Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh hóa công ăn việc làm
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:04 24/01/2017
Ngày Mồng Ba Tết
Mt 25, 14-30
Thánh hóa công ăn việc làm
Giáo Hội luôn là người Mẹ hiền, khôn ngoan và hết mực yêu thương con cái. Do đó, Giáo Hội đã dành trọn ngày mồng ba tết mỗi năm để xin mọi người cầu nguyện cho công ăn việc làm trong năm mới, xin Chúa thánh hóa công việc. Bởi vì, làm bởi con người, nhưng ban ơn là do Chúa. Giáo Hội động viên, khuyến khích chúng ta noi gương bắt chước Chúa trong việc lao động. Chúa đã tới trần gian này không phải để ăn trên ngồi trốc, không phải cứ ngồi đó rồi có của ăn. Chúa đã làm việc liên lỉ, làm việc không ngừng.Thiên Chúa Cha là Cha của Ngài làm việc và Ngài cũng làm việc không ngừng…Chúa Giêsu đã thánh hóa việc lao động và làm cho việc lao động trở nên công việc thánh…
Chúa đã đổ mồ hôi làm việc với Cha của Ngài là thánh Giuse ở Nagiarét bằng nghề thợ mộc. Gia đình của Chúa đã nêu gương làm việc cho mọi người. Ngài đã làm cho các công việc hằng ngày trở nên thánh thiêng. Những giọt mồ hôi, sự vất vả của việc lao động góp phần vào công việc cứu độ của Ngài. Chúa muốn cho chúng ta hiểu rõ làm việc là điều cần thiết, là cùng góp tay với Thiên Chúa Cha làm đẹp vũ trụ, làm giầu thế giới. Ngài đã làm cho công ăn việc làm : lao động chân tay, lao động trí óc đều có một giá trị thần học, giá trị qui hướng tất cả về Thiên Chúa. Bởi vì, qua ngày lễ mồng ba tết này, Giáo Hội muốn đề cao giá trị cần lao, giá trị của mọi công việc chân tay và trí óc. Những công việc này góp tay vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Ngài muốn con người góp công, góp sức, góp trí tuệ của mình để làm cho vũ trụ, thế giới trở nên tươi đẹp, trở nên trong sáng hơn.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ, dựng nên con người, Ngài điều khiển mọi vật trên trời dưới :” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “ ( Tv 64, 2 ) hoặc “ Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng; bốn mùa xuân hạ thu đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên “ ( St 8, 22 ). Thiên Chúa luôn điều khiển, vận hành thế giới này, Ngài muốn con người góp tay với Ngài làm cho vũ trụ và thế giới này càng ngày càng đẹp, càng hoàn hảo hơn.
Bài sách Sáng thế ký hôm nay cho thấy, con người được Thiên Chúa trao phó cho việc trông coi vũ trụ, chăm sóc đất đai, làm ra của cải để nuôi thân. Đoạn sách Công vụ tông đồ 20, 32-35 đề cao giá trị của đôi tay mà Thiên Chúa tặng ban cho con người để nhờ đôi tay mạnh mẽ, với sự điều khiển của trí óc, đôi tay sẽ làm ra của cải, làm nên những việc kỳ diệu. Tuy nhiên đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 25, 14-30 là bài học lớn lao cho con người về việc lao động. Chúa trao phó cho mỗi con người một số vốn tùy theo khả năng của mình để làm lợi cho bản thân, cho xã hội, cho ông chủ là Thiên Chúa. Lợi nhuận và của cải chỉ có thể có được do sự cần cù, chăm chỉ làm việc, cần mẫn lao động của mỗi người. Của cải không thể có được với những người biếng nhác.
Thánh Phaolô đã nói một câu thật chí lý :” Không làm việc thì đừng có ăn “ hoặc ca dao tực ngữ Việt Nam cũng có câu : “ Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say xưa tối ngày “. Lao động là thước đo để làm ra của cải. Nên, mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi người đều phải lao động. Tin Mừng cho thấy kẻ được giao một nén đã không làm lời vì làm biếng, đem của đi chôn…Chúa Giêsu và Gia Đình Thánh đã đã nêu gương nổi bật cho thế giới, cho mọi người và cho chúng ta về giá trị của việc lao động.
Ngày mồng ba tết, Giáo Hội đề cao vai trò của giới cần lao, và khuyến khích con người chịu khó lao động, đồng thời Giáo Hội dạy chúng ta “ Không có Chúa chúng ta không thể làm được gì “. Chúng ta có nhiều ước mơ, có nhiều kế hoạch, có nhiều dự phóng cho tương lai, nhưng nếu chúng ta chỉ dựa vào sức riêng của chúng ta, chúng ta sẽ thất bại. Chúa luôn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, nên, nếu chúng ta tin vào Chúa, dựa vào sức mạnh của Chúa, chúng ta sẽ thành công trong công việc.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa “ (Lời nguyện nhập lễ, ngày mồng ba tết ).
Xin Chúa giúp chúng con luôn biết yêu mến việc lao động và cần cù làm việc như Chúa Cha và Chúa Giêsu đã làm việc không ngừng. Xin Chúa chúc lành cho công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này. Amen.
Mt 25, 14-30
Thánh hóa công ăn việc làm
Giáo Hội luôn là người Mẹ hiền, khôn ngoan và hết mực yêu thương con cái. Do đó, Giáo Hội đã dành trọn ngày mồng ba tết mỗi năm để xin mọi người cầu nguyện cho công ăn việc làm trong năm mới, xin Chúa thánh hóa công việc. Bởi vì, làm bởi con người, nhưng ban ơn là do Chúa. Giáo Hội động viên, khuyến khích chúng ta noi gương bắt chước Chúa trong việc lao động. Chúa đã tới trần gian này không phải để ăn trên ngồi trốc, không phải cứ ngồi đó rồi có của ăn. Chúa đã làm việc liên lỉ, làm việc không ngừng.Thiên Chúa Cha là Cha của Ngài làm việc và Ngài cũng làm việc không ngừng…Chúa Giêsu đã thánh hóa việc lao động và làm cho việc lao động trở nên công việc thánh…
Chúa đã đổ mồ hôi làm việc với Cha của Ngài là thánh Giuse ở Nagiarét bằng nghề thợ mộc. Gia đình của Chúa đã nêu gương làm việc cho mọi người. Ngài đã làm cho các công việc hằng ngày trở nên thánh thiêng. Những giọt mồ hôi, sự vất vả của việc lao động góp phần vào công việc cứu độ của Ngài. Chúa muốn cho chúng ta hiểu rõ làm việc là điều cần thiết, là cùng góp tay với Thiên Chúa Cha làm đẹp vũ trụ, làm giầu thế giới. Ngài đã làm cho công ăn việc làm : lao động chân tay, lao động trí óc đều có một giá trị thần học, giá trị qui hướng tất cả về Thiên Chúa. Bởi vì, qua ngày lễ mồng ba tết này, Giáo Hội muốn đề cao giá trị cần lao, giá trị của mọi công việc chân tay và trí óc. Những công việc này góp tay vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Ngài muốn con người góp công, góp sức, góp trí tuệ của mình để làm cho vũ trụ, thế giới trở nên tươi đẹp, trở nên trong sáng hơn.
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ, dựng nên con người, Ngài điều khiển mọi vật trên trời dưới :” Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi “ ( Tv 64, 2 ) hoặc “ Bao lâu trái đất này còn, còn gieo còn gặt còn vun còn trồng; bốn mùa xuân hạ thu đông, ngày đêm thời tiết không ngừng luân phiên “ ( St 8, 22 ). Thiên Chúa luôn điều khiển, vận hành thế giới này, Ngài muốn con người góp tay với Ngài làm cho vũ trụ và thế giới này càng ngày càng đẹp, càng hoàn hảo hơn.
Bài sách Sáng thế ký hôm nay cho thấy, con người được Thiên Chúa trao phó cho việc trông coi vũ trụ, chăm sóc đất đai, làm ra của cải để nuôi thân. Đoạn sách Công vụ tông đồ 20, 32-35 đề cao giá trị của đôi tay mà Thiên Chúa tặng ban cho con người để nhờ đôi tay mạnh mẽ, với sự điều khiển của trí óc, đôi tay sẽ làm ra của cải, làm nên những việc kỳ diệu. Tuy nhiên đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 25, 14-30 là bài học lớn lao cho con người về việc lao động. Chúa trao phó cho mỗi con người một số vốn tùy theo khả năng của mình để làm lợi cho bản thân, cho xã hội, cho ông chủ là Thiên Chúa. Lợi nhuận và của cải chỉ có thể có được do sự cần cù, chăm chỉ làm việc, cần mẫn lao động của mỗi người. Của cải không thể có được với những người biếng nhác.
Thánh Phaolô đã nói một câu thật chí lý :” Không làm việc thì đừng có ăn “ hoặc ca dao tực ngữ Việt Nam cũng có câu : “ Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say xưa tối ngày “. Lao động là thước đo để làm ra của cải. Nên, mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi người đều phải lao động. Tin Mừng cho thấy kẻ được giao một nén đã không làm lời vì làm biếng, đem của đi chôn…Chúa Giêsu và Gia Đình Thánh đã đã nêu gương nổi bật cho thế giới, cho mọi người và cho chúng ta về giá trị của việc lao động.
Ngày mồng ba tết, Giáo Hội đề cao vai trò của giới cần lao, và khuyến khích con người chịu khó lao động, đồng thời Giáo Hội dạy chúng ta “ Không có Chúa chúng ta không thể làm được gì “. Chúng ta có nhiều ước mơ, có nhiều kế hoạch, có nhiều dự phóng cho tương lai, nhưng nếu chúng ta chỉ dựa vào sức riêng của chúng ta, chúng ta sẽ thất bại. Chúa luôn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, nên, nếu chúng ta tin vào Chúa, dựa vào sức mạnh của Chúa, chúng ta sẽ thành công trong công việc.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa “ (Lời nguyện nhập lễ, ngày mồng ba tết ).
Xin Chúa giúp chúng con luôn biết yêu mến việc lao động và cần cù làm việc như Chúa Cha và Chúa Giêsu đã làm việc không ngừng. Xin Chúa chúc lành cho công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này. Amen.
Tiếng gà gáy
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:14 24/01/2017
Tiếng gà gáy
Năm mới Đinh Dậu 2017, năm Con Gà đã cận kề. Con Gà Trống từ lâu đời đã hiện diện trong nhiều nền văn hoá Đông Tây. Hình ảnh Gà Trống được văn chương thi phú nhắc đến nhiều.
Trên nhiều ngọn tháp nhà thờ, ngoài Thánh giá, còn có tượng chú gà trống bằng đồng hay sắt thép. Ở Châu Âu biểu tượng này khá phổ biến nhưng ở Việt Nam có vài Nhà thờ cổ xây dựng theo kiến trúc Tây phương và có chú gà trống trên tháp cao. Được nhiều người biết đến nhất và gắn với cái tên Nhà thờ Con Gà là Nhà thờ Chính toà Đà lạt và Nhà thờ Chính toà Đà nẵng.
- Nhà thờ Chính toà Đà lạt là một trong những công trình mang dấu ấn kiến trúc phương Tây kết hợp kiến trúc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Với vẽ đẹp cổ kính, Nhà thờ con gà Đà lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên. Năm 1931, linh mục Céleste Nicolas, cha sở Đà Lạt thời đó, khi xây cất nhà thờ kéo dài 11 năm, ngài đã cho gắn trên chóp đỉnh Thánh giá tháp chuông một con gà trống được đúc bằng đồng, dài 66cm, cao 58cm. Con gà này có thể quay quanh một trục, để người ta biết gió thổi hướng nào.
- Nhà thờ Chính toà Đà nẵng có kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những vòng cửa quả trảm. Nhà thờ hiện nay được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng 2.1923 đến tháng 9.1924, do linh mục Louis Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú).Trên nóc nhà thờ có có biểu tượng con gà màu xám. Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc, sau nhiều năm đã được sữa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió nên người dân bản xứ kháo nhau rằng đây là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, quay chiều nào là gió mưa, chiều nào là nắng tạnh họ nắm hết.
Theo các linh mục sở tại, tượng chú gà trống trên đỉnh tháp nhà thờ mang ba ý nghĩa:
• Chú gà đánh thức: ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo thức chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết được giờ thức dậy đi lễ, đi làm…
• Chú gà báo tin: Chú là “người” đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời để liên tiếng gáy báo tin đêm đen đã qua và ngày đang đến. Chú mang biểu tượng của “người báo tin” Chúa Giêsu sống lại, đưa con người từ bóng tối tội lỗi đi vào ánh sáng.
• Chú gà nhắc bảo: ngày xưa trong sân xứ án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, thức tỉnh lương tâm và lòng tin của ông Phêrô (x. Mt 26 34.75). ngày nay tiếng gà gáy cũng nhắc bảo chúng ta như thế. (x. Năm Gà, Trần Thăng tổng hợp, Nhịp sống Tin Mừng, số 01.2017).
Dù không được gọi là nhà thờ Con Gà nhưng một số nhà thờ ở Việt Nam cũng có con gà trên ngọn tháp cao, có thể xem là những dấu tích của quá khứ. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành – Nghệ An), nhà thờ Huyên Sĩ và nhà thờ Xóm Chiếu ở Sài gòn cũng có biểu tượng chú gà trống trên tháp chuông. (x.Con gà trên tháp nhà thờ, Công Giáo và Dân tộc, Xuân Đinh dậu, tr 24-26).
Có lẽ khi vẽ bản thiết kế nhà thờ, đặt con gà trống trên đỉnh tháp chuông cao vút, các kiến trúc sư muốn nhắc đến tiếng gà gáy cảnh tỉnh Thánh Phêrô trong Phúc âm.
Khi Thánh Phêrô chối Chúa ba lần thì gà gáy. Tiếng gà gáy đã giúp Thánh Phêrô thức tỉnh và sám hối về sự bất trung đối với Thầy. Cả 4 Phúc âm đều tường thuật về tiếng gà gáy cảnh tỉnh Phêrô.
Mt 26,34-35: Đức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Mc 14, 30-31: Đức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng ông Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy."
Lc :22,34: Đức Giêsu lại nói: "Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy."
Ga 13,38: Đức Giêsu đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
Ðúng như lời Thầy đã cảnh báo, Phêrô đã run rẩy trước những tên đầy tớ vô danh tiểu tốt và mau mắn chối từ Thầy.
Mt 26,74-75: Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy." Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Mc 14, 71-72: Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó! ". Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.
Lc 22, 60-63: Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Ga 18,28: Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Tiếng gà gáy đã thức tỉnh Phêrô. Phúc âm cho biết, Ngài đã khóc lóc thảm thiết và ăn năn thống hối suốt cuộc đời.
Cách các thánh sử Matthêu, Luca và Gioan kể lại đều giống nhau ở chi tiết này : có tiếng gà gáy, sau 3 lần chối. Nhưng thánh Luca thêm một chi tiết thú vị : ông đang chối lần ba, thì gà gáy. Thánh sử Maccô kể lại hơi khác một chút : sau lần chối thứ nhất, gà gáy; sau lần chối thứ 2 và thứ 3, gà gáy lần nữa.
Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô : “nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần”, ngay trong đêm Đức Giêsu bị bắt, trước khi trời sáng. Như thế, bối cảnh “chối Thầy” là những hình ảnh thiên nhiên mang đầy ý nghĩa : hành động từ chối tương quan thuộc về xảy ra rất mau; và đó là hành động thuộc về ban đêm, thuộc về đêm tối, trước khi trời sáng; thế mà ánh sáng là biểu tượng của sự sống và tương quan thuộc về ánh sáng Đức Kitô.
Tiếng gà gáy báo cho người ta thức dậy, sau giấc ngủ. Hành động từ chối thuộc về Thầy của mình, đến ba lần, đủ nhiều để chúng ta hiểu đó là một giấc ngủ, và là một giấc ngủ mê. Tiếng gà gáy đánh thức ông Phêrô. Tuy nhiên, tiếng gà gáy, xét như hiện tượng tự nhiên vẫn chưa đủ. Bởi vì, sau tiếng gà gáy, ông nhớ lại lời Đức Giêsu. Đi đôi với hiện tượng thiên nhiên, cần phải có Lời Chúa nữa. Ông Phêrô nhớ lại lời Chúa đã nói với mình. Đó là chìa khoá của hoán cải. Chúa là Tình yêu, và trong tình yêu không có chỗ cho việc chối từ sự trở về, mà chỉ có đón nhận mà thôi.
Bản văn của Tin Mừng theo thánh Luca, còn nói đến một chi tiết rất đánh động : Chúa quay lại nhìn ông (Lc 22, 61). Như vậy Phêrô chối Thầy trong tầm nhìn của Ngài. Sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vấn hay sao? Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya, nhắc nhở lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: "trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần". Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, cõi lòng xốn xang, mình chỉ là cát bụi, phận yếu hèn và quá dễ sa ngã! Phêrô thổn thức. Mới hôm nào ông còn tuyên bố: "dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ". Thế mà, giờ đây ông lại nhát gan khi đối diện nguy nan nên đã chối Thầy đến ba lần. Và đêm hôm ấy, tiếng gà gáy đã thức tỉnh tâm hồn Phêrô.
Xuất thân là ngư phủ với bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, nên khi lầm lỗi, ngài chân thành sám hối và òa khóc như một đứa trẻ. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa.
Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là satan thì ngài cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá. Lòng mến chân thành chính là sự thánh thiện.Chúa đã từng cho Phêrô thất bại, suốt đêm không bắt được con cá nào để sáng hôm sau ngài thấy quyền năng của Chúa. Chúa đã từng cho Phêrô chìm xuống mặt nước để ngài có dịp chứng nghiệm đức tin yếu kém của mình và trông cậy vào quyền năng của Chúa. Chúa cho ngài sa ngã, chối Chúa ba lần để ngài càng thấy rõ sự yếu hèn của bản thân. Sau khi sống lại, Chúa hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô xúc động tận đáy lòng.Từ đó ngài đã cảm nghiệm huyền nhiệm tình yêu Chúa dành cho mình nên đã viết cho đoàn chiên: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1,15); “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2,9).
Từ thế kỷ IX, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở TP.Brescia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV (qua đời năm 855) quyết định mỗi thánh đường sẽ đặt sẽ đặt con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn ngũ say”.
Xuân Đinh Dậu đang về trên muôn lối. Năm Con Gà đang mở ra nhiều triển vọng tốt lành, báo trước những điều thuận lợi. Mỗi sáng sớm, con gà trống cất tiếng gáy vang trong trẻo, đúng giờ đúng canh. Tiếng gà gáy gợi nhớ thánh Phêrô tỉnh thức sám hối. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta suốt năm nay luôn biết tỉnh thức và “sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh”.
Năm mới Đinh Dậu 2017, năm Con Gà đã cận kề. Con Gà Trống từ lâu đời đã hiện diện trong nhiều nền văn hoá Đông Tây. Hình ảnh Gà Trống được văn chương thi phú nhắc đến nhiều.
Trên nhiều ngọn tháp nhà thờ, ngoài Thánh giá, còn có tượng chú gà trống bằng đồng hay sắt thép. Ở Châu Âu biểu tượng này khá phổ biến nhưng ở Việt Nam có vài Nhà thờ cổ xây dựng theo kiến trúc Tây phương và có chú gà trống trên tháp cao. Được nhiều người biết đến nhất và gắn với cái tên Nhà thờ Con Gà là Nhà thờ Chính toà Đà lạt và Nhà thờ Chính toà Đà nẵng.
- Nhà thờ Chính toà Đà lạt là một trong những công trình mang dấu ấn kiến trúc phương Tây kết hợp kiến trúc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Với vẽ đẹp cổ kính, Nhà thờ con gà Đà lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên. Năm 1931, linh mục Céleste Nicolas, cha sở Đà Lạt thời đó, khi xây cất nhà thờ kéo dài 11 năm, ngài đã cho gắn trên chóp đỉnh Thánh giá tháp chuông một con gà trống được đúc bằng đồng, dài 66cm, cao 58cm. Con gà này có thể quay quanh một trục, để người ta biết gió thổi hướng nào.
- Nhà thờ Chính toà Đà nẵng có kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những vòng cửa quả trảm. Nhà thờ hiện nay được xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng 2.1923 đến tháng 9.1924, do linh mục Louis Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú).Trên nóc nhà thờ có có biểu tượng con gà màu xám. Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc, sau nhiều năm đã được sữa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió nên người dân bản xứ kháo nhau rằng đây là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, quay chiều nào là gió mưa, chiều nào là nắng tạnh họ nắm hết.
Theo các linh mục sở tại, tượng chú gà trống trên đỉnh tháp nhà thờ mang ba ý nghĩa:
• Chú gà đánh thức: ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo thức chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết được giờ thức dậy đi lễ, đi làm…
• Chú gà báo tin: Chú là “người” đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời để liên tiếng gáy báo tin đêm đen đã qua và ngày đang đến. Chú mang biểu tượng của “người báo tin” Chúa Giêsu sống lại, đưa con người từ bóng tối tội lỗi đi vào ánh sáng.
• Chú gà nhắc bảo: ngày xưa trong sân xứ án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, thức tỉnh lương tâm và lòng tin của ông Phêrô (x. Mt 26 34.75). ngày nay tiếng gà gáy cũng nhắc bảo chúng ta như thế. (x. Năm Gà, Trần Thăng tổng hợp, Nhịp sống Tin Mừng, số 01.2017).
Dù không được gọi là nhà thờ Con Gà nhưng một số nhà thờ ở Việt Nam cũng có con gà trên ngọn tháp cao, có thể xem là những dấu tích của quá khứ. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành – Nghệ An), nhà thờ Huyên Sĩ và nhà thờ Xóm Chiếu ở Sài gòn cũng có biểu tượng chú gà trống trên tháp chuông. (x.Con gà trên tháp nhà thờ, Công Giáo và Dân tộc, Xuân Đinh dậu, tr 24-26).
Có lẽ khi vẽ bản thiết kế nhà thờ, đặt con gà trống trên đỉnh tháp chuông cao vút, các kiến trúc sư muốn nhắc đến tiếng gà gáy cảnh tỉnh Thánh Phêrô trong Phúc âm.
Khi Thánh Phêrô chối Chúa ba lần thì gà gáy. Tiếng gà gáy đã giúp Thánh Phêrô thức tỉnh và sám hối về sự bất trung đối với Thầy. Cả 4 Phúc âm đều tường thuật về tiếng gà gáy cảnh tỉnh Phêrô.
Mt 26,34-35: Đức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông Phêrô lại nói: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
Mc 14, 30-31: Đức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần". Nhưng ông Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy."
Lc :22,34: Đức Giêsu lại nói: "Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy."
Ga 13,38: Đức Giêsu đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.
Ðúng như lời Thầy đã cảnh báo, Phêrô đã run rẩy trước những tên đầy tớ vô danh tiểu tốt và mau mắn chối từ Thầy.
Mt 26,74-75: Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy." Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu đã nói: "Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối Thầy ba lần." Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Mc 14, 71-72: Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó! ". Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.
Lc 22, 60-63: Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Ga 18,28: Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Tiếng gà gáy đã thức tỉnh Phêrô. Phúc âm cho biết, Ngài đã khóc lóc thảm thiết và ăn năn thống hối suốt cuộc đời.
Cách các thánh sử Matthêu, Luca và Gioan kể lại đều giống nhau ở chi tiết này : có tiếng gà gáy, sau 3 lần chối. Nhưng thánh Luca thêm một chi tiết thú vị : ông đang chối lần ba, thì gà gáy. Thánh sử Maccô kể lại hơi khác một chút : sau lần chối thứ nhất, gà gáy; sau lần chối thứ 2 và thứ 3, gà gáy lần nữa.
Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô : “nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy 3 lần”, ngay trong đêm Đức Giêsu bị bắt, trước khi trời sáng. Như thế, bối cảnh “chối Thầy” là những hình ảnh thiên nhiên mang đầy ý nghĩa : hành động từ chối tương quan thuộc về xảy ra rất mau; và đó là hành động thuộc về ban đêm, thuộc về đêm tối, trước khi trời sáng; thế mà ánh sáng là biểu tượng của sự sống và tương quan thuộc về ánh sáng Đức Kitô.
Tiếng gà gáy báo cho người ta thức dậy, sau giấc ngủ. Hành động từ chối thuộc về Thầy của mình, đến ba lần, đủ nhiều để chúng ta hiểu đó là một giấc ngủ, và là một giấc ngủ mê. Tiếng gà gáy đánh thức ông Phêrô. Tuy nhiên, tiếng gà gáy, xét như hiện tượng tự nhiên vẫn chưa đủ. Bởi vì, sau tiếng gà gáy, ông nhớ lại lời Đức Giêsu. Đi đôi với hiện tượng thiên nhiên, cần phải có Lời Chúa nữa. Ông Phêrô nhớ lại lời Chúa đã nói với mình. Đó là chìa khoá của hoán cải. Chúa là Tình yêu, và trong tình yêu không có chỗ cho việc chối từ sự trở về, mà chỉ có đón nhận mà thôi.
Bản văn của Tin Mừng theo thánh Luca, còn nói đến một chi tiết rất đánh động : Chúa quay lại nhìn ông (Lc 22, 61). Như vậy Phêrô chối Thầy trong tầm nhìn của Ngài. Sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vấn hay sao? Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya, nhắc nhở lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: "trước khi gà gáy, con đã chối Ta ba lần". Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, cõi lòng xốn xang, mình chỉ là cát bụi, phận yếu hèn và quá dễ sa ngã! Phêrô thổn thức. Mới hôm nào ông còn tuyên bố: "dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ". Thế mà, giờ đây ông lại nhát gan khi đối diện nguy nan nên đã chối Thầy đến ba lần. Và đêm hôm ấy, tiếng gà gáy đã thức tỉnh tâm hồn Phêrô.
Xuất thân là ngư phủ với bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, nên khi lầm lỗi, ngài chân thành sám hối và òa khóc như một đứa trẻ. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa.
Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là satan thì ngài cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá. Lòng mến chân thành chính là sự thánh thiện.Chúa đã từng cho Phêrô thất bại, suốt đêm không bắt được con cá nào để sáng hôm sau ngài thấy quyền năng của Chúa. Chúa đã từng cho Phêrô chìm xuống mặt nước để ngài có dịp chứng nghiệm đức tin yếu kém của mình và trông cậy vào quyền năng của Chúa. Chúa cho ngài sa ngã, chối Chúa ba lần để ngài càng thấy rõ sự yếu hèn của bản thân. Sau khi sống lại, Chúa hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô xúc động tận đáy lòng.Từ đó ngài đã cảm nghiệm huyền nhiệm tình yêu Chúa dành cho mình nên đã viết cho đoàn chiên: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1,15); “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2,9).
Từ thế kỷ IX, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở TP.Brescia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV (qua đời năm 855) quyết định mỗi thánh đường sẽ đặt sẽ đặt con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn ngũ say”.
Xuân Đinh Dậu đang về trên muôn lối. Năm Con Gà đang mở ra nhiều triển vọng tốt lành, báo trước những điều thuận lợi. Mỗi sáng sớm, con gà trống cất tiếng gáy vang trong trẻo, đúng giờ đúng canh. Tiếng gà gáy gợi nhớ thánh Phêrô tỉnh thức sám hối. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta suốt năm nay luôn biết tỉnh thức và “sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh”.
Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại - Ngày 25 Tháng Hai
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:21 24/01/2017
Cú ngã ngựa lịch sử
Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca của vị Tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.
Cuộc sống bôn ba vì Nước Trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?... Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết rằng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hy lạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.
Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong chân dung thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
1. Cú ngã ngựa chia đôi cuộc đời.
- Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi "tại sao?" đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là "Phaolô" đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.
- Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận "tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi"
- Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng do những người Biệt phái cũ của ông.
- Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.
- Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: "Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi".
Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa Nhật, TGP Sàigòn, tháng 01. 2008).
2. Cú ngã ngựa, một dấu ấn không phai.
Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì "Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó, tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô. Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ, là bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô, và được thuộc về Ngài, không có sự sông chính của riêng tôi, sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô... ( Pl 3, 7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: "vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp; không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ; vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu" (Gal 3, 27-28). Vì Đức Kitô là "tất cả mọi sự và trong mọi người" ( Cl 3, 11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9, 3-18; 2Cr 11, 8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những "... lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi"; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi "phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng" (2Cor 11, 23-27). Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ có khi không khỏi nao núng:" anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài". Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai... (2 Tim 1, 8-12). Vì đức Kitô "tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích" (2Tim 2, 9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình "Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành" (2Cor 12, 9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy "chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn; lâm bĩ nhưng không mạt lộ; bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt" (2Cor 4, 8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức "Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng" (1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài " tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi"(Gal 2, 20).
3. Những cú "ngã ngựa" trong đời tín hữu.
Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô. Từ một kẻ thù, Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sẵn sàng chết vì Người.
Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo.... Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39)
Nhìn vào biến cố "ngã ngựa" của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp thấy rất nhiều những cú "ngã ngựa". Có những cú "ngã ngựa" trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có những cú "ngã ngựa" trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe...
Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn "ngã ngựa" chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn "ngã ngựa" như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam - Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. "Tội hồng phúc" là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang.
Và cú "ngã ngựa" của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại.
Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu "ngã ngựa" là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.
Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca của vị Tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.
Cuộc sống bôn ba vì Nước Trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?... Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết rằng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hy lạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.
Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong chân dung thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
1. Cú ngã ngựa chia đôi cuộc đời.
- Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi "tại sao?" đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là "Phaolô" đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.
- Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận "tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi"
- Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng do những người Biệt phái cũ của ông.
- Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.
- Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: "Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi".
Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa Nhật, TGP Sàigòn, tháng 01. 2008).
2. Cú ngã ngựa, một dấu ấn không phai.
Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì "Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó, tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô. Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ, là bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô, và được thuộc về Ngài, không có sự sông chính của riêng tôi, sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô... ( Pl 3, 7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: "vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp; không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ; vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu" (Gal 3, 27-28). Vì Đức Kitô là "tất cả mọi sự và trong mọi người" ( Cl 3, 11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9, 3-18; 2Cr 11, 8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những "... lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi"; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi "phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng" (2Cor 11, 23-27). Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ có khi không khỏi nao núng:" anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài". Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai... (2 Tim 1, 8-12). Vì đức Kitô "tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích" (2Tim 2, 9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình "Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành" (2Cor 12, 9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy "chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn; lâm bĩ nhưng không mạt lộ; bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt" (2Cor 4, 8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức "Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng" (1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài " tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi"(Gal 2, 20).
3. Những cú "ngã ngựa" trong đời tín hữu.
Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô. Từ một kẻ thù, Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sẵn sàng chết vì Người.
Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo.... Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39)
Nhìn vào biến cố "ngã ngựa" của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp thấy rất nhiều những cú "ngã ngựa". Có những cú "ngã ngựa" trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có những cú "ngã ngựa" trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe...
Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn "ngã ngựa" chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn "ngã ngựa" như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam - Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. "Tội hồng phúc" là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang.
Và cú "ngã ngựa" của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại.
Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu "ngã ngựa" là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.
Chúa Muốn Con Người Hạnh Phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:18 24/01/2017
Chúa Muốn Con Người Hạnh Phúc
Suy niệm Chúa Nhật IV - Năm A
(Mt 5, 1-12a )
Chúa Nhật thứ IV thường niên A năm nay trùng vào ngày Mùng Hai Tết Nguyên Đán năm 2017, thật là ý nghĩa khi chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng (Mt 5, 1-12a) đọc trong Thánh lễ Giao thừa, chúng ta có thể khẳng định rằng : Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc. Suy diễn này không có quá ảo tưởng, vì vào khởi đầu của Kitô giáo, các thành phần của Giáo Hội cũng được gọi là "những người diễm phúc". Thiên Chúa là Hạnh Phúc, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc, nên Ngài thi ân giáng phúc cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta không chỉ hạnh phúc tạm thời, mà còn hạnh phúc luôn mãi cả đời này và đời sau. Quả thực, người kitô nhờ Bí tích Rửa tội, được kết hiệp với Chúa Giêsu là Quả Phúc nơi cung lòng Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc, nên chúng ta hạnh phúc là lẽ đương nhiên.
Ngày đâu năm, chúng ta đã đi chúc tết nhau, ngoài bánh chưng, bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc. Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau là bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn... người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là nguồn mạch mọi ân phúc, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Đoạn Tin Mừng đọc trong Thánh lễ hôm nay minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mt 5:1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo Chúa Giêsu lại là những người có phúc. Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó, mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó, không cậy dựa vào tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc.
Chúa Giêsu là hiện thận của Chúa Cha là Hạnh Phúc, Người cũng muốn chúng ta có được hạnh phúc, nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10).
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật IV - Năm A
(Mt 5, 1-12a )
Chúa Nhật thứ IV thường niên A năm nay trùng vào ngày Mùng Hai Tết Nguyên Đán năm 2017, thật là ý nghĩa khi chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng (Mt 5, 1-12a) đọc trong Thánh lễ Giao thừa, chúng ta có thể khẳng định rằng : Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc. Suy diễn này không có quá ảo tưởng, vì vào khởi đầu của Kitô giáo, các thành phần của Giáo Hội cũng được gọi là "những người diễm phúc". Thiên Chúa là Hạnh Phúc, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc, nên Ngài thi ân giáng phúc cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta không chỉ hạnh phúc tạm thời, mà còn hạnh phúc luôn mãi cả đời này và đời sau. Quả thực, người kitô nhờ Bí tích Rửa tội, được kết hiệp với Chúa Giêsu là Quả Phúc nơi cung lòng Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc, nên chúng ta hạnh phúc là lẽ đương nhiên.
Ngày đâu năm, chúng ta đã đi chúc tết nhau, ngoài bánh chưng, bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc. Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau là bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn... người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là nguồn mạch mọi ân phúc, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Đoạn Tin Mừng đọc trong Thánh lễ hôm nay minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mt 5:1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo Chúa Giêsu lại là những người có phúc. Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó, mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó, không cậy dựa vào tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc.
Chúa Giêsu là hiện thận của Chúa Cha là Hạnh Phúc, Người cũng muốn chúng ta có được hạnh phúc, nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10).
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Từ mối phúc thứ ba đến giờ Giao Thừa
Lm Vũ Xuân Hạnh
14:39 24/01/2017
Từ mối phúc thứ ba đến giờ Giao Thừa
Tôi đã từng nghe ca sĩ Cẩm Vân hát Xuân và tuổi trẻ. Cả nhạc, cả lời của bài hát, và cách biểu diễn khéo léo của Cẩm Vân, đã làm bộc lộ tất cả nỗi vui, sự hào hứng rạo rực của lòng người khi ngắm tiết xuân. Nào là:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về giữa ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng,
Ta muốn luôn luôn cười cùng hoa.
Rồi:
Ta hát ca bên đời xuân mới.
Hay là:
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.
Đất trời vào xuân, lòng người cũng rộn ràng đón xuân. Mùa xuân là mùa của niềm vui, của hạnh phúc…
Mùa xuân vốn đẹp. Giờ phút chuyển giao năm cũ sang năm mới vốn thiêng liêng, lại diễn ra trong tiết xuân tươi lại càng làm cho giờ giao thừa thêm tươi, hạnh phúc và ý nghĩa vô cùng.
Hôm nay, hướng về giờ phút giao mùa linh thiêng ấy, tôi lại nhận ra mối phúc thứ ba: “Phúc cho ai lo phiền sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”, là lời mà Chúa nói với riêng tôi, để tôi cảm nhận rằng mùa xuân mà tôi đang tận hưởng là ơn phúc lớn lắm, ơn phúc bởi trời.
Từ trong những suy nghĩ ngang qua Lời Chúa, tôi hiểu rằng, niềm vui đón xuân của lòng người không phải là thú vui từ chuyện ăn thua trong những ván bài, cũng không phải sự lãng phí nhằm khoe khoang của cải dư vật của mình, không phải là những cuộc tổ chức ăn uống nổi đình, nổi đám, cũng không phải là những món quà được trao đi tặng lại để “tạ ơn” sau một phi vụ vô lương nào đó, hoặc che đậy bằng những món quà nhằm mua quan bán chức… Và càng không phải là những thú vui kém cỏi, lợi dụng những dịp lễ hội như thế này để thỏa mãn cơn đói tình dục…
Từ trong những suy nghĩ ngang qua Lời Chúa: “Phúc cho ai đau buồn vì họ sẽ được ủi an”, tôi hiểu rằng, niềm vui ngày Tết, nhất là giờ phút Giao thừa linh thiêng, lắng đọng tâm hồn, là một niềm vui chan chứa tận trong hồn, một niềm vui đã trở thành mối phúc: “Phúc cho ai đau buồn…”.
Một năm trôi qua, có biết bao nhiêu ưu tư, vất vả; biết bao nhiêu lo toan cho cuộc sống mà mỗi người phải mang, phải gánh.
Tôi đã từng chứng kiến những em bé mười hai, mười ba tuổi, đầu đội trời, chân đạp đất lang thang giữa trưa nắng gắt hay buổi chiều mưa tầm tã, bán từng tờ vé số.
Tôi đã thấy những người cha mặc áo không đủ lành đạp xe ba gác, phụ hồ…
Hay những người mẹ bàn tay chai sần buôn gánh, bán bưng chắt chiu từng đồng để sinh sống, để nuôi con.
Tôi cũng đã từng chứng kiến những giọt nước mắt của những người thân khóc những người thân từ giã cuộc đời…
Đó không là những sầu khổ hay sao? Nhưng cũng chính trong tiết xuân này, ôn lại chặng đường của một năm như thế, để thấy rằng tình yêu của Chúa lớn lắm. Chúa đã bao bọc, đã che chở từng người, để hôm nay ta còn tận hưởng niềm vui của phút Giao thừa và của những ngày Tết.
Những ngày tết vui, ta được trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Những sầu khổ, những lo toan bộn bề của cả một năm qua đã cho ta cơm ăn áo mặc. Những giọt mồ hôi của sự vất vả lại chính là những việc làm lương thiện giúp bản thân, giúp gia đình có phương tiện sinh sống. Giờ này ta cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thản, bởi lương tâm không có gì vướng mắc.
Đó không là niềm an ủi hay sao? Bởi đó, những sầu khổ mới có thể được gọi là mối phúc. Nếu Chúa hứa ban niềm an ủi trên nước Thiên đàng cho những ai sầu khổ dưới trần, thì niềm an ủi đó đang được thực hiện trong cuộc sống hôm nay.
Đó cũng chính là lý do để ta cảm tạ Chúa, vì Người đã biến những lo âu của đời mình thành niềm hạnh phúc. Ta hãy tiep tục cầu nguyện, xin cho một năm mới nữa luôn bình an. Xin Người biến những vất vả trong suốt năm mới thành niềm an ủi vô biên mà Chúa đã hứa cho những ai tận trung với Chúa.
Xin kính chúc bạn một năm mới thật vui và hạnh phúc.
Tôi đã từng nghe ca sĩ Cẩm Vân hát Xuân và tuổi trẻ. Cả nhạc, cả lời của bài hát, và cách biểu diễn khéo léo của Cẩm Vân, đã làm bộc lộ tất cả nỗi vui, sự hào hứng rạo rực của lòng người khi ngắm tiết xuân. Nào là:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về giữa ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng,
Ta muốn luôn luôn cười cùng hoa.
Rồi:
Ta hát ca bên đời xuân mới.
Hay là:
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.
Đất trời vào xuân, lòng người cũng rộn ràng đón xuân. Mùa xuân là mùa của niềm vui, của hạnh phúc…
Mùa xuân vốn đẹp. Giờ phút chuyển giao năm cũ sang năm mới vốn thiêng liêng, lại diễn ra trong tiết xuân tươi lại càng làm cho giờ giao thừa thêm tươi, hạnh phúc và ý nghĩa vô cùng.
Hôm nay, hướng về giờ phút giao mùa linh thiêng ấy, tôi lại nhận ra mối phúc thứ ba: “Phúc cho ai lo phiền sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an”, là lời mà Chúa nói với riêng tôi, để tôi cảm nhận rằng mùa xuân mà tôi đang tận hưởng là ơn phúc lớn lắm, ơn phúc bởi trời.
Từ trong những suy nghĩ ngang qua Lời Chúa, tôi hiểu rằng, niềm vui đón xuân của lòng người không phải là thú vui từ chuyện ăn thua trong những ván bài, cũng không phải sự lãng phí nhằm khoe khoang của cải dư vật của mình, không phải là những cuộc tổ chức ăn uống nổi đình, nổi đám, cũng không phải là những món quà được trao đi tặng lại để “tạ ơn” sau một phi vụ vô lương nào đó, hoặc che đậy bằng những món quà nhằm mua quan bán chức… Và càng không phải là những thú vui kém cỏi, lợi dụng những dịp lễ hội như thế này để thỏa mãn cơn đói tình dục…
Từ trong những suy nghĩ ngang qua Lời Chúa: “Phúc cho ai đau buồn vì họ sẽ được ủi an”, tôi hiểu rằng, niềm vui ngày Tết, nhất là giờ phút Giao thừa linh thiêng, lắng đọng tâm hồn, là một niềm vui chan chứa tận trong hồn, một niềm vui đã trở thành mối phúc: “Phúc cho ai đau buồn…”.
Một năm trôi qua, có biết bao nhiêu ưu tư, vất vả; biết bao nhiêu lo toan cho cuộc sống mà mỗi người phải mang, phải gánh.
Tôi đã từng chứng kiến những em bé mười hai, mười ba tuổi, đầu đội trời, chân đạp đất lang thang giữa trưa nắng gắt hay buổi chiều mưa tầm tã, bán từng tờ vé số.
Tôi đã thấy những người cha mặc áo không đủ lành đạp xe ba gác, phụ hồ…
Hay những người mẹ bàn tay chai sần buôn gánh, bán bưng chắt chiu từng đồng để sinh sống, để nuôi con.
Tôi cũng đã từng chứng kiến những giọt nước mắt của những người thân khóc những người thân từ giã cuộc đời…
Đó không là những sầu khổ hay sao? Nhưng cũng chính trong tiết xuân này, ôn lại chặng đường của một năm như thế, để thấy rằng tình yêu của Chúa lớn lắm. Chúa đã bao bọc, đã che chở từng người, để hôm nay ta còn tận hưởng niềm vui của phút Giao thừa và của những ngày Tết.
Những ngày tết vui, ta được trở về đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Những sầu khổ, những lo toan bộn bề của cả một năm qua đã cho ta cơm ăn áo mặc. Những giọt mồ hôi của sự vất vả lại chính là những việc làm lương thiện giúp bản thân, giúp gia đình có phương tiện sinh sống. Giờ này ta cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thản, bởi lương tâm không có gì vướng mắc.
Đó không là niềm an ủi hay sao? Bởi đó, những sầu khổ mới có thể được gọi là mối phúc. Nếu Chúa hứa ban niềm an ủi trên nước Thiên đàng cho những ai sầu khổ dưới trần, thì niềm an ủi đó đang được thực hiện trong cuộc sống hôm nay.
Đó cũng chính là lý do để ta cảm tạ Chúa, vì Người đã biến những lo âu của đời mình thành niềm hạnh phúc. Ta hãy tiep tục cầu nguyện, xin cho một năm mới nữa luôn bình an. Xin Người biến những vất vả trong suốt năm mới thành niềm an ủi vô biên mà Chúa đã hứa cho những ai tận trung với Chúa.
Xin kính chúc bạn một năm mới thật vui và hạnh phúc.
Biết ơn Chúa, Cảm ơn nhau
Lm. Jb Nguyễn Mùng
14:44 24/01/2017
Biết ơn Chúa, Cảm ơn nhau
(Bài nói chuyện với các Đan nữ Carmel Phú Cường)
Tất cả chúng ta, từ tấm bé, bất kể nơi nhà thờ, nhà riêng, trong lớp học, ngoài đường, ngoài phố…, ai cũng từng được dạy, được học, được nghe, được thấy những lời hay hành động tuy ngắn gọn nhưng vô cùng đẹp và thiết thực: “Xin làm ơn...”, “Xin thứ lỗi...”, “Xin cám ơn...”. Có thể nói, chúng là những ngôn từ, những hành động giúp mở ra cho một cuộc sống mang xã hội tính của con người.
Và một trong ba lời cần thiết ấy, có lẽ lời “cám ơn” được dùng nhiều nhất. Nó cũng là chiếc chìa khóa mở được nhiều “cánh cửa đời” nhất cho các tương quan dù là cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, hay tập thể dành cho nhau.
I. CÁM ƠN NHAU.
Bâng khuân giữa tiếc trời dịu mát của những ngày cuối năm, với nhiều bông hoa rực rỡ, nhiều hàng quán, nhiều quà tặng trao gởi cho nhau, đều được trưng bày sặc sỡ, đẹp mắt, chúng ta nói với nhau về hai tiếng cám ơn mà mình dâng lên Thiên Chúa và dành cho nhau.
Lòng biết ơn chính là món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất, lung linh nhất, làm vui lòng nhất mà chúng ta có thể gởi trao. Bởi dù món quà vật chất có đẹp, nhưng không được trao tặng khởi đi từ lòng biết ơn, mà chỉ là bổn phận phải làm, chỉ là sự che đậy trá hình, chỉ là thái độ lợi dụng, chỉ là sự trục lợi, chỉ là hình thức thuần túy…, chúng không còn ý nghĩa, lắm khi còn xúc phạm nhau, tạo thêm cho xã hội, vốn quá nhiều hỗn tạp, sự giả trá lên ngôi…
Những ngày cuối năm, chuẩn bị cho thời điểm vào đầu năm mới thiêng liêng này, là Kitô hữu, chúng ta trao cho nhau món quà đẹp nhất, đó là lời cám ơn chân thành dành cho tất cả những ai đang cận kề bên ta từng ngày.
Cám ơn là bước sơ đẳng cho thấy một người có thể “biết người, biết ta”. Khi nhận ra mình, nhận ra người để có thể nói lời cám ơn, xa hơn, cưu mang lòng biết ơn, cho thấy giá trị làm người của chính người đó. Họ được xem là có nhân cách, là người tế nhị, dễ mến…
“Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Chắc chắn lòng biết ơn phải phát xuấn từ trái tim của một con người nhân hậu, khoan dung, luôn nghĩ đến người khác. Biết ơn là tình cảm của người thọ ơn dành cho người làm ơn. Đó cũng chắc chắn là người có nền tảng sống, có giáo dục.
Rất tiếc, lòng biết ơn lẽ ra phải là tình cảm rất bình thường của đời sống, thì lại trở nên khang hiếm. Người ta nhận ơn của nhau thì nhiều, nhưng biết ơn nhau thì lại chẳng bao nhiêu.
Không ai tự nhiên mà sinh ra, lớn lên, rồi thành nhân, thành danh. Từng giây phút trong đời, ta đều có những tương quan. Mỗi tương quan, tùy theo từng dạng thức mà chúng có thể cho ta cuộc sống, cho ta sự sống, cho ta nghị lực sống, cho ta tình yêu sống, cho ta vốn sống, và cho ta thành người sống đúng nghĩa là người.
Bởi những gì ta đang có hôm nay, đâu phải do một mình ta mà có. Vì thế, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là cái hồn của cuộc đời.
Một thời, trên các trang báo, người ta nói đến người thanh niên Thái Lan tên là Klanarong Srisakul. Anh được hàng triệu người trên thế giới biết đến, vì trong lễ tốt nghiệp, anh vận nguyên lễ phục của Đại học Chualongkorn danh tiếng nhất nước, tìm người cha của mình và quỳ sấp mặt sát đất lạy ông bên chiếc xe tải đầy rác bẩn. Anh bày tỏ lòng biết ơn với người cha mới chỉ học hết lớp bốn, nhưng đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy anh.
Trên trang cá nhân, Klanarong Srisakul tâm sự, cha anh là một người lái xe chở rác. Khi còn là một đứa trẻ, anh đã từng xấu hổ về người cha lam lũ của mình. Nhiều lần, Klanarong Srisakul tự hỏi tại sao cha mình không mặc đồng phục đẹp, như đồng phục của cảnh sát hay quân đội giống những người cha khác…
Thủi thủi bên nhau, đùm bọc lấy nhau, hai cha con cùng chung một giấc mơ. Cha anh chỉ học đến lớp bốn, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là con ông được đi học. “Ông nói với tôi rằng, gia đình tôi chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đi học. Tôi muốn trở thành một người lính, nhưng tôi đã không vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm”…
Những giọt nước mắt của người cha lam lũ, đáng thương, đáng quý đã dồn quyết tâm, giúp chàng trai vượt mọi trở ngại. Anh đã đậu ngành kỹ thuật của trường Chualongkorn, một ngôi trường được xem là một trong một trăm ngôi trường kỹ thuật tốt nhất thế giới. Và hôm nay, anh đã tốt nghiệp…
Chúng ta xót xa, có khi còng đắng lòng, vì có những người không biết quý sự giúp đỡ của bạn bè; có những người hành hạ người sống bên cạnh mình cách tàn bạo; có những người chồng không bao giờ nói lời cám ơn vợ, thậm chí còn bạo hành một cách đáng lên án đối với vợ mình; có những người vợ không nhận biết công khó của chồng và cũng có bao nhiêu đứa con không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ…
Người thọ ơn mà không nói lời cảm ơn, không biết ơn, không bày tỏ lòng biết ơn, không những khiến người làm ơn buồn và thất vọng, nhưng cũng nói lên sự thiếu trưởng thành của chính người đó. Để không bị xem là người vong ơn và không trưởng thành, trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần ghi nhận công ơn của người xung quanh.
Bày tỏ lòng biết ơn là cách ta thiết lập một cuộc sống chung yên bình, dễ cảm thông, dễ tha thứ, dễ đón nhận nhau…
Tôi muốn nói lời cám ơn quý chị em. Tôi được đến đây và luôn cảm thấy thoải mái, lại còn được ngồi đây thường xuyên để nói chuyện với cả nhà. Đó là danh dự mà nhà dòng ban cho tôi.
Tôi cám ơn từng thức ăn, thức uống mà mỗi lần tôi đến, cả nhà chuẩn bị cho tôi. Tôi cám ơn những món quà, từng lời động viên, lời hỏi thăm, cám ơn từng sự quan tâm, lo lắng, từng sự tiếp đón… mà mọi người ở đây trao cho tôi.
Đặc biệt, tôi cám ơn nhiều về biết bao nhiêu lời chuyển cầu quý chị em dâng lên Thiên Chúa mà tôi được hưởng nhờ. Tôi cám ơn nhiều, nhiều lắm. Không thể kể hết được, tôi chỉ xin nói gọn mấy tiếng trên môi, nhưng gói cả tấm lòng mình: Cám ơn các chị em!
II. NHẬN RA CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Và ý thức sự hiện diện của Chúa phủ đầy yêu thương để sống lòng biết ơn với Chúa.
“Ta đã dẫn các ngươi bốn mươi năm trong sa mạc, mà áo các ngươi mặc đã không rách, dép chân các ngươi đi đã không mòn. Của ăn các ngươi không phải là bánh, thức uống các ngươi không phải là rượu và đồ uống có men, để các ngươi biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 29, 4-5).
“Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7, 23).
“Từ ngày cha ông chúng ra khỏi đất Aicập tới nay, ngày này qua ngày khác, Ta không ngừng sai tất cả các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ đến với chúng” (Gr 7, 25).
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giã, là dâng thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 3, 9).
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 17-18).
Những lời đầy yêu thương, an ủi như thế, chúng ta vô cùng dễ dàng tìm thấy trong cả cuốn Thánh Kinh, bất kể Cựu hay Tân Ước.
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã là Thiên Chúa thích hiện diện. Người ở cùng chúng ta. Người kêu gọi chúng ta. Người tuyển chọn chúng ta. Người sống trong chúng ta. Người dắt dìu chúng ta. Người che chở chúng ta. Người thánh hiến chúng ta. Người không ngừng cứu độ chúng ta…
Không thể kể hết mọi điều Thiên Chúa, vì lòng xót thương, luôn ham thích hiện diện và giáng mọi ơn, trao mọi tặng phẩm trên cuộc đời mỗi con người.
Suy niệm và cảm nhận Lời Thiên Chúa, để ngày qua ngày, chúng ta sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa bằng cách ý thức luôn, Chúa đang hiện diện.
Nơi chúng ta, dù bất kỳ tình trạng nào: phức tạp nhất, kịch tính nhất, hay thoải mái nhất, vui tươi nhất, Chúa luôn có đó, luôn ân cần, luôn từ tâm, luôn thông chia, luôn đôn hậu, luôn là “khiên che thuẫn đỡ” (Tv 91, 4).
Thấy Chúa luôn hiện diện để trong thương đau sẽ không ngã lòng; trong vui tươi không quên nhiệm vụ; trong từng ngày lặng lẽ trôi sẽ thấy niềm vui phục vụ; trong sự bị hiểu lầm, luôn trọn niềm tín thác; trong khi bị chống đối, sẽ nhận ra khuôn mặt dịu dàng của Chúa; trong cám dỗ sẽ chống trả vững vàng; trong sự bị đốn ngã do tội, sẽ mạnh mẽ đứng lên; trong mọi cái nhìn sẽ là những cái nhìn thánh thiện; trong mọi bận bịu sẽ tận hưởng niềm vui dâng hiến; trong lúc giải lao sẽ nhận ra ơn Chúa phủ đầy; trong giờ cầu nguyện sẽ thêm yêu mến; trong giờ làm việc sẽ thêm hăng say; trong nỗi đơn côi sẽ nhận ra Chúa đồng hành; trong bệnh tật sẽ thấy Chúa là sức sống; trong những thổn thức giữa những bi – hài của cuộc đời sẽ cảm nhận tình yêu quan phòng của Chúa…
Cảm nhận Chúa hiện diện để thấy lòng thương xót của Chúa dành cho chúng ta lớn không thể nói hết.“Mầu nhiệm của lòng thương xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại” là lời của bài giảng nhân lễ kính Lòng Chúa thương xót năm 2011, của Đức Gioan Phaolô II, đã chứng minh: Lòng thương xót của Chúa là một quyền năng vô bờ của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người, để con người cứng cát vượt thoát mọi rào cản, nhằm nâng số phận của mình đi lên phía Thiên Chúa. “Số phận”, bởi đó, “đã thay đổi tận gốc.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Hãy sống niềm vui Chúa hiện diện. Nhờ đó, cuộc đời ta, từng giây, từng phút, sẽ chạm đến lòng Chúa, sẽ tận hưởng tình yêu của Chúa, sẽ sở hữu lòng thương xót vô biên của Chúa, sẽ hòa nhập nơi trái tim giàu nhân nghĩa của Chúa, nhờ đó, ta được Chúa thay đổi số phận của ta.
Ý thức Chúa hiện diện là cách sống lòng biết ơn Chúa. Thấy Chúa hiện diện từng giây phút của đời mình, ta sẽ sợ và tránh xa mọi nguy hiểm cướp mất sự sống của linh hồn. Biết Chúa luôn bên ta, ta sẽ không dám có bất cứ một mảy may, dù là suy nghĩ hay hành động phản bội lòng yêu thương của Người.
Hãy đọc lại Thánh vịnh 32, để chúng ta hòa cùng mạc khải của Chúa nơi lời Thánh vịnh mà cảm tạ Chúa. Nhất là trong thời điểm chuẩn bị vào năm mới, lời Thánh vịnh càng là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.
Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.
Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin...
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.
Tạ ơn Chúa ngày cuối năm.
(Bài nói chuyện với các Đan nữ Carmel Phú Cường)
Tất cả chúng ta, từ tấm bé, bất kể nơi nhà thờ, nhà riêng, trong lớp học, ngoài đường, ngoài phố…, ai cũng từng được dạy, được học, được nghe, được thấy những lời hay hành động tuy ngắn gọn nhưng vô cùng đẹp và thiết thực: “Xin làm ơn...”, “Xin thứ lỗi...”, “Xin cám ơn...”. Có thể nói, chúng là những ngôn từ, những hành động giúp mở ra cho một cuộc sống mang xã hội tính của con người.
Và một trong ba lời cần thiết ấy, có lẽ lời “cám ơn” được dùng nhiều nhất. Nó cũng là chiếc chìa khóa mở được nhiều “cánh cửa đời” nhất cho các tương quan dù là cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, hay tập thể dành cho nhau.
I. CÁM ƠN NHAU.
Bâng khuân giữa tiếc trời dịu mát của những ngày cuối năm, với nhiều bông hoa rực rỡ, nhiều hàng quán, nhiều quà tặng trao gởi cho nhau, đều được trưng bày sặc sỡ, đẹp mắt, chúng ta nói với nhau về hai tiếng cám ơn mà mình dâng lên Thiên Chúa và dành cho nhau.
Lòng biết ơn chính là món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất, lung linh nhất, làm vui lòng nhất mà chúng ta có thể gởi trao. Bởi dù món quà vật chất có đẹp, nhưng không được trao tặng khởi đi từ lòng biết ơn, mà chỉ là bổn phận phải làm, chỉ là sự che đậy trá hình, chỉ là thái độ lợi dụng, chỉ là sự trục lợi, chỉ là hình thức thuần túy…, chúng không còn ý nghĩa, lắm khi còn xúc phạm nhau, tạo thêm cho xã hội, vốn quá nhiều hỗn tạp, sự giả trá lên ngôi…
Những ngày cuối năm, chuẩn bị cho thời điểm vào đầu năm mới thiêng liêng này, là Kitô hữu, chúng ta trao cho nhau món quà đẹp nhất, đó là lời cám ơn chân thành dành cho tất cả những ai đang cận kề bên ta từng ngày.
Cám ơn là bước sơ đẳng cho thấy một người có thể “biết người, biết ta”. Khi nhận ra mình, nhận ra người để có thể nói lời cám ơn, xa hơn, cưu mang lòng biết ơn, cho thấy giá trị làm người của chính người đó. Họ được xem là có nhân cách, là người tế nhị, dễ mến…
“Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim”. Chắc chắn lòng biết ơn phải phát xuấn từ trái tim của một con người nhân hậu, khoan dung, luôn nghĩ đến người khác. Biết ơn là tình cảm của người thọ ơn dành cho người làm ơn. Đó cũng chắc chắn là người có nền tảng sống, có giáo dục.
Rất tiếc, lòng biết ơn lẽ ra phải là tình cảm rất bình thường của đời sống, thì lại trở nên khang hiếm. Người ta nhận ơn của nhau thì nhiều, nhưng biết ơn nhau thì lại chẳng bao nhiêu.
Không ai tự nhiên mà sinh ra, lớn lên, rồi thành nhân, thành danh. Từng giây phút trong đời, ta đều có những tương quan. Mỗi tương quan, tùy theo từng dạng thức mà chúng có thể cho ta cuộc sống, cho ta sự sống, cho ta nghị lực sống, cho ta tình yêu sống, cho ta vốn sống, và cho ta thành người sống đúng nghĩa là người.
Bởi những gì ta đang có hôm nay, đâu phải do một mình ta mà có. Vì thế, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là cái hồn của cuộc đời.
Một thời, trên các trang báo, người ta nói đến người thanh niên Thái Lan tên là Klanarong Srisakul. Anh được hàng triệu người trên thế giới biết đến, vì trong lễ tốt nghiệp, anh vận nguyên lễ phục của Đại học Chualongkorn danh tiếng nhất nước, tìm người cha của mình và quỳ sấp mặt sát đất lạy ông bên chiếc xe tải đầy rác bẩn. Anh bày tỏ lòng biết ơn với người cha mới chỉ học hết lớp bốn, nhưng đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy anh.
Trên trang cá nhân, Klanarong Srisakul tâm sự, cha anh là một người lái xe chở rác. Khi còn là một đứa trẻ, anh đã từng xấu hổ về người cha lam lũ của mình. Nhiều lần, Klanarong Srisakul tự hỏi tại sao cha mình không mặc đồng phục đẹp, như đồng phục của cảnh sát hay quân đội giống những người cha khác…
Thủi thủi bên nhau, đùm bọc lấy nhau, hai cha con cùng chung một giấc mơ. Cha anh chỉ học đến lớp bốn, vì thế ước mơ lớn nhất của ông là con ông được đi học. “Ông nói với tôi rằng, gia đình tôi chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đi học. Tôi muốn trở thành một người lính, nhưng tôi đã không vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm”…
Những giọt nước mắt của người cha lam lũ, đáng thương, đáng quý đã dồn quyết tâm, giúp chàng trai vượt mọi trở ngại. Anh đã đậu ngành kỹ thuật của trường Chualongkorn, một ngôi trường được xem là một trong một trăm ngôi trường kỹ thuật tốt nhất thế giới. Và hôm nay, anh đã tốt nghiệp…
Chúng ta xót xa, có khi còng đắng lòng, vì có những người không biết quý sự giúp đỡ của bạn bè; có những người hành hạ người sống bên cạnh mình cách tàn bạo; có những người chồng không bao giờ nói lời cám ơn vợ, thậm chí còn bạo hành một cách đáng lên án đối với vợ mình; có những người vợ không nhận biết công khó của chồng và cũng có bao nhiêu đứa con không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ…
Người thọ ơn mà không nói lời cảm ơn, không biết ơn, không bày tỏ lòng biết ơn, không những khiến người làm ơn buồn và thất vọng, nhưng cũng nói lên sự thiếu trưởng thành của chính người đó. Để không bị xem là người vong ơn và không trưởng thành, trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần ghi nhận công ơn của người xung quanh.
Bày tỏ lòng biết ơn là cách ta thiết lập một cuộc sống chung yên bình, dễ cảm thông, dễ tha thứ, dễ đón nhận nhau…
Tôi muốn nói lời cám ơn quý chị em. Tôi được đến đây và luôn cảm thấy thoải mái, lại còn được ngồi đây thường xuyên để nói chuyện với cả nhà. Đó là danh dự mà nhà dòng ban cho tôi.
Tôi cám ơn từng thức ăn, thức uống mà mỗi lần tôi đến, cả nhà chuẩn bị cho tôi. Tôi cám ơn những món quà, từng lời động viên, lời hỏi thăm, cám ơn từng sự quan tâm, lo lắng, từng sự tiếp đón… mà mọi người ở đây trao cho tôi.
Đặc biệt, tôi cám ơn nhiều về biết bao nhiêu lời chuyển cầu quý chị em dâng lên Thiên Chúa mà tôi được hưởng nhờ. Tôi cám ơn nhiều, nhiều lắm. Không thể kể hết được, tôi chỉ xin nói gọn mấy tiếng trên môi, nhưng gói cả tấm lòng mình: Cám ơn các chị em!
II. NHẬN RA CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Và ý thức sự hiện diện của Chúa phủ đầy yêu thương để sống lòng biết ơn với Chúa.
“Ta đã dẫn các ngươi bốn mươi năm trong sa mạc, mà áo các ngươi mặc đã không rách, dép chân các ngươi đi đã không mòn. Của ăn các ngươi không phải là bánh, thức uống các ngươi không phải là rượu và đồ uống có men, để các ngươi biết rằng Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Đnl 29, 4-5).
“Hãy nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi, các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy, để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7, 23).
“Từ ngày cha ông chúng ra khỏi đất Aicập tới nay, ngày này qua ngày khác, Ta không ngừng sai tất cả các tôi tớ của Ta là các ngôn sứ đến với chúng” (Gr 7, 25).
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giã, là dâng thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 3, 9).
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và âm phủ” (Kh 1, 17-18).
Những lời đầy yêu thương, an ủi như thế, chúng ta vô cùng dễ dàng tìm thấy trong cả cuốn Thánh Kinh, bất kể Cựu hay Tân Ước.
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã là Thiên Chúa thích hiện diện. Người ở cùng chúng ta. Người kêu gọi chúng ta. Người tuyển chọn chúng ta. Người sống trong chúng ta. Người dắt dìu chúng ta. Người che chở chúng ta. Người thánh hiến chúng ta. Người không ngừng cứu độ chúng ta…
Không thể kể hết mọi điều Thiên Chúa, vì lòng xót thương, luôn ham thích hiện diện và giáng mọi ơn, trao mọi tặng phẩm trên cuộc đời mỗi con người.
Suy niệm và cảm nhận Lời Thiên Chúa, để ngày qua ngày, chúng ta sống mầu nhiệm tình yêu của Chúa bằng cách ý thức luôn, Chúa đang hiện diện.
Nơi chúng ta, dù bất kỳ tình trạng nào: phức tạp nhất, kịch tính nhất, hay thoải mái nhất, vui tươi nhất, Chúa luôn có đó, luôn ân cần, luôn từ tâm, luôn thông chia, luôn đôn hậu, luôn là “khiên che thuẫn đỡ” (Tv 91, 4).
Thấy Chúa luôn hiện diện để trong thương đau sẽ không ngã lòng; trong vui tươi không quên nhiệm vụ; trong từng ngày lặng lẽ trôi sẽ thấy niềm vui phục vụ; trong sự bị hiểu lầm, luôn trọn niềm tín thác; trong khi bị chống đối, sẽ nhận ra khuôn mặt dịu dàng của Chúa; trong cám dỗ sẽ chống trả vững vàng; trong sự bị đốn ngã do tội, sẽ mạnh mẽ đứng lên; trong mọi cái nhìn sẽ là những cái nhìn thánh thiện; trong mọi bận bịu sẽ tận hưởng niềm vui dâng hiến; trong lúc giải lao sẽ nhận ra ơn Chúa phủ đầy; trong giờ cầu nguyện sẽ thêm yêu mến; trong giờ làm việc sẽ thêm hăng say; trong nỗi đơn côi sẽ nhận ra Chúa đồng hành; trong bệnh tật sẽ thấy Chúa là sức sống; trong những thổn thức giữa những bi – hài của cuộc đời sẽ cảm nhận tình yêu quan phòng của Chúa…
Cảm nhận Chúa hiện diện để thấy lòng thương xót của Chúa dành cho chúng ta lớn không thể nói hết.“Mầu nhiệm của lòng thương xót đã thay đổi tận gốc số phận của nhân loại” là lời của bài giảng nhân lễ kính Lòng Chúa thương xót năm 2011, của Đức Gioan Phaolô II, đã chứng minh: Lòng thương xót của Chúa là một quyền năng vô bờ của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người, để con người cứng cát vượt thoát mọi rào cản, nhằm nâng số phận của mình đi lên phía Thiên Chúa. “Số phận”, bởi đó, “đã thay đổi tận gốc.
Hãy ý thức Chúa luôn hiện diện. Hãy sống niềm vui Chúa hiện diện. Nhờ đó, cuộc đời ta, từng giây, từng phút, sẽ chạm đến lòng Chúa, sẽ tận hưởng tình yêu của Chúa, sẽ sở hữu lòng thương xót vô biên của Chúa, sẽ hòa nhập nơi trái tim giàu nhân nghĩa của Chúa, nhờ đó, ta được Chúa thay đổi số phận của ta.
Ý thức Chúa hiện diện là cách sống lòng biết ơn Chúa. Thấy Chúa hiện diện từng giây phút của đời mình, ta sẽ sợ và tránh xa mọi nguy hiểm cướp mất sự sống của linh hồn. Biết Chúa luôn bên ta, ta sẽ không dám có bất cứ một mảy may, dù là suy nghĩ hay hành động phản bội lòng yêu thương của Người.
Hãy đọc lại Thánh vịnh 32, để chúng ta hòa cùng mạc khải của Chúa nơi lời Thánh vịnh mà cảm tạ Chúa. Nhất là trong thời điểm chuẩn bị vào năm mới, lời Thánh vịnh càng là động lực thúc đẩy ta thường xuyên tạ ơn Chúa.
Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.
Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin...
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả…
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.
Tạ ơn Chúa ngày cuối năm.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 4 Mùa Quanh Năm A - 29.1.2017
Lm Francis Lý văn Ca
14:56 24/01/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Khung cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, làm chúng ta nhớ lại cảnh Môisen công bố luật của Chúa trên núi Sinai. Chúa Giêsu cũng công bố luật mới cho dân của Ngài.
Qua Tám Mối Phúc Thật, chúng ta sẽ nghe trong phần Lời Chúa hôm nay, Chúa muôn khắc ghi vào tâm can chúng ta giới luật mới. Giới luật đó không hứa hẹn một tương lai huy hoàng, nhưng hướng lòng chúng ta về những của vững bền trong Nước Trời. Và Nước Trời không đâu xa lạ, nhưng là hệ tại cuộc sống nầy, khi chúng ta thể hiện lòng mến giữa nhau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I: Những điều mà tiên tri Sôphonia trình bày trong bài đọc thứ I, được Đức Kitô kiện toàn trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật của Ngài trong bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa mạc khải Tin Mừng cho những người hèn kém trong nhân loại, qua việc Đức Kitô Giáng Sinh, các mục đồng là những người được diễm phúc đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh đầu tiên.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Cuộc sống trần gian, nếu mỗi người tín hữu biết áp dụng tinh thần 8 Mối Phúc Thật vào đời sống cụ thể, chắc hẳn thế giới chúng ta đang sống sẽ tràn đầy niềm vui và hòa bình đến với con người biết san sẻ cho nhau những nhu cầu cần thiết.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng quây quần để dâng lên Thiên Chúa tâm tình biết ơn và cầu xin Ngài những nhu cầu cho cuộc sống cá nhân hay gia đình nhân loại:
1. Xin cho những dân tộc bị áp bức, những người thiếu cơm ăn áo mặc, những kẻ thiếu thương hay bị bỏ rơi, gặp được những quốc gia giàu lòng nhân đạo hay những anh em đầy từ tâm cứu giúp. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết thể hiện tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong tinh thần thông cảm và chia sẻ với tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những gia đình, hay cá nhân đang gặp chuyện buồn phiền, những hiểu lầm, khinh bỉ hay bị bạt đãi. Xin cho họ biết kết hiệp những đau khổ của cá nhân hay gia đình vào đau khổ lớn lao của Chúa Kitô chịu đóng đinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban cho mọi gia đình được hưởng niềm vui trong năm mới đang đến. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ. Xin cho họ được yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một niềm tin vững mạnh và một lòng mến nồng nàn để chúng con yêu Chúa qua tha nhân. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Khung cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, làm chúng ta nhớ lại cảnh Môisen công bố luật của Chúa trên núi Sinai. Chúa Giêsu cũng công bố luật mới cho dân của Ngài.
Qua Tám Mối Phúc Thật, chúng ta sẽ nghe trong phần Lời Chúa hôm nay, Chúa muôn khắc ghi vào tâm can chúng ta giới luật mới. Giới luật đó không hứa hẹn một tương lai huy hoàng, nhưng hướng lòng chúng ta về những của vững bền trong Nước Trời. Và Nước Trời không đâu xa lạ, nhưng là hệ tại cuộc sống nầy, khi chúng ta thể hiện lòng mến giữa nhau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.
TRƯỚC BÀI I: Những điều mà tiên tri Sôphonia trình bày trong bài đọc thứ I, được Đức Kitô kiện toàn trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật của Ngài trong bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa mạc khải Tin Mừng cho những người hèn kém trong nhân loại, qua việc Đức Kitô Giáng Sinh, các mục đồng là những người được diễm phúc đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh đầu tiên.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Cuộc sống trần gian, nếu mỗi người tín hữu biết áp dụng tinh thần 8 Mối Phúc Thật vào đời sống cụ thể, chắc hẳn thế giới chúng ta đang sống sẽ tràn đầy niềm vui và hòa bình đến với con người biết san sẻ cho nhau những nhu cầu cần thiết.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cùng quây quần để dâng lên Thiên Chúa tâm tình biết ơn và cầu xin Ngài những nhu cầu cho cuộc sống cá nhân hay gia đình nhân loại:
1. Xin cho những dân tộc bị áp bức, những người thiếu cơm ăn áo mặc, những kẻ thiếu thương hay bị bỏ rơi, gặp được những quốc gia giàu lòng nhân đạo hay những anh em đầy từ tâm cứu giúp. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết thể hiện tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong tinh thần thông cảm và chia sẻ với tha nhân. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những gia đình, hay cá nhân đang gặp chuyện buồn phiền, những hiểu lầm, khinh bỉ hay bị bạt đãi. Xin cho họ biết kết hiệp những đau khổ của cá nhân hay gia đình vào đau khổ lớn lao của Chúa Kitô chịu đóng đinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban cho mọi gia đình được hưởng niềm vui trong năm mới đang đến. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những tôi tớ của Chúa đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ. Xin cho họ được yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một niềm tin vững mạnh và một lòng mến nồng nàn để chúng con yêu Chúa qua tha nhân. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm tài trợ phá thai tại hải ngoại
Đặng Tự Do
00:34 24/01/2017
Một trong những sắc lệnh đầu tiên được tổng thống Donald Trump ban hành là sắc lệnh cấm sử dụng quỹ liên bang để thúc đẩy việc phá thai ở nước ngoài.
Sắc lệnh này thiết định lại chính sách “Mexico City” đã được đưa ra lần đầu tiên bởi Tổng thống Reagan, nhằm ngăn chặn việc lấy tiền thuế dân để tài trợ cho các tổ chức phá thai. Chính sách này đã bị hủy bỏ bởi Tổng thống Clinton, rồi lại được phục hồi bởi Tổng thống Bush. Theo gương Clinton, Obama lại một lần nữa hủy bỏ chính sách này khi lên nắm quyền và tích cực vung tiền cho các tổ chức phò phá thai.
Trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, các nghị phụ ở Phi Châu than thở rằng nhiều cơ quan cấp viện Hoa Kỳ và phương Tây bắt buộc chính phủ các nước nhận viện trợ tại Phi Châu phải thi hành một chế độ triệt sản và phá thai rất tàn bạo như một điều kiện để được cấp viện.
Hành động của tổng thống Trump đáp ứng một lời hứa với những người phò sinh trong chiến dịch tranh cử.
Giới phò sinh tại Hoa Kỳ hy vọng trong nay mai tân tổng thống cũng sẽ thực hiện một cam kết khác là cắt đứt mọi tài trợ liên bang cho tổ chức Planned Parenthood.
Sắc lệnh này thiết định lại chính sách “Mexico City” đã được đưa ra lần đầu tiên bởi Tổng thống Reagan, nhằm ngăn chặn việc lấy tiền thuế dân để tài trợ cho các tổ chức phá thai. Chính sách này đã bị hủy bỏ bởi Tổng thống Clinton, rồi lại được phục hồi bởi Tổng thống Bush. Theo gương Clinton, Obama lại một lần nữa hủy bỏ chính sách này khi lên nắm quyền và tích cực vung tiền cho các tổ chức phò phá thai.
Trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, các nghị phụ ở Phi Châu than thở rằng nhiều cơ quan cấp viện Hoa Kỳ và phương Tây bắt buộc chính phủ các nước nhận viện trợ tại Phi Châu phải thi hành một chế độ triệt sản và phá thai rất tàn bạo như một điều kiện để được cấp viện.
Hành động của tổng thống Trump đáp ứng một lời hứa với những người phò sinh trong chiến dịch tranh cử.
Giới phò sinh tại Hoa Kỳ hy vọng trong nay mai tân tổng thống cũng sẽ thực hiện một cam kết khác là cắt đứt mọi tài trợ liên bang cho tổ chức Planned Parenthood.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới ngày nay 22/1/2017
VietCatholic Network
05:57 24/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, Chương trình truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tiết mục sau đây:
1- Đức Thánh Cha gửi lời chúc Tết Âm Lịch tới các gia đình
2- Thông điệp của ĐTC Phanxicô gởi TT Donald Trump trong lễ nhận chức
3- Tân Tổng Thống Donald Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
4- Những Điểm chính bài diễn văn nhận chức của TT Donald Trump
5- Các Giám Mục Pháp và Đức ra tuyên bố chung về vấn đề trẻ em di cư
6- Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia đả kích đường lối mị dân
7- Công Giáo và Chính Thống họp bàn vấn đề Hồi Giáo và khủng bố
8- Đặc sứ của Đức Thánh Cha không muốn bị làm bung xung cho Nicolas Maduro
9- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ mừng thọ cho các cụ tại nhà thờ chính tòa Huế
10 - Giáo Phận Sài Gòn: Hội chợ Xuân cho những mảnh đời bất hạnh HIV & AIDS
11- Mừng Tết: CGVN GP Orange Tổ chức Tiệc tri ân
Giờ đây xin mời quí vị nghe tin tức chi tiết của chúng tôi:
TIN VATICAN. - Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết âm lịch tới các gia đình
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật ngày 22.1.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, sau khi quảng diễn sứ điệp Tin Mừng, ĐTC đã gửi lời chúc mừng Năm Mới đến các gia đình đang chuẩn bị đón Tết âm lịch. Đức Thánh Cha nói: “Tại miền Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người đang chuẩn bị mừng Năm Mới âm lịch. Tôi xin gửi lời chào thân ái đến mọi gia đình, với hy vọng rằng mỗi gia đình ngày càng trở nên mái trường mà nơi đó mọi người học cách tôn trọng nhau, học cách tương quan và quan tâm chăm sóc nhau một cách vô vị lợi. Cầu chúc niềm vui của tình yêu mến chan hòa trong mỗi gia đình và tỏa lan ra toàn xã hội.”
- Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi Tổng thống Donald Trump trong lễ nhậm chức
ĐTC Phanxicô đã gửi lời chào của ngài đến tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, và bảo đảm những lời cầu nguyện vào ngày lễ nhậm chức của tân tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. ĐTC bày tỏ hy vọng rằng: tân tổng thống sẽ được hướng dẫn bởi các giá trị tinh thần và đạo đức phong phú đã định hình lịch sử của người dân Mỹ”. Thông điệp có đoạn viết như sau: “Dưới sự lãnh đạo của tổng thống, cầu xin cho tầm cỡ của Hoa Kỳ tiếp tục được đo lường trên tất cả các mối quan tâm đối với người nghèo, người bị ruồng bỏ và những người cần đang gặp khó khăn, như những Lagiarô đang đứng trước cửa nhà của chúng ta. Với những tâm tình này, tôi xin Chúa ban cho Tổng thống và gia đình, cũng như tất cả những người Mỹ yêu quý, những phước lành của Chúa là hòa bình, hòa hợp và mọi thịnh vượng về vật chất và tinh thần.”
- Tân Tổng thống Donald Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
TIN WASHINGTON DC - Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của TT Mỹ Donald Trump đã diễn ra trang nghiêm, theo đúng nghi thức. Có dự hiện diện của các cựu Tổng thống Hoa Kỳ, các nghị sĩ và dân biểu, các quan chức, các đại diện các tôn giáo, đặc biệt phía Công Giáo Hoa Kỳ có ĐHY Dolan của TGP New York, đã có lời cầu nguyện cho Tân tổng thống trong nghi lễ này. Khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống, ông đã đặt tay trên cuốn Kinh thánh trên tay của đệ nhất phu nhân Melania. Tân TT Donald Trump nhắc lại lời tuyên thệ như sau: "Tôi, Donald Trump, trịnh trọng tuyên thệ rằng: tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành, và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ hiến pháp Mỹ. Chúa giúp đỡ tôi".
Hai cuốn Kinh Thánh mà TT Donald Trump đọc lời thề khi đặt tay trên đó là cuốn Kinh Thánh mà Mẹ ông Trump đã tặng ông vào năm 1955 sau khi ông tốt nghiệp Trường Tiểu học Giáo lý Chúa Nhật tại New York. Lúc đó ông 9 tuổi. Cuốn thứ 2 là cuốn Kinh Thánh được gọi là Kinh Thánh cố TT Abraham Lincoln, vị Tổng thống thứ 16 này đã đặt tay trên đó đọc lời tuyên thệ.
Việc đặt tay trên Kinh Thánh trong nghi lễ tuyên thệ không phải là đòi hỏi đối với Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng đó là một truyền thống trong lễ nhậm chức tổng thống bắt đầu bởi Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là TT George Washington.
- Những điểm chính Bài phát biểu nhậm chức của tân Tổng Thống Donald Trump
Trong bài phát biểu ngay sau lễ tuyên thệ, TT Donald Trump: Cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại tụ tập trên những bậc thềm này để thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng tôi xin đa tạ Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama về sự giúp đỡ niềm nở của họ trong suốt quá trình chuyển giao.
Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay mang ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ chính quyền này sang chính quyền khác, hay từ đảng này sang đảng khác – mà chúng ta chuyển giao quyền lực từ thủ đô Washington, trở lại với quý vị, nhân dân Mỹ.
Ở tâm điểm phong trào hiện nay là một niềm tin thiết yếu: rằng lý do tồn tại của một quốc gia chính là để phục vụ công dân. Người Mỹ muốn có các trường học tốt cho con cái, khu dân cư an toàn cho gia đình, và công ăn việc làm tốt cho bản thân. Đây là những đòi hỏi chính đáng và hợp lý.
Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng: Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo. Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ và hình thành các liên minh mới - và đoàn kết thế giới văn minh chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, chúng ta sẽ hoàn toàn tiêu diệt chúng ra khỏi Trái Đất.
Nền tảng của nền chính trị của chúng ta sẽ là lòng trung thành tuyệt đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và qua sự trung thành của chúng ta với đất nước, chúng ta sẽ khám phá lại lòng trung thành của chúng ta với nhau. Khi quý vị mở lòng mình ra với lòng ái quốc, thì không còn chỗ cho thành kiến.
Kinh Thánh dạy chúng ta: "thật tốt đẹp và dễ chịu khi con dân của Chúa Trời sống với nhau trong sự hiệp nhất".
Tổng Thống Donald Trump khẳng định sẽ "chiến đấu không ngừng nghỉ" để bảo vệ nước Mỹ và sẽ không để người dân Mỹ thất vọng. Ông sẽ làm cho biên cương Hoa Kỳ được an toàn, lo tu bổ đường xá gia thông, mang lại công ăn việc làm cho thợ nhà máy, tận diệt quân khủng bố...
Ông Trump kết thúc bài phát biểu bằng lời hứa đã trở thành thương hiệu: "Biến nước Mỹ vĩ đại trở lại". Và đúng vậy, cùng nhau chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Xin cảm ơn, Chúa ban phước lành cho quý vị, và Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.
- Các Giám Mục Pháp và Đức ra tuyên bố chung về vấn đề trẻ em di cư
Suy tư về thông điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn, Hội đồng Giám mục Pháp và Đức vừa công bố một tuyên bố chung về hoàn cảnh của trẻ em di cư ở châu Âu. Số lượng trẻ em di cư đã tăng từ 23,000 vào năm 2014 lên đến gần 100,000 trong năm 2015 và con số này còn cao hơn nữa trong năm 2016 vừa kết thúc. Do đó, các Giám mục nói rằng “trong tư cách là các Kitô hữu, chúng ta không thể tỉnh bơ không quan tâm đến thực tế này.”
Các Giám mục kêu gọi các Kitô hữu cầu nguyện và ủng hộ cho các trẻ em di cư và yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị làm mọi cách để đảm bảo rằng các trẻ em di cư có thể sống một cuộc sống đúng phẩm giá con người.
- Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia đả kích đường lối mị dân
Trong một cuộc họp gần đây với các nhà báo, ĐHY Angelo Bagnasco của Genoa nói rằng: đường lối mị dân không phải là câu trả lời cho những vấn đề Châu Âu đang phải đối mặt. ĐHY Angelo Bagnasco là chủ tịch của HĐGM Ý và cũng là Chủ tịch HĐGM châu Âu.
Trước làn sóng nhập cư ồ ạt chưa từng có, nhiều người châu Âu ngày nay đang sống chung với nỗi sợ hãi và những cảm giác khó chịu, trong khi lo lắng về việc mất đi bản sắc dân tộc của mình. Nhiều đảng phái chính trị mới đang mọc lên như nấm, khai thác triệt để tâm lý bất mãn của dân chúng và đưa ra các chiêu bài mị dân. Tuy nhiên, theo ĐHY, đường lối mị dân “không phải là câu trả lời cho các vấn đề và các thách đố trong thời đại chúng ta. Nó lợi dụng và nuôi dưỡng sự bất mãn, nhưng không thể kiểm soát được sự bất mãn. Thay vào đó, chúng ta cần một phân tích tổng hợp mới, một tầm nhìn toàn cầu để nhìn về tương lai với niềm hy vọng”.
- Công Giáo và Chính Thống họp bàn vấn đề Hồi Giáo và khủng bố
Diễn đàn Công Giáo và Chính Thống Giáo lần thứ 5 đã được tổ chức tại Paris. Các giới chức hai bên gồm GM Công Giáo và Chính Thống Giáo đã thảo luận về các vấn đề của đời sống gia đình và xã hội. Điểm chính trong cuộc họp ở Paris là “Âu Châu sống trong nỗi sợ hãi đe dọa vì khủng bố cực đoan về giá trị con người và tự do tôn giáo”
Sau cuộc họp, hai bên đã ra tuyên cáo chung trong đó đã đề cập đến mối liên hệ giữa Hồi Giáo và khủng bố. Bản tuyên cáo viết: “Không có vấn đề bôi xấu Hồi Giáo ở đây, qua các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, chúng tôi thấy các người khủng bố đã bào chữa hành động của mình bằng việc viện dẫn nội dung những bản văn trong sách thánh Hồi Giáo”. Các GM Công Giáo và Chính Thống nói thêm: Chúng tôi cho rằng cực đoan đã biến đổi Hồi Giáo chứ không phải Hồi Giáo biến thành cực đoan. Chúng tôi tin rằng một số câu chuyện và kinh nghiệm Hồi Giáo đã hun đúc tinh thần người trẻ để họ thù hận và loại bỏ người khác. Chúng tôi kêu gọi giới chức có thẩm quyền Hồi Giáo hãy bảo đảm chấm dứt việc tuyên truyền có hệ thống những hình ảnh thù địch về thế giới không phải là Hồi Giáo.
- Đặc sứ của ĐTC không muốn bị làm bung xung cho Nicolas Maduro
Đặc sứ của Vatican trong vai trò trung gian hòa giải các cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập lãnh đạo Venezuela đã từ chối tham gia trong các phiên họp gần đây nhất, trong một cử chỉ cho thấy Vatican bất mãn với đường lối đàm phán của chính phủ do tổng thống Nicolas Maduro lãnh đạo. ĐC Claudio Maria Celli đã tỏ rõ sự bất mãn của ngài trước sự ngoan cố của chính phủ trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo đối lập đã phàn nàn rằng chính phủ đã không thực thi các điều khoản đã được hai bên thỏa thuận. Vì thế, đã làm cho cuộc đàm phán rơi vào khủng hoảng… Các cuộc đàm phán diễn ra trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, cho đến nay vẫn không đi đến đâu vì các cuộc đàm phán này chỉ là động tác giả của Nicolas Maduro nhằm câu giờ hơn là thực tâm muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng.
Tin Liên Quan Tới Giáo Hội Việt Nam
- Tin TGP Sài Gòn: Hội chợ Xuân cho những mảnh đời bất hạnh HIV & AIDS
Hội Chợ Xuân này diễn ra sáng hôm 21 tháng 1 năm 2017 tại khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến. Được biết nhà thờ Đồng Tiến là nơi đã mở rộng vòng tay tiếp đón những hội chợ Xuân cũng như phòng khám cho những người kém may mắn. Cha Giuse Vũ Văn Phát – Dòng Camillo - là trưởng Ban Mục Vụ người có HIV & AIDS của tổng giáo phận Sài Gòn. Cha cho biết: cứ hàng năm vào dịp Xuân về như thế này, Cha cũng như Ban Mục Vụ những người có HIV & AIDS tổ chức hội chợ Xuân cho những người có hoàn cảnh bệnh tật nghèo như thế này. Mỗi kỳ Hội Chợ có nhiều gian hàng vui chơi, ẩm thực, mua sắm cho 500 người đến từ nhiều mái ấm khác nhau trên địa bàn Sài Gòn cũng như những người ở cộng đồng có hoàn cảnh.
- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ mừng thọ cho các cụ tại nhà thờ chính tòa Huế
Sáng Chúa Nhật 22 tháng 1 năm 2017, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, TGM Tổng Giáo phận Huế chủ tế Thánh lễ Mừng Thọ cho 252 Cụ Ông Cụ Bà trên 75 tuổi, trong đó có 45 Nữ tu Hội Dòng Mến Thánh giá Huế. Đây là một vinh dự lớn lao cho các Cụ, vì có thể nói đây là lần đầu tiên Đức TGM Giáo phận dâng Thánh lễ mừng thọ tại Giáo xứ Chính tòa. Lại càng đặc biệt hơn nữa, cùng đồng tế có ĐGM Giáo phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản.
Đức TGM Huế cũng nhắc đến việc hôm nay Giáo xứ tổ chức lễ mừng thọ và xức dầu cho 252 ông bà và các nữ tu, chúng ta hãy cầu xin Chúa chúc lành cho những bậc cha anh của chúng ta. Hôm nay cũng là những ngày cuối năm Âm lịch, chúng ta không quên cầu nguyện cho những người đi xa về thăm gia đình được bằng an.
Trong thánh lễ có Nghi thức xức dầu thánh cho từng người tham dự.
Giáo xứ cũng đã trao tặng mỗi cụ một phần quà, mỗi phần trị giá 100 ngàn đồng. Tuy không lớn lao gì nhưng là cả một tấm lòng của Giáo xứ và quí ân nhân đã nhớ đến các cụ, tổng trị giá cũng đã lên đến trên 25 triệu đồng.
- Mừng Tết: Cộng Đồng CGVN GP Orange tổ chức Tiệc Tri ân
Hằng Năm nhân dịp Tết, Cộng Đồng CGVN GP Orange tổ chức Tiệc Tri ân những người có công đóng góp xây dựng Cộng Đồng lớn mạnh tại nhà hàng Mon Chèri ở Garden Grove. Tiệc Tri Ân được tổ chức đễ ghi ân tất cả các vị đã có công phục vụ và đóng góp như các qúi chức trong các Ban Thường Vụ Cộng đoàn, Hội đoàn Việt Nam tại giáo phận Orange. Trong dịp này Cha Trần Văn Kiểm tuyên bố một tin quan trọng là trong tuần qua ĐC Kevin đã phục hồi danh xưng “Linh mục Giám đốc” thay vì “Linh mục Linh hướng” cho vị phụ trách Trung tâm Công Giáo VN giáo phận Orange. Trong quá trình mấy năm vừa qua danh xưng “Linh mục Linh hướng” đã được sử dụng.
Cha Giám đốc Trần văn Kiểm và Ông chủ tịch Lâm Kim Bảo có lời chúc Tết và cám ơn mọi thành phần tham dự.
Trong bữa tiệc cũng có sự hiện diện của LM Mai Khải Hoàn, nguyên Chủ tịch Liên đoàn CGVN và kiêm Chủ tịch Giáo sĩ Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ; LM Trần Công Nghị, Phó Chủ tịch Liên đoàn và kiêm tân Chủ tịch Giáo sĩ và Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ; LM Thái quốc Bảo, nguyên Tổng thư ký Ban thường vụ Liên đoàn CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ.
Đức Hồng Y Timothy Dolan chào mừng sắc lệnh cấm tài trợ phá thai của tổng thống Donald Trump
Đặng Tự Do
06:04 24/01/2017
Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, và đồng thời là Chủ Tịch Ủy Ban các hoạt động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh sắc lệnh khôi phục lại chính sách “Mexico City” của tân tổng thống Donald Trump.
Tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Mexico City vào năm 1984, tổng thống Reagan đã công bố chính sách cấm dùng ngân sách liên bang để tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
Chính sách này đã bị hủy bỏ bởi tổng thống Clinton, rồi lại được phục hồi bởi tổng thống Bush, và lại bị hủy bỏ một lần nữa bởi Obama.
Đức Hồng Y Dolan nói:
“Chúng tôi hoan nghênh hành động ngày hôm nay, thứ Hai 23 tháng Giêng 2017, của Tổng thống Trump nhằm khôi phục lại chính sách Mexico City, trong đó chặn đứng việc lấy tiền đóng thuế của dân trao cho các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài nhằm thúc đẩy hoặc thực hiện các ca nạo phá thai ở hải ngoại, là những hành động thường xuyên vi phạm luật pháp của nước sở tại”
Ngài nói thêm:
“Đây là một bước chào đón sự khôi phục và thực thi các chính sách liên bang quan trọng trong việc tôn trọng quyền căn bản nhất của con người – là quyền được sống – cũng như sự đồng thuận lưỡng đảng chống lại việc buộc người Mỹ tham gia vào các hành động bạo lực của hành vi phá thai.”
Tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Mexico City vào năm 1984, tổng thống Reagan đã công bố chính sách cấm dùng ngân sách liên bang để tài trợ cho các chương trình phá thai ở hải ngoại.
Chính sách này đã bị hủy bỏ bởi tổng thống Clinton, rồi lại được phục hồi bởi tổng thống Bush, và lại bị hủy bỏ một lần nữa bởi Obama.
Đức Hồng Y Dolan nói:
“Chúng tôi hoan nghênh hành động ngày hôm nay, thứ Hai 23 tháng Giêng 2017, của Tổng thống Trump nhằm khôi phục lại chính sách Mexico City, trong đó chặn đứng việc lấy tiền đóng thuế của dân trao cho các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài nhằm thúc đẩy hoặc thực hiện các ca nạo phá thai ở hải ngoại, là những hành động thường xuyên vi phạm luật pháp của nước sở tại”
Ngài nói thêm:
“Đây là một bước chào đón sự khôi phục và thực thi các chính sách liên bang quan trọng trong việc tôn trọng quyền căn bản nhất của con người – là quyền được sống – cũng như sự đồng thuận lưỡng đảng chống lại việc buộc người Mỹ tham gia vào các hành động bạo lực của hành vi phá thai.”
Đức Thánh Cha kêu gọi chống buôn lậu di dân và buôn người
LM. Trần Đức Anh OP
10:51 24/01/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi các giới chức an ninh Italia chống nạn buôn người và nạn buôn lậu người di dân.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 23-1-2017 dành cơ quan lãnh đạo toàn quốc Italia chống nạn mafia và chống khủng bố.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi công việc quan trọng của cơ quan này và nói rằng: ”Xã hội cần được chữa trị khỏi nạn tham nhũng, tống tiền, buôn bán ma túy và võ khí bất hợp pháp, cũng như khỏi nạn buôn người, trong đó có các trẻ em bị biến thành nô lệ. Đó thực là những tai ương xã hội, đồng thời cũng là những thách đố hoàn cầu mà cộng đồng quốc tế được kêu gọi quyết liệt đương đầu”.
”Tôi khuyên anh chị em đặc biệt dành mọi nỗ lực để chống lại nạn buôn người và buôn lậu di dân: đây là những tội ác rất trầm trọng đánh vào những người yếu thế nhất trong những người yếu. Về vấn đề này, cần gia tăng hoạt động bảo vệ các nạn nhân, dự trù trợ giúp pháp luật và xã hội cho các anh chị em chúng ta đang tìm kiến an bình và tương lai. Bao nhiều người rời bỏ quê hương để trốn chạy chiến tranh, bạo lực và bách hại, họ có quyền tìm được một sự tiếp đón thích hợp và một sự bảo vệ thích đáng nơi những quốc gia tự định nghĩa là văn minh”.
ĐTC không quên đề cao vai trò quan trọng của việc giáo dục các thế hệ trẻ trong nỗ lực chống lại nạn mafia. Để đạt tới mục tiêu này, các tổ chức giáo dục khác nhau, trong đó có các gia đình, học đường, các cộng đoàn Kitô, các tổ chức thể thao và văn hóa, được kêu gọi giúp dân chúng và con người ý thức về luân lý đạo đức và luật pháp, nhắm đến những mẫu gương cuộc sống lương thiện, an bình, liên đới, dần dần giúp chiến thắng sự ác và dọn đường cho sự thiện” (SD 23-1-2017)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 23-1-2017 dành cơ quan lãnh đạo toàn quốc Italia chống nạn mafia và chống khủng bố.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi công việc quan trọng của cơ quan này và nói rằng: ”Xã hội cần được chữa trị khỏi nạn tham nhũng, tống tiền, buôn bán ma túy và võ khí bất hợp pháp, cũng như khỏi nạn buôn người, trong đó có các trẻ em bị biến thành nô lệ. Đó thực là những tai ương xã hội, đồng thời cũng là những thách đố hoàn cầu mà cộng đồng quốc tế được kêu gọi quyết liệt đương đầu”.
”Tôi khuyên anh chị em đặc biệt dành mọi nỗ lực để chống lại nạn buôn người và buôn lậu di dân: đây là những tội ác rất trầm trọng đánh vào những người yếu thế nhất trong những người yếu. Về vấn đề này, cần gia tăng hoạt động bảo vệ các nạn nhân, dự trù trợ giúp pháp luật và xã hội cho các anh chị em chúng ta đang tìm kiến an bình và tương lai. Bao nhiều người rời bỏ quê hương để trốn chạy chiến tranh, bạo lực và bách hại, họ có quyền tìm được một sự tiếp đón thích hợp và một sự bảo vệ thích đáng nơi những quốc gia tự định nghĩa là văn minh”.
ĐTC không quên đề cao vai trò quan trọng của việc giáo dục các thế hệ trẻ trong nỗ lực chống lại nạn mafia. Để đạt tới mục tiêu này, các tổ chức giáo dục khác nhau, trong đó có các gia đình, học đường, các cộng đoàn Kitô, các tổ chức thể thao và văn hóa, được kêu gọi giúp dân chúng và con người ý thức về luân lý đạo đức và luật pháp, nhắm đến những mẫu gương cuộc sống lương thiện, an bình, liên đới, dần dần giúp chiến thắng sự ác và dọn đường cho sự thiện” (SD 23-1-2017)
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới Truyền thông thứ 51
LM. Trần Đức Anh OP
10:52 24/01/2017
VATICAN. Trong sứ điệp nhân Ngày Thế Giới truyền thông công bố hôm 24-1-2017, ĐTC kêu gọi nhìn thực tại trong nhãn giới Tin Mừng và truyền thông trong niềm hy vọng.
Ngày Thế giới truyền thông lần thứ 51 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 28-5-2017 với chủ đề ”Đừng sợ, vì Ta ở với con” (Is 43,5). Thông truyền hy vọng và tín thác trong thời đại ngày nay”.
Trong sứ điệp, ĐTC nhận xét rằng nhờ tiến bộ kỹ thuật, rất nhiều người ngày nay có thể đồng thời nhận được và phổ biến sâu rộng các tin tức, những tin lành hoặc những tin dữ, tin thật hoặc tin giả. Tâm trí con người giống như cối xay nước, có thể xay các tin tức như các hạt thành bột làm bánh ngon, hoặc xay những cỏ lùng, cỏ dại.
Ngài viết: ”Tôi muốn sứ điệp này có thể đi tới và khích lệ tất cả những người trong lãnh vực nghề nghiệp cũng như trong các tương quan giữa con người với nhau, mỗi ngày có thể ”xay” bao nhiêu thông tin để tạo nên bánh thơm ngon cho những người nuôi dưỡng mình bằng thông tin. Tôi muốn nhắn nhủ tất cả hãy thực hiện một hoạt động truyền thông xây dựng, từ khước những thành kiến đối với nhau, cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ, nhờ đó họ có thể học cách nhìn thực tại với niềm tin tưởng đầy ý thức”.
ĐTC kêu gọi hãy phá vỡ cái vòng lẩn quẩn lo âu và chặn đứng cái vòng sợ hãi, kết quả của thói quen chỉ tập trung sự chú ý với những ”tin dữ” như chiến tranh, khủng bố, gương xấu và mọi thứ thất bại trong cuộc sống con người”.
Với ý hướng đó, ĐTC cổ võ nhìn thực tại và những biến cố dưới ánh sáng Tin Mừng, như đeo một ”đôi kiếng” thích hợp để nhìn thực tại từ Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, với niềm xác tín: Thiên Chúa liên đới với con người trong mọi hoàn cảnh, tỏ cho chúng ta thấy chúng ta không đơn độc, vì chúng ta có một Người Cha không bao giờ quên con cái mình. ”Đừng sợ, vì Ta ở với con” (Is 43,5).. Nơi Chúa, cả tăm tối và chết chóc cũng trở thành nơi hiệp thông với Ánh sáng và Sự sống. Từ đó nảy sinh một niềm hy vọng ai cũng có thể đạt tới, chính tại nơi mà cuộc sống gặp phải sự cay đắng vì thất bại”. ĐTC viết:
”Nước Thiên Chúa đã ở giữa chúng ta, như một hạt giống ẩn giấu đối với cái nhìn hời hợt và sự tăng trưởng của hạt giống đó diễn ra trong thầm lặng. Ai có đôi mắt được Thánh Linh làm cho trong sáng, thì thấy được hạt giống ấy nầm, và không để cho mình bị cướp mất niềm vui của Nước Trời vì những cỏ lùng cỏ dại luôn hiện diện”.
ĐTC xác quyết rằng ”niềm tín thác ấy làm cho chúng ta có khả năng hành động - trong nhiều hình thức truyền thông - với xác tín rằng có thể nhận thấy và soi sáng tin vui hiện diện trong thực tại của mỗi lịch sử và nơi khuôn mặt của mỗi người”.
”Ai tin tưởng, để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn, thì có khả năng phân định trong mỗi biến cố điều xảy ra giữa Thiên Chúa và nhân lại, nhìn nhận chính Chúa đang dệt nên lịch sử cứu độ trong bối cảnh bi thảm của thế giới này” (SD 24-1-2017)
Ngày Thế giới truyền thông lần thứ 51 sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 28-5-2017 với chủ đề ”Đừng sợ, vì Ta ở với con” (Is 43,5). Thông truyền hy vọng và tín thác trong thời đại ngày nay”.
Trong sứ điệp, ĐTC nhận xét rằng nhờ tiến bộ kỹ thuật, rất nhiều người ngày nay có thể đồng thời nhận được và phổ biến sâu rộng các tin tức, những tin lành hoặc những tin dữ, tin thật hoặc tin giả. Tâm trí con người giống như cối xay nước, có thể xay các tin tức như các hạt thành bột làm bánh ngon, hoặc xay những cỏ lùng, cỏ dại.
Ngài viết: ”Tôi muốn sứ điệp này có thể đi tới và khích lệ tất cả những người trong lãnh vực nghề nghiệp cũng như trong các tương quan giữa con người với nhau, mỗi ngày có thể ”xay” bao nhiêu thông tin để tạo nên bánh thơm ngon cho những người nuôi dưỡng mình bằng thông tin. Tôi muốn nhắn nhủ tất cả hãy thực hiện một hoạt động truyền thông xây dựng, từ khước những thành kiến đối với nhau, cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ, nhờ đó họ có thể học cách nhìn thực tại với niềm tin tưởng đầy ý thức”.
ĐTC kêu gọi hãy phá vỡ cái vòng lẩn quẩn lo âu và chặn đứng cái vòng sợ hãi, kết quả của thói quen chỉ tập trung sự chú ý với những ”tin dữ” như chiến tranh, khủng bố, gương xấu và mọi thứ thất bại trong cuộc sống con người”.
Với ý hướng đó, ĐTC cổ võ nhìn thực tại và những biến cố dưới ánh sáng Tin Mừng, như đeo một ”đôi kiếng” thích hợp để nhìn thực tại từ Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, với niềm xác tín: Thiên Chúa liên đới với con người trong mọi hoàn cảnh, tỏ cho chúng ta thấy chúng ta không đơn độc, vì chúng ta có một Người Cha không bao giờ quên con cái mình. ”Đừng sợ, vì Ta ở với con” (Is 43,5).. Nơi Chúa, cả tăm tối và chết chóc cũng trở thành nơi hiệp thông với Ánh sáng và Sự sống. Từ đó nảy sinh một niềm hy vọng ai cũng có thể đạt tới, chính tại nơi mà cuộc sống gặp phải sự cay đắng vì thất bại”. ĐTC viết:
”Nước Thiên Chúa đã ở giữa chúng ta, như một hạt giống ẩn giấu đối với cái nhìn hời hợt và sự tăng trưởng của hạt giống đó diễn ra trong thầm lặng. Ai có đôi mắt được Thánh Linh làm cho trong sáng, thì thấy được hạt giống ấy nầm, và không để cho mình bị cướp mất niềm vui của Nước Trời vì những cỏ lùng cỏ dại luôn hiện diện”.
ĐTC xác quyết rằng ”niềm tín thác ấy làm cho chúng ta có khả năng hành động - trong nhiều hình thức truyền thông - với xác tín rằng có thể nhận thấy và soi sáng tin vui hiện diện trong thực tại của mỗi lịch sử và nơi khuôn mặt của mỗi người”.
”Ai tin tưởng, để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn, thì có khả năng phân định trong mỗi biến cố điều xảy ra giữa Thiên Chúa và nhân lại, nhìn nhận chính Chúa đang dệt nên lịch sử cứu độ trong bối cảnh bi thảm của thế giới này” (SD 24-1-2017)
Vatican gửi phái đoàn tới viếng thăm thành phố bị tàn phá Aleppo
Xavier Nguyễn Đông
21:12 24/01/2017
Vatican(CNA 24 /01/2017): Thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ĐHY Giampietro Dal Toso, Tổng trưởng Thánh bộ Thúc Đẩy Phát Triển Con Người, cùng với tân HY Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh ở Syria, và ĐGM Thomas Habib, Giám đốc Tông Tòa toà Khâm Sứ, đã thực hiện một chuyến viếng thăm sáu ngày đến thành phố Aleppo của Syria.
Vị Tổng trưởng của Thánh bộ mới và phái đoàn đã đến đây từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 1, đánh dấu một chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của một vị đại diện Tòa Thánh sau khi cuộc xung đột giữa quân chính phủ và quân phiến loạn kết thúc ngày 22 tháng 12 năm 2016.
Theo một thông cáo ngày 24 tháng 1 từ Vatican "phái đoàn đã gặp gỡ được với các cộng đồng Kitô hữu và các mục tử của họ, và người dân ớ nơi đây đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha đã thường xuyên quan tâm tới Syria."
Phại đoàn đã đi thăm các tổ chức từ thiện Công Giáo và các trại tị nạn ở trong khu vực.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Hội đồng Hồng Y tạo ra, Thánh Bộ Thúc Đẩy Phát Triển Con Người bắt đầu hoạt động kể từ ngày 1 tháng 1. Thánh bộ mới này sẽ đảm nhiệm các vai trò của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, di cư và lao động nước ngoài, hội đồng Đồng Tâm (Cor Unum) và hội đồng Công nhân chăm sóc sức khỏe.
Trong khi ở Aleppo, phái đoàn đã khởi công xây dựng một trung tâm hỗ trợ nhân đạo cuả Caritas Aleppo ở quận Hanano của thành phố.
Vì nhiều bệnh viện ở Aleppo đã bị phá hủy, phái đoàn của Vatican cũng đã đi kiểm tra các bệnh viện Công Giáo ở địa phương để chuẩn bị cho một dự án tái thiết.
Phái đoàn đã có nhiề̀u cuộc tiếp xúc với chính quyền dân sự và với các viên chức tôn giáo, dành nhiều thời gian vào các hoạt động đại kết, và tham dự một buổi cầu nguyện đại kết tổ chức để khai mạc cho tuần cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô Giáo, là một sự kiện đại kết Kitô giáo quốc tế được tổ chức hàng năm.
Phái đoàn cũng đã gặp gỡ với các đại diện của Hồi giáo, và thảo luận về tầm quan trọng của việc giáo dục tôn giáo trong tiến trình hòa bình và hòa giải.
Nhắc lại, sau khi một thỏa thuận đã đạt được giữa các phe lâm chiến vào ngày 15 tháng 12 năm 2016, chính phủ Syria công bố ngày 22 Tháng 12 rằng họ đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ thành phố lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2012.
Tuy là cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Aleppo đã tạm thời được giải quyết, Syria vẫn còn ở giữa một cuộc nội chiến và phần lớn người dân đã bỏ chạy.
LHQ ước tính có khoảng 40.000 người đang trở về mỗi ngày.
Nhu cầu viện trợ là rất lớn, nhiều người trở về đã tìm thấy ngôi nhà cũ cuả họ bị phá hủy, và phải tạm cư vào các tòa nhà trống khác cho đến khi tìm ra một cái gì đó tốt hơn.
Sau chuyến viếng thăm, phái đoàn cho biết rằng sự hỗ trợ của Giáo Hội và cộng đồng quốc tế là rất khẩn thiết để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người dân Syria, đặc biệt là trong các lĩnh vực thực phẩm, quần áo, giáo dục, y tế và nhà ở.
Cuộc nội chiến ở Syria, bắt đầu từ tháng 3 năm 2011, đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người, và buộc 4,8 triệu người phải đi tị nạn ra bên ngoài, trong đó có khoảng một nửa là trẻ em. Đó là chưa kể 8.000.000 người được cho là đã phải di tản ở trong nước.
Tổng thống Trump phục hồi Chính Sách Mexico City, cấm dùng tiền liên bang tài trợ phá thai ở ngoại quốc
Vũ Văn An
22:32 24/01/2017
Hôm thứ Hai, 23 tháng Giêng, 2017, tức Ngày Cầu Nguyện cho việc Bảo Vệ Các Trẻ Em Chưa Sinh Ra, và một ngày sau ngày kỷ niệm phán quyết phá thai Roe v. Wade, Tổng Thống Trump đã ký sắc lệnh (gọi là lệnh hành pháp) phục hồi Chính Sách Mexico City, một chính sách phò sự sống ở bình diện quốc tế.
Khởi đầu do Tổng Thống Donald Reagan đưa ra vào năm 1984, và được công bố tại Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số, họp tại Mexico City, Chính Sách Mexico City định rằng các tổ chức phi chính phủ ở ngoại quốc không được nhận tài trợ của liên bang nếu họ thi hành hay cổ vũ các vụ phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình.
Trong các năm kế tiếp, Chính Sách Mexico City trở nên có vấn đề đối với các chủ trương của tân tổng thống về vấn đề phá thai. Từ đó, nói một cách tổng quát, các tổng thống vừa nhậm chức thường hủy bỏ hay tái lập chính sách này trong tuần lễ đầu mới nhậm chức, để biểu lộ chủ trương của mình về phá thai.
Tổng Thống Bill Clinton đã hủy bỏ chính sách này ngày 22 tháng Giêng,1993. Tổng Thống George W. Bush tái lập nó ngày 22 tháng Giêng. Tổng Thống Barack Obama một lần nữa đã hủy bỏ nó ngày 23 tháng Giêng, 2009, bị Vatican nặng nề chỉ trích.
Hủy bỏ chính sách này không phải là một trong các hứa hẹn tranh cử của Ông Trump, nên nhiều người tỏ ra lo lắng không biết ông có tái lập nó khi đắc cử không.
Ông Trump đưa ra nhiều hứa hẹn phò sự sống khác trong lúc tranh cử, như cam kết sẽ bổ nhiệm các chánh án tối cao phò sự sống; ký sắc lệnh bãi bỏ việc phá thai ở thai kỳ cuối cùng; thôi không tài trợ cho công ty phá thai Planned Parethood và tái phân phối ngân khoản cho các trung tâm y tế địa phương nào không thực hiện các cuộc phá thai; và cấm vĩnh viễn việc dùng tiền của những người nộp thuế để tài trợ các vụ phá thai.
Các vị giám mục Hoa Kỳ lên tiếng ca ngợi động thái trên. Đức Hồng Y Timothy Dolan, chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa ra lời tuyên bố sau đây:
“Chúng tôi hoan nghinh hành động hôm nay của Tổng Thống Trump nhằm tái lập Chính Sách Mexico City, là chính sách không dùng tiền của người đóng thuế tài trợ các tổ chức phi chính phủ ở ngoại quốc nào cổ vũ hay thực hành các vụ phá thai (thường vi phạm luật lệ riêng của chính phủ sở tại). Đây là một biện pháp đáng hoan nghinh hướng tới việc tái lập và chấp hành các chính sách liên bang quan trọng nhằm tôn trọng nhân quyền nền tảng nhất, tức quyền sống, cũng như các đồng thuận lưỡng đản lâu dài, chống lại việc cưỡng bức người Hoa Kỳ tham gia vào hành vi phá thai đầy bạo lực”.
Theo Cuộc Điều Tra Marist công bố ngày 23 tháng Giêng, đại đa số (83%) người Hoa Kỳ ủng hộ các chính sách giống như Chính Sách Mexico City, kể cả 73% những người trả lời cuộc thăm dò tự nhận mình là người “phò chọn lựa” (phò phá thai).
Các nhà lãnh đạo phò sự sống cũng rất ấm lòng trước việc tái lập lần này.
Marjorie Dannenfelser, Chủ Tịch Susan B. Anthony List, trong một tuyên bố, nói rằng “Không những Tổng Thống Trump tái lập Chính Sách Mexico City, ông còn hiện đại hóa nó bằng cách áp dụng nó vào mọi chương trình viện trợ y tế ở ngoại quốc. Cả gần một thập niên nay dưới thời Tổng Thống Obama, người Hoa Kỳ đã tài trợ UNFPA, một tổ chức từng có một lịch sử lâu dài trong đó Trung Quốc can dự vào chính sách hạn chế sinh sản dã man, mà việc chấp hành đã thành thói quen cưỡng bách phá thai đầy tàn bạo. Nhờ Tổng Thống Trump, bộ ngoại giao đã được chỉ thị phải bảo đảm để người Hoa Kỳ không còn đồng lõa bới việc vi phạm phẩm giá phụ nữ và trẻ em ngoại quốc. Phá thai sẽ không còn là hàng xuất khẩu nhất hạng của Hoa Kỳ nữa”.
Khởi đầu do Tổng Thống Donald Reagan đưa ra vào năm 1984, và được công bố tại Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số, họp tại Mexico City, Chính Sách Mexico City định rằng các tổ chức phi chính phủ ở ngoại quốc không được nhận tài trợ của liên bang nếu họ thi hành hay cổ vũ các vụ phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình.
Trong các năm kế tiếp, Chính Sách Mexico City trở nên có vấn đề đối với các chủ trương của tân tổng thống về vấn đề phá thai. Từ đó, nói một cách tổng quát, các tổng thống vừa nhậm chức thường hủy bỏ hay tái lập chính sách này trong tuần lễ đầu mới nhậm chức, để biểu lộ chủ trương của mình về phá thai.
Tổng Thống Bill Clinton đã hủy bỏ chính sách này ngày 22 tháng Giêng,1993. Tổng Thống George W. Bush tái lập nó ngày 22 tháng Giêng. Tổng Thống Barack Obama một lần nữa đã hủy bỏ nó ngày 23 tháng Giêng, 2009, bị Vatican nặng nề chỉ trích.
Hủy bỏ chính sách này không phải là một trong các hứa hẹn tranh cử của Ông Trump, nên nhiều người tỏ ra lo lắng không biết ông có tái lập nó khi đắc cử không.
Ông Trump đưa ra nhiều hứa hẹn phò sự sống khác trong lúc tranh cử, như cam kết sẽ bổ nhiệm các chánh án tối cao phò sự sống; ký sắc lệnh bãi bỏ việc phá thai ở thai kỳ cuối cùng; thôi không tài trợ cho công ty phá thai Planned Parethood và tái phân phối ngân khoản cho các trung tâm y tế địa phương nào không thực hiện các cuộc phá thai; và cấm vĩnh viễn việc dùng tiền của những người nộp thuế để tài trợ các vụ phá thai.
Các vị giám mục Hoa Kỳ lên tiếng ca ngợi động thái trên. Đức Hồng Y Timothy Dolan, chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa ra lời tuyên bố sau đây:
“Chúng tôi hoan nghinh hành động hôm nay của Tổng Thống Trump nhằm tái lập Chính Sách Mexico City, là chính sách không dùng tiền của người đóng thuế tài trợ các tổ chức phi chính phủ ở ngoại quốc nào cổ vũ hay thực hành các vụ phá thai (thường vi phạm luật lệ riêng của chính phủ sở tại). Đây là một biện pháp đáng hoan nghinh hướng tới việc tái lập và chấp hành các chính sách liên bang quan trọng nhằm tôn trọng nhân quyền nền tảng nhất, tức quyền sống, cũng như các đồng thuận lưỡng đản lâu dài, chống lại việc cưỡng bức người Hoa Kỳ tham gia vào hành vi phá thai đầy bạo lực”.
Theo Cuộc Điều Tra Marist công bố ngày 23 tháng Giêng, đại đa số (83%) người Hoa Kỳ ủng hộ các chính sách giống như Chính Sách Mexico City, kể cả 73% những người trả lời cuộc thăm dò tự nhận mình là người “phò chọn lựa” (phò phá thai).
Các nhà lãnh đạo phò sự sống cũng rất ấm lòng trước việc tái lập lần này.
Marjorie Dannenfelser, Chủ Tịch Susan B. Anthony List, trong một tuyên bố, nói rằng “Không những Tổng Thống Trump tái lập Chính Sách Mexico City, ông còn hiện đại hóa nó bằng cách áp dụng nó vào mọi chương trình viện trợ y tế ở ngoại quốc. Cả gần một thập niên nay dưới thời Tổng Thống Obama, người Hoa Kỳ đã tài trợ UNFPA, một tổ chức từng có một lịch sử lâu dài trong đó Trung Quốc can dự vào chính sách hạn chế sinh sản dã man, mà việc chấp hành đã thành thói quen cưỡng bách phá thai đầy tàn bạo. Nhờ Tổng Thống Trump, bộ ngoại giao đã được chỉ thị phải bảo đảm để người Hoa Kỳ không còn đồng lõa bới việc vi phạm phẩm giá phụ nữ và trẻ em ngoại quốc. Phá thai sẽ không còn là hàng xuất khẩu nhất hạng của Hoa Kỳ nữa”.
Top Stories
Philippines: Le ton monte entre le président Duterte et l’Eglise catholique
Eglises d'Asie
10:16 24/01/2017
Au pouvoir depuis juin dernier, le président Rodrigo Duterte a ouvert un nouveau chapitre de la vie politique nationale. D’abord prudents, les responsables de l’Eglise catholique, une institution centrale dans ce pays dont 82 % de la population sont catholiques, ont voulu donner au nouveau président le temps de mettre en œuvre ses programmes. Mais, désormais, face à l’emballement meurtrier de la guerre à la drogue lancée par Duterte, les évêques dénoncent une politique « contraire aux normes morales ». En réaction, le président, tout en prenant garde à ne pas rompre les ponts, lâche ses coups contre l’Eglise et sa hiérarchie.
Le 19 janvier dernier, Rodrigo Duterte recevait une nouvelle promotion d’officiers de la police nationale pour leur prestation de serment. La cérémonie avait lieu à Malacanang, le palais présidentiel. Et le moins que l’on puisse dire est que le président philippin s’est montré fidèle à sa réputation. Menaçant l’Eglise d’une « épreuve de force », il s’est dit prêt à exposer au public les fautes et abus dont se montreraient coupables évêques et prêtres.
« Si vous voulez l’épreuve de force, vous l’aurez »
A l’adresse des membres du clergé et de l’épiscopat qui critiquent sa guerre contre la drogue, le président a lancé : « Vous critiquez la police, vous me critiquez. Pour quoi ? Vous avez l’argent. Vous êtes comme fous. Quand nous nous confessons à vous, nous sommes molestés. Ils nous touchent ! Quel est votre ascendant moral ? Où est la religion ? Qu’est-ce que tout cela signifie ? » Se montrant plus précis, il a poursuivi en affirmant que des membres du clergé avaient femmes et enfants, ou bien pratiquaient l’homosexualité. Des prêtres abusent des fonds publics, a-t-il encore asséné, ajoutant qu’ils se montraient incapables de rendre compte de l’usage d’importantes sommes d’argent public.
« Vous me dénoncez. Très bien. Je vous dénonce. Pourquoi ? Vos errements seraient du domaine du bien, tandis que les nôtres ne le seraient pas ? C’est n’importe quoi. Tout ceci n’est qu’une vaste plaisanterie, a-t-il continué. Si vous voulez vraiment une épreuve de force, vous l’aurez. Mais changez vos comportements. Si vous ne pouvez pas vous amender, si vous ne pouvez faire justice aux petits garçons que vous avez molestés par le passé, alors vous ne disposez pas de l’ascendant moral qui vous permette de donner des leçons sur le caractère sacré de la vie. »
La veille, le 18 janvier, le président Duterte avait pris soin d’adresser une lettre au pape François, par laquelle il exprimait sa « profonde appréciation » de la visite que le Souverain Pontife avait effectuée aux Philippines en janvier 2015. On se souvient qu’entretemps, Rodrigo Duterte avait eu des mots extrêmement grossiers envers le pape, responsable, selon lui, des embouteillages considérables qui avaient affecté la capitale philippine lors de sa visite. Ce 18 janvier, Jesus Dureza, conseiller spécial du président Duterte pour le processus de paix, était à Rome pour prendre part à la troisième session de négociations menées par le gouvernement philippin et les responsables de la rébellion communiste philippine. Ayant remis au pape la lettre présidentielle à l’occasion de l’audience hebdomadaire du mercredi, Jesus Dureza a fait savoir que Duterte faisait part dans son courrier de « la relation spéciale » entretenue par les Philippines avec le Saint-Siège, ainsi que de sa « plus haute estime » et de son « respect » pour le pape.
Une parole présidentielle très politique
Quelques jours auparavant, le 5 janvier, le président Duterte avait signé un décret faisant du mois de janvier « le Mois national de la Bible ». « L’Etat reconnaît la nature religieuse du peuple philippin et l’influence positive de la religion sur la société », pouvait-on lire sous la plume du président, un paragraphe soulignant « le profond impact de la Bible sur la vie des nations ».
Si la parole présidentielle est toujours aussi haute en couleur, elle semble obéir à une logique très politique. Tandis que l’épiscopat dénonce la manière et les excès de la politique anti-drogue (au dernier décompte, 7 042 morts, dont 2 250 du fait de la police et près de 4 800 du fait d’exécutions extrajudiciaires), le président fait mine de renouer avec le Saint-Siège et de respecter la religion chrétienne, tout en cherchant sinon à neutraliser la parole des évêques, du moins à les amener à parlementer.
Le 20 janvier, Ernesto Abella, porte-parole du président de la République, a ainsi appelé les responsables de l’Eglise à « dépasser les critiques ». « Essayons de nous rejoindre pour entamer un vrai dialogue et une véritable conversation. Dépassons tout ceci », a-t-il déclaré lors du point presse quotidien de la présidence. « J’encourage les bons évêques à entrer en dialogue. Parlons ensemble », a-t-il ajouté.
L’Eglise et les errements de certains de ses pasteurs
Du côté de l’épiscopat philippin, il semble qu’il soit encore trop tôt pour qu’une réponse commune à la tactique présidentielle soit articulée. Responsable du Bureau des Affaires publiques de la Conférence épiscopale, le P. Jerome Secillano a estimé qu’il serait « prudent » que les deux parties « s’asseyent face à face pour arrêter une action commune ». « Les querelles doivent cesser et il n’est pas nécessaire d’infliger des blessures supplémentaires à une situation qui a déjà causé bien des divisions », a-t-il précisé, tout en ajoutant que la réponse de la part de l’Eglise ne pourra être que « collégiale ».
Dans l’attente d’une réponse commune de la Conférence épiscopale, l’archevêque de Lipa, Mgr Ramon Arguelles, s’est exprimé. Tout en reconnaissant que certains responsables de l’Eglise et membres du clergé avaient commis des erreurs, il a affirmé que « la mission d’un médecin, fût-il malade, était d’apporter des soins aux autres, y compris à lui-même ». « Les évêques et les prêtres qui cachent de graves méfaits font du mal à l’Eglise du fait de leurs infidélités. Si quelqu’un dispose des preuves concrètes de ces méfaits, les autorités doivent être mises au courant et faire le ménage dans les rangs », a-t-il ajouté.
Un autre évêque, Mgr Ruperto Santos, a réagi en ces termes : si l’Eglise est toujours ouverte au dialogue, elle ne s’interdira jamais d’annoncer l’Evangile et de défendre la vie. L’Eglise ne restera pas silencieuse face aux exécutions menées au nom de la lutte contre la drogue ou face aux tentatives visant à ré-instituer la peine de mort, a affirmé l’évêque de Balanga. Selon Mgr Arguelles, les responsables de l’Eglise « sont supposés proclamer ce qui est bien et ce qui est mal, même s’il arrive qu’eux-mêmes ne se montrent pas à la hauteur de ce qu’ils prêchent ». (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 24 janvier 2017)
Le 19 janvier dernier, Rodrigo Duterte recevait une nouvelle promotion d’officiers de la police nationale pour leur prestation de serment. La cérémonie avait lieu à Malacanang, le palais présidentiel. Et le moins que l’on puisse dire est que le président philippin s’est montré fidèle à sa réputation. Menaçant l’Eglise d’une « épreuve de force », il s’est dit prêt à exposer au public les fautes et abus dont se montreraient coupables évêques et prêtres.
« Si vous voulez l’épreuve de force, vous l’aurez »
A l’adresse des membres du clergé et de l’épiscopat qui critiquent sa guerre contre la drogue, le président a lancé : « Vous critiquez la police, vous me critiquez. Pour quoi ? Vous avez l’argent. Vous êtes comme fous. Quand nous nous confessons à vous, nous sommes molestés. Ils nous touchent ! Quel est votre ascendant moral ? Où est la religion ? Qu’est-ce que tout cela signifie ? » Se montrant plus précis, il a poursuivi en affirmant que des membres du clergé avaient femmes et enfants, ou bien pratiquaient l’homosexualité. Des prêtres abusent des fonds publics, a-t-il encore asséné, ajoutant qu’ils se montraient incapables de rendre compte de l’usage d’importantes sommes d’argent public.
« Vous me dénoncez. Très bien. Je vous dénonce. Pourquoi ? Vos errements seraient du domaine du bien, tandis que les nôtres ne le seraient pas ? C’est n’importe quoi. Tout ceci n’est qu’une vaste plaisanterie, a-t-il continué. Si vous voulez vraiment une épreuve de force, vous l’aurez. Mais changez vos comportements. Si vous ne pouvez pas vous amender, si vous ne pouvez faire justice aux petits garçons que vous avez molestés par le passé, alors vous ne disposez pas de l’ascendant moral qui vous permette de donner des leçons sur le caractère sacré de la vie. »
La veille, le 18 janvier, le président Duterte avait pris soin d’adresser une lettre au pape François, par laquelle il exprimait sa « profonde appréciation » de la visite que le Souverain Pontife avait effectuée aux Philippines en janvier 2015. On se souvient qu’entretemps, Rodrigo Duterte avait eu des mots extrêmement grossiers envers le pape, responsable, selon lui, des embouteillages considérables qui avaient affecté la capitale philippine lors de sa visite. Ce 18 janvier, Jesus Dureza, conseiller spécial du président Duterte pour le processus de paix, était à Rome pour prendre part à la troisième session de négociations menées par le gouvernement philippin et les responsables de la rébellion communiste philippine. Ayant remis au pape la lettre présidentielle à l’occasion de l’audience hebdomadaire du mercredi, Jesus Dureza a fait savoir que Duterte faisait part dans son courrier de « la relation spéciale » entretenue par les Philippines avec le Saint-Siège, ainsi que de sa « plus haute estime » et de son « respect » pour le pape.
Une parole présidentielle très politique
Quelques jours auparavant, le 5 janvier, le président Duterte avait signé un décret faisant du mois de janvier « le Mois national de la Bible ». « L’Etat reconnaît la nature religieuse du peuple philippin et l’influence positive de la religion sur la société », pouvait-on lire sous la plume du président, un paragraphe soulignant « le profond impact de la Bible sur la vie des nations ».
Si la parole présidentielle est toujours aussi haute en couleur, elle semble obéir à une logique très politique. Tandis que l’épiscopat dénonce la manière et les excès de la politique anti-drogue (au dernier décompte, 7 042 morts, dont 2 250 du fait de la police et près de 4 800 du fait d’exécutions extrajudiciaires), le président fait mine de renouer avec le Saint-Siège et de respecter la religion chrétienne, tout en cherchant sinon à neutraliser la parole des évêques, du moins à les amener à parlementer.
Le 20 janvier, Ernesto Abella, porte-parole du président de la République, a ainsi appelé les responsables de l’Eglise à « dépasser les critiques ». « Essayons de nous rejoindre pour entamer un vrai dialogue et une véritable conversation. Dépassons tout ceci », a-t-il déclaré lors du point presse quotidien de la présidence. « J’encourage les bons évêques à entrer en dialogue. Parlons ensemble », a-t-il ajouté.
L’Eglise et les errements de certains de ses pasteurs
Du côté de l’épiscopat philippin, il semble qu’il soit encore trop tôt pour qu’une réponse commune à la tactique présidentielle soit articulée. Responsable du Bureau des Affaires publiques de la Conférence épiscopale, le P. Jerome Secillano a estimé qu’il serait « prudent » que les deux parties « s’asseyent face à face pour arrêter une action commune ». « Les querelles doivent cesser et il n’est pas nécessaire d’infliger des blessures supplémentaires à une situation qui a déjà causé bien des divisions », a-t-il précisé, tout en ajoutant que la réponse de la part de l’Eglise ne pourra être que « collégiale ».
Dans l’attente d’une réponse commune de la Conférence épiscopale, l’archevêque de Lipa, Mgr Ramon Arguelles, s’est exprimé. Tout en reconnaissant que certains responsables de l’Eglise et membres du clergé avaient commis des erreurs, il a affirmé que « la mission d’un médecin, fût-il malade, était d’apporter des soins aux autres, y compris à lui-même ». « Les évêques et les prêtres qui cachent de graves méfaits font du mal à l’Eglise du fait de leurs infidélités. Si quelqu’un dispose des preuves concrètes de ces méfaits, les autorités doivent être mises au courant et faire le ménage dans les rangs », a-t-il ajouté.
Un autre évêque, Mgr Ruperto Santos, a réagi en ces termes : si l’Eglise est toujours ouverte au dialogue, elle ne s’interdira jamais d’annoncer l’Evangile et de défendre la vie. L’Eglise ne restera pas silencieuse face aux exécutions menées au nom de la lutte contre la drogue ou face aux tentatives visant à ré-instituer la peine de mort, a affirmé l’évêque de Balanga. Selon Mgr Arguelles, les responsables de l’Eglise « sont supposés proclamer ce qui est bien et ce qui est mal, même s’il arrive qu’eux-mêmes ne se montrent pas à la hauteur de ce qu’ils prêchent ». (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 24 janvier 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một số Giáo phận ở Việt Nam thông báo cho các linh mục: ''không mời LM Nguyễn bá Thông giảng''
Đồng Nhân
11:54 24/01/2017
Tin từ Việt Nam cho biết: Nhân dịp ngày 12/1 khi dự lễ Nhậm chức TGM Huế của ĐC Nguyễn Chí Linh, thì các Đức Giám Mục đều phàn nàn về việc cha Thông giảng tĩnh tâm mùa vọng rất bôi bác tại Nhà thờ Tân Sa Châu thuộc TGP Sàigòn (mà dư luận rất xôn xao khi xem video trên mạng). Do vậy, TGP Sàigòn và Xuân Lộc đã ra thông cáo cho các linh mục không mời Cha Martino Ngyễn bá Thông (hiện cư ngụ tại thành phố Springfield, giáo phận Savannah
Georgia, Hoa Kỳ) giảng tại TGP Saigòn và GP Xuân Lộc cũng như một số nơi khác. Xét rằng "LM Thông giảng lễ phản cảm, không hợp đạo lý, cách xưng hô, ngôn từ, cung cách... sỗ sàng, không chấp nhận được".
Theo Biên bản Phiên họp Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Saigòn vào ngày thứ ba 17.01.2017, Phần Thảo luận có đọan như sau:
1. Lm. Martinô Nguyễn Bá Thông từ Mỹ về, giảng tĩnh tâm mùa vọng 2016 (xem video) rất phản cảm, gây bất bình cho các GM-LM đến giáo dân: sống sượng trong xưng hô, ngôn từ và điệu bộ: các cha không mời giảng! Xin lưu ý:
- Các cha ở ngoài TGP.Sàigòn (trong hay ngoài nước) đến giảng lễ phải theo quy định thông thường: xuất trình Celebret, Good standing. – Phòng áo luôn có sẵn Sổ ghi lễ, để các cha khách ký nhận.
- Các cha đã quen biết rõ ràng: không cần đòi giấy tờ. - Khi thấy nghi vấn, cần điện thoại nơi chủ quản.
- Cha Vũ Quang Trung sj. cho biết: TGP.Sàigòn có trên 230 hội dòng, tu đoàn, tu hội, hiệp hội (kể cả ngoại quốc). Không rõ thân thế vị nào đến xin dâng lễ, xin liên hệ với Văn Phòng Tu Sĩ tại Toà TGM: ĐT: (84.8) 3930 7256 – Di động: 0937 801 307 – 0163 470 0107 – 0933 091 313 – 0906 565 184 – Email: vptusisg@gmail.com
2. Bài viết về trường hợp Lm Nguyễn bá Thông do LM Ngô Tôn Huấn ở Houston, Texas, USA với tựa đề: GIÁO DÂN NGHĨ GÌ VỀ NGÔN NGỮ TRONG BÀI GIẢNG CỦA MỘT LINH MỤC?
Tôi thực kinh ngạc khi đọc thư của một linh mục cho biết về linh mục kia từ bên Mỹ về Việt Nam và giảng tại giáo xứ Tân Sa Châu Saigon với những ngôn ngữ không thể tượng tượng được như sau (trích nguyên văn thư của linh mục gửi cho tôi, dựa trên một video quay lại bài giảng của linh mục kia:
- Đạo Công Giáo không dạy chúng ta phải sống tốt !!!
- Tình dục thì rất sướng !!!
- Tao tát một cái, đập vỡ mặt bây giờ !
- Dốt như con lợn !
- Nhìn mặt thấy bà sơ là không có Chúa !
- Nhìn bà sơ giống con mẹ ế chồng !
- Nhìn mấy ông cha giống như vợ bỏ !...
Nếu thực tế đúng như nguyên văn được trích trên đây, thì tôi không biết linh mục kia có phải là linh mục thực sự của Giáo Hội hay là một kẻ mạo danh linh mục để bêu xấu hàng linh mục của Giáo Hội nói chung và hàng linh mục Việt Nam nói riêng,
Thật vậy, nếu thực sự được đào tạo thích đáng, dù ở Việt Nam hay ở ngoại quốc, thì không một linh mục nào lại có thể ăn nói bậy bạ, vô tư cách, thiếu giáo dục như vậy trên tòa giảng !!!
Và nếu là linh mục được đào tạo chân chính, thì không bao giờ có thể giảng dạy sai lầm như vậy, nhất là với ngôn ngữ của bọn “xã hội đen” hay trùm băng đảng.
Thay vì phải là ngôn ngữ đúng đắn, trang nhã của một tư tế, một Thầy dạy giáo lý của Chúa để giúp giáo dân thêm yêu mến Chúa nhờ gương sống nhân chứng của mình.
Là linh mục của Chúa mà các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) xưa đã gọi là Đức Kitô thứ hai (Alter Christus) thì phải là hiện thân của Chúa Kitô qua lời giảng dạy nhân cách và ngôn từ của mình trước mặt giáo dân và người đời, để “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy”…(Ga 13:35).
Là môn đệ của Thầy thì phải giảng dạy như Thầy giảng dạy, phải dùng ngôn từ như Thầy đã dùng. Thầy không hề dạy ai rằng Đạo của Thầy không dạy phải sống tốt, Thầy cũng chưa hề mạt sát ai là con heo, chưa từng khinh ai là có bộ mặt không giống Chúa, bộ mặt như đàn bà ế chồng hay đàn ông bị vợ bỏ… như ngôn ngữ của linh mục kia.
Giảng dạy như vậy, phải chăng linh mục kia đã tự hào cho mình là linh mục xứng đáng nhất về trình độ trí thức, giáo lý tinh tuyền và nhân cách phù hợp???
Hay ngược lại, chính vì giảng dạy sai lầm trầm trọng như trên - và với ngôn ngữ thô lỗ, bá láp đó, thì sẽ đẩy giáo dân ra khỏi Giáo Hội và làm cho họ chán ghét, khinh thường linh mục của Chúa.
Trước hết, nếu Đạo Công Giáo không dạy sống tốt, thì dạy cái gì, dạy lừa dối, dạy ăn nói thô lỗ như linh mục kia hay sao ???
Lại nữa, liên quan đến vấn đề tính dục (sexuality) giáo lý của Giáo Hội chỉ nói rõ như sau:
“Tính dục quy hướng về tình yêu phu phụ của người nam và người nữ. Trong hôn nhân, sự thân mật thân xác giữa hai vợ chồng trở thành một dấu hiệu và một bảo chứng của sự hiệp thông tinh thần. Nơi các Kitô hữu ¸các dây liên lạc của hôn nhân đã được thánh hóa bằng một bí tích…Tính dục làm cho hai người nam và người hiến thân cho nhau qua những hành vi riêng và độc chiếm của vợ chồng: tính dục không phải là một cái gì thần túy sinh học, nhưng nó liên hệ đến phần sâu xa nhất của nhân vị con người. Nó chỉ được thực hiện cách nhân bản thật sự, khi nó là thành phần cấu tạo của tình yêu làm cho người nam và người nữ trọn vẹn dấn thân đối với nhau cho đến khi chết”. (SGLGCG số 2360- 61)
Ngoài những lời dạy trên đây, tuyệt đối không có lời dạy nào nói rằng “tình dục là rất sướng” như linh mục kia đã nói. Nói như vậy phải chăng linh mục kia đã “nếm mùi đời rồi” nên mới có kinh nghiệm bản thân như vậy??? Nếu không làm sao ông biết rằng “tình dục là rất sướng” ? Và dù có kinh nghiệm bản thân như vậy, thì trên cương vị linh mục, ông cũng không được phép “mô tả tính dục” cách thô lỗ như vậy trong bài giảng hay nói chuyện với giáo dân, vì nghe ông mô tả như vậy, người nghe có cảm tưởng là ông đã từng “nếm mùi vị tính dục” nên mới có kinh nghiệm như vậy. Đúng ra ngôn ngữ trên chỉ để dành cho “giới ăn chơi sa đọa” chứ không phải là ngôn ngữ của linh mục giảng dạy cho giáo dân về “phái tính” dựa trên Giáo Lý của Giáo Hội.
Sau hết, không một linh mục nào được phép khinh chê người này không có Chúa, người kia trông giống gái ế chồng, người nọ giống đàn ông bị vợ bỏ !!! Ngôn ngữ này hoàn toàn không phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy của một linh mục chân chính, một thầy dạy đức tin và giáo lý tinh tuyền của Chúa.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ có lần lỡ coi video nhan đề “Cũng một kiếp người “do một người thân gửi cho xem.
Tôi tò mò muốn biết xem nội dung cuốn video kia nói về chuyện gì. Tuy mục đích của nhóm sản xuất là muốn phơi bày thảm trạng các trẻ nữ dưới tuổi thành niên đã bị bán cho các động mãi dâm và ấu dâm, (child prostitution) mà ông linh mục kia tự đánh bóng cho mình là đang dấn thân để cứu những nạn nhân xấu số đó.., Nhưng tôi thất vọng vì phần đầu của cuốn video dành để mô tả gái mãi dâm dụ dỗ hay mời mọc đàn ông con trai vào tròng mua dâm. Nếu chủ đích muốn tố cáo tệ trạng các em nhỏ bị bán và phải hành nghề mãi dâm, thì đâu cần phải trình diễn cảnh gái mãi dâm chuyên nghiệp mời chào khách mua dâm như vậy ???
Thêm vào đó là ngôn ngữ của ông linh mục này, nói trong video nói trên.
Trước hết, ông đã khiêm tốn giả tạo, không cần thiết khi xưng “con” với mọi khán giả, già trẻ đến tham dự buổi gây quỹ để cứu các trẻ nạn nhân. Điều lố bịch và ngang tai hơn nữa là nghe ông giới thiệu một trẻ em của một cặp vợ chồng không lấy nhau nhưng lại có con để chăm sóc. Ông giải thích là người cha nuôi đứa nhỏ đó là chính ông, còn mẹ của nó là một nữ tu thuộc nhóm làm việc với ông !! Nếu mục đích của ông là kể thành tích cứu và nuôi một bé nạn nhân cùng với nữ tu kia, thì tại sao lại phải “hoa mỹ cách thô bỉ” khi nói rằng mình và nữ tu kia là cha mẹ đứa trẻ mặc dù chưa từng lấy nhau, nhưng lại có con để chăm sóc !!! Đây là sự thật có trên video “Cũng một khiếp người” đang lưu hành. (Website: WWW.trelangblog.com/2012) Ngôn ngữ trên của ông linh mục trẻ này cũng phần nào chứng minh ngôn từ quái dị và tục hóa của ông trong bài giảng có thâu video tại giáo xứ Tân Sa Châu trong năm qua...
Tóm lại, thư tố cáo nói trên của một linh mục khác gửi cho tôi quả thật là kinh dị vì ngôn từ và nội dung bài giảng của linh mục kia hoàn toàn trái nghịch với giáo lý của Giáo Hội, với nhân cách và ngôn từ phải có của bất cứ linh mục nào của Chúa.
Ước mong linh mục kia nhận ra khuyết điểm lớn này để kịp sửa sai và lấy lại uy tín với giáo dân, và cách riêng, của những người đang cộng tác với ông trong việc từ thiện hiện nay.
Theo Biên bản Phiên họp Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận Saigòn vào ngày thứ ba 17.01.2017, Phần Thảo luận có đọan như sau:
1. Lm. Martinô Nguyễn Bá Thông từ Mỹ về, giảng tĩnh tâm mùa vọng 2016 (xem video) rất phản cảm, gây bất bình cho các GM-LM đến giáo dân: sống sượng trong xưng hô, ngôn từ và điệu bộ: các cha không mời giảng! Xin lưu ý:
- Các cha ở ngoài TGP.Sàigòn (trong hay ngoài nước) đến giảng lễ phải theo quy định thông thường: xuất trình Celebret, Good standing. – Phòng áo luôn có sẵn Sổ ghi lễ, để các cha khách ký nhận.
- Các cha đã quen biết rõ ràng: không cần đòi giấy tờ. - Khi thấy nghi vấn, cần điện thoại nơi chủ quản.
- Cha Vũ Quang Trung sj. cho biết: TGP.Sàigòn có trên 230 hội dòng, tu đoàn, tu hội, hiệp hội (kể cả ngoại quốc). Không rõ thân thế vị nào đến xin dâng lễ, xin liên hệ với Văn Phòng Tu Sĩ tại Toà TGM: ĐT: (84.8) 3930 7256 – Di động: 0937 801 307 – 0163 470 0107 – 0933 091 313 – 0906 565 184 – Email: vptusisg@gmail.com
2. Bài viết về trường hợp Lm Nguyễn bá Thông do LM Ngô Tôn Huấn ở Houston, Texas, USA với tựa đề: GIÁO DÂN NGHĨ GÌ VỀ NGÔN NGỮ TRONG BÀI GIẢNG CỦA MỘT LINH MỤC?
Tôi thực kinh ngạc khi đọc thư của một linh mục cho biết về linh mục kia từ bên Mỹ về Việt Nam và giảng tại giáo xứ Tân Sa Châu Saigon với những ngôn ngữ không thể tượng tượng được như sau (trích nguyên văn thư của linh mục gửi cho tôi, dựa trên một video quay lại bài giảng của linh mục kia:
- Đạo Công Giáo không dạy chúng ta phải sống tốt !!!
- Tình dục thì rất sướng !!!
- Tao tát một cái, đập vỡ mặt bây giờ !
- Dốt như con lợn !
- Nhìn mặt thấy bà sơ là không có Chúa !
- Nhìn bà sơ giống con mẹ ế chồng !
- Nhìn mấy ông cha giống như vợ bỏ !...
Nếu thực tế đúng như nguyên văn được trích trên đây, thì tôi không biết linh mục kia có phải là linh mục thực sự của Giáo Hội hay là một kẻ mạo danh linh mục để bêu xấu hàng linh mục của Giáo Hội nói chung và hàng linh mục Việt Nam nói riêng,
Thật vậy, nếu thực sự được đào tạo thích đáng, dù ở Việt Nam hay ở ngoại quốc, thì không một linh mục nào lại có thể ăn nói bậy bạ, vô tư cách, thiếu giáo dục như vậy trên tòa giảng !!!
Và nếu là linh mục được đào tạo chân chính, thì không bao giờ có thể giảng dạy sai lầm như vậy, nhất là với ngôn ngữ của bọn “xã hội đen” hay trùm băng đảng.
Thay vì phải là ngôn ngữ đúng đắn, trang nhã của một tư tế, một Thầy dạy giáo lý của Chúa để giúp giáo dân thêm yêu mến Chúa nhờ gương sống nhân chứng của mình.
Là linh mục của Chúa mà các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) xưa đã gọi là Đức Kitô thứ hai (Alter Christus) thì phải là hiện thân của Chúa Kitô qua lời giảng dạy nhân cách và ngôn từ của mình trước mặt giáo dân và người đời, để “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy”…(Ga 13:35).
Là môn đệ của Thầy thì phải giảng dạy như Thầy giảng dạy, phải dùng ngôn từ như Thầy đã dùng. Thầy không hề dạy ai rằng Đạo của Thầy không dạy phải sống tốt, Thầy cũng chưa hề mạt sát ai là con heo, chưa từng khinh ai là có bộ mặt không giống Chúa, bộ mặt như đàn bà ế chồng hay đàn ông bị vợ bỏ… như ngôn ngữ của linh mục kia.
Giảng dạy như vậy, phải chăng linh mục kia đã tự hào cho mình là linh mục xứng đáng nhất về trình độ trí thức, giáo lý tinh tuyền và nhân cách phù hợp???
Hay ngược lại, chính vì giảng dạy sai lầm trầm trọng như trên - và với ngôn ngữ thô lỗ, bá láp đó, thì sẽ đẩy giáo dân ra khỏi Giáo Hội và làm cho họ chán ghét, khinh thường linh mục của Chúa.
Trước hết, nếu Đạo Công Giáo không dạy sống tốt, thì dạy cái gì, dạy lừa dối, dạy ăn nói thô lỗ như linh mục kia hay sao ???
Lại nữa, liên quan đến vấn đề tính dục (sexuality) giáo lý của Giáo Hội chỉ nói rõ như sau:
“Tính dục quy hướng về tình yêu phu phụ của người nam và người nữ. Trong hôn nhân, sự thân mật thân xác giữa hai vợ chồng trở thành một dấu hiệu và một bảo chứng của sự hiệp thông tinh thần. Nơi các Kitô hữu ¸các dây liên lạc của hôn nhân đã được thánh hóa bằng một bí tích…Tính dục làm cho hai người nam và người hiến thân cho nhau qua những hành vi riêng và độc chiếm của vợ chồng: tính dục không phải là một cái gì thần túy sinh học, nhưng nó liên hệ đến phần sâu xa nhất của nhân vị con người. Nó chỉ được thực hiện cách nhân bản thật sự, khi nó là thành phần cấu tạo của tình yêu làm cho người nam và người nữ trọn vẹn dấn thân đối với nhau cho đến khi chết”. (SGLGCG số 2360- 61)
Ngoài những lời dạy trên đây, tuyệt đối không có lời dạy nào nói rằng “tình dục là rất sướng” như linh mục kia đã nói. Nói như vậy phải chăng linh mục kia đã “nếm mùi đời rồi” nên mới có kinh nghiệm bản thân như vậy??? Nếu không làm sao ông biết rằng “tình dục là rất sướng” ? Và dù có kinh nghiệm bản thân như vậy, thì trên cương vị linh mục, ông cũng không được phép “mô tả tính dục” cách thô lỗ như vậy trong bài giảng hay nói chuyện với giáo dân, vì nghe ông mô tả như vậy, người nghe có cảm tưởng là ông đã từng “nếm mùi vị tính dục” nên mới có kinh nghiệm như vậy. Đúng ra ngôn ngữ trên chỉ để dành cho “giới ăn chơi sa đọa” chứ không phải là ngôn ngữ của linh mục giảng dạy cho giáo dân về “phái tính” dựa trên Giáo Lý của Giáo Hội.
Sau hết, không một linh mục nào được phép khinh chê người này không có Chúa, người kia trông giống gái ế chồng, người nọ giống đàn ông bị vợ bỏ !!! Ngôn ngữ này hoàn toàn không phù hợp với ngôn ngữ giảng dạy của một linh mục chân chính, một thầy dạy đức tin và giáo lý tinh tuyền của Chúa.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ có lần lỡ coi video nhan đề “Cũng một kiếp người “do một người thân gửi cho xem.
Tôi tò mò muốn biết xem nội dung cuốn video kia nói về chuyện gì. Tuy mục đích của nhóm sản xuất là muốn phơi bày thảm trạng các trẻ nữ dưới tuổi thành niên đã bị bán cho các động mãi dâm và ấu dâm, (child prostitution) mà ông linh mục kia tự đánh bóng cho mình là đang dấn thân để cứu những nạn nhân xấu số đó.., Nhưng tôi thất vọng vì phần đầu của cuốn video dành để mô tả gái mãi dâm dụ dỗ hay mời mọc đàn ông con trai vào tròng mua dâm. Nếu chủ đích muốn tố cáo tệ trạng các em nhỏ bị bán và phải hành nghề mãi dâm, thì đâu cần phải trình diễn cảnh gái mãi dâm chuyên nghiệp mời chào khách mua dâm như vậy ???
Thêm vào đó là ngôn ngữ của ông linh mục này, nói trong video nói trên.
Trước hết, ông đã khiêm tốn giả tạo, không cần thiết khi xưng “con” với mọi khán giả, già trẻ đến tham dự buổi gây quỹ để cứu các trẻ nạn nhân. Điều lố bịch và ngang tai hơn nữa là nghe ông giới thiệu một trẻ em của một cặp vợ chồng không lấy nhau nhưng lại có con để chăm sóc. Ông giải thích là người cha nuôi đứa nhỏ đó là chính ông, còn mẹ của nó là một nữ tu thuộc nhóm làm việc với ông !! Nếu mục đích của ông là kể thành tích cứu và nuôi một bé nạn nhân cùng với nữ tu kia, thì tại sao lại phải “hoa mỹ cách thô bỉ” khi nói rằng mình và nữ tu kia là cha mẹ đứa trẻ mặc dù chưa từng lấy nhau, nhưng lại có con để chăm sóc !!! Đây là sự thật có trên video “Cũng một khiếp người” đang lưu hành. (Website: WWW.trelangblog.com/2012) Ngôn ngữ trên của ông linh mục trẻ này cũng phần nào chứng minh ngôn từ quái dị và tục hóa của ông trong bài giảng có thâu video tại giáo xứ Tân Sa Châu trong năm qua...
Tóm lại, thư tố cáo nói trên của một linh mục khác gửi cho tôi quả thật là kinh dị vì ngôn từ và nội dung bài giảng của linh mục kia hoàn toàn trái nghịch với giáo lý của Giáo Hội, với nhân cách và ngôn từ phải có của bất cứ linh mục nào của Chúa.
Ước mong linh mục kia nhận ra khuyết điểm lớn này để kịp sửa sai và lấy lại uy tín với giáo dân, và cách riêng, của những người đang cộng tác với ông trong việc từ thiện hiện nay.
Thiện nguyện yêu thương cho đồng bào dân tộc
Thành Nhu
18:59 24/01/2017
Thiện nguyện yêu thương cho đồng bào dân tộc
Khi những chuyến xe bắt đầu tất bật chở hành khách về quê ăn tết thì cũng là lúc anh em Dòng Thánh Tâm chúng tôi cùng với chị Ái và đại gia đình chị Hường, chị Phương lên đường đến với đồng bào dân tộc trên dãy Trường Sơn hùng vĩ để bắt đầu chuyến hành trình “Thiện nguyện yêu thương”.
Xem Hình
Chương trình thiện nguyện yêu thương bắt đầu từ ngày 18– 22/01/2017 tại các địa điểm: Quảng Trị, Huế, Gia Lai và Kon Tum.
Ngày 18/01/2017
Sau khi tham dự Thánh Lễ tại Dòng Thánh Tâm Huế, lúc 7g15’ đoàn chúng tôi lên đường đến giáo xứ Khe Sanh, để bắt đầu hành trình của mình. Tại đây chúng tôi đã được Cha Chánh xứ FX. Trần Vương Quốc Minh và bà con giáo dân chào đón. Đoàn đã tận tay trao 250 phần quà gồm có gạo, mì tôm, nước mắm dầu ăn và bánh kẹo cho bà con.
Giáo xứ Khe Sanh được các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris thành lập năm 1972, hiện nay có 4000 giáo dân. Những suất quà tuy không lớn nhưng gói trọn yêu thương, đồng cảm và sẻ chia cho bà con giáo dân đồng bào Vân Kiều, Pakô nơi đây.
Cha Chánh xứ cho biết đa số bà con phải đi 20km để đến nhà thờ, nhiều người ở xa đi mất 40km đến 90 km, nhưng ai cũng mừng vui khi nhận được những phần quà.
Chia tay giáo xứ Khe Sanh, lúc 11g 30’ đoàn chúng tôi di chuyển qua nhiều đường dốc cao để đến tặng 100 suất quà cho người nghèo tại Khe Văn.
Những ngôi nhà sàn xiêu vẹo, những khuôn mặt ngây thơ hem huốc với bộ quần áo rách rưới và ánh mắt tròn xoe của các em nhỏ đang tò mò nhìn chiếc xe hơi và những gói quà, ngơ ngác lạ lẫm nhưng không sợ sệt khiến cho các thành viên trong đoàn không khỏi cảm động.
Sau đó đoàn lại vội vàng lên đường trở về Cam Lộ và chào thăm Cha Micae Ngô Quang Danh tại giáo xứ Phước Tuyền. Tại đây đoàn cũng đã tặng 60 suất quà cho người khuyết tật tại Kùa – Cam Lộ.
Sau khi trao quà và dùng cơm tại giáo xứ Phước Tuyền chúng tôi lại tiếp tục đi đến thăm công trình nhà thờ giáo xứ Mỹ Lộc và gặp gỡ Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Phước.
Trước khi về lại Huế, chúng tôi đến Thánh Địa La Vang và Linh mục Giuse Phan Tấn Hồ,CSC đã dâng Thánh Lễ cho đoàn tại Linh Đài Đức Mẹ.
Ngày 19/01/2017
Đoàn đã tới thăm cha cố Phêrô Nguyễn Lân Mẫn, chào thăm cha Giám đốc Giuse Hồ Thứ và tham quan Đại chủng Viện Huế.
Tiếp nối hành trình, đoàn đã đến thăm và tặng 55 phần quà bánh kẹo cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm khuyết tật Nước Ngọt. Tại đây các em đã biểu diễn cho chúng tôi những tiết mục nhảy múa, hát không lời do các Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiếm hướng dẫn.
Sau đó chúng tôi tiếp tục đến thăm và tặng 65 phần quà bánh kẹo cho trẻ em giáo xứ Thủy Cam (Giáo phận Huế). Ngôi nhà thờ Thủy Cam nằm giữa những ruộng lúa đang dở dang, hiện có vài tốp thợ đang miệt mài làm việc.
Vào viếng Chúa tại nhà nguyện đơn sơ cạnh đó, chúng tôi không thể cầm được nước mắt khi được cha chánh xứ Phêrô Huỳnh Trọng kể về những khó khăn của bà con, của ngôi nhà nguyện đã hơn 10 năm gồng mình gánh chịu nắng mưa và công trình nhà thờ đang thi công cầm chừng vì thiếu tiền.
Ngày 20/01/2017
Tập trung tại Đà Nẵng với những mõi mệt sau chuyến thiện nguyện yêu thương tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chúng tôi lại phải đi xuyên đêm trên đường Trường Sơn để chuẩn bị cho những ngày thiện nguyện tiếp theo tại Gia Lai và Kon Tum.
Xuất phát tại thành phố Đà Nẵng lúc 14g40’ ngày 20/1/2017, đoàn chúng tôi lên đường đến Gia Lai. Đón chúng tôi về Lệ Chí có chú Trực và chú Đào là giáo dân giáo xứ Lệ Chí thuộc giáo phận Kon Tum. Về đến nhà chú Đào ăn khuya lúc 00g15’ ngày 21/01/2017 và sau đó đến ngủ đêm tại nhà chú Trực.
Ngày 21/01/2017
Lúc 7h15’ cùng ngày, đoàn đã được các bà con và giới trẻ giáo xứ Lệ Chí cộng tác cùng với 2 xe tải chở để chở quà và 2 xe con chở các cộng tác viên lên đường đến với đồng bào.
Xe đi khá chậm vì đường núi gập ghềnh. Sau khi vượt qua 35 km, đoàn chúng tôi đã vào được giáo xứ De Sơmei do cha Gioan Nguyễn Nhơn phụ trách. Tại đây, đoàn đã tặng 200 phần quà gồm có thịt, cá khô, mì tôm, mì chính, nước mắm, dầu ăn và rất nhiều bánh kẹo cho bà con và trẻ em nơi đây.
Giáo xứ có hơn 4000 giáo dân, thuộc dân tộc Bana, đời sống rất khó khăn, nhất là nguồn nước sạch.
Chia tay giáo xứ De Sơmei, đoàn chúng tôi vượt qua hơn 45km đường đèo để đến nơi thâm sơn cùng cốc – Giáo xứ Kon Mahar. Tại đây, chúng tôi tặng 250 phần quà cho bà con và rất nhiều bánh kẹo cho trẻ em. Trẻ em nơi đây hầu hết đều suy dinh dưỡng, trông thật đáng thương.
Sau khi đi thăm một số nhà dân và khám phá cảnh vật nơi đây, lúc 16g30’, cha Phaolô Nguyễn Hùng Sơn phụ trách giáo xứ Kon Mahar và cha Giuse Phan Tấn Hồ cùng với đoàn thiện nguyện và bà con giáo dân đã hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn cuối năm trên núi Đức Mẹ.
Rời giáo xứ Kon Mahar, trên đường về Lệ Chí đoàn đã ghé thăm và tặng 30 phần quà cho các bệnh nhân phong và khuyết tật tại Đăk Đoa.
Ngày 22/01/2017
Chúng tôi tạm biệt các anh chị em giáo xứ Lệ Chí và bắt đầu hành trình đến với giáo xứ Plei Tơwer. Tại đây cha Antôn Nguyễn Văn Binh đã sắp xếp cho chúng tôi được cùng hiệp dâng Thánh Lễ Chúa Nhật với các em thiếu nhi.
Ngoài những nhạc nhạc cụ quen thuộc, trong Thánh Lễ chúng tôi còn được thưởng thức dàn cồng chiêng với những âm hưởng thánh thiêng, kết hợp với lời kinh tiếng hát bằng tiếng Bana càng làm cho Thánh Lễ thêm sốt sắng.
Sau khi dùng cơm trưa tại đây, đoàn tiếp tục lên đường đến giáo xứ Kon Bơbăn của cha Micae Nguyễn Tuấn Huy và trao 210 phần quà cho bà con giáo xứ. Chúng tôi rất cảm động khi được bà con nơi đây trao tặng lại những sản vật như bí rợ, bí đao, chuối, và gạo nếp …
Sau khi tặng quà cho người nghèo, cùng với giáo xứ, chúng tôi còn tổ chức nấu 500 tô bún cho các em thiếu nhi; từng hàng dài xếp đều không chen lấn, các em lần lượt bê phần bún của mình đặt trên nền đất và ăn một cách ngon miệng.
Trời đã về chiều, tạm biệt giáo xứ Kon Bơbăn, tạm biệt chú Trực và mấy anh em cộng tác viên giáo xứ Lệ Chí, đoàn chúng tôi đến giáo xứ Đăk Jâk do cha Đaminh Trần Văn Vũ phụ trách. Tại đây, thay vì đến tận nhà bà con để thăm và trao quà, chúng tôi trao 30 phần quà và phong bì cho bà đang hiện diện tại nhà thờ và trao một số tiền mặt để cha Vũ làm 5.000 phần bánh truyền thống các loại để cho bà con giáo dân và anh chị em lương dân trong vùng ăn tết.
Sau bữa cơm tối do cha Vũ khoản đãi, chúng tôi được cha Vũ đưa đến nhà nguyện gần đó để tham dự giờ chầu Thánh Thể với các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Chia tay các em thiếu nhi trong quyến luyến, đoàn chúng tôi được cha Vũ đưa đến thăm công trình nhà thờ mới đang thi công dang dở. Với nhiều hạng mục thiết thực trong ngôi thánh đường như nhà xứ, nhà giáo lý, nhà nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật, phòng đàn, phóng vi tính, phòng khám bệnh... Hy vọng, sau khi hoàn thành, đây sẽ là ngôi thánh đường lý tưởng nhất để phục vụ bà con dân tộc trên dãy Trường Sơn.
Kết thúc hành trình “Thiện nguyện yêu thương”, đoàn chúng tôi lên đường trong đêm để trở về. Trong cái tĩnh mịch của núi rừng Trường Sơn, không ai bảo ai, chúng tôi cùng chia sẽ cho nhau những cảm xúc của mình: đồng bào dân tộc, từ trẻ em đến người già, sau khi đã nhận được phần quà của mình rồi thì dầu có trao thêm cũng không lấy nữa và cũng không có chuyện hao hụt... và rất nhiều gương hy sinh phục vụ tha nhân của quý cha quản xứ cũng như bà con giáo dân trong giáo phận Kon Tum.
Nhìn lại cả chuyến đi là một cuộc trải nghiệm đầy yêu thương và ấm áp tình người, như lời chia sẻ trong Thánh Lễ của linh mục Giuse Phan Tấn Hồ: “Đi để học hỏi. Về để yêu thương”; hay lời cha xứ Đaminh Trần Văn Vũ, khi dặn dò giáo dân của mình: “Tay này chúng ta đưa ra để nhận quà thì tay kia chúng ta cũng biết đưa ra để chia sẽ, trao ban”.
Thành Nhu
Khi những chuyến xe bắt đầu tất bật chở hành khách về quê ăn tết thì cũng là lúc anh em Dòng Thánh Tâm chúng tôi cùng với chị Ái và đại gia đình chị Hường, chị Phương lên đường đến với đồng bào dân tộc trên dãy Trường Sơn hùng vĩ để bắt đầu chuyến hành trình “Thiện nguyện yêu thương”.
Xem Hình
Chương trình thiện nguyện yêu thương bắt đầu từ ngày 18– 22/01/2017 tại các địa điểm: Quảng Trị, Huế, Gia Lai và Kon Tum.
Ngày 18/01/2017
Sau khi tham dự Thánh Lễ tại Dòng Thánh Tâm Huế, lúc 7g15’ đoàn chúng tôi lên đường đến giáo xứ Khe Sanh, để bắt đầu hành trình của mình. Tại đây chúng tôi đã được Cha Chánh xứ FX. Trần Vương Quốc Minh và bà con giáo dân chào đón. Đoàn đã tận tay trao 250 phần quà gồm có gạo, mì tôm, nước mắm dầu ăn và bánh kẹo cho bà con.
Giáo xứ Khe Sanh được các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris thành lập năm 1972, hiện nay có 4000 giáo dân. Những suất quà tuy không lớn nhưng gói trọn yêu thương, đồng cảm và sẻ chia cho bà con giáo dân đồng bào Vân Kiều, Pakô nơi đây.
Cha Chánh xứ cho biết đa số bà con phải đi 20km để đến nhà thờ, nhiều người ở xa đi mất 40km đến 90 km, nhưng ai cũng mừng vui khi nhận được những phần quà.
Chia tay giáo xứ Khe Sanh, lúc 11g 30’ đoàn chúng tôi di chuyển qua nhiều đường dốc cao để đến tặng 100 suất quà cho người nghèo tại Khe Văn.
Những ngôi nhà sàn xiêu vẹo, những khuôn mặt ngây thơ hem huốc với bộ quần áo rách rưới và ánh mắt tròn xoe của các em nhỏ đang tò mò nhìn chiếc xe hơi và những gói quà, ngơ ngác lạ lẫm nhưng không sợ sệt khiến cho các thành viên trong đoàn không khỏi cảm động.
Sau đó đoàn lại vội vàng lên đường trở về Cam Lộ và chào thăm Cha Micae Ngô Quang Danh tại giáo xứ Phước Tuyền. Tại đây đoàn cũng đã tặng 60 suất quà cho người khuyết tật tại Kùa – Cam Lộ.
Sau khi trao quà và dùng cơm tại giáo xứ Phước Tuyền chúng tôi lại tiếp tục đi đến thăm công trình nhà thờ giáo xứ Mỹ Lộc và gặp gỡ Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Phước.
Trước khi về lại Huế, chúng tôi đến Thánh Địa La Vang và Linh mục Giuse Phan Tấn Hồ,CSC đã dâng Thánh Lễ cho đoàn tại Linh Đài Đức Mẹ.
Ngày 19/01/2017
Đoàn đã tới thăm cha cố Phêrô Nguyễn Lân Mẫn, chào thăm cha Giám đốc Giuse Hồ Thứ và tham quan Đại chủng Viện Huế.
Tiếp nối hành trình, đoàn đã đến thăm và tặng 55 phần quà bánh kẹo cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm khuyết tật Nước Ngọt. Tại đây các em đã biểu diễn cho chúng tôi những tiết mục nhảy múa, hát không lời do các Soeurs Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiếm hướng dẫn.
Sau đó chúng tôi tiếp tục đến thăm và tặng 65 phần quà bánh kẹo cho trẻ em giáo xứ Thủy Cam (Giáo phận Huế). Ngôi nhà thờ Thủy Cam nằm giữa những ruộng lúa đang dở dang, hiện có vài tốp thợ đang miệt mài làm việc.
Vào viếng Chúa tại nhà nguyện đơn sơ cạnh đó, chúng tôi không thể cầm được nước mắt khi được cha chánh xứ Phêrô Huỳnh Trọng kể về những khó khăn của bà con, của ngôi nhà nguyện đã hơn 10 năm gồng mình gánh chịu nắng mưa và công trình nhà thờ đang thi công cầm chừng vì thiếu tiền.
Ngày 20/01/2017
Tập trung tại Đà Nẵng với những mõi mệt sau chuyến thiện nguyện yêu thương tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chúng tôi lại phải đi xuyên đêm trên đường Trường Sơn để chuẩn bị cho những ngày thiện nguyện tiếp theo tại Gia Lai và Kon Tum.
Xuất phát tại thành phố Đà Nẵng lúc 14g40’ ngày 20/1/2017, đoàn chúng tôi lên đường đến Gia Lai. Đón chúng tôi về Lệ Chí có chú Trực và chú Đào là giáo dân giáo xứ Lệ Chí thuộc giáo phận Kon Tum. Về đến nhà chú Đào ăn khuya lúc 00g15’ ngày 21/01/2017 và sau đó đến ngủ đêm tại nhà chú Trực.
Ngày 21/01/2017
Lúc 7h15’ cùng ngày, đoàn đã được các bà con và giới trẻ giáo xứ Lệ Chí cộng tác cùng với 2 xe tải chở để chở quà và 2 xe con chở các cộng tác viên lên đường đến với đồng bào.
Xe đi khá chậm vì đường núi gập ghềnh. Sau khi vượt qua 35 km, đoàn chúng tôi đã vào được giáo xứ De Sơmei do cha Gioan Nguyễn Nhơn phụ trách. Tại đây, đoàn đã tặng 200 phần quà gồm có thịt, cá khô, mì tôm, mì chính, nước mắm, dầu ăn và rất nhiều bánh kẹo cho bà con và trẻ em nơi đây.
Giáo xứ có hơn 4000 giáo dân, thuộc dân tộc Bana, đời sống rất khó khăn, nhất là nguồn nước sạch.
Chia tay giáo xứ De Sơmei, đoàn chúng tôi vượt qua hơn 45km đường đèo để đến nơi thâm sơn cùng cốc – Giáo xứ Kon Mahar. Tại đây, chúng tôi tặng 250 phần quà cho bà con và rất nhiều bánh kẹo cho trẻ em. Trẻ em nơi đây hầu hết đều suy dinh dưỡng, trông thật đáng thương.
Sau khi đi thăm một số nhà dân và khám phá cảnh vật nơi đây, lúc 16g30’, cha Phaolô Nguyễn Hùng Sơn phụ trách giáo xứ Kon Mahar và cha Giuse Phan Tấn Hồ cùng với đoàn thiện nguyện và bà con giáo dân đã hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn cuối năm trên núi Đức Mẹ.
Rời giáo xứ Kon Mahar, trên đường về Lệ Chí đoàn đã ghé thăm và tặng 30 phần quà cho các bệnh nhân phong và khuyết tật tại Đăk Đoa.
Ngày 22/01/2017
Chúng tôi tạm biệt các anh chị em giáo xứ Lệ Chí và bắt đầu hành trình đến với giáo xứ Plei Tơwer. Tại đây cha Antôn Nguyễn Văn Binh đã sắp xếp cho chúng tôi được cùng hiệp dâng Thánh Lễ Chúa Nhật với các em thiếu nhi.
Ngoài những nhạc nhạc cụ quen thuộc, trong Thánh Lễ chúng tôi còn được thưởng thức dàn cồng chiêng với những âm hưởng thánh thiêng, kết hợp với lời kinh tiếng hát bằng tiếng Bana càng làm cho Thánh Lễ thêm sốt sắng.
Sau khi dùng cơm trưa tại đây, đoàn tiếp tục lên đường đến giáo xứ Kon Bơbăn của cha Micae Nguyễn Tuấn Huy và trao 210 phần quà cho bà con giáo xứ. Chúng tôi rất cảm động khi được bà con nơi đây trao tặng lại những sản vật như bí rợ, bí đao, chuối, và gạo nếp …
Sau khi tặng quà cho người nghèo, cùng với giáo xứ, chúng tôi còn tổ chức nấu 500 tô bún cho các em thiếu nhi; từng hàng dài xếp đều không chen lấn, các em lần lượt bê phần bún của mình đặt trên nền đất và ăn một cách ngon miệng.
Trời đã về chiều, tạm biệt giáo xứ Kon Bơbăn, tạm biệt chú Trực và mấy anh em cộng tác viên giáo xứ Lệ Chí, đoàn chúng tôi đến giáo xứ Đăk Jâk do cha Đaminh Trần Văn Vũ phụ trách. Tại đây, thay vì đến tận nhà bà con để thăm và trao quà, chúng tôi trao 30 phần quà và phong bì cho bà đang hiện diện tại nhà thờ và trao một số tiền mặt để cha Vũ làm 5.000 phần bánh truyền thống các loại để cho bà con giáo dân và anh chị em lương dân trong vùng ăn tết.
Sau bữa cơm tối do cha Vũ khoản đãi, chúng tôi được cha Vũ đưa đến nhà nguyện gần đó để tham dự giờ chầu Thánh Thể với các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Chia tay các em thiếu nhi trong quyến luyến, đoàn chúng tôi được cha Vũ đưa đến thăm công trình nhà thờ mới đang thi công dang dở. Với nhiều hạng mục thiết thực trong ngôi thánh đường như nhà xứ, nhà giáo lý, nhà nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật, phòng đàn, phóng vi tính, phòng khám bệnh... Hy vọng, sau khi hoàn thành, đây sẽ là ngôi thánh đường lý tưởng nhất để phục vụ bà con dân tộc trên dãy Trường Sơn.
Kết thúc hành trình “Thiện nguyện yêu thương”, đoàn chúng tôi lên đường trong đêm để trở về. Trong cái tĩnh mịch của núi rừng Trường Sơn, không ai bảo ai, chúng tôi cùng chia sẽ cho nhau những cảm xúc của mình: đồng bào dân tộc, từ trẻ em đến người già, sau khi đã nhận được phần quà của mình rồi thì dầu có trao thêm cũng không lấy nữa và cũng không có chuyện hao hụt... và rất nhiều gương hy sinh phục vụ tha nhân của quý cha quản xứ cũng như bà con giáo dân trong giáo phận Kon Tum.
Nhìn lại cả chuyến đi là một cuộc trải nghiệm đầy yêu thương và ấm áp tình người, như lời chia sẻ trong Thánh Lễ của linh mục Giuse Phan Tấn Hồ: “Đi để học hỏi. Về để yêu thương”; hay lời cha xứ Đaminh Trần Văn Vũ, khi dặn dò giáo dân của mình: “Tay này chúng ta đưa ra để nhận quà thì tay kia chúng ta cũng biết đưa ra để chia sẽ, trao ban”.
Thành Nhu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ cho người hiến xác diễn ra như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
11:10 24/01/2017
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ cho người hiến xác diễn ra như thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã đọc huấn thị về việc chôn cất và hỏa táng. Có gì nói về việc chôn cất một người Công Giáo hiến xác cho nghiên cứu y học không? Làm thế nào việc “tưởng nhớ” người ấy có thể được giữ lại trong Giáo Hội? - F. D., Mumbai, Ấn Độ.
Đáp: Trước hết, tôi nghĩ rằng thật là cần thiết để bàn về tính hợp pháp của sự hiến xác như thế. Mặc dù trong thời gian trước kia đã có sự do dự về điểm này, Giáo Hội sau này đã cho phép người Công Giáo hiến xác cho nghiên cứu khoa học.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngày 14-5-1956, đã nói chuyện với một nhóm chuyên gia về mắt, và ngài đã gợi ý rằng "Công chúng phải được giáo dục. Công chúng cần phải được giải thích với trí thông minh và sự kính trọng, rằng việc đồng ý một cách minh nhiên hoặc âm thầm cho sự thiệt hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn của xác chết, vì lợi ích của các người đang đau khổ, là không hề vi phạm sự kính trọng đối với người chết”.
Lời nói ấy được lặp lại trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, vốn nói như sau trong số 2296:
"Việc ghép các bộ phận cơ thể phù hợp với luật luân lý nếu các nguy hiểm và rủi ro về thể xác và tâm lý nơi người cho, cân xứng với lợi ích của người nhận. Hiến các bộ phận sau khi chết là điều cao quí đáng khen thưởng, và phải được khuyến khích như một biểu lộ tình liên đới quảng đại. Về phương diện luân lý, không thể chấp nhận lấy bộ phận nếu người cho, hoặc những thân nhân có quyền, không minh thị đồng ý. Cũng vậy, về phương diện luân lý, không thể chấp nhận việc trực tiếp gây tàn phế hoặc cái chết cho một người, dù nhằm mục đích kéo dài đời sống của những người khác" (bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý TGP Sài Gòn).
Tương tự như vậy, Sách Giáo lý nói trong số 2301:
"Về phương diện luân lý, được phép mổ tử thi để điều tra pháp lý hoặc để nghiên cứu khoa học. Việc hiến các bộ phận cơ thể sau khi chết là việc hợp pháp và đáng khen. Hội Thánh cho phép hỏa táng nếu việc này không phương hại tới đức tin vào sự sống lại của thân xác” (bản dịch, như trên).
Trong thông điệp “Tin mừng sự sống” năm 1995, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gọi việc hiến tạng là một ví dụ về "chủ nghĩa anh hùng thường ngày".
Một vài năm sau đó, ngài cũng nói rõ ràng về các giá trị của việc hiến xác của một người cho khoa học, khi ngài nói chuyện với các tham dự viên của Khóa họp thứ Chín của Hàn lâm viện Giáo Hoàng về Sự Sống ngày 24-2-2003.
Ngài nói: "Tất cả, các tín hữu và người không tin, đều thừa nhận và bày tỏ sự ủng hộ chân thành cho các nỗ lực trong khoa học y sinh học, vốn không chỉ được thiết kế để làm cho chúng ta quen với các sự kỳ diệu của cơ thể con người, nhưng còn khuyến khích các tiêu chuẩn xứng đáng của sức khỏe và đời sống cho các dân tộc trên hành tinh của chúng ta".
Trong cùng một bài diễn văn này, ngài nói thêm: “Giáo Hội tôn trọng và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khi nó có một định hướng thực sự cho con người, tránh bất kỳ hình thức công cụ hóa nào hoặc hủy diệt con người, và giữ mình khỏi ách nô lệ của lợi ích chính trị và kinh tế".
Trong tháng 10-2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp Ủy ban cấy ghép nội tạng thuộc Hội đồng châu Âu, và gọi hành động hiến tạng là "một bằng chứng của tình yêu chúng ta đối với tha nhân”.
Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng thảo luận vấn đề "Hướng dẫn đạo đức và tôn giáo cho các dịch vụ chăm sóc y tế Công Giáo".
Như vậy, nguyên tắc chung về tính hợp pháp của việc hiến tạng và hiến xác cho khoa học được thiết lập khá tốt.
Tuy nhiên, Giáo Hội cảnh báo rằng việc này phải luôn được coi là một món quà, và rằng thi hài con người không được sử dụng cho mục đích thương mại. Hơn nữa, Giáo Hội khẳng định rằng thi hài phải được đối xử với sự kính cẩn và kính trọng.
Tài liệu gần đây về việc hỏa táng tái khẳng định nguyên tắc đã được nêu trong một số tài liệu khác, rằng hài cốt hỏa táng nên được chôn cất cùng với sự tôn kính y như chôn cất các tín hữu qua đời. Vì vậy, thi hài, hoặc tro trong trường hợp hỏa táng, cần được chôn cất. Một số giáo phận thậm chí tặng mộ táng, và dịch vụ chôn cất cho các người hiến xác cho khoa học nữa.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở tiếp nhận hài cốt hiến tặng đã thiết lập các qui định, vốn tiên liệu việc người ta trả lại thi hài hoặc tro cốt để chôn cất, sau một thời gian qui định. Việc này là thường khoảng 12 tuần, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể là sau một hoặc hai năm.
Bởi vì thường là không thể có một tang lễ với thi hài ngay ít lâu sau khi chết, vì điều này sẽ làm cho thi thể không còn phù hợp cho mục đích nghiên cứu, một Thánh Lễ tưởng nhớ mà không có thi thể có thể được tổ chức, để phó thác linh hồn của người đã chết cho Thiên Chúa, và tạo dịp cho gia đình để cùng thương khóc người đã khuất.
Khi hài cốt được trả lại cho gia đình, một Thánh Lễ khác có thể được cử hành. Điều này có thể được lấy từ phần thứ ba của Thánh lễ cho người qua đời trong Sách Lễ Rôma: "Các tưởng nhớ khác nhau”.
Chữ đỏ của phần này nói: “Thánh lễ này có thể được cử hành, khi tin tức về cái chết được nhận đầu tiên, hoặc vào ngày chôn cất, ngay cả trong Tuần Bát nhật lễ Chúa Giáng sinh, vào những ngày khi có một Lễ Nhớ Buộc diễn ra, và vào các ngày trong tuần, trừ ra Thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh" (Zenit.org 24-1-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã đọc huấn thị về việc chôn cất và hỏa táng. Có gì nói về việc chôn cất một người Công Giáo hiến xác cho nghiên cứu y học không? Làm thế nào việc “tưởng nhớ” người ấy có thể được giữ lại trong Giáo Hội? - F. D., Mumbai, Ấn Độ.
Đáp: Trước hết, tôi nghĩ rằng thật là cần thiết để bàn về tính hợp pháp của sự hiến xác như thế. Mặc dù trong thời gian trước kia đã có sự do dự về điểm này, Giáo Hội sau này đã cho phép người Công Giáo hiến xác cho nghiên cứu khoa học.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngày 14-5-1956, đã nói chuyện với một nhóm chuyên gia về mắt, và ngài đã gợi ý rằng "Công chúng phải được giáo dục. Công chúng cần phải được giải thích với trí thông minh và sự kính trọng, rằng việc đồng ý một cách minh nhiên hoặc âm thầm cho sự thiệt hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn của xác chết, vì lợi ích của các người đang đau khổ, là không hề vi phạm sự kính trọng đối với người chết”.
Lời nói ấy được lặp lại trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, vốn nói như sau trong số 2296:
"Việc ghép các bộ phận cơ thể phù hợp với luật luân lý nếu các nguy hiểm và rủi ro về thể xác và tâm lý nơi người cho, cân xứng với lợi ích của người nhận. Hiến các bộ phận sau khi chết là điều cao quí đáng khen thưởng, và phải được khuyến khích như một biểu lộ tình liên đới quảng đại. Về phương diện luân lý, không thể chấp nhận lấy bộ phận nếu người cho, hoặc những thân nhân có quyền, không minh thị đồng ý. Cũng vậy, về phương diện luân lý, không thể chấp nhận việc trực tiếp gây tàn phế hoặc cái chết cho một người, dù nhằm mục đích kéo dài đời sống của những người khác" (bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý TGP Sài Gòn).
Tương tự như vậy, Sách Giáo lý nói trong số 2301:
"Về phương diện luân lý, được phép mổ tử thi để điều tra pháp lý hoặc để nghiên cứu khoa học. Việc hiến các bộ phận cơ thể sau khi chết là việc hợp pháp và đáng khen. Hội Thánh cho phép hỏa táng nếu việc này không phương hại tới đức tin vào sự sống lại của thân xác” (bản dịch, như trên).
Trong thông điệp “Tin mừng sự sống” năm 1995, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gọi việc hiến tạng là một ví dụ về "chủ nghĩa anh hùng thường ngày".
Một vài năm sau đó, ngài cũng nói rõ ràng về các giá trị của việc hiến xác của một người cho khoa học, khi ngài nói chuyện với các tham dự viên của Khóa họp thứ Chín của Hàn lâm viện Giáo Hoàng về Sự Sống ngày 24-2-2003.
Ngài nói: "Tất cả, các tín hữu và người không tin, đều thừa nhận và bày tỏ sự ủng hộ chân thành cho các nỗ lực trong khoa học y sinh học, vốn không chỉ được thiết kế để làm cho chúng ta quen với các sự kỳ diệu của cơ thể con người, nhưng còn khuyến khích các tiêu chuẩn xứng đáng của sức khỏe và đời sống cho các dân tộc trên hành tinh của chúng ta".
Trong cùng một bài diễn văn này, ngài nói thêm: “Giáo Hội tôn trọng và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khi nó có một định hướng thực sự cho con người, tránh bất kỳ hình thức công cụ hóa nào hoặc hủy diệt con người, và giữ mình khỏi ách nô lệ của lợi ích chính trị và kinh tế".
Trong tháng 10-2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp Ủy ban cấy ghép nội tạng thuộc Hội đồng châu Âu, và gọi hành động hiến tạng là "một bằng chứng của tình yêu chúng ta đối với tha nhân”.
Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng thảo luận vấn đề "Hướng dẫn đạo đức và tôn giáo cho các dịch vụ chăm sóc y tế Công Giáo".
Như vậy, nguyên tắc chung về tính hợp pháp của việc hiến tạng và hiến xác cho khoa học được thiết lập khá tốt.
Tuy nhiên, Giáo Hội cảnh báo rằng việc này phải luôn được coi là một món quà, và rằng thi hài con người không được sử dụng cho mục đích thương mại. Hơn nữa, Giáo Hội khẳng định rằng thi hài phải được đối xử với sự kính cẩn và kính trọng.
Tài liệu gần đây về việc hỏa táng tái khẳng định nguyên tắc đã được nêu trong một số tài liệu khác, rằng hài cốt hỏa táng nên được chôn cất cùng với sự tôn kính y như chôn cất các tín hữu qua đời. Vì vậy, thi hài, hoặc tro trong trường hợp hỏa táng, cần được chôn cất. Một số giáo phận thậm chí tặng mộ táng, và dịch vụ chôn cất cho các người hiến xác cho khoa học nữa.
Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở tiếp nhận hài cốt hiến tặng đã thiết lập các qui định, vốn tiên liệu việc người ta trả lại thi hài hoặc tro cốt để chôn cất, sau một thời gian qui định. Việc này là thường khoảng 12 tuần, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể là sau một hoặc hai năm.
Bởi vì thường là không thể có một tang lễ với thi hài ngay ít lâu sau khi chết, vì điều này sẽ làm cho thi thể không còn phù hợp cho mục đích nghiên cứu, một Thánh Lễ tưởng nhớ mà không có thi thể có thể được tổ chức, để phó thác linh hồn của người đã chết cho Thiên Chúa, và tạo dịp cho gia đình để cùng thương khóc người đã khuất.
Khi hài cốt được trả lại cho gia đình, một Thánh Lễ khác có thể được cử hành. Điều này có thể được lấy từ phần thứ ba của Thánh lễ cho người qua đời trong Sách Lễ Rôma: "Các tưởng nhớ khác nhau”.
Chữ đỏ của phần này nói: “Thánh lễ này có thể được cử hành, khi tin tức về cái chết được nhận đầu tiên, hoặc vào ngày chôn cất, ngay cả trong Tuần Bát nhật lễ Chúa Giáng sinh, vào những ngày khi có một Lễ Nhớ Buộc diễn ra, và vào các ngày trong tuần, trừ ra Thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh" (Zenit.org 24-1-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Đặc ngữ Công Giáo : Từ “Dòng” là của riêng người Công Giáo Việt Nam.
Nguyễn Long Thao
20:17 24/01/2017
Từ “Dòng” là của riêng người Công Giáo Việt Nam.
Khi nói tới từ “Dòng”, người Công Giáo Việt Nam nào cũng hiểu “dòng” là một tu hội như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Xi Cô, Dòng Đa Minh v.v...
Tuy nhiên, các bộ tự điển quan trọng của Việt Nam, như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, hay Đại Từ Điển Tiếng Viết của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam xuất bản năm 1999 lại không giải thích dòng là một tu hội? Vậy phải chăng “dòng” là một đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam và đâu là nguyên nhân các vị thừa sai dùng từ này để chỉ một tu hội? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
Dòng là từ Nôm lấy dạng của bộ thủy 氵và dụng 用 trong tiếng Hán để ghép lại. Theo nghĩa thông thường của các từ điển, từ Dòng chỉ ý nghĩa sự gì liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Hai tự điển quan trọng nêu trên giải thích từ Dòng như sau:
(1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra.
(2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn.
(3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ.
(4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia.
Như vậy từ “Dòng” hiểu theo nghĩa của người Công Giáo là một tu hội đều không có trong tự điển.
Từ Dòng Là Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của người Công Giáo Việt Nam. Vào năm 1670 khi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu”, thì thấy ngài dùng từ Dòng để đặt tên cho tu hội đầu tiên của các phụ nữ tại Việt Nam. Ngài viết như sau:
“Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Từ đó, người Công Giáo Việt Nam bắt đầu dùng từ Dòng để chỉ tu hội. Tự Điển của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1838, ngoài nghĩa thông thường như đã nói trên còn có nghĩa Dòng là một tu hội: Ordo Religiosus: Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng theo nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức từ năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam được in trong phần đầu của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cũng cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể kết luận từ Dòng là đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam.
Lý Do Chọn Từ Dòng Để Chỉ Tu Hội
Đến đây chúng ta đặt câu hỏi tại sao các vị thừa sai đã dùng từ dòng để chỉ tu hội? Không có tài liệu nào giúp ta trả lời câu hỏi này. Do vậy chúng ta phải suy luận.
Trước hết chúng ta cần xác định những đặc tính của tu hội xem có phủ hợp với từ Dòng trong tiếng Nôm hay không? Tu hội là một tập thể người, tuy không cùng huyết thống, nhưng sống chung với nhau, có cùng một lý tưởng mà từ chuyên môn gọi là linh đạo. Cơ cấu tổ chức tu hội cũng giống như gia đình, gia tộc là sống theo phẩm trật có trên, có dưới được kế tục từ đời này sang đời kia, tạo thành một cơ cấu giống như cơ cấu xã hội mà ta gọi là dòng tộc.
Ngoài ra, các nhà thừa sai cũng thấy 3 từ Ordo Religiosus, Ordre Religieuse, Religious Order của ba ngôn ngữ Latin, Anh Pháp vừa có nghiã phậm trật thứ tự, vừa có nghiã là một tu hội. Nên các Ngài đã dịch Ordo là Dòng để chỉ một tu hội
Tất cả những đặc tính nêu trên của tu hội phù hợp với ý nghiã của dân gian Việt Nam hiểu từ Dòng là tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia, cũng phù hợp với ý nghiã của từ Ordo Religiosus, hay Ordre Religieuse, hay Religious Order nên các nhà thừa sau ban đầu đã dùng từ Dong để chỉ một tu hội.
Đến đây chúng ta có thêm bằng chứng để kết luận rằng các nhà thừa sai ban đầu đã chú ý đến vấn đề hội nhập văn hóa Việt vào Kitô giáo. Các ngài đã không phiên âm từ Ordo trong tiếng Latin như kiểu phiên âm Đức Thánh Pha Pha do tiếng Papa trong La ngữ để chỉ Đức Giáo Hoàng hay đã không dùng từ Tu Hội của người Công Giáo Tầu để đặt tên cho một tổ chức mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam gọi là dòng.
Khi nói tới từ “Dòng”, người Công Giáo Việt Nam nào cũng hiểu “dòng” là một tu hội như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Xi Cô, Dòng Đa Minh v.v...
Tuy nhiên, các bộ tự điển quan trọng của Việt Nam, như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931, hay Đại Từ Điển Tiếng Viết của Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam xuất bản năm 1999 lại không giải thích dòng là một tu hội? Vậy phải chăng “dòng” là một đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam và đâu là nguyên nhân các vị thừa sai dùng từ này để chỉ một tu hội? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.
Dòng là từ Nôm lấy dạng của bộ thủy 氵và dụng 用 trong tiếng Hán để ghép lại. Theo nghĩa thông thường của các từ điển, từ Dòng chỉ ý nghĩa sự gì liên tục như dòng nước, dòng sông, dòng nhạc, dòng dõi. Hai tự điển quan trọng nêu trên giải thích từ Dòng như sau:
(1) Khối chất lòng chảy dọc, dài ra.
(2) Chuỗi dài kế tiếp không đứt đoạn.
(3) Hàng ngang trên giấy như dòng kẻ.
(4) Tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia.
Như vậy từ “Dòng” hiểu theo nghĩa của người Công Giáo là một tu hội đều không có trong tự điển.
Từ Dòng Là Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam
Từ Dòng xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của người Công Giáo Việt Nam. Vào năm 1670 khi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu”, thì thấy ngài dùng từ Dòng để đặt tên cho tu hội đầu tiên của các phụ nữ tại Việt Nam. Ngài viết như sau:
“Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu”.
Từ đó, người Công Giáo Việt Nam bắt đầu dùng từ Dòng để chỉ tu hội. Tự Điển của Đức Cha Taberd xuất bản năm 1838, ngoài nghĩa thông thường như đã nói trên còn có nghĩa Dòng là một tu hội: Ordo Religiosus: Tu Hội Dòng. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của không ghi từ Dòng theo nghĩa như từ điển của Đức Cha Taberd nhưng ghi hai từ: thầy Dòng: thầy tu, kẻ vào hội tu thân. Vào Dòng: chịu theo phép tu trì cực khổ. Như vậy, người Công Giáo bắt đầu dùng từ Dòng từ năm 1670 tức từ năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá. Trong bài viết Tự Vị Taberd Và Di Sản Văn Hóa Việt Nam được in trong phần đầu của Từ Điển Taberd do nhà Xuất Bản Văn Học tái bản năm 2004, giáo sư Trần Văn Toàn cũng cho rằng từ Dòng là từ ngữ chuyên môn của Công Giáo Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể kết luận từ Dòng là đặc ngữ của người Công Giáo Việt Nam.
Lý Do Chọn Từ Dòng Để Chỉ Tu Hội
Đến đây chúng ta đặt câu hỏi tại sao các vị thừa sai đã dùng từ dòng để chỉ tu hội? Không có tài liệu nào giúp ta trả lời câu hỏi này. Do vậy chúng ta phải suy luận.
Trước hết chúng ta cần xác định những đặc tính của tu hội xem có phủ hợp với từ Dòng trong tiếng Nôm hay không? Tu hội là một tập thể người, tuy không cùng huyết thống, nhưng sống chung với nhau, có cùng một lý tưởng mà từ chuyên môn gọi là linh đạo. Cơ cấu tổ chức tu hội cũng giống như gia đình, gia tộc là sống theo phẩm trật có trên, có dưới được kế tục từ đời này sang đời kia, tạo thành một cơ cấu giống như cơ cấu xã hội mà ta gọi là dòng tộc.
Ngoài ra, các nhà thừa sai cũng thấy 3 từ Ordo Religiosus, Ordre Religieuse, Religious Order của ba ngôn ngữ Latin, Anh Pháp vừa có nghiã phậm trật thứ tự, vừa có nghiã là một tu hội. Nên các Ngài đã dịch Ordo là Dòng để chỉ một tu hội
Tất cả những đặc tính nêu trên của tu hội phù hợp với ý nghiã của dân gian Việt Nam hiểu từ Dòng là tập hợp những người cùng một huyết thống kế tục từ đời này sang đời kia, cũng phù hợp với ý nghiã của từ Ordo Religiosus, hay Ordre Religieuse, hay Religious Order nên các nhà thừa sau ban đầu đã dùng từ Dong để chỉ một tu hội.
Đến đây chúng ta có thêm bằng chứng để kết luận rằng các nhà thừa sai ban đầu đã chú ý đến vấn đề hội nhập văn hóa Việt vào Kitô giáo. Các ngài đã không phiên âm từ Ordo trong tiếng Latin như kiểu phiên âm Đức Thánh Pha Pha do tiếng Papa trong La ngữ để chỉ Đức Giáo Hoàng hay đã không dùng từ Tu Hội của người Công Giáo Tầu để đặt tên cho một tổ chức mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam gọi là dòng.
Văn Hóa
Giáo xứ thất thập chu niên
Lê Đình Thông
10:13 24/01/2017
覺 處 七 十 週 年 (1947-2017)
19 người cùng với 5 cha
Khắp miền nước Pháp gần xa
Liên Đoàn thành lập quanh ta hiền tài.
Năm linh mục có hai viện trưởng (1)
Hàng giáo dân bộ trưởng một người (2)
Năm ngài cố vấn rạng ngời
Có hai giám mục một thời chung lo (3).
Đoàn Sinh viên : cành nho tươi tốt
Một Đức Ông và một Đức Cha (4)
Thêm ông Bộ trưởng quê nhà (5)
Thi nhân Viện trưởng, mặn mà duyên thơ (6)
Trang sử mới Sứ thần Tòa thánh (7)
Chúc phép lành sức mạnh ơn thiêng
Giáo quyền nước Pháp cách riêng
Từ nay công nhận thành viên Liên Đoàn.
Giai đoạn mới truyền loan công đức
Đổi tên thành Tổ Chức Thừa sai (8)
Có cha tuyên úy miệt mài
Vừa lo mục vụ văn tài truyền thông (9).
Năm 77 thông Công Giáo Xứ
Mấy nhiệm kỳ cắt cử qua đi
Ba năm kế tiếp kiên trì
80 : hiệp lực thực thi sáng ngời
Ban Giám đốc ơn trời lộc nước (10)
Cha Vinh làm Giám đốc lo chung
Có cha Thượng Sách trùng phùng
Cha Ziên cha Dũng một lòng đoàn viên.
Năm 83 ơn thiêng kết tụ
Lập Hội đồng Mục vụ đầu tiên
Qua nhiều thế hệ trung kiên
Trẻ già, nam nữ, kết liên một lòng.
Năm 17 vừa tròn 70
Nhớ bao nhiêu công đức tiền nhân
Chúng con lạy tạ kính dâng
Nước Cha cả sáng xin vâng mệnh Trời.
Giáo Xứ Paris, Tân Xuân Đinh Dậu (2017)
Lê Đình Thông
---
(1) Linh mục Cao Văn Luận (1908-1986), Viện trưởng Đại Học Huế.
Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Viện trưởng Đại Học Đà Lạt.
(2) Ông Trần Hữu Phương, Bộ trưởng Tài chánh.
Ông là Chánh Hội trưởng tiên khởi của Liên Đoàn.
(3) Đức Cha Nguyễn Văn Thiện (1906-2012), Giám mục Vĩnh Long.
Đức Cha Nguyễn Ngọc Quang (1909-1990), Giám mục Cần Thơ.
(4) Đức Cha Nguyễn Huy Mai (1913-1990), Giám mục Ban Mê Thuột.
Đức Ông Trần Văn Hiến Minh (1919-2003), Tiến sĩ Triết học.
(5) Kỹ sư Trần Ngọc Oành, Bộ trưởng Giao thông Công chánh.
(6) Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Viện trưởng Viện Pasteur,
bút hiệu Vân Uyên, tác giả nhiều tập thơ.
(7) Đức Angelo Giuseppe Roncalli, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp.
Ngày 20/10/1958 : Mật nghị Hồng Y tôn cử Ngài làm Giáo hoàng.
Ngày 27/04/2014, cố Giáo hoàng được phong hiển thánh.
(8) Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp (1952-1977).
(9) Cha Nguyễn Quang Lãm sau này là Chủ nhiệm kiêm
Chủ bút Nhật báo Xây Dựng.
(10) Ban Giám đốc hiện nay : Đức Ông Mai Đức Vinh, quý Cha
Đinh Đồng Thượng Sách, Trần Anh Dũng, Vũ Minh Sinh, quý
Thầy Phó tế Phạm Bá Nha, Nguyễn Văn Thạch, Tạ Đình Chung,
Nguyễn Sơn, Cao Trọng Nghĩa, quý Nữ tu Nguyễn Kim Thoa,
Thân Kim Liên.
Câu Chuyện Đầu Năm – Sáng tác: Hoài An - Trình bày: Diệp Thanh Thanh
VietCatholic Network
10:35 24/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chợ Tết Bolsa
Nguyễn Bá Khanh
20:37 24/01/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cuối năm trên phố Bolsa
Múa Lân đốt pháo Tết Ta tưng bừng.
(nbk)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới ngày nay 22/1/2017
VietCatholic Network
05:59 24/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, Chương trình truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tiết mục sau đây:
1- Đức Thánh Cha gửi lời chúc Tết Âm Lịch tới các gia đình
2- Thông điệp của ĐTC Phanxicô gởi TT Donald Trump trong lễ nhận chức
3- Tân Tổng Thống Donald Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
4- Những Điểm chính bài diễn văn nhận chức của TT Donald Trump
5- Các Giám Mục Pháp và Đức ra tuyên bố chung về vấn đề trẻ em di cư
6- Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia đả kích đường lối mị dân
7- Công Giáo và Chính Thống họp bàn vấn đề Hồi Giáo và khủng bố
8- Đặc sứ của Đức Thánh Cha không muốn bị làm bung xung cho Nicolas Maduro
9- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ mừng thọ cho các cụ tại nhà thờ chính tòa Huế
10 - Giáo Phận Sài Gòn: Hội chợ Xuân cho những mảnh đời bất hạnh HIV & AIDS
11- Mừng Tết: CGVN GP Orange Tổ chức Tiệc tri ân
Giờ đây xin mời quí vị nghe tin tức chi tiết của chúng tôi:
TIN VATICAN. - Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết âm lịch tới các gia đình
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật ngày 22.1.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, sau khi quảng diễn sứ điệp Tin Mừng, ĐTC đã gửi lời chúc mừng Năm Mới đến các gia đình đang chuẩn bị đón Tết âm lịch. Đức Thánh Cha nói: “Tại miền Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người đang chuẩn bị mừng Năm Mới âm lịch. Tôi xin gửi lời chào thân ái đến mọi gia đình, với hy vọng rằng mỗi gia đình ngày càng trở nên mái trường mà nơi đó mọi người học cách tôn trọng nhau, học cách tương quan và quan tâm chăm sóc nhau một cách vô vị lợi. Cầu chúc niềm vui của tình yêu mến chan hòa trong mỗi gia đình và tỏa lan ra toàn xã hội.”
- Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi Tổng thống Donald Trump trong lễ nhậm chức
ĐTC Phanxicô đã gửi lời chào của ngài đến tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, và bảo đảm những lời cầu nguyện vào ngày lễ nhậm chức của tân tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. ĐTC bày tỏ hy vọng rằng: tân tổng thống sẽ được hướng dẫn bởi các giá trị tinh thần và đạo đức phong phú đã định hình lịch sử của người dân Mỹ”. Thông điệp có đoạn viết như sau: “Dưới sự lãnh đạo của tổng thống, cầu xin cho tầm cỡ của Hoa Kỳ tiếp tục được đo lường trên tất cả các mối quan tâm đối với người nghèo, người bị ruồng bỏ và những người cần đang gặp khó khăn, như những Lagiarô đang đứng trước cửa nhà của chúng ta. Với những tâm tình này, tôi xin Chúa ban cho Tổng thống và gia đình, cũng như tất cả những người Mỹ yêu quý, những phước lành của Chúa là hòa bình, hòa hợp và mọi thịnh vượng về vật chất và tinh thần.”
- Tân Tổng thống Donald Trump đặt tay trên Kinh Thánh tuyên thệ nhận chức
TIN WASHINGTON DC - Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của TT Mỹ Donald Trump đã diễn ra trang nghiêm, theo đúng nghi thức. Có dự hiện diện của các cựu Tổng thống Hoa Kỳ, các nghị sĩ và dân biểu, các quan chức, các đại diện các tôn giáo, đặc biệt phía Công Giáo Hoa Kỳ có ĐHY Dolan của TGP New York, đã có lời cầu nguyện cho Tân tổng thống trong nghi lễ này. Khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống, ông đã đặt tay trên cuốn Kinh thánh trên tay của đệ nhất phu nhân Melania. Tân TT Donald Trump nhắc lại lời tuyên thệ như sau: "Tôi, Donald Trump, trịnh trọng tuyên thệ rằng: tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành, và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ hiến pháp Mỹ. Chúa giúp đỡ tôi".
Hai cuốn Kinh Thánh mà TT Donald Trump đọc lời thề khi đặt tay trên đó là cuốn Kinh Thánh mà Mẹ ông Trump đã tặng ông vào năm 1955 sau khi ông tốt nghiệp Trường Tiểu học Giáo lý Chúa Nhật tại New York. Lúc đó ông 9 tuổi. Cuốn thứ 2 là cuốn Kinh Thánh được gọi là Kinh Thánh cố TT Abraham Lincoln, vị Tổng thống thứ 16 này đã đặt tay trên đó đọc lời tuyên thệ.
Việc đặt tay trên Kinh Thánh trong nghi lễ tuyên thệ không phải là đòi hỏi đối với Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng đó là một truyền thống trong lễ nhậm chức tổng thống bắt đầu bởi Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là TT George Washington.
- Những điểm chính Bài phát biểu nhậm chức của tân Tổng Thống Donald Trump
Trong bài phát biểu ngay sau lễ tuyên thệ, TT Donald Trump: Cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại tụ tập trên những bậc thềm này để thực hiện tiến trình chuyển giao quyền lực trong trật tự và hòa bình, và chúng tôi xin đa tạ Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama về sự giúp đỡ niềm nở của họ trong suốt quá trình chuyển giao.
Tuy nhiên, buổi lễ hôm nay mang ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ chính quyền này sang chính quyền khác, hay từ đảng này sang đảng khác – mà chúng ta chuyển giao quyền lực từ thủ đô Washington, trở lại với quý vị, nhân dân Mỹ.
Ở tâm điểm phong trào hiện nay là một niềm tin thiết yếu: rằng lý do tồn tại của một quốc gia chính là để phục vụ công dân. Người Mỹ muốn có các trường học tốt cho con cái, khu dân cư an toàn cho gia đình, và công ăn việc làm tốt cho bản thân. Đây là những đòi hỏi chính đáng và hợp lý.
Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng: Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo. Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ và hình thành các liên minh mới - và đoàn kết thế giới văn minh chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, chúng ta sẽ hoàn toàn tiêu diệt chúng ra khỏi Trái Đất.
Nền tảng của nền chính trị của chúng ta sẽ là lòng trung thành tuyệt đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và qua sự trung thành của chúng ta với đất nước, chúng ta sẽ khám phá lại lòng trung thành của chúng ta với nhau. Khi quý vị mở lòng mình ra với lòng ái quốc, thì không còn chỗ cho thành kiến.
Kinh Thánh dạy chúng ta: "thật tốt đẹp và dễ chịu khi con dân của Chúa Trời sống với nhau trong sự hiệp nhất".
Tổng Thống Donald Trump khẳng định sẽ "chiến đấu không ngừng nghỉ" để bảo vệ nước Mỹ và sẽ không để người dân Mỹ thất vọng. Ông sẽ làm cho biên cương Hoa Kỳ được an toàn, lo tu bổ đường xá gia thông, mang lại công ăn việc làm cho thợ nhà máy, tận diệt quân khủng bố...
Ông Trump kết thúc bài phát biểu bằng lời hứa đã trở thành thương hiệu: "Biến nước Mỹ vĩ đại trở lại". Và đúng vậy, cùng nhau chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Xin cảm ơn, Chúa ban phước lành cho quý vị, và Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.
- Các Giám Mục Pháp và Đức ra tuyên bố chung về vấn đề trẻ em di cư
Suy tư về thông điệp của ĐTC Phanxicô nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn, Hội đồng Giám mục Pháp và Đức vừa công bố một tuyên bố chung về hoàn cảnh của trẻ em di cư ở châu Âu. Số lượng trẻ em di cư đã tăng từ 23,000 vào năm 2014 lên đến gần 100,000 trong năm 2015 và con số này còn cao hơn nữa trong năm 2016 vừa kết thúc. Do đó, các Giám mục nói rằng “trong tư cách là các Kitô hữu, chúng ta không thể tỉnh bơ không quan tâm đến thực tế này.”
Các Giám mục kêu gọi các Kitô hữu cầu nguyện và ủng hộ cho các trẻ em di cư và yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị làm mọi cách để đảm bảo rằng các trẻ em di cư có thể sống một cuộc sống đúng phẩm giá con người.
- Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia đả kích đường lối mị dân
Trong một cuộc họp gần đây với các nhà báo, ĐHY Angelo Bagnasco của Genoa nói rằng: đường lối mị dân không phải là câu trả lời cho những vấn đề Châu Âu đang phải đối mặt. ĐHY Angelo Bagnasco là chủ tịch của HĐGM Ý và cũng là Chủ tịch HĐGM châu Âu.
Trước làn sóng nhập cư ồ ạt chưa từng có, nhiều người châu Âu ngày nay đang sống chung với nỗi sợ hãi và những cảm giác khó chịu, trong khi lo lắng về việc mất đi bản sắc dân tộc của mình. Nhiều đảng phái chính trị mới đang mọc lên như nấm, khai thác triệt để tâm lý bất mãn của dân chúng và đưa ra các chiêu bài mị dân. Tuy nhiên, theo ĐHY, đường lối mị dân “không phải là câu trả lời cho các vấn đề và các thách đố trong thời đại chúng ta. Nó lợi dụng và nuôi dưỡng sự bất mãn, nhưng không thể kiểm soát được sự bất mãn. Thay vào đó, chúng ta cần một phân tích tổng hợp mới, một tầm nhìn toàn cầu để nhìn về tương lai với niềm hy vọng”.
- Công Giáo và Chính Thống họp bàn vấn đề Hồi Giáo và khủng bố
Diễn đàn Công Giáo và Chính Thống Giáo lần thứ 5 đã được tổ chức tại Paris. Các giới chức hai bên gồm GM Công Giáo và Chính Thống Giáo đã thảo luận về các vấn đề của đời sống gia đình và xã hội. Điểm chính trong cuộc họp ở Paris là “Âu Châu sống trong nỗi sợ hãi đe dọa vì khủng bố cực đoan về giá trị con người và tự do tôn giáo”
Sau cuộc họp, hai bên đã ra tuyên cáo chung trong đó đã đề cập đến mối liên hệ giữa Hồi Giáo và khủng bố. Bản tuyên cáo viết: “Không có vấn đề bôi xấu Hồi Giáo ở đây, qua các nhà lãnh đạo Hồi Giáo, chúng tôi thấy các người khủng bố đã bào chữa hành động của mình bằng việc viện dẫn nội dung những bản văn trong sách thánh Hồi Giáo”. Các GM Công Giáo và Chính Thống nói thêm: Chúng tôi cho rằng cực đoan đã biến đổi Hồi Giáo chứ không phải Hồi Giáo biến thành cực đoan. Chúng tôi tin rằng một số câu chuyện và kinh nghiệm Hồi Giáo đã hun đúc tinh thần người trẻ để họ thù hận và loại bỏ người khác. Chúng tôi kêu gọi giới chức có thẩm quyền Hồi Giáo hãy bảo đảm chấm dứt việc tuyên truyền có hệ thống những hình ảnh thù địch về thế giới không phải là Hồi Giáo .
- Đặc sứ của ĐTC không muốn bị làm bung xung cho Nicolas Maduro
Đặc sứ của Vatican trong vai trò trung gian hòa giải các cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập lãnh đạo Venezuela đã từ chối tham gia trong các phiên họp gần đây nhất, trong một cử chỉ cho thấy Vatican bất mãn với đường lối đàm phán của chính phủ do tổng thống Nicolas Maduro lãnh đạo. ĐC Claudio Maria Celli đã tỏ rõ sự bất mãn của ngài trước sự ngoan cố của chính phủ trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo đối lập đã phàn nàn rằng chính phủ đã không thực thi các điều khoản đã được hai bên thỏa thuận. Vì thế, đã làm cho cuộc đàm phán rơi vào khủng hoảng… Các cuộc đàm phán diễn ra trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, cho đến nay vẫn không đi đến đâu vì các cuộc đàm phán này chỉ là động tác giả của Nicolas Maduro nhằm câu giờ hơn là thực tâm muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng.
Tin Liên Quan Tới Giáo Hội Việt Nam
- Tin TGP Sài Gòn: Hội chợ Xuân cho những mảnh đời bất hạnh HIV & AIDS
Hội Chợ Xuân này diễn ra sáng hôm 21 tháng 1 năm 2017 tại khuôn viên nhà thờ Đồng Tiến. Được biết nhà thờ Đồng Tiến là nơi đã mở rộng vòng tay tiếp đón những hội chợ Xuân cũng như phòng khám cho những người kém may mắn. Cha Giuse Vũ Văn Phát – Dòng Camillo - là trưởng Ban Mục Vụ người có HIV & AIDS của tổng giáo phận Sài Gòn. Cha cho biết: cứ hàng năm vào dịp Xuân về như thế này, Cha cũng như Ban Mục Vụ những người có HIV & AIDS tổ chức hội chợ Xuân cho những người có hoàn cảnh bệnh tật nghèo như thế này. Mỗi kỳ Hội Chợ có nhiều gian hàng vui chơi, ẩm thực, mua sắm cho 500 người đến từ nhiều mái ấm khác nhau trên địa bàn Sài Gòn cũng như những người ở cộng đồng có hoàn cảnh.
- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ mừng thọ cho các cụ tại nhà thờ chính tòa Huế
Sáng Chúa Nhật 22 tháng 1 năm 2017, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, TGM Tổng Giáo phận Huế chủ tế Thánh lễ Mừng Thọ cho 252 Cụ Ông Cụ Bà trên 75 tuổi, trong đó có 45 Nữ tu Hội Dòng Mến Thánh giá Huế. Đây là một vinh dự lớn lao cho các Cụ, vì có thể nói đây là lần đầu tiên Đức TGM Giáo phận dâng Thánh lễ mừng thọ tại Giáo xứ Chính tòa. Lại càng đặc biệt hơn nữa, cùng đồng tế có ĐGM Giáo phận Ban Mê Thuột Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản.
Đức TGM Huế cũng nhắc đến việc hôm nay Giáo xứ tổ chức lễ mừng thọ và xức dầu cho 252 ông bà và các nữ tu, chúng ta hãy cầu xin Chúa chúc lành cho những bậc cha anh của chúng ta. Hôm nay cũng là những ngày cuối năm Âm lịch, chúng ta không quên cầu nguyện cho những người đi xa về thăm gia đình được bằng an.
Trong thánh lễ có Nghi thức xức dầu thánh cho từng người tham dự.
Giáo xứ cũng đã trao tặng mỗi cụ một phần quà, mỗi phần trị giá 100 ngàn đồng. Tuy không lớn lao gì nhưng là cả một tấm lòng của Giáo xứ và quí ân nhân đã nhớ đến các cụ, tổng trị giá cũng đã lên đến trên 25 triệu đồng.
- Mừng Tết: Cộng Đồng CGVN GP Orange tổ chức Tiệc Tri ân
Hằng Năm nhân dịp Tết, Cộng Đồng CGVN GP Orange tổ chức Tiệc Tri ân những người có công đóng góp xây dựng Cộng Đồng lớn mạnh tại nhà hàng Mon Chèri ở Garden Grove. Tiệc Tri Ân được tổ chức đễ ghi ân tất cả các vị đã có công phục vụ và đóng góp như các qúi chức trong các Ban Thường Vụ Cộng đoàn, Hội đoàn Việt Nam tại giáo phận Orange. Trong dịp này Cha Trần Văn Kiểm tuyên bố một tin quan trọng là trong tuần qua ĐC Kevin đã phục hồi danh xưng “Linh mục Giám đốc” thay vì “Linh mục Linh hướng” cho vị phụ trách Trung tâm Công Giáo VN giáo phận Orange. Trong quá trình mấy năm vừa qua danh xưng “Linh mục Linh hướng” đã được sử dụng.
Cha Giám đốc Trần văn Kiểm và Ông chủ tịch Lâm Kim Bảo có lời chúc Tết và cám ơn mọi thành phần tham dự.
Trong bữa tiệc cũng có sự hiện diện của LM Mai Khải Hoàn, nguyên Chủ tịch Liên đoàn CGVN và kiêm Chủ tịch Giáo sĩ Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ; LM Trần Công Nghị, Phó Chủ tịch Liên đoàn và kiêm tân Chủ tịch Giáo sĩ và Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ; LM Thái quốc Bảo, nguyên Tổng thư ký Ban thường vụ Liên đoàn CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ.