Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 3 Mùa Quanh Năm A - 22.1.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:42 17/01/2017
Đầu lễ: Anh Chị Em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa mời gọi các tông đồ đi theo Ngài. Các ông hưởng ứng lời kêu mời nầy, qua việc từ bỏ thuyền chài, nghề nghiệp, nhà cửa và gia đình đi theo Chúa.
Chúng ta có thể sánh ví việc Chúa kêu gọi các tông đồ, với việc Chúa gọi riêng từng người trong chúng ta. Về phía Thiên Chúa, ơn gọi là tình yêu và sự lôi cuốn của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải có ơn thánh của Ngài lôi kéo chúng ta tiến lại gặp Ngài.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa ban ơn thánh, để mỗi người trong chúng ta biết tuân theo và áp dụng những nguyên tắc sống cho phù hợp với ơn gọi của mỗi người trong bậc sống của mình.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯÓC BÀI I:
Đất Galilêa được nhiều dân nước biết đến, phần đất luôn có sự chiến tranh và bất hòa. Nhưng đến thời Thiên Sai sẽ mang đến cho xứ sở nầy một nền hòa bình viên mãn.
TRƯỚC BÀI II:
Cuộc sống của những người theo Chúa,phải đặt hết tin tưởng vào Đấng mình tin theo. Đó là tư tưởng chính mà Thánh Phaolô muốn trình trong bức thư của Ngài sau đây.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu chọn các tông đồ đầu tiên để rao giảng Tin Mừng. Sứ vụ nầy đòi buộc sự hy sinh của những người được sai đi. Chúng ta cầu nguyện cho ơn gọi sống đời hiến dâng.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục:Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng quây quần nơi đây để chia sẻ Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Xin Ngài ban cho chúng ta những ơn lành sau đây.
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong triều đại của Ngài, luôn trung thành trong nhiệm vụ làm tông đồ, thay quyền Chúa coi sóc các linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những ai đang nối nghiệp các tông đồ, sống đời hiến dâng, với ơn Chúa, họ sẽ trung thành theo đuổi ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu trong giáo phận… Xin cho giới trẻ đó đây trên thế giới biết đáp lại lời mợi gọi của húa và Giáo Hội hiến thân trong đời sống tận hiến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những ai đang yếu đau liệt lào, bệnh hoạn phần hồn cũng như phần xác, được cộng đoàn tín hữu đến thăm viếng ủi an, sẽ giúp họ vơi đi niềm cô đơn trong lúc đau khổ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong tuần nầy, được nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, là Đấng Nguyên Thủy và Cùng Đích, xin ban cho chúng con ơn hiệp nhất trong tình yêu. Qua sự hiệp nhất và yêu thương chúng con sẽ là môn đồ của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa mời gọi các tông đồ đi theo Ngài. Các ông hưởng ứng lời kêu mời nầy, qua việc từ bỏ thuyền chài, nghề nghiệp, nhà cửa và gia đình đi theo Chúa.
Chúng ta có thể sánh ví việc Chúa kêu gọi các tông đồ, với việc Chúa gọi riêng từng người trong chúng ta. Về phía Thiên Chúa, ơn gọi là tình yêu và sự lôi cuốn của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải có ơn thánh của Ngài lôi kéo chúng ta tiến lại gặp Ngài.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa ban ơn thánh, để mỗi người trong chúng ta biết tuân theo và áp dụng những nguyên tắc sống cho phù hợp với ơn gọi của mỗi người trong bậc sống của mình.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯÓC BÀI I:
Đất Galilêa được nhiều dân nước biết đến, phần đất luôn có sự chiến tranh và bất hòa. Nhưng đến thời Thiên Sai sẽ mang đến cho xứ sở nầy một nền hòa bình viên mãn.
TRƯỚC BÀI II:
Cuộc sống của những người theo Chúa,phải đặt hết tin tưởng vào Đấng mình tin theo. Đó là tư tưởng chính mà Thánh Phaolô muốn trình trong bức thư của Ngài sau đây.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu chọn các tông đồ đầu tiên để rao giảng Tin Mừng. Sứ vụ nầy đòi buộc sự hy sinh của những người được sai đi. Chúng ta cầu nguyện cho ơn gọi sống đời hiến dâng.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục:Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng quây quần nơi đây để chia sẻ Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Xin Ngài ban cho chúng ta những ơn lành sau đây.
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong triều đại của Ngài, luôn trung thành trong nhiệm vụ làm tông đồ, thay quyền Chúa coi sóc các linh hồn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những ai đang nối nghiệp các tông đồ, sống đời hiến dâng, với ơn Chúa, họ sẽ trung thành theo đuổi ơn gọi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu trong giáo phận… Xin cho giới trẻ đó đây trên thế giới biết đáp lại lời mợi gọi của húa và Giáo Hội hiến thân trong đời sống tận hiến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những ai đang yếu đau liệt lào, bệnh hoạn phần hồn cũng như phần xác, được cộng đoàn tín hữu đến thăm viếng ủi an, sẽ giúp họ vơi đi niềm cô đơn trong lúc đau khổ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong tuần nầy, được nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh Mục:
Lạy Chúa, là Đấng Nguyên Thủy và Cùng Đích, xin ban cho chúng con ơn hiệp nhất trong tình yêu. Qua sự hiệp nhất và yêu thương chúng con sẽ là môn đồ của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:07 17/01/2017
3. RƯỢU TRONG BIẾN THÀNH ĐỤC
Thời nam Tống, ở Tô Châu có một quan coi về hành chánh họ Vương, vừa mới nhậm chức nên có vẻ thanh liêm, ngày ngày mở mắt thì thấy tiền, thế là đục. Ông ta tự tay nấu rượu và gọi là “triệt để trong”.
Lần nọ đãi yến tiệc mời khách khứa đến dự, có một nghệ nhân bưng tới một ly rượu nói:
- “Rượu này gọi là “triệt để trong”.
Nói xong bèn cố ý mở nắp ra, một nghệ nhân khác thấy trong ly toàn là rượu đục, bèn chế giễu nói:
- “Rượu “triệt để trong” sao lại đục thế này chứ ?”
Nghệ nhân liếc mắt nhìn Vương quan ngồi trên bàn tiệc, cất cao giọng trả lời:
- “Nó nguyên là rượu “triệt để trong”, nhưng bị tiền làm cho đục đấy ạ !”
(Tế Đông Dã ngữ)
Suy tư 3:
Con người ta không phải tự nhiên mà trở nên xấu, nhưng bởi hoàn cảnh xã hội và giáo dục không được tốt cho nên trở nên xấu...
Ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tâm hồn của chúng ta –người Ki-tô hữu- được trắng hơn tuyết, trong hơn rượu “triệt để trong” và đẹp như các thiên thần, nhưng có mấy ai giữ được sự đẹp đẽ ấy cho đến khi lìa bỏ cõi đời ?
Con người ta bị hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục không mấy tốt đẹp cho nên mất đi cái đẹp ban đầu của nó, rất ít người “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”. Bởi vì người luôn tiếp xúc với tiền bạc thì bị tiền bạc mê hoặc; người làm nghề môi giới thì miệng lưỡi ít khi mà nói thật; người làm chính trị thì lòng dạ khó mà ngay thẳng. Cho nên cứ thành thật mà nói thì xã hội chúng ta đang sống luôn là cạm bẫy cho người muốn nên thánh, nhưng đồng thời nó cũng là nơi để chúng ta nên thánh.
Không ai có thể tức khắc trở thành “triệt để thánh” nếu không xa tránh những cớ vấp phạm trong công việc hàng ngày.
Đục trong của tâm hồn không chỉ là tự mình quyết tâm mà thôi, nhưng còn phải cậy vào ân sủng của Chúa ban cho, bởi vì không có Chúa thì chúng ta sẽ không làm gì được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thời nam Tống, ở Tô Châu có một quan coi về hành chánh họ Vương, vừa mới nhậm chức nên có vẻ thanh liêm, ngày ngày mở mắt thì thấy tiền, thế là đục. Ông ta tự tay nấu rượu và gọi là “triệt để trong”.
Lần nọ đãi yến tiệc mời khách khứa đến dự, có một nghệ nhân bưng tới một ly rượu nói:
- “Rượu này gọi là “triệt để trong”.
Nói xong bèn cố ý mở nắp ra, một nghệ nhân khác thấy trong ly toàn là rượu đục, bèn chế giễu nói:
- “Rượu “triệt để trong” sao lại đục thế này chứ ?”
Nghệ nhân liếc mắt nhìn Vương quan ngồi trên bàn tiệc, cất cao giọng trả lời:
- “Nó nguyên là rượu “triệt để trong”, nhưng bị tiền làm cho đục đấy ạ !”
(Tế Đông Dã ngữ)
Suy tư 3:
Con người ta không phải tự nhiên mà trở nên xấu, nhưng bởi hoàn cảnh xã hội và giáo dục không được tốt cho nên trở nên xấu...
Ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tâm hồn của chúng ta –người Ki-tô hữu- được trắng hơn tuyết, trong hơn rượu “triệt để trong” và đẹp như các thiên thần, nhưng có mấy ai giữ được sự đẹp đẽ ấy cho đến khi lìa bỏ cõi đời ?
Con người ta bị hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục không mấy tốt đẹp cho nên mất đi cái đẹp ban đầu của nó, rất ít người “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”. Bởi vì người luôn tiếp xúc với tiền bạc thì bị tiền bạc mê hoặc; người làm nghề môi giới thì miệng lưỡi ít khi mà nói thật; người làm chính trị thì lòng dạ khó mà ngay thẳng. Cho nên cứ thành thật mà nói thì xã hội chúng ta đang sống luôn là cạm bẫy cho người muốn nên thánh, nhưng đồng thời nó cũng là nơi để chúng ta nên thánh.
Không ai có thể tức khắc trở thành “triệt để thánh” nếu không xa tránh những cớ vấp phạm trong công việc hàng ngày.
Đục trong của tâm hồn không chỉ là tự mình quyết tâm mà thôi, nhưng còn phải cậy vào ân sủng của Chúa ban cho, bởi vì không có Chúa thì chúng ta sẽ không làm gì được.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chúa chọn Galilê
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:09 17/01/2017
Chúa Nhật 3 Thường niên A
Chúa chọn Galilê
1. Địa lý miền đất Palestina
Địa dư Palestine có ranh giới:
- Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập.
- Tây giáp Địa Trung Hải.
- Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon.
- Nam giáp ranh Iđumê, miền đất hoang vu Bersabê và Biển Chết.
Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Đan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.
Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền:
- Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth.
- Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc.
- Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan.
- Phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hóa Hylạp.
Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriađê (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.
Bên kia sông Giođan(Transjordanie)là miền đồi núi, chia làm 3 phần:
- Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade.
- Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ.
- Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.
Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.
Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđê coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samari là dân ngoại vì dân Samari xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđê không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samari. Họ cũng khinh miệt dân Galiê vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại. Giuđê là vùng có đạo toàn tòng, là trung tâm của đạo Do Thái, còn Galilê là miền giáp ranh giữa ranh vùng có đạo và vùng ngoại đạo. Quả thực đây là vùng xôi đậu. Về mặt chính trị, vùng này chịu ảnh hưởng ngoại bang thật sâu đậm. Về mặt chủng tộc, ở đây người Do Thái sống lẫn lộn giữa dân ngoại. Về mặt tôn giáo, Galilê thua xa Giuđê, bị coi là ở bên lề của cộng đồng dân Chúa. Đối với dân thủ đô, Galilê chỉ là tỉnh lẻ, nhà quê. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc thật đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày…
2. Chúa chọn Galilê
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilê.
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60 cây số, dân cư sống đông đúc. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người Galilê giúp việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Chúa Giêsu chọn Galilê làm trung tâm truyền giáo. Những tín đồ chính thống ở kinh đô chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc. Chúa Giêsu rao giảng tại Galilê, xa thói ngạo mạn, tính tự tôn và sự mù quáng của dân thành đô. Chúa chọn Galilê vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hòa bình.
Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilê của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilê có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần. Chúa Giêsu là ánh sáng bừng lên giữa thế gian. Ngài muốn soi sáng tất cả mọi người, kể cả các anh em ly khai, những người lạc giáo, những lương dân và những người vô thần.
3. Chúa Giêsu chọn các môn đệ đầu tiên ở Galilê.
Bài Phúc âm Chúa Nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê.
Chúa Giêsu đã gọi và chọn các tông đồ là những người chài lưới tầm thường. Đáng lý Chúa phải chọn những người ưu tú trong đám trí thức và được coi là đàng hoàng ở Giuđê mới phải. Tại sao Chúa lại chọn những người làm nghề chài lưới? Phải chăng Người ngụ ý dạy các môn đệ phải luôn luôn sẵn sàng rời bỏ đất liền và thế giới riêng của mình, nghĩa là rời bỏ cái khung cảnh an toàn và đóng kín của mình để ra khơi, giữa đại dương mênh mông vô bờ bến và đầy gian nguy, tức là đến với thế giới rộng lớn và xa lạ để cứu vớt thế giới?
Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... Nhưng ở giữa đời sống thường ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đổi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.
Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
4. Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên.
Galilê là vùng ngoại biên xa trung tâm Giêrusalem. Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới.
Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình làm nghề mộc, thuộc dạng nghèo.Như vậy, Người mang thân phận kẻ nghèo để chia sẻ với thế giới những người ngoại biên.Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người ưu tiên để ý đến những người nghèo, người người tội lỗi và những người cùng khổ. Người áp dụng vào chính mình những lời tiên tri Isaia xưa đã nói:“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu tấn phong tôi.Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,17-20). Người cũng đã xác định: “Thầy đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).Người muốn dạy cho mọi người thấy: Trước mặt Chúa không có vấn đề ưu đãi cho trung tâm và bỏ quên hoặc loại trừ những ngoại biên. Người nói rõ ràng với người phụ nữ ngoại giáo xứ Samaria: “Này chị, hãy tin tôi: Đã đến giờ, các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem... Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và trong sự thực. Vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4,21-24).Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi những người ngoại biên, Người đến với họ, Người chia sẻ những nỗi đau của họ, Người được kể như người ngoại biên. Người cho họ thấy Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người.Người hiến thân đến tột cùng vì tình yêu. Chính ở điểm hiến thân trên thánh giá, mà Người làm vinh danh Chúa Cha, và chính Người được tôn vinh. Người muốn các môn đệ hãy theo gương Người, đem Tin Mừng đến cho người nghèo khổ như vậy. Hiện nay, Mẹ Têrêxa Calcutta đang được đề cao như một gương mẫu rao giảng Tin Mừng cho người ngoại biên. Mẹ không làm việc gì khác ngoài đi theo đường lối mà Chúa Giêsu đã đi trước. Điều đáng ngợi khen nhất nơi Mẹ là làm chứ không chỉ nói. (x.Tin Mừng cho người ngoại biên, ĐGM Bùi Tuần).
Thời nay, nói theo ngôn ngữ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, những biên cương mới mà Giáo Hội đang quan tâm không chỉ trên phương diện địa lý nhưng còn là những con người. Chúng không chỉ có nghĩa là mới, nhưng còn có nghĩa là bị lãng quên, bị bỏ rơi, chưa đụng chạm đến. Các biên cương cần quan tâm chính là sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ, là mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ sau khi kết hôn, chăm sóc và bảo vệ thai nhi, mục vụ bác ái truyền giáo, mục vụ truyền thông và mục vụ di dân.
Chúa đến với những biên cương mới dẫu cho khó khăn hay thập giá.Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới mà Chúa sai chúng ta đến.
Cảm nghiệm sâu xa bước chân Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên. ĐTC Phanxicô viết: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục.” (EG 49).
Chúa chọn Galilê
1. Địa lý miền đất Palestina
Địa dư Palestine có ranh giới:
- Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập.
- Tây giáp Địa Trung Hải.
- Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon.
- Nam giáp ranh Iđumê, miền đất hoang vu Bersabê và Biển Chết.
Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Đan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.
Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền:
- Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth.
- Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc.
- Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan.
- Phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hóa Hylạp.
Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriađê (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.
Bên kia sông Giođan(Transjordanie)là miền đồi núi, chia làm 3 phần:
- Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade.
- Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ.
- Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.
Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.
Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđê coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samari là dân ngoại vì dân Samari xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđê không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samari. Họ cũng khinh miệt dân Galiê vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại. Giuđê là vùng có đạo toàn tòng, là trung tâm của đạo Do Thái, còn Galilê là miền giáp ranh giữa ranh vùng có đạo và vùng ngoại đạo. Quả thực đây là vùng xôi đậu. Về mặt chính trị, vùng này chịu ảnh hưởng ngoại bang thật sâu đậm. Về mặt chủng tộc, ở đây người Do Thái sống lẫn lộn giữa dân ngoại. Về mặt tôn giáo, Galilê thua xa Giuđê, bị coi là ở bên lề của cộng đồng dân Chúa. Đối với dân thủ đô, Galilê chỉ là tỉnh lẻ, nhà quê. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc thật đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày…
2. Chúa chọn Galilê
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilê.
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60 cây số, dân cư sống đông đúc. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người Galilê giúp việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Chúa Giêsu chọn Galilê làm trung tâm truyền giáo. Những tín đồ chính thống ở kinh đô chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc. Chúa Giêsu rao giảng tại Galilê, xa thói ngạo mạn, tính tự tôn và sự mù quáng của dân thành đô. Chúa chọn Galilê vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hòa bình.
Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilê của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilê có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần. Chúa Giêsu là ánh sáng bừng lên giữa thế gian. Ngài muốn soi sáng tất cả mọi người, kể cả các anh em ly khai, những người lạc giáo, những lương dân và những người vô thần.
3. Chúa Giêsu chọn các môn đệ đầu tiên ở Galilê.
Bài Phúc âm Chúa Nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê.
Chúa Giêsu đã gọi và chọn các tông đồ là những người chài lưới tầm thường. Đáng lý Chúa phải chọn những người ưu tú trong đám trí thức và được coi là đàng hoàng ở Giuđê mới phải. Tại sao Chúa lại chọn những người làm nghề chài lưới? Phải chăng Người ngụ ý dạy các môn đệ phải luôn luôn sẵn sàng rời bỏ đất liền và thế giới riêng của mình, nghĩa là rời bỏ cái khung cảnh an toàn và đóng kín của mình để ra khơi, giữa đại dương mênh mông vô bờ bến và đầy gian nguy, tức là đến với thế giới rộng lớn và xa lạ để cứu vớt thế giới?
Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... Nhưng ở giữa đời sống thường ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đổi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.
Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
4. Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên.
Galilê là vùng ngoại biên xa trung tâm Giêrusalem. Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới.
Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình làm nghề mộc, thuộc dạng nghèo.Như vậy, Người mang thân phận kẻ nghèo để chia sẻ với thế giới những người ngoại biên.Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người ưu tiên để ý đến những người nghèo, người người tội lỗi và những người cùng khổ. Người áp dụng vào chính mình những lời tiên tri Isaia xưa đã nói:“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu tấn phong tôi.Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,17-20). Người cũng đã xác định: “Thầy đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).Người muốn dạy cho mọi người thấy: Trước mặt Chúa không có vấn đề ưu đãi cho trung tâm và bỏ quên hoặc loại trừ những ngoại biên. Người nói rõ ràng với người phụ nữ ngoại giáo xứ Samaria: “Này chị, hãy tin tôi: Đã đến giờ, các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem... Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và trong sự thực. Vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4,21-24).Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi những người ngoại biên, Người đến với họ, Người chia sẻ những nỗi đau của họ, Người được kể như người ngoại biên. Người cho họ thấy Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người.Người hiến thân đến tột cùng vì tình yêu. Chính ở điểm hiến thân trên thánh giá, mà Người làm vinh danh Chúa Cha, và chính Người được tôn vinh. Người muốn các môn đệ hãy theo gương Người, đem Tin Mừng đến cho người nghèo khổ như vậy. Hiện nay, Mẹ Têrêxa Calcutta đang được đề cao như một gương mẫu rao giảng Tin Mừng cho người ngoại biên. Mẹ không làm việc gì khác ngoài đi theo đường lối mà Chúa Giêsu đã đi trước. Điều đáng ngợi khen nhất nơi Mẹ là làm chứ không chỉ nói. (x.Tin Mừng cho người ngoại biên, ĐGM Bùi Tuần).
Thời nay, nói theo ngôn ngữ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, những biên cương mới mà Giáo Hội đang quan tâm không chỉ trên phương diện địa lý nhưng còn là những con người. Chúng không chỉ có nghĩa là mới, nhưng còn có nghĩa là bị lãng quên, bị bỏ rơi, chưa đụng chạm đến. Các biên cương cần quan tâm chính là sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ, là mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ sau khi kết hôn, chăm sóc và bảo vệ thai nhi, mục vụ bác ái truyền giáo, mục vụ truyền thông và mục vụ di dân.
Chúa đến với những biên cương mới dẫu cho khó khăn hay thập giá.Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới mà Chúa sai chúng ta đến.
Cảm nghiệm sâu xa bước chân Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên. ĐTC Phanxicô viết: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục.” (EG 49).
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 17/01/2017
16. Suy niệm buổi sáng sớm thì giống như tắm rửa buổi sáng, chính là thời gian “hít thở sâu” cho đời sống tu đức của chúng ta, phải để cho Thánh Thần hết sức thấm nhập vào tất cả các phương diện trong đời sống tinh thần của chúng ta.
(Rev. Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Italia họp báo công bố danh tính 2 tên tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính của Vatican
Đặng Tự Do
01:47 17/01/2017
Giulio Occhionero, và Francesca Maria Occhionero |
Việc công bố này khẳng định một nguồn tin về hai chị em này đã đươc lan truyền trong dư luận tại Italia từ nhiều ngày trước.
Quy mô của các cuộc tấn công lên đến 18,000 tài khoản máy tính, bao gồm cả những máy tính được sử dụng bởi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cũng như các máy tính đặt tại nhà khách Santa Marta của Vatican là những máy thường xuyên được sử dụng bởi các Hồng Y và Giám Mục khi các ngài đến thăm Rôma.
Hàng chục ngàn điện thư đánh cắp, được lưu trữ trên một computer đặt tại Hoa Kỳ, đã lôi kéo sự chú ý của FBI; và dẫn đến một cuộc điều tra trên quy mô quốc tế từ Hoa Kỳ sang Anh và Italia.
Nhà chức trách Italia nghi ngờ chị em nhà Occhioneros có thể có quan hệ với nhóm Tam Điểm, bởi vì các phần mềm độc hại được sử dụng trong các cuộc tấn công được gọi là “Eye Pyramid,” hay “Mắt Kim tự tháp”, một biểu tượng tiêu biểu của Tam Điểm.
Dù có hay không có quan hệ với Tam Điểm, các chuyên gia an ninh mạng tin rằng hai chị em này không thể hành động đơn độc một mình.
Các thông tin bí mật mà họ lấy cắp được từ Vatican và các cơ quan của chính phủ Ý có thể có giá trị rất lớn đối với các chính phủ khác, các tập đoàn, hoặc các tổ chức có liên quan đến các vấn đề quốc tế.
Quân Iraq tái chiếm được ngôi mộ tiên tri Giôna
Đặng Tự Do
00:16 17/01/2017
Phát ngôn viên Sabah al-Noman của quân Iraq cho biết:
“Chúng tôi đã tái chiếm được khu vực hầm mộ tiên tri Giôna. .. và treo cờ Iraq lên trên ngôi mộ”
Tháng Bảy năm 2014, chỉ vài tuần sau khi tràn ngập Mosul, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đặt bom phá hủy khu hầm mộ này, tạo ra một sự phẫn nộ trên toàn cầu.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu 13 tháng Giêng, quân Iraq tấn công vào trường Đại Học Mosul, nơi bọn khủng bố IS dùng làm cơ xưởng để chế bom và các loại vũ khí hóa học. Bọn khủng bố chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, đến trưa thứ Bẩy 14 tháng Giêng, quân Iraq hoàn toàn làm chủ tình hình tại đây.
Mất trường Đại Học Mosul, bọn khủng bố Hồi Giáo IS xuống tinh thần rõ rệt. Cư dân địa phương bên bờ Tây sông Tigris cho biết nhiều tên lãnh đạo IS đang bỏ trốn về phiá Tal Afar, một thị trấn gần biên giới với Syria.
Tính cho đến sáng thứ Hai 16 tháng Giêng, 90% phần phía Đông đã được giải phóng. Giao tranh vẫn còn tiếp tục tại 2 quận cuối cùng là Shurta và Andalus, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS, hoàn toàn không còn đường rút lui, đang chiến đấu cho đến chết. Đài truyền hình Iraq chiếu trực tiếp cảnh giao tranh, trong đó, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang tử thủ bên trong khách sạn 5 sao Nineval International, là khách sạn nổi tiếng nhất của Mosul.
Philipines ngăn chặn các trang mạng có hình ảnh khiêu dâm để bảo vệ trẻ em.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:33 17/01/2017
Philipines ngăn chặn các trang mạng có hình ảnh khiêu dâm để bảo vệ trẻ em.
Manila, Philipines (EWTN News/CAN) Chính quyền Philipines đã ngăn chặn đường dẫn vô các trang mạng có hình ảnh khiêu dâm ở cả máy tính và các máy thiết bị xách tay vì luật khiêu dâm trẻ em.
Ủy Ban Viễn Thông Quốc Gia đã nói với CNN là họ đã ra lệnh cho tất cả các chủ cung cấp dịch vụ mạng trên toàn quốc ngăn chặn đường vào các trang mạng ấy bắt đầu từ ngày 14 tháng Giêng.
Theo các bản tường trình của mạng truyền thông xã hội BBC thì chỉ có các khách hàng của Smart và Sun Cellular là không thể vào các trang mạng đó, trong khi những chủ cung cấp dịch vụ mạng khác thì vẫn còn cho phép truy cập vào những trang mạng này.
Tin tức và những nghiên cứu cho hay việc truy cập vào các trang mạng khiêu dâm đang có chiều hướng gia tăng, cũng như ảnh hưởng nguy hại của việc xem những trang này, trong đó bao gồm việc làm giảm chất xám trong não, gây chứng nghiện hình ảnh khiêu dâm, hành vi bạo lực tính dục và làm giảm ý chí.
Trong những năm gần đây, một số hệ thống nhà hàng gồm McDonalds, Starbucks, Perana và Chick-fil_A đã giới thiệu việc loại bỏ nội dung khiêu dâm trên các trang nhà của họ.
Các hệ thống khách sạn lớn như Hyatt, Marriott và Omni cũng cắt bỏ mục xem phim khiêu dâm trong các phòng khác sạn của họ, viện lý do là có sự thông đồng giữa việc khiêu dâm với nạn buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Manila, Philipines (EWTN News/CAN) Chính quyền Philipines đã ngăn chặn đường dẫn vô các trang mạng có hình ảnh khiêu dâm ở cả máy tính và các máy thiết bị xách tay vì luật khiêu dâm trẻ em.
Ủy Ban Viễn Thông Quốc Gia đã nói với CNN là họ đã ra lệnh cho tất cả các chủ cung cấp dịch vụ mạng trên toàn quốc ngăn chặn đường vào các trang mạng ấy bắt đầu từ ngày 14 tháng Giêng.
Theo các bản tường trình của mạng truyền thông xã hội BBC thì chỉ có các khách hàng của Smart và Sun Cellular là không thể vào các trang mạng đó, trong khi những chủ cung cấp dịch vụ mạng khác thì vẫn còn cho phép truy cập vào những trang mạng này.
Tin tức và những nghiên cứu cho hay việc truy cập vào các trang mạng khiêu dâm đang có chiều hướng gia tăng, cũng như ảnh hưởng nguy hại của việc xem những trang này, trong đó bao gồm việc làm giảm chất xám trong não, gây chứng nghiện hình ảnh khiêu dâm, hành vi bạo lực tính dục và làm giảm ý chí.
Trong những năm gần đây, một số hệ thống nhà hàng gồm McDonalds, Starbucks, Perana và Chick-fil_A đã giới thiệu việc loại bỏ nội dung khiêu dâm trên các trang nhà của họ.
Các hệ thống khách sạn lớn như Hyatt, Marriott và Omni cũng cắt bỏ mục xem phim khiêu dâm trong các phòng khác sạn của họ, viện lý do là có sự thông đồng giữa việc khiêu dâm với nạn buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Từ vô gia cư, trở thành Linh mục phục vụ người sống đường phố
Nguyễn Long Thao
16:31 17/01/2017
Montreal, Canada, 17 2017 -Ông Claude Paradis nghèo,vô gia cư, lang thang trên các đường của thành phố Montreal, Canada. Ông đã phải chống chọi với tật nghiện rượu và ma túy. Đời ông là cả một tương lai ảm đạm, và ông đã có lần nghĩ tới việc tự tử kết thúc đời ông.
Nhưng ông đã không kết thúc cuộc sống và hôm nay ông đã trở thành linh mục dành hết thời gian để phục vụ các nhu cầu vật chất và tinh thần cho các ngưòi lâm cảnh nghèo đói, tù đầy và mại dâm.
Ông nói với tờ nhật báo Metro "Đường phố đã đưa tôi tới Giáo Hội và rồi cuối cùng Giáo Hội lại đưa tôi trở lại với đường phố”
Xem Video
Tháng chạp vừa qua,để biểu lộ sự gần gũi và đoàn kết với với những người vô gia cư, Linh Mục Paradis đã quyết định ngủ ngơài đường phố với những người vô gia cư để săn sóc họ.
Hy vọng của Linh Mục Paradis là Ngài muốn đồng hành với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời muốn cư dân thành phố Montreal biết thực tế mà những kẻ vô gia cư trên đường phố đang phải đối diện
Cha Paradis đã thiết lập một cơ sở cho người vô gia cư lấy tên là Cơ Sở Đức Mẹ Đường Phố. Mỗi chiều tối Ngài đem thực phẩm đến cho họ. Ngài cũng cử hành thánh lễ, ban phép bí tích, kể cả việc cử hành thánh lễ an táng cho các người vô gia cư.
Cha Paradis được sự cộng tác giúp đỡ của một người tên là Kevin Cardin. Ông này cũng từng là người nghiện ngập ma túy nhưng nay đã bỏ và đã lập gia đình
Cơ sở Đức Mẹ Đường Phố được sự hỗ trợ của đức Tổng Giám Mục Christian Lépine của Montreal. Ngài coi sáng kiến này là việc Giáo Hội hiện diện để khích lệ các người vô gia cư. Thành phố Montreal cũng góp phần hộ trợ trung tâm này.
Cha Paradis phát biểu “ Sứ mệnh của chúng tôi đặc biệt là khuyến khích. Không giống như nơi tạm trú, chúng tôi đi ra ngoài, đến từng người, hàn huyên với họ, đôi khi cầu nguyện với họ trước khi họ trở về đối diện với những khó khăn khổ sở trên đường phố.
Cha Paradis đã từng biết nỗi khổ sở của cuộc sống trên đường phố. Ngài lớn lên ở vùng Gaspé, làm y tá tại Cowansvill và đến Montreal cách đâ 25 năm. Tại Montreal,lúc đó ngài không kiếm được việc làm. Ngài nói “ cô đơn và thất vọng đã theo đuổi đời tôi”
Sống trên đường phố tôi đã nhiều lần nghĩ tới việc tự tử. Tôi đã dùng ma túy và bạch phiến.
Trong một lá thư được đăng trên mạng lưới “ Chiến Thắng Của Tình Yêu. Cha Paradis kể lại việc ngài đã gặp được Chúa.
“ Tôi hãnh diện gặp được Chúa trong chính cái lúc tôi nghi ngờ về Ngài” Trên con đường nhỏ không có người ở, đi ngang qua ngôi thánh đường cổ, không biết sức mạnh nào đã đưa tôi vào trong giáo đường. Lúc đó tôi gặp gở Chúa thật thân mật. Tôi nhận ra rằng Chúa không muốn tôi chết mà muốn tôi trở thành người của Giáo Hội.”
Từ đó Paradis tiếp tục chiến đấu cai nghiện và bây giờ Ngài trợ giúp những kẻ có cùng hoản cảnh như của Ngài cách đây mấy chục năm.
Cha Paradis năm nay 57 tuổi. Suốt cuộc đời của ngài là hiến dâng để phục vụ người nghèo. Ngài nói “ Tôi muốn sống ở đường phố cho tới chết.
Ông nói với tờ nhật báo Metro "Đường phố đã đưa tôi tới Giáo Hội và rồi cuối cùng Giáo Hội lại đưa tôi trở lại với đường phố”
Xem Video
Tháng chạp vừa qua,để biểu lộ sự gần gũi và đoàn kết với với những người vô gia cư, Linh Mục Paradis đã quyết định ngủ ngơài đường phố với những người vô gia cư để săn sóc họ.
Hy vọng của Linh Mục Paradis là Ngài muốn đồng hành với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời muốn cư dân thành phố Montreal biết thực tế mà những kẻ vô gia cư trên đường phố đang phải đối diện
Cha Paradis đã thiết lập một cơ sở cho người vô gia cư lấy tên là Cơ Sở Đức Mẹ Đường Phố. Mỗi chiều tối Ngài đem thực phẩm đến cho họ. Ngài cũng cử hành thánh lễ, ban phép bí tích, kể cả việc cử hành thánh lễ an táng cho các người vô gia cư.
Cha Paradis được sự cộng tác giúp đỡ của một người tên là Kevin Cardin. Ông này cũng từng là người nghiện ngập ma túy nhưng nay đã bỏ và đã lập gia đình
Cơ sở Đức Mẹ Đường Phố được sự hỗ trợ của đức Tổng Giám Mục Christian Lépine của Montreal. Ngài coi sáng kiến này là việc Giáo Hội hiện diện để khích lệ các người vô gia cư. Thành phố Montreal cũng góp phần hộ trợ trung tâm này.
Cha Paradis phát biểu “ Sứ mệnh của chúng tôi đặc biệt là khuyến khích. Không giống như nơi tạm trú, chúng tôi đi ra ngoài, đến từng người, hàn huyên với họ, đôi khi cầu nguyện với họ trước khi họ trở về đối diện với những khó khăn khổ sở trên đường phố.
Cha Paradis đã từng biết nỗi khổ sở của cuộc sống trên đường phố. Ngài lớn lên ở vùng Gaspé, làm y tá tại Cowansvill và đến Montreal cách đâ 25 năm. Tại Montreal,lúc đó ngài không kiếm được việc làm. Ngài nói “ cô đơn và thất vọng đã theo đuổi đời tôi”
Sống trên đường phố tôi đã nhiều lần nghĩ tới việc tự tử. Tôi đã dùng ma túy và bạch phiến.
Trong một lá thư được đăng trên mạng lưới “ Chiến Thắng Của Tình Yêu. Cha Paradis kể lại việc ngài đã gặp được Chúa.
“ Tôi hãnh diện gặp được Chúa trong chính cái lúc tôi nghi ngờ về Ngài” Trên con đường nhỏ không có người ở, đi ngang qua ngôi thánh đường cổ, không biết sức mạnh nào đã đưa tôi vào trong giáo đường. Lúc đó tôi gặp gở Chúa thật thân mật. Tôi nhận ra rằng Chúa không muốn tôi chết mà muốn tôi trở thành người của Giáo Hội.”
Từ đó Paradis tiếp tục chiến đấu cai nghiện và bây giờ Ngài trợ giúp những kẻ có cùng hoản cảnh như của Ngài cách đây mấy chục năm.
Cha Paradis năm nay 57 tuổi. Suốt cuộc đời của ngài là hiến dâng để phục vụ người nghèo. Ngài nói “ Tôi muốn sống ở đường phố cho tới chết.
Đức Thánh Cha khuyên các bậc cha mẹ không nên cãi cọ trước mặt con cái
Bùi Hữu Thư
14:44 17/01/2017
Đức Thánh Cha khuyên các bậc cha mẹ không nên cãi cọ trước mặt con cái
“Không bao giờ để cho con cái nghe thấy các bạn cãi cọ nhau”, Đức Thánh Cha khuyên các phụ huynh: “Con trẻ sẽ đau khổ, chúng cảm thấy bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng tranh cãi nhau.”
Lời khuyên này đã được nêu lên khi Đức Thánh Cha tiếp xúc với các phụ huynh của 45 trẻ em được rửa tội năm 2016 tại Giáo Xứ Santa Maria de Setteville de Guidonia, ngày 15 tháng 1, 2017.
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các phụ huynh hãy làm hòa sau một cuộc tranh cãi, ngài nói: “Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa. Vì cuộc chiến tranh lạnh của ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn.”
Sau đây là bản dịch lời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐỐI THOẠI VỚI CÁC PHỤ HUYNH TRONG GIÁO XỨ
Chúng ta hãy cảm tạ kho báu Chúa ban là các trẻ em. Có con là một ân sủng. Và cũng là một vấn đề to lớn, vì chúng khóc lóc, chúng không để cho chúng ta ngủ yên, chúng ta không hiểu chúng muốn cái gì, nhưng luôn luôn là một niềm vui khi thấy chúng khôn lớn: đây là niềm vui của sự sống đang phát triển và làm cho chúng ta cảm thấy trẻ trung hơn. Tôi có một giáo sư khi tôi theo học tại đại chủng viện, ngài là giáo sư dậy môn triết học … Tôi đã thấy con người giảng dậy môn triết học, một môn học trừu tượng, nhưng khi coi ngài chơi đùa với trẻ em! Tôi thấy ngài trở nên rất trẻ trung! Vì chính các trẻ em có ân sủng khiến chúng ta trở nên trẻ trung hơn.
Tôi chúc các bạn sống tốt hơn với các con cháu mình. Xin Chúa giúp các bạn hạnh phúc hơn nhờ ân sủng gia đình là các con cái … Sẽ có nhiều vấn đề, hàng tá vấn đề; nhưng sau cùng, trái cây sẽ chín và sẽ là kết quả của công sức của các bạn, của sự kiên nhẫn, của việc dậy dỗ, của gương sáng của các bạn… Kết quả rất tuyệt vời.
Tôi xin lỗi, cho phép tôi có một lời khuyên. Bạn có thể nói: “Cha ơi, con biết rồi, con biết cha sẽ nói: con hãy cho đứa bé này chịu lễ lần đầu.” Không, không phải thế đâu! Tôi muốn gửi đến các bạn một lời khuyên nhủ khác. Việc vợ chồng cãi nhau là chuyện thông thường. Không có gì lạ cả. Hiếm khi mới có những cặp vợ chồng không cãi nhau, điều này rất hiếm. Tranh cãi là chuyện bình thường, đó là chuyện thường có trong đời. nhưng lời tôi khuyên nhủ các bạn là không bao giờ để cho con cái nghe thấy hay trông thấy các bạn cãi cọ nhau. Nếu muốn nói gì nặng tiếng với nhau, xin hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cứ việc nói và cứ việc cãi! Như vậy rất lành mạnh vì sẽ cho phép giải tỏa dễ dàng hơn. Nhưng đừng cho con cái thấy, vì chúng sẽ đau khổ, chúng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, khi cha mẹ cãi nhau. Đây là lời khuyên đầu tiên của tôi.
Và lời khuyên thứ hai cũng không phải dành cho trẻ con, mà là cho các bạn. Nếu các bạn có tranh cãi – dù đây là điều thông thường giữa các lứa đôi – xin đừng bao giờ không làm hòa trước khi trời tối. Vì cuộc chiến tranh lạnh ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa.
Tuy nhiên lời khuyên thứ nhất có liên quan đến con cái: làm sao để chúng không bao giờ thấy cha mẹ cãi cọ nhau. Vì chúng sẽ đau khổ. Và tôi chúc các bạn sẽ sống tốt lành hơn.
Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn, và xin cũng cầu nguyện cho tôi.
Bây giờ xin tất cả các bạn hãy ngồi xuống, vì bồng bế con cũng khá vất vả. Hãy ngồi xuống đi và tôi sẽ ban phép lành cho tất cả các bạn, tất cả các gia đình.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Kính mừng.
Bùi Hữu Thư
“Không bao giờ để cho con cái nghe thấy các bạn cãi cọ nhau”, Đức Thánh Cha khuyên các phụ huynh: “Con trẻ sẽ đau khổ, chúng cảm thấy bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng tranh cãi nhau.”
Lời khuyên này đã được nêu lên khi Đức Thánh Cha tiếp xúc với các phụ huynh của 45 trẻ em được rửa tội năm 2016 tại Giáo Xứ Santa Maria de Setteville de Guidonia, ngày 15 tháng 1, 2017.
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các phụ huynh hãy làm hòa sau một cuộc tranh cãi, ngài nói: “Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa. Vì cuộc chiến tranh lạnh của ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn.”
Sau đây là bản dịch lời của Đức Thánh Cha Phanxicô.
ĐỐI THOẠI VỚI CÁC PHỤ HUYNH TRONG GIÁO XỨ
Chúng ta hãy cảm tạ kho báu Chúa ban là các trẻ em. Có con là một ân sủng. Và cũng là một vấn đề to lớn, vì chúng khóc lóc, chúng không để cho chúng ta ngủ yên, chúng ta không hiểu chúng muốn cái gì, nhưng luôn luôn là một niềm vui khi thấy chúng khôn lớn: đây là niềm vui của sự sống đang phát triển và làm cho chúng ta cảm thấy trẻ trung hơn. Tôi có một giáo sư khi tôi theo học tại đại chủng viện, ngài là giáo sư dậy môn triết học … Tôi đã thấy con người giảng dậy môn triết học, một môn học trừu tượng, nhưng khi coi ngài chơi đùa với trẻ em! Tôi thấy ngài trở nên rất trẻ trung! Vì chính các trẻ em có ân sủng khiến chúng ta trở nên trẻ trung hơn.
Tôi chúc các bạn sống tốt hơn với các con cháu mình. Xin Chúa giúp các bạn hạnh phúc hơn nhờ ân sủng gia đình là các con cái … Sẽ có nhiều vấn đề, hàng tá vấn đề; nhưng sau cùng, trái cây sẽ chín và sẽ là kết quả của công sức của các bạn, của sự kiên nhẫn, của việc dậy dỗ, của gương sáng của các bạn… Kết quả rất tuyệt vời.
Tôi xin lỗi, cho phép tôi có một lời khuyên. Bạn có thể nói: “Cha ơi, con biết rồi, con biết cha sẽ nói: con hãy cho đứa bé này chịu lễ lần đầu.” Không, không phải thế đâu! Tôi muốn gửi đến các bạn một lời khuyên nhủ khác. Việc vợ chồng cãi nhau là chuyện thông thường. Không có gì lạ cả. Hiếm khi mới có những cặp vợ chồng không cãi nhau, điều này rất hiếm. Tranh cãi là chuyện bình thường, đó là chuyện thường có trong đời. nhưng lời tôi khuyên nhủ các bạn là không bao giờ để cho con cái nghe thấy hay trông thấy các bạn cãi cọ nhau. Nếu muốn nói gì nặng tiếng với nhau, xin hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cứ việc nói và cứ việc cãi! Như vậy rất lành mạnh vì sẽ cho phép giải tỏa dễ dàng hơn. Nhưng đừng cho con cái thấy, vì chúng sẽ đau khổ, chúng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, khi cha mẹ cãi nhau. Đây là lời khuyên đầu tiên của tôi.
Và lời khuyên thứ hai cũng không phải dành cho trẻ con, mà là cho các bạn. Nếu các bạn có tranh cãi – dù đây là điều thông thường giữa các lứa đôi – xin đừng bao giờ không làm hòa trước khi trời tối. Vì cuộc chiến tranh lạnh ngày hôm sau sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Không bao giờ để cho một ngày qua đi mà không làm hòa.
Tuy nhiên lời khuyên thứ nhất có liên quan đến con cái: làm sao để chúng không bao giờ thấy cha mẹ cãi cọ nhau. Vì chúng sẽ đau khổ. Và tôi chúc các bạn sẽ sống tốt lành hơn.
Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn, và xin cũng cầu nguyện cho tôi.
Bây giờ xin tất cả các bạn hãy ngồi xuống, vì bồng bế con cũng khá vất vả. Hãy ngồi xuống đi và tôi sẽ ban phép lành cho tất cả các bạn, tất cả các gia đình.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Kính mừng.
Bùi Hữu Thư
Đức Thánh Cha kêu gọi đừng nói hành nói xấu
LM. Trần Đức Anh OP
14:51 17/01/2017
ROMA. ĐTC kêu gọi các tín hữu làm chứng về Chúa Giêsu bằng gương sáng trong cuộc sống, và đừng nói hành nói xấu người khác nếu muốn một giáo xứ hoàn hảo.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây qua bài giảng ứng khẩu trong thánh lễ chiều Chúa Nhật 15-1-2017 tại giáo xứ Santa Maria, ở khu Setteville di Guidonia, thuộc giáo phận Roma.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Vallini, Đức GM Phụ tá khu vực, các LM thuộc giáo xứ liên hệ và các xứ lân cận.
ĐTC khẳng định rằng: ”Là Kitô hữu trước tiên là làm chứng về Chúa Giêsu. Một giáo xứ không có khả năng làm chứng nếu trong giáo xứ có những vụ nói hành nói xấu nhau”. Ngài hỏi mọi người: ”Anh chị em có muốn một giáo xứ hoàn hảo hay không? Nếu muốn thì đừng nói hành nói xấu người khác. Nếu Anh chị em có điều gì chống đối ai, thì hãy nói trực diện với họ hoặc với cha sở, chứ đừng nói với những người khác. Đó là một dấu chỉ Chúa Thánh Linh hiện diện trong giáo xứ. Các tội lỗi khác chúng ta đều có, nhưng tội phá hoại cộng đoàn chính là tội nói hành nói xấu nhau”.
Khi đến giáo xứ lúc 3 giờ rưỡi chiều, ĐTC đã thăm cha phó liệt giường vì bệnh xơ cứng từ 2 năm nay và không cử động được nữa. Rồi ngài gặp các thiếu niên đã chịu phép thêm sức, và nhắn nhủ các em nêu gương bằng cuộc sống chứng tá, chứ đừng chỉ nói xuông về Chúa. Hãy lắng nghe, gặp gỡ, xin lỗi và tha thứ cho nhau, thực hiện những công việc từ bi bác ái, như viếng thăm các bệnh nhân, tù nhân và người nghèo.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC cũng gặp gỡ các cộng tác viên mục vụ của giáo xứ và trả lời một số thắc mắc của họ. Ngài không quên các bệnh nhân và chào thăm họ, rồi gặp cha mẹ của 45 em bé đã được rửa tội trong giáo xứ trong 12 tháng qua. Trong dịp này ĐTC nhắc nhở họ hãy tha thứ cho nhau sau khi xảy ra những cuộc cãi lẫy hoặc xung đột trong gia đình.
Trước khi bắt đầu thánh lễ lúc 5 giờ 40 phút chiều, ĐTC đã giải tội cho 4 tín hữu. Và sau thánh lễ ngài còn chào thăm đông đảo các tín hữu tham dự từ bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ (RG 15-1-2017)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây qua bài giảng ứng khẩu trong thánh lễ chiều Chúa Nhật 15-1-2017 tại giáo xứ Santa Maria, ở khu Setteville di Guidonia, thuộc giáo phận Roma.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Vallini, Đức GM Phụ tá khu vực, các LM thuộc giáo xứ liên hệ và các xứ lân cận.
ĐTC khẳng định rằng: ”Là Kitô hữu trước tiên là làm chứng về Chúa Giêsu. Một giáo xứ không có khả năng làm chứng nếu trong giáo xứ có những vụ nói hành nói xấu nhau”. Ngài hỏi mọi người: ”Anh chị em có muốn một giáo xứ hoàn hảo hay không? Nếu muốn thì đừng nói hành nói xấu người khác. Nếu Anh chị em có điều gì chống đối ai, thì hãy nói trực diện với họ hoặc với cha sở, chứ đừng nói với những người khác. Đó là một dấu chỉ Chúa Thánh Linh hiện diện trong giáo xứ. Các tội lỗi khác chúng ta đều có, nhưng tội phá hoại cộng đoàn chính là tội nói hành nói xấu nhau”.
Khi đến giáo xứ lúc 3 giờ rưỡi chiều, ĐTC đã thăm cha phó liệt giường vì bệnh xơ cứng từ 2 năm nay và không cử động được nữa. Rồi ngài gặp các thiếu niên đã chịu phép thêm sức, và nhắn nhủ các em nêu gương bằng cuộc sống chứng tá, chứ đừng chỉ nói xuông về Chúa. Hãy lắng nghe, gặp gỡ, xin lỗi và tha thứ cho nhau, thực hiện những công việc từ bi bác ái, như viếng thăm các bệnh nhân, tù nhân và người nghèo.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC cũng gặp gỡ các cộng tác viên mục vụ của giáo xứ và trả lời một số thắc mắc của họ. Ngài không quên các bệnh nhân và chào thăm họ, rồi gặp cha mẹ của 45 em bé đã được rửa tội trong giáo xứ trong 12 tháng qua. Trong dịp này ĐTC nhắc nhở họ hãy tha thứ cho nhau sau khi xảy ra những cuộc cãi lẫy hoặc xung đột trong gia đình.
Trước khi bắt đầu thánh lễ lúc 5 giờ 40 phút chiều, ĐTC đã giải tội cho 4 tín hữu. Và sau thánh lễ ngài còn chào thăm đông đảo các tín hữu tham dự từ bên ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ (RG 15-1-2017)
Top Stories
Cambodge, Phnom Penh: L'Eglise catholique lance un cycle de trois années consacré à la Famille
Eglises d'Asie
08:58 17/01/2017
Un appel à « une révolution mondiale ! »
« Dieu est là, dans le monde qui pleure ses morts… Dans notre Eglise qui parfois s’enferme dans les murs de certitudes et de jalousies…. Dans notre pays qui fait de moins en moins de place aux plus petits… les plus pauvres, les handicapés lourds, les sans-terre, les migrants… Dans nos familles qui sont parfois si déchirées à cause des infidélités, du jeu, de la violence, de la drogue…Dans nos lieux de travail marqués par des rancœurs latentes, des besoins de pouvoir destructeur….. Dieu est là. Il nous invite en Jésus à devenir des bâtisseurs d’une culture de la miséricorde… une révolution mondiale ! […] La révolution de la miséricorde. Elle a commencé en cette douce nuit de Noël avec toi et moi, où les bergers et les mages ont vénéré Jésus ensemble », explique l’évêque en rappelant que les trois dernières années de charité se sont achevées avec le Jubilé de la Miséricorde.
Reprenant les propos du Pape François qui appelle à « faire grandir une culture de la miséricorde, fondée sur la redécouverte de la rencontre des autres : une culture dans laquelle personne ne regarde l’autre avec indifférence ni ne détourne le regard quand il voit la souffrance des frères » (1), Mgr Schmitthauesler a invité chacun des fidèles à vivre de cet appel, en rappelant que Dieu a besoin de « chacun de nous pour faire le grand miracle de la miséricorde… source de la paix. Paix des cœurs. Paix dans le monde » (2). Puis, le vicaire apostolique de Phnom Penh a annoncé que les trois prochaines années (2017, 2018 et 2019) sont dédiées à la Famille, invitant les croyants à s’inspirer de « l’Enfant-Dieu de la crèche » afin de vivre ces années « avec enthousiasme, le cœur rempli de la Miséricorde de Dieu qui nous aime tant ! »
Offrir à la jeunesse cambodgienne un modèle familial
Mgr Schmitthaeusler rappelle qu’après la forte instabilité politique qui a suivi la guerre civile de 1970 et le régime des Khmers rouges de 1975 à 1993, l’éducation, la culture, la religion et l’économie ont été en grande partie détruites. « Aujourd’hui, 60 % de la population est âgé de moins de 22 ans. Cette jeune génération est née de parents qui ont vécu dans un mode de survie », marquée par « une coupure dans la transmission des valeurs ». « Cette nouvelle génération cherche un nouveau modèle familial, souvent inspiré des séries télévisées de Corée du Sud ou de Thaïlande, des réseaux sociaux : un modèle familial dans une société de consommation, avec un seul enfant, un modèle souvent égoïste et replié sur lui-même, cherchant son propre bonheur. Comment pouvons-nous donner aux jeunes un modèle familial qu’ils puissent suivre ? », interroge-t-il.
Evoquant le phénomène croissant de l’émigration, Mgr Schmitthaeusler invite à ne pas sous-estimer les conséquences sociales de l’expatriation d’une partie des familles cambodgiennes. « Environ 10 % de la population est à l’extérieur du pays pour travailler quelques années en Thaïlande, en Corée, en Malaisie ou à Singapour. Beaucoup d‘entre eux ont laissé de jeunes enfants à la maison avec leurs grands-parents. Les parents viennent rendre visite à leurs enfants une fois par an. Comment ces enfants « sans parents » peuvent-ils devenir de bons parents à l’avenir ? Ils rêvent eux aussi », interpelle l’évêque.
Autre défi important selon le vicaire apostolique de Phnom Penh: lutter contre le fléau de la pauvreté. « La racine de la violence, des drogues, de l’alcool et de la dépendance au jeu, c’est la pauvreté - pas de travail, pas d’argent et le microcrédit détruit plus qu’il ne construit. Evangelii Gaudium lance un appel urgent pour intégrer les pauvres dans la société (3) : "Donnez-leur vous-même à manger !" Par l’intermédiaire des ONG catholiques et de de notre travail de charité dans chaque paroisse, nous essayons de donner de la dignité aux familles les plus pauvres, afin de les aider à construire leur vie, en ayant un travail, en envoyant leurs enfants à l’école et en pouvant prendre soin de leur santé… », rappelle-t-il.
Le défi de former et d’accompagner les mariages interreligieux
Enfin, le vicaire apostolique aborde le défi actuel des nombreux mariages interreligieux. « 90% des catholiques khmers sont nouvellement baptisés. La majorité d’entre eux se marie avec un bouddhiste. Cela signifie qu’ils viennent d’une famille bouddhiste et retournent dans une famille bouddhiste. La préparation au mariage est une occasion d’enseigner la vision et les valeurs d’une famille catholique et aussi de leur demander d’éduquer leurs enfants dans la foi catholique. Mais après le mariage, nous perdons beaucoup d’entre eux !! C’est un grand défi pour l’Eglise d’accompagner ces nouveaux couples… Comment pouvons-nous avoir une formation et un suivi appropriés pour ces couples ? », questionne-t-il.
Un appel à l’écoute, à la formation et au témoignage
« Durant ces années, j’appelle d’ores et déjà notre Eglise à devenir toujours davantage une Eglise qui forme, suit et guide les adolescents et les jeunes au début de leur vie affective ; une Eglise qui témoigne de la miséricorde et de la tendresse de Dieu, une Eglise qui soit vraiment Mère et Père ; une Eglise qui écoute et voit les besoins des familles, entend leurs cris avec compassion et empathie pour éclairer leur mode de vie et leurs consciences, en particulier dans un contexte bouddhiste ; une Eglise qui appelle les familles catholiques à témoigner de la miséricorde, du dialogue, de la solidarité et de la paix pour toutes les familles au Cambodge et en Asie ! », a conclu l’évêque de Phnom Penh, invitant les fidèles à venir régulièrement contempler la vie familiale de la Sainte Famille pour s’inspirer de sa douceur et de sa paix.
Au Cambodge, 96% des 15,4 millions d’habitants sont bouddhistes. Les catholiques forment une petite communauté de près de 24 000 fidèles. Il existe actuellement trois territoires ecclésiastiques : le vicariat apostolique de Phnom Penh avec ses 14 500 catholiques qui représentent 0,24% de ses 6 millions d’habitants ; la préfecture apostolique de Battambang et ses 6 000 catholiques (0,11% de la population) pour 5,4 millions d’habitants ; et la préfecture apostolique de Kompong Cham qui compte près de 3 000 catholiques pour 4 millions d’habitants (0,08% de sa population). Les trois territoires ecclésiastiques qui recouvrent le territoire cambodgien et ses 15,4 millions d’habitants sont appelés vicariat ou préfectures apostoliques et n’ont pas, pour l’instant le rang canonique de diocèse (4).(eda/nfb)
(1) Pape François (Misericordia et Misera, Miséricorde et Paix, 20)
(2) Pape François (Misericordia et Misera, Miséricorde et Paix, 21)
(3) Pape François, (Evangelii Gaudium, La joie de l’Evangile, n186ss)
(4) Chiffres de 2015.
(Source: Eglises d'Asie, le 17 janvier 2017)
Vietnam: Vers la disparition d’un des symboles du pouvoir communiste… Les haut-parleurs urbains
Eglises d'Asie
14:35 17/01/2017
Certaines évolutions matérielles peuvent paraître peu importantes. Parfois, elles peuvent pourtant être le signe d’un changement profond dans les rapports du pouvoir de la société civile. Ne faut-il pas, en effet, reconnaître un de ces signaux révélateurs dans une récente consigne donnée par le président du Comité populaire de Hanoi, Nguyên Đuc Chung, un général de la Sécurité publique nommé à ce poste après le 12e Congrès du début de l’année dernière ?
Selon le quotidien en ligne « VN express » du 12 et 13 janvier 2017, le responsable principal de la municipalité de Hanoi a déclaré que les « haut-parleurs » accrochés dans les rues des villes et des bourgades ont achevé leur « mission historique … ».
Le ton est solennel et suggère qu’il s’agit là d’un changement historique. Il convient, a déclaré le général Chung, de s’interroger pour savoir s’ils sont encore utiles et s’il ne faut pas les abandonner en cas de réponse négative… Radio free Asia (1) insiste sur la liaison profonde de ce système de haut-parleurs avec la nature du régime communiste. Le média radiophonique fait aussi remarquer que durant toute la période précédente, les haut-parleurs sont restés la propriété exclusive du pouvoir, destinés à propager et faire connaître, unilatéralement, les lignes politiques de l’État. Commentant la récente déclaration du président du comité populaire, un blogueur a fait remarquer que les amplificateurs ne peuvent qu’émettre et non pas écouter. Ils restent inaptes à saisir ce que pensent les gens et ignorent leurs réactions, qu’elles soient positives ou négatives. Et, en cela, ils ressemblent au pouvoir politique qui les utilise.
En réalité, seules quelques personnes âgées ou infirmes éprouvaient encore le besoin d’écouter ces informations diffusées par les autorités locales ; la grande majorité les subissait comme un bruit dérangeant venant troubler leur vie individuelle.
En effet, jusqu’à aujourd’hui, les haut-parleurs ont fait partie intégrante de la vie quotidienne des citadins. Tous les jours, les habitants étaient éveillés au petit matin par leur musique grinçante depuis des décennies. Venaient ensuite des informations toujours optimistes même si la population est par ailleurs parfaitement au courant de l’actualité. Pourquoi a-t-il fallu attendre si longtemps pour remettre en question l’utilité de ce système destiné à diffuser les consignes et les informations du pouvoir ? On peut penser que son obsolescence a coïncidé avec l’accès universel de l’ensemble du public aux actualités fournies par les moyens audiovisuels actuels, qui ont rendu plus que désuet l’appareil de propagande communiste. La déclaration du général Chung est en quelque sorte une reconnaissance d’échec. Les autorités n’ont pas pu ignorer l’impuissance des haut-parleurs devant leurs concurrents actuels, à savoir les blogs, les réseaux sociaux, tels Facebook, Twitter ou encore YouTube.
La vraie question posée par la nouvelle mesure est de savoir quelles seront les véritables successeurs de l’antique système de propagande du régime. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 17 janvier 2017)
Selon le quotidien en ligne « VN express » du 12 et 13 janvier 2017, le responsable principal de la municipalité de Hanoi a déclaré que les « haut-parleurs » accrochés dans les rues des villes et des bourgades ont achevé leur « mission historique … ».
Le ton est solennel et suggère qu’il s’agit là d’un changement historique. Il convient, a déclaré le général Chung, de s’interroger pour savoir s’ils sont encore utiles et s’il ne faut pas les abandonner en cas de réponse négative… Radio free Asia (1) insiste sur la liaison profonde de ce système de haut-parleurs avec la nature du régime communiste. Le média radiophonique fait aussi remarquer que durant toute la période précédente, les haut-parleurs sont restés la propriété exclusive du pouvoir, destinés à propager et faire connaître, unilatéralement, les lignes politiques de l’État. Commentant la récente déclaration du président du comité populaire, un blogueur a fait remarquer que les amplificateurs ne peuvent qu’émettre et non pas écouter. Ils restent inaptes à saisir ce que pensent les gens et ignorent leurs réactions, qu’elles soient positives ou négatives. Et, en cela, ils ressemblent au pouvoir politique qui les utilise.
En réalité, seules quelques personnes âgées ou infirmes éprouvaient encore le besoin d’écouter ces informations diffusées par les autorités locales ; la grande majorité les subissait comme un bruit dérangeant venant troubler leur vie individuelle.
En effet, jusqu’à aujourd’hui, les haut-parleurs ont fait partie intégrante de la vie quotidienne des citadins. Tous les jours, les habitants étaient éveillés au petit matin par leur musique grinçante depuis des décennies. Venaient ensuite des informations toujours optimistes même si la population est par ailleurs parfaitement au courant de l’actualité. Pourquoi a-t-il fallu attendre si longtemps pour remettre en question l’utilité de ce système destiné à diffuser les consignes et les informations du pouvoir ? On peut penser que son obsolescence a coïncidé avec l’accès universel de l’ensemble du public aux actualités fournies par les moyens audiovisuels actuels, qui ont rendu plus que désuet l’appareil de propagande communiste. La déclaration du général Chung est en quelque sorte une reconnaissance d’échec. Les autorités n’ont pas pu ignorer l’impuissance des haut-parleurs devant leurs concurrents actuels, à savoir les blogs, les réseaux sociaux, tels Facebook, Twitter ou encore YouTube.
La vraie question posée par la nouvelle mesure est de savoir quelles seront les véritables successeurs de l’antique système de propagande du régime. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 17 janvier 2017)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ ngoại lịch được thực hiện như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:29 17/01/2017
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ ngoại lịch được thực hiện như thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Sách Lễ, sau Thánh lễ ngoại lịch của Thánh Tâm Chúa Giêsu, có câu: "Là một Thánh Lễ ngoại lịch, Thánh Lễ trọng thể kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng có thể được sử dụng ....". Là một linh mục, tôi tự hỏi, liệu chúng tôi được phép lựa chọn để sử dụng, như một Thánh Lễ ngoại lịch, Thánh Lễ kính Trái tim Vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, thí dụ, vào một ngày thứ bảy đầu tháng không? (Tôi biết có một Thánh Lễ Trái tim Vô nhiễm Đức Maria trong bộ sưu tập các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, nhưng tôi nghĩ rằng các lời nguyện là khác so với Thánh lễ kính Trái tim Vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, do đó tôi muốn biết các lựa chọn hợp pháp của tôi). Ngoài ra, bên cạnh bộ sưu tập các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, thưa cha, có còn các tùy chọn khác cho chúng tôi về các Thánh Lễ dành cho Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy nữa không? Vì tôi đã nghe nói một linh mục đã sử dụng các lời nguyện từ Thánh Lễ Trái tim Vô nhiễm cho các ngày thứ Bảy, nhưng tôi không biết đó là một tùy chọn. - F. F., Hopedale, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng, kể từ khi Sách Lễ Rôma nêu rõ khi nào các công thức thay thế có thể được sử dụng cho các Thánh lễ ngoại lịch, thì sự lựa chọn không nên được tính toán nữa, trừ khi được đưa ra một cách đặc biệt khi một sự lựa chọn chi tiết được thực hiện.
Cũng phải nhắc lại rằng các Thánh lễ ngoại lịch, theo định nghĩa là "tùy ý”, có nghĩa là, một tùy chọn được đưa ra theo các điều kiện nhất định, để cử hành một Thánh Lễ, vốn không tương thích với lễ chỉ trong ngày ấy. Các qui định nêu ra các điều kiện của buổi cử hành này được tìm thấy trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma. Xin mời đọc:
"374. Khi xảy ra một nhu cầu nghiêm trọng hay vì lợi ích mục vụ, Giám Mục giáo phận có thể ra lệnh hay cho phép cử hành Thánh Lễ phù hợp vào bất cứ ngày nào, ngoại trừ các lễ trọng, Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh, lễ nhớ mọi tín hữu đã qua đời và thứ Tư Tro, Tuần Thánh.
“375. Các Thánh Lễ ngoại lịch về các mầu nhiệm của Chúa hoặc để tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria, hay các Thiên Thần hay một vị Thánh nào hay toàn thể các Thánh có thể được cử hành theo lòng đạo đức của tín hữu, vào các ngày Mùa Quanh Năm, kể cả khi có lễ nhớ tự do. Tuy nhiên, không được cử hành, như là lễ ngoại lịch, các lễ liên quan đến các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa hay cuộc đời Ðức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Ðức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, vì việc cử hành các mầu nhiệm này đi liền với diễn tiến năm phụng vụ.
“376. Trong các ngày có lễ nhớ bắt buộc hay các ngày Mùa Vọng cho đến 16 tháng 12, Mùa Giáng Sinh từ 2 tháng giêng, và Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật Phục Sinh, thì cấm các lễ cho các nhu cầu khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thực sự và lợi ích mục vụ đòi hỏi, thì trong cử hành với giáo dân có thể dùng lễ đáp ứng với nhu cầu hay lợi ích ấy, tuỳ theo sự phán đoán của vị giám quản thánh đường hay của chính vị chủ tế.
“377. Trong các ngày thuộc Mùa Quanh Năm có lễ nhớ tự do hay lễ về ngày trong tuần, được phép cử hành bất cứ lễ cho nhu cầu nào hay dùng bất cứ lời nguyện cho nhu cầu nào, ngoại trừ các lễ nghi thức.
“378. Cách đặc biệt, khuyên nên cử hành lễ nhớ Ðức Maria vào ngày thứ bảy, vì Phụng Vụ Hội Thánh tôn kính Mẹ Ðấng Cứu Thế trước và trên tất cả các Thánh (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Số 374 ở trên đưa ra các tiêu chuẩn chung, chẳng hạn tại sao một số công thức nhất định không được phép dùng trong Thánh lễ ngoại lịch. Vì vậy, thí dụ, nó cho phép dùng công thức của lễ Trái tim Vô nhiễm Đức Maria trong Thánh lễ ngoại lịch, nhưng không phải công thức của lễ Đức Maria Hổn Xác Lên Trời.
Như độc giả của chúng tôi đã nêu ra, có một số Thánh lễ ngoại lịch, cho phép dùng các công thức khác. Đó là: Thánh Thể Cực Thánh. Đối với Thánh lễ ngoại lịch này, công thức cho lễ "Chúa Giêsu Kitô, Linh mục Thượng Phẩm”, và công thức cho lễ trọng Mình Máu Cực Thánh của Chúa Kitô cũng có thể được sử dụng.
Như đã đề cập ở trên, công thức cho Thánh lễ trọng Thánh Tâm Chúa có thể được sử dụng như là một Thánh lễ ngoại lịch thay thế.
Đối với các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, cũng như bốn Thánh lễ được ghi trong phần này của Sách lễ, chữ đỏ nói rằng "bất kỳ lễ nào từ phần Chung của Đức Trinh Nữ Maria được sử dụng, phù hợp với các thời điểm khác nhau trong năm”. Phần Chung này nêu ra tám công thức Thánh Lễ cho mùa thường niên, và mỗi một công thức cho bốn mùa phụng vụ lớn.
Ngoài ra cỏn có nhiều Thánh Lễ được tìm thấy trong bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria. Nói chung, không phải tất cả đều có thể được sử dụng, bởi vì một số lễ, đặc biệt là các lễ dành cho các mùa phụng vụ chính như Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh, là chủ yếu được sử dụng trong các đền thánh Đức Mẹ, vốn có đặc quyền cử hành các Thánh lễ như vậy trong suốt cả năm.
Đối với Thánh lễ ngoại lịch các Thiên Thần, công thức của lễ các Thiên Thần Hộ Thủ ngày 2-10 cũng có thể được sử dụng.
Đối với Thánh Giuse, chữ đỏ nói rằng: "Nếu thích hợp, Thánh lễ trọng ... hoặc Thánh lễ Thánh Giuse Thợ cũng có thể được sử dụng".
Đối với các Thánh Lễ ngoại lịch khác, không có chỉ dẫn nào, cả khi có một lễ trong ngày. Do đó có một Thánh lễ ngoại lịch cho các Thánh Phêrô và Phaolô, và một Thánh lễ riêng cho thánh Phêrô, và một Thánh lễ riêng cho thánh Phaolô, nhưng không có chỉ dẫn nào nói rằng các công thức của lễ trọng hai thánh Phêrô và thánh Phaolô, lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô, hoặc lễ Thánh Phaolô trở lại có thể được sử dụng.
Tương tự như vậy, có một công thức cho Thánh Lễ ngoại lịch kính Thánh Danh Chúa Giêsu, nhưng không có chỉ dẫn nào nói rằng các công thức cho lễ kính Thánh Danh Chúa ngày 3-1 có thể được sử dụng.
Tôi không nghĩ rằng điều này có thể được gán cho một sự quên sót, và như thế nên kết luận rằng nếu tùy chọn không được xác định, thì nó không nên tồn tại.
Các linh mục hầu như không bị tước đoạt sự phong phú trong các lời nguyện của Sách lễ. Các khả năng là rộng rãi; thực ra, một linh mục có thể sử dụng một lễ Đức Mẹ khác nhau cho các ngày thứ Bảy tự do theo phụng vụ, cho gần suốt cả một năm. (Zenit.org 17-1-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Sách Lễ, sau Thánh lễ ngoại lịch của Thánh Tâm Chúa Giêsu, có câu: "Là một Thánh Lễ ngoại lịch, Thánh Lễ trọng thể kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng có thể được sử dụng ....". Là một linh mục, tôi tự hỏi, liệu chúng tôi được phép lựa chọn để sử dụng, như một Thánh Lễ ngoại lịch, Thánh Lễ kính Trái tim Vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, thí dụ, vào một ngày thứ bảy đầu tháng không? (Tôi biết có một Thánh Lễ Trái tim Vô nhiễm Đức Maria trong bộ sưu tập các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, nhưng tôi nghĩ rằng các lời nguyện là khác so với Thánh lễ kính Trái tim Vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria, do đó tôi muốn biết các lựa chọn hợp pháp của tôi). Ngoài ra, bên cạnh bộ sưu tập các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, thưa cha, có còn các tùy chọn khác cho chúng tôi về các Thánh Lễ dành cho Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy nữa không? Vì tôi đã nghe nói một linh mục đã sử dụng các lời nguyện từ Thánh Lễ Trái tim Vô nhiễm cho các ngày thứ Bảy, nhưng tôi không biết đó là một tùy chọn. - F. F., Hopedale, Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi có thể nói rằng, kể từ khi Sách Lễ Rôma nêu rõ khi nào các công thức thay thế có thể được sử dụng cho các Thánh lễ ngoại lịch, thì sự lựa chọn không nên được tính toán nữa, trừ khi được đưa ra một cách đặc biệt khi một sự lựa chọn chi tiết được thực hiện.
Cũng phải nhắc lại rằng các Thánh lễ ngoại lịch, theo định nghĩa là "tùy ý”, có nghĩa là, một tùy chọn được đưa ra theo các điều kiện nhất định, để cử hành một Thánh Lễ, vốn không tương thích với lễ chỉ trong ngày ấy. Các qui định nêu ra các điều kiện của buổi cử hành này được tìm thấy trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma. Xin mời đọc:
"374. Khi xảy ra một nhu cầu nghiêm trọng hay vì lợi ích mục vụ, Giám Mục giáo phận có thể ra lệnh hay cho phép cử hành Thánh Lễ phù hợp vào bất cứ ngày nào, ngoại trừ các lễ trọng, Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh, lễ nhớ mọi tín hữu đã qua đời và thứ Tư Tro, Tuần Thánh.
“375. Các Thánh Lễ ngoại lịch về các mầu nhiệm của Chúa hoặc để tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria, hay các Thiên Thần hay một vị Thánh nào hay toàn thể các Thánh có thể được cử hành theo lòng đạo đức của tín hữu, vào các ngày Mùa Quanh Năm, kể cả khi có lễ nhớ tự do. Tuy nhiên, không được cử hành, như là lễ ngoại lịch, các lễ liên quan đến các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa hay cuộc đời Ðức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Ðức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, vì việc cử hành các mầu nhiệm này đi liền với diễn tiến năm phụng vụ.
“376. Trong các ngày có lễ nhớ bắt buộc hay các ngày Mùa Vọng cho đến 16 tháng 12, Mùa Giáng Sinh từ 2 tháng giêng, và Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật Phục Sinh, thì cấm các lễ cho các nhu cầu khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thực sự và lợi ích mục vụ đòi hỏi, thì trong cử hành với giáo dân có thể dùng lễ đáp ứng với nhu cầu hay lợi ích ấy, tuỳ theo sự phán đoán của vị giám quản thánh đường hay của chính vị chủ tế.
“377. Trong các ngày thuộc Mùa Quanh Năm có lễ nhớ tự do hay lễ về ngày trong tuần, được phép cử hành bất cứ lễ cho nhu cầu nào hay dùng bất cứ lời nguyện cho nhu cầu nào, ngoại trừ các lễ nghi thức.
“378. Cách đặc biệt, khuyên nên cử hành lễ nhớ Ðức Maria vào ngày thứ bảy, vì Phụng Vụ Hội Thánh tôn kính Mẹ Ðấng Cứu Thế trước và trên tất cả các Thánh (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Số 374 ở trên đưa ra các tiêu chuẩn chung, chẳng hạn tại sao một số công thức nhất định không được phép dùng trong Thánh lễ ngoại lịch. Vì vậy, thí dụ, nó cho phép dùng công thức của lễ Trái tim Vô nhiễm Đức Maria trong Thánh lễ ngoại lịch, nhưng không phải công thức của lễ Đức Maria Hổn Xác Lên Trời.
Như độc giả của chúng tôi đã nêu ra, có một số Thánh lễ ngoại lịch, cho phép dùng các công thức khác. Đó là: Thánh Thể Cực Thánh. Đối với Thánh lễ ngoại lịch này, công thức cho lễ "Chúa Giêsu Kitô, Linh mục Thượng Phẩm”, và công thức cho lễ trọng Mình Máu Cực Thánh của Chúa Kitô cũng có thể được sử dụng.
Như đã đề cập ở trên, công thức cho Thánh lễ trọng Thánh Tâm Chúa có thể được sử dụng như là một Thánh lễ ngoại lịch thay thế.
Đối với các Thánh Lễ dành cho Đức Trinh Nữ Maria, cũng như bốn Thánh lễ được ghi trong phần này của Sách lễ, chữ đỏ nói rằng "bất kỳ lễ nào từ phần Chung của Đức Trinh Nữ Maria được sử dụng, phù hợp với các thời điểm khác nhau trong năm”. Phần Chung này nêu ra tám công thức Thánh Lễ cho mùa thường niên, và mỗi một công thức cho bốn mùa phụng vụ lớn.
Ngoài ra cỏn có nhiều Thánh Lễ được tìm thấy trong bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria. Nói chung, không phải tất cả đều có thể được sử dụng, bởi vì một số lễ, đặc biệt là các lễ dành cho các mùa phụng vụ chính như Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh, là chủ yếu được sử dụng trong các đền thánh Đức Mẹ, vốn có đặc quyền cử hành các Thánh lễ như vậy trong suốt cả năm.
Đối với Thánh lễ ngoại lịch các Thiên Thần, công thức của lễ các Thiên Thần Hộ Thủ ngày 2-10 cũng có thể được sử dụng.
Đối với Thánh Giuse, chữ đỏ nói rằng: "Nếu thích hợp, Thánh lễ trọng ... hoặc Thánh lễ Thánh Giuse Thợ cũng có thể được sử dụng".
Đối với các Thánh Lễ ngoại lịch khác, không có chỉ dẫn nào, cả khi có một lễ trong ngày. Do đó có một Thánh lễ ngoại lịch cho các Thánh Phêrô và Phaolô, và một Thánh lễ riêng cho thánh Phêrô, và một Thánh lễ riêng cho thánh Phaolô, nhưng không có chỉ dẫn nào nói rằng các công thức của lễ trọng hai thánh Phêrô và thánh Phaolô, lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô, hoặc lễ Thánh Phaolô trở lại có thể được sử dụng.
Tương tự như vậy, có một công thức cho Thánh Lễ ngoại lịch kính Thánh Danh Chúa Giêsu, nhưng không có chỉ dẫn nào nói rằng các công thức cho lễ kính Thánh Danh Chúa ngày 3-1 có thể được sử dụng.
Tôi không nghĩ rằng điều này có thể được gán cho một sự quên sót, và như thế nên kết luận rằng nếu tùy chọn không được xác định, thì nó không nên tồn tại.
Các linh mục hầu như không bị tước đoạt sự phong phú trong các lời nguyện của Sách lễ. Các khả năng là rộng rãi; thực ra, một linh mục có thể sử dụng một lễ Đức Mẹ khác nhau cho các ngày thứ Bảy tự do theo phụng vụ, cho gần suốt cả một năm. (Zenit.org 17-1-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Tài Liệu Chuẩn Bị Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 15: ''Người trẻ, Đức Tin và sự Biện Phân Ơn Gọi" (2)
Vũ Văn An
21:57 17/01/2017
Chương I: Người Trẻ trong Thế Giới Ngày Nay
Chương này không phải là một phân tích toàn diện về xã hội hay thế giới của người trẻ, nhưng là các kết quả nghiên cứu trong lãnh vực xã hội rất hữu ích để bàn về vấn đề biện phân ơn gọi, "để nhìn sâu và nêu lên một nền tảng cụ thể cho đường hướng đạo đức và tinh thần" (Laudato sì, 15).
Ở bình diện hoàn cầu, việc tiếp cận đề tài này đòi phải có sự thích nghi đối với các hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng. Xét theo các xu hướng hoàn cầu, các khác biệt giữa các khu vực khác nhau của hành tinh là điều quan trọng. Bằng nhiều cách, ta có thể hợp tình hợp lý mà nói rằng: khi nói đến người trẻ, có rất nhiều thế giới khác nhau, chứ không phải chỉ có một. Trong số các thế giới này, một số đáng chú ý một cách đặc biệt. Thế giới đầu tiên là kết quả của khoa nhân khẩu học, nó tách biệt các nước có sinh xuất cao, nơi người trẻ chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể và ngày càng gia tăng, với các nước đang giảm dần dân số. Sự khác biệt thứ hai dựa trên lịch sử, nó phân biệt các nước và các lục địa thuộc truyền thống và văn hóa Kitô giáo cổ xưa, vốn không nên bị mất đi, với các nước và lục địa có nền văn hóa, ngược lại, được đánh dấu bởi các truyền thống tôn giáo khác, trong đó, Kitô giáo là thiểu số và đôi khi chỉ mới hiện diện gần đây thôi. Cuối cùng, không thể làm ngơ là những khác biệt phát sinh tùy theo phái tính, nam và nữ. Một đàng, phái tính xác định ra các cách nhìn thực tại khác nhau, đàng khác, phái tính là căn bản của nhiều hình thức thống trị, loại trừ và phân biệt đối xử khác nhau, những điều mà mọi xã hội cần phải khắc phục.
Trong các trang kế tiếp, chữ "tuổi trẻ" có ý nói đến những người trong hạn tuổi khoảng từ 16 đến 29, nhưng nên lưu ý rằng chữ này cần được thích nghi đối với các hoàn cảnh địa phương. Dù sao, nên nhớ rằng chữ “tuổi trẻ”, ngoài việc chỉ một lớp người, còn là một giai đoạn của đời sống mà mỗi thế hệ hiểu một cách không như nhau và rất độc đáo.
1. Một thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Một diễn trình thay thay đổi và biến đổi nhanh chóng là đặc điểm chính của các xã hội và nền văn hóa đương đại (xem Laudato sì, 18). Bản chất và nhịp độ phức tạp cao độ của diễn trình này đang tạo ra một tình thế lưu chuyển (fluidity) và bất trắc chưa từng có bao giờ. Không dám đánh giá một cách tiên thiên xem tình trạng sự việc này là một vấn đề hay là một cơ hội, nó vẫn đòi hỏi ta phải hoàn toàn lưu ý tới sự việc và thủ đắc khả năng thiết lập kế hoạch lâu dài, đồng thời, để ý tới độ bền lâu và các hậu quả mà các lựa chọn ngày hôm nay có thể có đối với tương lai.
Việc gia tăng bất trắc sẽ mang lại một tình trạng dễ bị tổn thương, nghĩa là, một tổng hợp của bất ổn xã hội và khó khăn kinh tế cũng như sự bất an trong đời sống của một số đông dân chúng. Về công ăn việc làm, tình thế này khiến ta nghĩ đến nạn thất nghiệp, một sự gia tăng về tính linh động trong thị trường lao động và bóc lột, nhất là các vị thành niên, hay hàng loạt các nguyên nhân dân sự, kinh tế và xã hội, kể cả các nguyên nhân môi trường, từng tạo ra việc gia tăng ồ ạt số người tị nạn và người di cư. So với một số ít người có đặc quyền, những người đã lợi dụng được các cơ hội do diễn trình hoàn cầu hóa kinh tế mang lại, nhiều người đang phải sống trong một tình trạng bấp bênh và không an toàn, một tình trạng tác động đến dòng đời và các lựa chọn trong đời sống của họ.
Về phương diện hoàn cầu, thế giới đương đại được đánh dấu bằng một nền văn hóa đặt căn bản trên "khoa học", thường bị thống trị bởi kỹ thuật và man vàn các khả thể được khoa học hứa hẹn, trong đó "nỗi buồn và sự cô đơn rõ ràng đang gia tăng, cả trong số những người trẻ" (Misericordia et misera, 3). Như đã dạy trong Thông Điệp Laudato sì, sự đan kết qua lại của tiêu chuẩn kỹ trị (technocratic) và việc điên cuồng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là cơ sở tạo nên nền văn hóa "vứt bỏ", từng loại trừ hàng triệu người, kể cả nhiều người trẻ, và dẫn đến sự bóc lột bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, đe dọa tương lai các thế hệ sắp đến (xem 20-22).
Ta không nên bỏ qua điều này: nhiều xã hội đang ngày càng càng đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn. Một cách đặc biệt, sự hiện diện của các truyền thống tôn giáo khác nhau đang là một thách thức và là một cơ hội. Tình thế này có thể dẫn đến sự bất trắc và cơn cám dỗ duy tương đối, nhưng, đồng thời, cũng có thể gia tăng nhiều khả thể cho cuộc đối thoại hữu hiệu và làm phong phú lẫn nhau. Từ vọng nhìn đức tin, tình thế này được coi là dấu chỉ thời đại ta, đòi ta phải lắng nghe, tôn trọng và đối thoại với nhau nhiều hơn.
2. Các thế hệ mới
Thế hệ người trẻ ngày nay đang sống trong một thế giới khác với thế giới của các phụ huynh và các nhà giáo dục của họ. Các thay đổi kinh tế và xã hội tác động tới toàn bộ các nghĩa vụ và cơ hội. Các khát vọng, nhu cầu, cảm xúc và cách thức liên hệ với người khác của người trẻ cũng đã thay đổi. Hơn nữa, từ một quan điểm nào đó, vì hiện tượng hoàn cầu hóa, người trẻ có xu hướng đồng nhất hơn ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục ở lại trong môi trường địa phương của họ và các khung cảnh văn hóa và định chế độc đáo của họ, là những thứ tạo nhiều ảnh hưởng đối với diễn trình xã hội hoá và hình thành bản sắc bản thân.
Thách thức của chủ nghĩa đa văn hóa có mặt một cách đặc biệt trong thế giới người trẻ; thí dụ, với các đặc tính của "thế hệ thứ hai" (tức là, những người trẻ lớn lên trong một xã hội và một nền văn hóa khác với xã hội và nền văn hóa của cha mẹ họ, do hậu quả của việc di cư), hoặc, theo một nghĩa nào đó, con cái của những cha mẹ lấy nhau "hỗn hợp" (giữa các sắc tộc, văn hóa và / hoặc tôn giáo khác nhau).
Tại nhiều nơi trên thế giới, người trẻ đang gặp những khó khăn đặc biệt khiến họ khó thực hiện các lựa chọn thực sự trong đời họ, vì họ không có cả khả thể tối thiểu để thể hiện quyền tự do. Tình huống này bao gồm những người trẻ đang phải trải qua cảnh nghèo đói và bị loại trừ; Những người lớn lên mà không có cha mẹ hoặc gia đình, hoặc không thể đến trường; các trẻ em và thiếu niên nam nữ đang phải sống trên các đường phố ở nhiều vùng ngoại ô; những người trẻ thất nghiệp, tản cư và di cư; những người là nạn nhân của bóc lột, của buôn bán người và chế độ nô lệ; các trẻ em và thanh thiếu niên bị cưỡng bức tuyển dụng vào các băng đảng tội phạm hoặc du kích chiến đấu; và các cô dâu con nít hay các cô gái buộc phải kết hôn ngược với ý chí các em. Quá nhiều người trên thế giới đang trực tiếp chuyển từ tuổi thơ qua tuổi trưởng thành và gánh nặng trách nhiệm mà các em không thể chọn lựa. Đôi khi các trẻ nữ, các bé gái và thiếu nữ phải đối đầu với những khó khăn lớn lao hơn các đồng trang đồng lứa của các em.
Các cuộc nghiên cứu ở cấp quốc tế có thể giúp nhận diện một số đặc tính đặc trưng của người trẻ trong thời đại chúng ta.
Thuộc về và tham gia
Người trẻ không tự coi bản thân họ như một giai cấp xã hội thua thiệt hoặc một nhóm xã hội được bảo vệ hoặc, do đó, là người thụ động tiếp nhận các chương trình hay chính sách mục vụ. Nhiều người muốn được tham gia tích cực vào diễn trình thay đổi đang diễn ra vào lúc này, như đã được xác nhận bởi kinh nghiệm tham dự và canh tân ở cấp cơ sở, là những kinh nghiệm coi người trẻ như những người quan trọng, có khả năng lãnh đạo cùng với nhiều người khác.
Người trẻ, một mặt, chứng tỏ một sự sẵn lòng và sẵn sàng tham gia và dấn thân vào các sinh hoạt cụ thể, trong đó, việc đóng góp bản thân của mỗi người có thể là một cơ hội để thừa nhận bản sắc của một người. Mặt khác, họ lại chứng tỏ một sự bất khoan dung ở những nơi họ cảm thấy điều sau, bất kể là đúng hay sai: họ thiếu cơ hội để tham gia hoặc nhận được sự khuyến khích. Điều này có thể dẫn đến sự nhẫn nhục hoặc ý chí mệt mỏi đến không còn mong ước, mơ mộng và lên kế hoạch như đã thấy trong sự phổ biến của hiện tượng NEET ( "không trong giáo dục, việc làm hay đào tạo", tức là, người trẻ không tham gia vào bất cứ sinh hoạt học hỏi nào hoặc làm việc nào hay học nghề nào). Ngoài các kinh nghiệm cảm thức được ý nghĩa, mối liên hệ và các giá trị được hình thành ngay cả trước lúc bắt đầu bước vào tuổi trẻ, sự khác biệt giữa những người trẻ thụ động và nản chí và những người dám làm và tràn đầy năng lực là kết quả từ các cơ hội được cụ thể dành cho mỗi người trong bối cảnh xã hội và gia đình, nơi họ lớn lên. Sự thiếu tự tin ở bản thân và ở các khả năng của họ có thể tự biểu lộ không những ở tính thụ động, mà còn ở việc quá quan tâm tới hình ảnh về mình và qua việc phục tùng các mốt nhất thời.
Các điểm tham khảo bản thân và định chế
Các cuộc tìm tòi nghiên cứu khác nhau cho thấy: người trẻ cần có những người để tham khảo; những người này phải là những người gần gũi, đáng tin, nhất quán và trung thực, song song với những nơi và những dịp để thử nghiệm khả năng tương giao của họ với người khác (cả người lớn và những người cùng trang lứa) và xử lý các cảm giác và cảm xúc của họ. Người trẻ tìm người để tham khảo, những ai có khả năng biết bày tỏ lòng tương cảm (empathy) và cung ứng cho họ sự hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ để họ nhận ra các giới hạn của họ, nhưng không làm họ cảm thấy như đang bị kết án.
Theo tầm nhìn này, vai trò của cha mẹ và gia đình là rất quan trọng nhưng đôi khi cũng có vấn đề. Các thế hệ lớn tuổi thường có xu hướng đánh giá thấp tiềm năng của người trẻ. Các ngài hay nhấn mạnh các điểm yếu của họ và it1 khi hiểu được nhu cầu của những ai còn rất trẻ. Phụ huynh và các nhà giáo dục người lớn cũng có thể ý thức được các sai lầm của chính các ngài và biết những gì họ không muốn người trẻ làm. Tuy nhiên, đôi khi các ngài không có ý tưởng rõ ràng về việc làm cách nào giúp người trẻ chú tâm vào tương lai. Về vấn đề này, hai phản ứng thông thường nhất là thích không nói bất cứ điều gì nhưng lại áp đặt các lựa chọn riêng của mình. Các cha mẹ thiếu hoặc quá bảo vệ làm cho con cái họ ít được chuẩn bị hơn trong việc đương đầu với cuộc sống và có xu hướng đánh giá thấp các rủi ro liên hệ hoặc bị ám ảnh bởi nỗi sợ mắc sai lầm.
Tuy thế, các người trẻ tuổi không tìm kiếm người lớn mà thôi làm người để tham khảo; họ rất muốn chọn người cùng trang lứa làm người để tham khảo nữa. Thành thử, họ cần có cơ hội để được tự do tương tác với những người này, để bộc lộ cảm giác và cảm xúc, để học hỏi một cách xuề xòa và thử nghiệm các vai trò và khả năng của họ mà không phải căng thẳng và lo lắng.
Do bản chất vốn thận trọng đối với những ai đang ở bên ngoài vòng liên hệ bản thân của họ, nên đôi khi người trẻ nuôi dưỡng sự bất cần, thờ ơ hay tức giận đối với các định chế. Thái độ này không chỉ có đối với xã hội mà thôi, mà càng ngày nó càng ảnh hưởng đến các định chế giáo dục và cả Giáo Hội như một định chế nữa. Họ muốn Giáo Hội gần gũi hơn với mọi người và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã hội, nhưng họ nhận ra rằng điều này sẽ không xảy ra ngay tức khắc.
Tất cả những điều trên diễn ra trong một bối cảnh trong đó việc thuộc về một hệ phái và việc thực hành tôn giáo ngày càng là các đặc điểm của một thiểu số và trong đó, người trẻ không "chống đối" công khai, nhưng học cách sống "không cần" Đấng Thiên Chúa do Tin Mừng trình bầy và "không cần" Giáo Hội, nếu không họ cũng dựa vào các hình thức tôn giáo và linh đạo khác, những hình thức chỉ bị định chế hóa một cách tối thiểu hay tìm chỗ nương tựa nơi các giáo phái hoặc kinh nghiệm tôn giáo có sự thống thuộc mạnh mẽ. Ở nhiều nơi, sự hiện diện của Giáo Hội đã trở nên ít phổ biến hơn và, do đó, khó gặp hơn, trong khi nền văn hóa đương thịnh đang mang theo các nhu cầu đôi khi mâu thuẫn với các giá trị của Tin Mừng, bất kể đó là các yếu tố thuộc truyền thống của họ hoặc là sự biến cách của địa phương đối với việc hoàn cầu hóa, vốn mang đặc tính duy tiêu thụ và quá nhấn mạnh tới cá nhân.
Hướng tới một Thế Hệ Siêu Nối Kết (Hyper-Connected)
Ngày nay, thế hệ trẻ hơn có đặc điểm là liên hệ nhiều với các kỹ thuật truyền thông hiện đại và điều thường được gọi là "thế giới ảo", nhưng có tác dụng rất thực tế. "Thế giới ảo" giúp ta lui tới một loạt cơ may mà các thế hệ trước chưa bao giờ được hưởng, nhưng không phải là không có rủi ro. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là chú tâm vào vấn đề: việc cảm nghiệm các mối liên hệ do kỹ thuật làm trung gian sẽ cấu trúc hóa quan niệm của ta về thế giới, về thực tại và về các mối liên hệ liên ngã ra sao. Dựa trên cơ sở này, Giáo Hội được yêu cầu đánh giá sinh hoạt mục vụ của mình, một việc cần để phát triển một nền văn hóa thích đáng.
3. Người Trẻ và Các Chọn Lựa
Trong tính lưu chuyển (fluidity) và bất an đã phác họa trên đây, việc bước sang tuổi trưởng thành và việc xây dựng bản sắc cá nhân ngày càng đòi phải có một "diễn trình hành động có suy nghĩ”. Mọi người buộc phải tái định hướng hành trình đời mình và liên tục tái sở hữu các chọn lựa của mình. Hơn nữa, cùng với sự phổ biến của nền văn hóa phương Tây, đang xuất hiện một quan niệm coi tự do như khả thể được bước vào các cơ hội luôn mới mẻ. Người trẻ từ khước tiếp tục cuộc hành trình đời sống bản thân, nếu điều này có nghĩa phải từ bỏ những nẻo đường khác trong tương lai: "Hôm nay tôi chọn nẻo đường này, ngày mai chúng ta sẽ tính". Trong các liên hệ tình cảm cũng như trong thế giới việc làm, chân trời gồm các chọn lựa luôn luôn có thể đảo ngược chứ không hẳn là những chọn lựa dứt khoát.
Trong bối cảnh trên, các phương thức cũ không còn hữu hiệu và kinh nghiệm do các thế hệ trước truyền lại nhanh chóng trở thành lỗi thời. Các cơ hội có giá trị và các rủi ro hấp dẫn được đan kết với nhau trong một phức hợp không dễ gì gỡ nổi, do đó đòi phải có các phương tiện văn hóa, xã hội và tâm linh thích đáng, để diễn trình ra quyết định không bị trì hoãn và kết cục, có lẽ vì sợ mắc sai lầm, phải thay đổi thay vì hướng dẫn nó. Nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, "‘Làm thế nào chúng ta có thể làm sống dậy sự cao cả và sự can đảm của các chọn lựa toàn diện, của các thúc đẩy con tim ngõ hầu đối đầu với các thách đố của học tập và tình cảm?'. Câu tôi hay sử dụng là: Hãy chấp nhận rủi ro! Hãy chấp nhận rủi ro. Ai không chấp nhận rủi ro là người không tiến bước. ‘Nhưng nếu tôi lầm lỡ thì sao?’. Ngợi khen Chúa! Các con sẽ mắc nhiều lầm lỗi hơn nếu các con cứ đứng im đó’"(Diễn Văn tại Villa Nazareth, 18 tháng 6 năm, 2016).
Việc tìm kiếm những cách thức để làm sống dậy lòng dũng cảm và các thúc đẩy của con tim nhất thiết phải lưu ý tới điều này: con người của Chúa Giêsu và Tin Mừng được Người công bố tiếp tục lôi cuốn nhiều người trẻ.
Khả năng chọn lựa của người trẻ bị cản trở bởi các khó khăn liên quan đến hoàn cảnh bấp bênh, tức cuộc phấn đấu kiếm việc làm của họ hoặc việc họ khốn khổ không có cơ hội để làm việc; bởi các trở ngại trong việc họ khó đạt được sự độc lập về kinh tế; và bởi việc họ không có khả năng tiếp tục trong một nghề nghiệp nhất định. Nói chung, các trở ngại này còn khó khăn hơn nữa khiến các phụ nữ trẻ khó có thể vượt qua.
Các khó khăn về kinh tế và xã hội của các gia đình, cách người trẻ chấp nhận một số đặc điểm của nền văn hóa đương đại, và tác động của kỹ thuật mới đòi phải có một khả năng lớn để có thể đáp ứng thách đố giáo dục người trẻ, theo nghĩa rộng rãi nhất. Đây là điểm khẩn cấp về giáo dục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong Thư của ngài gửi Thành Phố và Giáo Phận Rôma về Tính Cấp Thiết của Việc Giáo Dục Thanh Thiếu Niên (21 tháng Giêng, 2008). Ở bình diện hoàn cầu, các bất bình đẳng giữa các nước cần được lưu ý cũng như ảnh hưởng của họ về các cơ hội dành cho giới trẻ trong việc cổ vũ chính sách bao gồm (inclusion) nơi các xã hội khác nhau. Đàng khác, các nhân tố văn hóa và tôn giáo có thể dẫn đến sự loại trừ, thí dụ, qua tình thế bất bình đẳng phái tính hoặc kỳ thị đối với các nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo, khiến phần lớn người trẻ có tinh thần tháo vát phải tìm giải pháp di cư.
Tình huống trên khiến việc cổ vũ các kỹ năng cá nhân bằng cách đặt họ vào việc phục vụ kế hoạch vững chắc nhằm sự phát triển chung trở nên khó khăn. Người trẻ biết đánh giá cao quyết định làm việc chung với nhau trong các dự án có thực chất, những dự án có thể đo lường khả năng tạo thành quả của họ, quyết định thi hành tài lãnh đạo nhằm cải thiện môi trường nơi họ sống, và quyết định tìm kiếm cơ hội để thu lượm và mài dũa, một cách thực tế, các kỹ năng hữu dụng đối với đời sống và việc làm.
Việc đổi mới xã hội nói lên thái độ dấn thân tích cực nhằm đảo ngược tình thế của các thế hệ mới, biến đổi những người thua cuộc chuyên tìm cách được che chở khỏi rủi ro của việc thay đổi thành các tác nhân của sự thay đổi để tạo ra các cơ hội mới. Điều có ý nghĩa là: người trẻ, những người thường tự ý thu mình vào khuôn thước thụ động và thiếu kinh nghiệm, đang đề xuất và thực hành nhiều giải pháp cho thấy thế giới hay Giáo Hội có thể sẽ ra sao. Nếu xã hội hoặc cộng đồng Kitô hữu, một lần nữa, muốn làm một điều gì đó mới, họ phải dành chỗ để những người mới hành động. Nói cách khác, thiết kế các thay đổi phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững đòi phải giúp các thế hệ mới biết trải nghiệm một mô hình phát triển mới. Đây là điều gây nhiều vấn đề cho các quốc gia và các định chế nơi tuổi của những người chiếm giữ các chức vụ có trách nhiệm phải cao và làm chậm nhịp độ thay đổi thế hệ.
Kỳ sau: Chương II, Đức Tin, Biện Phân, Ơn Gọi
Chương này không phải là một phân tích toàn diện về xã hội hay thế giới của người trẻ, nhưng là các kết quả nghiên cứu trong lãnh vực xã hội rất hữu ích để bàn về vấn đề biện phân ơn gọi, "để nhìn sâu và nêu lên một nền tảng cụ thể cho đường hướng đạo đức và tinh thần" (Laudato sì, 15).
Ở bình diện hoàn cầu, việc tiếp cận đề tài này đòi phải có sự thích nghi đối với các hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng. Xét theo các xu hướng hoàn cầu, các khác biệt giữa các khu vực khác nhau của hành tinh là điều quan trọng. Bằng nhiều cách, ta có thể hợp tình hợp lý mà nói rằng: khi nói đến người trẻ, có rất nhiều thế giới khác nhau, chứ không phải chỉ có một. Trong số các thế giới này, một số đáng chú ý một cách đặc biệt. Thế giới đầu tiên là kết quả của khoa nhân khẩu học, nó tách biệt các nước có sinh xuất cao, nơi người trẻ chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể và ngày càng gia tăng, với các nước đang giảm dần dân số. Sự khác biệt thứ hai dựa trên lịch sử, nó phân biệt các nước và các lục địa thuộc truyền thống và văn hóa Kitô giáo cổ xưa, vốn không nên bị mất đi, với các nước và lục địa có nền văn hóa, ngược lại, được đánh dấu bởi các truyền thống tôn giáo khác, trong đó, Kitô giáo là thiểu số và đôi khi chỉ mới hiện diện gần đây thôi. Cuối cùng, không thể làm ngơ là những khác biệt phát sinh tùy theo phái tính, nam và nữ. Một đàng, phái tính xác định ra các cách nhìn thực tại khác nhau, đàng khác, phái tính là căn bản của nhiều hình thức thống trị, loại trừ và phân biệt đối xử khác nhau, những điều mà mọi xã hội cần phải khắc phục.
Trong các trang kế tiếp, chữ "tuổi trẻ" có ý nói đến những người trong hạn tuổi khoảng từ 16 đến 29, nhưng nên lưu ý rằng chữ này cần được thích nghi đối với các hoàn cảnh địa phương. Dù sao, nên nhớ rằng chữ “tuổi trẻ”, ngoài việc chỉ một lớp người, còn là một giai đoạn của đời sống mà mỗi thế hệ hiểu một cách không như nhau và rất độc đáo.
1. Một thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Một diễn trình thay thay đổi và biến đổi nhanh chóng là đặc điểm chính của các xã hội và nền văn hóa đương đại (xem Laudato sì, 18). Bản chất và nhịp độ phức tạp cao độ của diễn trình này đang tạo ra một tình thế lưu chuyển (fluidity) và bất trắc chưa từng có bao giờ. Không dám đánh giá một cách tiên thiên xem tình trạng sự việc này là một vấn đề hay là một cơ hội, nó vẫn đòi hỏi ta phải hoàn toàn lưu ý tới sự việc và thủ đắc khả năng thiết lập kế hoạch lâu dài, đồng thời, để ý tới độ bền lâu và các hậu quả mà các lựa chọn ngày hôm nay có thể có đối với tương lai.
Việc gia tăng bất trắc sẽ mang lại một tình trạng dễ bị tổn thương, nghĩa là, một tổng hợp của bất ổn xã hội và khó khăn kinh tế cũng như sự bất an trong đời sống của một số đông dân chúng. Về công ăn việc làm, tình thế này khiến ta nghĩ đến nạn thất nghiệp, một sự gia tăng về tính linh động trong thị trường lao động và bóc lột, nhất là các vị thành niên, hay hàng loạt các nguyên nhân dân sự, kinh tế và xã hội, kể cả các nguyên nhân môi trường, từng tạo ra việc gia tăng ồ ạt số người tị nạn và người di cư. So với một số ít người có đặc quyền, những người đã lợi dụng được các cơ hội do diễn trình hoàn cầu hóa kinh tế mang lại, nhiều người đang phải sống trong một tình trạng bấp bênh và không an toàn, một tình trạng tác động đến dòng đời và các lựa chọn trong đời sống của họ.
Về phương diện hoàn cầu, thế giới đương đại được đánh dấu bằng một nền văn hóa đặt căn bản trên "khoa học", thường bị thống trị bởi kỹ thuật và man vàn các khả thể được khoa học hứa hẹn, trong đó "nỗi buồn và sự cô đơn rõ ràng đang gia tăng, cả trong số những người trẻ" (Misericordia et misera, 3). Như đã dạy trong Thông Điệp Laudato sì, sự đan kết qua lại của tiêu chuẩn kỹ trị (technocratic) và việc điên cuồng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn là cơ sở tạo nên nền văn hóa "vứt bỏ", từng loại trừ hàng triệu người, kể cả nhiều người trẻ, và dẫn đến sự bóc lột bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường, đe dọa tương lai các thế hệ sắp đến (xem 20-22).
Ta không nên bỏ qua điều này: nhiều xã hội đang ngày càng càng đa văn hóa và đa tôn giáo nhiều hơn. Một cách đặc biệt, sự hiện diện của các truyền thống tôn giáo khác nhau đang là một thách thức và là một cơ hội. Tình thế này có thể dẫn đến sự bất trắc và cơn cám dỗ duy tương đối, nhưng, đồng thời, cũng có thể gia tăng nhiều khả thể cho cuộc đối thoại hữu hiệu và làm phong phú lẫn nhau. Từ vọng nhìn đức tin, tình thế này được coi là dấu chỉ thời đại ta, đòi ta phải lắng nghe, tôn trọng và đối thoại với nhau nhiều hơn.
2. Các thế hệ mới
Thế hệ người trẻ ngày nay đang sống trong một thế giới khác với thế giới của các phụ huynh và các nhà giáo dục của họ. Các thay đổi kinh tế và xã hội tác động tới toàn bộ các nghĩa vụ và cơ hội. Các khát vọng, nhu cầu, cảm xúc và cách thức liên hệ với người khác của người trẻ cũng đã thay đổi. Hơn nữa, từ một quan điểm nào đó, vì hiện tượng hoàn cầu hóa, người trẻ có xu hướng đồng nhất hơn ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục ở lại trong môi trường địa phương của họ và các khung cảnh văn hóa và định chế độc đáo của họ, là những thứ tạo nhiều ảnh hưởng đối với diễn trình xã hội hoá và hình thành bản sắc bản thân.
Thách thức của chủ nghĩa đa văn hóa có mặt một cách đặc biệt trong thế giới người trẻ; thí dụ, với các đặc tính của "thế hệ thứ hai" (tức là, những người trẻ lớn lên trong một xã hội và một nền văn hóa khác với xã hội và nền văn hóa của cha mẹ họ, do hậu quả của việc di cư), hoặc, theo một nghĩa nào đó, con cái của những cha mẹ lấy nhau "hỗn hợp" (giữa các sắc tộc, văn hóa và / hoặc tôn giáo khác nhau).
Tại nhiều nơi trên thế giới, người trẻ đang gặp những khó khăn đặc biệt khiến họ khó thực hiện các lựa chọn thực sự trong đời họ, vì họ không có cả khả thể tối thiểu để thể hiện quyền tự do. Tình huống này bao gồm những người trẻ đang phải trải qua cảnh nghèo đói và bị loại trừ; Những người lớn lên mà không có cha mẹ hoặc gia đình, hoặc không thể đến trường; các trẻ em và thiếu niên nam nữ đang phải sống trên các đường phố ở nhiều vùng ngoại ô; những người trẻ thất nghiệp, tản cư và di cư; những người là nạn nhân của bóc lột, của buôn bán người và chế độ nô lệ; các trẻ em và thanh thiếu niên bị cưỡng bức tuyển dụng vào các băng đảng tội phạm hoặc du kích chiến đấu; và các cô dâu con nít hay các cô gái buộc phải kết hôn ngược với ý chí các em. Quá nhiều người trên thế giới đang trực tiếp chuyển từ tuổi thơ qua tuổi trưởng thành và gánh nặng trách nhiệm mà các em không thể chọn lựa. Đôi khi các trẻ nữ, các bé gái và thiếu nữ phải đối đầu với những khó khăn lớn lao hơn các đồng trang đồng lứa của các em.
Các cuộc nghiên cứu ở cấp quốc tế có thể giúp nhận diện một số đặc tính đặc trưng của người trẻ trong thời đại chúng ta.
Thuộc về và tham gia
Người trẻ không tự coi bản thân họ như một giai cấp xã hội thua thiệt hoặc một nhóm xã hội được bảo vệ hoặc, do đó, là người thụ động tiếp nhận các chương trình hay chính sách mục vụ. Nhiều người muốn được tham gia tích cực vào diễn trình thay đổi đang diễn ra vào lúc này, như đã được xác nhận bởi kinh nghiệm tham dự và canh tân ở cấp cơ sở, là những kinh nghiệm coi người trẻ như những người quan trọng, có khả năng lãnh đạo cùng với nhiều người khác.
Người trẻ, một mặt, chứng tỏ một sự sẵn lòng và sẵn sàng tham gia và dấn thân vào các sinh hoạt cụ thể, trong đó, việc đóng góp bản thân của mỗi người có thể là một cơ hội để thừa nhận bản sắc của một người. Mặt khác, họ lại chứng tỏ một sự bất khoan dung ở những nơi họ cảm thấy điều sau, bất kể là đúng hay sai: họ thiếu cơ hội để tham gia hoặc nhận được sự khuyến khích. Điều này có thể dẫn đến sự nhẫn nhục hoặc ý chí mệt mỏi đến không còn mong ước, mơ mộng và lên kế hoạch như đã thấy trong sự phổ biến của hiện tượng NEET ( "không trong giáo dục, việc làm hay đào tạo", tức là, người trẻ không tham gia vào bất cứ sinh hoạt học hỏi nào hoặc làm việc nào hay học nghề nào). Ngoài các kinh nghiệm cảm thức được ý nghĩa, mối liên hệ và các giá trị được hình thành ngay cả trước lúc bắt đầu bước vào tuổi trẻ, sự khác biệt giữa những người trẻ thụ động và nản chí và những người dám làm và tràn đầy năng lực là kết quả từ các cơ hội được cụ thể dành cho mỗi người trong bối cảnh xã hội và gia đình, nơi họ lớn lên. Sự thiếu tự tin ở bản thân và ở các khả năng của họ có thể tự biểu lộ không những ở tính thụ động, mà còn ở việc quá quan tâm tới hình ảnh về mình và qua việc phục tùng các mốt nhất thời.
Các điểm tham khảo bản thân và định chế
Các cuộc tìm tòi nghiên cứu khác nhau cho thấy: người trẻ cần có những người để tham khảo; những người này phải là những người gần gũi, đáng tin, nhất quán và trung thực, song song với những nơi và những dịp để thử nghiệm khả năng tương giao của họ với người khác (cả người lớn và những người cùng trang lứa) và xử lý các cảm giác và cảm xúc của họ. Người trẻ tìm người để tham khảo, những ai có khả năng biết bày tỏ lòng tương cảm (empathy) và cung ứng cho họ sự hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ để họ nhận ra các giới hạn của họ, nhưng không làm họ cảm thấy như đang bị kết án.
Theo tầm nhìn này, vai trò của cha mẹ và gia đình là rất quan trọng nhưng đôi khi cũng có vấn đề. Các thế hệ lớn tuổi thường có xu hướng đánh giá thấp tiềm năng của người trẻ. Các ngài hay nhấn mạnh các điểm yếu của họ và it1 khi hiểu được nhu cầu của những ai còn rất trẻ. Phụ huynh và các nhà giáo dục người lớn cũng có thể ý thức được các sai lầm của chính các ngài và biết những gì họ không muốn người trẻ làm. Tuy nhiên, đôi khi các ngài không có ý tưởng rõ ràng về việc làm cách nào giúp người trẻ chú tâm vào tương lai. Về vấn đề này, hai phản ứng thông thường nhất là thích không nói bất cứ điều gì nhưng lại áp đặt các lựa chọn riêng của mình. Các cha mẹ thiếu hoặc quá bảo vệ làm cho con cái họ ít được chuẩn bị hơn trong việc đương đầu với cuộc sống và có xu hướng đánh giá thấp các rủi ro liên hệ hoặc bị ám ảnh bởi nỗi sợ mắc sai lầm.
Tuy thế, các người trẻ tuổi không tìm kiếm người lớn mà thôi làm người để tham khảo; họ rất muốn chọn người cùng trang lứa làm người để tham khảo nữa. Thành thử, họ cần có cơ hội để được tự do tương tác với những người này, để bộc lộ cảm giác và cảm xúc, để học hỏi một cách xuề xòa và thử nghiệm các vai trò và khả năng của họ mà không phải căng thẳng và lo lắng.
Do bản chất vốn thận trọng đối với những ai đang ở bên ngoài vòng liên hệ bản thân của họ, nên đôi khi người trẻ nuôi dưỡng sự bất cần, thờ ơ hay tức giận đối với các định chế. Thái độ này không chỉ có đối với xã hội mà thôi, mà càng ngày nó càng ảnh hưởng đến các định chế giáo dục và cả Giáo Hội như một định chế nữa. Họ muốn Giáo Hội gần gũi hơn với mọi người và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã hội, nhưng họ nhận ra rằng điều này sẽ không xảy ra ngay tức khắc.
Tất cả những điều trên diễn ra trong một bối cảnh trong đó việc thuộc về một hệ phái và việc thực hành tôn giáo ngày càng là các đặc điểm của một thiểu số và trong đó, người trẻ không "chống đối" công khai, nhưng học cách sống "không cần" Đấng Thiên Chúa do Tin Mừng trình bầy và "không cần" Giáo Hội, nếu không họ cũng dựa vào các hình thức tôn giáo và linh đạo khác, những hình thức chỉ bị định chế hóa một cách tối thiểu hay tìm chỗ nương tựa nơi các giáo phái hoặc kinh nghiệm tôn giáo có sự thống thuộc mạnh mẽ. Ở nhiều nơi, sự hiện diện của Giáo Hội đã trở nên ít phổ biến hơn và, do đó, khó gặp hơn, trong khi nền văn hóa đương thịnh đang mang theo các nhu cầu đôi khi mâu thuẫn với các giá trị của Tin Mừng, bất kể đó là các yếu tố thuộc truyền thống của họ hoặc là sự biến cách của địa phương đối với việc hoàn cầu hóa, vốn mang đặc tính duy tiêu thụ và quá nhấn mạnh tới cá nhân.
Hướng tới một Thế Hệ Siêu Nối Kết (Hyper-Connected)
Ngày nay, thế hệ trẻ hơn có đặc điểm là liên hệ nhiều với các kỹ thuật truyền thông hiện đại và điều thường được gọi là "thế giới ảo", nhưng có tác dụng rất thực tế. "Thế giới ảo" giúp ta lui tới một loạt cơ may mà các thế hệ trước chưa bao giờ được hưởng, nhưng không phải là không có rủi ro. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là chú tâm vào vấn đề: việc cảm nghiệm các mối liên hệ do kỹ thuật làm trung gian sẽ cấu trúc hóa quan niệm của ta về thế giới, về thực tại và về các mối liên hệ liên ngã ra sao. Dựa trên cơ sở này, Giáo Hội được yêu cầu đánh giá sinh hoạt mục vụ của mình, một việc cần để phát triển một nền văn hóa thích đáng.
3. Người Trẻ và Các Chọn Lựa
Trong tính lưu chuyển (fluidity) và bất an đã phác họa trên đây, việc bước sang tuổi trưởng thành và việc xây dựng bản sắc cá nhân ngày càng đòi phải có một "diễn trình hành động có suy nghĩ”. Mọi người buộc phải tái định hướng hành trình đời mình và liên tục tái sở hữu các chọn lựa của mình. Hơn nữa, cùng với sự phổ biến của nền văn hóa phương Tây, đang xuất hiện một quan niệm coi tự do như khả thể được bước vào các cơ hội luôn mới mẻ. Người trẻ từ khước tiếp tục cuộc hành trình đời sống bản thân, nếu điều này có nghĩa phải từ bỏ những nẻo đường khác trong tương lai: "Hôm nay tôi chọn nẻo đường này, ngày mai chúng ta sẽ tính". Trong các liên hệ tình cảm cũng như trong thế giới việc làm, chân trời gồm các chọn lựa luôn luôn có thể đảo ngược chứ không hẳn là những chọn lựa dứt khoát.
Trong bối cảnh trên, các phương thức cũ không còn hữu hiệu và kinh nghiệm do các thế hệ trước truyền lại nhanh chóng trở thành lỗi thời. Các cơ hội có giá trị và các rủi ro hấp dẫn được đan kết với nhau trong một phức hợp không dễ gì gỡ nổi, do đó đòi phải có các phương tiện văn hóa, xã hội và tâm linh thích đáng, để diễn trình ra quyết định không bị trì hoãn và kết cục, có lẽ vì sợ mắc sai lầm, phải thay đổi thay vì hướng dẫn nó. Nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, "‘Làm thế nào chúng ta có thể làm sống dậy sự cao cả và sự can đảm của các chọn lựa toàn diện, của các thúc đẩy con tim ngõ hầu đối đầu với các thách đố của học tập và tình cảm?'. Câu tôi hay sử dụng là: Hãy chấp nhận rủi ro! Hãy chấp nhận rủi ro. Ai không chấp nhận rủi ro là người không tiến bước. ‘Nhưng nếu tôi lầm lỡ thì sao?’. Ngợi khen Chúa! Các con sẽ mắc nhiều lầm lỗi hơn nếu các con cứ đứng im đó’"(Diễn Văn tại Villa Nazareth, 18 tháng 6 năm, 2016).
Việc tìm kiếm những cách thức để làm sống dậy lòng dũng cảm và các thúc đẩy của con tim nhất thiết phải lưu ý tới điều này: con người của Chúa Giêsu và Tin Mừng được Người công bố tiếp tục lôi cuốn nhiều người trẻ.
Khả năng chọn lựa của người trẻ bị cản trở bởi các khó khăn liên quan đến hoàn cảnh bấp bênh, tức cuộc phấn đấu kiếm việc làm của họ hoặc việc họ khốn khổ không có cơ hội để làm việc; bởi các trở ngại trong việc họ khó đạt được sự độc lập về kinh tế; và bởi việc họ không có khả năng tiếp tục trong một nghề nghiệp nhất định. Nói chung, các trở ngại này còn khó khăn hơn nữa khiến các phụ nữ trẻ khó có thể vượt qua.
Các khó khăn về kinh tế và xã hội của các gia đình, cách người trẻ chấp nhận một số đặc điểm của nền văn hóa đương đại, và tác động của kỹ thuật mới đòi phải có một khả năng lớn để có thể đáp ứng thách đố giáo dục người trẻ, theo nghĩa rộng rãi nhất. Đây là điểm khẩn cấp về giáo dục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong Thư của ngài gửi Thành Phố và Giáo Phận Rôma về Tính Cấp Thiết của Việc Giáo Dục Thanh Thiếu Niên (21 tháng Giêng, 2008). Ở bình diện hoàn cầu, các bất bình đẳng giữa các nước cần được lưu ý cũng như ảnh hưởng của họ về các cơ hội dành cho giới trẻ trong việc cổ vũ chính sách bao gồm (inclusion) nơi các xã hội khác nhau. Đàng khác, các nhân tố văn hóa và tôn giáo có thể dẫn đến sự loại trừ, thí dụ, qua tình thế bất bình đẳng phái tính hoặc kỳ thị đối với các nhóm thiểu số sắc tộc hay tôn giáo, khiến phần lớn người trẻ có tinh thần tháo vát phải tìm giải pháp di cư.
Tình huống trên khiến việc cổ vũ các kỹ năng cá nhân bằng cách đặt họ vào việc phục vụ kế hoạch vững chắc nhằm sự phát triển chung trở nên khó khăn. Người trẻ biết đánh giá cao quyết định làm việc chung với nhau trong các dự án có thực chất, những dự án có thể đo lường khả năng tạo thành quả của họ, quyết định thi hành tài lãnh đạo nhằm cải thiện môi trường nơi họ sống, và quyết định tìm kiếm cơ hội để thu lượm và mài dũa, một cách thực tế, các kỹ năng hữu dụng đối với đời sống và việc làm.
Việc đổi mới xã hội nói lên thái độ dấn thân tích cực nhằm đảo ngược tình thế của các thế hệ mới, biến đổi những người thua cuộc chuyên tìm cách được che chở khỏi rủi ro của việc thay đổi thành các tác nhân của sự thay đổi để tạo ra các cơ hội mới. Điều có ý nghĩa là: người trẻ, những người thường tự ý thu mình vào khuôn thước thụ động và thiếu kinh nghiệm, đang đề xuất và thực hành nhiều giải pháp cho thấy thế giới hay Giáo Hội có thể sẽ ra sao. Nếu xã hội hoặc cộng đồng Kitô hữu, một lần nữa, muốn làm một điều gì đó mới, họ phải dành chỗ để những người mới hành động. Nói cách khác, thiết kế các thay đổi phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững đòi phải giúp các thế hệ mới biết trải nghiệm một mô hình phát triển mới. Đây là điều gây nhiều vấn đề cho các quốc gia và các định chế nơi tuổi của những người chiếm giữ các chức vụ có trách nhiệm phải cao và làm chậm nhịp độ thay đổi thế hệ.
Kỳ sau: Chương II, Đức Tin, Biện Phân, Ơn Gọi
Thông Báo
Phân ưu: cụ bà Nguyễn thị Vóc qua đời tại Bùi Chu
VietCatholic Network
09:30 17/01/2017
Chúng tôi mới nhận được tin
Cụ bà Nguyễn Thị Vóc (tức cụ Tuyết)
sinh năm 1924 đã được Chúa gọi về lúc 9h ngày 6-1-2017
hưởng thọ 94 tuổi.
Thánh lễ an táng được tổ chức vào lúc 8h ngày 8-1-2017 tại nhà thờ giáo xứ Quỹ Nhất, giáo phận Bùi Chu.
Sau khi hỏa táng sẽ được an táng tại nghĩa trang Đông Thượng,Thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Bà cụ Nguyễn thị Vóc là thân mẫu tiến sĩ Phạm Huy Thông,
một trong những cây bút thường xuyên đóng góp trên VietCatholic.
Ban Giám đốc VietCatholic thành kính phân ưu cùng tiến sĩ và tang quyến
Xin Chúa thương ban cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên Chúa cho bà cụ.
Văn Hóa
Giới thiệu sách ''Đường Vào Tình Yêu'' của giáo xứ VN Paris
Trần Văn Cảnh
09:27 17/01/2017
GIỚI THIỆU SÁCH ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU CỦA BAN TU THƯ GXVN PARIS
ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU
Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo
Do Ban Mục Vụ Hôn Nhân Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản
Paris: 2000; khổ 14x20; 336 trang
Tái bản 1; 2013; 314 trang
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU, Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo » là tác phẩm thứ 07 trong số 57 [1] tác phẩm Giáo Xứ đã biên soạn và xuất bản.
1. Ðọc « Ðường vào tình yêu », độc giả sẽ khám phá ra một khóa trình giáo dục khởi đầu mà Giáo Xứ đã tổ chức từ tháng 12 năm 1995 cho những thanh niên nam nữ muốn chuẩn bị hôn nhân và đi vào đời sống gia đình. Sau khóa trình giáo dục khởi đầu này, trong bước tiến của cuộc đời, bất cứ lúc nào cần, các phụ huynh, trẻ hay ít trẻ, đều có thể tham dự những khóa trình bồi dưỡng hôn nhân và gia đình. Ðó là những khóa trình giáo dục liên tục, thường được tổ chức một năm một vài lần, theo nhu cầu và đề nghị của các bậc phụ huynh. Những khóa trình này rất đa dạng. Cho đến nay, những khóa trình sau đây đã được tổ chức: Khóa trình gia đình trẻ, Khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh, Khóa trình ngày gia đình, Thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ.
Ðể chia xẻ trách nhiệm chung về công tác mục vụ trong giáo xứ, một số người trong cộng đoàn đã nhận lời mời của ban giám đốc, cộng tác và phụ trách giảng dạy các khóa CHUẨN BỊ HÔN NHÂN. Công việc này trước kia do các linh mục kiêm nhiệm. Các ngài mất quá nhiều thì giờ, đang khi công việc đa đoan. Những người được mời là những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm như linh mục, bác sĩ, luật sư và giáo sư với các môn, ngành chuyên môn của họ. Khóa trình Chuẩn Bị Hôn Nhân tổ chức một năm hai lần vào dịp Phục sinh và Giáng sinh, trong 5 tối thứ sáu liên tiếp, từ 20g đến 22g30, mỗi tối hai môn học, mỗi môn 1 giờ, nghỉ nửa giờ. Buổi tổng kết khóa vào Chúa Nhật tiếp theo, là buổi gặp gỡ và thảo luận chung giữa các giảng viên và học viên. Sau đó là thánh lễ, trao phát chứng chỉ và chụp hình lưu niệm. Bản chứng chỉ dùng để trình với giáo quyền nơi xin làm phép hôn phối. Học viên bắt buộc phải theo học đều đặn các buổi học. Ai vắng mặt, có thể xin gặp riêng với giảng viên phụ trách bài học để bổ túc bài vở. Mục đích mở khóa học vào Giáng sinh và Phục sinh là để tiện cho những ai muốn tổ chức đám cưới vào tết Việt Nam và mùa hè.
Cho đến ngày 31.12.2016, 44 khoá đã được tổ chức trong 22 năm, 1995-2017, với số học viên khoảng 600 bạn trẻ tham dự. Đa số các anh chị, sau thời gian tìm hiểu, đã đi đến quyết định lấy nhau và đang chuẩn bị sống chung, đến ghi tên theo học khóa chuẩn bị hôn nhân, để chuẩn bị gần và kỹ hơn cho thủ tục ngoài tòa thị chính và trong nhà thờ. Sau khóa học, thiệp hồng được gửi đi, và một ngày đẹp trời họ hàng hai bên chứng giám con mình bước vào đời với đày đủ hành trang tinh thần lẫn vật chất. Ngày này, phụ huynh cũng như người phụ trách giáo dục vui mừng khi con em mình đang bay lượn tung tăng trong dòng đời mà bớt sợ vấp ngã.
Quí nhất và đáng thán phục nhất là có học viên theo ‘bạn’ đến học mà không phải Công Giáo. Sau khóa học, người ấy phát biểu: ‘Tôi chiều theo ‘bạn tôi’ đến học. Học xong tôi mới khám phá ra hôn nhân Công Giáo có giá trị lâu bền và bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Tôi sẽ tìm hiểu và học đạo. Hôn nhân Công Giáo có nhiều ràng buộc hơn mà hôn nhân khác không có’. Nghe câu phát biểu chân tình ấy, chúng tôi quan sát thấy ‘người tình’ bên cạnh nhoẻn cười và cúi vai vào ‘người mình yêu’. Thiết nghĩ lúc ấy hai trái tim đập một nhịp thật mạnh hơn lúc nào hết.
Một vài anh hay chị ghi tên theo học một mình. Nhưng đã có ý trung nhân ở ngoại quốc hay bên Việt Nam. Theo học ở đây là anh hay chị ấy ý thức trách nhiệm về hôn nhân Công Giáo là quan trọng và nền tảng của đức tin. Chẳng bao lâu, giáo xứ có thêm một nhân danh trong sổ cộng đoàn.
Một số ít anh chị đã từng lập gia đình, đã làm đày đủ lễ cưới đời và đạo và đã có con khôn lớn, trên 20 tuổi, 15 tuổi, 10 tuổi, 5, 6 tuổi hay 1, 2 tuổi, cũng ghi tên theo học. Với những anh chị này theo học để tìm hiểu thêm về giáo dục và tâm lý. Chính những cặp đàn anh đàn chị trưởng thành này là chứng tá và trao truyền kinh nghiệm cho lớp đàn em và đôi khi làm sáng tỏ cho bài học trong lớp. Những ý kiến trao đổi trong ngày tổng kết của những anh chị kinh nghiệm này làm lớp trẻ thêm can đảm lãnh trách nhiệm, dấn thân vào đới sống hôn nhân.
Hai kết quả thật tốt sau khóa học mà ai cũng công nhận. Một là, sau khóa học, học viên rất bình thản, không hoang mang, biết nhìn thẳng vào thực tế và khó khăn mà không lùi bước hay sờn lòng, bắt tay ngay vào việc xây dựng gia đình bằng cách tiết kiệm tiền bạc và dành thời giờ cho công việc từ thiện bác ái. Hai là, phụ huynh hài lòng và sung sướng khi nhìn con cháu biết trách nhiệm sống trong gia đinh và quan hệ họ hàng, nhất là về mặt hiếu thảo và chuyên chăm dưỡng nuôi và giáo dục con cái.
2. Tất cả những ai tha thiết đến gia đình đều nên tìm đọc « Ðường vào tình yêu ». Bạn trẻ thanh nam thanh nữ muốn chuẩn bị hôn nhân sẽ tìm được những chỉ dẫn phong phú và cụ thể để hiểu rõ ý nghĩa và trách nhiệm trong khế ước hôn nhân và để chuẩn bị lễ nghi đời ở Toà Thị Chính, cũng như lễ nghi đạo ở Nhà thờ. Họ cũng sẽ có dịp nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của hôn nhân và gia đình. Từ những khía cạnh rất vật chất cụ thể, như sinh lý, tiền bạc, tài chánh, qua những khía cạnh luận lý xã hội như liên lạc vợ chồng, vai trò người vợ, vai trò người chồng, liên hệ gia đình đôi bên, giáo dục con cái, đền những khía cạnh tôn giáo thiêng liêng, như bí tích hôn phối, đời sống đạo trong gia đình. Nhờ những cái nhìn đa phương về hôn nhân và gia đình ấy, họ dễ dàng nhìn ra những quyết định phải lấy, những chuẩn bị phái làm. Họ vừa khắt khe với mình hơn, vừa rộng lượng với người hơn; vừa dễ hội nhập vào xã hội tân tiến khoa học kỹ thuật âu châu, vừa tự tín, dám hãnh diện và dám giữ gìn và biểu lộ văn hóa truyền thống cha ông việt nam để lại.
Các bậc phụ huynh đã lập gia đình, thậm chí bậc ông bà đã có cháu chắt sẽ tìm được một tài liệu cho phép ôn lại những điều đã học biết thủa thanh niên, hay tiếp cận với những tiến bộ mới về y học, về giáo dục, về quản trị.
Nội dung của cuốn « Ðường vào tình yêu » tương đối phong phú và quay quanh hai phần.
Phần I gồm 10 bài giảng huấn của mỗí khóa, đề cập đến 10 khía cạnh khác nhau của đời sống hôn nhân và gia đình. Ðề tài và cách trình bày có khác nhau, nhưng tất cả đều có một mục tiêu chung và một cách trình bày giống nhau. Mục đích chung là giúp các bạn trẻ xây dựng một gia đình Kitô giáo hạnh phúc theo tinh thần Phúc Âm trong xã hội hôm nay. Hình thức giống nhau là tất cả 10 bài đều được viết và trình bày một cách sáng sủa và đơn sơ, dùng tiếp cận thực tế để gần với đời sống hàng ngày của gia đình Công Giáo ở giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Âu Châu.
Phần II gồm 9 bài khảo luận, trong đó 4 bài đã là đề tài thuyết trình trong các khóa trình giáo dục liên tục, như Kỷ niệm hôn phối cho các phụ huynh, Ngày gia đình.
3. Bảng tóm lược sau đây về 19 bài trong « Ðường vào tình yêu » sẽ cho thấy rõ hơn nội dung phong phú của cuốn sách.
Phần I
1. Mục đích và đặc tính của Bí tích hôn phối / do Đức ông Mai Đức Vinh, giám đốc diều hành khóa học,
2. Gia đình trong dân luật của Pháp / do Luật sư Lê Đình Thông
3. Đời sống sinh lý vợ chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
4. Vệ sinh và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng / do Bs Tạ Thanh Minh
5. Sống đạo trong gia đình / do Ô Vũ Đình Khiêm & B. Ngô Kim Đào
6. Giáo dục con cái / do Giáo sư Trần Văn Cảnh, thư ký ban Mục Vụ Hôn Nhân
7. Tài chánh trong gia đình và Câu hỏi trắc nghiệm về tiền bạc và cuộc sống / Gs Nguyễn An Nhơn
8. Vai trò người chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
9. Vai trò người vợ / do Bà giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh
10. Cử hành Bí Tích Hôn Phối / do Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách
Phần II
11. Một tư tưởng bình dân việt nam về hôn nhân gia đình / do Giáo sư Trần Văn Cảnh
12. Xã hội học gia đình Công Giáo việt nam / do Luật sư Lê Ðình Thông
13. Mạn Ðàm về hạnh phúc gia đình / do Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh
14. Chữ tình và chữ yêu / do Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái
15. Mười điều bảo vệ hạnh phúc gia đình / do Gs Bùi Thị Lý, Lm Mai Ðức Vinh, Gs Trần Văn Cảnh
16. Suy nghĩ về giáo dục trẻ em / do Gs Bùi Thị Lý, Lm Mai Ðức Vinh
17. Gia lễ trong hôn nhân / do Ptvv Phạm Bá Nha
18. Hoa hồng mân côi mừng khánh nhật hôn nhân / do Ls Lê Ðình Thông
19. Tổng kết các khóa chuẩn bị hôn nhân / do Ptvv Phạm Bá Nha
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU, Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo ». Ðọc tên sách đã thấy hết nội dung. Ðúng là « Trông mặt mà bắt hình dong, Con lợn có béo thì lòng mới ngon ». Một phật tử bạn tình cờ gặp tôi trong một dịp thảo luận về gia đình. Anh ta nhắc với tôi về cuốn « Ðường vào tình yêu » và bảo tôi: Ðọc xong cuốn « Ðường vào tình yêu » của các anh, tôi cảm thấy các anh quá gần Khổng Mạnh. Các anh chuyển giao cho các thế hệ tương lai cái văn hoá dân tộc về đạo hiếu rất chu đáo. Tôi trả lời anh: Xin cám ơn anh đã quá khen. Nhưng không chỉ có thế. Chúng tôi chuyển trao văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo.
Trần Văn Cảnh
Phụ chú:
(1). Sách ĐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU đã được xuất bản lần 1 năm 2000 và được in lại lần 2 vào năm 2013, có hiệu đính và thêm phần pháp ngữ, nhưng bớt hẳn 9 bài khảo luận mở rộng trong phần hai. Do đó, sách được giới thiệu là cuốn xuất bản lần 1 năm 2000.
Cho đến hôm nay, ngày 17 tháng 01 năm 2017, có 57 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây:
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997; A4; 110 trang; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000; 540 tr;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I: Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II: Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp; 2003; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III: Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004; 918 tr.;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV: Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006; 138 tr.;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006; 270 tr.,
19. Văn hoá gia đình; 2006; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C); 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác; Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007; 106 tr.
23. Tọa Đàm: Kỷ niệm thành lập: 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239; 2008; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI: Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011; 464 tr.,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 1: 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007; Paris: 2011; A4; 336 tr.;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 2: Những sinh hoạt mục vụ cụ thể; Paris: 2011; A4; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 3: Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam; Paris: 2011; A4; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp; 2013; A4; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), In lần thứ hai, có hiệu chính và thêm phần pháp ngữ; Tái bản, 1-2013; 314 tr.
40. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
41. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
42. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
44. Kính trọng tuổi già 1: Giáo Hội quan tâm đến tuổi già, 2014; 82 tr.
45. Kính trọng tuổi già 2: Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014; 136 tr.
46. Kính trọng tuổi già 3: Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014; 38 tr
47. Kính trọng tuổi già 4: Những bài viết về tuổi thọ, 2014; 174 tr.
48. Kính trọng tuổi già 5: Tuyển thơ bô lão, 2014; 136 tr.
49. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
50. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
51. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015; 302 trang.
52. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015; 558 tr.
53. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016; 302 tr.
54. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
55. Người trẻ sống đức tin; 2016; 152 tr.
56. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa; 2016; 122 tr.
57. Giáo dục con cái; 2016; 188 tr.
ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU
Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo
Do Ban Mục Vụ Hôn Nhân Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản
Paris: 2000; khổ 14x20; 336 trang
Tái bản 1; 2013; 314 trang
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU, Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo » là tác phẩm thứ 07 trong số 57 [1] tác phẩm Giáo Xứ đã biên soạn và xuất bản.
Ðể chia xẻ trách nhiệm chung về công tác mục vụ trong giáo xứ, một số người trong cộng đoàn đã nhận lời mời của ban giám đốc, cộng tác và phụ trách giảng dạy các khóa CHUẨN BỊ HÔN NHÂN. Công việc này trước kia do các linh mục kiêm nhiệm. Các ngài mất quá nhiều thì giờ, đang khi công việc đa đoan. Những người được mời là những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm như linh mục, bác sĩ, luật sư và giáo sư với các môn, ngành chuyên môn của họ. Khóa trình Chuẩn Bị Hôn Nhân tổ chức một năm hai lần vào dịp Phục sinh và Giáng sinh, trong 5 tối thứ sáu liên tiếp, từ 20g đến 22g30, mỗi tối hai môn học, mỗi môn 1 giờ, nghỉ nửa giờ. Buổi tổng kết khóa vào Chúa Nhật tiếp theo, là buổi gặp gỡ và thảo luận chung giữa các giảng viên và học viên. Sau đó là thánh lễ, trao phát chứng chỉ và chụp hình lưu niệm. Bản chứng chỉ dùng để trình với giáo quyền nơi xin làm phép hôn phối. Học viên bắt buộc phải theo học đều đặn các buổi học. Ai vắng mặt, có thể xin gặp riêng với giảng viên phụ trách bài học để bổ túc bài vở. Mục đích mở khóa học vào Giáng sinh và Phục sinh là để tiện cho những ai muốn tổ chức đám cưới vào tết Việt Nam và mùa hè.
Cho đến ngày 31.12.2016, 44 khoá đã được tổ chức trong 22 năm, 1995-2017, với số học viên khoảng 600 bạn trẻ tham dự. Đa số các anh chị, sau thời gian tìm hiểu, đã đi đến quyết định lấy nhau và đang chuẩn bị sống chung, đến ghi tên theo học khóa chuẩn bị hôn nhân, để chuẩn bị gần và kỹ hơn cho thủ tục ngoài tòa thị chính và trong nhà thờ. Sau khóa học, thiệp hồng được gửi đi, và một ngày đẹp trời họ hàng hai bên chứng giám con mình bước vào đời với đày đủ hành trang tinh thần lẫn vật chất. Ngày này, phụ huynh cũng như người phụ trách giáo dục vui mừng khi con em mình đang bay lượn tung tăng trong dòng đời mà bớt sợ vấp ngã.
Quí nhất và đáng thán phục nhất là có học viên theo ‘bạn’ đến học mà không phải Công Giáo. Sau khóa học, người ấy phát biểu: ‘Tôi chiều theo ‘bạn tôi’ đến học. Học xong tôi mới khám phá ra hôn nhân Công Giáo có giá trị lâu bền và bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Tôi sẽ tìm hiểu và học đạo. Hôn nhân Công Giáo có nhiều ràng buộc hơn mà hôn nhân khác không có’. Nghe câu phát biểu chân tình ấy, chúng tôi quan sát thấy ‘người tình’ bên cạnh nhoẻn cười và cúi vai vào ‘người mình yêu’. Thiết nghĩ lúc ấy hai trái tim đập một nhịp thật mạnh hơn lúc nào hết.
Một vài anh hay chị ghi tên theo học một mình. Nhưng đã có ý trung nhân ở ngoại quốc hay bên Việt Nam. Theo học ở đây là anh hay chị ấy ý thức trách nhiệm về hôn nhân Công Giáo là quan trọng và nền tảng của đức tin. Chẳng bao lâu, giáo xứ có thêm một nhân danh trong sổ cộng đoàn.
Một số ít anh chị đã từng lập gia đình, đã làm đày đủ lễ cưới đời và đạo và đã có con khôn lớn, trên 20 tuổi, 15 tuổi, 10 tuổi, 5, 6 tuổi hay 1, 2 tuổi, cũng ghi tên theo học. Với những anh chị này theo học để tìm hiểu thêm về giáo dục và tâm lý. Chính những cặp đàn anh đàn chị trưởng thành này là chứng tá và trao truyền kinh nghiệm cho lớp đàn em và đôi khi làm sáng tỏ cho bài học trong lớp. Những ý kiến trao đổi trong ngày tổng kết của những anh chị kinh nghiệm này làm lớp trẻ thêm can đảm lãnh trách nhiệm, dấn thân vào đới sống hôn nhân.
Hai kết quả thật tốt sau khóa học mà ai cũng công nhận. Một là, sau khóa học, học viên rất bình thản, không hoang mang, biết nhìn thẳng vào thực tế và khó khăn mà không lùi bước hay sờn lòng, bắt tay ngay vào việc xây dựng gia đình bằng cách tiết kiệm tiền bạc và dành thời giờ cho công việc từ thiện bác ái. Hai là, phụ huynh hài lòng và sung sướng khi nhìn con cháu biết trách nhiệm sống trong gia đinh và quan hệ họ hàng, nhất là về mặt hiếu thảo và chuyên chăm dưỡng nuôi và giáo dục con cái.
2. Tất cả những ai tha thiết đến gia đình đều nên tìm đọc « Ðường vào tình yêu ». Bạn trẻ thanh nam thanh nữ muốn chuẩn bị hôn nhân sẽ tìm được những chỉ dẫn phong phú và cụ thể để hiểu rõ ý nghĩa và trách nhiệm trong khế ước hôn nhân và để chuẩn bị lễ nghi đời ở Toà Thị Chính, cũng như lễ nghi đạo ở Nhà thờ. Họ cũng sẽ có dịp nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của hôn nhân và gia đình. Từ những khía cạnh rất vật chất cụ thể, như sinh lý, tiền bạc, tài chánh, qua những khía cạnh luận lý xã hội như liên lạc vợ chồng, vai trò người vợ, vai trò người chồng, liên hệ gia đình đôi bên, giáo dục con cái, đền những khía cạnh tôn giáo thiêng liêng, như bí tích hôn phối, đời sống đạo trong gia đình. Nhờ những cái nhìn đa phương về hôn nhân và gia đình ấy, họ dễ dàng nhìn ra những quyết định phải lấy, những chuẩn bị phái làm. Họ vừa khắt khe với mình hơn, vừa rộng lượng với người hơn; vừa dễ hội nhập vào xã hội tân tiến khoa học kỹ thuật âu châu, vừa tự tín, dám hãnh diện và dám giữ gìn và biểu lộ văn hóa truyền thống cha ông việt nam để lại.
Các bậc phụ huynh đã lập gia đình, thậm chí bậc ông bà đã có cháu chắt sẽ tìm được một tài liệu cho phép ôn lại những điều đã học biết thủa thanh niên, hay tiếp cận với những tiến bộ mới về y học, về giáo dục, về quản trị.
Nội dung của cuốn « Ðường vào tình yêu » tương đối phong phú và quay quanh hai phần.
Phần I gồm 10 bài giảng huấn của mỗí khóa, đề cập đến 10 khía cạnh khác nhau của đời sống hôn nhân và gia đình. Ðề tài và cách trình bày có khác nhau, nhưng tất cả đều có một mục tiêu chung và một cách trình bày giống nhau. Mục đích chung là giúp các bạn trẻ xây dựng một gia đình Kitô giáo hạnh phúc theo tinh thần Phúc Âm trong xã hội hôm nay. Hình thức giống nhau là tất cả 10 bài đều được viết và trình bày một cách sáng sủa và đơn sơ, dùng tiếp cận thực tế để gần với đời sống hàng ngày của gia đình Công Giáo ở giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Âu Châu.
Phần II gồm 9 bài khảo luận, trong đó 4 bài đã là đề tài thuyết trình trong các khóa trình giáo dục liên tục, như Kỷ niệm hôn phối cho các phụ huynh, Ngày gia đình.
3. Bảng tóm lược sau đây về 19 bài trong « Ðường vào tình yêu » sẽ cho thấy rõ hơn nội dung phong phú của cuốn sách.
Phần I
1. Mục đích và đặc tính của Bí tích hôn phối / do Đức ông Mai Đức Vinh, giám đốc diều hành khóa học,
2. Gia đình trong dân luật của Pháp / do Luật sư Lê Đình Thông
3. Đời sống sinh lý vợ chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
4. Vệ sinh và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng / do Bs Tạ Thanh Minh
5. Sống đạo trong gia đình / do Ô Vũ Đình Khiêm & B. Ngô Kim Đào
6. Giáo dục con cái / do Giáo sư Trần Văn Cảnh, thư ký ban Mục Vụ Hôn Nhân
7. Tài chánh trong gia đình và Câu hỏi trắc nghiệm về tiền bạc và cuộc sống / Gs Nguyễn An Nhơn
8. Vai trò người chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
9. Vai trò người vợ / do Bà giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh
10. Cử hành Bí Tích Hôn Phối / do Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách
Phần II
11. Một tư tưởng bình dân việt nam về hôn nhân gia đình / do Giáo sư Trần Văn Cảnh
12. Xã hội học gia đình Công Giáo việt nam / do Luật sư Lê Ðình Thông
13. Mạn Ðàm về hạnh phúc gia đình / do Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh
14. Chữ tình và chữ yêu / do Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái
15. Mười điều bảo vệ hạnh phúc gia đình / do Gs Bùi Thị Lý, Lm Mai Ðức Vinh, Gs Trần Văn Cảnh
16. Suy nghĩ về giáo dục trẻ em / do Gs Bùi Thị Lý, Lm Mai Ðức Vinh
17. Gia lễ trong hôn nhân / do Ptvv Phạm Bá Nha
18. Hoa hồng mân côi mừng khánh nhật hôn nhân / do Ls Lê Ðình Thông
19. Tổng kết các khóa chuẩn bị hôn nhân / do Ptvv Phạm Bá Nha
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU, Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình Công Giáo ». Ðọc tên sách đã thấy hết nội dung. Ðúng là « Trông mặt mà bắt hình dong, Con lợn có béo thì lòng mới ngon ». Một phật tử bạn tình cờ gặp tôi trong một dịp thảo luận về gia đình. Anh ta nhắc với tôi về cuốn « Ðường vào tình yêu » và bảo tôi: Ðọc xong cuốn « Ðường vào tình yêu » của các anh, tôi cảm thấy các anh quá gần Khổng Mạnh. Các anh chuyển giao cho các thế hệ tương lai cái văn hoá dân tộc về đạo hiếu rất chu đáo. Tôi trả lời anh: Xin cám ơn anh đã quá khen. Nhưng không chỉ có thế. Chúng tôi chuyển trao văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo.
Trần Văn Cảnh
Phụ chú:
(1). Sách ĐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU đã được xuất bản lần 1 năm 2000 và được in lại lần 2 vào năm 2013, có hiệu đính và thêm phần pháp ngữ, nhưng bớt hẳn 9 bài khảo luận mở rộng trong phần hai. Do đó, sách được giới thiệu là cuốn xuất bản lần 1 năm 2000.
Cho đến hôm nay, ngày 17 tháng 01 năm 2017, có 57 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây:
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997; A4; 110 trang; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000; 540 tr;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I: Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II: Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp; 2003; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III: Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004; 918 tr.;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV: Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006; 138 tr.;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006; 270 tr.,
19. Văn hoá gia đình; 2006; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C); 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác; Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007; 106 tr.
23. Tọa Đàm: Kỷ niệm thành lập: 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239; 2008; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI: Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011; 464 tr.,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 1: 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007; Paris: 2011; A4; 336 tr.;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 2: Những sinh hoạt mục vụ cụ thể; Paris: 2011; A4; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010; tập 3: Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam; Paris: 2011; A4; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp; 2013; A4; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), In lần thứ hai, có hiệu chính và thêm phần pháp ngữ; Tái bản, 1-2013; 314 tr.
40. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
41. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
42. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
44. Kính trọng tuổi già 1: Giáo Hội quan tâm đến tuổi già, 2014; 82 tr.
45. Kính trọng tuổi già 2: Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014; 136 tr.
46. Kính trọng tuổi già 3: Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014; 38 tr
47. Kính trọng tuổi già 4: Những bài viết về tuổi thọ, 2014; 174 tr.
48. Kính trọng tuổi già 5: Tuyển thơ bô lão, 2014; 136 tr.
49. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
50. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
51. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015; 302 trang.
52. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015; 558 tr.
53. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016; 302 tr.
54. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
55. Người trẻ sống đức tin; 2016; 152 tr.
56. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa; 2016; 122 tr.
57. Giáo dục con cái; 2016; 188 tr.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Đức Mẹ
Nguyễn Bá Khanh
19:03 17/01/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hương thơm tỏa nhẹ thiên đình.
Mẹ đẹp diễm lệ, xinh xinh tuyệt vời.
Con quỳ giữa bến chơi vơi.
Mênh mông nhạc khúc, biển đời thênh thang.
(Trích thơ của Lm.Giuse Nguyễn Hưng Lợi)