Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng
Lm. Jude Siciliano, OP
16:12 23/01/2015
Chúa Nhật III THƯỜNG NIÊN (B)
Giôna 3: 1-5, 10; Tvịnh 24; I Cr 7: 29-31; Mc 1: 14-20
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
Chúng ta vừa qua Mùa Giáng Sinh và Lễ Chúa Hiển Linh, được nghe trình thuật Đức Giêsu giáng sinh và việc Chúa tỏ mình ra cho các mục đồng và ba nhà đạo sĩ. Chúng ta biết được những câu chuyện này qua các sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca. Hôm nay, chúng ta bắt đầu chu kỳ bài đọc theo thánh Máccô. Trọng tâm của chúng ta trong suốt năm phụng vụ này sẽ là Tin Mừng Máccô.
Không như Mátthêu và Luca, Máccô không bắt đầu Tin Mừng của mình bằng những câu chuyện về thời thơ ấu của Đức Giêsu mà bằng các lời giảng của Người. Học giả Kinh Thánh người Đức Martin Diebelius, diễn tả điều này như sau: “Ngay từ khởi đầu đã có lời giảng.” Các câu dẫn vào Tin Mừng của Máccô nói về việc ông Gioan rao giảng để chuẩn bị cho Chúa đến. Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giêsu cho chúng ta, không qua tiểu sử của Người, mà qua chính lời của Người. “Ngay từ khởi đầu đã có lời giảng.”
Máccô giới thiệu Đức Giêsu không như một người hay làm phép lạ nhưng như một nhà giảng thuyết. Tác giả nhắc chúng ta đây không phải là thời điểm thuận tiện để bắt đầu công cuộc rao giảng. Quyền bính thế gian đã tống ngục ông Gioan và đã nói “Không” với triều đại của Thiên Chúa. Tuy vậy, sứ điệp của Thiên Chúa sẽ không bị khuất phục bởi bất cứ quyền lực nào của thế gian. Thay vào đó, quyền thống trị tối cao của Thiên Chúa đã đi vào trong lịch sử và đấy chính là lời mang đến Tin Mừng cho nhân loại.
Chúng ta có xu hướng muốn thêm thắt vài chi tiết vào câu chuyện Đức Giêsu gọi các môn đệ. Chúng ta dựa vào lối lý luận theo cách nghĩ thông thường của mình. Chúng ta biết rằng những thay đổi có ý nghĩa trong cuộc đời của mình thường đến sau thời gian dài cân nhắc và tham khảo ý kiến. Thậm chí, hầu hết chúng ta chỉ thay đổi cách dè chừng, mỗi lần một chút thận trọng mà thôi. Nó được thực hiện cách hoàn hảo và không ai có thể phê bình sự hợp lý của chúng ta. Thực tế, có nhiều người, bạn bè, người thân, người quen luôn sẵn sàng cho ta những lời khuyên trong quá trình thay đổi đó.
Máccô đã bỏ qua những chi tiết mang tính chuẩn bị lẽ ra phải có trong những quyết định của các môn đệ - nghĩa là giải thích tiến trình đi đến quyết định này. Người giảng thuyết cần phải tôn trọng phương thức của Máccô và không cố tìm cách để biến lời đáp trả của các môn đệ tiên khởi thêm “có lý” hơn. Máccô trình bày một câu chuyện ngắn gọn mà hấp dẫn: Đức Giêsu mời gọi – các môn đệ đi theo Người. Vậy chúng ta đã nắm được điểm cốt lõi. Đối với Máccô, làm môn đệ đòi buộc một sự đáp trả lời mời gọi của Đức Giêsu cách quyết liệt và tín thác. Dưới ánh sáng của trình thuật hôm nay, chúng ta, những người môn đệ của Người, được mời gọi hãy để lại phía sau lối sống cũ của mình và bắt đầu cuộc sống mới Đức Giêsu tặng ban và hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!
Đây là một câu chuyện về thời gian. Trong Kinh Thánh, thời gian có thể là những gì chúng ta muốn có khi chúng ta hỏi “Mấy giờ rồi?” Ai đó nhìn vào đồng hồ hay điện thoại di động và trả lời chúng ta, “10 giờ 10.” (Vào thời Đức Giêsu, có lẽ người ta sẽ dựa vào vị trí của mặt trời). Nhưng đây không phải là ý niệm duy nhất về thời gian trong các câu chuyện trong Kinh Thánh. Có một thứ thời gian khác trong Sách Thánh. Thuật ngữ cho kiểu thời gian này là “kairos.” Khi mẹ bảo ta, “Đã đến giờ con phải dọn phòng nếu như con muốn ăn tối nay.” Hoặc khi bố bảo, “Tới lúc con phải dọn đi và kiếm việc làm rồi.” Như thế ta hiểu ra rằng – bây giờ là lúc phải hành động rồi!
Thuật ngữ thời gian “kairos” (thời điểm thích hợp) là một khoảnh khắc của ân sủng (thời Chúa thi ân), khi đó ta cần phải hành động. Tin Mừng theo thánh Máccô khởi đầu bằng việc rao giảng về kế hoạch của Thiên Chúa. Chúa đang hoạt động và mời gọi lời đáp trả từ con người. Đức Giêsu bắt đầu với công bố, “thời kỳ đã mãn.” Thời xưa đã qua rồi, giờ đây là thời đại mới với nhiều khả năng mở ra cho những ai biết đón nhận. Chính vì vậy mà cách diễn tả lời đáp trả của những người được gọi đầu tiên để theo Đức Giêsu của Máccô mới có ý nghĩa. Đức Giêsu gọi – đây là thời khắc Người giao phó (sứ mạng). Họ nghe và lập tức đáp trả. Vậy ai là người đạo diễn cho trình thuật này? Ai là người dẫn dắt cốt truyện? Chính là Thiên Chúa và chúng ta được mời gọi nhanh chân lên tàu kẻo ta sẽ bị lỡ mất thời khắc đầy ân sủng, chất chứa nhiều khả năng mới cho những ai đáp trả.
Bài đọc trích từ sách ông Giôna thật xứng hợp với bài Tin Mừng hôm nay. Thoạt đầu ông Giôna miễn cưỡng ra đi giảng cho người thành Ninivê (Chương 1-2). Chúng ta đã quen với câu chuyện ông Giôna trong bụng cá. Ông rơi vào tình cảnh đó là vì ông đã từ chối để trở nên một khí cụ cho lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân thành Ninivê, một dân bị khinh miệt vì họ là kẻ thù của người Do Thái. Thế nhưng Thiên Chúa luôn bền chí và Người đã đưa ông Giôna đến với dân thành Ninivê – với sự hỗ trợ của con cá khổng lồ!
Ông Giôna giảng và người dân đã đáp trả. Đâu là “thời điểm” ở thành Ninivê khi ông Giôna giảng? Đấy chính là thời khắc “kairos”, thời khắc ân sủng của Thiên Chúa, dân thành Ninivê đã nắm lấy và thay đổi cuộc sống của mình. Các môn đệ cũng vậy. Đức Giêsu đến, loan báo triều đại Thiên Chúa gần đến và các ngư phủ này đã đáp trả bằng cách bỏ lại phía sau họ lối sống cũ để đón nhận lời mời gọi của Đức Giêsu.
Tin Mừng Máccô là câu chuyện về Đức Giêsu. Nhưng đây cũng là câu chuyện con người đã đáp trả lại Người như thế nào, bắt đầu với những người được gọi đầu tiên. Câu chuyện bắt đầu tốt đẹp và họ đã đáp trả ngay khi được Người gọi, “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Người sẽ dạy họ những gì Người làm: giảng dạy, chữa lành và xua trừ ma quỷ. Các môn đệ cũng học được rằng, theo Đức Giêsu, họ sẽ trải qua những giây phút khó khăn, nhưng Người cũng sẽ ở bên họ vào những lúc ấy – như lúc Người đã cứu họ khỏi cơn bão đáng sợ. (4: 35-41)
Khi câu chuyện Tin Mừng tiến triển, các môn đệ mới để lộ ra sự thiếu trung thành của mình với Đức Giêsu. Các ông hiểu sai các dấu lạ và lời giảng dạy của Người. Khi Người dạy các ông rằng theo Người sẽ phải chịu đau khổ và chết, các ông đã chống lại (8,30-33). Các ông tranh luận với nhau về thứ bậc và danh vọng (10,35-45). Sau khi dùng bữa cuối, một môn đệ thậm chí đã phản bội Người (14,10) đang khi Người lo buồn đau đớn trong vườn thì các ông khác lại say sưa ngủ. Khi Người bị bắt tất cả đều chạy chốn, ngay cả “tảng đá” Phêrô cũng chối Người. Đức Giêsu gọi những môn đệ đầu tiên và cùng với những “người học trò” này Người bắt đầu cộng đoàn mới của Người. Trình thuật Tin Mừng càng tiến triển cho thấy rõ một điều này: với những đặc điểm quá là con người, các ông sẽ không thể nào làm được gì bởi sức riêng của mình.
Khi chúng ta nghĩ đến sám hối chúng ta thường gán khái niệm này với sự buồn sầu vì tội lỗi của mình. Thế nhưng trong ngôn ngữ của Đức Giêsu sám hối tức là đổi hướng 180 độ, suy nghĩ lại Thiên Chúa là Đấng nào và Người hành động thế nào đối với chúng ta khi chúng ta ở trong tội. “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.” Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã bước vào trong những thế giới của tách biệt và dửng dưng của chúng ta để mời gọi chúng ta hãy tin vào Đức Kitô. Tắt một lời, sám hối đòi hỏi chúng ta hoàn toàn thay đổi đường lối để sống đời của mình quy hướng về Thiên Chúa.
Lời kêu gọi các môn đệ minh họa sự sám hối và tin trong Tin Mừng nghĩa là gì. Tiên vàn, đấy không phải là chuyện chấp nhận giáo thuyết mà là sự chấp nhận gắn đời mình vào Đức Giêsu: làm những gì các môn đệ đã làm – trỗi dậy và theo Đức Giêsu đến tận Thập Giá. Đối với một số người, theo Đức Giêsu có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tại của họ và làm sự thay đổi hoàn toàn. Với những người khác, theo Đức Giêsu có nghĩa là vẫn ở lại trong những thế giới của họ cùng với các cấu trúc của nó nhưng sống với một ý thức không bám víu và sẵn lòng thay đổi khi cần thiết. Một lời mời gọi hoán cải còn có nghĩa giúp cho sự thay đổi trở nên dễ dàng hơn trong các cơ cấu bất công và cách thức mà thế giới của chúng ta đang tồn tại.
Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp
3rd SUNDAY (B) -
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31; Mark 1: 14-20
We have just passed through the Christmas and Epiphany seasons and have heard the narratives of Jesus’ birth and manifestations to the shepherds and the magi. These stories come to us from Matthew and Luke’s gospels. Today we begin a sequential reading from Mark. His gospel will be our focus through much of this liturgical year.
Unlike Matthew and Luke, Mark doesn’t open with stories of Jesus’ early beginnings, but with the preachings. The German scripture scholar, Martin Diebelius, puts it this way, "In the beginning was the preaching." Mark’s introductory verses (1:1-8) are about John the Baptist’s preparatory preaching. Today’s gospel presents Jesus to us, not through biographical material, but through his words. "In the beginning was the preaching."
Mark introduces Jesus not as a miracle worker, but as a preacher. He reminds us that it was not the most comfortable time to begin preaching. The worldly powers had arrested John and had said "No" to God’s reign. But still, God’s message will not be overcome by any worldly power. Instead, God’s sovereign rule is breaking into our history and it is a word of good news for humanity.
We tend to want to flesh out the story of the call of the disciples. We base our reasoning on what would make common sense from our perspective. We know that significant changes in our lives often come after long deliberation and consultation. Even then, most of us make changes only tentatively, a few cautious steps at a time. That makes perfect sense to us and no one would fault our reasoning. In fact, there are plenty of people, friends, family and acquaintances, who are more than ready to offer us advice along the way.
Mark leaves out any preparatory details that may have gone into the disciples’ decision -making process. The preacher needs to respect Mark’s method and not try to make the first disciples’ responses more "reasonable." Mark presents a crisp, breath-taking story: Jesus invites – the disciples follow. We get the point. For Mark, discipleship requires a decisive and trusting response to Jesus. In the light of today’s telling: we disciples are called to leave our former life behind and take up the new life Jesus offers. And to do it now!
It is a story about time. In the Bible time could be what we mean when we ask, "What time is it?" Someone looks at their watch, or cell phone and tells us, "It’s 10:10 AM." (In Jesus’ time they might have gazed up at the location of the sun.) But that’s not the only notion of time in biblical stories. There is another time in the scriptures. The word for this notion of time is "kairos." When our mothers told us, "It’s about time you cleaned up your room if you want supper tonight." Or, when our father said, "It’s time you moved out and got a job." We got the point – now was the time to act!
Kairos time is a graced moment, when action is required. Mark’s gospel begins with preachings about what God is up to. God is acting and calling for a response. Jesus begins by announcing, "This is the time of fulfillment." Is not any old time; it is a new time charged with possibilities for those who respond. Thus, Mark’s description of the response by those first called to follow Jesus makes sense. Jesus calls – it is a charged moment. They hear and respond immediately. Who is the director of this narrative? Who is guiding the plot? God is and we are invited to get on board quickly lest we miss the grace-filled moment that is overflowing with new possibilities for those who respond.
The Jonah reading is an appropriate partner to today’s gospel. At first Jonah was reluctant to go to preach to the Ninevites (chapters 1-2). We know the story of Jonah in the belly of the big fish. He got into that situation because he refused to be an instrument of God’s mercy to the hated Ninevites, the enemies of the Israelites. But God is persistent and got Jonah to the Ninevites – with the help of the big fish!
Jonah preaches, the people respond. What "time" was it in Nineveh when Jonah preached? It was "kairos time," a moment of God’s grace, the Ninevites seized on it and changed their lives. The disciples did the same. Jesus came, proclaimed the nearness of God’s reign and the fishermen responded by leaving their old lives behind to heed Jesus’ call.
Mark’s gospel is the story of Jesus. But it is also the story of how people responded to him, starting with the first-called. The story begins well and they respond immediately to his invitation, "Come after me and I will make you fishers of [people]." He will teach them to do what he does: teach, heal and cast out demons. The disciples will also learn that following Jesus will have its difficult moments, but he will be with them at those times as well – as when he rescued them from the threatening storm (8: 45-52).
As the gospel develops the disciples will reveal breaches in their loyalty to Jesus. They misunderstand his miracles and teaching. When he teaches them that following him will mean suffering and death, they resist (8:30-33). They will argue among themselves about rank and prestige (10: 35-45). After sharing his last meal with them one disciple will even betray him (14:10) while others doze off during his agony in the garden. At his arrest they will all flee, even "the rock," Peter, will deny him. Jesus calls his first disciples, and with these "learners" begins his new community. It’s clear as the narrative proceeds that, with their all-too human traits, they will not be able to achieve anything on their own.
When we think of repentance we usually associate the notion with sorrow for sins. But in Jesus’ language it means to make a 180° change of direction. It means to rethink our notion of who God is and how God acts towards us in the light of our sins. "The kingdom of God is at hand." In Jesus, God is breaking into our worlds of isolation and indifference and calling us to faith in Christ. In sum, repentance asks that we make a complete turnaround in our lives towards God.
The call of the disciples illustrates what repentance and belief in the gospel mean. Is not first of all about acceptance of doctrine, but an acceptance of an attachment to Jesus: to do what the disciples did – get up and go with Jesus all the way to the cross. For some, following Jesus has meant leaving their present life to make a complete change. For others, it means remaining in their worlds with its structures, but living in it with a sense of detachment and a willingness to change what needs changing. A call to repent could mean to help facilitate a change in the unjust structures and ways of our world.
Giôna 3: 1-5, 10; Tvịnh 24; I Cr 7: 29-31; Mc 1: 14-20
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
Chúng ta vừa qua Mùa Giáng Sinh và Lễ Chúa Hiển Linh, được nghe trình thuật Đức Giêsu giáng sinh và việc Chúa tỏ mình ra cho các mục đồng và ba nhà đạo sĩ. Chúng ta biết được những câu chuyện này qua các sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca. Hôm nay, chúng ta bắt đầu chu kỳ bài đọc theo thánh Máccô. Trọng tâm của chúng ta trong suốt năm phụng vụ này sẽ là Tin Mừng Máccô.
Không như Mátthêu và Luca, Máccô không bắt đầu Tin Mừng của mình bằng những câu chuyện về thời thơ ấu của Đức Giêsu mà bằng các lời giảng của Người. Học giả Kinh Thánh người Đức Martin Diebelius, diễn tả điều này như sau: “Ngay từ khởi đầu đã có lời giảng.” Các câu dẫn vào Tin Mừng của Máccô nói về việc ông Gioan rao giảng để chuẩn bị cho Chúa đến. Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Đức Giêsu cho chúng ta, không qua tiểu sử của Người, mà qua chính lời của Người. “Ngay từ khởi đầu đã có lời giảng.”
Máccô giới thiệu Đức Giêsu không như một người hay làm phép lạ nhưng như một nhà giảng thuyết. Tác giả nhắc chúng ta đây không phải là thời điểm thuận tiện để bắt đầu công cuộc rao giảng. Quyền bính thế gian đã tống ngục ông Gioan và đã nói “Không” với triều đại của Thiên Chúa. Tuy vậy, sứ điệp của Thiên Chúa sẽ không bị khuất phục bởi bất cứ quyền lực nào của thế gian. Thay vào đó, quyền thống trị tối cao của Thiên Chúa đã đi vào trong lịch sử và đấy chính là lời mang đến Tin Mừng cho nhân loại.
Chúng ta có xu hướng muốn thêm thắt vài chi tiết vào câu chuyện Đức Giêsu gọi các môn đệ. Chúng ta dựa vào lối lý luận theo cách nghĩ thông thường của mình. Chúng ta biết rằng những thay đổi có ý nghĩa trong cuộc đời của mình thường đến sau thời gian dài cân nhắc và tham khảo ý kiến. Thậm chí, hầu hết chúng ta chỉ thay đổi cách dè chừng, mỗi lần một chút thận trọng mà thôi. Nó được thực hiện cách hoàn hảo và không ai có thể phê bình sự hợp lý của chúng ta. Thực tế, có nhiều người, bạn bè, người thân, người quen luôn sẵn sàng cho ta những lời khuyên trong quá trình thay đổi đó.
Máccô đã bỏ qua những chi tiết mang tính chuẩn bị lẽ ra phải có trong những quyết định của các môn đệ - nghĩa là giải thích tiến trình đi đến quyết định này. Người giảng thuyết cần phải tôn trọng phương thức của Máccô và không cố tìm cách để biến lời đáp trả của các môn đệ tiên khởi thêm “có lý” hơn. Máccô trình bày một câu chuyện ngắn gọn mà hấp dẫn: Đức Giêsu mời gọi – các môn đệ đi theo Người. Vậy chúng ta đã nắm được điểm cốt lõi. Đối với Máccô, làm môn đệ đòi buộc một sự đáp trả lời mời gọi của Đức Giêsu cách quyết liệt và tín thác. Dưới ánh sáng của trình thuật hôm nay, chúng ta, những người môn đệ của Người, được mời gọi hãy để lại phía sau lối sống cũ của mình và bắt đầu cuộc sống mới Đức Giêsu tặng ban và hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!
Đây là một câu chuyện về thời gian. Trong Kinh Thánh, thời gian có thể là những gì chúng ta muốn có khi chúng ta hỏi “Mấy giờ rồi?” Ai đó nhìn vào đồng hồ hay điện thoại di động và trả lời chúng ta, “10 giờ 10.” (Vào thời Đức Giêsu, có lẽ người ta sẽ dựa vào vị trí của mặt trời). Nhưng đây không phải là ý niệm duy nhất về thời gian trong các câu chuyện trong Kinh Thánh. Có một thứ thời gian khác trong Sách Thánh. Thuật ngữ cho kiểu thời gian này là “kairos.” Khi mẹ bảo ta, “Đã đến giờ con phải dọn phòng nếu như con muốn ăn tối nay.” Hoặc khi bố bảo, “Tới lúc con phải dọn đi và kiếm việc làm rồi.” Như thế ta hiểu ra rằng – bây giờ là lúc phải hành động rồi!
Thuật ngữ thời gian “kairos” (thời điểm thích hợp) là một khoảnh khắc của ân sủng (thời Chúa thi ân), khi đó ta cần phải hành động. Tin Mừng theo thánh Máccô khởi đầu bằng việc rao giảng về kế hoạch của Thiên Chúa. Chúa đang hoạt động và mời gọi lời đáp trả từ con người. Đức Giêsu bắt đầu với công bố, “thời kỳ đã mãn.” Thời xưa đã qua rồi, giờ đây là thời đại mới với nhiều khả năng mở ra cho những ai biết đón nhận. Chính vì vậy mà cách diễn tả lời đáp trả của những người được gọi đầu tiên để theo Đức Giêsu của Máccô mới có ý nghĩa. Đức Giêsu gọi – đây là thời khắc Người giao phó (sứ mạng). Họ nghe và lập tức đáp trả. Vậy ai là người đạo diễn cho trình thuật này? Ai là người dẫn dắt cốt truyện? Chính là Thiên Chúa và chúng ta được mời gọi nhanh chân lên tàu kẻo ta sẽ bị lỡ mất thời khắc đầy ân sủng, chất chứa nhiều khả năng mới cho những ai đáp trả.
Bài đọc trích từ sách ông Giôna thật xứng hợp với bài Tin Mừng hôm nay. Thoạt đầu ông Giôna miễn cưỡng ra đi giảng cho người thành Ninivê (Chương 1-2). Chúng ta đã quen với câu chuyện ông Giôna trong bụng cá. Ông rơi vào tình cảnh đó là vì ông đã từ chối để trở nên một khí cụ cho lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân thành Ninivê, một dân bị khinh miệt vì họ là kẻ thù của người Do Thái. Thế nhưng Thiên Chúa luôn bền chí và Người đã đưa ông Giôna đến với dân thành Ninivê – với sự hỗ trợ của con cá khổng lồ!
Ông Giôna giảng và người dân đã đáp trả. Đâu là “thời điểm” ở thành Ninivê khi ông Giôna giảng? Đấy chính là thời khắc “kairos”, thời khắc ân sủng của Thiên Chúa, dân thành Ninivê đã nắm lấy và thay đổi cuộc sống của mình. Các môn đệ cũng vậy. Đức Giêsu đến, loan báo triều đại Thiên Chúa gần đến và các ngư phủ này đã đáp trả bằng cách bỏ lại phía sau họ lối sống cũ để đón nhận lời mời gọi của Đức Giêsu.
Tin Mừng Máccô là câu chuyện về Đức Giêsu. Nhưng đây cũng là câu chuyện con người đã đáp trả lại Người như thế nào, bắt đầu với những người được gọi đầu tiên. Câu chuyện bắt đầu tốt đẹp và họ đã đáp trả ngay khi được Người gọi, “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Người sẽ dạy họ những gì Người làm: giảng dạy, chữa lành và xua trừ ma quỷ. Các môn đệ cũng học được rằng, theo Đức Giêsu, họ sẽ trải qua những giây phút khó khăn, nhưng Người cũng sẽ ở bên họ vào những lúc ấy – như lúc Người đã cứu họ khỏi cơn bão đáng sợ. (4: 35-41)
Khi câu chuyện Tin Mừng tiến triển, các môn đệ mới để lộ ra sự thiếu trung thành của mình với Đức Giêsu. Các ông hiểu sai các dấu lạ và lời giảng dạy của Người. Khi Người dạy các ông rằng theo Người sẽ phải chịu đau khổ và chết, các ông đã chống lại (8,30-33). Các ông tranh luận với nhau về thứ bậc và danh vọng (10,35-45). Sau khi dùng bữa cuối, một môn đệ thậm chí đã phản bội Người (14,10) đang khi Người lo buồn đau đớn trong vườn thì các ông khác lại say sưa ngủ. Khi Người bị bắt tất cả đều chạy chốn, ngay cả “tảng đá” Phêrô cũng chối Người. Đức Giêsu gọi những môn đệ đầu tiên và cùng với những “người học trò” này Người bắt đầu cộng đoàn mới của Người. Trình thuật Tin Mừng càng tiến triển cho thấy rõ một điều này: với những đặc điểm quá là con người, các ông sẽ không thể nào làm được gì bởi sức riêng của mình.
Khi chúng ta nghĩ đến sám hối chúng ta thường gán khái niệm này với sự buồn sầu vì tội lỗi của mình. Thế nhưng trong ngôn ngữ của Đức Giêsu sám hối tức là đổi hướng 180 độ, suy nghĩ lại Thiên Chúa là Đấng nào và Người hành động thế nào đối với chúng ta khi chúng ta ở trong tội. “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.” Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã bước vào trong những thế giới của tách biệt và dửng dưng của chúng ta để mời gọi chúng ta hãy tin vào Đức Kitô. Tắt một lời, sám hối đòi hỏi chúng ta hoàn toàn thay đổi đường lối để sống đời của mình quy hướng về Thiên Chúa.
Lời kêu gọi các môn đệ minh họa sự sám hối và tin trong Tin Mừng nghĩa là gì. Tiên vàn, đấy không phải là chuyện chấp nhận giáo thuyết mà là sự chấp nhận gắn đời mình vào Đức Giêsu: làm những gì các môn đệ đã làm – trỗi dậy và theo Đức Giêsu đến tận Thập Giá. Đối với một số người, theo Đức Giêsu có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tại của họ và làm sự thay đổi hoàn toàn. Với những người khác, theo Đức Giêsu có nghĩa là vẫn ở lại trong những thế giới của họ cùng với các cấu trúc của nó nhưng sống với một ý thức không bám víu và sẵn lòng thay đổi khi cần thiết. Một lời mời gọi hoán cải còn có nghĩa giúp cho sự thay đổi trở nên dễ dàng hơn trong các cơ cấu bất công và cách thức mà thế giới của chúng ta đang tồn tại.
Chuyển ngữ: Anh Em Học Viện Đa Minh Gò Vấp
3rd SUNDAY (B) -
Jonah 3: 1-5, 10; Psalm 25; I Cor 7: 29-31; Mark 1: 14-20
We have just passed through the Christmas and Epiphany seasons and have heard the narratives of Jesus’ birth and manifestations to the shepherds and the magi. These stories come to us from Matthew and Luke’s gospels. Today we begin a sequential reading from Mark. His gospel will be our focus through much of this liturgical year.
Unlike Matthew and Luke, Mark doesn’t open with stories of Jesus’ early beginnings, but with the preachings. The German scripture scholar, Martin Diebelius, puts it this way, "In the beginning was the preaching." Mark’s introductory verses (1:1-8) are about John the Baptist’s preparatory preaching. Today’s gospel presents Jesus to us, not through biographical material, but through his words. "In the beginning was the preaching."
Mark introduces Jesus not as a miracle worker, but as a preacher. He reminds us that it was not the most comfortable time to begin preaching. The worldly powers had arrested John and had said "No" to God’s reign. But still, God’s message will not be overcome by any worldly power. Instead, God’s sovereign rule is breaking into our history and it is a word of good news for humanity.
We tend to want to flesh out the story of the call of the disciples. We base our reasoning on what would make common sense from our perspective. We know that significant changes in our lives often come after long deliberation and consultation. Even then, most of us make changes only tentatively, a few cautious steps at a time. That makes perfect sense to us and no one would fault our reasoning. In fact, there are plenty of people, friends, family and acquaintances, who are more than ready to offer us advice along the way.
Mark leaves out any preparatory details that may have gone into the disciples’ decision -making process. The preacher needs to respect Mark’s method and not try to make the first disciples’ responses more "reasonable." Mark presents a crisp, breath-taking story: Jesus invites – the disciples follow. We get the point. For Mark, discipleship requires a decisive and trusting response to Jesus. In the light of today’s telling: we disciples are called to leave our former life behind and take up the new life Jesus offers. And to do it now!
It is a story about time. In the Bible time could be what we mean when we ask, "What time is it?" Someone looks at their watch, or cell phone and tells us, "It’s 10:10 AM." (In Jesus’ time they might have gazed up at the location of the sun.) But that’s not the only notion of time in biblical stories. There is another time in the scriptures. The word for this notion of time is "kairos." When our mothers told us, "It’s about time you cleaned up your room if you want supper tonight." Or, when our father said, "It’s time you moved out and got a job." We got the point – now was the time to act!
Kairos time is a graced moment, when action is required. Mark’s gospel begins with preachings about what God is up to. God is acting and calling for a response. Jesus begins by announcing, "This is the time of fulfillment." Is not any old time; it is a new time charged with possibilities for those who respond. Thus, Mark’s description of the response by those first called to follow Jesus makes sense. Jesus calls – it is a charged moment. They hear and respond immediately. Who is the director of this narrative? Who is guiding the plot? God is and we are invited to get on board quickly lest we miss the grace-filled moment that is overflowing with new possibilities for those who respond.
The Jonah reading is an appropriate partner to today’s gospel. At first Jonah was reluctant to go to preach to the Ninevites (chapters 1-2). We know the story of Jonah in the belly of the big fish. He got into that situation because he refused to be an instrument of God’s mercy to the hated Ninevites, the enemies of the Israelites. But God is persistent and got Jonah to the Ninevites – with the help of the big fish!
Jonah preaches, the people respond. What "time" was it in Nineveh when Jonah preached? It was "kairos time," a moment of God’s grace, the Ninevites seized on it and changed their lives. The disciples did the same. Jesus came, proclaimed the nearness of God’s reign and the fishermen responded by leaving their old lives behind to heed Jesus’ call.
Mark’s gospel is the story of Jesus. But it is also the story of how people responded to him, starting with the first-called. The story begins well and they respond immediately to his invitation, "Come after me and I will make you fishers of [people]." He will teach them to do what he does: teach, heal and cast out demons. The disciples will also learn that following Jesus will have its difficult moments, but he will be with them at those times as well – as when he rescued them from the threatening storm (8: 45-52).
As the gospel develops the disciples will reveal breaches in their loyalty to Jesus. They misunderstand his miracles and teaching. When he teaches them that following him will mean suffering and death, they resist (8:30-33). They will argue among themselves about rank and prestige (10: 35-45). After sharing his last meal with them one disciple will even betray him (14:10) while others doze off during his agony in the garden. At his arrest they will all flee, even "the rock," Peter, will deny him. Jesus calls his first disciples, and with these "learners" begins his new community. It’s clear as the narrative proceeds that, with their all-too human traits, they will not be able to achieve anything on their own.
When we think of repentance we usually associate the notion with sorrow for sins. But in Jesus’ language it means to make a 180° change of direction. It means to rethink our notion of who God is and how God acts towards us in the light of our sins. "The kingdom of God is at hand." In Jesus, God is breaking into our worlds of isolation and indifference and calling us to faith in Christ. In sum, repentance asks that we make a complete turnaround in our lives towards God.
The call of the disciples illustrates what repentance and belief in the gospel mean. Is not first of all about acceptance of doctrine, but an acceptance of an attachment to Jesus: to do what the disciples did – get up and go with Jesus all the way to the cross. For some, following Jesus has meant leaving their present life to make a complete change. For others, it means remaining in their worlds with its structures, but living in it with a sense of detachment and a willingness to change what needs changing. A call to repent could mean to help facilitate a change in the unjust structures and ways of our world.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vua Abdullah của Ả rập Saudi qua đời
Đặng Tự Do
02:20 23/01/2015
Hoàng gia Ả rập Saudi công bố là vua Abdullah bin Abdulaziz, 90 tuổi đã qua đời đúng 01:00 giờ sáng giờ địa phương, sau nhiều tuần lễ điều trị tại bệnh viện vì bị nhiễm trùng phổi.
Em trai cùng cha khác mẹ với ông là Salman, 79 tuổi, đã nối ngôi vua.
Abdullah lên ngôi vào năm 2005 nhưng đã thường xuyên phải chịu đựng bệnh tật trong những năm gần đây.
Vua Abdullah là vị vua Ả rập Saudi đầu tiên đến thăm Tòa Thánh. Biến cố lịch sử này đã diễn ra vào trưa thứ Ba 6/11/2007 giữa vị hoàng đế và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Theo truyền thống, vị vua Ả rập Saudi được xem là người Quản Thủ các Thánh Địa Mecca và Medina của Hồi Giáo.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nồng nhiệt đón chào vua Abdullah và dẫn vào trong thư viện của ngài. Hai vị đã bàn bạc trong vòng 30 phút. Cuộc hội kiến này đã được diễn ra theo thỉnh cầu của vua Abdullah trong khuôn khổ chuyến công du Âu Châu của nhà vua.
Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề liên quan đến tình trạng của một triệu Kitô hữu đang sống tại Ả rập Saudi. Hiện nay, các tín hữu Kitô tại Ả rập Saudi không được quyền thờ phượng công khai, không được có những biểu tượng Kitô Giáo, không được có những tài liệu liên quan đến Kitô Giáo và thường xuyên bị công an tôn giáo bách hại. Tình hình cho đến nay vẫn không hề được cải thiện.
Vua Salman lên ngôi trong một hoàn cảnh khó khăn. Phía Bắc Ả rập Saudi là quân khủng bố Hồi Giáo IS ở Iraq và Syria, phía Nam là bọn khủng bố al-Qaeda hoạt động mạnh tại Yemen. Cả hai nhóm khủng bố này đều có nhiều cảm tình viên tại Ả rập Saudi.
Em trai cùng cha khác mẹ với ông là Salman, 79 tuổi, đã nối ngôi vua.
ĐGH Bênêđíctô thứ 16 chào đón vua Abdullah |
Cuộc hội kiến giữa ĐGH Bênêđíctô thứ 16 và vua Abdullah |
ĐGH Bênêđíctô thứ 16 và vua Abdullah trao đổi qùa tặng |
Abdullah lên ngôi vào năm 2005 nhưng đã thường xuyên phải chịu đựng bệnh tật trong những năm gần đây.
Vua Abdullah là vị vua Ả rập Saudi đầu tiên đến thăm Tòa Thánh. Biến cố lịch sử này đã diễn ra vào trưa thứ Ba 6/11/2007 giữa vị hoàng đế và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Theo truyền thống, vị vua Ả rập Saudi được xem là người Quản Thủ các Thánh Địa Mecca và Medina của Hồi Giáo.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nồng nhiệt đón chào vua Abdullah và dẫn vào trong thư viện của ngài. Hai vị đã bàn bạc trong vòng 30 phút. Cuộc hội kiến này đã được diễn ra theo thỉnh cầu của vua Abdullah trong khuôn khổ chuyến công du Âu Châu của nhà vua.
Trong cuộc hội kiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề liên quan đến tình trạng của một triệu Kitô hữu đang sống tại Ả rập Saudi. Hiện nay, các tín hữu Kitô tại Ả rập Saudi không được quyền thờ phượng công khai, không được có những biểu tượng Kitô Giáo, không được có những tài liệu liên quan đến Kitô Giáo và thường xuyên bị công an tôn giáo bách hại. Tình hình cho đến nay vẫn không hề được cải thiện.
Vua Salman lên ngôi trong một hoàn cảnh khó khăn. Phía Bắc Ả rập Saudi là quân khủng bố Hồi Giáo IS ở Iraq và Syria, phía Nam là bọn khủng bố al-Qaeda hoạt động mạnh tại Yemen. Cả hai nhóm khủng bố này đều có nhiều cảm tình viên tại Ả rập Saudi.
Vua Abdullah II của Jordan ca ngợi lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô trong vụ Charlie Hebdo
Đặng Tự Do
03:20 23/01/2015
Vua Abdullah II của Jordan đã lên tiếng ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô về nhận xét ngài đã đưa ra trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombo sang Manila hôm 15 tháng Giêng.
Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham, đại diện Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, tại Jordan nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm Thứ Năm 22 tháng Giêng như sau:
"Vua Abdullah đã nhắc lại rõ ràng những lời của Đức Giáo Hoàng theo đó tự do ngôn luận là một quyền, và trong một số trường hợp thậm chí còn là một nghĩa vụ, nhưng đồng thời nó cũng có giới hạn, và không thể xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Quốc vương Abdullah II khẳng định đây là những nhận xét rất tích cực "
Thủ tướng Anh David Cameron là một trong những người không đồng ý với Đức Thánh Cha. Ông nói rằng tự do ngôn luận không thể có giới hạn và có thể đi xa đến mức sỉ nhục bất cứ ai.
Ông nói: "Tôi là một Kitô hữu. Nhưng nếu có ai nói điều gì đó tấn công Chúa Giêsu, tôi có thể cảm thấy khó chịu, nhưng trong một xã hội tự do, tôi không có quyền trả thù người ta. Chúng ta phải chấp nhận rằng những tờ báo, và tạp chí có thể xuất bản những điều gây khó chịu cho một số người miễn là nó hợp với luật pháp."
Vua Abdullah đã lên án chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và nói rằng những người thực hiện các cuộc tấn công, chẳng hạn như tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, không đại diện cho Hồi giáo chân chính. Đồng thời, ông cũng nói rằng danh tiếng của người Hồi giáo phải được bảo vệ. Vua Abdullah đã là một trong 40 nhà lãnh đạo thế giới tham gia cuộc tuần hành ở Paris để thể hiện tình đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Sau khi Charlie Hebdo vẽ một bức họa châm biếm tiên tri Muhammad trong ấn bản đầu tiên của mình sau cuộc tấn công khủng bố, Vua Abdullah mạnh mẽ lên án quyết định này là "một sự xúc phạm đến tình cảm của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi."
Đó là một "sự thiếu trách nhiệm, một hành động thiếu thận trọng và thiếu suy nghĩ".
Bức họa châm biếm tiên tri Muhammad đã kích động hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là tại thủ đô Niamey của Niger. 45 nhà thờ đã bị tấn công và đốt cháy, 10 Kitô hữu bị giết trong các vụ tấn công.
Đức Tổng Giám Mục Maroun Lahham, đại diện Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem, tại Jordan nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm Thứ Năm 22 tháng Giêng như sau:
"Vua Abdullah đã nhắc lại rõ ràng những lời của Đức Giáo Hoàng theo đó tự do ngôn luận là một quyền, và trong một số trường hợp thậm chí còn là một nghĩa vụ, nhưng đồng thời nó cũng có giới hạn, và không thể xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Quốc vương Abdullah II khẳng định đây là những nhận xét rất tích cực "
Thủ tướng Anh David Cameron là một trong những người không đồng ý với Đức Thánh Cha. Ông nói rằng tự do ngôn luận không thể có giới hạn và có thể đi xa đến mức sỉ nhục bất cứ ai.
Ông nói: "Tôi là một Kitô hữu. Nhưng nếu có ai nói điều gì đó tấn công Chúa Giêsu, tôi có thể cảm thấy khó chịu, nhưng trong một xã hội tự do, tôi không có quyền trả thù người ta. Chúng ta phải chấp nhận rằng những tờ báo, và tạp chí có thể xuất bản những điều gây khó chịu cho một số người miễn là nó hợp với luật pháp."
Vua Abdullah đã lên án chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và nói rằng những người thực hiện các cuộc tấn công, chẳng hạn như tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, không đại diện cho Hồi giáo chân chính. Đồng thời, ông cũng nói rằng danh tiếng của người Hồi giáo phải được bảo vệ. Vua Abdullah đã là một trong 40 nhà lãnh đạo thế giới tham gia cuộc tuần hành ở Paris để thể hiện tình đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Sau khi Charlie Hebdo vẽ một bức họa châm biếm tiên tri Muhammad trong ấn bản đầu tiên của mình sau cuộc tấn công khủng bố, Vua Abdullah mạnh mẽ lên án quyết định này là "một sự xúc phạm đến tình cảm của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi."
Đó là một "sự thiếu trách nhiệm, một hành động thiếu thận trọng và thiếu suy nghĩ".
Bức họa châm biếm tiên tri Muhammad đã kích động hàng loạt những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo trên toàn thế giới. Đặc biệt, nghiêm trọng là tại thủ đô Niamey của Niger. 45 nhà thờ đã bị tấn công và đốt cháy, 10 Kitô hữu bị giết trong các vụ tấn công.
Đức Thánh Cha làm phép chiên con dùng để lấy len dệt dây Pallium
Đặng Tự Do
03:57 23/01/2015
Hôm 22 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu ngày lễ Thánh Agnes với một nghi thức có từ hơn một thế kỷ trước là làm phép các chiên con để lấy len dệt dây Pallium.
Theo truyền thống, hai con chiên nhỏ dưới một năm tuổi, đã được mang đến nhà trọ Santa Marta trong những chiếc giỏ.
Đến mùa hè những con chiên này sẽ được xén lông để lấy len. Các nữ tu sẽ dùng len ấy dệt nên các dây pallium.
Agnes có nghĩa là "con chiên" trong tiếng Latin. Thánh Agnes là một vị đồng trinh tử đạo sống ở thế kỷ thứ 4. Thánh nữ đã bị giết khi còn là một cô gái trẻ vì từ chối thờ phượng một vị thần ngoại giáo.
Cô được chôn cất trong nhà thờ được đặt theo tên cô, là nhà thờ thánh Agnes, nằm trên Via Nomentana của Rôma. Để tượng trưng cho sự tinh khiết của Thánh Agnes, khi được ban phép lành bởi Đức Giáo Hoàng một trong những con chiên sẽ đeo vương miện kết bằng hoa trắng, trong khi con thứ hai đeo một vòng hoa màu đỏ để tiêu biểu cho sự trung thành của thánh nữ cho đến chết.
Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.
Ngày 29 tháng 6 hàng năm, nhân lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha sẽ trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục được tấn phong trong vòng một năm.
Theo truyền thống, hai con chiên nhỏ dưới một năm tuổi, đã được mang đến nhà trọ Santa Marta trong những chiếc giỏ.
Đến mùa hè những con chiên này sẽ được xén lông để lấy len. Các nữ tu sẽ dùng len ấy dệt nên các dây pallium.
Agnes có nghĩa là "con chiên" trong tiếng Latin. Thánh Agnes là một vị đồng trinh tử đạo sống ở thế kỷ thứ 4. Thánh nữ đã bị giết khi còn là một cô gái trẻ vì từ chối thờ phượng một vị thần ngoại giáo.
Cô được chôn cất trong nhà thờ được đặt theo tên cô, là nhà thờ thánh Agnes, nằm trên Via Nomentana của Rôma. Để tượng trưng cho sự tinh khiết của Thánh Agnes, khi được ban phép lành bởi Đức Giáo Hoàng một trong những con chiên sẽ đeo vương miện kết bằng hoa trắng, trong khi con thứ hai đeo một vòng hoa màu đỏ để tiêu biểu cho sự trung thành của thánh nữ cho đến chết.
Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.
Ngày 29 tháng 6 hàng năm, nhân lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha sẽ trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục được tấn phong trong vòng một năm.
Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan kêu gọi người Công giáo bảo vệ các di sản Do Thái Giáo
Đặng Tự Do
06:25 23/01/2015
Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan đã kêu gọi người Công Giáo chăm sóc nghĩa trang của người Do Thái, các hội đường, và các tàn tích khác của người Do Thái trước chiến tranh, cũng như mộ phần của các nạn nhân Holocaust. Các giám mục Ba Lan đã đưa ra lời mời gọi này nhân kỷ niệm lần thứ 18 ngày Do Thái giáo tại Ba Lan. Đây là một sáng kiến được cử hành hàng năm vào ngày 27 tháng Giêng, nhằm thúc đẩy đối thoại cũng như củng cố các mối quan hệ Công Giáo và Do Thái giáo.
"Trách nhiệm đạo đức của chúng ta là chăm sóc những nơi mà những anh chị em láng giềng của chúng ta đã bị sát hại và chôn cất", Đức Cha Mieczysław Cisło, Chủ tịch Ủy ban đối thoại với Do Thái giáo của Hội đồng Giám mục của Ba Lan về Đối thoại liên tôn cho biết như trên. Thông báo cũng kêu gọi các linh mục đề ra những sáng kiến "để tưởng niệm các cộng đồng Do Thái tại những nơi mà họ đã từng sinh sống”
Các giám mục nói không có ai có thể nhún vai và nói đây không phải là việc của họ vì thực ra đó là một "nhiệm vụ của lương tâm" ngõ hầu các hội đường, nghĩa trang của người Do Thái, và các ngôi mộ của những nạn nhân của Holocaust "không đi vào quên lãng."
Đức Quốc Xã đã giết 90% trong tổng số 3.3 triệu người Do Thái sinh sống tại Ba Lan trước thế chiến thứ Hai. Ngày nay, cộng đồng Do Thái tại đây chỉ còn khoảng 7,000 người.
"Trách nhiệm đạo đức của chúng ta là chăm sóc những nơi mà những anh chị em láng giềng của chúng ta đã bị sát hại và chôn cất", Đức Cha Mieczysław Cisło, Chủ tịch Ủy ban đối thoại với Do Thái giáo của Hội đồng Giám mục của Ba Lan về Đối thoại liên tôn cho biết như trên. Thông báo cũng kêu gọi các linh mục đề ra những sáng kiến "để tưởng niệm các cộng đồng Do Thái tại những nơi mà họ đã từng sinh sống”
Các giám mục nói không có ai có thể nhún vai và nói đây không phải là việc của họ vì thực ra đó là một "nhiệm vụ của lương tâm" ngõ hầu các hội đường, nghĩa trang của người Do Thái, và các ngôi mộ của những nạn nhân của Holocaust "không đi vào quên lãng."
Đức Quốc Xã đã giết 90% trong tổng số 3.3 triệu người Do Thái sinh sống tại Ba Lan trước thế chiến thứ Hai. Ngày nay, cộng đồng Do Thái tại đây chỉ còn khoảng 7,000 người.
Chứng tá anh hùng của các Giám Mục Ba Lan
Đặng Tự Do
06:26 23/01/2015
Hãng tin Zenit, trích thuật các nghiên cứu của học giả Reytel Andrianik cho biết hầu hết các Giám Mục Ba Lan thời Thế Chiến Thứ Hai đã liều mạng cứu người Do Thái.
Vào thời điểm Đức Quốc Xã xâm lược Ba Lan vào năm 1939, Giáo Hội tại nước này có 21 giáo phận trong đó có 8 giáo phận trống tòa vì các Giám Mục bị giết, trốn thoát hay bị trục xuất.
Một trong những vị trốn ra nước ngoài là Đức Cha Karol Radoński, người đã tố cáo trên đài truyền thanh Luân Đôn hôm 14 tháng 12 năm 1942 về thảm hoạ Holocaust tức là chính sách diệt chủng người Do Thái tập thể: bắn chết, cho vào phòng hơi ngạt, bỏ đói …
Trong 13 giáo phận có các Giám Mục coi sóc, các nghiên cứu đã chứng minh được tại 11 giáo phận các Giám Mục đã âm thầm giúp người Do Thái bằng cách che dấu trong các chủng viện, dòng tu, cấp giấy chứng nhận rửa tội giả để phù hợp với căn cước giả…Hai giáo phận còn lại vẫn còn đang được nghiên cứu.
Việc nghiên cứu các chứng tá anh hùng của các Giám Mục Ba Lan gặp nhiều trở ngại vì theo luật của Đức Quốc Xã những ai che dấu người Do Thái thì bị tàn sát cả gia đình nên các Giám Mục thường hết sức cẩn thận và kín đáo để bảo vệ các dòng tu, chủng viện và các giáo xứ khỏi bị tàn sát tập thể.
Hôm 21 tháng Giêng, viện Yad Vashem, là nơi tưởng niệm các nạn nhân Holocaust cũng đưa ra những tài liệu cho thấy một linh mục vào thời đó đã hô hào giáo dân giúp che dấu người Do Thái và chính ngài cũng liều mình đích thân giúp người Do Thái trốn sự lùng bắt của Đức Quốc Xã. Vị linh mục ấy là cha Stefan Wyszynski, sau này là Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan.
Vào thời điểm Đức Quốc Xã xâm lược Ba Lan vào năm 1939, Giáo Hội tại nước này có 21 giáo phận trong đó có 8 giáo phận trống tòa vì các Giám Mục bị giết, trốn thoát hay bị trục xuất.
Một trong những vị trốn ra nước ngoài là Đức Cha Karol Radoński, người đã tố cáo trên đài truyền thanh Luân Đôn hôm 14 tháng 12 năm 1942 về thảm hoạ Holocaust tức là chính sách diệt chủng người Do Thái tập thể: bắn chết, cho vào phòng hơi ngạt, bỏ đói …
Trong 13 giáo phận có các Giám Mục coi sóc, các nghiên cứu đã chứng minh được tại 11 giáo phận các Giám Mục đã âm thầm giúp người Do Thái bằng cách che dấu trong các chủng viện, dòng tu, cấp giấy chứng nhận rửa tội giả để phù hợp với căn cước giả…Hai giáo phận còn lại vẫn còn đang được nghiên cứu.
Việc nghiên cứu các chứng tá anh hùng của các Giám Mục Ba Lan gặp nhiều trở ngại vì theo luật của Đức Quốc Xã những ai che dấu người Do Thái thì bị tàn sát cả gia đình nên các Giám Mục thường hết sức cẩn thận và kín đáo để bảo vệ các dòng tu, chủng viện và các giáo xứ khỏi bị tàn sát tập thể.
Hôm 21 tháng Giêng, viện Yad Vashem, là nơi tưởng niệm các nạn nhân Holocaust cũng đưa ra những tài liệu cho thấy một linh mục vào thời đó đã hô hào giáo dân giúp che dấu người Do Thái và chính ngài cũng liều mình đích thân giúp người Do Thái trốn sự lùng bắt của Đức Quốc Xã. Vị linh mục ấy là cha Stefan Wyszynski, sau này là Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan.
Bài giảng tại Santa Marta: Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi
Đặng Tự Do
07:38 23/01/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói xưng tội không phải là ra tòa nhưng là gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, không trừ một tội nào. Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận định này trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 23 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.
Dựa trên một đoạn trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái, Đức Giáo Hoàng nói Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi, luôn luôn là như vậy và không có ngoại lệ nào. Ngài lại còn vui mừng khi có ai đó cầu xin Ngài tha thứ. Đức Thánh Cha nói thêm là Thiên Chúa, là Đấng hòa giải, đã chọn Chúa Giêsu để thiết lập một giao ước mới với nhân loại và nền tảng của giao ước này là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta.
"Trước hết, Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi về điều này. Chính chúng ta mới là những người cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Còn Ngài thì không mệt mỏi thứ tha cho chúng ta. Khi Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: ‘Con phải tha thứ bao nhiêu lần? Bảy lần được không?’ - ‘Không phải là bảy lần? nhưng là bảy mươi lần bảy’. Nghĩa là luôn luôn. Đó là cách Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta: luôn luôn. Nếu anh chị em đã sống một cuộc sống chồng chất bao nhiêu là tội lỗi, bao nhiêu là những điều xấu xa, nhưng cuối cùng trong một thoáng ăn năn, anh chị em cầu xin sự tha thứ, Ngài sẽ ngay lập tức thứ tha cho anh chị em! Ngài luôn luôn tha thứ cho chúng ta. "
Đức Thánh Cha cho biết một nỗi hoài nghi có thể ập đến trong con tim một người là Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho chúng ta tới mức nào. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng tất cả những gì anh chị em phải làm là ăn năn và xin được tha thứ; và anh chị em không phải trả gì cả vì Chúa Kitô đã trả thay cho chúng ta.
"Không có tội lỗi nào mà Ngài không tha thứ. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. ‘Nhưng mà thưa cha, con không đi xưng tội đâu vì con đã phạm quá nhiều những tội lỗi rất xấu xa, rất nhiều đến mức chắc là con không được tha thứ đâu....’ Không, điều đó không đúng sự thật. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. Nếu anh chị em ăn năn và đi xưng tội, Ngài sẽ tha thứ tất cả mọi thứ. Nhiều khi Ngài thậm chí không để cho anh chị em kịp nói đâu! Ngay khi anh chị em cầu xin được thứ tha thì Ngài đã để cho anh chị em cảm nhận được niềm vui được tha thứ ngay cả trước khi anh chị em xưng thú hết mọi tội. "
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã mô tả Thiên Chúa vui mừng ra sao khi có ai cầu xin được tha thứ và cùng lúc ấy Ngài "quên ngay" hay gạt ngay ra khỏi bộ nhớ của Ngài những tội lỗi của chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích rằng đối với Thiên Chúa điều quan trọng là chúng ta gặp gỡ Ngài. Xưng tội không phải là ra tòa nhưng là gặp gỡ với Thiên Chúa.
"Xưng tội thường có vẻ giống như một thủ tục, một hình thức. Mọi thứ có vẻ máy móc! Đừng! Trong trường hợp như thế thì còn đâu cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tha tội cho anh chị em, ôm anh chị em vào lòng và vui mừng? Và đây là Thiên Chúa của chúng ta Đấng lòng lành vô cùng. Vì thế, chúng ta cần phải dạy bảo nhau: dạy cho con em chúng ta, dạy cho những thanh niên thiếu nữ của chúng ta biết xưng tội cho nên, bởi vì đi xưng tội không phải là đi đến một tiệm giặt ủi để làm sạch một vết dơ. Không! Xưng tội là về gặp Cha Đấng hòa giải, Đấng tha thứ cho chúng ta, và vui mừng."
Dựa trên một đoạn trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái, Đức Giáo Hoàng nói Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta tất cả mọi tội lỗi, luôn luôn là như vậy và không có ngoại lệ nào. Ngài lại còn vui mừng khi có ai đó cầu xin Ngài tha thứ. Đức Thánh Cha nói thêm là Thiên Chúa, là Đấng hòa giải, đã chọn Chúa Giêsu để thiết lập một giao ước mới với nhân loại và nền tảng của giao ước này là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta.
"Trước hết, Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta. Ngài không mệt mỏi về điều này. Chính chúng ta mới là những người cảm thấy mệt mỏi xin tha thứ. Còn Ngài thì không mệt mỏi thứ tha cho chúng ta. Khi Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: ‘Con phải tha thứ bao nhiêu lần? Bảy lần được không?’ - ‘Không phải là bảy lần? nhưng là bảy mươi lần bảy’. Nghĩa là luôn luôn. Đó là cách Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta: luôn luôn. Nếu anh chị em đã sống một cuộc sống chồng chất bao nhiêu là tội lỗi, bao nhiêu là những điều xấu xa, nhưng cuối cùng trong một thoáng ăn năn, anh chị em cầu xin sự tha thứ, Ngài sẽ ngay lập tức thứ tha cho anh chị em! Ngài luôn luôn tha thứ cho chúng ta. "
Đức Thánh Cha cho biết một nỗi hoài nghi có thể ập đến trong con tim một người là Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho chúng ta tới mức nào. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng tất cả những gì anh chị em phải làm là ăn năn và xin được tha thứ; và anh chị em không phải trả gì cả vì Chúa Kitô đã trả thay cho chúng ta.
"Không có tội lỗi nào mà Ngài không tha thứ. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. ‘Nhưng mà thưa cha, con không đi xưng tội đâu vì con đã phạm quá nhiều những tội lỗi rất xấu xa, rất nhiều đến mức chắc là con không được tha thứ đâu....’ Không, điều đó không đúng sự thật. Ngài tha thứ tất cả mọi thứ. Nếu anh chị em ăn năn và đi xưng tội, Ngài sẽ tha thứ tất cả mọi thứ. Nhiều khi Ngài thậm chí không để cho anh chị em kịp nói đâu! Ngay khi anh chị em cầu xin được thứ tha thì Ngài đã để cho anh chị em cảm nhận được niềm vui được tha thứ ngay cả trước khi anh chị em xưng thú hết mọi tội. "
Tiếp theo, Đức Thánh Cha đã mô tả Thiên Chúa vui mừng ra sao khi có ai cầu xin được tha thứ và cùng lúc ấy Ngài "quên ngay" hay gạt ngay ra khỏi bộ nhớ của Ngài những tội lỗi của chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích rằng đối với Thiên Chúa điều quan trọng là chúng ta gặp gỡ Ngài. Xưng tội không phải là ra tòa nhưng là gặp gỡ với Thiên Chúa.
"Xưng tội thường có vẻ giống như một thủ tục, một hình thức. Mọi thứ có vẻ máy móc! Đừng! Trong trường hợp như thế thì còn đâu cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng tha tội cho anh chị em, ôm anh chị em vào lòng và vui mừng? Và đây là Thiên Chúa của chúng ta Đấng lòng lành vô cùng. Vì thế, chúng ta cần phải dạy bảo nhau: dạy cho con em chúng ta, dạy cho những thanh niên thiếu nữ của chúng ta biết xưng tội cho nên, bởi vì đi xưng tội không phải là đi đến một tiệm giặt ủi để làm sạch một vết dơ. Không! Xưng tội là về gặp Cha Đấng hòa giải, Đấng tha thứ cho chúng ta, và vui mừng."
Sứ điệp ngày Truyền Thông Thế Giới 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
17:13 23/01/2015
Truyền thông trong gia đình: Một nơi thuận lợi của gặp gỡ với hồng ân tình yêu
Gia đình là đối tượng suy tư sâu sắc của Giáo Hội và của một tiến trình liên quan đến hai Thượng Hội Đồng: Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình gần đây và Thượng Hội Đồng thường kỳ dự kiến vào tháng Mười tới. Vì vậy, tôi nghĩ thật là thích hợp để chủ đề cuả Ngày Truyền thông Thế giới sắp tới có điểm quy chiếu là gia đình. Nói cho cùng, chính là trong bối cảnh của gia đình mà chúng ta lần đầu tiên biết cách giao tiếp. Tập trung vào ngữ cảnh này có thể giúp cho việc truyền thông của chúng ta chân thực và nhân bản hơn, đồng thời giúp chúng ta nhìn gia đình từ một góc độ mới.
Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ đoạn Tin Mừng thuật lại chuyến viếng thăm của Đức Mẹ dành cho bà Êlisabét (Lc 1: 39-56). "Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: ‘Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.’"(các câu. 41-42)
Đoạn đầu tiên này cho chúng ta thấy truyền thông là một cuộc đàm thoại đan quyện với cử chỉ như thế nào. Phản ứng đầu tiên trước lời chào của Đức Maria là của đứa con nhảy mừng trong bụng bà Êlisabét. Sự vui mừng khi gặp gỡ những người khác, là một cái gì đó chúng ta học thậm chí trước khi chào đời; và theo một nghĩa nhất định, là nguyên mẫu và là biểu tượng của mọi hình thức giao tiếp khác. Dạ mẹ đang cưu mang chúng ta là "trường học" đầu tiên của truyền thông, một nơi để lắng nghe và có những tiếp xúc thể lý khi chúng ta bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài từ trong một môi trường được bảo vệ, nơi nhịp tim người mẹ là âm thanh làm ta yên tâm. Cuộc gặp gỡ này giữa hai người dù khác biệt vẫn rất liên quan mật thiết với nhau, là một cuộc gặp gỡ đầy hứa hẹn, là kinh nghiệm giao tiếp đầu tiên của chúng ta. Đó là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ, vì mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra bởi một người mẹ.
Ngay cả sau khi chúng ta đã chào đời, theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta vẫn đang ở trong một "bụng mẹ", là gia đình, là nơi bao gồm những con người đa dạng liên quan với nhau: gia đình là "nơi mà chúng ta học cách sống chung với những người khác, bất chấp những khác biệt của chúng ta" (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 66). Mặc dù có những khác biệt về giới tính và tuổi tác, các thành viên trong gia đình chấp nhận nhau bởi vì có một mối liên hệ giữa họ. Các mối quan hệ này càng rộng rãi và sự khác biệt về tuổi tác càng lớn thì môi trường sống của chúng ta càng phong phú. Chính mối quan hệ bắt nguồn từ ngôn ngữ này đến lượt nó lại tăng cường tình thân trong gia đình. Chúng ta không tạo ra ngôn ngữ; chúng ta có thể sử dụng nó bởi vì chúng ta đã nhận được nó. Chính là trong gia đình mà chúng ta học cách nói "tiếng mẹ đẻ", là ngôn ngữ của những người đã đi trước chúng ta. (x 2 Macb 7: 25,27). Trong gia đình, chúng ta nhận ra rằng những người khác đã có trước chúng ta, họ đã làm cho chúng ta có thể hiện hữu và đến lượt mình chúng ta tạo ra sự sống và làm những gì tốt đẹp. Chúng ta có thể cho vì chúng ta đã được nhận. Vòng đạo lý này đặt trọng tâm nơi khả năng giao tiếp giữa các thành viên của gia đình và với những người khác. Tổng quát hơn, nó là mô hình cho tất cả các giao tiếp.
Kinh nghiệm của mối quan hệ "có trước" chúng ta này cho phép gia đình trở thành bối cảnh trong đó hình thức cơ bản nhất của truyền thông, là lời cầu nguyện, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi cha mẹ đưa trẻ sơ sinh vào giấc ngủ, họ thường uỷ thác cho Thiên Chúa, xin Ngài chăm sóc chúng. Khi những đứa trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ giúp họ đọc một vài lời cầu nguyện đơn giản, trong khi trìu mến nghĩ đến người khác, chẳng hạn như ông bà, người thân, người bệnh và những ai đang đau khổ, cũng như tất cả những ai đang cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Chính là trong gia đình mà đa số chúng ta đã học được những chiều kích tôn giáo của truyền thông, nơi Kitô giáo được thấm nhuần tình yêu, là tình yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và đến lượt mình chúng ta lại trao ban cho người khác.
Trong gia đình, chúng ta học cách chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau, học cách phân biệt ý nghĩa của những biểu hiện trên khuôn mặt và những khoảnh khắc của sự im lặng, học cách khóc cười với những người tuy đã không chọn lựa nhau nhưng rất quan trọng đối với nhau. Điều này giúp chúng ta rất nhiều để có thể hiểu được ý nghĩa của truyền thông như là sự công nhận và tạo ra sự gần gũi. Khi chúng ta giảm bớt khoảng cách bằng cách gần gũi hơn và chấp nhận nhau hơn, chúng ta cảm nhận được lòng biết ơn và niềm vui. Lời chào của Đức Maria và sự khuấy động của con trẻ trong bụng bà Êlisabét là một phước lành cho bà; và được tiếp nối với bài ca Magnificat tuyệt đẹp, trong đó Đức Maria ca ngợi kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho mình và cho dân tộc mình. Một tiếng "xin vâng" được thốt lên với đức tin có thể có những tác dụng vượt xa khỏi chúng ta và vị trí của chúng ta trên thế giới. "Ghé thăm" là mở cửa, là không còn đóng kín trong thế giới nhỏ bé của chúng ta, nhưng là đi ra ngoài đến với người khác. Vì thế, gia đình cũng trở nên sống động khi nó vươn ra khỏi chính mình; những gia đình như thế truyền đạt thông điệp của họ về cuộc sống và sự hiệp thông, đang mang lại ủi an và hy vọng cho các gia đình mong manh hơn, và do đó xây dựng lên chính Giáo Hội, là gia đình của các gia đình.
Hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình là nơi mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày những giới hạn của chính mình và của những người khác, những vấn đề lớn nhỏ lồng trong việc sống hòa bình với những người khác. Một gia đình hoàn hảo không tồn tại. Chúng ta không nên sợ những bất toàn, yếu kém hoặc thậm chí xung đột, mà là học cách đối phó với chúng một cách xây dựng. Các gia đình, nơi chúng ta vẫn yêu thương nhau bất chấp những giới hạn và tội lỗi của chúng ta, do đó, trở thành một trường học của sự tha thứ. Tha thứ tự nó là một quá trình giao tiếp. Khi ăn năn hối cải được thể hiện và chấp nhận, chúng ta có thể khôi phục và xây dựng lại những giao tiếp đã bị phá vỡ. Một đứa trẻ học được trong gia đình cách lắng nghe người khác, cách nói với sự tôn trọng và cách bày tỏ quan điểm của mình mà không nhất thiết phải phủ nhận người khác, sẽ là một động lực cho những cuộc đối thoại và hòa giải trong xã hội.
Khi đề cập đến những thách thức của truyền thông, các gia đình có những đứa con khuyết tật có nhiều điều để dạy chúng ta. Một khuyết tật về cử động, cảm giác hay tâm thần có thể là một lý do dẫn đến sự đóng kín trên chính mình, nhưng nhờ tình yêu của cha mẹ, anh chị em, và bạn bè nó cũng có thể trở thành một kích thích cho sự cởi mở, chia sẻ và sẵn sàng giao tiếp với tất cả mọi người. Nó cũng có thể giúp các trường học, các giáo xứ và các hiệp hội trở thành niềm nở hơn và dung nạp nhiều hơn mọi người.
Trong một thế giới mà người ta thường nguyền rủa, chửi thề, nói xấu người khác, gây mất đoàn kết và đầu độc môi trường của con người bằng các tin đồn, gia đình có thể dạy cho chúng ta hiểu truyền thông như một phước lành. Trong những tình huống dường như bị chi phối bởi hận thù và bạo lực, nơi các gia đình bị ngăn cách bởi những bức tường đá hoặc những bức tường không kém bất khả xâm phạm của định kiến và oán giận, nơi hình như có những lý do chính đáng để nói "đủ rồi nhé", ở những nơi như thế bằng những lời cầu chúc hơn là những lời nguyền rủa, bằng cách tiếp cận hơn là tránh xa, và bằng cách chấp nhận hơn là kình chống, chúng ta mới có thể phá vỡ những vòng xoáy của sự ác, cho thấy sự tốt lành luôn luôn là có thể, và giáo dục trẻ em của chúng ta tình đồng bào.
Ngày nay, các phương tiện truyền thông hiện đại, là một phần thiết yếu trong cuộc sống của những người trẻ, có thể vừa là một sự trợ giúp và vừa là một trở ngại đối với truyền thông trong và giữa các gia đình. Các phương tiện truyền thông có thể là một trở ngại nếu chúng trở thành một cách để khỏi lắng nghe người khác, để tránh tiếp xúc thể lý, để lấp đầy mọi thời khắc của im lặng và nghỉ ngơi, đến nỗi chúng ta quên mất rằng "im lặng là một yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp; thiếu đi sự im lặng, những từ ngữ phong phú về nội dung không thể tồn tại được." (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới 2012). Các phương tiện truyền thông có thể giúp cho việc giao tiếp khi chúng cho phép mọi người chia sẻ những câu chuyện của nhau, giữ liên lạc với bạn bè ở xa, cảm ơn người khác hoặc tìm kiếm sự tha thứ của họ, và mở ra những cánh cửa cho những gặp gỡ mới. Bằng việc nâng cao nhận thức hàng ngày của chúng ta về tầm quan trọng sống còn của việc gặp gỡ những người khác, và những "khả năng mới" này, chúng ta sẽ sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan, chứ không phải để cho mình bị thống trị bởi nó. Ở đây cũng vậy, cha mẹ là những nhà giáo dục chính, nhưng họ không thể bị bỏ mặc sống chết với các thiết bị của mình. Các cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi để giúp đỡ họ trong việc dạy trẻ em làm thế nào để sống trong một môi trường truyền thông một cách phù hợp với phẩm giá con người và phục vụ công ích.
Thách thức lớn chúng ta phải đối mặt ngày nay là học lại một lần nữa làm thế nào để nói chuyện với nhau, không chỉ đơn giản là làm thế nào để tạo ra và tiêu thụ thông tin. Tiêu thụ thông tin là một xu hướng mà các phương tiện truyền thông hiện đại quan trọng và đầy ảnh hưởng có thể khuyến khích. Thông tin là quan trọng, nhưng chưa đủ. Quá thường khi tất cả bị giản lược, những lập trường và quan điểm khác nhau được trình bày cá mè một lứa, và con người được mời gọi để đứng về bên nào, hơn là nhìn thấy tổng thể những sự việc.
Để kết luận, các gia đình không phải là một đối tượng của những cuộc tranh luận hoặc một địa bàn cho những cuộc đụng độ về ý thức hệ. Thay vào đó, gia đình là một môi trường trong đó chúng ta học để giao tiếp với cảm nhận của sự gần gũi, là bối cảnh trong đó giao tiếp diễn ra, một "giao tiếp cộng đồng". Gia đình là một cộng đồng mang đến sự giúp đỡ có hiệu quả và tôn vinh cuộc sống. Một khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta lại thấy thêm một lần nữa rằng gia đình vẫn tiếp tục là một nguồn mạch phong phú cho nhân loại, chứ không phải là một vấn nạn hoặc một định chế đang bị khủng hoảng. Đôi khi các phương tiện truyền thông có xu hướng trình bày gia đình như là một mô hình trừu tượng mà người ta có thể chấp nhận hay từ chối, bảo vệ hoặc tấn công, chứ không phải là một thực tại sống động. Có khi gia đình còn bị mô tả như một địa bàn cho những xung đột ý thức hệ chứ không phải là một môi trường nơi mà tất cả chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của việc giao tiếp trong một tình yêu đón nhận và trao ban. Nhủ bảo nhau những kinh nghiệm của chúng ta có nghĩa là nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta đang ràng buộc lại với nhau như một thực tại duy nhất, rằng tiếng nói của chúng ta tuy rất nhiều, nhưng mỗi cái đều là độc đáo.
Các gia đình nên được xem như là một nguồn tài nguyên chứ không phải là một vấn đề đối với xã hội. Các gia đình có thể tích cực giao tiếp qua chứng tá của họ cho vẻ đẹp và sự phong phú của các mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta không chiến đấu để bảo vệ quá khứ. Thay vào đó, với sự kiên nhẫn và niềm cậy trông, chúng ta đang làm việc để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới mà chúng ta đang sống.
Từ Vatican, 23 Tháng Giêng năm 2015
Vọng lễ nhớ Thánh Phanxicô Đệ Salê
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Gia đình là đối tượng suy tư sâu sắc của Giáo Hội và của một tiến trình liên quan đến hai Thượng Hội Đồng: Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình gần đây và Thượng Hội Đồng thường kỳ dự kiến vào tháng Mười tới. Vì vậy, tôi nghĩ thật là thích hợp để chủ đề cuả Ngày Truyền thông Thế giới sắp tới có điểm quy chiếu là gia đình. Nói cho cùng, chính là trong bối cảnh của gia đình mà chúng ta lần đầu tiên biết cách giao tiếp. Tập trung vào ngữ cảnh này có thể giúp cho việc truyền thông của chúng ta chân thực và nhân bản hơn, đồng thời giúp chúng ta nhìn gia đình từ một góc độ mới.
Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ đoạn Tin Mừng thuật lại chuyến viếng thăm của Đức Mẹ dành cho bà Êlisabét (Lc 1: 39-56). "Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: ‘Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.’"(các câu. 41-42)
Đoạn đầu tiên này cho chúng ta thấy truyền thông là một cuộc đàm thoại đan quyện với cử chỉ như thế nào. Phản ứng đầu tiên trước lời chào của Đức Maria là của đứa con nhảy mừng trong bụng bà Êlisabét. Sự vui mừng khi gặp gỡ những người khác, là một cái gì đó chúng ta học thậm chí trước khi chào đời; và theo một nghĩa nhất định, là nguyên mẫu và là biểu tượng của mọi hình thức giao tiếp khác. Dạ mẹ đang cưu mang chúng ta là "trường học" đầu tiên của truyền thông, một nơi để lắng nghe và có những tiếp xúc thể lý khi chúng ta bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài từ trong một môi trường được bảo vệ, nơi nhịp tim người mẹ là âm thanh làm ta yên tâm. Cuộc gặp gỡ này giữa hai người dù khác biệt vẫn rất liên quan mật thiết với nhau, là một cuộc gặp gỡ đầy hứa hẹn, là kinh nghiệm giao tiếp đầu tiên của chúng ta. Đó là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ, vì mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra bởi một người mẹ.
Ngay cả sau khi chúng ta đã chào đời, theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta vẫn đang ở trong một "bụng mẹ", là gia đình, là nơi bao gồm những con người đa dạng liên quan với nhau: gia đình là "nơi mà chúng ta học cách sống chung với những người khác, bất chấp những khác biệt của chúng ta" (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 66). Mặc dù có những khác biệt về giới tính và tuổi tác, các thành viên trong gia đình chấp nhận nhau bởi vì có một mối liên hệ giữa họ. Các mối quan hệ này càng rộng rãi và sự khác biệt về tuổi tác càng lớn thì môi trường sống của chúng ta càng phong phú. Chính mối quan hệ bắt nguồn từ ngôn ngữ này đến lượt nó lại tăng cường tình thân trong gia đình. Chúng ta không tạo ra ngôn ngữ; chúng ta có thể sử dụng nó bởi vì chúng ta đã nhận được nó. Chính là trong gia đình mà chúng ta học cách nói "tiếng mẹ đẻ", là ngôn ngữ của những người đã đi trước chúng ta. (x 2 Macb 7: 25,27). Trong gia đình, chúng ta nhận ra rằng những người khác đã có trước chúng ta, họ đã làm cho chúng ta có thể hiện hữu và đến lượt mình chúng ta tạo ra sự sống và làm những gì tốt đẹp. Chúng ta có thể cho vì chúng ta đã được nhận. Vòng đạo lý này đặt trọng tâm nơi khả năng giao tiếp giữa các thành viên của gia đình và với những người khác. Tổng quát hơn, nó là mô hình cho tất cả các giao tiếp.
Kinh nghiệm của mối quan hệ "có trước" chúng ta này cho phép gia đình trở thành bối cảnh trong đó hình thức cơ bản nhất của truyền thông, là lời cầu nguyện, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi cha mẹ đưa trẻ sơ sinh vào giấc ngủ, họ thường uỷ thác cho Thiên Chúa, xin Ngài chăm sóc chúng. Khi những đứa trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ giúp họ đọc một vài lời cầu nguyện đơn giản, trong khi trìu mến nghĩ đến người khác, chẳng hạn như ông bà, người thân, người bệnh và những ai đang đau khổ, cũng như tất cả những ai đang cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Chính là trong gia đình mà đa số chúng ta đã học được những chiều kích tôn giáo của truyền thông, nơi Kitô giáo được thấm nhuần tình yêu, là tình yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và đến lượt mình chúng ta lại trao ban cho người khác.
Trong gia đình, chúng ta học cách chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau, học cách phân biệt ý nghĩa của những biểu hiện trên khuôn mặt và những khoảnh khắc của sự im lặng, học cách khóc cười với những người tuy đã không chọn lựa nhau nhưng rất quan trọng đối với nhau. Điều này giúp chúng ta rất nhiều để có thể hiểu được ý nghĩa của truyền thông như là sự công nhận và tạo ra sự gần gũi. Khi chúng ta giảm bớt khoảng cách bằng cách gần gũi hơn và chấp nhận nhau hơn, chúng ta cảm nhận được lòng biết ơn và niềm vui. Lời chào của Đức Maria và sự khuấy động của con trẻ trong bụng bà Êlisabét là một phước lành cho bà; và được tiếp nối với bài ca Magnificat tuyệt đẹp, trong đó Đức Maria ca ngợi kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho mình và cho dân tộc mình. Một tiếng "xin vâng" được thốt lên với đức tin có thể có những tác dụng vượt xa khỏi chúng ta và vị trí của chúng ta trên thế giới. "Ghé thăm" là mở cửa, là không còn đóng kín trong thế giới nhỏ bé của chúng ta, nhưng là đi ra ngoài đến với người khác. Vì thế, gia đình cũng trở nên sống động khi nó vươn ra khỏi chính mình; những gia đình như thế truyền đạt thông điệp của họ về cuộc sống và sự hiệp thông, đang mang lại ủi an và hy vọng cho các gia đình mong manh hơn, và do đó xây dựng lên chính Giáo Hội, là gia đình của các gia đình.
Hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình là nơi mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày những giới hạn của chính mình và của những người khác, những vấn đề lớn nhỏ lồng trong việc sống hòa bình với những người khác. Một gia đình hoàn hảo không tồn tại. Chúng ta không nên sợ những bất toàn, yếu kém hoặc thậm chí xung đột, mà là học cách đối phó với chúng một cách xây dựng. Các gia đình, nơi chúng ta vẫn yêu thương nhau bất chấp những giới hạn và tội lỗi của chúng ta, do đó, trở thành một trường học của sự tha thứ. Tha thứ tự nó là một quá trình giao tiếp. Khi ăn năn hối cải được thể hiện và chấp nhận, chúng ta có thể khôi phục và xây dựng lại những giao tiếp đã bị phá vỡ. Một đứa trẻ học được trong gia đình cách lắng nghe người khác, cách nói với sự tôn trọng và cách bày tỏ quan điểm của mình mà không nhất thiết phải phủ nhận người khác, sẽ là một động lực cho những cuộc đối thoại và hòa giải trong xã hội.
Khi đề cập đến những thách thức của truyền thông, các gia đình có những đứa con khuyết tật có nhiều điều để dạy chúng ta. Một khuyết tật về cử động, cảm giác hay tâm thần có thể là một lý do dẫn đến sự đóng kín trên chính mình, nhưng nhờ tình yêu của cha mẹ, anh chị em, và bạn bè nó cũng có thể trở thành một kích thích cho sự cởi mở, chia sẻ và sẵn sàng giao tiếp với tất cả mọi người. Nó cũng có thể giúp các trường học, các giáo xứ và các hiệp hội trở thành niềm nở hơn và dung nạp nhiều hơn mọi người.
Trong một thế giới mà người ta thường nguyền rủa, chửi thề, nói xấu người khác, gây mất đoàn kết và đầu độc môi trường của con người bằng các tin đồn, gia đình có thể dạy cho chúng ta hiểu truyền thông như một phước lành. Trong những tình huống dường như bị chi phối bởi hận thù và bạo lực, nơi các gia đình bị ngăn cách bởi những bức tường đá hoặc những bức tường không kém bất khả xâm phạm của định kiến và oán giận, nơi hình như có những lý do chính đáng để nói "đủ rồi nhé", ở những nơi như thế bằng những lời cầu chúc hơn là những lời nguyền rủa, bằng cách tiếp cận hơn là tránh xa, và bằng cách chấp nhận hơn là kình chống, chúng ta mới có thể phá vỡ những vòng xoáy của sự ác, cho thấy sự tốt lành luôn luôn là có thể, và giáo dục trẻ em của chúng ta tình đồng bào.
Ngày nay, các phương tiện truyền thông hiện đại, là một phần thiết yếu trong cuộc sống của những người trẻ, có thể vừa là một sự trợ giúp và vừa là một trở ngại đối với truyền thông trong và giữa các gia đình. Các phương tiện truyền thông có thể là một trở ngại nếu chúng trở thành một cách để khỏi lắng nghe người khác, để tránh tiếp xúc thể lý, để lấp đầy mọi thời khắc của im lặng và nghỉ ngơi, đến nỗi chúng ta quên mất rằng "im lặng là một yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp; thiếu đi sự im lặng, những từ ngữ phong phú về nội dung không thể tồn tại được." (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới 2012). Các phương tiện truyền thông có thể giúp cho việc giao tiếp khi chúng cho phép mọi người chia sẻ những câu chuyện của nhau, giữ liên lạc với bạn bè ở xa, cảm ơn người khác hoặc tìm kiếm sự tha thứ của họ, và mở ra những cánh cửa cho những gặp gỡ mới. Bằng việc nâng cao nhận thức hàng ngày của chúng ta về tầm quan trọng sống còn của việc gặp gỡ những người khác, và những "khả năng mới" này, chúng ta sẽ sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan, chứ không phải để cho mình bị thống trị bởi nó. Ở đây cũng vậy, cha mẹ là những nhà giáo dục chính, nhưng họ không thể bị bỏ mặc sống chết với các thiết bị của mình. Các cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi để giúp đỡ họ trong việc dạy trẻ em làm thế nào để sống trong một môi trường truyền thông một cách phù hợp với phẩm giá con người và phục vụ công ích.
Thách thức lớn chúng ta phải đối mặt ngày nay là học lại một lần nữa làm thế nào để nói chuyện với nhau, không chỉ đơn giản là làm thế nào để tạo ra và tiêu thụ thông tin. Tiêu thụ thông tin là một xu hướng mà các phương tiện truyền thông hiện đại quan trọng và đầy ảnh hưởng có thể khuyến khích. Thông tin là quan trọng, nhưng chưa đủ. Quá thường khi tất cả bị giản lược, những lập trường và quan điểm khác nhau được trình bày cá mè một lứa, và con người được mời gọi để đứng về bên nào, hơn là nhìn thấy tổng thể những sự việc.
Để kết luận, các gia đình không phải là một đối tượng của những cuộc tranh luận hoặc một địa bàn cho những cuộc đụng độ về ý thức hệ. Thay vào đó, gia đình là một môi trường trong đó chúng ta học để giao tiếp với cảm nhận của sự gần gũi, là bối cảnh trong đó giao tiếp diễn ra, một "giao tiếp cộng đồng". Gia đình là một cộng đồng mang đến sự giúp đỡ có hiệu quả và tôn vinh cuộc sống. Một khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta lại thấy thêm một lần nữa rằng gia đình vẫn tiếp tục là một nguồn mạch phong phú cho nhân loại, chứ không phải là một vấn nạn hoặc một định chế đang bị khủng hoảng. Đôi khi các phương tiện truyền thông có xu hướng trình bày gia đình như là một mô hình trừu tượng mà người ta có thể chấp nhận hay từ chối, bảo vệ hoặc tấn công, chứ không phải là một thực tại sống động. Có khi gia đình còn bị mô tả như một địa bàn cho những xung đột ý thức hệ chứ không phải là một môi trường nơi mà tất cả chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của việc giao tiếp trong một tình yêu đón nhận và trao ban. Nhủ bảo nhau những kinh nghiệm của chúng ta có nghĩa là nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta đang ràng buộc lại với nhau như một thực tại duy nhất, rằng tiếng nói của chúng ta tuy rất nhiều, nhưng mỗi cái đều là độc đáo.
Các gia đình nên được xem như là một nguồn tài nguyên chứ không phải là một vấn đề đối với xã hội. Các gia đình có thể tích cực giao tiếp qua chứng tá của họ cho vẻ đẹp và sự phong phú của các mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta không chiến đấu để bảo vệ quá khứ. Thay vào đó, với sự kiên nhẫn và niềm cậy trông, chúng ta đang làm việc để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới mà chúng ta đang sống.
Từ Vatican, 23 Tháng Giêng năm 2015
Vọng lễ nhớ Thánh Phanxicô Đệ Salê
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thánh lễ cầu nguyện và cuộc tuần hành Phò Sự Sống tại Olympia Washington.
Nguyễn An Quý
17:59 23/01/2015
Thánh lễ cầu nguyện và cuộc tuần hành Phò Sự Sống tại Olympia Washington.
Olympia. Một ngày mùa đông khá đẹp đến với miền Tây Bắc thuộc Tiểu bang Washington, trời không mưa lại có nắng ấm nên vô cùng thuận lợi cho tập thể người Công Giáo nơi đây khi tham gia cuộc tuần hành phò sự sống vào hôm thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015. Theo lời mời gọi của Toà Giám Mục Seattle, từ sáng sớm, cha chánh xứ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với một số giáo dân xuất phát từ nhà thờ giáo xứ và đi đến thành phố Lacey nơi gần thủ phủ của Tiểu bang để tham dự thánh lễ cầu nguyện phò sự sống.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành tại hội trường của Đại Học St Martin’s Unversity Marcus Pavilin lúc 9giờ 30. Hơn một tiếng đồng hồ, đoàn xe chúng tôi đến tại địa điểm dâng thánh lễ. Nhiều xe bus của các giáo xứ từ phía Bắc lần lượt kéo đến và tập trung tại sân trường như giáo xứ St Stephen Renton, St John Covington, Holy Family Auburn, St Anthony Renton và nhiều giáo xứ chung quanh vùng Olympia, Lacey…. Khuôn viên trường khá rộng lớn nên chỗ đậu xe cũng rất thoải mái. Chúng tôi đoàn giáo dân Việt Nam có mặt tại hội trường vào khoảng hơn 9 giờ thì thấy hội trường đã gần đầy kín chỗ ngồi, mặc dù hôm nay là ngày làm việc nhưng có khoảng hơn hai ngàn rưỡi người tham dự thánh lễ, nhất là rất đông thành phần thuộc giới trẻ. Chủ tế thánh lễ là Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Seattle cùng với 28 linh mục đồng tế và nhiều phó tế trong Tổng Giáo Phận Seattle. Mở đầu thánh lễ, vị chủ tế ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và ngài bày tỏ sự mừng khi thấy đông đảo giáo dân từ nhiều nơi xa xôi đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện hôm nay. Bài chia sẻ trong thánh lễ ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ thai nhi, bảo vệ sự sống của con người, ngài nói: “tất cả mạng sống con người đều là thánh thiêng, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa nên cần được bảo vệ”. Trong tâm tình cầu nguyện, mọi người hiện diện đều lắng đọng tâm hồn đón nhận phần chia sẻ của bài giảng một cách sốt sắng. Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 50 phút.Tất cả đoàn người rời hội trường và lên xe bus tiến về thủ phủ để tham dự cuộc tuần hành và metting bắt đầu lúc 11 giờ 30 theo chương trình.
Chúng tôi đến thủ phủ và theo đoàn người tuần hành tiến vào trước tiền đường thủ phủ.Từng đoàn người hết sức đông đảo lần lượt tiến vào tiền đường thủ phủ và hô to các khẩu hiệu: WE CHOOSE LIFE, DEFEND LIFE, STOP ABORTION NOW, PRAY TO END ABORTION…vào khoảng gần 1 giờ, các đoàn người tuần hành đã tập trung trước trụ sở thủ phủ của tiều bang Washinton để tham dự cuộc meeting và cầu nguyện sớm chấm dứt nạn phá thai đang hoành hành nơi xã hội mà chúng ta đang sống, hơn 5 ngàn người hiện diện, đặc biệt có rất đông các bạn trẻ tham dự. Trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, nhiều phát biểu của các vị đại biểu, của các phụ huynh, nhất là những bà mẹ trong nhóm bảo vệ sự sống đã nói lên nổi trăn trở trước nạn phá thai đang diễn ra khá trầm trọng tại những thành phố chung quanh nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện nhiều hơn nữa, hãy can đảm hơn nữa trong công tác phò sự sống, Hãy hổ trợ những phụ nữ mang thai trong tình trạng gặp khó khăn. Tất cả những phát biểu của các vị đại biểu đều cùng hướng đến lý tưởng chung: “Chúng tôi muốn gởi một thông điệp đơn giản về tính chất thiêng liêng và tầm quan trọng của mạng sống con người bắt đầu từ thai nhi, hãy bảo vệ các thai nhi, hãy bảo vệ mạng sống của các thai nhi, hãy cầu nguyện xin cho nạn phá thai sớm chấm dứt…”
Cuộc tuần hành và metting phò sự sống chấm dứt lúc 1 giờ 40. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện. Đoàn giáo dân Việt nam chúng tôi cùng vơí cha chánh xứ đi thăm thủ phủ một vòng và ra về lúc 2 giờ 20 phút.
Nguyễn An Quý
Olympia. Một ngày mùa đông khá đẹp đến với miền Tây Bắc thuộc Tiểu bang Washington, trời không mưa lại có nắng ấm nên vô cùng thuận lợi cho tập thể người Công Giáo nơi đây khi tham gia cuộc tuần hành phò sự sống vào hôm thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015. Theo lời mời gọi của Toà Giám Mục Seattle, từ sáng sớm, cha chánh xứ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với một số giáo dân xuất phát từ nhà thờ giáo xứ và đi đến thành phố Lacey nơi gần thủ phủ của Tiểu bang để tham dự thánh lễ cầu nguyện phò sự sống.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành tại hội trường của Đại Học St Martin’s Unversity Marcus Pavilin lúc 9giờ 30. Hơn một tiếng đồng hồ, đoàn xe chúng tôi đến tại địa điểm dâng thánh lễ. Nhiều xe bus của các giáo xứ từ phía Bắc lần lượt kéo đến và tập trung tại sân trường như giáo xứ St Stephen Renton, St John Covington, Holy Family Auburn, St Anthony Renton và nhiều giáo xứ chung quanh vùng Olympia, Lacey…. Khuôn viên trường khá rộng lớn nên chỗ đậu xe cũng rất thoải mái. Chúng tôi đoàn giáo dân Việt Nam có mặt tại hội trường vào khoảng hơn 9 giờ thì thấy hội trường đã gần đầy kín chỗ ngồi, mặc dù hôm nay là ngày làm việc nhưng có khoảng hơn hai ngàn rưỡi người tham dự thánh lễ, nhất là rất đông thành phần thuộc giới trẻ. Chủ tế thánh lễ là Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Seattle cùng với 28 linh mục đồng tế và nhiều phó tế trong Tổng Giáo Phận Seattle. Mở đầu thánh lễ, vị chủ tế ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và ngài bày tỏ sự mừng khi thấy đông đảo giáo dân từ nhiều nơi xa xôi đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện hôm nay. Bài chia sẻ trong thánh lễ ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ thai nhi, bảo vệ sự sống của con người, ngài nói: “tất cả mạng sống con người đều là thánh thiêng, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa nên cần được bảo vệ”. Trong tâm tình cầu nguyện, mọi người hiện diện đều lắng đọng tâm hồn đón nhận phần chia sẻ của bài giảng một cách sốt sắng. Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 50 phút.Tất cả đoàn người rời hội trường và lên xe bus tiến về thủ phủ để tham dự cuộc tuần hành và metting bắt đầu lúc 11 giờ 30 theo chương trình.
Chúng tôi đến thủ phủ và theo đoàn người tuần hành tiến vào trước tiền đường thủ phủ.Từng đoàn người hết sức đông đảo lần lượt tiến vào tiền đường thủ phủ và hô to các khẩu hiệu: WE CHOOSE LIFE, DEFEND LIFE, STOP ABORTION NOW, PRAY TO END ABORTION…vào khoảng gần 1 giờ, các đoàn người tuần hành đã tập trung trước trụ sở thủ phủ của tiều bang Washinton để tham dự cuộc meeting và cầu nguyện sớm chấm dứt nạn phá thai đang hoành hành nơi xã hội mà chúng ta đang sống, hơn 5 ngàn người hiện diện, đặc biệt có rất đông các bạn trẻ tham dự. Trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ, nhiều phát biểu của các vị đại biểu, của các phụ huynh, nhất là những bà mẹ trong nhóm bảo vệ sự sống đã nói lên nổi trăn trở trước nạn phá thai đang diễn ra khá trầm trọng tại những thành phố chung quanh nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện nhiều hơn nữa, hãy can đảm hơn nữa trong công tác phò sự sống, Hãy hổ trợ những phụ nữ mang thai trong tình trạng gặp khó khăn. Tất cả những phát biểu của các vị đại biểu đều cùng hướng đến lý tưởng chung: “Chúng tôi muốn gởi một thông điệp đơn giản về tính chất thiêng liêng và tầm quan trọng của mạng sống con người bắt đầu từ thai nhi, hãy bảo vệ các thai nhi, hãy bảo vệ mạng sống của các thai nhi, hãy cầu nguyện xin cho nạn phá thai sớm chấm dứt…”
Cuộc tuần hành và metting phò sự sống chấm dứt lúc 1 giờ 40. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình cầu nguyện. Đoàn giáo dân Việt nam chúng tôi cùng vơí cha chánh xứ đi thăm thủ phủ một vòng và ra về lúc 2 giờ 20 phút.
Nguyễn An Quý
Thảm họa Charlie Hebdo: Toàn bộ hoạt động tông đồ của Giáo Hội Công Giáo Niger bị đình chỉ vô thời hạn
Đặng Tự Do
18:04 23/01/2015
Trích dẫn sự tàn phá trên một quy mô quá rộng lớn các nhà thờ và các tổ chức Công Giáo khác và tình hình mất an ninh nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Niger đành phải đưa ra một biện pháp đau lòng là đình chỉ vô thời hạn các hoạt động của tất cả các trường Công Giáo, trung tâm y tế, từ thiện và các cơ quan phát triển trên cả nước.
Các giám mục yêu cầu anh chị em giáo dân cầu nguyện và suy niệm trên "sự kiện đau đớn mà chúng ta đã chỉ chịu đựng."
Quốc gia Tây Phi này 17,1 triệu dân, trong đó 80% là người Hồi giáo và chỉ có 0,1% là người Công Giáo.
Hồi cuối tuần qua nhiều vụ biểu tình bạo động đã nổ ra để phản đối vụ báo Charlie Hebdo ở Pháp đăng các bức hí họa xúc phạm đến ngôn sứ Mohamet của Hồi giáo. Những người biểu tình đã đốt phá ít nhất 45 thánh đường, hàng quán và cơ sở của Kitô giáo và ít nhất có 10 người bị thiệt mạng, 50 người bị thương, một số phụ nữ Kitô bị hãm hiếp.
Các giám mục yêu cầu anh chị em giáo dân cầu nguyện và suy niệm trên "sự kiện đau đớn mà chúng ta đã chỉ chịu đựng."
Quốc gia Tây Phi này 17,1 triệu dân, trong đó 80% là người Hồi giáo và chỉ có 0,1% là người Công Giáo.
Hồi cuối tuần qua nhiều vụ biểu tình bạo động đã nổ ra để phản đối vụ báo Charlie Hebdo ở Pháp đăng các bức hí họa xúc phạm đến ngôn sứ Mohamet của Hồi giáo. Những người biểu tình đã đốt phá ít nhất 45 thánh đường, hàng quán và cơ sở của Kitô giáo và ít nhất có 10 người bị thiệt mạng, 50 người bị thương, một số phụ nữ Kitô bị hãm hiếp.
Đức Thánh Cha nhắc nhở các tân Hồng Y: Mũ đỏ Hồng Y không phải là một phần thưởng
Đặng Tự Do
18:15 23/01/2015
Trong một bức thư gửi cho mỗi Giám Mục và Tổng Giám Mục trong số 20 vị sẽ được nâng lên hàng Hồng Y đoàn trong công nghị Hồng Y vào ngày 14 tháng Hai tới đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các vị Hồng Y rằng chiếc mũ đỏ không nên được xem như là "một phần thưởng, hay đỉnh cao sự nghiệp của một người", nhưng là một lời mời gọi để phục vụ.
"Luôn khiêm tốn trong khi phục vụ không phải là dễ dàng," Đức Giáo Hoàng viết. Ngài kêu gọi các vị để tránh các lễ mừng xa hoa thường xuyên được tổ chức bởi các tân Hồng Y. Những buổi tiệc xa hoa như thế có thể dễ dàng tạo ra một cảm giác say mê quyền lực thế gian, và có thể tách chúng ra khỏi Thánh Giá của Đức Kitô.
"Luôn khiêm tốn trong khi phục vụ không phải là dễ dàng," Đức Giáo Hoàng viết. Ngài kêu gọi các vị để tránh các lễ mừng xa hoa thường xuyên được tổ chức bởi các tân Hồng Y. Những buổi tiệc xa hoa như thế có thể dễ dàng tạo ra một cảm giác say mê quyền lực thế gian, và có thể tách chúng ra khỏi Thánh Giá của Đức Kitô.
Thánh lễ 7 triệu người dưới cái nhìn của một giám mục Mỹ
Đặng Tự Do
21:10 23/01/2015
Tôi không thể tưởng tượng nổi một đám đông bảy triệu người. Con số này là quá lớn, nó có vẻ gần như không thể hình dung nổi.
Bảy triệu người là hơn ba lần dân số của Nebraska. Bảy triệu là nhiều hơn số người sống ở Nebraska, Kansas, North và South Dakota và Wyoming, cộng lại. Bảy triệu người là nhiều hơn so với dân số của Chicago và Los Angeles gộp lại. Trong thực tế, chỉ có một thành phố tại Hoa Kỳ là thành phố New York mới có hơn bảy triệu dân.
Nhưng Chúa Nhật tuần trước, bảy triệu người đã tụ tập tại một công viên ở Phi Luật Tân dưới trời mưa gió để tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ tràn ngập các khu vực, và các đường phố xung quanh công viên đó. Họ tràn ra các con đường đến hàng nhiều dặm, khiến sinh hoạt thành phố dừng lại. Trong thực tế, gần như toàn bộ thành phố đã quỳ trên đầu gối của mình, trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha.
Khi cử hành Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho người dân Phi Luật Tân biết "làm việc cùng nhau, bảo vệ nhau, bắt đầu với các gia đình và cộng đồng của anh chị em, trong việc xây dựng một thế giới công bằng, liêm chính và hòa bình." Ngài nói với họ rằng Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch của công lý, chính trực, và hòa bình.
Thánh Lễ này kết thúc của một chuyến đi đáng kể được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã đến thăm Sri Lanka, quê hương của bốn chủng sinh thân yêu của chúng ta, là những người đã được giáo phận Lincoln bảo trợ trong vòng năm năm qua. Tại Sri Lanka, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình và hòa giải cho một quốc gia đã trải qua gần 30 năm trong một cuộc nội chiến. Ngày 14 tháng Giêng, ngài cũng đã phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, vị linh mục vĩ đại sống ở thế kỷ 17 đã truyền giáo cho người dân Sri Lanka.
Tiếp theo, Đức Giáo Hoàng đã đến Phi Luật Tân. Ngài đã đến thăm một hòn đảo nơi 4 triệu người bị mất nhà cửa và sinh kế của họ sau một cơn bão. Ngài kêu gọi các gia đình cùng nhau cầu nguyện, để theo Chúa Kitô với nhau, và để chống lại "trào lưu thực dân hóa tư tưởng" đang cố thay thế các giá trị Công Giáo bằng chủ nghĩa duy vật và tự quy chiếu về bản thân mình. Ngài cũng mời gọi "sự thánh thiện và yêu thương trong gia đình để bảo vệ vẻ đẹp và sự thật của các gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa, để hỗ trợ và nêu gương cho các gia đình khác."
Đức Thánh Cha đã dành thời gian ở châu Á để ở giữa những người nghèo, giữa những kẻ có quyền thế, và giữa hàng triệu người đến cầu nguyện với ngài. Và ở những nơi ngài đến, ngài đã công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Chuyến đi của ngài là một khoảnh khắc của sự hiệp nhất và niềm vui cho người Công Giáo trên khắp châu Á. Đó là một khoảng thời gian để chào mừng ân sủng của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài.
Tháng Chín tới đây, Đức Thánh Cha sẽ đến Hoa Kỳ. Ngài sẽ đến thăm New York, Washington, DC, và Philadelphia. Tại Hội nghị thế giới về gia đình ở Philadelphia, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ trong sự hiệp nhất với hàng triệu người Mỹ đến được với ngài. Tôi sẽ là một trong số họ. Tôi cầu nguyện rằng anh chị em cũng sẽ đến được. Giáo phận Lincoln đã tạo cơ hội cho những người hành hương đến dự Hội nghị Thế giới về gia đình để hỗ trợ các gia đình khác, và để chào mừng ân sủng của Giáo Hội Chúa Kitô.
Có thể ở Philadelphia chúng ta không có được bảy triệu người vào tháng Chín này. Nhưng Đức Thánh Cha – vị Đại Diện của Chúa Kitô trên trái đất, sẽ có mặt ở đó. Chắc chắn tôi sẽ ở đó. Và tôi cầu nguyện rằng anh chị em sẽ tham gia với tôi.
+ Đức Giám Mục James Conley giáo phận Lincoln, Nebraska, Hoa Kỳ
Bảy triệu người là hơn ba lần dân số của Nebraska. Bảy triệu là nhiều hơn số người sống ở Nebraska, Kansas, North và South Dakota và Wyoming, cộng lại. Bảy triệu người là nhiều hơn so với dân số của Chicago và Los Angeles gộp lại. Trong thực tế, chỉ có một thành phố tại Hoa Kỳ là thành phố New York mới có hơn bảy triệu dân.
Nhưng Chúa Nhật tuần trước, bảy triệu người đã tụ tập tại một công viên ở Phi Luật Tân dưới trời mưa gió để tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ tràn ngập các khu vực, và các đường phố xung quanh công viên đó. Họ tràn ra các con đường đến hàng nhiều dặm, khiến sinh hoạt thành phố dừng lại. Trong thực tế, gần như toàn bộ thành phố đã quỳ trên đầu gối của mình, trong lời cầu nguyện, trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha.
Khi cử hành Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho người dân Phi Luật Tân biết "làm việc cùng nhau, bảo vệ nhau, bắt đầu với các gia đình và cộng đồng của anh chị em, trong việc xây dựng một thế giới công bằng, liêm chính và hòa bình." Ngài nói với họ rằng Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch của công lý, chính trực, và hòa bình.
Thánh Lễ này kết thúc của một chuyến đi đáng kể được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã đến thăm Sri Lanka, quê hương của bốn chủng sinh thân yêu của chúng ta, là những người đã được giáo phận Lincoln bảo trợ trong vòng năm năm qua. Tại Sri Lanka, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình và hòa giải cho một quốc gia đã trải qua gần 30 năm trong một cuộc nội chiến. Ngày 14 tháng Giêng, ngài cũng đã phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, vị linh mục vĩ đại sống ở thế kỷ 17 đã truyền giáo cho người dân Sri Lanka.
Tiếp theo, Đức Giáo Hoàng đã đến Phi Luật Tân. Ngài đã đến thăm một hòn đảo nơi 4 triệu người bị mất nhà cửa và sinh kế của họ sau một cơn bão. Ngài kêu gọi các gia đình cùng nhau cầu nguyện, để theo Chúa Kitô với nhau, và để chống lại "trào lưu thực dân hóa tư tưởng" đang cố thay thế các giá trị Công Giáo bằng chủ nghĩa duy vật và tự quy chiếu về bản thân mình. Ngài cũng mời gọi "sự thánh thiện và yêu thương trong gia đình để bảo vệ vẻ đẹp và sự thật của các gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa, để hỗ trợ và nêu gương cho các gia đình khác."
Đức Thánh Cha đã dành thời gian ở châu Á để ở giữa những người nghèo, giữa những kẻ có quyền thế, và giữa hàng triệu người đến cầu nguyện với ngài. Và ở những nơi ngài đến, ngài đã công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
Chuyến đi của ngài là một khoảnh khắc của sự hiệp nhất và niềm vui cho người Công Giáo trên khắp châu Á. Đó là một khoảng thời gian để chào mừng ân sủng của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài.
Tháng Chín tới đây, Đức Thánh Cha sẽ đến Hoa Kỳ. Ngài sẽ đến thăm New York, Washington, DC, và Philadelphia. Tại Hội nghị thế giới về gia đình ở Philadelphia, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ trong sự hiệp nhất với hàng triệu người Mỹ đến được với ngài. Tôi sẽ là một trong số họ. Tôi cầu nguyện rằng anh chị em cũng sẽ đến được. Giáo phận Lincoln đã tạo cơ hội cho những người hành hương đến dự Hội nghị Thế giới về gia đình để hỗ trợ các gia đình khác, và để chào mừng ân sủng của Giáo Hội Chúa Kitô.
Có thể ở Philadelphia chúng ta không có được bảy triệu người vào tháng Chín này. Nhưng Đức Thánh Cha – vị Đại Diện của Chúa Kitô trên trái đất, sẽ có mặt ở đó. Chắc chắn tôi sẽ ở đó. Và tôi cầu nguyện rằng anh chị em sẽ tham gia với tôi.
+ Đức Giám Mục James Conley giáo phận Lincoln, Nebraska, Hoa Kỳ
Top Stories
Message for World Communications Day: Communicating the Family
+Pope Francis
10:42 23/01/2015
(Vatican2015-01-23) The Vatican has issued Pope Francis’ Message for the 49TH World Day of Social Communications, the only worldwide celebration called for by the Second Vatican Council (Inter mirifica, 1963). The theme of this year’s message: “Communicating the Family – a Privileged Place of Encounter with the Gift of Love.”
The World Day of Social Communications is celebrated in almost all countries on the Sunday before Pentecost. The announcement comes on the eve of 24 January, the feast of St. Francis de Sales, patron of journalists, and the day on which the message traditionally is released.
This year’s message calls on the faithful to see families as “a resource rather than as a problem for society” and invites families to be examples of Christ’s love, kindness and fellowship.
“In a world where people often curse, use foul language, speak badly of others, sow discord and poison our human environment by gossip, the family can teach us to understand communication as a blessing,” the Pope writes. “In situations apparently dominated by hatred and violence, where families are separated by stone walls or the no less impenetrable walls of prejudice and resentment, where there seem to be good reasons for saying “enough is enough”, it is only by blessing rather than cursing, by visiting rather than repelling, and by accepting rather than fighting, that we can break the spiral of evil, show that goodness is always possible, and educate our children to fellowship.”
Below please find the complete text of Pope Francis’ Message for the 49th World Day of Social Communications:
Communicating the Family: A Privileged Place of Encounter with the Gift of Love
The family is a subject of profound reflection by the Church and of a process involving two Synods: the recent extraordinary assembly and the ordinary assembly scheduled for next October. So I thought it appropriate that the theme for the next World Communications Day should have the family as its point of reference. After all, it is in the context of the family that we first learn how to communicate. Focusing on this context can help to make our communication more authentic and humane, while helping us to view the family in a new perspective.
We can draw inspiration from the Gospel passage which relates the visit of Mary to Elizabeth (Lk 1:39-56). “When Elizabeth heard Mary’s greeting, the infant leaped in her womb, and Elizabeth, filled with the Holy Spirit cried out in a loud voice and said, ‘Most blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb’.” (vv. 41-42)
This episode first shows us how communication is a dialogue intertwined with the language of the body. The first response to Mary’s greeting is given by the child, who leaps for joy in the womb of Elizabeth. Joy at meeting others, which is something we learn even before being born, is, in one sense, the archetype and symbol of every other form of communication. The womb which hosts us is the first “school” of communication, a place of listening and physical contact where we begin to familiarize ourselves with the outside world within a protected environment, with the reassuring sound of the mother’s heartbeat. This encounter between two persons, so intimately related while still distinct from each other, an encounter so full of promise, is our first experience of communication. It is an experience which we all share, since each of us was born of a mother.
Even after we have come into the world, in some sense we are still in a “womb”, which is the family. A womb made up of various interrelated persons: the family is “where we learn to live with others despite our differences” (Evangelii Gaudium, 66). Notwithstanding the differences of gender and age between them, family members accept one another because there is a bond between them. The wider the range of these relationships and the greater the differences of age, the richer will be our living environment. It is this bond which is at the root of language, which in turn strengthens the bond. We do not create our language; we can use it because we have received it. It is in the family that we learn to speak our “mother tongue”, the language of those who have gone before us. (cf. 2 Macc 7:25,27). In the family we realize that others have preceded us, they made it possible for us to exist and in our turn to generate life and to do something good and beautiful. We can give because we have received. This virtuous circle is at the heart of the family’s ability to communicate among its members and with others. More generally, it is the model for all communication.
The experience of this relationship which “precedes” us enables the family to become the setting in which the most basic form of communication, which is prayer, is handed down. When parents put their newborn children to sleep, they frequently entrust them to God, asking that he watch over them. When the children are a little older, parents help them to recite some simple prayers, thinking with affection of other people, such as grandparents, relatives, the sick and suffering, and all those in need of God’s help. It was in our families that the majority of us learned the religious dimension of communication, which in the case of Christianity is permeated with love, the love that God bestows upon us and which we then offer to others.
In the family, we learn to embrace and support one another, to discern the meaning of facial expressions and moments of silence, to laugh and cry together with people who did not choose one other yet are so important to each other. This greatly helps us to understand the meaning of communication as recognizing and creating closeness. When we lessen distances by growing closer and accepting one another, we experience gratitude and joy. Mary’s greeting and the stirring of her child are a blessing for Elizabeth; they are followed by the beautiful canticle of the Magnificat, in which Mary praises God’s loving plan for her and for her people. A “yes” spoken with faith can have effects that go well beyond ourselves and our place in the world. To “visit” is to open doors, not remaining closed in our little world, but rather going out to others. So too the family comes alive as it reaches beyond itself; families who do so communicate their message of life and communion, giving comfort and hope to more fragile families, and thus build up the Church herself, which is the family of families.
More than anywhere else, the family is where we daily experience our own limits and those of others, the problems great and small entailed in living peacefully with others. A perfect family does not exist. We should not be fearful of imperfections, weakness or even conflict, but rather learn how to deal with them constructively. The family, where we keep loving one another despite our limits and sins, thus becomes a school of forgiveness. Forgiveness is itself a process of communication. When contrition is expressed and accepted, it becomes possible to restore and rebuild the communication which broke down. A child who has learned in the family to listen to others, to speak respectfully and to express his or her view without negating that of others, will be a force for dialogue and reconciliation in society.
When it comes to the challenges of communication, families who have children with one or more disabilities have much to teach us. A motor, sensory or mental limitation can be a reason for closing in on ourselves, but it can also become, thanks to the love of parents, siblings, and friends, an incentive to openness, sharing and ready communication with all. It can also help schools, parishes and associations to become more welcoming and inclusive of everyone.
In a world where people often curse, use foul language, speak badly of others, sow discord and poison our human environment by gossip, the family can teach us to understand communication as a blessing. In situations apparently dominated by hatred and violence, where families are separated by stone walls or the no less impenetrable walls of prejudice and resentment, where there seem to be good reasons for saying “enough is enough”, it is only by blessing rather than cursing, by visiting rather than repelling, and by accepting rather than fighting, that we can break the spiral of evil, show that goodness is always possible, and educate our children to fellowship.
Today the modern media, which are an essential part of life for young people in particular, can be both a help and a hindrance to communication in and between families. The media can be a hindrance if they become a way to avoid listening to others, to evade physical contact, to fill up every moment of silence and rest, so that we forget that “silence is an integral element of communication; in its absence, words rich in content cannot exist.” (BENEDICT XVI, Message for the 2012 World Communications Day). The media can help communication when they enable people to share their stories, to stay in contact with distant friends, to thank others or to seek their forgiveness, and to open the door to new encounters. By growing daily in our awareness of the vital importance of encountering others, these “new possibilities”, we will employ technology wisely, rather than letting ourselves be dominated by it. Here too, parents are the primary educators, but they cannot be left to their own devices. The Christian community is called to help them in teaching children how to live in a media environment in a way consonant with the dignity of the human person and service of the common good.
The great challenge facing us today is to learn once again how to talk to one another, not simply how to generate and consume information. The latter is a tendency which our important and influential modern communications media can encourage. Information is important, but it is not enough. All too often things get simplified, different positions and viewpoints are pitted against one another, and people are invited to take sides, rather than to see things as a whole.
The family, in conclusion, is not a subject of debate or a terrain for ideological skirmishes. Rather, it is an environment in which we learn to communicate in an experience of closeness, a setting where communication takes place, a “communicating community”. The family is a community which provides help, which celebrates life and is fruitful. Once we realize this, we will once more be able to see how the family continues to be a rich human resource, as opposed to a problem or an institution in crisis. At times the media can tend to present the family as a kind of abstract model which has to be accepted or rejected, defended or attacked, rather than as a living reality. Or else a grounds for ideological clashes rather than as a setting where we can all learn what it means to communicate in a love received and returned. Relating our experiences means realizing that our lives are bound together as a single reality, that our voices are many, and that each is unique.
Families should be seen as a resource rather than as a problem for society. Families at their best actively communicate by their witness the beauty and the richness of the relationship between man and woman, and between parents and children. We are not fighting to defend the past. Rather, with patience and trust, we are working to build a better future for the world in which we live.
From the Vatican, 23 January 2015
Vigil of the Memorial of Saint Francis de Sales
The World Day of Social Communications is celebrated in almost all countries on the Sunday before Pentecost. The announcement comes on the eve of 24 January, the feast of St. Francis de Sales, patron of journalists, and the day on which the message traditionally is released.
This year’s message calls on the faithful to see families as “a resource rather than as a problem for society” and invites families to be examples of Christ’s love, kindness and fellowship.
“In a world where people often curse, use foul language, speak badly of others, sow discord and poison our human environment by gossip, the family can teach us to understand communication as a blessing,” the Pope writes. “In situations apparently dominated by hatred and violence, where families are separated by stone walls or the no less impenetrable walls of prejudice and resentment, where there seem to be good reasons for saying “enough is enough”, it is only by blessing rather than cursing, by visiting rather than repelling, and by accepting rather than fighting, that we can break the spiral of evil, show that goodness is always possible, and educate our children to fellowship.”
Below please find the complete text of Pope Francis’ Message for the 49th World Day of Social Communications:
Communicating the Family: A Privileged Place of Encounter with the Gift of Love
The family is a subject of profound reflection by the Church and of a process involving two Synods: the recent extraordinary assembly and the ordinary assembly scheduled for next October. So I thought it appropriate that the theme for the next World Communications Day should have the family as its point of reference. After all, it is in the context of the family that we first learn how to communicate. Focusing on this context can help to make our communication more authentic and humane, while helping us to view the family in a new perspective.
We can draw inspiration from the Gospel passage which relates the visit of Mary to Elizabeth (Lk 1:39-56). “When Elizabeth heard Mary’s greeting, the infant leaped in her womb, and Elizabeth, filled with the Holy Spirit cried out in a loud voice and said, ‘Most blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb’.” (vv. 41-42)
This episode first shows us how communication is a dialogue intertwined with the language of the body. The first response to Mary’s greeting is given by the child, who leaps for joy in the womb of Elizabeth. Joy at meeting others, which is something we learn even before being born, is, in one sense, the archetype and symbol of every other form of communication. The womb which hosts us is the first “school” of communication, a place of listening and physical contact where we begin to familiarize ourselves with the outside world within a protected environment, with the reassuring sound of the mother’s heartbeat. This encounter between two persons, so intimately related while still distinct from each other, an encounter so full of promise, is our first experience of communication. It is an experience which we all share, since each of us was born of a mother.
Even after we have come into the world, in some sense we are still in a “womb”, which is the family. A womb made up of various interrelated persons: the family is “where we learn to live with others despite our differences” (Evangelii Gaudium, 66). Notwithstanding the differences of gender and age between them, family members accept one another because there is a bond between them. The wider the range of these relationships and the greater the differences of age, the richer will be our living environment. It is this bond which is at the root of language, which in turn strengthens the bond. We do not create our language; we can use it because we have received it. It is in the family that we learn to speak our “mother tongue”, the language of those who have gone before us. (cf. 2 Macc 7:25,27). In the family we realize that others have preceded us, they made it possible for us to exist and in our turn to generate life and to do something good and beautiful. We can give because we have received. This virtuous circle is at the heart of the family’s ability to communicate among its members and with others. More generally, it is the model for all communication.
The experience of this relationship which “precedes” us enables the family to become the setting in which the most basic form of communication, which is prayer, is handed down. When parents put their newborn children to sleep, they frequently entrust them to God, asking that he watch over them. When the children are a little older, parents help them to recite some simple prayers, thinking with affection of other people, such as grandparents, relatives, the sick and suffering, and all those in need of God’s help. It was in our families that the majority of us learned the religious dimension of communication, which in the case of Christianity is permeated with love, the love that God bestows upon us and which we then offer to others.
In the family, we learn to embrace and support one another, to discern the meaning of facial expressions and moments of silence, to laugh and cry together with people who did not choose one other yet are so important to each other. This greatly helps us to understand the meaning of communication as recognizing and creating closeness. When we lessen distances by growing closer and accepting one another, we experience gratitude and joy. Mary’s greeting and the stirring of her child are a blessing for Elizabeth; they are followed by the beautiful canticle of the Magnificat, in which Mary praises God’s loving plan for her and for her people. A “yes” spoken with faith can have effects that go well beyond ourselves and our place in the world. To “visit” is to open doors, not remaining closed in our little world, but rather going out to others. So too the family comes alive as it reaches beyond itself; families who do so communicate their message of life and communion, giving comfort and hope to more fragile families, and thus build up the Church herself, which is the family of families.
More than anywhere else, the family is where we daily experience our own limits and those of others, the problems great and small entailed in living peacefully with others. A perfect family does not exist. We should not be fearful of imperfections, weakness or even conflict, but rather learn how to deal with them constructively. The family, where we keep loving one another despite our limits and sins, thus becomes a school of forgiveness. Forgiveness is itself a process of communication. When contrition is expressed and accepted, it becomes possible to restore and rebuild the communication which broke down. A child who has learned in the family to listen to others, to speak respectfully and to express his or her view without negating that of others, will be a force for dialogue and reconciliation in society.
When it comes to the challenges of communication, families who have children with one or more disabilities have much to teach us. A motor, sensory or mental limitation can be a reason for closing in on ourselves, but it can also become, thanks to the love of parents, siblings, and friends, an incentive to openness, sharing and ready communication with all. It can also help schools, parishes and associations to become more welcoming and inclusive of everyone.
In a world where people often curse, use foul language, speak badly of others, sow discord and poison our human environment by gossip, the family can teach us to understand communication as a blessing. In situations apparently dominated by hatred and violence, where families are separated by stone walls or the no less impenetrable walls of prejudice and resentment, where there seem to be good reasons for saying “enough is enough”, it is only by blessing rather than cursing, by visiting rather than repelling, and by accepting rather than fighting, that we can break the spiral of evil, show that goodness is always possible, and educate our children to fellowship.
Today the modern media, which are an essential part of life for young people in particular, can be both a help and a hindrance to communication in and between families. The media can be a hindrance if they become a way to avoid listening to others, to evade physical contact, to fill up every moment of silence and rest, so that we forget that “silence is an integral element of communication; in its absence, words rich in content cannot exist.” (BENEDICT XVI, Message for the 2012 World Communications Day). The media can help communication when they enable people to share their stories, to stay in contact with distant friends, to thank others or to seek their forgiveness, and to open the door to new encounters. By growing daily in our awareness of the vital importance of encountering others, these “new possibilities”, we will employ technology wisely, rather than letting ourselves be dominated by it. Here too, parents are the primary educators, but they cannot be left to their own devices. The Christian community is called to help them in teaching children how to live in a media environment in a way consonant with the dignity of the human person and service of the common good.
The great challenge facing us today is to learn once again how to talk to one another, not simply how to generate and consume information. The latter is a tendency which our important and influential modern communications media can encourage. Information is important, but it is not enough. All too often things get simplified, different positions and viewpoints are pitted against one another, and people are invited to take sides, rather than to see things as a whole.
The family, in conclusion, is not a subject of debate or a terrain for ideological skirmishes. Rather, it is an environment in which we learn to communicate in an experience of closeness, a setting where communication takes place, a “communicating community”. The family is a community which provides help, which celebrates life and is fruitful. Once we realize this, we will once more be able to see how the family continues to be a rich human resource, as opposed to a problem or an institution in crisis. At times the media can tend to present the family as a kind of abstract model which has to be accepted or rejected, defended or attacked, rather than as a living reality. Or else a grounds for ideological clashes rather than as a setting where we can all learn what it means to communicate in a love received and returned. Relating our experiences means realizing that our lives are bound together as a single reality, that our voices are many, and that each is unique.
Families should be seen as a resource rather than as a problem for society. Families at their best actively communicate by their witness the beauty and the richness of the relationship between man and woman, and between parents and children. We are not fighting to defend the past. Rather, with patience and trust, we are working to build a better future for the world in which we live.
From the Vatican, 23 January 2015
Vigil of the Memorial of Saint Francis de Sales
The Vatican has March for Life 2015 in Washington, DC
Vatican Radio
10:44 23/01/2015
(Vatican2015-01-23) - Scores of thousands of people in the United States – some estimates put the number of participants at a half-million – converged on the nation’s capital, Washington, DC on Thursday, to participate in the annual March for Life, held each year on the anniversary of the 1973 Roe v. Wade Supreme Court decision that made procured abortion legal in all fifty states.
Delivering the Homily at a vigil Mass on Wednesday evening in the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington, the Archbishop of Boston and Chairman of the US Bishops’ Committee on Pro-life Activities, Cardinal Sean O’Malley called on all people dedicated to the cause of life to renew their commitment to serve the weakest and most vulnerable – to making the Gospel credible by witnessing the joy it brings to those who confess and live the Good News. “What must characterize the pro-life movement,” said Cardinal O’Malley, “is a special love for the poor, the marginalized, the suffering, and especially human life that is in danger of being discarded.”
Cardinal O’Malley went on to say, “We must work tirelessly to change the unjust laws, but we must work even harder to change hearts, to build a civilization of love.”
Delivering the Homily at a vigil Mass on Wednesday evening in the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception in Washington, the Archbishop of Boston and Chairman of the US Bishops’ Committee on Pro-life Activities, Cardinal Sean O’Malley called on all people dedicated to the cause of life to renew their commitment to serve the weakest and most vulnerable – to making the Gospel credible by witnessing the joy it brings to those who confess and live the Good News. “What must characterize the pro-life movement,” said Cardinal O’Malley, “is a special love for the poor, the marginalized, the suffering, and especially human life that is in danger of being discarded.”
Cardinal O’Malley went on to say, “We must work tirelessly to change the unjust laws, but we must work even harder to change hearts, to build a civilization of love.”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Em giữ màu cờ
Bảo Giang
09:41 23/01/2015
Em kết trong tim một lá cờ,
Như người nước Việt dựng bài thơ.
Cành Nam nắng ấm chim làm tổ,
Lối Bắc rêu phong ngựa thẫn thờ.
Cung điện xứ người hoa nắng nhạt.
Mái tranh quê mẹ đượm tình mơ.
Ai quên tổ quốc ngàn yêu dấu,
Em bé Việt Nam vẫn giữ cờ.
2. Em bé quê tôi vẫn giữ cờ,
Khối tình nước Việt rạng hồn thơ.
Nghìn thu linh sử còn soi bóng,
Vạn thế đất thiêng dấu chẳng mờ,
Mũi chỉ đường kim em dệt mộng,
Màu vàng sợi đỏ kết nên mơ.
Em ơi Tổ Quốc nhờ em đó,
Mau lớn khôn lên giữ cõi bờ.
3.Mau lớn khôn lên giữ cõi bờ,
Quê ta một giải đẹp như thơ.
Trường Sơn ấp ủ đường tây bắc,
Biển Thái đông nam nước gọi bờ.
Nương sức tiền nhân tạo lịch sử.
Theo dòng con cháu vẽ thiên thư.
Cò bay thẳng cánh miền sông hậu,
Ngựa đá Nam Quan vững thế cờ.
4. Ngựa đá Nam Quan vững thế cờ,
Thiên thu định phận giữa đôi bờ,
Phương nam linh địa người nam ở,
Hướng bắc thu phong dân bắc nhờ.
Cửa ải Chi Lăng lời nhắc nhở,
Suối thiêng Vạn Kiếp tiếng reo hò,
Dân quân triều Lý lừng sông núi,
Cửa trận đông đô giặc cuốn cờ.
5. Cửa trận Ðông Ðô giặc cuốn cờ,
Tàn Nguyên vỡ mộng, chết còn mơ.
Nam chinh chiêng trống vang trời đất,
Thất trận trở về viết sử nhơ.
Những tưởng xuôi nam Giao Chỉ diệt,
Ngờ đâu thây Hán ngập sông hồ.
Nghìn sau sách sử còn ghi nhớ,
Hưng Ðạo vì dân đã dựng cờ.
6. Hưng Ðạo vì dân đã dựng cờ,
Phương nam núi lở tiếng reo hò.
Bạch Ðằng nghe gió vỡ gan giặc,
Hàm Tử , Chương Dương rạng cõi bờ.
Theo gót tàn Nguyên, Minh tận số.
Nối dòng Việt sử mở bình Ngô,
Lam Sơn vì nghĩa diệt cường bạo,
Thành Mễ, Cổ Loa rợp bóng cờ.
7. Thành Mễ, Cổ Loa rợp bóng cờ,
Non xanh nước biếc thỏa lòng chưa?
Từ nam ra bắc dân vui hội,
Cả nước hân hoan hết lệ mờ.
Một thuở tiền nhân gầy dựng nước,
Muôn đời con cháu viết nên thơ.
Ðài cao nước Việt dùng ân đức
Bốn bể mai này lặng gió mưa.
8. Bốn bể mới vừa lặng gió mưa,
Thăng Long đau xót nhận tin đưa.
Mãn Thanh muôn vạn phạm bờ cõi.
Nước Việt hưng binh đợi dưới cờ.
Văn võ khai thành như mở hội,
Quang Trung phát lệnh đón giao thừa.
Ðống Ða pháo nổ tan tành giặc,
Tổ quốc ta ơi, rạng bóng cờ .
9. Tổ quốc ta ơi một bóng cờ,
Cỏ Tây phe phẩy mấy đường tơ,
Thực dân cuốn gói theo gương Mãn,
Linh địa Việt Nam dấu chẳng mờ.
Chiến trận thư hùng tan xác pháo,
Trăm năm công nghiệp vững đôi bờ.
Toàn dân kháng chiến dành non nước,
Cộng phỉ vẽ vào vết bụi nhơ.
10.Cộng phỉ vẽ vào vết bụi nhơ.
Giang sơn khốn khổ mấy ai ngờ.
Dọc làng bác đảng vung liềm búa.
Khắp nước lê dân chết bụi bờ.
Lá Đỏ phơi màu tủi đất nước,
Cờ Vàng dân tộc sáng lời thơ.
Hỡi con cháu Lý Trần Lê Nguyễn,
Hãy đứng lên đi dựng lại cờ
11. Hãy đứng lên đi dựng lại cờ,
Quê ta ngạo nghễ vạn lời thơ:
Tiền nhân anh dũng dựng non nước,
Con cháu hiên ngang giữ cõi bờ.
Ðỉnh bắc còn ghi tên chiến địa,
Bến nam vẫn nhớ tiếng reo hò.
Ðường đi muôn bước còn dang dở,
Em bé Việt Nam quyết giữ cờ.
Bảo Giang
Văn Hóa
Thư gửi người tự tay phá thai cho con mình!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
20:38 23/01/2015
Thư gửi người tự tay phá thai cho con mình!
Cô Phương kính mến,
Tôi vừa đọc bài chia sẻ của cô trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23.1.2015 , với nhiều tâm trạng khác nhau. Tôi nghĩ là ít ai dám can đảm “vạch áo cho người xem lưng”, chẳng mấy ai can đảm thú nhận tội lỗi của mình với công chúng. Bởi thế, tôi rất cảm động và cầu nguyện nhiều cho cô sớm được bình an, thoát khỏi những dày vò tâm hồn. Qua những chia sẻ về nỗi bức bối, áy náy và tội lỗi của cô sau lần tự tay phá thai cho con gái của mình, chắc hẳn cô muốn gửi thông điệp cho thế giới: hãy tôn trọng sự sống của con người. Tôi viết cho cô vài dòng ngắn ngủi này để chia sẻ chút tâm tình và suy nghĩ của mình về một thực trạng vốn đang nổi cộm ở Việt Nam.
Cô ơi! Sự sống là món quà vô giá mà Thượng Đế đã ưu ái dành tặng cho con người. Dù có tin vào Thiên Chúa hay không, mọi người đều chân nhận sự sống con người là cái gì đó rất cao quý, độc nhất và huyền nhiệm! Quyền sống hay chết của một nhân linh không thuộc về con người, nhưng thuộc về Đấng ban cho món quà ấy. Một cảm giác giằng xé, đau đớn, ám ảnh, hối hận, và tội lỗi sẽ luôn dậy sóng trong lòng mỗi khi ta lạm quyền của Thượng Đế. Nếu vì lợi ích trước mắt hay những toan tính thiệt hơn mà sẵn lòng hủy đi một mầm sống, là máu mủ của mình, thì hệ quả để lại sẽ là một mặc cảm tội lỗi nặng nề, một cuộc sống khó chịu bất an. Bởi lẽ khi phá thai, ta có tội với trời và có lỗi với một hài nhi vô tội. Nhưng dù sao trong hoàn cảnh của cô, lương tri hay lương tâm còn thôi thúc cô trở về để ăn năn và hoán cải. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cô ạ!
Quả thực, tiếng nói lương tâm của con người thường báo hiệu cho chủ thể một điều gì đó bất ổn, rối bời và bất an khi làm điều sai trái. Suốt ba năm qua, chưa đêm nào cô trọn giấc. Những cơn ác mộng hành hạ cô hằng đêm cùng với tiếng khóc gọi của trẻ thơ: “Ngoại ơi, con chết rồi!” Một ám ảnh không dễ dàng vượt qua, cô nhỉ? Tôi xin được san sẻ những dằn vặt và đau đớn này với cô và cầu nguyện với Thượng Đế đầy lòng thương xót cho cô sớm được an bình. Bên cạnh đó, một dấu hiệu đáng mừng là tiếng nói lương tâm của cô còn đủ mạnh để hướng thiện, để hối hận và chuộc lỗi bằng cách dấn thân vào hoạt động bảo vệ sự sống mà nghề nghiệp tư vấn về sản khoa của cô cho phép. Ước chi, tiếng nói lương tâm của những ai đang định phá thai cũng rung lên mạnh mẽ để ngăn cản một hành vi giết chết con mình.
Đứng vào hoàn cảnh của cô trước khi phá thai cho con gái mình, đúng là có khi người ta “rối quá làm liều”. Cô là một phụ nữ rất đẹp, hiền hậu, dịu dàng, mái tóc buộc hờ sau lưng trông quý phái. Cô thương mến đứa con gái xinh đẹp và nhiều tài của mình. Phải chăng vì một chút bồng bột của tuổi mới lớn mà con cô đã “bỏ nhà theo trai”, rồi “mang thai về nhà”. Hệ quả là khiến cô cân nhắc giữa việc giữ thanh danh cho gia đình hay để cháu ngoại được mở mắt chào đời. Đúng là rất khó để cô giữ được cả hai! Lúc đó, cô đã nghiêng về việc làm sao tránh khỏi búa rìu dư luận nếu vụ việc lộ ra! Nhưng thử hỏi dư luận có cho ta được hạnh phúc và bình an? Dư luận có quyền gì mà đẩy ta vào chỗ giết người? Nạn phá thai vẫn đang diễn ra hằng ngày phần lớn là vì dư luận. Mình làm sao cấm được miệng đời? Lúc ấy giá mà cô nhận ra quyền được sống và sự sống thánh thiêng của bào thai lớn hơn rất nhiều so với tai tiếng của dư luận, chắc hẳn cô đã yêu thương để cháu ngoại mình được mở mắt chào đời. Đằng này, cô đã tự tay phá thai cho chính con gái yêu quý của mình; cái thai trôi ra, dĩ nhiên là đã chết ngạt, lại là cháu ngoại của cô với thân thể tái nhợt. Cô đã thú nhận rằng: “chẳng hiểu sao, tôi nhìn nó thấy giống hệt con gái tôi lúc mới chào đời!”
Cô thân mến,
Hôm nay, chuyện buồn của cô như một bài học lớn lao dành cho những ai đã, đang và sẽ có ý định phá thai. Qua những lời chia sẻ chân tình đầy nước mắt hối hận của cô, tôi tin rằng cô ước muốn làm chút gì đó để đền tội với cháu ngoại của mình. Nếu thế, tôi rất cảm kích và ủng hộ cô. Biết đâu với những lời thú nhận “cảm giác tội lỗi khi cô tự tay phá thai cho con gái mình” trên mặt báo, lại là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mọi người: hãy yêu quý sự sống của thai nhi. Ước sao mọi người hãy chung tay dựng xây một nền văn minh tình thương và sự sống, chứ đừng vì ích lợi nào đó mà nỡ giết hại bào thai vô tội.
Sau cùng, tôi tiếp tục cầu nguyện cho cô và gia đình cô luôn được bình an và luôn dấn thân góp phần bảo vệ sự sống cho những thai nhi vô tội:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm ơn đã ban tặng cho mỗi người chúng con món quà sự sống. Quyền sống ấy không ai được phép xâm phạm hay tước đoạn đi. Xin Chúa giúp mọi người luôn biết quý trọng sự sống của mình và của người khác. Được như thế, chúng con tin rằng mỗi gia đình sẽ nhận được ơn lành và hạnh phúc đích thực mà Chúa hứa ban cho những ai tuân theo huấn lệnh của Chúa: chớ giết người. Xin Chúa chúc lành cho cô và gia đình cô để họ sớm thoát khỏi dằn vặt của tội lỗi, để với tình yêu và lòng thương xót của Chúa, cô có lại được sự bình an trong cuộc sống.
Thủ Đức, 24/01/2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Cô Phương kính mến,
Tôi vừa đọc bài chia sẻ của cô trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23.1.2015 , với nhiều tâm trạng khác nhau. Tôi nghĩ là ít ai dám can đảm “vạch áo cho người xem lưng”, chẳng mấy ai can đảm thú nhận tội lỗi của mình với công chúng. Bởi thế, tôi rất cảm động và cầu nguyện nhiều cho cô sớm được bình an, thoát khỏi những dày vò tâm hồn. Qua những chia sẻ về nỗi bức bối, áy náy và tội lỗi của cô sau lần tự tay phá thai cho con gái của mình, chắc hẳn cô muốn gửi thông điệp cho thế giới: hãy tôn trọng sự sống của con người. Tôi viết cho cô vài dòng ngắn ngủi này để chia sẻ chút tâm tình và suy nghĩ của mình về một thực trạng vốn đang nổi cộm ở Việt Nam.
Cô ơi! Sự sống là món quà vô giá mà Thượng Đế đã ưu ái dành tặng cho con người. Dù có tin vào Thiên Chúa hay không, mọi người đều chân nhận sự sống con người là cái gì đó rất cao quý, độc nhất và huyền nhiệm! Quyền sống hay chết của một nhân linh không thuộc về con người, nhưng thuộc về Đấng ban cho món quà ấy. Một cảm giác giằng xé, đau đớn, ám ảnh, hối hận, và tội lỗi sẽ luôn dậy sóng trong lòng mỗi khi ta lạm quyền của Thượng Đế. Nếu vì lợi ích trước mắt hay những toan tính thiệt hơn mà sẵn lòng hủy đi một mầm sống, là máu mủ của mình, thì hệ quả để lại sẽ là một mặc cảm tội lỗi nặng nề, một cuộc sống khó chịu bất an. Bởi lẽ khi phá thai, ta có tội với trời và có lỗi với một hài nhi vô tội. Nhưng dù sao trong hoàn cảnh của cô, lương tri hay lương tâm còn thôi thúc cô trở về để ăn năn và hoán cải. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cô ạ!
Quả thực, tiếng nói lương tâm của con người thường báo hiệu cho chủ thể một điều gì đó bất ổn, rối bời và bất an khi làm điều sai trái. Suốt ba năm qua, chưa đêm nào cô trọn giấc. Những cơn ác mộng hành hạ cô hằng đêm cùng với tiếng khóc gọi của trẻ thơ: “Ngoại ơi, con chết rồi!” Một ám ảnh không dễ dàng vượt qua, cô nhỉ? Tôi xin được san sẻ những dằn vặt và đau đớn này với cô và cầu nguyện với Thượng Đế đầy lòng thương xót cho cô sớm được an bình. Bên cạnh đó, một dấu hiệu đáng mừng là tiếng nói lương tâm của cô còn đủ mạnh để hướng thiện, để hối hận và chuộc lỗi bằng cách dấn thân vào hoạt động bảo vệ sự sống mà nghề nghiệp tư vấn về sản khoa của cô cho phép. Ước chi, tiếng nói lương tâm của những ai đang định phá thai cũng rung lên mạnh mẽ để ngăn cản một hành vi giết chết con mình.
Đứng vào hoàn cảnh của cô trước khi phá thai cho con gái mình, đúng là có khi người ta “rối quá làm liều”. Cô là một phụ nữ rất đẹp, hiền hậu, dịu dàng, mái tóc buộc hờ sau lưng trông quý phái. Cô thương mến đứa con gái xinh đẹp và nhiều tài của mình. Phải chăng vì một chút bồng bột của tuổi mới lớn mà con cô đã “bỏ nhà theo trai”, rồi “mang thai về nhà”. Hệ quả là khiến cô cân nhắc giữa việc giữ thanh danh cho gia đình hay để cháu ngoại được mở mắt chào đời. Đúng là rất khó để cô giữ được cả hai! Lúc đó, cô đã nghiêng về việc làm sao tránh khỏi búa rìu dư luận nếu vụ việc lộ ra! Nhưng thử hỏi dư luận có cho ta được hạnh phúc và bình an? Dư luận có quyền gì mà đẩy ta vào chỗ giết người? Nạn phá thai vẫn đang diễn ra hằng ngày phần lớn là vì dư luận. Mình làm sao cấm được miệng đời? Lúc ấy giá mà cô nhận ra quyền được sống và sự sống thánh thiêng của bào thai lớn hơn rất nhiều so với tai tiếng của dư luận, chắc hẳn cô đã yêu thương để cháu ngoại mình được mở mắt chào đời. Đằng này, cô đã tự tay phá thai cho chính con gái yêu quý của mình; cái thai trôi ra, dĩ nhiên là đã chết ngạt, lại là cháu ngoại của cô với thân thể tái nhợt. Cô đã thú nhận rằng: “chẳng hiểu sao, tôi nhìn nó thấy giống hệt con gái tôi lúc mới chào đời!”
Cô thân mến,
Hôm nay, chuyện buồn của cô như một bài học lớn lao dành cho những ai đã, đang và sẽ có ý định phá thai. Qua những lời chia sẻ chân tình đầy nước mắt hối hận của cô, tôi tin rằng cô ước muốn làm chút gì đó để đền tội với cháu ngoại của mình. Nếu thế, tôi rất cảm kích và ủng hộ cô. Biết đâu với những lời thú nhận “cảm giác tội lỗi khi cô tự tay phá thai cho con gái mình” trên mặt báo, lại là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mọi người: hãy yêu quý sự sống của thai nhi. Ước sao mọi người hãy chung tay dựng xây một nền văn minh tình thương và sự sống, chứ đừng vì ích lợi nào đó mà nỡ giết hại bào thai vô tội.
Sau cùng, tôi tiếp tục cầu nguyện cho cô và gia đình cô luôn được bình an và luôn dấn thân góp phần bảo vệ sự sống cho những thai nhi vô tội:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm ơn đã ban tặng cho mỗi người chúng con món quà sự sống. Quyền sống ấy không ai được phép xâm phạm hay tước đoạn đi. Xin Chúa giúp mọi người luôn biết quý trọng sự sống của mình và của người khác. Được như thế, chúng con tin rằng mỗi gia đình sẽ nhận được ơn lành và hạnh phúc đích thực mà Chúa hứa ban cho những ai tuân theo huấn lệnh của Chúa: chớ giết người. Xin Chúa chúc lành cho cô và gia đình cô để họ sớm thoát khỏi dằn vặt của tội lỗi, để với tình yêu và lòng thương xót của Chúa, cô có lại được sự bình an trong cuộc sống.
Thủ Đức, 24/01/2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tâm Tình Với Bạn
Nguyễn Đức Cung
22:32 23/01/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bạn lắng nghe những gì ta nói
Bạn chí thân lắng “nghe” những gì ta không nói ra.
Friends listen to what you have to say.
Best friends listen to what you don’t say.