Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:18 23/01/2012
BIA BẮN TÊN GIÚP TRẬN
Quân lính hai bên giao chiến, một võ tướng khi tận mắt nhìn thấy mình sắp bại dưới địch quân, thì đột nhiên có một thần binh lạng người đến giúp ông ta đánh bại tên địch quân ấy, viên võ tướng quỳ xuống cám ơn thần binh, và hỏi tên của thần binh là gì, thần binh nói:
- “Tên ta là bia bắn tên”.
Võ tướng nói:
- “Tiểu tướng có công lao gì mà dám phiền thần giá lâm cứu mạng chứ ?”
Bia bắn tên nói:
- “Chẳng có chuyện gì khác đâu, chẳng qua chỉ là vì mỗi lần khi ngươi đến thao trường để luyện tập bắn cung, thì từ đó đến nay ngươi đều bắn không trúng ta một mũi tên nào cả”.
Suy tư:
Người ta nói: “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” thật đúng trăm phần trăm. Viên vỏ tướng đến thao trường luyện bắn cung tên mà chưa hề bắn trúng một mũi tên nào vào cái bia bắn tên, thì bị bại dưới tay địch quân cũng phải thôi.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, cuộc sống là một thao trường để cho người Ki-tô hữu tập luyện tập tu đức của mình, nếu không chuyên cần tập luyện, nếu không sáng suốt nhận ra những bài học trong cuộc sống và xin ở trợ giúp, thì không thể nào chiến thắng ma quỷ được. Tại sao có những người “tu đức thâm hậu””mà vẫn còn bị sa ngã, bị thua trận ? Thưa, bởi vì họ ỷ y vào tài nghệ của mình, bởi vì họ mổi lần thua trận là mỗi lần họ tự trách mình mà không cậy nhờ ơn Chúa giúp, cho nên họ thua trận cách thảm bại.
Cầu nguyện là phương thế hữu hiệu nhất để chúng ta nhận rõ khuyết điểm của mình, cầu nguyện cũng là cách thế độc đáo nhất để chúng ta chiến thắng ma quỷ và các cơn cám dỗ. Nếu không cầu nguyện thì chúng ta chỉ có thua trận mà thôi, dù cho chúng ta có kinh nghiệm đầy mình, bởi vì ma quỷ rất gian xảo, nó có thể dùng kinh nghiệm của mình để hạ gục mình.
Thế gian là một thao trường, ai chuyên cần luyện tập thì là kẻ chiến thắng trên chiến trường.
Ai hiểu thì hiểu.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Quân lính hai bên giao chiến, một võ tướng khi tận mắt nhìn thấy mình sắp bại dưới địch quân, thì đột nhiên có một thần binh lạng người đến giúp ông ta đánh bại tên địch quân ấy, viên võ tướng quỳ xuống cám ơn thần binh, và hỏi tên của thần binh là gì, thần binh nói:
- “Tên ta là bia bắn tên”.
Võ tướng nói:
- “Tiểu tướng có công lao gì mà dám phiền thần giá lâm cứu mạng chứ ?”
Bia bắn tên nói:
- “Chẳng có chuyện gì khác đâu, chẳng qua chỉ là vì mỗi lần khi ngươi đến thao trường để luyện tập bắn cung, thì từ đó đến nay ngươi đều bắn không trúng ta một mũi tên nào cả”.
Suy tư:
Người ta nói: “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” thật đúng trăm phần trăm. Viên vỏ tướng đến thao trường luyện bắn cung tên mà chưa hề bắn trúng một mũi tên nào vào cái bia bắn tên, thì bị bại dưới tay địch quân cũng phải thôi.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, cuộc sống là một thao trường để cho người Ki-tô hữu tập luyện tập tu đức của mình, nếu không chuyên cần tập luyện, nếu không sáng suốt nhận ra những bài học trong cuộc sống và xin ở trợ giúp, thì không thể nào chiến thắng ma quỷ được. Tại sao có những người “tu đức thâm hậu””mà vẫn còn bị sa ngã, bị thua trận ? Thưa, bởi vì họ ỷ y vào tài nghệ của mình, bởi vì họ mổi lần thua trận là mỗi lần họ tự trách mình mà không cậy nhờ ơn Chúa giúp, cho nên họ thua trận cách thảm bại.
Cầu nguyện là phương thế hữu hiệu nhất để chúng ta nhận rõ khuyết điểm của mình, cầu nguyện cũng là cách thế độc đáo nhất để chúng ta chiến thắng ma quỷ và các cơn cám dỗ. Nếu không cầu nguyện thì chúng ta chỉ có thua trận mà thôi, dù cho chúng ta có kinh nghiệm đầy mình, bởi vì ma quỷ rất gian xảo, nó có thể dùng kinh nghiệm của mình để hạ gục mình.
Thế gian là một thao trường, ai chuyên cần luyện tập thì là kẻ chiến thắng trên chiến trường.
Ai hiểu thì hiểu.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:21 23/01/2012
N2T |
11. Lửa trong hỏa ngục đốt gì: không phải tội của con sao, con càng buông thả mình theo dục tình thì lửa trong hỏa ngục càng lớn, hình phạt càng nặng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Nhật ký 3 ngày Tết ở xứ truyền giáo Taiwan
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:25 23/01/2012
NHẬT KÝ BA NGÀY TẾT DÂN TỘC
CỦA MỘT LINH MỤC TRUYỀN GIÁO TẠI TAIWAN
Ngày 30 tết.
Năm nay ngày cuối năm Tân Mão nhằm ngày chúa nhật, giáo xứ mình có 2 thánh lễ vào buổi sáng, lễ 7 giờ và lễ 9 giờ, nhưng cả hai thánh lễ đều ít giáo dân hơn các tuần lễ khác, lý do có nhiều, nhưng có lẽ lý do lớn nhất là giáo dân có một số gia đình sắp xếp đi du lịch, hoặc có một số về quê ăn tết, và một lý do khác là mọi người bận đi sắm đồ tết, bởi vì dù là một đảo quốc tiên tiến, văn minh, nhưng Tết truyền thống thì họ không thể tổ chức qua loa được, mà rất truyền thống dân tộc.
Thánh lễ 7 giờ sáng kết thúc, có một vài giáo dân hỏi mình: “Tết cha đi đâu ?”. mình cười trả lời: “Đi lui đi tới trong nhà thờ”. (nhà thờ ở tầng trệt, văn phòng cha sở ở lầu 2 và lầu 3 là chỗ nghỉ của cha sở), nghe mình trả lời họ cười ha ha thật lớn. Lại có giáo dân hỏi: “Mồng 2 tết cha có đi đâu không ?” Mình hỏi lại: “Có chuyện gì không ? ”, họ nói: “Mời cha đến nhà ăn cơm...” Mình nói cám ơn, và từ chối vì mình không hề đến nhà giáo giáo dân ăn cơm, vì như thế sẽ thành một thói quen không tốt đẹp cho sau này.
Lễ 9 giờ thì giáo dân đông hơn lễ 7 giờ, lễ xong giáo dân vội vàng trở về nhà để chuẩn bị cho ngày tết, ai cũng vội vả chuẩn bị tết.
Trong nhà thờ vắng lặng, ngoài trời thì mưa và gió lạnh, như lùa vào tâm hồn của mình một nỗi buồn nhớ Tết ở Sài Gòn, giáo dân ai có nhà nấy, người Taiwan rất coi trọng các tục lệ của ngày Tết, nhất là ngày 30 tết, chỉ còn buổi chiều nữa thôi, tối 30 tết, nhà nhà quây quần bên bàn ăn đoàn viên, đó là phong tục tập quán rất tốt đẹp của họ. Con cái dù đi làm ở đâu cũng trở về nhà cha mẹ để ăn cơm tối 30 tết. Ở Taiwan gần đây có những dịch vụ “tiệc đoàn viên”, gia đình nào “làm biếng” nấu ăn thì đặt nhờ họ nấu, và cả nhà đến ăn, ăn xong rồi về, khỏi lo lắng rửa chén bát mất thời gian.
Buổi chiều, mình “đi tới đi lui” trong nhà thờ vắng lặng, nhìn mấy phong bì đỏ treo lên nhánh cây anh đào trên cung thánh, để ngày mai lễ Minh Niên giáo dân hái lộc Lời Chúa, mà lòng càng thêm nhớ nhà, và cảm thấy đời linh mục vừa là cao quý vừa rất cô đơn, nhất là trong những dịp tết, giáng sinh...
Trời hơi lạnh, nhưng mình vẫn cứ đi vào chợ coi người ta mua bán trong ngày cuối năm, đó là thói quen của mình trong những ngày giáp tết, đi coi người ta bán hàng tết, ở đây tết cũng như ở Việt Nam, nên những đồ bán trong chợ tết đều na ná giống như ở Việt Nam, nên càng làm cho mình nhớ nhà hơn. Ngoài đường xe cộ ít đi một chút, phần vì gần giờ cơm đoàn tụ gia đình, phần vì người ta ở nhà lo dọn đẹp đón giáo thừa, cho nên đường xá vắng xe hơn mọi ngày.
Tối nay các chương trình trên truyền hình đều có chủ đề “mừng xuân”, mình coi và cười một mình, ngoài đường lác đác vài tiếng pháo nổ, tiếng xe gầm rú có lẽ tăng ga để về cho kịp giờ cơm tối.
Nhà nhà vui vẻ đón tết, làm linh mục truyền giáo ở một đất nước mà các lễ tiết đều giống ở Việt Nam làm cho mình nhớ nhà, và cảm thấy cô đơn trong những ngày tết, rồi lim dim đi vào giấc ngủ...
Mồng Một Tết
Mình thức giấc thì giao thừa đã qua và năm mới đã đến, nhìn đồng hồ thì mới 4.15 giờ sáng. Sáng nay 8.30 giờ mình phải dâng lễ cho nhà thờ họ lẽ bằng tiếng Phúc Kiến, và 10 giờ thì dâng lễ cho giáo xứ chính bằng tiếng quan thoại phổ thông.
Lái xe jeep đến nhà thờ trên núi, trên đường đi mà cứ cầu nguyện xin Chúa đừng cho kẹt xe, bởi vì còn phải về làm lễ ở nhà thờ giáo xứ nữa, may mà trời mưa cho nên ít xe trên đường. Đến nhà thờ thì cổng lớn đã mở, và có một vài giáo dân đang cắm hoa trang trí bàn thờ, treo thêm một vài câu đối tết trước cổng nhà thờ, không khí tết như chưa ngủ dậy, bởi vì có lẽ đêm qua đón giao thừa nên ngủ trể chăng ?
Các cụ già giáo dân thấy mình vào nhà thờ thì cười nói: “Chúc mừng năm mới”, có mấy cụ nhét vào tay mình bao lì xì, mình cũng chúc lại và nhìn quanh nhà thờ, có ít người đi lễ đầu năm.
Trong thánh lễ mình dùng cả hai tiếng Phúc Kiến và quan thoại, bởi vì có trẻ em đến dự lễ, mà trẻ em thì không hiểu tiếng Phúc Kiến như các ông bà cha mẹ của chúng nó. Trong bài giảng mình có nhắc bà con trong mấy ngày tết nhớ đừng uống rượu đến say, đừng đánh bài bạc, nhưng nhớ đi thăm nhau trong mấy ngày tết, đem yêu thương của Chúa cho mọi người.
Thánh lễ xong mình vội vã lái xe về nhà thờ chính để kịp dâng lễ đầu năm cho bà con giáo dân của mình, vừa đậu xe thì còn mười lăm phút nữa là thánh lễ bắt đầu. Hôm nay có một cha già phụ trách tờ báo Hòa Bình đến xin đồng tế để quảng cáo loại sách suy niệm Lời Chúa bỏ túi của ngài.
Ở Taiwan giáo dân không có tục lệ hái lộc thánh như ở Việt Nam, chỉ có nhà thờ nào có linh mục từ Việt Nam sang truyền giáo mới có “hái lộc thánh” đầu năm như ở các nhà thờ Việt Nam, sau này có một vài linh mục người Việt (quốc tịch Mỹ, Canada, Pháp, Úc.v.v...) cũng bắt chước như thế nên trong nhà thờ ngày lễ Minh Niên nhộn nhịp vui vẻ và có ý nghĩa hơn khi hái lộc thánh.
Cha khách đồng tế (người Taiwan) rất thích loại “hái lộc thánh” này, vì ngài luôn quảng bá chương trình Lời Chúa, cho nên ngài cũng sắp hàng lên hái một cái lộc thánh. Ngài xin phép nói vài câu sau thánh lễ và ngài đọc cho mọi người trong nhà thờ nghe, ngài cũng mời một vài giáo dân đọc lên câu lộc thánh của mình cho mọi người nghe. Mọi người rất vui vẻ khi cầm “hồng bao” trên tay, vì trong đó có câu Lời Chúa để ghi nhớ và sống trong năm.
Sau phần “hái lộc thánh” thì đến phần “tế tổ tiên”, đây là phần quan trọng thứ hai sau thánh lễ Minh Niên, mọi năm nhất định phải làm, vì đây là vừa là phong tục vừa là bày tỏ đạo hiếu của giáo dân trong ngày đầu năm. Phần tế tổ gồm đọc bài trích trong sách Huấn Ca, sau đó mình nói lên ý nghĩa của bài đọc, rồi đến dâng hương, dâng hoa, dâng rượu và quả, rồi kết thúc. Sau phần tế Tổ Tiên là phần chia sẻ ngắn gọn của cha khách về việc đọc Lời Chúa và sự lợi ích của việc tham dự thánh lễ hằng ngày.
Lễ xong thì mọi người chúc nhau “chúc mừng năm mới”, hoặc “năm mới vui vẻ”.v.v...sau đó có người cầm một cái khay lớn trong đó có nhiều kẹo bánh, để mỗi người ăn một cái “lấy hên” đầu năm...
Ai nấy về nhà, nhà thờ lại vắng lặng chỉ có mình với Chúa, ai ai cũng về nhà hoặc đi chúc tết nhau trong ngày đầu năm mới, chỉ có mình lủi thủi một mình trong nhà thờ “đi lui đi tới” sửa lại hàng ghế không ngay ngắn, lượm tờ giấy hay chỉnh đốn lại những quyển sách lễ mà giáo dân bỏ không đúng chỗ của nó.
Ngày mồng một tết ở Việt Nam khác với xứ truyền giáo Taiwan, người ta không có thói quen lễ xong là các đoàn thể đến chúc tết cha sở, cho nên mình ngồi nhà coi truyền hình, hoặc đọc sách, hoặc viết bài soạn bài. Tết đối với mình cũng như các ngày chúa nhật, cũng một mình trong nhà, không ai tới thăm vì giáo dân có gia đình của họ, thỉnh thoảng có vài giáo dân gọi phone tới chúc tết. Suốt cả buổi chiều mồng một tết, vì trời mưa và lạnh, nên mình càng cảm thấy Tết là dịp cho mình nghỉ ngơi, không ai làm phiền, không ai quấy rầy, chẳng khác gì một ngày tĩnh tâm.
Đúng vậy, ngày Mồng Một Tết ở xứ truyền giáo Taiwan là ngày tĩnh tâm của mình, bởi vì khi giáo dân mãi lo vui chơi với gia đình, thì nhất định họ sẽ không làm phiền cha sở, nhất là trong những ngày Tết.
(còn tiếp)
Tết năm Nhâm Thìn 2012
CỦA MỘT LINH MỤC TRUYỀN GIÁO TẠI TAIWAN
Ngày 30 tết.
Năm nay ngày cuối năm Tân Mão nhằm ngày chúa nhật, giáo xứ mình có 2 thánh lễ vào buổi sáng, lễ 7 giờ và lễ 9 giờ, nhưng cả hai thánh lễ đều ít giáo dân hơn các tuần lễ khác, lý do có nhiều, nhưng có lẽ lý do lớn nhất là giáo dân có một số gia đình sắp xếp đi du lịch, hoặc có một số về quê ăn tết, và một lý do khác là mọi người bận đi sắm đồ tết, bởi vì dù là một đảo quốc tiên tiến, văn minh, nhưng Tết truyền thống thì họ không thể tổ chức qua loa được, mà rất truyền thống dân tộc.
Thánh lễ 7 giờ sáng kết thúc, có một vài giáo dân hỏi mình: “Tết cha đi đâu ?”. mình cười trả lời: “Đi lui đi tới trong nhà thờ”. (nhà thờ ở tầng trệt, văn phòng cha sở ở lầu 2 và lầu 3 là chỗ nghỉ của cha sở), nghe mình trả lời họ cười ha ha thật lớn. Lại có giáo dân hỏi: “Mồng 2 tết cha có đi đâu không ?” Mình hỏi lại: “Có chuyện gì không ? ”, họ nói: “Mời cha đến nhà ăn cơm...” Mình nói cám ơn, và từ chối vì mình không hề đến nhà giáo giáo dân ăn cơm, vì như thế sẽ thành một thói quen không tốt đẹp cho sau này.
Lễ 9 giờ thì giáo dân đông hơn lễ 7 giờ, lễ xong giáo dân vội vàng trở về nhà để chuẩn bị cho ngày tết, ai cũng vội vả chuẩn bị tết.
Trong nhà thờ vắng lặng, ngoài trời thì mưa và gió lạnh, như lùa vào tâm hồn của mình một nỗi buồn nhớ Tết ở Sài Gòn, giáo dân ai có nhà nấy, người Taiwan rất coi trọng các tục lệ của ngày Tết, nhất là ngày 30 tết, chỉ còn buổi chiều nữa thôi, tối 30 tết, nhà nhà quây quần bên bàn ăn đoàn viên, đó là phong tục tập quán rất tốt đẹp của họ. Con cái dù đi làm ở đâu cũng trở về nhà cha mẹ để ăn cơm tối 30 tết. Ở Taiwan gần đây có những dịch vụ “tiệc đoàn viên”, gia đình nào “làm biếng” nấu ăn thì đặt nhờ họ nấu, và cả nhà đến ăn, ăn xong rồi về, khỏi lo lắng rửa chén bát mất thời gian.
Buổi chiều, mình “đi tới đi lui” trong nhà thờ vắng lặng, nhìn mấy phong bì đỏ treo lên nhánh cây anh đào trên cung thánh, để ngày mai lễ Minh Niên giáo dân hái lộc Lời Chúa, mà lòng càng thêm nhớ nhà, và cảm thấy đời linh mục vừa là cao quý vừa rất cô đơn, nhất là trong những dịp tết, giáng sinh...
Trời hơi lạnh, nhưng mình vẫn cứ đi vào chợ coi người ta mua bán trong ngày cuối năm, đó là thói quen của mình trong những ngày giáp tết, đi coi người ta bán hàng tết, ở đây tết cũng như ở Việt Nam, nên những đồ bán trong chợ tết đều na ná giống như ở Việt Nam, nên càng làm cho mình nhớ nhà hơn. Ngoài đường xe cộ ít đi một chút, phần vì gần giờ cơm đoàn tụ gia đình, phần vì người ta ở nhà lo dọn đẹp đón giáo thừa, cho nên đường xá vắng xe hơn mọi ngày.
Tối nay các chương trình trên truyền hình đều có chủ đề “mừng xuân”, mình coi và cười một mình, ngoài đường lác đác vài tiếng pháo nổ, tiếng xe gầm rú có lẽ tăng ga để về cho kịp giờ cơm tối.
Nhà nhà vui vẻ đón tết, làm linh mục truyền giáo ở một đất nước mà các lễ tiết đều giống ở Việt Nam làm cho mình nhớ nhà, và cảm thấy cô đơn trong những ngày tết, rồi lim dim đi vào giấc ngủ...
Mồng Một Tết
Mình thức giấc thì giao thừa đã qua và năm mới đã đến, nhìn đồng hồ thì mới 4.15 giờ sáng. Sáng nay 8.30 giờ mình phải dâng lễ cho nhà thờ họ lẽ bằng tiếng Phúc Kiến, và 10 giờ thì dâng lễ cho giáo xứ chính bằng tiếng quan thoại phổ thông.
Lái xe jeep đến nhà thờ trên núi, trên đường đi mà cứ cầu nguyện xin Chúa đừng cho kẹt xe, bởi vì còn phải về làm lễ ở nhà thờ giáo xứ nữa, may mà trời mưa cho nên ít xe trên đường. Đến nhà thờ thì cổng lớn đã mở, và có một vài giáo dân đang cắm hoa trang trí bàn thờ, treo thêm một vài câu đối tết trước cổng nhà thờ, không khí tết như chưa ngủ dậy, bởi vì có lẽ đêm qua đón giao thừa nên ngủ trể chăng ?
Các cụ già giáo dân thấy mình vào nhà thờ thì cười nói: “Chúc mừng năm mới”, có mấy cụ nhét vào tay mình bao lì xì, mình cũng chúc lại và nhìn quanh nhà thờ, có ít người đi lễ đầu năm.
Trong thánh lễ mình dùng cả hai tiếng Phúc Kiến và quan thoại, bởi vì có trẻ em đến dự lễ, mà trẻ em thì không hiểu tiếng Phúc Kiến như các ông bà cha mẹ của chúng nó. Trong bài giảng mình có nhắc bà con trong mấy ngày tết nhớ đừng uống rượu đến say, đừng đánh bài bạc, nhưng nhớ đi thăm nhau trong mấy ngày tết, đem yêu thương của Chúa cho mọi người.
Thánh lễ xong mình vội vã lái xe về nhà thờ chính để kịp dâng lễ đầu năm cho bà con giáo dân của mình, vừa đậu xe thì còn mười lăm phút nữa là thánh lễ bắt đầu. Hôm nay có một cha già phụ trách tờ báo Hòa Bình đến xin đồng tế để quảng cáo loại sách suy niệm Lời Chúa bỏ túi của ngài.
Ở Taiwan giáo dân không có tục lệ hái lộc thánh như ở Việt Nam, chỉ có nhà thờ nào có linh mục từ Việt Nam sang truyền giáo mới có “hái lộc thánh” đầu năm như ở các nhà thờ Việt Nam, sau này có một vài linh mục người Việt (quốc tịch Mỹ, Canada, Pháp, Úc.v.v...) cũng bắt chước như thế nên trong nhà thờ ngày lễ Minh Niên nhộn nhịp vui vẻ và có ý nghĩa hơn khi hái lộc thánh.
Cha khách đồng tế (người Taiwan) rất thích loại “hái lộc thánh” này, vì ngài luôn quảng bá chương trình Lời Chúa, cho nên ngài cũng sắp hàng lên hái một cái lộc thánh. Ngài xin phép nói vài câu sau thánh lễ và ngài đọc cho mọi người trong nhà thờ nghe, ngài cũng mời một vài giáo dân đọc lên câu lộc thánh của mình cho mọi người nghe. Mọi người rất vui vẻ khi cầm “hồng bao” trên tay, vì trong đó có câu Lời Chúa để ghi nhớ và sống trong năm.
Sau phần “hái lộc thánh” thì đến phần “tế tổ tiên”, đây là phần quan trọng thứ hai sau thánh lễ Minh Niên, mọi năm nhất định phải làm, vì đây là vừa là phong tục vừa là bày tỏ đạo hiếu của giáo dân trong ngày đầu năm. Phần tế tổ gồm đọc bài trích trong sách Huấn Ca, sau đó mình nói lên ý nghĩa của bài đọc, rồi đến dâng hương, dâng hoa, dâng rượu và quả, rồi kết thúc. Sau phần tế Tổ Tiên là phần chia sẻ ngắn gọn của cha khách về việc đọc Lời Chúa và sự lợi ích của việc tham dự thánh lễ hằng ngày.
Lễ xong thì mọi người chúc nhau “chúc mừng năm mới”, hoặc “năm mới vui vẻ”.v.v...sau đó có người cầm một cái khay lớn trong đó có nhiều kẹo bánh, để mỗi người ăn một cái “lấy hên” đầu năm...
Ai nấy về nhà, nhà thờ lại vắng lặng chỉ có mình với Chúa, ai ai cũng về nhà hoặc đi chúc tết nhau trong ngày đầu năm mới, chỉ có mình lủi thủi một mình trong nhà thờ “đi lui đi tới” sửa lại hàng ghế không ngay ngắn, lượm tờ giấy hay chỉnh đốn lại những quyển sách lễ mà giáo dân bỏ không đúng chỗ của nó.
Ngày mồng một tết ở Việt Nam khác với xứ truyền giáo Taiwan, người ta không có thói quen lễ xong là các đoàn thể đến chúc tết cha sở, cho nên mình ngồi nhà coi truyền hình, hoặc đọc sách, hoặc viết bài soạn bài. Tết đối với mình cũng như các ngày chúa nhật, cũng một mình trong nhà, không ai tới thăm vì giáo dân có gia đình của họ, thỉnh thoảng có vài giáo dân gọi phone tới chúc tết. Suốt cả buổi chiều mồng một tết, vì trời mưa và lạnh, nên mình càng cảm thấy Tết là dịp cho mình nghỉ ngơi, không ai làm phiền, không ai quấy rầy, chẳng khác gì một ngày tĩnh tâm.
Đúng vậy, ngày Mồng Một Tết ở xứ truyền giáo Taiwan là ngày tĩnh tâm của mình, bởi vì khi giáo dân mãi lo vui chơi với gia đình, thì nhất định họ sẽ không làm phiền cha sở, nhất là trong những ngày Tết.
(còn tiếp)
Tết năm Nhâm Thìn 2012
Thảo kính Cha Mẹ làm đẹp lòng Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:42 23/01/2012
Ngày Tết Việt Nam luôn có một ý nghĩa gia đình rất sâu đậm. Dù đi đâu xa người ta vẫn cố gắng về quê ăn Tết. Ngày xuân gia đình đoàn tụ, con cái chúc tuổi cha mẹ, học trò chúc tuổi thầy cô, kẻ dưới chúc tuổi người trên, bà con bạn bè thăm viếng nhau. Ngày Tết mọi người được liên kết trong niềm vui yêu thương chia sẽ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Nhiều giáo xứ tổ chức Thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho những người thân yêu đã an nghĩ. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình.
Người Việt Nam rất trọng lễ giáo,coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự,với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người.Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi,xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được.Linh mục F. Buzomi,dòng Tên,nhà truyền giáo đã đặt chân lên đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615,có nhận xét chí lý: “Nhờ Khổng giáo,xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao,người dân Việt nam có những đức tính,phong tục rất đáng khâm phục,nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo”( Nguyễn Hồng “Lịch sử truyền giáo ở Việt nam”, Sài gòn 1959, tr.55).
Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ.Lúc ông bà cha mẹ còn sống,con cháu phải kính mến, phụng dưỡng các ngài thì lòng phải vui,vâng lời chiều ý các ngài,ăn ở sao cho các ngài hài lòng.Khi các ngài qua đời,lo an táng tử tế,con cháu thờ kính,giỗ chạp hàng năm. Khi tam giáo (Phật, Khổng, Lão) chưa du nhập Việt Nam thì người Việt đã biết kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em và hầu như mọi gia đình đều lập bài vị ông bà, cha mẹ để thờ cúng. Những ngày giỗ kị thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (những người đã khuất) về hưởng. Nhà nghèo nhất cũng có chén cơm trắng với quả trứng luộc dâng lên với tất cả lòng thành. Tuy người đã khuất không hưởng được, nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa con cái để sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy. Người Việt vốn hiền hoà, tình cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp tình người. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu tình trọng nghĩa.
