Ngày 26-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đi rao giảng khắp nơi
Lm Jude Siciliano, OP
05:47 26/01/2012

CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN B
Đệ Nhị Luật 18: 15-20; Tv 95; 1Côrintô 7: 32-35; Máccô 1: 21-28

Khi dân Israel còn trong sa mạc chứng kiến sự hiện diện của Thiên Chúa trong tiếng sấm tiếng xét trên núi, thậm chí chỉ nhìn từ xa họ vẫn thấy sợ. Sách xuất hành cho chúng ta biết, “…tiếng sấm sét, tiếng tù và, khi thấy ánh lửa và núi bốc khói,” khiến dân chúng sợ hãi (Xã hội 20,18-19). Vì sự kính sợ của họ, họ chọn Môsê làm người trung gian giữa họ với Thiên Chúa.

Bài đọc thứ nhất của ngày hôm nay nói đến trình thuật Xuất hành và đưa ra một lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ khác, giống như Môsê, để mang lời Thiên Chúa đến cho con người. Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa và vì thế Môsê khởi đầu cho một loạt các ngôn sứ, những người không sợ hãi khi đứng trước nhan Đức Chúa thay cho dân; hay đối diện với dân nhân danh Đức Chúa để tố cáo những tội lỗi của họ. Hàng ngôn sứ ngưng lại vài thế kỷ trước Đức Kitô. Nhưng dân diễn giải thời trung gian như thời mong đợi, trông chờ Chúa đến cùng với đạo binh của mình trong một ngày huy hoàng để tiêu diệt ác nhân và nâng dậy những người công chính.

Ngày vĩ đại sẽ bắt đầu với việc Êlia trở lại và kết thúc ở chỗ xuất hiện một ngôn sứ vĩ đại giống như Môsê. Chẳng phải chúng ta có thể thấy việc này diễn ra như thế nào đó sao? – theo Tin mừng, và sự ngự đến của Đức Giêsu trong đền thờ, Đấng chống lại thần ô uế đang nhập trong một người đàn ông. Nơi Đức Giêsu, quyền lực của ma quỷ phải khiếp sợ, “Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Đức Giêsu có quyền năng của một ngôn sứ, nhưng có sự khác biệt. Các ngôn sứ cậy dựa vào Thiên Chúa khi bắt đầu nói: “vì thế Đức Chúa phán”. Đức Giêsu nói bằng chính quyền năng của mình và ra lệnh cho thần ô uếu, “Câm đi! Hãy xuất khỏi người này!” Dân chúng cảm nhận được một con người khác, một điều gì đó khác biệt đang diễn ra, "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”.

Maccô cho thấy uy quyền trong lời của Đức Giêsu. Người không cần phải thực hiện nghi thức như những người chữa lành khác đã làm. Thực tế là Đức Giêsu có thể đuổi quỷ chỉ bằng cách khẳng định quyền năng của mình và điều tốt lành sẽ đến với những ai mở lòng ra đón nhận.

Bài Tin mừng cho chúng ta một khoảng dừng để thắc mắc. Ai và điều gì là quyền năng trên hết trong cuộc sống của chúng ta? Điều gì hướng dẫn những quyết định hằng ngày của chúng ta, không chỉ là việc chúng ta cầu nguyện hay làm việc thờ phượng ra sao nhưng là việc: chúng ta giáo dục con cái thế nào; làm việc ra sao; chúng ta chọn loại hình giải trí thư giãn nào; cách chúng ta sử dụng tiền của và những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ai và điều gì làm nên lương tâm của chúng ta? Chúng ta đánh giá người khác bằng tiêu chí nào trong thế giới? Khi chúng ta đói khát tâm linh đến tột cùng, chúng ta tìm đến nơi đâu để được bồi dưỡng? Ai sẽ giúp chúng ta chống lại những ma quỷ trong cuộc đời chúng ta và trong những thế lực cám dỗ mạnh mẽ trên thế giới: nghèo đói, sựu chia cắt, chủ nghĩa quân phiệt, phân biệt giới tính,…?

Maccô không hề nghi ngờ về việc quyền năng nào chúng ta phải hoàn toàn quy phục về. Điều đó cứ như thể có một sân khấu với bức rèm che kín. Maccô kéo tấm màn che và đèn sân khấu chiếu vào Đức Giêsu, tâm điểm của vở diễn này. Sự trình diễn lập tức diễn ra, đó là một trận chiến giữa thiện và ác. Trong suốt Tin mừng này, cuộc chiến sẽ được cụ thể trong nhiều cảnh chiến khác, với những thần yêu ma chiếm hữu, thế lực thù ghét, những chống đối từ phía tôn giáo cũng như đế quốc Rôma đang cai trị. Cuối cùng, ma quỷ xem ra thắng thế. Nhưng sự phục sinh của Đức Giêsu sẽ khẳng định chắc chắn quyền năng của Thiên Chúa vượt thắng ma quỷ nhờ qua Người.

Chúng ta bị đặt giữa hai chọn lựa: những lời đầy uy quyền của Đức Giêsu hay với vô vàn vô số những sức mạnh cảm dỗ mà chúng ta nghe thấy mỗi ngày nhằm bẻ cong hướng đi của chúng ta. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được sức mạnh của ma quỷ. Vì thế, chúng ta nghe lại lời Đức Giêsu nói thay cho chúng ta, “Im ngay và xuất khỏi người này!” Đó có thể lấy làm lời nguyện của chúng ta trong ngày hôm nay, để cho Đức Giêsu có thể nói với đầy quyền năng trong cuộc đời chúng ta, “Lạy Chúa, xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe”!

Thần ô uế xuất hiện mọi nơi – ngay giữa cộng đoàn phụng vụ! Đối với Maccô, sức mạnh ma quỷ có thể hoạt động theo cách của mình ngay cả trong những nơi tốt nhất của con người, cố gắng phá hoại những việc tốt chúng ta đang cố thực hiện. Ngay cả sự thân mật với Đức Giêsu cũng bị chúng chi phối. Hãy nhớ những lời khó nghe của Đức Giêsu nói với một Phêrô đang cản thầy: “Satan, lui lại sau thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là cùa loài người” (Mc 8,33). Nhưng Đức Giêsu kiên nhẫn để chữa lành, trợ giúp, thứ tha, ban sự sống cho ta…

Cuộc chiến giữa thiện và ác thậm chí được tìm thấy ngay trong hội đường – hay trong nhà thờ. Nhớ rằng sự tách biệt vẫn được một vài Giáo hội Kitô ủng hộ. Dù chúng ta tin tưởng vào ma quỷ, thì Fred Craddock cảnh giác, “không có một sự phục vụ nào được hoàn lại đơn giản bằng việc tuyên bố rằng chúng ta không tin vào ma quỷ nữa. Dù điều này đúng với hầu hết mọi người, việc không tin vào ma quỷ hầu như không thể diệt trừ ma quỷ trong thế giới của chúng ta”("Preaching Through the Christian Year: B, page 92).

Dù chúng ta chỉ đang ở ngay phần đầu của Tin mừng Maccô thì chúng ta cũng có thể biết được Đức Giêsu là ai và Người sẽ đi đâu. Người sẽ chống lại trong tất cả mọi chiêu bài của nó và sau cùng chiến thắng cả cái chết. Lời lan truyền nhân chóng trong dân những người cần được biết và cảm nhận Thiên Chúa bên cạnh họ. Kết quả của việc làm cho sạch hôm nay, như thánh Maccô cho hay, “danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê”. Nhưng ngài nói đó mới chỉ là sự bắt đầu. Chẳng bao lâu sau, Đức Giêsu và Tin mừng mà Người rao giảng sẽ lan đến tận cùng trái đất! Đến cuối Tin mừng Maccô, sau khi Đức Giêsu được cất lên trời, các Tông đồ ra đi “để rao giảng mọi nơi”. Nhưng họ không tự mình đi, vì “có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).

Chúng ta cũng không chỉ một mình. Chúng ta ghi nhớ thông điệp của bài Tin mừng ngày hôm nay. Đấng có quyền trên ma quỷ, đồng hành với chúng ta khi chúng ta ra đi giống như các Tông đồ, “để đi giảng khắp nơi”. Định danh cho những nơi chúng ta ở, làm việc, phục vụ và tái tạo. Hãy nhớ đến những người mà chúng ta được gửi đến với họ. Chúng ta mang trong mình một lời của Tin mừng dành cho họ, lời đã mang lại cho chúng ta sự sống và sức mạnh để chống lại ma quỷ, cả những mưu mô và mọi hình thức biến tướng của nó.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp



4th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

When the Israelites in the desert beheld the presence of God in the mountain’s storm, even from a distance, they were afraid. Exodus tells us of the, “...thunderings and lightnings and the sound of the trumpet and the mountain smoking,” which terrified the people (Exodus 20:18-19). Out of their reverential fear they chose Moses to be their intermediary with God.

The first reading today alludes to the Exodus account and makes a promise to the people that God will raise up another prophet, like Moses, to bring God’s words to them. God keeps promises and so Moses began a line of prophets who weren’t afraid to stand before God on behalf of the people; or to face them on behalf of God to name their demons. The line of prophets ceased several centuries before Christ. But people interpreted the interlude as a time of expectancy, watching for God to come in force on a great day to destroy the wicked and raise up the just.

That great day would begin with Elijah’s return and would culminate in the arrival of another great prophet like Moses. We can see where this is going, can’t we? – to the gospel and the arrival of Jesus who, in the synagogue, confronts the unclean spirit in the man. In Jesus the powers of evil are being threatened, “I know who you are – the Holy One of God.”

Jesus has a prophet’s authority, but it’s different. The prophets referred to God when they began to speak, “Thus says the Lord.” Jesus speaks from his own authority and orders the spirit, “Quiet! Come out of him!” The people sensed someone different and something different were happening, “What is this? A new teaching with authority.”

Mark shows the authority of Jesus’ word. He doesn’t have to go through a ritual as other healers did. Instead, power comes through his words. Mark is establishing early in his gospel Jesus’ authoritative teaching. The fact that Jesus can drive out an evil spirit only confirms his teaching authority and the good it holds for those who receive it.

The gospel gives us pause and raises questions. Who and what is the primary authority in our lives? What guides our daily decisions, not just how we worship and pray but: how we educate our children; what we do at work; our choice of leisure and entertainment; our use of money and natural resources. Who and what form our conscience? By what criteria do we evaluate others in the world? When we hunger in the depths of our spirits where do we go for nourishment? Who will help us exercise the demons in our lives and the many powerful demons in the world – poverty, partition-ship, militarism, sexism, etc?

Mark has no doubt which authority we must turn fully towards. It’s as if there is a stage with closed curtains. Mark parts the curtains and a spotlight shines on Jesus, the focus of this drama. The action begins immediately, it’s a battle between good and evil. Throughout this gospel the war will be enacted in many battle scenes with other possessing demons, hostile crowds, the religious opposition and the governing Romans. At the end evil will seem to have won the war. But Jesus’ resurrection will confirm God’s power over evil working through him.

We are left with a choice between the prophet Jesus’ authoritative words, or the myriad other seductive forces we hear each day which try to turn us in another direction. We have all experienced the power of evil and sometimes given into it. So we listen as Jesus again speaks out on our behalf, “Quiet! Come out of him/her!” That could be our prayer today, to allow Jesus to speak with authority in our lives. “Speak Lord, your servant is listening.”

Of all places for that unclean spirit to appear – in the midst of a worshiping community! For Mark evil powers work their way even into the best human places, trying to subvert the good we try to do. Even Jesus’ intimates were affected by them. Remember Jesus’ harsh words to the resistant Peter, “Get out of my sight, you Satan. You are not judging by God’s standards, but by peoples’” (8:33). Nevertheless, Mark shows Jesus persevering to heal, help, forgive, gives life, etc.

The battle between good and evil is even fought in the synagogue – or church. Remember segregation was supported by some Christian churches. Whatever our belief in demons, Fred Craddock warns, “No service is rendered simply by announcing that we no longer believe in demons. Although that is true for most, not believing in demons has hardly eradicated evil in our world” (“Preaching Through the Christian Year: B, page 92).

Though we are still very early in Mark’s Gospel we can already sense who Jesus is and where he is going. He will confront evil in all its guises and eventually overcome death. Word spreads quickly among a people who need to know and experience that God is on their side. As a result of today’s cleansing, Mark tells us, “His fame spread everywhere throughout the whole region of Galilee.” But as we said, this is only the beginning. Soon Jesus and the good news he preaches will spread to the ends of the earth! Towards the end of Mark’s gospel, after Jesus was taken up to heaven, the apostles go forth “to preach everywhere.” But they’re not on their own because, “The Lord continued to work with them throughout and confirm the message through signs which accompanied them” (16:20).
Nor are we on our own. We take to heart the message we hear today from the gospel. The One who has authority over evil, accompanies us as we go forth like the apostles, “to preach everywhere.” Name the places we live, work, minister, recreate. Remember those people to whom we are sent. We carry with us a word of Good News for them, a word that has given us life and the power to confront evil in all its subtle and bold manifestations.

 
Chúa Giêsu ban lề luật mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
23:08 26/01/2012
Chúa nhật 4B thường niên

1. Những bộ luật của Torah

Bài đọc I trích trong sách Đệ nhị luật. Đnl là cuốn cuối trong bộ Ngũ Thư. Năm cuốn sách đầu của bộ Kinh Thánh gọi là Ngũ Thư.

Do Thái coi Ngũ Thư là Torah (Luật) vì trong đó gồm tất cả mọi lề luật và định chế chi phối toàn bộ sinh hoạt tôn giáo, phụng tự, đạo đức, xã hội của dân tộc Israel. Nét nổi bật là Luật do chính Chúa truyền qua trung gian Môisen và mọi điều khoản của Luật xuất phát từ những nhận thức tôn giáo của dân. Có thể nói đây là sưu tập và tổng hợp những luật dân sự, hình sự, tôn giáo, tế tự và xã hội được trình bày như hiến chương của Giao ước. Do đó, việc công bố Luật gắn liền với trình thuật các biến cố trong hoang địa, nơi ký kết Giao ước. Luật là cho con người, vì thế cần phải được thích nghi với những điều kiện thay đổi của môi trường và thời đại. Do đó, ta gặp thấy trong bộ luật những yếu tố cổ xưa đan kết với những điều khoản mới phát sinh về sau. Đàng khác, ta còn gặp thấy trong bộ luật những điểm tương tự với luật Lưỡng Hà. Điều ấy là tất nhiên, vì Do Thái sống chung đụng với chư dân; lại nữa một số pháp quy, tục lệ của miền ấy dần biến thành sản nghiệp chung của cả Cận Đông cổ thời. Torah gồm những bộ luật sau đây:

a. Thập điều: Mười Lời được ghi khắc trên bảng đá, làm thành Lề luật căn bản về luân lý và tôn giáo, được coi như điều khoản của Giao ước Sinai. Thập điều được trình bày hai lần (Xh 20,2-17 và Đnl 5,6-18). Chắc chắn hai bản văn đều xuất phát từ một nguồn nguyên thủy mà truyền thống gán cho Môisen.

b. Bộ luật giao ước (truyền thống E): Xh 20,24–23,9. Bộ luật này nằm xen kẻ giữa Thập điều và phần kết của trình thuật giao ước tại Sinai. Luật giao ước đáp ứng hoàn cảnh một xã hội sau thời Môisen, chuyên về canh nông trồng trọt; cho nên quan tâm đến súc vật cày bừa, công việc đồng áng, nghề trồng nho, nhà cửa (giả thiết dân đã định cư). Bộ luật thấm nhuần tinh thần tin vào Giavê, phản ứng lại nền văn minh Canaan.

c. Bộ Luật Đệ Nhị Luật (Đnl 12,1–26,15) làm thành phần chính yếu của sách Đệ Nhị Luật. Bộ luật này lấy lại một phần bộ luật giao ước, nhưng thích nghi với cuộc sống kinh tế và xã hội đã đổi thay. Nét nổi bật trong Luật Đnl là quan tâm bảo vệ người yếu, tuyên xưng uy quyền Thiên Chúa trên đất và trên dân của Người, cổ vũ việc tuân giữ các điều khoản của lề luật.

d. Luật Lêvi. Sách Lêvi được hình thành dứt khoát sau lưu đày, gồm những luật về phụng tự, như của dâng tiến và việc tế lễ (1-7), cấp bậc Tư tế (8), các đại lễ (23), nơi thánh và các vật dụng thánh (25); luật về thức ăn (11), sự trong sạch (13-15), lễ xá tội (Yôm-Kippour) (16); luật về sự Thánh thiện (17-16).

Ngũ Thư vừa là một lịch sử và là luật pháp. Nếu các Thánh Vịnh ca tụng Thiên Chúa và kêu xin Người cứu giúp; các sách Khôn Ngoan nhằm giáo dục cá nhân về tôn giáo và luân lý; các Ngôn Sứ mạnh mẽ tuyên rao lòng thành tín của Chúa và hăng hái vạch trần tội lỗi của Israel … thì Ngũ Thư giới thiệu cho ta một dân tộc, cách thế Thiên Chúa thiết lập dân ấy, bảo vệ và dẫn đưa dân về một định mệnh kỳ diệu. Ý nghĩa của bộ sách này hệ tại mối liên lạc Thiên Chúa nối kết với dân của Người và qua đó với toàn thể nhân loại. Lịch sử mối tương quan ấy được tóm kết trong bốn điểm chính là Lời hứa - Tuyển chọn làm dân riêng - Giao ước - Lề luật. Đây là bốn chủ đề quan trọng được triển khai trong Ngũ Thư và suốt dọc dài Cựu ước. Chính Đức Kitô mới ban cho lịch sử cứu độ ý nghĩa trọn vẹn của nó, như Phaolô trình bày trong Gl 3,15-29. Ngài đến thực hiện các lời hứa của Thiên Chúa, ký kết Giao ước mới với đoàn dân mới là miêu duệ của Abraham trong đức tin. Ngài ban lề luật mới là Tin Mừng và Thần Khí để dẫn đưa mọi kẻ tin về với Thiên Chúa.

Sách Đệ Nhị Luật là một lược tóm lịch sử tôn giáo của Israel khởi từ Sinai, trong đó điều then chốt là phải trung thành phụng sự Giavê, Thiên Chúa duy nhất và chân thật. Nội dung của sách sưu tập lại luật Môisen, đồng thời kể lại một số biến cố xảy ra tại Môáp. Trình thuật mang hình thức ba bài diễn từ của Môisen phát biểu vào cuối đời, với dụng ý quả quyết: tư tưởng chủ yếu trong sách là của Môisen. Đệ Nhị Luật được coi như sách kỷ yếu: nhắc lại để nhớ, nhớ để rút bài học. Bài học chủ yếu của tác giả là: nhắc cho Israel quá khứ lịch sử của nó là một chuỗi hồng ân liên tục Chúa ban cho họ cách nhưng không. Nay ở ranh giới Hứa Địa, họ đừng quên mọi thành công xưa đều nhờ Giavê. Từ nhận thức đó, họ chuẩn bị vào Đất Hứa trước hết bằng lòng tin tuyệt đối vào Giavê.

Dân Do Thái sắp đi vào Đất Hứa, miền đất này nơi nào cũng có tà giáo. Các tôn giáo sơ khai của các dân tộc xung quanh luôn hấp dẫn. Đặc biệt là các thầy bói, bà đồng. Dân chúng mê tín luôn tìm đến với họ để được giao cảm với thần minh, để biết ý trời và hậu vận. Người có óc khoa học ngày nay coi đó là bịp bợm, người có đức tin chân chính nghĩ đó là những việc do ma quỉ bày đặt ra. Bởi đó, tác giả sách Đnl cảnh giác dân chúng, không được tin vào bói quẻ phù chú, lên đồng lên bóng, chiêm tinh chiêu hồn, phải hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa. Bù lại, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện giữa dân Người một tiên tri như Môisen. Bài sách Đnl còn nói về Đấng Thiên Sai Cứu Thế sẽ đến, Người sẽ là vị tiên tri trổi vượt trên hết mọi tiên tri. Đó chính là Chúa Giêsu sẽ khiến người ta kinh ngạc về cách giảng dạy và đầy quyền năng như câu chuyện kể của Phúc âm Chúa nhật hôm nay.

2. Chúa Giêsu, Đấng ban lề luật mới

Chúa Giêsu vào hội đường Do Thái ngày Sabat. Vì là thành phần của dân giao ước nên mọi người trong hội đường đều có quyền đọc và bình giảng một đoạn sách Thánh nào đó. Chúa Giêsu đọc sách và giảng dạy dân chúng. Thánh Maccô không cho biết Chúa đọc đoạn sách nào, cũng không nhắc đến nội dung giảng dạy hôm ấy. Maccô chỉ kể “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư”. Thiên hạ ngạc nhiên trước một kinh sư trẻ tuổi, phong thái giảng dạy như một Đấng có uy quyền khác với các kinh sư luật sĩ. Thiên hạ còn kinh ngạc về giáo lý của Người. Giáo lý vừa đi vào nội tâm, vừa có một nội dung ưu việt hơn những bài học luân lý Cựu ước. Họ sửng sốt kinh ngạc là phải, bởi lẽ Chúa Giêsu không giải thích truyền thống của cha ông nhưng là giáo huấn của Chúa Cha. Người không công bố lề luật nhưng công bố Nước Thiên Chúa đã đến gần. Người xuất hiện như Đấng mang lấy thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Người ban lề luật mới là Tin Mừng và Thần Khí.

Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, Người còn thiết lập Nước Thiên Chúa bằng hành động thực hiện nội dung lời rao giảng. Trong hội đường hôm ấy có một người bị thần ô uế ám. Thấy Chúa Giêsu, Satan run sợ. Đối diện với Đấng quyền năng, Satan sợ hải: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi chăng?”. Nó tuyên xưng “Tôi biết ông là ai. Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa bắt nó phải im ngay và Người dùng quyền năng trục xuất nó ra khỏi nạn nhân. Satan bị án phạt đời đời vì tội kiêu căng, tội gieo nọc độc cho Nguyên Tổ trong vườn địa đàng. Thiên Chúa không cho Satan có quyền hành gì trên con người, trừ khi con người tự nguyện trở thành nô lệ.

Chúa Giêsu là Đấng đầy uy quyền trong lời nói và nhiều hiệu năng trong hành động. Người đã giải thoát nhân loại khỏi ách thống trị của sự dữ. Con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của bản năng và của sự ác để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa. Đấng Thánh của Thiên Chúa, Đấng trong sạch vẹn tuyền đã đẩy lui và tiêu diệt sức mạnh Satan.

Ma quỉ là một quyền lực cụ thể đang hoành hành trên thế giới. Người ta có thể gọi tên quyền lực này là Belzebuth, Lucifer, Belial, là con rắn xưa, là tên dối trá, tên cám dỗ… Tất cả đều chỉ thực tại duy nhất muốn phá vỡ kế hoạch Thiên Chúa và đưa con người vào nô lệ.

Nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao hình thái nô lệ, biết bao xiềng xích của ác thần đang trói buộc con người. Điều kinh khủng là người ta không nhận ra mình đang bị nô lệ. Nô lệ cho quyền lực như Hitler, Pônpôt... Nô lệ cho tình dục, nô lệ cho ma túy, nô lệ cho cờ bạc rượu chè. Nô lệ cho mọi thứ chủ nghĩa cực đoan, mọi thứ cuồng tín tôn giáo. Nô lệ là thứ tự do giả hiệu mà ma quỷ luôn quảng cáo và muốn mời mọc con người. Ma quỷ thường được vẽ như con vật xấu xí đáng sợ, nếu thế thì con người dễ nhận ra nó và nó khó cám dỗ được. Nhưng thực tế, ma quỉ mang dáng dấp xinh đẹp hấp dẫn. Nó tấn công bằng những thủ đoạn tinh tế ngọt ngào. Nó nắm rõ yếu điểm từng cá nhân từng tập thể để tấn công và mong hạ gục. Người ta tin vào những ngôi sao số mệnh, cầu cơ, bói toán, lá số tử vi. Tin vào những cái vô tri dẫn đến mê tín dị đoan sẽ làm nô lệ cho ma quỷ. Ngày nay nhiều người không còn tin vào sự hiện hữu của ma quỉ, đó là thành công lớn của ma quỉ.

Sứ mạng của Chúa Giêsu là giải thoát con người khỏi mọi hình thức vong thân và tha hóa. Cuộc đời Kitô hữu là một cuộc chiến chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ.

Mỗi ngày, chúng ta vẫn thành tâm nguyện xin: Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con khỏi sự dữ. Amen.
 
Lời ngôn sứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
23:09 26/01/2012
Chúa nhật 4B thường niên

“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Vì ngôn sứ nào cả gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).

Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.

Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.

Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Đức cố giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe (nghe theo) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.

Lời có sức diệt trừ sự dữ và ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1,27). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của Ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,9-10).

Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống, những điều thiện hảo luôn cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì hầu hết là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: “Đừng nghe lời các ngôn sứ (giả hiệu) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: “Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an!” Và với những kẻ lòng chai dạ đá: “Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em” (Gr 22,16-17). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x.Gr 28,1-17).

Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô (x. Dt 1,1-2). Và mãi cho đến ngày tân thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.

Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy tính vừa xua trừ sự xấu, sự dữ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bênêđictô XVI: Giáo Lý về Kinh nguyện Linh mục của Chúa Giêsu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:55 26/01/2012
Tình Yêu là Vinh Quang Thật, Vinh Quang của Thiên Chúa

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 24 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 25 tháng 1 năm 2012 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Lần này ĐTC suy niệm về Lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Chúa Giêsu mà chúng ta thường gọi là “Kinh Nguyện Tư Tế” của Người.


* * *


Anh chị em thân mến,

Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tập trung sự chú ý vào lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu thưa với Chúa Cha trong “Giờ” được nâng lên và tôn vinh của Người (x. Ga 17:1-26). Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo viết: “Truyền thống Kitô giáo gọi lời cầu nguyện này là “kinh nguyện tư tế” của Chúa Giêsu. Ðây là kinh nguyện của Vị Thượng Tế. Kinh nguyện không thể tách rời khỏi Hy Tế và cuộc Vượt Qua của Người, trong đó Người ‘tự hiến’ trọn vẹn cho Chúa Cha” (số 2747).

Kinh nguyện của Chúa Giêsu được hiểu trong toàn thể sự phong phú của nó, đặc biệt là nếu chúng ta đặt nó trong bối cảnh ngày lễ chuộc tội của người Do Thái, Yom Kippur. Trong ngày ấy, Vị Thượng Tế dâng lễ chuộc tội trước hết cho chính mình, sau đó cho hàng tư tế, và cuối cùng là cho toàn thể cộng đồng dân chúng. Mục đích là phục hồi dân Israel, sau một năm phạm tội, ý thức về việc hòa giải với Thiên Chúa, và ý thức mình là dân được tuyển chọn, “dân thánh” ở giữa các dân khác. Kinh nguyện của Chúa Giêsu trong chương 17 của Tin Mừng Thánh Gioan, dựa trên cấu trúc của lễ này. Chúa Giêsu thưa cùng Chúa Cha đêm ấy khi Người hiến dâng Chính Mình. Người, vừa là tư tế vừa là lễ vật hy sinh, cầu nguyện cho Chính Mình, cho các tông đồ và cho tất cả những ai tin vào Người, cho Hội Thánh của mọi thời đại (x. Ga 17:20).

Kinh nguyện mà Chúa Giêsu cầu cho Chính Mình là xin cho việc tôn vinh của Người, cho việc được “nâng lên” trong “Giờ” này của Người. Thực ra kinh nguyện này còn hơn là một lời cầu xin mà là một lời tuyên bố hoàn toàn sẵn sàng tự nguyện và quảng đại thi hành kế hoạch của Thiên Chúa Cha trong việc bị trao nộp và hoàn tất kế hoạch này trong cái chết và sự sống lại của Người. “Giờ” này khởi đầu bằng việc phản bội của Giuđa (x. Ga 13:31) và đạt đến cao điểm khi Chúa Giêsu Phục Sinh lên củng Chúa Cha (x. Ga 20:17). Khi Giuđa rời Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói những lời này: “Giờ đây Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa được vinh hiển trong Người” (Ga 13:31). Không phải là ngẫu nhiên mà Người bắt đầu kinh nguyện tư tế bằng cách nói rằng: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tuyên dương Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha,” (Ga 17:1). Sự tôn vinh mà Chúa Giêsu cầu xin cho Mình như Vị Thượng Tế, là việc hoàn toàn vâng phục Chúa Cha, một sự vâng phục dẫn đến tình trạng con thảo trọn vẹn nhất: “Vậy, giờ đây, lạy Cha, xin Cha tuyên dương Con trước mặt Cha, bằng vinh quang mà Con vẫn có cùng Cha trước khi tạo thành thế gian. Và bây giờ, Chúa Cha, tôn vinh sự hiện” (Ga 17:5). Chính sự sẵn sàng và lời cầu xin này là hành động đầu tiên của chức tư tế mới của Chúa Giêsu, Đấng hoàn toàn tự hiến trên Thánh Giá, và chính trên Thánh Giá - trong hành động yêu thương tối cao – mà Người được tôn vinh, bởi vì tình yêu là vinh quang thật, vinh quang của Thiên Chúa.

Phần thứ nhì của kinh nguyện này là lời cầu bầu của Chúa Giêsu cho các môn đệ là những kẻ ở với Người, họ là những người mà Chúa Giêsu có thể thưa cùng Chúa Cha: “Con đã tỏ lộ Danh Cha cho những người mà Cha đã lấy ra từ thế gian mà ban cho Con. Họ thuộc về Cha, mà Cha đã ban họ cho Con, và họ đã giữ lời Cha.” (Ga 17,6). “Tỏ lộ Danh Thiên Chúa cho con người” là thể hiện một sự hiện diện mới của Chúa Cha giữa dân chúng, giữa nhân loại. Sự “tỏ lộ” này không chỉ là một lời nói, nhưng là một thực thể trong Chúa Giêsu; Thiên Chúa ở cùng chúng ta, và do đó, Danh Ngài - sự hiện diện của Ngài với chúng ta, việc Ngài nên một với chúng ta – “được thể hiện .” Vì vậy, sự tỏ lộ này được thể hiện trong sự Nhập Thể của Ngôi Lời. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập vào xác phàm của nhân loại, Ngài tự đến gần, bằng một cách mới mẻ và độc đáo. Và sự hiện diện này lên đến tột đỉnh trong lẽ hy sinh của Chúa Giêsu, trong Lễ Vượt Qua của Cái Chết, và sự Phục Sinh của Người.

Ở trung tâm của lời cầu nguyện bầu cử và chuộc tội cho các môn đệ này là lời cầu xin thánh hiến, Chúa Giêsu thưa cùng Chúa Cha: “Họ không thuộc về thế gian, cũng như chính Con không thuộc về thế gian. Xin Cha thánh hiến họ trong chân lý. Lời Cha là chân lý. Như Cha đã sai Con đến trong thế gian, thì Con cũng sai họ vào thế gian. Và vì họ Con xin thánh hiến chính Con, để họ cũng được thánh hiến trong chân lý.”(Ga 17:16-19). Tôi hỏi: Thế nào là “thánh hiến” trong trường hợp này? Trước hết phải nói rằng những từ “được thánh hiến” và “thánh”, theo đúng nghĩa, chỉ áp dụng cho Thiên Chúa. Như thế thánh hiến có nghĩa là chuyển giao một thực tại - một người hay một vật - để thành tài sản của Thiên Chúa. Và điều này có hai khía cạnh bổ túc cho nhau: một đàng là lấy ra khỏi những gì là thông thường, tách ra, “để riêng ra” khỏi lãnh vực cuộc sống cá nhân của một người, để được hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa; và đàng khác, sự tách biệt này, sự chuyển giao vào lãnh vực của Thiên Chúa này, có nghĩa chính xác là 'việc sai đi', sứ vụ: nghĩa đó chính xác vì nó nghĩa là được hiến dâng cho Thiên Chúa, để người được thánh hiến sống “cho” những người khác, được ban cho tha nhân.

Hiến mình cho Thiên Chúa có nghĩa là không còn sống cho chính mình, mà cho tất cả mọi người. Và “người được thánh hiến, như Chúa Giêsu, được tách ra khỏi thế gian và được dành riêng cho Thiên Chúa để làm một nhiệm vụ, và đó chính là lý do tại sao người ấy hoàn toàn sẵn sàng phục vụ tất cả mọi người. Đối với các môn đệ, là những ngưởi sẽ có sứ vụ tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu, được hiến dâng cho Thiên Chúa là để sống trong sứ vụ phục vụ tất cả mọi người. Vào buổi tối lễ Phục Sinh, Đấng Phục Sinh, hiện ra với các môn đệ của Người và nói với họ, “Bình an cho các con! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.” (Ga 20:21).

Việc làm thứ ba của kinh nguyện tư tế này phóng đại cái nhìn đến tận thế. Giờ đây Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha để cầu thay cho tất cả những người được dẫn đến đức tin qua việc truyền giáo được bắt đầu bởi các tông đồ, và tiếp tục trong lịch sử: “Con không những chỉ cầu nguyện cho một mình họ, mà cũng cho những người sẽ tin vào Con qua lời họ.” Chúa Giêsu cầu nguyện cho Hội Thánh của mọi thời đại và Người cũng cầu nguyện cho chúng ta (Ga 17:20). Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nói: “Chúa Giêsu đã hoàn thành công trình của Chúa Cha; cũng như hiến tế, lời nguyện của Người trải rộng đến ngày tận thế. Kinh nguyện vào giờ của Người hoàn tất thời gian cuối cùng và đưa tới ngày viên mãn.” (số 2749).

Lời cầu xin chính cùa kinh nguyện tư tế của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ qua mọi thời đại, là cho sự hợp nhất trong tương lai của tất cả những ai tin vào Người. Sự hợp nhất này không phải là một kết quả của thế trần. Nó chĩ đến từ sự hiệp nhất của Thiên Chúa và đến với chúng ta từ Chúa Cha qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu khẩn xin một món quà đến từ trời cao, và tạo ra kết quả - thực sự và có thể cảm nhận được - trên thế gian. Người cầu nguyện, “để tất cả được nên một, lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong Chúng Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17:21).

Một mặt, sự hiệp nhất của các Kitô hữu là một thực thể bí ẩn, hiện diện trong tâm hồn của các tín hữu. Nhưng đồng thời, nó phải trở nên hữu hình một cách thật rõ ràng trong lịch sử; nó phải hữu hình để thế gian có thể tin; nó có một mục đích rất thực tế và cụ thể -- nó phải trở nên hữu hình ngõ hầu tất cả mọi người biết rằng chúng ta thực sự là một. Sự hiệp nhất của các môn đệ tương lai, là sự hiệp nhất với Chúa Giêsu –là Đấng mà Chúa Cha đã sai xuống thế gian – cũng là nguồn mạch của hiệu lực của việc truyền giáo của Kitô giáo trên thế gian.

“Chúng ta có thể nói rằng kinh nguyện tư tế của Chúa Giêsu hoàn thành tổ chức của Hội Thánh.” Chính ở đây, trong hành động của Bữa Tiệc Ly, mà Chúa Giêsu đã thành lập Hội Thánh. “Thật vậy, vì Hội Thánh là gì, nếu không phải là cộng đồng các môn đệ, là những người nhận được sự hiệp nhất của mình qua đức tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô như Đấng đã được Chúa Cha sai đến, và được tham gia vào sứ mệnh của Chúa Giêsu để cứu thế gian bằng cách dẫn nó đến sự nhận biết Thiên Chúa sao?” Ở đây chúng ta thực sự tìm thấy một định nghĩa thật về Hội Thánh. Hội Thánh được sinh ra từ ‘kinh nguyện của Chúa Giêsu’. Nhưng kinh nguyện này không chỉ là lời nói, nhưng còn là hành động mà trong đó Người “tự thánh hiến” chính mình, nghĩa là “tự hiến” cho sự sống của thế gian” (x. Chúa Giêsu thành Nadareth, II, 117tt).

Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ của Người được nên một. Với sự hiệp nhất nnhư thế, được lãnh nhận và bảo vệ, Hội Thánh có thể tiến bước “trong thế gian” mà không “thuộc về thế gian” (x. Ga 17:16) và sống sứ vụ được Chúa trao phó ngõ hầu thế gian tin vào Chúa Con và tin vào Chúa Cha, là Đấng đã sai Người. Như thế Hội Thánh sẽ trở thành nơi mà sứ vụ của Đức Kitô được tiếp tục: để dẫn thế gian ra khỏi sự xa cách Thiên Chúa và chính mính, ra khỏi tội lỗi, để nó lại trở thành thế giới Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, chúng ta đã hiểu một số yếu tố về sự phong phú tuyệt vời của kinh nguyện tư tế của Chúa Giêsu, là điều tôi mời anh chị em đọc và suy niệm, để kinh nguyện này hướng dẫn chúng ta trong cuộc đàm đạo với Chúa, và dạy chúng ta cầu nguyện. Cho nên, chúng ta cũng vậy, trong kinh nguyện của mình, hãy cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta đi sâu hơn vào trong chương trính mà Ngài có cho mỗi người chúng ta; hãy xin Ngài giúp chúng ta “thánh hiến” cho Ngài, để càng ngày càng thuộc về Ngài nhiều hơn, để có thể luôn luôn yêu thương tha nhân nhiều hơn, kể cả những ngưởi gần chúng ta lẫn những ngưởi xa chúng ta. Chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta khả năng luôn luôn mở lời cầu nguyện của mình ra cho các chiều kích của thế gian, mà không chỉ đóng khung trong việc cầu xin Chúa giúp trong các vấn đề của mình, nhưng nhớ đến những người lân cận trước mặt Chúa và học vẻ đẹp của việc cầu nguyện cho người khác. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân hiệp nhất hữu hình giữa tất cả các tín hữu trong Đức Kitô - chúng ta đã thành khẩn cầu xin điều này trong Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhấy Kitô Giáo – chúng ta hãy cầu nguyện để luôn luôn sẵn sàng trả lời bất cứ ai đòi hỏi chúng ta lý do của niềm hy vọng trong chúng ta (x. 1 Pr 3:15). Cảm ơn anh chị em.

+ĐTC Bênêđictô XVI
 
Đức Thánh Cha bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất
Lm. Trần Đức Anh OP
14:53 26/01/2012
ROMA - Lúc 5 giờ rưỡi chiều 25-1-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài 26 HY, còn có đông đảo các GM, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là Đức TGM Ghennadios của Giáo Hội Chính Thống tại Italia và Malta, Kinh Sĩ Richardson, Đại diện Đức TGM Canterbury, Giáo chủ Liên hiệp Anh Giáo, nhóm làm việc gồm nhiều đại diện các Giáo hội Kitô ở Ba Lan, đã soạn tài liệu cho tuần cầu nguyện hiệp nhất năm nay, các sinh viên Học viện đại kết ở Bossey, Thụy Sĩ.

Trước khi kinh chiều bắt đầu, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng và cám ơn ĐTC đã đến chủ sự Kinh Chiều này. ĐHY ghi nhận sự hiện diện của đông đảo đại diện các tín hữu Kitô trong buổi hát kinh chứng tỏ lời mời gọi của ĐTC cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô được nhiều người lắng nghe đón nhận.

Trong bài giảng, ĐTC đã dựa vào các bài đọc để diễn giải đề tài tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô năm nay là: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi nhờ chiến thắng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Xc 1 Cr 15,51-58). Ngài nêu bật tấm gương của thánh Phaolô tông đồ, người đã được ơn thánh của Chúa biến đổi từ một người hăng say bách hại các Kitô hữu thành tông đồ không biết mệt mỏi của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. ĐTC nhận xét rằng kinh nghiệm bản thân của Thánh Phaolô giúp thánh nhân chờ đợi sự viên mãn của mầu nhiệm biến đổi, với niềm hy vọng vững chắc: sự biến đổi này liên hệ tới tất cả những người tin nơi Chúa Giêsu Kitô, toàn thể nhân loại và các loài thụ tạo.

ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Trong khi dâng lời cầu nguyện, chúng ta cũng tín thác mình được biến đổi và trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô. Điều này đặc biệt đúng trong việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Thực vậy, khi chúng ta khẩn cầu hồng ân hiệp nhất cho các môn đệ Chúa Kitô, chúng ta đón nhận như của chính mình niềm mong ước đã được Chúa Giêsu Kitô biểu lộ hôm trước ngày chịu nạn và chịu chết trong kinh nguyện dâng lên Chúa Cha: ”để tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21).

ĐTC mời gọi các tín hữu Kitô hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng mặc dù chúng ta vẫn đang cảm nghiệm tình trạng chia rẽ đau thương, bởi vì sự chiến thắng của Chúa Kitô có nghĩa là vượt thắng tất cả những gì ngăn cản không cho chúng ta chia sẻ trọn vẹn cuộc sống sung mãn với Chúa và với tha nhân.. Sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô chúng ta hãy cùng nhau hoạt động trong chính nghĩa sự thiện, chia sẻ sứ mạng của Chúa, sứ mạng mang hy vọng nơi những nơi đang bị bất công, oán thù và tuyệt vọng thống trị.”

ĐTC cũng nhắc đến quan niệm Kitô về sự chiến thắng, đó không phải là một sự thành công tức khắc.. Chiến thắng ấy xảy ra theo thời gian của Thiên Chúa, chứ không phải của chúng ta, đồng thời đòi chúng ta phải có niềm tin sâu xa và kiên nhẫn trường kỳ... Cũng vậy sự chờ đợi của chúng ta đối với sự hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội phải có tính chất kiên nhẫn và tín thác. Chỉ trong thái độ đó, kinh nguyện và sự dấn thân hằng ngày của chúng ta cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô mới có ý nghĩa. Thái độ kiên nhẫn chờ đợi ấy không có nghĩa là thụ động hoặc cam chịu, nhưng là mau mắn và chăm chú đáp lại mỗi cơ hội hiệp thông và huynh đệ mà Chúa Ban cho chúng ta” (SD 25-1-2012)
 
Giáo Hội là cộng đoàn nảy sinh từ lời cầu nguyện linh mục của Chúa Giêsu
Linh Tiến Khải
14:55 26/01/2012
Giáo Hội là cộng đoàn nảy sinh từ lời cầu linh mục của Chúa Giêsu và bao gồm những người được thánh hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa và tất cả mọi người, và được sai ra đi đem thế giới trở về với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI, sáng thứ tư 25-1-2012. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa lời cầu nguyện Chúa Giêsu thưa lên với Thiên Chúa Cha trong ”Giờ” Người được nâng cao lên và được tôn vinh như thánh Gioan ghi trong chương 17 câu 1 tới 26.

Chỉ có thể hiểu được lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu trong tất cả sự phong phú của nó khi lồng khung nó vào trong bối cảnh ngày lễ Yôm Kippur, tức lễ Xá Tội của do thái giáo. Trong ngày đó vị Thượng Tế dâng hiến lễ đền tội cho chính mình, rồi cho hàng tư tế và sau cùng cho toàn cộng đoàn dân Chúa. Mục đích là trao ban trở lại cho dân Israel, sau các lỗi phạm của một năm, ý thức của việc giao hòa với Thiên Chúa, ý thức là dân được tuyển chọn, ”dân thánh” giữa các dân tộc khác. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu lấy lại cấu trúc của lễ này. Trong đêm đó, Chúa Giêsu hướng tới Thiên Chúa Cha trong lúc Người hiến dâng chính mình. Là tư tế và vật hiến tế, Chúa Giêsu cầu nguyện cho mình, cho các môn đệ và cho tất cả những ai sẽ tin vào Người, cho Giáo Hội của mọi thời đại.

Lời Chúa Giêsu cầu cho chính Người là lời xin của sự tôn vinh, của việc nâng cao Người lên trong ”Giờ” của Người... ”Giờ” này đã bắt đầu với sự bội phản của Giuđa (x Ga 13,31) và sẽ đạt tột đỉnh với biến cố Chúa Giêsu về với Thiên Chúa Cha (Ga 17,17). Không phải vô tình mà Chúa Giêsu bắt đầu lời cầu linh mục bằng cách nói: ”Lậy Cha! Giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17,1). Đức Thánh Cha giải thích lời cầu này như sau:

Sự vinh danh mà Chúa Giêsu xin cho chình mình như là Thượng Tế, là việc bước vào trong sự vâng phục tràn đầy Thiên Chúa Cha, một sự vâng phục dẫn đưa Người vào trong điều kiện con thảo tràn đầy: ”Vậy lậy Cha, giờ đây xin Cha tôn vinh Con bên Cha; xin ban cho Con vinh quang mà Con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian” (Ga 17,5). Sự sẵn sàng và lời xin này là cử chỉ đầu tiên chức tư tế mới của Đức Giêsu, là tự trao ban hoàn toàn cho thập giá, và chính trên thập giá là cử chỉ yêu thương tột đỉnh, Người được tôn vinh, bởi vì tình yêu là vinh quang đích thật, vinh quang của Thiên Chúa.

Điểm thứ hai trong lời cầu của Chúa Giêsu là xin cho các môn đệ: ”Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha” (Ga 17,6). Việc tỏ lộ ấy là một thực tại nơi Chúa Giêsu; Thiên Chúa ở với chúng ta, và như thế danh Người, sự hiện diện của Người ở với chúng ta, là một với chúng ta, đã được thực hiện. Như vậy sự biểu lộ này được thưc hiện trong việc nhập thể của Ngôi Lời. Nơi Đức Giêsu Thiên Chúa bước vào trong thịt xác con người, gần gũi con người trong cách thế duy nhất và mới mẻ. Và sự hiện diện ấy đạt tột đinh trong hiến tế Chúa Giêsu thực hiện trong lễ Vượt Qua của cái chết và sự phục sinh của Người.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trung tâm lời cầu bầu cử và đền tội cho các môn đệ là lời xin thánh hiến: ”Họ không thuộc về thế gian cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai Con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ Con xin thánh hiến chính mình Con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17,16-19).

Chỉ có Thiên Chúa là ”Đấng thánh hiến” hay ”Thánh” mà thôi. Như thế thánh hiến có nghĩa là chuyển dời một thực tại, một người hay một vật vào trong quyền sở hữu của Thiên Chúa. Một đàng là lấy đi từ những của chung, tách ra, để riêng ra từ môi trường cuộc sống cá nhân của con người để hiến dâng hoàn toàn cho Thiên Chúa; đàng khác sự tách rời đó, việc di chuyển sang lãnh vực của Thiên Chúa đó, có ý nghĩa riêng là ”sai đi”, ban sứ mệnh: chính vì đã cho Thiên Chúa nên thực tại hay người được thánh hiến hiện hữu cho người khác, được trao ban cho người khác. Cho Thiên Chúa có nghĩa là không còn là của chính mình nữa, mà là của tất cả mọi người. Người được thánh hiến là người giống Chúa Giêsu, được tách rời khỏi thế giới và để riêng ra cho Thiên Chúa cho một nhiệm vụ và vì thế nên hoàn toàn trong quyền sử dụng của tất cả mọi người. Đối với các môn đệ, đó sẽ là tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu, được trao tặng cho Thiên Chúa để thi hành sứ mệnh cho tất cả mọi người.

Điểm thứ ba trong lời cầu linh mục của Chúa Giêsu trải đài cái nhìn cho tới ngày tận thế... Chúa Giêsu cầu nguyện cho Giáo Hội thuộc mọi thời đại và cũng cầu nguyện cho chúng ta nữa (Ga 17,20). Sách Giáo Lý Giáo Hội bình luận như sau: ”Chúa Giêsu đã đã thành toàn công trình của Thiên Chúa Cha và lời cầu nguyện của Người, cũng như Hiến tế của Người, trải dài cho đến khi kết thúc thời gian. Lời cầu của ”Giờ” làm đầy thời sau hết và đưa nó tới chỗ hoàn tất” (s. 7249). Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:

Lời xin chính trong lời cầu linh mục của Chúa Giêsu được dành cho các môn đệ thuộc mọi thời đại là lời xin cho sự hiệp nhất tương lai của tất cả những ai sẽ tin nơi Người. Sự hiệp nhất đó không phải là một sản phẩm của trần gian. Nó chỉ phát xuất từ sự hiệp nhất của Thiên chúa và tới với chúng ta từ Thiên Chúa Cha, qua Chúa con và trong Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu xin một ơn từ trời có hiệu qủa thực sự và có thể nhận ra được trên trái đất. Người cầu nguyện để ”tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,21).

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Sự hiệp nhất các tín hữu kitô một đàng là một thực tại bí mật ở trong con tim của những người tin. Nhưng đồng thời nó phải hiện ra với tất cả sự trong sáng trong lịch sử, phải lộ hiện ra để thế gian tin. Nó có một mục đích rất thực tiễn và cụ thể, nó phải lộ hiện để tất cả thực sự là một. Sự hiệp nhất ấy cũng là suối nguồn sự hữu hiệu của sứ mệnh kitô trong thế giới. Đức Thánh Cha suy tư thêm về nguồn gốc Giáo Hội như sau:

Chúng ta có thể nói rằng trong lời cầu linh mục của Chúa Giêsu việc thành lập Giáo Hội được hoàn tất... Chính nơi đây, trong Bữa Tiệc cuối cùng Chúa Giêsu tạo dựng ra Giáo Hội. Bởi vì Giáo Hội là gì, nếu không phải là cộng đoàn các môn đệ, mà qua lòng tin nơi Đức Giêsu Kitô như Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến, tiếp nhận sự hiệp nhất của nó và bị lôi cuốn vào trong sứ mệnh của Đức Giêsu là cứu rỗi thế gian bằng cách dẫn đưa nó tới sự thánh hiến cho Thiên Chúa? Chính ở đây chúng ta tìm thấy một định nghĩa đích thật về Giáo Hội. Giáo Hội nảy sinh từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Và lời cầu nguyện đó không chỉ là lời nói, mà là cử chỉ qua đó Người thánh hiến chính mình nghĩa là hiến tế chính mình cho sự sống của thế giới” (Đức Giêsu Thành Nagiarét, II, 117 tt.)

Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ nên một. Nhờ sức mạnh của sự hiệp nhất được tiếp nhận và giữ gìn ấy, Giáo Hội có thể bước đi ”trong trần gian”, mà không ”thuộc về trần gian” (Ga 17,16) và sống sứ mệnh được giao phó để thế gian tin nơi Chúa Con và Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Giáo Hội trở thành nơi trong đó sứ mệnh của Chúa Kitô được tiếp tục: đó là dẫn đưa ”trần gian” ra khỏi sự tha hóa con người khỏi Thiên Chúa và chính mình, ra khỏi tội lỗi để nó trở về với thế giới của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu hướng dẫn chúng ta trong cuộc đối thoại với Chúa và dậy chúng ta cầu nguyện... Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta được thánh hiến cho Người, ngày càng thuộc về Người hơn, để có thể ngày càng yêu thương tha nhân, gần cũng như xa. Chúng ta hãy xin Chúa ngày càng cho khả năng rộng mở lời cầu của chúng ta cho các chiều kích của thế giới, không đóng kín nó trong việc xin trợ giúp các vấn đề của chúng ta, mà nhớ tới tha nhân trước mặt Chúa, học bầu cử cho người khác. Chúng ta hãy xin Chúa ơn hiệp nhất cho tất cả mọi tín hữu kitô, ơn mà chúng ta đã tha thiết nài xin trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất này.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha khuyên các bạn trẻ tin tưởng nơi giáo huấn của Giáo Hội nhằm giúp trưởng thành toàn vẹn. Ngài xin các bệnh nhân dâng các khổ đau cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết giáo dục con cái theo cái luận lý của tình yêu nhưng không, noi gương tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
 
Đức Thánh Cha ban phép lành hàng năm cho những con cừu
Bùi Hữu Thư
16:09 26/01/2012
Trong nghi thức tưởng nhớ Thánh Anê Đồng Trinh Tử Đạo

ROME, ngày 24 tháng 1, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Như hàng năm, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ban phép lành cho hai con cừu sẽ được xén lông để dệt các giây len pallium cho các Tổng Giám Mục các giáo phận đô thị lớn sẽ được bổ nhiệm trong năm. Họ sẽ được lãnh nhận từ tay Đức Thánh Cha ngày 29 tháng 6, trong Thánh Lễ Trọng Thể kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, như dấu chỉ của sự hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô.

Nghi thức này đã được tổ chức ngày thứ sáu tuần qua 21 tháng 1, nhân dịp Lễ Nhớ Thánh Anê Đồng Trinh Tử Đạo người Rôma vào thế kỷ thứ Tư, bên trong Nhà Nguyện ĐGH Ubanô VIII của cung điện tông đồ (Chapelle Urbain VIII du palais apostolique.)

Theo truyền thống, hai con cừu này được các nữ tu Dòng Thánh Lorensô ở Panisperna nuôi nấng và đã được các tu sĩ Lateranô (les Chanoines réguliers du Latran) là những người phục vụ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Anê Ngoại Thành, trên đường Via Nomentana, dâng lên Đức Thánh Cha.

Giây pallium là một giải len trắng có thêu sáu thập giá mầu đen, tượng trưng cho các vết thương của Chúa Kitô, được các nữ tu Dòng Thánh Cecilia Transtévère (Sainte Cécile du Transtévère) dệt và may. Giây này cũng tượng trưng cho sự chăm lo săn sóc của Chủ Chiên Nhân Lành đã ôm con cừu con trên vai.

Khi đã may xong, các giây pallium sẽ được cất giữ trong một bình chứa bằng đồng được để trong Nhà Nguyện "Thánh Phêrô tự thú" (Niche de la confession de Pierre), cho tới ngày 29 tháng 6.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đặc biệt chú ý đến biểu tượng của giây pallium, ngài đã giải thích kỹ càng ý nghĩa trong bài giảng của Thánh Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng của ngài ngày 24 tháng 4, 2005 (xem Zenit ngày 24/4/2005).
 
Đức Thánh Cha nói: Truyền Giáo không bao giờ chỉ được coi là một ưu tư ngoại lệ
Bùi Hữu Thư
22:21 26/01/2012
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha nói: Truyền Giáo không bao giờ chỉ được coi là một ưu tư ngoại lệ.

Đức Thánh Cha nói trong sứ điệp gửi Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới: Từ các giám mục đến tu sĩ và cộng đồng giáo dân, "Tất cả mọi thành phần của tập thể Giáo Hội phải cảm nhận mạnh mẽ là được mời gọi bởi lệnh truyền của Chúa Kitô là rao giảng Phúc Âm, để cho Chúa Kitô có thể được tuyên xưng khắp mọi nơi."

Khánh Nhật Truyền Giáo được sẽ cử hành ngày 21 tháng 10 tại Vatican và tại đa số các quốc gia.

Trong sứ điệp của ngài được phổ biến bằng tiếng Ý ngày 25 tháng 1 tại Vatican, Đức Thánh Cha nói: có một "sự khẩn cấp mới" về lệnh truyền giáo ngay khi giáo hội kỷ niệm 50 năm Sắc Lệnh của Công Đồng Vatican II về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội ("Ad Gentes").

Ngài nói: Sự khẩn cấp này được dựa trên con số ngày càng gia tăng những người trên toàn thế giới vẫn chưa được nghe đến sứ điệp Phúc Âm và tình trạng thế tục hóa ngày càng gia tăng tại các quốc gia theo truyền thống theo Kitô giáo.

Đức Thánh Cha nói: "Cần tái tạo sự hăng hái trong việc chia xẻ đức tin để cổ võ cho tân Phúc Âm hóa tại các cộng đồng có truyền thống theo Kitô giáo và các quốc gia đang đánh mất định hướng về Thiên Chúa, và giúp họ tái khám phá niềm vui của đức tin."

Ngài nói: "Chúng ta cần phục hồi cùng một tinh thần tông đồ sốt mến của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, dù nhỏ bé và yếu đưối, họ vẫn có thể loan truyền Phúc Âm qua việc rao giảng và làm nhân chứng."

Ngài nói: Một trong những thách đố to lớn nhất cho việc truyền giáo là "cuộc khủng hoảng đức tin, không chỉ riêng tại thế giới Tây Phương, mà còn trong một phần lớn nhân loại; tuy nhiên họ vẫn khao khát Thiên Chúa và phải được mời gọi và dẫn đưa đến bàn tiệc của bánh và nước hằng sống."

Chủ đề của sứ điệp, "Được mời gọi để loan truyền Lời Chân Lý," được trích từ Tông Huấn "Porta Fidei" ("Cánh Cửa Đức Tin") của Đức Thánh Cha, được phổ biến tháng 10 năm vừa qua để công bố Năm Đức Tin sẽ khởi sự vào tháng 10 năm nay.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Ưu tư về việc truyền giáo không bao giờ được nằm bên lề của hoạt động của giáo hội và đời sống cá nhân của các Kitô hữu;" những người có đức tin cần gắn bó với đức tin của mình mạnh mẽ hơn nhiều và hiểu rằng họ không chỉ là những người tiếp nhận, nhưng còn là những nhà rao truyền Phúc Âm.

Ngài nói: Với sự phức tạp của thế giới hiện đại, phải tìm ra các phương pháp mới để truyền thông Lời Chúa.

Ngài nói: Rao giảng Phúc Âm hữu hiệu trong một thế giới thường xuyên thay đổi "đòi hỏi phải thường xuyên tiếp thu các lối sống mới, cũng như có các kế hoạch mục vụ và tổ chức trong giáo phận phù hợp với chiều kích nền tảng của bản thể giáo hội," đó chính là Phúc Âm hóa.

Ngài nói: "Đức tin là một quà tặng được ban cho để chia xẻ, đó là một ánh sáng không được ẩn dấu, nhưng phải chiếu soi toàn thể căn nhà. Đây là quà tặng quan trọng nhất được trao ban trong đời sống chúng ta, và không được giữ cho riêng mình."

Đức Thánh Cha cám ơn công trình của các Hội Dòng Giáo Hoàng Truyền Giáo, đã rao truyền Phúc Âm bằng cách "cung cấp những trợ giúp cho tha nhân, công lý cho người nghèo khổ nhất, khả năng giáo dục tại các làng mạc hẻo lánh nhất, săn sóc y tế tại các miền xa xôi, giúp cho người dân thoát nạn nghèo khó, phục hồi phẩm giá cho những người sống bên lề xã hội, yểm trợ việc phát triển con người, và một phương cách để vượt thắng những chia rẽ về sắc tộc và tôn trọng đời sống ở mọi giai đoạn."
 
Top Stories
Vatican defends transfer of official
AP
10:18 26/01/2012
VATICAN CITY (AP) - The Vatican on Thursday defended its transfer of a top official to Washington after he exposed alleged corruption in the awarding of Holy See contracts.

The Vatican also warned that it could take legal action against a TV show that reported on the case. The Italian investigative news program, "The Untouchables," showed letters from Archbishop Carlo Maria Vigano to Pope Benedict XVI begging not to be transferred after exposing corruption costing the Vatican millions of euros (dollars).

Vigano was removed in October as the No. 2 administrator of the Vatican city-state and was named the pope's ambassador to Washington. While the job is highly prestigious, the posting took Vigano far from headquarters and out of the running for the Vatican's top administrative job, which carries with it the rank of cardinal.

The Vatican statement said Vigano was given one of the most important roles in Vatican diplomacy, citing this as proof of Benedict's "unquestionable respect and trust" in him.

The statement did not respond to specific allegations aired Wednesday night on the news show on the private La7 network. It criticized "questionable journalistic methods" such as revealing confidential documents and complained that information was presented "in a superficial and biased manner."

The Holy See also said it would pursue "all opportune ways, if necessary, legal measures" to protect the reputation of Vatican officials mentioned in the program.

(Source: http://www.kwes.com/story/16606538/vatian-defends-transfer-of-official-to-washington)
 
Pope: No one exempt from Missionary vocation
Zenit
10:20 26/01/2012
Says Every Church Activity Should Have Mission Perspective

VATICAN CITY, JAN. 25, 2012 (Zenit.org).- Benedict XVI says that every component of the Church should feel bound by Christ's mandate to preach the Gospel, so that He is proclaimed everywhere.

The Pope said this in a text for World Mission Day, which the Vatican released today. World Mission Day will be celebrated this year Oct. 21.

"All the components of the great mosaic of the Church must feel strongly drawn in by the Lord's mandate to preach the Gospel, so that Christ is proclaimed everywhere," the Holy Father affirmed.

"The mission ad gentes should be, also today, the constant horizon and paradigm of every ecclesial activity, because the very identity of the Church is constituted by faith in the Mystery of God," he added.

Benedict XVI called for a "taking up again [of] the same apostolic impetus of the first Christian communities, which, small and vulnerable, with their proclamation and witness, were able to spread the Gospel in the whole then-known world."

Giving from need

The Holy Father lauded Churches in mission territories, or young Churches, who are themselves actively engaged in missionary work, "even if they themselves are still in need of missionaries."

"So many priests, men and women religious, from every part of the world, numerous laymen and, in fact, whole families leave their countries, their local communities and go to other churches to witness and proclaim the Name of Christ, in whom humanity finds salvation," he noted.

The Pontiff stressed the need for missionary work so that all people have the opportunity to know Christ.

"The meeting with Christ as a living person who satiates the thirst of the heart cannot but lead to the desire to share with others the joy of this presence and to make it known so that all can experience it," he said. "It is necessary to renew the enthusiasm to communicate the faith so as to promote a New Evangelization of the communities and countries of ancient Christian tradition, which are losing their connection with God, in order to rediscover the joy of believing.

"The concern to evangelize must never be left on the margin of ecclesial activity and of the personal life of the Christian, but it must be strongly characterized by the awareness of being recipients and, at the same time, missionaries of the Gospel."

(Source: Full text: www.zenit.org/article-34186?l=english)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt Sinh viên Trà Kiệu và phát học bổng
Duy Trà
10:01 26/01/2012
ĐÀ NẴNG - Lúc 8 giờ 30 sáng nay, ngày mồng 4 tết, ( 26-1-2012) khoảng 80 SVCG Trà Kiệu đã tập trung về Đền Đức Mẹ Trà Kiệu để dự ngày họp mặt hằng năm,và lễ phát Học Bổng khuyến học lần thứ 11. Cha quản xứ Trà Kiệu , Phaolo Đoàn Quang Dân đã dâng Thánh Lễ khai mạc ngày hội.

Xem hình ảnh

Trong Thánh Lễ cầu Bình an do Trakieu Foundation xin, Cha quản xứ đã nhắc nhớ các SV là những người đã được học hành đến nơi đến chốn phải biết ý thức về bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và Quê hương Giáo xứ ,nhất là phải biết cầu nguyện cho Cha mẹ, Ân nhân… những người đã chăm lo, quan tâm đến việc học hành của mình.

Sau Thánh lễ các bạn SV vừa nhâm nhi bánh mứt , vừa trao đổi với nhau về chủ đề” SV Trà Kiệu với Quê hương” . Để có điều kiện thực hiện công cuộc đóng góp cho Quê Hương Trà Kiệu, các bạn đã đồng thuận thực hiện một trang Web. với tên là “ SV Trà Kiệu.”để khởi đầu cho công cuộc tập họp và thông tin thông báo. Các bạn SV cũng đã bầu ra Ban quản trị trang Web gồm có 5 bạn chuyên về Công nghệ thông tin, Trưởng Ban là bạn Trúc, phó ban là bạn Duy… . Bên cạnh đó các bạn cũng còn đưa ra nhiều chương trình sinh hoạt cụ thể.

Sau buổi hội thảo, Trakieu Foundation đã tiến hành cấp phát học bổng khuyến học cho 47 SV còn đang tiếp tục học tại các Trường Đại Học, mỗi SV nhận được 50 USD, có 3 SV có hoàn cảnh khó khăn hơn mỗi em được nhận thêm 50 USD.

Buổi lễ phát học bổng lần thứ 11 chấm dứt vào lúc 11g cùng ngày.
 
Hội Học sinh Sinh viên Nghi Lộc gặp mặt truyền thống
Nghi Lộc
23:05 26/01/2012
Những ngày Tết cổ truyền đang dần trôi qua. Nhưng không khí và dư âm của nó ít nhiều còn đọng lại trong lòng mỗi người. Trong ngày Tết, có những phong tục, những truyền thống tốt đẹp được duy trì như một sự tiếp nối của quá khứ và hiện tại.

Xem hình ảnh

Điều đó được thể hiện trong ngày truyền thống ( ngày 4.1 AL) của Hội Học sinh – Sinh viên giáo xứ Nghi Lộc quê hương. Ngày truyền thống năm nay bắt đầu bằng những cơn mưa ban sớm. Ngay sau thánh lễ sáng dành riêng cho học sinh, sinh viên và giới trẻ trong xứ, các bạn trẻ đã tập trung tại trường Thiên Khải Đường để bắt đầu chương trình. Dù trời mưa lê thê suốt từ nhiều ngày trước, nhưng những người trẻ đã thể hiện một “tinh thần làng Nghi” qua việc tham dự chương trình khá đông đủ.

Với những người con đi học xa nhà, ngày truyền thống là dịp hiếm có để mỗi người được sống trong bầu khí thân thương riêng có của quê hương. Với các em học sinh quê nhà, đây lại là dịp để được gặp gỡ, trao đổi và giao lưu một cách đông đảo với các anh chị đi trước.

Với vẻ bề ngoài đầy vui tươi và cởi mở, Cha quản xứ Jos Nguyễn Đăng Điền đem đến cho ngày truyền thống những chia sẻ đơn sơ mà đầy hữu ích cho giới trẻ. Ngài không huấn dụ nhiều, nhưng đó là những điều đã được tích lũy trong suốt chiều dài của tuổi đời.

Thầy Đinh Ngọc Hân đã tổng kết lại hoạt động trong năm qua của Hội. Những sự hỗ trợ cần thiết mà Hội đã làm được nhằm nâng đỡ cho việc học tập của con em trong xứ, đặc biệt những hoàn cảnh khó khăn. Chính nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của các anh chị ở ngoại quốc, các anh chị đã đi làm và của các gia đình trong xứ mà Hội có thêm kinh phí hoạt động và tổ chức nhiều chương trình cho học sinh, sinh viên giáo xứ.

Buổi gặp mặt truyền thống trở nên sôi động hơn nhờ sự dẫn dắt khéo léo và đầy hài hước của MC Cao Tuấn, cùng những màn hoạt náo, đố vui do anh Đặng Chinh quản trò. Không thể không nhắc đến những chia sẻ của “thầy” Đức Tài, về quãng thời gian nửa năm học ở Tiểu Chủng viện và những trăn trở đối với giới trẻ quê nhà. Cũng không thể không nhắc đến lời tâm sự mộc mạc của “sơ” Hội, của em Thanh Hương – cô bé “giáp Trung” thuở nào!

Trong buổi gặp mặt, anh Hồng Ân đã thông báo cụ thể chương trình giao lưu, gặp mặt đầu Xuân với Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội trong ngày mùng 5 và mùng 6 Tết sắp tới. Sự kiện này là dịp để giới trẻ trong xứ gặp gỡ với các bạn trẻ người Giáo phận Vinh đang học tập, làm việc tại Hà Nội. Cũng là dịp để hình ảnh quê nhà được “quảng bá” rộng rãi đến bạn bè khắp mọi miền.

Chương trình gặp mặt khép lại sau gần ba tiếng sinh hoạt sôi động và bổ ích. Mỗi sinh viên đi học xa nhà được nhận một phần quà Tết ý nghĩa của Hội HS-SV. Và các em học sinh cấp III cũng được nhận một món quà nho nhỏ từ Cha quản xứ.

Khép lại chương trình, những người trẻ làng Nghi ra về khi từng cơn mưa vẫn còn giăng mắc. Đọng lại trong lòng mỗi người, đâu đó những tâm sự, những buồn vui của quãng đời đi học, đâu đó những trăn trở và rất nhiều hi vọng, tin tưởng ở quê hương…
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đoàn Văn Vươn - Jacquou của thời nay
Alf Hoàng Gia Bảo
10:07 26/01/2012
Vụ Tiên Lãng đã rẽ sang khúc quanh mới sau chuyến đi thực địa của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương được công bố trước Tết Nguyên Đán “Thu hồi đất như vậy là chưa rõ ràng, chưa minh bạch và loanh quanh... ý kiến của người dân mà tôi được tiếp xúc đều ca ngợi công lao của ông Đoàn Văn Vươn trong khai hoang lấn biển, bảo vệ đê điều và phát triển kinh tế biển. Người dân địa phương nói rằng việc ông Vươn và người thân tấn công người thi hành công vụ là sai nhưng hành động này là do bị dồn nén”

Như vậy tôị danh ‘chống người thi hành công vụ’ với mức án có thể lên đến hàng chục năm tù cho anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quí có thể sẽ được giảm nhẹ nhiều vì là hành động tự vệ, những thiệt hại vô cớ về tài sản sẽ được đền bù và chấm dứt việc thu hồi đất trái phép? Trong khi đó hai anh em chủ tịch huyện Tiên Lãng và xã Quang Vinh là Lê Văn Hiền – Lê Văn Liêm nhiều tin cho biết sau Tết sẽ bị mất chức và có thể còn bị truy tố vì tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn.

Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên người dân ‘thấp cổ bé họng’ chiến thắng chính quyền trong tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cách gia đình anhVươn đã chọn để giành lấy công lý là không bằng khiếu kiện ăn dầm nằm dề tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng như nhiều người mà anh biết chắc sẽ là vô vọng. Cũng không bằng con đường chạy chọt lo lót trong một xã hội mà tệ tham nhũng đã vô phương cứu chữa. Nhưng bằng những phát đạn nhắm thẳng vào lũ quan tham Hiền - Liêm. Chính họ mới là mục tiêu của vụ nổ hôm 5/1 chứ không phải sáu nhân viên công quyền thừa hành bị thương. Và nay với thông tin chuẩn bị cắt chức trên cho thấy anh Vươn đã bắn trúng đích!

Vụ nổ súng này chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đối với dân oan khắp nơi trên cả nước giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn trong cách đấu tranh thời gian sắp tới đây. Riêng với người dân xã Quang Vinh nơi xảy ra vụ việc, qua nhiều lời kể, các anh Vươn và Quí giờ đây đối với họ không khác gì những Jacquou ‘người nông dân nổi dậy’ của thời nay. Đồng thời còn là ‘bài học nhớ đời’ đối với lũ quan tham đang khắp nơi buộc họ từ nay phải e dè hơn mỗi khi muốn cướp đất của bất cứ người dân nào.

Nhưng dẫu kết quả vụ xử có như thế nào vì âm vang của vụ nổ Tiên Lãng đã bay đi quá xa. Là bằng chứng hùng hồn về sự hiện diện của một tầng ‘cường hào áo bá’ mới trong xã hội VN ngày nay

Với những tình tiết bị vách trần cho thấy vụ nổ súng không hẳn sự phản kháng bình thường mà là một cuộc đấu trí đầy cân não đối với anh Vươn và là những người có đủ khả năng làm được điều này. Chính sức ép từ khoản nợ nhiều tỷ đồng tiền đi vay để đầu tư vào khu đầm này đã buộc anh phải chiến đấu ‘một mất một còn’ với chống lại sự ‘lộng hành’ quá đáng của lũ quan tham địa phương xã Quang Vinh, Tiên Lãng.

Trong khi ấy, anh em chủ tịch Hiền - Liêm (và không loại trừ đằng sau họ còn có không ít quan chức Tp.Hải Phòng) vì quá ‘tối mắt’ trước những khoản tiền tỷ sẽ được bồi thường khi tiến hành xây dựng sân bay mà khu đầm gia đình anh Vươn sẽ là đường cao tốc đi qua, họ đã như kẻ mù không nhận ra còn có một Đoàn Văn Vươn bản lĩnh khác ngoài chuyện lấp biển. Chính sự ngu xuẩn này khiến họ đi bắt nạt nhầm người và bây giờ phải trả giá đắt!

Một người vừa có trình độ kỹ sư (nông nghiệp) lại vừa có thể ‘đội đá vá biển’ loại công việc nặng nhọc không phải bất cứ người có học nào cũng làm nổi. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để những ai mắt còn sáng nhận ra anh nông dân Đoàn Văn Vươn không thể là loại nông dân chân lấm tay bùn tầm thường.

Và những gì xảy ra đã chứng tỏ điều đó:

- Phải là người có TRÍ khôn ngoan anh Vươn mới biết cách dàn dựng một vụ nổ sao cho vừa đủ để gây tiếng vang nhưng không làm ai thiệt mạng. Điều quan trọng hơn nữa nơi xảy ra vụ việc là hoàn toàn nằm ngoài lệnh bị cưỡng chế. Chính sai phạm này đã khiến ông chủ tịch Hiền trả lời ‘ấm ớ hội tề’ khi bị báo chí hỏi để từ đó kéo thêm nhiều cái sai khác lòi ra. Giờ nhìn lại những tấm hình chụp cảnh công an chống bạo động đông đảo ‘trang bị tận răng’ với cả chó nghiệp vụ đang nhấp nhỏm bao vây căn nhà ‘có tội phạm ẩn nấp’ đăng tải trên nhiều báo mới thấy chính quyền ta đi làm chuyện ‘vớ vẩn’ làm sao!?

- Phải là người có LỰC mạnh mẽ mới dám tổ chức ‘chống người thi hành công vụ’ bởi xô xát đánh nhau với người của nhà nước bằng gậy gộc và bằng dùng súng đạn là hai hành vi làm có ý nghĩa hoàn toàn khác xa nhau một trời một vực đ/v , một khi bị bắt và đưa ra tòa dùng súng đạn tuỳ hoàn cảnh rất dễ bị kết tội ‘gây bạo loạn lật đổ chính quyền’ đi tù nhiều năm như chơi. Chỉ với người gan dạ thích thách đố ưa mạo hiểm từng ‘đội đá vá biển’ như anh Vươn mới có thể làm được điều này.

Với trình độ học vấn của Lê Văn Liêm chủ tịch xã Quang Vinh nghe đâu xuất thân là dân bán rượu giờ không biết đã ‘bớt say’ để hiểu ra vì sao ‘có nghe họ bảo sẽ chống đến cùng nhưng tôi không ngờ chúng nó dám manh động đến như vậy’?

Dẫu sao việc phải vào vai ‘Jacquou nổi dậy’ với một người được đánh giá là hiền lành như anh Đoàn Văn Vươn chắc chắn là khó khăn hơn nhiều so với chuyện ‘đội đá vá biển’ đầy nặng nhọc. Là những người công giáo mà giáo hội thì không bao giờ ủng hộ tội ác gây thưong tích cho đồng loại và giết người bị xem là trọng tội, thì việc nổ súng vào công an hôm 5/1 chắc chắn càng trở nên khó quyết định hơn.

Nhưng đã là người thì ai cũng vậy, một khi bị dồn vào thế cùng đường bản năng sinh tồn buộc họ phải vùng dậy, kể cả mạo hiểm để thoát hiểm. Là những đảng viên cộng sản kỳ cựu vì đã leo lên được tới chức chủ tịch huyện, lẽ ra Lê Văn Hiền phải ‘thấm nhuần’ cái chân lý này hơn ai hết. Áp bức nông dân quá đáng là tự rước họa về cho bản thân và cho cả nhà nước.

Nước Pháp vào đầu thế kỷ XIX Bá tước Nansac cậy quyền thế vua Louis XVIII bức tử một nông dân thôi khi làm lãnh chúa vùng Chateau de l'Herm đã khiến cậu bé Jacquou con trai của người nông dân bất hạnh này đã sớm nuôi tư tưởng nổi dậy để trả thù cha.

Nay sau gần 2 thế kỷ giữa thời đại văn minh hiện đại lũ quan tham Lê Văn Hiền - Lê Văn Liêm lại đòi cướp không 40 ha đất đai công sức khai phá là miếng cơm manh áo, sự sống còn không chỉ một người mà là của nhiều gia đình họ Đoàn, mà người anh cả đầy bản lĩnh Đoàn Văn Vươn từng lấp biển thành công mà không lại biết cách vào vai Jacquou cứu gia đình thì mới thật là ‘chuyện lạ’.

Sàigòn, Mùng 4 Tết Xuân Nhâm Thìn 2012
 
Thông Báo
Thư Mời Tham dự buổi thắp nến và Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương VN
Nguyễn xuân Lộc
14:24 26/01/2012
Kính thưa Quý Hội đoàn và Quý đồng hương.

Đứng trước hiện tình đất nước hôm nay, tổ quốc đang hồi nguy biến trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương bắc. Khắp nơi hai miền nam bắc, CSVN ngày càng gia tăng, áp bức chiếm đoạt tài sản ruộng đất tư nhân và các cơ sở tôn giáo. Ra tay trấn áp tù đày vô luật pháp các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ. Chủ trương đàn áp triệt hạ tôn giáo ngày càng tinh vi hiểm độc, đặc biệt trong thời gian gần đây ra tay trù dập và sách nhiễu các Linh mục và Giáo dân tại các Giáo xứ Thái hà, Mỹ lộc, Loan lý, Cồn dầu và Con cuông v.v… , cũng như dùng những thủ đoạn đê hèn khủng bố, các tôn giáo bạn như Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành.

Trong tinh thần con dân đất việt, xin được nói lên lời hiệp thông, chia sẻ những đau khổ bất hạnh với người anh em đồng đạo, cũng như chia sẻ những nỗi thống khổ của đồng bào ruột thịt nơi quê nhà.

Cộng đồng công giáo VN Tổng giáo phận Paderborn và Giáo phận Essen sẽ tổ chức buổi thắp nến và Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, với sự hiện diện của Lm. Phêrô Nguyễn văn Khải, một nhân chứng sống của Giáo xứ Thái hà.

Thứ bảy , ngày 18.02.2012

Nhà thờ St.Bonifatius - Glockenstr 7 - 44623 Herne
14.00 Nghi thức thắp nến và Thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình .
Hội trường Ev. Kreuzkirchengemeinde - Schulstr. 14 - 44623 Herne
16.00 Lm. Phêrô Nguyễn văn Khải trình bày
vấn đề tự do tôn giáo và thời sự biến chuyển tại VN
17.30 Giải lao
17.50 Phần hỏi đáp và chia sẻ
18.30 Kết thúc
(nhà thờ và hội trường nằm cách nhau khoảng 100m)

Xin trân trọng kính mời quý ông bà và anh chị em , dành chút thời gian đến tham dự, để cùng nhau thắp lên một ngọn nến, hiệp thông cầu nguyện cho quê hương VN chúng ta sẽ sớm ngày thoát nạn cộng sản vô thần.

TM. Ban tổ chức
Nguyễn xuân Lộc
(0175/1861770)
 
Văn Hóa
Vui buồn với Xuân
Trầm Thiên Thu
10:03 26/01/2012
Xuân đi, vui cũng đi theo
Còn bao ngày tháng ưu sầu trần gian!
Ai gian khổ, ai bình an
Đâu là công lý, đâu là yêu thương
Làm sao lý giải vô thường
Giữa những bình thường cuộc sống trần gian?
Tin là thấy cái không nhìn
Thưởng là nhận cái mình tin lâu ngày
(*)
Đời người bao cảnh đọa đày
Nếu không có Chúa, con đầy cái ngu!
May mà có Chúa nhân từ
Giúp con chịu đựng tháng ngày gian truân
Vui buồn với cả mùa Xuân
Xuân đi, Xuân đến – chỉ còn Giêsu
Lòng Thương Xót ấy diệu kỳ
Sinh nghèo, chết nhục chính là Ngôi Hai.

(*) Faith is to believe what we do not see, and the reward of this faith is to see what we believe – Thánh Augustinô.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lễ Vật Đầu Năm
Diệp Hải Dung
22:32 26/01/2012
LỄ VẬT ĐẦU NĂM
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia, hình chụp tại Cabramatta Sydney)
Bánh Chưng, dưa Hấu, Mai vàng
Kính dâng Thiên Chúa muôn vàn tạ ơn.
(DHD)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền