Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật III Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
03:07 18/01/2018
Giôna 3: 1-5, 10; Tvịnh 24; I Côrintô 7: 29-31 Macco 1: 14-20
Cách đây vài hôm tôi nói chuyện với một học sinh lớp trung học phổ thông. Anh ta đã sửa soạn chương trình lên đại học. Thời buổi này hình như các thiếu niên cảm thấy có nhiều áp lực về việc cần làm điều gì đó nhiều hơn hơn trong lúc này. Tôi không nhớ tôi nghe câu chuyện này ở đâu: một thiếu nữ muốn vào đại học đang làm đơn. Cô rất hồi hộp khi đọc câu hỏi ghi trong mẫu đơn: "bạn có phải là một người lãnh đạo hay không?" Cô ta rất hoang mang. Thật ra cô ta không quan tâm đến việc này. Cô ta trả lời "không" và nộp đơn. Cô tự nghĩ là sẽ nhận được hồi đáp rất tệ. Nhưng, cô ta ngạc nhiên khi nhận được bức thơ của trường đại học viết rằng: "Bạn thân mến, sau khi duyệt xét các đơn, thì năm nay chúng tôi có đến 1,452 người lãnh đạo. Vì thế chúng tôi chấp nhận bạn vì chúng tôi biết chắc là ít ra cũng có một người chịu đi theo học".
Phúc âm thánh Máccô cho chúng ta biết ai lúc đầu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu để đi theo Ngài. Hôm nay chúng ta nghe về vài người mở đầu. Anh em gia đình Dêbêdê đang hành nghề đánh cá qua nhiều thế hệ. Thời đó một gia đình đánh cá có cơ ngơi thịnh vượng vững chắc, là gia đình được truyền nghề qua bao thế hệ có thể kéo dài hằng bao thế kỷ. Mọi người trong gia đình biết họ có tài năng cở bậc nào. Một người có quan điểm tốt về nghề nghiệp có thể phát triễn ngành nghề kinh doanh đó đến suốt đời của họ.
Và bây giờ Chúa Giêsu đến. Trong khi Chúa Giêsu đi qua, Ngài trông thấy một số người đánh cá có thể không có kinh nghiệm giỏi dang, nhưng họ có thuyền đánh cá, và họ có tài lực để thuê người khác phụ giúp. Rõ ràng họ có năng lực lãnh đạo, và biết dùng sức họ một cách khôn ngoan. Nhưng, Chúa Giêsu không tìm người lãnh đạo. Chúa Giêsu sẽ cho thế giới biết một lối sống mới, là cách nhìn của Thiên Chúa và thấy họ không là một cá nhân hiện hữu, không là những người bon chen, nhưng là người thuộc một cộng đoàn mà Chúa Giêsu gọi là "Nước Thiên Chúa". Để làm như vậy Chúa Giêsu cần người đi theo Ngài, người sẵn sàng theo đường lối sống mới. Chúa Giêsu không cần người lãnh đạo lúc đó. Ngài cần người theo Ngài, người sẵn sàng học hỏi, vì Ngài có nhiều điều phải dạy dỗ họ và chia sẽ với họ.
Thiên Chúa đã để ý đến hoàn cảnh chúng ta. Loài người đã tự sống lâu quá rồi, và đã làm cho đời sống trở nên quá phức tạp. Thiên Chúa đến để giúp loài người. "Nước Thiên Chúa đã đến". Đó là điều Chúa Giêsu loan báo. Không phải là một phe đảng chính trị mới, cũng không phải là một lý thuyết lạ lùng về đời sống thiêng liêng. Cũng không phải chỉ là một lời khuyên nhủ tốt lành về một đời sống thịnh vượng. Thiên Chúa qua Chúa Giêsu có ý định tự Ngài làm một điều hoàn toàn mới lạ.
Điều đầu tiên Chúa Giêsu đòi hỏi các người theo Ngài là "sám hối". Trong ngôn ngử của Chúa Giêsu, sám hối không phải chỉ ăn năn tội lỗi. Sám hối có nghĩa là thay đổi hoàn toàn lối sống của mình. Và đó cũng là điều Ngài đòi hỏi chúng ta nữa: hãy thay đổi lối chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa, và nhìn thấy chúng ta và tha nhân. Điều đó có nghĩa là một lối suy nghĩ hoàn toàn mới về xét đoán và sinh sống. Và cũng có nghĩa là nhìn nhận mình một cách thành thật, như người sinh viên điền đơn xin vào đại học. Cô ta nhìn nhận cô ta không phải là một người lãnh đạo. Ai đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, trước hết phải chấp nhận mình là một người đi theo.
Chúng ta là những người đi theo Chúa Giêsu phải không? Có phải vì vậy mà chúng ta đến đây hằng tuần? Hay vì vậy mà chúng ta cầu nguyện hằng tuần? Vì chúng ta tin tưởng Chúa Giêsu, và chúng ta cố gắng theo Ngài, và theo đường lối của Ngài.
Chúa Giêsu mời gọi các người đánh cá. Nếu họ chấp nhận và theo Ngài, họ sẽ phải bỏ nghề nghiệp vững chắc của họ. Theo Chúa Giêsu có nghĩa là đời sống của họ có thể không ổn định, và tương lai của họ sẽ không còn tuỳ thuộc vào bản năng của họ mà lệ thuộc vào quyền của Chúa Giêsu. Nếu họ chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu để theo Ngài thì sẽ là việc làm thay đổi cả thế giới.
Phần đông trong chúng ta đều quen thuộc cách làm sao hành nghề của mình cho vững chắc trong thế giới hiện tại, ngay cả trong việc tranh đua trong thể thao và trong học đường. Thế giới khuyến khích sự lãnh đạo và chỉ dẫn đúng quy trình. Nhưng, đến lúc này trong Phúc âm không phải là điều Chúa Giêsu đòi buộc nơi các môn đệ đi theo Ngài. Vì sau này họ sẽ có thời giờ có ý kiến về việc lãnh đạo, còn bây giờ thì chưa.
Chúa Giêsu loan báo nước Thiên Chúa đã đến. Nói một cách khác, Thiên Chúa hành động và đến trong đời sống chúng ta và đó là Tin mừng. Đối với một số người trong chúng ta, đức tin của chúng ta có thể đang bị đóng băng nhưng chúng ta không ngồi một chổ để sự việc tự thay đổi. Điều chúng ta cần là hãy tự bắt đầu việc mới "tôi là người đi theo". Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách dấn thân chúng ta qua sám hối, là thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và cách hành động để theo Chúa Giêsu trong công việc mới. Vậy chúng ta hãy trở nên người đi theo Chúa, và để Chúa Giêsu dẫn dắt đời sống chúng ta. Thì giờ tốt nhất để làm việc này là ngay bây giờ, trong khi chúng ta đang bắt đầu một Năm mới phải không? Bí tích Thánh Thể là thời gian, tốt nhất để chúng ta trở về với Chúa Kitô và xin ơn đổi mới. Nếu chúng ta đáp lại lời Chúa Kitô kêu gọi, thì cuối năm chúng ta sẽ ở một vị trí khác.
Chúa Giêsu ở sa mạc với quyết tâm là mời gọi dân chúng lúc đó và cả bây giờ chấp nhận Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa trong đời sống của họ. Chúa Giêsu đến để nói với dân chúng đang quằn quại và mất phương hướng vì họ đã phải cố gắng tự lo cho họ, và bây giờ họ đang sẵn sàng thay đổi lối sống của họ, theo lối sống mới mà Chúa Giêsu chỉ dạy. Chúa Giêsu mời gọi họ và cả chúng ta là hãy từ bỏ bản năng của chúng ta đối với những của cải hay hư mất để chấp nhận một lối sống và suy nghĩ mới.
Và bây giờ dân chúng sẽ thấy Thiên Chúa đã yêu thương họ và họ sẽ thấy được Chúa chấp nhận. Họ sẽ không xét đoán người khác theo quan niệm phân biệt về: của cải, giáo dục, địa vị trong xã hội và nghề nghiệp. "Sám hối", đó là lời Chúa Giêsu nói với họ. "Hãy tin tưởng vào phúc âm" nghĩa là "tin tưởng và sống một đời sống mới, đời sống mà Ta đang hướng dẫn cho anh em".
Nhiều năm trước đây có một người đi theo cách sống "Dã ngoại". Ông ta sống trong rừng một tuần với những nhu cầu và dụng cụ tối thiểu. Tôi hỏi ông ta vì sao ông ta làm như vậy. Ông ta nói ông ta sống trong rừng để bỏ qua những điều đã cho ông phải như thế mới an toàn cho cuộc sống, và nhờ bỏ lại những việc thường ngày đã chia xẽ lòng trí ông ta để ông có dịp suy nghĩ lại mọi sự việc. Ông ta lại nói thêm "tuần sống đó làm thay đổi ý nghĩ và đời sống của tôi hoàn toàn".
Để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, theo Ngài là như kinh nghiệm sống "Dã ngoại" của người bạn tôi. Đó là một cơ hội để bỏ qua "những việc làm hằng ngày làm cho bạn tôi chia trí mà an toàn", và chờ đợi Thiên Chúa nói với chúng ta thay đổi cách sống và đặt giá trị cuộc sống theo đúng nghĩa.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY (B) -
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31 Mark 1: 14-20
I was talking to a high school junior the other day. He is making plans for college already! It seems kids are feeling that pressure earlier and earlier these days. Not sure where I heard this story, but a young woman who wanted to go to college was filling out an application. Her heart sank when she read the question on the application form that asked, "Are you a leader?" Being honest and, maybe a little overly conscientious, she wrote "No," and returned the application, expecting the worst. To her surprise she received a letter from the college which said, "Dear applicant: A study of the application forms reveals that this year of college we will have 1452 leaders. We are accepting you because we feel it is imperative that they have at least one follower."
Mark’s gospel will tell us about many who initially responded to Jesus’ invitation to follow him. Today we hear about the first few. The Zebedee family had probably been in the fishing business for generations. That’s the way things were done in those days. The family seemed to have a prosperous business, so it would have been passed on from one generation to the next. A small family business in that world could have existed for centuries. People knew what their talents were. A person with a good sense of business could stay in their trade all their lives.
Now enters Jesus….As he passes by he sees a group of fishermen who were not only savvy businesspeople, who owned their own boats, but also had the capacity and means to hire others. Their leadership qualities were obvious and they used them wisely. But Jesus wasn’t looking for leaders. He was going to introduce to the world a new way of living, a new way of seeing God, and seeing themselves – not as individuals, not as competitors, but as belonging to one community which he called, "the kingdom of God." But in order to do this, he needed followers who were open to a new way of life. He didn’t need leaders at this point. He needed followers, people who were willing to learn, because he had much to teach and share with them.
God had noticed our situation. Humans had been on their own too long and had made a mess of their lives and the world. God was coming to help: "The kingdom of God is at hand, " Jesus proclaimed. It wasn’t about a new political party. It wasn’t a new eccentric spirituality. It wasn’t just a new piece of good advice for successful living. In Jesus, God was taking the initiative and doing something completely new.
The first thing Jesus asked of his followers was to "Repent." In his language repentance wasn’t just about sorrow for sin. It meant to turn completely around, changing the direction of their lives. And that is what he asks of us too; changing our way of seeing God… And seeing ourselves… And seeing our neighbors. It means a completely new way of thinking, judging and living. It means looking at ourselves honestly; like that young college student who acknowledged she was a follower. Anyone who would respond to Jesus’ invitation has to first accept being a follower.
We are his followers, aren’t we? Isn’t that why we are here each week? Isn’t that why we say the prayers we say during the week? Because we believe in Jesus and we are trying to follow him and his ways.
Jesus extended an invitation to those fishermen. If they accepted and followed him they would have to leave behind their secure lives. Following Jesus would mean their lives would become unpredictable and their futures would be out of their hands and in his hands. If they accepted his invitation to follow it would be shattering and world changing.
Most of us are pretty savvy about how to survive in the business world, at play and yes, even in school. Our world encourages initiative and leadership. But at this point in the gospel that is not what Jesus is asking of his followers. Later there will be a time when initiative and leadership will be required – but not yet.
Jesus announces the kingdom of God is at hand. In other words, God is on the move and has entered our lives and that’s good news. For some of us our faith can feel stagnant, as if we are sitting in one place and things don’t look like they are going to change. What we need is a new start. It will take admitting, as our college student did, "I am a follower." We can begin by renewing our commitment that begins with repentance: changing the way we have been thinking and acting and turning to Jesus for a fresh start. Let’s be followers and let him take the lead in our lives. What better time to do this then right now, while we are still at the beginning of a new year? The Eucharist is a good time and place to turn to Christ and ask for renewal. If we do respond to his promptings, the end of the year will find us in a different place than we are as this year ends.
Jesus came out of the desert with a firm resolve: to invite people then and now to accept God and God’s ways in their lives. He came to speak to people who were worn out and confused from trying to make it on their own, who were ready to turn their lives over to the new beginning he was showing them. He was inviting them and us to turn away from wasting our energies on what doesn’t last and to accept a whole new way of thinking and living.
Now they would see themselves as loved by God and see their neighbors through God’s loving eyes. They would stop measuring others based on possessions, education, social standing and careers. "Repent," Jesus would tell them. "Believe in the gospel," that is, "Believe and live a different kind of life; the life that I am going to show you."
Several years ago a man I knew went on an "Outward Bound" journey. He lived in the woods by himself for a week, with only the the minimal amount of supplies and equipment. I asked him why he did it. He said he went into the wilderness, "To put aside some of my pacifiers and usual distractions and think things over." He went on to say, "That week changed my whole way of looking at my life."
To respond to Jesus’s invitation to follow him is like that Outward Bound experience of my friend. It is an opportunity to put aside "the usual pacifiers and distractions" and wait for God to speak to us, help us make important changes and set our priorities right.
Cách đây vài hôm tôi nói chuyện với một học sinh lớp trung học phổ thông. Anh ta đã sửa soạn chương trình lên đại học. Thời buổi này hình như các thiếu niên cảm thấy có nhiều áp lực về việc cần làm điều gì đó nhiều hơn hơn trong lúc này. Tôi không nhớ tôi nghe câu chuyện này ở đâu: một thiếu nữ muốn vào đại học đang làm đơn. Cô rất hồi hộp khi đọc câu hỏi ghi trong mẫu đơn: "bạn có phải là một người lãnh đạo hay không?" Cô ta rất hoang mang. Thật ra cô ta không quan tâm đến việc này. Cô ta trả lời "không" và nộp đơn. Cô tự nghĩ là sẽ nhận được hồi đáp rất tệ. Nhưng, cô ta ngạc nhiên khi nhận được bức thơ của trường đại học viết rằng: "Bạn thân mến, sau khi duyệt xét các đơn, thì năm nay chúng tôi có đến 1,452 người lãnh đạo. Vì thế chúng tôi chấp nhận bạn vì chúng tôi biết chắc là ít ra cũng có một người chịu đi theo học".
Phúc âm thánh Máccô cho chúng ta biết ai lúc đầu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu để đi theo Ngài. Hôm nay chúng ta nghe về vài người mở đầu. Anh em gia đình Dêbêdê đang hành nghề đánh cá qua nhiều thế hệ. Thời đó một gia đình đánh cá có cơ ngơi thịnh vượng vững chắc, là gia đình được truyền nghề qua bao thế hệ có thể kéo dài hằng bao thế kỷ. Mọi người trong gia đình biết họ có tài năng cở bậc nào. Một người có quan điểm tốt về nghề nghiệp có thể phát triễn ngành nghề kinh doanh đó đến suốt đời của họ.
Và bây giờ Chúa Giêsu đến. Trong khi Chúa Giêsu đi qua, Ngài trông thấy một số người đánh cá có thể không có kinh nghiệm giỏi dang, nhưng họ có thuyền đánh cá, và họ có tài lực để thuê người khác phụ giúp. Rõ ràng họ có năng lực lãnh đạo, và biết dùng sức họ một cách khôn ngoan. Nhưng, Chúa Giêsu không tìm người lãnh đạo. Chúa Giêsu sẽ cho thế giới biết một lối sống mới, là cách nhìn của Thiên Chúa và thấy họ không là một cá nhân hiện hữu, không là những người bon chen, nhưng là người thuộc một cộng đoàn mà Chúa Giêsu gọi là "Nước Thiên Chúa". Để làm như vậy Chúa Giêsu cần người đi theo Ngài, người sẵn sàng theo đường lối sống mới. Chúa Giêsu không cần người lãnh đạo lúc đó. Ngài cần người theo Ngài, người sẵn sàng học hỏi, vì Ngài có nhiều điều phải dạy dỗ họ và chia sẽ với họ.
Thiên Chúa đã để ý đến hoàn cảnh chúng ta. Loài người đã tự sống lâu quá rồi, và đã làm cho đời sống trở nên quá phức tạp. Thiên Chúa đến để giúp loài người. "Nước Thiên Chúa đã đến". Đó là điều Chúa Giêsu loan báo. Không phải là một phe đảng chính trị mới, cũng không phải là một lý thuyết lạ lùng về đời sống thiêng liêng. Cũng không phải chỉ là một lời khuyên nhủ tốt lành về một đời sống thịnh vượng. Thiên Chúa qua Chúa Giêsu có ý định tự Ngài làm một điều hoàn toàn mới lạ.
Điều đầu tiên Chúa Giêsu đòi hỏi các người theo Ngài là "sám hối". Trong ngôn ngử của Chúa Giêsu, sám hối không phải chỉ ăn năn tội lỗi. Sám hối có nghĩa là thay đổi hoàn toàn lối sống của mình. Và đó cũng là điều Ngài đòi hỏi chúng ta nữa: hãy thay đổi lối chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa, và nhìn thấy chúng ta và tha nhân. Điều đó có nghĩa là một lối suy nghĩ hoàn toàn mới về xét đoán và sinh sống. Và cũng có nghĩa là nhìn nhận mình một cách thành thật, như người sinh viên điền đơn xin vào đại học. Cô ta nhìn nhận cô ta không phải là một người lãnh đạo. Ai đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, trước hết phải chấp nhận mình là một người đi theo.
Chúng ta là những người đi theo Chúa Giêsu phải không? Có phải vì vậy mà chúng ta đến đây hằng tuần? Hay vì vậy mà chúng ta cầu nguyện hằng tuần? Vì chúng ta tin tưởng Chúa Giêsu, và chúng ta cố gắng theo Ngài, và theo đường lối của Ngài.
Chúa Giêsu mời gọi các người đánh cá. Nếu họ chấp nhận và theo Ngài, họ sẽ phải bỏ nghề nghiệp vững chắc của họ. Theo Chúa Giêsu có nghĩa là đời sống của họ có thể không ổn định, và tương lai của họ sẽ không còn tuỳ thuộc vào bản năng của họ mà lệ thuộc vào quyền của Chúa Giêsu. Nếu họ chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu để theo Ngài thì sẽ là việc làm thay đổi cả thế giới.
Phần đông trong chúng ta đều quen thuộc cách làm sao hành nghề của mình cho vững chắc trong thế giới hiện tại, ngay cả trong việc tranh đua trong thể thao và trong học đường. Thế giới khuyến khích sự lãnh đạo và chỉ dẫn đúng quy trình. Nhưng, đến lúc này trong Phúc âm không phải là điều Chúa Giêsu đòi buộc nơi các môn đệ đi theo Ngài. Vì sau này họ sẽ có thời giờ có ý kiến về việc lãnh đạo, còn bây giờ thì chưa.
Chúa Giêsu loan báo nước Thiên Chúa đã đến. Nói một cách khác, Thiên Chúa hành động và đến trong đời sống chúng ta và đó là Tin mừng. Đối với một số người trong chúng ta, đức tin của chúng ta có thể đang bị đóng băng nhưng chúng ta không ngồi một chổ để sự việc tự thay đổi. Điều chúng ta cần là hãy tự bắt đầu việc mới "tôi là người đi theo". Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách dấn thân chúng ta qua sám hối, là thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và cách hành động để theo Chúa Giêsu trong công việc mới. Vậy chúng ta hãy trở nên người đi theo Chúa, và để Chúa Giêsu dẫn dắt đời sống chúng ta. Thì giờ tốt nhất để làm việc này là ngay bây giờ, trong khi chúng ta đang bắt đầu một Năm mới phải không? Bí tích Thánh Thể là thời gian, tốt nhất để chúng ta trở về với Chúa Kitô và xin ơn đổi mới. Nếu chúng ta đáp lại lời Chúa Kitô kêu gọi, thì cuối năm chúng ta sẽ ở một vị trí khác.
Chúa Giêsu ở sa mạc với quyết tâm là mời gọi dân chúng lúc đó và cả bây giờ chấp nhận Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa trong đời sống của họ. Chúa Giêsu đến để nói với dân chúng đang quằn quại và mất phương hướng vì họ đã phải cố gắng tự lo cho họ, và bây giờ họ đang sẵn sàng thay đổi lối sống của họ, theo lối sống mới mà Chúa Giêsu chỉ dạy. Chúa Giêsu mời gọi họ và cả chúng ta là hãy từ bỏ bản năng của chúng ta đối với những của cải hay hư mất để chấp nhận một lối sống và suy nghĩ mới.
Và bây giờ dân chúng sẽ thấy Thiên Chúa đã yêu thương họ và họ sẽ thấy được Chúa chấp nhận. Họ sẽ không xét đoán người khác theo quan niệm phân biệt về: của cải, giáo dục, địa vị trong xã hội và nghề nghiệp. "Sám hối", đó là lời Chúa Giêsu nói với họ. "Hãy tin tưởng vào phúc âm" nghĩa là "tin tưởng và sống một đời sống mới, đời sống mà Ta đang hướng dẫn cho anh em".
Nhiều năm trước đây có một người đi theo cách sống "Dã ngoại". Ông ta sống trong rừng một tuần với những nhu cầu và dụng cụ tối thiểu. Tôi hỏi ông ta vì sao ông ta làm như vậy. Ông ta nói ông ta sống trong rừng để bỏ qua những điều đã cho ông phải như thế mới an toàn cho cuộc sống, và nhờ bỏ lại những việc thường ngày đã chia xẽ lòng trí ông ta để ông có dịp suy nghĩ lại mọi sự việc. Ông ta lại nói thêm "tuần sống đó làm thay đổi ý nghĩ và đời sống của tôi hoàn toàn".
Để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, theo Ngài là như kinh nghiệm sống "Dã ngoại" của người bạn tôi. Đó là một cơ hội để bỏ qua "những việc làm hằng ngày làm cho bạn tôi chia trí mà an toàn", và chờ đợi Thiên Chúa nói với chúng ta thay đổi cách sống và đặt giá trị cuộc sống theo đúng nghĩa.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
3rd SUNDAY (B) -
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31 Mark 1: 14-20
I was talking to a high school junior the other day. He is making plans for college already! It seems kids are feeling that pressure earlier and earlier these days. Not sure where I heard this story, but a young woman who wanted to go to college was filling out an application. Her heart sank when she read the question on the application form that asked, "Are you a leader?" Being honest and, maybe a little overly conscientious, she wrote "No," and returned the application, expecting the worst. To her surprise she received a letter from the college which said, "Dear applicant: A study of the application forms reveals that this year of college we will have 1452 leaders. We are accepting you because we feel it is imperative that they have at least one follower."
Mark’s gospel will tell us about many who initially responded to Jesus’ invitation to follow him. Today we hear about the first few. The Zebedee family had probably been in the fishing business for generations. That’s the way things were done in those days. The family seemed to have a prosperous business, so it would have been passed on from one generation to the next. A small family business in that world could have existed for centuries. People knew what their talents were. A person with a good sense of business could stay in their trade all their lives.
Now enters Jesus….As he passes by he sees a group of fishermen who were not only savvy businesspeople, who owned their own boats, but also had the capacity and means to hire others. Their leadership qualities were obvious and they used them wisely. But Jesus wasn’t looking for leaders. He was going to introduce to the world a new way of living, a new way of seeing God, and seeing themselves – not as individuals, not as competitors, but as belonging to one community which he called, "the kingdom of God." But in order to do this, he needed followers who were open to a new way of life. He didn’t need leaders at this point. He needed followers, people who were willing to learn, because he had much to teach and share with them.
God had noticed our situation. Humans had been on their own too long and had made a mess of their lives and the world. God was coming to help: "The kingdom of God is at hand, " Jesus proclaimed. It wasn’t about a new political party. It wasn’t a new eccentric spirituality. It wasn’t just a new piece of good advice for successful living. In Jesus, God was taking the initiative and doing something completely new.
The first thing Jesus asked of his followers was to "Repent." In his language repentance wasn’t just about sorrow for sin. It meant to turn completely around, changing the direction of their lives. And that is what he asks of us too; changing our way of seeing God… And seeing ourselves… And seeing our neighbors. It means a completely new way of thinking, judging and living. It means looking at ourselves honestly; like that young college student who acknowledged she was a follower. Anyone who would respond to Jesus’ invitation has to first accept being a follower.
We are his followers, aren’t we? Isn’t that why we are here each week? Isn’t that why we say the prayers we say during the week? Because we believe in Jesus and we are trying to follow him and his ways.
Jesus extended an invitation to those fishermen. If they accepted and followed him they would have to leave behind their secure lives. Following Jesus would mean their lives would become unpredictable and their futures would be out of their hands and in his hands. If they accepted his invitation to follow it would be shattering and world changing.
Most of us are pretty savvy about how to survive in the business world, at play and yes, even in school. Our world encourages initiative and leadership. But at this point in the gospel that is not what Jesus is asking of his followers. Later there will be a time when initiative and leadership will be required – but not yet.
Jesus announces the kingdom of God is at hand. In other words, God is on the move and has entered our lives and that’s good news. For some of us our faith can feel stagnant, as if we are sitting in one place and things don’t look like they are going to change. What we need is a new start. It will take admitting, as our college student did, "I am a follower." We can begin by renewing our commitment that begins with repentance: changing the way we have been thinking and acting and turning to Jesus for a fresh start. Let’s be followers and let him take the lead in our lives. What better time to do this then right now, while we are still at the beginning of a new year? The Eucharist is a good time and place to turn to Christ and ask for renewal. If we do respond to his promptings, the end of the year will find us in a different place than we are as this year ends.
Jesus came out of the desert with a firm resolve: to invite people then and now to accept God and God’s ways in their lives. He came to speak to people who were worn out and confused from trying to make it on their own, who were ready to turn their lives over to the new beginning he was showing them. He was inviting them and us to turn away from wasting our energies on what doesn’t last and to accept a whole new way of thinking and living.
Now they would see themselves as loved by God and see their neighbors through God’s loving eyes. They would stop measuring others based on possessions, education, social standing and careers. "Repent," Jesus would tell them. "Believe in the gospel," that is, "Believe and live a different kind of life; the life that I am going to show you."
Several years ago a man I knew went on an "Outward Bound" journey. He lived in the woods by himself for a week, with only the the minimal amount of supplies and equipment. I asked him why he did it. He said he went into the wilderness, "To put aside some of my pacifiers and usual distractions and think things over." He went on to say, "That week changed my whole way of looking at my life."
To respond to Jesus’s invitation to follow him is like that Outward Bound experience of my friend. It is an opportunity to put aside "the usual pacifiers and distractions" and wait for God to speak to us, help us make important changes and set our priorities right.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:56 18/01/2018
37. KHÔNG CÓ VẬN MAY
Trước đây có một anh nhà quê nọ tham gia thi khoa cử, đề thi là “trăng sáng”, anh nhà quê ấy liền ngâm:
- “Tròn tròn cách góc biển, từ từ ra khỏi đám mây lớn, đêm nay tròn đầy, sáng trong không chỗ nào là không có.”
Quan chấm thi nói:
- “Ý nghĩa rất là hay, nhưng lại là không có vận (vần thơ).
Trả lời:
- “Bởi vì nó là không vận (vận may) nên mới chỉ có thể làm thầy dạy học, bằng nếu có vận thì đã sớm làm quan rồi.”
(Hoa Diên Thú Lạc Đàm Tiếu Tửu Lịnh)
Suy tư 37:
Người ta có câu nói “Bôn ba chẳng qua thời vận” để chỉ những người đi đông đi tây làm ăn buôn bán mà không được gì cả, còn người mới ra làm ăn thì gặp lợi, gặp lợi tức là vận may, là số đỏ, là số hên, nên làm ăn phát đạt.
Con người ta ai cũng thích mình có vận may khi buôn bán, có số đỏ khi bài bạc, có số hên khi...kiếm vợ kiếm chồng, và chắc chắn là không một ai thích mình gặp vận rủi, hoặc có số xui trong làm ăn buôn bán cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Người Ki-tô hữu không cầu xin cho mình gặp được vận may hay có số đỏ, nhưng họ luôn cầu nguyện để xin ơn được an vui với hoàn cảnh hiện tại mình đang có, dù hoàn cảnh nghèo hay hoàn cảnh giàu, đau khổ hay hạnh phúc, bởi vì họ luôn xác tín rằng vận may chính là được làm con cái của Thiên Chúa, là được thông phần khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Giê-su qua chính cuộc sống giàu nghèo hiện tại của mình...
Vận may, số đỏ hay số hên chắc chắn là không ở nơi thời vận, nhưng là ở chỗ trong tâm hồn của chúng ta có đức tin hay không mới là quan trọng, nghĩa là chúng ta có chấp nhận rằng tất cả mọi đau khổ và hạnh phúc ở đời này của chúng ta đều là vận may, đó là cơ hội để chúng ta được hưởng phúc thiên đàng mai sau vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
Trước đây có một anh nhà quê nọ tham gia thi khoa cử, đề thi là “trăng sáng”, anh nhà quê ấy liền ngâm:
- “Tròn tròn cách góc biển, từ từ ra khỏi đám mây lớn, đêm nay tròn đầy, sáng trong không chỗ nào là không có.”
Quan chấm thi nói:
- “Ý nghĩa rất là hay, nhưng lại là không có vận (vần thơ).
Trả lời:
- “Bởi vì nó là không vận (vận may) nên mới chỉ có thể làm thầy dạy học, bằng nếu có vận thì đã sớm làm quan rồi.”
(Hoa Diên Thú Lạc Đàm Tiếu Tửu Lịnh)
Suy tư 37:
Người ta có câu nói “Bôn ba chẳng qua thời vận” để chỉ những người đi đông đi tây làm ăn buôn bán mà không được gì cả, còn người mới ra làm ăn thì gặp lợi, gặp lợi tức là vận may, là số đỏ, là số hên, nên làm ăn phát đạt.
Con người ta ai cũng thích mình có vận may khi buôn bán, có số đỏ khi bài bạc, có số hên khi...kiếm vợ kiếm chồng, và chắc chắn là không một ai thích mình gặp vận rủi, hoặc có số xui trong làm ăn buôn bán cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Người Ki-tô hữu không cầu xin cho mình gặp được vận may hay có số đỏ, nhưng họ luôn cầu nguyện để xin ơn được an vui với hoàn cảnh hiện tại mình đang có, dù hoàn cảnh nghèo hay hoàn cảnh giàu, đau khổ hay hạnh phúc, bởi vì họ luôn xác tín rằng vận may chính là được làm con cái của Thiên Chúa, là được thông phần khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Giê-su qua chính cuộc sống giàu nghèo hiện tại của mình...
Vận may, số đỏ hay số hên chắc chắn là không ở nơi thời vận, nhưng là ở chỗ trong tâm hồn của chúng ta có đức tin hay không mới là quan trọng, nghĩa là chúng ta có chấp nhận rằng tất cả mọi đau khổ và hạnh phúc ở đời này của chúng ta đều là vận may, đó là cơ hội để chúng ta được hưởng phúc thiên đàng mai sau vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 18/01/2018
28. Nếu Chúa không muốn ban phát, thì chẳng lẽ Chúa thúc giục chúng ta cầu xin sao?
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa, trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholicnews.com
http://nhantai.info
Sống Tự Do Để Biết Lắng Nghe Mà Sám Hối
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:44 18/01/2018
Chúa Nhật III TN B
“Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,1-2). Đề tài sám hối mãi là đề tài không bao giờ lỗi thời, bởi cuộc đời con người là một chuỗi thăng trầm không ngơi. Hết lầm rồi lại lỗi, hết sai rồi lại phạm, từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng nề. Hình như không một ai ngoài mẹ Maria, có thể thoát được vòng xoáy của tội luỵ. Chính vì thế, sứ điệp sám hối ăn năn dường như rất dễ đi vào lòng người, mặc dù đã từng có nhiều người cố tình lên án Hội Thánh là làm vẩn đục bức tranh nhân gian khi đề cập đến chủ đề tội lỗi quá nhiều.
Thế nhưng hiện tình của xã hội hôm nay, qua thông tin đại chúng, người ta phải chân nhận sự hiện hữu của tội lỗi và hậu quả xấu xa, tàn ác của nó trên chính nhân loại. Chiến tranh, bạo lực, bất công…như đang nhan nhản trước mắt chúng ta. Tiếng súng vẫn nổ đó đây. Máu vẫn chảy lênh láng nơi này, nơi kia. Mạng sống trẻ thơ vô tội vẫn bị đe doạ từ trong trứng nước. Môi sinh ngày càng bị ô nhiễm và bao điều tệ hại đang đe doạ sự tồn vong của con người. Hầu hết là do tội lỗi của con người gây ra.
Hãy mau mau sám hối! Không phải là những tình cảm ân hận chóng qua. Cũng không phải là một vài nghi thức đấm ngực bên ngoài. Sám hối là đổi thay. Sám hối là quay bước trở lại. Thế nhưng để có được hành vi sám hối, thì tiên vàn cần biết lắng nghe và chân thành đón nhận sự thật trong sự khiêm nhu.
Chúa Giêsu đã từng nêu gương vua quan và dân thành Ninivê ngày xưa. Bài đọc thứ nhất trích đọc trong thánh Lễ Chúa Nhật III TN B lại đề cập đến sự kiện sám hối ăn năn của họ. Từ vua đến quan, đến thường dân đều “bỏ đường gian ác mà quay trở lại” (Gn 3,10). Đây là một cử chỉ đáng kinh ngạc khiến Chúa Giêsu đã từng gọi đó là dấu lạ (x.Lc 11,29-32). Giona đã trở nên dấu lạ cho dân thành Ninivê, vì đã to gan nói những lời chướng tai, khó nghe. Chúa Giêsu còn là một dấu lạ lớn hơn cả Giona qua các lời dạy bảo của Người “như có vẻ đi ngược với quan niệm người đương thời”. Người lại còn tố cáo tội lỗi những người danh cao, vị trọng, bằng những lời rất thẳng thừng và đanh thép. Tuy nhiên có một dấu lạ khác khiến cho Chúa Giêsu nói rằng ngày sau dân thành Ninivê sẽ đứng lên tố cáo đoàn dân Chúa lúc bấy giờ, đó là họ đã khiêm nhu chân thành lắng nghe và đón nhận sự thật qua sứ điệp của ngôn sứ Giona.
Sẽ không có sám hối nếu không biết lắng nghe trong khiêm hạ. Sự lắng nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cả mọi giác quan và chính thái độ sống của con người. Cần thú nhận rằng môi sinh con người hiện nay như bị nhiễu sóng do bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Xã hội ngày nay với các kỷ thuật công nghệ tiên tiến, với cuộc sống “phải bon chen, giành giật”…thì mọi người đành phải tất tả chạy đua cách không biết ngơi nghỉ. Phải chạy, vì dừng lại là sẽ thua người, sẽ bị tụt hậu. Cuộc sống hối hả khiến thời gian như đang ngắn lại. Trong cái vòng xoáy của cuộc sống ấy, con người có vẻ đang bị cuốn theo một cách lệ thuộc. Hơn nữa sự lệ thuộc còn nằm ở tâm lý tiêu thụ. Đã quen hưởng dùng tiện nghi, của cải…thì dường như không thể thiếu nó. Quả thật, lâu lâu, bỗng có sự cố “cúp điện” thì người người la toáng lên. Nếu điện nước bị cắt, cúp một vài ngày thì như là sắp tận thế không chừng.
Khi đã ở trong “tình trạng dính bén, bị lệ thuộc, bị cuốn theo”, thì chúng ta thật khó mà nghe rõ ràng và chính xác các sứ điệp tâm linh. Với trình thuật kể chuyện dân Ninivê trong bài đọc thứ nhất, lời dạy của thánh Tông đồ dân ngoại qua bài đọc thứ hai cũng như thái độ của các tông đồ ngày xưa qua bài Tin Mừng, chúng ta có thể rút ra được một điều kiện cần để biết lắng nghe đó là thái độ tự do.
Tự do với chức phận của mình: Sách Giona như một chuyện dụ ngôn thật ý vị. Giả như vua quan thành Ninivê ngày xưa còn dính bén với chức phận quyền quý của mình, giả như dân thành Ninivê còn dính bén với vị thế của dân đang thống trị thì hẳn sẽ không biết lắng nghe, cho dù ngôn sứ Giona có khản cổ rao giảng, vì ngài chỉ là một dân đen của một nước đang bị đô hộ. Biết bao sứ điệp Chúa gửi đến cho chúng ta hằng ngày, thế mà chúng ta dẫu cho có tai mà vẫn chẳng biết nghe. Trong nhiều lý do thì có lý do quan trọng này, đó là chúng ta còn quá dính bén với danh vị, chức phận của mình. Các nhà hướng dẫn linh thao thường khởi đầu cuộc hướng dẫn linh thao bằng việc mời gọi những người tham dự cuộc thao luyện tâm linh rằng hãy cởi bỏ mọi quyến luyến để sẵn sàng biết lắng nghe.
Tự do với các mối tương quan trần thế, với cả hiện trạng của chúng ta và với những gì ta đang sở hữu: Thánh Tông đồ dân ngoại chỉ dạy: “Ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng vui mừng; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải, hãy làm như chẳng hưởng” (1Cr 7, 30-31). Các tông đồ đầu tiên đã có được sự tự do này. Chài lưới hay người thân vẫn không làm các Ngài vướng chân, bó lòng. Khi nghe lời kêu gọi của Thầy Giêsu, lập tức Simon và Anrê đã “bỏ chài lưới mà theo Người” (Mc 1,18); Giacôbê và Gioan cũng “bỏ cha mình là ông Giêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1,20).
Khi đã có được thái độ tự do, không còn quyến luyến các loài thụ tạo, cho dù chúng tốt đẹp, thì chúng ta sẽ có thái độ sẵn sàng biết lắng nghe sứ điệp của Chúa, đặc biệt sứ điệp mời gọi hoán cải ăn năn. Chúng ta dễ nhận ra điều này trong cuộc sống là khi sự hiểm nguy đang vây bủa, khi cái chết đang cận kề thì người ta rất dễ sám hối ăn năn. Cận kề cái chết hay đang ở trong tình cảnh hiểm nguy thì người ta mới thoáng thấy mọi sự như sắp rời khỏi tầm tay. Và một cách nào đó nó giúp ta thoát được sự quyến luyến khiến ta được tự do hơn. Được tự do thì sẽ biết lắng nghe.
Tuy nhiên điều tốt đẹp hơn cả là thái độ biết tự do ngay trong chính đời thường của mình. Kinh nghiệm cha ông ngày xưa dọn mình chết lành hằng ngày là một phương thế tuyệt diệu. Thế nhưng với các bạn trẻ và cả với những bậc trung niên thì thói quen tốt này xem ra khó tập. Thánh Phaolô tông đồ nhìn nhận: Bộ mặt thế gian này đang qua đi và sẽ qua đi (x.1Cr 7,31). Chúng đang qua đi và sẽ qua đi, sao ta lại qua dính bén và bị lệ thuộc?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,1-2). Đề tài sám hối mãi là đề tài không bao giờ lỗi thời, bởi cuộc đời con người là một chuỗi thăng trầm không ngơi. Hết lầm rồi lại lỗi, hết sai rồi lại phạm, từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng nề. Hình như không một ai ngoài mẹ Maria, có thể thoát được vòng xoáy của tội luỵ. Chính vì thế, sứ điệp sám hối ăn năn dường như rất dễ đi vào lòng người, mặc dù đã từng có nhiều người cố tình lên án Hội Thánh là làm vẩn đục bức tranh nhân gian khi đề cập đến chủ đề tội lỗi quá nhiều.
Thế nhưng hiện tình của xã hội hôm nay, qua thông tin đại chúng, người ta phải chân nhận sự hiện hữu của tội lỗi và hậu quả xấu xa, tàn ác của nó trên chính nhân loại. Chiến tranh, bạo lực, bất công…như đang nhan nhản trước mắt chúng ta. Tiếng súng vẫn nổ đó đây. Máu vẫn chảy lênh láng nơi này, nơi kia. Mạng sống trẻ thơ vô tội vẫn bị đe doạ từ trong trứng nước. Môi sinh ngày càng bị ô nhiễm và bao điều tệ hại đang đe doạ sự tồn vong của con người. Hầu hết là do tội lỗi của con người gây ra.
Hãy mau mau sám hối! Không phải là những tình cảm ân hận chóng qua. Cũng không phải là một vài nghi thức đấm ngực bên ngoài. Sám hối là đổi thay. Sám hối là quay bước trở lại. Thế nhưng để có được hành vi sám hối, thì tiên vàn cần biết lắng nghe và chân thành đón nhận sự thật trong sự khiêm nhu.
Chúa Giêsu đã từng nêu gương vua quan và dân thành Ninivê ngày xưa. Bài đọc thứ nhất trích đọc trong thánh Lễ Chúa Nhật III TN B lại đề cập đến sự kiện sám hối ăn năn của họ. Từ vua đến quan, đến thường dân đều “bỏ đường gian ác mà quay trở lại” (Gn 3,10). Đây là một cử chỉ đáng kinh ngạc khiến Chúa Giêsu đã từng gọi đó là dấu lạ (x.Lc 11,29-32). Giona đã trở nên dấu lạ cho dân thành Ninivê, vì đã to gan nói những lời chướng tai, khó nghe. Chúa Giêsu còn là một dấu lạ lớn hơn cả Giona qua các lời dạy bảo của Người “như có vẻ đi ngược với quan niệm người đương thời”. Người lại còn tố cáo tội lỗi những người danh cao, vị trọng, bằng những lời rất thẳng thừng và đanh thép. Tuy nhiên có một dấu lạ khác khiến cho Chúa Giêsu nói rằng ngày sau dân thành Ninivê sẽ đứng lên tố cáo đoàn dân Chúa lúc bấy giờ, đó là họ đã khiêm nhu chân thành lắng nghe và đón nhận sự thật qua sứ điệp của ngôn sứ Giona.
Sẽ không có sám hối nếu không biết lắng nghe trong khiêm hạ. Sự lắng nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cả mọi giác quan và chính thái độ sống của con người. Cần thú nhận rằng môi sinh con người hiện nay như bị nhiễu sóng do bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Xã hội ngày nay với các kỷ thuật công nghệ tiên tiến, với cuộc sống “phải bon chen, giành giật”…thì mọi người đành phải tất tả chạy đua cách không biết ngơi nghỉ. Phải chạy, vì dừng lại là sẽ thua người, sẽ bị tụt hậu. Cuộc sống hối hả khiến thời gian như đang ngắn lại. Trong cái vòng xoáy của cuộc sống ấy, con người có vẻ đang bị cuốn theo một cách lệ thuộc. Hơn nữa sự lệ thuộc còn nằm ở tâm lý tiêu thụ. Đã quen hưởng dùng tiện nghi, của cải…thì dường như không thể thiếu nó. Quả thật, lâu lâu, bỗng có sự cố “cúp điện” thì người người la toáng lên. Nếu điện nước bị cắt, cúp một vài ngày thì như là sắp tận thế không chừng.
Khi đã ở trong “tình trạng dính bén, bị lệ thuộc, bị cuốn theo”, thì chúng ta thật khó mà nghe rõ ràng và chính xác các sứ điệp tâm linh. Với trình thuật kể chuyện dân Ninivê trong bài đọc thứ nhất, lời dạy của thánh Tông đồ dân ngoại qua bài đọc thứ hai cũng như thái độ của các tông đồ ngày xưa qua bài Tin Mừng, chúng ta có thể rút ra được một điều kiện cần để biết lắng nghe đó là thái độ tự do.
Tự do với chức phận của mình: Sách Giona như một chuyện dụ ngôn thật ý vị. Giả như vua quan thành Ninivê ngày xưa còn dính bén với chức phận quyền quý của mình, giả như dân thành Ninivê còn dính bén với vị thế của dân đang thống trị thì hẳn sẽ không biết lắng nghe, cho dù ngôn sứ Giona có khản cổ rao giảng, vì ngài chỉ là một dân đen của một nước đang bị đô hộ. Biết bao sứ điệp Chúa gửi đến cho chúng ta hằng ngày, thế mà chúng ta dẫu cho có tai mà vẫn chẳng biết nghe. Trong nhiều lý do thì có lý do quan trọng này, đó là chúng ta còn quá dính bén với danh vị, chức phận của mình. Các nhà hướng dẫn linh thao thường khởi đầu cuộc hướng dẫn linh thao bằng việc mời gọi những người tham dự cuộc thao luyện tâm linh rằng hãy cởi bỏ mọi quyến luyến để sẵn sàng biết lắng nghe.
Tự do với các mối tương quan trần thế, với cả hiện trạng của chúng ta và với những gì ta đang sở hữu: Thánh Tông đồ dân ngoại chỉ dạy: “Ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng vui mừng; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải, hãy làm như chẳng hưởng” (1Cr 7, 30-31). Các tông đồ đầu tiên đã có được sự tự do này. Chài lưới hay người thân vẫn không làm các Ngài vướng chân, bó lòng. Khi nghe lời kêu gọi của Thầy Giêsu, lập tức Simon và Anrê đã “bỏ chài lưới mà theo Người” (Mc 1,18); Giacôbê và Gioan cũng “bỏ cha mình là ông Giêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1,20).
Khi đã có được thái độ tự do, không còn quyến luyến các loài thụ tạo, cho dù chúng tốt đẹp, thì chúng ta sẽ có thái độ sẵn sàng biết lắng nghe sứ điệp của Chúa, đặc biệt sứ điệp mời gọi hoán cải ăn năn. Chúng ta dễ nhận ra điều này trong cuộc sống là khi sự hiểm nguy đang vây bủa, khi cái chết đang cận kề thì người ta rất dễ sám hối ăn năn. Cận kề cái chết hay đang ở trong tình cảnh hiểm nguy thì người ta mới thoáng thấy mọi sự như sắp rời khỏi tầm tay. Và một cách nào đó nó giúp ta thoát được sự quyến luyến khiến ta được tự do hơn. Được tự do thì sẽ biết lắng nghe.
Tuy nhiên điều tốt đẹp hơn cả là thái độ biết tự do ngay trong chính đời thường của mình. Kinh nghiệm cha ông ngày xưa dọn mình chết lành hằng ngày là một phương thế tuyệt diệu. Thế nhưng với các bạn trẻ và cả với những bậc trung niên thì thói quen tốt này xem ra khó tập. Thánh Phaolô tông đồ nhìn nhận: Bộ mặt thế gian này đang qua đi và sẽ qua đi (x.1Cr 7,31). Chúng đang qua đi và sẽ qua đi, sao ta lại qua dính bén và bị lệ thuộc?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành phép hôn phối trên máy bay
Đặng Tự Do
10:33 18/01/2018
“Bí tích này có ý nghĩa rất nhiều. ..” Carlos và Paula nói trong khi mắt họ vẫn còn đọng những giọt lệ vì vui mừng. Trước đó vài phút, họ vẫn còn tất bật phục vụ bánh mì và các thức uống cho hành khách trên chuyến bay Santiago-Iquique. Anh là một người quản lý, và chị là một tiếp viên hàng không.
Sau khi kết hôn dân sự, họ đã dự định làm phép cưới trong nhà thờ nhưng trận động đất năm 2010 đã hủy hoại nhà thờ giáo xứ của họ ở Santiago de Chile. Nhưng bây giờ, họ chính thức là một cặp vợ chồng theo đúng phép đạo, vì lần đầu tiên, một vị Giáo Hoàng đã cử hành phép hôn phối trên máy bay.
Sau khi được chụp hình chung với Đức Thánh Cha Phanxicô, họ xin ngài ban phép lành cho họ. Đức Thánh Cha đã hỏi họ đã lập gia đình chưa, họ trả lời rằng họ là đôi vợ chồng, nhưng chỉ mới kết hôn dân sự vì trận động đất. Và bất ngờ, Đức Giáo Hoàng hỏi họ có muốn được ngài cử hành phép hôn phối ngay tại chỗ không. Họ đương nhiên gật đầu đồng ý.
Chủ nhân của hãng hàng không Latam, là ông Ignacio Cueto, và Đức ông Mauricio Rueda (người lo việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng) là những nhân chứng chính thức. Đức Thánh Cha cử hành lễ nghi trong khi chiếc Airbus đang bay ở độ cao 10,900m. Và ngài nói, “Tôi hy vọng rằng những gì anh chị làm ngày hôm nay sẽ truyền cảm hứng cho các cặp vợ chồng khác trên thế giới.”
Giấy chứng nhận kết hôn được lập ngay sau đó trên một tờ A4 đơn giản, bằng tiếng Tây Ban Nha: “Vào ngày 18 tháng 1 năm 2018, trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng từ Santiago đến Iquique, ông Carlos Ciuffardi Elorriaga và bà Paula Podest Ruiz đã kết hôn, với sự có mặt của nhân chứng Ignacio Cueto. Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận sự ưng thuận của họ”. (Xem ảnh)
“Trước khi tuyên bố chúng tôi là vợ chồng – anh Carlos, người Chí Lợi gốc Ý, nói - Đức Giáo Hoàng mỉm cười hỏi tôi: anh có chắc không đó?”.
Carlos Ciuffardi, 41 tuổi, và Paula Podest Ruiz, 39 tuổi, có hai con gái, Rafaella, 6 tuổi, và Isabella, 4 tuổi.
Đây là đám cưới đầu tiên được tổ chức bởi một vị Giáo Hoàng trên bầu trời.
Sáng thứ Năm, 18 tháng Giêng, lúc 8h sáng, Ðức Thánh Cha đã giã từ Santiago để bay tới phi trường quốc tế của thành phố cảng Iquique ở mạn cực bắc Chí Lợi và cử hành thánh lễ tại công viên Lobito lúc 11h30.
Lúc 2h chiều, ngài dùng bữa trưa tại nhà tĩnh tâm của Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Lúc 4h45 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Iquique.
Sau nghi thức tiễn biệt, lúc 5h05, ngài giã từ Chí Lợi để bay tới thủ đô Lima của Peru.
Sau hơn 2h bay Đức Thánh Cha, sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Jorge Chavez của Lima vào lúc 5h20 giờ địa phương (lúc đó là 7h20 theo giờ Santiago của Chí Lợi). Tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha. Sau nghi thức, Đức Thánh Cha sẽ về tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Lima.
Sau khi kết hôn dân sự, họ đã dự định làm phép cưới trong nhà thờ nhưng trận động đất năm 2010 đã hủy hoại nhà thờ giáo xứ của họ ở Santiago de Chile. Nhưng bây giờ, họ chính thức là một cặp vợ chồng theo đúng phép đạo, vì lần đầu tiên, một vị Giáo Hoàng đã cử hành phép hôn phối trên máy bay.
Sau khi được chụp hình chung với Đức Thánh Cha Phanxicô, họ xin ngài ban phép lành cho họ. Đức Thánh Cha đã hỏi họ đã lập gia đình chưa, họ trả lời rằng họ là đôi vợ chồng, nhưng chỉ mới kết hôn dân sự vì trận động đất. Và bất ngờ, Đức Giáo Hoàng hỏi họ có muốn được ngài cử hành phép hôn phối ngay tại chỗ không. Họ đương nhiên gật đầu đồng ý.
Chủ nhân của hãng hàng không Latam, là ông Ignacio Cueto, và Đức ông Mauricio Rueda (người lo việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng) là những nhân chứng chính thức. Đức Thánh Cha cử hành lễ nghi trong khi chiếc Airbus đang bay ở độ cao 10,900m. Và ngài nói, “Tôi hy vọng rằng những gì anh chị làm ngày hôm nay sẽ truyền cảm hứng cho các cặp vợ chồng khác trên thế giới.”
Giấy chứng nhận kết hôn được lập ngay sau đó trên một tờ A4 đơn giản, bằng tiếng Tây Ban Nha: “Vào ngày 18 tháng 1 năm 2018, trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng từ Santiago đến Iquique, ông Carlos Ciuffardi Elorriaga và bà Paula Podest Ruiz đã kết hôn, với sự có mặt của nhân chứng Ignacio Cueto. Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận sự ưng thuận của họ”. (Xem ảnh)
“Trước khi tuyên bố chúng tôi là vợ chồng – anh Carlos, người Chí Lợi gốc Ý, nói - Đức Giáo Hoàng mỉm cười hỏi tôi: anh có chắc không đó?”.
Carlos Ciuffardi, 41 tuổi, và Paula Podest Ruiz, 39 tuổi, có hai con gái, Rafaella, 6 tuổi, và Isabella, 4 tuổi.
Đây là đám cưới đầu tiên được tổ chức bởi một vị Giáo Hoàng trên bầu trời.
Sáng thứ Năm, 18 tháng Giêng, lúc 8h sáng, Ðức Thánh Cha đã giã từ Santiago để bay tới phi trường quốc tế của thành phố cảng Iquique ở mạn cực bắc Chí Lợi và cử hành thánh lễ tại công viên Lobito lúc 11h30.
Lúc 2h chiều, ngài dùng bữa trưa tại nhà tĩnh tâm của Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Lúc 4h45 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Iquique.
Sau nghi thức tiễn biệt, lúc 5h05, ngài giã từ Chí Lợi để bay tới thủ đô Lima của Peru.
Sau hơn 2h bay Đức Thánh Cha, sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Jorge Chavez của Lima vào lúc 5h20 giờ địa phương (lúc đó là 7h20 theo giờ Santiago của Chí Lợi). Tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha. Sau nghi thức, Đức Thánh Cha sẽ về tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Lima.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Lobito, Iquique 18/1/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
13:36 18/01/2018
Sáng thứ Năm, 18 tháng Giêng, lúc 8h sáng, Ðức Thánh Cha đã giã từ Santiago để bay tới phi trường quốc tế của thành phố cảng Iquique ở mạn cực bắc Chí Lợi và cử hành thánh lễ tại công viên Lobito lúc 11h30. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê” (Ga 2:11).
Đây là những lời cuối cùng trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, mô tả sự xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là tại một bữa tiệc, không hơn không kém. Không thể khác được, vì Phúc Âm là lời mời gọi vui lên. Ngay từ đầu thiên sứ đã nói với Đức Maria: “Mừng vui lên!” (Lc 1:28). Thiên sứ cũng nói với các mục đồng “hãy vui lên”; và cũng nói với Elizabeth, một người đàn bà già nua và son sẻ “vui lên”, Chúa Giêsu đã phán cùng kẻ trộm hãy vui lên, vì hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước thiên đàng (xem Lc 23:43).
Thông điệp Tin Mừng là một suối nguồn hạnh phúc: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” (Ga 15:11). Đó là một niềm vui lây lan, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một niềm vui mà chúng ta đã được thừa hưởng.
Anh chị em biết rõ điều này biết bao, hỡi anh chị em thân mến của miền bắc Chí Lợi! Anh chị em biết rất rõ về cách sống đức tin và cuộc sống mình trong một tinh thần lễ hội! Tôi đã đến như một người hành hương để tham gia cùng anh chị em trong việc cử mừng cách sống đức tin thật đẹp này. Các ngày lễ bổn mạng, các điệu múa tôn giáo của anh chị em - đôi khi kéo dài cả một tuần - âm nhạc của anh chị em, quần áo của anh chị em, tất cả đều làm cho khu vực này trở thành một đền thờ của lòng đạo đức bình dân. Bởi vì bữa tiệc không chỉ giới hạn trong bốn bức tường nhà thờ, nhưng anh chị em biến toàn bộ thành phố này thành một bữa tiệc. Anh chị em biết cách cử hành qua những lời ca và điệu múa về “tình phụ tử, sự quan phòng, và sự hiện diện liên tục và từ ái” của Thiên Chúa, và điều đó tạo ra những “thái độ nội tâm hiếm khi thấy được như thế ở nơi khác như sự kiên nhẫn, dấu thánh giá trong cuộc sống hàng ngày, không bo thiết của cải, sự cởi mở với những người khác, và lòng mộ đạo”. [1] Những lời của tiên tri Isaia thành hiện thực: “Sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.” (Is 32:15). Miền đất này dù bao quanh bởi sa mạc khô cằn nhất thế giới vẫn có thể diện được trang phục hội hè.
Trong bầu không khí lễ hội này, Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Maria hành động như thế nào để làm cho niềm vui đó tiếp tục. Mẹ chú ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh Mẹ; giống như một hiền mẫu, Mẹ không ngồi yên. Vì thế, Mẹ để ý, giữa bữa tiệc hân hoan vui vầy, có một chuyện sắp xảy ra có thể “làm hỏng” nó. Mẹ đến bên Con mình và nói với Người một cách đơn sơ rằng: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Cũng thế, Đức Maria đi qua các thị trấn, đường phố, quảng trường, nhà cửa và bệnh viện của chúng ta. Đức Maria là Trinh Nữ của La Tirana; Trinh Nữ Ayquina ở Calama; Dức Nữ Đồng Trinh của rặng núi Arica. Mẹ để ý tất cả những vấn đề đang đè nặng trong lòng chúng ta, rồi thủ thỉ bên tai Chúa Giêsu: Hãy nhìn xem “họ hết rượu rồi”.
Đức Maria không đứng yên. Mẹ đến bên các đầy tớ và nói với họ: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng anh em” (Ga 2,5). Đức Maria, một phụ nữ kín tiếng nhưng có những lời rất sâu sắc, cũng đến với mỗi người chúng ta và nói một cách đơn sơ rằng: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng bạn”. Như thế, Mẹ gợi lên phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là làm cho những bạn bè của Con Mẹ cảm thấy rằng họ cũng là một phần của phép lạ. Bởi vì Chúa Kitô “đã đến thế gian này không phải để chính Ngài thực hiện một sứ mạng, nhưng là cùng với tất cả chúng ta, để Ngài trở thành đầu của một thân thể vĩ đại, trong đó chúng ta là những tế bào sống động, tự do và tích cực” [2].
Phép lạ bắt đầu ngay khi các đầy tớ đến bên những chiếc chum nước dùng để thanh tẩy. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có thể khởi đầu phép lạ; hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở nên một phần trong phép lạ cho những người khác.
Anh chị em, Iquique là một vùng đất của những giấc mơ (đó là ý nghĩa của danh xưng này trong ngôn ngữ Aymara). Đó là một vùng đất đã cung cấp chỗ nương thân cho những người nam nữ của các dân tộc và nền văn hoá khác, là những người bị buộc phải để lại sau lưng mọi thứ và ra đi. Cất bước ra đi luôn luôn kèm theo hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn, nhưng, như chúng ta biết, bước chân ra đi cũng luôn luôn đi kèm với những bao bị chất đầy những sợ hãi và sự bất định về tương lai. Iquique, là một miền đất của những người nhập cư, nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của những người nam nữ, và toàn thể các gia đình, khi đối diện với nghịch cảnh, đã không cam chịu và ra đi tìm kiếm cuộc sống. Để tìm kiếm cuộc sống, họ - đặc biệt là những người phải rời quê hương vì thiếu những thứ cần thiết cho cuộc sống - là một hình ảnh về Thánh Gia đã phải vượt qua những sa mạc để sống còn.
Miền đất này là miền mơ ước, nhưng chúng ta cũng phải làm sao để bảo đảm rằng nó tiếp tục là một miền đất hiếu khách. Một lòng hiếu khách hân hoan tưng bừng lễ hội, vì chúng ta biết rõ rằng không có niềm vui Kitô khi các cánh cửa đóng kín; không có niềm vui Kitô khi ta làm cho người khác thấy rằng họ không được mong muốn, hoặc không có chỗ cho họ nơi chúng ta (x. Lc 16:19-31).
Như Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, chúng ta hãy cố gắng để biết quan tâm hơn nơi các quảng trường, và trong các làng mạc chúng ta, và để ý đến những ai cuộc đời đã bị “nhạt phai”, lạc lối, hay bị cướp mất những lý do để hân hoan. Và chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng “Họ hết rượu rồi”. Tiếng kêu của dân Chúa, tiếng kêu của người nghèo, là một hình thức cầu nguyện; nó mở rộng con tim chúng ta, và dạy chúng ta biết quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy chú ý tới mọi tình huống bất công và những hình thức bóc lột mới có nguy cơ làm cho bao nhiêu anh chị em chúng ta bị cướp mất niềm vui lễ hội. Chúng ta hãy quan tâm trước những tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, phá hủy những cuộc đời và các gia đình. Chúng ta hãy chú ý đến những kẻ lợi dụng tình trạng bất hợp lệ của nhiều người di dân, là những người không biết ngôn ngữ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp. Chúng ta hãy quan tâm tới tình trạng thiếu nhà ở, đất đai, công ăn việc làm của bao nhiêu gia đình. Và như Mẹ Maria, với đức tin, chúng ta hãy lên tiếng: “Họ hết rượu rồi”.
Giống như những người hầu tại bữa tiệc Cana, chúng ta hãy dâng những gì chúng ta có, cho dù có vẻ ít ỏi. Giống như họ, chúng ta đừng e ngại “chìa ra một bàn tay”. Xin cho tình liên đới của chúng ta trong việc dấn thân cho công lý là một phần của điệu múa hoặc bài hát mà chúng ta có thể dâng lên Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và biến những giá trị, sự khôn ngoan và đức tin mà người di dân đem theo với họ thành những thứ của chúng ta. Đừng đóng kín trước những “cái chum” đầy trí tuệ và lịch sử của những người di dân đang tiếp tục đổ xô đến vùng đất này. Chúng ta đừng để mất đi mọi thứ tốt lành mà họ có thể cống hiến.
Và chúng ta hãy để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ bằng cách biến các cộng đoàn và tâm hồn chúng ta thành những dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ngài, một sự hiện diện hân hoan và tưng bừng, vì chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, vì chúng ta có chỗ cho Ngài giữa chúng ta. Đó là một niềm hân hoan lây lan khiến chúng ta không miễn trừ một ai khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng này.
Xin Đức Maria, dưới những tước hiệu khác nhau ở vùng đất miền bắc được chúc phúc này, tiếp tục thì thầm bên tai Chúa Giêsu, là Con Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và xin cho lời Mẹ vẫn tiếp tục tìm được một chỗ nơi chúng ta: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với bạn”.
[1] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại), 48.
[2] Thánh Alberto Hurtado, Meditación Semana Santa para jóvenes (Suy niệm Phục sinh cho người trẻ)(1946).
“Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê” (Ga 2:11).
Đây là những lời cuối cùng trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, mô tả sự xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là tại một bữa tiệc, không hơn không kém. Không thể khác được, vì Phúc Âm là lời mời gọi vui lên. Ngay từ đầu thiên sứ đã nói với Đức Maria: “Mừng vui lên!” (Lc 1:28). Thiên sứ cũng nói với các mục đồng “hãy vui lên”; và cũng nói với Elizabeth, một người đàn bà già nua và son sẻ “vui lên”, Chúa Giêsu đã phán cùng kẻ trộm hãy vui lên, vì hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước thiên đàng (xem Lc 23:43).
Thông điệp Tin Mừng là một suối nguồn hạnh phúc: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” (Ga 15:11). Đó là một niềm vui lây lan, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một niềm vui mà chúng ta đã được thừa hưởng.
Anh chị em biết rõ điều này biết bao, hỡi anh chị em thân mến của miền bắc Chí Lợi! Anh chị em biết rất rõ về cách sống đức tin và cuộc sống mình trong một tinh thần lễ hội! Tôi đã đến như một người hành hương để tham gia cùng anh chị em trong việc cử mừng cách sống đức tin thật đẹp này. Các ngày lễ bổn mạng, các điệu múa tôn giáo của anh chị em - đôi khi kéo dài cả một tuần - âm nhạc của anh chị em, quần áo của anh chị em, tất cả đều làm cho khu vực này trở thành một đền thờ của lòng đạo đức bình dân. Bởi vì bữa tiệc không chỉ giới hạn trong bốn bức tường nhà thờ, nhưng anh chị em biến toàn bộ thành phố này thành một bữa tiệc. Anh chị em biết cách cử hành qua những lời ca và điệu múa về “tình phụ tử, sự quan phòng, và sự hiện diện liên tục và từ ái” của Thiên Chúa, và điều đó tạo ra những “thái độ nội tâm hiếm khi thấy được như thế ở nơi khác như sự kiên nhẫn, dấu thánh giá trong cuộc sống hàng ngày, không bo thiết của cải, sự cởi mở với những người khác, và lòng mộ đạo”. [1] Những lời của tiên tri Isaia thành hiện thực: “Sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.” (Is 32:15). Miền đất này dù bao quanh bởi sa mạc khô cằn nhất thế giới vẫn có thể diện được trang phục hội hè.
Trong bầu không khí lễ hội này, Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Maria hành động như thế nào để làm cho niềm vui đó tiếp tục. Mẹ chú ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh Mẹ; giống như một hiền mẫu, Mẹ không ngồi yên. Vì thế, Mẹ để ý, giữa bữa tiệc hân hoan vui vầy, có một chuyện sắp xảy ra có thể “làm hỏng” nó. Mẹ đến bên Con mình và nói với Người một cách đơn sơ rằng: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Cũng thế, Đức Maria đi qua các thị trấn, đường phố, quảng trường, nhà cửa và bệnh viện của chúng ta. Đức Maria là Trinh Nữ của La Tirana; Trinh Nữ Ayquina ở Calama; Dức Nữ Đồng Trinh của rặng núi Arica. Mẹ để ý tất cả những vấn đề đang đè nặng trong lòng chúng ta, rồi thủ thỉ bên tai Chúa Giêsu: Hãy nhìn xem “họ hết rượu rồi”.
Đức Maria không đứng yên. Mẹ đến bên các đầy tớ và nói với họ: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng anh em” (Ga 2,5). Đức Maria, một phụ nữ kín tiếng nhưng có những lời rất sâu sắc, cũng đến với mỗi người chúng ta và nói một cách đơn sơ rằng: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng bạn”. Như thế, Mẹ gợi lên phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là làm cho những bạn bè của Con Mẹ cảm thấy rằng họ cũng là một phần của phép lạ. Bởi vì Chúa Kitô “đã đến thế gian này không phải để chính Ngài thực hiện một sứ mạng, nhưng là cùng với tất cả chúng ta, để Ngài trở thành đầu của một thân thể vĩ đại, trong đó chúng ta là những tế bào sống động, tự do và tích cực” [2].
Phép lạ bắt đầu ngay khi các đầy tớ đến bên những chiếc chum nước dùng để thanh tẩy. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có thể khởi đầu phép lạ; hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở nên một phần trong phép lạ cho những người khác.
Anh chị em, Iquique là một vùng đất của những giấc mơ (đó là ý nghĩa của danh xưng này trong ngôn ngữ Aymara). Đó là một vùng đất đã cung cấp chỗ nương thân cho những người nam nữ của các dân tộc và nền văn hoá khác, là những người bị buộc phải để lại sau lưng mọi thứ và ra đi. Cất bước ra đi luôn luôn kèm theo hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn, nhưng, như chúng ta biết, bước chân ra đi cũng luôn luôn đi kèm với những bao bị chất đầy những sợ hãi và sự bất định về tương lai. Iquique, là một miền đất của những người nhập cư, nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của những người nam nữ, và toàn thể các gia đình, khi đối diện với nghịch cảnh, đã không cam chịu và ra đi tìm kiếm cuộc sống. Để tìm kiếm cuộc sống, họ - đặc biệt là những người phải rời quê hương vì thiếu những thứ cần thiết cho cuộc sống - là một hình ảnh về Thánh Gia đã phải vượt qua những sa mạc để sống còn.
Miền đất này là miền mơ ước, nhưng chúng ta cũng phải làm sao để bảo đảm rằng nó tiếp tục là một miền đất hiếu khách. Một lòng hiếu khách hân hoan tưng bừng lễ hội, vì chúng ta biết rõ rằng không có niềm vui Kitô khi các cánh cửa đóng kín; không có niềm vui Kitô khi ta làm cho người khác thấy rằng họ không được mong muốn, hoặc không có chỗ cho họ nơi chúng ta (x. Lc 16:19-31).
Như Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, chúng ta hãy cố gắng để biết quan tâm hơn nơi các quảng trường, và trong các làng mạc chúng ta, và để ý đến những ai cuộc đời đã bị “nhạt phai”, lạc lối, hay bị cướp mất những lý do để hân hoan. Và chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng “Họ hết rượu rồi”. Tiếng kêu của dân Chúa, tiếng kêu của người nghèo, là một hình thức cầu nguyện; nó mở rộng con tim chúng ta, và dạy chúng ta biết quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy chú ý tới mọi tình huống bất công và những hình thức bóc lột mới có nguy cơ làm cho bao nhiêu anh chị em chúng ta bị cướp mất niềm vui lễ hội. Chúng ta hãy quan tâm trước những tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, phá hủy những cuộc đời và các gia đình. Chúng ta hãy chú ý đến những kẻ lợi dụng tình trạng bất hợp lệ của nhiều người di dân, là những người không biết ngôn ngữ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp. Chúng ta hãy quan tâm tới tình trạng thiếu nhà ở, đất đai, công ăn việc làm của bao nhiêu gia đình. Và như Mẹ Maria, với đức tin, chúng ta hãy lên tiếng: “Họ hết rượu rồi”.
Giống như những người hầu tại bữa tiệc Cana, chúng ta hãy dâng những gì chúng ta có, cho dù có vẻ ít ỏi. Giống như họ, chúng ta đừng e ngại “chìa ra một bàn tay”. Xin cho tình liên đới của chúng ta trong việc dấn thân cho công lý là một phần của điệu múa hoặc bài hát mà chúng ta có thể dâng lên Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và biến những giá trị, sự khôn ngoan và đức tin mà người di dân đem theo với họ thành những thứ của chúng ta. Đừng đóng kín trước những “cái chum” đầy trí tuệ và lịch sử của những người di dân đang tiếp tục đổ xô đến vùng đất này. Chúng ta đừng để mất đi mọi thứ tốt lành mà họ có thể cống hiến.
Và chúng ta hãy để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ bằng cách biến các cộng đoàn và tâm hồn chúng ta thành những dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ngài, một sự hiện diện hân hoan và tưng bừng, vì chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, vì chúng ta có chỗ cho Ngài giữa chúng ta. Đó là một niềm hân hoan lây lan khiến chúng ta không miễn trừ một ai khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng này.
Xin Đức Maria, dưới những tước hiệu khác nhau ở vùng đất miền bắc được chúc phúc này, tiếp tục thì thầm bên tai Chúa Giêsu, là Con Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và xin cho lời Mẹ vẫn tiếp tục tìm được một chỗ nơi chúng ta: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với bạn”.
[1] Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (Phúc Âm Hóa trong Thế Giới Hiện Đại), 48.
[2] Thánh Alberto Hurtado, Meditación Semana Santa para jóvenes (Suy niệm Phục sinh cho người trẻ)(1946).
Tin ghi nhanh của A.P. về ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Chile
Vũ Văn An
18:58 18/01/2018
Hôm nay, 18 tháng 1, 2018, ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Chile và cũng là ngày đầu tiên ngài đặt chân lên Peru, Hãng Tin Associated Press đánh đi bản tin ghi theo giờ địa phương các sinh hoạt chính của Đức Giáo Hoàng:
10:15 giờ sáng
Một nhà nguyện nhỏ ở miền nam Peru đã bị một trận hỏa hoạn nhỏ trong điều các giới chức Giáo Hội tin là hành vi phá hoại cuối cùng các cơ sở tôn giáo nhân chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô tại vùng này.
Các viên chức tuần tra tại thành phố Arequipa khám phá thấy cửa chính của nhà nguyện bốc cháy khoảng lúc 3:40 giờ sáng và đã nhanh chóng giập tắt ngọn lửa.
Chiếc cửa bị cháy đen, nhưng không có phần nào khác của tòa nhà bị hư hại.
Các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân của vụ cháy. Lý thuyết sơ khởi là một ai đó đã ném cùi giẻ tẩm dầu vào ngôi nhà nguyện.
Biến cố trên xẩy ra chỉ mấy giờ trước khi Đức Phanxicô tới Peru vào chiều thứ Năm từ lân bang Chile.
Mười một bom lửa đã gây thiệt hại và trong một số vụ còn thiêu rụi các nhà thờ ở Chile trong mấy ngày gần đây.
10:40 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa cử hành đám cưới đầu tiên do 1 vị giáo hoàng chủ sự trên máy bay đang bay; ngài chủ sự lễ cưới cho hai tiếp viên phi hành của hãng máy bay Chile trên chuyến bay ra khỏi Santiago.
Cô dâu Paola Podest và chú rể Carlos Ciuffardi nói “con có” (I Will) vào sáng thứ Năm sau khi trình với Đức Thánh Cha là họ mới chỉ cưới nhau năm 2011 theo dân luật. Tuy nhiên, họ cho biết vì trận động đất ở Chile năm 2010, nên họ chưa thể làm đám cưới trong nhà thờ.
Đức Phanxicô bèn đề nghị hai tiếp viên phi hành của LATAM trên chuyến bay tới thành phố phía bắc Iquique làm đám cưới, và họ sẵn sang tuân theo. Vị chủ tịch Hãng Máy Bay đã đứng làm nhân chứng cho họ.
Ciuffardi nói với các nhà báo trên chiếc máy bay Airbus 321 rằng Đức Phanxicô nói với anh đây là một chuyện “lịch sử” và chưa có vị giáo hoàng nào đã làm lễ thành hôn cho một cặp vợ chồng trên máy bay cả.
11:55 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Chile ở thành phố cảng tiếp tục chào đón người di dân khi con số những người này đang gia tăng.
Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên trong bài giảng lễ ở Iquique, một thành phố đang mục kích làn sóng di dân ào ạt kéo tới từ một số quốc gia. Họ đến nhanh quá khiến hiện nay có hơn 20 khu ổ chuột dành cho di dân.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô nói rằng: “lãnh thổ này là lãnh thổ của các giấc mơ, nhưng ta hãy cố gắng bảo đảm để nó tiếp tục là lãnh thổ hiếu khách.”
Theo Liên Hiệp Quốc và các số thống kê của Giáo Hội, Chile có tỷ lệ gia tăng di dân hàng năm nhanh nhất so với bất cứ quốc gia nào của Châu Mỹ La Tinh trong khoảng thời gian từ 2010 tới 2015.
Nhiều người mới tới là người Haiti; họ thường gặp trở ngại về ngôn ngữ nên khó tìm được việc làm.
Chile chưa có thứ phản kháng chống di dân như ở Hoa Kỳ và Âu Châu, nhưng chính phủ sắp nhậm chức của Tổng Thống Sebastian Pinera hứa hẹn sẽ kiểm soát gắt gao.
1:35 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang gọi là “nói hành” các lời tố cáo cho rằng một vị giám mục Chile biết các hành vi nhưng che đậy chúng cho một linh mục ấu dâm tai tiếng nhất nước.
Đầu tuần này, ngài gặp các nạn nhân bị lạm dụng và xin người Chile tha thứ vì hành vi của một số linh mục.
Nhưng Đức Phanxicô vốn bị chỉ trích nặng nề vì quyết định năm 2015 của ngài bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm giám mục thành phố Osorno ở phía nam. Đức Cha Barros vốn được Cha Fernando Karadima huấn luyện, người mà năm 2011 bị Vatican kết tội lạm dụng tình dục vị thành niên cả hàng chục năm.
Hôm thứ Năm, được hỏi về vụ này, Đức Phanxicô trả lời: “không hề có đến một mảnh chứng cớ (chống lại Đức Cha Barros). Tất cả đều là nói hành.”
Lời bênh vực trên trái ngược hẳn với các nhận định của ngài về vụ này trong một lá thư viết năm 2015 mà Hãng Associated Press đã nhận được và cho phổ biến tuần rồi.
Trong lá thư trên, Đức Phanxicô nói rằng ngài có xem xét việc yêu cầu Đức Cha Barros và hai vị giám mục bị tố cáo là biết các lạm dụng của Cha Karadima từ chức và cho các ngài nghỉ một năm. Nhưng cuối cùng, ngài không làm như dự tính.
2:00 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra lệnh cho đoàn xe dừng lại để xem chuyện gì xẩy ra cho một nữ cảnh sát viên bị rớt khỏi lưng ngựa.
Ngài xuống khỏi giáo hoàng xa sau khi cử hành Thánh Lễ tại Iquique để hỏi thăm viên cảnh sát có nhiệm vụ đứng gác khi đoàn xe của Đức Phanxicô chạy qua.
Con ngựa lồng lên dữ dội khi đoàn xe tới gần và viên cảnh sát rớt xuống đất từ phía sau. Đức Phanxicô đứng bên người nữ cảnh sát cho tới khi xe cứu thương mang cáng tới và đưa nàng đi, trước khi ngài trở lại xe tiếp tục đi.
Tòa Thánh nói rằng người nữ cảnh sát vẫn còn tỉnh táo “và nhận được các lời an ủi của Đức Thánh Cha.”
3:30 giờ chiều
Các nhà chức trách ở Peru cho hay họ sẽ không cho phép các cuộc biểu tình ở đường phố trong chuyến viếng thăm 4 ngày của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nước này.
Nữ phát ngôn viên của Cảnh Sát, Veronica Marquez, cho hay các viên chức sẽ không cho phép các cuộc biểu tình vì việc này “ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước.”
Tại Peru, người phản đối phải có phép mới được biểu tình.
Hôm thứ Tư, một nhóm nhỏ phụ nữ đã tổ chức một cuộc biểu tình cởi trần ngay trước nhà thờ chính tòa Lima, thủ đô Peru. Họ mang biểu ngữ tố cáo Đức Phanxicô che chở các kẻ ấu dâm.
Cuốn video được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các viên chức đang mạnh mẽ hạ biểu ngữ xuống và giải tán các phụ nữ.
Gần đây, Tòa Thánh đã tiếp quản một phong trào giáo dân Công Giáo có trụ sở ở Peru vì vị sáng lập ra nó bị tố cáo lạm dụng các thành viên của nó về tình dục và tâm lý.
Đức Phanxicô sẽ từ Chile qua Peru xế chiều hôm nay.
4:25 giờ chiều
Đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ các cộng đồng bản địa ở Peru đang băng qua những con đường mòn dài của Amazon để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài viếng thăm đất nước này.
Puerto Maldonado là một thành phố rừng nhiệt đới ẩm thấp thường được sử dụng như là một điểm để nhảy tới các vùng sâu hơn và xa hơn của Amazon. Nhiều người như Cesar Yojaje đi bằng thuyền để tới nơi, trong khi những người khác tới trên những chiếc xe tải và vài người bằng máy bay. Yojaje nói rằng ông hy vọng Đức Giáo Hoàng đóng vai trung gian giữa các nhóm bản địa và nhà nước trong việc họ tìm cách được cấp quyền sử dụng đất đai chính thức.
Hơn 50 nhóm sắc tộc sống ở vùng Amazon của Peru, trong những năm gần đây từng bị các cuộc khai mỏ bất hợp pháp phá hoại hệ sinh thái dễ bị thương tổn. Vài ngàn người bản địa mong được chào đón Đức Phanxicô tại Puerto Maldonado vào hôm thứ Sáu, nơi ngài dự kiến sẽ nhắc lại việc ngài thúc đẩy phải bảo vệ Amazon.
5:00 giờ chiều.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang trên đường tới Peru sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Chile.
Trong khi ở Chile, Đức Phanxicô xin tha thứ vì các vụ lạm dụng bởi một số linh mục và đã gặp gỡ những người sống sót. Ngài cũng gặp các thành viên của cộng đồng bản địa Mapuche ở phía nam, kêu gọi họ xa tránh bạo lực chính trị và kêu gọi chính phủ Chile hợp tác tốt hơn với các dân tộc bản địa.
Thành phố Iquique ở phía bắc là điểm dừng chân cuối cùng của Đức Phanxicô trước khi qua Peru. Tại đó, ngài yêu cầu người Chile tiếp tục chào đón các người nhập cư dù dân số di cư đã gia tăng đáng kể.
Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Đức Giáo Hoàng là đã chủ sự cuộc kết hôn của một cặp vợ chồng tiếp viên phi hành hôm thứ Năm trong chuyến bay từ Santiago đến Iquique.
Đức Phanxicô cũng phải đương đầu với những lời chỉ trích vì quyết định năm 2015 của ngài trong việc cử nhiệm một vị giám mục từng làm việc chặt chẽ với linh mục ấu dâm bị kết tội là Fernando Karadima.
Hôm thứ Năm, Đức Phanxicô cho biết không có bằng chứng nào chứng minh Đức Cha Juan Barros biết những gì Cha Karadima làm.
Những nhận xét trên có thể càng làm người ta chỉ trích nhiều hơn.
5:40 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống Peru trong chuyến đi bốn ngày, một chuyến đi sẽ đưa ngài tới rừng Amazon nóng bức để gặp gỡ các cộng đồng bản địa và đặt ngài trực diện với một vị tổng thống xuýt nữa bị đàn hặc hồi tháng Mười Hai.
Đức Phanxicô đến Lima vào chiều thứ Năm sau khi kết thúc chuyến đi Chile.
Ngài sẽ gặp các nhóm người bản địa vùng Amazon, những người đang hy vọng ngài sẽ kêu gọi nhà nước cấp quyền sử dụng đất đai chính thức và khuyến khích chính phủ hỗ trợ việc dọn sạch các con sông và đất đai bị hư hại do việc đào mỏ và phá rừng bất hợp pháp gây ra.
Ngài cũng dự kiến sẽ nói chuyện với Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski, người đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng 12 sau khi ân xá cho người cựu hùng Peru là Alberto Fujimori. Việc ân xá này mở lại các vết thương của một chương đẫm máu trong lịch sử Peru.
10:15 giờ sáng
Một nhà nguyện nhỏ ở miền nam Peru đã bị một trận hỏa hoạn nhỏ trong điều các giới chức Giáo Hội tin là hành vi phá hoại cuối cùng các cơ sở tôn giáo nhân chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô tại vùng này.
Các viên chức tuần tra tại thành phố Arequipa khám phá thấy cửa chính của nhà nguyện bốc cháy khoảng lúc 3:40 giờ sáng và đã nhanh chóng giập tắt ngọn lửa.
Chiếc cửa bị cháy đen, nhưng không có phần nào khác của tòa nhà bị hư hại.
Các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân của vụ cháy. Lý thuyết sơ khởi là một ai đó đã ném cùi giẻ tẩm dầu vào ngôi nhà nguyện.
Biến cố trên xẩy ra chỉ mấy giờ trước khi Đức Phanxicô tới Peru vào chiều thứ Năm từ lân bang Chile.
Mười một bom lửa đã gây thiệt hại và trong một số vụ còn thiêu rụi các nhà thờ ở Chile trong mấy ngày gần đây.
10:40 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa cử hành đám cưới đầu tiên do 1 vị giáo hoàng chủ sự trên máy bay đang bay; ngài chủ sự lễ cưới cho hai tiếp viên phi hành của hãng máy bay Chile trên chuyến bay ra khỏi Santiago.
Cô dâu Paola Podest và chú rể Carlos Ciuffardi nói “con có” (I Will) vào sáng thứ Năm sau khi trình với Đức Thánh Cha là họ mới chỉ cưới nhau năm 2011 theo dân luật. Tuy nhiên, họ cho biết vì trận động đất ở Chile năm 2010, nên họ chưa thể làm đám cưới trong nhà thờ.
Đức Phanxicô bèn đề nghị hai tiếp viên phi hành của LATAM trên chuyến bay tới thành phố phía bắc Iquique làm đám cưới, và họ sẵn sang tuân theo. Vị chủ tịch Hãng Máy Bay đã đứng làm nhân chứng cho họ.
Ciuffardi nói với các nhà báo trên chiếc máy bay Airbus 321 rằng Đức Phanxicô nói với anh đây là một chuyện “lịch sử” và chưa có vị giáo hoàng nào đã làm lễ thành hôn cho một cặp vợ chồng trên máy bay cả.
11:55 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Chile ở thành phố cảng tiếp tục chào đón người di dân khi con số những người này đang gia tăng.
Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên trong bài giảng lễ ở Iquique, một thành phố đang mục kích làn sóng di dân ào ạt kéo tới từ một số quốc gia. Họ đến nhanh quá khiến hiện nay có hơn 20 khu ổ chuột dành cho di dân.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô nói rằng: “lãnh thổ này là lãnh thổ của các giấc mơ, nhưng ta hãy cố gắng bảo đảm để nó tiếp tục là lãnh thổ hiếu khách.”
Theo Liên Hiệp Quốc và các số thống kê của Giáo Hội, Chile có tỷ lệ gia tăng di dân hàng năm nhanh nhất so với bất cứ quốc gia nào của Châu Mỹ La Tinh trong khoảng thời gian từ 2010 tới 2015.
Nhiều người mới tới là người Haiti; họ thường gặp trở ngại về ngôn ngữ nên khó tìm được việc làm.
Chile chưa có thứ phản kháng chống di dân như ở Hoa Kỳ và Âu Châu, nhưng chính phủ sắp nhậm chức của Tổng Thống Sebastian Pinera hứa hẹn sẽ kiểm soát gắt gao.
1:35 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang gọi là “nói hành” các lời tố cáo cho rằng một vị giám mục Chile biết các hành vi nhưng che đậy chúng cho một linh mục ấu dâm tai tiếng nhất nước.
Đầu tuần này, ngài gặp các nạn nhân bị lạm dụng và xin người Chile tha thứ vì hành vi của một số linh mục.
Nhưng Đức Phanxicô vốn bị chỉ trích nặng nề vì quyết định năm 2015 của ngài bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm giám mục thành phố Osorno ở phía nam. Đức Cha Barros vốn được Cha Fernando Karadima huấn luyện, người mà năm 2011 bị Vatican kết tội lạm dụng tình dục vị thành niên cả hàng chục năm.
Hôm thứ Năm, được hỏi về vụ này, Đức Phanxicô trả lời: “không hề có đến một mảnh chứng cớ (chống lại Đức Cha Barros). Tất cả đều là nói hành.”
Lời bênh vực trên trái ngược hẳn với các nhận định của ngài về vụ này trong một lá thư viết năm 2015 mà Hãng Associated Press đã nhận được và cho phổ biến tuần rồi.
Trong lá thư trên, Đức Phanxicô nói rằng ngài có xem xét việc yêu cầu Đức Cha Barros và hai vị giám mục bị tố cáo là biết các lạm dụng của Cha Karadima từ chức và cho các ngài nghỉ một năm. Nhưng cuối cùng, ngài không làm như dự tính.
2:00 giờ chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra lệnh cho đoàn xe dừng lại để xem chuyện gì xẩy ra cho một nữ cảnh sát viên bị rớt khỏi lưng ngựa.
Ngài xuống khỏi giáo hoàng xa sau khi cử hành Thánh Lễ tại Iquique để hỏi thăm viên cảnh sát có nhiệm vụ đứng gác khi đoàn xe của Đức Phanxicô chạy qua.
Con ngựa lồng lên dữ dội khi đoàn xe tới gần và viên cảnh sát rớt xuống đất từ phía sau. Đức Phanxicô đứng bên người nữ cảnh sát cho tới khi xe cứu thương mang cáng tới và đưa nàng đi, trước khi ngài trở lại xe tiếp tục đi.
Tòa Thánh nói rằng người nữ cảnh sát vẫn còn tỉnh táo “và nhận được các lời an ủi của Đức Thánh Cha.”
3:30 giờ chiều
Các nhà chức trách ở Peru cho hay họ sẽ không cho phép các cuộc biểu tình ở đường phố trong chuyến viếng thăm 4 ngày của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại nước này.
Nữ phát ngôn viên của Cảnh Sát, Veronica Marquez, cho hay các viên chức sẽ không cho phép các cuộc biểu tình vì việc này “ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước.”
Tại Peru, người phản đối phải có phép mới được biểu tình.
Hôm thứ Tư, một nhóm nhỏ phụ nữ đã tổ chức một cuộc biểu tình cởi trần ngay trước nhà thờ chính tòa Lima, thủ đô Peru. Họ mang biểu ngữ tố cáo Đức Phanxicô che chở các kẻ ấu dâm.
Cuốn video được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các viên chức đang mạnh mẽ hạ biểu ngữ xuống và giải tán các phụ nữ.
Gần đây, Tòa Thánh đã tiếp quản một phong trào giáo dân Công Giáo có trụ sở ở Peru vì vị sáng lập ra nó bị tố cáo lạm dụng các thành viên của nó về tình dục và tâm lý.
Đức Phanxicô sẽ từ Chile qua Peru xế chiều hôm nay.
4:25 giờ chiều
Đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ các cộng đồng bản địa ở Peru đang băng qua những con đường mòn dài của Amazon để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài viếng thăm đất nước này.
Puerto Maldonado là một thành phố rừng nhiệt đới ẩm thấp thường được sử dụng như là một điểm để nhảy tới các vùng sâu hơn và xa hơn của Amazon. Nhiều người như Cesar Yojaje đi bằng thuyền để tới nơi, trong khi những người khác tới trên những chiếc xe tải và vài người bằng máy bay. Yojaje nói rằng ông hy vọng Đức Giáo Hoàng đóng vai trung gian giữa các nhóm bản địa và nhà nước trong việc họ tìm cách được cấp quyền sử dụng đất đai chính thức.
Hơn 50 nhóm sắc tộc sống ở vùng Amazon của Peru, trong những năm gần đây từng bị các cuộc khai mỏ bất hợp pháp phá hoại hệ sinh thái dễ bị thương tổn. Vài ngàn người bản địa mong được chào đón Đức Phanxicô tại Puerto Maldonado vào hôm thứ Sáu, nơi ngài dự kiến sẽ nhắc lại việc ngài thúc đẩy phải bảo vệ Amazon.
5:00 giờ chiều.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang trên đường tới Peru sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Chile.
Trong khi ở Chile, Đức Phanxicô xin tha thứ vì các vụ lạm dụng bởi một số linh mục và đã gặp gỡ những người sống sót. Ngài cũng gặp các thành viên của cộng đồng bản địa Mapuche ở phía nam, kêu gọi họ xa tránh bạo lực chính trị và kêu gọi chính phủ Chile hợp tác tốt hơn với các dân tộc bản địa.
Thành phố Iquique ở phía bắc là điểm dừng chân cuối cùng của Đức Phanxicô trước khi qua Peru. Tại đó, ngài yêu cầu người Chile tiếp tục chào đón các người nhập cư dù dân số di cư đã gia tăng đáng kể.
Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Đức Giáo Hoàng là đã chủ sự cuộc kết hôn của một cặp vợ chồng tiếp viên phi hành hôm thứ Năm trong chuyến bay từ Santiago đến Iquique.
Đức Phanxicô cũng phải đương đầu với những lời chỉ trích vì quyết định năm 2015 của ngài trong việc cử nhiệm một vị giám mục từng làm việc chặt chẽ với linh mục ấu dâm bị kết tội là Fernando Karadima.
Hôm thứ Năm, Đức Phanxicô cho biết không có bằng chứng nào chứng minh Đức Cha Juan Barros biết những gì Cha Karadima làm.
Những nhận xét trên có thể càng làm người ta chỉ trích nhiều hơn.
5:40 chiều
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống Peru trong chuyến đi bốn ngày, một chuyến đi sẽ đưa ngài tới rừng Amazon nóng bức để gặp gỡ các cộng đồng bản địa và đặt ngài trực diện với một vị tổng thống xuýt nữa bị đàn hặc hồi tháng Mười Hai.
Đức Phanxicô đến Lima vào chiều thứ Năm sau khi kết thúc chuyến đi Chile.
Ngài sẽ gặp các nhóm người bản địa vùng Amazon, những người đang hy vọng ngài sẽ kêu gọi nhà nước cấp quyền sử dụng đất đai chính thức và khuyến khích chính phủ hỗ trợ việc dọn sạch các con sông và đất đai bị hư hại do việc đào mỏ và phá rừng bất hợp pháp gây ra.
Ngài cũng dự kiến sẽ nói chuyện với Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski, người đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng 12 sau khi ân xá cho người cựu hùng Peru là Alberto Fujimori. Việc ân xá này mở lại các vết thương của một chương đẫm máu trong lịch sử Peru.
Vương Cung Thánh Đường đầu tiên trong Giáo Phận Arlington, Virginia
Bùi Hữu Thư
19:17 18/01/2018
Đức Cha Burbidge nói: “Đây là một danh dự ngoại thường để thông báo rằng Tòa Thánh đã chỉ định nhà thờ St. Mary tại Phố Cổ Alexandria là Vương Cung Thánh Đường mới nhất tại Hoa Kỳ. Thông báo này có tính cách lịch sử vì công nhận vai trò quan trọng St. Mary đả đóng trong giáo phận và trong thành phố Alexandria, và ngay cả trong việc sáng lập quốc gia của chúng ta. Tôi chúc mừng Cha Hathaway và tất cả các linh mục đã phục vụ tại giáo xứ này trong bao nhiêu thế hệ để đem St. Mary đến ngày đặc biệt này. Tôi cầu xin Thiên Chúa tiếp tục ban phúc lành cho St. Mary và cộng đồng này trong những thế hệ tương lai.”
Linh mục Hathaway, cha xứ nói: “Hôm nay chúng ta hết sức hân hoan và khiêm tốn khi được biết St. Mary đả trở thành một trong các thánh đường lớn được cung hiến cho Chúa Kitô. Cám ơn Đức Cha Burbidge đã đến đây với chúng con hôm nay, và Những sự khuyến hích và lòng nhiệt thành Đức Cha đã bầy tò cho chúng con trong những tháng qua trước ngày trọng đại này.”
Muốn được tuyên phong làm một Vương Cung Thánh Đường phải có kiến trúc có giá trị lịch sử và hội đủ các điều kiện về phụng tự, như có đủ sức chứa trong thánh đường, và có số linh mục đầy đủ. Có bốn Vương Cung Thánh Đường Cả, tất cả đều ở Rôma: Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latêranô, Thánh Phaolô Ngọai Thành, và Đức Bà Cả.
Cò hàng ngàn Tiểu Vương Cung Thánh Đường trên thế giới, kể cả Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Hoa Thịnh Đốn, Vương Cung Thánh Đường Đức Nữ Đồng Trinh Maria tại Baltimore, và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Norfolk, Virginia.
Bùi Hữu Thư
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh thăm Giáo phận Phát Diệm
BTT Giáo phận Phát Diệm
08:55 18/01/2018
Phát Diệm (17.01.2018): Lúc 11 giờ 10, Phái đoàn Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh đã tới thăm Tòa giám mục Phát Diệm nhân chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 16.1-20.1.2018, do Đức ông Antoine Camilleri, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, làm Trưởng đoàn, cùng với Đức Ông Francesco Cao Minh Dung, Tham Tán Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Ông Yovko Genov Pishtiyski, Tham Tán Xử Lý Thường Vụ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore.
Xem Hình
Phái đoàn đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Phó chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, cùng cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha giáo, quý cha Tòa giám mục đón chào đoàn trong niềm hân hoan phấn khởi và thân tình, cởi mở tại Phòng khách Tòa giám mục Phát Diệm.
Đức Cha giáo phận Phát Diệm đã chào mừng phái đoàn, cách đặc biệt Đức ông trưởng đoàn lần thứ hai trở lại Việt Nam và lần đầu tiên đến Phát Diệm. Đức Cha cám ơn sự quan tâm của Tòa Thánh đối với Giáo Hội tại Việt Nam cách chung và với giáo phận Phát Diệm cách riêng. Sau khi giới thiệu đôi nét về giáo phận Phát Diệm, Đức Cha cầu chúc cho chuyến thăm và làm việc của Phái đoàn mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội và cho quê hương Việt Nam. Sau đó, Đức Cha tặng Đức ông trưởng đoàn bức tranh phong cảnh miền quê Phát Diệm có dòng chữ viết bằng tiếng Ý nói lên sự hiệp thông với Tòa Thánh.
Trong lời đáp từ, Đức ông Antoine trưởng đoàn bày tỏ lòng biết ơn Đức cha cùng toàn thể gia đình giáo phận Phát Diệm đã dành cho phái đoàn sự tiếp đón nồng nhiệt đầy tình thân ái, và ngài chuyển lời chào cùng phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô đến mọi người. Đức ông cũng mời gọi mọi người cầu nguyện cho chuyến công tác của đoàn được mọi sự như lòng Chúa mong ước, cũng như hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha đang thực hiện chuyến tông du ở Nam Mỹ với nhiều khó khăn.
Sau bữa ăn trưa tại Tòa giám mục, lúc 14 giờ, phái đoàn đã đi thăm quần thể Nhà thờ chính tòa Phát Diệm cổ kính đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Quý Đức ông đã thích thú chiêm ngắm các công trình của cha Phêrô Trần Lục, nhất là cảm phục tinh thần hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn đã được diễn tả tuyệt vời qua các đường nét kiến trúc, họa tiết hoa văn bởi đó cũng chính là những điều mà Công Đồng Vatican II sau này đề cao.
Lúc 16 giờ, phái đoàn đã dâng Thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm do Đức Cha giáo phận chủ tế, với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha. Đồng tế với Đức Cha còn có cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha thuộc hạt Phát Diệm và hạt Tôn Đạo, là 2 giáo hạt lân cận Tòa giám mục, quý cha giáo Chủng viện và quý cha Tòa giám mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện hết sức ý nghĩa của Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu, bày tỏ tình hiệp thông với giáo phận láng giềng cũng như với Tòa Thánh.
Hiệp thông trong Thánh lễ là cộng đoàn đông đảo các thành phần dân Chúa giáo phận Phát Diệm, gồm quý chủng sinh chủng viện thánh Phaolô Phát Diệm và lớp Tu đức Đại chủng viện Hà Nội, quý nữ tu Mến Thánh Giá và đông đảo giáo dân miền Phát Diệm. Tất cả đều hân hoan chào đón phái đoàn trong niềm vui mừng được bày tỏ tình hiệp thông cách cụ thể với Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Thánh hoàn vũ qua cuộc tiếp đón các vị thượng khách hôm nay.
Trong bài giảng, trước tiên, Đức ông trưởng đoàn bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn được chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn phụng vụ. Ngài ngưỡng mộ vẻ đẹp của quần thể nhà thờ Phát Diệm, một di sản Đức tin thấm nhập văn hóa Việt Nam do các bậc tiền nhân để lại. Tiếp theo, khởi đi từ các bài đọc, Đức ông minh chứng việc đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, như Đavít trước Goliat và quân Philitinh, như Chúa Giêsu trước nhóm Pharisiêu. Cách đặc biệt, ngài liên tưởng đến những hoàn cảnh mà Giáo Hội đang trải qua, nhất là đúng dịp Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực hiện chuyến tông du với nhiều thách đố ở hai nước Chilê và Peru, cũng như những khó khăn mà mỗi người gặp phải hàng ngày. Điều đó cần phải có ơn can đảm và sự khôn ngoan để đối diện và giải quyết theo Thánh Ý Chúa. Ngài nhắc lại Lời Chúa: “Điều không thể đối với con người thì hoàn toàn có thể đối với Thiên Chúa” và nhấn mạnh sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người hãy mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại.
Trong lời cám ơn cuối Thánh Lễ, một lần nữa Đức Cha Giuse bày tỏ tinh thần hiệp thông cách đặc biệt của giáo phận Phát Diệm với Đức Thánh Cha. Ngài nhấn mạnh giáo dân Việt Nam vừa có lòng yêu mến Đức Thánh Cha đặc biệt, nhưng đồng thời cũng là những người tích cực tham gia vào việc xây dựng quê hương dân tộc Việt Nam.
Lúc 19 giờ cùng ngày, sau bữa cơm tối thân tình, Phái đoàn Tòa thánh đã rời Phát Diệm và trở về Hà Nội.
Được biết:
- Trưa thứ Ba, 16/01, phái đoàn đến Hà Nội; buổi chiều dâng Thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ Chính Tòa hà Nội.
- Thứ năm, 18/01, Phái đoàn làm việc với Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao VN, Ban Tôn giáo chính phủ, thăm Thủ tướng và phó Thủ tướng, và thăm xã giao vài cơ quan chính phủ Việt Nam.
- Thứ sáu, 19/01: thăm Tổng giáo phận Huế và Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.
- Thứ bảy, 20/01: thăm Văn Phòng HĐGMVN và nơi làm việc của vị Đại diện Tòa Thánh tại VN ở TP HCM; buổi tối trở về Vatican.
BTT Giáo phận Phát Diệm
Xem Hình
Phái đoàn đã được Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Phó chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, cùng cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha giáo, quý cha Tòa giám mục đón chào đoàn trong niềm hân hoan phấn khởi và thân tình, cởi mở tại Phòng khách Tòa giám mục Phát Diệm.
Đức Cha giáo phận Phát Diệm đã chào mừng phái đoàn, cách đặc biệt Đức ông trưởng đoàn lần thứ hai trở lại Việt Nam và lần đầu tiên đến Phát Diệm. Đức Cha cám ơn sự quan tâm của Tòa Thánh đối với Giáo Hội tại Việt Nam cách chung và với giáo phận Phát Diệm cách riêng. Sau khi giới thiệu đôi nét về giáo phận Phát Diệm, Đức Cha cầu chúc cho chuyến thăm và làm việc của Phái đoàn mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội và cho quê hương Việt Nam. Sau đó, Đức Cha tặng Đức ông trưởng đoàn bức tranh phong cảnh miền quê Phát Diệm có dòng chữ viết bằng tiếng Ý nói lên sự hiệp thông với Tòa Thánh.
Trong lời đáp từ, Đức ông Antoine trưởng đoàn bày tỏ lòng biết ơn Đức cha cùng toàn thể gia đình giáo phận Phát Diệm đã dành cho phái đoàn sự tiếp đón nồng nhiệt đầy tình thân ái, và ngài chuyển lời chào cùng phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô đến mọi người. Đức ông cũng mời gọi mọi người cầu nguyện cho chuyến công tác của đoàn được mọi sự như lòng Chúa mong ước, cũng như hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha đang thực hiện chuyến tông du ở Nam Mỹ với nhiều khó khăn.
Sau bữa ăn trưa tại Tòa giám mục, lúc 14 giờ, phái đoàn đã đi thăm quần thể Nhà thờ chính tòa Phát Diệm cổ kính đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Quý Đức ông đã thích thú chiêm ngắm các công trình của cha Phêrô Trần Lục, nhất là cảm phục tinh thần hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn đã được diễn tả tuyệt vời qua các đường nét kiến trúc, họa tiết hoa văn bởi đó cũng chính là những điều mà Công Đồng Vatican II sau này đề cao.
Lúc 16 giờ, phái đoàn đã dâng Thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm do Đức Cha giáo phận chủ tế, với ý chỉ cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha. Đồng tế với Đức Cha còn có cha Tổng đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha thuộc hạt Phát Diệm và hạt Tôn Đạo, là 2 giáo hạt lân cận Tòa giám mục, quý cha giáo Chủng viện và quý cha Tòa giám mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện hết sức ý nghĩa của Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu, bày tỏ tình hiệp thông với giáo phận láng giềng cũng như với Tòa Thánh.
Hiệp thông trong Thánh lễ là cộng đoàn đông đảo các thành phần dân Chúa giáo phận Phát Diệm, gồm quý chủng sinh chủng viện thánh Phaolô Phát Diệm và lớp Tu đức Đại chủng viện Hà Nội, quý nữ tu Mến Thánh Giá và đông đảo giáo dân miền Phát Diệm. Tất cả đều hân hoan chào đón phái đoàn trong niềm vui mừng được bày tỏ tình hiệp thông cách cụ thể với Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Thánh hoàn vũ qua cuộc tiếp đón các vị thượng khách hôm nay.
Trong bài giảng, trước tiên, Đức ông trưởng đoàn bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn được chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn phụng vụ. Ngài ngưỡng mộ vẻ đẹp của quần thể nhà thờ Phát Diệm, một di sản Đức tin thấm nhập văn hóa Việt Nam do các bậc tiền nhân để lại. Tiếp theo, khởi đi từ các bài đọc, Đức ông minh chứng việc đặt niềm tin tưởng nơi Chúa, để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, như Đavít trước Goliat và quân Philitinh, như Chúa Giêsu trước nhóm Pharisiêu. Cách đặc biệt, ngài liên tưởng đến những hoàn cảnh mà Giáo Hội đang trải qua, nhất là đúng dịp Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực hiện chuyến tông du với nhiều thách đố ở hai nước Chilê và Peru, cũng như những khó khăn mà mỗi người gặp phải hàng ngày. Điều đó cần phải có ơn can đảm và sự khôn ngoan để đối diện và giải quyết theo Thánh Ý Chúa. Ngài nhắc lại Lời Chúa: “Điều không thể đối với con người thì hoàn toàn có thể đối với Thiên Chúa” và nhấn mạnh sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người hãy mở lòng ra với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại.
Trong lời cám ơn cuối Thánh Lễ, một lần nữa Đức Cha Giuse bày tỏ tinh thần hiệp thông cách đặc biệt của giáo phận Phát Diệm với Đức Thánh Cha. Ngài nhấn mạnh giáo dân Việt Nam vừa có lòng yêu mến Đức Thánh Cha đặc biệt, nhưng đồng thời cũng là những người tích cực tham gia vào việc xây dựng quê hương dân tộc Việt Nam.
Lúc 19 giờ cùng ngày, sau bữa cơm tối thân tình, Phái đoàn Tòa thánh đã rời Phát Diệm và trở về Hà Nội.
Được biết:
- Trưa thứ Ba, 16/01, phái đoàn đến Hà Nội; buổi chiều dâng Thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ Chính Tòa hà Nội.
- Thứ năm, 18/01, Phái đoàn làm việc với Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao VN, Ban Tôn giáo chính phủ, thăm Thủ tướng và phó Thủ tướng, và thăm xã giao vài cơ quan chính phủ Việt Nam.
- Thứ sáu, 19/01: thăm Tổng giáo phận Huế và Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.
- Thứ bảy, 20/01: thăm Văn Phòng HĐGMVN và nơi làm việc của vị Đại diện Tòa Thánh tại VN ở TP HCM; buổi tối trở về Vatican.
BTT Giáo phận Phát Diệm
Hình ảnh lễ truyền chức tân linh mục tại Đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens TX
Lê Phước
11:12 18/01/2018
Từ ngày thành lập cho đến nay, đan viên Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX luôn luôn thu hút được thêm nhiều ơn gọi. Năm nào cũng có 2 hay 3 lễ lớn như truyền chức tân LM, truyền chức phó tế hoặc khấn trọn.
Tiếp theo một lễ truyền chức phó tế hồi cuối tháng 11 trước, ngày 13 tháng 1 năm 2018 vừa qua, Thày Matthew Gẫm Nguyễn Đình Dâng, OSB, đã được thụ phong linh mục, dưới sự đặt tay của Đức Cha Gregory Kelly, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Dallas, Texas.
Tân linh mục Nguyễn Đình Dâng sinh ngày 18 – 5 – 1971, tại Thủ Đức, nguyên quán Bắc Giang, Hà Bắc.
Sau này gia đình sinh sống ở Nhơn Trạch.
Nhập Đan Viện Biển Đức Thiên Bình ngày 11 - 7 - 1990.
Nay thuộc Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens, Texas, từ năm 2014.
Khấn dòng ngày 21 – 3 – 1994.
Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ An Hải , Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
19:09 18/01/2018
Hôm nay , Giáo phận Đà Nẵng mừng kỷ niệm 55 năm thành lập ( 18 / 1 / 1963- 18 / 1 / 2018) với Thánh lễ Phong chức Phó tế cho ba Thầy tại Nhà thờ Giáo xứ Hội An lúc 9 giờ sáng. Niềm vui của cộng đoàn Giáo phận , và cách riêng Giáo xứ An Hải được nhân lên gấp bội; vào lúc 16 giờ cùng ngày, Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ Khánh thành nhà thờ An Hải , tai số 9 đường Nguyễn Công Trứ , quận Sơn Trà , Thành phố Đà Nẵng.
Xem Hình
Sau lời chào mừng của Cha Giuse Nguyễn Kinh – Quản xứ An Hải , Đức Giám Mục ( ĐGM) khởi đầu Nghi thức Lễ cắt băng khánh thành, Ngài huấn dụ và mời gọi cộng đoàn:”… sốt sắng tham dự các Nghi lễ Thánh , lắng nghe Lời Chúa với Đức tin, để mỗi người được tái sinh từ giếng rửa tội , được nuôi dưỡng bởi một bàn ăn , thì lớn lên thành đền thờ thiêng liêng và khi tập họp gần một bàn thờ, thì được tình yêu trên trời thu hút” ( 1).
Đức Cha Giuse , Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện , Cha Giuse Quản xứ và Ông Đa-minh Ngô Nhật Hưng - Trưởng Ban Thường vụ- Hội đồng mục vụ Giáo xứ An Hải đã cắt băng khánh thành trong chói lòa ánh pháo sáng , tiếng nổ bong bóng thay cho tiếng pháo và những tràng vỗ tay thật nồng nhiệt của cộng đoàn và khách mời.
Tiếp đó , đoàn rước Sách Lời Chúa, Quý Cha Đồng tế và ĐGM đến trước của tiền đường , ĐGM đã trao chìa khóa của chính nhà thờ cho Cha Quản xứ với ý nghĩa trao quyền coi sóc và giữ gìn Nhà Chúa , thay ĐGM để cử hành phụng vụ cho dân Chúa. ĐGM mời gọi cộng đoàn “ Hãy qua cửa mà tiến vào Nhà Chúa, vui mừng hát dâng lên Chúa lời ngợi khen chúc tụng” (1)
Trong nhà thờ , ĐGM đã làm phép nước , và rảy trên người tín hữu để tỏ lòng thống hối và được ơn tha thứ nên đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thánh thanh tẩy nhà thờ và các ảnh tượng.
Sau Kinh Vinh Danh , ĐGM đưa cao Sách Lời Chúa cho mọi người thấy và nói : “xin cho Lời Chúa hằng vang lên trong ngôi nhà thờ này, để cho anh chị em biết mầu nhiệm Chúa Ki-tô và thực hiện ơn cứu độ cho anh chị em trong Hội Thánh”.
Sau Bài giảng , cộng đoàn phụng vụ hát Kinh Cầu Các Thánh kết thúc , ĐGM đã đọc lời nguyện và Cung hiến Bàn thờ ,” … để Bàn thờ trở nên trung tâm lời ca ngợi , nguồn hiệp nhất yêu thương. Bàn thờ trở nên dấu chỉ về Đức Ki-tô , trở nên bàn tiệc mà những thực khách của Đức Ki-tô vui mừng chạy đến, để sau khi trút bỏ các âu lo và gánh nặng trong Chúa , họ nhận được sức sống tinh thần mới mà theo đường lối mới “ (1) Bàn thờ còn là trung tâm lời ca ngợi và tạ ơn trong Thiên Chúa đến muôn đời.
Tiếp đó , ĐGM và quý Cha đồng tế đã xức dầu Thánh hiến Bàn thờ và xông hương Bàn Thờ và với lời nguyện “ …như nhà thờ này đầy mùi hương thơm dịu thế nào , thì xin cho Hội Thánh Chúa cũng tỏa lan hương thơm Đức Ki-tô như vậy “
Nghi thức cuối của lễ khánh thành là Phủ khăn , thắp sáng nến trên Bàn thờ và tất cả ánh sáng trong Nhà thờ đều tỏa sáng, mang dấu chỉ Chúa Ki-tô đem ánh sáng yêu thương đến cho mọi người.
Thánh Lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể . cuối Thánh Lễ, cộng đoàn hiện diện cùng Chầu Thánh Thể , tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn xuống trên Giáo xứ và từng người.
Trước lúc kết thúc , Ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ đã Đại diện cộng đoàn Giáo xứ, xin ĐGM và mọi người hiện diện tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Thánh Bộ Truyền giáo, Tri ân Giáo phận Kirche- Đức quốc;
Ông ngỏ lời cám ơn Đức Cha Giuse hiện diện , cám ơn Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – Nguyên Giám mục Gp Đà Nẵng , cám ơn Cha Tổng Đại diện , Cha Đại diện Giám muc, Cha Giám Đốc Đại Chủng viện , Quý Cha đồng tế ;
Ông cám ơn Dòng Phao Lô đã tạo điều kiện để giáo xứ có thêm mặt bằng xây dựng Nhà Chúa. Ông cũng không quên cám ơn Chính Quyền đã tạo điều kiện thuận tiện về thủ tục hành chính và an ninh cho Giáo xứ xây dựng . Ông đã cám ơn Quý Ân nhân, thân nhân trong nước và hải ngoại; Ông cám ơn tất cả những người đã góp công , góp sức cho Nhà thờ hoàn thành cách tốt đẹp.
Ông cũng đã nói lên niềm vui của Giáo phận và Giáo xứ với 3 sự kiện trong một ngày : Mừng Giáo phận 55 năm thành lập ( 18 / 1 / 1963 – 2018) ; mừng 3 Tân Phó tế , và mừng khánh thành nhà thờ An Hải.
Thật cảm động , khi Ông Trưởng Ban Thường vụ , Đại diện cộng đoàn An Hải cám ơn Cha Quản xứ đã hy sinh , lo lắng rất nhiều. Ông nói : “ ước mơ của chúng con …là nỗi lo của Cha” “ Khát vọng của chúng con …. làm tóc Cha thêm bạc trắng…” Dẫu biết rằng, nhiều lý do để tóc Cha bạc , nhưng khóe mắt nhiều người ngấn những giọt lệ vui mừng và cảm phục. Ông tiếp: “ Cha động viên , xác tín và nhắc nhỡ: đây là nhà Chúa , công trình này của Chúa , chắc chắn Chúa sẽ dẫn dắt đến hoàn thành , miễn chúng ta sẵn sàng cộng tác với Chúa..”
Những bó hoa tươi thắm của cộng đoàn dâng lên Đức Cha , Cha Tổng Đại Diện , Cha Phao lô Maria Trần Quốc Việt – Đại Diện Giám mục – Nguyên Quản xứ An Hải , Cha Giuse Quản xứ, gói ghém cả lòng biết ơn chân thành.
Đáp từ , Đức Cha nói đến nổ lưc cộng tác của mọi thành phần dân Chúa Giáo xứ An Hải , sự cộng tác sẻ chia của Giáo Hội , của Ân nhân và mọi người , đã ghi dấu ấn ngày hôm nay.
Đức Cha cám ơn Chính Quyền đã cấp phép và giúp cho việc tiến triển thuận lợi. Ngài tiếp : “ Những ngôi Thánh đường trong thành phố là dấu chỉ sự dịu ngọt yêu thương của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người” .
Đức Cha nhắc nhở người Tín Hữu phải nên dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa nơi mình đang sống và làm việc , loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống yêu thương phục vụ của mình, sẻ chia đời sống đức tin theo tinh thần của Đại Hội dân Chúa Giáo Phận Đà Nẵng năm 2012 : “ Sứ Vụ -Hiệp Nhất - Yêu Thương “
Sau Thánh lễ Đức Giám Mục , Quý Cha đồng tế , Hội đồng mục vụ Giáo xứ ghi vài tấm hình lưu niệm , và một liên hoan mừng khánh thành nhà thờ của Khách mời với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ An Hải tại hội trường ( tầng dưới) thật đầm ấm và rất vui.
Toma Trương Văn Ân
Nhà Thờ An Hải
Nhà Thờ được Đức Cha Giuse Chủ sự Thánh lễ đồng tế , đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào ngày 21 / 8 / 2016 và khánh thành 18 / 1 / 2018 , vậy còn thiếu 3 ngày đủ 17 tháng , đây là công trình tuyệt đẹp , xây dựng trong thời gian nhanh .
Công trình gồm 2 tầng : Nhà thờ hình Thánh Giá ở tầng trên, tầng dưới là hội trường , có 12 phòng học Giáo lý , phòng Cha Quản xứ và phòng khách dính liền phía sau hội trường.
Diện tích xây dựng 25m x 43m , hơn 1000m2 với tháp chuông cao 32m, một đường ram dốc dài 50m , giúp cộng đoàn và nhất là anh chị khuyết tật có thể di chuyển lên xuống nhà thờ cách dễ dàng.
Lòng nhà thờ có sức chứa khoảng 400 chổ ngồi , Bàn thờ và Thư đài bằng Đá Non Nước ( núi Ngữ Hành Sơn) tôn vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu. Ngôi Nhà thờ An Hải vừa mang nét đẹp Gothic , vừa mang phong thái hiện đại. Đứng từ bờ tây sông Hàn nhìn qua , thấy một công trình đẹp ghi dấu ấn Đức tin , tình yêu Thiên Chúa với con người và con người với nhau.
Trích :
(1) Tập kỷ yếu : Lễ Khánh Thành Nhà Thờ An Hải
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Sau lời chào mừng của Cha Giuse Nguyễn Kinh – Quản xứ An Hải , Đức Giám Mục ( ĐGM) khởi đầu Nghi thức Lễ cắt băng khánh thành, Ngài huấn dụ và mời gọi cộng đoàn:”… sốt sắng tham dự các Nghi lễ Thánh , lắng nghe Lời Chúa với Đức tin, để mỗi người được tái sinh từ giếng rửa tội , được nuôi dưỡng bởi một bàn ăn , thì lớn lên thành đền thờ thiêng liêng và khi tập họp gần một bàn thờ, thì được tình yêu trên trời thu hút” ( 1).
Đức Cha Giuse , Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện , Cha Giuse Quản xứ và Ông Đa-minh Ngô Nhật Hưng - Trưởng Ban Thường vụ- Hội đồng mục vụ Giáo xứ An Hải đã cắt băng khánh thành trong chói lòa ánh pháo sáng , tiếng nổ bong bóng thay cho tiếng pháo và những tràng vỗ tay thật nồng nhiệt của cộng đoàn và khách mời.
Tiếp đó , đoàn rước Sách Lời Chúa, Quý Cha Đồng tế và ĐGM đến trước của tiền đường , ĐGM đã trao chìa khóa của chính nhà thờ cho Cha Quản xứ với ý nghĩa trao quyền coi sóc và giữ gìn Nhà Chúa , thay ĐGM để cử hành phụng vụ cho dân Chúa. ĐGM mời gọi cộng đoàn “ Hãy qua cửa mà tiến vào Nhà Chúa, vui mừng hát dâng lên Chúa lời ngợi khen chúc tụng” (1)
Trong nhà thờ , ĐGM đã làm phép nước , và rảy trên người tín hữu để tỏ lòng thống hối và được ơn tha thứ nên đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thánh thanh tẩy nhà thờ và các ảnh tượng.
Sau Kinh Vinh Danh , ĐGM đưa cao Sách Lời Chúa cho mọi người thấy và nói : “xin cho Lời Chúa hằng vang lên trong ngôi nhà thờ này, để cho anh chị em biết mầu nhiệm Chúa Ki-tô và thực hiện ơn cứu độ cho anh chị em trong Hội Thánh”.
Sau Bài giảng , cộng đoàn phụng vụ hát Kinh Cầu Các Thánh kết thúc , ĐGM đã đọc lời nguyện và Cung hiến Bàn thờ ,” … để Bàn thờ trở nên trung tâm lời ca ngợi , nguồn hiệp nhất yêu thương. Bàn thờ trở nên dấu chỉ về Đức Ki-tô , trở nên bàn tiệc mà những thực khách của Đức Ki-tô vui mừng chạy đến, để sau khi trút bỏ các âu lo và gánh nặng trong Chúa , họ nhận được sức sống tinh thần mới mà theo đường lối mới “ (1) Bàn thờ còn là trung tâm lời ca ngợi và tạ ơn trong Thiên Chúa đến muôn đời.
Tiếp đó , ĐGM và quý Cha đồng tế đã xức dầu Thánh hiến Bàn thờ và xông hương Bàn Thờ và với lời nguyện “ …như nhà thờ này đầy mùi hương thơm dịu thế nào , thì xin cho Hội Thánh Chúa cũng tỏa lan hương thơm Đức Ki-tô như vậy “
Nghi thức cuối của lễ khánh thành là Phủ khăn , thắp sáng nến trên Bàn thờ và tất cả ánh sáng trong Nhà thờ đều tỏa sáng, mang dấu chỉ Chúa Ki-tô đem ánh sáng yêu thương đến cho mọi người.
Thánh Lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể . cuối Thánh Lễ, cộng đoàn hiện diện cùng Chầu Thánh Thể , tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn xuống trên Giáo xứ và từng người.
Trước lúc kết thúc , Ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ đã Đại diện cộng đoàn Giáo xứ, xin ĐGM và mọi người hiện diện tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Thánh Bộ Truyền giáo, Tri ân Giáo phận Kirche- Đức quốc;
Ông ngỏ lời cám ơn Đức Cha Giuse hiện diện , cám ơn Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – Nguyên Giám mục Gp Đà Nẵng , cám ơn Cha Tổng Đại diện , Cha Đại diện Giám muc, Cha Giám Đốc Đại Chủng viện , Quý Cha đồng tế ;
Ông cám ơn Dòng Phao Lô đã tạo điều kiện để giáo xứ có thêm mặt bằng xây dựng Nhà Chúa. Ông cũng không quên cám ơn Chính Quyền đã tạo điều kiện thuận tiện về thủ tục hành chính và an ninh cho Giáo xứ xây dựng . Ông đã cám ơn Quý Ân nhân, thân nhân trong nước và hải ngoại; Ông cám ơn tất cả những người đã góp công , góp sức cho Nhà thờ hoàn thành cách tốt đẹp.
Ông cũng đã nói lên niềm vui của Giáo phận và Giáo xứ với 3 sự kiện trong một ngày : Mừng Giáo phận 55 năm thành lập ( 18 / 1 / 1963 – 2018) ; mừng 3 Tân Phó tế , và mừng khánh thành nhà thờ An Hải.
Thật cảm động , khi Ông Trưởng Ban Thường vụ , Đại diện cộng đoàn An Hải cám ơn Cha Quản xứ đã hy sinh , lo lắng rất nhiều. Ông nói : “ ước mơ của chúng con …là nỗi lo của Cha” “ Khát vọng của chúng con …. làm tóc Cha thêm bạc trắng…” Dẫu biết rằng, nhiều lý do để tóc Cha bạc , nhưng khóe mắt nhiều người ngấn những giọt lệ vui mừng và cảm phục. Ông tiếp: “ Cha động viên , xác tín và nhắc nhỡ: đây là nhà Chúa , công trình này của Chúa , chắc chắn Chúa sẽ dẫn dắt đến hoàn thành , miễn chúng ta sẵn sàng cộng tác với Chúa..”
Những bó hoa tươi thắm của cộng đoàn dâng lên Đức Cha , Cha Tổng Đại Diện , Cha Phao lô Maria Trần Quốc Việt – Đại Diện Giám mục – Nguyên Quản xứ An Hải , Cha Giuse Quản xứ, gói ghém cả lòng biết ơn chân thành.
Đáp từ , Đức Cha nói đến nổ lưc cộng tác của mọi thành phần dân Chúa Giáo xứ An Hải , sự cộng tác sẻ chia của Giáo Hội , của Ân nhân và mọi người , đã ghi dấu ấn ngày hôm nay.
Đức Cha cám ơn Chính Quyền đã cấp phép và giúp cho việc tiến triển thuận lợi. Ngài tiếp : “ Những ngôi Thánh đường trong thành phố là dấu chỉ sự dịu ngọt yêu thương của tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người” .
Đức Cha nhắc nhở người Tín Hữu phải nên dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa nơi mình đang sống và làm việc , loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống yêu thương phục vụ của mình, sẻ chia đời sống đức tin theo tinh thần của Đại Hội dân Chúa Giáo Phận Đà Nẵng năm 2012 : “ Sứ Vụ -Hiệp Nhất - Yêu Thương “
Sau Thánh lễ Đức Giám Mục , Quý Cha đồng tế , Hội đồng mục vụ Giáo xứ ghi vài tấm hình lưu niệm , và một liên hoan mừng khánh thành nhà thờ của Khách mời với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ An Hải tại hội trường ( tầng dưới) thật đầm ấm và rất vui.
Toma Trương Văn Ân
Nhà Thờ An Hải
Nhà Thờ được Đức Cha Giuse Chủ sự Thánh lễ đồng tế , đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào ngày 21 / 8 / 2016 và khánh thành 18 / 1 / 2018 , vậy còn thiếu 3 ngày đủ 17 tháng , đây là công trình tuyệt đẹp , xây dựng trong thời gian nhanh .
Công trình gồm 2 tầng : Nhà thờ hình Thánh Giá ở tầng trên, tầng dưới là hội trường , có 12 phòng học Giáo lý , phòng Cha Quản xứ và phòng khách dính liền phía sau hội trường.
Diện tích xây dựng 25m x 43m , hơn 1000m2 với tháp chuông cao 32m, một đường ram dốc dài 50m , giúp cộng đoàn và nhất là anh chị khuyết tật có thể di chuyển lên xuống nhà thờ cách dễ dàng.
Lòng nhà thờ có sức chứa khoảng 400 chổ ngồi , Bàn thờ và Thư đài bằng Đá Non Nước ( núi Ngữ Hành Sơn) tôn vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu. Ngôi Nhà thờ An Hải vừa mang nét đẹp Gothic , vừa mang phong thái hiện đại. Đứng từ bờ tây sông Hàn nhìn qua , thấy một công trình đẹp ghi dấu ấn Đức tin , tình yêu Thiên Chúa với con người và con người với nhau.
Trích :
(1) Tập kỷ yếu : Lễ Khánh Thành Nhà Thờ An Hải
Toma Trương Văn Ân
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Trên Ngàn
Lê Trị
22:52 18/01/2018
Ảnh của Lê Trị
Ngày đông tuyết đổ trên ngàn
Thiên nhiên tranh vẽ bàng hoàng núi non.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/1/2018: Đức Thánh Cha ngỏ lời với một dân tộc mất nước
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:48 18/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Mari, Mari” Chào buổi sáng!
“Küme tününün ta niemün” “Bình an cùng anh chị em!” (Lc 24:36)]
Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi được đến thăm phần đất xinh đẹp này của lục địa chúng ta, miền Araucanía. Đó là mảnh đất Tạo Hóa chúc phúc với những cánh đồng bao la và màu mỡ, với những cánh rừng đầy những cây araucarias tuyệt vời - là bản “tán tụng ca” thứ năm của Gabriela Mistral về đất nước Chí Lợi này [1]; và với những ngọn núi lửa tuyết phủ hùng vĩ, những sông hồ đầy tràn sức sống. Cảnh quan này nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa, và cho chúng ta dễ dàng thấy được bàn tay của Người trong mỗi tạo vật. Nhiều thế hệ nam nữ đã yêu mến đất nước này với một lòng biết ơn nhiệt thành. Ở đây, tôi muốn tạm dừng và chào hỏi một cách đặc biệt các thành viên của dân tộc Mapuche, cũng như các dân tộc bản xứ khác ở những vùng đất phía Nam: những người Rapanui (từ đảo Easter), những người Aymara, những người Quechua và Atacameños, và nhiều dân tộc khác nữa.
Nhìn với đôi mắt của những du khách, vùng đất này sẽ làm chúng ta trầm trồ khi đi ngang qua, nhưng nếu chúng ta để tai xuống đất, chúng ta sẽ nghe nó hát: “Arauco có một nỗi buồn không thể im lặng được, đó là những bất công hàng thế kỷ mà mọi người đều thấy vẫn đang diễn ra”. [2]
Trong tâm tình vừa tạ ơn mảnh đất này và con người của nó, vừa đau buồn, chúng ta cử hành Phụng Vụ Thánh Thể này. Chúng ta làm như vậy trong sân bay Maquehue /ma-ki-uê/ này, nơi đã từng xảy ra các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho tất cả những ai đã phải đau khổ và những người đã chết, và những người hàng ngày vẫn phải vác trên vai gánh nặng của những bất công đó. Hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá gánh lấy tất cả những tội lỗi và nỗi đau của các dân tộc chúng ta, để cứu chuộc.
Trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha “để tất cả nên một” (Ga 17:21). Vào một khoảnh khắc sinh tử trong cuộc đời mình, Chúa Giêsu dừng lại để cầu xin sự hiệp nhất. Trong trái tim của mình, Người biết rằng một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các môn đệ của mình và cho toàn thể nhân loại sẽ là sự chia rẽ và đối đầu, và sự áp bức người khác. Cơ man những giọt nước mắt phải đổ ra! Hôm nay chúng ta muốn bám lấy lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu, để đồng hành cùng với Ngài vào khu vườn buồn sầu này với những sầu buồn của chính chúng ta, và cầu xin Chúa Cha, cùng với Chúa Giêsu, để chúng ta cũng có thể nên một. Cầu xin cho sự đối đầu và chia rẽ không bao giờ chiếm được thế thượng phong giữa chúng ta.
Sự hiệp nhất Chúa Giêsu nài xin này là một ân sủng phải được liên lỉ tìm kiếm, vì lợi ích của mảnh đất này và con cái của nó. Chúng ta cần phải cảnh giác chống lại những cám dỗ có thể nảy sinh để “đầu độc tận gốc” ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta và qua đó Ngài mời gọi chúng ta đóng vai trò thật sự trong lịch sử.
1. Những từ đồng nghĩa giả
Một trong những cám dỗ chính mà chúng ta cần phải chống lại chính là sự nhầm lẫn giữa sự hiệp nhất và sự đồng hóa. Chúa Giêsu không xin Chúa Cha để tất cả mọi người có thể giống như nhau, vì sự hiệp nhất không có nghĩa là vô hiệu hóa hoặc làm câm nín những khác biệt. Hiệp nhất không có nghĩa là một thần tượng hoặc là kết quả của việc cưỡng bách hội nhập; nó không phải là một sự hài hòa mua được với cái giá là gạt một số người ra rìa. Sự phong phú của một miền đất được nảy sinh chính xác từ ước muốn được chia sẻ sự khôn ngoan của mỗi vùng của nó với những vùng khác. Hiệp nhất không bao giờ có thể là một sự đồng nhất ngột ngạt được áp đặt bởi kẻ mạnh, hoặc một sự cô lập trong đó hạ thấp những tốt lành của người khác. Sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu tìm kiếm và đưa ra thừa nhận những gì mỗi người và mỗi nền văn hoá được kêu gọi đóng góp vào mảnh đất được chúc phúc này. Hiệp nhất là một sự đa dạng đã được hòa hợp, bởi vì nó sẽ không cho phép những sai lầm cá nhân hoặc cộng đồng có thể xảy ra nhân danh sự hiệp nhất. Chúng ta cần đến sự phong phú mà mỗi người phải cống hiến, và chúng ta phải từ bỏ quan niệm cho rằng có những nền văn hoá cao hơn hoặc thấp hơn. Một tấm vải “chamal” đẹp đẽ đòi hỏi những người thợ dệt phải biết nghệ thuật pha trộn những vật liệu và các màu sắc khác nhau, và dành thời gian cho từng yếu tố và từng giai đoạn của công việc. Quá trình này có thể được công nghệ hóa, nhưng mọi người sẽ nhận ra đó là một tấm vải thêu bằng máy. Nghệ thuật hiệp nhất đòi hỏi phải có những nghệ nhân thực sự biết cách làm cho hài hoà những khác biệt trong “thiết kế” các đô thị, đường xá, quảng trường và cảnh quan. Nó không phải là thứ “nghệ thuật bàn giấy”, hoặc công việc giấy tờ; nhưng nó là một nghề thủ công đòi hỏi sự chú ý và sự hiểu biết. Đó không chỉ là nguồn gốc hình thành nên vẻ đẹp của nó, mà còn là sức đề kháng của nó đối với thời gian và trước bất cứ cơn bão nào có thể ập đến.
Sự thống nhất mà con người chúng ta cần đến đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe lẫn nhau, nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải biết tôn trọng lẫn nhau. “Điều này không chỉ là có được nhiều thông tin hơn về người khác, mà còn là gặt hái những gì Chúa Thánh Linh đã gieo trong họ” [3]. Điều này đặt chúng ta trên con đường của tình đoàn kết như một phương tiện để dệt nên sự hiệp nhất, và một phương tiện để đắp xây lịch sử. Tình đoàn kết làm cho chúng ta nói: Chúng ta cần nhau, và cần đến sự khác biệt giữa chúng ta để mảnh đất này có thể đẹp mãi! Đây là vũ khí duy nhất của chúng ta để chống lại “nạn phá rừng” đang đốn ngã và thiêu đốt hy vọng. Đó là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất.
2. Các vũ khí cuả sự hiệp nhất.
Nếu hiệp nhất phải được xây dựng trên lòng tôn trọng và tình đoàn kết, thì chúng ta không thể chấp nhận đạt được nó bằng bất kỳ phương tiện nào. Có hai loại bạo lực, thay vì giúp tăng trưởng tình đoàn kết và sự hòa giải, lại thực sự đe doạ chúng. Thứ nhất, chúng ta phải cảnh giác trước những thỏa thuận “tao nhã” mà sẽ không bao giờ được thực hiện. Những từ ngữ hay, những kế hoạch chi tiết – là cần thiết đấy – nhưng mà, khi không được thực hiện, cuối cùng chỉ là “dùng cùi chỏ để xóa đi những gì đã được viết bằng tay”. Đây là một loại bạo lực, bởi vì nó làm nản lòng hy vọng.
Điều thứ hai là chúng ta phải nhấn mạnh rằng một nền văn hoá tôn trọng nhau không thể dựa trên các hành vi bạo lực và phá hoại mà cuối cùng chỉ là lấy đi mạng sống con người. Bạn không thể khẳng định mình bằng cách tiêu diệt người khác, bởi vì điều này chỉ dẫn đến bạo lực và chia rẽ nhiều hơn. Bạo lực gây ra bạo lực, hủy diệt gây ra thêm đổ vỡ và chia ly. Bạo lực chung cuộc chỉ dẫn đến dối trá. Đó là lý do tại sao chúng ta nói “không với bạo lực hủy diệt” trong cả hai hình thức của nó.
Hai hình thức này giống như dung nham của một ngọn núi lửa quét sạch và đốt cháy mọi thứ trên con đường của nó, chỉ để lại một sự khô cằn và hoang vu. Thay vào đó chúng ta hãy tìm kiếm con đường tích cực bất bạo lực, “như một phong cách chính trị vì hòa bình” [4]. Chúng ta hãy tìm kiếm, và không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm, sự đối thoại để hiệp nhất. Đó là lý do tại sao chúng ta kêu lên: Chúa ơi, hãy làm cho chúng con nên những nghệ nhân của sự hiệp nhất của Chúa.
Tất cả chúng ta, ở một mức độ nhất định, là những phàm nhân trên trái đất này (xem Sáng thế ký 2: 7). Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hướng đến một “cuộc sống tốt đẹp” (Küme Mongen), như sự khôn ngoan của tổ tiên người Mapuche nhắc nhở chúng ta. Chúng ta còn phải đi bao xa, và còn phải học bao nhiêu nữa! Küme Mongen, một khao khát sâu xa không chỉ dâng lên từ trái tim của chúng ta mà còn vang lên như tiếng kêu lớn, như một bài hát, trong tất cả tạo vật. Vì thế, anh chị em, vì những con cái của mảnh đất này, vì những cháu chắt của mảnh đất này, chúng ta hãy nói cùng Chúa Giêsu với Chúa Cha: xin cho chúng con đây cũng có thể nên một; xin biến chúng con nên những nghệ nhân của tình hiệp nhất.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/1/2018: Những lời khích lệ của Đức Thánh Cha với các nữ tù Chí Lợi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:43 18/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Santiago là trung tâm của khu vực bình nguyên rộng lớn nhất của Chí Lợi và có mật độ dân số cao nhất quốc gia. Hầu hết thành phố nằm ở độ cao từ 500m đến 650m so với mực nước biển.
Được thành lập vào năm 1541, bởi nhà thám hiểm Tây Ban Nha Pedro de Valdivia, Santiago đã là thủ đô của Chí Lợi từ thời cón là thuộc địa của Tây Ban Nha. Trung tâm thành phố vẫn giữ được lối kiến trúc tân cổ điển hồi thế kỷ thứ 19 với các đường phố quanh co như thường thấy ở các nước châu Âu.
Phong cảnh thành phố Santiago được hình thành bởi nhiều ngọn đồi và dòng sông Mapocho chảy xiết. Dãy núi Andes có thể được nhìn thấy từ hầu hết các điểm trong thành phố. Những ngọn núi này góp phần gây ra sương mù, đặc biệt là vào mùa đông.
Vùng ngoại ô của thành phố được bao quanh bởi những vườn nho. Từ Santiago đi sâu vào vùng núi Andes hay ra bờ biển Thái Bình Dương cũng chỉ vài giờ.
Santiago là trung tâm văn hoá, chính trị và tài chính của Chí Lợi và là trụ sở chính của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Cơ quan hành pháp và tư pháp Chilê được đặt tại Santiago, nhưng Quốc hội được đặt tại thành phố Valparaíso, lân cận.
Trong vùng đô thị của Santiago, có 174 di sản được coi là Di tích Quốc gia, trong đó có các di tích khảo cổ, kiến trúc và lịch sử. Chính phủ Chí Lợi đã đề nghị với Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới: Khu bảo tàng El Caño, nhà thờ và tu viện San Francisco và cung điện La Moneda, nơi Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào buổi sáng.
Lúc 4h chiều thứ Ba 17 tháng Giêng Ðức Thánh Cha đã viếng thăm một nhà tù dành cho phụ nữ ở thủ đô Santiago. Nhà tù dành cho phụ nữ mà Đức Thánh Cha viếng thăm được gọi là nhà tù thánh Joakim. Trong hơn 100 năm trời, từ 1864 đến 1996, nhà tù này được chính phủ ủy thác cho các nữ tu dòng Chúa Chiên Lành, và các nữ tù nhân tại đây là những thường phạm, họ bị bắt vì các tội nhỏ như trộm cắp, chỉ có vài trường hợp, các nữ tù nhân phạm tội sát nhân bị giam giữ tại đây. Nhưng rồi với sự gia tăng nạn buôn bán ma túy và nghiện ngập, tình hình thay đổi, các nữ tù nhân phạm trọng án cũng bị giam tại đây. Cho đến năm 1980, số tù nhân không quá 160 người, nhưng từ năm 1998, con số đã lên tới khoảng 600 người. Trong những năm 2000, con số tăng quá gấp đôi, lên đến 1,400 người, trong khi nhà tù chỉ sức chứa là 855 tù nhân.
Ngày nay, nhà tù Thánh Gioakim tiếp nhận tới 45% tổng số nữ tù nhân trên toàn Chí Lợi. Họ phải sống trong tình trạng chật chội, là điều mà Giáo Hội Công Giáo Chí Lợi đặc biệt quan tâm.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Cảm ơn anh chị em đã cho tôi cơ hội này để đến thăm anh chị em. Đối với tôi, điều quan trọng là chia sẻ thời gian này với anh chị em và gần gũi hơn với nhiều người trong chúng ta hiện đang bị tước mất tự do.
Cảm ơn sơ Nelly vì những lời chào mừng của sơ và đặc biệt là lời chứng rằng sự sống luôn luôn chiến thắng cái chết. Cảm ơn chị Janeth, đã chia sẻ nỗi đau của chị với tất cả chúng ta và lòng can đảm xin tha thứ của chị. Chúng ta học được bao nhiêu điều từ hành động can đảm và khiêm tốn của chị! Tôi xin được trích lại lời của của chị: “Chúng con cầu xin sự tha thứ từ tất cả những người mà chúng con đã làm hại bằng những hành động sai trái của chúng con”. Tôi cảm ơn chị đã nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có thái độ này chúng ta sẽ mất đi nhân tính của mình, chúng ta sẽ quên rằng chúng ta đã làm sai và rằng mỗi ngày là một lời mời để bắt đầu lại.
Tôi cũng nghĩ đến những lời của Chúa Giêsu: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” (Ga 8: 7). Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hãy bỏ đi cái lối suy nghĩ giản đơn, phân chia thực tại thành tốt và xấu, và mời gọi chúng ta đón nhận một tư duy mới trong đó chúng ta nhận ra những khuyết điểm, những hạn chế và thậm chí cả tội lỗi của chúng ta, và do đó giúp chúng ta tiếp tục tiến lên.
Khi tôi bước vào, hai bà mẹ gặp tôi với con cái của họ và một số hoa. Họ là những người chào đón tôi, và cách thế chào mừng của họ có thể diễn tả bằng ba từ thật đẹp, đó là: mẹ, con cái và hoa.
Mẹ. Nhiều chị em ở đây là những bà mẹ và chị em biết ý nghĩa của việc mang lại một sự sống mới cho thế giới. Chị em đã có thể “mang trong chính mình” một sự sống mới và cho sự sống ấy được chào đời. Làm mẹ không phải là, và sẽ không bao giờ là một vấn đề. Đó là một món quà và là một trong những ân sủng tuyệt vời nhất chị em có thể có được. Hôm nay chị em phải đối mặt với một thách thức rất thực: đó là chị em cũng phải quan tâm đến sự sống mới đó. Chị em được yêu cầu chăm sóc cho tương lai. Làm cho sự sống ấy phát triển và giúp nó tăng trưởng. Không chỉ cho chính mình, mà còn cho con cái của chị em và toàn xã hội. Là phụ nữ, chị em có một khả năng đáng kinh ngạc để thích nghi với hoàn cảnh mới và tiến lên phía trước. Hôm nay tôi kêu gọi khả năng hướng đến tương lai ấy đang sống động trong mỗi chị em. Khả năng đó cho phép chị em chống trả lại tất cả mọi thứ có thể cướp khỏi chị em bản sắc của mình và chung cuộc là giết chết hy vọng của chị em.
Janeth đã nói đúng: mất tự do không có nghĩa là mất hết ước mơ và hy vọng. Mất tự do không phải là đồng nghĩa với mất đi phẩm giá của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải từ chối tất cả những ý tưởng vớ vẩn cho rằng chúng ta không thể thay đổi, rằng cố gắng mà làm gì, rằng không thể thay đổi được vận mệnh đâu. Không, các chị em ơi! Có những điều làm nên sự khác biệt! Tất cả những nỗ lực của chúng ta để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn - ngay cả khi có vẻ như chúng chẳng có ơn ích gì - tất cả chúng chắc chắn sẽ sinh hoa kết quả và mang lại những hệ quả tốt.
Từ thứ hai là trẻ em. Trẻ em là sức mạnh của chúng ta, là tương lai của chúng ta, là sự khích lệ của chúng ta. Chúng là một lời nhắc nhở sống động rằng cuộc sống phải được sống cho tương lai, chứ không phải là cho quá khứ. Ngày nay tự do của chị em đã bị lấy đi, nhưng đó không phải là tiếng nói chung cuộc. Không phải đâu! Hãy nhìn về phía trước. Hãy trông đợi ngày chị em được trở lại cuộc sống trong xã hội. Vì lý do này, tôi hoan nghênh và khuyến khích mọi nỗ lực để truyền bá và hỗ trợ các dự án như Espacio Mandela và Quỹ Phụ Nữ Trỗi Dậy.
Tên của Quỹ này làm cho tôi nhớ đến đoạn Phúc Âm, khi mọi người cười nhạo Chúa Giêsu vì Ngài nói rằng con gái của ông trùm hội đường không chết đâu, mà chỉ ngủ thôi. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta biết làm thế nào để đối mặt với những lời châm biếm như thế: Ngài đi thẳng vào phòng của cô gái, nắm lấy tay cô và nói: “Cô bé ơi, hãy trỗi dậy đi!” (Mc 5:41). Những dự án mà tôi đã đề cập là những dấu chỉ sống động của Chúa Giêsu, Đấng đang bước vào từng ngôi nhà của chúng ta, không màng đến những lời chế giễu và không bao giờ bỏ cuộc. Ngài nắm lấy tay chúng ta và nói với chúng ta hãy “trỗi dậy”. Thật là tuyệt vời khi có rất nhiều Kitô hữu và những người thiện chí theo bước chân của Chúa Giêsu và quyết định đến đây để nên như dấu chỉ của bàn tay nối dài của Chúa nâng chúng ta dậy.
Chúng ta đều biết rằng, thật đáng buồn, một bản án tù thường chỉ đơn thuần là một hình phạt, không mang lại chút cơ hội nào cho sự tăng trưởng cá nhân. Điều này không tốt. Ngược lại, những sáng kiến cung cấp việc dạy nghề và giúp tái xây dựng lại các mối quan hệ là những dấu chỉ hy vọng cho tương lai. Chúng ta hãy giúp họ phát triển. Trật tự công cộng không thể bị giản lược thành các biện pháp an ninh mạnh hơn nhưng cần phải quan tâm đặc biệt đến các biện pháp phòng ngừa, như công việc, giáo dục và sự tham gia nhiều hơn vào cộng đồng.
Cuối cùng là hoa. Tôi tin rằng bản thân cuộc sống “nở hoa” và cho chúng ta thấy tất cả vẻ đẹp của nó khi chúng ta làm việc cùng nhau, tay trong tay, để làm cho mọi thứ tốt hơn, để mở ra những khả năng mới. Nghĩ thế, nên tôi chào đón tất cả các nhân viên mục vụ, các tình nguyện viên và nhân viên chuyên nghiệp, đặc biệt là các cảnh sát viên và gia đình họ. Tôi cầu nguyện cho anh chị em. Công việc của anh chị em rất nhạy cảm và phức tạp, vì vậy tôi thỉnh cầu chính quyền cố gắng cung cấp cho anh chị em những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc của mình với phẩm giá. Một phẩm giá tạo ra phẩm giá. Đức Maria là Mẹ của chúng ta và chúng ta là con cái của Người, chị em là con gái của Mẹ. Chúng ta cầu xin Mẹ cầu bầu cho anh chị em, cho mỗi con cái của anh chị em và những người thân yêu của anh chị em. Xin Mẹ che chở anh chị em dưới tà áo Mẹ. Và tôi xin anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Những bông hoa anh chị em đã cho tôi, tôi sẽ đưa đến cùng Đức Trinh Nữ Maria nhân danh tất cả anh chị em. Một lần nữa, cảm ơn rất nhiều!
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 18/1/2018: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và giới trẻ tại Maipú, Santiago
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:59 18/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:
‘Hãy là những người Samaritanô, những người không bao giờ bước qua một ai đó đang nằm bên lề đường.’
Ngày 17 tháng 1, gặp tuổi trẻ Chile tại Đền Thờ Maipú ở Santiago sau khi từ Temuco trở về, Đức Giáo Hoàng đặt với họ câu hỏi đơn giản này: “Chúa Giêsu sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?” vốn được coi như “khuôn vàng thước ngọc” của Thánh Alberto Hurtado, vị thánh được Đức Phanxicô viếng mộ hôm trước.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài với giới trẻ Chile:
Này Ariel, cha cũng rất vui được hiện diện với con. Cám ơn con đã ngỏ lời chào mừng nhân danh mọi người có mặt. Cha là người biết ơn vì được chia sẻ lúc này với các con. Đối với cha, điều rất quan trọng là chúng ta gặp gỡ và cùng bước bên nhau một lúc. Chúng ta hãy giúp nhau nhìn về phía trước!
Cha vui mừng vì cuộc gặp gỡ này diễn ra ở đây, ở Maipú. Ở vùng đất này, nơi lịch sử của Chile bắt đầu bằng một cái ôm hôn âu yếm, trong ngôi đền này vốn vươn lên ở giao điểm bắc nam, nối liền tuyết và biển và là nhà của cả trời lẫn đất. Một ngôi nhà cho Chile, ngôi nhà cho các con, những người trẻ thân yêu, nơi Đức Mẹ Carmel đang đợi các con và chào đón các con với một trái tim rộng mở. Đức Mẹ đã cùng đồng hành với sự ra đời của quốc gia này và đã cùng đồng hành với rất nhiều người Chile trong suốt hai trăm năm nay như thế nào, ngài cũng muốn tiếp tục đồng hành với những giấc mơ mà Thiên Chúa đã đặt trong trái tim các con như thế: giấc mơ tự do, giấc mơ niềm vui, giấc mơ một tương lai tốt đẹp hơn: mong muốn, như con nói, Ariel, "làm những người chủ đạo của thay đổi". Làm những người chủ đạo. Đức Mẹ Núi Carmel đồng hành với các con để các con có thể là những người chủ đạo cho Chile mà trái tim các con hằng mơ ước. Cha biết rằng tâm điểm ước mơ của người trẻ Chile, và họ mơ những ước mơ lớn, là những vùng đất này làm nảy sinh những trải nghiệm lan rộng và nhân rộng khắp các quốc gia khác nhau trong lục địa của chúng ta. Ai đã gợi hứng cho những giấc mơ này? Đó là những người trẻ giống như các con, những người được gợi hứng để trải nghiệm cuộc phiêu lưu của đức tin. Vì đức tin kích thích nơi người trẻ các tâm tình phiêu lưu, một cuộc phiêu lưu mời gọi họ vượt qua những cảnh quan không thể nào tin được, những địa hình khắc nghiệt, hiểm trở. .. nhưng, lại một lần nữa, các con thích các phiêu lưu và thách thức! Dù sao, các con sẽ cảm thấy chán khi không có những thách thức để phấn khích các con. Chúng ta thấy điều này rõ ràng, ví dụ, bất cứ khi nào có thiên tai. Các con có một khả năng tuyệt vời trong việc huy động, đây là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy lòng đại lượng của trái tim các con.
Trong thừa tác vụ giám mục của cha, cha đã được thấy không biết bao nhiêu ý tưởng tốt đẹp nơi những người trẻ, trong tâm trí họ. Những người trẻ rất bồn chồn; họ là những người tìm kiếm và duy lý tưởng. Vấn đề mà người lớn chúng ta có là, như thể mình biết hết, nên hay nói thế này: "Chúng nghĩ như vậy vì chúng còn trẻ; chúng vẫn còn cần phải lớn thêm". Như thể lớn thêm có nghĩa là chấp nhận sự bất công, là tin rằng không có gì có thể làm được, tin rằng đây là cách mọi việc luôn luôn diễn ra.
Vì hiểu ra tầm quan trọng xiết bao của người trẻ và các trải nghiệm của họ, nên năm nay cha muốn triệu tập một Thượng Hội Đồng, và trước hội đồng này, là cuộc họp mặt của người trẻ, để các con có thể cảm thấy, và thực sự là những người chủ đạo giữa lòng Giáo Hội. Để giúp gương mặt Giáo Hội được trẻ trung, không phải bằng cách sử dụng mỹ phẩm mà bằng cách để Giáo Hội được thách thức sâu xa bởi các con trai và con gái của mình, giúp Giáo Hội hàng ngày trung thành hơn với Tin Mừng. Giáo hội ở Chile cần các con xiết bao để "rung chuyển đất dưới chân chúng ta" và giúp chúng ta đến gần Chúa Giêsu hơn! Các câu hỏi của các con, các ước muốn hiểu biết của các con, các ước nguyện trở thành rộng lượng của các con, tất cả đều cần thiết để chúng ta đến gần Chúa Giêsu hơn. Tất cả chúng ta đều được mời gọi, một lần nữa, đến gần Chúa Giêsu.
Hãy để cha chia sẻ một câu chuyện với các con. Một ngày kia, chuyện vãn với một người đàn ông trẻ tuổi, cha hỏi anh ta loại sự vật nào làm anh ta bất hạnh. Anh ta nói với cha: "Khi điện thoại di động của con hết pin hoặc con bị mất nối kết với liên mạng". Cha hỏi anh ta: "Tại sao?" Anh ta trả lời: "thưa cha, thật đơn giản; con bỏ lỡ tất cả những gì đang diễn ra, con bị khóa kín khỏi thế giới, bị mắc kẹt. Trong những khoảnh khắc đó, con nhảy bổ, chạy đi tìm bộ sạc điện hoặc mạng Wi-Fi và mật khẩu để nối kết lại".
Điều này khiến cha nghĩ rằng cùng một điều có thể xảy ra với đức tin của chúng ta. Sau một thời gian rong ruổi cuộc hành trình hoặc sau nước rút lúc ban đầu, có những khoảnh khắc, dù không hay, "dãy sóng" của chúng ta bắt đầu loãng dần rồi chúng ta mất nối kết, mất điện; lúc ấy, chúng ta trở nên bất hạnh và mất đức tin, chúng ta cảm thấy chán nản và bơ phờ, và bắt đầu nhìn mọi thứ dưới một ánh sáng xấu. Khi chúng ta thiếu “nối kết” để sạc điện cho các ước mơ của mình, trái tim chúng ta bắt đầu nao núng. Khi pin của mình hết điện, chúng ta cảm thấy như bài hát vốn mô tả - "Tiếng ồn đàng sau và sự cô đơn của thành phố cắt chúng ta khỏi tất cả mọi thứ. Thế giới lùi lại, cố gắng lấn áp tôi và dìm chết mọi suy nghĩ và ý tưởng của tôi". [1]
Không có nối kết, với Chúa Giêsu, kết cục, chúng ta sẽ dìm chết các suy nghĩ và ý tưởng của chúng ta, các giấc mơ và đức tin của chúng ta, và như thế chúng ta sẽ trở nên nản lòng và bực bội. Là những người chủ đạo, mà chúng ta vốn là và muốn là - chúng ta có thể tiến tới chỗ cảm thấy rằng làm hay không làm bất cứ điều gì đều không có gì khác nhau. Chúng ta bắt đầu cảm thấy chúng ta "bị khóa kín khỏi thế giới", như người trẻ tuổi kia nói với cha. Điều làm cha lo lắng là, khi mất "nối kết", nhiều người nghĩ rằng họ không có gì để cung hiến; họ cảm thấy mất hết. Các con đừng bao giờ nghĩ rằng các con không có gì để cung hiến hoặc không ai quan tâm đến các con.
Đừng bao giờ! Ý nghĩ đó, như Alberto Hurtado thường nói, "là tiếng nói của ma quỷ", kẻ muốn làm cho các con cảm thấy các con vô giá trị. .. và duy trì mọi thứ như chúng hiện là. Tất cả chúng ta đều cần thiết và quan trọng; tất cả chúng ta đều có điều gì đó để cung hiến.
Người trẻ tuổi trong Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay muốn có sự "nối kết" đó để giúp họ duy trì ngọn lửa trong trái tim họ sống động. Họ muốn biết cách sạc điện cho các ổ điện trong trái tim họ. Thánh Anrê và người đệ tử kia – tên không được cung cấp, để chúng ta có thể tưởng tượng mỗi người chúng ta là người "đệ tử" ấy - đang tìm kiếm mật khẩu để nối kết với Đấng vốn là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14: 6). Chính Thánh Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho họ thấy đường đi. Cha tin rằng các con cũng có một vị thánh vĩ đại có thể là người hướng dẫn của các con, một vị thánh đã biến đời mình thành một bài ca: "Lạy Chúa, con hạnh phúc, con hạnh phúc". Alberto Hurtado đã có một luật vàng, một luật làm cho trái tim của ngài sáng rực ngọn lửa giữ cho niềm vui luôn sống động. Vì Chúa Giêsu là lửa đó; tất cả những ai tiến lại gần nó đều được bừng cháy lên.
Mật khẩu của Hurtado khá đơn giản - nếu điện thoại của các con đã bật lên, cha muốn các con ghi mật khẩu này vào. Ngài hỏi: "Chúa Kitô sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?" Ở trường học, ở đại học, khi ở ngoài trời, khi ở nhà, giữa các bạn bè, khi làm việc, khi bị chế giễu: "Chúa Kitô sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?" Khi các con nhảy múa, khi các con đang chơi hoặc xem thể thao: "Chúa Kitô sẽ làm gì nếu ở vị trí của tôi?"
Người là mật khẩu, nguồn năng lượng sạc điện cho trái tim chúng ta, đốt cháy niềm tin của chúng ta và làm cho đôi mắt của chúng ta sáng ngời. Đó là ý nghĩa của việc trở thành người chủ đạo trong lịch sử. Mắt của chúng ta sáng ngời, vì chúng ta đã khám phá ra rằng Chúa Giêsu là nguồn sự sống và sự vui mừng. Các người chủ đạo của lịch sử, vì chúng ta muốn truyền lại sự sáng ngời kia cho những trái tim đã trở nên lạnh giá và ảm đạm đến nỗi họ đã quên mất thế nào là hy vọng, cho tất cả những trái tim "đã hóa ra chết" và chờ đợi ai đó đến và thách thức họ bằng một điều gì đó đáng giá. Là người chủ đạo có nghĩa là làm những gì Chúa Giêsu đã làm.
Dù các con ở bất cứ đâu, ở với bất cứ ai, và bất cứ khi nào các con gặp nhau: "Chúa Giêsu sẽ làm gì?" Cách duy nhất không quên mật khẩu là sử dụng nó đi và sử dụng nó lại nhiều lần. Ngày qua ngày. Sẽ đến lúc các con thuộc lòng nó, và có ngày, dù không nhận ra, trái tim các con sẽ đập như trái tim Chúa Giêsu.
Nghe một bài giảng hay học hỏi một câu trả lời từ sách giáo lý là điều không đủ; chúng ta muốn sống theo cách Chúa Giêsu đã sống. Để làm điều đó, người trẻ trong Tin Mừng hỏi: "Lạy Chúa, Chúa ở đâu?" (Ga 1:38). Chúa sống thế nào? Chúng ta muốn sống như Chúa Giêsu, với tiếng "xin vâng" khiến lòng chúng ta rung động ấy. Để đặt mình lên tuyến đầu, để chấp nhận rủi ro. Các bạn trẻ thân mến, hãy can đảm lên, hãy ra đi gặp gỡ bạn bè, những người các con không biết, hoặc những người đang gặp rắc rối.
Hãy ra đi với lời hứa duy nhất chúng ta hiện có: bất cứ nơi nào các con ở - trong sa mạc, đang hành trình, giữa sự phấn khích, các con sẽ luôn luôn được "nối kết"; sẽ luôn có một "nguồn điện lực". Chúng ta sẽ không bao giờ cô đơn. Chúng ta sẽ luôn luôn hưởng được tình đồng hành của Chúa Giêsu, của Mẹ Người, và của cộng đồng. Chắc chắn, cộng đồng không hoàn hảo, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có bao nhiêu để yêu thương và để hiến tặng người khác.
Các bạn thân yêu, những người trẻ thân yêu: "Hãy là những Samaritanô trẻ tuổi, những người không bao giờ bước qua một ai đó đang nằm bên lề đường. Hãy là những Simon Cyrênê trẻ tuổi, những người giúp Chúa Kito vác thập giá của Người và giúp làm giảm các đau khổ của các anh chị em mình. Hãy như Giakêu, người đã chuyển hướng trái tim mình từ chủ nghĩa duy vật qua tình yêu liên đới. Hãy như Mary Mađalêna trẻ tuổi, tìm kiếm yêu thương một cách say mê, người chỉ tìm thấy nơi Chúa Giêsu những câu giải đáp mình cần. Hãy có trái tim của Thánh Phêrô, để các con có thể bỏ lưới của mình lại bên hồ. Hãy có tình yêu của Thánh Gioan, để các con có thể đặt mọi ưu tư của các con ở nơi Người. Hãy có sự cởi mở của Đức Maria, để các con có thể hát vì vui và làm theo ý Chúa. [2]
Các bạn thân mến, cha muốn ở lại lâu hơn. Cảm ơn các con vì buổi gặp gỡ này và vì sự vui vẻ của các con. Cha xin các con một điều: vui lòng nhớ cầu nguyện cho cha.
__________________
[1] LA LEY, Aquí.
[2] Đức Hồng Y RAÚL SILVA HENRÍQUEZ, Mensaje a los jóvenes (7 October 1979). [00058-EN.01]
[Nguyên bản: Tiếng Tây Ban Nha]
© Libreria Editrice Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/1/2018: Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ nơi quê hương các lễ hội Công Giáo Chí Lợi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:49 18/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Iquique là thủ đô của các lễ hội Công Giáo ở Chí Lợi. Gần 80km về phía đông thành phố Iquique, cũng vẫn còn trong giáo phận Iquique, là thị trấn La Tirana, quê hương của một ngôi đền kính Đức Mẹ Núi Camêlô. Ở đó, hàng năm bắt đầu từ ngày 12 tháng 7, người dân Chí Lợi tổ chức một lễ hội kéo dài cả một tuần lễ để kính Đức Mẹ, bao gồm cả pháo hoa và những điệu múa truyền thống.
Năm 1880, Tòa Thánh thiết lập miền Phủ Doãn Tông Tòa Iquique và giao cho Đức Cha Plácido Labarca Olivares làm Giám Quản Tông Tòa. Ngày 20 tháng 12 năm 1929, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11, nâng Iquique lên hàng giáo phận và bổ nhiệm Đức Cha Carlos Labbé Márquez làm Giám Mục.
Theo niên giám Tòa Thánh vào năm 2016, giáo phận Iquique có 174,000 người Công Giáo trong tổng số 254,600 dân, chiếm tỉ lệ 68.3%. Ngày 22 tháng 2 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Guillermo Patricio Vera Soto coi sóc giáo phận này cùng với 30 linh mục trong đó có 11 linh mục triều và 19 linh mục dòng. Giáo phận Iquique, với 21 giáo xứ, cũng có 15 phó tế vĩnh viễn, 24 nam tu sĩ không có chức linh mục, và 44 nữ tu.
Giảng trong thánh lễ, tại công viên Lobito, Đức Thánh Cha nói:
“Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê” (Ga 2:11).
Đây là những lời cuối cùng trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, mô tả sự xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là tại một bữa tiệc, không hơn không kém. Không thể khác được, vì Phúc Âm là lời mời gọi vui lên. Ngay từ đầu thiên sứ đã nói với Đức Maria: “Mừng vui lên!” (Lc 1:28). Thiên sứ cũng nói với các mục đồng “hãy vui lên”; và cũng nói với Elizabeth, một người đàn bà già nua và son sẻ “vui lên”, Chúa Giêsu đã phán cùng kẻ trộm hãy vui lên, vì hôm nay anh sẽ ở với ta trên nước thiên đàng (xem Lc 23:43).
Thông điệp Tin Mừng là một suối nguồn hạnh phúc: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.” (Ga 15:11). Đó là một niềm vui lây lan, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một niềm vui mà chúng ta đã được thừa hưởng.
Anh chị em biết rõ điều này biết bao, hỡi anh chị em thân mến của miền bắc Chí Lợi! Anh chị em biết rất rõ về cách sống đức tin và cuộc sống mình trong một tinh thần lễ hội! Tôi đã đến như một người hành hương để tham gia cùng anh chị em trong việc cử mừng cách sống đức tin thật đẹp này. Các ngày lễ bổn mạng, các điệu múa tôn giáo của anh chị em - đôi khi kéo dài cả một tuần - âm nhạc của anh chị em, quần áo của anh chị em, tất cả đều làm cho khu vực này trở thành một đền thờ của lòng đạo đức bình dân. Bởi vì bữa tiệc không chỉ giới hạn trong bốn bức tường nhà thờ, nhưng anh chị em biến toàn bộ thành phố này thành một bữa tiệc. Anh chị em biết cách cử hành qua những lời ca và điệu múa về “tình phụ tử, sự quan phòng, và sự hiện diện liên tục và từ ái” của Thiên Chúa, và điều đó tạo ra những “thái độ nội tâm hiếm khi thấy được như thế ở nơi khác như sự kiên nhẫn, dấu thánh giá trong cuộc sống hàng ngày, không bo thiết của cải, sự cởi mở với những người khác, và lòng mộ đạo”. [1] Những lời của tiên tri Isaia thành hiện thực: “Sa mạc sẽ trở nên vườn cây ăn trái, và vườn cây ăn trái sẽ được coi như một cánh rừng.” (Is 32:15). Miền đất này dù bao quanh bởi sa mạc khô cằn nhất thế giới vẫn có thể diện được trang phục hội hè.
Trong bầu không khí lễ hội này, Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Maria hành động như thế nào để làm cho niềm vui đó tiếp tục. Mẹ chú ý tới mọi thứ đang diễn ra xung quanh Mẹ; giống như một hiền mẫu, Mẹ không ngồi yên. Vì thế, Mẹ để ý, giữa bữa tiệc hân hoan vui vầy, có một chuyện sắp xảy ra có thể “làm hỏng” nó. Mẹ đến bên Con mình và nói với Người một cách đơn sơ rằng: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3).
Cũng thế, Đức Maria đi qua các thị trấn, đường phố, quảng trường, nhà cửa và bệnh viện của chúng ta. Đức Maria là Trinh Nữ của La Tirana; Trinh Nữ Ayquina ở Calama; Dức Nữ Đồng Trinh của rặng núi Arica. Mẹ để ý tất cả những vấn đề đang đè nặng trong lòng chúng ta, rồi thủ thỉ bên tai Chúa Giêsu: Hãy nhìn xem “họ hết rượu rồi”.
Đức Maria không đứng yên. Mẹ đến bên các đầy tớ và nói với họ: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng anh em” (Ga 2,5). Đức Maria, một phụ nữ kín tiếng nhưng có những lời rất sâu sắc, cũng đến với mỗi người chúng ta và nói một cách đơn sơ rằng: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói cùng bạn”. Như thế, Mẹ gợi lên phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu: đó là làm cho những bạn bè của Con Mẹ cảm thấy rằng họ cũng là một phần của phép lạ. Bởi vì Chúa Kitô “đã đến thế gian này không phải để chính Ngài thực hiện một sứ mạng, nhưng là cùng với tất cả chúng ta, để Ngài trở thành đầu của một thân thể vĩ đại, trong đó chúng ta là những tế bào sống động, tự do và tích cực” [2].
Phép lạ bắt đầu ngay khi các đầy tớ đến bên những chiếc chum nước dùng để thanh tẩy. Cũng vậy, mỗi người chúng ta đều có thể khởi đầu phép lạ; hơn nữa, mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở nên một phần trong phép lạ cho những người khác.
Anh chị em, Iquique là một vùng đất của những giấc mơ (đó là ý nghĩa của danh xưng này trong ngôn ngữ Aymara). Đó là một vùng đất đã cung cấp chỗ nương thân cho những người nam nữ của các dân tộc và nền văn hoá khác, là những người bị buộc phải để lại sau lưng mọi thứ và ra đi. Cất bước ra đi luôn luôn kèm theo hy vọng có được một cuộc sống tốt hơn, nhưng, như chúng ta biết, bước chân ra đi cũng luôn luôn đi kèm với những bao bị chất đầy những sợ hãi và sự bất định về tương lai. Iquique, là một miền đất của những người nhập cư, nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của những người nam nữ, và toàn thể các gia đình, khi đối diện với nghịch cảnh, đã không cam chịu và ra đi tìm kiếm cuộc sống. Để tìm kiếm cuộc sống, họ - đặc biệt là những người phải rời quê hương vì thiếu những thứ cần thiết cho cuộc sống - là một hình ảnh về Thánh Gia đã phải vượt qua những sa mạc để sống còn.
Miền đất này là miền mơ ước, nhưng chúng ta cũng phải làm sao để bảo đảm rằng nó tiếp tục là một miền đất hiếu khách. Một lòng hiếu khách hân hoan tưng bừng lễ hội, vì chúng ta biết rõ rằng không có niềm vui Kitô khi các cánh cửa đóng kín; không có niềm vui Kitô khi ta làm cho người khác thấy rằng họ không được mong muốn, hoặc không có chỗ cho họ nơi chúng ta (x. Lc 16:19-31).
Như Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, chúng ta hãy cố gắng để biết quan tâm hơn nơi các quảng trường, và trong các làng mạc chúng ta, và để ý đến những ai cuộc đời đã bị “nhạt phai”, lạc lối, hay bị cướp mất những lý do để hân hoan. Và chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng “Họ hết rượu rồi”. Tiếng kêu của dân Chúa, tiếng kêu của người nghèo, là một hình thức cầu nguyện; nó mở rộng con tim chúng ta, và dạy chúng ta biết quan tâm nhiều hơn. Chúng ta hãy chú ý tới mọi tình huống bất công và những hình thức bóc lột mới có nguy cơ làm cho bao nhiêu anh chị em chúng ta bị cướp mất niềm vui lễ hội. Chúng ta hãy quan tâm trước những tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, phá hủy những cuộc đời và các gia đình. Chúng ta hãy chú ý đến những kẻ lợi dụng tình trạng bất hợp lệ của nhiều người di dân, là những người không biết ngôn ngữ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp. Chúng ta hãy quan tâm tới tình trạng thiếu nhà ở, đất đai, công ăn việc làm của bao nhiêu gia đình. Và như Mẹ Maria, với đức tin, chúng ta hãy lên tiếng: “Họ hết rượu rồi”.
Giống như những người hầu tại bữa tiệc Cana, chúng ta hãy dâng những gì chúng ta có, cho dù có vẻ ít ỏi. Giống như họ, chúng ta đừng e ngại “chìa ra một bàn tay”. Xin cho tình liên đới của chúng ta trong việc dấn thân cho công lý là một phần của điệu múa hoặc bài hát mà chúng ta có thể dâng lên Chúa chúng ta. Chúng ta hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và biến những giá trị, sự khôn ngoan và đức tin mà người di dân đem theo với họ thành những thứ của chúng ta. Đừng đóng kín trước những “cái chum” đầy trí tuệ và lịch sử của những người di dân đang tiếp tục đổ xô đến vùng đất này. Chúng ta đừng để mất đi mọi thứ tốt lành mà họ có thể cống hiến.
Và chúng ta hãy để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ bằng cách biến các cộng đoàn và tâm hồn chúng ta thành những dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ngài, một sự hiện diện hân hoan và tưng bừng, vì chúng ta cảm nghiệm rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, vì chúng ta có chỗ cho Ngài giữa chúng ta. Đó là một niềm hân hoan lây lan khiến chúng ta không miễn trừ một ai khỏi sứ mệnh loan báo Tin Mừng này.
Xin Đức Maria, dưới những tước hiệu khác nhau ở vùng đất miền bắc được chúc phúc này, tiếp tục thì thầm bên tai Chúa Giêsu, là Con Mẹ: “Họ hết rượu rồi”, và xin cho lời Mẹ vẫn tiếp tục tìm được một chỗ nơi chúng ta: “Hãy làm bất cứ điều gì Người nói với bạn”.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/1/2018: Đức Thánh Cha đến Peru. Vị Giáo Hoàng đầu tiên làm phép cưới trên máy bay.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:30 18/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành phép hôn phối trên máy bay
“Bí tích này có ý nghĩa rất nhiều. ..” Carlos và Paula nói trong khi mắt họ vẫn còn đọng những giọt lệ vì vui mừng. Trước đó vài phút, họ vẫn còn tất bật phục vụ bánh mì và các thức uống cho hành khách trên chuyến bay Santiago-Iquique. Anh là một người quản lý, và chị là một tiếp viên hàng không.
Sau khi kết hôn dân sự, họ đã dự định làm phép cưới trong nhà thờ nhưng trận động đất năm 2010 đã hủy hoại nhà thờ giáo xứ của họ ở Santiago de Chile. Nhưng bây giờ, họ chính thức là một cặp vợ chồng theo đúng phép đạo, vì lần đầu tiên, một vị Giáo Hoàng đã cử hành phép hôn phối trên máy bay.
Sau khi được chụp hình chung với Đức Thánh Cha Phanxicô, họ xin ngài ban phép lành cho họ. Đức Thánh Cha đã hỏi họ đã lập gia đình chưa, họ trả lời rằng họ là đôi vợ chồng, nhưng chỉ mới kết hôn dân sự vì trận động đất. Và bất ngờ, Đức Giáo Hoàng hỏi họ có muốn được ngài cử hành phép hôn phối ngay tại chỗ không. Họ đương nhiên gật đầu đồng ý.
Chủ nhân của hãng hàng không Latam, là ông Ignacio Cueto, và Đức ông Mauricio Rueda (người lo việc tổ chức các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng) là những nhân chứng chính thức. Đức Thánh Cha cử hành lễ nghi trong khi chiếc Airbus đang bay ở độ cao 10,900m. Và ngài nói, “Tôi hy vọng rằng những gì anh chị làm ngày hôm nay sẽ truyền cảm hứng cho các cặp vợ chồng khác trên thế giới.”
Giấy chứng nhận kết hôn được lập ngay sau đó trên một tờ A4 đơn giản, bằng tiếng Tây Ban Nha: “Vào ngày 18 tháng 1 năm 2018, trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng từ Santiago đến Iquique, ông Carlos Ciuffardi Elorriaga và bà Paula Podest Ruiz đã kết hôn, với sự có mặt của nhân chứng Ignacio Cueto. Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận sự ưng thuận của họ”. (Xem ảnh)
“Trước khi tuyên bố chúng tôi là vợ chồng – anh Carlos, người Chí Lợi gốc Ý, nói - Đức Giáo Hoàng mỉm cười hỏi tôi: anh có chắc không đó?”.
Carlos Ciuffardi, 41 tuổi, và Paula Podest Ruiz, 39 tuổi, có hai con gái, Rafaella, 6 tuổi, và Isabella, 4 tuổi.
Đây là đám cưới đầu tiên được tổ chức bởi một vị Giáo Hoàng trên bầu trời.
Sau 2h15 phút bay, máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường quốc tế Lima, thủ đô của Peru. Chút nữa đây sẽ có các nghi lễ chính thức chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong khi chờ đợi, Thảo Ly xin được điểm qua với quý vị và anh chị em một vài nét về Giáo Hội tại quốc gia này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Chí Lợi và Peru, Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne là Tổng Giám Mục thủ đô Peru đã viếng thăm Rôma, và gặp Đức Giáo Hoàng trong một cuộc trò chuyện tập trung chủ yếu vào chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tại quốc gia này.
Nói với các phóng viên sau cuộc gặp gỡ này, Đức Tổng Giám Mục nói rằng vị Giám mục Rôma sẽ thấy tại Peru một đức tin sống động với “những biểu hiện của lòng đạo đức bình dân”.
Đức Hồng Y cho biết Châu Mỹ Latinh và đặc biệt Peru vẫn duy trì được một nền văn hoá Kitô vững vàng, nơi các giá trị truyền thống về hôn nhân và gia đình đặc biệt được xiển dương trong quảng đại quần chúng.
Peru là một quốc gia Công Giáo, và trong khi các hình thức hôn nhân truyền thống và đời sống gia đình bị đe doạ bởi các hệ tư tưởng thế tục ngày càng tăng lên, như người ta vẫn thường thấy tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ở châu Âu, việc bảo vệ hôn nhân tại Peru mạnh hơn rất nhiều.
Đất nước này cũng có truyền thống kháng cự quyết liệt đối với vấn đề phá thai, với khoảng 89% dân số ủng hộ cho chính nghĩa phò sinh.
Vì lý do này, Đức Hồng Y Cipriani nói ngài tin rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là một cơ hội để thế giới nhìn vào châu Mỹ Latinh và học hỏi từ tấm gương đức tin của họ.
Niềm tin này được thể hiện ở Peru thông qua các hình thức của lòng đạo đức bình dân một cách đa dạng và đầy màu sắc như rước lễ, cầu nguyện trong gia đình, và nơi công cộng. Trong số những lễ hội lớn nhất trong năm, cần phải kể đến các cuộc rước vào ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa và một ngày lễ khác rất đặc biệt của Peru là lễ Chúa Ban Nhiều Phép lạ.
Đức Hồng Y nói, “Lòng đạo đức bình dân nổi tiếng cuả Peru sẽ khích lệ Đức Thánh Cha Phanxicô rất nhiều vì ngài sẽ nhìn thấy ở mọi nơi”
Đức Hồng Y cho biết thêm:
“Đất nước này rất đa dạng, về địa lý, và sắc tộc, vì vậy thực tế va chạm của các giám mục Peru dọc bờ biển, trên núi, hoặc trong rừng rất khác nhau. Với 50 giám mục đại diện cho những khu vực rất khác biệt này, cố gắng kết hợp tất cả mọi thứ vào một cuộc họp thường không phải là dễ dàng”.
Tại Peru, có những giáo phận chỉ có 100,000 dân, trong khi những nơi khác, như tại Lima, có 10 triệu người. Một số vùng rất phát triển, trong khi tại một số khu vực khác người dân sống “nghèo đói cùng cực”.