Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:52 20/01/2020
2. Lạnh lùng đến tàn nhẫn và nghiêm khắc sẽ làm cho con người ta sinh ra ra giả tạo, giả bộ hiền lành là xa rời. Nhưng hiền lành thật thì sẽ khiến cho người ta thống hối.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 20/01/2020
23. CHỈ NHẬN RA SAU LƯNG
Đại thần Bắc Tống là Vương Văn Chính không thèm để ý đến những chuyện nhỏ. Có tên mã phu phục vụ đã đến ngày nghỉ hưu đến chào cáo biệt Vương Văn Chính, họ Vương hỏi:
- “Mày làm mã phu được mấy năm rồi ?”
Trả lời:
- “Được 5 năm”.
Họ Vương thấy kỳ lạ bèn nói:
- “Tại sao ta không thấy mày ?”
Mã phu cũng không biết trả lời ra sao, bèn cáo từ mà đi.
Vừa mới bước đi được mấy bước, Vương Văn Chính lớn tiếng kêu dừng lại:
- “Là mày à, mã phu của ta”.
Trả lời:
- “Đúng rồi ạ”.
Thế là Vương Văn Chính hậu thưởng cho tên mã phu.
Nguyên là từ trước đến nay Vương Văn Chính chỉ thấy sau lưng của người nuôi ngựa, mà không thấy mặt của hắn ta, cho nên khi mã phu quay lưng rời khỏi đó thì thấy sau lưng của hắn, nên mới nhận ra đó là tên mã phu của mình !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 23:
Làm việc 5 năm trong nhà mà không biết mặt của người đầy tớ, thì không phải là chuyện nhỏ nhưng là chuyện quái dị, quái dị là vì ông chủ quá cao sang không thèm nhìn mặt người đầy tớ, quái dị là vì ông chủ là hạng người coi khinh những người đầy tớ nghèo hèn.
Có người nhận ra người quen qua cách ăn nói, có người nhận ra người quen qua hành vi cử chỉ, có người nhận ra người thân qua dáng đứng dáng ngồi của họ, vì tất cả những dáng vẻ ấy của người thân quen họ đã nhìn và “thuộc lòng” tất cả...
Người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen làm dấu Thánh Giá trước khi ăn cơm, người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen đi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, người ta cũng nhận ra tôi là môn đệ của Đức Chúa Giê-su khi tôi biết cúi xuống phục vụ tha nhân trong vui vẻ, và nhất là họ nhân ra tôi là một linh mục, tu sĩ của Đức Chúa Giê-su khi tôi có tâm hồn khiêm tốn và nhân ái với tất cả mọi người. Bởi vì người ta không nhìn sau lưng tôi để nhận ra tôi người môn đệ của Đức Chúa Ki-tô, nhưng người ta nhìn hành vi cử chỉ và lòng chân thành của tôi để nhận ra tôi là người Ki-tô hữu.
Không cần phải 5 năm hay 10 năm người ta mới biết tôi là người Ki-tô hữu, nhưng chỉ cần một hành vi bác ái đầy khiêm tốn và yêu thương thì người ta sẽ nhận ra ngay, dù cho tôi có theo đạo 5 năm hay 10 năm hoặc là mới lãnh nhận bí tích Rửa Tội ngày hôm qua...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đại thần Bắc Tống là Vương Văn Chính không thèm để ý đến những chuyện nhỏ. Có tên mã phu phục vụ đã đến ngày nghỉ hưu đến chào cáo biệt Vương Văn Chính, họ Vương hỏi:
- “Mày làm mã phu được mấy năm rồi ?”
Trả lời:
- “Được 5 năm”.
Họ Vương thấy kỳ lạ bèn nói:
- “Tại sao ta không thấy mày ?”
Mã phu cũng không biết trả lời ra sao, bèn cáo từ mà đi.
Vừa mới bước đi được mấy bước, Vương Văn Chính lớn tiếng kêu dừng lại:
- “Là mày à, mã phu của ta”.
Trả lời:
- “Đúng rồi ạ”.
Thế là Vương Văn Chính hậu thưởng cho tên mã phu.
Nguyên là từ trước đến nay Vương Văn Chính chỉ thấy sau lưng của người nuôi ngựa, mà không thấy mặt của hắn ta, cho nên khi mã phu quay lưng rời khỏi đó thì thấy sau lưng của hắn, nên mới nhận ra đó là tên mã phu của mình !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 23:
Làm việc 5 năm trong nhà mà không biết mặt của người đầy tớ, thì không phải là chuyện nhỏ nhưng là chuyện quái dị, quái dị là vì ông chủ quá cao sang không thèm nhìn mặt người đầy tớ, quái dị là vì ông chủ là hạng người coi khinh những người đầy tớ nghèo hèn.
Có người nhận ra người quen qua cách ăn nói, có người nhận ra người quen qua hành vi cử chỉ, có người nhận ra người thân qua dáng đứng dáng ngồi của họ, vì tất cả những dáng vẻ ấy của người thân quen họ đã nhìn và “thuộc lòng” tất cả...
Người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen làm dấu Thánh Giá trước khi ăn cơm, người ta nhận ra tôi là người Ki-tô hữu khi tôi có thói quen đi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, người ta cũng nhận ra tôi là môn đệ của Đức Chúa Giê-su khi tôi biết cúi xuống phục vụ tha nhân trong vui vẻ, và nhất là họ nhân ra tôi là một linh mục, tu sĩ của Đức Chúa Giê-su khi tôi có tâm hồn khiêm tốn và nhân ái với tất cả mọi người. Bởi vì người ta không nhìn sau lưng tôi để nhận ra tôi người môn đệ của Đức Chúa Ki-tô, nhưng người ta nhìn hành vi cử chỉ và lòng chân thành của tôi để nhận ra tôi là người Ki-tô hữu.
Không cần phải 5 năm hay 10 năm người ta mới biết tôi là người Ki-tô hữu, nhưng chỉ cần một hành vi bác ái đầy khiêm tốn và yêu thương thì người ta sẽ nhận ra ngay, dù cho tôi có theo đạo 5 năm hay 10 năm hoặc là mới lãnh nhận bí tích Rửa Tội ngày hôm qua...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm Canh Tý sẽ đem bất ổn 40% toàn cầu, theo dự đoán cuả hãng Verisk Maplecroft.
Trần Mạnh Trác
17:25 20/01/2020
Bất ổn bạo động 2019 |
Đó là một dự đoán ảm đạm cuả hãng Verisk Maplecrof gửi cho khách hàng là các tập đoàn thương mại để cảnh báo họ cần né tránh rủi ro trong việc làm ăn ở đâu.
Verisk Maplecrof là một công ty tư vấn đặt trụ sở ở Bath, Vương Quốc Anh, nổi tiếng về việc nghiên cứu và tiên đoán các rủi ro toàn cầu. Họ chuyên phân tích các dữ kiện then chốt có ảnh hưởng đến việc thương mại toàn cầu. Họ dùng15 dấu chỉ (indices) sau đây: Rủi ro chính trị, bất ổn dân sự, tham nhũng, chính phủ ổn định, khủng bố, nhân quyền, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, dân sự & quyền chính trị, điều kiện làm việc, môi trường, tổn thương do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, quy chế bảo vệ môi trường, việc sử dụng nước.
(Political Risk, Civil Unrest, Corruption, Government Stability, Terrorism, Human Rights, Child Labour, Forced Labour, Civil & Political Rights, Working Conditions, Environment, Climate Change Vulnerability, Deforestation, Environmental Regulations, Water Stress)
Theo dự đoán mới nhất thì một phần tư các quốc gia trên thế giới đã từng chứng kiến những phản kháng và bất ổn năm ngoái sẽ tiếp tục vẫn còn chịu những bất ổn vào năm 2020.
Theo một mô hình dữ liệu mới, họ dự đoán rằng vào năm 2020, con số trên sẽ tăng lên đến 75 quốc gia.
Hồng Kông và Chile là hai điểm nóng có mức tăng bất ổn lớn nhất kể từ đầu năm 2019. Cả hai nơi này sẽ không có hòa bình ít nhất là hai năm nữa.
Các điểm nóng bao gồm Nigeria, Lebanon và Bolivia.
Các quốc gia đang có nguy cơ cực kỳ cao là Ethiopia, Ấn Độ, Pakistan và Zimbabwe.
Rủi ro cao nhất toàn cầu là Sudan và Yemen. Sudan vừa vượt qua Yemen để chiếm ghế số 1.
Những quốc gia Ukraine, Guinea Bissau và Tajikistan được dự báo sự bất ổn sẽ có gia tăng lớn nhất.
Nhưng đáng lo ngại hơn là ở các quốc gia lớn sau đây, lý do một phần là vì phản ứng đàn áp gay gắt từ lực lượng an ninh: Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và Brazil.
Verisk Maplecroft cho biết nguyên nhân gốc rễ của bất mãn là việc chính quyền xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cuả người dân.
Và bởi vì các chính quyền chuyên chế đó không dung túng tự do ngôn luận, cho nên họ sẽ tiếp tục bị bất ngờ bởi những cuộc biểu tình tự phát và không biết sẵn sàng giải quyết những bất bình xã hội vốn luôn là tiềm ẩn trong các chế độ như vậy.
Sau chuyến thăm Đất Thánh, các Giám Mục Công Giáo yêu cầu áp dụng luật pháp quốc tế.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:38 20/01/2020
Các Giám mục nói thêm rằng các Giám mục Công Giáo tại Đất Thánh đã “than thở về thất bại của cộng đồng quốc tế giúp nhận ra công lý và hòa bình ở đây, nơi Chúa Kitô sinh ra. Các chính phủ của chúng tôi phải làm nhiều hơn để đáp ứng trách nhiệm của họ trong việc duy trì luật pháp quốc tế và bảo vệ phẩm giá con người. Trong một số trường hợp, họ đã trở nên tích cực đồng lõa trong các tệ nạn xung đột và chiếm đóng.”
Các Giám mục tham dự chuyến thăm là một phần của nhóm Điều phối Đất Thánh, được thành lập bởi Hội Đồng Giám mục Công Giáo của Anh và Wales cùng như bao gồm các Giám mục từ Hoa Kỳ và Châu u. Bên cạnh chuyến đi hàng năm đến Đất Thánh, nhóm còn thúc đẩy nhận thức, hành động và cầu nguyện cho khu vực. Phái đoàn trong chuyến đi bao gồm Đức Giám Mục Declan Lang của Clifton, chủ tịch Điều phối Đất Thánh; Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng giáo phận Quân đội Hoa Kỳ; các Giám mục từ khắp châu u; và một giám mục Anh giáo.
Trong chuyến đi từ ngày 11 đến 16 tháng 1, các Giám mục đã đến thăm các Kitô hữu ở Gaza, Đông Giêrusalem và Ramallah. Sau chuyến thăm gần đây, các Giám mục nói rằng họ đã rất đau lòng biết rõ điều kiện sống của người dân vùng Đất Thánh càng tồi tệ, đặc biệt là “ở Bờ Tây nơi các anh chị em của chúng tôi bị từ chối ngay cả các quyền cơ bản bao gồm tự do di chuyển.”
“Tại Gaza, các quyết định chính trị của tất cả các bên đã dẫn đến việc tạo ra một nhà tù ngoài trời, vi phạm nhân quyền và khủng hoảng nhân đạo sâu sắc. Chúng tôi đã được chào đón bởi các gia đình chỉ tập trung vào sinh tồn hàng ngày và nguyện vọng của họ đã giảm xuống mức tối thiểu như điện và nước sạch”, họ nói.
Các Giám mục đến thăm viếng nói rằng các Giám mục địa phương cảnh báo rằng “mọi người đang phải đối mặt với 'sự bốc hơi hy vọng cho một giải pháp lâu dài'”. Họ nói thêm: Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến thực tế này, đặc biệt là cách xây dựng các khu định cư và bức tường ngăn cách đang phá hủy triển vọng của hai quốc gia đang hiện hữu trong hòa bình.
Các Giám mục khuyến khích các chính phủ của quốc gia họ tìm kiếm các giải pháp chính trị cho các cuộc xung đột ở Đất Thánh, bao gồm: “theo sự chỉ dẫn của Tòa Thánh trong việc công nhận Nhà nước Palestine, giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Israel và quyền mọi người được sống an toàn, từ chối hỗ trợ chính trị hoặc kinh tế cho các khu định cư và kiên quyết phản đối các hành vi bạo lực hoặc lạm dụng nhân quyền của bất kỳ bên nào.”
Tòa Thánh Vatican chính thức công nhận quốc gia Palestine trong một thỏa thuận ký kết ngày 13.5.2015. Thỏa thuận đề cập về hoạt động của Giáo Hội Công Giáo trên lãnh thổ Palestine cũng như khẳng định rõ ràng là Tòa Thánh chinh thức công nhận quốc gia Palestine. Thông cáo của Tòa thánh Vatican nói rằng các bên bày tỏ sự hài lòng về "hiệp ước đạt đến một thỏa thuận toàn diện" giữa Vatican và Nhà nước Palestine" liên quan đến những khía cạnh thiết yếu về đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Palestine."
Các Giám mục cũng cảm ơn các linh mục, tu sỉ, và giáo dân trong khu vực đang cung cấp các dịch vụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho những người dân dễ bị tổn thương, và khuyến khích ngày càng nhiều Kitô hữu hành hương đến Đất Thánh để tham gia với các cộng đồng địa phương trong khu vực qua những chuyến đi của họ. “Khi thực hiện những bước đi này, cộng đồng quốc tế có thể đoàn kết một cách có ý nghĩa với những người Israel và Palestine không từ bỏ cuộc đấu tranh bất bạo động của họ cho công lý, hòa bình và nhân quyền”, các Giám mục nói thêm. “Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình của Giêsusalem.”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: catholicnewsagency.com
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án mọi hình thức diệt chủng!
Thanh Quảng sdb
19:23 20/01/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án mọi hình thức diệt chủng!
Nhân dịp tiếp đón phái đoàn từ Trung tâm Simon Wiesenthal, Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại chuyến viếng thăm trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz-Birkenau, Ngài lên án chủ nghĩa diệt chủng dưới mọi hình thức.
(Tin Vatican)
Trung tâm Simon Wiesenthal là một Tổ chức Nhân quyền Quốc tế có một sứ mệnh đặc biệt là nghiên cứu những hình thái diệt chủng trong bối cảnh lịch sử đương đại.
Tôn trọng phẩm giá con người
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón phái đoàn của Trung tâm Simon Wiesenthal đến thăm Vatican vào thứ Hai hôm qua 20/1. ĐTC lưu ý họ hãy tích cực tìm kiếm nhằm chống lại mọi hình thức chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thù hận đối với người thiểu số.
Trung tâm Simon Wiesenthal đã duy trì liên lạc với Tòa thánh trong nhiều thập kỷ qua, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ ước mơ biến thế giới này thành một thiên đường biết tôn trọng phẩm giá con người. Nhân phẩm mà mỗi người được quyền bình đẳng, bất kể nguồn gốc dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội... Đức Thánh Cha cho hay: Điều cần thiết là phổ biến lòng khoan dung, sự hiểu biết nhau và tôn trọng tự do tôn giáo, thúc đẩy hòa bình trong xã hội.
Tưởng nhớ tới các cuộc thảm sát (Holocaust)
Ngày 27 tháng 1 đánh dấu kỷ niệm bảy mươi lăm ngày giải phóng trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz-Birkenau. Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại cuộc viếng thăm của ngài vào năm 2016, Ngài đã đứng lặng và cầu nguyện. Đức Thánh Cha chia sẻ trong thế giới chúng ta đang sống, bị cuốn hút vào các sinh hoạt, chúng ta khó có thể dừng lại, nhìn vào thẳm sâu cõi lòng để lắng nghe trong thinh lặng lời cầu khẩn van xin của một nhân loại đau khổ!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về cách thức xã hội chúng ta tiêu xài phung phí mà rằng: chúng ta tốn phí biết bao nhiêu lời nói vô ích, lãng phí bao nhiêu thời giờ tranh luận, buộc tội, lăng mạ, mà không quan tâm thực sự đến những gì chúng ta cần bàn cãi... Sự im lặng, mặt khác, giúp chúng ta nhớ lại cuộc sống của chúng ta. ĐTC nói: Nếu chúng ta làm mất đi dĩ vãng quá khứ, chúng ta cũng làm mất đi tương lai của chúng ta...
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Không nhớ lại sự tàn ác kinh hoàng mà nhân loại học được từ bảy mươi lăm năm trước đây tại các trại tập trung diệt chủng, thì chúng ta mãi sống thờ ơ trước những thảm họa!
Lên án chủ nghĩa diệt chủng
Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án chủ nghĩa diệt chủng dưới mọi hình thức, nó chỉ gia tăng thêm lòng ích kỷ và thờ ơ trên thế giới. ĐTC cho hay chủ nghĩa này là đầu mối cho các hình thức phe phái và chủ nghĩa độc tôn mà chúng ta đang chứng kiến quanh ta, đang bùng lên những thù hận chia rẽ…
Chúng ta cần phải giải quyết tận căn vấn đề bằng cách dấn thân dẹp tan lòng thù hận, hầu vun góp nền hòa bình, qua việc dấn thân tìm hiểu tha nhân và mối thân tình một cách hiệu quả hơn.
Điều này có nghĩa là nâng đỡ những ai túng cực, tiếp giúp khách lạ và cứu trợ những nạn nhân của sự bất khoan dung và phân biệt đối xử...
Gieo hạt giống hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc cuộc tiếp đón ủy ban bằng lời nguyện xin Thiên Chúa làm cho trái đất chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bằng những hạt giống hòa bình. Chúng ta cần cổ súy tinh thần huynh đệ đại đồng giữa người Do Thái và các tín hữu, hầu phục vụ lẫn nhau, chứ không phải xây đắp những con đường phân cách và loại trừ nhau!
Nhân dịp tiếp đón phái đoàn từ Trung tâm Simon Wiesenthal, Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại chuyến viếng thăm trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz-Birkenau, Ngài lên án chủ nghĩa diệt chủng dưới mọi hình thức.
(Tin Vatican)
Trung tâm Simon Wiesenthal là một Tổ chức Nhân quyền Quốc tế có một sứ mệnh đặc biệt là nghiên cứu những hình thái diệt chủng trong bối cảnh lịch sử đương đại.
Tôn trọng phẩm giá con người
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón phái đoàn của Trung tâm Simon Wiesenthal đến thăm Vatican vào thứ Hai hôm qua 20/1. ĐTC lưu ý họ hãy tích cực tìm kiếm nhằm chống lại mọi hình thức chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thù hận đối với người thiểu số.
Trung tâm Simon Wiesenthal đã duy trì liên lạc với Tòa thánh trong nhiều thập kỷ qua, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ ước mơ biến thế giới này thành một thiên đường biết tôn trọng phẩm giá con người. Nhân phẩm mà mỗi người được quyền bình đẳng, bất kể nguồn gốc dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội... Đức Thánh Cha cho hay: Điều cần thiết là phổ biến lòng khoan dung, sự hiểu biết nhau và tôn trọng tự do tôn giáo, thúc đẩy hòa bình trong xã hội.
Tưởng nhớ tới các cuộc thảm sát (Holocaust)
Ngày 27 tháng 1 đánh dấu kỷ niệm bảy mươi lăm ngày giải phóng trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz-Birkenau. Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại cuộc viếng thăm của ngài vào năm 2016, Ngài đã đứng lặng và cầu nguyện. Đức Thánh Cha chia sẻ trong thế giới chúng ta đang sống, bị cuốn hút vào các sinh hoạt, chúng ta khó có thể dừng lại, nhìn vào thẳm sâu cõi lòng để lắng nghe trong thinh lặng lời cầu khẩn van xin của một nhân loại đau khổ!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về cách thức xã hội chúng ta tiêu xài phung phí mà rằng: chúng ta tốn phí biết bao nhiêu lời nói vô ích, lãng phí bao nhiêu thời giờ tranh luận, buộc tội, lăng mạ, mà không quan tâm thực sự đến những gì chúng ta cần bàn cãi... Sự im lặng, mặt khác, giúp chúng ta nhớ lại cuộc sống của chúng ta. ĐTC nói: Nếu chúng ta làm mất đi dĩ vãng quá khứ, chúng ta cũng làm mất đi tương lai của chúng ta...
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Không nhớ lại sự tàn ác kinh hoàng mà nhân loại học được từ bảy mươi lăm năm trước đây tại các trại tập trung diệt chủng, thì chúng ta mãi sống thờ ơ trước những thảm họa!
Lên án chủ nghĩa diệt chủng
Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án chủ nghĩa diệt chủng dưới mọi hình thức, nó chỉ gia tăng thêm lòng ích kỷ và thờ ơ trên thế giới. ĐTC cho hay chủ nghĩa này là đầu mối cho các hình thức phe phái và chủ nghĩa độc tôn mà chúng ta đang chứng kiến quanh ta, đang bùng lên những thù hận chia rẽ…
Chúng ta cần phải giải quyết tận căn vấn đề bằng cách dấn thân dẹp tan lòng thù hận, hầu vun góp nền hòa bình, qua việc dấn thân tìm hiểu tha nhân và mối thân tình một cách hiệu quả hơn.
Điều này có nghĩa là nâng đỡ những ai túng cực, tiếp giúp khách lạ và cứu trợ những nạn nhân của sự bất khoan dung và phân biệt đối xử...
Gieo hạt giống hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc cuộc tiếp đón ủy ban bằng lời nguyện xin Thiên Chúa làm cho trái đất chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bằng những hạt giống hòa bình. Chúng ta cần cổ súy tinh thần huynh đệ đại đồng giữa người Do Thái và các tín hữu, hầu phục vụ lẫn nhau, chứ không phải xây đắp những con đường phân cách và loại trừ nhau!
Chứng tá thật cảm động của hai chị em Giám Mục Trung Quốc
Đặng Tự Do
21:08 20/01/2020
Các linh mục thầm lặng của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化) vừa báo tin cho thông tấn xã Asia-News, cơ quan thông tin của PIME, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, biết là vào chiều Giao Thừa Canh Tý, 24 thánh Giêng, Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰)sẽ được trả tự do để về nhà đón Tết với người chị đã rất già của mình.
Như mọi năm, sau Tết, ngài sẽ đi tù tiếp trừ phi ngài quyết định tham gia vào giáo hội quốc doanh. Việc bọn cầm quyền cho ngài về ăn Tết được quảng cáo là do chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, công an cộng sản muốn dùng tình cảnh neo đơn, và bệnh hoạn của người chị để tạo các áp lực tâm lý buộc ngài phải gia nhập giáo hội quốc doanh.
Đức Cha Augustinô Thôi Thái sinh năm 1950. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1990. Ngày 7 tháng Tư, 2013 ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phó giáo phận Tuyên Hoá.
Ngay từ trước khi được bổ nhiệm Giám Mục, cụ thể là từ năm 2007, ngài đã liên tục bị bọn cầm quyền sách nhiễu. Tuy chưa bao giờ bị đưa ra xét xử, ngài không ngừng bị bắt, giam giữ trái phép, đôi khi ngài bị nhốt trong những trung tâm giam giữ bí mật; hoặc nhẹ nhất là bị quản thúc tại gia.
Ngài có thể thoát khỏi những đau khổ này nếu như ngài đồng ý gia nhập giáo hội quốc doanh, một điều mà công an cộng sản đang tràn trề hy vọng sau khi bản “Hướng dẫn mục vụ của Tòa thánh liên quan đến việc ghi danh dân sự của các giáo sĩ ở Trung Quốc” được công bố hôm 28 tháng Sáu, 2019. Cái khó khăn của công an cộng sản là dù neo đơn, và bệnh hoạn, người chị của ngài lại không ngừng khuyên ngài nên chấp nhận cảnh tù đầy để làm gương sáng thông phần những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.
Trong lần được tạm tha vào dịp Tết năm ngoái, ngày 3 tháng Ba, 2019, đã không đồng ý gia nhập giáo hội quốc doanh thì chớ, ngài còn ra một tuyên bố treo chén cha Trương Lực (Zhang Li, 张力) vì vị linh mục hầm trú này chịu khuất phục áp lực của cộng sản gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước và cổ vũ anh chị em giáo dân gia nhập giáo hội quốc doanh sau khi Hiệp ước giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết hôm 22 tháng 9, 2018.
Ngày 29 tháng Ba năm ngoái, ngài bị bắt và bị giam cho đến nay cùng với cha Trương Kiện Lâm (Zhang Jianlin, 张健林) là linh mục tổng đại diện của giáo phận Tuyên Hoá.
Source:Asia News
Phép rửa trong Chúa Thánh Thần
Vũ Văn An
23:52 20/01/2020
Chúa Nhật thường niên II, Năm Phụng vụ A, tôi đi lễ ở Nhà thờ Regina Coeli tại Beverly Hills, được nghe đoạn Tin Mừng Gioan 1: 29-34, trong đó có câu Gioan Tẩy Giả công bố Chúa Giêsu là “Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần”.
Tôi vẫn thường được nghe nói Chúa Thánh Thần là Ngôi vị ít được nói đến nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, đến nỗi có người còn cho rằng Người là Ngôi vị Thiên Chúa bị bỏ rơi hơn hết. Nên hôm nay, tôi tha thiết mong linh mục chủ tế nói đôi điều về Chúa Thánh Thần, để xem xem, Gioan Tẩy Giả hiểu Chúa Thánh Thần ra sao mà dám công bố Chúa Giêsu làm phép rửa trong Người.
Nhưng không, linh mục chủ tế, Cha Peter Kwak, nói về khía cạnh khác: làm mình nhỏ bé đi để người khác lớn lên, lớn hơn mình. Ngài kể câu truyện trong một cuốn phim ngài mới xem: hai vợ chồng ly dị vì họ lâm vào hoàn cảnh ngược với Gioan Tẩy giả: người chồng là một danh họa trong khi người vợ cũng là một nữ tài tử có hạng. Nàng được thiên hạ biết đến như “vợ của danh hoạ” không như “nữ tài tử có hạng” trong khi nàng muốn có “mảnh đất riêng” dù to dù nhỏ thế nào mặc lòng, miễn là của riêng!
Thành thử, về nhà, tôi đi tìm một vài nguồn xem Gioan Tẩy giả hiểu như thế nào về Chúa Thánh Thần, có phải cái hiểu của ngài cũng là cái hiểu của người Kitô hữu chúng ta hay không?
Bộ bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật quanh năm, năm A, của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng không nói gì về Chúa Thánh Thần, mà nhấn mạnh nhiều hơn tới ý nghĩa của tước hiệu “Chiên Thiên Chúa”. Tôi đành tìm đến hai chuyên gia Thánh Kinh: một Thệ Phản, một Công Giáo xem các vị hiểu thế nào về câu nói của Gioan Tẩy Giả.
Các giải thích khác nhau
Chuyên gia Công Giáo về Thánh Kinh nói ở đây là Linh mục Joseph A. Fitzmyer, Dòng Tên. Tôi không có cuốn nào của ngài bàn về Tin Mừng Gioan, nhưng có bộ 2 cuốn của ngài bàn về Tin Mừng Luca, do Anchor Book của Doubleday xuất bản (các trang 473-474).
Dị biệt duy nhất giữa Tin Mừng Gioan và Tin Mừng Luca (3:7-18) trong tình tiết đang bàn là “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (Ga 1:33) và “rửa... bằng Chúa Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3:16). Thánh Luca thêm “và bằng lửa” giống Mt 3:11, khác Mc 1:8 và Ga trong đoạn này.
Theo Cha Fitzmyer, việc thêm này có thể căn cứ vào một truyền thống xưa hơn (nguồn “Q”). Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề tôi muốn tìm hiểu. Xin trở lại với “phép rửa trong Chúa Thánh Thần”. Cha Fitzmyer chú trọng nhiều hơn đến điểm dị biệt giữa phép rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả và phép rửa “trong Chúa Thánh Thần” của Chúa Giêsu.
Cha cho rằng đã có nhiều lối giải thích trong các thế kỷ qua. Câu này có thể có những ý nghĩa như sau:
1). Phép rửa của Chúa Giêsu sẽ ban ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, một việc tràn đổ Thần Khí Thiên Chúa bừng bừng và đầy ơn thánh. Cha cho rằng lối giải thích này hiển nhiên chịu ảnh hưởng của biến cố Hiện xuống trong Công vụ 2. Nó thường bị coi là lối giải thích lạc thời theo Kitô giáo, chưa thể có trên môi miệng Gioan Tẩy giả.
2). Phép rửa của Gioan sẽ ban Chúa Thánh Thần trên người ăn năn, nhưng mang lửa phán xét xuống kẻ không ăn năn. Lối giải thích này dựa vào câu 17: “Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt”. Cha cho rằng lối giải thích này xem ra nói đến hai loại phép rửa khác nhau, thực hiện cho hai nhóm người khác nhau, trong khi bản văn đề cập đến đối tượng duy nhất là “anh em” (hymas, Lc 3:16).
3). Phép rửa trong Chúa Thánh Thần và lửa của Chúa Giêsu là phép rửa phán xét, vì “Chúa Thánh Thần” phải được hiểu là ngọn gió cực mạnh của phán xét, được ngọn lửa giúp tiêu hủy mọi thứ bị nó cuốn đi (xem Lc 3:17). Cha Fitzmyer cho rằng lối giải thích này dù nối kết xác đáng các chức năng của Thần Khí và gió, nhưng lại có khuynh hướng hiểu phép rửa quá theo nghĩa phán xét hay thịnh nộ. Nếu phép rửa bằng nước của Gioan có mục đích mang lại “ăn năn thống hối”, thì ít nhất người ta cũng chờ mong phép rửa có Chúa Thánh Thần can dự vào phải mang đến một điều tích cực hơn mới đúng chứ!
4). Phép rửa của Chúa Giêsu có đặc tính kép: mang lại cho những người tiếp nhận nó cùng một lúc cả sự thanh tẩy lẫn sự tinh luyện (refinement). Cha cho rằng trong lối giải thích này, người ta có thể nại tới nhiều đoạn Cựu Ước trong đó cả Thần Khí Thiên Chúa lẫn lửa đều đóng một vai trò như thế Is 4:4-5; 32:15; 44:3; Edk 36:25-26; Mlk 3:2b-3. Ngoài ra, trong Thủ Bản Môn Đồ tìm thấy ở Hang 1 Qumran, người ta thấy một bản văn đặt cạnh nhau các thuật ngữ “Thần khí thánh”, “nước” và “tinh luyện” (bằng lửa) rất thích hợp với khung đồ của Gioan Tẩy giả:
“Lúc đó [mùa thăm viếng, khi sự thật của thế giới sẽ xuất hiện mãi mãi] Thiên Chúa sẽ thanh tẩy bằng sự thật của Người mọi việc làm của con người, tinh luyện [bằng lửa] cho chính Người một số trong nhân loại để loại bỏ mọi thần khí xấu xa khỏi xác thịt họ, tẩy rửa họ bằng Thần khí thánh khỏi mọi thực hành xấu xa và rẩy trên họ bằng thần khí sự thật giống như nước thanh tẩy” (1QS 4:20-21).
Ở đây, ta thấy “nước”, “Thần Khí thánh” và “tinh luyện” được gộp chung với nhau trong một hành vi Thiên Chúa thanh tẩy cộng đồng của Người. Gioan Tẩy Giả tách các yếu tố này ra, qui cho ông việc tinh luyện bằng nước và qui cho Chúa Giêsu việc tinh luyện mạnh mẽ hơn, tức tinh luyện bằng Chúa Thánh Thần và lửa.
Nhưng theo Cha Fitzmyer, cái hiểu trên rất có thể chỉ là cách hiểu của nguồn “Q”, cách hiểu mà cha gọi là của Giai Đoạn I trong truyền thống Tin Mừng. Sang đến Giai Đoạn II và nhất là Giai Đoạn III, tức giai đoạn của Thánh Luca, câu nói của Gioan Tẩy Giả có thể mang thêm nhiều sắc thái khác, chịu ảnh hưởng của Biến Cố Đổ Tràn Thần Khí Chúa Kitô xuống các môn đệ (Cv 2:33b-c) dưới hình lưỡi lửa, một biến cố thực hiện cuộc tinh luyện và thanh tẩy tròn đầy nhất.
Chuyên gia Thánh Kinh Thệ phản là Mục sư Leon Lamb Morris, viện trưởng Học viện Ridley, Melbourne, thuộc Hiệp Thông Anh Giáo. Trong cuốn “The Gospel According to John” do Nhà WM. B. Eerdmans Pubishing CO., Grand Rapids, Michigan xuất bản năm 1979, tác giả này bình luận ngắn gọn về “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” như sau:
“Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều nói tới điểm này. Chúa Giêsu đến để con người được cơ hội tiếp xúc với Thần Khí Thiên Chúa. Nhưng phép rửa là hình tượng nhấn mạnh tới nguồn cung ứng dư dật. Nên Tin Mừng Gioan muốn nói rằng Thần Khí dẫn con người tới các nguồn tài nguyên thiêng liêng bất tận của Thiên Chúa. Việc này chưa thể có trước đây, vì có một phẩm tính sự sống mà chỉ có Chúa Kitô, chứ không một ai khác, có thể mang lại cho con người. Sự sống này là một ơn ban tích cực phát xuất từ Thần Khí Thiên Chúa. Phép rửa bằng nước, trong yếu tính, có một ý nghĩa tiêu cực. Nó là thứ thanh tẩy khỏi. Trong khi Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần có tính tích cực. Nó là việc ban sự sống mới trong Thiên Chúa” (tr.152-153).
Có người rằng Mục sư Morris giải thích câu nói của Gioan Tẩy giả hơi nhẩy vọt sang quan điểm Kitô giáo hơn là trong cái hiểu của chính vị tiên tri. Cách giải thích của Cha Fitzmyer có thể thích hợp hơn vì “ăn năn thống hối” vẫn có chiều kích tiêu cực của việc thanh tẩy hơn là tích cực của việc ban sự sống mới. Dĩ nhiên, nay ta hiểu Phép Rửa của Chúa Giêsu vừa tha tội vừa ban cho ra sự sống của Thiên Chúa, nhờ thế, ta trở thành con cái Người.
Gioan Tẩy giả hiểu thế nào về Chúa Thánh Thần
Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri giữa Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng có thể nói ngài được “huấn luyện” trong môi trường Cựu Ước. Nên điều thích đáng là tự hỏi ngài đã hấp thụ được gì từ Cựu Ước về Chúa Thánh Thần.
Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, trong cuốn “Chúa Thánh Thần Trong Kinh Thánh” do Nhà Xuất Bản Tôn Giáo xuất bản năm 2009, đã liệt kê rất nhiều câu trong Cựu ước nói về Chúa Thánh Thần: “lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang” (St 1:2); “ban sự sống thể lý cho con người” (G 33:4); “phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần” (Edk 37:14); “bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất” (G 34:14-15); “linh hứng các tác giả Cựu Ước” (Dcr 7:12); “Đavít, Môsê, các ngôn sứ... đều là dụng cụ của Chúa Thánh Thần” (Tv 110); “được Thiên Chúa ban cho những người được Ngài đặt lên cai trị” (Ds 11:16-17, 25-26; 27: 28-33); “sức mạnh và lòng can đảm cho một số trường hợp” (Tl 6:34); 11:29; 14:6...); “hiểu biết và sáng kiến trong khoa học và nghệ thuật” (Xh 35:30-35; 1Sbn 28:11-12); “Đấng Messia được đổ đầy Thần Khí để thi hành sứ vụ” (Is 11:2-3; 42: 1-2; Is 61:1-2); “đổ tràn Thần Khí trong những ngày của Đấng Messia” (Ge 3:1-5; Ds 11:29).
Như thế thì Thần Khí bàng bạc khắp Cựu Ước, đóng đủ mọi vai trò từ thể lý đến tinh thần, mặc dù, Đức Cha kết luận, “Theo ngôn ngữ Cựu Ước thì ‘chủ vị tính’của Thánh Thần chưa rõ nét” (tr. 13).
Chủ vị tính phải chăng đồng nghĩa với ngôi vị. Vì cuốn “Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh” do Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, ấn hành, dịch từ bộ “Vocabulaire de Théologie Biblique” do Linh Mục Xavier Léo-Dufour, Dòng Tên, chủ biên, nói rõ: “Trong Cựu Ước, Thần Thiên Chúa chưa được mạc khải như một ngôi vị” (mục Thần Thiên Chúa). Thực ra, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đọc Cựu Ước theo cái nhìn tổng thể của Kitô giáo, chứ thần khí trong Cựu Ước có một diễn trình biến hóa khá dài. Cuốn “Điển Ngữ” chúng tôi vừa nhắc cũng như cuốn “Dictionnaire de la Foi Chrétienne” của Olivier de La Brosse và một số tác giả soạn, được dịch sang tiếng Việt với tên là “Từ Điển Đức Tin Kitô Giáo” (in ở Sài gòn gần đây, không nêu tên nhà xuất bản và năm xuất bản), và cuốn The Oxford Companion To The Bible do Bruce M. Metzger và Michael D. Coogan chủ biên, nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành năm 1993, thẩy đều nói đến diễn trình này.
Theo đó, trong ngôn ngữ Thánh kinh, không có hạn từ riêng biệt nào để chỉ thần khí; ý niệm này được phát biểu bằng cách sử dụng một cách ẩn dụ các chữ có nghĩa chiểu tự là gió và hơi thở (tiếng Do Thái là rûaḥ, tiếng Hy Lạp là pneuma). Chữ Anh spirit là theo tiếng Latinh chỉ hơi thở, spiritus.
Gió là một sức mạnh vô hình, không thể đoán và không thể kiểm soát. Nói theo cuốn “Điển ngữ”, khi thì gió phá đổ nhà cửa, cây cối, tàu bè ngoài khơi một cách dữ dội không thể chống cự (Edk 13:13; 27:26), khi thì len lỏi thì thầm (1V 19:12); khi thì làm nước biển dồn lại chừa đất khô ráo (Xh 14:21) khi thì đổ xuống mặt đất làm nẩy sinh sự sống (1V 18:45).
Hơi thở là gió thu nhỏ và từ nghĩa này, việc sử dụng từ ngữ một cách ẩn dụ có được một hướng đi chính xác và tích cực hơn, vì hơi thở cần thiết cho sự sống (St 6:17).
Cũng theo cuốn “Điển Ngữ”, bao lâu còn nơi con người, hơi thở này thực sự thuộc về con người, nó biến nhục thể bất động thành một hữu thể hoạt động, một linh hồn sống động (St 2:7). Vả lại, tất cả những gi động đến linh hồn, tất cả các cảm giá và cảm xúc của con người đều được biểu lộ qua hơi thở: sợ hãi (St 41:8), nóng giận (Tl 8:3), vui mừng (St 45:27), tất cả đều biến đổi hơi thở con người. Như thế, từ ngữ rûaḥ cũng diễn tả lương tâm con người, thần khí. Giao trả thần khí này trong tay Thiên Chúa (Tv 31:6), vừa là trút hơi thở cuối cùng vừa là giao trả cho Người kho tàng độc nhất là chính hữu thể của mình.
Chưa hết, lương tâm con người đôi khi như bị một sức mạnh bên ngoài xâm chiếm và không còn thuộc về mình nữa. Một cái gì khác ngự trị trong nó, và cái đó chỉ có thể là một thần khí mà thôi. Có thể đó là một mãnh lực độc hại như ghen tương (Ds 5:14-30, bản tiếng Việt không nói đến thần khí ghen tương, nhưng bản Latinh nói rõ: spiritus zelotypiæ), hận thù (Tl 9:23), gian dâm (Hs 4:12, bản tiếng Việt không nói gì đến thần khí, nhưng bản Latinh nói rõ: spiritus enim fornicationum decepit eos)... Cũng có thể đó là một thần khí tốt lành, thần khí công minh (Is 28:6), thần khí cầu khẩn (Dcr 12:10, bản tiếng Việt không nói gì đến thần khí, nhưng bản Latinh nói rõ spiritum gratiæ et precum).
Điều đáng lưu ý, theo cuốn “Điển Ngữ”, là “vì không thể dò thấu tận đáy sâu thẳm của Satan bao lâu công cuộc cứu chuộc chưa hoàn tất, nên Cựu Ước do dự trong việc gán những thần khí xấu cho một kẻ khác không phải là Thiên Chúa”. Nói cách khác, Cựu ớc gán chúng cho Thiên Chúa (xem Tl 9:23; 1Sm 19:9; 1V 22:23). Cuốn “Điển Ngữ” viết tiếp “nhưng dù sao khẳng định rằng các thần khí tốt lành trực tiếp đến từ Thiên Chúa và linh cảm sự hiện hữu của một thần khí thánh thiện và thánh hóa, nguồn mạch độc nhất của mọi biến đổi bên trong”. Cuốn này trích hai câu Is 11:2 “Thần khí Thiên Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Thiên Chúa” và Edk 36:26 “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt...”.
Đối với “Điển Ngữ”, đó mới chỉ là một “linh cảm” chưa hẳn là một mặc khải dứt khoát. Như thế cũng đủ để Gioan Tẩy Giả lấy làm nền tảng để nói đến “thần khí” như một ngôi vị, ngự xuống trên Đấng Messia, và “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (in Spiritu Sancto). Có thể nói, được như thế vì ngài đã được ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng lúc còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, cuốn “Điển Ngữ” cho hay “Chúa Thánh Thần”(Spiritus Sanctus), “Thần Thiên Chúa” (Spiritus Dei) thực ra đã có ngay trong Cựu Ứớc, chứ không chỉ nói đến Thần Khí chung chung.
Chính Thần Thiên Chúa đã thúc đẩy các thủ lãnh như Samson, Ghiđêon, Saolê giải phóng Israel; tấn phong cho Đavít; ngự xuống và lưu lại trên Đấng Messia (Is 11:2), mở ra một kỷ nguyên hạnh phúc và thánh thiện (Is 11:9). Nhất là xuống trên các tiên tri, “ép buộc họ phải nói Lời Thiên Chúa dù họ không muốn (Am 3:8). Thần khí không còn chỉ là sự “thông minh” và “sức mạnh” nhưng là sự “hiểu biết của Thiên Chúa” và những đường lối của Người (xem Is 11:3).
Các vai trò giải phóng và ngôn sứ trên dĩ nhiên là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là vai trò thánh hóa. Vai trò này sẽ được thực hiện trọn vẹn nơi Người Tôi Tớ Giavê. Bởi vì Thiên Chúa “đã đặt Thần khí nơi Người”, nên Người sẽ loan báo sự công chính cho chư dân” (Is 42:1; xem 61: 1tt). Người Tôi Tớ “sẽ công chính hóa muôn dân bằng nỗi khổ của mình” (Is 53:11). Thánh Linh vì thế là Đấng Thánh Hóa.
Và lúc ấy, Thần Khí được tuôn đổ trên muôn dân, như cơn mưa đem sự sống cho vùng đất khô cằn (Is 32:15), như sinh khí đến làm sống động những bộ xương khô (Edk 37). Sự tuôn đổ này giống như một cuộc sáng tạo mới làm phát khởi quyền lợi và công bằng trong một xứ sở đổi mới (Is 32:16), làm phát khởi lòng nhậy cảm đón nghe tiếng Chúa trong con tim được biến đổi, khiến họ mau mắn trung thành với Lời (Is 59:21) và Giao ước của Người (Edk 36:27), làm cho việc khẩn cầu (Dcr 12:10) và ca tụng (Tv 51:17) có ý nghĩa. Được Thần khí tái sinh, Israel sẽ nhận biết Thiên Chúa của mình và Thiên Chúa sẽ gặp lại dân Người: “Ta sẽ không dấu chúng mặt Ta nữa, bởi vì Ta đã đổ tràn Thần khí Ta trên nhà Israel” (Edk 39:29).
“Điển Ngữ” vẫn coi tất cả những điều trên “mới chỉ là hy vọng. Trong Cựu Ước, Thần Khí không thể ở lại, ‘Người chưa được ban’ (Ga 7:39)”. “Điển ngữ” quả quyết rằng “ngay từ đầu, từ lúc qua Biển Đỏ... Thánh thần đã tác động nơi Môisen và đem Israel đến nơi nghỉ ngơi (Is 63: 9-14), nhưng Israel luôn “làm buồn lòng Thánh Thần” (Is 63:10) và làm tê liệt tác động của Người. Thành thử, để “ân huệ được trọn vẹn và vĩnh cửu, Thiên Chúa phải thực hiện một việc phi thường, bằng cách “đích thân can thiệp vào”, đáp lại tiếng nài van của nhân loại “Ôi ước chi Ngài xé vòm trời cao ngự xuống...” (Is 63: 19). Vòm trời quả đã được xé ra, “một Thiên Chúa là Cha, một Thiên Chúa ngự xuống trên trái đất, các tâm hồn được hoán cải, đó là công trình của Thánh Thần, và sự biểu lộ vĩnh viễn của Người nơi Đức Giêsu Kitô”.
Gioan Tẩy Giả, được linh hứng, đã phát biểu trong viễn tượng ấy. Trong phát biểu ấy, Phép Rửa của Chúa Kitô quả có nghĩa tích cực hoàn toàn: tẩy rửa và thánh hóa, tha tội và cho ta thông phần vào sự sống Thiên Chúa. Thiển nghĩ cách giải thích của Cha Joseph A. Fitzmyer có phần bất cập và giải thích của mục sư Leon Lamb Morris có phần tích cực hơn và nói lên bối cảnh hấp thụ của Gioan Tẩy Giả. Tẩy giả quả xứng đáng được gọi là “ngôn sứ của Đấng Tối Cao” như lời Bố Dacaria thân thương và hãnh diện đặt cho ngày chịu cắt bì.
Tôi vẫn thường được nghe nói Chúa Thánh Thần là Ngôi vị ít được nói đến nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, đến nỗi có người còn cho rằng Người là Ngôi vị Thiên Chúa bị bỏ rơi hơn hết. Nên hôm nay, tôi tha thiết mong linh mục chủ tế nói đôi điều về Chúa Thánh Thần, để xem xem, Gioan Tẩy Giả hiểu Chúa Thánh Thần ra sao mà dám công bố Chúa Giêsu làm phép rửa trong Người.
Nhưng không, linh mục chủ tế, Cha Peter Kwak, nói về khía cạnh khác: làm mình nhỏ bé đi để người khác lớn lên, lớn hơn mình. Ngài kể câu truyện trong một cuốn phim ngài mới xem: hai vợ chồng ly dị vì họ lâm vào hoàn cảnh ngược với Gioan Tẩy giả: người chồng là một danh họa trong khi người vợ cũng là một nữ tài tử có hạng. Nàng được thiên hạ biết đến như “vợ của danh hoạ” không như “nữ tài tử có hạng” trong khi nàng muốn có “mảnh đất riêng” dù to dù nhỏ thế nào mặc lòng, miễn là của riêng!
Thành thử, về nhà, tôi đi tìm một vài nguồn xem Gioan Tẩy giả hiểu như thế nào về Chúa Thánh Thần, có phải cái hiểu của ngài cũng là cái hiểu của người Kitô hữu chúng ta hay không?
Bộ bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật quanh năm, năm A, của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng không nói gì về Chúa Thánh Thần, mà nhấn mạnh nhiều hơn tới ý nghĩa của tước hiệu “Chiên Thiên Chúa”. Tôi đành tìm đến hai chuyên gia Thánh Kinh: một Thệ Phản, một Công Giáo xem các vị hiểu thế nào về câu nói của Gioan Tẩy Giả.
Các giải thích khác nhau
Chuyên gia Công Giáo về Thánh Kinh nói ở đây là Linh mục Joseph A. Fitzmyer, Dòng Tên. Tôi không có cuốn nào của ngài bàn về Tin Mừng Gioan, nhưng có bộ 2 cuốn của ngài bàn về Tin Mừng Luca, do Anchor Book của Doubleday xuất bản (các trang 473-474).
Dị biệt duy nhất giữa Tin Mừng Gioan và Tin Mừng Luca (3:7-18) trong tình tiết đang bàn là “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (Ga 1:33) và “rửa... bằng Chúa Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3:16). Thánh Luca thêm “và bằng lửa” giống Mt 3:11, khác Mc 1:8 và Ga trong đoạn này.
Theo Cha Fitzmyer, việc thêm này có thể căn cứ vào một truyền thống xưa hơn (nguồn “Q”). Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề tôi muốn tìm hiểu. Xin trở lại với “phép rửa trong Chúa Thánh Thần”. Cha Fitzmyer chú trọng nhiều hơn đến điểm dị biệt giữa phép rửa bằng nước của Gioan Tẩy Giả và phép rửa “trong Chúa Thánh Thần” của Chúa Giêsu.
Cha cho rằng đã có nhiều lối giải thích trong các thế kỷ qua. Câu này có thể có những ý nghĩa như sau:
1). Phép rửa của Chúa Giêsu sẽ ban ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, một việc tràn đổ Thần Khí Thiên Chúa bừng bừng và đầy ơn thánh. Cha cho rằng lối giải thích này hiển nhiên chịu ảnh hưởng của biến cố Hiện xuống trong Công vụ 2. Nó thường bị coi là lối giải thích lạc thời theo Kitô giáo, chưa thể có trên môi miệng Gioan Tẩy giả.
2). Phép rửa của Gioan sẽ ban Chúa Thánh Thần trên người ăn năn, nhưng mang lửa phán xét xuống kẻ không ăn năn. Lối giải thích này dựa vào câu 17: “Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt”. Cha cho rằng lối giải thích này xem ra nói đến hai loại phép rửa khác nhau, thực hiện cho hai nhóm người khác nhau, trong khi bản văn đề cập đến đối tượng duy nhất là “anh em” (hymas, Lc 3:16).
3). Phép rửa trong Chúa Thánh Thần và lửa của Chúa Giêsu là phép rửa phán xét, vì “Chúa Thánh Thần” phải được hiểu là ngọn gió cực mạnh của phán xét, được ngọn lửa giúp tiêu hủy mọi thứ bị nó cuốn đi (xem Lc 3:17). Cha Fitzmyer cho rằng lối giải thích này dù nối kết xác đáng các chức năng của Thần Khí và gió, nhưng lại có khuynh hướng hiểu phép rửa quá theo nghĩa phán xét hay thịnh nộ. Nếu phép rửa bằng nước của Gioan có mục đích mang lại “ăn năn thống hối”, thì ít nhất người ta cũng chờ mong phép rửa có Chúa Thánh Thần can dự vào phải mang đến một điều tích cực hơn mới đúng chứ!
4). Phép rửa của Chúa Giêsu có đặc tính kép: mang lại cho những người tiếp nhận nó cùng một lúc cả sự thanh tẩy lẫn sự tinh luyện (refinement). Cha cho rằng trong lối giải thích này, người ta có thể nại tới nhiều đoạn Cựu Ước trong đó cả Thần Khí Thiên Chúa lẫn lửa đều đóng một vai trò như thế Is 4:4-5; 32:15; 44:3; Edk 36:25-26; Mlk 3:2b-3. Ngoài ra, trong Thủ Bản Môn Đồ tìm thấy ở Hang 1 Qumran, người ta thấy một bản văn đặt cạnh nhau các thuật ngữ “Thần khí thánh”, “nước” và “tinh luyện” (bằng lửa) rất thích hợp với khung đồ của Gioan Tẩy giả:
“Lúc đó [mùa thăm viếng, khi sự thật của thế giới sẽ xuất hiện mãi mãi] Thiên Chúa sẽ thanh tẩy bằng sự thật của Người mọi việc làm của con người, tinh luyện [bằng lửa] cho chính Người một số trong nhân loại để loại bỏ mọi thần khí xấu xa khỏi xác thịt họ, tẩy rửa họ bằng Thần khí thánh khỏi mọi thực hành xấu xa và rẩy trên họ bằng thần khí sự thật giống như nước thanh tẩy” (1QS 4:20-21).
Ở đây, ta thấy “nước”, “Thần Khí thánh” và “tinh luyện” được gộp chung với nhau trong một hành vi Thiên Chúa thanh tẩy cộng đồng của Người. Gioan Tẩy Giả tách các yếu tố này ra, qui cho ông việc tinh luyện bằng nước và qui cho Chúa Giêsu việc tinh luyện mạnh mẽ hơn, tức tinh luyện bằng Chúa Thánh Thần và lửa.
Nhưng theo Cha Fitzmyer, cái hiểu trên rất có thể chỉ là cách hiểu của nguồn “Q”, cách hiểu mà cha gọi là của Giai Đoạn I trong truyền thống Tin Mừng. Sang đến Giai Đoạn II và nhất là Giai Đoạn III, tức giai đoạn của Thánh Luca, câu nói của Gioan Tẩy Giả có thể mang thêm nhiều sắc thái khác, chịu ảnh hưởng của Biến Cố Đổ Tràn Thần Khí Chúa Kitô xuống các môn đệ (Cv 2:33b-c) dưới hình lưỡi lửa, một biến cố thực hiện cuộc tinh luyện và thanh tẩy tròn đầy nhất.
Chuyên gia Thánh Kinh Thệ phản là Mục sư Leon Lamb Morris, viện trưởng Học viện Ridley, Melbourne, thuộc Hiệp Thông Anh Giáo. Trong cuốn “The Gospel According to John” do Nhà WM. B. Eerdmans Pubishing CO., Grand Rapids, Michigan xuất bản năm 1979, tác giả này bình luận ngắn gọn về “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” như sau:
“Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều nói tới điểm này. Chúa Giêsu đến để con người được cơ hội tiếp xúc với Thần Khí Thiên Chúa. Nhưng phép rửa là hình tượng nhấn mạnh tới nguồn cung ứng dư dật. Nên Tin Mừng Gioan muốn nói rằng Thần Khí dẫn con người tới các nguồn tài nguyên thiêng liêng bất tận của Thiên Chúa. Việc này chưa thể có trước đây, vì có một phẩm tính sự sống mà chỉ có Chúa Kitô, chứ không một ai khác, có thể mang lại cho con người. Sự sống này là một ơn ban tích cực phát xuất từ Thần Khí Thiên Chúa. Phép rửa bằng nước, trong yếu tính, có một ý nghĩa tiêu cực. Nó là thứ thanh tẩy khỏi. Trong khi Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần có tính tích cực. Nó là việc ban sự sống mới trong Thiên Chúa” (tr.152-153).
Có người rằng Mục sư Morris giải thích câu nói của Gioan Tẩy giả hơi nhẩy vọt sang quan điểm Kitô giáo hơn là trong cái hiểu của chính vị tiên tri. Cách giải thích của Cha Fitzmyer có thể thích hợp hơn vì “ăn năn thống hối” vẫn có chiều kích tiêu cực của việc thanh tẩy hơn là tích cực của việc ban sự sống mới. Dĩ nhiên, nay ta hiểu Phép Rửa của Chúa Giêsu vừa tha tội vừa ban cho ra sự sống của Thiên Chúa, nhờ thế, ta trở thành con cái Người.
Gioan Tẩy giả hiểu thế nào về Chúa Thánh Thần
Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri giữa Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng có thể nói ngài được “huấn luyện” trong môi trường Cựu Ước. Nên điều thích đáng là tự hỏi ngài đã hấp thụ được gì từ Cựu Ước về Chúa Thánh Thần.
Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, trong cuốn “Chúa Thánh Thần Trong Kinh Thánh” do Nhà Xuất Bản Tôn Giáo xuất bản năm 2009, đã liệt kê rất nhiều câu trong Cựu ước nói về Chúa Thánh Thần: “lôi kéo vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang” (St 1:2); “ban sự sống thể lý cho con người” (G 33:4); “phục sinh kẻ chết về thể lý cũng như tinh thần” (Edk 37:14); “bảo tồn toàn thể sự sống trên trái đất” (G 34:14-15); “linh hứng các tác giả Cựu Ước” (Dcr 7:12); “Đavít, Môsê, các ngôn sứ... đều là dụng cụ của Chúa Thánh Thần” (Tv 110); “được Thiên Chúa ban cho những người được Ngài đặt lên cai trị” (Ds 11:16-17, 25-26; 27: 28-33); “sức mạnh và lòng can đảm cho một số trường hợp” (Tl 6:34); 11:29; 14:6...); “hiểu biết và sáng kiến trong khoa học và nghệ thuật” (Xh 35:30-35; 1Sbn 28:11-12); “Đấng Messia được đổ đầy Thần Khí để thi hành sứ vụ” (Is 11:2-3; 42: 1-2; Is 61:1-2); “đổ tràn Thần Khí trong những ngày của Đấng Messia” (Ge 3:1-5; Ds 11:29).
Như thế thì Thần Khí bàng bạc khắp Cựu Ước, đóng đủ mọi vai trò từ thể lý đến tinh thần, mặc dù, Đức Cha kết luận, “Theo ngôn ngữ Cựu Ước thì ‘chủ vị tính’của Thánh Thần chưa rõ nét” (tr. 13).
Chủ vị tính phải chăng đồng nghĩa với ngôi vị. Vì cuốn “Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh” do Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, ấn hành, dịch từ bộ “Vocabulaire de Théologie Biblique” do Linh Mục Xavier Léo-Dufour, Dòng Tên, chủ biên, nói rõ: “Trong Cựu Ước, Thần Thiên Chúa chưa được mạc khải như một ngôi vị” (mục Thần Thiên Chúa). Thực ra, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đọc Cựu Ước theo cái nhìn tổng thể của Kitô giáo, chứ thần khí trong Cựu Ước có một diễn trình biến hóa khá dài. Cuốn “Điển Ngữ” chúng tôi vừa nhắc cũng như cuốn “Dictionnaire de la Foi Chrétienne” của Olivier de La Brosse và một số tác giả soạn, được dịch sang tiếng Việt với tên là “Từ Điển Đức Tin Kitô Giáo” (in ở Sài gòn gần đây, không nêu tên nhà xuất bản và năm xuất bản), và cuốn The Oxford Companion To The Bible do Bruce M. Metzger và Michael D. Coogan chủ biên, nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành năm 1993, thẩy đều nói đến diễn trình này.
Theo đó, trong ngôn ngữ Thánh kinh, không có hạn từ riêng biệt nào để chỉ thần khí; ý niệm này được phát biểu bằng cách sử dụng một cách ẩn dụ các chữ có nghĩa chiểu tự là gió và hơi thở (tiếng Do Thái là rûaḥ, tiếng Hy Lạp là pneuma). Chữ Anh spirit là theo tiếng Latinh chỉ hơi thở, spiritus.
Gió là một sức mạnh vô hình, không thể đoán và không thể kiểm soát. Nói theo cuốn “Điển ngữ”, khi thì gió phá đổ nhà cửa, cây cối, tàu bè ngoài khơi một cách dữ dội không thể chống cự (Edk 13:13; 27:26), khi thì len lỏi thì thầm (1V 19:12); khi thì làm nước biển dồn lại chừa đất khô ráo (Xh 14:21) khi thì đổ xuống mặt đất làm nẩy sinh sự sống (1V 18:45).
Hơi thở là gió thu nhỏ và từ nghĩa này, việc sử dụng từ ngữ một cách ẩn dụ có được một hướng đi chính xác và tích cực hơn, vì hơi thở cần thiết cho sự sống (St 6:17).
Cũng theo cuốn “Điển Ngữ”, bao lâu còn nơi con người, hơi thở này thực sự thuộc về con người, nó biến nhục thể bất động thành một hữu thể hoạt động, một linh hồn sống động (St 2:7). Vả lại, tất cả những gi động đến linh hồn, tất cả các cảm giá và cảm xúc của con người đều được biểu lộ qua hơi thở: sợ hãi (St 41:8), nóng giận (Tl 8:3), vui mừng (St 45:27), tất cả đều biến đổi hơi thở con người. Như thế, từ ngữ rûaḥ cũng diễn tả lương tâm con người, thần khí. Giao trả thần khí này trong tay Thiên Chúa (Tv 31:6), vừa là trút hơi thở cuối cùng vừa là giao trả cho Người kho tàng độc nhất là chính hữu thể của mình.
Chưa hết, lương tâm con người đôi khi như bị một sức mạnh bên ngoài xâm chiếm và không còn thuộc về mình nữa. Một cái gì khác ngự trị trong nó, và cái đó chỉ có thể là một thần khí mà thôi. Có thể đó là một mãnh lực độc hại như ghen tương (Ds 5:14-30, bản tiếng Việt không nói đến thần khí ghen tương, nhưng bản Latinh nói rõ: spiritus zelotypiæ), hận thù (Tl 9:23), gian dâm (Hs 4:12, bản tiếng Việt không nói gì đến thần khí, nhưng bản Latinh nói rõ: spiritus enim fornicationum decepit eos)... Cũng có thể đó là một thần khí tốt lành, thần khí công minh (Is 28:6), thần khí cầu khẩn (Dcr 12:10, bản tiếng Việt không nói gì đến thần khí, nhưng bản Latinh nói rõ spiritum gratiæ et precum).
Điều đáng lưu ý, theo cuốn “Điển Ngữ”, là “vì không thể dò thấu tận đáy sâu thẳm của Satan bao lâu công cuộc cứu chuộc chưa hoàn tất, nên Cựu Ước do dự trong việc gán những thần khí xấu cho một kẻ khác không phải là Thiên Chúa”. Nói cách khác, Cựu ớc gán chúng cho Thiên Chúa (xem Tl 9:23; 1Sm 19:9; 1V 22:23). Cuốn “Điển Ngữ” viết tiếp “nhưng dù sao khẳng định rằng các thần khí tốt lành trực tiếp đến từ Thiên Chúa và linh cảm sự hiện hữu của một thần khí thánh thiện và thánh hóa, nguồn mạch độc nhất của mọi biến đổi bên trong”. Cuốn này trích hai câu Is 11:2 “Thần khí Thiên Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Thiên Chúa” và Edk 36:26 “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt...”.
Đối với “Điển Ngữ”, đó mới chỉ là một “linh cảm” chưa hẳn là một mặc khải dứt khoát. Như thế cũng đủ để Gioan Tẩy Giả lấy làm nền tảng để nói đến “thần khí” như một ngôi vị, ngự xuống trên Đấng Messia, và “phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (in Spiritu Sancto). Có thể nói, được như thế vì ngài đã được ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng lúc còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, cuốn “Điển Ngữ” cho hay “Chúa Thánh Thần”(Spiritus Sanctus), “Thần Thiên Chúa” (Spiritus Dei) thực ra đã có ngay trong Cựu Ứớc, chứ không chỉ nói đến Thần Khí chung chung.
Chính Thần Thiên Chúa đã thúc đẩy các thủ lãnh như Samson, Ghiđêon, Saolê giải phóng Israel; tấn phong cho Đavít; ngự xuống và lưu lại trên Đấng Messia (Is 11:2), mở ra một kỷ nguyên hạnh phúc và thánh thiện (Is 11:9). Nhất là xuống trên các tiên tri, “ép buộc họ phải nói Lời Thiên Chúa dù họ không muốn (Am 3:8). Thần khí không còn chỉ là sự “thông minh” và “sức mạnh” nhưng là sự “hiểu biết của Thiên Chúa” và những đường lối của Người (xem Is 11:3).
Các vai trò giải phóng và ngôn sứ trên dĩ nhiên là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là vai trò thánh hóa. Vai trò này sẽ được thực hiện trọn vẹn nơi Người Tôi Tớ Giavê. Bởi vì Thiên Chúa “đã đặt Thần khí nơi Người”, nên Người sẽ loan báo sự công chính cho chư dân” (Is 42:1; xem 61: 1tt). Người Tôi Tớ “sẽ công chính hóa muôn dân bằng nỗi khổ của mình” (Is 53:11). Thánh Linh vì thế là Đấng Thánh Hóa.
Và lúc ấy, Thần Khí được tuôn đổ trên muôn dân, như cơn mưa đem sự sống cho vùng đất khô cằn (Is 32:15), như sinh khí đến làm sống động những bộ xương khô (Edk 37). Sự tuôn đổ này giống như một cuộc sáng tạo mới làm phát khởi quyền lợi và công bằng trong một xứ sở đổi mới (Is 32:16), làm phát khởi lòng nhậy cảm đón nghe tiếng Chúa trong con tim được biến đổi, khiến họ mau mắn trung thành với Lời (Is 59:21) và Giao ước của Người (Edk 36:27), làm cho việc khẩn cầu (Dcr 12:10) và ca tụng (Tv 51:17) có ý nghĩa. Được Thần khí tái sinh, Israel sẽ nhận biết Thiên Chúa của mình và Thiên Chúa sẽ gặp lại dân Người: “Ta sẽ không dấu chúng mặt Ta nữa, bởi vì Ta đã đổ tràn Thần khí Ta trên nhà Israel” (Edk 39:29).
“Điển Ngữ” vẫn coi tất cả những điều trên “mới chỉ là hy vọng. Trong Cựu Ước, Thần Khí không thể ở lại, ‘Người chưa được ban’ (Ga 7:39)”. “Điển ngữ” quả quyết rằng “ngay từ đầu, từ lúc qua Biển Đỏ... Thánh thần đã tác động nơi Môisen và đem Israel đến nơi nghỉ ngơi (Is 63: 9-14), nhưng Israel luôn “làm buồn lòng Thánh Thần” (Is 63:10) và làm tê liệt tác động của Người. Thành thử, để “ân huệ được trọn vẹn và vĩnh cửu, Thiên Chúa phải thực hiện một việc phi thường, bằng cách “đích thân can thiệp vào”, đáp lại tiếng nài van của nhân loại “Ôi ước chi Ngài xé vòm trời cao ngự xuống...” (Is 63: 19). Vòm trời quả đã được xé ra, “một Thiên Chúa là Cha, một Thiên Chúa ngự xuống trên trái đất, các tâm hồn được hoán cải, đó là công trình của Thánh Thần, và sự biểu lộ vĩnh viễn của Người nơi Đức Giêsu Kitô”.
Gioan Tẩy Giả, được linh hứng, đã phát biểu trong viễn tượng ấy. Trong phát biểu ấy, Phép Rửa của Chúa Kitô quả có nghĩa tích cực hoàn toàn: tẩy rửa và thánh hóa, tha tội và cho ta thông phần vào sự sống Thiên Chúa. Thiển nghĩ cách giải thích của Cha Joseph A. Fitzmyer có phần bất cập và giải thích của mục sư Leon Lamb Morris có phần tích cực hơn và nói lên bối cảnh hấp thụ của Gioan Tẩy Giả. Tẩy giả quả xứng đáng được gọi là “ngôn sứ của Đấng Tối Cao” như lời Bố Dacaria thân thương và hãnh diện đặt cho ngày chịu cắt bì.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Văn Nghệ Mừng Xuân Canh Tý 2020, Cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, CA ngày 19/1/2020
Hoá Dung
13:56 20/01/2020
Cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức Mừng Xuân Canh Tý 2020
Giáo xứ Our Lady of Lourdes
Montclair - Calìornia
ngày 19 tháng 1 năm 2019
Chương Trình Văn Nghệ Mừng Xuân Canh Tý 2020
1- Phần mở đầu
Nghi thức chào cờ Hoa Kỳ và Việt Nam với sự hướng dẫn của MC Lưu Văn Lễ, Quỳnh Chi và đoàn Hướng Đạo sinh VN.
2- Múa Lân
3- Các em thiếu nhi lớp Giáo Lý và Việt Ngữ chúc TếT cộng đoàn, các Cha mừng tuổi các em trong cộng đoàn.
4- Ca đoàn Hiển Linh hợp ca Ly Rượu Mừng và các chị ca viên hợp ca bài Xuân Đã Về.
5- Vũ khúc: Khúc Hát Ân Tình do các bà mẹ trong cộng đoàn trình diễn dưới sự chỉ đạo của Trà My
6- Vũ khúc: Như Hoa Mùa Xuân do Vũ đoàn VietCatholic (4th Genneration) trình diễn dưới sự chỉ đạo của Lương Kim Anh.
Lễ Tạ Ơn Ngọc Khánh Giáo Xứ Võ Đắc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:26 20/01/2020
Lúc 9g sáng hôm ngày 20.1, ĐGM GP Phan Thiết - Giuse Đỗ Mạnh Hùng đến Nhà thờ Võ đắc dâng thánh lễ tạ ơn. Cùng đồng tế có cha Tổng đại diện, 2 Đức viện phụ và khoảng 50 linh mục, đông đảo tu sĩ chủng sinh, quý khách xa gần và bà con giáo dân Võ Đắc chung lời tạ ơn.
Nhà thờ Võ đắc sáng nay rực rỡ với sắc cờ và rộn rã âm nhạc hân hoan đón mừng quan khách đến chung chia niềm vui trong thánh lễ Tạ ơn 4 trong 1: mừng 60 năm thành lập Giáo xứ, 25 năm Cung hiến Thánh đường, 45 năm linh mục cha chánh xứ FX Đinh Tiên Đường và làm phép nhà mục vụ giáo lý.
Xem video lễ tạ ơn ngọc khánh giáo xứ Võ Đắc
Linh mục quản xứ, phó xứ, và bà con giáo dân đón mừng mọi người với nụ cười rạng rỡ. Trong ngày lễ mừng Ngọc Khánh thành lập, cộng đoàn chung lời tạ ơn Thiên Chúa, biết bao Ơn lành mà Chúa và Thánh Giuse quan thầy đã ban tặng, những công ơn to lớn của các Bậc Tiền Bối Tổ Tiên, của Quí Đức cha và Quí cha Quản xứ qua các thời kỳ, Quí ân nhân, thân nhân xa gần đã làm cho Võ đắc có được những trang sử đẹp như hôm nay. Ước mong rằng dịp trọng đại này sẽ trở thành một lưu niệm đạo đức cho thế hệ con cháu mai sau.
Xem Hình
Nhìn lại hành trình 60 năm, có đựơc thành quả hôm nay như những bó lúa nặng hạt để không bao giờ quên ơn những người đã gieo trong gian truân, trồng trong vất vả. Nhìn lại hành trình 60 năm, như là một nhắc nhớ về cội nguồn “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Nhờ đó mà mọi thành viên trong Giáo xứ luôn tâm niệm rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Theo các Già làng,Trưởng dân tộc ít người ở các Buôn thuộc vùng đất huyện Tánh Linh kể lại thì ngày xưa có một ông tên là Đắt,có võ nghệ cao cường gọi là Tôn Vương. Ông là cao tổ nhiều đời của vùng đất này. Các dân tộc ít người trong vùng tôn kính và sùng bái ông, vì ông có công lớn trong cuộc khai phá, định canh định cư, dạy con cháu biết cách làm ăn sinh sống. Từ đó, VÕ ĐẮT trở thành tên vùng đất này.
Vào cuối năm 1959, đồng bào Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Võ Đắt sinh sống. Tiếp theo, một số giáo dân dân gốc Quảng Bình, đã di cư vào Lăng Cô, Huế và Đà Nẵng từ năm 1954, cũng đến đây định cư, khai hoang, trồng trọt. Sau đó có một số giáo dân từ Quảng Trị cũng đến đây làm ăn.Từ năm 1959, một nhà nguyện bằng gỗ, lợp tranh được dựng lên làm nơi thờ phượng. Vào các ngày Chúa Nhật, có cha Gioan B Trần Xuân Long chánh xứ Gia An đến dâng lễ. Số giáo dân lúc bấy giờ khoảng 2.000 người.
Đến năm 1960,Võ Đắt được nâng lên Giáo xứ, thuộc Giáo hạt Phan Thiết,Giáo phận Nha Trang, thời Đức Cha Marcel Piquet Lợi. Giáo xứ nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng. Từ đó, Giáo xứ từng bước phát triển và đổi mới, dưới sự chăm sóc mục vụ của quý Cha Chánh xứ, trong suốt 60 năm qua.
- Cha Giuse Nguyễn Quốc Công (1960-1968): Cha xứ tiên khởi. Năm 1964, Ngài đã xây dựng nhà thờ kiên cố, tường ximăng, kèo sắt, mái tôn.
- Cha Beneđictô Nguyễn Công Phú (1968 – 1973).
- Cha Phêrô Bùi Minh Huy (1973– 1975),
- Cha Clemente Trần Thế Minh (1975–1990).
- Cha FX Phạm Quyền (1990–2008), ngài đã cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ mới khang trang, xinh đẹp như hiện nay. Nhà thờ này, khởi công ngày 19/2/1993 và cung hiến ngày 19/1/1995; Đến nay vừa tròn 25 năm, cha còn tiếp tục xây dựng nhà thờ Võ xu, nhà thờ MêPu, đặt viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ Đakai.
- Cha Gioan B Trần Văn Thuyết (2008-2018), ngài đã cùng với giáo dân tiếp tục xây dựng nhà thờ Giáo họ Đakai, xây dựng nhà Mục vụ và nhà dưỡng lão khang trang, thoáng mát; xây dựng và khánh thành nhà thờ Martinô giáo họ Đức Chính.
- Cha FX Đinh Tiên Đường về nhận chức vụ chánh xứ giáo xứ Võ Đắt ngày 26/5/2018, ngài đã động viên và cùng với cộng đoàn dân Chúa, khởi công xây dựng nhà giáo lý ngày 14/11/2018 và hoàn thành ngày 10/1/2020; nhà giáo lý xây mới xinh đẹp, khang trang, 2 tầng: một tầng trệt và một tầng lầu, có 1 phòng họp, 16 phòng học; tổng diện tích là 1200m2.
Quý Cha chánh xứ đã hết lòng phục vụ giáo xứ, với sự cộng tác nhiệt tình của 19 cha phó, quý thầy giúp xứ, quý nữ tu, quý vị HĐMV, BĐH các giáo họ, các đoàn thể, ban ngành và công đoàn dâng Chúa, đã làm cho giáo xứ từng bước đi lên, phát triển về mọi phương diện và không ngừng đổi mới, để có được như ngày hôm nay.
Vài nét tiểu sử Cha Chánh Xứ Fx Đinh Tiên Đường:
Cha sinh ngày 13/11/1946 tại Diễn Châu, Nghệ An. Di cư vào Nam 1954. Đi tu từ năm 1959. Học chủng viện Chân Phước Tự, Giáo phận Vinh di cư, tại Thủ Đức, Sài Gòn (3 năm), chủng viện Pio, Giáo phận Hà Nội, tại Chợ Lớn, Sài Gòn (3năm), chủng viện Thánh Phaolô, Giáo phận Phát Diệm, tại Phú Nhuận, Sài Gòn(2 năm). Học Đại chủng viện Xuân Bích Huế (6 năm). Thực tập mục vụ 2 năm tại Phú Nhơn,Cam Ranh. Chịu chức Linh Mục tại nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn ngày 15/4/1975. Làm Cha phó Giáo xứ Chánh tòa Phan Thiết 13 năm,quản lý Tòa Giám Mục Phan Thiết 8 năm.Trong thời gian đó, làm Quản nhiệm Giáo xứ Vinh Thủy (5 năm),quản nhiệm Giáo họ Đức Thắng (2 năm). Tiếp đến,làm Chánh xứ Giáo xứ Vinh An (8 năm), Giáo xứ Đồng Tiến kiêm Tuyên Úy dòng MTGPT (6 năm),Giáo xứ Hiệp Đức,kiêm Hạt trưởng hạt Hàm Thuận Nam (8 năm). Hiện nay là Chánh xứ Giáo xứ Võ Đắt, kiêm Hạt trưởng hạt Đức Tánh đến nay được 1 năm 6 tháng.
Bữa tiệc liên hoan liên hoan trong niềm vui tạ ơn tại khuôn viên thánh đường.
Chúc mừng Ngọc Khánh Giáo xứ Võ đắc. 60 năm là thời gian đẹp trong lịch sử đời người, là thời gian quý trong lịch sử một tổ chức. Đến tuổi 60, người ta mừng thọ. 60 năm hình thành và phát triển của một tổ chức, người ta mừng lễ ngọc. Cầu chúc Giáo xứ luôn thăng tiến mọi mặt, góp phần vào sứ vụ truyền giáo của Giáo phận Phan thiết thân yêu.
Nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An (lược ghi)
Nhà thờ Võ đắc sáng nay rực rỡ với sắc cờ và rộn rã âm nhạc hân hoan đón mừng quan khách đến chung chia niềm vui trong thánh lễ Tạ ơn 4 trong 1: mừng 60 năm thành lập Giáo xứ, 25 năm Cung hiến Thánh đường, 45 năm linh mục cha chánh xứ FX Đinh Tiên Đường và làm phép nhà mục vụ giáo lý.
Xem video lễ tạ ơn ngọc khánh giáo xứ Võ Đắc
Linh mục quản xứ, phó xứ, và bà con giáo dân đón mừng mọi người với nụ cười rạng rỡ. Trong ngày lễ mừng Ngọc Khánh thành lập, cộng đoàn chung lời tạ ơn Thiên Chúa, biết bao Ơn lành mà Chúa và Thánh Giuse quan thầy đã ban tặng, những công ơn to lớn của các Bậc Tiền Bối Tổ Tiên, của Quí Đức cha và Quí cha Quản xứ qua các thời kỳ, Quí ân nhân, thân nhân xa gần đã làm cho Võ đắc có được những trang sử đẹp như hôm nay. Ước mong rằng dịp trọng đại này sẽ trở thành một lưu niệm đạo đức cho thế hệ con cháu mai sau.
Xem Hình
Nhìn lại hành trình 60 năm, có đựơc thành quả hôm nay như những bó lúa nặng hạt để không bao giờ quên ơn những người đã gieo trong gian truân, trồng trong vất vả. Nhìn lại hành trình 60 năm, như là một nhắc nhớ về cội nguồn “con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Nhờ đó mà mọi thành viên trong Giáo xứ luôn tâm niệm rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Theo các Già làng,Trưởng dân tộc ít người ở các Buôn thuộc vùng đất huyện Tánh Linh kể lại thì ngày xưa có một ông tên là Đắt,có võ nghệ cao cường gọi là Tôn Vương. Ông là cao tổ nhiều đời của vùng đất này. Các dân tộc ít người trong vùng tôn kính và sùng bái ông, vì ông có công lớn trong cuộc khai phá, định canh định cư, dạy con cháu biết cách làm ăn sinh sống. Từ đó, VÕ ĐẮT trở thành tên vùng đất này.
Vào cuối năm 1959, đồng bào Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Võ Đắt sinh sống. Tiếp theo, một số giáo dân dân gốc Quảng Bình, đã di cư vào Lăng Cô, Huế và Đà Nẵng từ năm 1954, cũng đến đây định cư, khai hoang, trồng trọt. Sau đó có một số giáo dân từ Quảng Trị cũng đến đây làm ăn.Từ năm 1959, một nhà nguyện bằng gỗ, lợp tranh được dựng lên làm nơi thờ phượng. Vào các ngày Chúa Nhật, có cha Gioan B Trần Xuân Long chánh xứ Gia An đến dâng lễ. Số giáo dân lúc bấy giờ khoảng 2.000 người.
Đến năm 1960,Võ Đắt được nâng lên Giáo xứ, thuộc Giáo hạt Phan Thiết,Giáo phận Nha Trang, thời Đức Cha Marcel Piquet Lợi. Giáo xứ nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng. Từ đó, Giáo xứ từng bước phát triển và đổi mới, dưới sự chăm sóc mục vụ của quý Cha Chánh xứ, trong suốt 60 năm qua.
- Cha Giuse Nguyễn Quốc Công (1960-1968): Cha xứ tiên khởi. Năm 1964, Ngài đã xây dựng nhà thờ kiên cố, tường ximăng, kèo sắt, mái tôn.
- Cha Beneđictô Nguyễn Công Phú (1968 – 1973).
- Cha Phêrô Bùi Minh Huy (1973– 1975),
- Cha Clemente Trần Thế Minh (1975–1990).
- Cha FX Phạm Quyền (1990–2008), ngài đã cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ mới khang trang, xinh đẹp như hiện nay. Nhà thờ này, khởi công ngày 19/2/1993 và cung hiến ngày 19/1/1995; Đến nay vừa tròn 25 năm, cha còn tiếp tục xây dựng nhà thờ Võ xu, nhà thờ MêPu, đặt viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ Đakai.
- Cha Gioan B Trần Văn Thuyết (2008-2018), ngài đã cùng với giáo dân tiếp tục xây dựng nhà thờ Giáo họ Đakai, xây dựng nhà Mục vụ và nhà dưỡng lão khang trang, thoáng mát; xây dựng và khánh thành nhà thờ Martinô giáo họ Đức Chính.
- Cha FX Đinh Tiên Đường về nhận chức vụ chánh xứ giáo xứ Võ Đắt ngày 26/5/2018, ngài đã động viên và cùng với cộng đoàn dân Chúa, khởi công xây dựng nhà giáo lý ngày 14/11/2018 và hoàn thành ngày 10/1/2020; nhà giáo lý xây mới xinh đẹp, khang trang, 2 tầng: một tầng trệt và một tầng lầu, có 1 phòng họp, 16 phòng học; tổng diện tích là 1200m2.
Quý Cha chánh xứ đã hết lòng phục vụ giáo xứ, với sự cộng tác nhiệt tình của 19 cha phó, quý thầy giúp xứ, quý nữ tu, quý vị HĐMV, BĐH các giáo họ, các đoàn thể, ban ngành và công đoàn dâng Chúa, đã làm cho giáo xứ từng bước đi lên, phát triển về mọi phương diện và không ngừng đổi mới, để có được như ngày hôm nay.
Vài nét tiểu sử Cha Chánh Xứ Fx Đinh Tiên Đường:
Cha sinh ngày 13/11/1946 tại Diễn Châu, Nghệ An. Di cư vào Nam 1954. Đi tu từ năm 1959. Học chủng viện Chân Phước Tự, Giáo phận Vinh di cư, tại Thủ Đức, Sài Gòn (3 năm), chủng viện Pio, Giáo phận Hà Nội, tại Chợ Lớn, Sài Gòn (3năm), chủng viện Thánh Phaolô, Giáo phận Phát Diệm, tại Phú Nhuận, Sài Gòn(2 năm). Học Đại chủng viện Xuân Bích Huế (6 năm). Thực tập mục vụ 2 năm tại Phú Nhơn,Cam Ranh. Chịu chức Linh Mục tại nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn ngày 15/4/1975. Làm Cha phó Giáo xứ Chánh tòa Phan Thiết 13 năm,quản lý Tòa Giám Mục Phan Thiết 8 năm.Trong thời gian đó, làm Quản nhiệm Giáo xứ Vinh Thủy (5 năm),quản nhiệm Giáo họ Đức Thắng (2 năm). Tiếp đến,làm Chánh xứ Giáo xứ Vinh An (8 năm), Giáo xứ Đồng Tiến kiêm Tuyên Úy dòng MTGPT (6 năm),Giáo xứ Hiệp Đức,kiêm Hạt trưởng hạt Hàm Thuận Nam (8 năm). Hiện nay là Chánh xứ Giáo xứ Võ Đắt, kiêm Hạt trưởng hạt Đức Tánh đến nay được 1 năm 6 tháng.
Bữa tiệc liên hoan liên hoan trong niềm vui tạ ơn tại khuôn viên thánh đường.
Chúc mừng Ngọc Khánh Giáo xứ Võ đắc. 60 năm là thời gian đẹp trong lịch sử đời người, là thời gian quý trong lịch sử một tổ chức. Đến tuổi 60, người ta mừng thọ. 60 năm hình thành và phát triển của một tổ chức, người ta mừng lễ ngọc. Cầu chúc Giáo xứ luôn thăng tiến mọi mặt, góp phần vào sứ vụ truyền giáo của Giáo phận Phan thiết thân yêu.
Nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An (lược ghi)
Giới trẻ, Giáo lý viên- Huynh Trưởng mừng Xuân, chúc Tết quý Đức Cha Giáo phận Xuân Lộc
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
22:09 20/01/2020
Sáng Chúa Nhật, 19/1/2020, ngày 25 Tết, Tòa Giám Mục đã đón tiếp gần 4000 giáo lý viên- huynh trưởng, và các bạn trẻ đến tham dự ngày họp mặtchúc Tết quý Đức Cha Giáo Phận. Với con số hàng ngàn các bạn giáo lý viên- huynh trưởng khăn đỏ và các bạn giới trẻ với khăn xanh lá mạ đã làm cho khung cảnh Tòa Giám Mục và bầu khí càng tràn sức sống.
Từ 7g30 sáng, các bạn trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng về Tòa Giám Mục mỗi lúc một đông. Dù phần đón tiếp, ghi danh vẫn tiếp diễn, nhưng tại nơi khán đài, những vũ điệu sinh hoạt khởi động, nối kết yêu thương đã liên tục âm vang, sôi động, làmcho ai nấy đều cảm thấy hân hoan, vui tươi, như tạo thêm những đợt sóng tăng nguồn cho sức sống của người trẻ giáo phận.
Xem Hinh
“Nếu những ngày Tết là thời gian để mọi người trở về nhà của mình, thì hôm nay, lúc này, chúng ta, những người con thân yêu cũng trở về ngôi nhà của Giáo Phận để gặp gỡ, chúc Tết quý Đức Cha. Và trong ngôi nhà lớn của Giáo phận, còn có ngôi nhà nhỏ hơn là gia đình giáo lý viên- huynh trưởng, gia đình của giới trẻ, nơi đó, chúng ta gặp gỡ, trò chuyện, trao cho nhau yêu thương.” Đó là những lời tuyên bố khai mạc của Cha Giuse Đỗ Đức Trí- Đặc trách Ban Huấn Giáo và cũng là Tuyên Úy Liên Đoàn Phong trào Thiếu Nhi Xuân Lộc- thay mặt cho cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn- Đặc trách Giới Trẻ Giáo phận- đã nói với mọi bạn trẻ đang hiện diện.
Tiếp theo phần khai mạc,hai cha đặc trách đã lần lượt tóm kết cách ngắn gọn những sinh hoạt, thành quả của năm 2019, và dự kiến chương trình hoạt động cho Năm Mới 2020 của từng ban để các bạn tạ ơn Chúa vì những gì đã làm được và chuẩn bị tâm thế để thực hiện những dự án cho năm mới.
Sau gần hai tiếng đồng hồ cho phần một chương trình gồm sinh hoạt khởi động, khai mạc, văn nghệ Xuân, các bạn trẻ đã chào đón Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận đến gặp gỡ trong ngày hội ngộ mừng Xuân này. “Chúa Kitô đang sống và muốn chúng ta cùng sống với Người”, là chủ đề của bài nói chuyện mà Đức Cha Gioan tâm tình với các bạn trẻ tham dự. Chủ đề này, như Đức Cha Gioan giới thiệu được dựa trên Tông huấn “Chúa Kitô đang sống- Christus Vivid”. Đồng thời, Đức Cha giải thích ý nghĩa về “Chúa Kitô đang sống” với một lược đồ tóm tắt từ Kinh Thánh: Đấng được sinh ra từ gốc tổ Giêsê, là đấng lãnh đạo tài ba, vị mục tử nhân lành; đấng đem sự thái bình đến cho nhân loại ( như tiên tri Isaia đã nói) nhờ qua cái chết và sự phục sinh: Đức Giêsu Kitô. Và,Đưc Cha nhấn mạnh: Tin Mừng đặc sắc của Đức Giêsu Kitô chính là sự chết và sống lại của Người. Chính qua Bí tích Rửa tội, sự sống lại của Đức Giêsu đã ban lại cho con người. Với đức tin tông truyền này, Giáo Hội gìn giữ và truyền lại cho con cái mình đức tin về một Đức Kitô đang sống. Kết thúc huấn từ, Đức Cha mời gọi những người trẻ của giáo phận hãy giữ lấy niềm tin này, mang về nhà và sống với Đức Kitô đang sống trong cuộc đời mỗi người. Và băng reo thật ý nghĩa khi chính Đức Cha Phụ Tá đã cùng với các bạn hô vang “ ĐỨC KI TÔ – ĐANG SỐNG, Chúng ta- đang sống, Với – CHRISTUS VIVID”
Thánh Lễ tạ ơn của ngày họp mặt được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với Đức Cha Phụ Tá Gioan và quý cha dâng lên Thiên Chúa với bao tâm tình như lời mời gọi của Đức Cha Giuse: cầu nguyện cho hết những người trẻ trong giáo phận, đặc biệt cho những bạn trẻ không quan tâm đến đời sống đạo, không quan tâm đến Chúa, và cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu như Giáo Hội Hoàn Vũ đang sống trong tuần lễ này.
