. Ước mơ cũng như làn sương mỏng. Từ những hạt sương mờ bụi, rồi dần dần đọng lên thành hạt sương sũng nước. Khi thời gian chín tới, những hạt sương sũng nước ấy trĩu nặng cho cọng lá thu trên cành rơi xuống. Đó là lúc ước mơ thành sự thật. Bền bỉ kiên nhẫn thì hơi sương của mơ ước rũ nặng cho cánh lá thu phải rơi xuống thành trái.
Việc gì đến thì tự nó sẽ đến. Sau 49 năm định cư, giáo dân vùng Mêpu, Huyện Đức Linh mới có một thánh lễ lớn như hôm nay 12.1.2009. Nhạc nhộn nhịp. Cờ quạt xanh đỏ giăng khắp lối. Bà con giáo dân có dịp mặc quần áo đẹp để đón khách, đon đả vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Chiêng trống liên hồi, lâu lắm mới có dịp rôn ràng với mọi người.
ĐGM Phan Thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đến dâng lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ Mêpu. Có 20 linh mục đồng tế, một ít Nữ tu và khoảng 3000 khách mời hiệp thông cầu nguyện.
Từ năm 1960, có khoảng 800 giáo dân di dân từ Quãng Nam, Quảng Trị đến Mêpu, Đức Linh lập nghiệp. Việc quan trọng đầu tiên là bà con dựng một nhà nguyện làm nơi cầu nguyện kinh hạt. Cha Giuse Hoàng Kim Điền quản xứ Huy Khiêm tới dâng lễ mỗi ngày Chúa Nhật.
Đến năm 1962, cha Antôn Mai Khắc Cảnh làm chánh xứ tiên khởi. Ngài cùng bà con xây dựng một nhà thờ mới trên thửa đất 13 mẫu của giáo xứ.
Tháng 11 năm 1964, do chiến tranh khốc liệt, Cha Cảnh chuyển về Giáo xứ Gia An, giáo dân di tản tứ phương để tránh bom đạn. Nhà thờ cô liêu, rêu phong, hoang phế. Cộng đoàn tan tác, bơ vơ.
Sau năm 1975, mọi người lục đục trở về quê cũ. Nhà thờ chỉ còn là đống tro tàn. Đất đai mênh mông của giáo xứ đã bị trưng thu thuộc về hợp tác xã nông nghiệp. Cánh đồng Mêpu là vựa lúa của Đức Linh. Hợp tác xã Mêpu vang bóng một thời khoán sản phẩm. Đoàn chiên Chúa không nơi thờ phượng cũng chẳng có chủ chăn. Muốn dự lễ Chúa Nhật, lễ trọng, bà con giáo dân phải đi xa hơn 20 cây số, đến nhà thờ Võ Đắt, Gia An hay Phương Lâm bằng xe đạp thồ hoặc đi bộ.
Năm 1977, nhiều bà con từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đi kinh tế mới đến Mêpu sinh sống. Giáo dân lên đến 1.100 người. Mọi sinh hoạt tôn giáo gồm nhiều số không: không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ, không thánh lễ, không đọc kinh chung, không học giáo lý…
Từ năm 1990, giáo dân bắt đầu quy tụ thành một giáo họ thuộc giáo xứ Võ Đắt. Bà con phải lén lút tập trung đọc kinh và phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật. Địa điểm phải thay đổi thường xuyên.
Năm 1994 nhờ sự quan tâm và hy sinh của Cha xứ Fx Phạm Quyền và các Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Antôn Lê Minh Tuấn, Fx Đặng Hùng Tân, Cha Fx Hồ Xuân Hùng mà giáo dân bắt đầu lãnh nhận các bí tích.
Đến năm 1997, vì giáo dân ngày càng đông, Cha xứ Phạm Quyền phải nhờ sân nhà anh Hồ Quốc Khánh để dâng lễ Chúa Nhật, lễ trọng. Đức tin giáo dân được nuôi dưỡng và vững mạnh nhờ thánh lễ và các bí tích. Tuy âm thầm nhưng là sức sống mãnh liệt. Tôi có dịp cùng các cha trong giáo hạt đến vùng này để ban bí tích hoà giải “chui”. Nhiều câu chuyện lạ có thật trở thành những kỷ niệm đẹp thú vị.
Qua mấy năm dâng lễ ngoài sân. Mưa rơi nắng đổ gió lùa, biết bao là truân chuyên để giáo dân giữ đạo Chúa. Năm 2000, Cha Hoàng dựng khung sắt tiền chế để bà con dự lễ tránh mưa nắng. Chính quyền tịch thu ngay cho vào kho bãi.
Giáo xứ Võ Xu được thành lập. Giáo họ Mêpu trực thuộc từ tháng 11 năm 2006. Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Hạnh và Cha JB Trần Văn Thuyết, Cha Phêrô Đặng Hữu Châu, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Khôi thay nhau đến dâng lễ.
Đến tháng 11 năm 2007, chính quyền địa phương mới công nhận ban điều hành giáo họ và chấp thuận để giáo dân mua 3600m2 đất ruộng xây nhà thờ. Ruộng sâu nên phải đổ hơn 5000m3 đất tạo mặt bằng. Đầu năm 2008, chính quyền trả lại khung sắt tiền chế đã mục nát. Bà con sơn phết lại đôi chút, dựng lên, lợp tole, chắn bạt chung quanh thành nhà nguyện tạm làm nơi thờ phượng Chúa, học giáo lý, hội họp và sinh hoạt các đoàn thể hơn một năm qua.
Lễ đặt viên đá là bước khởi đầu cho niềm hy vọng một giáo xứ hồi sinh và phát triển.
Như lời vị đại diện giáo dân cám ơn cuối lễ. 49 năm trời chẳng là gì so với dòng lịch sử nhân loại. Nhưng với chúng con đó là một khoảng thời gian dài đăng đẵng, có lúc đã tưởng chừng như dài đến vô tận, cái dài của trông mong và chờ đợi, của khắc khoải và âu lo. Nói như thế là chúng con muốn nói rằng: chúng con hôm nay thật sung sướng vì Tình Thương Chúa đã chan hòa trên chúng con, giáo họ chúng con hôm nay lại có một khởi đầu mới đầy hân hoan và hy vọng.Mặc dầu thế, chúng con cũng biết việc xây dựng Nhà Chúa, xây dựng cộng đoàn hôm nay mới chỉ là khởi đầu. Phía trước chúng con là chặng đường dài khó khăn, gian lao và vất vả…Nhưng tin vào Chúa quan phòng cùng với sự chăn dắt của Cha xứ, sự nâng đỡ của Đức Cha, của quý Cha, quý vị và nhờ lòng quảng đại của các Ân Nhân xa gần, giáo họ chúng con nguyện hết sức cố gắng, chung sức chung lòng xây dựng Nhà Chúa và xây dựng giáo họ.
Tin tưởng và hy vọng về ngôi thánh đường mới, một trang sử mới sẽ mở ra cho miền đất Mêpu bao la cánh đồng lúa. Mong mọi người thêm lời cầu nguyện và giúp đỡ để nơi đây có đựoc ngôi thánh đường như lòng hằng mong ước.
PHAN THIẾT - Giữa cánh đồng lúa bao la, bát ngát một màu xanh, nhà thờ Mêpu lẽ loi trơ trọi. Khách hành hương đi viếng Đức Mẹ Tàpao qua ngã Ba Ông Đồn hay Ngã ba cô đơn, khi ngang qua Mêpu đều ngậm ngùi xót xa. Nhà thờ trông như cái chòi chứa đất sét chuẩn bị nhồi nung gạch. Có lẽ còn thua những kho chứa gạch mới nung của những lò gạch Tunel quanh vùng này. Khung sắt tiền chế cũ kỷ phủ quanh mấy tấm bạt đã te tua, mấy chục cái ghế nhựa ọp ẹp, chỉ có cái bàn thờ gỗ là chắc chắn. Bà con giáo dân dự lễ kinh hạt hàng ngày, các em học giáo lý, các hội đoàn sinh hoạt nơi “chòi thờ” ấy từ những tháng ngày qua. Họ khao khát một Nhà thờ mới khang trang để thờ phượng Chúa. Ước mơ cũng như làn sương mỏng. Từ những hạt sương mờ bụi, rồi dần dần đọng lên thành hạt sương sũng nước. Khi thời gian chín tới, những hạt sương sũng nước ấy trĩu nặng cho cọng lá thu trên cành rơi xuống. Đó là lúc ước mơ thành sự thật. Bền bỉ kiên nhẫn thì hơi sương của mơ ước rũ nặng cho cánh lá thu phải rơi xuống thành trái.
Việc gì đến thì tự nó sẽ đến. Sau 49 năm định cư, giáo dân vùng Mêpu, Huyện Đức Linh mới có một thánh lễ lớn như hôm nay 12.1.2009. Nhạc nhộn nhịp. Cờ quạt xanh đỏ giăng khắp lối. Bà con giáo dân có dịp mặc quần áo đẹp để đón khách, đon đả vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Chiêng trống liên hồi, lâu lắm mới có dịp rôn ràng với mọi người.
ĐGM Phan Thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đến dâng lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ Mêpu. Có 20 linh mục đồng tế, một ít Nữ tu và khoảng 3000 khách mời hiệp thông cầu nguyện.
Từ năm 1960, có khoảng 800 giáo dân di dân từ Quãng Nam, Quảng Trị đến Mêpu, Đức Linh lập nghiệp. Việc quan trọng đầu tiên là bà con dựng một nhà nguyện làm nơi cầu nguyện kinh hạt. Cha Giuse Hoàng Kim Điền quản xứ Huy Khiêm tới dâng lễ mỗi ngày Chúa Nhật.
Đến năm 1962, cha Antôn Mai Khắc Cảnh làm chánh xứ tiên khởi. Ngài cùng bà con xây dựng một nhà thờ mới trên thửa đất 13 mẫu của giáo xứ.
Tháng 11 năm 1964, do chiến tranh khốc liệt, Cha Cảnh chuyển về Giáo xứ Gia An, giáo dân di tản tứ phương để tránh bom đạn. Nhà thờ cô liêu, rêu phong, hoang phế. Cộng đoàn tan tác, bơ vơ.
Sau năm 1975, mọi người lục đục trở về quê cũ. Nhà thờ chỉ còn là đống tro tàn. Đất đai mênh mông của giáo xứ đã bị trưng thu thuộc về hợp tác xã nông nghiệp. Cánh đồng Mêpu là vựa lúa của Đức Linh. Hợp tác xã Mêpu vang bóng một thời khoán sản phẩm. Đoàn chiên Chúa không nơi thờ phượng cũng chẳng có chủ chăn. Muốn dự lễ Chúa Nhật, lễ trọng, bà con giáo dân phải đi xa hơn 20 cây số, đến nhà thờ Võ Đắt, Gia An hay Phương Lâm bằng xe đạp thồ hoặc đi bộ.
Năm 1977, nhiều bà con từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đi kinh tế mới đến Mêpu sinh sống. Giáo dân lên đến 1.100 người. Mọi sinh hoạt tôn giáo gồm nhiều số không: không nhà thờ, không linh mục, không tu sĩ, không thánh lễ, không đọc kinh chung, không học giáo lý…
Từ năm 1990, giáo dân bắt đầu quy tụ thành một giáo họ thuộc giáo xứ Võ Đắt. Bà con phải lén lút tập trung đọc kinh và phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật. Địa điểm phải thay đổi thường xuyên.
Năm 1994 nhờ sự quan tâm và hy sinh của Cha xứ Fx Phạm Quyền và các Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Antôn Lê Minh Tuấn, Fx Đặng Hùng Tân, Cha Fx Hồ Xuân Hùng mà giáo dân bắt đầu lãnh nhận các bí tích.
Đến năm 1997, vì giáo dân ngày càng đông, Cha xứ Phạm Quyền phải nhờ sân nhà anh Hồ Quốc Khánh để dâng lễ Chúa Nhật, lễ trọng. Đức tin giáo dân được nuôi dưỡng và vững mạnh nhờ thánh lễ và các bí tích. Tuy âm thầm nhưng là sức sống mãnh liệt. Tôi có dịp cùng các cha trong giáo hạt đến vùng này để ban bí tích hoà giải “chui”. Nhiều câu chuyện lạ có thật trở thành những kỷ niệm đẹp thú vị.
Qua mấy năm dâng lễ ngoài sân. Mưa rơi nắng đổ gió lùa, biết bao là truân chuyên để giáo dân giữ đạo Chúa. Năm 2000, Cha Hoàng dựng khung sắt tiền chế để bà con dự lễ tránh mưa nắng. Chính quyền tịch thu ngay cho vào kho bãi.
Giáo xứ Võ Xu được thành lập. Giáo họ Mêpu trực thuộc từ tháng 11 năm 2006. Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Hạnh và Cha JB Trần Văn Thuyết, Cha Phêrô Đặng Hữu Châu, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Khôi thay nhau đến dâng lễ.
Đến tháng 11 năm 2007, chính quyền địa phương mới công nhận ban điều hành giáo họ và chấp thuận để giáo dân mua 3600m2 đất ruộng xây nhà thờ. Ruộng sâu nên phải đổ hơn 5000m3 đất tạo mặt bằng. Đầu năm 2008, chính quyền trả lại khung sắt tiền chế đã mục nát. Bà con sơn phết lại đôi chút, dựng lên, lợp tole, chắn bạt chung quanh thành nhà nguyện tạm làm nơi thờ phượng Chúa, học giáo lý, hội họp và sinh hoạt các đoàn thể hơn một năm qua.
Lễ đặt viên đá là bước khởi đầu cho niềm hy vọng một giáo xứ hồi sinh và phát triển.
Như lời vị đại diện giáo dân cám ơn cuối lễ. 49 năm trời chẳng là gì so với dòng lịch sử nhân loại. Nhưng với chúng con đó là một khoảng thời gian dài đăng đẵng, có lúc đã tưởng chừng như dài đến vô tận, cái dài của trông mong và chờ đợi, của khắc khoải và âu lo. Nói như thế là chúng con muốn nói rằng: chúng con hôm nay thật sung sướng vì Tình Thương Chúa đã chan hòa trên chúng con, giáo họ chúng con hôm nay lại có một khởi đầu mới đầy hân hoan và hy vọng.Mặc dầu thế, chúng con cũng biết việc xây dựng Nhà Chúa, xây dựng cộng đoàn hôm nay mới chỉ là khởi đầu. Phía trước chúng con là chặng đường dài khó khăn, gian lao và vất vả…Nhưng tin vào Chúa quan phòng cùng với sự chăn dắt của Cha xứ, sự nâng đỡ của Đức Cha, của quý Cha, quý vị và nhờ lòng quảng đại của các Ân Nhân xa gần, giáo họ chúng con nguyện hết sức cố gắng, chung sức chung lòng xây dựng Nhà Chúa và xây dựng giáo họ.
Tin tưởng và hy vọng về ngôi thánh đường mới, một trang sử mới sẽ mở ra cho miền đất Mêpu bao la cánh đồng lúa. Mong mọi người thêm lời cầu nguyện và giúp đỡ để nơi đây có đựoc ngôi thánh đường như lòng hằng mong ước.
Thánh Lễ đồng tế đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường xứ Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn, Saigon
Phủ Cam
17:43 12/01/2009
SAIGÒN - 9 giờ sáng ngày 10.01.2009 cộng đồng giáo dân xứ Trung Mỹ Tây đón tiếp chào mừng Đức Giám Mục phụ tá lần đầu tiên đến thăm giáo xứ và chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng hà thờ mới Trung Mỹ Tây, sau hơn 50 năm tồn tại và rất xuống cấp, nhà thờ nghèo cuối cùng của hạt Hóc Môn được xây dựng trong hòan cảnh kinh tế rất khó khăn.
Xem hình ảnh buổi lễ
Cùng đồng tế với Đức cha Khảm còn có Đức cha Trần xuân Tiếu, GM Long Xuyên, nguyên quán xứ Phú Ốc và sinh sống từ nhỏ tới lớn ở xứ Trung Mỹ Tây này, cùng một số các linh mục đồng hương Phú Ốc và 20 linh mục khác gồm cha hạt trưởng Trung Chánh, cha sở Trí và các cha cựu quản xứ, các cha bạn...
Thánh lễ rất trọng thể với lễ phục vàng, ca đòan hát hay và ban kèn đồng rôm rả... và hàng ngàn giáo dân cùng qúy khách gần xa tham dự. Sĩ số giáo dân hiện tại vào khoảng 4000 người.
Một đôi nét về hình thành và phát triển xứ Trung Mỹ Tây:
1. Thời kỳ lập xứ: giáo dân là di dân thuộc xứ Phú Ốc Nam Định và Cẩm Bối, Kẻ Non HàNam, thuộc TGP Hànội.Cha cố Phêrô Đặng chánh Tế, kiêm thày thuốc với quả lắc hiệu nghiệm... chăm sóc từ lúc di cư... tìm thấy mạch nuớc ngầm tốt ở Trung Mỹ Tâynên định cư luôn ở đây... Ưu tiên xây dựng ngôi nhà ván và tôn cho thỏa nhu cầu tâm linh nơi xứ lạ quê người. Lấy tên ghép 2 xứ ban đầu lại là Phú – Cẩm. Chọn lễ Thánh Gia làm bổn mạng. Xứ Phú Ốc nổi tiếng có nhiều Linh Mục trên 30 vị ở trong nước va hải ngọai: như Đức cha Tiếu, Cha cố Bật, cha Trinh, cha Thiện, Cha Cao ở Đồng Tiến SG, cha Tiến ở Thiện Lâm Dalat, Cha Lưu ở Nam Hòa, Cha Thụy ở Binh Đông, Cha Hùng ở Phaolô Ngã Bảy, Cha Cương ỏ Hàng Bột, cha Trần duy Lương cha chính xứ Chính tòa Hà nội, Cha Viên ở Vĩnh Trị, cha Trí và cha Thực mới chịu chức. Ở Mỹ có cha Bắc Hải ở New Orleans, cha Lực ở Bernadino, cha Liêm, Châu Sơn ở Áo, cha Trang ở Đức... và thày Đại dòng SDB, chị Trung Chi Là nữ Salesienne và nhiều tu si nam và nữ... Xứ Phú ở ngay cạnh Pháp Trường Bảy Mẫu Nam Định nên được các thánh TĐVN phù hộ đặc biệt mới có nhiều ơn gọi như thế!!!. Xứ Cẩm Bối có ông Đỗ văn Liêm đang làm chủ tịch Hội Ái Hữu TGP Hà Nội ở Hải ngọai.
Các cha xứ của Trung Mỹ Tây như sau:
1.Cha Phêrô Đặng chánh Tế truởng trại di cư 1954-1987
2.Cha Antôn Trần huy Ất từ 1957-1958
3.Cha Phêrô Trần ngọc Thục (bác của ông Trần khắc Lục, Mỹ) từ 1958-1959 rồi lần II 1960-1963.
4.Cha Lê trung Độ (Hướng Đạo CG) 1959-1960
5.Cha Giuse Đỗ trọng Tấn (quê Tân Độ, giáo sư Piô XII)1963-1992
6.Cha Đaminh Vũ ngọc Thủ (hiện là cha sở Hàng Xanh)1992-1995
7.Cha Giuse Trần văn Phước (gốc Huế, ) 1995-1998
8.Cha Phêrô Phạm văn Tân (dòng Bosco) 1999-2003
9.Cha Giuse Trần thành Công (nay ở Tân Hưng) 2003-2008
10.Cha Giuse Nguyễn đức Trí (phó Đồng Tiến, họ Giuse) nhận xứ 24.4.2008 đến nay.
Giáo xứ Trung Mỹ Tây đang trên đường phát triển và truyền giáo, có nhiều di dân mới ở ngọai thành HCM vì có nhiều xí nghiệp và khu công nghiệp chung quanh. Đời sống đức tin gặp nhiều thử thách... xô bồ và nghèo... Xin mọi người quan tậm giúp đỡ vật chất để việc xây cất nhà thờ mới sớm hòan thành.
Xem hình ảnh buổi lễ
Cùng đồng tế với Đức cha Khảm còn có Đức cha Trần xuân Tiếu, GM Long Xuyên, nguyên quán xứ Phú Ốc và sinh sống từ nhỏ tới lớn ở xứ Trung Mỹ Tây này, cùng một số các linh mục đồng hương Phú Ốc và 20 linh mục khác gồm cha hạt trưởng Trung Chánh, cha sở Trí và các cha cựu quản xứ, các cha bạn...
Thánh lễ rất trọng thể với lễ phục vàng, ca đòan hát hay và ban kèn đồng rôm rả... và hàng ngàn giáo dân cùng qúy khách gần xa tham dự. Sĩ số giáo dân hiện tại vào khoảng 4000 người.
Một đôi nét về hình thành và phát triển xứ Trung Mỹ Tây:
1. Thời kỳ lập xứ: giáo dân là di dân thuộc xứ Phú Ốc Nam Định và Cẩm Bối, Kẻ Non HàNam, thuộc TGP Hànội.Cha cố Phêrô Đặng chánh Tế, kiêm thày thuốc với quả lắc hiệu nghiệm... chăm sóc từ lúc di cư... tìm thấy mạch nuớc ngầm tốt ở Trung Mỹ Tâynên định cư luôn ở đây... Ưu tiên xây dựng ngôi nhà ván và tôn cho thỏa nhu cầu tâm linh nơi xứ lạ quê người. Lấy tên ghép 2 xứ ban đầu lại là Phú – Cẩm. Chọn lễ Thánh Gia làm bổn mạng. Xứ Phú Ốc nổi tiếng có nhiều Linh Mục trên 30 vị ở trong nước va hải ngọai: như Đức cha Tiếu, Cha cố Bật, cha Trinh, cha Thiện, Cha Cao ở Đồng Tiến SG, cha Tiến ở Thiện Lâm Dalat, Cha Lưu ở Nam Hòa, Cha Thụy ở Binh Đông, Cha Hùng ở Phaolô Ngã Bảy, Cha Cương ỏ Hàng Bột, cha Trần duy Lương cha chính xứ Chính tòa Hà nội, Cha Viên ở Vĩnh Trị, cha Trí và cha Thực mới chịu chức. Ở Mỹ có cha Bắc Hải ở New Orleans, cha Lực ở Bernadino, cha Liêm, Châu Sơn ở Áo, cha Trang ở Đức... và thày Đại dòng SDB, chị Trung Chi Là nữ Salesienne và nhiều tu si nam và nữ... Xứ Phú ở ngay cạnh Pháp Trường Bảy Mẫu Nam Định nên được các thánh TĐVN phù hộ đặc biệt mới có nhiều ơn gọi như thế!!!. Xứ Cẩm Bối có ông Đỗ văn Liêm đang làm chủ tịch Hội Ái Hữu TGP Hà Nội ở Hải ngọai.
Các cha xứ của Trung Mỹ Tây như sau:
1.Cha Phêrô Đặng chánh Tế truởng trại di cư 1954-1987
2.Cha Antôn Trần huy Ất từ 1957-1958
3.Cha Phêrô Trần ngọc Thục (bác của ông Trần khắc Lục, Mỹ) từ 1958-1959 rồi lần II 1960-1963.
4.Cha Lê trung Độ (Hướng Đạo CG) 1959-1960
5.Cha Giuse Đỗ trọng Tấn (quê Tân Độ, giáo sư Piô XII)1963-1992
6.Cha Đaminh Vũ ngọc Thủ (hiện là cha sở Hàng Xanh)1992-1995
7.Cha Giuse Trần văn Phước (gốc Huế, ) 1995-1998
8.Cha Phêrô Phạm văn Tân (dòng Bosco) 1999-2003
9.Cha Giuse Trần thành Công (nay ở Tân Hưng) 2003-2008
10.Cha Giuse Nguyễn đức Trí (phó Đồng Tiến, họ Giuse) nhận xứ 24.4.2008 đến nay.
Giáo xứ Trung Mỹ Tây đang trên đường phát triển và truyền giáo, có nhiều di dân mới ở ngọai thành HCM vì có nhiều xí nghiệp và khu công nghiệp chung quanh. Đời sống đức tin gặp nhiều thử thách... xô bồ và nghèo... Xin mọi người quan tậm giúp đỡ vật chất để việc xây cất nhà thờ mới sớm hòan thành.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những chuyện buồn cuối năm
Anmai, CSsR
02:05 12/01/2009
Những năm gần đây, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng vẫn lu loa rằng đất nước đang trên đà phát triển! Thật ra cũng đúng một phần nhưng phần lớn còn lại của thông tin ấy không thật. Vì sao? Vì cứ nhìn vào đời sống chung của mọi người thì ai ai cũng thấy một sự thật không chối cãi được đó là đời sống của đa phần người dân ngày càng rơi vào cảnh chật vật hơn.
Năm nay, chỉ còn 2 tuần nữa là mọi người đón Tết. Lẽ ra, mọi người sẽ nô nức, sẽ hân hoan như mọi năm nhưng năm nay tình hình khác hẳn. Dường như mọi người, chẳng ai còn để ý đến việc chia tay với năm cũ nữa cả vì tình hình thực tế thật bi đát. Có chăng chỉ dự trữ một chút thức ăn gì đó cho vài ba ngày tết nghỉ ngơi ngại biếng ra phố chợ thôi.
Thử dạo quanh một vòng các phố chợ, ta sẽ thấy một màu đen u ám buồn!
Đến với những người nghèo di dân sống ở những phòng trọ bình dân ở Bình Dương mọi người sẽ rõ. Con số đưa lên mặt báo là hơn 1000 công nhân bị sa thải trước tết, vài công ty đóng cửa nhưng thật sự thì con số ấy lớn hơn nhiều. Những chủ phòng trọ nay cũng phải méo mặt với cái tình trạng thất nghiệp như hiện nay. Với những người kha khá một chút thì họ còn cơ may tìm cái gì đó để siết nợ nhưng với những người nghèo “tha phương cầu thực” chẳng có gì để mà xiết, để mà trừ nợ cả. Những chủ phòng trọ bình dân ấy cùng chung chia với số phận của những kẻ tha phương cầu thực. Họ bị nợ lương vài tháng trước nay lại bị sa thải khi cái tết cận kề thì làm sao mà có đủ tiền để thanh toán tiền phòng!
Mọi năm thì những kẻ tha phương cầu thực ấy còn có cái “giấc mộng hồi hương” sau một năm ra sức “cày” nơi đất khách quê người còn năm nay thì chẳng mấy kẻ trông mong niềm mơ ước ấy! Vậy là năm nay họ phải ở lại với vùng đất mà vì hoàn cảnh họ phải đặt chân đến trong nỗi buồn của nền kinh tế suy thoái!
Có những đôi bạn tưởng chừng cuối năm nay sẽ cùng nhau xây tổ uyên ương như đã dự định từ năm trước nhưng nay “giấc mộng vàng” ấy cũng tiêu tan! Các bạn ấy vun vén cho mình những đồng lương ít ỏi và dự định cuối năm nay sẽ cưới nhưng rồi đành phải gác lại vì hậu quả của cơn khủng hoảng kinh tế!
Cũng do báo chí đưa tin là 30.000 người bị mất việc làm trong năm 2008 và trong năm tới 2009 không biết con số đó sẽ tăng vượt đến chừng nào!
Bên cạnh cái khó mà xã hội đang đối diện với những người mất việc thì còn có cái khó của các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ cai nghiện hiện tại đang một ngày tăng cao. Số con nghiện được đưa vào trong các trung tâm cai nghiện ngày càng nhiều. Những con nghiện ấy hiện nay dường như không còn chỗ chứa đến độ phải cho về trước niên hạn những người được cải tạo. Vui hay buồn khi số con nghiện cũng như số bệnh nhân sida ngày càng gia tăng như vậy?
Vài tháng trở lại đây, tình hình an ninh xã hội không như người ta báo cáo, không như người ta tổng kết.
Cách đây vài hôm, sau khi tham dự giờ Chầu ở nhà thờ Tân Định, vừa dắt xe ra khỏi bãi thì một tiếng la thất thanh “cướp! cướp! cướp!”. Nhìn ra bên đường thì dòng xe đang nối đuôi nhau từng chiếc một nhưng kẻ cướp vẫn cố gắng chiếm đoạt được những gì làm thoả mãn cơn đói thuốc của chúng. Chúng vụt chạy và mọi người đều ngao ngán đứng nhìn cái cảnh đau thương trước mắt mình.
Nhìn những khuôn mặt “búng ra sữa”, non choẹt của thế hệ 8X tra tay vào còng số 8 tôi cảm thấy đau lòng làm sao ấy! Trách chúng hay trách cha mẹ? Tại sao chúng lại ra như cái nông nỗi như vậy? Nếu như xã hội có một nền giáo dục tốt thì làm sao có những “sản phẩm đặc biệt” như vậy?
Thật ra mà nói thì có đó nhiều công trình, nhiều cao ốc vẫn cứ ngày đêm ló dạng. Thế nhưng, đó chỉ là những hình ảnh bề nổi của cuộc đời, thực chất bên dưới của đa phần người dân nghèo vẫn rơi vào tình trạng lây lất!
Đừng vội mừng khi nhìn thấy những ngôi nhà chọc trời cứ vun vút mọc lên! Chúng chính là nguyên nhân khôn lường của việc phân chia giai cấp trong xã hội. Rồi đây sẽ có những người đã giàu càng giàu thêm và rồi những người nghèo lại nghèo thêm. Bi đát một chỗ là những người giàu ấy lại là con số rất khiêm tốn còn những người nghèo lại chiếm đa phần trong xã hội.
Năm hết tết đến nhưng trong lòng đang trào dâng những nỗi buồn man mác! Dẫu biết rằng đời tu của mình dẫu thế nào đi chăng nữa cũng có cơm ăn ngày 3 bữa. Thế nhưng đâu phải mình sống chỉ có mình mình, nhất là quanh mình vẫn còn đó những con người nghèo, những con người phải chạy ăn từng bữa. Liệu rằng những bát cơm vơi đầy mà ngày ngày mình thụ hưởng có vui chăng khi cạnh mình còn có quá nhiều người đang lâm vào cơn đói!
Tết! Tết! Tết đến rồi!
Tết! Tết! Tết đến rồi! nhưng lòng chẳng thấy vui khi cuộc sống còn ngổn ngang những lo toan, những bôn ba của cuộc đời!
Năm nay, chỉ còn 2 tuần nữa là mọi người đón Tết. Lẽ ra, mọi người sẽ nô nức, sẽ hân hoan như mọi năm nhưng năm nay tình hình khác hẳn. Dường như mọi người, chẳng ai còn để ý đến việc chia tay với năm cũ nữa cả vì tình hình thực tế thật bi đát. Có chăng chỉ dự trữ một chút thức ăn gì đó cho vài ba ngày tết nghỉ ngơi ngại biếng ra phố chợ thôi.
Thử dạo quanh một vòng các phố chợ, ta sẽ thấy một màu đen u ám buồn!
Đến với những người nghèo di dân sống ở những phòng trọ bình dân ở Bình Dương mọi người sẽ rõ. Con số đưa lên mặt báo là hơn 1000 công nhân bị sa thải trước tết, vài công ty đóng cửa nhưng thật sự thì con số ấy lớn hơn nhiều. Những chủ phòng trọ nay cũng phải méo mặt với cái tình trạng thất nghiệp như hiện nay. Với những người kha khá một chút thì họ còn cơ may tìm cái gì đó để siết nợ nhưng với những người nghèo “tha phương cầu thực” chẳng có gì để mà xiết, để mà trừ nợ cả. Những chủ phòng trọ bình dân ấy cùng chung chia với số phận của những kẻ tha phương cầu thực. Họ bị nợ lương vài tháng trước nay lại bị sa thải khi cái tết cận kề thì làm sao mà có đủ tiền để thanh toán tiền phòng!
Mọi năm thì những kẻ tha phương cầu thực ấy còn có cái “giấc mộng hồi hương” sau một năm ra sức “cày” nơi đất khách quê người còn năm nay thì chẳng mấy kẻ trông mong niềm mơ ước ấy! Vậy là năm nay họ phải ở lại với vùng đất mà vì hoàn cảnh họ phải đặt chân đến trong nỗi buồn của nền kinh tế suy thoái!
Có những đôi bạn tưởng chừng cuối năm nay sẽ cùng nhau xây tổ uyên ương như đã dự định từ năm trước nhưng nay “giấc mộng vàng” ấy cũng tiêu tan! Các bạn ấy vun vén cho mình những đồng lương ít ỏi và dự định cuối năm nay sẽ cưới nhưng rồi đành phải gác lại vì hậu quả của cơn khủng hoảng kinh tế!
Cũng do báo chí đưa tin là 30.000 người bị mất việc làm trong năm 2008 và trong năm tới 2009 không biết con số đó sẽ tăng vượt đến chừng nào!
Bên cạnh cái khó mà xã hội đang đối diện với những người mất việc thì còn có cái khó của các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ cai nghiện hiện tại đang một ngày tăng cao. Số con nghiện được đưa vào trong các trung tâm cai nghiện ngày càng nhiều. Những con nghiện ấy hiện nay dường như không còn chỗ chứa đến độ phải cho về trước niên hạn những người được cải tạo. Vui hay buồn khi số con nghiện cũng như số bệnh nhân sida ngày càng gia tăng như vậy?
Vài tháng trở lại đây, tình hình an ninh xã hội không như người ta báo cáo, không như người ta tổng kết.
Cách đây vài hôm, sau khi tham dự giờ Chầu ở nhà thờ Tân Định, vừa dắt xe ra khỏi bãi thì một tiếng la thất thanh “cướp! cướp! cướp!”. Nhìn ra bên đường thì dòng xe đang nối đuôi nhau từng chiếc một nhưng kẻ cướp vẫn cố gắng chiếm đoạt được những gì làm thoả mãn cơn đói thuốc của chúng. Chúng vụt chạy và mọi người đều ngao ngán đứng nhìn cái cảnh đau thương trước mắt mình.
Nhìn những khuôn mặt “búng ra sữa”, non choẹt của thế hệ 8X tra tay vào còng số 8 tôi cảm thấy đau lòng làm sao ấy! Trách chúng hay trách cha mẹ? Tại sao chúng lại ra như cái nông nỗi như vậy? Nếu như xã hội có một nền giáo dục tốt thì làm sao có những “sản phẩm đặc biệt” như vậy?
Thật ra mà nói thì có đó nhiều công trình, nhiều cao ốc vẫn cứ ngày đêm ló dạng. Thế nhưng, đó chỉ là những hình ảnh bề nổi của cuộc đời, thực chất bên dưới của đa phần người dân nghèo vẫn rơi vào tình trạng lây lất!
Đừng vội mừng khi nhìn thấy những ngôi nhà chọc trời cứ vun vút mọc lên! Chúng chính là nguyên nhân khôn lường của việc phân chia giai cấp trong xã hội. Rồi đây sẽ có những người đã giàu càng giàu thêm và rồi những người nghèo lại nghèo thêm. Bi đát một chỗ là những người giàu ấy lại là con số rất khiêm tốn còn những người nghèo lại chiếm đa phần trong xã hội.
Năm hết tết đến nhưng trong lòng đang trào dâng những nỗi buồn man mác! Dẫu biết rằng đời tu của mình dẫu thế nào đi chăng nữa cũng có cơm ăn ngày 3 bữa. Thế nhưng đâu phải mình sống chỉ có mình mình, nhất là quanh mình vẫn còn đó những con người nghèo, những con người phải chạy ăn từng bữa. Liệu rằng những bát cơm vơi đầy mà ngày ngày mình thụ hưởng có vui chăng khi cạnh mình còn có quá nhiều người đang lâm vào cơn đói!
Tết! Tết! Tết đến rồi!
Tết! Tết! Tết đến rồi! nhưng lòng chẳng thấy vui khi cuộc sống còn ngổn ngang những lo toan, những bôn ba của cuộc đời!
Con đường văn hóa: Từ ''Phố Nhà Chung'' đến ''Phố Hoa''
Trần Đoan Hùng
04:15 12/01/2009
Hà nội trong những tháng ngày cuối năm 2008 và đầu năm 2009 sao lắm điều phiền muộn. Những chuyện phiền muộn đầu tiên làm nhức nhối con tim và khối óc toàn dân cả nước khi vụ nhà đất “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà” nổ ra hồi cuối Thu. Khi ấy, cứ tưởng đất Hà Thành đã một phen “tắm máu” dân Công giáo khi từng đoàn cảnh sát cơ động với hàng chục chó dữ lại được hỗ trợ bởi hàng trăm tên vô lại làm rộn lên bầu không khí “sát khí đằng đằng” với những khẩu hiệu hô vang dữ tợn: “giết Kiệt, giết Phụng”.
Cùng với “cuộc chiến trên bộ” của dùi cui, chó dữ và lựu đạn cay kèm với những khẩu hiệu tục tằn, những lời văng trục với cả đờm rãi, “cuộc chiến trên không” được mở hết công suất để tha hồ cắt xén, bôi nhọ, kết án Đức Tổng Giám Mục Hà Nội bằng những luận điệu và ngôn từ của phường đồ tễ sử dụng thời “cải cách ruộng đất”. Phải chăng đó là bộ mặt thật của “Hà Nội xã hội chủ nghĩa” sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển ! Nếu “Khu phố Nhà Chung” đã được đảng và nhà nước phong tặng là “khu phố văn hóa” thì e rằng thời điểm đó chính là lúc thích hợp nhất để bà con ở đây được vinh dự nhận về tấm bằng công nhận “khu phố văn hóa xã hội chủ nghĩa năm 2008”.
Liền sau biến cố “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà”, tưởng đâu cơn lũ lụt thế kỷ đã cuốn trôi hết mọi rác rưới của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Ai ngờ, đã chẳng cuốn trôi mà cơn “đại hồng thủy” lại làm tụt xuống “cái áo tứ thân và cái quần lĩnh rách rưới thảm nảo” của Đông Đô để lộ ra một Hà Nội trần truồng thô kệch dơ dáng dị hình. Những “con đường văn hóa” nghìn năm văn hiến đã hầu như biến dạng cùng với cung cách ứng xử và ngôn từ diễn đạt để chỉ còn lại là những chắp vá vụng về, cong queo lấp liếm mang tính đối phó, giả tạo.
Và rồi Hà Nội chuẩn bị đón xuân với rạo rực “Phố Hoa” để sau đó hai ngày chỉ còn lại là những tiếng thở dài ngao ngán: “Em ơi, Hà Nội Phố, ta còn Em là tàn hoang, ta còn em là tan tác !”. Chuyện “văn hóa Hà Thành” với sự cố “Phố hoa” đã có bao nhiêu suy tư, ngẫm nghĩ và diễn đạt !
Thì ra con đường “hữu vật thể” từ “Phố Nhà Chung” tới “Phố hoa” quả thật là gần. Gần về không gian và cũng chẳng xa mấy về thời gian (khoảng 3 tháng mà thôi). Và con đường “phi vật thể”, “con đường văn hóa từ Phố Nhà Chung và Phố hoa” cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Nếu cách ứng xử với đám dân lành, với các chức sắc tôn giáo hiền lành không tấc sắc đứng lên đòi công lý trên phố nhà chung là chó dữ, là dùi cui, là lựu đạn cay cùng với bọn du côn ăn nói tục tằn, hành vi dữ tợn, thì cách ứng xử tại phố hoa “dẫm đạp, ngắt, lãy, bưng, trộm…” làm tan nát những bông hoa đẹp đẽ vô tội…thì có khác gì nhau đâu ! Phải chăng đó là biểu hiện đúng nghĩa và rõ nét của “con đường văn hóa Xã hội chủ nghĩa” mà đảng Cọng sản đã dạy công vun xới và xây dựng trong suốt hơn 60 chục năm qua tại vùng đất được gọi là “văn hiến”. Làm sao có được một “con đường văn hóa khác”, khi đã bao thế hệ con người Hà Nội trước thời Cọng Sản đã nằm xuống trong khi bao thế hệ cháu con đã được đảng và nhà nước nhồi nhét những “chân lý hồng cọng sản” mà nội dung chủ yếu chính là “ăn cướp” (cướp chính quyền), là hận thù (đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất), là tôn thờ chủ nghĩa và lãnh tụ (Nhà thơ lớn Cọng sản, Tố Hữu, khóc Stalin, cháu ngoan bác Hồ), là dối trá và mỵ dân (giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam). Phải chăng từ khi người cọng sản đem cái giống cây “chủ nghĩa Mác-Lê” trồng lên cái mảnh đất Hà Thành ngàn năm văn hiến, thì cũng từ dạo đó, những quả ngọt của văn hóa Hà Thành đã đội nón ra đi để nhường chỗ cho những quả đắng văn hóa “xã hội chủ nghĩa” rơi rụng đầy trên những nẻo đường phố thị mà sự cố “Phố Nhà Chúng” và “Phố Hoa” chỉ là một điển hình cụ thể.
Làm sao Hà Nội có được một “phố hoa đúng nghĩa” khi dân Hà Nội hằng ngày bị áp đặt để học hỏi noi gương “đạo đức Bác Hồ”, một kẻ sẵn sàng giết vợ cách tàn nhẫn (Nông thị Xuân), từ con (Nguyễn Tất Trung), bán đứng bạn bè và bao nhiêu nhân sĩ yêu nước, phĩnh gạt hàng triệu thanh niên nam nữ vào lò lửa đạn chiến tranh… để củng cố quyền lực và tham vọng nhuộm đỏ đất nước. Làm sao Hà Nội xây dựng được một “đường hoa văn hóa, không gian văn hóa” đúng nghĩa, khi con người Hà Nội hàng ngày lớn lên hít thở cái không khí đậm đặc hận thù và dối trá, vô trách nhiệm và ích kỷ, hưởng thụ và tư lợi…mà cả một thế hệ cán bộ lãnh đạo đang thả cửa tung hoành trên mọi mét vuông đất của thủ đô.
Cái vết đau văn hóa của Hà Nội không phải chỉ mới bột phát với “sự kiện phố hoa”hôm nay, nhưng nó đã ung mủ nhức nhối từ bao nhiêu năm trước kể từ những biến cố đau thương của cả dân tộc như “cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm…”. Vì thế, “con đường văn hóa từ phố Nhà chung đến phố hoa” cũng chỉ là một con đường biểu hiện đúng nghĩa, đúng bản chất của cái gọi là “văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Cùng với “cuộc chiến trên bộ” của dùi cui, chó dữ và lựu đạn cay kèm với những khẩu hiệu tục tằn, những lời văng trục với cả đờm rãi, “cuộc chiến trên không” được mở hết công suất để tha hồ cắt xén, bôi nhọ, kết án Đức Tổng Giám Mục Hà Nội bằng những luận điệu và ngôn từ của phường đồ tễ sử dụng thời “cải cách ruộng đất”. Phải chăng đó là bộ mặt thật của “Hà Nội xã hội chủ nghĩa” sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển ! Nếu “Khu phố Nhà Chung” đã được đảng và nhà nước phong tặng là “khu phố văn hóa” thì e rằng thời điểm đó chính là lúc thích hợp nhất để bà con ở đây được vinh dự nhận về tấm bằng công nhận “khu phố văn hóa xã hội chủ nghĩa năm 2008”.
Liền sau biến cố “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà”, tưởng đâu cơn lũ lụt thế kỷ đã cuốn trôi hết mọi rác rưới của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Ai ngờ, đã chẳng cuốn trôi mà cơn “đại hồng thủy” lại làm tụt xuống “cái áo tứ thân và cái quần lĩnh rách rưới thảm nảo” của Đông Đô để lộ ra một Hà Nội trần truồng thô kệch dơ dáng dị hình. Những “con đường văn hóa” nghìn năm văn hiến đã hầu như biến dạng cùng với cung cách ứng xử và ngôn từ diễn đạt để chỉ còn lại là những chắp vá vụng về, cong queo lấp liếm mang tính đối phó, giả tạo.
Và rồi Hà Nội chuẩn bị đón xuân với rạo rực “Phố Hoa” để sau đó hai ngày chỉ còn lại là những tiếng thở dài ngao ngán: “Em ơi, Hà Nội Phố, ta còn Em là tàn hoang, ta còn em là tan tác !”. Chuyện “văn hóa Hà Thành” với sự cố “Phố hoa” đã có bao nhiêu suy tư, ngẫm nghĩ và diễn đạt !
Thì ra con đường “hữu vật thể” từ “Phố Nhà Chung” tới “Phố hoa” quả thật là gần. Gần về không gian và cũng chẳng xa mấy về thời gian (khoảng 3 tháng mà thôi). Và con đường “phi vật thể”, “con đường văn hóa từ Phố Nhà Chung và Phố hoa” cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Nếu cách ứng xử với đám dân lành, với các chức sắc tôn giáo hiền lành không tấc sắc đứng lên đòi công lý trên phố nhà chung là chó dữ, là dùi cui, là lựu đạn cay cùng với bọn du côn ăn nói tục tằn, hành vi dữ tợn, thì cách ứng xử tại phố hoa “dẫm đạp, ngắt, lãy, bưng, trộm…” làm tan nát những bông hoa đẹp đẽ vô tội…thì có khác gì nhau đâu ! Phải chăng đó là biểu hiện đúng nghĩa và rõ nét của “con đường văn hóa Xã hội chủ nghĩa” mà đảng Cọng sản đã dạy công vun xới và xây dựng trong suốt hơn 60 chục năm qua tại vùng đất được gọi là “văn hiến”. Làm sao có được một “con đường văn hóa khác”, khi đã bao thế hệ con người Hà Nội trước thời Cọng Sản đã nằm xuống trong khi bao thế hệ cháu con đã được đảng và nhà nước nhồi nhét những “chân lý hồng cọng sản” mà nội dung chủ yếu chính là “ăn cướp” (cướp chính quyền), là hận thù (đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất), là tôn thờ chủ nghĩa và lãnh tụ (Nhà thơ lớn Cọng sản, Tố Hữu, khóc Stalin, cháu ngoan bác Hồ), là dối trá và mỵ dân (giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam). Phải chăng từ khi người cọng sản đem cái giống cây “chủ nghĩa Mác-Lê” trồng lên cái mảnh đất Hà Thành ngàn năm văn hiến, thì cũng từ dạo đó, những quả ngọt của văn hóa Hà Thành đã đội nón ra đi để nhường chỗ cho những quả đắng văn hóa “xã hội chủ nghĩa” rơi rụng đầy trên những nẻo đường phố thị mà sự cố “Phố Nhà Chúng” và “Phố Hoa” chỉ là một điển hình cụ thể.
Làm sao Hà Nội có được một “phố hoa đúng nghĩa” khi dân Hà Nội hằng ngày bị áp đặt để học hỏi noi gương “đạo đức Bác Hồ”, một kẻ sẵn sàng giết vợ cách tàn nhẫn (Nông thị Xuân), từ con (Nguyễn Tất Trung), bán đứng bạn bè và bao nhiêu nhân sĩ yêu nước, phĩnh gạt hàng triệu thanh niên nam nữ vào lò lửa đạn chiến tranh… để củng cố quyền lực và tham vọng nhuộm đỏ đất nước. Làm sao Hà Nội xây dựng được một “đường hoa văn hóa, không gian văn hóa” đúng nghĩa, khi con người Hà Nội hàng ngày lớn lên hít thở cái không khí đậm đặc hận thù và dối trá, vô trách nhiệm và ích kỷ, hưởng thụ và tư lợi…mà cả một thế hệ cán bộ lãnh đạo đang thả cửa tung hoành trên mọi mét vuông đất của thủ đô.
Cái vết đau văn hóa của Hà Nội không phải chỉ mới bột phát với “sự kiện phố hoa”hôm nay, nhưng nó đã ung mủ nhức nhối từ bao nhiêu năm trước kể từ những biến cố đau thương của cả dân tộc như “cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm…”. Vì thế, “con đường văn hóa từ phố Nhà chung đến phố hoa” cũng chỉ là một con đường biểu hiện đúng nghĩa, đúng bản chất của cái gọi là “văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Cuối năm tính sổ: Báo cáo nào cũng thành công rực rỡ thắng lợi cả!
Anmai, CSsR
14:25 12/01/2009
Cuối năm tính sổ: Báo cáo nào cũng thành công rực rỡ thắng lợi cả!
Nhưng còn thiếu Ủy ban chống rét trung ương
Việt Nam phải có thể nói là đất nước sống cho dân, lo cho dân và vì dân! Vì lẽ, thực trạng của đất nước có quá nhiều phòng ban: nào là Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương! nào là Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em! nào là Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình! Uỷ ban chống tham nhũng - lạm phát! Uỷ ban xoá đói giảm nghèo… Tất cả những uỷ ban ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những lần báo cáo tổng kết, đặc biệt là trong những bản tổng kết cuối năm nhân dịp năm hết Tết đến như những ngày này.
Chuyện bi đát muôn thuở vẫn là báo cáo và báo cáo.
Có cái chuyện đặc biệt bi hài đó là trên tất cả các bản báo cáo, các bản tổng kết thì tất cả đều là thành công và thắng lợi. Đi tìm mỏi con mắt vẫn không tìm ra được những thất bại. Chẳng hiểu tại sao người ta lại cứ ngủ quên trên những bản báo cáo mang tính hình thức như vậy. Và hình như cái bệnh hình thức nó ăn sâu vào con người để rồi hơn ba chục năm qua căn bệnh hình thức ấy không những giảm bớt mà còn ngày một thêm trầm trọng.
Uỷ ban xoá đói giảm nghèo năm nào cũng báo cáo thật hay nhưng thử hỏi thực tế như thế nào? Được bao nhiêu gia đình giảm nghèo xoá đói thật sự hay chỉ nằm trên tờ giấy thôi. Với người nghèo, đâu chỉ cho họ miếng mồi mà chuyện quan trọng, chuyện cần là cho họ chiếc cần câu. Chắp vá tạm thời với vài căn nhà tình thương với vài ba suất gạo, năm ba phần quà đâu phải là xoá đói, đâu phải là giảm nghèo. Cách thành phố chẳng là bao nhưng người dân Cần Giờ luôn luôn lâm vào cảnh đói nghèo. Cứ thử xuống thực địa thì sẽ hay được thực hư của vấn đề.
Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em năm nào cũng hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Chính xác! Vì những năm gần đây với tỷ lệ tăng dân số nhanh cộng với đời sống luân lý xã hội ngày càng tuột dốc nên chuyện “điều hoà kinh nguyệt”, phá thai tại các bệnh viện sản ngày càng nhiều. Năm nay cũng như năm ngoái, người ta tổng kết được số ca nạo phá thai nhiều hơn năm trước. Muốn giảm tỷ lệ sinh sản thì họ phải cố gắng phá thai càng nhiều càng tốt để đạt chỉ tiêu. Tổng kết thì cho có tổng kết thôi nhưng hình như đi vào để giải quyết vấn đề vẫn còn là chuyện bỏ ngõ. Cũng hiểu được cố gắng của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã cố gắng nhiều nhưng để giải quyết phần gốc không phải là của Uỷ an bảo vệ bà mẹ và trẻ em mà là của Hệ thống giáo dục.
Các đấng, các bậc lo về giáo dục thì trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc nào cũng lu loa rằng Việt nam có nền giáo dục phát triển thật tốt thế nhưng thử hỏi thực trạng như thế nào? Chẳng cần phải tìm hiểu chi cho mệt, chỉ nhìn thấy những người trẻ vừa được giáo dục sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ thấy được phẩm chất đào tạo như thế nào?
Chẳng biết Uỷ ban phòng chống tham nhũng làm ăn thế nào mà thi thoảng lại cứ xảy ra vài ba vụ tham nhũng. Thật ra những vụ đó không còn cách nào bưng bít nên nó bị đưa lên mặt báo thôi chứ còn biết bao nhiêu vụ tham nhũng đang ngày ngày xảy ra trong xã hội. Vụ “Dự án Đông – Tây” phía Nhật Bản đã đưa ra kết luận về tham nhũng nhưng phía ta vẫn cứ chối quanh. Đến một lúc không thể che đậy thì đành phải phanh phui.
Cũng thương các bác các cụ làm trong ban phòng chống tham nhũng lắm chứ! Cũng biết là các bác các cụ ngày đêm đổ mồ hôi sôi con mắt để chống tham nhũng nhưng hình như con “virus tham nhũng” ngày càng tinh vi để rồi hậu quả ngày một gia tăng.
Đang miên man suy nghĩ về những bản báo cáo thành tích suất sắc của các ban ngành đoàn thể cuối năm thì khí trời bỗng nhiên trở lạnh. Ai cũng biết là năm nay khí trời thay đổi đột biến. Cái lạnh, cái rét năm nay thay đổi đột ngột trên khắp cả đất nước. Mới đây có một người ở Hà Nội phải ra đi trong cái buốt của khí trời.
Nghe thấy tin của một người chết rét như vậy tôi lại thắc mắc không biết là Việt Nam có Uỷ ban phòng chống rét Trung ương chưa? Nếu chưa thì chắc phải nên thành lập mau chóng để cho người nghèo bớt khổ và người khổ bớt chết rét!
Đã từng có Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương chắc nay mai gì lại có Uỷ ban phòng chống rét trung ương chăng? Nên chăng có thêm cái uỷ ban phòng chống rét trung ương để mỗi khi có vùng nào rét đậm, rét hại và rét lâu thì lại có đoàn này đoàn kia đến thăm hỏi ủi an như uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương vậy.
Lụt bão là chuyện của Trời vậy mà còn có uỷ ban phòng chống tận trung ương! Nhiều người nghe cái tên cũng hay hay đấy chứ! Ăn ở quay lưng lại với Trời nên có mưa có bão và có lụt là do quy luật “nhân - quả” thôi mà còn đòi quay lại chống Trời! Có cái uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương cũng được để mỗi khi có lụt có bão thì lại có việc làm là đến hiện trường, mặc cái áo mưa, ngồi trên ôtô con lexus đến thăm nạn nhân lụt bão là được rồi.
Mỗi lần bão đến lụt vào thì ta lại thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng những hình ảnh cực đẹp tỏ hiện sự quan tâm của uỷ ban phòng chống lụt bão từ trung ương đến địa phương. Thế nhưng, hình ảnh ấy khuất đi một cách hết sức nhanh chóng theo bóng dáng của những người có trách nhiệm. Có chăng là những người dân địa phương lại nai lưng ra để gánh chịu tất cả những hậu quả do cơn giận của Trời.
Cái rét đột biến đang và sẽ xảy đến cũng do con người ăn ở thế nào với Trời, với Đất đó thôi.
Chuyện cần quan tâm, uỷ ban cần thiết lập người ta lại không lo mà chỉ lo thiết lập ba cái uỷ ban chỉ giải quyết được phần ngọn. Thiển nghĩ uỷ ban giải quyết phần gốc cần thiết lập đó là Uỷ ban sống có nhân có nghĩa với Trời với Đất và với Con Người.
Sống thất nhân, bất nghĩa thì làm sao mà bình an, làm sao mà hạnh phúc được.
Thiên nhiên, môi trường cứ vô tư huỷ hoại để rồi đến lúc môi trường và thiên nhiên ô nhiễm thì lại kêu trách.
Thật phi lý và buồn cười!
Nhưng còn thiếu Ủy ban chống rét trung ương
Việt Nam phải có thể nói là đất nước sống cho dân, lo cho dân và vì dân! Vì lẽ, thực trạng của đất nước có quá nhiều phòng ban: nào là Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương! nào là Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em! nào là Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình! Uỷ ban chống tham nhũng - lạm phát! Uỷ ban xoá đói giảm nghèo… Tất cả những uỷ ban ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những lần báo cáo tổng kết, đặc biệt là trong những bản tổng kết cuối năm nhân dịp năm hết Tết đến như những ngày này.
Chuyện bi đát muôn thuở vẫn là báo cáo và báo cáo.
Có cái chuyện đặc biệt bi hài đó là trên tất cả các bản báo cáo, các bản tổng kết thì tất cả đều là thành công và thắng lợi. Đi tìm mỏi con mắt vẫn không tìm ra được những thất bại. Chẳng hiểu tại sao người ta lại cứ ngủ quên trên những bản báo cáo mang tính hình thức như vậy. Và hình như cái bệnh hình thức nó ăn sâu vào con người để rồi hơn ba chục năm qua căn bệnh hình thức ấy không những giảm bớt mà còn ngày một thêm trầm trọng.
Uỷ ban xoá đói giảm nghèo năm nào cũng báo cáo thật hay nhưng thử hỏi thực tế như thế nào? Được bao nhiêu gia đình giảm nghèo xoá đói thật sự hay chỉ nằm trên tờ giấy thôi. Với người nghèo, đâu chỉ cho họ miếng mồi mà chuyện quan trọng, chuyện cần là cho họ chiếc cần câu. Chắp vá tạm thời với vài căn nhà tình thương với vài ba suất gạo, năm ba phần quà đâu phải là xoá đói, đâu phải là giảm nghèo. Cách thành phố chẳng là bao nhưng người dân Cần Giờ luôn luôn lâm vào cảnh đói nghèo. Cứ thử xuống thực địa thì sẽ hay được thực hư của vấn đề.
Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em năm nào cũng hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Chính xác! Vì những năm gần đây với tỷ lệ tăng dân số nhanh cộng với đời sống luân lý xã hội ngày càng tuột dốc nên chuyện “điều hoà kinh nguyệt”, phá thai tại các bệnh viện sản ngày càng nhiều. Năm nay cũng như năm ngoái, người ta tổng kết được số ca nạo phá thai nhiều hơn năm trước. Muốn giảm tỷ lệ sinh sản thì họ phải cố gắng phá thai càng nhiều càng tốt để đạt chỉ tiêu. Tổng kết thì cho có tổng kết thôi nhưng hình như đi vào để giải quyết vấn đề vẫn còn là chuyện bỏ ngõ. Cũng hiểu được cố gắng của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã cố gắng nhiều nhưng để giải quyết phần gốc không phải là của Uỷ an bảo vệ bà mẹ và trẻ em mà là của Hệ thống giáo dục.
Các đấng, các bậc lo về giáo dục thì trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc nào cũng lu loa rằng Việt nam có nền giáo dục phát triển thật tốt thế nhưng thử hỏi thực trạng như thế nào? Chẳng cần phải tìm hiểu chi cho mệt, chỉ nhìn thấy những người trẻ vừa được giáo dục sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ thấy được phẩm chất đào tạo như thế nào?
Chẳng biết Uỷ ban phòng chống tham nhũng làm ăn thế nào mà thi thoảng lại cứ xảy ra vài ba vụ tham nhũng. Thật ra những vụ đó không còn cách nào bưng bít nên nó bị đưa lên mặt báo thôi chứ còn biết bao nhiêu vụ tham nhũng đang ngày ngày xảy ra trong xã hội. Vụ “Dự án Đông – Tây” phía Nhật Bản đã đưa ra kết luận về tham nhũng nhưng phía ta vẫn cứ chối quanh. Đến một lúc không thể che đậy thì đành phải phanh phui.
Cũng thương các bác các cụ làm trong ban phòng chống tham nhũng lắm chứ! Cũng biết là các bác các cụ ngày đêm đổ mồ hôi sôi con mắt để chống tham nhũng nhưng hình như con “virus tham nhũng” ngày càng tinh vi để rồi hậu quả ngày một gia tăng.
Đang miên man suy nghĩ về những bản báo cáo thành tích suất sắc của các ban ngành đoàn thể cuối năm thì khí trời bỗng nhiên trở lạnh. Ai cũng biết là năm nay khí trời thay đổi đột biến. Cái lạnh, cái rét năm nay thay đổi đột ngột trên khắp cả đất nước. Mới đây có một người ở Hà Nội phải ra đi trong cái buốt của khí trời.
Nghe thấy tin của một người chết rét như vậy tôi lại thắc mắc không biết là Việt Nam có Uỷ ban phòng chống rét Trung ương chưa? Nếu chưa thì chắc phải nên thành lập mau chóng để cho người nghèo bớt khổ và người khổ bớt chết rét!
Đã từng có Uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương chắc nay mai gì lại có Uỷ ban phòng chống rét trung ương chăng? Nên chăng có thêm cái uỷ ban phòng chống rét trung ương để mỗi khi có vùng nào rét đậm, rét hại và rét lâu thì lại có đoàn này đoàn kia đến thăm hỏi ủi an như uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương vậy.
Lụt bão là chuyện của Trời vậy mà còn có uỷ ban phòng chống tận trung ương! Nhiều người nghe cái tên cũng hay hay đấy chứ! Ăn ở quay lưng lại với Trời nên có mưa có bão và có lụt là do quy luật “nhân - quả” thôi mà còn đòi quay lại chống Trời! Có cái uỷ ban phòng chống lụt bão trung ương cũng được để mỗi khi có lụt có bão thì lại có việc làm là đến hiện trường, mặc cái áo mưa, ngồi trên ôtô con lexus đến thăm nạn nhân lụt bão là được rồi.
Mỗi lần bão đến lụt vào thì ta lại thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng những hình ảnh cực đẹp tỏ hiện sự quan tâm của uỷ ban phòng chống lụt bão từ trung ương đến địa phương. Thế nhưng, hình ảnh ấy khuất đi một cách hết sức nhanh chóng theo bóng dáng của những người có trách nhiệm. Có chăng là những người dân địa phương lại nai lưng ra để gánh chịu tất cả những hậu quả do cơn giận của Trời.
Cái rét đột biến đang và sẽ xảy đến cũng do con người ăn ở thế nào với Trời, với Đất đó thôi.
Chuyện cần quan tâm, uỷ ban cần thiết lập người ta lại không lo mà chỉ lo thiết lập ba cái uỷ ban chỉ giải quyết được phần ngọn. Thiển nghĩ uỷ ban giải quyết phần gốc cần thiết lập đó là Uỷ ban sống có nhân có nghĩa với Trời với Đất và với Con Người.
Sống thất nhân, bất nghĩa thì làm sao mà bình an, làm sao mà hạnh phúc được.
Thiên nhiên, môi trường cứ vô tư huỷ hoại để rồi đến lúc môi trường và thiên nhiên ô nhiễm thì lại kêu trách.
Thật phi lý và buồn cười!
Sống ơn gọi làm người
Xavie Phanxico
14:28 12/01/2009
Những người cộng sản vô thần vốn không tin có Thiên Chúa, nên đồng thời họ đã phủ nhận phẩm giá của chính mình. Vì vậy, họ quan niệm con người là loài linh trưởng cao cấp, nhờ lao động, mà dần về sau tiến hóa thành người. Chính quan niệm này dẫn lối cho cuộc sống của họ.. Nên chúng ta chẳng lạ gì đối với cách hành xử của những người cộng sản Việt Nam thời gian gần đây. Nói một đàng, làm một nẻo, hay cũng chỉ làm một cách máy móc, bắt chước người khác nhưng thiếu chính xác, nên dẫn đến làm sai so với sự thật.
Trước những tiến bộ vượt bậc của khoa học, được hưởng đời sống vật chất tiện nghi đầy đủ và hấp dẫn. Nhất là với chút tài năng hơn người, càng khiến họ dễ có ảo tưởng về chính mình cùng với những tham vọng đạt được. Nhưng dường như tất cả vẫn không làm họ thỏa mãn, nên họ tiếp tục tìm kiếm trong vô vọng nguồn gốc con người, vì họ chỉ biết cậy dựa vào nỗ lực bản thân vốn có nhiều giới hạn.
Trong biết bao nhiêu câu trả lời về con người, Kinh Thánh đưa ra một định nghĩa thật dơn sơ mà sâu sắc: Con người là hình ảnh Thiên Chúa.
Bằng ngôn ngữ biểu tượng, Kinh Thánh đã mô tả con người được Thiên Chúa dựng nên từ bụi đất và thổi sinh khí vào cho trở thành một sinh vật, và Thiên Chúa đã phán "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta" (St 1, 26). Như thế, con người là hình ảnh Thiên Chúa, là một bản vị có lý trí, ý chí và khả năng đặc biệt, nên con người là chóp đỉnh của tạo thành. Nơi con người có cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, nghĩa là con người duy nhất xác hồn. Tuy "là tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất" (MV 14), nhưng đồng thời lại được linh động hóa bởi tinh thần là hồn thiêng, nên con người không thể nhầm lẫn khi nhận biết về mình. (x. MV 14)
Thiên Chúa dựng nên con người có nam và có nữ (St 1, 27), nghĩa là có sự khác biệt về giới tính với những nét độc đáo riêng, nhưng đồng thời lại bình đẳng về phẩm giá, vì cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa.
Phẩm giá cao quí này càng được bộc lộ rõ nét và trọn vẹn nơi Đức Giêsu. Đấng đã làm người ở giữa chúng ta, tự đồng hóa mình với những người nghèo khổ, hèn mọn nhất. Chính giáo huấn, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu bày tỏ tất cả ý nghĩa của bản thân và cuộc sống con người.
Là tiền hô của Đấng Cứu Thế, thánh Gioan có rất nhiều uy tín, nên được nhiều người tìm đến nghe ông rao giảng và xin chịu phép rửa, nhưng không vì thế khiến ông có ảo tưởng về mình hay có tham vọng mờ tối. Thánh Gioan đã sống đúng vai trò của mình là người dọn đường cho Đấng đến sau ông. Sống ơn gọi làm người là sống đúng phẩm giá con người, cũng như công việc mình làm. Nếu phép rửa của Gioan là phép rửa ăn năn sám hối, thì phép rửa của Đức Giêsu mới thực sự làm biến đổi con người trở thành tạo vật mới: Con Thiên Chúa. (x. Mc 1, 7-11)
Vì là Con Thiên Chúa, nên con người mang phẩm giá đặc biệt, vượt trên vạn vật. Nhờ vậy, con người có khả năng nhận biết, yêu mến và đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa.
Người Kitô hữu được mời gọi trở nên ánh sáng thế gian (Mt 5,14), ánh sáng thì phải chiếu tỏa, soi lối cho đời sống chính mình và tha nhân. Để những ai đang khao khát tìm kiếm sự thật, biết chạy đến cùng Giêsu, nhờ Lời Chúa hướng dẫn họ sống đúng ơn gọi làm người và phẩm giá của mình..
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết trân trọng những con người cụ thể con gặp trong cuộc sống dù họ là ai, trẻ thơ hay già cả, giàu có hay nghèo hèn, mạnh khỏe hay ốm đau, bạn hay thù...vì tất cả đều là hình ảnh của Người.
(Theo sách GLCG - Năm 1996 của Tiểu Ban Giám Mục về Giáo Lý trực thuộc HĐGMVN)
Trước những tiến bộ vượt bậc của khoa học, được hưởng đời sống vật chất tiện nghi đầy đủ và hấp dẫn. Nhất là với chút tài năng hơn người, càng khiến họ dễ có ảo tưởng về chính mình cùng với những tham vọng đạt được. Nhưng dường như tất cả vẫn không làm họ thỏa mãn, nên họ tiếp tục tìm kiếm trong vô vọng nguồn gốc con người, vì họ chỉ biết cậy dựa vào nỗ lực bản thân vốn có nhiều giới hạn.
Trong biết bao nhiêu câu trả lời về con người, Kinh Thánh đưa ra một định nghĩa thật dơn sơ mà sâu sắc: Con người là hình ảnh Thiên Chúa.
Bằng ngôn ngữ biểu tượng, Kinh Thánh đã mô tả con người được Thiên Chúa dựng nên từ bụi đất và thổi sinh khí vào cho trở thành một sinh vật, và Thiên Chúa đã phán "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta" (St 1, 26). Như thế, con người là hình ảnh Thiên Chúa, là một bản vị có lý trí, ý chí và khả năng đặc biệt, nên con người là chóp đỉnh của tạo thành. Nơi con người có cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, nghĩa là con người duy nhất xác hồn. Tuy "là tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất" (MV 14), nhưng đồng thời lại được linh động hóa bởi tinh thần là hồn thiêng, nên con người không thể nhầm lẫn khi nhận biết về mình. (x. MV 14)
Thiên Chúa dựng nên con người có nam và có nữ (St 1, 27), nghĩa là có sự khác biệt về giới tính với những nét độc đáo riêng, nhưng đồng thời lại bình đẳng về phẩm giá, vì cả hai đều là hình ảnh Thiên Chúa.
Phẩm giá cao quí này càng được bộc lộ rõ nét và trọn vẹn nơi Đức Giêsu. Đấng đã làm người ở giữa chúng ta, tự đồng hóa mình với những người nghèo khổ, hèn mọn nhất. Chính giáo huấn, cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu bày tỏ tất cả ý nghĩa của bản thân và cuộc sống con người.
Là tiền hô của Đấng Cứu Thế, thánh Gioan có rất nhiều uy tín, nên được nhiều người tìm đến nghe ông rao giảng và xin chịu phép rửa, nhưng không vì thế khiến ông có ảo tưởng về mình hay có tham vọng mờ tối. Thánh Gioan đã sống đúng vai trò của mình là người dọn đường cho Đấng đến sau ông. Sống ơn gọi làm người là sống đúng phẩm giá con người, cũng như công việc mình làm. Nếu phép rửa của Gioan là phép rửa ăn năn sám hối, thì phép rửa của Đức Giêsu mới thực sự làm biến đổi con người trở thành tạo vật mới: Con Thiên Chúa. (x. Mc 1, 7-11)
Vì là Con Thiên Chúa, nên con người mang phẩm giá đặc biệt, vượt trên vạn vật. Nhờ vậy, con người có khả năng nhận biết, yêu mến và đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa.
Người Kitô hữu được mời gọi trở nên ánh sáng thế gian (Mt 5,14), ánh sáng thì phải chiếu tỏa, soi lối cho đời sống chính mình và tha nhân. Để những ai đang khao khát tìm kiếm sự thật, biết chạy đến cùng Giêsu, nhờ Lời Chúa hướng dẫn họ sống đúng ơn gọi làm người và phẩm giá của mình..
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết trân trọng những con người cụ thể con gặp trong cuộc sống dù họ là ai, trẻ thơ hay già cả, giàu có hay nghèo hèn, mạnh khỏe hay ốm đau, bạn hay thù...vì tất cả đều là hình ảnh của Người.
(Theo sách GLCG - Năm 1996 của Tiểu Ban Giám Mục về Giáo Lý trực thuộc HĐGMVN)
Đi trong ánh sáng
Sa Mạc Hồng
17:44 12/01/2009
Những người bước đi trong niềm tin,
Họ dấn thân, tự hiến chính mình,
Để ánh sáng bao trùm bóng tối,
Và Chân lý soi rọi u minh.
Những người bước đi trong ánh sáng
Không hề run sợ chốn ngục tù
Không hề sợ hãi đời xét xử
Họ cũng không oán giận kẻ thù.
Những người bước đi vì lẽ phải
Họ như nhân chứng của nước Trời
Thế gian phù phiếm là quán trọ
Chốc lát dừng chân giữa cuộc đời.
Những người bước đi trong niềm tin
Họ chỉ mong chân lý, bình an
Trải dài trên dòng đời đen bạc
Để con người gần gũi nhau hơn.
Họ dấn thân, tự hiến chính mình,
Để ánh sáng bao trùm bóng tối,
Và Chân lý soi rọi u minh.
Những người bước đi trong ánh sáng
Không hề run sợ chốn ngục tù
Không hề sợ hãi đời xét xử
Họ cũng không oán giận kẻ thù.
Những người bước đi vì lẽ phải
Họ như nhân chứng của nước Trời
Thế gian phù phiếm là quán trọ
Chốc lát dừng chân giữa cuộc đời.
Những người bước đi trong niềm tin
Họ chỉ mong chân lý, bình an
Trải dài trên dòng đời đen bạc
Để con người gần gũi nhau hơn.
Xuân Lang Thang
Nắng Sàigòn
21:20 12/01/2009
XUÂN LANG THANG
Không khí xuân đã về trên khắp quê hương Việt Nam, mấy ngày nay thành phố Sài Gòn khí trời se lạnh, nắng yếu ớt tạo nên bầu khí u buồn ảm đạm, các con đường trung tâm thành phố và các vùng ngoại ô cảnh mua bán cũng không nhộn nhịp cho lắm, có lẽ bị ảnh hưởng chung về tình trạng suy thoái kinh tế của cả nước, nhiều xí nghiệp giải thể, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều công nhân có việc làm cũng sống trong tình trạng dở sống dở chết vì tiền lương không được nhận đủ, dù rằng đã cố gắng làm việc hết sức của mình, nơi tôi sinh sống là một vùng ngoại ô, chung quanh có khá nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp đã thu hút rất nhiều anh chị em ở các vùng khác đến từ miền bắc, miền trung và cả miền tây nam bộ cũng tập trung về đây rất nhiều.
Thật tội nghiệp! Làm việc quần quật cả năm vậy mà tết năm nay rất nhiều anh chị em công nhân không những không có tiền về quê đã đành, mà ở lại cũng không biết lấy gì mà ăn uống chi tiêu hằng ngày, vì tiền lương bị cắt trước chặt sau, có người còn bị xù cả tiền lương nữa chứ, trước tình trạng đáng thương đó, nhóm nhỏ của chúng tôi trong khả năng của mình cũng giúp đỡ cho một số anh chị em đành phải ở lại nơi này bằng cách là đứng ra mua gạo thiếu cho các anh chị em ấy ăn tạm trong những ngày tết này, khi nào anh chị em ấy có việc làm có tiền rồi trả lại sau, còn nếu không trả được thì cũng phải cho luôn rồi nhóm tự tìm cách trả tiền sau.
Trưa nay khi ra chợ tôi lại gặp một tình cảnh thật đáng thương, một gia đình gồm hai vợ chồng còn rất trẻ, một đứa con nhỏ khoảng 3 tuổi và một bà mẹ già, quê ở Đồng Tháp dắt díu nhau đến nơi này làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, 2 vợ chồng đi làm phụ hồ cho một công trình xây dựng, hằng tuần đến chiều thứ bảy thì được lãnh lương, thứ bảy vừa qua ông thầu đã bỏ trốn mất dạng làm cho một số người dở khóc dở mếu, giờ thì lấy tiền đâu mà sinh sống, tiền đâu mà về quê ăn tết, họ buồn bã kéo nhau ra chợ để xin chút lòng hảo tâm của mọi người, chỉ mong có được đủ tiền xe để về quê, khu chợ này đa số là người công giáo, trước tình cảnh của họ không ai có thể làm ngơ, người thì cho ăn uống, rồi thì của ít lòng nhiều mỗi người đã đóng góp một chút cho đủ số tiền vé tàu xe để gia đình này về quê, tôi đưa họ ra bến xe, khi họ leo lên xe rồi lòng tôi cảm thấy ray rứt một nỗi buồn khôn tả và những câu hỏi “Vì sao, vì sao lại như thế? Vì sao dân nghèo lại chịu cảnh bất công như vậy? Vì sao ngày nay bao sức trẻ làm việc cật lực mà chẳng đủ ăn?” cứ ám ảnh trong tâm trí tôi, và vì còn biết bao người trẻ đang phải ở lại đây, họ đang phải âm thầm ngậm nhấm nỗi buồn tê tái, trước một nghịch cảnh, đắng cay này. Có người đã phải thốt lên: “Tết này biết đi đâu, về đâu đây?”. Có lẽ họ lại lang thang, ngắm nhìn thiên hạ vui đón tết mà lòng cảm thấy xót xa:
Tôi đi hoang đón gió xuân về mà lòng tê tái,
Tôi bơ vơ ngắm cánh mai vàng mà tim xót xa,
Tôi lang thang trên đất nước mình mà như xa lạ,
Đất mẹ ơi! Bao năm qua con mong ước ngày về.
Tôi đi đâu giữa chốn chợ đời bạc tình nhân thế,
Tôi bơ vơ giữa phố đông người lạnh lùng giá băng,
Lê đôi chân trên các vỉa hè nhìn xuân thầm lặng,
Đất mẹ ơi! Xuân năm nay con không biết lối về.
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Con biết về đâu?
Xuân lang thang đất khách quê người, hoài thương quê cũ
Xuân bơ vơ nơi chốn thị thành thèm mùi bánh chưng
Xuân cô đơn xao xuyến bùi ngùi vòng tay cha mẹ
Quê hương ơi! Xuân năm nay con không biết lối về.
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Con biết về đâu?
Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40). Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với những người nghèo khổ, đói rách, ốm đau, lỡ đường, tù tội, ngày nay hình ảnh đó hiện diện rất nhiều chung quanh chúng ta.
Là người Kitô hữu mỗi người chúng ta hãy chọn cho mình một cách đón xuân, đón Chúa.
- Xuân Buồn 2009
Không khí xuân đã về trên khắp quê hương Việt Nam, mấy ngày nay thành phố Sài Gòn khí trời se lạnh, nắng yếu ớt tạo nên bầu khí u buồn ảm đạm, các con đường trung tâm thành phố và các vùng ngoại ô cảnh mua bán cũng không nhộn nhịp cho lắm, có lẽ bị ảnh hưởng chung về tình trạng suy thoái kinh tế của cả nước, nhiều xí nghiệp giải thể, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều công nhân có việc làm cũng sống trong tình trạng dở sống dở chết vì tiền lương không được nhận đủ, dù rằng đã cố gắng làm việc hết sức của mình, nơi tôi sinh sống là một vùng ngoại ô, chung quanh có khá nhiều khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp đã thu hút rất nhiều anh chị em ở các vùng khác đến từ miền bắc, miền trung và cả miền tây nam bộ cũng tập trung về đây rất nhiều.
Thật tội nghiệp! Làm việc quần quật cả năm vậy mà tết năm nay rất nhiều anh chị em công nhân không những không có tiền về quê đã đành, mà ở lại cũng không biết lấy gì mà ăn uống chi tiêu hằng ngày, vì tiền lương bị cắt trước chặt sau, có người còn bị xù cả tiền lương nữa chứ, trước tình trạng đáng thương đó, nhóm nhỏ của chúng tôi trong khả năng của mình cũng giúp đỡ cho một số anh chị em đành phải ở lại nơi này bằng cách là đứng ra mua gạo thiếu cho các anh chị em ấy ăn tạm trong những ngày tết này, khi nào anh chị em ấy có việc làm có tiền rồi trả lại sau, còn nếu không trả được thì cũng phải cho luôn rồi nhóm tự tìm cách trả tiền sau.
Trưa nay khi ra chợ tôi lại gặp một tình cảnh thật đáng thương, một gia đình gồm hai vợ chồng còn rất trẻ, một đứa con nhỏ khoảng 3 tuổi và một bà mẹ già, quê ở Đồng Tháp dắt díu nhau đến nơi này làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày, 2 vợ chồng đi làm phụ hồ cho một công trình xây dựng, hằng tuần đến chiều thứ bảy thì được lãnh lương, thứ bảy vừa qua ông thầu đã bỏ trốn mất dạng làm cho một số người dở khóc dở mếu, giờ thì lấy tiền đâu mà sinh sống, tiền đâu mà về quê ăn tết, họ buồn bã kéo nhau ra chợ để xin chút lòng hảo tâm của mọi người, chỉ mong có được đủ tiền xe để về quê, khu chợ này đa số là người công giáo, trước tình cảnh của họ không ai có thể làm ngơ, người thì cho ăn uống, rồi thì của ít lòng nhiều mỗi người đã đóng góp một chút cho đủ số tiền vé tàu xe để gia đình này về quê, tôi đưa họ ra bến xe, khi họ leo lên xe rồi lòng tôi cảm thấy ray rứt một nỗi buồn khôn tả và những câu hỏi “Vì sao, vì sao lại như thế? Vì sao dân nghèo lại chịu cảnh bất công như vậy? Vì sao ngày nay bao sức trẻ làm việc cật lực mà chẳng đủ ăn?” cứ ám ảnh trong tâm trí tôi, và vì còn biết bao người trẻ đang phải ở lại đây, họ đang phải âm thầm ngậm nhấm nỗi buồn tê tái, trước một nghịch cảnh, đắng cay này. Có người đã phải thốt lên: “Tết này biết đi đâu, về đâu đây?”. Có lẽ họ lại lang thang, ngắm nhìn thiên hạ vui đón tết mà lòng cảm thấy xót xa:
Tôi đi hoang đón gió xuân về mà lòng tê tái,
Tôi bơ vơ ngắm cánh mai vàng mà tim xót xa,
Tôi lang thang trên đất nước mình mà như xa lạ,
Đất mẹ ơi! Bao năm qua con mong ước ngày về.
Tôi đi đâu giữa chốn chợ đời bạc tình nhân thế,
Tôi bơ vơ giữa phố đông người lạnh lùng giá băng,
Lê đôi chân trên các vỉa hè nhìn xuân thầm lặng,
Đất mẹ ơi! Xuân năm nay con không biết lối về.
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Con biết về đâu?
Xuân lang thang đất khách quê người, hoài thương quê cũ
Xuân bơ vơ nơi chốn thị thành thèm mùi bánh chưng
Xuân cô đơn xao xuyến bùi ngùi vòng tay cha mẹ
Quê hương ơi! Xuân năm nay con không biết lối về.
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Về đâu, về đâu? Mẹ Việt Nam ơi! Xuân về!
Con biết về đâu?
Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40). Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với những người nghèo khổ, đói rách, ốm đau, lỡ đường, tù tội, ngày nay hình ảnh đó hiện diện rất nhiều chung quanh chúng ta.
Là người Kitô hữu mỗi người chúng ta hãy chọn cho mình một cách đón xuân, đón Chúa.
- Xuân Buồn 2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp Thông Nhân Vị và Quản Lý Tạo Vật (2)
Nguyễn Kim Ngân
21:13 12/01/2009
HIỆP THÔNG NHÂN VỊ và QUẢN LÝ TẠO VẬT (2):
Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa
Ghi chú mào đầu
“Sự thật về con người—điều mà nhân loại hôm nay thấy thực sự khó hiểu—đó là: chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh và giống hệt như Thiên Chúa; và chỉ nguyên sự kiện này thôi, chưa cần nói đến bất kỳ điều gì khác, cũng đủ cho thấy phẩm giá bất khả tha hóa của mỗi hữu thể nhân loại…Hãy nhìn vào Chúa Giêsu Kitô để thấy chúng ta thực sự là ai trong ánh mắt của Thiên Chúa.” Đây là lời Đức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II nhắn nhủ các bạn trẻ trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ Quốc Tế tại Manila năm 1995. Khi nói như thế, chắc hẳn ĐTC đã nhìn thấy trước viễn ảnh nhân loại đang cuốn hút vào trong trào lưu trần tục và nhân bản không Thiên Chúa. Chính ĐTC Bênêđictô XVI, trong những ngày chuẩn bị Giáng Sinh vừa qua đã lên tiếng cảnh báo về nếp sống buông thả theo chiều hướng tiêu thụ duy khoái lạc đang rất thịnh hành hiện nay (x. ĐTC Bênêđictô XVI: Lễ Giáng Sinh là một dịp để suy niệm về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời chúng ta VietCatholic News (18 Dec 2008 01:24). Con người như không còn muốn sống như con người nữa, bởi vì đã cố tình quên đi bản chất căn cốt của mình là được “tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.”
CHƯƠNG MỘT
CON NGƯỜI ĐƯỢC TẠO DỰNG THEO HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
6. Như lời chứng của Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền minh xác, sự thật về việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa nằm ở chính trọng tâm của mạc khải Kitô giáo. Sự thật này được nhìn nhận, và các Giáo phụ cũng như các thần học gia lỗi lạc đã khai triển hàm ý bao quát của nó. Như ta sẽ ghi nhận sau đây, mặc dù một số tư tưởng gia thời mới và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đã nêu lên những thách đố về sự thật này, tuy nhiên các học giả kinh thánh và các thần học gia ngày nay đang về phe với Huấn Quyền để tái lập và xác nhận học thuyết về ‘imago Dei’ (hình ảnh Thiên Chúa).
I. ‘Imago Dei’ trong Thánh Kinh và Thánh Truyền
7. Phần lớn các nhà chú giải ngày nay, cho dù có một vài ngoại lệ, đều xác nhận rằng chủ đề ‘imago Dei’ là trọng tâm của mạc khải kinh thánh (x. Gen 1:26f; 5:1-3; 9:6). Chủ đề này được coi như chìa khóa để có được sự thấu hiểu về bản tính con người theo Thánh Kinh, cũng như để đạt được các xác nhận về khoa nhân học kinh thánh trong cả Cựu Ưóc lẫn Tân Ước. Với Thánh Kinh, ‘imago Dei’ được coi gần như là một định nghĩa về con người: không thể hiểu mầu nhiệm con người tách rời khỏi mầu nhiệm Thiên Chúa.
8. Lối hiểu của Cựu Ước về con người được tạo dựng theo ‘imago Dei’ phần nào phản ảnh tư tưởng Cận Đông cổ về đức vua vốn được coi như hình ảnh Thiên Chúa trên cõi trần ai. Tuy nhiên, lối hiểu theo Thánh Kinh lại có nét đặc biệt là dùng khái niệm hình ảnh Thiên Chúa để bao quát tất cả mọi người. Một điểm đối lập khác nữa với tư tưởng Cận Đông cổ là Thánh Kinh cho thấy trước tiên, con người không được điều hướng để làm việc thờ phượng các thần linh, mà là để vun trồng trái đất (x. Gen 2:15). Khi nối kết việc phượng tự với việc vun trồng, Thánh Kinh đã thừa nhận rằng sinh hoạt của con người sáu ngày trong tuần là để quy hướng về ngày Sabbath, là ngày của phúc lành và thánh hóa.
9. Hai chủ đề hội lại với nhau để hình thành nhãn quan kinh thánh. Trước hết, toàn thể nhân loại được coi như tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Nhãn quan này loại trừ lối giải thích giới hạn ‘imago Dei’ vào trong một hay hai khía cạnh nơi bản chất con người, (tỉ như dáng thẳng đứng hay trí năng) hoặc vào một hay hai phẩm chất hoặc chức năng của con người, (tỉ như bản chất phái tính, hoặc việc thống lĩnh mặt đất). Không rơi vào chủ nghĩa nhất nguyên hay nhị nguyên, Thánh Kinh trình bầy một cái nhìn về con người trong đó khía cạnh tâm linh được coi như một trong các chiều kích nơi con người, bên cạnh chiều kích thể lý, xã hội và lịch sử.
10. Tiếp đến, trình thuật sáng tạo trong sách Sáng Thế cho thấy rõ rằng con người không hề được tạo dựng như một cá nhân cô độc: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (Gen 1:27). Thiên Chúa đặt hai con người đầu tiên trong mối tương quan với nhau, mỗi người có kẻ đối ngẫu khác phái. Thánh Kinh xác nhận rằng con người sống trong mối giao hảo với nhau, với Thiên Chúa, với thế giới, và với chính bản thân mình. Theo quan niệm này, con người không hề là một cá nhân đơn độc, mà là một nhân vị--một hữu thể tự trong bản chất đã mang tính tương giao. Không hề bao hàm một chủ nghĩa duy hoạt rồi ra sẽ phủ nhận thực trạng hữu thể thường hằng của mình, tính tương giao căn cơ này nơi ‘imago Dei’ tự hình thành cái cơ cấu hữu thể học, cũng như dựng thành cái nền tảng cho việc thực thi sự tự do và trách nhiệm của mình.
11. Theo Tân Ước, hình ảnh được tạo dựng mà Cựu Ước đã xác nhận thì phải được hoàn tất trong ‘imago Christi’ (hình ảnh Chúa Kitô). Trong việc Tân Ước khai triển chủ đề này, có hai yếu tố bỗng nẩy sinh, đó là (1) tính chất Kitô học và Tam Vị của ‘imago Dei’ và (2) vai trò trung gian bí tích trong việc hình thành ‘imago Christi.’
12. Do bởi Chúa Kitô chính là hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa (2 Cor 4:4; Col 1:15; Heb 1:3), vì thế con người phải đồng hình đồng dạng với Ngài (Rom 8:29) để có thể trở thành con của Cha qua quyền năng Thánh Thần (Rom 8:23). Quả vậy, để “trở thành” hình ảnh Thiên Chúa, con người cần phải tích cực tham dự vào cuộc biến cải của Ngài theo cách thức hình ảnh Chúa Con (Col 3:10) là đấng biểu tỏ bản chất của mình qua dòng lịch sử từ cuộc nhập thể cho đến bước vinh quang. Theo cách thức mà Chúa Con đã vạch ra, thì hình ảnh Thiên Chúa nơi mỗi người được cấu thành qua chính bước đi lịch sử của mình từ cuộc tạo dựng, qua việc cải hoá khỏi tội lỗi, đi tới ơn Cứu Độ và viên thành. Cũng như Chúa Kitô đã biểu lộ quyền của Chúa trên tội lỗi và sự chết qua việc Ngài chịu khổ nạn và phục sinh, thế nên mỗi người cần đạt được quyền của Chúa qua Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần—không chỉ thống trị trái đất và loài vật (như Cựu Ước xác nhận)—mà chính yếu là vượt thắng tội lỗi và sự chết.
13. Theo Tân Ước, sự biến cải thành hình ảnh Thiên Chúa nói trên được hoàn tất qua các Bí Tích, trước hết như hiệu quả của sứ điệp Chúa Kitô sáng soi (2Cor 3:18-4:6) và của Phép Rửa (1Cor 12:13). Sự hiệp thông với Chúa Kitô chính là kết quả của niềm tin vào Ngài, và Phép Rửa qua đó ta chết đi cho con người cũ nhờ Chúa Kitô (Gal 3:26-28) để mặc vào con người mới (Gal 3: 27; Rom 13:14). Bí Tích Cáo Giải, Thánh Thể, và các Bí Tích khác cùng xác nhận và kiện cường chúng ta trong sự biến cải triệt để này theo phương cách cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Do được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được kiện toàn trong hình ảnh Chúa Kitô do quyền uy Chúa Thánh Thần nơi các Bí Tích, cho nên chúng ta đều được Chúa Cha yêu thương ôm ấp.
14. Quan điểm kinh thánh về hình ảnh Thiên Chúa tiếp tục chiếm cứ một vị trí nổi bật sau này, mãi cho đến buổi hừng đông của tư tưởng thời mới. Có thể tìm thấy chỉ dấu về vị trí trọng tâm của chủ đề nơi các Kitô hữu tiên khởi khi họ nỗ lực giải thích việc Thánh Kinh cấm đoán các biểu trưng nghệ thuật về Thiên Chúa (x. Ex 20:2f; Dt 27:15) dưới ánh sáng cuộc nhập thể, bởi lẽ mầu nhiệm nhập thể minh chứng tính khả hữu của việc biểu tỏ Thiên-Chúa-làm-người trong thực tế nhân bản và lịch sử. Việc bảo vệ biểu trưng nghệ thuật về Ngôi Lời Nhập Thể và về các biến cố cứu độ trong cuộc tranh chấp đả phá thánh tượng thời thế kỷ thứ 7 và thứ 8 được đặt trên căn bản một hiểu biết sâu xa về ngôi hiệp, theo đó, trong “hình ảnh,” cái thuộc về Thiên Chúa không thể tách khỏi cái thuộc về loài người.
15. Nền thần học thời giáo phụ và thời trung cổ có một số điểm tách rời khỏi khoa nhân học kinh thánh nhưng lại khai triển một số điểm khác dựa trên khoa nhân học này. Tỉ dụ như phần lớn các vị đại diện cho Thánh Truyền không hoàn toàn ủng hộ quan điểm kinh thánh vốn coi hình ảnh là toàn thể con người. Một bước khai triển đầy ý nghĩa về trình thuật thánh kinh chính là phân biệt hình ảnh với sự tương đồng. Theo Thánh Hiêrônimô, người khai sáng lập trường này, thì “hình ảnh” chính là “methexis” (sự thông phần hữu thể học), còn “tương đồng” (mimesis) chính là một biến cải luân lý (Adv. Haer.V, 6, 1; V, 8, 1; V, 16, 2). Theo Tertullianô, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và thổi hơi sự sống vào làm cho nó giống như (= tương đồng) với Ngài. Trong khi hình ảnh không bao giờ huỷ hoại được thì sự “giống như Chúa” (hoặc “tương đồng” với Ngài) có thể bị tội lỗi làm tan biến mất (Bapt. 5, 6. 7). Thánh Augustinô không hề chủ trương sự phân biệt này, nhưng ngài lại trình bầy một quan điểm về ‘imago Dei’ mang tính chất nhân vị, tâm lý và hiện sinh hơn. Theo ngài, hình ảnh Thiên Chúa nơi con người mang một cấu trúc Tam Vị, phản ảnh cái thế ‘tam tài’ nơi phần hồn của con người (tinh thần, ý thức tự kỷ, và tình yêu) hoặc ba khía cạnh của tâm thần (ký ức, trí thông minh, và ý chí). Theo thánh Augustinô, hình ảnh Thiên Chúa nơi con người hướng dẫn con người tìm về với Thiên Chúa qua kinh nguyện, tri thức và tình yêu (Tự Thú I, 1, 1).
16. Với Thánh Tôma Aquinô, ‘imago Dei’ mang một tính chất lịch sử, bởi vì nó trải qua ba giai đoạn: imago creationis (naturae), imago recreationis (gratiae), imago similitudinis (gratiae)--hình ảnh tạo dựng (bản tính), hình ảnh tái tạo (ơn sủng) và hình ảnh tương đồng (vinh quang) (S.Th. I q. 93 a. 4). Với Aquinas, ‘imago Dei’ chính là căn bản của việc thông phần vào bản tính Thiên Chúa. Hình ảnh Thiên Chúa được thể hiện chính yếu trong hành vi chiêm ngưỡng của trí năng (S.Th. I q. 93 a. 4 và 7). Quan niệm này rõ ràng khác với quan niệm của thánh Bonaventura là người cho rằng hình ảnh được thể hiện chính yếu qua ý chí, trong hành vi tôn giáo của con người (Sent. II d. 16a. 2 q. 3). Cũng trong một nhãn quan thần bí tương tự, nhưng còn táo bạo hơn nữa, Meister Echkart đã linh hóa ‘imago Dei’ khi đặt nó ở chóp đỉnh của linh hồn, hoàn toàn thoát khỏi thể xác (Quint. I, 5, 5-7; V, 6. 9s).
17. Các cuộc tranh cãi trong thời cải cách chứng tỏ rằng nền thần học về ‘imago Dei’ vẫn giữ vững tầm mức quan trọng cho cả phía Tin Lành lẫn Công Giáo. Các nhà Cải Cách tố cáo phía Công Giáo là đã giản lược hình ảnh Thiên Chúa vào một thứ ‘imago naturae’ tức là một quan niệm tĩnh về bản tính con người, cũng như đã cổ võ cho tội nhân có thái độ ‘bình chân như vại’ trước mặt Chúa. Ngược lại, phía Công Giáo thì chỉ trích các nhà Cải Cách là đã chối bỏ thực tại hữu thể học của hình ảnh Thiên Chúa và giản lược nó trở thành một thứ tương giao thuần túy. Thêm nữa, phía Tin Lành luôn nhấn mạnh rằng hình ảnh Thiên Chúa đã bị tội lỗi làm băng hoại, trong khi các thần học gia Công Giáo thì coi tội lỗi như làm tổn thương hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
Source: Communion and Stewardship: Human Persons Created in the Image of God, by International Theological Commission, www.catholicculture.org
Văn Hóa
Xuân Chia Sẻ
Hai Tê Miệt Vườn
02:42 12/01/2009
Lắm người chẳng có mùa xuân,
Cuộc đời của họ gian truân ngập tràn.
Trí tâm đầy dẫy lo toan,
Cơm ăn, áo mặc, trăm ngàn đắng cay.
Chúng ta nào hãy ra tay,
Giúp cho họ được đổi thay cuộc đời.
Bởi đây đạo lý làm người,
Thấy ai sầu khổ ta thời yêu thương.
Thế là đi đúng con đường,
Giê-Su Đức Chúa luôn thường giảng rao.
Đời ta sáng tựa trăng sao,
Về lòng nhân ái với bao người trần.
Ta cùng nhân thế tiến nhanh,
Đến quê hằng sống chung phần vinh quang.
Xuân Liên Đới
Hưởng Xuân chớ hưởng một mình,
Nhưng cùng kẻ khác bằng tình vị tha.
Đời ta đẹp tựa ngàn hoa,
Tỏa lan hương sắc trước tòa thiên cung.
Nhờ ta biết sống đến cùng,
Giới răn đức mến, tín trung yêu người.
Mọi người hưởng một cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Địa cầu khỏi cảnh chiến tranh,
Thế nhân chẳng có tranh giành quyền uy.
Nhưng luôn chăm chỉ thực thi,
Công bình bác ái chỉ vì yêu thương.
Dắt nhau vào cõi thiên đường,
Muôn đời được sống luôn thường bên Cha.
Cuộc đời của họ gian truân ngập tràn.
Trí tâm đầy dẫy lo toan,
Cơm ăn, áo mặc, trăm ngàn đắng cay.
Chúng ta nào hãy ra tay,
Giúp cho họ được đổi thay cuộc đời.
Bởi đây đạo lý làm người,
Thấy ai sầu khổ ta thời yêu thương.
Thế là đi đúng con đường,
Giê-Su Đức Chúa luôn thường giảng rao.
Đời ta sáng tựa trăng sao,
Về lòng nhân ái với bao người trần.
Ta cùng nhân thế tiến nhanh,
Đến quê hằng sống chung phần vinh quang.
Xuân Liên Đới
Hưởng Xuân chớ hưởng một mình,
Nhưng cùng kẻ khác bằng tình vị tha.
Đời ta đẹp tựa ngàn hoa,
Tỏa lan hương sắc trước tòa thiên cung.
Nhờ ta biết sống đến cùng,
Giới răn đức mến, tín trung yêu người.
Mọi người hưởng một cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Địa cầu khỏi cảnh chiến tranh,
Thế nhân chẳng có tranh giành quyền uy.
Nhưng luôn chăm chỉ thực thi,
Công bình bác ái chỉ vì yêu thương.
Dắt nhau vào cõi thiên đường,
Muôn đời được sống luôn thường bên Cha.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Gươm Thăng Long Thành
Lê Ngọc Minh
06:21 12/01/2009
HỒ GƯƠM THĂNG LONG THÀNH
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Hồ xưa soi bóng Ức Trai
Bờ sương cỏ ướt dấu hài Tố Như.
Tuổi thơ ta cũng sa mù,
Cành khô mấy nhánh mấy mùa gọi tên!
(Trích Thơ Vương Đức Lệ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền