Ngày 22-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh nử Agnes vị bảo trợ đức trinh khiết
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
10:06 22/01/2008
21-1: THÁNH NỮ AGNÈS THÀNH ROMA, VỊ BẢO TRỢ ĐỨC THANH KHIẾT

Prudenza (+415) - thi sĩ Công Giáo Tây-Ban-Nha - đã sáng tác một thánh thi tuyệt diệu dâng kính thánh nữ Agnès, thiếu nữ tử đạo nổi tiếng của đế quốc Roma. Bài thánh thi nổi bật ba câu:

- Yêu Đức Chúa GIÊSU KITÔ, con được thanh khiết.

- Đến gần Ngài, con được tinh tuyền.

- Và chiếm hữu Ngài, con thành trinh nữ.

Prudenza là một trong rất nhiều văn thi sĩ Công Giáo dành không biết bao giấy mực để ca tụng cuộc đời trong trắng và cái chết anh dũng của nữ thánh Agnès.

Agnès thuộc gia đình quý tộc La-Mã, chết vì đạo năm 304. Đây cũng là thời kỳ các tín hữu Kitô thành Roma sống dưới cơn bách hại đạo khốc liệt của hoàng đế Diocletiano. Chính Agnès tự động đến nộp mình cho quan tổng trấn.

Với dáng điệu vừa quý phái vừa thanh tao trong trắng của thiếu nữ ở tuổi 13-14, Agnès nhẹ nhàng xuất hiện trước quan tổng trấn và nói:

- Quan muốn gặp tôi phải không? Này tôi đây!

Quan đáp:

- Không biết sau khi hiểu rõ ý ta, cô có còn gọi đây là ước muốn của ta không. Vậy cô là tín hữu Kitô?

- Phải, nhờ ơn THIÊN CHÚA, tôi là tín hữu Kitô!

- Cô có ý thức rõ điều gì sẽ xảy đến cho cô, khi cô tự nhận là tín hữu Kitô không?

- Có! Tôi sẽ được lên Trời!

- Ý tứ nghe! Chết là cái gì xấu xa, trong khi cô chỉ là thiếu nữ. Không được mĩm cười, vì ta không nói đùa đâu!

- Tôi cũng không đùa! Tôi mĩm cười với quan vì quan là chú phù rể cho buổi lễ thành hôn vĩnh cửu của tôi và tôi hết lòng ghi ơn quan!

- Tốt hơn nên nghĩ đến đám cưới trần gian. Cô vừa đẹp vừa giàu. Nhiều công tử để ý đến cô. Cô chỉ chọn lựa để trở thành một bà hoàng hạnh phúc!

- Tôi đã chọn xong Người Tình! Tôi yêu mến Đấng Duy Nhất đáng được yêu mến và đây là giờ cử hành hôn lễ. Tôi nghe tiếng nói Đấng Lang Quân đang đến và tôi trông thấy ánh mắt sủng ái của Ngài. Tôi dâng hiến Ngài trọn đức trinh khiết của tôi để Ngài biến nó thành cánh hoa nở đẹp ngàn đời!

- Tốt hơn hãy dâng hiến cho các thần linh như luật đế quốc dạy.

- Tôi chỉ có duy nhất THIÊN CHÚA thật là Đức Chúa GIÊSU KITÔ và tôi chỉ tận hiến cho duy nhất Ngài mà thôi.

Nghe đến đây Quan Tổng Trấn tức giận, truyền lính đem xiềng xích còng tay còng chân Agnès lại, như sợ cô chạy trốn, nhưng nhất là, làm cho Agnès hiểu rằng, từ giờ phút này, cô là tù nhân thực thụ. Nhưng Agnès mĩm cười nói với tên lý hình:

- Xin anh đừng chạm đến tôi. Tôi tự ý đến đây vì nghe tiếng gọi từ Trời Cao của Đức Lang Quân tôi. Ngài mời tôi vào dự hôn lễ vĩnh cửu. Anh không cần xiềng xích tôi. Tuy nhiên, nếu anh muốn làm khổ tôi, anh cứ xiềng tôi. Thế nhưng để đi vào cái chết, để gặp gỡ niềm vui và để đi vào hôn lễ với Đức Chúa GIÊSU KITÔ thì xiềng xích của anh chả có công dụng gì hết. Tôi cám ơn anh nếu anh cho tôi phúc tử đạo. Tôi không chạy trốn đâu. Tôi yêu mến anh và cầu nguyện cho linh hồn anh!

Khi nói những lời này, Agnès có vẻ thật trang trọng, thật vui tươi trong sáng như cành huệ trắng vươn thẳng lên Trời Cao.

Tên lý hình muốn dùng sức lực bắt Agnès phải quỳ xuống trước một tượng thần do hắn đưa ra. Nhưng Agnès vừa nghiêm nghị tỏ dấu phản đối vừa giơ tay đẩy lui tượng thần. Sau cùng các tên lính bắt Agnès quỳ xuống và một tên lý hình tuốt gươm sẵn sàng chém chết cô trinh nữ. Trông thấy thanh gươm Agnès lớn tiếng kêu lên:

- Con yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ!

... ”Em là đóa thủy tiên của Sarôn đồng bằng, là bông huệ thắm hồng trong thung lũng. Bạn tình tôi giữa đoàn thiếu nữ có khác gì cánh huệ giữa bụi gai. Người tôi yêu giữa đoàn trai tráng như cây táo giữa muôn cây rừng. Được ngồi dưới bóng chàng, tôi thỏa lòng mơ ước, và hoa trái của chàng ngọt lịm trong miệng tôi. Chàng đã đưa tôi vào phòng tiệc, cho tôi uống rượu nồng, đã thắng tôi nhờ sức mạnh tình yêu” (Sách Diễm Ca 2, 1-4).

(Jean Huscenot, ”LA SAINTETÉ AVANT 30 ANS C'EST POSSIBLE”, Chalet 1991, trang 25-26; M. Landercy, ”FIGURES DE FEMMES AU SEIN DU PEUPLE DE DIEU”, Médiaspaul 1987, trang 94-95)
 
Ngày 22 tháng 1: Kính Thánh Vincent Saragossa
PhóTế Huỳnh Mai Trác
14:27 22/01/2008
Thánh Vincent là một Thầy Phó Tế tử đạo được tôn kính đặt biệt trong Giáo Hội Roma. Thầy sinh trưởng ở Huesca và được Ðức Giám mục Valerius phong chức Phó Tế. Ðức Giám mục già yếu nên khó khăn trong việc thuyết giảng và giao trọng trách này cho Thầy Vincent.

Thầy có tài hùng biện nên được nhiều người biết đến. Khi Hoàng đế Diocletian ra lệnh bắt bớ và bách hại người Kitô hữu thì Ðức Giám mục Valerius và thầy là những người bị bắt trước tiên. Quan quân điệu các ngài đến trước quan Tổng trấn Dacian.

Chúng tra hỏi và dọa dẫm Ðức Valerius trước tiên. Cụ già Valerius trình bày một cách khó khăn và tự nhiên ngưng bặt, chúng mừng rở và nghĩ rằng ngài ưng thuận bỏ đạo. Nhưng thầy Vincent dứng lên ngay, trả lời hộ cho Ðức Giám mục. Ðức Valerius nói với Vincent: “Này con, cha cho phép con được thay mặt cha làm chứng về đức tin của chúng ta như cha đã cho phép con rao giảng Tin Mừng thay cha.” Và thầy Vincent đã hùng hồn làm chứng đức tin và sẳn sàng chấp nhận mọi cực hình để tỏ lòng trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội.

Dacian tức giận vì thầy Vincent đã làm tan vở hy vọng của chúng, liền đem thầy đi đánh đập và tra tấn. Dacian ra lệnh dùng móc câu mà xé thịt từng mảnh rồi đem nướng trên than hồng và cho phép bọn lý hình dùng mọi thứ cực hình để tăng đau đớn cho thầy Vincent. Dacian hy vọng muốn nhìn thấy thầy tỏ ra sợ hãi và yếu hèn trước sự chết nhưng chúng đã thất bại vì thầy không hề nao núng mà còn tỏ ra vui mừng vì dược chết vì Chúa.

Thầy Vincent chấp nhận mọi đau khổ, miệng luôn hát thánh vịnh ca ngợi Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng.
 
Đức Thánh nữ Agnès thành Roma, vị bảo trợ đức thanh khiết
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:17 22/01/2008
THÁNH NỮ AGNÈS THÀNH ROMA, VỊ BẢO TRỢ ĐỨC THANH KHIẾT

Prudenza (+415) - thi sĩ Công Giáo Tây-Ban-Nha - đã sáng tác một thánh thi tuyệt diệu dâng kính thánh nữ Agnès, thiếu nữ tử đạo nổi tiếng của đế quốc Roma. Bài thánh thi nổi bật ba câu:

- Yêu Đức Chúa GIÊSU KITÔ, con được thanh khiết.

- Đến gần Ngài, con được tinh tuyền.

- Và chiếm hữu Ngài, con thành trinh nữ.

Prudenza là một trong rất nhiều văn thi sĩ Công Giáo dành không biết bao giấy mực để ca tụng cuộc đời trong trắng và cái chết anh dũng của nữ thánh Agnès.

Agnès thuộc gia đình quý tộc La-Mã, chết vì đạo năm 304. Đây cũng là thời kỳ các tín hữu Kitô thành Roma sống dưới cơn bách hại đạo khốc liệt của hoàng đế Diocletiano. Chính Agnès tự động đến nộp mình cho quan tổng trấn.

Với dáng điệu vừa quý phái vừa thanh tao trong trắng của thiếu nữ ở tuổi 13-14, Agnès nhẹ nhàng xuất hiện trước quan tổng trấn và nói:

- Quan muốn gặp tôi phải không? Này tôi đây!

Quan đáp:

- Không biết sau khi hiểu rõ ý ta, cô có còn gọi đây là ước muốn của ta không. Vậy cô là tín hữu Kitô?

- Phải, nhờ ơn THIÊN CHÚA, tôi là tín hữu Kitô!

- Cô có ý thức rõ điều gì sẽ xảy đến cho cô, khi cô tự nhận là tín hữu Kitô không?

- Có! Tôi sẽ được lên Trời!

- Ý tứ nghe! Chết là cái gì xấu xa, trong khi cô chỉ là thiếu nữ. Không được mĩm cười, vì ta không nói đùa đâu!

- Tôi cũng không đùa! Tôi mĩm cười với quan vì quan là chú phù rể cho buổi lễ thành hôn vĩnh cửu của tôi và tôi hết lòng ghi ơn quan!

- Tốt hơn nên nghĩ đến đám cưới trần gian. Cô vừa đẹp vừa giàu. Nhiều công tử để ý đến cô. Cô chỉ chọn lựa để trở thành một bà hoàng hạnh phúc!

- Tôi đã chọn xong Người Tình! Tôi yêu mến Đấng Duy Nhất đáng được yêu mến và đây là giờ cử hành hôn lễ. Tôi nghe tiếng nói Đấng Lang Quân đang đến và tôi trông thấy ánh mắt sủng ái của Ngài. Tôi dâng hiến Ngài trọn đức trinh khiết của tôi để Ngài biến nó thành cánh hoa nở đẹp ngàn đời!

- Tốt hơn hãy dâng hiến cho các thần linh như luật đế quốc dạy.

- Tôi chỉ có duy nhất THIÊN CHÚA thật là Đức Chúa GIÊSU KITÔ và tôi chỉ tận hiến cho duy nhất Ngài mà thôi.

Nghe đến đây Quan Tổng Trấn tức giận, truyền lính đem xiềng xích còng tay còng chân Agnès lại, như sợ cô chạy trốn, nhưng nhất là, làm cho Agnès hiểu rằng, từ giờ phút này, cô là tù nhân thực thụ. Nhưng Agnès mĩm cười nói với tên lý hình:

- Xin anh đừng chạm đến tôi. Tôi tự ý đến đây vì nghe tiếng gọi từ Trời Cao của Đức Lang Quân tôi. Ngài mời tôi vào dự hôn lễ vĩnh cửu. Anh không cần xiềng xích tôi. Tuy nhiên, nếu anh muốn làm khổ tôi, anh cứ xiềng tôi. Thế nhưng để đi vào cái chết, để gặp gỡ niềm vui và để đi vào hôn lễ với Đức Chúa GIÊSU KITÔ thì xiềng xích của anh chả có công dụng gì hết. Tôi cám ơn anh nếu anh cho tôi phúc tử đạo. Tôi không chạy trốn đâu. Tôi yêu mến anh và cầu nguyện cho linh hồn anh!

Khi nói những lời này, Agnès có vẻ thật trang trọng, thật vui tươi trong sáng như cành huệ trắng vươn thẳng lên Trời Cao.

Tên lý hình muốn dùng sức lực bắt Agnès phải quỳ xuống trước một tượng thần do hắn đưa ra. Nhưng Agnès vừa nghiêm nghị tỏ dấu phản đối vừa giơ tay đẩy lui tượng thần. Sau cùng các tên lính bắt Agnès quỳ xuống và một tên lý hình tuốt gươm sẵn sàng chém chết cô trinh nữ. Trông thấy thanh gươm Agnès lớn tiếng kêu lên:

- Con yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ!

... ”Em là đóa thủy tiên của Sarôn đồng bằng, là bông huệ thắm hồng trong thung lũng. Bạn tình tôi giữa đoàn thiếu nữ có khác gì cánh huệ giữa bụi gai. Người tôi yêu giữa đoàn trai tráng như cây táo giữa muôn cây rừng. Được ngồi dưới bóng chàng, tôi thỏa lòng mơ ước, và hoa trái của chàng ngọt lịm trong miệng tôi. Chàng đã đưa tôi vào phòng tiệc, cho tôi uống rượu nồng, đã thắng tôi nhờ sức mạnh tình yêu” (Sách Diễm Ca 2, 1-4).

(Jean Huscenot, ”LA SAINTETÉ AVANT 30 ANS C'EST POSSIBLE”, Chalet 1991, trang 25-26; M. Landercy, ”FIGURES DE FEMMES AU SEIN DU PEUPLE DE DIEU”, Médiaspaul 1987, trang 94-95)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 22/01/2008
LÃO TỬ CHỈ BẢO DƯƠNG CHU

N2T


Dương Chu là học trò của Lão tử, hai thầy trò cùng đi du ngoạn. Được nửa đường, lão tử ngẫng đầu lên thở một hơi dài, nói: “Trước đây ta nghĩ rằng người có thể dạy dỗ người khác, bây giờ mới biết là không phải thế.” Dương Chu nghe xong, nhưng không lời đáp lại.

Hai người đến một quán trọ, Dương Chu thần thái ngạo mạn ngất nghểu, khiến người khác tưởng ông ta là một nhân vật quan trọng, do đó các khách trong quán trọ ra nghênh tiếp ông ta, chủ nhà tự lấy ghế cho ông ta ngồi, vợ của chủ nhà giúp ông ta lấy khăn và lược, mọi người vội vàng nhường chỗ cho ông ta.

Cơm tối xong, Dương Chu cung kính mời Lão tử rửa mặt chải tóc, sau đó quỳ trước mặt Lão tử thỉnh giáo ông ta lời nói hôm nay có ý nghĩa gì, và xin thầy chỉ bảo những sai sót của ông ta.

Lão tử cười nói: “Thái độ của người tự cao ngạo mạn coi trời bằng vung, ai muốn cùng ngươi chung sống hử ? Ta nói cho ngươi biết, người trong lòng quang minh thuần khiết, thì ngược lại bên ngoài hiện ra có chỗ thiếu sót; người đức hạnh cao thượng thì thái độ khiêm nhường.” Dương Chu nghe xong thì rất xấu hổ, cung kính tiếp thu lời giáo huấn của thầy.

Qua ngày hôm sau, khi họ chuẩn bị rời khỏi quán trọ, thái độ của Dương Chu biến thành hiền lành dễ gần, những người khách khác đều cười tranh chỗ ngồi cùng ông ta.

(Liệt tử: Hoàng đế)

Suy tư:

“Người trong lòng quang minh thuần khiết, thì ngược lại bên ngoài hiện ra có chỗ thiếu sót; người đức hạnh cao thượng thì thái độ khiêm nhường.” Đó là lời dạy rất thẳng thắn và chân tình của Lão tử đối với học trò có tính kiêu ngạo.

Cái thiếu sót của người trong lòng quang minh thuần khiết là không coi trọng vẻ bên ngoài, tức là không làm ra vẻ ta đây, không kiểu cách bệ vệ, không khoe khoang chơi nổi, nhưng sống nghiêm khắc với bản thân và tự nhiên thân ái đơn sơ với mọi người...

Để dạy kiến thức cho học trò thì thầy giáo phải giỏi kiến thức, giỏi chuyên môn; nhưng để giáo hóa người khác thì phải bắt chước Chúa Giê-su đặt mình vào hoàn cảnh và tâm trạng của người tội lỗi, Ngài nói: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9, 10-13) Thánh Phao-lô tông đồ cũng theo gương Chúa Giê-su cùng khóc với người khóc, cùng vui với người vui, để giáo hóa và loan báo Phúc Âm cho họ, và “thiếu sót” bên ngoài của Chúa Giê-su là bị đóng đinh chết trên thập giá, và cái “thiếu sót” bên ngoài của thánh Phao-lô tông đồ là bị tù đày, bị chém đầu.

Được chỉ dạy là một may mắn, nhưng khiêm tốn để sửa đổi cuộc sống mình theo lời dạy là một hạnh phúc. Mà người Ki-tô hữu không phải là những người được Chúa Giê-su dạy qua Giáo Hội sao ?
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 22/01/2008
N2T


13. Ăn năn hối cải là việc làm của nội tâm, cần phải nổ lực suốt đời, việc này có được là bởi luôn luôn phục tùng, đến chết mới thôi.

(Thánh Benedictus)
 
Lá Thư Mục Tử Mùa Xuân Mậu Tý của Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn.
+Hồng Y Phạm Minh Mẫn
22:32 22/01/2008
Lá Thư Mục Tử Mùa Xuân Mậu Tý của Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn.

1. Năm 2008 được Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xác lập như Năm Giáo Dục Kitô Giáo nhằm nhắc nhở giới hữu trách cũng như gia đình Kitô hữu, đặc biệt các bạn trẻ Công giáo, trách nhiệm liên kết với nhau thực hiện công cuộc giáo dục con người, giúp nhau rèn luyện nhân cách, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và đất nước an bình thịnh vượng trong bối cảnh xã hội ngày nay.

Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo

2. Con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó, mục đích của giáo dục Kitô giáo là tạo khả năng và thuận lợi cho con người thể hiện hình ảnh Cha trên trời là Tình Yêu. Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo chính là tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đã đổ vào lòng tín hữu từ ngày mỗi người lãnh bí tích Thánh Tẩy. Trong thực tế cuộc sống, tình yêu thương đó mang nhiều tên gọi khác nhau: đó là lòng trung thành đối với Thiên Chúa là Cha yêu thương; lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục; lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu; lòng quảng đại từ bi bao dung đối với mọi người trong gia đình và xã hội là anh em một nhà...

3. Lòng trung thành đối với Cha trên trời là sức mạnh giúp người tín hữu luôn mở rộng tấm lòng đón nhận ý Cha và Lời của Người, Lời trong Sách Thánh và nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, Lời trong đời sống Giáo Hội cũng như trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Lời Chúa là ánh sáng soi đường, là sức mạnh dẫn lối, là Lời yêu thương mời gọi mọi người tiến đến tận nguồn Chân Lý tròn đầy và sự Khôn Ngoan cao rộng, tận suối Tình Thương bao dung và An Bình, tận mạch Sự Sống dồi dào và Hạnh Phúc vững bền.

4. Lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu, những tấm lòng đó của người tín hữu bắt nguồn từ lòng kính sợ Cha trên trời và tuân hành ý Người là Ðấng đã dựng nên gia đình như một quà tặng cho nhân loại. Người hết lòng thờ cha kính mẹ và chung thuỷ sẽ được ơn sống lâu trong an vui và thành đạt.

5. Lòng quảng đại từ bi bao dung của người tín hữu bắt nguồn từ niềm tin vào Ðức Giêsu Kitô là hiện thân của tình yêu. Ðó là sức mạnh giúp mỗi người dấn bước theo Chúa Giêsu trên đường đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi khinh miệt, đem thuận hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào nơi gian dối, đem đạo lý vào chốn áp bức bất công,... với niềm hy vọng góp phần xây dựng an bình cho gia đình, thịnh vượng lâu dài cho quê hương đất nước.

6. Lòng trung thành với Cha trên trời, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thuỷ chung theo giao ước tình yêu, bao dung với mọi người, những tấm lòng đó, khi được vun tưới và dưỡng nuôi, sẽ phát triển thành bốn cột trụ xây dựng ngôi nhà gia đình hạnh phúc, gia đình của mỗi người, gia đình giáo xứ, gia đình dòng tu, gia đình giáo phận, gia đình Giáo Hội, gia đình dân tộc chúng ta.

Thực hành giáo dục Kitô giáo

7. Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Chúa Kitô đã đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu và đã tỏ ra Người là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa và con người, là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực. Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Kitô cũng dạy cho họ bài học thực hành giáo dục Kitô giáo. Kinh Lạy Cha là Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong trời đất và trong thiên hạ, trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, một nền giáo dục toàn diện và mang tính thực hành.

Kinh Lạy Cha: Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo

8. "Lạy Cha chúng con, Cha là Ðấng ngự trên trời...": Cha là nguồn gốc mọi sự, mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Cha là Tình Yêu, Cha tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu. Lời kêu cầu và cũng là lời tuyên tín này mở đầu cho 3 ý nguyện và 3 lời xin.

- "3 ý nguyện" tạo ý thức bày tỏ với Cha quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong cộng đồng xã hội, nhằm thể hiện hình ảnh của Cha là Tình Yêu.

- "3 lời xin" tạo ý thức về những điều con cái đang thiếu, thiếu nhất là lòng quảng đại từ bi bao dung, đồng thời cũng tạo ý thức cho mỗi người có tâm thế an tĩnh và khiêm tốn mở ra, gắn kết với Cha để đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn gốc mọi sự trên trời dưới đất.

9. Ba ý nguyện: (1) Nguyện Danh Cha cả sáng: danh Cha là Tình Yêu và Cha đã tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu; (2) Nguyện Nước Cha trị đến: Cha đã thương gửi Ngôi Con là hiện thân Tình Yêu để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu muôn thuở muôn đời; (3) Nguyện ý Cha thể hiện mọi nơi mọi thời: Cha đã thương ban Thánh Thần là nguồn lực Tình Yêu làm cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời có khả năng mến tin Cha và yêu thương nhau. Do đó ngày nay người Kitô hữu được định nghĩa là người được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời là người biết kính thờ Chúa và lấy tình bác ái huynh đệ mà đối xử với mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, đặc biệt người nghèo khổ.

10. Ba lời xin: (1) Xin Cha ban lương thực hằng ngày. Kỳ thực Cha đã tạo thành vũ trụ và trao cho con người nhiệm vụ quản lý vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại, đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, là Lời ban sức sống mới và sự hợp nhất trong gia đình và xã hội; (2) Xin Cha thương ban lòng từ bi bao dung tha thứ. Ðây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng bao dung. Họ thiếu lòng từ bi bao dung, vì lẽ không ý thức mở ra và đón nhận Chúa Kitô là hiện thân của Tình Yêu, không đón nhận Lời của Người là Lời yêu thương, không đón nhận Thập giá của Người là Ðường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ; (3) Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ: thực tế xác minh con người cần liên kết với nhau trong tình huynh đệ tương thân tương trợ để vượt qua nhiều sự dữ, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, nhiều bệnh dịch thể xác và tâm thần, nhiều tai nạn và thiên tai trong đất nước.

Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho chúng con sống như vậy.

Giáo dục còn là giúp nhau rèn luyện nhân cách trong đối nhân xử thế

11. Ngày nay mỗi người có thể tìm gặp trong kho tàng kinh nghiệm nhân loại những bí quyết rèn luyện nhân cách trưởng thành, như "đắc nhân tâm trong giao tiếp, thành đạt trong sự nghiệp..." (xem "Ðắc nhân tâm" của Dale Carnegie, những loại sách học làm người...). Kỳ thực, đây là những kinh nghiệm đúc kết những cách thể hiện lòng yêu thương phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người, lòng quảng đại từ bi bao dung đối với các đồng nghiệp và mọi người trong xã hội.

12. Bảy điều cần luyện tập để trở nên đắc nhân tâm

(1) Trong mọi tình huống, trong bối cảnh xã hội chuyển biến đổi thay, hãy mở rộng tầm nhìn, để có những suy nghĩ mới, những sáng kiến mới.

(2) Hãy tập ứng xử thân thiện với mọi người, cả lúc bất đồng và tranh cãi.

(3) Hãy mở đường cho người khác đi đến đồng cảm và đồng thuận.

(4) Hãy tạo tương giao chân thành và lành mạnh qua mọi công việc.

(5) Hãy khơi dậy sự hứng khởi cho các cộng sự thi hành trách nhiệm.

(6) Hãy trở nên trợ lực cho các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.

(7) Hãy tạo bầu khí hài hoà cho mọi người cảm thấy an lòng trong nhiệm vụ.

13. Chín bí quyết giúp thành đạt trong sự nghiệp

Muốn thành đạt trong sự nghiệp, ngoài việc tiếp thu kiến thức khoa học và chuyên môn, các bạn trẻ đang giữ vai trò lãnh đạo và quản trị, cần giúp nhau thực hành những cách đồi nhân xử thế như sau:

(1) Hãy luôn khởi đầu bằng lời khích lệ chân thành.

(2) Tưởng thưởng những thành quả, nhẹ nhàng lưu ý những sai sót.

(3) Khi cần đề cập đến những giới hạn của các cộng sự, trước tiên hãy nói về những giới hạn của bản thân mình.

(4) Hãy đặt ra những câu hỏi mở đường cho các cộng sự tự nguyện đảm nhận trách nhiệm, tránh áp đặt và truyền lệnh suông.

(5) Hãy tránh làm mất mặt các cộng sự.

(6) Khi thấy có tiến bộ, hãy có lời khen chân thành.

(7) Tạo ra tiếng tốt cho các cộng sự sống tốt hơn.

(8) Khuyến khích đổi mới và tạo cảm giác sửa sai là điều dễ thực hiện.

(9) Tạo bầu khí phấn khởi khi các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.

14. Kết: Mục đích giáo dục Kitô giáo là nhằm giúp mỗi người Công giáo thể hiện căn tính của mình là tình yêu: người Công giáo là người cảm nhận được Chúa yêu thương và trao ban nguồn ơn cứu độ, đồng thời cảm thấy có trách nhiệm yêu thương và phục vụ mọi người bằng cách thông ơn Chúa đến cho mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Ước nguyện đầu năm mới của tôi là nhà nhà được đầy ơn phúc, và người người, đặc biệt các bạn trẻ kém may mắn và bị bỏ rơi, cảm nhận tình Chúa bao bọc và tình người chở che.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám Mục
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phỏng vấn rabbi Riccardo Di Segni về ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái”
Linh Tiến Khải
10:53 22/01/2008
Phỏng vấn rabbi Riccardo Di Segni về ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái”

Hôm 17-1-2008 ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái” đã được cử hành tại Roma và đó đây trên thế giới. Năm nay ngày này có đề tài là ”Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” là điều răn thứ hai trong Mười Điều Răn hay Mười Lời của Thiên Chúa. Mục đích của ngày này là giúp đào sâu cuộc đối thoại giữa các tín hữu Kitô và các tín hữu Do thái là ”những người ảnh cả” của Kitô hữu trong lòng tin, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói nhiều lần, đặc biệt trong chuyến viếng thăm hội đường Do thái ngày 14-4-1986. Đây là lần đầu tiên, kể từ thời hai Tông Đồ Phêrô Phaolô hiện diện tại Roma hồi thế kỷ thứ I, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm hội đường Do thái.

Từ nhiều năm nay, chiến tranh giữa người Do thái và người Palestine bên Thánh Địa khiến cho người ta có cảm tưởng phong trào bài Do thái gia tăng đó đây trên thế giới. Bức tường ngăn cách giữa hai bên đã bị các giới chức đạo đời mạnh mẽ lên án, vì nó khiến cho cuộc sống của người dân Palestine đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên sự kiện hồi năm 2007 nhóm Khamas thắng cử và muốn biến vùng Gaza thành vùng đất tự trị, cũng như lập trường không đội trời chung với Israel, đã không khiến cho tình hình được cải tiến. Trong những ngày qua không quân Israel đã liên tục oanh tạc vùng Gaza cũng như dùng hàng chục xe tăng tảo thanh vùng này, vì nhóm Khamas bắn hỏa tiễn và pháo kích Israel. Các cuộc tảo thanh nói trên đã khiến cho nhiều thành viên Khamas bị giết. Nhóm Khamas yêu cầu Ai Cập can thiệp với chính quyền Israel để thu hồi lệnh đóng các ngõ thông thương trong vùng Gaza. Vì việc phong tỏa này khiến cho cuộc sống của người dân Palestine trong vùng Gaza trở thành vô cùng khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng tới việc khan hiếm thực phẩm và vật giá leo thang, khiến cho các gia đình nghèo không biết xoay sở ra sao. Ngày 22 tháng giêng phía Israel đã cho phép tiếp tế thực phẩm và xăng nhớt nhỏ giọt cho dân chúng vùng Gaza.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các các bạn bài phỏng vấn rabbi Riccardo Di Segni, rabbi trưởng cộng đoàn Do thái Roma về ý nghĩa việc cử hành ”Ngày bằng hữu kitô do thái”.

Hỏi: Thưa rabbi Di Segni, ”Ngày bằng hữu Do thái Kitô” được cử hành từ nhiều năm nay có thu hút sự chú ý của các tín hữu Kitô Do thái không, và năm nay nó được dành để cho những ai?

Đáp: Chúng tôi thấy càng ngày càng có nhiều người chú ý hơn. Và đây là điều tốt giúp đừng quên những gì đã xảy ra trong qúa khứ, đồng thời để dấn thân làm những gì phải làm, hầu cho tương quan giữa Kitô giáo và Do thái giáo tiến triển tốt đẹp hơn. Cần phải mạnh mẽ kết án mọi thứ bạo lực kinh khủng và khổ đau gây ra cho người khác nhân danh Thiên Chúa. Vì thế ngày cử hành năm nay trước hết dành để cho tất cả những người đã khổ đau vì thái độ lạm dụng danh Thiên Chúa.

Hỏi: Lạm dụng danh Thiên Chúa trong nghĩa nào thưa giáo sư?

Đáp: Trong truyền thống chú giải rabbi, điều răn ”Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất có tính cách kỹ thuật, có nghĩa là đừng nói những điều gian dối trong khi thề. Nghĩa thứ hai tổng quát hơn là đừng có tầm thường hóa Danh Thánh Chúa. Liên quan tới nghĩa thứ hai tôi thấy trong các thời gian qua, với các thế hệ sau cùng này thì càng ngày nó càng hiển nhiên hơn: người ta lạm dụng Danh Thánh của Thiên Chúa, người ta nhân Danh Thiên Chúa và để Danh Thánh Chúa bên cạnh việc dùng các phương tiện tàn ác kinh khủng, và như thế là phạm thượng. Nghĩa là có sự kiện người ta nhân Danh Thiên Chúa để có các hành động bạo lực và gây ra khổ đau cho người khác. Và phải luôn luôn kết án các hành động bạo lực bằng cách lạm dụng Danh Thiên Chúa như vậy.

Hỏi: Điều rabbi nói trên đây ám chỉ một kiểu khủng bố cực đoan nào đó. Nó có phản ánh một xã hội, trong đó việc tầm thường hóa Danh Thánh Chúa đã trở thành điều hiển nhiên không? Chính rabbi trong nhiều dịp cũng đã đề cập tới hiện tượng này và đã kéo theo nhiều việc tranh cãi, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Chúng ta đang sống một thực tại tương tự. Danh Thánh Chúa đã bị con người tầm thường hóa và lạm dụng để biện minh cho các hành xử sai trái của mình. Suy tư mà chúng ta đang đề cập tới liên quan tới ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái” đó là mời gọi mọi người cẩn trọng chú ý tới cung cách hành xử của mình nhân danh các Giới Răn mà chúng ta đã nhận lãnh từ Thiên Chúa. Cẩn trọng không có nghĩa là khước từ bổn phậm phải làm chứng cho các Giới Răn đó.

Hỏi: Sáng kiến ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái” đã nảy sinh cách đây 19 năm trong một bối cảnh và thời điểm đặc biệt. Nó có còn thời sự và hữu ích nữa không thưa rabbi?

Đáp: Tôi tin là có. Nó vẫn còn hữu ích và thời sự. Thật là điều tốt khi có một thời điểm xác định, một cuộc gặp gỡ chắc chắn trong một nghĩa nào đó, nếu không người ta sẽ quên đi những gì đã xảy ra và những gì còn cần phải làm. Do đó những chuyện như thế này cần thiết, và ý nghĩa của các buổi cử hành cũng hữu ích. Dĩ nhiên là không cần phải có các nhân vật quan trọng với các lễ nghi oai nghiêm hay ồn ào, nhưng tôi xin nhấn mạnh: thật là điều tốt khi có các buổi cử hành này.

Thế rồi còn có các thời điểm trong đó việc gặp gỡ này trở thành hấp dẫn hơn, cũng như có những lúc khác được đi kèm bởi các tranh luận nóng bỏng được các phương tiên truyền thông chú ý theo dõi và chiếu đèn. Nhưng mà cho dù trong trường hợp nào đi nữa, thì nó cũng là điều cần thiết.

Hỏi: Tại sao vậy thưa rabbi? Rabbi nhận ra một khuynh hướng bài Do thái còn len lỏi đâu đó hay tỏ hiện rõ ràng tại Italia này hay sao?

Đáp: Như tôi đã nói trên đây. Nguy cơ đó là nếu không có một cuộc gặp gỡ loại này, thì người ta sẽ quên đi những gì đã xảy ra trong qúa khứ. Liên quan tới phần thứ hai của câu hỏi, tôi xin nói là có nhiều hình thức bài Do thái khác nhau. Nhưng rất may là tại Italia này không có các hình thức biểu lộ bài Do thái và thù ghét trầm trọng nhất. Tuy nhiên thành kiến chống Do thái vẫn còn phổ biến, và sự thù nghịch cũng di chuyển qua các trào lưu, các nhóm và dư luận khác nhau. Hiện nay thì tình hình yên ắng, nhưng chúng cũng có thể làm nảy sinh ra các hình thức chống đối khác, với các nguy cơ mà chúng ta đã biết.

Hỏi: Các nguy cơ này có liên hệ tới các chuyện xảy ra giữa người Do thái và người Palestine thường xuyên như thế nào? Và chúng ảnh hưởng ra sao trên các thực tại địa phương bên Thánh Địa, thưa rabbi?

Đáp: Nói thật ra thì sự xung đột tại Thánh Địa có thể chỉ là một lý cớ và một sự khiêu khích. Không phải sự xung đột giữa người Do thái và người Palestine tạo ra các phản ứng bài Do thái, mà kiểu các người bài Do thái dùng những gì xảy ra tại Thánh Địa tạo ra trào lưu chống đối. Nó là điều hoàn toàn khác. Trong 19 thế kỷ, đã đâu cần có xung khắc tại Thánh Địa để tạo ra trào lưu bài Do thái đâu.

Hỏi: Rabbi sống ”Ngày bằng hữu Kitô Do thái” như thế nào?

Đáp: Có một cuộc gặp gỡ quan trọng tại đại học giáo hoàng Laterano, trong đó cùng với Đức Ông Ambrogio Spreafico, Viện trưởng đại học giáo hoàng Urbaniana cũng là bạn của tôi, chúng tôi chú giải điều răn này, trong khung cảnh của một cuộc hội luận bàn tròn, do Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng đại học giáo hoàng Laterano, chủ tọa. Bình thường đây là biến cố rất được theo dõi. Năm trước đã có hàng trăm người tham dự. Và tôi phải nói rằng từ 19 năm nay, tôi đã là khách thường xuyên của cuộc thảo luận bàn tròn này tại đại học giáo hoàng Laterano. Và tôi nhận thấy càng ngày nó càng gây được sự chú ý, và đây là điều rất tích cực.

(Avvenire 16-1-2008)
 
ĐTC kêu gọi cầu nguyện để chống lại ma quỷ
Anthony Lê
11:49 22/01/2008
ĐTC kêu gọi cầu nguyện để chống lại ma quỷ

LONDON (UK).- Tờ The Daily Mail (Thông Tin Hằng Ngày) của Anh Quốc đã loan tin cho biết rằng: Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi các Đức Giám Mục trên toàn thế giới hãy thành lập ra một đội gồm các chuyên viên có tài trừ quỷ, để ngăn chặn sự lớn rộng của chủ Nghĩa Satan (Satanism).

Các vị đứng đầu các Thánh Bộ của Vaticăn hiện đang lo gại sự lớn mạnh của các giáo phái, và càng ngày càng có nhiều người Kitô Giáo rơi vào lạc giáo.

Cha Gabriele Amorth, 82 tuổi, chuyên gia trừ quỷ hàng đầu của Vaticăn cho biết: "Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa, vì chúng ta có được một vị Giáo Hoàng rất quyết tâm với công cuộc chống lại ma quỷ đang thâm nhập vào hàng ngũ Công Giáo. Khi còn là Tổng Trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức cựu Hồng Y Ratzinger lúc đó đã bỏ lở cơ hội để cảnh cáo toàn thể nhân loại về mối hiểm nguy của ma quỷ và sự gia tăng của các cao trào lạc giáo."

Từ lúc ngày Ngài trở thành Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 luôn tìm cách khôi phục lại việc cầu nguyện cứ sau mỗi Thánh Lễ, đặc biệt là việc đọc kinh Kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micaê [mà người viết đã từng có dịp giới thiệu qua kinh này - NV]. Kinh này đã được bỏ qua không còn đọc nữa vào những năm thuộc thập niên 1960 dưới thời của Đức Cố Giáo Hoàng 23.

Theo Đức Thánh Cha: "Việc cầu nguyện không chỉ có ích cho các Linh Mục mà còn cho cả giáo dân trong việc giúp đỡ tất cả mọi người chúng ta biết cách chống lại sự hoành hành và lấn chiếm của ma quỷ."

Tòa Thánh đặc biệt quan ngại đến hiện tượng bị nhập ma quỷ của các giới thanh thiếu niên, qua đường hướng của Internet và các loại nhạc rock kêu ma gọi hồn, cũng như gần đầy nhất là qua các loại văn hóa phẩm độc hai như Harry Potter, Chiếc La Bàn bằng Vàng, vân vân. ...
 
Cột trụ của Tổ Chức Birthright là Hội Hiệp Sĩ Columbus
Anthony Lê
12:08 22/01/2008
Cột trụ của Tổ Chức Birthright là Hội Hiệp Sĩ Columbus

NEW HEAVEN (Connecticut).- Trong nổ lực nhằm để cứu vớt tất cả các mạng sống, Hội Hiệp Sĩ Columbus đã can đảm tham gia vào cuộc chiến chống lại Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình (Planned Parenthood) - một tổ chức được tài trợ rất nhiều, rất mạnh và có rất đông nhân viên.

Tổ Chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình đã thực hiện được 264,943 vụ phá thai trong năm 2005, và nhận được $305.3 triệu Mỹ kim tiền đóng thuế của người dân Hoa Kỳ, và $212.2 triệu Mỹ kim do các công ty và các đại gia tài trợ trong tài khóa 2005-2006 vừa qua.

Ngược lại, Tổ Chức Birthright lại không được như vậy, và chỉ nhận được sự tài trợ của các cá nhân mà thôi, để chi phí cho gần hơn 300 trung tâm trên khắp cả nước Hoa Kỳ.

Theo Cô Terry Weaver, Giám Đốc của Tổ Chức Birthright thì mỗi một văn phòng cần từ $10,000 đến $20,000 mỗi năm để hoạt động.

Hội Hiệp Sĩ Columbus hằng năm vẫn chi ngân sách để cho Tổ Chức Birthright được hoạt động, qua việc thiết lập các đường dây điện thoại nóng 24 giờ/ngày và 7 ngày/1 tuần, chỉ với 10 nhân viên được trả lương, và 28 thỉnh nguyện viên mà thôi.

Theo trung bình, cứ mỗi ngày, Tổ Chức Birthright cứu được 3 mạng sống của trẻ em vô tội, và năm ngoái, Birthright đã cứu được mạng sống của 81 em tại Atlanta.
 
Top Stories
California: thousands shows solidarity to Church in Vietnam
Independent Catholic News
04:56 22/01/2008
Thousands of Catholics in California have been showing their solidarity to the Church in Vietnam over the weekend, while tensions between the Church and government over confiscated Church properties increased.

More than two thousands parishioners of St. Maria Goretti in San José, California, attended a Candlelight Vigil on Saturday to pray for the Church in Vietnam. In the Mass concelebrated by five priests, there were special prayers for Hanoi Catholics who have protested for more than a month for the return of properties that belonged to parish churches, seminaries, and the old apostolic delegation illegally seized in the past.

A slide show of ongoing peaceful prayer protests of Hanoi Catholics, despite government threats hinting that a crackdown was likely, caught the congregation's emotions. Many wept as they saw images of Hanoi Catholics have been praying earnestly not only for the justice to triumph but also for the conversion of those who have been treating them as second-class citizens or even a national security threat

"I feel proud of my brothers and sisters in Hanoi", said a parishioner, "They have become increasingly vocal about past and current religious freedom abuses". "Their fight for justice is peaceful yet determined. They bear a strong public witness of the Gospel's message even when they are forced to stand up and confront with a brutal dictatorship system", said another.

Parishioners including a large group of American Catholics signed petitions to President Bush, politicians, and Bishops to urge the government of Vietnam to meet certain benchmarks consistent with international religious freedom standards and find equitable solutions on returning confiscated properties to religious groups.

More than two thousand people also attended a candlelight Vigils at St Elizabeth Church, Milpitas, lead by Fr Victor Tran and at the Church of Our Lady of Assumption in Claremont, Los Angeles

Source: J.B. An Dang - VietCatholic News Agency

© Independent Catholic News 2008
 
Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions
J.B. An Dang
08:59 22/01/2008
Despite decrees and ordinances outlawing forced recantations of religion, Hmong Catholics are still pressured to cease their religion activities.

Hanoi - Months immediately preceding the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Son La province.

Local Catholics in Son La report that many Hmong Catholics have been threatened to force them to cease religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They traveled South far to Thanh Hoa province.

Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.

The local government of Son La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.

In June 2006, the Son La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Son La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.

The document brazenly contradicts to decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006. “I am not quite sure if the Prime Minister is making a mockery of his own words,” said a Catholic teacher who spoke on anonymous condition, “or he has no authority to instruct local authorities strictly and completely to adhere to the new legislation”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Chính quyền Hà Nội tới Tòa Giám Mục chúc Tết Đức Hồng Y và Đức Tổng
Thanh Tâm
07:17 22/01/2008
HÀ NỘI -- Vào buổi chiều ngày hôm nay, 22 tháng 1 năm 2007, một phái đoàn hùng hậu của Chính quyền gồm Ông Phạm Lợi, Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Ông Hoàng Công Khôi, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm, có bà trưởng ban Dân Vận của Đảng Uỷ Hà nội, củng với các vị lãnh đạo ban ngành chính quyền thành phố Hà Nội đã tới Tòa Giám Mục Hà Nội để chúc Tết Đức Hồng Y Phạm Định Tụng và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã thân mật tiếp phái đoàn chính quyền và trao đổi những lời chúc mừng nhân dịp Tết "Con Chuột" sắp tới. Về phía Tòa Giám Mục chúng tôi thấy có sự hiện diện của Linh mục Chu Văn Minh, giám đốc Đại Chủng Viện Hà Nội, Linh mục Nguyễn Xuân Thủy, Quản lý Giáo phận và là Trưởng Ban Bác Ái Xã Hội, và Linh mục Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng Tòa Tổng Giám Mục.

Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, Ông phó chủ tich UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã trình bầy cho Đức Tổng về những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề đại đoàn kết toàn dân, đồng thời, đại diện cho đoàn, ông chúc mừng Đức Tổng nhân dịp đầu năm mới 2008.

Theo nguồn tin riêng của chúng tôi thì một trong những vấn đề nóng bỏng là vụ đất đai Tòa Khâm Sứ và Thái Hà... đã không được đề cập thực sự trong dịp này, tuy nhiên các vị trong phái đoàn chính phủ cũng có nói qua là hy vọng có chuyện gì vướng mắc sẽ đối thoại để tháo gỡ.

Cuối buổi tiếp, mặc dù rất yếu nhưng Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng cũng hiện diện cùng với phái đoàn, và các vị đại diện chính quyền đã chúc mừng Đức Hồng Y nhân dịp mừng thượng thọ sắp tới và kỷ niệm 60 năm linh mục.

Những lời chúc Tết mong chờ Một Năm Mới Bình An...


Bà phó Chủ tịch Thanh Hằng đưa thiệp chúc và tay nắm chặt lấy tay Đức Hồng Y...
 
Họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ
LM Giuse Nguyễn Hữu An
10:22 22/01/2008
NGÀY GẶP GỠ CÁC TÁC GỈA ĐỒNG XANH THƠ

Ngày 20-01-2008, Đồng Xanh Thơ tổ chức ngày họp mặt các thi sĩ Công Giáo tại Toà Giám Mục Phan thiết. Kỷ niệm một năm trang thơ Công Giáo ĐỒNG XANH THƠ lên trang web dunglac.org và cũng là dịp để các tác giả ĐXT có cơ hội gặp gỡ chia sẻ và trao đổi về văn học Công giáo.

Thành phần được mời tham dự bao gồm:Đức Ông Tổng Đại diện Giáo phận Phan thiết - nhà thơ Xuân Ly Băng. Lm Giám Đốc Chủng viện Nicolas. Lm Trăng Thập Tự. Lm Ns Sơn Ca Linh (Qui Nhơn).Lm Hồ sĩ Hữu nhà thờ Chính Tòa, Lm Lương Vĩnh Phú Quản lý TGM. Lm Nguyễn Kim Anh, Lm Hoàng Kim Tốt. Đại diện các Đại Chủng Sinh. Đại diện các Hội Dòng MTG Phan thiết, MTG Nha trang, MTG Qui nhơn, Khiết Tâm, Phaolô.Nhà thơ Lê Đình Bảng, Nhà thơ Phanxico, Nhà thơ Trần Vạn Giã, Nhà thơ Trầm Biệt Phương, Nhà thơ Cao Huy Hoàng, Nhà Dịch Thuật Nguyễn Uy Nam Sài gòn, Nguyễn Quốc Anh Đà lạt. Một số thi sĩ và sinh viên nhà thơ đã góp mặt trong Đồng xanh thơ năm 2007.

Các thuyết trình viên gồm: Lm Nhà thơ Trăng Thập Tự, Nhà thơ Lê đình Bảng và Lm Nhà thơ Thiên Cung.

Mở đầu, Đức Ông Xuân Ly Băng nói lên niềm vui của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, của Đức Ông và của những người đi trước làm công tác văn học Công giáo khi thấy có một lớp kế thừa biết trân quí Văn học Việt Nam và Văn Học Công Giáo. Ngày họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ cho thấy một nỗ lực phục hồi và phát huy nền Văn học Công giáo thực sự cần thiết cho một thế hệ trẻ trong xã hội Việt nam hiện tại. Đức Ông chúc mừng Ngày Họp Mặt Các Tác Giả Đồng Xanh Thơ, chuyển lời chúc mừng đến Mạng Lưới Dũng lạc, và tuyên bố khai mạc.

Nghệ sỹ Kim Lệ ngâm thơ Xuân ly Băng.

Tiếp theo, Lm Võ Tá Khánh (Nhà thơ Trăng Thập Tự) trình bày đề tài: Nguồn Thi Hứng Công Giáo. Trên hành trình tâm linh, người ta nói đến ba con đường: thanh tẩy, quang minh(được soi sáng) và kết hiệp(hiệp nhất). Trong thơ đạo, ta cũng thấy ba nội dung tương ứng ba giai đoạn của hành trình tâm linh: Thơ giáo huấn(luân lý, thanh tẩy), thơ cầu nguyện và diễn giải Tin mừng(trình bày chân lý khách quan, được soi sáng) và thơ trữ tình(cảm nghiệm chủ quan, hiệp nhất). Tựa như ba bước từ thấp lên cao hoặc ba vòng từ ngoài vào trong. Đồng thời mỗi bước hay mỗi vòng ấy đều có cả thanh tẩy, quang minh và hiệp nhất. Trong thơ giáo huấn vẫn có thể bắt gặp bóng dáng của quang minh và kinh nghiệm hiệp nhất; khởi điểm diễn giải Tin mừng là quang minh nhưng vẫn có cả thanh tẩy và hiệp nhất, đồng thời trong trữ tình vẫn có cả chiều kích được soi sáng và nhu cầu được thanh tẩy. Vì thế có lắm bài thơ có thể xếp vào hai loại cùng một lúc. Bằng nhiều bài thơ minh hoạ ba nội dung thơ đạo, Trăng thập Tự nói đến đỉnh cao của thi sĩ là hành trình tiến vào bên trong. Con đường sáng tác tốt nhất để nâng cao chất lượng Kitô giáo cho tác phẩm là tiến vào bên trong cả về thanh tẩy, quang minh và hiệp nhất. Cả ba mặt đều liên đới và hỗ trợ nhau.

Say mê thánh Gioan Thánh Giá, Trăng thập Tự thường nói đến ngôn ngữ thần bí trong thi ca.

Nhạc sĩ Lưu văn Trung trình bày bài: Quỳ Hoa, phổ thơ Trăng Thập Tự

Nhà thơ Lê đình Bảng thuyết trình đề tài: Về thượng nguồn thi ca Công giáo Việt nam.

Hành trình hơn 40 năm (1965-2008), tôi đã gặp những bến và bờ, những tác giả-tác phẩm thi ca Công giáo.

- Thơ trong kinh nguyện:

+Thánh giáo kinh nguyện, mục lục nhựt khoá, toàn niên kinh nguyện.

+Tác giả-tác phẩm: Thầy giảng Phanxicô, Phạm trạch Thiện, Vũ đức Trinh, Vũ ngọc Bích, Đỗ minh Lý.

- Thơ trong ký ức: Dòng đời: Philipphê Bỉnh, Đặng Đức Tuấn, Nguyễn trường Tộ, Petrus Ký, Paulus Của, Nguyễn hữu Bài, Nguyễn Bá Tòng, Mai lão Bạng, Phúc Dân, Nguyễn ngọc Quang.

- Thơ Phúc âm diễn ca: Lữ y Đoan, Tống Viết Toại, Rerard Gagnon(Nhân), Mai Lâm, Trần đức Huân, Long Giang Tử, Nguyễn thế Thuấn, Nguyễn xuân Văn.

- Thơ Huấn ca: Phan văn Minh, Trần Lục, Hồ ngọc Cẩn, Trần văn Trang, Lê thiện Bá, Đoàn văn Hàm, Trần văn Thi.

- Thơ trong Thánh ca: Phsolô Qui, Phaolô Đạt, Hồ ngọc Cẩn, Nguyễn văn Thích, Nguyễn Văn Vinh, Hùng Lân, Hải Linh, Nguyễn khắc Xuyên, Duy Tân, Ngô duy Linh, Huyền Linh, Tiến Dũng, Hoài Đức, Hoài Chiên, Văn Thao, TRần đình Nam, Hoàng Ngô, Vinh Hạnh, Hoàng Kim, Viết Chung…

- Thơ kinh cầu nguyện: Hàn mặc Tử, Nguyễn văn Thích, Hồ Dzếnh, Bàng bá Lân, Phạm đình Tân, Đỗ Đình, Bùi Tuân, Nguyễn duy Diễn, Vũ đình Trác, Ngọc Minh, Trần thị Hoa, Lê minh Bình Dương.

Nếu tập hợp toàn bộ các tác phẩm thi ca sẽ có một tổng hợp vài trăm nghìn câu thơ đạo đủ thể loại có giá trị. Nhà thơ Đình Bảng mong ước các thi sĩ và mọi người cùng nhau tiếp tục làm giàu thêm kho tàng thi ca Công giáo Việt nam, tiếp bước những thi nhân đã khuất.

Nhạc sĩ Trần Anh Vũ trình bày bài: Kinh cầu Mẹ Ban Mê, phổ thơ Lê đình Bảng. Linh mục Lương Vĩnh Phú hát tặng bài: Thiên chức Linh mục, phỗ thơ Xuân ly Băng.

Thánh lễ đồng tế do Đức giám mục Phan thiết chủ tế. Sau đó chụp hình lưu niệm, dùng cơm trưa nghĩ trưa tại Toà giám mục.

Buổi chiều, Lm Giám đốc chủng viện Nicola-nhà thơ Thiên Cung trình bày đề tài: Thần học và thi ca. Tình trạng lẫn lộn giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ tín lý. Ngôn ngữ thần học học tín lý phải ngắn gọn rõ ràng khúc chiết và để được hiểu bằng lý trí. Còn ngôn ngữ thi ca là ngôn ngữ của trực giác được diễn tả qua những hình ảnh, biểu tượng so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, loại suy…để mà cảm nghiệm và trực giác chứ không để mà hiểu theo kiểu luận lý thông thường.Thần học vốn được định nghĩa như là những lời của con người nói “về” và nói “với” Thiên Chúa trên cơ sở Lời của Thiên Chúa nói “về” và nói “nói” với con người. Thi ca cũng vốn được coi như “tiếng lòng” hay “tiếng đàn lòng” của con người ngỏ lời “về” và “với” con người, với bản thân mình, với thiên nhiên và với Thiên Chúa vốn vẫn đang “thì thầm” khôn nguôi bên trong và cả bên ngoài con người.

Trong thi ca vấn đề quan trọng là “cảm nghiệm với” chứ không phải chỉ là “biết hay hiểu về”…Nếu người ta dùng ngôn ngữ thần học tín lý để “đọc” và “hiểu” các Thánh Vịnh, sách Diễm ca hay các sách Ngôn sứ Cựu ước thì cũng gần như đồng nghãi với việc người ta phải “giết chết chúng”.

Có một câu hỏi mà bao nhiêu lần tôi tự đặt ra cho mình: Tại sao nền văn chương nghệ thuật “đời” ở Việt nam phát triển như vũ bảo trong những thế kỷ qua, còn trong Giáo hội Công giáo Việt nam, khu vườn văn học nghệ thuật sao mà đìu hiu đến thế! Liệu phải chăng, ở Việt nam,người ta vẫn còn lẫn lộn giữa hai thứ ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thần học và vì thế bao giờ thi ca cũng dễ dàng bị “phán xét” qua lăng kính thần học khiến thi ca và nghệ thuật khó có đủ dưỡng khí để mà tồn tại và phát triển?

Các tác giả Đồng xanh thơ hoà âm bài “Cô gái mù bên ly cà phê trắng”, tác giả nhà thơ khiếm thị Vũ Thuỷ, phổ nhạc: nhạc sĩ Phạm Trung

Sau ba bài thuyết trình là phần trao đổi và góp ý về hướng đi tới của Đồng xanh thơ. Đề đạt nguyện vọng là mở giải thưởng thơ văn mỗi năm,khuyến khích các văn nghệ sĩ Công giáo sáng tác góp phần làm phong phú vườn hoa nghệ thuật nhà đạo. Đức Giám mục Phan thiết ủng hộ đề nghị này, Ngài vui vẻ đồng ý mở giải thưởng văn học về Đức Mẹ Tàpao năm 2008. Ngày 30.1.2008 sẽ họp Ban tổ chức tại Toà giám mục Phan thiết. Năm 2009, Giáo phận mừng 50 năm Đức Mẹ Tàpao (8.12.1959 Đức Cha Piquel làm phép tượng đài Đức Mẹ Tàpao).Hy vọng có nhiều thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ tham gia viết thơ –văn - nhạc về Đức Mẹ Tàpao, cùng góp phần làm phong phú nền văn chương Công Giáo Việt nam. Rất mong nhiều bạn trẻ, sinh viên, Chủng sinh, Nữ tu cùng tham gia vào giả thưởng văn học khởi đầu này.

Ngày họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ kết thúc trong niềm vui và thao thức. Ban tổ chức trao tặng mỗi người 9 tập thơ đã đăng tải trên trang web: dunglac.org.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Đô Hai
LM. Giuse Bùi Quang Tào
10:38 22/01/2008
LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ GIÁO HỌ ĐÔ HAI

Trọng kính Đức Tổng Giuse

Trọng kính quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ

Kính thưa quý vị ân nhân, quý khách và toàn thể quý cộng đoàn Dân Chúa

Hôm nay là một ngày vui mừng, một ngày trọng đại, một ngày mà Giáo họ Đô Hai chúng con mong ước từ lâu. Ngày mà chúng con cảm nghiệm như lời thánh vịnh 126, đã diễn tả:

Vang vang ngoài miệng câu cười nói,

Rộn rả trên môi khúc nhạc mừng

Bấy giờ trong dân ngoại người ta bàn tán:

“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay,

Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại!

Ta thấy mình chan chứa một niềm vui”.

Trong niềm vui dâng tràn, chúng con lại được hân hoan đón mừng Đức Tổng, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý khách và quý cộng đoàn Dân Chúa về đây để chung chia niềm vui cắt băng khánh thành, thánh hoá Ngôi đền thờ Đức Chúa Thánh Thần và dâng lời tạ ơn cho chúng con. Trong niềm vui lớn lao này, cho phép con được sơ lược vài nét về lịch sử Giáo họ Đô Hai và quá trình xây dựng Đền thờ Chúa Thánh Thần.

Thôn Đô Hai nói chung và Giáo họ Đô Hai chúng con nói riêng, được lập thành do nhiều dòng họ từ các nơi về đây lập nghiệp từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Như vậy, dòng họ về Đô Hai sớm nhất đã được 12 đời và dòng họ về sau cũng đã được 8 đời. Nhờ di chúc truyền khẩu nhiều dòng họ vẫn biết được quê gốc của mình. Bà con về đây 90% là người theo đạo Thiên Chúa, số còn lại theo Phật giáo, Họ đạo chúng con nhận Đức Chúa Thánh Thần làm quan thầy riêng. Năm 1904, năm Thành Thái thứ 3 Cố Thi về cắm hướng xây dựng ngôi Nhà Thờ cho họ chúng con. Nhà thờ kiến trúc kiểu nam, có sáu hàng cột, hai bên có liệp bản, hoành rui, cột đều làm bằng gỗ lim, với hai mái ngói nam. Tháp cao, phần trên thu nhọn có hình cầu tròn trên đỉnh tháp. Diện tích xây dựng là 180 m2 nằm trên một khuôn viên rộng 993 m2, có ao phía đông. Khuôn viên Nhà thờ không được đẹp vì nhiều chỗ thu nhỏ bóp méo do đất của nhà dân đan xen liền kề. Số giáo dân lúc này chỉ 200 nhân danh.

Đến năm 1940 số giáo dân đã lên đến 400 nhân danh, Cha Tịnh cùng các cụ trong giáo họ đã có hướng chuyển nhà thờ về phía đông nam. Mặt bằng rộng, thoáng mát, lại nằm cạnh đường quốc lộ 64 thuận tiện cho giao thông đi lại. Cha Tịnh đã cho mua nhiều vật liệu như vôi, lim cột 12 cây, lim phiến 5 phiến. Vì chiến tranh thế giới bùng nổ nhất là năm 1945 trong nước cũng xẩy ra chiến tranh, thế là việc chuyển địa điểm và xây dựng lại nhà thờ không thể thực hiện được.

Đến năm 1991 nhà thờ cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, số giáo dân lên đến trên 1000 người, không kể bà con đi xa làm ăn. Vì thế, cụ trùm Hiếm và bà con muốn mở rộng hai cánh gà của nhà thờ. Bản thiết kế đã được cụ Ba và ông Kiệm vẽ. Nhưng sau khi bàn bạc và trình bày với Cha xứ Giuse Trần Ngọc Cương, ngài cho rằng làm như vậy là chắp vá và không có tình lâu dài. Cần mở rộng mặt bằng khi có kinh tế sẽ tiến hành làm mới. Lúc này Giáo dân chúng con rất nghèo, quỹ nhà thờ chỉ có 70.000 đồng và một tấn thóc. Để có tiền xây dựng, ngoài việc huy động và con ở quê nhà, cha xứ Giuse còn cho phép chúng con thành lập hội đồng hương ở các nơi để quyên góp. Sau ba tháng chúng con đã lập được hội đồng hương ở Nha Trang, Sài Gòn, Buôn Ma Thuật, ở Rạch Giá…và ở nước ngoài chúng con lập Hội đồng hương hoạt động rất tốt, mọi người động viên khích lệ lẫn nhau quyên góp. Nhờ có tài chính, chúng con lấy thêm được đất đai. Cùng với việc mở rộng mặt bằng, chúng con xây được móng, hai bên nhà thờ, xây được hai gian cung thánh, nhưng vì điều kiện kinh tế lúc đó còn thiêu thốn nên sau một thời gian đã lún nứt.

Đến năm 2002 Cha Phanxicô Vũ Đức Văn về quản xứ, Cha Phanxicô đã tiếp sức qua việc động viên khích lệ chúng con rỡ bỏ phần móng cũ và xây lại nhà thờ mới cao to, rộng đẹp như hiện nay. Đây là một quyết định rất táo bạo vì lúc này nhà thờ chúng con chỉ có gần 100 triệu đồng. Nhưng chúng con tin vào tình yêu Thiên Chúa qua sự dẫn dắt của Cha và quyết tâm đi vào xây dựng. Cha xứ Phanxicô trực tiếp chỉ đạo: từ việc mua vật tư, đến xây dựng và cả việc huy động tài chính. Đến 30/12/2006, tròn 4 năm ngôi thánh đường về cơ bản đã hoàn thành.

Ngày 27/02/2007 Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn về thay thế cho Cha xứ Phanxicô. Công trình được chuyển sớm sang giai đoạn 3, trong giai đoạn này, Cha đã giúp chúng con hoàn thiện nốt phần còn lại của công trình. Tất cả vẽ lên một bức tranh xứng đáng tô điểm cho một ngôi thánh đường đã đẹp lại đẹp hơn.

Trọng kính Đức Tổng,

Kính thưa quý Cha, quý khách và toàn thể quý cộng đoàn dân Chúa:

Đền thờ Chúa Thánh Thần giáo họ chúng con hôm nay được trai dài trong thời gian 8 năm, nhưng 3 năm đầu chủ yếu là giải phóng mặt bằng và củng cố tinh thần cho việc xây dựng Ngôi Thánh đường sau này. Nhờ ơn Chúa, ngôi đền thờ Đức Chúa Thánh Thần cao đẹp ngày nay được xây dựng trên một khuôn viên rộng 4517 m2 mà trước đó chỉ là 993 m2. Thật là một hồng ân chúng con không bao giờ dám nghĩ đến.

Trong giờ phút thiêng liêng và tràn đầy niềm vui này, chúng con kính xin Đức Tổng, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, quý ân nhân và quý khách xa gần hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa với chúng con.

Chúng con xin đồng bái tạ!

Linh mục Giuse Bùi Quang Tào
 
Gói bánh Chưng, bánh Tét, sinh hoạt Tết của giáo xứ Việt tại Texas
Phương Anh (RFA)
11:37 22/01/2008
Gói bánh Chưng, bánh Tét, sinh hoạt Tết của giáo xứ Việt tại Texas

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Âm Lịch, cũng như mọi gia đình ở trong nước đang bắt đầu sắm sửa mọi thứ để đón Tết, thì cộng đồng người Việt ở hải ngoại, dù xa quê hương, nhưng hầu hết ở khắp nơi, đều bắt đầu rộn rịp chuẩn bị với những sinh hoạt truyền thống của ngày Tết như hội chợ Xuân, đại nhạc hội mừng Xuân…

Một trong những hoạt động sôi nổi ấy phải kể đến việc gói bánh chưng, bánh tét, với mục đích duy trì và bảo tồn văn hoá Việt Nam nơi xứ người, tại một giáo xứ Việt Nam ở thành phố Garland, Texas. Đó là giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nơi qui tụ khoảng hơn 1200 hộ gia đình Việt Nam đã ghi danh chính thức. Kỳ này, trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần, Phương Anh xin kể cho quí vị nghe về sinh hoạt Tết của giáo xứ này.

Thưa quí vị và các bạn, được biết, vào tháng 5 năm 1992, tại thành phố Garland, bang Texas, một giáo xứ Việt nam, với tên gọi “giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” được chính thức thành lập.

Từ đó đến nay, càng ngày, càng có thêm nhiều gia đình Việt Nam đến ghi danh sinh họat. Linh mục Giuse Trịnh Đức Hoà, thuộc dòng Chuá Cứu Thế, Hoa Kỳ, hiện là cha chánh xứ cho biết rằng: với nhu cầu sinh hoạt ngày càng đông của các thanh thiếu niên, nhất là làm sao duy trì được nét văn hoá của người Việt trong dịp Tết, từ 3 năm qua, giáo xứ đã tổ chức gói bánh chưng, bánh tét với mục đích:

Mục đích của việc gói bánh chưng đó là bảo tồn truyền thống văn hoá Việt Nam. Một trong những ngày lễ đáng nhớ của dân tộc là 3 ngày Tết. Tuy xa quê hương và Tết rơi vào ngày thường nhưng việc bảo tồn và duy trì ý nghĩa của ngày Tết càng bức xúc hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Vì thế, tại giáo xứ của chúng tôi đã tận dụng tất cả nguồn nhân lực hiện có để duy trì truyền thống căn bản của người Việt Nam, chẳng hạn như mồng Một, mồng Hai, mồng Ba, tổ chức hội chợ xuân để quí đồng hương xa gần có dịp gặp gỡ nhau hàn huyên…Để chuẩn bị cho cái Tết dân tộc, chúng tôi không thể nào quên được tấm bánh chưng, bánh tét của người Việt Nam.

Vì thế, ròng rã cả một tháng trước Tết, huy động tất cả già trẻ, một ngày hai ca. Ca ngày là những người lớn tuổi, ca đêm là cho giới trẻ sau khi đi làm về vào làm cho đến 10, 11 giờ đêm để gói những tấm bánh chưng thơm ngon, trước là để duy trì lại cho giới trẻ biết thế nào là lau lá, cách làm bánh chưng, bánh tét, nấu như thế nào…gói, nén..các công đoạn…

Linh mục Giuse Trịnh Đức Hoà cũng cho biết thêm rằng: ban đầu, tưởng rằng những tấm bánh chưng, bánh tét của giáo xứ chỉ phục vụ cho bà con trong giáo xứ mà thôi. Thế nhưng, không ngờ tiếng lành đồn xa, sang năm thứ hai, thì:

Năm vừa rồi, chúng tôi bán được hơn 7000 tấm bánh chưng. Trước hết, chúng tôi phục vụ cho giáo xứ nhà và qua bà con, những tấm bánh chưng được gửi đi tất cả mọi miền trên đất nước Hoa Kỳ. Năm ngoái, chúng tôi làm thí điểm và năm nay chúng tôi tiếp tục thực hiện. Đó là việc gửi bánh chưng qua đường bưu điện… chỉ sau 3 ngày là tất cả các nơi trong Hoa Kỳ là có.

Một tin rất vui là bánh chưng của giáo xứ nhà đã qua đến tận Trung Quốc. Năm nay chúng tôi cũng cố gắng đạt được như năm vừa rồi, chỉ có điều là thời gian đến Tết còn quá gần, vì vưà xong Tết Tây là đến Tết ta ngay, nhưng chúng tôi cũng cố gắng hết sức để cống hiến cho quí đồng hương những tấm bánh chưng, bánh tét, đậm đà tìng nghĩa cho bà con xa gần.

Xây dựng một trung tâm văn hoá giáo dục

Ngoài mục đích giúp cho giới trẻ, nhất là các thanh thiếu niên Việt sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ, hiểu được ý nghĩa và truyền thống tốt đẹp của ngày Tết dân tộc, việc gói bánh chưng, bánh tét còn giúp cho giáo xứ giải quyết một vấn đề nan giải. Đó là việc xây dựng một trung tâm văn hoá giáo dục cho các em thanh thiếu niên trong giáo xứ. Linh mục Hoà cho biết:

Vật liệu, lá, đậu.. đều lên giá, nhưng chúng tôi cũng có được tiền lời đôi chút để xây dựng một trung tâm giáo dục. Hiện nay, mỗi cuối tuần, có đến hơn 800 em đến sinh hoạt giáo lý, học Việt Ngữ… nên cơ sở cũ không còn đáp ứng được nữa. Mỗi năm, chúng tôi tăng đến cả trăm em vào khối giáo dục, vì thế cần phải chuẩn bị một cơ sở mới trong tương lai về sinh hoạt giáo dục, văn hoá, tôn giáo, và nhân bản cho các em.

Thưa quí vị và các bạn, hiện nay, cứ mỗi ngày, ở hội trường nhà xứ, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối, lúc nào cũng có gần hai chục người, già, trẻ tất bật với công việc gói bánh, từ khâu ngâm gạo, cắt hành, ướp thịt, nấu đậu xanh để chuẩn bị nhân làm bánh, lau từng tấm lá chuối, rồi gói bánh…cho đến việc việc nấu nướng, ai ai cũng bận rộn với công việc của riêng mình.

Ở một góc nhà, một chiếc tivi chiếu liên tục các thước phim ca nhạc, phim bộ…nhưng hình như chẳng ai buồn để ý. Vì đối với họ, quan trọng nhất là làm sao sản xuất được những tấm bánh chưng xanh mướt mắt, những đòn bánh tét trông thật ngon lành. Bác Phương, năm nay 64 tuổi, ở nhóm gói bánh tét, cho biết:

Năm nào cũng đến đây giúp, có khi tôi gói, có khi tôi cột dây..năm nay là năm thứ ba…Lá chuối mua ở bên Thái Lan, mua trong các chợ…Tất cả đều gói bằng lá chuối…Tết ở đây mọi người đều tham gia, mua bánh, rồi gửi đi các tiểu bang, ngày Tết vui lắm…

Em đến làm thịt để làm nhân cho bánh tét và làm mấy cái lò để nấu bánh chưng. Mình làm việc cảm thấy rất vui và có ý nghĩa…Em sang đây lúc còn nhỏ thành ra không có biết nhiều về Tết, nhưng em thấy việc làm bánh chưng để xây trường học cho các cháu nhỏ rất có ý nghĩa. Vào dịp Tết, việc gói bánh chưng giữ được cái truyền thống của người Việt.

Anh Vinh, một thanh niên 34 tuổi

Còn bà Toàn, bên nhóm chuyên làm nhân bánh thì nói: Để đúng lượng để người ta vô lượng cho đúng một cái bánh tét..Thí dụ như cái bánh 3 pounds, thì các cô đó vô nếp, và cùng với cái nhân này thì đúng 3 pounds. Thịt heo mua ở chợ, vì mình không có thời giờ giết heo…mình không mua nguyên con heo.. . Ca sáng thì làm tới 7 giờ, ca tối thì thanh niên vô, chặt thịt…

Có ý nghĩa và cần thiết

Với anh Vinh, một thanh niên 34 tuổi, đang phụ với các bác cao niên vớt các tấm bánh chưng thì cho hay rằng năm nay, lần đầu tiên anh tham gia, và hôm nay, sau giờ làm việc, anh đến nhà xứ ngay vì:

Em đến làm thịt để làm nhân cho bánh tét và làm mấy cái lò để nấu bánh chưng. Mình làm việc cảm thấy rất vui và có ý nghĩa…Em sang đây lúc còn nhỏ thành ra không có biết nhiều về Tết, nhưng em thấy việc làm bánh chưng để xây trường học cho các cháu nhỏ rất có ý nghĩa. Vào dịp Tết, việc gói bánh chưng giữ được cái truyền thống của người Việt.

Riêng cô Anh Thư, 28 tuổi, sinh hoạt trong đoàn thanh niên của giáo xứ thì cho biết rằng: Cái văn hoá Việt Nam nó đã ăn sâu trong lòng em, những lúc làm như thế này mới thực sự thấy được cái Tết của Việt Nam ở nơi xứ người.

Một thiếu nữ khác, năm nay 22 tuổi, đến Mỹ khi mới 3 tuổi, hầu như không có ý niệm gì về Tết Việt Nam cả. Nhưng, kể từ khi tham gia vào việc gói bánh chưng, bánh tét của giáo xứ, cô đã học được rất nhiều điều cho bản thân mình. Cô tâm sự:

Em tên là Hiền, em tham gia việc lau lá chuối vì muốn đóng góp vào việc xây trường học cho các em thiếu nhi. Và qua việc này, em học được những phong tục tập quán của người Việt Nam, ngày lễ mọi người xum họp với nhau, làm những việc như gói bánh chưng, bánh tét để duy trì văn hóa Việt Nam ở xứ Mỹ…Em để ý là nếu không nấu ở nhà thờ thì ở nhà, bà ngoại em, cũng nấu bánh chưng trong cái nồi nho nhỏ…

Thưa quí vị và các bạn, vừa rồi là các thông tin sinh hoạt của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại thành phố Garland, Texas. Từ bao lâu nay, việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu biết được những nét văn hoá đặc thù của Việt Nam, cùng duy trì phong tục tập quán vào dịp Tết Âm Lịch luôn là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình người Việt ở hải ngoại. Thế nên, thật cần thiết để có thêm nhiều sinh hoạt cho giới trẻ có cơ hội học tập, như lời linh mục Hoà phát biểu:

Thế hệ trước truyền cho thế hệ trẻ. Qua những việc gói bánh chưng, các bạn trẻ có cơ hội bảo tồn truyền thống văn hoá Việt Nam, có cơ hội gần gũi nhau, để chia xẻ về cuộc sống, về quê hương, về dân tộc…

Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị cùng các bạn vào kỳ sau
 
Thành Ủy và Mặt trận Tổ Quốc tới Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội chúc Tết
Hải Hà
11:45 22/01/2008
THÀNH UỶ-UBND-MTTQ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ ĐỨC HỒNG Y
VÀ CHÚC TẾT TOÀ TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI


Hà Nội – Cả Giáo phận đang chuẩn bị mừng thượng thọ 90 năm tuổi đời, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục và 15 năm hồng y của Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng. Trong những ngày qua, các cá nhân các đoàn hội trong thành phố đã đến chúc mừng Đức Hồng Y.

Chiều nay, 22.01.2008, lúc 16 h phái đoàn của Thành uỷ-UBND-MTTQ TP Hà Nội cũng đã đến chúc mừng Đức Hồng Y đồng thời nhân dịp này chúc tết Toà Tổng Giám Mục.

Phái đoàn gồm có ông Phạm Lợi-Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam-Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng-Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Câu-Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội, Bà Trần Thị Bích Thuỷ-Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ, ông Đỗ Đình Hồng-Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, ông Hoàng Công Khôi-Chủ tịch quận Hoàn Kiếm và một số cán bộ, công an và phóng viên đi cùng. Tổng cộng khoảng 11 người, nếu chúng tôi đếm không nhầm.

Phái đoàn hùng hậu có khá đầy đủ các ban ngành và các cấp, chứng tỏ sự trọng thị của UBND đối với Đức Hồng Y và Toà Toà Tổng Giám Mục. Lại mang theo cả các phóng viên truyền hình và báo chí đi cùng thì biết là UBND TP Hà Nội coi trọng cuộc chúc mừng này thế nào. Cũng có người đa nghi cho đấy là một bước tuyên truyền để lấy thế mà kết tội lại Toà Tổng Giám Mục khi cần, nhưng chúng tôi thì không nghĩ vậy. Chúng tôi tin vào thiện chí của các cán bộ trong UBND Thành phố.

Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Cha Chu Quang Minh-Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội, cha Nguyễn Xuân Thủy, Tổng Quản lý và cha Lê Trọng Cung-Chánh Văn phòng Toà Giám Mục và một số nam nữ tu sĩ khác đã tiếp phái đoàn tại phòng khánh tiết của Toà Tổng Giám Mục.

Ông Phạm Lợi đại diện phái đoàn đã nói lời chúc mừng Đức Hồng Y và chúc tết Đức Tổng Giám Mục. Ông nói bằng công thức ngoại giao quen thuộc của chính quyền các cấp mỗi khi gặp gỡ các phái đoàn hay tổ chức khác ngoài hệ thống của Đảng.

Theo lời ông thì UBND TP Hà Nội đánh giá cao sự đóng góp của người Công giáo Thành phố trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội và kinh tế. Ông cũng nói UBND Thành phố và UBND quận Hoà Kiếm muốn có tương giao tốt đẹp với các tôn giáo đặc biệt là với Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Ông cũng hy vọng “ngài Tổng Giám Mục với cương vị của mình đóng góp vào việc xây dựng Thành phố, đặc biệt là xây dựng sự nghiệp đoàn kết dân tộc. Theo ông, trong năm qua về cơ bản tương giao giữa Toà Tổng Giám Mục và Thành phố Hà Nội là tốt đẹp, nhưng cũng còn một số vấn đề tồn tại mà hy vọng sẽ được giải quyết trong năm mới. Kết thúc ông cũng đại diện phái đoàn chúc sức khoẻ và thành công đến Đức Tổng Giám Mục và Đức Hồng Y.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã cám ơn phái đoàn đã có nhã ý đến chúc mừng Đức Hồng Y và chúc tết Toà Tổng Giám Mục. Ngài cũng có ý khen UBND đã mau mắn chúc tết Toà Tổng Giám Mục trong khi Toà Tổng Giám Mục chưa kịp sang chúc tết UBND. Trong lời đáp từ của mình, ngài cũng cám ơn sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều của Thành phố đối với người Công giáo, với Toà Tổng Giám Mục. Ngài cũng hy vọng những nguyện vọng của người Công giáo sẽ được Thành phố quan tâm giải quyết trong năm mới.

Cuộc gặp gỡ chúc mừng diễn ra khoảng 20 phút. Lời lẽ nhỏ nhẹ ôn tồn. Nội dung không đề cập đến bất cứ một chuyện cụ thể nào. Ngay cả hai chuyện nóng bỏng là nhà đất Toà Khâm Sứ và Thái Hà cũng không có trong một câu chữ nào. Tuy nhiên, ông Phạm Lợi cũng nói rằng trong năm qua, còn tồn tại một số vấn đề, thì hy vọng trong năm mới sẽ cũng nhau giải quyết. Chúng tôi thấy bà Phó Chủ tịch UBND và các cán bộ trong đoàn cũng gật đầu tán đồng điểm này.

Kết thúc, đại diện các khối và các cấp trong phái đoàn đã lần lượt lên tặng quà Đức Tổng Giám Mục và Đức Hồng Y. Bà Ngô Thị Thanh Hằng còn trao quà và thiệp mừng của ông Bí thư Thành uỷ Lê Quang Nghị cho Đức Hồng Y. Mặc dù sức khoẻ không đựơc tốt, nhưng đáp lại lòng mong muốn của Phái đoàn, trước khi phái đoàn ra về, Đức Hồng Y đã đi xe lăn ra gặp gỡ và cám ơn phái đoàn UBND. Bà Ngô Thị Thanh Hằng đích thân đến trao quà và thiệp mừng của ông Bí thư Thành uỷ Lê Quang Nghị cho Đức Hồng Y.

Quan sát thái độ, sắc diện của các thành viên tham dự buổi tiếp tân, lắng nghe lời nói của ông Trưởng phái đoàn UBND cũng như trong lời đáp từ và cám ơn của Đức Tổng Giám Mục, người ta thấy rằng cả hai bên đều có cung cách nhỏ nhẹ, thái độ chừng mực và không khí cuộc gặp gỡ khá thân mật và chân tình. Cả hai dường như đã chọn một lối giao tiếp ứng xử khôn ngoan và cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay. Cuộc gặp gỡ cho thấy có dấu hiệu cả hai bên muốn khép lại hơn một tháng căng thẳng để bắt đầu một giai đoạn mới là cùng nhau đối thoại để giải quyết vấn đề./.

Hà Nội 22.01.2008

 
Khóa thường huấn cho Linh mục Saigòn 2008: đề tài trình bầy về Phương pháp rụng trứng Billings
LM Fx. Nguyễn Hùng Oánh
12:00 22/01/2008
SAIGÒN -- Buổi sáng ngày 22.01.2008, gần 200 linh mục Tổng Giáo phận Sài gòn dự buổi Thường huấn đầu tiên năm 2008 dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và Đức Cha Phụ tá Giuse Vũ Duy Thống tại Trung Tâm Mục vụ Giáo phận.

Đề tài được trình bày: Phương pháp rụng trứng Billings (Billings Ovulation Method, viết tắt là BOM).

Ban Giảng huấn gồm: chị Liên Việt kiều Úc, và hai nữ bác sĩ người Úc, vừa giảng bằng tiếng Anh (có thông ngôn), vừa chiếu hình diễn giải và minh họa. Sau khi giảng xong mới phát sách.

Ngoài buổi giảng cho Linh mục địa phận nói trên, còn mở hai khóa học: Khóa 1: từ ngày 23.01.2008 – 26.01.2008; Khóa 2: từ ngày 28.01.2008 – 31.01.2008

Học viên hai khóa này đặc biệt là nữ, trình độ Tú Tài để làm việc tông đồ trong lãnh vực Hôn nhân, Nữ Tu, Giảng viên Giáo lý, Linh mục quan tâm tới lãnh vực Hôn nhân.

Tuy dù nhiều người đã biết về điều hòa sinh sản theo thông điệp Humanae vitae và thông điệp Veritas slendor, nhưng nhờ buổi học này, người nghe mới biết rõ giảng chất nhờn không thay đổi (báo hiệu không thụ thai), và giảng chất nhờn thay đổi (thụ thai). Tuy nhiên, người nữ biết được, còn người nam thì chỉ biết lý thuyết suông. Hai khóa học này rất cần cho phái nữ nhất là những người đã lập gia đình mới có kết quả.

Một Linh mục còn trẻ, có bằng Cao học về Xã hội học của Đại học Văn khoa Sài gòn đã đi Úc thăm gia đình 2 năm phát biểu bằng tiếng Anh: Luật tự nhiên sẽ như thế nào nếu khoa học càng ngày càng tiến bộ (ý nói luật tự nhiên có còn hiệu lực khi khoa học tiến bộ). Giảng viên trả lời: việc này vượt khả năng của tôi. Thật thì thông điệp Veritas đã đề cập tới luật tự nhiên có tính cách vĩnh cửu vì gắn chặt với bản tính con người. Khoa học tiến bộ đến đâu là để phục vụ con người chứ không phải phá huỷ con người.

Hy vọng hai khóa học trên sẽ giúp người giáo dân trưởng thành hơn trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì Danh Ta (thơ)
BS Vũ Linh Huy
06:25 22/01/2008
Vì Danh Ta
(Thương mến trao về Dân Thánh Chuá Hmông,
Sơn La. )


Vì Danh Ta con mang tiếng “phỉ”
Vì Danh Ta con bị dể khinh,
Vu oan, tra khảo, nhục hình,
Nhưng con vẫn cứ đinh ninh một lòng.

Con vì Ta, trốn trong rừng rậm.
Con vì Ta, bồng ẵm dời cư,
Cưả nhà, làng bản giã từ,
Tìm nơi giữ Đạo ẩn cư âm thầm.

Con đã trải bao năm cấm cách,
Mà Đức Tin bàn thạch vững bền.
Vàng đà thử lưả bao phen,
Vẫn là vàng thật, Niềm Tin sáng ngời.

Ta theo con không rời một bước.
Ta cho con đủ sức vững bền.
Vì Ta con cứ tiến lên,
Rắc gieo Tình Mến khắp trên nương đồi!

Bên con Ta bước song đôi!

Boston, ngày 22 tháng 1 năm 2008.
 
Tiếp tục vào vai Nhà nước để nhận định
Thợ Gặt
07:46 22/01/2008

Tiếp tục vào vai Nhà nước để nhận định



Trước hết xin cảm ơn VietCatholic đã đăng bài viết của tôi và nhận được sự chia sẻ đồng cảm của nhiều bạn đọc. Với sự khích lệ đó, tôi xin tiếp tục đưa ra một số nhận định trước tình hình hiện nay.

Có bạn đọc lên tiếng, mong muốn Thủ tướng Chính phủ nên đưa ra quyết định của mình để kết thúc chiến dịch “thắp nến cầu nguyện” hiện nay. Xin thưa, Thủ tướng đã thân chinh bỏ ngày nghỉ chủ nhật 30-12 -2007 để đi khảo sát thực tế và sau đó đã có ý kiến chỉ đạo rồi. (Cũng xin nói thêm rằng, không có cuộc tiếp kiến giữa Thủ tướng và ĐGM Nguyễn Văn Nhơn như tin vỉa hè đã đồn, chỉ có đơn của ĐGM Chủ tịch HĐGMVN xin được sử dụng cơ sở 42 Nhà Chung làm trụ sở của HĐGMVN). Nhưng có phải cứ Thủ tướng có ý kiến là xong không? Ở Việt Nam, hàng ngày Văn phòng Thủ tướng có hàng chục công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đến tỉnh này, Bộ kia yêu cầu giải quyết vụ việc nhưng thử hỏi có mấy vụ được hồi âm?

Kẻ viết bài này đã chứng kiến có người dân đi khiếu nại gần 20 năm xin được chữ ký của nhiều đời Thủ tướng nhưng vẫn không được giải quyết. Trường Đại học Đông Đô, nội bộ mất đoàn kết kéo dài cả chục năm nay và Thủ tướng cũng có cả chục công văn chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo xử lý nhưng đến Tết này vẫn cứ kiện tụng. Ngay một số vụ liên quan đến Công giáo như một vụ ở Khánh Hòa, Thủ tướng có ý rất kiên quyết, buộc địa phương phải xử lý, nếu không phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nhưng xem ra địa phương họ không sợ nên “nguyễn y vân” (vẫn y nguyên). Vụ cơ sở 2 Đại chủng viện Thánh Giuse tại Xuân Lộc, Thủ tướng cũng quyết từ năm 2000 mà đến 2006 mới thu xếp xong…

Vậy ai có quyền giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo hiện nay? Một số các đức giám mục cũng hay hỏi tôi câu đó và sinh thời ĐGM Nguyễn Sơn Lâm cũng hỏi thế. Tôi thưa, về lý thuyết, ở Việt Nam dân là người có quyền cao nhất vì dân là chủ và “Nhà nước là của dân, do dân và vì dân” . Song thực tế, xã hội VN lại tổ chức theo mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” với phương thức “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Riêng với công tác tôn giáo được coi là “trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị” ( Nghị quyết 25/NQ-TƯ). Bởi vậy các cơ quan đoàn thể, chính quyền, Mặt trận, công an, quân đội, Viện nghiên cứu, Trường đại học từ trung ương xuống địa phương đều có bộ phận chuyên trách về tôn giáo. Đội ngũ này đóng vai trò “tham mưu” cho Đảng, chính quyền. để xử lý các vụ việc liên quan đến tôn giáo. Số tham mưu này nhiều “như sao trên trời” nhưng không phải ai cũng biết tham mưu đúng. (Dân gian còn gọi một số là “mưu ít, tham nhiều” ). Ví dụ, một số “mưu sĩ đã đề nghị những giải pháp khôi hài và vi hiến để chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội như mỗi người dân Hà Nội chỉ được mua 1 xe máy, cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố, ngày chẵn cho xe biển số chẵn lưu thông và ngày lẻ thì biển số lẻ được đi…

Vì số tham mưu qúa đông mà các vụ liên quan đến tôn giáo luôn được coi là “tế nhị và phức tạp” vì rất dễ bị coi là tả hay hữu khuynh, nhức đầu giải quyết mà chẳng mấy khi được “phong bì” đáp lễ. Cho nên các vụ liên quan đến tôn giáo nhất là công giáo thường bị xử lý rất chậm trễ. Chẳng hạn, trước đây, các Giám mục ở Việt Nam đi họp ở nước ngoài thường chỉ được đồng ý vào ngày cuối của hội nghị. Các Đức Giám Mục nói vui rằng “cho đi cuộn chiếu”. Tôi đã hỏi một số người có trách nhiệm. Họ nói rằng, khi giám mục có đơn xin, Ban tôn giáo Chính phủ phải làm công văn gửi Bộ ngoại giao, Bộ công an, Bộ nội vụ và vài cơ quan chức năng khác nữa. Sau đó mới có công văn về địa phương xin ý kiến của UBND tỉnh nơi giám mục cư trú. Để UBND tỉnh có ý kiến, họ lại phải xin ý kiến hàng chục cơ quan của tỉnh, huyện, phường nữa. Cho nên lâu là đúng.

Hơn nữa, khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo, cán bộ rất sợ trách nhiệm, lỡ ra xảy ra chuyện gì nên cứ chặt chẽ cho chắc. Ví dụ việc cấp phép cho Bản tin Hiệp thông của HĐGMVN với số lượng 100 bản/2 tháng/kỳ và mỗi số không quá 50 trang. Ai cũng biết đây là quyết định kỳ quái làm ảnh hưởng đến chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước và thời buổi tin học ngày nay thì cho 1 bản là có triệu bản copy ngay. Nhưng như vậy mới có “lập trường kiên định” của cơ quan giải quyết. Thật ra, cũng có người “gợi ý” là nếu các Giám mục có “lời đề nghị” thì sẽ được tăng trang, tăng kỳ, tăng lượng phát hành nhưng Hồng y Phạm Đình Tụng và ĐGM Nguyễn Sơn Lâm lúc đó là Chủ tịch và Tổng Thư ký HĐGM đã không chấp nhận “đồng lõa với tiêu cực” .

Tôi cũng nghe một họ giáo ở xứ Cổ Nhuế xin làm nhà thờ đã 3 năm nay mà chưa xong dù Mặt trận, Ban tôn giáo, công an thành phố, quận đồng ý cả nhưng còn thiếu ý kiến của Sở quy hoạch kiến trúc nên UBND thành phố chưa thể ra quyết định. Thật rắc rối, đúng là “một cửa nhưng nhiều khóa” . Vì thế để cho chắc, các đơn kiến nghị của các GM Nguyễn Văn Tân, GM Bùi Văn Đọc, GM Nguyễn Thanh Hoan …dành gần trọn 1 trang để kể tên những nơi nhận.

Do có nhiều cơ quan tham mưu nên cũng khó biết cơ quan nào có tiếng nói có trọng lượng hơn. Thông thường thì ý kiến các cơ quan khối an ninh có thẩm quyền hơn. Ví dụ năm 1982, Nhà nước đã định kết thúc nhiệm vụ cho Ủy ban Liên lạc Công giáo vì quá nhiều tai tiếng. Nhưng khi Đức Hồng Y Sodano gửi thư cho ĐGM Nguyễn Minh Nhật khi đó là Chủ tịch HĐGM, cảnh báo về tổ chức chính trị này, thì có người cho rằng, nếu giải tán là “mắc mưu Vatican”. Vậy là Nhà nước phải cố mà duy trì, mỗi năm chi mất mấy tỷ đồng mà không được ích lợi gì.

Nói như vậy, để bạn đọc thấy rằng, việc giải quyết vụ việc đất đai của giáo hội hiện nay rất phức tạp. Nếu lo sợ vụ việc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, Nhà nước có thể xem xét dứt điểm ngay. Nhưng nếu phát hiện có “âm mưu gì đằng sau” thì sẽ có biện pháp cứng rắn, kiên quyết. Bởi vậy, cũng xin một số tác giả khi phát biểu nên mềm mỏng, đừng quá bức xúc mà ngả sang lĩnh vực chính trị thì càng làm cho vấn đề chỉ thêm căng thẳng mà thôi.

Không phải ngẫu nhiên mà Quận Hoàn Kiếm đóng thêm biển “Nhà văn hóa Quận” ở cửa Tòa Khâm sứ. Đấy cũng là cách giải quyết. Vì những cơ sở tôn giáo đang dùng phục vụ công cộng, Nhà nước chưa xem xét trả lại. Đây cũng là cách ở chủng viện Mỹ Đức ( Thái Bình), khi giáo hội ngỏ ý xin lại thì chính quyền mang đến đây mấy đưa trẻ mồ côi hay ở khu đất nhà dòng thánh Giuse Nha Trang, người ta để tên trường học Võ Thị Sáu…

Thành phố Hà Nội đã có công văn 273 ngày 11-1-2008 do bà Phó chủ tịch ký và bị chỉ trích khá nhiều. Khổ thân bà vì bà đâu có soạn. Lại do mấy ông “tham mưu” mà trong số này VietCatholic đã nêu đích danh và trong lần gặp lãnh đạo thành phố, TGM Ngô Quang Kiệt cũng nói thẳng, nếu quý vị còn theo ý kiến của ông này, thành phố còn phải xin lỗi giáo hội nhiều lần chứ không phải 2 lần (vụ ngăn cản truyền chức 3 linh mục dòng Chúa Cứu Thế và đặt viên đá khởi công cơ sở chủng viện Cổ Nhuế). Tiếc rằng lời cảnh báo này không được quan tâm nên sự cố như công văn 273 là tất yếu.

Sau công văn 273, thành phố có công văn bổ sung yêu cầu Quận Hoàn Kiếm, Công ty may Chiến thắng giữ nguyên hiện trạng và không được tiến hành bất cứ xây dựng nào đồng thời cũng yêu cầu phía giáo hội làm như vậy. Có nghĩa là giáo hội phải mang tượng ảnh đi và không được tổ chức cầu nguyện tại những nơi này nữa. Đây đựơc coi là điều kiện tiên quyết để thành phố đề nghị Thủ tướng giải quyết. Tôi cũng biết rằng, chiều hôm nay 22-1-2008, thành phố cũng vào chúc mừng Đức hồng y Phạm Đình Tụng với mong muốn không tổ chức cầu nguyện vào ngày 25-1 tới (xem bài tường thuật Phái đoàn chính phủ thăm Tòa Tổng Giám Mục hôm nay) .

Đồng thời mấy ngày nay, ĐGM Thái Bình cũng lặn lội, bôn ba qua lại hai bên mong tìm ra giải pháp dung hòa. Thật ra, ĐGM Thái Bình không muốn đóng vai trò trung gian, dù TGM Hà Nội có nhờ và nhiều quan chức bên chính quyền cũng muốn thế. Bởi Ngài cũng bị nhiều áp lực. Dù là người có nhiều công lao với giáo hội (xem bài giảng của TGM Hà Nội ngày 22-4-2006 và thư Đức Hồng y Sepe ngày 6-4-2006) và là địa phương duy nhất ở Việt Nam có nhiều giáo dân mà không có tổ chức ủy ban đoàn kết công giáo VN nhưng vẫn bị một số người ở hải ngoại chụp cho mũ “Giám mục đỏ” .

Còn về phía chính quyền, ngài cũng bị đối xử nhiều vụ “đau điếng người” như vụ xin mở bệnh viện từ thiện ở Thái Bình năm 1994 hay vụ mời đoàn bác sĩ ở Hoa Kỳ đến khám bệnh từ thiện cho người nghèo cuối năm 2007… Khi tiếp xúc với nhiều quan chức cấp cao ở Trung ương, ĐGM Thái Bình đều nhận được thông điệp ”sợ địa phương nó không nghe” . Đây là một thực tế, vì ở Việt Nam chưa bao giờ Thủ tướng cách chức được Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh là do HĐND tỉnh bầu ra và do Ban Bí thư Trung ương trực tiếp quản lý.

Cho nên, công văn 273 dù có bị phê phán đủ điều, nó cũng nhằm nói với Đức TGM Ngô Quang Kiệt rằng, “đừng có qua mặt thành phố”. Mặc dù họ cũng biết mối quan hệ cuả TGM Ngô Quang Kiệt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua ĐGM Bùi Tuần.

Những điều kiện thành phố đưa ra, đôi khi chỉ là điều kiện để chứng tỏ quyền uy chứ chẳng có ý nghĩa gì trên thực tế. Ví dụ, như trước đây, khi giải quyết vấn đề linh mục “chui”, Nhà nước buộc số linh mục này phải qua một lớp bổ túc ngắn hạn mới được công nhận và đã có 3 lớp như vậy mở ra ở Hà Nội, Nha Trang và Bùi Chu. Có lẽ việc học hành đó chẳng được bao nhiêu, và cũng chẳng phải là vì học xong lớp đó những học viên này mới thành linh mục nhưng xem ra Nhà nước còn giữ được thể diện. Thế thôi.

Các nguồn tin hành lang cho chúng tôi biết rằng, nhất định khu Tòa khâm sứ sẽ được giao cho HĐGMVN sử dụng nhưng nó sẽ còn trải qua một thời gian để thể hiện quyền uy nữa.
 
Luật ăn cướp
Lữ Giang
13:50 22/01/2008

Luật ăn cướp



Trong cuộc phỏng vấn ngày 3.1.2008 của đài BBC, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã nói về cuộc tranh đấu của giáo dân Hà Nội đòi lại Tòa Khâm Sứ và đất của giáo xứ Thái Hà như sau:

“Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại. "

Ông Doanh giải thích thêm: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Trong vụ tranh chấp này, ông Doanh, các viên chức của UBND thành phố Hà Nội cũng như Quận Hoàn Kiếm đang viện dẫn Luật Đất Đai của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để tranh luận. Nhưng như chúng ta đã biết, Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luật Đất Đai của nhà cầm quyền CSVN đều thuộc vào loại mà tục dao pháp lý tiếng Latin gọi là “Lex barbara” , tức “Luật man rợ” . Chúng tôi gọi là “Luật ăn cướp” cho chính xác hơn. Trong thời đại văn minh, không thể ban hành và áp dụng “Luật man rợ” hay “Luật ăn cướp” được.

Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi xin trình bày qua một số tiêu chuẩn căn bản mà việc hình thành các luật pháp quốc gia phải tôn trọng, nếu không sẽ bị coi là luật man rợ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó, chúng ta sẽ đánh giá luật ruộng đất của Đảng CSVN.

MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

Hoàng Đế Hammurabi là người trị vì nước Babylon (tức Iraq ngày này) từ 1792 đến 1750 trước Công Nguyên. Ông đã cho biên soạn và ban hành Bộ Luật Hammurabi (Code of Hammurabi). Bộ luật này được coi là một bộ luật đầu tiên đầy đủ và hoàn hảo nhất từ trước đến lúc đó. Từ đó, nhân loại bắt đầu xây dựng những nguyên tắc căn bản của luật pháp. Qua gần 40 thế kỷ nghiên cứu, suy nghĩ, thảo luận và rút kinh nghiệm, các luật gia đã để lại cho chúng ta khoảng một ngàn câu tục giao pháp lý bằng tiếng Latin, ghi lại những nguyên tắc căn bản của luật pháp, chẳng hạn như: “In dubio pro reo” (Khi có nghi vấn, phải tha bổng bị can). “Nemo bis penitur pro eodem delicto” (Không ai bị phạt hai lần vì cùng một tội), v.v.

Những tục giao pháp lý này được gọi là “luật bất thành văn” (jus non scriptum) của nhân loại, nên mỗi khi làm luật hay áp dụng luật, các luật gia và thẩm phán thường quy chiếu như là những tiêu chuẩn để đưa ra quyết định. Đọc án lệ của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, chúng ta thấy nhiều tục giao pháp lý nói trên đã được viện dẫn để xét xử.

Trên thế giới cũng như tại miền Nam Việt Nam trước đây, các nguyên tắc căn bản này thường được dạy cho các sinh viên khi mới bước vào năm thứ nhất của trường luật. Nhưng các trường luật của Việt Nam hiện nay đều không dạy vì hai lý do: Lý do thứ nhất là nhà cầm quyền không muốn phổ biến các nguyên tắc này để có thể tự do đưa ra những luật và những phán quyết man rợ. Lý do thứ hai, các thẩm phán (kể cả Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân Tối Cao!) có trình độ văn hóa quá thấp (có thẩm phán chỉ có chứng chỉ lớp 10 mà cũng phải làm giả!), không thể hiểu và áp dụng một cách chính xác được. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Hà Nội dĩ nhiên là không dạy các nguyên tắc căn bản của luật pháp mà chỉ dạy về nghệ thuật ăn cướp, vì thế Việt Nam mới có một hệ thống luật pháp quái đản trong hơn 50 năm qua. Có thể nói, về phương diện pháp lý, so với sự tiến bộ của nhân loại, Hà Nội đã đi thụt lùi khoảng bốn năm thế kỷ.

Tục dao pháp lý liên quan đến các nguyên tắc xây dựng hệ thống luật pháp khá nhiều, nhưng dưới đây chúng tôi chỉ xin ghi lại một số câu căn bản vì bài báo có giới hạn:

  • Tục giao 1.- Luật là tiêu chuẩn của điều phải (Lex est norma recti)
  • Tục giao 2.- Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẻ phải (Lex semper intendit quod convenit rationi).
  • Tục giao 3.- Luật chú ý đến sự công bằng (Lex respicit aequitatem).
  • Tục giao 4.- Luật không thể thiếu sót trong việc phân phát công lý (Lex deficere non potest in justitia exhibenda).
  • Tục giao 5.- Luật không đối xử bất công đối với ai (Lex nomini operatur iniquum).
  • Tục giao 6.- Luật không làm hại ai (Lex nemini facit in juriam).
  • Tục giao 7.- Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari).
Chỉ với một số tiêu chuẩn nói trên, chúng ta cũng có thể xét định Luật Cải Cách Ruộng Đất và Luận Đất Đai của Đảng CSVN là luật văn minh hay luật man rợ. Để việc nhận xét trở nên rõ ràng hơn, chúng tôi xin đồi chiếu giữa luật Việt Nam Cộng Hòa và luật của Đảng CSVN.

TRUẤT HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM

Năm 1956, tài liệu thống kê cho biết tại miền Nam lúc đó có khoảng một triệu mẫu ruộng, trong đó khoảng 6.000 điền chủ đã làm chủ 45% số ruộng đất này. Chính phủ muốn thực hiện chính sách “Người Cày Có Rộng” để đưa cuộc sống của nông dân đi lên và làm cho sản lượng lúa của miền Nam phong phú hơn. Vì thế, chính phủ quyết định mua lại phần lớn số ruộng của địa chủ rồi bán lại cho nông dân. Đấy là một hình thức truất hữu ruộng đất vì lý do công ích và có bồi thường thỏa đáng.

1.- Phương thức hành động

Để thực hiện kế hoạch này, ngày 22.9.1956, một hội nghị đại diện các chủ điền và tá điền toàn quốc đã được tổ chức tại Bộ Cải Cách Điền Địa để cả hai giới trình bày ý kiến của họ về những điểm chính yếu trong dự thảo luật cải cách điền địa sắp được ban hành, nhất là các tương quan giữa địa chủ và tá điền.

Sau nhiều cuộc thảo luận, đạo luật ấn định chính sách cải cách điền địa được hoàn thành. Ngày 22.10,1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành Dụ số 57 ấn định chính sách cải cách điền địa, còn được gọi là “Luật Người Cày Có Ruộng” , gồm những điểm chính như sau:

1.- Bất cứ điền chủ nào có trên 100 mẫu đất, phải bán phần thặng dư cho chính phủ để phân phát lại cho các tá điền không có đất cày cấy.

2.- Các điền chủ có ruộng đất bị truất hữu sẽ được chính phủ trả 10% giá trị đất đai của họ bằng tiền mặt, phần còn lại sẽ được chính phủ trả bằng trái phiếu trong vòng 12 năm. Các trái phiếu này có thể được dùng để mua các cổ phần trong các xí nghiệp kỹ nghệ quốc doanh hoặc dùng để trả thuế.

3.- Tiền thuê đất của tá điền được giới hạn đến mức 25% tổng số nông phẩm thu hoạch. Các nông dân được mua đất theo chương trình “Người Cày Có Ruộng” của chính phủ sẽ được trả góp trong vòng 6 năm không phải trả lãi.

Tài liệu kiểm kê cho biết tại miền Nam lúc đó có 2.033 điền chủ có trên 100 mẫu ruộng, trong đó có 430 Pháp kiều.

2.- Kết quả đem lại

Tính đến ngày Song Thất 7.7.1957, đã có trên 600.000 khế ước được ký kết giữa điền chủ và tá điền, và khoảng 26.120 mẫu đất đã được cấp cho các nông dân muốn sở hữu ruộng. Các nông dân cũng như các hợp tác xã nông nghiệp đã được vay 250 triệu đồng. Nhờ vậy, diện tích đất canh tác năm 1954 là 1.659.000 mẫu đã tăng lên 2.625.369 mẫu trong năm 1957, tức tăng 58%.

Kết quả của chương trình cải cách điền địa tính đến 31.12.1959 như sau:

- Tổng số ruộng đất khai báo để truất hữu là 463.557 mẫu, trong đó có 454.874 mẫu của 1980 địa chủ. Sau khi kiểm tra và đo đạc, có 252.179 mẫu đã được cấp bán cho 128.719 nông dân.

- Tổng số ruộng truất hữu của Pháp kiều là 228.620 mẫu, có 52.473 mẫu đã được cấp bán cho nông dân.

Chính sách truất hữu ruộng đất này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp mà chúng tôi đã nêu ra trên: làm những điều hợp với lẻ phải, không đối xử bất công đối với ai, và được tham khảo ý kiến của cả địa chủ lẫn tá điền.

ĂN CƯỚP TÀN BẠO TẠI MIỀN BẮC

Trái lại, ỏ miền Bắc, Đảng CSVN đã áp dụng một chính sách ăn cướp ruộng đất một cách tàn bạo theo sự chỉ đạo của Trung Quốc.

1.- Phương thức hành động

Ngày 19.12.1953, Hồ Chính Minh đã ban hành Sắc Lệnh số 197/SL công bố Luật Cải Cách Ruộng Đất gồm 5 Chương và 38 Điều. Điều 1 của Sắc Lệnh này cho biết mục tiêu của cuộc cải cách như sau: “Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiém hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.”

Cũng theo điều 1, việc “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất” nói trên là để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, v.v. Nhưng trong thực tế, đây chỉ là cách ăn cướp tinh vi mồ hôi và nước mắt của bần nông khi lùa họ vào hợp tác xã. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói sau.

Tiến trình được mệnh danh là “tiến tình cải tạo nông nghiệp” , được thực hiện qua ba giai đoạn:

Giai đoạn một được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu toàn dân” : Tịch thu rộng đất của các địa chủ rồi phân chia lại cho nông dân canh tác và thu thuế. Mục tiêu của giai đoạn này là dụ nông dân đem công sức và vốn liếng ra cải thiện phần đất được giao cho họ.

Giai đoạn hai được mệnh danh là giai đoạn “sở hữu tập thể” : Sau khi nông dân cải thiện ruộng đất hoàn chỉnh, bắt nông dân đưa số ruộng đất đó vào hợp tác xã, và biến mỗi nông dân thành người làm công cho hợp tác xã, được lãnh lương theo công điểm.

Giai đoạn ba được mệnh danh là giai đoạn “công hữu xã hội chủ nghĩa” : Tất cả ruộng đất đều trở thành tài sản của tập thể và nông dân được coi là người “làm chủ tập thể” của xã hội, với khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý” . Nông dân không còn quyền hành gì trên sở đất đã cấp phát cho họ lúc đầu nữa.

Nói cách khác, tiến trình nói trên là một tiến trình ăn cướp ruộng đất của cả địa chỉ lẫn nông dân để biến thành tài sản của Đảng và đảng viên.

2.- Kết quả thê thảm

Nhật báo Nhân Dân số ra ngày 20.7.1955 cho biết kết quả 6 đợt cải cách ruộng đất đầu tiên như sau: Tịch thu, trưng thu và trưng mua 691.862,5 mẫu, 104.666 con trâu, bò, 1.848.224 nông cụ, 21.821.951 ký lô lương thực, đưa 3.867.609 người vào nông hội. Số người bị ảnh hưởng đến cuộc cải cách này là 10.303.004.

Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).

Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:

  • Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
  • Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
  • Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
  • Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
Cuộc khảo cứu sơ khởi này cho chúng ta thấy Luật Cải Cách Ruộng Đất của Đảng CSVN không hội đủ tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội loài người văn minh, nó chỉ là thứ luật man rợ hay luật ăn cướp.

LUẬT ĐẤT ĐAI CỦA VNCH

Dưới thời Pháp thuộc, các bộ dân luật của Việt Nam đều quy định quốc gia công nhận và bảo vệ quyền tư hữu bất động sản của người dân. Chỉ có núi rừng, sông hồ, biển cả là tài sản quốc gia.

Luật Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận quyền tư hữu của người dân.

Điều 20 của Hiến Pháp ngày 26.10.1956 quy định: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

“Trong trường hợp luật định và với điều kiện có bồi thường, quốc gia có thể trưng thu tư sản và công ích.”

Điều 21 quy định thêm: “Quốc gia tán trợ việc nhân dân xử dụng của để dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày và cố phần trong các xí nghiệp.”

Hiến pháp ngày 1.4.1967 cũng có chủ trương tương tự. Điều 19 quy dịnh: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Quốc gia chủ trương tư hữu hóa nhân dân. Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng theo thời giá.”

Điều 384 của Bộ Dân Luật VNCH nới rõ: “Không ai có thể bị tước đoạt quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và được bồi thường thỏa đáng. Vì lợi ích công cộng, người sở hữu chủ cũng có thể bị bắt buộc để cho công quyền tạm chiếm hữu bất động sản của mình, với điều kiện được bồi thường thỏa đáng.”

Những quy định này hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn về luật pháp của một xã hội văn minh mà chúng tôi đã nói trên.

ĂN CƯỚP ĐẤT CỦA TOÀN DÂN

Được quyền sở hữu đất đai là một nguyện vọng tha thiết của mỗi người Việt Nam. Khi sống, ai cũng cố gắng tạo được một mãnh đất để cắm dùi và khi chết để lại cho con cháu. Đất vốn được coi là tài sản quý nhất của người Việt.

Trong lịch sử đất nước, chúng tôi chỉ thấy có chủ trương hạn điền chứ chưa bao giờ có chủ trương ăn cướp tất cả ruộng đất của dân. Thí dụ: Dưới thời Lý - Trần, Phật Giáo được ưu đãi một cách đặc biệt, đưa đến tình trạng “trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu...” . (Trương Hán Siêu, bài Ký Tháp Linh Tế). Vì thế, sau khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền, năm 1396 ông đã ra lệnh sa thải tăng, đạo dưới 50 tuổi, bắt hoàn tục và bắt người tu hành phải kinh điền mới được cấp lương thực. Năm 1397 ban hành chính sách hạn điền, mỗi chùa không được giữ quá 10 mẫu, còn bao nhiêu tịch thu hết. Năm 1401 ban hành chính sách hạn nô, lấy lại các nông nô mà nhà Trần đã cấp cho các chùa để cày ruộng, chỉ được giữ lại một ít để cày các ruộng còn lại mà thôi. Về sau, vua Quang Trung đã cho tái diễn biện pháp này một cách cứng rắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy có thời nào có chủ trương quốc hữu hóa toàn thể ruộng đất của dân.

Nhưng từ khi lên nắm chính quyền, Đảng CSVN đã có chủ trương tước đoạt toàn thể đất đai của dân không bồi thường và biến những đất đai này thành tài sản của Đảng và của cán bộ, đươc ngụy trang dưới hình thức “thuộc quyền sở hữu của toàn dân.” Việc tước đoạt này được thực hiện theo một tiến trình qua ba giai đoạn. Ở trên, chúng tôi đã nói qua về hai giai đoạn: gian đoạn đầu là cướp đất của địa chủ, phú nông và trung nông, và giai đoạn hai là cướp đất của bần nông. Dưới đây chúng tôi xin nói đến tiến trình thứ ba là ăn cướp đất đai của toàn dân.

Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 18.12.1980 quy định toàn thể toàn thể đất đai, rừng núi, sông hồ, v.v. “đều thuộc sở hữu toàn dân”, tức thuộc quyền sở hữu của Đảng và đảng viên (chúng tôi sẽ chứng minh ở sau).

Điều 17 của Hiến Pháp ngày 15.4.1992 cũng đã lặp lại những quy định nói trên:

Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”

Điều 18 quy định thêm;

Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.”

Luật số 13/2003/QH11 ngày 26.11.2003 đã quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Điều 5 của luật này nói Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối về đất đai như sau: Quyết định mục đích sử dụng đất, quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, v.v.

Nguyên tắc pháp lý mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên có nói rất rõ: “Điều gì liên quan đến tất cả mọi người cần phải được tất cả nọi người ủng hộ” (Quod omnes tangit ab omnibus debet supportari). Đảng CSVN đã quyết định quốc hữu hóa đất của toàn dân mà không lấy ý kiến của dân.

Ruộng dân đang cày, đất dân đang ở là những tài sản dân dùng mồ hôi và nước mắt để có và được dùng để sinh sống, nay chính phủ lại cướp mất và biến họ thành người thuê, phải trả tiền về xử dụng đất. Hành động này chắc chắn không phù với với tiêu chuẩn luật pháp văn minh: “Luật luôn có ý định làm những điều hợp với lẻ phải” (Lex semper intendit quod convenit rationi). Nói cách khác, luật nói trên chỉ là luật ăn cướp.

Điều 136 của Bộ Luật Hình Sự VN quy định rằng “Người nào cướp giựt tài sản của người khác thì bị 1 đến 5 năm tù”. Cướp tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân.

Điều 137 quy định tội công nhiên chiếm đoạt tài sãn của người khác có giá trị từ 500 nghìn đến 10 triệu đồng, bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc khổ sai chung thân.

Đảng CSVN cướp đoạt tài sản của toàn dân như đã nói trên, sẽ bị hình phạt như thế nào?

BIẾN THÀNH TÀI SẢN CÁN BỘ

Sau 30.5.1975, các cán bộ và bộ đội từ trong rừng ra hay ở ngoài Bắc vào Nam đều đua nhau đi cướp một căn nhà để ở. Chúng tôi đã từng chưng kiến cán bộ phường viện lý do luật đất đai quy định đất đai do Nhà Nước quản lý, đã đến chiếm đất ở sân mặt tiền của những căn nhà ở trong phường và xây tiệm bán hàng của hợp tác xã. Ít lâu sau cho hợp tác xã sập tiệp và biến căn nhà đó thành tư gia của mình, nay họ đã được cấp thẻ đỏ! Hình thức ăn cướp này là hình thức phổ biến sau 30.4.1975.

Lúc đầu chỉ đi cướp những căn nhà của những người đi vượt biên, những người đi cải tạo, những người đi kinh tế mới, v.v. Sau đó, khi tình hình ổn định, cả cán bộ lẫn cơ quan đều ăn cướp nhà đất.

Một cuộc khảo cứu về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam do Cơ Quan Nội Chính của Đảng CSVN thực hiện năm 2005, với ngân khoản tài trợ của chính phủ Thụy Điển, cho biết tham nhũng trong lãnh vực địa chính đất đai đứng đầu bảng trong tất cả các loại tham nhũng.

Cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 8.7.2006, và tờ Tiền Phong ngày 10.7.2006, đã cho biết như sau:

Cán bộ địa phương bán đất công bừa bãi như bán mớ rau, con cá. Tỉnh nào cũng có chuyện chính quyền cấp cơ sở bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tham nhũng đất đai nan giải lắm. Các kiểu tham nhũng đất đai thì muôn hình vạn trạng.”

Tài liệu về các cơ quan và cán bộ của Đảng đi ăn cướp nhà đất của dân được đăng trên báo chí do Đảng quản lý quá nhiều. Chúng tôi chỉ đưa ra một vài thí dụ tổng quát:

1.- Kê gian khi quy hoạch đất: Cơ sở khi quy hoạch đất đai thường kê gian. Dự án Công Ty Lợn của Bộ Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn thuê 70.000m2 đất ở Hoài Đức, Hà Tây, nhưng lấn chiếm lên 94.000m2, sau đó chuyển đổi 34.000m2 đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và cho 14 doanh nghiệp khác thuê lại mặt bằng, nhưng trong thực tế đây là dự án “ma”.

2.- Bán đất vô tội vạ: Đất giao cho chính quyền cơ sở quản lý để sử dụng vào các mục đích công. Nhưng tỉnh nào cũng có chuyện cấp xã bán đất vô tội vạ. Ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng bán đất vô tội vạ. Tướng Trịnh Xuân Thu cho biết ông nhận được nhiều đơn khiếu kiện liệt kê rõ chủ tịch xã bán bao nhiêu lô đất, bán cho ai, bao nhiêu mét vuông, lấy bao nhiêu tiền. Hà Nội, Hà Tây, Tây Ninh, Bến Tre... đều có chuyện này.

3.- Giao đất cho doanh nghiệp “ma” : Nhiều chính quyền địa phương đã giao đất cho các xí nghiệp “ma”, thậm chí giao đất cho người nhà, hoặc giao đất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp nhượng lại cho người nhà. Ở Nam Bộ, Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc... nơi nào cũng có tình trạng này.

4.- Chuyển mục đích đất để bán lấy tiền: Đất nông nghiệp của dân đem chuyển đổi mục đích xử dụng, sau đó cho doanh nghiệp thuê để phát triển khu công nghiệp. Nhưng sau khi dự án được cấp tỉnh phê duyệt và giao đất, họ tìm cách chuyển mục đích và đem bán để lấy tiền, v.v.

Đây là những nguyên nhân chính làm phát sinh ra “khối dân oan” trong suốt 10 năm qua và đang trở thành vấn đề nan giải cho chính phủ.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:

Năm 1977, Hội Đồng Chính Phủ đã ban hành Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 ấn định việc quản lỵ nhà đất của tư nhân. Riêng tài sản của các nhân viên chế độ cũ và các phần tử được xếp vào loại phản động như đi vượt biên, được quy định do Quyết Định số 305/CP ngày 17.11.1977.

Theo các văn kiện nói trên, các tài sản sau đây đều được đặt dươi quyền quản lý của Nhà Nươc:

  • - Tài sản vắng chủ.
  • - Tài sản của ngoại kiều.
  • - Tài sản của người Việt Nam đang ở nươc ngoài.
  • - Tài sản của tư sản mại bản.
  • - Các khách sạn.
  • - Các biệt thự.
  • - Các nhà cho thuê.
- Nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự.

Hai quyết định nói trên chỉ là những quyết định hành chánh nhưng lại được thi hành như luật (!). Nhưng nay chính sách cũng như luật pháp đều đã được thay đổi, nên chính phủ cũng phải điều chỉnh lại. Thí dụ: Trước đấy chính phủ tiêu diệt “tư sản mại bản” và tịch thu tài sản của họ. Nay “tư sản mại bản đỏ” được chính phủ cho thao túng khắp nơi và kêu gọi các nhà tư sản bỏ vốn ra kinh doanh để phát triển đất nước. Trước đây chính phủ gọi những người đi vượt biên là thành phần “phản động” và tịch thu tài sản của họ. Nay chính phủ coi họ như là “bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và kêu gọi họ “về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật.” (NQ 36). Với hai loại người này, chính phủ phải trả lại tài sản đã tịch thu của họ, nếu không chẳng ai dám tin chính phủ.

TRƯỜNG HỢP CÁC TÔN GIÁO

Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 đã đặt nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự dưới quyền quản lý của Nhà Nước.

Tục giao pháp lý bằng tiếng Latin có câu: “Qui adimit medium dirimit finem”, có nghĩa là “Người nào lấy đi phương tiện là tiêu hủy mục đích” .

Trước đây, Đảng CSVN thực hiện phương châm cũa Karl Marx: “Xóa bỏ tôn giáo, một thứ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân.” Do đó Đảng đã quyết định quản lý tất cả nhà đất của các tôn giáo ngoài phần được phép dùng để thờ tự để triệt hạ tôn giáo hay ngăn chận mọi hoạt động của tôn giáo. Nhưng kể từ khi các đảng cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là khi quyết định liên kết với kẻ thù của mình là khối Tây Phương để phát triển, Đảng CSVN đã thay đổi chính sách. Nay Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng, tôn giáo công nhận “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.” Điều 3 của Pháp Lệnh nói rõ: “Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.”

Theo hệ cấp pháp lý, Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng, tôn giáo có cấp bậc cao hơn Quyết Định số 111/CP ngày 14.4.1977 của Hội Đồng Chính Phủ nên những gì quy định trong Quyết Định số 111/CP trái với Pháp Lệnh ngày 18.6.2004 đương nhiên bị hủy bỏ. Do đó, để các tôn giáo có thể thực hiện những quyền và nghĩa vụ được quy định trong Pháp Lệnh tôn giáo, chính phủ phải hoàn trả lại những tài sản cần thiết cho các tôn giáo.

Một số viên chức chính phủ còn cho rằng đa số các tài sản này đã được các tôn giáo “hiến” cho chính phủ trước đây. Nhưng tục giao pháp lý có câu: “Quid turp ex causa promissum est non valet”, có nghĩa là một lời hứa phát xuất từ sự ép buộc không có giá trị. Luật pháp của các nước trên thế giới đều quy định rằng các văn kiện được ký trong tình trạng bị cưởng bức (signed under coercive conditions), không có giá trị. Vì thế, nhà cầm quyền không thể viện dẫn vào các văn kiện đó để từ chối hoàn trả lại tài sản.

Chúng tôi xin nhắc lại: Một Linh mục ở Roma về Hà Nội đã kể lại khi Đức TGM Trịnh Như Khuê được Nhà Nước cho sang Rôma nhận mũ Hồng Y phút chót vào tháng 5 năm 1976, ngài đã tâm sự với các linh mục và tu sĩ Việt Nam tại Rôma: “Ngoài Bắc chúng tôi không hiến nhà cho Nhà Nước, họ dùng vũ lực để chiếm các cơ sở của chúng tôi, nhưng họ là quân ăn cướp!

LUẬT MAN RỢ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ

Luật Hồng Đức phỏng theo luật pháp nhà Đường và nhà Minh của Tàu, quy định tội mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc - điều 412), v.v phải bị hình phạt lăng trì, thường được gọi là “tùng xẻo”. Tội nhân bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân, xong lại dừng lại chờ hiệu lệnh tiếp theo. Sau đó, mổ bụng, moi ruột rồi cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương.

Phương pháp tử hình này cũng được áp dụng dưới triều Gia Long, Minh Mạng và Tự Đức, nhất là đối với các nhà truyền giáo Tây Phương.

Luật này đã bị hủy bỏ kể từ khi người Pháp đến đô hội Việt Nam vì được coi là luật man rợ.

Theo luật Sharia của Hồi Giáo đang có hiệu lực tại nhiều nước, đàn bà ngoại tình hoặc đàn ông phạm tội cưỡng hiếp đều bị đưa ra nơi công cộng, có đông đảo dân chúng tụ tập, để hành hình bằng cách chôn dưới cát tới tận cổ rồi ra lệnh đám đông ném đá cho đến chết. Thông thường thời gian ném đá kéo dài vài giờ, sau đó phạm nhân còn trải qua nhiều giờ đau đớn và hấp hối nữa mới tắt thở.

Vì đây là luật man rợ nên tuy còn hiệu lực, nhiều quốc gia Hồi Giáo đã phải phóng thích tội nhân vì bị áp lực của dư luận quốc tế như trường hợp của Amina Lawal ở Nigeria năm 2003.

Luật Cải Cách Ruộng Đất năm 1953 của Đảng CSVN là luật man rợ nên đã bị cả thế giới loài người lên án.

Các luật về đất đai hiện nay là luật ăn cướp, nó có quá nhiều khuyết điểm nghiêm trọng, mặc dầu đã được tu chính ba lần, nên đã gây ra những rối loạn không thể sửa chữa được. Do đó, không thể viện dẫn vào luật đất đai hiện nay để đưa ra những giải pháp hợp lý được. Ngày nay, Việt Nam đã đươc gia nhập vào tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tức đã đươc hội nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nên phải thay đổi chứ không thể tiếp tục viện dẫn và áp dụng các luật man rợ hay luật ăn cướp được.

Rồi đây, Đảng và Nhà Nước sẽ nhận ra tầm quan trọng của các tôn giáo trên lãnh vực văn hóa và giáo dục. Nếu không có sự góp phần của các tôn giáo, đất nước khó thoát ra được tình trạng bế tắc về giáo dục hiện nay. Do đó, Đảng và Nhà Nước phải có một chính sách mới về tôn giáo mới có thể đưa đất nước đi lên.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tâm sự của Người Lái Đò…
Nguyễn Văn Thành
08:08 22/01/2008
TÂM SỰ CỦA NGƯỜI LÁI ĐÒ...

(Kính gửi những người « em » có trách vụ Lãnh Đạo trong lòng Quê Hương Việt Nam, nhân những vụ việc đang xảy ra ở Hà Nội)

Tôi là một « người lái đò », trên những « dòng sông của Quê Hương Việt Nam ».

Sau bao nhiêu thinh lặng ngập ngừng… và mang theo trong mình nhiều trăn trở tiến thối lưỡng nan, hôm nay tôi bạo dạn xin phép em hãy ban tặng cho tôi một vài giây phút lắng nghe. Tôi đang cần được em đồng cảm và trân trọng, cũng như tôi đang đồng cảm và trân trọng em, trong từng hơi thở và thớ thịt của tôi.

Có lẽ, em không hay là CHƯA đồng ý với tôi, trong rất nhiều địa hạt, về nhiều vấn đề còn đang nóng hổi, trong tình huống hiện nay của Quê Hương. Em đang bực bội, mở lời tố cáo, phê phán về nhiều thái độ và cách làm của tôi.

Mặc dù vậy, đến với em, hôm nay tôi không cưu mang ý định làm công việc « biện minh biện hộ », nhằm giải thích tác phong của mình, hay là tìm cách trả lời, từ vị trí và quan điểm chủ quan, một chiều của mình. Ý hướng cơ bản của tôi là ước muốn được trang trải tấm lòng làm người. Dựa vào kinh nghiệm làm người lái đò, trên những dòng sông của Quê Hương, tôi xác tín rằng: khi hai tấm lòng đến với nhau, lắng nghe nhau, tìm hiểu nhau, và kính trọng thực chất của nhau, cơ hồ hai con nước hoặc hai dòng chảy tìm về với nhau, chan hòa vào nhau… bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ « đi vào Lòng Biển Cả của Lạc Long Quân » và « đụng đến Bầu Trời Xanh của Bà Âu Cơ». Nhờ đó, chúng ta – em cũng như tôi – sẽ có khả năng « làm mây, làm mưa, làm sương trời », để nuôi sống và tưới mát anh chị em đồng bào, trong những ngày hè oi bức và khô hạn hay là rét lạnh và cơ hàn.

***

Trong tinh thần và lăng kính ấy, xin em cho phép tôi được chia sẻ những điểm trọng yếu sau đây:

Lời tâm sự thứ nhất: Tôi chỉ là « NGƯỜI LÁI ĐÒ », có nhiệm vụ đưa anh chị em đồng bào, từ bến bờ bên này qua bến bờ bên kia. Từ tả ngạn qua hữu ngạn, cũng như từ phía hữu trở về phía tả. Suốt đời, tôi sống nhờ vào đồng tiền của mỗi người qua sông. Suốt đời, tôi hạnh phúc nở nụ cười đón nhận người già cũng như trẻ em. Đàn ông cũng như đàn bà. Những bạn hàng gồng gánh nặng nhọc, cũng như những vị khách trang đài, ăn mặc một cách duyên dáng và sang trọng. Những bậc chân tu thầm lặng với chiếc áo nhuộm màu núi đất của Non Sông, ngồi bên cạnh những bộ mặt « đanh đá, ngang tàng, ngạo ngược », cơ hồ những ngọn núi phun lửa đang còn hoạt động.

Đối diện với thực tại muôn màu và muôn sắc ấy, làm sao tôi có thể phân biệt ai lành ai dữ, ai tốt ai xấu, ai ngay ai gian, ai nói thật và ai nói dối ?…Chỉ có Trời mới có thể đánh vần và đọc ra những chữ viết có sẵn trên trang giấy lòng người. Còn tôi, tôi chỉ đưa tay xin mỗi người một đồng tiền để sinh sống qua ngày, trước khi họ được chở qua bến bờ bên kia…

Trước thái độ ấy, có người – đứng nhìn từ ngoài, từ trên - đã lên tiếng trách mắng: « đồng lõa, thiếu lập trường, tiếp tay cho phường cướp bốc và gian manh ». Tôi chỉ thinh lặng mỉm cười, khi nghe những lời bàn tán ra vào như vậy. Tôi chỉ là người lái đò, ngày ngày đưa khách qua sông. Phải chăng đó là ý nghĩa, giá trị, trách nhiệm và lý tưởng của đời tôi ?

Nói đến lý tưởng của cuộc đời, tôi cố gắng ngày ngày trả lời, một cách trung thực, can đảm và rõ ràng, những câu hỏi như sau:

- làm chi ?

- làm thế nào ?

- làm khi nào ?

- làm ở đâu ?

- làm vì lý do gì, hay là từ động cơ nào thúc đẩy ?

- làm cho ai ?

- làm với ai ?

- làm theo thứ tự nào ?

- Làm dưới ánh sáng của giá trị nào, đang có phần vụ điều hướng và điều hợp ?

Ưu tiên số một của đời tôi là gì?

Một cách đặc biệt, trước vấn nạn « làm cho AI ? », từ ngày bước vào nghề, câu trả lời của tôi vẫn trước sau như một: đó là người anh chị em đồng bào, muốn tôi giúp họ « vượt qua bến bờ bên kia ». Ngoài ra, tôi không biết thao tác những lý thuyết lảm nhảm về những người mang áo rách hay áo lành, áo dài hay áo ngắn, áo trắng có mặt trời hay áo đỏ có ngôi sao, áo vàng làm bằng nhiều mảnh ráp lại hay là áo vàng có sọc rằn ri…áo từ Mỹ và Pháp gủi về hay là áo nhập khẫu từ Nga hay Trung Quốc…

Đã có người đến phỏng vấn, muốn biết tôi đứng lái đò ở vị trí nào, nhìn về phía nào, phục vụ thành phần nghèo hay giàu…Tôi không biết nói làm sao, cho nên tôi thường có thái độ thinh lặng mỉm cười. Âu đó cũng là « nghề nghiệp chuyên môn của tôi ». Ở giữa dòng sông, tôi phải tuyệt đối giữ thinh lặng. Nhất là khi gió to sóng lớn, nếu tôi ham nói quá nhiều, tôi sẽ gây tai nạn cho anh chị em đang cùng đi trên một chuyến đò với tôi. Nói khác đi, khi đã đưa tay lãnh nhận đồng tiền của một người, tôi ý thức về bổn phận của tôi là bảo đảm an toàn tối đa cho người ấy, trên con đường vượt qua sông.

Không xác định minh thị đâu là điều quan trọng bậc nhất, cần thực thi trong công việc hằng ngày như vậy, tôi chỉ là một tên ba hoa chích chòe, không có tinh thần trách nhiệm, hay là có xu thế « bắt râu ông nọ đặt cằm bà kia », một cách hời hợt, lộn xộn, nếu không nói là tàn ác, bất nhân và vô liêm sỉ.

***

Lời tâm sự thứ hai: Nếu không rõ ràng về phương hướng hành động và có khả năng chọn lựa đâu là ưu tiên số một, trong từng hoàn cảnh và điều kiện hiện tại, tôi sẽ phải chuốc lấy bao nhiêu khó khăn tầy đình, từ tình huống nầy đến tình huống khác, khả dĩ cản trở công việc làm ăn và phục vụ của tôi.

1.- Cản trở thứ nhất là trộn lẫn xúc động vào trong bổn phận và công việc thuộc trách nhiệm và chí hướng của mình.

Hẳn thực, thay vì phục vụ mọi người cần tôi đưa qua sông, bất phân nguồn gốc, tôn giáo, chính kiến, địa phương, phái tính và tuổi tác…tôi « nhìn mặt đặt tên ». Tôi chỉ cho phép lên đò những người tôi thích. Trái lại, tôi từ chối những người có xu thế dẫn khởi hoặc khơi động lòng ác cảm trong tôi, hoặc vì màu da tự nhiên của họ, hoặc vì cách đi đứng, trang sức của họ. Hoặc vì họ đã lớn lên và sinh sống, trên những vùng đất thuộc Vùng Trong. Hay là vì họ đã mắc thói quen ăn trầu cau của người ở Vùng Ngoài…Khi tác hành một cách máy móc và tự động, dưới sức ép độc tài của những động cơ vô thức như vậy, tôi còn thực sự làm người lái đò nữa hay không ?

Nói khác đi, khi bị vô thức lèo lái, kiểm soát và chế ngự, tôi đánh mất bản sắc và quyền làm chủ. Tôi trở thành vong thân, vong bản. Giá trị và tư cách làm người không còn có mặt trong tâm hồn của tôi. Một cách đặc biệt, trong lối nhìn của tôi, được thể hiện qua ngôn ngữ, tác phong và quan hệ trao đổi thường ngày, người anh chị em đồng bào đã biến thành « một đồ vật », « một đối tượng », hay là « một đồ hàng hóa ». Tôi tự tấn phong mình làm « đấng toàn năng », sẵn sàng chụp mũ bất kỳ một ai. Muốn kết án ai thì kết án. Tùy vào ý thích hoàn toàn chủ quan, tôi thấy mình có khả năng « gắn nhãn hiệu » cho mỗi người, không cần nêu lên sự kiện cụ thể và khách quan, để chứng minh một cách khoa học những mệnh đề khẳng định và phán quyết chắc nịch « như đinh đóng » của tôi.

Khi trình bày và chia sẻ những trăn trở trên đây, tôi cảm thấy mình bị xâu xé và giằng co, giữa hai nẻo đường cần chọn lựa: tôi tiếp tục can đảm làm người lái đò, trên những giòng sông của Quê Hương ? Hay là tôi có ước mơ phù phiếm trở thành ông quan tòa độc tài và ác ôn, phê phán, khen thưởng, chụp mũ hay là tố cáo người anh chị em đồng bào của mình ?

Khi chọn lựa một cách sáng suốt và thanh thản, tôi làm chủ tình hình của bản thân và cuộc đời. Trái lại, khi tôi nhắm mắt đưa chân, chầm chày may rủi, phản ứng một cách máy móc, tùy hứng và tùy tiện…tôi chỉ là con múa rối, sống dưới quyền chỉ huy lèo lái của bao nhiêu động cơ vô thức và dục vọng, đang đóng sào huyệt trong các chiều sâu của nội tâm.

Nhằm hóa giải một cách dứt khoát tình huống giằng co ấy, theo lối nhìn của tôi, chỉ có một con đường: trả lời câu hỏi cơ bản về mục đích cuối cùng của cuộc sống. Nói cách khác, điều quan trọng bậc nhất, làm cho đời tôi có ý nghĩa và giá trị, là gì ở đây và bây giờ, trong những điều kiện của môi trường sinh thái hiện tại.

***

2- Cản trở thứ hai là tôi chưa có khả năng cưu mang một câu trả lời rõ ràng và dứt điểm về vấn nạn cứ ngày ngày đeo đuổi và ám ảnh tôi: « Người anh chị em đồng bào của tôi là ai ? »

Về mặt lý thuyết, được tôi « tuyên truyền » trên những diễn đàn quan trọng và chính thức, ở trong cũng như ngoài nước, họ là những người sinh ra trên dãy đất chũ S, trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bất phân màu da, chủng tộc, tôn giáo và chính kiến, cũng như giai tầng xã hội. Thế nhưng, trên bình diện thực tế và thực tiển, ai là người đồng bào có khả năng và quyền lợi xây dựng Đất Nước, như tôi, với tôi và ngang hàng tôi ? Những người không có công ăn việc làm, những người ngủ đêm trên đường phố, những người không có một lối nhìn giống như tôi, không làm, không nói, không có những thái độ, NHƯ TÔI ƯỚC MUÔN và cách tôi suy nghĩ… phải chăng họ vẫn còn là người anh chị em, cùng sinh ra từ một bào thai duy nhất của Mẹ là Bà Âu Cơ ?

Một cách đặc biệt, trước những vấn đề có mặt trong lòng Quê Hương, có những người có lối nhìn khác tôi, có cách làm khác tôi, có những thái độ khác tôi… phải chăng tôi tôn trọng, chấp nhận và nhìn nhận quyền khác biệt của họ ? Hay là tôi mạt sát, chửi bới, tố cáo, phê phán và kết án ? Còn tệ hơn nữa là chôn sống họ một cách dã man, độc ác, trong các ngục tù chung thân, mà tôi đã cố tình cải tên là trại học tập.

Tôn trọng và nhìn nhận người anh chị em đồng bào có nghĩa là gì, nếu tôi không tìm cách LẮNG NGHE, TÌM HIỂU, TRÂN TRỌNG ý kiến, lập trường hay là LỐI NHÌN ĐỘC ĐÁO của họ ?

Bao lâu với người đối diện, tôi chỉ có tư duy độc lộ, một chiều, thay vì xây dựng và phát huy quan hệ trao đổi qua lại hai chiều « NGƯỜI thắng, TÔI thắng, CHÚNG TA cùng thắng », người ấy chưa được tôi đãi ngộ là người anh chị em đồng bào thực sự và trọn vẹn.

Sau hết, bao lâu tôi chỉ PHÁN QUYẾT từ ngoài và từ trên, thay vì đến tận nơi, trao đổi qua lại hai chiều, đặt câu hỏi nhằm khơi động câu trả lời, giúp người anh chị em diễn tả ra ngoài bao nhiêu ý kiến và quan điểm của mình…tôi chỉ « tuyên truyền láo khoét ». Tôi chưa SỐNG. Tôi chưa thể hiện tư cách và giá trị làm NGƯỜI.

***

Thay cho kết luận, tôi xin chia sẻ lời tâm sự cuối cùng. Tôi là người sống Đức Tin vào Đức Kitô. Cho nên, tôi không phải chỉ là người lái đò trên Sông Hương, Sông Hồng và Sông Cửu Long mà thôi. Trước tiên và hơn hết, tôi là người lái đò, có hoài vọng đưa tất cả anh chị em từ Đất trở về Trời, nhất là những ai đã quyết định can đảm bước lên chiếc đò của tôi.

Một hôm có người đã hỏi tôi trước chuyến « vượt qua »: Trời là gì ? Trời có gì ? Trời ở đâu ? Trời là ai ?

Tôi đã sở hữu hóa ngôn ngữ và hình tượng của Vị Ngôn Sứ mang tên là Ê-ly-a, để trả lời cho người khách như sau ( Vua 19,1-13):

- Tôi đã lái đò vượt qua những cơn giông tố bão bùng. Nhưng Trời không phải là bão tố, không hiện diện trong bão tố.

- Tôi đã lái đò vượt qua những cơn động đất và sóng thần. Nhưng Trời không đồng hóa với động đất và sóng thần.

- Tôi đã lái đò vượt qua những đám lửa cháy kinh hoàng và rùng rợn. Nhưng Trời không làm cho tôi run sợ và hốt hoảng, giống như những đám lửa cháy.

Cuối cùng, tôi đã lái đò đi vào sâu trong lòng một cơn gió thoảng. Và Trời đã hiện hình cho tôi, giống như một cơn gió thoảng, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn hay là giá lạnh và cơ hàn.

Vậy, ai là đứa con thực sự phát xuất từ cung lòng của Mẹ Âu Cơ, người ấy có thể cảm nghiệm được trong da thịt của mình, thế nào là Trời trong bản sắc làm người: Một CƠN GIÓ THOẢNG cho anh chị em đồng bào. Nhờ vậy, trên « những dòng sông của Quê Hương », cùng với bao nhiêu bạn bè khác, họ đang ca hát líu lo:

« …Làm một cái gì cho Quê Nhà tôi. Thắp lên một bó đuốc, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm… ». Hay là tuyên truyền láo khoét…

Tại Orsonnens/Fribourg, Thụy Sĩ - Ngày 22-01-2008
 
Linh đạo hôn nhân hiện đại: Nhiệm Nhặt Học Kitô Giáo về Hôn Nhân (4)
Vũ Văn An
14:02 22/01/2008

Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại



4. Nhiệm Nhặt Học Kitô Giáo Về Hôn Nhân

Nhiệm nhặt học (ascetism), một từ ngữ tuy gợi lên hình ảnh các nhà khổ tu ăn chay và các nhà ẩn sĩ khắc khổ, vẫn có thể áp dụng cho cả những khía cạnh thông thường và hàng ngày nhất của cuộc sống Kitô hữu. Nhiệm nhặt học trong lối dịch hiện nay, mà chúng tôi từng gợi ý ở Chương 1, có ý nói tới kỷ luật của cuộc sống Kitô hữu. Gợi ý ấy, tuy không mấy cấp tiến, nhưng có nghĩa là: muốn trở nên Kitô hữu, ta phải làm điều gì đó. Điều phải làm đó là điều gì? Ta phải hành động ra sao để có thể trở nên Kitô hữu trưởng thành? Hôn nhân và gia đình Kitô hữu ngày nay đòi phải có thứ kỷ luật nào? Ta đã biết bí tích Rửa Tội mà thôi chưa đủ; cần một điều gì đó hơn cả việc đi nhà thờ đều đặn nữa.

Nền linh đạo được sách này phác họa bắt đầu bằng xác tín cho rằng Kitô hữu nhìn ra một điều gì khác trong đời và đáp ứng điều nhìn ra ấy theo cách của mình. Nền linh đạo của hôn nhân và gia đình Kitô giáo bắt đầu với việc nhìn nhận và chú tâm tới một hiện hữu, tức sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời ta, một hiện diện luôn nâng đỡ ta và thách thức ta cũng như mời gọi ta vươn quá nơi ta hiện đang có mặt. Một nền linh đạo như thế khởi diễn ngay trong sự hiện diện và chín mùi của việc ta đáp trả lại hiện hữu kia. Hiện diện bao hàm một kỷ luật bởi chú tâm và ý thức thường là các trách vụ khó khăn. Không cần mất nhiều thời gian ta cũng hiểu ra rằng không có kỷ luật và chú tâm, các trách nhiệm của công ăn việc làm cũng như các điều quen làm trong sinh hoạt gia đình chắc chắn sẽ làm ta sao lãng sự hiện diện của Chúa đang hoạt động trong đời ta, một hiện diện không luôn luôn hiển hiện.

Ý niệm hiện diện không có ý chỉ những xuất hiện hay thị kiến ngoại thường; nó có ý nói tới những điều thông thường xẩy tới và những gặp gỡ hàng ngày vốn tạo thành cuộc sống hôn nhân và gia đình của ta. Hãy xem ngay sự hiện diện với nhau của ta. Hãy bắt đầu với cảm nghiệm phấn chấn thuở lãng mạn đầu tiên, sự hiện diện ấy phải tiếp tục được thể hiện và soi sáng. Nền nhiệm nhặt học Kitô giáo về hôn nhân liên quan đến việc tiếp diễn và chín mùi hóa sự hiện diện đầy thơ mộng của thuở ban đầu này. Trong hôn nhân ngày nay, có rất nhiều lực lượng có thể cản trở việc khai triển đó: các đòi hỏi của nghề nghiệp, việc ra đời của con cái, khó khăn trong chia sẻ các tham vọng mới và nỗi sợ sệt khi những điều vừa kể xuất hiện trong ta. Cũng có nhiều mời gọi và cơ may để thâm hậu hóa ý thức ta về nhau và về Chúa cả trong các sinh hoạt của đời sống gia đình lẫn trong những thời điểm đặc biệt và hiểm nghèo hơn.

Nếu phải vẽ sơ đồ cho cuộc sống hôn nhân và gia đình của ta, có lẽ phần lớn chúng ta sẽ vẽ lên một sơ đồ bao gồm các thời kỳ “bình thường” ổn định, với đôi chỗ bị đứt đoạn bằng một biến cố đặc biệt nào đó. Một đứa con bệnh nặng, một thăng thưởng bất ngờ, một khó khăn trầm trọng trong mối liên hệ của ta, tất cả có chung một đặc điểm này là ta có thể coi chúng như có tiềm năng tôn giáo và quan trọng đối với nền linh đạo hôn nhân. Trong những lúc gay cấn hay khủng hoảng như thế, ta thường nhận thấy mình hiện hữu với nhau cách đặc biệt hơn và cũng có thể hiện hữu với Chúa nữa. Lúc ấy, quả là hữu ích nếu ta chịu thăm dò các mối dây liên kết giữa khủng hoảng và hiện diện.

Khủng Hoảng Và Hiện Diện

Trong tâm lý học phát triển của Erik Erikson, khủng hoảng chỉ một thời điểm hàm hồ, một giai đoạn gồm quyết định và cơ may. Như Erikson đã ghi nhận, trong những lúc dễ bị thương tổn hơn nhưng cũng có nhiều tiềm năng hơn ấy, chúng ta bước vào “giai đoạn gay cấn trong đó ta không thể tránh mà không làm một bước quay có tính quyết định”. Ta tiến tới một chú tâm đặc biệt và nắm được cơ may đưa ra một chọn lựa có tính quyết định đối với tương lai.

Trước khi khảo sát các nét tâm lý và tôn giáo của khủng hoảng hôn nhân, ta nên nhắc lại một số điển hình rất chung của thách thức này. Việc con cái ngã bệnh làm ta hoảng hốt và buộc ta phải chú tâm; bỗng nhiên ta thấy mình hiện diện với nhau và với Chúa một cách mới và khác hẳn. Hay khi tôi mất việc và do đó mất cảm thức an toàn cho cả gia đình. Việc đó xem ra như một thất trận, khiến tôi phải đặt câu hỏi về chính mình và về giá trị của mình. Hay khi gia đình chúng tôi di chuyển tới căn nhà mới trong một thành phố mới. Thoạt đầu rất phấn khởi, nhưng dần dần chúng tôi cảm thấy bất an. Trong cái khu phố mới lạ này, chúng tôi thấy mình thật chơi vơi, rối mù.

Tất cả các cảm nghiệm ấy đều có tính tiêu cực: chúng làm gián đoạn dòng đời đang xuôi chẩy của chúng tôi.. Trong thẳm sâu, chúng thách thức chính cái khả năng kiểm soát đời mình của chúng ta. Ta trở nên mất hướng. Các tiêu chuẩn thường hay được dùng để đánh giá “một ngày sống đẹp” không còn giá trị gì nữa; mẫu mực quen thuộc của cuộc sống bị bể nát. Những lúc nhưthế, ta dễ cảm thấy bị đe dọa. Đôi khi ta lao mình vào hoạt động, hy vọng khi bận bịu như thế, cảnh rối trí kia sẽ tan đi. Đôi lúc ta chạy đến với Chúa, xin Ngài làm tình thế kia tốt hơn.

Về phương diện tâm lý, những cuộc khủng hoảng này là dấu chỉ nhiều cơ may lạ thường. Thoát ra ngoài những mẫu mực và giá trị quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, ta có cơ hội khám phá và phục hồi nhiều giá trị khác. Ta có cơ hội lượng giá lại: Trong quá khứ, mình đã săn sóc con trẻ ra sao? Công việc thực ra đã nghĩa lý gì với mình? Làm thế nào mà mình lại đi sống cách khác tại một thành phố mới như thế này? Những câu hỏi quan trọng như thế thường chỉ âm ỉ dưới sức ép của các nhiệm vụ cũng như sao lãng hàng ngày. Như thế, khủng hoảng làm gián đoạn, làm vỡ tung cuộc sống hàng ngày và giúp ta nhìn vào bên trong. Chúng mời gọi ta tiến tới cái nhìn thông sáng.

Những cơ may trên cũng có ý nghĩa lạ thường về tôn giáo. Nguyên ngữ Hy Lạp krisis trong Tân Ước có nghĩa là phán xét hay quyết đoán. Thông thường hơn, nó chỉ giai đoạn đưa ra các quyết định có tính chủ yếu. Khi krisis dùng để chỉ lúc phán xét của Chúa, thì đó cũng là thời Chúa hiện diện cách đặc biệt. Nghĩa là thời đặc sủng, thời thánh thiêng. Ý nghĩa nước đôi về phương diện tâm lý của khủng hỏang, nghĩa là vừa chỉ đe dọa vừa chỉ hứa hẹn, cũng có trong Tân Ước nữa. Khủng hỏang là thời tận cùng: nó công bố việc kết thúc một điều gì đó, mất mát một điều gì đó. Trong mỗi khủng hoảng tôn giáo, quả có một cái gì đó đang chết đi, như cách ta hiện diện với người khác, một gắn bó, ngay chính cả sự sống, nhưng cũng có một cái gì đó mà mình hy vọng đang sinh ra.

Như thế, trong cách dùng của Tân Ước, khủng hoảng là thời của quyết định trong đó ta chờ mong sẽ mất đi một cái gì trước khi bước vào sự hiện diện Chúa. Khủng hoảng theo nghĩa gián đoạn tôn giáo là cách Thiên Chúa bước vào cuộc sống ta. Trong cái bận bịu tíu tít của cuộc sống gia đình, hôn nhân và công ăn việc làm, sự hiện diện của Chúa tuy thường hằng nhưng thường thường không dễ gì nhận ra được. Tệ hơn nữa, ta thường án ngữ cuộc sống ta bằng thật nhiều điều làm ta sao lãng hay làm nó đầy rẫy những cột kiểm soát ức chế đến không còn chỗ nào trống, không còn khe hở nào để Chúa lẻn vào hay lên tiếng nữa. Có thể so sánh đời ta với tấm áo đang dệt: mỗi ngày ta dệt trên nó một mẫu dệt, một mẫu dệt được nhận dạng là của ta. Khủng hoảng được coi như việc Thiên Chúa phá tung cái mẫu dệt ấy đi; chúng như những đường nối, đường rách ta đang chế tạo trong đời ta. Thói quen và sao lãng bị xé tung cùng với mẫu dệt. Ta bắt buộc phải chú ý nhiều hơn đến đời ta và những người ta yêu thương. Và cái mẫu dệt kia chắc chắn sẽ phải thay đổi khi ta hiểu ra rằng đời ta quan trọng hơn là công việc thêu dệt của mình.

Khủng Hoảng Và Truyện Kể

Một ẩn dụ khác chỉ đời ta là ẩn dụ câu truyện đang được kể lại. Kể lại câu truyện này cả hàng chục năm, miết rồi ta sẽ tưởng mình là tác giả duy nhất. Trong câu truyện này, khủng hoảng giống như một dụ ngôn. Trong Tân Ước chẳng hạn, dụ ngôn là một loại truyện đặc biệt. Nó đi ngược lại thiên hướng và làm gián đoạn câu truyện của ta, lật ngược hẳn nó lại. Nó làm ta lâm ngõ bí bởi một khúc quanh bất ngờ trong đời. Một lần nữa, ta bị bắt buộc phải để ý đến câu truyện của mình; nó nhắc ta nhớ nó là thành phần của một câu truyện lớn hơn mà ta không phải là tác giả duy nhất.

Trong gia đình, rất nhiều câu truyện đang diễn ra và do đó rất nhiều cuộc khủng hoảng đang được chờ xuất hiện. Một nhiệm nhặt học Kitô giáo về hôn nhân và gia đình đòi phải có một quyết tâm và một kỹ năng ngày một cao để xử lý những biến cố thánh thiêng nhưng đôi khi có tính đe dọa này. Không hoảng sợ mà bỏ cuộc trước đe dọa mất mát này, ta phải nhìn nhận rằng không nên lúc nào cũng tránh né hay đi vòng quanh các khủng hoảng. Một số khủng hoảng ấy cần được bước qua, nhìn thẳng vào. Ở đây ta rất có thể bị mất hướng nhưng cũng nghe được tiếng Chúa đang bắt đầu một chương mới không ngờ cho câu truyện của gia đình ta.

Khủng Hoảng Và Nhẫn Nại

Kỷ luật cho cuộc sống Kitô hữu cũng bao gồm cố gắng liên tục để hiện diện với chính ta, với những người ta yêu thương, và với Chúa đang hành động trong cuộc sống những người ấy. Có nhân đức Kitô giáo nào liên quan đến trách vụ này, một trách vụ quá khó khăn trong lối sống bận bịu ngày nay không? Tron nghiên cứu của mình tựa là Young Man Luther, Erikson đề nghị một mách nước khi ông nói tới những “khủng hoảng … làm ta trở thành người chịu đựng”. Erikson dùng chữ patients ở đây, không theo nghĩa bệnh nhân thông thường mà theo nghĩa gốc: ta buộc phải trải qua, phải chịu đựng các biến cố không thể nào tránh được đó. Đối với ông, nhẫn nại là khả năng tâm lý cho phép các biến cố ấy xẩy tới và từ chúng, ta học hỏi được. Nghịch lý một điều, sự nhẫn nại này lại là một khả năng rất sinh động: với nó, ta có thể duy trì được chú tâm đối với những điều đang xẩy ra cho đời ta và cho người thân của ta. Là một điểm mạnh tâm lý, nhẫn nại thắng vượt lo lắng băn khoặn sợ sệt trước khủng hoảng. Nó giúp ta nhìn thẳng vào khủng hoảng, hơn là trốn ẩn đàng sau những sinh hoạt làm ta sao lãng và kiệt lực.

Làm thế nào biến khả năng tâm lý này thành nhân đức nhẫn nại của Kitô giáo? Nhân đức này đôi lúc được hiểu theo nghĩa hết sức thụ động. Thay vì chỉ thái độ của ta trước mặt Chúa, đôi lúc nó trở thành toa thuốc chính trị cho một số loại người Kitô hữu: Các bà vợ, chẳng hạn, nên sống nhẫn nại; nhiệm vụ các bà là phải tuân phục và chấp nhận. Bầy tôi phải nhẫn nại với lãnh tụ, cả đời lẫn đạo. Vâng lời và chấp nhận vị trí tuân phục vốn là trật tự tự nhiên của mọi sự. Nhưng nếu hiểu nhân đức này theo nghĩa ấy, thì ngày nay ta chẳng có bao nhiêu nhẫn nại.

Với tư cách một nhân đức Kitô giáo, nhẫn nại là khả năng giúp ta biết chờ đợi việc Chúa hành động trong đời tôi và trên thế giới. Như thế nó là một sức mạnh có tính sinh động cao, nhắc cho tôi nhớ rằng tôi không thể ủy thác trách nhiệm đối với chính cuộc đời mình. Tôi không thể “nhẫn nại” chờ người khác giải thích đời tôi và nói cho tôi hay nó có nghĩa lý gì. Nhẫn nại là một nhân đức của người trưởng thành kêu gọi tôi phải chú ý đến cuộc sống mình và đáp ứng bất cứ mạc khải nào tìm thấy nơi đó.

Nhẫn nại đặt cơ sở trên tín thác (trust). Ta chỉ có thể chú ý đến các chuyển động đặc thù của cuộc sống khi ta tín thác chính mình. Nếu không biết mình là ai và không tin chính các cảm nhận của mình, ta không thể nhẫn nại được. Và nhẫn nại có gốc rễ ở một loại tín thác khác, tin vào sự hiện diện và mục tiêu của Chúa ở trong đời. Không tin rằng Chúa đang hành động trong cái thế giới đầy rắc rối này và không tin rằng Chúa đang dẫn ta tới một nơi nào đó, ta không thể nào nhẫn nại được nữa. Lúc ấy ta trở thành nôn nóng (impatient), hoặc ngã lòng hoặc tự nắm lấy tương lai đời mình trong tay. Sự can dự của Kitô hữu vào trần gian là một kết hợp giữa một cam kết cao độ và một chú ý đầy chờ mong. Trong tư cách một nhân đức Kitô giáo, nhẫn nại không thụ động chút nào. Nó không hề có nghĩa trao trách nhiệm đời mình cho người khác, dù ta được cho hay những người khác này biết rõ điều gì tốt nhất cho ta. Việc đảm nhiệm lấy trách nhiệm đời mình và thế giới bắt đầu với việc ý thức được điều đang xẩy ra. Ý thức này phát sinh trong nhẫn nại, tức khả năng sẵn sàng hiện diện với các biến cố không ngừng làm ta ngạc nhiên đang xẩy đến trong đời ta.

Trong tư cách một thất bại đối với nhân đức nhẫn nại, nôn nóng mang rất nhiều khuôn mặt trong thế giới ngày nay. Đôi lúc, nôn nóng có nghĩa như các cố gắng nhằm cưỡng buộc đời ta phải đi theo một chiều hướng nào đó: bằng cách từ khước không muốn nghe các giới hạn cũng như các điểm mạnh đặc thù của chính mình, ta cứ nôn nóng theo đuổi thứ huyền thoại về người vợ lý tưởng hay người phụ huynh hoàn hảo hoặc người chồng chỉ biết chăm lo bổn phận. Ta đi theo những lý tưởng trừu tượng ấy chỉ vì mình quá nôn nóng không nghe ra những tín liệu đặc biệt, dù chưa rõ ràng, phát sinh từ chính ơn gọi và cảm nghiệm của chính ta về cuộc hôn nhân này. Có lẽ hình thức thông thường nhất của nôn nóng ngày nay là việc khó mà ở yên được. Ta đã quá quen với bận rộn (“ở nhưng là sưởng làm của ma qủy”), quá quen thuộc với ồn ào, sao lãng. Tất cả những thứ này thật ra cũng có một hữu dụng nào đó: chúng giúp tâm trí ta quên đi những lời mời gọi chẳng mấy dễ nghe phát sinh từ Chúa, hay từ người bạn đời hôn phối của ta, hay từ con cái khi gia đình ta tăng trưởng! Người Mỹ đặc biệt bị cám dỗ đánh mất bản thân mình trong những lịch trình cực kỳ hối hả của việc làm và di chuyển, của ồn ào từ máy truyền hình và phát thanh nổi. Tất cả những thứ ấy đều góp phần vào việc thiếu khả năng ở yên và chú ý đến những mạc khải âm thầm và dễ tan biến hơn của ta. Trong tư cách một nhân đức quan trọng dành cho gia đình, nhẫn nại đem đến cho ta một kỷ luật để ta biết chăm chú lắng nghe các cuộc sống đang diễn ra quanh ta. Tín thác bản thân ta vào Chúa, ta sẽ lắng nghe để nhận ra các động tĩnh của Chúa, tức các mạc khải của Ngài trong cuộc sống hàng ngày của ta. Nhiệm nhặt học Kitô giáo về hôn nhân bắt đầu từ đây.

Nhiệm Nhặt Học Về Thì Giờ

Các cố gắng hiện diện với nhau của ta xẩy ra trong thời gian. Đối với các gia đình, không có vấn đề nào thường thấy hơn vấn đề thì giờ, nó đi đâu vậy kìa? Làm sao tiết kiệm được nó? Ta ân hận vì quá bận bịu không còn thì giờ dành cho người thân; trong một tuần, không làm sao đủ thì giờ để làm mọi điều ta muốn. Thêm vào các rắc rối với thời gian ấy, là cảm nghiệm mỗi ngày thấy mình già hơn: thì giờ như cao bay xa chạy.

Thì giờ của đời ta phải chăng là một dữ kiện? Nó có phải chỉ là ranh giới của đời người trong đó ta làm hết sức những điều ta có hể làm được? Hay có cách nào ta có thể nhất định sử dụng được nhiều thì giờ hơn của mình? Việc sử dụng thì giờ có liên quan gì tới các giá trị Kitô giáo hay không? Nền linh đạo Kitô giáo hiện đại đối chất với vấn đề thì giờ ra sao?

Kitô hữu luôn ý thức được tiềm năng thánh thiện của thì giờ. Vì Kitô giáo vốn là một tôn giáo lịch sử: ta tin rằng Thiên Chúa đã vào trần gian để thay đổi và thánh hóa nó. Tuy nhiên, có đôi lúc trong lịch của họ, người Kitô hữu lại tin rằng Thiên Chúa sống tách biệt khỏi thời gian, ở cái cõi vĩnh hằng đầy thinh lặng và yên tĩnh kia. Với một quan điểm về Chúa như thế, bổn phận tôn giáo của ta là phải thóat ra ngoài thời gian, một cố gắng rũ bỏ cái vòng tử sinh này và tìm đường tiến tới cái cõi hiện hữu thực sự thánh thiện ấy. Nhưng xác tín có tính Kitô giáo chân thực hơn cho rằng Thiên Chúa ngụ cư ở đây và lúc này trong chính cuộc sống ta. Ta gặp gỡ Chúa, tiếp nhận ơn thánh của Ngài và cảm thấy buồn khổ khi thấy Chúa xa vắng khỏi những thăng trầm thay đổi của đời mình. Vì thế, một linh đạo Kitô giáo về thì giờ phải bàn đến việc làm thế nào để hiện diện với Thiên Chúa của chúng ta giữa những phấn khởi và sao lãng của thì giờ.

Các Kitô hữu tiên khởi mượn của thế giới Hy Lạp hai từ ngữ để mô tả cảm nghiệm của họ về Chúa trong thời gian. Chữ chronos để chỉ thì giờ thông thường, diễn biến hàng ngày của đời sống. Đó là thứ thì giờ hết ngày này sang ngày nọ, không có tập chú hay ý nghĩa gì đặc biệt. Trong tiếng Anh, gốc chronos tìm thấy trong khá nhiều từ ngữ như chronoligical (theo thứ tự thời gian) hay chronic (kinh niên, mãn tính)…Còn chữ kairos chỉ cảm nghiệm khác nhau về thì giờ: thời gian có những khẩn trương hay tiềm năng đặc biệt; thời gian khi một điều gì đó sắp sửa xẩy ra, thời gian của những cơ may, nguy hiểm hay dễ bị thương tổn đặc thù. Kairos chỉ thời gian thích hợp hay thuận lợi để đưa ra một quyết định hay một hành động.

Các dịch giả của Cựu Ước và các soạn giả Tân Ước thường dùng hai từ ngữ trên để nắm bắt cho được cảm nghiệm của mình về thời gian như một điều gì thánh thiện hay như thời không có sự hiện diện đặc biệt của Chúa. Trong Tân Ước, chronos có ý chỉ thời gian dài của lịch sử trước khi Thiên Chúa tự mạc khải mình ra trong Chúa Giêsu Kitô (Rm 16:25). Từ ngữ này cũng được dùng để mô tả những giai đoạn ốm nặng lâu dài trước khi được Chúa Giêsu can thiệp chữa lành cho như trong câu truyện người đàn ông nằm bên chiếc giếng ở Giêrusalem nhiều năm (Ga 5:6). Chronos đã được Chúa Giêsu dùng để hỏi về khoảng thời gian người bị qủy ám mang bệnh: “Việc này đã xẩy ra cho anh ta bao lâu rồi?” (Mc 9:21). Mặc dù chữ chronos không luôn được sử dụng theo nghĩa đặc biệt này, song nó thường ám chỉ một loại thì giờ trong đó người ta cảm nhận ra sự xa vắng của Thiên Chúa hay một cơn bệnh nào đó, một thời gian không được cứu vớt. Loại thời gian này gợi lên ý niệm đời là “mãn tính kinh niên”, hoặc vì bệnh tật hoặc vì không có mục đích, tôi không cảm nghiệm được đời mình như một thách đố hoặc được sự hiện diện của Chúa chữa lành.

Kairos trong Cựu Ước thường để dịch những thời điểm quan yếu đặc biệt, bất kể đó là thời đau thương (Is 33:2 và Grm 2:27) hay thời hân hoan sung sướng (Xh 13:10; 23:14; 34:18). Một trong những đoạn văn cảm động trong đó có chữ kairos là Thánh Vịnh 71, lời cầu nguyện của một cụ già: “Đừng vất bỏ con trong thời trọng tuổi”. Tuổi già chắc chắn không phải là thời điểm bình thường, nhưng là lúc dễ bị thương tổn cách đặc biệt. Đó là lúc ta cảm nhận cách đặc biệt cả việc Chúa hiện diện lẫn việc Chúa vắng xa.

Trong Tân Ước, kairos là thời kỳ đặc biệt lúc Chúa Giêsu ra sống công khai: “Thời giờ đã điểm… và nước Thiên Chúa đã gần kề” (Mc 1:15). Nó cũng là thời điểm kinh hãi chỉ lúc Ngài sắp sửa qua đời: “Giờ Ta đã gần” (Mt 26:18). Đối với Kitô hữu, kairos chỉ các thời điểm có sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa ở trong đời. Sự hiện diện đó có thể thách thức ta trong các khủng hoảng hay khó khăn; nó có thể chữa lành và an ủi ta. Nhưng lúc nào nó cũng là thời gian được biến đổi nhờ việc Thiên Chúa đột nhập vào đời ta. Đó là lúc Chúa đòi ta phải chú ý, hoặc qua tai ương hoặc nhờ cái nhìn thông sáng. Nó cũng là lúc quyết định: ta được mời gọi thay đổi con người mình đế đáp ứng lại sự hiện diện kia.

Kairos và Chronos Ngày Nay

Nền linh đạo Kitô giáo luôn bao gồm việc đời ta được Phúc Âm, được Tân Ước do truyền thống Kitô giáo cử hành thách thức. Bởi thế, nền linh đạo hiện đại về thì giờ phải thăm dò xem chronos và kairos được cảm nghiệm ra sao trong đời sống ta ngày nay. Trong cuộc sống tại các nước công nghiệp ngày nay, xem ra có hai loại cảm nghiệm thông thường về chronos. Trong loại thứ nhất, ta cảm nghiệm cuộc sống chỉ như việc ngày lại qua ngày không có chủ điểm hay mục tiêu gì đặc biệt. Các thiếu niên thường có loại cảm nghiệm này về thì giờ: ấy thế nhưng nếu không có mục tiêu hay chủ điểm, họ có thể thấy đời họ không có đích điểm và do đó chắc chắn sẽ tự hỏi tại sao họ cần phải tiếp tục. Người anh hùng trong tiểu thuyết L’Étranger của Albert Camus cho thấy rõ cảm nghiệm về thì giờ này: Chả có nơi nào để đi, chả có điều gì để làm. Theo nghĩa này, chronos miêu tả đời như nhàm chán, một “thứ kinh niên”, không có mục đích đặc biệt nào làm chính nghĩa, chẳng có người yêu hay Thiên Chúa nào cả.

Loại cảm nghiệm thứ hai, một cảm nghiệm rất khác về chronos là cảm nghiệm của lối sống đầy ám ảnh. Giống như người bị quỉ ám trong Tân Ước, đôi lúc ta cảm thấy mình bị đưa đẩy, bị ám ảnh với đủ điều cần được hoàn thành và mục tiêu cần đạt tới. Đời sống như thế tuy nhiều năng lực và tập chú, nhưng rất ít tự do. Ta bị ám ảnh bởi các lý tưởng bức bách hay những mệnh lệnh phải làm điều này, phải làm điều nọ. Trong một cảm nghĩ như thế, ta hối hả sống, quá bận rộn và lơ đễnh không sao hiện diện nổi với những người thân yêu của mình. Ta thấy thì giờ như bóng câu qua cửa, xồng xộc chạy đi bắt đời ta lúc nào cũng phải ở hàng đầu. Thì giờ như thế quả đã thành kẻ thù, một thứ hàng hóa không đủ cung cấp; trong một bầu không khí như thế, cuộc hôn nhân khó mà triển nở được.

Tuy nhiên, dù coi đời chỉ như chronos bao nhiêu, ta vẫn tìm thấy kairos ở trong đó. Kairos nói về những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống hôn nhân và gia đình của ta: những thời điểm ngoại thường chung quanh ngày hôn lễ, ngày con cái ra chào đời, ngày đi nghỉ với nhau. Nhưng kairos cũng ám chỉ những thời kỳ đau đớn, thử thách chung quanh một cơn bệnh hay một cái chết hay những ngày tháng trong đó cuộc hôn nhân của ta xem ra lâm nguy, buộc ta phải chú ý đến nó cách đặc biệt. Trong mỗi thời điểm ấy, có khi kéo dài mấy ngày, có khi kéo dài mấy tháng, Thiên Chúa quả đã đột nhậo vào đời ta, vào thì giờ của ta. Cuộc đột nhập này làm gián đoạn hẳn diễn tiến thời gian trong cuộc sống hàng ngày của ta, các khuôn mẫu ta kiểm soát, ta sao lãng hay nhàm chán. Thời gian mặc lấy đặc tính khác hẳn vì ta buộc phải chú ý đến đời mình nhiều hơn. Khi nhìn lại những thời điểm này, ta thấy ta bị xé nát tả tơi hoặc được chữa khỏi lành lặn, mà có khi nhận được cả hai thứ ấy: điều chắc chắn, ta biết ta đã thay đổi.

Cũng có một cảm nghiệm thông thường hơn về kairos trong đời ta. Các điển hình ở đây ít bị khủng hoảng điều hướng, nhưng cũng không kém thánh thiện. Đó là cảm nghiệm về một thời kỳ được tập chú, được tập trung và hữu hiệu rất đặc biệt. Trong các htời điểm này, ta thấy mình làm việc có hiệu năng và không bị ám ảnh chi hết; ta thấy mình chú ý tới người thân yêu hơn lúc bình thường, đồng thời cũng chú ý nhiều hơn tới các chuyển vần của trái tim ta. Đây là giờ biết sống cách duyên dáng, yêu thương và làm việc với hết sinh lực và tập trung.

Một Nền Linh Đạo Về Thì Giờ

Đến đây, ta đã nói về kairos như thời điểm của Chúa, như việc Chúa xâm lấn vào thì giờ của ta. Một nhiệm nhặt học về thì giờ liên quan tới việc ý thức được loại kairos này trong lịch sử đời mình nhưng cũng liên quan tới việc đáp ứng của ta nữa. Nhiệm nhặt học không phải chỉ nói về việc chờ đợi Chúa đến cứu chuộc ta; nó là một cố gắng đầy quyết đáp để khuôn định thì giờ đời ta ngõ hầu để Chúa ra vào đó nhiều hơn. Nhiệm nhặt học Kitô giáo chính là để nói về các cố gắng hàng ngày nhằm lên khuôn lối sống của ta để ta có thể sống cách nhất quán hơn với sự hiện diện của Chúa và của nhau. Linh đạo là nói về sự biến cải chronos thành kairos vậy.

Ta làm việc đó ra sao? Một nhiệm nhặt học như thế buộc phải bắt đầu với việc dành thì giờ mà suy nghĩ xem gia đình ta phải dùng thì giờ như thế nào; khi đã chín mùi, nhiệm nhặt học ấy phải khảo sát cách trung thực và cẩn trọng các bức bách từng làm méo mó đời ta, như nhu cầu phải thành công hay thu tích của cải, hay có trách nhiệm với toàn thể thế giới! Một suy tư về chính những kinh nghiệm cụ thể của ta về chronos và kairos sẽ giúp ích ở đây: càng quí trọng các kinh nghiệm quá khứ này, ta càng được khuyến khích để thay đổi các mẫu mực sống có tính cách “kinh niên” để đổi lấy những mẫu mực quân bình hơn của kairos.

Việc lên lại lối sống đời ta theo nhiệm nhặt học có gốc rễ trong niềm xác tín về trách nhiệm và động lực (agency) của chính ta. Không ai khác có thể nói cho gia đình ta biết phải sống tốt nhất như thế nào, nghĩa là phải quân bình hóa ra sao giữa làm việc và vui chơi, phải cầu nguyện với nhau như thế nào, phải sử dụng tốt nhất các ngày cuối tuần ra sao. Trách nhiệm làm Kitô hữu của chính ta sẽ dẫn dắt chúng ta tới các chọn lựa đó. Sự chín mùi của người trưởng thành có nghĩa là không trở thành nạn nhân cho các quyết định của người khác hay là nạn nhân của chính những bức bách ám ảnh của riêng mình; sự chín mùi của người Kitô hữu có nghĩa là phải nhận lấy trách nhiệm đối với thì giờ đời mình và khuôn định nó để yêu thương và công lý có cơ triển nở. Sau cùng, sự suy tư của gia đình về việc dùng thì giờ của mình sẽ xẩy ra tốt nhất trong một bầu khí hỗ tương. Các quyết định về thì giờ chung không dễ gì đặt thành qui định. Nhưng nếu biết đánh giá được việc mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, chúng ta sẽ tạo được một nhất trí và một thỏa hiệp về cách dùng thì giờ tốt nhất của gia đình.

Trong thư gửi tín hữu Êphêsô của Thánh Phaolô (5:16), ta đọc thấy lời khuyên này: “Hãy tận dụng thì giờ của anh em”. Đây chắc chắn không phải là lời cố vấn có tính tư bản chủ nghĩa nhằm tăng năng xuất, nhưng là cái nhìn thông sáng có tính tôn giáo thúc giục ta phải sống trọn vẹn hơn trước mặt Chúa. Tận dụng thì giờ là tự cứu mình khỏi kiệt sức và sao lãng, nhất là đừng để những điều đó thành kinh niên. Thường xuyên sống mà kiệt sức và sao lãng là không thể yêu thương và làm việc cách tốt đẹp được; ta cũng khó thực hiện các trách vụ nhân hậu và công lý trong thế gian. Diễn trình của nhiệm nhặt học hiện đại về thì giờ có thể được mô tả là cố gắng kết thân với thì giờ. Thì giờ chỉ là kẻ thù dẫn ta tới hủy diệt sau cùng là cái chết, nếu ta không tin vào Chúa. Nó chỉ là một phương tiện trung lập nếu ta không chờ mong gặp gỡ Chúa ở đó. Ấy thế nhưng, ta vốn cảm nghiệm điều này là chính trong thời gian, ta đã si tình, đã phục vụ người lân cận khi gặp khốn khó, gặp gỡ Chúa. Thì giờ là môi trường tự nhiên là đất nhà cho tình yêu triển nở và cho gia đình ta lơớ mạnh. Thì giờ là nơi thánh, nhưng chỉ là nơi thánh nếu ta biết nhìn nhận nó và kết thân với nó.

Thuật ngữ “hãy tận dụng thì giờ” của Tân Ước cũng có thể dịch là “hãy cứu chuộc thì giờ”. Đây chính là chủ điểm của nhiệm nhặt học về thì giờ. Thông thường, ta phí phạm thì giờ, tiêu phí nó hay làm nó ra cứng ngắc bằng cách sống nó một cách đầy ám ảnh. Khi ta để Chúa cứu vớt ta và gia đình ta khỏi lối sống phung phí và đầy ám ảnh, là ta đang dự phần vào diễn trình cứu chuộc thời gian rồi vậy. Ta trở nên hiện diện với nhau nhiều hơn, có khả năng yêu thương tốt hơn và tỉnh táo hơn đối với những niềm tin sâu sắc nhất của mình. Cứu chuộc thì giờ của đời ta là làm công việc ai ai cũng phải làm, đó là tiết kiệm thì giờ. Tiết kiệm thì giờ là góp phần vào việc cứu rỗi thì giờ (*).

Cử Hành Thì Giờ Đời Ta

Mỗi cuộc hôn nhân, mỗi gia đình đều có những thời điểm đặc biệt. Như lúc đứa con ra chào đời, một thành viên bị bệnh nặng, hay lúc giải quyết được một tranh chấp lâu dài. Ta thường nhìn lại những thời điểm ấy mà thầm ước ao phải chi những lúc ấy mình chú ý đến các biến cố n hiều hơn, hay tìm cách cử hành chúng mới hợp lý. Chỉ ở những lúc phản tỉnh như thế ta mới hiểu ra những thời điểm trên đã khuôn định và làm gia đình ta lớn mạnh như thế nào. Và cũng có những thời điểm đặc biệt cho nhiều biến cố thông thường: các chiều Thứ Bẩy, các cuộc nghỉ hè Tháng Tám, mùa Giáng Sinh và nhiều dịp khác quan trọng riêng với gia đình. Tất cả những dịp ấy đều là thời gian ta hiện diện đặc biệt với nhau, đôi lúc là hiện diện thoải mái, đôi lúc là cãi cọ thù nghịch, cũng có khi là sợ hãi, bực bội nữa. Gia đình ta đáp ứng các thời điểm ấy ra sao cho hợp cách thế thực sự Kitô giáo? Ta phải cử hành các thời điểm này như thế nào, bất luận muốn hiểu “cử hành” như tiệc tùng pháo nổ hay như những cuộc hòa giải dịu dàng?

Dường như có hai lý do chính khiến các gia đình thấy khó có thể cử hành các thời điểm trong đời sống họ, trong một tinh thần đạo hạnh và Kitô giáo rõ rệt. Lý do thứ nhất từng được thảo luận kỹ càng ở đây. Đó là sự bận bịu điên khùng của đời sống hàng ngày. Bận phải làm sao lên hàng đầu cũng như đáp ứng muôn vàn thứ nên làm của xã hội công nghiệp, miết rồi ta thiếu hết thì giờ để sống bên nhau. Bữa ăn tối nào cũng trở thành bữa ăn theo kiểu nhà binh; chiều nào cũng như chiều nào mệt lả rũ rượi; cuối tuần nào cũng bị hội họp, khiêu vũ, chạy việc vặt tước mất. Thì giờ qúi hóa cho nhau quả là khó kiếm. Và đây là lúc cần tới một nhiệm nhặt học thực sự: ta phải quyết định dùng thì giờ ra sao, phải tiết kiệm thì giờ như thế nào để chăm sóc tới nhau. Tính quyết đóan của người trưởng thành trong ta sẽ được thử thách cách đau đớn trong cố gắng giảm tốc và tập chú nhiều vào đời ta này. Chỉ khi nào nhiệm nhặt tiết kiệm được thì giờ để dành cho nhau, ta mới có thể cử hành được các niềm vui và nỗi buồn vốn là thành phần sâu sắc của gia đình ta.

Lý do thứ hai liên quan đến việc ta nghĩ về mình ra sao. Các giáo dân Kitô giáo nói chung và nhất là người Công Giáo nói riêng từng được học và biết rõ họ không phải là người cử hành. Người giáo dân đã được giảng giải kỹ bài học về một thứ bất lực tôn giáo (religious impotence) nào đó: các cử hành tôn giáo là đặc quyền của giáo sĩ và các cử hành chỉ xẩy ra bên trong nhà thờ. Khi các cử hành tôn giáo chỉ giới hạn nơi cung thánh và vào sáng Chúa Nhật, và khi giáo dân chỉ “dự” Lễ và “nhận” các bí tích, thì hậu quả tất nhiên phải là một thụ động tính sâu xa. Cha mẹ nên đọc kinh trước bữa ăn tối, và chỉ có thế. Một cái hiểu tôn giáo như thế về hàng ngũ giáo dân quả có góp phần duy trì sự vững ổn và “phẩm trật tốt”. Nhờ các cử hành được giới hạn trong nhà thờ, mà ta duy trì được quyền kiểm soát và đồng dạng tính (uniformity) đáng kể. Người ta có cảm tưởng các cử hành trong gia đình chỉ là những hình thức cử hành cá nhân chủ nghĩa, có khi không chính thống là đàng khác. Nhưng cái giá để mua lấy tính đồng dạng ấy chính là sự bất lực tôn giáo và tính thụ động của biết bao nhiêu tín hữu.

Dấu chỉ dẫn đến việc phục hồi năng lực tôn giáo cho người giáo dân Công Giáo nằm ngay trong bí tích Hôn Phối. Vì ở đây, cặp vợ chồng chính là chủ tế! Nếu họ đã cử hành hôn phối của họ trong nghi lễ ngày cưới, thì họ có được tiếp tục cử hành hôn phối đó khi nó tăng trưởng dọc qua diễn trình dài gồm nhiều thời điểm và khủng hoảng quan trọng không? Những thay đổi gần đây trong cái hiểu của chúng ta đối với các bí tích Hoà Giải và Thánh Thể đã gợi ra nhiều đường hướng cho các cử hành tôn giáo trong gia đình. Tha thứ các sai phạm của ta không phải chỉ là việc với Chúa nơi tòa giải tội; ta cần sự tha thứ ấy từ Chúa và từ những ai (thường nhất chính là những người thân yêu) ta từng xúc phạm. Việc cử hành bí tích Hòa Giải theo lối cộng đoàn, được Giáo Hội Công Giáo đưa ra từ Công Đồng Vatican II, quả đã thừa nhận khía cạnh công khai và gia đình của việc tha thứ này nhiều hơn. Nhiều gia đình Công Giáo ngày nay đang cố gắng tìm ra cách thế tôn giáo để chia sẻ sự ăn năn và tha thứ này trong gia đình. Là Kitô hữu, ta cũng cử hành sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta không những chỉ trong hình thức phụng vụ chính thức của Phép Thánh Thể mà thôi mà còn cả trong gia đình nữa. Một bữa ăn quan trọng đối với gia đình không giống hệt Phép Thánh Thể được cử hành giữa cộng đoàn rộng lớn hơn, song nó cũng không xa cách như ta từng tưởng. Cùng với việc gia đình nhìn nhận cả nhu cầu lẫn niềm vui trong các cử hành mừng sự hiện diện của Chúa và việc hòa giải này, họ cũng phục hồi được trách nhiệm tôn giáo của riêng họ. Hậu quả không phải là để thay thế hay hạ giá Phép Thánh Thể và bí tích Hòa Giải nhưng là để thăng tiến các bí tích này bằng cách bổ túc chúng với những hành vi gia đình trong hai hành động hết sức nòng cốt này của Kitô giáo. Và vì cha mẹ hiện đảm nhiệm một vai trò lớn hơn trong việc giáo dục tôn giáo cho con cái mình, nên sẽ hợp lý nếu việc giáo dục này bén rễ trong hai nghi lễ Kitô giáo hết sức chính yếu này. Nhưng một lần nữa, ta thấy có hai thách thức sau đây: liệu cha mẹ có đủ thì giờ để chăm nom việc tăng trưởng tôn giáo của con cái mình hay không? Liệu ta có coi mình đủ khả năng để chia sẻ đức tin với con cái hay không?

Việc phục hồi năng lực tôn giáo của gia đình này, tức khả năng cử hành chính các thời điểm thánh thiện của nó, phải nhậy cảm đối với các mục tiêu hỗ tương mới trong hôn nhân. Ngày nay, việc hướng dẫn ta cử hành không còn là đặc quyền của người đàn ông chủ gia đình nữa. Thực vậy, việc làm đầu đã nhường chỗ cho việc hùn hạp tay đôi (partnership), nên các cử hành tôn giáo của gia đình phải được các thành viên có khả năng và cảm thấy thoải mái hoạch định. Trong tư cách cha mẹ, hai vợ chồng sẽ chia sẻ, giữa hai vợ chồng với nhau và có khi cả con cái nữa, trách nhiệm đối với các cử hành này của gia đình.

Nhưng nếu điều trên xẩy ra, thì cần phải có một kỷ luật kép. Ta phải dành thì giờ để hiện diện với nhau ngõ hầu ý thức được các thời điểm và các khủng hỏang đặc biệt. Rồi ta phải đánh giá đầy đủ năng lực tôn giáo và tính thánh thiện của chính gia đình mình để có thể cử hành các thời điểm thánh thiêng của hân hoan, sầu buồn và hàn gắn vốn là những dấu chỉ cuộc hành trình của gia đình ta với Chúa.

(*) Có sự chơi chữ phần nào ở đây: tiết kiệm thì giờ trong tiếng Anh là save time. Mà save cũng có nghĩa là cứu rỗi.

Đọc Thêm

Đức Tổng Giám Mục Joseph Bernadin, trong diễn văn của ngài tại thượng hội đồng giám mục năm 1980 họp về gia đình, đã đề cập tới một nhiệm nhặt học hiện đại của hôn nhân, đặt cơ sở trên nhân đức và kỹ năng thân mật. Bản văn bài diễn văn này tựa là “Toward a Spirituality of Marital Intimacy” (Hướng Tới Một Linh Đạo Của Thân Mật Hôn Nhân) in trong Origins số ngày 16 tháng 10 năm 1980. Chính các cặp vợ chồng cũng càng ngày càng tích hơn trong việc phát biểu về nền linh đạo Kitô giáo ngày nay. Như Jerry và Marilyn Sexton với loạt băng “Marital Spirituality” (Linh Đạo Hôn Nhân) có tại NCR Cassettes, Kansas City, Missouri.

Erik Erikson định nghĩa khủng hoảng phát triển trong Identity: Youth and Crisis (Căn Tính: Tuổi Trẻ Và Khủng Hoảng) do nhà Norton xuất bản năm 1968, và trong Insight and Responsibility (Hiểu Biết Sâu Sắc và Trách Nhiệm) cũng do Norton xuất bản năm 1964. Trong cuốn đầu, ông phân biệt thành khủng hoảng chuẩn mực (normative crisis), tức các biến cố có ý nghĩa lớn dẫn tới tăng trưởng, và khủng hoảng tâm bệnh (neurotic crisis) là những khủng hoảng dẫn tới bệnh hoạn và ứ đọng (trang 163). Evelyn Eaton và James D. Whitehead khảo sát các đặc tính tôn giáo trong các khủng hoảng của người lớn ở chương 2, cuốn Christian Life Patterns (Các Khuôn Mẫu Sống Theo Kitô Giáo) do nhà Doubleday ấn hành năm 1979. Charles Gerkin, trong cuốn khảo luận của mình về mục vụ huấn đạo tựa là Crisis Experience in Modern Life (Kinh Nghiệm Khủng Hoảng Trong Cuộc Sống Hiện Đại) do nhà Abingdon ấn hành năm 1979, đã đưa ra nhiều thí dụ hữu ích về các loại khủng hoảng hôn nhân và gia đình mà các thừa tác viên rất có thể gặp trong công tác mục vụ của mình. John Dominic Crossan thì trình bầy các câu truyện, các huyền thoại cũng như dụ ngôn về khủng hoảng và tăng trưởng nhân bản trong cuốn The Dark Interval (Khoảng Giữa Đen Tối) do nhà Argus ấn hành năm 1975.

James D. Whitehead, trong bài “An Ascetism of Time” (Một Nhiệm Nhặt Học Về Thì Giờ) đăng trong Review for Religious số tháng Giêng năm 1980, thăm dò nhiều hơn về viêc quản trị thì giờ và linh đạo Kitô giáo. Bài báo này hơi khác Chương 10 cuốn Method in Ministry (Phương Phá p Thừa Tác Vụ) cùa cùng tác giả do nhà Seabury ấn hành năm 1980. Muốn biết một phương thức khác đối với thì giờ và linh đạo Kitô giáo, xin xem cuốn The Christian Use of Time (Cách Kitô giáo Dùng Thì Giờ) của Niels-Erik Andreason do nhà Abingdon ấn hành năm 1978. Về cách quản trị thì giờ, có hai tài liệu thực tiễn. Một của Alan Lakein tựa là How to Get Control of Your Time and Your Life (Làm Thế Nào Kiểm Sóat Được Thì Giờ và Đời Bạn) do Wyden ấn hành năm 1973. Một của James Davidson tựa là Effective Time Management; A Practical Workbook (Quản Trị Thì Giờ Cách Hữu Hiệu: Sách Hướng dẫn Thực Tiễn) do Human Sciences Press ân ấành năm 1978.

Mary Reed Newland từ lâu trợ giúp các gia đình Công Giáo và các gia đình khác trong các cố gắng cử hành ý nghĩa tôn giáo của các biến cố xẩy ra trong đời sống gia đình. Trong các đóng góp của bà, ta thấy cuốn The Year and Our Children (Năm Tháng và Con Cái Ta) do nhà Doubleday Image ấn hành năm 1964 và cuốn The Saint Book for Parents (Sách Các Thánh Dành Cho Cha Mẹ) do Seabury ấn hành năm 1979. John Westerhoff và William Willimon thì bànn đến mối liên kết giữa lối sống Kitô giáo và phụng vụ trong cuốn Liturgy and Learning Through the Life Cycle (Phụng Vụ Và Việc Học Hỏi Nhờ Chu Kỳ Cuộc Sống) cũng do Seabury ấn hành năm 1980.


(còn tiếp...)
 
Thông Báo
Cáo Phó: Linh mục Giuse Phạm Hữu Công đã tạ thế tại Saigòn
LM Đinh Công Huỳnh
23:49 22/01/2008

CÁO PHÓ


Trong Niềm Tin vào Đức Kitô Phục Sinh, chúng tôi trân trọng kính báo:

Linh Mục Giuse Phạm Hữu Công


Sinh năm 1917, Thụ Phong Linh Mục, ngày 23-05-1948
Cựu chính Xứ Giáo xứ Bình Ba, Quảng Nghệ, Giáo Phận Xuân Lộc.
Được Chúa gọi về lúc 6 giờ sáng ngày 22-01-2008
Tại Nhà Hưu Chí Hòa, Sàigòn. Hưởng thọ 91 tuổi

Xin Quý cha, Quý ông bà và Anh chi em thuộc các
Giáo xứ Quần Phương, Báo Đáp, Dốc Mơ, Bình Ba, Quảng Nghệ
thêm lời cầu nguyện cho cha cố Giuse chóng được lên thiên đàng
hưởng nhan thánh Chúa và hạnh phúc bất diệt muôn đời.


Các nghĩa tử:
Đức ông Phêrô Nguyễn Thanh Long, TGP Washington D. C
Linh Mục Giuse Đinh Công Huỳnh, TGP Philadelphia
 
Tin Đáng Chú Ý
Một cuối tuần nhộn nhịp sinh hoạt đấu tranh
Nguyên Huy/Người Việt
00:38 22/01/2008
Cuối tuần lễ vừa qua, vào các ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật có tới tám sinh hoạt cộng đồng thì hết 4 cuộc là sinh hoạt đấu tranh sôi nổi.

Đại diên tôn giáo đốt những ngọn đuốc mở đầu cuộc cầu nguyện cho Quê hương
Ðầu tiên vào tối hôm Thứ Sáu 18 tháng 1, một buổi thắp nến yểm trợ công cuộc đấu tranh bảo toàn đất tổ và tưởng niệm các anh hùng trong trận hải chiến Hoàng Sa được một ban chấp hành cộng đồng Nam Cali cùng Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali, Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu và các cựu chiến sĩ hải quân trong Hội Hải Quân Cửu Long đứng ra tổ chức.

Hơn 200 đồng hương cùng các vị lãnh đạo tôn giáo và các dân cử gốc Việt đã đến tham dự trong cái giá lạnh giữa Mùa Ðông tại Nam California. Một tuyên bố chung của các cộng đồng Nam California đã được đọc lên để bày tỏ quyết tâm ủng hộ công cuộc đấu tranh bảo toàn đất tổ. Trong dịp này, các tổ chức trẻ đã cùng nhau ca vang khúc ca “Dậy mà đi” trong nhạc cảnh cùng tên để nói lên lòng yêu nước của người dân Việt.

Qua trưa hôm sau, tại tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long đã cùng Hội đền Hùng, CLB Hùng Sử Việt và khoảng trên 200 đồng hương đã làm lễ truy điệu và tưởng niệm thật trọng thể 58 chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến với hải quân Trung Cộng cũng vào ngày này (ngày 19 tháng 1) cách đây 34 năm.

Cựu Ðại Tá Hải Quân Nguyễn Ngọc Quỳnh chủ tọa buổi lễ đã nhắc lại trận hải chiến không cân sức này giữa hải quân của Trung Cộng và VNCH và nhấn mạnh đến tinh thần anh dũng của quân dân VNCH quyết gìn giữ đất nước cha ông để lại.

Trên một bài vị đặt nơi bàn thờ dưới chân Tượng Ðài Việt Mỹ, danh sách 58 chiến sĩ hải quân đã vị quốc vong thân được ban tổ chức liệt kê ra. Chúng tôi xin được chép lại để độc giả cùng tưởng niệm: Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, Hạm Phó Nguyễn Thành Trí, Vương Thương, Thi Văn Sinh, Vũ Văn Bang, Phạm Văn Ðồng, Huỳnh Duy Thạch, Ngô Chí Thanh, Vũ Ðình Huân, Phan Văn Liên, Võ Thế Kiệt, Hoàng Ngọc Lê, Phan Tiến Chung, Huỳnh Kim Sang, Lê Anh Dũng, Lai Viết Luận, Ngô Tấn Sơn, Nguyễn Văn On, Nguyễn Thành Trọng, Nguyễn Vinh Xuân, Phạm Văn Quí, Nguyễn Tấn Sĩ, Trần Văn Ba, Nguyễn Quang Xuân, Trần Văn Ðàm, Lê Văn Tây, Lương Thành Thu, Nguyễn Quang Mến, Ngô Sáu, Ðinh Hoàng Mai, Trần Văn Mông, Trần Văn Ðịnh, Trương Hồng Ðào, Huỳnh Công Trứ, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Hoàng, Phan Văn Hùng, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Lợi, Trần Văn Bây, Nguyễn Phúc Xá, Nguyễn Thành Danh, Nguyễn Vượng, Nguyễn Văn Ðồng, Nguyễn Phú Hào, Nguyễn Ðình Quang, Nguyễn Văn Duyên, Lê Văn Ðơn, Ðỗ văn Long, Ðinh Hữu Từ, Nguyễn Văn Tiếng và 7 chiến sĩ chưa biết được họ là Châu, Tuấn, Nam, Xuân, Ðức, Thanh, Thọ.

Tiếp ngay sau buổi lễ mọi người lại kéo nhau về trước Phước Lộc Thọ để tham dự một cuộc biểu tình lên án Cộng Sản Việt Nam đã khiếp nhược trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Cuộc biểu tình đã được gần 300 đồng hương đến tham dự, trong đó tuổi trẻ cũng có mặt khá đông. Anh Kevil Lâm một học sinh lớp 12 trường St John Bosco cũng đã kéo được cả một người bạn Mỹ tên Kevin Drouillard đi tham dự.

Trên tay cầm tấm bản đồ Việt Nam có ghi rõ vị trí các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Kevin Drouillard nói với chúng tôi: “Thời đại này không phải là thời đế quốc đi xâm lăng”. Nhiều người đã lên phát biểu. Các Nghị viên Andy Quách, Dina Nguyễn hứa sẽ đứng sát cánh tranh đấu cùng cộng đồng Việt Nam quyết không để cộng sản xâm nhập miền đất này. Bà Kim Anh nói trong xúc động: “Người dân trong nước đã đứng dậy không còn khiếp nhược bạo quyền nữa, sao chúng ta ở hải ngoại nỡ làm ngơ được”.

Sau đó, khoảng 100 người kéo sang biểu tình trước tiệm bánh mì Lee's Sandwiches gần đó. Nhiều người trong nhóm biểu tình la lên những khẩu hiệu như “đả đảo Việt Gian,” “đả đảo Việt Cộng” và “đả đảo Lee's Sandwiches.”

Bước qua ngày hôm sau, Chủ Nhật 20 tháng 1, một buổi họp báo cáo kết quả 22 tuần chống tờ báo Việt Weekly của Liên Ủy Ban chống Nghị Quyết 36 của CS và thỉnh ý cộng đồng về những công tác sắp tới trong cuộc đấu tranh quyết liệt với CSVN.

Buổi họp diễn ra tại phòng hội của thị xã Westminster, tuy chỉ có khoảng hơn 100 người tham dự, nhưng đã khá sôi nổi với những bài báo cáo tổng kết của ông Nguyễn Chí Thiện về tờ Việt Weekly sau 22 tuần lễ bị cộng đồng lên án tẩy chay, nay “chỉ còn sinh hoạt lén lút với số phát hành còn khoảng 20% khi trước”.

Về công tác sắp tới, Liên Ủy Ban sau khi Ủy Ban Bảo Vệ và Phát Huy Chính Nghĩa của ông Lê Ngọc Diệp rút ra khỏi Liên Ủy Ban thì ủy ban vẫn tiến hành công cuộc đấu tranh và xin thỉnh ý cộng đồng về việc này. Toàn thể những người có mặt vào lúc này đã nhất loạt giơ tay biểu quyết sự tồn tại của Liên Ủy Ban để tiếp tục những cuộc tranh đấu chống CS với Nghị Quyết 36.

Vào buổi tối cùng ngày Chủ Nhật 20 tháng 1, gần 500 đồng hương đã tập trung về Trung Tâm Công Giáo giáo phận Orange theo lời mời của Hội Ðồng Liên Tôn, để “thắp nến cầu nguyện cho sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam và đòi lại tài sản cho tôn giáo và dân oan”.

Giáo Sư Phạm Cao Dương đã lược trình về chủ quyền của Việt Nam qua các thời đại trên các hải đảo này. Luật Sư Phạm Văn Phổ nói về khía cạnh pháp lý quốc tế về các hòn đảo này chứng minh rằng Việt Nam là quốc gia đã tìm ra và đã giữ hai hòn đảo này từ bao năm nay, chưa có một sự tranh chấp quốc tế nào.

Giám Mục Mai Thanh Lương, giám mục phụ tá Giáo Phận Orange, trong dịp này cho biết: “Với 40 đại diện các hội đoàn có mặt trong buổi hôm nay đã nói lên sự hiệp thông của người dân Việt trước việc bảo toàn đất nước. Giám mục kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hãy lên tiếng trước sự xâm lăng của Trung Cộng.”

Trong dịp này Dân Biểu Trần Thái Văn cũng cho biết, tuần qua ông đã liên lạc với Tổng Lãnh Sự Trung Quốc ở San Francisco bày tỏ sự phản đối và ông thấy rằng Tổng Lãnh Sự Trung Quốc cũng rất quan tâm đến những cuộc biểu tình trước cơ sở ngoại giao của ông ta. Vào tuần tới Dân Biểu Trần Thái Văn sẽ có một cuộc gặp gỡ với đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ và ông sẽ chuyển một lá thư phản đối tới Bắc Kinh.

Một điều vui vui là nghệ sĩ Việt Dzũng sau đó đã lên xin phép các vị lãnh đạo các tôn giáo để loan một tin rằng, các giới trẻ trong nước đang hẹn nhau trên các trang Web thu thập những quần áo lót, đồ dơ để qua bưu điện gửi tới các tòa đại sứ, lãnh sự của Trung Quốc ở Việt Nam vào đúng ngày Mùng Một Tết, sau khi các bạn này bị công an của CSVN ngăn chặn và bắt bớ khi tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn các hải đảo của Việt Nam. Ðồng thời Việt Dzũng cũng cho biết là vào sáng ngày Mùng Một Tết tại Nam California cũng có một chuyến xe đò “Long Thành” chở một số người đấu tranh cũng mang đồ dơ lên treo trước tòa lãnh sự của Trung Quốc ở Los Angeles để gọi là chúc Tết kẻ xâm lược.

(Nguồn: Người Việt)
 
Văn Hóa
Thương tiếc nhà văn Nguyễn Khải mà tôi thích đọc văn của ông
LM Fx. Nguyễn Hùng Oánh
12:11 22/01/2008
SAIGÒN -- Sau khi đổi tiền được một tháng (năm 1985), một ít người được mời đến gặp nhà văn Nguyễn Khải ở Giáo xứ Tân hoà, Quận Phú nhuận, Saigon. Ngươi đề xướng buổi gặp mặt nói: “Đáng lý ra buổi gặp mặt nhà văn Nguyễn Khải đã được thực hiện mấy tuần trước như đã dự định, nhưng do việc Nhà nước đổi tiền, bây giờ mới họp mặt được. Xin cám ơn Anh Nguyễn Khải, Quý Linh mục, quý vị”. Mọi người vỗ tay và chủ toạ giới thiệu khách mời.

Nhà văn Nguyện Khải
Nhà văn Nguyễn Khải bắt tay linh mục Nguyễn ngọc Lan, miệng như chúm chím cười, nói: “Tôi vẫn đọc văn của linh mục”. Mọi người đều nói: “Nhà văn đọc văn của nhà văn”. Bầu không khí vui vẻ, thân mật xuất hiện thực nhanh.

Linh mục Châu nói: “Tôi vừa mới đọc mấy tên sách của ông, như hình ông thuyên về triết lý”.

Một linh mục phàn nàn: “Nhà văn lấy tài liệu ở đâu mà nói linh mục phải quỳ, rồi đi bằng đầu gối tới dâng thư cho một Tổng Giám mục. Tôi xin cam đoan chẳng có linh mục nào làm như vậy và chẳng có Tổng Giám mục hoặc Giám mục nào chấp nhận nhận việc đó.

Giáo sư Nguyễn văn Trung tiếp: “Nếu nói quá, nói không đúng sự thật và có vẻ xúc phạm. Người ta có thể nhờ Toà án can thiệp”.

Nhà văn Nguyễn Khải làm loãng vấn đề rồi mới hướng về vấn nạn: “Cách mạng ở những giai đoạn khởi đầu, rồi trưởng thành qua nhiều giai đoạn…, Nhà văn Vũ Trọng Phụng mới 25 tuổi đã viết được những tác phẩm đáng giá... Phần quý vị phàn nàn đó tôi đã gạch bỏ trong lần tái bản nầy rồi (sau nầy Ông Năm Đông, em ruột của Cha Chính Mậu, địa phận Cần thơ, đi tập kết ra Bắc về làm việc ở thành phố HCM cho biết chính một linh mục nói với Nguyễn Khải câu truyện đó. Nếu đúng như vậy, phải phục nhà văn Nguyễn Khải yên lặng chịu trận, không nêu tên linh mục đó ra để biện hộ cho mình ).

Với nụ cười chúm chím, giọng nói dí dỏm, có khi khôi hài nhưng rất thật, nhà văn Nguyễn Khải nói: “Ở trong rừng, chúng tôi bị máy bay địch ném bom, mấy anh bộ đội Công giáo vừa chạy vừa kêu tên “Giêsu”, tôi chạy sau mấy anh đó cũng kêu “Giêsu” như họ. Bây giờ, tôi nhiều tuổi, tôi cũng suy nghĩ về tôn giáo.

Kẻ viết bài nầy phát biểu: “Nghe tiếng nhà văn Cách mạng, bây giờ có dịp may nghe nhà văn nói, xin chân thành cám ơn nhà văn. Về tôn giáo, tôi xin có ý kiến thế nầy: Phật giáo du nhập vào Việt nam gần hai ngàn năm, thấm vào da thịt người Việt, nên cụ Tú Xương làm thơ có chế diễu nhà sư, hoặc quyển tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sỹ có nói tới nhà sư hổ mang, chẳng ai phật ý hết. Bên Âu châu, Công giáo được đón nhận cả hai ngàn năm, người dân thời nay vẫn chịu ảnh hưởng Công giáo, người ta đóng kịch vai Giáo hoàng với mũi cao bất thường, cử chỉ gây cười cho khán giả, chẳng có người dân Âu châu nào phản đối, chỉ có người Công giáo Việt nam ở bên đó khó chịu vì xem là một xúc phạm. Tại Việt nam, nếu có những châm biến cá nhân người nầy người kia, chẳng ai phản đối, nhưng nếu họ là giáo dân, là linh mục thì dư luận giới Công giáo không chấp nhận được.

Nhà văn Nguyễn Khải nói: “Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ gặp tôi và hỏi tôi đang viết gì, tôi trả lời đang viết về tôn giáo.”. Cụ giơ tay nói: “Thận trọng nhé”. Tiếp theo nhà văn kể những truyện vui trong kháng chiến.

Từ đó, tôi hay đọc những bài báo của Nguyễn Khải, ông hướng về Cái Thiện, Cái Thật, Cái Đẹp. Có bài báo ông ước muốn đáp ứng nhu cầu của thời đại bằng tác phẩm lớn. Ông nói muốn có tác phẩm như vậy phải đầu tư sức lực, thời gian và về phía nhà nước phải chi cho nhà văn sống để viết, không bận tâm đến việc kiếm sống. Tôi nghĩ rằng ông đã có những tác phẩm lớn. Một số linh mục trong đó có tôi đã đọc tác phẩm của ông. Cám ơn ông đã cho biết những chuyện đã xảy ra nơi nây nơi kia, nhưng chỉ có tính cục bộ ở nơi đó, không phổ biến. Bằng chứng cụ thể, ông tới Giáo xứ Tân hoà gặp một số anh em linh mục, mấy nhà trí thức Công giáo tiếp đón ông và ông thấy được không có những chuyện ông đã đưa vào tác phẩm của ông.

Ông đã viết bài “Trôi theo tự nhiên” đăng trên tạp chí “Nhà văn” trong đó có câ: “Tội nghiệp cho những thằng viết văn, làm báo! Viết dối thì dân chưởi, viết thật thì quan đe, viết thế nào cho được lòng cả hai phía nhỉ” (xem bài Ông từng là thần tượng của tôi, của Hoài Anh, báo Pháp luật TP HCM số 017 (1534) ngày 17-10-2008, trang 9).

Được tin ông từ trần, tôi đã kêu tên Đức Giêsu, cầu nguyện cho ông. Cũng nên biết ông sinh năm 1930 ở Nam định, nhà văn trong quân đội miền Bắc với quân hàm Đại tá, đã nhận được giải thưởng Hội nhà văn Việt nam năm 1982, giải thưởng Văn học nghệ thuật HCM năm 2000, bị bệnh tim, phải giải phẫu tim, sau một tháng bị nhiễm trùng ở ổ bụng, vào bệnh viện 115, bị hôn mê và từ trần lúc 19 giờ 25 ngày 15-01-2008. Xin kính chào từ biệt ông.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bài Hát Cho Em - Song For You
Nguyễn Đức Cung
11:21 22/01/2008

BÀI HÁT CHO EM – SONG FOR YOU



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người

Để rồi lãng quên.

Bài hát tìm trong khói thuốc từng giờ bình yên..

Còn lại trong tôi, còn lại trong em

Chỉ là lung linh giọt nắng bên thềm..

(Trích ca khúc Giọt Nắng Bên Thềm của Thanh Tùng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News