Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 13/01: Chữa Lành, Quyền Năng & Loan Báo - Suy Niệm: Lm. Đôminicô Vũ Kim Quyền, SJ
Giáo Hội Năm Châu
04:03 12/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giê-su, anh ta quỳ xuống van xin rằng : “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch!” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giê-su không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
Đó là lời Chúa
Một người cho người khác
Lm. Minh Anh
04:12 12/01/2022
MỘT NGƯỜI CHO NGƯỜI KHÁC
“Này con đây!”.
William Penn, tác giả cuốn, “No Cross, No Crown”, “Không Có Thập Giá, Không Có Vương Miện”, nói, “Không ai thích hợp để chỉ huy người khác nếu người ấy không thể chỉ huy chính mình! Cũng không ai thích hợp để trở nên ‘một người cho người khác’, nếu người ấy không biết quên mình!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với tư tưởng của William Penn, sẽ khá thú vị khi Lời Chúa hôm nay cho thấy thế nào là ‘một người cho người khác’, một người sẵn sàng thưa lên “Này con đây!”. Người ấy sống, phục vụ, và thậm chí, có thể chết cho người khác. Lời Chúa cống hiến cho chúng ta hai nhân vật tiêu biểu: cậu bé Samuel trong đền thánh; và một ‘Samuel khác’, Chúa Giêsu, với một ngày trong sứ vụ của Ngài.
Bài đọc Cựu Ước tường thuật một trong những câu chuyện cảm động nhất của Thánh Kinh về một lần gọi của Thiên Chúa dành cho một cậu bé, mà rồi đây, cậu trở thành ‘một người cho người khác’. Đêm hiu hắt trong đền Chúa, một không gian khá mênh mang và huyền hoặc đối với một đứa trẻ, Samuel nghe ai đó gọi tên mình. Cả ba lần, cậu chạy lại thầy cả Hêli, người mà cậu phục vụ, để thưa lên, “Này con đây!”. Không ai trong chúng ta không có một người nhỏ hơn để sẵn sàng phục vụ mình! Sự hồn nhiên của Samuel cho thấy sự chóng vánh của cậu không chỉ đối với Hêli, nhưng với cả Thiên Chúa, Đấng gọi cậu, Đấng mà cậu sẽ luôn thưa lên “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài” suốt cuộc đời mình, như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tân Ước, Marcô cho thấy từ sáng, Chúa Giêsu vào nhà mẹ vợ Phêrô, thấy bà sốt, Ngài cầm tay, nâng bà dậy. Thật ý nghĩa trong cử chỉ dịu dàng này, “Cơn sốt biến mất, bà phục vụ các ngài”. Người được chữa tiếp tục cuộc sống bình thường, và ngay lập tức nghĩ đến người khác, và điều này rất quan trọng; nó là dấu hiệu của ‘sức khoẻ’ thực sự! Đến chiều, Ngài tiếp tục giảng dạy, chữa lành, xua trừ quỷ ma; Ngài không nghĩ về mình, không tự trách đã để người khác chiếm hết thời giờ. Ngài ở đó vì mọi người, không ngừng thúc đẩy bản thân phải làm nhiều hơn; tình yêu buộc Ngài cống hiến hết mình mà không cần ai trả công. “Cả thành tụ họp trước cửa nhà”, Ngài mở rộng lòng cho mọi người; để rồi đây, Ngài sẽ chết cho họ. Từ Bêlem đến Gôlgôtha, Ngài quả là ‘một người cho người khác!’; đây chính là lời “Này con đây!” Ngài không ngừng đáp trả.
Tuyệt vời hơn, Chúa Giêsu còn là ‘một người cho Người Khác’ viết hoa, đó là Chúa Cha. Sau một ngày làm việc, nghỉ ngơi đôi chút, Ngài dậy thật sớm để đi cầu nguyện. Có một sự cân bằng giữa việc tông đồ và cầu nguyện nơi Chúa Giêsu; Ngài không quá vất vả để có thể tìm được sự cô tịch cần thiết để lòng bên lòng với Cha. Ngài chăm chú cầu nguyện đến nỗi những người khác phải đi tìm. Rõ ràng, ‘một người cho người khác, và Người Khác’ luôn là một con người được tìm kiếm! Chính đời sống cầu nguyện thâm sâu giúp Ngài đủ sức để không ngừng thưa lên “Này con đây!”.
Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý! Cuộc đời của Chúa Giêsu không chỉ xoay quanh ngần ấy việc, như thể Ngài là một vĩ nhân thông thái đến để chỉ dạy đàng khôn ngoan, hay một thần y chữa mọi tật bệnh! Dẫu đúng như thế, nhưng nó không tiết lộ một sự thật đầy đủ về Ngài và sứ mệnh của Ngài. Vậy, tất cả về Ngài là gì? Ngài đang rao giảng về chính Ngài như là Sự Thật được mặc khải. Ngài là sự mặc khải đầy đủ của Chúa Cha và là sự mặc khải của Tất Cả Sự Thật. Vì vậy, Ngài đã đến để chia sẻ chính Ngài, trong sự sung mãn của Thiên Chúa; Ngài đến để chia sẻ Ngôi Vị Thiên Chúa, ban sự sống thần linh cho những ai Ngài gặp gỡ, theo nghĩa đen.
Anh Chị em,
Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài; và giống Thiên Chúa là sống cho người khác. Chúa Giêsu đã sống chân lý này và làm gương cho chúng ta khi Ngài quên mình đến chết. Lời thưa “Này con đây!” như nhịp đập liên lỉ của con tim, vang vọng suốt cuộc đời Ngài; và giờ đây, vẫn vang lên trong lòng nhân loại, nơi những ai Ngài chọn. Chúng ta, những người được chia sẻ sự sống sung mãn thần linh; những kẻ tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, ‘một người cho người khác’, quên mình để sống cho tha nhân. Muốn được như Ngài, mỗi ngày, chúng ta tìm nơi thanh vắng mà cầu nguyện, lắng nghe Ngài, hầu đủ sức thưa lên “Này con đây!” như Ngài đã thưa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con đón nhận chính Chúa như đón nhận một Tin Mừng Sự Sống, hầu con có thể trở nên một Giêsu khác, ‘một người cho người khác’ như Chúa đã trở nên”, Amen.
(Tgp. Huế)
Họ hết rượu rồi
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:24 12/01/2022
CN 2 C
“Họ hết rượu rồi”
Trong Tin Mừng, chỉ có bảy lời của Đức Maria (Lc 1, 26-34; Lc 1, 35-38; Lc 1, 39-45; Lc 1, 46-56; Lc 2, 41-52; Ga 2, 1-4; Ga 2, 5-11). Lời thứ sáu “Họ hết rượu rồi” là lời ngắn nhất trong các lời Đức Maria nói lên giữa cuộc sống bên cạnh Ngôi Lời làm người. Lời ngắn nhưng có thể hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau, bổ sung cho nhau nêu lên chân dung một người Mẹ tuyệt vời, gắn bó mật thiết với hạnh phúc của các gia đình.
1. “Họ hết rượu rồi”: một lời thông tin
Theo Tin Mừng Gioan thì hành động đầu tiên của Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa là quy tụ các môn đệ. Hành động thứ hai là đi dự tiệc cưới. Có lẽ đây là tiệc cưới của người bà con nên cả Đức Mẹ, Chúa Giêsu và các môn đệ cùng đi dự. Có thể là một đám cưới nhà nghèo nên thiếu rượu nữa chừng.
Tại Palestina, tiệc cưới kéo dài hơn một ngày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc. Sau buổi tiệc, đôi tân hôn được đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đường càng dài càng tốt để có thể gặp được nhiều người chúc mừng. Vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật. Họ ở tại nhà, mở cửa suốt tuần để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì nay được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, đây là cơ hội đặc biệt trong đời người. Như vậy, theo tập tục Do Thái, đám cưới kéo dài suốt bảy ngày.
Đám cưới Cana này mới đến ngày thứ ba thì đã hết rượu rồi. Một tai hoạ bất ngờ, chủ tiệc bối rối, khó xử. Các Rápbi vẫn nói: Không rượu thì không vui. Người Việt nói: Vô tửu bất thành lễ. Không phải vì mọi người nghiện rượu, nhưng ở Đông Phương, món rượu rất quan trọng. Say rượu là một điều thật xấu hổ, nên họ uống rượu pha, hai phần rượu và ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống là có vấn đề, vì ở Đông Phương tiếp khách là một nhiệm vụ thiêng liêng; thiếu thức ăn thức uống trong một tiệc cưới là điều hổ thẹn cho cả cô dâu lẫn chú rể.
Không ai hay, kể cả chủ tiệc; không ai để ý, kể cả tân lang. Vả lại khi đã ngà ngà hoa mắt rồi, khách có để ý đi nữa cũng chẳng thấy. Thế mà trong số khách hôm ấy có người đã để ý và đã thấy. Người ấy nhẹ nhàng nói với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi”.
2. “Họ hết rượu rồi”: một lời thông cảm
Người khách đặc biệt ấy chính là một phụ nữ thật tinh ý và có tấm lòng trắc ẩn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Với trái tim nhảy cảm, với tấm lòng từ mẫu, Mẹ tự mình can đảm vào cuộc. Mẹ coi việc đám cưới là việc nhà mình và coi chuyện hết rượu là chuyện của chính mình. Từ đó Mẹ tận tụy chẳng quản ngại gì nữa, đi lại giữa một đàng là con mình và đàng khác là các gia nhân, dàn xếp và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, miễn sao mọi người đều vui. Sở dĩ Mẹ nhận thấy tình hình khó khăn của gia chủ, theo Đức Thánh Cha Phaolô VI là vì Mẹ là người biết lắng nghe, một trinh nữ lắng nghe. Để có thể nói lời thông cảm, chắc chắn Mẹ phải rất tinh tế để nghe được nỗi xôn xao trong gia đình, những bước chân vội vã đi tìm rượu và Mẹ còn nghĩ đến những gì sẽ xảy ra sau khi tiệc tan cho nên Mẹ dặn dò các gia nhân: “Ngài bảo gì, các anh hãy làm theo”.
3. “Họ hết rượu rồi”: một lời chuyển cầu
Lời “họ hết rượu rồi” trong cấp độ khách quan chỉ là lời thông tin của một thực khách tinh ý, và trong cấp độ tình cảm lại là lòng trắc ẩn của trái tim người nữ sẵn sàng dấn thân đảm đang công việc, nhưng chính trong cấp độ đồng hành thiêng liêng, người ta mới thấy lời ấy quả là một lời nhiệm mầu của Mẹ Đức Giêsu mở vào tấm lòng của Đấng Cứu Thế con mình, và đồng thời mở ra ân sủng thánh hóa những giá trị trần đời. Người thực khách tinh ý và giàu lòng trắc ẩn chính là “thân mẫu Chúa Giêsu”.
Khi thấy đám cưới hết rượu, Đức Maria không đi tìm rượu ở chỗ khác nhưng lại đến thẳng chỗ con mình và nói lên niềm tin tưởng trọn vẹn của Mẹ. Đây là một lời thỉnh cầu kín đáo và tin tưởng Đức Maria bày tỏ với Con. Ở trường hợp khó khăn như thế này, người duy nhất làm thay đổi tình thế không phải là ai khác ngoài Chúa Giêsu, dẫu cho tới lúc đi ăn cưới, Mẹ chưa thấy Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ nào ở quê hương Nazarét hay ở nơi đâu khác. Như vậy, tại Cana, Đức Maria đã bày tỏ thêm lần nữa tâm tình tín thác đã có từ ba mươi năm trước khi thưa tiếng xin vâng. Nếu ngày truyền tin, Đức Maria đã tin vào Chúa Giêsu trước khi thấy Người bằng xương bằng thịt, nên đã xin vâng dẫn đến việc thụ thai trinh khiết, thì ở Cana, khi tin tưởng vào quyền năng chưa được tỏ lộ của con mình, Mẹ đã xin vâng mở đường dẫn đến “dấu lạ đầu tiên” của Chúa Giêsu biến nước lã thành rượu ngon, vun bồi lòng tin cho các môn đệ.
Như vậy, lời “họ hết rượu rồi” bên ngoài xem ra thật ngắn ngủi, nhưng bên trong lại ẩn chứa cả một kho tàng phong phú của một tấm lòng vừa tuyệt đối tin tưởng vừa chan chứa yêu thương. Tin tưởng hoàn toàn nơi Chúa Giêsu dù giờ Người chưa đến và yêu thương tận tụy dành cho đám cưới cũng như dành cho các môn đệ đầu tiên mới dò bước theo Thầy.
Chính vì thế, lời thứ sáu của Đức Maria “họ hết rượu rồi” dẫn tới lời đáp của Chúa Giêsu “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” để có kết thúc là phép lạ ngoạn mục, vẫn được nhắc đến như hình mẫu sự hợp tác của Mẹ Maria vào chương trình cứu chuộc của con mình, dẫu đó là một sự hợp tác vượt lên vai trò làm mẹ tự nhiên để bước sang lãnh vực của niềm tin và của hy vọng.
Lời thứ sáu này còn được ghi nhớ như một lời chuyển cầu đầy hiệu quả của Đức Maria bên cạnh Chúa Giêsu, để hôm qua ở Cana chúc lành cho một gia đình và hôm nay tiếp tục chúc lành cho mọi gia đình khác biết mình đang trong tình trạng thiếu rượu tình yêu và hạnh phúc. Qua tiệc cưới Cana, với con tim trắc ẩn, với câu nói ân cần và với bàn tay nhân lành, Mẹ đích thực là Mẹ hằng cứu giúp, không ở trên cao mất công cúi xuống, cũng không ở ngoài xa mất giờ đến gần, mà như người trong cuộc tận lực tận tình cứu giúp, để cuộc sống gia đình vốn như nước lã nhạt phèo đã được thánh hóa nên rượu thơm nồng nàn hạnh phúc. Đức Maria chính là Mẹ của các gia đình.(x. Bảy lời của Đức Maria, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
4. Hãy đến với Mẹ Maria
Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ đầu tiên tại Cana. Ngài biến nước lã thành rượu hảo hạng. Tiệc đang vui vẻ mà rượu gần cạn. Gia đình lo lắng, sợ mất mặt với khách dự tiệc… Mẹ Maria quan tâm đặc biệt. Mẹ ngỏ ý với Chúa: “Họ hết rượu rồi”. Mẹ nói với gia nhân: “Ngài bảo gì, các anh hãy làm theo”. Chúa Giêsu nói với gia nhân : “Hãy đổ nước đầy chum”. Họ đổ tới miệng chum. Và Chúa bảo họ: “Bây giờ hãy múc nước đem cho người quản tiệc”. Nước đã biến thành rượu ngon. Người quản tiệc bỡ ngỡ, thực khách vui mừng.
Sự kín đáo của Mẹ được thể hiện qua việc không nêu danh Giêsu trong câu nói, để Chúa Giêsu tự do biểu lộ mình theo cách của Ngài và đúng lúc "hữu xạ tự nhiên hương", qua việc Chúa làm, dân chúng sẽ nhận biết Ngài. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Ngài mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.
Phép lạ Cana do Chúa thực hiện, nhưng Đức Mẹ cũng đóng vai trò quan trọng. Sự can thiệp của một người mẹ nhạy cảm và từ ái góp phần làm nên phép lạ hoá nước thành rượu.
Tin Mừng Gioan nhắc đến Đức Mẹ hai lần: lần đầu ở Cana và lần cuối ở Núi Sọ. Mẹ chứng kiến cái chết của con, và từ đây Mẹ trở nên Mẹ của các tín hữu (Ga 19, 25-27). Cả hai trình thuật nối kết với nhau chặt chẽ và giải nghĩa lẫn nhau. Sự hiện diện của thân mẫu Đức Giêsu, cách xưng hô, giờ chưa đến và giờ đã đến là những yếu tố nối kết hiển nhiên. Mẹ đã hiện diện ở tiệc vui Cana, Mẹ cũng hiện diện ở núi Sọ buồn. Mẹ đã đi từ bước đầu cho đến cao điểm của sứ vụ Chúa Giêsu. Mẹ vẫn đi mãi, đồng hành với Giáo Hội, với mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Mẹ vẫn chia sẻ niềm vui và âu lo, nâng đỡ và ban ơn cho mỗi con người trong cuộc đời này.
Ngày kết hôn ai cũng ao ước được duyên thắm chỉ hồng mãi mãi được vuông tròn, trăm năm hạnh phúc, tình yêu mãi được tươi đẹp và chỉ có một mối tình duy nhất : tình yêu vợ chồng bền chặt. Rồi dọc dài theo năm tháng, hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng tươi thắm, mà còn có những trắc trở, lúng túng, khó khăn. Cuộc sống không hiếm lúc hết rượu, cạn nguồn vui, bế tắc nẻo đường dẫn đến hạnh phúc. Cũng không ít những tình thế bất trắc chứa đầy lo âu, hệt như hoàn cảnh của chủ tiệc lúc hết rượu. Nào xung đột, bất hoà, nào hiềm khích, mâu thuẫn chỉ vì một sự cố ngoài tiên liệu. Hãy noi gương Mẹ, nói với nhau lời thông tin trong sự thật và bác ái, nói với nhau lời thông cảm và cùng nhau nói lời thỉnh cầu lên Chúa xin Ngài ban ơn nâng đỡ. Hãy đến với Mẹ. Lời cầu bàu của Mẹ có giá trị lớn lao trước Nhan Thánh Chúa. Mẹ vẫn thường nói với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” và Mẹ cũng hay nói với mỗi người chúng ta: “Hãy làm mọi điều Chúa bảo…”. Hãy làm theo lời Chúa, để rượu tình thương không bao giờ cạn vơi trong gia đình chúng ta. Khi các gia đình gặp khó khăn thử thách, hãy tin tưởng chạy đến với Mẹ. Khi tình yêu trong gia đình trở nên lạnh lẽo, hãy cậy nhờ Mẹ can thiệp trước nhan Chúa, để nước lã những sinh hoạt tẻ nhạt mỗi ngày được biến thành rượu ngon, khó khăn được giải quyết, tình yêu được tuôn tràn và đổi mới. Tình yêu hôn nhân đã được chính Chúa thiết lập và thánh hóa. Ân sủng bí tích hôn nhân giúp các cặp vợ chồng trung thành và yêu thương nhau suốt đời. Bên cạnh những nỗ lực để cải thiện đời sống gia đình, hãy khiêm tốn khẩn nài với Đức Maria, để Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện phép lạ Cana, nhờ đó các gia đình không bao giờ bị thiếu rượu an vui, nhưng luôn chan chứa tình yêu do Thiên Chúa rộng ban.
Mầu nhiệm Năm Sự Sáng: Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu làm phép tại tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa. Hàng ngày, mỗi gia đình hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà vững tin vào Chúa.
Niềm vui mới
Lm. Thái Nguyên
06:29 12/01/2022
SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 2 TN C
https://www.youtube.com/watch?v=sOxcY5uOqhw&t=748s
NIỀM VUI MỚI
Chúa Nhật 2 Thường Niên năm C: Ga 2, 1-10
Suy niệm
Sau khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu lên đường rao giảng Tin Mừng. Sự kiện quan trọng đầu tiên là việc Ngài hiện diện trong tiệc cưới Cana, cùng với Mẹ Ngài và các môn đệ. Theo tập tục Do Thái, tiệc cưới kéo dài cả tuần lễ, nhưng không may tiệc cưới này đến giữa chừng thì hết rượu. Đây là điều tối kỵ, vì thật xấu hổ cho gia chủ và đôi tân hôn. Mẹ Maria đã nhận ra tình trạng này, và nói cho Đức Giêsu biết. Ngài đã biến nước thành rượu, trả lại bầu khí vui tươi cho tiệc cưới. Theo Tin Mừng Gioan, đây là dấu lạ đầu tiên mà Ðức Giêsu làm để bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài.
Rượu là hình ảnh mà các ngôn sứ thường dùng để loan báo buổi bình mình của kỷ nguyên Mêsia. Đó là ý nghĩa sâu xa của phép lạ này, vì thứ nước dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái được Đức Giêsu biến thành rượu, nghĩa là nước của Cựu Ước đã hóa thành rượu của Tân Ước. Như thế, “Cái cũ đã qua đi, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5, 17). Thời đại Mêsia đã đến, Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, Ngài đến để thiết lập một trật tự mới, chan chứa niềm vui ơn cứu độ, như rượu mới dư dật trong tiệc cưới. Ba năm sau, cùng một thời điểm này ngay trước lễ Vượt Qua (2, 13), Đức Giêsu hóa rượu thành máu của Ngài cho muôn dân được hưởng ơn tha tội (Mt 26, 28).
Dấu lạ Cana chủ yếu cho chúng ta thấy Đức Giêsu là ai, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được vai trò linh thiêng của Đức Maria. Với thái độ nhạy bén trước nhu cầu của tha nhân, Mẹ đã đưa ra lời thỉnh cầu với Con Mẹ, một cách kín đáo và tế nhị:“Họ hết rượu rồi”. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu xem ra không được thịnh tình: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến”. Thế nhưng Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng nơi con Mẹ. Mẹ không hiểu Ngài sẽ làm gì và làm như thế nào, nhưng tin Ngài sẽ có cách cứu nguy cho bữa tiệc cưới, nên Mẹ bảo các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Cuối cùng Đức Giêsu cũng đã làm theo ý muốn của Mẹ mình. Thật ra không phải vì ý muốn của Mẹ, nhưng qua đó Ngài nhận ra ý muốn của Chúa Cha. Đúng là “giờ” của Ngài chưa đến, giờ mà Ngài được tôn vinh, giờ mà tình yêu Chúa Cha được biểu lộ tận cùng qua cái chết của Chúa Con. Thế nhưng Đức Giêsu không lệ thuộc vào khung cảnh thời gian tương đối, để có thể hành động đúng lúc theo ý định của Thiên Chúa. Mọi hành động trong cuộc sống đều có giờ, có nơi và có lúc của nó, nhưng phải chăng tình yêu đòi phải thể hiện ở mọi nơi và trong mọi lúc. Tình yêu chẳng khác nào dòng nhựa sống của thân cây phải liên tục luân chuyển. Nói cách khác, tình yêu là nhịp đập của trái tim Thiên Chúa trong đời sống con người qua mọi hành động.
Qua bài Phúc Âm này, chúng ta cũng cần nhìn ngắm sự hiện diện của Đức Maria: một sự hiện hiện cho người khác, vì người khác. Nếu ta có được sự hiện diện như Đức Mẹ, ta cũng sẽ đem lại sự nồng ấm và an vui cho gia đình, cho cộng đoàn. Đó cũng là một sự hiện diện bám sát lấy Chúa trong mọi tình huống, để chính Chúa làm mới lại tình yêu và cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu chúng ta nghe Mẹ, cứ làm theo lời Chúa dạy, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi tốt đẹp biết bao.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục bước vào đời sống của từng người, từng đôi tân hôn, từng gia đình. Bất cứ ai để cho Chúa bước vào đời mình sẽ nhận được một phẩm chất mới, giống như nước lã biến thành rượu ngon. Không có Đức Giêsu, cuộc đời vẫn ứ đọng, phẳng lì và chán ngán. Khi để cho Ngài bước vào đời ta, nghĩa là ta luôn ý thức sự hiện của Ngài, thì mọi cái sẽ trở nên sinh động và đầy hy vọng. Thiếu sự kết nối với Chúa, ta sẽ cảm thấy cuộc đời cô đơn, trống vắng. Đặt mình trong Chúa, ta sẽ tìm thấy sự an vui và những điều kỳ điệu.
Ước chi mỗi khi đêm về, gia đình chúng ta lại xúm xít bên nhau và quây quần bên Chúa, vang lên lời kinh chúc tụng và tạ ơn. Cũng từ đó mà niềm vui và sức sống yêu thương lại tràn về trên tổ ấm gia đình. Đó mới thật là một gia đình có Chúa, của Chúa, một hội thánh tại gia, góp phần với Chúa đem lại sự tươi mới cho xã hội hôm nay.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tiệc cưới là biểu hiện của niềm vui,
niềm vui của sự sống và phong nhiêu,
của ân ban trong tất cả mọi điều,
vì chính là kết quả của tình yêu.
Nhưng tình yêu vẫn thường bị đe dọa,
khi cuộc sống bất trung và bất tín,
khi con người vẫn thiếu một lòng tin,
không dám sống một cuộc đời chân chính.
Chúa đã hóa nước lã thành rượu ngon,
để con thấy sự hiện diện của Ngài,
luôn làm nên sự tươi mới ở mọi nơi,
đem an vui hạnh phúc cho mọi thời.
Không có sự hiện diện của Chúa,
mọi tiệc cưới sẽ lụi tàn,
mọi niềm vui cũng sẽ tan,
gia đình lại sống kiếp hoang mang.
Có Chúa mọi sự sẽ tươi mầu,
cuộc đời bớt khốn khổ lo âu,
tình yêu lại đẹp như thuở ban đầu,
và hạnh phúc tươi thắm mãi ngàn sau.
Dấu lạ Cana ân phúc chan hòa,
cũng là nhờ có Đức Ma-ri-a,
vì Mẹ thấy tình cảnh của mỗi nhà,
luôn kịp thời để bầu cử cho ta.
Xin cho con luôn cận kề bên Mẹ,
biết quan tâm phục vụ thật hăng say,
biết để tâm làm theo điều Chúa dạy,
cho niềm vui và tình mến dâng đầy. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=sOxcY5uOqhw&t=748s
NIỀM VUI MỚI
Chúa Nhật 2 Thường Niên năm C: Ga 2, 1-10
Suy niệm
Sau khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu lên đường rao giảng Tin Mừng. Sự kiện quan trọng đầu tiên là việc Ngài hiện diện trong tiệc cưới Cana, cùng với Mẹ Ngài và các môn đệ. Theo tập tục Do Thái, tiệc cưới kéo dài cả tuần lễ, nhưng không may tiệc cưới này đến giữa chừng thì hết rượu. Đây là điều tối kỵ, vì thật xấu hổ cho gia chủ và đôi tân hôn. Mẹ Maria đã nhận ra tình trạng này, và nói cho Đức Giêsu biết. Ngài đã biến nước thành rượu, trả lại bầu khí vui tươi cho tiệc cưới. Theo Tin Mừng Gioan, đây là dấu lạ đầu tiên mà Ðức Giêsu làm để bày tỏ vinh quang của Ngài, và các môn đệ đã tin vào Ngài.
Rượu là hình ảnh mà các ngôn sứ thường dùng để loan báo buổi bình mình của kỷ nguyên Mêsia. Đó là ý nghĩa sâu xa của phép lạ này, vì thứ nước dùng vào việc thanh tẩy của người Do thái được Đức Giêsu biến thành rượu, nghĩa là nước của Cựu Ước đã hóa thành rượu của Tân Ước. Như thế, “Cái cũ đã qua đi, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5, 17). Thời đại Mêsia đã đến, Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, Ngài đến để thiết lập một trật tự mới, chan chứa niềm vui ơn cứu độ, như rượu mới dư dật trong tiệc cưới. Ba năm sau, cùng một thời điểm này ngay trước lễ Vượt Qua (2, 13), Đức Giêsu hóa rượu thành máu của Ngài cho muôn dân được hưởng ơn tha tội (Mt 26, 28).
Dấu lạ Cana chủ yếu cho chúng ta thấy Đức Giêsu là ai, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được vai trò linh thiêng của Đức Maria. Với thái độ nhạy bén trước nhu cầu của tha nhân, Mẹ đã đưa ra lời thỉnh cầu với Con Mẹ, một cách kín đáo và tế nhị:“Họ hết rượu rồi”. Nhưng câu trả lời của Đức Giêsu xem ra không được thịnh tình: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến”. Thế nhưng Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng nơi con Mẹ. Mẹ không hiểu Ngài sẽ làm gì và làm như thế nào, nhưng tin Ngài sẽ có cách cứu nguy cho bữa tiệc cưới, nên Mẹ bảo các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Cuối cùng Đức Giêsu cũng đã làm theo ý muốn của Mẹ mình. Thật ra không phải vì ý muốn của Mẹ, nhưng qua đó Ngài nhận ra ý muốn của Chúa Cha. Đúng là “giờ” của Ngài chưa đến, giờ mà Ngài được tôn vinh, giờ mà tình yêu Chúa Cha được biểu lộ tận cùng qua cái chết của Chúa Con. Thế nhưng Đức Giêsu không lệ thuộc vào khung cảnh thời gian tương đối, để có thể hành động đúng lúc theo ý định của Thiên Chúa. Mọi hành động trong cuộc sống đều có giờ, có nơi và có lúc của nó, nhưng phải chăng tình yêu đòi phải thể hiện ở mọi nơi và trong mọi lúc. Tình yêu chẳng khác nào dòng nhựa sống của thân cây phải liên tục luân chuyển. Nói cách khác, tình yêu là nhịp đập của trái tim Thiên Chúa trong đời sống con người qua mọi hành động.
Qua bài Phúc Âm này, chúng ta cũng cần nhìn ngắm sự hiện diện của Đức Maria: một sự hiện hiện cho người khác, vì người khác. Nếu ta có được sự hiện diện như Đức Mẹ, ta cũng sẽ đem lại sự nồng ấm và an vui cho gia đình, cho cộng đoàn. Đó cũng là một sự hiện diện bám sát lấy Chúa trong mọi tình huống, để chính Chúa làm mới lại tình yêu và cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Nếu chúng ta nghe Mẹ, cứ làm theo lời Chúa dạy, đời sống chúng ta sẽ được biến đổi tốt đẹp biết bao.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục bước vào đời sống của từng người, từng đôi tân hôn, từng gia đình. Bất cứ ai để cho Chúa bước vào đời mình sẽ nhận được một phẩm chất mới, giống như nước lã biến thành rượu ngon. Không có Đức Giêsu, cuộc đời vẫn ứ đọng, phẳng lì và chán ngán. Khi để cho Ngài bước vào đời ta, nghĩa là ta luôn ý thức sự hiện của Ngài, thì mọi cái sẽ trở nên sinh động và đầy hy vọng. Thiếu sự kết nối với Chúa, ta sẽ cảm thấy cuộc đời cô đơn, trống vắng. Đặt mình trong Chúa, ta sẽ tìm thấy sự an vui và những điều kỳ điệu.
Ước chi mỗi khi đêm về, gia đình chúng ta lại xúm xít bên nhau và quây quần bên Chúa, vang lên lời kinh chúc tụng và tạ ơn. Cũng từ đó mà niềm vui và sức sống yêu thương lại tràn về trên tổ ấm gia đình. Đó mới thật là một gia đình có Chúa, của Chúa, một hội thánh tại gia, góp phần với Chúa đem lại sự tươi mới cho xã hội hôm nay.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tiệc cưới là biểu hiện của niềm vui,
niềm vui của sự sống và phong nhiêu,
của ân ban trong tất cả mọi điều,
vì chính là kết quả của tình yêu.
Nhưng tình yêu vẫn thường bị đe dọa,
khi cuộc sống bất trung và bất tín,
khi con người vẫn thiếu một lòng tin,
không dám sống một cuộc đời chân chính.
Chúa đã hóa nước lã thành rượu ngon,
để con thấy sự hiện diện của Ngài,
luôn làm nên sự tươi mới ở mọi nơi,
đem an vui hạnh phúc cho mọi thời.
Không có sự hiện diện của Chúa,
mọi tiệc cưới sẽ lụi tàn,
mọi niềm vui cũng sẽ tan,
gia đình lại sống kiếp hoang mang.
Có Chúa mọi sự sẽ tươi mầu,
cuộc đời bớt khốn khổ lo âu,
tình yêu lại đẹp như thuở ban đầu,
và hạnh phúc tươi thắm mãi ngàn sau.
Dấu lạ Cana ân phúc chan hòa,
cũng là nhờ có Đức Ma-ri-a,
vì Mẹ thấy tình cảnh của mỗi nhà,
luôn kịp thời để bầu cử cho ta.
Xin cho con luôn cận kề bên Mẹ,
biết quan tâm phục vụ thật hăng say,
biết để tâm làm theo điều Chúa dạy,
cho niềm vui và tình mến dâng đầy. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:44 12/01/2022
40. Nếu phân chia ra của anh của tôi, thì đó là nguồn gốc của sự chia rẻ, không phân bên này bên kia thì mới có thể luôn hòa thuận, luôn bình an.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:50 12/01/2022
65. ANH HÙNG ĐÁNH MÈO
Nghi Châu (1) núi cao đường nguy hiểm, có thú dữ ẩn núp bên trong. Có một người lưu ngụ tại Thiểm Bắc của Nghi Châu tên là Tiêu Kỳ, người này thần lực dũng mãnh vô song.
Một hôm, anh ta vào trong núi đánh chết hai con hổ vác trên hai vai, lại còn bắt sống thêm một con hổ nữa dẫn về nhà, có một phú ông rất cảm phục bèn thiết tiệc mời anh ta. Tiêu Kỳ vừa ăn vừa múa tay khoe chuyện đánh bắt hổ của mình, đột nhiên một con mèo nhảy lên bàn vồ lấy thức ăn làm đổ nước canh lung tung.
Chủ nhân chửi:
- “Đồ súc sinh của nhà bên cạnh thật đáng ghét”.
Tiêu Kỳ vội vàng nhảy lên, vung quyền đánh ra, ly tách dĩa chén thức ăn đều ngã nhào, nhưng con mèo ấy lại nhảy lên góc cửa sổ thu mình bên trong. Tiêu Kỳ nổi giận, lại đuổi theo đánh, cửa sổ bị đánh tan tành, nhưng con mèo lại nhảy vào trong phòng, hai con mắt cứ nhìn vào dĩa thức ăn. Anh ta càng thêm tức giận dang rộng hai tay làm như bắt nó, đột nhiên con mèo ấy kêu lên một tiếng và nhảy ra ngoài mất tiêu.
Tiêu Kỳ không biết làm thế nào, chỉ ngẫn người nhìn ra cửa sổ, chủ nhân vổ tay cười ha ha, Tiêu Kỳ xấu hổ đỏ mặt tía tai vội vã cáo từ.
(Hài Đạt)
Suy tư 65:
Có những việc nên làm và có những việc không nên làm, dù mình tài giỏi, đạo đức thánh thiện, bằng không thì sẽ làm trò cười cho thiên hạ.
Có người đánh đông dẹp tây, nhưng về nhà nghe lời vợ choảng nhau với bà hàng xóm, làm trò cười cho thiên hạ; có người học rộng biết nhiều, nhưng lại giương cổ bặm môi cãi lý với người bán ve chai, làm trò cười cho thiên hạ; lại có người nổi tiếng hòa nhã đạo đức, nhưng lại giận dữ chửi bới thằng con nít, làm trò cười cho thiên hạ...
Thánh Phao-lô dạy rằng: “Tôi được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự, nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi”. (1Cr 6, 12)
Việc gì làm cũng được cả, nhưng có nên choảng nhau với bà hàng xóm, có nên cãi lý với người ít học, có nên chửi bới thằng con nít?
Bằng không thì chỉ là anh hùng...đánh mèo mà thôi.
(1) Ngày nay là Lâm Nghi thuộc Sơn Đông, Trung Quốc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nghi Châu (1) núi cao đường nguy hiểm, có thú dữ ẩn núp bên trong. Có một người lưu ngụ tại Thiểm Bắc của Nghi Châu tên là Tiêu Kỳ, người này thần lực dũng mãnh vô song.
Một hôm, anh ta vào trong núi đánh chết hai con hổ vác trên hai vai, lại còn bắt sống thêm một con hổ nữa dẫn về nhà, có một phú ông rất cảm phục bèn thiết tiệc mời anh ta. Tiêu Kỳ vừa ăn vừa múa tay khoe chuyện đánh bắt hổ của mình, đột nhiên một con mèo nhảy lên bàn vồ lấy thức ăn làm đổ nước canh lung tung.
Chủ nhân chửi:
- “Đồ súc sinh của nhà bên cạnh thật đáng ghét”.
Tiêu Kỳ vội vàng nhảy lên, vung quyền đánh ra, ly tách dĩa chén thức ăn đều ngã nhào, nhưng con mèo ấy lại nhảy lên góc cửa sổ thu mình bên trong. Tiêu Kỳ nổi giận, lại đuổi theo đánh, cửa sổ bị đánh tan tành, nhưng con mèo lại nhảy vào trong phòng, hai con mắt cứ nhìn vào dĩa thức ăn. Anh ta càng thêm tức giận dang rộng hai tay làm như bắt nó, đột nhiên con mèo ấy kêu lên một tiếng và nhảy ra ngoài mất tiêu.
Tiêu Kỳ không biết làm thế nào, chỉ ngẫn người nhìn ra cửa sổ, chủ nhân vổ tay cười ha ha, Tiêu Kỳ xấu hổ đỏ mặt tía tai vội vã cáo từ.
(Hài Đạt)
Suy tư 65:
Có những việc nên làm và có những việc không nên làm, dù mình tài giỏi, đạo đức thánh thiện, bằng không thì sẽ làm trò cười cho thiên hạ.
Có người đánh đông dẹp tây, nhưng về nhà nghe lời vợ choảng nhau với bà hàng xóm, làm trò cười cho thiên hạ; có người học rộng biết nhiều, nhưng lại giương cổ bặm môi cãi lý với người bán ve chai, làm trò cười cho thiên hạ; lại có người nổi tiếng hòa nhã đạo đức, nhưng lại giận dữ chửi bới thằng con nít, làm trò cười cho thiên hạ...
Thánh Phao-lô dạy rằng: “Tôi được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự, nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi”. (1Cr 6, 12)
Việc gì làm cũng được cả, nhưng có nên choảng nhau với bà hàng xóm, có nên cãi lý với người ít học, có nên chửi bới thằng con nít?
Bằng không thì chỉ là anh hùng...đánh mèo mà thôi.
(1) Ngày nay là Lâm Nghi thuộc Sơn Đông, Trung Quốc.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Bất Toại !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:27 12/01/2022
Bất Toại !
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật I TN – Mc 2,1-12)
Câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho người bất toại nhờ thân nhân khiêng trên chõng, tháo dở mài nhà của người ta rồi thả xuống, được các Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật khá sống động (x.Mc 2,1-12; Mt 9,1-8; Lc 5,17-26)). Kịch tính của câu chuyện được dệt bằng nhiều chi tiết thú vị. Xin có vài phiếm luận mộc mạc.
Thân nhân của người bất toại vì quá yêu thương người thân bệnh tật đã bạo gan tháo dở mái nhà người ta để thả người thân xuống trước mặt Chúa Giêsu vì khi ấy người ta đông quá không thể đến gần Chúa Giêsu bằng cửa chính. Giúp nhau đến với Đấng Cứu Thế trong điều kiện thuận lợi hay trong hoàn cảnh bình thường thì không quá vất vả. Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay với nhiều hạn chế, nhiều quy định mạnh tay của Chính Quyền, khi có người cần đến với Chúa thì chúng ta có can đảm làm những gì? Thiếu một chút liều thì chưa thể nói là đã yêu.
Chi tiết thú vị thứ hai đó là sự kinh ngạc của người bất toại và thân nhân cũng như đám đông hôm ấy. Xin một điều mà Thầy Giêsu lại trao ban một điều khác. Dù không nói nhưng ai cũng hiểu là người bại liệt xin ơn được chữa lành khỏi bệnh bất toại thể lý, thế mà Chúa Giêsu là ban ơn tha thứ tội lỗi: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mc 2,5). Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đã từng khẳng định có nhiều trường hợp không được gán ghép sự dữ với tội lỗi như trong trường hợp người mù bẩm sinh mà Người chữa lành (x.Ga 9,1-7) hay như chuyện tháp Silôê đổ xuống đè chết mười tám người (x.Lc 13,1-5). Tuy nhiên dường như trong trường hợp người bại liệt này thì có mối dây liên hệ nào đó giữa tội lỗi và bệnh tật thể lý cũng như trường hợp người bệnh đã mười tám năm tại bờ hồ Bétsaiđa, vì sau đó Chúa Giêsu đã nói rõ: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” (x.Ga 5,1-14). Phải chăng Chúa Giêsu muốn chữa bệnh tận gốc? Sự bại kiệt thể lý rất có thể có nguyên nhân từ sự tê bại tâm hồn.
Xin bỏ qua các chi tiết thú vị tiếp theo đó là những xung đột thường xảy ra giữa nhiều người biệt phái và kinh sư với Chúa Giêsu. Hôm ấy họ đã thầm kết án Chúa Giêsu là phạm thượng, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Chi tiết thật thú vị nữa đó là lời chữa lành bệnh bại liệt thể lý làm bằng chứng cho việc tha tội bại liệt tâm hồn mà Chúa Giêsu đưa ra đó là: “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” (Mc 2,11). Khi sự tội lỗi được thứ tha. Khi sự bại liệt đã được chữa lành thì phải tự đảm nhận lấy cuộc sống của mình. Thiên Chúa không chỉ muốn chúng phải tự lập mà còn phải biết liên đới với sự sống và hạnh phúc của tha nhân, nhất là những người nghèo hèn, kém phận bằng hành động thiết thực, cụ thể.
Ngoài xã hội cũng như trong Giáo hội, vẫn có đó không ít người nghĩ rằng: “Nói nhiều sai nhiều; nói ít sai ít; làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít; dấn thân nhiều mất lòng nhiều, dấn thân ít mất lòng ít”. Chính vì thế họ lựa chọn thái độ sống kiểu “khôn ngoan” cách có tính toán đến độ có khi là không nói, không làm gì, khi thời thế và điều kiện chưa thuận lợi. Và thế là nếu có bầu bán hay cấp trên chọn lựa thì thế nào cũng được lòng thượng cấp hay phiếu bầu cao của cử tri. Sống theo kiểu tìm mọi cách để không mất lòng ai là một trong những hình thái của sự bại liệt tâm hồn.
Bạn, tôi, chúng ta đang sợ làm mất lòng những ai đây? Những cái chõng nào tức là những việc đáng làm và nên làm nào mà chúng ta không dám tự mình vác lấy? Xin hãy khiêm nhu tự kiểm xét tâm hồn mình, có sinh động hay đang bị bại liệt cách nào đó? Chân thành và lương thiện một chút thì hẳn chúng ta sẽ dễ nhận ra thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật I TN – Mc 2,1-12)
Câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho người bất toại nhờ thân nhân khiêng trên chõng, tháo dở mài nhà của người ta rồi thả xuống, được các Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật khá sống động (x.Mc 2,1-12; Mt 9,1-8; Lc 5,17-26)). Kịch tính của câu chuyện được dệt bằng nhiều chi tiết thú vị. Xin có vài phiếm luận mộc mạc.
Thân nhân của người bất toại vì quá yêu thương người thân bệnh tật đã bạo gan tháo dở mái nhà người ta để thả người thân xuống trước mặt Chúa Giêsu vì khi ấy người ta đông quá không thể đến gần Chúa Giêsu bằng cửa chính. Giúp nhau đến với Đấng Cứu Thế trong điều kiện thuận lợi hay trong hoàn cảnh bình thường thì không quá vất vả. Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay với nhiều hạn chế, nhiều quy định mạnh tay của Chính Quyền, khi có người cần đến với Chúa thì chúng ta có can đảm làm những gì? Thiếu một chút liều thì chưa thể nói là đã yêu.
Chi tiết thú vị thứ hai đó là sự kinh ngạc của người bất toại và thân nhân cũng như đám đông hôm ấy. Xin một điều mà Thầy Giêsu lại trao ban một điều khác. Dù không nói nhưng ai cũng hiểu là người bại liệt xin ơn được chữa lành khỏi bệnh bất toại thể lý, thế mà Chúa Giêsu là ban ơn tha thứ tội lỗi: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mc 2,5). Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đã từng khẳng định có nhiều trường hợp không được gán ghép sự dữ với tội lỗi như trong trường hợp người mù bẩm sinh mà Người chữa lành (x.Ga 9,1-7) hay như chuyện tháp Silôê đổ xuống đè chết mười tám người (x.Lc 13,1-5). Tuy nhiên dường như trong trường hợp người bại liệt này thì có mối dây liên hệ nào đó giữa tội lỗi và bệnh tật thể lý cũng như trường hợp người bệnh đã mười tám năm tại bờ hồ Bétsaiđa, vì sau đó Chúa Giêsu đã nói rõ: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” (x.Ga 5,1-14). Phải chăng Chúa Giêsu muốn chữa bệnh tận gốc? Sự bại kiệt thể lý rất có thể có nguyên nhân từ sự tê bại tâm hồn.
Xin bỏ qua các chi tiết thú vị tiếp theo đó là những xung đột thường xảy ra giữa nhiều người biệt phái và kinh sư với Chúa Giêsu. Hôm ấy họ đã thầm kết án Chúa Giêsu là phạm thượng, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Chi tiết thật thú vị nữa đó là lời chữa lành bệnh bại liệt thể lý làm bằng chứng cho việc tha tội bại liệt tâm hồn mà Chúa Giêsu đưa ra đó là: “Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” (Mc 2,11). Khi sự tội lỗi được thứ tha. Khi sự bại liệt đã được chữa lành thì phải tự đảm nhận lấy cuộc sống của mình. Thiên Chúa không chỉ muốn chúng phải tự lập mà còn phải biết liên đới với sự sống và hạnh phúc của tha nhân, nhất là những người nghèo hèn, kém phận bằng hành động thiết thực, cụ thể.
Ngoài xã hội cũng như trong Giáo hội, vẫn có đó không ít người nghĩ rằng: “Nói nhiều sai nhiều; nói ít sai ít; làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít; dấn thân nhiều mất lòng nhiều, dấn thân ít mất lòng ít”. Chính vì thế họ lựa chọn thái độ sống kiểu “khôn ngoan” cách có tính toán đến độ có khi là không nói, không làm gì, khi thời thế và điều kiện chưa thuận lợi. Và thế là nếu có bầu bán hay cấp trên chọn lựa thì thế nào cũng được lòng thượng cấp hay phiếu bầu cao của cử tri. Sống theo kiểu tìm mọi cách để không mất lòng ai là một trong những hình thái của sự bại liệt tâm hồn.
Bạn, tôi, chúng ta đang sợ làm mất lòng những ai đây? Những cái chõng nào tức là những việc đáng làm và nên làm nào mà chúng ta không dám tự mình vác lấy? Xin hãy khiêm nhu tự kiểm xét tâm hồn mình, có sinh động hay đang bị bại liệt cách nào đó? Chân thành và lương thiện một chút thì hẳn chúng ta sẽ dễ nhận ra thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mẹ Ơi Con Hết Rượu Rồi !
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:28 12/01/2022
Mẹ Ơi Con Hết Rượu Rồi !
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên – C
(Ga 2, 1-12)
Chúa yêu loài người
Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu hào phóng. Ngài đã dùng nhiều hình ảnh như tình phụ tử, tình mẫu tử, nhất là tình phu thê để diễn tả tình yêu của Ngài đối với con người, giúp con người hiểu được phần nào mà sống trung thành và đáp đền cho xứng như đoạn trích Sách Tiên tri Isaia hôm nay.
Thiên Chúa yêu con người, cụ thể là dân Israel như người cHồng Yêu vợ mình. Tình vợ tình chồng có lúc thăng lúc trầm: say mê tươi mát cái thuở ban đầu, niềm vui ngày cưới, nhưng có lúc tưởng như dứt nghĩa đoạn tình. Đây Thiên Chúa "tỏ tình" với con người. Chúa nói : "Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ" (Is 62,5).
Nhìn về quá khứ, Isaia hiểu rằng lưu đày là hình phạt xứng đáng đối với tội bất trung của dân. Nhưng với phút hiện tại, tác giả cảm nhận được tình yêu nồng nàn của Chúa dành cho dân, dù dân đã bội nghĩa bất trung nhưng Chúa vẫn một lòng yêu thương gắn bó. Ngài đã cứu họ khỏi cảnh khốn cùng : "Chẳng còn ai réo tên ngươi là ‘đồ bị ruồng bỏ’, xứ sở ngươi hết bị tiếng là ‘phận bác duyên đơn’” (Is 62,3). Chẳng những thế, Chúa còn yêu đem lòng sủng ái dân : "Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót" (Is 54,8).
Thánh hóa mối tình của họ
Khi ấy có Tiệc cưới tại Cana. Đức Mẹ và Chúa Giêsu cũng được mời. Tiệc đang vui thì hết rượu. Đức Mẹ ghé tai nói nhỏ với Chúa Giêsu rằng: "Họ hết rượu rồi" (Ga 2,3). Nhưng Chúa Giêsu trả lời ngay: Thưa Bà "Việc đó đâu có liên can gì đến Bà và Con, Giờ Con chưa đến".
Rõ ràng và quyết liệt như thế, bình thường, người nghe đã nản, hết hy vọng, thấy mình lỡ lời, sao lại can thiệp vào việc của người ta! Nhưng ơn Chúa Thánh Thần và đức Bác ái thúc đẩy, Đức Mẹ không nói nước đôi: Nếu Người bảo gì, hoặc : Có thể Người bảo gì, nhưng Mẹ nói xác quyết với niềm tin mạnh mẽ, Đức Mẹ nói với các người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo" (Ga 2,5). Và Phép lạ lẫy lừng chưa từng có, đã xẩy ra ngay. Nước rửa tay bình thường của Cựu ước đã trở thành Rượu hảo hạng của Tân Ước. Lý do là dâu rể đã mời Đức Mẹ và Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới. "Có Mẹ mọi lẽ đều xuôi".
Thời nay đang có một cuộc khủng hoảng về gia đình : số người lập gia đình rồi li dị ngày càng gia tăng; nhiều người trẻ không muốn lập gia đình; một số người chủ trương nếu thích nhau thì cứ sống chung với nhau, đến khi nào không thích nhau nữa thì chia tay, cần gì mà phải cam kết chung sống chung trọn đời.
Cuộc sống gia đình quả là rất khó khăn : Ngày mới cưới, tình yêu vợ chồng thắm nồng như ly rượu tân hôn. Nhưng chẳng bao lâu sau, rượu nhạt tình phai, thậm chí còn thiếu rượu. Tình yêu thủy chung, luôn cho đi mà không hề mệt mõi, không ngừng nhường nhịn và tha thứ cho nhau. Một tình yêu như thế ở thời nay quả là một phép lạ.
Ở Cana, Chúa Giêsu đã làm phép lạ như thế : khi người ta thiếu rượu, Người đã làm cho có rượu dồi dào; và rượu ấy Người đã làm ra từ những chum nước lã. Phép lạ này ngày nay Chúa vẫn tiếp tục làm, cho những ai thực lòng cầu xin. Tại sao những đôi vợ chồng đang gặp khó khăn không cầu xin phép lạ ấy? Tại sao anh chị em không nhờ Đức Mẹ chuyển lời cầu xin?
Có Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi
Có Đức Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi là xá tín của những người hết lòng trông cậy vào tình mẫu tử của Đức Mẹ. Ngay từ khởi đầu, lịch sử Hội Thánh đã cho chúng ta thấy những ai biết chạy đến nương nhờ vào tình thương của Mẹ, núp dưới bóng Mẹ và tà áo của Mẹ đã trọ giúp, chở che trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta hãy dâng những kế hoạch, dự tính tương lai cho Mẹ. Hãy đến với Mẹ bằng niềm xác tín “có Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi”.
Noi gương gia đình Cana, khi hết rượu, nghĩa là tình gia đình nhạt phai, giảm đằm thắm, hãy mời Đức Mẹ đến nhà, trình bày cho Mẹ những bất hòa của chúng ta. Khi chúng ta ở trong những tình cảnh khó khăn, gặp khó khăn mà chúng ta không biết cách giải quyết, hay khi chúng ta lo lắng đau khổ, hoặc thiếu niềm vui, hãy đến với Mẹ Maria và thưa : "Mẹ ơi, chúng con hết rượu rồi, con biết làm sao đây, xin Mẹ giúp con với". Hãy thưa với Mẹ. Chắc chắn Mẹ sẽ đến với Chúa Giêsu và nói: "Con ơi, nhìn xem người kia kìa, họ hết rượu rồi". Và Mẹ sẽ trở lại và nói với chúng ta: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo" (Ga 2,5).
Với lòng từ mẫu hay thương, Mẹ sẽ ngỏ lời cùng Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, miễn sao chúng ta hãy hết lòng tin tưởng chạy đến cùng Mẹ, để Mẹ làm chủ tình cảnh thiếu thốn của cuộc đời ta. Ở đâu có Mẹ thì ở đó mọi nhẽ sẽ xuôi.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên – C
(Ga 2, 1-12)
Chúa yêu loài người
Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu hào phóng. Ngài đã dùng nhiều hình ảnh như tình phụ tử, tình mẫu tử, nhất là tình phu thê để diễn tả tình yêu của Ngài đối với con người, giúp con người hiểu được phần nào mà sống trung thành và đáp đền cho xứng như đoạn trích Sách Tiên tri Isaia hôm nay.
Thiên Chúa yêu con người, cụ thể là dân Israel như người cHồng Yêu vợ mình. Tình vợ tình chồng có lúc thăng lúc trầm: say mê tươi mát cái thuở ban đầu, niềm vui ngày cưới, nhưng có lúc tưởng như dứt nghĩa đoạn tình. Đây Thiên Chúa "tỏ tình" với con người. Chúa nói : "Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ" (Is 62,5).
Nhìn về quá khứ, Isaia hiểu rằng lưu đày là hình phạt xứng đáng đối với tội bất trung của dân. Nhưng với phút hiện tại, tác giả cảm nhận được tình yêu nồng nàn của Chúa dành cho dân, dù dân đã bội nghĩa bất trung nhưng Chúa vẫn một lòng yêu thương gắn bó. Ngài đã cứu họ khỏi cảnh khốn cùng : "Chẳng còn ai réo tên ngươi là ‘đồ bị ruồng bỏ’, xứ sở ngươi hết bị tiếng là ‘phận bác duyên đơn’” (Is 62,3). Chẳng những thế, Chúa còn yêu đem lòng sủng ái dân : "Ta đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại chạnh lòng thương xót" (Is 54,8).
Thánh hóa mối tình của họ
Khi ấy có Tiệc cưới tại Cana. Đức Mẹ và Chúa Giêsu cũng được mời. Tiệc đang vui thì hết rượu. Đức Mẹ ghé tai nói nhỏ với Chúa Giêsu rằng: "Họ hết rượu rồi" (Ga 2,3). Nhưng Chúa Giêsu trả lời ngay: Thưa Bà "Việc đó đâu có liên can gì đến Bà và Con, Giờ Con chưa đến".
Rõ ràng và quyết liệt như thế, bình thường, người nghe đã nản, hết hy vọng, thấy mình lỡ lời, sao lại can thiệp vào việc của người ta! Nhưng ơn Chúa Thánh Thần và đức Bác ái thúc đẩy, Đức Mẹ không nói nước đôi: Nếu Người bảo gì, hoặc : Có thể Người bảo gì, nhưng Mẹ nói xác quyết với niềm tin mạnh mẽ, Đức Mẹ nói với các người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo" (Ga 2,5). Và Phép lạ lẫy lừng chưa từng có, đã xẩy ra ngay. Nước rửa tay bình thường của Cựu ước đã trở thành Rượu hảo hạng của Tân Ước. Lý do là dâu rể đã mời Đức Mẹ và Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới. "Có Mẹ mọi lẽ đều xuôi".
Thời nay đang có một cuộc khủng hoảng về gia đình : số người lập gia đình rồi li dị ngày càng gia tăng; nhiều người trẻ không muốn lập gia đình; một số người chủ trương nếu thích nhau thì cứ sống chung với nhau, đến khi nào không thích nhau nữa thì chia tay, cần gì mà phải cam kết chung sống chung trọn đời.
Cuộc sống gia đình quả là rất khó khăn : Ngày mới cưới, tình yêu vợ chồng thắm nồng như ly rượu tân hôn. Nhưng chẳng bao lâu sau, rượu nhạt tình phai, thậm chí còn thiếu rượu. Tình yêu thủy chung, luôn cho đi mà không hề mệt mõi, không ngừng nhường nhịn và tha thứ cho nhau. Một tình yêu như thế ở thời nay quả là một phép lạ.
Ở Cana, Chúa Giêsu đã làm phép lạ như thế : khi người ta thiếu rượu, Người đã làm cho có rượu dồi dào; và rượu ấy Người đã làm ra từ những chum nước lã. Phép lạ này ngày nay Chúa vẫn tiếp tục làm, cho những ai thực lòng cầu xin. Tại sao những đôi vợ chồng đang gặp khó khăn không cầu xin phép lạ ấy? Tại sao anh chị em không nhờ Đức Mẹ chuyển lời cầu xin?
Có Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi
Có Đức Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi là xá tín của những người hết lòng trông cậy vào tình mẫu tử của Đức Mẹ. Ngay từ khởi đầu, lịch sử Hội Thánh đã cho chúng ta thấy những ai biết chạy đến nương nhờ vào tình thương của Mẹ, núp dưới bóng Mẹ và tà áo của Mẹ đã trọ giúp, chở che trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta hãy dâng những kế hoạch, dự tính tương lai cho Mẹ. Hãy đến với Mẹ bằng niềm xác tín “có Mẹ mọi nhẽ sẽ xuôi”.
Noi gương gia đình Cana, khi hết rượu, nghĩa là tình gia đình nhạt phai, giảm đằm thắm, hãy mời Đức Mẹ đến nhà, trình bày cho Mẹ những bất hòa của chúng ta. Khi chúng ta ở trong những tình cảnh khó khăn, gặp khó khăn mà chúng ta không biết cách giải quyết, hay khi chúng ta lo lắng đau khổ, hoặc thiếu niềm vui, hãy đến với Mẹ Maria và thưa : "Mẹ ơi, chúng con hết rượu rồi, con biết làm sao đây, xin Mẹ giúp con với". Hãy thưa với Mẹ. Chắc chắn Mẹ sẽ đến với Chúa Giêsu và nói: "Con ơi, nhìn xem người kia kìa, họ hết rượu rồi". Và Mẹ sẽ trở lại và nói với chúng ta: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo" (Ga 2,5).
Với lòng từ mẫu hay thương, Mẹ sẽ ngỏ lời cùng Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, miễn sao chúng ta hãy hết lòng tin tưởng chạy đến cùng Mẹ, để Mẹ làm chủ tình cảnh thiếu thốn của cuộc đời ta. Ở đâu có Mẹ thì ở đó mọi nhẽ sẽ xuôi.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Không cần ai biết đến
Lm. Minh Anh
23:41 12/01/2022
KHÔNG CẦN AI BIẾT ĐẾN
“Ngài phải ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ”.
John Bacon, một điêu khắc gia nổi tiếng, để lại lời này trên bia mộ mình, “Là một nghệ sĩ, những gì đối với tôi, xem ra có một tầm quan trọng nào đó khi còn sống, thì từ khi biết Chúa Kitô, chúng không là gì nữa; điều duy nhất quan trọng của tôi bây giờ là Ngài. Tôi ‘không cần ai biết đến’ nữa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ John Bacon, nhưng cả Thiên Chúa cũng vậy! Sẽ khá ngạc nhiên khi Lời Chúa hôm nay cho thấy, một đôi khi, Thiên Chúa xem ra cũng ‘không cần ai biết đến!’. Thời Cựu Ước, với Hòm Bia giữa đoàn quân, Israel vẫn bị Philitinh đánh bại; thời Tân Ước, Chúa Giêsu không muốn ai biết, sau khi chữa lành một người phong. Anh này loan tin, khiến “Ngài phải ở lại ngoài thành”.
Bài đọc Samuel kể chuyện “Quân Philitinh kéo đến gây chiến, Israel phải xuất quân chống lại”. dân Chúa đóng trại gần nơi được gọi là “Tảng Đá Phù Hộ”; ấy thế, chẳng thấy Chúa phù hộ chút nào, họ thua liểng xiểng! Tưởng có Hòm Bia, tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa, họ sẽ chiến thắng; ngờ đâu sự thật bẽ bàng, Hòm Bia bị chiếm, Israel bị đánh một trận tơi bời. Rõ ràng, Thiên Chúa muốn cho dân hiểu, Ngài không phải là ông Bụt; chẳng ai sử dụng được Ngài. Ngài không cần nổi tiếng, ‘không cần ai biết đến’ cho đến khi dân biết khiêm tốn kêu lên, “Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con!” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người cùi; lập tức, Ngài bảo anh, đừng nói với ai. Có lẽ, Ngài nhận ra sự mơ hồ phấn chấn nơi dân chúng trước quyền năng của Ngài; Ngài có thể bị áp lực buộc phải thi hành sứ vụ theo cách không phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Thế nhưng, trong sự phấn khích, người này đã nói với mọi người. Kết quả, danh tiếng Ngài lan rộng, mọi người lùng sục Ngài, đến nỗi Ngài phải ở lại ngoài thành. Như vậy, Chúa Giêsu tiếp tục trải nghiệm sự cô lập của người phung; cho người khác sự sống, Ngài chấp nhận bị loại trừ!
Một sự thật thú vị ở đây là, thay vì tận dụng sự nổi tiếng tức thời của mình, Chúa Giêsu chấp nhận đi đến những nơi hoang vắng. Điều này đáng cho chúng ta suy nghĩ! Thật lạ, vậy mà người ta vẫn tìm đến với Ngài ở ‘những nơi khó đến’ này. Và xem ra, Chúa Giêsu lại thích có mặt ở những nơi đó để chờ đợi những kẻ tìm kiếm Ngài; bởi lẽ, cuộc đời của Ngài chỉ nhằm thúc đẩy một sự hoán cải đích thực của các linh hồn, chứ không phải sự rộn ràng hoặc nổi tiếng. Ngài không quan tâm dư luận thế gian, Ngài chỉ quan tâm đến việc thay đổi các con tim; Ngài ‘không cần ai biết đến!’. Vì vậy, bằng cách rút vào những nơi hoang vắng, Ngài có thể để Cha trên trời mang đến cho Ngài những con người biết cởi mở tâm hồn để được hoán cải thực sự.
Điều này cũng đúng với chúng ta. ‘Chúa Giêsu đại chúng’ không phải lúc nào cũng là ‘Chúa Giêsu thực!’. Nói cách khác, thông điệp Tin Mừng đích thực thường không phải là thông điệp mà nền văn hoá đại chúng sẽ hứng thú; Chúa Giêsu và sứ điệp Phúc Âm tinh tuyền của Ngài không phải lúc nào cũng xuất hiện trên các mặt báo. Đúng hơn, nếu muốn tìm thấy Ngài, chúng ta phải luôn tìm Ngài ở những nơi khuất tịch và vắng lặng, ‘những nơi khó đến’; ở đó, Ngài đang đợi chúng ta.
Anh Chị em,
“Từ khi biết Chúa Kitô, chúng không là gì nữa; điều duy nhất quan trọng của tôi bây giờ là Ngài. Tôi ‘không cần ai biết đến’ nữa!”. Phải chăng tư tưởng của John Bacon đã thấm nhuần tinh thần của thánh Phaolô, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác!”. Cảm nghiệm được Thiên Chúa tốt lành, mọi sự cao sang đời này chỉ là phân bón. Cũng thế, một khi Chúa Giêsu biết được Chúa Cha là Đấng thế nào, Ngài chỉ biết say sưa cảm mến. Như thế, chẳng những Chúa Giêsu thích có mặt ở những nơi hoang vắng để chờ đợi kẻ kiếm tìm Ngài, nhưng ở đó, Ngài còn gặp được Chúa Cha, Nguồn Sống của mọi mầm sống. Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy chọn cho mình một nơi vắng vẻ giữa đời thường, đó là trái tim của mình; nơi đó, Chúa Giêsu là trên hết, trước hết, và là tất cả. Đó là vườn thượng uyển, nơi trái tim chúng ta hoàn toàn dành cho Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa ‘không cần ai biết đến’, nhưng Chúa cần con biết Chúa, biết thật rõ! Vì nhờ đó, may ra, con biết con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài phải ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ”.
John Bacon, một điêu khắc gia nổi tiếng, để lại lời này trên bia mộ mình, “Là một nghệ sĩ, những gì đối với tôi, xem ra có một tầm quan trọng nào đó khi còn sống, thì từ khi biết Chúa Kitô, chúng không là gì nữa; điều duy nhất quan trọng của tôi bây giờ là Ngài. Tôi ‘không cần ai biết đến’ nữa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ John Bacon, nhưng cả Thiên Chúa cũng vậy! Sẽ khá ngạc nhiên khi Lời Chúa hôm nay cho thấy, một đôi khi, Thiên Chúa xem ra cũng ‘không cần ai biết đến!’. Thời Cựu Ước, với Hòm Bia giữa đoàn quân, Israel vẫn bị Philitinh đánh bại; thời Tân Ước, Chúa Giêsu không muốn ai biết, sau khi chữa lành một người phong. Anh này loan tin, khiến “Ngài phải ở lại ngoài thành”.
Bài đọc Samuel kể chuyện “Quân Philitinh kéo đến gây chiến, Israel phải xuất quân chống lại”. dân Chúa đóng trại gần nơi được gọi là “Tảng Đá Phù Hộ”; ấy thế, chẳng thấy Chúa phù hộ chút nào, họ thua liểng xiểng! Tưởng có Hòm Bia, tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa, họ sẽ chiến thắng; ngờ đâu sự thật bẽ bàng, Hòm Bia bị chiếm, Israel bị đánh một trận tơi bời. Rõ ràng, Thiên Chúa muốn cho dân hiểu, Ngài không phải là ông Bụt; chẳng ai sử dụng được Ngài. Ngài không cần nổi tiếng, ‘không cần ai biết đến’ cho đến khi dân biết khiêm tốn kêu lên, “Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con!” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca.
Tin Mừng tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người cùi; lập tức, Ngài bảo anh, đừng nói với ai. Có lẽ, Ngài nhận ra sự mơ hồ phấn chấn nơi dân chúng trước quyền năng của Ngài; Ngài có thể bị áp lực buộc phải thi hành sứ vụ theo cách không phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Thế nhưng, trong sự phấn khích, người này đã nói với mọi người. Kết quả, danh tiếng Ngài lan rộng, mọi người lùng sục Ngài, đến nỗi Ngài phải ở lại ngoài thành. Như vậy, Chúa Giêsu tiếp tục trải nghiệm sự cô lập của người phung; cho người khác sự sống, Ngài chấp nhận bị loại trừ!
Một sự thật thú vị ở đây là, thay vì tận dụng sự nổi tiếng tức thời của mình, Chúa Giêsu chấp nhận đi đến những nơi hoang vắng. Điều này đáng cho chúng ta suy nghĩ! Thật lạ, vậy mà người ta vẫn tìm đến với Ngài ở ‘những nơi khó đến’ này. Và xem ra, Chúa Giêsu lại thích có mặt ở những nơi đó để chờ đợi những kẻ tìm kiếm Ngài; bởi lẽ, cuộc đời của Ngài chỉ nhằm thúc đẩy một sự hoán cải đích thực của các linh hồn, chứ không phải sự rộn ràng hoặc nổi tiếng. Ngài không quan tâm dư luận thế gian, Ngài chỉ quan tâm đến việc thay đổi các con tim; Ngài ‘không cần ai biết đến!’. Vì vậy, bằng cách rút vào những nơi hoang vắng, Ngài có thể để Cha trên trời mang đến cho Ngài những con người biết cởi mở tâm hồn để được hoán cải thực sự.
Điều này cũng đúng với chúng ta. ‘Chúa Giêsu đại chúng’ không phải lúc nào cũng là ‘Chúa Giêsu thực!’. Nói cách khác, thông điệp Tin Mừng đích thực thường không phải là thông điệp mà nền văn hoá đại chúng sẽ hứng thú; Chúa Giêsu và sứ điệp Phúc Âm tinh tuyền của Ngài không phải lúc nào cũng xuất hiện trên các mặt báo. Đúng hơn, nếu muốn tìm thấy Ngài, chúng ta phải luôn tìm Ngài ở những nơi khuất tịch và vắng lặng, ‘những nơi khó đến’; ở đó, Ngài đang đợi chúng ta.
Anh Chị em,
“Từ khi biết Chúa Kitô, chúng không là gì nữa; điều duy nhất quan trọng của tôi bây giờ là Ngài. Tôi ‘không cần ai biết đến’ nữa!”. Phải chăng tư tưởng của John Bacon đã thấm nhuần tinh thần của thánh Phaolô, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác!”. Cảm nghiệm được Thiên Chúa tốt lành, mọi sự cao sang đời này chỉ là phân bón. Cũng thế, một khi Chúa Giêsu biết được Chúa Cha là Đấng thế nào, Ngài chỉ biết say sưa cảm mến. Như thế, chẳng những Chúa Giêsu thích có mặt ở những nơi hoang vắng để chờ đợi kẻ kiếm tìm Ngài, nhưng ở đó, Ngài còn gặp được Chúa Cha, Nguồn Sống của mọi mầm sống. Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta hãy chọn cho mình một nơi vắng vẻ giữa đời thường, đó là trái tim của mình; nơi đó, Chúa Giêsu là trên hết, trước hết, và là tất cả. Đó là vườn thượng uyển, nơi trái tim chúng ta hoàn toàn dành cho Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa ‘không cần ai biết đến’, nhưng Chúa cần con biết Chúa, biết thật rõ! Vì nhờ đó, may ra, con biết con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hi hữu: Tối thứ Ba 11/1, Đức Thánh Cha vào một cửa hàng bán băng và đĩa nhạc
Đặng Tự Do
02:08 12/01/2022
Tin tức lan rất nhanh trên các mạng xã hội cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đang bước ra khỏi một cửa hàng bán băng và đĩa nhạc, vào tối hôm thứ Ba, theo giờ Rôma, tức là sáng thứ Tư theo giờ Việt Nam. Nhiều người đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng đã mua những gì?
Javier Martínez-Brocal, giám đốc hãng thông tấn quốc tế Rome Reports, đã tweet bức ảnh đen trắng cùng với chú thích bằng tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Đức Giáo Hoàng, trong một cửa hàng băng đĩa ở Rôma”.
Bức ảnh cho thấy Đức Giáo Hoàng đeo khẩu trang y tế đang rời khỏi một cửa hàng với tấm biển ghi “Âm thanh nổi” phía trên cửa. Một dấu hiệu khác gần đó ghi “dischi” hoặc “đĩa”. Bên trong cửa sổ cửa hàng, bức ảnh cho thấy một cây thông Noel được trang trí bằng các dĩa nhạc như các đồ trang trí.
Rome Reports cho biết thêm: Đức Thánh Cha Phanxicô đã ghé thăm cửa hàng Stereosound, một cửa hàng băng đĩa ở trung tâm thành phố Rôma gần Điện Pantheon. Đức Giáo Hoàng quen biết chủ tiệm từ lâu khi ngài còn là một Giám Mục và sau đó là Hồng Y trong các chuyến đến Rôma.
Ngoài bức ảnh, Martínez-Brocal của Rome Reports cũng chia sẻ đoạn video dài 24 giây khi Đức Giáo Hoàng ra khỏi cửa hàng và lên một chiếc Fiat 500L màu trắng. Đó là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Famiglia Cristiana cũng tường thuật rằng chủ cửa hàng cho biết “Đức Thánh Cha thường đến đây khi ngài còn là một Hồng Y. Chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi đã tặng ngài một đĩa nhạc cổ điển như một món quà “.
Đức Thánh Cha từng mua nhạc ở tiệm Stereosound; ngài đã được con gái của ông chủ cửa hàng tặng một đĩa hát bằng nhựa như một món quà chia tay.
Theo Vatican News, Đức Thánh Cha đã đến vào khoảng 7 giờ tối theo giờ địa phương để chúc lành cho cơ sở mới được cải tạo. Ngài trò chuyện với Letizia, bà chủ cửa hàng nay đã lớn tuổi, cùng con gái và con rể của bà.
Đức Giáo Hoàng ở lại cửa hàng khoảng 10 phút. Nơi này có một cảm giác cổ điển quyến rũ, giống như nhiều cửa hàng địa phương trong khu vực. Họ cung cấp các loại băng đĩa nhạc từ Maria Callas đến Pink Floyd, và nhiều loại băng đĩa thu âm khác, bao gồm cả những ngôi sao gần đây.
Những người trẻ tuổi bên ngoài cửa hàng nhìn vào cố gắng để có được một cái nhìn rõ nét về Đức Giáo Hoàng, và nói đùa về thể loại âm nhạc mà Đức Giáo Hoàng sẽ chọn. Người ta thấy cô con gái bà chủ tiệm đã tặng Đức Giáo Hoàng một đĩa nhựa như một món quà chia tay.
Ngay sau khi Đức Thánh Cha rời đi, cửa hàng đã đóng rèm cửa để khỏi phải trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông. Chủ sở hữu, Letizia, chỉ nhận xét rằng Giáo hoàng là “một khách hàng cũ” và chuyến thăm của ngài là rất “đẹp” và “đầy tính nhân văn.”
Vào năm 2016, Aleteia báo cáo rằng giáo hoàng thích nhạc cổ điển, bao gồm cả các nhà soạn nhạc Mozart, Bach và Beethoven.
Source:Catholic News Agency
Tin Vui, Tin Vui… Một người đàn ông được ghép tim heo đã được cho biến đổi theo gen người.
Thanh Quảng sdb
03:40 12/01/2022
Tin Vui, Tin Vui… Một người đàn ông được ghép tim heo đã được cho biến đổi theo gen người.
(Alleteia - John Burger)
Nỗ lực cuối cùng để cứu sống người đàn ông 57 tuổi là một cuộc thử nghiệm có thể làm thay đổi cuộc đời với nhiều ngàn người đang trong danh sách chờ đợi được ghép tim.
Tim từ một con heo được cho biến đổi gen đã được cấy ghép thành công vào một bệnh nhân, mang lại tia hy vọng cho hàng nghìn người đang chờ đợi trong danh sách cấy ghép.
Thủ tục ghép tim được thực hiện hôm thứ Sáu (7/1/2022) ở Baltimore, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu sống một người đàn ông 57 tuổi không thể chờ đợi để có trái tim người. Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi các bác sĩ gắn một quả thận heo vào cơ thể một người mà não đã chết để quan sát xem nó bắt đầu hoạt động ra sao...
Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nơi các thí nghiệm được diễn ra, hôm thứ Hai cho biết người đàn ông được tiến triển tốt. Theo hãng tin AP, ông ta đã tự thở trong khi vẫn được kết nối với một quả tim máy và phổi máy để giúp tim mới của ông ta làm việc...
Bệnh nhân, David Bennett, cho biết trong một tuyên bố do Trường Y Đại học Maryland thực hiện một ngày trước khi phẫu thuật, “Tôi sẽ chết hoặc tôi phải thực hiện ca cấy ghép này. Tôi muốn sống. Tôi biết đây là một quyết định nhiều rủi ro, nhưng đó là một lựa chọn sinh tử của tôi. "
Linh mục Nicanor Pier Giorgio Austriaco, O.P., Giáo sư Sinh học và Giáo sư Thần học và Giám đốc viện “Đạo đức Sinh học Thánh Toma” (ThomisticEvolution.org) tại Đại học Cao đẳng Providence cho biết: “Chúng tôi đã cấy ghép van tim heo cho bệnh nhân trong nhiều thập kỷ qua, vì vậy sự phát triển của việc cấy ghép không chỉ van tim mà toàn bộ cơ quan heo không còn phải là điều mới lạ về mặt đạo đức như người ta nghĩ”. Cha Austriaco cho hay 20 năm trước, Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã công bố hướng dẫn về cấy ghép phân tử tế bào (xenotransplant), miễn là tuân tuân thủ các thông số đạo đức ở một mức độ nhất định.
Cha Austriaco cho biết: “Nếu thành công, công nghệ này có thể cứu được rất nhiều bệnh nhân chết hàng năm, đang khi chờ ghép tim từ người hiến tặng.”
Linh mục John F. Brehany, Phó Chủ tịch Điều hành của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, cho biết việc cấy ghép “dường như là một bước tiến đáng khích lệ trong khoa học và công nghệ y học, đồng thời, tôn trọng các ranh giới đạo đức.
Cha Brehany nói: “Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng con người đã được trao quyền thống trị trên các loài động vật theo tuần tự của công cuộc sáng tạo. “Mặc dù bước từ việc xử dụng động vật làm nguồn cung cấp thực phẩm, lao động và vật chất cho đến sử dụng chúng cho các cơ quan hoạt động là một tiến trình phức tạp không thể tưởng tượng được, nhưng về mặt đạo đức thì không có gì sai quấy cả!
Cha Brehany lưu ý rằng nguồn cung cấp nội tạng người sẵn có để cấy ghép luôn thiếu hụt so với số lượng bệnh nhân đang chờ, nên nội tạng động vật có nguồn gốc đạo đức có thể giúp nhiều người sống lâu hơn và hoạt động tốt hơn. Cha nói với Thông tấn xã Aleteia: “Hơn nữa, nó có thể giúp ngăn mọi người xử dụng các hành động phi đạo đức, chẳng hạn như nới lỏng tiêu chuẩn về sự tử vong của não, để tăng nguồn cung cấp các nội tạng!...
Khoảng một chục người trong danh sách chờ đợi cấy ghép các cơ quan nội tạng quan trọng chết mỗi ngày.
Lịch sử lâu đời
Tờ New York Times giải thích: Việc cấy ghép vi thể tế bào - xenot – là sử dụng nội tạng, máu và da của các loài khác – đã có từ lâu đời. Các van tim heo thường được cấy ghép vào người và một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã nhận được tế bào tuyến tụy của heo! Da heo cũng đã được xử dụng như lớp da ghép tạm thời tháp vào bệnh nhân bị bỏng.
Với các cơ quan nội tạng, vẫn còn một rào cản lớn về việc đào thải từ cơ thể bệnh nhân, nhưng chỉnh sửa gen của con người đã giúp vượt qua rào cản này. Trong trường hợp hiện tại, quả tim được lấy từ một con heo được biến đổi gen, được nuôi bởi một máy tái tạo (Revivicor), mà một công ty Y dược tái tạo có trụ sở tại Blacksburg, Virginia. Tờ Times cho biết, con heo đã được chỉnh đổi gen tới cả 10 lần. Bốn gen đã bị bất hoạt, trong đó có một gen mã hóa phân tử gây ra phản ứng từ chối gen của con người. Một gen tăng trưởng cũng bị bất hoạt để ngăn cản tim heo tiếp tục được phát triển sau khi được cấy ghép. Và sáu gen của con người đã được đưa vào bộ gen của heo - những sửa đổi được thiết kế để làm cho các cơ quan của heo dễ dung nạp hơn đối với hệ thống miễn dịch của con người.
Một số công ty công nghệ sinh học đang phát triển nội tạng heo để cấy ghép vào con người.
Thông tín xã AP cho biết thêm: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cơ quan giám sát các thí nghiệm trên đã cho phép phẫu thuật theo cái gọi là ủy quyền khẩn cấp "xử dụng vào việc cứu nguy", khi một bệnh nhân bị đe dọa đến tính mạng không còn lựa chọn nào khác!
Tiến sĩ Bartley Griffith, người thực hiện ca phẫu thuật, đã cấy ghép tim heo vào khoảng 50 con khỉ trong 5 năm qua.
Vào thứ Ba, tờ Times cho biết: Ông Bennett có thể được rút máy trợ tim-phổi ra, những máy mà đang giữ cho ông ta sống sót trước khi phẫu thuật. Ông ta đang được theo dõi chặt chẽ về các tín hiệu cho thấy cơ thể ông ta có phản ứng lại nội tạng quan mới này không, nhưng 48 giờ đã qua, thời gian này rất quan trọng, đã trôi qua mà không xảy ra sự cố nào. Ông ta cũng đang được theo dõi để khỏi bị nhiễm trùng, bao gồm cả các vi khuẩn heo, một loại virus heo có thể truyền sang người, mặc dù nguy cơ này được coi là rất thấp.
(Alleteia - John Burger)
Nỗ lực cuối cùng để cứu sống người đàn ông 57 tuổi là một cuộc thử nghiệm có thể làm thay đổi cuộc đời với nhiều ngàn người đang trong danh sách chờ đợi được ghép tim.
Tim từ một con heo được cho biến đổi gen đã được cấy ghép thành công vào một bệnh nhân, mang lại tia hy vọng cho hàng nghìn người đang chờ đợi trong danh sách cấy ghép.
Thủ tục ghép tim được thực hiện hôm thứ Sáu (7/1/2022) ở Baltimore, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu sống một người đàn ông 57 tuổi không thể chờ đợi để có trái tim người. Điều này xảy ra chỉ vài tháng sau khi các bác sĩ gắn một quả thận heo vào cơ thể một người mà não đã chết để quan sát xem nó bắt đầu hoạt động ra sao...
Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nơi các thí nghiệm được diễn ra, hôm thứ Hai cho biết người đàn ông được tiến triển tốt. Theo hãng tin AP, ông ta đã tự thở trong khi vẫn được kết nối với một quả tim máy và phổi máy để giúp tim mới của ông ta làm việc...
Bệnh nhân, David Bennett, cho biết trong một tuyên bố do Trường Y Đại học Maryland thực hiện một ngày trước khi phẫu thuật, “Tôi sẽ chết hoặc tôi phải thực hiện ca cấy ghép này. Tôi muốn sống. Tôi biết đây là một quyết định nhiều rủi ro, nhưng đó là một lựa chọn sinh tử của tôi. "
Linh mục Nicanor Pier Giorgio Austriaco, O.P., Giáo sư Sinh học và Giáo sư Thần học và Giám đốc viện “Đạo đức Sinh học Thánh Toma” (ThomisticEvolution.org) tại Đại học Cao đẳng Providence cho biết: “Chúng tôi đã cấy ghép van tim heo cho bệnh nhân trong nhiều thập kỷ qua, vì vậy sự phát triển của việc cấy ghép không chỉ van tim mà toàn bộ cơ quan heo không còn phải là điều mới lạ về mặt đạo đức như người ta nghĩ”. Cha Austriaco cho hay 20 năm trước, Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã công bố hướng dẫn về cấy ghép phân tử tế bào (xenotransplant), miễn là tuân tuân thủ các thông số đạo đức ở một mức độ nhất định.
Cha Austriaco cho biết: “Nếu thành công, công nghệ này có thể cứu được rất nhiều bệnh nhân chết hàng năm, đang khi chờ ghép tim từ người hiến tặng.”
Linh mục John F. Brehany, Phó Chủ tịch Điều hành của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, cho biết việc cấy ghép “dường như là một bước tiến đáng khích lệ trong khoa học và công nghệ y học, đồng thời, tôn trọng các ranh giới đạo đức.
Cha Brehany nói: “Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng con người đã được trao quyền thống trị trên các loài động vật theo tuần tự của công cuộc sáng tạo. “Mặc dù bước từ việc xử dụng động vật làm nguồn cung cấp thực phẩm, lao động và vật chất cho đến sử dụng chúng cho các cơ quan hoạt động là một tiến trình phức tạp không thể tưởng tượng được, nhưng về mặt đạo đức thì không có gì sai quấy cả!
Cha Brehany lưu ý rằng nguồn cung cấp nội tạng người sẵn có để cấy ghép luôn thiếu hụt so với số lượng bệnh nhân đang chờ, nên nội tạng động vật có nguồn gốc đạo đức có thể giúp nhiều người sống lâu hơn và hoạt động tốt hơn. Cha nói với Thông tấn xã Aleteia: “Hơn nữa, nó có thể giúp ngăn mọi người xử dụng các hành động phi đạo đức, chẳng hạn như nới lỏng tiêu chuẩn về sự tử vong của não, để tăng nguồn cung cấp các nội tạng!...
Khoảng một chục người trong danh sách chờ đợi cấy ghép các cơ quan nội tạng quan trọng chết mỗi ngày.
Lịch sử lâu đời
Tờ New York Times giải thích: Việc cấy ghép vi thể tế bào - xenot – là sử dụng nội tạng, máu và da của các loài khác – đã có từ lâu đời. Các van tim heo thường được cấy ghép vào người và một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã nhận được tế bào tuyến tụy của heo! Da heo cũng đã được xử dụng như lớp da ghép tạm thời tháp vào bệnh nhân bị bỏng.
Với các cơ quan nội tạng, vẫn còn một rào cản lớn về việc đào thải từ cơ thể bệnh nhân, nhưng chỉnh sửa gen của con người đã giúp vượt qua rào cản này. Trong trường hợp hiện tại, quả tim được lấy từ một con heo được biến đổi gen, được nuôi bởi một máy tái tạo (Revivicor), mà một công ty Y dược tái tạo có trụ sở tại Blacksburg, Virginia. Tờ Times cho biết, con heo đã được chỉnh đổi gen tới cả 10 lần. Bốn gen đã bị bất hoạt, trong đó có một gen mã hóa phân tử gây ra phản ứng từ chối gen của con người. Một gen tăng trưởng cũng bị bất hoạt để ngăn cản tim heo tiếp tục được phát triển sau khi được cấy ghép. Và sáu gen của con người đã được đưa vào bộ gen của heo - những sửa đổi được thiết kế để làm cho các cơ quan của heo dễ dung nạp hơn đối với hệ thống miễn dịch của con người.
Một số công ty công nghệ sinh học đang phát triển nội tạng heo để cấy ghép vào con người.
Thông tín xã AP cho biết thêm: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cơ quan giám sát các thí nghiệm trên đã cho phép phẫu thuật theo cái gọi là ủy quyền khẩn cấp "xử dụng vào việc cứu nguy", khi một bệnh nhân bị đe dọa đến tính mạng không còn lựa chọn nào khác!
Tiến sĩ Bartley Griffith, người thực hiện ca phẫu thuật, đã cấy ghép tim heo vào khoảng 50 con khỉ trong 5 năm qua.
Vào thứ Ba, tờ Times cho biết: Ông Bennett có thể được rút máy trợ tim-phổi ra, những máy mà đang giữ cho ông ta sống sót trước khi phẫu thuật. Ông ta đang được theo dõi chặt chẽ về các tín hiệu cho thấy cơ thể ông ta có phản ứng lại nội tạng quan mới này không, nhưng 48 giờ đã qua, thời gian này rất quan trọng, đã trôi qua mà không xảy ra sự cố nào. Ông ta cũng đang được theo dõi để khỏi bị nhiễm trùng, bao gồm cả các vi khuẩn heo, một loại virus heo có thể truyền sang người, mặc dù nguy cơ này được coi là rất thấp.
Đây là lý do tại sao các Kitô Hữu ở Ấn Độ trong tình trạng rất nguy hiểm
Đặng Tự Do
04:23 12/01/2022
Các đám đông cực đoan theo Ấn Giáo thường xuyên tấn công những Kitô hữu vì cho rằng họ đang vi phạm luật “chống cải đạo”.
Vào ngày Giáng Sinh, chính phủ Ấn Độ thông báo rằng họ đã từ chối gia hạn giấy phép tài trợ nước ngoài cho Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa. Động thái này có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của tổ chức bác ái đã chăm sóc cho rất nhiều người “nghèo nhất trong số những người nghèo” của Ấn Độ.
Theo một báo cáo từ Angelus News, kể từ khi có thông báo này, các nữ tu đã phải tính toán lại khẩu phần thực phẩm và các vật phẩm mà họ thường xuyên cung cấp cho 600 người tại nhà mẹ và các trại trẻ mồ côi. Các nữ tu đã khiếu nại và trong khi chờ đợi các sơ vẫn tiếp tục các công việc hàng ngày là cầu nguyện và phục vụ.
Việc Bộ Nội vụ Ấn Độ từ chối đơn của họ dựa trên “các báo cáo bất lợi” cho rằng các nữ tu đã tham gia vào việc chiêu dụ tín đồ Ấn Giáo sang Kitô Giáo. Đó là những cáo buộc mà các nữ tu đã phủ nhận.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo
Động thái của chính phủ Ấn Độ chỉ là biến cố gần đây nhất trong một cuộc đàn áp gia tăng đối với những Kitô hữu bắt đầu khi Thủ tướng Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông lên nắm quyền vào năm 2014.
Trong khi Hiến pháp của Cộng hòa Ấn Độ bảo đảm quyền tự do tôn giáo, thì những Kitô hữu, chỉ chiếm 4.9% dân số, lại thấy quyền tự do này bị vi phạm một cách công khai. Open Doors, một tổ chức giám sát các cuộc đàn áp chống lại Kitô hữu trên toàn thế giới, hiện xếp Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm thứ mười đối với Kitô hữu.
Chương trình đàn áp có hệ thống đối với các Kitô hữu
Theo Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2021 của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, cuộc đàn áp các Kitô hữu ở Ấn Độ đang diễn ra theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, như trong trường hợp của Dòng Thừa sai Bác ái, chính phủ Ấn Độ đang đóng băng tài khoản ngân hàng của các tổ chức khác nhau theo Đạo luật quy định về ngoại tệ, gọi tắt là FCRA.
Vào năm 2020, chính phủ đã sử dụng FCRA để thu hồi giấy phép ngoại tệ của bốn tổ chức từ thiện Tin lành và một tổ chức Công Giáo, là Hiệp hội Phát triển Bộ lạc Don Bosco.
Thứ hai, các Kitô hữu đang bị đàn áp tôn giáo ở Ấn Độ do luật chống cải đạo. Tại 8 trong số 28 bang ở Ấn Độ, luật pháp này được đưa ra để hạn chế hoạt động của các cá nhân và nhóm tham gia vào việc cải đạo mọi người sang Kitô Giáo thông qua các phương tiện mà chính quyền và các phong trào Ấn Giáo cực đoan cáo buộc là “cưỡng bức” hoặc “lừa đảo:, bao gồm cả “xúi giục” và “dụ dỗ”.
Ví dụ như ở Madhya Pradesh, chính phủ đã thực hiện luật chống cải đạo, ra án 10 năm tù giam cho bất kỳ ai chuyển sang các tôn giáo khác ngoại trừ Ấn Độ giáo. Theo một báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, kể từ khi luật có hiệu lực, hơn một chục Kitô hữu, bao gồm cả các linh mục, đã bị bỏ tù.
Và thứ ba, các tổ chức nhân quyền đã ghi lại nhiều vụ việc trong đó đám đông theo đường lối cứng rắn của Ấn Độ giáo đã thực hiện các hành vi gọi là bảo vệ công lý chống lại những Kitô hữu, những người mà họ cho là phạm tội cố gắng cưỡng bức người theo Ấn Giáo chuyển sang đức tin của họ.
Theo một báo cáo của United Christian Forum, năm 2021 là “năm bạo lực nhất” đối với những Kitô hữu ở Ấn Độ, những người đã phải hứng chịu ít nhất 486 vụ bạo lực do đàn áp Kitô giáo.
Báo cáo cho thấy hầu hết các vụ việc đều do đám đông theo Ấn Giáo “đe dọa hình sự, hành hung người đang cầu nguyện, trước khi giao nộp họ cho cảnh sát với cáo buộc cưỡng bức cải đạo”.
Đám đông hành động mà không bị trừng phạt, và không sợ bị bắt giữ. Theo báo cáo của UCF, cảnh sát chỉ nhận đơn khiếu nại chính thức trong 34 vụ trên tổng số 486 trường hợp bạo lực chống lại các Kitô hữu.
Các biến cố bách hại được ghi lại trong năm qua
Một báo cáo gần đây do ba nhóm cơ quan giám sát nhân quyền tổng hợp đã ghi lại nhiều vụ bạo lực chống lại các Kitô hữu. Chỉ một vài trong số rất nhiều biến cố này được ghi lại sau đây:
Ngày 12 tháng 10 năm 2021: Các phần tử cực đoan nhắm vào hai nữ tu ở thành phố Mau. Tại một bến xe buýt, một đám đông bạo động đã lôi kéo hàng chục Kitô hữu, trong đó có hai nữ tu, đến đồn cảnh sát.
Ngày 10 tháng 10 năm 2021: Các phần tử cực đoan tấn công các Kitô hữu ở Mau. Cảnh sát đã bắt giữ một số Kitô Hữu sau khi nhận được khiếu nại từ một nhóm Ấn Giáo cánh hữu rằng các Kitô Hữu đang cải đạo dân chúng sang Kitô Giáo. Đám đông đã làm gián đoạn một buổi lễ cầu nguyện và buộc nhóm Kitô hữu, bao gồm cả một linh mục, đến đồn cảnh sát.
Ngày 25 tháng 6 năm 2021: Tại Gonda, một số Kitô hữu tham gia một buổi tụ tập ở nhà thờ đã bị cảnh sát bắt giữ.
Ngày 22 tháng 3 năm 2021: Tại Kerala, một mục sư Tin lành bị bắt khi đang tham gia một buổi nhóm cầu nguyện.
Ngày 14 tháng 3 năm 2021: Tại Agra, một mục sư Tin lành bị bắt khi đang thuyết giảng tại một buổi họp mặt tại nhà thờ.
Ngày 3 tháng Giêng năm 2021: Một đám đông tấn công một nhóm khoảng 25 Kitô hữu đang tụ tập tại một ngôi nhà ở Uttar Pradesh. Một số bị thương nặng, bao gồm gãy cả tay. Đám đông sau đó đã triệu tập cảnh sát, họ đã bắt giữ mục sư và ba Kitô hữu.
Ngày 27 tháng Giêng năm 2021: Những kẻ cực đoan tôn giáo xông vào một cuộc họp tại nhà thờ ở Kanpur, và sau đó gọi cảnh sát bắt giữ mục sư vì tội cưỡng bức cải đạo.
Ngày 3 tháng 10 năm 2020: Hơn 200 người được cho là đã xông vào một nhà thờ ở Roorkee (Uttarakhand), phá hoại cơ sở này và tấn công những người tụ tập ở đó để cầu nguyện vào ngày Chúa Nhật.
Lời mời đến Đức Thánh Cha Phanxicô
Thủ tướng Modi sau khi gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican ngày 30/10, đã thông báo trên Twitter rằng ông đã mời Đức Thánh Cha thăm Ấn Độ. Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông Modi vì đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một giáo hoàng tới quốc gia này kể từ khi Đức Gioan Phaolô II tông du tới đó vào năm 1999.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài “gần như chắc chắn” sẽ đến Ấn Độ và Bangladesh vào năm sau, nhưng theo các bản tin, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã không thuyết phục được Modi mời Đức Giáo Hoàng.
Source:Aleteia
Sách của linh mục kể câu chuyện buồn về sự đồng lõa phá thai của các tu sĩ Dòng Tên ở Mỹ
J.B. Đặng Minh An dịch
07:43 12/01/2022
Cha Raymond J. de Souza là chủ bút của tờ Convivium Magazine. Hôm 7 tháng Giêng, trên tờ National Catholic Register, ngài có bài nhận định nhan đề “Priest’s Book Tells Sad Tale of Jesuits’ Abortion Complicity in the US”, nghĩa là “Sách của linh mục kể câu chuyện buồn về sự đồng lõa phá thai của các tu sĩ Dòng Tên ở Mỹ”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày 7 tháng Giêng năm 2022
Cần một giáo sĩ nổi tiếng để che chắn cho các chính trị gia Công Giáo, những người đã bỏ phiếu duy trì và mở rộng quyền tiếp cận phá thai à? Trong hơn 50 năm, Dòng Tên đã có một người đàn ông sẵn sàng. Đó là một vụ tai tiếng nghiêm trọng nơi một trong những dòng đáng kính nhất của Giáo hội.
Linh mục Dòng Tên Pat Conroy, người từng là tuyên úy của Hạ viện từ tháng 5 năm 2011 đến tháng Giêng năm 2021, đã trả lời phỏng vấn được đăng trên tờ The Washington Post trong tuần này, trong đó ngài bảo vệ các chính trị gia Công Giáo, những người thúc đẩy việc tiếp cận phá thai. Ngài đã đi xa đến mức viện dẫn Thánh Thomas Aquinas về lương tâm để bảo vệ lập trường của mình, điều này vừa đáng xấu hổ vừa không xứng đáng với phẩm giá đào tạo thích đáng của Dòng Tên.
Đối với những người có trí nhớ lâu hơn, ý tưởng về một tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng từ Hạ viện bảo vệ những luật lệ cho phép phá thai không phải là mới. Cha Conroy là một phiên bản nghèo nàn của linh mục Dòng Tên quá cố Robert Drinan, nhưng ông vẫn là một người dẫn đầu cho những gì mà các anh em của ông quen gọi là “truyền thống của Dòng Tên”.
15 năm trước vào tuần này, Cha Drinan đã trở lại trong ánh đèn sân khấu. Xin nhắc lại hoàn cảnh. Đầu năm 2007, Nancy Pelosi trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Chủ tịch Hạ viện, đỉnh cao của một sự nghiệp chính trị đáng nể. Việc bà ấy trở thành Chủ tịch Hạ viện một lần nữa vào 15 năm sau là bằng chứng thêm về thế lực chính trị đáng gờm mà bà ấy vẫn còn.
Pelosi, nhận thức được cột mốc quan trọng mà bà đã đạt được vào năm 2007, nên đã tổ chức một buổi dạ tiệc kéo dài 4 ngày để đánh dấu việc bà nhận vai trò Chủ tịch Hạ Viện. Nó bắt đầu bằng một Thánh lễ “công nhận Chủ tịch Hạ viện Nancy D'Alesandro Pelosi,” tại trường cũ của bà là Đại học Chúa Ba Ngôi ở Washington, DC. Vị chủ tế và giảng thuyết trong thánh lễ chính là Cha Drinan, lúc đó 86 tuổi. Đó là sự kiện công khai lớn cuối cùng của ông. Ông mất sau đó trong cùng một tháng.
Ở đó có một câu chuyện tai tiếng về sự đồng lõa của các tu sĩ Dòng Tên trong việc phá thai ở Mỹ, một câu chuyện được kể hoàn toàn hơn trong một cuốn sách mới quan trọng của linh mục quá cố Dòng Tên Paul Mankowski, người biết một số anh em của mình là các tu sĩ Dòng Tên và bề trên của ngài đã phản bội Dòng Tên.
Cha Robert Drinan là một người có tài năng phi thường, ngay cả so với những tiêu chuẩn cao của các tu sĩ Dòng Tên được biết đến trong những năm 1960. Ông là hiệu trưởng trường luật Boston College ở tuổi 36, và đã dẫn dắt ngôi trường đó lên những tầm cao mới trong hơn 14 năm. Năm 1970, ông ra tranh cử vào Quốc hội ở tiểu bang Massachusetts và được bầu làm Dân biểu Đảng Dân chủ năm lần, phục vụ từ năm 1971 đến năm 1981.
Vào tháng 5 năm 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra lệnh cho ông không được tái tranh cử vào tháng 11 năm đó, và do đó Cha Drinan rời Quốc hội vào tháng Giêng năm 1981. Quyết định của Đức Gioan Phaolô II được ban hành như một phần của lệnh cấm rộng rãi hơn đối với các giáo sĩ nắm giữ các chức vụ chính trị. Khi Đức Giáo Hoàng đưa ra lời dứt khoát, Cha Drinan đã tuân theo, nói rằng sự thách thức là “không thể tưởng tượng được”. Tuy nhiên, trong thực tế, thách thức đã là phương thức hoạt động của ông trong suốt một thập kỷ.
Cha Drinan tranh cử vào năm 1970 trên nền tảng phản đối Chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ và là dân biểu đầu tiên đưa ra các bài báo luận tội Tổng thống Richard Nixon. Sau vụ Roe kiện Wade vào năm 1973, ông đã bảo vệ phán quyết này và là một lá phiếu đáng tin cậy ủng hộ việc mở rộng giấy phép phá thai, bao gồm cả việc tài trợ bằng tiền đóng thuế của người dân, trong suốt thời gian phục vụ quốc hội của mình.
Vị linh mục Dòng Tên này là cha đỡ đầu cho đảng Dân chủ trở thành đảng phá thai, một sự chuyển đổi được dẫn dắt bởi các đảng viên Dân chủ Công Giáo - Ted Kennedy, Joe Biden, Mario Cuomo và sau đó là chính Pelosi. Không có linh mục Công Giáo nào làm nhiều hơn trong việc cổ vũ hợp pháp hóa phá thai cho bằng Cha Drinan.
Thánh lễ cách đây 15 năm trong tuần này là một bài diễn văn tốt nghiệp phù hợp, truyền lại ngọn lửa chính trị ủng hộ phá thai cho Pelosi, người coi ông như một nguồn cảm hứng về cách một người Công Giáo trung thành có thể thúc đẩy quyền tiếp cận phá thai.
“Cha Drinan là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trong Quốc hội, không chỉ những người phục vụ với ngài mà cả những người đến sau chúng tôi,” bà Tân Chủ tịch Hạ Viện nói khi ông qua đời. “Tôi đặc biệt vinh dự rằng vào đầu tháng này, Cha Drinan đã chủ trì một thánh lễ tại trường cũ của tôi, Đại học Chúa Ba Ngôi, trước khi tôi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ Viện. Ngài đã cử hành Thánh lễ đó để vinh danh các trẻ em ở Darfur và Katrina, và giảng rằng 'nhu cầu của mọi trẻ em là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô.' Trong suốt cuộc đời của mình, Cha Drinan không chỉ rao giảng thông điệp đó về công lý và nhân quyền; ngài đã thể hiện điều đó”.
Đúng vậy, sự kiện công khai cuối cùng của Cha Drinan là tuyên bố rằng “nhu cầu của mọi trẻ em là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô” trong khi cuồng nhiệt ủng hộ Chủ tịch Hạ Viện phò phá thai hăng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trong suốt những năm 1970, người ta thường hỏi rằng làm thế nào mà Cha Drinan có thể phục vụ trong Quốc hội với tư cách là một linh mục, chứ chưa nói đến một linh mục lại sử dụng lá phiếu lập pháp và vị trí công quyền của mình để thúc đẩy cho việc phá thai. Cha Drinan và các anh em Dòng Tên của ông nhiều lần gây ấn tượng rằng ông đã nhận được sự chấp thuận của các bề trên Dòng Tên và các giám mục địa phương của mình.
Đó là một sự dối trá.
Bây giờ chúng ta biết điều đó một cách đầy đủ hơn, nhờ Cha Mankowski, một tu sĩ Dòng Tên thậm chí còn xuất sắc hơn Cha Drinan. Ngài đã đột ngột qua đời vào tháng 9 năm 2020.
Nhà xuất bản Ignatius, được thành lập bởi Cha Joseph Fessio, một tu sĩ Dòng Tên khác mong muốn sự thật được biết đến, gần đây đã xuất bản cuốn “Jesuit At Large: Essays and Reviews of Paul V. Mankowski, SJ” – “Dòng Tên Tổng Lược: Những Bài Khảo Luận Và Phê Bình Của Paul V. Mankowski, SJ” - do George Weigel biên tập.
Bộ sưu tập di cảo đưa ra một số bài tiểu luận và đánh giá hấp dẫn của Cha Mankowski, vừa gay gắt vừa trào phúng, đôi khi cả hai cùng một lúc. Bộ sưu tập là một lời giới thiệu xứng đáng cho những ai chưa đọc Cha Mankowski - và là một nguyên nhân gây tiếc nuối vì họ đã không đọc ngài sớm hơn.
Phần đáng chú ý nhất của cuốn sách là một bản ghi nhớ chưa từng được xuất bản trước đó từ tháng 4 năm 2007, do Cha Mankowski gửi cho một số bạn bè của ngài, có tựa đề: “Chuyện ứng cử của Cha Drinan và Văn khố Tỉnh Dòng New England”. Mặc dù chưa bao giờ tự mình công bố nó, vì những rắc rối của ngài với các bề trên Dòng Tên, ngài rõ ràng muốn có một hồ sơ chính xác để lưu lại cho hậu thế.
Hồ sơ đó hiện đã được công bố. Rõ ràng điều mà nhiều người Công Giáo coi là một vụ tai tiếng vào những năm 1970 thực sự còn tồi tệ hơn nhiều.
Cha Mankowski đang nghiên cứu trong kho lưu trữ của Dòng Tên ở New England vào đầu những năm 1990. Ngài đã tình cờ thấy hồ sơ của Cha Drinan. Ngài đã yêu cầu và được phép sao chép tài liệu cho một bài báo về sự phục vụ của Cha Drinan tại Quốc hội.
Cha Mankowski phát hiện ra rằng, Cha Drinan không hề được phép ứng cử vào Quốc hội, mà hơn thế nữa, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, là Cha Pedro Arrupe, còn nhiều lần ngăn cấm. Cha Drinan và Cha William Guindon của Dòng Tên, Giám tỉnh nhà Dòng tại New England, đã âm mưu ủng hộ việc ra ứng cử của Cha Drinan và làm trái lệnh của Cha Arrupe. Các hồ sơ cung cấp rất chi tiết những lời nói dối và quanh co trốn tránh của cả Cha Drinan và Cha Guindon trong nhiều năm.
Cha Mankowski biết rằng tài liệu này sẽ sửa lại ấn tượng sai lầm rằng toàn bộ Dòng Tên nói chung rất hài lòng với việc Cha Drinan thúc đẩy việc phá thai trong Quốc hội. Nó cũng sẽ tiết lộ các tu sĩ Dòng Tên cao cấp ở New England đã bất lương đến mức nào trong những năm 1970.
Cha Mankowski quyết định không viết một bài báo về việc ứng cử của Cha Drinan. Đó là một công việc cực kỳ khó chịu, và Cha Drinan dường như là một người “hết thời” rồi.
Đến tháng 6 năm 1996, Tờ New York Times đăng bài viết của Cha Drinan “với tư cách là một linh mục Dòng Tên,” ca ngợi quyết định phủ quyết của Tổng thống Bill Clinton đối với lệnh cấm phá thai bán phần khi sinh, tiếng Anh là partial-birth abortion. Xin mở ngoặc giải thích như sau: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết Phá thai bán phần khi sinh, gọi tắt là PBA, là thuật ngữ Quốc hội đã sử dụng để mô tả một thủ thuật vượt ranh giới từ phá thai sang giết hại trẻ sơ sinh. Bác sĩ đưa một phần đáng kể đứa trẻ còn sống ra bên ngoài cơ thể của người mẹ - toàn bộ phần đầu trong ca “sinh nở đầu ra trước”; hoặc phần thân cho đến rốn trong ca “sinh nở chân ra trước” -- sau đó giết chết đứa trẻ bằng cách đập vỡ hộp sọ của nó hoặc loại bỏ não của đứa bé bằng máy hút.
Việc một linh mục ủng hộ cho việc hợp pháp hóa phá thai bằng cách phá thai bán phần khi sinh như thế đã gây sốc ngay cả những người có thiện cảm với ông ta.
Đức Hồng Y John O'Connor đã rất tức giận, và viết trên chuyên mục Công Giáo ở New York: “Tôi thành thật xin lỗi ông, Cha Drinan, nhưng ông đã sai, đã sai chết người. Ông lẽ ra đã phải cất lên tiếng nói có thần có thế của mình cho cuộc sống; nhưng ông đã cất lên tiếng nói cho cái chết. Một luật sư còn khó lòng đóng cái vai trò đó. Huống hồ là một linh mục như ông”.
Cha Mankowski đánh giá rằng việc Cha Drinan trở lại cuộc sống công cộng gây tranh cãi đòi hỏi sự thật phải được nói ra. Ngài đã đưa tài liệu của mình cho giáo sư James Hitchcock, nhà sử học nổi tiếng tại Đại học St. Louis của Dòng Tên. Hitchcock đã xuất bản tài liệu này trong một bài báo vào mùa hè năm đó trên tờ Catholic World Report với nhan đề “Sự nghiệp chính trị kỳ lạ của Cha Drinan.”
Các tu sĩ Dòng Tên bùng nổ trong cơn thịnh nộ nóng như que cời lửa. Không phải là thịnh nộ với Cha Drinan vì quan điểm của ông ta, không phải là nổi giận với các tu sĩ Dòng Tên đã cho phép điều đó, không phải là bức xúc với các bề trên đã che đậy cho sự dối trá. Giới lãnh đạo Dòng Tên Hoa Kỳ hạ búa bổ xuống đầu Cha Mankowski, người không che giấu vai trò của mình trong việc cung cấp tài liệu lưu trữ cho Giáo sư Hitchcock.
Weigel viết trong phần giới thiệu biên tập của mình: “Kết quả của tất cả những điều này đối với Cha Paul Mankowski là rất khắc nghiệt. Ngài đã bị cấm trong nhiều năm không được xuất bản dưới tên của chính mình. Ngài đã bị hạn chế trong công việc mục vụ của mình. Ngài thường bị coi như một tên cùng đinh. Và dù cuối cùng ngài được phép khấn trọn và trở thành một ‘spiritual coadjutor’ - ‘trợ giáo tâm linh’- trong Dòng Tên, Cha Mankowski đã bị từ chối ‘kết hợp đầy đủ’ vào nhà Dòng (liên quan đến 'lời thề thứ tư' nổi tiếng của Dòng Tên về việc tuân theo giáo hoàng, liên quan đến sứ vụ truyền giáo).”
Theo Weigel, việc công bố bản ghi nhớ của Cha Mankowski cùng với tài liệu hỗ trợ là “rất cần thiết cho việc minh oan cho Cha Mankowski sau khi ngài qua đời”, đã được một số anh em Dòng Tên của ngài ủng hộ từ lâu, ngay cả khi họ chất đống những lời ca tụng xa hoa dành cho Cha Drinan.
Mười lăm năm kể từ ngày lễ cuối cùng của Cha Drinan dành cho Pelosi, cả Chủ tịch Hạ Viện và Tổng thống Joe Biden đều quay sang các tu sĩ Dòng Tên để che chắn cho chính trị phá thai của họ. Gần đây, cả hai đều tìm cách triều yết vị giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên, với Biden tuyên bố Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận cho ông ta được tiếp tục Rước Lễ tại giáo xứ Dòng Tên ở Washington mà ông thường dự lễ.
Bản thân là một cựu giám tỉnh Dòng Tên và là người ngưỡng mộ Cha Arrupe, chắc chắn Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cảm thấy tai tiếng - nếu không muốn nói là ngạc nhiên - khi biết mức độ đồng lõa của Dòng Tên trong vụ tai tiếng khủng khiếp trong sự nghiệp quốc hội của Cha Robert Drinan.
Đối với các linh mục và anh em trung tín khác, các tu sĩ Dòng Tên như vậy đã trở thành nổi tiếng đến mức nào trong việc đồng lõa che đậy cho những người Công Giáo cổ vũ quyền phá thai?
Hãy xem bài báo năm 1997 này của Maureen Dowd của tờ New York Times, một người Công Giáo ủng hộ luật phá thai tự do. Cô ấy đang viết về chương trình Nothing Sacred – “Không có gì là thánh thiêng”, một chương trình truyền hình trong đó một “linh mục trẻ tuổi sành điệu, lanh lợi, dễ thương” thúc đẩy hối nhân đi phá thai:
Dowd viết: “Tôi không nghĩ rằng chương trình này phản ánh quan điểm của giới tinh hoa giải trí hay, như một số nhà phê bình đã dài dòng cho rằng, là quan điểm của các nhà sản xuất chương trình Do Thái 'không thực hành đạo'. Tôi nhận ra quan điểm này là của giới tinh hoa Dòng Tên. Các tu sĩ Dòng Tên là các hoa tiêu của Giáo Hội, giới trí thức giảng dạy thường được nhìn thấy đang uống các loại rượu đắt tiền và đi du lịch nước ngoài và phát minh ra những cách diễn giải giáo lý của Giáo Hội”.
Trong “Năm Inhaxiô” đặc biệt này do Dòng Tên tuyên bố, ưu tiên của người Inhaxiô đối với việc kiểm tra lương tâm xem ra có vẻ phù hợp khi liên hệ đến hoạt động chính trị của Cha Drinan, giờ đây bản ghi nhớ của Cha Mankowski đã tiết lộ một câu chuyện hoàn chỉnh hơn.
Phần kết:
Trong một bài báo trước, tôi đã viết về nỗ lực thất bại của Thánh Gioan Phaolô II trong việc cải tổ Dòng Tên vào tháng 10 năm 1981. Chắc chắn là trường hợp tai tiếng của Cha Drinan, và sự bất lực rõ ràng của Cha Arrupe, đã góp phần vào kết luận của Đức Gioan Phaolô II rằng giới lãnh đạo Dòng Tên không có khả năng tự cải cách.
Về điều đó, Cha Mankowski cũng đồng tình. Trong một lá thư năm 2004 có trong cuốn “Jesuit At Large”, ngài viết cho một người đàn ông trẻ tuổi hỏi về việc gia nhập Dòng Tên:
“Tôi tin chắc rằng, hiện tại, Dòng Tên là một dòng xuống cấp. Điều đó có nghĩa là nó có những vấn đề nghiêm trọng trong mọi nỗ lực của mình ở tất cả các cấp chính quyền, và quan trọng hơn là nó đã mất khả năng tự sửa chữa bằng chính nội lực của mình. … Thật tình, tôi phải nói rằng, hiện tại, tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy khả năng hay thiện chí của ban lãnh đạo Dòng Tên Rôma trong việc giải quyết và khắc phục những vấn đề này”.
Dù vậy, Cha Mankowski không mất hy vọng, và biết rằng đặc sủng của Ignatius đã được đổ vào các bình đất. Ngài đã truyền lại lời khuyên này, bất chấp tình trạng ảm đạm của Dòng: “Nói thế, nhưng nếu tôi phải làm lại tất cả, bất chấp những gì tôi biết bây giờ, tôi sẽ vào Dòng Tên vào ngày mai.”
Người ta hy vọng rằng giờ đây, Cha Mankowski vẫn đang nỗ lực hết mình cho việc cải tổ Dòng Tên, và lúc này may thay, ngài đã vượt quá tầm với của các vị bề trên quyết tâm làm nản lòng sứ mệnh thiết yếu đó.
Source:National Catholic Register
Tây Ban Nha vượt qua 7 triệu trường hợp Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch
Đặng Tự Do
16:28 12/01/2022
Tây Ban Nha đã vượt qua 7 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch. Bộ Y tế nước này cho biết trong tuần vừa qua trung bình có 242,440 trường hợp mắc mới trong một ngày.
Số ca mắc mới trong một ngày cao nhất trong năm 2021 là 161,668 trường hợp vào ngày 30 tháng 12.
Đã có ít nhất 97 trường hợp tử vong kể từ hôm thứ Tư và 22.06% số giường trong phòng chăm sóc đặc biệt được sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19.
Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cho biết bà đã ký vào một khuyến nghị của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của CDC rằng những người đã được tiêm vắc-xin Moderna Covid-19 có thể tiêm liều tăng cường sau năm tháng, thay vì sáu tháng, như khuyến nghị trước đây.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, gọi tắt là FDA, đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc-xin Covid-19 của Moderna, rút ngắn khoảng thời gian giữa lần tiêm chủng thứ hai và liều tiêm tăng cường xuống còn 5 tháng đối với những người trên 18 tuổi.
FDA đã rút ngắn thời gian cần thiết trước khi tiêm liều tăng cường vắc xin Pfizer / BioNTech từ sáu tháng xuống còn năm tháng. Liều tăng cường Pfizer được phép sử dụng cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên.
Trước các diễn biến phức tạp của đại dịch coronavirus, Úc Đại Lợi đã quyết định rút ngắn thời gian cần thiết trước khi tiêm liều tăng cường từ 6 tháng xuống còn 4 tháng.
Source:CNN
Linh mục bị chính thức cảnh cáo, nhưng nhiều người cho rằng ngài chỉ nó lên sự thật
Đặng Tự Do
16:29 12/01/2022
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đã đưa ra cảnh báo chính thức đối với một linh mục, là Cha David Muscat, yêu cầu ngài ngừng đưa ra “những bình luận có thể gây bùng nổ và tổn thương” nếu không, vị linh mục có thể bị cấm thi hành thừa tác vụ công khai.
Trong một tuyên bố vào tối thứ Năm, Tòa Tổng Giám mục cho biết Đức Cha Scicluna đã chỉ thị cho Cha Muscat phải xóa một bài đăng trên Facebook, trong đó vị linh mục tuyên bố rằng đồng tính còn tệ hơn việc bị ma nhập, và yêu cầu vị linh mục phải ngừng sử dụng các ngôn từ gây tổn thương đối với bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào..
Tòa Tổng Giám mục cho biết Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc nhở Cha Muscat rằng theo giáo huấn Công Giáo, các thành viên của hàng giáo phẩm phải thể hiện sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và nhạy cảm với mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Cảnh báo được đưa ra vài giờ sau khi vị linh mục bị cảnh sát thẩm vấn và vài giờ sau khi Đức Tổng Giám Mục hứa sẽ có hành động chống lại vị linh mục về những bình luận kỳ thị đồng tính được đăng tải trên Facebook, và Đức Tổng Giám Mục thay mặt Giáo hội gửi lời xin lỗi tới tất cả những người đồng tính và gia đình của họ.
Đức Cha Scicluna đang đề cập đến những nhận xét của linh mục David Muscat của Mosta, mặc dù ông không đề cập đến tên linh mục. Hai bộ trưởng đã kêu gọi cảnh sát hành động chống lại ông ta vì lời nói căm thù.
Phát biểu trong một bài giảng trên truyền hình, Đức Cha Scicluna cho biết ông bị sốc trước những nhận xét có vẻ như nói rằng đồng tính còn tệ hơn bị quỷ ám.
“Đây không phải là những lời yêu thương mà là những viên đá ném bởi một trái tim phải học cách yêu nhiều hơn, như Chúa Giêsu đã yêu thương. Chúa yêu anh chị em bất kể anh chị em là ai… Những ai nói rằng họ yêu Chúa, nhưng ghét anh chị em của mình, là những kẻ nói dối.”
“Tôi muốn thay mặt Giáo hội gửi lời xin lỗi tới tất cả những người đã bị tổn thương bởi những lời lẽ cay nghiệt này, và những người cha, người mẹ của họ, những người cũng cảm thấy bị phản bội bởi Giáo Hội mà họ yêu mến”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài sẽ hành động để ngăn chặn một sự lặp lại.
Trước đó, Đức Cha Scicluna cho biết ngài bị sốc trước bình luận này và nhiều người đã gọi điện cho ngài để phàn nàn và bày tỏ sự ghê tởm về những gì được viết 'về những người anh chị em của chúng ta, những người đồng tính'.
Sau những bình luận của Cha Muscat, hôm thứ Tư, các bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Owen và Bộ trưởng Bộ Hòa nhập Julia Farrugia Portelli đã cùng các nhà hoạt động kêu gọi cảnh sát hành động chống lại vị linh mục vì đã kích động lời nói căm thù.
Tuy nhiên, trên trang FaceBook của Cha Muscat, nhiều người cho rằng phản ứng chống lại vị linh mục của Đức Tổng Giám Mục, cảnh sát và các vị bộ trưởng nêu trên có vẻ quá đáng. Cha Muscat chỉ nói lên một sự thật đã được nêu trong sách giáo lý Công Giáo, tuy cách dùng chữ của ngài có thể không khéo. Những lời lẽ gay gắt của Đức Tổng Giám Mục đối với Cha Muscat có thể dẫn đến hiểu lầm tai hại cho nhiều người đối với điều sách giáo lý Công Giáo gọi là rối loạn.
Khoản 2357 sách giáo lý Công Giáo viết:
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng ( x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10 ), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố :”Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” ( x. CDF, décl “persona humana” 8 ). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào
Source:Times Of Malta
Đức Bênêđíctô XVI, Munich, và những cáo buộc che đậy: tại sao một cáo buộc cũ lại nổi lên
Đặng Tự Do
16:30 12/01/2022
Cáo buộc cho rằng Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã che đậy một vụ lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich và Freising của Đức lại nổi lên trong tuần này, hơn 10 năm sau khi Vatican kiên quyết bác bỏ các cáo buộc.
Các tuyên bố này lại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Đức vào ngày 4 tháng Giêng, khi tờ báo Die Zeit đăng một bài báo dài về cách xử lý của tổng giáo phận đối với trường hợp của Cha Peter Hullermann, người bị cáo buộc lạm dụng ít nhất 23 bé trai từ 8 đến 16 tuổi trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 1996.
Vị linh mục, được xác định trong các báo cáo của Đức chỉ được ghi vắn tắt là “H.”, đã bị đình chỉ thừa tác vụ của mình tại Giáo phận Essen vào năm 1979 vì những cáo buộc rằng ông đã lạm dụng một cậu bé 11 tuổi.
Năm 1980, ông được chuyển đến Tổng giáo phận Munich, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger từ năm 1977 đến năm 1982. Hullermann bị kết tội lạm dụng tình dục một bé trai tại một giáo xứ của tổng giáo phận vào năm 1986.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI, nói với Die Zeit: “Tuyên bố rằng ngài biết về lịch sử trước đây các cáo buộc tấn công tình dục tại thời điểm quyết định nhận Cha H. vào tổng giáo phận là sai. Ngài không hề biết gì về lịch sử trước đây của cha ấy”.
Báo cáo của tờ báo Đức xuất hiện trước khi công bố một nghiên cứu lớn về phản ứng của tổng giáo phận đối với các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ vào cuối tháng này.
Nghiên cứu được biên soạn bởi công ty luật Westpfahl Spilker Wastl ở Munich, có tiêu đề “Báo cáo về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương bởi các giáo sĩ, cũng như [các] nhân viên khác, trong Tổng giáo phận Munich và xảy ra từ năm 1945 đến năm 2019”
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo rằng Die Zeit cũng đã đăng một cuộc phỏng vấn vào ngày 4 tháng Giêng với hai luật sư giáo luật, những người đã cáo buộc Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục Munich từ năm 2008, xử lý sai vụ án Hullermann.
Hồng Y Marx, người đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô bác đơn từ chức vào năm ngoái, đã không trả lời các câu hỏi từ Die Zeit, đề cập đến việc sắp công bố nghiên cứu lạm dụng.
Chuyện gì đã xảy ra khi câu chuyện lần đầu tiên được tung ra
Vụ án Hullermann được đưa ra ánh sáng vào tháng 3 năm 2010 bởi nhật báo Süddeutsche Zeitung có trụ sở tại Munich.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2010, tổng giáo phận Munich đã đưa ra một tuyên bố, trong đó cựu tổng đại diện của nó là Đức Ông Gerhard Gruber nhận “toàn bộ trách nhiệm” về việc không ngăn cản Hullermann thực thi thừa tác vụ.
Tổng giáo phận đã cung cấp một bản tường trình chi tiết về vụ việc, nói rằng Giáo phận Essen đã yêu cầu Tổng giáo phận Munich và Freising chấp nhận Hullermann làm tuyên úy vào tháng Giêng năm 1980, để linh mục có thể được điều trị y tế.
Cha Hullermann được bố trí chỗ ở trong một nhà xứ để có thể tham gia các buổi trị liệu. Tổng giáo phận cho biết: “Đức Tổng Giám Mục vào thời điểm đó, Đức Hồng Y là Ratzinger, đã chấp nhận yêu cầu của giáo phận Essen”.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng: “Tuy nhiên, cha tổng đại diện đã mở rộng quyết định này sau đó khi chỉ định Cha H hỗ trợ mục vụ tại một giáo xứ ở Munich vào thời điểm đó mà không có bất kỳ hạn chế nào,”
“Từ thời điểm này, tức là từ ngày 1 tháng 2 năm 1980 đến ngày 31 tháng 8 năm 1982, không có khiếu nại hoặc cáo buộc nào liên quan đến Cha H.”
Thông cáo dẫn lời Đức Ông Gruber nói: “Việc sử dụng Cha H. lặp đi lặp lại trong việc chăm sóc mục vụ giáo xứ là một sai lầm nghiêm trọng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó. Tôi vô cùng hối hận vì quyết định này đã dẫn đến hành vi phạm tội đó với người chưa thành niên và gửi lời xin lỗi tới tất cả những người bị hại”.
Vụ việc được các phương tiện truyền thông quốc tế khai thác mạnh, bao gồm cả tờ New York Times, cáo buộc rằng vị giáo hoàng tương lai của Đức đã được ghi lại trên một bản ghi nhớ sau cuộc họp vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, trong đó ngài nói rằng Hullermann sẽ được đưa vào một giáo xứ ngay sau khi bắt đầu điều trị “y tế-tâm lý” liên quan đến tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ em.
Bài báo dẫn lời Cha Lorenz Wolf, đại diện tư pháp tại tổng giáo phận Munich, người nói rằng đó là một bản ghi nhớ “thông lệ” mà “khó lòng có mặt trên bàn của Đức Tổng Giám Mục.” Tuy nhiên, ông nói thêm rằng không thể loại trừ khả năng Đức Hồng Y Ratzinger đã đọc nó.
Tòa thánh Vatican phản hồi bằng cách chỉ vào tuyên bố từ tổng giáo phận Munich, theo đó, “xác nhận quan điểm rằng Đức Tổng Giám Mục lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Ratzinger không biết gì về quyết định bổ nhiệm lại cha H. vào các hoạt động mục vụ tại một giáo xứ”.
Tháng 4 năm 2010, tạp chí Đức Der Spiegel đã cho rằng Đức Ông Gruber bị áp lực phải chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến Hullermann. Nhưng trong một bức thư gửi cho Süddeutsche Zeitung, Đức Ông cựu tổng đại diện khẳng định không phải như vậy.
Khi câu chuyện được đưa lên mặt báo, Cha Hullermann bị đình chỉ chức vụ tại thị trấn Bad Tölz của Bavaria, nơi ông được chuyển đến vào năm 2008. CNA Deutsch đưa tin rằng vị linh mục, hiện đã 74 tuổi, được cho là đã quay trở lại Giáo phận Essen kể từ mùa xuân năm 2021.
Những phát triển gần đây nhất
Die Zeit đưa tin rằng họ đã thấy một sắc lệnh dài 43 trang được ban hành vào năm 2016 bởi tòa án giáo hội của tổng giáo phận Munich. Tài liệu nói rằng Hullermann không thể thi hành chức vụ linh mục của mình nữa và ra lệnh cho anh ta đóng góp tài chính cho quỹ trẻ em.
Tờ báo nói rằng sắc lệnh chỉ trích mạnh mẽ các nhà chức trách Giáo hội vì đã không ngăn chặn được sự lạm dụng của Hullermann, cho rằng họ đã “cố tình không xử phạt hành vi phạm tội”.
Trong một email gửi đến Die Zeit, Đức Tổng Giám Mục Gänswein khẳng định rằng điều này không áp dụng cho Đức Bênêđíctô XVI. “Ngài không biết gì về các cáo buộc tấn công tình dục”. Ngày 25 tháng 11, 1981, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Source:Catholic News Agency
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse Thợ mộc
Vũ Văn An
19:11 12/01/2022
Theo Tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 12 tháng 1 năm 2022 tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thánh Giuse, tập trung vào khía cạnh Thánh Giuse Thợ mộc. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Các thánh sử Mátthêu và Máccô gọi Thánh Giuse là “bác thợ mộc”. Trước đó, chúng ta đã nghe thấy người dân ở Nadarét, khi nghe Chúa Giêsu nói, đã tự hỏi: “Đây không phải là con của bác thợ mộc hay sao?” (13:55; xem Mc 6: 3). Chúa Giêsu đã thực hành nghề của cha mình.
Thuật ngữ tekton trong tiếng Hy Lạp, được sử dụng để chỉ công việc của Thánh Giuse, đã được dịch theo nhiều cách khác nhau. Các Giáo phụ Latinh dịch là “thợ mộc”. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng vào thời Palestine của Chúa Giêsu, gỗ không chỉ được sử dụng để làm máy cày và các đồ nội thất khác nhau, mà còn dùng để xây nhà, vốn có khung bằng gỗ và mái nhà có nóc dùng làm sân làm bằng những chiếc đà nối với cành cây và đất.
Do đó, “thợ mộc” là một chữ chung chung, chỉ cả thợ mộc lẫn thợ thủ công tham gia vào các hoạt động liên quan đến xây dựng. Đó là một việc làm khá vất vả, phải làm việc với các vật liệu nặng như gỗ, đá và sắt. Xét về quan điểm kinh tế, nó không bảo đảm thu nhập lớn, như có thể suy ra từ việc Đức Maria và thánh Giuse, khi dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ, chỉ dâng đôi chim gáy hoặc chim bồ câu (x. Lc 2:24), như Luật đã quy định cho người nghèo (x. Lv 12: 8).
Như thế, cậu bé Giêsu đã học nghề này từ cha mình. Vì vậy, khi trưởng thành, Người bắt đầu rao giảng, những người hàng xóm ngạc nhiên hỏi: “Nhưng người này do đâu mà có sự khôn ngoan và những công việc vĩ đại này?” (Mt 13:54), và họ đã vấp phạm vì Người (x. câu 57), vì Người là con bác thợ mộc, nhưng Người ăn nói như một luật sĩ, và họ vấp phạm vì điều này.
Sự kiện tiểu sử về Thánh Giuse và Chúa Giêsu này khiến tôi liên tưởng đến tất cả những người lao động trên thế giới, đặc biệt là những người làm công việc mệt nhọc trong các hầm mỏ và một số nhà máy nào đó; những người bị bóc lột qua công việc không có giấy tờ; các nạn nhân của lao động: chúng ta đã thấy rất nhiều cảnh này ở Ý mấy lúc gần đây; những đứa trẻ buộc phải làm việc và những em lục lọi thùng rác để tìm kiếm thứ gì đó có thể bán được...
Tôi xin nhắc lại những gì tôi đã nói: những công nhân giấu mặt, những công nhân lao động nặng nhọc trong các hầm mỏ và trong một số nhà máy nào đó: chúng ta hãy nghĩ đến họ. Chúng ta hãy nghĩ về họ. Chúng ta hãy nghĩ về những người bị bóc lột với công việc không được khai báo, những người được trả lương lậu, một cách ranh mãnh, không có lương hưu, không có bất cứ điều gì cả. Và nếu anh chị em không làm việc, anh chị em sẽ không có an sinh xã hội. Công việc không có giấy tờ. Và ngày nay có rất nhiều công việc không có giấy tờ.
[Chúng ta hãy nghĩ đến] những nạn nhân của việc làm, những người bị tai nạn lao động. Đối với những đứa trẻ bị buộc phải làm việc: điều này thật khủng khiếp! Một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, đáng lẽ được chơi, bị bắt phải lao động như một người lớn! Trẻ em bị buộc phải làm việc. Và trong số đó - những em đáng thương! - những em lục lọi các bãi rác để tìm kiếm thứ gì đó có thể bán được: các em đến các bãi rác... Tất cả những người này là anh chị em của chúng ta, những người kiếm sống bằng cách này: người ta không dành cho họ một nhân phẩm! Chúng ta hãy nghĩ về điều đó. Và điều đó đang xảy ra ngày nay, trên thế giới, điều đó đang xảy ra ngày nay.
Nhưng tôi cũng nghĩ đến những người không có việc làm. Có bao nhiêu người đi gõ cửa các nhà máy, xí nghiệp [hỏi] "Có việc gì để làm không?" - “Không, không có gì, không có gì cả". [Tôi nghĩ] đến những người cảm thấy nhân phẩm của họ bị tổn thương vì họ không thể tìm ra việc làm này. Họ trở về nhà: “Và? anh đã tìm được việc gì chưa? ” - “Không, không có gì… Anh đến Caritas và anh mang bánh mì về”. Điều mang lại phẩm giá không phải là mang bánh mì về nhà. Anh chị em có thể nhận nó từ Caritas - không, điều này không mang lại cho anh chị em phẩm giá. Điều mang lại cho anh chị em phẩm giá là kiếm được cơm bánh - và nếu chúng ta không đem lại cho người dân, đàn ông và đàn bà của chúng ta, khả năng kiếm được cơm bánh, thì đó là một sự bất công xã hội ở nơi đó, ở quốc gia đó, ở lục địa đó. Các nhà lãnh đạo phải đem lại cho mọi người khả năng kiếm được cơm bánh, vì khả năng kiếm ăn này mang lại cho họ phẩm giá. Đó là một việc xức dầu thánh cho phẩm giá, cho việc làm. Và điều này rất quan trọng.
Nhiều người trẻ, nhiều ông bố, bà mẹ trải qua thử thách khi không có một việc làm giúp họ sống thanh thản. Họ sống ngày qua ngày. Và việc tìm việc làm rất thường trở thành tuyệt vọng đến mức khiến họ mất hết hy vọng và khát vọng sống. Trong thời kỳ đại dịch này, nhiều người đã mất việc làm - chúng ta biết điều này - và một số, bị gánh nặng đè bẹp không thể chịu đựng nổi, đến mức phải tự kết liễu mạng sống mình. Tôi muốn tưởng nhớ từng người trong số họ và gia đình của họ ngày hôm nay. Chúng ta hãy dành một chút thời gian im lặng, tưởng nhớ những người đàn ông, những người đàn bà này, những người đang tuyệt vọng vì không thể tìm được việc làm.
Người ta chưa xem xét đủ sự kiện này là việc làm là một thành tố thiết yếu của đời sống con người, và thậm chí còn là con đường nên thánh nữa. Việc làm không chỉ là phương tiện kiếm sống mà thôi: nó còn là nơi chúng ta tự phát biểu, cảm thấy mình hữu dụng và học được bài học lớn về tính cụ thể, giúp giữ cho đời sống tinh thần không trở thành chủ nghĩa duy linh.
Tuy nhiên, thật không may, lao động thường là con tin cho cảnh bất công xã hội và thay vì là một phương tiện của con người, nó trở thành một ngoại vi hiện sinh. Tôi thường tự hỏi: Chúng ta làm công việc hàng ngày với tinh thần nào? Làm thế nào để chúng ta đối phó với sự mệt mỏi? Chúng ta có thấy hoạt động của mình chỉ liên quan đến vận mệnh của mình hay cũng liên quan đến vận mệnh của nhiều người khác nữa? Thực thế, việc làm là một cách phát biểu nhân cách của chúng ta, vốn tự bản chất có tính tương quan. Và, việc làm cũng là một cách để phát biểu óc sáng tạo của chúng ta: mỗi người chúng ta làm việc theo cách riêng của mình, với phong cách riêng của mình: cùng một việc làm nhưng với những phong cách khác nhau.
Thật tốt khi nghĩ tới sự kiện chính Chúa Giêsu đã làm việc và học nghề thủ công này từ Thánh Giuse. Hôm nay, chúng ta nên tự hỏi chúng ta có thể làm gì để phục hồi giá trị của việc làm; và chúng ta có thể đóng góp gì, như một Giáo hội, để việc làm có thể được cứu chuộc khỏi luận lý học lợi nhuận thuần túy và có thể được trải nghiệm như một quyền và nghĩa vụ căn bản của con người, một điều vốn phát biểu và làm tăng phẩm giá của họ.
Anh chị em thân mến, vì tất cả những điều trên, hôm nay tôi muốn cùng anh chị em đọc lại lời cầu nguyện mà Thánh Phaolô VI đã dâng lên Thánh Giuse vào ngày 1 tháng 5 năm 1969:
Lạy Thánh Cả Giuse,
Đấng bảo trợ Giáo Hội!
Đấng sát cánh với Ngôi Lời thành xác phàm,
Ngài từng làm việc mỗi ngày để kiếm cơm bánh, bằng cách
rút tỉa sức mạnh từ Người để sống và lao công;
Ngài từng trải nghiệm tâm tình lo lắng cho ngày mai,
tâm tình cay đắng của nghèo đói, sự bấp bênh của việc làm:
Ngài là người hôm nay nêu gương sáng,
khiêm tốn dưới mắt người đời
nhưng được tôn vinh hơn hết dưới mắt Thiên Chúa:
Xin ngài che chở người lao động trong cuộc sống khó nhọc hàng ngày của họ,
bảo vệ họ khỏi nản lòng,
khỏi nổi loạn tiêu cực,
và khỏi những cám dỗ yêu thích khoái lạc;
và xin gìn giữ hòa bình trên thế giới,
nền hòa bình một mình nó mới có thể bảo đảm sự phát triển của các dân tộc.
Amen.
VietCatholic TV
Ảnh hưởng của Tòa Thánh trên trường quốc tế - Diễn từ của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
04:10 12/01/2022
Hôm 10 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đoàn ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Dưới đây là tổng quan về quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh vào tháng Giêng năm 2022, được mô tả trong 5 số chính, để chúng ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của Tòa Thánh trên trường quốc tế.
Trong số 195 quốc gia trên thế giới hiện nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia. Như thế, Tòa Thánh trong tư cách là một quốc gia có quan hệ rộng rãi nhất với các nước trên thế giới. Thật vậy, Trung Quốc là nước đứng thứ hai trong lĩnh vực này, có quan hệ ngoại giao với 169 quốc gia, Hoa Kỳ 168 quốc gia, và Pháp 161 quốc gia.
Tính đến tháng Giêng năm nay, Tòa Thánh có 120 Tòa Sứ Thần tại các quốc gia. Điều này có nghĩa là một số vị Sứ Thần đại diện cho Tòa Thánh tại nhiều quốc gia cùng một lúc. Ngày nay, có 33 vị trí Sứ Thần Tòa Thánh bị bỏ trống, bao gồm Sứ Thần Tòa Thánh ở Liên minh Âu Châu - kể từ sau cái chết vì coronavirus của Đức Tổng Giám Mục Aldo Giordano vào tháng 12 năm ngoái. Bên cạnh đó, Úc, Đài Loan, Hung Gia Lợi, Mễ Tây Cơ, Hà Lan và Venezuela cũng đang trong tình trạng không có Sứ Thần Tòa Thánh.
Tổng cộng, có 13 quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Tòa Thánh không có bất cứ quan hệ ngoại giao nào với 8 quốc gia: Afghanistan, Bhutan, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Maldives, Tuvalu, Ả Rập Xê-út và Oman. Ở 4 quốc gia, Tòa Thánh không có đại sứ nhưng có các Khâm Sứ Tòa Thánh. Đó là trường hợp của Comoros, Somalia, Brunei và Lào. Cuối cùng, Tòa Thánh chỉ có một “đại diện không thường trú” tại Việt Nam.
Ta nên phân biệt rõ ràng hai từ ngữ này: Khâm Sứ Tòa Thánh và Sứ thần Tòa Thánh.
Khâm Sứ Tòa Thánh – tiếng Anh là Apostolic Delegate – là vị đại diện của Đức Thánh Cha liên lạc với Giáo Hội địa phương. Ngài không làm nhiệm vụ ngoại giao vì quốc gia sở tại chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Hiện nay, Tòa Thánh chỉ có Khâm Sứ Tòa Thánh tại 4 quốc gia Comoros, Somalia, Brunei và Lào.
Sứ Thần Tòa Thánh – tiếng Anh là Apostolic Nuncio – là vị đại diện của Đức Thánh Cha liên lạc với Giáo Hội địa phương. Ngài đồng thời cũng làm nhiệm vụ ngoại giao, trong tư cách là đại sứ của quốc gia thành Vatican, với nước sở tại. Nói một cách cụ thể, tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu vị đại diện của Đức Thánh Cha gọi là Sứ Thần Tòa Thánh, không phải Khâm Sứ Tòa Thánh.
Hiện nay, 87 đại sứ quán cạnh Tòa Thánh được đặt tại Rôma. Trong bài phát biểu trước các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh việc sắp khai trương đại sứ quán thường trú thứ 88 tại Thành phố Vĩnh cửu, của Thụy Sĩ, cho đến nay đặt tại Slovenia. Một quốc gia khác sẽ sớm thành lập cơ quan đại diện thường trực tại Rôma là Azerbaijan.
Trong năm ngoái, 2021, Tòa Thánh đã đạt được 3 thỏa thuận sau:
Ngày 10 tháng 2, Tòa Thánh đã ký thỏa thuận hòa giải thứ 7 với Áo về việc quốc gia này bồi hoàn lại các tài sản của Tòa Thánh bị tịch thu trong thời kỳ Đức Quốc Xã.
Ngày 31 tháng 5, Tòa Thánh được công nhận là quan sát viên thường trực của Tổ chức Y tế Thế giới, thường được gọi tắt là WHO.
Cuối cùng, vào ngày 26 tháng 11, Tòa Thánh đã cùng với UNESCO công nhận văn kiện phê chuẩn Công ước Toàn cầu về Công nhận Văn bằng Giáo dục Đại học, nằm trong dự án Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau lời phát biểu chào mừng của Ông George Poulides, Đại sứ Cộng hòa Síp, Đức Thánh Cha nói như sau:
Thưa quý vị, thưa quý bà và quý ông!
Hôm qua kết thúc mùa phụng vụ Giáng Sinh, một thời kỳ đặc biệt để vun đắp các mối liên hệ gia đình, mà đôi khi chúng ta có thể bị phân tâm và xa cách do nhiều cam kết trong năm. Hôm nay chúng ta muốn tiếp tục tinh thần đó, khi một lần nữa chúng ta đến với nhau như một đại gia đình để thảo luận và đối thoại. Xét cho cùng, đó là mục đích của tất cả các hoạt động ngoại giao: đó là giúp giải quyết những bất đồng nảy sinh từ sự chung sống của con người với nhau, thúc đẩy sự hòa hợp và nhận ra rằng, một khi vượt qua xung đột, chúng ta có thể khôi phục cảm thức hiệp nhất sâu sắc của mọi thực tại. [1]
Do đó, tôi đặc biệt biết ơn qúy vị hôm nay đã tham gia “buổi họp mặt gia đình” hàng năm của chúng ta, một dịp thuận lợi để trao đổi những lời chúc tốt đẹp cho Năm Mới và để cùng nhau xem xét ánh sáng và bóng tối của thời đại chúng ta. Tôi đặc biệt cảm ơn Vị Niên Trưởng, Ngài George Poulides, Đại sứ Cộng hòa Síp, đã có bài phát biểu ân cần với tôi nhân danh toàn thể Ngoại giao Đoàn. Qua tất cả qúy vị, tôi xin gửi lời chào âu yếm của tôi đến các dân tộc mà qúy vị đại diện.
Sự hiện diện của qúy vị luôn là một dấu hiệu hữu hình cho thấy sự quan tâm mà các quốc gia của qúy vị dành cho Tòa thánh và vai trò của Tòa thánh trong cộng đồng quốc tế. Nhiều người trong qúy vị đã đến từ các thành phố thủ đô khác để tham dự biến cố hôm nay, tham gia cùng nhiều Đại sứ thường trú tại Rôma, là những vị sẽ sớm được tham gia bởi Liên bang Thụy Sĩ.
Thưa các Đại sứ,
Trong những ngày này, chúng ta biết rằng cuộc chiến chống đại dịch vẫn đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể của mọi người; chắc chắn, năm mới sẽ tiếp tục đòi hỏi nhiều về mặt này. Coronavirus tiếp tục gây ra sự cô lập xã hội và cướp đi nhiều sinh mạng. Trong số những người đã qua đời, tôi muốn nhắc đến cố Tổng Giám mục Aldo Giordano, một Sứ thần Tòa thánh, người nổi tiếng và được kính trọng trong cộng đồng ngoại giao. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thấy ở những nơi có chiến dịch chích ngừa hữu hiệu, nguy cơ ảnh hưởng nặng nề của căn bệnh đã giảm xuống.
Do đó, điều quan trọng là phải tiếp tục nỗ lực tạo miễn dịch cho dân số nói chung càng nhiều càng tốt. Điều này đòi hỏi một cam kết đa dạng trên các bình diện bản thân, chính trị và quốc tế. Đầu tiên, trên bình diện bản thân. Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm chăm sóc cho bản thân và sức khỏe của mình, và điều này được hiểu là tôn trọng sức khỏe của những người xung quanh. Chăm sóc sức khỏe là một nghĩa vụ đạo đức. Đáng buồn thay, chúng ta ngày càng nhận thấy mình đang sống trong một thế giới có sự chia rẽ mạnh mẽ về ý thức hệ. Mọi người thường để mình bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ của thời đại, thường được củng cố bởi những thông tin vô căn cứ hoặc những sự kiện ít được dẫn chứng bằng tài liệu. Mọi phát biểu ý thức hệ đều cắt đứt mối ràng buộc của lý trí con người với thực tại khách quan của sự vật. Mặt khác, đại dịch thúc giục chúng ta áp dụng một loại “liệu pháp thực tại” khiến chúng ta đối diện trực tiếp với vấn đề và áp dụng các biện pháp phù hợp để giải quyết nó. Vắc-xin không phải là một phương tiện ma thuật để chữa bệnh, nhưng chắc chắn bên cạnh các phương pháp điều trị khác cần được phát triển chúng đại diện cho giải pháp hợp lý nhất để phòng bệnh.
Do đó, cần có cam kết chính trị để theo đuổi lợi ích chung của dân số nói chung qua các biện pháp phòng ngừa và chích ngừa nhằm thu hút sự tham gia của người dân để họ cảm thấy có liên hệ và có trách nhiệm, nhờ một cuộc thảo luận rõ ràng về các vấn đề và các phương pháp giải quyết chúng thích hợp. Việc thiếu khả năng ra quyết định kiên quyết và thông đạt rõ ràng sẽ tạo ra sự mơ hồ, ngờ vực và làm suy yếu sự gắn bó xã hội, thúc đẩy những căng thẳng mới. Kết quả là một “chủ nghĩa duy tương đối xã hội” có hại cho sự hài hòa và đoàn kết.
Cuối cùng, một cam kết toàn diện của cộng đồng quốc tế là điều cần thiết, để toàn bộ dân số thế giới tiếp cận như nhau các dịch vụ chăm sóc y tế và vắc xin thiết yếu. Chúng ta chỉ có thể ghi nhận một cách tiếc nuối rằng, đối với các khu vực rộng lớn trên thế giới, khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe phổ quát vẫn là một ảo tưởng. Vào thời điểm trầm trọng này trong cuộc sống của nhân loại, tôi nhắc lại lời kêu gọi của tôi xin các chính phủ và các tổ chức tư nhân có liên quan thể hiện tinh thần trách nhiệm, khai triển một phản ứng phối hợp ở mọi bình diện (địa phương, quốc gia, khu vực, hoàn cầu), thông qua các mô hình liên đới và công cụ mới để tăng cường các khả năng của những quốc gia có nhu cầu lớn nhất. Cách riêng, tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, những quốc gia đang nỗ lực thiết lập một cơ quan quốc tế sẵn sàng chuẩn bị và đối phó với đại dịch dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, lấy chính sách chia sẻ quảng đại làm nguyên tắc chính để bảo đảm việc mọi người được tiếp cận với các phương tiện chẩn đoán, vắc xin và thuốc chữa. Tương tự như vậy, điều thích hợp là các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới điều chỉnh các phương tiện pháp lý của họ kẻo các quy tắc độc quyền sẽ tạo thêm nhiều trở ngại hơn nữa đối với sản xuất và tiếp cận có tổ chức và nhất quán việc chăm sóc sức khỏe ở bình diện hoàn cầu.
Thưa các Đại sứ,
Năm ngoái, cũng nhờ việc giảm bớt các hạn chế áp dụng năm 2020, tôi đã có dịp tiếp kiến nhiều Nguyên thủ Quốc gia và Chính phủ, cũng như các cơ quan dân sự và tôn giáo khác nhau. Trong số rất nhiều cuộc gặp gỡ đó, tôi muốn nhắc đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, dành để suy tư và cầu nguyện cho Lebanon. Cho người dân Lebanon thân yêu, những người đang nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang bám sát đất nước này, hôm nay tôi mong được lặp lại sự gần gũi và những lời cầu nguyện của tôi. Đồng thời, tôi tin tưởng rằng những cải cách cần thiết và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế sẽ giúp đất nước kiên trì trong chính bản sắc riêng của mình như là khuôn mẫu chung sống hòa bình và tình anh em giữa các tôn giáo khác nhau.
Năm 2021, tôi cũng có thể tiếp tục các Hành trình Tông đồ của tôi. Tháng 3, tôi có niềm vui được du hành tới Iraq. Chúa Quan Phòng đã muốn điều này, như một dấu hiệu hy vọng sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố. Người dân Iraq có quyền lấy lại phẩm giá của mình và được sống trong hòa bình. Các nguồn gốc tôn giáo và văn hóa của họ có từ hàng ngàn năm trước: Lưỡng Hà là cái nôi của nền văn minh; chính từ đó Thiên Chúa đã kêu gọi Ápraham khai mở lịch sử cứu độ.
Tháng 9, tôi đến Budapest để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, và sau đó đến Slovakia. Đó là cơ hội để tôi gặp gỡ các tín hữu Công Giáo và các Kitô hữu của các tín phái khác, và đối thoại với cộng đồng Do Thái. Tôi cũng đã du hành đến Síp và Hy Lạp, một Hành trình vẫn còn sống động trong ký ức của tôi. Chuyến thăm đó cho phép tôi thắt chặt mối liên hệ sâu sắc hơn với những người anh em Chính thống giáo của chúng tôi và trải nghiệm tình huynh đệ hiện hữu giữa những tín phái Kitô giáo khác nhau.
Một phần rất xúc động trong Hành trình đó là chuyến thăm của tôi đến đảo Lesbos, nơi tôi được tận mắt nhìn thấy sự quảng đại của mọi người đang làm việc để cung cấp lòng hiếu khách và sự giúp đỡ cho các di dân, nhưng trên hết, để thấy khuôn mặt của rất nhiều trẻ em và người lớn, vốn là khách qúy của các trung tâm hiếu khách này. Đôi mắt của họ nói lên nỗ lực hành trình của họ, nỗi sợ hãi về một tương lai không chắc chắn, nỗi buồn của họ đối với những người thân yêu mà họ đã bỏ lại và nỗi thương nhớ quê hương mà họ buộc phải rời xa. Trước những bộ mặt đó, chúng ta không thể thờ ơ hay núp sau những bức tường và hàng rào kẽm gai lấy cớ bảo vệ an ninh hay một phong cách sống. Chúng ta không thể làm điều đó.
Do đó, tôi cảm ơn tất cả các cá nhân và chính phủ đang làm việc để bảo đảm rằng các di dân được chào đón và bảo vệ, cũng như hỗ trợ việc cổ vũ và hội nhập họ vào các quốc gia đã tiếp nhận họ. Tôi rất biết các khó khăn mà một số chính phủ đang gặp phải khi đối diện với một khối lượng lớn di dân ào vào. Không thể yêu cầu bất cứ ai làm những điều họ không thể làm, nhưng có một sự khác biệt rõ ràng giữa việc chấp nhận, mặc dù một cách hạn chế, và việc từ khước hoàn toàn.
Cần phải khắc phục lòng thờ ơ và bác bỏ ý niệm cho rằng di dân là một vấn đề của người khác. Các hậu quả của phương thức này hiển hiện ở việc hạ nhân phẩm của những di dân bị tập trung ở các điểm nóng, nơi họ trở thành con mồi dễ dàng cho tội phạm có tổ chức và nạn buôn người, hoặc tham gia vào những nỗ lực tuyệt vọng để trốn thoát mà đôi khi kết cục bằng cái chết. Đáng buồn thay, chúng ta cũng nên lưu ý rằng chính các di dân thường bị biến thành một vũ khí tống tiền chính trị, trở thành một loại “hàng hóa mặc cả” chuyên tước mất phẩm giá của họ.
Ở đây, tôi muốn nói lại lòng biết ơn của tôi đối với các nhà chức trách Ý, nhờ đó mà một số người đã có thể cùng tôi đến Rome từ Síp và Hy Lạp. Đây là một cử chỉ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Đối với nhân dân Ý, những người đã chịu nhiều thiệt hại khi bắt đầu đại dịch, nhưng cũng đã có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ, tôi xin bày tỏ niềm hy vọng tận đáy lòng rằng họ sẽ luôn giữ vững tinh thần quảng đại, cởi mở và liên đới rất đặc trưng của họ.
Đồng thời, tôi cho rằng điều cần thiết là Liên hiệp châu Âu phải đạt được sự gắn bó nội bộ trong việc xử lý các đợt di dân, giống như cách họ đã làm trong việc đối phó với các hậu quả của đại dịch. Cần phải tiếp nhận một hệ thống nhất quán và toàn diện để phối hợp các chính sách về di dân và tầm trú, nhằm chia sẻ trách nhiệm trong việc tiếp nhận di dân, duyệt xét các đơn xin tầm trú, tái phân bổ và hòa nhập những người có thể được chấp nhận. Khả năng thương thảo và khám phá các giải pháp chung là một trong những điểm mạnh của Liên hiệp châu Âu; nó đại diện cho một mô hình hợp lý cho cách tiếp cận có tầm nhìn xa hơn đối với những thách thức hoàn cầu trước mắt chúng ta.
Tuy nhiên, vấn đề di dân không chỉ liên hệ tới một mình châu Âu, mặc dù châu Âu bị ảnh hưởng đặc biệt bởi nhiều đợt di dân đến từ châu Phi và từ châu Á. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến, trong số nhiều điều khác, làn sóng di dân của những người tị nạn Syria và gần đây hơn là nhiều người đã chạy trốn khỏi Afghanistan. Chúng ta cũng không thể bỏ qua những đợt di dân ồ ạt ở lục địa Châu Mỹ, gây áp lực lên biên giới giữa Mễ Tây Cơ và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhiều người trong số những di dân này là người Haiti đang chạy trốn những thảm kịch đã xảy ra với đất nước của họ trong những năm gần đây.
Vấn đề di dân, cùng với đại dịch và biến đổi khí hậu, đã chứng minh rõ ràng rằng chúng ta không thể được cứu một mình và bởi chính mình: những thách thức lớn lao của thời đại chúng ta đều mang tính hoàn cầu. Do đó, điều đáng lo ngại là, cùng với sự liên kết qua lại lớn hơn giữa các vấn đề, chúng ta đang chứng kiến sự phân mảnh ngày càng nhiều của các giải pháp. Không có gì là bất thường khi gặp phải tình trạng không sẵn lòng mở cửa sổ đối thoại và dành không gian cho tình huynh đệ; điều này chỉ làm tăng thêm căng thẳng và chia rẽ, cũng như các cảm giác tổng quát hóa về sự không chắc chắn và không ổn định. Thay vào đó, điều cần thiết là phục hồi cảm thức của chúng ta về bản sắc chung như một gia đình nhân loại duy nhất. Cảm thức thay thế chỉ có thể là sự cô lập ngày càng gia tăng, được đánh dấu bằng việc từ khước và phủ nhận hỗ tương gây nguy hiểm hơn nữa cho chủ nghĩa đa phương, phong cách ngoại giao vốn là đặc trưng cho các mối liên hệ quốc tế từ cuối Thế Chiến hai đến nay.
Đã một thời nay, nền ngoại giao đa phương đang trải qua một cuộc khủng hoảng lòng tin, do sự giảm sút tính khả tín của các hệ thống xã hội, chính phủ và liên chính phủ. Các nghị quyết, tuyên bố và quyết định quan trọng thường được đưa ra mà không có diễn trình đàm phán thực sự trong đó tất cả các quốc gia đều có tiếng nói. Sự mất cân bằng này, hiện đã rõ ràng một cách đáng kể, đã gây ra sự bất bình đối với các cơ quan quốc tế từ phía nhiều quốc gia; nó cũng làm suy yếu hệ thống đa phương nói chung, với kết quả là càng ngày, nó càng trở nên kém hữu hiệu hơn trong việc đương đầu với các thách thức hoàn cầu.
Tính hữu hiệu giảm sút của nhiều cơ quan quốc tế cũng là do các thành viên của chúng nuôi dưỡng các tầm nhìn khác nhau về các mục tiêu họ muốn theo đuổi. Thông thường, trọng tâm lưu ý đã chuyển sang các vấn đề, tự bản chất gây chia rẽ của chúng, không hoàn toàn thuộc về mục tiêu của tổ chức. Kết quả là, các chương trình nghị sự ngày càng được ra lệnh bởi một não trạng chuyên phủ nhận nền tảng tự nhiên của nhân tính và cội nguồn văn hóa từng tạo nên bản sắc của nhiều dân tộc. Như tôi đã nói trong những dịp khác, tôi coi đây là một hình thức thực dân hóa ý thức hệ, một hình thức không chừa chỗ cho tự do ngôn luận và hiện đang mang hình thức “triệt tiêu văn hóa” xâm nhập vào nhiều giới và định chế công cộng. Dưới chiêu bài bảo vệ tính đa dạng, nó kết cục ở việc triệt tiêu mọi cảm thức bản sắc, với nguy cơ làm im lặng các chủ trương nhằm bảo vệ sự hiểu biết đầy tôn trọng và cân bằng về các mẫn cảm khác nhau. Một loại “tư duy một chiều” đầy nguy hiểm [suy nghĩ độc nhất] đang hình thành, người ta buộc phải phủ nhận lịch sử hoặc tệ hơn là viết lại lịch sử theo các phạm trù ngày nay, trong khi bất cứ tình huống lịch sử nào cũng phải được giải thích dưới ánh sáng khoa thông diễn học của thời đặc thù đó, không phải của ngày nay.
Do đó, nền ngoại giao đa phương được kêu gọi phải thực sự bao gồm, không triệt tiêu nhưng trân qúy các khác biệt và mẫn cảm vốn đánh dấu lịch sử của nhiều dân tộc khác nhau. Bằng cách này, nó sẽ lấy lại tính khả tín và hữu hiệu trong việc đương đầu với những thách thức sắp tới, những thách thức đòi hỏi nhân loại phải đoàn kết lại như một đại gia đình, một gia đình, bắt đầu từ những quan điểm khác nhau, phải chứng tỏ có khả năng tìm ra giải pháp chung vì lợi ích của mọi người. Điều này đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau và sẵn lòng đối thoại; nó đòi hỏi “lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ quan điểm khác nhau, đi đến thỏa thuận và cùng nhau bước đi” [2]. Thật vậy, “đối thoại là cách tốt nhất để thể hiện điều luôn phải được khẳng định và tôn trọng ngoài bất cứ sự đồng thuận mau tàn nào” [3]. Chúng ta cũng không nên bỏ qua “sự tồn tại của một số giá trị lâu bền” [4]. Những điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra, nhưng việc chấp nhận chúng “tạo nên một nền đạo đức xã hội vững chắc và mạnh mẽ. Một khi những giá trị căn bản đó được tiếp nhận nhờ đối thoại và đồng thuận, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng vượt lên trên sự đồng thuận “ [5]. Ở đây tôi muốn đặc biệt đề cập đến quyền được sống, từ khi thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên của nó, và quyền tự do tôn giáo.
Về phương diện này, trong những năm gần đây, chúng ta ngày càng nhận thấy ý thức tập thể ngày một tăng về nhu cầu cấp thiết phải chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, vốn đang bị khai thác các tài nguyên một cách bừa bãi và liên tục. Ở đây, tôi đặc biệt nghĩ đến Phi Luật Tân nơi, trong mấy tuần trước đây, bị tấn công bởi một cơn bão kinh hoàng, và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương, dễ bị tổn thương bởi những hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho cuộc sống cư dân của họ, hầu hết là những người sống phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh cá và tài nguyên thiên nhiên.
Chính việc nhận ra này sẽ thúc đẩy cộng đồng quốc tế nói chung khám phá và thực thi các giải pháp chung. Không ai có thể coi mình được miễn trừ nỗ lực này, vì tất cả chúng ta đều có liên hệ và chịu ảnh hưởng như nhau. Tại Hội nghị COP26 gần đây ở Glasgow, một số biện pháp đã được đưa ra đúng hướng, mặc dù chúng khá yếu dưới góc độ trầm trọng của vấn đề cần đương đầu. Con đường đạt được các mục tiêu to lớn của Hiệp ước Paris rất phức tạp và xem ra rất dài, trong khi thời gian chúng ta có ngày càng ngắn hơn. Vẫn còn nhiều việc phải làm và vì vậy năm 2022 sẽ là một năm căn bản nữa để xác minh mức độ và cách thức mà các quyết định đưa ra ở Glasgow có thể và cần được củng cố hơn nữa theo quan điểm của COP27, được lên kế hoạch cho Ai Cập vào tháng 11 tới.
Thưa quý vị, thưa quý bà và qúy ông!
Đối thoại và tình huynh đệ là hai tiêu điểm thiết yếu trong nỗ lực của chúng ta nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, “bất chấp nhiều nỗ lực nhằm đối thoại xây dựng giữa các quốc gia, tiếng ồn chói tai của chiến tranh và xung đột đang ngày càng gia tăng” [6]. Toàn thể cộng đồng quốc tế phải giải quyết nhu cầu cấp thiết là tìm ra giải pháp cho những cuộc xung đột bất tận có lúc xuất hiện như những cuộc chiến tranh ủy nhiệm thực sự.
Tôi nghĩ đầu tiên đến Syria, nơi mà sự tái sinh của đất nước vẫn chưa xuất hiện rõ ràng trên đường chân trời. Ngay cả hôm nay, người dân Syria vẫn đang than khóc những người đã khuất của họ và việc mất mát mọi sự, và tiếp tục hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Cải cách chính trị và hiến pháp là cần thiết để tái sinh đất nước, nhưng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không nên tấn công trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày, nhằm mang lại tia hy vọng cho người dân nói chung, đang ngày càng bị khốn khổ vì đói nghèo.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua cuộc xung đột ở Yemen, một thảm kịch nhân bản đã diễn ra trong nhiều năm, âm thầm, xa rời sự chú ý của các phương tiện truyền thông và với sự thờ ơ nào đó của cộng đồng quốc tế, ngay cả khi họ cho rằng có nhiều nạn nhân dân sự, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Trong năm qua, không có bước tiến nào được thực hiện trong tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Tôi thực sự muốn thấy hai dân tộc này xây dựng lại lòng tin lẫn nhau và tiếp tục nói chuyện trực tiếp với nhau, để đạt tới điểm mà họ có thể sống ở hai quốc gia, cạnh nhau, trong hòa bình và an ninh, không có hận thù và oán giận, nhưng được chữa lành nhờ việc tha thứ lẫn nhau.
Các nguồn quan tâm khác là căng thẳng định chế ở Libya, các đợt bạo lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở khu vực Sahel, và các cuộc xung đột nội bộ ở Sudan, Nam Sudan và Ethiopia, nơi cần “tìm lại con đường hòa giải và hòa bình qua một cuộc gặp gỡ thẳng thắn biết đặt nhu cầu của mọi người lên trên hết “ [7].
Các tình huống bất bình đẳng và bất công sâu xa, nạn tham nhũng đặc hữu và các hình thức nghèo đói khác nhau xúc phạm nhân phẩm cũng tiếp tục thúc đẩy các cuộc xung đột xã hội trên lục địa Châu Mỹ, nơi mà sự phân cực ngày càng gia tăng không giúp giải quyết các vấn đề thực sự và cấp bách của người dân, đặc biệt là những những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Sự tin tưởng lẫn nhau và sự sẵn sàng tham gia cuộc thảo luận bình thản cũng cần truyền cảm hứng cho mọi bên liên hệ, để các giải pháp có thể chấp nhận được và lâu dài có thể được tìm thấy ở Ukraine và ở nam Caucasus, đồng thời có thể tránh bùng phát các cuộc khủng hoảng mới ở Balkan, chủ yếu ở Bosnia và Herzegovina.
Đối thoại và tình huynh đệ thẩy đều là những điều cấp thiết hơn để đối phó một cách khôn ngoan và hữu hiệu với cuộc khủng hoảng gần một năm nay đã ảnh hưởng đến Miến Điện; các đường phố của họ, từng là nơi gặp gỡ, nay là cảnh chiến đấu không chừa cả những nhà cầu nguyện.
Đương nhiên, những xung đột trên càng trở nên trầm trọng hơn bởi lượng vũ khí dồi dào trên tay và sự vô lương tâm của những người luôn nỗ lực để cung cấp chúng. Đôi khi, chúng ta tự đánh lừa mình khi nghĩ rằng những vũ khí này dùng để xua đuổi những kẻ có tiềm năng xâm lược. Lịch sử và, đáng buồn thay, ngay cả các báo cáo tin tức hàng ngày, cho ta thấy rõ không đúng như thế. Những người sở hữu vũ khí cuối cùng sẽ sử dụng chúng, vì như Thánh Phaolô VI đã nhận xét, “một người không thể yêu với vũ khí tấn công trong tay” [8]. Hơn nữa, “Khi chúng ta nhượng bộ luận lý học vũ khí và xa rời thực hành đối thoại, chúng ta quên một cách tai hại cho chính mình rằng, ngay cả trước khi gây ra các nạn nhân và hủy hoại, vũ khí có thể tạo ra ác mộng” [9]. Ngày nay, những lo ngại này càng trở nên hiện thực hơn, nếu chúng ta coi việc có sẵn và việc sử dụng các hệ thống vũ khí tự động có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp và khôn lường, và cần phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế.
Trong số các loại vũ khí mà nhân loại đã sản xuất, vũ khí hạt nhân được đặc biệt quan tâm. Cuối tháng 12 vừa qua, Hội nghị Duyệt xét Lần thứ 10 của các bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, đáng lẽ đã họp tại New York trong những ngày này, nhưng, một lần nữa, bị hoãn lại do đại dịch. Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là điều khả hữu và cần thiết. Do đó, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ coi Hội nghị đó là một cơ hội để thực hiện một bước quan trọng theo hướng này. Tòa thánh tiếp tục kiên định chủ trương rằng trong thế kỷ XXI, vũ khí hạt nhân là phương tiện phản ứng không thỏa đáng và không thích hợp trước các mối đe dọa an ninh, và việc sở hữu chúng là vô luân. Việc sản xuất chúng đã lấy đi các nguồn tài nguyên dành cho việc phát triển toàn diện con người và việc sử dụng chúng không chỉ gây ra những hậu quả thảm khốc về nhân đạo và môi trường, mà còn đe dọa chính sự hiện hữu của nhân loại.
Tòa thánh cũng coi việc nối lại các cuộc đàm phán ở Vienna về hiệp định hạt nhân với Iran (Kế hoạch Hành động Toàn diện chung) đạt được những kết quả tích cực, nhằm bảo đảm một thế giới an ninh và huynh đệ hơn.
Thưa các Đại sứ!
Trong Thông điệp của tôi cho Ngày Thế giới Hòa bình được cử hành vào ngày 1 tháng 1 vừa qua, tôi đã tìm cách nêu bật một số yếu tố mà tôi cho là cần thiết để thúc đẩy văn hóa đối thoại và tình huynh đệ.
Giáo dục có một vị trí đặc biệt, vì nó đào tạo thế hệ trẻ, tương lai và hy vọng của thế giới. Thực thế, giáo dục là phương tiện chính của việc phát triển toàn diện con người, vì nó làm cho các cá nhân trở thành tự do và có trách nhiệm. [10]. Diễn trình giáo dục diễn ra chậm chạp và tốn nhiều công sức, đôi khi có thể dẫn đến sự chán nản, nhưng chúng ta không bao giờ được bỏ rơi nó. Đó là một biểu thức xuất sắc của đối thoại, vì không một nền giáo dục chân chính nào có thể thiếu cấu trúc đối thoại. Giáo dục cũng phát sinh văn hóa và xây dựng những nhịp cầu gặp gỡ giữa các dân tộc. Tòa thánh mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục bằng việc tham gia Expo 2021 tại Dubai, với gian hàng lấy cảm hứng từ chủ đề của Expo: “Connecting Minds, Create the Future” [Nối kết Các Tâm trí, Tạo dựng Tương lai].
Giáo Hội Công Giáo luôn công nhận và coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển tinh thần, đạo đức và xã hội của giới trẻ. Vì vậy, tôi rất đau lòng thừa nhận rằng trong các môi trường giáo dục khác nhau - giáo xứ và trường học - việc lạm dụng trẻ vị thành niên đã xảy ra, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và tinh thần cho những người đã trải qua chúng. Đây là các tội ác, và chúng đòi một quyết tâm điều tra chúng cách toàn diện, khảo sát từng trường hợp để xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn những hành động tàn bạo tương tự xảy ra trong tương lai.
Bất chấp mức độ nghiêm trọng của những hành vi như vậy, không một xã hội nào có thể thoái thác trách nhiệm của mình đối với giáo dục. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ngân sách nhà nước thường phân bổ ít nguồn lực cho giáo dục, vốn có xu hướng được coi là một tốn phí, thay vì là khoản đầu tư tốt nhất có thể cho tương lai.
Đại dịch đã ngăn cản nhiều người trẻ tuổi đến trường, gây tổn hại đến sự phát triển bản thân và xã hội của họ. Kỹ thuật hiện đại cho phép nhiều người trẻ trú ẩn trong thực tại ảo tạo ra những liên kết mạnh mẽ về tâm lý và xúc cảm nhưng lại cô lập họ với những người xung quanh và thế giới xung quanh, làm thay đổi hoàn toàn các mối liên hệ xã hội. Khi đưa ra điểm này, tôi không có ý phủ nhận tính hữu ích của kỹ thuật và các sản phẩm của nó, những thứ giúp chúng ta có thể kết nối với nhau dễ dàng và nhanh chóng, nhưng tôi khẩn thiết kêu gọi chúng ta hãy cẩn thận kẻo những công cụ này thay thế cho các mối liên hệ của con người ở bình diện liên ngã, gia đình, xã hội và quốc tế. Nếu chúng ta học cách tự cô lập mình ngay từ khi còn nhỏ, thì việc xây dựng những nhịp cầu của tình huynh đệ và hòa bình sau này sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong một thế giới chỉ có “tôi”, khó mà dành chỗ cho “chúng tôi”.
Điều thứ hai tôi muốn nói ngắn gọn là lao động, “một nhân tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình. Lao động là việc phát biểu bản thân và các tài năng của chúng ta, nhưng cũng là sự cam kết, tự đầu tư và hợp tác của chúng ta với những người khác, vì chúng ta luôn làm việc với hoặc cho người khác. Nhìn ở viễn ảnh rõ ràng có tính xã hội này, nơi làm việc cho phép chúng ta học cách đóng góp của chúng ta hướng tới một thế giới tươi đẹp và đáng sống hơn “ [11].
Chúng ta đã thấy rằng đại dịch đã thử thách nghiêm trọng nền kinh tế hoàn cầu, với những hậu quả nghiêm trọng đối với các gia đình và người lao động trải qua những tình huống đau khổ về tâm lý ngay cả trước khi những rắc rối kinh tế bắt đầu. Điều này càng làm nổi bật tình trạng bất bình đẳng dai dẳng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác nhau. Ở đây chúng ta có thể kể ra quyền tiếp cận nước sạch, thực phẩm, giáo dục và chăm sóc y tế. Số người thuộc diện nghèo cùng cực đã tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng y tế buộc nhiều người lao động phải thay đổi ngành nghề, và trong một số trường hợp buộc họ phải tham gia vào nền kinh tế bí mật, khiến họ mất đi sự bảo vệ xã hội vốn có ở nhiều nước.
Trong bối cảnh đó, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của lao động, vì sự phát triển kinh tế không thể thiếu nó, cũng như không thể nghĩ rằng kỹ thuật hiện đại có thể thay thế giá trị thặng dư của sức lao động nhân bản. Lao động nhân bản tạo cơ hội cho việc khám phá ra phẩm giá bản thân của chúng ta, cho việc gặp gỡ người khác và cho sự trưởng thành nhân bản; đó là một phương tiện đặc quyền, nhờ đó mỗi người tham dự tích cực vào công ích và đóng góp cụ thể cho hòa bình. Ở đây, cần có sự hợp tác lớn hơn giữa tất cả các bên ở bình diện địa phương, quốc gia, khu vực và hoàn cầu, đặc biệt là trong ngắn hạn, vì những thách thức đặt ra bởi diễn trình chuyển đổi sinh thái mong muốn. Những năm tới sẽ là một thời điểm may mắn để phát triển các dịch vụ và doanh nghiệp mới, thích ứng các dịch vụ và doanh nghiệp hiện có, tăng khả năng tiếp cận với công việc xứng đáng và tạo ra các phương tiện mới để bảo đảm việc tôn trọng các nhân quyền và mức đãi ngộ tương xứng và bảo trợ xã hội.
Thưa quý vị, thưa quý bà và qúy ông,
Tiên tri Giêrêmia nói với chúng ta rằng Thiên Chúa có “kế hoạch cho phúc lợi của [chúng ta] chứ không phải cho điều ác, để ban cho [chúng ta] một tương lai và một hy vọng” (29:11). Vì vậy, chúng ta không nên sợ hãi dành chỗ cho hòa bình trong đời sống của chúng ta bằng cách nuôi dưỡng đối thoại và tình huynh đệ với nhau. Hồng ân hòa bình có tính “hay lây”; nó tỏa ra từ trái tim của những người khao khát nó và khao khát được chia sẻ nó, và lan tỏa ra toàn thế giới. Đối với mỗi người trong số qúy vị, gia đình của quý vị và những dân tộc mà qúy vị đại diện, tôi xin nhắc lại phúc lành của tôi và gửi những lời cầu chúc tự đáy lòng tôi cho một năm thanh thản và bình an.
Cảm ơn qúy vị!
[1] Xem Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11 năm 2013), 226-230.
[2] Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình 2022 (8 tháng 12 năm 2021), 2.
[3] Thông điệp Fratelli Tutti (ngày 3 tháng 10 năm 2020), 211.
[4] Đã dẫn.
[5] Đã dẫn.
[6] Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình 2022, 1.
[7] Thông điệp Urbi et Orbi, ngày 25 tháng 12 năm 2021.
[8] Diễn văn trước Liên hiệp quốc (4 tháng 10 năm 1965), 5.
[9] Gặp gỡ vì hòa bình, Hiroshima, ngày 24 tháng 11 năm 2019.
[10] Xem Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình 2022, 3.
[11] Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình 2022, 4.
Ăn cháo đá bát: Phục vụ hết mình, Công Giáo vẫn bị kỳ thị tại Ấn. Y tá bị sa thải vì đeo thánh giá
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
04:19 12/01/2022
1. Y tá Công Giáo bị sa thải một cách bất công vì đeo thánh giá nơi cổ
Một y tá Công Giáo đã bị một ủy ban điều phối bệnh viện ở Anh sa thải một cách bất công vì đeo một chiếc dây chuyền có thánh giá. Một tòa án về nhân dụng tại Anh đã phán quyết như trên trong tuần này.
Trong một quyết định được công bố vào ngày 5 tháng Giêng, tòa án nói rằng việc đối xử của ủy ban đối với Mary Onuoha là “phân biệt đối xử trực tiếp.”
Nhóm vận động Christian Concern ca ngợi phán quyết này là “phán quyết mang tính bước ngoặt” củng cố nguyên tắc pháp lý rằng người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử với nhân viên vì “những biểu hiện hợp lý” của đức tin tại nơi làm việc.
Vào tháng 6 năm 2020, Onuoha đã bị buộc phải rời bỏ công việc của mình với tư cách là một theatre practitioner, tức là người biểu diễn các thao tác thực hành chuyên môn, của Dịch vụ Y tế Quốc gia, gọi tắt là NHS, tại Bệnh viện Đại học Croydon ở nam London sau cuộc chiến kéo dài hai năm với những người chủ của cô về việc đeo thánh giá.
Với sự hỗ trợ từ Trung tâm Pháp lý Kitô Giáo, và nhóm pháp lý của Christian Concern, cô đã đưa vụ kiện của mình chống lại Croydon Health Services NHS Trust ra tòa án nhân dụng.
Tại một phiên điều trần vào tháng 10 năm 2021, tổ chức ủy thác đã lập luận rằng chiếc dây chuyền thánh giá có nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng tòa án kết luận rằng rủi ro là “quá thấp.”
Tòa án nói thêm rằng “không có lời giải thích rõ ràng” về lý do tại sao khăn trùm đầu của người Hồi Giáo được cho phép theo quy định về trang phục và chính sách đồng phục, nhưng “một chiếc dây chuyền với mặt dây nhỏ có ý nghĩa tôn giáo thì lại không được.”
Christian Concern nói rằng Onuoha, người sinh ra ở Nigeria và chuyển đến Anh năm 1988, rất vui mừng và nhẹ nhõm trước phán quyết này.
Andrea Williams, giám đốc điều hành của Trung tâm Pháp lý Kitô Giáo, nhận xét: “Ngay từ đầu, trường hợp này đã nói về cuộc tấn công từ giới chức cao cấp của bộ máy NHS vào quyền của một y tá tận tụy và siêng năng được đeo cây thánh giá – là biểu tượng được cả thế giới công nhận và là biểu tượng đáng trân trọng của đức tin Kitô. Thật là phấn chấn khi thấy tòa công nhận sự thật này”.
“Thật đáng kinh ngạc khi một y tá giàu kinh nghiệm, trong một trận đại dịch, buộc phải lựa chọn giữa đức tin của mình và nghề nghiệp mà cô ấy yêu thích.”
Vương quốc Anh đã chứng kiến một số trường hợp chủ lao động yêu cầu nhân viên tháo hoặc che dây chuyền có thánh giá.
Năm 2013, Tòa án Nhân quyền Âu Châu đã ra phán quyết có lợi cho Nadia Eweida, một Kitô hữu ở Coptic, là người đã bị hãng hàng không British Airways của cô yêu cầu cô phải che dấu thánh giá bằng bạch kim của cô.
Tuy nhiên, tòa án đã từ chối ủng hộ Shirley Chaplin, một y tá đã bị bệnh viện Royal Devon và Exeter yêu cầu không được đeo dây chuyền có thánh giá vì lý do sức khỏe và an toàn. Cô đã đeo dây chuyền đó trong khi làm việc trong suốt 30 năm.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận tuyên ngôn thách thức Tiến Trình Công Nghị của Đức
Hôm 5 tháng Giêng, Đức Phanxicô đã tiếp nhận một bản tuyên ngôn, được sự ủng hộ của hơn 6,000 người Công Giáo, thách thức “Tiến Trình Công Nghị” của Đức.
Bản Tuyên ngôn có tựa đề là “Khởi đầu Mới: Một Tuyên ngôn Cải cách” đã được đệ trình lên Đức Phanxicô sau buổi yết kiến chung ngày 5 tháng Giêng tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục trong nội thành Vatican.
Bản Tuyên ngôn đưa ra một kế hoạch 9 điểm cho Giáo Hội Công Giáo tại Đức vì cho rằng Tiến Trình Công Nghị sẽ thất bại trong việc đưa ra một cải cách chân chính.
Tiến Trình Công Nghị là diễn trình gây tranh cãi kéo dài nhiều năm, qui tụ các Giám Mục và giáo dân để thảo luận đường lối thực thi quyền lực trong Giáo Hội, luân lý tính dục, chức linh mục và vai trò phụ nữ.
Tuyên ngôn trên, tính đến ngày 5 tháng Giêng, đã được công bố bằng 11 thứ tiếng và được sự ủng hộ của 5,832 người ở Đức và các nước Âu Châu khác.
Tuyên ngôn viết rằng, “khi quá chú trọng tới cơ cấu bên ngoài, Tiến Trình Công Nghị đã không nắm được trọng tâm cuộc khủng hoảng; nó gây ra bất hòa trong các cộng đoàn, từ bỏ con đường hợp nhất với Giáo Hội hoàn vũ, gây tổn hại trong bản thể đức tin của Giáo Hội, và dọn đường cho ly giáo”.
Bản văn Tuyên ngôn được đăng tải trên trang mạng của Arbeitskreis Christliche Anthropologie (Nhóm Làm việc Nhân học Kitô giáo), tức nhóm từng tổ chức ngày nghiên cứu vào tháng 11 năm ngoái, trong đó, Đức Hồng Y Walter Kasper đã lên tiếng tố cáo các nhà tổ chức Tiến Trình Công Nghị vì làm ngơ nhu cầu rao giảng Tin Mừng.
Tháng 6 năm 2019, Đức Phanxicô đã gửi bức thư 19 trang cho các người Công Giáo Đức, thúc giục họ tập chú vào việc rao giảng Tin Mừng trước hiện tượng “sói mòn và xuống dốc đức tin ngày một gia tăng”.
Bản Tuyên ngôn nói rằng lá thư của Đức Giáo Hoàng đã bị các nhà tổ chức Tiến Trình Công Nghị “thẳng thừng làm ngơ”.
Trong khi viếng Kinh Thành Muôn Thuở, nhóm đã dâng thánh lễ do Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ động Hợp nhất Kitô giáo, và Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI, đồng cử hành.
Năm 2020, Đức Hồng Y Koch cũng đã nói rằng Đức Giáo Hoàng bày tỏ lo ngại đối với hướng đi của Giáo Hội Đức.
Tuyên ngôn nhìn nhận việc cần có cuộc “cải tổ nền tảng” của Giáo Hội tại Đức, một Giáo Hội đang đương đầu với cuộc ra đi của nhiều người Công Giáo sau cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Hơn 220,000 người đã chính thức rời bỏ Giáo Hội trong năm 2020. Chỉ có 5.9% người Công Giáo Đức tham dự Thánh Lễ trong năm đó, so với 9.1% năm 2019.
Bản Tuyên ngôn đặt nghi vấn tính hợp lệ của Tiến Trình Công Nghị, cho rằng nó không đủ điều kiện là một thượng hội đồng theo giáo luật. Tuyên ngôn viết: “Chúng tôi bác bỏ yêu sách của Tiến Trình Công Nghị đòi lên tiếng thay cho mọi người Công Giáo ở Đức và đưa ra các quyết định có tính trói buộc cho họ. Người giáo dân có liên hệ trong Tiến Trình Công Nghị là đại diện của các hiệp hội, các hội, và ủy ban được mời tham khảo một cách tùy tiện. Họ không đại diện cho chúng tôi”.
“Các đề nghị và tuyên bố của phong rào này, bất hợp lệ cả trong ơn gọi lẫn tư cách đại diện, thể hiện qua việc họ bất tín nhiệm từ trong nền tảng đối với Giáo Hội Bí tích, vốn được thẩm quyền tông đồ thiết lập; các đề nghị của họ, nếu được thi hành, cuối cùng sẽ tạo ra việc tái phân bổ quyền hành theo xu hướng ủy ban, hướng ngoại, thường trực ‘giáo dân’ và việc tục hóa Giáo Hội”.
Bản văn lập luận rằng, bất chấp giọng văn hoa mỹ nói tới các thay đổi triệt để, Tiến Trình Công Nghị chỉ tìm cách duy trì “hiện trạng” trong Giáo hội Đức, một Giáo Hội nhận được cả hàng tỷ dollars mỗi năm qua thuế Giáo Hội và là chủ nhân ông sử dụng nhiều nhân công thứ hai, chỉ sau nhà nước.
Tuyên ngôn nhấn mạnh rằng “Dù Tiến Trình Công Nghị tiếp nhận các quan tâm chân chính đối với Giáo Hội, chiến lược của họ vẫn bảo thủ về cơ cấu và rõ ràng không lưu ý chi tới các diễn trình thống hối và canh tân thiêng liêng”.
“Liên quan tới hình thức xã hội căn bản của Giáo Hội, các đại diện của Tiến Trình Công Nghị chỉ bận tâm lo duy trì hiện trạng: họ muốn duy trì và bảo tồn mô thức Giáo Hội được định chế hóa cao độ nghĩa là ‘phục vụ khách hàng’ qua thích ứng và hiện đại hóa”.
Bản văn cũng cho rằng Tiến Trình Công Nghị đã “dụng cụ hóa” cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, phớt lờ giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả trong việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục, và cố tình hạ giảm tầm quan trọng của hôn nhân.
Hội đồng giám mục Đức thoạt đầu thông báo rằng Tiến Trình Công Nghị sẽ kết thúc với một loạt các cuộc bỏ phiếu có hiệu lực “ràng buộc” - làm dấy lên nhiều lo ngại ở Vatican, sợ rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội.
Các giám mục và thần học gia đã bày tỏ sự lo lắng về quá trình này, nhưng chủ tịch hội đồng giám mục Đức, là Đức Cha Georg Bätzing, đã mạnh mẽ bảo vệ nó.
Cuộc họp gần đây nhất của Tiến Trình Công Nghị đã diễn ra ở Frankfurt, tây nam nước Đức, từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2021.
Biến cố trên là phiên họp thứ hai của Cuộc Họp Toàn Thể Thượng hội đồng, cơ quan ra quyết định tối cao của Tiến Trình Công Nghị. Phiên họp Tòan thể bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Ủy ban Trung ương Giáo dân có quyền lực của Công Giáo Đức (ZdK), và đại diện của các bộ phận khác của Giáo hội Đức.
Phiên họp kết thúc đột ngột sau khi bỏ phiếu ủng hộ một bản văn tán thành việc chúc lành cho các cặp đồng tính và thảo luận về việc liệu chức linh mục có cần thiết hay không. Hơn một nửa tham dự viên đã bỏ về trước xu thế quá khích của phiên họp.
Tiến Trình Công Nghị thoạt đầu dự kiến kết thúc vào tháng 10 năm 2021, nhưng đã được kéo dài đến tháng 2 năm 2022 do đại dịch. Vào mùa thu, các nhà tổ chức đã thông báo rằng sáng kiến này sẽ được gia hạn một lần nữa đến năm 2023.
Các tác giả của tuyên ngôn “Khởi đầu mới” lập luận rằng Tiến Trình Công Nghị đã làm ngơ lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn Evangelii Gaudium năm 2013 kêu gọi tất cả những người đã được rửa tội nhìn nhận rằng họ là “các môn đệ truyền giáo” được mời gọi tham gia việc rao giảng Tin Mừng.
Bản văn viết, “Chỉ một Giáo Hội coi sự trưởng thành và độc lập về thiêng liêng như mục tiêu chính mới có thể ứng phó một cách thực chất và bền vững với kinh nghiệm lạm dụng và che đậy trong tất cả các biến thể của chúng”.
Source:Catholic News Agency
3. Đây là lý do tại sao các Kitô Hữu ở Ấn Độ trong tình trạng rất nguy hiểm
Các đám đông cực đoan theo Ấn Giáo thường xuyên tấn công những Kitô hữu vì cho rằng họ đang vi phạm luật “chống cải đạo”.
Vào ngày Giáng Sinh, chính phủ Ấn Độ thông báo rằng họ đã từ chối gia hạn giấy phép tài trợ nước ngoài cho Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa. Động thái này có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của tổ chức bác ái đã chăm sóc cho rất nhiều người “nghèo nhất trong số những người nghèo” của Ấn Độ.
Theo một báo cáo từ Angelus News, kể từ khi có thông báo này, các nữ tu đã phải tính toán lại khẩu phần thực phẩm và các vật phẩm mà họ thường xuyên cung cấp cho 600 người tại nhà mẹ và các trại trẻ mồ côi. Các nữ tu đã khiếu nại và trong khi chờ đợi các sơ vẫn tiếp tục các công việc hàng ngày là cầu nguyện và phục vụ.
Việc Bộ Nội vụ Ấn Độ từ chối đơn của họ dựa trên “các báo cáo bất lợi” cho rằng các nữ tu đã tham gia vào việc chiêu dụ tín đồ Ấn Giáo sang Kitô Giáo. Đó là những cáo buộc mà các nữ tu đã phủ nhận.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo
Động thái của chính phủ Ấn Độ chỉ là biến cố gần đây nhất trong một cuộc đàn áp gia tăng đối với những Kitô hữu bắt đầu khi Thủ tướng Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông lên nắm quyền vào năm 2014.
Trong khi Hiến pháp của Cộng hòa Ấn Độ bảo đảm quyền tự do tôn giáo, thì những Kitô hữu, chỉ chiếm 4.9% dân số, lại thấy quyền tự do này bị vi phạm một cách công khai. Open Doors, một tổ chức giám sát các cuộc đàn áp chống lại Kitô hữu trên toàn thế giới, hiện xếp Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm thứ mười đối với Kitô hữu.
Chương trình đàn áp có hệ thống đối với các Kitô hữu
Theo Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2021 của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, cuộc đàn áp các Kitô hữu ở Ấn Độ đang diễn ra theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, như trong trường hợp của Dòng Thừa sai Bác ái, chính phủ Ấn Độ đang đóng băng tài khoản ngân hàng của các tổ chức khác nhau theo Đạo luật quy định về ngoại tệ, gọi tắt là FCRA.
Vào năm 2020, chính phủ đã sử dụng FCRA để thu hồi giấy phép ngoại tệ của bốn tổ chức từ thiện Tin lành và một tổ chức Công Giáo, là Hiệp hội Phát triển Bộ lạc Don Bosco.
Thứ hai, các Kitô hữu đang bị đàn áp tôn giáo ở Ấn Độ do luật chống cải đạo. Tại 8 trong số 28 bang ở Ấn Độ, luật pháp này được đưa ra để hạn chế hoạt động của các cá nhân và nhóm tham gia vào việc cải đạo mọi người sang Kitô Giáo thông qua các phương tiện mà chính quyền và các phong trào Ấn Giáo cực đoan cáo buộc là “cưỡng bức” hoặc “lừa đảo:, bao gồm cả “xúi giục” và “dụ dỗ”.
Ví dụ như ở Madhya Pradesh, chính phủ đã thực hiện luật chống cải đạo, ra án 10 năm tù giam cho bất kỳ ai chuyển sang các tôn giáo khác ngoại trừ Ấn Độ giáo. Theo một báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, kể từ khi luật có hiệu lực, hơn một chục Kitô hữu, bao gồm cả các linh mục, đã bị bỏ tù.
Và thứ ba, các tổ chức nhân quyền đã ghi lại nhiều vụ việc trong đó đám đông theo đường lối cứng rắn của Ấn Độ giáo đã thực hiện các hành vi gọi là bảo vệ công lý chống lại những Kitô hữu, những người mà họ cho là phạm tội cố gắng cưỡng bức người theo Ấn Giáo chuyển sang đức tin của họ.
Theo một báo cáo của United Christian Forum, năm 2021 là “năm bạo lực nhất” đối với những Kitô hữu ở Ấn Độ, những người đã phải hứng chịu ít nhất 486 vụ bạo lực do đàn áp Kitô giáo.
Báo cáo cho thấy hầu hết các vụ việc đều do đám đông theo Ấn Giáo “đe dọa hình sự, hành hung người đang cầu nguyện, trước khi giao nộp họ cho cảnh sát với cáo buộc cưỡng bức cải đạo”.
Đám đông hành động mà không bị trừng phạt, và không sợ bị bắt giữ. Theo báo cáo của UCF, cảnh sát chỉ nhận đơn khiếu nại chính thức trong 34 vụ trên tổng số 486 trường hợp bạo lực chống lại các Kitô hữu.
Các biến cố bách hại được ghi lại trong năm qua
Một báo cáo gần đây do ba nhóm cơ quan giám sát nhân quyền tổng hợp đã ghi lại nhiều vụ bạo lực chống lại các Kitô hữu. Chỉ một vài trong số rất nhiều biến cố này được ghi lại sau đây:
Ngày 12 tháng 10 năm 2021: Các phần tử cực đoan nhắm vào hai nữ tu ở thành phố Mau. Tại một bến xe buýt, một đám đông bạo động đã lôi kéo hàng chục Kitô hữu, trong đó có hai nữ tu, đến đồn cảnh sát.
Ngày 10 tháng 10 năm 2021: Các phần tử cực đoan tấn công các Kitô hữu ở Mau. Cảnh sát đã bắt giữ một số Kitô Hữu sau khi nhận được khiếu nại từ một nhóm Ấn Giáo cánh hữu rằng các Kitô Hữu đang cải đạo dân chúng sang Kitô Giáo. Đám đông đã làm gián đoạn một buổi lễ cầu nguyện và buộc nhóm Kitô hữu, bao gồm cả một linh mục, đến đồn cảnh sát.
Ngày 25 tháng 6 năm 2021: Tại Gonda, một số Kitô hữu tham gia một buổi tụ tập ở nhà thờ đã bị cảnh sát bắt giữ.
Ngày 22 tháng 3 năm 2021: Tại Kerala, một mục sư Tin lành bị bắt khi đang tham gia một buổi nhóm cầu nguyện.
Ngày 14 tháng 3 năm 2021: Tại Agra, một mục sư Tin lành bị bắt khi đang thuyết giảng tại một buổi họp mặt tại nhà thờ.
Ngày 3 tháng Giêng năm 2021: Một đám đông tấn công một nhóm khoảng 25 Kitô hữu đang tụ tập tại một ngôi nhà ở Uttar Pradesh. Một số bị thương nặng, bao gồm gãy cả tay. Đám đông sau đó đã triệu tập cảnh sát, họ đã bắt giữ mục sư và ba Kitô hữu.
Ngày 27 tháng Giêng năm 2021: Những kẻ cực đoan tôn giáo xông vào một cuộc họp tại nhà thờ ở Kanpur, và sau đó gọi cảnh sát bắt giữ mục sư vì tội cưỡng bức cải đạo.
Ngày 3 tháng 10 năm 2020: Hơn 200 người được cho là đã xông vào một nhà thờ ở Roorkee (Uttarakhand), phá hoại cơ sở này và tấn công những người tụ tập ở đó để cầu nguyện vào ngày Chúa Nhật.
Lời mời đến Đức Thánh Cha Phanxicô
Thủ tướng Modi sau khi gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican ngày 30/10, đã thông báo trên Twitter rằng ông đã mời Đức Thánh Cha thăm Ấn Độ. Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông Modi vì đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một giáo hoàng tới quốc gia này kể từ khi Đức Gioan Phaolô II tông du tới đó vào năm 1999.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài “gần như chắc chắn” sẽ đến Ấn Độ và Bangladesh vào năm sau, nhưng theo các bản tin, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã không thuyết phục được Modi mời Đức Giáo Hoàng.
Source:Aleteia
Đức Tổng Giám Mục Gänswein phản bác âm mưu bôi lọ Đức Bênêđíctô. Tây Ban Nha ban hành tình trạng khẩn cấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
16:28 12/01/2022
1. Tây Ban Nha vượt qua 7 triệu trường hợp Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch
Tây Ban Nha đã vượt qua 7 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch. Bộ Y tế nước này cho biết trong tuần vừa qua trung bình có 242,440 trường hợp mắc mới trong một ngày.
Số ca mắc mới trong một ngày cao nhất trong năm 2021 là 161,668 trường hợp vào ngày 30 tháng 12.
Đã có ít nhất 97 trường hợp tử vong kể từ hôm thứ Tư và 22.06% số giường trong phòng chăm sóc đặc biệt được sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19.
Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, cho biết bà đã ký vào một khuyến nghị của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của CDC rằng những người đã được tiêm vắc-xin Moderna Covid-19 có thể tiêm liều tăng cường sau năm tháng, thay vì sáu tháng, như khuyến nghị trước đây.
Trước đó vào hôm thứ Sáu, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, gọi tắt là FDA, đã sửa đổi giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc-xin Covid-19 của Moderna, rút ngắn khoảng thời gian giữa lần tiêm chủng thứ hai và liều tiêm tăng cường xuống còn 5 tháng đối với những người trên 18 tuổi.
FDA đã rút ngắn thời gian cần thiết trước khi tiêm liều tăng cường vắc xin Pfizer / BioNTech từ sáu tháng xuống còn năm tháng. Liều tăng cường Pfizer được phép sử dụng cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên.
Trước các diễn biến phức tạp của đại dịch coronavirus, Úc Đại Lợi đã quyết định rút ngắn thời gian cần thiết trước khi tiêm liều tăng cường từ 6 tháng xuống còn 4 tháng.
Source:CNN
2. Linh mục bị chính thức cảnh cáo, nhưng nhiều người cho rằng ngài chỉ nó lên sự thật
Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đã đưa ra cảnh báo chính thức đối với một linh mục, là Cha David Muscat, yêu cầu ngài ngừng đưa ra “những bình luận có thể gây bùng nổ và tổn thương” nếu không, vị linh mục có thể bị cấm thi hành thừa tác vụ công khai.
Trong một tuyên bố vào tối thứ Năm, Tòa Tổng Giám mục cho biết Đức Cha Scicluna đã chỉ thị cho Cha Muscat phải xóa một bài đăng trên Facebook, trong đó vị linh mục tuyên bố rằng đồng tính còn tệ hơn việc bị ma nhập, và yêu cầu vị linh mục phải ngừng sử dụng các ngôn từ gây tổn thương đối với bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào..
Tòa Tổng Giám mục cho biết Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc nhở Cha Muscat rằng theo giáo huấn Công Giáo, các thành viên của hàng giáo phẩm phải thể hiện sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và nhạy cảm với mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Cảnh báo được đưa ra vài giờ sau khi vị linh mục bị cảnh sát thẩm vấn và vài giờ sau khi Đức Tổng Giám Mục hứa sẽ có hành động chống lại vị linh mục về những bình luận kỳ thị đồng tính được đăng tải trên Facebook, và Đức Tổng Giám Mục thay mặt Giáo hội gửi lời xin lỗi tới tất cả những người đồng tính và gia đình của họ.
Đức Cha Scicluna đang đề cập đến những nhận xét của linh mục David Muscat của Mosta, mặc dù ông không đề cập đến tên linh mục. Hai bộ trưởng đã kêu gọi cảnh sát hành động chống lại ông ta vì lời nói căm thù.
Phát biểu trong một bài giảng trên truyền hình, Đức Cha Scicluna cho biết ông bị sốc trước những nhận xét có vẻ như nói rằng đồng tính còn tệ hơn bị quỷ ám.
“Đây không phải là những lời yêu thương mà là những viên đá ném bởi một trái tim phải học cách yêu nhiều hơn, như Chúa Giêsu đã yêu thương. Chúa yêu anh chị em bất kể anh chị em là ai… Những ai nói rằng họ yêu Chúa, nhưng ghét anh chị em của mình, là những kẻ nói dối.”
“Tôi muốn thay mặt Giáo hội gửi lời xin lỗi tới tất cả những người đã bị tổn thương bởi những lời lẽ cay nghiệt này, và những người cha, người mẹ của họ, những người cũng cảm thấy bị phản bội bởi Giáo Hội mà họ yêu mến”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài sẽ hành động để ngăn chặn một sự lặp lại.
Trước đó, Đức Cha Scicluna cho biết ngài bị sốc trước bình luận này và nhiều người đã gọi điện cho ngài để phàn nàn và bày tỏ sự ghê tởm về những gì được viết 'về những người anh chị em của chúng ta, những người đồng tính'.
Sau những bình luận của Cha Muscat, hôm thứ Tư, các bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Owen và Bộ trưởng Bộ Hòa nhập Julia Farrugia Portelli đã cùng các nhà hoạt động kêu gọi cảnh sát hành động chống lại vị linh mục vì đã kích động lời nói căm thù.
Tuy nhiên, trên trang FaceBook của Cha Muscat, nhiều người cho rằng phản ứng chống lại vị linh mục của Đức Tổng Giám Mục, cảnh sát và các vị bộ trưởng nêu trên có vẻ quá đáng. Cha Muscat chỉ nói lên một sự thật đã được nêu trong sách giáo lý Công Giáo, tuy cách dùng chữ của ngài có thể không khéo. Những lời lẽ gay gắt của Đức Tổng Giám Mục đối với Cha Muscat có thể dẫn đến hiểu lầm tai hại cho nhiều người đối với điều sách giáo lý Công Giáo gọi là rối loạn.
Khoản 2357 sách giáo lý Công Giáo viết:
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Đồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng ( x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10 ), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố :”Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” ( x. CDF, décl “persona humana” 8 ). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào
Source:Times Of Malta
3. Đức Bênêđíctô XVI, Munich, và những cáo buộc che đậy: tại sao một cáo buộc cũ lại nổi lên
Cáo buộc cho rằng Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã che đậy một vụ lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich và Freising của Đức lại nổi lên trong tuần này, hơn 10 năm sau khi Vatican kiên quyết bác bỏ các cáo buộc.
Các tuyên bố này lại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Đức vào ngày 4 tháng Giêng, khi tờ báo Die Zeit đăng một bài báo dài về cách xử lý của tổng giáo phận đối với trường hợp của Cha Peter Hullermann, người bị cáo buộc lạm dụng ít nhất 23 bé trai từ 8 đến 16 tuổi trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 1996.
Vị linh mục, được xác định trong các báo cáo của Đức chỉ được ghi vắn tắt là “H.”, đã bị đình chỉ thừa tác vụ của mình tại Giáo phận Essen vào năm 1979 vì những cáo buộc rằng ông đã lạm dụng một cậu bé 11 tuổi.
Năm 1980, ông được chuyển đến Tổng giáo phận Munich, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger từ năm 1977 đến năm 1982. Hullermann bị kết tội lạm dụng tình dục một bé trai tại một giáo xứ của tổng giáo phận vào năm 1986.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI, nói với Die Zeit: “Tuyên bố rằng ngài biết về lịch sử trước đây các cáo buộc tấn công tình dục tại thời điểm quyết định nhận Cha H. vào tổng giáo phận là sai. Ngài không hề biết gì về lịch sử trước đây của cha ấy”.
Báo cáo của tờ báo Đức xuất hiện trước khi công bố một nghiên cứu lớn về phản ứng của tổng giáo phận đối với các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ vào cuối tháng này.
Nghiên cứu được biên soạn bởi công ty luật Westpfahl Spilker Wastl ở Munich, có tiêu đề “Báo cáo về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương bởi các giáo sĩ, cũng như [các] nhân viên khác, trong Tổng giáo phận Munich và xảy ra từ năm 1945 đến năm 2019”
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo rằng Die Zeit cũng đã đăng một cuộc phỏng vấn vào ngày 4 tháng Giêng với hai luật sư giáo luật, những người đã cáo buộc Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục Munich từ năm 2008, xử lý sai vụ án Hullermann.
Hồng Y Marx, người đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô bác đơn từ chức vào năm ngoái, đã không trả lời các câu hỏi từ Die Zeit, đề cập đến việc sắp công bố nghiên cứu lạm dụng.
Chuyện gì đã xảy ra khi câu chuyện lần đầu tiên được tung ra
Vụ án Hullermann được đưa ra ánh sáng vào tháng 3 năm 2010 bởi nhật báo Süddeutsche Zeitung có trụ sở tại Munich.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2010, tổng giáo phận Munich đã đưa ra một tuyên bố, trong đó cựu tổng đại diện của nó là Đức Ông Gerhard Gruber nhận “toàn bộ trách nhiệm” về việc không ngăn cản Hullermann thực thi thừa tác vụ.
Tổng giáo phận đã cung cấp một bản tường trình chi tiết về vụ việc, nói rằng Giáo phận Essen đã yêu cầu Tổng giáo phận Munich và Freising chấp nhận Hullermann làm tuyên úy vào tháng Giêng năm 1980, để linh mục có thể được điều trị y tế.
Cha Hullermann được bố trí chỗ ở trong một nhà xứ để có thể tham gia các buổi trị liệu. Tổng giáo phận cho biết: “Đức Tổng Giám Mục vào thời điểm đó, Đức Hồng Y là Ratzinger, đã chấp nhận yêu cầu của giáo phận Essen”.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng: “Tuy nhiên, cha tổng đại diện đã mở rộng quyết định này sau đó khi chỉ định Cha H hỗ trợ mục vụ tại một giáo xứ ở Munich vào thời điểm đó mà không có bất kỳ hạn chế nào,”
“Từ thời điểm này, tức là từ ngày 1 tháng 2 năm 1980 đến ngày 31 tháng 8 năm 1982, không có khiếu nại hoặc cáo buộc nào liên quan đến Cha H.”
Thông cáo dẫn lời Đức Ông Gruber nói: “Việc sử dụng Cha H. lặp đi lặp lại trong việc chăm sóc mục vụ giáo xứ là một sai lầm nghiêm trọng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó. Tôi vô cùng hối hận vì quyết định này đã dẫn đến hành vi phạm tội đó với người chưa thành niên và gửi lời xin lỗi tới tất cả những người bị hại”.
Vụ việc được các phương tiện truyền thông quốc tế khai thác mạnh, bao gồm cả tờ New York Times, cáo buộc rằng vị giáo hoàng tương lai của Đức đã được ghi lại trên một bản ghi nhớ sau cuộc họp vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, trong đó ngài nói rằng Hullermann sẽ được đưa vào một giáo xứ ngay sau khi bắt đầu điều trị “y tế-tâm lý” liên quan đến tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ em.
Bài báo dẫn lời Cha Lorenz Wolf, đại diện tư pháp tại tổng giáo phận Munich, người nói rằng đó là một bản ghi nhớ “thông lệ” mà “khó lòng có mặt trên bàn của Đức Tổng Giám Mục.” Tuy nhiên, ông nói thêm rằng không thể loại trừ khả năng Đức Hồng Y Ratzinger đã đọc nó.
Tòa thánh Vatican phản hồi bằng cách chỉ vào tuyên bố từ tổng giáo phận Munich, theo đó, “xác nhận quan điểm rằng Đức Tổng Giám Mục lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Ratzinger không biết gì về quyết định bổ nhiệm lại cha H. vào các hoạt động mục vụ tại một giáo xứ”.
Tháng 4 năm 2010, tạp chí Đức Der Spiegel đã cho rằng Đức Ông Gruber bị áp lực phải chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến Hullermann. Nhưng trong một bức thư gửi cho Süddeutsche Zeitung, Đức Ông cựu tổng đại diện khẳng định không phải như vậy.
Khi câu chuyện được đưa lên mặt báo, Cha Hullermann bị đình chỉ chức vụ tại thị trấn Bad Tölz của Bavaria, nơi ông được chuyển đến vào năm 2008. CNA Deutsch đưa tin rằng vị linh mục, hiện đã 74 tuổi, được cho là đã quay trở lại Giáo phận Essen kể từ mùa xuân năm 2021.
Những phát triển gần đây nhất
Die Zeit đưa tin rằng họ đã thấy một sắc lệnh dài 43 trang được ban hành vào năm 2016 bởi tòa án giáo hội của tổng giáo phận Munich. Tài liệu nói rằng Hullermann không thể thi hành chức vụ linh mục của mình nữa và ra lệnh cho anh ta đóng góp tài chính cho quỹ trẻ em.
Tờ báo nói rằng sắc lệnh chỉ trích mạnh mẽ các nhà chức trách Giáo hội vì đã không ngăn chặn được sự lạm dụng của Hullermann, cho rằng họ đã “cố tình không xử phạt hành vi phạm tội”.
Trong một email gửi đến Die Zeit, Đức Tổng Giám Mục Gänswein khẳng định rằng điều này không áp dụng cho Đức Bênêđíctô XVI. “Ngài không biết gì về các cáo buộc tấn công tình dục”. Ngày 25 tháng 11, 1981, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Source:Catholic News Agency