Ngày 26-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Mùng Ba Tết Canh Tý dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:41 26/01/2020
Bài Đọc I: St 2, 4b-9.15

Lời Chúa trong sách Sáng Thế Ký

Ngày Ðức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Ðức Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai. Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất. Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Rồi Ðức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.

Ðức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Ðức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.

Bài Đọc II : Cv 20, 32-35

Lời Chúa trong Sách Công Vụ Tông Đồ

"Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.

"Vàng bạc hay quần áo của bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Bằng mọi cách tôi đã tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận".

Bài Tin Mừng: Mt 25, 14-30

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

"Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn dấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây". Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây". Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!" Ông chủ đáp: "Hỡi tên đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý ngươi phải gởi số bạc của ta cho các chủ ngân hàng, để khi ta đến, ta thu hồi của thuộc về ta cùng với số lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 26/01/2020

6. Những người hiền lành đều biết: Thiên Chúa gia tăng ân sủng cho mỗi người đều phù hợp với vinh quang của Thiên Chúa, đều phù hợp với linh hồn của người ấy, cũng là có ích cho người khác. Nếu không muốn đón nhận sự an bài của Thiên Chúa, thì đó chính là sự ngu xuẩn của chúng ta vậy.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:50 26/01/2020
27. THỊT DÊ TRẮNG HẤP

Đại tướng của đông Tấn là Hoàn Ôn, ngày nọ làm tiệc để tiễn đưa bạn, làm việc ở Kinh châu là La hữu đến rất sớm, đến khi tiệc kết thúc bèn lập tức cáo từ.

Hoàn Ôn hỏi:

- “Ngài mỗi khi đến đây thì thường nói một vài câu chuyện, tại sao hôm nay một lời cũng không nói mà lại về trước?”

La Hữu trả lời:

- “Từ trước đến nay tôi chưa hề ăn qua thịt dê trắng hấp cho nên đến rất sớm, bây giờ ăn đã no rất là nhiều món, giờ thì cũng nên về”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 27:

Có người vì thích ăn thịt cầy nên lặn lội xuống ngã ba Ông Tạ để mua dù trời mưa trời bão, có người thích ăn mì gói dù cho có nhiều người khuyên bảo là ăn nhiều không tốt, lại có người thích hưởng hương vị quê hương nên hể có ai về quê thăm nhà là yêu cầu người nhà gởi qua cho họ mắm ruốc, thịt cầy, gia vị dù hải quan có kiểm soát bằng máy điện tử cũng coi như pha...

Con người ta hể thích thì bất cần đến nguy hiểm, không sợ hãi hay tính mạng, miễn có ăn có dùng cái mình thích là được.

Có một vài cha sở thích xây một tượng đài Đức Mẹ theo ý mình để nhớ đời, dù tốn kém bao nhiêu cũng không lo không ngại, nhưng trong giáo xứ có nhiều gia đình đói ăn mà ngài không biết đến để “xây” tượng đài Đức Mẹ trong tâm hồn đang lung lạc đức tin vì đói khổ của họ; cũng có một vài Ki-tô hữu thích làm việc thiện, nhưng việc thiện ấy phải để cho mọi người biết mới nở mặt nở mày, cho nên họ đem tiền của đi cúng cho những nhà thờ lộng lẫy to cao có nhiều giáo dân đi lể, còn nhà thờ nhỏ bé nghèo nàn của giáo xứ mình thì ngay đến mấy cành hoa cắm trong ngày lễ Chúa Nhật họ cũng không bố thí...

Thời xưa vì thích ăn miếng “thịt dê trắng hấp” mà La Hữu phải đến thật sớm, thời nay có những Ki-tô hữu cũng thích nhậu thịt chó mà đến bàn nhậu sớm, nhưng hể đến nhà thờ dâng thánh lễ thì phải đợi vợ con thúc giục kêu réo mới đi, mà nếu có đi thì đợi linh mục giảng xong mới vào nhà thờ, họ coi Mình Thánh Chúa còn thua miếng ‘thịt dê trắng hấp”, và càng thua miếng thịt chó nhậu với rượu đế.

Thiên Chúa sẽ rất buồn vì chúng ta “sốt sắng” với bàn nhậu nay còn mai mất, nhưng lại thờ ơ với bàn tiệc thánh đem lại sự sống đời đời cho chúng ta, đó chính là Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cháy Rừng, Lời Chúa và Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường Niên 2020
Vũ Văn An
00:30 26/01/2020
Tôi có ba cuốn sách lễ Chúa Nhật lần lượt cho các năm A, B, C bắt đầu từ năm 2013. Trước đó, tôi dùng cuốn sách lễ Chúa Nhật chung cho cả 3 năm. Có lẽ vì năm 2013 đánh dấu sự thay đổi mới về Sách Lễ Rôma, với những lời cầu nguyện mới, tuy các bài đọc vẫn như sũ. Sự thay đổi trong Phần Lời Nguyện Thánh Thể rõ rệt nhất là có tên Thánh Giuse được thêm vào liền sau tên Đức Mẹ.

Năm cuối cùng của ba cuốn sách lễ trên là năm 2015. Đến năm 2016, tôi dùng lại cuốn sách lễ của năm 2013 và cứ như thế cho các năm sau với các cuốn sách lễ của các năm 2014 và 2015. Năm nay là năm 2020, tôi dùng lại cuốn của năm 2014.

Sở dĩ dài dòng nhắc lại như thế là vì cứ sự thường các ngày Chúa Nhật rơi vào các ngày khác nhau trong các năm khác nhau. Nhưng năm nay, Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên rơi vào đúng ngày 26 tháng Giêng như năm 2014. Chúa Nhật này cũng trùng với Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo, Ngày Mồng Hai Tết Canh Tý và ngày Quốc Khánh Nước Úc.



Mồng Hai Tết Canh Tý

Ngày Mồng Hai Tết Canh Tý, lẽ dĩ nhiên, chỉ có ý nghĩa thực chất đối với khối người Hoa và người Việt tại Úc mà theo số thống kê chính thức (năm 2016) lên đến khoảng 1,508,701 người (294,798 người Việt, 1,213,903 người Hoa), nghĩa là vào khoảng 6.4% (0.8% Việt, 5.6% Hoa) tổng số dân Úc. Khỏi nói, năm nay khối người này mừng đón Năm Mới một cách rầm rộ, bởi 3 ngày tết rơi vào các ngày cuối tuần (thứ Bẩy, Chúa Nhật) và ngày nghỉ bù (thứ Hai nghỉ bù Ngày Quốc Khánh rơi vào Chúa Nhật). Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại tổng giáo phận Sydney đã hân hoan cử hành Lễ Giao Thừa vào tối Thứ Sáu 24 tháng Giêng tại Công Viên Paul Keating, Bankstown, giữa tiếng trống chiêng và hoa mai truyền thống với sự tham dự của khoảng 3,000 người và sự đồng tế của 13 linh mục. Có lẽ vì gặp mùa hoả hoạn đại nạn nên sau cử hành hân hoan này không có việc bắn pháo bông như mọi năm.

Trước cảnh rộn ràng ấy, quảng đại người Úc khó lòng tránh khỏi nghe nói tới Năm Con Chuột. Từ hơn tuần nay, các phương tiện truyền thông nhắc nhiều đến nó. Cha Sở Giáo Xứ Regina Coeli của tôi, trước lúc kết thúc Thánh Lễ, cũng đã ngỏ lời chúc tết các giáo dân nào ăn tết âm lịch.



Chúa Nhật Lời Chúa

Nhớ Tết của người Hoa và người Việt, nhưng cha quên Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo, được Đức Phanxicô chính thức thiết lập bằng Tông Thư Aperuit illis, ngày 30 Tháng Chín năm 2019. Trong bài giảng lễ cũng như trong bài viết ở trang đầu Bản Tin Giáo Xứ, cha không hề nhắc gì tới việc cử hành mà Đức Phanxicô vốn khuyến khích trong Tông Thư vừa kể.

Theo Thư của Đức Cha Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy Ban Kinh Thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thì “Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta sống Chúa Nhật này một cách trọng thể. Ngài viết: ‘Cách đặc biệt, trong Chúa Nhật này, cần nhấn mạnh đến việc công bố Lời Chúa và thích ứng bài giảng để làm cho việc phục vụ Lời Chúa trở nên rõ ràng hơn’ (số 3).

“Ngài cũng đề nghị cách thực hành tại mỗi giáo xứ: ‘Các linh mục ở giáo xứ có thể tìm ra hình thức tương xứng nhất để đặt cuốn Kinh Thánh, hay một trong các sách của bộ Kinh Thánh, cho toàn thế cộng đoàn, để làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiếp tục đọc bản văn trong đời sống hàng ngày, để đào sâu bản văn và để cầu nguyện với Kinh Thánh, trong khi tham chiếu bằng cách thế đặc biệt cho Lectio Divina’” (số 3)...

Theo Thư của Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị các phương thức cử hành Chúa Nhât Lời Chúa như sau:

• Tôn vinh bản văn thánh
• Đề cao việc công bố Lời Chúa
• Nhấn mạnh đến vinh dự phải có đối với Lời Chúa trong bài giảng
• Cử hành Nghi thức Thiết lập các tác viên đọc Lời Chúa (lectors) hay ủy nhiệm các người đọc Các Bài Đọc (readers)
• Cung cấp việc huấn luyên các người đọc
• Phát Sách Thánh, hay một trong các Sách thánh cho mọi người
• Khuyến khích người ta đọc và cầu nguyện với Sách Thánh hàng ngày, nhất là qua phương thức lectio divina.

Hình như có sự dị biệt trong lối hiểu tông thư của Đức Phanxicô vì theo Đức Cha Bản “Các linh mục ở giáo xứ có thể tìm ra hình thức tương xứng nhất để đặt cuốn Kinh Thánh, hay một trong các sách của bộ Kinh Thánh, cho toàn thế cộng đoàn”, trong khi theo các Giám Mục Ái Nhĩ Lan, nên “phát Sách Thánh, hay một trong các Sách thánh, cho mọi người”.



Quốc Khánh Úc

Nhưng dù là “đặt” hay “phát”, Cha xứ tôi đều không làm mảy may. Ngài cũng không nhắc một lời tới việc cử hành Chúa Nhật Lời Chúa. Thay vào đó, trên gian cung thánh, người ta thấy trưng bày hai lá cờ Úc và một lá cờ Hoa Kỳ.

Hai lá cờ Úc thì dễ hiểu rồi vì hôm nay là Ngày Quốc Khánh của Nước Úc. Nhưng sao lại có lá cờ Hoa Kỳ? Có liên hệ gì tới nước mẹ của cha xứ không? Thưa không, vì cha xứ tôi vốn người Đại Hàn. Số là thế này: Nhà thờ Regina Coeli được xây dựng vào tiền bán thế kỷ 20, liền sau Trận Chiến Coral Sea ở Nam Thái Bình Dương, trong Thế Chiến II. Đây là trận chiến vừa có tính chiến thuật vừa có tính chiến lược giữa lực lượng hải quân Nhật và liên Hải Quân Úc và Hoa Kỳ. Một trận chiến mà về chiến thuật, Nhật thắng, nhưng về chiến lược, liên quân Úc Hoa Kỳ thắng thế, chặn đứng bước tiến của quân phiệt Nhật, đưa họ đến chiến bại ở Midway và dọn đường cho thất bại cuối cùng của họ trên toàn bộ chiến trường Á Châu Thái Bình Dương. Trong trận đại hải chiến này, Liên quân Úc Hoa Kỳ đem vào 2 hàng không mẫu hạm, 2 tuần dương hạm, 14 diệt lôi hạm, 2 tầu dầu, 128 máy bay. Trong khi Nhật đem vào 2 hàng không mẫu hạm, 1 mẫu hạm nhẹ, 9 tuần dương hạm, 15 diệt lôi hạm, 5 tầu quét mìn, 2 tầu đặt mìn, 2 tầu săn tầu ngầm, 3 pháo hạm, 1 tầu dầu, 1 tầu tiếp liệu, 12 tầu chuyên chở và 127 máy bay. Tổn thất chiến cụ rất nặng cho cả hai bên, nhưng nặng nhất vẫn là nhân mạng: phía Úc Hoa Kỳ, 656 người thiệt mạng, phía Nhật, 966 người thiệt mạng.

Để kỷ niệm biến cố ấy, Linh mục William Evans, vốn là tuyên úy cho chiến hạm HMAS ‘Canberra’ tham gia trận đánh, bị đánh chìm và được cứu bởi chiến hạm USS ‘Paterson’, đã xây ngôi thánh được này và đặt tên cho nó là Regina Coeli Memorial Church (Nhà Thờ Tưởng Niệm Regina Coeli) mang hai lá cờ Úc và Hoa Kỳ ở phía ngoài nhà thờ và phía trong Nhà thờ ở bàn thờ cạnh dâng kính Đức Mẹ.

Tuy nhiên, vào lúc gần kết thúc Thánh Lễ, cộng đoàn Regina Coeli chỉ hát bài quốc ca “Advance Australia Fair” (1) mà thôi, một cách hết sức nghiêm chỉnh.

Bài quốc ca ấy cũng đã được Cha Peter Kwak, Cha xứ, nhắc đến trong bài chia sẻ đăng trên tờ Thông Tin của Giáo Xứ. Có điều không hẳn Cha Peter bình giải hay bình luận chi về bài quốc ca này cho bằng về nỗi đau buồn, cực kỳ đau buồn, đã và đang diễn ra cho mảnh đất thân yêu này. Đó là Nạn Cháy Rừng khủng khiếp và đang tạo ra điều cha gọi là Tribulation (đau buồn), với chữ T viết hoa! Nhưng cả về phạm trù này, cha cũng không nói nhiều bằng “vấn đề liên hệ” do “sức nóng” của Nạn Cháy Rừng gây ra đó là “vấn đề thay đổi khí hậu”.

Cha Peter hẳn muốn nói đến cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra nhắm vào Thủ Tướng Scott Morrison, coi ông như một thứ tội phạm môi trường, không chịu làm gì để giảm thiểu khí thải khiến tạo ra môi trường thuận lợi cho trận hỏa hoạn lớn nhất trong lịch sử không phải chỉ của Úc mà là của cả loài người.

Đối với Cha Peter, “chắc chắn, một số người đã quan tâm một cách chân thành và nhiệt tình tới việc biến đổi khí hậu và mối liên kết tiềm tàng của nó với cuộc khủng hoảng cháy rừng hiện nay, trong khi nhiều người khác hầu như có lẽ có một hoặc hai động cơ thầm kín ở phía sau, thí dụ, chính trị đảng phái hay thậm chí mong tạo ra một kế nghi bình (diversion). [Vì lý do này và hơn thế nữa, cá nhân tôi cho rằng một ủy ban hoàng gia điều tra cuộc khủng hoảng cháy rừng có thể hữu ích hơn là không]. Nhưng tại sao bất cứ điều nào trong số này phải được bao gồm trong một bầu khí chính trị nóng bỏng như vậy? Do kinh nghiệm bản thân, chúng ta biết rằng tổ chức một cuộc thảo luận quan trọng khi chúng ta đang bối rối hiếm khi là một ý tưởng tốt, vì, lúc đó, có khả năng cao là chúng ta sẽ mắc sai lầm về nó. Cảm xúc dâng cao, các cố gằng phối hợp được đưa ra để gây áp lực ghê gớm cho người khác hoặc kích động họ, tự do bày tỏ một quan điểm khác trở nên vô cùng khó khăn vì sợ bị tấn công ('Bạn đang ở phía sai lầm của lịch sử!'), một cơn cám dỗ thích sự mau chóng triệt để hơn là một diễn trình phải có, v.v... Tất cả đều là những điều kiện tạo nên bầu không khí chính trị bị hun nóng và chắc chắn, chúng không hợp với người Úc, đặc biệt vì một trong những giá trị cốt lõi của người Úc là sự công bằng (fairness). Tôi hy vọng rằng bức tranh về phong cảnh ẩn dụ nước Úc đang bùng cháy và hỗn loạn giận dữ, như đôi khi được các phương tiện truyền thông chính giòng mô tả, không chính xác cho lắm và trong thực tế, điều thích đáng hơn là xin cho Nước Úc Tiến nhanh (advance Australia fair)!”

Cha Peter Kwak không phải chỉ lo bàn chuyện “lý thuyết” nhân mùa Cháy Rừng. Ngài kêu gọi giáo dân đóng góp trong cuộc lạc quyên lần thứ ba của Thánh Lễ Cộng Đồng hôm nay. Tôi thấy phần lớn những tờ giấy bạc cho vào đĩa xin tiền có mầu hồng hồng của tờ 20 dollars Úc Kim. Một số tờ có mầu vàng vàng của tờ 50 dollars Úc Kim. Không thấy các tờ 5 dollars hoặc 10 dollars Úc Kim, đừng nói đến tiền cắc 1 và 2 dollars Úc Kim. Đây là một phần của cuộc lạc quyên toàn quốc do Hội Đồng Giám Mục Úc phát động. Tiền lạc quyên này sẽ được Hội Vincent de Paul trực tiếp phân phối tới các nạn nhân trận hỏa hoạn lớn nhất lich sử, trong khi, giới truyền thông Úc đang đặt nhiều nghi vấn đối với số tiền lạc quyên toàn quốc hiện lên đến hơn 500 triệu dollars Úc Kim. Nhiều cơ quan từ thiện, như Red Cross, bị tố cáo là chỉ phân phối 7 triệu trong số 115 triệu quyên được trong dịp này, chặn số còn lại cho các thiên tai có thể có trong tương lai!



Nước Úc là của mọi người

Cha Peter Kwak, khi bàn đến vấn đề thay đổi khí hậu trong Ngày Quốc Khanh Úc, hình như hơi lạc đề. Nhưng chắc hẳn không lạc đề dữ như các Thổ Dân Úc, mà con số hiện nay là 798,365 người, chiếm 3.3% tổng dân số. Họ muốn gọi ngày này, 26 tháng Giêng, là ngày đất nước của tổ tiên họ bị người da trắng xâm lăng. Nghĩa là một ngày nhục nhã, một ngày đau thương, chẳng có chi đáng cử hành. Đài Số Hai (ABC) trình chiếu cả một buổi lễ của họ vào sáng nay tại Barangaroo, Sydney, trong đó, không lá cờ Úc nào được phép bay, thay vào đó là 250 lá cờ Thổ Dân, mỗi lá cờ đánh dấu một năm ngày Đại Úy James Cook đổ bộ lên bán đảo Kurnell.

Thực ra Ngày Nước Úc (Australia Day) không đánh dấu cuộc đổ bộ của Đại Úy James Cook năm 1770, mà đánh dấu ngày đến Port Jackson, Sydney, của đoàn tầu Anh đầu tiên và việc Toàn Quyền Arthur Phillip kéo cờ Đại Anh lên tại Sydney Cove năm 1788. Cả hai là đại biểu của một lực lượng thực dân, chứ không hẳn khai phá như họ nói. Người Da Trắng, trước con mắt người Thổ Dân, không những chiếm đất đai của họ mà còn chiếm luôn cả con cái họ (Stolen Generations) nữa.

Sau rất nhiều vận động và đấu tranh, ngày 13 tháng Hai năm 2008, Kevin Rudd, Thủ Tướng Chính Phủ, tại Diễn Đàn Quốc Hội Liên Bang, đã chính thức xin lỗi người Thổ Dân vì “những sai lầm các chính phủ đã gây ra cho các dân tộc Thổ Dân khắp Nước Úc”.
Điều đáng lưu ý là Kevin Rudd chỉ đại diện các chính phủ xin lỗi người Thổ Dân chứ không hẳn đại diện toàn dân Úc, vì toàn dân này chẳng có lỗi lầm chi để phải xin lỗi. Và đo đó, ngày 26 tháng Giêng vẫn là ngày của mọi người dân sống ở Úc mừng vui vì từ đó, Úc được mở cửa cho mọi người thiện chí vào phai phá biến Úc thành một trong các cường quốc kinh tế của thế giới như hiện nay.

Chính vì vậy, Ngày Nước Úc không hề có duyệt binh, biểu dương lực lượng như ngày 14 tháng 7 của Pháp. Ngày Nước Úc được dành để tuyên dương các đóng góp của các cư dân và cử hành việc nhập quốc tịch của một số cư dân khác. Tất cả nói lên: Nước Úc, không hề là Đất Không Có Chủ (Terra nullius) như mấy cụ thực dân Anh ngày xưa chủ trương, mà là mảnh đất sẵn sàng đón nhận mọi người đến để biến đất nước này thành một quốc gia xinh đẹp, thịnh vượng và an tòan. Advance Australia Fair!

___________________________________________________________________________________
(1) Advance Australia Fair!

Australians all let us rejoice,
For we are young and free;
We've golden soil and wealth for toil,
Our home is girt by sea;
Our land abounds in Nature's gifts
Of beauty rich and rare;
In history's page, let every stage
Advance Australia fair!
In joyful strains then let us sing,
"Advance Australia fair!"


Tất cả người Úc chúng ta hãy cùng nhau mừng vui
Vì chúng ta trẻ trung và tự do;
Chúng ta có đất đai màu mỡ và tài nguyên giàu có chờ sức người lao động
Tổ quốc ta được bao bọc bởi biển cả;
Xứ sở ta tràn trề những món quà của thiên nhiên
Với vẻ đẹp trù phú mà quý hiếm;
Trên trang sách lịch sử, hãy để mỗi bước
Làm tiến lên nước Úc đẹp giàu.
Trong giai điệu vui tươi chúng ta cùng hát
"Tiến lên nước Úc đẹp giàu!"



Beneath our radiant southern Cross,
We'll toil with hearts and hands;
To make this Commonwealth of ours
Renowned of all the lands;
For those who've come across the seas
We've boundless plains to share;
With courage let us all combine
To advance Australia fair.
In joyful strains then let us sing
"Advance Australia fair!"


Dưới chòm sao Chữ Thập phương Nam rực rỡ của chúng ta
Chúng ta sẽ lao động với cả trái tim và bàn tay;
Để làm cho khối Thịnh vượng chung của chúng ta
Vang danh tới mọi miền đất khác;
Với những ai đã băng qua đại dương đến đây
Chúng ta sẽ cùng sẻ chia những cánh đồng mênh mông;
Chúng ta sẽ đồng lòng dũng cảm
Làm tiến lên nước Úc đẹp giàu.
Trong giai điệu vui tươi chúng ta cùng hát
"Tiến lên nước Úc đẹp giàu!"

(Lời Việt của từ điển mở Wikipedia)
 
Ngay Mùng Một Tết, trận đấu tâm linh gay go quyết liệt giữa người Công Giáo và nhóm thờ Satan
Đặng Tự Do
03:56 26/01/2020
Trận chiến tâm linh quyết liệt giữa người Công Giáo và nhóm thờ Satan đúng chiều mùng 1 Tết Canh Tý

Một giáo xứ ở Chesapeake, Virginia đã tổ chức Giờ Phạt Tạ vào ngày Thứ Bảy 25 tháng Giêng, tức là ngày mùng một Tết âm lịch, để chiến đấu về phương diện tâm linh với một lễ đen được tổ chức tại một quán bar ở Norfolk, gần đó.

Hàng trăm anh chị em giáo dân cũng tập trung bên ngoài quán bar để lần chuỗi Mân Côi tại thời điểm diễn ra trò ma quỷ này sau khi đã rước kiệu qua khu vực Hampton Roads ở miền nam Virginia.

Lễ đen của nhóm thờ Satan được diễn ra tại quán bar Pourhouse ở Norfolk, cách nhà thờ Thánh Biển Đức 13km. Đây là một quán bar lúc nào cũng để đèn âm u và có một ban nhạc gồm các nhạc công có hình dạng rất ma quái, nhiều nhạc công thậm chí còn ở trần trong khi chơi những bài nhạc kích động với những lời lẽ khích bác tôn giáo.

Trên trang Facebook quảng bá cho lễ đen này, những kẻ tổ chức cho biết những người tham dự được mời gia nhập nhóm thờ phượng Satan ở Norfolk, và mạnh dạn gạt bỏ điều mà những kẻ này gọi là “sự thống trị” kéo dài của những niềm tin tôn giáo đã lạc hậu.

Trong một động thái nhằm khích bác các Kitô hữu trong vùng, nhóm này nói rằng trong lễ đen, chúng sẽ cử hành các nghi thức nhằm hủy bỏ phép rửa tội của một số người đã sẵn sàng từ bỏ niềm tin Kitô của mình. Điều này khiến anh chị em giáo dân và các linh mục rất âu lo. Họ không biết ai lại dại dột như thế. Tuy nhiên, đến khi chúng tôi thu hình chương trình này, các nguồn tin từ giáo phận Virginia cho biết “tiết mục” này có lẽ không xảy ra trên thực tế. Đó chỉ là một tin đồn nhằm khiêu khích.

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, được tái sinh làm con của Thiên Chúa, trở thành các chi thể của Chúa Kitô trong gia đình Hội Thánh. Vì thế, phép rửa tội là vĩnh viễn và không thể đảo ngược.

Nhân đây, thiết tưởng cũng nên nhắc lại vào 26 tháng 7, 2015, Jex Blackmore, phát ngôn viên quốc gia của nhóm thờ Satan mang tên Satanic Temple tuyên bố với báo chí là có từ 666 tới 700 người đã tình nguyện bán linh hồn cho Satan trong một biến cố được cô ta mô tả là lớn nhất trong lịch sử. Trước đó một ngày, tức là hôm 25 tháng 7, 2015, một hàng dài người đã xếp hàng trước tòa nhà Lauhoff Corporation ở số 241 Chene St, Detroit, để tham dự buổi ra mắt một tượng Satan hình người đầu thú nặng gần một tấn và cao 2.75m. Jex Blackmore nói trong chương trình truyền hình 7ABC là những người tham dự biến cố này phải mua vé trước với giá vé là 25 Mỹ kim một người. Sau khi vào trong tòa nhà, mỗi người được yêu cầu phải ký một giao kèo bán linh hồn cho quỷ Satan, nếu không thì rút lui.

Khi được hỏi có người nào từ chối không ký một giao kèo như thế không, Jex Blackmore nói: “Không, không một người nào rút lui”. Tuy nhiên, một số người tham dự cho biết dưới ánh sáng mờ mờ họ không đọc được những chữ viết trên tờ giấy nên thấy người khác ký, họ cũng ký theo. Họ còn phải chịu một áp lực rất lớn. Thật vậy, những người đưa giấy cho họ ký là các tay giang hồ to con nhìn rất dữ tợn.

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, tường thuật rằng trong một động thái khiêu khích khác Kate Cobas, là người đàn bà tổ chức sự kiện này tuyên bố rằng nhiều người Công Giáo trong vùng đã tặng các bánh thánh đã được thánh hiến để nhóm thờ Satan này xúc phạm trong lễ đen của chúng. Kate Cobas còn dám xúc phạm đến mức nói rằng y thị đã đem các bánh này cho chó ăn nhưng nó nhổ ra.

Trong quá khứ, các nhóm thờ Satan, ban đầu tuyên bố sẽ sử dụng các bánh thánh đã được thánh hiến, nhưng sau đó chúng thừa nhận những miếng bánh này chúng mua từ một nhà cung cấp các vật phẩm tôn giáo và chưa từng được thánh hiến.

Đức Cha Barry Knestout của Giáo phận Richmond nói với CNA rằng ngài khuyến khích mọi người cầu nguyện cho những người có liên quan đến lễ đen này và cảnh giác trong việc bảo vệ Bí tích Thánh Thể.

Ngài nói: “Tôi ủng hộ những nỗ lực của Cha Eric Ayers, là hạt trưởng của hạt Norfolk, và các linh mục địa phương khác trước các sáng kiến của các ngài như kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện, làm các Giờ Chầu Thánh Thể và lần hạt tại các giáo xứ, cũng như tại doanh nghiệp ở Norfolk nơi tổ chức một sự kiện như vậy.”

“Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim của những cá nhân tổ chức một sự kiện như vậy và tiếp tục chú ý bảo vệ Bí tích Thánh Thể.”


Source:Catholic News Agency
 
Tưởng nhớ và cầu nguyện nhân ngày giải phóng trại Tập trung Auschwitz, Ba Lan
Thanh Quảng sdb
16:37 26/01/2020
Tưởng nhớ và cầu nguyện nhân ngày giải phóng trại Tập trung Auschwitz, Ba Lan

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người thiện chí qui tụ lại để cầu nguyện và hồi nhớ lại biến cố kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng trại tập trung Đức Quốc xã tại Auschwitz-Birkenau.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân của việc diệt chủng này, ĐTC nói chúng ta không thể thờ ơ vô cảm trước thảm kịch bi thương này, nên chúng ta phải tụ tập lại để tưởng nhớ.

'Lịch sử không bao giờ lặp lại!'
Gặp gỡ khách hành hương đang tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ ngày mai, 27 tháng 1, là ngày đánh dấu kỷ niệm 75 năm giải thoát trại diệt chủng Auschwitz-Birkenau tại Ba lan trong thời Đức Quốc xã.
Tưởng cũng nên nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Trung tâm Simon Wiesenthal, ngài đã nói: Nếu chúng ta quên đi những bạo tàn diệt chủng đã qua thì chúng ta sẽ phá hủy tương lai của chúng ta!
Cho nên ngày mai (27/1), xin tất cả hãy dành ra một khoảnh khắc để cầu nguyện và tưởng nhớ tới các nạn nhân của việc diệt chủng và thầm nhủ trong tim của chúng ta: không bao giờ cho phép nó xảy ra nữa!

Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật hôm nay
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến lời Chúa trong 'Chúa Nhật hôm nay’ như là một món quà mà Thiên Chúa tặng ban.
Và ngài cảm ơn tất cả các Giáo phận và các cộng đồng đã có những sáng kiến đưa Kinh thánh vào và làm cho nó trở thành trung tâm của đời sống của Giáo hội..

Ngày cầu nguyện cho bệnh Phong thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhớ hôm nay là Ngày Thế giới bệnh Phong, Đức Thánh Cha phát biểu ngài gần gũi với tất cả những người mắc chứng bệnh hiểm nghèo này và ngài cầu nguyện cho những người ai đang chăm sóc họ theo nhiều cách thế khác nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi cơn dịch cúm coronavirus hiện nay.
Ngày Bệnh Phong Thế giới được thành lập để nâng cao ý thức về căn bệnh này và những người bị mắc chứng bệnh này. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới gần đây, căn bệnh này đang tái hiện như một đe dọa cho sức khỏe toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và Indonesia.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên 26/1/2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
J.B. Đặng Minh An dịch
17:16 26/01/2020
Trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Aperuit illis” - Chúa mở tâm trí cho họ (Lc 24:45), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ấn định Chúa Nhật thứ III mùa Thường niên là “Chúa Nhật cử hành, suy tư và phổ biến Lời Chúa”.

Tông Thư này được công bố hôm 30 tháng 9 năm ngoái, 2019, nhân lễ thánh Giêrônimô, vào đầu năm kỷ niệm 1600 năm thánh nhân qua đời. Thánh Giêrônimô là dịch giả Kinh Thánh nổi tiếng, đã dịch Kinh Thánh từ nguyên ngữ ra tiếng Latinh. Thánh nhân cũng đã từng khẳng định rằng “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.

Đức Thánh Cha cho biết ngài đi đến quyết định trên đây nhằm đáp lại bao nhiêu lời thỉnh cầu của các tín hữu, mong muốn trong Giáo Hội có một Chúa Nhật Lời Chúa được cử hành.

Trong bối cảnh đó, lúc 10 giờ Sáng Chúa Nhật 26 tháng Giêng, tức là Mùng Hai Tết Canh Tý, Đức Thánh Cha đã cử hành Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng” (Mt 4:17). Với những lời này, Thánh Sử Mátthêu giới thiệu sứ vụ của Chúa Giêsu. Đấng là Lời của Thiên Chúa đã đến để nói với chúng ta, bằng lời nói và bằng chính cuộc sống của Ngài. Vào ngày Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên này, chúng ta hãy tìm đến những gốc rễ trong lời rao giảng của Người, hãy tìm đến chính nguồn mạch của lời ban sự sống. Tin Mừng hôm nay (Mt 4: 12-23) giúp chúng ta biết Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng như thế nào, ở đâu và cho ai.

1. Chúa Giêsu bắt đầu như thế nào? Với một cụm từ rất đơn giản: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (câu 17). Đây là thông điệp chính của tất cả các bài giảng của Chúa Giêsu: Ngài nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay. Điều đó có nghĩa là gì? Nước Trời có nghĩa là triều đại của Thiên Chúa, nghĩa là cách thức mà Thiên Chúa trị vì thông qua mối quan hệ của Ngài với chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay, rằng Chúa đang ở gần. Đây là sự mới lạ, là thông điệp đầu tiên: đó là Thiên Chúa không xa chúng ta. Đấng ngự trên thiên đàng đã xuống trần gian; Ngài đã hoá thành nhục thể. Ngài đã phá bỏ các bức tường và rút ngắn khoảng cách. Bản thân chúng ta không xứng đáng được Người xuống gặp chúng ta. Giờ đây sự gần gũi này của Thiên Chúa đối với dân Người là một trong những cách mà Người đã làm mọi thứ kể từ đầu, thậm chí ngay cả trong Cựu Ước. Thiên Chúa nói với dân Người rằng “Hãy tưởng tượng: có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta?” (x. Đnl 4: 7). Và sự gần gũi này đã trở nên bằng xương bằng thịt nơi Chúa Giêsu.

Đây là một thông điệp vui mừng: Thiên Chúa đã đích thân đến thăm chúng ta, bằng cách hoá thành phàm nhân. Người không mặc lấy tình trạng con người của chúng ta vì bổn phận, không, không phải như thế, nhưng là vì tình yêu. Vì tình yêu, Người đón nhận bản tính nhân loại chúng ta, vì một người chỉ đón nhận những gì người ấy yêu mến. Thiên Chúa đón nhận bản tính nhân loại chúng ta bởi vì Người yêu mến chúng ta và ước ao ban cho chúng ta ơn cứu rỗi mà, chỉ một mình chúng ta không được Chúa giúp, thì chúng ta không thể hy vọng đạt được. Chúa muốn ở lại với chúng ta và ban cho chúng ta vẻ đẹp của cuộc sống, sự bình yên trong tâm hồn, niềm vui được tha thứ và cảm thấy được yêu thương.

Giờ đây chúng ta có thể hiểu được yêu cầu thẳng thừng mà Chúa Giêsu đưa ra: “Hãy sám hối”, nói cách khác, “Hãy thay đổi cuộc sống của anh em”. Hãy thay đổi cuộc sống của anh em vì một lối sống mới đã bắt đầu. Thời anh em sống cho chính mình mà thôi đã qua rồi; bây giờ là thời để sống với Chúa và cho Chúa, với tha nhân và cho tha nhân, với tình yêu và cho tình yêu. Hôm nay Chúa Giêsu nói những lời như thế với anh chị em: “Hãy can đảm, Ta ở đây với anh em, hãy để Ta bước vào và cuộc sống của anh em sẽ thay đổi”. Chúa Giêsu đang gõ cửa. Đó là lý do tại sao Chúa ban cho anh chị em lời của Người, để anh chị em có thể nhận được lời Chúa như một bức thư tình mà Người đã viết cho anh chị em, để giúp anh chị em nhận ra rằng Người đang ở bên anh chị em. Lời của Người an ủi và khích lệ chúng ta. Đồng thời Lời Chúa cũng thách thức chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi sự trói buộc của tính ích kỷ và hiệu triệu chúng ta hoán cải, vì lời Chúa có sức mạnh thay đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng. Đây là sức mạnh của lời Người.

2. Nếu chúng ta để ý nơi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, chúng ta thấy rằng Ngài bắt đầu từ những nơi mà vào thời ấy được người đời cho là “chốn tối tăm”. Cả bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng đều nói với chúng ta về những người “ngồi trong miền thâm u của sự chết”. Họ là những cư dân của “vùng Dơvulun và Náptali, trên con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, thuộc miền Galilê, miền đất của dân ngoại” (Mt 4: 15-16; x là 8: 23-9: 1). Galilê, miền đất của dân ngoại, là miền đất nơi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng của Người, đã được đặt tên như thế vì nó quy tụ những người thuộc các chủng tộc khác nhau và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Đó thực sự là “trên con đường ven biển”, nghĩa là một giao lộ. Ngư dân, doanh nhân và người nước ngoài đều cư ngụ ở đó. Đó chắc chắn không phải là nơi để tìm thấy sự tinh khiết tôn giáo của dân được Chúa chọn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu bắt đầu từ đó, chứ không phải từ tiền đường của đền thờ Giêrusalem, như thế là từ phía đối diện của đất nước, từ Galilê của dân ngoại, từ khu vực biên giới. Ngài bắt đầu từ ngoại vi.

Ở đây có một thông điệp cho chúng ta: lời cứu rỗi không tìm kiếm những nơi tinh tuyền, sạch sẽ và an toàn. Thay vào đó, lời Chúa đi vào những nơi chốn phức tạp và tối tăm mờ mịt trong cuộc sống của chúng ta. Giờ đây, cũng như khi đó, Chúa muốn đến thăm những nơi mà chúng ta nghĩ rằng Chúa sẽ không bao giờ đến. Tuy nhiên, thường chúng ta lại chính là những người đóng chặt cửa, thích giữ trong lòng sự lầm lạc, mặt tối và trò ăn ở hai lòng được che đậy của chúng ta. Chúng ta giữ nó thật chặt bên trong, rồi đến với Chúa với một số lời cầu nguyện như con vẹt, trong khi cảnh giác kẻo sự thật của Ngài khuấy động được con tim chúng ta. Đó là sự giả hình được che giấu. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay bảo với chúng ta rằng: “Chúa Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.” (câu 23.). Chúa đã đi qua tất cả các khu vực đa dạng và phức tạp đó. Cũng vậy, Ngài không ngại khám phá địa hình của tâm hồn chúng ta và bước vào những góc gập ghềnh và khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúa biết rằng chỉ có lòng thương xót của Người mới có thể chữa lành chúng ta, chỉ có sự hiện diện của Người mới có thể biến đổi chúng ta và chỉ có lời Người mới có thể canh tân chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy mở ra những con đường quanh co của tâm hồn chúng ta - những con đường chúng ta có bên trong chúng ta mà chúng ta không muốn nhìn thấy hoặc chúng ta muốn dấu đi. Hãy mở những con đường ấy ra cho Ngài, Đấng đang đi dọc theo “con đường ven biển”; chúng ta hãy chào đón vào tâm hồn chúng ta lời Ngài, đó là lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi… phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12).

3. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói với ai? Tin Mừng nói rằng, “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: ‘Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá’.” (Mt 4: 18-19). Những người đầu tiên được mời gọi là các ngư dân: không phải là những người được tuyển chọn cẩn thận vì khả năng của họ, cũng không phải là những người sùng đạo cầu nguyện trong đền thờ, mà là những con người lao động bình thường.

Chúng ta hãy suy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ: Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Chúa Giêsu đang nói chuyện với các ngư dân, sử dụng ngôn ngữ mà họ hiểu được. Cuộc sống của họ thay đổi ngay tại chỗ. Ngài gọi họ ở nơi họ đang sống và trong tình trạng của họ, để biến họ trở thành người chia sẻ trong sứ vụ của Người. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.” (c. 20). Tại sao ngay lập tức? Đơn giản vì họ cảm thấy bị lôi cuốn. Họ không vội vã vì họ vừa nhận được một lệnh truyền, nhưng vì họ bị lôi cuốn bởi tình yêu. Để theo Chúa Giêsu, những việc lành phúc đức mà thôi thì chưa đủ; chúng ta phải lắng nghe tiếng gọi của Chúa mỗi ngày. Ngài là Đấng duy nhất biết rõ chúng ta và yêu thương chúng ta trọn vẹn, dẫn chúng ta tiến ra để bước vào chiều sâu của cuộc sống, như Chúa đã làm với các môn đệ đã nghe Ngài.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần lời Chúa. Chúng ta cần lời Người để chúng ta có thể nghe, giữa hàng ngàn những tiếng nói khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, một lời nói với chúng ta không phải về thứ này thứ khác, nhưng là về sự sống.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạo không gian bên trong chính mình cho Lời Chúa! Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hoặc hai câu Kinh Thánh. Chúng ta hãy bắt đầu với Tin Mừng: chúng ta hãy để sách Kinh Thánh mở ra trên bàn chúng ta, hãy mang sách Kinh Thánh trong túi hoặc trong giỏ xách của chúng ta, hãy đọc Kinh Thánh trên điện thoại di động của chúng ta và để Lời Chúa truyền cảm hứng cho chúng ta hàng ngày. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, rằng Người xua tan bóng tối trong chúng ta và, với một tình yêu vĩ đại, Chúa đang dẫn dắt cuộc sống của chúng ta vào vùng nước sâu.

Cuối Thánh lễ Đức Thánh Cha đã trao sách Kinh Thánh cho 40 người đại diện cho các thành phần khác nhau của dân Chúa. Các tín hữu tham dự Thánh Lễ cũng nhận được mỗi người một cuốn Kinh Thánh.


Source:Holy See Press Office
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Đặt Viên Đá Khởi Công Xây Dựng Thnh Đường Mới Giáo Họ Vĩnh Điền, Giáo Xứ Vĩnh Hội, GP Hà Tĩnh. 21.1.2020
Lm Lý Phan Sinh
04:29 26/01/2020
LỄ NGHI LÀM PHÉP VÀ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY CẤT

TÂN NGUYỆN ĐƯỜNG THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ,

TÔN KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA,

GIÁO HỌ VĨNH ĐIỀN, THUỘC GIÁO XỨ VĨNH HỘI, GIÁO PHẬN HÀ TĨNH.


Thay Lời Tựa:

Trong những bài đã được đăng tải trên Vietcatholic, chúng tôi đã giới thiệu đến Quý Đọc Giả về Tân Địa Phận Hà Tĩnh (ĐP), về Giáo Xứ Vĩnh Hội (GX) về 5 Giáo Họ (GH) trong Giáo Xứ Mẹ Vĩnh Hội, đặc biệt là Giáo Họ Vĩnh Điền mà ngày 21.1.2020 Đức Giám Mục tiên khởi của GP Hà Tĩnh đã làm phép và đặt viên đá đầu tiên để xây Tân Nguyện Đường Thánh Phanxicô Xaviê, của GH Vĩnh Điền để tôn kính Lòng Thương Xót Chúa.

Chúng tôi xin phép được lượt tóm lại về lịch sử cũa GH Vĩnh Điền từ lúc sơ khai cho đến ngày hôm nay để Quý Vị hiểu rõ hơn về GH nầy trong ngày trọng đại hôm nay.

Giáo Họ Vĩnh Điền - Nhiệm Mầu Tình Chúa Bao La

Cách nay chắc khoảng 15-20 năm, trong chương trình giúp đỡ học sinh nghèo ở Việt Nam, tôi được các Sisters… giới thiệu một số các em nữ vừa mãn lớp 6…. từ miền đất sỏi đá khô cằn…. vào Huế học…. tôi nhận đỡ đầu một số em… mỗi năm…. tiền túi…

Rồi bẵng đi một thời gian, tôi có cơ hội về thăm Quê Hương và Giáo Hội Mẹ, tôi quyết định làm một chuyến ra Trung ra Bắc, sau khi bắt được ‘Nhịp Cầu’ với những người ‘Con Tinh Thần’ mà tôi ‘Chưa Bao Giờ’ gặp. Bây giờ gặp, những đứa con nầy đã lập gia đình, có con có cháu hết rồi... Tôi được hân hạnh rửa tội cho một vài cháu của ‘Các Đứa Con Tinh Thần’

“Miền Trung Sỏi Đá Nghèo Nàn”… Tôi được gia đình những đứa con tinh thần đưa đi thăm các Xứ Đạo, Giáo Họ… Như Dụ Thành và Vĩnh Hội, Thuận Nghĩa, Cửa Sót… đến những Giáo Họ Nghèo như Vĩnh Điền, Vĩnh Sơn, Yên Hội…và từ những quen biết nầy, tôi đã có dịp đến sống và sinh hoạt giữa họ để cảm thông và chia sẻ cuộc sống của họ….

MỘT NHÀ THỜ Ở THẾ KỶ 21 - MƯỜNG TƯỢNG ĐÓ LÀ MỘT SHED - KHO CHỨA ĐỒ CŨ -GARAGE WORKSHOP.

Một chút sơ lược lại về lịch sử thành lập Giáo Họ Vĩnh Điền nầy….

Giáo họ Vĩnh Điền: hội tụ năm 1993, là một giáo họ thuộc vùng sâu vùng xa, đến năm 2003 mới được chính thức lập họ và đặt tên là Vĩnh Điền, do Cha Gioan Trần Thanh Đạt.

Đến năm 2013 chuyển vị trí ở của toàn giáo họ đi nơi khác về vị trí mới đang còn rất khó khăn, đến nay năm 2017 mới có đất đai. Đã san ủi mặt bằng và có nhà thờ tạm không bị ngập lụt. Tổng số hộ của giáo họ là 28, có 98 nhân danh.

Giáo họ nhận Thánh Phanxicô Xaviê làm quan thầy.

Giáo họ Vĩnh Điền:

Thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng thánh đường mới Giáo Họ Vĩnh Điền, Giáo Xứ Vĩnh Hội, GP Hà Tĩnh

Nguồn Trích từ Website của Giáo Phận Hà Tĩnh


Sáng thứ Ba, ngày 21/01/2020, Giáo họ Vĩnh Điền thuộc Giáo xứ Vĩnh Hội, đã long trọng tổ chức mừng lễ đặt viên đá khởi công xây dựng nhà thờ, đây quả là thời khắc trọng đại ghi dấu trên trang sử của Giáo họ miền sơn cước này.

Hiện diện và cử hành Thánh lễ có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn Giáo phận; Cha quản hạt Ngàn Sâu JB Nguyễn Huy Tuấn, cha quản xứ Phêrô Nguyễn Huy Lưu, quý cha trong và ngoài Giáo phận, cùng đông đảo cộng đoàn tham dự.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã nêu lên ý nghĩa của việc xây dựng ngôi thánh đường. Đồng thời, mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện để ngôi thánh đường sớm được hoàn thành. Kỳ thực, khi khởi công xây cất thánh đường mới, Giáo hội cũng mời gọi con cái mình cùng cử hành một nghi thức, để xin Chúa chúc lành cho công cuộc được hoàn thành và để huấn dụ dân Chúa về ý nghĩa của Thánh đường, như là hình ảnh của Giáo hội được xây dựng bởi những viên đá sống động là các tín hữu.

Kế đến, theo truyền thống phụng vụ, Đức Cha Phaolô đã làm phép diện tích phần đất mà ngôi Thánh đường sẽ được xây lên.

“Ngôi Thánh đường này là nơi thể hiện niềm tin, là nơi quy tụ những người con của Chúa”. Đây là lời Đức Cha Phaolô đã tỏ bày với cộng đoàn trong bài giảng. Quả thật, nhà Chúa chính là nơi quy tụ, là điểm hẹn, là nơi thể hiện tình yêu thương giữa Thiên Chúa và con người. Hơn nữa, việc xây dựng nhà thờ mới cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta ý thức hơn về tòa nhà tâm hồn của mình. Như Thánh Phaolô đã nói: “…anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Thánh Thần sao” (1Cr 6,19). Chính vì thế, việc xây dựng ngôi nhà thờ mới rất quan trọng, bởi các tín hữu sẽ có một nơi để thờ phượng Chúa cách xứng đáng, hầu giúp tâm hồn mỗi người, là ngôi Thánh đường mà Chúa Thánh Thần đang ngự thêm sống động hơn.

Kết thúc Thánh lễ, một vị đại diện Hội đồng mục vụ Giáo họ đã bày tỏ niềm tri ân cảm mến đến Đức Cha Phaolô, quý cha, quý ân nhân và cộng đoàn. Ngoài ra, cám ơn cách đặc biệt đến cha Phanxicô Lý Văn Ca, một ân nhân đã giúp đỡ cho Giáo Họ. Đồng thời, gửi lời chúc mừng ngày kỉ niệm 35 năm hồng ân Linh mục của cha.

Đáp lời ông, Đức Cha Phaolô một lần nữa cám ơn cha quản xử, quý Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Giáo họ và quý ân nhân, đã hy sinh quãng đại góp phần mình trong việc xây dựng công trình nhà Chúa.

Trong những ngày cuối của năm cũ và kề cận những ngày đầu của năm mới 2020. Đức Cha Phaolô cũng đã gửi tới những lời chúc mừng năm mới đến mọi người hiện diện, hơn nữa, Đức Cha đã gửi quà trao tặng cho 30 hộ gia đình thuộc Giáo họ Vĩnh Điền, hầu để niềm vui được trọn vẹn hơn trong những ngày đầu xuân.

Sau lời cám ơn, Đức Cha Phaolô cùng với cha quản hạt và Linh mục Phanxicô Lý Văn Ca tiến đến làm phép và đặt viên đá đầu tiên, thể hiện cho sự bắt đầu khởi công xây dựng Giáo Họ Vĩnh Điền.

Nguồn Trích từ Website của Giáo Phận Hà Tĩnh

Anh Tuấn
 
Lễ Kính nhớ tổ tiên trọng thể tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
05:33 26/01/2020
Melbourne, Mùng Hai Tết Canh Tý, nhằm ngày 26/1/2020. Hợp cùng Giáo Hội Việt Nam dành ngày thiêng liêng nhất trong năm để cho mọi người nhớ đến tổ tiên ông bà, cha mẹ. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã tổ chức thánh lễ đồng tế trọng thể để mọi người kính nhớ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã qua đời, và phát quà chúc thọ đến ông bà, cha mẹ đang còn hiện diện đến dâng lễ.
Các cháu dâng lễ vật trong nghi thức tế tổ

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Trần Ngọc Tân, quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với Linh mục Trần Minh Hiếu và Đinh Văn Bổn đồng tế. Ca đoàn Cecilia phụ trách thánh ca đặc biệt với những bản thánh ca với chủ đề Xuân và nhớ đến tổ tiên thật đặc sắc. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm phụ trách phần tế tổ mang đầy ý nghĩa và là bài học sống dậy cho các em thiếu nhi biết sống hiếu nghĩa với cha mẹ.

Trong bài chia sẻ lời Chúa. Linh mục chủ tế đã nhấn mạnh đến giới răn Thứ Bốn là: phải thảo kính cha mẹ. Linh mục cũng nhắc đến tục ngữ và ca dao Việt Nam dạy người ta phải biết sống có hiếu với cha mẹ, và còn nâng tầm chữ hiếu thành một đạo, “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Với biết bao nhiêu điển tích được dẫn chứng về sự hiếu kính ở đời, mà Thiên Chúa yêu mến những con người biết sống hiếu thảo.

Sau phần chia sẻ lời Chúa. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm trong các bộ quốc phục áo dài, khăn đóng. Nam áo thụng xanh, nữ áo dài đỏ tiến vào các vị trí tế tổ. Sau ba hồi chiêng trống trang nghiêm. Các em theo hướng dẫn nghi lễ tế tổ, nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng chiêng, tay cung kính bưng lễ vật tiến lên trước bàn thờ, từng cặp một nam, một nữ dâng hương, dâng rượu, dâng bánh, dâng hương hoa. Và kết thúc bằng một bài văn tế rất xúc tích và đầy ý nghĩa, nói lên sự hiếu kính tổ tiên ông bà, làm cho quý cụ, quý ông bà hiện diện rất cảm động.

Dưới các hàng ghế, quý cụ ông, cụ bà cũng trong các bộ trang phục đẹp nhất, trong cái mát mẻ của máy lạnh, xua tan cái nóng ngoài trời, để quý cụ ngồi thoải mái. Quý cụ cũng được con cháu chở đến nhà thờ trong niềm vui tươi, những mái đầu tóc trắng bên những mái đầu xanh, đến để hiệp dâng thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa, cầu cho các bậc tổ tiên của mình, sau đó, đón nhận những lời thành kính chúc thọ của con cháu dâng lên cảm nhận một niềm vui quá lớn.

Ca đoàn Cecilia nhân dịp ngày đầu năm, đã hát tặng cộng đoàn một bài hát đặc biệt của cố Nhạc sỹ Phạm Đình Chương, bài Ly rượu mừng bất hủ, được sự hưởng ứng của toàn thể cộng đoàn.

Linh mục chủ tế trước khi ban phép lành cuối lễ đã làm phép quà tặng quý vị cao niên. Quý cụ ông mỗi người một chai rượu, quý cụ bà mỗi người một tấm bánh chưng có chữ THỌ. Sau khi làm phép, Linh mục quản nhiệm đã đích thân trao quà cho quý cụ cao tuổi nhất, hoặc quý cụ già phải ngồi xe lăn. Quý chức trong Hội đồng mục vụ cùng các em thiếu nhi đã đến từng hàng ghế để kính trao quà cho quý cụ từ 67 tuổi trở lên.

Sau khi ban phép lành cuối lễ. Đoàn lân của các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã múa mừng thọ, mừng Xuân cho cả cộng đoàn. Tiếng trống, tiếng pháo mừng Xuân nổ dòn dã đem niềm vui đến cho mọi người mừng Xuân Kỷ Hợi thật vui vẻ. Nhìn nét mặt tươi vui của quý cụ, mùa Xuân như còn mãi và như có Chúa đem mùa Xuân đến và ở cùng mọi người trọng sự biết ơn, cảm tạ.


 
Liên Tu Sĩ Roma mừng xuân Canh Tý.
Ban Thông Tin
10:42 26/01/2020
Hôm nay, 26/1/2020 nhằm mùng 2 tết Canh Tý, Liên Tu Sĩ Việt Nam tai Roma đã tổ chức Mừng Xuân Canh Tý tại trường truyền giáo thánh Phaolo, với sự tham dự của hơn 200 linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo dân.

Xem Hình

Nhân dịp này, Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Roma vinh dự đón 2 vị khách đặc biệt cùng đến ăn tết đó là Đức Cha Kevin William Vann, giám mục giáo phận Orange County và Đức Cha Thomas Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Orange County,

Buổi họp mặt mừng xuân Canh Tý được bắt đầu với việc mọi người dọn mình xưng tội, sau đó là thánh lễ kính nhớ ông bà tổ tiên. Sau thánh lễ là chương trình văn nghệ do các linh mục tu sĩ làm diễn viên, nhân dịp này Đức cha Kevin William Vann cũng không quên tặng cho Liên Tu Sĩ Roma một tiết mục đặc sắc đó là ngài đã trình bày nhạc phẩm Ave Maria bằng những ngón Piano điêu luyện. Kết thúc chương trình là bữa cơm thân mật và những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau của tất cả các thành viên.

Ban Thông Tin LTS Việt Nam tại Roma.
 
Nhóm Bông Hồng Xanh tặng quà tết cho bà con giáo dân hai giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho
Maria Vũ Loan
18:20 26/01/2020
GIÁP TẾT

Một ngày giáp Tết, ba thành viên của Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đi tặng quà tết cho bà con giáo dân của hai giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho.

Đến cả hai nhà thờ, chúng tôi đều được quí cha chánh xứ tiếp đón và trợ giúp công việc. Nhà thờ Sông Xoài bên này sông, nhưng có Đức Mẹ được đặt trên một cù lao nhỏ nên chúng tôi phải đi ghe máy qua đó khoảng mười trên sông Vàm Cỏ Tây. Ngày xưa, nơi cù lao nhỏ này, người ta chôn những thi thể chết trôi vô thừa nhận; rồi một đài Đức Mẹ Mân Côi được dựng ngay giữa những ngôi mộ ấy, làm cho nơi này bớt hoang lạnh.

Xem Hình

Chúng tôi bước ra khỏi ghe, đi vào con đường nhỏ để đứng trước đài Đức Mẹ. Chúng tôi chào bà con giáo dân đã có mặt ở đó và cùng với họ đọc kinh, dâng hương trước Đức Mẹ. Sau đó ba người chúng tôi tặng phong bao lì xì cho bà con. Chụp hình chung với cha xứ và bà con nơi đây trước linh đài Đức Mẹ, lòng chúng tôi lâng lâng vui, thầm mong sẽ có một mùa xuân an lành đến với chúng tôi vì có Mẹ chở che.

Dưới trời trưa nắng, ngôi nhà thờ thứ hai nằm cạnh cây cầu đẹp, đó là giáo xứ Nước Trong. Ngày giáp Tết mà vắng lặng quá! Thay vì nghỉ trưa, chúng tôi trò chuyện cùng cha chánh xứ, một người đã ở tuổi trung niên, tuy để tóc đầu đinh nhưng trông cha vẫn hiền lành.

Khoảng một giờ sau, cha hướng dẫn chúng tôi đến giáo họ Đông Hòa của giáo xứ Nước Trong, cách đó vài cây số. Nắng xoáy xuống đầu. Trong khi chờ bà con đến, cha cùng ông chánh trương và chúng tôi ngồi trong nhà giáo dân; ở đây không có nhà nguyện, cha dâng lễ trong nhà một giáo dân, cũng tương đối khang trang sạch đẹp. Cha chỉ cho chúng tôi một nền nhà nguyện, đang xây dở dang thì bị dừng lại, đã hơn một năm rồi, chưa biết đến bao giờ được tiếp tục.

Chúng tôi phát quà trong một nhà kho. Ở đây, giáo dân người miền nam đơn sơ, chất phác. Một số người đến lác đác, đến trễ. Nán lại một chút, qua câu chuyện, chúng tôi mới biết bà con ở đây đa số trồng khoai mỡ, làm nông và đi làm mướn.Năm nay khoai được mùa mà giá thấp quá nên bà con bị lỗ vốn. Thôi thì, một chút sẻ chia chẳng bao giờ thừa! Chúng tôi hỏi một ông chống gậy: “Thưa, nếu tính năm nay thì ông bao nhiêu tuổi ạ?” Ông nói: “Tôi nay sáu mươi mốt!” Chúng tôi buột miệng: “Còn con thì sáu mươi lăm!”. Nói rồi chúng tôi bặm môi nín cười vì thấy mình nói “hớ” và “vô duyên” quá!

Trước khi về, chúng tôi hỏi thăm cha nhiều chuyện, có một chuyện tế nhị làm tôi nghĩ ngợi một chút. Cha cho biết, giáo họ chưa bao giờ họp mặt trong một bữa ăn thân tình, cha nói ra một con số mà tôi tính nhẩm chỉ khoảng 300 Usd.

Đường từ Thạnh hóa, Long An về Sài Gòn người ta bán nhiều hoa và cây trái. Chúng tôi ghé mua hoa, mua thơm, dưa... Một mùa xuân đến trên quê hương mà ở đó người giáo dân sống tĩnh lặng, hy vọng và phó thác.

THỜI KHẮC GIAO THỪA

Trước thời khắc giao thừa – một mốc thời gian con người đặt ra để đánh dấu lịch sử - chúng tôi tham dự thánh lễ trong giáo xứ của mình – Giáo xứ Vinh Sơn 3. Của lễ dâng hôm nay có cả bánh chưng, như có một chút hồn dân tộc, hương của quê hương, làm của lễ đêm nay khác với thánh lễ trọng khác. Sau thánh lễ, nhiều người vui vẻ chúc nhau, rồi chụp hình. Năm nay, giáo xứ chúng tôi có nhiều đổi mới: cha chánh xứ cũ có lòng thương người đã đổi đến một nơi....có nhiều người cần “thương đến” hơn; cha chánh xứ mới năng động, bầu khí của giáo xứ cũng có thay đổi một chút, dường như khiêm tốn hơn, trầm lặng hơn.

Khuôn viên giáo xứ chúng tôi được trưng bày giống như là có một “đường hoa mi ni”, ngõ ngách nào cũng có hoa; giáo dân nô nức thay nhau chụp hình. Chúng tôi đi về nhà, thắp sáng điện trên bàn thờ Chúa và dâng hương lên bàn thời cha mẹ, thấy lòng ấm cúng lạ. Chắc chắn là không phải ấm cúng vì hương nhang mà vì đã rước Mình Thánh Chúa trước giờ khắc chuyển giao sang năm mới, mà vì đó còn là nguồn sống của những tháng ngày sắp tới nữa!

NGÀY MỒNG MỘT TẾT

Chiều mồng một Tết, chúng tôi xuất hành đến nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế để tham dự Hành Hương Minh Niên. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã chủ sự thánh lễ đầu tiên trong ba ngày hành hương này. Năm nào cộng đoàn tu viện và giáo dân ở đây cũng cung nghinh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng hẳn là tâm tình của mỗi người, mỗi năm có thay đổi khác nhau khi tỏ lòng cung kính người Mẹ hằng luôn cứu giúp, hộ phù nhiều người với những khát vọng riêng. Khán đài thì rực rỡ sắc hoa đèn, còn giáo dân thì đông và trật tự, làm cho thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng.

Nếu lời mở đầu của cha đại diện tu viện là một lời giới thiệu: “Theo truyền thống thì hằng năm, chúng con vẫn có ba ngày hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ngay khi bắt đầu, chúng con đã cùng với Mẹ Maria hành hương trong nửa giờ vì chúng con muốn được thấy chính Mẹ cùng đi với chúng con với biết bao gian nan thử thách. Và chúng con vui mừng hân hoan hơn nữa, được Đức Cha là vị chủ chăn của giáo phận, lại có mặt trong giờ phút linh thiêng, quí báu này...Và giờ đây xin Đức Cha dâng thánh lễ cầu bình an.” thì lời mở đầu thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục cũng thân thiện, đầy đủ và yêu thương:

“Kính thưa quí ông bà, anh chị em,

Chúng ta đã bước vào năm mới – năm Canh Tý. Hôm nay là ngày mồng một Tết, xin được gửi tới anh chị em lời chào năm mới, cùng với lời cầu chúc của Giáo Hội ân sủng, bình an và ơn thông hiệp của Chúa Ba Ngôi....Chúng ta dâng thánh lễ này cầu nguyện cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Đại Gia Đình Tổng giáo phận, cho cộng đoàn giáo xứ, cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và cho mỗi người chúng ta. Điều chúng ta khao khát là xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an, và càng thêm một năm, chúng ta càng tăng trưởng trong đời sống đức tin, đức cậy và đức bác ái. Xin Chúa ban cho mọi người được ấm no hạnh phúc, được phát triển và được bảo vệ phẩm giá của mỗi một người. Xin cho cộng đoàn chúng ta càng ngày càng biết nghe theo lời Đức Mẹ, chúng ta tin vào Chúa, thực hành Lời Chúa, để sự bình an được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta. Trong tâm tình ấy, chúng ta cùng cất lên bài ca vinh danh Chúa để chúc tụng và tôn vinh.”

Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Giuse không triết lý quá cao siêu mà xoáy vào lòng người những suy tư thực tế. Từ Lời Chúa trong bài đọc, Đức Cha dẫn dắt ra đời sống thực tế, đó là sống trong tâm tình phó thác, phải cầu nguyện, giãi bày những ưu tư với Thiên Chúa, tin vào Chúa quan phòng. Đặc biệt, lời cầu nguyện của người Kitô hữu không phải ở dạng “thông tin” cho Chúa biết, biến đổi ý của Chúa cho phù hợp với ý muốn của mình, mà phải cầu nguyện ngược lại, ý của mình phù hợp với ý Chúa. Mọi người nên bắt chước cách cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Người ta thường chúc nhau “Vạn Sự Như Ý”, nhưng người Kitô hữu thì phải cầu chúc “Vạn Sự Như Ý Chúa” mới đúng. Cứ trình bày nguyện vọng của chúng ta với Chúa để nói lên sự tùy thuộc của chúng ta, lòng trông cậy của chúng ta vào tình thương của Chúa và giao phó cho Chúa. Điều chúng ta tìm là sự sống, đó là sự sống tinh thần, sự sống tâm linh, là sự sống vĩnh cửu. Cầu nguyện với Chúa qua Đức Mẹ là điều rất hợp với ý Chúa Giêsu.

Sau thánh lễ, nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ vị chủ chăn mới của TGP Sài Gòn trước khi xếp hàng đón nhận Lộc Chúa.

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Hôm nay, chúng tôi nhận được Lộc Chúa với câu: “Hãy luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau cũng như cho mọi người. (1Tx 5,15), chúng tôi hiểu được Chúa vẫn dùng chúng tôi “làm việc vặt” cho Ngài. Dẫu vậy, chúng tôi nghĩ việc “Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc...” có nhiều tính từ thiện hơn là tính xã hội nhưng việc này chẳng bao giờ cổ xưa, chẳng bao giờ cũ vì ở xã hội nào cũng có những người đói nghèo, bệnh tật.

Đầu năm mới, chúng tôi tạ ơn những việc làm đã qua và nếu Ngài còn muốn thì chúng tôi vẫn cất bước lên đường; cũng không có gì phải boăn khoăn lo lắng hay phải áy náy lương tâm nếu Ngài cho “nghỉ ngơi”, mà cứ an vui trong lòng mến mà thôi.
 
Văn Hóa
Lộc Thánh Đầu Xuân
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:37 26/01/2020
Người Việt Nam có tục “hái lộc” vào dịp đầu xuân: người ta hái về một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc sau khi lễ ở đền, chùa. Cành lộc non tượng trưng cho ơn trời giúp con người phát đạt thịnh vượng được đặt trước bàn thờ để cầu may, lấy phước.

Các năm gần đây, tập tục đó cũng đã được hội nhập vào sinh hoạt đầu năm của người Công Giáo. Nhưng thay vì hái một cành lộc non, chúng ta nhận một câu Lời Chúa. Câu Lời Chúa này sẽ trở thành phương châm sống đức tin cho chúng ta trong năm mới và suốt đời chúng ta.

Như vậy, “hái lộc Xuân” đối với người Công Giáo là “hái Lộc Thánh”. Lộc Thánh tôi lãnh nhận năm nay là Lời Chúa trong thư Thánh Giacôbê: “Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận.“ (Gc 1,19) gợi lên một vài suy tư khi làm công tác Truyền thông.

Mau nghe biểu thị một thái độ tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng biểu lộ sự khiêm tốn của chính bản thân mình. “Lòng tự cao dẫn đến suy sụp, đức khiêm tốn đem lại vinh quang." (Cn 18,12). Lắng nghe giúp ta kiềm chế được cảm xúc của mình và còn giúp ta học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích. Người biết lắng nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nếu ta tôn trọng lắng nghe ý kiến của người khác thì chắc chắn họ cũng tôn trọng lắng nghe ý kiến của ta và ngược lại.

Khi gia nhập vào một trong những đoàn thể Công Giáo Tiến hành, chúng ta đã vâng theo ơn gọi tông đồ loan truyền đạo yêu thương. Tình yêu này được thể hiện qua điều răn cao trọng nhất là mến Chúa, yêu người. Nếu ta muốn yêu được người khác, ta phải khiêm tốn lắng nghe để hiểu, cảm thông và cùng chia sẻ với họ. Một việc tưởng như đơn giản nhưng khi thực hiện không phải dễ. Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. (Cn 11,19).

Trong cuộc sống, chúng ta thường nói hoặc viết để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói (hoặc viết) mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, người đọc; nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để như “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào. Vì vậy cha ông chúng ta có câu "hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" và chúng ta cần nói với nhau bằng tấm lòng yêu thương. “Đức mến tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7).

Con người thường có thói quen chỉ trích người khác bằng lời nói, đặc biệt là khi chưa biết rõ căn nguyên của sự việc. Bình thường mọi người trong cùng một gia đình, đoàn thể… vì muốn chứng tỏ bản thân mình đúng nên luôn luôn tìm cách biện hộ cho mình. Khi điều đó xảy ra thì việc cãi vã khó mà tránh khỏi được và hậu quả là mọi người càng ngày càng xa lánh nhau.

Trong các đoàn thể Công Giáo, chúng ta hãy noi gương Thánh Tâm Chúa Giêsu “hiền lành và khiêm nhường” để khoan phê bình, chỉ trích… mà yêu thương nhau “chín bỏ làm mười”, “sao cho trong ấm, ngoài êm”… “Thà ăn mẩu bánh khô mà được êm ấm còn hơn đầy yến tiệc mà nhà cửa bất hòa” (Cn 17,1)

Con người trong cuộc sống hằng ngày thường dễ bị xoáy vào vòng xoáy của sự hờn giận. Vợ giận hờn chồng, con cái giận hờn cha mẹ, học sinh giận hờn thầy cô, cấp dưới giận hờn cấp trên… “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà.” (Mt 5, 22a).

Mỗi người chúng ta luôn cảm thấy hình như người khác có điều gì đó thua kém mình, và có cảm giác mình bị thiệt thòi quá mức nếu người đó thành công hơn mình. Nhưng cũng rất ít người khi đang giận hờn lại có thể tự hỏi lại mình rằng: liệu mình có thể là đối tượng để người khác giận hờn hay không, liệu mình có tệ bạc với người khác không, và mình đã khiến cho người khác thiệt thòi quá không.

Giận hờn làm chúng ta tự tách mình ra khỏi anh em. Nếu ta thương yêu anh em thì xin đừng bao giờ oán trách nữa! “Anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng” (Phl 2,14). Hãy hướng tâm vào lòng từ bi, thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta cảm thấy bực bội, nóng giận đề cầu xin và bắt chước vì “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương” (Tv 145,8)

Lộc Thánh năm nào cũng có ý nghĩa, củng cố niềm tin, thêm niềm hy vọng,... cho mỗi người. Những ngày đầu Xuân thanh thản đầy ắp tiếng cười sẽ qua đi như “bóng câu ngoài cửa sổ”. Mọi người lại trở về với những công việc thường ngày với những lo toan tất bật cho cuộc sống. Chúng ta lại bắt đầu một năm cầu nguyện và làm việc mới. Xin cầu chúc cho những anh chị em làm công tác Truyền thông luôn mau nghe được ý Chúa qua những sinh hoạt phụng vụ và loan báo Tin Mừng cho mọi người.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Tết Chơi Bầu Cua
Nguyễn Trung Tây Lm.
13:00 26/01/2020
VUI TẾT CHƠI BẦU CUA
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Ngày tết ngồi lắc bầu cua,
Thử coi năm mới hên xui thế nào!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Mùng Hai Tết, Thánh lễ đại trào Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:06 26/01/2020
Trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Aperuit illis” - Chúa mở tâm trí cho họ (Lc 24:45), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ấn định Chúa Nhật thứ III mùa Thường niên là “Chúa Nhật cử hành, suy tư và phổ biến Lời Chúa”.

Tông Thư này được công bố hôm 30 tháng 9 năm ngoái, 2019, nhân lễ thánh Giêrônimô, vào đầu năm kỷ niệm 1600 năm thánh nhân qua đời. Thánh Giêrônimô là dịch giả Kinh Thánh nổi tiếng, đã dịch Kinh Thánh từ nguyên ngữ ra tiếng Latinh. Thánh nhân cũng đã từng khẳng định rằng “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.

Đức Thánh Cha cho biết ngài đi đến quyết định trên đây nhằm đáp lại bao nhiêu lời thỉnh cầu của các tín hữu, mong muốn trong Giáo Hội có một Chúa Nhật Lời Chúa được cử hành.

Trong bối cảnh đó, lúc 10 giờ Sáng Chúa Nhật 26 tháng Giêng, tức là Mùng Hai Tết Canh Tý, Đức Thánh Cha đã cử hành Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng” (Mt 4:17). Với những lời này, Thánh Sử Mátthêu giới thiệu sứ vụ của Chúa Giêsu. Đấng là Lời của Thiên Chúa đã đến để nói với chúng ta, bằng lời nói và bằng chính cuộc sống của Ngài. Vào ngày Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên này, chúng ta hãy tìm đến những gốc rễ trong lời rao giảng của Người, hãy tìm đến chính nguồn mạch của lời ban sự sống. Tin Mừng hôm nay (Mt 4: 12-23) giúp chúng ta biết Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng như thế nào, ở đâu và cho ai.

1. Chúa Giêsu bắt đầu như thế nào? Với một cụm từ rất đơn giản: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (câu 17). Đây là thông điệp chính của tất cả các bài giảng của Chúa Giêsu: Ngài nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay. Điều đó có nghĩa là gì? Nước Trời có nghĩa là triều đại của Thiên Chúa, nghĩa là cách thức mà Thiên Chúa trị vì thông qua mối quan hệ của Ngài với chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay, rằng Chúa đang ở gần. Đây là sự mới lạ, là thông điệp đầu tiên: đó là Thiên Chúa không xa chúng ta. Đấng ngự trên thiên đàng đã xuống trần gian; Ngài đã hoá thành nhục thể. Ngài đã phá bỏ các bức tường và rút ngắn khoảng cách. Bản thân chúng ta không xứng đáng được Người xuống gặp chúng ta. Giờ đây sự gần gũi này của Thiên Chúa đối với dân Người là một trong những cách mà Người đã làm mọi thứ kể từ đầu, thậm chí ngay cả trong Cựu Ước. Thiên Chúa nói với dân Người rằng “Hãy tưởng tượng: có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta?” (x. Đnl 4: 7). Và sự gần gũi này đã trở nên bằng xương bằng thịt nơi Chúa Giêsu.

Đây là một thông điệp vui mừng: Thiên Chúa đã đích thân đến thăm chúng ta, bằng cách hoá thành phàm nhân. Người không mặc lấy tình trạng con người của chúng ta vì bổn phận, không, không phải như thế, nhưng là vì tình yêu. Vì tình yêu, Người đón nhận bản tính nhân loại chúng ta, vì một người chỉ đón nhận những gì người ấy yêu mến. Thiên Chúa đón nhận bản tính nhân loại chúng ta bởi vì Người yêu mến chúng ta và ước ao ban cho chúng ta ơn cứu rỗi mà, chỉ một mình chúng ta không được Chúa giúp, thì chúng ta không thể hy vọng đạt được. Chúa muốn ở lại với chúng ta và ban cho chúng ta vẻ đẹp của cuộc sống, sự bình yên trong tâm hồn, niềm vui được tha thứ và cảm thấy được yêu thương.

Giờ đây chúng ta có thể hiểu được yêu cầu thẳng thừng mà Chúa Giêsu đưa ra: “Hãy sám hối”, nói cách khác, “Hãy thay đổi cuộc sống của anh em”. Hãy thay đổi cuộc sống của anh em vì một lối sống mới đã bắt đầu. Thời anh em sống cho chính mình mà thôi đã qua rồi; bây giờ là thời để sống với Chúa và cho Chúa, với tha nhân và cho tha nhân, với tình yêu và cho tình yêu. Hôm nay Chúa Giêsu nói những lời như thế với anh chị em: “Hãy can đảm, Ta ở đây với anh em, hãy để Ta bước vào và cuộc sống của anh em sẽ thay đổi”. Chúa Giêsu đang gõ cửa. Đó là lý do tại sao Chúa ban cho anh chị em lời của Người, để anh chị em có thể nhận được lời Chúa như một bức thư tình mà Người đã viết cho anh chị em, để giúp anh chị em nhận ra rằng Người đang ở bên anh chị em. Lời của Người an ủi và khích lệ chúng ta. Đồng thời Lời Chúa cũng thách thức chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi sự trói buộc của tính ích kỷ và hiệu triệu chúng ta hoán cải, vì lời Chúa có sức mạnh thay đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng. Đây là sức mạnh của lời Người.

2. Nếu chúng ta để ý nơi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, chúng ta thấy rằng Ngài bắt đầu từ những nơi mà vào thời ấy được người đời cho là “chốn tối tăm”. Cả bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng đều nói với chúng ta về những người “ngồi trong miền thâm u của sự chết”. Họ là những cư dân của “vùng Dơvulun và Náptali, trên con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, thuộc miền Galilê, miền đất của dân ngoại” (Mt 4: 15-16; x là 8: 23-9: 1). Galilê, miền đất của dân ngoại, là miền đất nơi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng của Người, đã được đặt tên như thế vì nó quy tụ những người thuộc các chủng tộc khác nhau và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Đó thực sự là “trên con đường ven biển”, nghĩa là một giao lộ. Ngư dân, doanh nhân và người nước ngoài đều cư ngụ ở đó. Đó chắc chắn không phải là nơi để tìm thấy sự tinh khiết tôn giáo của dân được Chúa chọn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu bắt đầu từ đó, chứ không phải từ tiền đường của đền thờ Giêrusalem, như thế là từ phía đối diện của đất nước, từ Galilê của dân ngoại, từ khu vực biên giới. Ngài bắt đầu từ ngoại vi.

Ở đây có một thông điệp cho chúng ta: lời cứu rỗi không tìm kiếm những nơi tinh tuyền, sạch sẽ và an toàn. Thay vào đó, lời Chúa đi vào những nơi chốn phức tạp và tối tăm mờ mịt trong cuộc sống của chúng ta. Giờ đây, cũng như khi đó, Chúa muốn đến thăm những nơi mà chúng ta nghĩ rằng Chúa sẽ không bao giờ đến. Tuy nhiên, thường chúng ta lại chính là những người đóng chặt cửa, thích giữ trong lòng sự lầm lạc, mặt tối và trò ăn ở hai lòng được che đậy của chúng ta. Chúng ta giữ nó thật chặt bên trong, rồi đến với Chúa với một số lời cầu nguyện như con vẹt, trong khi cảnh giác kẻo sự thật của Ngài khuấy động được con tim chúng ta. Đó là sự giả hình được che giấu. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay bảo với chúng ta rằng: “Chúa Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.” (câu 23.). Chúa đã đi qua tất cả các khu vực đa dạng và phức tạp đó. Cũng vậy, Ngài không ngại khám phá địa hình của tâm hồn chúng ta và bước vào những góc gập ghềnh và khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúa biết rằng chỉ có lòng thương xót của Người mới có thể chữa lành chúng ta, chỉ có sự hiện diện của Người mới có thể biến đổi chúng ta và chỉ có lời Người mới có thể canh tân chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy mở ra những con đường quanh co của tâm hồn chúng ta - những con đường chúng ta có bên trong chúng ta mà chúng ta không muốn nhìn thấy hoặc chúng ta muốn dấu đi. Hãy mở những con đường ấy ra cho Ngài, Đấng đang đi dọc theo “con đường ven biển”; chúng ta hãy chào đón vào tâm hồn chúng ta lời Ngài, đó là lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi… phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12).

3. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói với ai? Tin Mừng nói rằng, “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: ‘Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá’.” (Mt 4: 18-19). Những người đầu tiên được mời gọi là các ngư dân: không phải là những người được tuyển chọn cẩn thận vì khả năng của họ, cũng không phải là những người sùng đạo cầu nguyện trong đền thờ, mà là những con người lao động bình thường.

Chúng ta hãy suy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ: Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Chúa Giêsu đang nói chuyện với các ngư dân, sử dụng ngôn ngữ mà họ hiểu được. Cuộc sống của họ thay đổi ngay tại chỗ. Ngài gọi họ ở nơi họ đang sống và trong tình trạng của họ, để biến họ trở thành người chia sẻ trong sứ vụ của Người. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.” (c. 20). Tại sao ngay lập tức? Đơn giản vì họ cảm thấy bị lôi cuốn. Họ không vội vã vì họ vừa nhận được một lệnh truyền, nhưng vì họ bị lôi cuốn bởi tình yêu. Để theo Chúa Giêsu, những việc lành phúc đức mà thôi thì chưa đủ; chúng ta phải lắng nghe tiếng gọi của Chúa mỗi ngày. Ngài là Đấng duy nhất biết rõ chúng ta và yêu thương chúng ta trọn vẹn, dẫn chúng ta tiến ra để bước vào chiều sâu của cuộc sống, như Chúa đã làm với các môn đệ đã nghe Ngài.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần lời Chúa. Chúng ta cần lời Người để chúng ta có thể nghe, giữa hàng ngàn những tiếng nói khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, một lời nói với chúng ta không phải về thứ này thứ khác, nhưng là về sự sống.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạo không gian bên trong chính mình cho Lời Chúa! Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hoặc hai câu Kinh Thánh. Chúng ta hãy bắt đầu với Tin Mừng: chúng ta hãy để sách Kinh Thánh mở ra trên bàn chúng ta, hãy mang sách Kinh Thánh trong túi hoặc trong giỏ xách của chúng ta, hãy đọc Kinh Thánh trên điện thoại di động của chúng ta và để Lời Chúa truyền cảm hứng cho chúng ta hàng ngày. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, rằng Người xua tan bóng tối trong chúng ta và, với một tình yêu vĩ đại, Chúa đang dẫn dắt cuộc sống của chúng ta vào vùng nước sâu.

Cuối Thánh lễ Đức Thánh Cha đã trao sách Kinh Thánh cho 40 người đại diện cho các thành phần khác nhau của dân Chúa. Các tín hữu tham dự Thánh Lễ cũng nhận được mỗi người một cuốn Kinh Thánh.


Source:Holy See Press Office