Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:24 13/01/2014
TÌM SAI CHỖ.
Có một lần, người hàng xóm phát hiện Na-lu-tin quỳ xuống để tìm đồ vật, liền hỏi: “Chào thầy ạ ! Thầy đang tìm gì đấy ?”
- “Tìm cái chìa khóa ta bị mất”.
Thế là cả hai người quỳ xuống nơi ấy để tìm chìa khóa, qua một lúc sau, người hàng xóm lại hỏi: “Bị mất chỗ nào ?”
- “Ở trong nhà”.
- “Trời ạ, tại sao thầy lại tìm ở nơi đây chứ ?”
- “Bởi vì nơi đây sáng hơn !”
Suy tư:
Không ai tìm đồ vật bị mất trong bóng tối mà không có ánh sáng chiếu soi; không ai đi tìm chân lý trong sự gian dối, và cũng không ai đi tìm Thiên Chúa trong tội lỗi, bởi vì chân lý là sự thật và Thiên Chúa là sự sáng...
Có một vài người Ki-tô hữu đi tìm chân lý trong sự tranh chấp, nói xấu phê bình đối phương với ác ý chứ không phải xây dựng, họ bỏ công tìm tòi chứng cứ trong thánh kinh để phản bác anh em, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng yêu thương trong thánh kinh; lại có người đi tìm Thiên Chúa trong những áp phe bất chính, bốc lột tha nhân bằng những lời hứa hẹn mà họ lấy từ miệng Thiên Chúa phán ra, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng công bằng của Thiên Chúa trong lời của Ngài.
“Ki-tô hữu” tự bản thân là đã có Thiên Chúa rồi, nhưng có một vài người Ki-tô hữu cứ tranh chấp nhau, đấu đá nhau, phỉnh phờ nhau, bôi nhọ nhau để tìm kiếm Thiên Chúa theo kiểu riêng của mình, chứ không phải là Thiên Chúa của lòng yêu thương và nhân ái.
Đúng là họ tìm sai chỗ thật !
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Có một lần, người hàng xóm phát hiện Na-lu-tin quỳ xuống để tìm đồ vật, liền hỏi: “Chào thầy ạ ! Thầy đang tìm gì đấy ?”
- “Tìm cái chìa khóa ta bị mất”.
Thế là cả hai người quỳ xuống nơi ấy để tìm chìa khóa, qua một lúc sau, người hàng xóm lại hỏi: “Bị mất chỗ nào ?”
- “Ở trong nhà”.
- “Trời ạ, tại sao thầy lại tìm ở nơi đây chứ ?”
- “Bởi vì nơi đây sáng hơn !”
Suy tư:
Không ai tìm đồ vật bị mất trong bóng tối mà không có ánh sáng chiếu soi; không ai đi tìm chân lý trong sự gian dối, và cũng không ai đi tìm Thiên Chúa trong tội lỗi, bởi vì chân lý là sự thật và Thiên Chúa là sự sáng...
Có một vài người Ki-tô hữu đi tìm chân lý trong sự tranh chấp, nói xấu phê bình đối phương với ác ý chứ không phải xây dựng, họ bỏ công tìm tòi chứng cứ trong thánh kinh để phản bác anh em, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng yêu thương trong thánh kinh; lại có người đi tìm Thiên Chúa trong những áp phe bất chính, bốc lột tha nhân bằng những lời hứa hẹn mà họ lấy từ miệng Thiên Chúa phán ra, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng công bằng của Thiên Chúa trong lời của Ngài.
“Ki-tô hữu” tự bản thân là đã có Thiên Chúa rồi, nhưng có một vài người Ki-tô hữu cứ tranh chấp nhau, đấu đá nhau, phỉnh phờ nhau, bôi nhọ nhau để tìm kiếm Thiên Chúa theo kiểu riêng của mình, chứ không phải là Thiên Chúa của lòng yêu thương và nhân ái.
Đúng là họ tìm sai chỗ thật !
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:26 13/01/2014
N2T |
7. Linh mục chỉ vì làm biếng mà không làm lễ thì ngài đoạt đi vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi, lấy đi vui mừng của các thiên thần, cất ơn tha tội cho các tội nhân, cướp mất ân sủng trợ giúp của người công chính, hình phạt các linh hồn trong luyện ngục không giảm, và lấy mất ích lợi thần thiêng của Giáo Hội.
(Thánh Bonaventura)--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục California xin mọi người cầu nguyện cho mưa tại tiểu bang
Trần Mạnh Trác
13:17 13/01/2014
Lời kêu gọi cuả Hội Đồng Giám Mục California
Hội Đồng Giám Mục California đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện xin cho mưa để cứu vãn nạn hạn hán đang diễn ra trầm trọng tại tiểu bang.
" Xin Chúa mở cửa các tầng trời để những giọt mưa cuả lòng thương xót Chuá đổ xuống trên đồng ruộng và núi đồi của chúng con, " là lời kinh cuả Đức Giám Mục Jaime Soto của Sacramento. "Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những ai đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu nước và cho chúng ta có sự khôn ngoan và bác ái trong việc quản lý tốt hơn món quà quý giá này. "
Lời cầu nguyện cũng kêu gọi các cấp lãnh đạo chính trị hãy "tìm kiếm lợi ích chung trong khi cùng học hỏi cách quản lý và chia sẻ những nguồn nước là món quà của Thiên Chúa vì lợi ích của tất cả mọi người. "
Nhiều hồ chứa nước lớn ở California đã hạ thấp dưới 50 phần trăm, các lớp băng tuyết trên núi chỉ còn độ 20 phần trăm cuả mức bình thường. Lượng mưa cuả Tiểu Bang đã nằm ở dưới mức trung bình trong ba năm liền.
Giới nông dân và đại diện các quận địa phương đã kêu gọi Thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp.
Tình trạng thiếu nước sẽ gây ra nhiều hậu quả kinh tế, y tế và chất lượng cuộc sống của cư dân California, theo lời tuyên bố cuả Hội Đồng Giám Mục California ngày 06 tháng 1. Việc sản xuất thực phẩm, vệ sinh, điện lực, bảo vệ môi trường và nhiều lãnh vực khác sẽ bị ảnh hưởng.
Hội Đồng Giám Mục đã phát hành nhiều bài kinh để cầu nguyện xin mưa, cho những người bị ảnh hưởng, và cho những người có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước trong tiểu bang.
Đức Giám Mục Jaime Soto, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tiểu Bang, cho biết tình trạng thiếu nước nhắc nhở mọi người ở California rằng " chúng ta phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa. "
Ngài nói con người là "người quản lý của đấng Tạo Hoá" và do đó có thể kêu cầu lên Chúa "đoái nhìn xuống hoàn cảnh ngặt nghèo của chúng ta và xin nghe lời cầu xin của chúng ta. "
"Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống con người ", Ngài nói thêm. " Sự phụ thuộc của chúng ta vào nước cho thấy rằng chúng ta là một phần của sáng tạo và sáng tạo là một phần của chúng ta. "
Nạn hạn hán
Theo phân tích cuả giới hữu trách (California's Department of Water Resources) thì không khí nằm ở phía đông biển Thái Bình Dương (phía Hoa Kỳ ) đã có một áp xuất cao hơn bình thường trong nhiều năm qua, áp xuất cao như thế tạo ta một hàng rào ngăn cản không cho những cơn bão từ biển đổ vào California, gây ra nạn thiếu mưa. Không có dấu hiệu nào cho thấy vùng áp xuất sẽ giảm trong năm 2014 này, có nghĩa là nạn hạn hán sẽ còn kéo dài và sẽ trầm trọng hơn.
Số lượng tuyết trên rặng núi Sierra Nevada chỉ còn khoảng 20% so với số trung bình cuả tháng Giêng, đây là một tháng Giêng khô nhất trong lịch sử. 60% các hồ chứa nước cuả Tiểu Bang bắt nguồn từ nhửng rặng núi này.
Theo bá cáo cuả cơ quan phòng chống hạn hán cuả Hoa Kỳ (U.S. Drought Monitor) thì hiện nay 88% Tiểu Bang đang ở trong tình trạng hạn hán cấp từ nhẹ cho tới nặng (moderate to severe) và 28% đang ở trong tình trạng trầm trọng (extreme drought).
Thí dụ, nếu tính theo 'chu kỳ nước' (mỗi năm từ ngày 1 tháng 7 tới ngày 30 tháng 6 năm sau) thì vùng phía Nam cuả vùng Thung Lũng Hoa Vàng (Bay Area) phải có được 50 inches (1270mm) nước mưa. Năm nay, chu kỳ đã đi được quá một nửa rồi mà mới chỉ có 2.39 inches (60.7mm) nước mà thôi, như vậy trong vài tháng tới vùng này sẽ cần có 48 inches (1219mm) nước đổ xuống, tức là mỗi ngày phải có 0.43 inches (11mm) mưa.
Vì thiếu mưa cho nên các hồ chứa đều cạn kiệt. Hồ Folsom Lake chỉ còn 18%, hồ Lake Orovillle 36 %, hồ Shasta Lake 36 %, Hồ San Luis Reservoir 30%.
Ảnh hưởng bất đồng đều:
Vì thế Sở tài Nguyên Nước (Department of Water Resources) đã chỉ có thể thoả mãn 5% những đơn đặt hàng cuả 29 sở bộ khác, gây ảnh hưởng đến 25 triệu người sống dưới trách nhiệm cuả các sờ bộ này và gây khan hiếm cho 1 triệu acres (400 ngàn hectare) đất trồng tiả.
Trong khi vùng nông nghiệp bị ảnh hưởng nguy hại như thế thì vùng 'thành thị' ở California hầu như sẽ không cảm thấy áp lực nào.
Trong nhiều năm qua, các vùng đô thị lớn đã tung tiền ra mua những 'quyền' (water right) ở nhiều hồ nước và xây dựng các ống dẫn nước về thành phố, cho nên theo tin cuả Metropolitan Water District of Southern California (Bộ Tài Nguyên Nước vùng đô Thị Nam California) thì vùng Los Angeles-San Diego sẽ không bị hạn chế.
Ông Jeffrey Kightlinger, tổng giám đốc cuả Metropolitan cho biết: " Chúng tôi có dư nước cho năm 2015, và nếu vẫn còn hạn hán thì chúng tôi vẫn có đủ nước cho năm 2016. Nhưng hội đồng quản trị của chúng tôi sẽ có một cái nhìn nghiêm khắc để làm thế nào chúng tôi sống qua giai đoạn đó. Thật là một điều tốt đẹp vì chúng tôi đã đầu tư vào việc đó (3 tỷ cho các kế hoạch về nước). Ngày nay chúng tôi có nhiều lựa chọn. "
Nhưng cũng có những vùng bị thiệt thòi không phải vì không biết đầu tư, nhưng chỉ vì lý do chính trị hoặc toà án.
Trước năm 2007, California và chính phủ Liên Bang đã thành lập 50 hồ chứa nước và đặt 1.200 dặm kênh đào để cung cấp nước cho khoảng 22 triệu người và dẫn thủy nhập điền cho bốn triệu mẫu đất trên toàn tiểu bang.
Vào tháng 5 năm 2007, Tòa án Liên Bang ra phán quyết cần phải tái phân bổ số nước để bảo vệ loại cá Delta smelt- cá ốt me- vì đó là loại cá nằm trong danh sách nguy cấp.
Vì thế, trong năm 2009 và 2010 hơn 300 tỷ gallon nước (1.1 tỷ m3, tương đương với số nước cho 1 triệu mẫu đất ) đã phải chuyển hướng từ trong thung lũng Central Valley (miền Trung) đưa vào vịnh San Francisco tức là đổ ra biển Thái Bình Dương.
Hàng nghìn công nhân trang trại đã mất công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong vùng lên đến 40 phần trăm. Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực vẫn còn ở mức trung bình là 17%. Với lượng mưa hiện nay ở mức thấp gần kỷ lục, các quy định cuả Toà án vẫn không thay đổi, người ta dự tính số thất nghiệp sẽ tăng cao.
Hậu quả cuả sắc lệnh thiên tai.
Một sắc lệnh cuả Tiểu Bang hay cuả Liên Bang tuyên bố tình trạng thiên tai sẽ không làm cho mưa đổ xuống.
Nhưng nếu lời kêu gọi cuả Hội Đồng Giám Mục California được Thống đốc Jerry Brown chấp nhận và ông tuyên bố tình trạng thiên tai, nó sẽ tạo ra sự chú ý cấp Liên Bang, thúc đẩy những động lực cứu trợ, giảm bớt những điều lệ khắt khe về việc sử dụng tài nguyên nước và thiết lập những công thức công bình hơn cho việc phân phối nước.
"Đó là một bước quan trọng," theo lời ông Chris Brown, giám đốc điều hành cuả California Urban Water Conservation Council. "Có vị Thống đốc nói với tất cả mọi người rằng chúng ta cần phải bắt đầu hành xử dưới một tình trạng thiếu nước, thì sẽ là một tin nhắn mạnh mẽ tới toàn bộ Tiểu Bang."
Tuy nhiên, ông cho biết, Vị Thống đốc có thể sẽ miễn cưỡng làm như vậy, bởi vì việc công khai tuyên bố có nạn hạn hán cũng cho thấy nhà nước đang gặp khó khăn về kinh tế.
"Rất nhiều người sẽ giải thích sự kiện là 'xấu cho doanh nghiệp."
Và...dĩ nhiên chính trị củng đóng một vai trò quan trọng. Những vùng nông thôn đang gặp khó khăn thường là những vùng 'Cộng Hoà' mà ông Thống đốc hiện nay lại là 'Dân Chủ.'
Hội Đồng Giám Mục California đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện xin cho mưa để cứu vãn nạn hạn hán đang diễn ra trầm trọng tại tiểu bang.
" Xin Chúa mở cửa các tầng trời để những giọt mưa cuả lòng thương xót Chuá đổ xuống trên đồng ruộng và núi đồi của chúng con, " là lời kinh cuả Đức Giám Mục Jaime Soto của Sacramento. "Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những ai đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu nước và cho chúng ta có sự khôn ngoan và bác ái trong việc quản lý tốt hơn món quà quý giá này. "
Lời cầu nguyện cũng kêu gọi các cấp lãnh đạo chính trị hãy "tìm kiếm lợi ích chung trong khi cùng học hỏi cách quản lý và chia sẻ những nguồn nước là món quà của Thiên Chúa vì lợi ích của tất cả mọi người. "
Nhiều hồ chứa nước lớn ở California đã hạ thấp dưới 50 phần trăm, các lớp băng tuyết trên núi chỉ còn độ 20 phần trăm cuả mức bình thường. Lượng mưa cuả Tiểu Bang đã nằm ở dưới mức trung bình trong ba năm liền.
Giới nông dân và đại diện các quận địa phương đã kêu gọi Thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp.
Tình trạng thiếu nước sẽ gây ra nhiều hậu quả kinh tế, y tế và chất lượng cuộc sống của cư dân California, theo lời tuyên bố cuả Hội Đồng Giám Mục California ngày 06 tháng 1. Việc sản xuất thực phẩm, vệ sinh, điện lực, bảo vệ môi trường và nhiều lãnh vực khác sẽ bị ảnh hưởng.
Hội Đồng Giám Mục đã phát hành nhiều bài kinh để cầu nguyện xin mưa, cho những người bị ảnh hưởng, và cho những người có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước trong tiểu bang.
Đức Giám Mục Jaime Soto, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tiểu Bang, cho biết tình trạng thiếu nước nhắc nhở mọi người ở California rằng " chúng ta phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa. "
Ngài nói con người là "người quản lý của đấng Tạo Hoá" và do đó có thể kêu cầu lên Chúa "đoái nhìn xuống hoàn cảnh ngặt nghèo của chúng ta và xin nghe lời cầu xin của chúng ta. "
"Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống con người ", Ngài nói thêm. " Sự phụ thuộc của chúng ta vào nước cho thấy rằng chúng ta là một phần của sáng tạo và sáng tạo là một phần của chúng ta. "
Nạn hạn hán
Theo phân tích cuả giới hữu trách (California's Department of Water Resources) thì không khí nằm ở phía đông biển Thái Bình Dương (phía Hoa Kỳ ) đã có một áp xuất cao hơn bình thường trong nhiều năm qua, áp xuất cao như thế tạo ta một hàng rào ngăn cản không cho những cơn bão từ biển đổ vào California, gây ra nạn thiếu mưa. Không có dấu hiệu nào cho thấy vùng áp xuất sẽ giảm trong năm 2014 này, có nghĩa là nạn hạn hán sẽ còn kéo dài và sẽ trầm trọng hơn.
Số lượng tuyết trên rặng núi Sierra Nevada chỉ còn khoảng 20% so với số trung bình cuả tháng Giêng, đây là một tháng Giêng khô nhất trong lịch sử. 60% các hồ chứa nước cuả Tiểu Bang bắt nguồn từ nhửng rặng núi này.
Theo bá cáo cuả cơ quan phòng chống hạn hán cuả Hoa Kỳ (U.S. Drought Monitor) thì hiện nay 88% Tiểu Bang đang ở trong tình trạng hạn hán cấp từ nhẹ cho tới nặng (moderate to severe) và 28% đang ở trong tình trạng trầm trọng (extreme drought).
Thí dụ, nếu tính theo 'chu kỳ nước' (mỗi năm từ ngày 1 tháng 7 tới ngày 30 tháng 6 năm sau) thì vùng phía Nam cuả vùng Thung Lũng Hoa Vàng (Bay Area) phải có được 50 inches (1270mm) nước mưa. Năm nay, chu kỳ đã đi được quá một nửa rồi mà mới chỉ có 2.39 inches (60.7mm) nước mà thôi, như vậy trong vài tháng tới vùng này sẽ cần có 48 inches (1219mm) nước đổ xuống, tức là mỗi ngày phải có 0.43 inches (11mm) mưa.
Vì thiếu mưa cho nên các hồ chứa đều cạn kiệt. Hồ Folsom Lake chỉ còn 18%, hồ Lake Orovillle 36 %, hồ Shasta Lake 36 %, Hồ San Luis Reservoir 30%.
Ảnh hưởng bất đồng đều:
Vì thế Sở tài Nguyên Nước (Department of Water Resources) đã chỉ có thể thoả mãn 5% những đơn đặt hàng cuả 29 sở bộ khác, gây ảnh hưởng đến 25 triệu người sống dưới trách nhiệm cuả các sờ bộ này và gây khan hiếm cho 1 triệu acres (400 ngàn hectare) đất trồng tiả.
Trong khi vùng nông nghiệp bị ảnh hưởng nguy hại như thế thì vùng 'thành thị' ở California hầu như sẽ không cảm thấy áp lực nào.
Trong nhiều năm qua, các vùng đô thị lớn đã tung tiền ra mua những 'quyền' (water right) ở nhiều hồ nước và xây dựng các ống dẫn nước về thành phố, cho nên theo tin cuả Metropolitan Water District of Southern California (Bộ Tài Nguyên Nước vùng đô Thị Nam California) thì vùng Los Angeles-San Diego sẽ không bị hạn chế.
Ông Jeffrey Kightlinger, tổng giám đốc cuả Metropolitan cho biết: " Chúng tôi có dư nước cho năm 2015, và nếu vẫn còn hạn hán thì chúng tôi vẫn có đủ nước cho năm 2016. Nhưng hội đồng quản trị của chúng tôi sẽ có một cái nhìn nghiêm khắc để làm thế nào chúng tôi sống qua giai đoạn đó. Thật là một điều tốt đẹp vì chúng tôi đã đầu tư vào việc đó (3 tỷ cho các kế hoạch về nước). Ngày nay chúng tôi có nhiều lựa chọn. "
Nhưng cũng có những vùng bị thiệt thòi không phải vì không biết đầu tư, nhưng chỉ vì lý do chính trị hoặc toà án.
Trước năm 2007, California và chính phủ Liên Bang đã thành lập 50 hồ chứa nước và đặt 1.200 dặm kênh đào để cung cấp nước cho khoảng 22 triệu người và dẫn thủy nhập điền cho bốn triệu mẫu đất trên toàn tiểu bang.
Vào tháng 5 năm 2007, Tòa án Liên Bang ra phán quyết cần phải tái phân bổ số nước để bảo vệ loại cá Delta smelt- cá ốt me- vì đó là loại cá nằm trong danh sách nguy cấp.
Vì thế, trong năm 2009 và 2010 hơn 300 tỷ gallon nước (1.1 tỷ m3, tương đương với số nước cho 1 triệu mẫu đất ) đã phải chuyển hướng từ trong thung lũng Central Valley (miền Trung) đưa vào vịnh San Francisco tức là đổ ra biển Thái Bình Dương.
Hàng nghìn công nhân trang trại đã mất công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong vùng lên đến 40 phần trăm. Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực vẫn còn ở mức trung bình là 17%. Với lượng mưa hiện nay ở mức thấp gần kỷ lục, các quy định cuả Toà án vẫn không thay đổi, người ta dự tính số thất nghiệp sẽ tăng cao.
Hậu quả cuả sắc lệnh thiên tai.
Một sắc lệnh cuả Tiểu Bang hay cuả Liên Bang tuyên bố tình trạng thiên tai sẽ không làm cho mưa đổ xuống.
Nhưng nếu lời kêu gọi cuả Hội Đồng Giám Mục California được Thống đốc Jerry Brown chấp nhận và ông tuyên bố tình trạng thiên tai, nó sẽ tạo ra sự chú ý cấp Liên Bang, thúc đẩy những động lực cứu trợ, giảm bớt những điều lệ khắt khe về việc sử dụng tài nguyên nước và thiết lập những công thức công bình hơn cho việc phân phối nước.
"Đó là một bước quan trọng," theo lời ông Chris Brown, giám đốc điều hành cuả California Urban Water Conservation Council. "Có vị Thống đốc nói với tất cả mọi người rằng chúng ta cần phải bắt đầu hành xử dưới một tình trạng thiếu nước, thì sẽ là một tin nhắn mạnh mẽ tới toàn bộ Tiểu Bang."
Tuy nhiên, ông cho biết, Vị Thống đốc có thể sẽ miễn cưỡng làm như vậy, bởi vì việc công khai tuyên bố có nạn hạn hán cũng cho thấy nhà nước đang gặp khó khăn về kinh tế.
"Rất nhiều người sẽ giải thích sự kiện là 'xấu cho doanh nghiệp."
Và...dĩ nhiên chính trị củng đóng một vai trò quan trọng. Những vùng nông thôn đang gặp khó khăn thường là những vùng 'Cộng Hoà' mà ông Thống đốc hiện nay lại là 'Dân Chủ.'
Chính Thống Nga và cuộc đối thoại Công Giáo – Chính Thống
Vũ Văn An
17:10 13/01/2014
Ngoài việc đáp lại lời mời của Tổng Thống Peres đã có từ hồi tháng Tư năm 2013, cuộc viếng thăm Israel vào tháng Năm tới là để kỷ niệm 50 năm ngày Đức Phaolô VI gặp Đức Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople, ngày 5 tháng Giêng, năm 1964, tại Giêrusalem.
Hôm 4 tháng Giêng vừa qua, tờ L’Osservatore Romano có cho đăng lại trọn bộ bản văn ghi lại cuộc đàm đạo giữa Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras. Đức Phaolô VI không dè dặt nói đến cả điểm chủ yếu vốn chia rẽ Rôma và Phương Đông tức “hiến chế Giáo Hội’ và vai trò của Đức Giáo Hoàng trong đó.
Ngài hứa với Thượng Phụ Athenagoras rằng: “Tôi sẽ nói với thượng phụ điều tôi tin là chính xác, phát xuất từ Tin Mừng, từ thánh ý Thiên Chúa và từ thánh truyền chân chính. Tôi sẽ nói điều đó ra. Và trong điều ấy sẽ có những điểm không trùng hợp với ý nghĩ của thượng phụ về hiến chế Giáo Hội…”
Thượng phụ Athenagoras đáp lại: “tôi cũng sẽ làm như thế”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “Chúng ta sẽ thảo luận, chúng ta sẽ cố gắng tìm kiếm sự thật… Không còn vấn đề thanh thế, tối thượng nào ngoại trừ do chính Chúa Kitô thiết lập. Tuyệt đối sẽ không có điều gì dính dáng tới danh dự, đặc ân. Chúng ta hãy cùng xét xem Chúa Kitô đòi hỏi gì nơi ta và mỗi người chúng ta có quan điểm của mình; nhưng sẽ không có tham vọng nhân bản nào thắng thế, được vẻ vang, được lợi thế. Mà chỉ là để phục vụ”.
Và kể từ ngày 5 tháng Giêng, 1964 tới nay, cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và các Giáo Hội Đông Phương đã gặt hái được nhiều tiến bộ có thực chất. Không ai còn sợ việc phải thảo luận cả những vấn đề nóng bỏng như quyền tối thượng của giáo hoàng nữa.
Tài liệu nền tảng để trao đổi về vai trò phổ quát của giám mục Rôma đã được đúc kết tại Ravenna năm 2007, bởi một nhóm hỗn hợp gồm các giám mục và thần học gia được gọi là “Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế để Đối Thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống”. Tài liệu này có tên khá dài là “Các Hậu Quả Giáo Hội Học và Giáo Luật Học về Bản Chất Bí Tích Của Giáo Hội. Sự Hiệp Thông, Tính Công Đồng và Thẩm Quyền Giáo Hội”
Tài liệu này được mọi người hiện diện nhất trí chấp thuận. Nhưng Giáo Hội Chính Thống Nga không hiện diện trong hội nghị Ravenna vì lúc đó, họ đang có tranh luận với thượng phụ đại kết Constantinople. Đây là một vắng mặt quan trọng, vì Giáo Hội Nga là thành phần đông nhất của toàn bộ thế giới Chính Thống Giáo.
Cuộc tranh luận nội bộ sau đó đã được giải quyết, và Giáo Hội Nga cũng thỏa thuận sẽ tham gia cuộc đối thoại dựa trên tài liệu Ravenna và các bản văn làm việc sau đó nói về vai trò của ngôi vị giáo hoàng trong thiên niên kỷ thứ nhất, được một tiểu ban soạn thảo tại Crete năm 2008 viết ra.
Nhưng trong hai cuộc họp tại Cyprus năm 2009 và tại Vienna năm 2010, các phản đối của Giáo Hội Nga vừa nhiều lại vừa phức tạp đến độ đã ngăn chặn bất cứ cố gắng hòa giải nào giữa hai bên. Phái đoàn Nga yêu cầu và được thỏa mãn rằng văn kiện làm việc soạn ở Crete phải được một tiểu ban mới viết lại từ đầu tới cuối. Phái đoàn này cũng đưa ra nhiều phê phán gay gắt đối với chính tài liệu Ravenna, nhất là đoạn 41 mô tả các điểm nhất trí và bất đồng giữa Rôma và Phương Đông:
“Đôi bên nhất trí rằng […] Rôma, trong tư cách Giáo Hội ‘chủ tọa trong yêu thương’ theo kiểu nói của Thánh Inhaxiô Thành Antiốc, chiếm giữ địa vị thứ nhất trong ‘taxis’ và giám mục Rôma, do đó, là ‘protos’ trong số các thượng phụ. Tuy nhiên, hai bên không nhất trí đối với việc giải thích chứng cớ lịch sử phát sinh từ thời nay liên quan tới các đặc quyền của giám mục Rôma trong tư cách ‘protos’, một vấn đề từng đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau ngay từ thiên niên kỷ thứ nhất”.
"Protos" là chữ Hy Lạp có nghĩa là “thứ nhất”. Còn "taxis" là việc tổ chức Giáo Hội hoàn vũ. Sự cứng rắn của Giáo Hội Nga đối với quyền tối thượng của giáo hoàng càng đáng lưu ý ở điểm dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, nó đi song hành với hiện tượng mỗi ngày mỗi đoàn kết hơn giữa Mạc Tư Khoa và Rôma trong các chiến dịch bảo vệ sự sống, gia đình và tự do tôn giáo.
Giáo Hội Nga chắc chắn không hài lòng khi thấy Đức Bênêđíctô, ngay ở lúc đầu triều đại của mình đã bãi bỏ tước hiệu “thượng phụ Tây Phương” khỏi các tước hiệu thường thấy của giáo hoàng. Người Chính Thống Nga coi đây như bằng chứng mới nhất cho thấy giám mục Rôma muốn dành quyền tối thượng đối với Giáo Hội hoàn vũ, bất chấp mọi biên giới địa dư.
Dù, hiện đang có lối giải thích được ưa chuộng hơn, không những của người chính thống Nga mà còn của toàn thể thế giới Chính Thống Giáo, đối với việc Đức Phanxicô chỉ thích tự gọi mình vỏn vẹn là “giám mục Rôma”.
Vì ý thích trên, vào giữa tháng Mười Hai năm ngoái, khi Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Giáo qua thăm chính thức Mạc Tư Khoa và St Petersburg để gặp Thượng Phụ Kirill và TGM Hilarion, nhiều người tiên đoán rằng sẽ có tiến bộ nhanh chóng trong cuộc đối thoại giữa Rôma và Mạc Tư Khoa, nhờ thái độ khiêm hạ và cởi mở của vị tân giáo hoàng.
Nhưng việc đó đã không xẩy ra. Đức HY Koch quả có gặp được “các kỳ vọng lớn lao” dành cho Đức Phanxicô. Nhưng ngài chỉ nhận được sự sẵn sàng đổi mới đối với cố gắng chung giữa hai Giáo Hội “liên quan tới việc bảo vệ gia đình và che chở sự sống”.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và thượng phụ Mạc Tư Khoa, lần đầu tiên trong lịch sử, vẫn còn xa mới trở thành một thực tại. Còn về quyền tối thượng của giáo hoàng, tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa cho thấy họ không hề có ý định làm dịu chút nào các chống đối của họ.
Mấy ngày sau khi Đức HY Koch trở về Vatican và trong lúc các cử hành Lễ Giáng Sinh của Giáo Hội Công Giáo đang lên tới cao điểm, tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa đã cho công bố một tài liệu riêng của họ trong đó họ nhắc lại sự bất đồng đối với tài liệu Ravenna và tái xác nhận việc họ hoàn toàn bác bỏ việc dành cho giám mục Rôma bất cứ loại quyền hành nào nếu không là “danh dự” đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tài liệu của Chính Thống Nga được công bố cả bằng tiếng Nga lẫn tiếng Anh trên trang mạng của tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, tựa là “Lập Trường của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về Vấn Đề Quyền Tối Thượng trong Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Sự quan trọng của tài liệu này càng lớn lao hơn khi nó được chấp thuận bởi Thánh Công Đồng của tòa thượng phụ này, họp trong hai ngày 25 và 26 tháng Mười Hai, và được nhìn nhận là tài liệu “hướng dẫn trong cuộc đối thoại Chính Thống-Công Giáo”. Do đó, các đại biểu của tòa thượng phụ trong tương lai sẽ không dám đi trệch ra ngoài tài liệu này.
Và như để đánh tan nỗi lo sợ rằng các nhà lãnh đạo các Giáo Hội khác có thể đầu hàng và qui phục quyền tối thượng của Rôma, tài liệu này đã ghi ở phần chú thích lời tuyên bố, khá gay gắt trong bản chất, của thượng phụ Bartholomew, trong một cuộc họp báo chung tại Bulgaria tháng Mười Một, năm 2007:
“Tất cả chúng tôi, những người Chính Thống, xác tín rằng trong thiên niên kỷ thứ nhất của Giáo Hội, vào thời Giáo Hội chưa phân rẽ, quyền tối thượng của giám mục Rôma, tức giáo hoàng, đã được thừa nhận. Tuy nhiên, đó là một quyền tối thượng có tính danh dự, trong yêu thương, chứ không hề là một pháp quyền đối với toàn thể Giáo Hội Kitô Giáo. Nói cách khác, theo nền thần học của chúng tôi, quyền tối thượng này chỉ thuộc phẩm cấp nhân loại; nó được thiết lập ra vì nhu cầu Giáo Hội cần một người đứng đầu và một trung tâm phối trí”.
Tháng Năm này, tại Giêrusalem, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Tọa Bartholomew sẽ ôm hôn nhau. Trong khi Mạc Tư Khoa cảnh cáo cả hai vị, với lời phản đối chống lại quyền tối thượng của giáo hòang, coi nó chỉ có giá trị danh dự.
Dù sao, Istanbul đã lập tức phản ứng đối với biện pháp của Mạc Tư Khoa. Thượng Phụ Bartholomew đã mời các thượng phụ và tổng giám mục của mọi Giáo Hội Chính Thống tới Constantinople họp vào tháng Ba tới, để gia tốc việc chuẩn bị công đồng của toàn thế giới Chính Thống Giáo sẽ diễn ra năm 2015. Khi loan tin này, Nat da Polis, phóng viên đáng tin cậy ở Istanbul của Asia News, đã tường thuật các lời tuyên bố của tổng giám mục Pergamon, Joannis Zizioulas, thần học gia lỗi lạc nhất của Chính Thống Giáo hiện nay và là người hết sức ngưỡng mộ Đức Bênêđíctô XVI và cũng được ngài đánh giá cao. Theo lời tuyên bố này, nguy cơ “tự đẩy mình ra bên lề” do Kitô Giáo Chính Thống thi hành hiện nay có liên hệ tới hiện tượng “tự thoả mãn mình theo kiểu Narcissus, một sự tự thoả mãn sẽ chỉ dẫn tới các kình chống vô bổ”, trong khi điều cần thiết là một cuộc đối thoại đại kết với nền văn hóa đương thời, giống như cuộc đối thoại từng được các giáo phụ thi hành ở các thế kỷ đầu tiên.
Phản ứng thứ hai, có tính trực tiếp hơn, là bài trả lời rộng dài và chi tiết đối với tài liệu của toà thượng phụ Mạc Tư Khoa về quyền tối thượng trong Giáo Hội hoàn vũ, do tổng giám mục Bursa và là giám mục Bithynia, Elpidophoros Lambriniadis, viết.
Tác giả bài trả lời này không những là một nhà thần học sáng giá, mà còn giữ một vai trò hàng đầu tại tòa thượng phụ Constantinople, trong tư cách đệ nhất bí thư của Thượng Phụ Bartholomew. Tổng giám mục Elpidophoros còn từng là thư ký trong các phiên họp toàn Chính Thống trước đây được tổ chức giữa các năm 1998 và 2008 để chuẩn bị cho công đồng của toàn hế giới Chính Thống Giáo. Và lễ phong chức giám mục của ngài ở Istanbul năm 2011 có sự tham dự của vị đứng thứ hai của tòa thương phụ Mạc Tư Khoa là TGM Hilarion. Thành thử, bài trả lời của ngài không phải chỉ nói lên lập trường cá nhân mà thôi.
Ngài mở đầu bài trả lời bằng cách cho rằng với quyết định mới đây, Giáo Hội Nga xem ra đã một lần nữa chọn tự cô lập mình với cả cuộc đối thoại thần học với Giáo Hội Công Giáo lẫn với việc hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống.
Trong khi đó, theo tin Zenit ngày 13 tháng Giêng, Đức Phanxicô, một lần nữa, nhấn mạnh tới các cố gắng hợp tác giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Các cố gắng này có từ thời Đức Phaolô VI với sáng kiến thành lập Ủy Ban Công Giáo Hợp Tác Văn Hóa Với Các Giáo Hội Chính Thống Và Đông Phương, trực thuộc Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo hồi ấy và nay là Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Giáo dưới quyền điều khiển của Đức HY Kurt Koch. Ủy Ban này có mục tiêu trợ giúp giáo sĩ và giáo dân các Giáo Hội Chính Thống hoàn tất việc học thần học của họ tại các học viện Công Giáo.
Trong buổi tiếp kiến Ủy Ban tại Vatican ngày 11 tháng Giêng vừa qua, Đức Phanxicô cho hay “con đường hòa giải và tình huynh đệ đổi mới giữa các Giáo Hội” cần “các trải nghiệm thân hữu và chia sẻ, phát sinh từ ý thức hỗ tương giữa những người trình bày các Giáo Hội khác nhau”. Ngài nói rằng việc hợp tác này “được đánh dấu tuyệt diệu bởi cuộc gặp gỡ lịch sử đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ đại kết Athenagoras” diễn ra tại Giêrusalem cách nay 50 năm.
Nhân dịp này, ngài nói với các sinh viên Chính Thống rằng “Việc anh chị em ở với chúng tôi rất quan trọng đối với cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội, hôm nay và nhất là ngày mai”. Ngài cầu mong họ cảm nhận được rằng họ “không phải là khách, mà đúng hơn là anh chị em sống giữa anh chị em”.
Hôm 4 tháng Giêng vừa qua, tờ L’Osservatore Romano có cho đăng lại trọn bộ bản văn ghi lại cuộc đàm đạo giữa Đức Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras. Đức Phaolô VI không dè dặt nói đến cả điểm chủ yếu vốn chia rẽ Rôma và Phương Đông tức “hiến chế Giáo Hội’ và vai trò của Đức Giáo Hoàng trong đó.
Ngài hứa với Thượng Phụ Athenagoras rằng: “Tôi sẽ nói với thượng phụ điều tôi tin là chính xác, phát xuất từ Tin Mừng, từ thánh ý Thiên Chúa và từ thánh truyền chân chính. Tôi sẽ nói điều đó ra. Và trong điều ấy sẽ có những điểm không trùng hợp với ý nghĩ của thượng phụ về hiến chế Giáo Hội…”
Thượng phụ Athenagoras đáp lại: “tôi cũng sẽ làm như thế”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “Chúng ta sẽ thảo luận, chúng ta sẽ cố gắng tìm kiếm sự thật… Không còn vấn đề thanh thế, tối thượng nào ngoại trừ do chính Chúa Kitô thiết lập. Tuyệt đối sẽ không có điều gì dính dáng tới danh dự, đặc ân. Chúng ta hãy cùng xét xem Chúa Kitô đòi hỏi gì nơi ta và mỗi người chúng ta có quan điểm của mình; nhưng sẽ không có tham vọng nhân bản nào thắng thế, được vẻ vang, được lợi thế. Mà chỉ là để phục vụ”.
Và kể từ ngày 5 tháng Giêng, 1964 tới nay, cuộc đối thoại đại kết giữa Rôma và các Giáo Hội Đông Phương đã gặt hái được nhiều tiến bộ có thực chất. Không ai còn sợ việc phải thảo luận cả những vấn đề nóng bỏng như quyền tối thượng của giáo hoàng nữa.
Tài liệu nền tảng để trao đổi về vai trò phổ quát của giám mục Rôma đã được đúc kết tại Ravenna năm 2007, bởi một nhóm hỗn hợp gồm các giám mục và thần học gia được gọi là “Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế để Đối Thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống”. Tài liệu này có tên khá dài là “Các Hậu Quả Giáo Hội Học và Giáo Luật Học về Bản Chất Bí Tích Của Giáo Hội. Sự Hiệp Thông, Tính Công Đồng và Thẩm Quyền Giáo Hội”
Tài liệu này được mọi người hiện diện nhất trí chấp thuận. Nhưng Giáo Hội Chính Thống Nga không hiện diện trong hội nghị Ravenna vì lúc đó, họ đang có tranh luận với thượng phụ đại kết Constantinople. Đây là một vắng mặt quan trọng, vì Giáo Hội Nga là thành phần đông nhất của toàn bộ thế giới Chính Thống Giáo.
Cuộc tranh luận nội bộ sau đó đã được giải quyết, và Giáo Hội Nga cũng thỏa thuận sẽ tham gia cuộc đối thoại dựa trên tài liệu Ravenna và các bản văn làm việc sau đó nói về vai trò của ngôi vị giáo hoàng trong thiên niên kỷ thứ nhất, được một tiểu ban soạn thảo tại Crete năm 2008 viết ra.
Nhưng trong hai cuộc họp tại Cyprus năm 2009 và tại Vienna năm 2010, các phản đối của Giáo Hội Nga vừa nhiều lại vừa phức tạp đến độ đã ngăn chặn bất cứ cố gắng hòa giải nào giữa hai bên. Phái đoàn Nga yêu cầu và được thỏa mãn rằng văn kiện làm việc soạn ở Crete phải được một tiểu ban mới viết lại từ đầu tới cuối. Phái đoàn này cũng đưa ra nhiều phê phán gay gắt đối với chính tài liệu Ravenna, nhất là đoạn 41 mô tả các điểm nhất trí và bất đồng giữa Rôma và Phương Đông:
“Đôi bên nhất trí rằng […] Rôma, trong tư cách Giáo Hội ‘chủ tọa trong yêu thương’ theo kiểu nói của Thánh Inhaxiô Thành Antiốc, chiếm giữ địa vị thứ nhất trong ‘taxis’ và giám mục Rôma, do đó, là ‘protos’ trong số các thượng phụ. Tuy nhiên, hai bên không nhất trí đối với việc giải thích chứng cớ lịch sử phát sinh từ thời nay liên quan tới các đặc quyền của giám mục Rôma trong tư cách ‘protos’, một vấn đề từng đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau ngay từ thiên niên kỷ thứ nhất”.
"Protos" là chữ Hy Lạp có nghĩa là “thứ nhất”. Còn "taxis" là việc tổ chức Giáo Hội hoàn vũ. Sự cứng rắn của Giáo Hội Nga đối với quyền tối thượng của giáo hoàng càng đáng lưu ý ở điểm dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, nó đi song hành với hiện tượng mỗi ngày mỗi đoàn kết hơn giữa Mạc Tư Khoa và Rôma trong các chiến dịch bảo vệ sự sống, gia đình và tự do tôn giáo.
Giáo Hội Nga chắc chắn không hài lòng khi thấy Đức Bênêđíctô, ngay ở lúc đầu triều đại của mình đã bãi bỏ tước hiệu “thượng phụ Tây Phương” khỏi các tước hiệu thường thấy của giáo hoàng. Người Chính Thống Nga coi đây như bằng chứng mới nhất cho thấy giám mục Rôma muốn dành quyền tối thượng đối với Giáo Hội hoàn vũ, bất chấp mọi biên giới địa dư.
Dù, hiện đang có lối giải thích được ưa chuộng hơn, không những của người chính thống Nga mà còn của toàn thể thế giới Chính Thống Giáo, đối với việc Đức Phanxicô chỉ thích tự gọi mình vỏn vẹn là “giám mục Rôma”.
Vì ý thích trên, vào giữa tháng Mười Hai năm ngoái, khi Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Giáo qua thăm chính thức Mạc Tư Khoa và St Petersburg để gặp Thượng Phụ Kirill và TGM Hilarion, nhiều người tiên đoán rằng sẽ có tiến bộ nhanh chóng trong cuộc đối thoại giữa Rôma và Mạc Tư Khoa, nhờ thái độ khiêm hạ và cởi mở của vị tân giáo hoàng.
Nhưng việc đó đã không xẩy ra. Đức HY Koch quả có gặp được “các kỳ vọng lớn lao” dành cho Đức Phanxicô. Nhưng ngài chỉ nhận được sự sẵn sàng đổi mới đối với cố gắng chung giữa hai Giáo Hội “liên quan tới việc bảo vệ gia đình và che chở sự sống”.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và thượng phụ Mạc Tư Khoa, lần đầu tiên trong lịch sử, vẫn còn xa mới trở thành một thực tại. Còn về quyền tối thượng của giáo hoàng, tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa cho thấy họ không hề có ý định làm dịu chút nào các chống đối của họ.
Mấy ngày sau khi Đức HY Koch trở về Vatican và trong lúc các cử hành Lễ Giáng Sinh của Giáo Hội Công Giáo đang lên tới cao điểm, tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa đã cho công bố một tài liệu riêng của họ trong đó họ nhắc lại sự bất đồng đối với tài liệu Ravenna và tái xác nhận việc họ hoàn toàn bác bỏ việc dành cho giám mục Rôma bất cứ loại quyền hành nào nếu không là “danh dự” đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tài liệu của Chính Thống Nga được công bố cả bằng tiếng Nga lẫn tiếng Anh trên trang mạng của tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, tựa là “Lập Trường của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa về Vấn Đề Quyền Tối Thượng trong Giáo Hội Hoàn Vũ”.
Sự quan trọng của tài liệu này càng lớn lao hơn khi nó được chấp thuận bởi Thánh Công Đồng của tòa thượng phụ này, họp trong hai ngày 25 và 26 tháng Mười Hai, và được nhìn nhận là tài liệu “hướng dẫn trong cuộc đối thoại Chính Thống-Công Giáo”. Do đó, các đại biểu của tòa thượng phụ trong tương lai sẽ không dám đi trệch ra ngoài tài liệu này.
Và như để đánh tan nỗi lo sợ rằng các nhà lãnh đạo các Giáo Hội khác có thể đầu hàng và qui phục quyền tối thượng của Rôma, tài liệu này đã ghi ở phần chú thích lời tuyên bố, khá gay gắt trong bản chất, của thượng phụ Bartholomew, trong một cuộc họp báo chung tại Bulgaria tháng Mười Một, năm 2007:
“Tất cả chúng tôi, những người Chính Thống, xác tín rằng trong thiên niên kỷ thứ nhất của Giáo Hội, vào thời Giáo Hội chưa phân rẽ, quyền tối thượng của giám mục Rôma, tức giáo hoàng, đã được thừa nhận. Tuy nhiên, đó là một quyền tối thượng có tính danh dự, trong yêu thương, chứ không hề là một pháp quyền đối với toàn thể Giáo Hội Kitô Giáo. Nói cách khác, theo nền thần học của chúng tôi, quyền tối thượng này chỉ thuộc phẩm cấp nhân loại; nó được thiết lập ra vì nhu cầu Giáo Hội cần một người đứng đầu và một trung tâm phối trí”.
Tháng Năm này, tại Giêrusalem, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Tọa Bartholomew sẽ ôm hôn nhau. Trong khi Mạc Tư Khoa cảnh cáo cả hai vị, với lời phản đối chống lại quyền tối thượng của giáo hòang, coi nó chỉ có giá trị danh dự.
Dù sao, Istanbul đã lập tức phản ứng đối với biện pháp của Mạc Tư Khoa. Thượng Phụ Bartholomew đã mời các thượng phụ và tổng giám mục của mọi Giáo Hội Chính Thống tới Constantinople họp vào tháng Ba tới, để gia tốc việc chuẩn bị công đồng của toàn thế giới Chính Thống Giáo sẽ diễn ra năm 2015. Khi loan tin này, Nat da Polis, phóng viên đáng tin cậy ở Istanbul của Asia News, đã tường thuật các lời tuyên bố của tổng giám mục Pergamon, Joannis Zizioulas, thần học gia lỗi lạc nhất của Chính Thống Giáo hiện nay và là người hết sức ngưỡng mộ Đức Bênêđíctô XVI và cũng được ngài đánh giá cao. Theo lời tuyên bố này, nguy cơ “tự đẩy mình ra bên lề” do Kitô Giáo Chính Thống thi hành hiện nay có liên hệ tới hiện tượng “tự thoả mãn mình theo kiểu Narcissus, một sự tự thoả mãn sẽ chỉ dẫn tới các kình chống vô bổ”, trong khi điều cần thiết là một cuộc đối thoại đại kết với nền văn hóa đương thời, giống như cuộc đối thoại từng được các giáo phụ thi hành ở các thế kỷ đầu tiên.
Phản ứng thứ hai, có tính trực tiếp hơn, là bài trả lời rộng dài và chi tiết đối với tài liệu của toà thượng phụ Mạc Tư Khoa về quyền tối thượng trong Giáo Hội hoàn vũ, do tổng giám mục Bursa và là giám mục Bithynia, Elpidophoros Lambriniadis, viết.
Tác giả bài trả lời này không những là một nhà thần học sáng giá, mà còn giữ một vai trò hàng đầu tại tòa thượng phụ Constantinople, trong tư cách đệ nhất bí thư của Thượng Phụ Bartholomew. Tổng giám mục Elpidophoros còn từng là thư ký trong các phiên họp toàn Chính Thống trước đây được tổ chức giữa các năm 1998 và 2008 để chuẩn bị cho công đồng của toàn hế giới Chính Thống Giáo. Và lễ phong chức giám mục của ngài ở Istanbul năm 2011 có sự tham dự của vị đứng thứ hai của tòa thương phụ Mạc Tư Khoa là TGM Hilarion. Thành thử, bài trả lời của ngài không phải chỉ nói lên lập trường cá nhân mà thôi.
Ngài mở đầu bài trả lời bằng cách cho rằng với quyết định mới đây, Giáo Hội Nga xem ra đã một lần nữa chọn tự cô lập mình với cả cuộc đối thoại thần học với Giáo Hội Công Giáo lẫn với việc hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống.
Trong khi đó, theo tin Zenit ngày 13 tháng Giêng, Đức Phanxicô, một lần nữa, nhấn mạnh tới các cố gắng hợp tác giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Các cố gắng này có từ thời Đức Phaolô VI với sáng kiến thành lập Ủy Ban Công Giáo Hợp Tác Văn Hóa Với Các Giáo Hội Chính Thống Và Đông Phương, trực thuộc Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo hồi ấy và nay là Hội Đồng Giáo Hoàng về Hợp Nhất Kitô Giáo dưới quyền điều khiển của Đức HY Kurt Koch. Ủy Ban này có mục tiêu trợ giúp giáo sĩ và giáo dân các Giáo Hội Chính Thống hoàn tất việc học thần học của họ tại các học viện Công Giáo.
Trong buổi tiếp kiến Ủy Ban tại Vatican ngày 11 tháng Giêng vừa qua, Đức Phanxicô cho hay “con đường hòa giải và tình huynh đệ đổi mới giữa các Giáo Hội” cần “các trải nghiệm thân hữu và chia sẻ, phát sinh từ ý thức hỗ tương giữa những người trình bày các Giáo Hội khác nhau”. Ngài nói rằng việc hợp tác này “được đánh dấu tuyệt diệu bởi cuộc gặp gỡ lịch sử đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ đại kết Athenagoras” diễn ra tại Giêrusalem cách nay 50 năm.
Nhân dịp này, ngài nói với các sinh viên Chính Thống rằng “Việc anh chị em ở với chúng tôi rất quan trọng đối với cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội, hôm nay và nhất là ngày mai”. Ngài cầu mong họ cảm nhận được rằng họ “không phải là khách, mà đúng hơn là anh chị em sống giữa anh chị em”.
Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
11:29 13/01/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các vị đại sứ và đại diện của 180 nước và tổ chức có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi bảo vệ gia đình, liên đới chấm dứt xung đột, bảo vệ các thai nhi và trẻ em.
Lúc gần 11 giờ sáng 13-1-2014, ĐTC Phanxicô đã nối tiếp truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.
Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.
Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, ĐTC đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, ngài đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình thư ủy nhiệm. ĐTC nói:
Bênh vực gia đình, người già và người trẻ
Trong sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế giới nói về tình huynh đệ như nền tảng và là con đường hòa bình, tôi đã nhận xét rằng ”tình huynh đệ thường bắt đầu được học từ trong gia đình” (Sứ điệp 8-12-2013, 1), gia đình, ”do ơn gọi của mình, phải làm cho thế giới được lây nhiễm tình thương của mình” (ibid.) và góp phần làm cho tinh thần phục vụ và chia sẻ xây dựng hòa bình được tăng trưởng (Xc ibid. 10). Hang đá máng cỏ kể lại cho chúng ta điều ấy, nơi mà chúng ta thấy Thánh Gia Thất không đơn độc và lẻ loi đối với thế giới, nhưng có các mục tử và các đạo sĩ quây quần chung quanh, nghĩa là một cộng đồng cởi mở, trong đó có chỗ cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, người gần cũng như người xa. Và như thế chúng ta hiểu những lời của Vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi, Đức Biển Đức 16, đã nhấn mạnh rằng ”một từ vựng gia đình là một từ vựng hòa bình” (Biển Đức 16, Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 41, 8-12-2007, 3).
Rất tiếc là điều ấy không thường xảy ra. vì con số các gia đình chia rẽ và bị xâu xé gia tăng, không những vì trong thế giới ngày nay, người ta thường thấy ý thức cảm thức mình thuộc về gia đình bị suy yếu, nhưng còn vì những điều kiện khó khăn trong đó nhiều gia đình đang phải chịu, đến độ họ thiếu cả những thương tiện sinh sống nữa. Vì thế, ta thấy cần có những chính sách thích hợp để nâng đỡ, trợ giúp và củng cố gia đình.
Ngoài ra, cũng xảy ra là những người già bị coi như một gánh nặng, trong khi những người trẻ không thấy trước mặt những viễn tượng chắc chắn cho cuộc sống của mình. Thực ra, người già và người trẻ là niềm hy vọng của nhân loại. Người già mang lại kinh nghiệm khôn ngoan, người trẻ mở cho chúng ta tương lai, ngăn cản chúng ta đừng khép kín vào mình (Xc Tông Huấn Evangelii gaudium, 108). Một điều khôn ngoan là không gạt những người già ra bên lề đời sống xã hội để duy trì ký ức sinh động của một dân tộc. Cũng vậy, nên đầu tư vào người trẻ, với những sáng kiến thích hợp giúp họ tìm được công ăn việc làm và thành lập gia đình. Đừng dập tắt lòng phấn khởi hăng say của họ! Tôi vẫn còn nhớ rõ kinh nghiệm về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 ở Rio de Janeiro. Tôi đã gặp được bao nhiêu người trẻ hài lòng! Bao nhiêu hy vọng và mong đợi nơi ánh mắt và kinh nguyện của họ! Bao nhiêu niềm khát sống và ước muốn cởi mở đối với tha nhân! Sự khép kín và cô lập luôn tạo nên bầu không khí ngột ngạt và nặng nề, trước sau gì cũng gây nên buồn sầu và làm ngộp thở. Trái lại cần có một sự dấn thân chung của tất cả mọi người để thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ, vì chỉ những người có khả năng đi gặp tha nhân mới có thể mang lại thành quả, kiến tạo những mối giây hiệp thông, chiếu tỏa vui mừng, xây dựng hòa bình.
Nếu cần thì có những hình ảnh tàn phá và chết chóc chúng ta đã thấy trong năm vừa qua, xác định điều đó. Bao nhiều đau thương, bao nhiêu tuyệt vọng vì sự khép kín vào mình, sự khép kín ấy dần dần mặc một khuôn mặt ghen tương, ích kỷ, cạnh tranh, khao khát quyền lực và tiền bạc! Đôi khi dường như những thực tại ấy nhắm trở thành sự thống trị. Trái lại, Lễ Giáng Sinh đổ tràn nơi các tín hữu Kitô chúng tôi xác tín rằng lời nói cuối cùng và chung kết thuộc về Vị Vua Hòa Bình, Đấng đã biến ”gươm thành lưỡi cày và biến giáo thành lưỡi liềm” (Xc Is 2,4) và biến ích kỷ thành sự hiến thân và biến oán thù thành tha thứ.
Tình hình khó khăn tại Siria
”Và tôi muốn nhìn năm mới với niềm tín thác ấy. Vì thế, tôi không ngừng hy vọng cuộc chiến tại Siria rốt cuộc được chấm dứt. Mối quan tâm đối với dân tộc yêu quí này và ước muốn làm cho bạo lực khỏi trở nên trầm trọng hơn đã khiến tôi tuyên bố một ngày ăn chay và cầu nguyện hồi tháng 9 năm ngoái. Qua quí vị, tôi chân thành cám ơn những vị nơi đất nước của quí vị, Chính Quyền cũng như những người thiện chí hưởng ứng và tham gia sáng kiến ấy. Nay cần có một ý chí chính trị chung được đổi mới để chấm dứt cuộc xung đột. Trong viễn tượng ấy, tôi cầu mong Hội nghị Genève 2, được triệu tập vào ngày 22 tháng 1 sắp tới, đánh dấu khởi đầu hành trình bình định hóa vốn được mong muốn. Đồng thời một điều không thể thiếu được, đó là sự tôn trọng hoàn toàn đối với công pháp nhân đạo. Không thể chấp nhận để cho những thường dân vô tội, nhất là các trẻ em, bị tổn thương. Ngoài ra, tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy bênh đỡ và bảo đảm bao nhiêu có thể sự trợ giúp cần thiết và cấp thiết cho phần lớn dân chúng. Tôi không quên những cố gắng đáng ca ngợi của những quốc gia, nhất là Liban và Giordani, đã quảng đại đón tiếp đông đảo người tị nạn Siria trên lãnh thổ của mình.
Trung Đông
Cũng liên quan đến Trung Đông, tôi lo âu nhận thấy những căng thẳng đang đè nặng trên vùng này bằng nhiều cách. Tôi đặc biệt lo lắng nhìn thấy những khó khăn kéo dài tại Liban, tại đây một bầu không khí cộng tác mới mẻ giữa các thẩm quyền khác nhau trong xã hội dân sự và các lực lượng chính trị là điều cần thiết hơn bao giờ hết để tránh cho những đố kỵ trở nên trầm trọng hơn và có thể làm thương tổn sự ổn định của đất nước. Tôi cũng nghĩ đến Ai Cập đang cần tìm lại sự hòa hợp xã hội, và Irak đang gặp khó khăn trong việc đạt tới hòa bình và sự ổn định mong ước. Đồng thời tôi hài lòng khi thấy có những tiến độ đáng kể trong cuộc đối thoại giữa Iran và nhóm ”5 cộng 1” về vấn đề hạt nhân.
Khắp nơi con đường tốt nhất để giải quyết những vấn đề bỏ ngỏ phải là con đường ngoại giao đối thoại. Và con đường chính đã được ĐGH Biển Đức 15 chỉ dẫn một cách sáng suốt khi ngài mời gọi các vị hữu trách của các nước Âu Châu hãy làm cho “sức mạnh tinh thần của luật pháp trổi vượt trên sức mạnh vật chất của võ khí” để chấm dứt thảm trạng chiến tranh vô ích” (Xc Biển Đức 15, thư gửi các vị Thủ lãnh các dân tộc đang giao chiến [1-81017] AAS 9, [1917], 421-423), là thế chiến thứ I, mà năm nay là năm kỷ niệm 100 năm. Cần ”can đảm di xa hơn bề mặt xung đột” (Tông huấn Evangelii gaudium, 228), coi tha nhân trong phẩm giá sâu xa nhất của họ, để sự đoàn kết vượt thắng xung đột và ”có thể phát triển một tình hiệp thông trong sự khác biệt” (Ibid.). Theo nghĩa đó, thật là một điều tích cực việc mở lại các cuộc thương thuyết giữa Israel và Palestine và tôi cầu mong các phe quyết liệt đưa ra những quyết định can đảm, với sự hỗ trợ của cộng đoàn quốc tế, để tìm ra một giải pháp công chính và lâu bên cho cuộc xung đột mà sự chấm dứt ngày càng trở thành cần thiết và khẩn cấp. Một điều không ngừng gây lo âu là làn sóng xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi Trung Đông và Bắc Phi. Họ muốn tiếp tục được là thành phần của toàn bộ xã hội, chính trị và văn hóa của các nước mà họ đã góp phần xây dựng, và họ muốn góp phần vào công ích của xã hội nơi họ muốn được hoàn toàn hội nhập vào, như những người xây dựng hòa bình và hòa giải.
Phi Châu
”Tại những nơi khác ở Phi Châu, các tín hữu Kitô được kêu gọi làm chứng về tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Không bao giờ được ngưng làm điều thiện kể cả khi điều này thật kham go và khi ta phải chịu những hành động bất bao dung, thậm chí cả khi mình bị bách hại thực sự.
”Tại những vùng rộng lớn ở Nigeria bạo lực không chấm dứt và bao nhiêu máu người vô tội tiếp tục bị đổ ra. Nhất là tôi nghĩ đến Cộng hòa Trung Phi, nơi mà dân chúng đang chịu đau khổ vì những căng thẳng mà đát nước trải qua và chúng đã gieo rắc nhiều tàn phá và chết chóc. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân và đông đảo những người tản cư phải sống trong những tình trạng thiếu thốn, tôi cầu mong cộng đồng quốc tế quan tâm góp phần chấm dứt bạo lực, tái lập chế độ pháp quyền và bảo đảm cho các viện trợ nhân đạo được đưa tới những miền hẻo lánh nhất của đất nước. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục cam kết sự hiện diện và cộng tác, quảng đại nỗ lực trợ giúp bao nhiêu có thể cho dân chúng, và nhất là để tái tạo bầu không khí hòa giải và hòa bình giữa mọi thành phần trong xã hội. Hòa giải và hòa bình là những ưu tiên cơ bản tại những nơi khác ở Phi châu. Tôi đặc biệt muốn nói đến Mali, nơi người ta ghi nhận có sự tái lập các cơ cấu dân chủ của đất nước, cũng như tôi nghĩ đến Nam Sudan, nơi mà sự bất ổn về chính trị trong thời gian qua đã làm cho nhiều người chết và tình trạng nhân đạo tái ở trong tình trạng trầm trọng.
Á châu
Tòa Thánh rất chú ý theo dõi cả những biến cố ở Á châu, nơi mà Giáo Hội muốn chia sẻ những vui mừng và mong đợi của mọi dân tộc của đại lục rộng lớn và cao quí này. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Hàn Quốc, tôi muốn cầu xin Chúa ban ơn hòa giải tại bán đảo này, với mong ước rằng vì thiện ích của toàn thể dân tộc Hàn quốc, các phe liên hệ không ngừng tìm kiếm những điểm gặp gỡ và những giải pháp khả thể. Thực vậy, Á châu có một lịch sử sống chung lâu dài giữa các thành phần dân sự, chủng tộc và tôn giáo. Cần khuyến khích sự tôn trọng nhau, nhất là đứng trước một số dấu hiệu đáng lo âu về sự suy yếu của nó, đặc biệt là thái độ ngày càng khép kín, dựa vào lý do tôn giáo có xu hướng làm cho các tín hữu Kitô không còn được tự do và gây nguy hiểm cho sự sống chung trong xã hội với nhau. Trái lại Tòa Thánh rất hy vọng khi nhìn thấy những dấu hiệu cởi mở đến từ những nước có truyền thống lớn về tôn giáo và văn hóa, mà Tòa Thánh muốn cộng tác với họ để xây dựng công ích.
Nạn đói
Ngoài ra, hòa bình cũng bị tổn thương vì bất kỳ sự phủ nhận nào đối với phẩm giá con người, trước hết là tình trạng không được dinh dưỡng đầy đủ. Không khuôn mặt nào của những người bị đói được làm cho chúng ta dửng dưng, nhất là các trẻ em, nếu chúng ta nghĩ đến bao nhiêu lương thực bị phung phí mỗi ngày tại nhiều nơi trên thế giới, theo điều mà tôi nhiều lần định nghĩa là nền văn hóa loại bỏ. Rất tiếc là đối tượng bị loại bỏ không phải chỉ là lương thực hoặc những của cải dư thừa, nhưng là chính con người, họ bị loại bỏ như thể họ là những đồ vật không cần thiết. Ví dụ điều gây kinh hoàng khi nghĩa đến có những trẻ em không bao giờ được chào đời, nạn nhân của nạn phá thai hoặc những trẻ em bị sử dụng như những binh sĩ, bị hãm hiếp hoặc bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hóa trong hình thức kinh khủng là nạn nô lệ tân thời, là nạn buôn người, nó là một tội ác chống lại nhân loại.
Thảm trạng người tị nạn và di dân
Chúng ta không thể lãnh đạm trước thảm trạng của nhiều người buộc lòng phải chảy trốn nạn hạn hán hoặc bạo lực, nạn cường quyền, nhất là tại Vùng Sừng ở Phi châu và tại miền Đại Hồ. Nhiều người trong số họ đang sống như người tị nạn hoặc tản cư trong những trại trong đó họ không còn được coi như con người, nhưng như những con số vô danh. Những người khác, hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơm, thực hiện một cuộc xuất hành bấp bệnh, và nhiều khi họ gặp nạn bi thảm. Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều người di dân từ Trung Phi tìm đường sang Mỹ, nhưng nhất là những người từ Phi châu oặc Trung Đông tìm nơi tị nạn ở Âu Châu.
Và trong ký ức tôi vẫn còn sống động cuộc viếng thăm ngắn của tôi tại đảo Lampedusa hồi tháng 7 năm ngoái để cầu nguyện cho nhiều người đắm tàu trong Địa Trung Hải. Rất tiếc là có một sự dửng dưng của nhiều người trước những thảm trạng như vậy, đó là dấu hiệu thê thảm về sự đánh mất cảm thức trách nhiệm huynh đệ (Bài giảng thánh lễ tại Lampedusa 8-7-2013), vốn là nền tảng của mỗi xã hội dân sự. Nhưng trong hoàn cảnh ấy tôi đã có thể nhận thấy sự đón tiếp và tận tụy của bao nhiêu người. Tôi cầu chúc cho nhân dân Italia mà tôi quí mến, cũng như do căn cội chung liên kết chúng ta với nhau, biết canh tân sự dấn thân liên đới đáng ca ngợi đối với những người yếu thế và vô phương tự vệ, và với nỗ lực chân thành và cùng nhau của các công dân và tổ chức, vượt thắng những khó khăn hiện nay, tìm lại được bầu không khí sáng tạo xây dựng về xã hội vốn là đặc tính lâu đời của mình.
Bảo vệ môi sinh
Sau cùng, tôi muốn đề cập đến một vết thương khác gây ra cho hòa bình nảy sinh từ sự khai thác ham hố các tài nguyên môi sinh. Tuy rằng thiên nhiên tùy thuộc sự sử dụng của chúng ta (sứ điệp Ngày Thế Giới về hòa bình lần thứ 47 (8-12-2013), nhưng quá nhiều khi chúng ta không tôn trọng và quí chuộng như một hồng ân nhưng không cần phải chăm sóc và dành để phục vụ anh chị em kể cả những thế hệ trẻ” (Ibd.). Cũng vậy trong trường hợp này cần kêu gọi trách nhiệm của mỗi người để, với tinh thần huynh đệ, chúng ta theo đuổi những chính sách tôn trọng trái đất của chúng ta, và là nhà của mỗi người. Tôi nhớ châm ngôn bình dân nói rằng: ”Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên, công trình tạo dựng, không bao giờ tha thứ khi nó bị ngược đãi!”. Đàng khác, chúng ta có trước mắt những hậu quả tàn hại của một số thiên tai gần đây. Đặc biệt tôi muốn nhắc nhớ một lần nữa đông đảo các nạn nhân và sự tàn phá trầm trọng tại Philippines và tại một số nước Đông Nam Á do cuồng phong Haiyan gây ra.
Sau cùng, ĐTC nói đến hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới, qua các LM, các thừa sai và tín hữu giáo dân, với tinh thần tận tụy đang xả thân trong nhiều hoạt động giáo dục, y tế và từ thiện để phục vụ người nghèo, các bệnh nhân, những cô nhi và những người cần được giúp đỡ an ủi. Từ sự quan tâm yêu thương ấy (Tông huấn Evangelii gaudium, 199), Giáo Hội cộng tác với tất cả các tổ chức quan tâm đến thiện ích của mỗi người cũng như công ích.
Lúc gần 11 giờ sáng 13-1-2014, ĐTC Phanxicô đã nối tiếp truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.
Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.
Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, ĐTC đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, ngài đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình thư ủy nhiệm. ĐTC nói:
Bênh vực gia đình, người già và người trẻ
Trong sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế giới nói về tình huynh đệ như nền tảng và là con đường hòa bình, tôi đã nhận xét rằng ”tình huynh đệ thường bắt đầu được học từ trong gia đình” (Sứ điệp 8-12-2013, 1), gia đình, ”do ơn gọi của mình, phải làm cho thế giới được lây nhiễm tình thương của mình” (ibid.) và góp phần làm cho tinh thần phục vụ và chia sẻ xây dựng hòa bình được tăng trưởng (Xc ibid. 10). Hang đá máng cỏ kể lại cho chúng ta điều ấy, nơi mà chúng ta thấy Thánh Gia Thất không đơn độc và lẻ loi đối với thế giới, nhưng có các mục tử và các đạo sĩ quây quần chung quanh, nghĩa là một cộng đồng cởi mở, trong đó có chỗ cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, người gần cũng như người xa. Và như thế chúng ta hiểu những lời của Vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi, Đức Biển Đức 16, đã nhấn mạnh rằng ”một từ vựng gia đình là một từ vựng hòa bình” (Biển Đức 16, Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 41, 8-12-2007, 3).
Rất tiếc là điều ấy không thường xảy ra. vì con số các gia đình chia rẽ và bị xâu xé gia tăng, không những vì trong thế giới ngày nay, người ta thường thấy ý thức cảm thức mình thuộc về gia đình bị suy yếu, nhưng còn vì những điều kiện khó khăn trong đó nhiều gia đình đang phải chịu, đến độ họ thiếu cả những thương tiện sinh sống nữa. Vì thế, ta thấy cần có những chính sách thích hợp để nâng đỡ, trợ giúp và củng cố gia đình.
Ngoài ra, cũng xảy ra là những người già bị coi như một gánh nặng, trong khi những người trẻ không thấy trước mặt những viễn tượng chắc chắn cho cuộc sống của mình. Thực ra, người già và người trẻ là niềm hy vọng của nhân loại. Người già mang lại kinh nghiệm khôn ngoan, người trẻ mở cho chúng ta tương lai, ngăn cản chúng ta đừng khép kín vào mình (Xc Tông Huấn Evangelii gaudium, 108). Một điều khôn ngoan là không gạt những người già ra bên lề đời sống xã hội để duy trì ký ức sinh động của một dân tộc. Cũng vậy, nên đầu tư vào người trẻ, với những sáng kiến thích hợp giúp họ tìm được công ăn việc làm và thành lập gia đình. Đừng dập tắt lòng phấn khởi hăng say của họ! Tôi vẫn còn nhớ rõ kinh nghiệm về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 ở Rio de Janeiro. Tôi đã gặp được bao nhiêu người trẻ hài lòng! Bao nhiêu hy vọng và mong đợi nơi ánh mắt và kinh nguyện của họ! Bao nhiêu niềm khát sống và ước muốn cởi mở đối với tha nhân! Sự khép kín và cô lập luôn tạo nên bầu không khí ngột ngạt và nặng nề, trước sau gì cũng gây nên buồn sầu và làm ngộp thở. Trái lại cần có một sự dấn thân chung của tất cả mọi người để thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ, vì chỉ những người có khả năng đi gặp tha nhân mới có thể mang lại thành quả, kiến tạo những mối giây hiệp thông, chiếu tỏa vui mừng, xây dựng hòa bình.
Nếu cần thì có những hình ảnh tàn phá và chết chóc chúng ta đã thấy trong năm vừa qua, xác định điều đó. Bao nhiều đau thương, bao nhiêu tuyệt vọng vì sự khép kín vào mình, sự khép kín ấy dần dần mặc một khuôn mặt ghen tương, ích kỷ, cạnh tranh, khao khát quyền lực và tiền bạc! Đôi khi dường như những thực tại ấy nhắm trở thành sự thống trị. Trái lại, Lễ Giáng Sinh đổ tràn nơi các tín hữu Kitô chúng tôi xác tín rằng lời nói cuối cùng và chung kết thuộc về Vị Vua Hòa Bình, Đấng đã biến ”gươm thành lưỡi cày và biến giáo thành lưỡi liềm” (Xc Is 2,4) và biến ích kỷ thành sự hiến thân và biến oán thù thành tha thứ.
Tình hình khó khăn tại Siria
”Và tôi muốn nhìn năm mới với niềm tín thác ấy. Vì thế, tôi không ngừng hy vọng cuộc chiến tại Siria rốt cuộc được chấm dứt. Mối quan tâm đối với dân tộc yêu quí này và ước muốn làm cho bạo lực khỏi trở nên trầm trọng hơn đã khiến tôi tuyên bố một ngày ăn chay và cầu nguyện hồi tháng 9 năm ngoái. Qua quí vị, tôi chân thành cám ơn những vị nơi đất nước của quí vị, Chính Quyền cũng như những người thiện chí hưởng ứng và tham gia sáng kiến ấy. Nay cần có một ý chí chính trị chung được đổi mới để chấm dứt cuộc xung đột. Trong viễn tượng ấy, tôi cầu mong Hội nghị Genève 2, được triệu tập vào ngày 22 tháng 1 sắp tới, đánh dấu khởi đầu hành trình bình định hóa vốn được mong muốn. Đồng thời một điều không thể thiếu được, đó là sự tôn trọng hoàn toàn đối với công pháp nhân đạo. Không thể chấp nhận để cho những thường dân vô tội, nhất là các trẻ em, bị tổn thương. Ngoài ra, tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy bênh đỡ và bảo đảm bao nhiêu có thể sự trợ giúp cần thiết và cấp thiết cho phần lớn dân chúng. Tôi không quên những cố gắng đáng ca ngợi của những quốc gia, nhất là Liban và Giordani, đã quảng đại đón tiếp đông đảo người tị nạn Siria trên lãnh thổ của mình.
Trung Đông
Cũng liên quan đến Trung Đông, tôi lo âu nhận thấy những căng thẳng đang đè nặng trên vùng này bằng nhiều cách. Tôi đặc biệt lo lắng nhìn thấy những khó khăn kéo dài tại Liban, tại đây một bầu không khí cộng tác mới mẻ giữa các thẩm quyền khác nhau trong xã hội dân sự và các lực lượng chính trị là điều cần thiết hơn bao giờ hết để tránh cho những đố kỵ trở nên trầm trọng hơn và có thể làm thương tổn sự ổn định của đất nước. Tôi cũng nghĩ đến Ai Cập đang cần tìm lại sự hòa hợp xã hội, và Irak đang gặp khó khăn trong việc đạt tới hòa bình và sự ổn định mong ước. Đồng thời tôi hài lòng khi thấy có những tiến độ đáng kể trong cuộc đối thoại giữa Iran và nhóm ”5 cộng 1” về vấn đề hạt nhân.
Khắp nơi con đường tốt nhất để giải quyết những vấn đề bỏ ngỏ phải là con đường ngoại giao đối thoại. Và con đường chính đã được ĐGH Biển Đức 15 chỉ dẫn một cách sáng suốt khi ngài mời gọi các vị hữu trách của các nước Âu Châu hãy làm cho “sức mạnh tinh thần của luật pháp trổi vượt trên sức mạnh vật chất của võ khí” để chấm dứt thảm trạng chiến tranh vô ích” (Xc Biển Đức 15, thư gửi các vị Thủ lãnh các dân tộc đang giao chiến [1-81017] AAS 9, [1917], 421-423), là thế chiến thứ I, mà năm nay là năm kỷ niệm 100 năm. Cần ”can đảm di xa hơn bề mặt xung đột” (Tông huấn Evangelii gaudium, 228), coi tha nhân trong phẩm giá sâu xa nhất của họ, để sự đoàn kết vượt thắng xung đột và ”có thể phát triển một tình hiệp thông trong sự khác biệt” (Ibid.). Theo nghĩa đó, thật là một điều tích cực việc mở lại các cuộc thương thuyết giữa Israel và Palestine và tôi cầu mong các phe quyết liệt đưa ra những quyết định can đảm, với sự hỗ trợ của cộng đoàn quốc tế, để tìm ra một giải pháp công chính và lâu bên cho cuộc xung đột mà sự chấm dứt ngày càng trở thành cần thiết và khẩn cấp. Một điều không ngừng gây lo âu là làn sóng xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi Trung Đông và Bắc Phi. Họ muốn tiếp tục được là thành phần của toàn bộ xã hội, chính trị và văn hóa của các nước mà họ đã góp phần xây dựng, và họ muốn góp phần vào công ích của xã hội nơi họ muốn được hoàn toàn hội nhập vào, như những người xây dựng hòa bình và hòa giải.
Phi Châu
”Tại những nơi khác ở Phi Châu, các tín hữu Kitô được kêu gọi làm chứng về tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Không bao giờ được ngưng làm điều thiện kể cả khi điều này thật kham go và khi ta phải chịu những hành động bất bao dung, thậm chí cả khi mình bị bách hại thực sự.
”Tại những vùng rộng lớn ở Nigeria bạo lực không chấm dứt và bao nhiêu máu người vô tội tiếp tục bị đổ ra. Nhất là tôi nghĩ đến Cộng hòa Trung Phi, nơi mà dân chúng đang chịu đau khổ vì những căng thẳng mà đát nước trải qua và chúng đã gieo rắc nhiều tàn phá và chết chóc. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân và đông đảo những người tản cư phải sống trong những tình trạng thiếu thốn, tôi cầu mong cộng đồng quốc tế quan tâm góp phần chấm dứt bạo lực, tái lập chế độ pháp quyền và bảo đảm cho các viện trợ nhân đạo được đưa tới những miền hẻo lánh nhất của đất nước. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục cam kết sự hiện diện và cộng tác, quảng đại nỗ lực trợ giúp bao nhiêu có thể cho dân chúng, và nhất là để tái tạo bầu không khí hòa giải và hòa bình giữa mọi thành phần trong xã hội. Hòa giải và hòa bình là những ưu tiên cơ bản tại những nơi khác ở Phi châu. Tôi đặc biệt muốn nói đến Mali, nơi người ta ghi nhận có sự tái lập các cơ cấu dân chủ của đất nước, cũng như tôi nghĩ đến Nam Sudan, nơi mà sự bất ổn về chính trị trong thời gian qua đã làm cho nhiều người chết và tình trạng nhân đạo tái ở trong tình trạng trầm trọng.
Á châu
Tòa Thánh rất chú ý theo dõi cả những biến cố ở Á châu, nơi mà Giáo Hội muốn chia sẻ những vui mừng và mong đợi của mọi dân tộc của đại lục rộng lớn và cao quí này. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Hàn Quốc, tôi muốn cầu xin Chúa ban ơn hòa giải tại bán đảo này, với mong ước rằng vì thiện ích của toàn thể dân tộc Hàn quốc, các phe liên hệ không ngừng tìm kiếm những điểm gặp gỡ và những giải pháp khả thể. Thực vậy, Á châu có một lịch sử sống chung lâu dài giữa các thành phần dân sự, chủng tộc và tôn giáo. Cần khuyến khích sự tôn trọng nhau, nhất là đứng trước một số dấu hiệu đáng lo âu về sự suy yếu của nó, đặc biệt là thái độ ngày càng khép kín, dựa vào lý do tôn giáo có xu hướng làm cho các tín hữu Kitô không còn được tự do và gây nguy hiểm cho sự sống chung trong xã hội với nhau. Trái lại Tòa Thánh rất hy vọng khi nhìn thấy những dấu hiệu cởi mở đến từ những nước có truyền thống lớn về tôn giáo và văn hóa, mà Tòa Thánh muốn cộng tác với họ để xây dựng công ích.
Nạn đói
Ngoài ra, hòa bình cũng bị tổn thương vì bất kỳ sự phủ nhận nào đối với phẩm giá con người, trước hết là tình trạng không được dinh dưỡng đầy đủ. Không khuôn mặt nào của những người bị đói được làm cho chúng ta dửng dưng, nhất là các trẻ em, nếu chúng ta nghĩ đến bao nhiêu lương thực bị phung phí mỗi ngày tại nhiều nơi trên thế giới, theo điều mà tôi nhiều lần định nghĩa là nền văn hóa loại bỏ. Rất tiếc là đối tượng bị loại bỏ không phải chỉ là lương thực hoặc những của cải dư thừa, nhưng là chính con người, họ bị loại bỏ như thể họ là những đồ vật không cần thiết. Ví dụ điều gây kinh hoàng khi nghĩa đến có những trẻ em không bao giờ được chào đời, nạn nhân của nạn phá thai hoặc những trẻ em bị sử dụng như những binh sĩ, bị hãm hiếp hoặc bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hóa trong hình thức kinh khủng là nạn nô lệ tân thời, là nạn buôn người, nó là một tội ác chống lại nhân loại.
Thảm trạng người tị nạn và di dân
Chúng ta không thể lãnh đạm trước thảm trạng của nhiều người buộc lòng phải chảy trốn nạn hạn hán hoặc bạo lực, nạn cường quyền, nhất là tại Vùng Sừng ở Phi châu và tại miền Đại Hồ. Nhiều người trong số họ đang sống như người tị nạn hoặc tản cư trong những trại trong đó họ không còn được coi như con người, nhưng như những con số vô danh. Những người khác, hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơm, thực hiện một cuộc xuất hành bấp bệnh, và nhiều khi họ gặp nạn bi thảm. Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều người di dân từ Trung Phi tìm đường sang Mỹ, nhưng nhất là những người từ Phi châu oặc Trung Đông tìm nơi tị nạn ở Âu Châu.
Và trong ký ức tôi vẫn còn sống động cuộc viếng thăm ngắn của tôi tại đảo Lampedusa hồi tháng 7 năm ngoái để cầu nguyện cho nhiều người đắm tàu trong Địa Trung Hải. Rất tiếc là có một sự dửng dưng của nhiều người trước những thảm trạng như vậy, đó là dấu hiệu thê thảm về sự đánh mất cảm thức trách nhiệm huynh đệ (Bài giảng thánh lễ tại Lampedusa 8-7-2013), vốn là nền tảng của mỗi xã hội dân sự. Nhưng trong hoàn cảnh ấy tôi đã có thể nhận thấy sự đón tiếp và tận tụy của bao nhiêu người. Tôi cầu chúc cho nhân dân Italia mà tôi quí mến, cũng như do căn cội chung liên kết chúng ta với nhau, biết canh tân sự dấn thân liên đới đáng ca ngợi đối với những người yếu thế và vô phương tự vệ, và với nỗ lực chân thành và cùng nhau của các công dân và tổ chức, vượt thắng những khó khăn hiện nay, tìm lại được bầu không khí sáng tạo xây dựng về xã hội vốn là đặc tính lâu đời của mình.
Bảo vệ môi sinh
Sau cùng, tôi muốn đề cập đến một vết thương khác gây ra cho hòa bình nảy sinh từ sự khai thác ham hố các tài nguyên môi sinh. Tuy rằng thiên nhiên tùy thuộc sự sử dụng của chúng ta (sứ điệp Ngày Thế Giới về hòa bình lần thứ 47 (8-12-2013), nhưng quá nhiều khi chúng ta không tôn trọng và quí chuộng như một hồng ân nhưng không cần phải chăm sóc và dành để phục vụ anh chị em kể cả những thế hệ trẻ” (Ibd.). Cũng vậy trong trường hợp này cần kêu gọi trách nhiệm của mỗi người để, với tinh thần huynh đệ, chúng ta theo đuổi những chính sách tôn trọng trái đất của chúng ta, và là nhà của mỗi người. Tôi nhớ châm ngôn bình dân nói rằng: ”Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên, công trình tạo dựng, không bao giờ tha thứ khi nó bị ngược đãi!”. Đàng khác, chúng ta có trước mắt những hậu quả tàn hại của một số thiên tai gần đây. Đặc biệt tôi muốn nhắc nhớ một lần nữa đông đảo các nạn nhân và sự tàn phá trầm trọng tại Philippines và tại một số nước Đông Nam Á do cuồng phong Haiyan gây ra.
Sau cùng, ĐTC nói đến hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới, qua các LM, các thừa sai và tín hữu giáo dân, với tinh thần tận tụy đang xả thân trong nhiều hoạt động giáo dục, y tế và từ thiện để phục vụ người nghèo, các bệnh nhân, những cô nhi và những người cần được giúp đỡ an ủi. Từ sự quan tâm yêu thương ấy (Tông huấn Evangelii gaudium, 199), Giáo Hội cộng tác với tất cả các tổ chức quan tâm đến thiện ích của mỗi người cũng như công ích.
Top Stories
Pope to diplomats: create a culture of dialogue and encounter
VIS
11:42 13/01/2014
2014-01-13 Vatican Dialogue, diplomacy and respect for human dignity must be the key to resolving national and international conflicts: that was the message Pope Francis gave to the more than 180 ambassadors accredited to the Holy See, who gathered on Monday for the traditional New Year greetings to the diplomatic corps.
Speaking in Italian to the ambassadors, Pope Francis reiterated that a spirit of fraternity, as the foundation for peace, should be learned first within the family. The message of the Christmas Crib, he said, shows the Holy Family, “not alone and isolated….but surrounded by shepherds and the Magi, that is by an open community in which there is room for everyone, poor and rich alike”.
Sadly he noted there is a rise in broken and troubled families, not just because of a “weakening sense of belonging….but also because of the adverse conditions in which many families are forced to live”. The Pope stressed there is a need for suitable policies aimed at supporting, assisting and strengthening the family. In particular, he said, it’s important to invest in the elderly and the young, favouring a culture of encounter, communion and peacemaking.
Looking at particular areas of crisis in the world, Pope Francis expressed his hope that the conflict in Syria will finally come to an end and that the Geneva conference will mark the beginning of the desired peace process. It is unacceptable, he said, that unarmed civilians, especially children, become targets and he praised efforts of neighbouring countries which have welcomed numerous refugees from Syria. The Pope also spoke of his concerns in the wider Middle East region, in Lebanon, Egypt and Iraq, but at the same time noted with satisfaction the “significant progress made in the dialogue between Iran and the Group of 5+1 on the nuclear issue”.
Echoing the words of his predecessor Benedict XV at the start of the First World War, in this centenary year, Pope Francis reiterated that “the moral force of law” must prevail over “the material force of arms”. What is needed, he stressed, is the courage to go beyond the surface of the conflict and consider the dignity of others, so that it becomes possible to build communion amid disagreement. In this light, he said he hoped the positive resumption of talks between Israelis and Palestinians will lead to a just and lasting solution, with the support of the international community.
Turning his attention to Africa, Pope Francis spoke of the suffering and violence in Nigeria and the Central African Republic, saying the Catholic Church will continue to work to build reconciliation and peace. Christians, he stressed, are called to give witness to God’s love and mercy, even in the face of acts of intolerance or persecution. He encouraged those working towards a restoration of democracy in Mali and noted with concern the new humanitarian crisis unfolding in South Sudan.
Focusing on the countries of Asia next, Pope Francis spoke of the need for reconciliation on the Korean peninsula, calling on all interested parties to tirelessly seek out possible solutions. Noting Asia’s long history of peaceful coexistence between different civil, ethnic and religious groups, he spoke with concern of “growing attitudes of prejudice, for allegedly religious reasons, …that deprive Christians of their liberties and jeopardize civil coexistence.
The Pope said peace is always threatened by the denial of human dignity, beginning with the lack of access to adequate nutrition. He said we cannot be indifferent to the hunger and suffering of children, especially when we consider the “throwaway culture” of waste in other parts of the world. Even human beings themselves are discarded as unnecessary, for example victims of abortion, child soldiers or those who are bought and sold in human trafficking which he called a crime against humanity. Speaking of those forced to flee from famine, violence or oppression, especially in the Horn of Africa or the Great Lakes Region, Pope Francis again spoke of the plight of refugees and migrants seeking a better life in Europe or the United States. Recalling his brief visit to the Italian island of Lampedusa, he stressed again the attitude of indifference in the face of those who lose their lives crossing the Mediterranean Sea.
Finally Pope Francis spoke of the threat to peace arising from “the greedy exploitation of environmental resources” and called for greater responsibility in pursuing policies respectful of the earth, which he called “our common home”. Mentioning the devastating effects of recent natural disasters, especially Typhoon Haiyan, the Pope said the Church will continue to offer her services and cooperate with all institutions working for the common good of individuals and communities.
Below please find the official English transation of the Pope's speech to the diplomats:
Your Excellencies, Ladies and Gentlemen,
It is now a long-established tradition that at the beginning of each new year the Pope meets the Diplomatic Corps accredited to the Holy See to offer his greetings and good wishes, and to share some reflections close to his heart as a pastor concerned for the joys and sufferings of humanity. Today’s meeting, therefore, is a source of great joy. It allows me to extend to you and your families, and to the civil authorities and the peoples whom you represent, my heartfelt best wishes for a new year of blessings and peace. Before all else, I thank your Dean, Jean-Claude Michel, who has spoken in your name of the affection and esteem which binds your nations to the Apostolic See. I am happy to see you here in such great numbers, after having met you for the first time just a few days after my election. In the meantime, many new Ambassadors have taken up their duties and I welcome them once again. Among those who have left us, I cannot fail to mention the late Ambassador Alejandro Valladares Lanza, for many years the Dean of the Diplomatic Corps, whom the Lord called to himself several months ago.
The year just ended was particularly eventful, not only in the life of the Church but also in the context of the relations which the Holy See maintains with states and international organizations. I recall in particular the establishment of diplomatic relations with South Sudan, the signing of basic or specific accords with Cape Verde, Hungary and Chad, and the ratification of the accord with Equatorial Guinea signed in 2012. On the regional level too, the presence of the Holy See has expanded, both in Central America, where it became an Extra-Regional Observer to the Sistema de la Integración Centroamericana, and in Africa, with its accreditation as the first Permanent Observer to the Economic Community of West African States. In my Message for the World Day of Peace, dedicated to fraternity as the foundation and pathway to peace, I observed that “fraternity is generally first learned within the family…”,14 for the family “by its vocation… is meant to spread its love to the world around it”15 and to contribute to the growth of that spirit of service and sharing which builds peace.16 This is the message of the Crib, where we see the Holy Family, not alone and isolated from the world, but surrounded by shepherds and the Magi, that is by an open community in which there is room for everyone, poor and rich alike, those near and those afar. In this way we can appreciate the insistence of my beloved predecessor Benedict XVI that “the language of the family is a language of peace”.17
Sadly, this is often not the case, as the number of broken and troubled families is on the rise, not simply because of the weakening sense of belonging so typical of today’s world, but also because of the adverse conditions in which many families are forced to live, even to the point where they lack basic means of subsistence. There is a need for suitable policies aimed at supporting, assisting and strengthening the family! It also happens that the elderly are looked upon as a burden, while young people lack clear prospects for their lives. Yet the elderly and the young are the hope of humanity. The elderly bring with them wisdom born of experience; the young open us to the future and prevent us from becoming self-absorbed.18 It is prudent to keep the elderly from being ostracized from the life of society, so as to preserve the living memory of each people. It is likewise important to invest in the young through suitable initiatives which can help them to find employment and establish homes. We must not stifle their enthusiasm! I vividly recall my experience at the Twenty-Eighth World Youth Day in Rio de Janeiro. I met so many happy young people! What great hope and expectation is present in their eyes and in their prayers! What a great thirst for life and a desire for openness to others! Being closed and isolated always makes for a stifling, heavy atmosphere which sooner or later ends up creating sadness and oppression. What is needed instead is a shared commitment to favouring a culture of encounter, for only those able to reach out to others are capable of bearing fruit, creating bonds of communion, radiating joy and being peacemakers.
The scenes of destruction and death which we have witnessed in the past year confirm all this – if ever we needed such confirmation. How much pain and desperation are caused by self-centredness which gradually takes the form of envy, selfishness, competition and the thirst for power and money! At times it seems that these realities are destined to have the upper hand. Christmas, on the other hand, inspires in us Christians the certainty that the final, definitive word belongs to the Prince of Peace, who changes “swords into plowshares and spears into pruning hooks” (cf. Is 2:4), transforming selfishness into self-giving and revenge into forgiveness. It is with this confidence that I wish to look to the year ahead. I continue to be hopeful that the conflict in Syria will finally come to an end. Concern for that beloved people, and a desire to avert the worsening of violence, moved me last September to call for a day of fasting and prayer. Through you I heartily thank all those in your countries – public authorities and people of good will – who joined in this initiative. What is presently needed is a renewed political will to end the conflict. In this regard, I express my hope that the Geneva 2 Conference, to be held on 22 January, will mark the beginning of the desired peace process. At the same time, full respect for humanitarian law remains essential. It is unacceptable that unarmed civilians, especially children, become targets. I also encourage all parties to promote and ensure in every way possible the provision of urgently-needed aid to much of the population, without overlooking the praiseworthy effort of those countries – especially Lebanon and Jordan – which have generously welcomed to their territory numerous refugees from Syria.
Remaining in the Middle East, I note with concern the tensions affecting the region in various ways. I am particularly concerned by the ongoing political problems in Lebanon, where a climate of renewed cooperation between the different components of civil society and the political powers is essential for avoiding the further hostilities which would undermine the stability of the country. I think too of Egypt, with its need to regain social harmony, and Iraq, which struggles to attain the peace and stability for which it hopes. At the same time, I note with satisfaction the significant progress made in the dialogue between Iran and the Group of 5+1 on the nuclear issue. Everywhere, the way to resolve open questions must be that of diplomacy and dialogue. This is the royal road already indicated with utter clarity by Pope Benedict XV when he urged the leaders of the European nations to make “the moral force of law” prevail over the “material force of arms” in order to end that “needless carnage”19 which was the First World War, whose centenary occurs this year. What is needed is courage “to go beyond the surface of the conflict”20 and to consider others in their deepest dignity, so that unity will prevail over conflict and it will be “possible to build communion amid disagreement”.21 In this regard, the resumption of peace talks between Israelis and Palestinians is a positive sign, and I express my hope that both parties will resolve, with the support of the international community, to take courageous decisions aimed at finding a just and lasting solution to a conflict which urgently needs to end. I myself intend to make a pilgrimage of peace to the Holy Land in the course of this year. The exodus of Christians from the Middle East and North Africa continues to be a source of concern. They want to continue to be a part of the social, political and cultural life of countries which they helped to build, and they desire to contribute to the common good of societies where they wish to be fully accepted as agents of peace and reconciliation.
In other parts of Africa as well, Christians are called to give witness to God’s love and mercy. We must never cease to do good, even when it is difficult and demanding, and when we endure acts of intolerance if not genuine persecution. In vast areas of Nigeria violence persists, and much innocent blood continues to be spilt. I think above all of the Central African Republic, where much suffering has been caused as a result of the country’s tensions, which have frequently led to devastation and death. As I assure you of my prayers for the victims and the many refugees, forced to live in dire poverty, I express my hope that the concern of the international community will help to bring an end to violence, a return to the rule of law and guaranteed access to humanitarian aid, also in the remotest parts of the country. For her part, the Catholic Church will continue to assure her presence and cooperation, working generously to help people in every possible way and, above all, to rebuild a climate of reconciliation and of peace among all groups in society. Reconciliation and peace are likewise fundamental priorities in other parts of Africa. I think in particular of Mali, where we nonetheless note the promising restoration of the country’s democratic structures, and of South Sudan, where, on the contrary, political instability has lately led to many deaths and a new humanitarian crisis. The Holy See is also closely following events in Asia, where the Church desires to share the joys and hopes of all the peoples of that vast and noble continent. On this, the fiftieth anniversary of diplomatic relations with the Republic of Korea, I wish to implore from God the gift of reconciliation on the peninsula, and I trust that, for the good of all the Korean people, the interested parties will tirelessly seek out points of agreement and possible solutions. Asia, in fact, has a long history of peaceful coexistence between its different civil, ethnic and religious groups. Such reciprocal respect needs to be encouraged, especially given certain troubling signs that it is weakening, particularly where growing attitudes of prejudice, for allegedly religious reasons, are tending to deprive Christians of their liberties and to jeopardize civil coexistence. The Holy See looks, instead, with lively hope to the signs of openness coming from countries of great religious and cultural traditions, with whom it wishes to cooperate in the pursuit of the common good.
Peace is also threatened by every denial of human dignity, firstly the lack of access to adequate nutrition. We cannot be indifferent to those suffering from hunger, especially children, when we think of how much food is wasted every day in many parts of the world immersed in what I have often termed “the throwaway culture”. Unfortunately, what is thrown away is not only food and dispensable objects, but often human beings themselves, who are discarded as “unnecessary”. For example, it is frightful even to think there are children, victims of abortion, who will never see the light of day; children being used as soldiers, abused and killed in armed conflicts; and children being bought and sold in that terrible form of modern slavery which is human trafficking, which is a crime against humanity. Nor can we be unmoved by the tragedies which have forced so many people to flee from famine, violence and oppression, particularly in the Horn of Africa and in the Great Lakes Region. Many of these are living as fugitives or refugees in camps where they are no longer seen as persons but as nameless statistics. Others, in the hope of a better life, have undertaken perilous journeys which not infrequently end in tragedy. I think in particular of the many migrants from Latin America bound for the United States, but above all of all those from Africa and the Middle East who seek refuge in Europe.
Still vivid in my memory is the brief visit I made to Lampedusa last July, to pray for the numerous victims of the refugee crisis in the Mediterranean. Sadly, there is a general indifference in the face of these tragedies, which is a dramatic sign of the loss of that “sense of responsibility for our brothers and sisters”,22 on which every civil society is based. On that occasion I was also able to observe the hospitality and dedication shown by so many people. It is my hope that the Italian people, whom I regard with affection, not least for the common roots which unite us, will renew their praiseworthy commitment of solidarity towards the weakest and most vulnerable, and, with generous and coordinated efforts by citizens and institutions, overcome present difficulties and regain their long-standing climate of constructive social creativity. Finally, I wish to mention another threat to peace, which arises from the greedy exploitation of environmental resources. Even if “nature is at our disposition”,23 all too often we do not “respect it or consider it a gracious gift which we must care for and set at the service of our brothers and sisters, including future generations”.24 Here too what is crucial is responsibility on the part of all in pursuing, in a spirit of fraternity, policies respectful of this earth which is our common home. I recall a popular saying: “God always forgives, we sometimes forgive, but when nature – creation – is mistreated, she never forgives!”. We have also witnessed the devastating effects of several recent natural disasters. In particular, I would mention once more the numerous victims and the great devastation caused in the Philippines and other countries of Southeast Asia as a result of typhoon Haiyan.
Your Excellencies, Ladies and Gentlemen, Pope Paul VI noted that peace “is not simply the absence of warfare, based on a precarious balance of power; it is fashioned by efforts directed day after day towards the establishment of an order willed by God, with a more perfect justice among men and women”.25 This is the spirit which guides the Church’s activity throughout the world, carried out by priests, missionaries and lay faithful who with great dedication give freely of themselves, not least in a variety of educational, healthcare and social welfare institutions, in service to the poor, the sick, orphans and all those in need of help and comfort. On the basis of this “loving attentiveness”,26 the Church cooperates with all institutions concerned for the good of individuals and communities.
At the beginning of this new year, then, I assure you once more of the readiness of the Holy See, and of the Secretariat of State in particular, to cooperate with your countries in fostering those bonds of fraternity which are a reflection of God’s love and the basis of concord and peace. Upon you, your families and the peoples you represent, may the Lord’s blessings descend in abundance. Thank you.
Speaking in Italian to the ambassadors, Pope Francis reiterated that a spirit of fraternity, as the foundation for peace, should be learned first within the family. The message of the Christmas Crib, he said, shows the Holy Family, “not alone and isolated….but surrounded by shepherds and the Magi, that is by an open community in which there is room for everyone, poor and rich alike”.
Sadly he noted there is a rise in broken and troubled families, not just because of a “weakening sense of belonging….but also because of the adverse conditions in which many families are forced to live”. The Pope stressed there is a need for suitable policies aimed at supporting, assisting and strengthening the family. In particular, he said, it’s important to invest in the elderly and the young, favouring a culture of encounter, communion and peacemaking.
Looking at particular areas of crisis in the world, Pope Francis expressed his hope that the conflict in Syria will finally come to an end and that the Geneva conference will mark the beginning of the desired peace process. It is unacceptable, he said, that unarmed civilians, especially children, become targets and he praised efforts of neighbouring countries which have welcomed numerous refugees from Syria. The Pope also spoke of his concerns in the wider Middle East region, in Lebanon, Egypt and Iraq, but at the same time noted with satisfaction the “significant progress made in the dialogue between Iran and the Group of 5+1 on the nuclear issue”.
Echoing the words of his predecessor Benedict XV at the start of the First World War, in this centenary year, Pope Francis reiterated that “the moral force of law” must prevail over “the material force of arms”. What is needed, he stressed, is the courage to go beyond the surface of the conflict and consider the dignity of others, so that it becomes possible to build communion amid disagreement. In this light, he said he hoped the positive resumption of talks between Israelis and Palestinians will lead to a just and lasting solution, with the support of the international community.
Turning his attention to Africa, Pope Francis spoke of the suffering and violence in Nigeria and the Central African Republic, saying the Catholic Church will continue to work to build reconciliation and peace. Christians, he stressed, are called to give witness to God’s love and mercy, even in the face of acts of intolerance or persecution. He encouraged those working towards a restoration of democracy in Mali and noted with concern the new humanitarian crisis unfolding in South Sudan.
Focusing on the countries of Asia next, Pope Francis spoke of the need for reconciliation on the Korean peninsula, calling on all interested parties to tirelessly seek out possible solutions. Noting Asia’s long history of peaceful coexistence between different civil, ethnic and religious groups, he spoke with concern of “growing attitudes of prejudice, for allegedly religious reasons, …that deprive Christians of their liberties and jeopardize civil coexistence.
The Pope said peace is always threatened by the denial of human dignity, beginning with the lack of access to adequate nutrition. He said we cannot be indifferent to the hunger and suffering of children, especially when we consider the “throwaway culture” of waste in other parts of the world. Even human beings themselves are discarded as unnecessary, for example victims of abortion, child soldiers or those who are bought and sold in human trafficking which he called a crime against humanity. Speaking of those forced to flee from famine, violence or oppression, especially in the Horn of Africa or the Great Lakes Region, Pope Francis again spoke of the plight of refugees and migrants seeking a better life in Europe or the United States. Recalling his brief visit to the Italian island of Lampedusa, he stressed again the attitude of indifference in the face of those who lose their lives crossing the Mediterranean Sea.
Finally Pope Francis spoke of the threat to peace arising from “the greedy exploitation of environmental resources” and called for greater responsibility in pursuing policies respectful of the earth, which he called “our common home”. Mentioning the devastating effects of recent natural disasters, especially Typhoon Haiyan, the Pope said the Church will continue to offer her services and cooperate with all institutions working for the common good of individuals and communities.
Below please find the official English transation of the Pope's speech to the diplomats:
Your Excellencies, Ladies and Gentlemen,
It is now a long-established tradition that at the beginning of each new year the Pope meets the Diplomatic Corps accredited to the Holy See to offer his greetings and good wishes, and to share some reflections close to his heart as a pastor concerned for the joys and sufferings of humanity. Today’s meeting, therefore, is a source of great joy. It allows me to extend to you and your families, and to the civil authorities and the peoples whom you represent, my heartfelt best wishes for a new year of blessings and peace. Before all else, I thank your Dean, Jean-Claude Michel, who has spoken in your name of the affection and esteem which binds your nations to the Apostolic See. I am happy to see you here in such great numbers, after having met you for the first time just a few days after my election. In the meantime, many new Ambassadors have taken up their duties and I welcome them once again. Among those who have left us, I cannot fail to mention the late Ambassador Alejandro Valladares Lanza, for many years the Dean of the Diplomatic Corps, whom the Lord called to himself several months ago.
The year just ended was particularly eventful, not only in the life of the Church but also in the context of the relations which the Holy See maintains with states and international organizations. I recall in particular the establishment of diplomatic relations with South Sudan, the signing of basic or specific accords with Cape Verde, Hungary and Chad, and the ratification of the accord with Equatorial Guinea signed in 2012. On the regional level too, the presence of the Holy See has expanded, both in Central America, where it became an Extra-Regional Observer to the Sistema de la Integración Centroamericana, and in Africa, with its accreditation as the first Permanent Observer to the Economic Community of West African States. In my Message for the World Day of Peace, dedicated to fraternity as the foundation and pathway to peace, I observed that “fraternity is generally first learned within the family…”,14 for the family “by its vocation… is meant to spread its love to the world around it”15 and to contribute to the growth of that spirit of service and sharing which builds peace.16 This is the message of the Crib, where we see the Holy Family, not alone and isolated from the world, but surrounded by shepherds and the Magi, that is by an open community in which there is room for everyone, poor and rich alike, those near and those afar. In this way we can appreciate the insistence of my beloved predecessor Benedict XVI that “the language of the family is a language of peace”.17
Sadly, this is often not the case, as the number of broken and troubled families is on the rise, not simply because of the weakening sense of belonging so typical of today’s world, but also because of the adverse conditions in which many families are forced to live, even to the point where they lack basic means of subsistence. There is a need for suitable policies aimed at supporting, assisting and strengthening the family! It also happens that the elderly are looked upon as a burden, while young people lack clear prospects for their lives. Yet the elderly and the young are the hope of humanity. The elderly bring with them wisdom born of experience; the young open us to the future and prevent us from becoming self-absorbed.18 It is prudent to keep the elderly from being ostracized from the life of society, so as to preserve the living memory of each people. It is likewise important to invest in the young through suitable initiatives which can help them to find employment and establish homes. We must not stifle their enthusiasm! I vividly recall my experience at the Twenty-Eighth World Youth Day in Rio de Janeiro. I met so many happy young people! What great hope and expectation is present in their eyes and in their prayers! What a great thirst for life and a desire for openness to others! Being closed and isolated always makes for a stifling, heavy atmosphere which sooner or later ends up creating sadness and oppression. What is needed instead is a shared commitment to favouring a culture of encounter, for only those able to reach out to others are capable of bearing fruit, creating bonds of communion, radiating joy and being peacemakers.
The scenes of destruction and death which we have witnessed in the past year confirm all this – if ever we needed such confirmation. How much pain and desperation are caused by self-centredness which gradually takes the form of envy, selfishness, competition and the thirst for power and money! At times it seems that these realities are destined to have the upper hand. Christmas, on the other hand, inspires in us Christians the certainty that the final, definitive word belongs to the Prince of Peace, who changes “swords into plowshares and spears into pruning hooks” (cf. Is 2:4), transforming selfishness into self-giving and revenge into forgiveness. It is with this confidence that I wish to look to the year ahead. I continue to be hopeful that the conflict in Syria will finally come to an end. Concern for that beloved people, and a desire to avert the worsening of violence, moved me last September to call for a day of fasting and prayer. Through you I heartily thank all those in your countries – public authorities and people of good will – who joined in this initiative. What is presently needed is a renewed political will to end the conflict. In this regard, I express my hope that the Geneva 2 Conference, to be held on 22 January, will mark the beginning of the desired peace process. At the same time, full respect for humanitarian law remains essential. It is unacceptable that unarmed civilians, especially children, become targets. I also encourage all parties to promote and ensure in every way possible the provision of urgently-needed aid to much of the population, without overlooking the praiseworthy effort of those countries – especially Lebanon and Jordan – which have generously welcomed to their territory numerous refugees from Syria.
Remaining in the Middle East, I note with concern the tensions affecting the region in various ways. I am particularly concerned by the ongoing political problems in Lebanon, where a climate of renewed cooperation between the different components of civil society and the political powers is essential for avoiding the further hostilities which would undermine the stability of the country. I think too of Egypt, with its need to regain social harmony, and Iraq, which struggles to attain the peace and stability for which it hopes. At the same time, I note with satisfaction the significant progress made in the dialogue between Iran and the Group of 5+1 on the nuclear issue. Everywhere, the way to resolve open questions must be that of diplomacy and dialogue. This is the royal road already indicated with utter clarity by Pope Benedict XV when he urged the leaders of the European nations to make “the moral force of law” prevail over the “material force of arms” in order to end that “needless carnage”19 which was the First World War, whose centenary occurs this year. What is needed is courage “to go beyond the surface of the conflict”20 and to consider others in their deepest dignity, so that unity will prevail over conflict and it will be “possible to build communion amid disagreement”.21 In this regard, the resumption of peace talks between Israelis and Palestinians is a positive sign, and I express my hope that both parties will resolve, with the support of the international community, to take courageous decisions aimed at finding a just and lasting solution to a conflict which urgently needs to end. I myself intend to make a pilgrimage of peace to the Holy Land in the course of this year. The exodus of Christians from the Middle East and North Africa continues to be a source of concern. They want to continue to be a part of the social, political and cultural life of countries which they helped to build, and they desire to contribute to the common good of societies where they wish to be fully accepted as agents of peace and reconciliation.
In other parts of Africa as well, Christians are called to give witness to God’s love and mercy. We must never cease to do good, even when it is difficult and demanding, and when we endure acts of intolerance if not genuine persecution. In vast areas of Nigeria violence persists, and much innocent blood continues to be spilt. I think above all of the Central African Republic, where much suffering has been caused as a result of the country’s tensions, which have frequently led to devastation and death. As I assure you of my prayers for the victims and the many refugees, forced to live in dire poverty, I express my hope that the concern of the international community will help to bring an end to violence, a return to the rule of law and guaranteed access to humanitarian aid, also in the remotest parts of the country. For her part, the Catholic Church will continue to assure her presence and cooperation, working generously to help people in every possible way and, above all, to rebuild a climate of reconciliation and of peace among all groups in society. Reconciliation and peace are likewise fundamental priorities in other parts of Africa. I think in particular of Mali, where we nonetheless note the promising restoration of the country’s democratic structures, and of South Sudan, where, on the contrary, political instability has lately led to many deaths and a new humanitarian crisis. The Holy See is also closely following events in Asia, where the Church desires to share the joys and hopes of all the peoples of that vast and noble continent. On this, the fiftieth anniversary of diplomatic relations with the Republic of Korea, I wish to implore from God the gift of reconciliation on the peninsula, and I trust that, for the good of all the Korean people, the interested parties will tirelessly seek out points of agreement and possible solutions. Asia, in fact, has a long history of peaceful coexistence between its different civil, ethnic and religious groups. Such reciprocal respect needs to be encouraged, especially given certain troubling signs that it is weakening, particularly where growing attitudes of prejudice, for allegedly religious reasons, are tending to deprive Christians of their liberties and to jeopardize civil coexistence. The Holy See looks, instead, with lively hope to the signs of openness coming from countries of great religious and cultural traditions, with whom it wishes to cooperate in the pursuit of the common good.
Peace is also threatened by every denial of human dignity, firstly the lack of access to adequate nutrition. We cannot be indifferent to those suffering from hunger, especially children, when we think of how much food is wasted every day in many parts of the world immersed in what I have often termed “the throwaway culture”. Unfortunately, what is thrown away is not only food and dispensable objects, but often human beings themselves, who are discarded as “unnecessary”. For example, it is frightful even to think there are children, victims of abortion, who will never see the light of day; children being used as soldiers, abused and killed in armed conflicts; and children being bought and sold in that terrible form of modern slavery which is human trafficking, which is a crime against humanity. Nor can we be unmoved by the tragedies which have forced so many people to flee from famine, violence and oppression, particularly in the Horn of Africa and in the Great Lakes Region. Many of these are living as fugitives or refugees in camps where they are no longer seen as persons but as nameless statistics. Others, in the hope of a better life, have undertaken perilous journeys which not infrequently end in tragedy. I think in particular of the many migrants from Latin America bound for the United States, but above all of all those from Africa and the Middle East who seek refuge in Europe.
Still vivid in my memory is the brief visit I made to Lampedusa last July, to pray for the numerous victims of the refugee crisis in the Mediterranean. Sadly, there is a general indifference in the face of these tragedies, which is a dramatic sign of the loss of that “sense of responsibility for our brothers and sisters”,22 on which every civil society is based. On that occasion I was also able to observe the hospitality and dedication shown by so many people. It is my hope that the Italian people, whom I regard with affection, not least for the common roots which unite us, will renew their praiseworthy commitment of solidarity towards the weakest and most vulnerable, and, with generous and coordinated efforts by citizens and institutions, overcome present difficulties and regain their long-standing climate of constructive social creativity. Finally, I wish to mention another threat to peace, which arises from the greedy exploitation of environmental resources. Even if “nature is at our disposition”,23 all too often we do not “respect it or consider it a gracious gift which we must care for and set at the service of our brothers and sisters, including future generations”.24 Here too what is crucial is responsibility on the part of all in pursuing, in a spirit of fraternity, policies respectful of this earth which is our common home. I recall a popular saying: “God always forgives, we sometimes forgive, but when nature – creation – is mistreated, she never forgives!”. We have also witnessed the devastating effects of several recent natural disasters. In particular, I would mention once more the numerous victims and the great devastation caused in the Philippines and other countries of Southeast Asia as a result of typhoon Haiyan.
Your Excellencies, Ladies and Gentlemen, Pope Paul VI noted that peace “is not simply the absence of warfare, based on a precarious balance of power; it is fashioned by efforts directed day after day towards the establishment of an order willed by God, with a more perfect justice among men and women”.25 This is the spirit which guides the Church’s activity throughout the world, carried out by priests, missionaries and lay faithful who with great dedication give freely of themselves, not least in a variety of educational, healthcare and social welfare institutions, in service to the poor, the sick, orphans and all those in need of help and comfort. On the basis of this “loving attentiveness”,26 the Church cooperates with all institutions concerned for the good of individuals and communities.
At the beginning of this new year, then, I assure you once more of the readiness of the Holy See, and of the Secretariat of State in particular, to cooperate with your countries in fostering those bonds of fraternity which are a reflection of God’s love and the basis of concord and peace. Upon you, your families and the peoples you represent, may the Lord’s blessings descend in abundance. Thank you.
Pope Francis' letter congratulating Cardinals-designate
Vatican Radio
11:43 13/01/2014
2014-01-13 Vatican - The Vatican on Monday released the text of the letter Pope Francis wrote to the 19 men of the Church whom he will be elevating to the College of Cardinals in a February consistory. Pope Francis announced his decision to hold the February 22nd consistory and read out the names of the Cardinals-to-be at the Sunday Angelus in St. Peter’s Square. The letter, dated the same day, January 12, 2014, begins “Dear Brother, on the day when your appointment to the College of Cardinals is made public, I wish to send you a heartfelt greeting along with assurances of my closeness and my prayers.”
The Pope expresses his hope that the newly appointed Cardinals will help him “with fraternal effectiveness in service to the universal Church.”
“The Cardinalate does not mean a promotion, nor an honor, nor a decoration,” the Pope writes, “it is simply a service” that calls us to “widen our gaze and enlarge the heart.” And, “although it seems a paradox,” Pope Francis observes, “this ability to see farther into the distance and love more universally with greater intensity can only be achieved by following the same way of the Lord: the way of bowing down (it. “abbassamento”) and of humility, in the manner of a servant” (cf. Phil 2:5 -8).
Pope Francis urged the freshly named Cardinals to accept their new role “with a simple and humble heart. And, although you should do so with happiness and with joy, do it in such a way that this sentiment is far removed from any expression of worldliness, from any celebration alien to the evangelical spirit of austerity, simplicity and poverty.”
Inviting the Cardinals designate to pray for him, the Pope concludes by saying “arrivederci” until they meet again on February 20th, the day on which all the Cardinals will begin a two day Consistory with reflections on the family. The newly appointed Cardinals, from 12 countries from every part of the world, will be elevated to their new posts in the Consistory February 22nd and together with the Pope will collectively celebrate the Eucharist the following day.
The Pope expresses his hope that the newly appointed Cardinals will help him “with fraternal effectiveness in service to the universal Church.”
“The Cardinalate does not mean a promotion, nor an honor, nor a decoration,” the Pope writes, “it is simply a service” that calls us to “widen our gaze and enlarge the heart.” And, “although it seems a paradox,” Pope Francis observes, “this ability to see farther into the distance and love more universally with greater intensity can only be achieved by following the same way of the Lord: the way of bowing down (it. “abbassamento”) and of humility, in the manner of a servant” (cf. Phil 2:5 -8).
Pope Francis urged the freshly named Cardinals to accept their new role “with a simple and humble heart. And, although you should do so with happiness and with joy, do it in such a way that this sentiment is far removed from any expression of worldliness, from any celebration alien to the evangelical spirit of austerity, simplicity and poverty.”
Inviting the Cardinals designate to pray for him, the Pope concludes by saying “arrivederci” until they meet again on February 20th, the day on which all the Cardinals will begin a two day Consistory with reflections on the family. The newly appointed Cardinals, from 12 countries from every part of the world, will be elevated to their new posts in the Consistory February 22nd and together with the Pope will collectively celebrate the Eucharist the following day.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phòng Khám Tòa GM Xã Đoài khám và cấp phát thuốc miễn phí tại giáo xứ Nghĩa Thành
Pet. Vĩnh Yên
11:08 13/01/2014
Hình ảnh
Trong những ngày gần cuối năm Âm lịch, được sự thúc đẩy của Đức Giám Mục Giáo phận, đoàn khám bệnh của TGM. Xã Đoài đã đến vùng sơn cước xứ Nghệ để chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân trước tết, chuẩn bị cho bà con đón xuân Giáp Ngọ.
Đoàn khám bệnh gồm có:
1. Bs. Dương Vă Lịch, Giám đốc PKĐK TGM. Xã Đoài
2. Bs. Nguyễn Đức Nghĩa (Chủng sinh ĐCV. Vinh Thanh)
3. Bs. Nguyễn Văn Thịnh
4. Bs. Nguyễn Hải Dần
5. Bs. Hoàng Thị Quỳnh Như (Dòng St. Paul Đà Nẵng)
6. Dược sĩ (Ds) Nguyễn Thị Hương (Dòng MTG. Vinh)
7. Ds. Ngô Thị Minh
8. Ys Nguyễn Thị Phương
9. Ys. Nguyễn Thị Oanh (Dòng MTG. Vinh)
10. Ys. Nguyễn Thị Toản
11. Ys. Nguyễn Văn Sáng
12. Ys. Lê Thị Huyền
13. ĐD. Lê Thị Hồng Thúy (Dòng St. Paul Đà Nẵng)
14. ĐD. Trần Thị Giáo (Dòng MTG.Vinh)
15. ĐD. Đinh Quang Long
16. ĐD. Hồ Thị Hằng (Dòng MTG.Vinh)
17. KTV. Nguyễn Tất Mười
18. KTV. Nguyễn Trường Sơn
Đoàn không chỉ khám bệnh, phát thuốc như thường lệ, mà tất cả các cụ già và em bé còn được đoàn cấp thêm một hộp sửa loại lớn.
Trước khi tiến hành khám phát thuốc, cha Antôn Hoàng Trung Hoa đã giới thiệu các y-bác sĩ, nhân viên y tế với cộng đoàn giáo xứ và các bệnh nhân. Cha cũng thay lời cho toàn thể cộng đoàn và các bệnh nhân cảm ơn và chúc mừng xuân Giáp Ngọ sắp tới đến Đức Giám Mục Giáo phận và đoàn khám bệnh.
Sau lời chào đón của cha Antôn, bác sĩ Dương Văn Lịch, Giám đốc phòng khám đã nói lên tâm tình thương yêu của Đức Giám Mục Giáo phận và đoàn đối với các bệnh nhân vùng cao nguyên này. Ông cũng giới thiệu sơ qua về hoạt động của PKĐK TGM. Xã Đoài. Nơi đây không chỉ hoạt động y tế như những nơi khác, không chỉ khám tại cơ sở, mà trợ giúp cách đặc biệt đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và thường xuyên đi khám cấp phát thuốc từ thiện.
Hỗ trợ cho đoàn khám bệnh, có thầy giúp xứ, quý xơ Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh tại Nghĩa Thành và Ban Caritas của giáo xứ Nghĩa Thành.
Nhân đây, cũng xin được nói sơ qua một chút về giáo xứ Nghĩa Thành. Nghĩa Thành là một giáo xứ vùng thuộc vùng đồi núi, nằm ở cực Tây Bắc giáo phận Vinh. Địa bàn của giáo xứ trải dài trên 100 km, gồm bốn huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong. Một giáo xứ có diện tích lớn nhất nhì trong giáo phận, nhưng số tín hữu lại không đông: chỉ hơn 1800 người. Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp quan tâm một cách đặc biệt đối với các tín hữu và nhiều người dân nơi đây. Ngài mong muốn cho các giáo điểm có được Thánh lễ để các tín hữu đỡ phải lặn lội cả trăm cây số về trung tâm giáo xứ để dự lễ, cũng như có được những điều kiện thuận lợi khác để Ngài có thể góp phần hỗ trợ sự phát triển về văn hóa, kinh tế và con người nơi đây. Trong thời gian qua, linh mục quản xứ Antôn Hoàng Trung Hoa và TGM. Xã Đoài đang tiến hành thủ tục theo Nghị Định 92 của Chính Phủ để có thể cử hành các nghi lễ Công Giáo ngoài cơ sở phụng tự tại các giáo điểm.
Chúc cho các bệnh nhân chóng được lành bệnh! Chúc cho những ước mong của Bề trên giáo phận và của linh mục quản xứ cho giáo xứ Nghĩa Thành nói chung và các giáo điểm nói riêng sớm được hiện thực; và chúc đoàn khám bệnh được nhiều ân phúc của Thiên Chúa, để tiếp tục phục vụ Chúa và các bệnh nhân ngày một tốt hơn theo gương mẫu của Thầy Giêsu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Lạnh Ngày Đông
Joseph Ngọc Phạm
22:20 13/01/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Qua mấy ngày tuyết phủ
Mấy đêm gió sầu đông
Cành cây tuyết thành đá
Lạnh cả góc mùa đông.
(Trích thơ của Minh Tuấn)