Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai sẽ cứu lấy con người ?
Lm. Minh Anh
00:34 18/01/2022
AI SẼ CỨU LẤY CON NGƯỜI?
“Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat!”.
Đầu thế kỷ 20, chính quyền Trung Quốc đã uỷ cho một tác giả viết tiểu sử của Hudson Taylor, một nhà truyền giáo vĩ đại của lục địa này, với mục đích xuyên tạc sự thật và bôi nhọ ông. Bắt tay vào việc nghiên cứu, tác giả ngày càng ấn tượng bởi tính cách thánh thiện và cuộc sống đầy niềm tin của Taylor; ông cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ được giao với lương tâm trong sáng. Cuối cùng, trước nguy cơ mất mạng, ông gác bút, từ bỏ chủ nghĩa vô thần và nhận Chúa Kitô làm Cứu Chúa. Ông nói, “Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao!”. Câu nói này không chỉ xuất phát từ cảm nhận của người viết tiểu sử của Taylor, nhưng còn từ trải nghiệm thất bại của chính quyền Trung Quốc, khi tác giả không chỉ không chịu làm bồi bút, mà còn tin nhận Chúa! Tin Mừng hôm nay cho thấy thực trạng đó khi các môn đệ Chúa Giêsu, bụng đang đói, đi qua đồng lúa, đưa tay hái lúa mà ăn; rủi thay, hôm ấy là ngày Sabbat. Các biệt phái bắt lỗi họ. Khi luật trở thành mục đích, luật đứng trên con người, nhất là những người đang đói, thì ‘ai sẽ cứu lấy con người?’.
Là những nhà lãnh đạo tôn giáo của một dân được Chúa chọn; vậy mà các biệt phái đã chôn sâu luật của Thiên Chúa bên dưới lớp luật nhân tạo của họ, đến nỗi cả những người đói cũng không được phép hái những bông hạt để ăn trong ngày Sabbat. Vậy thì làm thế nào nhân loại có thể được dẫn dắt một cách an toàn trên con đường đích thực dẫn đến sự cứu rỗi, mà không vướng vào gai gốc của những nghi lễ sai lầm và những giới luật tuỳ tiện một cách vô vọng! ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’, Con Thiên Chúa đã hạ mình làm người, đem đến sự thật viên mãn; một sự thật giải thoát con người bằng tình yêu.
Trước những biệt phái đường bệ, Chúa Giêsu không nhượng bộ, Ngài cũng không cần lấy hết can đảm để giải toả sự bất khoan dung của họ, hoặc thậm chí, từ chối trả lời. Trái lại, không những không sợ hãi, Ngài nhân ái thu phục họ bằng việc trích dẫn đoạn Thánh Kinh mà họ tin và biết rất rõ; từ đó, Ngài tiết lộ cho họ sự thật theo cách mà họ có thể chấp nhận. Rằng, họ đã lạc xa tôn giáo chân chính; trong đó, tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với con người chiếm ưu thế so với việc tuân giữ các luật lệ. Ngài tóm tắt bản chất của tôn giáo đích thực và chỉ ra sai lầm của họ bằng một câu nói không thể ‘thần học’ hơn, “Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat!”. ‘Ai sẽ cứu lấy con người?’ nếu không phải là Ngài!
Không dừng ở đó, Chúa Giêsu còn táo bạo thốt lên một điều khiến những kẻ chống đối Ngài sửng sốt, các môn đệ thì tròn xoe mắt, “Con Người cũng làm chủ cả ngày Sabbat!”. Nói điều đó một cách không ngần ngại, Chúa Giêsu muốn tuyên bố rằng, thẩm quyền của Ngài ngang bằng thẩm quyền của Thiên Chúa, Đấng thiết lập ngày Sabbat vào buổi bình minh sáng tạo loài người. Vì thế, điều Ngài chờ đợi nơi những người Pharisêu không gì khác hơn là một hành động đức tin, tin nhận ngôi vị thiêng liêng của Ngài. Trái tim Ngài khao khát được cứu họ; Ngài khao khát đem đến sự cứu rỗi cho tất cả mọi người Ngài gặp gỡ, kể cả những kẻ thù!
‘Ai sẽ cứu lấy con người?’. Chính Thiên Chúa đã chuẩn bị ‘Đấng Sẽ Cứu’ từ ngàn xưa; Ngài gần như reo lên qua Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Ta đã tìm ra nghĩa bộc Đavít!”. Đúng thế, bài đọc thứ nhất tường thuật việc chuẩn bị đó. Loại Saolê, Ngài chọn Đavít qua việc Samuel xức dầu để Đavít đầy tràn Thánh Thần; từ dòng dõi Đavít, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ ra đời.
Anh Chị em,
‘Ai sẽ cứu lấy con người?’. Đây không phải là một câu hỏi mới lạ, nhưng từ kinh nghiệm bản thân, Phaolô đã la lên, “Ai sẽ cứu tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô!”. Con Thiên Chúa đã hạ mình làm người, đem đến sự thật viên mãn; một sự thật giải thoát con người bằng tình yêu. Nơi Ngài không có logic, không có luật lệ; vì tất cả logic và luật lệ của Đấng Tạo Hoá được vận hành bởi tình yêu. Chúa Giêsu đã cứu lấy con người khi lấy con người làm trung tâm, chứ không lấy lề luật làm trung tâm. Luật của Ngài là luật bác ái, yêu thương. Không chỉ nói, Ngài còn dám chết cho con người, ngay cả chết vì lề luật của nó!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin thanh tẩy con khỏi mọi giả hình của chủ nghĩa pháp lý và chủ nghĩa lễ nghi. Cho con có một trái tim luôn biết thổn thức vì con người như trái tim của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 19/01: Tình Thương và Lòng Tha Thứ - Suy Niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
05:03 18/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tố cáo Người. 3 Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh đứng dậy, ra giữa đây!” Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:04 18/01/2022
46. Trong lòng thật bình an thì không để lòng theo tư dục, mà khắc chế tư dục.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:06 18/01/2022
71. CẦN ĂN MỘT ĐAO
Hồng Trĩ Tồn vì lời nói mà đắc tội với nhà quyền quý, nên bị triều đình khép tội tử hình.
Trước khi bị đem đi chém đầu, bà con bạn bè dồn dập đến ngục thăm viếng khóc lóc, trái lại Hồng Trĩ Tồn lại hết lòng an ủi họ, lại còn thuận miệng ngâm một bài thơ thất tuyệt, có hai câu cuối như sau:
- “Trượng phu tự tin cái đầu tốt,
phải vì triều đình ăn một đao”.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 71:
Nói lời đụng chạm đến người quyền quý thì chưa phải là tội bị chém đầu, vì người quyền quý không phải là thần thánh, nhưng nói lời phạm thượng xúc phạm đến Thiên Chúa thì không những đáng bị chém đầu mà còn bị phạt trong hỏa ngục, bởi vì trên trời dưới đất và trong âm ty, không một loài tạo vật nào quyền quý cao sang cho bằng Thiên Chúa.
Có một vài người Ki-tô hữu sợ người quyền quý mà không dám nói sự thật; sợ người có chức quyền mà không dám tuyên xưng đức tin của mình; sợ người giàu có mà không dám nói lên những cái tệ hại của họ. Nhưng họ lại dám hăng say nói xấu Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, dám công kích hàng giáo phẩm của họ cách mạnh bạo.
Tại sao vậy? Thưa là vì nếu đụng chạm đến người quyền quý có chức quyền thì sẽ bị trả thù, bị bỏ tù, bị phạt ngay tức khắc; còn nói xúc phạm đến Giáo Hội, đến hàng giáo phẩm cách mạnh bạo là vì Giáo Hội và hàng giáo phẩm không biết trả thù, không bỏ tù bắt bớ ai, là vì Giáo Hội là Giáo Hội yêu thương của Đức Chúa Giê-su.
Nhưng hãy coi chừng, Giáo Hội và hàng giáo phẩm không trả thù ai, nhưng Thiên Chúa sẽ vì họ mà xử đoán, bởi vì Giáo Hội là của Ngài, và chính các linh mục và giám mục là con mắt của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hồng Trĩ Tồn vì lời nói mà đắc tội với nhà quyền quý, nên bị triều đình khép tội tử hình.
Trước khi bị đem đi chém đầu, bà con bạn bè dồn dập đến ngục thăm viếng khóc lóc, trái lại Hồng Trĩ Tồn lại hết lòng an ủi họ, lại còn thuận miệng ngâm một bài thơ thất tuyệt, có hai câu cuối như sau:
- “Trượng phu tự tin cái đầu tốt,
phải vì triều đình ăn một đao”.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 71:
Nói lời đụng chạm đến người quyền quý thì chưa phải là tội bị chém đầu, vì người quyền quý không phải là thần thánh, nhưng nói lời phạm thượng xúc phạm đến Thiên Chúa thì không những đáng bị chém đầu mà còn bị phạt trong hỏa ngục, bởi vì trên trời dưới đất và trong âm ty, không một loài tạo vật nào quyền quý cao sang cho bằng Thiên Chúa.
Có một vài người Ki-tô hữu sợ người quyền quý mà không dám nói sự thật; sợ người có chức quyền mà không dám tuyên xưng đức tin của mình; sợ người giàu có mà không dám nói lên những cái tệ hại của họ. Nhưng họ lại dám hăng say nói xấu Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, dám công kích hàng giáo phẩm của họ cách mạnh bạo.
Tại sao vậy? Thưa là vì nếu đụng chạm đến người quyền quý có chức quyền thì sẽ bị trả thù, bị bỏ tù, bị phạt ngay tức khắc; còn nói xúc phạm đến Giáo Hội, đến hàng giáo phẩm cách mạnh bạo là vì Giáo Hội và hàng giáo phẩm không biết trả thù, không bỏ tù bắt bớ ai, là vì Giáo Hội là Giáo Hội yêu thương của Đức Chúa Giê-su.
Nhưng hãy coi chừng, Giáo Hội và hàng giáo phẩm không trả thù ai, nhưng Thiên Chúa sẽ vì họ mà xử đoán, bởi vì Giáo Hội là của Ngài, và chính các linh mục và giám mục là con mắt của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Không bao giờ khuất phục điều ác
Lm. Minh Anh
22:17 18/01/2022
KHÔNG BAO GIỜ KHUẤT PHỤC ĐIỀU ÁC
“Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”.
Một nhà tâm lý nói, “Nhìn chung, con người muốn trở nên tốt, nhưng không quá tốt, và không phải lúc nào cũng tốt! Vì thế, thật không dễ dàng, để nó ‘không bao giờ khuất phục điều ác!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Không bao giờ khuất phục điều ác!’, đó là một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Một sự trùng hợp đến thú vị khi các bài đọc cống hiến cho chúng ta hai mẫu gương can trường đến lạ thường! Một Đavít thời Cựu Ước, dám đương đầu với một đạo quân trang bị tận răng; một ‘Hậu duệ Đavít’ thời Tân Ước, dám đối mặt với những người Pharisêu, giới lãnh đạo tôn giáo đầy quyền lực! Cả hai ‘không bao giờ khuất phục điều ác’; vì lẽ, cả hai có Chúa ở cùng. Thật ý nghĩa, lời chúc của Saolê dành cho Đavít ngày cậu ra quân, “Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”.
Bài đọc Samuel tường thuật một cuộc chiến không cân sức vốn đã đi vào sử thi Israel. Trước đoàn quân dữ tợn Philitinh, cầm đầu là hổ tướng khổng lồ Gôliát, Đavít xung trận chỉ với sức mạnh của Thiên Chúa; cậu nói, “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao đến với tao; còn tao, tao đến với mày nhân danh Chúa các đạo binh”. Để rồi, với chỉ một hòn đá nhặt dưới suối, Chúa trao mạng Gôliát cho Đavít; hầu sau đó, Đavít có thể ngợi khen Ngài, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Hú hồn! Ngài là một Thiên Chúa vô cùng nhân hậu! Chúng ta đừng quên, Đavít mang theo đến năm hòn đá; lẽ ra, chỉ một!
Với Tin Mừng, như một ‘Đavít khác’, sau khi làm cho các biệt phái ngượng nghịu nhân việc các môn đệ bứt gié lúa trong ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào hội đường, và họ lại rình rập Ngài. Ở đó, có một người bại tay; họ xem Ngài có chữa người ấy trong ngày Sabbat không, nhằm tạo cớ để tố cáo Ngài. Vậy mà, như một thách thức, Chúa Giêsu gọi người bệnh, “Anh hãy đứng ra giữa đây!”; dường như Ngài muốn để không ai có thể nhầm lẫn những gì Ngài sắp làm.
Đoạn, với hai câu hỏi dứt khoát, Ngài đặt các nhân vật phản diện của mình vào một tình thế khó xử, “Ngày Sabbat được làm điều lành hay điều dữ?”. William Barclay giải thích, “Họ nhất định phải thừa nhận rằng, làm điều lành là hợp luật; đó là một điều lành mà Chúa Giêsu đề xuất. Và họ cũng nhất định phủ nhận khi ai đó cho rằng, làm điều dữ là hợp luật; và chắc chắn sẽ là một điều xấu xa khi để một người tiếp tục chịu khốn khổ trong lúc có thể giúp anh ta!”. Đang khi họ luống cuống, Ngài đặt câu hỏi thứ hai, “Nên cứu mạng người hay nên giết người?”. Cũng theo Barclay, “Ở đây, Ngài muốn nói huỵch toẹt rằng, ‘Khi Tôi đang tìm cách để cứu lấy sự sống cho một người; thì các ông lại đang tính kế để giết chết Đấng Kitô của Chúa’. Vậy mà với bất kỳ tính toán nào, chắc chắn, vẫn là tốt hơn khi nghĩ đến việc cứu sống hơn là nghĩ đến việc giết chết một người! Bởi thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi họ không có gì để nói!”.
Anh Chị em,
Hai ‘người hùng’ của Cựu Ước và Tân Ước đã chiến thắng hai cuộc chiến không cân sức. Chiến thắng ấy đã mang lại kỳ tích muôn đời cho lịch sử Israel và lịch sử nhân loại. Con út của Jessé chiến thắng Gôliát, thủ lãnh Philitinh, báo trước chiến thắng của Con Một của Thiên Chúa chiến thắng Thần Chết, thủ lãnh thế gian và tội lỗi. Bởi lẽ, “Chiến đấu là việc của Thiên Chúa”, Ngài là chủ cuộc chiến; sự ác không thể thắng Ngài. Thế nhưng, ngày nay, vì tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa xem ra đang nhượng bộ sự dữ, vốn đang hoành hành cả nhân loại. Đối với những người theo Chúa, Ngài đang mời gọi họ hãy quyết liệt chiến đấu, ‘không bao giờ khuất phục điều ác’, bắt đầu từ việc chiến đấu với cái tôi của mình. Sự dữ ấy đang mai phục ngay trong tâm hồn mỗi người nhằm kéo ghì chúng ta, không cho chúng ta nên thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đây là cuộc chiến giằng co đưa chúng ta ra khỏi vùng an toàn ốc đảo đời mình để đi ra các vùng ngoại biên. Quả thật, cuộc chiến này rất đỗi cam go, dai dẳng và lắm thách thức. Nhưng hãy tin tưởng, “Con hãy đi và Chúa ở cùng con!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con quyết liệt ‘không bao giờ khuất phục điều ác’ một khi nó dấy lên trong lòng con; cho con được lớn lên trong điều lành, để con nên giống Chúa ngày một hơn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lời Chúa Hôm Nay
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:22 18/01/2022
CN 3 C
Lời Chúa Hôm Nay
Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiarét. “Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabat, và Người đứng lên đọc Sách Thánh”. Về thăm quê lần này, Chúa Giêsu gặp những những người quen thân và sống với những việc quen thuộc. Trong đó có việc đến hội đường vào ngày sabat. Khi đến hội đường có ba việc quen thuộc: cầu nguyện, nghe đọc Sách Thánh và được giảng dạy hoặc đích thân giảng giải Sách Thánh.
Hôm nay, Chúa Giêsu đọc và giảng giải. Người long trọng tuyên bố đoạn Sách Thánh Isaia được ứng nghiệm: “Hôm nay đã ứng nghiệm trang Sách Thánh tai quý vị vừa nghe”. Sấm ngôn của tiên tri nay ứng nghiệm với sứ mệnh của Chúa Giêsu. Đó là sứ mệnh cứu độ nhân loại. Ơn cứu độ nhân loại mong chờ được tiên tri Isaia diễn đạt bằng những hình ảnh: người nghèo hèn được loan báo Tin Mừng, kẻ bị giam cầm được tha, người mù được sáng mắt, người bị áp bức được trả lại tự do, năm hồng ân của Thiên Chúa được công bố. Sứ vụ của Người là mở ra một kỷ nguyên hồng ân, kỷ nguyên của Tin mừng. Đây như là bản tuyên ngôn mô tả sứ mạng và chương trình hành động của Chúa Giêsu.Có lẽ đây là một bài diễn văn ngắn nhất của một nhà lãnh đạo kỳ lạ nhất. Lời công bố của Chúa Giêsu tuy ngắn nhưng lại đầy đủ, bao gồm cả một kế hoạch lớn lao của Người.
Lời Isaia hôm nay được ứng nghiệm làm cho mọi người nhớ lại lời sách Nêhêmia. Khi từ lưu đày Babilon trở về, Israel tái thiết thành thánh Giêrusalem và xây lại đền thờ. Esdra và Nêhêmia là hai vị lãnh đạo Israel có công lớn trong nỗ lực hồi sinh dân tộc vừa vật chất xây dựng nhà cửa đền đài, vừa tổ chức bộ máy chính trị vừa tái thiết cuộc sống tinh thần.
Sau bao nhiêu năm lưu đày, bon chen tất bật với cuộc sống đầy nhiễu nhương nơi đất khách quê người, cùng với bao nhiêu cám dỗ của các nhu cầu sinh sống, những thói hư tật xấu của dân ngoại…dân Do thái gần như quên lãng Lời Chúa và hiếm khi được cùng nhau cử hành và lắng nghe Lời Chúa cách long trọng. Hôm nay, trên mảnh đất của quê nhà, bên những bức tường thành Thánh Giêrusalem vừa được tái thiết, cộng đoàn hồi hương Do thái được thầy tư tế Esdra công bố Lời Chúa. Họ hết sức cảm động đến bật khóc; họ trân trọng lắng nghe với thái độ cung kính thẳm sâu “cúi mình phủ phục sát đất…”. Chính sức mạnh của Lời Chúa đã quy tụ dân, phục hồi sức mạnh và niềm tin cho dân và đã làm cho dân vượt qua mọi gian nan thử thách để luôn vươn mình đứng vững trong hiện tại và mạnh mẽ tin yêu hướng tới tương lại.
Bài đọc 1 hôm nay trích sách Nêhêmia nêu bật thời đại ân phúc đó như thế này: “được thánh hoá dâng cho Chúa là Thiên Chúa chúng ta, anh chị em đừng mang tang chế, đừng than khóc…đừng buồn sầu, vì niềm vui của Chúa là đồn luỹ của anh em”. Trong bối cảnh ấy, Chúa Giêsu áp dụng lời sấm của Isaia vào con người và sứ mạng của Người. Một Tin Mừng làm nức lòng người nghe đem đến cả một bầu trời hy vọng vì thế “mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người”. Sứ mạng của Chúa Giêsu là đến để giải phóng con người một cách toàn diện, cả tâm linh lẫn thể xác, cả cá nhân đến xã hội, bao hàm cả ba lãnh vực chính yếu của Kitô giáo : chân lý, công lý và tình thương.
Chúa Giêsu xác định: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe”. Trải suốt Tin Mừng Luca, từ “Hôm nay” được nói tới 12 lần. Trong ngày Lễ Giáng Sinh, chúng ta đã nghe các thiên thần loan báo “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra” (2,11). Khi Chúa Giêsu gặp ông Giakêu, Người nói với ông “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (19,9). Chúa Giêsu hứa với người trộm bị đóng đinh bên phải rằng “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (23,43). Ý nghĩa của từ “Hôm nay” mà Chúa Giêsu công bố không chỉ là “ngày hôm nay” vào lúc Người tại thế, mà còn là “ngày hôm nay” thì hiện tại của Giáo Hội nữa.
Sau hàng trăm năm, lời của tiên tri Isaia đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu. Trải qua thời gian hơn hai ngàn năm, lời của Chúa Giêsu đã, đang được Giáo Hội hiện tại hóa trong các hoạt động của mình. Như thế, Chúa Giêsu tiếp tục công cuộc cứu thế trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội.
Chúa Giêsu đã trao cho Giáo Hội tiếp nối sứ mạng của Người. Giáo Hội luôn ý thức về sứ mạng của mình trong thế giới. Giáo Hội nối dài hoạt động của Đức Kitô.
Qua dọc dài lịch sử, Giáo Hội luôn nỗ lực thực hiện sứ mạng đem Tin Mừng cho người nghèo hèn. Giáo Hội đã thiết lập các bệnh viện, các trường học, các cô nhi viện, các trại cùi, nhà dưỡng lão…Những công việc từ thiện, bác ái, xã hội, văn hóa, Giáo Hội đã làm và đang tiếp tục làm: “Giáo Hội trìu mến và ấp ủ tất cả những ai đau khổ vì sự yếu hèn của con người, nhất là nhận biết nơi những người nghèo khó và đau khổ hình ảnh Đấng Sáng Lập khó nghèo và đau khổ, ra sức giảm bớt nỗi cơ cực của họ và nhằm phụng sự Chúa Kitô trong họ” (Lumen Gentium, 8).
Thời đại hôm nay, sứ mạng của Giáo Hội còn quan trọng và thiết thực hơn nữa, liên quan đến tự do, công lý, nhân quyền, phát triển và hòa bình. Những hoạt động bác ái và y tế xã hội của Giáo Hội góp phần xoa dịu nỗi đau khổ của những người nghèo hèn.
Còn những người bị giam cầm trong các trại tù cải tạo, những người bị áp bức đến mất tự do ngoài xã hội và những người dân đang bị hạn chế tự do, đói khát nhân quyền, Giáo Hội quan tâm nhiều đến họ và trợ giúp cho họ.
Tin Mừng được rao giảng không những cho những người nghèo khó về vật chất, mà còn cho cả những người nghèo khó về tinh thần, nghèo khó về văn hóa, nghèo khó vì thiếu tình thương, nghèo khó khi phải sống trong bóng đêm lầm lạc của tội lỗi, thiếu ánh sáng thần linh soi chiếu.
Tin Mừng còn được rao giảng cho những người nghèo khó về niềm tin và hy vọng, nghèo khó về tình bạn, tình bằng hữu, tình người.
Tin Mừng cũng được rao giảng không phải chỉ cho những người đang bị giam cầm sau những song sắt nhà tù, mà còn cho những ai đang bị giam cầm trong ích kỷ, trong vòng đam mê tội lỗi, trong xiềng xích của dục vọng và lòng tham lam.
Tin Mừng cũng được rao giảng cho những kẻ đang bị áp bức một cách bất công trong xã hội, và cả những kẻ đang bị tha hoá bởi những tham vọng xấu xa của chính mình.
Tin Mừng cũng đem lại ánh sáng cho cả những người mù lòa tinh thần, sống trong bóng đêm của những mưu toan vị kỷ và sự gian dối. Tin Mừng đang chiếu tỏa ánh sáng “văn minh tình thương” cho một thế giới đang “lãnh cảm” trước những nỗi đau xót của con người.
Phương tiện của Giáo Hội luôn là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Tin Mừng là “sự thật giải thoát” (Ga 8,32). “Có nhiều Kitô hữu hiến đời mình để yêu thương những người cô thế, bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ, coi họ là những người đầu tiên cần phải đến gặp và là những người chủ yếu phải được nâng đỡ, vì nơi họ phản chiếu gương mặt của chính Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra gương mặt Chúa phục sinh nơi những người đang mong được chúng ta yêu thương”. (Cánh cửa đức tin, số 13).
Ngày nay, Giáo Hội tiếp nối “Năm Hồng Ân” của Chúa Giêsu, Đấng Messia được Thánh Thần xức dầu và sai đi loan báo Tin Mừng, đó là toàn thể dân Chúa khắp nơi đang tích cực thực hiện tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới lần thứ 16 vào năm 2023 bắt đầu từ cấp giáo phận, với chủ đề: “Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông-tham gia-sứ vụ”. Hai điểm quan trọng của Hiệp Hành là đi con đường Giêsu và phân định dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Lời Chúa không chỉ là Tin Mừng của ngày hôm qua, Tin Mừng cho ngày tận thế, mà còn là Tin Mừng của ngày hôm nay. Tin Mừng của Ngôi Lời Thiên Chúa ở cùng chúng ta. “Ứng nghiệm lời Kinh Thánh” là làm cho lời Kinh Thánh được trở nên hiện thực. Kinh Thánh ghi lại Lời; nhưng Lời đó không chỉ để đọc, để nghe, mà là Lời sống động, Lời ban sự sống, Lời phải được áp dụng vào đời sống, để sinh nhiều hoa trái tốt. Các Kitô hữu cũng được mời gọi tiếp nối chương trình hành động của Chúa Giêsu, để hiện thực hoá sứ điệp tin mừng cho con người trong thế giới “hôm nay”. Tất cả những việc làm để nâng đỡ người nghèo, quan tâm chăm sóc những người bệnh tật về cả thể xác lẫn tinh thần, đem lại sự ủi an cho những người cô đơn, thua thiệt trong xã hội, khoan dung với những kẻ lầm lỡ… đều là những hành động thiết thực để những “năm hồng ân” tiếp tục được lan toả cho con người “hôm nay”.
Lời ngôn sứ Isaia đã được ứng nghiệm trong đời Chúa Giêsu và lịch sử Giáo hội. Ước gì Lời Chúa cũng được ứng nghiệm trong đời chúng con, để Lời Chúa biến đổi cuộc đời giúp chúng con sống Tin Mừng của ngày hôm nay.Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pháp cung cấp 5 triệu khẩu trang y tế phẩm chất cao cho các trường học
Đặng Tự Do
05:09 18/01/2022
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã thông báo cung cấp năm triệu chiếc khẩu trang FFP2 cho các trường học, sau cuộc họp “cực kỳ căng thẳng” với các công đoàn giảng dạy vào hôm thứ Năm sau một ngày các giáo viên tổng đình công. Cuộc họp có thủ tướng Pháp, các bộ trưởng giáo dục và y tế và đại diện từ tất cả các nghiệp đoàn giảng dạy của Pháp.
Blanquer cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc họp rằng những khẩu trang y tế sẽ được phân phát đặc biệt cho các giáo viên mẫu giáo và một số giáo viên có lớp khuyết tật, trong đó những học sinh không thể đeo khẩu trang.
Chính phủ Pháp cũng sẽ tiến hành tuyển dụng thêm “vài nghìn” nhân viên giảng dạy, hỗ trợ và hành chính để hỗ trợ các trường học trong thời kỳ đại dịch, Blanquer nói với các phóng viên.
Blanquer cũng cho biết trong một cuộc họp hai tháng một lần giữa các bộ trưởng giáo dục và y tế và các công đoàn giảng dạy sẽ diễn ra trong tương lai.
Hơn 77,000 người đã xuống đường ở Pháp hôm thứ Năm trong các cuộc đình công và tuần hành do các công đoàn giảng dạy tổ chức để phản đối chính sách Covid-19 của chính phủ Pháp trong các trường học.
Kết luận thực hành là quý vị và anh chị em nên mua ngay các loại khẩu trang y tế phẩm chất cao. Hiện nay, đó gần như là một biện pháp chủ yếu để chống lại sự lây lan của biến thể Omicron.
Source:CNN
Một linh mục Cameroon bị tra tấn và bắt giữ bởi những người đàn ông mặc đồng phục ở Buea ngay tại nhà thờ của ngài
Đặng Tự Do
05:10 18/01/2022
Trong thông báo đưa ra hôm thứ Sáu 14 tháng Giêng, Đức Cha Michael Miabesue Bibi, Giám Mục Buéa của Cameroon đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho một linh mục bị đánh đạp dã man ngay tại nhà thờ của mình và bị bắt đưa đi, đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ bắt cóc ngay giữa ban ngày làm rúng động người Công Giáo trong toàn giáo phận.
Thông báo cho biết: Cuộc khủng hoảng đã gây chấn động cả hai miền Tây Bắc và Tây Nam trong 6 năm qua tiếp tục mang đến cho chúng ta nhiều thăng trầm. Trong số hàng nghìn trường hợp tử vong được ghi nhận bởi quân ly khai, quân đội chính quy và dân thường, người ta không thể quên được những thiệt hại do các vụ bắt cóc, tra tấn và bắt giữ.
Sáng thứ Tư tuần này, Cha Bekong Tobias, một linh mục của giáo xứ Saint Charles Lwanga trong quận Molyko của thành phố Buéa, thủ phủ của vùng Tây Nam nói tiếng Anh của Cameroon, đã bị bắt và bị đánh đập một cách dã man bởi những người đàn ông mặc đồng phục có vũ trang. Họ ném ngài lên một chiếc xe và sau đó lái đến một điểm chưa được biết. Biến cố này xảy ra ngay sau thánh lễ buổi sáng khi nhiều anh chị em giáo dân vẫn còn trong nhà thờ.
Cha Bekong Tobias bị bắt ngay tại giáo xứ Saint Charles Lwanga, ở Molyko, cách đồn cảnh sát chỉ có 100 m. Theo nguồn tin từ Bộ Nội Vụ Cameroon, một nhóm gồm 3 sĩ quan quân đội đã đến hiện trường vài giờ sau đó, tìm cách xác định danh tính những kẻ đã thực hiện vụ bắt giữ.
Tình hình từ ngày 12 tháng Giêng năm 2022 rất sôi động ở Buea trong các vùng Muea, Bitingui, v.v. Người ta có thể nghe thấy các tiếng nổ từ các vũ khí có hỏa lực lớn từ quân ly khai Ambazonian và lực lượng an ninh.
Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, khu vực nói tiếng Anh của Cameroon đã trải qua sự gia tăng các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ, trường học và cộng đồng trường học của họ. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, linh mục quản xứ của giáo xứ Công Giáo Bomaka, huyện Buea, đã bị ám sát bởi những người không rõ danh tính. Cũng có nhiều cuộc tấn công nhắm vào trẻ em, các giáo viên và trường học ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam nói tiếng Anh.
Giáo phận Buéa rộng 13,410 km2, có 950,000 dân trong đó người Công Giáo chiếm 30.5%, cụ thể là 289,500 người. Toàn giáo phận có 23 giáo xứ, 60 linh mục triều, 18 linh mục dòng, 43 nam tu sĩ và 113 nữ tu.
Source:cameroonmagazine.com
Tòa án Kerala tuyên bố một giám mục vô tội trong cáo buộc xâm phạm một nữ tu
Đặng Tự Do
05:11 18/01/2022
Trong một vụ án gây chấn động trong các cộng đồng Kitô Giáo lâu đời nhất của Ấn Độ, một tòa án ở quốc gia này đã tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một giám mục đã hãm hiếp một nữ tu từ năm 2014 đến năm 2016.
Đức Cha Franco Mulakkal, 54 tuổi, bị bắt tại bang Kerala, miền nam nước này vào năm 2018. Ngài đã bác bỏ các cáo buộc.
Vụ việc đã gây ra các cuộc phản đối lan rộng sau khi người nữ tu cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo đã phớt lờ những lời phàn nàn của cô.
Tòa thánh đã tạm thời ngưng chức vị giám mục.
Hôm thứ Sáu, một tòa án xét xử ở thành phố Kottayam của Kerala đã tuyên bố rằng ngài vô tội đối với các cáo buộc.
“Bên công tố không chứng minh được tất cả các cáo buộc chống lại bị cáo,” Gopakumar, Chánh án phiên tòa ở Kottayam nói.
Các luật sư của nữ tu cho biết họ sẽ kiện đến tòa án tối cao.
Nhưng đội pháp lý của vị giám mục cho biết bên công tố đã “bới lông tìm vết không sót một chi tiết nào trong toàn bộ bằng chứng” chống lại vị Giám Mục.
“Đây là một phiên tòa nóng bỏng đầy thách thức. Có lên đến Tòa Án Tối Cao chúng tôi cũng sẽ thắng. Không sao cả,” Raman Pillai, người dẫn đầu đội bảo vệ cho Đức Cha Mulakkal, nói với BBC Hindi.
Đức Cha Mulakkal là giám mục của một giáo phận ở Jalandhar, phía bắc bang Punjab. Nữ tu tố cáo ngài thuộc về Hội Thừa sai Chúa Giêsu, một giáo đoàn ở Kerala thuộc giáo phận Jalandhar.
Sơ ấy cáo buộc rằng vị giám mục đã hãm hiếp sơ 13 lần và các vụ hành hung xảy ra khi vị Giám Mục đến thăm tu viện nơi sơ sống ở thành phố Kottayam, thuộc Kerala.
Sơ đã kiến nghị với Vatican và viết một bức thư ngỏ cho Sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Delhi của Ấn Độ vào năm 2018 - mà sơ tuyên bố là bức thư thứ tư sơ gửi cho Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình chưa từng có của các nữ tu và các nhà hoạt động ủng hộ người phụ nữ.
Source:BBC
Ngao ngán: Đã tiêm cả ba mũi Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Phụ tá đều nhiễm coronavirus
Đặng Tự Do
14:30 18/01/2022
Văn phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận hôm thứ Ba rằng Đức Hồng Y Pietro Parolin và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo hôm thứ Ba 18 tháng Giêng là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có các triệu chứng “rất nhẹ”, trong khi Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, người Venezuela, phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, không có triệu chứng gì cả.
Hai vị là nhân vật thứ hai và thứ ba của Giáo triều La Mã chỉ sau Đức Thánh Cha Phanxicô, đều đã được tiêm phòng đầy đủ và đã được tiêm mũi tăng cường.
Đầu tuần này, Đức Hồng Y Parolin, người thường xuyên đi công tác ngoại giao, đã hủy chuyến đi đến Erba ở miền bắc nước Ý dự kiến vào ngày 6 tháng 2. Vị Hồng Y bước sang tuổi 67 vào ngày 17 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Parolin đã ban hành thêm các hạn chế đối với coronavirus trong Thành phố Vatican vào tháng trước, yêu cầu mọi người cung cấp bằng chứng về việc tiêm vắc xin chống lại COVID-19 hoặc bằng chứng về sự hồi phục sau khi đã nhiễm coronavirus để vào các văn phòng của Vatican.
Theo dữ liệu được thu thập bởi mạng trực tuyến “The Seismograph”, nếu tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nay, Đức Hồng Y Parolin là vị Hồng Y thứ 27 có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Trong 27 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý là vị Hồng Y bị nhiễm vi rút đến lần thứ hai sau lần nhiễm trùng đầu tiên khiến ngài suýt mất mạng.
Đáng buồn là trong 27 vị Hồng Y nhiễm coronavirus có 3 vị đã chết vì thứ virus quái ác này.
Thứ nhất là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil. Ngài sinh năm 1932 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm ngoái 2021.
Thứ hai là Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela. Ngài sinh năm 1942 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm ngoái 2021.
Thứ ba là Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng Giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil. Ngài sinh năm 1925 và qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm ngoái 2021.
Source:Catholic News Agency
COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục và hơn 250 linh mục ở Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
15:40 18/01/2022
Một báo cáo mới cho thấy đại dịch COVID-19 ở Mễ Tây Cơ đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục và hơn 250 linh mục kể từ đầu năm 2020.
Phúc trình thứ 22 của Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo, gọi tắt là CCM, phân tích các trường hợp được báo cáo cho đến ngày 14 tháng Giêng năm 2022, tiết lộ rằng cho đến nay đại dịch quỷ quái đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục, 258 linh mục, 6 tu sĩ, 10 nữ tu và 13 phó tế.
CCM chỉ ra rằng có 38 giám mục đã bị nhiễm COVID-19, với 29 vị đang cải thiện hoặc đã vượt qua căn bệnh một cách hoàn toàn.
Hai giám mục hiện đang trong tình trạng mong manh: đó là Đức Cha José Isidro Guerrero Macías, Giám mục Mexicali; và Đức Cha Onesimo Cepeda Silva, Giám mục hiệu tòa của Ecatepec.
Các tổng giáo phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch là tổng giáo phận thành phố Mexico, với 28 giáo sĩ tử vong; và Guadalajara, với một con số tương tự. Tiếp theo là những các giáo phận Puebla, với 18 vị; Morelia, với 14 vị; Monterrey, với 12 vị; và San Luis Potosí, với 9 vị.
CCM cho biết đây là con số đã được báo cáo. Con số thực có thể còn nhiều hơn.
CCM đã yêu cầu trong báo cáo của mình rằng những người có “thông tin và bằng chứng đáng tin cậy về bất kỳ trường hợp các giám mục, linh mục, phó tế hoặc tu sĩ nam nữ nào đã qua đời bởi covid-19” hãy thông báo cho CCM.
Source:ACI Prensa
VietCatholic TV
GM bị nữ tu cáo buộc nhưng tòa đời phán ngài vô tội. LM bị tra khảo trong nhà thờ sau khi dâng lễ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
05:07 18/01/2022
1. Pháp cung cấp 5 triệu khẩu trang y tế phẩm chất cao cho các trường học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer đã thông báo cung cấp năm triệu chiếc khẩu trang FFP2 cho các trường học, sau cuộc họp “cực kỳ căng thẳng” với các công đoàn giảng dạy vào hôm thứ Năm sau một ngày các giáo viên tổng đình công. Cuộc họp có thủ tướng Pháp, các bộ trưởng giáo dục và y tế và đại diện từ tất cả các nghiệp đoàn giảng dạy của Pháp.
Blanquer cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc họp rằng những khẩu trang y tế sẽ được phân phát đặc biệt cho các giáo viên mẫu giáo và một số giáo viên có lớp khuyết tật, trong đó những học sinh không thể đeo khẩu trang.
Chính phủ Pháp cũng sẽ tiến hành tuyển dụng thêm “vài nghìn” nhân viên giảng dạy, hỗ trợ và hành chính để hỗ trợ các trường học trong thời kỳ đại dịch, Blanquer nói với các phóng viên.
Blanquer cũng cho biết trong một cuộc họp hai tháng một lần giữa các bộ trưởng giáo dục và y tế và các công đoàn giảng dạy sẽ diễn ra trong tương lai.
Hơn 77,000 người đã xuống đường ở Pháp hôm thứ Năm trong các cuộc đình công và tuần hành do các công đoàn giảng dạy tổ chức để phản đối chính sách Covid-19 của chính phủ Pháp trong các trường học.
Kết luận thực hành là quý vị và anh chị em nên mua ngay các loại khẩu trang y tế phẩm chất cao. Hiện nay, đó gần như là một biện pháp chủ yếu để chống lại sự lây lan của biến thể Omicron.
Source:CNN
2. Một linh mục Cameroon bị tra tấn và bắt giữ bởi những người đàn ông mặc đồng phục ở Buea ngay tại nhà thờ của ngài.
Trong thông báo đưa ra hôm thứ Sáu 14 tháng Giêng, Đức Cha Michael Miabesue Bibi, Giám Mục Buéa của Cameroon đã yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện cho một linh mục bị đánh đạp dã man ngay tại nhà thờ của mình và bị bắt đưa đi, đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ bắt cóc ngay giữa ban ngày làm rúng động người Công Giáo trong toàn giáo phận.
Thông báo cho biết: Cuộc khủng hoảng đã gây chấn động cả hai miền Tây Bắc và Tây Nam trong 6 năm qua tiếp tục mang đến cho chúng ta nhiều thăng trầm. Trong số hàng nghìn trường hợp tử vong được ghi nhận bởi quân ly khai, quân đội chính quy và dân thường, người ta không thể quên được những thiệt hại do các vụ bắt cóc, tra tấn và bắt giữ.
Sáng thứ Tư tuần này, Cha Bekong Tobias, một linh mục của giáo xứ Saint Charles Lwanga trong quận Molyko của thành phố Buéa, thủ phủ của vùng Tây Nam nói tiếng Anh của Cameroon, đã bị bắt và bị đánh đập một cách dã man bởi những người đàn ông mặc đồng phục có vũ trang. Họ ném ngài lên một chiếc xe và sau đó lái đến một điểm chưa được biết. Biến cố này xảy ra ngay sau thánh lễ buổi sáng khi nhiều anh chị em giáo dân vẫn còn trong nhà thờ.
Cha Bekong Tobias bị bắt ngay tại giáo xứ Saint Charles Lwanga, ở Molyko, cách đồn cảnh sát chỉ có 100 m. Theo nguồn tin từ Bộ Nội Vụ Cameroon, một nhóm gồm 3 sĩ quan quân đội đã đến hiện trường vài giờ sau đó, tìm cách xác định danh tính những kẻ đã thực hiện vụ bắt giữ.
Tình hình từ ngày 12 tháng Giêng năm 2022 rất sôi động ở Buea trong các vùng Muea, Bitingui, v.v. Người ta có thể nghe thấy các tiếng nổ từ các vũ khí có hỏa lực lớn từ quân ly khai Ambazonian và lực lượng an ninh.
Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, khu vực nói tiếng Anh của Cameroon đã trải qua sự gia tăng các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ, trường học và cộng đồng trường học của họ. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, linh mục quản xứ của giáo xứ Công Giáo Bomaka, huyện Buea, đã bị ám sát bởi những người không rõ danh tính. Cũng có nhiều cuộc tấn công nhắm vào trẻ em, các giáo viên và trường học ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nam nói tiếng Anh.
Giáo phận Buéa rộng 13,410 km2, có 950,000 dân trong đó người Công Giáo chiếm 30.5%, cụ thể là 289,500 người. Toàn giáo phận có 23 giáo xứ, 60 linh mục triều, 18 linh mục dòng, 43 nam tu sĩ và 113 nữ tu.
Source:cameroonmagazine.com
3. Tòa án Kerala tuyên bố một giám mục vô tội trong cáo buộc cưỡng hiếp một nữ tu
Trong một vụ án gây chấn động trong các cộng đồng Kitô Giáo lâu đời nhất của Ấn Độ, một tòa án ở quốc gia này đã tuyên bố không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy một giám mục đã hãm hiếp một nữ tu từ năm 2014 đến năm 2016.
Đức Cha Franco Mulakkal, 54 tuổi, bị bắt tại bang Kerala, miền nam nước này vào năm 2018. Ngài đã bác bỏ các cáo buộc.
Vụ việc đã gây ra các cuộc phản đối lan rộng sau khi người nữ tu cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo đã phớt lờ những lời phàn nàn của cô.
Tòa thánh đã tạm thời ngưng chức vị giám mục.
Hôm thứ Sáu, một tòa án xét xử ở thành phố Kottayam của Kerala đã tuyên bố rằng ngài vô tội đối với các cáo buộc.
“Bên công tố không chứng minh được tất cả các cáo buộc chống lại bị cáo,” Gopakumar, Chánh án phiên tòa ở Kottayam nói.
Các luật sư của nữ tu cho biết họ sẽ kiện đến tòa án tối cao.
Nhưng đội pháp lý của vị giám mục cho biết bên công tố đã “bới lông tìm vết không sót một chi tiết nào trong toàn bộ bằng chứng” chống lại vị Giám Mục.
“Đây là một phiên tòa nóng bỏng đầy thách thức. Có lên đến Tòa Án Tối Cao chúng tôi cũng sẽ thắng. Không sao cả,” Raman Pillai, người dẫn đầu đội bảo vệ cho Đức Cha Mulakkal, nói với BBC Hindi.
Đức Cha Mulakkal là giám mục của một giáo phận ở Jalandhar, phía bắc bang Punjab. Nữ tu tố cáo ngài thuộc về Hội Thừa sai Chúa Giêsu, một giáo đoàn ở Kerala thuộc giáo phận Jalandhar.
Sơ ấy cáo buộc rằng vị giám mục đã hãm hiếp sơ 13 lần và các vụ hành hung xảy ra khi vị Giám Mục đến thăm tu viện nơi sơ sống ở thành phố Kottayam, thuộc Kerala.
Sơ đã kiến nghị với Vatican và viết một bức thư ngỏ cho Sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Delhi của Ấn Độ vào năm 2018 - mà sơ tuyên bố là bức thư thứ tư sơ gửi cho Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình chưa từng có của các nữ tu và các nhà hoạt động ủng hộ người phụ nữ.
Source:BBC
Tin dữ: Đã tiêm cả ba mũi, hàng lãnh đạo cao nhất của Giáo triều Rôma vẫn nhiễm. Ta hãy cầu cho Đức Giáo Hoàng
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
16:07 18/01/2022
1. Ngao ngán: Đã tiêm cả ba mũi Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Phụ tá đều nhiễm coronavirus
Văn phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận hôm thứ Ba rằng Đức Hồng Y Pietro Parolin và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo hôm thứ Ba 18 tháng Giêng là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có các triệu chứng “rất nhẹ”, trong khi Đức Tổng Giám Mục Peña Parra, người Venezuela, phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, không có triệu chứng gì cả.
Hai vị là nhân vật thứ hai và thứ ba của Giáo triều La Mã chỉ sau Đức Thánh Cha Phanxicô, đều đã được tiêm phòng đầy đủ và đã được tiêm mũi tăng cường.
Đầu tuần này, Parolin, người thường xuyên đi công tác ngoại giao, đã hủy chuyến đi đến Erba ở miền bắc nước Ý dự kiến vào ngày 6 tháng 2. Vị Hồng Y bước sang tuổi 67 vào ngày 17 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Parolin đã ban hành thêm các hạn chế đối với coronavirus trong Thành phố Vatican vào tháng trước, yêu cầu mọi người cung cấp bằng chứng về việc tiêm vắc xin chống lại COVID-19 hoặc bằng chứng về sự hồi phục sau khi đã nhiễm coronavirus để vào các văn phòng của Vatican.
Theo dữ liệu được thu thập bởi mạng trực tuyến “The Seismograph”, nếu tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nay, Đức Hồng Y Parolin là vị Hồng Y thứ 27 có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Trong 27 vị Hồng Y nhiễm coronavirus, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý là vị Hồng Y bị nhiễm vi rút đến lần thứ hai sau lần nhiễm trùng đầu tiên khiến ngài suýt mất mạng.
Đáng buồn là trong 27 vị Hồng Y nhiễm coronavirus có 3 vị đã chết vì thứ virus quái ác này.
Thứ nhất là Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil. Ngài sinh năm 1932 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm ngoái 2021.
Thứ hai là Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela. Ngài sinh năm 1942 và đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm ngoái 2021.
Thứ ba là Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng Giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil. Ngài sinh năm 1925 và qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm ngoái 2021.
Source:Catholic News Agency
2. COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục và hơn 250 linh mục ở Mễ Tây Cơ
Một báo cáo mới cho thấy đại dịch COVID-19 ở Mễ Tây Cơ đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục và hơn 250 linh mục kể từ đầu năm 2020.
Phúc trình thứ 22 của Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo, gọi tắt là CCM, phân tích các trường hợp được báo cáo cho đến ngày 14 tháng Giêng năm 2022, tiết lộ rằng cho đến nay đại dịch quỷ quái đã cướp đi sinh mạng của 7 giám mục, 258 linh mục, 6 tu sĩ, 10 nữ tu và 13 phó tế.
CCM chỉ ra rằng có 38 giám mục đã bị nhiễm COVID-19, với 29 vị đang cải thiện hoặc đã vượt qua căn bệnh một cách hoàn toàn.
Hai giám mục hiện đang trong tình trạng mong manh: đó là Đức Cha José Isidro Guerrero Macías, Giám mục Mexicali; và Đức Cha Onesimo Cepeda Silva, Giám mục hiệu tòa của Ecatepec.
Các tổng giáo phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch là tổng giáo phận thành phố Mexico, với 28 giáo sĩ tử vong; và Guadalajara, với một con số tương tự. Tiếp theo là những các giáo phận Puebla, với 18 vị; Morelia, với 14 vị; Monterrey, với 12 vị; và San Luis Potosí, với 9 vị.
CCM cho biết đây là con số đã được báo cáo. Con số thực có thể còn nhiều hơn.
CCM đã yêu cầu trong báo cáo của mình rằng những người có “thông tin và bằng chứng đáng tin cậy về bất kỳ trường hợp các giám mục, linh mục, phó tế hoặc tu sĩ nam nữ nào đã qua đời bởi covid-19” hãy thông báo cho CCM.
Source:ACI Prensa