Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm: Chúa nhật tuần 4 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:11 23/01/2018
(Mc. 1, 21-28)
LỜI CHÚA
Ngôi Lời giáng thế làm người,
Rao truyền chân lý, rạng ngời nhân gian.
Lời Ngài giảng dạy truyền ban,
Cứu nhân độ thế, tỏa lan cõi đời.
Quỉ ma lẩn tránh xa rời,
Tà thần ô uế, biết thời giáng lâm.
Chúa Con quyền phép tự tâm,
Xua trừ ma quỉ, lặng câm thói đời.
Quỉ thần vâng lệnh Chúa Trời,
Tha người trói buộc, cả đời khổ đau.
Uy quyền giải thoát hóa mau,
Một lời Chúa phán, trước sau hiện thành.
Tin mừng tuôn đổ ơn lành,
Hy sinh cứu rỗi, ca danh Chúa Trời.
Hồng ân phúc đức bởi trời,
Nguồn sinh ơn lộc, cho người trần gian.
Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta. Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa. Lời hằng sống có sức cải đổi tâm hồn và thể xác. Lời Ngài là chân lý và là sức sống cứu độ. Qua Ngôi Lời muôn vật được tạo thành. Mọi người đều kinh ngạc về Lời của Chúa giảng dạy.
Chúa Giêsu dùng ngôn ngữ của con người để diễn tả mầu nhiệm Nước Trời. Lời của Ngài thật đơn sơ và thâm thúy qua các ẩn dụ, dụ ngôn hay truyện kể. Nó mang sức thánh hóa và biến đổi tâm hồn. Ngài giảng dạy như Đấng có quyền. Ngài không cần lấy lời của người khác làm bằng chứng. Tự Ngài là nhân chứng của sự thật.
Còn chúng ta thường tìm vinh danh ảo lẫn nhau. Thí dụ: Trong một bài viết hay bài giảng, chúng ta nghĩ rằng chúng ta càng đưa ra được nhiều dẫn chứng từ người khác càng có giá trị. Có khi những dẫn chứng từ những nguồn không chính xác. Đôi khi chúng ta hãnh diện đã trích được lời này hay lời kia từ ngôn ngữ ngoại quốc. Thực vậy, càng có nhiều dẫn chứng, bài viết càng tốt. Nó có những giá trị riêng của nó. Nhưng Lời của Chúa là Lời chân lý và tuyệt đối. Các thứ văn chương đối chiếu, thơ phú, ca dao, ví dụ, kể truyện… chỉ là giúp làm sáng tỏ và áp dụng Lời của Chúa. Nó không thể thay thế.
Trong bài phúc âm, Chúa đã vào Hội Đường và giảng dạy như Đấng có quyền. Không phải chỉ như Đấng có quyền mà là Đấng có thực quyền. Chúa Giêsu thấu tỏ lòng con người. Ngài biết họ cần gì và muốn gì. Với đầy quyền năng, Ngài xua trừ ma qủy. Ngài phán với ma qủy: “Hãy im đi và xuất ra khỏi hắn”. Ma qủy dữ tợn nhưng phải vâng lời Ngài.
Chúng ta tôn kính và mến yêu Lời Chúa. Đừng dùng Lời Chúa áp dụng vào chỗ không đâu để làm trò cười cho thiên hạ. Cũng đừng trích dẫn Lời Chúa để biện minh cho những cách thế suy tư mơ hồ hoặc uốn theo sở thích riêng tư. Ma qủy cũng đã dùng cách trích dẫn Lời Chúa để cám dỗ Ngài. Chúa Giêsu dùng Lời Chân Lý trong ý ngay lành để thắng ma qủy.
Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe, yêu mến suy gẫm và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống mỗi ngày. Ước chi Lời Chúa là ánh soi cho con lần bước trong hỏa mù của thế gian.
THỨ HAI, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 11, 32-40; Mc 5, 1-20).
QỦI ÁM
Bên kia bờ biển đất liền,
Chúa sang vùng mới, trước tiên chữa lành.
Nhiều người bệnh hoạn nghe danh,
Gọi nhau kéo đến, bước nhanh tới Ngài.
Ngạc nhiên phép tắc thiên tài,
Quyền uy cao cả , mọi loài suy tôn.
Một người quỉ ám vô hồn,
Gông cùm xiềng xích, tiếng đồn xông ra.
Cúi xin Thiên Chúa bỏ qua,
Cơ binh đội ngũ, xin tha thưa Ngài.
Xua trừ quỉ ám thiên tai,
Đàn heo ám nhập, chạy dài xuống sông.
Kinh hoàng chạy trốn làm công,
Chúa thương chữa khỏi, đám đông hưởng nhờ.
Hồng ân cứu độ mong chờ,
Tuyên xưng Danh Thánh, tôn thờ Chúa Con,
THỨ BA, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 12, 1-4; Mc 5, 21-43).
ĐỨC TIN
Giai-rô khấn vái cầu xin,
Con tôi hấp hối, cậy tin vào Ngài.
Đến nhà cứu chữa khẩn nài,
Trên đường tiến bước, đường dài cứu nhân.
Đàn bà xuất huyết bao lần,
Đưa tay chạm áo, tinh thần thấy an.
Huyết cầm thân xác tỏa lan,
Quyền năng sức mạnh, xuất ban chữa lành.
Ai người đụng chạm biến nhanh,
Bệnh nhân thú nhận, con đành xưng tên.
Xin thương cứu chữa ân đền,
Đức tin mạnh mẽ, ơn trên hộ phù.
Gia đình ông Trưởng lu bu,
Con ông tắt thở, thiên thu giã đời.
Cầm tay bé gái khấn Trời,
Chúa cho sống lại, mọi người mừng vui.
THỨ TƯ, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 12, 4-7. 11-15; Mc 6, 1-6).
QUÊ NHÀ
Về quê giảng dạy Tin Mừng,
Hội Đường đông kín, tạm dừng hỏi han.
Khôn ngoan tài đức ai ban?
Cha là thợ mộc, yên hàn sống bên.
Ma-ry, Mẹ Chúa làng trên,
Anh em cô bác, kết nên xóm làng.
Cứng lòng thách thức bẽ bàng,
Thi hành phép lạ, cho hàng xóm coi.
Quê hương khinh bỉ đua đòi,
Dân làng xúc phạm, tìm tòi ngạc nhiên.
Lòng tin yếu kém gây phiền,
Chúa đành từ chối, ra miền chung quanh.
Cố công rao giảng tin lành,
Chữa lành bệnh hoạn, thực hành ái nhân.
Làng trên xóm dưới ân cần,
Lắng nghe đạo lý, tinh thần an vui.
THỨ NĂM, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 12, 18-19. 21-24; Mc 6, 7-13).
BÀI SAI
Hai người môn đệ đồng hành,
Ra đi rao giảng tin lành cho dân.
Quyền năng chữa trị tha nhân,
Đức tin phó thác, thanh bần đơn sơ.
Không tiền, không bị, không nhờ,
Hoàn toàn tin tưởng, thiên cơ quan phòng.
Nơi nào đón tiếp cầu mong,
Thành tâm lưu lại, thong dong đáp lời.
Ai mà chê chối không mời,
Phủi chân tố cáo, những nơi bất đồng.
Môn đồ sánh bước lập công,
Kêu mời thống hối, hiệp thông ơn lành.
Tin vui loan báo hoàn thành,
Xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh nhân.
Chu toàn sứ vụ canh tân,
Trở về bên Chúa, dự phần phúc vinh.
THỨ SÁU, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 13, 1-8; Mc 6, 14-29).
CHỨNG NHÂN
Gio-an nhân chứng Nước Trời,
Nói lời sự thật, bị người tống giam.
Nghe lời xiểm nịnh tham lam,
Hê-rô-đê vướng tục phàm thế gian.
Vui vầy tiệc rượu hứa ban,
Xin gì được nấy, lạm càn quyền uy.
Chiều lòng con gái phụ tùy,
Con về hỏi mẹ, xin gì vua ban.
Mẹ xin mạng sống Gio-an,
Vua sai quân lính, giã man giết người.
Cái đầu trên đĩa tách rời,
Trao cho cô gái, đầy vơi lòng người.
Gio-an hoàn tất cuộc đời,
Chứng nhân chân lý, cao vời biết bao.
Tiền hô kiên vững thanh cao,
Hy sinh chịu chết, bước vào thiên cung.
THỨ BẢY, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Dt 13, 15-17. 20-21; Mc 6, 30-34).
NGHỈ NGƠI
Môn đồ nhận lãnh tin vui,
Ra đi rao giảng, bước lui trở về.
Vui mừng khống chế mọi bề,
Nghỉ ngơi lại sức, cận kề bên nhau.
Đoàn dân vất vưởng sầu đau,
Chúa thương cứu chữa, giúp lau giọt sầu.
Tông đồ mỏi mệt đêm thâu,
Xuống thuyền ghé bến, ngõ hầu tránh xa.
Tìm nơi hẻo lánh xa nhà,
Cánh đồng vắng vẻ, dần dà luyện tâm.
Nhiều người tìm đến âm thầm,
Như chiên lạc lõng, dẫn lầm lối đi.
Động lòng thương xót từ bi,
Chúa thương an ủi, mỗi khi đau buồn.
Ơn ban phúc lộc mưa tuôn,
Dưỡng hồn nuôi xác, ban nguồn ân thiêng
Lời Quyền Năng Cứu Độ
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
12:02 23/01/2018
Suy niệm Chúa Nhật IV - Năm B
(Mc 1, 21-28)
Hoán cải và tin theo Chúa Giêsu vì Nước Trời gần đến là lời mời gọi của Đấng Thiên sai (x. Mc 1, 14-20). Sứ vụ Thiên sai ấy được tiếp tục thi hành với Lời Quyền Năng Cứu Độ, Lời có sức chữa lành những người bị quỉ ám, khiến cho những người mù được sáng, người què đi được, người điếc nghe được, nói chung là vui mừng sung sướng ; mọi người đều ...thán phục; các thần ô uế phải vâng lệnh Người (x. Mc 1, 21-28).
Chiêu mộ các môn đệ xong, Chúa Giêsu cùng với các ông tới Capharnaum. Tại hội đường, nơi cộng đoàn tụ họp để lắng nghe Lời Chúa và phổ biến Luật cũng như lời các Tiên tri, lần đầu tiên các môn đệ được nghe Chúa Giêsu giảng dạy (x. Mc 1, 21-22).
Hơn cả luật sĩ
Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có quyền, mọi ánh mắt của những người ngồi đấy đều đổ dồn vào Người, còn thần ô uế thì buộc phải vâng lệnh và xuất ra khỏi người nó ám. Người giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa, chứ không như các Tiên tri trong Cựu Ước là những người được Thiên Chúa ủy thác cho; cũng không giảng dạy như các kinh sư Do thái là những người chỉ giải thích Kinh Thánh. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu là một cuộc giải phóng, là Tin Mừng cứu rồi, cách riêng cho những người nghèo khổ, những người bị loại ra bên lề xã hội. Lời của Chúa Giêsu tương phản với lời giảng dạy của các thầy thông luật (Mc 1, 22). Câu hỏi được đặt ra : Vậy có điều gì mới chăng ? Thưa không, Người không dạy điều gì mới mẻ hoặc trái với giáo lý, cũng không mang đến một giáo lý mới. Chính uy nguyền và phong cảnh giảng dạy làm người ta khám phá ra cái mới. Đồng thời, mới, là vì uy quyền của Người trên các thần ô uế : "Chúng vâng lệnh Người "(x. Mc 1, 25-26). Chúa Giêsu không tiếp chuyện, hay tranh luận với thần ô uế. Người đoạn tuyệt đối thoại với chúng. Và ta sẽ thấy câu trả lời vào cuối trình thuật cám dỗ trong hoang địa. Chúa Giêsu khẳng định : "Người là Chân Lý ".
Hơn một Tiên tri
Bài đọc I trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 18, 15-20), chúng ta thấy Môisen được coi là vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong số các ngôn sứ; ông là trung gian giữa Thiên Chúa với loài người. Ông trung gian cần thiết, vì dân chúng sợ mặc khải trực tiếp từ Thiên Chúa nên họ nói : "Tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết " (Đnl 18, 16).
Và đây là những điều Môisen được biết và công bố. Chúa phán : "Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi " (Đnl 18, 15); Chúa sẽ đặt vào miệng vị đó những lời của Chúa, vị ấy sẽ nói cho dân lệnh Chúa truyền. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Chúa qua miệng người ấy sẽ nói nhân danh Chúa, kẻ ấy sẽ chuốc lấy hậu quả thích đáng, như Chúa quả quyết : "chính Ta, Ta sẽ tính số với nó"(Đnl 18, 19). Từ chối Môisen hay một tiên tri là từ chối chính Chúa.
Dân sẽ mượn miệng ông, giọng nói của ông, để thân thưa với Thiên Chúa. Một cách nào đó, người ấy không thể nói điều gì khác hơn là Lời Thiên Chúa. Cuộc sống của ông là một cuộc sống hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa.
Qua đoạn sách Đệ Nhị Luật, phụng vụ giúp chúng ta đọc lời nói đầu thể hiện sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, Người hơn cả hơn Môisen: " Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền " (Mc 1,22), Người là "Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Mc 1, 24).
Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần ô uế
Tiếng thét của người bị thần ô uế ám và dằn vặt, nay được Chúa trừ là tiếng thét hư vô, không có nguồn gốc và không có Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chạm vào người này, Người cũng không thuyết phục hắn. Người nói chuyện trực tiếp với hắn lúc Lời Chúa bị mắc kẹt trong sa mạc bởi sự dữ, bạo lực và tà thần, mỗi người chúng ta phải thường xuyên kiên trì chiến đấu.
Điều thần ô uế nói trong hội đường như thể nó tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Nhưng nó bị Chúa Giêsu quát và bảo : "Hãy im đi!" (Mc 1, 25). Như sách Đệ Nhị Luật đã nói (18, 19) chúng ta phải biết nghe lời Chúa, trong hành động của đức tin, đức cậy để lời ấy có thể triển nở trong ta, đụng chạm đến chúng ta, biến đổi chúng ta và hiệp nhất chúng ta ...
Sự im lặng bắt buộc này có nghĩa là không còn thời gian nữa. Sự viễn mãn tràn đầy thánh thiện và ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến nhờ sự chết và phục sinh. Vì Người là " Đấng thánh của Thiên Chúa " (Mc 1, 24).
Đấng Thánh của Thiên Chúa
Việc trục xuất thần ô uế ra khỏi người bị nó ám được coi như cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần dữ. Thần dữ cố gắng ngăn chặn nguy hiểm: "Có chuyện gì giữa chúng tôi và ông?" (Mc 1, 25) Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" (Mc 1, 25) Cuộc chiến vẫn tiếp tục trong cơn co giật của bệnh nhân đang bị dằn vặt dữ dội và kêu lớn tiếng. Sức mạnh của Chúa Giêsu làm chủ sự dữ là những cái con người đang bị nắm giữ với lo âu sợ hãi và tự hỏi, "Điều này có nghĩa là gì? " (Mc 1, 27).
Giờ đây, bức màn che dậy được vén lên, mầu nhiệm của Chúa Giêsu và "bí mật" của Người hé mở : Đây là một giáo lý mới! Có thể đây là thời thiên sai mới chăng ? Chúa Giêsu có thật là Đấng Mêsia không? Người truyền cho các thần ô uế và chúng vâng theo; chứng tỏ Người mạnh hơn Sự dữ. Nhưng chính ma quỉ nhập nhằng khi tỏ lộ về thân thế Chúa Giêsu: Người là Đấng Thánh, Đấng Thánh của Thiên Chúa !(Mc 1, 24) Thánh là thuộc tính của chính Thiên Chúa. Chúa bắt nó : "Im đi ! " (Mc 1, 25). Còn đám đông dân chúng thì vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận, nên kinh ngạc.
Chúng ta cũng thế, khi ta hoang mang về sự sinh tồn của mỗi chúng ta, và thấy các cuộc chiến giữa Sự Thiện và Sự Ác xảy quanh ta và trong chúng ta, chúng ta tự đặt câu hỏi: Chúa Giêsu là ai đối với cá nhân tôi và toàn thể nhân loại ?
Đời sống người Kitô hữu là một cuộc chiến không ngừng chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ. Để được như thế, chúng ta thành tâm nguyện xin mỗi ngày: "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con khỏi sự dữ" (Kinh Lạy Cha). Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 1, 21-28)
Hoán cải và tin theo Chúa Giêsu vì Nước Trời gần đến là lời mời gọi của Đấng Thiên sai (x. Mc 1, 14-20). Sứ vụ Thiên sai ấy được tiếp tục thi hành với Lời Quyền Năng Cứu Độ, Lời có sức chữa lành những người bị quỉ ám, khiến cho những người mù được sáng, người què đi được, người điếc nghe được, nói chung là vui mừng sung sướng ; mọi người đều ...thán phục; các thần ô uế phải vâng lệnh Người (x. Mc 1, 21-28).
Chiêu mộ các môn đệ xong, Chúa Giêsu cùng với các ông tới Capharnaum. Tại hội đường, nơi cộng đoàn tụ họp để lắng nghe Lời Chúa và phổ biến Luật cũng như lời các Tiên tri, lần đầu tiên các môn đệ được nghe Chúa Giêsu giảng dạy (x. Mc 1, 21-22).
Hơn cả luật sĩ
Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có quyền, mọi ánh mắt của những người ngồi đấy đều đổ dồn vào Người, còn thần ô uế thì buộc phải vâng lệnh và xuất ra khỏi người nó ám. Người giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa, chứ không như các Tiên tri trong Cựu Ước là những người được Thiên Chúa ủy thác cho; cũng không giảng dạy như các kinh sư Do thái là những người chỉ giải thích Kinh Thánh. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu là một cuộc giải phóng, là Tin Mừng cứu rồi, cách riêng cho những người nghèo khổ, những người bị loại ra bên lề xã hội. Lời của Chúa Giêsu tương phản với lời giảng dạy của các thầy thông luật (Mc 1, 22). Câu hỏi được đặt ra : Vậy có điều gì mới chăng ? Thưa không, Người không dạy điều gì mới mẻ hoặc trái với giáo lý, cũng không mang đến một giáo lý mới. Chính uy nguyền và phong cảnh giảng dạy làm người ta khám phá ra cái mới. Đồng thời, mới, là vì uy quyền của Người trên các thần ô uế : "Chúng vâng lệnh Người "(x. Mc 1, 25-26). Chúa Giêsu không tiếp chuyện, hay tranh luận với thần ô uế. Người đoạn tuyệt đối thoại với chúng. Và ta sẽ thấy câu trả lời vào cuối trình thuật cám dỗ trong hoang địa. Chúa Giêsu khẳng định : "Người là Chân Lý ".
Hơn một Tiên tri
Bài đọc I trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 18, 15-20), chúng ta thấy Môisen được coi là vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong số các ngôn sứ; ông là trung gian giữa Thiên Chúa với loài người. Ông trung gian cần thiết, vì dân chúng sợ mặc khải trực tiếp từ Thiên Chúa nên họ nói : "Tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết " (Đnl 18, 16).
Và đây là những điều Môisen được biết và công bố. Chúa phán : "Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi " (Đnl 18, 15); Chúa sẽ đặt vào miệng vị đó những lời của Chúa, vị ấy sẽ nói cho dân lệnh Chúa truyền. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Chúa qua miệng người ấy sẽ nói nhân danh Chúa, kẻ ấy sẽ chuốc lấy hậu quả thích đáng, như Chúa quả quyết : "chính Ta, Ta sẽ tính số với nó"(Đnl 18, 19). Từ chối Môisen hay một tiên tri là từ chối chính Chúa.
Dân sẽ mượn miệng ông, giọng nói của ông, để thân thưa với Thiên Chúa. Một cách nào đó, người ấy không thể nói điều gì khác hơn là Lời Thiên Chúa. Cuộc sống của ông là một cuộc sống hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa.
Qua đoạn sách Đệ Nhị Luật, phụng vụ giúp chúng ta đọc lời nói đầu thể hiện sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, Người hơn cả hơn Môisen: " Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền " (Mc 1,22), Người là "Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Mc 1, 24).
Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần ô uế
Tiếng thét của người bị thần ô uế ám và dằn vặt, nay được Chúa trừ là tiếng thét hư vô, không có nguồn gốc và không có Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chạm vào người này, Người cũng không thuyết phục hắn. Người nói chuyện trực tiếp với hắn lúc Lời Chúa bị mắc kẹt trong sa mạc bởi sự dữ, bạo lực và tà thần, mỗi người chúng ta phải thường xuyên kiên trì chiến đấu.
Điều thần ô uế nói trong hội đường như thể nó tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Nhưng nó bị Chúa Giêsu quát và bảo : "Hãy im đi!" (Mc 1, 25). Như sách Đệ Nhị Luật đã nói (18, 19) chúng ta phải biết nghe lời Chúa, trong hành động của đức tin, đức cậy để lời ấy có thể triển nở trong ta, đụng chạm đến chúng ta, biến đổi chúng ta và hiệp nhất chúng ta ...
Sự im lặng bắt buộc này có nghĩa là không còn thời gian nữa. Sự viễn mãn tràn đầy thánh thiện và ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến nhờ sự chết và phục sinh. Vì Người là " Đấng thánh của Thiên Chúa " (Mc 1, 24).
Đấng Thánh của Thiên Chúa
Việc trục xuất thần ô uế ra khỏi người bị nó ám được coi như cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần dữ. Thần dữ cố gắng ngăn chặn nguy hiểm: "Có chuyện gì giữa chúng tôi và ông?" (Mc 1, 25) Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" (Mc 1, 25) Cuộc chiến vẫn tiếp tục trong cơn co giật của bệnh nhân đang bị dằn vặt dữ dội và kêu lớn tiếng. Sức mạnh của Chúa Giêsu làm chủ sự dữ là những cái con người đang bị nắm giữ với lo âu sợ hãi và tự hỏi, "Điều này có nghĩa là gì? " (Mc 1, 27).
Giờ đây, bức màn che dậy được vén lên, mầu nhiệm của Chúa Giêsu và "bí mật" của Người hé mở : Đây là một giáo lý mới! Có thể đây là thời thiên sai mới chăng ? Chúa Giêsu có thật là Đấng Mêsia không? Người truyền cho các thần ô uế và chúng vâng theo; chứng tỏ Người mạnh hơn Sự dữ. Nhưng chính ma quỉ nhập nhằng khi tỏ lộ về thân thế Chúa Giêsu: Người là Đấng Thánh, Đấng Thánh của Thiên Chúa !(Mc 1, 24) Thánh là thuộc tính của chính Thiên Chúa. Chúa bắt nó : "Im đi ! " (Mc 1, 25). Còn đám đông dân chúng thì vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận, nên kinh ngạc.
Chúng ta cũng thế, khi ta hoang mang về sự sinh tồn của mỗi chúng ta, và thấy các cuộc chiến giữa Sự Thiện và Sự Ác xảy quanh ta và trong chúng ta, chúng ta tự đặt câu hỏi: Chúa Giêsu là ai đối với cá nhân tôi và toàn thể nhân loại ?
Đời sống người Kitô hữu là một cuộc chiến không ngừng chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ. Để được như thế, chúng ta thành tâm nguyện xin mỗi ngày: "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con khỏi sự dữ" (Kinh Lạy Cha). Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Việc Đức Phanxicô bênh vực Đức Cha Barros là việc đúng cần phải làm
Vũ Văn An
20:20 23/01/2018
Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, ngày 22 tháng 1 vừa qua trên tờ Crux đã có bài với tựa đề trên.
Ông cho rằng việc Đức Phanxicô bênh vực Đức Cha Barros của Chile có thể không làm hài lòng các nạn nhân bị lạm dụng và những người ủng hộ họ, nhưng hoàn toàn nhất quán với tất cả những gì Đức Phanxicô từng nói và làm cho đến nay.
Nhưng, một câu hỏi khác đã được nêu lên: liệu lập trường của ngài (cử nhiệm và giữ lại nhiệm sở 1 vị giám mục bị tố cáo là che đậy việc lạm dụng) có nhất quán với chính sách đưa ra nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng và xử lý đúng đắn các thất bại trong việc hành động chống lại những người vi phạm hay không.
Truyền thông phiến diện
Mặc dù đầy rẫy các khoảnh khắc và bài diễn văn quan trọng, các tin tức lớn nhất về chuyến viếng thăm Chile của Đức Phanxicô từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 1, cả trong các phương tiện truyền thông quốc gia lẫn quốc tế, đã chỉ chú mục vào các thông điệp bề ngoài có vẻ tự mâu thuẫn này về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Không những chuyến viếng thăm không giải quyết được sự mâu thuẫn trên, nhưng xem ra còn làm nó sắc cạnh hơn nữa vào ngày cuối cùng sau khi Đức Phanxicô mô tả các lời tố cáo che đậy chống Đức Cha Barros là “vu khống”, làm nẩy sinh cả một phản ứng dữ dằn từ các nhóm nạn nhân.
“Thông điệp lẫn lộn về lạm dụng” trên là tập chú của hàng chục cuộc phỏng vấn truyền hình, truyền thanh và báo chí do Ivereigh thực hiện tại Santiago, với câu hỏi xoay quanh 3 ngày thăm viếng của Đức Phanxicô.
Trước khi ngài tới, câu hỏi là: tại sao Đức Phanxicô, vị giáo hoàng cải tổ từng hứa sẽ bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục và xử lý việc các giám mục che đậy việc này, nay lại cử nhiệm Đức Cha Barros, hồi tháng Ba năm 2015, lãnh đạo Giáo Phận Osorno, sau khi vị này, cùng với hai vị giám mục khác, bị tố cáo che đậy sự lạm dụng của người vi phạm tai tiếng là Cha Fernando Karadima?
Trong lúc ngài ở Chile, câu hỏi trở thành: Làm thế nào giải thích việc Đức Phanxicô đưa ra lời xin lỗi tận đáy lòng về các thất bại của Giáo Hội trong việc lạm dụng và gặp gỡ các nạn nhân trong 1 cuộc gặp gỡ riêng, trong khi, mặt khác, lại để Đức Cha Barros xuất hiện trong Thánh Lễ tại Công Viên O’Higgins và một lần nữa tại Nhà Thờ Chính Tòa đêm thứ Ba, nơi Đức Phanxicô đã ôm hôn ngài cùng với các giám mục khác?
Rồi, vào ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Chile, hôm thứ Năm, và ngày sau đó, sau khi ngài tới Peru, câu hỏi biến thành một câu bực tức: Chắc chắn Đức Phanxicô đã hoàn toàn bôi nhọ trọn bộ các cố gắng của ngài trong lãnh vực này khi nói với các nhà báo rằng các lời tố cáo chống Đức Cha Barros, chủ yếu, chỉ là các lời nói dối.
Nhiều người Công Giáo ở Chile than phiền rằng tập chú vào Đức Cha Barros và các nhận xét nẩy lửa của Đức Phanxicô đã làm cho mọi sứ điệp rộng lớn hơn của Đức Phanxicô bị lu mờ đi. Nếu chiến lược là để lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng về việc lạm dụng tại Điện La Moneda sáng thứ Ba có thể khai quang mở lối cho việc hiện diện của Đức Cha Barros và việc Đức Giáo Hoàng bênh vực cho ngài, thì chiến lược ấy chắc chắn đã thất bại.
Nhưng lề lối tường thuật trên dựa vào giả thuyết cho rằng Đức Giáo Hoàng chỉ khả tín trong lời xin lỗi của ngài và việc ngài gặp gỡ các nạn nhân nếu ngài bác bỏ Đức Cha Barros. Giả thuyết này, ngược lại, lại tùy thuộc một giả dụ khác thường không được nói ra đó là Đức Cha Barros phạm tội che đậy.
Tiền đề trên không được nói ra vì nó chỉ là đoán chừng, mà nó được đoán chừng vì các cáo buộc được đưa ra bởi 3 nạn nhân của Cha Karadima, những người có các khiếu nại được tòa án chấp thuận.
Tư cách nạn nhân không chỉ khiến người ta có thiện cảm, nó còn đem lại tính khả tín, thậm chí cả thế giá tinh thần nữa. Nên, bất chấp sự kiện các vị giám mục nhất quán và cương quyết bác bỏ việc các ngài mục kích việc lạm dụng của Cha Karadima (và trong trường hợp Đức Cha Barros, ngài có nhận 1 lá thư kể rõ chi tiết vụ lạm dụng lúc làm thư ký cho Đức Hồng Y Juan Francisco Fresno của Santiago), và bất chấp sự kiện cho tới nay không hề có bất cứ bằng chứng được kiểm nhận nào ở cả tòa đời lẫn tòa đạo cho thấy các vị giám mục nói dối, các lời cáo buộc các ngài cứ vẫn dai dẳng trong đầu óc truyền thông.
Bộ máy dê thế tội
Lớn đến nỗi có giả thuyết cho rằng bất cứ ai quen thuộc với các trước tác nói về bộ máy dê thế tội của René Girard cũng nên nghe một vài tiếng chuông cảnh tỉnh.
Tại Santiago, Ivereigh đã thấy bộ máy kia hoạt động rầm rộ hết cỡ. Cuộc thảo luận xoay quanh Đức Cha Barros, mà ít khi nhắc đến các vị giám mục khác cũng từng bị tố cáo đã mục kích việc Cha Karadima lạm dụng. Không những Đức Cha bị giả thuyết là phạm tội, mà không một ai nêu bất cứ câu nghi vấn nào về “vụ án” chống lại ngài.
Cũng không một câu nghi vấn nào hỏi về việc các nạn nhân đòi Tổng Giáo Phận Santiago bồi thường 450,000 mỹ kim, nhưng không thành công, một phần vì Cha Karadima không thể bị kiện hay xử do các hạn chế về quy chế (statute of limitations). Điều dễ hiểu là các nạn nhân chĩa mũi dùi thất vọng của họ vào tổng giáo phận.
Vụ này tùy thuộc việc chứng minh rằng những người có thẩm quyền biết mà không chịu hành động về việc lạm dụng. Cần phải xác nhận lý do tại sao dù hàng tá người sống cạnh Cha Karadima, vậy mà các nạn nhân lại chỉ tố cáo những vị sau này được tấn phong giám mục là che đậy.
Có khá nhiều các câu hỏi khác nữa nên được hỏi về trường hợp các nạn nhân, nhưng rất ít người dám làm như thế vì sợ bị tố cáo là “tái nạn nhân hóa” họ. Các nhà bình luận thích nói họ “có xu hướng tin các nạn nhân” hơn hay bất cứ điều gì Đức Cha Barros nói đều không quan trọng vì ngài là một “biểu tượng” của nền văn hóa cho phép Cha Karadima lạm dụng (đây là đường lối của ba nạn nhân của Cha Karadima).
Đức Phanxicô cũng đã thấy bộ máy dê thế tội này nơi một số giám mục Chile, những vị khẩn khoản yêu cầu ngài đừng bổ nhiệm Đức Cha Barros lãnh đạo giáo phận Osorno vì sợ vết nhơ Karadima sẽ bám mãi vào Giáo Hội.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói trên chuyến bay trở về Rôma từ Lima rằng ngài đã xem xét bằng chứng, và thấy bằng chứng này không nhất quán và mạch lạc gắn bó.
Ngài nói với các phóng viên: “không có bằng chứng phạm tội, và xem ra sẽ không có bằng chứng nào. [Bằng chứng] mạch lạc chỉ theo hướng khác [tức vô tội].”
Ngài nghĩ Đức Cha Barros đã bị kết án vì điều vị này biểu tượng cho, chứ không phải vì điều vị này làm, và hai việc này đã bị lẫn lộn trong câu truyện của các nạn nhân.
Bênh vực nạn nhân và bênh vực người vô tội
Mục tiêu của ngài ở Chile không phải là một chiến lược truyền thông đưa ra nhằm thỏa mãn sự đói khát công cộng muốn có lễ vật hy sinh, nhưng bắt Giáo Hội xử lý với nguyên nhân thực sự gây ra cuộc khủng hoảng Karadima: chủ nghĩa giáo sĩ trị và việc dính bén vào quyền lực. Đồng thời, ngài khước từ chấp nhận hy sinh người mà ngài thấy vô tội.
Không hề tự mâu tuẫn chút nào, Đức Phanxicô chỉ thực thi quan tâm của Tin Mừng đối với các nạn nhân. Cùng một luận lý học đòi Giáo Hội kết án việc lạm dụng (lạm dụng tình dục và bất cứ lạm dụng nào khác) bất kể thấy nó ở đâu, không sợ phải đương đầu với mọi mưu toan che đậy nó, và cương quyết đứng về phía nạn nhân, cũng đòi phải bênh vực người vô tội chống lại sự cuồng nộ của đám đông muốn có dê thế tội.
Dĩ nhiên, sự “vô tội” không bao giờ dễ thiết lập dứt khoát, nhưng một cam kết đối với nó đòi phải thận trọng đưa ra các kết luận hữu lý về tính xác thực của các lời tố cáo khi không có chứng cớ nào để hỗ trợ chúng. Trong trường hợp lời tố cáo lạm dụng tình dục, vốn không phải là điều Đức Cha Barros và các vị giám mục kia bị tố cáo, thì việc phỏng đoán phải nghiêng về phía nạn nhân, như các chỉ dẫn của Giáo Hội vốn nói.
Ngay trong trường hợp các lời tố cáo “che đậy”, sẽ sai lầm khi hàm ý cho rằng “nếu bạn không thể chứng minh các khiếu nại của mình, thì bạn sẽ không đáng tin,” như Đức Hồng Y Sean O’Malley đã nói rõ trong đáp ứng của ngài đối với các nhận xét của Đức Giáo Hoàng. Và Đức Phanxicô, trên chuyến bay trở về Rôma đã nhắc lại điểm ấy, xin lỗi vì đã dùng chữ “vu khống”.
Nhưng điều cũng sai lầm là giả thiết tội của người bị tố cáo khi bằng chứng không có để chứng minh cho nó. Ngài cũng đã làm rõ điều này.
Điều này có nghĩa đôi khi ngài không ăn ý với các nạn nhân và các người đại diện cho họ, như ngài từng như thế với những người sống sót trong Ủy Ban chống lạm dụng của ngài.
Đây không phải là một lập trường sẽ ngăn chặn các cải tổ và học tập xa hơn. Vẫn có một con đường dài cho Giáo Hội, và Tòa Thánh dưới thời giáo hoàng của ngài, để đi trong việc trở thành một định chế gương mẫu trong việc giải quyết nạn lạm dụng. Nhưng lập trường này minh xác: nó sẽ không luôn đi tắt về ngang đối với các diễn trình công lý để thỏa mãn các yêu sách của các nạn nhân.
Không hề có sự bất nhất. Ngài hành động để bảo vệ nguyên tắc Tin Mừng vốn nằm dưới việc tây phương giả thiết vô tội trong hệ thống pháp lý, chính là để ngăn ngừa các bất công có thể xẩy ra trong bộ máy dê thế tội.
Đây không phải là một phương thức giúp ngài được hoan hô. Nhưng, nhất định, đây là chính sách duy nhất một vị giáo hoàng có thể có.
Ông cho rằng việc Đức Phanxicô bênh vực Đức Cha Barros của Chile có thể không làm hài lòng các nạn nhân bị lạm dụng và những người ủng hộ họ, nhưng hoàn toàn nhất quán với tất cả những gì Đức Phanxicô từng nói và làm cho đến nay.
Nhưng, một câu hỏi khác đã được nêu lên: liệu lập trường của ngài (cử nhiệm và giữ lại nhiệm sở 1 vị giám mục bị tố cáo là che đậy việc lạm dụng) có nhất quán với chính sách đưa ra nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng và xử lý đúng đắn các thất bại trong việc hành động chống lại những người vi phạm hay không.
Truyền thông phiến diện
Mặc dù đầy rẫy các khoảnh khắc và bài diễn văn quan trọng, các tin tức lớn nhất về chuyến viếng thăm Chile của Đức Phanxicô từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 1, cả trong các phương tiện truyền thông quốc gia lẫn quốc tế, đã chỉ chú mục vào các thông điệp bề ngoài có vẻ tự mâu thuẫn này về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Không những chuyến viếng thăm không giải quyết được sự mâu thuẫn trên, nhưng xem ra còn làm nó sắc cạnh hơn nữa vào ngày cuối cùng sau khi Đức Phanxicô mô tả các lời tố cáo che đậy chống Đức Cha Barros là “vu khống”, làm nẩy sinh cả một phản ứng dữ dằn từ các nhóm nạn nhân.
“Thông điệp lẫn lộn về lạm dụng” trên là tập chú của hàng chục cuộc phỏng vấn truyền hình, truyền thanh và báo chí do Ivereigh thực hiện tại Santiago, với câu hỏi xoay quanh 3 ngày thăm viếng của Đức Phanxicô.
Trước khi ngài tới, câu hỏi là: tại sao Đức Phanxicô, vị giáo hoàng cải tổ từng hứa sẽ bài trừ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục và xử lý việc các giám mục che đậy việc này, nay lại cử nhiệm Đức Cha Barros, hồi tháng Ba năm 2015, lãnh đạo Giáo Phận Osorno, sau khi vị này, cùng với hai vị giám mục khác, bị tố cáo che đậy sự lạm dụng của người vi phạm tai tiếng là Cha Fernando Karadima?
Trong lúc ngài ở Chile, câu hỏi trở thành: Làm thế nào giải thích việc Đức Phanxicô đưa ra lời xin lỗi tận đáy lòng về các thất bại của Giáo Hội trong việc lạm dụng và gặp gỡ các nạn nhân trong 1 cuộc gặp gỡ riêng, trong khi, mặt khác, lại để Đức Cha Barros xuất hiện trong Thánh Lễ tại Công Viên O’Higgins và một lần nữa tại Nhà Thờ Chính Tòa đêm thứ Ba, nơi Đức Phanxicô đã ôm hôn ngài cùng với các giám mục khác?
Rồi, vào ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Chile, hôm thứ Năm, và ngày sau đó, sau khi ngài tới Peru, câu hỏi biến thành một câu bực tức: Chắc chắn Đức Phanxicô đã hoàn toàn bôi nhọ trọn bộ các cố gắng của ngài trong lãnh vực này khi nói với các nhà báo rằng các lời tố cáo chống Đức Cha Barros, chủ yếu, chỉ là các lời nói dối.
Nhiều người Công Giáo ở Chile than phiền rằng tập chú vào Đức Cha Barros và các nhận xét nẩy lửa của Đức Phanxicô đã làm cho mọi sứ điệp rộng lớn hơn của Đức Phanxicô bị lu mờ đi. Nếu chiến lược là để lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng về việc lạm dụng tại Điện La Moneda sáng thứ Ba có thể khai quang mở lối cho việc hiện diện của Đức Cha Barros và việc Đức Giáo Hoàng bênh vực cho ngài, thì chiến lược ấy chắc chắn đã thất bại.
Nhưng lề lối tường thuật trên dựa vào giả thuyết cho rằng Đức Giáo Hoàng chỉ khả tín trong lời xin lỗi của ngài và việc ngài gặp gỡ các nạn nhân nếu ngài bác bỏ Đức Cha Barros. Giả thuyết này, ngược lại, lại tùy thuộc một giả dụ khác thường không được nói ra đó là Đức Cha Barros phạm tội che đậy.
Tiền đề trên không được nói ra vì nó chỉ là đoán chừng, mà nó được đoán chừng vì các cáo buộc được đưa ra bởi 3 nạn nhân của Cha Karadima, những người có các khiếu nại được tòa án chấp thuận.
Tư cách nạn nhân không chỉ khiến người ta có thiện cảm, nó còn đem lại tính khả tín, thậm chí cả thế giá tinh thần nữa. Nên, bất chấp sự kiện các vị giám mục nhất quán và cương quyết bác bỏ việc các ngài mục kích việc lạm dụng của Cha Karadima (và trong trường hợp Đức Cha Barros, ngài có nhận 1 lá thư kể rõ chi tiết vụ lạm dụng lúc làm thư ký cho Đức Hồng Y Juan Francisco Fresno của Santiago), và bất chấp sự kiện cho tới nay không hề có bất cứ bằng chứng được kiểm nhận nào ở cả tòa đời lẫn tòa đạo cho thấy các vị giám mục nói dối, các lời cáo buộc các ngài cứ vẫn dai dẳng trong đầu óc truyền thông.
Bộ máy dê thế tội
Lớn đến nỗi có giả thuyết cho rằng bất cứ ai quen thuộc với các trước tác nói về bộ máy dê thế tội của René Girard cũng nên nghe một vài tiếng chuông cảnh tỉnh.
Tại Santiago, Ivereigh đã thấy bộ máy kia hoạt động rầm rộ hết cỡ. Cuộc thảo luận xoay quanh Đức Cha Barros, mà ít khi nhắc đến các vị giám mục khác cũng từng bị tố cáo đã mục kích việc Cha Karadima lạm dụng. Không những Đức Cha bị giả thuyết là phạm tội, mà không một ai nêu bất cứ câu nghi vấn nào về “vụ án” chống lại ngài.
Cũng không một câu nghi vấn nào hỏi về việc các nạn nhân đòi Tổng Giáo Phận Santiago bồi thường 450,000 mỹ kim, nhưng không thành công, một phần vì Cha Karadima không thể bị kiện hay xử do các hạn chế về quy chế (statute of limitations). Điều dễ hiểu là các nạn nhân chĩa mũi dùi thất vọng của họ vào tổng giáo phận.
Vụ này tùy thuộc việc chứng minh rằng những người có thẩm quyền biết mà không chịu hành động về việc lạm dụng. Cần phải xác nhận lý do tại sao dù hàng tá người sống cạnh Cha Karadima, vậy mà các nạn nhân lại chỉ tố cáo những vị sau này được tấn phong giám mục là che đậy.
Có khá nhiều các câu hỏi khác nữa nên được hỏi về trường hợp các nạn nhân, nhưng rất ít người dám làm như thế vì sợ bị tố cáo là “tái nạn nhân hóa” họ. Các nhà bình luận thích nói họ “có xu hướng tin các nạn nhân” hơn hay bất cứ điều gì Đức Cha Barros nói đều không quan trọng vì ngài là một “biểu tượng” của nền văn hóa cho phép Cha Karadima lạm dụng (đây là đường lối của ba nạn nhân của Cha Karadima).
Đức Phanxicô cũng đã thấy bộ máy dê thế tội này nơi một số giám mục Chile, những vị khẩn khoản yêu cầu ngài đừng bổ nhiệm Đức Cha Barros lãnh đạo giáo phận Osorno vì sợ vết nhơ Karadima sẽ bám mãi vào Giáo Hội.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói trên chuyến bay trở về Rôma từ Lima rằng ngài đã xem xét bằng chứng, và thấy bằng chứng này không nhất quán và mạch lạc gắn bó.
Ngài nói với các phóng viên: “không có bằng chứng phạm tội, và xem ra sẽ không có bằng chứng nào. [Bằng chứng] mạch lạc chỉ theo hướng khác [tức vô tội].”
Ngài nghĩ Đức Cha Barros đã bị kết án vì điều vị này biểu tượng cho, chứ không phải vì điều vị này làm, và hai việc này đã bị lẫn lộn trong câu truyện của các nạn nhân.
Bênh vực nạn nhân và bênh vực người vô tội
Mục tiêu của ngài ở Chile không phải là một chiến lược truyền thông đưa ra nhằm thỏa mãn sự đói khát công cộng muốn có lễ vật hy sinh, nhưng bắt Giáo Hội xử lý với nguyên nhân thực sự gây ra cuộc khủng hoảng Karadima: chủ nghĩa giáo sĩ trị và việc dính bén vào quyền lực. Đồng thời, ngài khước từ chấp nhận hy sinh người mà ngài thấy vô tội.
Không hề tự mâu tuẫn chút nào, Đức Phanxicô chỉ thực thi quan tâm của Tin Mừng đối với các nạn nhân. Cùng một luận lý học đòi Giáo Hội kết án việc lạm dụng (lạm dụng tình dục và bất cứ lạm dụng nào khác) bất kể thấy nó ở đâu, không sợ phải đương đầu với mọi mưu toan che đậy nó, và cương quyết đứng về phía nạn nhân, cũng đòi phải bênh vực người vô tội chống lại sự cuồng nộ của đám đông muốn có dê thế tội.
Dĩ nhiên, sự “vô tội” không bao giờ dễ thiết lập dứt khoát, nhưng một cam kết đối với nó đòi phải thận trọng đưa ra các kết luận hữu lý về tính xác thực của các lời tố cáo khi không có chứng cớ nào để hỗ trợ chúng. Trong trường hợp lời tố cáo lạm dụng tình dục, vốn không phải là điều Đức Cha Barros và các vị giám mục kia bị tố cáo, thì việc phỏng đoán phải nghiêng về phía nạn nhân, như các chỉ dẫn của Giáo Hội vốn nói.
Ngay trong trường hợp các lời tố cáo “che đậy”, sẽ sai lầm khi hàm ý cho rằng “nếu bạn không thể chứng minh các khiếu nại của mình, thì bạn sẽ không đáng tin,” như Đức Hồng Y Sean O’Malley đã nói rõ trong đáp ứng của ngài đối với các nhận xét của Đức Giáo Hoàng. Và Đức Phanxicô, trên chuyến bay trở về Rôma đã nhắc lại điểm ấy, xin lỗi vì đã dùng chữ “vu khống”.
Nhưng điều cũng sai lầm là giả thiết tội của người bị tố cáo khi bằng chứng không có để chứng minh cho nó. Ngài cũng đã làm rõ điều này.
Điều này có nghĩa đôi khi ngài không ăn ý với các nạn nhân và các người đại diện cho họ, như ngài từng như thế với những người sống sót trong Ủy Ban chống lạm dụng của ngài.
Đây không phải là một lập trường sẽ ngăn chặn các cải tổ và học tập xa hơn. Vẫn có một con đường dài cho Giáo Hội, và Tòa Thánh dưới thời giáo hoàng của ngài, để đi trong việc trở thành một định chế gương mẫu trong việc giải quyết nạn lạm dụng. Nhưng lập trường này minh xác: nó sẽ không luôn đi tắt về ngang đối với các diễn trình công lý để thỏa mãn các yêu sách của các nạn nhân.
Không hề có sự bất nhất. Ngài hành động để bảo vệ nguyên tắc Tin Mừng vốn nằm dưới việc tây phương giả thiết vô tội trong hệ thống pháp lý, chính là để ngăn ngừa các bất công có thể xẩy ra trong bộ máy dê thế tội.
Đây không phải là một phương thức giúp ngài được hoan hô. Nhưng, nhất định, đây là chính sách duy nhất một vị giáo hoàng có thể có.
Top Stories
Chine: La longue marche de l’Eglise vers une entente Chine-Vatican (2/3)
Eglises d'Asie
14:50 23/01/2018
« Prions pour que les chrétiens, ainsi que les autres minorités religieuses, puissent vivre leur foi en toute liberté dans les pays asiatiques » : telle est l'intention de prière du pape François pour le mois de janvier. A cette occasion, le P. Jean Charbonnier, prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP) et spécialiste du christianisme chinois, revient sur la longue histoire sino-vaticane.
La lenteur des pourparlers entre les autorités romaines et chinoises ne doit pas nous surprendre. Quelle que soit l’habileté diplomatique des Italiens et des Chinois, les uns et les autres ne sont que des représentants éphémères de deux mondes de civilisations millénaires très différentes. L’Eglise catholique en vingt siècles d’histoire s’est moulée dans le cadre de la société occidentale qui nous est familière. Depuis un millénaire, elle s’est distinguée de l’Eglise orthodoxe et depuis quatre siècles des églises protestantes. Après des siècles de croissance dans le cadre des absolutismes royaux, elle s’est adaptée depuis deux siècles aux processus de démocratisation des divers Etats européens ainsi qu’à leurs formulations américaines.
I. LE POIDS DE L'ERE COLONIALE : UNE EUROPE CONQUERANTE, UNE CHINE HUMILIEE
De cette longue histoire, l’Eglise catholique conserve encore une certaine nostalgie de son pouvoir tout en mettant en avant sa mission évangélique de service de l’humanité. Sa mission dans le monde s’est longuement présentée comme une expansion de son statut occidental. En Chine en particulier, la grande avancée missionnaire s’est produite au XIXe siècle dans le cadre de l’expansion coloniale liée au développement d’une économie capitaliste de marché. Les entreprises exploratrices, coloniales et commerciales visaient avant tout au bénéfice des nations conquérantes. Après la Guerre de l’opium en 1840, marquant une première affirmation du prestige de la Grande Bretagne et de ses intérêts, la France a disputé sa part d’avantages en signant avec la Chine des Traités qualifiés par les Chinois d’« illégaux » parce qu’imposés par des forces supérieures.
Le gouvernement français, bien que politiquement laïc a pour sa part fait valoir un atout moral en introduisant dans les traités des clauses de protection des missionnaires et même des Chinois convertis au christianisme, ce qui les assimilaient à des étrangers traîtres à leur peuple. Le protectorat français sur les missions de Chine a sans doute permis le développement d’œuvres humanitaires, mais souvent dans des conditions humiliantes pour les Chinois. Une tentative d’ouverture de relations directes entre le Saint Siège et le gouvernement chinois a même été sabotée par le gouvernement français soucieux de maintenir son protectorat.
1919, année charnière
Un renversement du patronage missionnaire se produit à la fin de la première Guerre mondiale avec la publication par le pape Benoît XV de l’encyclique Maximum Illud en 1919. La mission d’évangélisation se désolidarise de l’entreprise de domination coloniale. Mgr de Guébriant, vicaire apostolique à Canton, fut alors nommé visiteur apostolique de toutes les missions de Chine. Il recommanda la nomination d’un délégué apostolique en Chine et la convocation d’un concile général des missions de Chine. Mgr Celso Costantini fut nommé délégué apostolique en 1922 et le concile souhaité prit place en 1924 à Shanghai. Mais tous les délégués qui prirent part au concile étaient encore des étrangers.
Il faut attendre octobre 1926 pour que six prêtres chinois soient ordonnés évêques à Rome par le pape Pie XI. Le lazariste belge Vincent Lebbe s’est fait le promoteur actif de cette nomination d’évêques. Mais les évêques chinois disposaient de peu de moyens et leur personnel composé de prêtres chinois était peu nombreux. Les évêques missionnaires ne se hâtèrent pas de transférer une partie de leur territoire à des responsables chinois et le gros des financements provenait de leurs pays chrétiens d’origine.
Les retards de l’Eglise face aux mouvements d’indépendance
L’Eglise prend du retard sur le développement de la Révolution chinoise lancée puissamment lors du Mouvement universitaire du 4 mai 1919 sous les étendards de Science et Démocratie. A la recherche d’une théorie révolutionnaire capable de sauver leur pays certains jeunes intellectuels fondent en 1921 le Parti communiste chinois. Craignant la montée de forces révolutionnaires d’inspiration marxiste, l’Eglise conseille à ses fidèles d’adopter une position neutre.
Après 1927, le Guomindang de Tchiang Kai-shek prend violemment position contre les éléments communistes et unifie la Chine sous le pouvoir nationaliste de Nankin. Les catholiques d’esprit civique coopèrent alors au mouvement Vie nouvelle lancé par le Guomindang dans l’esprit de la tradition morale confucéenne. Mgr Costantini, premier délégué apostolique en Chine quitte le pays en février 1933 après dix ans de service très appréciés. Le 28 novembre de la même année, Pie XI nomme à sa place Mgr Marius Zanin. Le nouveau délégué apostolique est reçu à Nankin par le président Lin Sen le 14 mars 1934. En juillet 1937, Le Japon entre en guerre ouverte contre la Chine. Des catholiques patriotes se distinguent dans la guerre de résistance contre l’envahisseur japonais. Mais le délégué Mgr Zanin adopte une position ambigue. Mgr Zanin s'installe à Hankou d'où il écrit une lettre à tous les évêques de Chine le 31 octobre, leur demandant de faire face à cet état de guerre en multipliant les secours aux victimes. Wuhan étant occupé par les Japonais, il se rend à Pékin. Le 14 mars 1939, il écrit une lettre au clergé de Chine, lui dernandant d'adopter une attitude purement spirituelle en se tenant à l’écart du conflit politique, évitant de s'engager 'ni à droite ni à gauche'. Dans un pays en guerre, cette phrase malheureuse est fort mal interprétée par tous les Chinois. Aussi bien nationalistes que communistes forment alors un front uni contre l’envahisseur japonais.
Ouverture des relations diplomatiques Chine-Vatican
Au cours de la guerre en 1942, des relations diplomatiques sont finalement établies entre la Chine et le Vatican. M. Xie Shoukang 谢寿康 alors en Suisse, est nommé premier ambassadeur de Chine au Vatican. Cette décision fut sans doute précipitée du fait que le Japon venait d'obtenir le même avantage et que la Chine ne pouvait rester ignorée alors même qu’elle était victime de l’agresseur japonais. La politique vaticane jusque là favorable au Japon se devait d’ailleurs de prendre un nouveau tournant après l’attaque japonaise contre Pearl Harbour et sa déclaration de Guerre à l’Amérique.
Ces relations portent leur fruit après guerre en 1946. A Rome, Pie XII multiplie les gestes en faveur de la Chine : Mgr Tian Gengxin 田耕辛, évêque de Qingdao, reçoit le chapeau de cardinal le 18 février. Le 11 avril, le pape établit la hiérarchie en Chine. Le cardinal Tian est nommé archevêque de Pékin et Mgr Paul Yubin archevêque de Nankin. Les vicaires apostoliques deviennent des évêques résidentiels directement responsables de leurs diocèses. La hiérarchie est instituée en Chine. Tous les vicaires apostoliques deviennent officiellement évêques de leur diocèse. Les quelque 130 évêchés sont répartis en 20 circonscriptions ecclésiastiques sous l’autorité d’archevêques. Enfin le 6 juillet Mgr Riberi est nommé premier internonce apostolique en Chine. Mgr Zanin, rappelé en Italie, est nommé représentant du St Siège au Chili. Pour sa part, le gouvernement chinois de retour à Nankin nomme M. Jean Wu Ching-hsioung 吴经熊 ambassadeur au Vatican le 16 février 1947 en remplacement de M. Xie Shoukang. De 1946 à 1949, I'Eglise catholique en Chine panse ses plaies et connaît un nouvel essor d'une ampleur encore jamais atteinte.
Après guerre, nouvel afflux de missionnaires
Malheureusement, il n’y a alors qu’une poignée de diocèses sous l’autorité d’évêques chinois. En 1948, d’après l’Annuaire de l’Eglise Catholique en Chine 1949, y a en Chine 139 divisions eccIésiastiques: 20 archevêchés, 84 évêchés et 35 préfectures apostoliques. De ces 139 diocèses, 26 seulement sont administrés par des Chinois : 16 évêchés et 7 préfectures par le clergé séculier, deux diocèses par les lazaristes et un par les franciscains. Les victoires de l’armée rouge sur les troupes nationalistes minées par la corruption des généraux mènent alors à l’établissement de la République Populaire de Chine sous la direction de Mao Zedong le 1er octobre 1949. La Chine nouvelle marque alors son indépendance de tout pouvoir étranger en dénonçant «l’impérialisme » de tout le personnel d’Eglise étranger et en expulsant du pays environ 5000 évêques, prêtres et religieuses, soit plus des deux tiers du personnel religieux. Reste dans le pays une minorité squelettique de prêtres chinois dans des locaux au trois quart vides qui sont bientôt confisqués.
Le nonce apostolique ne suit pas le gouvernement nationaliste en exil à Taiwan, attendant des directives du nouveau gouvernement de la Chine. Il organise l’action catholique et soutient le développement de la Légion de Marie, un mouvement jugé anti-communiste. Il est chassé à Hongkong en mai 1952. De là, il se rend à Taïwan où il consacre Mgr Joseph Kuo , archevêque de Talpei le 25 octobre. Des relations diplomatiques s’ établissent avec le gouvernent de la République de Chine en exil à Taipei. Bien que réduites plus tard au plus bas niveau d’un chargé d’affaires, le gouvernement « dissident » de Taipei bénéficie d’une ambassade au Vatican, la seule en Europe. C’est un obstacle majeur à une entente officielle entre Rome et Pékin. D’un autre côté, le refuge de Taiwan a offert aux catholiques chinois plus de trente années d’intégration culturelle chinoise de premier ordre. Les productions catholiques de Taiwan, dans les domaines théologique, littéraire et artistique permettront un renouveau rapide de la vie d’Eglise sur le continent après 30 ans d’isolement et de disette.
II. LE SOCIALISME AUX COULEURS CHINOISES N'EST PLUS LE COMMUNISME CONDAMNE PAR L'EGLISE - à paraître
III. DEPUIS DECEMBRE 1978, ESSOR CONTINU DES RELIGIONS EN CHINE - à paraître
(Source: Eglises d'Asie, le 22 janvier 2018)
La lenteur des pourparlers entre les autorités romaines et chinoises ne doit pas nous surprendre. Quelle que soit l’habileté diplomatique des Italiens et des Chinois, les uns et les autres ne sont que des représentants éphémères de deux mondes de civilisations millénaires très différentes. L’Eglise catholique en vingt siècles d’histoire s’est moulée dans le cadre de la société occidentale qui nous est familière. Depuis un millénaire, elle s’est distinguée de l’Eglise orthodoxe et depuis quatre siècles des églises protestantes. Après des siècles de croissance dans le cadre des absolutismes royaux, elle s’est adaptée depuis deux siècles aux processus de démocratisation des divers Etats européens ainsi qu’à leurs formulations américaines.
I. LE POIDS DE L'ERE COLONIALE : UNE EUROPE CONQUERANTE, UNE CHINE HUMILIEE
De cette longue histoire, l’Eglise catholique conserve encore une certaine nostalgie de son pouvoir tout en mettant en avant sa mission évangélique de service de l’humanité. Sa mission dans le monde s’est longuement présentée comme une expansion de son statut occidental. En Chine en particulier, la grande avancée missionnaire s’est produite au XIXe siècle dans le cadre de l’expansion coloniale liée au développement d’une économie capitaliste de marché. Les entreprises exploratrices, coloniales et commerciales visaient avant tout au bénéfice des nations conquérantes. Après la Guerre de l’opium en 1840, marquant une première affirmation du prestige de la Grande Bretagne et de ses intérêts, la France a disputé sa part d’avantages en signant avec la Chine des Traités qualifiés par les Chinois d’« illégaux » parce qu’imposés par des forces supérieures.
Le gouvernement français, bien que politiquement laïc a pour sa part fait valoir un atout moral en introduisant dans les traités des clauses de protection des missionnaires et même des Chinois convertis au christianisme, ce qui les assimilaient à des étrangers traîtres à leur peuple. Le protectorat français sur les missions de Chine a sans doute permis le développement d’œuvres humanitaires, mais souvent dans des conditions humiliantes pour les Chinois. Une tentative d’ouverture de relations directes entre le Saint Siège et le gouvernement chinois a même été sabotée par le gouvernement français soucieux de maintenir son protectorat.
1919, année charnière
Un renversement du patronage missionnaire se produit à la fin de la première Guerre mondiale avec la publication par le pape Benoît XV de l’encyclique Maximum Illud en 1919. La mission d’évangélisation se désolidarise de l’entreprise de domination coloniale. Mgr de Guébriant, vicaire apostolique à Canton, fut alors nommé visiteur apostolique de toutes les missions de Chine. Il recommanda la nomination d’un délégué apostolique en Chine et la convocation d’un concile général des missions de Chine. Mgr Celso Costantini fut nommé délégué apostolique en 1922 et le concile souhaité prit place en 1924 à Shanghai. Mais tous les délégués qui prirent part au concile étaient encore des étrangers.
Il faut attendre octobre 1926 pour que six prêtres chinois soient ordonnés évêques à Rome par le pape Pie XI. Le lazariste belge Vincent Lebbe s’est fait le promoteur actif de cette nomination d’évêques. Mais les évêques chinois disposaient de peu de moyens et leur personnel composé de prêtres chinois était peu nombreux. Les évêques missionnaires ne se hâtèrent pas de transférer une partie de leur territoire à des responsables chinois et le gros des financements provenait de leurs pays chrétiens d’origine.
Les retards de l’Eglise face aux mouvements d’indépendance
L’Eglise prend du retard sur le développement de la Révolution chinoise lancée puissamment lors du Mouvement universitaire du 4 mai 1919 sous les étendards de Science et Démocratie. A la recherche d’une théorie révolutionnaire capable de sauver leur pays certains jeunes intellectuels fondent en 1921 le Parti communiste chinois. Craignant la montée de forces révolutionnaires d’inspiration marxiste, l’Eglise conseille à ses fidèles d’adopter une position neutre.
Après 1927, le Guomindang de Tchiang Kai-shek prend violemment position contre les éléments communistes et unifie la Chine sous le pouvoir nationaliste de Nankin. Les catholiques d’esprit civique coopèrent alors au mouvement Vie nouvelle lancé par le Guomindang dans l’esprit de la tradition morale confucéenne. Mgr Costantini, premier délégué apostolique en Chine quitte le pays en février 1933 après dix ans de service très appréciés. Le 28 novembre de la même année, Pie XI nomme à sa place Mgr Marius Zanin. Le nouveau délégué apostolique est reçu à Nankin par le président Lin Sen le 14 mars 1934. En juillet 1937, Le Japon entre en guerre ouverte contre la Chine. Des catholiques patriotes se distinguent dans la guerre de résistance contre l’envahisseur japonais. Mais le délégué Mgr Zanin adopte une position ambigue. Mgr Zanin s'installe à Hankou d'où il écrit une lettre à tous les évêques de Chine le 31 octobre, leur demandant de faire face à cet état de guerre en multipliant les secours aux victimes. Wuhan étant occupé par les Japonais, il se rend à Pékin. Le 14 mars 1939, il écrit une lettre au clergé de Chine, lui dernandant d'adopter une attitude purement spirituelle en se tenant à l’écart du conflit politique, évitant de s'engager 'ni à droite ni à gauche'. Dans un pays en guerre, cette phrase malheureuse est fort mal interprétée par tous les Chinois. Aussi bien nationalistes que communistes forment alors un front uni contre l’envahisseur japonais.
Ouverture des relations diplomatiques Chine-Vatican
Au cours de la guerre en 1942, des relations diplomatiques sont finalement établies entre la Chine et le Vatican. M. Xie Shoukang 谢寿康 alors en Suisse, est nommé premier ambassadeur de Chine au Vatican. Cette décision fut sans doute précipitée du fait que le Japon venait d'obtenir le même avantage et que la Chine ne pouvait rester ignorée alors même qu’elle était victime de l’agresseur japonais. La politique vaticane jusque là favorable au Japon se devait d’ailleurs de prendre un nouveau tournant après l’attaque japonaise contre Pearl Harbour et sa déclaration de Guerre à l’Amérique.
Ces relations portent leur fruit après guerre en 1946. A Rome, Pie XII multiplie les gestes en faveur de la Chine : Mgr Tian Gengxin 田耕辛, évêque de Qingdao, reçoit le chapeau de cardinal le 18 février. Le 11 avril, le pape établit la hiérarchie en Chine. Le cardinal Tian est nommé archevêque de Pékin et Mgr Paul Yubin archevêque de Nankin. Les vicaires apostoliques deviennent des évêques résidentiels directement responsables de leurs diocèses. La hiérarchie est instituée en Chine. Tous les vicaires apostoliques deviennent officiellement évêques de leur diocèse. Les quelque 130 évêchés sont répartis en 20 circonscriptions ecclésiastiques sous l’autorité d’archevêques. Enfin le 6 juillet Mgr Riberi est nommé premier internonce apostolique en Chine. Mgr Zanin, rappelé en Italie, est nommé représentant du St Siège au Chili. Pour sa part, le gouvernement chinois de retour à Nankin nomme M. Jean Wu Ching-hsioung 吴经熊 ambassadeur au Vatican le 16 février 1947 en remplacement de M. Xie Shoukang. De 1946 à 1949, I'Eglise catholique en Chine panse ses plaies et connaît un nouvel essor d'une ampleur encore jamais atteinte.
Après guerre, nouvel afflux de missionnaires
Malheureusement, il n’y a alors qu’une poignée de diocèses sous l’autorité d’évêques chinois. En 1948, d’après l’Annuaire de l’Eglise Catholique en Chine 1949, y a en Chine 139 divisions eccIésiastiques: 20 archevêchés, 84 évêchés et 35 préfectures apostoliques. De ces 139 diocèses, 26 seulement sont administrés par des Chinois : 16 évêchés et 7 préfectures par le clergé séculier, deux diocèses par les lazaristes et un par les franciscains. Les victoires de l’armée rouge sur les troupes nationalistes minées par la corruption des généraux mènent alors à l’établissement de la République Populaire de Chine sous la direction de Mao Zedong le 1er octobre 1949. La Chine nouvelle marque alors son indépendance de tout pouvoir étranger en dénonçant «l’impérialisme » de tout le personnel d’Eglise étranger et en expulsant du pays environ 5000 évêques, prêtres et religieuses, soit plus des deux tiers du personnel religieux. Reste dans le pays une minorité squelettique de prêtres chinois dans des locaux au trois quart vides qui sont bientôt confisqués.
Le nonce apostolique ne suit pas le gouvernement nationaliste en exil à Taiwan, attendant des directives du nouveau gouvernement de la Chine. Il organise l’action catholique et soutient le développement de la Légion de Marie, un mouvement jugé anti-communiste. Il est chassé à Hongkong en mai 1952. De là, il se rend à Taïwan où il consacre Mgr Joseph Kuo , archevêque de Talpei le 25 octobre. Des relations diplomatiques s’ établissent avec le gouvernent de la République de Chine en exil à Taipei. Bien que réduites plus tard au plus bas niveau d’un chargé d’affaires, le gouvernement « dissident » de Taipei bénéficie d’une ambassade au Vatican, la seule en Europe. C’est un obstacle majeur à une entente officielle entre Rome et Pékin. D’un autre côté, le refuge de Taiwan a offert aux catholiques chinois plus de trente années d’intégration culturelle chinoise de premier ordre. Les productions catholiques de Taiwan, dans les domaines théologique, littéraire et artistique permettront un renouveau rapide de la vie d’Eglise sur le continent après 30 ans d’isolement et de disette.
II. LE SOCIALISME AUX COULEURS CHINOISES N'EST PLUS LE COMMUNISME CONDAMNE PAR L'EGLISE - à paraître
III. DEPUIS DECEMBRE 1978, ESSOR CONTINU DES RELIGIONS EN CHINE - à paraître
(Source: Eglises d'Asie, le 22 janvier 2018)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm: Mừng Ngọc Khánh 60 Năm Thành Lập Hội Dòng
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ
10:55 23/01/2018
" 60 Năm- Hiện Diện để Được Sai đi" là biết bao tâm tình của từng thành viên trong Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm, Giáo phận Xuân Lộc cảm nhận. Cột mốt lịch sử tính từ ngày khai sinh (21/1/1058), đến nay, đã 60 năm (21/1/2018), một cột mốc quan trọng để Hội Dòng vang xa lời tri ân Thiên Chúa, Giáo Hội và tất cả mọi người.
Xem Hình
Thứ Bảy, 20/1/2018, Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm đã đón tiếp Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc, cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, quý Bề Trên các Hội Dòng, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý thân nhân chị em cùng toàn thể quý khách đến hiệp thông cầu nguyện, chia sẻ niềm vui trong ngày trọng đại này.
8g30: chương trình Diễn nguyện với chủ đề " 60 Năm- Hiện Diện để Được Sai Đi" như một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu lại những giai đoạn Hình Thành- Xây Dựng- Thích Nghi và Phát triển của Hội Dòng. Trong những thước phim đó là cả một lịch sử của Hội Dòng với biết bao giòng chảy ngược xuôi, với những dấu chân lên xuống gập ghềnh, cùng với bao giọt mồ hôi cho việc hình thành, xây dựng và phát triển Hội Dòng. Vì thế, thước phim lịch sử không còn thuần túy chỉ là lịch sử, nhưng là một lịch sử của tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa trên Hội Dòng và từng chị em trong Hội Dòng. Lịch sử ấy được hiện tại hóa trong mỗi trái tim của quý khách tham dự trong lời chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Người đã ban cho Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm này.
10g00: Thánh Lễ Tạ Ơn do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế. Cùng đồng tế với ngài, có cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, quý Cha Quản Hạt, quý Cha Bề Trên, quý Cha Giáo, quý Cha Sở nơi các cộng đoàn chị em đang phục vụ, quý Cha là thân nhân chị em, cùng quý cha khách.
Nguyện đường và bầu khí thêm sốt sắng, trang trọng, ấm tình hiệp thông khi có sự hiện diện của quý tu sĩ, và rất đông quý Ông Bà Cố hoặc thân nhân chị em, quý khách và toàn thể chị em trong Hội Dòng. Đó là hình ảnh đẹp nhất của sự nối kết và hiệp nhất trong lời cầu nguyện dâng lên Chúa mà Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm đã, đang và sẽ được lãnh nhận.
Trong phần đầu lễ, Đức Cha Gioan đã hiệp thông và chuyển đến Hội Dòng lời chúc mừng và tình thương ưu ái của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, và Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, vì trách vụ riêng nên các ngài không thể hiện diện với Hội Dòng trong ngày mừng này. Sau đó, Cha Quản Hạt Giáo Hạt Xuân Lộc đã đọc Phép Lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho Bề Trên Tổng Quyền M. Madalena Phạm Thị Huy cùng toàn thể chị em trong Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm.
Như phần đầu lễ đã nhấn đến mốc điểm 60 Năm của niềm vui nơi Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm, trong bài giảng, Đức Cha Phụ Tá một lần nữa nói đến niềm vui này, nhưng ngài mong muốn mọi người "nhìn lại đâu là điểm cốt yếu đã làm nên cuộc sống của 60 năm qua, cùng với Hội Dòng nhìn xem đâu là đích điểm, phương thức để tiến tới trong những năm tháng sắp tới." Từ ý tưởng này, Đức Cha đã dựa vào câu châm ngôn của Thánh Đa Minh "Chiêm niệm và chia sẻ cho tha nhân điều mình đã chiêm niệm- Contemplata Aliis Tradere" để khai triển phương thức Chiêm niệm và điều cần lưu ý khi Chia sẻ cho người khác. Phương thức chiêm niệm là những cách thế mà Chúa dùng để nói với người cầu nguyện chiêm niệm: Chúa nói với đám đông mà họ là một thành phần trong đó, Chúa nói thì thầm với cá nhân và Chúa nói với nhóm nhỏ thân tín như là các tông đồ. Và khi chia sẻ cho tha nhân điều mình đã chiêm niệm, chúng ta cần phải lưu ý tha nhân cần đích đáng điều gì để chia sẻ. Điều đáng lưu tâm chính là chúng ta phải "mang trong lòng mình cái hồn của Giêsu mà mình đã chiêm niệm, đã bị cuốn hút bởi Ngài, để cái hồn Giêsu trong lòng mình sẽ giúp mình thấy được thân nhân mình đang giúp, họ đang cần điều gì và chúng ta sẽ chia sẻ đích đáng điều họ cần, mà trong đó, cái cần đích đáng nhất là mà theo Kinh Thánh Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi chính Thiên Chúa, bởi Lời của Thiên Chúa, và hạnh phúc khi được ở nhà Thiên Chúa, làm con cái Thiên Chúa."
Sau Thánh Lễ là tiệc mừng hiệp thông của Đức Cha, quý cha, và toàn thể quý khách với Hội Dòng.
Thật quả là niềm vui tràn trào và đong đầy hồng phúc như lời cám ơn của Bề trên Tổng quyền của Hội Dòng đã dâng lên Đức Cha, quý cha và toàn thể quý khách " Lòng chúng con rộn rã niềm vui vì hơn khi nào hết, đây là lúc chúng con cảm nghiệm lòng thương của Thiên Chúa Đấng cứu độ đã đoái nhìn đến chúng con, những nữ tu tầm thường trong phận người, nhỏ bé trong cuộc sống, được mời gọi đến mà xem và ở lại, trở thành gia đình của Chúa, làm thành cơ nghiệp của Chúa, ngay tại nơi đây."
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm
Xem Hình
Thứ Bảy, 20/1/2018, Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm đã đón tiếp Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc, cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, quý Bề Trên các Hội Dòng, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý thân nhân chị em cùng toàn thể quý khách đến hiệp thông cầu nguyện, chia sẻ niềm vui trong ngày trọng đại này.
8g30: chương trình Diễn nguyện với chủ đề " 60 Năm- Hiện Diện để Được Sai Đi" như một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu lại những giai đoạn Hình Thành- Xây Dựng- Thích Nghi và Phát triển của Hội Dòng. Trong những thước phim đó là cả một lịch sử của Hội Dòng với biết bao giòng chảy ngược xuôi, với những dấu chân lên xuống gập ghềnh, cùng với bao giọt mồ hôi cho việc hình thành, xây dựng và phát triển Hội Dòng. Vì thế, thước phim lịch sử không còn thuần túy chỉ là lịch sử, nhưng là một lịch sử của tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa trên Hội Dòng và từng chị em trong Hội Dòng. Lịch sử ấy được hiện tại hóa trong mỗi trái tim của quý khách tham dự trong lời chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Người đã ban cho Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm này.
10g00: Thánh Lễ Tạ Ơn do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế. Cùng đồng tế với ngài, có cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, quý Cha Quản Hạt, quý Cha Bề Trên, quý Cha Giáo, quý Cha Sở nơi các cộng đoàn chị em đang phục vụ, quý Cha là thân nhân chị em, cùng quý cha khách.
Nguyện đường và bầu khí thêm sốt sắng, trang trọng, ấm tình hiệp thông khi có sự hiện diện của quý tu sĩ, và rất đông quý Ông Bà Cố hoặc thân nhân chị em, quý khách và toàn thể chị em trong Hội Dòng. Đó là hình ảnh đẹp nhất của sự nối kết và hiệp nhất trong lời cầu nguyện dâng lên Chúa mà Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm đã, đang và sẽ được lãnh nhận.
Trong phần đầu lễ, Đức Cha Gioan đã hiệp thông và chuyển đến Hội Dòng lời chúc mừng và tình thương ưu ái của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, và Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, vì trách vụ riêng nên các ngài không thể hiện diện với Hội Dòng trong ngày mừng này. Sau đó, Cha Quản Hạt Giáo Hạt Xuân Lộc đã đọc Phép Lành Tòa Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho Bề Trên Tổng Quyền M. Madalena Phạm Thị Huy cùng toàn thể chị em trong Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm.
Như phần đầu lễ đã nhấn đến mốc điểm 60 Năm của niềm vui nơi Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm, trong bài giảng, Đức Cha Phụ Tá một lần nữa nói đến niềm vui này, nhưng ngài mong muốn mọi người "nhìn lại đâu là điểm cốt yếu đã làm nên cuộc sống của 60 năm qua, cùng với Hội Dòng nhìn xem đâu là đích điểm, phương thức để tiến tới trong những năm tháng sắp tới." Từ ý tưởng này, Đức Cha đã dựa vào câu châm ngôn của Thánh Đa Minh "Chiêm niệm và chia sẻ cho tha nhân điều mình đã chiêm niệm- Contemplata Aliis Tradere" để khai triển phương thức Chiêm niệm và điều cần lưu ý khi Chia sẻ cho người khác. Phương thức chiêm niệm là những cách thế mà Chúa dùng để nói với người cầu nguyện chiêm niệm: Chúa nói với đám đông mà họ là một thành phần trong đó, Chúa nói thì thầm với cá nhân và Chúa nói với nhóm nhỏ thân tín như là các tông đồ. Và khi chia sẻ cho tha nhân điều mình đã chiêm niệm, chúng ta cần phải lưu ý tha nhân cần đích đáng điều gì để chia sẻ. Điều đáng lưu tâm chính là chúng ta phải "mang trong lòng mình cái hồn của Giêsu mà mình đã chiêm niệm, đã bị cuốn hút bởi Ngài, để cái hồn Giêsu trong lòng mình sẽ giúp mình thấy được thân nhân mình đang giúp, họ đang cần điều gì và chúng ta sẽ chia sẻ đích đáng điều họ cần, mà trong đó, cái cần đích đáng nhất là mà theo Kinh Thánh Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi chính Thiên Chúa, bởi Lời của Thiên Chúa, và hạnh phúc khi được ở nhà Thiên Chúa, làm con cái Thiên Chúa."
Sau Thánh Lễ là tiệc mừng hiệp thông của Đức Cha, quý cha, và toàn thể quý khách với Hội Dòng.
Thật quả là niềm vui tràn trào và đong đầy hồng phúc như lời cám ơn của Bề trên Tổng quyền của Hội Dòng đã dâng lên Đức Cha, quý cha và toàn thể quý khách " Lòng chúng con rộn rã niềm vui vì hơn khi nào hết, đây là lúc chúng con cảm nghiệm lòng thương của Thiên Chúa Đấng cứu độ đã đoái nhìn đến chúng con, những nữ tu tầm thường trong phận người, nhỏ bé trong cuộc sống, được mời gọi đến mà xem và ở lại, trở thành gia đình của Chúa, làm thành cơ nghiệp của Chúa, ngay tại nơi đây."
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm
Hình ảnh Gx ĐMHCG Garland TX mừng lễ 25 năm thành lập
Trần Mạnh Trác & Lê Phước
18:54 23/01/2018
Chuá Nhật ngày 21 tháng 1 vừa qua, Gx ĐMHCG ở Garland TX đã tổ chức ăn mừng ngày thành lập 25 năm, sau khi đã được chuẩn bị gần 1 năm trời với những cuộc tĩnh tâm, ấn loát báo chí và tập dượt văn nghệ.
Đức Tân Giám Mục cuả Dallas TX, ĐGM Edward Burns, đã đến chủ tế và ở lại tham dự văn nghệ rất lâu tại hội trường giáo xứ. Ngài đã cất lời chào đầu tiên tới cộng đoàn bắng một câu tiếng Việt, và dĩ nhiên đã được hoan nghênh một cách rất nồng nhiệt.
Trong số các LM đồng tế có sự hiện diện cuả:
Lm. Đaminh Nguyễn Phi Long, giám phụ tỉnh DCCT Hải Ngoại từ Houston lên.
Lm. Phaolô Nguyễn Tất Hải, chánh xứ.
Các Lm. DCCT từ Dallas và Houston, các LM cuả đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens TX, và các thày phó tế VN trong vùng Dallas.
Đặc biệt người ta nhận thấy sự hiện diện cuả hầu hết các vị chánh xứ đã từng cai quản cộng đoàn theo thứ tự như sau:
Lm. Augustine Nguyễn Huy Tưởng, vị chánh xứ tiên khởi, nay đã về hưu.
Lm. Dominic Đinh Minh Hải, bề trên Tu Viện Thánh Gioan Neumann, Dallas, Texas.
(Vắng mặt) Lm. Giuse Trịnh Đức Hoà, chánh xứ Gx (Mỹ) St. Michael the Archangel Parish, Grand Prairie, Texas.
Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn, chánh xứ Gx Đức Mẹ Lavang Ottawa, từ Canada xuống.
Trong số quan khách tham dự là các Sơ dòng Trinh Vương phụ trách chương trình Giáo Lý và Việt Ngữ, các Sơ dòng Đa Minh Tam Hiệp trợ giúp các sinh hoạt mục vụ thiếu nhi, các thày DCCT trợ giúp các sinh hoạt TNTT.
Thời tiết hình như đã đặc biệt dành mọi sự đãi ngộ cho Gx, trở nên ấm áp như tiết ngày Xuân, và do đó người ta đã thấy các bà các cô đua nhau ‘ăn vận’ một cách ‘tươi mát’, như thể đi dự hội Tết vậy.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được cử hành nghi thức làm phép xe trong Thánh lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:48 23/01/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Cách đây vài tuần, trong một Thánh Lễ Chúa Nhật, linh mục xin cộng đoàn ra ngoài nhà thờ để dự nghi thức làm phép xe. Rồi cha ban phép lành cuối lễ, sau khi làm phép xe. Nhiều người tỏ ra bực tức. Con biết linh mục ấy có thể cử hành nghi thức làm phép xe. Nhưng điều con muốn hỏi là, liệu ngài có thể cử hành nghi thức làm phép xe trong Thánh lễ không? - A. A., Luque, Paraguay.
Đáp: Tôi có thể nói rằng linh mục ấy đã đi quá xa trong việc kêu gọi toàn cộng đoàn tham dự nghi thức làm phép xe, và việc làm phép như thế không nên được thực hiện trong Thánh Lễ.
Phần Giới Thiệu Tổng Quát của Sách Các Phép (De Benedictionibus) nói:
"28. Một số phép lành có liên hệ đặc biệt với các bí tích, nên đôi khi có thể được liên kết với Thánh Lễ. Những phép lành nào, liên kết thế nào... đều có qui tắc định rõ. Không phép lành nào khác, ngoại trừ các phép lành đặc biệt như trên, được liên kết với Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau đó, trong Sách các Phép, khi chúng ta đến với Phần làm phép các phương tiện vận tải khác nhau (cả số chương và số đoạn có sự thay đổi tùy theo lần ấn bản), chúng ta thấy rằng không có gì nhắc nhở việc kết hợp làm phép phương tiện vận tải vào trong Thánh lễ cả.
Thay vào đó, Sách Các Phép nhấn mạnh đến mục đích xã hội của các phương tiện ấy. "Các phương tiện vận tải như vậy bao gồm đường cao tốc, đường phố, cầu, đường xe lửa, cảng, tất cả các loại xe cơ giới, tàu thuyền và máy bay".
Phần dẫn nhập nghi thức tiếp tục viết:
"Bởi vì tất cả các phương tiện ấy đều đòi hỏi sự tôn trọng trách nhiệm xã hội, một nghi thức làm phép tạo cơ hội để ca ngợi Thiên Chúa, vì đã ban cho chúng ta các lợi ích như vậy, và cầu nguyện cho sự an toàn của người sử dụng chúng".
Thừa tác viên cho việc làm nghi thức này là linh mục, phó tế hay một giáo dân, và trong trường hợp này, giáo dân ấy sử dụng các công thức đặc biệt.
Lời Sách Các Phép nhắc đến nhà thờ là lời nhắc rằng trong một số dịp cố định, có thể “đưa ô tô hoặc các phương tiện vận chuyển khác đến nhà thờ, để xin làm phép, như một lời xin Chúa bảo vệ khi đi đường". Ngay cả trong các dịp như vậy, cũng không có lời đề cập đến việc làm phép xe trong Thánh Lễ, mặc dù việc làm phép này có thể được cử hành trước hoặc sau Thánh Lễ.
Trong khi tất cả các phép lành có thể mang hình thức cộng đồng, nghi thức thực sự nhấn mạnh vào hình thức này cho việc làm phép các cây cầu, đường phố, đường sắt và các phương tiện tương tự, bởi vì chúng có "liên hệ đến cộng đồng mà chúng mang lại lợi ích. Do đó, việc làm phép không được cử hành mà không có sự hiện diện của cộng đoàn, hoặc ít nhất các đại diện của cộng đoàn".
Do đó, trong trường hợp mà bạn đọc nêu ra ở trên, đó là lỗi về phía vị linh mục khi làm phép mà không được dự báo là đủ điều kiện, để được kết hợp với Thánh Lễ. Ngài cũng có lỗi là làm gián đoạn Thánh Lễ và rời khỏi nhà thờ để làm phép, cũng như ban phép lành cuối lễ bên ngoài nhà thờ.
Đúng ra, ngài cần hoàn tất Thánh Lễ và sau đó cử hành nghi thức làm phép xe. Lúc ấy ngài có thể mời các tín hữu tham dự nghi thức, nếu họ muốn. (Zenit.org 23-1-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Cách đây vài tuần, trong một Thánh Lễ Chúa Nhật, linh mục xin cộng đoàn ra ngoài nhà thờ để dự nghi thức làm phép xe. Rồi cha ban phép lành cuối lễ, sau khi làm phép xe. Nhiều người tỏ ra bực tức. Con biết linh mục ấy có thể cử hành nghi thức làm phép xe. Nhưng điều con muốn hỏi là, liệu ngài có thể cử hành nghi thức làm phép xe trong Thánh lễ không? - A. A., Luque, Paraguay.
Đáp: Tôi có thể nói rằng linh mục ấy đã đi quá xa trong việc kêu gọi toàn cộng đoàn tham dự nghi thức làm phép xe, và việc làm phép như thế không nên được thực hiện trong Thánh Lễ.
Phần Giới Thiệu Tổng Quát của Sách Các Phép (De Benedictionibus) nói:
"28. Một số phép lành có liên hệ đặc biệt với các bí tích, nên đôi khi có thể được liên kết với Thánh Lễ. Những phép lành nào, liên kết thế nào... đều có qui tắc định rõ. Không phép lành nào khác, ngoại trừ các phép lành đặc biệt như trên, được liên kết với Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau đó, trong Sách các Phép, khi chúng ta đến với Phần làm phép các phương tiện vận tải khác nhau (cả số chương và số đoạn có sự thay đổi tùy theo lần ấn bản), chúng ta thấy rằng không có gì nhắc nhở việc kết hợp làm phép phương tiện vận tải vào trong Thánh lễ cả.
Thay vào đó, Sách Các Phép nhấn mạnh đến mục đích xã hội của các phương tiện ấy. "Các phương tiện vận tải như vậy bao gồm đường cao tốc, đường phố, cầu, đường xe lửa, cảng, tất cả các loại xe cơ giới, tàu thuyền và máy bay".
Phần dẫn nhập nghi thức tiếp tục viết:
"Bởi vì tất cả các phương tiện ấy đều đòi hỏi sự tôn trọng trách nhiệm xã hội, một nghi thức làm phép tạo cơ hội để ca ngợi Thiên Chúa, vì đã ban cho chúng ta các lợi ích như vậy, và cầu nguyện cho sự an toàn của người sử dụng chúng".
Thừa tác viên cho việc làm nghi thức này là linh mục, phó tế hay một giáo dân, và trong trường hợp này, giáo dân ấy sử dụng các công thức đặc biệt.
Lời Sách Các Phép nhắc đến nhà thờ là lời nhắc rằng trong một số dịp cố định, có thể “đưa ô tô hoặc các phương tiện vận chuyển khác đến nhà thờ, để xin làm phép, như một lời xin Chúa bảo vệ khi đi đường". Ngay cả trong các dịp như vậy, cũng không có lời đề cập đến việc làm phép xe trong Thánh Lễ, mặc dù việc làm phép này có thể được cử hành trước hoặc sau Thánh Lễ.
Trong khi tất cả các phép lành có thể mang hình thức cộng đồng, nghi thức thực sự nhấn mạnh vào hình thức này cho việc làm phép các cây cầu, đường phố, đường sắt và các phương tiện tương tự, bởi vì chúng có "liên hệ đến cộng đồng mà chúng mang lại lợi ích. Do đó, việc làm phép không được cử hành mà không có sự hiện diện của cộng đoàn, hoặc ít nhất các đại diện của cộng đoàn".
Do đó, trong trường hợp mà bạn đọc nêu ra ở trên, đó là lỗi về phía vị linh mục khi làm phép mà không được dự báo là đủ điều kiện, để được kết hợp với Thánh Lễ. Ngài cũng có lỗi là làm gián đoạn Thánh Lễ và rời khỏi nhà thờ để làm phép, cũng như ban phép lành cuối lễ bên ngoài nhà thờ.
Đúng ra, ngài cần hoàn tất Thánh Lễ và sau đó cử hành nghi thức làm phép xe. Lúc ấy ngài có thể mời các tín hữu tham dự nghi thức, nếu họ muốn. (Zenit.org 23-1-2018)
Nguyễn Trọng Đa
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 24/1/2018: Đức Phanxicô với các nhà cầm quyền Peru và ngoại giao đoàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:08 23/01/2018
Ngày 19 tháng 1, 2018, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các nhà cầm quyền Peru và ngoại giao đoàn và đã đọc trước họ một bài diễn văn thúc giục họ lưu ý tới giới trẻ trong việc xây dựng tương lai. Ngài cũng cảnh cáo chống lại tham nhũng và việc hủy hoại môi trường.
Cuộc gặp gỡ trên diễn ra một ngày sau khi Đức Phanxicô nói chuyện với các dân tộc bản địa vùng Amazon và giới trẻ tại một nhà dành cho các trẻ em bị bỏ rơi.
Mở đầu diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Kính thưa Tổng thống,
Các Thành Viên Chính Phủ và Ngoại Giao Đoàn
Quý Nhà Cầm Quyền
Quý Đại Diện Xã Hội Dân Sự
Thưa Quý Bà và Qúy Ông, Các Bạn Thân Mến,
Khi đến tòa nhà lịch sử này, tôi cảm ơn Thiên Chúa đã cho tôi cơ hội được hiện diện trên đất nước Peru. Tôi muốn các lời lẽ của tôi là một thông điệp chào hỏi và qúy mến đối với mỗi người con trai và con gái của dân tộc này, một dân tộc mà trong các năm qua đã bảo tồn và làm phong phú túi khôn đã được truyền lại từ tổ tiên và thực sự đại diện cho một trong những di sản lớn nhất của mình.
Tôi xin cảm ơn ông Pedro Pablo Kuczynsky, Tổng thống của Quốc gia, vì lời mời của ông đến thăm đất nước và vì lời chào mừng của ông nhân danh qúy vị.
Chuyến thăm Peru của tôi có chủ đề: “Hợp nhất bởi hy vọng”. Nếu tôi có thể nói như vậy, là vì nhìn đất nườc này tự nó đã là một lý do để hy vọng rồi. Một phần lãnh thổ của qúy vị bao gồm Amazon, nơi tôi đã viếng thăm sáng nay. Đây là rừng nhiệt đới lớn nhất và là hệ thống sông rộng lớn nhất hành tinh. “Lá phổi” này, như nó vốn được gọi, là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn lao trên thế giới, vì nó là nơi sinh sống của rất nhiều chủng loại khác nhau.
Qúy vị cũng giàu có và đa dạng về các nền văn hoá, những nền văn hóa ngày một hòa hợp tương giao và tạo nên linh hồn của dân tộc này. Đó là một linh hồn được đặc trưng hóa bởi các giá trị tổ tiên như lòng hiếu khách, lòng qúy mến người khác, lòng tôn trọng và biết ơn đối với mẹ đất và tính sáng tạo ra nhiều sáng kiến mới. Nó cũng nổi bật trong cảm thức về trách nhiệm chung đối với việc phát triển mọi người, cùng nhau liên đới, một sự liên đới thường thấy trong đáp ứng của qúy vị đối với các thiên tai khác nhau mà qúy vị từng trải qua.
Về phương diện này, tôi muốn hướng về giới trẻ. Họ là những hồng phúc chủ yếu nhất mà xã hội này sở hữu. Với sự năng động và sự nhiệt tình của họ, họ hứa hẹn và khuyến khích chúng ta mơ ước một tương lai đầy hy vọng, phát sinh từ cuộc gặp gỡ giữa túi khôn cao quí của tổ tiên và những con mắt mới mẻ của giới trẻ. Tôi cũng rất vui đối với thực tế lịch sử: đó là niềm hy vọng kia ở đất nước này có khuôn mặt của sự thánh thiện. Peru đã sinh ra các vị thánh làm rạng rỡ những con đường đức tin cho toàn bộ lục địa Mỹ Châu. Chỉ xin đơn cử một vị, Thánh Martin de Porres, người con trai của hai nền văn hóa, cho thấy sức mạnh và sự phong phú sẽ đến khi người ta tập chú vào tình yêu. Tôi có thể tiếp tục nói dài hơn danh sách các lý do, cả vật chất lẫn tinh thần, để hy vọng. Peru là một lãnh thổ của hy vọng, mời gọi và thách thức người dân của nó hợp nhất. Giữa nhiều điều khác, dân tộc này có nghĩa vụ duy trì sự hợp nhất, chính là để bảo vệ tất cả các lý do để hy vọng này.
Thế nhưng, trên niềm hy vọng này, một bóng tối đang lan rộng, một đe dọa đang lộ diện. “Không bao giờ nhân loại lại có cái sức mạnh như thế trên mình, thế nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ được sử dụng một cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta xem xét việc nó hiện đang được sử dụng như thế nào” (Laudato Si, 104). Điều này hiển nhiên trong cách chúng ta đang lột bỏ khỏi trái đất các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó, mà nếu không có chúng, không hình thức sống nào có thể có cả. Việc để mất các rừng thưa và rừng rậm không chỉ có nghĩa mất mát các chủng loại vốn cũng là những nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tương lai mà còn mất mát các mối liên hệ sinh tử kết cục làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái (xem đã dẫn, 32).
Trong bối cảnh này, “thống nhất để bảo vệ hy vọng” có nghĩa là cổ vũ và phát triển một hệ sinh thái toàn diện thay thế cho “một mô hình phát triển đã lỗi thời vốn tiếp tục tạo ra sự suy thoái của con người, của xã hội và môi trường” (Thông điệp Urbi et Orbi, Lễ Giáng Sinh 2017 ). Điều này kêu gọi phải lắng nghe các con người và các dân tộc địa phương, thừa nhận và tôn trọng họ như những đối tác đối thoại giá trị. Họ duy trì mối liên kết trực tiếp với đất đai, họ biết thời gian và phương cách của nó, và do đó họ biết các hậu quả thảm khốc được tạo ra, nhân danh phát triển, bởi nhiều dự án. Cơ cấu chủ yếu tạo nên quốc gia đang bị thay đổi. Sự suy thoái của môi trường, buồn thay, không thể tách rời khỏi sự suy thoái luân lý của các cộng đồng chúng ta. Chúng ta không thể nghĩ về chúng như hai thực tế tách biệt.
Ví dụ, khai thác mỏ kiểu chợ đen đã trở thành mối nguy hiểm đang hủy hoại cuộc sống của người dân; rừng và sông đang bị phá hủy, với tất cả sự phong phú của chúng. Toàn bộ quá trình suy thoái này mang theo nó và khuyến khích các tổ chức hoạt động ngoài cơ cấu pháp lý; chúng làm rất nhiều anh chị em của chúng ta mất phẩm giá bằng cách bắt họ chịu cảnh buôn bán người (hình thức nô lệ mới), việc làm thất thường và tội phạm... và nhiều tệ nạn khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm giá của họ, đồng thời phẩm giá của quốc gia. Cùng nhau làm việc để bảo vệ hy vọng đòi chúng ta hết sức chú ý tới một hình thức suy thoái môi trường khác, thường rất tinh vi, ngày càng làm ô nhiễm toàn bộ hệ thống sự sống: tham nhũng. Không biết bao nhiêu sự ác đã được thực hiện cho nhân dân Châu Mỹ Latinh và các nền dân chủ của lục địa này vì thứ “siêu vi khuẩn” xã hội đó, một hiện tượng đang lây nhiễm mọi thứ, mà thiệt hại lớn nhất là đối với người nghèo và mẹ đất.
Tất cả mọi thứ đang được thực hiện để chống lại tai hoạ xã hội này đáng được chúng ta lưu ý và giúp đỡ tối đa. .. Đây là một cuộc chiến đấu liên quan đến mọi người chúng ta. “Hợp nhất để bảo vệ hy vọng” đòi một nền văn hóa trong sáng hơn nơi các thực thể công cộng, khu vực tư và xã hội dân sự. Không ai có thể bị loại ra ngoài diễn trình này. Tham nhũng là điều có thể ngăn ngừa được và kêu gọi sự cam kết nơi mọi người.
Tôi khuyến khích và thúc giục tất cả những ai đang nắm giữ các chức vụ có quyền hành, trong bất cứ lĩnh vực nào, nhấn mạnh tới con đường này để mang lại cho dân tộc và đất nước của qúy vị sự an ninh phát sinh ra từ cảm quan cho rằng Peru là nơi của hy vọng và cơ hội cho mọi người, chứ không chỉ cho một thiểu số. Bằng cách này, mọi người dân Peru có thể cảm nhận được rằng đất nước này là của họ, ở đây họ có thể liên hệ huynh đệ và bình đẳng với những người lân cận của họ và giúp đỡ người khác trong lúc họ thiếu thốn. Một lãnh thổ nơi họ có thể thể hiện tương lai của chính họ. Và theo cách này, tạo ra một Peru đủ chỗ cho mọi người thuộc “mọi dòng máu” (José María Arguedas, Todas las sangres, Buenos Aires, 1964), một lãnh thổ trong đó “lời hứa cuộc sống Peru” (Jorge Basadre, La promesa de lavida peruana, Lima, 1958) có thể đạt được.
Trước sự hiện diện của qúy vị, tôi muốn tái khẳng định cam kết của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vốn đồng hành với đời sống của quốc gia này, trong nỗ lực chung tiếp tục làm việc để Peru tiếp tục là một lãnh thổ hy vọng. Xin Thánh Rosa thành Lima cầu bầu cho mỗi người trong qúy vị và cho quốc gia được chúc phúc này.
Cảm ơn qúy vị một lần nữa.
Cuộc gặp gỡ trên diễn ra một ngày sau khi Đức Phanxicô nói chuyện với các dân tộc bản địa vùng Amazon và giới trẻ tại một nhà dành cho các trẻ em bị bỏ rơi.
Mở đầu diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Kính thưa Tổng thống,
Các Thành Viên Chính Phủ và Ngoại Giao Đoàn
Quý Nhà Cầm Quyền
Quý Đại Diện Xã Hội Dân Sự
Thưa Quý Bà và Qúy Ông, Các Bạn Thân Mến,
Khi đến tòa nhà lịch sử này, tôi cảm ơn Thiên Chúa đã cho tôi cơ hội được hiện diện trên đất nước Peru. Tôi muốn các lời lẽ của tôi là một thông điệp chào hỏi và qúy mến đối với mỗi người con trai và con gái của dân tộc này, một dân tộc mà trong các năm qua đã bảo tồn và làm phong phú túi khôn đã được truyền lại từ tổ tiên và thực sự đại diện cho một trong những di sản lớn nhất của mình.
Tôi xin cảm ơn ông Pedro Pablo Kuczynsky, Tổng thống của Quốc gia, vì lời mời của ông đến thăm đất nước và vì lời chào mừng của ông nhân danh qúy vị.
Chuyến thăm Peru của tôi có chủ đề: “Hợp nhất bởi hy vọng”. Nếu tôi có thể nói như vậy, là vì nhìn đất nườc này tự nó đã là một lý do để hy vọng rồi. Một phần lãnh thổ của qúy vị bao gồm Amazon, nơi tôi đã viếng thăm sáng nay. Đây là rừng nhiệt đới lớn nhất và là hệ thống sông rộng lớn nhất hành tinh. “Lá phổi” này, như nó vốn được gọi, là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn lao trên thế giới, vì nó là nơi sinh sống của rất nhiều chủng loại khác nhau.
Qúy vị cũng giàu có và đa dạng về các nền văn hoá, những nền văn hóa ngày một hòa hợp tương giao và tạo nên linh hồn của dân tộc này. Đó là một linh hồn được đặc trưng hóa bởi các giá trị tổ tiên như lòng hiếu khách, lòng qúy mến người khác, lòng tôn trọng và biết ơn đối với mẹ đất và tính sáng tạo ra nhiều sáng kiến mới. Nó cũng nổi bật trong cảm thức về trách nhiệm chung đối với việc phát triển mọi người, cùng nhau liên đới, một sự liên đới thường thấy trong đáp ứng của qúy vị đối với các thiên tai khác nhau mà qúy vị từng trải qua.
Về phương diện này, tôi muốn hướng về giới trẻ. Họ là những hồng phúc chủ yếu nhất mà xã hội này sở hữu. Với sự năng động và sự nhiệt tình của họ, họ hứa hẹn và khuyến khích chúng ta mơ ước một tương lai đầy hy vọng, phát sinh từ cuộc gặp gỡ giữa túi khôn cao quí của tổ tiên và những con mắt mới mẻ của giới trẻ. Tôi cũng rất vui đối với thực tế lịch sử: đó là niềm hy vọng kia ở đất nước này có khuôn mặt của sự thánh thiện. Peru đã sinh ra các vị thánh làm rạng rỡ những con đường đức tin cho toàn bộ lục địa Mỹ Châu. Chỉ xin đơn cử một vị, Thánh Martin de Porres, người con trai của hai nền văn hóa, cho thấy sức mạnh và sự phong phú sẽ đến khi người ta tập chú vào tình yêu. Tôi có thể tiếp tục nói dài hơn danh sách các lý do, cả vật chất lẫn tinh thần, để hy vọng. Peru là một lãnh thổ của hy vọng, mời gọi và thách thức người dân của nó hợp nhất. Giữa nhiều điều khác, dân tộc này có nghĩa vụ duy trì sự hợp nhất, chính là để bảo vệ tất cả các lý do để hy vọng này.
Thế nhưng, trên niềm hy vọng này, một bóng tối đang lan rộng, một đe dọa đang lộ diện. “Không bao giờ nhân loại lại có cái sức mạnh như thế trên mình, thế nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ được sử dụng một cách khôn ngoan, đặc biệt khi chúng ta xem xét việc nó hiện đang được sử dụng như thế nào” (Laudato Si, 104). Điều này hiển nhiên trong cách chúng ta đang lột bỏ khỏi trái đất các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó, mà nếu không có chúng, không hình thức sống nào có thể có cả. Việc để mất các rừng thưa và rừng rậm không chỉ có nghĩa mất mát các chủng loại vốn cũng là những nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tương lai mà còn mất mát các mối liên hệ sinh tử kết cục làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái (xem đã dẫn, 32).
Trong bối cảnh này, “thống nhất để bảo vệ hy vọng” có nghĩa là cổ vũ và phát triển một hệ sinh thái toàn diện thay thế cho “một mô hình phát triển đã lỗi thời vốn tiếp tục tạo ra sự suy thoái của con người, của xã hội và môi trường” (Thông điệp Urbi et Orbi, Lễ Giáng Sinh 2017 ). Điều này kêu gọi phải lắng nghe các con người và các dân tộc địa phương, thừa nhận và tôn trọng họ như những đối tác đối thoại giá trị. Họ duy trì mối liên kết trực tiếp với đất đai, họ biết thời gian và phương cách của nó, và do đó họ biết các hậu quả thảm khốc được tạo ra, nhân danh phát triển, bởi nhiều dự án. Cơ cấu chủ yếu tạo nên quốc gia đang bị thay đổi. Sự suy thoái của môi trường, buồn thay, không thể tách rời khỏi sự suy thoái luân lý của các cộng đồng chúng ta. Chúng ta không thể nghĩ về chúng như hai thực tế tách biệt.
Ví dụ, khai thác mỏ kiểu chợ đen đã trở thành mối nguy hiểm đang hủy hoại cuộc sống của người dân; rừng và sông đang bị phá hủy, với tất cả sự phong phú của chúng. Toàn bộ quá trình suy thoái này mang theo nó và khuyến khích các tổ chức hoạt động ngoài cơ cấu pháp lý; chúng làm rất nhiều anh chị em của chúng ta mất phẩm giá bằng cách bắt họ chịu cảnh buôn bán người (hình thức nô lệ mới), việc làm thất thường và tội phạm... và nhiều tệ nạn khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm giá của họ, đồng thời phẩm giá của quốc gia. Cùng nhau làm việc để bảo vệ hy vọng đòi chúng ta hết sức chú ý tới một hình thức suy thoái môi trường khác, thường rất tinh vi, ngày càng làm ô nhiễm toàn bộ hệ thống sự sống: tham nhũng. Không biết bao nhiêu sự ác đã được thực hiện cho nhân dân Châu Mỹ Latinh và các nền dân chủ của lục địa này vì thứ “siêu vi khuẩn” xã hội đó, một hiện tượng đang lây nhiễm mọi thứ, mà thiệt hại lớn nhất là đối với người nghèo và mẹ đất.
Tất cả mọi thứ đang được thực hiện để chống lại tai hoạ xã hội này đáng được chúng ta lưu ý và giúp đỡ tối đa. .. Đây là một cuộc chiến đấu liên quan đến mọi người chúng ta. “Hợp nhất để bảo vệ hy vọng” đòi một nền văn hóa trong sáng hơn nơi các thực thể công cộng, khu vực tư và xã hội dân sự. Không ai có thể bị loại ra ngoài diễn trình này. Tham nhũng là điều có thể ngăn ngừa được và kêu gọi sự cam kết nơi mọi người.
Tôi khuyến khích và thúc giục tất cả những ai đang nắm giữ các chức vụ có quyền hành, trong bất cứ lĩnh vực nào, nhấn mạnh tới con đường này để mang lại cho dân tộc và đất nước của qúy vị sự an ninh phát sinh ra từ cảm quan cho rằng Peru là nơi của hy vọng và cơ hội cho mọi người, chứ không chỉ cho một thiểu số. Bằng cách này, mọi người dân Peru có thể cảm nhận được rằng đất nước này là của họ, ở đây họ có thể liên hệ huynh đệ và bình đẳng với những người lân cận của họ và giúp đỡ người khác trong lúc họ thiếu thốn. Một lãnh thổ nơi họ có thể thể hiện tương lai của chính họ. Và theo cách này, tạo ra một Peru đủ chỗ cho mọi người thuộc “mọi dòng máu” (José María Arguedas, Todas las sangres, Buenos Aires, 1964), một lãnh thổ trong đó “lời hứa cuộc sống Peru” (Jorge Basadre, La promesa de lavida peruana, Lima, 1958) có thể đạt được.
Trước sự hiện diện của qúy vị, tôi muốn tái khẳng định cam kết của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vốn đồng hành với đời sống của quốc gia này, trong nỗ lực chung tiếp tục làm việc để Peru tiếp tục là một lãnh thổ hy vọng. Xin Thánh Rosa thành Lima cầu bầu cho mỗi người trong qúy vị và cho quốc gia được chúc phúc này.
Cảm ơn qúy vị một lần nữa.