Trong bài giảng, ý suy niệm đầu tiên mà Đức Cha Giuse dựa vào lời nói củaGioan Tẩy Giả khi giới thiệu về Đức Giêsu (c. 31) trong Tin Mừng Gioan 1, 29-34, để thúc đẩy, đặt cho người trẻ một cật vấn về cuộc đời họ, người trẻ của Đức Kitô“Mục đích của đời các con là gì?” Đức Cha nói, Thánh Gioan đã đặt ra mục đích cuộc đời của ngài là phải làm thế nào để dân Israel nhận ra Đức Giêsu chính là Đấng Cứu Thế của họ. “Vậy mục đích của đời các con là gì? Là đi học ư? Nhưng đi học để làm gì?...” Đức Cha cho hay, hiện nay, có nhiều người trẻ chẳng hề có mục đích đời họ cách rõ ràng. Và như thế, những người trẻ này dễ dàng bỏ dở công việc, hay cái gì đó liên quan …khi gặp phải những khó khăn”. Vì thế, Đức Cha nhấn mạnh, những người trẻ của Giáo phận phải có mục đích sống như “Thánh Gioan đưa ra cho chúng ta mục đích: làm thế nào để cho mọi người nhận ra Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế”. Và Đức Cha Giuse cụ thể hơn khi đặt người trẻ vào trong lời Chúa nói “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân’,để rồi, buộc người trẻ phải tự cật vấn bản thân “Vậy ngay tại Giáo phận Xuân Lộc này, khi mà còn 70% người chưa biết Chúa, chưa gặp thấy niềm vui và nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế của nhân loại, của tôi, của họ…tôi có thao thức trước thực trạng này, và muốn làm gì?”
Thêm nữa, dù là mục đích của Gioan là giới thiệu cho người khác nhận ra Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế, nhưng ông cũng thừa nhận là mình “không biết” về Đức Giêsu “Tôi đã không biết Người…” (c.33), nhưng Thiên Chúa hứa với Gioan, sẽ có dấu để ông nhận ra Đấng Cứu Thế. Từ điều rất thực này, Đức Cha nói “vì thế, hành trình mà Gioan nói về Chúa, cũng là hành trình tìm kiếm Đấng Cứu Thế. Do vậy, nơi chúng ta cũng như thế, chúng ta cũng chỉ biết Chúa phần nào, do đó, các con phải tìm kiếm, phải học biết về Chúa Giêsu Kitô, khám phá niềm vui về Ngài”. Nhờ đó, những gì mà giáo lý viên dạy cho các em về Chúa, những gì mà người trẻ giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người chính là những xác tín, không chỉ ở kiến thức, nhưng là trải nghiệm vì đã sống với Chúa Giêsu Kitô. “Điều quan trọng mà các con cần nhớ là phải đưa mọi người đi vào hành trình tìm kiếm Chúa, nền tảng cho những tìm kiếm khác trong đời.Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giáo phận thúc đẩy người trẻhãy để đôi mắt của họ chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh, phục sinh trước, rồi sau đó, họ mới có “chất” để nói về Đấng mà họ đã gặp.
Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Trưởng Giuse Hòa, đại diện cho những giới trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng đã chúc Tết quý Đức Cha Năm Mới được nhiều phúc lộc Chúa Xuân ban. Những bài vè sáng tác, chuyển thành nhạc chúc Tết từng Đức Cha, cũng như riêng cho các cha thật dí dỏm vui tươi và tràn đầy ý nghĩa.
Một lần nữa, khi đáp lại lời chúc Tết của Trưởng Hòa, Đức Cha Giuse lại trao gửi tâm tình của ngài cho những người trẻ của Giáo phận, khi mời gọi họ sống chứng nhân của lòng thương xót của Chúa với tha nhân là những người yếu đuối, những gia đình đang đau khổ… như chủ đề mục vụ Giáo phận đề ra “ Gia đình – Người trẻ hãy là những chứng nhân của lòng thương xót”. Đồng thời, nhắc nhở họ cố gắng đào luyện bản thân hướng đến sự trưởng thành toàn diện bằng việc nối kết mọi mặt thành tình yêu và lòng thương xót ngay trong chính cuộc đời họ. Ngài cũng mong muốn họ hãy cầu nguyện cho Giáo phận, van nài lòng thương xót của Thiên Chúa xuống trên Giáo phận, cầu nguyện đặc biệt cho những gia đình đang đau khổ, cũng như mời gọi người trẻ tham gia các Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa vào ngày thứ Sáu đầu tháng tại Suối Cát, Giờ Kinh Mân Côi ngày 13 mỗi tháng để cầu nguyện cho các gia đình trong giáo phận, nhất là những gia đình đang đối diện với bao khó khăn, nỗi đau và nước mắt.
Sau khi ban phép lành cuối lễ, quý Đức Cha đã lì xì Năm Mới cho mọi người hiện diện khiến ai nấy đều hớn hở vui mừng, vì không chỉ tiền mới, nhưng quan trọng hơn hết là Lời Chúa trao ban cho từng người, mời gọi họ sống Năm Mới với Chúa Kitô đang sống, Đấng giúp họ trưởng thành toàn diện bằng việc chia sẻ, trao ban tình yêu và lòng thương xót đến cho những ai mà họ gặp gỡ. Và một bữa trưa mà gần 4000 bạn trẻ là thực khách đã được quý Đức Cha thiết đãi qua sự điều động của Cha Quản Lý Tòa Giám Mục cùng với biết bao sự đóng góp cộng tác của giới hiền mẫu các giáo xứ trong Hạt Xuân Lộc.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Từ 7g30 sáng, các bạn trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng về Tòa Giám Mục mỗi lúc một đông. Dù phần đón tiếp, ghi danh vẫn tiếp diễn, nhưng tại nơi khán đài, những vũ điệu sinh hoạt khởi động, nối kết yêu thương đã liên tục âm vang, sôi động, làmcho ai nấy đều cảm thấy hân hoan, vui tươi, như tạo thêm những đợt sóng tăng nguồn cho sức sống của người trẻ giáo phận.
Xem Hinh
“Nếu những ngày Tết là thời gian để mọi người trở về nhà của mình, thì hôm nay, lúc này, chúng ta, những người con thân yêu cũng trở về ngôi nhà của Giáo Phận để gặp gỡ, chúc Tết quý Đức Cha. Và trong ngôi nhà lớn của Giáo phận, còn có ngôi nhà nhỏ hơn là gia đình giáo lý viên- huynh trưởng, gia đình của giới trẻ, nơi đó, chúng ta gặp gỡ, trò chuyện, trao cho nhau yêu thương.” Đó là những lời tuyên bố khai mạc của Cha Giuse Đỗ Đức Trí- Đặc trách Ban Huấn Giáo và cũng là Tuyên Úy Liên Đoàn Phong trào Thiếu Nhi Xuân Lộc- thay mặt cho cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn- Đặc trách Giới Trẻ Giáo phận- đã nói với mọi bạn trẻ đang hiện diện.
Sau gần hai tiếng đồng hồ cho phần một chương trình gồm sinh hoạt khởi động, khai mạc, văn nghệ Xuân, các bạn trẻ đã chào đón Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận đến gặp gỡ trong ngày hội ngộ mừng Xuân này. “Chúa Kitô đang sống và muốn chúng ta cùng sống với Người”, là chủ đề của bài nói chuyện mà Đức Cha Gioan tâm tình với các bạn trẻ tham dự. Chủ đề này, như Đức Cha Gioan giới thiệu được dựa trên Tông huấn “Chúa Kitô đang sống- Christus Vivid”. Đồng thời, Đức Cha giải thích ý nghĩa về “Chúa Kitô đang sống” với một lược đồ tóm tắt từ Kinh Thánh: Đấng được sinh ra từ gốc tổ Giêsê, là đấng lãnh đạo tài ba, vị mục tử nhân lành; đấng đem sự thái bình đến cho nhân loại ( như tiên tri Isaia đã nói) nhờ qua cái chết và sự phục sinh: Đức Giêsu Kitô. Và,Đưc Cha nhấn mạnh: Tin Mừng đặc sắc của Đức Giêsu Kitô chính là sự chết và sống lại của Người. Chính qua Bí tích Rửa tội, sự sống lại của Đức Giêsu đã ban lại cho con người. Với đức tin tông truyền này, Giáo Hội gìn giữ và truyền lại cho con cái mình đức tin về một Đức Kitô đang sống. Kết thúc huấn từ, Đức Cha mời gọi những người trẻ của giáo phận hãy giữ lấy niềm tin này, mang về nhà và sống với Đức Kitô đang sống trong cuộc đời mỗi người. Và băng reo thật ý nghĩa khi chính Đức Cha Phụ Tá đã cùng với các bạn hô vang “ ĐỨC KI TÔ – ĐANG SỐNG, Chúng ta- đang sống, Với – CHRISTUS VIVID”
Thánh Lễ tạ ơn của ngày họp mặt được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với Đức Cha Phụ Tá Gioan và quý cha dâng lên Thiên Chúa với bao tâm tình như lời mời gọi của Đức Cha Giuse: cầu nguyện cho hết những người trẻ trong giáo phận, đặc biệt cho những bạn trẻ không quan tâm đến đời sống đạo, không quan tâm đến Chúa, và cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu như Giáo Hội Hoàn Vũ đang sống trong tuần lễ này.
Một lần nữa, khi đáp lại lời chúc Tết của Trưởng Hòa, Đức Cha Giuse lại trao gửi tâm tình của ngài cho những người trẻ của Giáo phận, khi mời gọi họ sống chứng nhân của lòng thương xót của Chúa với tha nhân là những người yếu đuối, những gia đình đang đau khổ… như chủ đề mục vụ Giáo phận đề ra “ Gia đình – Người trẻ hãy là những chứng nhân của lòng thương xót”. Đồng thời, nhắc nhở họ cố gắng đào luyện bản thân hướng đến sự trưởng thành toàn diện bằng việc nối kết mọi mặt thành tình yêu và lòng thương xót ngay trong chính cuộc đời họ. Ngài cũng mong muốn họ hãy cầu nguyện cho Giáo phận, van nài lòng thương xót của Thiên Chúa xuống trên Giáo phận, cầu nguyện đặc biệt cho những gia đình đang đau khổ, cũng như mời gọi người trẻ tham gia các Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa vào ngày thứ Sáu đầu tháng tại Suối Cát, Giờ Kinh Mân Côi ngày 13 mỗi tháng để cầu nguyện cho các gia đình trong giáo phận, nhất là những gia đình đang đối diện với bao khó khăn, nỗi đau và nước mắt.
Sau khi ban phép lành cuối lễ, quý Đức Cha đã lì xì Năm Mới cho mọi người hiện diện khiến ai nấy đều hớn hở vui mừng, vì không chỉ tiền mới, nhưng quan trọng hơn hết là Lời Chúa trao ban cho từng người, mời gọi họ sống Năm Mới với Chúa Kitô đang sống, Đấng giúp họ trưởng thành toàn diện bằng việc chia sẻ, trao ban tình yêu và lòng thương xót đến cho những ai mà họ gặp gỡ. Và một bữa trưa mà gần 4000 bạn trẻ là thực khách đã được quý Đức Cha thiết đãi qua sự điều động của Cha Quản Lý Tòa Giám Mục cùng với biết bao sự đóng góp cộng tác của giới hiền mẫu các giáo xứ trong Hạt Xuân Lộc.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo : Ba Lan – Đất Nước Của Những Con Người Tài Năng
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
21:42 20/01/2020
Câu chuyện truyền giáo : Ba Lan – Đất Nước Của Những Con Người Tài Năng
Những ngày đầu của năm mới dương lịch 2020, chúng tôi được cha bề trên gởi đi Ba Lan làm việc mục vụ cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Warsava vì cha tuyên uý của họ đang nghỉ phép thăm quê nhà dịp Tết Canh Tý. Chúng tôi đã lên đường đi Ba Lan ngay sau khi tham dự lễ mừng Năm Mới với anh em linh mục Ngôi Lời thuộc Tỉnh Dòng Hòa Lan.
Lần thứ 2 đến Ba Lan nên chúng tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ và lo lắng nữa vì lần trước đã được giới thiệu với cộng đoàn và dâng thánh lễ. Vì được sắp xếp ở nhà chính của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Ba Lan gần trung tâm thủ đô nên mọi việc có vẻ dễ dàng, nhất là việc đi lại. Lâu rồi mới sống lại cảm giác như còn ở Tập Viện vì giờ giấc và kinh nguyện của các anh em Ngôi Lời ở Ba Lan còn rất truyền thống đâu vào đấy, và nhất là vấn đề phụng vụ. Lúc đầu chúng tôi còn cảm giác lười biếng vì lâu nay sống theo kiểu các nhân chủ nghĩa quen rồi nhưng sau mấy ngày lại bắt nhịp ngay để hoà điệu với anh em.
Ba Lan là một quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia Trung u và từng bị chia cắt thành nhiều mảnh trong các cuộc thế chiến bởi các quốc gia hùng mạnh láng giềng nhưng họ đã kiên cường giữ vững nhờ lòng tin sắt son vào Thiên Chúa vì Ba Lan có tỷ lệ Công Giáo lên đến 95%. Cũng như các quốc gia u châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, giới trẻ Ba Lan hình như không còn thiết tha với niềm tin tôn giáo của mình và một linh mục trẻ cùng Dòng người Ba Lan đang đồng hành với chúng tôi trong những ngày này chia sẻ rằng các gia đình Ba Lan chỉ đồng hành với con cái họ đến khi các em lãnh nhận bí tích thêm sức là xem như hoàn thành nghĩa vụ, và ngài còn hóm hỉnh chia sẻ rằng người Công Giáo Ba Lan đã xem bí tích thêm sức là bí tích chia tay với giáo hội vì khi các em đã xong bí tích này thì cũng đồng nghĩa với việc không đến nhà thờ nữa cho đến khi họ lãnh các bí tích sau cùng truớc khi lìa cõi đời. Mới nghe cũng hơi nực cười nhưng kinh nghiệm từng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới mới thấy xót xa cho giới trẻ bây giờ và cũng rất may giới trẻ Công Giáo Việt Nam chưa rơi vào tình trạng bi đát như thế.
Như chúng ta cũng biết Ba Lan từng là một quốc gia cộng sản bị nước láng giềng Nga-Xô nắm đầu nhiều thập kỷ nhưng họ không chịu khuất phục trước những chiêu trò bẩn thỉu của thuyết vô thần dù họ từng bị chia năm, xẻ bảy hòng làm suy yếu tinh thần đấu tranh nhưng lòng dân luôn kiên cường bất khuất trước ách bạo tàn và những người từng làm tai sai cho học thuyết vô thần ấy. Một con người từng sống và chứng kiến những dối trá ấy sau này được bầu làm giáo hoàng Công Giáo Roma, và hiện nay là một vị thánh lớn, dù chưa bao giờ ngài làm chính trị hay kêu gọi sự trả thù đã lên tiếng vạch trần những dối trá của một học thuyết do những kẻ ngôn cuồng nhân danh học thuyết ấy để đánh lừa nhân loại tiến bộ mà hiện nay vẫn còn một số quốc gia đeo đuổi như là kim chỉ nam để bảo vệ chế độ. Vị thánh giáo hoàng đáng kính ấy là Đức Gioan Phaolo II mà chúng tôi từng có dịp viếng thăm quê hương của ngài và cảm thấy xúc động khi đến thăm những di tích và thách tích của ngài khi còn sinh thời cũng như lúc ngài về thăm quê hương trên cuơng vị người kế nhiệm thánh Phêrô. Chúng tôi cũng đã viếng thăm những vị thánh và chân phước tử đạo Ba Lan mà chúng tôi từng ngưỡng mộ trong đệ nhị thế chiến như thánh Maximiliano Kolbe của Dòng Phanxico, các vị Á Thánh Tử Đạo Dòng Ngôi Lời và chân phước tử đạo Jerzy Popieluszko bị mật vụ cộng sản Ba Lan giết vào năm 1984 khi vừa tròn 37 tuổi vì sự ảnh hưởng rất lớn của ngài với dân chúng vùng thủ đô Warsava và vùng phụ cận khi đã dám nói lên sự thật đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh để rồi cuối những năm của thập niên 80 cũng là năm tàn của chế độ.
Dù người Ba Lan không còn giữ đạo theo truyền thống xưa là ngày nào cũng tham dự thánh lễ, họ vẫn còn giữ truyền thống văn hoá Ki-tô giáo trong hiến pháp, trong học đường và trong nhiều lĩnh vực xã hội dù chế độ cộng sản trước đây muốn xoá đi những di sản tốt đẹp ấy. Người dân Ba Lan hãnh diện vì họ có một dân tộc thuần chủng, một ngôn ngữ duy nhất và một nền văn hoá Ki-tô giáo hàng ngàn năm. Họ cũng hãnh diện vì đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ một vị giáo hoàng tài ba là thánh Gioan Phaolo II. Họ cũng có nhiều vị thánh hiện đại và các thánh tử đạo sẵn sàng chết đi để bảo vệ đức tin trước những áp bức bạo tàn của những học thuyết vô thần muốn con người chối bỏ Thiên Chúa và tin vào những chuyện viễn vông. Chưa đầy 30 năm sống trong thể chế dân chủ nhưng Ba Lan được xem là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khối u châu dù phải trả giá nhiều cho những hệ lụy bị kiềm hãm trong những năm cai trị của chủ nghĩa vô thần.
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đến Ba Lan vì nhiều mục đích khác nhau. Như chúng tôi đã từng chia sẻ là người ta di dân vì nhiều lý do khác nhau nhưng có lẽ lý do duy nhất là vì ở quốc gia nơi họ từng chôn nhau cắt rốn không có sự bảo đảm cho cuộc sống hàng ngày như cơm áo gạo tiền và nhất là quyền tự do nên họ đã gạt nước mắt ra đi để tìm kế sinh nhai nơi đất khách dẫu biết rằng cuộc sống ở xứ người họ phải làm lại từ đầu và luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ khi nhiều người chưa có giấy tờ hợp pháp. Dòng Ngôi Lời chúng tôi ở Ba Lan chuyên phụ trách về người di dân và đã đi tiên phong trong việc đồng hành với những người có những hoàn cảnh đặc biệt khi phải bỏ nước ra đi hòng giúp họ phần nào vơi đi những nỗi buồn khi phải sống xa quê hương và đang gặp khó khăn về đời sống tinh thần cũng như một số lĩnh vực khác liên quan đến pháp lý. Từ những năm 2000, Nhà Dòng đã chuẩn bị cho một số tu sĩ chuyên lo cho những việc này, trong đó đã chuẩn bị một linh mục Việt Nam để chăm sóc mục vụ cho đàn chiên đang lưu lạc nơi xứ người. Nhà Dòng cũng đã nghĩ đến việc gởi một linh mục bản xứ người Ba Lan về Việt Nam học ngôn ngữ và phong tục tập quán Việt Nam để chuyên phục vụ cho cộng đồng người Việt tại đây, và hiện nay công việc cũng khá tốt đẹp khi có một linh mục người Việt làm việc chung với một linh mục người Ba Lan nói tiếng Việt để các hoạt động diễn ra tốt đẹp hơn.
Trong những ngày mục vụ ở Ba Lan cho cộng đồng Công Giáo người Việt tại Warsava và vùng phụ cận thay thế cho người anh em linh mục Việt Nam đang nghỉ phép đón Tết tại quê nhà, chúng tôi nhận thấy cộng đồng Công Giáo non trẻ nơi đây rất năng động và hăng say trong các sinh hoạt cộng đồng. Đa phần họ đến từ các giáo phận Vinh, Hà Tĩnh và Bùi Chu nên họ tham dự thánh lễ rất sốt sắng và rất quí mến linh mục. Cộng đồng người Việt ở đây cũng may mắn có hai nữ tu trẻ thuộc Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM) được sai đến sống cộng đoàn quốc tế tại Ba Lan. Các Soeurs rất tài năng nên dễ hoà nhập và giúp đỡ rất nhiều trong việc mục vụ mà hiếm thấy nơi nào ở u châu được may mắn như vậy. Ngoài ra, các linh mục Ngôi Lời cũng đảm nhiệm vai trò tuyên uý cho một cộng đồng người Việt nhỏ bé mới hình thành tại
Riga, Latvia mà đa phần các gia đình trẻ này đến từ các giáo phận miền Nam. Dù là người đóng vai phụ, chúng tôi cũng may mắn có dịp dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày ra mắt Ban Mục Vụ của cộng đồng non trẻ tại đất nước Latvia yên bình này. Nhìn thấy những người đồng hương xa xứ quây quần bên nhau trong dịp đầu Xuân dù vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn khiến mình liên tưởng những ngày đầu đặt chân đến miền đất truyền giáo vùng Nam Mỹ với nhiều bỡ ngỡ và cảm thấy nao lòng.
Hôm nay giáo hội kính nhớ thánh Anê trinh nữ tử đạo và cũng là ngày 27 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là lòng can đảm và kiên trì. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đã anh dũng hy sinh vì Chúa: "Không có tình yêu nào lớn hơn cho bằng tình yêu của người chết vì người mình yêu” (Ga 15, 13) và như thánh Phaolô viết: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi ". Chúa đã chọn những gì thế gian cho là yếu kém để hạ nhục những gì hùng mạnh. Mừng lễ thánh nữ Anê tử đạo về trời, xin cho chúng ta biết noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin trước những cạm bẫy và tự do thái quá của chủ nghĩa thế tục.
Chỉ còn 3 ngày nữa là bước qua năm Canh Tý âm lịch. Năm nay lại phải đón Tết xuyên quốc gia vì Mồng Một Tết sẽ dâng thánh lễ tại Warsava, Ba Lan và Mồng Hai Tết sẽ bay đến Riga, Latvia để dâng lễ cho anh chị em người Việt tại đó. Nhiều người nói vui với chúng tôi là được đi nhiều chắc sướng lắm nhưng chính mình mới biết được mình sướng hay khổ. Mỗi năm thêm tuổi thì thấy sức khoẻ càng yếu đi và tinh thần cũng sa sút nhiều nên mình thấy sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Cầu chúc mọi người trong năm Mới Canh Tý được dồi dào sức khoẻ, bình an, may mắn và tràn đầy ơn Chúa.
Ba Lan, 21 tháng 01 năm 2020- Thánh Anê tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lần thứ 2 đến Ba Lan nên chúng tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ và lo lắng nữa vì lần trước đã được giới thiệu với cộng đoàn và dâng thánh lễ. Vì được sắp xếp ở nhà chính của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Ba Lan gần trung tâm thủ đô nên mọi việc có vẻ dễ dàng, nhất là việc đi lại. Lâu rồi mới sống lại cảm giác như còn ở Tập Viện vì giờ giấc và kinh nguyện của các anh em Ngôi Lời ở Ba Lan còn rất truyền thống đâu vào đấy, và nhất là vấn đề phụng vụ. Lúc đầu chúng tôi còn cảm giác lười biếng vì lâu nay sống theo kiểu các nhân chủ nghĩa quen rồi nhưng sau mấy ngày lại bắt nhịp ngay để hoà điệu với anh em.
Ba Lan là một quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia Trung u và từng bị chia cắt thành nhiều mảnh trong các cuộc thế chiến bởi các quốc gia hùng mạnh láng giềng nhưng họ đã kiên cường giữ vững nhờ lòng tin sắt son vào Thiên Chúa vì Ba Lan có tỷ lệ Công Giáo lên đến 95%. Cũng như các quốc gia u châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, giới trẻ Ba Lan hình như không còn thiết tha với niềm tin tôn giáo của mình và một linh mục trẻ cùng Dòng người Ba Lan đang đồng hành với chúng tôi trong những ngày này chia sẻ rằng các gia đình Ba Lan chỉ đồng hành với con cái họ đến khi các em lãnh nhận bí tích thêm sức là xem như hoàn thành nghĩa vụ, và ngài còn hóm hỉnh chia sẻ rằng người Công Giáo Ba Lan đã xem bí tích thêm sức là bí tích chia tay với giáo hội vì khi các em đã xong bí tích này thì cũng đồng nghĩa với việc không đến nhà thờ nữa cho đến khi họ lãnh các bí tích sau cùng truớc khi lìa cõi đời. Mới nghe cũng hơi nực cười nhưng kinh nghiệm từng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới mới thấy xót xa cho giới trẻ bây giờ và cũng rất may giới trẻ Công Giáo Việt Nam chưa rơi vào tình trạng bi đát như thế.
Dù người Ba Lan không còn giữ đạo theo truyền thống xưa là ngày nào cũng tham dự thánh lễ, họ vẫn còn giữ truyền thống văn hoá Ki-tô giáo trong hiến pháp, trong học đường và trong nhiều lĩnh vực xã hội dù chế độ cộng sản trước đây muốn xoá đi những di sản tốt đẹp ấy. Người dân Ba Lan hãnh diện vì họ có một dân tộc thuần chủng, một ngôn ngữ duy nhất và một nền văn hoá Ki-tô giáo hàng ngàn năm. Họ cũng hãnh diện vì đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ một vị giáo hoàng tài ba là thánh Gioan Phaolo II. Họ cũng có nhiều vị thánh hiện đại và các thánh tử đạo sẵn sàng chết đi để bảo vệ đức tin trước những áp bức bạo tàn của những học thuyết vô thần muốn con người chối bỏ Thiên Chúa và tin vào những chuyện viễn vông. Chưa đầy 30 năm sống trong thể chế dân chủ nhưng Ba Lan được xem là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khối u châu dù phải trả giá nhiều cho những hệ lụy bị kiềm hãm trong những năm cai trị của chủ nghĩa vô thần.
Trong những ngày mục vụ ở Ba Lan cho cộng đồng Công Giáo người Việt tại Warsava và vùng phụ cận thay thế cho người anh em linh mục Việt Nam đang nghỉ phép đón Tết tại quê nhà, chúng tôi nhận thấy cộng đồng Công Giáo non trẻ nơi đây rất năng động và hăng say trong các sinh hoạt cộng đồng. Đa phần họ đến từ các giáo phận Vinh, Hà Tĩnh và Bùi Chu nên họ tham dự thánh lễ rất sốt sắng và rất quí mến linh mục. Cộng đồng người Việt ở đây cũng may mắn có hai nữ tu trẻ thuộc Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM) được sai đến sống cộng đoàn quốc tế tại Ba Lan. Các Soeurs rất tài năng nên dễ hoà nhập và giúp đỡ rất nhiều trong việc mục vụ mà hiếm thấy nơi nào ở u châu được may mắn như vậy. Ngoài ra, các linh mục Ngôi Lời cũng đảm nhiệm vai trò tuyên uý cho một cộng đồng người Việt nhỏ bé mới hình thành tại
Hôm nay giáo hội kính nhớ thánh Anê trinh nữ tử đạo và cũng là ngày 27 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là lòng can đảm và kiên trì. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đã anh dũng hy sinh vì Chúa: "Không có tình yêu nào lớn hơn cho bằng tình yêu của người chết vì người mình yêu” (Ga 15, 13) và như thánh Phaolô viết: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi ". Chúa đã chọn những gì thế gian cho là yếu kém để hạ nhục những gì hùng mạnh. Mừng lễ thánh nữ Anê tử đạo về trời, xin cho chúng ta biết noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin trước những cạm bẫy và tự do thái quá của chủ nghĩa thế tục.
Chỉ còn 3 ngày nữa là bước qua năm Canh Tý âm lịch. Năm nay lại phải đón Tết xuyên quốc gia vì Mồng Một Tết sẽ dâng thánh lễ tại Warsava, Ba Lan và Mồng Hai Tết sẽ bay đến Riga, Latvia để dâng lễ cho anh chị em người Việt tại đó. Nhiều người nói vui với chúng tôi là được đi nhiều chắc sướng lắm nhưng chính mình mới biết được mình sướng hay khổ. Mỗi năm thêm tuổi thì thấy sức khoẻ càng yếu đi và tinh thần cũng sa sút nhiều nên mình thấy sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Cầu chúc mọi người trong năm Mới Canh Tý được dồi dào sức khoẻ, bình an, may mắn và tràn đầy ơn Chúa.
Ba Lan, 21 tháng 01 năm 2020- Thánh Anê tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
VietCatholic TV
Lời không thể kìm hãm được muốn chạy đi truyền đạt ơn cứu độ đến cho mọi người
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:47 20/01/2020
Từ một nhạc sĩ tài hoa, Jean Marie Benjamin trở thành linh mục.
Giáo Hội Năm Châu
17:50 20/01/2020