Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 19/01/2015
ĐÔI GIÀY KỲ DỊ
Có một bà cụ tìm một người thợ làm giày đến làm gấp cho đứa cháu của bà một đôi giày, vì nó sắp vào tiểu học.
Tiệm giày có hai loại giày để em bé có thể lựa chọn: một loại đầu mũi giày thì tròn và một loại đầu mũi giày thì vuông, đứa bé này suy nghĩ rất lâu mà cũng không biết chọn loại giày nào, nhưng thợ giày thì đã bắt tay vào làm giày.
Bởi vì không biết quyết định chọn loại nào nên em bé mỗi ngày đều đi đến tiệm giày, khi nó còn đang do dự thì giày đã làm xong rồi, một chiếc thì đầu mũi tròn, một chiếc thì đầu mũi nhọn. Em bé trai này chì còn cách là mang đôi giày kỳ dị này để đi học.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Khi con cái còn nhỏ thì cha mẹ nên quyết định dùm cho chúng nó, để chúng nó phân biệt được cái xấu cái đẹp, cái đúng và cái không đúng.
Khi con cái đến tuổi khôn thì có những việc cha mẹ nên quyết định và có những việc chỉ nên giúp ý kiến, rồi để chúng nó nhận thức được mình đã lớn và cần phải có suy nghĩ khi chọn lựa quyết định.
Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì để chúng nó tự quyết định, còn mình thì giúp ý kiến và giám sát, để khi chúng nó đi lệch đường thì biết mà giúp đỡ chúng nó đi lại đúng hướng.
Đó chính là bổn phận và trách nhiệm của người làm cha làm mẹ trong gia đình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một bà cụ tìm một người thợ làm giày đến làm gấp cho đứa cháu của bà một đôi giày, vì nó sắp vào tiểu học.
Tiệm giày có hai loại giày để em bé có thể lựa chọn: một loại đầu mũi giày thì tròn và một loại đầu mũi giày thì vuông, đứa bé này suy nghĩ rất lâu mà cũng không biết chọn loại giày nào, nhưng thợ giày thì đã bắt tay vào làm giày.
Bởi vì không biết quyết định chọn loại nào nên em bé mỗi ngày đều đi đến tiệm giày, khi nó còn đang do dự thì giày đã làm xong rồi, một chiếc thì đầu mũi tròn, một chiếc thì đầu mũi nhọn. Em bé trai này chì còn cách là mang đôi giày kỳ dị này để đi học.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Khi con cái còn nhỏ thì cha mẹ nên quyết định dùm cho chúng nó, để chúng nó phân biệt được cái xấu cái đẹp, cái đúng và cái không đúng.
Khi con cái đến tuổi khôn thì có những việc cha mẹ nên quyết định và có những việc chỉ nên giúp ý kiến, rồi để chúng nó nhận thức được mình đã lớn và cần phải có suy nghĩ khi chọn lựa quyết định.
Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì để chúng nó tự quyết định, còn mình thì giúp ý kiến và giám sát, để khi chúng nó đi lệch đường thì biết mà giúp đỡ chúng nó đi lại đúng hướng.
Đó chính là bổn phận và trách nhiệm của người làm cha làm mẹ trong gia đình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 19/01/2015
N2T |
9. Tôi nguyện vì tình yêu mà chịu khổ, cũng nguyện vì tình yêu mà hưởng phúc.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tường thuật thánh lễ với cộng đoàn hơn 6 triệu người
VietCatholic Network
01:59 19/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa, khi chúng con tôn thờ danh cực thánh Chúa Giêsu, xin dủ lòng thương cho chúng con khi thưởng thức vị ngọt của cuộc đời này, được tràn đầy niềm vui bất tận nơi quê trời của chúng con.
Nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, đấng hằng sống và hằng trị trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn đời.
BÀI ĐỌC I: Is 9, 2-4. 6-7
"Chúa ban Con của Người cho chúng ta".
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Dân tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan. Sự sáng đã bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết. Chúa đã làm cho dân tộc nên vĩ đại, há chẳng làm vĩ đại niềm vui? Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt lúa, như những người thắng trận hân hoan vì chiến lợi phẩm, khi đem của chiếm được về phân chia. Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức. Chúa sẽ nghiền nát ra, như trong ngày chiến thắng Mađian. Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến thắng, mọi chiếc áo nhuộm đẫm máu đào, sẽ bị đốt đi và trở nên mồi nuôi lửa.
Bởi lẽ một hài nhi đã sinh ra cho chúng tôi, và một người con đã được ban tặng chúng tôi. Người đã gánh nhận vương quyền trên vai, và thiên hạ sẽ gọi tên Người là "Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình".
Người sẽ mở rộng vương quyền, và cảnh thái bình sẽ vô tận; Người sẽ ngự trên ngai vàng của Đavít và trong vương quốc Người, để củng cố và tăng cường, trong sự công minh chính trực, ngay tự bây giờ và cho đến muôn đời. Lòng ghen yêu của Chúa thiên binh sẽ thực thi điều đó.
Đó là lời Chúa.
BÀI ĐỌC II: Ef 1, 3-6. 15-18
Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Ðức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Ðức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.
Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Ðức Giêsu Kitô để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu.
Bởi vậy, cả tôi nữa, từ khi được nghe nói về lòng tin của anh em vào Chúa Giêsu, và về lòng mến của anh em đối với toàn thể các thánh, tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa vì anh em, khi nhắc tới anh em trong những lời cầu nguyện của tôi. Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển, là Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng các thánh.
BÀI PHÚC ÂM: Mc 10, 13-16
Người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giêsu, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào". Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Giờ đây chúng ta dâng những lời cầu nguyện cho cộng đồng của chúng ta và cho toàn thế giới, chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa Kitô, không chỉ cho bản thân chúng ta và những nhu cầu riêng của chúng ta, nhưng còn cho toàn dân.
Lần lượt anh chị em giáo dân đã dâng lên những ý nguyện sau bằng tiếng Tagalog:
Cầu cho Giáo Hội, là mẹ và là thầy dạy
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội có thể tiếp tục trung thành trong việc thực hiện sứ vụ giảng dạy, hướng dẫn và bổ dưỡng con cái mình. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho Giáo Hội Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục và tất cả hàng giáo sĩ
Chúng ta hãy cầu nguyện để các vị có thể có sức mạnh chăn dắt cách quảng đại đàn chiên đã được vị Mục Tử Nhân Lành ủy thác cho các vị. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho các quốc gia trên thế giới
Chúng ta hãy cầu nguyện để các quốc gia có thể làm việc cùng nhau hướng tới cuộc đối thoại về tình liên đới, một nền văn hóa hòa bình, sự chia sẻ công ích, và một xã hội quảng đại gồm đông đảo những con người thiện chí. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho chính quyền.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người giữ các chức vụ công quyền để họ có thể luôn luôn tìm kiếm những phương thế cai trị công chính, công bình và lòng thương xót, và lãnh đạo người dân chúng ta với sự trung thực và liêm chính. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho những người nghèo, người già, người bệnh và tất cả những người đang quẫn bách.
Chúng ta hãy cầu nguyện để họ có thể được củng cố bởi tình yêu của chúng ta dành cho họ như anh chị em với nhau. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Cầu cho tất cả những ai hiện diện nơi đây
Chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta được biết canh tân đời sống đức tin và tham gia vào việc hình thành Giáo Hội và xã hội theo những giá trị của Tin Mừng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Đức Thánh Cha cầu nguyện như sau:
Lạy Chúa xin lắng nghe với lòng xót thương những lời cầu nguyện của chúng con.
Lạy Chúa xin lắng nghe với lòng từ ái những lời nài van của những người đang kêu cầu danh Chúa.
Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Bắt đầu nghi thức sai đi, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em rất thân mến, chúng ta đã nhận được ánh sáng này trong phép rửa tội và được giao phó để giữ cho ánh sáng này bừng cháy.
Chúng ta đã cam kết sẽ lan truyền ánh sáng này khi chúng ta đón nhận bí tích Thêm Sức. Vậy giờ đây tôi yêu cầu anh chị em:
Hãy giữ ngọn lửa đức tin nàt sống động trong trái tim anh chị em.
Hãy luôn luôn tiến bước như những con cái ánh sáng.
Đây là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu:
Lumina pandere, truyền bá ánh sáng và hãy nói với thế giới về tình yêu của Thiên Chúa.
Sau đó, ngài ban phép lành cho cộng đoàn.
Bên lề cuộc tông du: Bài diễn văn từ biệt đầy cảm hứng của ĐHY Tagle.
Trần Mạnh Trác
12:33 19/01/2015
Cuộc tông du mục vụ tại Phi Luật Tân cuả Đức Thánh Cha chưá đầy cảm hứng cho tới những giây phút cuối cùng.
Đức Thánh Cha đã như bị thôi miên và đôi mắt long lanh ngấn lệ khi nghe Đức Hồng Y Tagle, tổng giám mục Manila noí: "Ngày mai ĐTC sẽ ra đi. Mọi người Phi Luật Tân cũng muốn đi theo ĐTC (ngưng...) - không phải đến Rome - nhưng là đến những vùng ngoại vi (ngưng...)"
Chúng ta biết ĐHY Luis Antonio Gokim Tagle là một vị Hồng Y còn rất trẻ, mới có 58 tuổi, và thường được đồn đoán sôi nổi rằng Ngài là một người Á Châu có thể làm giáo hoàng.
Cũng như ĐTC Phanxicô, ĐHY Tagle vẫn giữ một cuộc sống đơn sơ nghèo khó, từng đi một chiếc xe đạp cũ khi mới lên làm giám mục, thường xử dụng xe buýt và thường mời các người vô gia cư vào ăm cơm trưa với mình.
Ông John L. Allen Jr., một phóng viên cao cấp cuả tờ National Catholic Reporter, mô tả Ngài như là "có một năng khiếu giao tiếp đặc biệt, là một diễn giả được săn lùng bởi các hệ thống truyền thông. Tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec năm 2008, Ngài đã thu hút khán thính giả đến nỗi làm cho toàn bộ cử toạ cuả sân vận động phải rơi nước mắt."
Ngày nay nhờ những phương tiện truyền thông tối tân, chúng ta có thể tham dự những giây phút đặc biệt cuả sự tương ứng giữa hai vị, ĐGH và ĐHY, trong bài điễn văn từ biệt sau đây.
Theo đài Vatican (ở giây phút thứ 1:54:09)
Nội dung bài diễn văn như sau (trong khi nói, ĐHY đã có những thêm thắt và ngưng nghỉ nho nhỏ tuỳ theo hoàn cảnh):
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Nhân danh Tổng Giáo Phận Manila, và những người đã làm việc không mệt mỏi cho chuyến viếng thăm mục vụ cuả ĐTC, và những người Phi Luật Tân mà ĐTC đã củng cố đức tin trong những ngày qua, Chúng con một lần nữa xin nói lời cảm ơn. Chúng con nói "Maraming Salamat po" (Cảm ơn ĐTC nhiều) là để thay mặt cho các trẻ em ngoài đường phố, cho những trẻ mồ côi, người góa bụa, người định cư không chính thức vô gia cư, người lao động, nông dân, ngư dân, người bệnh, người già bị bỏ rơi, các gia đình nạn nhân của những người mất tích, các nạn nhân phân biệt đối xử, bạo lực, lạm dụng, khai thác, buôn bán người, những người lao động nhập cư và gia đình của họ, những người sống sót qua thiên tai và qua các xung đột vũ trang, người Công Giáo ngoài Kitô giáo, (tức là) các tín đồ của các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo, những người cổ động cho hòa bình đặc biệt ở Mindanao và những thụ tạo đang rên rỉ (có ý nói tới những bào thai bị phá bỏ?). Một lần nữa Chúng con xin nói, "Maraming salamat po, Santo Padre."
ĐTC thường kết thúc cuộc gặp gỡ với mọi người bằng một câu nói rằng, "Tôi xin quý vị cầu nguyện cho tôi." Chúng con hứa sẽ cầu nguyện cho ĐTC. Nhưng chúng con cũng muốn đảm bảo với ĐTC rằng Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho ĐTC. Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: "Ta đã cầu nguyện cho con để con được vững mạnh trong đức tin." (Luca 22:32). Thưa Đức Thánh Cha, ĐTC thật là may mắn. Chúa Giêsu cầu nguyện cho ĐTC. Những người Phi Luật Tân yêu quý của ĐTC cũng đang hiệp thông với Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện cho ĐTC lên Đức Chúa Cha.
ĐTC đến Phi Luật Tân cách đây ba ngày. Ngày mai ĐTC sẽ ra đi. Mọi người Phi Luật Tân cũng muốn đi theo ĐTC - không phải đến Rome - nhưng là đến những vùng ngoại vi, đến những khu ổ chuột, những nhà tù, bệnh viện, đến tới thế giới chính trị, tài chính, nghệ thuật, khoa học, văn hóa, giáo dục và truyền thông xã hội. Chúng con sẽ đi đến thế giới để mang tới ánh sáng của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là trung tâm của chuyến thăm mục vụ của ĐTC và là nền tảng của Giáo Hội. Chúng Con sẽ đi tới những nơi mà ánh sáng của Chúa Giê-su đang cần thiết ở đó. Ở đây tại công trường Luneta (Còn gọi là Rizal Park), trên khán đài Qurino này, nơi mà các anh hùng được tôn kính, nơi mà các tổng thống tuyên thệ nhậm chức và các vị giáo hoàng gặp mặt các tín hữu Phi Luật Tân, là nơi cuả những khởi đầu mới, xin hãy xai chúng con đi loan truyền ánh sáng. Vậy trước khi ra đi, Đức Thánh Cha hãy xai chúng con đi loan toả ánh sáng của Chúa Giêsu. Bất cứ nơi nào có ánh sáng của Chúa Giêsu, ĐTC và người Phi Luật Tân sẽ luôn luôn hợp nhất. Mabuhay, Santo Padre! Mabuhay si Kristo! Hãy để cho ánh sáng của Chúa Kitô tỏa sáng!
Video trên còn có thể theo dõi trên hệ thống Rappler như sau:
https://www.youtube.com/watch?v=_9IK4uWSEMY
Những hình ảnh cảm động trong cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và hơn 30 ngàn bạn trẻ
VietCatholic Network
15:25 19/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10:30, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ hơn 30 ngàn bạn trẻ dưới trời mưa tại sân thể thao Đại học Giáo Hoàng thánh Tômaso ở Manila. Ngài mời gọi giới trẻ hãy khóc cảm thông với người nghèo, học yêu thương, dấn thân bảo vệ môi sinh.
Đại học thánh Tômasô là đại học Công Giáo lớn nhất và cổ kính nhất tại Á châu, do các cha dòng Đa Minh Tây Ban Nha, tỉnh dòng Rất Thánh Mân côi, thành lập cách đây hơn 400 năm, tức là ngày 28-4 năm 1611, ban đầu như một học viện của dòng, rồi được nâng lên hàng đại học 34 năm sau đó (1645). Năm 1785, vua Carlo III của Tây Ban Nha chính thức nhìn nhận Đại học thánh Tomaso là Đại học hoàng gia. Thánh Vinh Sơn Nguyễn Hữu Liêm, dòng Đa Minh, tử đạo năm 1773, từng là sinh viên học viện Juan Latran thuộc đại học này, nên ngày nay ở đây có một tượng của thánh nhân và bia kỷ niệm.
Năm 1902, đến lượt Đức Giáo Hoàng Lêô 13 nhìn nhận Đại học thánh Tômaso là Đại học giáo hoàng. Đến năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô 12 nới rộng danh hiệu và gọi đây là Đại Học Công Giáo Phi Luật Tân.
Đại học này có 45 ngàn sinh viên thuộc nhiều khoa và có một nhà thương thuộc phân khoa y khoa nổi tiếng, cùng với một khu đại học xá rộng lớn. Hiện nay có khoảng 40 linh mục dòng Đa Minh Tây Ban Nha và Phi Luật Tân đảm trách Đại học thánh Tômaso.
Khi đến đại học, Đức Thánh Cha đã được vị đại chưởng ấn và giáo sư viện trưởng đón tiếp tại cổng chào gọi là “khải hoàn môn các thế kỷ”. Rồi ngài lần lượt chào thăm các vị lãnh đạo các tôn giáo chính ở Phi Luật Tân: Tin lành, Giáo Hội Phi Luật Tân độc lập, Phật giáo, Do thái, Ấn giáo, Hồi giáo và Chính Thống.
Trời Manila mưa nặng hạt vì ảnh hưởng trận bão nhiệt đới Amang, nên Đức Thánh Cha và mọi người đều mặc áo mưa. Ngài dùng xe tiến sang khu Đại học xá để chào thăm 30 ngàn sinh viên và những người trẻ khác đứng dọc theo các lối đi và sân thể thao của Đại học. Họ nồng nhiệt reo hò, vẫy cờ Phi Luật Tân và cờ Tòa Thánh. Nhiều người hô to: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng con yêu mến ngài”. Hàng ngàn người khác tham dự cuộc gặp gỡ phải đứng ở bên ngoài khuôn viên đại học.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc quá 10 giờ rưỡi sáng dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa, bằng 7 thổ ngữ của Phi Luật Tân, không kể tiếng Anh.
Đức Cha Leopoldo Jancian, dòng Ngôi Lời, Giám Mục giáo phận Bangued trong tư cách là Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Phi Luật Tân về giới trẻ, và một gia đình đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha, trước khi Thánh Giá giới trẻ được rước lên lễ đài.
Cuộc gặp gỡ được tiếp tục với phần trình bày chứng từ của 3 bạn trẻ: một thiếu nữ 12 tuổi là Glyzelle Paloma đã làm Đức Thánh Cha rất xúc động. Glyzelle là một thiếu nữ bụi đời được Hội TKF cứu thoát. Em đã bật khóc vào cuối chứng từ của mình, tiếp đến là một sinh viên đại học, anh Leandro Santos II, thuộc phân khoa luật tại Đại học thánh Tômasô, sống giữa sự tràn ngập các thông tin đủ loại trên internet. Sau khi trình bày chứng từ, anh đã tặng Đức Thánh Cha hộp lớn bằng thủy tinh trong đó chứa hằng trăm những miếng giấy mầu có ghi các tư tưởng của các sinh viên khác. Sau cùng là một thanh niên 29 tuổi, Ricky, vừa tốt nghiệp kỹ sư đã phát minh ra hệ thống đèn điện bằng chai plastic dùng năng lượng mặt trời để thắp sáng ban đêm giúp các nạn nhân cuồng phong Hải Yến.
Trong phần chia sẻ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Các bạn trẻ thân mến, khi cha ứng khẩu nói, cha hay nói bằng tiếng Tây Ban Nha. Đúng không? Vì cha đâu có biết nói tiếng Anh. Cho phép cha nói tiếng Tây Ban Nha nhé? (Vỗ tay. Vâng!). Cám ơn các con nhiều lắm.
Đây là Cha Mark, một thông dịch viên giỏi.
Trước tiên, hôm nay có một tin buồn: Hôm qua khi Thánh Lễ sắp bắt đầu, một mảnh của giàn giáo rơi xuống đã đánh trúng đầu một thiếu nữ làm việc tại khu vực. Và cô ấy đã qua đời. Tên cô ấy là Kristel. Cô ấy làm cho cơ quan chuẩn bị cho chính Thánh Lễ ấy. Cô ấy mới có 27 tuổi, trẻ như các con. Cô làm việc cho một cơ quan gọi là Catholic Relief Service trong tư cách một thiện nguyện viên. Cha muốn tất cả các con, trẻ như cô ấy, cầu nguyện giây lát trong im lặng cùng với cha và chúng ta cầu nguyện với mẹ chúng ta, Đức Bà ở trên trời.
Chúng ta hãy cầu nguyện
[Im lặng]
[Kính mừng Maria… ]
Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cha mẹ cô. Cô ấy là con gái duy nhất. Mẹ cô đang từ Hồng Kông bay về và cha cô lên Manila để chờ.
[Lạy Cha chúng con ở trên trời]
Sau đó, Đức Thánh Cha đã đọc một bản văn bằng tiếng Anh mà ngài đã dọn sẵn:
Quả là một niềm vui đối với cha được ở với các con sáng nay. Cha thân chào mỗi người trong chúng con tự đáy lòng cha, và cha cám ơn tất cả những ai làm cho cuộc gặp gỡ này khả hữu. Trong chuyến viếng thăm Phi Luật Tân của cha, cha muốn gặp người trẻ cách riêng, được lắng nghe và nói chuyện với các con. Cha muốn bày tỏ tình yêu thương và các hy vọng của Giáo Hội đối với các con. Và cha muốn khuyến khích các con, trong tư cách công dân Kitô hữu của xứ sở này, hãy hiến thân một cách say mê và trung thực cho công cuộc canh tân xã hội và giúp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Một cách đặc biệt, cha cám ơn những người trẻ đã dâng lên cha những lời nghinh đón. [kể tên những người trẻ đã lên tiếng] Cám ơn các con rất nhiều.
Và chỉ có một số rất ít đại diện giới nữ nơi chúng con. Quá ít, hỉ?
Giới nữ có nhiều điều để nói với chúng ta về xã hội hôm nay. [Vỗ tay]. Đôi khi chúng ta quá “machistas” (trọng nam khinh nữ) nên không dành chỗ cho nữ giới, nhưng nữ giới có khả năng nhìn sự việc theo một góc cạnh khác với chúng ta, với một con mắt khác. Giới nữ có khả năng đặt những câu hỏi mà nam giới chúng ta không có khả năng hiểu chúng. Hôm nay, hãy nhìn vào sự kiện này. Em gái (Glyzelle) là người duy nhất đặt một câu hỏi mà không có câu trả lời. Và em cũng không thể phát biểu bằng lời, mà đúng hơn bằng nước mắt. Cho nên, khi vị Giáo Hoàng sắp tới mà đến [Manila], thì yêu cầu có nhiều thiếu nữ/phụ nữ hơn về số lượng nghe! [vỗ tay].
Cha cám ơn con, đã tự nói về con một cách mạnh dạn đến thế. Cái nhân trong câu hỏi của con, như cha đã nói, gần như không có câu trả lời. Chỉ khi nào biết khóc cho những sự việc con nói tới, ta mới có khả năng tiến gần việc trả lời cho câu hỏi đó. Tại sao trẻ em chịu đau khổ nhiều đến thế? Tại sao trẻ em chị đau khổ? Khi trái tim có khả năng tự hỏi mình và biết khóc ta mới hiểu được một điều gì đó.
Có một lòng cảm thương thế gian có tính vô dụng. Con đã nói đôi điều về điều ấy. Một lòng cảm thương chỉ dẫn ta tới chỗ cho tay vào túi và bố thí một điều gì đó cho một ai đó, cho người nghèo. Nếu Chúa Kitô chỉ có thứ lòng cảm thương ấy thì hẳn Người sẽ bước qua, chào hỏi vài ba người, rồi tiếp tục bước [về nhà Cha]. Nhưng chỉ khi nào Chúa Kitô khóc và có khả năng khóc, Người mới hiểu cuộc sống ta, hiểu những gì đang xẩy ra trong đời ta.
Các trẻ nữ, trẻ trai, người trẻ thân mến, trong thế giới ngày nay, đang rất thiếu khả năng biết khóc. Người bị hất hủi đang khóc. Những ai bị đẩy ra bên lề đang khóc. Những ai bị vất bỏ đang khóc. Nhưng [những ai trong chúng ta đang sống một cuộc sống ít nhiều không có nhu cầu thì không biết khóc]. Một số thực tại ở trong đời, ta chỉ thấy nhờ những con mắt được thanh tẩy bằng nước mắt.
Cha mời mỗi người chúng con ở đây hãy tự hỏi mình, tôi đã học cách khóc chưa, cách kêu la chưa? [có khi nào tôi thấy một đứa trẻ đói, một đứa trẻ thèm ma túy ở đường phố, một đứa trẻ không nhà, một đứa trẻ bị bỏ rơi, một đứa trẻ bị bạo hành, một đứa trẻ bị xã hội lợi dụng, như một nô lệ chưa?] Bất hạnh một điều, có những người khóc vì họ muốn nhiều hơn. Đây là điều đầu tiên cha muốn nói. Chúng ta hãy học cách khóc, như bé gái đã chứng tỏ với chúng ta [chỉ bé gái đặt câu hỏi]. Chúng ta đừng quên bài học này. Câu hỏi vĩ đại tại sao nhiều trẻ em đến thế chịu đau khổ, bé gái vừa hỏi vừa khóc. Và câu trả lời vĩ đại mà ta có thể đưa ra ngày hôm nay là: ta hãy học, thực sự học cách khóc, cách kêu la.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng, đã khóc. Người khóc khi Người thấy người góa phụ nghèo phải chôn đứa con trai. Và người xúc động đến chẩy nước mắt, đến nỗi cảm thương khi Người thấy nhiều đám đông không có mục tử. Nếu các con không học cách khóc, các con không thể là Kitô hữu tốt.
Đấy là một thách đố. Jun và Glyzelle đã đặt ra thách đố này cho chúng ta hôm nay. Và khi các em đặt ra câu hỏi này với chúng ta, tại sao trẻ em đau khổ, tại sao thảm trạng này hay thảm trạng nọ xẩy ra ở trên đời, câu trả lời của chúng ta một là im lặng hai là một lời nào đó phát xuất từ nước mắt ta. Các con hãy can đảm lên. Đừng sợ phải khóc.
Rồi tới Leandros Santos II và câu hỏi của anh. Anh cũng đặt những câu hỏi. Thế giới thông tin. Ngày nay với quá nhiều phương tiện truyền thông, ta quá tải với thông tin. Và điều ấy có xấu không? Không. Điều ấy tốt và hữu ích. Nhưng có một nguy cơ thực sự khi sống theo lối tích lũy thông tin. Ta có nguy cơ trở thành [những người trẻ bảo tàng viện], có mọi sự nhưng không biết phải làm gì. Chúng ta không cần những người trẻ bảo tàng viện, nhưng ta cần những người trẻ khôn ngoan. Các con hỏi cha, “thưa cha, làm thế nào chúng con trở nên [khôn ngoan]? Đây là một thách đố khác. Thách đố yêu thương.
Môn quan trọng nhất các con phải học ở Đại Học là môn nào? Đâu là môn học quan trọng nhất các con phải học ở đời? Là học cách yêu thương. Đây là thách đố mà đời sống đem lại cho các con. Không chỉ tích lũy thông tin mà không học cách sử dụng nó. Nhưng nhờ tình yêu kia, thông tin này sẽ sinh hoa trái.
Muốn được vậy, Tin Mừng đề nghị với ta một con đường thanh thản và tiến tới. Bằng cách sử dụng 3 ngôn ngữ: ngôn ngữ của trí, ngôn ngữ của tâm và ngôn ngữ của bàn tay. Và ba ngôn ngữ ấy, phải sử dụng chúng một cách hòa hợp. Điều các con nghĩ, các con phải cảm nhận được và đem thực hành thứ thông tin xuất hiện trong trái tim các con và thể hiện nó trong việc làm thực sự. Và làm thế một cách hòa hợp. Hãy nghĩ điều các con cảm nhận và điều các con làm. Cảm nhận điều chúng con nghĩ và làm. Làm điều chúng con nghĩ và cảm nhận. Ba ngôn ngữ.
Các con có thể nhắc lại điều ấy không? Nghĩ, cảm nhận và làm. {Giới trẻ nhắc lại ba lần] Và tất cả những điều ấy một cách hòa hợp.
Tình yêu thực sự là yêu và để các con được yêu.[ Để mình được yêu khó hơn yêu]. Đó là lý do tại sao tiến tới tình yêu hoàn hảo của Thiên Chúa lại khó đến thế. Vì ta có thể yêu Người, nhưng điều quan trọng là để Người yêu thương các con. Tình yêu thực sự là mở lòng mình ra đón nhận tình yêu muốn đến với các con, tình yêu luôn tạo ngạc nhiên nơi ta. Nếu các con chỉ có thông tin, thì yếu tố ngạc nhiên sẽ đội nón ra đi. Tình yêu mở lòng các con cho ngạc nhiên và là ngạc nhiên vì nó giả thiết một cuộc đối thoại giữa hai người, [giữa người yêu và người được yêu]. Và ta nói rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa của ngạc nhiên vì Người luôn yêu ta trước nhất và Người chờ đợi ta với một ngạc nhiên. Thiên Chúa làm ta ngạc nhiên.
Ta hãy để ta được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên. Ta đừng có thứ tâm lý máy vi tính để nghĩ rằng ta biết hết.
Mọi giải đáp đều có trên màn ảnh vi tính, nhưng không có ngạc nhiên thực sự. Trong thách đố yêu thương, Thiên Chúa tự tỏ mình ra qua các ngạc nhiên.
Ta hãy nghĩ tới Thánh Mátthêu, một nhà tài chánh tốt, nhưng ngài làm người khác thất vọng vì đã đánh thuế các công dân của mình, những người Do Thái, để nộp cho người Rôma. Ngài có đầy tiền bạc nhưng vẫn đánh những thứ thuế này. Nhưng rồi Chúa Giêsu đi qua, nhìn ngài, và nói, hãy theo Thầy. Ngài không thể tin được.
Nếu các con có thì giờ, các con hãy đi xem bức tranh Caravaggio vẽ cảnh này. Chúa Giêsu kêu gọi ngài và những người quanh ngài nói: “tên này sao? Hắn phản bội mà? Hắn đâu có tốt”. Và ngài khư khư giữ tiền bạc cho chính ngài. Nhưng sự ngạc nhiên được yêu đã thắng vượt ngài và [ngài theo chân Chúa Giêsu].
Hôm ấy lúc Thánh Mátthêu bỏ nhà ra đi, tạm biệt vợ, ngài không bao giờ nghĩ rằng ngài sẽ trở về mà không có tiền bạc, và lo lắng về việc làm sao có những tiệc tùng lớn, chuẩn bị tiệc tùng cho Đấng đã yêu mình trước, Đấng đã làm Thánh Mátthêu ngạc nhiên với một điều đặc biệt, quan trọng hơn mọi tiền bạc mà Thánh Nhân có.
Các con hãy để Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên. Đừng sợ các ngạc nhiên. Chúng rung chuyển đất dưới chân các con, chúng làm ta không chắc chắn. Nhưng chúng đẩy ta về phía trước, đúng hướng. Tình yêu chân thực dẫn các con tới chỗ khánh kiệt ở trên đời. [thậm chí có nguy cơ trắng tay].
Ta hãy nghĩ tới Thánh Phanxicô. Ngài chết với hai bàn tay trắng, trắng túi, nhưng với một trái tim đầy tràn. Không phải tuổi trẻ bảo tàng viện, mà là tuổi trẻ khôn ngoan. Muốn khôn ngoan, hãy sử dụng ba ngôn ngữ: nghĩ tốt, cảm nhận tốt và làm tốt. Và muốn khôn ngoan, các con hãy để mình được tình yêu Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên. Đấy là một đời sống tốt.
Cám ơn các con.
Và người đến với một kế hoạch tốt để chỉ cho ta thấy phải đi đứng trong đời ra sao là Ricky. Với mọi hoạt động, nhiều phương diện cùng đi với người trẻ. Cám ơn Ricky, về những gì con làm, và các bạn của con. Nhưng Ricky này, cha muốn hỏi con một câu hỏi: con và các bạn con sắp sửa cho đi. Cho sự giúp đỡ. Nhưng các con có để cho mình tiếp nhận không? Ricky, hãy trả lời từ tận cõi lòng con đi.
Trong Tin Mừng, ta vừa nghe, có một câu rất đẹp mà đối với cha quan trọng hơn cả. Tin Mừng nói rằng Người nhìn người thanh niên, Chúa Giêsu nhìn anh ta, và yêu mến anh ta. Khi ta thấy một nhóm bạn hữu, Ricky và các bạn của anh ta, ta yêu mến họ nhiều vì họ làm những điều rất tốt. Nhưng câu quan trọng nhất là câu Chúa Giêsu nói, “con chỉ còn thiếu một điều”.
Ta hãy lắng nghe lời đó của Chúa Giêsu trong thinh lặng. Con chỉ còn thiếu một điều. Con chỉ còn thiếu một điều. Con còn thiếu điều gì? Với tất cả những ai Chúa Giêsu rất thương yêu, cha hỏi các con, các con có để người khác cho các con từ kho lẫm của họ, cho chúng con là những người không có các kho lẫm như thế không? Người Xa Đốc, các tiến sĩ lề luật, thời Chúa Giêsu, đã cho người khác nhiều điều, lề luật, dạy dỗ họ. Nhưng họ không bao giờ để người ta cho họ điều gì. Chúa Giêsu đã phải đến để tự để cho mình cảm được lòng cảm thương, được yêu mến. Có bao nhiêu người trẻ trong chúng con được như thế? Các con biết cách cho đi nhưng các con chưa học cách tiếp nhận. Các con chỉ còn thiếu một điều: [bằng tiếng Anh: trở nên người ăn mày. Trở nên người ăn mày] trở nên người ăn mày. Đó là điều các con còn thiếu. Học cách ăn mày. Và ăn mày những gì người ta cho.
Điều này không dễ hiểu. Học cách ăn mày. Học cách tiếp nhận [từ đức khiêm nhường của những người ta giúp đỡ]. Học cách để người nghèo giảng tin mừng cho ta. Những người ta giúp đỡ. Người tàn tật, người mồ côi. Họ có quá nhiều điều để tặng ta. Tôi đã học cách ăn mày cả những điều đó chưa? Hay tôi chỉ cảm thấy tự mãn, và chỉ sẵn sàng dâng tặng một điều gì đó. Các con cho đi và nghĩ các con chẳng cần điều gì. Các con có biết các con cũng là người nghèo không? Các con có biết cảnh nghèo của các con không và nhu cầu cần tiếp nhận không? Các con có để những người các con phục vụ rao giảng tin mừng cho các con không, chịu để họ ban cho các con không? Và đó là điều giúp các con trưởng thành trong cam kết đối với người khác. Học cách dơ bàn tay ra từ chính sự nghèo nàn của các con.
Cha có một số điểm cha đã soạn sẵn. Học cách yêu và học cách được yêu. Có một thách thức đó là thách thức của sự toàn vẹn.
[bằng tiếng Anh, trở lại với bản văn của ngài:]
Điều này không chỉ vì đất nước các con, hơn nhiều nước khác, vốn là nước bị việc thay đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề.
Có một thách thức, quan tâm môi trường. Và cuối cùng, thách thức người nghèo.
[Trở lại tiếng Tây Ban Nha:]
Yêu người nghèo. [Các giám mục của các con muốn các con chăm sóc người nghèo cách đặc biệt trong năm nay]. Các con có nghĩ tới người nghèo không? Các con có cảm nhận với người nghèo không? Có làm điều gì đó cho người nghèo không? Và các con có yêu cầu người nghèo ban cho các con sự khôn ngoan họ vốn có không?
Đó là điều cha muốn nói với các con hôm nay. Xin lỗi, cha chưa đọc những gì cha đã chuẩn bị cho các con. [Nhưng có một câu làm cha an ủi]: Thực tại tốt hơn ý tưởng. Và thực tại mà [các con đề ra] mà tất cả các con có thì tốt hơn tờ giấy cha có trước mặt.
Cám ơn các con rất nhiều.
Đức Thánh Cha đã về tới Vatican
Đặng Tự Do
19:58 19/01/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Rome sau chuyến tông du kéo dài một tuần của ngài tới Sri Lanka và sau đó là Phi Luật Tân. Ngài đã đến sân bay Ciampino của Roma vào lúc 5:40 chiều thứ Hai. Như thông lệ sau các chuyến tông du quốc tế, ngay sau khi xuống sân bay, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn trước khi trở về Vatican.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã cất cánh từ sân bay Manila trong một chuyến bay gần 15 tiếng đồng hồ vào sáng sớm thứ hai, khi hàng trăm ngàn người Phi Luật Tân xếp hàng trên đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Máy bay đã bay qua không phận Trung quốc, Mông Cổ, Nga, Bạch Nga, Ba Lan, Tiệp, Áo, Slovenia trước khi vào lãnh thổ Ý. Đường bay này dài hơn bình thường để tránh không bay ngang qua Ukraine nơi một chiếc may của hãng hàng không Air Malaysia đã bị bắn rơi hôm 17 tháng Bẩy năm ngoái. Đức Thánh Cha đã gởi điện chào thăm các vị nguyên thủ các quốc gia khi bay ngang bầu trời các nước.
Trong chuyến thăm ba ngày tới quốc gia Công Giáo lớn nhất châu Á, Đức Giáo Hoàng đã chiếm được con tim của người Phi Luật Tân khi ngài đến thăm các thành phố Tacloban và Palo để an ủi các nạn nhân của trận bão Hải Yến xảy ra hồi tháng 11 năm 2013.
Mặc dù thời tiết xấu, mưa nặng hạt, hơn 6 triệu người đã có mặt trong thánh lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng tại Công viên Rizal của thủ đô Manila vào ngày Chúa Nhật 18 tháng Giêng.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã cất cánh từ sân bay Manila trong một chuyến bay gần 15 tiếng đồng hồ vào sáng sớm thứ hai, khi hàng trăm ngàn người Phi Luật Tân xếp hàng trên đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Máy bay đã bay qua không phận Trung quốc, Mông Cổ, Nga, Bạch Nga, Ba Lan, Tiệp, Áo, Slovenia trước khi vào lãnh thổ Ý. Đường bay này dài hơn bình thường để tránh không bay ngang qua Ukraine nơi một chiếc may của hãng hàng không Air Malaysia đã bị bắn rơi hôm 17 tháng Bẩy năm ngoái. Đức Thánh Cha đã gởi điện chào thăm các vị nguyên thủ các quốc gia khi bay ngang bầu trời các nước.
Trong chuyến thăm ba ngày tới quốc gia Công Giáo lớn nhất châu Á, Đức Giáo Hoàng đã chiếm được con tim của người Phi Luật Tân khi ngài đến thăm các thành phố Tacloban và Palo để an ủi các nạn nhân của trận bão Hải Yến xảy ra hồi tháng 11 năm 2013.
Mặc dù thời tiết xấu, mưa nặng hạt, hơn 6 triệu người đã có mặt trong thánh lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng tại Công viên Rizal của thủ đô Manila vào ngày Chúa Nhật 18 tháng Giêng.
Chương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô trong 2 năm tới
Nguyễn Long Thao
20:22 19/01/2015
Thông tấn AFP cho biết trên chuyến bay từ Phi Luật Tân trở về Roma, hôm thứ hai 19/1/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho các ký giả một cuộc họp báo. Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp, Đức Thánh Cha cho biết, Ngài dự định các chuyến tông du trong vòng 2 năm tới như sau.
Về chương trình đi Phi Châu, vào cuối năm 2015 Ngài sẽ đi Uganda và Cộng Hòa Trung Phi (Central African Republic) Theo Ngài, chuyến tông du Phi Châu lẽ ra đã được thực hiện sớm, vào năm 2014 nhưng vì có dịch bệnh Ebola nên chương trình đã bị hoãn lại. Ngài nói tập trung đông người ở một nơi trong lúc có dịch bệnh là điều thiếu trách nhiệm Và việc Ngài đi Phi Châu vào dịp cuối năm nay là để tránh mùa mưa .
Về chương trình tông du Nam Mỹ Châu, Đức Thánh Cha cũng cho biết trong năm nay vào tháng 6 hay tháng 7, Ngài sẽ thăm Ecuador, Bolivia, và Paraguay. Trong hai năm 2016 hay 2017, Đức Thánh Cha có thể thăm Chile, Argentina, Uruguay và Peru. Tưởng cũng nên nhắc lại là vào tháng 9 năm 2015 ĐTC sẽ đến Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha cho các ký giả biết chương trình tông du của Ngài như trên, tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa Thánh , LM Federico Lombardi, đi cùng chuyến bay với ĐTC từ Phi Luật Tân về Rome đã cho các ký giả biết thêm rằng đấy tất cả chỉ là dự phóng, chưa có quyết định dứt khoát nào.
Nguyễn Long Thao
Về chương trình đi Phi Châu, vào cuối năm 2015 Ngài sẽ đi Uganda và Cộng Hòa Trung Phi (Central African Republic) Theo Ngài, chuyến tông du Phi Châu lẽ ra đã được thực hiện sớm, vào năm 2014 nhưng vì có dịch bệnh Ebola nên chương trình đã bị hoãn lại. Ngài nói tập trung đông người ở một nơi trong lúc có dịch bệnh là điều thiếu trách nhiệm Và việc Ngài đi Phi Châu vào dịp cuối năm nay là để tránh mùa mưa .
Về chương trình tông du Nam Mỹ Châu, Đức Thánh Cha cũng cho biết trong năm nay vào tháng 6 hay tháng 7, Ngài sẽ thăm Ecuador, Bolivia, và Paraguay. Trong hai năm 2016 hay 2017, Đức Thánh Cha có thể thăm Chile, Argentina, Uruguay và Peru. Tưởng cũng nên nhắc lại là vào tháng 9 năm 2015 ĐTC sẽ đến Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha cho các ký giả biết chương trình tông du của Ngài như trên, tuy nhiên, phát ngôn viên Tòa Thánh , LM Federico Lombardi, đi cùng chuyến bay với ĐTC từ Phi Luật Tân về Rome đã cho các ký giả biết thêm rằng đấy tất cả chỉ là dự phóng, chưa có quyết định dứt khoát nào.
Nguyễn Long Thao
Chỉ một ngày sau khi đón Đức Thánh Cha, Tổng thống Phi Luật Tân phàn nàn các Giám Mục nước này
Đặng Tự Do
20:44 19/01/2015
Sau khi chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Luật Tân vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua, ngay ngày hôm sau tổng thống Benigno Aquino đã lên tiếng phàn nàn các giám mục Công Giáo nước này với cáo buộc cho rằng các ngài đã chỉ trích vu vơ sự lãnh đạo của ông.
Tổng thống Benigno Aquino đã phàn nàn rằng các Giám Mục Công Giáo đã ít chú ý tới tệ nạn tham nhũng của những tổng thống tiền nhiệm, nhưng "bây giờ dường như các vị ấy nghĩ rằng cách thức để trung thành với đức tin là phải tìm cho ra một cái gì đó để chỉ trích." Ông nói rằng một vị Giám Mục thậm chí đã chỉ trích kiểu tóc của ông.
Cáo buộc này đã được một phóng viên nêu ra với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh trong buổi họp báo chiều thứ Sáu 16 tháng Giêng. Có lẽ, tổng thống muốn khéo léo phàn nàn với Đức Thánh Cha là các Giám Mục nước này đã hành xử quá đáng.
Thực ra, Aquino đã mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo Giáo Hội vì sự thúc đẩy việc ban hành các đạo luật về gia đình từng bị các giám mục Phi Luật Tân phản đối gay gắt.
Tổng thống Benigno Aquino đã phàn nàn rằng các Giám Mục Công Giáo đã ít chú ý tới tệ nạn tham nhũng của những tổng thống tiền nhiệm, nhưng "bây giờ dường như các vị ấy nghĩ rằng cách thức để trung thành với đức tin là phải tìm cho ra một cái gì đó để chỉ trích." Ông nói rằng một vị Giám Mục thậm chí đã chỉ trích kiểu tóc của ông.
Cáo buộc này đã được một phóng viên nêu ra với Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh trong buổi họp báo chiều thứ Sáu 16 tháng Giêng. Có lẽ, tổng thống muốn khéo léo phàn nàn với Đức Thánh Cha là các Giám Mục nước này đã hành xử quá đáng.
Thực ra, Aquino đã mâu thuẫn với các nhà lãnh đạo Giáo Hội vì sự thúc đẩy việc ban hành các đạo luật về gia đình từng bị các giám mục Phi Luật Tân phản đối gay gắt.
Nhận định của hàng giáo phẩm Phi Luật Tân về chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
21:21 19/01/2015
Lúc 9:15 sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Manila để đáp máy bay trở lại Vatican. Hàng trăm ngàn người Phi Luật Tân đã xếp hàng trên đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Tại một cuộc họp báo sau khi máy bay chở Đức Thánh Cha cất cánh, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, nói tất cả mọi người ở Phi Luật Tân "giờ đây ngập tràn lòng hân hoan biết ơn Thiên Chúa" vì chuyến tông du này, và đã được Đức Thánh Cha "thách thức" đối mặt với những vấn đề chẳng hạn như sự bất bình đẳng trong cả nước.
"Các linh mục, tu sĩ, giáo dân, tất cả chúng tôi đã nhận được những thông điệp rất rõ ràng," Đức Hồng Y Tagle nói. "Chúng tôi sẽ kêu gọi tất cả mọi người biến những thông điệp này thành hành động."
Đức Hồng Y nói thêm rằng thông điệp của Đức Thánh Cha về thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là một thông điệp "không chỉ cho các Kitô hữu nhưng cho tất cả mọi người."
Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một thách thức văn hóa là đừng mù quáng chấp nhận mọi sự mới lạ.
"Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng mời gọi chúng ta phải sáng suốt và phải có sự phê phán. Không phải tất cả mọi thứ mới đều đương nhiên là tốt đâu. Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta cần chú ý đến linh đạo Kitô giáo về khả năng phân định. Làm thế nào để chúng ta đắm mình trong thế giới của Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, trong giáo lý của Giáo Hội, và với nguồn mạch sâu xa này đương đầu với những thay đổi trên thế giới?"
Đức Hồng Y Tagle nói rằng khi nói chuyện riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng thường lặp đi lặp lại rằng lòng đạo đức bình dân là một nền tảng vững chắc của các tín hữu Kitô.
Đức Hồng Y Tagle nói:
"Ngài nói rằng chính đức tin đơn sơ là điều giúp cho mọi người sống sót qua những thay đổi trong xã hội".
Đức Giám Mục Mylo Vergara, người đứng đầu Ủy ban Truyền thông của các Giám mục Phi Luật Tân, nói rằng chuyến đi đầy bất ngờ.
"Anh chị em đã chứng kiến là Đức Giáo Hoàng đã không đọc những bài giảng được chuẩn bị sẵn," Đức Cha Vergara nói. Ngài gọi đó là "bài giảng của con tim".
Đức Cha Vergara cũng đề cập đến sự kiện diễn ra hôm thứ Bảy tại Tacloban, khi cơn bão nhiệt đới Amang tràn vào khu vực này.
"Tôi nghĩ đó cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng mặc một chiếc áo mưa khi cử hành thánh lễ".
Trong cuộc họp báo, các Giám Mục cũng khẳng định rằng các vị đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Phi Luật Tân vào năm tới trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Cebu.
Tại một cuộc họp báo sau khi máy bay chở Đức Thánh Cha cất cánh, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, nói tất cả mọi người ở Phi Luật Tân "giờ đây ngập tràn lòng hân hoan biết ơn Thiên Chúa" vì chuyến tông du này, và đã được Đức Thánh Cha "thách thức" đối mặt với những vấn đề chẳng hạn như sự bất bình đẳng trong cả nước.
"Các linh mục, tu sĩ, giáo dân, tất cả chúng tôi đã nhận được những thông điệp rất rõ ràng," Đức Hồng Y Tagle nói. "Chúng tôi sẽ kêu gọi tất cả mọi người biến những thông điệp này thành hành động."
Đức Hồng Y nói thêm rằng thông điệp của Đức Thánh Cha về thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là một thông điệp "không chỉ cho các Kitô hữu nhưng cho tất cả mọi người."
Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một thách thức văn hóa là đừng mù quáng chấp nhận mọi sự mới lạ.
"Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng mời gọi chúng ta phải sáng suốt và phải có sự phê phán. Không phải tất cả mọi thứ mới đều đương nhiên là tốt đâu. Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta cần chú ý đến linh đạo Kitô giáo về khả năng phân định. Làm thế nào để chúng ta đắm mình trong thế giới của Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, trong giáo lý của Giáo Hội, và với nguồn mạch sâu xa này đương đầu với những thay đổi trên thế giới?"
Đức Hồng Y Tagle nói rằng khi nói chuyện riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng thường lặp đi lặp lại rằng lòng đạo đức bình dân là một nền tảng vững chắc của các tín hữu Kitô.
Đức Hồng Y Tagle nói:
"Ngài nói rằng chính đức tin đơn sơ là điều giúp cho mọi người sống sót qua những thay đổi trong xã hội".
Đức Giám Mục Mylo Vergara, người đứng đầu Ủy ban Truyền thông của các Giám mục Phi Luật Tân, nói rằng chuyến đi đầy bất ngờ.
"Anh chị em đã chứng kiến là Đức Giáo Hoàng đã không đọc những bài giảng được chuẩn bị sẵn," Đức Cha Vergara nói. Ngài gọi đó là "bài giảng của con tim".
Đức Cha Vergara cũng đề cập đến sự kiện diễn ra hôm thứ Bảy tại Tacloban, khi cơn bão nhiệt đới Amang tràn vào khu vực này.
"Tôi nghĩ đó cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng mặc một chiếc áo mưa khi cử hành thánh lễ".
Trong cuộc họp báo, các Giám Mục cũng khẳng định rằng các vị đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Phi Luật Tân vào năm tới trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Cebu.
Nhận định của Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
23:40 19/01/2015
Sau thánh lễ chiều Chúa Nhật 18 tháng Giêng tại công viên Rizal của thủ đô Manila, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo dành cho các ký giả tường thuật chuyến tông du Phi Luật Tân của Đức Thánh Cha về tác động của chuyến đi này.
Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Phi Luật Tân có một cảm xúc tôn giáo rất mạnh.
Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là điều người dân ở đây hiểu rất rõ. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói với họ rằng họ cũng phải đi xa hơn tình cảm để vươn tới một sự hoán cải thực sự và sau đó chuyển thành hành động, giống như Đức Giáo Hoàng giải thích với những người trẻ ở Manila rằng họ phải "cảm nhận, suy nghĩ và hành động".
Cha Lombardi cũng nói đến sự bất bình đẳng đầy tai tiếng ở Phi Luật Tân mà, theo quan điểm của Đức Giáo Hoàng, là "một cái gì đó phải được được giải quyết với một quyết tâm". Nhận định này của Cha Federico Lombardi có lẽ là để trả lời những phàn nàn của các Giám Mục Phi Luật Tân với đường lối lãnh đạo của tổng thống Aquino. Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng và ngài mong muốn rằng Giáo Hội có thể đề cao tầm nhìn này để giúp xã hội thay đổi. Chuyến đi này, theo đánh giá của cha Lombardi, là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc về các khả năng Giáo Hội có thể giúp thay đổi đời sống xã hội, nhưng đó cũng chính là một thách đố đối với Giáo Hội và dân Chúa.
Khi được hỏi về những tác động của cuộc tông du này lên chính Đức Giáo Hoàng, cha Lombardi trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người rất chú ý đến đối thoại, đến cả tiếp nhận lẫn trao ra. Ngài đặc biệt nhắc đến những lời Đức Hồng Y Bergoglio nói ngay tại thời điểm ngài được bầu làm Giáo Hoàng rằng ngài phải đến châu Á, là nơi đã không có một chuyến tông du chính thức nào trong hai thập kỷ qua. Trong chuyến đi tới ba nước châu Á khác nhau, Cha Lombardi cho biết, Đức Giáo Hoàng đã cảm nhận được "sự kỳ vọng rất lớn" của người dân và hiểu được sự cần thiết phải tập trung vào việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa này.
Trong khi người dân đã thể hiện một sự quan tâm rất lớn đến những thông điệp của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi bày tỏ mong muốn rằng giới cầm quyền cũng nên đón nhận những thông điệp này vào tâm hồn mình.
Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Phi Luật Tân có một cảm xúc tôn giáo rất mạnh.
Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là điều người dân ở đây hiểu rất rõ. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói với họ rằng họ cũng phải đi xa hơn tình cảm để vươn tới một sự hoán cải thực sự và sau đó chuyển thành hành động, giống như Đức Giáo Hoàng giải thích với những người trẻ ở Manila rằng họ phải "cảm nhận, suy nghĩ và hành động".
Cha Lombardi cũng nói đến sự bất bình đẳng đầy tai tiếng ở Phi Luật Tân mà, theo quan điểm của Đức Giáo Hoàng, là "một cái gì đó phải được được giải quyết với một quyết tâm". Nhận định này của Cha Federico Lombardi có lẽ là để trả lời những phàn nàn của các Giám Mục Phi Luật Tân với đường lối lãnh đạo của tổng thống Aquino. Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng và ngài mong muốn rằng Giáo Hội có thể đề cao tầm nhìn này để giúp xã hội thay đổi. Chuyến đi này, theo đánh giá của cha Lombardi, là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc về các khả năng Giáo Hội có thể giúp thay đổi đời sống xã hội, nhưng đó cũng chính là một thách đố đối với Giáo Hội và dân Chúa.
Khi được hỏi về những tác động của cuộc tông du này lên chính Đức Giáo Hoàng, cha Lombardi trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người rất chú ý đến đối thoại, đến cả tiếp nhận lẫn trao ra. Ngài đặc biệt nhắc đến những lời Đức Hồng Y Bergoglio nói ngay tại thời điểm ngài được bầu làm Giáo Hoàng rằng ngài phải đến châu Á, là nơi đã không có một chuyến tông du chính thức nào trong hai thập kỷ qua. Trong chuyến đi tới ba nước châu Á khác nhau, Cha Lombardi cho biết, Đức Giáo Hoàng đã cảm nhận được "sự kỳ vọng rất lớn" của người dân và hiểu được sự cần thiết phải tập trung vào việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa này.
Trong khi người dân đã thể hiện một sự quan tâm rất lớn đến những thông điệp của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi bày tỏ mong muốn rằng giới cầm quyền cũng nên đón nhận những thông điệp này vào tâm hồn mình.
Top Stories
Inde: «Le monde doit réagir face au danger hindouiste»
Eglises d'Asie
10:39 19/01/2015
Dans un article en hindi, publié le 3 janvier sur le site de Radio Veritas, John Dayal met en garde la communauté internationale contre le projet « en cours d'exécution » des extrémistes hindous consistant à recréer une « Inde sans les chrétiens ni les musulmans ».
Ce texte est paru en pleine controverse sur les « conversions de masse » menées par les hindouistes dans plusieurs Etats de l'Inde au moment de Noël (1).
John Dayal est le secrétaire général de l'All India Christian Council et membre du Conseil pour l'Intégration Nationale au sein du gouvernement indien.
Le 18 Décembre dernier, lors de la journée nationale pour les minorités, Rajeshwar Singh, qui est à la tête du Dharma Jagran Manch [« Forum d'éveil à la foi »] a déclaré sur les chaînes d'information de la télévision nationale que son organisation s'était fixé jusqu'à 2021 pour « nettoyer l'Inde des étrangers musulmans et chrétiens ».
Quant à un autre groupe hindouiste, il a déclaré récemment que les chrétiens devaient être bannis des régions de l'Himalaya, dont les montagnes sont sacrées pour les hindous. Ces discours de haine se répandent comme des virus sur les réseaux sociaux et sont répercutés ensuite par les principaux journaux à travers le pays.
Le gouvernement indien n'a cependant pas fait part d'une quelconque intention de poursuivre Rajeshwar Singh au titre des très strictes lois indiennes concernant l'incitation à la haine religieuse …
Jusqu'à présent, ces lois ont plutôt été largement utilisées à l'encontre des pasteurs chrétiens, et ces derniers mois, des jeunes musulmans déversant leur colère envers le gouvernement sur Facebook.
En revanche, les membres du Conseil des ministres et les représentants du Bharatiya Janata Party (BJP), qui est à la tête de l'Etat indien, ont manifesté clairement leur soutien au Sangh Parivar.
Le [Sangh] Parivar est la grande et omniprésente famille d'organisations militantes hindoues [gravitant autour] du Rashtriya Swayamsewak Sangh (RSS) ces deux dernières décennies. Le Dharma Jagran Manch, le Bajrang Dal et le puissant Vishwa Hindu Parishad (VHP) dont les membres sont connus pour leur grande violence et agressivité, comptent parmi ses groupes les plus importants.
Les analystes politiques disent qu'il serait erroné de penser que sous le gouvernement de Narendra Modi, le RSS aurait réorienté ses objectifs. Bien au contraire, à chaque fois que le BJP prend le pouvoir, ses idéologues s'enhardissent.
Atal Behari Vajpayee, qui fut le premier membre du BJP à occuper le poste de Premier ministre de l'Inde, était au pouvoir lorsqu'eut lieu l'une des plus importantes attaques contre les chrétiens. Plus de 30 églises furent détruites dans les villages du district de Dangs au Gujarat, la nuit de Noël 1998.
Graham Staines, un travailleur humanitaire australien qui venait en aide aux lépreux, ainsi que son fils, ont été brûlés vifs en janvier 1999, et le prêtre catholique George Kuzhikandam a été assassiné à Mathura, non loin de Delhi, dans son église, en juin 2000.
Quant à la violence qui s'est déchaînée la nuit de Noël en 2007 au Kandhamal en Orissa, et qui annonçait le pogrom de 2008, elle a eu lieu alors que le BJP était à la tête du gouvernement de coalition de l'Etat.
Modi n'a jamais fait mystère de son côté, du fait qu'il avait été un leader du RSS et il continue d'ailleurs d'en professer ouvertement l'idélogie.
Les groupes affiliés au RSS ont lancé une campagne pour convertir les chrétiens et musulmans pauvres à l'hindouisme, campagne qu'ils ont appelée Ghar Wapsi, soit « le retour à la maison ». Ils prétendent que chaque indien est en réalité un hindou, et que les chrétiens comme les musulmans le sont devenus par « égarement » ou après avoir été soudoyés par les missionnaires (2).
Chacun à leur tour, les mouvements du Sangh [Parivar] ont rassemblé des fonds pour pratiquer le Ghar Wapsi, offrant 500 000 roupies [soit 7 euros environ ] à chaque musulman et 200 000 roupies pour chaque chrétien. Ces différences de primes s'expliqueraient par le fait qu'ils considèreraient les musulmans comme plus difficiles à convertir.
Dans l'Etat central du Chhattisgarh, où il y a plusieurs mois des groupes radicaux ont incité des villages entiers à chasser les pasteurs chrétiens et à interdire toute célébration religieuse autre que celle de l'hindouisme, ce sont les école catholiques aujourd'hui qui sont devenues les nouvelles cibles.
Dans la région tribale de Bastar, les écoles chrétiennes sont sommées d'ériger des statues de la déesse de la connaisance Saraswati. Quant aux prêtres dirigeant ces institutions, ils ne doivent plus se faire appeler « Pères » mais Pracharya (professeur) par les étudiants non-chrétiens.
Des pasteurs protestants sont passés à tabac; des "églises domestiques" sont attaquées de façon presque systématique, avec l'aide et la participation active de la police. Le Père Noël, bien entendu, a été interdit. Il n'est pas besoin de préciser que cet Etat est gouverné par le BJP depuis 12 ans.
Le Sangh Parivar dirige plus de 57 000 écoles soumises à son idéologie, dans des villages répartis dans plusieurs Etats, et tout particulièrement dans les zones habitées par des aborigènes (« tribals ») ou des dalits, ce qui lui permet d'avoir à sa disposition immédiate des groupes entiers de jeunes avec leurs parents, prêts à exécuter ses ordres.
La réponse du BJP [ à la déclaration du Sangh Parivar] a été de suggérer que cette « deadline » de 2021 pour un nettoyage religieux était la conséquence prévilisble des prêches enflammés des imams musulmans à la télévisionainsi que des campagnes occidentales visant à répandre le christianisme.
Venkiah Naidu, ancien président du BJP et ministre du gouvernement, a demandé à ce que soit votées des lois anti-conversions au plan national. Ces lois, qui existent déjà dans six États, attendent dans deux autres d'être validées par l'exécutif pour être définitivement adoptées. Ce n'est qu'une question de mois avant qu'elles ne deviennent effectives et elles ont déjà suscité de nombreuses violences interreligieuses.
Les rapporteurs spéciaux des Nations Unies pour la liberté religieuse ont dénoncé ces lois comme portant atteinte aux droits fondamentaux de la liberté de religion et de croyance tels qu'énoncés dans la Déclaration des droits de l'homme, lesquels constituent de plus, une partie importante de la Constitution indienne.
La ministre fédérale de l'éducation et ancienne actrice de télévision, Smriti Boman Irani, a demandé quant à elle, la révision des manuels scolaires, en particulier ceux consacrés à l'histoire, afin d'y introduire les plus anciennes traditions indiennes dont les textes sacrés hindous.
Différents conseils au sein du ministère sont désormais présidés par des sommités convaincues par les thèses selon lesquelles l'Inde est à la source de toutes les connaissances du monde. Le BJP, comme cette ministre, estiment que les textes sacrés hindous sont une source - remontant à 5 000 ans -, de connaissances sur des sujets aussi variés que la chirurgie plastique, l'aviation, l'armement nucléaire et la science génétique.
Le gouvernement a émis une ordonnance le mois dernier, édictant que le jour de Noël serait désormais appelé « Jour de la Gouvernance ("Good Governance Day") afin de célébrer - non pas l'anniversaire de la naissance de Jesus -, mais de celle de l'ancien Premier ministre BJP Vajpayee, qui est actuellement gravement malade et n'a pas reparu en public depuis des années.
[ En ce jour spécial], les établissements d'enseignement – qu'il s'agisse des écoles ou des universités, devaient rester ouvertes et organiser des programmes sociaux pour les étudiants. Et Noël ne devait plus être un jour férié.
Face au tollé [que cette ordonnance a déclanché], de la part de l'Eglise comme de l'ensemble de la société civile, un violent affrontement au Parlement – dont la Chambre haute où Modi n'a pas encore la majorité -, a forcé le gouvernement à annuler le décret en question.
Noël reste donc un jour férié, mais les programmes et les activités « éducatives » sont maintenus, avec obligation pour les directeurs d'établissements et les fonctionnaires de rendre compte de l'exécution des consignes.
Musulmans et chrétiens ont désormais l'impression d'avoir le cou étroitement enserré dans un nœud coulant, que ce soit dans les villages ou les petites villes où règnent les cadres du Sangh avec la complicité de la police, ou dans l'ensemble du pays, où les Etats locaux comme le gouvernement central semblent encourager les campagnes de haine et de violence..
Mais pour la société civile, la vraie menace est celle qui vise la constitution de l'Inde, laquelle avait su évoluer comme une immense charte démocratique, protègeant les centaines de cultures, de langues, de races et de confessions du pays. Mais les trop nombreux membres du Sangh présents à des postes-clés ont désormais affirmé que la Constitution n'était qu'un héritage de la Grande-Bretagne et qu'elle n'avait aucune place dans l'Hindu Rastra, la "Terre des hindous".
Voilà quelque chose de véritablement inquiétant. Et qui ne doit pas inquiéter que les minorités religieuses en Inde, mais bien le monde tout entier. (eda/msb)
(1) Les menaces des hindouistes d'organiser plusieurs ghar vapsi ou « reconversions » de musulmans et chrétiens à l'hindouisme le 25 décembre 2014, ont été menées à exécution pour la plupart d'entre elles. A New Delhi, plusieurs milliers de personnes ont assisté au rassemblement de l'Arya Samaj, où ont eu lieu de nombreuses conversions. Au Kerala, plus d'une quarantaine de familles majoritairement chrétiennes, ont embrassé l'hindouisme le jour de Noël, lors de cérémonies organisées par le VHP.
Si dans certains Etats, un important dispositif de sécurité avait été mis en place afin d'empêcher l'organisation des Ghar Vapsi à Noël, il n'a généralement suffit qu'à retarder de quelques jours les « reconversions » prévues. C'est le cas de la ville d'Aligarh en Uttar Pradesh, où le Dharam Jagran Manch (DJM), groupe affilié au RSS, a improvisé plusieurs cérémonies de « reconversions » les jours qui ont suivi le 25 décembre, celui de la Nativité ayant été placé sous haute surveillance par les autorités qui avaient interdit « tout rassemblement de plus de 4 personnes » et posté des policiers devant chaque église. De nombreux incidents similaires ont été rapportés pour toute la période allant du 10 au 31 décembre 2014, dans les Etats du Gujarat, du Karnataka, du Telangana, de l'Andhra Pradesh, du Kerala, de Goa, et du Penjab où notamment des « reconversions » de plusieurs centaines de catholiques au sikhisme ont été enregistrés. NDLR.
(2) L'article de John Daal, à sa parution, a engendré une foule de commentaires très agressifs de la part d'internautes hindous, accusant les chrétiens d'avoir « converti de force » les indiens pendant des siècles et de « devoir en subir maintenant les conséquences ». Un certain Bharani Komandur affirme ainsi que « les Eglises occidentales ont toutes donné de l'argent et d'autres avantages pour obtenir des conversions », tandis qu'un autre commentateur explique quant à lui que « tous les prétendus chrétiens et musulmans étaient hindous auparavant » et font aujourd'hui leur « 'retour à la maison' dans la joie », après avoir échappé aux « cultes étrangers vicieux et barbares ». NDLR
Copyright Légende photo: Image tirée du site pro-hindou « struggle for hindu existence » http://hinduexistence.org/
(Source: Eglises d'Asie, le 19 janvier 2015)
John Dayal est le secrétaire général de l'All India Christian Council et membre du Conseil pour l'Intégration Nationale au sein du gouvernement indien.
Le 18 Décembre dernier, lors de la journée nationale pour les minorités, Rajeshwar Singh, qui est à la tête du Dharma Jagran Manch [« Forum d'éveil à la foi »] a déclaré sur les chaînes d'information de la télévision nationale que son organisation s'était fixé jusqu'à 2021 pour « nettoyer l'Inde des étrangers musulmans et chrétiens ».
Quant à un autre groupe hindouiste, il a déclaré récemment que les chrétiens devaient être bannis des régions de l'Himalaya, dont les montagnes sont sacrées pour les hindous. Ces discours de haine se répandent comme des virus sur les réseaux sociaux et sont répercutés ensuite par les principaux journaux à travers le pays.
Le gouvernement indien n'a cependant pas fait part d'une quelconque intention de poursuivre Rajeshwar Singh au titre des très strictes lois indiennes concernant l'incitation à la haine religieuse …
Jusqu'à présent, ces lois ont plutôt été largement utilisées à l'encontre des pasteurs chrétiens, et ces derniers mois, des jeunes musulmans déversant leur colère envers le gouvernement sur Facebook.
En revanche, les membres du Conseil des ministres et les représentants du Bharatiya Janata Party (BJP), qui est à la tête de l'Etat indien, ont manifesté clairement leur soutien au Sangh Parivar.
Le [Sangh] Parivar est la grande et omniprésente famille d'organisations militantes hindoues [gravitant autour] du Rashtriya Swayamsewak Sangh (RSS) ces deux dernières décennies. Le Dharma Jagran Manch, le Bajrang Dal et le puissant Vishwa Hindu Parishad (VHP) dont les membres sont connus pour leur grande violence et agressivité, comptent parmi ses groupes les plus importants.
Les analystes politiques disent qu'il serait erroné de penser que sous le gouvernement de Narendra Modi, le RSS aurait réorienté ses objectifs. Bien au contraire, à chaque fois que le BJP prend le pouvoir, ses idéologues s'enhardissent.
Atal Behari Vajpayee, qui fut le premier membre du BJP à occuper le poste de Premier ministre de l'Inde, était au pouvoir lorsqu'eut lieu l'une des plus importantes attaques contre les chrétiens. Plus de 30 églises furent détruites dans les villages du district de Dangs au Gujarat, la nuit de Noël 1998.
Graham Staines, un travailleur humanitaire australien qui venait en aide aux lépreux, ainsi que son fils, ont été brûlés vifs en janvier 1999, et le prêtre catholique George Kuzhikandam a été assassiné à Mathura, non loin de Delhi, dans son église, en juin 2000.
Quant à la violence qui s'est déchaînée la nuit de Noël en 2007 au Kandhamal en Orissa, et qui annonçait le pogrom de 2008, elle a eu lieu alors que le BJP était à la tête du gouvernement de coalition de l'Etat.
Modi n'a jamais fait mystère de son côté, du fait qu'il avait été un leader du RSS et il continue d'ailleurs d'en professer ouvertement l'idélogie.
Les groupes affiliés au RSS ont lancé une campagne pour convertir les chrétiens et musulmans pauvres à l'hindouisme, campagne qu'ils ont appelée Ghar Wapsi, soit « le retour à la maison ». Ils prétendent que chaque indien est en réalité un hindou, et que les chrétiens comme les musulmans le sont devenus par « égarement » ou après avoir été soudoyés par les missionnaires (2).
Chacun à leur tour, les mouvements du Sangh [Parivar] ont rassemblé des fonds pour pratiquer le Ghar Wapsi, offrant 500 000 roupies [soit 7 euros environ ] à chaque musulman et 200 000 roupies pour chaque chrétien. Ces différences de primes s'expliqueraient par le fait qu'ils considèreraient les musulmans comme plus difficiles à convertir.
Dans l'Etat central du Chhattisgarh, où il y a plusieurs mois des groupes radicaux ont incité des villages entiers à chasser les pasteurs chrétiens et à interdire toute célébration religieuse autre que celle de l'hindouisme, ce sont les école catholiques aujourd'hui qui sont devenues les nouvelles cibles.
Dans la région tribale de Bastar, les écoles chrétiennes sont sommées d'ériger des statues de la déesse de la connaisance Saraswati. Quant aux prêtres dirigeant ces institutions, ils ne doivent plus se faire appeler « Pères » mais Pracharya (professeur) par les étudiants non-chrétiens.
Des pasteurs protestants sont passés à tabac; des "églises domestiques" sont attaquées de façon presque systématique, avec l'aide et la participation active de la police. Le Père Noël, bien entendu, a été interdit. Il n'est pas besoin de préciser que cet Etat est gouverné par le BJP depuis 12 ans.
Le Sangh Parivar dirige plus de 57 000 écoles soumises à son idéologie, dans des villages répartis dans plusieurs Etats, et tout particulièrement dans les zones habitées par des aborigènes (« tribals ») ou des dalits, ce qui lui permet d'avoir à sa disposition immédiate des groupes entiers de jeunes avec leurs parents, prêts à exécuter ses ordres.
La réponse du BJP [ à la déclaration du Sangh Parivar] a été de suggérer que cette « deadline » de 2021 pour un nettoyage religieux était la conséquence prévilisble des prêches enflammés des imams musulmans à la télévisionainsi que des campagnes occidentales visant à répandre le christianisme.
Venkiah Naidu, ancien président du BJP et ministre du gouvernement, a demandé à ce que soit votées des lois anti-conversions au plan national. Ces lois, qui existent déjà dans six États, attendent dans deux autres d'être validées par l'exécutif pour être définitivement adoptées. Ce n'est qu'une question de mois avant qu'elles ne deviennent effectives et elles ont déjà suscité de nombreuses violences interreligieuses.
Les rapporteurs spéciaux des Nations Unies pour la liberté religieuse ont dénoncé ces lois comme portant atteinte aux droits fondamentaux de la liberté de religion et de croyance tels qu'énoncés dans la Déclaration des droits de l'homme, lesquels constituent de plus, une partie importante de la Constitution indienne.
La ministre fédérale de l'éducation et ancienne actrice de télévision, Smriti Boman Irani, a demandé quant à elle, la révision des manuels scolaires, en particulier ceux consacrés à l'histoire, afin d'y introduire les plus anciennes traditions indiennes dont les textes sacrés hindous.
Différents conseils au sein du ministère sont désormais présidés par des sommités convaincues par les thèses selon lesquelles l'Inde est à la source de toutes les connaissances du monde. Le BJP, comme cette ministre, estiment que les textes sacrés hindous sont une source - remontant à 5 000 ans -, de connaissances sur des sujets aussi variés que la chirurgie plastique, l'aviation, l'armement nucléaire et la science génétique.
Le gouvernement a émis une ordonnance le mois dernier, édictant que le jour de Noël serait désormais appelé « Jour de la Gouvernance ("Good Governance Day") afin de célébrer - non pas l'anniversaire de la naissance de Jesus -, mais de celle de l'ancien Premier ministre BJP Vajpayee, qui est actuellement gravement malade et n'a pas reparu en public depuis des années.
[ En ce jour spécial], les établissements d'enseignement – qu'il s'agisse des écoles ou des universités, devaient rester ouvertes et organiser des programmes sociaux pour les étudiants. Et Noël ne devait plus être un jour férié.
Face au tollé [que cette ordonnance a déclanché], de la part de l'Eglise comme de l'ensemble de la société civile, un violent affrontement au Parlement – dont la Chambre haute où Modi n'a pas encore la majorité -, a forcé le gouvernement à annuler le décret en question.
Noël reste donc un jour férié, mais les programmes et les activités « éducatives » sont maintenus, avec obligation pour les directeurs d'établissements et les fonctionnaires de rendre compte de l'exécution des consignes.
Musulmans et chrétiens ont désormais l'impression d'avoir le cou étroitement enserré dans un nœud coulant, que ce soit dans les villages ou les petites villes où règnent les cadres du Sangh avec la complicité de la police, ou dans l'ensemble du pays, où les Etats locaux comme le gouvernement central semblent encourager les campagnes de haine et de violence..
Mais pour la société civile, la vraie menace est celle qui vise la constitution de l'Inde, laquelle avait su évoluer comme une immense charte démocratique, protègeant les centaines de cultures, de langues, de races et de confessions du pays. Mais les trop nombreux membres du Sangh présents à des postes-clés ont désormais affirmé que la Constitution n'était qu'un héritage de la Grande-Bretagne et qu'elle n'avait aucune place dans l'Hindu Rastra, la "Terre des hindous".
Voilà quelque chose de véritablement inquiétant. Et qui ne doit pas inquiéter que les minorités religieuses en Inde, mais bien le monde tout entier. (eda/msb)
(1) Les menaces des hindouistes d'organiser plusieurs ghar vapsi ou « reconversions » de musulmans et chrétiens à l'hindouisme le 25 décembre 2014, ont été menées à exécution pour la plupart d'entre elles. A New Delhi, plusieurs milliers de personnes ont assisté au rassemblement de l'Arya Samaj, où ont eu lieu de nombreuses conversions. Au Kerala, plus d'une quarantaine de familles majoritairement chrétiennes, ont embrassé l'hindouisme le jour de Noël, lors de cérémonies organisées par le VHP.
Si dans certains Etats, un important dispositif de sécurité avait été mis en place afin d'empêcher l'organisation des Ghar Vapsi à Noël, il n'a généralement suffit qu'à retarder de quelques jours les « reconversions » prévues. C'est le cas de la ville d'Aligarh en Uttar Pradesh, où le Dharam Jagran Manch (DJM), groupe affilié au RSS, a improvisé plusieurs cérémonies de « reconversions » les jours qui ont suivi le 25 décembre, celui de la Nativité ayant été placé sous haute surveillance par les autorités qui avaient interdit « tout rassemblement de plus de 4 personnes » et posté des policiers devant chaque église. De nombreux incidents similaires ont été rapportés pour toute la période allant du 10 au 31 décembre 2014, dans les Etats du Gujarat, du Karnataka, du Telangana, de l'Andhra Pradesh, du Kerala, de Goa, et du Penjab où notamment des « reconversions » de plusieurs centaines de catholiques au sikhisme ont été enregistrés. NDLR.
(2) L'article de John Daal, à sa parution, a engendré une foule de commentaires très agressifs de la part d'internautes hindous, accusant les chrétiens d'avoir « converti de force » les indiens pendant des siècles et de « devoir en subir maintenant les conséquences ». Un certain Bharani Komandur affirme ainsi que « les Eglises occidentales ont toutes donné de l'argent et d'autres avantages pour obtenir des conversions », tandis qu'un autre commentateur explique quant à lui que « tous les prétendus chrétiens et musulmans étaient hindous auparavant » et font aujourd'hui leur « 'retour à la maison' dans la joie », après avoir échappé aux « cultes étrangers vicieux et barbares ». NDLR
Copyright Légende photo: Image tirée du site pro-hindou « struggle for hindu existence » http://hinduexistence.org/
(Source: Eglises d'Asie, le 19 janvier 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh: Khối Thỉnh Sinh và Tiền Tập Viện tĩnh tâm quý I.
Đa Minh Bắc Ninh
11:13 19/01/2015
Hội dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh: Khối Thỉnh Sinh và Tiền Tập Viện tĩnh tâm quý I.
Tu viện Xuân Hòa, ngày 17-18/01/2015: dưới sự hướng dẫn của cha giảng phòng Phê-rô Nguyễn Văn Thủy, OP và quý dì giáo, hơn 40 chị em Thỉnh Sinh và Tiền Tập Viện bước vào hai ngày tĩnh tâm quý I – khởi đầu cho một năm dương lịch 2015.
Xem Hình
Buổi sáng ngày 18 tháng Giêng, cha Phê-rô đã chia sẻ với chị em sứ điệp của Đức Thánh Cha trong năm Thánh Hiến. Cha giảng phòng đã đi theo ba hạng từ: niềm vui, thao thức, ký ức để giúp chị em khám phá và tìm lại chính mình trong những bước chập chững của đời dâng hiến.
Vào buổi tối ngày 17/01, chị em cùng quây quần bên nhau, bên cạnh Chúa Giê-su Thánh Thể để tạ lỗi, xin ơn và đưa ra những quyết tâm cho chặng đường phía trước. Sau đó, chị em cùng nhau đốt tờ hoa thiêng là những ghi chép, cam kết thiêng liêng của bản thân với Chúa.
Dì giáo Thỉnh sinh Maria Đinh Thị Nhiễm, OP cho biết: “Trong 40 em tĩnh tâm quý I này, số tiền tập sinh là 6 chị em, thỉnh sinh nội trú là 24 và sinh viên ngoại trú là 12”.
Tĩnh tâm là một hoạt động hàng tháng của Hội Dòng cũng như từng khối đào tạo. Tĩnh tâm quý là thời gian để chị em Thỉnh sinh ngoại trú trở về nhà dòng và sinh hoạt tại Tu viện.
Dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh là một Hội Dòng non trẻ, được chính thức thành lập vào ngày 01/01/2013 với tước hiệu Maria Thánh Mẫu Thiên Chúa. Tu Viện Trung Ương của Hội Dòng đặt tại giáo xứ Xuân Hòa, giáo phận Bắc Ninh (thuộc thôn Xuân Hòa, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
“Với bao khó khăn về vật chất và nhân sự, Hội Dòng đã và đang lớn dần trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Cha Tổ phụ Đa Minh. Mong sao, Hội Dòng sẽ phát triển hơn nữa giữa lòng giáo phận Mẹ Bắc Ninh nhờ thân cây vững chãi và mầm non đang sống dậy”, dì giáo Maria chia sẻ.
TT Hội Dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh.
Tu viện Xuân Hòa, ngày 17-18/01/2015: dưới sự hướng dẫn của cha giảng phòng Phê-rô Nguyễn Văn Thủy, OP và quý dì giáo, hơn 40 chị em Thỉnh Sinh và Tiền Tập Viện bước vào hai ngày tĩnh tâm quý I – khởi đầu cho một năm dương lịch 2015.
Xem Hình
Buổi sáng ngày 18 tháng Giêng, cha Phê-rô đã chia sẻ với chị em sứ điệp của Đức Thánh Cha trong năm Thánh Hiến. Cha giảng phòng đã đi theo ba hạng từ: niềm vui, thao thức, ký ức để giúp chị em khám phá và tìm lại chính mình trong những bước chập chững của đời dâng hiến.
Vào buổi tối ngày 17/01, chị em cùng quây quần bên nhau, bên cạnh Chúa Giê-su Thánh Thể để tạ lỗi, xin ơn và đưa ra những quyết tâm cho chặng đường phía trước. Sau đó, chị em cùng nhau đốt tờ hoa thiêng là những ghi chép, cam kết thiêng liêng của bản thân với Chúa.
Dì giáo Thỉnh sinh Maria Đinh Thị Nhiễm, OP cho biết: “Trong 40 em tĩnh tâm quý I này, số tiền tập sinh là 6 chị em, thỉnh sinh nội trú là 24 và sinh viên ngoại trú là 12”.
Tĩnh tâm là một hoạt động hàng tháng của Hội Dòng cũng như từng khối đào tạo. Tĩnh tâm quý là thời gian để chị em Thỉnh sinh ngoại trú trở về nhà dòng và sinh hoạt tại Tu viện.
Dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh là một Hội Dòng non trẻ, được chính thức thành lập vào ngày 01/01/2013 với tước hiệu Maria Thánh Mẫu Thiên Chúa. Tu Viện Trung Ương của Hội Dòng đặt tại giáo xứ Xuân Hòa, giáo phận Bắc Ninh (thuộc thôn Xuân Hòa, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
“Với bao khó khăn về vật chất và nhân sự, Hội Dòng đã và đang lớn dần trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Cha Tổ phụ Đa Minh. Mong sao, Hội Dòng sẽ phát triển hơn nữa giữa lòng giáo phận Mẹ Bắc Ninh nhờ thân cây vững chãi và mầm non đang sống dậy”, dì giáo Maria chia sẻ.
TT Hội Dòng nữ Đa Minh Bắc Ninh.
Ban phụng ca Lê Bảo Tịnh GXVN Paris ăn Tết và bầu ban đại diện
Trần Văn Cảnh
09:50 19/01/2015
BAN PHỤNG CA LÊ BẢO TỊNH GXVN PARIS ĂN TẾT VÀ BẦU BAN ĐẠI DIỆN MỚI
Từ lúc thành lập đến nay, Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, một trong những ca đoàn kỳ cựa nhất của Giáo Xứ Việt Nam Paris, đã được 4 đợt người gia nhập. Đợt đầu tiên vào mùa Vọng 1990, năm người đã và đang làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ, đã cùng nhau đồng ý nhóm lên một ban phụng ca để giúp cộng đoàn dâng lễ Chúa Nhật 10 giờ. Đó là các ông Nguyễn Văn Hộ, ông Nguyễn Văn Thơm, ông bà Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh, Sơ Thân Thị Kim Liên và Gs Trần Văn Cảnh. Hai người thay nhau điều khiển Ca Đoàn là Gs Cảnh và Bs Đỉnh.
Đợt 2, từ ngày 26.09.1993, Ban Phụng Ca đã được chính thức hóa với lời chúc lành của Đức Ông Mai Đức Vinh ghi vào sổ của Ban Phụng Ca rằng : « Rất vui mừng có một ca đoàn mới được thành hình để giúp cộng đoàn ca ngợi Chúa trong thánh lễ Chúa Nhật 10 giờ sáng. Xin chúc lành cho mọi người thiện chí ». Dịp này, một số thành viên mới đã gia nhập Ban Phụng Ca. Đó là hai giọng oanh vàng Thư Hương và Cẩm Tuyết. Rồi sau đó có thêm anh chị Minh Soi, Ls Lê Đình Thông và Bà Sự.
Đợt 3, sau ngày 28.03.1998, ngày mà thầy Phạm Bá Nha và thầy Nguyễn Văn Thạch lãnh chức phó tế vĩnh viễn, làm việc cho giáo xứ, bà Têrêxa Phạm Thị Thu, hiền thê của thầy Phạm Bá Nha đã gia nhập Ban Phụng Ca, rồi kéo thêm anh nhạc sĩ đàn ghi ta Nguyễn Văn Thơ và chị nhạc sĩ đàn vĩ cầm Jacqueline. Tiếp theo đó một số giọng hát khác đã đến tăng cường Ban Phụng Ca. Bà Nathalie Vũ, Bà Quỳnh Chi, Bà Rosse, bà Tỵ, Ông bà Hiệp,.. Một số công việc khác đã được phân chia trách nhiệm : Bà Thu đại diện ca đoàn trong Hội Đồng Mục Vụ và đọc thánh vịnh ; Anh Thơ lo chọn và in bài hát, rồi tập hát ; Chị Jacqueline và anh Thơ lo đàn ; bà Nathalie Vũ lo lời nguyện giáo dân ; Bs Đỉnh, Ông Thơm và Ông Hiệp lo chiêng trống.
Đợt 4, mùa vọng 2012, Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh đã được đông hơn và vui hơn với một nhóm nghệ sĩ : anh chị Giang Minh Đức và ba cháu, Chị Thúy Phượng, chị Lệ Huyền, chị Thu Hồng, chị Ngọc Nga, chị Đào…
Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh sống với nhau một cách bình đẳng và cộng tác có phân chia công việc. Người thì làm ca trưởng ; Người thì đại diện Ban Phụng Ca trong Hội Đồng Mục Vụ ; Người thì lo đàn nhạc ; Người lại lo đọc thánh thư, đọc hay hát thánh vịnh, dâng lời nguyện, đánh chiêng trống, in và phát các bản nhạc.
Chúa Nhật 18.01.2015, Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, đã cùng nhau ăn Tết rất sớm, tết Ất Mùi 2015. Đây là một sinh hoạt mới của ca đoàn, được chị Ngọc Nga đưa ra sáng kiến từ năm ngoái, và năm nay được thực hiện một cách có tổ chức và đông đủ hơn, đó là ăn tết chung với nhau.
Theo văn hóa Việt Nam và phong tục ở Giáo xứ, Tết luôn luôn được bắt đầu với thánh lễ, để tạ ơn và chúc tuổi Chúa. Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh gìn giữ tốt đẹp phong tục này. Và thánh lễ còn trang trọng và ý nghĩa hơn, năm nay, với việc cầu nguyện cho hai linh hồn Têrêxa mới qua đời :
Têrêxa Phạm Thị Thu, hiền thê của thầy sáu Nha, thành viên tích cực của ca đoàn, từ 1998, được Chúa gọi về ngày 07.09.2014 ;
Và Têrêxa Trần Thị Bích Liên, hiền thê của Ls Lê Đình Thông, thành viên của ca đoàn từ 1993, được Chúa gọi về ngày 27.11.2014.
Sau lễ, mọi thành viên của Ban Phụng ca đã tề tựu về căn phòng dành sẵn và đã cùng nhau ăn Tết. Khởi đầu, Gs Cảnh, ca trưởng, đã mở hai chai rượu Sâm Banh, mời mọi người trong ca đoàn cùng nâng ly và chúc tuổi nhau. Chị Ngọc Nga giới thiệu các món ăn : soupe măng cua, bánh cuốn chả lụa, bánh tét, ba loại bánh ngọt khác nhau và quýt.
Theo một đề nghị chung, 20 người hiện diện trong tiệc Tết đã lần lượt tự giới thiệu : Gs Cảnh, Bs Đỉnh, Ô. Hiệp, B. Hiệp, B Đỉnh, B. Rosse, Ls Thông, Ô Thơm, A Thơ, Con Chị Huyền, C Huyền, C Thuý Phượng, C. Đào, C. Tỵ, C. Nathalie Vũ, C Ngọc Nga, A Đức, B Sự, B. Thơm, Tsvv Nha. 5 người vắng mặt là chị Jacqueline, chị Thu Hồng, chị Thơ và anh chị Minh Soi.
Trong khi mỗi người đang tự giới thiệu, có chị Jacqueline đến và báo tin rằng anh ấy vừa được Chúa gọi về sáng nay. Gs Cảnh bổ khuyết thêm rằng ông đã được tin rằng chồng của chị Jacqueline đau nặng, nằm điều trị tại bệnh viện Hôpital Delafontaine ở số 2, rue du Docteur Pierre Delafontaine 93205 Saint-Denis. Ông dự định, sẽ báo tin, để ai có thể đến thăm, thì cùng nhau đi. Nhưng bây giờ, sự kiện đang biến đổi, đợi một vài ngày, khi rõ rệt, mình sẽ thông tin cho nhau và ai có thể, thì xin đến tham dự các lễ nghi và chia sẻ tin buồn với gia đình chị Jacqueline.
Tiếp theo, Gs Cảnh nêu ra vấn đề điều hành Ban Phụng ca. Ông phát biểu rằng Ban Phụng ca đã được thành lập từ 25 năm nay, 1990-2015. Những người điều khiển từ đầu đến nay đã cao tuổi, cần phải được nghỉ ngơi và thay thế bằng những người trẻ hơn. Ông đề nghị anh Nguyễn Anh Thơ sẽ thay thế ông và Bs Đỉnh để làm ca trưởng, trách nhiệm chung của Ban Phụng ca, đặc biệt là về ca hát và mục vụ. Mọi người đã đồng ý. Và anh Nguyễn Văn Thơ đã chấp nhận. Gs Cảnh đề nghị tiếp là xin anh Giang Minh Đức cộng tác với anh Thơ để đảm trách chức vụ thơ ký và đại diện Ban Phụng ca trong Hội Đồng Mục Vụ. Và xin chị Hinh Ngọc Nga cộng tác với anh Thơ và anh Đức để lo việc thủ quĩ và những việc liên hệ. Mọi người đồng ý. Anh Đức và chị Nga cũng đã chấp nhận. Một ban điều hành mới của ca đoàn đã được thành lập. mọi người vỗ tay chào mừng.
Anh Nguyễn Văn Thơ, ca trưởng
Anh Giang Minh Đức, thơ ký và đại diện Ban Phụng ca trong Hội Đồng Mục Vụ
chị Hinh Ngọc Nga, thủ quĩ
Có người đặt vấn đề tập hát vào lúc nào. Các ý kiến được nêu ra và trao đổi. Kết quả, mọi người đồng ý rẳng « Trong khi chờ đọi đề nghị mới của Ban Tân Dại Diện, tạm thời mình hãy cùng nhau, có mặt trước thánh lễ tối thiểu 15 phút, để tập lại những bài sẽ hát ».
Vấn đề ngân quĩ cũng đã được nêu ra : nên đóng góp như thế nào ? Sau một vài trao đổi, ý tưởng rằng, nên đóng góp, nhưng tùy hỷ mỗi người, đã được chấp nhận. Kết quả, sau buổi Tết, chị thủ quỹ cho biết quỹ đã được đóng góp là 160€.
Tết Ất Mùi đã được Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh tổ chức một cách rất tốt đẹp. Họp mặt khá đông đủ, thực hiện được nhiều việc và quyết định được nhiều vấn đề. Hy vọng những Tết sau sẽ có nhiều chia sẻ, tâm tình và văn nghệ hơn.
Nhân dịp Tết Ất Mùi, 2015, Tết của Năm Ơn Gọi Tận Hiến, chúng ta chúc nhau cùng theo Giáo xứ để sống Tin Mừng nặng sâu hơn và cùng với Cộng Đoàn truyền Phúc Âm xa rộng hơn.
Xuân về, Giáo Xứ sống Tin Mừng nặng sâu,
Tết đến, Cộng đoàn truyền Phúc Âm xa rộng
Paris, ngày 18.01.2015
Trần Văn Cảnh
Đợt 2, từ ngày 26.09.1993, Ban Phụng Ca đã được chính thức hóa với lời chúc lành của Đức Ông Mai Đức Vinh ghi vào sổ của Ban Phụng Ca rằng : « Rất vui mừng có một ca đoàn mới được thành hình để giúp cộng đoàn ca ngợi Chúa trong thánh lễ Chúa Nhật 10 giờ sáng. Xin chúc lành cho mọi người thiện chí ». Dịp này, một số thành viên mới đã gia nhập Ban Phụng Ca. Đó là hai giọng oanh vàng Thư Hương và Cẩm Tuyết. Rồi sau đó có thêm anh chị Minh Soi, Ls Lê Đình Thông và Bà Sự.
Đợt 3, sau ngày 28.03.1998, ngày mà thầy Phạm Bá Nha và thầy Nguyễn Văn Thạch lãnh chức phó tế vĩnh viễn, làm việc cho giáo xứ, bà Têrêxa Phạm Thị Thu, hiền thê của thầy Phạm Bá Nha đã gia nhập Ban Phụng Ca, rồi kéo thêm anh nhạc sĩ đàn ghi ta Nguyễn Văn Thơ và chị nhạc sĩ đàn vĩ cầm Jacqueline. Tiếp theo đó một số giọng hát khác đã đến tăng cường Ban Phụng Ca. Bà Nathalie Vũ, Bà Quỳnh Chi, Bà Rosse, bà Tỵ, Ông bà Hiệp,.. Một số công việc khác đã được phân chia trách nhiệm : Bà Thu đại diện ca đoàn trong Hội Đồng Mục Vụ và đọc thánh vịnh ; Anh Thơ lo chọn và in bài hát, rồi tập hát ; Chị Jacqueline và anh Thơ lo đàn ; bà Nathalie Vũ lo lời nguyện giáo dân ; Bs Đỉnh, Ông Thơm và Ông Hiệp lo chiêng trống.
Đợt 4, mùa vọng 2012, Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh đã được đông hơn và vui hơn với một nhóm nghệ sĩ : anh chị Giang Minh Đức và ba cháu, Chị Thúy Phượng, chị Lệ Huyền, chị Thu Hồng, chị Ngọc Nga, chị Đào…
Chúa Nhật 18.01.2015, Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, đã cùng nhau ăn Tết rất sớm, tết Ất Mùi 2015. Đây là một sinh hoạt mới của ca đoàn, được chị Ngọc Nga đưa ra sáng kiến từ năm ngoái, và năm nay được thực hiện một cách có tổ chức và đông đủ hơn, đó là ăn tết chung với nhau.
Theo văn hóa Việt Nam và phong tục ở Giáo xứ, Tết luôn luôn được bắt đầu với thánh lễ, để tạ ơn và chúc tuổi Chúa. Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh gìn giữ tốt đẹp phong tục này. Và thánh lễ còn trang trọng và ý nghĩa hơn, năm nay, với việc cầu nguyện cho hai linh hồn Têrêxa mới qua đời :
Têrêxa Phạm Thị Thu, hiền thê của thầy sáu Nha, thành viên tích cực của ca đoàn, từ 1998, được Chúa gọi về ngày 07.09.2014 ;
Và Têrêxa Trần Thị Bích Liên, hiền thê của Ls Lê Đình Thông, thành viên của ca đoàn từ 1993, được Chúa gọi về ngày 27.11.2014.
Sau lễ, mọi thành viên của Ban Phụng ca đã tề tựu về căn phòng dành sẵn và đã cùng nhau ăn Tết. Khởi đầu, Gs Cảnh, ca trưởng, đã mở hai chai rượu Sâm Banh, mời mọi người trong ca đoàn cùng nâng ly và chúc tuổi nhau. Chị Ngọc Nga giới thiệu các món ăn : soupe măng cua, bánh cuốn chả lụa, bánh tét, ba loại bánh ngọt khác nhau và quýt.
Theo một đề nghị chung, 20 người hiện diện trong tiệc Tết đã lần lượt tự giới thiệu : Gs Cảnh, Bs Đỉnh, Ô. Hiệp, B. Hiệp, B Đỉnh, B. Rosse, Ls Thông, Ô Thơm, A Thơ, Con Chị Huyền, C Huyền, C Thuý Phượng, C. Đào, C. Tỵ, C. Nathalie Vũ, C Ngọc Nga, A Đức, B Sự, B. Thơm, Tsvv Nha. 5 người vắng mặt là chị Jacqueline, chị Thu Hồng, chị Thơ và anh chị Minh Soi.
Trong khi mỗi người đang tự giới thiệu, có chị Jacqueline đến và báo tin rằng anh ấy vừa được Chúa gọi về sáng nay. Gs Cảnh bổ khuyết thêm rằng ông đã được tin rằng chồng của chị Jacqueline đau nặng, nằm điều trị tại bệnh viện Hôpital Delafontaine ở số 2, rue du Docteur Pierre Delafontaine 93205 Saint-Denis. Ông dự định, sẽ báo tin, để ai có thể đến thăm, thì cùng nhau đi. Nhưng bây giờ, sự kiện đang biến đổi, đợi một vài ngày, khi rõ rệt, mình sẽ thông tin cho nhau và ai có thể, thì xin đến tham dự các lễ nghi và chia sẻ tin buồn với gia đình chị Jacqueline.
Anh Nguyễn Văn Thơ, ca trưởng
Anh Giang Minh Đức, thơ ký và đại diện Ban Phụng ca trong Hội Đồng Mục Vụ
chị Hinh Ngọc Nga, thủ quĩ
Có người đặt vấn đề tập hát vào lúc nào. Các ý kiến được nêu ra và trao đổi. Kết quả, mọi người đồng ý rẳng « Trong khi chờ đọi đề nghị mới của Ban Tân Dại Diện, tạm thời mình hãy cùng nhau, có mặt trước thánh lễ tối thiểu 15 phút, để tập lại những bài sẽ hát ».
Vấn đề ngân quĩ cũng đã được nêu ra : nên đóng góp như thế nào ? Sau một vài trao đổi, ý tưởng rằng, nên đóng góp, nhưng tùy hỷ mỗi người, đã được chấp nhận. Kết quả, sau buổi Tết, chị thủ quỹ cho biết quỹ đã được đóng góp là 160€.
Tết Ất Mùi đã được Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh tổ chức một cách rất tốt đẹp. Họp mặt khá đông đủ, thực hiện được nhiều việc và quyết định được nhiều vấn đề. Hy vọng những Tết sau sẽ có nhiều chia sẻ, tâm tình và văn nghệ hơn.
Nhân dịp Tết Ất Mùi, 2015, Tết của Năm Ơn Gọi Tận Hiến, chúng ta chúc nhau cùng theo Giáo xứ để sống Tin Mừng nặng sâu hơn và cùng với Cộng Đoàn truyền Phúc Âm xa rộng hơn.
Xuân về, Giáo Xứ sống Tin Mừng nặng sâu,
Tết đến, Cộng đoàn truyền Phúc Âm xa rộng
Paris, ngày 18.01.2015
Trần Văn Cảnh
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đến thăm Việt Nam
Đặng Tự Do
19:20 19/01/2015
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đến Việt Nam hôm thứ Hai 19 tháng Giêng trong một chuyến thăm mục vụ. Sau khi tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngai đến Sri Lanka và Phi Luật Tân, ngài đã không trở về Rôma nhưng từ Manila, ngài đáp máy bay đi Hà Nội theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong chuyến đi này, Đức Hồng Y Fernando Filoni sẽ có một số cuộc họp, từ Bắc vào Nam, với các giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân.
Ngày thứ Ba, 20 tháng Giêng, Đức Hồng Y gặp gỡ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các Giám Mục, linh mục, và đại diện của các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội, và chủ sự thánh lễ đồng tế tại nhà thờ lớn Hà Nội.
Ngày thứ Tư 21 tháng Giêng, ngài sẽ đến thăm một giáo xứ của Giáo phận Hưng Hóa, nơi có đông anh chị em giáo dân thuộc các dân tộc thiểu số.
Ngày thứ Năm 22 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ thăm Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra vào năm 1798.
Ngày thứ Thứ Sáu 23 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ đến thăm Hội An, thành phố lâu đời nhất ở Việt Nam hiện nay, với một lịch sử hơn 400 năm của Kitô giáo. Ngày 18 tháng Giêng năm 1615, hai linh mục dòng Tên, và một số Kitô hữu Nhật Bản, đã cập bến Hội An và bắt đầu công việc truyền giáo của các vị tại vùng này.
Đức Hồng Y sẽ cử hành Thánh lễ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập giáo phận Đà Nẵng tại trung tâm mục vụ của giáo phận. Đây cũng là thánh lễ kết thúc hai năm toàn xá, và kỷ niệm 400 năm truyền giáo tại Việt Nam. Trong thánh lễ này, ngài sẽ ban bí tích khai tâm Kitô giáo cho 50 tân tòng người lớn.
Ngày hôm sau, 24 tháng Giêng, Đức Hồng Y Filoni sẽ chủ trì một thánh lễ long trọng tại nhà thờ chính tòa Xuân Lộc, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày thành lập giáo phận này.
Ngày Chúa Nhật 25 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ cử hành thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà Sàigòn, tiếp theo là cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân.
Đức Hồng Y sẽ kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ của ngài bằng cuộc thăm viếng Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
Trong chuyến đi này, Đức Hồng Y Fernando Filoni sẽ có một số cuộc họp, từ Bắc vào Nam, với các giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân.
Ngày thứ Ba, 20 tháng Giêng, Đức Hồng Y gặp gỡ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các Giám Mục, linh mục, và đại diện của các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội, và chủ sự thánh lễ đồng tế tại nhà thờ lớn Hà Nội.
Ngày thứ Tư 21 tháng Giêng, ngài sẽ đến thăm một giáo xứ của Giáo phận Hưng Hóa, nơi có đông anh chị em giáo dân thuộc các dân tộc thiểu số.
Ngày thứ Năm 22 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ thăm Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra vào năm 1798.
Ngày thứ Thứ Sáu 23 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ đến thăm Hội An, thành phố lâu đời nhất ở Việt Nam hiện nay, với một lịch sử hơn 400 năm của Kitô giáo. Ngày 18 tháng Giêng năm 1615, hai linh mục dòng Tên, và một số Kitô hữu Nhật Bản, đã cập bến Hội An và bắt đầu công việc truyền giáo của các vị tại vùng này.
Đức Hồng Y sẽ cử hành Thánh lễ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập giáo phận Đà Nẵng tại trung tâm mục vụ của giáo phận. Đây cũng là thánh lễ kết thúc hai năm toàn xá, và kỷ niệm 400 năm truyền giáo tại Việt Nam. Trong thánh lễ này, ngài sẽ ban bí tích khai tâm Kitô giáo cho 50 tân tòng người lớn.
Ngày hôm sau, 24 tháng Giêng, Đức Hồng Y Filoni sẽ chủ trì một thánh lễ long trọng tại nhà thờ chính tòa Xuân Lộc, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày thành lập giáo phận này.
Ngày Chúa Nhật 25 tháng Giêng, Đức Hồng Y sẽ cử hành thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà Sàigòn, tiếp theo là cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân.
Đức Hồng Y sẽ kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ của ngài bằng cuộc thăm viếng Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Rất đáng tri ân, rất đáng hãnh diện
Ngô Nhân Dụng
22:28 19/01/2015
Rất đáng tri ân, rất đáng hãnh diện
Chúng ta đã được thấy nhiều lần những dòng chữ này: “Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa.” Nhưng lần đầu tiên thấy những hàng chữ đó trong một hội trường ở ngay trong thành phố Sài Gòn, ta phải rưng rưng cảm động. Lần đầu tiên, sau 40 năm!
Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã thực hiện được một việc chưa người nào làm được, dù ai cũng muốn làm: Bày tỏ lòng “Tri Ân” các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Có cả quý vị đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, Giáo Hội Cao Ðài, họ thay mặt tất cả những người đã sống ở miền Nam trước năm 1975. Thay mặt cho cả những người dân miền Nam đang sống ở nước ngoài. Có thể thấy như một cuộc họp mặt gia đình. Gia đình nào ở miền Nam hầu như cũng đóng góp ít nhất một người trong danh sách những chiến sĩ đáng được tri ân, người còn sống cũng như đã qua đời. Ðại gia đình dân miền Nam đã cùng trải qua một hoạn nạn, hoạn nạn chung của đất nước, đã cùng chịu đựng một cuộc sống đau khổ, nhưng giờ đây cũng đang chia sẻ với nhau cùng một nỗi vui mừng và hy vọng.
Linh Mục Phạm Trung Thành đã nói giúp chúng ta: “...những lời tri ân gửi đến các anh, những người đã hy sinh vì tự do, hòa bình, cho người dân miền Nam.” Những lời đó, suốt 40 năm qua, chúng ta đã nói thầm, cho một mình nghe. Một ngàn anh chị em thương binh, từ Phú Yên, Khánh Hòa, Dak Lak cho tới Bình Dương, Sóc Trăng họp mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chuyển tới anh em “sứ điệp yêu thương, hòa bình và bác ái.” Ý nghĩa rõ ràng: Tri ân các thương binh miền Nam vì yêu thương, vì hòa bình, không phải để nuôi hờn oán, gây thù hận với anh em bộ đội miền Bắc. Nhưng đằng sau những nét mặt, nụ cười của các thương binh, chúng ta thấy hình ảnh của cả triệu người đã mang sắc phục quân đội, nghĩa quân, cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn những khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của anh chị em thương binh và nghe những lời tri ân trong hai buổi họp mặt, chúng ta có thể chia sẻ niềm vui và hãnh diện của họ. Họ đều xứng đáng được tri ân. Họ đều đáng được hãnh diện. Gia đình, con cháu họ đều xứng đáng được tri ân và hãnh diện.
Ðiều đáng hãnh diện thứ nhất, là cuộc chiến đấu mà họ theo đuổi, cuộc chiến đấu khiến nhiều người phải hy sinh mạng sống, cuối cùng đã được lịch sử chứng minh là chính đáng. Vì vậy cho nên người dân bình thường muốn bày tỏ lòng biết ơn, dù phải đợi 40 năm. Trong đó có cả các người dân miền Nam chưa đầy 40 tuổi. Khi Linh Mục Phạm Trung Thành thay mặt chúng ta ca ngợi các chiến sĩ đã “hy sinh vì tự do,” những từ ngữ trừu tượng như “tự do,” “hy sinh” đều hiện lên thành sự thật, cụ thể, đã được chiêm nghiệm. Chỉ khi không còn được tự do, người dân miền Nam mới thấy mình đã mất quá nhiều thứ đáng quý.
Thí dụ khi bị đuổi khỏi ngôi nhà mình ở, đồ đạc trong nhà bị chiếm đoạt, phải kéo nhau đi “kinh tế mới” rồi về sống dưới gầm cầu, trên lề đường, trong xó chợ, người dân miền Nam mới hiểu rằng trước đây mình được sống yên ổn chính vì nhờ những người lính đã hy sinh để cho mình được sống. Cũng như khi phải hồi hộp lo lắng suốt 24 giờ không biết lúc nào công an sẽ đột nhập nhà mình lục soát từ trên xuống dưới. Như khi phải nộp tiền thì con cái mới được vào trường công lập, từ bậc tiểu học. Khi vào bệnh viện công gọi là “nhà thương thí” vẫn phải đút lót mới được dùng bông, dùng kim chích. Hay khi nhìn đám thiếu nữ cùng tuổi con gái mình phải bày hàng trong khách sạn cho đàn ông Ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc ngắm nghía, cò kè bớt một thêm hai. Hay khi ruộng đất của mình bị chiếm đoạt để sang tay cho bọn tư bản đỏ, phải tự đốt mình, hoặc tự cởi truồng ra phản kháng. Vân vân. Những lúc đó, người dân miền Nam mới nhớ tiếc những ngày xa xưa cuộc sống của mình còn được những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Những thứ nhỏ hay lớn, mà người dân miền Nam được hưởng trước năm 1975, khi mất đi đều thấy là đáng quý. Vì tất cả đều được hưởng như những quyền sống tự nhiên. Ðó là quyền sống có phẩm giá. Những thứ kể trên cộng lại chính là phẩm giá con người, trước năm 1975 phẩm giá của mình được kính trọng nhờ những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Trước năm 1975, đồng bào chúng ta ở miền Bắc không biết những thứ người miền Nam được hưởng. Họ không được tự do thông tin, họ bị bưng bít. Họ bị lừa gạt. Nhưng sau 1975, ai có dịp so sánh cũng nhận ra sự thật, từ Dương Thu Hương tới Tô Hải, Trần Ðĩnh. Cho nên, bây giờ nhớ lại, người dân miền Nam muốn đứng ra làm nhân chứng, muốn nói dõng dạc, rằng những người Lính Cộng Hòa rất đáng được tri ân. Họ rất đáng hãnh diện.
Niềm hãnh diện còn lớn lao hơn nữa vì được lịch sử cả loài người làm chứng, từ năm 1989. Bức tường Berlin sụp đổ khiến bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới bị lộ ra. Ðó là một chế độ thất bại hoàn toàn về kinh tế, một chế độ chính trị độc tài man rợ, chỉ đứng vững được vì bắt dân sống trong tối tăm, dốt nát, và ngày đêm bị công an đe dọa. Chính người dân sống trong các nước Cộng Sản, cả hàng ngũ lãnh đạo tại các nước đó, đã đứng lên xóa bỏ chế độ vừa bất nhân vừa bất lực này. Các cuộc cách mạng nhung đó chứng tỏ công chiến đấu, hy sinh của những người Lính Cộng Hòa thực là chính đáng. Những ai đã đổ máu để ngăn cản không cho chế độ cộng sản bành trướng đều đáng được vinh danh. Tất cả các chiến sĩ Cộng Hòa, những người còn sống, người bị thương, và những người đã chết, đã giúp người dân miền Nam được ít nhất 20 năm không phải sống dưới ách độc tài Cộng Sản. Nhờ thế, sau năm 1975, đồng bào ngoài Bắc mới có dịp nhìn và so sánh. Và nếp sống thuần hậu được giữ gìn tại miền Nam mới còn để lan tràn, đến khi đồng bào miền Bắc cũng biết nói “xin lỗi,” nói “cảm ơn,” nói “dễ thương.”
Nhưng bây giờ không phải là lúc nhìn lại quá khứ để than tiếc dân tộc mình không may mắn như dân Ðông Ðức, dân Nam Hàn. Bốn mươi năm đủ dài để chúng ta có thể quên quá khứ, xóa bỏ những tình cảm mị hoặc chia rẽ lòng người. Như anh Hoàng Văn Ðiểm, cựu thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến nói trong buổi lễ Tri Ân tại Dòng Chúa Cứu Thế vừa qua: “Sau 40 năm tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính Việt Nam Cộng Hòa và lính Cộng Sản; vì chúng ta đều là dân Việt Nam.”
Thực ra, cái gì đã chia rẽ dân Việt Nam? Ðó là một chủ nghĩa mà năm 1989 đã bị loài người vạch mặt giả trá. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã “học tập” Stalin, Mao Trạch Ðông, gieo rắc hận thù, chia rẽ dân Việt hơn 80 năm qua. Bây giờ mọi người Việt Nam có thể cùng ngẩng đầu lên, nhìn rõ mặt nhau, hướng về tương lai, nhận rõ đâu là kẻ thù nguy hiểm nhất cho dân tộc. Ðó là đế quốc Trung Hoa đỏ, đeo cái mặt nạ chủ nghĩa Cộng Sản. Chúng ta phải đoàn kết chống lại kẻ thù chung đó.
Những thương binh Việt Nam Cộng Hòa đáng được tri ân. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải tiếp tục công việc mà họ đã phải bỏ nửa chừng, từ năm 1975. Phải thực hiện mục tiêu mà họ đã theo đuổi; là xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ. Cuộc chiến tranh đã khiến hai triệu người Việt chết, trong đó có những người lính miền Nam cũng như các bộ đội miền Bắc. Chúng ta, những người còn sống, ở miền Bắc cũng như miền Nam, đều mang nợ với các tử sĩ đó. Còn mang nợ hương linh các đồng bào đã chết vì bom đạn vô tình, hay khi vượt biển tìm tự do. Nói như Abraham Lincoln, tại nghĩa trang Gettysburg ngày 19 tháng 11 năm 1863: Chúng ta phải quyết tâm làm sao cho những người đã chết không phải ngậm ngùi thấy mình chết vô ích” (That these dead shall not have died in vain).
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, nếu dân tộc Việt Nam vẫn chưa được sống tự do dân chủ, chúng ta vẫn còn mang mối nợ lớn với những người đã chết. Nếu nước Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, thua kém cả Miến Ðiện tới Campuchia, chúng ta vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Nếu quân Cộng Sản Trung Hoa còn tung hoành từ Vịnh Bắc Việt tới đáy Biển Ðông, coi tổ tiên dân Việt không có chút chủ quyền nào, thì những chiến sĩ đã chết suốt 15 năm chiến tranh, đã chết trong trận Hoàng Sa năm 1974, trận Gạc Ma năm 1988, họ vẫn còn ôm “mối hận ngàn thu.”
Sau buổi lễ tri ân ở Dòng Chúa Cứu Thế tuần qua, cuối tuần này chúng ta phải làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ðồng thời, phải truy điệu các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh khi quân Trung Cộng cướp Trường Sa năm 1988. Tất cả những người khi chết còn nghĩ mình đang chiến đấu cho dân tộc Việt Nam, được đều đáng được tri ân. Những người đã chết sẽ giúp người còn sống tìm đến nhau, thương yêu, đoàn kết với nhau. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, kể cả thứ nước lã “16 chữ vàng.”
Có thể nhắc lại tiếp những lời Abraham Lincoln. Sau khi nguyện “Không để một ai chết uổng,” ông nói tiếp: Chúng ta phải quyết tâm sao cho đất nước này... được phục sinh trong tự do - và cho chính quyền của dân, do dân, vì dân, không tiêu tan trên trái đất. (That this nation, under God, shall have a new birth of freedom - and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.) Với lời nguyện này, chúng ta tỏ lòng tri ân những chiến sĩ đã hy sinh. Sẽ đến ngày nước Việt Nam được phục sinh trong tự do. Theo gương Nguyễn Trãi, lúc đó chúng ta có thể lại công bố: Hận ngàn thu rửa sạch làu làu!
Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=201648&zoneid=7#.VL3XaNLF_89
Chúng ta đã được thấy nhiều lần những dòng chữ này: “Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa.” Nhưng lần đầu tiên thấy những hàng chữ đó trong một hội trường ở ngay trong thành phố Sài Gòn, ta phải rưng rưng cảm động. Lần đầu tiên, sau 40 năm!
Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã thực hiện được một việc chưa người nào làm được, dù ai cũng muốn làm: Bày tỏ lòng “Tri Ân” các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Có cả quý vị đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, Giáo Hội Cao Ðài, họ thay mặt tất cả những người đã sống ở miền Nam trước năm 1975. Thay mặt cho cả những người dân miền Nam đang sống ở nước ngoài. Có thể thấy như một cuộc họp mặt gia đình. Gia đình nào ở miền Nam hầu như cũng đóng góp ít nhất một người trong danh sách những chiến sĩ đáng được tri ân, người còn sống cũng như đã qua đời. Ðại gia đình dân miền Nam đã cùng trải qua một hoạn nạn, hoạn nạn chung của đất nước, đã cùng chịu đựng một cuộc sống đau khổ, nhưng giờ đây cũng đang chia sẻ với nhau cùng một nỗi vui mừng và hy vọng.
Linh Mục Phạm Trung Thành đã nói giúp chúng ta: “...những lời tri ân gửi đến các anh, những người đã hy sinh vì tự do, hòa bình, cho người dân miền Nam.” Những lời đó, suốt 40 năm qua, chúng ta đã nói thầm, cho một mình nghe. Một ngàn anh chị em thương binh, từ Phú Yên, Khánh Hòa, Dak Lak cho tới Bình Dương, Sóc Trăng họp mặt tại Dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chuyển tới anh em “sứ điệp yêu thương, hòa bình và bác ái.” Ý nghĩa rõ ràng: Tri ân các thương binh miền Nam vì yêu thương, vì hòa bình, không phải để nuôi hờn oán, gây thù hận với anh em bộ đội miền Bắc. Nhưng đằng sau những nét mặt, nụ cười của các thương binh, chúng ta thấy hình ảnh của cả triệu người đã mang sắc phục quân đội, nghĩa quân, cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn những khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của anh chị em thương binh và nghe những lời tri ân trong hai buổi họp mặt, chúng ta có thể chia sẻ niềm vui và hãnh diện của họ. Họ đều xứng đáng được tri ân. Họ đều đáng được hãnh diện. Gia đình, con cháu họ đều xứng đáng được tri ân và hãnh diện.
Ðiều đáng hãnh diện thứ nhất, là cuộc chiến đấu mà họ theo đuổi, cuộc chiến đấu khiến nhiều người phải hy sinh mạng sống, cuối cùng đã được lịch sử chứng minh là chính đáng. Vì vậy cho nên người dân bình thường muốn bày tỏ lòng biết ơn, dù phải đợi 40 năm. Trong đó có cả các người dân miền Nam chưa đầy 40 tuổi. Khi Linh Mục Phạm Trung Thành thay mặt chúng ta ca ngợi các chiến sĩ đã “hy sinh vì tự do,” những từ ngữ trừu tượng như “tự do,” “hy sinh” đều hiện lên thành sự thật, cụ thể, đã được chiêm nghiệm. Chỉ khi không còn được tự do, người dân miền Nam mới thấy mình đã mất quá nhiều thứ đáng quý.
Thí dụ khi bị đuổi khỏi ngôi nhà mình ở, đồ đạc trong nhà bị chiếm đoạt, phải kéo nhau đi “kinh tế mới” rồi về sống dưới gầm cầu, trên lề đường, trong xó chợ, người dân miền Nam mới hiểu rằng trước đây mình được sống yên ổn chính vì nhờ những người lính đã hy sinh để cho mình được sống. Cũng như khi phải hồi hộp lo lắng suốt 24 giờ không biết lúc nào công an sẽ đột nhập nhà mình lục soát từ trên xuống dưới. Như khi phải nộp tiền thì con cái mới được vào trường công lập, từ bậc tiểu học. Khi vào bệnh viện công gọi là “nhà thương thí” vẫn phải đút lót mới được dùng bông, dùng kim chích. Hay khi nhìn đám thiếu nữ cùng tuổi con gái mình phải bày hàng trong khách sạn cho đàn ông Ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc ngắm nghía, cò kè bớt một thêm hai. Hay khi ruộng đất của mình bị chiếm đoạt để sang tay cho bọn tư bản đỏ, phải tự đốt mình, hoặc tự cởi truồng ra phản kháng. Vân vân. Những lúc đó, người dân miền Nam mới nhớ tiếc những ngày xa xưa cuộc sống của mình còn được những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Những thứ nhỏ hay lớn, mà người dân miền Nam được hưởng trước năm 1975, khi mất đi đều thấy là đáng quý. Vì tất cả đều được hưởng như những quyền sống tự nhiên. Ðó là quyền sống có phẩm giá. Những thứ kể trên cộng lại chính là phẩm giá con người, trước năm 1975 phẩm giá của mình được kính trọng nhờ những người lính Cộng Hòa bảo vệ. Trước năm 1975, đồng bào chúng ta ở miền Bắc không biết những thứ người miền Nam được hưởng. Họ không được tự do thông tin, họ bị bưng bít. Họ bị lừa gạt. Nhưng sau 1975, ai có dịp so sánh cũng nhận ra sự thật, từ Dương Thu Hương tới Tô Hải, Trần Ðĩnh. Cho nên, bây giờ nhớ lại, người dân miền Nam muốn đứng ra làm nhân chứng, muốn nói dõng dạc, rằng những người Lính Cộng Hòa rất đáng được tri ân. Họ rất đáng hãnh diện.
Niềm hãnh diện còn lớn lao hơn nữa vì được lịch sử cả loài người làm chứng, từ năm 1989. Bức tường Berlin sụp đổ khiến bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới bị lộ ra. Ðó là một chế độ thất bại hoàn toàn về kinh tế, một chế độ chính trị độc tài man rợ, chỉ đứng vững được vì bắt dân sống trong tối tăm, dốt nát, và ngày đêm bị công an đe dọa. Chính người dân sống trong các nước Cộng Sản, cả hàng ngũ lãnh đạo tại các nước đó, đã đứng lên xóa bỏ chế độ vừa bất nhân vừa bất lực này. Các cuộc cách mạng nhung đó chứng tỏ công chiến đấu, hy sinh của những người Lính Cộng Hòa thực là chính đáng. Những ai đã đổ máu để ngăn cản không cho chế độ cộng sản bành trướng đều đáng được vinh danh. Tất cả các chiến sĩ Cộng Hòa, những người còn sống, người bị thương, và những người đã chết, đã giúp người dân miền Nam được ít nhất 20 năm không phải sống dưới ách độc tài Cộng Sản. Nhờ thế, sau năm 1975, đồng bào ngoài Bắc mới có dịp nhìn và so sánh. Và nếp sống thuần hậu được giữ gìn tại miền Nam mới còn để lan tràn, đến khi đồng bào miền Bắc cũng biết nói “xin lỗi,” nói “cảm ơn,” nói “dễ thương.”
Nhưng bây giờ không phải là lúc nhìn lại quá khứ để than tiếc dân tộc mình không may mắn như dân Ðông Ðức, dân Nam Hàn. Bốn mươi năm đủ dài để chúng ta có thể quên quá khứ, xóa bỏ những tình cảm mị hoặc chia rẽ lòng người. Như anh Hoàng Văn Ðiểm, cựu thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến nói trong buổi lễ Tri Ân tại Dòng Chúa Cứu Thế vừa qua: “Sau 40 năm tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính Việt Nam Cộng Hòa và lính Cộng Sản; vì chúng ta đều là dân Việt Nam.”
Thực ra, cái gì đã chia rẽ dân Việt Nam? Ðó là một chủ nghĩa mà năm 1989 đã bị loài người vạch mặt giả trá. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã “học tập” Stalin, Mao Trạch Ðông, gieo rắc hận thù, chia rẽ dân Việt hơn 80 năm qua. Bây giờ mọi người Việt Nam có thể cùng ngẩng đầu lên, nhìn rõ mặt nhau, hướng về tương lai, nhận rõ đâu là kẻ thù nguy hiểm nhất cho dân tộc. Ðó là đế quốc Trung Hoa đỏ, đeo cái mặt nạ chủ nghĩa Cộng Sản. Chúng ta phải đoàn kết chống lại kẻ thù chung đó.
Những thương binh Việt Nam Cộng Hòa đáng được tri ân. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải tiếp tục công việc mà họ đã phải bỏ nửa chừng, từ năm 1975. Phải thực hiện mục tiêu mà họ đã theo đuổi; là xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ. Cuộc chiến tranh đã khiến hai triệu người Việt chết, trong đó có những người lính miền Nam cũng như các bộ đội miền Bắc. Chúng ta, những người còn sống, ở miền Bắc cũng như miền Nam, đều mang nợ với các tử sĩ đó. Còn mang nợ hương linh các đồng bào đã chết vì bom đạn vô tình, hay khi vượt biển tìm tự do. Nói như Abraham Lincoln, tại nghĩa trang Gettysburg ngày 19 tháng 11 năm 1863: Chúng ta phải quyết tâm làm sao cho những người đã chết không phải ngậm ngùi thấy mình chết vô ích” (That these dead shall not have died in vain).
Bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, nếu dân tộc Việt Nam vẫn chưa được sống tự do dân chủ, chúng ta vẫn còn mang mối nợ lớn với những người đã chết. Nếu nước Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, thua kém cả Miến Ðiện tới Campuchia, chúng ta vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Nếu quân Cộng Sản Trung Hoa còn tung hoành từ Vịnh Bắc Việt tới đáy Biển Ðông, coi tổ tiên dân Việt không có chút chủ quyền nào, thì những chiến sĩ đã chết suốt 15 năm chiến tranh, đã chết trong trận Hoàng Sa năm 1974, trận Gạc Ma năm 1988, họ vẫn còn ôm “mối hận ngàn thu.”
Sau buổi lễ tri ân ở Dòng Chúa Cứu Thế tuần qua, cuối tuần này chúng ta phải làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ðồng thời, phải truy điệu các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh khi quân Trung Cộng cướp Trường Sa năm 1988. Tất cả những người khi chết còn nghĩ mình đang chiến đấu cho dân tộc Việt Nam, được đều đáng được tri ân. Những người đã chết sẽ giúp người còn sống tìm đến nhau, thương yêu, đoàn kết với nhau. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, kể cả thứ nước lã “16 chữ vàng.”
Có thể nhắc lại tiếp những lời Abraham Lincoln. Sau khi nguyện “Không để một ai chết uổng,” ông nói tiếp: Chúng ta phải quyết tâm sao cho đất nước này... được phục sinh trong tự do - và cho chính quyền của dân, do dân, vì dân, không tiêu tan trên trái đất. (That this nation, under God, shall have a new birth of freedom - and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.) Với lời nguyện này, chúng ta tỏ lòng tri ân những chiến sĩ đã hy sinh. Sẽ đến ngày nước Việt Nam được phục sinh trong tự do. Theo gương Nguyễn Trãi, lúc đó chúng ta có thể lại công bố: Hận ngàn thu rửa sạch làu làu!
Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=201648&zoneid=7#.VL3XaNLF_89
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Hồng Mới
Thérésa Nguyễn
22:15 19/01/2015
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sáng thức dậy, thấy lòng mình rạng rỡ
Thoảng hương thơm như hoa nở đâu đây
Hoa hồng đâu lại nở tháng đông này…
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)