Phụng Vụ - Mục Vụ
Cuộc Đầu Hàng Trên Đường Đamát
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:59 25/01/2019
Cuộc Đầu Hàng Trên Đường Đamát
Lễ Thánh Phaolô Trở Lại – 25.01.2019
Khi nhắc đến Thánh Tông Đồ Phaolô, thường có gắn thêm “2 cái đuôi’ : Hoặc là Thánh Phaolô – TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI, hoặc Thánh Phaolô “TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI”. Riêng cái biệt danh “TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI” cũng hay được thay thế bằng một “biệt danh khác” : “TÔNG ĐỒ NGÃ NGỰA”.
Và ngày lễ hôm nay, 25.01, ngày kết thúc “Tuần Lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu”, Phụng Vụ Giáo Hội cử hành cái tước hiệu và cũng là một “biến cố đặc biệt” mang tầm mức “bước ngoặc quan trọng” nầy : THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.
Trước hết, sự “Trở lại” mà Phụng Vụ gắn cho Thánh Phaolô trong ngày lễ hôm nay, hoàn toàn không phải là một cố gắng cá nhân, một “tiến trình hoán cải nội tâm” của riêng ngài; mà nhất thiết, đó chính là một “sự can thiệp đặc biệt”, một “tiếng sét ái tình” đến từ Thiên Chúa, được sách Tông Đồ công vụ tượng thuật rõ trong Bài đọc 1 hôm nay :
"Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát…” (Cv 22,1-21).
Sở dĩ nhấn mạnh yếu tố “sự can thiệp đặc biệt”, hay “tiếng sét ái tình” nơi cuộc “trở lại” của Phaolô, vì quả thật, trước biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát, Phao Lô hoàn toàn không phải là một “chàng thanh niên hoang đàng, bỏ nhà cha để đi hoang, ăn chơi trác táng…; sau đó hồi tâm đứng dậy “trở về”; cũng không phải một cô “Maria Mađalêna vùi thân trong cuộc sống xác thịt, dục vọng, nghe lời dạy của Thầy Giêsu, đã bị cắn rứt lương tâm, lần mò tự mình đến phủ phục khóc lóc dưới chân Thầy” !
Không, Phaolô là một thanh niên chuẩn mực, đạo đức, nghiêm túc với lề luật cha ông; nói chung một mẫu người công chính, thánh thiện của Do Thái giáo, như ngài làm chứng qua trích đoạn thư gởi giáo đoàn Philip :
“tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).
Nói cách khác, yếu tố trọng tâm làm nên cuộc “trở lại” đầy “kịch tính” của thánh Phaolô chính là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô : "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ…”, một cuộc gặp gỡ quyết định, xoay chuyển 180 độ con người và cuộc đời, xác tín và hành động : “Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người…” (Pl 3,7-12).
Và Phaolô đã “giơ tay đầu hàng”, đã hoàn toàn bị chinh phục trước tiếng gọi huyền diệu, trước ý định cao siêu, trước “Con Người vĩ đại” mà bấy lâu nay Phaolô cương quyết loại trừ, đạp đổ, phủ nhận : “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Quả thật từ cuộc “trở lại” hi hữu nầy, Phaolô đã bắt đầu một con đường mới tinh, một hướng tương lai nhằm thẳng phía trước : “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3,13), phía của công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu, phía của một tông đồ mang Tin Mừng cho muôn dân, phía của một nhà truyền giáo vĩ đại, một kiến trúc sư của Kitô giáo ngay từ thuở ban đầu : “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người. Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài.” (Ep 3,7-10).
Nói cách khác, tiếng sét ái tình trên đường Đamát đã khiến “trái tim của Phaolô mở ra cho một tình yêu mới, trọn vẹn, sâu sắc, thuỷ chung : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Và phải chăng, cuộc “đầu hàng trên đường Đamát đó vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay !
- Bởi chưng trong chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô”” mù quáng, kiêu căng, tự hào về một quá khứ đạo đức, chỉn chu lề luật. Chúng ta cần gặp Đức Kitô để “trở lại thường xuyên với Ngài”.
- Bởi chưng, trong chúng ta vẫn còn đầy những Saolô, nhiệt thành quá mức, hăng hái quá độ theo cái tôi của mình để thường xuyên “bách hại”, kết án, làm khổ anh chị em : chúng ta cần gặp gỡ Đức Kitô để trở nên khiêm nhường, hiền hậu và luôn khoan dung, tha thứ, đón nhận anh chị em mình.
- Bởi chưng cộng đoàn chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô” nhân danh ý kiến cá nhân, não trạng đạo đức Pharisiêu, nhân danh kiến thức giáo lý uyên bác, đúng đắn…để lên án anh chị em, để phá đổ tình hiệp nhất trong Giáo Hội, để làm theo ý riêng hơn là tuân phục ý Chúa…
Trong lịch sử của Hội Thánh đã có bao nhiêu “Saolô” như thế, nên đã xảy ra bao cuộc phân ly đau đớn, mà suốt tuần lễ vừa qua cả Giáo Hội nỗ lực nguyện cầu cho công cuộc hiệp nhất Kitô hữu.
Chúng ta đừng quên, Giáo Hội chọn chính ngày hôm nay, 25/01, lễ Thánh Phaolô trở lại, để kết thúc Tuần Cầu nguyện hiệp nhất. Chắc chắn Hội Thánh nơi “cuộc đàu hàng của Saoloo trên đường Đamát đã mang theo một “hệ luỵ hiệp nhất” tối ưu : Từ đây, sẽ không còn Do Thái hay Hy Lạp, Nô lệ hay tự do, dân ngoại hay dân có đạo…mà tất cả đều “nên một trong Đức Kitô.
Quả thật, cuộc trở lại của Phaolô đã biến Kitô giáo trở thành “ngôi nhà chung của thế giới”, biến Tin Mừng vượt qua mọi biên giới quốc gia, dân tộc, nền văn hoá…để trở thành ngôn ngữ chung của tình yêu và chân lý.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau và cho cả Giáo Hội sống đậm đà mầu nhiệm “Trở lại” của Thánh Phaolô, sẵn sàng “đầu hàng trước ý định và tiếng gọi nhiệm mầu của Thiên Chúa” để đem về chiến thắng cho Đức Kitô và Vương quốc của Ngài. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Lễ Thánh Phaolô Trở Lại – 25.01.2019
Khi nhắc đến Thánh Tông Đồ Phaolô, thường có gắn thêm “2 cái đuôi’ : Hoặc là Thánh Phaolô – TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI, hoặc Thánh Phaolô “TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI”. Riêng cái biệt danh “TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI” cũng hay được thay thế bằng một “biệt danh khác” : “TÔNG ĐỒ NGÃ NGỰA”.
Và ngày lễ hôm nay, 25.01, ngày kết thúc “Tuần Lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô hữu”, Phụng Vụ Giáo Hội cử hành cái tước hiệu và cũng là một “biến cố đặc biệt” mang tầm mức “bước ngoặc quan trọng” nầy : THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.
Trước hết, sự “Trở lại” mà Phụng Vụ gắn cho Thánh Phaolô trong ngày lễ hôm nay, hoàn toàn không phải là một cố gắng cá nhân, một “tiến trình hoán cải nội tâm” của riêng ngài; mà nhất thiết, đó chính là một “sự can thiệp đặc biệt”, một “tiếng sét ái tình” đến từ Thiên Chúa, được sách Tông Đồ công vụ tượng thuật rõ trong Bài đọc 1 hôm nay :
"Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát…” (Cv 22,1-21).
Sở dĩ nhấn mạnh yếu tố “sự can thiệp đặc biệt”, hay “tiếng sét ái tình” nơi cuộc “trở lại” của Phaolô, vì quả thật, trước biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát, Phao Lô hoàn toàn không phải là một “chàng thanh niên hoang đàng, bỏ nhà cha để đi hoang, ăn chơi trác táng…; sau đó hồi tâm đứng dậy “trở về”; cũng không phải một cô “Maria Mađalêna vùi thân trong cuộc sống xác thịt, dục vọng, nghe lời dạy của Thầy Giêsu, đã bị cắn rứt lương tâm, lần mò tự mình đến phủ phục khóc lóc dưới chân Thầy” !
Không, Phaolô là một thanh niên chuẩn mực, đạo đức, nghiêm túc với lề luật cha ông; nói chung một mẫu người công chính, thánh thiện của Do Thái giáo, như ngài làm chứng qua trích đoạn thư gởi giáo đoàn Philip :
“tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).
Nói cách khác, yếu tố trọng tâm làm nên cuộc “trở lại” đầy “kịch tính” của thánh Phaolô chính là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô : "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ…”, một cuộc gặp gỡ quyết định, xoay chuyển 180 độ con người và cuộc đời, xác tín và hành động : “Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người…” (Pl 3,7-12).
Và Phaolô đã “giơ tay đầu hàng”, đã hoàn toàn bị chinh phục trước tiếng gọi huyền diệu, trước ý định cao siêu, trước “Con Người vĩ đại” mà bấy lâu nay Phaolô cương quyết loại trừ, đạp đổ, phủ nhận : “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Quả thật từ cuộc “trở lại” hi hữu nầy, Phaolô đã bắt đầu một con đường mới tinh, một hướng tương lai nhằm thẳng phía trước : “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3,13), phía của công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu, phía của một tông đồ mang Tin Mừng cho muôn dân, phía của một nhà truyền giáo vĩ đại, một kiến trúc sư của Kitô giáo ngay từ thuở ban đầu : “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người. Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài.” (Ep 3,7-10).
Nói cách khác, tiếng sét ái tình trên đường Đamát đã khiến “trái tim của Phaolô mở ra cho một tình yêu mới, trọn vẹn, sâu sắc, thuỷ chung : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Và phải chăng, cuộc “đầu hàng trên đường Đamát đó vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay !
- Bởi chưng trong chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô”” mù quáng, kiêu căng, tự hào về một quá khứ đạo đức, chỉn chu lề luật. Chúng ta cần gặp Đức Kitô để “trở lại thường xuyên với Ngài”.
- Bởi chưng, trong chúng ta vẫn còn đầy những Saolô, nhiệt thành quá mức, hăng hái quá độ theo cái tôi của mình để thường xuyên “bách hại”, kết án, làm khổ anh chị em : chúng ta cần gặp gỡ Đức Kitô để trở nên khiêm nhường, hiền hậu và luôn khoan dung, tha thứ, đón nhận anh chị em mình.
- Bởi chưng cộng đoàn chúng ta vẫn còn đầy những “Saolô” nhân danh ý kiến cá nhân, não trạng đạo đức Pharisiêu, nhân danh kiến thức giáo lý uyên bác, đúng đắn…để lên án anh chị em, để phá đổ tình hiệp nhất trong Giáo Hội, để làm theo ý riêng hơn là tuân phục ý Chúa…
Trong lịch sử của Hội Thánh đã có bao nhiêu “Saolô” như thế, nên đã xảy ra bao cuộc phân ly đau đớn, mà suốt tuần lễ vừa qua cả Giáo Hội nỗ lực nguyện cầu cho công cuộc hiệp nhất Kitô hữu.
Chúng ta đừng quên, Giáo Hội chọn chính ngày hôm nay, 25/01, lễ Thánh Phaolô trở lại, để kết thúc Tuần Cầu nguyện hiệp nhất. Chắc chắn Hội Thánh nơi “cuộc đàu hàng của Saoloo trên đường Đamát đã mang theo một “hệ luỵ hiệp nhất” tối ưu : Từ đây, sẽ không còn Do Thái hay Hy Lạp, Nô lệ hay tự do, dân ngoại hay dân có đạo…mà tất cả đều “nên một trong Đức Kitô.
Quả thật, cuộc trở lại của Phaolô đã biến Kitô giáo trở thành “ngôi nhà chung của thế giới”, biến Tin Mừng vượt qua mọi biên giới quốc gia, dân tộc, nền văn hoá…để trở thành ngôn ngữ chung của tình yêu và chân lý.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau và cho cả Giáo Hội sống đậm đà mầu nhiệm “Trở lại” của Thánh Phaolô, sẵn sàng “đầu hàng trước ý định và tiếng gọi nhiệm mầu của Thiên Chúa” để đem về chiến thắng cho Đức Kitô và Vương quốc của Ngài. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha rơi lệ trên chuyến bay từ Rôma sang Panama
Đặng Tự Do
01:09 25/01/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã vinh danh một nhà báo người Nga đã chết vào tháng trước. Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay từ Rôma sang Panama để chủ sự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Thánh Cha đã rơi nước mắt khi ca ngợi Alexei Bukalov như “một người rất nhân bản”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hôm nay là chuyến bay đầu tiên mà chúng ta thiếu đi một đồng nghiệp mà tôi rất yêu quý, đó là ông Alexei Bukalov của thông tấn xã TASS” của Nga.
“Ông là một con người không sợ loài người cho đến tận cùng những khía cạnh của nhân sinh hay tột cùng những cao thượng thần thánh. Ông là một con người có khả năng tổng hợp theo phong cách của Dostoyevsky. Tôi chắc chắn tất cả chúng ta sẽ nhớ đến anh ấy.”
Sau đó, Đức Phanxicô đã yêu cầu các nhà báo giữ một phút yên lặng và cúi đầu cầu nguyện.
Bukalov đã qua đời vào tháng trước ở tuổi 78. Ông đứng đầu văn phòng Ý và Vatican cho thông tấn xã TASS, là hãng tin lớn nhất của Nga. Ông là nhà báo Nga đầu tiên đi du lịch với các vị giáo hoàng từ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Ông đã viết một cuốn sách về các vị giáo hoàng và một cuốn về nhà thơ Alexander Pushkin.
Đầu tháng này, nhà báo Mỹ John Allen cũng đã dành lời khen ngợi cho Bukalov, mô tả ông là “một trong những người tử tế nhất thế giới, với một nụ cười megawatt và một cảm thức hài hước tuyệt vời”
Source: Catholic Herald - Pope cries while recalling journalist friend
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hôm nay là chuyến bay đầu tiên mà chúng ta thiếu đi một đồng nghiệp mà tôi rất yêu quý, đó là ông Alexei Bukalov của thông tấn xã TASS” của Nga.
“Ông là một con người không sợ loài người cho đến tận cùng những khía cạnh của nhân sinh hay tột cùng những cao thượng thần thánh. Ông là một con người có khả năng tổng hợp theo phong cách của Dostoyevsky. Tôi chắc chắn tất cả chúng ta sẽ nhớ đến anh ấy.”
Sau đó, Đức Phanxicô đã yêu cầu các nhà báo giữ một phút yên lặng và cúi đầu cầu nguyện.
Bukalov đã qua đời vào tháng trước ở tuổi 78. Ông đứng đầu văn phòng Ý và Vatican cho thông tấn xã TASS, là hãng tin lớn nhất của Nga. Ông là nhà báo Nga đầu tiên đi du lịch với các vị giáo hoàng từ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đến Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Ông đã viết một cuốn sách về các vị giáo hoàng và một cuốn về nhà thơ Alexander Pushkin.
Đầu tháng này, nhà báo Mỹ John Allen cũng đã dành lời khen ngợi cho Bukalov, mô tả ông là “một trong những người tử tế nhất thế giới, với một nụ cười megawatt và một cảm thức hài hước tuyệt vời”
Source: Catholic Herald - Pope cries while recalling journalist friend
Giáo chủ Anh Giáo: “Tôi chẳng buồn khi thấy người Anh Giáo bỏ sang Công Giáo”
Đặng Tự Do
03:30 25/01/2019
Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo thành Canterbury cho biết ngài “hoàn toàn hạnh phúc” khi thấy người Anh Giáo cải đạo sang Công Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Spectator, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby đã được hỏi về số các giáo sĩ Anh giáo trở thành linh mục Công Giáo. Theo tờ báo, có những ước tính cho rằng 10% các linh mục Công Giáo đang làm mục vụ ở Anh và xứ Wales trước đây là các cha sở các giáo xứ Anh giáo.
“Chẳng ai quan tâm đến chuyện đó đâu.” Đức Tổng Giám Mục Welby trả lời. “Tôi không bận tâm gì về điều đó. Đặc biệt nếu người ta chuyển sang Công Giáo, vì đó thật là một nguồn linh hứng”
Ngài giải thích: “Tôi nhận được email của một người bạn cũ, một linh mục Anh giáo, nay đã quyết định cải đạo sang Công Giáo. Tôi viết trả lời cho ngài nói rằng: thật tuyệt vời! Miễn là bạn đang theo ơn gọi của mình, bạn đang theo Chúa Kitô. Thật tuyệt vời.”
“Những gì chúng ta cần là mọi người trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. Tôi không thực sự quan tâm nếu người đó là tín hữu của Giáo hội Anh, Công Giáo, Chính thống giáo, Ngũ tuần, Lutherans, hay Báp-tít. Họ là những môn đệ trung thành của Chúa Kitô,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Welby từ lâu đã được xem là người rất có cảm tình với Công Giáo. Cha Nicolas Buttet, một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, người sáng lập Hội huynh đệ Eucharistin, là một thầy dạy của ngài. Nhà lãnh đạo Anh giáo đã tự mô tả mình là một “phù thủy tâm linh”: ngài có khả năng nói tiếng lạ, nhưng ngài cũng dành thời gian cầu nguyện thinh lặng trước Bí tích Thánh Thể và ngài nói rằng đời sống cầu nguyện của ngài có được là do học được từ gương của Thánh Y Nhã và các tu sĩ dòng Biển Đức.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Welby đã mô tả Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster là một người bạn “rất thân”. “Chúng tôi gặp nhau thường xuyên, chúng tôi cầu nguyện cùng nhau, chúng tôi nói chuyện với nhau”, ngài nói.
Ngài cũng nói về các cuộc gặp gỡ thường xuyên của mình với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Chúng tôi nói về những điều tư riêng cá nhân, về những gì cần có để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay. Tôi đặt ra với ngài những câu hỏi, và ngài rất hữu ích đối với tôi”.
Người phỏng vấn Giáo Chủ Anh Giáo là nhà báo Fraser Nelson, người Công Giáo, chủ biên tờ The Spectator hỏi đùa ngài rằng có khi nào ngài “bị cám dỗ” muốn cải đạo sang Công Giáo. Đức Tổng Giám Mục Welby cười: “Tôi nghĩ rằng chuyện đó có thể khiến nhiều người chưng hửng, ngay cả vào thời này”.
Source: Catholic Herald Justin Welby: I don’t mind if Anglicans convert to Catholicism
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Spectator, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby đã được hỏi về số các giáo sĩ Anh giáo trở thành linh mục Công Giáo. Theo tờ báo, có những ước tính cho rằng 10% các linh mục Công Giáo đang làm mục vụ ở Anh và xứ Wales trước đây là các cha sở các giáo xứ Anh giáo.
“Chẳng ai quan tâm đến chuyện đó đâu.” Đức Tổng Giám Mục Welby trả lời. “Tôi không bận tâm gì về điều đó. Đặc biệt nếu người ta chuyển sang Công Giáo, vì đó thật là một nguồn linh hứng”
Ngài giải thích: “Tôi nhận được email của một người bạn cũ, một linh mục Anh giáo, nay đã quyết định cải đạo sang Công Giáo. Tôi viết trả lời cho ngài nói rằng: thật tuyệt vời! Miễn là bạn đang theo ơn gọi của mình, bạn đang theo Chúa Kitô. Thật tuyệt vời.”
“Những gì chúng ta cần là mọi người trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. Tôi không thực sự quan tâm nếu người đó là tín hữu của Giáo hội Anh, Công Giáo, Chính thống giáo, Ngũ tuần, Lutherans, hay Báp-tít. Họ là những môn đệ trung thành của Chúa Kitô,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Welby từ lâu đã được xem là người rất có cảm tình với Công Giáo. Cha Nicolas Buttet, một linh mục Công Giáo người Thụy Sĩ, người sáng lập Hội huynh đệ Eucharistin, là một thầy dạy của ngài. Nhà lãnh đạo Anh giáo đã tự mô tả mình là một “phù thủy tâm linh”: ngài có khả năng nói tiếng lạ, nhưng ngài cũng dành thời gian cầu nguyện thinh lặng trước Bí tích Thánh Thể và ngài nói rằng đời sống cầu nguyện của ngài có được là do học được từ gương của Thánh Y Nhã và các tu sĩ dòng Biển Đức.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Tổng Giám Mục Welby đã mô tả Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster là một người bạn “rất thân”. “Chúng tôi gặp nhau thường xuyên, chúng tôi cầu nguyện cùng nhau, chúng tôi nói chuyện với nhau”, ngài nói.
Ngài cũng nói về các cuộc gặp gỡ thường xuyên của mình với Đức Thánh Cha Phanxicô. “Chúng tôi nói về những điều tư riêng cá nhân, về những gì cần có để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong thế giới ngày nay. Tôi đặt ra với ngài những câu hỏi, và ngài rất hữu ích đối với tôi”.
Người phỏng vấn Giáo Chủ Anh Giáo là nhà báo Fraser Nelson, người Công Giáo, chủ biên tờ The Spectator hỏi đùa ngài rằng có khi nào ngài “bị cám dỗ” muốn cải đạo sang Công Giáo. Đức Tổng Giám Mục Welby cười: “Tôi nghĩ rằng chuyện đó có thể khiến nhiều người chưng hửng, ngay cả vào thời này”.
Source: Catholic Herald Justin Welby: I don’t mind if Anglicans convert to Catholicism
Ngày đầy đủ đầu tiên trong chuyến viếng thăm Panama của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
04:50 25/01/2019
Như thường lệ, hãng Associated Press cung cấp tóm lược bản tin ngày 24 tháng 1 về ngày đầy đủ đầu tiên trong chuyến viếng thăm Panama của Đức Phanxico để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại đây, theo ngày giờ địa phương:
1.00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Panama trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela gần đó, một cuộc bế tắc về di dân vì bức tường dự tính cho biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ và hàng chục ngàn người trẻ Trung Mỹ hào hứng chào đón ngài.
Đức Phanxicô mở đầu ngày thứ năm, là ngày đầy đủ đầu tiên của ngài, khi mọi chú ý đổ dồn vào việc liệu ngài có đề cập đến biến động ở Venezuela hay không khi nói chuyện với tổng thống Panama và sau đó các giám mục của khu vực.
Đức Phanxicô kết thúc một ngày bằng buổi tối chào mừng hàng chục ngàn người trẻ Công Giáo tụ tập cho Ngày Giới trẻ Thế giới, cuộc tụ tập tuổi trẻ lớn của giáo hội.
Chuyến thăm của ngài đang diễn ra trong bối cảnh một đoàn di dân mới đang tiến tới biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ. Số phận của di dân, cũng như của người dân bản địa, đặc biệt gần gũi với trái tim của Đức Phanxicô và người ta mong sẽ đưa vào các nhận xét của ngài khi ở Panama.
10 giờ 50 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang yêu cầu các viên chức công cộng Panama sống đơn giản, trung thực và minh bạch khi ngài mở màn chuyến thăm một khu vực đầy rẫy những vụ tai tiếng tham nhũng và hiện đang đối phó với biến động chính trị ở Venezuela gần đó.
Đức Phanxicô đã không đề cập gì đến cuộc khủng hoảng Venezuela hôm thứ Năm trong bài phát biểu đầu tiên của ngài tại Panama sau cuộc gặp gỡ Tổng thống Juan Carlos Varela tại dinh tổng thống. Ngài đã theo bản văn đã soạn sẵn, ca ngợi di sản bản địa Panama và vai trò của nó làm cầu nối giữa các đại dương và các nền văn hóa. Ngài cảm ơn chính phủ vì "đã mở cửa nhà của qúy vị" cho những người hành hương trẻ tuổi đổ về đây dự Ngày Giới trẻ Thế giới.
Nhưng ngài nhấn mạnh rằng cũng những người trẻ đó đang ngày càng nhất định chủ trương rằng các viên chức nhà nước phải sống cuộc sống nhất quán với các công việc được giao phó, "sống một cuộc sống có thể chứng minh rằng công vụ đồng nghĩa với trung thực và công lý, và chống lại mọi hình thức thối nát".
11:55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục các giám mục khắp Trung Mỹ làm việc với nhau để chào đón, bảo vệ và hội nhập người di cư và làm gương để giúp phần còn lại của xã hội vượt qua nỗi sợ hãi đối với người nước ngoài.
Đức Phanxicô đã triệu tập các giám mục từ khắp khu vực - Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Panama - để cùng ngài tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới tại Panama đang diễn ra trong bối cảnh bế tắc ở Mỹ về bức tường biên giới do Tổng thống Donald Trump đề ra.
Gặp gỡ với các giám mục hôm thứ Năm, Đức Phanxicô đã không đề cập đến bức tường nhưng ngài nhắc nhở các vị giáo phẩm rằng hầu hết những người di cư đều có “khuôn mặt trẻ”.
Ngài nói: “Giáo hội, nhờ tính phổ quát của mình, có thể cung cấp sự hiếu khách và chấp nhận huynh đệ cho phép các cộng đồng gốc và cộng đồng đến đối thoại với nhau và giúp vượt qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ, và do đó củng cố chính mối liên kết mà các cuộc di cư - trong trí tưởng tượng tập thể - đe dọa phá vỡ.
12:30 trưa
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang theo dõi sát nút các khai triển ở Venezuela và hỗ trợ “mọi nỗ lực giúp cứu dân chúng khỏi đau khổ hơn nữa”.
Một tuyên bố từ người phát ngôn của Vatican, Alessandro Gisotti, hôm thứ Năm đã không nói liệu Tòa Thánh có công nhận việc lãnh tụ phe đối lập Juan Guaido tuyên bố lên làm tổng thống lâm thời hay không.
Đức Phanxicô đang ở gần trong chuyến thăm Panama dự Ngày Giới trẻ Thế giới.
Tuyên bố nói rằng Đức Giáo Hoàng “cầu nguyện cho các nạn nhân và cho tất cả người dân Venezuela”. Nó nói thêm rằng, “Tòa Thánh hỗ trợ mọi nỗ lực giúp cứu dân chúng khỏi đau khổ hơn nữa”.
Vatican có một đường ranh giới cân bằng tế nhị ở Venezuela. Các giám mục địa phương lớn tiếng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicholas Maduro, nhưng Tòa Thánh vẫn giữ liên hệ ngoại giao với chính phủ, đến mức đã gửi tham vụ tạm thời tới dự lễ nhậm chức của Maduro hồi đầu tháng này.
6 giờ chiều
Hàng chục ngàn thanh niên, vẫy cờ khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, đã nô nức chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài chính thức khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới tại một cuộc tụ tập lúc hoàng hôn trại bờ biển Thành phố Panama.
Đây là lần đầu tiên vị giáo hoàng sinh ở Argentina đã tiếp xúc với quần chúng tụ tập trong một lễ hội Công Giáo kéo dài đến Chúa Nhật. Các nhà tổ chức cho biết khoảng 200,000 người đã có mặt.
Nhiều người đã xếp hàng chờ đợi hơn hai giờ để vào công viên ven biển nơi tổ chức biến cố này.
Pedro Perez là một người Colombia 17 tuổi, đến Panama từ thủ đô của đất nước mình, là Bogota, trong một nhóm gồm 60 người trẻ. Anh nói rằng “nhiều tổ chức hơn nữa là điều cần thiết”.
Perez ngồi trên mặt đất hôm thứ Năm và nói rằng anh đang chờ đợi được nghe “một thông điệp hoà bình và hợp nhất giữa các quốc gia.
6:25 chiều
Một số người trong đám đông dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Thành phố Panama là những người Venezuela theo dõi cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại quê nhà của họ.
Một biểu ngữ khổng lồ trong cuộc tụ tập thúc giục Đức Giáo Hoàng Phanxicô “cầu nguyện” cho Venezuela.
Carlos Bonilla là một người Venezuela 25 tuổi, đã sống ở Panama được 10 năm.
Anh nói hôm thứ Năm rằng anh hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ “cung cấp cho chúng tôi sức mạnh và gửi lời động viên và hy vọng cho những người đang đau khổ và chết ở đó”.
Hôm thứ Tư, lãnh tụ phe đối lập của Quốc hội Venezuela đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời trong một thách thức đối với Tổng thống Nicolas Maduro.
Tháng này Maduro đã được nhậm chức cho nhiệm kỳ sáu năm mới sau một cuộc bầu cử mà nhiều người cho là bất hợp pháp vì các đối thủ chính của ông đã bị cấm không được dư tranh cử.
Đất nước này đã phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với tình trạng thiếu hụt hàng hóa căn bản một cách trầm trọng.
1.00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Panama trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela gần đó, một cuộc bế tắc về di dân vì bức tường dự tính cho biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ và hàng chục ngàn người trẻ Trung Mỹ hào hứng chào đón ngài.
Đức Phanxicô mở đầu ngày thứ năm, là ngày đầy đủ đầu tiên của ngài, khi mọi chú ý đổ dồn vào việc liệu ngài có đề cập đến biến động ở Venezuela hay không khi nói chuyện với tổng thống Panama và sau đó các giám mục của khu vực.
Đức Phanxicô kết thúc một ngày bằng buổi tối chào mừng hàng chục ngàn người trẻ Công Giáo tụ tập cho Ngày Giới trẻ Thế giới, cuộc tụ tập tuổi trẻ lớn của giáo hội.
Chuyến thăm của ngài đang diễn ra trong bối cảnh một đoàn di dân mới đang tiến tới biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ. Số phận của di dân, cũng như của người dân bản địa, đặc biệt gần gũi với trái tim của Đức Phanxicô và người ta mong sẽ đưa vào các nhận xét của ngài khi ở Panama.
10 giờ 50 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang yêu cầu các viên chức công cộng Panama sống đơn giản, trung thực và minh bạch khi ngài mở màn chuyến thăm một khu vực đầy rẫy những vụ tai tiếng tham nhũng và hiện đang đối phó với biến động chính trị ở Venezuela gần đó.
Đức Phanxicô đã không đề cập gì đến cuộc khủng hoảng Venezuela hôm thứ Năm trong bài phát biểu đầu tiên của ngài tại Panama sau cuộc gặp gỡ Tổng thống Juan Carlos Varela tại dinh tổng thống. Ngài đã theo bản văn đã soạn sẵn, ca ngợi di sản bản địa Panama và vai trò của nó làm cầu nối giữa các đại dương và các nền văn hóa. Ngài cảm ơn chính phủ vì "đã mở cửa nhà của qúy vị" cho những người hành hương trẻ tuổi đổ về đây dự Ngày Giới trẻ Thế giới.
Nhưng ngài nhấn mạnh rằng cũng những người trẻ đó đang ngày càng nhất định chủ trương rằng các viên chức nhà nước phải sống cuộc sống nhất quán với các công việc được giao phó, "sống một cuộc sống có thể chứng minh rằng công vụ đồng nghĩa với trung thực và công lý, và chống lại mọi hình thức thối nát".
11:55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục các giám mục khắp Trung Mỹ làm việc với nhau để chào đón, bảo vệ và hội nhập người di cư và làm gương để giúp phần còn lại của xã hội vượt qua nỗi sợ hãi đối với người nước ngoài.
Đức Phanxicô đã triệu tập các giám mục từ khắp khu vực - Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Panama - để cùng ngài tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới tại Panama đang diễn ra trong bối cảnh bế tắc ở Mỹ về bức tường biên giới do Tổng thống Donald Trump đề ra.
Gặp gỡ với các giám mục hôm thứ Năm, Đức Phanxicô đã không đề cập đến bức tường nhưng ngài nhắc nhở các vị giáo phẩm rằng hầu hết những người di cư đều có “khuôn mặt trẻ”.
Ngài nói: “Giáo hội, nhờ tính phổ quát của mình, có thể cung cấp sự hiếu khách và chấp nhận huynh đệ cho phép các cộng đồng gốc và cộng đồng đến đối thoại với nhau và giúp vượt qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ, và do đó củng cố chính mối liên kết mà các cuộc di cư - trong trí tưởng tượng tập thể - đe dọa phá vỡ.
12:30 trưa
Vatican cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang theo dõi sát nút các khai triển ở Venezuela và hỗ trợ “mọi nỗ lực giúp cứu dân chúng khỏi đau khổ hơn nữa”.
Một tuyên bố từ người phát ngôn của Vatican, Alessandro Gisotti, hôm thứ Năm đã không nói liệu Tòa Thánh có công nhận việc lãnh tụ phe đối lập Juan Guaido tuyên bố lên làm tổng thống lâm thời hay không.
Đức Phanxicô đang ở gần trong chuyến thăm Panama dự Ngày Giới trẻ Thế giới.
Tuyên bố nói rằng Đức Giáo Hoàng “cầu nguyện cho các nạn nhân và cho tất cả người dân Venezuela”. Nó nói thêm rằng, “Tòa Thánh hỗ trợ mọi nỗ lực giúp cứu dân chúng khỏi đau khổ hơn nữa”.
Vatican có một đường ranh giới cân bằng tế nhị ở Venezuela. Các giám mục địa phương lớn tiếng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicholas Maduro, nhưng Tòa Thánh vẫn giữ liên hệ ngoại giao với chính phủ, đến mức đã gửi tham vụ tạm thời tới dự lễ nhậm chức của Maduro hồi đầu tháng này.
6 giờ chiều
Hàng chục ngàn thanh niên, vẫy cờ khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, đã nô nức chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài chính thức khai mạc Ngày Giới trẻ Thế giới tại một cuộc tụ tập lúc hoàng hôn trại bờ biển Thành phố Panama.
Đây là lần đầu tiên vị giáo hoàng sinh ở Argentina đã tiếp xúc với quần chúng tụ tập trong một lễ hội Công Giáo kéo dài đến Chúa Nhật. Các nhà tổ chức cho biết khoảng 200,000 người đã có mặt.
Nhiều người đã xếp hàng chờ đợi hơn hai giờ để vào công viên ven biển nơi tổ chức biến cố này.
Pedro Perez là một người Colombia 17 tuổi, đến Panama từ thủ đô của đất nước mình, là Bogota, trong một nhóm gồm 60 người trẻ. Anh nói rằng “nhiều tổ chức hơn nữa là điều cần thiết”.
Perez ngồi trên mặt đất hôm thứ Năm và nói rằng anh đang chờ đợi được nghe “một thông điệp hoà bình và hợp nhất giữa các quốc gia.
6:25 chiều
Một số người trong đám đông dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Thành phố Panama là những người Venezuela theo dõi cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại quê nhà của họ.
Một biểu ngữ khổng lồ trong cuộc tụ tập thúc giục Đức Giáo Hoàng Phanxicô “cầu nguyện” cho Venezuela.
Carlos Bonilla là một người Venezuela 25 tuổi, đã sống ở Panama được 10 năm.
Anh nói hôm thứ Năm rằng anh hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ “cung cấp cho chúng tôi sức mạnh và gửi lời động viên và hy vọng cho những người đang đau khổ và chết ở đó”.
Hôm thứ Tư, lãnh tụ phe đối lập của Quốc hội Venezuela đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời trong một thách thức đối với Tổng thống Nicolas Maduro.
Tháng này Maduro đã được nhậm chức cho nhiệm kỳ sáu năm mới sau một cuộc bầu cử mà nhiều người cho là bất hợp pháp vì các đối thủ chính của ông đã bị cấm không được dư tranh cử.
Đất nước này đã phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với tình trạng thiếu hụt hàng hóa căn bản một cách trầm trọng.
Hội Đồng Giám Mục Venezuela tuyên bố ủng hộ phe đối lập – Quân đội bao vây nhà thờ chính tòa
Đặng Tự Do
07:48 25/01/2019
Tình hình tại Venezuela đang diễn tiến rất nhanh. Dưới đây là tóm lược các diễn biến chính đang diễn ra tại quốc gia này.
1) Ngày 9 tháng Giêng, Hội Đồng Giám Mục Venezuela, khi kết thúc phiên khoáng đại, đã ra tuyên bố tố cáo việc Nicolas Maduro tuyên thệ nhậm chức tổng thống một nhiệm kỳ 6 năm nữa là bất hợp pháp.
2) Ngày 22 tháng Giêng, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Venezuela ra một tuyên bố khác ủng hộ lời kêu gọi tổng biểu tình trên phạm vi cả nước của Quốc Hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát (nhưng đã bị Nicolas Maduro bãi bỏ bằng cái gọi là Quốc Hội Lập Hiến do y dựng lên). Các Giám Mục nói Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát “được bầu lên trong một cuộc bỏ phiếu tự do và dân chủ của người dân Venezuela” và “hiện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền hợp pháp để thực thi quyền lực của mình đối với chủ quyền quốc gia.”
3) Tại một trong những cuộc biểu tình ở thủ đô Caracas vào hôm thứ Tư 23 tháng Giêng, lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Ông Guaidó là người đứng đầu Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát. Ông cam kết chiến đấu cho một chính phủ chuyển tiếp và bầu cử tự do.
4) Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận ông Guaidó là tổng thống hợp pháp duy nhất của Venezuela, và nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Maduro là “bất hợp pháp”. Colombia, Brazil, Peru, Ecuador và Costa Rica cũng lập tức công nhận chính phủ Guaidó.
5) Một ngày sau đó, hôm thứ Năm, ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, cho biết chính phủ của ông tin rằng Guaidó là “người thích hợp để đưa Venezuela ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay”. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại lên tiếng ủng hộ Maduro, và cho rằng tên độc tài này là nạn nhân của một âm mưu đảo chính do Mỹ chủ mưu, đồng thời cảnh cáo Mỹ không được đưa quân vào Venezuela.
6) Cũng trong ngày thứ Năm, Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ Mỹ ở thủ đô Caracas và ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ phải rời khỏi nước này trong 72 giờ. Tuy nhiên, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận Maduro là tổng thống hợp pháp của Venezuela nên tòa đại sứ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Trước tình hình phức tạp hiện nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã kêu gọi các công dân Mỹ “cân nhắc” việc rời khỏi Venezuela càng sớm càng tốt.
7) Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ tuyên bố đảm nhận chức vụ tổng thống lâm thời vào hôm thứ Tư, ông Guaidó nói rằng ông sẽ chấm dứt “chế độ độc tài” của Maduro, vực lại nền kinh tế quốc gia, và tổ chức bầu cử tự do càng sớm càng tốt.
Nhà lãnh đạo phe đối lập 35 tuổi cũng đã lặp lại lời kêu gọi quân đội Venezuela đừng bảo vệ cho tên độc tài Maduro nữa. Ông cũng hứa ân xá cho Maduro, nếu tên độc tài này chuyển giao quyền hành trong hòa bình.
Trong khi đó, Maduro tuyên bố rằng, thể theo đề nghị của Mễ Tây Cơ và Uruguay, “Tôi sẵn sàng đối thoại”, “Tôi sẵn sàng đối thoại để hiểu biết nhau, để thương lượng về một thỏa thuận.”
Maduro có những sư đoàn bên ngoài thủ đô Caracas. Chiêu thức “đối thoại” chỉ là cách nhằm câu giờ trong khi điều quân ở các nơi khác về tiếp cứu. Một cuộc tắm máu có khả năng xảy ra nếu tình hình kéo dài.
8) Đức Cha Enrique Pérez Lavado, là Giám Mục giáo phận Maturin cho tờ Crux biết hôm 25 tháng Giêng rằng các chủng sinh, linh mục và khoảng 700 người tham gia vào các cuộc biểu tình chống chế độ đã bị bao vây trong nhà thờ chính tòa thành phố. Quân đội trung thành với tên độc tài Maduro cố gắng đột nhập vào bên trong.
Đức Cha Pérez nói: “Quân Bolivar Quốc gia canh gác các lối vào Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Núi Carmêlô, nơi có hơn một ngàn người ủng hộ phe đối lập nương náu bên trong.”
Sau đó, cha Samael Gamboa đã đàm phán với các lực lượng an ninh để người dân rời khỏi nhà thờ theo từng nhóm, “để đảm bảo nhân quyền của họ.”
Những người biểu tình đã đốt cháy trụ sở của Đảng Xã hội Thống nhất cầm quyền ở Maturín.
Source: Crux Venezuelan Army besieged hundreds of protesters in Maturin cathedral
1) Ngày 9 tháng Giêng, Hội Đồng Giám Mục Venezuela, khi kết thúc phiên khoáng đại, đã ra tuyên bố tố cáo việc Nicolas Maduro tuyên thệ nhậm chức tổng thống một nhiệm kỳ 6 năm nữa là bất hợp pháp.
2) Ngày 22 tháng Giêng, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Venezuela ra một tuyên bố khác ủng hộ lời kêu gọi tổng biểu tình trên phạm vi cả nước của Quốc Hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát (nhưng đã bị Nicolas Maduro bãi bỏ bằng cái gọi là Quốc Hội Lập Hiến do y dựng lên). Các Giám Mục nói Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát “được bầu lên trong một cuộc bỏ phiếu tự do và dân chủ của người dân Venezuela” và “hiện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền hợp pháp để thực thi quyền lực của mình đối với chủ quyền quốc gia.”
3) Tại một trong những cuộc biểu tình ở thủ đô Caracas vào hôm thứ Tư 23 tháng Giêng, lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Ông Guaidó là người đứng đầu Quốc Hội do phe đối lập kiểm soát. Ông cam kết chiến đấu cho một chính phủ chuyển tiếp và bầu cử tự do.
4) Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận ông Guaidó là tổng thống hợp pháp duy nhất của Venezuela, và nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Maduro là “bất hợp pháp”. Colombia, Brazil, Peru, Ecuador và Costa Rica cũng lập tức công nhận chính phủ Guaidó.
5) Một ngày sau đó, hôm thứ Năm, ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, cho biết chính phủ của ông tin rằng Guaidó là “người thích hợp để đưa Venezuela ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay”. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại lên tiếng ủng hộ Maduro, và cho rằng tên độc tài này là nạn nhân của một âm mưu đảo chính do Mỹ chủ mưu, đồng thời cảnh cáo Mỹ không được đưa quân vào Venezuela.
6) Cũng trong ngày thứ Năm, Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ Mỹ ở thủ đô Caracas và ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ phải rời khỏi nước này trong 72 giờ. Tuy nhiên, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận Maduro là tổng thống hợp pháp của Venezuela nên tòa đại sứ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường. Trước tình hình phức tạp hiện nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã kêu gọi các công dân Mỹ “cân nhắc” việc rời khỏi Venezuela càng sớm càng tốt.
7) Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ tuyên bố đảm nhận chức vụ tổng thống lâm thời vào hôm thứ Tư, ông Guaidó nói rằng ông sẽ chấm dứt “chế độ độc tài” của Maduro, vực lại nền kinh tế quốc gia, và tổ chức bầu cử tự do càng sớm càng tốt.
Nhà lãnh đạo phe đối lập 35 tuổi cũng đã lặp lại lời kêu gọi quân đội Venezuela đừng bảo vệ cho tên độc tài Maduro nữa. Ông cũng hứa ân xá cho Maduro, nếu tên độc tài này chuyển giao quyền hành trong hòa bình.
Trong khi đó, Maduro tuyên bố rằng, thể theo đề nghị của Mễ Tây Cơ và Uruguay, “Tôi sẵn sàng đối thoại”, “Tôi sẵn sàng đối thoại để hiểu biết nhau, để thương lượng về một thỏa thuận.”
Maduro có những sư đoàn bên ngoài thủ đô Caracas. Chiêu thức “đối thoại” chỉ là cách nhằm câu giờ trong khi điều quân ở các nơi khác về tiếp cứu. Một cuộc tắm máu có khả năng xảy ra nếu tình hình kéo dài.
8) Đức Cha Enrique Pérez Lavado, là Giám Mục giáo phận Maturin cho tờ Crux biết hôm 25 tháng Giêng rằng các chủng sinh, linh mục và khoảng 700 người tham gia vào các cuộc biểu tình chống chế độ đã bị bao vây trong nhà thờ chính tòa thành phố. Quân đội trung thành với tên độc tài Maduro cố gắng đột nhập vào bên trong.
Đức Cha Pérez nói: “Quân Bolivar Quốc gia canh gác các lối vào Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Núi Carmêlô, nơi có hơn một ngàn người ủng hộ phe đối lập nương náu bên trong.”
Sau đó, cha Samael Gamboa đã đàm phán với các lực lượng an ninh để người dân rời khỏi nhà thờ theo từng nhóm, “để đảm bảo nhân quyền của họ.”
Những người biểu tình đã đốt cháy trụ sở của Đảng Xã hội Thống nhất cầm quyền ở Maturín.
Source: Crux Venezuelan Army besieged hundreds of protesters in Maturin cathedral
Tại Panama, Đức Phanxicô lên án thối nát khi cầu nguyện cho Venezuela
Vũ Văn An
18:14 25/01/2019
Nữ ký giả Nicole Winfield của Associated Press, ngày 25 vừa qua, dường như quên hẳn cô đang “đeo đuổi” một cuộc săn lùng chứng cớ để chứng minh có sự bao che trong vụ Gustavo Zanchetta, được coi như con thiêng liêng của Đức Phanxicô, đã tường thuật chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô ở Panama dưới một góc độ tích cực khác, đó là việc ngài lên án tình huống thối nát ở trong vùng trong tương quan với biến cố chính trị đang hết sức sôi động ở Venezuela.
Thực vậy, khởi đầu bài báo, cô cho biết: “Hôm thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng các viên chức công nên sống đơn giản, trung thực và minh bạch khi ngài bắt đầu chuyến viếng thăm một vùng ở Trung Mỹ, vùng vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng và hiện đang đương đầu với cơn lốc chính trị tại Venezuela gần đó”.
Cô cho biết thêm: “Đức Phanxicô đã không nhắc gì tới cuộc khủng hoảng ở Venezuela trong các nhận định đầu tiên của ngài tại Panama sau khi gặp Tổng Thống Juan Carlos Varela tại dinh tổng thống. Nhưng phát ngôn viên của ngài nói rằng ngài theo dõi sát tình hình ở đấy và cầu nguyện cho nhân dân Venezuela và ủng hộ “mọi cố gắng có thể giúp cứu nhân dân nước này khỏi nhiều đau khổ hơn nữa”.
Cô cho hay Đức Phanxicô đã theo sát các bản văn soạn sẵn khi ở Panama, nơi ngài ca ngợi vị trí của Panama trong tư cách người bắc cầu giữa các đại dương và các nền văn hóa. Đồng thời ngài nêu thánh Oscar Romero làm mẫu mực cho một giáo hội khiêm nhường đồng hành với người nghèo.
Ngài cám ơn chính phủ Panama đã “mở rộng các cánh cửa nhà mình” cho các khách hành hương trẻ tuổi tụ về đây dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cuộc tụ tập lớn lao của tuổi trẻ Công Giáo thế giới và là lý do khiến ngài du hành tới đây.
Nhưng ngài cảnh cáo rằng cũng những người trẻ trên ngày càng đòi các viên chức công phải sống cuộc sống gắn bó với công việc họ được ủy thác, và xây dựng một “nền văn hóa minh bạch hơn” giữa các khu vực công và tư.
“Họ kêu gọi các người này sống đơn giản và minh bạch, với cảm thức trách nhiệm rõ ràng đối với người khác và thế giới. Sống một cuộc sống có thể chứng minh được rằng công vụ đồng nghĩa với trung thực và công lý, và chống lại mọi hình thức tham nhũng thối nát”.
Winfield cho rằng “Cơ quan Transparency International ước tính rằng 1 phần trăm Tổng Sản Lượng Quốc Gia của Panama, khoảng 600 triệu Mỹ Kim, có thể đã bị thất thoát vào tay một số âm mưu tham nhũng thời tổng thống của Ricardo Martinelli, người cai trị Panama từ 2009 tới 2014. Martinelli bị dẫn độ từ Hoa Kỳ về Panama năm ngoái để trả lời các cáo buộc do thám chính trị và biển thủ”.
Thêm vào đó, hai con trai của Martinelli hiện đang bị giam giữ ở Hoa Kỳ và đang bị truy nã tại Panama về tội tham nhũng. Họ bị hồ nghi nhận hơn 50 rriệu Mỹ Kim trong những vụ “chi trả bất xứng” từ công ty xây cất khổng lồ của Ba Tây là Odebrecht, hiện được coi là vụ tai tiếng nhất trong lịch sử tham nhũng ở đây.
Odebrecht từng thú nhận đã chi trả gần 800 triệu Mỹ Kim cho các vụ họ hối lộ hàng chục quốc gia vùng Châu Mỹ Latinh để được hưởng các khế ước đặc quyền đặc lợi.
Khoản chi đó bao gồm 59 triệu Mỹ Kim ở Panama, dù các nhà chức trách cho biết con số này chắc chắn lớn hơn nhiều. Ngoài hai người con trai của Martinelli, vụ tai tiếng còn liên lụy tới nhiều cựu bộ trưởng chính phủ dưới thời Martinelli cũng như những người có liên hệ với đảng cầm quyền của đương kim tổng thống Varela.
Gia đình Martinelli luôn bác bỏ việc các con trai của mình liên lụy tới tai tiếng hối lộ và cho rằng họ bị bách hại bởi các kẻ thù chính trị. Cựu tổng thống cũng bác bỏ mọi tố cáo chống lại ông, cho rằng ông bị nhắm vì chính trị.
Chủ đề thứ hai được Winfield tập chú là số phận di dân. Cô cho hay: “Vị giáo hoàng Châu Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử, người sinh ra trong một gia đình di dân Ý tới Argentina, đã biến số phận di dân thành ưu tiên cho triều giáo hoàng của mình. Ngài lên tiếng tố cáo việc lòng sợ hãi di dân đã gây nên các xúc cảm dân túy và duy quốc gia ra sao khắp trên thế giới”.
Thực thế, chuyến viếng thăm của ngài tại Panama diễn ra dưới tấm phông của cả cơn lốc ở Venezuela lẫn sự bế tắc về di dân đang diễn ra ở Hoa Kỳ, nơi chính phủ đang đóng cửa một phần do yêu sách của Tổng Thống Trump muốn quốc hội cấp ngân khoản cho bức tường biên giới Mỹ-Mễ tây cơ.
Hôm thứ Năm, khi nói chuyện với các giám mục Trung Mỹ, Đức Phanxicô đã thúc giục các định chế giáo hội từ các giáo phận tới các giáo xứ chào đón và hội nhập các di dân và nêu gương cho mọi người trong xã hội thắng vượt lòng sợ hãi người ngoại quốc. Ngài cũng thúc giục các vị lấy cảm hứng từ thánh Romero để trở thành một giáo hội khiêm nhường biết lắng nghe người nghèo và đồng hành với họ như người cha đồng hành với con cái mình.
Winfield có nhắc lại việc ngài lên án việc “khai thác tình dục vị thành niên” nhưng không dừng lại ở đó, mà đề cập tới “nhiều thách thức nguy hiểm, khó khăn” khác. Cô viết: “Đức Phanxicô nói rằng người trẻ ngày nay có ít cơ hội nhưng đối đấu với nhiều thách thức nguy hiểm, khó khăn, như ‘bạo lực gia đình, sát hại phụ nữ - lục địa chúng ta đang trải nghiệm đại họa về phương diện này – băng đảng và tội phạm có vũ trang, buôn bán ma túy, khai thác tình dục vị thành niên và người trẻ, và v.v...'”
Winfield sau đó đã mở rộng tầm nhìn ra khắp vùng Trung Mỹ: “Đức Phanxicô thường xuyên thúc giục người trẻ chống lại mọi cơn cám dỗ buôn bán ma túy và làm thành viên băng đảng, và nhất là xa tránh sự rù quyến của thối nát. Đây là một thông điệp chắc chắn sẽ vang dội nơi tuổi trẻ ở trong vùng”.
Vì như cô viết: “Danh mục mới nhất của Transparency International về việc bị coi là tham nhũng đã xếp vùng Trung Mỹ rất tệ, ngoại trừ Costa Rica. Panam được xếp hàng 96 trong số 180 quốc gia được thăm dò hoàn cầu vào năm 2017, tốt hơn nhiều nước trong vùng kể cả Nicaragua, El Salvador, Honduras và Guatemala, nhưng vẫn chưa được sạch bao nhiêu.
“Tại Guatemala, Tổng thống Jimmy Morales đã làm qùe quặt Ủy Ban Quốc tế chống việc Không Trừng Phạt ở Guatemala do Liên Hiệp Quốc tài trợ, một ủy ban đã thúc đẩy nhiều cuộc điều tra các nhân vật cao cấp; những cuộc điều tra này đã loại bỏ nhiều chính khác, công chức và nhà kinh doanh trong hơn 10 năm nó hiện diện.
“Tại El Salvador, cựu tổng thống Mauricio Funes bị truy nã vì bị cho là tham nhũng và hiện được ban cấp tư cách tầm trú cùng với một số thành viên gia đình tại Nicaragua. Một cựu tổng thống khác, là Tony Saca, bị kết án 10 năm hồi tháng Chín về tội biển thủ và rửa tiền.
“Tại Honduras, vợ cựu tổng thống Porfirio Lobo bị nghi ngờ biển thủ 700,000 mỹ kim công qũy và anh trai bà này bị tố cáo đút túi khoảng 300,000 Mỹ Kim tiền công qũy. Con trai Fabio của ông này cũng bị kết án tại Hoa Kỳ phải ngồi tù 24 năm về tội buôn bán ma túy.
“Mexico từng chứng kiến một số tai tiếng liên quan đến việc hối lộ hay mâu thuẫn quyền lợi trong thời tổng thống vừa mãn nhiệm của Enrique Pena Nieto. Trong một vụ có lẽ tai tiếng nhất, người Mễ kinh ngạc khi nghe tin một biệt thự có tên là “casa blanca,” hay bạch ốc, đã được bán cho vợ tổng thống bởi một nhà thầu được chính phủ ưu đãi. Nhiều thống đốc bị tố cáo đã biển thủ hàng triệu Mỹ Kim công qũy.
“Người kế vị Pena Nieto, là Andres Manuel Lopez Obrador, đã lấy việc chống tham nhũng làm ưu tiên số một trong chiến dịch tranh cử năm 2018 nhưng hiện chỉ đưa ra các biện pháp tượng trưng chống lại nó kể từ khi nhậm chức vào ngày 1 tháng Mười Hai”.
Ngày thứ hai trong chuyến thăm Panama của Đức Phanxicô: 11 thiếu niên phạm pháp đã được trả tự do sau khi gặp ngài
Vũ Văn An
19:48 25/01/2019
Sau đây là bản tin tóm tắt ngày 25 tháng 1 của A.P. về chuyến thăm Panama của Đức Phanxicô, theo giờ địa phương:
2:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đem Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới các thiếu niên phạm pháp của Panama. Họ là những người không thể tham dự lễ hội đức tin lớn nhất của tuổi trẻ Công Giáo.
Vào hôm thứ Sáu, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ thống hối đặc biệt bên trong trung tâm giam giữ Las Garzas de Pacora, vốn là nơi giam giữ thiếu niên chính của Panama. Ngài cũng sẽ nghe các tù nhân trẻ xưng tội bên trong các tòa giải tội do chính các tù nhân chế tạo.
Đó là một phần trong niềm tin của Đức Phanxicô. Ngài cho rằng các tù nhân phải được hưởng cùng một phẩm giá như mọi người khác, và cả hy vọng nữa.
Đức Phanxicô đã bắt đầu ngày đầy đủ đầu tiên ở Panama của ngài với sứ điệp hy vọng ấy hôm thứ Năm, chính thức chào đón hàng chục ngàn khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong một cuộc tụ tập ca hát lúc chạng vạng tại một công viên ở bờ biển.
Ngài thúc giục họ trở thành những người bắc cầu gặp gỡ, chứ không phải “xây những bức tường gieo rắc sợ hãi và nhằm chia rẽ và giam hãm người ta”, rõ ràng có ý nói đến bức tường biên giới Mỹ-Mễ tây cơ do Mỹ khởi xướng.
10:50 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tố cáo việc xã hội đang đẩy qua bên lề và dán nhãn hiệu tội nhân và tội phạm cho các thanh thiếu niên, trong khi thay vào đó, đáng lẽ nó nên tạo cơ hội để họ thay đổi.
Đức Phanxicô đưa ra các nhận định trên trong một phụng vụ thống hối hết sức xúc động tại trung tâm giam giữ thanh thiếu niên chính của Panama, nơi hơn 150 thanh thiếu niên đang bị giam vì tội sát nhân, trộm cướp và các tội ác khác.
Đức Phanxicộ đã đem Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới trung tâm giam giữ Las Garzas de Pacora để các tù nhân ở đây, dù đàng sau dây kẽm gai, cũng có thể tham dự lễ hội đức tin lớn lao của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bài giảng của ngài, Đức Phanxicô nhắc nhở rằng xã hội có khuynh hướng dán nhãn hiệu cả người tốt lẫn người xấu, cả người chính trực lẫn tội nhân. Lời ngài:
"Thái độ này làm hư mọi chuyện, vì nó dựng lên một bức tường vô hình khiến người ta nghĩ rằng, nếu chúng ta đẩy qua bên lề, phân rẽ và cô lập người khác, mọi vấn đề của chúng ta sẽ được giải quyết một cách ma thuật. Khi một xã hội hay một cộng đồng cho phép điều này, và không làm gì hơn là khiếu nại hay ‘cắn lại’ (backbite), họ sẽ bước vào vòng lẩn quẩn chia rẽ, đổ lỗi và lên án”.
Đức Phanxicô có thói quen viếng thăm các nhà tù khi tông du ngoại quốc, và từ lâu vốn biến thừa tác vụ nhà tù thành một phần trong ơn gọi linh mục của ngài để giảng dạy những người ở bên lề hơn cả trong xã hội. Mới năm ngoái, ngài đã thay đổi giáo lý của Giáo Hội về án tử hình, nói rằng nó không thể nào được chấp nhận trong mọi trường hợp.
11:15 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang lắng nghe câu chuyện của một tù nhân trẻ trong một buổi găp gở để cầu nguyện và xưng tội tại trung tâm giam giữ tuổi trẻ chính của Panama.
Luis Oscar Martinez là một thanh niên 21 tuổi, ngồi tù từ năm 2016. Anh nói rằng anh thiếu bàn tay hướng dẫn của một người cha khi lớn lên. Anh nói với Đức Giáo Hoàng rằng anh mất hướng và “gây ra cơn đau sâu đậm cho người thân và cho chính con”.
Martinez nghĩ đời anh đã hết khi bị bắt, nhưng sau đó, anh hiểu ra rằng “Thiên Chúa cha con ở bên con”.
Hôm thứ Sáu, Martinez nói rằng anh hoàn tất trung học tại nhà tù. Giờ đây, anh hy vọng sẽ làm vui lòng má anh bằng cách trở thành một đầu bếp quốc tế và chuyên viên điện lạnh, một giấc mơ khiến Đức Phanxicô mỉm cười.
Đức Giáo Hoàng trả lời: “Cha thích lời xưng tội của con. Chúng ta có một người cha luôn yêu thương chúng ta”.
Hơn một trăm bạn trẻ bị giam tại trung tâm và được đưa từ các trung tâm khác đã tham dự cuộc gặp gỡ tại một nhà nguyện nhỏ.
3:00 giờ chiều
Mười một phạm nhân trẻ đã được trả tự do ở Panama sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại trung tâm giam giữ tuổi trẻ chính ở đây.
Viên chức chính phủ Emma Alba cho biết một trong số đó là Luis Oscar Martinez, 21 tuổi, người nói với Đức Giáo Hoàng trước đó rằng anh đã thay đổi cuộc sống kể từ khi bị bắt năm 2016.
Martinez nói với đài truyền hình địa phương rằng anh mong được đoàn tụ với gia đình, “anh chị em trong giáo hội” và “những người tôi biết yêu tôi đằm thắm”.
Tại trung tâm giam giữ, Đức Phanxicô khuyên bảo hơn 100 tù nhân tụ tập tại trung tâm đừng để mất hy vọng và ngài lên án việc đẩy qua bên lề và dán nhãn hiệu các em.
Alba không cho biết tên mọi người được thả, cũng không nói họ phạm tội ác gì.
2:00 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đem Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới các thiếu niên phạm pháp của Panama. Họ là những người không thể tham dự lễ hội đức tin lớn nhất của tuổi trẻ Công Giáo.
Vào hôm thứ Sáu, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ thống hối đặc biệt bên trong trung tâm giam giữ Las Garzas de Pacora, vốn là nơi giam giữ thiếu niên chính của Panama. Ngài cũng sẽ nghe các tù nhân trẻ xưng tội bên trong các tòa giải tội do chính các tù nhân chế tạo.
Đó là một phần trong niềm tin của Đức Phanxicô. Ngài cho rằng các tù nhân phải được hưởng cùng một phẩm giá như mọi người khác, và cả hy vọng nữa.
Đức Phanxicô đã bắt đầu ngày đầy đủ đầu tiên ở Panama của ngài với sứ điệp hy vọng ấy hôm thứ Năm, chính thức chào đón hàng chục ngàn khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong một cuộc tụ tập ca hát lúc chạng vạng tại một công viên ở bờ biển.
Ngài thúc giục họ trở thành những người bắc cầu gặp gỡ, chứ không phải “xây những bức tường gieo rắc sợ hãi và nhằm chia rẽ và giam hãm người ta”, rõ ràng có ý nói đến bức tường biên giới Mỹ-Mễ tây cơ do Mỹ khởi xướng.
10:50 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tố cáo việc xã hội đang đẩy qua bên lề và dán nhãn hiệu tội nhân và tội phạm cho các thanh thiếu niên, trong khi thay vào đó, đáng lẽ nó nên tạo cơ hội để họ thay đổi.
Đức Phanxicô đưa ra các nhận định trên trong một phụng vụ thống hối hết sức xúc động tại trung tâm giam giữ thanh thiếu niên chính của Panama, nơi hơn 150 thanh thiếu niên đang bị giam vì tội sát nhân, trộm cướp và các tội ác khác.
Đức Phanxicộ đã đem Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới trung tâm giam giữ Las Garzas de Pacora để các tù nhân ở đây, dù đàng sau dây kẽm gai, cũng có thể tham dự lễ hội đức tin lớn lao của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bài giảng của ngài, Đức Phanxicô nhắc nhở rằng xã hội có khuynh hướng dán nhãn hiệu cả người tốt lẫn người xấu, cả người chính trực lẫn tội nhân. Lời ngài:
"Thái độ này làm hư mọi chuyện, vì nó dựng lên một bức tường vô hình khiến người ta nghĩ rằng, nếu chúng ta đẩy qua bên lề, phân rẽ và cô lập người khác, mọi vấn đề của chúng ta sẽ được giải quyết một cách ma thuật. Khi một xã hội hay một cộng đồng cho phép điều này, và không làm gì hơn là khiếu nại hay ‘cắn lại’ (backbite), họ sẽ bước vào vòng lẩn quẩn chia rẽ, đổ lỗi và lên án”.
Đức Phanxicô có thói quen viếng thăm các nhà tù khi tông du ngoại quốc, và từ lâu vốn biến thừa tác vụ nhà tù thành một phần trong ơn gọi linh mục của ngài để giảng dạy những người ở bên lề hơn cả trong xã hội. Mới năm ngoái, ngài đã thay đổi giáo lý của Giáo Hội về án tử hình, nói rằng nó không thể nào được chấp nhận trong mọi trường hợp.
11:15 giờ sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang lắng nghe câu chuyện của một tù nhân trẻ trong một buổi găp gở để cầu nguyện và xưng tội tại trung tâm giam giữ tuổi trẻ chính của Panama.
Luis Oscar Martinez là một thanh niên 21 tuổi, ngồi tù từ năm 2016. Anh nói rằng anh thiếu bàn tay hướng dẫn của một người cha khi lớn lên. Anh nói với Đức Giáo Hoàng rằng anh mất hướng và “gây ra cơn đau sâu đậm cho người thân và cho chính con”.
Martinez nghĩ đời anh đã hết khi bị bắt, nhưng sau đó, anh hiểu ra rằng “Thiên Chúa cha con ở bên con”.
Hôm thứ Sáu, Martinez nói rằng anh hoàn tất trung học tại nhà tù. Giờ đây, anh hy vọng sẽ làm vui lòng má anh bằng cách trở thành một đầu bếp quốc tế và chuyên viên điện lạnh, một giấc mơ khiến Đức Phanxicô mỉm cười.
Đức Giáo Hoàng trả lời: “Cha thích lời xưng tội của con. Chúng ta có một người cha luôn yêu thương chúng ta”.
Hơn một trăm bạn trẻ bị giam tại trung tâm và được đưa từ các trung tâm khác đã tham dự cuộc gặp gỡ tại một nhà nguyện nhỏ.
3:00 giờ chiều
Mười một phạm nhân trẻ đã được trả tự do ở Panama sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại trung tâm giam giữ tuổi trẻ chính ở đây.
Viên chức chính phủ Emma Alba cho biết một trong số đó là Luis Oscar Martinez, 21 tuổi, người nói với Đức Giáo Hoàng trước đó rằng anh đã thay đổi cuộc sống kể từ khi bị bắt năm 2016.
Martinez nói với đài truyền hình địa phương rằng anh mong được đoàn tụ với gia đình, “anh chị em trong giáo hội” và “những người tôi biết yêu tôi đằm thắm”.
Tại trung tâm giam giữ, Đức Phanxicô khuyên bảo hơn 100 tù nhân tụ tập tại trung tâm đừng để mất hy vọng và ngài lên án việc đẩy qua bên lề và dán nhãn hiệu các em.
Alba không cho biết tên mọi người được thả, cũng không nói họ phạm tội ác gì.
Lời nguyện của Đức Thánh Cha trong buổi đi đàng thánh giá tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
J.B. Đặng Minh An dịch
22:20 25/01/2019
Xem hình
Sáng thứ Sáu 25 tháng Giêng, lúc 10 giờ 30, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ thống hối với các bạn trẻ tù nhân tại Trung Tâm cải huấn trẻ vị thành niên Las Garzas de Pacora.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 11 giờ 50 Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về tòa Sứ Thần cách đó 46 cây số.
Hoạt động tiếp theo và cũng là hoạt động nổi bật nhất trong ngày là buổi đi đàng thánh giá diễn ra tại Juan Pablo II.
Năm 1997, tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris, người Pháp đã ghi thêm buổi đi đàng thánh giá vào chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đây là những đóng góp quan trọng. Nhiều bạn trẻ tìm được ơn hoán cải khi theo chân Chúa Giêsu qua các chặng đàng thánh giá.
Từ đó, chặng đàng thánh giá thường kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ là một trong những biến cố chính tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong lời nguyện sau các chặng đàng thánh giá với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Lạy Chúa, là Cha của lòng thương xót, ở Vành đai duyên hải này, cùng với rất nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, chúng con đã đồng hành cùng Con Cha trên Con đường Thánh giá của Ngài: đó là con đường mà Ngài muốn đi để cho chúng con thấy Chúa yêu thương chúng con biết là ngần nào và Chúa quan tâm đến cuộc sống của chúng con ra sao.
Con đường của Chúa Giêsu dẫn đến Núi Sọ là một con đường khổ đau và cô độc; con đường đó vẫn đang tiếp diễn trong thời đại của chúng con. Chúa bước đi và chịu đựng trong tất cả những khuôn mặt bị tổn thương bởi sự thờ ơ tự mãn và tê dại của xã hội chúng con, một xã hội tiêu thụ và bị tiêu thụ, phớt lờ và thờ ơ, mù quáng trước nỗi đau của anh chị em chúng con.
Lạy Chúa, chúng con, những bằng hữu của Chúa, cũng vậy. Chúng con cũng chiều theo sự vô cảm và bất động. Quá thường là chúng con cuối cùng cũng chạy theo đám đông, và điều này đã làm tê liệt chúng con. Thật khó để nhìn thấy Chúa trong những anh chị em đau khổ của chúng con. Chúng con đã nhìn đi chỗ khác để không nhìn thấy; chúng con đã ẩn mình trong tiếng ồn để không nghe thấy; chúng con đã che miệng để đừng khóc.
Cám dỗ ấy luôn luôn là như thế. Nó dễ dàng hơn và “đáng đồng tiền bát gạo hơn” để trở thành bạn bè trong chiến thắng và vinh quang, trong thành công và vỗ tay ca tụng; thật dễ hơn để xun xoe xung quanh một người được xem là có nhiều người mến mộ và là kẻ chiến thắng.
Thật dễ dàng để rơi vào một nền văn hóa bắt nạt, quấy rầy và đe dọa người khác. Chúa không như thế: trên thập giá, Chúa đã đồng hóa mình với tất cả những người đau khổ, với tất cả những người cảm thấy bị lãng quên.
Chúa không như thế: bởi vì Chúa muốn ôm lấy tất cả những người mà chúng con thường coi là không xứng đáng để ôm vào lòng, để vuốt ve, chúc phúc; hoặc, tệ hơn nữa, thậm chí chúng con không nhận ra rằng họ cần những điều đó.
Chúa không như thế: trên thập tự giá, Chúa đồng hành với con đường thập giá của mọi người trẻ, trong mọi tình huống, để biến nó thành con đường phục sinh.
Lạy Cha, hôm nay con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn: trong tiếng khóc nghẹn ngào của những đứa trẻ không được sinh ra và cơ man những trẻ thơ bị từ khước quyền được sống thời thơ ấu, quyền được có mái ấm gia đình, được giáo dục, được vui chơi, ca hát hay mơ ước.. . Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những phụ nữ bị ngược đãi, bóc lột và bị bỏ rơi, bị tước đi phẩm giá và bị đối xử như chẳng là gì. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong đôi mắt buồn vời vợi của những người trẻ tuổi, những người nhìn thấy hy vọng của họ về tương lai đang bị cướp đi vì thiếu giáo dục và công ăn việc làm xứng đáng. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong nỗi thống khổ của những gương mặt trẻ, những người bạn của chúng con, những người rơi vào bẫy của những kẻ vô đạo đức - bao gồm cả những người tuyên bố sẽ phục vụ Chúa - những kẻ bóc lột, bọn tội phạm, và những kẻ lạm dụng cuộc sống của họ.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi tất cả những người trẻ và những gia đình đang bị cuốn vào vòng xoáy của cái chết vì ma túy, rượu chè, mại dâm và nạn buôn bán người, những người không chỉ bị tước đoạt tương lai mà ngay cả hiện tại cũng không còn. Như áo xống của Chúa từng bị xâu xé thế nào, nhân phẩm của họ bị chia năm xẻ bảy và ngược đãi.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những người trẻ tuổi với khuôn mặt thẫn thờ, những người đã mất khả năng mơ ước, sáng tạo và định hình tương lai của họ, và đã chọn để “về hưu”, trong sự trùm chăn hay tự mãn, là một trong những chất gây nghiện nhất trong thời đại của chúng con.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong nỗi đau thầm lặng và đầy giận dữ của những ai, thay vì nhận được tình liên đới của một xã hội phồn vinh, lại gặp phải sự từ chối, nỗi buồn và sự khốn khổ, và bị đối xử như căn nguyên gây ra các tệ nạn xã hội.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong sự cô độc tuyệt vọng của người già bị quên lãng và bỏ rơi. Nó tiếp diễn nơi các dân tộc bản địa mà những người khác đã cướp đi đất đai, cội nguồn và văn hóa của họ, phớt lờ và làm câm nín trí tuệ vĩ đại mà họ có thể mang lại.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong lời cầu xin của Mẹ đất chúng con, bị tổn thương sâu sắc bởi sự ô nhiễm của bầu trời, sự cằn cỗi của những cánh đồng, sự ô nhiễm nguồn nước, bị giẫm đạp dưới chân bởi sự coi thường và ngạo mạn của sự tiêu dùng phi lý.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong một xã hội đã mất khả năng rơi lệ và xúc động trước khổ đau. Vâng, Lạy Cha, Chúa Giêsu Con Cha tiếp tục bước đi, tiếp tục vác thập giá và đau khổ trong tất cả những khuôn mặt này, trong khi cái thế giới không được chăm sóc này đang bị cuốn hút vào bi kịch về sự phù phiếm của chính nó.
Lạy Chúa, chúng con phải làm gì đây? Chúng con phải phản ứng thế nào trước Chúa Giêsu khi Ngài đau khổ, lang thang, di cư nơi khuôn mặt của cơ man những bạn hữu của chúng con, hay nơi dung nhan của tất cả những người xa lạ mà chúng con đã học cách làm cho họ ra vô hình?
Và lạy Cha của lòng xót thương, chúng con có an ủi và đồng hành với Chúa, đang bất lực và đau khổ nơi những anh chị em nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất không? Chúng con có vác đỡ gánh nặng của thập tự giá, như ông Simon thành Kyrênê, bằng cách là những người hòa giải, xây dựng những nhịp cầu, hay là men của tình huynh đệ không? Liệu chúng con có vẫn tiếp tục đứng dưới chân thập giá như Đức Maria không? Xin cho chúng con biết nhìn vào Đức Maria, người phụ nữ của sức mạnh. Từ Mẹ, xin cho chúng con biết học cách đứng dưới thập giá với cùng quyết tâm và lòng can đảm của Mẹ, không trốn tránh hay ảo tưởng. Mẹ đồng hành với nỗi khổ của con Mẹ, là Con Cha; Mẹ nâng đỡ Ngài bằng ánh mắt và bảo vệ Ngài bằng trái tim. Mẹ chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa Giêsu con Mẹ, nhưng không bị nỗi thống khổ ấy áp đảo. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã thốt lên tiếng Xin Vâng, là người hỗ trợ và đồng hành, bảo vệ và ôm ấp. Mẹ là người bảo vệ tuyệt vời cho niềm hy vọng.
Chúng con cũng muốn trở thành một Giáo Hội hỗ trợ và đồng hành, nghiã là có thể nói: “Này tôi đây!” trong cuộc sống và giữa thập giá của tất cả những Kitô hữu đi bên cạnh chúng con.
Từ Đức Maria, chúng con học cách nói tiếng Xin Vâng trước sự kiên nhẫn và bền đỗ của nhiều người mẹ, người cha, người ông, người bà không bao giờ ngừng ủng hộ và đồng hành cùng con cháu trong gian truân.
Từ Mẹ, chúng con học được cách nói tiếng Xin Vâng trước sự bền bỉ và sáng tạo của những người không chịu khuất phục trước khó khăn và nghịch cảnh, sẵn sàng làm lại từ đầu trong tình huống mọi thứ dường như đã mất, nhằm tạo ra những không gian, nhà cửa và các trung tâm chăm sóc, để có thể là một bàn tay chìa ra cho tất cả những người gặp khó khăn.
Nơi Đức Maria, chúng con học được sức mạnh để có thể nói tiếng Xin Vâng trước những người đã từ chối giữ im lặng trước thứ văn hóa ngược đãi và lạm dụng, chê bai và gây hấn, và trước những người dấn thân để cung cấp cơ hội và tạo ra bầu không khí an toàn và bảo vệ.
Nơi Đức Maria, chúng con học được cách chào đón và tiếp nhận tất cả những người bị bỏ rơi, và buộc phải rời khỏi quê cha đất tổ, cội nguồn, gia đình và công ăn việc làm của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn trở thành một Giáo Hội nuôi dưỡng một nền văn hóa chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập; một nền văn hóa không kỳ thị, không đắm chìm trong sự lên án vô nghĩa và vô trách nhiệm những người nhập cư như một mối đe dọa cho xã hội.
Từ Mẹ, chúng con muốn học cách đứng dưới thập giá, không phải với trái tim đóng kín, mà với trái tim có thể đồng hành, dịu dàng và tận tụy, một trái tim thể hiện lòng thương xót và đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, nhạy cảm và hiểu biết. Chúng con muốn trở thành một Giáo Hội của ký ức, nơi đánh giá cao và tôn trọng người già và trao lại cho họ vị trí xứng đáng của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn tìm hiểu ý nghĩa của từ “đứng”. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đứng, dưới chân thập giá, dưới chân mọi thập giá. Xin Chúa mở mắt và trái tim của chúng con đêm nay, và giải cứu chúng con khỏi sự tê liệt và bất định, khỏi sự sợ hãi và tuyệt vọng. Xin hãy dạy chúng con nói: “Này tôi đây”, bên cạnh Con Chúa, bên cạnh Đức Maria và tất cả những môn đệ yêu dấu, những người mong muốn chào đón Nước Chúa trong tâm hồn của họ.
Source: Vatican News WYD Panama: Pope's homily at Way of the Cross – full text
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các bạn trẻ giáo hạt Hòa Thanh, GP Xuân Lộc mừng lễ thánh bổn mạng Don Bosco
Nữ Tu Ngọc Lễ , OP
20:03 25/01/2019
Đức Cha Chánh Giuse: Hãy trở thành tông đồ của người trẻ, ra đi nói với các bạn của mình về cơn khát của Chúa Giêsu.
Đó là những lời thúc giục của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận nói với các bạn trẻ Giáo hạt Hòa Thanh trong ngày mừng Lễ Bổn Mạng Don Bosco tại Giáo xứ Ngũ Phúc, Giáo Hạt Hòa Thanh chiều hôm Chúa Nhật 20/1/2019 vừa qua.
Xem Hình
“Ta khát”, lời Chúa Giêsu đã thốt ra trên cây Thập Giá có nghĩa là gì? Phải chăng đơn thuần chỉ là một cơn khát thể lý nơi Chúa Giêsu? Đức Cha Giuse giải thích rằng, lời “Ta khát” mà Chúa Giêsu thốt ra cỏn chỉ đến một cơn khát khác nữa: khát các linh hồn và Chúa Giêsu mong nhân loại đáp ứng cơn khát này của Ngài.
Để những bạn trẻ có thể cảm được phần nào tâm tình yêu thương và cơn khát linh hồn của Chúa Giêsu, Đức Chađã giãi bày tâm tình của Chúa Giêsu, tựa như chính Chúa đang nói với các bạn trẻ về cơn khát của Ngài.
“ Những người trẻ yêu quý của Cha, Cha rất khát các con. Cha khát lắm giới trẻ, những người trẻ của Giáo Hạt Hòa Thanh, những bạn trẻ đang hiện diện nơi đây và cả những bạn trẻ đang vắng mặt vì một lý do nào đó, và cũng khát cả những bạn trẻ chưa cảm nhận được Cha yêu thương họ…Ước chi các con, những người trẻ của Giáo phận Xuân Lộc, của Giáo Hạt Hòa Thanh nhận ra và hiểu được Cha khát các con thế nào, mong mỏi các con đáp ứng cơn khát của Cha, cũng như cảm nghiệm được tình Cha yêu các con ra sao. Để từ đó, cuộc đời của các con, những người trẻ khi đáp ứng cơn khát của Cha, khi cảm nhận Cha yêu các con, các con sẽ có được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời mình.”
Từ đó, Đức Cha Giuse mời gọi các bạn trẻ “Xin các con hãy đi nói cho những người trẻ khác, là bạn bè của mình, về cơn khát của Chúa Giêsu như Thánh Donbosco đã thi hành bổn phận của mình”. Tuy nhiên, để có thể nói cho người trẻ khác về cơn khát của Chúa Giêsu, trước tiên, họ phải nghe được tiếng kêu của Ngài “Ta khát”. Vậy làm sao có thể nghe được lời “Ta khát” của Chúa Giêsu? Đức Cha mời gọi người trẻ phải tìm cho được một không gian riêng, nơi đó có sự tĩnh lặng nội tâm, một sự thinh lặng thánh với Chúa Giêsu, lúc đó, “các con mới có thể nghe thấy tiếng “Ta khát” của Chúa, mới nghe được nhịp rung của tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho các con.” Và, Đức Cha kỳ vọng nơi những người trẻ Hòa Thanh khi mời gọi các bạn “Hãy là những tông đồ của giới trẻ cho bạn hữu của các con.”
Làm cho Chúa hết cơn khát linh hồn người trẻ, điều này đòi buộc họ phải chọn lựa cho mình một lối sống phù hợp với Tin Mừng, chấp nhận hy sinh những điều mình thích, để có thể đi theo Chúa Giêsu cách trọn vẹn, chứ không như chàng thanh niên giàu có trong Tin Mừng Mc 10,7-22, dù anh đã có ước muốn theo Chúa. “ Cha chắc chắn rằng, trong lòng các con đã có một ước muốn nào đó…về cuộc sống, phương tiện…nhưng khi đi theo Chúa Giêsu, các con phải đi tới chỗ chọn lựa, phải bỏ đi những gì không hợp với Chúa, để xứng đáng với tình yêu của Chúa Giêsu. Và như vậy, các con sẽ có được hạnh phúc hoàn hảo. Thứ hạnh phúc trong tình thân mật với Chúa Giêsu.”
Dù chỉ hơn 400 bạn trẻ tham dự ngày Bổn Mạng Giới trẻ Hạt, so với những bạn trẻ đã tham gia giới trẻ hoặc chưa tham gia sinh hoạt, nhưng với Đức Cha Giuse, Ngài chia sẻ với người trẻ hôm ấy rằng: Đức Cha vẫn vui, và hạnh phúc vì đã gặp gỡ được con số hằng trăm người trẻ Hạt Hòa Thanh. Bởi từ nơi họ, Đức Cha kỳ vọng, các bạn trẻ này có thể trở thành những con người có thể làm thay đổi bộ mặt của trái đất này, nếu họ trở nên những người trẻ Công Giáo thực sự của Chúa Giêsu.
Bên cạnh sự kỳ vọng vào các bạn trẻ đang tham gia sinh hoạt trong các giáo xứ, giáo hạt hay Giáo Phận, nhưng Đức Cha Giuse cũng vẫn có đó một mối ưu tư về những người trẻ khác còn đang đứng “ngoài cửa”, như đã có lần Đức Cha chia sẻ sự lo lắng của Ngài về người trẻ Công Giáo trong Giáo phận trong lần gặp gỡ các Cursillistas của Xuân Lộc. “Nếu ngày hôm nay, chúng ta mất đi những người trẻ của mình…thì mai sau, chúng ta sẽ mất đi những phụ huynh…và rồi, kế tiếp nữa…chúng ta sẽ mất đi những thiếu nhi Công Giáo trong tương lai.” Bởi lẽ, con số những bạn trẻ không tham gia sinh hoạt giới trẻ, đoàn hội…hay sống đức tin cách hời hợt…chiếm phần trăm rất lớn trong tổng số người trẻ trong Giáo phận.
Sau phần gặp gỡ, Đức Cha Giuse đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Giới trẻ Hạt Hòa Thanh. Cùng đồng tế với Đức Cha Chánh Giuse có Cha Phaolô Phạm Văn Viện -Quản hạt Hạt Hòa Thanh, Cha Đa Minh Trịnh Đình Cương-Chánh xứ Ngũ Phúc, và quý Cha.
Một lần nữa, trong bài giảng với câu chuyện tiệc cưới Cana trong Tin Mừng, Đức Cha Giuse đã giúp người trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc luôn đặt tin tường vào Chúa, nhất là khi gặp khó khăn, gian khổ hay thử thách. “Câu chuyện tiệc cưới Cana nhắc các con nhớ rằng, chỉ nơi Chúa Giêsu, các con mới có thể giải gỡ được những phiền muộn, những bí bách, những khó khăn. Các con đừng quên chạy đến với Chúa, bởi nơi đó, Ngài vẫn luôn chờ đợi để giúp các con, để đỡ nâng và đồng hành với các con.. Ngài sẽ giúp các con giải quyết những vấn đề của các con…Ngay cả khi Chúa không giải quyết vấn đề của các con một cách cụ thể, không giải quyết theo cách của con người…nhưng Ngài vẫn ban cho các con sự bình an…Đó là sự bình an nội tâm, làm cho các con vượt qua được những khó khăn, thử thách.”
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ đã cùng nhau chia sẻ bữa tiệc mừng Bổn Mạng, cũng như có những phần trình diễn văn nghệ phong phú tạo thêm niềm vui cho các bạn.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Đó là những lời thúc giục của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận nói với các bạn trẻ Giáo hạt Hòa Thanh trong ngày mừng Lễ Bổn Mạng Don Bosco tại Giáo xứ Ngũ Phúc, Giáo Hạt Hòa Thanh chiều hôm Chúa Nhật 20/1/2019 vừa qua.
Xem Hình
“Ta khát”, lời Chúa Giêsu đã thốt ra trên cây Thập Giá có nghĩa là gì? Phải chăng đơn thuần chỉ là một cơn khát thể lý nơi Chúa Giêsu? Đức Cha Giuse giải thích rằng, lời “Ta khát” mà Chúa Giêsu thốt ra cỏn chỉ đến một cơn khát khác nữa: khát các linh hồn và Chúa Giêsu mong nhân loại đáp ứng cơn khát này của Ngài.
“ Những người trẻ yêu quý của Cha, Cha rất khát các con. Cha khát lắm giới trẻ, những người trẻ của Giáo Hạt Hòa Thanh, những bạn trẻ đang hiện diện nơi đây và cả những bạn trẻ đang vắng mặt vì một lý do nào đó, và cũng khát cả những bạn trẻ chưa cảm nhận được Cha yêu thương họ…Ước chi các con, những người trẻ của Giáo phận Xuân Lộc, của Giáo Hạt Hòa Thanh nhận ra và hiểu được Cha khát các con thế nào, mong mỏi các con đáp ứng cơn khát của Cha, cũng như cảm nghiệm được tình Cha yêu các con ra sao. Để từ đó, cuộc đời của các con, những người trẻ khi đáp ứng cơn khát của Cha, khi cảm nhận Cha yêu các con, các con sẽ có được hạnh phúc đích thực trong cuộc đời mình.”
Từ đó, Đức Cha Giuse mời gọi các bạn trẻ “Xin các con hãy đi nói cho những người trẻ khác, là bạn bè của mình, về cơn khát của Chúa Giêsu như Thánh Donbosco đã thi hành bổn phận của mình”. Tuy nhiên, để có thể nói cho người trẻ khác về cơn khát của Chúa Giêsu, trước tiên, họ phải nghe được tiếng kêu của Ngài “Ta khát”. Vậy làm sao có thể nghe được lời “Ta khát” của Chúa Giêsu? Đức Cha mời gọi người trẻ phải tìm cho được một không gian riêng, nơi đó có sự tĩnh lặng nội tâm, một sự thinh lặng thánh với Chúa Giêsu, lúc đó, “các con mới có thể nghe thấy tiếng “Ta khát” của Chúa, mới nghe được nhịp rung của tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho các con.” Và, Đức Cha kỳ vọng nơi những người trẻ Hòa Thanh khi mời gọi các bạn “Hãy là những tông đồ của giới trẻ cho bạn hữu của các con.”
Dù chỉ hơn 400 bạn trẻ tham dự ngày Bổn Mạng Giới trẻ Hạt, so với những bạn trẻ đã tham gia giới trẻ hoặc chưa tham gia sinh hoạt, nhưng với Đức Cha Giuse, Ngài chia sẻ với người trẻ hôm ấy rằng: Đức Cha vẫn vui, và hạnh phúc vì đã gặp gỡ được con số hằng trăm người trẻ Hạt Hòa Thanh. Bởi từ nơi họ, Đức Cha kỳ vọng, các bạn trẻ này có thể trở thành những con người có thể làm thay đổi bộ mặt của trái đất này, nếu họ trở nên những người trẻ Công Giáo thực sự của Chúa Giêsu.
Bên cạnh sự kỳ vọng vào các bạn trẻ đang tham gia sinh hoạt trong các giáo xứ, giáo hạt hay Giáo Phận, nhưng Đức Cha Giuse cũng vẫn có đó một mối ưu tư về những người trẻ khác còn đang đứng “ngoài cửa”, như đã có lần Đức Cha chia sẻ sự lo lắng của Ngài về người trẻ Công Giáo trong Giáo phận trong lần gặp gỡ các Cursillistas của Xuân Lộc. “Nếu ngày hôm nay, chúng ta mất đi những người trẻ của mình…thì mai sau, chúng ta sẽ mất đi những phụ huynh…và rồi, kế tiếp nữa…chúng ta sẽ mất đi những thiếu nhi Công Giáo trong tương lai.” Bởi lẽ, con số những bạn trẻ không tham gia sinh hoạt giới trẻ, đoàn hội…hay sống đức tin cách hời hợt…chiếm phần trăm rất lớn trong tổng số người trẻ trong Giáo phận.
Sau phần gặp gỡ, Đức Cha Giuse đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Giới trẻ Hạt Hòa Thanh. Cùng đồng tế với Đức Cha Chánh Giuse có Cha Phaolô Phạm Văn Viện -Quản hạt Hạt Hòa Thanh, Cha Đa Minh Trịnh Đình Cương-Chánh xứ Ngũ Phúc, và quý Cha.
Một lần nữa, trong bài giảng với câu chuyện tiệc cưới Cana trong Tin Mừng, Đức Cha Giuse đã giúp người trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc luôn đặt tin tường vào Chúa, nhất là khi gặp khó khăn, gian khổ hay thử thách. “Câu chuyện tiệc cưới Cana nhắc các con nhớ rằng, chỉ nơi Chúa Giêsu, các con mới có thể giải gỡ được những phiền muộn, những bí bách, những khó khăn. Các con đừng quên chạy đến với Chúa, bởi nơi đó, Ngài vẫn luôn chờ đợi để giúp các con, để đỡ nâng và đồng hành với các con.. Ngài sẽ giúp các con giải quyết những vấn đề của các con…Ngay cả khi Chúa không giải quyết vấn đề của các con một cách cụ thể, không giải quyết theo cách của con người…nhưng Ngài vẫn ban cho các con sự bình an…Đó là sự bình an nội tâm, làm cho các con vượt qua được những khó khăn, thử thách.”
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ đã cùng nhau chia sẻ bữa tiệc mừng Bổn Mạng, cũng như có những phần trình diễn văn nghệ phong phú tạo thêm niềm vui cho các bạn.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Việt Nam trong nhóm 20 nước đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo nặng nề nhất
VOA
22:02 25/01/2019
Việt Nam trong top 20 nước đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo nặng nề nhất trên tổng số 50 nước được tổ chức OpenDoors theo dõi và đánh giá trong năm 2018.
Phúc trình vừa công bố của cơ quan giám sát toàn cầu chuyên bảo vệ các tín đồ Thiên Chúa giáo bị đàn áp trên thế giới nhấn mạnh vào sự đàn áp đối với hai nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo: các sắc tộc thiểu số và những người hoạt động chính trị chống chính quyền.
Báo cáo của OpenDoors nói chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương ‘theo dõi các hoạt động của người theo Thiên Chúa giáo và gây áp lực lớn lên các tín đồ’.
OpenDoors ghi nhận trong năm 2018 Việt Nam đã bỏ tù một số nhà hoạt động, blogger Công Giáo và mục sư Tin Lành. Báo cáo dẫn ra trường hợp của giáo dân Nghệ An Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù về cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ cùng vụ trục xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và thành viên ‘Hội Anh em Dân chủ’ Lê Thu Hà sang Đức. Ông Đài và bà Hà đều là tín đồ Thiên Chúa giáo. Hồi tháng 10 năm 2018, một tín đồ Công Giáo khác là blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phóng thích sau hai năm thụ án với điều kiện phải sang Mỹ sống lưu vong.
Vẫn theo OpenDoors, năm qua có một số giáo xứ và tu viện ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh bị tấn công và ‘bị áp lực của các côn đồ do chính quyền thuê’, phải chấp nhận bị cưỡng chế thu hồi đất.
Một nhóm con chiên Thiên Chúa giáo khác đặc biệt bị ngược đãi ở Việt Nam là các sắc dân thiểu số, theo OpenDoors. Tổ chức này cho biết đa số người cải đạo sang Thiên Chúa giáo là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam và ước tính có đến 80% tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là người dân tộc thiểu số.
Phúc trình chỉ ra một số hình thức ngược đãi chẳng hạn như học sinh theo đạo bị phân biệt đối xử ở trường và không được quan tâm như các bạn học khác hay không được chăm sóc y tế. Một số em ‘thậm chí còn không được đi học’. Khi sinh viên người dân tộc ở Tây Nguyên cải đạo sang Thiên Chúa giáo (chủ yếu là Tin Lành), các em bị trường đe dọa đuổi học hoặc bị các thầy cô giáo thuyết phục bỏ đạo.
Sự ngược đãi không chỉ xuất phát từ chính quyền mà còn xảy ra ở chính những người thân, gia đình, cộng đồng, làng xã của người cải đạo, theo báo cáo.
OpenDoors nói khi phát hiện có người mới theo đạo Thiên Chúa ở những nơi mà phong tục tập quán của tổ tiên họ vẫn còn mạnh, để bảo vệ văn hóa của buôn làng, các trưởng tộc sẽ khai trừ người đó ra khỏi làng và xem họ là ‘những kẻ phản bội văn hóa và bản sắc của cha ông’. Ngoài ra, các lãnh đạo buôn làng còn hợp tác với chính quyền để ngược đãi những người cải đạo còn dân làng thì ngăn cản các buổi cầu nguyện của con chiên trong làng.
OpenDoors cho biết những người cải đạo còn bị người thân trong gia đình cắt đứt mọi quan hệ và không cho thừa hưởng gia sản. Trong một số trường hợp, họ còn buộc ly hôn với người vợ hoặc chồng theo Thiên Chúa giáo và không cho họ quyền nuôi con.
Trung Quốc ‘đỡ hơn’
Tổ chức OpenDoor cho biết cứ ba tín đồ Thiên Chúa giáo ở châu Á thì có một người bị ngược đãi. Trên toàn cầu, tổ chức này ước tính, có 245 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo bị ngược đãi, tăng so với 215 triệu người một năm trước đó.
Trên bảng xếp hạng, so với Trung Quốc, Việt Nam hà khắc hơn đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo. Quốc gia đông dân nhất thế giới đã đi từ hạng 43 lên hạng 27, tức là đàn áp ngày càng mạnh tay.
Ở Trung Quốc, tình trạng phân biệt đối xử với tín đồ Thiên Chúa giáo, kể cả Công Giáo và Tin Lành, là tệ nhất trong vòng một thập niên, theo OpenDoors, với ít nhất 50 triệu người bị các hình thức đàn áp nào đó trong lúc chính quyền Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát tôn giáo.
Ông Henrietta Blyth, trưởng điều hành của Open Doors Anh và Ireland, dẫn lời một số lãnh đạo Giáo hội ở Trung Quốc cho biết sự ngược đãi trong năm 2018 là ‘tệ nhất kể từ Cách mạng Văn hóa hồi năm 1976’.
Trung Quốc đang trên đà trở thành quốc gia có đông tín đồ Thiên Chúa giáo nhất thế giới vào năm 2030 do dân số khổng lồ của nước này. Hiện ước tính có khoảng 93 cho đến 115 triệu tín đồ Tin Lành và từ 10 cho đến 12 triệu tín đồ Công Giáo ở Trung Quốc. Đa phần sinh hoạt với các giáo hội không đăng ký với chính quyền.
Trong năm 2018, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa hàng trăm nhà thờ không chính thức, bắt giam các linh mục và các tín đồ, hạ thánh giá, cấm bán Kinh Thánh trực tuyến và tăng cường giám sát các hội thánh. Hồi tháng trước, một số trường học và thành phố đã cấm tổ chức Lễ Giáng sinh.
Ông Blyth cho biết sự ngược đãi ở Trung Quốc là do ba yếu tố: sự lãnh đạo về mặt tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình, lo lắng của chính quyền về sự gia tăng tín đồ Thiên Chúa giáo và việc sử dụng công nghệ như là một công cụ đàn áp.
Tháng 9 năm ngoái, Vatican đã ký một thỏa thuận tạm thời với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục với mục đích làm nồng ấm hơn quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Tuy nhiên, một số vị chức sắc trong giáo hội gọi đây là sự phản bội. Hồng Y Joseph Zen, cựu Tổng giám mục Hong Kong, nói rằng hậu quả sẽ là ‘thảm họa và kéo dài’ không chỉ đối với giáo hội ở Trung Quốc mà còn là toàn thể giáo hội bởi vì nó hủy hoại uy tín.
Dẫn đầu danh sách các nước đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo mạnh tay nhất là Bắc Triều Tiên. Tiếp theo sau lần lượt là Afghanistan, Somalia, Libya, Pakistan, Sudan, Eritrea, Yemen, Iran và Ấn Độ.
Theo Open Doors, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Ấn là nguyên nhân làm tăng các vụ tấn công bạo lực của những người Hindu cực đoan nhắm vào các tín đồ Thiên Chúa giáo và nhà thờ.
“Đối với nhiều người Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ, cuộc sống thường nhật của họ giờ đây đầy sự sợ hãi, hoàn toàn khác với bốn hay năm năm trước đây,” ông Blyth nói.
Mười tám năm liên tiếp Bắc Triều Tiên dẫn đầu danh sách các nước bức hại tín đồ Thiên Chúa giáo. Trong năm 2018, hơn 4.305 tín đồ Thiên Chúa giáo bị sát hại tại quốc gia cộng sản cô lập này chỉ vì đức tin của họ, theo Reuters.
Phúc trình vừa công bố của cơ quan giám sát toàn cầu chuyên bảo vệ các tín đồ Thiên Chúa giáo bị đàn áp trên thế giới nhấn mạnh vào sự đàn áp đối với hai nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo: các sắc tộc thiểu số và những người hoạt động chính trị chống chính quyền.
Giáo dân thắp nến tại nhà thờ Thái Hà |
OpenDoors ghi nhận trong năm 2018 Việt Nam đã bỏ tù một số nhà hoạt động, blogger Công Giáo và mục sư Tin Lành. Báo cáo dẫn ra trường hợp của giáo dân Nghệ An Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù về cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ cùng vụ trục xuất luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và thành viên ‘Hội Anh em Dân chủ’ Lê Thu Hà sang Đức. Ông Đài và bà Hà đều là tín đồ Thiên Chúa giáo. Hồi tháng 10 năm 2018, một tín đồ Công Giáo khác là blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phóng thích sau hai năm thụ án với điều kiện phải sang Mỹ sống lưu vong.
Vẫn theo OpenDoors, năm qua có một số giáo xứ và tu viện ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh bị tấn công và ‘bị áp lực của các côn đồ do chính quyền thuê’, phải chấp nhận bị cưỡng chế thu hồi đất.
Một nhóm con chiên Thiên Chúa giáo khác đặc biệt bị ngược đãi ở Việt Nam là các sắc dân thiểu số, theo OpenDoors. Tổ chức này cho biết đa số người cải đạo sang Thiên Chúa giáo là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam và ước tính có đến 80% tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là người dân tộc thiểu số.
Phúc trình chỉ ra một số hình thức ngược đãi chẳng hạn như học sinh theo đạo bị phân biệt đối xử ở trường và không được quan tâm như các bạn học khác hay không được chăm sóc y tế. Một số em ‘thậm chí còn không được đi học’. Khi sinh viên người dân tộc ở Tây Nguyên cải đạo sang Thiên Chúa giáo (chủ yếu là Tin Lành), các em bị trường đe dọa đuổi học hoặc bị các thầy cô giáo thuyết phục bỏ đạo.
Sự ngược đãi không chỉ xuất phát từ chính quyền mà còn xảy ra ở chính những người thân, gia đình, cộng đồng, làng xã của người cải đạo, theo báo cáo.
OpenDoors cho biết những người cải đạo còn bị người thân trong gia đình cắt đứt mọi quan hệ và không cho thừa hưởng gia sản. Trong một số trường hợp, họ còn buộc ly hôn với người vợ hoặc chồng theo Thiên Chúa giáo và không cho họ quyền nuôi con.
Trung Quốc ‘đỡ hơn’
Tổ chức OpenDoor cho biết cứ ba tín đồ Thiên Chúa giáo ở châu Á thì có một người bị ngược đãi. Trên toàn cầu, tổ chức này ước tính, có 245 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo bị ngược đãi, tăng so với 215 triệu người một năm trước đó.
Trên bảng xếp hạng, so với Trung Quốc, Việt Nam hà khắc hơn đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo. Quốc gia đông dân nhất thế giới đã đi từ hạng 43 lên hạng 27, tức là đàn áp ngày càng mạnh tay.
Ở Trung Quốc, tình trạng phân biệt đối xử với tín đồ Thiên Chúa giáo, kể cả Công Giáo và Tin Lành, là tệ nhất trong vòng một thập niên, theo OpenDoors, với ít nhất 50 triệu người bị các hình thức đàn áp nào đó trong lúc chính quyền Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát tôn giáo.
Ông Henrietta Blyth, trưởng điều hành của Open Doors Anh và Ireland, dẫn lời một số lãnh đạo Giáo hội ở Trung Quốc cho biết sự ngược đãi trong năm 2018 là ‘tệ nhất kể từ Cách mạng Văn hóa hồi năm 1976’.
Trung Quốc đang trên đà trở thành quốc gia có đông tín đồ Thiên Chúa giáo nhất thế giới vào năm 2030 do dân số khổng lồ của nước này. Hiện ước tính có khoảng 93 cho đến 115 triệu tín đồ Tin Lành và từ 10 cho đến 12 triệu tín đồ Công Giáo ở Trung Quốc. Đa phần sinh hoạt với các giáo hội không đăng ký với chính quyền.
Trong năm 2018, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa hàng trăm nhà thờ không chính thức, bắt giam các linh mục và các tín đồ, hạ thánh giá, cấm bán Kinh Thánh trực tuyến và tăng cường giám sát các hội thánh. Hồi tháng trước, một số trường học và thành phố đã cấm tổ chức Lễ Giáng sinh.
Ông Blyth cho biết sự ngược đãi ở Trung Quốc là do ba yếu tố: sự lãnh đạo về mặt tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình, lo lắng của chính quyền về sự gia tăng tín đồ Thiên Chúa giáo và việc sử dụng công nghệ như là một công cụ đàn áp.
Tháng 9 năm ngoái, Vatican đã ký một thỏa thuận tạm thời với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục với mục đích làm nồng ấm hơn quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Tuy nhiên, một số vị chức sắc trong giáo hội gọi đây là sự phản bội. Hồng Y Joseph Zen, cựu Tổng giám mục Hong Kong, nói rằng hậu quả sẽ là ‘thảm họa và kéo dài’ không chỉ đối với giáo hội ở Trung Quốc mà còn là toàn thể giáo hội bởi vì nó hủy hoại uy tín.
Dẫn đầu danh sách các nước đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo mạnh tay nhất là Bắc Triều Tiên. Tiếp theo sau lần lượt là Afghanistan, Somalia, Libya, Pakistan, Sudan, Eritrea, Yemen, Iran và Ấn Độ.
Theo Open Doors, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Ấn là nguyên nhân làm tăng các vụ tấn công bạo lực của những người Hindu cực đoan nhắm vào các tín đồ Thiên Chúa giáo và nhà thờ.
“Đối với nhiều người Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ, cuộc sống thường nhật của họ giờ đây đầy sự sợ hãi, hoàn toàn khác với bốn hay năm năm trước đây,” ông Blyth nói.
Mười tám năm liên tiếp Bắc Triều Tiên dẫn đầu danh sách các nước bức hại tín đồ Thiên Chúa giáo. Trong năm 2018, hơn 4.305 tín đồ Thiên Chúa giáo bị sát hại tại quốc gia cộng sản cô lập này chỉ vì đức tin của họ, theo Reuters.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phaolô : Một Cuộc Đời Mang Dấu Ấn Linh Đạo
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:06 25/01/2019
Thánh Phaolô : Một Cuộc Đời Mang Dấu Ấn Linh Đạo
Khoá trình “Linh đạo cơ bản tt)
Dẫn nhập :
Nếu các sách Tin Mừng chính là những “hòn đá tảng” thiết dựng “ngôi đền tâm linh Kitô giáo” và là điểm quy chiếu cho mọi con đường nên thánh trong dân Chúa muôn nơi và muôn thuở, thì việc đào sâu, khám phá, kiện toàn và áp dụng “linh đạo Tin Mừng”…phải dành cho một “nhân vật lừng danh của thời khai sinh Kitô giáo”, đó chính là Thánh Phaolô, thường được mệnh danh là “Tông Đồ Dân ngoại”.
Thật vậy, nếu trọng tâm của Kitô giáo chính là Đức Giêsu, thì như cách diễn tả của Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô trong bài giáo lý về Thánh Phaolô, “người được biết nhiều nhất sau Đức Giêsu chính là Thánh Phaolô” :
“Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsus. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Giáo Hội, nếu không nói là trong việc thành lập Giáo Hội. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Công vụ Tông đồ (x. 9,15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2,28), có nghĩa là một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất”.
Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Công vụ Tông đồ, mà còn cả một số thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.”[1]
Nhận xét trên về Thánh Phaolô của ĐGH Bênêđictô cũng chính là điều mà nhà sử học lừng danh Daniels Rops đã khẳng định và đã được Đức Hồng Y Michael Saltarelli nhắc lại trong Thư mục vụ gởi cho dân Chúa giáo phận Wilmington, nhân dịp Năm Thánh Phaolô :
“Thánh nhân gần gũi với chúng ta làm sao, con người mà ánh sáng của Thiên Chúa quật ngã trên đường Đamascô này đã chịu thua, nhưng chính nhờ chịu thua, bị đè bẹp bởi một sự thúc đẩy mạnh mẽ của ân sủng - bởi vì, rốt cuộc, chính chúng ta cũng đang bước đi trên đường Đamascô hôm nay! Sau Chúa Giêsu, Thánh Phaolô là một nhân vật sống động và đầy đủ nhất trong tất cả các gương mặt của Tân Ước, một con người mà người ta có thể hình dung ra diện mạo cách rõ ràng nhất... Và mỗi khi chúng ta lắng nghe những lời ít quan trọng nhất của ngài, chúng ta nhận ra một giọng tin tưởng không thể quên được, chỉ có thể đạt được bởi những người đã đánh đổi tất cả những gì mình có”[2]
Sự trỗi vượt và vị trí quan trọng của Thánh Phaolô trong lịch sử Kitô giáo, đặc biệt, trong lãnh vực “thần học tâm linh”, phải chăng vì nơi ngài đã hội tụ hai yếu tố nền tảng : giáo thuyết và kinh nghiệm. Về giáo thuyết : đó là một sự hiểu biết thâm sâu về mầu nhiệm Chúa Giêsu; về kinh nghiệm : một trải nghiệm phong phú, sống động về mối “tương quan nội tâm” giữa thánh nhân và Đức Kitô và qua đời sống đức tin của các cộng đoàn Giáo Hội sơ khai nhất là về công cuộc truyền giáo vĩ đại của ngài.[3]
Chính vì thế, để đi vào học thuyết linh đạo của Thánh Phaolô, chúng ta có thể tiếp cận theo ba hướng :
- Cảm nghiệm tâm linh dưới cái nhìn của một cuộc đời.
- Học thuyết linh đạo được khai triển qua các Thư.
- Thực hành linh đạo được thể hiện nơi các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai tiêu biểu.
Và đây là cuộc “tiếp cận đầu tiên” :
MỘT CUỘC ĐỜI MANG “DẤU ẤN LINH ĐẠO”
1. Hơn ai hết, Phaolô tự hiểu mình : Hoàn toàn thuộc về Đức Kitô :
Cho dầu là một nhân vật vĩ đại, được biết nhiều nhất sau Chúa Giêsu, tuy nhiên, lý lịch nhân thân của Thánh Phaolô lại là một “nan đề” đối với các nhà viết sử[4]; hầu hết dựa trên hai nguồn chính : lời chứng về mình của chính thánh nhân (qua các bức thư) và lời chứng của người đồ đệ : Thánh sử Luca (qua sách Công vụ Tông Đồ).
Thánh nhân đã khẳng định về mình như sau :
- Một “đứa trẻ sinh non” : “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15,3-8)
- Một “Tông Đồ mạt hạng” : “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
- Là người “tôi tớ của Đức Kitô” : “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Rm 1,1-3)
- Một “Tông Đồ bởi chính Đức Giêsu-Kitô” : “Tôi là Phao-lô, Tông Đồ không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Giê-su Ki-tô và Thiên Chúa là Cha, Đấng đã cho Người từ cõi chết trỗi dậy…” (Gl 1,1).
- Một “người phục vụ Tin mừng” : “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người. Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật, để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.” (Ep 3,7-10).
- Một người được Đức Kitô trực tiếp trao Tin Mừng (mà không hề được “chuẩn bị” trước) : “Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải. Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.” (Gl 1,11-14)
- Một người mang “ơn gọi (ngôn sứ) tiền định” : “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gl 1,15-16)
- Một kẻ được “Đức Kitô tín nhiệm và thương xót” : “Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời.” (1 Tm 1,12-16)
- Một người tôi tớ xây dựng đức tin cho anh em : “Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.” (1 Cr 3,5-9; Cl 1,23)
- Một kẻ “bị tù vì Đức Kitô Giêsu” : “Phao-lô, kẻ bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su, cùng với người anh em là Ti-mô-thê, gửi anh Phi-lê-môn, cộng sự viên thân mến của chúng tôi,2 cùng chị Áp-phi-a và anh Ác-khíp-pô, chiến hữu của chúng tôi, đồng thời kính gửi Hội Thánh họp tại nhà anh.3 Chúc anh chị em được đầy tràn ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giê-su Ki-tô.” (Plm 1-3)…
Dĩ nhiên, còn nhiều danh xưng khác không thể nêu hết ở đây. Chung quy, điều mà thánh nhân muốn khẳng định hơn cả về bản chất, căn tính, ơn gọi, sứ mệnh…đó là là một kẻ “thuộc về Đức Kitô”. Chỉ trong khía cạnh nầy mà thôi, chúng ta có thể tìm được cả một “hệ thống linh đạo” phong phú.
2. Cuộc đời không thuộc về mình : Thiên Chúa can thiệp và dẫn dắt :
Trong khi đó, đồ đệ Luca, tác giả của Tin Mừng thứ ba và sách Công Vụ Tông Đồ, đã ghi lại những chi tiết liên quan đến thân thế của Thánh Phaolô qua những “chuổi thăng trầm” đầy kịch tính, mang dáng dấp cuộc đời của những kẻ được chọn trong lịch sử cứu rỗi; cuộc đời đó đã đi qua những “cột mốc” chính như sau :
- Là người Do Thái, sinh tại Tarso miền Kilikia.
- Đã từng theo học với rabbi Gamalien, trung thành với luật cũ, bách hại Kitô hữu.
- Được Chúa Giêsu kêu gọi đặc biệt từ “biến cố Đamát” và trở thành “Tông đồ dân ngoại”.
Các nội dung trên đã được thánh sử Luca tường thuật qua các trích đoạn sau đây của sách Công Vụ Tông Đồ : (Cv 9:1-19; 26: 12 -18 ):
Ông Phao-lô nói với người Do-thái ở Giê-ru-sa-lem : "Thưa quý vị là những bậc cha anh, xin nghe những lời biện bạch tôi nói với quý vị bây giờ đây." Khi nghe thấy ông nói với họ bằng tiếng Híp-ri, họ càng yên lặng hơn. Ông nói tiếp: "Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà, như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.
"Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.
"Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt. Ông đến, đứng bên tôi và nói: "Anh Sa-un, anh thấy lại đi! Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông. Ông nói: "Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra. Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe. Vậy bây giờ anh còn chần chừ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người.
"Khi trở về Giê-ru-sa-lem, đang lúc tôi cầu nguyện trong Đền Thờ, thì tôi xuất thần và thấy Chúa bảo tôi: "Mau lên, hãy rời khỏi Giê-ru-sa-lem gấp, vì chúng sẽ không nhận lời anh làm chứng về Thầy đâu. Tôi thưa: "Lạy Chúa, chính họ biết rõ con đây đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Tê-pha-nô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy. Chúa bảo tôi: "Hãy đi, vì Thầy sẽ sai anh đến với các dân ngoại ở phương xa.” (Cv 22,1-21).
Chúng ta có thể đọc thêm “bảng lý lịch” của Phaolô dưới 3 góc nhìn sau : “GÓC THÁNH KINH” mà Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đã toát lượt trong bài giáo lý thứ I “PHAOLÔ THÀNH TARSÔ”[5], “GÓC NIÊN BIỂU” theo khảo luận “PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ CỦA ĐỨC KITÔ” của Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Mình[6] và “GÓC NHÂN BẢN” của tác giả Alain Decaux trong tác phẩm TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA.[7]
3. Một cuộc đời mang “dấu ấn linh đạo” :
Với những “ghi nhận” liên quan đến cuộc đời của thánh nhân, khởi đi từ những khía cạnh nhân bản tự nhiên cho tới những dấu ấn ghi đậm những can thiệp siêu nhiên cùng những trải nghiệm trong cuộc hành trình của sứ vụ Tông Đồ, chúng ta có thể rút ra một số “điểm nhấn linh đạo” (đằng sau con người bằng xương bằng thịt đó) như sau :
a/. Phaolô : một cuộc đời “trở lại hoàn toàn” với Đức Kitô.
Chúng ta dùng khái niệm “trở lại hoàn toàn” vì quả thật, thánh Phaolô không phải là một người “hoán cải” theo nghĩa “metanoia” mà Kinh Thánh thường sử dụng (Mc 1,15 : “Anh em hãy hoán cải (Hy Lạp : metanoiete) và tin vào Tin Mừng”); bởi vì trước khi “trở lại với Đức Kitô”, thánh nhân không hề là một người vô tín, bại hoại, tội lỗi…mà là một tín hữu Do Thái thuần thành, đạo đức, tuân giữ Lề Luật cách trọn hảo : “tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu;6 nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).[8]
Vì thế, con đường “trở lại” của thánh Phaolô chính là một cuộc “giác ngộ Tin Mừng”, một cảm nhận sâu sắc và ý thức mạnh mẽ về sự “chọn gọi” của Thiên Chúa, sự “mặc khải đầy yêu thương của Thiên Chúa”[9] : “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự nhiên…” (Gl 1,15-16).
Và trọng tâm của sự “chọn gọi” đó, sự “mặc khải” đó chính là cuộc “gặp gỡ Đức Kitô phục sinh” mà biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát” chính là một dấu ấn quan trọng nhất trong cuộc “trở lại” của Phaolô. Từ đây, cuộc đời Phaolô đã rẽ sang một bước ngoặc mới, một hướng đi mới trọn hảo hơn, tuyệt vời hơn :
“Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Ki-tô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin. Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết. Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt. (Pl 3,7-12).
Kinh nghiệm tâm linh “trở lại với Đức Kitô”, gặp gỡ Đức Kitô phục sinh luôn là điểm quy chiếu thiết thân cho người Kitô hữu, đặc biệt, cho những ai sống đời thánh hiến, như văn kiện “Xuất phát lại từ Đức Kitô” đã nêu bật :
“Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giê-su, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế. Thế giới muốn kinh nghiệm điều mà ta có thể nói như thánh Phao-lô: “Hiện nay tôi còn sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).[10]
b/. Phaolô : Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu :
Kể từ khi bị “tiếng sét ái tình” quật ngã trên đường Đamát đó[11], cuộc đời Thánh Phaolô, trong cảm nhận và niềm xác tín của ngài, đó là cuộc đời hoàn toàn bị Đức Kitô chiếm đoạt : “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Dĩ nhiên, đây không là một tình trạng “đánh mất nhân cách”, chỉ còn là “một hình nộm cho Chúa giật dây”; nhưng là một trạng thái kết hiệp tâm linh mà ở đó, Đức Kitô trở thành lẽ sống, trở thành nguyên uỷ, động lực và mục tiêu để Phaolô quy hướng mọi hoạt động của đời mình. (Xem thêm : Linh mục Phan Tấn Thành)[12]
Và cái mối tương quan sâu đậm đó được Thánh Phaolô diễn tả bằng thuật ngữ “Trong Đức Kitô” (in Christo) mà người ta đếm được khoảng 160 lần trong các bức thư của ngài; đó là mối tương quan mang chiều kích “thần bí”[13]; hay đúng nhất đó chính là mối tương quan của tình yêu[14] như thánh nhân xác nhận trong thư Rôma và nhiều nơi khác :
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Cũng cần ghi nhận thêm rằng : việc “thuộc trọn về Đức Kitô trong tình yêu” trong kinh nghiệm tâm linh của thánh Phaolô luôn mang chiều kích “Vượt Qua” : gắn liền với cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô :
“Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,5) ; Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (4,10) ; Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian (Gl 6,14) ; Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,5-8)
Kết luận :
Những gì vừa nói ở trên, thật ra, chỉ là một “nét đan thanh” cho một cuộc đời vĩ đại. Chúng ta đừng quên, Hội Thánh đã từng mở ra một “Năm Thánh đặc biệt” từ ngày 29-6-2008 đến hết ngày 29-6-2009, nhân dịp kỷ niệm 2.000 năm sinh nhật Thánh Phaolô Tông đồ.[15]
Sự kiện đặc biệt trên muốn nói lên điều gì ? Phải chăng là Hội Thánh muốn truy nhận và tái khẳng định rằng : cuộc đời và gia tài giáo lý đức tin mà Thánh Phaolô để lại thật là cao quý và vĩ đại; hay còn hơn thế nữa, để gọi mời con cái của Giáo Hội trở lại tiếp cận, khai thác cái gia tài thiêng liêng liêng cao quý và cần thiết đó để vận dụng vào con đường sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng hôm nay.
Chúng ta có thể ghi tâm những lời sau đây của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong “Bài giáo lý thứ 2 của Ngài về Thánh Phaolô”[16], để kết luận cho câu chuyện trên, câu chuyện về “MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ẤN LINH ĐẠO”; hay nói cách khác, để cùng với ngài bước đi trên con đường linh đạo thuộc về Chúa Kitô :
“Chúng ta phải thích ứng tất cả những điều này vào đời sống thường nhật của mình theo gương Thánh Phaolô, là người luôn sống linh đạo này với một cấp độ cao. Ngoài ra, Đức tin phải luôn bày tỏ đức khiêm nhường trước Nhan Thiên Chúa, thật sự là thờ phượng và ngợi khen Ngài.
Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.
Hơn nữa, sự lệ thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui cao cả. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên cùng với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rm 8,31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39). Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được đặt trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó, chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đồ đã viết: “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] ĐGH Bênêđictô XVI, Bài Giáo lý I về Thánh Phaolô : THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ, Trong buổi Triều yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 25-10-2006. Phạm Xuân Khôi chuển dịch.
Nguồn : http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy01.htm
[2] ĐHY Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, Thư mục vụ vào ngày 25-1-2008 : HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAOLÔ trong Năm Thánh Phaolô từ 28/6/2008 đến 29/06/2009. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/02HocHoiTinhThanPhaolo.htm
[3] LECTIO DIVINA, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân ngoại theo cha Jean Beyer sj, Soeur Marie Immaculé Tịnh SPC chuyển dịch, Suy niệm cha Antôn Ngô Văn Vững, Tủ sách Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, tr. 37 : “Ngài chỉ có thể xây dựng một giáo thuyết cách sâu đậm và rộng rãi bởi vì Ngài có được một sự hiểu biết thâm sâu về mầu nhiệm Đức Kitô, chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và sự hiểu biết này không ngừng được tăng trưởng, phong phú hoá thêm bởi những kinh nghiệm đời sống truyền giáo của Ngài” (Cha Antôn Ngô Văn Vững sj : DẪN NHẬP VÀO CÁC THƯ PHAOLÔ)
[4] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp : TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 7 : “Ở mỗi trang lịch sử đời của Phaolô, khi người ta nghĩ nắm bắt được một xác tín, thì người ta lại tìm thấy một ý niệm ngược lại. Người có vẽ thích thú chính tự mình xoá đi những dấu vết mà người đã để lại sau lưng người. Người đã làm các nhà viết sử về người phải lao đao, và đôi khi phải bực tức. Nhưng họ tha thứ cho người vì người là loại người độc nhất vô nhị”.
[5] SĐD (ĐGH Bênêđictô) : “Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsus. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Giáo Hội, nếu không nói là trong việc thành lập Giáo Hội. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Công vụ Tông đồ (x. 9,15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2,28), có nghĩa là một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất”.
Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Công vụ Tông đồ, mà còn cả một số thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.
Thánh Luca cho chúng ta biết tên ngài trước kia là Saulô (x. Cv 7,58; 8,1), cũng là Saulê trong tiếng Hipri (x. Cv 9,14, 17; 22,7, 13; 26,14), như vua Saulê (x. Cv 13,21), và ngài là người Do Thái lưu vong, vì thành Tarsus toạ lạc giữa Anatolia và Syria.
Ngài xuống Giêrusalem rất sớm để học tận gốc Luật Môsê theo chân vị thầy nổi danh là Gamalielê (x. Cv 22,3). Ngài cũng học một nghề thủ công và phổ thông, là đan lều (x. Cv 18,3), mà sau này giúp ngài tự cung cấp cho mình để không trở thành gánh nặng cho Giáo Hội (x. Cv 20,34; 1 Cr 4,12; 2 Cr 12,13).
Thật là một bước quyết định cho ngài khi biết có một cộng đoàn của những người tự nhận là môn đệ của Chúa Giêsu. Ngài biết về Đức tin nhờ họ - được gọi là một “đạo” mới - không đặt Lề luật của Thiên Chúa ở trọng tâm mà lại đặt con người Giêsu, Chịu Đóng Đinh và đã Sống Lại, mà họ còn nối kết người ấy với việc tha tội. Là một người Do Thái cuồng tín, ngài cho rằng sứ điệp này không những không thể chấp nhận được, mà còn gây gương mù, nên ngài thấy có nhiệm vụ phải bắt bớ những người theo Đức Kitô ngay cả ở ngoài Giêrusalem.
Chính trên đường đi Đamascô vào đầu thập niên 30 mà theo lời ngài thì “Đức Kitô đã làm cho tôi thuộc về Người” (Pl 3,12). Trong khi Thánh Luca kể lại sự kiện với nhiều chi tiết - như ánh sáng của Chúa Phục Sinh đã chạm đến ngài và biến đổi đời ngài tận căn thế nào - trong các thư ngài đi thẳng vào điểm căn bản mà không chỉ nói về thị kiến (x. 1 Cr 9,1), mà còn về một sự soi sáng (x. 2 Cr 4,6), và trên hết, về một mạc khải và một ơn gọi trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh (x. Gl 1,15-16).
Thực ra, ngài sẽ định nghĩa cách dứt khoát mình là “một Tông đồ bởi ơn gọi” (x. Rm 1,1; 1 Cr 1,1) hay “Tông đồ do Thánh Ý Thiên Chúa” (2 Cr 1,1; Ep 1,1; Cl 1,1), để nhấn mạnh rằng cuộc trở lại của ngài không phải là kết quả của một sự mở mang tư tưởng hay suy tư, nhưng là kết quả của sự can thiệp của Thiên Chúa, một ân sủng không thể lường được của ngài. Từ đó trở đi, tất cả những gì đối với ngài là có giá trị đều bị đảo lộn trở thành thua thiệt và phân bón (x. Pl 3,7-10). Và từ giây phút ấy, ngài dồn toàn lực vào việc phục vụ một mình Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người mà thôi. Sự hiện hữu của ngài phải trở nên sự hiện hữu của một vị Tông Đồ muốn “trở nên mọi sự cho mọi người” (1 Cr 9,22) mà không giữ lại điều gì cho mình. Từ đó, chúng ta rút ra một bài học rất quan trọng: điều chính yếu là đặt Đức Kitô ở trọng tâm của đời sống mình, để căn tính của mình được đánh dấu cách rõ ràng bằng cuộc gặp gỡ [Đức Kitô], qua việc kết hiệp với Đức Kitô và với Lời của Người. Trong ánh sáng của Người, các giá trị khác được phục hồi và được thanh luyện khỏi mọi cặn bã.
Một bài học căn bản khác mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta là chiều rộng phổ quát đánh dấu việc tông đồ của ngài. Vì cảm nhận cách sâu sắc vấn đề khó khăn của dân ngoại trong việc nhận biết Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, Chịu Đóng Đinh và Sống Lại, cho mọi người không trừ ai, nên ngài hiến toàn thân để làm cho Tin Mừng này được nhận biết, để công bố ân sủng được tiền định để hoà giải con người với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân. Ngay từ giây phút đầu tiên, ngài đã hiểu rằng điều này là một thực thể không những chỉ liên hệ với dân Do Thái hay một nhóm người nào đó, nhưng là một thực thể có giá trị phổ quát và liên hệ với mọi người, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người.
Điểm khởi hành của các cuộc hành trình truyền giáo của ngài là Giáo Hội ở Antiôkia nước Syria, nơi mà lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng cho người Hy Lạp và danh xưng “Kitô hữu” được đặt cho những người tin vào Đức Kitô (x. Cv 11,20,26). Từ đó, trước hết, ngài đi Cyprus, rồi vào dịp khác, đến các miền của Tiểu Á (Pisidia, Laconia, Galatia), và sau đó, đến các vùng ở Âu Châu (Maceđonia, Hy Lạp). Các thành phố thời danh nhất là Êphêsus, Phillipphê, Thessalônica, Côrinthô, mà không quên Berêa, Athens và Milêtus.
Trong việc tông đồ của Thánh Phaolô cũng không thiếu gì những khó khăn mà ngài đã can đảm đương đầu vì yêu mến Đức Kitô. Chính ngài đã nhắc lại phải chịu đựng “vất vả… tù đày… đánh đập… nhiều lần chạm trán với tử thần… Ba lần bị đánh đòn bằng roi, 1 lần bị ném đá, 3 lần đắm tàu, trải qua một đêm và một ngày trên biển cả; phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Và không kể các điều khác, còn có những áp lực hằng ngày đè nặng trên tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các giáo hội! (2 Cr 11,23-28).
Từ một đoạn trong thư gửi tín hữu Rôma (x. Rm 15,24.28) xuất hiện một đề nghị của ngài là đi đến cả Tây Ban Nha, đến Phương Tây, để loan báo Tin Mừng khắp nơi, ngay cả đến tận chân trời mà người ta biết đến [vào thời đó]. Làm sao mà chúng ta không thán phục một con người như thế? Làm sao mà chúng ta không cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị Tông Đồ có một tầm vóc như vậy?
Chắc chắn rằng ngài đã không thể đương đầu với những khó khăn như thế và đôi khi trong hoàn cảnh tuyệt vọng nếu ngài đã không có một lý do để tin vào một giá trị tuyệt đối, mà trước giá trị ấy, không một ngăn cách nào có thể được coi là không thể vượt qua được. Như chúng ta đã biết, đối với Thánh Phaolô, lý do này là Đức Giêsu Kitô, mà ngài đã viết về Người như sau: “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng tôi… để những người đang sống không còn sống cho mình nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ” (2 Cr 5,14-15), vì chúng ta và vì tất cả mọi người.
Thực ra, Thánh Tông Đồ đã làm chứng hùng hồn bằng máu của ngài dưới thời Hoàng đế Nêrô ở đây, tại Rôma, là nơi mà chúng ta đang giữ và tôn kính hài cốt của ngài. Thánh Clêmentê thành Rôma, vị tiền nhiệm của tôi ở Toà Thánh này, đã viết về ngài trong năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất: “Bởi vì lòng ghen tương và sự bất hoà mà Thánh Phaolô đã bắt buộc phải chỉ cho chúng ta làm thế nào để đạt được phần thưởng kiên nhẫn… Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đã đến tận biên cương của Phương Tây, ngài chịu tử vỉ đạo trước các nhà cầm quyền chính trị; bằng cách ấy ngài từ bỏ cõi đời này và về đến nơi thánh, để trở thành mẫu gương cao quý về kiên trì” (Thư gửi tín hữu Côrinthô, 5).
[6] SĐD (ĐGM Giuse Võ Đức Minh, Thánh Phaolô, Tông Đồ dân ngoại) : Sự nghiệp “Tông đồ Dân ngoại” của Phaolô không chấm dứt với cuộc tử tạo của Phaolô; nhưng được tiếp nối một cách đầy xác tín và phong phú bởi các thế hệ “tôi tớ của Đức Chúa”, ở mọi nơi và mọi thời.
- Vào năm 67, tại địa điểm Tre Fontane ở Roma, Italia, Phaolô đã bị kết án tử hình bằng hình phạt chém đầu, với tội danh là tín hữu Kitô, Giáo trưởng trong Đạo Kitô. Ngài hưởng thọ 60 tuổi.
- Sinh tại Tarsô vào năm 7, ở vùng Tiểu Á, trong một gia đình gốc Do Thái. Ngoài gốc gác là Do Thái, ngài còn mang quốc tịch Roma.
- Năm 15 tuổi đến 25 tuổi (năm 22 đến 32), Phaolô theo học về Kinh Thánh và truyền thống của Tổ tiên tại Giêrusalem, đặc biệt với vị Rabbi danh tiếng thời bấy giờ là Gamaliel. Trong thời gian nầy, tại Giêrusalem, có xảy ra 2 biến cố lớn : vụ án đóng đinh Đức Giêsu người Nadarét vào năm 30 và vụ án ném đá Phó tế Stêphanô vào năm 31.
- Năm 25 tuổi (năm 32), Phaolô thị kiến gặp Đức Giêsu Nadarét trên đường đi Đamas.
- Năm 25 tuổi đến 39 tuổi (năm 32 đến 46), Phaolô trải qua thời gian “sa mạc” trong cuộc đời mình : ở Đamas, ở hoang địa Arabia, ở Giêrusalem và đặc biệt ở quê nhà tại Tarsô. Chắc chắn đây là khoảng thời gian Phaolô có dịp “đọc lại” toàn bộ Kinh Thánh, truyền thống của các Tổ tiên dưới ánh sáng của nhân vật Giêsu Nadarét trong sự kiện tử nạn và phục sinh
- Năm 39 tuổi, nhờ sự giới thiệu của Barnaba, Phaolô đã ra khỏi tình trạng ẩn dật ở Tarsô, để xuất hiện và rao giảng công khai về Đức Giêsu Kitô tại Antiokia. Chính trong thời gian nầy, xuất hiện tại Antiokia hai sự kiện lịch sử : danh xưng “Kitô hữu” (Cv 11, 26) cũng như dấu hiệu “Thiên Chúa đã mở cửa đức tin (porta fidei) cho các dân ngoại “ (Cv 14, 27).
- Năm 42 tuổi (năm 49), Phaolô cùng Barnaba lên Giêrusalem tham dự hội nghị với các Tông đồ và môn đệ (= Công đồng Giêrusalem). Hội nghị quyết định mở rộng cánh cửa đức tin (porta fidei) cho muôn dân, chỉ định Phaolô và Barnaba chuyên việc rao giảng Tin mừng cho Dân ngoại.
- Năm 42 đến 45 tuổi (năm 49 đến năm 52), Phaolô hăng say rao giảng Tin mừng và thiết lập các Giáo đoàn mới (1+2 Thes.; Gal.).
- Năm 46 đến 51 tuổi (năm 53 đến năm 58), Phaolô đẩy mạnh cuộc hành trình đến với Dân ngoại (1+2 Cor.).
- Năm 52 tuổi (năm 59), Phaolô bị bắt và bị giam giữ tại Giêrusalem đến năm 53 tuổi(Rom.)
- Năm 54 tuổi (năm 61), với tư cách là công dân Roma và vì nại đến Hoàng đế, nên tù nhân Phaolô được chuyển đến Roma. Cuộc hành trình trên biển Địa Trung Hải kéo dài hơn 1 năm.
- Tới Roma lúc đã được 55 tuổi, Phaolô bị giam đến năm 56 tuổi (năm 62-năm 63) (Col.; Phm.; Ep.; Phi.; 1 Tm.; Tit.; Hr. ).
- Trong vòng 3 năm, ở tuổi 56 đến 59 (năm 63 đến 66), Phaolô được tự do ở Roma. Ý hướng đem Tin mừng cho Dân ngoại đến tận cùng trái đất đã thúc đẩy Phaolô làm cuộc hành trình truyền giáo đến Tây Ban Nha, phần đất tận cùng của Roma thời bấy giờ.
- Vào năm 67, khi được 60 tuổi, Phaolô đã lãnh án tử hình vì Danh Chúa Giêsu Kitô (2 Tm.). Phaolô được phúc tử vì đạo tại Roma.
[7] SĐD (Alain Decaux) : TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, tr. 7 : “Saolô là một con người vĩ đại. Là Người điên của Đức Kitô : apostolus furiosus. Lòng tin nóng sốt như lửa của người làm ta đảo lộn. Nhưng sự mâu thuẩn của người làm ta ngỡ ngàng. Là người bắt bớ không thương xót các kitô hữu – phương pháp người áp dụng biểu hiện trước những phương pháp các cảnh sát an ninh sử dụng trong thế kỷ XX – và đã nhìn nhận Con Thiên Chúa, khi Đức Giêsu đã nói với người, trên đường tới Đamát. Phaolô là người tự tuyên bố mình là Tông Đồ. Một nhà thần bí và là một nhà chiến lược. Là người có bản lĩnh. Là người cảm nhận nghìn lần cái chết, khi những xác tín của người biến thành hồ nghi, thế nhưng, từ chối không bao giờ chịu từ bỏ một xác tín nào đã có. Là người duy nhất đã hiểu rằng Kitô giáo chỉ có một tương lai khi được trình bày cho dân ngoại. Là nhà thư văn hùng vĩ. Là người thần kỳ làm kẻ khác hoán cải. Là kiến trúc sư của Kitô giáo – là người sáng tạo, như Rêmarút (Remarus) đã nói thế vào thế kỷ XVIII, và người vô thần Nit-sơ (Nietzsche) lặp lại vào thế kỷ XIX -, người đã áp đặt cái nhìn của mình về Đức Kitô và đã hun đúc những luật pháp sẽ chi phối Giáo Hội, khá lâu trước khi các sách Tin Mừng được soạn ra.
Ở mỗi trang lịch sử đời của Phaolô, khi người ta nghĩ nắm bắt được một xác tín, thì người ta lại tìm thấy một ý niệm ngược lại. Người có vẽ thích thú chính tự mình xoá đi những dấu vết mà người đã để lại sau lưng người. Người đã làm các nhà viết sử về người phải lao đao, và đôi khi phải bực tức. Nhưng họ tha thứ cho người vì người là loại người độc nhất vô nhị”.
[8] LECTIO DIVINA, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân ngoại theo cha Jean Beyer sj, Soeur Marie Immaculé Tịnh SPC chuyển dịch, Suy niệm cha Antôn Ngô Văn Vững, Tủ sách Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, tr. 49-50 :”Thánh Phaolô không dùng từ”hoán cải” theo nghĩa Kinh Thánh (metanoia) (…). Thánh Phaolô không từ Do Thái trở lại Kitô giáo, vì Ngài là một người Do Thái tuân giữ Lề Luật cách trọn hảo (Pl 3,4-6). Ngài không bỏ Do Thái giáo để trở thành Kitô hữu. Nhưng ngài tiến lên một bậc, theo nghĩa : chu toàn những đòi buộc của Do Thái giáo một cách hoàn hảo hơn và tin vào Thiên Chúa cách đầy đủ hơn bằng cách tin theo Chúa Giêsu. Vậy ta phải hiểu thuật ngữ “trở lại” trong trường hợp Phaolô theo nghĩa rộng hơn, sâu hơn ý nghĩa thông thường”.
[9] Ibid. Tr. 50 : “Sự trở lại của Ngài là một “tiếng gọi” từ Thiên Chúa, một sự “mặc khải” của Thiên Chúa; giống như Môsê, Isaia, Giêrêmia, được Thiên Chúa trực tiếp chọn gọi không qua trung gian loài gười, Phaolô được tuyển chọn từ chính Thiên Chúa”.
[10] SĐD (Xuất phát lại từ Đức Kitô), số 2
[11] Phan Tấn Thánh, ĐỜI SỐNG TÂM LINH IV, CHIỀU KÍCH HUYỀN BÍ TRONG CÁC TÔN GIÁO, NXB. Phương Đông 2015. Tr. 201: “Mối liên hệ với Đức Kitô bắt đầu do chính Chúa chứ không phải do sáng kiến của Phaolô. Theo một kiểu nói văn chương, Phaolô đã bị “tiếng sét ái tình” trên đường đi Đamascô, khi ông truy nã các tín đồ của Đạo mới. Đức Kitô đã đến gặp Phaolô, đã tự mặc khải cho ông (Gl 1,14-15). Biến cố này ghi sâu vào tâm khảm của ông, khiến ông tài nào quên được, và hễ có dịp là ông kể lại hồng ân cho người khác nghe (xc. 1 Cr 9,1; 15,8; 2 Cr 4,6; Pl 3,7; Ep 3,8; 1 Tm 1,16).
[12] Ibid. Tr. 202 : “Một điều chắc chắn là ông không quả quyết rằng mình đã mất nhân cách đến độ chỉ còn là “robot”, hình nộm để cho Chúa giật dây ! Có lẽ ông cũng không muốn diễn tả một cảm giác lâng lâng vui thú của các cặp tình nhân (được kề bên nhau và sống chết có nhau), bởi vì trước đó (câu 19) ông đã viết rằng : “Tôi cùng chịu đóng đinh với Chúa Kitô vào thập giá”. Sự kết hiệp nầy nên được hiểu theo nghĩa tinh thần, đó là Đức Kitô trở thành lẽ sống cho Phaolô : vì yêu mến Chúa, ông sẵn sàng chịu đựng hết mọi gia lao để bày tỏ lòng quý mến Người, đặc biệt bằng cách cọng tác vào việc rao giảng Tin Mừng, ngõ hầu Chúa Kitô được mọi người hiểu biết và yêu mến. Mối tình dành cho Chúa Đức Kitô cũng bao hàm mối tình dành cho Hội Thánh của Người” (1 Cr 12,12).
[13] Ibid. Tr. 203-204 : “Trong Đức Kitô”. Thuật ngữ nầy (in Christo) xuất hiện khoảng 160 lần trong các thư của thánh Phaolô, tuy không chỉ dành riêng cho cảm nghiệm cá nhân, nhưng còn cho tất cả mọi tín hữu. “Trong Đức Kitô” có nghĩa là gì ? Hẵn là giới từ “trong” không ám chỉ một khoảng không gian, địa lý (như khi nói : “trong nhà”, “trong mình”). Có lẽ nên hiểu theo nghĩa tinh thần : Đức Kitô trở nên một lý tưởng cho cuộc sống, có khả năng thu hút tất cả mọi tài năng, nghị lực của ta. Đức Kitô đã yêu ta và đã hiến mạng vì ta (Gl 2,20). Đáp lại, ta cũng muốn yêu mến Người và để cho Người chiếm đoạt”.
[14] Phan Tấn Thành, ĐỜI SỐNG TÂM LINH II, NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG LINH ĐẠO NỖI BẬT TRONG LỊCH SỬ KITÔ GIÁO, NXB. Phương Đông 2015. Tr. 56 : “Trong bối cảnh nầy, mối tương quan với Đức Kitô không gì khác hơn là tình yêu, dĩ nhiên tình yêu hai chiều nhưng mạnh nhất là về phía Đức Kitô”.
[15] Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả : KÍNH NHỚ THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ - "NĂM THÁNH PHAOLÔ" (Viết theo bài Phỏng vấn của Đức Hồng Y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, Giáo sĩ Trưởng coi sóc Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Roma, và các tài liệu khác, trong báo L’Osservatore Romano, thứ tư, ngày 19-12-2007, tr. 8). “Ngày 28-6-2007, trong buổi hát Kinh Chiều I, tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Rôma, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đã loan báo dành một năm để kính nhớ Thánh Phaolô Tông đồ, bắt đầu từ ngày 29-6-2008 đến hết ngày 29-6-2009, nhân dịp kỷ niệm 2.000 năm sinh nhật Thánh Phaolô Tông đồ. (…).Vậy Năm Thánh Phaolô là gì? Đây là một năm đặc biệt dành kính Thánh Phaolô Tông Đồ, để kỷ niệm ngày sinh của Thánh nhân cách đây 2.000 năm. Cho dù chúng ta không biết rõ ngày sinh của ngài là ngày nào, nhưng các nhà chuyên môn đã dự đoán là Thánh nhân sinh ra vào khoảng giữa năm 7 và năm 10 sau Chúa Kitô…”. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/01NamThanhPhaolo.htm
[16] ĐGH Bênêđictô XVI : BÀI GIÁO LÝ II CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ: NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ. Phạm Xuân Khôi chuyển dịch. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy04.htm
Khoá trình “Linh đạo cơ bản tt)
Dẫn nhập :
Nếu các sách Tin Mừng chính là những “hòn đá tảng” thiết dựng “ngôi đền tâm linh Kitô giáo” và là điểm quy chiếu cho mọi con đường nên thánh trong dân Chúa muôn nơi và muôn thuở, thì việc đào sâu, khám phá, kiện toàn và áp dụng “linh đạo Tin Mừng”…phải dành cho một “nhân vật lừng danh của thời khai sinh Kitô giáo”, đó chính là Thánh Phaolô, thường được mệnh danh là “Tông Đồ Dân ngoại”.
Thật vậy, nếu trọng tâm của Kitô giáo chính là Đức Giêsu, thì như cách diễn tả của Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô trong bài giáo lý về Thánh Phaolô, “người được biết nhiều nhất sau Đức Giêsu chính là Thánh Phaolô” :
“Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsus. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Giáo Hội, nếu không nói là trong việc thành lập Giáo Hội. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Công vụ Tông đồ (x. 9,15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2,28), có nghĩa là một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất”.
Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Công vụ Tông đồ, mà còn cả một số thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.”[1]
Nhận xét trên về Thánh Phaolô của ĐGH Bênêđictô cũng chính là điều mà nhà sử học lừng danh Daniels Rops đã khẳng định và đã được Đức Hồng Y Michael Saltarelli nhắc lại trong Thư mục vụ gởi cho dân Chúa giáo phận Wilmington, nhân dịp Năm Thánh Phaolô :
“Thánh nhân gần gũi với chúng ta làm sao, con người mà ánh sáng của Thiên Chúa quật ngã trên đường Đamascô này đã chịu thua, nhưng chính nhờ chịu thua, bị đè bẹp bởi một sự thúc đẩy mạnh mẽ của ân sủng - bởi vì, rốt cuộc, chính chúng ta cũng đang bước đi trên đường Đamascô hôm nay! Sau Chúa Giêsu, Thánh Phaolô là một nhân vật sống động và đầy đủ nhất trong tất cả các gương mặt của Tân Ước, một con người mà người ta có thể hình dung ra diện mạo cách rõ ràng nhất... Và mỗi khi chúng ta lắng nghe những lời ít quan trọng nhất của ngài, chúng ta nhận ra một giọng tin tưởng không thể quên được, chỉ có thể đạt được bởi những người đã đánh đổi tất cả những gì mình có”[2]
Sự trỗi vượt và vị trí quan trọng của Thánh Phaolô trong lịch sử Kitô giáo, đặc biệt, trong lãnh vực “thần học tâm linh”, phải chăng vì nơi ngài đã hội tụ hai yếu tố nền tảng : giáo thuyết và kinh nghiệm. Về giáo thuyết : đó là một sự hiểu biết thâm sâu về mầu nhiệm Chúa Giêsu; về kinh nghiệm : một trải nghiệm phong phú, sống động về mối “tương quan nội tâm” giữa thánh nhân và Đức Kitô và qua đời sống đức tin của các cộng đoàn Giáo Hội sơ khai nhất là về công cuộc truyền giáo vĩ đại của ngài.[3]
Chính vì thế, để đi vào học thuyết linh đạo của Thánh Phaolô, chúng ta có thể tiếp cận theo ba hướng :
- Cảm nghiệm tâm linh dưới cái nhìn của một cuộc đời.
- Học thuyết linh đạo được khai triển qua các Thư.
- Thực hành linh đạo được thể hiện nơi các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai tiêu biểu.
Và đây là cuộc “tiếp cận đầu tiên” :
MỘT CUỘC ĐỜI MANG “DẤU ẤN LINH ĐẠO”
1. Hơn ai hết, Phaolô tự hiểu mình : Hoàn toàn thuộc về Đức Kitô :
Cho dầu là một nhân vật vĩ đại, được biết nhiều nhất sau Chúa Giêsu, tuy nhiên, lý lịch nhân thân của Thánh Phaolô lại là một “nan đề” đối với các nhà viết sử[4]; hầu hết dựa trên hai nguồn chính : lời chứng về mình của chính thánh nhân (qua các bức thư) và lời chứng của người đồ đệ : Thánh sử Luca (qua sách Công vụ Tông Đồ).
Thánh nhân đã khẳng định về mình như sau :
- Một “đứa trẻ sinh non” : “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15,3-8)
- Một “Tông Đồ mạt hạng” : “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
- Là người “tôi tớ của Đức Kitô” : “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Rm 1,1-3)
- Một “Tông Đồ bởi chính Đức Giêsu-Kitô” : “Tôi là Phao-lô, Tông Đồ không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Giê-su Ki-tô và Thiên Chúa là Cha, Đấng đã cho Người từ cõi chết trỗi dậy…” (Gl 1,1).
- Một “người phục vụ Tin mừng” : “Tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng đó, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban cho tôi, khi Người thi thố quyền năng của Người. Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật, để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.” (Ep 3,7-10).
- Một người được Đức Kitô trực tiếp trao Tin Mừng (mà không hề được “chuẩn bị” trước) : “Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải. Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.” (Gl 1,11-14)
- Một người mang “ơn gọi (ngôn sứ) tiền định” : “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại.” (Gl 1,15-16)
- Một kẻ được “Đức Kitô tín nhiệm và thương xót” : “Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời.” (1 Tm 1,12-16)
- Một người tôi tớ xây dựng đức tin cho anh em : “Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.” (1 Cr 3,5-9; Cl 1,23)
- Một kẻ “bị tù vì Đức Kitô Giêsu” : “Phao-lô, kẻ bị tù vì Đức Ki-tô Giê-su, cùng với người anh em là Ti-mô-thê, gửi anh Phi-lê-môn, cộng sự viên thân mến của chúng tôi,2 cùng chị Áp-phi-a và anh Ác-khíp-pô, chiến hữu của chúng tôi, đồng thời kính gửi Hội Thánh họp tại nhà anh.3 Chúc anh chị em được đầy tràn ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giê-su Ki-tô.” (Plm 1-3)…
Dĩ nhiên, còn nhiều danh xưng khác không thể nêu hết ở đây. Chung quy, điều mà thánh nhân muốn khẳng định hơn cả về bản chất, căn tính, ơn gọi, sứ mệnh…đó là là một kẻ “thuộc về Đức Kitô”. Chỉ trong khía cạnh nầy mà thôi, chúng ta có thể tìm được cả một “hệ thống linh đạo” phong phú.
2. Cuộc đời không thuộc về mình : Thiên Chúa can thiệp và dẫn dắt :
Trong khi đó, đồ đệ Luca, tác giả của Tin Mừng thứ ba và sách Công Vụ Tông Đồ, đã ghi lại những chi tiết liên quan đến thân thế của Thánh Phaolô qua những “chuổi thăng trầm” đầy kịch tính, mang dáng dấp cuộc đời của những kẻ được chọn trong lịch sử cứu rỗi; cuộc đời đó đã đi qua những “cột mốc” chính như sau :
- Là người Do Thái, sinh tại Tarso miền Kilikia.
- Đã từng theo học với rabbi Gamalien, trung thành với luật cũ, bách hại Kitô hữu.
- Được Chúa Giêsu kêu gọi đặc biệt từ “biến cố Đamát” và trở thành “Tông đồ dân ngoại”.
Các nội dung trên đã được thánh sử Luca tường thuật qua các trích đoạn sau đây của sách Công Vụ Tông Đồ : (Cv 9:1-19; 26: 12 -18 ):
Ông Phao-lô nói với người Do-thái ở Giê-ru-sa-lem : "Thưa quý vị là những bậc cha anh, xin nghe những lời biện bạch tôi nói với quý vị bây giờ đây." Khi nghe thấy ông nói với họ bằng tiếng Híp-ri, họ càng yên lặng hơn. Ông nói tiếp: "Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà, như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.
"Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ. Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: "Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: "Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm. Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.
"Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt. Ông đến, đứng bên tôi và nói: "Anh Sa-un, anh thấy lại đi! Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông. Ông nói: "Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra. Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe. Vậy bây giờ anh còn chần chừ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người.
"Khi trở về Giê-ru-sa-lem, đang lúc tôi cầu nguyện trong Đền Thờ, thì tôi xuất thần và thấy Chúa bảo tôi: "Mau lên, hãy rời khỏi Giê-ru-sa-lem gấp, vì chúng sẽ không nhận lời anh làm chứng về Thầy đâu. Tôi thưa: "Lạy Chúa, chính họ biết rõ con đây đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Tê-pha-nô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy. Chúa bảo tôi: "Hãy đi, vì Thầy sẽ sai anh đến với các dân ngoại ở phương xa.” (Cv 22,1-21).
Chúng ta có thể đọc thêm “bảng lý lịch” của Phaolô dưới 3 góc nhìn sau : “GÓC THÁNH KINH” mà Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đã toát lượt trong bài giáo lý thứ I “PHAOLÔ THÀNH TARSÔ”[5], “GÓC NIÊN BIỂU” theo khảo luận “PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ CỦA ĐỨC KITÔ” của Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Mình[6] và “GÓC NHÂN BẢN” của tác giả Alain Decaux trong tác phẩm TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA.[7]
3. Một cuộc đời mang “dấu ấn linh đạo” :
Với những “ghi nhận” liên quan đến cuộc đời của thánh nhân, khởi đi từ những khía cạnh nhân bản tự nhiên cho tới những dấu ấn ghi đậm những can thiệp siêu nhiên cùng những trải nghiệm trong cuộc hành trình của sứ vụ Tông Đồ, chúng ta có thể rút ra một số “điểm nhấn linh đạo” (đằng sau con người bằng xương bằng thịt đó) như sau :
a/. Phaolô : một cuộc đời “trở lại hoàn toàn” với Đức Kitô.
Chúng ta dùng khái niệm “trở lại hoàn toàn” vì quả thật, thánh Phaolô không phải là một người “hoán cải” theo nghĩa “metanoia” mà Kinh Thánh thường sử dụng (Mc 1,15 : “Anh em hãy hoán cải (Hy Lạp : metanoiete) và tin vào Tin Mừng”); bởi vì trước khi “trở lại với Đức Kitô”, thánh nhân không hề là một người vô tín, bại hoại, tội lỗi…mà là một tín hữu Do Thái thuần thành, đạo đức, tuân giữ Lề Luật cách trọn hảo : “tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Ít-ra-en, họ Ben-gia-min, là người Híp-ri, con của người Híp-ri; giữ luật thì đúng như một người Pha-ri-sêu;6 nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi.” (Pl 3,5-6).[8]
Vì thế, con đường “trở lại” của thánh Phaolô chính là một cuộc “giác ngộ Tin Mừng”, một cảm nhận sâu sắc và ý thức mạnh mẽ về sự “chọn gọi” của Thiên Chúa, sự “mặc khải đầy yêu thương của Thiên Chúa”[9] : “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự nhiên…” (Gl 1,15-16).
Và trọng tâm của sự “chọn gọi” đó, sự “mặc khải” đó chính là cuộc “gặp gỡ Đức Kitô phục sinh” mà biến cố “ngã ngựa trên đường Đamát” chính là một dấu ấn quan trọng nhất trong cuộc “trở lại” của Phaolô. Từ đây, cuộc đời Phaolô đã rẽ sang một bước ngoặc mới, một hướng đi mới trọn hảo hơn, tuyệt vời hơn :
“Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Ki-tô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin. Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết. Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt. (Pl 3,7-12).
Kinh nghiệm tâm linh “trở lại với Đức Kitô”, gặp gỡ Đức Kitô phục sinh luôn là điểm quy chiếu thiết thân cho người Kitô hữu, đặc biệt, cho những ai sống đời thánh hiến, như văn kiện “Xuất phát lại từ Đức Kitô” đã nêu bật :
“Thế giới hôm nay đang chờ mong các người thánh hiến phản ánh cụ thể cách thức hành động của Đức Giê-su, tình yêu Người dành cho mỗi người không phân biệt và hạn chế. Thế giới muốn kinh nghiệm điều mà ta có thể nói như thánh Phao-lô: “Hiện nay tôi còn sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).[10]
b/. Phaolô : Một cuộc đời “thuộc trọn về Chúa Kitô” trong tình yêu :
Kể từ khi bị “tiếng sét ái tình” quật ngã trên đường Đamát đó[11], cuộc đời Thánh Phaolô, trong cảm nhận và niềm xác tín của ngài, đó là cuộc đời hoàn toàn bị Đức Kitô chiếm đoạt : “bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12); một sự “chiếm đoạt toàn diện, sâu xa” đến độ như ngài chia sẻ : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi “ (Gl 2,20).
Dĩ nhiên, đây không là một tình trạng “đánh mất nhân cách”, chỉ còn là “một hình nộm cho Chúa giật dây”; nhưng là một trạng thái kết hiệp tâm linh mà ở đó, Đức Kitô trở thành lẽ sống, trở thành nguyên uỷ, động lực và mục tiêu để Phaolô quy hướng mọi hoạt động của đời mình. (Xem thêm : Linh mục Phan Tấn Thành)[12]
Và cái mối tương quan sâu đậm đó được Thánh Phaolô diễn tả bằng thuật ngữ “Trong Đức Kitô” (in Christo) mà người ta đếm được khoảng 160 lần trong các bức thư của ngài; đó là mối tương quan mang chiều kích “thần bí”[13]; hay đúng nhất đó chính là mối tương quan của tình yêu[14] như thánh nhân xác nhận trong thư Rôma và nhiều nơi khác :
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.” (Rm 8,35-39).
Cũng cần ghi nhận thêm rằng : việc “thuộc trọn về Đức Kitô trong tình yêu” trong kinh nghiệm tâm linh của thánh Phaolô luôn mang chiều kích “Vượt Qua” : gắn liền với cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô :
“Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,5) ; Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. (4,10) ; Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian (Gl 6,14) ; Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi. Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta.” (Rm 6,5-8)
Kết luận :
Những gì vừa nói ở trên, thật ra, chỉ là một “nét đan thanh” cho một cuộc đời vĩ đại. Chúng ta đừng quên, Hội Thánh đã từng mở ra một “Năm Thánh đặc biệt” từ ngày 29-6-2008 đến hết ngày 29-6-2009, nhân dịp kỷ niệm 2.000 năm sinh nhật Thánh Phaolô Tông đồ.[15]
Sự kiện đặc biệt trên muốn nói lên điều gì ? Phải chăng là Hội Thánh muốn truy nhận và tái khẳng định rằng : cuộc đời và gia tài giáo lý đức tin mà Thánh Phaolô để lại thật là cao quý và vĩ đại; hay còn hơn thế nữa, để gọi mời con cái của Giáo Hội trở lại tiếp cận, khai thác cái gia tài thiêng liêng liêng cao quý và cần thiết đó để vận dụng vào con đường sống đạo, nên thánh và loan báo Tin Mừng hôm nay.
Chúng ta có thể ghi tâm những lời sau đây của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong “Bài giáo lý thứ 2 của Ngài về Thánh Phaolô”[16], để kết luận cho câu chuyện trên, câu chuyện về “MỘT CUỘC ĐỜI MANG DẤU ẤN LINH ĐẠO”; hay nói cách khác, để cùng với ngài bước đi trên con đường linh đạo thuộc về Chúa Kitô :
“Chúng ta phải thích ứng tất cả những điều này vào đời sống thường nhật của mình theo gương Thánh Phaolô, là người luôn sống linh đạo này với một cấp độ cao. Ngoài ra, Đức tin phải luôn bày tỏ đức khiêm nhường trước Nhan Thiên Chúa, thật sự là thờ phượng và ngợi khen Ngài.
Quả thật, chính nhờ Thiên Chúa và chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta được làm Kitô hữu. Vì không có gì và không có ai có thể thay thế được Ngài, cho nên điều cần thiết là chúng ta không được tôn thờ bất cứ điều gì hay bất cứ ai ngoài Ngài. Không được để cho ngẫu tượng nào làm ô uế vũ trụ tinh thần của chúng ta, nếu không, thì thay vì vui hưởng sự tự do đã dành được, chúng ta sẽ lại rơi vào một hình thức nô lệ nhục nhã.
Hơn nữa, sự lệ thuộc triệt để của chúng ta vào Đức Kitô và sự kiện “chúng ta ở trong Người” phải làm thấm nhuần trong chúng ta một thái độ hoàn toàn tín thác và niềm vui cao cả. Tóm lại, thực ra chúng ta phải kêu lên cùng với Thánh Phaolô: “Nếu Thiên Chúa về phe chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được?” (Rm 8,31). Câu trả lời là không có gì và không ai “sẽ có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39). Do đó, đời sống Kitô hữu chúng ta được đặt trên tảng đá vững chắc và an toàn nhất mà sức người có thể tưởng tượng được. Và từ đó, chúng ta rút ra tất cả nghị lực của mình, hoàn toàn đúng như Thánh Tông Đồ đã viết: “Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] ĐGH Bênêđictô XVI, Bài Giáo lý I về Thánh Phaolô : THÁNH PHAOLÔ THÀNH TARSÔ, Trong buổi Triều yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 25-10-2006. Phạm Xuân Khôi chuển dịch.
Nguồn : http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy01.htm
[2] ĐHY Michael Saltarelli, Giám mục Wilmington, Thư mục vụ vào ngày 25-1-2008 : HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAOLÔ trong Năm Thánh Phaolô từ 28/6/2008 đến 29/06/2009. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/02HocHoiTinhThanPhaolo.htm
[3] LECTIO DIVINA, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân ngoại theo cha Jean Beyer sj, Soeur Marie Immaculé Tịnh SPC chuyển dịch, Suy niệm cha Antôn Ngô Văn Vững, Tủ sách Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, tr. 37 : “Ngài chỉ có thể xây dựng một giáo thuyết cách sâu đậm và rộng rãi bởi vì Ngài có được một sự hiểu biết thâm sâu về mầu nhiệm Đức Kitô, chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và sự hiểu biết này không ngừng được tăng trưởng, phong phú hoá thêm bởi những kinh nghiệm đời sống truyền giáo của Ngài” (Cha Antôn Ngô Văn Vững sj : DẪN NHẬP VÀO CÁC THƯ PHAOLÔ)
[4] Alain Decaux – Viện sĩ Hàn lâm Pháp : TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, Lưu hành nội bộ Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, tr. 7 : “Ở mỗi trang lịch sử đời của Phaolô, khi người ta nghĩ nắm bắt được một xác tín, thì người ta lại tìm thấy một ý niệm ngược lại. Người có vẽ thích thú chính tự mình xoá đi những dấu vết mà người đã để lại sau lưng người. Người đã làm các nhà viết sử về người phải lao đao, và đôi khi phải bực tức. Nhưng họ tha thứ cho người vì người là loại người độc nhất vô nhị”.
[5] SĐD (ĐGH Bênêđictô) : “Người đầu tiên đã được Chính Chúa, là Đấng Phục Sinh, gọi làm một Tông Đồ thật, chính là Thánh Phaolô thành Tarsus. Ngài nổi bật như một ngôi sao sáng nhất trong lịch sử Giáo Hội, nếu không nói là trong việc thành lập Giáo Hội. Thánh Gioan Kim Khẩu ca tụng ngài như một người cao trọng hơn nhiều thiên thần và tổng lãnh thiên thần (x. Panegirico, 7, 3). Dante Aligheiri trong Hài kịch của Thiên Chúa (Divine Comedy), cảm hứng bởi câu truyện Thánh Luca kể trong Công vụ Tông đồ (x. 9,15), đã diễn tả ngài cách đơn giản là “cái bình được chọn” (inf. 2,28), có nghĩa là một dụng cụ được Thiên Chúa chọn. Những người khác gọi ngài là “Vị Tông Đồ Thứ 13”, hay cách trực tiếp, “vị trước nhất sau vị Duy Nhất”.
Chắc chắn rằng sau Chúa Giêsu, ngài là một trong những vị tiên khởi mà chúng ta biết nhiều nhất. Thực ra, chúng ta không những chỉ có câu truyện mà Thánh Luca viết trong sách Công vụ Tông đồ, mà còn cả một số thư mà chính tay ngài viết, là những văn kiện trực tiếp tỏ lộ cá tính và tư tưởng của ngài mà không qua trung gian.
Thánh Luca cho chúng ta biết tên ngài trước kia là Saulô (x. Cv 7,58; 8,1), cũng là Saulê trong tiếng Hipri (x. Cv 9,14, 17; 22,7, 13; 26,14), như vua Saulê (x. Cv 13,21), và ngài là người Do Thái lưu vong, vì thành Tarsus toạ lạc giữa Anatolia và Syria.
Ngài xuống Giêrusalem rất sớm để học tận gốc Luật Môsê theo chân vị thầy nổi danh là Gamalielê (x. Cv 22,3). Ngài cũng học một nghề thủ công và phổ thông, là đan lều (x. Cv 18,3), mà sau này giúp ngài tự cung cấp cho mình để không trở thành gánh nặng cho Giáo Hội (x. Cv 20,34; 1 Cr 4,12; 2 Cr 12,13).
Thật là một bước quyết định cho ngài khi biết có một cộng đoàn của những người tự nhận là môn đệ của Chúa Giêsu. Ngài biết về Đức tin nhờ họ - được gọi là một “đạo” mới - không đặt Lề luật của Thiên Chúa ở trọng tâm mà lại đặt con người Giêsu, Chịu Đóng Đinh và đã Sống Lại, mà họ còn nối kết người ấy với việc tha tội. Là một người Do Thái cuồng tín, ngài cho rằng sứ điệp này không những không thể chấp nhận được, mà còn gây gương mù, nên ngài thấy có nhiệm vụ phải bắt bớ những người theo Đức Kitô ngay cả ở ngoài Giêrusalem.
Chính trên đường đi Đamascô vào đầu thập niên 30 mà theo lời ngài thì “Đức Kitô đã làm cho tôi thuộc về Người” (Pl 3,12). Trong khi Thánh Luca kể lại sự kiện với nhiều chi tiết - như ánh sáng của Chúa Phục Sinh đã chạm đến ngài và biến đổi đời ngài tận căn thế nào - trong các thư ngài đi thẳng vào điểm căn bản mà không chỉ nói về thị kiến (x. 1 Cr 9,1), mà còn về một sự soi sáng (x. 2 Cr 4,6), và trên hết, về một mạc khải và một ơn gọi trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh (x. Gl 1,15-16).
Thực ra, ngài sẽ định nghĩa cách dứt khoát mình là “một Tông đồ bởi ơn gọi” (x. Rm 1,1; 1 Cr 1,1) hay “Tông đồ do Thánh Ý Thiên Chúa” (2 Cr 1,1; Ep 1,1; Cl 1,1), để nhấn mạnh rằng cuộc trở lại của ngài không phải là kết quả của một sự mở mang tư tưởng hay suy tư, nhưng là kết quả của sự can thiệp của Thiên Chúa, một ân sủng không thể lường được của ngài. Từ đó trở đi, tất cả những gì đối với ngài là có giá trị đều bị đảo lộn trở thành thua thiệt và phân bón (x. Pl 3,7-10). Và từ giây phút ấy, ngài dồn toàn lực vào việc phục vụ một mình Đức Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người mà thôi. Sự hiện hữu của ngài phải trở nên sự hiện hữu của một vị Tông Đồ muốn “trở nên mọi sự cho mọi người” (1 Cr 9,22) mà không giữ lại điều gì cho mình. Từ đó, chúng ta rút ra một bài học rất quan trọng: điều chính yếu là đặt Đức Kitô ở trọng tâm của đời sống mình, để căn tính của mình được đánh dấu cách rõ ràng bằng cuộc gặp gỡ [Đức Kitô], qua việc kết hiệp với Đức Kitô và với Lời của Người. Trong ánh sáng của Người, các giá trị khác được phục hồi và được thanh luyện khỏi mọi cặn bã.
Một bài học căn bản khác mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta là chiều rộng phổ quát đánh dấu việc tông đồ của ngài. Vì cảm nhận cách sâu sắc vấn đề khó khăn của dân ngoại trong việc nhận biết Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, Chịu Đóng Đinh và Sống Lại, cho mọi người không trừ ai, nên ngài hiến toàn thân để làm cho Tin Mừng này được nhận biết, để công bố ân sủng được tiền định để hoà giải con người với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân. Ngay từ giây phút đầu tiên, ngài đã hiểu rằng điều này là một thực thể không những chỉ liên hệ với dân Do Thái hay một nhóm người nào đó, nhưng là một thực thể có giá trị phổ quát và liên hệ với mọi người, vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người.
Điểm khởi hành của các cuộc hành trình truyền giáo của ngài là Giáo Hội ở Antiôkia nước Syria, nơi mà lần đầu tiên Tin Mừng được rao giảng cho người Hy Lạp và danh xưng “Kitô hữu” được đặt cho những người tin vào Đức Kitô (x. Cv 11,20,26). Từ đó, trước hết, ngài đi Cyprus, rồi vào dịp khác, đến các miền của Tiểu Á (Pisidia, Laconia, Galatia), và sau đó, đến các vùng ở Âu Châu (Maceđonia, Hy Lạp). Các thành phố thời danh nhất là Êphêsus, Phillipphê, Thessalônica, Côrinthô, mà không quên Berêa, Athens và Milêtus.
Trong việc tông đồ của Thánh Phaolô cũng không thiếu gì những khó khăn mà ngài đã can đảm đương đầu vì yêu mến Đức Kitô. Chính ngài đã nhắc lại phải chịu đựng “vất vả… tù đày… đánh đập… nhiều lần chạm trán với tử thần… Ba lần bị đánh đòn bằng roi, 1 lần bị ném đá, 3 lần đắm tàu, trải qua một đêm và một ngày trên biển cả; phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Và không kể các điều khác, còn có những áp lực hằng ngày đè nặng trên tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các giáo hội! (2 Cr 11,23-28).
Từ một đoạn trong thư gửi tín hữu Rôma (x. Rm 15,24.28) xuất hiện một đề nghị của ngài là đi đến cả Tây Ban Nha, đến Phương Tây, để loan báo Tin Mừng khắp nơi, ngay cả đến tận chân trời mà người ta biết đến [vào thời đó]. Làm sao mà chúng ta không thán phục một con người như thế? Làm sao mà chúng ta không cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị Tông Đồ có một tầm vóc như vậy?
Chắc chắn rằng ngài đã không thể đương đầu với những khó khăn như thế và đôi khi trong hoàn cảnh tuyệt vọng nếu ngài đã không có một lý do để tin vào một giá trị tuyệt đối, mà trước giá trị ấy, không một ngăn cách nào có thể được coi là không thể vượt qua được. Như chúng ta đã biết, đối với Thánh Phaolô, lý do này là Đức Giêsu Kitô, mà ngài đã viết về Người như sau: “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng tôi… để những người đang sống không còn sống cho mình nhưng sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ” (2 Cr 5,14-15), vì chúng ta và vì tất cả mọi người.
Thực ra, Thánh Tông Đồ đã làm chứng hùng hồn bằng máu của ngài dưới thời Hoàng đế Nêrô ở đây, tại Rôma, là nơi mà chúng ta đang giữ và tôn kính hài cốt của ngài. Thánh Clêmentê thành Rôma, vị tiền nhiệm của tôi ở Toà Thánh này, đã viết về ngài trong năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất: “Bởi vì lòng ghen tương và sự bất hoà mà Thánh Phaolô đã bắt buộc phải chỉ cho chúng ta làm thế nào để đạt được phần thưởng kiên nhẫn… Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đã đến tận biên cương của Phương Tây, ngài chịu tử vỉ đạo trước các nhà cầm quyền chính trị; bằng cách ấy ngài từ bỏ cõi đời này và về đến nơi thánh, để trở thành mẫu gương cao quý về kiên trì” (Thư gửi tín hữu Côrinthô, 5).
[6] SĐD (ĐGM Giuse Võ Đức Minh, Thánh Phaolô, Tông Đồ dân ngoại) : Sự nghiệp “Tông đồ Dân ngoại” của Phaolô không chấm dứt với cuộc tử tạo của Phaolô; nhưng được tiếp nối một cách đầy xác tín và phong phú bởi các thế hệ “tôi tớ của Đức Chúa”, ở mọi nơi và mọi thời.
- Vào năm 67, tại địa điểm Tre Fontane ở Roma, Italia, Phaolô đã bị kết án tử hình bằng hình phạt chém đầu, với tội danh là tín hữu Kitô, Giáo trưởng trong Đạo Kitô. Ngài hưởng thọ 60 tuổi.
- Sinh tại Tarsô vào năm 7, ở vùng Tiểu Á, trong một gia đình gốc Do Thái. Ngoài gốc gác là Do Thái, ngài còn mang quốc tịch Roma.
- Năm 15 tuổi đến 25 tuổi (năm 22 đến 32), Phaolô theo học về Kinh Thánh và truyền thống của Tổ tiên tại Giêrusalem, đặc biệt với vị Rabbi danh tiếng thời bấy giờ là Gamaliel. Trong thời gian nầy, tại Giêrusalem, có xảy ra 2 biến cố lớn : vụ án đóng đinh Đức Giêsu người Nadarét vào năm 30 và vụ án ném đá Phó tế Stêphanô vào năm 31.
- Năm 25 tuổi (năm 32), Phaolô thị kiến gặp Đức Giêsu Nadarét trên đường đi Đamas.
- Năm 25 tuổi đến 39 tuổi (năm 32 đến 46), Phaolô trải qua thời gian “sa mạc” trong cuộc đời mình : ở Đamas, ở hoang địa Arabia, ở Giêrusalem và đặc biệt ở quê nhà tại Tarsô. Chắc chắn đây là khoảng thời gian Phaolô có dịp “đọc lại” toàn bộ Kinh Thánh, truyền thống của các Tổ tiên dưới ánh sáng của nhân vật Giêsu Nadarét trong sự kiện tử nạn và phục sinh
- Năm 39 tuổi, nhờ sự giới thiệu của Barnaba, Phaolô đã ra khỏi tình trạng ẩn dật ở Tarsô, để xuất hiện và rao giảng công khai về Đức Giêsu Kitô tại Antiokia. Chính trong thời gian nầy, xuất hiện tại Antiokia hai sự kiện lịch sử : danh xưng “Kitô hữu” (Cv 11, 26) cũng như dấu hiệu “Thiên Chúa đã mở cửa đức tin (porta fidei) cho các dân ngoại “ (Cv 14, 27).
- Năm 42 tuổi (năm 49), Phaolô cùng Barnaba lên Giêrusalem tham dự hội nghị với các Tông đồ và môn đệ (= Công đồng Giêrusalem). Hội nghị quyết định mở rộng cánh cửa đức tin (porta fidei) cho muôn dân, chỉ định Phaolô và Barnaba chuyên việc rao giảng Tin mừng cho Dân ngoại.
- Năm 42 đến 45 tuổi (năm 49 đến năm 52), Phaolô hăng say rao giảng Tin mừng và thiết lập các Giáo đoàn mới (1+2 Thes.; Gal.).
- Năm 46 đến 51 tuổi (năm 53 đến năm 58), Phaolô đẩy mạnh cuộc hành trình đến với Dân ngoại (1+2 Cor.).
- Năm 52 tuổi (năm 59), Phaolô bị bắt và bị giam giữ tại Giêrusalem đến năm 53 tuổi(Rom.)
- Năm 54 tuổi (năm 61), với tư cách là công dân Roma và vì nại đến Hoàng đế, nên tù nhân Phaolô được chuyển đến Roma. Cuộc hành trình trên biển Địa Trung Hải kéo dài hơn 1 năm.
- Tới Roma lúc đã được 55 tuổi, Phaolô bị giam đến năm 56 tuổi (năm 62-năm 63) (Col.; Phm.; Ep.; Phi.; 1 Tm.; Tit.; Hr. ).
- Trong vòng 3 năm, ở tuổi 56 đến 59 (năm 63 đến 66), Phaolô được tự do ở Roma. Ý hướng đem Tin mừng cho Dân ngoại đến tận cùng trái đất đã thúc đẩy Phaolô làm cuộc hành trình truyền giáo đến Tây Ban Nha, phần đất tận cùng của Roma thời bấy giờ.
- Vào năm 67, khi được 60 tuổi, Phaolô đã lãnh án tử hình vì Danh Chúa Giêsu Kitô (2 Tm.). Phaolô được phúc tử vì đạo tại Roma.
[7] SĐD (Alain Decaux) : TRẺ SINH NON CỦA THIÊN CHÚA, Một tiểu sử về Thánh Phaolô, nxb Perrin-Desclée de Brouwer, bản dịch của Phạm Minh Thiện, tr. 7 : “Saolô là một con người vĩ đại. Là Người điên của Đức Kitô : apostolus furiosus. Lòng tin nóng sốt như lửa của người làm ta đảo lộn. Nhưng sự mâu thuẩn của người làm ta ngỡ ngàng. Là người bắt bớ không thương xót các kitô hữu – phương pháp người áp dụng biểu hiện trước những phương pháp các cảnh sát an ninh sử dụng trong thế kỷ XX – và đã nhìn nhận Con Thiên Chúa, khi Đức Giêsu đã nói với người, trên đường tới Đamát. Phaolô là người tự tuyên bố mình là Tông Đồ. Một nhà thần bí và là một nhà chiến lược. Là người có bản lĩnh. Là người cảm nhận nghìn lần cái chết, khi những xác tín của người biến thành hồ nghi, thế nhưng, từ chối không bao giờ chịu từ bỏ một xác tín nào đã có. Là người duy nhất đã hiểu rằng Kitô giáo chỉ có một tương lai khi được trình bày cho dân ngoại. Là nhà thư văn hùng vĩ. Là người thần kỳ làm kẻ khác hoán cải. Là kiến trúc sư của Kitô giáo – là người sáng tạo, như Rêmarút (Remarus) đã nói thế vào thế kỷ XVIII, và người vô thần Nit-sơ (Nietzsche) lặp lại vào thế kỷ XIX -, người đã áp đặt cái nhìn của mình về Đức Kitô và đã hun đúc những luật pháp sẽ chi phối Giáo Hội, khá lâu trước khi các sách Tin Mừng được soạn ra.
Ở mỗi trang lịch sử đời của Phaolô, khi người ta nghĩ nắm bắt được một xác tín, thì người ta lại tìm thấy một ý niệm ngược lại. Người có vẽ thích thú chính tự mình xoá đi những dấu vết mà người đã để lại sau lưng người. Người đã làm các nhà viết sử về người phải lao đao, và đôi khi phải bực tức. Nhưng họ tha thứ cho người vì người là loại người độc nhất vô nhị”.
[8] LECTIO DIVINA, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân ngoại theo cha Jean Beyer sj, Soeur Marie Immaculé Tịnh SPC chuyển dịch, Suy niệm cha Antôn Ngô Văn Vững, Tủ sách Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, tr. 49-50 :”Thánh Phaolô không dùng từ”hoán cải” theo nghĩa Kinh Thánh (metanoia) (…). Thánh Phaolô không từ Do Thái trở lại Kitô giáo, vì Ngài là một người Do Thái tuân giữ Lề Luật cách trọn hảo (Pl 3,4-6). Ngài không bỏ Do Thái giáo để trở thành Kitô hữu. Nhưng ngài tiến lên một bậc, theo nghĩa : chu toàn những đòi buộc của Do Thái giáo một cách hoàn hảo hơn và tin vào Thiên Chúa cách đầy đủ hơn bằng cách tin theo Chúa Giêsu. Vậy ta phải hiểu thuật ngữ “trở lại” trong trường hợp Phaolô theo nghĩa rộng hơn, sâu hơn ý nghĩa thông thường”.
[9] Ibid. Tr. 50 : “Sự trở lại của Ngài là một “tiếng gọi” từ Thiên Chúa, một sự “mặc khải” của Thiên Chúa; giống như Môsê, Isaia, Giêrêmia, được Thiên Chúa trực tiếp chọn gọi không qua trung gian loài gười, Phaolô được tuyển chọn từ chính Thiên Chúa”.
[10] SĐD (Xuất phát lại từ Đức Kitô), số 2
[11] Phan Tấn Thánh, ĐỜI SỐNG TÂM LINH IV, CHIỀU KÍCH HUYỀN BÍ TRONG CÁC TÔN GIÁO, NXB. Phương Đông 2015. Tr. 201: “Mối liên hệ với Đức Kitô bắt đầu do chính Chúa chứ không phải do sáng kiến của Phaolô. Theo một kiểu nói văn chương, Phaolô đã bị “tiếng sét ái tình” trên đường đi Đamascô, khi ông truy nã các tín đồ của Đạo mới. Đức Kitô đã đến gặp Phaolô, đã tự mặc khải cho ông (Gl 1,14-15). Biến cố này ghi sâu vào tâm khảm của ông, khiến ông tài nào quên được, và hễ có dịp là ông kể lại hồng ân cho người khác nghe (xc. 1 Cr 9,1; 15,8; 2 Cr 4,6; Pl 3,7; Ep 3,8; 1 Tm 1,16).
[12] Ibid. Tr. 202 : “Một điều chắc chắn là ông không quả quyết rằng mình đã mất nhân cách đến độ chỉ còn là “robot”, hình nộm để cho Chúa giật dây ! Có lẽ ông cũng không muốn diễn tả một cảm giác lâng lâng vui thú của các cặp tình nhân (được kề bên nhau và sống chết có nhau), bởi vì trước đó (câu 19) ông đã viết rằng : “Tôi cùng chịu đóng đinh với Chúa Kitô vào thập giá”. Sự kết hiệp nầy nên được hiểu theo nghĩa tinh thần, đó là Đức Kitô trở thành lẽ sống cho Phaolô : vì yêu mến Chúa, ông sẵn sàng chịu đựng hết mọi gia lao để bày tỏ lòng quý mến Người, đặc biệt bằng cách cọng tác vào việc rao giảng Tin Mừng, ngõ hầu Chúa Kitô được mọi người hiểu biết và yêu mến. Mối tình dành cho Chúa Đức Kitô cũng bao hàm mối tình dành cho Hội Thánh của Người” (1 Cr 12,12).
[13] Ibid. Tr. 203-204 : “Trong Đức Kitô”. Thuật ngữ nầy (in Christo) xuất hiện khoảng 160 lần trong các thư của thánh Phaolô, tuy không chỉ dành riêng cho cảm nghiệm cá nhân, nhưng còn cho tất cả mọi tín hữu. “Trong Đức Kitô” có nghĩa là gì ? Hẵn là giới từ “trong” không ám chỉ một khoảng không gian, địa lý (như khi nói : “trong nhà”, “trong mình”). Có lẽ nên hiểu theo nghĩa tinh thần : Đức Kitô trở nên một lý tưởng cho cuộc sống, có khả năng thu hút tất cả mọi tài năng, nghị lực của ta. Đức Kitô đã yêu ta và đã hiến mạng vì ta (Gl 2,20). Đáp lại, ta cũng muốn yêu mến Người và để cho Người chiếm đoạt”.
[14] Phan Tấn Thành, ĐỜI SỐNG TÂM LINH II, NHỮNG ĐƯỜNG HƯỚNG LINH ĐẠO NỖI BẬT TRONG LỊCH SỬ KITÔ GIÁO, NXB. Phương Đông 2015. Tr. 56 : “Trong bối cảnh nầy, mối tương quan với Đức Kitô không gì khác hơn là tình yêu, dĩ nhiên tình yêu hai chiều nhưng mạnh nhất là về phía Đức Kitô”.
[15] Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả : KÍNH NHỚ THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ - "NĂM THÁNH PHAOLÔ" (Viết theo bài Phỏng vấn của Đức Hồng Y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, Giáo sĩ Trưởng coi sóc Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Roma, và các tài liệu khác, trong báo L’Osservatore Romano, thứ tư, ngày 19-12-2007, tr. 8). “Ngày 28-6-2007, trong buổi hát Kinh Chiều I, tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Rôma, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đã loan báo dành một năm để kính nhớ Thánh Phaolô Tông đồ, bắt đầu từ ngày 29-6-2008 đến hết ngày 29-6-2009, nhân dịp kỷ niệm 2.000 năm sinh nhật Thánh Phaolô Tông đồ. (…).Vậy Năm Thánh Phaolô là gì? Đây là một năm đặc biệt dành kính Thánh Phaolô Tông Đồ, để kỷ niệm ngày sinh của Thánh nhân cách đây 2.000 năm. Cho dù chúng ta không biết rõ ngày sinh của ngài là ngày nào, nhưng các nhà chuyên môn đã dự đoán là Thánh nhân sinh ra vào khoảng giữa năm 7 và năm 10 sau Chúa Kitô…”. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/01NamThanhPhaolo.htm
[16] ĐGH Bênêđictô XVI : BÀI GIÁO LÝ II CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ VỀ THÁNH PHAOLÔ: NHÃN QUAN MỚI CỦA THÁNH PHAOLÔ. Phạm Xuân Khôi chuyển dịch. Nguồn :
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThuongHuan/NamThanhPhaolo/GiaoLy04.htm
Văn Hóa
Ngã ngựa giữa dòng
Sơn Ca Linh
10:02 25/01/2019
Không lẽ đây là “dấu chấm tận”
Cho một đời “chinh chiến phiêu lưu” ?
Một “đứt bóng”,
Khi “đèn đời” sáng rực muôn chiều ?
Khi kiếm ở trong tay,
Và “vó ngựa” đang thênh thang “chính đạo” !
Không lẽ mắt ta mù,
Đường phía trước là mênh mang bóng tối ?
Làm sao chấp nhận,
Kiếp thân tàn ma dại, bít lối tương lai !
Tên Pharisiêu, đường đường nam tử có thua ai,
Nhân thân, học vị, Luật cha ông…
Chỉ một cú ngã….là trở thành tay trắng !
Đúng !
Ngươi phải ngã đau để không còn háo thắng,
Ngươi phải mù loà
để hiểu chân lý ngươi không còn sở hữu độc quyền.
Ngươi phải được dắt đi,
Để thấy mình cũng dại khờ, lầm lạc, khùng điên…!
Và để ngươi,
“Trở lại” gặp gỡ một Con Người,
Mà đã từ lâu ngươi hận thù, bắt bớ !
Và trang sử mới đã bắt đầu từ đó,
“Đầu hàng Đa-mát” hay “cuộc ngã ngựa giữa dòng”,
Cuộc gặp gỡ nào đã trở thành một dấu ấn vô song,
Chiến sĩ lừng danh, Phaolô, Vị “Tông Đồ Dân Ngoại” !
Sơn Ca Linh
25.01.2019
VietCatholic TV
Tâm tình của Đức Thánh Cha với các Giám Mục Trung Mỹ tại WYD Panama
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:42 25/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Juan Carlos Varela. và sau đó ngài đã gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar.
Hoạt động tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Panama và cả các Giám Mục trong vùng Trung Mỹ tại nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi vào lúc 11 giờ 15.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Nhân đây, Mai Hương xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một vài nét về hàng giáo phẩm của Panama.
Hàng giáo phẩm hiện nay của Panama gồm có một vị Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục và 9 Giám Mục.
Đức Hồng Y José Luis Lacunza Maestrojuán sinh năm 1944, năm nay 74 tuổi, được tấn phong Giám Mục vào năm 1985. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 14 tháng Hai năm 2015. Diễn biến này gây sửng sốt cho nhiều người vì Đức Hồng Y cai quản một giáo phận tương đối nhỏ là giáo phận David với dân số chỉ có 415,500 người so với 1,729,000 người Công Giáo tại tổng giáo phận thủ đô Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, giáo phận David có 26 giáo xứ, 47 linh mục trong đó có 13 linh mục triều và 33 linh mục dòng, 6 phó tế vĩnh viễn, 37 nam tu sĩ không có chức linh mục, 53 nữ tu và 8 chủng sinh.
2 vị Tổng Giám Mục của Panama là Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta.
Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado, 85 tuổi, là Tổng Giám Mục Hiệu tòa của tổng giáo phận thủ đô Panama, và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, 62 tuổi, là Tổng Giám Mục đương chức của tổng giáo phận này, và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận thủ đô Panama có 1,729,000 tín hữu, 96 giáo xứ, 205 linh mục trong đó có 84 linh mục triều và 121 linh mục dòng, 68 phó tế vĩnh viễn, 236 nam tu sĩ không có chức linh mục, 256 nữ tu và 67 chủng sinh.
Tổng giáo phận thủ đô Panama có hai vị Giám Mục Phụ Tá là Đức Cha Pablo Varela Server, 76 tuổi và Đức Cha Uriah Ashley, 74 tuổi.
Bên cạnh các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục đang làm mục vụ tại Panama, tưởng cũng nên kể thêm hai vị Giám Mục là người gốc Panama đang ở nước ngoài là Đức Tổng Giám Mục Mario Alberto Molina Palma cai quản tổng giáo phận Los Altos, của Guatemala và Đức Cha Julio César Terán Dutari hiện nghỉ hưu sau khi coi sóc miền Phủ Doãn Tông Tòa Santo Domingo của Ecuador trong 3 năm. Trước đó, ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của thủ đô Quito trong 9 năm và Giám Mục Ibara trong 7 năm.
Trong diễn từ trước các Giám Mục Trung Mỹ, Đức Thánh Cha nói:
Các hiền huynh thân mến,
Tôi xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục José Luis Escobar Alas của San Salvador về những lời nghinh đón nhân danh mọi người. Tôi rất vui khi được ở bên các hiền huynh và chia sẻ một cách gần gũi và trực tiếp hơn những hy vọng, dự án và ước mơ của các hiền huynh trong tư cách các mục tử mà Chúa đã giao phó sự chăm sóc cho dân thánh của Người. Cảm ơn các hiền huynh đã chào đón tôi trong tình huynh đệ.
Gặp gỡ các hiền huynh cũng cho tôi cơ hội để ôm hôn các dân tộc của các hiền huynh và cảm thấy gần gũi hơn với họ, để thực hiện các khát vọng của riêng tôi, nhưng cũng là sự thất vọng của họ, và trên hết là đức tin không thể lay chuyển, vốn luôn khôi phục hy vọng và khuyến khích bác ái. Cảm ơn các hiền huynh đã cho tôi gần gũi với đức tin đơn giản nhưng được thử nghiệm đó, được nhận rõ trên các khuôn mặt của người dân các hiền huynh, những người, dù nghèo, nhưng biết rằng “Thiên Chúa đang ở đây; Người không ngủ, Người hoạt động, Người trông chừng và giúp đỡ (Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, 16 tháng 12 năm 1979).
Cuộc gặp gỡ này nhắc chúng ta nhớ đến một biến cố giáo hội quan trọng. Các giám mục của khu vực này là những người đầu tiên ở Mỹ Châu đã tạo ra một phương tiện hiệp thông và tham gia, vẫn đang tiếp tục sinh hoa kết trái: Văn Phòng Thư ký Các Giám Mục Trung Mỹ (SEDAC). Nó đã cung cấp một diễn đàn để chia sẻ, biện phân và thỏa thuận nhằm nuôi dưỡng, tái lên sinh lực và làm phong phú các Giáo hội của các hiền huynh. Các giám mục biết nhìn xa đã đưa ra một dấu hiệu cho thấy, không phải chỉ có tính lập trình, mà là tương lai của Trung Mỹ - hoặc của bất cứ khu vực nào trên thế giới - nhất thiết phải phụ thuộc vào suy nghĩ rõ ràng và khả năng mở rộng các chân trời và cùng nhau tham gia vào một nỗ lực kiên nhẫn và quảng đại để lắng nghe, hiểu biết, dấn thân và can dự. Và, như một kết quả, để biện phân các chân trời mới mà Chúa Thánh Thần đang dẫn dắt chúng ta đi tới (xem Evangelii Gaudium, 235).
Trong bảy mươi lăm năm qua kể từ khi thành lập, Văn Phòng Thư ký Các Giám Mục Trung Mỹ đã tìm cách chia sẻ trong vui buồn, những cuộc đấu tranh và giấc mơ của các dân tộc Trung Mỹ, nơi có lịch sử đan xen và đào luyện bởi một lịch sử đức tin của mình. Nhiều người nam nữ, các linh mục, người thánh hiến và giáo dân, đã tận hiến đời mình, thậm chí đổ máu mình để giữ cho tiếng nói tiên tri được sống động trước các bất công, nghèo đói lan tràn và lạm quyền. Họ nhắc nhở chúng ta rằng “những người thực sự muốn dành vinh quang cho Thiên Chúa bằng cuộc sống của họ, những người thực sự mong muốn lớn lên trong sự thánh thiện, được kêu gọi phải cùng một tâm trí và ngoan cường trong việc thực hành các công việc của lòng thương xót (Gaudete et Exsultate, 107 ). Và điều này, không chỉ đơn giản là bố thí, mà là một ơn gọi thực sự.
Trong số những thành quả tiên tri này của Giáo hội ở Trung Mỹ, tôi rất vui được đề cập đến Thánh Oscar Romero, người mà gần đây tôi có đặc ân được phong thánh trong thời gian có Thượng hội đồng về giới trẻ. Cuộc đời và những lời dạy của ngài vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các Giáo hội của chúng ta và, một cách đặc biệt, cho chúng ta là các giám mục. Phương châm giám mục của ngài, được ghi trên bia mộ của ngài, thể hiện rõ ràng nguyên tắc hướng dẫn cuộc đời ngài như một mục tử: suy nghĩ với Giáo hội. Đó là la bàn cho cuộc sống và lòng trung thành của ngài, cả trong thời kỳ có những biến động lớn.
Di sản của ngài có thể trở thành một nhân chứng tích cực và mang lại sự sống cho chúng ta, những người cũng được kêu gọi tử đạo hàng ngày trong việc phục vụ dân chúng của chúng ta, và trên căn bản đó, tôi muốn đặt sự suy niệm mà tôi sắp chia sẻ với các hiền huynh. Tôi biết rằng một số người trong chúng ta đích thân biết Đức Tổng Giám Mục Romero, như Đức Hồng Y Rosa Chávez. Thưa Đức Hồng Y, nếu Đức Hồng Y nghĩ rằng tôi nhầm lẫn trong bất cứ đánh giá nào của tôi, Đức Hồng Y có thể sửa chữa giùm! Nại tới nhân vật Romero là nại tới sự thánh thiện và đặc tính tiên tri hiện hữu trong DNA của các Giáo hội đặc thù của các hiền huynh.
Suy nghĩ với Giáo hội
1. Nhìn nhận và biết ơn
Khi Thánh Inhaxiô đặt ra các quy tắc để suy nghĩ với Giáo hội, ngài cố gắng giúp người dự tĩnh tâm vượt qua bất cứ loại lưỡng phân giả tạo nào hoặc đối kháng nào có thể giản lược sự sống của Chúa Thánh Thần thành cơn cám dỗ thường xuyên muốn biến lời Chúa thành dụng cụ phục vụ lợi ích của chúng ta. Điều này có thể mang lại cho người dự tĩnh tâm ơn thánh để nhìn nhận rằng họ là một phần của cơ thể tông đồ lớn hơn chính họ, đồng thời ý thức được các điểm mạnh và khả năng của họ: một ý thức không yếu đuối cũng không lựa lọc hay hấp tấp. Cảm nhận một phần của một toàn bộ vốn luôn lớn hơn tổng số các phần của nó (xem Evangelii Gaudium, 235), và được liên kết với một Thánh Nhan luôn vượt quá họ (x. Gaudete et Exsultate, 8).
Vì vậy, tôi muốn tập trung suy nghĩ sơ khởi này với Giáo hội, cùng với Thánh Oscar, vào việc tạ ơn và lòng biết ơn đối với mọi phước lành nhưng không mà chúng ta đã nhận được. Thánh Romero, như do bản năng, biết cách hiểu và đánh giá cao Giáo hội, vì đối với ngài, Giáo Hội sâu đậm như nguồn suối đức tin của ngài. Nếu không có tình yêu sâu đậm này, sẽ rất khó hiểu được câu chuyện ngài hồi hướng. Chính tình yêu đó đã dẫn ngài đến phúc tử đạo: một tình yêu phát sinh từ việc tiếp nhận một ơn phúc hoàn toàn nhưng không, một ơn phúc không thuộc về chúng ta mà thay vào đó giải phóng chúng ta khỏi mọi sự cao ngạo hoặc cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng chúng ta là chủ sở hữu hoặc người giải thích duy nhất của nó. Chúng ta đã không phát minh ra Giáo hội; Giáo Hội không sinh ra với chúng ta và Giáo hội sẽ tiếp tục hoạt động mà không có chúng ta. Thái độ này, không hề khuyến khích sự lười biếng, nhưng đánh thức và nâng đỡ lòng biết ơn vô biên và không thể tưởng tượng được. Phúc tử đạo không liên quan gì đến sự yếu lòng hay thái độ của những người không yêu cuộc sống và không thể nhận ra giá trị của nó. Trái lại, vị tử đạo là một người có khả năng hiện thân cho và sống trọn vẹn hành động tạ ơn này.
Thánh Romero đã “suy nghĩ với Giáo hội”, vì trước mọi điều khác, ngài yêu Giáo hội như một bà mẹ đã sinh hạ ngài trong đức tin. Ngài cảm thấy mình như một thành viên và một phần của Giáo Hội.
2. Một tình yêu lên hương vị bởi người ta
Tình yêu, lòng trung thành và lòng biết ơn này đã khiến ngài chấp nhận một cách say mê nhưng cũng với sự chăm chỉ và học tập, các luồng tư duy đổi mới do Công đồng Vatican II đề xuất một cách đầy thẩm quyền. Ở đó, ngài tìm được một hướng dẫn vững chắc cho việc làm môn đệ Kitô giáo. Ngài không phải là một người ý thức hệ cũng không có ý thức hệ; hành động của ngài được phát sinh từ sự thân quen triệt để với các văn kiện của Công đồng. Đối với Thánh Romero, trước chân trời giáo hội này, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa là chiêm ngưỡng Giáo hội như dân Chúa. Vì Chúa không muốn cứu chúng ta một mình và tách biệt với những người khác, nhưng thiết lập một dân tộc biết tuyên xưng Người trong sự thật và phục vụ Người trong sự thánh thiêng (x. Lumen Gentium, 9). Một dân tộc, như một toàn thể, sở hữu, bảo vệ và cử hành “lễ xức dầu của Đấng Thánh” (sđd., 12), và là Đấng mà thánh Romero hằng lắng nghe cẩn thận, để không bị tước mất cảm hứng của Thần Khí (x. THÁNH OSCAR ROMERO, Bài giảng, ngày 16 tháng 7 năm 1978). Bằng cách này, Thánh Romero cho chúng ta thấy: để tìm kiếm và khám phá Chúa, mục tử phải học cách lắng nghe nhịp tim đập của dân mình. Ngài phải ngửi “Mùi” của chiên, tức những người đàn ông và đàn bà ngày nay, cho đến khi ngài chìm đắm trong niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và sự lo lắng của họ (x. Gaudium et Spes, 1), và khi làm thế, suy ngẫm lời của Thiên Chúa (x. Dei Verbum, 13). Ngài phải là một phương thức sẵn sàng lắng nghe những người đã được giao phó cho sự chăm sóc của mình, đến mức đồng nhất với họ và từ họ khám phá ra ý muốn của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta (xem Diễn văn tại Cuộc họp các Gia đình, ngày 4 tháng 10 năm 2014). Một phương thức không có sự lưỡng phân hoặc đối kháng sai lầm, vì chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có khả năng tích hợp mọi tình yêu của chúng ta trong một tâm tư và ánh mắt duy nhất.
Tóm một lời, đối với Thánh Romero, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa tham gia vào vinh quang của Giáo hội, đó là sống, bằng cả trái tim lẫn linh hồn, kenosis (tức việc tự hủy) của Chúa Kitô. Trong Giáo hội, Chúa Kitô sống giữa chúng ta, và vì thế Giáo hội phải khiêm nhường và nghèo khó, vì một Giáo hội xa cách, kiêu căng và tự mãn không phải là Giáo hội của kenosis (x. THÁNH OSCAR ROMERO, Bài giảng, 1 tháng 10 năm 1978).
3. Sống, bằng cả trái tim lẫn linh hồn, kenosis (sự tự hủy) của Chúa Kitô
Đây không phải chỉ là vinh quang của Giáo hội, mà còn là một ơn gọi, một lệnh triệu tập để biến nó thành vinh quang bản thân và con đường thánh thiện của chúng ta. Kenosis của Chúa Kitô không phải là một điều của quá khứ, mà là một cam kết hiện tại mà chúng ta có thể cảm nhận và khám phá sự hiện diện của Người đang làm việc trong lịch sử. Một sự hiện diện mà chúng ta không thể và không muốn dập tắt, vì chúng ta biết bằng kinh nghiệm rằng một mình Người là “Đường, là Sự thật và là Sự sống”. Kenosis của Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa cứu rỗi trong lịch sử, trong cuộc sống của mỗi người, và đây cũng là lịch sử của riêng Người, mà từ đó Người đã đến để gặp gỡ chúng ta (x. Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, 7/12/1978). Thưa các hiền huynh, điều quan trọng là chúng ta đừng sợ đến gần và chạm vào các vết thương của người dân chúng ta, những vết thương đó cũng là những vết thương của chúng ta, và làm điều này giống như cách chính Chúa đã làm. Một mục tử không thể đứng cách xa các đau khổ của dân mình; chúng ta còn có thể nói rằng trái tim của một mục tử được đo bằng khả năng của ngài bị cảm kích bởi nhiều cuộc sống đang bị tổn thương hoặc bị đe dọa. Làm điều này như Chúa làm, có nghĩa là cho phép sự đau khổ này có một tác động đến các ưu tiên và sở thích của chúng ta, trong việc sử dụng thời gian và tiền bạc của chúng ta, và thậm chí cả cách cầu nguyện của chúng ta. Nhờ cách này, chúng ta sẽ có thể xức dầu cho mọi sự và mọi người bằng tình bạn an ủi của Chúa Giêsu Kitô bên trong cộng đồng đức tin biết chứa đựng và không ngừng mở rộng một chân trời mới mang lại ý nghĩa và hy vọng cho đời sống (x. Evangelii Gaudium, 49). Kenosis của Chúa Kitô liên quan đến việc từ bỏ cách sống và nói “ảo”, để lắng nghe các âm thanh và tiếng khóc lặp đi lặp lại của những con người thực đang thách thức chúng ta xây dựng các mối liên hệ. Xin cho phép tôi nói điều này: các mạng lưới có giúp xây dựng các mối liên hệ, nhưng không xây dựng các gốc rễ; chúng không có khả năng đem lại cho chúng ta cảm thức thuộc về, khiến chúng ta cảm thấy mình như một phần của một dân tộc đơn nhất. Không có cảm thức này, mọi lời nói, mọi cuộc gặp gỡ, mọi cuộc tụ họp và viết lách của chúng ta sẽ là dấu hiệu của một đức tin không đồng hành với kenosis của Chúa, một đức tin dừng lại ở giữa đường.
Kenosis của Chúa Kitô có tính trẻ trung
Ngày Giới trẻ Thế giới này là cơ hội duy nhất để ra đi gặp gỡ và tiếp cận gần hơn với những trải nghiệm của người trẻ chúng ta, lòng đầy hy vọng và mong muốn, nhưng cũng có nhiều tổn thương và vết sẹo. Với họ, chúng ta có thể diễn giải thế giới của mình theo một cách mới và nhận ra các dấu chỉ thời đại. Vì như các nghị phụ Thượng hội đồng đã khẳng định, người trẻ là người của “các nguồn thần học”, trong đó Chúa làm chúng ta biết một số kỳ vọng và thách thức của Người trong việc lên khuôn tương lai (x. Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 64). Với họ, chúng ta sẽ có thể tạo viễn kiến làm sao cho Tin Mừng trở nên hiển thị và đáng tin cậy hơn trong thế giới chúng ta đang sống. Họ giống như một hàn thử biểu để biết chúng ta đang đứng ở đâu như một cộng đồng và một xã hội.
Người trẻ mang theo với họ sự bồn chồn mà chúng ta cần đánh giá cao, tôn trọng và đồng hành. Điều này tốt cho chúng ta, vì nó làm chúng ta bất an và nhắc nhở chúng ta rằng một mục tử không bao giờ ngừng làm một môn đệ và một kẻ lên đường. Sự bồn chồn lành mạnh này vừa thúc đẩy vừa đi trước chúng ta. Các nghị phụ Thượng hội đồng đã nhận ra điều này: “Người trẻ, trong một số khía cạnh, đi trước các mục tử của họ (ibid., 66). Chúng ta nên vui mừng khi thấy hạt giống gieo không rơi vào những lỗ tai điếc. Nhiều mối quan tâm và hiểu biết của họ bắt nguồn từ gia đình, được khuyến khích bởi một người bà hoặc một giáo lý viên, hoặc trong giáo xứ, trong các chương trình giáo dục hoặc các chương trình thanh thiếu niên. Sau đó, họ đã lớn lên nhờ việc nghe Tin Mừng bên trong các cộng đồng đức tin sống động và nhiệt thành, nơi cung cấp đất đai phong phú để họ có thể triển nở. Làm sao chúng ta không biết ơn khi có những người trẻ quan tâm đến Tin Mừng! Nó kích thích mong muốn của chúng ta được giúp đỡ họ lớn lên bằng cách cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn và tốt hơn để trở thành một phần trong giấc mơ của Thiên Chúa. Giáo hội tự nhiên là một Người mẹ, và trong tư cách ấy, Giáo hội đã hạ sinh sự sống, mang nó trong dạ và che chở nó khỏi tất cả những gì đe dọa sự phát triển của nó: một “việc mang thai” diễn ra trong tự do và vì tự do. Vì vậy, tôi thúc giục các hiền huynh cổ vũ các chương trình và trung tâm giáo dục nhằm có thể đồng hành, hỗ trợ và tăng lực cho người trẻ của các hiền huynh. Chộp lấy họ từ các đường phố trước khi văn hóa chết chóc có thể lôi kéo tâm trí người trẻ của chúng và bán họ cho khói thuốc và gương soi, hoặc cung ứng các “giải pháp” hư ảo của nó cho mọi vấn đề của họ. Hãy làm như vậy không phải theo cung cách cha chú, nhìn từ trên cao nhìn xuống, vì đó không phải là điều Chúa yêu cầu nơi chúng ta, nhưng như những người cha và người anh em thực sự đối với mọi người. Giới trẻ là khuôn mặt của Chúa Kitô đối với chúng ta và chúng ta không thể đến với Chúa Kitô bằng cách đi xuống từ trên cao, nhưng bằng cách vươn lên từ bên dưới (x. Thánh OSCAR ROMERO, Bài giảng, ngày 2 tháng 9 năm 1979).
Đáng buồn thay, nhiều người trẻ đã được dẫn khởi bởi những câu trả lời dễ dàng mà cuối cùng họ phải trả giá cao. Như các Nghị phụ Thượng hội đồng đã ghi nhận, họ thấy mình bị đóng khung và thiếu cơ hội, giữa các tình huống xung đột cao không có giải pháp nhanh chóng: bạo lực gia đình, giết phụ nữ - lục địa của chúng ta đang gặp phải một tai họa về vấn đề này - các băng đảng vũ trang và tội phạm, buôn bán ma túy, bóc lột tình dục trẻ vị thành niên và những người trẻ, v.v. Thật đau đớn khi quan sát thấy tận gốc rễ của nhiều tình huống này là kinh nghiệm “trở thành mồ côi”, thành quả của một nền văn hóa và một xã hội vận hành điên cuồng. Thông thường các gia đình bị tan vỡ bởi một hệ thống kinh tế vốn không dành ưu tiên cho con người và lợi ích chung, nhưng biến đầu cơ thành “thiên đường” của nó, mà không hề lo lắng chi về việc cuối cùng ai sẽ phải trả giá. Và vì vậy, chúng ta thấy người trẻ của chúng ta không có nhà, không có gia đình, không có cộng đồng, không có cảm thức thuộc về, dễ dàng trở thành con mồi cho các lang băm đầu tiên xuất hiện với họ.
Chúng ta đừng quên rằng “nỗi đau thực sự của con người trước nhất thuộc Thiên Chúa” (George Bernanos, Nhật ký của một linh mục đồng quê). Chúng ta đừng phân rẽ những gì Người muốn hợp nhất trong Con của Người.
Tương lai đòi hỏi chúng ta tôn trọng hiện tại, bằng cách làm nó nên cao thượng và chịu làm việc để coi trọng và bảo tồn văn hóa của các dân tộc các hiền huynh. Ở đây cũng vậy, nhân phẩm đang bị đe dọa: trong việc tự trọng về văn hóa. Dân tộc của các hiền huynh không phải là “sân sau” của xã hội hay của bất cứ ai. Nó có một lịch sử phong phú cần được sở hữu, trân trọng và khuyến khích. Hạt giống Nước Trời đã được gieo ở những vùng đất này. Chúng ta phải nhận ra chúng, quan tâm đến chúng và trông chừng chúng, để không một điều tốt đẹp nào mà Chúa đã gieo trồng sẽ mòn mỏi, làm mồi cho những lợi ích giả tạo gieo rắc thối nát và làm người giàu lớn mạnh bằng cách cướp bóc người nghèo. Chăm sóc những gốc rễ này có nghĩa là chăm sóc các di sản lịch sử, văn hóa và tinh thần phong phú mà vùng đất này trong nhiều thế kỷ đã hòa hợp. Hãy tiếp tục lên tiếng chống lại việc hoang địa hóa văn hóa và tinh thần nơi các thị trấn của các hiền huynh từng gây ra cảnh nghèo đói triệt để, vì nó làm suy yếu sức đề kháng của họ, khả năng miễn dịch cần thiết và quan trọng từng giúp bảo vệ phẩm giá của họ trong những thời điểm khó khăn lớn lao.
Trong Thư Mục vụ gần đây nhất của mình, các hiền huynh đã chỉ ra rằng, “khu vực của chúng ta gần đây đã bị ảnh hưởng bởi một loại di dân mới, đồ sộ và có tổ chức. Điều này đã gợi sự chú ý tới các lý do buộc người ta phải di dân và những nguy hiểm mà nó mang theo đối với phẩm giá con người. (SEDAC, Thông điệp gửi dân Chúa và Mọi người có thiện chí, ngày 30 tháng 11 năm 2018).
Nhiều di dân có khuôn mặt trẻ; họ đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho gia đình họ. Họ cũng không sợ mạo hiểm và bỏ lại mọi thứ ở phía sau để cung cấp cho họ những điều kiện tối thiểu cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nhận ra điều này không đủ; chúng ta cần phải công bố rõ ràng một thông điệp nói rằng đó là “tin mừng”. Giáo hội, nhờ vào tính phổ quát của mình, có thể cung cấp sự hiếu khách và chấp nhận huynh đệ có thể cho phép các cộng đồng gốc và cộng đồng đến đối thoại với nhau và giúp vượt qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ, và do đó củng cố các mối liên kết mà di dân - trong trí tưởng tượng tập thể - có nguy cơ bị phá vỡ. “Nghinh đón, bảo vệ, cổ vũ và tích hợp”, có thể là bốn từ ngữ mà Giáo hội, trong tình huống di cư hàng loạt này, phát biểu tình mẫu tử của mình trong lịch sử thời đại chúng ta (x. Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 147).
Mọi nỗ lực đưa ra để xây dựng các cây cầu giữa các cộng đồng giáo hội, giáo xứ và giáo phận, và giữa các hội đồng giám mục của các hiền huynh, sẽ là một cử chỉ tiên tri về phía Giáo hội, một cử chỉ, trong Chúa Kitô, là “một dấu hiệu và công cụ của cả sự hiệp thông với Thiên Chúa lẫn sự thống nhất của toàn bộ nhân loại” (Lumen Gentium, 1). Điều này sẽ giúp loại bỏ cám dỗ chỉ muốn đơn giản kêu gọi sự chú ý đến vấn đề, và thay vào đó trở thành một lời tuyên xưng sự sống mới mà Chúa đã ban cho chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Gioan: “Nếu có ai có của cải trên thế giới và thấy người anh em mình cần, nhưng lại khép kín trái tim mình đối với họ, làm thế nào Tình yêu Thiên Chúa ở trong họ được? Hỡi các con, chúng ta đừng yêu bằng lời nói hay diễn từ mà bằng việc làm và sự thật” (1 Ga 3: 17-18).
Tất cả những tình huống này đặt ra nhiều câu hỏi; chúng là những tình huống mời gọi chúng ta cải đổi, liên đới và cương quyết nỗ lực trong việc giáo dục các cộng đồng của chúng ta. Chúng ta không thể mãi thờ ơ được (xem Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, Tài liệu cuối cùng, 41-44). Trong khi thế giới loại bỏ con người, như chúng ta vốn ý thức một cách đau lòng, thì Kenosis của Chúa Kitô không như vậy. Chúng ta đã trải nghiệm điều này, và chúng ta tiếp tục trải nghiệm nó bằng chính xác thịt của mình thông qua sự tha thứ và cải đổi. Sự căng thẳng này đòi hỏi chúng ta phải liên tục tự hỏi mình, “chúng ta muốn đứng ở đâu?”
Kenosis của Chúa Kitô có tính linh mục
Tất cả chúng ta đều biết về tình bạn của Đức Tổng Giám Mục Romero, với Cha Rutilio Grande, và vị này đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi vụ ngài bị ám sát. Nó làm đau lòng vị này như một con người, như một linh mục và một mục tử. Thánh Romero không phải là người quản lý các tài nguyên nhân bản; đó không phải là cách ngài đối phó với các cá nhân hay tổ chức, mà như một người cha, một người bạn và một người anh em. Tuy nhiên, ngài có thể phục vụ như một thước đo, bất cứ khiến người ta nản chí ra sao, giúp chúng ta đo lường chính trái tim của mình như các giám mục và tự hỏi, “Cuộc sống của các linh mục của tôi ảnh hưởng đến tôi như thế nào? Tôi đã tự để mình bị ảnh hưởng đến bao nhiêu bởi những gì họ trải qua, đau buồn khi họ đau khổ và cử hành niềm vui của họ? Phạm vi của chủ nghĩa duy chức năng và giáo sĩ trị trong Giáo Hội- những thứ đại diện cho một biếm họa và đồi trụy về thừa tác vụ - có thể bắt đầu được đo lường bằng những câu hỏi này. Điều này không liên quan tới các thay đổi về phong cách, thói quen hay ngôn ngữ - tất cả chắc chắn đều rất quan trọng - nhưng trên hết là với thời gian mà các giám mục chúng ta dành cho việc tiếp đón, đồng hành và nâng đỡ các linh mục của chúng ta, “thời gian có thực chất” để chăm sóc họ. Đó là điều làm chúng ta thành những người cha tốt.
Các linh mục của chúng ta thường là những người có tinh thần trách nhiệm trong việc làm cho đàn chiên của họ trở thành dân Chúa. Họ đứng ở tiền tuyến. Họ vác gánh nặng và sức nóng trong ngày (x. Mt 20,12), bị đối diện với vô số tình huống hàng ngày có thể làm họ suy sụp. Vì vậy, họ cần sự gần gũi, sự hiểu biết và khuyến khích của chúng ta, tình phụ tử của chúng ta. Kết quả của công việc mục vụ, truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo của chúng ta không phụ thuộc vào các phương tiện và tài nguyên vật chất tùy ý chúng ta sử dụng, hoặc vào số lượng các biến cố và hoạt động của chúng ta, nhưng vào tính trung tâm của lòng cảm thương: đây là một trong những điều độc đáo mà chúng ta như một Giáo hội có thể cung cấp cho anh chị em của chúng ta.
Kenosis của Chúa Kitô là biểu hiện tối cao của lòng từ bi Chúa Cha. Giáo hội của Chúa Kitô là Giáo hội của lòng cảm thương, và điều này bắt đầu từ trong nhà. Điều luôn luôn tốt là tự hỏi mình như các mục tử, “cuộc sống của các linh mục của tôi ảnh hưởng đến tôi như thế nào? Tôi có thể trở thành một người cha, hay tôi tự hài lòng với việc chỉ là một giám đốc điều hành? Tôi có để mình bị làm phiền không? Tôi nghĩ lại điều Đức Bênêđictô XVI đã nói với các đồng bào của ngài khi bắt đầu triều giáo hoàng của ngài: “Chúa Kitô không hứa với chúng ta một cuộc sống dễ dãi. Những người tìm kiếm sự thoải mái đã quay số sai. Thay vào đó, Người chỉ cho chúng ta con đường đến những điều tuyệt vời, đến với sự tốt lành, đến một cuộc sống đích thực của con người. (Đức Bênêđictô XVI, Diễn văn cho những người hành hương Đức, 25 tháng 4 năm 2005).
Chúng ta biết rằng công việc của chúng ta, các chuyến viếng thăm và các cuộc hội họp của chúng ta - đặc biệt tại các giáo xứ - có một thành tố nhất thiết có tính hành chính. Đây là một phần trách nhiệm của chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên dành tất cả thời gian giới hạn cho các nhiệm vụ hành chính. Khi đi thăm, điều quan trọng nhất - điều duy nhất chúng ta không thể ủy nhiệm - là “lắng nghe”. Nhiều nhiệm vụ hàng ngày của chúng ta nên ủy thác cho người khác. Tuy nhiên, điều chúng ta không thể ủy thác là khả năng lắng nghe, khả năng theo dõi sức khỏe tốt và cuộc sống của các linh mục. Chúng ta không thể ủy thác cho người khác cánh cửa mở rộng cho họ. Một cánh cửa mở rộng mời gọi sự tín thác hơn là sự sợ hãi, sự chân thành hơn là đạo đức giả, một cuộc trao đổi thẳng thắn và tôn trọng hơn là một lời độc thoại nghiêm khắc.
Tôi nhớ lại những lời của Rosmini: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ có những người vĩ đại mới có thể đào tạo những người vĩ đại khác... Trong những thế kỷ đầu, nhà giám mục là chủng viện đào tạo các linh mục và phó tế. Sự hiện diện và cuộc sống thánh thiện của vị giám mục của họ trở thành một bài học rạng rỡ, liên tục và cao siêu, trong đó, người ta học lý thuyết từ những lời lẽ thâm thúy và thực hành của ngài nhờ việc tiếp cận mục vụ cần mẫn của ngài. Athanaius trẻ tuổi đã học được từ Alexander như thế, và rất nhiều người khác theo cách thức tương tự”(ANTONIO ROSMINI, Năm vết thương của Thánh Giáo Hội).
Điều quan trọng là linh mục chánh xứ gặp được một người cha, một người chủ chăn mà nơi vị này ngài có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình, không phải là một quản trị viên quan tâm đến việc “duyệt đoàn quân”. Điều quan trọng là, bất chấp các quan điểm khác nhau và cả những bất đồng và tranh luận gây sóng gió (là điều bình thường và được mong chờ), các linh mục nên coi giám mục của mình là một người không sợ phải liên lụy, đối đầu với họ, khuyến khích họ và là một bàn tay giang rộng khi họ bị sa lầy. Một người biết biện phân có thể hướng dẫn và tìm ra những cách thực tiễn và khả thi để tiến về phía trước trong những thời kỳ khó khăn trong cuộc sống của mỗi người.
Chữ “thẩm quyền” có nguồn gốc từ chữ Latinh augere: “tăng gia, phát huy, tiến triển”. Thẩm quyền của một mục tử dựa trên khả năng của ngài trong việc giúp đỡ người khác phát triển, dành ưu tiên cho các linh mục của ngài hơn là chính mình (vì điều đó đơn giản làm ngài trở thành một người độc thân được xác nhận). Niềm vui của một người cha và mục tử nằm ở chỗ được nhìn thấy con cái mình lớn lên và sinh hoa kết trái. Thưa các hiền huynh, Anh em hãy để điều đó trở thành thẩm quyền của chúng ta và là dấu hiệu của sự hữu hiệu của chúng ta.
Kenosis của Chúa Kitô có tính nghèo khó
Thưa các hiền huynh, suy nghĩ với Giáo hội có nghĩa là suy nghĩ với các tín hữu giáo dân của chúng ta, dân đau khổ và đầy hy vọng của Thiên Chúa. Nó có nghĩa nhận ra rằng bản sắc thừa tác vụ của chúng ta phát sinh và được hiểu dưới ánh sáng của cảm thức độc đáo và cấu thành này của bản sắc chúng ta. Ở đây tôi xin nhắc lại với các hiền huynh các lời lẽ Thánh Inhaxiô đã viết cho các tu sĩ Dòng Tên: “Khó Nghèo là một người mẹ và là một bức tường”; nó sinh con và nó bao bọc con. Một người mẹ, vì nó đòi hỏi chúng ta phải sinh hoa trái, cho đi sự sống, có khả năng tự hiến mình theo cách mà những cõi lòng ích kỷ hay tham lam không thể làm được. Một bức tường vì nó che chắn chúng ta khỏi một trong những cám dỗ tinh tế nhất mà chúng ta có thể đươung đầu trong tư cách những người đã được thánh hiến. Đó là tính thế gian tâm linh, là tính đặt một lớp sơn tôn giáo và “đạo đức” lên lòng khao khát quyền lực, phù phiếm và cả lòng kiêu căng và ngạo mạn. Một bức tường và một người mẹ có thể giúp chúng ta trở thành một Giáo hội ngày càng tự do vì tập trung vào kenosis của Chúa mình.
Một Giáo hội không muốn sức mạnh của mình trở thành - như Đức Tổng Giám Mục Romero từng nói – người ủng hộ các nhà lãnh đạo quyền lực hoặc chính trị - nhưng tiến lên với sự dứt bỏ cao quý, chỉ dựa vào sức mạnh đích thực phát sinh từ việc ôm lấy Chúa Giêsu bị đóng đinh. Điều này chuyển dịch thành các dấu hiệu rõ ràng và thực tế, nó thách thức chúng ta và kêu gọi chúng ta xét lương tâm của chúng ta về các quyết định và ưu tiên của chúng ta trong việc sử dụng các tài nguyên, ảnh hưởng và chứ vụ của chúng ta. Nghèo đói là một người mẹ và một bức tường vì nó giữ cho trái tim của chúng ta không rơi vào những nhượng bộ và thỏa hiệp rút hết sự tự do và lòng can đảm mà Chúa vốn đòi hỏi nơi chúng ta.
Thưa các hiền huynh, nay, lúc chúng ta sắp kết thúc, chúng ta hãy đặt mình dưới tà áo của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc. Cùng nhau chúng ta hãy xin ngài trông chừng trái tim của chúng ta như các mục tử. Xin ngài giúp chúng ta trở thành những người phục vụ càng ngày càng tốt hơn cho nhiệm thể của Con mình, dân thánh thiện và trung tín của Thiên Chúa đang hành trình, sống và cầu nguyện ở đây, ở Trung Mỹ này.
Xin Chúa Giêsu ban phước lành cho các hiền huynh và xin Đức Mẹ che chở cac hiền huynh. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Cảm ơn các hiền huynh rất nhiều.
WYD - Phụng Vụ Thống Hối ở Trung tâm Cải Huấn Pacora, Panama
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:14 25/01/2019
Như chúng tôi đã tường trình, trong ngày thứ Năm 24 tháng Giêng, nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha đã diễn ra tại Phủ Tổng Thống vào lúc 9 giờ 45 sáng.
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Juan Carlos Varela, và sau đó đã gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar.
Rồi ngài đã có cuộc gặp gỡ các Giám Mục Trung Mỹ tại nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi vào lúc 11 giờ 15.
Chiều ngày thứ Năm đã diễn nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tại Cánh đồng Santa Maria la Antigua trong khuôn khổ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào lúc 5 giờ 30 chiều.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng thứ Sáu 25 tháng Giêng, lúc 10 giờ 30, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ thống hối với các bạn trẻ tù nhân tại Trung Tâm cải huấn trẻ vị thành niên Las Garzas de Pacora.
Theo Đức Tổng Giám Mục Jose Domingo Ulloa Mendieta của tổng giáo phận Panama, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với các tù nhân trẻ là “một sự kiện rất đặc biệt”, trong đó “những người trẻ bị tước đoạt tự do sẽ tham gia vào một phụng vụ sám hối với Đức Thánh Cha trong một hành động ăn năn, hòa giải và cầu xin sự tha thứ”.
Ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama nhận định rằng:
“Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người trẻ không thể tham gia vào các hoạt động của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một lời đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.”
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
“Chúa Giêsu tiếp đón những người tội lỗi và đồng bàn với họ”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nhắc đến những lời lẩm bẩm càu nhàu và phàn nàn của những người Pharisêu, trong một cử chỉ công khai bất mãn với những hành vi của Chúa Giêsu và cố gắng làm mất uy tín của Ngài.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, như thế, những người Pharisêu đã ngăn chặn “mọi loại thay đổi, mọi sự hoán cải và hội nhập”. Ngài đã đặt thái độ này ở thế đối lập với cách Chúa Giêsu “đến gần và lôi kéo người tội lỗi hoán cải”, đưa ra cho những người tội lỗi như chúng ta một cơ hội khác.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “tung ra các nhận xét và dán nhãn” cho người khác thì dễ dàng hơn là đến gần và lôi kéo người tội lỗi hoán cải. Tuy nhiên, ngài cảnh cáo rằng “điều đó cuối cùng chỉ mang đến chia rẽ khi chúng ta dán nhãn cho những người này là tốt lành còn những người kia là phường tội lỗi xấu xa; những người này là công chính còn những kẻ kia là phường mưu mô xảo quyệt”
Trong một loạt các nhận xét ứng khẩu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nhắc đến chủ đề khích lệ. “Các bạn đừng chú ý đến những người nói rằng ‘bạn làm không nổi chuyện đó đâu’”, Đức Thánh Cha mô tả những người nói như thế như những con tằm ăn vải. “Hãy nói với họ, và đặc biệt hãy nói với chính mình rằng ‘bạn có thể!’”
Tình yêu của Thiên Chúa, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “không có thời gian để phàn nàn”. Tình yêu của Thiên Chúa khởi xướng một quá trình “hòa nhập và biến đổi, chữa lành và tha thứ”. Khi đồng bàn ăn uống với những người tội lỗi, Chúa Giêsu “phá vỡ tâm lý loại trừ, cô lập và phân biệt một cách sai lầm giữa ‘người tốt và người xấu’”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tất cả chúng ta đều cao trọng hơn những nhãn hiệu người ta gán trên chúng ta”.
“Một cộng đồng trở nên bệnh hoạn khi nó không ngừng phàn nàn, đưa ra các nhận xét tiêu cực và nhẫn tâm”. Trái lại, “một xã hội sẽ sinh hoa kết quả khi nó có thể tạo ra các quá trình hòa nhập và hội nhập ... xây dựng tương lai thông qua cộng đồng, giáo dục và công ăn việc làm.”
Trên thực tế, đây chính xác là những gì trung tâm cải huấn trẻ vị thành niên Pacora bên ngoài thành phố Panama cố gắng làm. Đó là một trong những lý do tại sao nhà tù đặc biệt này được coi là một mô hình phục hồi và tái hòa nhập ở Panama, và xa hơn thế nữa.
Hội trường và lối đi của nó được dán các áp phích khuyến khích các giá trị của “Tôn trọng”, “Tin tưởng” và “Trách nhiệm”. Một nhóm các nhà tâm lý học và nhân viên xã hội tận tụy sử dụng các kỹ năng sáng tạo và trao quyền để chuẩn bị cho các trẻ em đang phải sống sau các bức tường có thể rời khỏi nơi này, mất đi các nhãn hiệu và không bao giờ quay lại.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 11 giờ 50 Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về tòa Sứ Thần cách đó 46 cây số.
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha đã hội kiến với Tổng thống Juan Carlos Varela, và sau đó đã gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar.
Rồi ngài đã có cuộc gặp gỡ các Giám Mục Trung Mỹ tại nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi vào lúc 11 giờ 15.
Chiều ngày thứ Năm đã diễn nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tại Cánh đồng Santa Maria la Antigua trong khuôn khổ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào lúc 5 giờ 30 chiều.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng thứ Sáu 25 tháng Giêng, lúc 10 giờ 30, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ thống hối với các bạn trẻ tù nhân tại Trung Tâm cải huấn trẻ vị thành niên Las Garzas de Pacora.
Theo Đức Tổng Giám Mục Jose Domingo Ulloa Mendieta của tổng giáo phận Panama, cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với các tù nhân trẻ là “một sự kiện rất đặc biệt”, trong đó “những người trẻ bị tước đoạt tự do sẽ tham gia vào một phụng vụ sám hối với Đức Thánh Cha trong một hành động ăn năn, hòa giải và cầu xin sự tha thứ”.
Ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama nhận định rằng:
“Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những người trẻ không thể tham gia vào các hoạt động của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một lời đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.”
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
“Chúa Giêsu tiếp đón những người tội lỗi và đồng bàn với họ”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nhắc đến những lời lẩm bẩm càu nhàu và phàn nàn của những người Pharisêu, trong một cử chỉ công khai bất mãn với những hành vi của Chúa Giêsu và cố gắng làm mất uy tín của Ngài.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, như thế, những người Pharisêu đã ngăn chặn “mọi loại thay đổi, mọi sự hoán cải và hội nhập”. Ngài đã đặt thái độ này ở thế đối lập với cách Chúa Giêsu “đến gần và lôi kéo người tội lỗi hoán cải”, đưa ra cho những người tội lỗi như chúng ta một cơ hội khác.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng “tung ra các nhận xét và dán nhãn” cho người khác thì dễ dàng hơn là đến gần và lôi kéo người tội lỗi hoán cải. Tuy nhiên, ngài cảnh cáo rằng “điều đó cuối cùng chỉ mang đến chia rẽ khi chúng ta dán nhãn cho những người này là tốt lành còn những người kia là phường tội lỗi xấu xa; những người này là công chính còn những kẻ kia là phường mưu mô xảo quyệt”
Trong một loạt các nhận xét ứng khẩu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nhắc đến chủ đề khích lệ. “Các bạn đừng chú ý đến những người nói rằng ‘bạn làm không nổi chuyện đó đâu’”, Đức Thánh Cha mô tả những người nói như thế như những con tằm ăn vải. “Hãy nói với họ, và đặc biệt hãy nói với chính mình rằng ‘bạn có thể!’”
Tình yêu của Thiên Chúa, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, “không có thời gian để phàn nàn”. Tình yêu của Thiên Chúa khởi xướng một quá trình “hòa nhập và biến đổi, chữa lành và tha thứ”. Khi đồng bàn ăn uống với những người tội lỗi, Chúa Giêsu “phá vỡ tâm lý loại trừ, cô lập và phân biệt một cách sai lầm giữa ‘người tốt và người xấu’”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tất cả chúng ta đều cao trọng hơn những nhãn hiệu người ta gán trên chúng ta”.
“Một cộng đồng trở nên bệnh hoạn khi nó không ngừng phàn nàn, đưa ra các nhận xét tiêu cực và nhẫn tâm”. Trái lại, “một xã hội sẽ sinh hoa kết quả khi nó có thể tạo ra các quá trình hòa nhập và hội nhập ... xây dựng tương lai thông qua cộng đồng, giáo dục và công ăn việc làm.”
Trên thực tế, đây chính xác là những gì trung tâm cải huấn trẻ vị thành niên Pacora bên ngoài thành phố Panama cố gắng làm. Đó là một trong những lý do tại sao nhà tù đặc biệt này được coi là một mô hình phục hồi và tái hòa nhập ở Panama, và xa hơn thế nữa.
Hội trường và lối đi của nó được dán các áp phích khuyến khích các giá trị của “Tôn trọng”, “Tin tưởng” và “Trách nhiệm”. Một nhóm các nhà tâm lý học và nhân viên xã hội tận tụy sử dụng các kỹ năng sáng tạo và trao quyền để chuẩn bị cho các trẻ em đang phải sống sau các bức tường có thể rời khỏi nơi này, mất đi các nhãn hiệu và không bao giờ quay lại.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 11 giờ 50 Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về tòa Sứ Thần cách đó 46 cây số.
WYD Tường thuật buổi đi đàng thánh giá tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:54 25/01/2019
Sáng thứ Sáu 25 tháng Giêng, lúc 10 giờ 30, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ thống hối với các bạn trẻ tù nhân tại Trung Tâm cải huấn trẻ vị thành niên Las Garzas de Pacora.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 11 giờ 50 Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về tòa Sứ Thần cách đó 46 cây số.
Hoạt động tiếp theo và cũng là hoạt động nổi bật nhất trong ngày là buổi đi đàng thánh giá diễn ra tại Juan Pablo II.
Năm 1997, tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris, người Pháp đã ghi thêm buổi đi đàng thánh giá vào chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đây là những đóng góp quan trọng. Nhiều bạn trẻ tìm được ơn hoán cải khi theo chân Chúa Giêsu qua các chặng đàng thánh giá.
Từ đó, chặng đàng thánh giá thường kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ là một trong những biến cố chính tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong lời nguyện sau các chặng đàng thánh giá với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Lạy Chúa, là Cha của lòng thương xót, ở Vành đai duyên hải này, cùng với rất nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, chúng con đã đồng hành cùng Con Cha trên Con đường Thánh giá của Ngài: đó là con đường mà Ngài muốn đi để cho chúng con thấy Chúa yêu thương chúng con biết là ngần nào và Chúa quan tâm đến cuộc sống của chúng con ra sao.
Con đường của Chúa Giêsu dẫn đến Núi Sọ là một con đường khổ đau và cô độc; con đường đó vẫn đang tiếp diễn trong thời đại của chúng con. Chúa bước đi và chịu đựng trong tất cả những khuôn mặt bị tổn thương bởi sự thờ ơ tự mãn và tê dại của xã hội chúng con, một xã hội tiêu thụ và bị tiêu thụ, phớt lờ và thờ ơ, mù quáng trước nỗi đau của anh chị em chúng con.
Lạy Chúa, chúng con, những bằng hữu của Chúa, cũng vậy. Chúng con cũng chiều theo sự vô cảm và bất động. Quá thường là chúng con cuối cùng cũng chạy theo đám đông, và điều này đã làm tê liệt chúng con. Thật khó để nhìn thấy Chúa trong những anh chị em đau khổ của chúng con. Chúng con đã nhìn đi chỗ khác để không nhìn thấy; chúng con đã ẩn mình trong tiếng ồn để không nghe thấy; chúng con đã che miệng để đừng khóc.
Cám dỗ ấy luôn luôn là như thế. Nó dễ dàng hơn và “đáng đồng tiền bát gạo hơn” để trở thành bạn bè trong chiến thắng và vinh quang, trong thành công và vỗ tay ca tụng; thật dễ hơn để xun xoe xung quanh một người được xem là có nhiều người mến mộ và là kẻ chiến thắng.
Thật dễ dàng để rơi vào một nền văn hóa bắt nạt, quấy rầy và đe dọa người khác. Chúa không như thế: trên thập giá, Chúa đã đồng hóa mình với tất cả những người đau khổ, với tất cả những người cảm thấy bị lãng quên.
Chúa không như thế: bởi vì Chúa muốn ôm lấy tất cả những người mà chúng con thường coi là không xứng đáng để ôm vào lòng, để vuốt ve, chúc phúc; hoặc, tệ hơn nữa, thậm chí chúng con không nhận ra rằng họ cần những điều đó.
Chúa không như thế: trên thập tự giá, Chúa đồng hành với con đường thập giá của mọi người trẻ, trong mọi tình huống, để biến nó thành con đường phục sinh.
Lạy Cha, hôm nay con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn: trong tiếng khóc nghẹn ngào của những đứa trẻ không được sinh ra và cơ man những trẻ thơ bị từ khước quyền được sống thời thơ ấu, quyền được có mái ấm gia đình, được giáo dục, được vui chơi, ca hát hay mơ ước.. . Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những phụ nữ bị ngược đãi, bóc lột và bị bỏ rơi, bị tước đi phẩm giá và bị đối xử như chẳng là gì. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong đôi mắt buồn vời vợi của những người trẻ tuổi, những người nhìn thấy hy vọng của họ về tương lai đang bị cướp đi vì thiếu giáo dục và công ăn việc làm xứng đáng. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong nỗi thống khổ của những gương mặt trẻ, những người bạn của chúng con, những người rơi vào bẫy của những kẻ vô đạo đức - bao gồm cả những người tuyên bố sẽ phục vụ Chúa - những kẻ bóc lột, bọn tội phạm, và những kẻ lạm dụng cuộc sống của họ.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi tất cả những người trẻ và những gia đình đang bị cuốn vào vòng xoáy của cái chết vì ma túy, rượu chè, mại dâm và nạn buôn bán người, những người không chỉ bị tước đoạt tương lai mà ngay cả hiện tại cũng không còn. Như áo xống của Chúa từng bị xâu xé thế nào, nhân phẩm của họ bị chia năm xẻ bảy và ngược đãi.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những người trẻ tuổi với khuôn mặt thẫn thờ, những người đã mất khả năng mơ ước, sáng tạo và định hình tương lai của họ, và đã chọn để “về hưu”, trong sự trùm chăn hay tự mãn, là một trong những chất gây nghiện nhất trong thời đại của chúng con.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong nỗi đau thầm lặng và đầy giận dữ của những ai, thay vì nhận được tình liên đới của một xã hội phồn vinh, lại gặp phải sự từ chối, nỗi buồn và sự khốn khổ, và bị đối xử như căn nguyên gây ra các tệ nạn xã hội.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong sự cô độc tuyệt vọng của người già bị quên lãng và bỏ rơi. Nó tiếp diễn nơi các dân tộc bản địa mà những người khác đã cướp đi đất đai, cội nguồn và văn hóa của họ, phớt lờ và làm câm nín trí tuệ vĩ đại mà họ có thể mang lại.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong lời cầu xin của Mẹ đất chúng con, bị tổn thương sâu sắc bởi sự ô nhiễm của bầu trời, sự cằn cỗi của những cánh đồng, sự ô nhiễm nguồn nước, bị giẫm đạp dưới chân bởi sự coi thường và ngạo mạn của sự tiêu dùng phi lý.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong một xã hội đã mất khả năng rơi lệ và xúc động trước khổ đau. Vâng, Lạy Cha, Chúa Giêsu Con Cha tiếp tục bước đi, tiếp tục vác thập giá và đau khổ trong tất cả những khuôn mặt này, trong khi cái thế giới không được chăm sóc này đang bị cuốn hút vào bi kịch về sự phù phiếm của chính nó.
Lạy Chúa, chúng con phải làm gì đây? Chúng con phải phản ứng thế nào trước Chúa Giêsu khi Ngài đau khổ, lang thang, di cư nơi khuôn mặt của cơ man những bạn hữu của chúng con, hay nơi dung nhan của tất cả những người xa lạ mà chúng con đã học cách làm cho họ ra vô hình?
Và lạy Cha của lòng xót thương, chúng con có an ủi và đồng hành với Chúa, đang bất lực và đau khổ nơi những anh chị em nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất không? Chúng con có vác đỡ gánh nặng của thập tự giá, như ông Simon thành Kyrênê, bằng cách là những người hòa giải, xây dựng những nhịp cầu, hay là men của tình huynh đệ không? Liệu chúng con có vẫn tiếp tục đứng dưới chân thập giá như Đức Maria không? Xin cho chúng con biết nhìn vào Đức Maria, người phụ nữ của sức mạnh. Từ Mẹ, xin cho chúng con biết học cách đứng dưới thập giá với cùng quyết tâm và lòng can đảm của Mẹ, không trốn tránh hay ảo tưởng. Mẹ đồng hành với nỗi khổ của con Mẹ, là Con Cha; Mẹ nâng đỡ Ngài bằng ánh mắt và bảo vệ Ngài bằng trái tim. Mẹ chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa Giêsu con Mẹ, nhưng không bị nỗi thống khổ ấy áp đảo. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã thốt lên tiếng Xin Vâng, là người hỗ trợ và đồng hành, bảo vệ và ôm ấp. Mẹ là người bảo vệ tuyệt vời cho niềm hy vọng.
Chúng con cũng muốn trở thành một Giáo Hội hỗ trợ và đồng hành, nghiã là có thể nói: “Này tôi đây!” trong cuộc sống và giữa thập giá của tất cả những Kitô hữu đi bên cạnh chúng con.
Từ Đức Maria, chúng con học cách nói tiếng Xin Vâng trước sự kiên nhẫn và bền đỗ của nhiều người mẹ, người cha, người ông, người bà không bao giờ ngừng ủng hộ và đồng hành cùng con cháu trong gian truân.
Từ Mẹ, chúng con học được cách nói tiếng Xin Vâng trước sự bền bỉ và sáng tạo của những người không chịu khuất phục trước khó khăn và nghịch cảnh, sẵn sàng làm lại từ đầu trong tình huống mọi thứ dường như đã mất, nhằm tạo ra những không gian, nhà cửa và các trung tâm chăm sóc, để có thể là một bàn tay chìa ra cho tất cả những người gặp khó khăn.
Nơi Đức Maria, chúng con học được sức mạnh để có thể nói tiếng Xin Vâng trước những người đã từ chối giữ im lặng trước thứ văn hóa ngược đãi và lạm dụng, chê bai và gây hấn, và trước những người dấn thân để cung cấp cơ hội và tạo ra bầu không khí an toàn và bảo vệ.
Nơi Đức Maria, chúng con học được cách chào đón và tiếp nhận tất cả những người bị bỏ rơi, và buộc phải rời khỏi quê cha đất tổ, cội nguồn, gia đình và công ăn việc làm của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn trở thành một Giáo Hội nuôi dưỡng một nền văn hóa chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập; một nền văn hóa không kỳ thị, không đắm chìm trong sự lên án vô nghĩa và vô trách nhiệm những người nhập cư như một mối đe dọa cho xã hội.
Từ Mẹ, chúng con muốn học cách đứng dưới thập giá, không phải với trái tim đóng kín, mà với trái tim có thể đồng hành, dịu dàng và tận tụy, một trái tim thể hiện lòng thương xót và đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, nhạy cảm và hiểu biết. Chúng con muốn trở thành một Giáo Hội của ký ức, nơi đánh giá cao và tôn trọng người già và trao lại cho họ vị trí xứng đáng của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn tìm hiểu ý nghĩa của từ “đứng”. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đứng, dưới chân thập giá, dưới chân mọi thập giá. Xin Chúa mở mắt và trái tim của chúng con đêm nay, và giải cứu chúng con khỏi sự tê liệt và bất định, khỏi sự sợ hãi và tuyệt vọng. Xin hãy dạy chúng con nói: “Này tôi đây”, bên cạnh Con Chúa, bên cạnh Đức Maria và tất cả những môn đệ yêu dấu, những người mong muốn chào đón Nước Chúa trong tâm hồn của họ.
Source: Vatican News WYD Panama: Pope's homily at Way of the Cross – full text
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 11 giờ 50 Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về tòa Sứ Thần cách đó 46 cây số.
Hoạt động tiếp theo và cũng là hoạt động nổi bật nhất trong ngày là buổi đi đàng thánh giá diễn ra tại Juan Pablo II.
Năm 1997, tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris, người Pháp đã ghi thêm buổi đi đàng thánh giá vào chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đây là những đóng góp quan trọng. Nhiều bạn trẻ tìm được ơn hoán cải khi theo chân Chúa Giêsu qua các chặng đàng thánh giá.
Từ đó, chặng đàng thánh giá thường kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ là một trong những biến cố chính tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong lời nguyện sau các chặng đàng thánh giá với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Lạy Chúa, là Cha của lòng thương xót, ở Vành đai duyên hải này, cùng với rất nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới, chúng con đã đồng hành cùng Con Cha trên Con đường Thánh giá của Ngài: đó là con đường mà Ngài muốn đi để cho chúng con thấy Chúa yêu thương chúng con biết là ngần nào và Chúa quan tâm đến cuộc sống của chúng con ra sao.
Con đường của Chúa Giêsu dẫn đến Núi Sọ là một con đường khổ đau và cô độc; con đường đó vẫn đang tiếp diễn trong thời đại của chúng con. Chúa bước đi và chịu đựng trong tất cả những khuôn mặt bị tổn thương bởi sự thờ ơ tự mãn và tê dại của xã hội chúng con, một xã hội tiêu thụ và bị tiêu thụ, phớt lờ và thờ ơ, mù quáng trước nỗi đau của anh chị em chúng con.
Lạy Chúa, chúng con, những bằng hữu của Chúa, cũng vậy. Chúng con cũng chiều theo sự vô cảm và bất động. Quá thường là chúng con cuối cùng cũng chạy theo đám đông, và điều này đã làm tê liệt chúng con. Thật khó để nhìn thấy Chúa trong những anh chị em đau khổ của chúng con. Chúng con đã nhìn đi chỗ khác để không nhìn thấy; chúng con đã ẩn mình trong tiếng ồn để không nghe thấy; chúng con đã che miệng để đừng khóc.
Cám dỗ ấy luôn luôn là như thế. Nó dễ dàng hơn và “đáng đồng tiền bát gạo hơn” để trở thành bạn bè trong chiến thắng và vinh quang, trong thành công và vỗ tay ca tụng; thật dễ hơn để xun xoe xung quanh một người được xem là có nhiều người mến mộ và là kẻ chiến thắng.
Thật dễ dàng để rơi vào một nền văn hóa bắt nạt, quấy rầy và đe dọa người khác. Chúa không như thế: trên thập giá, Chúa đã đồng hóa mình với tất cả những người đau khổ, với tất cả những người cảm thấy bị lãng quên.
Chúa không như thế: bởi vì Chúa muốn ôm lấy tất cả những người mà chúng con thường coi là không xứng đáng để ôm vào lòng, để vuốt ve, chúc phúc; hoặc, tệ hơn nữa, thậm chí chúng con không nhận ra rằng họ cần những điều đó.
Chúa không như thế: trên thập tự giá, Chúa đồng hành với con đường thập giá của mọi người trẻ, trong mọi tình huống, để biến nó thành con đường phục sinh.
Lạy Cha, hôm nay con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn: trong tiếng khóc nghẹn ngào của những đứa trẻ không được sinh ra và cơ man những trẻ thơ bị từ khước quyền được sống thời thơ ấu, quyền được có mái ấm gia đình, được giáo dục, được vui chơi, ca hát hay mơ ước.. . Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những phụ nữ bị ngược đãi, bóc lột và bị bỏ rơi, bị tước đi phẩm giá và bị đối xử như chẳng là gì. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong đôi mắt buồn vời vợi của những người trẻ tuổi, những người nhìn thấy hy vọng của họ về tương lai đang bị cướp đi vì thiếu giáo dục và công ăn việc làm xứng đáng. Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong nỗi thống khổ của những gương mặt trẻ, những người bạn của chúng con, những người rơi vào bẫy của những kẻ vô đạo đức - bao gồm cả những người tuyên bố sẽ phục vụ Chúa - những kẻ bóc lột, bọn tội phạm, và những kẻ lạm dụng cuộc sống của họ.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi tất cả những người trẻ và những gia đình đang bị cuốn vào vòng xoáy của cái chết vì ma túy, rượu chè, mại dâm và nạn buôn bán người, những người không chỉ bị tước đoạt tương lai mà ngay cả hiện tại cũng không còn. Như áo xống của Chúa từng bị xâu xé thế nào, nhân phẩm của họ bị chia năm xẻ bảy và ngược đãi.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn nơi những người trẻ tuổi với khuôn mặt thẫn thờ, những người đã mất khả năng mơ ước, sáng tạo và định hình tương lai của họ, và đã chọn để “về hưu”, trong sự trùm chăn hay tự mãn, là một trong những chất gây nghiện nhất trong thời đại của chúng con.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong nỗi đau thầm lặng và đầy giận dữ của những ai, thay vì nhận được tình liên đới của một xã hội phồn vinh, lại gặp phải sự từ chối, nỗi buồn và sự khốn khổ, và bị đối xử như căn nguyên gây ra các tệ nạn xã hội.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong sự cô độc tuyệt vọng của người già bị quên lãng và bỏ rơi. Nó tiếp diễn nơi các dân tộc bản địa mà những người khác đã cướp đi đất đai, cội nguồn và văn hóa của họ, phớt lờ và làm câm nín trí tuệ vĩ đại mà họ có thể mang lại.
Con đường thập giá của Con Cha vẫn tiếp diễn trong lời cầu xin của Mẹ đất chúng con, bị tổn thương sâu sắc bởi sự ô nhiễm của bầu trời, sự cằn cỗi của những cánh đồng, sự ô nhiễm nguồn nước, bị giẫm đạp dưới chân bởi sự coi thường và ngạo mạn của sự tiêu dùng phi lý.
Con đường ấy vẫn tiếp diễn trong một xã hội đã mất khả năng rơi lệ và xúc động trước khổ đau. Vâng, Lạy Cha, Chúa Giêsu Con Cha tiếp tục bước đi, tiếp tục vác thập giá và đau khổ trong tất cả những khuôn mặt này, trong khi cái thế giới không được chăm sóc này đang bị cuốn hút vào bi kịch về sự phù phiếm của chính nó.
Lạy Chúa, chúng con phải làm gì đây? Chúng con phải phản ứng thế nào trước Chúa Giêsu khi Ngài đau khổ, lang thang, di cư nơi khuôn mặt của cơ man những bạn hữu của chúng con, hay nơi dung nhan của tất cả những người xa lạ mà chúng con đã học cách làm cho họ ra vô hình?
Và lạy Cha của lòng xót thương, chúng con có an ủi và đồng hành với Chúa, đang bất lực và đau khổ nơi những anh chị em nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất không? Chúng con có vác đỡ gánh nặng của thập tự giá, như ông Simon thành Kyrênê, bằng cách là những người hòa giải, xây dựng những nhịp cầu, hay là men của tình huynh đệ không? Liệu chúng con có vẫn tiếp tục đứng dưới chân thập giá như Đức Maria không? Xin cho chúng con biết nhìn vào Đức Maria, người phụ nữ của sức mạnh. Từ Mẹ, xin cho chúng con biết học cách đứng dưới thập giá với cùng quyết tâm và lòng can đảm của Mẹ, không trốn tránh hay ảo tưởng. Mẹ đồng hành với nỗi khổ của con Mẹ, là Con Cha; Mẹ nâng đỡ Ngài bằng ánh mắt và bảo vệ Ngài bằng trái tim. Mẹ chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa Giêsu con Mẹ, nhưng không bị nỗi thống khổ ấy áp đảo. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ đã thốt lên tiếng Xin Vâng, là người hỗ trợ và đồng hành, bảo vệ và ôm ấp. Mẹ là người bảo vệ tuyệt vời cho niềm hy vọng.
Chúng con cũng muốn trở thành một Giáo Hội hỗ trợ và đồng hành, nghiã là có thể nói: “Này tôi đây!” trong cuộc sống và giữa thập giá của tất cả những Kitô hữu đi bên cạnh chúng con.
Từ Đức Maria, chúng con học cách nói tiếng Xin Vâng trước sự kiên nhẫn và bền đỗ của nhiều người mẹ, người cha, người ông, người bà không bao giờ ngừng ủng hộ và đồng hành cùng con cháu trong gian truân.
Từ Mẹ, chúng con học được cách nói tiếng Xin Vâng trước sự bền bỉ và sáng tạo của những người không chịu khuất phục trước khó khăn và nghịch cảnh, sẵn sàng làm lại từ đầu trong tình huống mọi thứ dường như đã mất, nhằm tạo ra những không gian, nhà cửa và các trung tâm chăm sóc, để có thể là một bàn tay chìa ra cho tất cả những người gặp khó khăn.
Nơi Đức Maria, chúng con học được sức mạnh để có thể nói tiếng Xin Vâng trước những người đã từ chối giữ im lặng trước thứ văn hóa ngược đãi và lạm dụng, chê bai và gây hấn, và trước những người dấn thân để cung cấp cơ hội và tạo ra bầu không khí an toàn và bảo vệ.
Nơi Đức Maria, chúng con học được cách chào đón và tiếp nhận tất cả những người bị bỏ rơi, và buộc phải rời khỏi quê cha đất tổ, cội nguồn, gia đình và công ăn việc làm của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn trở thành một Giáo Hội nuôi dưỡng một nền văn hóa chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập; một nền văn hóa không kỳ thị, không đắm chìm trong sự lên án vô nghĩa và vô trách nhiệm những người nhập cư như một mối đe dọa cho xã hội.
Từ Mẹ, chúng con muốn học cách đứng dưới thập giá, không phải với trái tim đóng kín, mà với trái tim có thể đồng hành, dịu dàng và tận tụy, một trái tim thể hiện lòng thương xót và đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, nhạy cảm và hiểu biết. Chúng con muốn trở thành một Giáo Hội của ký ức, nơi đánh giá cao và tôn trọng người già và trao lại cho họ vị trí xứng đáng của họ.
Như Đức Maria, chúng con muốn tìm hiểu ý nghĩa của từ “đứng”. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đứng, dưới chân thập giá, dưới chân mọi thập giá. Xin Chúa mở mắt và trái tim của chúng con đêm nay, và giải cứu chúng con khỏi sự tê liệt và bất định, khỏi sự sợ hãi và tuyệt vọng. Xin hãy dạy chúng con nói: “Này tôi đây”, bên cạnh Con Chúa, bên cạnh Đức Maria và tất cả những môn đệ yêu dấu, những người mong muốn chào đón Nước Chúa trong tâm hồn của họ.
Source: Vatican News WYD Panama: Pope's homily at Way of the Cross – full text