Phụng Vụ - Mục Vụ
ĐTC Gioan Phaolô II: Tin tưởng và cầu nguyện
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:14 16/01/2008
ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II: TIN TƯỞNG VÀ CẦU NGUYỆN
Trong cuộc đối thoại với văn thi sĩ Công Giáo Ba Lan Jaroslaw Mikolajewski, ông Arturo Mari - cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma - đã gợi lại niềm tin tưởng tuyệt đối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II nơi THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA.
Hỏi: Có đôi lúc Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã thức trắng đêm dành trọn thời gian để quì gối cầu nguyện, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Chuyện xảy ra là có những đêm Đức Thánh Cha thức trắng quì gối cầu nguyện. Sáng hôm sau chúng tôi thấy Đức Thánh Cha yếu hơn thường lệ. Những lúc ấy chúng tôi nói nhỏ với nhau là Đức Thánh Cha không ngủ.
Đức Thánh Cha thường cầu nguyện nơi nhà nguyện riêng nhưng ngài cũng cầu nguyện nơi ghế bành khi ngồi nghỉ trong phòng làm việc. Thật ra những giây phút ”nghỉ ngơi” theo đúng nghĩa ”nghỉ ngơi” ít khi xảy đến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi nhận tin người nào đó qua đời - chẳng hạn người bạn thân hay người quen biết - hoặc ngài cầu nguyện cho nạn nhân các vụ khủng bố hay các tai nạn. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi biết có đất nước xứ sở nào đó trên thế giới đang lâm tình trạng chính trị trầm trọng hoặc khi hay tin một cuộc chiến bùng nổ. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi gặp vấn đề khó khăn hoặc khi nhận tin không lành về hoàn cảnh nào đó mà ngài phải giải quyết. Trong trường hợp ấy Đức Thánh Cha vào nhà nguyện và ở lại cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Đức Thánh Cha cầu nguyện thật nhiều tại quốc gia ngài thăm viếng. Tôi nghĩ vào lúc ấy, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho vấn đề người dân địa phương, làm như thể Đức Thánh Cha đồng hóa với người dân và cùng mang gánh nặng thống khổ của họ. Tôi nhớ rõ vào năm 1993 tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituani, Đức Thánh Cha quì gối cầu nguyện suốt trong 6 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. . Việc làm đầu tiên trong mỗi chuyến viếng thăm mục vụ của ngài là kính viếng đền thánh Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có lòng yêu mến đặc biệt Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tâm tình này biểu lộ rõ ràng cả trong những chuyến hành hương. Đức Mẹ Đen Ba-Lan, Đức Mẹ Lộ-Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Bà Guadalupe. Đức Thánh Cha âu yếm gọi Đức Bà Guadalupe là ”Đấng Bảo Trợ 2 Châu Mỹ”. Đức Thánh Cha luôn nói ngài cảm thấy được Đức Mẹ che chở cách đặc biệt. Ngay trong vườn Vatican, mỗi lần đi bách bộ, Đức Thánh Cha thường dừng lại nơi nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ-Đức. Đức Thánh Cha cũng dừng lại trước Tượng Đức Bà Guadalupe. Đây là bức tượng do chính phủ Messicô dâng tặng. Và mỗi khi có thể, Đức Thánh Cha thường cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi.
Khi đi dạo trên miền núi, lúc đi bách bộ hoặc khi lắng nghe những bài thuyết trình dài, Đức Thánh Cha thường cầm chặt trong tay tràng chuỗi Mân Côi. Đôi lúc người ta thấy Đức Thánh Cha cho tay vào túi, mân mê tràng chuỗi Mân Côi. Đức Thánh Cha ngồi nghỉ với Tràng Chuỗi Mân Côi, bước đi với tràng chuỗi Mân Côi. Với hầu hết mọi người, Đức Thánh Cha trao tặng tràng chuỗi Mân Côi kèm theo lời khuyên siêng năng cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha tắt thở với Tràng Chuỗi Mân Côi trong tay.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết trong nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có đặt bức ảnh Đức Mẹ nào?
Đáp: Ảnh Đức Mẹ Đen Ba-Lan Czestochowa được đặt hoặc nơi nhà nguyện trong căn hộ ở Vatican hoặc nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo. Bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Vatican Đức Thánh Cha nhận được sau mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1978. Trong khi bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo thì đã có từ trước, dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XI (1922-1939). Bởi vì Đức Pio XI - tức là Đức Tổng Giám Mục Achille Ratti - trước khi làm giáo hoàng đã làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba-Lan từ 1919-1921.
Nơi nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ở Vatican, bên cạnh Đức Mẹ Đen có Cây Thánh Giá. Và mỗi lần cầu nguyện, hình như Đức Thánh Cha thưa chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống y như Đức Chúa GIÊSU đang đứng thật sự trước mặt Đức Thánh Cha vậy! Và mỗi lần Đức Thánh Cha đang ở nhà nguyện thì phải ý tứ hết sức không được quấy rầy ngài! Đó là những giây phút thánh thiêng.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết vào ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có sợ chết không?
Đáp: Không! Đức Thánh Cha chỉ tin tưởng phó thác nơi Đức Mẹ MARIA. Khi xảy ra vụ ám sát nơi quảng trường Thánh Phêrô tôi đang đứng gần đó. Khi Ali Agca bắn thì Đức Thánh Cha ngã xuống ngay. Đức Thánh Cha không nói lời than van nào hết. Đức Thánh Cha chỉ kêu xin Đức Mẹ trợ giúp. Đức Thánh Cha không la lên, ngài chỉ xin trợ giúp. Họ mang Đức Thánh Cha vào vòng cung dưới Tháp Chuông rồi đặt ngài vào xe cứu thương và chở thẳng đến bệnh viện toàn khoa Gemelli. Tôi ở lại ngày đêm nơi căn phòng bên cạnh phòng của Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Khi tôi hỏi thăm tin tức thì các bác sĩ và Cha bí thư Stanislao cho biết Đức Thánh Cha bình tĩnh và phó thác. Rồi giáo sư Francesco Crucitti - vị bác sĩ giải phẫu cho Đức Thánh Cha - quả quyết với tôi: ”Đúng thật Đức Thánh Cha chỉ được cứu sống nhờ Phép Lạ!” Rồi bác sĩ vừa đưa cho tôi xem phim chụp vừa giải thích: ”Giống y như thể đang đi, viên đạn bỗng nhiên chuyển hướng, làm như thể viên đạn gặp một vật cản bằng thép. Thật không thể tưởng tượng được: chính nhờ thế mà viên đạn chỉ chạm đến phần mềm của cơ thể chứ không làm gãy mảnh xương nào cả! Làm sao giải thích được sự kiện này, hẳn chỉ duy nhất Đức Mẹ MARIA biết!”
Xin nhắc lại ở đây là vào một dịp khác bác sĩ Francesco Crucitti tiết lộ: ”Khi nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, mình đầy máu, hai tay giang ra bất động để được chuyền máu, tôi có cảm tưởng như đang chiêm ngắm hình ảnh Đức Chúa GIÊSU bị đóng đinh trên Thánh Giá. Vâng! Đúng thế, tôi tin rằng mình đã nhìn thấy Đức Chúa KITÔ Chịu Khổ Nạn!”
Hỏi: Xin ông cho biết, sau vụ ám sát ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có lo sợ một vụ ám sát khác nữa không?
Đáp: Chúng tôi thực hiện 104 chuyến công du hải ngoại. Nếu phải làm cuộc kiểm chứng về tất cả đe dọa ám sát mà chúng tôi nhận được thì đáng lý Đức Thánh Cha đã chết đến 104 lần! Vậy tôi xin lập lại: Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ trông thấy Đức Thánh Cha âu lo hốt hoảng. Lời ngài khuyên ”Anh Chị Em đừng sợ” cũng là câu châm ngôn sống của ngài.
Dĩ nhiên Đức Thánh Cha có thể chọn lựa hình thức viếng thăm mục vụ bằng cách cứ ngồi yên nơi ngai tòa Thánh Phêrô ở thủ đô Roma và gởi đi viếng thăm nhân dân các nước ở các Giáo Hội địa phương các Vị Sứ Thần Tòa Thánh hoặc các vị thừa sai. Sau đó các vị này sẽ tường trình chi tiết các chuyến viếng thăm. Nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không làm thế. Khi nói về các vấn đề, ngài muốn đích thân hiểu biết các vấn đề ấy. Chính Đức Thánh Cha khởi xướng không biết bao nhiêu là hành động bất ngờ. Chẳng hạn đáng lý ngài phải bước đi 100 thước đường thẳng, nhưng chỉ sau 10 thước, ngài có thể bất ngờ rẽ sang trái hoặc chuyển sang phải!
Hỏi: Xin ông Arturo Mari kể thêm cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không sợ bất cứ điều gì.
Đáp: Xin bạn luôn ghi nhớ rằng, chẳng những Đức Thánh Cha sẵn sàng đối phó với các cá nhân, bất luận người đó là ai, bởi vì ngài cảm thấy mình được bảo vệ bởi các hiệp ước quốc tế, bởi quyền bất khả xâm phạm mà mỗi vị quốc trưởng được hưởng. Chẳng những thế, ngài còn sẵn sàng đối phó với hết mọi tổ chức, đặc biệt những tổ chức đi ra ngoài các luật lệ của một thế giới văn minh.
Một trong những thí dụ điển hình mạnh nhất là bài diễn văn Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II nói với nhóm bất lương mafia đảo Sicilia (Nam Ý) tại chính nơi sào huyệt của họ ở Valle dei Templi gần Agrigento. Đức Thánh Cha nói lớn: ”Các bạn hãy ăn năn thống hối! Bởi vì các bạn sẽ phải trả lẽ trước mặt THIÊN CHÚA!”
Một lần khác, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Perù vào năm 1985, khi đang đi, Đức Thánh Cha gặp một nhóm lính võ trang của quân đội chính phủ đang tuần tiễu. Họ tỏ ra thật ưu tư đến độ gần như hung-hăng. Đức Thánh Cha thăm hỏi lý do nào khiến họ phải dùng đến những biện pháp nghiêm ngặt đến như thế. Họ giải thích cho Đức Thánh Cha biết trong rừng đang có các nhóm kháng chiến thuộc phong trào Con Đường Sáng, tức là các nhóm khủng bố Perù đang quấy nhiễu phá rối vào bất cứ lúc nào. Nghe vậy, Đức Thánh Cha không hề tỏ ra sợ hãi, cũng không tìm cách trốn thoát. Trái lại, Đức Thánh Cha lấy một cái ghế bước lên một cái bàn rồi Đức Thánh Cha thẳng thắn trách cứ họ về cách thức họ cư xử quá bạo tàn. Thật là giây phút đáng lo âu, vào chính lúc ấy!
Trước đó vào năm 1983 trong chuyến viếng thăm mục vụ Nicaragua, Đức Thánh Cha cũng dùng lời lẽ mạnh bạo y như thế. Hồi ấy Nicaragua sống dưới chế độ độc tài của chính phủ sandinista. Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha cử hành tại Managua, ngồi nơi ba hàng ghế đầu có đủ mặt quan chức chính phủ sandinista đang sôi-sục hùng-hổ, sẵn sàng lên tiếng phản đối Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vào bất cứ lúc nào.
Nhưng Đức Thánh Cha không hề tỏ ra lo sợ. Bởi vì vượt qua ba hàng ghế đầu Đức Thánh Cha trông thấy khuôn mặt của toàn đám dân lành, đang ngước mắt nhìn Đức Thánh Cha với trọn lòng yêu mến và hy vọng. Họ mong chờ nơi Đức Thánh Cha lời an ủi khuyến khích. . Đang lúc giảng trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đột nhiên cầm lấy Cây Thánh Giá, giơ cao lên và nói lớn: ”Đức Chúa KITÔ sẽ chiến thắng!” Đừng quên rằng, ngay chính lúc ấy Đức Thánh Cha ý thức rõ mình có thể gặp hiểm nguy. Nhưng Đức Thánh Cha không sợ! Đức Thánh Cha muốn can đảm làm chứng cho sự thật của Đức Tin Công Giáo. Cùng lúc, Đức Thánh Cha muốn trao ban sự nâng đỡ cho đoàn chiên khiêm tốn bé nhỏ đang đứng trước mặt Đức Thánh Cha.
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen. Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng. Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất. . Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm CHÚA TỂ. Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp” (Thánh Vịnh 33,1-5/10-12).
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 63+108+101+123)
Trong cuộc đối thoại với văn thi sĩ Công Giáo Ba Lan Jaroslaw Mikolajewski, ông Arturo Mari - cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma - đã gợi lại niềm tin tưởng tuyệt đối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II nơi THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA.
Hỏi: Có đôi lúc Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã thức trắng đêm dành trọn thời gian để quì gối cầu nguyện, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Chuyện xảy ra là có những đêm Đức Thánh Cha thức trắng quì gối cầu nguyện. Sáng hôm sau chúng tôi thấy Đức Thánh Cha yếu hơn thường lệ. Những lúc ấy chúng tôi nói nhỏ với nhau là Đức Thánh Cha không ngủ.
Đức Thánh Cha thường cầu nguyện nơi nhà nguyện riêng nhưng ngài cũng cầu nguyện nơi ghế bành khi ngồi nghỉ trong phòng làm việc. Thật ra những giây phút ”nghỉ ngơi” theo đúng nghĩa ”nghỉ ngơi” ít khi xảy đến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi nhận tin người nào đó qua đời - chẳng hạn người bạn thân hay người quen biết - hoặc ngài cầu nguyện cho nạn nhân các vụ khủng bố hay các tai nạn. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi biết có đất nước xứ sở nào đó trên thế giới đang lâm tình trạng chính trị trầm trọng hoặc khi hay tin một cuộc chiến bùng nổ. Đức Thánh Cha cầu nguyện khi gặp vấn đề khó khăn hoặc khi nhận tin không lành về hoàn cảnh nào đó mà ngài phải giải quyết. Trong trường hợp ấy Đức Thánh Cha vào nhà nguyện và ở lại cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Đức Thánh Cha cầu nguyện thật nhiều tại quốc gia ngài thăm viếng. Tôi nghĩ vào lúc ấy, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho vấn đề người dân địa phương, làm như thể Đức Thánh Cha đồng hóa với người dân và cùng mang gánh nặng thống khổ của họ. Tôi nhớ rõ vào năm 1993 tại Vilnius, thủ đô cộng hòa Lituani, Đức Thánh Cha quì gối cầu nguyện suốt trong 6 tiếng đồng hồ không ngơi nghỉ. . Việc làm đầu tiên trong mỗi chuyến viếng thăm mục vụ của ngài là kính viếng đền thánh Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có lòng yêu mến đặc biệt Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Tâm tình này biểu lộ rõ ràng cả trong những chuyến hành hương. Đức Mẹ Đen Ba-Lan, Đức Mẹ Lộ-Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Bà Guadalupe. Đức Thánh Cha âu yếm gọi Đức Bà Guadalupe là ”Đấng Bảo Trợ 2 Châu Mỹ”. Đức Thánh Cha luôn nói ngài cảm thấy được Đức Mẹ che chở cách đặc biệt. Ngay trong vườn Vatican, mỗi lần đi bách bộ, Đức Thánh Cha thường dừng lại nơi nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ-Đức. Đức Thánh Cha cũng dừng lại trước Tượng Đức Bà Guadalupe. Đây là bức tượng do chính phủ Messicô dâng tặng. Và mỗi khi có thể, Đức Thánh Cha thường cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi.
Khi đi dạo trên miền núi, lúc đi bách bộ hoặc khi lắng nghe những bài thuyết trình dài, Đức Thánh Cha thường cầm chặt trong tay tràng chuỗi Mân Côi. Đôi lúc người ta thấy Đức Thánh Cha cho tay vào túi, mân mê tràng chuỗi Mân Côi. Đức Thánh Cha ngồi nghỉ với Tràng Chuỗi Mân Côi, bước đi với tràng chuỗi Mân Côi. Với hầu hết mọi người, Đức Thánh Cha trao tặng tràng chuỗi Mân Côi kèm theo lời khuyên siêng năng cầu nguyện. Và Đức Thánh Cha tắt thở với Tràng Chuỗi Mân Côi trong tay.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết trong nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có đặt bức ảnh Đức Mẹ nào?
Đáp: Ảnh Đức Mẹ Đen Ba-Lan Czestochowa được đặt hoặc nơi nhà nguyện trong căn hộ ở Vatican hoặc nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo. Bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Vatican Đức Thánh Cha nhận được sau mật nghị bầu Giáo Hoàng năm 1978. Trong khi bức ảnh Đức Mẹ Đen đặt nơi nhà nguyện ở Castelgandolfo thì đã có từ trước, dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XI (1922-1939). Bởi vì Đức Pio XI - tức là Đức Tổng Giám Mục Achille Ratti - trước khi làm giáo hoàng đã làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba-Lan từ 1919-1921.
Nơi nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ở Vatican, bên cạnh Đức Mẹ Đen có Cây Thánh Giá. Và mỗi lần cầu nguyện, hình như Đức Thánh Cha thưa chuyện với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, giống y như Đức Chúa GIÊSU đang đứng thật sự trước mặt Đức Thánh Cha vậy! Và mỗi lần Đức Thánh Cha đang ở nhà nguyện thì phải ý tứ hết sức không được quấy rầy ngài! Đó là những giây phút thánh thiêng.
Hỏi: Xin ông Arturo Mari cho biết vào ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có sợ chết không?
Đáp: Không! Đức Thánh Cha chỉ tin tưởng phó thác nơi Đức Mẹ MARIA. Khi xảy ra vụ ám sát nơi quảng trường Thánh Phêrô tôi đang đứng gần đó. Khi Ali Agca bắn thì Đức Thánh Cha ngã xuống ngay. Đức Thánh Cha không nói lời than van nào hết. Đức Thánh Cha chỉ kêu xin Đức Mẹ trợ giúp. Đức Thánh Cha không la lên, ngài chỉ xin trợ giúp. Họ mang Đức Thánh Cha vào vòng cung dưới Tháp Chuông rồi đặt ngài vào xe cứu thương và chở thẳng đến bệnh viện toàn khoa Gemelli. Tôi ở lại ngày đêm nơi căn phòng bên cạnh phòng của Đức Thánh Cha và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Khi tôi hỏi thăm tin tức thì các bác sĩ và Cha bí thư Stanislao cho biết Đức Thánh Cha bình tĩnh và phó thác. Rồi giáo sư Francesco Crucitti - vị bác sĩ giải phẫu cho Đức Thánh Cha - quả quyết với tôi: ”Đúng thật Đức Thánh Cha chỉ được cứu sống nhờ Phép Lạ!” Rồi bác sĩ vừa đưa cho tôi xem phim chụp vừa giải thích: ”Giống y như thể đang đi, viên đạn bỗng nhiên chuyển hướng, làm như thể viên đạn gặp một vật cản bằng thép. Thật không thể tưởng tượng được: chính nhờ thế mà viên đạn chỉ chạm đến phần mềm của cơ thể chứ không làm gãy mảnh xương nào cả! Làm sao giải thích được sự kiện này, hẳn chỉ duy nhất Đức Mẹ MARIA biết!”
Xin nhắc lại ở đây là vào một dịp khác bác sĩ Francesco Crucitti tiết lộ: ”Khi nhìn thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, mình đầy máu, hai tay giang ra bất động để được chuyền máu, tôi có cảm tưởng như đang chiêm ngắm hình ảnh Đức Chúa GIÊSU bị đóng đinh trên Thánh Giá. Vâng! Đúng thế, tôi tin rằng mình đã nhìn thấy Đức Chúa KITÔ Chịu Khổ Nạn!”
Hỏi: Xin ông cho biết, sau vụ ám sát ngày thứ tư 13 tháng 5 năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II có lo sợ một vụ ám sát khác nữa không?
Đáp: Chúng tôi thực hiện 104 chuyến công du hải ngoại. Nếu phải làm cuộc kiểm chứng về tất cả đe dọa ám sát mà chúng tôi nhận được thì đáng lý Đức Thánh Cha đã chết đến 104 lần! Vậy tôi xin lập lại: Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không sợ hãi bất cứ điều gì. Tôi không bao giờ trông thấy Đức Thánh Cha âu lo hốt hoảng. Lời ngài khuyên ”Anh Chị Em đừng sợ” cũng là câu châm ngôn sống của ngài.
Dĩ nhiên Đức Thánh Cha có thể chọn lựa hình thức viếng thăm mục vụ bằng cách cứ ngồi yên nơi ngai tòa Thánh Phêrô ở thủ đô Roma và gởi đi viếng thăm nhân dân các nước ở các Giáo Hội địa phương các Vị Sứ Thần Tòa Thánh hoặc các vị thừa sai. Sau đó các vị này sẽ tường trình chi tiết các chuyến viếng thăm. Nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không làm thế. Khi nói về các vấn đề, ngài muốn đích thân hiểu biết các vấn đề ấy. Chính Đức Thánh Cha khởi xướng không biết bao nhiêu là hành động bất ngờ. Chẳng hạn đáng lý ngài phải bước đi 100 thước đường thẳng, nhưng chỉ sau 10 thước, ngài có thể bất ngờ rẽ sang trái hoặc chuyển sang phải!
Hỏi: Xin ông Arturo Mari kể thêm cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không sợ bất cứ điều gì.
Đáp: Xin bạn luôn ghi nhớ rằng, chẳng những Đức Thánh Cha sẵn sàng đối phó với các cá nhân, bất luận người đó là ai, bởi vì ngài cảm thấy mình được bảo vệ bởi các hiệp ước quốc tế, bởi quyền bất khả xâm phạm mà mỗi vị quốc trưởng được hưởng. Chẳng những thế, ngài còn sẵn sàng đối phó với hết mọi tổ chức, đặc biệt những tổ chức đi ra ngoài các luật lệ của một thế giới văn minh.
Một trong những thí dụ điển hình mạnh nhất là bài diễn văn Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II nói với nhóm bất lương mafia đảo Sicilia (Nam Ý) tại chính nơi sào huyệt của họ ở Valle dei Templi gần Agrigento. Đức Thánh Cha nói lớn: ”Các bạn hãy ăn năn thống hối! Bởi vì các bạn sẽ phải trả lẽ trước mặt THIÊN CHÚA!”
Một lần khác, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Perù vào năm 1985, khi đang đi, Đức Thánh Cha gặp một nhóm lính võ trang của quân đội chính phủ đang tuần tiễu. Họ tỏ ra thật ưu tư đến độ gần như hung-hăng. Đức Thánh Cha thăm hỏi lý do nào khiến họ phải dùng đến những biện pháp nghiêm ngặt đến như thế. Họ giải thích cho Đức Thánh Cha biết trong rừng đang có các nhóm kháng chiến thuộc phong trào Con Đường Sáng, tức là các nhóm khủng bố Perù đang quấy nhiễu phá rối vào bất cứ lúc nào. Nghe vậy, Đức Thánh Cha không hề tỏ ra sợ hãi, cũng không tìm cách trốn thoát. Trái lại, Đức Thánh Cha lấy một cái ghế bước lên một cái bàn rồi Đức Thánh Cha thẳng thắn trách cứ họ về cách thức họ cư xử quá bạo tàn. Thật là giây phút đáng lo âu, vào chính lúc ấy!
Trước đó vào năm 1983 trong chuyến viếng thăm mục vụ Nicaragua, Đức Thánh Cha cũng dùng lời lẽ mạnh bạo y như thế. Hồi ấy Nicaragua sống dưới chế độ độc tài của chính phủ sandinista. Trong Thánh Lễ Đức Thánh Cha cử hành tại Managua, ngồi nơi ba hàng ghế đầu có đủ mặt quan chức chính phủ sandinista đang sôi-sục hùng-hổ, sẵn sàng lên tiếng phản đối Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II vào bất cứ lúc nào.
Nhưng Đức Thánh Cha không hề tỏ ra lo sợ. Bởi vì vượt qua ba hàng ghế đầu Đức Thánh Cha trông thấy khuôn mặt của toàn đám dân lành, đang ngước mắt nhìn Đức Thánh Cha với trọn lòng yêu mến và hy vọng. Họ mong chờ nơi Đức Thánh Cha lời an ủi khuyến khích. . Đang lúc giảng trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đột nhiên cầm lấy Cây Thánh Giá, giơ cao lên và nói lớn: ”Đức Chúa KITÔ sẽ chiến thắng!” Đừng quên rằng, ngay chính lúc ấy Đức Thánh Cha ý thức rõ mình có thể gặp hiểm nguy. Nhưng Đức Thánh Cha không sợ! Đức Thánh Cha muốn can đảm làm chứng cho sự thật của Đức Tin Công Giáo. Cùng lúc, Đức Thánh Cha muốn trao ban sự nâng đỡ cho đoàn chiên khiêm tốn bé nhỏ đang đứng trước mặt Đức Thánh Cha.
... ”Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen. Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng. Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hòa mặt đất. . Chúa đảo lộn chương trình muôn nước, Người phá tan ý định chư dân. Chương trình Chúa ngàn năm bền vững, ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn. Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm CHÚA TỂ. Hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp” (Thánh Vịnh 33,1-5/10-12).
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 63+108+101+123)
Ngày 16 tháng 1: Kính Thánh Marcellus
PhóTế Huỳnh Mai Trác
10:39 16/01/2008
Thánh Marcellus được bầu làm Giám mục thành Roma năm 308 trong lúc Giáo Hội đang ở vào giai đoạn khủng hoảng. Ðời sống linh thiêng của giáo dân và sinh hoạt của Giáo Hội nhiều lúc bị gián đoạn. Thêm vào đó có nhiều chia rẽ vì các phe phái, nhất là của nhóm lạc đạo Arians. Vì vậy có một số tín hữu kém đức tin đã lìa bỏ Giáo Hội và chối bỏ đạo khi bị bắt bớ tù đày.
Vừa đăng quang thì thánh Marcellus liền chỉnh đốn lại hàng giáo sĩ và cải tổ lại công việc của Giáo Hội. Ngài chia lãnh thổ Roma làm 25 gíao xứ, và mỗi giáo xứ có một linh mục chăm sóc. Công việc của mỗi linh mục được phân định rõ ràng: dạy dỗ giáo lý cho tân tòng, giúp đỡ giáo dân trong việc ăn năn đền tội, tống táng người chết và dâng lễ tôn kính các đấng tử đạo. Việc phận định Roma thành 25 giáo xứ vẫn tồn tại cho đến thế kỷ thứ VII.
Thánh Marcellus gặp chống đối khi bắt buộc những người tội lỗi phải ăn năn đền tội công khai. Trong việc cải tổ ngài cũng gặp khó khăn vì các nhóm chống đối được Hoàng đế Maxentus bênh vực, vị vua này rất hung bạo và tàn ác đã bắt giam thánh Marcellus và đày ra khỏi Roma.
Khi vừa bị đưa khỏi Roma thì ngài từ trần và được mọi người tôn kính như một đấng thánh. Giáo triều của thánh Marcellus chỉ vỏn vẹn một năm sáu tháng nhưng đã đặt một nền tảng vững chắc cho Giáo Hội.
Theo truyền thuyết thì ngài bị người ngoại giáo bắt phải dâng hương tế thần của chúng nhưng ngài quyết liệt từ khước nên bị chúng giết. Nhưng theo sử sách thì chính Maxentus đã tức giận vì những cải tổ của ngài và những hành động quyết liệt bài trừ bè phái lạc đạo tay chân của nhà vua nên Maxentus đã tìm mọi cách làm nhục ngài và hành hạ cho đến chết.
Vừa đăng quang thì thánh Marcellus liền chỉnh đốn lại hàng giáo sĩ và cải tổ lại công việc của Giáo Hội. Ngài chia lãnh thổ Roma làm 25 gíao xứ, và mỗi giáo xứ có một linh mục chăm sóc. Công việc của mỗi linh mục được phân định rõ ràng: dạy dỗ giáo lý cho tân tòng, giúp đỡ giáo dân trong việc ăn năn đền tội, tống táng người chết và dâng lễ tôn kính các đấng tử đạo. Việc phận định Roma thành 25 giáo xứ vẫn tồn tại cho đến thế kỷ thứ VII.
Thánh Marcellus gặp chống đối khi bắt buộc những người tội lỗi phải ăn năn đền tội công khai. Trong việc cải tổ ngài cũng gặp khó khăn vì các nhóm chống đối được Hoàng đế Maxentus bênh vực, vị vua này rất hung bạo và tàn ác đã bắt giam thánh Marcellus và đày ra khỏi Roma.
Khi vừa bị đưa khỏi Roma thì ngài từ trần và được mọi người tôn kính như một đấng thánh. Giáo triều của thánh Marcellus chỉ vỏn vẹn một năm sáu tháng nhưng đã đặt một nền tảng vững chắc cho Giáo Hội.
Theo truyền thuyết thì ngài bị người ngoại giáo bắt phải dâng hương tế thần của chúng nhưng ngài quyết liệt từ khước nên bị chúng giết. Nhưng theo sử sách thì chính Maxentus đã tức giận vì những cải tổ của ngài và những hành động quyết liệt bài trừ bè phái lạc đạo tay chân của nhà vua nên Maxentus đã tìm mọi cách làm nhục ngài và hành hạ cho đến chết.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 16/01/2008
TÀO THƯƠNG ĐI SỨ NƯỚC TẦN
Tào Thương người nước Tống là bạn học với Trang tử, Tống Nguyên quân mời ông ta làm sứ giả, bỏ ra mấy cổ xe cho ông ta, để ông ta đi sứ sang nước Tần, Tần vương rất thích ông ta, tặng cho ông ta một trăm cổ xe, để ông ta cuồn cuộn lướt gió trở về nước Tống.
Tào Thương vừa về đến nước Tống, thì không nhịn được bèn kêu trưởng đoàn xe đi thẳng đến nhà Trang tử để khoe. Ông ta nói với Trang tử: “Mặc dù cuộc sống của tôi trước đây rất nghèo khó, nhưng chỉ cần để tôi đối diện với quân vương thì có thể được một trăm cổ xe, đó mới là bản lãnh của tôi.”
Trang tử cười nói: “Tôi nghe nói vua Tần bị bệnh, người nào có thể phá vỡ cái nhọt độc vừa đỏ vừa sưng tấy lại vừa chảy mủ ấy, thì được thưởng hai cổ xe ngựa; người giúp ông ta liếm mụt nhọt thì có thể được thưởng năm cổ xe. Làm những việc càng thấp hèn, thì càng được thưởng nhiều cổ xe, tôi thấy vua Tần thưởng cho anh rất nhiều cổ xe, lẽ nào anh đi liếm mụt nhọt cho ông ta sao ?”
Trang tử nói xong thì cười lớn tiếng, muốn đuổi Tào Thương và đội xe của ông ta đi gấp.
(Trang tử: Liệt ngự khấu)
Suy tư:
Tào Thương không liếm mụt nhọt cho vua Tần để được một trăm cổ xe, nhưng vì vua Tần thích Tào Thương nên mới tặng xe; Trang tử đã dùng những lời độc địa để chê bai Tào Thương khi chỉ nghe nói những việc làm của vua Tần, mà không kiểm chứng, phải chăng vì ghen tức với Tào Thương ?
Xét cho cùng, nếu Tào Thương không đến khoe cái tài giỏi của mình với Trang tử, thì chắc sẽ không bị Trang tử nói lởi bẻ mặt. Tình ngay mà lý gian là ở đó.
Lòng dạ con người không thể nghe một vài lời nói để đo rồi nói: người này tốt; cũng không thể thấy một vài việc làm của họ mà lường rồi nói: người kia đáng làm bạn, nhưng phải trãi qua nhiều chặng đường vui sướng đau khổ, giàu có nghèo hèn mới biết được lòng dạ của nhau. Bời vì có những người khi hoạn nạn thì là bạn bè, nhưng khi giàu có thì hết bạn hết bè; có người khi giàu có thì bạn bè, nhưng khi bạn trở thành kẻ nghèo thì tình bạn cũng bay mất tiêu luôn.
Mỗi người Ki-tô hữu là một sứ giả của Thiên Chúa tại trần gian này, phần thưởng Chúa ban cho không phải là trăm cổ xe nhưng là ân sủng, không phải là tiền bạc nhưng là tình yêu, do đó đừng nên khoe khoang những gì mình đã nhận được, nhưng hãy đem cho đi để làm lợi cho linh hồn mình và linh hồn của tha nhân, bằng không thì chúng ta sẽ không những mất ơn nghĩa với Chúa, mà còn bị người khác buông lời chế giễu...
Khiêm tốn là nền tảng để xây dựng mọi giao hảo hòa bình ở trần gian này.
N2T |
Tào Thương người nước Tống là bạn học với Trang tử, Tống Nguyên quân mời ông ta làm sứ giả, bỏ ra mấy cổ xe cho ông ta, để ông ta đi sứ sang nước Tần, Tần vương rất thích ông ta, tặng cho ông ta một trăm cổ xe, để ông ta cuồn cuộn lướt gió trở về nước Tống.
Tào Thương vừa về đến nước Tống, thì không nhịn được bèn kêu trưởng đoàn xe đi thẳng đến nhà Trang tử để khoe. Ông ta nói với Trang tử: “Mặc dù cuộc sống của tôi trước đây rất nghèo khó, nhưng chỉ cần để tôi đối diện với quân vương thì có thể được một trăm cổ xe, đó mới là bản lãnh của tôi.”
Trang tử cười nói: “Tôi nghe nói vua Tần bị bệnh, người nào có thể phá vỡ cái nhọt độc vừa đỏ vừa sưng tấy lại vừa chảy mủ ấy, thì được thưởng hai cổ xe ngựa; người giúp ông ta liếm mụt nhọt thì có thể được thưởng năm cổ xe. Làm những việc càng thấp hèn, thì càng được thưởng nhiều cổ xe, tôi thấy vua Tần thưởng cho anh rất nhiều cổ xe, lẽ nào anh đi liếm mụt nhọt cho ông ta sao ?”
Trang tử nói xong thì cười lớn tiếng, muốn đuổi Tào Thương và đội xe của ông ta đi gấp.
(Trang tử: Liệt ngự khấu)
Suy tư:
Tào Thương không liếm mụt nhọt cho vua Tần để được một trăm cổ xe, nhưng vì vua Tần thích Tào Thương nên mới tặng xe; Trang tử đã dùng những lời độc địa để chê bai Tào Thương khi chỉ nghe nói những việc làm của vua Tần, mà không kiểm chứng, phải chăng vì ghen tức với Tào Thương ?
Xét cho cùng, nếu Tào Thương không đến khoe cái tài giỏi của mình với Trang tử, thì chắc sẽ không bị Trang tử nói lởi bẻ mặt. Tình ngay mà lý gian là ở đó.
Lòng dạ con người không thể nghe một vài lời nói để đo rồi nói: người này tốt; cũng không thể thấy một vài việc làm của họ mà lường rồi nói: người kia đáng làm bạn, nhưng phải trãi qua nhiều chặng đường vui sướng đau khổ, giàu có nghèo hèn mới biết được lòng dạ của nhau. Bời vì có những người khi hoạn nạn thì là bạn bè, nhưng khi giàu có thì hết bạn hết bè; có người khi giàu có thì bạn bè, nhưng khi bạn trở thành kẻ nghèo thì tình bạn cũng bay mất tiêu luôn.
Mỗi người Ki-tô hữu là một sứ giả của Thiên Chúa tại trần gian này, phần thưởng Chúa ban cho không phải là trăm cổ xe nhưng là ân sủng, không phải là tiền bạc nhưng là tình yêu, do đó đừng nên khoe khoang những gì mình đã nhận được, nhưng hãy đem cho đi để làm lợi cho linh hồn mình và linh hồn của tha nhân, bằng không thì chúng ta sẽ không những mất ơn nghĩa với Chúa, mà còn bị người khác buông lời chế giễu...
Khiêm tốn là nền tảng để xây dựng mọi giao hảo hòa bình ở trần gian này.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 16/01/2008
N2T |
7. Vâng lời là nguyên tắc chung của các nhân đức, là yếu lĩnh của tất cả thần học tu đức, là làm cho con người sửa đổi các nhân đức để đạt đến nguyện vọng sống đời đời, dễ dàng nhất, thỏa đáng nhất, ngắn gọn nhất và là con đường chắc chắn nhất.
(Linh mục Alewalai)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
John McCain nhận được sự ủng hộ của cặp vợ-chồng nổi tiếng cổ võ cho sự sống
Anthony Lê
07:39 16/01/2008
McCain nhận được sự ủng hộ của cặp vợ-chồng nổi tiếng cổ võ cho sự sống
Washington DC (CNA).- Cặp vợ-chồng Austin và Cathy Ruse, những người vốn trở nên rất nổi tiếng vì quan điểm phò sinh của họ, đã công bố dành sự ủng hộ cho ứng cử viên chức Tổng Thống John McCain vào ngày hôm qua.
Như vậy là sau sự ủng hộ của vị Thượng Nghị Sĩ nổi tiếng phò sinh là Sam Brownback của Đảng Cộng Hòa, sau khi Ông này tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử; thì sự ủng hộ mới đến từ cặp vợ-chồng này, sẽ tạo thêm tên tuổi và uy tín cho John McCain với những nhóm cử tri có quan điểm phò sinh mạnh mẽ.
Trong tuyên cáo giải thích những lý do tại sao mà cặp vợ-chồng này ủng hộ cho McCain, Ông-Bà này cho biết:
"Trong số những khủng hoảng hết sức trầm trọng mà trong diện đối, trong tư cách là một quốc gia, chính là nạn khủng bố Hồi Giáo, và tấn thảm kịch của không biết bao nhiêu vụ giết hại các trẻ thơ mà quyết định Roe v. Wade đã áp đặt lên cho phận số thoi thóp của các em. Đức tín, sự can trường, thành tích, và kinh nghiệm sống của John McCain đã khiến cho Ông trở thành ứng cử viên tốt nhất của bất kỳ đảng phái nào, để có thể đáp ứng được với những thách đố của thời nay."
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng lên tiếng khẳng định điều đó và cho biết thêm rằng: "Ông mới chính là người mà quốc gia, lúc này, cần đến hơn bao giờ hết, và Ông đã hiện thể điều này qua cách sống của Ông."
Cùng với sự ủng hộ đó, cặp vợ-chồng này cũng lên tiếng công bố rằng họ "rất tự hào để tham gia vào Ủy Ban Điều Hành Quốc Gia của Những Người Công Giáo Ủng Hộ cho McCain."
Bà Cathy Ruse, nguyên là phát ngôn viên chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chuyên về các vấn đề có liên quan tới sự sống, và Bà cũng đã hoạt động trong tư cách là Cố Vấn Chính cho Tiểu Ủy Ban chuyên về Hiến Pháp ở Hạ Viện Hoa Kỳ. Trong chức vụ đó, Bà đã từng giải quyết rất nhiều vụ có liên quan tới dân và nhân quyền, cũng như quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
Ông Austin Ruse cũng là một người rất hăng hái trong các hoạt động phò sinh, và cũng có rất nhiều kinh nghiệm làm việc với chính phủ. Hiện tại, Ông đang giữ chức Chủ Tịch Học Viện Gia Đình và Nhân Quyền Công Giáo (Catholic Family and Human Rights Institute hay C-FAM), và đã từ cố vấn cho các thành viên của Hạ và Thượng Viện Hoa Kỳ về các vấn đề của Liên Hiệp Quốc, cũng như cố vấn cho Tòa Bạch Ốc và các nhân viên thuộc Ủy Ban An Ninh Quốc Gia (National Security Council).
Bà Cathy Ruse |
Như vậy là sau sự ủng hộ của vị Thượng Nghị Sĩ nổi tiếng phò sinh là Sam Brownback của Đảng Cộng Hòa, sau khi Ông này tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử; thì sự ủng hộ mới đến từ cặp vợ-chồng này, sẽ tạo thêm tên tuổi và uy tín cho John McCain với những nhóm cử tri có quan điểm phò sinh mạnh mẽ.
Trong tuyên cáo giải thích những lý do tại sao mà cặp vợ-chồng này ủng hộ cho McCain, Ông-Bà này cho biết:
"Trong số những khủng hoảng hết sức trầm trọng mà trong diện đối, trong tư cách là một quốc gia, chính là nạn khủng bố Hồi Giáo, và tấn thảm kịch của không biết bao nhiêu vụ giết hại các trẻ thơ mà quyết định Roe v. Wade đã áp đặt lên cho phận số thoi thóp của các em. Đức tín, sự can trường, thành tích, và kinh nghiệm sống của John McCain đã khiến cho Ông trở thành ứng cử viên tốt nhất của bất kỳ đảng phái nào, để có thể đáp ứng được với những thách đố của thời nay."
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng lên tiếng khẳng định điều đó và cho biết thêm rằng: "Ông mới chính là người mà quốc gia, lúc này, cần đến hơn bao giờ hết, và Ông đã hiện thể điều này qua cách sống của Ông."
Cùng với sự ủng hộ đó, cặp vợ-chồng này cũng lên tiếng công bố rằng họ "rất tự hào để tham gia vào Ủy Ban Điều Hành Quốc Gia của Những Người Công Giáo Ủng Hộ cho McCain."
Bà Cathy Ruse, nguyên là phát ngôn viên chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chuyên về các vấn đề có liên quan tới sự sống, và Bà cũng đã hoạt động trong tư cách là Cố Vấn Chính cho Tiểu Ủy Ban chuyên về Hiến Pháp ở Hạ Viện Hoa Kỳ. Trong chức vụ đó, Bà đã từng giải quyết rất nhiều vụ có liên quan tới dân và nhân quyền, cũng như quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
Ông Austin Ruse cũng là một người rất hăng hái trong các hoạt động phò sinh, và cũng có rất nhiều kinh nghiệm làm việc với chính phủ. Hiện tại, Ông đang giữ chức Chủ Tịch Học Viện Gia Đình và Nhân Quyền Công Giáo (Catholic Family and Human Rights Institute hay C-FAM), và đã từ cố vấn cho các thành viên của Hạ và Thượng Viện Hoa Kỳ về các vấn đề của Liên Hiệp Quốc, cũng như cố vấn cho Tòa Bạch Ốc và các nhân viên thuộc Ủy Ban An Ninh Quốc Gia (National Security Council).
Tổ Chức trợ giúp các Giáo Hội Đau Khổ có vị Lãnh Đạo mới
Anthony Lê
07:59 16/01/2008
Tổ Chức trợ giúp các Giáo Hội Đau Khổ có vị Lãnh Đạo mới
KOENIGSTEIN, Germany (Zenit.org).- Tổ chức từ thiện quốc tế có tên "Trợ Giúp Các Giáo Hội Cần Đến" hay "Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ" (Aid to the Church in Need) đã chính thức có vị Tổng Thư Ký mới..
Ông Pierre-Marie Morel, 59 tuổi, một cựu sinh viên của trường Đại Học Sorbonne, và cũng là người đã từng giữ rất nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp tại các công ty quốc tế như: IBM và ELF Aquitaine. Ông cũng là Giáo Sư giảng dạy về môn Kinh Tế Học tại trường Đại Học Quebec ở Canada.
Ông cũng là người đã từng đóng vai trò lãnh đạo trong vài một số sáng kiến mới nhằm vào các vấn đề có liên quan đến xã hội và đạo đức. Ông có vợ và 7 đứa con.
Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là một tổ chức từ thiện, chịu sự quản lý của Tòa Thánh, do đó phải có trách nhiệm báo cáo tất cả mọi chuyện về cho Vatican. Tổ Chức Từ Thiện này có rất nhiều văn phòng gây quỹ tại 17 quốc gia, và hằng năm hổ trợ cho khoảng hơn 8,000 các dự án chuyên về mục vụ tại khoảng 140 quốc gia trên khắp thế giới.
Tổ Chức này được thành lập vào năm 1947 do một vị Linh Mục Dòng Nobertine người Hòa Lan là Cha Werenfried van Straaten, để giúp và hổ trợ cho các Giáo Hội Công Giáo nào đang gặp đau khổ, đang bị xử quyết và kỳ thị, hay quá nghèo để có thể chu toàn sứ vụ mục tử cho đoàn dân Chúa.
KOENIGSTEIN, Germany (Zenit.org).- Tổ chức từ thiện quốc tế có tên "Trợ Giúp Các Giáo Hội Cần Đến" hay "Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ" (Aid to the Church in Need) đã chính thức có vị Tổng Thư Ký mới..
Ông Pierre-Marie Morel, 59 tuổi, một cựu sinh viên của trường Đại Học Sorbonne, và cũng là người đã từng giữ rất nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp tại các công ty quốc tế như: IBM và ELF Aquitaine. Ông cũng là Giáo Sư giảng dạy về môn Kinh Tế Học tại trường Đại Học Quebec ở Canada.
Ông cũng là người đã từng đóng vai trò lãnh đạo trong vài một số sáng kiến mới nhằm vào các vấn đề có liên quan đến xã hội và đạo đức. Ông có vợ và 7 đứa con.
Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là một tổ chức từ thiện, chịu sự quản lý của Tòa Thánh, do đó phải có trách nhiệm báo cáo tất cả mọi chuyện về cho Vatican. Tổ Chức Từ Thiện này có rất nhiều văn phòng gây quỹ tại 17 quốc gia, và hằng năm hổ trợ cho khoảng hơn 8,000 các dự án chuyên về mục vụ tại khoảng 140 quốc gia trên khắp thế giới.
Tổ Chức này được thành lập vào năm 1947 do một vị Linh Mục Dòng Nobertine người Hòa Lan là Cha Werenfried van Straaten, để giúp và hổ trợ cho các Giáo Hội Công Giáo nào đang gặp đau khổ, đang bị xử quyết và kỳ thị, hay quá nghèo để có thể chu toàn sứ vụ mục tử cho đoàn dân Chúa.
Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất nhắm vào việc Cầu Nguyện Liên Lũy
Sylvia Ngo
08:21 16/01/2008
Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất nhắm vào việc Cầu Nguyện Liên Lũy
Bắt Đầu Từ Thứ Sáu Tới với Sự Khai Mạc của Đức Thánh Cha
VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ bắt đầu Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất của Các Kitô Hữu bằng việc chủ tọa buổi cử hành phụng vụ ban chiều tại bên ngoài các bức tường của Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô
Tuần Lễ này sẽ bắt đầu từ Thứ Sáu (Ngày 18 Tháng 1) và kết thúc vào Thứ Sáu (Ngày 25 Tháng 1) nhằm vào ngày Lễ Kính Thánh Phaolô Trở Lại.
Chủ đề được chọn cho năm nay, được trích từ Thư Thứ I của Thánh Phaolô Gửi Cho Các Tín Hữu Thêxalônica, đó là: "Cầu nguyện liên lũy."
Các đoạn Thánh Kinh dành cho việc suy niệm và cầu nguyện được Ủy Ban Giáo Hoàng chuyênv ề việc Cổ Võ Cho Sự Hiệp Nhất Giữa Các Kitô Hữu và Ủy Ban chuyền về Đức Tin và Trật Tự của Các Công Đoàn Giáo Hội Thế Giới biên soạn ra. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vaticăn đã công bố ra các chủ đề của mỗi ngày như sau:
Thứ Sáu (Ngày 18 Tháng 1): Cầu nguyện mãi luôn. "Hãy cầu nguyện liên lũy" (1 Thessalonians 5:17).
Thứ Bảy (Ngày 19 Tháng 1): Hãy luôn cầu nguyện và chỉ tín thác vào mỗi một mình Thiên Chúa mà thôi. "Hãy cảm tạ Chúa trong tất cả mọi hoàn cảnh" (1 Thessalonians 5:18).
Chủ Nhật (Ngày 20 Tháng 1): Hãy cầu nguyện liên lũy cho sự hoán cải của các con tim. "Hãy khích lệ kẻ nhút nhát, nâng đỡ người yếu đuối" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Hai (Ngày 21 Tháng 1): Hãy nguyện cầu mãi luôn cho sự công chính. "Hãy coi chừng: đừng có ai lấy ác báo ác, nhưng hãy luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người" (1 Thessalonians 5:15).
Thứ Ba (Ngày 22 Tháng 1): Hãy vững tâm, và chí bền mà nguyện cầu. "Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi người" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Tư (Ngày 23 Tháng 1): Hãy nguyện cầu cho ơn huệ tuôn đổ từ Thiên Chúa. "Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và cầu nguyện không ngừng" (1 Thessalonians 5:16).
Thứ Năm (Ngày 24 Tháng 1): Hãy nguyện cầu cho những gì mà chúng ta cần đến. "Hãy nâng đỡ người yếu đuối" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Sáu (Ngày 25 Tháng 1): Hãy nguyện cầu luôn để tất cả chúng ta cùng trở nên một với nhau. "Hãy sống hòa thuận với nhau" (1 Thessalonians 5:13b)
Bắt Đầu Từ Thứ Sáu Tới với Sự Khai Mạc của Đức Thánh Cha
Cầu Nguyện Mãi Luôn! |
Tuần Lễ này sẽ bắt đầu từ Thứ Sáu (Ngày 18 Tháng 1) và kết thúc vào Thứ Sáu (Ngày 25 Tháng 1) nhằm vào ngày Lễ Kính Thánh Phaolô Trở Lại.
Chủ đề được chọn cho năm nay, được trích từ Thư Thứ I của Thánh Phaolô Gửi Cho Các Tín Hữu Thêxalônica, đó là: "Cầu nguyện liên lũy."
Các đoạn Thánh Kinh dành cho việc suy niệm và cầu nguyện được Ủy Ban Giáo Hoàng chuyênv ề việc Cổ Võ Cho Sự Hiệp Nhất Giữa Các Kitô Hữu và Ủy Ban chuyền về Đức Tin và Trật Tự của Các Công Đoàn Giáo Hội Thế Giới biên soạn ra. Văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vaticăn đã công bố ra các chủ đề của mỗi ngày như sau:
Thứ Sáu (Ngày 18 Tháng 1): Cầu nguyện mãi luôn. "Hãy cầu nguyện liên lũy" (1 Thessalonians 5:17).
Thứ Bảy (Ngày 19 Tháng 1): Hãy luôn cầu nguyện và chỉ tín thác vào mỗi một mình Thiên Chúa mà thôi. "Hãy cảm tạ Chúa trong tất cả mọi hoàn cảnh" (1 Thessalonians 5:18).
Chủ Nhật (Ngày 20 Tháng 1): Hãy cầu nguyện liên lũy cho sự hoán cải của các con tim. "Hãy khích lệ kẻ nhút nhát, nâng đỡ người yếu đuối" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Hai (Ngày 21 Tháng 1): Hãy nguyện cầu mãi luôn cho sự công chính. "Hãy coi chừng: đừng có ai lấy ác báo ác, nhưng hãy luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người" (1 Thessalonians 5:15).
Thứ Ba (Ngày 22 Tháng 1): Hãy vững tâm, và chí bền mà nguyện cầu. "Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi người" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Tư (Ngày 23 Tháng 1): Hãy nguyện cầu cho ơn huệ tuôn đổ từ Thiên Chúa. "Anh em hãy vui mừng luôn mãi, và cầu nguyện không ngừng" (1 Thessalonians 5:16).
Thứ Năm (Ngày 24 Tháng 1): Hãy nguyện cầu cho những gì mà chúng ta cần đến. "Hãy nâng đỡ người yếu đuối" (1 Thessalonians 5:14).
Thứ Sáu (Ngày 25 Tháng 1): Hãy nguyện cầu luôn để tất cả chúng ta cùng trở nên một với nhau. "Hãy sống hòa thuận với nhau" (1 Thessalonians 5:13b)
Từ chối không để ĐGH đọc diễn từ là sợ đối thoại giữa đức tin và lý trí
Phụng Nghi
13:36 16/01/2008
Từ chối không để ĐGH đọc diễn từ là sợ đối thoại giữa đức tin và lý trí
Rome (CNA) – Viết về chuyện phản đối sự xuất hiện của Đức Thánh Cha – nay đã hoãn lại - tại trường Đại học La Sapienza, giáo sư Giorgio Israel cho rằng sự chống đối của các đồng nghiệp của ông là một dấu hiệu cho biết họ sợ việc đối thoại giữa đức tin và lý trí sẽ xảy ra.
Trong một bài báo đăng tải trên L'Osservatore Romano, ông Israel, cũng là một giáo sư môn toán tại Đại học La Sapienza lý luận rằng sự chống đối bài diễn văn đã hoạch định của Đức Thánh Cha “là điều đặc biệt làm ta ngạc nhiên bởi vì các trường đại học được coi là những nơi rộng mở cho mọi quan điểm, và chỉ có mình vị Giáo hoàng là người bị từ chối không cho tới là điều vô lý.”
Theo giáo sư Israel, lý do tại sao người ta bỏ qua “sự cởi mở” không thành kiến trong trường hợp Đức Thánh Cha “đã được giải thích do Marcello Cini – là một người trong nhóm nhà trí thức phản đối cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha – nơi bức thư ông ta gửi cho Viện trưởng trường Đại học.”
“Điều mà ông Cini coi là ‘nguy hiểm’ là sự kiện Đức Thánh Cha có thể thử mở một cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, nhằm tái lập mối liên hệ giữa truyền thống Do thái-Kitô giáo và Hy lạp, cũng như khoa học và đức tin có thể không bị ngăn cách bằng một bức tường bất khả xâm nhập.”
Giáo sư viết: “Việc chống đối cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha do đó không được thúc đẩy do một nguyên lý trừu tượng của chủ nghĩa thế tục (secularism). Sự phản đối có tính chất ý thức hệ và nhắm vào Đức Thánh Cha như một mục tiêu đặc biệt vì ngài muốn nói về khoa học cũng như liên hệ giữa khoa học và đức tin, thay vì chỉ tự giới hạn nói thuần túy về đức tin.”
Giáo sư Israel nói rằng lá thư của một nhóm khoa học gia chỉ trích Đức Thánh Cha vì gán cho ngài đã biện minh cho chủ trương của Giáo hội đối với Galileo trong quá khứ “chỉ là một biểu hiện tình cảm chống lại chính con người của Đức Thánh Cha mà thôi.”
Thực ra, nhóm các nhà khoa học chỉ trích Đức Thánh Cha, lúc đó còn là hồng y Joseph Ratzinger, vì đã trích dẫn triết gia về khoa học là Paul Feyerabend trong cuộc hội thảo tại trường Đại học La Sapienza ngày 15 tháng hai năm 1990. Hồng y Ratzinger trích lời Feyerabend khi ngài chủ trương rằng trong thời đại Galileo sống “Giáo hội vẫn trung thành với lý trí hơn chính cả Galileo nữa.”
Trong bài báo này giáo sư Israel nói rằng các khoa học gia phê phán Đức Thánh Cha đã không đọc toàn bộ bản phúc trình. Theo ông cho biết, Hồng y Ratzinger trích dẫn từ một nhà khoa học theo thuyết bất khả tri (agnostic) và những người khác, không phải để bảo vệ Giáo hội nhưng nhằm “nêu rõ vấn đề là tính chất hiện đại đã trở nên nghi ngờ về chính nó và nghi ngờ cả khoa học và kỹ thuật ngày nay ra sao.”
Nói cách khác, ý kiến Giáo hoàng đưa ra lúc đó “là một bảo vệ rõ rệt cho tính duy lý theo kiểu Galileo chống lại chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa tương đối của nền văn hóa hậu hiện đại của chúng ta.”
Giáo sư Isreal nói rằng “việc đọc không chú ý, hời hợt và thiếu cẩn trọng” luận văn của Đức Thánh Cha năm 1990 phải được coi là “một điều đáng xấu hổ và một thất bại về chuyên nghiệp.”
“Nhưng tôi sợ rằng ở đây, sự khắt khe về trí thức chỉ là lý do rất nhỏ (thúc đẩy họ chống đối) và ý định của họ là đắp một hàng rào ngăn chận bằng bất cứ giá nào” nhất là khi xét thấy một số trong những người ký tên nơi lá thư phản đối Giáo hoàng “chưa bao giờ từng phát biểu một lời phê phán nào chống chủ nghĩa chính thống Hồi giáo hoặc chống lại những kẻ từ chối không công nhận có Shoah (Lò Thiêu Sinh thời Đức quốc xã).”
“Đây chỉ là một phần của nền văn hoá thế tục không có biện luận, vì thế nó tạo ra ảnh hưởng quái ác (demonize), nó không tranh luận như một văn hoá thế tục đích thực, nhưng tạo ra những quái vật.”
Giáo sư Israel kết luận: “Đó là lý do tại sao sự đe dọa chống lại Giáo hoàng là một thảm kịch xét theo quan điểm văn hóa và công dân.”
Các năm cuối đời của thánh Agostino
Linh Tiến Khải
20:19 16/01/2008
Các năm cuối đời của thánh Agostino
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-1-2008
Sáng thứ tư 16-1-2008 đã có 8000 tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong đại thính đường Phaolo VI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục nói về cuộc đời thánh Giáo Phụ Agostino: việc chọn người kế vị, dành thời giờ để nghiên cứu Kinh Thánh, viết các khảo luận chống lại các bè phái lạc giáo và chuẩn bị đối diện với cái chết trong thinh lặng và cầu nguyện. Đức Thánh Cha nói:
Bốn năm trước khi qua đời, thánh Agostino đã muốn chỉ định người kế vị. Vì thế ngày 28 tháng 9 năm 426 người tụ tập dân chúng lại trong Vương Cung Thánh Đường Hòa Bình tại Ippona để giới thiệu với tín hữu vị đã được người chỉ định cho nhiệm vụ này. Thánh nhân nói: ”Trong cuộc đời này chúng ta tất cả đều phải chết, nhưng ngày cuối cùng của cuộc sống là điều không chắc chắn đối với tất cả. Dầu vậy trong tuổi thơ người ta hy vọng đạt tới tuổi trẻ; trong tuổi trẻ người ta hy vọng đạt tuổi thanh niên; trong tuổi thanh niên người ta hy vọng đạt tuổi trưởng thành; trong tuổi trưởng thành người ta hy vọng đạt tuổi già. Không chắc có đạt được nó không, nhưng người ta hy vọng. Trái lại tuổi già không có thời gian nào khác đàng trước để có thể hy vọng; cả chuỗi ngày của nó cũng không chắc chắn... Do ý Chúa tôi đã tới thành phố này trong tuổi sung sức của đời mình; nhưng tuổi trẻ của tôi đã qua rồi, và giờ đây tôi đã già” (Ep 213,1). Đến đây thánh Agostino giới thiệu linh mục Eraclio như người kế vị mình. Cộng đoàn vỗ tay tán đồng và lập lại 23 lần ”Xin cám tạ Thiên Chúa! Xin chúc tụng Chúa Kitô!”. Cộng đoàn cũng tán đồng ý định của thánh Agostino muốn dành các năm cuối cùng của cuộc đời cho việc nghiên cứu Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Thật thế các năm sau theo đó là bốn năm sinh hoạt trí thức ngoại thường: thánh Agostino đã kết thúc các tác phẩm quan trọng, và bắt đầu các tác phẩm khác, công khai tranh luận với các người rối đạo, luôn tìm đối thoại và can thiệp để đem lại hòa bình trong các tỉnh Phi châu bị các bộ tộc man rợ quấy nhiễu. Chính trong chiều hướng đó thánh nhân đã viết thư cho quận công Dario đến Phi châu để giảng hòa giữa quận công Bonifacio với triều đình Roma, vì ông này đang bị các bộ lạc Mauri lợi dụng cho các lợi lộc của họ. Thánh Agostino viết: ”Tước hiệu vinh quang lớn nhất là giết chết chiến tranh bằng lời nói, thay vì giết người bằng gươm, và đem lại hay duy trì hòa bình với hoà bình thay vì với chiến tranh. Dĩ nhiên cả những người chiến đấu, nếu họ tốt lành, chắc chắn họ cũng tìm kiếm hòa bình, nhưng với giá cả của việc đổ máu. Còn ngài trái lại, ngài được mời đến để ngăn cản cảnh đổ máu ai đó” (Ep 229,2). Nhưng niềm hy vọng giảng hòa tại các vùng đất Phi châu thất bại: vào tháng 5 năm 429 rợ Vandal do chính quận công Bonifacio mang tới cứu viện, vượt eo biển Gibilterra và tràn vào nước Mauritania. Cuộc xâm lăng lan tràn nhanh chóng sang các tỉnh khác của Phi châu. Vào tháng 5 hay tháng 6 năm 430 ”các người tàn phá đế quốc Roma” đã bao vây thành phố Ippona.
Quận công Bonifacio, đã giao hòa trễ tràng với triều đình, cũng đến ẩn náu trong thành Ippona và đem hết sức mình ra ngăn chặn quân xâm lăng. Tác giả Possidio tả nỗi đớn đau của thánh Agostino như sau: ”Nước mắt đã là bánh ăn thường ngày của người và giờ đây tới lúc kiệt sức, hơn ai khác người lê bước trong đắng cay và buồn thương của tuổi già” (Vita 28,6). ”Vì người của Thiên Chúa thấy các cuộc tàn sát và phá hủy các thành phố, nhà cửa tại đồng quê bị giật sập, dân chúng bị giết hay phải chạy trốn và tản mác; các nhà thờ không có linh mục và thừa tác viên, các trinh nữ và nan tu sĩ bị phân tán tứ phía; trong đó có những vị chết vì bị tra tấn, vị khác nữa thì bị chết bằng gươm, vị khác nữa bị nhốt tù, mất sự toàn vẹn của linh hồn cũng như thân xác và cả lòng tin nữa, và bị quân thù bắt làm nô lệ” (ibid., 28,8). Đức Thánh Cha kể tiếp về cuộc đời thánh Agostino như sau:
Cả khi già cả và mệt mỏi thánh Agostino vẫn ở trong vị thế chiến đấu, tự an ủi mình và người khác với lời cầu nguyện và với việc suy niệm các chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng. Thánh nhân nói về thế giới già nua - thế giới Roma già nua - như người đã làm nhiều năm trước đó để an ủi các người tị nạn từ Italia tới, khi quân rợ Goti vùng Alarico xâm lăng thành phố Roma. Trong tuổi già có nhiều bệnh tật: ho hen, bị hạn hẹp, âu lo và kiệt sức. Nhưng nếu thế giới có gìa đi, thì Chúa Kitô vẫn trẻ trung muôn thuở. Và thánh nhân mời gọi mọi người đừng sợ hãi khước từ trẻ trung trở lại bằng cách kết hiệp với Chúa Kitô (x. Erm.81,8). Như thế tín hữu Kitô không được ngã lòng ngay cả trong những tình huống khó khăn, nhưng phải lo trợ giúp người cần được trợ giúp. Đó cũng là điều thánh nhân trả lời cho Đức Cha Onorato, Giám Mục Tiabe, khi Đức Cha hỏi trong thời bị quân rợ xâm lăng thì một Giám Mục, Linh Mục hay người của Giáo Hội có thể trốn chạy để cứu lấy mạng mình hay không. Khi xảy ra như vậy, thì hoặc là mọi người đều có thể chạy đến các nơi an toàn; nhưng nếu có người cần được trợ giúp thì không được bỏ rơi họ, mà phải cùng trốn hay cùng chịu các tai ương khốn khó mà Cha gia đình muốn họ phải chịu (Ep 228,2). Và đó là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu thương (Ibid., 3). Dọc dài các thế kỷ, đã có biết bao nhiêu linh mục lắng nghe và thi hành sứ điệp này của thánh Agostino.
Thành Ippona đã kháng cự cuộc bao vây đó của quân rợ. Nhà và tu viện của thánh Agostino đã mở rộng cửa tiếp đón các Giám Mục xin tá túc, trong đó có cả Giám Mục Possidio, môn đệ của thánh Agostino, và là người đã để lại chứng từ liên quan tới các ngày cuối cùng của thánh nhân. Đức Cha Possidio kể rằng vào tháng thứ 3 của cuộc bao vây thánh Agostino phải đi nằm vì bị sốt. Người lợi dụng lúc này để cầu nguyện nhiều hơn. Thánh nhân hay lập lại rằng không có ai, cho dù là Giám Mục, Linh Mục tu sĩ hay giáo dân, dù có cung cách sống xem ra không thể đáng trách thế nào đi nữa, mà có thể đối đầu với cái chết mà không cần sám hối một cách thích hợp. Vì thế người lập đi lập lại các thánh vịnh sám hối, như đã làm nhiều lần với dân chúng (Vita 31,2).
Bệnh càng nặng vị Giám Mục sắp chết càng cảm thấy cần thinh lặng và cầu nguyện. Để khỏi bị quấy rầy khoảng 10 ngày trước khi qua đời, thánh nhân xin các người hiện diện đừng cho ai vào phòng ngoài giờ của các bác sĩ tới khám bệnh và lúc đem thức ăn. Ý muốn của người đã được thi hành và trong suốt thời gian đó thánh nhân đã cầu nguyện (ibid., 31,3). Người qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430: sau cùng con tim cao cả của người đã an nghỉ trong Thiên Chúa.
Đức Cha Possidio cho biết sau đó đã có thánh lễ cầu nguyện cho thánh Agostino và đám táng (Vita 31,5). Xác người sau đó đã được đem về đảo Sardaigna và năm 725 được rời về Pavia, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô trên Trời vàng, nơi hiện nay người vẫn an nghỉ. Cuốn tiểu sử đầu tiên về thánh nhân kết thúc như sau: ”Người để lại một hàng giáo sĩ đông đúc cũng như các tu viện nam nữ đầy các người sống đời hãm mình vâng lời các đấng bề trên, cùng với các thư viện chứa đầy sách và các diễn văn của người và của các vị thánh khác, qua đó nhờ ơn Chúa, người ta biết được công nghiệp và sự cao cả của người trong Giáo Hội, và trong đó các tín hữu luôn tìm thấy người còn sống (Vita 31,8). Chúng ta cũng lấy lại tư tưởng này của Giám Mục Possidio: cả chúng ta nữa chúng ta cũng thấy thánh Agostino còn sống. Khi đọc các bút tích của thánh Agostino, tôi không có ấn tượng người là một vị đã chết cách đây 1600 năm, nhưng tôi cảm thấy người như là một người của ngày nay: một người bạn, một người đồng thời nói với tôi, nói với chúng ta qua lòng tin tươi mát và thời sự của người... Chúng ta thấy tính cách thời sự thường hằng nơi lòng tin của người, lòng tin đến từ Chúa Kitô, Ngôi Lời Vĩnh Cửu Nhập Thể, Con Thiên Chúa và Con của loài người. Và chúng ta có thể thấy rằng lòng tin này không phải là của hôm qua, cả khi đã được giảng dậy hôm qua; nó luôn luôn là của ngày hôm nay, vì Chúa Kitô thực sự là hôm nay hôm qua và mãi mãi. Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.
Như thế thánh Agostino khuyến khích chúng ta tin tưởng nơi Chúa Kitô luôn hằng sống và như vậy tìm ra con đường cuộc sống.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-1-2008
Sáng thứ tư 16-1-2008 đã có 8000 tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong đại thính đường Phaolo VI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục nói về cuộc đời thánh Giáo Phụ Agostino: việc chọn người kế vị, dành thời giờ để nghiên cứu Kinh Thánh, viết các khảo luận chống lại các bè phái lạc giáo và chuẩn bị đối diện với cái chết trong thinh lặng và cầu nguyện. Đức Thánh Cha nói:
Bốn năm trước khi qua đời, thánh Agostino đã muốn chỉ định người kế vị. Vì thế ngày 28 tháng 9 năm 426 người tụ tập dân chúng lại trong Vương Cung Thánh Đường Hòa Bình tại Ippona để giới thiệu với tín hữu vị đã được người chỉ định cho nhiệm vụ này. Thánh nhân nói: ”Trong cuộc đời này chúng ta tất cả đều phải chết, nhưng ngày cuối cùng của cuộc sống là điều không chắc chắn đối với tất cả. Dầu vậy trong tuổi thơ người ta hy vọng đạt tới tuổi trẻ; trong tuổi trẻ người ta hy vọng đạt tuổi thanh niên; trong tuổi thanh niên người ta hy vọng đạt tuổi trưởng thành; trong tuổi trưởng thành người ta hy vọng đạt tuổi già. Không chắc có đạt được nó không, nhưng người ta hy vọng. Trái lại tuổi già không có thời gian nào khác đàng trước để có thể hy vọng; cả chuỗi ngày của nó cũng không chắc chắn... Do ý Chúa tôi đã tới thành phố này trong tuổi sung sức của đời mình; nhưng tuổi trẻ của tôi đã qua rồi, và giờ đây tôi đã già” (Ep 213,1). Đến đây thánh Agostino giới thiệu linh mục Eraclio như người kế vị mình. Cộng đoàn vỗ tay tán đồng và lập lại 23 lần ”Xin cám tạ Thiên Chúa! Xin chúc tụng Chúa Kitô!”. Cộng đoàn cũng tán đồng ý định của thánh Agostino muốn dành các năm cuối cùng của cuộc đời cho việc nghiên cứu Kinh Thánh.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Thật thế các năm sau theo đó là bốn năm sinh hoạt trí thức ngoại thường: thánh Agostino đã kết thúc các tác phẩm quan trọng, và bắt đầu các tác phẩm khác, công khai tranh luận với các người rối đạo, luôn tìm đối thoại và can thiệp để đem lại hòa bình trong các tỉnh Phi châu bị các bộ tộc man rợ quấy nhiễu. Chính trong chiều hướng đó thánh nhân đã viết thư cho quận công Dario đến Phi châu để giảng hòa giữa quận công Bonifacio với triều đình Roma, vì ông này đang bị các bộ lạc Mauri lợi dụng cho các lợi lộc của họ. Thánh Agostino viết: ”Tước hiệu vinh quang lớn nhất là giết chết chiến tranh bằng lời nói, thay vì giết người bằng gươm, và đem lại hay duy trì hòa bình với hoà bình thay vì với chiến tranh. Dĩ nhiên cả những người chiến đấu, nếu họ tốt lành, chắc chắn họ cũng tìm kiếm hòa bình, nhưng với giá cả của việc đổ máu. Còn ngài trái lại, ngài được mời đến để ngăn cản cảnh đổ máu ai đó” (Ep 229,2). Nhưng niềm hy vọng giảng hòa tại các vùng đất Phi châu thất bại: vào tháng 5 năm 429 rợ Vandal do chính quận công Bonifacio mang tới cứu viện, vượt eo biển Gibilterra và tràn vào nước Mauritania. Cuộc xâm lăng lan tràn nhanh chóng sang các tỉnh khác của Phi châu. Vào tháng 5 hay tháng 6 năm 430 ”các người tàn phá đế quốc Roma” đã bao vây thành phố Ippona.
Quận công Bonifacio, đã giao hòa trễ tràng với triều đình, cũng đến ẩn náu trong thành Ippona và đem hết sức mình ra ngăn chặn quân xâm lăng. Tác giả Possidio tả nỗi đớn đau của thánh Agostino như sau: ”Nước mắt đã là bánh ăn thường ngày của người và giờ đây tới lúc kiệt sức, hơn ai khác người lê bước trong đắng cay và buồn thương của tuổi già” (Vita 28,6). ”Vì người của Thiên Chúa thấy các cuộc tàn sát và phá hủy các thành phố, nhà cửa tại đồng quê bị giật sập, dân chúng bị giết hay phải chạy trốn và tản mác; các nhà thờ không có linh mục và thừa tác viên, các trinh nữ và nan tu sĩ bị phân tán tứ phía; trong đó có những vị chết vì bị tra tấn, vị khác nữa thì bị chết bằng gươm, vị khác nữa bị nhốt tù, mất sự toàn vẹn của linh hồn cũng như thân xác và cả lòng tin nữa, và bị quân thù bắt làm nô lệ” (ibid., 28,8). Đức Thánh Cha kể tiếp về cuộc đời thánh Agostino như sau:
Cả khi già cả và mệt mỏi thánh Agostino vẫn ở trong vị thế chiến đấu, tự an ủi mình và người khác với lời cầu nguyện và với việc suy niệm các chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng. Thánh nhân nói về thế giới già nua - thế giới Roma già nua - như người đã làm nhiều năm trước đó để an ủi các người tị nạn từ Italia tới, khi quân rợ Goti vùng Alarico xâm lăng thành phố Roma. Trong tuổi già có nhiều bệnh tật: ho hen, bị hạn hẹp, âu lo và kiệt sức. Nhưng nếu thế giới có gìa đi, thì Chúa Kitô vẫn trẻ trung muôn thuở. Và thánh nhân mời gọi mọi người đừng sợ hãi khước từ trẻ trung trở lại bằng cách kết hiệp với Chúa Kitô (x. Erm.81,8). Như thế tín hữu Kitô không được ngã lòng ngay cả trong những tình huống khó khăn, nhưng phải lo trợ giúp người cần được trợ giúp. Đó cũng là điều thánh nhân trả lời cho Đức Cha Onorato, Giám Mục Tiabe, khi Đức Cha hỏi trong thời bị quân rợ xâm lăng thì một Giám Mục, Linh Mục hay người của Giáo Hội có thể trốn chạy để cứu lấy mạng mình hay không. Khi xảy ra như vậy, thì hoặc là mọi người đều có thể chạy đến các nơi an toàn; nhưng nếu có người cần được trợ giúp thì không được bỏ rơi họ, mà phải cùng trốn hay cùng chịu các tai ương khốn khó mà Cha gia đình muốn họ phải chịu (Ep 228,2). Và đó là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu thương (Ibid., 3). Dọc dài các thế kỷ, đã có biết bao nhiêu linh mục lắng nghe và thi hành sứ điệp này của thánh Agostino.
Thành Ippona đã kháng cự cuộc bao vây đó của quân rợ. Nhà và tu viện của thánh Agostino đã mở rộng cửa tiếp đón các Giám Mục xin tá túc, trong đó có cả Giám Mục Possidio, môn đệ của thánh Agostino, và là người đã để lại chứng từ liên quan tới các ngày cuối cùng của thánh nhân. Đức Cha Possidio kể rằng vào tháng thứ 3 của cuộc bao vây thánh Agostino phải đi nằm vì bị sốt. Người lợi dụng lúc này để cầu nguyện nhiều hơn. Thánh nhân hay lập lại rằng không có ai, cho dù là Giám Mục, Linh Mục tu sĩ hay giáo dân, dù có cung cách sống xem ra không thể đáng trách thế nào đi nữa, mà có thể đối đầu với cái chết mà không cần sám hối một cách thích hợp. Vì thế người lập đi lập lại các thánh vịnh sám hối, như đã làm nhiều lần với dân chúng (Vita 31,2).
Bệnh càng nặng vị Giám Mục sắp chết càng cảm thấy cần thinh lặng và cầu nguyện. Để khỏi bị quấy rầy khoảng 10 ngày trước khi qua đời, thánh nhân xin các người hiện diện đừng cho ai vào phòng ngoài giờ của các bác sĩ tới khám bệnh và lúc đem thức ăn. Ý muốn của người đã được thi hành và trong suốt thời gian đó thánh nhân đã cầu nguyện (ibid., 31,3). Người qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430: sau cùng con tim cao cả của người đã an nghỉ trong Thiên Chúa.
Đức Cha Possidio cho biết sau đó đã có thánh lễ cầu nguyện cho thánh Agostino và đám táng (Vita 31,5). Xác người sau đó đã được đem về đảo Sardaigna và năm 725 được rời về Pavia, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô trên Trời vàng, nơi hiện nay người vẫn an nghỉ. Cuốn tiểu sử đầu tiên về thánh nhân kết thúc như sau: ”Người để lại một hàng giáo sĩ đông đúc cũng như các tu viện nam nữ đầy các người sống đời hãm mình vâng lời các đấng bề trên, cùng với các thư viện chứa đầy sách và các diễn văn của người và của các vị thánh khác, qua đó nhờ ơn Chúa, người ta biết được công nghiệp và sự cao cả của người trong Giáo Hội, và trong đó các tín hữu luôn tìm thấy người còn sống (Vita 31,8). Chúng ta cũng lấy lại tư tưởng này của Giám Mục Possidio: cả chúng ta nữa chúng ta cũng thấy thánh Agostino còn sống. Khi đọc các bút tích của thánh Agostino, tôi không có ấn tượng người là một vị đã chết cách đây 1600 năm, nhưng tôi cảm thấy người như là một người của ngày nay: một người bạn, một người đồng thời nói với tôi, nói với chúng ta qua lòng tin tươi mát và thời sự của người... Chúng ta thấy tính cách thời sự thường hằng nơi lòng tin của người, lòng tin đến từ Chúa Kitô, Ngôi Lời Vĩnh Cửu Nhập Thể, Con Thiên Chúa và Con của loài người. Và chúng ta có thể thấy rằng lòng tin này không phải là của hôm qua, cả khi đã được giảng dậy hôm qua; nó luôn luôn là của ngày hôm nay, vì Chúa Kitô thực sự là hôm nay hôm qua và mãi mãi. Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.
Như thế thánh Agostino khuyến khích chúng ta tin tưởng nơi Chúa Kitô luôn hằng sống và như vậy tìm ra con đường cuộc sống.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu hiện diện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Lettre de Monseigneur l’archevêque Joseph Ngo Quang Kiet aux prêtres et laïcs de l’archidiocèse de Hanoi
+ Joseph NGO Quang Kiệt
10:12 16/01/2008
Lettre de Monseigneur l’archevêque Joseph NGO Quang Kiet,
aux prêtres, religieux et religieuses, séminaristes et laïcs de l’archidiocèse de Hanoi.
Appel à la prière.
Hanoi, le 15 décembre 2007
Chers frères et sœurs,
Depuis plusieurs années, les activités religieuses du diocèse sont limitées en raison du manque d’infrastructures. Aujourd’hui, dans le nouveau contexte social, le nombre de prêtres s’accroît de plus en plus, les activités religieuses augmentent aussi, le terrain de l’archevêché devient trop étroit. Il y a des messes où les participants doivent se mettre dans la rue. Il y a aussi des rencontres de jeunes chrétiens, où ceux-ci doivent s’entasser dans la cour de la Maison diocésaine « Nha Chung ».
L’archevêché de Hanoi se trouve être également le siège principal de la Conférence des Evêques Vietnamiens. Et pourtant actuellement, il n’y a pas les moyens suffisants pour les activités principales de cet organisme important. Voire, il n’y a aucune salle réservée pour la Conférence des Evêques. Nous ne pouvons que déplorer cette situation!
C’est pourquoi ainsi, depuis plusieurs années, l’archidiocèse de Hanoi et la Conférence des Evêques Vietnamiens adressent des lettres aux autorités administratives à différents échelons pour demander la récupération de l’ancienne Nonciature apostolique «Tòa Khâm sứ » afin que l’Eglise ait les moyens nécessaires pour mener ses activités de base. Les demandes légitimes n’ont jamais reçu de réponse, tandis que l’arrondissement de Hoan Kiem utilise Tòa Khâm sứ pour des activités commerciales. Auparavant, il avait ouvert un restaurant Phở, il y a maintenant une banque. En outre, le 13 décembre 2007, un service de parking a été ouvert, ce qui devient inacceptable.
C’est la raison pour laquelle, je vous demanderais, frères et sœurs de prier activement pour que les propriétés de l’Eglise soient respectées, les besoins nécessaires de l’archidiocèse de Hanoi et de la Conférence des Evêques Vietnamiens soient entendus et pour qu’il n’y ait plus d’entraves aux activités religieuses, afin que nous puissions contribuer à construire la société, en particulier l’image de la Capitale.
Amicalement vôtre,
+ Joseph NGO Quang Kiệt
L’archevêque de Hanoi
(Cette traduction en français est faite à partir du texte original en Vietnamien sur le site http://www.giaophanhanoi.vn/ par Pierre Tran Manh Hung.)
aux prêtres, religieux et religieuses, séminaristes et laïcs de l’archidiocèse de Hanoi.
Appel à la prière.
Hanoi, le 15 décembre 2007
Chers frères et sœurs,
Depuis plusieurs années, les activités religieuses du diocèse sont limitées en raison du manque d’infrastructures. Aujourd’hui, dans le nouveau contexte social, le nombre de prêtres s’accroît de plus en plus, les activités religieuses augmentent aussi, le terrain de l’archevêché devient trop étroit. Il y a des messes où les participants doivent se mettre dans la rue. Il y a aussi des rencontres de jeunes chrétiens, où ceux-ci doivent s’entasser dans la cour de la Maison diocésaine « Nha Chung ».
L’archevêché de Hanoi se trouve être également le siège principal de la Conférence des Evêques Vietnamiens. Et pourtant actuellement, il n’y a pas les moyens suffisants pour les activités principales de cet organisme important. Voire, il n’y a aucune salle réservée pour la Conférence des Evêques. Nous ne pouvons que déplorer cette situation!
C’est pourquoi ainsi, depuis plusieurs années, l’archidiocèse de Hanoi et la Conférence des Evêques Vietnamiens adressent des lettres aux autorités administratives à différents échelons pour demander la récupération de l’ancienne Nonciature apostolique «Tòa Khâm sứ » afin que l’Eglise ait les moyens nécessaires pour mener ses activités de base. Les demandes légitimes n’ont jamais reçu de réponse, tandis que l’arrondissement de Hoan Kiem utilise Tòa Khâm sứ pour des activités commerciales. Auparavant, il avait ouvert un restaurant Phở, il y a maintenant une banque. En outre, le 13 décembre 2007, un service de parking a été ouvert, ce qui devient inacceptable.
C’est la raison pour laquelle, je vous demanderais, frères et sœurs de prier activement pour que les propriétés de l’Eglise soient respectées, les besoins nécessaires de l’archidiocèse de Hanoi et de la Conférence des Evêques Vietnamiens soient entendus et pour qu’il n’y ait plus d’entraves aux activités religieuses, afin que nous puissions contribuer à construire la société, en particulier l’image de la Capitale.
Amicalement vôtre,
+ Joseph NGO Quang Kiệt
L’archevêque de Hanoi
(Cette traduction en français est faite à partir du texte original en Vietnamien sur le site http://www.giaophanhanoi.vn/ par Pierre Tran Manh Hung.)
January 16 - Vietnam: Catholic Bishop releases strong-worded statements regarding Church property disputes
J.B. An Dang
15:22 16/01/2008
Hanoi - On January 11, the local government of Hanoi issued a statement in which it accused Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of "taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government", "organizing prayer protests after every Mass", and "damaging the relationship between Vietnam and Vatican".
The local government of Hanoi also accused Fr Joseph Trịnh Ngọc Hiên, vicar of Thai Ha parish, and his parishioners of disturbing public order by organizing prayer protests, and hanging Our Lady icons and Crosses on the fences standing on the land in dispute.
In Vietnam, the expression "taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government" usually means a very strong warning from the communist government that it is ready to employ violent persecutions.
Archbishop Joseph Ngô seemed to ignore the alarming warning. He argued back point by point on a statement issued on January 14 by Fr John Lê Trọng Cung, chancellor of Hanoi archdiocese. "Hanoi Catholics", he said, "have no other choice than praying peacefully on disputed lands to attract the attention of the government on injustices they have suffered" because "their petitions have gone unanswered".
He pointed out that according to Vietnam laws, no one can carry out new constructions or modifications on the land in dispute. Those who do that violate the laws. But, "The local government did not punish them. Instead, it has stood on their side", said the statement. The local government also did not keep their words. "On the evening of January 7, it pledged to the parishioners of Thai Ha to stop any new constructions on parish land, the next morning, the People's Committee of Hanoi issued another ruling to allow Chien Thang sewing company to keep going with its plan". "That's why Hanoi Catholics do not trust the government any more".
The statement indicated that Archbishop Joseph Ngô will not submit to the pressure from the government and the prayer protests will continue until Hanoi Catholics win justice.
Bishop Paul Nguyễn Văn Hòa of Ban Mê Thuột, former president of Vietnam Conference of Catholic Bishops; Bishop Francis Nguyễn Văn Sang of Thái Bình; Bishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hải Phòng; and newly ordained Bishop Joseph Đặng Đức Ngân of Lạng Sơn issued statements to show their solidarity and their full support for Archbishop Joseph Ngô, priests, religious and the faithful of Hanoi archdiocese.
On another occasion, Saigon archdiocese also published a strong-worded letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm Minh Mẫn, archbishop of Saigon, to the local government. On November 16, 2007, the local government sent him an official letter in reply to a request which he made more than three years earlier. In 2004, Cardinal Jean Baptiste Phạm demanded the requisition of a building within the premises of Saigon Major Seminary. After more than three years of waiting, he was told that his request was unsuccessful.
In the letter published last week, dated December 17, 2007, Cardinal Jean Baptiste Phạm said that he was "shocked at both reasons for the rejection of his request, and at the long waiting time".
Along with the letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm, Saigon archdiocese also published a statement in which the Cardinal stated that the building "was seized illegally by the local government". The building had been used to house French missionaries until it was confiscated in 1976 when all missionaries were deported.
The government argued that the building was a foreign property. But, "French missionaries were only the resident", the statement of Saigon archdiocese argued back, "they were not the owner of the building. Therefore, when they left Vietnam, the building remained a property of the archdiocese, of the Church in Vietnam".
The local government of Hanoi also accused Fr Joseph Trịnh Ngọc Hiên, vicar of Thai Ha parish, and his parishioners of disturbing public order by organizing prayer protests, and hanging Our Lady icons and Crosses on the fences standing on the land in dispute.
In Vietnam, the expression "taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government" usually means a very strong warning from the communist government that it is ready to employ violent persecutions.
Archbishop Joseph Ngô seemed to ignore the alarming warning. He argued back point by point on a statement issued on January 14 by Fr John Lê Trọng Cung, chancellor of Hanoi archdiocese. "Hanoi Catholics", he said, "have no other choice than praying peacefully on disputed lands to attract the attention of the government on injustices they have suffered" because "their petitions have gone unanswered".
He pointed out that according to Vietnam laws, no one can carry out new constructions or modifications on the land in dispute. Those who do that violate the laws. But, "The local government did not punish them. Instead, it has stood on their side", said the statement. The local government also did not keep their words. "On the evening of January 7, it pledged to the parishioners of Thai Ha to stop any new constructions on parish land, the next morning, the People's Committee of Hanoi issued another ruling to allow Chien Thang sewing company to keep going with its plan". "That's why Hanoi Catholics do not trust the government any more".
The statement indicated that Archbishop Joseph Ngô will not submit to the pressure from the government and the prayer protests will continue until Hanoi Catholics win justice.
Bishop Paul Nguyễn Văn Hòa of Ban Mê Thuột, former president of Vietnam Conference of Catholic Bishops; Bishop Francis Nguyễn Văn Sang of Thái Bình; Bishop Joseph Vũ Văn Thiên of Hải Phòng; and newly ordained Bishop Joseph Đặng Đức Ngân of Lạng Sơn issued statements to show their solidarity and their full support for Archbishop Joseph Ngô, priests, religious and the faithful of Hanoi archdiocese.
On another occasion, Saigon archdiocese also published a strong-worded letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm Minh Mẫn, archbishop of Saigon, to the local government. On November 16, 2007, the local government sent him an official letter in reply to a request which he made more than three years earlier. In 2004, Cardinal Jean Baptiste Phạm demanded the requisition of a building within the premises of Saigon Major Seminary. After more than three years of waiting, he was told that his request was unsuccessful.
In the letter published last week, dated December 17, 2007, Cardinal Jean Baptiste Phạm said that he was "shocked at both reasons for the rejection of his request, and at the long waiting time".
Along with the letter from Cardinal Jean Baptiste Phạm, Saigon archdiocese also published a statement in which the Cardinal stated that the building "was seized illegally by the local government". The building had been used to house French missionaries until it was confiscated in 1976 when all missionaries were deported.
The government argued that the building was a foreign property. But, "French missionaries were only the resident", the statement of Saigon archdiocese argued back, "they were not the owner of the building. Therefore, when they left Vietnam, the building remained a property of the archdiocese, of the Church in Vietnam".
Viet authorities warn Catholics as protests mount
Catholic World News
15:24 16/01/2008
Hanoi, Jan. 16, 2008 (CWNews.com) - Government authorities in Vietnam have warned Catholic activists to stop public prayer vigils outside the former offices of the apostolic nuncio in Hanoi.
Police in Hanoi have charged that the prayer vigils, which began in mid-December, are "illegal activities" that "have disturbed public order." The protests have "spread distortions" about the government, officials added, warning that they would take action to stop the vigils.
The prayer vigils began after Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi told his congregation that the offices of the papal nuncio had been seized illegally by the government in 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building. On December 18, a rally-- the first public demonstration by Catholics since the communists came to power in 1954-- drew thousands Catholics to the street. Prayer vigils have continued regularly since that day. On December 30, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the site, observing the prayer vigil himself.
The public protests escalated on January 10 when about 1,000 people participated in a demonstration that blocked traffic in Hanoi for several hours. That protest followed a Mass to celebrate the 89th birthday of the retired Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung.
Police in Hanoi have charged that the prayer vigils, which began in mid-December, are "illegal activities" that "have disturbed public order." The protests have "spread distortions" about the government, officials added, warning that they would take action to stop the vigils.
The prayer vigils began after Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi told his congregation that the offices of the papal nuncio had been seized illegally by the government in 1959. He asked the congregation to pray for the return of the building. On December 18, a rally-- the first public demonstration by Catholics since the communists came to power in 1954-- drew thousands Catholics to the street. Prayer vigils have continued regularly since that day. On December 30, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the site, observing the prayer vigil himself.
The public protests escalated on January 10 when about 1,000 people participated in a demonstration that blocked traffic in Hanoi for several hours. That protest followed a Mass to celebrate the 89th birthday of the retired Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm sự kiện nỗi bật của Giáo phận Thái Bình năm 2007
GP Thái Bình
10:35 16/01/2008
NĂM SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA GIÁO PHẬN THÁI BÌNH Năm 2007
1 - Khánh thành và Cung Hiến NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ MỚI.
Sau hơn 3 năm vất vả xây dựng, ngôi Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận đã hoàn thành tốt đẹp và an toàn. Thánh lễ Khánh thành & Cung hiến trọng thể, hoành tráng và qui mô diễn ra ngày 13/12/2007 để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi quan khách trong và ngoài nước cũng như những người tham dự. Đây là công trình mang tầm vóc thế kỷ do Đức Cha Phanxicô Xaviê, giám mục giáo phận, khởi xướng, thực hiện, và khánh thành với tất cả tấm lòng và sức lực của một vị chủ chăn hết lòng với giáo phận và đoàn chiên. Ngôi Nhà thờ được coi như một gia sản vô cùng quí báu mà ngài để lại cho giáo phận trước khi nghỉ hưu theo Giáo luật.
2 - Hai mươi sáu giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ.
Xuất phát từ nhu cầu mục vụ và truyền giáo, Đức Cha Phanxicô Xaviê, giám mục giáo phận, đã quyết định nâng 26 giáo họ trong giáo phận lên hàng giáo xứ. Việc nâng cấp này được thực hiện qua 2 lần. Lần 1 (ngày 03/12/2006) gồm 20 xứ và lần 2 (ngày 4/8/2007) thêm 6 xứ, nâng tổng số giáo xứ trong giáo phận lên thành con số 90 giáo xứ. Được biết, trong dự định của Đức Cha giáo phận, ngài sẽ nâng tiếp 10 giáo họ nữa lên hàng giáo xứ để giáo phận Thái Bình có tròn con số 100 xứ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mục vụ của các cha xứ và hoạt động truyền giáo của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận.
Sau đây là danh sách các tân giáo xứ:
Giáo xứ An Châu
Giáo xứ An Lạc
Giáo xứ Cam Châu
Giáo xứ Châu Nhai
Giáo xứ Đông Phú
Giáo xứ Đức Linh
Giáo xứ Hải Linh
Giáo xứ Hoàng Xá
Giáo xứ Hợp Châu
Giáo xứ Nam Biên
Giáo xứ Nam Thái
Giáo xứ Phú Giáo
Giáo xứ Phương Bồ
Giáo xứ Quan Cao
Giáo xứ Tân Châu
Giáo xứ Tân Hưng
Giáo xứ Tân Mỹ
Giáo xứ Tây Làng
Giáo xứ Thái Nội
Giáo xứ Thiên Lộc
Giáo xứ Thuận Nghiệp
Giáo xứ Thục Thiện
Giáo xứ Thụy Lôi
Giáo xứ Trại Gạo
Giáo xứ Truyền Tin
Giáo xứ Văn Lăng
3 - Chín thầy phó tế mục được phong chức linh mục.
Kết thúc 7 năm học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, 7 thầy đại chủng sinh khóa VIII của giáo phận Thái Bình được Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt truyền chức phó tế tại Đại Chủng Viện Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2007 theo thư uỷ quyền của Đức Cha giáo phận Thái Bình. Sau 3 tháng làm việc tại giáo phận và đi giúp tại Bệnh Viện Phong Văn Môn Thái Bình, cả 7 thầy và thêm 2 thầy thuộc lớp bồi dưỡng thần học tại Bùi Chu được Đức Cha giáo phận phong chức linh mục vào ngày 04/8/2007, nâng con số linh mục đoàn giáo phận lên con số 64 vị, góp phần giảm bớt những khó khăn mà một số linh mục cao tuổi đang phải đối diện tại các giáo xứ đông giáo dân trong giáo phận. 4 - Giải nhất cuộc thi giáo lý các (11) giáo phận Miền Bắc.
Hằng năm, Đại Hội Giới Trẻ các giáo phận Miền Bắc được tổ chức luân phiên tại từng giáo phận. Đại Hội lần thứ VI năm nay diễn ra tại giáo phận Hải Phòng với sự tham dự của các ban trẻ đến từ 11 giáo phận trong giáo tỉnh Miền Bắc. Trong những ngày diễn ra Đại Hội, ngoài các hoạt động của các bạn trẻ, thì cuộc thi tìm hiểu Giáo Lý Thánh Kinh là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của Đại Hội. Với chủ đề năm nay là “Học Hỏi Tin Mừng theo Thánh Luca”, các bạn trẻ thuộc giáo phận Thái Bình đã đoạt giải Nhất thuyết phục sau 2 vòng thi (Vòng loại và vòng chung kết)
5 - Ba linh mục trong giáo phận được phong tước Đức Ông.
Thể theo lời xin của Đức Giám mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban tước hiệu Đức Ông cho các Cha sau đây tại giáo phận Thái Bình:
1) Cha Hierônimô Nguyễn Phúc Hạnh, Tổng Đại diện và chính xứ Thuần Túy, được phong Đức Ông giám chức danh dự của giáo triều Roma.
2) Cha Giuse Bùi Văn Cẩm, nguyên Tổng Đại Diện và chính xứ Sa Cát, được phong Đức Ông tuyên úy danh dự nhà nguyện của Đức Thánh Cha.
3) Cha Thomas Trần Trung Hà, Trưởng ban Cố vấn Tòa Giám mục, chính xứ Giáo Nghĩa, được phong Đức Ông tuyên úy danh dự Nhà nguyện của Đức Thánh Cha.
Ba vị trên đã có rất nhiều công trạng trong giáo phận và hiện nay hai vị vẫn đã và đang giữ những phận vụ quan trọng trong giáo phận, được Đức Giám mục giới thiệu xứng đáng lĩnh tước hiệu kể trên. Nên biết: Tước hiệu Đức ông là một tước hiệu không gắn liền với chức vị. Người được tước hiệu Đức Ông thường là một linh mục xuất sắc trong giáo phận và giáo triều Roma, được một vị Giám mục giới thiệu và được chấp nhận. Đức ông không có chức như Giám mục, do đó tuy được mặc phẩm phục giống như Giám mục như: áo chùng tím, thắt lưng tím, song không đeo Thánh giá, nhẫn và mũ gậy Giám mục, và không có quyền gì thêm nếu không được Giám mục giáo phận trao ban. Tòa Giám Mục đã trao sắc cho các vị Tân Đức Ông tại Nhà nguyện Tòa Giám mục vào hồi 10 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 2007. Chúng ta vui mừng cảm tạ đội ơn Thiên Chúa và Đức Thánh Cha đã ban cho chúng ta ơn trọng nơi ba Tân Đức Ông.
1 - Khánh thành và Cung Hiến NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ MỚI.
Sau hơn 3 năm vất vả xây dựng, ngôi Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận đã hoàn thành tốt đẹp và an toàn. Thánh lễ Khánh thành & Cung hiến trọng thể, hoành tráng và qui mô diễn ra ngày 13/12/2007 để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi quan khách trong và ngoài nước cũng như những người tham dự. Đây là công trình mang tầm vóc thế kỷ do Đức Cha Phanxicô Xaviê, giám mục giáo phận, khởi xướng, thực hiện, và khánh thành với tất cả tấm lòng và sức lực của một vị chủ chăn hết lòng với giáo phận và đoàn chiên. Ngôi Nhà thờ được coi như một gia sản vô cùng quí báu mà ngài để lại cho giáo phận trước khi nghỉ hưu theo Giáo luật.
2 - Hai mươi sáu giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ.
Xuất phát từ nhu cầu mục vụ và truyền giáo, Đức Cha Phanxicô Xaviê, giám mục giáo phận, đã quyết định nâng 26 giáo họ trong giáo phận lên hàng giáo xứ. Việc nâng cấp này được thực hiện qua 2 lần. Lần 1 (ngày 03/12/2006) gồm 20 xứ và lần 2 (ngày 4/8/2007) thêm 6 xứ, nâng tổng số giáo xứ trong giáo phận lên thành con số 90 giáo xứ. Được biết, trong dự định của Đức Cha giáo phận, ngài sẽ nâng tiếp 10 giáo họ nữa lên hàng giáo xứ để giáo phận Thái Bình có tròn con số 100 xứ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mục vụ của các cha xứ và hoạt động truyền giáo của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận.
Sau đây là danh sách các tân giáo xứ:
Giáo xứ An Châu
Giáo xứ An Lạc
Giáo xứ Cam Châu
Giáo xứ Châu Nhai
Giáo xứ Đông Phú
Giáo xứ Đức Linh
Giáo xứ Hải Linh
Giáo xứ Hoàng Xá
Giáo xứ Hợp Châu
Giáo xứ Nam Biên
Giáo xứ Nam Thái
Giáo xứ Phú Giáo
Giáo xứ Phương Bồ
Giáo xứ Quan Cao
Giáo xứ Tân Châu
Giáo xứ Tân Hưng
Giáo xứ Tân Mỹ
Giáo xứ Tây Làng
Giáo xứ Thái Nội
Giáo xứ Thiên Lộc
Giáo xứ Thuận Nghiệp
Giáo xứ Thục Thiện
Giáo xứ Thụy Lôi
Giáo xứ Trại Gạo
Giáo xứ Truyền Tin
Giáo xứ Văn Lăng
3 - Chín thầy phó tế mục được phong chức linh mục.
Kết thúc 7 năm học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, 7 thầy đại chủng sinh khóa VIII của giáo phận Thái Bình được Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt truyền chức phó tế tại Đại Chủng Viện Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2007 theo thư uỷ quyền của Đức Cha giáo phận Thái Bình. Sau 3 tháng làm việc tại giáo phận và đi giúp tại Bệnh Viện Phong Văn Môn Thái Bình, cả 7 thầy và thêm 2 thầy thuộc lớp bồi dưỡng thần học tại Bùi Chu được Đức Cha giáo phận phong chức linh mục vào ngày 04/8/2007, nâng con số linh mục đoàn giáo phận lên con số 64 vị, góp phần giảm bớt những khó khăn mà một số linh mục cao tuổi đang phải đối diện tại các giáo xứ đông giáo dân trong giáo phận. 4 - Giải nhất cuộc thi giáo lý các (11) giáo phận Miền Bắc.
Hằng năm, Đại Hội Giới Trẻ các giáo phận Miền Bắc được tổ chức luân phiên tại từng giáo phận. Đại Hội lần thứ VI năm nay diễn ra tại giáo phận Hải Phòng với sự tham dự của các ban trẻ đến từ 11 giáo phận trong giáo tỉnh Miền Bắc. Trong những ngày diễn ra Đại Hội, ngoài các hoạt động của các bạn trẻ, thì cuộc thi tìm hiểu Giáo Lý Thánh Kinh là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của Đại Hội. Với chủ đề năm nay là “Học Hỏi Tin Mừng theo Thánh Luca”, các bạn trẻ thuộc giáo phận Thái Bình đã đoạt giải Nhất thuyết phục sau 2 vòng thi (Vòng loại và vòng chung kết)
5 - Ba linh mục trong giáo phận được phong tước Đức Ông.
Thể theo lời xin của Đức Giám mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban tước hiệu Đức Ông cho các Cha sau đây tại giáo phận Thái Bình:
1) Cha Hierônimô Nguyễn Phúc Hạnh, Tổng Đại diện và chính xứ Thuần Túy, được phong Đức Ông giám chức danh dự của giáo triều Roma.
2) Cha Giuse Bùi Văn Cẩm, nguyên Tổng Đại Diện và chính xứ Sa Cát, được phong Đức Ông tuyên úy danh dự nhà nguyện của Đức Thánh Cha.
3) Cha Thomas Trần Trung Hà, Trưởng ban Cố vấn Tòa Giám mục, chính xứ Giáo Nghĩa, được phong Đức Ông tuyên úy danh dự Nhà nguyện của Đức Thánh Cha.
Ba vị trên đã có rất nhiều công trạng trong giáo phận và hiện nay hai vị vẫn đã và đang giữ những phận vụ quan trọng trong giáo phận, được Đức Giám mục giới thiệu xứng đáng lĩnh tước hiệu kể trên. Nên biết: Tước hiệu Đức ông là một tước hiệu không gắn liền với chức vị. Người được tước hiệu Đức Ông thường là một linh mục xuất sắc trong giáo phận và giáo triều Roma, được một vị Giám mục giới thiệu và được chấp nhận. Đức ông không có chức như Giám mục, do đó tuy được mặc phẩm phục giống như Giám mục như: áo chùng tím, thắt lưng tím, song không đeo Thánh giá, nhẫn và mũ gậy Giám mục, và không có quyền gì thêm nếu không được Giám mục giáo phận trao ban. Tòa Giám Mục đã trao sắc cho các vị Tân Đức Ông tại Nhà nguyện Tòa Giám mục vào hồi 10 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 2007. Chúng ta vui mừng cảm tạ đội ơn Thiên Chúa và Đức Thánh Cha đã ban cho chúng ta ơn trọng nơi ba Tân Đức Ông.
Nhóm truyền thông HIV/AIDS đến thăm và giao lưu với chủng sinh Hà nội
Gioan Đình Sơn
23:51 16/01/2008
HÀ NỘI -- Nhân dịp nhóm các bác sĩ công giáo và truyền thông HIV/AIDS họp đại hội tại Tòa tổng giám mục Hà Nội, nhận lời mời của cha Giuse Nguyễn Văn Diễm, phó giám đốc đại chủng viện thánh Giuse Hà nội, nhóm đã sang giao lưu và truyền đạt những kiến thức liên quan đến HIV/AIDS với các chủng sinh tại nhà hội vào chiều tối ngày 15. 01. 2008.
Sau lời giới thiệu của cha Phó Giám đốc Giuse, các bác sĩ đã tạo nên một ấn tượng tình cảm thân mật khi giới thiệu và chào anh em chủng sinh lời chào thân ái. Ngay sau đó, các bác sĩ đã lần lượt trình bày các chuyên đề về căn bệnh của thế kỉ cũng như tình hình thực trạng của xã hội và giáo hội đang đối phó với những nạn nhân của căn bệnh này.
Từ 18 giờ 20, bác sĩ Bùi Duy Luật (trước đây anh là một bác sĩ khoa ngoại và mới chuyển công tác chừng 2 năm) giới thiệu những kiến thức căn bản về nguồn gốc của căn bệnh HIV/AIDS. Trong 40 phút mà anh đã trình bày một cách rất hệ thống để mọi người hiểu rõ về căn bệnh thế kỉ: virut HIV (Human Immunnodeficiency Virut) được xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1981 từ một con tinh tinh; nó đã xâm nhập vào con người và làm suy giảm miễn dịch, gọi là SIDA (Syndrome d’immunodeficience acquise), AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrom) chính là giai đoạn cuối của căn bệnh nguy hiểm này…
Sau phần giới thiệu của bác sĩ Luật là bữa cơm tối thường nhật của gia đình Đại chủng viện. Từ 20 giờ đến 21 giờ 30, bác sĩ Nguyễn Hoài Minh và bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn (trưởng đoàn) đến từ phòng khám Mai Khôi TP-HCM lần lượt trình bày những phần chuyên môn của mình về HIV/AIDS. Trong phần của bác sĩ Minh, anh đã chia sẻ với mọi người sự hình thành và hoạt động của phòng khám Mai Khôi, nơi các anh đang công tác và những triệu chứng của căn bệnh HIV/AIDS. Cuối cùng là phần thực trạng hiện nay về căn bệnh tại TP-HCM nói riêng và Việt Nam cũng như Thế giới nói chung do bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn phụ trách.
Xen kẽ những phần chia sẻ sâu sắc và ấn tượng của các bác sĩ còn có những thước phim sinh động, những hình ảnh cụ thể về căn bệnh HIV/AIDS làm người nghe hiểu thấu đáo và thích thú hơn. Những hình ảnh và phim tư liệu đó do nhà báo Quang Anh thực hiện, anh là phóng viên của một tờ báo khá lớn tại Việt Nam và đang cộng tác cùng nhóm về lĩnh vực truyền thông…
Buổi giao lưu như đã thu ngắn khoảng cách giữa những bác sĩ và chủng sinh qua các câu hỏi trao đổi của anh em và phần trả lời chuyên môn của nhóm. Buổi giao lưu tuy không nhiều thời gian song đã phần nào giúp cho các chủng sinh một caí nhìn khá tổng quát về căn bệnh thế kỉ cũng như tạo cho anh em sự cảm thông đối với những nạn nhân của HIV/AIDS... như Mẹ Têrêxa đã nói: “Nếu chỉ có phán xét, sẽ chẳng còn tình thương”.
Cuối buổi giao lưu giữa các bác sĩ và chủng sinh, cha Phó giám đốc Giuse đã mời gọi mọi người cùng hiệp thông giờ cầu nguyện để cầu cho Giáo hội, cho công việc của các anh và đặc biệt cầu nguyện cho tất cả các bệnh nhân HIV/AIDS đã và đang còn sống… nguyện Chúa chúc lành.
Sau lời giới thiệu của cha Phó Giám đốc Giuse, các bác sĩ đã tạo nên một ấn tượng tình cảm thân mật khi giới thiệu và chào anh em chủng sinh lời chào thân ái. Ngay sau đó, các bác sĩ đã lần lượt trình bày các chuyên đề về căn bệnh của thế kỉ cũng như tình hình thực trạng của xã hội và giáo hội đang đối phó với những nạn nhân của căn bệnh này.
Từ 18 giờ 20, bác sĩ Bùi Duy Luật (trước đây anh là một bác sĩ khoa ngoại và mới chuyển công tác chừng 2 năm) giới thiệu những kiến thức căn bản về nguồn gốc của căn bệnh HIV/AIDS. Trong 40 phút mà anh đã trình bày một cách rất hệ thống để mọi người hiểu rõ về căn bệnh thế kỉ: virut HIV (Human Immunnodeficiency Virut) được xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1981 từ một con tinh tinh; nó đã xâm nhập vào con người và làm suy giảm miễn dịch, gọi là SIDA (Syndrome d’immunodeficience acquise), AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrom) chính là giai đoạn cuối của căn bệnh nguy hiểm này…
Sau phần giới thiệu của bác sĩ Luật là bữa cơm tối thường nhật của gia đình Đại chủng viện. Từ 20 giờ đến 21 giờ 30, bác sĩ Nguyễn Hoài Minh và bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn (trưởng đoàn) đến từ phòng khám Mai Khôi TP-HCM lần lượt trình bày những phần chuyên môn của mình về HIV/AIDS. Trong phần của bác sĩ Minh, anh đã chia sẻ với mọi người sự hình thành và hoạt động của phòng khám Mai Khôi, nơi các anh đang công tác và những triệu chứng của căn bệnh HIV/AIDS. Cuối cùng là phần thực trạng hiện nay về căn bệnh tại TP-HCM nói riêng và Việt Nam cũng như Thế giới nói chung do bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn phụ trách.
Xen kẽ những phần chia sẻ sâu sắc và ấn tượng của các bác sĩ còn có những thước phim sinh động, những hình ảnh cụ thể về căn bệnh HIV/AIDS làm người nghe hiểu thấu đáo và thích thú hơn. Những hình ảnh và phim tư liệu đó do nhà báo Quang Anh thực hiện, anh là phóng viên của một tờ báo khá lớn tại Việt Nam và đang cộng tác cùng nhóm về lĩnh vực truyền thông…
Buổi giao lưu như đã thu ngắn khoảng cách giữa những bác sĩ và chủng sinh qua các câu hỏi trao đổi của anh em và phần trả lời chuyên môn của nhóm. Buổi giao lưu tuy không nhiều thời gian song đã phần nào giúp cho các chủng sinh một caí nhìn khá tổng quát về căn bệnh thế kỉ cũng như tạo cho anh em sự cảm thông đối với những nạn nhân của HIV/AIDS... như Mẹ Têrêxa đã nói: “Nếu chỉ có phán xét, sẽ chẳng còn tình thương”.
Cuối buổi giao lưu giữa các bác sĩ và chủng sinh, cha Phó giám đốc Giuse đã mời gọi mọi người cùng hiệp thông giờ cầu nguyện để cầu cho Giáo hội, cho công việc của các anh và đặc biệt cầu nguyện cho tất cả các bệnh nhân HIV/AIDS đã và đang còn sống… nguyện Chúa chúc lành.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vài nhận xét về văn thư của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội
Ls. Trần Lê Nguyên
06:31 16/01/2008
VÀI NHẬN XÉT VỀ VĂN THƯ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HÀ NỘI
Ngày 11/01/2008 một văn thư chính thức ký tên bởi Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà nội gửi GM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Chúng tôi có ý kiến và nhận xét sau đây:
1- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội kể ra những điều kiện thuận lợi ( hay ân huệ) đã dành cho Toà Tổng Giám Mục Hà Nội như văn thư viết:
Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương trình mục vụ của Hội đồng Giám Mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Đại hội X – Đại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.
Chúng tôi thiết nghĩ đây chỉ là những sinh hoạt tôn giáo bình thường, được Hiến Pháp và Luật pháp Việt Nam công nhận và bảo vệ. Đàng khác, nếu hiểu theo cụm từ những điều kiện thuận lợi như là một giấy phép phải có cho những sinh hoạt thuần túy tôn giáo trên, thì Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã vi phạm pháp luật về tự do tôn giáo. Điều này cũng chứng tỏ não trạng theo cơ chế xin cho của thời vô luật lệ vẫn tồn tại trong khi đó chính phủ luôn đề cao mọi người sống và làm theo theo Pháp Luật.
2- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội quy kết Toà Tổng Giám Mục Hà Nội các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo,lợi dụng giáo dân vi phạm các quy định hoạt động tôn giáo và pháp luật. Cụ thể:
Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc cầu nguyện và đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung...Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007.. vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung gây mất trật tự giao thông công cộng.
Việc tụ tập giáo sĩ và giáo dân, không hô hoán, không biểu ngữ, mà chỉ cầu nguyện và hát thánh ca tại khu nhà đất thuộc quyền sở hữu của Tổng Giám Mục không thể coi là hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế. Mọi người dân bình thường cũng hiểu điều đó là quyền căn bản của mỗi người theo đạo, của mỗi tổ chức tôn giáo trong một nhà nưóc pháp quyền.
Đàng khác việc họ không diễu hành qua các đường phố khác mà chỉ cùng nhau hội tụ khỏang 1 giờ trong phạm vi khu bất động sản đang bị chiếm giữ độc đoán trong thời điểm quá khứ lịch sử đau buồn, không thể quy trách làm mất trật tự công cộng. Việc tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca để mong mở lòng nhửng người có trách nhiệm có được những quyết định công bằng và hợp lý, đâu phải là điều cấm kị hay vi phạm pháp luật.
Đáng lý ra, chính quyền đã phải giải quyết từ lâu: những đơn từ xin lại và các cuộc tiếp xúc đã bắt đầu từ năm 2000 tới nay rồi!
Việc chính quyền cho thuê khu bất động sản vào việc thương mại từ mở vũ trường, bán phở, chỗ giữ xe không thể coi là việc làm khôn ngoan và chính đáng để tiếp tục chiếm giữ. Những hoạt động này mới đích thực làm mất trật tự công cộng, mỹ quan và hài hoà trong khu phố văn hoá.
3- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội cũng quy kết Giáo xứ Thái Hà đã để xẩy ra vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng. Và đe doạ sẽ kiên quyết xử lý nghiên minh..
Việc này hãy nghe Tòa Tổng Giám Mục trả lời: Các cơ quan chức năng đã thiên lệch khi bênh vực những người vi phạm. Trường hợp nhà thờ Thái hà cũng thế. Từ hơn 10 năm nay Dòng Chúa Cứu Thế đã làm đơn xin lại khu đất trước kia của nhà dòng, bị công ty may Chiến Thắng bỏ không sử dụng từ lâu. Và cả hai bên đều không có động thái gì. Đột nhiên đầu năm 2008, có hàng rào thép gai, có nhân viên công an đến bảo vệ cho công ty may Chiến Thắng xây dựng. Giáo dân bức xúc phản đối. Chiều ngày 07-01-2007, Chính quyền đã đến trấn an giáo dân khi hứa sẽ ngừng mọi việc xây dựng tại đây. Thì như một gáo nước lạnh, sáng ngày 08-01-2008, Uy ban Nhân dân Thành phố Hà nội ra văn thư cho phép công ty may Chiến Thắng tiếp tục xây dựng.
Vậy thì ai vi phạm? ai sẽ bị xử lý nghiêm minh?
4- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội qui kết Linh Mục Trịnh Ngọc Hiền tội lãng phí khi cho tổ chức khánh thành nhà nguyện: Việc tổ chức khánh thành nhà nguyện 7 tầng của Giáo xứ Thái Hà, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Linh mục Trịnh Ngọc Hiên thực hiện theo đúng quy định Luật thực hiện tiết kiệm chống lãng phí,áo Xứ Thái Hà.
Thật lạ lùng: việc tổ chức khánh thành nhà nguyện theo nghi thức tôn giáo bị coi là vi phạm Luật Tiết Kiệm Chống Lãng Phí. Chúng tôi thiết nghĩ Luật này chỉ áp dụng và nhắm vào các cơ quan công quyền và các viên chức nhà nuớc mới đúng.
5- Sau cùng Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội hé lộ cho biết: nếu Hội đồng Giám mục Việt Nam hợp tác, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà chấm dứt tụ tập cầu nguyện và hát tháng ca... chính quyền sở tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc Thanh phố Hà Nội báo cáo với Chính phủ giải quyết vấn đề nhà đất 42 phố Nhà Chung, các kiến nghị của Giáo xứ Thái Hà và các vấn đề khác có liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội với chính quyền các cấp và nhân dân Thủ đô....
Cung cách và hành sử theo cách suy nghĩ và hành động biểu lộ trên của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội không xứng đáng với tầm cỡ của một cơ quan lớn tiêu biểu cho Thủ Đô ngàn năm Văn hoá của Việt Nam. Điều đó cũng chứng tỏ các thành viên trong Ủy Ban Nhân Dân không thông hiểu luật pháp và đường lối giải quyết theo Pháp Luật, đặc biệt về Pháp Lệnh về Tôn Giáo. Từ Hồng Y tới Các Giám Mục thuộc các giáo phận khác nhau từ nhiều năm nay vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự hợp tác và thiện chí của chính quyền giải quyết nguyện vọng chính đáng của các Cộng Đồng Công Giáo do các vị đại diện. Các Ngài đã chứng tỏ mềm mỏng, bao dung đầy tình nghĩa và cảm thông so vơí cung các hành xử có tính cánh đối đầu của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ? Phương cách đối đầu này sẽ có lợi ích gì cho việc giải quyết hay không ? Mong quí vị trong Ủy Ban Nhân DânHà Nội bình tâm suy xét lại chín chắn!
Kết Luận: - chúng tôi thành thật nói rằng chính quyền đã tiếu phí thời gian qúa nhiều! - chúng tôi chỉ thấy một giải pháp tốt nhất là trả lại tài sản cho giáo hội với lời cám ơn cho cho mượn xử dụng trong bấy nhiêu năm không tính tiền thuê!
(Hà Nội ngày 15.01.2008)
Ngày 11/01/2008 một văn thư chính thức ký tên bởi Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà nội gửi GM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và TGM Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội về việc vi phạm của Toà Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà.
Chúng tôi có ý kiến và nhận xét sau đây:
1- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội kể ra những điều kiện thuận lợi ( hay ân huệ) đã dành cho Toà Tổng Giám Mục Hà Nội như văn thư viết:
Lễ tiếp đón Hồng Y Crescenzio, Tổng trưởng Bộ truyền giáo Vatican đến thăm giáo hội tại Việt Nam, Lễ thụ phong linh mục cho các Tu sỹ tại Tòa tổng Giám Mục Hà Nội, lễ Noel hàng năm và các buổi lễ trọng trong chương trình mục vụ của Hội đồng Giám Mục. Nhất là mới đây, đã đảm bảo cho Đại hội X – Đại hội Hội đồng Giám Mục Việt Nam diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội.
Chúng tôi thiết nghĩ đây chỉ là những sinh hoạt tôn giáo bình thường, được Hiến Pháp và Luật pháp Việt Nam công nhận và bảo vệ. Đàng khác, nếu hiểu theo cụm từ những điều kiện thuận lợi như là một giấy phép phải có cho những sinh hoạt thuần túy tôn giáo trên, thì Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã vi phạm pháp luật về tự do tôn giáo. Điều này cũng chứng tỏ não trạng theo cơ chế xin cho của thời vô luật lệ vẫn tồn tại trong khi đó chính phủ luôn đề cao mọi người sống và làm theo theo Pháp Luật.
2- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội quy kết Toà Tổng Giám Mục Hà Nội các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo,lợi dụng giáo dân vi phạm các quy định hoạt động tôn giáo và pháp luật. Cụ thể:
Ngày 15/12/2007, Ngài Tổng Giám Mục đã gửi thư kêu gọi các giáo sỹ và giáo dân tham gia việc cầu nguyện và đòi lại nhà đất tại 42 phố Nhà Chung...Tối ngày 18/12/2007 và liên tục trong các ngày tiếp theo trong tháng 12 năm 2007.. vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động tập trung đông giáo dân, giáo sỹ cầu nguyện trước cửa số nhà 42 phố Nhà Chung gây mất trật tự giao thông công cộng.
Việc tụ tập giáo sĩ và giáo dân, không hô hoán, không biểu ngữ, mà chỉ cầu nguyện và hát thánh ca tại khu nhà đất thuộc quyền sở hữu của Tổng Giám Mục không thể coi là hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng theo Luật Pháp quốc nội cũng như Luật Pháp Quốc Tế. Mọi người dân bình thường cũng hiểu điều đó là quyền căn bản của mỗi người theo đạo, của mỗi tổ chức tôn giáo trong một nhà nưóc pháp quyền.
Đàng khác việc họ không diễu hành qua các đường phố khác mà chỉ cùng nhau hội tụ khỏang 1 giờ trong phạm vi khu bất động sản đang bị chiếm giữ độc đoán trong thời điểm quá khứ lịch sử đau buồn, không thể quy trách làm mất trật tự công cộng. Việc tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca để mong mở lòng nhửng người có trách nhiệm có được những quyết định công bằng và hợp lý, đâu phải là điều cấm kị hay vi phạm pháp luật.
Đáng lý ra, chính quyền đã phải giải quyết từ lâu: những đơn từ xin lại và các cuộc tiếp xúc đã bắt đầu từ năm 2000 tới nay rồi!
Việc chính quyền cho thuê khu bất động sản vào việc thương mại từ mở vũ trường, bán phở, chỗ giữ xe không thể coi là việc làm khôn ngoan và chính đáng để tiếp tục chiếm giữ. Những hoạt động này mới đích thực làm mất trật tự công cộng, mỹ quan và hài hoà trong khu phố văn hoá.
3- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội cũng quy kết Giáo xứ Thái Hà đã để xẩy ra vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng. Và đe doạ sẽ kiên quyết xử lý nghiên minh..
Việc này hãy nghe Tòa Tổng Giám Mục trả lời: Các cơ quan chức năng đã thiên lệch khi bênh vực những người vi phạm. Trường hợp nhà thờ Thái hà cũng thế. Từ hơn 10 năm nay Dòng Chúa Cứu Thế đã làm đơn xin lại khu đất trước kia của nhà dòng, bị công ty may Chiến Thắng bỏ không sử dụng từ lâu. Và cả hai bên đều không có động thái gì. Đột nhiên đầu năm 2008, có hàng rào thép gai, có nhân viên công an đến bảo vệ cho công ty may Chiến Thắng xây dựng. Giáo dân bức xúc phản đối. Chiều ngày 07-01-2007, Chính quyền đã đến trấn an giáo dân khi hứa sẽ ngừng mọi việc xây dựng tại đây. Thì như một gáo nước lạnh, sáng ngày 08-01-2008, Uy ban Nhân dân Thành phố Hà nội ra văn thư cho phép công ty may Chiến Thắng tiếp tục xây dựng.
Vậy thì ai vi phạm? ai sẽ bị xử lý nghiêm minh?
4- Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội qui kết Linh Mục Trịnh Ngọc Hiền tội lãng phí khi cho tổ chức khánh thành nhà nguyện: Việc tổ chức khánh thành nhà nguyện 7 tầng của Giáo xứ Thái Hà, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Linh mục Trịnh Ngọc Hiên thực hiện theo đúng quy định Luật thực hiện tiết kiệm chống lãng phí,áo Xứ Thái Hà.
Thật lạ lùng: việc tổ chức khánh thành nhà nguyện theo nghi thức tôn giáo bị coi là vi phạm Luật Tiết Kiệm Chống Lãng Phí. Chúng tôi thiết nghĩ Luật này chỉ áp dụng và nhắm vào các cơ quan công quyền và các viên chức nhà nuớc mới đúng.
5- Sau cùng Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội hé lộ cho biết: nếu Hội đồng Giám mục Việt Nam hợp tác, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà chấm dứt tụ tập cầu nguyện và hát tháng ca... chính quyền sở tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc Thanh phố Hà Nội báo cáo với Chính phủ giải quyết vấn đề nhà đất 42 phố Nhà Chung, các kiến nghị của Giáo xứ Thái Hà và các vấn đề khác có liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội với chính quyền các cấp và nhân dân Thủ đô....
Cung cách và hành sử theo cách suy nghĩ và hành động biểu lộ trên của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội không xứng đáng với tầm cỡ của một cơ quan lớn tiêu biểu cho Thủ Đô ngàn năm Văn hoá của Việt Nam. Điều đó cũng chứng tỏ các thành viên trong Ủy Ban Nhân Dân không thông hiểu luật pháp và đường lối giải quyết theo Pháp Luật, đặc biệt về Pháp Lệnh về Tôn Giáo. Từ Hồng Y tới Các Giám Mục thuộc các giáo phận khác nhau từ nhiều năm nay vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự hợp tác và thiện chí của chính quyền giải quyết nguyện vọng chính đáng của các Cộng Đồng Công Giáo do các vị đại diện. Các Ngài đã chứng tỏ mềm mỏng, bao dung đầy tình nghĩa và cảm thông so vơí cung các hành xử có tính cánh đối đầu của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ? Phương cách đối đầu này sẽ có lợi ích gì cho việc giải quyết hay không ? Mong quí vị trong Ủy Ban Nhân DânHà Nội bình tâm suy xét lại chín chắn!
Kết Luận: - chúng tôi thành thật nói rằng chính quyền đã tiếu phí thời gian qúa nhiều! - chúng tôi chỉ thấy một giải pháp tốt nhất là trả lại tài sản cho giáo hội với lời cám ơn cho cho mượn xử dụng trong bấy nhiêu năm không tính tiền thuê!
(Hà Nội ngày 15.01.2008)
Cộng đoàn Công Giáo VN tại hải ngoại phải làm gì để hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam?
VNUSA Callt o Action
10:54 16/01/2008
Cộng đoàn Công Giáo VN tại hải ngoại phải làm gì để hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam?
Để hỗ trợ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt Giáo Phận Hà Nội đang đòi lại đất đai và cơ sở bị chính quyền cộng sản tước đoạt, người Công Giáo Việt Nam hải ngoại nhất thiết phải bày tỏ tinh thần đoàn kết với giáo dân tại quê nhà một cách cụ thể.
Cách bày tỏ tinh thần đoàn kết cụ thể nhất là hiệp thông trong lời cầu nguyện và cố gắng phổ biến nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội Việt Nam cho các tổ chức yêu chuộng tự do công chính và cho các chính quyền trên thế giới biết về những vi phạm tự do tín ngưỡng của chính quyền Việt Nam.
Nếu chúng ta không tích cực trong công tác này và nếu các tổ chức quốc tế không quan tâm đến, thì chính quyền Việt Nam chắc chắn sẽ dùng bạo lực đàn áp giáo sĩ và giáo dân đang đứng lên đòi chính quyền thực thi công lý. Và nếu bị đàn áp chắc chắn, một sổ Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ sẽ bị Cộng Sản bỏ tù.
Để thể hiện sự đoàn kết cách cụ thể, chúng tôi đề nghị các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại làm 2 việc sau:
1. Các Cộng Đoàn Việt Nam tổ chức các Buổi Cầu nguyện cho nguyện vọng Công Lý và Hòa Bình: Xin các Linh Mục, các ban Mục Vụ của các cộng đoàn tổ chức các buổi cầu nguyện đặc biệt cho các thỉnh nguyện đòi lại đất đai và cơ sở của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc làm này giáo dân tại Việt Nam đã từng làm từ lâu. Chúng ta có làm chỉ là hỗ trợ cho nguyện vọng của họ mà thôi. Nếu Linh Mục và Ban Mục Vụ không tổ chức các buổi cầu nguyện, qúy vị giáo dân có thể nhắc nhở Linh Mục và ban Mục Vụ để họ nhớ nghĩa vụ đối với Giáo Hội Mẹ
2. Ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư: Xin mọi người ký tên vào Thư Thỉnh Nguyện để xin Hàng Giáo Phẩm và Chính Quyền tại quốc gia mình đang cư ngụ can thiệp với chính quyền Việt Nam để nhà nước trả lại các cơ sở của GHVN mà họ đã chiếm đoạt trước đây. Việc làm này rất quan trọng vì hàng giáo phẩm và chính quyền trên thế giới biết được nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội Việt Nam thì nhà cầm quyền Công Sản Việt Nam sẽ bị áp lực, phải trả lại tài sản cho GHVN, và sẽ không dám mạnh tay đàn áp hoặc bắt bỏ tủ các Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân đang tranh đấu.
Tại Hoa Kỳ, cách đơn giản nhất là mỗi cộng đoàn dùng một lá thư thỉnh nguyện mà VietCatholic đã soạn thảo dưới đây. Sau đó, ban Mục Vụ mỗi Giáo Xứ làm thành 5 hay 6 bộ hồ sơ. Mỗi hồ sơ có đính kèm danh sách các giáo dân ký tên rồi gửi cho:
a. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
b. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
c. Hai vị Thượng Nghị Sĩ tiểu bang
d. Vị dân biểu tại đơn vị mình cư ngụ
Sau đây là mẫu thỉnh nguyện thư và mẫu để giáo dân ký tên. Các cộng đoàn có thể in các mẫu này ra để dùng. Xin nhớ ghi tên tất cả những người trong gia đình, càng nhiều người càng tốt, kể cả những đồng bào không Công Giáo
THỈNH NGUYỆN THƯ
Date:__________________________________________
The Honorable:__________________________________
Re: Request for the Return of Confiscated Church Properties to the Vietnamese Catholic Church
I write to urge you to put pressure on the Communist government of Vietnam and ask them to return immediately all confiscated Church properties as well as release prisoners of conscience.
It is my view that since becoming a member of the World Trade Organization and an unofficial observer of the United Nations, the Communist government of Vietnam has relentlessly abuse its human rights' record, and recently implemented numerous inhumane measures to restrict the freedom of worship and religious rights of its citizens everywhere, especially at Thai Ha parish, and remote villages such as Son La and other provinces.
The Vietnamese Catholic Church had extensive landholdings and properties, but the national, provincial, or municipal governments during the period of collectivization confiscated most of these. Allegations that Vietnamese authorities have destroyed churches, either to use property for some other purposes or to make worship more difficult, continue this day.
As of right now, the Vietnamese Catholic Church does need the following properties returned immediately:
(1) The former Apostolic Delegate’s Office located at 42 Pho Nha Chung Street, Hanoi;
(2) The 47-acre Land that belongs to La Vang Pilgrimage Center which is now under the control of Quang Tri, Quang Nam, and Quang Ngai municipal provinces; and
(3) The former Pius X Grand Seminary (or Pius X Pontifical Academy) in Dalat province.
In its Constitution of 15 April 1992, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, specifically in Article 70, the Constitution mandates that:
“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law... ”
Directive No. 379/TTg stresses: “Places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.”
Decree No. 26/1999/ND-CP emphasizes: “Church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.”
Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that: “The legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.”
Ironically, despite these said regulations issued by the Vietnamese government itself, and persistent request of the Bishops’ Council of the Vietnamese Catholic Church asking the Vietnamese authorities to return all confiscated Church properties, more specifically the above-mentioned properties, none of this has yet happened.
In recent days, thousands of Vietnamese Catholic faithful in the Archdiocese of Hanoi have conducted several peaceful light-candle sessions, and prayer vigils almost everyday in front of the former Apostolic Delegate’s Office, and the same with other Vietnamese faithful throughout the country with a hope that the Vietnamese government will soon honor their legitimate requests.
The above-mentioned properties are very much needed for the Vietnamese Catholic Church today and in the long run in her mission to evangelize, educate, and train all the Catholic faithful to become useful and productive citizens, to actively contribute to the overall development and protection of Vietnamese society as a whole.
Thus, in solidarity with those Vietnamese faithful, and as your active constituent, I urge you to work with your colleagues to either put Vietnam back in the CPC (Countries of Particular Concerned) list or ask the Vietnamese Government to immediately return the above-mentioned confiscated Church properties to the Vietnamese Catholic Church.
The Catholic faithful in Vietnam are very courageous and determined in their legitimate requests for the above-mentioned properties to be returned immediately to the Vietnamese Catholic Church by holding several peaceful prayer sessions throughout the day and this will indefinitely continue despite any threats or dangers imposed by local and municipal police forces.
As your constituent, I am worried that the Communist police forces may arrest, torture and execute these innocent and honorable Vietnamese Catholic faithful without mercy and justice, so I urge you and your colleagues to look into this matter as soon as possible, because this is the only way we can ensure freedom and democracy is in effect and working as our forefathers expect and entrust this mission to each and everyone of us.
Please kindly keep me updated on your actions via written correspondence.
Sincerely yours
(See list of Signature)
Xin in tờ này ra để giáo dân có thể kí chung trên tờ này:
Để hỗ trợ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt Giáo Phận Hà Nội đang đòi lại đất đai và cơ sở bị chính quyền cộng sản tước đoạt, người Công Giáo Việt Nam hải ngoại nhất thiết phải bày tỏ tinh thần đoàn kết với giáo dân tại quê nhà một cách cụ thể.
Cách bày tỏ tinh thần đoàn kết cụ thể nhất là hiệp thông trong lời cầu nguyện và cố gắng phổ biến nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội Việt Nam cho các tổ chức yêu chuộng tự do công chính và cho các chính quyền trên thế giới biết về những vi phạm tự do tín ngưỡng của chính quyền Việt Nam.
Nếu chúng ta không tích cực trong công tác này và nếu các tổ chức quốc tế không quan tâm đến, thì chính quyền Việt Nam chắc chắn sẽ dùng bạo lực đàn áp giáo sĩ và giáo dân đang đứng lên đòi chính quyền thực thi công lý. Và nếu bị đàn áp chắc chắn, một sổ Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ sẽ bị Cộng Sản bỏ tù.
Để thể hiện sự đoàn kết cách cụ thể, chúng tôi đề nghị các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại làm 2 việc sau:
1. Các Cộng Đoàn Việt Nam tổ chức các Buổi Cầu nguyện cho nguyện vọng Công Lý và Hòa Bình: Xin các Linh Mục, các ban Mục Vụ của các cộng đoàn tổ chức các buổi cầu nguyện đặc biệt cho các thỉnh nguyện đòi lại đất đai và cơ sở của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc làm này giáo dân tại Việt Nam đã từng làm từ lâu. Chúng ta có làm chỉ là hỗ trợ cho nguyện vọng của họ mà thôi. Nếu Linh Mục và Ban Mục Vụ không tổ chức các buổi cầu nguyện, qúy vị giáo dân có thể nhắc nhở Linh Mục và ban Mục Vụ để họ nhớ nghĩa vụ đối với Giáo Hội Mẹ
2. Ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư: Xin mọi người ký tên vào Thư Thỉnh Nguyện để xin Hàng Giáo Phẩm và Chính Quyền tại quốc gia mình đang cư ngụ can thiệp với chính quyền Việt Nam để nhà nước trả lại các cơ sở của GHVN mà họ đã chiếm đoạt trước đây. Việc làm này rất quan trọng vì hàng giáo phẩm và chính quyền trên thế giới biết được nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội Việt Nam thì nhà cầm quyền Công Sản Việt Nam sẽ bị áp lực, phải trả lại tài sản cho GHVN, và sẽ không dám mạnh tay đàn áp hoặc bắt bỏ tủ các Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân đang tranh đấu.
Tại Hoa Kỳ, cách đơn giản nhất là mỗi cộng đoàn dùng một lá thư thỉnh nguyện mà VietCatholic đã soạn thảo dưới đây. Sau đó, ban Mục Vụ mỗi Giáo Xứ làm thành 5 hay 6 bộ hồ sơ. Mỗi hồ sơ có đính kèm danh sách các giáo dân ký tên rồi gửi cho:
a. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
b. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
c. Hai vị Thượng Nghị Sĩ tiểu bang
d. Vị dân biểu tại đơn vị mình cư ngụ
Sau đây là mẫu thỉnh nguyện thư và mẫu để giáo dân ký tên. Các cộng đoàn có thể in các mẫu này ra để dùng. Xin nhớ ghi tên tất cả những người trong gia đình, càng nhiều người càng tốt, kể cả những đồng bào không Công Giáo
THỈNH NGUYỆN THƯ
Date:__________________________________________
The Honorable:__________________________________
Re: Request for the Return of Confiscated Church Properties to the Vietnamese Catholic Church
I write to urge you to put pressure on the Communist government of Vietnam and ask them to return immediately all confiscated Church properties as well as release prisoners of conscience.
It is my view that since becoming a member of the World Trade Organization and an unofficial observer of the United Nations, the Communist government of Vietnam has relentlessly abuse its human rights' record, and recently implemented numerous inhumane measures to restrict the freedom of worship and religious rights of its citizens everywhere, especially at Thai Ha parish, and remote villages such as Son La and other provinces.
The Vietnamese Catholic Church had extensive landholdings and properties, but the national, provincial, or municipal governments during the period of collectivization confiscated most of these. Allegations that Vietnamese authorities have destroyed churches, either to use property for some other purposes or to make worship more difficult, continue this day.
As of right now, the Vietnamese Catholic Church does need the following properties returned immediately:
(1) The former Apostolic Delegate’s Office located at 42 Pho Nha Chung Street, Hanoi;
(2) The 47-acre Land that belongs to La Vang Pilgrimage Center which is now under the control of Quang Tri, Quang Nam, and Quang Ngai municipal provinces; and
(3) The former Pius X Grand Seminary (or Pius X Pontifical Academy) in Dalat province.
In its Constitution of 15 April 1992, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, specifically in Article 70, the Constitution mandates that:
“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law... ”
Directive No. 379/TTg stresses: “Places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.”
Decree No. 26/1999/ND-CP emphasizes: “Church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.”
Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that: “The legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.”
Ironically, despite these said regulations issued by the Vietnamese government itself, and persistent request of the Bishops’ Council of the Vietnamese Catholic Church asking the Vietnamese authorities to return all confiscated Church properties, more specifically the above-mentioned properties, none of this has yet happened.
In recent days, thousands of Vietnamese Catholic faithful in the Archdiocese of Hanoi have conducted several peaceful light-candle sessions, and prayer vigils almost everyday in front of the former Apostolic Delegate’s Office, and the same with other Vietnamese faithful throughout the country with a hope that the Vietnamese government will soon honor their legitimate requests.
The above-mentioned properties are very much needed for the Vietnamese Catholic Church today and in the long run in her mission to evangelize, educate, and train all the Catholic faithful to become useful and productive citizens, to actively contribute to the overall development and protection of Vietnamese society as a whole.
Thus, in solidarity with those Vietnamese faithful, and as your active constituent, I urge you to work with your colleagues to either put Vietnam back in the CPC (Countries of Particular Concerned) list or ask the Vietnamese Government to immediately return the above-mentioned confiscated Church properties to the Vietnamese Catholic Church.
The Catholic faithful in Vietnam are very courageous and determined in their legitimate requests for the above-mentioned properties to be returned immediately to the Vietnamese Catholic Church by holding several peaceful prayer sessions throughout the day and this will indefinitely continue despite any threats or dangers imposed by local and municipal police forces.
As your constituent, I am worried that the Communist police forces may arrest, torture and execute these innocent and honorable Vietnamese Catholic faithful without mercy and justice, so I urge you and your colleagues to look into this matter as soon as possible, because this is the only way we can ensure freedom and democracy is in effect and working as our forefathers expect and entrust this mission to each and everyone of us.
Please kindly keep me updated on your actions via written correspondence.
Sincerely yours
(See list of Signature)
Xin in tờ này ra để giáo dân có thể kí chung trên tờ này:
Một số e mail tiêu biểu từ khắp nơi trên thế giới gửi về ủng hộ việc đòi đất của DCCT tại Thái Hà
DCCT Việt Nam
10:57 16/01/2008
Dòng Chúa Cứu Thế Mai Thôn ngày 10/1/2008
Kính thưa Cha Bề Trên Tu Viện Hà Nội
Kính thưa quí Cha, quí Thầy trong Nhà Dòng
Kính thưa quí anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Cộng Đoàn Mai Thôn chúng tôi, và toàn thể anh chị em tín hữu xung quanh đây xin hiệp thông và ở bên quí Cha, quí Thầy với anh chị em Thái Hà.
Có Chúa Cha ở cùng anh chị em,
Có Đức Kitô ở cùng anh chị em,
Có Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em,
Có Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Cả Giuse ở cùng anh chị em.
Chúng tôi vẫn luôn theo sát tin tức từng ngày của anh chị em với lời cầu nguyện và sự cảm thông. Chúng tôi chia sẻ những băn khoăn, lo lắng, bức xúc và ưu phiền của anh chị em trước tình hình khó khăn đáng buồn hiện nay, khi có những kẻ dùng cường lực đe doạ và trấn áp để bảo vệ cho hành vi chiếm dụng sai trái. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy thật phấn khởi hân hoan vì anh chị em vẫn kiên vững và ôn hoà đòi hỏi công lý. Chúng tôi tin rằng anh chị em sẽ thắng vì chúng ta có lẽ phải và chúng ta muốn sự công bằng được thực thi trên đất nước này.
Xin anh chị em cùng chúng tôi đọc các thánh vịnh 70 – 75 với các lời nguyện.
Xin Chúa soi sáng và dẫn dắt những kẻ muốn chiếm dụng cách bất công tài sản của Hội Thánh, của Nhà Dòng và của các tín hữu biết quay về đường ngay nẻo chính để đem lại sự an bình cho mọi người.
Trong tình huynh đệ và liên đới với quí Cha, quí Thầy và anh chị em, chúng tôi luôn luôn ở bên anh chị em trong lời cầu nguyện và hy sinh. Xin Chúa ban cho anh chị em sự can đảm nhiệt thành và niềm tin tưởng kiên cường vào quyền năng của Thiên Chúa. Chính Ngài sẽ phân xử cho chúng ta theo như lòng nhân hậu thương xót của Ngài.
Toàn thể anh em cộng đoàn Mai Thôn cùng hiệp thông trong Chúa Cứu Thế và Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Bề Trên Tu Viện Mai Thôn
Micae NGUYỄN HỮU PHÚ
Huế, ngày 15 tháng 01 năm 2008,
Kính thăm Cha Bề trên và Quý anh em Nhà Hà Nội,
Đầu thư con kính chúc Cha Bề trên và các anh em được đầy tràn ơn thánh Chúa, nhất là trong thời điểm này.
Những ngày vừa qua, cách riêng hôm khánh thành tu viện, anh em chúng con bận tổ chức tiểu phúc ở xa nên không hiện diện để “chia ngọt sẻ bùi” cũng như hiệp thông trong nỗi đau mà Nhà Hà Nội đang gánh chịu. Dù vậy, Nhà Huế luôn đồng hành với Cha Bề trên và anh em trong những giờ cầu nguyện của cộng đoàn, nhất là các thánh lễ ngày Chúa Nhật.
Thưa Cha Bề trên và anh em, con rất hiểu những nỗi niềm mà Nhà Hà Nội đang trải qua. Vì một đàng, Cha được sinh ra với bản tính Chúa ban là hiền hòa để yêu mến, và các anh em cũng vậy, thế mà giờ đây phải tranh đấu cho công lý, cho quyền lợi của tín hữu cần giữ đất của mình làm nơi thờ phượng Chúa. Con cũng không hiểu tại sao vụ Tòa Khâm Sứ chưa được giải quyết thì chính quyền đem kem gai và công an đến bảo vệ để công ty may Chiến Thắng tiến hành xây dựng trong khu đất trước đây của Dòng? Bao nhiêu năm nhọc nhằn trôi qua, những mất mát quả là quá lớn, tưởng rằng trời chớm sáng để nguôi ngoai, quên đi chuyện cũ cùng xây dựng tương lai thì nay lại gặp chuyện này! Mình không làm chính trị nên chẳng hiểu, chỉ thấy lời người xưa nói đúng: “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”...
Tình cảnh của Cha và anh em hiện nay làm con nhớ đến bài đọc thứ nhất trong Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa hôm Chúa Nhật vừa rồi. Trong đó ngôn sứ I-sai-a giới thiệu Đấng Thiên Sai hiền lành đến độ: “Cây lau bị giập, người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nở tắt đi” nhưng lại mạnh quá sức: “Người không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu... để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
Đọc lại lịch sử cứu độ thì thấy số phận người ngôn sứ chân chính bao giờ cũng hẩm hiu. Nhà Huế xin được đồng với Cha Bề trên và anh em Nhà Hà Nội trong lời cầu nguyện. Xin Chúa Cứu Thế, Mẹ Hằng Cứu Giúp, các thánh trong Dòng và các vị tiền bối ở cùng Cha Bề trên và anh em luôn mãi.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Quyền Bề trên DCCT Huế
Trong hơn 30 năm khi còn sống tại VN
tôi vẫn thường lui tới DCCT Saigon để dự lễ, xưng tội, tĩnh tâm. Đây là chỗ dựa tinh thần quý báu của tôi
trong những tháng ngày gian nan vất vả sau 1975.
Có rất nhiều người khác cũng có những cảm nhận như thế.
Việc nhà nước cưỡng chế chiếm đoạt các cơ sở tôn
giáo đã làm mất đi cơ hội của rất nhiều người có được một chỗ dựa tinh thần tuyệt vời trong một xã hội duy vật lâm vào ngõ cụt vì thiếu một chiều kíchtâm linh.
Xin được hiệp thông với những nỗi niềm
của giáo xứ Thái Hà, của DCCT,
của giáo phận Hà Nội và giáo hội VN.
Đức Cố GH Gioan Phao-lô 2 đã dùng lời của Chúa Giê-su nói với nhân dân Ba Lan trong giai đoạn CS toàn trị là
"Các con đừng sợ."
Xin ngưỡng mộ, xin hiệp thông với DCCT.
Gioan Tran.
Anh em Dòng Đa Minh Việt Nam hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế trong buổi lễ và cầu nguyện hiệp thông với Giáo dân Hà Nội và Giáo xứ thái Hà. Xin Chúa giúp chúng ta đấu tranh cho công lý. Thân mến.
Lm Ngô Sĩ Đình
Giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
Cảm ơn anh em đã gởi cho tôi tin tức về việc tranh chấp đất đai ở Hà Nội.
Tỉnh Dòng Úc giờ đây liên kết chặt chẽ với anh em ở Việt Nam. Cuộc tranh đấu của anh em cũng là của chúng tôi, vì vậy cầu nguyện cho anh em là điều chắc chắn, ít là của chính cá nhân tôi. Tôi hiểu khó khăn mà anh em đang phải đương đầu: liên minh giữa chính quyền cộng sản và bọn trục lợi. Chỉ có cầu nguyện và hy vọng mới mang lại thành công vì công lý chắc chắn sẽ thắng.
Hãy giữ cho sự hợp tác của chúng ta ngày càng tốt đẹp
Gerard Neagle, C.Ss.R.
(China Mission)
Cảm ơn anh em đã gởi thư từ và tài liệu cho tôi.
Tôi sẽ cầu nguyện mong anh em nhận được sự công bằng.
Brian Johnstone, C.Ss.R
Professor of Moral Theology at Catholic University of America, Washington, D.C
Thật khó mà cầm giữ hay đòi lại những gì mình sở hữu sau một cuộc chiến tranh rồi một chính quyền toàn trị. Tôi không giúp được gì nhiều cho anh em nhưng chắc chắn tôi nhớ đến anh em Hà Nội trong kinh nguyện. Cảm ơn vì đã cho tôi biết tin tức anh em.
Kevin O’Shea, C.Ss.R
(Ex-Provincial of Canberra Province)
Kinh thưa Cha Giám Tỉnh
Chúng con ở cạnh cha trong lúc khó khăn này.
Chúng con chia sẻ tình trạng mà anh em đang gặp phải
và cầu nguyện cho công lý và hoà bình được thực hiện.
Fr. Serafino Fiore cssr
Phó Tổng Quyền
Con vừa nhận được email
thông báo việc tranh chấp với chính quyền
và xin giúp lời cầu nguyện.
Chắc chắn là chúng con sẽ cầu nguyện
và hiệp nhất với anh em.
Nguyện xin Chúa của Sự Sống và Sự Công Chính
làm cho anh em nên kiên vững
và làm sáng tỏ mọi vấn đề
để công lý và ý Thiên Chúa được thực hiện.
Fr Félix E. Catalá
Giám đốc Trung Tâm Linh Đạo Trung Ương
Kính thưa Cha Bề Trên
và Quý Cha, Quý Thầy Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Phụ Tỉnh Hải Ngoại xin cùng hiệp thông trong tinh thần
và lời cầu nguyện với Tỉnh Dòng Việt Nam
trong việc đòi lại những phần đất
mà Nhà Dòng đã bị chiếm đoạt.
Chúng con sẽ nhớ đến Tỉnh Dòng trong lời kinh nguyện
và Thánh Lễ hàng ngày
hầu công lý luôn được tôn trọng
và Tỉnh Dòng có được điều kiện thuận lợi
thực thi sứ mạng cứu thế của mình.
Nguyện Chúa luôn chúc lành cho Cha Bề trên
và toàn quý Cha quý Thầy.
Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Antôn Nguyễn Quốc Dũng CSsR
Kính thưa cha Bề trên cộng đoàn Hà Nội,
Tất cả anh em linh mục, tu sĩ cộng đoàn DCCT Sài Gòn xin được hiệp thông với cha Bề trên, quý cha quý thầy và toàn thể giáo dân DCCT Hà Nội, giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho sự công bằng và sự thật.
Ngay ngày hôm nay, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn sẽ trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nơi đây có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Chiều ngày mai, thứ năm 10.01.2008 chúng con sẽ nhớ đến cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội một cách đặc biệt trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Chiều thứ sáu 11.01.2008, tất cả con cái của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (những ai thường xuyên lui tới Đền thánh này) sẽ cùng với chúng con thắp sáng nến cầu nguyện cho cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội.
Chiều Chúa Nhật 13.01.2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Xin cha bề trên và toàn thể cộng đoàn vững tin vào tình thương của Thiên Chúa, ơn phù trợ của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Trong tình huynh đệ, chúng con luôn ở bên cạnh cha Bề trên và cộng đoàn.
Trong niềm phó thác vào Đức Kitô Cứu Thế
Lm Tôma Phạm Huy Lãm
Bề trên chính xứ
Tu viện trưởng Tu viện DCCT Sài Gòn
Cha bề trên và toàn thể anh em DCCT Tây Nguyên
hiệp thông cầu nguyện với nhà Hà Nội,
với dân Chúa ở Hà Nội và Sài gòn
cho việc của Nhà Dòng tại Hà Nội.
Cộng đoàn Tây Nguyên
Kính gởi Cha Giám Tỉnh, người đồng chí và anh em của tôi trong Chúa Cứu Thế.
Hãy tin rằng tôi đang cầu nguyện rất nhiều cho anh em
Nguyện xin Thiên Chúa của tình yêu, bình an va công lý
ban cho anh em đủ sức mạnh để đương đầu với thử thách
và mở tâm lòng của chính quyền đón nhận sự thật.
Ivel CSsR
người đồng chí và huynh đệ của anh em
Kính thưa Cha Bề Trên Tu Viện Hà Nội
Kính thưa quí Cha, quí Thầy trong Nhà Dòng
Kính thưa quí anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Cộng Đoàn Mai Thôn chúng tôi, và toàn thể anh chị em tín hữu xung quanh đây xin hiệp thông và ở bên quí Cha, quí Thầy với anh chị em Thái Hà.
Có Chúa Cha ở cùng anh chị em,
Có Đức Kitô ở cùng anh chị em,
Có Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em,
Có Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Cả Giuse ở cùng anh chị em.
Chúng tôi vẫn luôn theo sát tin tức từng ngày của anh chị em với lời cầu nguyện và sự cảm thông. Chúng tôi chia sẻ những băn khoăn, lo lắng, bức xúc và ưu phiền của anh chị em trước tình hình khó khăn đáng buồn hiện nay, khi có những kẻ dùng cường lực đe doạ và trấn áp để bảo vệ cho hành vi chiếm dụng sai trái. Nhưng chúng tôi cũng cảm thấy thật phấn khởi hân hoan vì anh chị em vẫn kiên vững và ôn hoà đòi hỏi công lý. Chúng tôi tin rằng anh chị em sẽ thắng vì chúng ta có lẽ phải và chúng ta muốn sự công bằng được thực thi trên đất nước này.
Xin anh chị em cùng chúng tôi đọc các thánh vịnh 70 – 75 với các lời nguyện.
Xin Chúa soi sáng và dẫn dắt những kẻ muốn chiếm dụng cách bất công tài sản của Hội Thánh, của Nhà Dòng và của các tín hữu biết quay về đường ngay nẻo chính để đem lại sự an bình cho mọi người.
Trong tình huynh đệ và liên đới với quí Cha, quí Thầy và anh chị em, chúng tôi luôn luôn ở bên anh chị em trong lời cầu nguyện và hy sinh. Xin Chúa ban cho anh chị em sự can đảm nhiệt thành và niềm tin tưởng kiên cường vào quyền năng của Thiên Chúa. Chính Ngài sẽ phân xử cho chúng ta theo như lòng nhân hậu thương xót của Ngài.
Toàn thể anh em cộng đoàn Mai Thôn cùng hiệp thông trong Chúa Cứu Thế và Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Bề Trên Tu Viện Mai Thôn
Micae NGUYỄN HỮU PHÚ
Huế, ngày 15 tháng 01 năm 2008,
Kính thăm Cha Bề trên và Quý anh em Nhà Hà Nội,
Đầu thư con kính chúc Cha Bề trên và các anh em được đầy tràn ơn thánh Chúa, nhất là trong thời điểm này.
Những ngày vừa qua, cách riêng hôm khánh thành tu viện, anh em chúng con bận tổ chức tiểu phúc ở xa nên không hiện diện để “chia ngọt sẻ bùi” cũng như hiệp thông trong nỗi đau mà Nhà Hà Nội đang gánh chịu. Dù vậy, Nhà Huế luôn đồng hành với Cha Bề trên và anh em trong những giờ cầu nguyện của cộng đoàn, nhất là các thánh lễ ngày Chúa Nhật.
Thưa Cha Bề trên và anh em, con rất hiểu những nỗi niềm mà Nhà Hà Nội đang trải qua. Vì một đàng, Cha được sinh ra với bản tính Chúa ban là hiền hòa để yêu mến, và các anh em cũng vậy, thế mà giờ đây phải tranh đấu cho công lý, cho quyền lợi của tín hữu cần giữ đất của mình làm nơi thờ phượng Chúa. Con cũng không hiểu tại sao vụ Tòa Khâm Sứ chưa được giải quyết thì chính quyền đem kem gai và công an đến bảo vệ để công ty may Chiến Thắng tiến hành xây dựng trong khu đất trước đây của Dòng? Bao nhiêu năm nhọc nhằn trôi qua, những mất mát quả là quá lớn, tưởng rằng trời chớm sáng để nguôi ngoai, quên đi chuyện cũ cùng xây dựng tương lai thì nay lại gặp chuyện này! Mình không làm chính trị nên chẳng hiểu, chỉ thấy lời người xưa nói đúng: “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”...
Tình cảnh của Cha và anh em hiện nay làm con nhớ đến bài đọc thứ nhất trong Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa hôm Chúa Nhật vừa rồi. Trong đó ngôn sứ I-sai-a giới thiệu Đấng Thiên Sai hiền lành đến độ: “Cây lau bị giập, người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nở tắt đi” nhưng lại mạnh quá sức: “Người không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu... để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
Đọc lại lịch sử cứu độ thì thấy số phận người ngôn sứ chân chính bao giờ cũng hẩm hiu. Nhà Huế xin được đồng với Cha Bề trên và anh em Nhà Hà Nội trong lời cầu nguyện. Xin Chúa Cứu Thế, Mẹ Hằng Cứu Giúp, các thánh trong Dòng và các vị tiền bối ở cùng Cha Bề trên và anh em luôn mãi.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Quyền Bề trên DCCT Huế
Trong hơn 30 năm khi còn sống tại VN
tôi vẫn thường lui tới DCCT Saigon để dự lễ, xưng tội, tĩnh tâm. Đây là chỗ dựa tinh thần quý báu của tôi
trong những tháng ngày gian nan vất vả sau 1975.
Có rất nhiều người khác cũng có những cảm nhận như thế.
Việc nhà nước cưỡng chế chiếm đoạt các cơ sở tôn
giáo đã làm mất đi cơ hội của rất nhiều người có được một chỗ dựa tinh thần tuyệt vời trong một xã hội duy vật lâm vào ngõ cụt vì thiếu một chiều kíchtâm linh.
Xin được hiệp thông với những nỗi niềm
của giáo xứ Thái Hà, của DCCT,
của giáo phận Hà Nội và giáo hội VN.
Đức Cố GH Gioan Phao-lô 2 đã dùng lời của Chúa Giê-su nói với nhân dân Ba Lan trong giai đoạn CS toàn trị là
"Các con đừng sợ."
Xin ngưỡng mộ, xin hiệp thông với DCCT.
Gioan Tran.
Anh em Dòng Đa Minh Việt Nam hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế trong buổi lễ và cầu nguyện hiệp thông với Giáo dân Hà Nội và Giáo xứ thái Hà. Xin Chúa giúp chúng ta đấu tranh cho công lý. Thân mến.
Lm Ngô Sĩ Đình
Giám Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam
Cảm ơn anh em đã gởi cho tôi tin tức về việc tranh chấp đất đai ở Hà Nội.
Tỉnh Dòng Úc giờ đây liên kết chặt chẽ với anh em ở Việt Nam. Cuộc tranh đấu của anh em cũng là của chúng tôi, vì vậy cầu nguyện cho anh em là điều chắc chắn, ít là của chính cá nhân tôi. Tôi hiểu khó khăn mà anh em đang phải đương đầu: liên minh giữa chính quyền cộng sản và bọn trục lợi. Chỉ có cầu nguyện và hy vọng mới mang lại thành công vì công lý chắc chắn sẽ thắng.
Hãy giữ cho sự hợp tác của chúng ta ngày càng tốt đẹp
Gerard Neagle, C.Ss.R.
(China Mission)
Cảm ơn anh em đã gởi thư từ và tài liệu cho tôi.
Tôi sẽ cầu nguyện mong anh em nhận được sự công bằng.
Brian Johnstone, C.Ss.R
Professor of Moral Theology at Catholic University of America, Washington, D.C
Thật khó mà cầm giữ hay đòi lại những gì mình sở hữu sau một cuộc chiến tranh rồi một chính quyền toàn trị. Tôi không giúp được gì nhiều cho anh em nhưng chắc chắn tôi nhớ đến anh em Hà Nội trong kinh nguyện. Cảm ơn vì đã cho tôi biết tin tức anh em.
Kevin O’Shea, C.Ss.R
(Ex-Provincial of Canberra Province)
Kinh thưa Cha Giám Tỉnh
Chúng con ở cạnh cha trong lúc khó khăn này.
Chúng con chia sẻ tình trạng mà anh em đang gặp phải
và cầu nguyện cho công lý và hoà bình được thực hiện.
Fr. Serafino Fiore cssr
Phó Tổng Quyền
Con vừa nhận được email
thông báo việc tranh chấp với chính quyền
và xin giúp lời cầu nguyện.
Chắc chắn là chúng con sẽ cầu nguyện
và hiệp nhất với anh em.
Nguyện xin Chúa của Sự Sống và Sự Công Chính
làm cho anh em nên kiên vững
và làm sáng tỏ mọi vấn đề
để công lý và ý Thiên Chúa được thực hiện.
Fr Félix E. Catalá
Giám đốc Trung Tâm Linh Đạo Trung Ương
Kính thưa Cha Bề Trên
và Quý Cha, Quý Thầy Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Phụ Tỉnh Hải Ngoại xin cùng hiệp thông trong tinh thần
và lời cầu nguyện với Tỉnh Dòng Việt Nam
trong việc đòi lại những phần đất
mà Nhà Dòng đã bị chiếm đoạt.
Chúng con sẽ nhớ đến Tỉnh Dòng trong lời kinh nguyện
và Thánh Lễ hàng ngày
hầu công lý luôn được tôn trọng
và Tỉnh Dòng có được điều kiện thuận lợi
thực thi sứ mạng cứu thế của mình.
Nguyện Chúa luôn chúc lành cho Cha Bề trên
và toàn quý Cha quý Thầy.
Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Antôn Nguyễn Quốc Dũng CSsR
Kính thưa cha Bề trên cộng đoàn Hà Nội,
Tất cả anh em linh mục, tu sĩ cộng đoàn DCCT Sài Gòn xin được hiệp thông với cha Bề trên, quý cha quý thầy và toàn thể giáo dân DCCT Hà Nội, giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho sự công bằng và sự thật.
Ngay ngày hôm nay, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn sẽ trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nơi đây có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Chiều ngày mai, thứ năm 10.01.2008 chúng con sẽ nhớ đến cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội một cách đặc biệt trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Chiều thứ sáu 11.01.2008, tất cả con cái của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (những ai thường xuyên lui tới Đền thánh này) sẽ cùng với chúng con thắp sáng nến cầu nguyện cho cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội.
Chiều Chúa Nhật 13.01.2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Xin cha bề trên và toàn thể cộng đoàn vững tin vào tình thương của Thiên Chúa, ơn phù trợ của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Trong tình huynh đệ, chúng con luôn ở bên cạnh cha Bề trên và cộng đoàn.
Trong niềm phó thác vào Đức Kitô Cứu Thế
Lm Tôma Phạm Huy Lãm
Bề trên chính xứ
Tu viện trưởng Tu viện DCCT Sài Gòn
Cha bề trên và toàn thể anh em DCCT Tây Nguyên
hiệp thông cầu nguyện với nhà Hà Nội,
với dân Chúa ở Hà Nội và Sài gòn
cho việc của Nhà Dòng tại Hà Nội.
Cộng đoàn Tây Nguyên
Kính gởi Cha Giám Tỉnh, người đồng chí và anh em của tôi trong Chúa Cứu Thế.
Hãy tin rằng tôi đang cầu nguyện rất nhiều cho anh em
Nguyện xin Thiên Chúa của tình yêu, bình an va công lý
ban cho anh em đủ sức mạnh để đương đầu với thử thách
và mở tâm lòng của chính quyền đón nhận sự thật.
Ivel CSsR
người đồng chí và huynh đệ của anh em
Văn thư giải trình các cáo buộc đối với giáo xứ Thái Hà của UBND TP Hà Nội
LM. Giuse Trịnh Ngọc Hiên
16:40 16/01/2008
Tổng Giáo Phận Hà Nội Hà Nội
Giáo xứ Thái Hà
VT/02 BT-CX
Ngày 15.01.2008
VĂN THƯ GIẢI TRÌNH
CÁC CÁO BUỘC ĐỐI VỚI GIÁO XỨ THÁI HÀ
TRONG CÔNG VĂN SỐ 273/UBND-VX CỦA UBND TP HÀ NỘI
Kính gửi: - Đức Giám Mục Đà Lạt, Chủ tịch HĐGMVN
- Đức Tống Giám Mục Hà Nội, Tổng thư ký HĐGMVN
- Đức Giám Mục Bùi Chu, Chủ tịch UB Tu Sĩ-HĐGM VN
- Cha Giám Tỉnh và Cha Phó Giám Tỉnh DCCT VN
Kính thưa quý Đức Cha và Quý Cha Giám Tỉnh
Ngày 12.01.2008, Giáo xứ Thái Hà chúng con nhận được công văn số 273/UBND-XV, (gọi tắt là CV 273), do bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 11.01.2008.
Khi đọc CV 273 chúng con không thể hiểu được tại sao bà Ngô Thị Thanh Hằng, một Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hoá-Xã hội của một Hà Nội nghìn năm văn hiến mà lại cho ra đời một công văn với một thứ ngôn ngữ và nội dung có tính cách thiếu văn hoá, thiên lệch và quy chụp như công văn này.
Chúng con không bàn đến chuyện CV 273 quy chụp cho Đức Tổng Giám Mục đã gửi thư tới các giáo phận khác kêu gọi giáo sỹ và giáo dân của giáo phận khác tham gia việc đòi lại đất tại 42 phố Nhà Chung khi CV 273 viết rằng: “Ngài tổng giám mục đã gửi thư không chỉ (…) mà còn cho gửi tới các giáo phận khác kêu gọi giáo sỹ và giáo dân tham gia việc đòi lại đất tại 42 phố Nhà Chung” (tr.1). Vì một giám mục của giáo phận này mà gửi thư cho giáo phận khác đồng thời kêu gọi giáo sỹ, giáo dân giáo phận khác tham gia vào chuyện gì đó của giáo phận này là điều không được phép theo giáo luật. Chẳng có đức giám mục nào lại dám đi làm thế và cũng chẳng một đức giám mục nào lại chấp nhận cho giám mục khác xen vào giáo phận của mình như vậy.
Chúng con không bàn đến việc quy chụp Toà Tổng Giám Mục “phân phát tờ rơi với nội dung có tính chất xuyên tạc chính quyền” (tr.1). Một chuyện không hề có. Không hề có tờ rơi cho nên không hề có chuyện phân phát tờ rơi và vì thế cũng không hề có chuyện xuyên tạc chính quyền. Những đầu óc bình thường thì không bao giờ có thể nghĩ một Toà Tổng Giám Mục lại đi làm những việc này.
Chúng con không bàn đến sự kiện CV 273 có ý chia rẽ giữa Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà với Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, khi CV 273 có nơi nhận chính là “Ngài Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam” (tr.1).
Chúng con không bàn tới sự kiện CV 273 gián tiếp cho rằng Hội đồng Giám mục Việt Nam vi phạm pháp luật và yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp hành pháp luật và hợp tác với chính quyền – Một yêu cầu vượt quá thẩm quyền của một UBND cấp thành phố- khi CV 273 này viết: “Việc chấp hành pháp luật và sự hợp tác của Hội đồng giám mục Việt Nam, Toà Tổng giám mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà với chính quyền sở tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành phố báo cáo với Chính phủ…”
Chúng con không bàn đến chuyện hài hước là mối quan tâm của UBND TP Hà Nội yêu cầu Giáo xứ chúng con thực hiện theo đúng quy định Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đặc biệt không tập trung đông người trong việc tổ chức khánh thành ngôi nhà mới của Giáo xứ-Tu viện chúng con mà CV 273 gọi là “nhà nguyện 7 tầng” - một cách dùng từ gọi tên chứng tỏ bà Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách khối Văn hoá-Xã hội có trình độ hiểu biết và văn hoá cỡ nào!
Vì phần nhiều nội dung trong công văn này quy kết cho Giáo xứ Thái Hà chúng con những “vi phạm” này khác, cho nên chúng con thấy cần phải lên tiếng giải trình đồng thời bác bỏ những quy kết có chủ ý và vô căn cứ này đối với Giáo xứ chúng con.
I. VỀ NỘI DUNG QUY KẾT THỨ NHẤT
“Đối với Giáo xứ Thái Hà đã để xẩy ra vi phạm pháp luật về luật đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng: Giáo xứ Thái Hà đã huy động giáo dân tự ý lấn chiếm đất xây dựng nhà không phép trên đất hiện do Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty cổ phần vật tư xi măng quản lý thuộc địa bàn phường Quang Trung; chưa xin phép chính quyền đã tự ý đục tường, xây cổng ra ngách 49 ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa.” (tr.1-2).
Vấn đề hiện tại ở Thái Hà trong hơn một tuần vừa qua đang liên quan đến Công ty CP May Chiến Thắng, chứ không liên quan đến Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực. Vậy mà ở đây, bà Ngô Thị Thanh Hằng lại khơi dậy vụ tranh chấp giữa Giáo xứ với Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực Hà Nội. Điều này khiến chúng con lấy làm khó hiểu và chúng con không thể không nghĩ rằng có một số người thiếu thiện chí đang cố tình làm phức tạp hoá thêm vấn đề diễn ra ở Thái Hà và khơi thêm bức xúc cho cộng đồng giáo dân trong Giáo xứ. Vì theo lẽ thông thường, trong hoàn cảnh tương tự, thì người có thiện chí, người cầm quyền trị nước khôn ngoan, sẽ là người biết khoanh vùng xứ lý vấn đề và xử lý dứt điểm từng sự việc, chứ không phải là người mở rộng và đào sâu vấn đề đang gây nóng bỏng.
Chúng con xin thưa với Quý Đức Cha và Quý Cha rằng chúng con không vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng và giao thông công cộng như CV 273 quy kết. Chúng con xin giải trình để quý Đức Cha và Quý Cha chia sẻ và cầu nguyện cho chúng con:
Như quý Đức Cha và Quý Cha biết, Giáo xứ và Tu viện chúng con trước đây toạ lạc trên khu đất hơn 60.000 mét vuông và hiện nay chính thức chúng con chỉ còn được quản lý khoảng hơn 2700 m2 dùng làm nhà thờ, nhà xứ và tu viện cho khoảng một chục nghìn người đến sinh hoạt tôn giáo thường xuyên tại Giáo xứ chúng con. Trong khi đó Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực lại chiếm dụng và mua bán trái phép phần đất gần 1500 m2 của Giáo xứ nằm ngay tại đầu nhà thờ. Từ 15 năm nay chúng con đã làm đơn yêu cầu hai công ty trả lại phần đất này, thế nhưng các cơ quan liên hệ đã không giải quyết cho Giáo xứ chúng con theo lẽ công bằng.
Trong khi đó hai cơ quan chiếm dụng lại để khu đất này thành chỗ buôn bán vật liệu xây dựng, gây cản trở giao thông ở nơi tập trung đông người là nhà thờ Giáo xứ chúng con. Hơn nữa, hai cơ quan này còn xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của giáo dân xa gần khi bỏ hoang hoá ngôi nhà nguyện vốn có nằm trong khu đất trở thành nơi tập trung của các đối tượng nghiện ngập ma tuý và trộm cắp, giật dọc làm mất an ninh trật tự trong khu vực. Điều này nhân dân và chính quyền phường Quang Trung biết rõ.
Bức xúc trước hiện tượng trên đây, Giáo xứ đã quyết tâm dẹp ổ tệ nạn đang diễn ra trên phần đất bị chiếm dụng đồng thời sử dụng phần đất này làm bãi giữ xe cho tín hữu. Mặt khác Giáo xứ cũng sửa chữa ngôi nhà nguyện rách nát, gần sập nằm trong khu đất và mở một cửa thoát hiểm nhỏ-chứ không phải làm cổng đi lại ở phía sau- nhà nguyện và bãi giữ xe để đề phòng bất trắc, nhất là trong những ngày tập trung nhiều nghìn người. Tất cả những việc làm này đều có tính cách khẩn cấp hợp lý, hợp tình và phù hợp với đạo lý con người lại nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
Ngày 19.12.2007, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Bùi Chu, đã thay mặt Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, đến làm lễ thánh hiến nhà nguyện mới được đại tu vốn trước đây bị để rách nát và trở thành hang ổ tệ nạn, chấm dứt một giai đọan mất an ninh trật tự và an lòng nhân dân trong khu vực Giáo xứ.
Các ban ngành các cấp từ phường đến thành phố cũng đã chứng kiến những việc làm chính đáng, tốt đẹp và hợp lẽ công bằng trên đây của Giáo xứ chúng con, đồng thời không có một nhân viên nào của công ty Vật tư Xi măng và công ty Điện lực dám hiện diện để phản đối. Không một biên bản gọi là vi phạm nào được lập. Vậy mà giờ đây CV 273 lại đi kết án Giáo xứ chúng con thì chúng con lấy làm khó hiểu và thêm bức xúc.
II. VỀ NỘI DUNG QUY KẾT THỨ HAI
“(Giáo xứ Thái Hà) đã để một số giáo dân phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoại tài sản của công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm 5/1/2008. Từ ngày 6/1/2008 cho đến nay, Giáo xứ Thái Hà tiếp tục để cho giáo dân, giáo sỹ treo hàng chục ảnh Đức mẹ và thánh giá vào hàng rào bảo vệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người ngoài cơ sở thờ tự, gây mất trật tự giao thông công cộng...”.
1.Về quy kết “phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoạt trài sản của công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm 5/1/2008”
Giáo xứ Thái Hà chúng con luôn nỗ lực cố gắng bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý và công bằng xã hội theo chủ trương xây dựng một xã hội công bằng và văn minh của đất nước hiện nay. Chúng con hoàn toàn không có ý phá đổ tường rào và không phá hoại tài sản của cá nhân hay tập thể nào như Cv 273 cáo buộc.
Chúng con xin trình bày hoàn cảnh sự việc như sau: Chiều tối ngày 5/1/2008, trong khi các linh mục và giáo dân trong Giáo xứ sang Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội tham dự thánh lễ và cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ, thì ở nhà Công ty may Chiến Thắng đã cho xây dựng bức tường bao dày 20 cm trên mặt đường phía sau khu đất của Nhà thờ Thái Hà.
Khi các linh mục và giáo dân từ Nhà Thờ Chính Toà trở về thì phát hiện ra việc làm sai trái của Công ty Chiến Thắng, Giáo xứ đã gọi điện báo cho phường Quang Trung, đồng thời yêu cầu Công ty may Chiến Thắng chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật, phá vỡ cam kết giữ nguyên trạng giữa Giáo xứ với Công ty và chính quyền.
Tối chủ nhật 05.01.2008, lãnh đạo phường Quang Trung cũng đã đề nghị giáo dân ra về và cam kết với giáo dân rằng sẽ buộc Công ty Chiến Thắng chấm dứt việc xây dựng vi phạm này.
Tin tưởng vào những lời cam kết trên đây, linh mục và giáo dân trở về nhà.
Sáng chủ nhật 6/1/2008, trong khi các linh mục trong Giáo xứ chúng con hầu hết đi làm mục vụ và từ thiện ở tỉnh xa, thì ở nhà giáo dân lại nghe thấy tiếng xe cảnh sát náo loạn trong khu vực. Tò mò, một số giáo dân kéo ra xem có chuyện gì thì hoá ra Công ty may Chiến Thắng đang xây dựng tường bao với hàng rào thép gai bảo vệ bên ngoài trước sự hiện diện của công an, thanh tra xây dựng, dân phòng và cảnh sát 113 trang bị đầy đủ để tác chiến.
Giáo dân trong Giáo xứ lập tức xin chính quyền địa phương can thiệp nhằm ngăn chặn hành vi xây dựng trái phép của Công ty Chiến Thắng. Nhưng chính quyền địa phương không đáp ứng đề nghị của giáo dân trong Giáo xứ chúng con. Giáo dân chúng con thấy tỏ tường rằng các lực lượng này còn bảo vệ cho Công ty may Chiến Thắng xây tường rào.
Bức xúc trước sự kiện các cam kết hồi đầu tháng 12 và cam kết tối ngày 5/1/2008 đã không được thực hiện, bức xúc trước sự kiện một số cán bộ trong chính quyền dùng các cơ quan quyền lực để bảo vệ cho những hành động vi phạm pháp luật của công ty may Chiến Thắng, giữa buổi sáng ngày 06.01.2008, trước mặt đại diện chính quyền, công an và thanh tra xây dựng, giáo dân trong giáo xứ đã tự động bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ pháp luật bằng cách ngăn chặn Công ty Chiến Thắng xây trộm một đoạn tường bao khoảng hơn chục mét.
Sự kiện trên đây xảy ra vào ban ngày, hình ảnh chụp được còn cho thấy cả ánh nắng vàng rất đẹp, chứ không phải xảy ra đêm 5/1/2008 như bà Phó Chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng mơ ngủ ghi trong CV 273.
Đấy là bối cảnh và các sự kiện xảy ra mà Giáo xứ chúng con xin trình bày lại để thấy rằng chúng con không “phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoạt trài sản” như CV 273 quy kết.
Chúng con cũng lấy làm khó hiểu và chúng con rất bức xúc khi thấy trong khi quy kết cho chúng con “vi phạm” đủ thứ này khác, thì CV 273 không đề cập gì đến những vi phạm có thật của Công ty may Chiến Thắng và những hành vi dung túng công ty này của một số cán bộ hành quyền.
2. “Giáo xứ Thái Hà tiếp tục để cho giáo dân, giáo sỹ treo hàng chục ảnh Đức mẹ và thánh giá vào hàng rào bảo vệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người ngoài cơ sở thờ tự, gây mất trật tự giao thông công cộng...”.
Về vấn đề này Giáo xứ chúng con xin thưa như sau: Thứ nhất khu nhà đất mà Công ty may Chiến Thắng đang chiếm dụng là khu nhà đất thuộc Giáo xứ Thái Hà chúng con. Giáo xứ chúng con có đủ bằng chứng thực tế và pháp lý về điều này. Giáo xứ chúng con chưa bao giờ hiến tặng, chưa bao giờ cho mượn đồng thời nhà nước cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu, trưng mua theo diện cải tạo xã hội chủ nghĩa khu nhà đất này của chúng con.
Từ gần 50 năm nay Xí nghiệp Dệt Thảm len tạm chiếm làm nơi sản xuất và từ hơn 10 năm nay Giáo xứ chúng con đang xin giao lại khu đất này để chúng con sử dụng vào mục đích thờ tự. Các đơn thư hầu như chỉ rơi vào im lặng hoặc nếu có trả lời thì cũng là phủ nhận quyền quản lý và sử dụng của Giáo xứ chúng con. Sự cố tình phủ nhận ấy còn thể hiện qua việc chuyển đổi chủ thể sử dụng từ Xí nghiệp Dệt Thảm len sang Công ty may Chiến Thắng mà không hề bàn thảo với Nhà thờ Thái Hà chúng con theo luật định. Trong khi đó, cơ quan chiếm dụng là Công ty may Chiến Thắng hiện nay lại có hành vi khiêu khích hòng chiếm mãi khu nhà đất của Giáo xứ của chúng con như: Đập phá nhà cửa, làm đường nội vi, san lấp mặt bằng khu đất.
Giáo xứ chúng con bây giờ chỉ còn biết trông cậy Chúa và Đức Mẹ và giáo dân chúng con đã phải mang ảnh thánh ra treo ở tường rào khu nhà đất của mình đang bị xâm chiếm cách bất hợp pháp để cầu nguyện cách ôn hoà và hợp pháp với nguyện ước cho công lý được tôn trọng và thực hiện.
Giáo xứ chúng con không cho rằng việc treo ảnh thánh và cầu nguyện như thế là bất hợp pháp như CV 273 quy kết dựa theo khoản 2 điều 11 trích dẫn trong Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo ban hành ngày 29.06.2004 của UBTV Quốc Hội và trong điều 26 Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01.03.2005 của Chính phủ.
Vì toàn bộ nội dung của Pháp lệnh Tôn giáo-Tín ngưỡng cũng như Nghị định 22 không hề cấm cản việc treo ảnh thánh hay đặt tượng đài ở khu vực nhà đất của mình. Còn vấn đề cầu nguyện thì ngay trong khoản 2, điều 11 Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo và điều 26 của Nghị định 22/2005/NĐ-CP mà CV 273 lấy làm cơ sở để kết tội chúng con-cũng chỉ nói trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo ngoài phạm vi phụ trách, thì mới phải đăng ký. Trong khi đó, tại Giáo xứ Thái Hà, những ngày vừa qua chúng con chỉ cầu nguyện chứ không không hề cử hành bất kỳ một lễ nghi tôn giáo nào tại hiện trường. Chúng con cầu nguyện ngay bên lề đường giống như anh chị em giáo dân chúng con vẫn cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ trong khuôn khổ của pháp luật. Xảy ra tình cảnh như vậy cũng chỉ là bất đắc dĩ vì chúng con không được cầu nguyện trong khu nhà đất của mình đang bị công ty Chiến Thắng tạm chiếm. Do đó, CV 273 coi việc giáo dân và giáo sĩ chúng con treo hàng chục ảnh Đức Mẹ và các thánh giá nhỏ trên hiện trường là vi phạm các qui định về tôn giáo cũng là một qui kết thiếu cơ sở thực tế và pháp lý.
Giáo dân trong Giáo xứ chúng con đồng tâm nhất trí cầu nguyện sốt sắng, rất có trật tự, có giờ giấc vào lúc 6 h sáng và 19 h là những thời điểm mà dường như con đường cụt chạy ven khu đất không có người qua lại. Chương trình và nội dung cầu nguyện được phổ biến rộng rãi, công khai và minh bạch. Số giáo dân canh thức ngày đêm tại hiện trường cũng rất ý tứ, họ quét dọn vệ sinh đường xá, họ trò chuyện vui vẻ với những người xung quanh đôi khi với cả các công an đang làm nhiệm vụ đến nỗi các nhân viên của công ty gần đó còn tranh thủ ra chia vui. Tóm lại là giáo dân Giáo xứ chúng con không làm mất an ninh trật tự hay cản trở giao thông. Điều này ai đến thị sát hiện trường cũng thấy. Ngay chính các cán bộ công an cao cấp của thành phố khi đến xem hiện trường cũng thấy điều này và họ cũng đã công nhận với chúng con và chúng con lấy làm tiếc rằng một số cán bộ của UBND đã không có tinh thần khách quan như một số cán bộ công an.
3. Về quy kết: “Gây bức xúc trong quần chúng nhân dân cũng như trong bà con giáo dân trên địa bàn” (tr.2).
Giáo xứ chúng con xin thưa rằng chúng con không gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Chúng con chưa thấy người dân nào phản đối việc cầu nguyện trong hoà bình và trật tự của chúng con. Trái lại nhiều người không phải giáo dân đã đến chia sẻ với chúng con, ủng hộ chúng con cách này cách khác. Có người còn chỉ nước cho chúng con mời các phóng viên báo chí đến đưa vụ tham nhũng đất thờ tự này lên các phương tiện truyền thông.
Còn chuyện CV 273 quy kết cho chúng con gây bức xúc trong bà con giáo dân thì thật đúng là lại một chuyện cười thế kỷ! Chúng con không thể bàn được quy kết này! Chúng con chỉ xin thưa rằng nguyên nhân gây bức xúc, theo như chúng con biết, bao gồm các yếu tố sau đây:
Để Quý Đức Cha và Quý Cha hiểu rõ hơn, chúng con xin trình bày vắn tắt quá trình này:
Tối ngày 07.01.2008 một phái đoàn do ông Phó Chủ tịch UBND Quận Đống Đa và một phái đoàn do ông Phó Giám đốc Công an Thành Phố Hà Nội đã vào gặp giáo dân và các linh mục ở nhà thờ Thái Hà, cả hai phái đoàn đều truyền đạt ý kiến của UBND TP rằng: “Công ty may Chiến Thắng sẽ không được làm cái gì nữa. Phải giữ nguyên hiện trạng khu nhà đất!”.
Vậy mà sáng sớm hôm sau, ngày 8/1/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng con nhận được công văn 122/UBND-ĐC của UBND TP Hà Nội do ông phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký ngày 08/1/2008, quyết định: “UBND Thành phố đã chỉ đạo Công ty Cổ phần May Chiến Thắng dừng toàn bộ việc thi công xây dựng mới và cải tạo lớn (trừ việc xây dựng tường rào bảo vệ)” . Như vậy hiển nhiên là UBND cho công ty Chiến Thắng được “xây dựng cũ và cải tạo nhỏ đồng thời được xây dựng tường rào bảo vệ”.
Tới ngày 10/1/2008, vì thấy giáo dân quyết tâm không cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục vi phạm pháp luật, UBND thành phố mới lại ra một công văn mới, số 219/UBND-ĐCNN, ngày 10/1/2008 do ông Phó Chánh văn phòng Đỗ Đình Hồng ký, yêu cầu “dừng việc xây dựng tường rào bảo vệ” .
Nội dung quyết định này bước đầu là điều đáng mừng với Giáo xứ. Tuy nhiên vấn đề là: Công văn 122/UBND-ĐCNN, cho phép Công ty Chiến Thắng xây dựng nhỏ và xây tường rào, thì người ký là ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, còn công văn số 219/UBND-ĐCNN, huỷ việc cho công ty Chiến Thắng tiếp tục xây dựng, thì người ký lại là ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng UBND TP.
Giữa hai công văn ấy, công văn nào có giá trị hơn về pháp lý ? Theo như chúng con biết: Về mặt pháp lý, trong cùng một vấn đề liên quan, thì nội dung công văn sau thay thế hoặc huỷ bỏ nội dung công văn trước. Như vậy quyết định của ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP huỷ bỏ hay thay thế quyết định của ông Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy nhiên, theo hệ cấp pháp lý, quyết định của Phó Chánh Văn phòng UBND có vượt qua được quyết định của Phó Chủ tịch UBND không? Nếu nội dung quyết định của cấp dưới đi ngược với nội dung quyết định của cấp trên thì có hiệu lực thi hành không? Nếu có thì ở Hà Nội trong việc hành quyền có chuyện ông Phó chánh Văn phòng lại “lớn” hơn ông Phó Chủ tịch sao? Bây giờ Giáo xứ chúng con phải tin ông Phó nào, Phó Chủ tịch hay Phó Chánh Văn phòng?
Từ những sự kiện trên đây, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo xứ chúng con càng thêm thiếu tin tưởng và thêm bức xúc. Mấy ngày nay, khi chúng con nhận được CV 273 thì giáo dân trong Giáo xứ lại càng bức xúc hơn nữa. Cái cách hành xử sai lầm gây phẫn uất cho dân rồi lại đi đổ tội cho người dân thật chỉ làm cho tình hình thêm tệ hại.
Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha
Trên đây là một số những giải trình của chúng con trước những điều kết án bất công và thiếu cơ sở của CV 273 nhằm vào Giáo xứ Thái Hà chúng con. Giáo xứ chúng con hy vọng còn nhiều cán bộ có thiện chí, sáng suốt và công tâm trong bộ máy chính quyền. Giáo xứ chúng con mong mỏi chính quyền các cấp trong vai trò là cha là mẹ của dân yêu cầu công ty Chiến Thắng trả lại nhà đất nội tự của Giáo xứ chúng con theo lẽ công bằng theo đúng tinh thần của cả nước thời mở cửa và hội nhập hiện nay là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chúng con xin quý Đức Cha và Quý Cha thương cầu nguyện cho chúng con và giúp đỡ chúng con.
Xin Chúa cho Quý Đức Cha và Quý Cha được mạnh khoẻ và bình an.
Đại diện các linh mục và giáo dân Giáo xứ Thái Hà
Linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên
Bề trên-Chính xứ
Giáo xứ Thái Hà
VT/02 BT-CX
Ngày 15.01.2008
VĂN THƯ GIẢI TRÌNH
CÁC CÁO BUỘC ĐỐI VỚI GIÁO XỨ THÁI HÀ
TRONG CÔNG VĂN SỐ 273/UBND-VX CỦA UBND TP HÀ NỘI
Kính gửi: - Đức Giám Mục Đà Lạt, Chủ tịch HĐGMVN
- Đức Tống Giám Mục Hà Nội, Tổng thư ký HĐGMVN
- Đức Giám Mục Bùi Chu, Chủ tịch UB Tu Sĩ-HĐGM VN
- Cha Giám Tỉnh và Cha Phó Giám Tỉnh DCCT VN
Kính thưa quý Đức Cha và Quý Cha Giám Tỉnh
Ngày 12.01.2008, Giáo xứ Thái Hà chúng con nhận được công văn số 273/UBND-XV, (gọi tắt là CV 273), do bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 11.01.2008.
Khi đọc CV 273 chúng con không thể hiểu được tại sao bà Ngô Thị Thanh Hằng, một Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hoá-Xã hội của một Hà Nội nghìn năm văn hiến mà lại cho ra đời một công văn với một thứ ngôn ngữ và nội dung có tính cách thiếu văn hoá, thiên lệch và quy chụp như công văn này.
Chúng con không bàn đến chuyện CV 273 quy chụp cho Đức Tổng Giám Mục đã gửi thư tới các giáo phận khác kêu gọi giáo sỹ và giáo dân của giáo phận khác tham gia việc đòi lại đất tại 42 phố Nhà Chung khi CV 273 viết rằng: “Ngài tổng giám mục đã gửi thư không chỉ (…) mà còn cho gửi tới các giáo phận khác kêu gọi giáo sỹ và giáo dân tham gia việc đòi lại đất tại 42 phố Nhà Chung” (tr.1). Vì một giám mục của giáo phận này mà gửi thư cho giáo phận khác đồng thời kêu gọi giáo sỹ, giáo dân giáo phận khác tham gia vào chuyện gì đó của giáo phận này là điều không được phép theo giáo luật. Chẳng có đức giám mục nào lại dám đi làm thế và cũng chẳng một đức giám mục nào lại chấp nhận cho giám mục khác xen vào giáo phận của mình như vậy.
Chúng con không bàn đến việc quy chụp Toà Tổng Giám Mục “phân phát tờ rơi với nội dung có tính chất xuyên tạc chính quyền” (tr.1). Một chuyện không hề có. Không hề có tờ rơi cho nên không hề có chuyện phân phát tờ rơi và vì thế cũng không hề có chuyện xuyên tạc chính quyền. Những đầu óc bình thường thì không bao giờ có thể nghĩ một Toà Tổng Giám Mục lại đi làm những việc này.
Chúng con không bàn đến sự kiện CV 273 có ý chia rẽ giữa Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà với Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, khi CV 273 có nơi nhận chính là “Ngài Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam” (tr.1).
Chúng con không bàn tới sự kiện CV 273 gián tiếp cho rằng Hội đồng Giám mục Việt Nam vi phạm pháp luật và yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp hành pháp luật và hợp tác với chính quyền – Một yêu cầu vượt quá thẩm quyền của một UBND cấp thành phố- khi CV 273 này viết: “Việc chấp hành pháp luật và sự hợp tác của Hội đồng giám mục Việt Nam, Toà Tổng giám mục Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà với chính quyền sở tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành phố báo cáo với Chính phủ…”
Chúng con không bàn đến chuyện hài hước là mối quan tâm của UBND TP Hà Nội yêu cầu Giáo xứ chúng con thực hiện theo đúng quy định Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đặc biệt không tập trung đông người trong việc tổ chức khánh thành ngôi nhà mới của Giáo xứ-Tu viện chúng con mà CV 273 gọi là “nhà nguyện 7 tầng” - một cách dùng từ gọi tên chứng tỏ bà Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách khối Văn hoá-Xã hội có trình độ hiểu biết và văn hoá cỡ nào!
Vì phần nhiều nội dung trong công văn này quy kết cho Giáo xứ Thái Hà chúng con những “vi phạm” này khác, cho nên chúng con thấy cần phải lên tiếng giải trình đồng thời bác bỏ những quy kết có chủ ý và vô căn cứ này đối với Giáo xứ chúng con.
I. VỀ NỘI DUNG QUY KẾT THỨ NHẤT
“Đối với Giáo xứ Thái Hà đã để xẩy ra vi phạm pháp luật về luật đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng: Giáo xứ Thái Hà đã huy động giáo dân tự ý lấn chiếm đất xây dựng nhà không phép trên đất hiện do Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty cổ phần vật tư xi măng quản lý thuộc địa bàn phường Quang Trung; chưa xin phép chính quyền đã tự ý đục tường, xây cổng ra ngách 49 ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa.” (tr.1-2).
Vấn đề hiện tại ở Thái Hà trong hơn một tuần vừa qua đang liên quan đến Công ty CP May Chiến Thắng, chứ không liên quan đến Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực. Vậy mà ở đây, bà Ngô Thị Thanh Hằng lại khơi dậy vụ tranh chấp giữa Giáo xứ với Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực Hà Nội. Điều này khiến chúng con lấy làm khó hiểu và chúng con không thể không nghĩ rằng có một số người thiếu thiện chí đang cố tình làm phức tạp hoá thêm vấn đề diễn ra ở Thái Hà và khơi thêm bức xúc cho cộng đồng giáo dân trong Giáo xứ. Vì theo lẽ thông thường, trong hoàn cảnh tương tự, thì người có thiện chí, người cầm quyền trị nước khôn ngoan, sẽ là người biết khoanh vùng xứ lý vấn đề và xử lý dứt điểm từng sự việc, chứ không phải là người mở rộng và đào sâu vấn đề đang gây nóng bỏng.
Chúng con xin thưa với Quý Đức Cha và Quý Cha rằng chúng con không vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng và giao thông công cộng như CV 273 quy kết. Chúng con xin giải trình để quý Đức Cha và Quý Cha chia sẻ và cầu nguyện cho chúng con:
Như quý Đức Cha và Quý Cha biết, Giáo xứ và Tu viện chúng con trước đây toạ lạc trên khu đất hơn 60.000 mét vuông và hiện nay chính thức chúng con chỉ còn được quản lý khoảng hơn 2700 m2 dùng làm nhà thờ, nhà xứ và tu viện cho khoảng một chục nghìn người đến sinh hoạt tôn giáo thường xuyên tại Giáo xứ chúng con. Trong khi đó Công ty Vật tư Xi măng và Công ty Điện lực lại chiếm dụng và mua bán trái phép phần đất gần 1500 m2 của Giáo xứ nằm ngay tại đầu nhà thờ. Từ 15 năm nay chúng con đã làm đơn yêu cầu hai công ty trả lại phần đất này, thế nhưng các cơ quan liên hệ đã không giải quyết cho Giáo xứ chúng con theo lẽ công bằng.
Trong khi đó hai cơ quan chiếm dụng lại để khu đất này thành chỗ buôn bán vật liệu xây dựng, gây cản trở giao thông ở nơi tập trung đông người là nhà thờ Giáo xứ chúng con. Hơn nữa, hai cơ quan này còn xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của giáo dân xa gần khi bỏ hoang hoá ngôi nhà nguyện vốn có nằm trong khu đất trở thành nơi tập trung của các đối tượng nghiện ngập ma tuý và trộm cắp, giật dọc làm mất an ninh trật tự trong khu vực. Điều này nhân dân và chính quyền phường Quang Trung biết rõ.
Bức xúc trước hiện tượng trên đây, Giáo xứ đã quyết tâm dẹp ổ tệ nạn đang diễn ra trên phần đất bị chiếm dụng đồng thời sử dụng phần đất này làm bãi giữ xe cho tín hữu. Mặt khác Giáo xứ cũng sửa chữa ngôi nhà nguyện rách nát, gần sập nằm trong khu đất và mở một cửa thoát hiểm nhỏ-chứ không phải làm cổng đi lại ở phía sau- nhà nguyện và bãi giữ xe để đề phòng bất trắc, nhất là trong những ngày tập trung nhiều nghìn người. Tất cả những việc làm này đều có tính cách khẩn cấp hợp lý, hợp tình và phù hợp với đạo lý con người lại nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
Ngày 19.12.2007, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Bùi Chu, đã thay mặt Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, đến làm lễ thánh hiến nhà nguyện mới được đại tu vốn trước đây bị để rách nát và trở thành hang ổ tệ nạn, chấm dứt một giai đọan mất an ninh trật tự và an lòng nhân dân trong khu vực Giáo xứ.
Các ban ngành các cấp từ phường đến thành phố cũng đã chứng kiến những việc làm chính đáng, tốt đẹp và hợp lẽ công bằng trên đây của Giáo xứ chúng con, đồng thời không có một nhân viên nào của công ty Vật tư Xi măng và công ty Điện lực dám hiện diện để phản đối. Không một biên bản gọi là vi phạm nào được lập. Vậy mà giờ đây CV 273 lại đi kết án Giáo xứ chúng con thì chúng con lấy làm khó hiểu và thêm bức xúc.
II. VỀ NỘI DUNG QUY KẾT THỨ HAI
“(Giáo xứ Thái Hà) đã để một số giáo dân phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoại tài sản của công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm 5/1/2008. Từ ngày 6/1/2008 cho đến nay, Giáo xứ Thái Hà tiếp tục để cho giáo dân, giáo sỹ treo hàng chục ảnh Đức mẹ và thánh giá vào hàng rào bảo vệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người ngoài cơ sở thờ tự, gây mất trật tự giao thông công cộng...”.
1.Về quy kết “phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoạt trài sản của công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm 5/1/2008”
Giáo xứ Thái Hà chúng con luôn nỗ lực cố gắng bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý và công bằng xã hội theo chủ trương xây dựng một xã hội công bằng và văn minh của đất nước hiện nay. Chúng con hoàn toàn không có ý phá đổ tường rào và không phá hoại tài sản của cá nhân hay tập thể nào như Cv 273 cáo buộc.
Chúng con xin trình bày hoàn cảnh sự việc như sau: Chiều tối ngày 5/1/2008, trong khi các linh mục và giáo dân trong Giáo xứ sang Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội tham dự thánh lễ và cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ, thì ở nhà Công ty may Chiến Thắng đã cho xây dựng bức tường bao dày 20 cm trên mặt đường phía sau khu đất của Nhà thờ Thái Hà.
Khi các linh mục và giáo dân từ Nhà Thờ Chính Toà trở về thì phát hiện ra việc làm sai trái của Công ty Chiến Thắng, Giáo xứ đã gọi điện báo cho phường Quang Trung, đồng thời yêu cầu Công ty may Chiến Thắng chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật, phá vỡ cam kết giữ nguyên trạng giữa Giáo xứ với Công ty và chính quyền.
Tối chủ nhật 05.01.2008, lãnh đạo phường Quang Trung cũng đã đề nghị giáo dân ra về và cam kết với giáo dân rằng sẽ buộc Công ty Chiến Thắng chấm dứt việc xây dựng vi phạm này.
Tin tưởng vào những lời cam kết trên đây, linh mục và giáo dân trở về nhà.
Sáng chủ nhật 6/1/2008, trong khi các linh mục trong Giáo xứ chúng con hầu hết đi làm mục vụ và từ thiện ở tỉnh xa, thì ở nhà giáo dân lại nghe thấy tiếng xe cảnh sát náo loạn trong khu vực. Tò mò, một số giáo dân kéo ra xem có chuyện gì thì hoá ra Công ty may Chiến Thắng đang xây dựng tường bao với hàng rào thép gai bảo vệ bên ngoài trước sự hiện diện của công an, thanh tra xây dựng, dân phòng và cảnh sát 113 trang bị đầy đủ để tác chiến.
Giáo dân trong Giáo xứ lập tức xin chính quyền địa phương can thiệp nhằm ngăn chặn hành vi xây dựng trái phép của Công ty Chiến Thắng. Nhưng chính quyền địa phương không đáp ứng đề nghị của giáo dân trong Giáo xứ chúng con. Giáo dân chúng con thấy tỏ tường rằng các lực lượng này còn bảo vệ cho Công ty may Chiến Thắng xây tường rào.
Bức xúc trước sự kiện các cam kết hồi đầu tháng 12 và cam kết tối ngày 5/1/2008 đã không được thực hiện, bức xúc trước sự kiện một số cán bộ trong chính quyền dùng các cơ quan quyền lực để bảo vệ cho những hành động vi phạm pháp luật của công ty may Chiến Thắng, giữa buổi sáng ngày 06.01.2008, trước mặt đại diện chính quyền, công an và thanh tra xây dựng, giáo dân trong giáo xứ đã tự động bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ pháp luật bằng cách ngăn chặn Công ty Chiến Thắng xây trộm một đoạn tường bao khoảng hơn chục mét.
Sự kiện trên đây xảy ra vào ban ngày, hình ảnh chụp được còn cho thấy cả ánh nắng vàng rất đẹp, chứ không phải xảy ra đêm 5/1/2008 như bà Phó Chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng mơ ngủ ghi trong CV 273.
Đấy là bối cảnh và các sự kiện xảy ra mà Giáo xứ chúng con xin trình bày lại để thấy rằng chúng con không “phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoạt trài sản” như CV 273 quy kết.
Chúng con cũng lấy làm khó hiểu và chúng con rất bức xúc khi thấy trong khi quy kết cho chúng con “vi phạm” đủ thứ này khác, thì CV 273 không đề cập gì đến những vi phạm có thật của Công ty may Chiến Thắng và những hành vi dung túng công ty này của một số cán bộ hành quyền.
2. “Giáo xứ Thái Hà tiếp tục để cho giáo dân, giáo sỹ treo hàng chục ảnh Đức mẹ và thánh giá vào hàng rào bảo vệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người ngoài cơ sở thờ tự, gây mất trật tự giao thông công cộng...”.
Về vấn đề này Giáo xứ chúng con xin thưa như sau: Thứ nhất khu nhà đất mà Công ty may Chiến Thắng đang chiếm dụng là khu nhà đất thuộc Giáo xứ Thái Hà chúng con. Giáo xứ chúng con có đủ bằng chứng thực tế và pháp lý về điều này. Giáo xứ chúng con chưa bao giờ hiến tặng, chưa bao giờ cho mượn đồng thời nhà nước cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu, trưng mua theo diện cải tạo xã hội chủ nghĩa khu nhà đất này của chúng con.
Từ gần 50 năm nay Xí nghiệp Dệt Thảm len tạm chiếm làm nơi sản xuất và từ hơn 10 năm nay Giáo xứ chúng con đang xin giao lại khu đất này để chúng con sử dụng vào mục đích thờ tự. Các đơn thư hầu như chỉ rơi vào im lặng hoặc nếu có trả lời thì cũng là phủ nhận quyền quản lý và sử dụng của Giáo xứ chúng con. Sự cố tình phủ nhận ấy còn thể hiện qua việc chuyển đổi chủ thể sử dụng từ Xí nghiệp Dệt Thảm len sang Công ty may Chiến Thắng mà không hề bàn thảo với Nhà thờ Thái Hà chúng con theo luật định. Trong khi đó, cơ quan chiếm dụng là Công ty may Chiến Thắng hiện nay lại có hành vi khiêu khích hòng chiếm mãi khu nhà đất của Giáo xứ của chúng con như: Đập phá nhà cửa, làm đường nội vi, san lấp mặt bằng khu đất.
Giáo xứ chúng con bây giờ chỉ còn biết trông cậy Chúa và Đức Mẹ và giáo dân chúng con đã phải mang ảnh thánh ra treo ở tường rào khu nhà đất của mình đang bị xâm chiếm cách bất hợp pháp để cầu nguyện cách ôn hoà và hợp pháp với nguyện ước cho công lý được tôn trọng và thực hiện.
Giáo xứ chúng con không cho rằng việc treo ảnh thánh và cầu nguyện như thế là bất hợp pháp như CV 273 quy kết dựa theo khoản 2 điều 11 trích dẫn trong Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo ban hành ngày 29.06.2004 của UBTV Quốc Hội và trong điều 26 Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01.03.2005 của Chính phủ.
Vì toàn bộ nội dung của Pháp lệnh Tôn giáo-Tín ngưỡng cũng như Nghị định 22 không hề cấm cản việc treo ảnh thánh hay đặt tượng đài ở khu vực nhà đất của mình. Còn vấn đề cầu nguyện thì ngay trong khoản 2, điều 11 Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo và điều 26 của Nghị định 22/2005/NĐ-CP mà CV 273 lấy làm cơ sở để kết tội chúng con-cũng chỉ nói trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo ngoài phạm vi phụ trách, thì mới phải đăng ký. Trong khi đó, tại Giáo xứ Thái Hà, những ngày vừa qua chúng con chỉ cầu nguyện chứ không không hề cử hành bất kỳ một lễ nghi tôn giáo nào tại hiện trường. Chúng con cầu nguyện ngay bên lề đường giống như anh chị em giáo dân chúng con vẫn cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ trong khuôn khổ của pháp luật. Xảy ra tình cảnh như vậy cũng chỉ là bất đắc dĩ vì chúng con không được cầu nguyện trong khu nhà đất của mình đang bị công ty Chiến Thắng tạm chiếm. Do đó, CV 273 coi việc giáo dân và giáo sĩ chúng con treo hàng chục ảnh Đức Mẹ và các thánh giá nhỏ trên hiện trường là vi phạm các qui định về tôn giáo cũng là một qui kết thiếu cơ sở thực tế và pháp lý.
Giáo dân trong Giáo xứ chúng con đồng tâm nhất trí cầu nguyện sốt sắng, rất có trật tự, có giờ giấc vào lúc 6 h sáng và 19 h là những thời điểm mà dường như con đường cụt chạy ven khu đất không có người qua lại. Chương trình và nội dung cầu nguyện được phổ biến rộng rãi, công khai và minh bạch. Số giáo dân canh thức ngày đêm tại hiện trường cũng rất ý tứ, họ quét dọn vệ sinh đường xá, họ trò chuyện vui vẻ với những người xung quanh đôi khi với cả các công an đang làm nhiệm vụ đến nỗi các nhân viên của công ty gần đó còn tranh thủ ra chia vui. Tóm lại là giáo dân Giáo xứ chúng con không làm mất an ninh trật tự hay cản trở giao thông. Điều này ai đến thị sát hiện trường cũng thấy. Ngay chính các cán bộ công an cao cấp của thành phố khi đến xem hiện trường cũng thấy điều này và họ cũng đã công nhận với chúng con và chúng con lấy làm tiếc rằng một số cán bộ của UBND đã không có tinh thần khách quan như một số cán bộ công an.
3. Về quy kết: “Gây bức xúc trong quần chúng nhân dân cũng như trong bà con giáo dân trên địa bàn” (tr.2).
Giáo xứ chúng con xin thưa rằng chúng con không gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Chúng con chưa thấy người dân nào phản đối việc cầu nguyện trong hoà bình và trật tự của chúng con. Trái lại nhiều người không phải giáo dân đã đến chia sẻ với chúng con, ủng hộ chúng con cách này cách khác. Có người còn chỉ nước cho chúng con mời các phóng viên báo chí đến đưa vụ tham nhũng đất thờ tự này lên các phương tiện truyền thông.
Còn chuyện CV 273 quy kết cho chúng con gây bức xúc trong bà con giáo dân thì thật đúng là lại một chuyện cười thế kỷ! Chúng con không thể bàn được quy kết này! Chúng con chỉ xin thưa rằng nguyên nhân gây bức xúc, theo như chúng con biết, bao gồm các yếu tố sau đây:
- Một là các hành vi có tính cách khiêu khích của Công ty CP may Chiến Thắng, khi công ty này nhiều lần cố tình xây dựng trái phép trên đất thờ tự của Giáo xứ.
- Hai là sự hiện diện của cảnh sát, công an, bảo vệ, dân phòng và các cán bộ khác tại hiện trường, đặc biệt là một số cán bộ đã nặng lời chửi bới, đe doạ bỏ tù giáo dân đồng thời bảo vệ cho Công ty may Chiến Thắng xây dựng bên trong khu đất.
- Ba là sự ứng xử có tính cách thiên lệch của UBND TP Hà Nội khi ra những văn bản thiếu nhất quán, có ý bao che cho công ty may Chiến Thắng. Đây chính là sự kiện thêm dầu vào lửa.
Để Quý Đức Cha và Quý Cha hiểu rõ hơn, chúng con xin trình bày vắn tắt quá trình này:
Tối ngày 07.01.2008 một phái đoàn do ông Phó Chủ tịch UBND Quận Đống Đa và một phái đoàn do ông Phó Giám đốc Công an Thành Phố Hà Nội đã vào gặp giáo dân và các linh mục ở nhà thờ Thái Hà, cả hai phái đoàn đều truyền đạt ý kiến của UBND TP rằng: “Công ty may Chiến Thắng sẽ không được làm cái gì nữa. Phải giữ nguyên hiện trạng khu nhà đất!”.
Vậy mà sáng sớm hôm sau, ngày 8/1/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng con nhận được công văn 122/UBND-ĐC của UBND TP Hà Nội do ông phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký ngày 08/1/2008, quyết định: “UBND Thành phố đã chỉ đạo Công ty Cổ phần May Chiến Thắng dừng toàn bộ việc thi công xây dựng mới và cải tạo lớn (trừ việc xây dựng tường rào bảo vệ)” . Như vậy hiển nhiên là UBND cho công ty Chiến Thắng được “xây dựng cũ và cải tạo nhỏ đồng thời được xây dựng tường rào bảo vệ”.
Tới ngày 10/1/2008, vì thấy giáo dân quyết tâm không cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục vi phạm pháp luật, UBND thành phố mới lại ra một công văn mới, số 219/UBND-ĐCNN, ngày 10/1/2008 do ông Phó Chánh văn phòng Đỗ Đình Hồng ký, yêu cầu “dừng việc xây dựng tường rào bảo vệ” .
Nội dung quyết định này bước đầu là điều đáng mừng với Giáo xứ. Tuy nhiên vấn đề là: Công văn 122/UBND-ĐCNN, cho phép Công ty Chiến Thắng xây dựng nhỏ và xây tường rào, thì người ký là ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, còn công văn số 219/UBND-ĐCNN, huỷ việc cho công ty Chiến Thắng tiếp tục xây dựng, thì người ký lại là ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng UBND TP.
Giữa hai công văn ấy, công văn nào có giá trị hơn về pháp lý ? Theo như chúng con biết: Về mặt pháp lý, trong cùng một vấn đề liên quan, thì nội dung công văn sau thay thế hoặc huỷ bỏ nội dung công văn trước. Như vậy quyết định của ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP huỷ bỏ hay thay thế quyết định của ông Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy nhiên, theo hệ cấp pháp lý, quyết định của Phó Chánh Văn phòng UBND có vượt qua được quyết định của Phó Chủ tịch UBND không? Nếu nội dung quyết định của cấp dưới đi ngược với nội dung quyết định của cấp trên thì có hiệu lực thi hành không? Nếu có thì ở Hà Nội trong việc hành quyền có chuyện ông Phó chánh Văn phòng lại “lớn” hơn ông Phó Chủ tịch sao? Bây giờ Giáo xứ chúng con phải tin ông Phó nào, Phó Chủ tịch hay Phó Chánh Văn phòng?
Từ những sự kiện trên đây, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo xứ chúng con càng thêm thiếu tin tưởng và thêm bức xúc. Mấy ngày nay, khi chúng con nhận được CV 273 thì giáo dân trong Giáo xứ lại càng bức xúc hơn nữa. Cái cách hành xử sai lầm gây phẫn uất cho dân rồi lại đi đổ tội cho người dân thật chỉ làm cho tình hình thêm tệ hại.
Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha
Trên đây là một số những giải trình của chúng con trước những điều kết án bất công và thiếu cơ sở của CV 273 nhằm vào Giáo xứ Thái Hà chúng con. Giáo xứ chúng con hy vọng còn nhiều cán bộ có thiện chí, sáng suốt và công tâm trong bộ máy chính quyền. Giáo xứ chúng con mong mỏi chính quyền các cấp trong vai trò là cha là mẹ của dân yêu cầu công ty Chiến Thắng trả lại nhà đất nội tự của Giáo xứ chúng con theo lẽ công bằng theo đúng tinh thần của cả nước thời mở cửa và hội nhập hiện nay là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chúng con xin quý Đức Cha và Quý Cha thương cầu nguyện cho chúng con và giúp đỡ chúng con.
Xin Chúa cho Quý Đức Cha và Quý Cha được mạnh khoẻ và bình an.
Đại diện các linh mục và giáo dân Giáo xứ Thái Hà
Linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên
Bề trên-Chính xứ
Mạng lưới Thông Luận lên tiếng: Các cuộc cầu nguyện đòi công lý của người Công giáo Việt Nam lan rộng
Khánh Đăng (dịch)
20:14 16/01/2008
Mạng lưới Thông Luận lên tiếng: Các cuộc cầu nguyện đòi công lý của người Công giáo Việt Nam lan rộng
Sau Hà Nội và TPHCM, bây giờ đến Hà Đông đang diễn ra những cuộc biểu tình. Người Công giáo địa phương đòi hỏi nhà nước phải hoàn trả lại các tài sản của giáo xứ nhưng nhà cầm quyền lại bác bỏ và cho rằng họ đã được hiến tặng các tài sản này.
Hà Nội (AsiaNews) – Sau Hà Nội và TPHCM, nay thì các cuộc biểu tình đã lan rộng đến Hà Ðông, một thành phố với khoảng 200 ngàn cư dân, cách thủ đô của Việt Nam khoảng 40 cây số. Tại đây, những giáo dân Công giáo đã biểu tình ôn hòa đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản của giáo xứ mà nhà cầm quyền đã trưng thu từ lâu, nhưng nay lại bảo rằng tài sản này đã được hiến tặng.
cầu nguyện ôn hoà tại Hà Đông
Cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 6 tháng Giêng và từ đó có hàng trăm tín hữu tụ tập ở đằng trước toà nhà, là nơi mà có lần đã là tài sản của giáo xứ, để cầu nguyện cho công lý phải được thực thi.
Các giáo dân đã bất bình vì một thông báo của quan chức nhà nước bác bỏ đòi hỏi của họ là phải hoàn trả toà nhà lại cho chủ nhân của nó sau khi bị trưng dụng suốt 30 năm để làm trụ sở của Uỷ ban Nhân dân thị xã Hà Ðông. Giáo dân trong xứ đã liên tục đưa trình thỉnh nguyện thư yêu cầu trả lại toà nhà nhưng chẳng có kết quả gì.
Nhưng thị xã Hà Ðông vừa mới được thăng cấp lên thành một thành phố, và do đó Uỷ ban Nhân dân đã dời đi nơi khác. Việc này khiến vị linh mục quản xứ là cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh cố gắng đòi lại toà nhà.
Lần này thì cha Hinh được một câu trả lời thật đáng kinh ngạc. Ông được phúc đáp rằng một “lãnh đạo giáo xứ” đã hiến tặng tòa nhà cho chính quyền vào năm 1977. Cha Hinh đáp lại rằng không một giáo dân nào có quyền để làm một điều như vậy.
Đáng kinh ngạc hơn nữa khi lòi ra sự thật về kẻ “lãnh đạo giáo xứ” đó, tức là người đã hiến dâng tài sản của giáo xứ, lại là một đảng viên ÐCS được nhà nước chỉ định vào hội đồng giáo xứ, rồi quay ra dâng hiến tài sản của giáo hội cho nhà nước.
Cuộc biểu tình tại Hà Đông vẫn còn tiếp diễn.
Khánh Đăng lược dịch
Nguồn: AsiaNews, ngày 15/01/2008
Sau Hà Nội và TPHCM, bây giờ đến Hà Đông đang diễn ra những cuộc biểu tình. Người Công giáo địa phương đòi hỏi nhà nước phải hoàn trả lại các tài sản của giáo xứ nhưng nhà cầm quyền lại bác bỏ và cho rằng họ đã được hiến tặng các tài sản này.
Hà Nội (AsiaNews) – Sau Hà Nội và TPHCM, nay thì các cuộc biểu tình đã lan rộng đến Hà Ðông, một thành phố với khoảng 200 ngàn cư dân, cách thủ đô của Việt Nam khoảng 40 cây số. Tại đây, những giáo dân Công giáo đã biểu tình ôn hòa đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản của giáo xứ mà nhà cầm quyền đã trưng thu từ lâu, nhưng nay lại bảo rằng tài sản này đã được hiến tặng.
cầu nguyện ôn hoà tại Hà Đông
Cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 6 tháng Giêng và từ đó có hàng trăm tín hữu tụ tập ở đằng trước toà nhà, là nơi mà có lần đã là tài sản của giáo xứ, để cầu nguyện cho công lý phải được thực thi.
Các giáo dân đã bất bình vì một thông báo của quan chức nhà nước bác bỏ đòi hỏi của họ là phải hoàn trả toà nhà lại cho chủ nhân của nó sau khi bị trưng dụng suốt 30 năm để làm trụ sở của Uỷ ban Nhân dân thị xã Hà Ðông. Giáo dân trong xứ đã liên tục đưa trình thỉnh nguyện thư yêu cầu trả lại toà nhà nhưng chẳng có kết quả gì.
Nhưng thị xã Hà Ðông vừa mới được thăng cấp lên thành một thành phố, và do đó Uỷ ban Nhân dân đã dời đi nơi khác. Việc này khiến vị linh mục quản xứ là cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh cố gắng đòi lại toà nhà.
Lần này thì cha Hinh được một câu trả lời thật đáng kinh ngạc. Ông được phúc đáp rằng một “lãnh đạo giáo xứ” đã hiến tặng tòa nhà cho chính quyền vào năm 1977. Cha Hinh đáp lại rằng không một giáo dân nào có quyền để làm một điều như vậy.
Đáng kinh ngạc hơn nữa khi lòi ra sự thật về kẻ “lãnh đạo giáo xứ” đó, tức là người đã hiến dâng tài sản của giáo xứ, lại là một đảng viên ÐCS được nhà nước chỉ định vào hội đồng giáo xứ, rồi quay ra dâng hiến tài sản của giáo hội cho nhà nước.
Cuộc biểu tình tại Hà Đông vẫn còn tiếp diễn.
Khánh Đăng lược dịch
Nguồn: AsiaNews, ngày 15/01/2008
Bức Công Văn Lạ Đời (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
20:26 16/01/2008
Bức Công Văn Lạ Đời.
(Suy ngĩ về Công văn số 273
cuả UBND Thành Phố Hà Nội)
Cầm quyền mà sao chẳng công minh,
Nói cho lấy được, chẳng lý tình.
Nạn nhân khiếu nại không cứu xét,
Kẻ đi cướp đất lại đỡ binh!
Cầu nguyện ôn hoà thì trách móc,
Coi thường luật pháp cứ làm thinh.
Quen thói độc quyền do độc đảng,
Ngược, xuôi, xuôi, ngược, tự ý mình.
Đừng để Hà Nội thành chiếc đuã lẻ!
Bạo quyền bứt rứt lắm rồi đây,
Muốn cho Hà Nội nát phen này,
Vu oan lỗi luật, khinh lẽ phải!
Đổ thưà gây rối, hại người ngay!
Mục tử can trường, cần nâng đỡ!
Giáo dân anh dũng, gọi góp tay!
Đừng để Hà Nội thành đuã lẻ,
Bạo quyền sẽ bẻ, chóng hoặc chầy!
Boston, ngày 16 tháng 1 năm 2008
(Suy ngĩ về Công văn số 273
cuả UBND Thành Phố Hà Nội)
Cầm quyền mà sao chẳng công minh,
Nói cho lấy được, chẳng lý tình.
Nạn nhân khiếu nại không cứu xét,
Kẻ đi cướp đất lại đỡ binh!
Cầu nguyện ôn hoà thì trách móc,
Coi thường luật pháp cứ làm thinh.
Quen thói độc quyền do độc đảng,
Ngược, xuôi, xuôi, ngược, tự ý mình.
Đừng để Hà Nội thành chiếc đuã lẻ!
Bạo quyền bứt rứt lắm rồi đây,
Muốn cho Hà Nội nát phen này,
Vu oan lỗi luật, khinh lẽ phải!
Đổ thưà gây rối, hại người ngay!
Mục tử can trường, cần nâng đỡ!
Giáo dân anh dũng, gọi góp tay!
Đừng để Hà Nội thành đuã lẻ,
Bạo quyền sẽ bẻ, chóng hoặc chầy!
Boston, ngày 16 tháng 1 năm 2008
Họa bài ''Bức công văn lạ đời''
Đinh Phan
21:55 16/01/2008
Họa bài "Bức công văn lạ đời"
Bạo quyền tính giở chước gì đây,
Bao năm cai trị gặp phen này.
Người khôn không hề khinh lẽ phải,
Đứa hèn lòng dạ chẳng thẳng ngay.
Cha chỉ lối, đàn con nâng đỡ,
Giáo dân trong ngòai đã sẵn tay.
Đàn chiên Giáo Hội một bó đũa,
Thành công ắt chóng chứ không chầy.
Hà Nội 16/01/2008
Bạo quyền tính giở chước gì đây,
Bao năm cai trị gặp phen này.
Người khôn không hề khinh lẽ phải,
Đứa hèn lòng dạ chẳng thẳng ngay.
Cha chỉ lối, đàn con nâng đỡ,
Giáo dân trong ngòai đã sẵn tay.
Đàn chiên Giáo Hội một bó đũa,
Thành công ắt chóng chứ không chầy.
Hà Nội 16/01/2008
Cuộc thăm viếng của Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN đến Hà Nội kết quả ra sao?
PV VietCatholic
22:59 16/01/2008
HÀ NỘI -- Như chúng tôi đã đưa tin mấy ngày trước đây là Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng GMVN đã có mặt ở Hà nội bắt đầu từ cuộc lễ mừng ĐHY Phạm Đình Tụng do Gia đình Gioan tổ chức ngày 10.01.2008 và hôm nay đã rời Hà Nội để về lại giáo phận của ngài ở Đà Lạt.
Những tin hành lang cho hay là Ngài ra Hà Nội là theo lời mời và đề nghị của một số cơ quan cấp bộ để giải quyết vấn đề đất đai Toà Khâm Sứ, khu Trung Tâm La Vang và Giáo Hoàng Chủng viện Piô X ở Đà Lạt. Chính Đức Cha Nguyễn Văn Sang của giáo phận Thái Bình, trong bài viết ngày hôm qua, cũng xác nhận là Đức cha Chủ tịch có gặp gỡ và bàn chuyện với Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng.
Tuy nhiên, khi được hỏi thì Văn phòng Hội Đồng Giám Mục đã không lên tiếng chính thức xác nhận sứ mạng này. Có một vị chúng tôi thân quen có trực tiếp dò hỏi Đức Cha Chủ tịch nhưng ngài cũng tìm cách né tránh vấn đề. Thực ra tin hành lang đạo đời từ những người thân cận và liên quan tới vụ Tòa Khâm Sứ đều biết rằng Đức Cha Chủ tịch được mời đóng vai trò và có sứ mạng vừa là trung gian và vừa là người liên quan nhận những đề nghị giải quyết vụ nhà đất Toà Khâm Sứ đang diễn ra.
Sự việc Đức Cha Chủ tịch rời Hà Nội mà không có lời tuyên bố hay trình bầy về kết quả nào chính thức và diễn biến ra sao, điều này có thể xem như tình hình giải quyết vấn nhà đất Toà Khâm Sứ chưa có gì dứt điểm và rõ ràng. Điều này cũng cho thấy là sứ mạng của Đức Cha Chủ Tịch có thể đã không đạt được kết quả như Giáo hội hay Chính quyền mong muốn, hay cũng có thể là đã đạt được một số những điểm chính nào đó nhưng còn tồn đọng lại một số những điểm khác mà còn cần thời giờ thêm để bàn hỏi. Chúng ta không biết được kết quả như thế nào.
Trong khi ấy, từ vài ngày qua và cho đến hôm nay (17.01.2008), chúng tôi thấy Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang xuất hiện khá thừơng xuyên ở Hà Nội. Ngài là một trong mấy vị giám mục đầu tiên đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Toà Tổng Giám Mục Hà Nội xin giao lại nhà đất Toà Khâm Sứ.
Như chúng ta biết Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang là người Hà nội, đã từng lớn lên và sống ở Hà nội cho tới khi được bổ nhiệm làm giám mục Thái Bình, cho nên Ngài rất quen thuộc với tình hình và nhân sự tại Hà nội cả đạo lẫn đời. Trong tuần vừa qua, chính Ngài là người viết một số bài báo nói về những chi tiết liên quan vụ nhà đất Toà Khâm Sứ. Những bài viết này trong đó cung cấp một số những thông tin quý báu và một số ý tưởng thú vị, một số đề nghị về giải pháp nào đó, mà có số người cho là thích hợp có thể chấp nhận được, nhưng cũng có một số người khác cho rằng giả sử có được giải pháp như vậy thì chưa chắc một số các vị giám mục khác đã chấp nhận.
Vài nhân vật uy tín đạo dời cho rằng sự hiện diện của Ngài ở Hà nội cũng có thể là được một cơ quan cấp bộ nào đó mời làm trung gian tiếp cận và trung gian giải quyết, hay ít nhất là thăm dò lập trường của Toà Giám Mục Hà Nội chăng?
Về phía chính quyền có tin cho rằng mục đích tối hậu mà họ muốn đạt được là vấn đề an ninh, họ không muốn sự việc tụ tập đông người như ở Hà nội sẽ lan rộng ra khắp nước mà không còn kiểm soát nổi và hậu quả đi tới đâu thì không ai thấy trước được. Nỗi lo sợ nhất là an ninh bằng mọi cách. Cho nên công an đang tìm cách cụ thể giải tán được các cuộc cầu nguyện tập trung đông người ở Tòa Khâm Sứ và ở Thái Hà.
Một số những cuộc gặp gỡ, trao đổi và lập trường giữa hai bên. Trong vài ngày gần đây các cán bộ công an tiếp xúc khá thường xuyên với các chức sắc của Giáo Hội và khá hiểu biết nguyện vọng của các chức sắc và giáo dân trong Giáo Hội. Và thường thì sau các buổi gặp gỡ như vậy được kết thúc với những hứa hẹn tốt đẹp về phía công an. Tuy nhiên, kết quả giải quyết công việc thì khó có thể dễ dàng vì các cán bộ công an không toàn quyền trong quyết định hay giữ được lời hứa của mình. Quyền quyết định trong việc giải quyết nhà đất -- ngay cả khi các cán bộ này có thiện chí -- thì cũng còn tùy thuộc các ngành khác trong chính quyền và nhất là các cán bộ lãnh đạo đứng đầu UBND.
Không thể giải quyết được vấn đề nếu bên UBND Thành phố Hà Nội và bên Toà Giám Mục không trực tiếp đối thoại và làm việc với nhau. Nếu ai biết rõ về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo thì biết ngay là vai trò và quyền hạn của vị giám mục địa phương rất là quan trọng cho mọi giải pháp trong phạm vi của ngài, vì thế vai trò trung gian dù có quan trọng cách mấy vẫn chỉ là trung gian chứ không thể là giải pháp.
Trong khi chính quyền đang dò đường để tìm cách giản tán đám đông cầu nguyện thì tại hiện trường lại thấy có các dấu hiệu gia tăng các biện pháp cứng rắc tiếp tục gia tăng và áp lực từ phía chính quyền và nhân viên an ninh: Ngày 11.01.2008 bà Ngô Thị Thanh Hằng ra một văn bản kết án các vi phạm của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, của Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, của của các giáo sĩ trong Giáo phận Hà Nội và các linh mục ở Nhà thờ Thái Hà. Tiếp theo là các vụ đấu khẩu hay sử dụng bao lực của một số công an, cán bộ với giáo dân trên hiện trường trước Toà Khâm Sứ và tại khu vực đất tranh chấp ở Thái Hà.
Trước tình thế như vậy, hàng giáo sĩ và giáo dân của Giáo phận Hà Nội vẫn cương quyết nói rằng họ sẽ còn phải tiếp tục cầu nguyện trường kỳ chứ không hề sờn lòng nản chí.
Những tin hành lang cho hay là Ngài ra Hà Nội là theo lời mời và đề nghị của một số cơ quan cấp bộ để giải quyết vấn đề đất đai Toà Khâm Sứ, khu Trung Tâm La Vang và Giáo Hoàng Chủng viện Piô X ở Đà Lạt. Chính Đức Cha Nguyễn Văn Sang của giáo phận Thái Bình, trong bài viết ngày hôm qua, cũng xác nhận là Đức cha Chủ tịch có gặp gỡ và bàn chuyện với Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng.
Tuy nhiên, khi được hỏi thì Văn phòng Hội Đồng Giám Mục đã không lên tiếng chính thức xác nhận sứ mạng này. Có một vị chúng tôi thân quen có trực tiếp dò hỏi Đức Cha Chủ tịch nhưng ngài cũng tìm cách né tránh vấn đề. Thực ra tin hành lang đạo đời từ những người thân cận và liên quan tới vụ Tòa Khâm Sứ đều biết rằng Đức Cha Chủ tịch được mời đóng vai trò và có sứ mạng vừa là trung gian và vừa là người liên quan nhận những đề nghị giải quyết vụ nhà đất Toà Khâm Sứ đang diễn ra.
Sự việc Đức Cha Chủ tịch rời Hà Nội mà không có lời tuyên bố hay trình bầy về kết quả nào chính thức và diễn biến ra sao, điều này có thể xem như tình hình giải quyết vấn nhà đất Toà Khâm Sứ chưa có gì dứt điểm và rõ ràng. Điều này cũng cho thấy là sứ mạng của Đức Cha Chủ Tịch có thể đã không đạt được kết quả như Giáo hội hay Chính quyền mong muốn, hay cũng có thể là đã đạt được một số những điểm chính nào đó nhưng còn tồn đọng lại một số những điểm khác mà còn cần thời giờ thêm để bàn hỏi. Chúng ta không biết được kết quả như thế nào.
Trong khi ấy, từ vài ngày qua và cho đến hôm nay (17.01.2008), chúng tôi thấy Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang xuất hiện khá thừơng xuyên ở Hà Nội. Ngài là một trong mấy vị giám mục đầu tiên đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Toà Tổng Giám Mục Hà Nội xin giao lại nhà đất Toà Khâm Sứ.
Như chúng ta biết Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang là người Hà nội, đã từng lớn lên và sống ở Hà nội cho tới khi được bổ nhiệm làm giám mục Thái Bình, cho nên Ngài rất quen thuộc với tình hình và nhân sự tại Hà nội cả đạo lẫn đời. Trong tuần vừa qua, chính Ngài là người viết một số bài báo nói về những chi tiết liên quan vụ nhà đất Toà Khâm Sứ. Những bài viết này trong đó cung cấp một số những thông tin quý báu và một số ý tưởng thú vị, một số đề nghị về giải pháp nào đó, mà có số người cho là thích hợp có thể chấp nhận được, nhưng cũng có một số người khác cho rằng giả sử có được giải pháp như vậy thì chưa chắc một số các vị giám mục khác đã chấp nhận.
Vài nhân vật uy tín đạo dời cho rằng sự hiện diện của Ngài ở Hà nội cũng có thể là được một cơ quan cấp bộ nào đó mời làm trung gian tiếp cận và trung gian giải quyết, hay ít nhất là thăm dò lập trường của Toà Giám Mục Hà Nội chăng?
Về phía chính quyền có tin cho rằng mục đích tối hậu mà họ muốn đạt được là vấn đề an ninh, họ không muốn sự việc tụ tập đông người như ở Hà nội sẽ lan rộng ra khắp nước mà không còn kiểm soát nổi và hậu quả đi tới đâu thì không ai thấy trước được. Nỗi lo sợ nhất là an ninh bằng mọi cách. Cho nên công an đang tìm cách cụ thể giải tán được các cuộc cầu nguyện tập trung đông người ở Tòa Khâm Sứ và ở Thái Hà.
Một số những cuộc gặp gỡ, trao đổi và lập trường giữa hai bên. Trong vài ngày gần đây các cán bộ công an tiếp xúc khá thường xuyên với các chức sắc của Giáo Hội và khá hiểu biết nguyện vọng của các chức sắc và giáo dân trong Giáo Hội. Và thường thì sau các buổi gặp gỡ như vậy được kết thúc với những hứa hẹn tốt đẹp về phía công an. Tuy nhiên, kết quả giải quyết công việc thì khó có thể dễ dàng vì các cán bộ công an không toàn quyền trong quyết định hay giữ được lời hứa của mình. Quyền quyết định trong việc giải quyết nhà đất -- ngay cả khi các cán bộ này có thiện chí -- thì cũng còn tùy thuộc các ngành khác trong chính quyền và nhất là các cán bộ lãnh đạo đứng đầu UBND.
Không thể giải quyết được vấn đề nếu bên UBND Thành phố Hà Nội và bên Toà Giám Mục không trực tiếp đối thoại và làm việc với nhau. Nếu ai biết rõ về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo thì biết ngay là vai trò và quyền hạn của vị giám mục địa phương rất là quan trọng cho mọi giải pháp trong phạm vi của ngài, vì thế vai trò trung gian dù có quan trọng cách mấy vẫn chỉ là trung gian chứ không thể là giải pháp.
Trong khi chính quyền đang dò đường để tìm cách giản tán đám đông cầu nguyện thì tại hiện trường lại thấy có các dấu hiệu gia tăng các biện pháp cứng rắc tiếp tục gia tăng và áp lực từ phía chính quyền và nhân viên an ninh: Ngày 11.01.2008 bà Ngô Thị Thanh Hằng ra một văn bản kết án các vi phạm của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, của Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, của của các giáo sĩ trong Giáo phận Hà Nội và các linh mục ở Nhà thờ Thái Hà. Tiếp theo là các vụ đấu khẩu hay sử dụng bao lực của một số công an, cán bộ với giáo dân trên hiện trường trước Toà Khâm Sứ và tại khu vực đất tranh chấp ở Thái Hà.
Trước tình thế như vậy, hàng giáo sĩ và giáo dân của Giáo phận Hà Nội vẫn cương quyết nói rằng họ sẽ còn phải tiếp tục cầu nguyện trường kỳ chứ không hề sờn lòng nản chí.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thừa sai hải ngoại Paris: Thiết lập hội Thừa Sai Hải Ngoại và hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên
GS. Trần Văn Cảnh
22:09 16/01/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS: 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(Bài 3)
Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658
Thiết lập hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên 1659
Ba năm lưu lại Lamã 1649-1652, sau nhiều tiếp kiến với ÐGH Innocent X và Thánh Bộ Truyền Giáo, cha Ðắc Lộ thấy rõ ba khó khăn khiến giáo triều La mã đã chưa dám gởi giám mục đi Viêt Nam: 1- Thiếu tổ chức hậu cần ở Âu Châu; 2- thiếu quĩ tài trợ và 3- thiếu những thừa sai có khả năng và nhiệt tình để giải quyết những vấn đề truyền giáo hải ngoại với hai thách thức to lớn: thích ứng với địa phương hầu thu hút tân tòng và đương đầu được với những thế lực bảo trợ muốn giữ độc quyền việc quản trị truyền giáo hải ngoại hầu bảo vệ tư lợi quốc gia trần thế. Cha đã quyết định về Pháp tìm giải đáp.
Về Pháp, ở Marseille, rồi Lyon, Roanne. Ở Roanne, cha Ðắc Lộ làm quen được với Ðức Cha Henri de Maupas du Tour, giám mục Puy và tuyên úy của Hoàng Hậu. Ðức cha chuẩn bị đi Paris và đề nghị cha Ðắc Lộ đi theo. Hành trình 11 ngày từ Roanne đến Paris,từ 17 đến 28.01.1653, đã cho phép cha Ðắc Lộ dịp kể chuyện về Á Châu và đặc biệt về Giáo Hội Việt Nam, Ðàng trong (Cochinchine) cũng như Ðàng Ngoài (Tonkin); Về việc giảng đạo và những cuộc trở lại, về văn hoá niềm tin ở Việt Nam, về những khó khăn, bách hại, về những nhu cầu thừa sai, về những hy vọng tương lai của một giáo hội thịnh vượng,…Trong hai năm ở Paris, 1653-1654, nhờ sự giới thiệu rộng lớn của Ðức Cha de Maupas, cha Ðắc Lộ đã đóng góp rất nhiều vào việc thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris ngày 29.07.1658, ngày mà cha François Pallu và cha Pierre Lambert de La Motte đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt làm Giám Mục đầu tiên Giám Quản Tông Toà cho hai Ðịa Phận Ðàng Ngoài và Ðàng Trong của Giáo Hội Việt Nam[1].
1. Gặp các giáo sĩ và giáo dân có khả năng tổ chức và tài trợ hậu cần ở Paris
Ðức cha Henri de Maupas là người có nhiều liên lạc ở Paris. Ngài là phát ngôn viên của Hội Thánh Thể (Compagnie du Saint-Sacrement). Ðược Vua Louis XIII và hoàng hậu Anne d’Autriche bảo trợ, Hội Thánh Thể, được thành lập từ năm 1627 do Henry de Lévis, công tước Vantadour. Hội lo chữa trị bệnh nhân, tài trợ dưỡng đường, cứu giúp người nghèo, « uấn nắn gái hư », thăm nom tù nhân, dẹp tà giáo, ủng hộ các chương trình mục vụ ở thành thị cũng như ở thôn quê. Hội qui tụ nhiều giáo dân và giáo sĩ danh tiếng và quyền thế, trong đó có Thánh Vincent de Paul (1581-1660) và nhà giảng thuyết lừng danh Bossuet (1627-1704), sau này làm giám mục Meaux (1681-1704). Hội đặt trụ sở tại Paris, hàng tuần có họp, hoặc cho đại hội, hoặc cho các ủy ban. Trên toàn quốc có 40 chi hội địa phương. Truyền giáo là một trong những ưu tư của Hội từ nhiều năm nay: 1639 tài trợ các đoàn thừa sai hừng đông, 1642 góp phần thành lập Hội Ðức Bà Montréal-Tân-Pháp. Ðích thân vị sáng lập hội là công tước Vandatour, được thụ phong linh mục vào năm 1641, đã lập Hội các chủng viện tông đồ và vương quốc để truyền bá đức tin cho kẻ ngoại, đã đề nghị lập Hội các thừa sai Ấn Ðộ. Nhiều người thân cận của Công tước Vantadour cũng đã góp công mở mang giao thương với Batư, Ấn Ðộ, Madagascar,…
Ðến Paris vào cuối tháng giêng 1653, cha Dắc Lộ đã được Dức Cha giới thiệu và gặp gỡ nhiều giáo sĩ và giáo dân ở Paris. Cha đã được gặp Hoàng Hậu Anne d’Autriche, cha de Lingendes, bề trên tỉnh Pháp, cha Charles Lalemant, bề trên nhà tập, cha Charles Paulin, linh hướng của Louis XIV. Cha đã được giới thiệu với triều đình, được gặp cấp lãnh đạo Hội Thánh Thể, được gặp cha Vincent de Paul, được gặp Nữ Bá Tước d’Aiguillon, cháu thừa tự của hồng y Richelieu và là người điều hành một hội phụ nữ trợ tá cho Hội Thánh Thể. Nữ Bá Tước đứng đầu nhiều hội thiện, có nhiều ảnh hưởng ở Paris và Lamã, bà đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của các giám mục nước Pháp. Cùng làm việc bên cạnh Nữ Bá Tước, có bà de Miramion và cô de Bouillon, tích cực và hăng say đi làm việc thiện bất cứ ở đãu.
Cũng khoảng thời gian này, Ðức Cha de Maupas còn giới thiệu cha Ðắc Lộ với một nhân vật quan trọng khác. Ðó là Ðức Khâm Sứ di Bagno, biệt danh Bagni. Sau cuộc gặp gỡ, Ðức Khâm Sứ đã gởi một phúc trình khen ngợi cha Ðắc Lộ hết lời với Hồng Y Fabio Chigni, Quốc Vụ Khanh của ÐGH Innocent X, người sẽ được bầu làm giáo hoàng Alexandre VII.
Năm 1654, trong một buổi họp có cha Ðắc Lộ tham dự, đại hội Dòng Thánh Thể cho hay đã qui tụ được một quĩ tài trợ có thể giúp các giám mục thừa sai.
Nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy hai khó khăn tổ chức và tài trợ hậu cần đã manh nha có thể tìm ra giải đáp nhờ những sáng kiến và đóng góp tích cực của những nhân vật trong Hội Thánh Thể.
2. Qui tụ được một nhóm thừa sai tự nguyện nhiều khả năng và nhiệt huyết
Ðầu thánh hai năm 1653, Ðức Cha de Maupas giới thiệu cha Ðắc Lộ với cha Jean Bagot (1580-1664), giáo sư tín lý, bề trên nhà tập Dòng Tên, điều hành một trong nhiều hội tư, đó là hội « Bạn Hiền » (Associatio amicorum, Les Bons Amis). Bạn Hiền với tiêu chuẩn là « một tâm, một lòng » là một hội dành riêng cho giáo sĩ, hướng về đời sống thiêng liêng qua tình bạn, nhằm giúp đỡ những sinh viên nghèo và cô đơn. Vào thời điểm này, cha Jean Bagot, đang điều động một nhóm mươi mười hai người trẻ, tất cả đều sẵn sàng đáp lại tiếng gọi thừa sai mà cha Ðắc Lộ nêu ra.
Nổi danh với cuốn Tự điển Việt Bồ La, ấn hành tại La Mã năm 1651, cha Ðắc Lộ đã được mời nói chuyện ở nhà tập Dòng Tên, trước một cử tọa tập sinh Dòng Tên và Ðại chủng sinh triều đang chuẩn bị làm linh mục. Ðó là buổi nói chuyện thứ nhất mà cha Ðắc Lộ đã thực hiện vào thánh hai năm 1653 với các thành viên hội Bạn Hiền đã đạt một kết quả tốt đẹp. Cha đã hoàn toàn chinh phục các thính giả trẻ nhiệt tình thừa sai. Ba vấn đề đã được đề cập đến trong bài diễn văn này.
Trước nhất cha kể chuyện một cách cụ thể và tỷ mỷ về những mạo hiểm của cha ở Việt Nam về việc cha thích ứng vào các điều kiện vật chất và văn hoá địa phương cũng như việc cha học tiếng việt: « Trước nhất trong thời gian 12 năm lưu trú tại đây, ở Ðàng Trong cũng như Ðàng Ngoài, tôi học với dân chúng địa phương; tôi lại có một thầy dậy là cha François de Pina, người Bồ Ðào Nha, là người đầu tiên trong nhóm Dòng Tên nhỏ bé của chúng tôi đã hiểu biết một cách chu đáo ngôn ngữ việt nam và là người đầu tiên đã giảng đạo mà không cần thông dịch viên. Thêm vào đó, tôi dùng các tài liệu của các linh mục dòng Tên khác, đặc biệt là những công trình của hai cha Gasparil de Amoral và Antoine Barbosa, mỗi cha đều đã soạn thảo một tự điển, cha Gasparil de Amoral tự điển Việt Bồ, cha Antoine Barbosa tự điển Bồ Việt. Tôi đã xử dụng công trình của các ngài và đã thêm vào đó bản dịch la tinh: có khoảng bảy tám ngàn chữ, hoặc nhiều ít hơn một chút, in từ chữ việt quốc ngữ, để tìm chữ bồ đào nha và chữ la tinh, mà không xử dụng chữ nôm, chữ nho kiểu việt nam » ?
Sau đó sang điểm thứ hai, cha mô tả tổ chức thừa sai tại Ðàng Trong và Ðàng Ngoài thích ứng vào với những thói tục văn hoá địa phương. Tổ chức đời sống của các Thầy Giảng dựa theo khuôn mẫu của các sư sãi trong các chùa phật giáo. Sau cùng, về điểm thứ ba, cha trình bày nhu cầu khẩn thiết phải gởi giám mục đại diện tông tòa đến Việt Nam để truyền chức linh mục cho những thanh niên bản địa. Những bách hại liên tục hiện nay sẽ không cho phép người ngoại quốc được ở lại trong xứ, phải tránh những lầm lẫn đã gặp ở Nhật, vì hiện nay không còn một linh mục nào còn được ở lại đây. Phải xử dụng hết mọi biện pháp có thể. Chính ÐGH Innocent X và Thánh Bộ Truyền Giáo cũng đã phải công nhận rằng Giáo Hội đã không có dủ khả năng để không phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ vật chất của các vua Tây Ban Nha hoặc Bồ Ðço Nha trong việc chuyên chở và bảo trì các thừa sai, cũng như việc xây cất nhà nguyện, thánh đường, nhà xứ, cơ sở,…Chính cha Ðắc Lộ, bản thân cha, cha cũng đã phải nhờ đến tầu bè bồ đào nha và hòa lan để về nước.
Trong buổi nói chuyện thứ hai, cũng đã được thực hiện vào tháng hai năm 1653, lần này tại nhà Nữ Bá Tước d’Aiguillon, quan trọng hơn lần trước, vì có sự tham dự của những thành phần quan trọng của Hội Thánh Thể mà cha Ðắc Lộ hy vọng tìm được nguồn tài trợ, nguồn nhân lực, những giúp đỡ, những hợp tác,.. ba linh mục trẻ đã đặc biệt thu hút chú ý của cha Jean Bagot và của cha Ðắc Lộ vì ba linh mục này tỏ ra có đủ khả năng, xứng đáng được phong chức giám mục. Ðó là cha François de Montmorency-Laval, cha François Pallu và cha Pierre Piques.
François Pallu sau này cùng với Pierre Lambert de la Motte là thành viên sáng lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Sinh năm 1626, con thứ 10, trong một gia đình 18 người con, giầu nhất thành phố Tours; 7 người chết sớm, 4 người lập gia đình, 7 người dâng minh cho Chúa, trong đó 2 là dòng Tên, 3 nữ tu và 2 linh mục phụ tá giám mục. Chín tuổi đã xin đi tu, học thần học ở trường Clermont (nay là trường trung học Louis-le-Grand). cha cư ngụ tại cư xá sinh viên « La Rose blanche », cùng với François de Montmorency-Laval, Bernard Gontier, Luc Fermanel de Favery và Henri Boudon, tạo thành một nhóm Bạn Hiền.
Thụ phong linh mục năm 24 tuổi, năm 1650, cha François Pallu, đã tham dự một số sinh hoạt do Hội Thánh Thể tổ chức. Cha có ý định muốn đi làm thừa sai ở Ðàng Ngoài Việt Nam, nhưng thân phụ không bằng lòng, cha đã phải nhờ đến một người bạn của thân mẫu là mẹ Marie de Saint-Bernard, nữ tu dòng kín, can thiệp và bảo đảm rằng cha đã suy nghĩ chín chắn chứ không phải là một quyết định nhẹ dạ.
Còn cha François de Montmorency-Laval, cũng cư trú tại cư xá sinh viên « La Rose blanche », sinh ngày 30.04.1622, quán làng Montigny-sur-Avre, địa phận Chartres, thì tham dự vào Hội Thánh Nữ Ðồng Trinh do cha Jean Bagot điều hành. Cha Bagot cũng là giáo sư thần học của cha François de Montmorency-Laval ở trường Clermont.
Qua những linh mục trẻ nhiệt tình và nhiều khả năng này, cha Ðắc Lộ đã tìm được giải đáp cho khó khăn thứ ba về nhân sự thừa sai. Ngày 07.03.1653 cha biên một thỉnh nguyện thơ cho Ðức Cha Bagni, Khâm Sứ Tòa Thánh để « trước là nhắc lại rằng từ năm 1615 một cộng đoàn công giáo việt nam đã được thiết lập, qui tụ trên 300.000 giáo dân; thứ đến là báo tin rằng hiện nay trong nước Pháp đã tìm được một số linh mục triều nhiệt huyết, có đủ khả năng lãnh nhận chức giám mục, sẵn sàng đi đến những miền xa xôi ấy, để tìm ra những giải dáp cho các nhu cầu của Giáo Hội [2]».
3. Làm thỉnh nguyện thơ lên ÐGH Innocent X
Ba khó khăn lớn hầu như đã tìm ra giải quyết thỏa đáng, tháng 07 năm 1653, một thỉnh nguyện thơ rất cảm động đã được đệ trình lên ÐGH Innocent X, trong đó có ba chữ ký của cha Vincent de Paul, cha Colombet cha sở Saint-Germain và cha Ðắc Lộ:
Thưa Ðức Thánh Cha,
Chúng con xin ký tên dưới đây, là những người được biết tin về những tiến bộ đáng kính phục của đức tin kitô trong hai xứ Bắc Kỳ Ðàng Ngoài và Nam Kỳ Ðàng Trong, nơi mà trên hai trăm ngàn giáo dân không được phúc có mục tử chăm sóc mà lại phải cam chịu sống chết không được tôn giáo cứu giúp khỏi nguy hiểm bị kết án đời đời. Chúng con biết rằngsở dĩ có tình trạng đáng buồn này là vì hoàn cảnh không thể gới đủ số thợ phúc âm để gặt đồng lúa chín vàng mênh mông. Ðể phòng ngừa bất trở này, cần phải nghĩ đến việc đào tạo các linh mục bản xứ và do đó phải thiết lập các giám mục. Khốn thay, sự bất đồng của các vua công giáo hiện nay không cho phép cử những giám mục có đủ thẩm quyền hành xử bình thường đến những vùng truyền giáo này. Ðó là lý do khiến chúng con khiêm tốn thỉnh nguyện Ðức Thánh Cha truyền chức giám mục hiệu tòa và trao cho họ trách nhiệm đại diện tông toà trong hai vùng truyền giáo Ðàng Trong và Ðàng Ngoài này. Ở Paris, chúng con đã tìm được một số linh mục triều có đủ khả năng thi hành những chức vụ này. Chúng con dám xin giới thiệu họ vì họ có tâm hồn trong sạch, có nhiệt tình, có khôn ngoan, có học tín lý; Vả nữa, họ sẵn sàng để Ðức Thánh Cha khảo hạch qua những vị do Ðức Thánh Cha đề cử. Tấu lậy dưới bệ Ðức Thánh Cha, mục tử tối cao, chúng con xin dâng lên thỉnh nguyện này với hết lòng thành.
Công việc coi như có chiều thông thoát. Ðược bổ nhiệm làm Bề Trên tỉnh Dòng Tên xứ Ba Tư, tháng tám năm 1654, cha Ðắc Lộ giã từ Paris. Giớ phút chia li cha François Pallu thuật lại những lời sau cùng của cha Ðắc Lộ: « Tôi luôn luôn xác tín rằng Chúa là đấng lo liệu và tổ chức thời gian, một ngày nào đó sẽ phù trợ cho dân Bắc Kỳ Ðàng Ngoài và vào một giờ thuận tiện nào đó sẽ có giám mục được gởi đến với họ »
4. Nhóm thừa sai tự nguyện đi hành hương La Mã gặp Tân Giáo Hoàng Alexandre VII và được truyền chức Giám Mục
Ba cha François Pallu, François de Montmorency-Laval và Pierre Piques, có hy vọng được chọn làm giám mục từ tháng 2 năm 1653, đã được Ðức Khâm Sứ Bagni điều tra theo giáo luật, vẫn chờ đợi quyết định của Ðức Thánh Cha. Nhưng có sự chậm trễ vì Tòa Thánh còn nghi ngại những chống đối của Bồ Ðào Nha, đe dọa sẽ cầm tù và bắt giam những giám mục Pháp mà Tòa Thánh sẽ gởi qua Á Châu. Jean IV của Bồ Ðào Nha đã xúi dục Dòng Tên bất hợp tác với dự án Pháp quốc và đề nghị bảo trợ sáu chục tu sĩ dòng tên. Những công việc do Hội Thánh Thể thực hiện không tiến triển…. Cả năm 1654, không có nhúc nhích gì.
Ở Paris, năm 1655, cha Vincent de Meur, đã theo học ở đây từ 1643, người gốc Bretagne, duyên hải Côtes-d’Armor, tùy viên phòng tuyên úy hoàng triều, được thừa kế chức trưởng tu viện Saint-André-de-la-Bellière, đã quyết định về ở chung nhà phố Coupeau với các bạn: Louis Chevreuil, Jean Dudouyt, Michel Gazil de la Bernardière, Pierre Piques,.. tất cả 13 người, chung quanh cha Jean Bagot. Mổi thứ năm, và đôi khi cả thứ ba, Vincent de Meur cùng với người bạn già Vincent de Paul đi giảng thuyết cho hội thừa sai các vùng nước Pháp, nhằm phát triển việc truyền giáo ở thành phố cũng như ơ thôn quê. Về tài chánh, họ có Hội Thánh Thể giúp đỡ, về đào tạo giáo sĩ, họ có thể trao phó cho nhóm Bạn Hiền của cha Bagot. Trong một buổi họp, họ quyết định tổ chức một dự án đi hành hương La Mã, coi như biện pháp cuối cùng, để vận động cho chương trình thừa sai việt nam.
Ðược báo tin, François Pallu, bỏ Tours, trở về Paris, rồi cùng với Vincent de Meur và ba người khác, tất cả năm đều là Bạn Hiền, khởi hành đi hành hương La Mã. Bấy giờ là mùa xuân 1656. Họ ghé Marseille, rồi tới La mã ngày 03.06.1657, họ lưu trú tại nhà các Ðệ Tử Thánh Vincent, đường Missione, ở Monte Citario.
Ở Marseille, nhóm đã được tăng cường với người thứ sáu. Ðó là cha Pierre Lambert de la Motte, sinh năm 1624 tại Lisieux, thụ phong linh mục ngày 27.12.1655 ở Coutances, rồi được bổ nhiệm giám đốc nhà thương Rouen. Ngài quen biết cha François de Monmorency-Laval. Mỗi lần ghé Paris, ngài đều ghé trụ sở các Bạn Hiền phố Couteau để thăm em của mình, là thành viên nhóm này. Chính ở đây mà ngài được tin về dự án đi hành hương La Mã của các bạn Vincent de Meur và François Pallu. Bản thân mình, ngài cũng đã từng mơ ước đi Canada hay Trung Quốc. Ngài nói chuyện với cha Vincent de Paul và được cha khuyến khích nên đi giúp phái đoàn hành hương La Mã một tay. Ghé qua Dijon, rồi Lyon, cha Pierre Lambert de la Motte hay tin rằng mình là một trong ba ứng viên được đề cử làm giám mục, thay thế cho cha Pierre Piques. Cha ghé Annecy viếng mộ thánh François de Sales, viếng Notre-Dame de Myans, viếng tu viện Grande Chartreuse, rồi lên đường đi Toulon, tiến về Thành Thánh…
Ðoàn hành hương các cha François Pallu và Vincent de Meur ở La Mã được Ðức Hồng Y Bagni, cựu khâm sứ Paris, tiếp đón nồng nhiệt và chỉ dẫn tận tình về những thủ tục giáo triều, được gặp Ðức Hồng Y Corrado, bạn của Ðức Giáo Hoàng, được gặp Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo là Ðức Hồng Y Mario Alberici, và sau cùng đã xin được hẹn yết kiến Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII (được bầu giáo hoàng ngày 07 và đăng quang ngày 18.04.1655, tạ thế ngày 22.05.1667), ấn định vào ngày 17.07.1657. Cha Vincent de Meur đã trình bày thỉnh cầu với Ðức Giáo Hoàng về tình hình kitô giáo tại Trung Quốc, Bắc Việt và Nam Việt.
Thưa Ðức Thánh Cha,
Chúng con khiêm tốn cúi xin Ðức Thánh Cha khứng lòng cứu xét xem từ ngày khai sinh Giáo Hội đến nay đã bao giờ việc truyền bá đức tin đã vào được Á châu một cách dễ dàng và thuận lợi như ngày nay chưa, và tạ ơn Sự Quan Phòng Chúa, đế quốc Trung Hoa, vương quốc Bắc Việt cùng các nước láng diềng, đều mở cửa đón nhận đức tin.
Tất cả những khó khăn đã cản chân bước tiến phúc âm hóa ở Trung Quốc nay đã tan biến.
Thực ra, từ mấy năm nay chúng con thấy quyền hành tối cao đã rơi vào tay người Thất Ðất. Những quan chức hoặc pháp quan trung hoa, có thái độ chống đạo, đã bị chính quyền loại trừ. Dân chúng, vì lòng kiêu hãnh bẩm sinh, ngạo mạn với người âu châu, nay đã chấp nhận người ngoại quốc và rõ rệt dễ vâng phục đức tin hơn.
Thưa Ðức Thánh Cha,
Ðiều lớn đáng quan tâm hiện nay là thái độ của vua Thất Ðất, người, giống như vua Constantin xưa ở La Mã, đã cho phép tự do truyền bá Phúc Âm.
Nhà Vua đã cho các thần dân, cũ cũng như mới, được xây cất thánh đường, được công khai giảng dậy đạo kitô, và chính Nhà Vua, để chứng tỏ lòng thiện cảm với đạo kitô, đã sai xây ở Bắc Kinh một giáo đường đồ sộ với bảy bàn thờ.
Còn về phần Bắc Việt, xưa kia thần phục Trung Hoa, nay đã là một vương quốc đông đảo, rộng cỡ nước Pháp và do một vua cai trị độc lập.
Ở đây, nhu cầu thợ gặt tin mừng xem ra còn to lớn hơn, nếu người ta nhìn đến số người lương muốn theo đạo.
Rồi dựa theo những quyết định của Thánh Bộ Truyền Giáo, cha Vincent de Meur bẩm tiếp:
Thưa Ðức Thánh Cha,
Tất cả những điều con vừa trình bày đều chứng tỏ rõ rệt rằng để đáp lại những nhu cầu to lớn về thừa sai mà cái giáo hội đang phát sinh này đòi hỏi, thì quả thật cần phải gửi các giám mục đến đó. Các Tông Ðồ khi xưa đã làm như vậy và các đệ tử của các ngài cũng đã làm như vậy ở thời Giáo Hội sơ khai. Chính vì vậy mà Thánh Phaolô đã gởi Thánh Titô sang Crète để lập hàng giáo sĩ. Ngày nay, dường như đó là phương pháp duy nhất để đưa sự cứu rỗi đến cho một số giáo dân kitô đông đảo như vậy.
Sau cùng, cha Vincent de Meur đã lưu ý Ðức Thánh Cha Alexandre VII về một điểm tương đối tế nhị qua những lời sau đây:
Thưa Ðức Thánh Cha,
Thiên Chúa là đấng điều hành mọi việc đã muốn dành cho lòng nhiệt thành của Ðức Thánh Cha cái vinh dự thực hiện công việc cao cả này là rao truyền sự thờ lậy Chúa và cứu vớt các linh hồn.
Khi xưa, Giáo Triều La Mã đã được vinh dự lớn ở Pháp và ở Anh, nhờ công việc thừa sai của các giám mục; ngày nay, Giáo Triều vinh quang của Ðức Thánh Cha, với nhiều cộng sự viên lừng danh tên tuổi, sẽ càng lớn mạnh hơn nhờ việc xây dựng công trình này.
Chính vì lẽ đó mà chúng con dám đích thân mạo muội đệ trình công việc này với Ðức Thánh Cha trong Thành Thánh này. Vả nữa, xác tín về những thành công mà các thừa sai sẽ mang lại trong những vùng truyền giáo này, chúng con chẳng dám đề cập đến vấn đề giám mục vĩnh viễn, mà chỉ dám xin Ðức Thánh Cha gởi các giám mục hiệu tòa. Còn như việc thực hiện dự án này, chúng con xin hứa tự lo liêu mọi chi phí mà không dám đòi hỏi gì nơi Thánh Bộ Truyền Giáo; và chúng con cũng sẵn sàng làm một bảo đảm để ở thành Avignon, đủ để lo liệu cho các thừa sai sẽ được gởi đi. Ngoài ra chúng con cũng hy vọng rằng chính quyền Bồ Ðào Nha, từ hai năm nay, đã giúp đỡ 12 thừa sai di chuyển trên đất Bồ và những miền tùy thuộc họ, thì cũng sẽ giúp đỡ chúng con như vậy. Giả hoặc họ muốn làm khó dễ chúng con, thì chúng con vẫn luôn có lối đi tự do qua đường Ba Tư và Mông Cổ.
Thưa Ðức Thánh Cha,
Bây giờ chúng con chỉ còn việc cầu xin Chủ Mùa Gặt, tức là Ðức Thánh Cha, Xin Ngài đoái gởi các thợ gặt đến vườn nho, bởi vì vườn gặt thì to mà thợ gặt thì ít.
Nhiệt tình của nhóm linh mục trẻ này làm Ðức Thánh Cha Alexandre VII rất cảm động. Bản thân ngài, hồi trẻ, cũng đã từng mơ ước làm thừa sai. Ngài khích lệ họ và hứa sẽ triệu tập một ủy ban 4 hồng y Rospigliosi, Spada, Albizzi và Azzolini để xúc tiến thủ tục. Chuyện như vậy là ổn. Cha François Pallu vui mừng báo tin cho Nữ Bá Tước d’Aiguillon. Các nhân viên đoàn hành hương đều trở về Pháp. Một mình cha Pallu ở lại La Mã theo dõi hồ sơ. Ở đây, cha được linh mục Guillaume Lesley, thơ ký của hai Ðức Hồng Y Charles Barberini và Mario Alberici, hết tình giúp đỡ. Nhưng công việc xúc tiến rất chậm.
Bốn tháng sau, ngày 18.11.1657, cha Pierre Lambert de la Motte, sau cùng, rồi cũng đến được La Mã. Là một người mưu lược và có tài ngoại giao, cha Lambert đã tìm dịp xin được yết kiến Ðức Hồng Y Alberici, Thánh Bộ Truyền Giáo. Qua suốt 11 giờ bàn thảo, cuộc yết kiến đã đề cập đến hết mọi khía cạnh của công việc, trong đó hai vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được nêu ra và giải quyết. Khó khăn thứ nhất: Vấn đề ngân quĩ tài trợ cho các thừa sai. Cha Lambert có một tài sản to. Ngài liền làm giấy tại chỗ với một luật sư Ý, xin lấy tài sản riêng, bảo đảm phụ cấp cho các thừa sai. Khó khăn thứ hai: Vấn đề liên kết mới đây giữa các cha Dòng Tên và Bồ Ðào Nha để cản trở việc gởi các thừa sai đến những miền do họ bảo trợ. Cha Guillaume Lesley, dẫu biết rằng đây là một khó khăn lớn, có khi còn lớn hơn là khó khăn giảng Phúc Âm cho lương dân, nhưng ngài chủ trương cần phải nhẫn nại.
Kết cục, ngày 13.05.1658, Thánh Bộ Truyền Giáo đề nghị bổ nhiệm cha François de Montmorency-Laval làm giám mục Canada, cha François Pallu và cha Pierre de la Motte làm đại diện tông tòa trong các sở truyền giáo ở Trung hoa và các nước lân cận. Ngày 08.06.1658, Ðức Thánh Cha Alexandre VII chấp nhận đề nghị này.
Rồi qua thơ bổ nhiệm đề ngày 29.07.1658, ÐTC Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam. Từ đó, ngày 29.07.1658 đã được coi là ngày thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Ngày 17-11-1658, cha Pallu được tấn phong giám mục tại Roma. Ngày 2-6-1660, cha Lambert được tấn phong giám mục tại Paris
Ngày 09.09.1659 ÐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngòai, với quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.
(Theo đề nghị của 2 ÐC Pallu và Lambert, ngày 20.09.1660, cha Ignace Cotolendi được bổ nhiệm làm giám mục hiệu tòa Métellopolis, Giám Quản Tông Toà Nam Kinh, được tấn phong giám mục ngày 07.11.1660 tại nhà tập Dòng Tên Paris)
Trong một khuôn khổ và ở một chừng mực nào đó, Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã có họ hàng rất gần với Dòng Tên. Người cho ý kiến và ủng hộ mạnh bạo nhất là một cha Dòng Tên, cha Ðắc Lộ; các thừa sai tiên khởi, nhóm Bạn Hiền, đều là những người thân cận và trong vòng ảnh hưởng của Dòng Tên; người tìm ra các thừa sai là một giáo sư thần học và là bề trên Nhà Tập Dòng Tên, cha Jean Bagot. Ít nhiều, các cha thừa sai nhiễm dấu vết của Dòng Tên.
Phải chăng đó là việc Chúa Quan Phòng làm, mà nhờ vậy, Thừa Sai Hải Ngoại, từ năm 1658, đã tiếp nối được công việc đã thực hiện từ trên 100 năm trước, với các cha Daminh từ năm 1550 ở Hà Tiên, các cha Phanxicô từ năm 1583 ở Bắc Việt, các cha Dòng Tên từ năm 1615 ở Cửa Hàn ?
Nhưng các thừa sai tiên khởi và trăm ngàn thừa sai nối tiếp theo, suốt trong 350 năm, từ 1658 đến 2008, đã thành công trong việc góp sức, cùng với các dòng tu khác, xây dựng được một Giáo Hội Việt Nam phồn thịnh và để lại cho người việt nam hoàn toàn tự lập và trách nhiệm như ngày nay, cái công đó, phải chăng vì, ngay từ buổi đầu, các thừa sai đã tìm ra một phương pháp làm việc khoa học và hữu hiệu ?
Paris, ngày 17 tháng 01 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Ðính chính: trong bài 2, tuần vừa qua, ở mục « 7. Ði đến Việt Nam », xin đọc « giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz đến Hà Tiên năm 1550 » thay vì « 1555 ».
Ðón đọc: TSHNP, bài 4: Chuẩn bị hành trang
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Toàn bài này đã được dựa vào 3 tài liệu chính yếu sau dây:
· VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 29-46.
· PHAN PHÁT HUỒN; Việt Nam Giáo Sử; In lần thứ 5; Long Beach: Cứu Thế Tùng Thư; 1997, tr. 98-138
· Van Phòng Tổng Thơ Ký HÐGMVN; Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004; Hà Nội: Nxb Tôn Giáo; 2004; tr. 184-225
· TUCHLE Hermann, BOUMAN C.A. và LE BRUN Jacques; Canh tân Giáo Hội, Truyền giáo phổ thế và các cuộc trở lại, thế giới Baroque; trong Tân Lịch Sử Giáo Hội: IIIB, GXVN Paris, tr. 443-535
[2] LAUNAY Adrien, Documents historiques relatifs à la Société des Missions Etrangères, MEP, 19
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Lăng Quăng
Lm. Tâm Duy
00:31 16/01/2008
ĐỜI LĂNG QUĂNG
Ảnh của Lm. Tâm Duy
góp công làm phong phú và huyền diệu cho trái đất này.
(Trích lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền