Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:23 18/01/2024
10. Ngày xưa Thiên Chúa cùng người tội lỗi dùng cơm với nhau đã bị người ta trách cứ, ngày hôm nay không những ăn cơm với người tội lỗi, mà còn trở thành lương thực cho người tội lỗi, đi vào trong tâm hồn tội lỗi của chúng ta.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:25 18/01/2024
56. VÔ NHẦM BỘ HỘ
Sau khi Trần Sư Triệu mãn hạn làm quan thì đến bộ sứ ở kinh thành tiếp nhậm chức quan khảo (quan coi thi), nhưng lại đi nhầm vào bộ hộ.
Sư Triệu nhìn thấy có người cầm rất nhiều lượng bạc đưa cho quan viên bộ hộ, ông ta không biết rằng đó là bạc giao nộp thuế, nên nghĩ rằng đó là người ta hối lộ cho quan chấm thi để được thăng quan, nên kinh ngạc nói:
- “Ban ngày ban mặt mà nhận hối lộ, lại còn phát triển công khai đến trình độ này nữa chứ, đáng buồn, đáng buồn thật!”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 56:
Khi việc hối lộ là một quốc nạn thì đi đâu người ta cũng thấy hai chữ hối lộ to bự chảng trước cửa quan, đó là một ấn tượng không tốt cho mọi người dân và cho những người làm quan có lương tâm chân chính.
Linh mục là những người dạy người ta về đàng nhân đức, tức là dạy người ta phải tôn trọng thời giờ và tài sản của người khác, cho nên các ngài là những người luôn làm gương sáng cho mọi người trong vấn đề này...
Nhưng thực tế thì có một vài mục tử bắt giáo dân tôn trọng thời giờ của mình mà mình thì lại không tôn trọng thời giờ của họ, khi mà có một vài nơi giáo dân bỏ cả công ăn việc làm để đến xin cha sở giải quyết một vài vấn đề về hôn phối, giải tội.v.v... thì ngài hối thúc họ lẹ lẹ lên vì mình còn việc phải làm khi mà giáo dân nói chưa hết lời. Nhưng khi ngài có việc gì đó như đi đâu xa, phòng ốc thiếu cái đinh móc, trước cửa nhà thiếu cái chậu kiểng, thì cho người đi kêu giáo dân đến làm mà bất biết là giáo dân đang bận việc ở nhà, kiếm gạo cho gia đình.v.v...
Thời giờ là tài sản của mỗi một cá nhân cũng như tiền bạc vậy, nó cũng quý ngang hàng như nhau, cho nên khi nhờ giáo dân làm việc gì thì phải lấy sự công bằng mà đối đãi họ, bởi vì đó chính là việc truyền giáo thánh thiện rất có hiệu quả.
Người khác có thể đi nhầm qua bộ này bộ nọ, đem việc công đi nhầm qua việc tư, nhưng các mục tử của giáo dân thì không thể nhầm lẫn được, bởi vì các ngài chính là những pháp quan trong tòa cáo giải vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sau khi Trần Sư Triệu mãn hạn làm quan thì đến bộ sứ ở kinh thành tiếp nhậm chức quan khảo (quan coi thi), nhưng lại đi nhầm vào bộ hộ.
Sư Triệu nhìn thấy có người cầm rất nhiều lượng bạc đưa cho quan viên bộ hộ, ông ta không biết rằng đó là bạc giao nộp thuế, nên nghĩ rằng đó là người ta hối lộ cho quan chấm thi để được thăng quan, nên kinh ngạc nói:
- “Ban ngày ban mặt mà nhận hối lộ, lại còn phát triển công khai đến trình độ này nữa chứ, đáng buồn, đáng buồn thật!”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 56:
Khi việc hối lộ là một quốc nạn thì đi đâu người ta cũng thấy hai chữ hối lộ to bự chảng trước cửa quan, đó là một ấn tượng không tốt cho mọi người dân và cho những người làm quan có lương tâm chân chính.
Linh mục là những người dạy người ta về đàng nhân đức, tức là dạy người ta phải tôn trọng thời giờ và tài sản của người khác, cho nên các ngài là những người luôn làm gương sáng cho mọi người trong vấn đề này...
Nhưng thực tế thì có một vài mục tử bắt giáo dân tôn trọng thời giờ của mình mà mình thì lại không tôn trọng thời giờ của họ, khi mà có một vài nơi giáo dân bỏ cả công ăn việc làm để đến xin cha sở giải quyết một vài vấn đề về hôn phối, giải tội.v.v... thì ngài hối thúc họ lẹ lẹ lên vì mình còn việc phải làm khi mà giáo dân nói chưa hết lời. Nhưng khi ngài có việc gì đó như đi đâu xa, phòng ốc thiếu cái đinh móc, trước cửa nhà thiếu cái chậu kiểng, thì cho người đi kêu giáo dân đến làm mà bất biết là giáo dân đang bận việc ở nhà, kiếm gạo cho gia đình.v.v...
Thời giờ là tài sản của mỗi một cá nhân cũng như tiền bạc vậy, nó cũng quý ngang hàng như nhau, cho nên khi nhờ giáo dân làm việc gì thì phải lấy sự công bằng mà đối đãi họ, bởi vì đó chính là việc truyền giáo thánh thiện rất có hiệu quả.
Người khác có thể đi nhầm qua bộ này bộ nọ, đem việc công đi nhầm qua việc tư, nhưng các mục tử của giáo dân thì không thể nhầm lẫn được, bởi vì các ngài chính là những pháp quan trong tòa cáo giải vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chuyển động kép
Lm. Minh Anh
14:12 18/01/2024
CHUYỂN ĐỘNG KÉP
“Để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi”.
“Chứng nhân phải có kinh nghiệm trực tiếp về Chúa Kitô. Những gì ‘bạn nghe’ không được chấp nhận trước toà án cũng như trước công luận thế giới. Mọi người sẽ chỉ lắng nghe những gì cá nhân bạn và tôi đã thấy, đã nghe và đã chứng kiến!” - David Watson.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng “Đã thấy, đã nghe và đã chứng kiến” của Watson được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu chọn Nhóm Mười Hai “để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi”. Ở đây, Marcô tinh tế ghi nhận một ‘chuyển động kép’ vốn không thể tách rời nhau, không thể có cái này mà không có cái kia.
Trước hết, các môn đệ được Chúa Giêsu kêu gọi. Và điều đầu tiên là “để các ông ở với Người”. Họ phải “ở lại” với Ngài trong tình bạn, và tình bạn này ngày càng phải sâu sắc hơn, thâm trầm hơn. Trong giai đoạn này, họ học cách lắng nghe, học cách Ngài cầu nguyện, cách Ngài cư xử với tất cả những ai Ngài gặp gỡ. Bất kể những người đến với Chúa Giêsu là ai. Họ là những người nghèo, người tội lỗi, hoặc ngay cả những biệt phái, những kẻ chống báng Ngài.
Chuyển động thứ hai bắt nguồn từ chuyển động thứ nhất. Sau khi “ở lại” với Chúa Giêsu để xem những việc Ngài làm, nghe những gì Ngài nói… các môn đệ được Ngài sai đi với tư cách những chứng nhân. Họ sẽ nói, sẽ làm và hành động yêu thương nhân danh Ngài.
Bài đọc Samuel hôm nay cho thấy, Saun coi Đavít như kẻ thù và tìm cách giết ông. Tuy nhiên, khi có cơ hội giết Saun, thì Đavít lại từ chối. Đavít từ chối lấy ác báo ác, hận thù trả hận thù. Đây là một sự thật mà Saun nhìn nhận khi vua nói với Đavít, “Con công chính hơn cha, vì con xử tốt với cha, còn cha thì xử ác với con”. Cách Đavít cư xử với Saun khác nào cách Chúa Giêsu cư xử với kẻ thù của Ngài. Trong thư Rôma, Phaolô viết, “Đừng để điều ác thắng anh em, nhưng hãy lấy điều thiện để thắng điều ác”. Và đây là lối sống bắt nguồn từ sự ở lại và được sai đi của người môn đệ Chúa Giêsu ở mọi thời.
‘Chuyển động kép’ đó cũng là một mô tả tuyệt vời về ơn gọi Bí tích Rửa Tội của bạn và tôi. Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta trở thành bạn đồng hành của Ngài, dành thời gian ở bên Ngài. Một trong những cách chúng ta làm điều này là cầu nguyện. Trong cầu nguyện, chúng ta hướng về Chúa, Đấng luôn ở bên chúng ta. Khi cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, chúng ta lắng nghe Ngài, quan sát cuộc đời của Ngài. Đây là lời cầu nguyện trong sự hiện diện với Chúa. Chúng ta luôn ý thức rằng, Chúa đang hiện diện với tôi. Khi làm vậy, chúng ta lớn lên trong tương quan với Ngài và Ngài sống trọn vẹn hơn trong chúng ta.
Anh Chị em,
“Để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi”. “Ở lại” với Chúa; sau đó, được Chúa sai đi, chúng ta mang theo sự hiện diện của Ngài và trở thành nhân chứng của Ngài trên thế giới, bằng tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta làm. Đó không phải là những gì chúng ta “chỉ nghe”; vì lẽ, nó “không được chấp nhận trước toà án cũng như trước công luận thế giới”. Làm chứng cho Chúa có nghĩa là sống yêu thương người khác như Chúa đã yêu chúng ta, kể cả yêu thương những người muốn hại chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con ý thức rằng, người ta chỉ tin con, một khi họ biết, ‘một Ai đó’ đang ở trong con, ‘một Ai đó’ con đã có kinh nghiệm trực tiếp!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 20/01: Noi gương Chúa – Phục vụ quên mình – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
21:21 18/01/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, Đức Giê-su cùng với các môn đệ trở về nhà, và đám đông lại kéo đến, nên Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Niềm hy vọng nguy hiểm về một hỏa ngục trống rỗng
J.B. Đặng Minh An dịch
17:03 18/01/2024
Tiến Sĩ Eric Sammons, chủ biên của tờ Crisis Magazine, có bài phân tích nhan đề “The Dangerous Hope for an Empty Hell”, nghĩa là “Niềm hy vọng nguy hiểm về một hỏa ngục trống rỗng.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm 14 Tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Đây không phải là một tín điều, chỉ là suy nghĩ của tôi: Tôi thích nghĩ rằng Hỏa ngục là nơi trống rỗng. Tôi hy vọng nó là như vậy.” Như thường xảy ra sau một tuyên bố gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng, cuộc tranh luận đã nổ ra trên mạng về việc liệu đây có phải là một quan điểm hợp pháp—tức là, một quan điểm chính thống—đối với một người Công Giáo hay không.Mặc dù đó là một câu hỏi quan trọng, đặc biệt là khi nói về Đức Giáo Hoàng, nhưng nó thực sự bỏ sót một điểm quan trọng hơn – đó là tác động của niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng.
Nhưng trước tiên hãy giải quyết xem nhận xét này có chính thống hay không. Phần đầu tiên trong câu nói của Đức Giáo Hoàng, “Tôi thích nghĩ rằng Hỏa ngục là nơi trống rỗng,” thực sự không phải là một tuyên bố tín điều, như chính ngài đã lưu ý. Đó chỉ là cách ngài tưởng tượng về Hỏa ngục. Tôi có thể tưởng tượng Thiên Đàng như một câu lạc bộ đồng quê ở ngoại ô — giống như “Thiên đường Tin lành” của The Simpsons —và đó không phải là dị giáo; đó chỉ là trí tưởng tượng của tôi. Nếu Đức Giáo Hoàng lập luận một cách dứt khoát — hoặc cố gắng định nghĩa như một tín điều — rằng Hỏa ngục trống rỗng, thì chúng ta sẽ cần phải tranh luận xem liệu nó có chính thống hay không (theo tôi là không).
Và rồi Đức Thánh Cha Phanxicô vượt xa trí tưởng tượng của mình để đạt được mong muốn của ngài rằng: “Tôi hy vọng nó trống rỗng.” Một lần nữa, đây không phải là một tuyên bố về một tín điều. Tôi hy vọng rằng đội Cincinnati Reds sẽ là đội vô địch World Series năm nay và tôi có thể có hy vọng đó nếu tôi muốn, dù hơi khó xảy ra. Tương tự như vậy, nếu Đức Giáo Hoàng mong muốn Hỏa ngục trống rỗng, ngài có thể làm như vậy, nếu muốn.
Tất nhiên, niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng rằng Hỏa ngục trống rỗng không vô hại như hy vọng của tôi về chức vô địch Thế giới cho đội bóng chày yêu thích của mình. Những hy vọng của chúng ta định hình rất nhiều cho hành động và niềm tin của chúng ta: tình yêu của tôi dành cho đội Cincinnati Reds khiến tôi đến tham dự các trận đấu của họ và đầu tư tinh thần vào thành công của họ dù thường xuyên là thất bại. Tương tự như vậy, niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng có tác động rất lớn đến cách sống của chúng ta với tư cách là người Công Giáo. Trong tâm trí tôi, đây là câu hỏi quan trọng hơn là những cuộc tranh luận bất tận về tính chính thống trong tuyên bố tự phát của Đức Giáo Hoàng.
Như tôi trình bày chi tiết trong cuốn sách của mình, Deadly Indifference, hay Sự thờ ơ chết người, đã có một sự thay đổi lớn trong cách nhìn của người Công Giáo về ơn cứu rỗi của những người không theo đạo Công Giáo trong thế kỷ qua. Cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết người Công Giáo đều cho rằng tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là tất cả, những người không theo Công Giáo đều phải chịu lửa hỏa ngục đời đời. Đúng vậy, Giáo hội từ lâu đã dạy rằng một người có thể được cứu rỗi bằng lòng ao ước được chịu phép Rửa Tội – thường được gọi là phép rửa theo lòng ao ước để phân biệt với phép rửa thực sự, nhưng lời dạy này chủ yếu được đưa vào cuộc tranh luận thần học giữa các học giả và giáo dân. Quan điểm chung—và lời dạy chung được nghe từ bục giảng—là người Công Giáo nên cho rằng những người không theo Công Giáo rất có thể sẽ xuống Hỏa ngục.
Giả định chung này có ý nghĩa rất lớn. Điều quan trọng nhất là người Công Giáo cảm thấy có nghĩa vụ phải làm việc để cải đạo những người không Công Giáo, cho dù đó là bằng cách hỗ trợ các công việc truyền giáo hay bằng cách thúc giục những người không Công Giáo trở thành Công Giáo. Điều đó cũng có nghĩa là người Công Giáo phải cảnh giác về việc trở nên quá gần gũi về mặt văn hóa với những người không theo Công Giáo. “Những cuộc hôn nhân hỗn hợp” bị cấm đoán; và những người Công Giáo có xu hướng sống chung với nhau trong những khu dân cư toàn tòng (“ghetto” hay khu biệt cư Công Giáo) để bảo vệ đức tin của những đứa con dễ bị ảnh hưởng của họ. Và cuối cùng, hầu hết người Công Giáo vẫn kiên trì theo đạo Công Giáo, vì biết rằng giải pháp thay thế sẽ khủng khiếp đến mức không thể tưởng tượng được.
Tuy nhiên, khi sự nhấn mạnh đó thay đổi và người Công Giáo bắt đầu mở rộng việc áp dụng phép rửa theo lòng ao ước đến mức đột phá (đa số người Công Giáo hiện nay tin rằng các tôn giáo khác có thể dẫn một người lên Thiên đường), thì cách người Công Giáo sống và tương tác với những người không theo Công Giáo đã thay đổi một cách đáng kể.
Sứ vụ truyền giáo sụp đổ. Các khu toàn tòng Công Giáo biến mất. Và hàng triệu người Công Giáo đã rời bỏ Giáo hội.
Đây không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu bạn không tin rằng bạn cần phải theo đạo Công Giáo để được lên Thiên đường - hoặc, nếu cực đoan hơn, bạn tin rằng mọi người đều được lên Thiên đường bất kể họ sống ở đây trên trái đất này như thế nào (“Xin chào, ông Hitler! Rất vui được gặp ông ở đây tại Thiên đường này!”)— thì khi đó tầm quan trọng của việc vừa thực hành Đức tin vừa chia sẻ nó với người khác sẽ sụp đổ. Đạo Công Giáo bị thu gọn thành một thứ khiến bạn cảm thấy dễ chịu; một câu lạc bộ xã hội với một số nghi lễ hấp dẫn.
Giờ đây, người ta có thể ủng hộ nhận xét của Đức Thánh Cha rằng “Tôi hy vọng Hỏa ngục là trống rỗng” bằng cách nói rằng chính Sách Giáo lý cũng nói rằng “Trong niềm hy vọng, Giáo hội cầu nguyện cho 'tất cả mọi người được cứu'“ (Sách Giáo Lý Công Giáo 1821). Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc hy vọng Hỏa ngục trống rỗng và việc hy vọng và cầu nguyện cho sự cứu rỗi của mỗi linh hồn.
Trở lại với câu chuyện tương tự về môn bóng chày của tôi, trước mỗi trận đấu của Cincinnati Reds vào mùa giải tới, tôi hy vọng rằng Cincinnati Reds sẽ thắng. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi liệu Cincinnati Reds có thắng mọi trận đấu ở mùa giải tới hay không, tôi biết họ sẽ không thắng. Thua một số trận là hiện thực của một mùa bóng chày kéo dài 162 trận, cho dù tôi có hy vọng họ chiến thắng đến đâu đi chăng nữa.
Tương tự như vậy, nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có hy vọng ơn cứu rỗi cho một người cụ thể nào không—vợ tôi, các con tôi, Tổng thống Biden, Elon Musk—tôi sẽ trả lời một cách khẳng định. Tuy nhiên, tôi biết—vì Chúa Kitô đã nói rõ rằng đây là thực tế— sẽ có những người ở Hỏa ngục, như Sách Giáo lý đã nêu,
“Giáo huấn của Giáo hội khẳng định sự tồn tại của hỏa ngục và sự vĩnh cửu của nó. Ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng phạm tội trọng sẽ xuống hỏa ngục, nơi họ phải chịu hình phạt của hỏa ngục, ngọn lửa đời đời”. (Sách Giáo Lý Công Giáo 1035)
Một Hỏa ngục trống rỗng làm suy yếu toàn bộ mục đích của Công Giáo, và chế giễu những lời của Chúa Giêsu, Đấng đã cảnh báo chúng ta phải cố tránh sa Hỏa ngục và nói về việc nhiều người sẽ bị ném vào lửa đời đời (x. Mt. 25:41). Thực ra, Chúa Giêsu đã nói nhiều về Hỏa ngục hơn là về Thiên đường. Tại sao phải bận tâm nếu không có ai đến đó? Trên thực tế, nếu Hỏa ngục thực sự trống rỗng, điều đó khiến Chúa Giêsu trở thành kẻ lừa dối, vì những lời của Ngài cho rằng mọi người đã đi—và sẽ tiếp tục—ở đó.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng rằng Hỏa ngục trống rỗng không phải là một mơ tưởng vô hại. Nó khiến người ta rời xa việc thực hành đức tin một cách nghiêm chỉnh, và nó khiến họ không thể đưa người khác đến việc thực hành đức tin một cách nghiêm chỉnh.
Trớ trêu thay, niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng sẽ giúp lấp đầy nó rất nhiều.
Source:Crisis Magazine
Các công tố viên Phần Lan quyết tâm bỏ tù cho được một cựu bộ trưởng vì tweet một câu Kinh thánh
Đặng Tự Do
17:06 18/01/2024
Päivi Räsänen, một cựu bộ trưởng, là một bác sĩ và là mẹ của 5 đứa trẻ, đã bị Tổng công tố Phần Lan đệ đơn cáo buộc cô tội hình sự vào ngày 29 tháng 4, 2021, sau khi cô tweet một câu Kinh Thánh liên quan đến tội kê gian.
Theo ADF International, một nhóm pháp lý Kitô Giáo đang hỗ trợ cô, Räsänen có thể bị kết án hai năm tù giam hoặc phạt tiền cho dòng tweet này, bất kể sau 2 vụ kiện cô đều được trắn án.
Các công tố viên Phần Lan đang yêu cầu Tòa án Tối cao của đất nước xét xử vụ án “lời nói căm thù” chống lại một thành viên Quốc hội và một giám mục Lutheran vì những bình luận được đưa ra về giáo lý Kitô giáo liên quan đến hôn nhân và đồng tính luyến ái.
Các cáo buộc chống lại thành viên Quốc hội Phần Lan Päivi Räsänen và Giám mục Juhana Pohjola đã bị bác bỏ hai lần – một lần bởi tòa án quận cấp dưới và một lần nữa bởi tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, các công tố viên đang chuyển vụ việc của họ lên tòa án cao nhất của Phần Lan trong nỗ lực phạt cả hai Kitô hữu hàng trăm ngàn euro và kiểm duyệt phát biểu của họ.
Räsänen nói trong một tuyên bố thông qua các luật sư của mình tại Liên minh Bảo vệ Tự do Kitô giáo phi lợi nhuận, gọi tắt là ADF: “Sau khi được miễn tội hoàn toàn tại hai tòa án, tôi không sợ phải điều trần trước Tòa án Tối cao”.
Räsänen nói thêm: “Mặc dù tôi hoàn toàn nhận thức được rằng mọi phiên tòa đều có rủi ro, nhưng việc Tòa án tối cao tuyên trắng án sẽ tạo ra một tiền lệ tích cực mạnh mẽ hơn nữa cho quyền tự do ngôn luận và tôn giáo của mọi người”. “Và nếu tòa án quyết định hủy bỏ phán quyết trắng án của các tòa án cấp dưới, tôi sẵn sàng bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tôn giáo tới Tòa án Nhân quyền Âu Châu, nếu cần thiết.”
Theo các công tố viên, tội bị cáo buộc của Räsänen bắt nguồn từ một cuốn sách nhỏ năm 2004 mà cô viết về lời dạy của người Luther về tình dục, bao gồm cả việc cấm các hoạt động đồng tính luyến ái. Sau đó, cô bảo vệ lời dạy đó trong một cuộc tranh luận trên đài phát thanh vào năm 2019 và sau đó đăng một dòng Tweet chỉ trích việc Luther tham gia cuộc diễn hành tự hào đồng tính và trích dẫn một câu Kinh thánh. Tội danh bị cáo buộc của Pohjola là xuất bản cuốn sách nhỏ gốc vào năm 2004.
Các công tố viên cáo buộc rằng bài phát biểu “có khả năng gây ra sự không khoan dung, khinh thường và thù hận đối với người đồng tính”.
Một tòa án quận đã bác bỏ cáo buộc vào tháng 3 năm 2022, nhận thấy rằng nhiệm vụ của các thẩm phán không phải là “giải thích các khái niệm trong Kinh thánh”. Vào tháng 11 năm 2023, một tòa phúc thẩm đã ra phán quyết rằng “không có lý do gì… để đánh giá vụ việc ở bất kỳ khía cạnh nào khác với Tòa án quận”. Cả hai quyết định đều được đồng thanh đưa ra.
Theo ADF, Räsänen đã phải chịu 13 giờ thẩm vấn của cảnh sát về quan điểm tôn giáo cũng như sự hiểu biết của cô về Kinh thánh. Paul Coleman, giám đốc điều hành của ADF International, gọi việc các công tố viên nhất quyết truy tố vụ án bất chấp việc bác bỏ trước đó là “đáng báo động”.
Coleman nói: “Kéo người ra tòa trong nhiều năm, bắt họ thẩm vấn hàng giờ đồng hồ và lãng phí tiền thuế của người dân vì niềm tin sâu sắc của người dân cảnh sát không có chỗ đứng trong một xã hội dân chủ”. “Như thường lệ xảy ra trong các phiên tòa xét xử 'lời nói căm thù', quá trình này đã trở thành hình phạt.”
Một báo cáo về Tự do Tôn giáo trên Thế giới năm 2023 do tổ chức bác ái Công Giáo Viện trợ cho Giáo hội Đau khổ công bố đã trích dẫn trường hợp của Phần Lan như một ví dụ về các mối đe dọa đối với tự do tôn giáo đang gia tăng ở các nước phương Tây. Báo cáo cho thấy rằng sự không khoan dung đối với các quan điểm dựa trên đức tin ở phương Tây đang thể hiện ở việc bắt buộc phải phát biểu theo một khuôn mẫu, và đưa ra các luật về lời nói căm thù, kiểm duyệt và gia tăng của nền văn hóa hủy bỏ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi những mối đe dọa như vậy đối với tự do tôn giáo là “sự đàn áp lịch sự”, mà ngài nói vào năm 2016 là “được ngụy trang dưới dạng văn hóa, dưới dạng hiện đại, dưới dạng tiến bộ”. Đức Thánh Cha giải thích, cuộc bách hại lịch sự là “khi ai đó bị bách hại không phải vì xưng danh Chúa Kitô mà vì muốn chứng tỏ các giá trị của Con Thiên Chúa”.
“Nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ bị trừng phạt: Bạn sẽ mất việc làm và nhiều thứ khác hoặc bạn sẽ bị gạt sang một bên,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Đây là cuộc đàn áp của thế gian.”
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Gallagher thảo luận về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Việt Nam
Thanh Quảng sdb
17:33 18/01/2024
Đức Tổng Giám Mục Gallagher thảo luận về cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với phái đoàn Việt Nam
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia của Vatican, bình luận về buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam, và nói rằng Đức Thánh Cha ước ao đến thăm quốc gia châu Á này.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Đây là một “cuộc gặp gỡ tích cực” giữa Đức Thánh Cha và phái đoàn đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy sự tăng cường mối quan hệ với Tòa thánh và cũng là dấu hiệu cho chuyến viếng thăm có thể của Đức Thánh Cha Phanxicô tới đất nước này trong một tương lai gần.
Buổi tiếp kiến diễn ra vào sáng thứ Năm, ngày 18 tháng Giêng, tại Dinh Phủ Doãn Tông Tòa Vatican. Phái đoàn sau đó đã gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Chủ tịch Thánh Bộ Quan hệ với các Quốc gia của Vatican tại Phủ Quốc vụ khanh.
Tiến về phía trước
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã chia sẻ các chi tiết của cuộc gặp bên lề một hội nghị tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh về các sáng kiến kỷ niệm 200 năm ngày Đức Hồng Y Ettore Consalvi qua đời.
Trước hết, Đức Tổng Giám Mục đánh giá cuộc gặp gỡ rất tích cực, bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo sẽ được thăng tiến từ cuộc gặp gỡ này, đây là một bước tiến xa hơn nữa trong quan hệ song phương, bên cạnh những kết quả quan trọng khác đã đạt được từ quan điểm ngoại giao.
Đáng chú ý trong thành quả này là thỏa thuận vào tháng 12 năm 2023 về việc bổ nhiệm đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, vị Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục Ba Lan Marek Zalewski được bổ nhiệm.
Thỏa thuận này được ký kết vào tháng 7 nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước ông Võ Văn Thương tới Vatican trên cơ sở phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, tổ chức vào ngày 31/3 tại Rome.
Niềm hy vọng cho một chuyến tông du
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng thông báo rằng cá nhân ngài sẽ đến thăm Việt Nam “vào tháng 4 tới” và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay.
“Chúng tôi dần dần sẽ thực hiện những việc cần thiết”, Đức Tổng Giám Mục giải thích và cho biết ngài rất lạc quan về khả thể chuyến tông du trong tương lai gần đây của chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
“Vâng, tôi nghĩ điều ấy sẽ xảy ra. Nhưng cần phải thực hiện một số bước trước khi điều đó được diễn ra. Tôi nghĩ,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói và thêm rằng “Đức Giáo Hoàng rất muốn đi, chắc chắn cộng đồng Công Giáo rất mong muốn việc này.” ĐTC đi và đây sẽ là một thông điệp rất tốt cho toàn khu vực.”
ĐTGM nói thêm, Việt Nam thực sự là một “quốc gia quan trọng”, ngài gọi đây là “một loại phép lạ kinh tế về nhiều khía cạnh”.
Lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Mông Cổ
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về khả năng thực hiện một chuyến tông du đến quốc gia Đông Nam Á này, khi ngài trở về sau chuyến tông du tháng 9 tới Mông Cổ: “Nếu tôi không đi, chắc chắn Đức Gioan XXIV sẽ đi,” Đức Giáo Hoàng nói đùa. "Chắc chắn rằng ngài sẽ đến đó, bởi vì đó là vùng đất đáng được thăm và điều đó khiến tôi rất háo hức."
Toàn bộ Việt Nam, Đức Thánh Cha nói thêm trong cùng một dịp, “là một trong những kinh nghiệm đối thoại tuyệt vời mà Giáo hội đã có được trong thời gian gần đây. Tôi có thể nói rằng đây là sự cảm thông trong cuộc đối thoại. Cả hai bên đều có thiện chí để tìm hiểu nhau” và cùng nhau tìm ra con đường tiến tới. Có những vấn đề ở Việt Nam, nhưng tôi thấy sớm hay muộn những vấn đề đó sẽ được khắc phục”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại buổi tiếp kiến với Thủ Tướng (“Chúng tôi đã nói chuyện thoải mái”) và cho biết ngài “rất lạc quan” về việc tiếp tục các mối quan hệ: “Công việc tốt đẹp đã và đang diễn ra... Tôi nhớ cách đây 4 năm, một đoàn các nghị viên Việt Nam đã đến thăm Vatican. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất tốt đẹp và rất tôn trọng lẫn nhau. Khi một nền văn hóa rộng mở thì có khả năng đối thoại, còn ngược lại nếu khép kín hoặc nghi ngờ thì việc đối thoại rất khó khăn."
“Với Việt Nam, cuộc đối thoại rất là cởi mở, có những ưu điểm và nhược điểm nhưng nó rất cởi mở và chúng tôi đang dần tiến về tương lai. Đã có một số vấn đề nhưng đã được giải quyết”.
Thư của Đức Thánh Cha gửi Giáo hội Việt Nam
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã rạn nứt vào năm 1975 nhưng đã có những bước tiến triển đáng khích lệ từ năm 1990.
Năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một vị đại diện giáo hoàng không thường trú. Tuy nhiên, vào năm 2023, quy chế về đại diện thường trú, đã được thỏa thuận như đã được đề cập tới ở trên.
Tháng 9 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một văn thư cho Giáo hội các quốc gia Châu Á, trong đó ngài mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống là “những Kitô hữu đạo đức và là những công dân tốt”, để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa." Đức Thánh Cha viết: Chúng ta phải luôn tiến tới “thừa nhận những điểm đồng quy và tôn trọng những khác biệt của nhau”.
Điều này những người Công Giáo Việt Nam, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét, phải có trọng trách khám phá ra căn tính của họ là những Kitô hữu đạo đức và là những công dân tốt” bằng những sinh động trong Giáo hội của họ và truyền bá Tin Mừng qua cuộc sống hàng ngày. Việc thực thi quyền tự do tôn giáo" có thể giúp các tín hữu Công Giáo "thúc đẩy việc đối thoại để kiến tạo ra những niềm hy vọng.”
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia của Vatican, bình luận về buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam, và nói rằng Đức Thánh Cha ước ao đến thăm quốc gia châu Á này.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Đây là một “cuộc gặp gỡ tích cực” giữa Đức Thánh Cha và phái đoàn đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy sự tăng cường mối quan hệ với Tòa thánh và cũng là dấu hiệu cho chuyến viếng thăm có thể của Đức Thánh Cha Phanxicô tới đất nước này trong một tương lai gần.
Buổi tiếp kiến diễn ra vào sáng thứ Năm, ngày 18 tháng Giêng, tại Dinh Phủ Doãn Tông Tòa Vatican. Phái đoàn sau đó đã gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Chủ tịch Thánh Bộ Quan hệ với các Quốc gia của Vatican tại Phủ Quốc vụ khanh.
Tiến về phía trước
Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã chia sẻ các chi tiết của cuộc gặp bên lề một hội nghị tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh về các sáng kiến kỷ niệm 200 năm ngày Đức Hồng Y Ettore Consalvi qua đời.
Trước hết, Đức Tổng Giám Mục đánh giá cuộc gặp gỡ rất tích cực, bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng Công Giáo sẽ được thăng tiến từ cuộc gặp gỡ này, đây là một bước tiến xa hơn nữa trong quan hệ song phương, bên cạnh những kết quả quan trọng khác đã đạt được từ quan điểm ngoại giao.
Đáng chú ý trong thành quả này là thỏa thuận vào tháng 12 năm 2023 về việc bổ nhiệm đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, vị Sứ thần Tòa thánh tại Singapore, Đức Tổng Giám Mục Ba Lan Marek Zalewski được bổ nhiệm.
Thỏa thuận này được ký kết vào tháng 7 nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước ông Võ Văn Thương tới Vatican trên cơ sở phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, tổ chức vào ngày 31/3 tại Rome.
Niềm hy vọng cho một chuyến tông du
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng thông báo rằng cá nhân ngài sẽ đến thăm Việt Nam “vào tháng 4 tới” và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay.
“Chúng tôi dần dần sẽ thực hiện những việc cần thiết”, Đức Tổng Giám Mục giải thích và cho biết ngài rất lạc quan về khả thể chuyến tông du trong tương lai gần đây của chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
“Vâng, tôi nghĩ điều ấy sẽ xảy ra. Nhưng cần phải thực hiện một số bước trước khi điều đó được diễn ra. Tôi nghĩ,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói và thêm rằng “Đức Giáo Hoàng rất muốn đi, chắc chắn cộng đồng Công Giáo rất mong muốn việc này.” ĐTC đi và đây sẽ là một thông điệp rất tốt cho toàn khu vực.”
ĐTGM nói thêm, Việt Nam thực sự là một “quốc gia quan trọng”, ngài gọi đây là “một loại phép lạ kinh tế về nhiều khía cạnh”.
Lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Mông Cổ
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về khả năng thực hiện một chuyến tông du đến quốc gia Đông Nam Á này, khi ngài trở về sau chuyến tông du tháng 9 tới Mông Cổ: “Nếu tôi không đi, chắc chắn Đức Gioan XXIV sẽ đi,” Đức Giáo Hoàng nói đùa. "Chắc chắn rằng ngài sẽ đến đó, bởi vì đó là vùng đất đáng được thăm và điều đó khiến tôi rất háo hức."
Toàn bộ Việt Nam, Đức Thánh Cha nói thêm trong cùng một dịp, “là một trong những kinh nghiệm đối thoại tuyệt vời mà Giáo hội đã có được trong thời gian gần đây. Tôi có thể nói rằng đây là sự cảm thông trong cuộc đối thoại. Cả hai bên đều có thiện chí để tìm hiểu nhau” và cùng nhau tìm ra con đường tiến tới. Có những vấn đề ở Việt Nam, nhưng tôi thấy sớm hay muộn những vấn đề đó sẽ được khắc phục”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại buổi tiếp kiến với Thủ Tướng (“Chúng tôi đã nói chuyện thoải mái”) và cho biết ngài “rất lạc quan” về việc tiếp tục các mối quan hệ: “Công việc tốt đẹp đã và đang diễn ra... Tôi nhớ cách đây 4 năm, một đoàn các nghị viên Việt Nam đã đến thăm Vatican. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất tốt đẹp và rất tôn trọng lẫn nhau. Khi một nền văn hóa rộng mở thì có khả năng đối thoại, còn ngược lại nếu khép kín hoặc nghi ngờ thì việc đối thoại rất khó khăn."
“Với Việt Nam, cuộc đối thoại rất là cởi mở, có những ưu điểm và nhược điểm nhưng nó rất cởi mở và chúng tôi đang dần tiến về tương lai. Đã có một số vấn đề nhưng đã được giải quyết”.
Thư của Đức Thánh Cha gửi Giáo hội Việt Nam
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã rạn nứt vào năm 1975 nhưng đã có những bước tiến triển đáng khích lệ từ năm 1990.
Năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm một vị đại diện giáo hoàng không thường trú. Tuy nhiên, vào năm 2023, quy chế về đại diện thường trú, đã được thỏa thuận như đã được đề cập tới ở trên.
Tháng 9 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một văn thư cho Giáo hội các quốc gia Châu Á, trong đó ngài mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy sống là “những Kitô hữu đạo đức và là những công dân tốt”, để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa “không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa." Đức Thánh Cha viết: Chúng ta phải luôn tiến tới “thừa nhận những điểm đồng quy và tôn trọng những khác biệt của nhau”.
Điều này những người Công Giáo Việt Nam, như Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét, phải có trọng trách khám phá ra căn tính của họ là những Kitô hữu đạo đức và là những công dân tốt” bằng những sinh động trong Giáo hội của họ và truyền bá Tin Mừng qua cuộc sống hàng ngày. Việc thực thi quyền tự do tôn giáo" có thể giúp các tín hữu Công Giáo "thúc đẩy việc đối thoại để kiến tạo ra những niềm hy vọng.”
Bạn bè và các học giả nhắc lại đời sống, di sản và giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, trong một hội nghị kỷ niệm lễ giỗ đầu tiên của ngài
Vũ Văn An
18:05 18/01/2024
Edward Pentin, trên National Catholic Register ngày 2 tháng 1, 2024, tường trình rằng tại một hội nghị ở Rome kéo dài hai ngày nhân dịp kỷ niệm lần đầu tiên cái chết của ngài, tình bạn của Đức Bênêđíctô XVI với Chúa Kitô, tình yêu sự thật và khả năng thông đạt đáng kể của ngài là một số phẩm chất đã được nhắc đến.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký của ngài, cho rằng di sản của Đức Bênêđíctô XVI “sẽ kéo dài, mang lại hoa trái và nuôi dưỡng đời sống tinh thần của nhiều, nhiều người, đặc biệt là người trẻ”.
Nói với tờ Register bên lề hội nghị nói trên, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein cho rằng, di sản của Đức Bênêđíctô sẽ được phát hiện, nó sẽ xuất hiện, vì Đức Bênêđíctô không chỉ là người rất đích thực và trung thực, không thích thu hút sự chú ý đến chính mình, nhưng còn vì ngài là người cố gắng phục vụ Thiên Chúa, yêu người của Giáo hội và yêu sự thật”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói thêm, “đối với ngài, đó là một nhiệm vụ tuyệt vời và rất quan trọng trong cuộc sống và thần học của ngài, cả như một Hồng Y và như một Giáo hoàng”.
Hội nghị ngày 30-31 tháng 12, được đồng tổ chức bởi EWTN, Fundatio Christiana Virtus và Vatican Joseph Ratzinger-Benedict XVI Foundation, đã khảo sát cuộc sống, giáo huấn và di sản của vị Giáo hoàng, dựa trên các học giả, chuyên gia, một số bạn bè của ngài. Nó đã diễn ra tại Campo Santo Teutonico trong thị quốc Vatican.
Linh mục Truyền Giáo Ngôi Lời Vincent Twomey, giáo sư hưu trí về thần học đạo đức và là một người bạn và cựu sinh viên của Giáo sư Joseph Ratzinger, nói với tờ Register rằng, với ngài, di sản vĩ đại nhất của Đức Bênêđíctô XVI là các trước tác của ngài.
Cha Twomey cho biết ngài rất có ấn tượng bởi những người trẻ tuổi, qua các trước tác của Đức Bênêđíctô XVI, đã tìm được biết bao “Chìa khóa giúp họ cách giải thoát khỏi bóng tối khủng khiếp bao quanh chúng ta, nơi mọi người lúc nào cũng mong trốn thoát”.
Ngài trích dẫn một trong những khảo luận vĩ đại của Đức Bênêđíctô - Định hướng Kitô giáo trong Nền Dân chủ Đa nguyên - trong đó, ngài nói, giáo sư Ratzinger lúc đó đã thấy trước tất cả các vấn đề ngày nay là “các hình thức của chủ nghĩa trốn chạy” bất kể là “tự tử, nghiện rượu và ma túy, hay tình dục”, vì “con người đã đánh mất trái tim vốn cởi mở nghinh đón siêu việt”.
Cha Twomey nói thêm, “tất cả các vấn đề phát xuất từ sự kiện không có đức tin và do đó, không có dức cậy và không có đức mến. Ngài nhấn mạnh đến việc đọc thêm thông điệp Spe Salvi năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI. Cha Twomey nói, tài liệu Giáo hoàng này nhấn mạnh rằng “chúng ta không thể sống mà không có hy vọng vĩnh cửu”, và, “bất kể chúng ta trải qua điều gì, Thiên Chúa vẫn chiến thắng”.
Nhớ đến chuyên môn của Đức Bênêđíctô XVI về cánh chung học và những điều cuối cùng (sự chết, phán xét, thiên đường và hỏa ngục), Đức Hồng Y Kurt Koch, Bộ trưởng người Thụy Sĩ của Bộ Cổ Vũ Sự Hiệp nhất Kitô giáo, nhận định rằng một phần của di sản thần học của Đức Bênêđíctô XVI là việc ngài “giải thích mầu nhiệm sự chết và sự sống một cách mới mẻ”.
Đức Hồng Y Koch nói, “Như Đức Bênêđíctô XVI đã bày tỏ trong những lời cuối cùng của ngài trước khi chết, 'Lạy Chúa, con yêu mến Chúa', điều này tóm tắt trong một chữ sự sống vĩnh cửu nghĩa là gì: cho phép bản thân trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn nhất và thờ phượng Người trong tình yêu”.
Ngài nhấn mạnh việc làm thế nào Đức Bênêđíctô thấy niềm hy vọng Kitô giáo thực sự bắt nguồn từ niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu, “tình yêu vô hạn của Thiên Chúa muốn sự vĩnh cửu cho mỗi con người”.
Đức Hồng Y Koch nhớ lại, Đức Bênêđíctô “đã mô tả niềm hy vọng thực sự của Kitô giáo này bằng những hạn từ sâu sắc này, ‘Tôi được yêu một cách dứt khoát và bất cứ điều gì xảy ra với tôi - tôi đang được tình yêu này chờ đợi”.
“Đặc điểm không thể nhầm lẫn trong tư duy thần học của Joseph Ratzinger về cuộc sống sau khi chết nằm trong biến cố tương quan này, tạo thành nền tảng cho niềm hy vọng Kitô giáo về cuộc sống vĩnh cửu”, Đức Hồng Y nói thêm như thế, lưu ý rằng niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu là “khoảnh khắc trung tâm của đức tin chúng ta."
Đề cập cùng một chủ đề, Cha Ralph Weimann, giáo sư thần học người Đức tại Giáo hoàng Đại học St. Thomas Aquinas ở Rome, nói rằng điều trở nên rõ ràng với Đức cố Giáo hoàng là chúng ta chỉ có thể đứng trước Thiên Chúa vào cuối đời nếu chúng ta giữ vững sự thật và ở lại trong tình yêu.
Cha Weimann, người biết rõ về Đức Bênêđíctô, nói thêm, trong sự chết, “không còn khả năng thay đổi quyết định cơ bản của chúng ta; Nó trở nên dứt khoát vào lúc đó, nhưng vì Thiên Chúa muốn sự cứu rỗi của tất cả mọi người, Người cũng đến để cung cấp cho chúng ta lòng thương xót của Người”, điều được Người chia sẻ trước hết thông qua Bí tích xưng tội. Ngài nói, Đức Bênêđíctô XVI biết rất rõ điều này, và kêu gọi lòng thương xót Thiên Chúa để Chúa sẽ “hoàn tất trong Người tất cả những gì Người không làm được khi còn sống”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói với hội nghị rằng Đức Bênêđíctô thực hành những gì ngài luôn giảng dạy: chuẩn bị con đường đến cuộc sống vĩnh cửu”. Ngài nói thêm, “ấn tượng của tôi là ngài đến với một người bạn, một người bạn mà ngài đã cống hiến cả đời ngài”.
Suy tư về tính trung tâm của Chúa Kitô trong thần học của Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Gerhard Müller, bộ trưởng hưu trí của Bộ Giáo lý Đức tin, cho hay, “trọn bộ Kitô học và lòng mộ mến Chúa Kitô của Joseph Ratzinger là một chứng từ độc đáo cho Chúa Giêsu, Đấng dẫn dắt chúng ta trong đức tin của chúng ta và đưa chúng ta đến sự toàn thiện”.
Đức Hồng Y người Đức, người đã thành lập Viện Bênêđíctô XVI để cung cấp các tác phẩm được thu thập của Joseph Ratzinger, nói rằng Đức Bênêđíctô XVI đã tuyên xưng trong suốt cuộc đời của ngài rằng [Chúa Kitô] thực sự đã sống lại, Người là Thiên Chúa hằng sống, chúng ta tín thác nơi Người và vì vậy chúng ta biết chúng ta đang trên con đường đúng.” Đức Hồng Y nhắc nhở cử tọa rằng đối với Joseph Ratzinger, Kitô giáo không phải là một lý thuyết mà là một mối quan hệ với một con người, vị cứu tinh của chúng ta.
Giáo sư Matthew Bunson, một nhà giáo sử học và phó chủ tịch của EWTN News, đã nhấn mạnh rằng “không thể đánh giá thần học của Đức Bênêđíctô XVI”, mà không hiểu tình bạn của ngài với Chúa Kitô và sự nhấn mạnh của ngài vào việc Chúa Kitô hoàn toàn bước vào cuộc sống của chúng ta.
Ông Bun Bunson nói, Đức Bênêđíctô XVI đã tìm thấy sự sống thực sự, sự tự do thực sự trong Chúa Kitô. Hiện nay, chúng ta mới chỉ ở những ngày đầu tiên của việc đánh giá những thiên phú của ngài dành cho Giáo Hội ở hầu hết mọi lĩnh vực của đức tin. Nhưng tình yêu của ngài dành cho Chúa Kitô, tình bạn của ngài với Chúa Kitô, chỉ cho chúng ta thấy cách đặt Chúa Kitô ở trung tâm.
Nhắc lại việc phục vụ của mình trong tư cách phát ngôn viên truyền thông của Đức Bênêđíctô XVI, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, nói rằng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II luôn được công nhận như một người thông đạt tuyệt vời, nhưng Đức Bênêđíctô XVI cũng vậy, tuy với một phong cách rất khác. Những lời nói của ngài có “một trật tự hoàn hảo”, đến nỗi người ta dễ hiểu ngay cả những tuyên bố sâu sắc nhất của ngài.
Cha Lombardi nhắc lại rằng Đức Bênêđíctô không thích bị gián đoạn vì điều đó sẽ khiến ngài mất mạch lý luận vốn có “một tổng hợp” từ “đầu đến cuối”. Một khả năng như vậy để tổng hợp các vấn đề phức tạp và sâu sắc và trình bày chúng theo những cách dễ hiểu là điều đáng chú ý.
Người cựu phát ngôn của Vatican nói, “Ngài là một người truyền đạt tuyệt vời. Ngài cũng có một tình yêu đối với sự thật, không những sự thật trí thức và nhờ thế đã có thể viết rất hay về các vấn đề, mà thực sự còn luôn luôn ở trong sự thật, và đây là chìa khóa cho sự phục vụ của ngài trong câu chuyện dài về lạm dụng tình dục. Qua sự nhấn mạnh của ngài vào việc luôn nói những gì là sự thật và cẩn thận không truyền đạt những gì không đúng sự thật, cha cho hay Đức Bênêđíctô đã chỉ cho chúng ta cách đúng đắn để đi” liên quan tới cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. "Tại sao? Vì ngài là người của sự thật”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhận định Đức Bênêđíctô XVI đã nói tiên tri ra sao trong giáo huấn và các trước tác của ngài, và ngài đã cảnh cáo ra sao trong những thập niên trước đó rằng khi xã hội quên đi Thiên Chúa, mọi sự đều nổ tung. Đức Tổng Giám Mục cũng cho hay, đối với Đức Bênêđíctô, lý trí và đức tin là những chủ đề vĩ đại của cuộc đời ngài và trong tư cách Giáo hoàng”, và ngài cũng nhìn thấy vẻ đẹp của việc phục vụ sự thật.
Nhắc đến giáo huấn của Đức Bênêđíctô, Đức Tổng Giám Mục nói, “Cái đẹp là em gái của sự thật, trái cây của sự thật. Ở đâu có sự thật ở đấy có vẻ đẹp; người ta cảm thấy điều đó bằng trái tim và điều đó rất quan trọng”.
Cha Weimann nhớ đến đặc điểm bản vị của Đức Bênêđíctô, và cách ngài “nâng cao bản vị trước mặt mình trong khi hạ mình xuống. Đây là “một phần của sự vĩ đại của ngài, tôi nghĩ thế, điều mà ngay bây giờ, thế giới chưa hiểu rõ bởi vì tất cả chúng ta đều nhìn vào bề ngoài. Cha cho hay Đức Bênêđíctô XVI rất cố kết với nguyên tắc Thánh Mẫu, và Đức Mẹ là một điển hình hoàn hảo ra sao của một sự hiện diện khiêm tốn.
Trong một thánh lễ ở Nhà thờ Thánh Phêrô để kỷ niệm một năm ngày qua đời của Đức Bênêđíctô, Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói đến việc các tín hữu của Giáo Hội, cả các chi thể sống động và “những chi thể thân yêu đã qua đời” đều hợp nhất với nhau trong Phép Thánh Thể.
Ngài nói, “Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng vẫn hợp nhất với Đức Bênêđíctô XVI, chân thành biết ơn Thiên Chúa vì hồng ân cuộc đời ngài, sự phong phú của huấn quyền ngài, sự sâu sắc của thần học ngài và gương sáng chói lọi của ‘người công nhân đơn sơ và khiêm hạ trong vườn nho của Chúa’ này.Amen”.
Đánh dấu một tháng Tuyên ngôn Fiducia Supplicans: Khủng hoảng chưa từng có
J.B. Đặng Minh An dịch
23:03 18/01/2024
Ký giả Edward Pentin của National Catholic Register có bài tường trình nhan đề “Marking One Month of ‘Fiducia Supplicans’: Opposition Shows No Signs of Abating”, nghĩa là “Đánh dấu một tháng Tuyên ngôn Fiducia Supplicans: Phe đối lập không có dấu hiệu suy giảm”.Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một tháng sau khi Vatican ban hành Fiducia Supplicans cho phép ban phước lành cho các cặp đồng giới, phản ứng dữ dội mà tài liệu gây ra không có dấu hiệu giảm bớt.Trên thực tế, những lời chỉ trích đã rất gay gắt và lan rộng, đến nỗi một số nhà sử học nói rằng chưa bao giờ một tài liệu của Đức Giáo Hoàng lại gây ra sự phản đối và hoang mang như vậy, khiến nhiều nhà quan sát tự hỏi làm thế nào có thể giải quyết được hậu quả đây.
Sử gia Giáo hội Roberto de Mattei nói với Register: “Sự tồn tại của những tương phản rõ rệt giữa các giám mục và Hồng Y trong Giáo hội giờ đây là một thực tế không thể phủ nhận”. Ông tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đang gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn tất cả những cuộc khủng hoảng trước đó, không chỉ vì chiều rộng của sự chống đối, mà còn vì thực tế là nó đến từ những vùng ‘ngoại vi’ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra như là biểu hiện đích thực của Giáo Hội.”
Được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn và công bố ngay trước lễ Giáng Sinh vào ngày 18 tháng 12, tuyên bố này lần đầu tiên đặc biệt cho phép các phép lành ngoài phụng vụ dành cho các cặp đồng tính và những người khác trong “các mối quan hệ bất thường”. Vatican mô tả việc công bố của mình là một bước “đổi mới”, mở rộng ý nghĩa của các phép lành đồng thời vẫn “kiên quyết” bảo lưu “giáo lý truyền thống của Giáo hội về hôn nhân”.
Diễn biến này xảy ra chỉ hai năm sau khi Vatican, trong một tài liệu ít có thẩm quyền hơn được gọi là responsum ad dubium hay câu trả lời cho một câu hỏi, đã ra phán quyết rõ ràng rằng Giáo hội không có quyền ban phép lành cho sự kết hợp của những người cùng giới tính. Mặc dù Tuyên ngôn Fiducia Supplicans được nhiều người coi là đảo ngược văn bản đó, Vatican đã cố gắng bảo đảm với các tín hữu rằng Fiducia Supplicans không cho phép ban phước lành cho các kết hợp mà chỉ chúc lành những cá nhân có quan hệ đồng giới hoặc bất thường.
Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin kể từ tháng 9, đã nói trong lời nói đầu cho tuyên bố rằng tài liệu của ngài là một phản ứng của “tình bác ái huynh đệ” đối với những người không chia sẻ “phản ứng tiêu cực” của bản phản hồi, được ban hành dưới thời người tiền nhiệm, là Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer.
Nhưng gần như ngay lập tức sau khi nó được công bố, một số người ủng hộ nó đã phóng đại những giáo huấn của nó trong khi những người phản đối kiên quyết bác bỏ. Một số giám mục, chẳng hạn như các giám mục ở Madrid, Dublin, và chủ tịch hội đồng giám mục Áo, buộc các linh mục phải ban phép lành như vậy cho bất kỳ ai yêu cầu; những người khác, đặc biệt là ở Phi Châu, kiên quyết từ chối làm như vậy.
Hầu hết các hội đồng giám mục đều giữ im lặng, đưa ra những câu trả lời trái chiều hoặc nhấn mạnh những gì trung thành với huấn quyền trong tài liệu.
Làm tăng thêm sự nhầm lẫn bên ngoài Giáo hội là các tiêu đề truyền thông chính thống hoan nghênh Fiducia Supplicans vì đã cho phép các phước lành đồng giới trong khi bỏ qua những hạn chế của nó. Tài liệu này cũng thu hút sự phản đối từ những người không theo đạo Công Giáo, chẳng hạn như Franklin Graham theo đạo Tin lành và Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Giáo hội Chính thống Nga.
Những người ủng hộ và phản đối
Những người hoan nghênh hoặc chấp nhận tuyên bố này thuộc nhiều nhóm: một số hội đồng giám mục, chẳng hạn như Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, chấp nhận những bảo đảm rằng nó phù hợp với giáo lý và chỉ liên quan đến “các phép lành mục vụ phi phụng vụ”; những người khác như linh mục Dòng Tên James Martin, người vui mừng trước sự phát triển này, coi đây là một “bước tiến” trong việc phục vụ những người LGBTQ (vị linh mục này đã công khai chúc phúc cho một cặp đồng giới 'đã kết hôn' ngay một ngày sau khi Tuyên ngôn được công bố); và các giám mục Bỉ và những người khác coi quyết định này là một phần của tiến trình hướng tới việc công nhận bí tích “hôn nhân” đồng giới.
Nữ tu Loretto Jeannine Gramick, người đồng sáng lập Mục vụ Những Cách thức Mới, một nhóm vận động của Giáo hội bị Tòa thánh cấm vào năm 1999 vì lập trường về vấn đề đồng tính luyến ái nhưng đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng vào tháng 10, cho biết niềm hy vọng của “rất nhiều người đồng tính nữ Công Giáo và các cặp đồng tính nam giờ đây đã “thành hiện thực”. Trang web của nhóm đã đưa ra một bản tóm tắt ăn mừng vào ngày 6 Tháng Giêng về nhiều phản ứng, trích dẫn những người đồng tính “đã kết hôn” và những người khác dưới tiêu đề: “Những người ủng hộ LGBT tiếp tục vui mừng trước việc Vatican chấp thuận các phước lành cho người đồng giới”.
Một số người đã ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của mình, đáng chú ý nhất là Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin, người cho biết tài liệu này đã “chạm đến một điểm rất nhạy cảm” và sẽ cần “điều tra thêm”.
Trong khi đó, các nhà phê bình đã không đồng tình với tài liệu này vì nhiều lý do.
Người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Fernández tại Bộ Giáo lý Đức tin, là Đức Hồng Y Gerhard Müller, gọi đó là “sự phạm thượng và báng bổ”, “tự mâu thuẫn” và “cần phải làm rõ”. Đức Hồng Y Robert Sarah, nguyên Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, cho biết tuyên bố này là “một tà thuyết làm suy yếu nghiêm trọng Giáo hội, Thân thể Chúa Kitô, vì nó trái ngược với đức tin và Truyền thống Công Giáo”.
Hầu như tất cả các hội đồng giám mục ở Phi Châu và một số quốc gia khác ở phía nam bán cầu - nơi mà Đức Phanxicô gọi chung là “các vùng ngoại vi” – đã bác bỏ nó không chỉ vì việc chúc phúc cho các cặp đồng tính là trái ngược với văn hóa và luật pháp của các ngài, như Đức Hồng Y Fernández đã nói, nhưng bởi vì các ngài nhìn nhận điều đó có vẻ như đang tán thành một điều gì đó trái ngược với luật tự nhiên và Kinh thánh. Viết thay mặt cho Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, Đức Hồng Y Fridolin Ambongo của tổng giáo phận Kinshasa cho biết ngôn ngữ được sử dụng trong tài liệu “quá tinh tế để những người bình thường có thể hiểu được” và các giám mục ở Phi Châu không thể thực hiện những phép lành như vậy “mà không vướng vào những tai tiếng.”
Các nhà phê bình cũng đến từ Trung Đông Âu và Á Châu với ít nhất một giám mục Hung Gia Lợi gọi đó là “sự xuyên tạc Tin Mừng”.
Các Huynh đoàn gồm hàng trăm linh mục ở Anh, Mỹ và Úc đã bác bỏ tài liệu này vì về cơ bản là không thể thực hiện được, và vì các ngài lo ngại rằng nó truyền tải một thông điệp trái ngược với giáo huấn của Giáo hội. Trong khi đó, một số người phản đối vì nó chưa đi đủ xa, với ít nhất một vị lãnh đạo Giáo hội ở Đức gọi tuyên bố này là “có tính cách thù ghét và phân biệt đối xử” vì không chấp thuận các hành vi đồng giới.
Không nản lòng trước sự phản đối, truyền thông Ý đưa tin rằng vào ngày 14 Tháng Giêng, Vatican đang đào tạo các giáo sĩ của mình cách ban phước lành cho các cặp đồng giới, có thể là tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nỗ lực làm rõ
Trong nỗ lực làm sáng tỏ Fiducia Supplicans sau phản ứng dữ dội toàn cầu này, Đức Hồng Y Fernández đã đưa ra một thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng tuyên bố này phải được đọc một cách bình tĩnh, rằng nó không mang tính dị giáo hay báng bổ, rằng việc ban phép lành chỉ mất “khoảng 10 hoặc 15 giây,” và ngài đã đưa ra một số ví dụ về cách nó có thể được thực hiện theo “hình thức phi nghi thức hóa”.
Vào ngày 12 Tháng Giêng trong bài bình luận cho Register, ngài nói rằng lời giải thích của ngài “chắc chắn đã giúp ích vì tính đơn giản và những ví dụ mà nó đưa ra,” và rằng điều này “đã được nhiều giám mục lưu ý”.
Tuy nhiên, Hồng Y Müller và những người khác không hề lay chuyển. Ngài nói với Register vào ngày 12 Tháng Giêng rằng những lời chúc phúc mà Fiducia Supplicans cho phép “là một phát minh” “không có cơ sở trong thực tế”, “không gì khác hơn là một lời chúc phúc chung mà bất cứ ai cũng có thể nhận được khi gặp một mục tử trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”
Register đã đặt một loạt câu hỏi cho Đức Hồng Y Fernández vào ngày 2 Tháng Giêng để tìm cách làm rõ về cách diễn đạt của tài liệu và các khía cạnh khác. Chúng bao gồm việc xác định ý nghĩa của từ “cặp - couple” và nó khác với “sự kết hợp - union” như thế nào, những trở ngại nào tồn tại đối với các nhóm ban phép lành cho những người khác tham gia vào các hoạt động tình dục vô đạo đức, liệu việc lạm dụng tài liệu rõ ràng của Cha Martin và những người khác có bị lên án hay không, và tại sao việc tham vấn về tài liệu này không được phổ biến rộng rãi hơn và làm thế nào Tuyên ngôn này có thể được giải quyết bằng tính đồng nghị.
Cho đến nay, Đức Hồng Y vẫn chưa trả lời những câu hỏi này mặc dù đã được yêu cầu nhiều lần.
Khủng hoảng chưa từng có
Giáo sư de Mattei cho biết, một đặc điểm rõ ràng xuyên suốt tài liệu là “chủ nghĩa hiện đại” “trong khi tiếp tục khẳng định sự trung thành với huấn quyền của Giáo hội, lại ma mãnh lật đổ giáo huấn thường hằng của Hội Thánh bằng những trò nhào lộn trí tuệ vô đạo đức”.
Ông chỉ ra rằng Phi Châu đang trải qua sự phát triển lớn nhất về số lượng người Công Giáo đã được rửa tội và trích lời Đức Hồng Y Robert Sarah, ông nói rằng các giám mục của Phi Châu là “những người báo trước sự thật thiêng liêng trước quyền lực và sự giàu có của một số giám mục phương Tây”. “tin rằng mình sẽ tiến hóa, hiện đại và khôn ngoan trước trí tuệ của thế giới.” De Mattei cũng cho biết mức độ nghiêm trọng của cuộc nổi dậy càng tăng cao vì nó tuân theo mong muốn của Đức Phanxicô là “dân chủ hóa” Giáo hội thông qua tính đồng nghị, trao cho các giám mục “quyền lực cao hơn quyền lực của Rôma”.
Khi được Register hỏi liệu phản ứng đối với Fiducia Supplicans có phải là chưa từng có trong lịch sử Giáo hội hay không, Đức Hồng Y Walter Brandmüller, chủ tịch danh dự của Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, đã không đưa ra câu trả lời dứt khoát và nhắc lại rằng trong cuộc khủng hoảng Arianô hồi thế kỷ thứ tư, “gần như toàn bộ các giám mục Byzantine đều là những kẻ dị giáo.”
Nhưng De Mattei dứt khoát hơn. Ông thừa nhận rằng “những cuộc ly giáo, chia rẽ và xung đột” trước đây, cả “về bản chất giáo lý và mục vụ”, đã tồn tại “ngay cả trong thời gian gần đây”. Ví dụ, ông cho biết các giám mục đã chia thành hai nhóm trong Cách mạng Pháp, có cuộc ly giáo Petite-Eglise vào năm 1801 dưới triều đại của Đức Piô VII, và vào năm 1871, Giáo Hội ly giáo của “Những người Công Giáo Cũ” đã được thành lập. Ông cũng ghi nhận sự chia rẽ trong Công đồng Vatican II và về Humanae Vitae vào năm 1968 khi các Hồng Y và giám mục lãnh đạo một cuộc nổi dậy công khai chống lại thông điệp của Đức Giáo Hoàng ủng hộ giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai. Ông giải thích, trong cả hai trường hợp đó, các quan điểm đều “trái ngược” và sự bất đồng chính kiến được dẫn dắt bởi “phe cấp tiến của hội đồng giám mục”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này “sâu hơn” so với tất cả những cuộc khủng hoảng trước đó, theo De Mattei.
Giáo sư John Rao, một nhà sử học Giáo hội và giám đốc Diễn đàn Rôma, được thành lập bởi Dietrich von Hildebrand vào năm 1968, cũng trích dẫn tương tự các ví dụ khác về các cuộc nổi dậy chống lại các đạo luật của Đức Giáo Hoàng, khi một giáo hoàng đang thực hiện nhiệm vụ của mình mà không nhận thức được bản chất của vấn đề, hay “bị dày vò như Đức Giáo Hoàng Vigilius” về cuộc tranh cãi ba phe vào thế kỷ thứ sáu, dẫn đến “cuộc ly giáo ba phe”. Nhưng ông cho biết không có ví dụ nào trong số đó “giống như thảm họa lần này” và nói thêm rằng chúng “hoàn toàn khác nhau”.
Nhà vận động ủng hộ sự sống kỳ cựu, Tiến sĩ Thomas Ward, chủ tịch Học viện Sự sống Con người và Gia đình Gioan Phaolô II, nhận thấy một số điểm tương đồng giữa vụ việc này và sự bất đồng quan điểm với Humanae Vitae nhưng ông nói rằng, không giống như thông điệp đó, với Fiducia Supplicans “ bạn thấy Rôma đang phá hoại lời giảng dạy của chính mình” bởi vì, ông tin rằng, đó là một tài liệu của chủ nghĩa hiện đại chứa đựng cả “dị giáo và sự thật”.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Nhìn về tương lai, các nhà quan sát tin rằng hậu quả từ Fiducia Supplicans sẽ gây ra những hậu quả cả về cách điều hành Giáo hội cũng như mật nghị bầu cử tiếp theo.
Một điểm đáng chú ý là tài liệu phù hợp với tính đồng nghị như thế nào, vì vấn đề ban phước lành như vậy đã không được thống nhất tại phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào tháng 10 năm ngoái. Khi được Register hỏi liệu vấn đề này có trở thành điểm thảo luận chính tại phiên họp kết thúc thượng hội đồng vào mùa thu hay không, và liệu có nhận được khiếu nại rằng nó được áp đặt ngoài quy trình của thượng hội đồng hay không, phát ngôn viên ban thư ký thượng hội đồng Thierry Bonaventura đã chỉ ra một bài báo ngày 11 tháng 12 do ban thư ký thượng hội đồng ban hành. Tài liệu đó đưa ra hướng dẫn chung về “suy tư sâu sắc hơn” nhưng không có gì cụ thể về các phước lành đồng giới.
Các nguồn tin cho biết khả năng các Hồng Y đưa ra một dubia mới, tức là các câu hỏi chính thức tìm cách làm sáng tỏ, về vấn đề này là khó xảy ra vì các Hồng Y như Hồng Y Raymond Burke và Hồng Y Sarah đã đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề này và yêu cầu của các ngài làm rõ thêm về vấn đề những lời chúc phúc đồng giới, đã được gửi đến Đức Phanxicô như một phần của bộ hồ sơ được gửi lại vào mùa hè năm ngoái, vẫn chưa được trả lời.
Cha Robert Gahl của Opus Dei, một triết gia luân lý học giảng dạy tại Trường Kinh doanh Busch thuộc Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều giám mục noi gương Đức Hồng Y Ambongo; và yêu cầu “làm rõ rằng Fiducia Supplicans và Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục trung thành với giáo huấn của Giáo hội.” “ và tránh “bất kỳ tai tiếng nào” xuất phát từ việc “hiểu sai” nội dung của nó. Ngài nói: “Các linh mục cần được các giám mục hỗ trợ trong nỗ lực duy trì sự rõ ràng của giáo lý và mời gọi hoán cải bằng cách cống hiến vẻ đẹp của tình yêu thuần khiết trong hôn nhân chung thủy”.
Tuy nhiên, sự hoang mang và chia rẽ dường như vẫn tiếp tục. Đức Hồng Y Müller nói với Register rằng “sự hỗn loạn và mối nguy hiểm tự gây ra cho sự hiệp nhất của Giáo hội nên được coi là một bài học để trong tương lai kiềm chế những trò hề như vậy của những người mới đến, là những người muốn làm mọi thứ khác với những người tiền nhiệm của họ, và áp đặt những ý kiến chủ quan và chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ lên toàn thể Giáo hội một cách độc tài”.
Ngài nói, việc chỉ trích một “tuyên bố mơ hồ” là cần thiết nếu một người muốn thể hiện mình “tuân theo chân lý của Chúa”.
Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn không nản lòng.
Nói chuyện với các giáo sĩ Rôma vào ngày 13 Tháng Giêng, ngài nói rằng đôi khi một quyết định không được chấp nhận, “đó là vì anh chị em không hiểu”.
Ngài nói thêm: “Điều nguy hiểm là khi tôi không thích điều gì đó và đặt nó vào lòng, tôi trở nên phản kháng và đưa ra những kết luận tồi tệ”. “Điều này đã xảy ra với quyết định cuối cùng về việc ban phước cho mọi người.”
Source:National Catholic Register
VietCatholic TV
Cầu Kerch cấm xe, báo động đỏ. Anh hô hào giao 300 tỷ của Putin cho Kyiv đánh đến ngày toàn thắng
VietCatholic Media
03:53 18/01/2024
1. Pháp gây áp lực buộc Đức phải giao hỏa tiễn Taurus cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “France's SCALP Move Puts Pressure on Germany to Unlock Missiles for Ukraine”, nghĩa là “Động thái cung cấp SCALP của Pháp gây áp lực buộc Đức phải mở khóa hỏa tiễn cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Pháp cam kết gửi hỏa tiễn hành trình SCALP mới và hàng trăm quả bom tới Ukraine, tăng áp lực lên Berlin để cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus mà Ukraine đã yêu cầu từ lâu nhưng không nhận được, trong các gói viện trợ từ Đức.
“Chúng tôi sẽ cung cấp thêm nhiều thiết bị hơn và giúp Ukraine những thứ cần thiết để bảo vệ bầu trời của mình”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với giới truyền thông tại Davos, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ tới đất nước bị chiến tranh tàn phá này vào tháng tới.
Anh và Pháp đã cam kết cung cấp hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow và SCALP vào năm ngoái, giúp tăng cường khả năng của Ukraine trong việc thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở xa tiền tuyến. Theo Reuters, cho đến nay, Pháp đã gửi khoảng 50 hỏa tiễn SCALP.
Các hỏa tiễn này mang lại nhiều thành công nổi bật cho Ukraine. Kyiv đã sử dụng chúng để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga ở bán đảo Crimea bị sáp nhập và làm hư hại tàu ngầm Rostov-on-Don của Nga và tàu đổ bộ Minsk vào giữa tháng 9. Vào cuối tháng 12, Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn hành trình để tấn công tàu đổ bộ Novocherkassk của Nga ở căn cứ Feodosia phía đông Crimea. Các quan chức Ukraine cho rằng hỏa tiễn Storm Shadow hoặc SCALP phải chịu trách nhiệm.
Các hỏa tiễn SCALP bổ sung sẽ làm tăng số lượng các cuộc tấn công mà Ukraine có thể thực hiện nhằm vào các tài sản của Nga. Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, cho biết chúng là “sự bổ sung rất tốt cho kho vũ khí của Ukraine”, giúp Kyiv thực hiện một số cuộc tấn công mạnh mẽ, bao gồm cả ở Crimea.
Ông nói với Newsweek rằng nếu được sử dụng tốt, “chúng sẽ có tác động” nhưng chúng không đủ “để tiến hành một chiến dịch không kích thực sự”.
Pháp ban đầu cam kết cung cấp hỏa tiễn SCALP vào tháng 7 năm 2023, khi áp lực đang gia tăng lên Tòa Bạch Ốc để cho phép cung cấp Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, còn được gọi là ATACMS. ATACMS tầm xa được Ukraine ra mắt trong cuộc tấn công chớp nhoáng vào các căn cứ của Nga hồi tháng 10.
Thông báo của Paris được đưa ra khi những lời kêu gọi ở Đức ngày càng lớn về việc cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine. Hôm thứ Ba, hãng truyền thông NTV của Đức đưa tin rằng lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về việc gửi hỏa tiễn tầm xa vào thứ Tư.
Berlin đã từ chối cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Taurus phóng từ trên không mà Kyiv đã yêu cầu vào tháng 5 năm 2023. Các hỏa tiễn có tầm bắn hơn 300 dặm này phần lớn giống với Storm Shadow và SCALP, cũng do nhà sản xuất hỏa tiễn MBDA sản xuất..
Bộ Quốc phòng Đức nói với Newsweek hồi đầu tháng rằng không có thông tin cập nhật nào được chia sẻ về hỏa tiễn Taurus. Bộ đã được Newsweek tiếp cận để bình luận vào thứ Tư.
Marie-Agnes Strack-Zimmermann, chủ tịch ủy ban quốc phòng của Bundestag, nói với hãng truyền thông t-online của Đức hồi đầu tháng này: “Ukraine cần thêm đạn dược, nhiều phụ tùng thay thế và hỏa tiễn Taurus”. Bà nói rằng chúng phải được chuyển đến Kyiv “ngay lập tức”.
“ Tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại do dự trong việc cung cấp những vũ khí này và các loại vũ khí khác”.
William Freer, một nhà nghiên cứu của Hội đồng có trụ sở tại Anh, cho biết: “Quyết định này chắc chắn sẽ giúp tăng thêm áp lực lên Đức trong việc cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine, nhưng quyết định của Pháp khó có thể làm thay đổi đáng kể tính toán của các chính trị gia Đức”. Địa chiến lược.
Ông nói với Newsweek rằng Đức chủ yếu lo ngại về kho dự trữ hỏa tiễn Taurus của mình và các hỏa tiễn tầm xa này sẽ được sử dụng để tấn công cầu Kerch.
Ngay sau khi Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea vào năm 2014, nước này đã xây dựng Cầu Crimea, còn được gọi là Cầu Kerch. Đây là tuyến đường quan trọng để cung cấp quân sự đi qua bán đảo và duy trì nỗ lực chiến tranh của Điện Cẩm Linh ở miền nam Ukraine.
Tấn công cầu Kerch
Cầu Kerch đã nhiều lần bị hỏa tiễn tầm xa Ukraine tấn công. Các chuyên gia cho rằng hỏa tiễn Taurus sẽ phù hợp hơn để tấn công vào cơ sở hạ tầng như các cây cầu so với những hỏa tiễn tương tự của nó là hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP.
Chuyên gia vũ khí David Hambling cho biết: “Những thành công của Ukraine với các hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp, bao gồm SCALP và Storm Shadow, đưa ra lập luận mạnh mẽ rằng cần phải cung cấp nhiều hơn nữa”.
Ông nói với Newsweek: “Các hỏa tiễn được cung cấp trước đây đã được sử dụng để chống lại các mục tiêu hợp lệ, đã tạo ra sự khác biệt thực sự đối với Ukraine và không dẫn đến leo thang”. “Thật khó hiểu tại sao Đức vẫn do dự trong việc cung cấp cho Ukraine những hỏa tiễn như vậy khi các đồng minh của họ đều đang tham gia và khi thực sự cần sự hỗ trợ rõ ràng”.
Freer nói: “Mặc dù quyết định của Pháp chắc chắn giúp tạo ra áp lực, nhưng nó sẽ gây ra áp lực chính trị trực tiếp - có lẽ không chỉ sau cánh cửa đóng kín mà còn cả công khai - từ các đồng minh trên khắp NATO để thúc đẩy Đức thay đổi tính toán của mình”.
Mertens nói thêm: “Nếu điều này khiến người Đức tiến gần hơn đến việc gửi Taurus thì càng tốt”.
2. Trung Quốc giáng đòn lớn vào nền kinh tế Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Deals Major Blow to Russian Economy”, nghĩa là “Trung Quốc giáng đòn lớn vào nền kinh tế Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Theo báo cáo hôm thứ Ba của Bloomberg, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đang thắt chặt hạn chế cấp vốn cho khách hàng Nga vì họ lo ngại phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ.
Ít nhất hai ngân hàng đã yêu cầu xem xét lại hoạt động kinh doanh ở Nga của họ trong những tuần gần đây và lên kế hoạch cắt đứt quan hệ với các khách hàng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, các ngân hàng cũng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực quân sự Nga và xem xét các công ty, bao gồm cả các khách hàng không phải người Nga đang kinh doanh ở Nga hoặc gửi hàng hóa quan trọng đến Nga thông qua một nước thứ ba.
Động thái này được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng trước tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa ở Ukraine và giải quyết các giao dịch của Nga để mua thiết bị cho quân đội nước này.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov mô tả vấn đề này là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các công ty liên quan, nhưng không phải đối với chính phủ Nga.
Theo Reuters, ông Peskov nói: “Đây là một lĩnh vực rất, rất nhạy cảm và khó có ai chịu nói về nó - bạn không nên mong đợi điều đó”. “Chúng tôi tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đó là đối tác chiến lược rất quan trọng của chúng tôi.”
Peskov nói thêm rằng mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn rất bền chặt, trong đó Nga báo cáo khối lượng thương mại song phương với Trung Quốc cao hơn mong đợi.
Peskov cho biết: “Chúng tôi đã tự tin vượt qua 200 tỷ Mỹ Kim và tiếp tục phát triển.
Các nhà cho vay Trung Quốc bước vào lĩnh vực ngân hàng Nga cùng lúc với các ngân hàng phương Tây rút lui sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lấp đầy khoảng trống khiến nền kinh tế nước này yếu hơn nhiều so với hiện tại. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất từ Nga, với lượng than xuất khẩu tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020.
Cuộc di cư của họ có thể gây đau đớn cho Nga và Điện Cẩm Linh, đặc biệt khi việc Bắc Kinh được cho là lo sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ báo hiệu rằng ngay cả các nhà lãnh đạo vẫn thân cận với Mạc Tư Khoa sau khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine cũng cảnh giác với cái giá phải trả về tài chính có thể xảy ra khi đứng bên cạnh Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, động thái này cũng phản ánh thái độ mâu thuẫn của Trung Quốc đối với Nga kể từ khi xâm chiếm Ukraine. Mặc dù đề nghị hỗ trợ ngoại giao cho Putin và hứa hẹn mở rộng thương mại giữa hai nước, Bắc Kinh vẫn không ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến ở Ukraine và không cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Mạc Tư Khoa.
Các biện pháp trừng phạt trước đây của phương Tây đã khiến Nga yếu đi và phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, vì họ tước đi khả năng tiếp cận khoảng một nửa dự trữ quốc tế của ngân hàng trung ương nước này và khiến nước này chỉ còn lại vàng và nhân dân tệ. Các ngân hàng Nga cũng đã chuyển sang sử dụng UnionPay của Trung Quốc sau khi Visa và Mastercard đình chỉ hoạt động tại quốc gia này sau cuộc xâm lược.
Chris Weafer, giám đốc điều hành của công ty tư vấn chiến lược Macro-Advisory Ltd., tập trung vào Nga và khu vực Á-Âu, trước đây đã nói với Newsweek rằng Nga nên cảnh giác với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc.
Ông nói:
“Trong khi Trung Quốc đang háo hức mua năng lượng, vật liệu và bán hàng hóa do Trung Quốc sản xuất sang thị trường Nga, tất cả đều phù hợp với Bắc Kinh, thì có rất ít đầu tư vào Nga, chắc chắn không có gì đủ để thay thế khoản đầu tư đã mất từ các công ty và nhà đầu tư phương Tây.”
3. Các công ty phương Tây đã cung cấp cho Nga những phụ tùng quan trọng bất chấp các lệnh trừng phạt
Văn phòng Tổng thống Ukraine hôm thứ Tư cho biết các công ty phương Tây đã cung cấp cho Nga những phụ tùng quan trọng trị giá 2,9 tỷ Mỹ Kim trong 10 tháng đầu năm 2023, bất chấp các lệnh trừng phạt đối với Mạc Tư Khoa.
Trích dẫn nghiên cứu của một nhóm làm việc do chánh văn phòng tổng thống Andriy Yermak và Michael McFaul, cựu đại sứ Mỹ tại Nga điều hành, văn phòng cho biết:
Sản phẩm của hơn 250 công ty phương Tây được tìm thấy trong các mẫu vũ khí Nga bị phá hủy hoặc tịch thu.
Reuters đưa tin, văn phòng tổng thống cho biết nghiên cứu này tập trung vào những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ các biện pháp trừng phạt kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa quân sự.
4. Nhà chức trách cho biết một người thiệt mạng và năm người bị thương trong vụ tấn công của Nga vào Kherson
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 18 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một người đã thiệt mạng và 5 người bị thương sau các cuộc tấn công của Nga vào nhiều khu định cư ở tỉnh Kherson.
Cô cho biết một người đàn ông 37 tuổi đã thiệt mạng và một phụ nữ 81 tuổi bị thương sau khi một cuộc tấn công của Nga nhằm vào một gara ở khu dân cư Kherson. Các bác sĩ đã điều trị cho người phụ nữ tại nơi xảy ra vụ tấn công.
Người đàn ông này đã ở bên ngoài vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công gây ra một số thiệt hại cho khu vực. Cô nhấn mạnh rằng lực lượng Nga đã bắn vào khu vực này trong suốt một giờ.
Cô cũng cho biết một phụ nữ 60 tuổi, một người đàn ông 62 tuổi và một người đàn ông 54 tuổi đã bị thương khi lực lượng Nga tấn công Beryslav, thành phố cách Kherson 65 km về phía đông.
Một cuộc tấn công vào làng Romashkove, một thị trấn cách Kherson 12 km, cũng được chính quyền quân sự khu vực Kherson báo cáo vào chiều thứ Tư. Những ngôi nhà, trang trại và một chiếc xe hơi bị hư hại, và một phụ nữ địa phương 81 tuổi bị thương trong cuộc tấn công.
5. Giải pháp tạm thời của Nga là sử dụng màn khói để che Crimea khỏi các cuộc tấn công của Ukraine sau khi các hệ thống radar bị hạ gục
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Uses Smoke Screens to Cover Crimea From Ukraine's Attacks”, nghĩa là “Nga sử dụng màn khói để che Crimea khỏi các cuộc tấn công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khói bao phủ Crimea hôm thứ Tư khi quân đội Nga tìm cách bảo vệ bán đảo Hắc Hải khỏi các cuộc tấn công trên không của Ukraine.
Các vụ nổ đã được nghe thấy ở một số khu vực trên bán đảo vào sáng thứ Tư, cùng với cảnh báo không kích vang lên ở thành phố cảng Sevastopol trong khoảng nửa giờ, theo những người dân Crimea nói chuyện với kênh truyền hình Suspilne của Ukraine. Các phương tiện truyền thông địa phương khác đưa tin rằng Cầu Kerch, nối Crimea với đất liền Nga, cũng bị đóng cửa không cho xe cộ qua lại trong thời gian đó.
Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhaev đã viết như trên rằng một màn khói đã được quân đội Nga đốt trong khu vực vịnh của thành phố như một “phương tiện ngụy trang tiêu chuẩn”. Theo một báo cáo địa phương, khói cũng được báo cáo ở thành phố cảng Feodosia. Các cuộc không kích của Ukraine đã tấn công vào cả hai thành phố trong những tuần gần đây khi Kyiv tăng cường tấn công Hạm đội Hắc Hải của Nga và các trung tâm quân sự chiến lược khác ở Crimea.
Crimea, bị Nga sáp nhập vào năm 2014, đã đóng vai trò là trung tâm quân sự chiến lược của Mạc Tư Khoa trong việc cung cấp quân đội chiến đấu dọc tiền tuyến ở Ukraine trong cuộc chiến bắt đầu bằng cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Bán đảo này đã trở thành tâm điểm của quân đội Kyiv và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào đầu năm mới rằng việc cô lập Crimea là ưu tiên hàng đầu của quân đội ông vào năm 2024.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công thành công vào cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp bán đảo, bao gồm hai lần tấn công Cầu eo biển Kerch, một số kho đạn dược và tàn phá Hạm đội Hắc Hải của Putin.
Các cuộc tấn công được cho là đã giết chết một số sĩ quan Nga đóng quân ở Crimea, bao gồm Đại tá Vadim Nailyovich Ismagilov, chỉ huy Trung đoàn Tình báo Tín hiệu số 3 thuộc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Theo báo cáo địa phương, người này đã thiệt mạng sau khi Kyiv tấn công một sở chỉ huy quân sự của Nga đóng gần đó. Sevastopol vào ngày 4 tháng 1.
Theo quân đội Ukraine, cuộc tấn công đó cũng giết chết 4 chỉ huy hàng đầu khác và gây thương vong lên tới hai con số cho Mạc Tư Khoa. Newsweek không thể xác minh độc lập các tuyên bố.
Trung tướng Ukraine Kyrylo Budanov đã cảnh báo Putin trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Pháp Le Monde tuần trước rằng các cuộc tấn công của đất nước ông vào bán đảo Crimea “chỉ là khởi đầu” cho những gì sắp xảy ra với Crimea.
Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, nói thêm: “Người Nga đã phải di chuyển mọi thứ một cách vội vàng về phía đông nam”.
6. Giáo sư Nga bị bắt tại Estonia về tội gián điệp
Bộ Trưởng Ngoại Giao Estonia, Margus Tsahkna, cho biết các nhà chức trách ở Estonia đã bắt giữ một giáo sư người Nga về tội gián điệp trong một vụ án mà trường đại học của ông cho rằng cho thấy ý định của Nga trong việc “dàn dựng hành động phản dân chủ” ở quốc gia vùng Baltic này.
Tsahkna cho biết Viacheslav Morozov, giáo sư lý thuyết chính trị quốc tế tại Đại học Tartu, đã bị cơ quan an ninh nội bộ, gọi tắt là ISS, của Estonia bắt giữ vào ngày 3 Tháng Giêng. Vụ bắt giữ chỉ được tiết lộ vào hôm Thứ Tư.
Morozov đã chia sẻ thông tin với các cơ quan tình báo Nga khi ông trở về nước một cách “đều đặn”.
Tsahkna không cho biết Morozov đã chia sẻ thông tin gì nhưng cảnh báo người Estonia không nên đến Nga vì áp lực từ các cơ quan an ninh.
Là một giáo sư kỳ cựu từng giảng dạy nghiên cứu Nga-Liên Hiệp Âu Châu tại trường đại học, Morozov nổi tiếng với nghiên cứu về bản sắc chính trị và chính sách đối ngoại của Nga. Ông đã lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga nhưng có lẽ đó chỉ là động tác giả.
7. Hỏa tiễn Nga làm 17 người bị thương ở Kharkiv
Nga đã bắn hai hỏa tiễn vào Kharkiv ở phía đông bắc Ukraine trong đêm, tấn công các tòa nhà chung cư và một trung tâm y tế, khiến 17 người bị thương, các quan chức cho biết hôm thứ Năm.
Thống đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết Nga đã dùng hỏa tiễn S-300 để tấn công sau khi trời tối hôm thứ Ba.
Nhà chức trách cho biết, cuộc tấn công vào ban đêm nhằm vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đã tấn công 20 tòa nhà dân cư và một trung tâm y tế, đồng thời cho biết các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đến từ khu vực biên giới Belgorod của Nga. Theo các quan chức, sâu hơn bên trong khu vực Kharkiv, các khu vực gần tiền tuyến cũng bị pháo kích.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết hai máy bay không người lái có cánh của Ukraine và bốn hỏa tiễn đã bị bắn hạ ở khu vực Belgorod trong đêm và một chiếc khác vào khoảng trưa giờ địa phương hôm thứ Tư. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, không cung cấp thông tin chi tiết về thiệt hại hoặc thương tích.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã chặn 19 trong số 20 máy bay không người lái loại Shahed được Nga bắn chỉ trong đêm, mặc dù các quan chức khu vực báo cáo rằng các máy bay không người lái khác đã vượt qua lực lượng phòng không.
Tại thành phố phía nam Odesa, ba người bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái buộc khoảng 130 người phải di tản khỏi một tòa nhà chung cư, thống đốc khu vực Oleh Kiper cho biết.
Tại Kherson, một thành phố khác ở miền nam, pháo kích đã làm ba người bị thương và các khu dân cư bị hư hại chỉ trong một đêm, theo thống đốc khu vực Oleksandr Prokudin.
8. Đồng minh NATO cảnh báo Nga có thể đe dọa an ninh của khối trong vòng 3 năm
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Warns Russia Could Threaten Bloc's Security Within 3 Years”, nghĩa là “Đồng minh NATO cảnh báo Nga có thể đe dọa an ninh của khối trong vòng 3 năm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas dự đoán NATO có từ 3 đến 5 năm để chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa quân sự nghiêm trọng đối với Đông Âu do Nga gây ra.
Kallas cảnh báo rằng Nga có thể sẽ xem xét việc chuẩn bị sẵn sàng lực lượng dọc biên giới với các thành viên NATO sau lệnh ngừng bắn hoặc tạm dừng cuộc chiến chống Ukraine. Đánh giá của nhà lãnh đạo Estonia được đưa ra sau những thành tựu quân sự gần đây của Nga dọc theo chiến tuyến ở miền đông Ukraine khi cuộc chiến tiến tới mốc hai năm vào tháng tới.
Estonia là một trong ba thành viên của khối phương Tây có chung đường biên giới với Nga và Cơ quan Tình báo Nước ngoài, gọi tắt là VLA, của nước này nhận thấy trong một đánh giá an ninh gần đây rằng quân đội Estonia, cùng với các quốc gia vùng Baltic là Latvia và Lithuania, được coi là “bộ phận dễ bị tổn thương nhất của NATO” đối với Điện Cẩm Linh. Một số nước Âu Châu đã thực hiện các bước để tăng cường khả năng phòng thủ kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, vì lo ngại rằng hành động gây hấn của Mạc Tư Khoa có thể lan sang các khu vực khác ở Đông Âu.
Kallas nói với các phóng viên báo chí, đề cập đến báo cáo của VLA công bố vào tháng 12 rằng: “Tình báo của chúng tôi ước tính sẽ mất từ 3 đến 5 năm và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta quản lý sự thống nhất và giữ vững lập trường của mình đối với Ukraine”.
Cô nói tiếp: “Bởi vì điều Nga muốn là một sự tạm dừng, và sự tạm dừng này là để tập hợp các nguồn lực và sức mạnh của mình. Sự yếu đuối khiêu khích kẻ xâm lược, chính sự yếu đuối sẽ khích lệ Nga”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc họp báo chung với Kallas hôm thứ Năm rằng bất kỳ sự tạm dừng nào trên chiến trường sẽ “có lợi cho Nga”, đồng thời nói thêm rằng một động thái như vậy “có thể nghiền nát Kyiv sau đó”. Nhà lãnh đạo Ukraine đã liên tục bác bỏ ý tưởng đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Mạc Tư Khoa và tuần trước cho biết rằng việc cho phép tạm dừng ngay cả trong thời gian ngắn sẽ giúp Nga có cơ hội tăng cường phòng thủ và tiến hành một cuộc tấn công thậm chí còn mạnh mẽ hơn vào Ukraine.
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, gọi tắt là DGAP, đã công bố một báo cáo vào tháng 11, trong đó cho liên minh NATO khoảng 5 đến 9 năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến chống lại Nga. Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ báo cáo này như trên hôm thứ Hai, coi đây là loại dự đoán mà bạn có thể tìm thấy trong “tử vi”.
Kallas cũng cảnh báo rằng sự đoàn kết giữa các thành viên NATO đang trở nên “khó khăn hơn” khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Một số đồng minh phương Tây đã có dấu hiệu “mệt mỏi vì chiến tranh”, bao gồm cả Hoa Kỳ, nước đã tuyên bố vào đầu năm mới rằng Washington không có kế hoạch hỗ trợ quân đội Kyiv ở mức độ như họ đã có kể từ năm 2022.
“Và chúng ta có một năm bầu cử ở các quốc gia khác nhau và vì vậy điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn”, Kallas nói, đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và tác động của nhiệm kỳ thứ hai tiềm năng đối với cựu Tổng thống Donald Trump liên quan đến liên minh NATO.
“Nhưng tôi nghĩ nghĩa vụ của các nhà lãnh đạo là phải tiếp tục giải thích tại sao chiến thắng của Nga ở Ukraine lại nguy hiểm không chỉ đối với an ninh Âu Châu mà còn đối với an ninh của toàn thế giới, bởi vì nếu sự gây hấn mang lại kết quả ở đâu đó, nó sẽ coi như một lời mời gọi hãy sử dụng nó ở nơi khác,” cô nói thêm.
Tiếp theo những cảnh báo của Kallas là lời cầu xin từ Zelenskiy hôm thứ Ba trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Điện Cẩm Linh để bảo đảm Mạc Tư Khoa không giành chiến thắng trong cuộc chiến.
“Trên thực tế, Putin là hiện thân của chiến tranh,” Zelenskiy nói, theo báo cáo của Reuters trên diễn đàn. “Anh ta sẽ không thay đổi… Chúng ta phải thay đổi. Tất cả chúng ta phải thay đổi để sự điên rồ trú ngụ trong đầu người đàn ông này hoặc bất kỳ kẻ xâm lược nào khác sẽ không thể thắng thế.”
9. Ngoại trưởng Ukraine: Ưu tiên hàng đầu của Ukraine là 'ném Nga khỏi bầu trời'
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ưu tiên của nước ông trong năm 2024 là giành quyền kiểm soát bầu trời. “Vào năm 2024, tất nhiên ưu tiên là loại Nga khỏi bầu trời,” Kuleba nói trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hôm thứ Tư, AFP đưa tin.
“Bởi vì người kiểm soát bầu trời sẽ quyết định khi nào và như thế nào chiến tranh sẽ kết thúc”.
Kuleba nói tiếp:
Chúng tôi đang chiến đấu với một đối phương hùng mạnh, một đối phương rất lớn không ngủ. Nó cần có thời gian. Chúng tôi đã đánh bại chúng trên đất liền vào năm 2022. Chúng tôi đã đánh bại chúng trên biển vào năm 2023 và chúng tôi hoàn toàn tập trung vào việc đánh bại chúng trên không vào năm 2024.”
Bình luận của ông lặp lại nhận xét của Zelenskiy, người hôm thứ Ba nói rằng Ukraine “phải giành được ưu thế trên không” để có thể “tiến bộ trên bộ”.
Kuleba kêu gọi các nước phương Tây ủng hộ Ukraine kiên nhẫn và nói rằng với sự hỗ trợ phù hợp, Ukraine có thể giành chiến thắng.
10. Các cuộc gặp gỡ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Davos
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy đã đưa ra thông tin chi tiết về nhiều cuộc họp của ông tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.
Zelenskiy cho biết ông đã gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda để thảo luận về mối quan hệ song phương giữa họ, bao gồm cả “sự hợp tác trên con đường trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine”. Ông cho biết tình hình chiến trường và việc hỗ trợ quốc phòng hơn nữa cho Ukraine đã được thảo luận. Zelenskiy nói thêm rằng hai vị đã thống nhất quan điểm trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.
Zelenskiy cũng đã gặp Tổng thống Ghana, Nana Akufo-Addo, nơi họ “nhấn mạnh tiềm năng phát triển các trung tâm hậu cần để cung cấp hàng nông sản Ukraine cho các nước Phi Châu”. Các cách tăng cường mối quan hệ giữa hai nước và khu vực rộng lớn hơn cũng được thảo luận.
Tổng thống Ukraine cho biết ông cũng đã gặp Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Vua Philippe của Bỉ và có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Rwandan Paul Kagame để thông báo cho ông về công thức hòa bình của mình.
11. Ngoại trưởng Anh hô hào tài sản bị phong tỏa của Nga sẽ được sử dụng để giúp chi trả cho việc tái thiết Ukraine.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Quốc Anh Cameron đã nói với các đại biểu ở Davos rằng hoàn toàn hợp lý khi tài sản bị phong tỏa của Nga sẽ được sử dụng để giúp chi trả cho việc tái thiết Ukraine.
David Cameron đưa ra lập trường trên trong một cuộc thảo luận tại Davos về cuộc chiến Ukraine khi cuộc chiến đang bước sang năm thứ ba.
Ngoại trưởng Anh chỉ ra rằng các quốc gia ủng hộ Ukraine có tổng GDP lớn hơn Nga 25 lần.
Cameron nói: “Chúng ta chỉ cần thể hiện sự ủng hộ của mình.”
Và ông lập luận rằng nếu bạn thu nhỏ và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, cuộc chiến Ukraine đã là một thảm họa thảm khốc đối với Putin.
Nga đã mất một nửa lãnh thổ chiếm được từ đầu cuộc chiến và bị phần lớn nền kinh tế toàn cầu trừng phạt.
Cameron cũng chỉ ra những tiến bộ của Ukraine ở Hắc Hải; khi Hắc Hải mở cửa, Ukraine lại giao thương qua các cảng của mình.
Cameron nói “Ukraine đã làm tốt, đang làm tốt”, vì vậy ưu tiên hàng đầu là giúp Ukraine vượt qua mùa đông này và thiết lập một hệ thống để Ukraine có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến kéo dài hơn.
Cameron sau đó được hỏi về việc liệu việc sử dụng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine có hợp pháp hay không.
Ông chỉ ra rằng tài sản đã bị đóng băng; câu hỏi là chúng ta làm gì tiếp theo.
Về mặt pháp lý, Cameron cho biết ngày càng có nhiều người ủng hộ ý tưởng rằng những nguồn tài nguyên này có thể được sử dụng theo cách nào đó.
Về vấn đề đạo đức, ông cho rằng Nga sẽ phải bồi thường khi chiến tranh kết thúc, vậy tại sao không sử dụng tài sản đó ngay bây giờ?
Và góc độ chính trị là khi Putin phát động cuộc xâm lược bất hợp pháp này, thế giới đã thay đổi và chúng ta cần thay đổi theo nó, Bộ Trưởng Ngoại Giao Cameron nói.
Ông nói tiếp rằng: “Chúng ta hiện đang ở trong một thế giới không chắc chắn hơn, vì vậy chúng ta cần tư duy đổi mới”.
Ông nhấn mạnh rằng ông “chắc chắn đang làm việc rất chăm chỉ” về vấn đề này, các thành viên còn lại của G7 cũng vậy và ông tin tưởng rằng sẽ có tiến bộ.
Phân tích cho thấy Giáo Hội sẽ đau khổ rất nhiều và chịu sỉ nhục vì Tuyên ngôn Fiducia Supplicans
VietCatholic Media
07:05 18/01/2024
1. Đức Tổng Giám Mục Hilarion: Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” của Tòa Thánh làm thương tổn quan hệ đại kết
Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” không những tạo nên chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, nhưng còn làm thương tổn các quan hệ đại kết.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion, từng làm Tổng thư ký Hội đồng Ngoại vụ Tòa Thượng phụ Chính thống Nga trong 13 năm, từ 2009 đến 2022, và hiện là Giám mục Chính thống Nga tại Hung Gia Lợi, từng được mời làm quan sát viên, hoặc đại biểu các Giáo hội Kitô Anh em, tại một số Thượng Hội đồng Giám mục hoặc sinh hoạt của Công Giáo ở Roma. Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng: Tuyên ngôn “Fiducia supplicans” thật là nguy hiểm, làm lạc hướng và thu hẹp cơ may hiệp nhất giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo hội Chính thống.
Hãng tin EKAI của Công Giáo Ba Lan, truyền đi ngày 12 tháng Giêng vừa qua, đưa tin: Đức Tổng Giám Mục Hilarion cho biết ban đầu ngài bị sốc vì tuyên ngôn vừa nói, “bởi vì chúng tôi luôn tham chiếu Giáo Hội Công Giáo như một dấu chỉ về Kitô giáo truyền thống. Nhưng nay trước tuyên ngôn này, theo ý Đức Tổng Giám Mục, “đó thực là một thay đổi rất bất hạnh vì đó là một cái bẫy, một kẽ hở pháp lý, cho phép giáo sĩ muốn chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái và sẽ đánh lừa các tín hữu. Điều này áp dụng cho “cả những người nhận phép lành của một linh mục và những người chủ ý hoặc vô tình chứng kiến phép lành đó, vì mọi người đều tin rằng nay Giáo Hội Công Giáo cho phép chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái”.
Đức Tổng Giám Mục Hilarion tiên đoán rằng việc chúc lành như thế sẽ sớm trở thành một doanh nghiệp lớn, một ngành công nghệ lớn trong Giáo Hội Công Giáo, vì nó sẽ được ban theo yêu cầu... Những linh mục như vậy sẽ trở nên rất nổi tiếng trong một số giới và họ ban phép lành với phép của Vatican”.
Được hỏi: Đức Tổng Giám Mục có tin rằng Tuyên ngôn vừa nói của Vatican sẽ chấm dứt khả thể hiệp nhất giữa Roma và các Giáo hội Chính thống hay không, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đáp: “Tôi nghĩ rằng thực tiễn mà nói, chúng tôi không hy vọng có sự hiệp nhất nào giữa các tín hữu Công Giáo và Chính thống... Chúng tôi chỉ có thể khiêm tốn hy vọng vài cảm thông nào đó, tốt đẹp hơn, đối với nhau. Nhưng dĩ nhiên những bước như vậy chắc chắn sẽ không đưa chúng ta đến gần nhau hơn. Đàng khác, chúng sẽ tạo nên những đường ranh mới, những vấn đề mới và ngày càng khó dấn thân đối thoại thành quả, sau khi công bố những tuyên ngôn như thế”.
2. Tác hại kinh hoàng của Tuyên ngôn Fiducia Supplicans: Không chấp pháp để chỉnh sửa các lạm dụng đáng kể đối với Fiducia Supplicans, có nguy cơ gây ra ly giáo
Ký giả Jonathan Liedl của National Catholic Register có bài tường trình nhan đề “‘Fiducia Supplicans’ Signals Further Divisions Within Catholic Church”, nghĩa là “Tuyên ngôn Fiducia Supplicans báo hiệu những chia rẽ sâu xa hơn trong Giáo Hội Công Giáo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Nếu Vatican thực tâm nghiêm chỉnh về việc ngăn cản hướng dẫn gây tranh cãi gần đây về việc ban phước cho các cặp đồng giới dẫn đến sự nhầm lẫn và chia rẽ hơn nữa trong Giáo Hội Công Giáo, thì các chuyên gia lo ngại rằng một yếu tố quan trọng vẫn còn thiếu trong đường lối của họ: đó là việc chấp pháp.
Kể từ khi Fiducia Supplicans được công bố vào ngày 18 tháng 12, một số linh mục dường như đã bất chấp sự hướng dẫn. Trong khi tuyên bố cho phép khả năng ban phép lành tự phát, phi phụng vụ mà không gây nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo hội về tình dục và hôn nhân, một số linh mục đã ban phép lành theo kế hoạch đã định trước và đã được công bố rộng rãi, trong khi những người khác đã ban phép lành cho các cặp đồng giới trong bối cảnh phụng vụ.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Đức đã chỉ ra rằng họ không coi Fiducia Supplicans là một trở ngại cho kế hoạch thúc đẩy những thay đổi về giáo lý cũng như việc ban phước lành chính thức cho các cặp đồng giới.
Tuy nhiên, trong khi giới lãnh đạo Vatican đã đưa ra một “xác minh” chưa từng có về Tuyên ngôn này và tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo đối với Đức, thì không có hành động công khai nào được thực hiện nhằm khắc phục những hành vi lạm dụng trắng trợn Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
Và một số nhà quan sát Giáo hội lo ngại rằng nếu Tòa thánh không thực hiện các bước để kiềm chế các ứng dụng có vấn đề và các giải thích quanh co của Fiducia Supplicans, thì những khác biệt trong thực hành có thể dẫn đến những hiểu biết không tương thích về tình dục và hôn nhân, tạo tiền đề cho sự chia rẽ sâu sắc trong Giáo hội.
Hơn thế nữa, nếu không được kiểm soát, những sự chia rẽ đó thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ly giáo, có thể dẫn đến việc các giám mục Công Giáo chính thức cắt đứt sự kết hợp với Đức Giáo Hoàng và phần còn lại của Giáo hội vì những khác biệt về giáo lý.
Linh mục Dòng Đa Minh Pius Pietrzyk, giáo sư giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas ở Rôma, nói với Register rằng “trừ khi Tòa thánh can thiệp, rất có thể một số giáo phận và thậm chí cả các giám mục sẽ đẩy mạnh hơn nữa một cách lạc giáo các quy định thông thường đã được huấn quyền của Giáo Hội chấp thuận.”
Ám chỉ cụ thể đến các giám mục Đức, nhà giáo luật nói nếu Tòa thánh “tôn trọng trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm kỷ luật phù hợp, và các giám mục này phớt lờ điều đó, thì bạn có thể thấy các giáo phận, chủ yếu ở Tây Âu, đang tán tỉnh chủ nghĩa ly giáo.”
Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernandez, nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican và là tác giả của Fiducia Supplicans, kể từ đó đã nói rằng hướng dẫn gây tranh cãi không phải là nguyên nhân gây chia rẽ mà là chất xúc tác để tiết lộ những sai sót đã tồn tại.
Ngài nói với tờ báo La Stampa của Ý trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 Tháng Giêng: “Không phải những tài liệu này gây ra sự chia rẽ, chúng chỉ đơn giản làm nổi lên, chúng mang lại sự chân thành”.
Nhưng các nhà phê bình cho rằng việc Vatican không sẵn lòng sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans đã góp phần tạo ra sự chia rẽ đó.
Cha Pietrzyk nói: “Việc Tòa Thánh từ chối chấp pháp quan điểm của mình về tài liệu này đã làm trầm trọng thêm tất cả những tranh cãi mà nó đã gây ra”.
Thông cáo báo chí do Hồng Y Fernández ban hành ngày 4 Tháng Giêng không hề làm giảm bớt những lo ngại đó.
Bản xác minh của Hồng Y Fernández, được đưa ra sau khi Bộ Giáo Lý Đức Tin ban đầu khẳng định rằng “sẽ không có phản hồi nào thêm” về cách áp dụng Fiducia Supplicans, đã đồng thời khẳng định rằng các giám mục địa phương có trách nhiệm phân định cách thực hiện hướng dẫn trong phạm vi quyền hạn của các ngài.
Một số hội đồng giám mục ở Phi Châu và Đông Âu đã cấm các phép lành trong giáo phận của các vị, trong khi các hội đồng khác ở Âu Châu, Hoa Kỳ và Mỹ Châu Latinh đã áp đặt các hạn chế bổ sung để tránh tai tiếng, chẳng hạn như yêu cầu các phép lành liên quan phải được thực hiện riêng tư.
Hồng Y Fernández cũng đưa ra hướng dẫn về cách ban phước lành theo cách tránh nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo hội, chẳng hạn như giới hạn chúng trong “10 hoặc 15 giây” và không thực hiện chúng “ở một nơi nổi bật trong một tòa nhà linh thiêng”.
Nhưng không nơi nào trong văn bản hơn 2.000 từ này Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đề cập đến vấn đề lạm dụng tiềm ẩn hoặc những vấn đề được cho là đã xảy ra.
Khả năng Bộ Giáo Lý Đức Tin thực thi hướng dẫn của riêng mình và sửa chữa các hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans vẫn chưa chắc chắn - đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Hồng Y Fernández.
Trong khi bộ này theo truyền thống có vai trò sửa chữa các nhà thần học và giáo sĩ ương ngạnh, Hồng Y Fernández trước đây đã từng nói rằng ngài có kế hoạch lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin “theo cách riêng của mình”, tập trung ít hơn vào việc bảo đảm kỷ luật giáo lý mà tập trung nhiều hơn vào việc khuyến khích “đối thoại thần học”.
Cho đến khi được chứng minh ngược lại, một số nhà bình luận không lạc quan về việc sẽ có biện pháp chấp pháp nào.
“Thông cáo báo chí của Hồng Y Fernández có thể làm rõ tất cả những gì họ muốn về mặt lý thuyết, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bộ Giáo Lý Đức Tin có kế hoạch sử dụng sức mạnh của mình và bảo đảm lý thuyết được áp dụng chính xác - hoặc sẽ có hành động chống lại những ứng dụng sai lầm rõ ràng và công khai,” luật sư giáo luật Ed Condon viết cho The Pillar on Ngày 5 tháng Giêng.
Làm sâu sắc thêm sự chia rẽ
Những cảnh báo về khả năng tạo ra sự mất đoàn kết của Fiducia Supplicans đã xuất hiện ngay sau khi Tuyên ngôn được công bố một tuần trước Giáng Sinh. Vài giờ sau khi được phát hành, nhà thần học người Đức Ulrich Lehner của Đại Học Notre-Dame đã mô tả tài liệu này như một “lời mời gọi ly giáo”.
Lưu ý rằng tài liệu dễ bị giải thích sai, nhà thần học và cộng tác viên của Register, Larry Chapp nói rằng, nếu Tòa Thánh không chấp pháp, Fiducia Supplicans sẽ góp phần hơn nữa vào sự chia rẽ của một Giáo hội vốn đã “bị chia rẽ”, với cách giải thích và thực hiện khác nhau giữa các giáo xứ, giáo phận, và giữa các nước.
Ông nói với Register: “Tài liệu này không hàn gắn được bất kỳ sự chia rẽ nào trong số đó,” và mô tả nó là cố ý gây mơ hồ. Nó chắc chắn sẽ làm tăng những rạn nứt.”
Đặc biệt, một số người bày tỏ lo ngại rằng việc tài liệu khẳng định khả năng ban phước cho “các cặp đồng giới”, trái với việc ban phước cho những cá nhân có thể là một phần của một cặp đồng giới, đang ngầm dung túng hoạt động tình dục khiến hai người trở thành một cặp. Những cách giải thích khác nhau về những gì “cặp đôi” đề cập đến - con người hoặc hoạt động tình dục của họ - có thể dẫn đến những nhấn mạnh khác nhau về đạo đức tình dục trên thực tế.
Chẳng hạn, Giám mục người Peru Rafael Escudero López-Brea cho biết vào ngày 2 Tháng Giêng rằng Fiducia Supplicans đã gây ra “sự nhầm lẫn chưa từng có” và điều đó “gây tổn hại đến sự hiệp thông của Giáo hội” bằng cách “gây nhầm lẫn” gợi ý rằng việc ban phước cho một cặp đồng giới, trái ngược với việc chúc lành cho từng cá nhân, vốn không phải là dấu hiệu cho thấy các mục tử chấp thuận quan hệ tình dục.
Hồng Y Fernández đã không đề cập đến mối quan ngại này trong lời giải thích của mình. Cha Pietrzyk cho biết ngài không thể hiểu tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin “từ chối chấp nhận rằng kiểu phê bình này là có thể thực hiện được và đáng để họ xem xét một cách nghiêm chỉnh”.
Ngài nói với Register: “Họ dường như chỉ đơn giản gạt sang một bên những câu hỏi hợp lý được đặt ra bởi hàng chục giám mục và thậm chí cả các Hồng Y, hàng trăm linh mục, thần học gia và hàng triệu giáo dân”.
Cha Robert Gahl của Opus Dei, một triết gia đạo đức và phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Busch thuộc Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng nếu đọc Fiducia Supplicans trong sự tiếp nối với giáo huấn đã được thiết lập của Giáo hội về hôn nhân và tính dục, thì “tài liệu này không có trong chính nó con đường đến ly giáo, và đó là một sự giải thích trung thực về truyền thống.”
Tuy nhiên, Cha Gahl cũng cảnh báo rằng nếu một Giáo hội địa phương hoặc thậm chí một hội đồng giám mục cho phép tổ chức các lễ kỷ niệm “dường như đang tôn vinh các cặp đồng giới theo một cách nào đó,” trong khi những người khác lại giữ đúng cách giải thích của Fiducia Supplicans phù hợp với giáo huấn của Giáo hội, thì “đó chắc chắn sẽ là một bước quan trọng hướng tới sự mất đoàn kết lớn hơn trong Giáo hội”.
Và trong khi linh mục Opus Dei hoan nghênh việc làm sáng tỏ của Hồng Y Fernández về Fiducia Supplicans, đặc biệt là lời khẳng định rằng các giám mục có thể đưa ra hướng dẫn để bảo đảm việc thực hiện theo cách tránh nhầm lẫn, ngài thừa nhận rằng có khả năng thực tế là hướng dẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo hội có thể không được thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất cả mọi người nếu không có hành động chấp pháp phù hợp.
“Một số người tiếp tục hỏi, 'Nếu không có sự thay đổi trong tín lý, thì tại sao Bộ Giáo Lý Đức Tin tiếp tục kiềm chế không tố cáo những người đang sử dụng tuyên bố để thúc đẩy các phước lành phạm thượng được thiết kế để tha thứ và chấp thuận các tình huống bất thường?'“
Lạm dụng rõ ràng
Cha Gahl có thể đã nghĩ đến một sự việc cụ thể: Cha James Martin Dòng Tên ban phép lành cho hai người đàn ông “kết hôn” dân sự một ngày sau khi Fiducia Supplicans được công bố - với tờ The New York Times có mặt để ghi lại sự kiện này.
Mặc dù vị linh mục đã sử dụng phép lành chung, nhưng một ngày trước đó ông đã bày tỏ sự phấn khích của mình khi công khai chúc phúc cho “những người bạn của mình trong hôn nhân đồng giới”.
Cha Gahl cho biết lời chúc phúc trong đó hai người đàn ông nắm tay nhau rõ ràng là nhằm mục đích “khẳng định và tha thứ cho những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới”.
Cha Gahl nói: “Ý nghĩa ở đây là Cha James Martin đang chúc lành cho mối quan hệ của họ chứ không chỉ riêng từng người trong số họ”, đồng thời lưu ý rằng trong bối cảnh hiện tại của Mỹ, một cặp đồng giới hàm ý đến hoạt động tình dục.
Trên thực tế, một trong hai người đàn ông đã nhận được phép lành, Jason Steidl Jack, đã đăng một bài viết về trải nghiệm trên trang web “Outreach” của Cha Martin vài ngày sau đó, ban đầu nói về “phước lành cho các kết hiệp đồng giới same sex unions”. Bài báo sau đó đã được chỉnh sửa để đề cập đến “các cặp đồng giới same sex couples”.
Cha Pietrzyk dường như đang đề cập đến Cha Martin khi nói về một linh mục ở Hoa Kỳ đã áp dụng hướng dẫn “một cách trực tiếp chống lại những lời lẽ rõ ràng” của tài liệu và “được biết đến là bạn thân của Đức Thánh Cha. Cha Martin và Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi thư từ cá nhân, và Đức Thánh Cha đã tiếp kiến người đồng môn Dòng Tên của mình trong nhiều cuộc tiếp kiến riêng.
Với mối liên hệ được nhận thấy giữa hai bên, Cha Pietrzyk cho biết đấng bản quyền địa phương có thể do dự trong việc can thiệp, vì điều đó có thể bị coi là một cuộc tấn công gián tiếp vào Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, vị tu sĩ Đa Minh cho biết, Tòa Thánh là cơ quan duy nhất có thể công khai sửa sai vị linh mục đang bị nghi vấn.
Cha Pietrzyk nói: “Việc họ tiếp tục từ chối làm như vậy cho phép thông điệp bị bóp méo của Cha Martin vẫn là cách giải thích được đón nhận rộng rãi, đặc biệt là khi sử dụng các đồng minh của cha ấy trong giới báo chí thế tục”. “Điều này khiến nhiều người kết luận rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin trên thực tế không quan tâm đến việc bảo đảm cách giải thích chính xác, vì hành động của họ khác xa với lời nói.”
Viết trong First Things, nhà bình luận Công Giáo George Weigel cũng đưa ra lời phê bình tương tự.
“Nếu vị Hồng Y thực sự không hài lòng với cách tài liệu của ngài được đón nhận, tại sao ngài không tái bối cảnh hóa Fiducia Supplicans (có thể nói như thế) bằng cách chỉ trích các giáo sĩ đã nhanh chóng tiến hành 'phúc lành' đồng giới theo cách rõ ràng là trước đó đã được lên kế hoạch (ít nhất là để thu hút sự chú ý của giới truyền thông), và các cử chỉ đó gần như mang tính phụng vụ, và điều đó đã làm mờ đi một cách rõ ràng các đường lối giáo lý và đạo đức mà vị Hồng Y cho rằng tài liệu của ngài đã rút ra?”
Thúc Đẩy từ Đức
Tác động của Fiducia Supplicans đối với sự đoàn kết của Giáo hội không phải là điều được cân nhắc kỹ khi xuất bản của nó. Trên thực tế, Hồng Y Fernández kể từ đó đã mô tả tuyên bố này như một nỗ lực nhằm đưa ra một con đường chung cho Giáo hội hoàn vũ về một vấn đề có nguy cơ gây chia rẽ.
Đặc biệt, ngài mô tả hướng dẫn này là một “thông điệp rõ ràng” để các giám mục Đức “giác ngộ” rằng mặc dù việc chúc phúc không chính thức cho các cặp vợ chồng được cho phép, nhưng việc họ thúc đẩy thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình dục và ban phép lành chính thức cho các cặp vợ chồng là không khả thi.
“Đó không phải là câu trả lời mà người dân ở hai hoặc ba quốc gia mong muốn”, Hồng Y Fernández nói với tờ báo Công Giáo Đức Die Tagespost vào ngày 3 Tháng Giêng. “Đúng hơn, đó là một câu trả lời mục vụ mà mọi người đều có thể chấp nhận, mặc dù gặp khó khăn. “
Nhưng cho dù Hồng Y Fernández đã nói rằng các giám mục Đức “nên sửa đổi lại đề xuất của các ngài” liên quan đến các phép lành được nghi thức hóa, có vẻ như nếu không có các hành động khác đi kèm thì các vị ở Đức sẽ coi đó không hơn gì là một góp ý.
Vào ngày 4 Tháng Giêng, Giám mục người Đức Herwig Gössl, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô mới bổ nhiệm làm lãnh đạo Tổng giáo phận Bamberg, nói rằng ngài nghĩ rằng việc Vatican cho phép ban phước cho các cặp đồng giới sẽ đi kèm với một sự thay đổi về mặt giáo lý về tội lỗi của các hành vi đồng tính luyến ái, đồng thời nói thêm rằng “đây không phải là kết thúc của cuộc tranh luận.”
Gregor Podschun, nhà lãnh đạo một liên đoàn được Giáo hội công nhận dành cho giới trẻ Công Giáo Đức và có vai trò lãnh đạo trong Tiến trình Công Nghị, còn đi xa hơn, gọi Giáo hoàng và Vatican là “ đối phương ghét con người và phân biệt đối xử” vì không chấp thuận quan hệ tình dục đồng giới trong Fiducia Supplicans.
Những bình luận này theo sau tuyên bố ngày 20 tháng 12 của người lãnh đạo một tổ chức giáo dân hùng mạnh của Đức rằng Fiducia Supplicans sẽ không dừng các kế hoạch phát triển và phân phối các văn bản chính thức để ban phước cho các mối quan hệ đồng giới ở Đức.
Birgit Mock, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, cũng nói thêm rằng việc ban phép lành cho các cặp đồng giới cuối cùng có thể dẫn đến một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội.
Mock nói: “Chúng ta sẽ phải chờ xem. “Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy rằng Vatican luôn thích hợp cho những điều bất ngờ.”
Hành động sắp tới?
Liên quan đến tình hình ở Đức, Hồng Y Fernández nói rằng lãnh đạo Vatican “sẽ đưa ra tất cả những giải thích cần thiết” trong các cuộc họp đang diễn ra với các đại diện của Hội đồng Giám mục Đức, cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra trong tháng này.
Và trong cuộc phỏng vấn ngày 3 Tháng Giêng với Die Tagespost, vị Giám Mục người Á Căn Đình nói rằng điều kiện của cuộc đối thoại đang diễn ra với các giám mục Đức là “chúng tôi không tiếp tục đưa ra những quyết định. Những quyết định đó sẽ được thảo luận tại các cuộc họp tiếp theo” - ám chỉ Vatican sẽ đưa ra một đường lối cứng rắn về việc cấm các loại phép lành theo nghi thức được Tiến trình Công Nghị Đức thông qua.
Hồng Y Fernández cho biết ngài cũng đang “lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Đức để có một số cuộc trò chuyện mà tôi tin là quan trọng”.
Tuy nhiên, các nhà phê bình tiếp tục cảnh báo rằng lời nói sẽ không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng và mối đe dọa ly giáo.
Cha Pietrzyk nói rằng nếu Bộ Giáo Lý Đức Tin không thể sửa chữa những hành vi lạm dụng Fiducia Supplicans và hỗ trợ các giám mục trấn áp những ứng dụng sai của nó, thì điều đó “sẽ biểu thị rằng đây không chỉ đơn giản là một khái niệm mở rộng về ý nghĩa của 'phước lành' mà là một ý định có chủ tâm nhằm thay đổi sự hiểu biết của Giáo hội về hôn nhân và tội lỗi.”
Vị linh mục Dòng Đa Minh nói: “Việc chấp pháp sẽ cho thấy liệu vị tổng trưởng có thực sự nghiêm chỉnh về những gì ngài khẳng định trong tài liệu này hay không”.
3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria: Nạn tham nhũng lan tràn
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria bên Phi châu, Đức Cha Lucius Iwejuru Ugorji, Tổng giám mục Giáo phận Oweri, tố giác rằng: “Nạn tham ô hối lộ là một tệ đoan đáng lo âu trong đời sống công cộng và đang vượt quá vòng kiểm soát”.
Hãng tin Fides của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho biết: Đức Tổng Giám Mục Ugorji bày tỏ lập trường trên đây, hôm 15 tháng Giêng vừa qua, trong bài giảng thánh lễ nhân Ngày Tưởng Niệm quân đội Nigeria.
Theo Đức Tổng Giám Mục, “tệ nạn tham ô lan tràn rất rộng: hối lộ, chiếm hữu bất công, lạm dụng chức vụ, con ông cháu cha, lấy của công làm của tư, bè phái, ăn trộm căn cước, tuyên bố giả dối, giả mạo, thay đổi ngày sinh, làm ma, lang băm và lèo lái”. Nạn tham nhũng thực là làm tiêu hao, gây ô nhiễm, hạ giá và hay lây lan. Đời sống của phần lớn dân chúng, cả già lẫn trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề vì tệ nạn này”.
Các tệ đoan mà Đức Tổng Giám Mục Ugorji tố giác là những điều có những bằng chứng rõ ràng và đầy đủ ở Nigeria. Một cuộc điều tra hồi năm 2020, do Thống đốc bang Borno cho thực hiện, để kiểm soát các giáo chức các trường tiểu học và công chức tại bang này, cho thấy có 22.556 công chức ma ở trong sổ lương của chính phủ. Trong số các nhân viên ma này, 14.762 người bị khám phá ở cấp độ chính quyền địa phương, trong khi 7.794 người khác là nhân viên các trường tiểu học công lập, nhưng không phải là giáo viên. Sự lường gạt chính quyền như thế gây thiệt hại 420 triệu Mỹ kim mỗi tháng.
Ngoài ra, các nhà chính trị và quan chức chính phủ Nigeria, ngoài việc lãnh lậu tiền hưu bổng của các công nhân viên đã qua đời, họ ghi danh những người di dân để bỏ phiếu, và bù lại, những người nhập cư này được ghi vào sổ lương của chính phủ. Một tệ nạn khác rất phổ biến tại Nigeria, nhất là trong hai thập niên gần đây, đó là nạn “mua bài thi”, đặc biệt trong các trường trung học phổ thông, với tình trạng học sinh, giáo viên và phụ huynh ngày càng lơ là trong các kỳ thi. Mỗi khóa thi đều thấy hiện tượng những cách thức gian lận mới và tinh vi.
Hôm mùng 08 tháng Giêng vừa qua, Tổng thống Nigeria đã ngưng chức bà Betta Edu, Bộ trưởng Bộ Nhân đạo và chống nghèo đói, vì bà bị nghi ngờ đã biển thủ tiền từ tài khoản ngân hàng dành cho các giao dịch tài chính của bộ trong chương trình trợ giúp xã hội.
Chiến tranh Iran-Pakistan bùng nổ. Nguy cơ thế chiến. NATO báo động. Đức tiếp tế gấp cho Ukraine
VietCatholic Media
15:29 18/01/2024
1. Pakistan phóng hỏa tiễn tấn công Iran. Nga vui mừng trước diễn biến bất ngờ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pakistan Attacks Iran—What We Know”, nghĩa là “Pakistan tấn công Iran – Những gì chúng tôi biết.”
Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Iran chưa đầy hai ngày sau khi Tehran cho biết họ đã tấn công các mục tiêu khủng bố ở nước láng giềng.
Islamabad cho biết các cuộc tấn công hôm thứ Năm đã tấn công vào “nơi ẩn náu của bọn khủng bố” ở tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran, nơi mà phó thống đốc Alireza Marhamati cho biết đã giết chết 3 phụ nữ và 4 trẻ em. Marhamati nói với đài truyền hình nhà nước: “Vào lúc 4h30, người ta nghe thấy tiếng nổ ở một thị trấn biên giới”. Ông cho biết thêm một vụ nổ khác xảy ra gần thành phố Saravan nhưng không có thương vong.
Pakistan cho biết các cuộc tấn công là một phần của chiến dịch có tên “Marg Bar Sarmachar”, có nghĩa là “cái chết đối với các chiến binh du kích” và rằng một “một số” chiến binh đã bị tiêu diệt.
Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ “hoàn toàn tôn trọng” “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Iran nhưng đang thể hiện “quyết tâm kiên định để bảo vệ an ninh quốc gia trước mọi mối đe dọa”.
Islamabad đã cảnh báo Tehran về “những hậu quả nghiêm trọng” sau cuộc tấn công vào tỉnh Balochistan của Pakistan hôm thứ Ba mà họ cho rằng đã giết chết hai trẻ em.
Tehran yêu cầu Pakistan “lời giải thích ngay lập tức” về các cuộc tấn công hôm thứ Năm, có nguy cơ làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước láng giềng từ lâu đã cáo buộc nhau chứa chấp phiến quân.
2. Sau khi mất máy bay do thám quý giá, Nga đang thay đổi chiến lược không quân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Forced to Reconsider Air Strategy After Loss of Prized Spy Plane: UK”, nghĩa là “Vương Quốc Anh cho rằng Nga buộc phải xem xét lại chiến lược không quân sau khi mất máy bay do thám quý giá.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga có thể sẽ buộc phải suy nghĩ lại chiến lược trên không của mình sau khi một trong những máy bay do thám có giá trị của nước này bị Ukraine phá hủy.
Một trong những chiếc máy bay A-50 hiếm hoi của Nga, còn được biết đến với biệt danh “Bumblebee” và tên ký hiệu của NATO là “Mainstay”, đã bị lực lượng phòng không Ukraine cố tình bắn hạ trên Biển Azov hôm Chúa Nhật. Cùng ngày, một sở chỉ huy trên không Il-22M của Nga đã bị hư hại.
Những chiếc A-50 do nhà sản xuất Beriev của Nga sản xuất với chi phí được cho là hơn 330 triệu Mỹ Kim mỗi chiếc, là một thành phần quan trọng trong khả năng trinh sát trên không của Mạc Tư Khoa. Chúng thường hoạt động với đội bay gồm 15 phi công.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo hôm thứ Tư được đăng lên X, rằng việc một trong các máy bay bị phá hủy “đáng kể” và mất phi hành đoàn có thể buộc Nga phải hạn chế sử dụng chúng và có khả năng gây căng thẳng cho “tính bền vững của nhiệm vụ lâu dài” trong Ukraine.
Bộ viết: “Khả năng tấn công thành công của A-50 MAINSTAY của Ukraine là rất quan trọng”. “Có khả năng Nga bây giờ sẽ buộc phải xem xét lại việc giới hạn khu vực hoạt động của máy bay của mình. A-50 rất quan trọng đối với bức tranh giám sát trên không của Nga trên chiến trường. “
Nó tiếp tục: “Không quân Nga sở hữu 8 khung máy bay A-50 có khả năng đáp ứng tác động hoạt động ngay lập tức”. “Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng đối với các khung máy bay còn lại cùng với việc mất đi phi hành đoàn có thể sẽ hạn chế tính bền vững của sứ mệnh trong dài hạn.”
Số liệu từ cơ sở dữ liệu của Danh mục Máy bay Quân sự Hiện đại Thế giới cho thấy Không quân Nga có tổng phi đội gồm 14 chiếc A-50, ít hơn một chiếc so với trước khi tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Tuy nhiên, Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Financial Times hôm Chúa Nhật rằng “chỉ có 8 chiếc A-50 ở tình trạng tốt”. Ông dự đoán rằng việc mất máy bay trên Biển Azov sẽ ảnh hưởng đến khả năng Nga tiến hành các hoạt động không quân ở Ukraine “suốt ngày đêm”.
Ivan Stupak, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine và hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Quốc hội Ukraine, nói với Newsweek hồi đầu tuần rằng việc phá hủy chiếc máy bay là “tổn thất nặng nề đối với người Nga” và có thể đã được thực hiện bằng hỏa tiễn Patriot do Mỹ sản xuất.
Mạc Tư Khoa vẫn chưa chính thức xác nhận lý do máy bay bị bắn hạ, nhưng các giả thuyết khác bao gồm tuyên bố rằng máy bay đã bị lực lượng phòng không của Nga tấn công trong một biến cố “hỏa lực thân thiện”.
Kênh Telegram ủng hộ chiến tranh của Nga Fighterbomber, được cho là có quan hệ với Không quân Nga, tuyên bố rằng “Ukraine không liên quan gì đến việc mất máy bay A-50”, trong khi “mối đe dọa tồi tệ nhất và mạnh mẽ nhất là cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ đã trở thành lực lượng phòng không của Nga.”
Tuy nhiên, ngày càng có có các bằng chứng vững chắc là chiếc máy bay xấu số đã rơi vì hỏa tiễn Patriot của quân Ukraine. Chẳng qua là người Nga không muốn nhìn nhận một sự kiện đáng xấu hổ như thế.
3. Bỉ có thể tịch thu 280 tỷ euro của Nga
Thủ tướng Alexander De Croo nói với Reuters rằng Bỉ đang xem xét việc tịch thu tài sản ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng trị giá 280 tỷ euro. Ông nhấn mạnh rằng cần phải có cơ chế rõ ràng như sử dụng tài sản này làm tài sản phục hồi Ukraine.
Sau khi Putin đưa quân vào Ukraine vào năm 2022, Mỹ và các đồng minh đã cấm các giao dịch với ngân hàng trung ương và bộ tài chính của Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây, Reuters đưa tin.
Các nước G7 đang thảo luận về khả năng tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga, mặc dù một số thành viên G7 lo ngại về tiền lệ, cơ chế và tác động tiềm tàng của việc thực hiện bước đi như vậy đối với tài sản của ngân hàng trung ương.
De Croo nói với Reuters ở Davos rằng Bỉ đã sẵn sàng thảo luận về những việc cần làm với tiền lãi đối với tài sản bị đóng băng của Nga và bản thân tài sản thực tế.
Chúng tôi đồng thuận với việc tịch thu tài sản. Nhưng chúng ta cần phải làm việc theo một cơ chế. Ví dụ: chúng có thể được sử dụng làm tài sản gây quỹ cho Ukraine.
Chúng tôi sẵn sàng thảo luận thêm và sẵn sàng tham gia vào giải pháp tìm kiếm cơ sở pháp lý cho những khoản chuyển tiền đó sang Ukraine mà không gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu.
De Croo cho biết rủi ro là sự ổn định tài chính có thể bị suy yếu do các ngân hàng trung ương thường gửi tài sản cho nhau.
Phần lớn tài sản – về cơ bản là chứng khoán mà Ngân hàng Trung ương Nga đã đầu tư – đang bị đóng băng tại Euroclear, một trung tâm lưu ký có trụ sở tại Brussels.
Ông cho biết, một số chứng khoán đáo hạn và do đó đang được chuyển đổi thành tiền mặt – là một giao dịch bị đánh thuế 25%.
De Croo nói với Reuters ở Davos: “Nếu có bất kỳ khoản doanh thu chịu thuế nào, chúng tôi sẽ cô lập nó để nó có thể đến Ukraine”. Ông cho biết tổng thuế đánh vào tài sản bị phong tỏa là khoảng 1,3 tỷ euro vào năm 2023 và vào năm 2024 sẽ là khoảng 1,7 tỷ euro.
4. Tin vui cho Ukraine: Đức cung cấp một lô hàng mới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Receives Fresh Batch of Weapons From Germany”, nghĩa là “Ukraine nhận lô vũ khí mới từ Đức.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine đã nhận được sự tăng cường rất cần thiết cho quân đội của mình với việc cung cấp một đợt viện trợ mới từ Đức.
Thủ tướng Olaf Scholz đã thông báo hôm thứ Tư rằng Đức sẽ gửi cho Ukraine 7 tỷ euro, tương đương khoảng 7,6 tỷ Mỹ Kim, viện trợ quân sự cho năm 2024. Thông báo này được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa Scholz và Tổng thống Joe Biden, trong bối cảnh yêu cầu gói viện trợ 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine vẫn bị đình trệ tại Quốc hội.
Hôm thứ Tư, chính phủ Đức thông báo rằng Ukraine đã nhận được một lô hàng bao gồm số lượng đạn dược không xác định cho xe tăng chiến đấu Leopard do Đức sản xuất, 25 máy bay không người lái trinh sát Heidrun, 50 thiết bị đầu cuối liên lạc vệ tinh, 16 xe chở dầu, 8 xe thiết giáp chở quân, 5 xe thiết giáp tuần tra, và 1.840 mũ bảo hiểm.
Một gói hàng bổ sung bao gồm 124 máy bay không người lái Heidrun, 20 xe chiến đấu bộ binh Marder, 15 pháo phòng không tự hành Gepard, 24 xe tải chở dầu và 20 xe tải đông lạnh được cho là đang “lên kế hoạch” hoặc “đang thực hiện” với chính phủ Đức. lưu ý rằng họ “không cung cấp thông tin chi tiết về phương thức vận chuyển và ngày tháng cho đến sau khi bàn giao” vì lý do an ninh.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Đức đã quyên góp 17,1 tỷ euro (khoảng 18,6 tỷ Mỹ Kim), kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, như thế Đức chỉ xếp sau Hoa Kỳ với tư cách là nước đóng góp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Kyiv.
Cam kết quyên góp hàng tỷ Mỹ Kim cho Ukraine trong năm nay của Scholz không phải là không gây tranh cãi. Theo The Telegraph, Thierry Breton, ủy viên thị trường nội bộ của Liên minh Âu Châu (Liên Hiệp Âu Châu), đã chỉ trích thủ tướng vì “cố gắng hành động một mình” thay vì quyên góp tiền cho quỹ vũ khí Ukraine do Cơ sở Hòa bình Âu Châu của Liên Hiệp Âu Châu tạo điều kiện.
Đức vẫn chịu áp lực phải gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Kyiv, một động thái mà Scholz đã phản đối bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo Bundestag. Áp lực gia tăng hôm thứ Ba sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng chính phủ của ông đang gửi cho Ukraine một lô hàng mới chứa hỏa tiễn hành trình SCALP tương tự.
Gói viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine trị giá khoảng 54 tỷ Mỹ Kim đã bị Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, người thường được coi là đồng minh của Putin, chặn lại vào tháng trước.
Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Âu Châu, cơ quan điều hành của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết trong bài phát biểu trước Nghị viện Âu Châu hôm thứ Tư rằng bà “tin tưởng” tất cả 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu sẽ sớm đồng ý thông qua gói viện trợ, theo Reuters.
Cơ quan lập pháp của Liên Hiệp Âu Châu được cho là sẽ bỏ phiếu vào thứ Năm về một nghị quyết lên án “những nỗ lực có chủ ý, liên tục và có hệ thống của chính phủ Hung Gia Lợi nhằm làm suy yếu các giá trị nền tảng của Liên Hiệp Âu Châu” và mô tả quyền phủ quyết của Orbán là “hoàn toàn thiếu tôn trọng... đối với lợi ích chiến lược của Liên Hiệp Âu Châu”
5. Quan chức NATO cảnh báo phương Tây: Hãy sẵn sàng cho 'bất cứ điều gì'
Ký giả JOSHUA POSANER của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “NATO official warns West: Be ready for ‘anything’”, nghĩa là “Quan chức NATO cảnh báo phương Tây: Hãy sẵn sàng cho 'bất cứ điều gì'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Chủ tịch ủy ban quân sự của liên minh NATO Rob Bauer cho biết hôm thứ Tư rằng các nước NATO cần phải đặt trong tình trạng báo động đỏ về chiến tranh và “mong đợi những điều bất ngờ”.
Bauer cho biết trong cuộc họp với các chỉ huy quân sự ở Brussels: “Để có hiệu quả hoàn toàn, bây giờ cũng như trong tương lai, chúng ta cần một sự chuyển đổi về chiến đấu của NATO”. “Đối với điều này cũng vậy, hợp tác công-tư sẽ là chìa khóa.”
Bauer, đô đốc người Hà Lan, cho biết các đồng minh cần “tập trung vào tính hiệu quả” và tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ bằng nhiều cuộc tập trận, quan hệ đối tác trong ngành và quân đội trong tình trạng cảnh giác cao độ.
“Chúng ta cần các chủ thể công và tư thay đổi tư duy của họ từ thời đại mà mọi thứ đều có thể lên kế hoạch, thấy trước, kiểm soát được, tập trung vào hiệu quả… sang thời đại mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Bauer nói thêm: “Đây là một thời đại mà chúng ta cần mong đợi những điều bất ngờ.”
Trong khi các nước NATO đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và cam kết các hợp đồng lớn mới với các nhà sản xuất vũ khí sau cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine, thì phải mất một thời gian để tăng sản lượng.
Ví dụ, Bauer trước đây đã thẳng thắn về sự cần thiết phải tiêu chuẩn hóa loại đạn hạng nặng cỡ nòng 155 ly để các nước dễ dàng hợp tác hơn về kho pháo và cung cấp cho Ukraine những đạn dược có thể được sử dụng trong các hệ thống vũ khí khác nhau.
Bauer cho biết: “Về mặt quân sự, còn nhiều bước nữa cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu phòng thủ chung của chúng ta”, đồng thời trích dẫn cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xung đột nghiêm trọng “sẽ quyết định số phận của thế giới”.
Bauer cho biết, tất cả mọi thứ từ cải thiện hậu cần đến nhiều cuộc tập trận chung hơn và bố trí thêm nhiều quân trong tình trạng báo động tích cực đều là những biện pháp mà các nước NATO đang thúc đẩy thực hiện.
Ông nói thêm: “Các mảng kiến tạo quyền lực đang dịch chuyển”. “Và kết quả là: Chúng ta phải đối mặt với thế giới nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.”
6. Điện Cẩm Linh cho biết Nga đang phát triển quan hệ với Bắc Hàn ở những lĩnh vực 'nhạy cảm'
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Nga đang phát triển quan hệ với Bắc Hàn trên mọi lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực “nhạy cảm”.
Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Bắc Hàn đã ca ngợi mối quan hệ đồng chí với Nga hôm thứ Ba trước khi tổ chức các cuộc hội đàm hiếm hoi ở Điện Cẩm Linh với ông Putin, người được lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân mời đến thăm quốc gia có vũ khí hạt nhân này.
Khi được hỏi về cuộc đàm phán ở Mạc Tư Khoa, ông Peskov cho biết tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đã được thảo luận nhưng trọng tâm chính là phát triển quan hệ song phương. Ông Peskov nói với các phóng viên: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn là đối tác rất quan trọng của chúng tôi và chúng tôi đang tập trung vào việc phát triển hơn nữa mối quan hệ của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm”.
Putin đã tăng cường mối quan hệ với Bắc Hàn kể từ khi gửi quân tới Ukraine vào năm 2022, và Mỹ cùng các đồng minh đã lên án điều mà họ cho là việc Bắc Hàn chuyển giao hỏa tiễn đáng kể cho Nga để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của nước này.
7. Belarus gây thêm lo ngại về động thái hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Makes Worrying Nuclear Move”, nghĩa là “Đồng minh của Putin gây lo ngại về động thái hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đồng minh của Nga, Belarus sẽ đưa ra một học thuyết quân sự mới cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.
Diễn biến này xảy ra sau khi Nga vào năm 2023 quyết định tiếp tục kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật vào Belarus lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Tháng 5 năm ngoái, nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko xác nhận một số vũ khí hạt nhân đã được gửi đến Belarus. Nga cho biết họ sẽ duy trì quyền kiểm soát vũ khí.
Lukashenko là đồng minh thân cận của Putin. Trong khi Belarus không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này được Nga sử dụng để tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin cho biết tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Belarus hôm thứ Tư: “Chúng tôi truyền đạt rõ ràng quan điểm của Belarus về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật đóng trên lãnh thổ của chúng tôi”. “Một chương mới đã xuất hiện, nơi chúng tôi xác định rõ ràng các nghĩa vụ của đồng minh đối với chúng ta.”
Học thuyết quân sự mới - nội dung chưa rõ ràng - sẽ được trình lên Hội đồng Nhân dân Toàn Belarus, một cơ quan đại diện hoạt động song song với quốc hội Belarus để phê duyệt.
Lukashenko cho biết vào tháng 12 rằng chuyến hàng vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga đã hoàn thành.
Vào tháng 6 năm 2023, Putin xác nhận chuyến hàng vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên đã đến Belarus. Ông được hỏi liệu Nga có xem xét khả năng sử dụng vũ khí này hay không.
“Tại sao chúng ta phải đe dọa cả thế giới? Tôi đã nói rằng việc sử dụng các biện pháp cực đoan là có thể xảy ra trong trường hợp có mối nguy hiểm đối với vị thế quốc gia của Nga”, Putin trả lời và nói thêm rằng điều này sẽ như một lời nhắc nhở đối với bất kỳ quốc gia nào khác “đang nghĩ đến việc gây ra một thất bại chiến lược cho chúng ta”.
Nhiều mối đe dọa hạt nhân đã được các quan chức Nga đưa ra chống lại Ukraine trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa. Putin cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình trước toàn quốc vào tháng 9 năm 2022 rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.
Thư ký Hội đồng Bảo an Alexander Volfovich hôm thứ Ba cho biết việc vận chuyển vũ khí hạt nhân của Nga tới Belarus nhằm ngăn chặn sự xâm lược từ phía Ba Lan, một thành viên của liên minh quân sự NATO.
Ông nói: “Thật không may, những tuyên bố của các nước láng giềng của chúng tôi, đặc biệt là Ba Lan… đã buộc chúng tôi phải củng cố học thuyết quân sự”.
8. Đại sứ Nga sẽ mở các điểm bỏ phiếu ở Mỹ để bầu cử tổng thống
Nga sẽ mở các điểm bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 tại ba cơ quan ngoại giao ở Mỹ, Đại Sứ của nước này tại Washington cho biết hôm thứ Tư, khi quan hệ giữa hai nước xuống mức thấp nhất kể từ chiến tranh lạnh về Ukraine.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Mạc Tư Khoa cho biết họ vẫn chưa quyết định liệu cuộc bỏ phiếu có diễn ra ở nơi mà họ gọi là các nước Âu Châu “không thân thiện” hay không.
Đại sứ Nga, Anatoly Antonov, cho biết trong một cuộc phỏng vấn do đại sứ quán của ông công bố: “Ở Mỹ, chúng tôi dự định mở ba điểm bỏ phiếu: tại đại sứ quán của chúng tôi, cũng như các lãnh sự quán của chúng tôi ở New York và ở Houston”.
Hàng ngàn người Nga đã rời bỏ đất nước sau khi Mạc Tư Khoa đưa quân tới Ukraine, trong đó nhiều người định cư ở các nước Liên Hiệp Âu Châu, nhưng Nga vẫn chưa quyết định có mở các điểm bỏ phiếu ở Âu Châu hay không. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết vào tuần trước: “Chúng tôi đang yêu cầu các nước bảo đảm an ninh”. Bà cho biết quyết định sẽ được đưa ra vào cuối Tháng Giêng.
Cuộc bỏ phiếu ngày 17/3 dự kiến sẽ kéo dài thời gian nắm quyền lâu dài của Putin ít nhất đến năm 2030. Ông nắm quyền từ năm 2000 và đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ năm. Putin không phải đối mặt với sự cạnh tranh thực sự trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra hơn hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công Ukraine.
9. Putin theo dõi tình trạng bất ổn ở nông thôn khi hàng ngàn người đụng độ với cảnh sát trong cuộc biểu tình hiếm hoi ở Nga
Theo SERGEY GORYASHKO của tờ Politico, hàng ngàn người đã biểu tình ở miền trung nam nước Nga hôm thứ Tư sau khi tòa án kết án Fayil Alsynov, một nhà hoạt động vì quyền bản địa của nhóm dân tộc Bashkir địa phương, bốn năm tù giam vì tội kích động hận thù sắc tộc.
Cuộc biểu tình diễn ra bên ngoài tòa án ở Baymak, một thị trấn có 17.000 dân cách Mạc Tư Khoa gần 2.000 km gần biên giới Kazakhstan, bất chấp cảnh báo bắt giữ của cảnh sát và lệnh cấm tụ tập ngoài đường trái phép.
Theo truyền thông địa phương, hàng chục người đã bị bắt khi lực lượng an ninh bắn hơi cay và đánh người biểu tình bằng dùi cui.
Cuộc biểu tình ở Baymak, diễn ra hai tháng trước cuộc bầu cử ở Nga mà Vladimir Putin bảo đảm sẽ giành được chiến thắng, đã gây bối rối cho Điện Cẩm Linh. Mạc Tư Khoa đã tỏ ra gay gắt với những người bất đồng chính kiến kể từ khi nước này tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, bắt giữ hàng ngàn người.
Alsynov, 37 tuổi, nổi tiếng với chiến dịch thành công năm 2020 chống khai thác đá vôi ở Kushtau, một khối núi rất linh thiêng đối với cư dân địa phương ở Cộng hòa Bashkortostan. Sau những cuộc phản đối dữ dội phản đối dự án khai thác mỏ, Thống đốc Radiy Khabirov, cựu quan chức Điện Cẩm Linh, đã cấm khai thác đá vôi ở đó và tuyên bố Kushtau là khu vực tự nhiên được bảo vệ.
Tuy nhiên, năm ngoái, Alsynov đã bị bỏ tù sau khi có bài phát biểu tại một cuộc biểu tình phản đối việc khai thác vàng bất hợp pháp. Phát biểu trước đám đông ở Bashkir, ông than thở rằng trong khi người Bashkir chiến đấu ở Ukraine, đất đai của họ ở Bashkortostan đang bị chiếm đoạt. Anh ta sử dụng thuật ngữ kara halyk, trong tiếng Bashkir có nghĩa là “người bình thường”, nhưng trong tiếng Nga được dịch là “Người da đen”.
“Người Armenia sẽ về quê hương, người kara halyk về quê hương, người Nga sẽ về Ryazan, người Tatars sẽ về Tatarstan của họ. Chúng tôi sẽ không thể di chuyển, chúng tôi không có nhà khác, nhà của chúng tôi ở đây! Alsynov nói.
Khabirov sau đó đã đệ đơn khiếu nại lên một công tố viên khu vực, người sau đó đã buộc tội Alsynov xúc phạm công nhân từ Caucasus và Trung Á. Nhà hoạt động này phủ nhận cáo buộc, cho rằng lời nói của ông đã bị dịch sai từ Bashkir. Anh ta cho biết anh ta có kế hoạch kháng cáo bản án và nói rõ: “Tôi luôn đấu tranh cho công lý, cho người dân của tôi, cho nền cộng hòa của tôi.”
Các nhà hoạt động địa phương coi việc kết án Alsynov là sự trả thù của Khabirov cho chiến dịch trước đó của ông ta. Từng là quan chức quyền lực của Điện Cẩm Linh, Khabirov trước đây từng làm việc cho Putin với tư cách là phó giám đốc chính sách đối nội của văn phòng tổng thống.
Trước phán quyết của tòa án, cảnh sát đã chặn trước các con đường đến Baymak. Theo trang web giám sát ngừng hoạt động Down detector, người dùng WhatsApp ở nước cộng hòa này được cho là đã gặp khó khăn khi truy cập ứng dụng, dẫn đến suy đoán rằng chính quyền đã làm tắc nghẽn ứng dụng do các cuộc biểu tình, đây cũng được coi là thách thức đối với sự quyền lực của Khabirov ở Bashkortostan.
Nửa tá người biểu tình hiện phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm, trong khi chính quyền đã mở một vụ án hình sự về tội “bạo loạn hàng loạt” ở Baymak. Số lượng vụ bắt giữ được các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đưa tin rất khác nhau.
Abbas Gallyamov, cựu quan chức chính quyền Bashkortostan và hiện là nhà khoa học chính trị, cho biết: “Những cuộc biểu tình này thể hiện một thất bại đáng kể đối với thống đốc và đặt ra một vấn đề lớn”.
Ông nói thêm: “Kể từ khi Putin tuyên bố tái tranh cử, Điện Cẩm Linh đã phải vật lộn với nhiều thách thức, bao gồm lạm phát, pháo kích ở Belgorod, tình trạng mất điện trên quy mô lớn do tai nạn nồi hơi và bây giờ là các cuộc biểu tình ở Bashkortostan”.
10. Nga công khai cảm ơn Bắc Hàn ủng hộ cuộc chiến Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Lavrov Thanks North Korea for Supporting Ukraine War”, nghĩa là “Ngoại trưởng Nga cảm ơn Bắc Hàn ủng hộ cuộc chiến Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hãng tin Yonhap News của Nam Hàn đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cảm ơn người đồng cấp Bắc Hàn Thôi Thiện Cơ (Choe Son Hui) vì đã hỗ trợ cuộc chiến của Điện Cẩm Linh ở Ukraine.
Putin và ông Lavrov đã tiếp đón bà Thôi hôm thứ Ba để thảo luận về việc củng cố mối quan hệ trong bối cảnh có thông tin về thỏa thuận hợp tác vũ khí giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng. Bình luận của ông nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng tăng của Điện Cẩm Linh vào Bắc Hàn về vũ khí.
Trong các cuộc thảo luận, ông Lavrov cảm ơn Thôi vì sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng đối với điều mà Nga gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Cuộc họp tập trung vào “công việc tích cực” nhằm thực hiện các thỏa thuận được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh tháng 9 giữa ông Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân.
Những diễn biến này xảy ra khi Mỹ cáo buộc Nga sử dụng hỏa tiễn đạn đạo và bệ phóng do Bắc Hàn cung cấp trong cuộc xung đột với Ukraine.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby mô tả tình hình là “sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại” trong việc Bình Nhưỡng hỗ trợ Mạc Tư Khoa.
Kirby thông báo Mỹ có ý định đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đang xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung.
Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt và kiểm soát xuất khẩu đối với Nga kể từ khi nước này xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022 nhằm mục đích cắt đứt nguồn tài nguyên cần thiết của Mạc Tư Khoa để tiến hành chiến tranh.
Bất chấp sự phủ nhận của Nga, ông Kim đã ra lệnh mở rộng sản xuất phương tiện phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn ngay sau những cáo buộc của Tòa Bạch Ốc, làm gia tăng lo ngại của quốc tế.
Tuyên bố về việc Bắc Hàn hỗ trợ Nga được hỗ trợ bởi các báo cáo tình báo Mỹ nêu chi tiết việc sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tự dẫn đường có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 900 km (500 dặm).
Theo một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc vào tuần trước, những hỏa tiễn này đã được sử dụng trong các cuộc tấn công chống lại Ukraine, bao gồm cả một hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đã bay xa 460 km từ địa điểm phóng ở Nga.
Các nhà phân tích quốc phòng đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M của Nga và hỏa tiễn KN-23 của Bắc Hàn, hiện được cho là đã được Mạc Tư Khoa sử dụng.
Dương Ốc (Yang Uk), từ Viện Nghiên cứu Chính sách Asan có trụ sở tại Hán Thành, nói với Financial Times rằng Bắc Hàn có thể sở hữu tới 100 hỏa tiễn KN-23 và có thể sẵn sàng chuyển chúng cho Nga để thu lợi tài chính.
Ông Dương nói: “Bình Nhưỡng lúc này cần tiền mặt hơn là cần chiến tranh và họ luôn có thể xây dựng một kho dự trữ mới”.
Trong khi các đồng minh của Kyiv, dẫn đầu là Hoa Kỳ, chỉ trích các hoạt động chuyển giao vũ khí có mục đích của Bắc Hàn, các quan chức Nga bác bỏ những cáo buộc đó là “thông tin sai lệch” của Hoa Kỳ.
Niềm hy vọng nguy hiểm về một hỏa ngục trống rỗng. Cựu bộ trưởng bị bách hại vì tweet Kinh Thánh
VietCatholic Media
17:01 18/01/2024
1. Niềm hy vọng nguy hiểm về một hỏa ngục trống rỗng
Tiến Sĩ Eric Sammons, chủ biên của tờ Crisis Magazine, có bài phân tích nhan đề “The Dangerous Hope for an Empty Hell”, nghĩa là “Niềm hy vọng nguy hiểm về một hỏa ngục trống rỗng.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm 14 Tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Đây không phải là một tín điều, chỉ là suy nghĩ của tôi: Tôi thích nghĩ rằng Hỏa ngục là nơi trống rỗng. Tôi hy vọng nó là như vậy.” Như thường xảy ra sau một tuyên bố gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng, cuộc tranh luận đã nổ ra trên mạng về việc liệu đây có phải là một quan điểm hợp pháp—tức là, một quan điểm chính thống—đối với một người Công Giáo hay không.
Mặc dù đó là một câu hỏi quan trọng, đặc biệt là khi nói về Đức Giáo Hoàng, nhưng nó thực sự bỏ sót một điểm quan trọng hơn – đó là tác động của niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng.
Nhưng trước tiên hãy giải quyết xem nhận xét này có chính thống hay không. Phần đầu tiên trong câu nói của Đức Giáo Hoàng, “Tôi thích nghĩ rằng Hỏa ngục là nơi trống rỗng,” thực sự không phải là một tuyên bố tín điều, như chính ngài đã lưu ý. Đó chỉ là cách ngài tưởng tượng về Hỏa ngục. Tôi có thể tưởng tượng Thiên Đàng như một câu lạc bộ đồng quê ở ngoại ô — giống như “Thiên đường Tin lành” của The Simpsons —và đó không phải là dị giáo; đó chỉ là trí tưởng tượng của tôi. Nếu Đức Giáo Hoàng lập luận một cách dứt khoát — hoặc cố gắng định nghĩa như một tín điều — rằng Hỏa ngục trống rỗng, thì chúng ta sẽ cần phải tranh luận xem liệu nó có chính thống hay không (theo tôi là không).
Và rồi Đức Thánh Cha Phanxicô vượt xa trí tưởng tượng của mình để đạt được mong muốn của ngài rằng: “Tôi hy vọng nó trống rỗng.” Một lần nữa, đây không phải là một tuyên bố về một tín điều. Tôi hy vọng rằng đội Cincinnati Reds sẽ là đội vô địch World Series năm nay và tôi có thể có hy vọng đó nếu tôi muốn, dù hơi khó xảy ra. Tương tự như vậy, nếu Đức Giáo Hoàng mong muốn Hỏa ngục trống rỗng, ngài có thể làm như vậy, nếu muốn.
Tất nhiên, niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng rằng Hỏa ngục trống rỗng không vô hại như hy vọng của tôi về chức vô địch Thế giới cho đội bóng chày yêu thích của mình. Những hy vọng của chúng ta định hình rất nhiều cho hành động và niềm tin của chúng ta: tình yêu của tôi dành cho đội Cincinnati Reds khiến tôi đến tham dự các trận đấu của họ và đầu tư tinh thần vào thành công của họ dù thường xuyên là thất bại. Tương tự như vậy, niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng có tác động rất lớn đến cách sống của chúng ta với tư cách là người Công Giáo. Trong tâm trí tôi, đây là câu hỏi quan trọng hơn là những cuộc tranh luận bất tận về tính chính thống trong tuyên bố tự phát của Đức Giáo Hoàng.
Như tôi trình bày chi tiết trong cuốn sách của mình, Deadly Indifference, hay Sự thờ ơ chết người, đã có một sự thay đổi lớn trong cách nhìn của người Công Giáo về ơn cứu rỗi của những người không theo đạo Công Giáo trong thế kỷ qua. Cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết người Công Giáo đều cho rằng tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là tất cả, những người không theo Công Giáo đều phải chịu lửa hỏa ngục đời đời. Đúng vậy, Giáo hội từ lâu đã dạy rằng một người có thể được cứu rỗi bằng lòng ao ước được chịu phép Rửa Tội – thường được gọi là phép rửa theo lòng ao ước để phân biệt với phép rửa thực sự, nhưng lời dạy này chủ yếu được đưa vào cuộc tranh luận thần học giữa các học giả và giáo dân. Quan điểm chung—và lời dạy chung được nghe từ bục giảng—là người Công Giáo nên cho rằng những người không theo Công Giáo rất có thể sẽ xuống Hỏa ngục.
Giả định chung này có ý nghĩa rất lớn. Điều quan trọng nhất là người Công Giáo cảm thấy có nghĩa vụ phải làm việc để cải đạo những người không Công Giáo, cho dù đó là bằng cách hỗ trợ các công việc truyền giáo hay bằng cách thúc giục những người không Công Giáo trở thành Công Giáo. Điều đó cũng có nghĩa là người Công Giáo phải cảnh giác về việc trở nên quá gần gũi về mặt văn hóa với những người không theo Công Giáo. “Những cuộc hôn nhân hỗn hợp” bị cấm đoán; và những người Công Giáo có xu hướng sống chung với nhau trong những khu dân cư toàn tòng (“ghetto” hay khu biệt cư Công Giáo) để bảo vệ đức tin của những đứa con dễ bị ảnh hưởng của họ. Và cuối cùng, hầu hết người Công Giáo vẫn kiên trì theo đạo Công Giáo, vì biết rằng giải pháp thay thế sẽ khủng khiếp đến mức không thể tưởng tượng được.
Tuy nhiên, khi sự nhấn mạnh đó thay đổi và người Công Giáo bắt đầu mở rộng việc áp dụng phép rửa theo lòng ao ước đến mức đột phá (đa số người Công Giáo hiện nay tin rằng các tôn giáo khác có thể dẫn một người lên Thiên đường), thì cách người Công Giáo sống và tương tác với những người không theo Công Giáo đã thay đổi một cách đáng kể.
Sứ vụ truyền giáo sụp đổ. Các khu toàn tòng Công Giáo biến mất. Và hàng triệu người Công Giáo đã rời bỏ Giáo hội.
Đây không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu bạn không tin rằng bạn cần phải theo đạo Công Giáo để được lên Thiên đường - hoặc, nếu cực đoan hơn, bạn tin rằng mọi người đều được lên Thiên đường bất kể họ sống ở đây trên trái đất này như thế nào (“Xin chào, ông Hitler! Rất vui được gặp ông ở đây tại Thiên đường này!”)— thì khi đó tầm quan trọng của việc vừa thực hành Đức tin vừa chia sẻ nó với người khác sẽ sụp đổ. Đạo Công Giáo bị thu gọn thành một thứ khiến bạn cảm thấy dễ chịu; một câu lạc bộ xã hội với một số nghi lễ hấp dẫn.
Giờ đây, người ta có thể ủng hộ nhận xét của Đức Thánh Cha rằng “Tôi hy vọng Hỏa ngục là trống rỗng” bằng cách nói rằng chính Sách Giáo lý cũng nói rằng “Trong niềm hy vọng, Giáo hội cầu nguyện cho 'tất cả mọi người được cứu'“ (Sách Giáo Lý Công Giáo 1821). Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc hy vọng Hỏa ngục trống rỗng và việc hy vọng và cầu nguyện cho sự cứu rỗi của mỗi linh hồn.
Trở lại với câu chuyện tương tự về môn bóng chày của tôi, trước mỗi trận đấu của Cincinnati Reds vào mùa giải tới, tôi hy vọng rằng Cincinnati Reds sẽ thắng. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi liệu Cincinnati Reds có thắng mọi trận đấu ở mùa giải tới hay không, tôi biết họ sẽ không thắng. Thua một số trận là hiện thực của một mùa bóng chày kéo dài 162 trận, cho dù tôi có hy vọng họ chiến thắng đến đâu đi chăng nữa.
Tương tự như vậy, nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có hy vọng ơn cứu rỗi cho một người cụ thể nào không—vợ tôi, các con tôi, Tổng thống Biden, Elon Musk—tôi sẽ trả lời một cách khẳng định. Tuy nhiên, tôi biết—vì Chúa Kitô đã nói rõ rằng đây là thực tế— sẽ có những người ở Hỏa ngục, như Sách Giáo lý đã nêu,
“Giáo huấn của Giáo hội khẳng định sự tồn tại của hỏa ngục và sự vĩnh cửu của nó. Ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng phạm tội trọng sẽ xuống hỏa ngục, nơi họ phải chịu hình phạt của hỏa ngục, ngọn lửa đời đời”. (Sách Giáo Lý Công Giáo 1035)
Một Hỏa ngục trống rỗng làm suy yếu toàn bộ mục đích của Công Giáo, và chế giễu những lời của Chúa Giêsu, Đấng đã cảnh báo chúng ta phải cố tránh sa Hỏa ngục và nói về việc nhiều người sẽ bị ném vào lửa đời đời (x. Mt. 25:41). Thực ra, Chúa Giêsu đã nói nhiều về Hỏa ngục hơn là về Thiên đường. Tại sao phải bận tâm nếu không có ai đến đó? Trên thực tế, nếu Hỏa ngục thực sự trống rỗng, điều đó khiến Chúa Giêsu trở thành kẻ lừa dối, vì những lời của Ngài cho rằng mọi người đã đi—và sẽ tiếp tục—ở đó.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng rằng Hỏa ngục trống rỗng không phải là một mơ tưởng vô hại. Nó khiến người ta rời xa việc thực hành đức tin một cách nghiêm chỉnh, và nó khiến họ không thể đưa người khác đến việc thực hành đức tin một cách nghiêm chỉnh.
Trớ trêu thay, niềm hy vọng rằng Hỏa ngục trống rỗng sẽ giúp lấp đầy nó rất nhiều.
Source:Crisis Magazine
2. 25.000 tín hữu Công Giáo yêu cầu chính phủ Ukraine trả nhà thờ
25.000 tín hữu Công Giáo Ukraine đã ký tên vào thư thỉnh nguyện, theo luật, để yêu cầu chính phủ nước này trả lại nhà thờ thánh Nicholas cho cộng đoàn Công Giáo tại Kyiv.
Đức Cha Vitaly Krivitsky, Dòng Don Bosco, Giám mục Giáo phận Kyiv-Zhytomyr sở tại, đã cám ơn tất cả những người đã cố gắng thu thập chữ ký, đồng thời khuyến khích họ hãy làm tất cả những gì có thể để thánh đường thánh Nicholas được trả lại cho giáo xứ. Ngài cũng ghi nhận rằng có nhiều người ký tên không phải là tín hữu Công Giáo, nhưng họ hành động như vậy để bảo vệ công lý. Đức Cha nói: “Dĩ nhiên, ký tên vào thư thỉnh nguyện như vậy không phải là xong vấn đề. Vì thế, tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí và các tín hữu cầu nguyện và hành động để giáo xứ thánh Nicholas nhận lại được thánh đường để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người”.
Nhà thờ này được kiến thiết từ năm 1899 đến 1909, tọa lạc ngay ở trung tâm thủ đô Ukraine, và do hai kiến trúc sư người Ba Lan thiết kế. Người chính yếu trong việc thiết lập thánh đường này là Bá tước Wladyslaw Michal Branicki. Tất cả những người Ba Lan sống tại Kyiv cũng đã quảng đại đóng góp vào việc xây cất thánh đường. Năm 1936, chế độ cộng sản bôn-sê-vích đã đóng cửa thánh đường và biến thành nhà kho chứa đồ. Một phần bên trong nhà thờ được dùng làm nơi đặt hệ thống phá sóng các đài phát thanh tây phương và hệ thống ăng-ten được đặt trên tháp nhà thờ.
Năm 1978, theo quy luật của Hội đồng Bộ trưởng, nhà thờ được giao cho Nhà Hòa nhạc. Từ khi Ukraine độc lập, nhà thờ thánh Nicholas tiếp tục được dùng làm nhà hòa nhạc và giáo xứ thánh Nicholas. Chính phủ từ chối không giao nhà thờ cho Giáo hội cho đến khi nào tìm được địa điểm mới để di chuyển phòng đàn phong cầm.
3. Các công tố viên Phần Lan quyết tâm bỏ tù cho được một cựu bộ trưởng vì tweet một câu Kinh thánh
Päivi Räsänen, một cựu bộ trưởng, là một bác sĩ và là mẹ của 5 đứa trẻ, đã bị Tổng công tố Phần Lan đệ đơn cáo buộc cô tội hình sự vào ngày 29 tháng 4, 2021, sau khi cô tweet một câu Kinh Thánh liên quan đến tội kê gian.
Theo ADF International, một nhóm pháp lý Kitô Giáo đang hỗ trợ cô, Räsänen có thể bị kết án hai năm tù giam hoặc phạt tiền cho dòng tweet này, bất kể sau 2 vụ kiện cô đều được trắn án.
Các công tố viên Phần Lan đang yêu cầu Tòa án Tối cao của đất nước xét xử vụ án “lời nói căm thù” chống lại một thành viên Quốc hội và một giám mục Lutheran vì những bình luận được đưa ra về giáo lý Kitô giáo liên quan đến hôn nhân và đồng tính luyến ái.
Các cáo buộc chống lại thành viên Quốc hội Phần Lan Päivi Räsänen và Giám mục Juhana Pohjola đã bị bác bỏ hai lần – một lần bởi tòa án quận cấp dưới và một lần nữa bởi tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, các công tố viên đang chuyển vụ việc của họ lên tòa án cao nhất của Phần Lan trong nỗ lực phạt cả hai Kitô hữu hàng trăm ngàn euro và kiểm duyệt phát biểu của họ.
Räsänen nói trong một tuyên bố thông qua các luật sư của mình tại Liên minh Bảo vệ Tự do Kitô giáo phi lợi nhuận, gọi tắt là ADF: “Sau khi được miễn tội hoàn toàn tại hai tòa án, tôi không sợ phải điều trần trước Tòa án Tối cao”.
Räsänen nói thêm: “Mặc dù tôi hoàn toàn nhận thức được rằng mọi phiên tòa đều có rủi ro, nhưng việc Tòa án tối cao tuyên trắng án sẽ tạo ra một tiền lệ tích cực mạnh mẽ hơn nữa cho quyền tự do ngôn luận và tôn giáo của mọi người”. “Và nếu tòa án quyết định hủy bỏ phán quyết trắng án của các tòa án cấp dưới, tôi sẵn sàng bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tôn giáo tới Tòa án Nhân quyền Âu Châu, nếu cần thiết.”
Theo các công tố viên, tội bị cáo buộc của Räsänen bắt nguồn từ một cuốn sách nhỏ năm 2004 mà cô viết về lời dạy của người Luther về tình dục, bao gồm cả việc cấm các hoạt động đồng tính luyến ái. Sau đó, cô bảo vệ lời dạy đó trong một cuộc tranh luận trên đài phát thanh vào năm 2019 và sau đó đăng một dòng Tweet chỉ trích việc Luther tham gia cuộc diễn hành tự hào đồng tính và trích dẫn một câu Kinh thánh. Tội danh bị cáo buộc của Pohjola là xuất bản cuốn sách nhỏ gốc vào năm 2004.
Các công tố viên cáo buộc rằng bài phát biểu “có khả năng gây ra sự không khoan dung, khinh thường và thù hận đối với người đồng tính”.
Một tòa án quận đã bác bỏ cáo buộc vào tháng 3 năm 2022, nhận thấy rằng nhiệm vụ của các thẩm phán không phải là “giải thích các khái niệm trong Kinh thánh”. Vào tháng 11 năm 2023, một tòa phúc thẩm đã ra phán quyết rằng “không có lý do gì… để đánh giá vụ việc ở bất kỳ khía cạnh nào khác với Tòa án quận”. Cả hai quyết định đều được đồng thanh đưa ra.
Theo ADF, Räsänen đã phải chịu 13 giờ thẩm vấn của cảnh sát về quan điểm tôn giáo cũng như sự hiểu biết của cô về Kinh thánh. Paul Coleman, giám đốc điều hành của ADF International, gọi việc các công tố viên nhất quyết truy tố vụ án bất chấp việc bác bỏ trước đó là “đáng báo động”.
Coleman nói: “Kéo người ra tòa trong nhiều năm, bắt họ thẩm vấn hàng giờ đồng hồ và lãng phí tiền thuế của người dân vì niềm tin sâu sắc của người dân cảnh sát không có chỗ đứng trong một xã hội dân chủ”. “Như thường lệ xảy ra trong các phiên tòa xét xử 'lời nói căm thù', quá trình này đã trở thành hình phạt.”
Một báo cáo về Tự do Tôn giáo trên Thế giới năm 2023 do tổ chức bác ái Công Giáo Viện trợ cho Giáo hội Đau khổ công bố đã trích dẫn trường hợp của Phần Lan như một ví dụ về các mối đe dọa đối với tự do tôn giáo đang gia tăng ở các nước phương Tây. Báo cáo cho thấy rằng sự không khoan dung đối với các quan điểm dựa trên đức tin ở phương Tây đang thể hiện ở việc bắt buộc phải phát biểu theo một khuôn mẫu, và đưa ra các luật về lời nói căm thù, kiểm duyệt và gia tăng của nền văn hóa hủy bỏ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi những mối đe dọa như vậy đối với tự do tôn giáo là “sự đàn áp lịch sự”, mà ngài nói vào năm 2016 là “được ngụy trang dưới dạng văn hóa, dưới dạng hiện đại, dưới dạng tiến bộ”. Đức Thánh Cha giải thích, cuộc bách hại lịch sự là “khi ai đó bị bách hại không phải vì xưng danh Chúa Kitô mà vì muốn chứng tỏ các giá trị của Con Thiên Chúa”.
“Nếu bạn không làm điều này, bạn sẽ bị trừng phạt: Bạn sẽ mất việc làm và nhiều thứ khác hoặc bạn sẽ bị gạt sang một bên,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Đây là cuộc đàn áp của thế gian.”
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Lộc Chúa Trên Buôn Làng
TrungPham16
15:54 18/01/2024
Dâng Mẹ Mùa Xuân
TrungPham16
15:55 18/01/2024