Mỗi người Việt Nam đều có một đạo rất gần gũi,đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.Trong mỗi gia đình người Việt,dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên.Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu.Những ngày đầu tháng,ngày rằm,ngày tết,gia đình làm mâm cơm cúng ông bà.Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu kính biết ơn.Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái,hoặc con cái thi cử đổ đạt…cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài,bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám.(x.Gia đình Việt Nam,mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, Thời sự thần học số 32 tháng 06/03).
Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt Nam. Hiếu là gốc của đức.Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống,thờ phượng cha mẹ lúc qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh,bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.
Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người.Dân tộc Việt Nam từ Nam chí Bắc dù ai theo tín ngưỡng nào,dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội,nước có nguồn” đều coi trọng gia lễ.
Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy :
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.
Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu.
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Biết ơn là sống tâm tình tri ân tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ đã hy sinh cả đời mưa nắng cho con. Cha mẹ đã sống vì hạnh phúc của con. Lòng hiếu thảo hơn mọi lễ vật mà con cái dâng cho cha mẹ.
Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành,ơn chín chữ,đức cù lao,ơn võng cực biển trời “Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực”. Cha mẹ sinh ra ta,nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm,nuôi dưỡng bú mớm,bồi bổ cho lớn khôn,dạy ta điều hay lẽ phải,dõi theo mỗi bước đường đời của ta,tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy,che chở bảo vệ con.Ơn đức cha mẹ như trời biển “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt Nam.Người Việt yêu chuộng những gì là tình,là nghĩa,coi tình nghĩa hơn lý sự “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”;chấp nhận “bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “dĩ hoà vi quý”, độ lượng “chín bỏ làm mười”;quý trọng con người,không tôn thờ của cải “người là vàng,của là ngãi;người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nhà “tứ hải giai huynh đệ”;đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi,ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.
Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Người Việt quan niệm “một mẹ già bằng ba hàng dậu”. Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng,ở nhà chăm nom giữ cháu.Bầu khí gia đình luôn ấm cúng. Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà,câu chuyện cổ tích của ông.Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất,cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà,con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ,tối lửa tắt đèn có nhau.Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ….đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương,Đỗ Trung Quân). Dù đi học xa,đi làm xa,đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm,ngày đầu năm.Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy,dâng quà lễ mừng thọ.
Gia đình Việt Nam là môi trường đào tạo con người toàn diện,tỉ mỉ và hiệu lực nhất.Dưới mái trường này,con người được đào tạo cả về kiến thức,tâm hồn,tư duy,nhân cách,lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức,giúp phát triển cái tài,nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.
Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người,mọi sinh hoạt gia đình.Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.
Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của lòng hiếu thảo.
Sách Giảng Viên dạy: “Thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”.
Sách Huấn ca dạy : “Hỡi các con hãy nghe cha đây.Hãy xử sự sao để được độ sinh.Vì Chúa đặt vinh quang cha trên con cái,quyền lợi mẹ, Ngài củng cố nơi đàn con.
Kẻ tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm và trọng kính mẹ khác gì tích trữ kho tàng.Kẻ tôn kính cha sẽ hoan lạc nơi con cái, khi khẩn nguyện, sẽ được nhậm lời.Kẻ tôn vinh cha sẽ được trường thọ, người an ủi mẹ sẽ được công nơi Chúa.Kẻ kính sợ Chúa sẽ tôn kính cha,nó sẽ phục vụ các bậc sinh thành như chủ của mình.
Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, ngõ hầu mọi phúc lành đổ xuống trên con, vì chúc lành của cha làm cho rễ chắc, còn chúc dữ của mẹ thì nhổ cả cây.
Con đừng vênh vang về việc cha con bị nhục,vì vẻ vang gì cho con, cái nhục của cha con!
Quả thế, người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính, và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh bỉ.
Con ơi! Hãy săn sóc cha con lúc tuổi già. Sinh thời người, chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.Vì lòng hiếu thảo đối với cha sẽ không bị quên lãng, nó sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan, như sương muối biến ta lúc đẹp trời.Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, Kẻ khinh rể mẹ, chọc giận Đấng tạo thành ra nó”. (Hc 3,1-16)
Thiên Chúa muốn con cái phải hết lòng tôn kính và thảo hiếu, đặc biệt nhấn mạnh đến công ơn sinh thành của người mẹ: “Hết lòng tôn trọng cha con;Và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ.Hãy nhớ rằng nhờ họ, con đã sinh ra; Làm sao con báo đền được điều họ cho con?” (Hc 7,27-28)
Sách Tôbia cũng dạy rằng :“Hãy thảo kính mẹ con. Đừng bỏ người ngày nào trong suốt đời người. Con hãy ăn ở đẹp lòng người và đừng làm điều chi phiền lòng người cả. Hỡi con, con hãy nhớ là người đã phải trải qua bao nỗi gian lao hiểm nguy vì con khi con còn trong lòng dạ người.” (Tob 4,3-4).
Thánh Phaolô khẳng định, hiếu thảo là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Con cái hãy vâng phục cha mẹ trong mọi sự, vì là điều đẹp lòng Thiên Chúa” (Col 3,20).
Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha,yêu mến Cha,vâng ý Cha,luôn làm đẹp lòng Cha. Là Ngôi Hai Thiên Chúa và với thân phận con người, trong vai trò làm con, Ngài đã thực hành đạo hiếu qua đời sống vâng phục cha mẹ của mình. Thánh Kinh ghi lại rằng sau khi hoàn tất công việc của Thiên Chúa tại đền thờ Giêrusalem: “Ngài theo ông bà trở về Nazareth, và vâng phục các ngài” (Lc 2,51).
Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu.Hiếu với cha mẹ,đấng bậc sinh thành dưỡng dục.Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người,Đấng sáng tạo muôn loài,dựng nên con người giống hình ảnh Người.Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu.Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài,con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo.Đối với tha nhân,Đạo Chúa dạy phải sống hiếu,phải thể hiện hiếu.Điều răn trọng nhất “kính Chúa,yêu người” là điều răn của Đạo Hiếu.Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa.Hiếu với Chúa,hiếu với tha nhân,đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ.Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa,xứng đáng làm con cái của Người.Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con,giữ nề nếp gia phong lễ nghĩa,làm vinh dự cho gia đình,gia tộc. Nếu một người con không thảo kính cha mẹ, người đó không phải là một Kitô hữu đúng nghĩa. Bởi lẽ, người ấy đã không giữ luật Thiên Chúa. Giới luật Thứ Tư,còn được gọi là giới răn hiếu thảo: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ.”. Mỗi Kitô hữu đều biết, hiểu, và thực hành giới răn này.
Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt Nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.Đạo Hiếu là một điểm tựa,một bước đi khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng,gần gũi,một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa.Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá.Đối với môi trường gia đình Việt Nam,đó chính là “minh minh đức”,làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Tin mừng chính là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo, Tin mừng là ánh sáng các dân tộc (LG), là ánh sáng trần gian (Ga 8,12). Tin mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau. Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.
Đạo Chúa dạy, có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo;dạy yêu thương nhau “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”;dạy sống chan hoà,bình dị “anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”,dạy yêu quý sự sống “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”.Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt Nam,mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt,chiều kích cứu độ. (Quốc Văn,OP).
Tinh thần hiếu hoà,lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc.Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy làm xanh lên chồi lộc sự sống tình yêu rồi kết thành hoa trái tốt lành cho con người và cuộc đời.
Dưới ánh sáng đức tin, Đạo Hiếu không chỉ là một hành động luân lý, đạo đức xã hội mà còn là một giới luật được Thiên Chúa truyền dạy, một giới răn chỉ đứng sau ba giới răn dành riêng cho Thiên Chúa. Người Công Giáo thảo hiếu, kính trọng cha mẹ không chỉ theo ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, tâm lý, mà còn đặt trên niềm tin tôn giáo. Thảo kính cha mẹ là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Lạy Chúa là Cha rất nhân từ,Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo.
Hôm nay nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn.
Chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con,và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Amen (Lời nguyện nhập lễ, Mồng Hai Tết).
Lễ Gia Tiên - Mồng Hai Tết Nhâm Thìn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:47 23/01/2012
GIÁO XỨ KIM NGỌC
CHUẨN BỊ:
* Một bàn thờ Tổ Tiên, một trống đại, một chiêng.
* Lễ vật: trầu - rượu, bánh – trái, hương – hoa, bánh - rượu.
* Nhân sự:
- Giới thiệu viên ( đứng trên gác đàn để quan sát)
- Nghi lễ viên (lễ sinh) áo thụng khăn đóng 01 người
- Giúp lễ (thiếu nhi) áo thụng khăn đóng 02 người
- Chủ sự (người đọc văn tế) áo thụng khăn đóng 01 người
- Dâng lễ vật (thiếu nhi: nữ áo dài, nam áo thụng khăn đóng) 04 đôi
- 12 người từ cuối nhà thờ tiến lên đứng hàng ngang ở bậc cấp cung thánh.
(Lễ nghi cử hành sau Bài giảng lễ).
A/ MỞ ĐẦU (Tất cả ổn định hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
LỜI GIỚI THIỆU: (xướng ngôn viên)
Hằng năm vào dịp tết, con cháu quây quần mừng tuổi Ông Bà Cha Mẹ, tưởng nhớ Tổ Tiên, các bậc sinh thành đã an giấc ngàn thu. trước là để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo kính yêu, sau là dâng lễ chúc mừng tuổi thọ và xin ơn trên ban phước.
Hôm nay, trong không khí tưng bừng đón xuân mới – xuân Nhâm Thìn, Con cháu trăm họ thuộc giáo xứ Kim Ngọc thành kính bày tỏ mối tình con thảo với Ông Bà Cha Mẹ và các bậc Tổ Tiên, các Bô Lão còn sống cũng như đã an giấc.
Với những món quà khiêm tốn tượng trưng, qua nghi lễ gia tiên đơn thành, con cháu xin cúi đầu tạ tội vì những lỗi lầm đã qua, đồng kính dâng lên Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ cùng các Bô Lão tâm tình hiếu thảo và lòng kính mến, niềm tri ân sâu xa. LỄ GIA TIÊN bắt đầu: (một hồi dài chiêng + trống đại, ca đoàn hát một bài vui xuân, đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 04 đôi lễ vật, lễ sinh, giúp lễ, chủ sự).
Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cấp cung thánh bái đầu, lễ sinh lên giảng đài.
B/ CHÍNH LỄ: (lễ sinh) Kính thưa công đoàn.
Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông. Trước thềm năm mới, chúng ta tưởng nhớ đến các bậc Tiền Bối đã có công với xứ sở, với non sông đất nước. Là những người đi trước, các Ngài đã dẫn đường chỉ lối cho chúng ta và trải qua mọi thời đại, các Ngài đã để lại một gia tài công đức vô cùng quý báu, nào là công ơn sinh thành dưỡng dục, nào là bao tấm gương anh dũng, nào là tình thương lai láng như bể khơi, nào là cuộc sống thánh thiện muôn đời ngời sáng.
Do đó, uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta đây, con bầy cháu đống, đừng chỉ đánh trống khua chuông, nhưng phải gắng giữ cho vuông tròn đạo hiếu. Sớm chiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm cần thể hiện lòng kính mến biết ơn đối với các bậc Tổ Tiên đã khuất, và đối với Ông Bà Cha Mẹ cùng với các Bô Lão. (kính mời cộng đoàn đứng lên nghe Lời Chúa)
1/ LỜI CHÚA: (Hc 44,1.7 – 8,11 – 15) Lời Chúa trong sách Huấn Ca.
“Tôi muốn ca tụng những người nhân đức. Cha ông chúng ta đời đời kế tiếp, sinh thời hết thảy họ được tôn trọng và được hiển dương ngày ngày đời họ. Trong họ có những người đã lưu lại tên tuổi, thiên hạ còn ngợi khen nhắc đến. Nơi dòng giống họ, phúc ấm bền lâu, cơ nghiệp của họ truyền lại hết đời con đến đời cháu. Trong giao ước của họ, dòng giống của họ sẽ đứng vững và nhờ họ, con cháu họ sẽ trung kiên. Ký ức của họ sẽ lưu truyền vạn đại, đức nghĩa của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi của họ sẽ sống từ đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ được cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ”. Đó là lời Chúa.
2/ ĐÁP CA: (ca đoàn hát một bài đáp ca ngắn gọn: cây có cội, nước có nguồn ….)
3/ VĂN TẾ: (xướng ngôn viên) Văn tế kính dâng Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ và các Bô Lão. (một hồi chiêng trống ngắn, hai giúp lễ rước chủ sự tiến lên bàn thờ Tổ Tiên).
*GHI CHÚ: Văn tế được đọc theo cung giọng, trong khi đọc có đệm thêm chiêng trống.
Dấu Hiệu: (1) 1 tiếng trống, 1 tiếng chuông.
(3) 3 tiếng trống, 3 tiếng chuông (2 tiếng trước liền nhau)
Dứt bài văn tế, một hồi trống chiêng dài.
VĂN TẾ (chủ sự đọc)
Chúc mừng Bô lão Đoàn con kính cẩn cúi đầu
Kính bái Ông Bà Ghi ơn tưởng nhớ
Cúi chào Mẹ Cha Tình sâu nghĩa nặng
Nhân ngày thánh hoá Công sinh thành như núi Thái Sơn
Lão Bà lão Ông Nợ tình thương bể khơi chan chứa
Mồng hai Nhâm Thìn Dẫu cho ngày tháng thoi đưa
Cháu con quây quần Tựa bóng câu ngang cửa
Ông Bà thấu tỏ Tân Mão vừa đi Nhâm Thìn bước tới
XNV: cúc cung bái (3) XNV: cúc cung bái (3)
(Chủ sự)
Xuân đến xuân đi, lòng hiếu thảo làm sao quên được (1).
Bao ân tình lớn lao, dù cho sông chảy núi mòn, tình con sau trước vẫn còn thiết tha (3).
Kẻ gần người xa, họp mặt sum vầy, tiến về nơi đây, chúc thọ Ông Bà, Mừng Tuổi Mẹ Cha (1).
Thành kính dâng lên, một bài trường ca tán dương công đức (3).
Các bậc hiền nhân để lại thế trần, công ơn trời bể (1).
Hỡi đàn con cháu thế hệ mai sau, quyết cùng nhau đáp đền (3).
Nay cháu con đây trước vong linh Tiền Nhân xin bày tỏ.
Đã là Người
phải có Tổ, có Tông
có Ông, có bà
có Cha, có Mẹ
Có một cõi linh thiêng, có nguồn cội để tìm về
Có một chốn để tri ân, để dâng niềm thảo hiếu.
Thưa Tổ tiên Ông bà cha mẹ, sao kể hết bao hy sinh cao cả
Mẹ cha ơi, nào đếm được những vất vả gian lao
Kìa núi Thái không sánh được/ tình Cha dưỡng dục
Nọ biển Đông chẳng rộng bằng/ nghĩa Mẹ mớm nuôi
Cho dù có đi /cùng trời cuối đất
Cho dù thủ đắc lắm bạc vàng, danh vọng, cao sang
Làm sao trả nỗi /tình cha, nghĩa mẹ
Làm sao báo đáp bao nhọc nhằn, mang nặng, đẻ đau
Ôi, nhắc lại chín chữ cù lao / mà lòng thêm thẹn!
Rày, có đến ngàn đời báo đáp / sao dạ được an?
Cúi xin Tiên tổ, Ông Bà phù hộ
Cho lớp hậu sinh được bền đỗ đến cùng
Vẹn niềm tin son sắt, kiên trung
Trước thờ Thiên Chúa một lòng
Sau biết trọng kính Ông bà
thảo hiền cùng cha mẹ
Nay, chúng con xin được ước nguyện rằng
Giòng máu nhân đức tinh tuyền, xin lưu truyền cho miêu duệ
Gương sáng tiết liệt nhân hiền, muôn thế hệ nguyện noi theo
Tha thiết dâng lời
Chút hiếu thảo đầy vơi
Trước nhan Chúa Trời
Mong tiền nhân chứng giám
(Hết bài văn tế, một hồi chiêng trống dài, chủ sự, lễ sinh và giúp lễ bái đầu, lùi ra sau hai bước, chuẩn bị nhường chỗ cho ba đôi dâng lễ vật bước sang bàn Gia Tiên, khi đôi thứ bốn dâng bánh miến rượu nho lên bàn thờ, thì chủ sự, lễ sinh, hai giúp lễ bước sang bàn Gia Tiên đứng sau ba đôi dâng lễ vật).
4/ CA ĐOÀN HÁT BÀI: ơn nghĩa sinh thành
C/ KẾT THÚC:
Dâng lễ vật: (XNV) Kết thúc lễ Gia Tiên hôm nay là phần dâng lễ vật. Đoàn con cháu chúng con kính dâng Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ và các Bô Lão những lễ vật tượng trưng: trầu rượu, bánh trái, hương hoa và lễ vật kính dâng lên Chúa là bánh miến và rượu nho.
1/ DÂNG TRẦU RƯỢU: (đôi lễ vật dâng trầu rượu tiến lên hai bậc cấp cung thánh)
XNV: Miếng trầu là đầu câu chuyện, ly rượu nồng hâm nóng tâm can. Có trầu, có rượu sầu buồn tan biến. CÚC CUNG BÁI (3) (cúi sâu) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) (dâng cao)
XNV: Cơi trầu, khay rượu tượng trưng lòng hiếu thảo của con cháu đối với Ông Bà Cha Mẹ (mang lễ vật đến và đặt lên bàn thờ Tổ Tiên)
2/ DÂNG BÁNH TRÁI: (tiến lên hai bậc cấp cung thánh và làm như đôi trước).
XNV: Bổn phận con cháu kính tôn hiếu thảo, sớm hôm biết khéo lo liệu, có cơm ngon canh ngọt cho Ông Bà Cha Mẹ. Ở gần nhà năng lui tới viếng thăm, song xa nhà nhớ gởi quà gởi bánh. CÚC CUNG BÁI (3) cúi sâu, THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) (dâng cao).
3/ DÂNG HƯƠNG HOA: (tiến lên hai bậc cấp cung thánh và làm như đôi trước).
XNV: Con cháu hiếu thảo luôn biết điều, sớm hôm an ủi vỗ về, đừng để Ông Bà Cha Mẹ nay phiền muộn mai lo lắng. Khi Ông Bà Cha Mẹ qua đời, nhớ lời trăn trối mà thực thi. Sớm tối cầu nguyện, lại lo cho các Ngài mồ yên mạ đẹp, nhang khói phân minh. CÚC CUNG BÁI (3) cúi sâu, THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) (dâng cao).
4/ DÂNG BÁNH RƯỢU: (tiến lên hết cấp cung thánh, đến chính diện bàn thờ và làm như đôi trước).
XNV: Bánh rượu là của ăn của uống tượng trưng cho bao công lao khổ nhọc mồ hôi nước mắt, bao hi sinh vất vả mà Ông Bà Cha Mẹ, các bậc Tiền Nhân đã dâng hiến cho con cháu và bao đời mai hậu.
Nguyện dâng lên Chúa, xin Ngài thánh hoá, chúc lành và thưởng công bội hậu cho Ông Bà Cha Mẹ cùng các bậc Tiền Nhân. CÚC CUNG BÁI (3) cúi sâu, THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) (dâng cao).
(Đôi thứ tư mang lễ vật lên bàn thờ chính để chủ tế dâng lễ. Lúc này ca đoàn hát dâng lễ).
*LƯU Ý: Tất cả bốn đôi đều làm động tác như đôi thứ nhất, riêng đôi 4 lên bàn thờ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tìm được tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn trong vụ tàu Costa Concordia bị chìm
Nguyễn Trọng Đa
10:32 23/01/2012
Tìm được tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn trong vụ tàu Costa Concordia bị chìm
Giglio, Ý – Tượng Đức Mẹ được các thợ lặn Ý tìm thấy trong nhà nguyện bị chìm dưới nước của tàu Costa Concordia. Tượng bị chìm đến vai, nhưnmg vẫn còn nguyên vẹn. Các thợ lặn của bộ phận cứu hoả đã bọc tượng trong một tấm khăn trắng, và sử dụng một dây nylon để giữ tượng đứng yên, nhằm khỏi bị hư hỏng khi họ kéo tượng ra ngoài tàu thuỷ.
Ngày 21-1, tượng thạch cao của Đức Mẹ được lấy từ con tàu Costa Concordia được dựng trong cái lều trắng tại cảng Giglio, vẫn được choàng trong tấm khăn trắng lớn. Tượng được tìm thấy ngày 20-1, nhưng các phóng viên báo chí chỉ biết tin này ngày 21-1.
Nhiều túi thiết bị màu cam và đen được xếp đống bên cạnh tượng, và nhiều mũ bảo hộ và thiết bị lặn được đặt phía sau. Người phụ trách toán thợ lặn cứu bức tượng nói rằng ông đã dành thời giờ để cứu bức tượng Đức Bà, trong khi vẫn còn 21 người mất tích, bởi vì “đây là một việc đúng cần phải làm”.
Ông Fabio nói với hãng tin Reuters, yêu cầu đứng dùng tên thật của ông: “Trước đây, khi chúng tôi bước vào các nhà thờ sụp đổ xung quanh L'Aquila sau trận động đất, chúng tôi luôn luôn cứu các tượng ảnh". Fabio, giống như nhiều nhân viên cứu hỏa được vận động để tìm kiếm con tàu Concordia, vốn bị lật nghiêng do đụng phải đá ngầm cách đây gần tuần lễ ngoài bờ biển Tuscan, đã làm việc tại L'Aquila và các thị trấn xung quanh sau khi một trận động đất làm hơn 300 người thiệt mạng năm 2009.
Theo ông, các tượng ảnh là các biểu tượng quan trọng cho cộng đồng.Tượng Đức Mẹ cao khoảng một mét, đội vương miện vàng và một chiếc áo choàng trắng viền áo màu xanh biển nhạt. Một tượng Chúa Hài đồng nằm trên gối cũng được cứu lên, và hiện ngồi gần tượng Đức Mẹ.
Fabio nói thêm: “Chúng tôi cũng đã thu được nhà tạm với Mình Thánh Chúa và tượng Thánh giá. Chúng tôi đã trao lại cho cha xứ giáo xứ Giglio."
Linh mục giáo xứ, Lorenzo Pasquotti, mở cửa nhà thờ trên hòn đảo nhỏ bé ngoài khơi bờ biển, để cho hơn 400 người sống sót trú ngụ, sau khi tàu thuỷ bị bỏ rơi, và đã đặt một số đồ vật mà họ để lại trên chiếc bàn nhỏ cạnh bàn thờ - một áo phao, mũ cứng, khẩu phần ăn, và một nửa chiếc bánh panettone ăn chưa hết.
Cha nói rằng các vật này không là vật linh thánh, nhưng nhắc nhở các hành vi gần đây của tổ chức từ thiện và thiện chí của nhiều người.
Có lẽ một biểu tượng phù hợp cho lòng biết ơn, là nhà tạm và cây thánh giá từ tàu thuỷ Concordia sẽ ở lại với Giglio, nơi nhiều người đang hy vọng và cầu nguyện rằng thảm kịch của Concordia sẽ không trở thành một thảm họa sinh thái.
Các đội cứu hộ đã sẵn sàng để bắt đầu thu gom gần 2.400 tấn dầu nặng và dầu diesel, mà nếu nhiên liệu này đổ ra biển, thì sẽ là thảm họa cho nền kinh tế của hòn đảo, vốn dựa trên vùng nước xanh trong và các bãi biền nguyên sơ xinh đẹp. (Reuters 21-1-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Ngày 21-1, tượng thạch cao của Đức Mẹ được lấy từ con tàu Costa Concordia được dựng trong cái lều trắng tại cảng Giglio, vẫn được choàng trong tấm khăn trắng lớn. Tượng được tìm thấy ngày 20-1, nhưng các phóng viên báo chí chỉ biết tin này ngày 21-1.
Nhiều túi thiết bị màu cam và đen được xếp đống bên cạnh tượng, và nhiều mũ bảo hộ và thiết bị lặn được đặt phía sau. Người phụ trách toán thợ lặn cứu bức tượng nói rằng ông đã dành thời giờ để cứu bức tượng Đức Bà, trong khi vẫn còn 21 người mất tích, bởi vì “đây là một việc đúng cần phải làm”.
Ông Fabio nói với hãng tin Reuters, yêu cầu đứng dùng tên thật của ông: “Trước đây, khi chúng tôi bước vào các nhà thờ sụp đổ xung quanh L'Aquila sau trận động đất, chúng tôi luôn luôn cứu các tượng ảnh". Fabio, giống như nhiều nhân viên cứu hỏa được vận động để tìm kiếm con tàu Concordia, vốn bị lật nghiêng do đụng phải đá ngầm cách đây gần tuần lễ ngoài bờ biển Tuscan, đã làm việc tại L'Aquila và các thị trấn xung quanh sau khi một trận động đất làm hơn 300 người thiệt mạng năm 2009.
Fabio nói thêm: “Chúng tôi cũng đã thu được nhà tạm với Mình Thánh Chúa và tượng Thánh giá. Chúng tôi đã trao lại cho cha xứ giáo xứ Giglio."
Linh mục giáo xứ, Lorenzo Pasquotti, mở cửa nhà thờ trên hòn đảo nhỏ bé ngoài khơi bờ biển, để cho hơn 400 người sống sót trú ngụ, sau khi tàu thuỷ bị bỏ rơi, và đã đặt một số đồ vật mà họ để lại trên chiếc bàn nhỏ cạnh bàn thờ - một áo phao, mũ cứng, khẩu phần ăn, và một nửa chiếc bánh panettone ăn chưa hết.
Cha nói rằng các vật này không là vật linh thánh, nhưng nhắc nhở các hành vi gần đây của tổ chức từ thiện và thiện chí của nhiều người.
Có lẽ một biểu tượng phù hợp cho lòng biết ơn, là nhà tạm và cây thánh giá từ tàu thuỷ Concordia sẽ ở lại với Giglio, nơi nhiều người đang hy vọng và cầu nguyện rằng thảm kịch của Concordia sẽ không trở thành một thảm họa sinh thái.
Các đội cứu hộ đã sẵn sàng để bắt đầu thu gom gần 2.400 tấn dầu nặng và dầu diesel, mà nếu nhiên liệu này đổ ra biển, thì sẽ là thảm họa cho nền kinh tế của hòn đảo, vốn dựa trên vùng nước xanh trong và các bãi biền nguyên sơ xinh đẹp. (Reuters 21-1-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Khó khăn trong cuộc đối thoại Công Giáo và Chính Thống giáo
LM Trần Đức Anh OP
11:18 23/01/2012
ROMA - Công cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo đang gặp khó khăn về vấn đề quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, và theo ĐHY Kurt Koch, cuộc đối thoại này không thể tiến triển được bao lâu chưa có một công đồng chung liên Chính Thống giáo.
Thực trạng đối thoại Công Giáo và Chính Thống giáo
Trong số các Giáo Hội Kitô còn phân cách Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống giáo có đạo lý gần với Công Giáo nhất. Từ lâu, hai khối Giáo Hội đã thiết lập Ủy ban quốc tế hỗn hợp đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ủy ban có hai vị đồng chủ tịch là ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Zizioulas của giáo phận Pergamo Ioannis, thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Ủy ban có 30 thành viên Công Giáo gồm các GM và các thần học gia; và 30 thành viên đại diện cho 15 Giáo Hội Chính Thống: mỗi Giáo Hội cử một GM và một nhà thần học làm thành viên.
Hoạt động của Ủy ban hỗn hợp này đã bắt đầu bàn về một đề tài khó khăn, đó là vai trò của Đức Giáo Hoàng. Phía Chính Thống vốn chủ trương mỗi Giáo hội độc lập và tự quản, quyền quyết định thuộc về thánh hội đồng và công đồng của mỗi Giáo Hội, trong đó vị Thượng Phụ cũng chỉ có một phiếu như các thành viên khác. Vì thế, nên không muốn nhìn nhận nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, tuy rằng có một số Giáo Hội Chính Thống sẵn sàng nhìn nhận Đức GM Roma có quyền tối thượng ”danh dự”, là người đứng đầu trong số những người đồng hàng (primus inter pares), tức là không có thực quyền tài phán trên các Giáo hội khác.
Nhân dịp Tuần Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, trong số ra ngày 19-1-2012, đã đăng một bài về tình hình đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Bài do Cha Andrea Palmieri, thuộc Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, biên soạn, trong đó có khẳng định rằng:
”Khóa họp của Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống ở Vienne, thủ đô Áo hồi năm 2010, đã nghiên cứu vấn đề đã được khởi sự trước đó trong khóa họp tại đảo Chypre năm 2009: đó là đề tài ”Vai trò của Giám Mục Roma trong cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội thuộc ngàn năm thứ I”. Các cuộc thảo luận trong khóa họp dựa trên một văn bản do Tiểu ban phối hợp soạn ra hồi năm 2008. Qua văn kiện này, hai bên muốn tiếp tục suy tư về đề tài ”Quyền tối thượng trong Giáo Hội hoàn vũ”. Suy tư này đã được khởi sự trong khóa họp tại thành phố Ravenna, đông bắc Italia hồi năm 2007.
Tại Ravenna, Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống đã chấp thuận và công bố một văn kiện tựa đề ”Những hệ luận bản chất bí tích của Giáo hội về phương diện Giáo Hội học và giáo luật. Sự hiệp thông Giáo Hội, công đồng tính và quyền bính”. Trong tài liệu này, lần đầu tiên cả phía Công Giáo lẫn Chính Thống cùng khẳng định về sự cần thiết phải có một quyền tối thượng trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ, và đồng ý với nhau rằng quyền tối thượng này thuộc về tòa Giám Mục Roma và các GM của giáo phận này, tuy nhiên họ nhận định rằng vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề phải hiểu và thực thi quyền tối thượng đó như thế nào, cũng như nền tảng Kinh Thánh và thần học của quyền này.
Dự trên căn bản những gì đã khẳng định trong văn kiện ở Ravenna, Ủy ban đã đề ra một dự án làm việc, tập trung sự chú ý vào ngàn năm thứ I, là thời kỳ mà các tín hữu Đông và Tây phương còn hiệp nhất với nhau.
Tiếp đến, Tiểu ban điều hợp chung đã soạn ra một dự thảo văn kiện, theo một phương pháp luận về sử học, cứu xét một loạt các biến cố và nguồn mạch giáo phụ, giáo luật, để chứng tỏ rằng trong thời kỳ 10 thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội Roma đã có một chỗ đứng nổi bật trong các Giáo Hội khác và đã thi hành một ảnh hưởng đặc biệt về đạo lý, kỷ luật và phụng vụ.
Tuy nhiên vào cuối khóa họp ở thành phố Vienne năm 2010, mặc dù có nhiều cố gắng, 15 Giáo Hội Chính Thống vẫn không thỏa thuận được với nhau về việc công bố một văn kiện chung. Một số thành viên Chính Thống, trong đó có Chính Thống Nga, coi văn kiện này là ”thiếu quân bình” vì nghiêng về lập trường của Giáo Hội Công Giáo, và không tham chiếu các tòa GM lớn khác của Giáo Hội cổ thời và vai trò của các Giáo Hội này trong các Công đồng chung. Một số Giáo Hội Chính Thống khác bày tỏ ngỡ ngàng về sự kiện một Ủy ban thần học lại có thể chấp thuận một văn bản có tích chất chủ yếu là lịch sử.
Sau khi thảo luận lâu dài, phái đoàn Công Giáo chấp nhận coi văn bản ấy như một tài liệu làm việc cho các giai đoạn kế tiếp trong cuộc đối thoại. Với quyết tâm tiếp tục đối thoại trên con đường đã được Văn kiện trong khóa họp ở Ravenna mở ra, các thành viên của Ủy ban quyết định ủy thác cho một Tiểu ban nhiệm vụ chuẩn bị một dự thảo văn kiện mới để đệ trình cho Tiểu Ban điều hợp cứu xét, với mục đích chuẩn bị cho khóa họp toàn thể trong tương lai, vừa khi có thể. Đặc biệt các thành viên quyết định rằng dự thảo mới phải để ý đề tài quyền tối thượng trong bối cảnh công nghị tính (sinodalità) từ một viễn tượng có tính chất thần học nhiều hơn.
Sau quyết định đó, Tiểu ban điều hợp đã nhóm từ ngày 13 đến 17-6-2011 tại Tethymno trên đảo Creta thuộc Hy Lạp, theo lời mời của Đức TGM Chính Thống địa phương Eugenios. Phiên họp được đặt dưới quyền chủ tọa của ĐHY Kurt Koch và Đức TGM Chính Thống Zizioulas thuộc tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Các thành viên khác gồm 6 vị Công Giáo và 4 vị Chính Thống đến từ các tòa Thượng Phụ Constantinople, Mascơva, Serbia, và đảo Chypre.
Người ta thấy hai bên có quan điểm và phương pháp khác nhau nên rất khó đạt tới một văn kiện chung. Thêm vào đó, lập trường do Chính Thống trình bày cũng không được tất cả các Giáo Hội Chính Thống đồng ý, nên càng phức tạp hơn. Do sự khó khăn đó, Tiểu ban điều hợp không thể hoàn tất việc nghiên cứu dự thảo văn kiện, nhưng ấn định một cuộc gặp gỡ khác vào năm 2012, với mục đích tiếp tục duyệt lại văn kiện, và trong thời gian đó yêu cầu một nhóm nhỏ soạn lại một vài đoạn gây khó khăn.
Tiếp tục hy vọng dù khó khăn
Trong buổi tiếp kiến phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople đến Roma nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 29-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã nồng nhiệt mời gọi tiếp tục con đường đối thoại trong niềm tín thác và tin tưởng, mặc dù có những khó khăn trong lúc này. Ngài nói: ”Chúng tôi rất quan tâm theo dõi công việc của Ủy ban quốc tế hỗn hợp đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo. Dưới cái nhìn hoàn toàn là phàm nhân, người ta có cảm tưởng cuộc đối thoại không có tiến bộ nào. Trong thực tế, nhịp tiến đối thoại tùy thuộc sự phức tạp của đề tài, đòi phải có sự dấn thân nghiên cứu, suy tư và cởi mở đối với nhau. Chúng ta được mời gọi cùng nhau tiếp tục con đường này trong tình bác ái, khẩn cầu Chúa Thánh Linh ban ánh sáng soi dẫn, với xác tín chắc chắn rằng Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự chu toàn thánh ý Chúa Kitô ”ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21).
Về phần Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople (Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ) khi tiếp kiến phái đoàn Tòa Thánh đến mừng lễ kính thánh Anrê, 30-11 năm 2011, ngài cũng nhận xét rằng: ”Công việc của Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống không đơn giản tí nào, vì có những vấn đề chồng chất qua nhiều thế kỷ, sau khi hai bên trở nên xa lạ với nhau và đôi khi đối nghịch nhau, tình trạng đó đòi phải có một sự nghiên cứu và suy nghĩ kỹ lưỡng. Nhưng với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, với thiện chí của cả hai bên, và nhìn nhận nghĩa vụ của chúng ta trước mặt Chúa, và loài người, cúng ta sẽ tiến đến những thành quả mong muốn, khi Chủ Vườn Nho thấy là thích hợp”.
Vì thế, trong năm 2011, sự khắc phục những chướng ngại gặp phải trong khóa họp toàn thể ở Vienne chỉ thành công một phần. Sự đặt tới sự đồng thuận giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống về vấn đề chủ yếu là quyền tối thượng của ĐGH vẫn còn đòi rất nhiều dấn thân từ phía Ủy ban hỗn hợp.
Nhận định của ĐTC Kurt Koch
Trên đây là nội dung bài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh. Về phần ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, ngài nhìn nhận những khó khăn rất lớn mà Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống đang gặp phải.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Italia, truyền đi hôm 16-1-2012, ĐHY Kurt Koch nói thẳng rằng cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo không thể tiến triển được bao lâu chưa có một công đồng chung liên Chính Thống giáo.
ĐHY cho biết quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo với Giáo Hội Chính Thống Constantinople rất tốt đẹp và quan hệ với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva đã được cải tiến nhiều, tuy nhiên về Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo, chúng ta phải thành thật nói rằng chúng ta đã đi tới một trình trạng rất khó khăn. ”Trước đây chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua được một bước quan trọng, nhưng sau cuộc gặp gỡ tại Ravenna, đông bắc Italia, hồi năm 2007, phía Chính Thống không muốn tiếp tục nữa.
Trong khóa họp toàn thể hồi tháng 9 năm 2010 tại Vienne, thủ đô Áo, Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Chính Thống và Công Giáo đã không đạt tới được quyết định về việc công bố một văn kiện chung về vai trò của Đức Giáo Hoàng trong cộng đồng hiệp thông của Giáo Hội trong ngàn năm thứ I. Theo ĐHY, rất tiếc là không có bản văn nào có thể được trình bày trong khóa họp toàn thể của Ủy ban đối thoại vào năm tới đây.
ĐHY Koch giải thích rằng cần phải tìm kiếm lý do sự khựng lại như vậy vì các Giáo Hội Chính Thống đang đứng trước một thách đố lớn là Công đồng chung liên Chính Thống giáo. Phong trào đại kết có thực hiện được một bước tiến quan trọng hay không, đó là điều tùy thuộc Công đồng ấy có thành công hay không.
Công đồng chung liên Chính Thống giáo có thể diễn ra trong năm nay, sau 35 năm trời chuẩn bị. Công đồng qui tụ tất cả các gia đình Giáo Hội xuất phát từ cuộc ly giáo năm 1054, tức là gồm đại diện của khoảng 220 triệu tín hữu Chính Thống trên thế giới. Sáng kiến triệu tập công đồng này là do Đức Thượng Phụ Athenagoras, Giáo chủ Chính Thống Constantinople hồi năm 1966.
Thực trạng đối thoại Công Giáo và Chính Thống giáo
Trong số các Giáo Hội Kitô còn phân cách Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống giáo có đạo lý gần với Công Giáo nhất. Từ lâu, hai khối Giáo Hội đã thiết lập Ủy ban quốc tế hỗn hợp đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ủy ban có hai vị đồng chủ tịch là ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, và Đức TGM Zizioulas của giáo phận Pergamo Ioannis, thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Ủy ban có 30 thành viên Công Giáo gồm các GM và các thần học gia; và 30 thành viên đại diện cho 15 Giáo Hội Chính Thống: mỗi Giáo Hội cử một GM và một nhà thần học làm thành viên.
Hoạt động của Ủy ban hỗn hợp này đã bắt đầu bàn về một đề tài khó khăn, đó là vai trò của Đức Giáo Hoàng. Phía Chính Thống vốn chủ trương mỗi Giáo hội độc lập và tự quản, quyền quyết định thuộc về thánh hội đồng và công đồng của mỗi Giáo Hội, trong đó vị Thượng Phụ cũng chỉ có một phiếu như các thành viên khác. Vì thế, nên không muốn nhìn nhận nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, tuy rằng có một số Giáo Hội Chính Thống sẵn sàng nhìn nhận Đức GM Roma có quyền tối thượng ”danh dự”, là người đứng đầu trong số những người đồng hàng (primus inter pares), tức là không có thực quyền tài phán trên các Giáo hội khác.
Nhân dịp Tuần Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, trong số ra ngày 19-1-2012, đã đăng một bài về tình hình đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Bài do Cha Andrea Palmieri, thuộc Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô, biên soạn, trong đó có khẳng định rằng:
”Khóa họp của Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống ở Vienne, thủ đô Áo hồi năm 2010, đã nghiên cứu vấn đề đã được khởi sự trước đó trong khóa họp tại đảo Chypre năm 2009: đó là đề tài ”Vai trò của Giám Mục Roma trong cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội thuộc ngàn năm thứ I”. Các cuộc thảo luận trong khóa họp dựa trên một văn bản do Tiểu ban phối hợp soạn ra hồi năm 2008. Qua văn kiện này, hai bên muốn tiếp tục suy tư về đề tài ”Quyền tối thượng trong Giáo Hội hoàn vũ”. Suy tư này đã được khởi sự trong khóa họp tại thành phố Ravenna, đông bắc Italia hồi năm 2007.
Tại Ravenna, Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống đã chấp thuận và công bố một văn kiện tựa đề ”Những hệ luận bản chất bí tích của Giáo hội về phương diện Giáo Hội học và giáo luật. Sự hiệp thông Giáo Hội, công đồng tính và quyền bính”. Trong tài liệu này, lần đầu tiên cả phía Công Giáo lẫn Chính Thống cùng khẳng định về sự cần thiết phải có một quyền tối thượng trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ, và đồng ý với nhau rằng quyền tối thượng này thuộc về tòa Giám Mục Roma và các GM của giáo phận này, tuy nhiên họ nhận định rằng vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề phải hiểu và thực thi quyền tối thượng đó như thế nào, cũng như nền tảng Kinh Thánh và thần học của quyền này.
Dự trên căn bản những gì đã khẳng định trong văn kiện ở Ravenna, Ủy ban đã đề ra một dự án làm việc, tập trung sự chú ý vào ngàn năm thứ I, là thời kỳ mà các tín hữu Đông và Tây phương còn hiệp nhất với nhau.
Tiếp đến, Tiểu ban điều hợp chung đã soạn ra một dự thảo văn kiện, theo một phương pháp luận về sử học, cứu xét một loạt các biến cố và nguồn mạch giáo phụ, giáo luật, để chứng tỏ rằng trong thời kỳ 10 thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội Roma đã có một chỗ đứng nổi bật trong các Giáo Hội khác và đã thi hành một ảnh hưởng đặc biệt về đạo lý, kỷ luật và phụng vụ.
Tuy nhiên vào cuối khóa họp ở thành phố Vienne năm 2010, mặc dù có nhiều cố gắng, 15 Giáo Hội Chính Thống vẫn không thỏa thuận được với nhau về việc công bố một văn kiện chung. Một số thành viên Chính Thống, trong đó có Chính Thống Nga, coi văn kiện này là ”thiếu quân bình” vì nghiêng về lập trường của Giáo Hội Công Giáo, và không tham chiếu các tòa GM lớn khác của Giáo Hội cổ thời và vai trò của các Giáo Hội này trong các Công đồng chung. Một số Giáo Hội Chính Thống khác bày tỏ ngỡ ngàng về sự kiện một Ủy ban thần học lại có thể chấp thuận một văn bản có tích chất chủ yếu là lịch sử.
Sau khi thảo luận lâu dài, phái đoàn Công Giáo chấp nhận coi văn bản ấy như một tài liệu làm việc cho các giai đoạn kế tiếp trong cuộc đối thoại. Với quyết tâm tiếp tục đối thoại trên con đường đã được Văn kiện trong khóa họp ở Ravenna mở ra, các thành viên của Ủy ban quyết định ủy thác cho một Tiểu ban nhiệm vụ chuẩn bị một dự thảo văn kiện mới để đệ trình cho Tiểu Ban điều hợp cứu xét, với mục đích chuẩn bị cho khóa họp toàn thể trong tương lai, vừa khi có thể. Đặc biệt các thành viên quyết định rằng dự thảo mới phải để ý đề tài quyền tối thượng trong bối cảnh công nghị tính (sinodalità) từ một viễn tượng có tính chất thần học nhiều hơn.
Sau quyết định đó, Tiểu ban điều hợp đã nhóm từ ngày 13 đến 17-6-2011 tại Tethymno trên đảo Creta thuộc Hy Lạp, theo lời mời của Đức TGM Chính Thống địa phương Eugenios. Phiên họp được đặt dưới quyền chủ tọa của ĐHY Kurt Koch và Đức TGM Chính Thống Zizioulas thuộc tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Các thành viên khác gồm 6 vị Công Giáo và 4 vị Chính Thống đến từ các tòa Thượng Phụ Constantinople, Mascơva, Serbia, và đảo Chypre.
Người ta thấy hai bên có quan điểm và phương pháp khác nhau nên rất khó đạt tới một văn kiện chung. Thêm vào đó, lập trường do Chính Thống trình bày cũng không được tất cả các Giáo Hội Chính Thống đồng ý, nên càng phức tạp hơn. Do sự khó khăn đó, Tiểu ban điều hợp không thể hoàn tất việc nghiên cứu dự thảo văn kiện, nhưng ấn định một cuộc gặp gỡ khác vào năm 2012, với mục đích tiếp tục duyệt lại văn kiện, và trong thời gian đó yêu cầu một nhóm nhỏ soạn lại một vài đoạn gây khó khăn.
Tiếp tục hy vọng dù khó khăn
Trong buổi tiếp kiến phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople đến Roma nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, 29-6-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã nồng nhiệt mời gọi tiếp tục con đường đối thoại trong niềm tín thác và tin tưởng, mặc dù có những khó khăn trong lúc này. Ngài nói: ”Chúng tôi rất quan tâm theo dõi công việc của Ủy ban quốc tế hỗn hợp đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo. Dưới cái nhìn hoàn toàn là phàm nhân, người ta có cảm tưởng cuộc đối thoại không có tiến bộ nào. Trong thực tế, nhịp tiến đối thoại tùy thuộc sự phức tạp của đề tài, đòi phải có sự dấn thân nghiên cứu, suy tư và cởi mở đối với nhau. Chúng ta được mời gọi cùng nhau tiếp tục con đường này trong tình bác ái, khẩn cầu Chúa Thánh Linh ban ánh sáng soi dẫn, với xác tín chắc chắn rằng Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự chu toàn thánh ý Chúa Kitô ”ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21).
Về phần Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople (Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ) khi tiếp kiến phái đoàn Tòa Thánh đến mừng lễ kính thánh Anrê, 30-11 năm 2011, ngài cũng nhận xét rằng: ”Công việc của Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống không đơn giản tí nào, vì có những vấn đề chồng chất qua nhiều thế kỷ, sau khi hai bên trở nên xa lạ với nhau và đôi khi đối nghịch nhau, tình trạng đó đòi phải có một sự nghiên cứu và suy nghĩ kỹ lưỡng. Nhưng với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, với thiện chí của cả hai bên, và nhìn nhận nghĩa vụ của chúng ta trước mặt Chúa, và loài người, cúng ta sẽ tiến đến những thành quả mong muốn, khi Chủ Vườn Nho thấy là thích hợp”.
Vì thế, trong năm 2011, sự khắc phục những chướng ngại gặp phải trong khóa họp toàn thể ở Vienne chỉ thành công một phần. Sự đặt tới sự đồng thuận giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống về vấn đề chủ yếu là quyền tối thượng của ĐGH vẫn còn đòi rất nhiều dấn thân từ phía Ủy ban hỗn hợp.
Nhận định của ĐTC Kurt Koch
Trên đây là nội dung bài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh. Về phần ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, ngài nhìn nhận những khó khăn rất lớn mà Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống đang gặp phải.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Italia, truyền đi hôm 16-1-2012, ĐHY Kurt Koch nói thẳng rằng cuộc đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo không thể tiến triển được bao lâu chưa có một công đồng chung liên Chính Thống giáo.
ĐHY cho biết quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo với Giáo Hội Chính Thống Constantinople rất tốt đẹp và quan hệ với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva đã được cải tiến nhiều, tuy nhiên về Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống giáo, chúng ta phải thành thật nói rằng chúng ta đã đi tới một trình trạng rất khó khăn. ”Trước đây chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua được một bước quan trọng, nhưng sau cuộc gặp gỡ tại Ravenna, đông bắc Italia, hồi năm 2007, phía Chính Thống không muốn tiếp tục nữa.
Trong khóa họp toàn thể hồi tháng 9 năm 2010 tại Vienne, thủ đô Áo, Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Chính Thống và Công Giáo đã không đạt tới được quyết định về việc công bố một văn kiện chung về vai trò của Đức Giáo Hoàng trong cộng đồng hiệp thông của Giáo Hội trong ngàn năm thứ I. Theo ĐHY, rất tiếc là không có bản văn nào có thể được trình bày trong khóa họp toàn thể của Ủy ban đối thoại vào năm tới đây.
ĐHY Koch giải thích rằng cần phải tìm kiếm lý do sự khựng lại như vậy vì các Giáo Hội Chính Thống đang đứng trước một thách đố lớn là Công đồng chung liên Chính Thống giáo. Phong trào đại kết có thực hiện được một bước tiến quan trọng hay không, đó là điều tùy thuộc Công đồng ấy có thành công hay không.
Công đồng chung liên Chính Thống giáo có thể diễn ra trong năm nay, sau 35 năm trời chuẩn bị. Công đồng qui tụ tất cả các gia đình Giáo Hội xuất phát từ cuộc ly giáo năm 1054, tức là gồm đại diện của khoảng 220 triệu tín hữu Chính Thống trên thế giới. Sáng kiến triệu tập công đồng này là do Đức Thượng Phụ Athenagoras, Giáo chủ Chính Thống Constantinople hồi năm 1966.
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô
Linh Tiến Khải
11:20 23/01/2012
Phỏng vấn Linh Mục Gino Battaglia, Giám đốc văn phòng đối thoại đại kết và liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Italia
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô bắt đầu ngày 18-1-2012 sẽ kết thúc với buổi hát Kinh Chiều trọng thể do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành chiều thứ tư 25-1-2012.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15-1-2012 và trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 18-1-2012 Đức Thánh Cha đã mời gọi tín hữu sốt sắng hiệp ý cầu nguyện cho ngày hiệp nhất trọn vẹn giữa mọi tín hữu kitô mau tới. Ngỏ lời với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến trong đại thính đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lịch sử của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô.
Thói quen của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu đã được đưa ra vào năm 1908, bởi Cha Paul Wattson, sáng lập viên một cộng đoàn dòng tu anh giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội công giáo. Sáng kiến này được Đức Giáo Hoàng Pio X chúc lành, được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV thăng tiến và khuyến khích cử hành trong toàn Giáo Hội công giáo với Tông thư Romanorum Pontificum công bố ngày 25 tháng 2 năm 1916.
Tuần cầu nguyện đã được khai triển và hoàn bị trong thập niêm 1930 của thế kỷ vừa qua bởi linh mục Paul Couturier tỉnh Lyon, là người đã ủng hộ việc cầu nguyện ”cho sự hiệp nhất Giáo Hội như Chúa Kitô muốn và phù hợp với các dụng cụ mà Người muốn”.
Đề tài năm nay 2012 lấy từ thư thứ I gửi tín hữu Côrintô: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1 Cr 15,51-58). Đề tài do một nhóm đại kết kitô Ba Lan đề nghị muốn nhấn mạnh sức mạnh sự nâng đỡ của đức tin kitô giữa các thử thách và đảo lộn của cuộc sống như trong trường hợp của lịch sử Ba Lan.
Chiến thắng của Chúa Kitô là chiến thắng đối với tình yêu khổ đau, đối với việc phục vụ nhau, sự trợ giúp, niềm hy vọng mới và sự an ủi cụ thể những người rốt hết, những người bị quên lãng và bị khước từ. Chúng ta có thể tham dự vào ”chiến thắng” biến đổi đó, nếu chúng ta để cho mình được Thiên Chúa biến đổi.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng sự hiệp nhất tràn đầy và hữu hình của các tín hữu kitô đòi buộc chúng ta phải để cho mình thay đổi, và ngày càng đồng hình đạng hoàn thiện hơn với hình ảnh của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất mà chúng ta cầu xin đòi buộc một sự hoán cải nội tâm, trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cộng đoàn. Nhiệm vụ đại kết là một trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội và mọi tín hữu đã được rửa tội. Nó phải làm cho sự hiệp thông đã có giữa các tín hữu kitô lớn lên cho tới sự hiệp thông trọn vẹn trong sự thật và trong chân lý. Vì thế, cầu nguyện cho sự hiệp nhất không chỉ thu hẹp trong Tuần cầu nguyện, mà phải trở thành phần của cuộc sống cầu nguyện của mọi kitô hữu, trong mọi nơi và mọi lúc. Lý do là vì sự thiếu hiệp nhất giữa các tín hữu kitô ngăn cản việc loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu, và nó phá hủy hay gây hại cho sự đáng tin cậy của Kitô giáo.
Liên quan tới tới các chân lý nền tảng của đức tin, điều hiệp nhất giữa các tín hữu kitô chắc chắn lớn hơn điều chia rẽ họ với nhau. Nhưng các chia rẽ liên quan tới các vấn đề thực hành và luân lý khác nhau, gây ra lẫn lộn và nghi ngờ, làm suy yếu khả năng thông truyền Lời cứu độ của Chúa Kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Gino Battaglia, Giám đốc văn phòng đối thoại đại kết và liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Italia, về tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô.
Hỏi: Thưa cha Battaglia, đâu là tầm quan trọng của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô? Nó có phải là một nghi thức ”mệt mỏi” hay không?
Đáp: Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô không phải là một nghi thức ”mệt mỏi” như có người tưởng nghĩ. Trái lại, hết năm này sang năm khác, việc cử hành lan rộng như vết dầu loang sang nhiều quốc gia khác. Nó là niềm hy vọng cho phong trào đại kết trong tương lai. Tôi nghĩ chính việc cầu nguyện có tầm quan trọng nền tảng đối với tất cả mọi tín hữu kitô. Trong các năm qua, bên cạnh phong trào đại kết của giới chức cấp cao hay trên bình diện đối thoại thần học, cũng có phong trào đại kết tinh thần, trong đó lời cầu nguyện là điểm chính. Chính vì thế có thể nói rằng Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô là trái tim của phong trào đại kết tinh thần; nó là một con tim sống động, đập nhịp và ngày càng trải dài ra các hiệu qủa tốt của nó.
Hỏi: Nghĩa là theo cha, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất không có nguy cơ trở thành một nghi thức nhàm chán mệt mỏi?
Đáp: Chẳng những không có nguy cơ nhàm chán mệt mỏi, trái lại, việc cầu nguyện từ bao nhiêu năm nay đã giúp giảm khoảng cách giữa các Giáo Hội kitô và tín hữu của các cộng đoàn giáo hội khác nhau. Thật thế, lời cầu nguyện biến đổi, cho phép nhớ lại, tạo ra các tâm tình mới và xây dựng tình bạn. Do đó cần tự hỏi phong trào đại kết sẽ ra sao, nếu không có Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Tôi nhớ đến ẩn dụ mà Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô, đã dùng trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Đồng. Đó là ẩn dụ chiếc máy bay. Khi máy bay cất cánh, mọi người đều nhận thấy tốc độ nhanh của sự chuyển động, nhưng khi máy bay đã đạt độ cao của nó, thì xem ra máy bay đứng tại chỗ. Phong trào đại kết ngày nay cũng có thể cho chúng ta cảm tưởng nó dừng lại, không tiến nữa. Nhưng chúng ta tin tưởng nơi lời của Chúa Giêsu và biết rằng trước sau gì nó cũng sẽ tới đích.
Hỏi: Đâu là các sự kiện quan trọng ghi dấu tiến triển của phong trào đại kết kitô thưa cha?
Đáp: Trước hết có chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Erfurt, là quê sinh của Martin Luther, trong khuôn khổ chuyến công du mục tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đây đã là một biến cố lịch sử, mà đối với riêng tôi nó nhắc lại biến cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm hội đường do thái tại Roma. Tôi tin chắc rằng chuyến viếng thăm này sẽ tạo thuận tiện cho các phát triển tích cực giữa các tín hữu Công giáo và tín hữu Luther, vì trong diễn văn của người Đức Thánh Cha đã thừa nhận các tâm tình chân thành của Luther. Cũng không nên đánh giá thấp điều ngài nhấn mạnh trong chuyên viếng thăm mục vụ tại Phi châu liên quan tới các phong trào kitô có cơ cấu tổ chức và giá trị tín lý thấp, nhưng lại rất sinh động. Các thực tại tương tự khó mà có thể lồng khung trong một phong trào đại kết. Một đàng các phong trào này có nguy cơ lấy mất đi tín hữu của tất cả các Giáo Hội Kitô lịch sử, đàng khác chúng là một thách đố đối với cả chúng ta nữa, thách đố tái khám phá ra một chiều kích bình dân hơn và một kiểu đọc hiểu Lời Chúa một cách sâu xa hơn trong các cộng đoàn của chúng ta.
Hỏi: Vậy thưa cha, trong bối cảnh này Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay có đặc thái nào?
Đáp: Đặc thái Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay phát sinh từ ý nghĩa phục sinh của đề tài được chọn: “Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Chúa Kitô”, có nghĩa là tất cả chúng ta phải để cho mình được hoán cải, vì ý nghĩa sự chiến thắng của Chúa Kitô là chính sự hoán cải ấy. Đây không phải là chuyện nghĩ tới đại kết theo lược đồ của việc trở lại với sự hiệp nhất, trong đó một Giáo Hội từ từ thu tóm tất cả các Giáo Hội khác, nhưng là cố gắng cùng nhau tiến tới trung tâm là Chúa Kitô. Chúng ta càng tiến tới gần Chúa Kitô bao nhiêu, thì lại càng giảm các xa cách giữa chúng ta bấy nhiêu.
Hỏi: Như thế theo cha, đâu là cách thức tốt nhất giúp cử hành Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô?
Đáp: Nếu tôi có thể đưa ra một gợi ý, thì cách thức tốt nhất là tạo thuận tiện cho các tiếp xúc trên bình diện nền tảng, giữa tín hữu các Giáo Hội Kitô với nhau. Đại kết không bao giờ chỉ là một sự kiện ”chính trị-ngoại giao” hay thần học, mà phải đi vào cuộc sống cụ thể trong các cộng đoàn của chúng ta. Đàng khác tại Italia, do hiệu qủa của hiện tượng di cư, gương mặt của Kitô giáo cũng đang thay đổi. Hơn phân nửa các anh chị em di cư là kitô hữu, và họ thuộc nhiều Giáo Hội Kitô khác nhau. Nếu chúng ta chưa có thể cùng họ nếm hưởng hạnh phúc cùng tham dự một bàn tiệc Thánh Thể, thì ít nhất chúng ta hiệp thông với nhau chung quanh Lời Chúa và chia sẻ với nhau Lời cứu độ. (Avvenire 18-1-2012)
Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô bắt đầu ngày 18-1-2012 sẽ kết thúc với buổi hát Kinh Chiều trọng thể do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự tại Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành chiều thứ tư 25-1-2012.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15-1-2012 và trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 18-1-2012 Đức Thánh Cha đã mời gọi tín hữu sốt sắng hiệp ý cầu nguyện cho ngày hiệp nhất trọn vẹn giữa mọi tín hữu kitô mau tới. Ngỏ lời với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến trong đại thính đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã nhắc lại lịch sử của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô.
Thói quen của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu đã được đưa ra vào năm 1908, bởi Cha Paul Wattson, sáng lập viên một cộng đoàn dòng tu anh giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội công giáo. Sáng kiến này được Đức Giáo Hoàng Pio X chúc lành, được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV thăng tiến và khuyến khích cử hành trong toàn Giáo Hội công giáo với Tông thư Romanorum Pontificum công bố ngày 25 tháng 2 năm 1916.
Tuần cầu nguyện đã được khai triển và hoàn bị trong thập niêm 1930 của thế kỷ vừa qua bởi linh mục Paul Couturier tỉnh Lyon, là người đã ủng hộ việc cầu nguyện ”cho sự hiệp nhất Giáo Hội như Chúa Kitô muốn và phù hợp với các dụng cụ mà Người muốn”.
Đề tài năm nay 2012 lấy từ thư thứ I gửi tín hữu Côrintô: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1 Cr 15,51-58). Đề tài do một nhóm đại kết kitô Ba Lan đề nghị muốn nhấn mạnh sức mạnh sự nâng đỡ của đức tin kitô giữa các thử thách và đảo lộn của cuộc sống như trong trường hợp của lịch sử Ba Lan.
Chiến thắng của Chúa Kitô là chiến thắng đối với tình yêu khổ đau, đối với việc phục vụ nhau, sự trợ giúp, niềm hy vọng mới và sự an ủi cụ thể những người rốt hết, những người bị quên lãng và bị khước từ. Chúng ta có thể tham dự vào ”chiến thắng” biến đổi đó, nếu chúng ta để cho mình được Thiên Chúa biến đổi.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng sự hiệp nhất tràn đầy và hữu hình của các tín hữu kitô đòi buộc chúng ta phải để cho mình thay đổi, và ngày càng đồng hình đạng hoàn thiện hơn với hình ảnh của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất mà chúng ta cầu xin đòi buộc một sự hoán cải nội tâm, trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cộng đoàn. Nhiệm vụ đại kết là một trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội và mọi tín hữu đã được rửa tội. Nó phải làm cho sự hiệp thông đã có giữa các tín hữu kitô lớn lên cho tới sự hiệp thông trọn vẹn trong sự thật và trong chân lý. Vì thế, cầu nguyện cho sự hiệp nhất không chỉ thu hẹp trong Tuần cầu nguyện, mà phải trở thành phần của cuộc sống cầu nguyện của mọi kitô hữu, trong mọi nơi và mọi lúc. Lý do là vì sự thiếu hiệp nhất giữa các tín hữu kitô ngăn cản việc loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu, và nó phá hủy hay gây hại cho sự đáng tin cậy của Kitô giáo.
Liên quan tới tới các chân lý nền tảng của đức tin, điều hiệp nhất giữa các tín hữu kitô chắc chắn lớn hơn điều chia rẽ họ với nhau. Nhưng các chia rẽ liên quan tới các vấn đề thực hành và luân lý khác nhau, gây ra lẫn lộn và nghi ngờ, làm suy yếu khả năng thông truyền Lời cứu độ của Chúa Kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Gino Battaglia, Giám đốc văn phòng đối thoại đại kết và liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Italia, về tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô.
Hỏi: Thưa cha Battaglia, đâu là tầm quan trọng của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô? Nó có phải là một nghi thức ”mệt mỏi” hay không?
Đáp: Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô không phải là một nghi thức ”mệt mỏi” như có người tưởng nghĩ. Trái lại, hết năm này sang năm khác, việc cử hành lan rộng như vết dầu loang sang nhiều quốc gia khác. Nó là niềm hy vọng cho phong trào đại kết trong tương lai. Tôi nghĩ chính việc cầu nguyện có tầm quan trọng nền tảng đối với tất cả mọi tín hữu kitô. Trong các năm qua, bên cạnh phong trào đại kết của giới chức cấp cao hay trên bình diện đối thoại thần học, cũng có phong trào đại kết tinh thần, trong đó lời cầu nguyện là điểm chính. Chính vì thế có thể nói rằng Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô là trái tim của phong trào đại kết tinh thần; nó là một con tim sống động, đập nhịp và ngày càng trải dài ra các hiệu qủa tốt của nó.
Hỏi: Nghĩa là theo cha, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất không có nguy cơ trở thành một nghi thức nhàm chán mệt mỏi?
Đáp: Chẳng những không có nguy cơ nhàm chán mệt mỏi, trái lại, việc cầu nguyện từ bao nhiêu năm nay đã giúp giảm khoảng cách giữa các Giáo Hội kitô và tín hữu của các cộng đoàn giáo hội khác nhau. Thật thế, lời cầu nguyện biến đổi, cho phép nhớ lại, tạo ra các tâm tình mới và xây dựng tình bạn. Do đó cần tự hỏi phong trào đại kết sẽ ra sao, nếu không có Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Tôi nhớ đến ẩn dụ mà Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu kitô, đã dùng trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Đồng. Đó là ẩn dụ chiếc máy bay. Khi máy bay cất cánh, mọi người đều nhận thấy tốc độ nhanh của sự chuyển động, nhưng khi máy bay đã đạt độ cao của nó, thì xem ra máy bay đứng tại chỗ. Phong trào đại kết ngày nay cũng có thể cho chúng ta cảm tưởng nó dừng lại, không tiến nữa. Nhưng chúng ta tin tưởng nơi lời của Chúa Giêsu và biết rằng trước sau gì nó cũng sẽ tới đích.
Hỏi: Đâu là các sự kiện quan trọng ghi dấu tiến triển của phong trào đại kết kitô thưa cha?
Đáp: Trước hết có chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Erfurt, là quê sinh của Martin Luther, trong khuôn khổ chuyến công du mục tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đây đã là một biến cố lịch sử, mà đối với riêng tôi nó nhắc lại biến cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm hội đường do thái tại Roma. Tôi tin chắc rằng chuyến viếng thăm này sẽ tạo thuận tiện cho các phát triển tích cực giữa các tín hữu Công giáo và tín hữu Luther, vì trong diễn văn của người Đức Thánh Cha đã thừa nhận các tâm tình chân thành của Luther. Cũng không nên đánh giá thấp điều ngài nhấn mạnh trong chuyên viếng thăm mục vụ tại Phi châu liên quan tới các phong trào kitô có cơ cấu tổ chức và giá trị tín lý thấp, nhưng lại rất sinh động. Các thực tại tương tự khó mà có thể lồng khung trong một phong trào đại kết. Một đàng các phong trào này có nguy cơ lấy mất đi tín hữu của tất cả các Giáo Hội Kitô lịch sử, đàng khác chúng là một thách đố đối với cả chúng ta nữa, thách đố tái khám phá ra một chiều kích bình dân hơn và một kiểu đọc hiểu Lời Chúa một cách sâu xa hơn trong các cộng đoàn của chúng ta.
Hỏi: Vậy thưa cha, trong bối cảnh này Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay có đặc thái nào?
Đáp: Đặc thái Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô năm nay phát sinh từ ý nghĩa phục sinh của đề tài được chọn: “Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng của Chúa Kitô”, có nghĩa là tất cả chúng ta phải để cho mình được hoán cải, vì ý nghĩa sự chiến thắng của Chúa Kitô là chính sự hoán cải ấy. Đây không phải là chuyện nghĩ tới đại kết theo lược đồ của việc trở lại với sự hiệp nhất, trong đó một Giáo Hội từ từ thu tóm tất cả các Giáo Hội khác, nhưng là cố gắng cùng nhau tiến tới trung tâm là Chúa Kitô. Chúng ta càng tiến tới gần Chúa Kitô bao nhiêu, thì lại càng giảm các xa cách giữa chúng ta bấy nhiêu.
Hỏi: Như thế theo cha, đâu là cách thức tốt nhất giúp cử hành Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô?
Đáp: Nếu tôi có thể đưa ra một gợi ý, thì cách thức tốt nhất là tạo thuận tiện cho các tiếp xúc trên bình diện nền tảng, giữa tín hữu các Giáo Hội Kitô với nhau. Đại kết không bao giờ chỉ là một sự kiện ”chính trị-ngoại giao” hay thần học, mà phải đi vào cuộc sống cụ thể trong các cộng đoàn của chúng ta. Đàng khác tại Italia, do hiệu qủa của hiện tượng di cư, gương mặt của Kitô giáo cũng đang thay đổi. Hơn phân nửa các anh chị em di cư là kitô hữu, và họ thuộc nhiều Giáo Hội Kitô khác nhau. Nếu chúng ta chưa có thể cùng họ nếm hưởng hạnh phúc cùng tham dự một bàn tiệc Thánh Thể, thì ít nhất chúng ta hiệp thông với nhau chung quanh Lời Chúa và chia sẻ với nhau Lời cứu độ. (Avvenire 18-1-2012)
“Tôi mời gọi các bạn cầu nguyện và làm việc cho sự hiệp nhất các Kitô hữu”
Bùi Hữu Thư
17:09 23/01/2012
Lời Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Pháp khi đọc kinh Truyền Tin
ROME, Chúa Nhật 22 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu: “Tôi mời gọi các bạn cầu nguyện và làm việc cho sự hiệp nhất các Kitô hữu” (Je vous invite à prier et à œuvrer pour l’unité de tous les chrétiens.)
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chào mừng những người nói tiếng Pháp hiện diện tại Quảng Trường Thánh Phêrô lúc đọc kinh Truyền Tin hay đang theo dõi qua đài truyền hình và phát thanh.
Đức Thánh Cha đã nói: “Tôi hân hoan chào mừng các bạn, hỡi các vị hành hương nói tiếng Pháp yêu quý, tôi đặc biệt chào mừng các vị hữu trách thuộc Cộng Đồng Sant’Egidio (la Communauté de Sant’Egidio), mà các thành viên đang can đảm hoạt động để loan truyền Phúc Âm, đặc biệt là tại Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trước khi đọc kinh Đức Mẹ: “Thực vậy, bổn phận của mỗi người đã chịu phép rửa là phải tuyên xưng Tin Mừng những lúc thích hợp và cả những lúc không thích hợp, và như vậy đáp ứng được sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các tông đồ của Người. Tôi mời gọi các bạn cầu nguyện và hoạt động cho sự hiệp nhất của tất cả mọi Kitô hữu. Cùng với Đức Nữ Đồng Trinh Maria, chúng ta hãy khẩn cầu Chúa để Người tái thiết khi Người muốn và bằng các phương tiện Người muốn dùng, sự hiệp nhất toàn vẹn và hiển nhiên của tất cả mọi người đã chịu phép rửa! Chúc tất cả các các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ và một tuần lễ an lành!”
ROME, Chúa Nhật 22 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu: “Tôi mời gọi các bạn cầu nguyện và làm việc cho sự hiệp nhất các Kitô hữu” (Je vous invite à prier et à œuvrer pour l’unité de tous les chrétiens.)
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chào mừng những người nói tiếng Pháp hiện diện tại Quảng Trường Thánh Phêrô lúc đọc kinh Truyền Tin hay đang theo dõi qua đài truyền hình và phát thanh.
Đức Thánh Cha đã nói: “Tôi hân hoan chào mừng các bạn, hỡi các vị hành hương nói tiếng Pháp yêu quý, tôi đặc biệt chào mừng các vị hữu trách thuộc Cộng Đồng Sant’Egidio (la Communauté de Sant’Egidio), mà các thành viên đang can đảm hoạt động để loan truyền Phúc Âm, đặc biệt là tại Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.”
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trước khi đọc kinh Đức Mẹ: “Thực vậy, bổn phận của mỗi người đã chịu phép rửa là phải tuyên xưng Tin Mừng những lúc thích hợp và cả những lúc không thích hợp, và như vậy đáp ứng được sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các tông đồ của Người. Tôi mời gọi các bạn cầu nguyện và hoạt động cho sự hiệp nhất của tất cả mọi Kitô hữu. Cùng với Đức Nữ Đồng Trinh Maria, chúng ta hãy khẩn cầu Chúa để Người tái thiết khi Người muốn và bằng các phương tiện Người muốn dùng, sự hiệp nhất toàn vẹn và hiển nhiên của tất cả mọi người đã chịu phép rửa! Chúc tất cả các các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ và một tuần lễ an lành!”
ĐHY DiNardo: Giới trẻ là hy vọng của Phong Trào Phò Sự Sống,
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:29 23/01/2012
Washington DC, ngày 23 tháng 1 năm 2012 (CNA / EWTN News) .- Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của TGP Galveston-Houston đã nói với hơn một ngàn người trẻ trong một buổi canh thức cầu nguyện tại D.C. rằng phong trào phò sự sống tùy thuộc vào việc làm nhân chứng yêu thương của các em trước một nền văn hóa thù nghịch.
Đức Hồng Y nói với các bạn trẻ tụ họp tại Thánh Lễ khai mạc Đêm Quốc Gia Canh Thức Cầu Nguyện cho Sự Sống rằng: "Các con là một ảnh hưởng lan truyền tốt. Đừng đánh giá thấp sự hiện diện của các con."
Hơn 10.000 người đã tụ tập vào tối ngày 22 tháng 1 để dự Thánh Lễ tại Quốc Đền Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trong đó có nhiều người trẻ từ khắp nơi trên đất nước.
Ngày này đánh dấu kỷ niệm năm thứ 39 của quyết định Roe v. Wade của Tối Cao Pháp Viện, là quyết định hợp pháp hoá việc phá thai tại Mỹ.
Đức Hồng Y DiNardo, Chủ tịch Uỷ Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã chủ tế và thuyết giảng trong Thánh Lễ khai mạc, tiếp theo là xưng tội, lần hạt Mân Côi, Kinh Tối và Giờ Thánh suốt đêm.
Trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã tiếp gần 1.300 người hành hương qua đêm.
Buổi cầu nguyện canh thức kết thúc vào sáng ngày 23 tháng 1 với Kinh Sáng và một Thánh Lễ bế mạc, trong đó Đức Hồng Y tân nhiệm Timothy Dolan của New York chủ tế và thuyết giàng.
Các tham dự viên sau đó đã có thể tham dự Cuộc Tuần Hành cho Sự Sống ở trung tâm thành phố D.C., dọc theo đại lộ Constitution và tòa nhà Tối Cao Pháp Viện.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y DiNardo đã nói về ơn gọi của ngôn sứ Giôna. Mặc dù lúc đầu ông đã chạy trốn, nhưng cuối cùng Giôna đã nhận ra “rằng lời mời gọi của Chúa là lời mời gọi nghiêm trọng." Khi cuối cùng ông đáp lại lời mời gọi ấy, lời rao giảng của ông đã làm cho dân Ninivê hoán cải..
"Chúng ta đang rảo bước qua Ninivê", Đức Hồng Y nói, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải "hoán cải cá nhân."
Với hàng triệu mạng sống bị hủy diệt bởi nạn phá thai trong 39 năm qua, ngài ghi nhận sự cần thiết của các thừa tác vụ hoán cải, cũng như từ bi và thương xót.
Ngài nói rằng qua công việc của những thừa tác vụ như thế, "chúng ta chứng kiến những phép lạ của lòng thương xót của Đức Kitô và ân sủng chữa lành" khi những tâm hồn tan nát được “lành mạnh” cùng "được tràn đầy bình an và hy vọng mới."
Đức Hồng Y cũng bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng rằng phong trào phò sự sống đang bị đe dọa bởi các cuộc tấn công gần đây về tự do tôn giáo tại Mỹ.
Ngày 20 tháng 1 vừa qua, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh đã hoàn tất một sắc luật bắt buộc hầu như tất cả các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm việc triệt sản và ngừa thai -- kể cả các loại thuốc gây phá thai -- miễn phí.
Đức Hồng Y DiNardo giải thích rằng sắc luật này vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm của người Công Giáo cũng như những chủ nhân theo tôn giáo khác bằng cách bắt buộc các công dân phải “trực tiếp mua những gì phạm đến đức tin của chúng ta".
Ngài kêu gọi "những hành động kịp thời và không nao núng" để bảo vệ tự do tôn giáo.
Đồng thời, Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng cho tương lai, vì nhận thấy những dấu chỉ về những tin tốt lành, chẳng hạn như "con số kỷ lục" những đạo luật phò sự sống được thông qua ở cấp tiểu bang trong những năm gần đây.
Ngài nói rằng bằng nhiều cách, giới trẻ đang "đan dệt Đức Kitô vào nền văn hóa của chúng ta," và thúc giục các em chỉ cho những người thù nghịch thấy khuôn mặt yêu thương của Đức Kitô.
"Đừng nhượng bộ trong sự dấn thân để bảo vệ sự sống của các con”.
Michelle Bauman (CAN News)
Đức Hồng Y nói với các bạn trẻ tụ họp tại Thánh Lễ khai mạc Đêm Quốc Gia Canh Thức Cầu Nguyện cho Sự Sống rằng: "Các con là một ảnh hưởng lan truyền tốt. Đừng đánh giá thấp sự hiện diện của các con."
Hơn 10.000 người đã tụ tập vào tối ngày 22 tháng 1 để dự Thánh Lễ tại Quốc Đền Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, trong đó có nhiều người trẻ từ khắp nơi trên đất nước.
Ngày này đánh dấu kỷ niệm năm thứ 39 của quyết định Roe v. Wade của Tối Cao Pháp Viện, là quyết định hợp pháp hoá việc phá thai tại Mỹ.
Đức Hồng Y DiNardo, Chủ tịch Uỷ Ban Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã chủ tế và thuyết giảng trong Thánh Lễ khai mạc, tiếp theo là xưng tội, lần hạt Mân Côi, Kinh Tối và Giờ Thánh suốt đêm.
Trường Đại học Công Giáo Hoa Kỳ đã tiếp gần 1.300 người hành hương qua đêm.
Buổi cầu nguyện canh thức kết thúc vào sáng ngày 23 tháng 1 với Kinh Sáng và một Thánh Lễ bế mạc, trong đó Đức Hồng Y tân nhiệm Timothy Dolan của New York chủ tế và thuyết giàng.
Các tham dự viên sau đó đã có thể tham dự Cuộc Tuần Hành cho Sự Sống ở trung tâm thành phố D.C., dọc theo đại lộ Constitution và tòa nhà Tối Cao Pháp Viện.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y DiNardo đã nói về ơn gọi của ngôn sứ Giôna. Mặc dù lúc đầu ông đã chạy trốn, nhưng cuối cùng Giôna đã nhận ra “rằng lời mời gọi của Chúa là lời mời gọi nghiêm trọng." Khi cuối cùng ông đáp lại lời mời gọi ấy, lời rao giảng của ông đã làm cho dân Ninivê hoán cải..
"Chúng ta đang rảo bước qua Ninivê", Đức Hồng Y nói, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải "hoán cải cá nhân."
Với hàng triệu mạng sống bị hủy diệt bởi nạn phá thai trong 39 năm qua, ngài ghi nhận sự cần thiết của các thừa tác vụ hoán cải, cũng như từ bi và thương xót.
Ngài nói rằng qua công việc của những thừa tác vụ như thế, "chúng ta chứng kiến những phép lạ của lòng thương xót của Đức Kitô và ân sủng chữa lành" khi những tâm hồn tan nát được “lành mạnh” cùng "được tràn đầy bình an và hy vọng mới."
Đức Hồng Y cũng bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng rằng phong trào phò sự sống đang bị đe dọa bởi các cuộc tấn công gần đây về tự do tôn giáo tại Mỹ.
Ngày 20 tháng 1 vừa qua, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh đã hoàn tất một sắc luật bắt buộc hầu như tất cả các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm việc triệt sản và ngừa thai -- kể cả các loại thuốc gây phá thai -- miễn phí.
Đức Hồng Y DiNardo giải thích rằng sắc luật này vi phạm quyền tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm của người Công Giáo cũng như những chủ nhân theo tôn giáo khác bằng cách bắt buộc các công dân phải “trực tiếp mua những gì phạm đến đức tin của chúng ta".
Ngài kêu gọi "những hành động kịp thời và không nao núng" để bảo vệ tự do tôn giáo.
Đồng thời, Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng cho tương lai, vì nhận thấy những dấu chỉ về những tin tốt lành, chẳng hạn như "con số kỷ lục" những đạo luật phò sự sống được thông qua ở cấp tiểu bang trong những năm gần đây.
Ngài nói rằng bằng nhiều cách, giới trẻ đang "đan dệt Đức Kitô vào nền văn hóa của chúng ta," và thúc giục các em chỉ cho những người thù nghịch thấy khuôn mặt yêu thương của Đức Kitô.
"Đừng nhượng bộ trong sự dấn thân để bảo vệ sự sống của các con”.
Michelle Bauman (CAN News)
Đức Thánh Cha: Hiệp nhất Kitô giáo
Jos. Tú Nạc, NMS
20:50 23/01/2012
VATICAN - Sự liên kết tinh thần sâu sắc giữa khát vọng dành cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo và khát vọng quyền tự do đích thực là trọng tâm những lời bình luận của ĐTC Benedict XVI trước giờ Kinh Truyền Tin với những tín hữu tại Công trường Thánh Phê-rô vào Chúa Nhật 22 tháng Một. Trước hết nói lời nguyện truyền thống về sự dâng hiến của Mẹ Maria Đồng Trinh, Đức Thánh Cha nhắc nhở đề tài Tuần lễ Cầu nguyện cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo, đã được khai mạc vào thứ Tư vừa qua.
Chúng ta hết thảy đều được thay đổi bằng chiến thắng của Chúa Giê-su Ki-tô của chúng ta, được trích dẫn từ Thánh Thư thứ nhất của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô. Chất liệu cho Tuần lễ Cầu nguyện dành cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo năm 2012 đã được chuẩn bị bởi một nhóm làm việc bao gồm những đại diện Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống, Giáo Hội Công Giáo Cổ và Giáo Hội Tin Lành hoạt động ở Ba Lan. Đức Thánh Cha nói: “Về thực tế, Ba Lan đã biết một lịch sử lâu dài về sự chiến đấu dung cảm chống lại nhiều tai họa khác nhau, và liên tục đưa ra bằng chứng của tính cương quyết tuyệt vời, đầy sinh khí bởi đức tin.”
Ngài tiếp tục phát biểu, “Qua cội nguồn của hàng thế kỷ, Ki-tô hữu Ba Lan đã có khả năng trực giác một chiều kích tâm linh trong nỗi khát khao tự do của mình, và họ đã hiểu rằng chiến thắng đích thực có thể duy nhất giành được nếu nó được kèm theo bằng một sự thay đổi từ bên trong sâu thẳm.” Đó là chủ đề mà Đức Thánh Cha đã phúc đáp bằng những lời bình luận bằng tiếng Anh của Ngài:
Tôi xin chào tất cả khách hành hương và khách du lịch nói tiếng Anh hiện diện trong giờ Kinh Tuyền Tin hôm nay. Tuần này, các Ki-tô hữu trên toàn thế giới đánh dấu Tuần Cầu Nguyện cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo. Chúng ta hãy tin tưởng rằng, như Thánh Phao-lô đã nói, “Chúng ta tất cả sẽ được thay đổi bởi chiến thắng bởi của Chúa Giê-su Ki-tô” (xem 1 Cor. 15: 51-58). Chúng ta hãy phục hồi lời cầu nguyên của chúng ta cho sự hiệp nhất tất cả những môn đệ của Chúa Ki-tô, và khắc sâu sự quyết tâm của chúng ta để trở nên một trong người. Về phần mỗi người trong các bạn và những người thân thương của các bạn ở nhà, tôi cầu xin ơn bình an và hân hoan của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng có lời chào những người đang bắt đầu những nghi thức kỷ niệm Tết Nguyên Đán vào hôm Thứ hai. “Trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng xã hội và kinh tế hiện nay,” Đức Thánh Cha nói, “Tôi nhấn mạnh niềm hy vọng rằng năm mới sẽ được đánh dấu bằng công lý và hòa bình, rằng nó mang đến sự khuây khỏa cho những ai phải chịu đau khổ, và nhất là giới trẻ, với sự nhiệt tình của mình và với sự năng động lý tưởng của mình, có thể cống hiến niềm hy vọng mới cho thế giới.”
Chúng ta hết thảy đều được thay đổi bằng chiến thắng của Chúa Giê-su Ki-tô của chúng ta, được trích dẫn từ Thánh Thư thứ nhất của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô. Chất liệu cho Tuần lễ Cầu nguyện dành cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo năm 2012 đã được chuẩn bị bởi một nhóm làm việc bao gồm những đại diện Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống, Giáo Hội Công Giáo Cổ và Giáo Hội Tin Lành hoạt động ở Ba Lan. Đức Thánh Cha nói: “Về thực tế, Ba Lan đã biết một lịch sử lâu dài về sự chiến đấu dung cảm chống lại nhiều tai họa khác nhau, và liên tục đưa ra bằng chứng của tính cương quyết tuyệt vời, đầy sinh khí bởi đức tin.”
Ngài tiếp tục phát biểu, “Qua cội nguồn của hàng thế kỷ, Ki-tô hữu Ba Lan đã có khả năng trực giác một chiều kích tâm linh trong nỗi khát khao tự do của mình, và họ đã hiểu rằng chiến thắng đích thực có thể duy nhất giành được nếu nó được kèm theo bằng một sự thay đổi từ bên trong sâu thẳm.” Đó là chủ đề mà Đức Thánh Cha đã phúc đáp bằng những lời bình luận bằng tiếng Anh của Ngài:
Tôi xin chào tất cả khách hành hương và khách du lịch nói tiếng Anh hiện diện trong giờ Kinh Tuyền Tin hôm nay. Tuần này, các Ki-tô hữu trên toàn thế giới đánh dấu Tuần Cầu Nguyện cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo. Chúng ta hãy tin tưởng rằng, như Thánh Phao-lô đã nói, “Chúng ta tất cả sẽ được thay đổi bởi chiến thắng bởi của Chúa Giê-su Ki-tô” (xem 1 Cor. 15: 51-58). Chúng ta hãy phục hồi lời cầu nguyên của chúng ta cho sự hiệp nhất tất cả những môn đệ của Chúa Ki-tô, và khắc sâu sự quyết tâm của chúng ta để trở nên một trong người. Về phần mỗi người trong các bạn và những người thân thương của các bạn ở nhà, tôi cầu xin ơn bình an và hân hoan của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cũng có lời chào những người đang bắt đầu những nghi thức kỷ niệm Tết Nguyên Đán vào hôm Thứ hai. “Trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng xã hội và kinh tế hiện nay,” Đức Thánh Cha nói, “Tôi nhấn mạnh niềm hy vọng rằng năm mới sẽ được đánh dấu bằng công lý và hòa bình, rằng nó mang đến sự khuây khỏa cho những ai phải chịu đau khổ, và nhất là giới trẻ, với sự nhiệt tình của mình và với sự năng động lý tưởng của mình, có thể cống hiến niềm hy vọng mới cho thế giới.”
Top Stories
VietCatholic Weekly News for young Catholics 15-22/01/2012
VietCatholic Network
07:04 23/01/2012
1. On 22nd Of January, Pope Benedicts 16 met with Kiko who is the founder of the Neocatechumenal Way, the other international leaders Carmen Hernandez and Mario Pezzi. Also in attendance were 5 cardinals and 50 bishops. During the meeting, the Pope announced that 18 Neocatechumenal families would be sent to places that have been 'dechristianized'.
2. In the audience with 70 representatives of the Almo Collegio Capranica, a seminary from the diocese of Rome that has 555 years of history, Pope Benedict 16 called for seminarians support for the new evangelization.
3. During the meeting with American bishops during their ad limina visit, Pope Benedict spoke to them on politics, secularism, and Christian culture expressing his concerns over hostility toward Christianity in US.
4. Benedict XVI spoke about the unity of Christians during the general audience in the Vatican's Paul VI Audience Hall on Wedneday 18. It marked the beginning of the Week of Prayer for Christian Unity, a worldwide fellowship of over 300 Churches that try to find a common witness.
2. In the audience with 70 representatives of the Almo Collegio Capranica, a seminary from the diocese of Rome that has 555 years of history, Pope Benedict 16 called for seminarians support for the new evangelization.
3. During the meeting with American bishops during their ad limina visit, Pope Benedict spoke to them on politics, secularism, and Christian culture expressing his concerns over hostility toward Christianity in US.
4. Benedict XVI spoke about the unity of Christians during the general audience in the Vatican's Paul VI Audience Hall on Wedneday 18. It marked the beginning of the Week of Prayer for Christian Unity, a worldwide fellowship of over 300 Churches that try to find a common witness.
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN - Nam Úc - Thánh Lễ Giao Thừa Đón Xuân Nhâm Thìn
Jos. Vĩnh SA
00:53 23/01/2012
Lúc 07 giờ 00 tối, Chúa Nhật, ngày 22, tháng Giêng 2012, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ Giao Thừa - Đón mừng Xuân Mới.
Thánh Lễ do ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide, kiêm chủ tịch HĐGM Úc Châu chủ tế, cùng đồng tế có Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj. Phó quản nhiệm, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salisbury, Lm. Jami Phạm Anh Hào giáo xứ Virginia và một Linh mục khách người Philipine thuộc Dòng Marist.
Trước khi cử hành Thánh Lễ Đức Ông Minh Tâm cùng đoàn Tế Lễ đã đến trước bàn thờ “Trời - Tổ” tế lễ và niệm hương.
Vì tối nay thời tiết Adelaide rất nóng khoảng 38 độ C, nên bài giảng trong Thánh Lễ của ĐTGM Wilson rất ngăn chỉ khỏang 2 phút. Ngài chia sẻ với CĐ về cái Tết theo phụng tục Việt Nam và cầu chúc CĐCGVN một năm mới tràn đầy ơn Chúa và An khang, Thịnh vương trong năm mới
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ đã lên chúc Tết ĐTGM -Ban Tuyên Úy và các Tu Sĩ và biếu mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương để mừng xuân. Ông cũng không quên chúc Tết các Hội Đòan và toàn thể Cộng Đồng một năm mới dồi dào Phúc Lộc và ơn Thánh Chúa.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ ĐTGM đã làm phép cây Lộc Xuân và Ngài đã hái một Lộc Xuân cho chính Ngài và một Lộc Xuân cho Cộng Đồng. Kế tiếp đến BTU và các tu sĩ.
Lần lượt đến Cộng Đồng lên hái Lộc Xuân, sau đó mọi người đã ra sân Cánh Buồm mừng Xuân Mới uống cà phê, trà đàm với Đức Tổng Giám Mục.
Khoảng 10 giờ tối, ĐTGM đã được Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ mời lên Nhà Chung để dự tiệc đón Giao Thừa.
Xem Hình
Xem Video Clip
Thánh Lễ do ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide, kiêm chủ tịch HĐGM Úc Châu chủ tế, cùng đồng tế có Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj. Phó quản nhiệm, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salisbury, Lm. Jami Phạm Anh Hào giáo xứ Virginia và một Linh mục khách người Philipine thuộc Dòng Marist.
Trước khi cử hành Thánh Lễ Đức Ông Minh Tâm cùng đoàn Tế Lễ đã đến trước bàn thờ “Trời - Tổ” tế lễ và niệm hương.
Vì tối nay thời tiết Adelaide rất nóng khoảng 38 độ C, nên bài giảng trong Thánh Lễ của ĐTGM Wilson rất ngăn chỉ khỏang 2 phút. Ngài chia sẻ với CĐ về cái Tết theo phụng tục Việt Nam và cầu chúc CĐCGVN một năm mới tràn đầy ơn Chúa và An khang, Thịnh vương trong năm mới
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ đã lên chúc Tết ĐTGM -Ban Tuyên Úy và các Tu Sĩ và biếu mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương để mừng xuân. Ông cũng không quên chúc Tết các Hội Đòan và toàn thể Cộng Đồng một năm mới dồi dào Phúc Lộc và ơn Thánh Chúa.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ ĐTGM đã làm phép cây Lộc Xuân và Ngài đã hái một Lộc Xuân cho chính Ngài và một Lộc Xuân cho Cộng Đồng. Kế tiếp đến BTU và các tu sĩ.
Lần lượt đến Cộng Đồng lên hái Lộc Xuân, sau đó mọi người đã ra sân Cánh Buồm mừng Xuân Mới uống cà phê, trà đàm với Đức Tổng Giám Mục.
Khoảng 10 giờ tối, ĐTGM đã được Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ mời lên Nhà Chung để dự tiệc đón Giao Thừa.
Xem Hình
Xem Video Clip
Thánh Lễ Giao Thừa tại giáo xứ St. John East Melbourne
Sr. Minh Du
07:04 23/01/2012
Trong tâm tình ấy, cha Giacobe Võ Thanh Xuân- cha phó nhà thờ chánh tòa thánh Patrick của tổng giáo phận Melbourne đã dâng lên Thiên Chúa những lời Tạ ơn cùng với những anh chị em tham dự thánh lễ Giao Thừa tại nhà thờ Gioan Thánh Sử vùng East Melbourne.
Thánh lễ với sự đồng tế của cha Giacobe Trần Trường Sơn và cha Danh,Cha đang coi một nhà thờ Úc, không có người Việt, đêm giao thừa, “ chạy” đến cộng đoàn Thánh Gioan để cùng tạ ơn Thiên Chúa với anh chị em...người viết cảm thấy một niềm vui khó tả. Vui vì Cha không rành tiếng Việt mấy, mà cố gắng về với dân tộc mình trong những ngày lễ truyền thống. Trong khi mọi người hát bài chúc Xuân và vỗ tay theo nhịp, cha Sơn quay sang nói với cha vỗ tay đi, thì cha nói: mình không quen, lạ lắm. Vâng, trước lạ, sau quen. Chắc chắn trong đêm giao thừa sẽ còn nhiều nhiều người trẻ nữa đi đến các ngôi nhà thờ Việt nam để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa như cha Danh đây và bản sắc văn hóa người Việt vẫn được lưu truyền và tiếp nối.
Cha Giacobe Trần Trường Sơn trong bài giảng sau khi đã giải thích ý nghĩa của hai chữ Giao Thừa là cho và nhận, cha đã dẫn giải ý nghĩa của thời gian. Với một năm mới tiếp nối là 365 ngày, hay khác hơn là 365 trang vở mới. Ta sẽ viết gì cho cuộc đời chúng ta là tùy vào chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc hay nỗi buồn là do chúng ta định đoạt. Tuy nhiên với bất cứ điều gì xảy ra, hãy làm với tất cả trái tim và tình yêu.
Sau thánh lễ ông Phạm Toàn –trưởng ban đã thay mặt cộng đoàn chúc tết Quý cha, quý Sơ đang phục vụ tại cộng đoàn này. Trong lời tri ân, cha Giacobe Võ Thanh Xuân cũng không quên cảm ơn quý ông bà đã từng cộng tác và giúp cộng đoàn bằng nhiều hình thức, những ai còn sống xin Thiên Chúa chúc lành và trả công còn những ai đã được Thiên Chúa cho về với Ngài, xin tiếp tục cầu bầu cùng Chúa cho cộng đoàn mãi được Thiên Chúa đồng hành.
Sau lời chúc, cộng đoàn đã được hưởng những tràng pháo nổ dòn tan, không một viên pháo lép. Tiếng vỗ tay, tiếng cười và mùi khói pháo. Ôi cái mùi pháo làm người ta cảm thấy cái Tết ngay đây, cái mùi pháo tết làm cho người viết nhớ lại thuở còn thơ đi lượm pháo lép đêm giao thừa, nhứ lạ ngày mà mình chạy đi coi hết nhà này nhà kia, thám thính xem tràng pháo nhà nào daì nhất, có mấy viên pháo đùng, để chờ thời khắc giao mùa, chạy đi lượm pháo!
Năm mới ai ai cũng chúc nhau: thịnh vượng- khang an. Nhưng trong bài giảng của thánh lễ hôm nay, cha Sơn ước chi mỗi người chúng ta chúc nhau: có tinh thần siêu thoát với của cải, sống hiền lành, vui long chấp nhận mọi hoàn cảnh, khao khát sống công chính, có lòng thương xót với người bất hạnh, giữ tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa thuận và hy sinh tính mạng vì chính đạo.
Đó chính là bài giảng Trên núi mà giáo hội chọn đọc trong thánh lễ đêm giao thừa. Xin cho Lời Chúa Giêsu ở trong chúng con và chúng con cũng biết chúc cho nhau như thế, giúp nhau sống theo lời Thầy Chí Thánh trong mùa Xuân mới này.
Mùa xuân đã đứng ngay bên đầu ngõ, ngay bên thềm nhà của mỗi người. Xin kính chúc quý độc giả VietCatholic một Năm Mới với một con tim tràn đầy Tình Yêu khi sống với Bài Giảng Trên Núi của Giêsu.
Minh Du
Lễ Giao Thừa tại Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami.
LM Giuse Nguyễn Kim Long
09:38 23/01/2012
Thánh Lễ Giao Thừa tại Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang ở Miami
FLORIDA - Hòa chung niềm vui với dân tộc Việt Nam tại quê nhà và những người Việt nam trên toàn thế giới chuẩn bị giã từ Năm cũ Tân Mão, đón chào Năm Mới Nhâm Thìn, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang thuộc Tổng giáo phận Miami, Florida đã có Thánh Lễ Giao Thừa Tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho quê hương, Ông bà tổ tiên và cũng là dịp cho những người Việt Nam đang sống nơi “đất khách quê người” có dịp gặp nhau.
Xem Hình
Khởi đi từ năm ngoái khi cha cựu quản nhiệm Nguyễn bá Kỳ bắt đầu tổ chức Thánh Lễ Giao Thừa, Cộng đoàn tiếp tục có Thánh Lễ vào lúc 8:30 tối Chúa Nhật 22-01. Năm nay Đêm Giao Thừa vào tối Chúa Nhật, vì vậy giáo dân phải tham dự 2 Thánh Lễ trong cùng 1 ngày, Lễ Chúa Nhật theo luật Giáo hội và Lễ Đên Giao Thừa. Cha Quản nhiệm và Ban Thường vụ cũng hơi lo ngại là số người đến dự lễ sẽ ít, nhưng vẫn chuẩn bị khoảng 500 phong bì lì xì: Thiệp Lời Chúa, tiền mới và 1 vé số may mắn.
Khoảng 8:oo tối, giáo dân bắt đầu đến nhà thờ trong những bộ áo thật đẹp để dự Lễ. Ban Khánh tiết lo trang trí cung thánh với tấm phông hình con Rồng, cây mai thật với những bông vàng rực rỡ, các BMCG lo dợt lại bài vũ; và ca đoàn chuẩn bị âm thanh. Đúng 8:30 tối, Thánh Lễ bắt đầu với nghi thức niệm hương tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho quê hương và Ông bà tổ tiên. Sau khi một chị ca đoàn đọc lời dẫn, ca đoàn hát bài “Cầu cho Cha Mẹ” và 3 hồi trống chiêng vang lên, các vị trong Ban Thường vụ với khăn đóng áo dài cung kính tiến lên niệm hương trước bàn thờ.
Sau nghi thức niệm hương, Thánh Lễ bắt đầu với đoàn rước gồm các BMCG mặc áo dài khăn đóng, các em giúp lễ, cha khách và cha chủ tế trong áo dài khăn đóng màu vàng tiến đến bàn thờ khi ca đoàn hát bài mừng Xuân. Thánh Lễ diễn ra trong bầu khi linh thiêng, trang trọng và vui tươi khi mọi người đang náo nức đón chào Năm Mới. Trong bài giảng, cha chủ tế sau khi tản mạn về con Rồng trong dân gian, đã hướng mọi người đến tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, sống từng phút giây trong Năm Mới cách ý nghĩa, và nhất là tìm hạnh phúc như nhà tỉ phú Warren Buffett đề nghị: Không hận thù, không lo lắng, sống đơn giản, mở tay cho nhiều hơn, và kỳ vọng ít hơn. Ngài kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ cân bằng thời gian làm việc kiếm sống, thời gian cho Chúa và thời gian cho gia đình.
Cuối Thánh Lễ, cha sở Dever ra chúc mừng Năm Mới đến Cộng đoàn trước khi ông chủ tịch Cộng đoàn có lời chúc tết đến quí cha, quí xơ và toàn thể mọi người. Năm nay, sau Thánh Lễ mọi người được mời ở lại nhận bao lì xì và rút thăm lấy hên. Số người dự lễ lên đến khoảng 600. Những người trúng giải thật vui mừng vì là những người may mắn trong năm, tuy nhiên những người khác, trong đó có cả cha Quản nhiệm, không trúng nhưng vẫn vui và hy vọng năm tới sẽ đến lượt mình.
Mọi người ra về khi màn đêm đã phủ kín không gian và chuẩn bị đển đón Giao Thừa. Xin cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và với lời cầu bầu của Mẹ Lavang, xin Chúa ban muôn hồng ân xuống trên quê hương Việt Nam, đất nước Hoa Kỳ và Cộng đoàn chúng con trong Năm Mới Nhâm Thìn này.
FLORIDA - Hòa chung niềm vui với dân tộc Việt Nam tại quê nhà và những người Việt nam trên toàn thế giới chuẩn bị giã từ Năm cũ Tân Mão, đón chào Năm Mới Nhâm Thìn, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang thuộc Tổng giáo phận Miami, Florida đã có Thánh Lễ Giao Thừa Tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho quê hương, Ông bà tổ tiên và cũng là dịp cho những người Việt Nam đang sống nơi “đất khách quê người” có dịp gặp nhau.
Xem Hình
Khởi đi từ năm ngoái khi cha cựu quản nhiệm Nguyễn bá Kỳ bắt đầu tổ chức Thánh Lễ Giao Thừa, Cộng đoàn tiếp tục có Thánh Lễ vào lúc 8:30 tối Chúa Nhật 22-01. Năm nay Đêm Giao Thừa vào tối Chúa Nhật, vì vậy giáo dân phải tham dự 2 Thánh Lễ trong cùng 1 ngày, Lễ Chúa Nhật theo luật Giáo hội và Lễ Đên Giao Thừa. Cha Quản nhiệm và Ban Thường vụ cũng hơi lo ngại là số người đến dự lễ sẽ ít, nhưng vẫn chuẩn bị khoảng 500 phong bì lì xì: Thiệp Lời Chúa, tiền mới và 1 vé số may mắn.
Khoảng 8:oo tối, giáo dân bắt đầu đến nhà thờ trong những bộ áo thật đẹp để dự Lễ. Ban Khánh tiết lo trang trí cung thánh với tấm phông hình con Rồng, cây mai thật với những bông vàng rực rỡ, các BMCG lo dợt lại bài vũ; và ca đoàn chuẩn bị âm thanh. Đúng 8:30 tối, Thánh Lễ bắt đầu với nghi thức niệm hương tạ ơn Thiên Chúa, cầu nguyện cho quê hương và Ông bà tổ tiên. Sau khi một chị ca đoàn đọc lời dẫn, ca đoàn hát bài “Cầu cho Cha Mẹ” và 3 hồi trống chiêng vang lên, các vị trong Ban Thường vụ với khăn đóng áo dài cung kính tiến lên niệm hương trước bàn thờ.
Sau nghi thức niệm hương, Thánh Lễ bắt đầu với đoàn rước gồm các BMCG mặc áo dài khăn đóng, các em giúp lễ, cha khách và cha chủ tế trong áo dài khăn đóng màu vàng tiến đến bàn thờ khi ca đoàn hát bài mừng Xuân. Thánh Lễ diễn ra trong bầu khi linh thiêng, trang trọng và vui tươi khi mọi người đang náo nức đón chào Năm Mới. Trong bài giảng, cha chủ tế sau khi tản mạn về con Rồng trong dân gian, đã hướng mọi người đến tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, sống từng phút giây trong Năm Mới cách ý nghĩa, và nhất là tìm hạnh phúc như nhà tỉ phú Warren Buffett đề nghị: Không hận thù, không lo lắng, sống đơn giản, mở tay cho nhiều hơn, và kỳ vọng ít hơn. Ngài kết thúc bài giảng với lời nhắn nhủ cân bằng thời gian làm việc kiếm sống, thời gian cho Chúa và thời gian cho gia đình.
Cuối Thánh Lễ, cha sở Dever ra chúc mừng Năm Mới đến Cộng đoàn trước khi ông chủ tịch Cộng đoàn có lời chúc tết đến quí cha, quí xơ và toàn thể mọi người. Năm nay, sau Thánh Lễ mọi người được mời ở lại nhận bao lì xì và rút thăm lấy hên. Số người dự lễ lên đến khoảng 600. Những người trúng giải thật vui mừng vì là những người may mắn trong năm, tuy nhiên những người khác, trong đó có cả cha Quản nhiệm, không trúng nhưng vẫn vui và hy vọng năm tới sẽ đến lượt mình.
Mọi người ra về khi màn đêm đã phủ kín không gian và chuẩn bị đển đón Giao Thừa. Xin cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và với lời cầu bầu của Mẹ Lavang, xin Chúa ban muôn hồng ân xuống trên quê hương Việt Nam, đất nước Hoa Kỳ và Cộng đoàn chúng con trong Năm Mới Nhâm Thìn này.
Thánh Lễ Giao Thừa tại Nam Úc
Joseph Vĩnh Nguyễn
15:55 23/01/2012
Thánh Lễ Giao Thừa và Tân Niên tại Tây Úc
Đồng Văn Vượng
15:57 23/01/2012
CGVN tại San Diego mừng Xuân và thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Nguyễn Dương
20:35 23/01/2012
SAN DIEGO - Lúc 7:00 tối ngày 20 tháng 1, 2012, Cộng Đổng Cộng Giáo Việt Nam tại San Diego đã tổ chức thánh lễ tất niên và mừng năm mới tại giáo xứ Đức Mẹ Thánh Tâm. Ngay sau thánh lễ kết thúc, 8 linh mục Việt Nam củng với hơn 600 giáo dân thuộc 5 cộng đoàn tại San Diego đã đốt nến, rước kiệu Đức Mẹ La Vang từ nhà thờ qua hội trưởng để hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội Việt Nam, đặc biệt cho giáo xứ Thái Hà.
Sau phần các cha dâng hương trước kiệu Đức Mẹ La Vang, ông chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trình bày những sự việc xảy ra cho giáo hội Việt Nam, đặc biệt tại các xứ đạo, nhất là tại giáo xứ Thái Hà trong thời gian qua do chính quyền cộng sản gây ra.
Để hiệp thông với giáo hội tại quê nhà và hỗ trợ tinh thần dấn thân tranh đấu cho công lý, nhần quyền của các cha và anh chị em đang bị bách hại, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hôm nay hướng về quê nhà trong lới cầu nguyện cho quê hương và giáo hội Việt Nam sớm có công bình, bác ái để mọi ngườI con dân nước Việt sớm có tự do, thanh bình và thịnh vượng.
Sau lời nguyện đại diện của 5 cộng đoàn, trong ánh nến lung linh hội trường cất vang tiếng hát Kinh Hoà Bình một cách sốt sắng , tiếp theo là phần chiếu dương ảnh những những biến cố xảy ra tại Hà Nội và giáo xứ Thái Hà.
Buồi thắp nến hiệp thông cầu nguyện được kết thúc bằng bài hát Việt Nam Việt Nam trong tinh thần một tay nắm Chuá, một tay nắm anh chị em.
Sau phần các cha dâng hương trước kiệu Đức Mẹ La Vang, ông chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trình bày những sự việc xảy ra cho giáo hội Việt Nam, đặc biệt tại các xứ đạo, nhất là tại giáo xứ Thái Hà trong thời gian qua do chính quyền cộng sản gây ra.
Để hiệp thông với giáo hội tại quê nhà và hỗ trợ tinh thần dấn thân tranh đấu cho công lý, nhần quyền của các cha và anh chị em đang bị bách hại, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hôm nay hướng về quê nhà trong lới cầu nguyện cho quê hương và giáo hội Việt Nam sớm có công bình, bác ái để mọi ngườI con dân nước Việt sớm có tự do, thanh bình và thịnh vượng.
Sau lời nguyện đại diện của 5 cộng đoàn, trong ánh nến lung linh hội trường cất vang tiếng hát Kinh Hoà Bình một cách sốt sắng , tiếp theo là phần chiếu dương ảnh những những biến cố xảy ra tại Hà Nội và giáo xứ Thái Hà.
Buồi thắp nến hiệp thông cầu nguyện được kết thúc bằng bài hát Việt Nam Việt Nam trong tinh thần một tay nắm Chuá, một tay nắm anh chị em.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì sao người nông dân Hải Phòng hiền lành phải cầm súng bắn lại nhà cầm quyền và vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam!
Dương Thị Xuân - người viêt báo tự do
09:20 23/01/2012
Hôm nay, gia đình ông Đoàn Văn Vươn 1 trí thức nông dân quê gốc ở Hải Phòng phải có một tình yêu đất mãnh liệt nên khi bị dồn vào đường cùng họ đã đứng lên vượt mọi sợ hãi để cầm súng bắn thẳng vào lực lượng quân đội, công an của nhà cầm quyền cộng sản khi đến lấy đất của gia đình ông.
Có nhà thơ trong nước đã từng viết : “Nơi ta đến là nơi đất ở, khi ta đi đất cũng hoá tâm hồn…”
Nơi gia đình ông Đoàn Văn Vươn năm 1993 đến để khai hoang, mở đất mang địa danh khu Cống Rộc – thuộc xã Vinh Quang (nguyên quán gia đình ông Vươn ở sâu trong đất liền thuộc xã Bắc Hưng cách đê biển nơi ở mới 2 cây số). Tên khu đất là Cống Rộc đã phản ánh rõ mảnh đất hiện nay ông Vươn có được là đất bãi nằm ngập dưới mực nước biển mênh mông. Quanh năm sóng đánh nước vào kéo ra biển biết bao tài sản của con
người, người dân ở đây chỉ có khi nào nuớc rút mới dám ra bắt con còng, con cáy mang về bán để sinh nhai nuôi sống bản thân mình cùng cả gia đình trong nghèo khó trăm bề. Những năm biển dâng nước lớn, sóng còn phá vỡ cả đê, dân trong đồng trong làng ông già con trẻ phải gồng gánh dắt díu nhau chạy lụt khốn khổ nói gì đến đất bãi vùng ngập mặn ngoài biển cả mênh mông kia. Nhung ông Vươn là một trí thức nông nghiệp, nặng lòng yêu quê hưong không cam chịu nhìn biển cả uy hiếp dân lành, ông đã mang kiến thức và trí tuệ của mình cùng gia đình lấn biển lập ấp mở mang đất đai cho mình, cho quê hương. Để có được một trang trại đầm nuôi thuỷ sản như hôm nay, đại gia đình ông từ Cha Mẹ già cả đến các cháu, con thơ bé dại… tất cả các anh em giai, dâu, rể đều phải lao động cật lực không kể ngày đêm. Mỗi hạt cát, viên đá, cây bần trên đất trang trại của ông đã thấm đậm không chỉ nước mắt, mồ hôi mà cả máu của đại gia đình ông đã đổ xuống. Năm 1993, ông mới khởi công khai hoang nhưng cơn lũ lịch sử năm 1995 biển đã tràn vào xoá sạch công sức của gia đình ông. Dân làng ở trong đê năm đó cũng còn phải sợ hãi chạy sơ tán nên đất bãi thì làm sao mà còn giữ được với trời. Ai cũng nghĩ sau trận lụt này ông trắng tay, như vậy chắc ông sẽ phải chịu thua biển cả mênh mông, con người làm sao dám đánh bạc với Trời. Năm 1997, ông lại quyết chí lấn biển, ông gom góp mượn tiền của bạn bè nâng niu từng cây bần một, dầm mình trồng được cả một rừng bần chắn sóng biển, nên đầm của ông đã thành công. Nhờ có đầm của ông đứng chân vững trước sóng gió nên con đê biển xung yếu luôn đe doạ dân làng trở nên hiền lành, dân làng đã sung sướng không phải chạy lụt như các năm trước từ đó đến nay. Nhiều người dân thấy ông đã chinh phục được biển cả như vậy đã khích lệ họ cùng nhau theo ông ra lấn biển mở mang bờ cõi quê hương. Có nhiều người đã làm giàu lên, cuộc sống của dân làng đã khá lên trông thấy, quê hương thay da đổi thịt hàng ngày. Người nông dân quê ông không chỉ còn đứng trông trời, lạy trời mà đã biết cùng ông chinh phục biển, trời. Họ ngoài biết cấy lúa đã có thêm còn biết làm bao nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản khác do đã có đầm của ông chắn sóng và nhiều đầm khác trong vùng cũng làm theo mô hình phát triển của đầm ông Vươn.
Nhà nước không làm được việc lấn biển, mở mang nghề nghiệp, bảo vệ đê biển tại khu Cống Rộc nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, nhưng người trí thức, người nông dân chân thật chất phác yêu ruộng đồng Đoàn Văn Vươn và đại gia đình ông đã làm được. Báo chí trong nước đã viết bài đăng tin tôn vinh ông là bậc kỳ tài chinh phục thiên nhiên trên mảnh đất ven biển Tiên Lãng. Người dân quê mới nơi ông đang ở rất nhiều người còn nói: Nếu sau này ông Đoàn Văn Vươn về với tổ tiên thì chúng tôi sẽ lập miếu thờ như cha ông ta đã tôn thờ những người có công mở đất, lập ấp. Ông Vươn là người Anh hùng trong môi trường lao động sáng tạo là vậy, trời biển còn phải nhường bước trước ý chí quyết tâm lấn biển mở đất của ông, nhưng ông bị nhà cầm quyền cộng sản huyện Tiên Lãng và xã Quang Vinh – Hải Phòng đã đẩy ông ra khỏi khu đất này chỉ bằng một tờ giấy vô cảm mang tên "Lệnh cưỡng chế". Một chính quyền nhân danh “của dân, vì dân, do dân” mà hành xử vi hiến ngang nhiên chà đạp luật pháp và đạo lý: không đền bù bồi thường công sức của đại gia đình ông, họ thản nhiên đẩy ông ra đường với hai bàn tay trắng. Nhưng "khi ta đi đất cũng hoá tâm hồn", đất bằng đã nổi sóng, anh em họ hàng ông họ cũng không cam chịu nhìn ông bị bất công như vậy, nhất là những người nông dân hiền lành nhưng cũng rất khảng khái như câu thề trên Tấm bia Tuyên Thệ mà tôi đã dừng chân đọc trên quê hương ông những ngày đến vùng biển Tiên Lãng này :
"Đứng chân trên mảnh đất này
Đánh tan giặc cướp mới về quê hương" (bia ghi đánh tan giặc Mỹ)
Nên họ đã đứng lên đấu tranh đòi công lý, đòi công bằng xã hội và những gì đau lòng đã diễn ra : nhà cầm quyền người bị thương, người lo sợ và anh em họ hàng ông vướng vào vòng lao lý.
Cuộc cưỡng chế vô cảm đối với ông Vươn đã được nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng - Hải Phòng coi như đã xong. Cái họ thu được chỉ là một mảnh đất có thể tính bằng tiền vì ngay hôm sau họ cho một người tên là Đoàn con ông Tạo ở xã Tiên Hưng đến thầu lại ở đây. Nhưng cái họ mất lớn hơn tất cả mà không ai có thể tính được đấy là cảnh kinh hoàng của vụ cưỡng chế đã xảy ra và đọng lại trong tâm trí mấy ngàn người đứng kín mấy cây số đường đê biển. Nhiều người là cựu chiến binh, nói với dân làng và họ đã kể cho tôi: “Bản thân họ đi bộ đội từ năm 1972 đã tham chiến ở thành cổ Quảng Trị và sống đến giờ mới thấy vụ này công an, bộ đội bắn như vãi đạn còn hơn cả trong chiến tranh trước kia”. Khi xảy ra vụ việc sáng ngày 05/01/2012 thì ông Vươn lúc đó đang ở trụ sở uỷ ban xã để nghe đọc lệnh cưỡng chế nghiệt ngã này, vợ ông và cô em dâu đứng trên bờ đê thế mà họ cũng bị bắt, em dâu ông có nói mấy câu thì bị đánh dã man trước mặt dân làng. Con trai ông Vưon tên là Quỳnh mới 15 tuổi, vừa đi học về, vợ ông lo cho con nên đã bảo cháu: “con ơi chạy đi”. Tại sao cháu bé này không làm gì, nghe mẹ đã chạy trốn vào bếp nhà ông cụ tên Thửa, vậy mà bị công an đuổi theo lôi ra đánh đến khi có tấm thẻ học sinh rơi ra thì một ông công an mới nói “ Thôi, nó trẻ con đừng đánh nữa”. Người dân ở đây họ bảo : "Sao công an lại tàn ác quá vậy". Dân làng còn kể hôm trước có mấy nhà báo nghe được dân làng kể thì họ bảo “ Tại sao các ông bà không chụp lại để tố cáo những kẻ khoác áo công an, bộ đội làm sai pháp luật, đã lạm dụng quyền hành đánh đập vô cớ người dân như vậy ?”. Dân làng nói : “ chúng tôi nông dân làm gì có máy ảnh để chụp, mà nếu có chụp đưa mấy ông bà nhà báo có dám đưa lên báo không, hay lại sợ mất việc, mà ai cho đăng ? Ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn nó chả tội tình gì mà còn bị đập nát vụn, ảnh cha ông và con gái bé của ông còn bị họ vứt thả ra biển kia là bằng chứng đấy thôi. Ngày tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần, rất nhiều gia đình đang vui vẻ tổ chức đón năm mới nhưng gia đình ông Vươn biết về đâu bây giờ khi ngôi nhà của họ bị đập phá tan hoang như vậy.
Tôi lang thang trong mưa gió rét trên quê ông chiều nay đúng lúc vợ con ông được tạm tha về mà cùng đau với họ, họ biết về đâu khi bỗng nhiên thành kẻ trắng tay vì những kẻ "sai nha". Người dân quê ông họ rất tốt, tôi thấy họ người ít nhiều, người dăm mười nghìn, người manh áo góp giúp vợ con ông. Dân làng họ nói : thảm họa này không đổ xuống riêng đầu gia đình ông Vươn đâu mà đây là thảm hoạ đổ xuống đầu cả làng chúng tôi đấy. Ông Vươn hiền lành chịu khó làm ăn, lao động cần cù cả ngày không biết mặc bộ quần áo đẹp, không biết chơi bời có được cơ ngơi như vậy mà bây giờ trắng tay thế này, chúng tôi nay ai dám làm ăn nữa, ai dám vươn lên làm giàu nữa. Dân làng đông như thế mà không dám ra bênh vực nhà ông Vươn, họ nói: họ chỉ nghe ông Vươn nói là có lệnh cưỡng chế, nhưng ông Vươn còn đang đi thưa kiện, còn uỷ ban xã, huyện đến bây giờ thu hồi đầm hồ, phá tan nhà ông Vươn rồi mấy hôm nay mới suốt ngày đọc loa thanh minh việc mình làm, thế thì dân chủ, nhân quyền, công lý, lẽ phải ở đâu, ở đâu ??? Mà cưỡng chế đất sao công an, quân đội, an ninh lắm thế, đông thế, người dân ở đây sợ công an lắm. Con nhà ông Vươn trốn vào bếp nhà cụ ông Thửa 80 tuổi bị công an lôi ra đánh dã man mà chả ai dám can nữa là. Ông cụ Thửa chỉ dám kể lại với dân làng giọng run vì sợ : khổ quá thằng bé nó lại chui vào bếp nhà tôi, sao nó không chạy đi…Ai đứng quanh đấy còn không dám ho nữa là…. Còn ông Tào, người mà Tivi thành phố Hải Phòng đưa hình là người “đại diện cho nhân dân làng biển” này thì dân làng cho biết : ông Tào này nguyên bí thư chi bộ thôn đã khuất tất trong việc chi tiêu 15 triệu đồng tiền làm đường 212 nên bị nhân dân bãi miễn, nay ông đại diện cho ai, mà ông này họ hàng với anh em ruột chủ tịch huyện Tiên Lãng - Lê Văn Hiền và chủ tịch xã Quang Vinh - Lê Văn Liêm nên họ cho phát biểu đấy. Ngay sau ngày ông Tào lên truyền hình dân làng đã làm vè và rải tờ rơi chung quanh nhà ông Tào để giễu ông ta :
“Tào ơi có thiếu tiền đâu
Cớ sao cam chịu làm trâu cho Hiền ?"
Tôi trên đường về Hà Nội mà chỉ biết thương cảm thay cho gia đình ông Vươn những người dân lành ở vùng phên giậu phòng thủ cho Tổ quốc bỗng bị thảm cảnh khốn khổ vậy. Chúng tôi ở đất liền được yên ổn làm ăn nhờ có những người như ông đã tình nguyện chắn gió bão biển từ ngoài khơi xa. Vậy mà ông đại diện uỷ ban huyện Tiên Lãng phát biểu thản nhiên: “ Cái ông Vươn này đắp đê, lấn biển để làm giàu cho gia đình ông ấy, xã hội này được gì... Dứt khoát phải thu hồi....”. Người dân ở đây chua chát nói :
“Công anh đấp đập be bờ
Để cho thằng khác vác lờ đến đơm”.
Nên người dân đã phải vùng lên để bảo vệ đất đai của mình khi bị chính quyền cưỡng đoạt trái luật như nhà ông Vươn.Nhân quyền ở Việt Nam bị xâm phạm nghiêm trọng như vậy đấy, liệu xã hội có còn bình yên khi người dân mất lòng tin vào nhà cầm quyền. Treo biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong vườn rau ở một ngõ nhỏ, cũng tại thành phố biển Hải Phòng này như nữ nhà thơ Phạm Thanh Nghiên bị vu án, gán tội 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đi biểu tình thì bị đưa vào trại giáo dưỡng để gọi là phục hồi nhân phẩm như chị Bùi Thị Minh Hằng, bị trục xuất phải "tỵ nạn" ngay trên đất thủ đô như hoàn cảnh của tôi – một người viết báo tự do. Nêu chính kiến của mình mong đất nước được đổi mới thực sự, để đời sống người dân được nâng cao như
nhiều nhà tranh đấu dân chủ trí thức có tâm huyết với đất nước khác như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, linh mục tranh đấu Nguyễn Văn Lý, kỹ sư tin học Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nông dân Hồ Thị Bích Khương, nhà giáo Đinh Đăng Định, cựu quân nhân Lê Thanh Tùng, nhạc sĩ Việt Khang…vv ... và rất nhiều những người yêu nước khác cũng bị vu án gán tội với những bản án tù giam nặng nề, bất công. Làm giàu bằng máu, nước mắt, mồ hôi công sức lao động cật lực vất vả của mình thì bị đẩy vào con đường phải vùng lên đấu tranh chống lại cường quyền…để rồi cuối cùng bị đàn áp khốc liệt, gia đình tan nát như ông Vươn. Nhưng tôi biết những người luôn tâm niệm rằng :
"Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như Mẹ như Cha như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi, con sông".
Những người sống có lý tưởng ai quốc như vậy, họ đã không quản hy sinh tính mạng và không cam chịu để bất công xã hội hoành hành trên đất nước này. Cũng như tôi tin mọi người có lương tri sẽ thấu hiểu tình yêu đất lớn lao của gia đình ông Vươn và họ đứng vào đội ngũ tranh đấu không chỉ cho mình ông Vươn mà cho tất cả mọi người bị đàn áp để nhiều người dân trên mảnh đất này không phải:"Một ngày tức tưởi nhập dòng oan" (trích Văn tế dân oan- thơ của Võ Thị Hảo). Nhưng công bằng xã hội chỉ đến với được mọi người dân và với riêng gia đình ông Vươn khi thành quả lao động của ông được xã hội trân trọng và được chính quyền công nhận, cũng như xã hội không còn tồn tại việc người dân sợ công an và buộc đứng lên chống lại nhà cầm quyền khi Nhân quyền ở Viêt Nam được tôn trọng. Mọi người dân phải có quyền được Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do ứngcử, bầu cử, tự do lập hội...vv… Nhà nước Việt Nam phải thực hiện các quyền con người mà Tuyên Ngôn Nhân Quyền toàn thế giới của Liên hợp quốc đã nêu và nhà nước CHXHCN Việt Nam này đã ký và cam kết thực hiện. Những quyền Con Người mà tạo hóa đã ban cho họ và không ai có quyền tước đoạt, chỉ khi đó con người mới không bị dồn vào đường cùng buộc phải đứng lên cầm súng bắn lại nhà cầm quyền như vụ việc vừa qua ở Hải Phòng.
Viết tại Đầm Cống Rộc, xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, ngoại vi TP- Hải
Phòng những ngày mưa rét đầu và giữa tháng 01-2012
Dương Thị Xuân - người viêt báo tự do
Điện thoại liên lạc : 0125-8736-869
Hiện nay tôi đang phải ngủ màn trời chiếu đất
ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội
Email lien lac : hoabinhdantoc2007@yahoo.com
Vươn lên nữa
Ngô Nhân Dụng
09:51 23/01/2012
Trên Blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh bàn về biến cố cướp đầm nuôi thủy sản của ông Ðoàn Văn Vươn, đã đăng bản ghi chép một lời tự thuật được thâu âm, do một người dân xã Vinh Quang nói với nhà báo. Người dân kể: “Em biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm... Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Ðấy! anh thấy đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa? Ðấy, nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng hết rồi!”
Một độc giả trong nước đọc đoạn trên rồi viết: “Ðúng là xã hội đen trùm xã hội đỏ rồi!” Và than thở: “Ðảng bị chúng nó làm tan vữa rồi.Vì chúng nó đã leo cao chui sâu vào đảng rồi. Hu... hu...” (không biết khóc thật hay rỡn). Hiện tượng Xã Hội Ðen trong Xã Hội Ðỏ được một vị khác nhận xét: “Ðen dựa vào Ðỏ, Ðỏ dựa vào Ðen.” Trên Blog này, một độc giả xác nhận trong vụ cướp đất, cướp đầm nuôi thủy sản, phá nhà anh Vươn cho thấy “Mafia đã hình thành và đang dần dần có vị trí trong xã hội ta.”
Một độc giả thạo tin cho biết chỉ khi nào chính quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng cần “tấn công trấn áp người dân, kiểu ào ào gióng trống gõ mõ” thì họ mới sử dụng đám công an. “Còn những việc hệ trọng, bí mật, thâm hiểm,...” họ dùng “lực lượng khác, mới mẻ hiệu quả hơn,” đó là Xã Hội Ðen.
Nhưng có người khuyên chúng ta không nên bất công nói xấu tất cả các anh chị em trong “Xã Hội Ðen” thành phố Hải Phòng. Bởi vì không phải tất cả những người trong Xã Hội Ðen đều đồng lõa với Ðảng Cộng Sản! Khi nói đến những thành phần Xã Hội Ðen không làm ăn chung với Ðảng Cộng Sản, vị độc giả này gọi họ là những “hảo hán giang hồ.” Người Việt Nam vẫn có lòng kính trọng đối với những tay “giang hồ hảo hớn,” hiểu theo nghĩa những “anh hùng Lương Sơn Bạc.” Họ thường sống ngoài vòng pháp luật; vì xã hội chung quanh không có luật lệ, chính quyền là bọn cường hào ác bá không tôn trọng luật lệ do chính họ đặt ra. Những tay giang hồ này có nghĩa khí, như vị độc giả viết, “hảo hán giang hồ đất Cảng... cũng có luật lệ và nghĩa cử riêng của họ.” Ðiều đặc biệt là những anh hủng hảo hớn “rất hiếm khi đi hà hiếp dân lành, họ trọng nghĩa khinh tài và luôn bất hợp tác với bọn cường quyền, ác bá.” Nếu đã không chịu hợp tác với bọn cường quyền, ác bá thì chắc anh chị em Xã Hội Ðen đất Cảng không nỡ lòng nào đi phá sập nhà anh Ðoàn Văn Vươn, đánh đập vợ con gia đình của anh để làm tay sai cho bọn cường hào ác bá Ðỏ, là chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng.
Trong việc ăn cướp và đàn áp người dân, chính quyền đã sử dụng bọn tay sai khác, thật sự không thuộc xã hội đen đất Cảng. Họ có thể thuê người làm du côn, giống như công an Hà Nội đã thuê người đánh phá gia đình, nhà cửa các nhà tranh đấu cho dân chủ. Trong đám đánh thuê nhiều người có thể được hứa hẹn sẽ được các ông chủ tịch huyện, chủ tịch xã chia chác “thành quả” sau khi cướp được khu đất đầm rộng mấy chục mẫu tây của anh Vươn. Và có cả những thành phần “đánh hôi” với mục đích “hôi của.” Chiến thuật dụng người này thực ra chỉ noi theo tấm gương của các lãnh tụ đời xưa khi phát động “cải cách ruộng đất.” Họ cũng hứa hẹn sẽ chia chác của cải sau khi đấu tố các địa chủ. Trong vụ phá sập nhà anh Vươn, người dân xã Vinh Quang kể, “Họ phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn áp (sic) của nhà ông Vươn về. Di ảnh của bố và con ông Vươn bị đốt...”
Chính quyền xã, huyện không chỉ sử dụng bọn lưu manh trong việc đàn áp dân, mà còn thuê người làm chỉ điểm, theo dõi và đe dọa nhà báo nữa. Người tự khai được ghi âm, chép lại trên Blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tự thuật: “Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước, mỗi ngày trả 100,000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các nhà báo thôi.” Với những chỉ thị chi tiết: “Xã chỉ thị cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy!” Nghĩa là cứ việc đánh nhà báo, không lo trách nhiệm! Bọn đi bắt gia đình ông Vươn, cũng hành động đúng lối côn đồ như vậy: “Ðến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy (chị Vươn) giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý (em ông Vươn).”
Những tên vô lại hôi của, đánh cả đàn bà như vậy là bọn cướp ngày, không hơn không kém. Họ có thể là xã đội, là công an, cán bộ, đảng viên cộng sản tay có dùi cui. Nhưng tư cách như thế thì không xứng đáng gia nhập xã hội đen, nhất là Xã Hội Ðen đất Cảng! Những anh hùng hảo hớn sẽ không ai nỡ đánh đập những người đàn bà chân yếu tay mềm.
Người dân trong vùng này còn giúp đỡ, ủng hộ gia đình ông Vươn: “Khi vợ ông Vươn, vợ ông Quý được (công an) thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc,” hai chị em đã được đồng bào chung quanh đưa tặng tiền làm lộ phí trên đường về nhà. Người đưa 50,000, người tặng 100,000 đồng. Mọi người dân Việt Nam nhìn thấy chính mình có thể cũng bị đẩy vào hoàn cảnh giống như ông Ðoàn Văn Vươn. Họ lên tiếng bênh vực ông Vươn, trước lời tố cáo ông đã sử dụng mìn và súng chống cự công an. Nhưng một người dân đã biện hộ cho ông Vươn: “Anh em anh Vươn sử dụng vũ khí tự tạo không phải chống người thi hành công vụ mà là tự vệ chính đáng để chống lại bọn cướp ngày ở xã Vinh Quang. Mọi cách chống cướp không thể bị coi là phạm tội! - Chỉ có lũ trộm cướp mới coi người chống cướp là có tội!!!”
Một người nêu thêm lý do khác: “Nếu anh Vươn mang đơn đến Hà Nội kêu oan thì đến khi anh chết vẫn không được ai quan tâm đến hoàn cảnh của anh ta!” Một người giả thiết: “Nếu không có tiếng súng của anh Vươn, không khéo huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang sẽ là những xã, huyện tiên tiến điển hình để các nơi khác đến tham quan học tập. Cái xứ mình nó thế!”
Sự thật thì hiện nay trước mắt người dân xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã trở thành những trường hợp điển hình rồi. Ở xã nào. ở huyện nào cũng có thể diễn ra cảnh tượng như thế. Cảnh đàn áp hung bạo tại xã Vinh Quang được một người so sánh: “Cái vụ này là ‘nghề của chàng’ mà: hãy xem ở Tam Tòa, Cồn Dầu, Thái Hà, Bát Nhã vân vân, là biết ngay thôi!” Một người viết trên Blog: “Với chính quyền xã chỉ có chút ít quyền lực ở cấp thấp mà bất chấp đạo lý và hung bạo, vô liêm sỉ như vậy thì những nơi quyền lực cấp cao hơn thì sự thật sẽ như thế nào ta? Bao lâu nay, nhiều, rất nhiều vấn đề ta (là một người dân), không lý giải đươc. Nay qua chuyện này ta đã lờ mờ hiểu được: Sự thối nát lấp liếm lâu nay đã bắt đầu bốc mùi không thể che giấu được nữa rồi!” Một vị khác nhận xét: “Hồi này xem tin trên mạng người dân gọi chính quyền là: ‘chúng nó,’ là ‘lũ cướp ngày,’ ‘quan tham’ vân vân.”
Trước nỗi phẫn uất của người dân thế nào rồi chính quyền cộng sản cũng đem xử mấy tên cầm quyền cấp xã, cấp huyện. Một độc giả viết cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh: “Anh Vinh ơi, xử nghiêm minh cũng chỉ loại bỏ được vài ba thằng tham lam mà ngu ngốc như Hiền, Liêm (chủ tịch huyện và xã)... thôi. Ðất nước ni, nếu còn tồn tại cái nhóm Thường Vụ ở các cấp thì người dân mãi mãi chịu khổ thôi anh ạ. Tôi chứng kiến hầu hết mấy tên có mác Thường Vụ là sống như Vua rứa anh nợ.” Nhà văn Nguyễn Bình Phương đã cho chúng ta hình ảnh một ông trời con cấp huyện, trong tiểu thuyết Xe Lên, Xe Xuống mới xuất bản ở nước ngoài. Ông tả cảnh chiếc xe chở nhà báo đang đi phải dạt vào lề để nhường đường cho một chiếc xe khác bóp còi xin đường (trang 253). Chiếc xe kia vượt lên, “là loại xe máy địa hình do nước ngoài tài trợ cho vùng sâu, vùng xa, bánh to, cao, gầm xe cũng cao.” Người lái xe đó là một thiếu niên mặt còn tàn nhang, hàng ria lún phún. Con ông chủ tịch huyện, “Một ông giời con thực sự... ăn chơi khét tiếng vùng này... điều hành cả một đội quân chuyên săn lùng động vật quý hiếm” để bán lậu sang Trung Quốc. Lái xe nói thêm: “Bao nhiêu gái đẹp ở vùng này, nó đều tìm cách ăn cả.” Nhà văn Nguyễn Bình Phương chắc cũng mô tả một ông chủ tịch huyện điển hình, không khác gì ông Lê Văn Hiền ở huyện Tiên Lãng.
Không thể gọi bọn người này là người thuộc Xã Hội Ðen được; gọi như vậy là vô lễ với các tay giang hồ hảo hớn. Họ là những người được đào tạo trong lò cộng sản; theo cùng một kỹ thuật pha chế lý thuyết và hánh động, theo một phương pháp “trồng người” kể từ năm 1930 đến nay. Cứ gọi theo đúng tên thật của họ là “Xã Hội Ðỏ” cho chính danh. Một Xã Hội Ðỏ đã quả đầu hóa và lưu manh hóa, theo một quá trình mà nhà xã hội học Robert Michels mô tả từ năm 1911 (xin xem lại bài “Xã hội đen trùm xã hội đỏ,” trong mục này tuần trước). Một đảng phái chủ trương độc quyền cai trị và nội bộ đóng kín với nhau, không bao giờ minh bạch công khai, thì tất nhiên sẽ đưa tới cảnh tượng lưu manh hóa từ trên xuống dưới. Tình trạng lưu manh hóa đã ăn sâu và lên cao quá rồi, người dân Việt ngao ngán thấy là “hết thuốc chữa!”
Một người trong nước đã dùng các câu sau đây trong Bình Ngô Ðại Cáo để kết luận:
“Ðộc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội!
Nhơ bẩn thay, nước Ðông hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào Trời Ðất dung tha?
Ai bảo thần, nhân chịu được?”
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=143322&z=7)
Văn Hóa
“Tháng giêng là tháng ăn chơi”
Minh Tâm
09:36 23/01/2012
Bạn thân mến
Tết Tân Mão vừa qua, gia đình bạn nghỉ mát ở xứ thông Đà Lạt, thật thú vị nhỉ! Quên đi những tất bật lo toan thường nhật 365 ngày, để đơn độc, hòa lẫn trong cỏ hoa khoe sắc, đắm chìm giữa thiên nhiên bao la vừa nghiêm nghị vừa lơ đễnh để hướng về Chúa rồi ngẫm lại mình, thật là một thời khắc tốt đẹp phải không bạn?
Người ta thường châm biếm: Người già chỉ biết ôm lấy những quá khứ. Bạn thế nào tôi không biết, nhưng riêng tôi, tôi không thể quên được những mảng quá khứ đẹp. Tại sao? - Vì trong hiện tại chúng không tồn tại và những thế hệ con cháu chúng ta sẽ không bao giờ tìm gặp được. Rất nhiều và rất nhiều. Thí dụ: “Tháng giêng là tháng ăn chơi” giờ đây chỉ có trong văn học dân gian. Thời buổi này, bà con nông dân phải quần quật với ba mùa lúa trong năm, chưa kể còn “nuôi trồng thủy sản” cả ngày lẫn đêm, thế mà vẫn bị cái đói rình rập. Còn đâu nữa cái thời chỉ gieo xạ một mùa lúa, không cần phân hóa học, kho lẫm vẫn đầy ắp. Con đàn, cháu đống vẫn no vui. Xứ mũi Cà Mau “muỗi bay như xát trấu, đỉa lội như bánh canh” nhưng cá tôm cũng nhiều vô số. “Anh Hai Lúa” thích nhậu thì có sẵn đủ loại cá dưới đìa cạnh nhà, mặc sức cho anh chọn lựa. Anh chưa bao giờ nghe đến cụm từ nuôi trồng thủy sản.
Chồng làm công chức thời trước chỉ có chút lương còm nhưng vẫn đủ nuôi vợ, nuôi con. Người phụ nữ ngày ấy chỉ biết nuôi và dạy con tốt và còn có dư thời giờ để nâng khăn sửa túi cho chồng. Người vợ không phải vất con vào nhà trẻ để chạy đôn chạy đáo đến xí nghiệp. Vì thế, người phụ nữ thời ấy sinh năm đẻ bảy là chuyện bình thường. Ngày nay, để có tiền lo cho con ăn và học người ta phải làm hai “gióp”. Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Vợ chồng suốt tuần không giáp mặt nhau. Con cái phải học bán trú hoặc nội trú. Cuối tuần, gia đình mới có được bữa cơm sum họp. Sống trong sức ép “chạy gạo từng bữa, toát mồ hôi” ấy, người ta thường ngoan ngoãn tự động hạn chế sinh sản.
Từ khi người mẹ rời bỏ thiên chức làm mẹ nơi gia đình để vào kiếp “thân cò lặn lội bờ sông” chia sẻ gánh nặng tài chánh với người đàn ông, thì hình như giềng mối gia đình bắt đầu bị phân hủy. Nhiều chợ trời, chợ người và nhiều nghề mới đã phát sinh như xe đạp ôm, hông đa ôm thu hút được một con số thất nghiệp đáng kể, và còn rất nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp mọc lên như nấm sau cơn mưa đầu mùa.
Nhưng gần đây, nhiều nhà xã hội học cũng phải cám cảnh khi nhìn thấy giới mày râu phải lăn xả vào khu vực nghề nghiệp mà trước đây chỉ dành cho giới phụ nữ: bán cá, bán rau… Ngược lại “chị em ta” phải bán thân nuôi miệng! Các chị cũng đã chen chân vào những ngành nghề nặng nề, chỉ dành cho cánh đàn ông như chạy xe ôm, ba gác, khuân vác… Giáo chức thì nhẹ nhàng hơn, nhưng một hiệu trưởng Mầm Non đã chia sẻ: Các cô giáo trong ngành chúng tôi phải quay cuồng với các cháu bé từ 06 giờ sáng đến 06 giờ chiều, không có thời giờ hẹn hò với “ai kia”. Vì thế, họ thường lập gia đình rất trễ, chưa kể có cô phải sống độc thân vì đã để thời gian lỡ trôi!…
Nhà nhà, người người, ai ai cũng lo toan tất bật cho cuộc sống như vậy đấy. Riêng bạn, trong ngày mùng ba tết, khi dự thánh lễ Thánh hóa công việc làm ăn, bạn nghĩ gì khi Giáo hội suy tôn Lời Chúa: “Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho…Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”(Mt 6, 25-34). Đầu năm mới đến Nhà Chúa, ai ai cũng khấn xin cho có thật nhiều công ăn việc làm thuận lợi, ký được nhiều hợp đồng tốt đẹp trong năm mới. Tiền vô như nước. Đến nỗi vợ ở nhà đếm tiền mỏi tay cả bảy ngày trong tuần. Ngày Chúa nhật, chồng phải nâng cốc với quá nhiều đối tác, nên quên cả Thánh lễ. Điều đó có tốt đẹp không?
Thực ra, Giáo hội muốn dâng lời nguyện xin Chúa cho chúng ta biết thánh hóa công ăn việc làm. Để trong năm, việc làm có lúc gặp khó khăn ta vẫn chịu khó vươn lên, chứ không than Chúa trách Mẹ. Để thương trường của doanh nhân Công giáo chúng ta không là chiến trường, nhưng là cánh đồng nho truyền giáo trĩu quả. Mỗi người chúng ta đều là những ông chủ vườn nho nhân hậu, biết sử dụng đồng tiền như Lời Chúa dạy (x. Mt 20, 1-16). Công nhân Công giáo nêu gương liêm chính giữa công ty (x. Lc 16, 9-13). Họ quý mến chủ mình và không kỳ thị giai cấp, không đấu tranh giai cấp (x.Cl 3, 22). Nhưng không vì nỗi ám ảnh thất nghiệp mà coi chủ như là thượng đế. Lòng Thương Xót Chúa luôn quan phòng và nuôi dưỡng mọi giai cấp chủ thợ. Nhờ Ngài, chủ có hợp đồng, thợ có việc làm…
Từ khi Chúa phục sinh, công việc lao động không còn bị chúc dữ nữa (x. St 3, 17-19). Ngược lại Chúa Kitô Phục sinh thánh hóa, nâng lên một tầm cao mới, ban cho chúng những giá trị thánh hóa. Lao động là vinh quang. Không chỉ để nuôi thân mà còn cộng tác với Thiên Chúa sáng tạo. Sáng tạo không ngừng. Lao động là tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần. Còn phải cố gắng bảo tồn những công trình muôn màu muôn vẻ của Thiên Chúa. Đừng hủy hoại nó. Sáng tạo ra của cải để nâng cao cuộc sống là điều tốt lành. Đó là sứ mạng trần thế của Kitô hữu chúng ta.
Nhưng sản xuất vô lối đến độ tầng Ozon bị phá thủng. Nhiều dòng sông đã chết. Sản xuất vì lợi nhuận trên hết, thiếu “Safety first”, để mọi độc tố MCDP3, FORMOL, HÀN THE, MELAMINE… lang thang khắp nơi trong thực phẩm để đầu độc đồng bào, đồng loại… thì lao động có còn là vinh quang nữa không? Vì cuộc sống bắt buộc, người ta phải lao động, sản xuất theo cung cách vậy sao? Người ta phải bươn chải tận Sài Gòn, Hà Nội, tận Âu - Mỹ, tận các vương quốc Ả Rập để kiếm miếng cơm manh áo, bỏ mặc tình vợ chồng, tình mẫu tử. Ngày 19.11.2008, đài VTV3 đã trình làng một thống kê, khiến những người có lương tri phải giật thót tim: “Trung bình người phụ nữ Việt Nam phá thai hai lần rưỡi trong đời”. Chối từ sứ mạng truyền sinh, sứ mạng sáng tạo cao cả tuyệt vời này, thì thế hệ này sẽ đi về đâu? Hàng năm đã có hàng triệu con trẻ bị tước quyền sống, bị sát hại trước khi chào đời. Ước gì quý người cha đáng kính, quý người mẹ đáng yêu biết đối chứng hành động của mình với hành động diệt chủng của Hitler, Pônpốt…
Như từ đầu, tôi muốn chia sẻ với bạn nhân thánh lễ mùng ba tết: lao động phải có nghỉ ngơi. Tháng giêng là tháng ăn chơi. Đây là truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, nhắc chúng mình nhớ giữ luật ngày Sabat. Mình rất mong cuối tuần được nghỉ mát Đà Lạt như bạn thì thích quá. Lúc còn bé, thời chiến tranh, mình không biết du lịch là gì. Nhưng, mình còn nhớ, ngày Chúa nhật, cha mình thường dẫn mình đi câu cá và cả nhà mình không ai làm việc xác. Hiện nay, tôi cũng thường nhắc các con tôi nên từ chối tăng ca trong ngày Chúa nhật, cần dành một ngày trọn vẹn cho Thiên Chúa, cho bản thân và gia đình. Chắc chắn bạn và tôi luôn xác tín điều này là rất nhân bản như Chúa Cha đã làm gương cho chúng mình từ thời tạo thiên lập địa! Tôi luôn cầu xin Thiên Chúa cho các con tôi và các con của bạn, hiểu được và thực hành được điều này.
– Thân mến chào bạn nhé!
Tết Tân Mão vừa qua, gia đình bạn nghỉ mát ở xứ thông Đà Lạt, thật thú vị nhỉ! Quên đi những tất bật lo toan thường nhật 365 ngày, để đơn độc, hòa lẫn trong cỏ hoa khoe sắc, đắm chìm giữa thiên nhiên bao la vừa nghiêm nghị vừa lơ đễnh để hướng về Chúa rồi ngẫm lại mình, thật là một thời khắc tốt đẹp phải không bạn?
Người ta thường châm biếm: Người già chỉ biết ôm lấy những quá khứ. Bạn thế nào tôi không biết, nhưng riêng tôi, tôi không thể quên được những mảng quá khứ đẹp. Tại sao? - Vì trong hiện tại chúng không tồn tại và những thế hệ con cháu chúng ta sẽ không bao giờ tìm gặp được. Rất nhiều và rất nhiều. Thí dụ: “Tháng giêng là tháng ăn chơi” giờ đây chỉ có trong văn học dân gian. Thời buổi này, bà con nông dân phải quần quật với ba mùa lúa trong năm, chưa kể còn “nuôi trồng thủy sản” cả ngày lẫn đêm, thế mà vẫn bị cái đói rình rập. Còn đâu nữa cái thời chỉ gieo xạ một mùa lúa, không cần phân hóa học, kho lẫm vẫn đầy ắp. Con đàn, cháu đống vẫn no vui. Xứ mũi Cà Mau “muỗi bay như xát trấu, đỉa lội như bánh canh” nhưng cá tôm cũng nhiều vô số. “Anh Hai Lúa” thích nhậu thì có sẵn đủ loại cá dưới đìa cạnh nhà, mặc sức cho anh chọn lựa. Anh chưa bao giờ nghe đến cụm từ nuôi trồng thủy sản.
Chồng làm công chức thời trước chỉ có chút lương còm nhưng vẫn đủ nuôi vợ, nuôi con. Người phụ nữ ngày ấy chỉ biết nuôi và dạy con tốt và còn có dư thời giờ để nâng khăn sửa túi cho chồng. Người vợ không phải vất con vào nhà trẻ để chạy đôn chạy đáo đến xí nghiệp. Vì thế, người phụ nữ thời ấy sinh năm đẻ bảy là chuyện bình thường. Ngày nay, để có tiền lo cho con ăn và học người ta phải làm hai “gióp”. Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Vợ chồng suốt tuần không giáp mặt nhau. Con cái phải học bán trú hoặc nội trú. Cuối tuần, gia đình mới có được bữa cơm sum họp. Sống trong sức ép “chạy gạo từng bữa, toát mồ hôi” ấy, người ta thường ngoan ngoãn tự động hạn chế sinh sản.
Từ khi người mẹ rời bỏ thiên chức làm mẹ nơi gia đình để vào kiếp “thân cò lặn lội bờ sông” chia sẻ gánh nặng tài chánh với người đàn ông, thì hình như giềng mối gia đình bắt đầu bị phân hủy. Nhiều chợ trời, chợ người và nhiều nghề mới đã phát sinh như xe đạp ôm, hông đa ôm thu hút được một con số thất nghiệp đáng kể, và còn rất nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp mọc lên như nấm sau cơn mưa đầu mùa.
Nhưng gần đây, nhiều nhà xã hội học cũng phải cám cảnh khi nhìn thấy giới mày râu phải lăn xả vào khu vực nghề nghiệp mà trước đây chỉ dành cho giới phụ nữ: bán cá, bán rau… Ngược lại “chị em ta” phải bán thân nuôi miệng! Các chị cũng đã chen chân vào những ngành nghề nặng nề, chỉ dành cho cánh đàn ông như chạy xe ôm, ba gác, khuân vác… Giáo chức thì nhẹ nhàng hơn, nhưng một hiệu trưởng Mầm Non đã chia sẻ: Các cô giáo trong ngành chúng tôi phải quay cuồng với các cháu bé từ 06 giờ sáng đến 06 giờ chiều, không có thời giờ hẹn hò với “ai kia”. Vì thế, họ thường lập gia đình rất trễ, chưa kể có cô phải sống độc thân vì đã để thời gian lỡ trôi!…
Nhà nhà, người người, ai ai cũng lo toan tất bật cho cuộc sống như vậy đấy. Riêng bạn, trong ngày mùng ba tết, khi dự thánh lễ Thánh hóa công việc làm ăn, bạn nghĩ gì khi Giáo hội suy tôn Lời Chúa: “Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho…Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy”(Mt 6, 25-34). Đầu năm mới đến Nhà Chúa, ai ai cũng khấn xin cho có thật nhiều công ăn việc làm thuận lợi, ký được nhiều hợp đồng tốt đẹp trong năm mới. Tiền vô như nước. Đến nỗi vợ ở nhà đếm tiền mỏi tay cả bảy ngày trong tuần. Ngày Chúa nhật, chồng phải nâng cốc với quá nhiều đối tác, nên quên cả Thánh lễ. Điều đó có tốt đẹp không?
Thực ra, Giáo hội muốn dâng lời nguyện xin Chúa cho chúng ta biết thánh hóa công ăn việc làm. Để trong năm, việc làm có lúc gặp khó khăn ta vẫn chịu khó vươn lên, chứ không than Chúa trách Mẹ. Để thương trường của doanh nhân Công giáo chúng ta không là chiến trường, nhưng là cánh đồng nho truyền giáo trĩu quả. Mỗi người chúng ta đều là những ông chủ vườn nho nhân hậu, biết sử dụng đồng tiền như Lời Chúa dạy (x. Mt 20, 1-16). Công nhân Công giáo nêu gương liêm chính giữa công ty (x. Lc 16, 9-13). Họ quý mến chủ mình và không kỳ thị giai cấp, không đấu tranh giai cấp (x.Cl 3, 22). Nhưng không vì nỗi ám ảnh thất nghiệp mà coi chủ như là thượng đế. Lòng Thương Xót Chúa luôn quan phòng và nuôi dưỡng mọi giai cấp chủ thợ. Nhờ Ngài, chủ có hợp đồng, thợ có việc làm…
Từ khi Chúa phục sinh, công việc lao động không còn bị chúc dữ nữa (x. St 3, 17-19). Ngược lại Chúa Kitô Phục sinh thánh hóa, nâng lên một tầm cao mới, ban cho chúng những giá trị thánh hóa. Lao động là vinh quang. Không chỉ để nuôi thân mà còn cộng tác với Thiên Chúa sáng tạo. Sáng tạo không ngừng. Lao động là tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần. Còn phải cố gắng bảo tồn những công trình muôn màu muôn vẻ của Thiên Chúa. Đừng hủy hoại nó. Sáng tạo ra của cải để nâng cao cuộc sống là điều tốt lành. Đó là sứ mạng trần thế của Kitô hữu chúng ta.
Nhưng sản xuất vô lối đến độ tầng Ozon bị phá thủng. Nhiều dòng sông đã chết. Sản xuất vì lợi nhuận trên hết, thiếu “Safety first”, để mọi độc tố MCDP3, FORMOL, HÀN THE, MELAMINE… lang thang khắp nơi trong thực phẩm để đầu độc đồng bào, đồng loại… thì lao động có còn là vinh quang nữa không? Vì cuộc sống bắt buộc, người ta phải lao động, sản xuất theo cung cách vậy sao? Người ta phải bươn chải tận Sài Gòn, Hà Nội, tận Âu - Mỹ, tận các vương quốc Ả Rập để kiếm miếng cơm manh áo, bỏ mặc tình vợ chồng, tình mẫu tử. Ngày 19.11.2008, đài VTV3 đã trình làng một thống kê, khiến những người có lương tri phải giật thót tim: “Trung bình người phụ nữ Việt Nam phá thai hai lần rưỡi trong đời”. Chối từ sứ mạng truyền sinh, sứ mạng sáng tạo cao cả tuyệt vời này, thì thế hệ này sẽ đi về đâu? Hàng năm đã có hàng triệu con trẻ bị tước quyền sống, bị sát hại trước khi chào đời. Ước gì quý người cha đáng kính, quý người mẹ đáng yêu biết đối chứng hành động của mình với hành động diệt chủng của Hitler, Pônpốt…
Như từ đầu, tôi muốn chia sẻ với bạn nhân thánh lễ mùng ba tết: lao động phải có nghỉ ngơi. Tháng giêng là tháng ăn chơi. Đây là truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, nhắc chúng mình nhớ giữ luật ngày Sabat. Mình rất mong cuối tuần được nghỉ mát Đà Lạt như bạn thì thích quá. Lúc còn bé, thời chiến tranh, mình không biết du lịch là gì. Nhưng, mình còn nhớ, ngày Chúa nhật, cha mình thường dẫn mình đi câu cá và cả nhà mình không ai làm việc xác. Hiện nay, tôi cũng thường nhắc các con tôi nên từ chối tăng ca trong ngày Chúa nhật, cần dành một ngày trọn vẹn cho Thiên Chúa, cho bản thân và gia đình. Chắc chắn bạn và tôi luôn xác tín điều này là rất nhân bản như Chúa Cha đã làm gương cho chúng mình từ thời tạo thiên lập địa! Tôi luôn cầu xin Thiên Chúa cho các con tôi và các con của bạn, hiểu được và thực hành được điều này.
– Thân mến chào bạn nhé!
Tập tục Năm Mới tại các quốc gia: Thức ăn đem lại may mắn
Jos. Tú Nạc, NMS
09:37 23/01/2012
Ý thưởng về việc dùng những loại thức phẩm làm thay đổi vận mệnh của cong người có từ thời Babylon cổ đại, theo bà Nan Rothschild, giáo sư nhân chủng học trường Đại học Barnard.
Bà Rothschild nói: “Nói rằng thức ăn mang đến sự may mắn là một cách kiểm định môi trường và số mệnh của con người.”
Đặc biệt là vào đầu mỗi năm mới, nhiều xã hội tin vào một số thức ăn nào đó được cho rằng có năng lực huyền bí. Thí dụ, ở miền Nam Hoa Kỳ, món ăn phổ biến của năm Mới là một xoong cơm với đậu đen gọi là Hoppin’ John, một tên gọi không được biết xuất xứ từ đâu.
Người ta nói món ăn này đem lại sự phát đạt mặc dù ít người biết lý do tại sao. Một số người lý luận rằng một ít hỗn hợp chất này tồn tại lâu và những người nă nó vào đầu năm sẽ không bị đói.
Ở Ý, nhiều người có tục ăn hạt đậu lăng. Ở Hy Lạp, những gia đình nướng một loại bánh mì đặc biệt gọi là Vasilopita, và nhét một đồng xu bên trong nó. “Bà Diane Kochilas, tác giả cuốn “Thức ăn và rượu của Hy Lạp” (Nhà xuất bản St. Martin), giải thích: “Bất cứ ai tìm thấy đồng xu này sẽ trở nên giàu có.”
Ở Nhật, người ta ăn sợi mì dài. Ở Tây Ban Nha, có tục lệ ăn 12 loại nho riêng lẻ vào những giây phút bắt đầu Năm Mới. Ở Ấn Độ những người dự tiệc ăn kẹo mềm.
Việc buộc những vật được cho là đem lại may mắn của Năm Mới này vào nhau là quan niệm dường như phổ biến cho rằng việc gì mà người ta làm và thức gì mà người ta ăn trong những giờ phút tế nhị của đầu Năm Mới sẽ quyết định mọi việc xảy ra sau đó.
Jack Santino, giáo sư văn hóa đại chúng và văn học dân gian tại trường Đại học Bowling Green, Tiểu bang Ohio đã nói: “Như thể chúng ta được tái sinh vào đầu Năm Mới và bất cứ việc gì bạn làm vào ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến việc bạn làm trong những ngày còn lại của năm.”
Ông Santino nói rằng món ăn truyền thống cho Năm Mới ở Bowling Green, một cộng đồng ở vùng nông thôn, nơi có nhiều gia đình phần lớn là gốc Đức, là bắp cải muối và thịt heo.
Theo một số nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì người ta ăn thịt heo vì heo không “bới” đất như gà và bất cứ ai ăn thịt heo vào Ngày Năm Mới sẽ không phải khó nhọc kiếm sống trong năm đó.
Bà Frances Cattermole-Tally chủ biên bộ sách Bach Khoa Tín ngưỡng dân gian và Mê tín ở Mỹ, quyển 1 của bộ sách này được nhà xuất bản của Trường Đại học California xuất bản đã nói: “Bạn muốn bắt đầu tốt đẹp.”
Theo tập này, thì người Mỹ đón mừng Năm Mới với đầy đủ các thức ăn được xem là đem lại may mắn, chúng gồm bắp cải, cá trích, mật ong, cá mòi và muối.
Sự thật là nhiều thứ trong những truyền thống nấu nướng này xuất phát từ một cơ sở rất đơn giản và từ quan niệm ban đầu cho rằng đặt một khái niệm một cách tượng trưng vào miệng, người ta có thể đúng là hiện thân của nó.
Bà Barbara Kirshenblatt-Gimblett, một nhà nhân chủng học và nghiên cuu71van8 học dân gian, chù nhiệm khoa Nghiên Cứu Thành Tích của trường Đại học New York, giải thích: “Bạn ăn nó; nuốt nào vào, nó trở thành một phần của chính bạn.”
Những biểu tượng, cũng đơn giản và chúng thể hiện các ước muốn hoàn toàn xoay quanh các cá nhân. Thay về chú tâm đên những vấn đề xã hội có tầm cỡ lớn hơn như hòa bình thế giới và lợi ích của nhân loại, các biểu tượng lại xoay quanh các những ước muốn mang tính cá nhân như thêm tư lợi, giàu có, sung túc và sức khỏe.
Thí dụ, bà Cattermole-Tally nói rằng, nhiều người My4an8 cá trích vào năm Mới bởi vì cá bơi theo đàn có nhiều cá đến nỗi chúng tượng trưng cho sự giàu có. Theo ly luận thì, khi bạn ăn cá trích bạn sẽ giàu có trong Năm Mới.
Thực ra cá là món ăn được nhiều người ưa nhất của năm Mới bởi vì chúng lội về phái trước và người ta tin rằng ai ăn cá cũng thành công trong Năm Mới.
Bà Martha Henning, 77 tuổi, một thư ký hưu trí, Tiểu bang New Jersey, người đã ăn cá trích vào mọi đêm Giao thừa, bắt đầu từ năm 1934, khi bà còn là một cô dâu trẻ, đã nói: “Cho đến nay, việc làm này đã mang đến cho tôi kết quả tốt, tôi đã có một cuộc sống khá may mắn.”
Ông William H. Wiggins, giáo sư nghiên cứu về những người Mỹ gốc Phi châu tại trường Đại học Indiana, là tác giả cuốn “Ôi! Tự do!” (Oh Freedom!: Những buổi lễ kỷ niệm sự giải phóng của những người Mỹ gốc Phi châu,” Nhà Xuất bản của Đại học Tennessee), nói rằng rau xanh và bắp cải là những loại thức ăn được cho là đem lại may mắn bởi chúng có màu xanh và giống như tiền.
Việc kiem1 tiền trong Năm Mới trong các tập quán của người ý. Bà Carol Field, tác giả cuốn “Nước ý ăn mừng” (Celebrating Italy), nhà xuất bàn William Morrow, nói rằng ngườ Ý không ăn hột đậu lăng thì họ ăn món chiacchiere, món ăn cá các miếng bột nhào trông giống như đậu lăng được tẩm mật ong, để cho Năm Mới không nhũng thịnh vượng mà còn ngọt ngào.
Ở Piedmont, vận may tìm thấy trong món cơm Ý phết phô-mat được nấu chảy tên là fontina vì nó là biểu tượng của sự sung túc.
Bà Field lưu ý: “Nếu bạn thực sự may mắn thì bạn có được những lát kẹo sô-cô-la trắng.”
Ở Rome, bạn bè trao đổi những quả sung khô ngâm mật ong. Ở miền nam nước Ý, người ta chuẩn bị một món ăn sống động đó là món bánh đậu xắt lát đầy phô-mat ricotta và món ra-gu cà sẫm để bên trên.
Sự chơi chứ đóng một vai trò quan trọng được cho là đem may mắn như ở Việt nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Thí dụ, ở Nam Việt Nam ngày tết Nguyên Đán thưởng trưng đĩa quả có những thứ trái cây như mãng cầu, đu đủ và xoài, vì khi phát âm giọng miền Nam sẽ biến âm là “cầu đủ sài”, mong cho một năm được no đủ, không phải vật lộn với vất vả đói nghèo.
Ở Trung Hoa, từ “yu” (ngư) có nghĩa là cá, tiếng đồng âm của nó là dư thừa và dồi dào. Theo ông Charlie Chin, Giám đốc giáo dục cộng đồng của dự án lịch sử Phố Tầu ở New York, thí cá điềm tốt được chọn cho năm mới bắt đầu vào ngày 15 tháng Hai.
Tương tự như vậy, ở Nhật Bản, theo Bà Elizabeth Andoh, tác giả cuốn “Một đại dương hương vị: cung cách của người Nhật đối với cá và thực phẩm biển” (An Ocean of Flavor with Fish and Seafood,” nhà xuất bản William Morrow, thì đẩu đen là một loại thực phẩm dành để ăn mừng cho Năm Mới bởi chúng tượng trưng cho sự chăm chỉ cần cù.
Một phong tục phổ biến khác vào Năm Mới ở Nhật, là ăn toshi koshi soba hay mì sợi cuối năm, lúc chuông chùa nửa đêm ngân lên 108 tiếng để tống khứ các tai họa khỏi thế gian này.
Những sợi mì thật dài này được mút vào miệng. Người ta không nên cắt chúng ra vì theo thuyết cho rằng sợi mì càng dài thì Năm Mới sẽ càng dài và tốt đẹp.
Ở Ai-len, người Celtic theo truyền thống thường ăn mừng Năm Mới vào ngày 1 tháng Mười Một với bánh ngọt gọi là barn brack. Bánh được phủ đầy các biểu tượng nhỏ cho là nói lên vận mệnh của người ta trong năm sắp đến. Các vị khách dự tiệc không biết họ sẽ nhận được biểu tượng nào trong số đó.
Thí dụ, chiếc nhẫn có thể báo hiệu sắp có đám cưới. Cái nút: tình trạng độc thân. Một miếng giẻ: có thể dự báo nghèo túng; cái đê dùng trong khâu vá: tình trạng lỡ thời; đồng tiền xu: sự giàu có.
Ông Malachy McComick, tác giả cuốn “Nấu ăn ở Ai-len” (Irish country Cooking), nhà xuất bản Clarkson Potter, đã nói: “Ở Ai-len không có quá nhiều may mắn vì nay mắn có lẽ đang thiếu ở đó.” Ông nói mẹ ông luôn luôn làm một cái bánh như thế hồi ông còn trẻ.
Theo Bà Julie Sahni, tác giả cuốn “Cách nấu ăn cổ điển ở Ấn Độ” (Classic Indian Cooking), nhà xuất bản Morrow, thì ở Ấn Độ mừng Năm Mới vào cuối tháng Mười, đầu và giữa tháng Giêng, người ta không chú tâm vào một loại thức ăn nào cả nhưng vào việc cân bằng các hương vị.
Appam, một loại bánh ngọt cổ truyền làm bằng bột gạo, dừa, sữa và một laoi5 nhựa dầu cọ, được dọn cùng với kẹo sữa mềm gọi là barfy. Cả hai đều tượng trưng cho ước muốn có được một cuộc sống ngọt ngào. Nhưng Shani nói các món ăn khác như xúp cay (người ta nói thích hợp để xóa đi dư vị khó chịu sau buổi tiệc uống quá nhiều rượu) và tương ớt xoài xanh có cả vị ngọt và cay cũng được dọn lên bởi vì bữa tiệc vào Năm Mới phải bao gồm các vị vừa ngọt, mặn, chua và cay
Bà Shani nói: “Ý tưởng ở đây là dọn lên một món gì đó mang đến cho bạn nhiều hương vị, với hy vọng rằng cuộc đời sẽ mang đến cho bạn nhiều yếu tố thú vị và đau đớn, và bạn nên vui vẻ đón nhận.”
(Nguồn: “Food for Luck: New Year’s Rituals” – Dena Kleiman)
Bà Rothschild nói: “Nói rằng thức ăn mang đến sự may mắn là một cách kiểm định môi trường và số mệnh của con người.”
Đặc biệt là vào đầu mỗi năm mới, nhiều xã hội tin vào một số thức ăn nào đó được cho rằng có năng lực huyền bí. Thí dụ, ở miền Nam Hoa Kỳ, món ăn phổ biến của năm Mới là một xoong cơm với đậu đen gọi là Hoppin’ John, một tên gọi không được biết xuất xứ từ đâu.
Người ta nói món ăn này đem lại sự phát đạt mặc dù ít người biết lý do tại sao. Một số người lý luận rằng một ít hỗn hợp chất này tồn tại lâu và những người nă nó vào đầu năm sẽ không bị đói.
Ở Ý, nhiều người có tục ăn hạt đậu lăng. Ở Hy Lạp, những gia đình nướng một loại bánh mì đặc biệt gọi là Vasilopita, và nhét một đồng xu bên trong nó. “Bà Diane Kochilas, tác giả cuốn “Thức ăn và rượu của Hy Lạp” (Nhà xuất bản St. Martin), giải thích: “Bất cứ ai tìm thấy đồng xu này sẽ trở nên giàu có.”
Ở Nhật, người ta ăn sợi mì dài. Ở Tây Ban Nha, có tục lệ ăn 12 loại nho riêng lẻ vào những giây phút bắt đầu Năm Mới. Ở Ấn Độ những người dự tiệc ăn kẹo mềm.
Việc buộc những vật được cho là đem lại may mắn của Năm Mới này vào nhau là quan niệm dường như phổ biến cho rằng việc gì mà người ta làm và thức gì mà người ta ăn trong những giờ phút tế nhị của đầu Năm Mới sẽ quyết định mọi việc xảy ra sau đó.
Jack Santino, giáo sư văn hóa đại chúng và văn học dân gian tại trường Đại học Bowling Green, Tiểu bang Ohio đã nói: “Như thể chúng ta được tái sinh vào đầu Năm Mới và bất cứ việc gì bạn làm vào ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến việc bạn làm trong những ngày còn lại của năm.”
Ông Santino nói rằng món ăn truyền thống cho Năm Mới ở Bowling Green, một cộng đồng ở vùng nông thôn, nơi có nhiều gia đình phần lớn là gốc Đức, là bắp cải muối và thịt heo.
Theo một số nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì người ta ăn thịt heo vì heo không “bới” đất như gà và bất cứ ai ăn thịt heo vào Ngày Năm Mới sẽ không phải khó nhọc kiếm sống trong năm đó.
Bà Frances Cattermole-Tally chủ biên bộ sách Bach Khoa Tín ngưỡng dân gian và Mê tín ở Mỹ, quyển 1 của bộ sách này được nhà xuất bản của Trường Đại học California xuất bản đã nói: “Bạn muốn bắt đầu tốt đẹp.”
Theo tập này, thì người Mỹ đón mừng Năm Mới với đầy đủ các thức ăn được xem là đem lại may mắn, chúng gồm bắp cải, cá trích, mật ong, cá mòi và muối.
Sự thật là nhiều thứ trong những truyền thống nấu nướng này xuất phát từ một cơ sở rất đơn giản và từ quan niệm ban đầu cho rằng đặt một khái niệm một cách tượng trưng vào miệng, người ta có thể đúng là hiện thân của nó.
Bà Barbara Kirshenblatt-Gimblett, một nhà nhân chủng học và nghiên cuu71van8 học dân gian, chù nhiệm khoa Nghiên Cứu Thành Tích của trường Đại học New York, giải thích: “Bạn ăn nó; nuốt nào vào, nó trở thành một phần của chính bạn.”
Những biểu tượng, cũng đơn giản và chúng thể hiện các ước muốn hoàn toàn xoay quanh các cá nhân. Thay về chú tâm đên những vấn đề xã hội có tầm cỡ lớn hơn như hòa bình thế giới và lợi ích của nhân loại, các biểu tượng lại xoay quanh các những ước muốn mang tính cá nhân như thêm tư lợi, giàu có, sung túc và sức khỏe.
Thí dụ, bà Cattermole-Tally nói rằng, nhiều người My4an8 cá trích vào năm Mới bởi vì cá bơi theo đàn có nhiều cá đến nỗi chúng tượng trưng cho sự giàu có. Theo ly luận thì, khi bạn ăn cá trích bạn sẽ giàu có trong Năm Mới.
Thực ra cá là món ăn được nhiều người ưa nhất của năm Mới bởi vì chúng lội về phái trước và người ta tin rằng ai ăn cá cũng thành công trong Năm Mới.
Bà Martha Henning, 77 tuổi, một thư ký hưu trí, Tiểu bang New Jersey, người đã ăn cá trích vào mọi đêm Giao thừa, bắt đầu từ năm 1934, khi bà còn là một cô dâu trẻ, đã nói: “Cho đến nay, việc làm này đã mang đến cho tôi kết quả tốt, tôi đã có một cuộc sống khá may mắn.”
Ông William H. Wiggins, giáo sư nghiên cứu về những người Mỹ gốc Phi châu tại trường Đại học Indiana, là tác giả cuốn “Ôi! Tự do!” (Oh Freedom!: Những buổi lễ kỷ niệm sự giải phóng của những người Mỹ gốc Phi châu,” Nhà Xuất bản của Đại học Tennessee), nói rằng rau xanh và bắp cải là những loại thức ăn được cho là đem lại may mắn bởi chúng có màu xanh và giống như tiền.
Việc kiem1 tiền trong Năm Mới trong các tập quán của người ý. Bà Carol Field, tác giả cuốn “Nước ý ăn mừng” (Celebrating Italy), nhà xuất bàn William Morrow, nói rằng ngườ Ý không ăn hột đậu lăng thì họ ăn món chiacchiere, món ăn cá các miếng bột nhào trông giống như đậu lăng được tẩm mật ong, để cho Năm Mới không nhũng thịnh vượng mà còn ngọt ngào.
Ở Piedmont, vận may tìm thấy trong món cơm Ý phết phô-mat được nấu chảy tên là fontina vì nó là biểu tượng của sự sung túc.
Bà Field lưu ý: “Nếu bạn thực sự may mắn thì bạn có được những lát kẹo sô-cô-la trắng.”
Ở Rome, bạn bè trao đổi những quả sung khô ngâm mật ong. Ở miền nam nước Ý, người ta chuẩn bị một món ăn sống động đó là món bánh đậu xắt lát đầy phô-mat ricotta và món ra-gu cà sẫm để bên trên.
Sự chơi chứ đóng một vai trò quan trọng được cho là đem may mắn như ở Việt nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Thí dụ, ở Nam Việt Nam ngày tết Nguyên Đán thưởng trưng đĩa quả có những thứ trái cây như mãng cầu, đu đủ và xoài, vì khi phát âm giọng miền Nam sẽ biến âm là “cầu đủ sài”, mong cho một năm được no đủ, không phải vật lộn với vất vả đói nghèo.
Ở Trung Hoa, từ “yu” (ngư) có nghĩa là cá, tiếng đồng âm của nó là dư thừa và dồi dào. Theo ông Charlie Chin, Giám đốc giáo dục cộng đồng của dự án lịch sử Phố Tầu ở New York, thí cá điềm tốt được chọn cho năm mới bắt đầu vào ngày 15 tháng Hai.
Tương tự như vậy, ở Nhật Bản, theo Bà Elizabeth Andoh, tác giả cuốn “Một đại dương hương vị: cung cách của người Nhật đối với cá và thực phẩm biển” (An Ocean of Flavor with Fish and Seafood,” nhà xuất bản William Morrow, thì đẩu đen là một loại thực phẩm dành để ăn mừng cho Năm Mới bởi chúng tượng trưng cho sự chăm chỉ cần cù.
Một phong tục phổ biến khác vào Năm Mới ở Nhật, là ăn toshi koshi soba hay mì sợi cuối năm, lúc chuông chùa nửa đêm ngân lên 108 tiếng để tống khứ các tai họa khỏi thế gian này.
Những sợi mì thật dài này được mút vào miệng. Người ta không nên cắt chúng ra vì theo thuyết cho rằng sợi mì càng dài thì Năm Mới sẽ càng dài và tốt đẹp.
Ở Ai-len, người Celtic theo truyền thống thường ăn mừng Năm Mới vào ngày 1 tháng Mười Một với bánh ngọt gọi là barn brack. Bánh được phủ đầy các biểu tượng nhỏ cho là nói lên vận mệnh của người ta trong năm sắp đến. Các vị khách dự tiệc không biết họ sẽ nhận được biểu tượng nào trong số đó.
Thí dụ, chiếc nhẫn có thể báo hiệu sắp có đám cưới. Cái nút: tình trạng độc thân. Một miếng giẻ: có thể dự báo nghèo túng; cái đê dùng trong khâu vá: tình trạng lỡ thời; đồng tiền xu: sự giàu có.
Ông Malachy McComick, tác giả cuốn “Nấu ăn ở Ai-len” (Irish country Cooking), nhà xuất bản Clarkson Potter, đã nói: “Ở Ai-len không có quá nhiều may mắn vì nay mắn có lẽ đang thiếu ở đó.” Ông nói mẹ ông luôn luôn làm một cái bánh như thế hồi ông còn trẻ.
Theo Bà Julie Sahni, tác giả cuốn “Cách nấu ăn cổ điển ở Ấn Độ” (Classic Indian Cooking), nhà xuất bản Morrow, thì ở Ấn Độ mừng Năm Mới vào cuối tháng Mười, đầu và giữa tháng Giêng, người ta không chú tâm vào một loại thức ăn nào cả nhưng vào việc cân bằng các hương vị.
Appam, một loại bánh ngọt cổ truyền làm bằng bột gạo, dừa, sữa và một laoi5 nhựa dầu cọ, được dọn cùng với kẹo sữa mềm gọi là barfy. Cả hai đều tượng trưng cho ước muốn có được một cuộc sống ngọt ngào. Nhưng Shani nói các món ăn khác như xúp cay (người ta nói thích hợp để xóa đi dư vị khó chịu sau buổi tiệc uống quá nhiều rượu) và tương ớt xoài xanh có cả vị ngọt và cay cũng được dọn lên bởi vì bữa tiệc vào Năm Mới phải bao gồm các vị vừa ngọt, mặn, chua và cay
Bà Shani nói: “Ý tưởng ở đây là dọn lên một món gì đó mang đến cho bạn nhiều hương vị, với hy vọng rằng cuộc đời sẽ mang đến cho bạn nhiều yếu tố thú vị và đau đớn, và bạn nên vui vẻ đón nhận.”
(Nguồn: “Food for Luck: New Year’s Rituals” – Dena Kleiman)
Thanh âm mùa xuân
Jos. Tú Nạc, NMS
09:38 23/01/2012
Cùng chim muông líu lo hót trên cành,
Nô nức thiên nhiên tiếng nhạc gần xa,
Thanh âm mùa xuân đong đầy chúc tụng.
Giao hưởng khúc thiên nhiên ôi diễm lệ,
Từ giọt mưa rơi tí tách bên hiên,
Đến tiếng trẻ thơ nô đùa réo gọi,
Những âm vui nghe tha thiết êm đềm.
Tiếng Kính Tôn của hoa lá xôn xao,
Bởi gió lướt qua cành cây khe lá,
Mềm mại đong đưa đến tự phương nào,
Loài thụ tạo của Chúa vang tiếng hát.
Tiếng nhạc du dương như đang diễn tấu,
Qua không gian, lời ca vút chơi vơi,
Bồng bềnh cuốn theo làn hơi gió thổi,
Đem yêu thương mến tặng mọi cuộc đời.
Nên thanh âm của nước chảy triền miên
Nô nức vội vàng xuôi theo dòng suối.
Những nhánh sông bên kia ôm đầy nước,
Êm đềm Đông giá lặng giấc cô miên.
Xuân Nhâm Thìn 2012
Niềm hy vọng và biết ơn đầu Năm Mới
Gioan Lê Quang Vinh
09:39 23/01/2012
Nếu Tết cổ truyền Việt nam được hiểu như thơ xưa: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” thì chắc hương vị Tết chẳng còn lại bao nhiêu. Thế nhưng cái tinh thần của ngày Tết thì khó có thể thay đổi dù cuộc sống đã khác xưa rất nhiều.
Tinh thần của ngày Tết cổ truyền chắc chắn là lòng biết ơn và niềm hy vọng. Hai giá trị ấy được diễn tả qua hành động, lời chúc, màu sắc và âm thanh trong ngày Tết. Các món ăn, các vật trang trí và trò vui ngày Tết thay đổi theo thời gian, nhưng các giá trị của ngày Tết thì vẫn mãi trường tồn.
Điều đặc biệt là lòng biết ơn và niềm hy vọng được diễn tả trong Tết cổ truyền Việt nam cũng là hai giá trị được đề cao trong Tin Mừng của Nước Chúa. Khi người ta đi tìm cội nguồn văn hoá của bất cứ dân tộc nào, người ta cũng nhận ra các giá trị của Tin Mừng.
Thiên Chúa khôn ngoan và đầy lòng yêu thương đã thổi vào mọi nền văn hoá và mọi tâm hồn những ý thức sâu sắc, sống động để con người có thể tìm gặp Ngài là nguồn mạch yêu thương nơi chính môi trường mà Ngài đặt họ vào trong đó.
Chính điều ấy tự nó đã diễn tả một niềm hy vọng cho con người.
Niềm hy vọng của dân Việt được diễn tả qua màu sắc đa dạng trong dịp Tết, nhất là màu xanh của các loại bánh, hoa quả trái, lá cây phong phú được chưng bày. Các màu ấy được gom lại trong những lời chúc Xuân thiết tha chân thành.
Lòng biết ơn của người Việt trong dịp Tết được biểu lộ rõ ràng qua việc thờ cúng trong văn hoá dân gian. Tế lễ Trời, đưa Táo quân về Trời, rước ông bà... là những cách diễn đạt đơn giản lòng biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá và biết ơn ông bà tổ tiên.
Trong năm mới Nhâm Thìn, năm của con rồng này, vị Đại Diện Chúa Kitô từ ngai toà Phêrô ở Thánh Đô Vatican hướng về các dân tộc Á Đông với lời chúc thật đặc biệt: “Cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại sự xoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.”
Những người khổ đau và những người trẻ chắc chắc mang trong tâm hồn mình rất nhiều lòng biết ơn và niềm hy vọng. Trong thời đại này, niềm hy vọng của họ hướng về công lý và hoà bình. Có thể những người lớn tuổi và chưa bao giờ thật sự phải gánh chịu những đau khổ, không cảm được nhiều lắm về khát vọng công lý và hoà bình. Nhưng người trẻ và người đã đi qua những nỗi khổ đau thì khác. Họ hiểu vì họ sống chính niềm hy vọng ấy.
Đức Thánh Cha hẳn đã nhìn thấy, suy tư, thao thức và cầu nguyện nhiều cho các dân tộc Á đông, cho nên ngài mới có những lời cầu chúc xoáy vào chính nỗi niềm của người dân nơi đây như thế.
Một năm đã đi qua với quá nhiều những điều đáng nói, đáng buồn, đáng lo, và cũng với nhiều tín hiệu của hy vọng. Năm mới đang đến sẽ mang lại công lý và hoà bình cho chúng ta như lời chúc của Đức Thánh Cha hay không? Điều đó còn tuỳ cách con người hành động và tuỳ vào lời cầu nguyện của chúng ta.
Có người cho rằng chỉ lên tiếng thôi thì chưa đủ, còn phải hành động. Nhưng phải hiểu rằng nguyên việc lên tiếng nói đã là hành động thiết thực. Ai cũng câm lặng để chờ người khác làm gì đó cho công lý và hoà bình thì cuối cùng công lý ấy và hoà bình ấy cũng câm lặng đi xa.
Suy nghĩ thêm một chút, có lẽ chúng ta nhận thấy rằng lòng biết ơn mang trong lòng nó niềm hy vọng. Lịch sử dân Israel cho chúng ta thấy một kinh nghiệm rõ nét: khi Dân biết ơn Đấng kêu gọi họ thì họ cũng dạt dào hy vọng vào ngày Đức Chúa cứu thoát. Ngày nào họ vô ơn, cứ tiếc củ hành củ tỏi ở Ai cập thì ngày ấy họ mất phương hướng.
Dân Chúa và nhân loại nói chung ngày hôm nay cũng hoàn toàn sống kinh nghiệm ấy của lịch sử. Trong giai đoạn mà cả một đoàn người đứng lên hô hào cho bạo lực và sự chết, loại trừ Thiên Chúa và quên công ơn của Ngài thì nỗi thất vọng ê chề cứ lan xa lan xa.
Ngày đầu năm, suy tư về ý nghĩa sâu xa của ngày Tết, chúng ta nhìn thấy con đường mọi người đang bước đi. Con đường ấy đòi mọi người bước lên với “lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng” như Đức Thánh Cha dạy.
Và như vậy, chúng ta tin rằng lời nguyện trong Thánh Lễ sáng mùng một Tết sẽ được Thiên Chúa chấp nhận: “Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, trong ngày đầu năm mới chúng con họp nhau đây để dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa. Cúi xin Chúa mở lượng hải hà, ban cho hết mọi người chúng con trong năm Nhâm Thìn được bình an mạnh khỏe, càng thêm tuổi càng thêm nhân đức hầu đáng hưởng phúc lộc dồi dào.”
Tinh thần của ngày Tết cổ truyền chắc chắn là lòng biết ơn và niềm hy vọng. Hai giá trị ấy được diễn tả qua hành động, lời chúc, màu sắc và âm thanh trong ngày Tết. Các món ăn, các vật trang trí và trò vui ngày Tết thay đổi theo thời gian, nhưng các giá trị của ngày Tết thì vẫn mãi trường tồn.
Điều đặc biệt là lòng biết ơn và niềm hy vọng được diễn tả trong Tết cổ truyền Việt nam cũng là hai giá trị được đề cao trong Tin Mừng của Nước Chúa. Khi người ta đi tìm cội nguồn văn hoá của bất cứ dân tộc nào, người ta cũng nhận ra các giá trị của Tin Mừng.
Thiên Chúa khôn ngoan và đầy lòng yêu thương đã thổi vào mọi nền văn hoá và mọi tâm hồn những ý thức sâu sắc, sống động để con người có thể tìm gặp Ngài là nguồn mạch yêu thương nơi chính môi trường mà Ngài đặt họ vào trong đó.
Chính điều ấy tự nó đã diễn tả một niềm hy vọng cho con người.
Niềm hy vọng của dân Việt được diễn tả qua màu sắc đa dạng trong dịp Tết, nhất là màu xanh của các loại bánh, hoa quả trái, lá cây phong phú được chưng bày. Các màu ấy được gom lại trong những lời chúc Xuân thiết tha chân thành.
Lòng biết ơn của người Việt trong dịp Tết được biểu lộ rõ ràng qua việc thờ cúng trong văn hoá dân gian. Tế lễ Trời, đưa Táo quân về Trời, rước ông bà... là những cách diễn đạt đơn giản lòng biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá và biết ơn ông bà tổ tiên.
Trong năm mới Nhâm Thìn, năm của con rồng này, vị Đại Diện Chúa Kitô từ ngai toà Phêrô ở Thánh Đô Vatican hướng về các dân tộc Á Đông với lời chúc thật đặc biệt: “Cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại sự xoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.”
Những người khổ đau và những người trẻ chắc chắc mang trong tâm hồn mình rất nhiều lòng biết ơn và niềm hy vọng. Trong thời đại này, niềm hy vọng của họ hướng về công lý và hoà bình. Có thể những người lớn tuổi và chưa bao giờ thật sự phải gánh chịu những đau khổ, không cảm được nhiều lắm về khát vọng công lý và hoà bình. Nhưng người trẻ và người đã đi qua những nỗi khổ đau thì khác. Họ hiểu vì họ sống chính niềm hy vọng ấy.
Đức Thánh Cha hẳn đã nhìn thấy, suy tư, thao thức và cầu nguyện nhiều cho các dân tộc Á đông, cho nên ngài mới có những lời cầu chúc xoáy vào chính nỗi niềm của người dân nơi đây như thế.
Một năm đã đi qua với quá nhiều những điều đáng nói, đáng buồn, đáng lo, và cũng với nhiều tín hiệu của hy vọng. Năm mới đang đến sẽ mang lại công lý và hoà bình cho chúng ta như lời chúc của Đức Thánh Cha hay không? Điều đó còn tuỳ cách con người hành động và tuỳ vào lời cầu nguyện của chúng ta.
Có người cho rằng chỉ lên tiếng thôi thì chưa đủ, còn phải hành động. Nhưng phải hiểu rằng nguyên việc lên tiếng nói đã là hành động thiết thực. Ai cũng câm lặng để chờ người khác làm gì đó cho công lý và hoà bình thì cuối cùng công lý ấy và hoà bình ấy cũng câm lặng đi xa.
Suy nghĩ thêm một chút, có lẽ chúng ta nhận thấy rằng lòng biết ơn mang trong lòng nó niềm hy vọng. Lịch sử dân Israel cho chúng ta thấy một kinh nghiệm rõ nét: khi Dân biết ơn Đấng kêu gọi họ thì họ cũng dạt dào hy vọng vào ngày Đức Chúa cứu thoát. Ngày nào họ vô ơn, cứ tiếc củ hành củ tỏi ở Ai cập thì ngày ấy họ mất phương hướng.
Dân Chúa và nhân loại nói chung ngày hôm nay cũng hoàn toàn sống kinh nghiệm ấy của lịch sử. Trong giai đoạn mà cả một đoàn người đứng lên hô hào cho bạo lực và sự chết, loại trừ Thiên Chúa và quên công ơn của Ngài thì nỗi thất vọng ê chề cứ lan xa lan xa.
Ngày đầu năm, suy tư về ý nghĩa sâu xa của ngày Tết, chúng ta nhìn thấy con đường mọi người đang bước đi. Con đường ấy đòi mọi người bước lên với “lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng” như Đức Thánh Cha dạy.
Và như vậy, chúng ta tin rằng lời nguyện trong Thánh Lễ sáng mùng một Tết sẽ được Thiên Chúa chấp nhận: “Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, trong ngày đầu năm mới chúng con họp nhau đây để dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa. Cúi xin Chúa mở lượng hải hà, ban cho hết mọi người chúng con trong năm Nhâm Thìn được bình an mạnh khỏe, càng thêm tuổi càng thêm nhân đức hầu đáng hưởng phúc lộc dồi dào.”
Bừng lên Xuân Thánh
Thanh Sơn
10:45 23/01/2012
NGÀY nào cũng thấy xôn xao tâm hồn
NGÀI là THIÊN TỬ chí tôn
CẤT lên lời nói ơn khôn cho đời
LỜI là giáo lý Của Trời
CHÀO là ơn Chúa gọi mời chúng ta
CUỘC đời con hưởng ơn CHA
ĐỜI vui trong CHÚA Xuân ca khải hoàn
BỪNG lên Xuân Tết hân hoan
SÁNG trong "Ơn Thánh" để loan Tin Mừng
SOI vào bóng tối chưa tường
VÀO nơi thiếu vắng Ánh Dương cuộc đời
TIM vui rảo bước mọi nơi
ANH em chia sẻ cho người khó khăn
BIỂN đời sóng vỗ băn khoăn
HỒN con thức dậy ăn năn nhờ LỜI
NƯỚC NGÀI rửa sạch tội đời
ĐỤC nhờ "Bí Tích" NGÔI LỜI hóa trong
TRỞ nên trong sáng tâm lòng
XANH trong "Ơn Thánh" tinh ròng đời con
BƯỚC trong "Xuân Thánh" chồi non
CHÂN tâm một tấm lòng son theo NGÀI
TRUYỀN Lời Chúa đẹp tương lai
GIÁO dân luôn nhớ lời NGÀI trọng tâm
THI hành từng bước âm thầm
HÀNH hương đời sống thực tâm gieo LỜI
SÁNG DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
DANH CHA CẢ SÁNG ĐỜI ĐỜI KÍNH TÔN.
(Chúa nhật 3 thường niên B (Mc.1,14-20)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xuân Bên Đồng
Dominic Đức Nguyễn
22:54 23/01/2012
HOA XUÂN BÊN ĐỒNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra màu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu…
(Trích ca khúc Hoa Xuân của Phạm Duy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra màu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu…
(Trích ca khúc Hoa Xuân của Phạm Duy)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền