Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh Năm A - Presentation of the Lord Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
03:51 28/01/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ tư mùa thường niên năm A 02.02.2014
Mai Tá
03:56 28/01/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư mùa thường niên năm A 02.02.2014
“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 2: 22-40
Trong hành trình cuộc đời, có những truyện kể đưa ra nhiều hình thái quan trọng về công ăn việc làm. Với các linh mục giảng thuyết, câu truyện các ngài kể đều tập trung vào việc chia sẻ Lời Chúa.
Có linh mục trẻ nọ, gặp khó khăn trong việc dùng lời giảng thuyết, cụ bèn xin Giám mục Bề trên của mình đôi ba bí kíp. Vị Giám mục mới nói: “Thì cha có thể nói đôi điều gì đó cốt thu hút bổn đạo chú ý tập trung như: Tối qua, tôi bất chợt rơi vào vòng tay ấm áp của một phụ nữ, chẳng hạn. Tôi dám chắc, nếu cha bắt đầu bài giảng như thế là họ sẽ chăm chú nghe thôi. Rồi cứ thế, cha tiếp tục tả cảnh tả tình, nói rất nhiều về sự ấm áp và cởi mở nơi cung lòng người nữ phụ, và rồi kết thúc bằng cú “nhảy dù” bật mí cho mọi người biết nữ phụ kia chính là thân mẫu của cha, thế là xong. Và, đó chính là ý nghĩa tình gia đình đấy.“
Linh mục trẻ quyết nghe theo lời dạy của Chủ quản Bề Trên, bèn dự định thực hiện vào bài giảng Chúa Nhật sau đó, nhưng ông lại hồi hộp quá đến nỗi quên một vài chi tiết. Và hôm đó, nơi bài chia sẻ linh mục xứ đạo bắt đầu nói: “Thưa anh chị em, tối qua tôi được hân hạnh rơi vào vòng tay êm ái của một nữ phụ rất nóng bỏng…”
Cộng đoàn sốt sắng nghểnh tai chờ nghe đoạn tiếp cha giảng. Nhưng cha lại quên không nhớ phần vị Giám Mục dạy mình kết thúc ra sao. Cha bèn hít một hơi thật đầy, rồi tiếp: “Tôi không nhớ người phụ nữ này là ai, nhưng chừng như Đức Giám Mục bảo tôi làm như thế với bà ấy. “
Chúng ta vừa nghe một bài giàng hay nhất chưa từng biết đến. Thế giới vẫn gọi là Bài Giảng Trên Núi. Điều làm cho bài này hay nhất không phải do tính cao đẹp của ngôn ngữ loài người hoặc nó nằm ở hy vọng của tinh hoa thần học gói ghém trong đó. Hay nhất là bởi, Đức Giêsu đã giảng về thực tế đang diễn ra trước mắt Ngài. Người Do Thái hôm ấy rất nghèo, yếu đuối, sầu buồn và đói khát sự công chính. Có người còn tự đặt mình trong quyền năng sinh sát của kẻ thù địch. Người thì chiến đấu tìm gặp Chúa ngang qua bách hại. Người lại rắp tâm tạo sự bình an trong chốn bạn bè/người thân. Nhưng họ lại bị kết tội và tuyên án.
Thực tế này không chỉ xảy đến vào ngày Chúa rao giảng, nhưng vẫn diễn ra với Hội thánh tiên khởi, nữa. Mỗi lần nghe linh mục giảng, ta thường có thói quen hạch hỏi: làm sao ông ấy biết chuyện này chứ? Nếu cha mà hiểu được những khúc mắc nơi đời sống người đi Đạo, chắc cha sẽ phải thay đổi băng tần chia sẻ, mà thôi.
Quả thật, nhiều người trong chúng ta không bén đủ nhạy về sự mỏng dòn nơi cộng đoàn ta chung sống. Và đôi lúc, ta cũng thấy khó mà thông truyền cho mọi người biết sự yếu mềm của chính chúng ta. Bài Giảng Trên Núi là mẫu mực giúp ta sống, theo mọi cung cách. Khi Chúa nói: “Phúc cho anh em”, Ngài không muốn có thái độ bề trên kẻ cả, hoặc che giấu các khía cạnh gai góc của thực tại nơi cuộc đời, rồi cứ thế mà dẫn dụ: Giỏi lắm! Gắng lên con. Hãy cứ vui sống, mọi sự để đó Ta sẽ lo sau, trên Thiên Đàng…
Theo Sách thánh tiếng Do Thái, nói “Phúc cho anh em” là khám phá ra rằng Thiên Chúa đang hiện diện sống động nơi cuộc đời mỗi người. Ở đây. Bây giờ. Thành thử, Bài Giảng Trên Núi có ý bảo: ta không cần phải kinh qua mọi cuộc chiến đấu, tranh sống hằng ngày, mới nhận ra được sự hiện diện của Chúa. Đức Giê-su từng bảo: nếu ta nghèo, nhưng có lòng xót thương, cảm thông người sầu buồn, quyết tranh đấu cho một xã hội công bình hoặc còn đang đau khổ vì những thứ đó, nếu ta tỏ ra tử tế, vô vị lợi, nếu ta là người xây dựng hòa bình hoặc người cảm tử, thì tức là, theo cách nào đó, ta đang giáp mặt Chúa.
Chúa từng có Bài Giảng “Phúc thay cho anh em” ở Trên Núi là bạn đồng hành với ta trong mọi tình cảnh của cuộc đời ta đang sống. Chúa là người bạn hiền, luôn chung vai sánh bước đến gặp ta cả vào những ngày ta không muốn giáp mặt nữa.
Điều đáng buồn, là: quan niệm Đức-Chúa-người-bạn-hiền không được sử dụng rộng rãi, cho đúng mức. Ta vẫn chọn bạn mà chơi, bỏ giờ ra để ở với họ, kể cho họ nghe những điều ta chẳng kể cho ai. Đôi lúc, cả vào khi ta ở trên đỉnh bình yên cuộc đời trên thế giới hoặc gặp khủng hoảng ta vẫn gọi bạn đến tiếp cứu, trước khi nhớ đến gia đình, tình thân. Ta biết bạn cũng như mình vì bạn cũng vẫn tìm đến ta, để chia sẻ những vui buồn trong cuộc đời.
Là Bạn Hiền ta chưa từng có, Đức Giê-su luôn để ý đến ta trong mọi sự kiện xảy đến mỗi ngày. Ngài vẫn có đó, ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Đương nhiên, Ngài chẳng bao giờ xâm phạm vào đời tư, của ai. Ngài luôn kiên nhẫn đợi ta mời Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Mọi lúc. Mọi cấp bực đời người, như ta muốn.
Đức Giêsu-Bạn-Hiền, không gửi đến cho ta những bài chia sẻ hàng tuần, kiểu xưa cũ. Nhưng, Ngài gặp ta qua từng ngõ ngách cuộc đời, ở mọi nơi. Ngài dìu ta vào vòng tay ôm êm ái. Ôm giữ thật chặt, mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Một cuộc sống có quá nhiều trục trắc, rất gay gắt. Ngài đưa tay chỉ đường giúp ta ra khỏi ngõ quặt, để tiến bước. Tiến, về phía thênh thang đang rộng mở, cả con đường. Nơi có “Bài Giảng Trên Núi” với những ..”Phúc thay cho anh em!” Bởi, Ngài chính là Bạn Hiền đích thực. Là, Giê-su Nhân Hiền của ta.
Trong cảm nghiệm về tình bạn rất hiền, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của thi sĩ ở trên mà rằng:
“Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.
(Hàn Mặc Tử - Ave Maria)
Hương hoa sáng láng,
xôn xao náo động muôn tinh tú,
vẫn cứ là tình thơ rất hiền từ của Đức Giêsu-Bạn-Hiền vẫn đến với ta và cho ta, mãi suốt đời.
Lm Richard Leonard, SJ
Mai Tá lược dịch
“Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 2: 22-40
Trong hành trình cuộc đời, có những truyện kể đưa ra nhiều hình thái quan trọng về công ăn việc làm. Với các linh mục giảng thuyết, câu truyện các ngài kể đều tập trung vào việc chia sẻ Lời Chúa.
Có linh mục trẻ nọ, gặp khó khăn trong việc dùng lời giảng thuyết, cụ bèn xin Giám mục Bề trên của mình đôi ba bí kíp. Vị Giám mục mới nói: “Thì cha có thể nói đôi điều gì đó cốt thu hút bổn đạo chú ý tập trung như: Tối qua, tôi bất chợt rơi vào vòng tay ấm áp của một phụ nữ, chẳng hạn. Tôi dám chắc, nếu cha bắt đầu bài giảng như thế là họ sẽ chăm chú nghe thôi. Rồi cứ thế, cha tiếp tục tả cảnh tả tình, nói rất nhiều về sự ấm áp và cởi mở nơi cung lòng người nữ phụ, và rồi kết thúc bằng cú “nhảy dù” bật mí cho mọi người biết nữ phụ kia chính là thân mẫu của cha, thế là xong. Và, đó chính là ý nghĩa tình gia đình đấy.“
Linh mục trẻ quyết nghe theo lời dạy của Chủ quản Bề Trên, bèn dự định thực hiện vào bài giảng Chúa Nhật sau đó, nhưng ông lại hồi hộp quá đến nỗi quên một vài chi tiết. Và hôm đó, nơi bài chia sẻ linh mục xứ đạo bắt đầu nói: “Thưa anh chị em, tối qua tôi được hân hạnh rơi vào vòng tay êm ái của một nữ phụ rất nóng bỏng…”
Cộng đoàn sốt sắng nghểnh tai chờ nghe đoạn tiếp cha giảng. Nhưng cha lại quên không nhớ phần vị Giám Mục dạy mình kết thúc ra sao. Cha bèn hít một hơi thật đầy, rồi tiếp: “Tôi không nhớ người phụ nữ này là ai, nhưng chừng như Đức Giám Mục bảo tôi làm như thế với bà ấy. “
Chúng ta vừa nghe một bài giàng hay nhất chưa từng biết đến. Thế giới vẫn gọi là Bài Giảng Trên Núi. Điều làm cho bài này hay nhất không phải do tính cao đẹp của ngôn ngữ loài người hoặc nó nằm ở hy vọng của tinh hoa thần học gói ghém trong đó. Hay nhất là bởi, Đức Giêsu đã giảng về thực tế đang diễn ra trước mắt Ngài. Người Do Thái hôm ấy rất nghèo, yếu đuối, sầu buồn và đói khát sự công chính. Có người còn tự đặt mình trong quyền năng sinh sát của kẻ thù địch. Người thì chiến đấu tìm gặp Chúa ngang qua bách hại. Người lại rắp tâm tạo sự bình an trong chốn bạn bè/người thân. Nhưng họ lại bị kết tội và tuyên án.
Thực tế này không chỉ xảy đến vào ngày Chúa rao giảng, nhưng vẫn diễn ra với Hội thánh tiên khởi, nữa. Mỗi lần nghe linh mục giảng, ta thường có thói quen hạch hỏi: làm sao ông ấy biết chuyện này chứ? Nếu cha mà hiểu được những khúc mắc nơi đời sống người đi Đạo, chắc cha sẽ phải thay đổi băng tần chia sẻ, mà thôi.
Quả thật, nhiều người trong chúng ta không bén đủ nhạy về sự mỏng dòn nơi cộng đoàn ta chung sống. Và đôi lúc, ta cũng thấy khó mà thông truyền cho mọi người biết sự yếu mềm của chính chúng ta. Bài Giảng Trên Núi là mẫu mực giúp ta sống, theo mọi cung cách. Khi Chúa nói: “Phúc cho anh em”, Ngài không muốn có thái độ bề trên kẻ cả, hoặc che giấu các khía cạnh gai góc của thực tại nơi cuộc đời, rồi cứ thế mà dẫn dụ: Giỏi lắm! Gắng lên con. Hãy cứ vui sống, mọi sự để đó Ta sẽ lo sau, trên Thiên Đàng…
Theo Sách thánh tiếng Do Thái, nói “Phúc cho anh em” là khám phá ra rằng Thiên Chúa đang hiện diện sống động nơi cuộc đời mỗi người. Ở đây. Bây giờ. Thành thử, Bài Giảng Trên Núi có ý bảo: ta không cần phải kinh qua mọi cuộc chiến đấu, tranh sống hằng ngày, mới nhận ra được sự hiện diện của Chúa. Đức Giê-su từng bảo: nếu ta nghèo, nhưng có lòng xót thương, cảm thông người sầu buồn, quyết tranh đấu cho một xã hội công bình hoặc còn đang đau khổ vì những thứ đó, nếu ta tỏ ra tử tế, vô vị lợi, nếu ta là người xây dựng hòa bình hoặc người cảm tử, thì tức là, theo cách nào đó, ta đang giáp mặt Chúa.
Chúa từng có Bài Giảng “Phúc thay cho anh em” ở Trên Núi là bạn đồng hành với ta trong mọi tình cảnh của cuộc đời ta đang sống. Chúa là người bạn hiền, luôn chung vai sánh bước đến gặp ta cả vào những ngày ta không muốn giáp mặt nữa.
Điều đáng buồn, là: quan niệm Đức-Chúa-người-bạn-hiền không được sử dụng rộng rãi, cho đúng mức. Ta vẫn chọn bạn mà chơi, bỏ giờ ra để ở với họ, kể cho họ nghe những điều ta chẳng kể cho ai. Đôi lúc, cả vào khi ta ở trên đỉnh bình yên cuộc đời trên thế giới hoặc gặp khủng hoảng ta vẫn gọi bạn đến tiếp cứu, trước khi nhớ đến gia đình, tình thân. Ta biết bạn cũng như mình vì bạn cũng vẫn tìm đến ta, để chia sẻ những vui buồn trong cuộc đời.
Là Bạn Hiền ta chưa từng có, Đức Giê-su luôn để ý đến ta trong mọi sự kiện xảy đến mỗi ngày. Ngài vẫn có đó, ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Đương nhiên, Ngài chẳng bao giờ xâm phạm vào đời tư, của ai. Ngài luôn kiên nhẫn đợi ta mời Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Mọi lúc. Mọi cấp bực đời người, như ta muốn.
Đức Giêsu-Bạn-Hiền, không gửi đến cho ta những bài chia sẻ hàng tuần, kiểu xưa cũ. Nhưng, Ngài gặp ta qua từng ngõ ngách cuộc đời, ở mọi nơi. Ngài dìu ta vào vòng tay ôm êm ái. Ôm giữ thật chặt, mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Một cuộc sống có quá nhiều trục trắc, rất gay gắt. Ngài đưa tay chỉ đường giúp ta ra khỏi ngõ quặt, để tiến bước. Tiến, về phía thênh thang đang rộng mở, cả con đường. Nơi có “Bài Giảng Trên Núi” với những ..”Phúc thay cho anh em!” Bởi, Ngài chính là Bạn Hiền đích thực. Là, Giê-su Nhân Hiền của ta.
Trong cảm nghiệm về tình bạn rất hiền, cũng nên ngâm tiếp lời thơ của thi sĩ ở trên mà rằng:
“Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, bằng hương hoa sáng láng.
(Hàn Mặc Tử - Ave Maria)
Hương hoa sáng láng,
xôn xao náo động muôn tinh tú,
vẫn cứ là tình thơ rất hiền từ của Đức Giêsu-Bạn-Hiền vẫn đến với ta và cho ta, mãi suốt đời.
Lm Richard Leonard, SJ
Mai Tá lược dịch
Tất niên 2013 : Tại sao phải tạ ơn Chúa
Jos.Vinc. Ngọc Biển
10:27 28/01/2014
Trong những ngày cuối năm, chúng ta thấy nhiều công ty, xí nghiệp lớn nhỏ, cũng như các tổ chức đạo – đời, thường ngồi lại với nhau để tổng kết cuối năm, nhằm phát huy cái ưu và khắc phục cái khuyết; đồng thời cũng là dịp để nói lên lời tri ân lẫn nhau.
Hôm nay, người Công Giáo chúng ta cũng quây quần bên nhau, để hồi tâm lại để dâng lên lời tri ân Thiên Chúa.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì những ơn lành hồn xác mà chúng ta đã lãnh nhận được trong suốt cả năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng tạ ơn Chúa ngay cả những điều không hợp với ý ta nữa, nhưng nhờ hồng ân đức tin, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là tình yêu. Người luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Cuối cùng, tạ ơn Chúa vì nhờ lời tạ ơn mà chúng ta
1. Tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người ban
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1). Lời mời gọi đó hướng chúng ta về Thiên Chúa là chủ tể của mọi sự mọi loài. Người là khởi nguyên và cùng đích, Người ban cho chúng ta hơi thở và sự sống. Thật vậy, mỗi ngày sống qua đi, khi đêm về và ban mai thức dạy, ta thấy biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta. Sách Aica diễn tả thật sâu xa ý nghĩa này khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Và như thế, chúng ta chỉ có thể cất cao lời ca tạ ơn Chúa mà thôi, bởi vì: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga, 1, 16). Như vậy: “Ở đâu và lúc nào [...] cũng đón nhận những ân huệ ấy với tất cả lòng biết ơn” (Cv 24, 3). Thật vậy, “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!” (2 Cr 9,15); “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv 65,12).
Tuy nhiên, việc tạ ơn Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ nhận được nhưng ơn hữu hình: mắt thấy, tai nghe, tay sờ thấy, nhưng trong Thiên Ý nhiệm mầu, chúng ta cũng còn phải tạ ơn Chúa ngay cả những điều ta không thấy và trái với ý muốn của ta nữa.
Tại sao vậy?
2. Tạ ơn Chúa vì những điều ta không thấy và không được như ý
Là những người có niềm tin, chúng ta phải xác tín rằng, Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6,26) Còn tại sao chúng ta xin mà không được là vì: có nhiều người trong chúng ta xin Chúa những điều trái khuấy như: xin cho con buôn gian bán lận, đánh cờ bạc, cá độ bóng đá... hoặc xin Chúa cho con đêm nay đi cướp hay ăn chộm được thành công... xin những điều như thế thì Thiên Chúa lẽ nào Người ban cho ta được. Thánh Giacôbê nhắc nhở như sau: "Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3). Những người như thế, thánh Phaolô cũng nói: “Vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội” (Rm 1, 21).
Như vậy, với Thiên Chúa, Người luôn ban những ơn cần thiết để ta được cứu rỗi, Người không ban những điều nguy hại đến phần hồn của chúng ta, mặc dù chúng ta nài nỉ xin Người. Như vậy, chúng ta tin tưởng rằng, Thiên Chúa không thể làm trái với bản chất của Người. Vì: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7, 7-11).
Nhưng đôi khi, Thiên Chúa không những không ban ơn, Người lại còn sửa dạy để cho chúng ta trở nên tốt hơn nữa. Sách Khôn Ngoan diễn tả thật chí lý: “Chính sự vật Chúa dùng để trừng phạt chúng, lại nên ân huệ cho dân Ngài” (Kn 11,13). Thế nên, chúng ta không thể không tạ ơn Chúa vì Người đã thương yêu chúng ta một cách đặc biệt hơn hết mọi người cha trần gian. Người biết được điều gì nên và không nên ban, vì thế, chúng ta hãy tạ ơn Người vì những ơn chúng ta nhận ra cũng như những ơn chúng ta chưa nhận ra.
Thật vậy, ngay trong nghĩa cử tạ ơn của chúng ta, Thiên Chúa cũng sẽ ban một cách đại lượng gấp ngàn lần tạ ơn của chúng ta, ơn đó là ơn cứu độ.
3. Tạ ơn Chúa sẽ đem lại ơn cứu độ
Thiên Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu, nên Người đâu cần đến lời ca tụng của chính loài thụ tạo do chính Người dựng nên. Bởi vì điều đó là điều dư thừa đối với Người, tuy nhiên, khi chúng ta tạ ơn Người thì hệ quả ngược lại. Thật thế, Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma đã diễn tả: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời”. Đức Giêsu cũng đã nói: "Tôi nói cho các ngươi hay: phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi" (Lc 19, 26). Vì thế, “ơn lại thêm ơn” nên việc tạ ơn Chúa là việc cần để được cứu độ.
4 Sự thật về lòng biết ơn nơi con người
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn mà thôi. Có khi hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi xong việc là sẵn sàng cố tình quên đi những lời thề nguyền với Chúa hôm nào!
Tôi vẫn nhớ một người thân quen kể lại cho tôi nghe như sau: sau biến cố năm 1975, nhiều người Việt Nam chúng ta đã rời quê hương để đi định cư tại các nước khác. Cuộc ra đi của đồng bào ta lúc đó ai cũng biết là rất khó khăn. Vì thế, có nhiều người khi từ giã gia đình đã nói thế này: “Con ra đi lần này, một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con”. Tuy nhiên, không ít người đã đi an toàn và cuộc sống của họ giờ đây sung túc.
Nhưng điều muốn nói ở đây là: người ta thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con ra đi lần này được an toàn, khi đến nơi thuận tiện hơn, con sẽ trung thành với Chúa, sẽ thờ phượng Chúa và sẽ giữ đạo thật tốt”. Trải qua những năm qua, khi đã an cư và lạc nghiệp, số người quên đi lời khấn nguyện năm nào ngày càng nhiều. Bỏ lễ Chúa Nhật, không thờ phượng Chúa hay nguội lạnh khô khan là hiện tượng phổ biến của đồng bào ta tại một số nước phát triển hiện nay.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại, có một lần tôi có đọc một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó”, trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam ta có câu:
Trách ai được cá/ quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn vội thù.
Trách ai tham đó/ bỏ đăng
Thấy lê/ quên lựu, thấy trăng/ quên đèn.
Vẫn còn đó không ít những người vô ơn như 9 người phung cùi được Đức Giêsu chữa lành, đến nỗi Chúa Giêsu cũng phải than phiền: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Dịp tất niên sau một năm, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như một mẫu gương tuyệt vời về lòng biết ơn. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại.
Vì thế, cùng với Mẹ, chúng ta hãy hồi tâm để ngược dòng thời gian hầu nhận ra biết bao hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban xuống tràn ngập tâm hồn chúng ta. Thật vậy:"…Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu", nên “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho? "(Tv 115, 12).
Lạy Chúa, trong suốt một năm đã qua, chúng con nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, những ơn con nhận ra cũng như những ơn con không nhận ra, nhưng tình thương và lòng nhân hậu của Chúa luôn ấp ủ chúng con. Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành, và cũng xin tha thứ cho những lần chúng con bội nghĩa vong ân. Xin cho chúng con được an vui, hạnh phúc và nhiều ân lộc của Chúa trong năm mới sắp tới. Amen.
Hôm nay, người Công Giáo chúng ta cũng quây quần bên nhau, để hồi tâm lại để dâng lên lời tri ân Thiên Chúa.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì những ơn lành hồn xác mà chúng ta đã lãnh nhận được trong suốt cả năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng tạ ơn Chúa ngay cả những điều không hợp với ý ta nữa, nhưng nhờ hồng ân đức tin, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là tình yêu. Người luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Cuối cùng, tạ ơn Chúa vì nhờ lời tạ ơn mà chúng ta
1. Tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người ban
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1). Lời mời gọi đó hướng chúng ta về Thiên Chúa là chủ tể của mọi sự mọi loài. Người là khởi nguyên và cùng đích, Người ban cho chúng ta hơi thở và sự sống. Thật vậy, mỗi ngày sống qua đi, khi đêm về và ban mai thức dạy, ta thấy biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta. Sách Aica diễn tả thật sâu xa ý nghĩa này khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Và như thế, chúng ta chỉ có thể cất cao lời ca tạ ơn Chúa mà thôi, bởi vì: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga, 1, 16). Như vậy: “Ở đâu và lúc nào [...] cũng đón nhận những ân huệ ấy với tất cả lòng biết ơn” (Cv 24, 3). Thật vậy, “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!” (2 Cr 9,15); “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv 65,12).
Tuy nhiên, việc tạ ơn Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ nhận được nhưng ơn hữu hình: mắt thấy, tai nghe, tay sờ thấy, nhưng trong Thiên Ý nhiệm mầu, chúng ta cũng còn phải tạ ơn Chúa ngay cả những điều ta không thấy và trái với ý muốn của ta nữa.
Tại sao vậy?
2. Tạ ơn Chúa vì những điều ta không thấy và không được như ý
Là những người có niềm tin, chúng ta phải xác tín rằng, Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6,26) Còn tại sao chúng ta xin mà không được là vì: có nhiều người trong chúng ta xin Chúa những điều trái khuấy như: xin cho con buôn gian bán lận, đánh cờ bạc, cá độ bóng đá... hoặc xin Chúa cho con đêm nay đi cướp hay ăn chộm được thành công... xin những điều như thế thì Thiên Chúa lẽ nào Người ban cho ta được. Thánh Giacôbê nhắc nhở như sau: "Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3). Những người như thế, thánh Phaolô cũng nói: “Vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội” (Rm 1, 21).
Như vậy, với Thiên Chúa, Người luôn ban những ơn cần thiết để ta được cứu rỗi, Người không ban những điều nguy hại đến phần hồn của chúng ta, mặc dù chúng ta nài nỉ xin Người. Như vậy, chúng ta tin tưởng rằng, Thiên Chúa không thể làm trái với bản chất của Người. Vì: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7, 7-11).
Nhưng đôi khi, Thiên Chúa không những không ban ơn, Người lại còn sửa dạy để cho chúng ta trở nên tốt hơn nữa. Sách Khôn Ngoan diễn tả thật chí lý: “Chính sự vật Chúa dùng để trừng phạt chúng, lại nên ân huệ cho dân Ngài” (Kn 11,13). Thế nên, chúng ta không thể không tạ ơn Chúa vì Người đã thương yêu chúng ta một cách đặc biệt hơn hết mọi người cha trần gian. Người biết được điều gì nên và không nên ban, vì thế, chúng ta hãy tạ ơn Người vì những ơn chúng ta nhận ra cũng như những ơn chúng ta chưa nhận ra.
Thật vậy, ngay trong nghĩa cử tạ ơn của chúng ta, Thiên Chúa cũng sẽ ban một cách đại lượng gấp ngàn lần tạ ơn của chúng ta, ơn đó là ơn cứu độ.
3. Tạ ơn Chúa sẽ đem lại ơn cứu độ
Thiên Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu, nên Người đâu cần đến lời ca tụng của chính loài thụ tạo do chính Người dựng nên. Bởi vì điều đó là điều dư thừa đối với Người, tuy nhiên, khi chúng ta tạ ơn Người thì hệ quả ngược lại. Thật thế, Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma đã diễn tả: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời”. Đức Giêsu cũng đã nói: "Tôi nói cho các ngươi hay: phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi" (Lc 19, 26). Vì thế, “ơn lại thêm ơn” nên việc tạ ơn Chúa là việc cần để được cứu độ.
4 Sự thật về lòng biết ơn nơi con người
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn mà thôi. Có khi hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi xong việc là sẵn sàng cố tình quên đi những lời thề nguyền với Chúa hôm nào!
Tôi vẫn nhớ một người thân quen kể lại cho tôi nghe như sau: sau biến cố năm 1975, nhiều người Việt Nam chúng ta đã rời quê hương để đi định cư tại các nước khác. Cuộc ra đi của đồng bào ta lúc đó ai cũng biết là rất khó khăn. Vì thế, có nhiều người khi từ giã gia đình đã nói thế này: “Con ra đi lần này, một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con”. Tuy nhiên, không ít người đã đi an toàn và cuộc sống của họ giờ đây sung túc.
Nhưng điều muốn nói ở đây là: người ta thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con ra đi lần này được an toàn, khi đến nơi thuận tiện hơn, con sẽ trung thành với Chúa, sẽ thờ phượng Chúa và sẽ giữ đạo thật tốt”. Trải qua những năm qua, khi đã an cư và lạc nghiệp, số người quên đi lời khấn nguyện năm nào ngày càng nhiều. Bỏ lễ Chúa Nhật, không thờ phượng Chúa hay nguội lạnh khô khan là hiện tượng phổ biến của đồng bào ta tại một số nước phát triển hiện nay.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại, có một lần tôi có đọc một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó”, trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam ta có câu:
Trách ai được cá/ quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn vội thù.
Trách ai tham đó/ bỏ đăng
Thấy lê/ quên lựu, thấy trăng/ quên đèn.
Vẫn còn đó không ít những người vô ơn như 9 người phung cùi được Đức Giêsu chữa lành, đến nỗi Chúa Giêsu cũng phải than phiền: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Dịp tất niên sau một năm, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như một mẫu gương tuyệt vời về lòng biết ơn. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại.
Vì thế, cùng với Mẹ, chúng ta hãy hồi tâm để ngược dòng thời gian hầu nhận ra biết bao hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban xuống tràn ngập tâm hồn chúng ta. Thật vậy:"…Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu", nên “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho? "(Tv 115, 12).
Lạy Chúa, trong suốt một năm đã qua, chúng con nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, những ơn con nhận ra cũng như những ơn con không nhận ra, nhưng tình thương và lòng nhân hậu của Chúa luôn ấp ủ chúng con. Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành, và cũng xin tha thứ cho những lần chúng con bội nghĩa vong ân. Xin cho chúng con được an vui, hạnh phúc và nhiều ân lộc của Chúa trong năm mới sắp tới. Amen.
Lễ Đức Mẹ dâng mình: Tuổi thơ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:15 28/01/2014
Lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ (Ml 3, 1-4; Dt 2, 14-18; Lc 2, 22-32).
Câu truyện của một thầy giáo già kể: Trước khi bắt đầu các lớp học, thầy thường đứng trước mặt các học sinh và cúi đầu chào. Thầy luôn làm thế với thái độ rất trân trọng. Một này nọ, có vài người hỏi thầy rằng tại sao thầy lại làm thế? Thầy trả lời rằng: Thầy làm như vậy, bởi vì thầy không biết bao nhiêu trẻ học sinh sau này sẽ thành đạt. Thầy đã nhận thấy mỗi học sinh giống như một kho tàng ẩn dấu và thầy đã cúi chào trong sự tin tưởng rằng có nhiều học sinh sẽ thành công và thành đạt xứng đáng sự tôn kính trong tương lai cuộc sống. Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tiềm năng để trở nên vĩ đại.
Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Maria dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Một Hài Nhi bé nhỏ đã được các cụ già đón nhận một cách rất thành kính. Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, Chúa Hài Nhi đã được các thiên thần tung hô, các mục đồng đến viếng thăm và từ xa, các nhà Đạo Sĩ đã đến tôn thờ và dâng lễ vật. Theo luật Môisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày, bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế: Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa (Lc 2, 22). Dù Đức Maria và ông Giuse biết rằng trẻ Giêsu là Con Thiên Chúa. Các ngài đã chu toàn mọi lề luật: Như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa" (Lc 2, 23). Dâng con trong đền thờ là để thánh hiến người con cho Thiên Chúa và cha mẹ có thể thế chân bằng cách dâng cúng của lễ như chim bồ câu hay chiên bò.
Thánh lễ hôm nay cũng còn được gọi là Lễ Nến. Thánh lễ 40 ngày sau lễ Giáng Sinh đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ V tại Giêrusalem. Mãi đến năm 650, thánh lễ này mới du nhập vào Rôma. Giáo Hội Đông phương hiểu Thánh lễ này như lễ gặp gỡ của Chúa: Đấng Mesia tiến vào Đền thờ và gặp đại diện dân Chúa của Cựu ước qua ông già Simêon và bà tiên tri Anna. Giáo Hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ thế kỷ thứ Tám, thánh lễ được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Tiên tri Malakia đã tiên báo sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế trong đền thánh: Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: Đây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta! Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người (Mal 3, 1). Trong mọi hoàn cảnh diễn biến và qua các biến cố liên quan, những lời tiên tri thuở xưa đã từng bước được thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu. Thiên Chúa hiện hữu từ đời đời đã đi vào thời gian và không gian, nên có sự phát triển từng bước. Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa trong mọi sự. Chúng ta có thể tôn thờ Thiên Chúa nơi hình ảnh của Chúa Hài Nhi, Chúa trong đền thờ, Chúa giảng dạy, Chúa chiên lành, Chúa bị đòn đánh, Chúa chết treo thập giá, Chúa sống lại và Chúa lên trời. Chúng ta có thể đến gặp gỡ Chúa qua nhiều cách thế nhiệm mầu.
Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: Vì chưng Người không đến cứu giúp các thiên thần, nhưng đến cứu giúp con cái Abraham (Dt 2, 16). Chúng ta không đi tìm kiếm một Thiên Chúa cao siêu, vĩ đại và tuyệt đối cách xa. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa hiện hữu và quyền năng an bài mọi sự trong yêu thương. Tin rằng chúng ta đang tôn thờ một Thiên Chúa vô hình và vô biên nhưng thực ra Thiên Chúa đã đến và cư ngụ giữa chúng ta. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Tác giả thơ Do-thái đã diễn tả: Bởi thế, Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân (Dt 2, 17).
Chúa Giêsu cảm thông thân phận của con người. Ngài đã trải qua tất cả những thử thách ở đời và đã đi đến tận cùng của sự đau khổ là cái chết: Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách (Dt 2, 18). Vượt qua sự chết để vào vinh quang sự sống, Chúa Kitô trở nên niềm hy vọng và trông cậy cho tất cả mọi tạo vật. Ngài là sự sống và là sự sống lại viên mãn. Tất cả những ai tin vào Ngài, sẽ được ánh sáng ban sự sống. Những ai tiếp rước Ngài thì Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.
Khi Đức Maria và Giuse dâng Chúa trong đền thờ: Ông Simêon đã chúc tụng Thiên Chúa: "Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa (Lc 2, 29-30). Ông già Simêon sống trong đền thánh chuyên tâm cầu nguyện và mong chờ ơn cứu độ. Ngày này, ông đã đại diện cho toàn dân chứng kiến giây phút lịch sử Thiên Chúa viếng thăm Dân Người và Đấng Thánh đã tiến bước vào cung thánh. Người ta thường nói: Chứng của hai người là chứng thật. Trong đền thờ, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, cũng đến: Bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel (Lc 2, 38). Trẻ Giêsu là trung tâm điểm của tất cả vũ trụ vạn vật. Thiên Chúa vĩ đại trở nên bé nhỏ trong vòng tay âu yếm của những kẻ tin. Ông Simêon và bà Anna đã hết sức vui mừng gặp được trẻ Giêsu và đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa.
Khi đi rao giảng, Chúa Giêsu đã đón nhận các trẻ nhỏ. Chúa luôn bảo vệ và yêu thương các trẻ nhỏ. Chúa Giêsu gọi các trẻ lại mà nói: Cứ để các trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng (Lc 18, 16). Mỗi một con người, từ bào thai, thai nhi, ấu nhi, trẻ thơ, thiếu nhi hay thiếu niên và trưởng thành đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Mỗi một cá nhân đều được trao ban những khả năng tiềm tàng và sự sống vô giá. Chúng ta phải trân qúi món qùa mà Thiên Chúa đã trao tặng. Các con trẻ đơn sơ trong trắng như các thiên thần. Chúa đón nhận các trẻ thơ: Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng ((Mc 10, 16). Đừng bao giờ nghĩ rằng các trẻ em là gánh nặng mà là niềm vui trong cuộc sống gia đình. Các cha mẹ đừng khi nào than phiền, nguyền rủa, chối từ và xua đuổi con cái của mình, vì mỗi trẻ đều có một khả năng tiềm ẩn mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm. Hãy yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món qùa Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Lạy Chúa, Chúa đã trở thành trẻ thơ cho người ta nâng niu và ôm ẵm. Chúa đã cảm nhận tình yêu chia sẻ của con người. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón nhận và tôn trọng mọi người, nhất là các trẻ thơ vô tội. Cầu xin Mẹ Maria giúp chúng con biết noi gương Mẹ để biết khiêm nhu phục vụ Chúa và tha nhân trong mọi công việc của cuộc sống.
Câu truyện của một thầy giáo già kể: Trước khi bắt đầu các lớp học, thầy thường đứng trước mặt các học sinh và cúi đầu chào. Thầy luôn làm thế với thái độ rất trân trọng. Một này nọ, có vài người hỏi thầy rằng tại sao thầy lại làm thế? Thầy trả lời rằng: Thầy làm như vậy, bởi vì thầy không biết bao nhiêu trẻ học sinh sau này sẽ thành đạt. Thầy đã nhận thấy mỗi học sinh giống như một kho tàng ẩn dấu và thầy đã cúi chào trong sự tin tưởng rằng có nhiều học sinh sẽ thành công và thành đạt xứng đáng sự tôn kính trong tương lai cuộc sống. Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tiềm năng để trở nên vĩ đại.
Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Maria dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Một Hài Nhi bé nhỏ đã được các cụ già đón nhận một cách rất thành kính. Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, Chúa Hài Nhi đã được các thiên thần tung hô, các mục đồng đến viếng thăm và từ xa, các nhà Đạo Sĩ đã đến tôn thờ và dâng lễ vật. Theo luật Môisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày, bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế: Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa (Lc 2, 22). Dù Đức Maria và ông Giuse biết rằng trẻ Giêsu là Con Thiên Chúa. Các ngài đã chu toàn mọi lề luật: Như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa" (Lc 2, 23). Dâng con trong đền thờ là để thánh hiến người con cho Thiên Chúa và cha mẹ có thể thế chân bằng cách dâng cúng của lễ như chim bồ câu hay chiên bò.
Thánh lễ hôm nay cũng còn được gọi là Lễ Nến. Thánh lễ 40 ngày sau lễ Giáng Sinh đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ V tại Giêrusalem. Mãi đến năm 650, thánh lễ này mới du nhập vào Rôma. Giáo Hội Đông phương hiểu Thánh lễ này như lễ gặp gỡ của Chúa: Đấng Mesia tiến vào Đền thờ và gặp đại diện dân Chúa của Cựu ước qua ông già Simêon và bà tiên tri Anna. Giáo Hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ thế kỷ thứ Tám, thánh lễ được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Tiên tri Malakia đã tiên báo sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế trong đền thánh: Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: Đây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta! Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người (Mal 3, 1). Trong mọi hoàn cảnh diễn biến và qua các biến cố liên quan, những lời tiên tri thuở xưa đã từng bước được thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu. Thiên Chúa hiện hữu từ đời đời đã đi vào thời gian và không gian, nên có sự phát triển từng bước. Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa trong mọi sự. Chúng ta có thể tôn thờ Thiên Chúa nơi hình ảnh của Chúa Hài Nhi, Chúa trong đền thờ, Chúa giảng dạy, Chúa chiên lành, Chúa bị đòn đánh, Chúa chết treo thập giá, Chúa sống lại và Chúa lên trời. Chúng ta có thể đến gặp gỡ Chúa qua nhiều cách thế nhiệm mầu.
Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: Vì chưng Người không đến cứu giúp các thiên thần, nhưng đến cứu giúp con cái Abraham (Dt 2, 16). Chúng ta không đi tìm kiếm một Thiên Chúa cao siêu, vĩ đại và tuyệt đối cách xa. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa hiện hữu và quyền năng an bài mọi sự trong yêu thương. Tin rằng chúng ta đang tôn thờ một Thiên Chúa vô hình và vô biên nhưng thực ra Thiên Chúa đã đến và cư ngụ giữa chúng ta. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Tác giả thơ Do-thái đã diễn tả: Bởi thế, Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân (Dt 2, 17).
Chúa Giêsu cảm thông thân phận của con người. Ngài đã trải qua tất cả những thử thách ở đời và đã đi đến tận cùng của sự đau khổ là cái chết: Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách (Dt 2, 18). Vượt qua sự chết để vào vinh quang sự sống, Chúa Kitô trở nên niềm hy vọng và trông cậy cho tất cả mọi tạo vật. Ngài là sự sống và là sự sống lại viên mãn. Tất cả những ai tin vào Ngài, sẽ được ánh sáng ban sự sống. Những ai tiếp rước Ngài thì Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.
Khi Đức Maria và Giuse dâng Chúa trong đền thờ: Ông Simêon đã chúc tụng Thiên Chúa: "Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa (Lc 2, 29-30). Ông già Simêon sống trong đền thánh chuyên tâm cầu nguyện và mong chờ ơn cứu độ. Ngày này, ông đã đại diện cho toàn dân chứng kiến giây phút lịch sử Thiên Chúa viếng thăm Dân Người và Đấng Thánh đã tiến bước vào cung thánh. Người ta thường nói: Chứng của hai người là chứng thật. Trong đền thờ, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, cũng đến: Bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel (Lc 2, 38). Trẻ Giêsu là trung tâm điểm của tất cả vũ trụ vạn vật. Thiên Chúa vĩ đại trở nên bé nhỏ trong vòng tay âu yếm của những kẻ tin. Ông Simêon và bà Anna đã hết sức vui mừng gặp được trẻ Giêsu và đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa.
Khi đi rao giảng, Chúa Giêsu đã đón nhận các trẻ nhỏ. Chúa luôn bảo vệ và yêu thương các trẻ nhỏ. Chúa Giêsu gọi các trẻ lại mà nói: Cứ để các trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng (Lc 18, 16). Mỗi một con người, từ bào thai, thai nhi, ấu nhi, trẻ thơ, thiếu nhi hay thiếu niên và trưởng thành đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Mỗi một cá nhân đều được trao ban những khả năng tiềm tàng và sự sống vô giá. Chúng ta phải trân qúi món qùa mà Thiên Chúa đã trao tặng. Các con trẻ đơn sơ trong trắng như các thiên thần. Chúa đón nhận các trẻ thơ: Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng ((Mc 10, 16). Đừng bao giờ nghĩ rằng các trẻ em là gánh nặng mà là niềm vui trong cuộc sống gia đình. Các cha mẹ đừng khi nào than phiền, nguyền rủa, chối từ và xua đuổi con cái của mình, vì mỗi trẻ đều có một khả năng tiềm ẩn mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm. Hãy yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món qùa Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Lạy Chúa, Chúa đã trở thành trẻ thơ cho người ta nâng niu và ôm ẵm. Chúa đã cảm nhận tình yêu chia sẻ của con người. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón nhận và tôn trọng mọi người, nhất là các trẻ thơ vô tội. Cầu xin Mẹ Maria giúp chúng con biết noi gương Mẹ để biết khiêm nhu phục vụ Chúa và tha nhân trong mọi công việc của cuộc sống.
Suy niệm thánh lễ giao thừa : Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:03 28/01/2014
Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc
Suy niệm thánh lễ giao thừa
(Mt 5, 1-10)
Giây phút giao thừa sắp đến, năm cũ, năm Quý tỵ, tức là con Rắn, nhiều người mong nó trườn bò nhanh vì có quá nhiều thiên tai để nhường chỗ cho năm mới, năm Giáp Ngọ, tức là con Ngựa đang phi nước kiệu tới, càng lúc càng gần. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lai. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Trong giờ phút giao thừa, trước thềm năm mới, phụng vụ Lời Chúa vang lên lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta nghe trong Bài đọc I :“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ các con! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến các con, và dủ lòng thương các con! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn, và ban bình an cho các con!” (Dnl 6, 22- 27). “Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh… ” (1 Tx 5, 16-26). Như thế, điều mà tất cả chúng ta mong ước là “được Thiên Chúa tươi nét mặt nhìn đến và chúc phúc”. Chúng ta cần phúc lành của Chúa ngay từ những giây phút đầu tiên của năm mới. Chúng ta ước mong được một năm mới bình an, thịnh vượng, tai qua nạn khỏi.
Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Đoạn Tin Mừng thánh Mathêu đọc trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng : « Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc ». (x. Mt 5, 1-10)
Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mt 5:1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo Chúa Giêsu lại là những người có phúc. Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó, mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó là không cậy dựa vào tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người hay thương xót người, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc.
Quả thật, Thiên Chúa là nguồn mọi ơn phúc, và chỉ một mình Chúa Giêsu là Ðấng có phúc tuyệt hảo, Ngài cũng muốn chúng ta có được hạnh phúc đích thật nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Chính Chúa là Ðấng nghèo khó thật trong tinh thần, là Ðấng đau khổ, là Ðấng dịu hiền, là Ðấng đói khát sự công chính, là Ðấng nhân từ, là Ðấng trong sạch trong tâm hồn, là Ðấng họat động cho hoà bình, là Ðấng bị bách hại vì lẽ công chính. Chúa mời gọi chúng ta tiếp bước theo sau để tiến về cõi phúc thật. Với Chúa, điều không thể được trở thành có thể, ngay cả việc con lạc đà có thể chui qua lỗ kim (x. Mt 10,25), với sự trợ giúp của Chúa và chỉ với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta mới được ơn trở nên những người có phúc.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, Đấng được sứ thần chào là ‘Đấng đầy ơn phúc’, được bà Isave chị họ gọi là người ‘có phúc’ làm cho chúng ta trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ giao thừa
(Mt 5, 1-10)
Giây phút giao thừa sắp đến, năm cũ, năm Quý tỵ, tức là con Rắn, nhiều người mong nó trườn bò nhanh vì có quá nhiều thiên tai để nhường chỗ cho năm mới, năm Giáp Ngọ, tức là con Ngựa đang phi nước kiệu tới, càng lúc càng gần. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lai. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Trong giờ phút giao thừa, trước thềm năm mới, phụng vụ Lời Chúa vang lên lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta nghe trong Bài đọc I :“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ các con! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến các con, và dủ lòng thương các con! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn, và ban bình an cho các con!” (Dnl 6, 22- 27). “Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh… ” (1 Tx 5, 16-26). Như thế, điều mà tất cả chúng ta mong ước là “được Thiên Chúa tươi nét mặt nhìn đến và chúc phúc”. Chúng ta cần phúc lành của Chúa ngay từ những giây phút đầu tiên của năm mới. Chúng ta ước mong được một năm mới bình an, thịnh vượng, tai qua nạn khỏi.
Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Đoạn Tin Mừng thánh Mathêu đọc trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng : « Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc ». (x. Mt 5, 1-10)
Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mt 5:1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo Chúa Giêsu lại là những người có phúc. Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó, mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó là không cậy dựa vào tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người hay thương xót người, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc.
Quả thật, Thiên Chúa là nguồn mọi ơn phúc, và chỉ một mình Chúa Giêsu là Ðấng có phúc tuyệt hảo, Ngài cũng muốn chúng ta có được hạnh phúc đích thật nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Chính Chúa là Ðấng nghèo khó thật trong tinh thần, là Ðấng đau khổ, là Ðấng dịu hiền, là Ðấng đói khát sự công chính, là Ðấng nhân từ, là Ðấng trong sạch trong tâm hồn, là Ðấng họat động cho hoà bình, là Ðấng bị bách hại vì lẽ công chính. Chúa mời gọi chúng ta tiếp bước theo sau để tiến về cõi phúc thật. Với Chúa, điều không thể được trở thành có thể, ngay cả việc con lạc đà có thể chui qua lỗ kim (x. Mt 10,25), với sự trợ giúp của Chúa và chỉ với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta mới được ơn trở nên những người có phúc.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, Đấng được sứ thần chào là ‘Đấng đầy ơn phúc’, được bà Isave chị họ gọi là người ‘có phúc’ làm cho chúng ta trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ mồng một Tết Giáp Ngọ: Hãy ký thác đường đời cho Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:03 28/01/2014
Hãy ký thác đường đời cho Chúa
Suy niệm thánh lễ mồng một tết năm Giáp Ngọ
Mt 6, 25-34
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Chúng ta vừa bước sang Năm Mới, năm Giáp Ngọ. Quý Tỵ qua đi, Giáp Ngọ đã đến. Rắn Quý Tỵ đã bàn giao cho Ngựa Giáp Ngọ.
Ngựa là loài động vật được con người quan tâm đến nhiều nhất vì những đóng góp to lớn trong việc mưu sinh và sự phát triển của con người. Trong thời bình ngựa giúp chúng ta cày bừa, chuyên chở hàng hóa, kéo xe, chở người, chuyển nhanh những thư tín, công văn đến nơi cần đến, vì ngựa là phương tiện di chuyển nhanh nhất thời bấy giờ và tạo những niềm vui cho công chúng như đua ngựa, đi săn, cưỡi ngựa thi bắn tên, làm xiếc thú. Ngựa còn cho ta thịt để ăn và cúng tế, xương nấu cao ngựa làm thuốc, giúp các nhà y học chế ra các loại huyết thanh trị bệnh, huyết thanh chống nọc rắn đã cứu sống vô vàn người bệnh. Ngựa là vật thường được dùng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh, càng được nổi tiếng nhiều hơn vì những công lao của ngựa gắn liền với những chiến công hiển hách của con người. Ngựa được sử dụng trong các đội kỵ binh, khinh binh, thám mã, truyền tin, tải lương, tải đạn, tải thương, kéo pháo. Ngựa thì có ngựa thồ, ngựa kéo xe và ngựa dùng để cưỡi, loại ngựa cưỡi có con đi mỗi ngày vài trăm km nên được gọi là thiên lý mã. Ngựa có ngựa bạch, ngựa ô, ngựa hồng, ngựa tía, ngựa vằn, ngựa xám, ngựa đỏ (Xích Thố mã)...
Việt Nam ta trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ, người ta nói nhiều đến Ngựa, dùng Ngựa để ví von. Chẳng hạn như khi bàn về sự thẳng thắn thì nói : “Thẳng như ruột Ngựa”; về sự bất lương: “Đầu Trâu, mặt Ngựa”; về tình đoàn kết: “Một con Ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”; về sự phú quý: “Lên Voi, xuống Ngựa”; về sự không trung thành: “Thay Ngựa, đổi chủ”; về sự tham lam: “Được đầu Voi, đòi đầu Ngựa”; khi nói về sự bền chí Ngạn ngữ Pháp có câu : “Muốn đi xa phải giữ sức Ngựa” ; về sự lãnh đạo: “Cầm cương, nảy mực”; về sự cẩn trọng: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn Ngựa đuổi không kịp)…
Cho dù Năm Ngựa hay trâu thì cả tháng nay, mọi người đã sửa soạn ăn Tết, ngày Tết, ai cũng có cái cảm tưởng là có cái gì mới vì ai cũng dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng. Kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, lại có những lời chúc thật tốt đẹp cho Năm Mới.
Ngày Tết, người ta chúc mừng nhau:
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Người Việt Nam còn có tục xông nhà, xông đất các gia chủ mong có người hiền, nhanh nhẹn, tử tế đến xông nhà đầu tiên để gia đình có người tốt đặt chân trước nhất sẽ gặp những điều mới, điều tốt lành trong năm mới. Tựu chung lại là mong có được mọi sự may mắn tốt lành.
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”.Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa.Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa. Dâng những giây phút đầu của một năm, người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Ngay ca nhập lễ thánh lễ minh niên đã viết:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài"( Tv 66, 2-3 ).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”.
Ngựa được đưa vào 12 con giáp : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mẹo (Mèo), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo). Nếu ghép vào can – chi thì sẽ có các năm Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ và Nhâm Ngọ. Ngọ thuộc cực dương vì 12 giờ trưa là giờ Ngọ, tháng 6 là tháng Ngọ cây cối phát triển nhanh.
Người tuổi Ngọ rất tự tin, khá thông minh, tính phóng khoáng, sôi nối, nhiệt tình, tự do ứng biến tốt, thích những công việc có tính thay đổi, tự do; ít chịu gò bó... Vì thông minh nên thành công cũng nhiều nhưng vì thích tự do nên công việc thường bấp bênh và thất bại cũng lắm.
Tết con Ngựa đã đến. Hy vọng Năm Mới Giáp Ngọ sẽ có nhiều đổi mới để con người, tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam được phát triển nhanh hơn.
Cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ mồng một tết năm Giáp Ngọ
Mt 6, 25-34
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Chúng ta vừa bước sang Năm Mới, năm Giáp Ngọ. Quý Tỵ qua đi, Giáp Ngọ đã đến. Rắn Quý Tỵ đã bàn giao cho Ngựa Giáp Ngọ.
Ngựa là loài động vật được con người quan tâm đến nhiều nhất vì những đóng góp to lớn trong việc mưu sinh và sự phát triển của con người. Trong thời bình ngựa giúp chúng ta cày bừa, chuyên chở hàng hóa, kéo xe, chở người, chuyển nhanh những thư tín, công văn đến nơi cần đến, vì ngựa là phương tiện di chuyển nhanh nhất thời bấy giờ và tạo những niềm vui cho công chúng như đua ngựa, đi săn, cưỡi ngựa thi bắn tên, làm xiếc thú. Ngựa còn cho ta thịt để ăn và cúng tế, xương nấu cao ngựa làm thuốc, giúp các nhà y học chế ra các loại huyết thanh trị bệnh, huyết thanh chống nọc rắn đã cứu sống vô vàn người bệnh. Ngựa là vật thường được dùng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh, càng được nổi tiếng nhiều hơn vì những công lao của ngựa gắn liền với những chiến công hiển hách của con người. Ngựa được sử dụng trong các đội kỵ binh, khinh binh, thám mã, truyền tin, tải lương, tải đạn, tải thương, kéo pháo. Ngựa thì có ngựa thồ, ngựa kéo xe và ngựa dùng để cưỡi, loại ngựa cưỡi có con đi mỗi ngày vài trăm km nên được gọi là thiên lý mã. Ngựa có ngựa bạch, ngựa ô, ngựa hồng, ngựa tía, ngựa vằn, ngựa xám, ngựa đỏ (Xích Thố mã)...
Việt Nam ta trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ, người ta nói nhiều đến Ngựa, dùng Ngựa để ví von. Chẳng hạn như khi bàn về sự thẳng thắn thì nói : “Thẳng như ruột Ngựa”; về sự bất lương: “Đầu Trâu, mặt Ngựa”; về tình đoàn kết: “Một con Ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”; về sự phú quý: “Lên Voi, xuống Ngựa”; về sự không trung thành: “Thay Ngựa, đổi chủ”; về sự tham lam: “Được đầu Voi, đòi đầu Ngựa”; khi nói về sự bền chí Ngạn ngữ Pháp có câu : “Muốn đi xa phải giữ sức Ngựa” ; về sự lãnh đạo: “Cầm cương, nảy mực”; về sự cẩn trọng: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn Ngựa đuổi không kịp)…
Cho dù Năm Ngựa hay trâu thì cả tháng nay, mọi người đã sửa soạn ăn Tết, ngày Tết, ai cũng có cái cảm tưởng là có cái gì mới vì ai cũng dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng. Kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, lại có những lời chúc thật tốt đẹp cho Năm Mới.
Ngày Tết, người ta chúc mừng nhau:
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Người Việt Nam còn có tục xông nhà, xông đất các gia chủ mong có người hiền, nhanh nhẹn, tử tế đến xông nhà đầu tiên để gia đình có người tốt đặt chân trước nhất sẽ gặp những điều mới, điều tốt lành trong năm mới. Tựu chung lại là mong có được mọi sự may mắn tốt lành.
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”.Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa.Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa. Dâng những giây phút đầu của một năm, người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Ngay ca nhập lễ thánh lễ minh niên đã viết:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài"( Tv 66, 2-3 ).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”.
Ngựa được đưa vào 12 con giáp : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mẹo (Mèo), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo). Nếu ghép vào can – chi thì sẽ có các năm Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ và Nhâm Ngọ. Ngọ thuộc cực dương vì 12 giờ trưa là giờ Ngọ, tháng 6 là tháng Ngọ cây cối phát triển nhanh.
Người tuổi Ngọ rất tự tin, khá thông minh, tính phóng khoáng, sôi nối, nhiệt tình, tự do ứng biến tốt, thích những công việc có tính thay đổi, tự do; ít chịu gò bó... Vì thông minh nên thành công cũng nhiều nhưng vì thích tự do nên công việc thường bấp bênh và thất bại cũng lắm.
Tết con Ngựa đã đến. Hy vọng Năm Mới Giáp Ngọ sẽ có nhiều đổi mới để con người, tổ quốc và Giáo Hội Việt Nam được phát triển nhanh hơn.
Cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ tất niên 2013: Tâm tình tạ ơn và phó thác
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:05 28/01/2014
Tâm Tình Tạ Ơn và Phó Thác
Suy Niệm Thánh lễ Tất Niên 30/12/2013
Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương ( Tv 135)
Chúng ta đang cùng nhau sống những giờ phút cuối cùng của năm cũ, và chuẩn bị chia tay năm 2013, năm Quý Tỵ, bước vào năm 2014, năm Giáp Ngọ với thời khắc thật linh thiêng. Vào dịp tạ ơn cuối năm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với chúng ta rằng : “Người tín hữu Kitô hữu dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng: thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc”. Đúng thế, nêu chúng ta nhìn lại một năm vừa trôi qua chính là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thị việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.
Chắc chắn mỗi người mang một tâm tình, vui, buồn, sướng, khổ, thành công hay thất bại. Nhưng giờ phút này đây, tất cả đều có chung một ý tưởng là tạ ơn và phó thác. Tạ ơn, vì Chúa đã cho chúng ta sống đến giờ phút này, còn gì thích hợp và ý nghĩa hơn khi chúng ta mặc lấy tâm tình của Mẹ Maria để hát vang lên tới Chúa : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1, 29-55). Lời của thánh Phaolô nhắn nhủ với tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca xưa kia, nay ngài muốn nói với mỗi người chúng ta rằng: “Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.” (1 Tx 5, 16-18). Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa, về ân huệ Người đã thương ban (1Cr 1, 3-9).
Nhìn lại trong năm qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra : các thảm kịch và hy vọng, niềm vui và đau khổ, chiến thắng và thất bại; kinh tế thế giới tiếp tục lún sâu, thiên tai ngày càng khủng khiếp xuất hiện siêu bão, thời tiết khắc nghiệt hơn, hành vi người với người đối xử với nhau giã man hơn v.v...
Việt Nam chúng ta đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng về nhiều phương diện từ đạo đức đến nhân văn, từ mô hình phát triển xã hội đến từng bước phát triển, từ lãnh đạo đến đường lối, từ kinh tế đến chính trị, từ ổn định xã hội đến an ninh quốc phòng, đạo đức con người như đang bị suy giảm tới mức báo động trong các ngành nghề như y học và giáo dục, nạn tham nhũng trở nên hệ thống hơn từ trên xuống dưới... chúng ta đang phải đối mặt với thực tại.
Nhìn qua mọi sự, đến giờ phút này đay, chúng ta phải khẳng định rằng Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại. Ngài đồng hành với con người và không ngừng thực hiện những điều vĩ đại. Làm sao chúng ta có thể không cám ơn Người vào đêm nay? Và nhất là trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình này, làm sao gia đình nhân loại chúng ta có thể không dâng lên Người lời tuyên xưng: "Lạy Chúa, chúng con đặt niềm tin tưởng nơi Chúa"!
Giờ đây chúng ta mặc lấy tâm tình của Mẹ Maria hướng về trời cao và cất lên lời tạ ơn Thiên Chúa và phó thác nơi Ngài. Bởi lẽ, tạ ơn là thái độ căn bản của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Thiên Chúa.
"Linh hồn tôi ngợi khen...
Thần trí tôi hớn hở vui mừng...
Ngài đã làm cho tôi những điều kỳ diệu..."
Chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ ca tụng những điều kỳ diệu của Thiên Chúa đã và còn đang làm trong lịch sử : Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài... đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng... đã và còn đang hạ xuống người quyền thế... đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung... đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát... đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không... đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người." Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử: Người luôn đứng về phía những kẻ thấp hèn nhất, những kẻ được Thiên Chúa tuyển chọn, những ai "kính sợ Người, trung thành với Lời Người; đó là những kẻ khiêm tốn, những kẻ đói khát; đó là Israel người tôi tớ trung thành của Người; đó là cộng đồng dân Chúa, được kết thành bằng những kè nghèo hèn, trong sạch và đơn sơ trong tâm hồn, như Mẹ Maria.
Thánh lễ này diễn ra vào giờ phút cuối cùng của năm 2013 Âm Lịch, đôi mắt chúng ta hướng nhìn lên Chúa là nguồn gốc và cùng đích của đời sống chúng ta. Vì không có Chúa, chúng ta sẽ không hiện hữu, không có Chúa sẽ chẳng có gì, hoàn toàn không có gì. Chúa là Đấng “vạn vật được tạo thành” (Ga 1, 13), Chúa là Đấng mà nhờ Chúa, chúng ta được tạo thành, và sống cho đến phút này đây. Không có Chúa, sự sống không thể đạt đến vận mệnh cuối cùng của nó. Không có Chúa sẽ chẳng có gì, hoàn toàn không có gì. Chính Người giúp chúng ta đối diện với các thách đố trong năm mới; chính Người ban cho chúng ta khả năng sử dụng đời sống để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho nhân loại. Chúng ta hãy để tình yêu Ngài lôi cuốn cuộc đời ta.
Lúc này đây, chúng ta hãy đặc biệt nhớ tới và cầu nguyện cho những ai đang đau khổ, những ai đang gặp khó khăn và những ai đang sống trong buồn phiền, để khẩn cầu sự trợ giúp quan phòng của Chúa.
Cái nhìn của chúng ta giờ đây mở rộng ra hướng về gia đình, giáo họ, giáo xứ, giáo phận, toàn thể Hội Thánh và thế giới. Chúng ta hy vọng rằng Năm Mới sẽ đem lại hoà bình, công lý, tình huynh đệ và sự thịnh vượng cho tất cả mọi quốc gia! Nguyện xin Ðức Nữ Trinh Rất Thánh, Hừng Đông của thời đại mới, giúp chúng ta nhìn lịch sử đã qua và Năm Mới khởi đầu với con mắt đức tin. Xin cầu chúc một Năm Mới hạnh phúc đến với mọi người! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày đào sâu và phát triển đối thoại công giáo do thái lần thứ 18
Linh Tiến Khải
09:55 28/01/2014
Phỏng vấn Đức ông Marco Gnavi, giám đốc văn phòng đại kết và đối thoại liên tôn của giáo phận Roma
Hôm 16-1-2014 là ”Ngày toàn quốc Italia đào sâu và phát triển đối thoại giữa Công Giáo và Do thái giáo” lần thứ 18. Nhận dịp này Văn phòng đại kết và đối thoại của giáo phận Roma đã tổ chức một cuộc gặp gỡ tại đại học giáo hoàng Laterano. Trong số các thuyết trình viên có Rabbi trưởng cộng đoàn Do thái tại Roma Riccardo Di Segni, chuyên viên kinh tế Stefano Zamagri và Đức Ông Marco Gnavi, giám đốc văn phòng nói trên của giáo phận Roma.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông về cuộc hội thoại này.
Hỏi: Xin Đức Ông cho biết cuộc hội thoại này có ý nghĩa gì?
Đáp: Đây là dịp giúp đào sâu các tương quan với thế giới do thái. Đối với chúng ta các liên hệ ấy không phải là các tương quan ngoại tại, mà là các tương quan nội tại nằm trong yếu tố di truyền của cuộc sống chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu đã là người do thái, đã cầu nguyện với Thánh Kinh do thái trong truyền thống do thái. Bởi vì sự kiện Giao ước đã không bao giờ bị thu hồi với dân của Tân Ước thúc đẩy chúng ta nhìn về chân trời cánh chung, nhìn về sự chờ mong Nước Thiên Chúa, và chúng ta làm điều đó cùng với các anh em Do thái trên một trái đất tràn đầy các vấn đề, trong đó có phong trào bài do thái, mà chúng ta muốn cùng nhau đương đầu và chiến thắng. Trên bình diện tinh thần chúng ta là bà con với nhau. Khi viếng thăm hội đường Do thái ở Roma năm 1986 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dùng một kiểu diễn tả độc đáo khi gọi các tín hữu do thái là ”các người anh cả của chúng ta”. Như vậy chúng ta không thể bỏ qua tình huynh đệ và lòng yêu thương đối với nhau, tuy trong các ơn gọi khác nhau của chúng ta nó mời gọi chúng ta tất cả cùng nhau lo cho thiện ích của toàn nhân loại và cùng nhau đóng góp phần mình một cách độc đáo, nếu có thể.
Hỏi: Từ năm 2005 tới nay đề tài suy tư chú tâm vào ”Mười Điều Răn”. Năm nay cuộc hội luận đề cập tới điều răn thứ tám ”Chớ ăn trộm”. Đức Ông nghĩ sao?
Đáp: Chúng ta đang sống trong một thời buổi duy kinh tế một cách mạnh mẽ, bị ghi dấu bởi một trào lưu cá nhân chủ nghĩa nào đó. Là Tín hữu do thái và kitô chúng ta là những người đem theo một ý nghĩa cuộc sống gắn liền với khía cạnh tôn giáo, chiều dọc của tương quan với Thiên Chúa, từ đó tuôn đổ xuống ơn của các của cải và thụ tạo. ”Đừng ăn trộm” là một lệnh truyền kinh thánh khiến cho chúng ta cùng nhau bảo vệ phẩm giá con người và đề nghị cả với xã hội của chúng ta một con đường khác. Xã hội này là một xã hội biết tới các lệch lạc của sự dữ liên quan tới các tài nguyên, và việc bóc lột người khác: ăn trộm không chỉ là lấy đi, mà cũng là biến cuộc sống của người có quyền có phẫm giá trở thành bần cùng đi, cả qua thiện ích của công ăn việc làm, các của cải nâng đỡ trợ giúp họ.
Hỏi: Tại sao việc đối thoại với các ”người anh cả do thái” lại quan trọng đến như vậy thưa Đức Ông?
Đáp: Nó quan trọng đối với việc hiểu thế giới do thái, và cũng quan trọng đối với việc hiểu một cái gì đó của Đức Giêsu từ bên trong của Di chúc đầu tiên, của Thánh Kinh Cựu Ước. Nó quan trọng, vì nơi đâu tín hữu Do thái và tín hữu Kitô cùng nhau bảo vệ sự sống, thì mọi người đều được hưởng lợi. Nơi đâu sự sống của người Do thái và của các tín hữu Kitô bị đe dọa, thì sự sống của tất cả mọi người đều bị đe dọa. Phong trào bài Sêmít, bài người Do thái là các dấu chỉ của thù hận đã gieo rắc khổ đau cho tới cuộc diệt chủng Do thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng là một cảnh cáo lớn đòi phải có một câu trả lời cao độ và thường ngày, nghĩa là phổ biến và rộng rãi, nhưng cũng sâu xa đối với các lý do của nó. Và đây cũng là ý nghĩa của các cuộc thảo luận này giữa các tín hữu Do thái và tín hữu Kitô.
Hỏi: Đây là lần đầu tiên ”Ngày toàn quốc đào sâu và phát triển đối thoại giữa các tín hữu Công Giáo và do thái” diễn ra dưới triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha cũng đã loan báo chuyến viếng thăm Thánh Địa vào tháng 5 tới đây. Đâu là phần đóng góp cá nhân của Đức Thánh Cha cho cuộc đối thoại giữa tín hữu Do thái và tín hữu Kitô?
Đáp: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức tiếp đón Rabbi trưởng Riccardo Di Segni và các phái đoàn quốc tế. Nhất là trong tư cách là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài đã có một tương quan rất chặt chẽ với Rabbi Skorka, và ngài cũng đã có biết bao nhiêu cuộc nói chuyện và tình bạn cũng như tình huynh đệ với Rabbi, trong đó ngài đã đề cập tới các đề tài của khổ đau, của cuộc sống, của cái chết, các đề tài tu đức... Vì vậy tôi sẽ nói rằng bản tính của Đức Thánh Cha Phanxicô là có một cái nhìn thiện cảm, chú ý và yêu thương đối với dân tộc Do thái, có các gốc rễ sâu trong một kinh nghiệm sống rất là sâu xa.
Sau đây là một số nhận định của ông Renzo Gattegna, Chủ tịch Liên hiệp các cộng đoàn do thái tại Italia
Hỏi: Thưa ông, ông nghĩ gì về cuộc đối thoại do thái kitô?
Đáp: Cuộc đối thoại do thái kitô đã bắt đầu từ 50 năm qua. Các tương quan giữa hai bên tích cực. Cũng đã có những lúc trồi sụt, nhưng theo tôi, tổng kết khá thỏa đáng. Tuy nhiên ở điểm này thì cuộc đối thoại nên ra khỏi việc quản trị thường tình để trở thành một sự hiểu biết lớn hơn, chấp nhận chung sống với nhau nhiều hơn, dựa trên tình huynh đệ và sự cộng tác để giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết trên thế giới. Và trong số các vấn đề có phong trào qúa khích. Tôi đã đọc nhiều lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô và trong các lời tuyên bố này Đức Thánh Cha đã dùng các từ rất rõ ràng để lên án các các hiện tượng đó.
Ngài còn đi xa hơn nữa, bởi vì ngài ủng hộ phẩm gia đồng đều và tôn trọng giữa tất cả mọi tín hữu của các tôn giáo khác nhau, đến độ ngài đã nói lên xác tín là cần phải tránh bất cứ hình thức chiêu dụ tín đồ nào. Theo tôi đó là một lập trường quan trọng, mới mẻ, có thể là điểm khởi hành cho bước nhảy vọt về phẩm này, bởi vì chúng ta tất cả đều biết rằng trong nhiều thế kỷ dân Do thái đã thường bị các áp lực cưỡng bách theo đạo.
Hỏi: Nhìn vào những gì đã được làm cho tới nay, ông có nhớ vài cử chỉ đặc biệt hay lúc đặc biệt nào về tình bạn gần đây hơn không? Trong các tháng qua hay trong các năm qua, mà chúng ta có thể nhớ cùng nhau không?
Đáp: Có. Tất cả mọi Giáo Hoàng, từ Đức Gioan XXIII trở đi - đều đã có các cử chỉ ý nghĩa. Chẳng hạn, các chuyến viếng thăm Thánh Địa của các vị, tại đây trước Bức Tường phía tây của Đền Thờ Giêrusalem các Giáo Hoàng đã dừng lại cầm trí cầu nguyện. Đức Gioan Phaolô II cũng nhét một sứ điệp vào kẽ đá của bức tường, theo thói quen của người Do thái. Từ phía mình Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã đưa ra nhiều lập trường quan trọng. Chẳng hạn như đối với vài nhóm tín hữu Công Giáo có các lập trường bài do thái. Cả Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô với các câu mà tôi đã trích lại trên đây, cũng đang cho thấy một ý chí nhìn tương tai của thế giới như một tương lai hòa bình, trong đó mỗi người có thể tuyên xưng các tín ngưỡng của mình một cách an bình, và không vì thế mà bị bất cứ hình thức thù nghịch từ phía các kẻ khác.
Hỏi: Thưa ông chủ tịch Liên hiệp các cộng đoàn Do thái Italia, đề tài suy tư của ”Ngày toàn quốc đào sâu và phát triển đối thoại Công Giáo do thái” là Điều Răn ”Chớ trộm cắp”. Nó muốn nhấn mạnh điều gì, và các tín hữu do thái muốn dấn thân chung như thế nào?
Đáp: Đối với tôi điều răn ”Chớ trộm cắp” xem ra hiển nhiên không ám chỉ các vụ ăn trộm nhỏ nhặt. Ngày này nó muốn nhắc tới sự cần thiết các người có trách nhiệm chỉ huy và hướng dẫn chính trị của các nước phải khước từ mọi hình thức gian tham hối lộ, và mọi hình thức sống chung với các nhóm riêng tư, có thể rút tỉa bòn mót các tài nguyên công cộng để mưu lợi cho riêng mình. Khi nhìn những gì đang xảy ra tại Italia này cũng như tại biết bao nhiêu quốc gia Âu châu hay mỹ châu, nạn gian tham hối lộ hay sống chung với các nhóm tội phạm có tổ chức đối với tôi xem ra là một cuộc chiến có tầm quan trọng rất lớn giúp tránh cảnh suy đồi mà chúng ta tất cả đều phải trả một gía kinh khủng.
Hỏi: Đâu là các sáng kiến độc đáo nhất đã được tổ chức tại Italia nhân dịp này, ông có thể cho một ví dụ không?
Đáp: Giữa ngày này và ngày 27 tháng Giêng là ngày kỷ niệm cuộc Diệt chủng Do thái, trong các ngày quy tụ hai biến cố này, chúng tôi tìm củng cố mọi liên minh có thể, để kiểm thực một thay đổi tốt hơn cho tương lai, và để cho con cháu chúng tôi không phải thấy lại những gì mà cha ông chúng tôi đã thấy. (RG 16-1-2014)
Hôm 16-1-2014 là ”Ngày toàn quốc Italia đào sâu và phát triển đối thoại giữa Công Giáo và Do thái giáo” lần thứ 18. Nhận dịp này Văn phòng đại kết và đối thoại của giáo phận Roma đã tổ chức một cuộc gặp gỡ tại đại học giáo hoàng Laterano. Trong số các thuyết trình viên có Rabbi trưởng cộng đoàn Do thái tại Roma Riccardo Di Segni, chuyên viên kinh tế Stefano Zamagri và Đức Ông Marco Gnavi, giám đốc văn phòng nói trên của giáo phận Roma.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông về cuộc hội thoại này.
Hỏi: Xin Đức Ông cho biết cuộc hội thoại này có ý nghĩa gì?
Đáp: Đây là dịp giúp đào sâu các tương quan với thế giới do thái. Đối với chúng ta các liên hệ ấy không phải là các tương quan ngoại tại, mà là các tương quan nội tại nằm trong yếu tố di truyền của cuộc sống chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu đã là người do thái, đã cầu nguyện với Thánh Kinh do thái trong truyền thống do thái. Bởi vì sự kiện Giao ước đã không bao giờ bị thu hồi với dân của Tân Ước thúc đẩy chúng ta nhìn về chân trời cánh chung, nhìn về sự chờ mong Nước Thiên Chúa, và chúng ta làm điều đó cùng với các anh em Do thái trên một trái đất tràn đầy các vấn đề, trong đó có phong trào bài do thái, mà chúng ta muốn cùng nhau đương đầu và chiến thắng. Trên bình diện tinh thần chúng ta là bà con với nhau. Khi viếng thăm hội đường Do thái ở Roma năm 1986 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dùng một kiểu diễn tả độc đáo khi gọi các tín hữu do thái là ”các người anh cả của chúng ta”. Như vậy chúng ta không thể bỏ qua tình huynh đệ và lòng yêu thương đối với nhau, tuy trong các ơn gọi khác nhau của chúng ta nó mời gọi chúng ta tất cả cùng nhau lo cho thiện ích của toàn nhân loại và cùng nhau đóng góp phần mình một cách độc đáo, nếu có thể.
Hỏi: Từ năm 2005 tới nay đề tài suy tư chú tâm vào ”Mười Điều Răn”. Năm nay cuộc hội luận đề cập tới điều răn thứ tám ”Chớ ăn trộm”. Đức Ông nghĩ sao?
Đáp: Chúng ta đang sống trong một thời buổi duy kinh tế một cách mạnh mẽ, bị ghi dấu bởi một trào lưu cá nhân chủ nghĩa nào đó. Là Tín hữu do thái và kitô chúng ta là những người đem theo một ý nghĩa cuộc sống gắn liền với khía cạnh tôn giáo, chiều dọc của tương quan với Thiên Chúa, từ đó tuôn đổ xuống ơn của các của cải và thụ tạo. ”Đừng ăn trộm” là một lệnh truyền kinh thánh khiến cho chúng ta cùng nhau bảo vệ phẩm giá con người và đề nghị cả với xã hội của chúng ta một con đường khác. Xã hội này là một xã hội biết tới các lệch lạc của sự dữ liên quan tới các tài nguyên, và việc bóc lột người khác: ăn trộm không chỉ là lấy đi, mà cũng là biến cuộc sống của người có quyền có phẫm giá trở thành bần cùng đi, cả qua thiện ích của công ăn việc làm, các của cải nâng đỡ trợ giúp họ.
Hỏi: Tại sao việc đối thoại với các ”người anh cả do thái” lại quan trọng đến như vậy thưa Đức Ông?
Đáp: Nó quan trọng đối với việc hiểu thế giới do thái, và cũng quan trọng đối với việc hiểu một cái gì đó của Đức Giêsu từ bên trong của Di chúc đầu tiên, của Thánh Kinh Cựu Ước. Nó quan trọng, vì nơi đâu tín hữu Do thái và tín hữu Kitô cùng nhau bảo vệ sự sống, thì mọi người đều được hưởng lợi. Nơi đâu sự sống của người Do thái và của các tín hữu Kitô bị đe dọa, thì sự sống của tất cả mọi người đều bị đe dọa. Phong trào bài Sêmít, bài người Do thái là các dấu chỉ của thù hận đã gieo rắc khổ đau cho tới cuộc diệt chủng Do thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng là một cảnh cáo lớn đòi phải có một câu trả lời cao độ và thường ngày, nghĩa là phổ biến và rộng rãi, nhưng cũng sâu xa đối với các lý do của nó. Và đây cũng là ý nghĩa của các cuộc thảo luận này giữa các tín hữu Do thái và tín hữu Kitô.
Hỏi: Đây là lần đầu tiên ”Ngày toàn quốc đào sâu và phát triển đối thoại giữa các tín hữu Công Giáo và do thái” diễn ra dưới triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha cũng đã loan báo chuyến viếng thăm Thánh Địa vào tháng 5 tới đây. Đâu là phần đóng góp cá nhân của Đức Thánh Cha cho cuộc đối thoại giữa tín hữu Do thái và tín hữu Kitô?
Đáp: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức tiếp đón Rabbi trưởng Riccardo Di Segni và các phái đoàn quốc tế. Nhất là trong tư cách là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài đã có một tương quan rất chặt chẽ với Rabbi Skorka, và ngài cũng đã có biết bao nhiêu cuộc nói chuyện và tình bạn cũng như tình huynh đệ với Rabbi, trong đó ngài đã đề cập tới các đề tài của khổ đau, của cuộc sống, của cái chết, các đề tài tu đức... Vì vậy tôi sẽ nói rằng bản tính của Đức Thánh Cha Phanxicô là có một cái nhìn thiện cảm, chú ý và yêu thương đối với dân tộc Do thái, có các gốc rễ sâu trong một kinh nghiệm sống rất là sâu xa.
Sau đây là một số nhận định của ông Renzo Gattegna, Chủ tịch Liên hiệp các cộng đoàn do thái tại Italia
Hỏi: Thưa ông, ông nghĩ gì về cuộc đối thoại do thái kitô?
Đáp: Cuộc đối thoại do thái kitô đã bắt đầu từ 50 năm qua. Các tương quan giữa hai bên tích cực. Cũng đã có những lúc trồi sụt, nhưng theo tôi, tổng kết khá thỏa đáng. Tuy nhiên ở điểm này thì cuộc đối thoại nên ra khỏi việc quản trị thường tình để trở thành một sự hiểu biết lớn hơn, chấp nhận chung sống với nhau nhiều hơn, dựa trên tình huynh đệ và sự cộng tác để giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết trên thế giới. Và trong số các vấn đề có phong trào qúa khích. Tôi đã đọc nhiều lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô và trong các lời tuyên bố này Đức Thánh Cha đã dùng các từ rất rõ ràng để lên án các các hiện tượng đó.
Ngài còn đi xa hơn nữa, bởi vì ngài ủng hộ phẩm gia đồng đều và tôn trọng giữa tất cả mọi tín hữu của các tôn giáo khác nhau, đến độ ngài đã nói lên xác tín là cần phải tránh bất cứ hình thức chiêu dụ tín đồ nào. Theo tôi đó là một lập trường quan trọng, mới mẻ, có thể là điểm khởi hành cho bước nhảy vọt về phẩm này, bởi vì chúng ta tất cả đều biết rằng trong nhiều thế kỷ dân Do thái đã thường bị các áp lực cưỡng bách theo đạo.
Hỏi: Nhìn vào những gì đã được làm cho tới nay, ông có nhớ vài cử chỉ đặc biệt hay lúc đặc biệt nào về tình bạn gần đây hơn không? Trong các tháng qua hay trong các năm qua, mà chúng ta có thể nhớ cùng nhau không?
Đáp: Có. Tất cả mọi Giáo Hoàng, từ Đức Gioan XXIII trở đi - đều đã có các cử chỉ ý nghĩa. Chẳng hạn, các chuyến viếng thăm Thánh Địa của các vị, tại đây trước Bức Tường phía tây của Đền Thờ Giêrusalem các Giáo Hoàng đã dừng lại cầm trí cầu nguyện. Đức Gioan Phaolô II cũng nhét một sứ điệp vào kẽ đá của bức tường, theo thói quen của người Do thái. Từ phía mình Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã đưa ra nhiều lập trường quan trọng. Chẳng hạn như đối với vài nhóm tín hữu Công Giáo có các lập trường bài do thái. Cả Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô với các câu mà tôi đã trích lại trên đây, cũng đang cho thấy một ý chí nhìn tương tai của thế giới như một tương lai hòa bình, trong đó mỗi người có thể tuyên xưng các tín ngưỡng của mình một cách an bình, và không vì thế mà bị bất cứ hình thức thù nghịch từ phía các kẻ khác.
Hỏi: Thưa ông chủ tịch Liên hiệp các cộng đoàn Do thái Italia, đề tài suy tư của ”Ngày toàn quốc đào sâu và phát triển đối thoại Công Giáo do thái” là Điều Răn ”Chớ trộm cắp”. Nó muốn nhấn mạnh điều gì, và các tín hữu do thái muốn dấn thân chung như thế nào?
Đáp: Đối với tôi điều răn ”Chớ trộm cắp” xem ra hiển nhiên không ám chỉ các vụ ăn trộm nhỏ nhặt. Ngày này nó muốn nhắc tới sự cần thiết các người có trách nhiệm chỉ huy và hướng dẫn chính trị của các nước phải khước từ mọi hình thức gian tham hối lộ, và mọi hình thức sống chung với các nhóm riêng tư, có thể rút tỉa bòn mót các tài nguyên công cộng để mưu lợi cho riêng mình. Khi nhìn những gì đang xảy ra tại Italia này cũng như tại biết bao nhiêu quốc gia Âu châu hay mỹ châu, nạn gian tham hối lộ hay sống chung với các nhóm tội phạm có tổ chức đối với tôi xem ra là một cuộc chiến có tầm quan trọng rất lớn giúp tránh cảnh suy đồi mà chúng ta tất cả đều phải trả một gía kinh khủng.
Hỏi: Đâu là các sáng kiến độc đáo nhất đã được tổ chức tại Italia nhân dịp này, ông có thể cho một ví dụ không?
Đáp: Giữa ngày này và ngày 27 tháng Giêng là ngày kỷ niệm cuộc Diệt chủng Do thái, trong các ngày quy tụ hai biến cố này, chúng tôi tìm củng cố mọi liên minh có thể, để kiểm thực một thay đổi tốt hơn cho tương lai, và để cho con cháu chúng tôi không phải thấy lại những gì mà cha ông chúng tôi đã thấy. (RG 16-1-2014)
Giáo Hội Công Giáo và nỗ lực bảo vệ trẻ em
Linh Tiến Khải
09:56 28/01/2014
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève
Hôm 16-1-2014 Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở Genève bên Thụy Sĩ, đã hướng dẫn phài đoàn Tòa Thánh tham dự khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Hiệp Ước về quyền của các trẻ em. Trong phái đoàn Tòa Thánh ngoài Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, còn có Đức Cha Charles Scicluna, Giám Mục phụ tá giáo phận La Valetta, Malta, nguyên chưởng tín tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, chuyên truy tố những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vaticăng Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi bác bỏ lời cáo buộc của hiệp hội các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tính dục, cho rằng Tòa thánh đã ngăn cản việc điều tra và tiến trình của công lý về những vụ này.
Trong thông cáo công bố ngày 16-1-2014 cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Tòa Thánh là một trong những quốc gia đầu tiên đã ký nhận Hiệp ước về quyền của các trẻ em hồi năm 1990. Hiệp ước này trước tiên liên hệ tới Quốc gia thành Vaticăng, trong khi cộng đồng tín hữu Công Giáo rải rác trên thế giới không phải là thành phần của Quốc gia thành phố Vaticăng, mà tùy thuộc luật pháp các quốc gia liên hệ, nơi họ sống và hoạt động. Sự phân biệt này quan trọng vì giúp tránh các lẫn lộn và hiểu lầm.
Cha Lombardi cũng nhận xét rằng nhiều khi Ủy ban về việc áp dụng Hiệp ước nêu lên với Tòa Thánh những câu hỏi liên quan tới vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em vị thành niên, dường như họ giả thiết rằng các Giám Mục hoặc các Bề trên dòng tu hành động như những người đại diện đặc ủy của Đức Giáo Hoàng.
Đây là điều không đúng, và không có căn cứ. Chẳng hạn họ hỏi về những vụ lạm dụng tính dục trong các tổ chức Công Giáo ở các nước trên thế giới, như tại Ai Len, hoặc trong các cơ sở của dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Nhưng những câu hỏi đó không liên hệ tới sự tôn trọng của Tòa Thánh đối với Hiệp ước này, vì đó là những vụ thuộc quyền tài phán của các nước nơi xảy ra các vụ đó.
Cũng thế, theo Hiệp ước, Tòa Thánh không buộc phải trả lời những câu hỏi yêu cầu cung cấp thông tin về những vụ được xét xử chiếu theo Giáo Luật. Cha Lombardi kết luận rằng: ”Sự tham gia mau lẹ và đầy xác tín của Tòa Thánh đối với Hiệp Ước về các quyền của trẻ em là điều phù hợp với thái độ trước sau như một của Giáo Hội. Vì thế người ta có thể nói rằng qua hoạt động của mình Tòa Thánh thăng tiến một trào lưu rộng rãi vô biên trên toàn thế giới, yêu thương và phục vụ thiện ích của trẻ em. Sự hướng dẫn đầy phấn khởi và có sức lôi cuốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mang lại một đà tiến mới mẻ và hiển nhiên cho sự dấn thân này.
Trong bài tường trình về việc áp dụng Thỏa hiệp này, vị Đại diện Tòa Thánh đã khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo muốn nêu gương trong việc bảo vệ trẻ em và chống lại các vụ lạm dụng tính dục của trẻ vị thành niên. Quy chiếu các câu viết trả lời cho các câu hỏi của Ủy ban Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã trình bầy một cách chi tiết dấn thân của Giáo Hội để đương đầu với tội phạm kinh khủng của các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, trên bình diện trung ương của Tòa Thánh với việc phê chuẩn các Đường nét hướng dẫn cho các Giáo Hội địa phương, cũng như trên bình diện hạ tầng, trong các thực tại khác nhau của Giáo Hội, đặc biệt là trong các cơ cấu giáo dục. Tiếp đến Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã nhắc tới một loạt các biện pháp đã được đưa ra trong các năm qua trên bình diện nội bộ Giáo Hội, cũng như trên bình diện quốc tế để đương đầu với hiện tượng đáng buồn này. Đức Cha Tomasi nói: đây là một dấn thân đã được các vị Giáo Hoàng mới đây đề ra, đặc biệt là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Và giờ đây tới phiên Đức Thánh Cha Phanxicô, với việc loan báo thành lập Ủy ban bảo vệ trẻ em vị thành niên. Không thể có sự biện minh nào cho bất cứ hình thức bạo lực và khai thác trẻ em nào. Đức Cha Tomasi cũng đã kể ra các cột trụ của dấn thân này của Tòa Thánh đối với trẻ em.
Trong bản tường trình Vị Đại Diện Tòa Thánh cũng đề cập tới việc bảo vệ phẩm giá của trẻ em trong tất cả mọi chiều kích của nó và ngay từ khi được thụ thai; việc tôn trọng và thăng tiến các quyền của gia đình là nơi trẻ em phát triển và lớn lên; quyền giáo dục con cái từ phía các cha mẹ và quyền tự do tôn giáo. Kết thúc bài tham luận Đức Cha Tomasi nói Tòa Thánh tiếp nhận mọi gợi ý và đóng góp của Ủy ban, trong việc thăng tiến và tôn trọng quyền của các trẻ em vị thành niên, để có được sự thực thi hữu hiệu tất cả những gì đã được thiết định bởi Hiệp Ước và các Biên bản của nó.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvno Maria Tomasi về tầm quan trọng của khóa họp nói trên của Ủy ban hiệp ước về các quyền của trẻ em.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, hôm 16 tháng giêng vừa qua, Ủy ban Hiệp ước về các quyền của trẻ em đã nhóm khóa họp thứ 65 tại Genève với sự tham dự của phái đoàn của Tòa Thánh, do Đức Cha làm trưởng đoàn. Khóa họp này có mục đích nào thưa Đức Cha?
Đáp: Khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Hiệp ước về các quyền của trẻ em nhằm mục đích duyệt xét các tường trình của vài nước như Nga, Đức, Tòa Thánh, Bồ Đào Nha, Congo và Yemen. Các nước này đã trình bầy một bản tường trình về việc áp dụng Hiệp ước về các quyền của trẻ em trong lãnh thổ của mình. Đây là đòi hỏi được đưa ra cho tất cả mọi quốc gia đã ký nhận Hiệp ước. Vì thế cả Tòa Thánh là quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước năm 1990 cũng có bổn phận tường trình việc áp dụng nó, xem mình đã áp dụng các đòi hỏi, các nguyên tắc và các hướng dẫn của Hiệp ước như thế nào. Ủy ban trình bầy các nhận xét của mình về bản tường trình đã đưa ra, và như thế bắt đầu cuộc đối thoại giữa quốc gia liên hệ và các chuyên viên của Ủy ban. Tòa Thánh tham dự vào sinh hoạt này như các quốc gia khác, và coi đó như là một dịp tốt để tái khẳng định các giá trị và các cung cách tiến hành của Hiệp ước, như Tòa Thánh đã tuyên bố khi phê chuẩn Hiệp ước hồi năm 1990. Như vậy, đây là một thời điểm ích lợi để thăng tiến việc bảo vệ các trẻ em thên thế giới.
Hỏi: Thưa Đức Cha, từ vài phía cũng đã có các chỉ trích đối với Tòa Thánh. Tại sao vậy, và Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Chỉ trích thì dễ lắm. Đôi khi chúng có một vài nền tảng thực, bất cứ tội phạm nào cũng là một sự dữ, nhưng khi có các trẻ em bị liên lụy, thì nó trở thành nghiêm trọng hơn nữa. Lời tố cáo Tòa Thánh đã ngăn cản việc thực thi công lý trong lãnh vực này, xem ra là điều ở trên không khí: ngăn cản tiến trình của công lý trong bất cứ nước nào, gây thiệt hại cho tính cách pháp lý của mình sẽ là một can thiệp bất hợp pháp và bất công từ phía bất cứ chủ thể nào. Tòa Thánh ủng hộ quyền và bổn phận của mọi quốc gia truy nã mọi tội phạm chống lại các trẻ em vị thành niên. Như thế, lời chỉ trích Tòa Thánh tìm can thiệp vào và ngăn cản tiến trình của công lý, là điều không đứng vững. Trái lại, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh, Tòa Thánh muốn có sự trong sáng và công lý được thực thi.
Hỏi: Đâu là các viễn tượng tương lai liên quan tới vấn đề này tại Genève thưa Đức Cha?
Đáp: Tòa Thánh đã dấn thân thực thi các nhiệm vụ quốc tế của mình, bao gồm cả các nhiệm vụ phát xuất từ việc phê chuẩn Hiệp ước các quyền của trẻ em. Tòa Thánh sẽ nghiêm chỉnh cứu xét các nhận xét, các phê bình, gợi ý mà Ủy ban các chuyên viên đưa ra. Như thế Tòa Thánh sẽ không chỉ thăng tiến việc thực thi Hiệp ước, mà cũng chú ý nhiều hơn tới việc bảo vệ các trẻ em một cách cẩn thận và hữu hiệu hơn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo việc thành lập một Ủy ban bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Các chỉ dẫn của Ủy ban Liên Hiệp Quốc sẽ được nghiên cứu một cách chăm chú bởi Ủy ban này, làm sao để củng cố trên mọi bình diện việc phục vụ quảng đại, mà các Giáo Hội địa phương đã cống hiến cho các trẻ em; nhưng nhất là dấn thân của Tòa Thánh trong lãnh thổ của mình và đối với những gì thuộc nhiệm vụ của Tòa Thánh trên bình diện quốc tế ủng hộ tất cả mọi khía cạnh và các yếu tố sẽ thực sự giúp việc đào tạo, bảo vệ và trưởng thành của các trẻ em vị thành niên, và của các trẻ em trên toàn thế giới. (RG 16-1-2014; SD 16-1-2014)
Hôm 16-1-2014 Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc ở Genève bên Thụy Sĩ, đã hướng dẫn phài đoàn Tòa Thánh tham dự khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Hiệp Ước về quyền của các trẻ em. Trong phái đoàn Tòa Thánh ngoài Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, còn có Đức Cha Charles Scicluna, Giám Mục phụ tá giáo phận La Valetta, Malta, nguyên chưởng tín tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, chuyên truy tố những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vaticăng Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi bác bỏ lời cáo buộc của hiệp hội các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tính dục, cho rằng Tòa thánh đã ngăn cản việc điều tra và tiến trình của công lý về những vụ này.
Trong thông cáo công bố ngày 16-1-2014 cha Federico Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Tòa Thánh là một trong những quốc gia đầu tiên đã ký nhận Hiệp ước về quyền của các trẻ em hồi năm 1990. Hiệp ước này trước tiên liên hệ tới Quốc gia thành Vaticăng, trong khi cộng đồng tín hữu Công Giáo rải rác trên thế giới không phải là thành phần của Quốc gia thành phố Vaticăng, mà tùy thuộc luật pháp các quốc gia liên hệ, nơi họ sống và hoạt động. Sự phân biệt này quan trọng vì giúp tránh các lẫn lộn và hiểu lầm.
Cha Lombardi cũng nhận xét rằng nhiều khi Ủy ban về việc áp dụng Hiệp ước nêu lên với Tòa Thánh những câu hỏi liên quan tới vấn đề lạm dụng tính dục trẻ em vị thành niên, dường như họ giả thiết rằng các Giám Mục hoặc các Bề trên dòng tu hành động như những người đại diện đặc ủy của Đức Giáo Hoàng.
Đây là điều không đúng, và không có căn cứ. Chẳng hạn họ hỏi về những vụ lạm dụng tính dục trong các tổ chức Công Giáo ở các nước trên thế giới, như tại Ai Len, hoặc trong các cơ sở của dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Nhưng những câu hỏi đó không liên hệ tới sự tôn trọng của Tòa Thánh đối với Hiệp ước này, vì đó là những vụ thuộc quyền tài phán của các nước nơi xảy ra các vụ đó.
Cũng thế, theo Hiệp ước, Tòa Thánh không buộc phải trả lời những câu hỏi yêu cầu cung cấp thông tin về những vụ được xét xử chiếu theo Giáo Luật. Cha Lombardi kết luận rằng: ”Sự tham gia mau lẹ và đầy xác tín của Tòa Thánh đối với Hiệp Ước về các quyền của trẻ em là điều phù hợp với thái độ trước sau như một của Giáo Hội. Vì thế người ta có thể nói rằng qua hoạt động của mình Tòa Thánh thăng tiến một trào lưu rộng rãi vô biên trên toàn thế giới, yêu thương và phục vụ thiện ích của trẻ em. Sự hướng dẫn đầy phấn khởi và có sức lôi cuốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mang lại một đà tiến mới mẻ và hiển nhiên cho sự dấn thân này.
Trong bài tường trình về việc áp dụng Thỏa hiệp này, vị Đại diện Tòa Thánh đã khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo muốn nêu gương trong việc bảo vệ trẻ em và chống lại các vụ lạm dụng tính dục của trẻ vị thành niên. Quy chiếu các câu viết trả lời cho các câu hỏi của Ủy ban Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã trình bầy một cách chi tiết dấn thân của Giáo Hội để đương đầu với tội phạm kinh khủng của các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, trên bình diện trung ương của Tòa Thánh với việc phê chuẩn các Đường nét hướng dẫn cho các Giáo Hội địa phương, cũng như trên bình diện hạ tầng, trong các thực tại khác nhau của Giáo Hội, đặc biệt là trong các cơ cấu giáo dục. Tiếp đến Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã nhắc tới một loạt các biện pháp đã được đưa ra trong các năm qua trên bình diện nội bộ Giáo Hội, cũng như trên bình diện quốc tế để đương đầu với hiện tượng đáng buồn này. Đức Cha Tomasi nói: đây là một dấn thân đã được các vị Giáo Hoàng mới đây đề ra, đặc biệt là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Và giờ đây tới phiên Đức Thánh Cha Phanxicô, với việc loan báo thành lập Ủy ban bảo vệ trẻ em vị thành niên. Không thể có sự biện minh nào cho bất cứ hình thức bạo lực và khai thác trẻ em nào. Đức Cha Tomasi cũng đã kể ra các cột trụ của dấn thân này của Tòa Thánh đối với trẻ em.
Trong bản tường trình Vị Đại Diện Tòa Thánh cũng đề cập tới việc bảo vệ phẩm giá của trẻ em trong tất cả mọi chiều kích của nó và ngay từ khi được thụ thai; việc tôn trọng và thăng tiến các quyền của gia đình là nơi trẻ em phát triển và lớn lên; quyền giáo dục con cái từ phía các cha mẹ và quyền tự do tôn giáo. Kết thúc bài tham luận Đức Cha Tomasi nói Tòa Thánh tiếp nhận mọi gợi ý và đóng góp của Ủy ban, trong việc thăng tiến và tôn trọng quyền của các trẻ em vị thành niên, để có được sự thực thi hữu hiệu tất cả những gì đã được thiết định bởi Hiệp Ước và các Biên bản của nó.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvno Maria Tomasi về tầm quan trọng của khóa họp nói trên của Ủy ban hiệp ước về các quyền của trẻ em.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, hôm 16 tháng giêng vừa qua, Ủy ban Hiệp ước về các quyền của trẻ em đã nhóm khóa họp thứ 65 tại Genève với sự tham dự của phái đoàn của Tòa Thánh, do Đức Cha làm trưởng đoàn. Khóa họp này có mục đích nào thưa Đức Cha?
Đáp: Khóa họp lần thứ 65 của Ủy ban Hiệp ước về các quyền của trẻ em nhằm mục đích duyệt xét các tường trình của vài nước như Nga, Đức, Tòa Thánh, Bồ Đào Nha, Congo và Yemen. Các nước này đã trình bầy một bản tường trình về việc áp dụng Hiệp ước về các quyền của trẻ em trong lãnh thổ của mình. Đây là đòi hỏi được đưa ra cho tất cả mọi quốc gia đã ký nhận Hiệp ước. Vì thế cả Tòa Thánh là quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước năm 1990 cũng có bổn phận tường trình việc áp dụng nó, xem mình đã áp dụng các đòi hỏi, các nguyên tắc và các hướng dẫn của Hiệp ước như thế nào. Ủy ban trình bầy các nhận xét của mình về bản tường trình đã đưa ra, và như thế bắt đầu cuộc đối thoại giữa quốc gia liên hệ và các chuyên viên của Ủy ban. Tòa Thánh tham dự vào sinh hoạt này như các quốc gia khác, và coi đó như là một dịp tốt để tái khẳng định các giá trị và các cung cách tiến hành của Hiệp ước, như Tòa Thánh đã tuyên bố khi phê chuẩn Hiệp ước hồi năm 1990. Như vậy, đây là một thời điểm ích lợi để thăng tiến việc bảo vệ các trẻ em thên thế giới.
Hỏi: Thưa Đức Cha, từ vài phía cũng đã có các chỉ trích đối với Tòa Thánh. Tại sao vậy, và Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Chỉ trích thì dễ lắm. Đôi khi chúng có một vài nền tảng thực, bất cứ tội phạm nào cũng là một sự dữ, nhưng khi có các trẻ em bị liên lụy, thì nó trở thành nghiêm trọng hơn nữa. Lời tố cáo Tòa Thánh đã ngăn cản việc thực thi công lý trong lãnh vực này, xem ra là điều ở trên không khí: ngăn cản tiến trình của công lý trong bất cứ nước nào, gây thiệt hại cho tính cách pháp lý của mình sẽ là một can thiệp bất hợp pháp và bất công từ phía bất cứ chủ thể nào. Tòa Thánh ủng hộ quyền và bổn phận của mọi quốc gia truy nã mọi tội phạm chống lại các trẻ em vị thành niên. Như thế, lời chỉ trích Tòa Thánh tìm can thiệp vào và ngăn cản tiến trình của công lý, là điều không đứng vững. Trái lại, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh, Tòa Thánh muốn có sự trong sáng và công lý được thực thi.
Hỏi: Đâu là các viễn tượng tương lai liên quan tới vấn đề này tại Genève thưa Đức Cha?
Đáp: Tòa Thánh đã dấn thân thực thi các nhiệm vụ quốc tế của mình, bao gồm cả các nhiệm vụ phát xuất từ việc phê chuẩn Hiệp ước các quyền của trẻ em. Tòa Thánh sẽ nghiêm chỉnh cứu xét các nhận xét, các phê bình, gợi ý mà Ủy ban các chuyên viên đưa ra. Như thế Tòa Thánh sẽ không chỉ thăng tiến việc thực thi Hiệp ước, mà cũng chú ý nhiều hơn tới việc bảo vệ các trẻ em một cách cẩn thận và hữu hiệu hơn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo việc thành lập một Ủy ban bảo vệ các trẻ em vị thành niên. Các chỉ dẫn của Ủy ban Liên Hiệp Quốc sẽ được nghiên cứu một cách chăm chú bởi Ủy ban này, làm sao để củng cố trên mọi bình diện việc phục vụ quảng đại, mà các Giáo Hội địa phương đã cống hiến cho các trẻ em; nhưng nhất là dấn thân của Tòa Thánh trong lãnh thổ của mình và đối với những gì thuộc nhiệm vụ của Tòa Thánh trên bình diện quốc tế ủng hộ tất cả mọi khía cạnh và các yếu tố sẽ thực sự giúp việc đào tạo, bảo vệ và trưởng thành của các trẻ em vị thành niên, và của các trẻ em trên toàn thế giới. (RG 16-1-2014; SD 16-1-2014)
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các Hàn Lâm Viện Tòa Thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
12:26 28/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao sự liên kết giữa đức tin và lòng mến trong việc tìm kiếm chân lý đức tin.
Ngày bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự phiên nhóm chung và công cộng lần thứ 18 của các Hàn lâm viện Tòa Thánh, chiều hôm 28-1-2014, tại Roma dưới quyền chủ tọa của ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và có chủ đề là ”Oculata fides [Đức tin nhìn thấy]. Đọc thực tại với đôi mắt của Chúa Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng đề tài này nhắc lại thành ngữ ”Oculata fies” của Thánh Tômaso Aquino, Tiến Sĩ Thiên Thần, mừng ngày 28-1. Thành ngữ này được trích dẫn trong Thông điệp 'Lumen fidei', Ánh sáng Đức tin, và cả trong Tông Huấn ”Evangelii gaudium” (Niềm Vui Phúc Âm). Cả hai văn kiện này đều mời gọi suy tư về chiều kích ”sáng ngời” của đức tin và liên hệ giữa đức tin và chân lý, cần phải tìm hiểu không những bằng đôi mắt của tâm trí, nhưng còn với đôi mắt của con tim, nghĩa trong viễn tượng tình yêu. Thánh Phaolô khẳng định: ”Ta thấy bằng con tim” (Rm 10,10).
Đây là điều có những hệ luận quan trọng đối với hành động của các tín hữu cũng như phương pháp làm việc của các nhà thần học. Ngài phê bình xu hướng coi chân lý chỉ là một nhận thức chủ quan và viết rằng:
”Chân lý ngày nay thường bị thu hẹp vào sự xác thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị đối với đời sống cá nhân. Chân lý chung làm cho người ta sợ hãi, vì người ta đồng hóa nó với sự ngoan cố áp đặt của các chế độ độc đoán. Nhưng nếu chân lý là chân lý tình thương, nếu chân lý được mở ra trong cuộc gặp gỡ bản chân với Đấng Khác và với tha nhân, thì chân lý ấy được giải thoát khỏi sự khép kín nơi mỗi ngừơi và có thể là thành phần của công ích... Thay vì làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc, sự chắc chắn của đức tin làm cho chúng ta lên đường, làm cho chứng tá và đối thoại với mọi người trở thành điều có thể thực hiện được” (Lumen fidei, 34).
Trong Sứ điệp ĐTC cũng tuyên bố danh tánh hai học giả trẻ được giải thưởng năm nay của các Hàn lâm viện Tòa Thánh về nghiên cứu thần học, đó là LM giáo sư Alessandro Clemenzia, với tác phẩm tựa đề ”Trong Chúa Ba Ngôi như Giáo Hội. Đối thoại với Heribert Muehlen”, và nữ giáo sư Maria Silvia Vaccarezza với tác phẩm ”Những lý lẽ của tùy thể. Sự khôn ngoan thực hành giữa Aristote và Thánh Tômaso Aquino” (SD 28-1-2014)
Ngày bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự phiên nhóm chung và công cộng lần thứ 18 của các Hàn lâm viện Tòa Thánh, chiều hôm 28-1-2014, tại Roma dưới quyền chủ tọa của ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và có chủ đề là ”Oculata fides [Đức tin nhìn thấy]. Đọc thực tại với đôi mắt của Chúa Kitô”.
ĐTC nhận xét rằng đề tài này nhắc lại thành ngữ ”Oculata fies” của Thánh Tômaso Aquino, Tiến Sĩ Thiên Thần, mừng ngày 28-1. Thành ngữ này được trích dẫn trong Thông điệp 'Lumen fidei', Ánh sáng Đức tin, và cả trong Tông Huấn ”Evangelii gaudium” (Niềm Vui Phúc Âm). Cả hai văn kiện này đều mời gọi suy tư về chiều kích ”sáng ngời” của đức tin và liên hệ giữa đức tin và chân lý, cần phải tìm hiểu không những bằng đôi mắt của tâm trí, nhưng còn với đôi mắt của con tim, nghĩa trong viễn tượng tình yêu. Thánh Phaolô khẳng định: ”Ta thấy bằng con tim” (Rm 10,10).
Đây là điều có những hệ luận quan trọng đối với hành động của các tín hữu cũng như phương pháp làm việc của các nhà thần học. Ngài phê bình xu hướng coi chân lý chỉ là một nhận thức chủ quan và viết rằng:
”Chân lý ngày nay thường bị thu hẹp vào sự xác thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị đối với đời sống cá nhân. Chân lý chung làm cho người ta sợ hãi, vì người ta đồng hóa nó với sự ngoan cố áp đặt của các chế độ độc đoán. Nhưng nếu chân lý là chân lý tình thương, nếu chân lý được mở ra trong cuộc gặp gỡ bản chân với Đấng Khác và với tha nhân, thì chân lý ấy được giải thoát khỏi sự khép kín nơi mỗi ngừơi và có thể là thành phần của công ích... Thay vì làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc, sự chắc chắn của đức tin làm cho chúng ta lên đường, làm cho chứng tá và đối thoại với mọi người trở thành điều có thể thực hiện được” (Lumen fidei, 34).
Trong Sứ điệp ĐTC cũng tuyên bố danh tánh hai học giả trẻ được giải thưởng năm nay của các Hàn lâm viện Tòa Thánh về nghiên cứu thần học, đó là LM giáo sư Alessandro Clemenzia, với tác phẩm tựa đề ”Trong Chúa Ba Ngôi như Giáo Hội. Đối thoại với Heribert Muehlen”, và nữ giáo sư Maria Silvia Vaccarezza với tác phẩm ”Những lý lẽ của tùy thể. Sự khôn ngoan thực hành giữa Aristote và Thánh Tômaso Aquino” (SD 28-1-2014)
Tòa Thánh và tình hình Trung Đông
Vũ Văn An
19:43 28/01/2014
Ngày 20 tháng Giêng vừa qua, tại New York, nhân cuộc Tranh Luận của Hội Đồng Bảo An LHQ về “Tình hình Trung Đông trong đó có vấn đề Palestine”, Đức TGM Francis Chullikatt, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh LHQ đã có những phát biểu như sau.
Kính thưa ông chủ tịch,
Phái đoàn tôi xin chúc mừng ông giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An trong tháng này và ca ngợi ông đã kịp thời cho mở cuộc tranh luận công khai về “tình hình Trung Đông, trong đó, có vấn đề Palestine”. Sự lãnh đạo của Jordan đã đem lại nhiều tầm nhìn thông sáng về vùng này khiến Hội Đồng được lợi ích rất nhiều, và chính từ Amman thuộc xứ sở quí ông, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bắt đầu cuộc hành hương đến đất thánh của ngài vào ngày 24 tháng Năm năm nay, để cầu nguyện như một nhân chứng của hòa bình.
Đối với Tòa Thánh, việc tái tục các cuộc thương thuyết hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine đã tạo nên một phát triển tích cực, mà đối với việc này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ mối hy vọng rằng “cả đôi bên sẽ quyết tâm đưa ra các quyết định can đảm, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế” (1). Các quyết định can đảm thường không dễ dàng và chúng có thể đặt lên ta những đòi hỏi khó khăn và không được ưa chuộng về chính trị. Ấy thế nhưng khi phải đương đầu với thực tế tranh chấp tại Trung Đông, mọi người có tâm tư đúng đắn đều thấy cần có sự thay đổi. Hòa bình không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn buộc rằng các đòi hỏi của công lý phải được thoả mãn cho mọi người và mọi cộng đồng. Thành thử, phái đoàn của tôi, một lần nữa, góp tiếng nói của mình vào tiếng nói của mọi người thiện chí hoan nghênh, một cách đầy hy vọng, việc tái cam kết thương thuyết trực tiếp, nghiêm chỉnh và cụ thể để một diễn trình hòa bình đổi mới có thể giúp mở ra các triển vọng tốt đẹp hơn cho tương lai.
Hơn nữa, điều có tầm ý nghĩa lớn là thoả hiệp mới đây của các Thành Viên Thường Trực của Hội Đồng này và Đức với Iran liên hệ đến chương trình hạch nhân của họ, một thỏa hiệp khiến ta hy vọng lớn lao rằng thời kỳ không tin tưởng nhau sẽ được thay thế bằng một bầu khí tin tưởng và hợp tác mới mẻ; hy vọng rằng nó sẽ được thi hành trọn vẹn và mở đường tiến tới một thỏa hiệp dứt khoát.
Kính thưa ông chủ tịch,
Tòa Thánh từng khẩn thiết và nhiều lần lên tiếng nói lên các quan tâm rõ ràng của mình đối với hòa bình và phúc lợi của mọi người tại Trung Đông. Gần đây nhất, chính tình hình đang diễn tiến tại Syria đã thúc đẩy Đức GH Phanxicô nhắc lại quan tâm sâu sắc của Tòa Thánh đối với tình hình của cả vùng này. Trong khi kêu gọi tín hữu Công Giáo cầu nguyện và ăn chay cho Syria trong tháng Chín năm ngoái, Đức GH Phanxicô đã tha thiết yêu cầu “rằng bạo lực và tàn phá tại Syria phải chấm dứt ngay tức khắc và phải đưa ra cố gắng mới để đạt cho bằng được một giải pháp công bình cho cuộc tranh chấp huynh đệ này” (2). Đức Giáo Hoàng nói: “Chưa bao giờ dùng bạo lực mà sau đó đem lại được hòa bình. Chiến tranh sản sinh chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực” (3).
Kính thưa ông chủ tịch,
Ước chi Hội Nghị Genève II vào ngày 22 tháng Giêng sẽ là dịp may để suy nghĩ một cách mới mẻ trở lại các tiêu chuẩn cần thiết để đem lại một khởi đầu mới cho xứ sở tươi đẹp hiện trở thành mồi cho những tan hoang và thiệt hại sinh mạng không thể nào tả xiết! Các tiêu chuẩn này phải bao gồm việc ngưng bắn tức khắc, không trì hoãn do các tiên quyết chính trị gây ra, trong đó có việc tái cam kết việc cổ vũ các sáng kiến hòa bình thay vì gửi và tài trợ vũ khí, là những thứ chỉ gia tăng bạo lực và tranh chấp mà thôi. Đồng thời, cũng phải bao gồm một triển khai tức khắc chương trình trợ giúp nhân đạo cũng như tái thiết đối với vô số những người tị nạn và rời cư đang tạm thời trú ngục tại các quốc gia lân bang, nơi rất nhiều người đang chịu những thiếu thốn đe dọa tới sinh mạng, như thiếu dinh dưỡng, thiếu nước uống an toàn và thiếu vệ sinh căn bản. Sự khẩn cấp của việc tái xây dựng hòa bình là lá bài chủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị và xã hội khác, dù việc tái xây dựng này chắc chắn cần tới các hình thức tham dự và đại diện chính trị mới có thể bảo đảm cho tiếng nói và sự an toàn của mọi nhóm người đang gọi Syria là quê hương của mình.
Đức Giáo Hoàng vốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của ngài đối với những ai đang phải di cư và rời cư để tránh cảnh bạo lực khôn nguôi, cũng như đối với các quốc gia đang bị thách thức bởi việc du nhập ồ ạt của số tị nạn lớn lao. Cộng đồng quốc tế không thể đứng tách biệt khỏi các cố gắng trợ giúp đáng ca ngợi này. Tòa Thánh, qua hàng loạt các chương trình chăm sóc giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội tầm xa, cam kết tiếp tục hoạt động song song với những ai đang làm nhẹ bớt đau khổ cho mọi người đang bị cuộc tranh chấp này đẩy qua bên lề, bứng gốc và áp bức.
Nhiều người tị nạn trên là thành phần của làn sóng đầy lo âu các Kitô hữu phải rời khỏi quê cha mà họ đã sở hữu từ hai ngàn năm nay vì bị các lực lượng cực đoan và quá khích nhắm đánh phá và gây bất ổn. Do đó, đòi phải có cuộc đối thoại và hòa giải liên tôn để tái lập quân bình trong tính đa nguyên phong phú và phức tạp của xã hội Syria. Tòa Thánh sẵn sàng hỗ trợ mọi cộng đồng tôn giáo trong các cố gắng của họ nhằm tiến tới một hiều biết mới và tái lập lòng tin tưởng lẫn nhau sau nhiều năm bạo lực, trả thù và buộc tội lẫn nhau.
Kính thưa ông chủ tịch
Nhân dân Syria, qua lịch sử của họ, từng minh chứng khả năng sống chung với nhau trong hòa bình. Cho nên, các thù nghịch miền và quốc tế, vốn rất ít liên hệ tới các cộng đồng Syria, phải bị gạt qua một bên, để những quyền lợi này không nằm tại tâm điểm các cuộc thương thuyết, mà là quyền lợi của những con người nhân bản cá thể và thiện ích của Syria. Để đạt mục tiêu này, mọi bên liên hệ được mời gọi hành động chung với nhau để các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài được đặt để. Do đó, các cuộc thương thuyết tại Genève II phải đảm bảo có sự tham dự bao gồm mọi phe phái của cuộc tranh chấp, trong vùng cũng như ngoài vùng. Tòa Thánh, qua sự hiện diện của mình, toàn tâm mong muốn được hỗ trợ mục tiêu này.
Cuối cùng, tôi xin được nhắc lại quan tâm được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên đối với các vấn đề chính trị đang tiếp diễn tại Libăng, và cả Iraq nữa là nước đang cố gắng đạt nền hoà bình và ổn định hằng mong muốn.
Kính thưa ông chủ tịch
Đối với Liên Hiệp Quốc, các thách đố của Trung Đông hiện là tiếng kèn đồng kêu gọi vai trò xây dựng hòa bình của mình, vốn là lý do hiện hữu của định chế này. Ước mong sao cuộc tranh luận công khai này tập trung được ý chí chính trị hết sức cần thiết để thúc đẩy cộng đồng quốc tế làm cho cuộc sống của nhân dân Trung Đông ra khác và giúp họ thực hiện được trọn vẹn giấc mơ hòa bình hằng mong đợi lâu nay của họ! Tình hình kinh tế hoàn cầu không cho phép cộng đồng quốc tế tiếp tục vô hạn định việc tài trợ cho số dân tị nạn mỗi ngày một gia tăng. Các giải pháp chính trị là các giải pháp tốt nhất, cả cho nền kinh tế của các quốc gia này vì hòa bình là điều kiện tiên quyết phải có đối với sự ổn định kinh tế và xã hội có khả năng lôi cuốn các ngân khoản phát triển. Do đó, trong bài diễn văn với các thành viên ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh ngày 13 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục toàn thể thế giới kiên trì giải quyết các vấn đề Trung Đông và hành động, trước khi những tồi tệ hơn xẩy ra cho tình thế (4).
Tôi xin cám ơn ông Chủ Tịch
_________________________________________________________________________________________
(1) Diễn Văn của Đức GH Phanxicô với ngoại giao đoàn ngày 13-1-2014
(2) Phát biểu của Đức GH Phanxicô sau Kinh Truyền Tin tại Công Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 8 tháng Chín, 2013.
(3) Phát biểu của Đức GH Phanxicô sau Kinh Truyền Tin tại Công Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 1 tháng Chín, 2013.
(4) Diễn văn của Đức GH Phanxicô với các thành viên ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh, 13 tháng Giêng, 2014.
Kính thưa ông chủ tịch,
Phái đoàn tôi xin chúc mừng ông giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An trong tháng này và ca ngợi ông đã kịp thời cho mở cuộc tranh luận công khai về “tình hình Trung Đông, trong đó, có vấn đề Palestine”. Sự lãnh đạo của Jordan đã đem lại nhiều tầm nhìn thông sáng về vùng này khiến Hội Đồng được lợi ích rất nhiều, và chính từ Amman thuộc xứ sở quí ông, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bắt đầu cuộc hành hương đến đất thánh của ngài vào ngày 24 tháng Năm năm nay, để cầu nguyện như một nhân chứng của hòa bình.
Đối với Tòa Thánh, việc tái tục các cuộc thương thuyết hòa bình giữa người Do Thái và người Palestine đã tạo nên một phát triển tích cực, mà đối với việc này Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ mối hy vọng rằng “cả đôi bên sẽ quyết tâm đưa ra các quyết định can đảm, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế” (1). Các quyết định can đảm thường không dễ dàng và chúng có thể đặt lên ta những đòi hỏi khó khăn và không được ưa chuộng về chính trị. Ấy thế nhưng khi phải đương đầu với thực tế tranh chấp tại Trung Đông, mọi người có tâm tư đúng đắn đều thấy cần có sự thay đổi. Hòa bình không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn buộc rằng các đòi hỏi của công lý phải được thoả mãn cho mọi người và mọi cộng đồng. Thành thử, phái đoàn của tôi, một lần nữa, góp tiếng nói của mình vào tiếng nói của mọi người thiện chí hoan nghênh, một cách đầy hy vọng, việc tái cam kết thương thuyết trực tiếp, nghiêm chỉnh và cụ thể để một diễn trình hòa bình đổi mới có thể giúp mở ra các triển vọng tốt đẹp hơn cho tương lai.
Hơn nữa, điều có tầm ý nghĩa lớn là thoả hiệp mới đây của các Thành Viên Thường Trực của Hội Đồng này và Đức với Iran liên hệ đến chương trình hạch nhân của họ, một thỏa hiệp khiến ta hy vọng lớn lao rằng thời kỳ không tin tưởng nhau sẽ được thay thế bằng một bầu khí tin tưởng và hợp tác mới mẻ; hy vọng rằng nó sẽ được thi hành trọn vẹn và mở đường tiến tới một thỏa hiệp dứt khoát.
Kính thưa ông chủ tịch,
Tòa Thánh từng khẩn thiết và nhiều lần lên tiếng nói lên các quan tâm rõ ràng của mình đối với hòa bình và phúc lợi của mọi người tại Trung Đông. Gần đây nhất, chính tình hình đang diễn tiến tại Syria đã thúc đẩy Đức GH Phanxicô nhắc lại quan tâm sâu sắc của Tòa Thánh đối với tình hình của cả vùng này. Trong khi kêu gọi tín hữu Công Giáo cầu nguyện và ăn chay cho Syria trong tháng Chín năm ngoái, Đức GH Phanxicô đã tha thiết yêu cầu “rằng bạo lực và tàn phá tại Syria phải chấm dứt ngay tức khắc và phải đưa ra cố gắng mới để đạt cho bằng được một giải pháp công bình cho cuộc tranh chấp huynh đệ này” (2). Đức Giáo Hoàng nói: “Chưa bao giờ dùng bạo lực mà sau đó đem lại được hòa bình. Chiến tranh sản sinh chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực” (3).
Kính thưa ông chủ tịch,
Ước chi Hội Nghị Genève II vào ngày 22 tháng Giêng sẽ là dịp may để suy nghĩ một cách mới mẻ trở lại các tiêu chuẩn cần thiết để đem lại một khởi đầu mới cho xứ sở tươi đẹp hiện trở thành mồi cho những tan hoang và thiệt hại sinh mạng không thể nào tả xiết! Các tiêu chuẩn này phải bao gồm việc ngưng bắn tức khắc, không trì hoãn do các tiên quyết chính trị gây ra, trong đó có việc tái cam kết việc cổ vũ các sáng kiến hòa bình thay vì gửi và tài trợ vũ khí, là những thứ chỉ gia tăng bạo lực và tranh chấp mà thôi. Đồng thời, cũng phải bao gồm một triển khai tức khắc chương trình trợ giúp nhân đạo cũng như tái thiết đối với vô số những người tị nạn và rời cư đang tạm thời trú ngục tại các quốc gia lân bang, nơi rất nhiều người đang chịu những thiếu thốn đe dọa tới sinh mạng, như thiếu dinh dưỡng, thiếu nước uống an toàn và thiếu vệ sinh căn bản. Sự khẩn cấp của việc tái xây dựng hòa bình là lá bài chủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị và xã hội khác, dù việc tái xây dựng này chắc chắn cần tới các hình thức tham dự và đại diện chính trị mới có thể bảo đảm cho tiếng nói và sự an toàn của mọi nhóm người đang gọi Syria là quê hương của mình.
Đức Giáo Hoàng vốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của ngài đối với những ai đang phải di cư và rời cư để tránh cảnh bạo lực khôn nguôi, cũng như đối với các quốc gia đang bị thách thức bởi việc du nhập ồ ạt của số tị nạn lớn lao. Cộng đồng quốc tế không thể đứng tách biệt khỏi các cố gắng trợ giúp đáng ca ngợi này. Tòa Thánh, qua hàng loạt các chương trình chăm sóc giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội tầm xa, cam kết tiếp tục hoạt động song song với những ai đang làm nhẹ bớt đau khổ cho mọi người đang bị cuộc tranh chấp này đẩy qua bên lề, bứng gốc và áp bức.
Nhiều người tị nạn trên là thành phần của làn sóng đầy lo âu các Kitô hữu phải rời khỏi quê cha mà họ đã sở hữu từ hai ngàn năm nay vì bị các lực lượng cực đoan và quá khích nhắm đánh phá và gây bất ổn. Do đó, đòi phải có cuộc đối thoại và hòa giải liên tôn để tái lập quân bình trong tính đa nguyên phong phú và phức tạp của xã hội Syria. Tòa Thánh sẵn sàng hỗ trợ mọi cộng đồng tôn giáo trong các cố gắng của họ nhằm tiến tới một hiều biết mới và tái lập lòng tin tưởng lẫn nhau sau nhiều năm bạo lực, trả thù và buộc tội lẫn nhau.
Kính thưa ông chủ tịch
Nhân dân Syria, qua lịch sử của họ, từng minh chứng khả năng sống chung với nhau trong hòa bình. Cho nên, các thù nghịch miền và quốc tế, vốn rất ít liên hệ tới các cộng đồng Syria, phải bị gạt qua một bên, để những quyền lợi này không nằm tại tâm điểm các cuộc thương thuyết, mà là quyền lợi của những con người nhân bản cá thể và thiện ích của Syria. Để đạt mục tiêu này, mọi bên liên hệ được mời gọi hành động chung với nhau để các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài được đặt để. Do đó, các cuộc thương thuyết tại Genève II phải đảm bảo có sự tham dự bao gồm mọi phe phái của cuộc tranh chấp, trong vùng cũng như ngoài vùng. Tòa Thánh, qua sự hiện diện của mình, toàn tâm mong muốn được hỗ trợ mục tiêu này.
Cuối cùng, tôi xin được nhắc lại quan tâm được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên đối với các vấn đề chính trị đang tiếp diễn tại Libăng, và cả Iraq nữa là nước đang cố gắng đạt nền hoà bình và ổn định hằng mong muốn.
Kính thưa ông chủ tịch
Đối với Liên Hiệp Quốc, các thách đố của Trung Đông hiện là tiếng kèn đồng kêu gọi vai trò xây dựng hòa bình của mình, vốn là lý do hiện hữu của định chế này. Ước mong sao cuộc tranh luận công khai này tập trung được ý chí chính trị hết sức cần thiết để thúc đẩy cộng đồng quốc tế làm cho cuộc sống của nhân dân Trung Đông ra khác và giúp họ thực hiện được trọn vẹn giấc mơ hòa bình hằng mong đợi lâu nay của họ! Tình hình kinh tế hoàn cầu không cho phép cộng đồng quốc tế tiếp tục vô hạn định việc tài trợ cho số dân tị nạn mỗi ngày một gia tăng. Các giải pháp chính trị là các giải pháp tốt nhất, cả cho nền kinh tế của các quốc gia này vì hòa bình là điều kiện tiên quyết phải có đối với sự ổn định kinh tế và xã hội có khả năng lôi cuốn các ngân khoản phát triển. Do đó, trong bài diễn văn với các thành viên ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh ngày 13 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục toàn thể thế giới kiên trì giải quyết các vấn đề Trung Đông và hành động, trước khi những tồi tệ hơn xẩy ra cho tình thế (4).
Tôi xin cám ơn ông Chủ Tịch
_________________________________________________________________________________________
(1) Diễn Văn của Đức GH Phanxicô với ngoại giao đoàn ngày 13-1-2014
(2) Phát biểu của Đức GH Phanxicô sau Kinh Truyền Tin tại Công Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 8 tháng Chín, 2013.
(3) Phát biểu của Đức GH Phanxicô sau Kinh Truyền Tin tại Công Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 1 tháng Chín, 2013.
(4) Diễn văn của Đức GH Phanxicô với các thành viên ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh, 13 tháng Giêng, 2014.
Tấm gương mục tử: Hình ảnh tuyệt vời cuả các linh mục Ukraine.
Trần Mạnh Trác
20:22 28/01/2014
Trong hai tháng bạo loạn có máu đổ cuả cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraine, đã có một hàng rào được dựng lên giữa những lực lượng cảnh sát dữ tợn và một đám dân biểu tình cũng không kém hung hăng.
Hàng rào này không phải làm bằng sắt, cũng không là những chướng ngại bằng cát gỗ hay bằng lửa, nhưng làm bằng những con người mỏng dòn với hai bàn tay trắng, cầm cuốn sách thánh kinh, mặc áo chùng thâm, vai đeo dải khăn lễ.
Đó là những linh mục cuả Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, là Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương. Sự hiện diện cuả họ đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân chúng nổi giận, và ít ra đã một lần chấm dứt một cuộc nổ súng tấn công từ phiá cảnh sát.
Giữa cơn khói lửa, hình ảnh cuả họ nổi bật và tương phản sâu sắc với những hàng lá chắn màu bạc và mũ sắt cuả đội hình cảnh sát, và cũng nổi bật một cách bi thảm trước một đoàn người biểu tình ô hợp ăn mặc rách rưới tả tơi.
Mỗi sáng sớm tinh sương, với cái lạnh dưới không độ cuả mùa Đông Ukraine, các linh mục này đã xuất hiện và cất lên những bài thánh vịnh, trang trọng và nhẹ nhàng...để rồi không lâu sau đó, bị lấn át đi bởi những chiếc loa phóng thanh cuả những khẩu hiệu chống chính quyền kịch liệt, cuả những bài phát biểu kêu gọi 'cách mạng.'
Nhắc lại, vào cuối năm 1991 Ukraine trở thành một quốc gia độc lập tách rời khỏi Liên Bang Xô Viết. Tuy thế những người Nga (¼ dân số), là những di dân được Liên Xô đưa tới để chiếm đất và để kềm hãm sự nổi dậy cuả dân điạ phương, vẫn tiếp tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy chính quyền và kinh tế.
Cuộc 'cách mạng' đã bắt đầu khi Tổng thống Viktor Yanukovych bất ngờ chấm dứt giai đoạn cuối cùng cuả cuộc đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu và muốn đưa đất nước Ukraine trở lại quỹ đạo của Mạc Tư Khoa.
Người dân Ukraine muốn đoạn tuyệt với Nga và hội nhập vào Liên Hiệp Châu Âu, đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ tại quảng trường Maidan Nezalezhnosti. Ngày nay cuộc 'cách mạng' đó đã lan rộng ra không những ở phần phía Tây là nơi có đa số dân Ukraine, mà còn lây qua miền Đông là nơi dân Nga chiếm đa số và từng là thành trì cho các chính quyền thân Nga.
Các linh mục đã tới đây để cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình.
"Tôi ở đây để xoa dịu bạo lực. Tất cả đoàn Chiên của tôi đang ở đây hết", một linh mục với dáng mệt mỏi, với một cây thánh giá lớn đeo trên cổ, nói với The Guardian cuả Anh Quốc như thế.
Chủ chăn là người sống giữa đàn chiên, và theo như Đức Thánh Cha Phanxicô thì họ phải có muì cuả đàn chiên cuả họ.
Những thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân chúng, kể cả những người không phải là tín hữu Công Giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo cuả Ukraine là ông Mykhailo Moshkola đã tức giận phát biểu rằng “Các linh mục không có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp một cách có hệ thống này cần phải bị trừng trị”.
Và ông ta gửi thư đe dọa rút giấy phép hoạt động và đặt Giáo Hội Công Giáo ra ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo đã trả lời thẳng thừng với ông ta:
“Mặc dù Giáo Hội không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo Hội của chúng tôi luôn luôn đứng về phía sự thật bất chấp tất cả các mối đe dọa và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa Cứu Thế trao phó. Chúng tôi nghĩ rằng thời áp bức đã trôi qua, nhưng lá thư này khiến chúng tôi đâm ra nghi ngờ. Chúng tôi không xấu hổ về sự hiện diện của chúng tôi tại quảng trường Maidan và sẽ tiếp tục ở lại đó"
Không thể bắt nạt được Giáo Hội, tổng thống Viktor Yanukovych đành tuyên bố "chúng ta cần phải du di các yêu cầu pháp luật để bảo đảm rằng các tín hữu có cơ hội cầu nguyện bất cứ nơi nào họ muốn."
Và như thế, các linh mục đã trở thành một yếu tố xoa dịu và an ủi. Họ cung cấp nơi trú ẩn cho những người biểu tình bị cảnh sát đánh đuổi. Họ cũng đàm phán để cứu thoát các cảnh sát bị đám đông vây khốn.
Các linh mục cũng lặng lẽ cung cấp một ví dụ cho xã hội xao động bên ngoài về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng. Tại Ukraine có bốn Giáo Hội, gồm ba phái Chính thống giáo và một phái Công Giáo, các Giáo Hội cạnh tranh ảnh hưởng với nhau, tuy thế, trong những ngày này, mọi giáo sĩ cuả tất cả bốn Giáo Hội đều có mặt tại các cuộc biểu tình.
"Bây giờ, đặc biệt là ở Ukraine, chúng ta có thể thấy rằng các nhà thờ và các tổ chức tôn giáo có thể khác nhau ở một số điểm, nhưng như mọi người, chúng tôi đều là con người, " theo lời Cha Ivan, Công Giáo, nói với AP.
"Thiên Chúa nói:" Phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được Nước Trời . " Đó là lý do tại sao tất cả các Giáo Hội đều chống lại sự đối đầu và đổ máu, " Cha Igor, cũng Công Giáo, nói thêm .
Hình ảnh của những linh mục Ukraine làm cho chúng ta liên tưởng tới một hình ảnh sáng ngời đã đoạt giải Báo Chí Thế Giới năm 1963. Vào năm 1962 ở Venezuela có một nổi loạn gọi là El Porteñazo gây ra nhiều tử vong. Trong cuộc binh lửa ấy, Cha Luis Padillo đã không quản ngại nguy hiểm, đi vào giữa các lằn đạn để ban phép Xức Dầu lần chót cho những người tử vong. Hình ảnh một anh lính bị thương đang ôm lấy Ngài đã làm xúc động cả Thế Giới và làm rạng rở thiên chức cuả một linh mục.
Ngày hôm nay, những linh mục Ukraine đang tiếp tục cái truyền thống thánh thiêng đó.
Top Stories
Ecumenism – Pope Francis concludes the Week of Prayer for Christian Unity at the Basilica of St Paul's-Outside-the-Walls
L’Osservatore Romano
10:00 28/01/2014
2014-01-27 L’Osservatore Romano - Greeting the representatives of various Christian denominations one by one, Pope Francis concluded the ecumenical celebration of Vespers on Saturday afternoon, 25 January, in the Basilica of St Paul's-Outside-the-Walls. Joining him in this gesture of brotherhood and friendship was the Orthodox Archbishop Gennadios Zervos, Metropolitan of the Ecumenical Patriarchate of Constantinople to Italy and Malta and Exarch of Southern Europe, and David Moxon, the Archbishop of Canterbury's representative to the Holy See, and Director of the Anglican Centre in Rome.
The Pope prayed with them before the tomb of St Paul at the beginning of the celebration. Assisting him in the recitation of second Vespers – on the Solemnity of the Conversion of St Paul and the conclusion of the Week of Prayer for Christian Unity – were Cardinal James Michael Harvey, archpriest of the basilica, and his predecessor Cardinal Francesco Monterisi.
Sixteen other cardinals were present, including Angelo Sodano, the Dean of the College of Cardinals and Agostino Vallini, Vicar General of Rome. A number of archbishops and bishops also attended, among them Archbishop Pietro Parolin, Secretary of State; Archbishop Angelo Becciu, Substitute of the Secretariat of State; and Archbishop Georg Gänswein, Prefect of the Pontifical Household. At the conclusion of Vespers, on behalf of President Cardinal Kurt Koch, who was unable to attend, Bishop Brian Farrell, Secretary of the Pontifical Council for Promoting Christian Unity, thanked Pope Francis for his attention to ecumenical dialogue. He remarked on how the gift of unity requires conversion from all people, avoiding particularism and classifications. Also present were members and officers of the ecumenical dicastery, with under secretary Msgr Andrea Palmieri, 30 students from the Ecumenical Institute at Bossey, and many of the Orthodox and Eastern rite youth who are studying in Rome. Welcoming the Pope and accompanying him in the celebration was Fr Edmund Power, the Abbot of the Basilica, with other Benedictine monks.
The Pope prayed with them before the tomb of St Paul at the beginning of the celebration. Assisting him in the recitation of second Vespers – on the Solemnity of the Conversion of St Paul and the conclusion of the Week of Prayer for Christian Unity – were Cardinal James Michael Harvey, archpriest of the basilica, and his predecessor Cardinal Francesco Monterisi.
Sixteen other cardinals were present, including Angelo Sodano, the Dean of the College of Cardinals and Agostino Vallini, Vicar General of Rome. A number of archbishops and bishops also attended, among them Archbishop Pietro Parolin, Secretary of State; Archbishop Angelo Becciu, Substitute of the Secretariat of State; and Archbishop Georg Gänswein, Prefect of the Pontifical Household. At the conclusion of Vespers, on behalf of President Cardinal Kurt Koch, who was unable to attend, Bishop Brian Farrell, Secretary of the Pontifical Council for Promoting Christian Unity, thanked Pope Francis for his attention to ecumenical dialogue. He remarked on how the gift of unity requires conversion from all people, avoiding particularism and classifications. Also present were members and officers of the ecumenical dicastery, with under secretary Msgr Andrea Palmieri, 30 students from the Ecumenical Institute at Bossey, and many of the Orthodox and Eastern rite youth who are studying in Rome. Welcoming the Pope and accompanying him in the celebration was Fr Edmund Power, the Abbot of the Basilica, with other Benedictine monks.
Pope Francis at Mass: bishops, priests ordained to serve
Vatican Radio
10:00 28/01/2014
2014-01-27 Vatican - Pope Francis celebrated Mass on Monday morning in the chapel of the Vatican’s Casa Santa Marta residence. In remarks following the readings of the day, the Holy Father spoke of the Church as a divinely ordained institution in which some individuals – the men who answer the call to become priests and bishops – are specially anointed to serve the people of God. The Pope thanked the many holy priests who give their lives in the anonymity of their daily service.
Commenting on the first reading of the day, which speaks of the tribes of Israel that anoint David as their king, the Pope explained the significance of spiritual anointing, saying, “Without this anointing, David would have been only the head,” of the, “company” of a “political society, which was the Kingdom of Israel” He would have been a mere, “political organizer.” Instead, “After the anointing , the Spirit of the Lord,” descends upon David and stays with him. Scripture says that David continued to grow in power, and that the Lord was with him. “This,” said Pope Francis, “is precisely the difference anointing makes.” The anointed one is a person chosen by the Lord. So it is in the Church for bishops and priests:
“The bishops are elected not only to conduct an organization, which is called the particular Church. They are anointed: they have the anointing and the Spirit of the Lord is with them. All the bishops are sinners, every one. Still, we are anointed. We all want to be more holy every day, more faithful to this anointing. The person of the bishop is the thing that [constitutes] a Church [as such], in the name of Jesus Christ – because he is anointed, not because he was voted by the majority. It is in this anointing that a particular Church has its strength. Because they take part [in the bishop’s mission of service] priests are anointed, as well.”
Pope Francis went on to say that anointing brings bishops and priests closer to the Lord and gives them the joy and strength, “To carry [their] people forward, to help [their] people, to live in the service of [their] people.” Anointing gives the joy of feeling oneself “chosen by the Lord, watched by the Lord, with that love with which the Lord looks upon all of us.” Thus, “When we think of bishops and priests, we must think of them in this way: [as] anointed ones.”:
“On the contrary, it is impossible to understand – not only – it is impossible to explain how the Church could continue under merely human strength. This diocese goes forward because it has a holy people, many things, and also an anointed one who leads, who helps it to grow. This parish progresses because it has many organizations, many things, but it also has a priest, who carries the parish forward. We in history know but a small part - though how many holy bishops, how many priests, how many holy priests have given their lives in the service of the diocese, the parish – how many people have received the power of faith, the power of love, hope [itself] from these anonymous pastors? We do not know: there are so many.”
They are many, explained Pope Francis, “The parish priests of the country or the city, who, with their anointing have given strength the people, who have passed on the teaching of the faith, have given the sacraments: [in a word], holiness.”:
“‘But , Father, I have read in a newspaper that a bishop has done such a thing, or a priest who has done this thing.’ Oh yes, I read it, too. Tell me, though: do the papers carry news of what great charity so many priests, so many priests in so many parishes of the city and the countryside, perform? Of the great work they do in carrying their people forward? No? This is not news. It is the same as always: a single falling tree makes more noise than a forest that grows. Today, thinking about this anointing of David, it will do us good to think of our brave, holy , good , faithful bishops and priests, and pray for them. We are here today thanks to them.”
Commenting on the first reading of the day, which speaks of the tribes of Israel that anoint David as their king, the Pope explained the significance of spiritual anointing, saying, “Without this anointing, David would have been only the head,” of the, “company” of a “political society, which was the Kingdom of Israel” He would have been a mere, “political organizer.” Instead, “After the anointing , the Spirit of the Lord,” descends upon David and stays with him. Scripture says that David continued to grow in power, and that the Lord was with him. “This,” said Pope Francis, “is precisely the difference anointing makes.” The anointed one is a person chosen by the Lord. So it is in the Church for bishops and priests:
“The bishops are elected not only to conduct an organization, which is called the particular Church. They are anointed: they have the anointing and the Spirit of the Lord is with them. All the bishops are sinners, every one. Still, we are anointed. We all want to be more holy every day, more faithful to this anointing. The person of the bishop is the thing that [constitutes] a Church [as such], in the name of Jesus Christ – because he is anointed, not because he was voted by the majority. It is in this anointing that a particular Church has its strength. Because they take part [in the bishop’s mission of service] priests are anointed, as well.”
Pope Francis went on to say that anointing brings bishops and priests closer to the Lord and gives them the joy and strength, “To carry [their] people forward, to help [their] people, to live in the service of [their] people.” Anointing gives the joy of feeling oneself “chosen by the Lord, watched by the Lord, with that love with which the Lord looks upon all of us.” Thus, “When we think of bishops and priests, we must think of them in this way: [as] anointed ones.”:
“On the contrary, it is impossible to understand – not only – it is impossible to explain how the Church could continue under merely human strength. This diocese goes forward because it has a holy people, many things, and also an anointed one who leads, who helps it to grow. This parish progresses because it has many organizations, many things, but it also has a priest, who carries the parish forward. We in history know but a small part - though how many holy bishops, how many priests, how many holy priests have given their lives in the service of the diocese, the parish – how many people have received the power of faith, the power of love, hope [itself] from these anonymous pastors? We do not know: there are so many.”
They are many, explained Pope Francis, “The parish priests of the country or the city, who, with their anointing have given strength the people, who have passed on the teaching of the faith, have given the sacraments: [in a word], holiness.”:
“‘But , Father, I have read in a newspaper that a bishop has done such a thing, or a priest who has done this thing.’ Oh yes, I read it, too. Tell me, though: do the papers carry news of what great charity so many priests, so many priests in so many parishes of the city and the countryside, perform? Of the great work they do in carrying their people forward? No? This is not news. It is the same as always: a single falling tree makes more noise than a forest that grows. Today, thinking about this anointing of David, it will do us good to think of our brave, holy , good , faithful bishops and priests, and pray for them. We are here today thanks to them.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx Nghĩa Mỹ mừng bổn mạng Thomas
Trầm Thiên Thu
12:12 28/01/2014
XUÂN LỘC - Có đến 20 năm rồi tôi mới lại có dịp về tham dự Thánh lễ kính mừng bổn mạng Gx Nghĩa Mỹ (Phước Lý, Xuân Lộc) là Thánh Thomas Aquinas (1225–1274), Tiến sĩ Giáo Hội. Thánh nhân là linh mục dòng Đa-minh, thông minh xuất chúng với những tư tưởng cao siêu, nhưng lại rất kGx Nghĩa Mỹ mừng bổn mạng Thomashiêm nhường. Ngài còn nổi trội về đức khiết tịnh nên được mệnh danh là Tiến sĩ Thiên thần.
Công lớn của ngài đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo là những sách ngài viết, đặc biệt là bộ Tổng luận Thần học (Summa Theologiae), giải quyết toàn bộ Thần học Công Giáo, được viết từ năm 1266–1273. Thế nhưng bộ Tổng luận Thần học này lại chưa được hoàn tất. Ngài đã ngừng viết tác phẩm này sau khi cử hành Thánh lễ ngày 6-12-1273. Được hỏi tại sao ngài ngừng viết, ngài khiêm nhường cho biết: “Tôi không thể tiếp tục… Những gì tôi đã viết có vẻ như rơm rác so với những gì tôi nhìn thấy và những gì tôi được mặc khải”.
Được biết, những năm trước, Gx Nghĩa Mỹ mừng Thánh bổn mạng rầm rộ, đồng tế và tiệc tùng linh đình. Nhưng năm nay, 28-1-2014, lễ bổn mạng được tổ chức “bình thường”, không có gì đặc biệt. Có lẽ “cái khác” chỉ là tấm băng-rôn ghi “Kính Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ” và rước kiệu Thánh Thomas trước Thánh lễ, khởi đầu kiệu lúc 4:30 sáng.
Cách mừng lễ bổn mạng không chú trọng bề ngoài như vậy mới thực sự ý nghĩa, vấn đề quan trọng là “chiều sâu” tâm linh chứ không phải là “bề nổi” theo bề ngoài. Ước mong mọi người đều mừng kính bổn mạng theo chiều sâu thực sự.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mt 5:13-16, nói về “Muối và Ánh sáng cho thế gian”. Lm Cường, quản xứ Nghĩa Mỹ hiện nay, quảng diễn một chút về việc mỗi người đều phải trở thành muối và ánh sáng, rồi kể một “giai thoại” nhỏ về Thánh Thomas. Tuy nhiên, thật tiếc rằng Lm Cường đã “lộn chuồng”, vì giai thoại đó nói về Thánh Augustinô (cũng là Tiến sĩ Giáo Hội) chứ không nói về Thánh Thomas. Đó là giai thoại kể chuyện Thánh nhân vừa suy nghĩ về Chúa Ba Ngôi vừa đi dọc bờ biển, ngài gặp một em bé tát nước biển bằng vỏ sò,… và rồi Thánh Augustinô đã “tỉnh ngộ”, bởi vì không ai có thể lý giải mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi theo trí hiểu của loài người.
Vâng, đó là giai thoại về Thánh Augustinô chứ không phải là giai thoại về Thánh Thomas. Giai thoại về Thánh Thomas phải là thế này:
1. Khi cha mẹ không muốn Thomas đi tu, họ đã bắt ngài nhốt trong phòng, cho gái điếm vào quyến rũ, nhưng Thomas đã lấy cây củi lửa trong lò sưởi để đuổi cô gái đi. Thiên thần đã hiện ra và thắt dây đồng trinh cho Thomas. Do đó, Thánh Thomas được gọi là Tiến sĩ Thiên thần.
2. đã đàm đạo với Đức Mẹ và các thánh, đặc biệt là đàm đạo với Chúa Giêsu nữa. Có lần Chúa Giêsu hỏi: “Các sách con viết, Ta rất hài lòng. Con muốn được thưởng gì?”. Thánh Thomas đáp: “Con chỉ muốn được yêu mến Chúa mà thôi”. Tuyệt vời quá!
Công lớn của ngài đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo là những sách ngài viết, đặc biệt là bộ Tổng luận Thần học (Summa Theologiae), giải quyết toàn bộ Thần học Công Giáo, được viết từ năm 1266–1273. Thế nhưng bộ Tổng luận Thần học này lại chưa được hoàn tất. Ngài đã ngừng viết tác phẩm này sau khi cử hành Thánh lễ ngày 6-12-1273. Được hỏi tại sao ngài ngừng viết, ngài khiêm nhường cho biết: “Tôi không thể tiếp tục… Những gì tôi đã viết có vẻ như rơm rác so với những gì tôi nhìn thấy và những gì tôi được mặc khải”.
Được biết, những năm trước, Gx Nghĩa Mỹ mừng Thánh bổn mạng rầm rộ, đồng tế và tiệc tùng linh đình. Nhưng năm nay, 28-1-2014, lễ bổn mạng được tổ chức “bình thường”, không có gì đặc biệt. Có lẽ “cái khác” chỉ là tấm băng-rôn ghi “Kính Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ” và rước kiệu Thánh Thomas trước Thánh lễ, khởi đầu kiệu lúc 4:30 sáng.
Cách mừng lễ bổn mạng không chú trọng bề ngoài như vậy mới thực sự ý nghĩa, vấn đề quan trọng là “chiều sâu” tâm linh chứ không phải là “bề nổi” theo bề ngoài. Ước mong mọi người đều mừng kính bổn mạng theo chiều sâu thực sự.
Phúc Âm hôm nay là trình thuật Mt 5:13-16, nói về “Muối và Ánh sáng cho thế gian”. Lm Cường, quản xứ Nghĩa Mỹ hiện nay, quảng diễn một chút về việc mỗi người đều phải trở thành muối và ánh sáng, rồi kể một “giai thoại” nhỏ về Thánh Thomas. Tuy nhiên, thật tiếc rằng Lm Cường đã “lộn chuồng”, vì giai thoại đó nói về Thánh Augustinô (cũng là Tiến sĩ Giáo Hội) chứ không nói về Thánh Thomas. Đó là giai thoại kể chuyện Thánh nhân vừa suy nghĩ về Chúa Ba Ngôi vừa đi dọc bờ biển, ngài gặp một em bé tát nước biển bằng vỏ sò,… và rồi Thánh Augustinô đã “tỉnh ngộ”, bởi vì không ai có thể lý giải mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi theo trí hiểu của loài người.
Vâng, đó là giai thoại về Thánh Augustinô chứ không phải là giai thoại về Thánh Thomas. Giai thoại về Thánh Thomas phải là thế này:
1. Khi cha mẹ không muốn Thomas đi tu, họ đã bắt ngài nhốt trong phòng, cho gái điếm vào quyến rũ, nhưng Thomas đã lấy cây củi lửa trong lò sưởi để đuổi cô gái đi. Thiên thần đã hiện ra và thắt dây đồng trinh cho Thomas. Do đó, Thánh Thomas được gọi là Tiến sĩ Thiên thần.
2. đã đàm đạo với Đức Mẹ và các thánh, đặc biệt là đàm đạo với Chúa Giêsu nữa. Có lần Chúa Giêsu hỏi: “Các sách con viết, Ta rất hài lòng. Con muốn được thưởng gì?”. Thánh Thomas đáp: “Con chỉ muốn được yêu mến Chúa mà thôi”. Tuyệt vời quá!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Cộng đoàn quỳ gối đến hết Vinh tụng ca không?
Nguyễn Trọng Đa
20:06 28/01/2014
Giải đáp phụng vụ: Cộng đoàn quỳ gối đến hết Vinh tụng ca (doxology) không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi lấy làm lạ là tại sao ở Mỹ, quy tắc là trong Thánh lễ cộng đoàn quỳ gối cho đến sau tiếng Amen của Kinh nguyện Thánh Thể, trong khi ở các nước khác, quy tắc là phải đứng. Ở một số địa điểm, giáo dân còn đưa hai tay lên, như trong Cựu Ước, trong khi vinh tụng Thiên Chúa bằng lời thưa Amen. Lời thưa Amen này được kèm theo một cử chỉ của việc nâng cao Mình Máu thánh, vốn hàm ý một cử động của toàn thề cộng đoàn hướng về Thiên Chúa. Theo tôi, tư thế quỳ vào lúc này dường như mâu thuẫn với ý nghĩa ban đầu của lời thưa quan trọng Amen. Điều quan trọng không phải là chính quy tắc, nhưng là ý nghĩa của cử chỉ phụng vụ trong toàn bộ bối cảnh của thánh lễ. Thưa cha, Cha nghĩ sao về việc này? – J. D., Poteet, Texas, Mỹ.
Đáp: Phiên bản tiếng Mỹ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) cho biết trong số 43: "Trong các giáo phận của Mỹ, giáo dân quỳ từ sau khi hát hoặc đọc Thánh Thánh Thánh (Sanctus) cho đến hết lời thưa Amen của Kinh nguyện Thánh Thể [...]”. Trong bản gốc Latinh và các ngôn ngữ khác, qui chế nói rằng tín hữu quỳ gối trong khi Truyền phép, từ Kinh khẩn cầu Thánh Linh (epiclesis) đến "Đây là mầu nhiệm Đức tin, Mysterium fidei". Tuy nhiên, qui chế nói thêm: “Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, thì đó là điều đáng khen nên duy trì” (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Do đó, hai sự tùy chọn này là một vấn đề của truyền thống và tập tục địa phương. Tòa Thánh đã phê chuẩn sự thích ứng của qui chế chung do Hội đồng Giám Mục Mỹ đề nghị, bởi vì nó đã là một thực hành tốt tại Mỹ từ lâu rồi.
Mặc dù bạn đọc trên đây của chúng tôi có một ghi nhận thú vị liên quan đến cử chỉ nâng cao Mình Máu Thánh Chúa, tôi tin rằng việc yêu cầu mọi người đứng lên trước khi dứt lời Amen sẽ thực sự làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của Kinh nguyện Thánh Thể. Trong khi các cử chỉ là quan trọng, sự tham gia chủ yếu của tín hữu tại thời điểm này là liên kết trong lời thưa Amen quan trọng, vốn kết thúc Kinh nguyện Thánh thể. Với lời thưa Amen này, mọi người một cách nào đó làm cho các lời kinh và lời cầu được công bố bởi linh mục trở nên chính lời của mình, và qua linh mục, họ kết hiệp với hy lễ đời đời của Chúa Kitô.
Vì lý do này, linh mục và phó tế nâng cao Đĩa thánh và Chén thánh cho đến khi lời thưa Amen được hoàn tất trọn vẹn. Việc này được Qui chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 180 nói: "Ðến vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế đứng cạnh vị tư tế, nâng Chén thánh lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa có Mình Thánh, cho đến khi giáo dân đã tung hô: "Amen" (bản dịch tiếng Việt, như trên).
Liên quan đến điều này, có một câu trả lời chính thức trong năm 2009 cho một sự nghi ngờ được đăng trong tờ Notitiae, cơ quan thông tin của Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích. Người ta hỏi rằng liệu có là hợp lệ khi trong thánh lễ đồng tế, các linh mục nâng cao nhiều chén thánh lúc đọc hay hát Vinh tụng ca không.
Thánh Bộ của Tòa Thánh đã trả lời là không, và đặc biệt bài xích việc làm này. Thánh Bộ nhấn mạnh rằng chỉ có một Đĩa thánh và một Chén thánh được nâng cao tại thời điểm ấy. Thánh Bộ giải thích rằng không cần hơn một cử chỉ để cho tín hữu nhìn thấy Mình Thánh và Chén Thánh, cho bằng cần diễn tả một cách nghi thức các lời kinh mà linh mục đã đọc trong Vinh tụng ca cuối cùng. (Zenit.org 18-5-2010)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Đáp: Phiên bản tiếng Mỹ của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) cho biết trong số 43: "Trong các giáo phận của Mỹ, giáo dân quỳ từ sau khi hát hoặc đọc Thánh Thánh Thánh (Sanctus) cho đến hết lời thưa Amen của Kinh nguyện Thánh Thể [...]”. Trong bản gốc Latinh và các ngôn ngữ khác, qui chế nói rằng tín hữu quỳ gối trong khi Truyền phép, từ Kinh khẩn cầu Thánh Linh (epiclesis) đến "Đây là mầu nhiệm Đức tin, Mysterium fidei". Tuy nhiên, qui chế nói thêm: “Ở đâu giáo dân có thói quen quỳ suốt sau câu tung hô Thánh Thánh Thánh cho đến hết Kinh Nguyện Thánh Thể, thì đó là điều đáng khen nên duy trì” (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Do đó, hai sự tùy chọn này là một vấn đề của truyền thống và tập tục địa phương. Tòa Thánh đã phê chuẩn sự thích ứng của qui chế chung do Hội đồng Giám Mục Mỹ đề nghị, bởi vì nó đã là một thực hành tốt tại Mỹ từ lâu rồi.
Mặc dù bạn đọc trên đây của chúng tôi có một ghi nhận thú vị liên quan đến cử chỉ nâng cao Mình Máu Thánh Chúa, tôi tin rằng việc yêu cầu mọi người đứng lên trước khi dứt lời Amen sẽ thực sự làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của Kinh nguyện Thánh Thể. Trong khi các cử chỉ là quan trọng, sự tham gia chủ yếu của tín hữu tại thời điểm này là liên kết trong lời thưa Amen quan trọng, vốn kết thúc Kinh nguyện Thánh thể. Với lời thưa Amen này, mọi người một cách nào đó làm cho các lời kinh và lời cầu được công bố bởi linh mục trở nên chính lời của mình, và qua linh mục, họ kết hiệp với hy lễ đời đời của Chúa Kitô.
Vì lý do này, linh mục và phó tế nâng cao Đĩa thánh và Chén thánh cho đến khi lời thưa Amen được hoàn tất trọn vẹn. Việc này được Qui chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), số 180 nói: "Ðến vinh tụng ca kết thúc kinh Tạ Ơn, thầy phó tế đứng cạnh vị tư tế, nâng Chén thánh lên, đang khi vị tư tế nâng đĩa có Mình Thánh, cho đến khi giáo dân đã tung hô: "Amen" (bản dịch tiếng Việt, như trên).
Liên quan đến điều này, có một câu trả lời chính thức trong năm 2009 cho một sự nghi ngờ được đăng trong tờ Notitiae, cơ quan thông tin của Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích. Người ta hỏi rằng liệu có là hợp lệ khi trong thánh lễ đồng tế, các linh mục nâng cao nhiều chén thánh lúc đọc hay hát Vinh tụng ca không.
Thánh Bộ của Tòa Thánh đã trả lời là không, và đặc biệt bài xích việc làm này. Thánh Bộ nhấn mạnh rằng chỉ có một Đĩa thánh và một Chén thánh được nâng cao tại thời điểm ấy. Thánh Bộ giải thích rằng không cần hơn một cử chỉ để cho tín hữu nhìn thấy Mình Thánh và Chén Thánh, cho bằng cần diễn tả một cách nghi thức các lời kinh mà linh mục đã đọc trong Vinh tụng ca cuối cùng. (Zenit.org 18-5-2010)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Cáo phó: Thân mẫu LM Vũ Minh Hùng qua đời tại Hoa Kỳ
Tang gia kính báo
09:51 28/01/2014
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
Gia đình xin thông báo:
Bà Cố (Bình) Têrêsa Vũ thị Thân
(thân mẫu LM Phêrô Vũ Mạnh Hùng, chính xứ nhà thờ Martinô Thị Nghè, Saigòn)
sinh năm 1940, từ trần ngày 24/1/2014, hưởng thọ 73 tuổi.
Chương trình tang lễ:
Ngày 30-1-2014
· 9:00 am Đọc kinh tại nhà quàn Peek Family Funeral Home, 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683
· 10:00 am Lễ phát tang
· 11:30 am Di quan từ Nhà quàn tới nhà thờ Saint Columban, 10801 Standford Ave, Garden Grove, CA 92640
· 12:30pm Thánh lễ đồng tế
· 1:30 pm Di quan về nhà quàn
Ngày 6-2-2014 (mùng bảy Tết)
· Linh cữu được chuyển về Việt Nam và quàn tại tư gia: 91/1B Lạc Quang, Tân thới Nhất, Quận 12, TP HCM
Ngày 10-2-2014
· 9:00 am Thánh lễ đồng tế do TGM Phao lô Bùi Văn Đọc chủ sự
tại nhà thờ Lạc Quang, Tân Thới Nhất, Quận 12, TP HCM
Sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa và hài cốt được iữ tại Nha thờ Lạc Quang.
Tang gia kính báo
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Ba Mươi Tết-Lễ Vật Tiến Dâng
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:04 28/01/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Ba Mươi Tết-Lễ Vật Tiến Dâng
□ Ông Tư dì Tư, một đôi vợ chồng người miền Nam, định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối năm 75. Ông Tư hồi xưa người trong thôn gọi cậu Tư Cường, răng cậu Tư bịt vàng sáng chóe.
Sáng Ba Mươi Tết, không khí Tết rộn ràng thổi về Quận Cam với pháo đỏ nổ ròn vang vang một góc trời khu thương xá Việt Nam. Nguyên một khu phố bình thường sạch bóng sáng nay bỗng dưng xác pháo đỏ xếp lớp chồng chất. Gió Xuân thổi xác pháo quay quay lăn tròn trên hè phố nhìn như bầy trẻ em chơi trò cút bắt. Xác pháo đỏ xả rác cả một vùng, nhưng thật lạ, nhìn sao vui mắt, nhìn thật Tết.
Tết về, cửa hàng bên này vừa đốt xong một tràng pháo, cửa hàng phiá đối diện nối tiếp ngay theo sau bằng một băng pháo dài, nhưng đặc biệt tràng pháo này dài trên năm thước, đầu pháo được treo tít trên ngọn cây nêu cao có chuông khánh kêu leng keng, bao lì xì đỏ, và chữ Nho viết chữ Điền, chữ Tài, chữ Phúc. Tràng pháo năm thước vừa đốt xong, khói pháo chưa kịp tan, chủ nhân tiệm ăn ngay bên cạnh mặc khăn đống áo dài truyền thống bước ra sân. Thoạt tiên ông cúi đầu trước bàn thờ Ông Địa, sau những lời khấn vái cho một năm mới buôn may bán đắt, ông chủ quay ra bật quẹt đốt liền tràng pháo đỏ có gắn pháo đùng. Tạch! Tạch! Tạch! Đùng! Người dạo phố Xuân không ai rủ ai, đều dừng một nhịp chân, miệng cười hân hoan nhìn pháo đỏ cả một dãy phố Việt thi đua nổ vang. Vừa hết tràng pháo này, xa xa khoảng mấy thước, lại thêm một tiệm. Lần này, chủ nhân là một cô gái khoảng trên dưới hai mươi trong áo ba tà, cổ yếm thắm, đầu đội nón thượng quai thao. Cô chủ gỡ nón cúi chào bàn thờ tổ tiên, sau đó quay ra đốt pháo. Pháo đỏ nổ rộn vang một cõi hồn và một cõi đời. Pháo đỏ phố Việt như người lính thú cưỡi ngựa dọn đường, tay cầm loa thông báo bản tin, “Loa! Loa! Xuân về!”
Khu thương xá Phước Lộc Thọ không chịu kém, hàng bánh tét, bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt đủ loại san sát cạnh kề bên nhau. Người đi chợ Tết nhộn nhịp, rộn ràng! Đặc biệt nhất là chợ hoa; nơi đây xếp lớp bạt ngàn là những chậu lan, chậu mai, chậu đào, và hoa cúc. Hoàng Lan hình cô gái mặc đầm xòe đang nhảy múa trên sàn nhảy, Hồng Huyết Lan mầu đỏ bầm hương thơm ngào ngạt, Hổ Lan mang bộ da vằn nâu nâu đen, đẹp tuyệt! Đặc biệt nhất là hoa mai và đào, mai sáu cánh tươi thắm khoe mầu với hồng đào mầu phấn hồng phơn phớt nhắc nhở thi sĩ Vũ Đình Liên, “Mỗi năm hoa đào nở! Lại thấy ông đồ già…”. Nhạc phẩm Xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vui tươi phát ra từ tiệm nhạc cạnh đó tô thêm đậm nét bức tranh Xuân dân tộc, “Ngày Xuân nâng chén, ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi…” Hoa và nhạc Xuân trộn vào, quyện lẫn, báo tin, “ Loa! Loa! Xuân về!”
Gió Xuân hây hây thổi lay nhẹ những nụ hoa đào bám chi chít trên những cành đào mọc kín sân sau nhà dì chú Tư. Ngoài sân vườn, tiếng chim se sẻ ríu rít chuyền cành rộn ràng một khoảng sân vườn. Hương thơm hoa đào ngan ngát quyện bay nhè nhẹ theo gió thắm sâu vào hai buồng phổi. Nắng vàng rực rỡ chiếu sáng một khoảng sân vườn. Dưới hàng hiên, dì chú Tư ngồi uống trà, ăn thèo lèo. Nhìn bầu trời xanh lơ Nam Cali gió mát thổi hây hây lòng người, ông Tư tâm sự,
— Chà! Lục đục loay hoay, lại một năm nữa trôi qua. Hôm nay đã là Ba Mươi Tết rồi bà ơi...
Dì Tư vừa nhai miếng trầu vừa góp chuyện,
— Ừ, không nhắc thì thôi, nhắc tới Giao Thừa mới thấy thời gian trôi qua thiệt lẹ. Tối nay cúng Giao Thừa rồi. Giờ bên Việt Nam chắc phố xá đang tưng bừng đón Tết. Không biết đình làng mình năm nay, mấy ông hương chức hội tề cúng con gì đây?
Ông Tư nói ngay,
— Thì còn cúng con gì? Năm nay Giáp Ngọ, họ cúng con ngựa.
Dì Tư gật đầu,
— Ừ hén, năm ngựa, làng cúng con ngựa.
Dì Năm mặt tươi như hoa,
— Làng mình có phong tục cúng Giao Thừa nghĩ thấy cũng lạ hén. Năm ngựa, cúng con ngựa. Năm gà, làng cúng gà trống thiến. Năm mèo, thì có mèo mun nằm gọn trong mâm bạch ngọc. Năm con rồng, họ lấy nếp nặn nguyên hình con rồng vờn châu cúng thần.
Dì Tư nhai nhai miếng trầu thuốc,
— Ông à! Tại sao làng mình lại có phong tục cúng gà, năm con gà, năm dê, cúng con dê vậy hả ông?
Ông Tư góp chuyện,
— Ừ, thì đâu, hồi đó tui có nghe ông Hương Chủ Hội nói, làng mình thời tân lập, đêm đêm có ông ba mươi hay về, bắt bò bắt heo. Sau hội hương tề họp, làm biên bản trình lên tổng. Quan tổng mới phái hai ông thợ săn ở chợ quận về, họ rình nguyên cả tuần mới hạ gục được ông ba mươi. Bà nhớ bộ da hổ vằn xếp trong lồng kiếng ngay bệ thờ của đình không? Đó, bộ da của ổng đó. Rồi từ đó, làng lập đình gọi đình Ông Ba, tối Giao Thừa, cúng ổng thoạt tiên cúng con heo sữa, năm sau con nghé. Sau, làng quyết định, năm con nào, làng cúng ông con vật đó. Thì bà cũng vừa nói rồi đó, gặp năm rồng, làng nấu nếp, nặn hình rồng cúng ổng…
Dì Tư thắc mắc,
— Ủa, tui tưởng hồi đó có ông đạo Dừa đi ngang nói làng có cá sấu chuyên ăn thịt người, cho nên ổng mới bày cho làng tục cúng thần Cá Sấu năm nào, vật đó...
Ông Tư lắc đầu,
— Hổng phải, chuyện bà nói tui cũng có nghe qua. Nhưng ông Chủ Hội hồi đó khẳng định với tui chuyện không phải là như vậy... Mà bà biết ông Chủ Hội rồi đó, ông nội của ổng hồi đó tham gia hội kín, đánh tây. Sau phải đổi tên họ, bỏ tới cù lao lập nghiệp. Làng mình, hồi ổng đặt chân tới chỉ là cái cù lao bỏ hoang, có ai ở, trên bờ muỗi thổi kêu nghe như sáo diều…
Ông Tư hưỡn đãi kể chuyện thời xưa,
— Ta nói rồi tới cái thời cố đạo ghé làng mình. Thoạt tiên làng chỉ là họ đạo nhỏ của xứ đạo Cù Lao Giềng. Sau làng ngày cành đông người rửa tội. Chèo thuyền đi lễ bên nhà thờ Cù Lao Giềng xa xôi quá, ở trên Đức Giám Mục mới cử cha xứ về cất nhà thờ. Từ đó, mình mới thành xứ đạo Cù Lao Mộc. Cái năm 75, trước khi mình di tản, nhà thờ Cù Lao Mộc là nhà thờ Hạt trưởng, bà còn nhớ không?…
Dì Tư nhận xét,
— Ừ! Tôi nhớ! Mà tôi còn nhớ tối Giao Thừa, đình Ông Ba thì rộn ràng cúng Giao Thừa, nhà thờ Công Giáo của mình thì giật chuông Lễ Giao Thừa. Rồi ông cha xứ cũng lập cái bàn thờ gia tiên đốt nhang tưởng niệm ông bà tổ tiên...
Dì Tư xuống giọng thì thào, tuồng như sợ người ngoài nghe thấy,
— Ông là người có ăn học, chắc cái tuồng này ông rành hơn tui. Hồi đó thấy ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ, rồi đốt nhang cúi cúi lạy lạy ba cái, người ta xì xào nói cha xứ mình sao mà…kỳ cục! Ai đời cha cụ mà lại lập bàn thờ cúng ngay trong nhà thờ, rồi lại còn đốt nhang xì xụp khấn vái. Nhìn không ra đâu vào với đâu. Có mấy người còn bàn với nhau viết thư lên tòa Tổng báo cho Đức Giám Mục biết ông cha xứ mình…lạc đạo…
Ông Tư lắc lắc đầu,
— Thiệt tình! Ta nói học không thông, vác gối bông không chạy là vậy…
Ông Tư giảng giải mạch lạc tuồng như thầy đồ ngồi trên sạp,
— Hồi đó công đồng Va-ti-căng II họp...
Ông Tư dừng lại, nhìn dì Tư,
— Cái chuyện công đồng Vatican II bà chắc rành sáu câu vọng cổ rồi chớ gì? Có cần tui phải nói thêm không?
Dì Tư nhai miếng trầu thuốc đỏ tươi gật gật đầu,
— Ừa, chuyện đó tôi biết. Ông cứ nói tiếp đi…
Ông Tư an tâm, nhẩn nha nói,
— Công đồng Vaticăn hồi đó kêu gọi người tín hữu hội nhập văn hóa. Sau công đồng, các vị Giáo Hoàng kế vị cũng kêu gọi người Công Giáo diễn tả niềm tin Kitô trong nền văn hóa riêng biệt mà Thiên Chúa đã trao ban cho riêng từng dân tộc. Cho nên bà mới thấy mình không có lễ tiếng La Tinh sau công đồng nữa, mà cử hành thánh lễ Misa trong tiếng Việt. Đặc biệt người Việt mình có phong tục từ cả ngàn năm rồi, đêm Giao Thừa, nhà nhà xum họp, rồi gia trưởng đốt nhang bàn thờ gia tiên khẩn mời ông bà về lại trần gian ăn Tết xum họp với con cháu.
Ông Tư giọng chắc nịch,
— Cho nên bà mới thấy, ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ trong thánh lễ Giao Thừa…
Ông Tư hỏi vợ,
— Chớ bà nghĩ coi, Mười Tám đời Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Vua Lý, Vua Trần, Vua Lê, họ có phải tổ tiên của người Việt mình hay không?
Di Tư gật đầu,
— Ông nói đúng!
Ông Tư tiếp,
— Cho nên, giờ Giao Thừa, hoặc ba ngày Tết, người Công Giáo Việt Nam, trong nhà thờ hoặc tại tư gia, mới lập bàn thờ gia tiên, đốt nhang tưởng nhớ công ơn của tổ tiên ông bà, đó cũng là lẽ thường tình. Làm sao lại dám nói đó là lạc đạo! Còn chuyện thờ phượng, đương nhiên mình chỉ có thờ Chúa. Chúa là trên hết, là thủy là chung. Chứ đâu phải thấy ông cha hoặc chủ nhà lập bàn thờ gia tiên, mặc khăn đống áo dài thắp nhang cúng vái, rồi đứng ngoài dè bỉu nói lạc đạo, thờ lạy tổ tiên.
Dì Tư nhai dập dập miếng trầu thuốc, e hèm cần cổ,
— Ừ, thì ai biết đâu. Cái này cũng là chỉ tui nghe người ta nói, rồi tiện đây, hai vợ chồng mình ngồi nói chuyện ăn Tết, tui vui miệng thuật lại cho ông nghe mà thôi.
Dì Tư dường như muốn đổi đề tài,
— Ông! Nhắc tới cái vụ cúng kiến tui mới chợt nhớ. Ta nói hồi đó Giao Thừa bên Việt Nam sao mà vui. Từ sau cái bữa cúng Ông Táo, làng dựng cây nêu ở sân đình Ông Ba, hàng xóm bắt đầu rộn ràng đốt pháo, tui đã thấy nao nao cái bụng. Sáng nào cũng vậy, tui với mấy đứa bạn dẫn nhau ra chợ làng sắm đồ Tết. Ta nói ôi thôi hoa mai, mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, thèo lèo, bánh tét, bánh chưng, ê hề, tui mua về, xách nặng cả tay.
Dì Tư xuýt xoa,
— Nhắc tới bỗng dưng mắc thèm, muốn bay về Việt Nam ăn Tết liền ngay bây giờ...
Ông Tư nhắc nhở,
— Mần gì phải về Việt Nam mới thấy cảnh đón Tết. Bây giờ bà rảo rảo dưới phố Việt một vòng mà coi... Ta nói hôm qua có chuyện xuống phố, tui thấy trước cửa thương xá, người ta bầy cơ man là những chậu hoa. Hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa nào cũng có, đủ kiểu đủ loại. Còn nếu bà muốn thử thời vận năm mới hên xui hả, có nguyên mấy cái sòng bầu cua họp ngay cửa chợ. Thấy vui vui, tui cũng dừng xe lật đật ghé vào chợ nhặt mấy hộp thèo lèo, mấy đòn bánh tét mang về ăn Tết...
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Chứ không phải ông dừng lại sòng bầu cua…
Ông Tư cự nự,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái vụ tui mê cờ bạc đỏ đen ở đây…
Dì Tư ăn nói lơ lửng,
— Tui biết đâu! Cậu Tư Cường nhà mình mà…
Nghe vợ ăn nói mát mẻ, tưởng ông Tư sẽ khó chịu mở miệng cự nự, nhưng không, ông Tư mở miệng cười toe toe,
— Chà, bà nhớ dai dữ đa! Tui nhớ rồi. Ta nói cái thời tui đi học trên Sài Gòn, năm đó tiá cho phép tui về quê ăn Tết, bởi năm đầu tiên xa nhà, tui than với tiá tui nhớ nhà. Tiá mới gật đầu sai người đánh xe ô tô lên Sài Gòn chở tui về quê ăn Tết. Xe mới dừng ngay cửa sân đình, thấy sòng bầu cua vui quá, tui nhào vào liền. Thiệt tình cũng thua một mớ bạc. Tối hôm đó, trước giờ cúng Giao Thừa, tiá “cúng” cho tôi một trận… Tiá nói, “Tư Cường chứ không phải công tử Bạc Liêu mà đòi đốt tiền luộc trứng… Tiền của ông bà là tiền mồ hôi nước mắt, chứ không phải trong nhà trồng được cây tiền mà xài phung phí, thiên hạ người ta cười chê!”.
Ông Tư lại cười,
— Rồi tiá đóng cửa phòng khách lại, bắt tui nằm dài ra trên phản chân ngựa, ổng dợt tui mấy roi. Sau đó, tui mới được mặc khăn đống áo dài đại diện tiá má cúng ông bà gia tiên…
Dì Tư cười tủm tỉm,
— Chà! Cậu Tư Cường… cũng…ngoan quá ta…
Ông Tư tâm sự,
— Bà ở với tui bao nhiêu năm rồi. Bà biết rồi đó, má thì không sao. Chớ tiá đã buông lời nói một câu, có ai dám cản ổng. Ờ, mà thôi, đang nói chuyện sắm đồ Tết…
Dì Tư liếc liếc nhìn chồng, dừng nhai miếng trầu,
— Ừ đúng đó! Chà! Biết ông sắm đồ Tết, tui nhắc ông mua mấy thứ trái cây dâng lên bàn thờ Chúa ngày đầu năm.
Ông Tư khoát tay,
— Tưởng chuyện chi, mấy thứ trái cây dâng Chúa ngày Tết tui sắm đầy đủ hết rồi. Bà đừng có lo...
Dì Tư mắt thòm lõm, nhìn chồng hỏi,
— Ông mua thứ chi vậy? Ông nói tui nghe coi…
Ông Tư hỏi cắc cớ,
— Đâu! Bà đoán thử coi?
Dì Tư liếc xéo chồng,
— Ông nói chiện lạ! Ông mua chi làm sao mà tui rành. Nhưng đừng có dâng lên bàn thờ Chúa nguyên nải chuối đó nghen.
Ông Tư cự nự vợ,
— Bà! Mình người Công Giáo, tin vào Chúa không tin. Ai lại mê tín dị đoan, tin chuyện nhảm nhí...
Dì Tư bĩu môi,
— Ông đừng có tài lanh. Có kiếng có lành... Mà ông đừng có làm bộ lơ lơ! Ông chưa có trả lời câu hỏi của tui đó nghen...
Ông Tư buông giọng,
— Ừa! Thì tui cũng ghé vào chợ mua Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và Xoài. Mỗi thứ một cặp...
Dì Tư thắc mắc,
— Lạ kỳ chưa? Lựa chi không lựa lại lựa Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và “Xài”?
Ông Tư cười móm xọm,
— Có dzậy mà bà cũng không hiểu. Ngày đầu năm mình dâng lên Chúa bốn thứ trái cây: Cầu, Dzừa, Đủ, “Xài”. Tâm ý của tui là sang năm mới, “cầu” xin Chúa ban cho hai vợ chồng mọi thứ “dzừa” “đủ” “xài”. Vậy là mãn nguyện rồi. Bà nghĩ tui nói có đúng hay không?
Dì Tư lườm chồng,
— Ông già! Thiệt tình là hết chiện nói! Chuyện tào lao khú đế như thế mà cũng ngồi nghĩ ra cho đặng! Sao ông không mua trái "xài" với cái líp ba ga xe đạp…cho tiện?
Tới phiên ông Tư cộ mắt ếch,
— Bà! Ăn nói lãng xẹt không à! Hên là hôm nay Ba Mươi Tết, chứ gặp ngày Mùng Một là xui cả năm rồi...
Ông Tư hỏi lợi,
— Mà mần chi bà xúi tui mua cái líp ba ga?... Ở bên này đi đâu một bước thì cũng leo lên xe hơi. Xe gắn máy tui còn chưa dám lái, nói chi xe đạp… Mà tui có đạp xe đạp bao giờ đâu, mà bà xúi tui mua cái líp ba ga để mần chi?
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Ông đó! Ông mới cự tui là mê tín dị đoan... Còn ông, ông cũng kém chi... Ba Mươi với Mùng Một! Mà thôi... Tui nhắc ông mua trái "xài" với cái líp ba ga bởi ông nói ông năm mới ông xin với Chúa cầu dzừa đủ xài...
Dì Tư kết luận,
— Còn tui, tui khác ông, tui là tui khoái “xài” líp ba ga, xài thả dàn...
Ông Tư trợn mắt nhìn vợ, lắc lắc đầu,
— Bà này! Già rồi sao mà còn ham hố quá! Thiệt tình!
Lời Chúa
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày…
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong không khí rộn ràng của Giao Thừa Ba Mươi Tết, chúng con xin dâng lên Chúa một năm mới. Xin Thiên Chúa chúc lành chúng con, gia đình yêu mến, và bạn bè thân thương một năm mới bình an và sức khỏe.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Ba Mươi Tết-Lễ Vật Tiến Dâng
□ Ông Tư dì Tư, một đôi vợ chồng người miền Nam, định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối năm 75. Ông Tư hồi xưa người trong thôn gọi cậu Tư Cường, răng cậu Tư bịt vàng sáng chóe.
Sáng Ba Mươi Tết, không khí Tết rộn ràng thổi về Quận Cam với pháo đỏ nổ ròn vang vang một góc trời khu thương xá Việt Nam. Nguyên một khu phố bình thường sạch bóng sáng nay bỗng dưng xác pháo đỏ xếp lớp chồng chất. Gió Xuân thổi xác pháo quay quay lăn tròn trên hè phố nhìn như bầy trẻ em chơi trò cút bắt. Xác pháo đỏ xả rác cả một vùng, nhưng thật lạ, nhìn sao vui mắt, nhìn thật Tết.
Tết về, cửa hàng bên này vừa đốt xong một tràng pháo, cửa hàng phiá đối diện nối tiếp ngay theo sau bằng một băng pháo dài, nhưng đặc biệt tràng pháo này dài trên năm thước, đầu pháo được treo tít trên ngọn cây nêu cao có chuông khánh kêu leng keng, bao lì xì đỏ, và chữ Nho viết chữ Điền, chữ Tài, chữ Phúc. Tràng pháo năm thước vừa đốt xong, khói pháo chưa kịp tan, chủ nhân tiệm ăn ngay bên cạnh mặc khăn đống áo dài truyền thống bước ra sân. Thoạt tiên ông cúi đầu trước bàn thờ Ông Địa, sau những lời khấn vái cho một năm mới buôn may bán đắt, ông chủ quay ra bật quẹt đốt liền tràng pháo đỏ có gắn pháo đùng. Tạch! Tạch! Tạch! Đùng! Người dạo phố Xuân không ai rủ ai, đều dừng một nhịp chân, miệng cười hân hoan nhìn pháo đỏ cả một dãy phố Việt thi đua nổ vang. Vừa hết tràng pháo này, xa xa khoảng mấy thước, lại thêm một tiệm. Lần này, chủ nhân là một cô gái khoảng trên dưới hai mươi trong áo ba tà, cổ yếm thắm, đầu đội nón thượng quai thao. Cô chủ gỡ nón cúi chào bàn thờ tổ tiên, sau đó quay ra đốt pháo. Pháo đỏ nổ rộn vang một cõi hồn và một cõi đời. Pháo đỏ phố Việt như người lính thú cưỡi ngựa dọn đường, tay cầm loa thông báo bản tin, “Loa! Loa! Xuân về!”
Khu thương xá Phước Lộc Thọ không chịu kém, hàng bánh tét, bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt đủ loại san sát cạnh kề bên nhau. Người đi chợ Tết nhộn nhịp, rộn ràng! Đặc biệt nhất là chợ hoa; nơi đây xếp lớp bạt ngàn là những chậu lan, chậu mai, chậu đào, và hoa cúc. Hoàng Lan hình cô gái mặc đầm xòe đang nhảy múa trên sàn nhảy, Hồng Huyết Lan mầu đỏ bầm hương thơm ngào ngạt, Hổ Lan mang bộ da vằn nâu nâu đen, đẹp tuyệt! Đặc biệt nhất là hoa mai và đào, mai sáu cánh tươi thắm khoe mầu với hồng đào mầu phấn hồng phơn phớt nhắc nhở thi sĩ Vũ Đình Liên, “Mỗi năm hoa đào nở! Lại thấy ông đồ già…”. Nhạc phẩm Xuân bất hủ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vui tươi phát ra từ tiệm nhạc cạnh đó tô thêm đậm nét bức tranh Xuân dân tộc, “Ngày Xuân nâng chén, ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi…” Hoa và nhạc Xuân trộn vào, quyện lẫn, báo tin, “ Loa! Loa! Xuân về!”
Gió Xuân hây hây thổi lay nhẹ những nụ hoa đào bám chi chít trên những cành đào mọc kín sân sau nhà dì chú Tư. Ngoài sân vườn, tiếng chim se sẻ ríu rít chuyền cành rộn ràng một khoảng sân vườn. Hương thơm hoa đào ngan ngát quyện bay nhè nhẹ theo gió thắm sâu vào hai buồng phổi. Nắng vàng rực rỡ chiếu sáng một khoảng sân vườn. Dưới hàng hiên, dì chú Tư ngồi uống trà, ăn thèo lèo. Nhìn bầu trời xanh lơ Nam Cali gió mát thổi hây hây lòng người, ông Tư tâm sự,
— Chà! Lục đục loay hoay, lại một năm nữa trôi qua. Hôm nay đã là Ba Mươi Tết rồi bà ơi...
Dì Tư vừa nhai miếng trầu vừa góp chuyện,
— Ừ, không nhắc thì thôi, nhắc tới Giao Thừa mới thấy thời gian trôi qua thiệt lẹ. Tối nay cúng Giao Thừa rồi. Giờ bên Việt Nam chắc phố xá đang tưng bừng đón Tết. Không biết đình làng mình năm nay, mấy ông hương chức hội tề cúng con gì đây?
Ông Tư nói ngay,
— Thì còn cúng con gì? Năm nay Giáp Ngọ, họ cúng con ngựa.
Dì Tư gật đầu,
— Ừ hén, năm ngựa, làng cúng con ngựa.
Dì Năm mặt tươi như hoa,
— Làng mình có phong tục cúng Giao Thừa nghĩ thấy cũng lạ hén. Năm ngựa, cúng con ngựa. Năm gà, làng cúng gà trống thiến. Năm mèo, thì có mèo mun nằm gọn trong mâm bạch ngọc. Năm con rồng, họ lấy nếp nặn nguyên hình con rồng vờn châu cúng thần.
Dì Tư nhai nhai miếng trầu thuốc,
— Ông à! Tại sao làng mình lại có phong tục cúng gà, năm con gà, năm dê, cúng con dê vậy hả ông?
Ông Tư góp chuyện,
— Ừ, thì đâu, hồi đó tui có nghe ông Hương Chủ Hội nói, làng mình thời tân lập, đêm đêm có ông ba mươi hay về, bắt bò bắt heo. Sau hội hương tề họp, làm biên bản trình lên tổng. Quan tổng mới phái hai ông thợ săn ở chợ quận về, họ rình nguyên cả tuần mới hạ gục được ông ba mươi. Bà nhớ bộ da hổ vằn xếp trong lồng kiếng ngay bệ thờ của đình không? Đó, bộ da của ổng đó. Rồi từ đó, làng lập đình gọi đình Ông Ba, tối Giao Thừa, cúng ổng thoạt tiên cúng con heo sữa, năm sau con nghé. Sau, làng quyết định, năm con nào, làng cúng ông con vật đó. Thì bà cũng vừa nói rồi đó, gặp năm rồng, làng nấu nếp, nặn hình rồng cúng ổng…
Dì Tư thắc mắc,
— Ủa, tui tưởng hồi đó có ông đạo Dừa đi ngang nói làng có cá sấu chuyên ăn thịt người, cho nên ổng mới bày cho làng tục cúng thần Cá Sấu năm nào, vật đó...
Ông Tư lắc đầu,
— Hổng phải, chuyện bà nói tui cũng có nghe qua. Nhưng ông Chủ Hội hồi đó khẳng định với tui chuyện không phải là như vậy... Mà bà biết ông Chủ Hội rồi đó, ông nội của ổng hồi đó tham gia hội kín, đánh tây. Sau phải đổi tên họ, bỏ tới cù lao lập nghiệp. Làng mình, hồi ổng đặt chân tới chỉ là cái cù lao bỏ hoang, có ai ở, trên bờ muỗi thổi kêu nghe như sáo diều…
Ông Tư hưỡn đãi kể chuyện thời xưa,
— Ta nói rồi tới cái thời cố đạo ghé làng mình. Thoạt tiên làng chỉ là họ đạo nhỏ của xứ đạo Cù Lao Giềng. Sau làng ngày cành đông người rửa tội. Chèo thuyền đi lễ bên nhà thờ Cù Lao Giềng xa xôi quá, ở trên Đức Giám Mục mới cử cha xứ về cất nhà thờ. Từ đó, mình mới thành xứ đạo Cù Lao Mộc. Cái năm 75, trước khi mình di tản, nhà thờ Cù Lao Mộc là nhà thờ Hạt trưởng, bà còn nhớ không?…
Dì Tư nhận xét,
— Ừ! Tôi nhớ! Mà tôi còn nhớ tối Giao Thừa, đình Ông Ba thì rộn ràng cúng Giao Thừa, nhà thờ Công Giáo của mình thì giật chuông Lễ Giao Thừa. Rồi ông cha xứ cũng lập cái bàn thờ gia tiên đốt nhang tưởng niệm ông bà tổ tiên...
Dì Tư xuống giọng thì thào, tuồng như sợ người ngoài nghe thấy,
— Ông là người có ăn học, chắc cái tuồng này ông rành hơn tui. Hồi đó thấy ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ, rồi đốt nhang cúi cúi lạy lạy ba cái, người ta xì xào nói cha xứ mình sao mà…kỳ cục! Ai đời cha cụ mà lại lập bàn thờ cúng ngay trong nhà thờ, rồi lại còn đốt nhang xì xụp khấn vái. Nhìn không ra đâu vào với đâu. Có mấy người còn bàn với nhau viết thư lên tòa Tổng báo cho Đức Giám Mục biết ông cha xứ mình…lạc đạo…
Ông Tư lắc lắc đầu,
— Thiệt tình! Ta nói học không thông, vác gối bông không chạy là vậy…
Ông Tư giảng giải mạch lạc tuồng như thầy đồ ngồi trên sạp,
— Hồi đó công đồng Va-ti-căng II họp...
Ông Tư dừng lại, nhìn dì Tư,
— Cái chuyện công đồng Vatican II bà chắc rành sáu câu vọng cổ rồi chớ gì? Có cần tui phải nói thêm không?
Dì Tư nhai miếng trầu thuốc đỏ tươi gật gật đầu,
— Ừa, chuyện đó tôi biết. Ông cứ nói tiếp đi…
Ông Tư an tâm, nhẩn nha nói,
— Công đồng Vaticăn hồi đó kêu gọi người tín hữu hội nhập văn hóa. Sau công đồng, các vị Giáo Hoàng kế vị cũng kêu gọi người Công Giáo diễn tả niềm tin Kitô trong nền văn hóa riêng biệt mà Thiên Chúa đã trao ban cho riêng từng dân tộc. Cho nên bà mới thấy mình không có lễ tiếng La Tinh sau công đồng nữa, mà cử hành thánh lễ Misa trong tiếng Việt. Đặc biệt người Việt mình có phong tục từ cả ngàn năm rồi, đêm Giao Thừa, nhà nhà xum họp, rồi gia trưởng đốt nhang bàn thờ gia tiên khẩn mời ông bà về lại trần gian ăn Tết xum họp với con cháu.
Ông Tư giọng chắc nịch,
— Cho nên bà mới thấy, ông cha xứ lập bàn thờ gia tiên trong nhà thờ trong thánh lễ Giao Thừa…
Ông Tư hỏi vợ,
— Chớ bà nghĩ coi, Mười Tám đời Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Vua Lý, Vua Trần, Vua Lê, họ có phải tổ tiên của người Việt mình hay không?
Di Tư gật đầu,
— Ông nói đúng!
Ông Tư tiếp,
— Cho nên, giờ Giao Thừa, hoặc ba ngày Tết, người Công Giáo Việt Nam, trong nhà thờ hoặc tại tư gia, mới lập bàn thờ gia tiên, đốt nhang tưởng nhớ công ơn của tổ tiên ông bà, đó cũng là lẽ thường tình. Làm sao lại dám nói đó là lạc đạo! Còn chuyện thờ phượng, đương nhiên mình chỉ có thờ Chúa. Chúa là trên hết, là thủy là chung. Chứ đâu phải thấy ông cha hoặc chủ nhà lập bàn thờ gia tiên, mặc khăn đống áo dài thắp nhang cúng vái, rồi đứng ngoài dè bỉu nói lạc đạo, thờ lạy tổ tiên.
Dì Tư nhai dập dập miếng trầu thuốc, e hèm cần cổ,
— Ừ, thì ai biết đâu. Cái này cũng là chỉ tui nghe người ta nói, rồi tiện đây, hai vợ chồng mình ngồi nói chuyện ăn Tết, tui vui miệng thuật lại cho ông nghe mà thôi.
Dì Tư dường như muốn đổi đề tài,
— Ông! Nhắc tới cái vụ cúng kiến tui mới chợt nhớ. Ta nói hồi đó Giao Thừa bên Việt Nam sao mà vui. Từ sau cái bữa cúng Ông Táo, làng dựng cây nêu ở sân đình Ông Ba, hàng xóm bắt đầu rộn ràng đốt pháo, tui đã thấy nao nao cái bụng. Sáng nào cũng vậy, tui với mấy đứa bạn dẫn nhau ra chợ làng sắm đồ Tết. Ta nói ôi thôi hoa mai, mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, thèo lèo, bánh tét, bánh chưng, ê hề, tui mua về, xách nặng cả tay.
Dì Tư xuýt xoa,
— Nhắc tới bỗng dưng mắc thèm, muốn bay về Việt Nam ăn Tết liền ngay bây giờ...
Ông Tư nhắc nhở,
— Mần gì phải về Việt Nam mới thấy cảnh đón Tết. Bây giờ bà rảo rảo dưới phố Việt một vòng mà coi... Ta nói hôm qua có chuyện xuống phố, tui thấy trước cửa thương xá, người ta bầy cơ man là những chậu hoa. Hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa nào cũng có, đủ kiểu đủ loại. Còn nếu bà muốn thử thời vận năm mới hên xui hả, có nguyên mấy cái sòng bầu cua họp ngay cửa chợ. Thấy vui vui, tui cũng dừng xe lật đật ghé vào chợ nhặt mấy hộp thèo lèo, mấy đòn bánh tét mang về ăn Tết...
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Chứ không phải ông dừng lại sòng bầu cua…
Ông Tư cự nự,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái vụ tui mê cờ bạc đỏ đen ở đây…
Dì Tư ăn nói lơ lửng,
— Tui biết đâu! Cậu Tư Cường nhà mình mà…
Nghe vợ ăn nói mát mẻ, tưởng ông Tư sẽ khó chịu mở miệng cự nự, nhưng không, ông Tư mở miệng cười toe toe,
— Chà, bà nhớ dai dữ đa! Tui nhớ rồi. Ta nói cái thời tui đi học trên Sài Gòn, năm đó tiá cho phép tui về quê ăn Tết, bởi năm đầu tiên xa nhà, tui than với tiá tui nhớ nhà. Tiá mới gật đầu sai người đánh xe ô tô lên Sài Gòn chở tui về quê ăn Tết. Xe mới dừng ngay cửa sân đình, thấy sòng bầu cua vui quá, tui nhào vào liền. Thiệt tình cũng thua một mớ bạc. Tối hôm đó, trước giờ cúng Giao Thừa, tiá “cúng” cho tôi một trận… Tiá nói, “Tư Cường chứ không phải công tử Bạc Liêu mà đòi đốt tiền luộc trứng… Tiền của ông bà là tiền mồ hôi nước mắt, chứ không phải trong nhà trồng được cây tiền mà xài phung phí, thiên hạ người ta cười chê!”.
Ông Tư lại cười,
— Rồi tiá đóng cửa phòng khách lại, bắt tui nằm dài ra trên phản chân ngựa, ổng dợt tui mấy roi. Sau đó, tui mới được mặc khăn đống áo dài đại diện tiá má cúng ông bà gia tiên…
Dì Tư cười tủm tỉm,
— Chà! Cậu Tư Cường… cũng…ngoan quá ta…
Ông Tư tâm sự,
— Bà ở với tui bao nhiêu năm rồi. Bà biết rồi đó, má thì không sao. Chớ tiá đã buông lời nói một câu, có ai dám cản ổng. Ờ, mà thôi, đang nói chuyện sắm đồ Tết…
Dì Tư liếc liếc nhìn chồng, dừng nhai miếng trầu,
— Ừ đúng đó! Chà! Biết ông sắm đồ Tết, tui nhắc ông mua mấy thứ trái cây dâng lên bàn thờ Chúa ngày đầu năm.
Ông Tư khoát tay,
— Tưởng chuyện chi, mấy thứ trái cây dâng Chúa ngày Tết tui sắm đầy đủ hết rồi. Bà đừng có lo...
Dì Tư mắt thòm lõm, nhìn chồng hỏi,
— Ông mua thứ chi vậy? Ông nói tui nghe coi…
Ông Tư hỏi cắc cớ,
— Đâu! Bà đoán thử coi?
Dì Tư liếc xéo chồng,
— Ông nói chiện lạ! Ông mua chi làm sao mà tui rành. Nhưng đừng có dâng lên bàn thờ Chúa nguyên nải chuối đó nghen.
Ông Tư cự nự vợ,
— Bà! Mình người Công Giáo, tin vào Chúa không tin. Ai lại mê tín dị đoan, tin chuyện nhảm nhí...
Dì Tư bĩu môi,
— Ông đừng có tài lanh. Có kiếng có lành... Mà ông đừng có làm bộ lơ lơ! Ông chưa có trả lời câu hỏi của tui đó nghen...
Ông Tư buông giọng,
— Ừa! Thì tui cũng ghé vào chợ mua Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và Xoài. Mỗi thứ một cặp...
Dì Tư thắc mắc,
— Lạ kỳ chưa? Lựa chi không lựa lại lựa Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, và “Xài”?
Ông Tư cười móm xọm,
— Có dzậy mà bà cũng không hiểu. Ngày đầu năm mình dâng lên Chúa bốn thứ trái cây: Cầu, Dzừa, Đủ, “Xài”. Tâm ý của tui là sang năm mới, “cầu” xin Chúa ban cho hai vợ chồng mọi thứ “dzừa” “đủ” “xài”. Vậy là mãn nguyện rồi. Bà nghĩ tui nói có đúng hay không?
Dì Tư lườm chồng,
— Ông già! Thiệt tình là hết chiện nói! Chuyện tào lao khú đế như thế mà cũng ngồi nghĩ ra cho đặng! Sao ông không mua trái "xài" với cái líp ba ga xe đạp…cho tiện?
Tới phiên ông Tư cộ mắt ếch,
— Bà! Ăn nói lãng xẹt không à! Hên là hôm nay Ba Mươi Tết, chứ gặp ngày Mùng Một là xui cả năm rồi...
Ông Tư hỏi lợi,
— Mà mần chi bà xúi tui mua cái líp ba ga?... Ở bên này đi đâu một bước thì cũng leo lên xe hơi. Xe gắn máy tui còn chưa dám lái, nói chi xe đạp… Mà tui có đạp xe đạp bao giờ đâu, mà bà xúi tui mua cái líp ba ga để mần chi?
Dì Tư ăn nói mát mẻ,
— Ông đó! Ông mới cự tui là mê tín dị đoan... Còn ông, ông cũng kém chi... Ba Mươi với Mùng Một! Mà thôi... Tui nhắc ông mua trái "xài" với cái líp ba ga bởi ông nói ông năm mới ông xin với Chúa cầu dzừa đủ xài...
Dì Tư kết luận,
— Còn tui, tui khác ông, tui là tui khoái “xài” líp ba ga, xài thả dàn...
Ông Tư trợn mắt nhìn vợ, lắc lắc đầu,
— Bà này! Già rồi sao mà còn ham hố quá! Thiệt tình!
Lời Chúa
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày…
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong không khí rộn ràng của Giao Thừa Ba Mươi Tết, chúng con xin dâng lên Chúa một năm mới. Xin Thiên Chúa chúc lành chúng con, gia đình yêu mến, và bạn bè thân thương một năm mới bình an và sức khỏe.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Mùa xuân đến rồi đó
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:19 28/01/2014
“Em ơi mùa xuân đến rồi đó, thắm đỏ ngàn hoa sắc mặt trời”. Nhạc sĩ Trần Chung viết ca khúc mùa xuân với giai điệu vui tươi như nhịp bước réo rắt. Lời ca ngân vang nghe rộn rã mùa xuân đến.
Những ngày giáp Tết, Thành phố Phan Thiết chộn rộn, đường phố tràn ngập những hoa là hoa, đủ màu đủ loại. Người dân đua nhau đi ngắm hoa. Chỉ cần tạt ngang những con phố ngập sắc hoa, chỉ cần chen cùng dòng người bước trong ánh đèn đêm giăng mắc là cảm thấy vui tươi, yêu người yêu đời. Sắc xuân bừng lên rực rỡ. Quất vàng, đào thắm, mai vàng cùng với muôn màu của lay ơn, thược dược, huệ, lan, cúc, vạn thọ… theo người, theo xe tạo thành dòng chảy sắc hương tỏa về khắp nẻo đường thôn quê phố thị.
Mùa Xuân của Đất của Trời, của vạn vật cỏ hoa khoe sắc thắm tươi. Mùa Xuân là mùa của hoa. Hoa đủ dáng vẻ, lắm sắc màu. Những bông hoa góp phần làm thành nét đẹp của ngày Tết. Hoa đua nhau khoe sắc, rộ nở như ganh đua với nắng vàng rực rỡ của mùa Xuân.
Mùa Xuân mới đang về. Xuân Giáp Ngọ, Xuân Gia Đình Giáo Hội Việt Nam 2014. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để mọi người cùng sống niềm hy vọng một năm mới Giáp Ngọ hạnh phúc hơn, ấm no hơn, yêu thương nhau hơn.
Xuân về Tết đến. Mọi người có dịp để thể hiện tình yêu thương nhau. Gia đình sum họp, tưởng nhớ Ông Bà Tổ Tiên, thăm viếng bạn bè người thân làng xóm. Con người rộng rãi, phóng khoáng hơn ngày thường từ cách bài biện trong nhà cho đến giao tiếp ứng xứ với nhau. Nhẹ nhàng thanh lịch như tình xuân ấm áp.
Xuân về Tết đến là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm.
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên trong ngày này, thường thì gia đình người Việt làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, rồi cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai. Hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình. Ngoài cành Đào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...
Xuân về Tết đến, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam hoặc quít, hồng, quất. Ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Xuân về Tết đến, dân tộc Việt nam có nhiều thuần phong mỹ tục như khai bút, khai canh, hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Các Xứ Đạo tổ chức hái Lộc Thánh Đêm Giao Thừa hoặc Sáng Mồng Một Tết. Gia đình Phật Tử hay bên Lương đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía".
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là dồi dào Ơn Chúa, hạnh phúc, sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người", nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Ngày Tết có biếu quà cho nhau để tỏ ân nghĩa tình cảm. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết cha mẹ vợ... Quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường mà là tấm lòng dành cho nhau.
Vào dịp đầu xuân, con cháu thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần cho Ông Bà Cha Mẹ. Ngày Tết ngày Xuân là dịp mọi người dành thời gian cho nhau, con cháu tụ tập đông vui bên gia đình dòng tộc.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.
Người Kitô hữu quan niệm Xuân về Tết đến là Hồng Ân Chúa ban.
Hồng Ân vì đó là cơ hội cho con người sống tâm tình tri ân, cảm tạ. Ngày đầu năm mới, con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của vũ trụ, cùng đích của muôn loài, hướng về để tạ ơn, ngợi khen và chúc tụng. Tạ ơn vì một năm đi qua trong ân sủng, tình yêu và bình an. Tạ ơn vì tình yêu đó vẫn tuôn tràn trên đời sống con người. Tạ ơn bằng việc dâng lên Thiên Chúa tất cả những thành công và những thất bại của một năm qua, cũng như trao phó vào tay Ngài năm mới sắp tới. Lời tạ ơn đầu năm sẽ được tiếp nối và kéo dài suốt cả hành trình đời người.
Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người có thể dừng lại, dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng thật hữu ích trên hành trình cuộc sống đầy những biến động, những bận tâm, những tính toán để mưu sinh. Dừng để nhìn lại một năm đã qua, cái gì tôi đã làm được cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội, cái gì tôi cần phải khắc phục, biến đổi, cái gì cần phải phát triển, nhân lên…Dừng lại cũng là để chuẩn bị cho hành trình sắp tới, chuẩn bị để cho những dự tính trong tương lai được sáng sủa hơn, vững chắc hơn.
Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người trở về nguồn. Mỗi người đều có nguồn cội, tổ tiên, mỗi người đều có một truyền thống vốn được kết dệt từ cha ông tổ tiên. Suốt một năm dài, vì công việc, học hành, những lo toan khác do cuộc sống đưa đến, người ta ít có cơ hội để nhớ về cội nguồn và truyền thống. Ngày đầu năm mới, mọi người sắp xếp để trở về, gia đình sum họp đông đủ. Mọi người thắp nén hương cho tổ tiên, cho những người quá cố. Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ…Gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng ôn lại truyền thống, cùng chia sẻ cho nhau những tình cảm, những suy nghĩ, thật ấm cúng, thật thân thương.
Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người gặp gỡ, chia sẻ. Ngày đầu năm, người ta dành thời gian để đi thăm nhau, gặp gỡ nhau, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, chân thành, những nụ cười thiện cảm. Đó là dịp để làm lớn mạnh tình người, làm đậm đà tình làng nghĩa xóm, và làm lớn lên cái nhạy bén với những nhu cầu của tha nhân.
Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người cật vấn mình. Tết chính là cái “cột mốc” làm cho người ta nhận ra cuộc đời đang trôi đi, thời gian đang qua mau. Cứ mỗi khi thêm một cái Tết, người ta thấy mình già hơn, và thời gian phía trước như rút ngắn lại. Có người nói: “Tổng số quá khứ và tương lai của một đời người là một hằng số”, thêm vào quá khứ thì giảm bớt tương lai. Có lẽ vì vậy mà khi sống tâm tình những ngày Tết, người ta cũng giật mình về quãng đời đã qua, và nảy sinh nơi người ta cái thao thức về ý nghĩa cuộc đời, cật vấn về bản thân mình, về thái độ sống của mình, “vì thời gian đang qua mau, tôi đã tận dụng nó như thế nào hay tôi để nó trôi qua một cách uổng phí.” .(x.Sequela Christi Số 2).
Người Việt nam Công Giáo gìn giữ những nét đẹp văn hoá của ngày Tết cổ truyền và làm cho những nét đẹp ấy thành những trang Tin Mừng sống động. Khi sống tâm tình biết ơn trong ngày Xuân về Tết đến là chúng ta sống lòng tri ân sâu xa vì nhìn thấy ơn Chúa ban qua mọi ân huệ nhận được. Khi cho đi trong ngày Tết là chúng ta cho đi với tâm tình yêu mến, kính trọng thực sự. Khi đón tiếp khách thăm viếng là chúng ta như đón tiếp chính Chúa viếng thăm.
Sống tinh thần Tin Mừng trong những phong tục ngày Tết, người Kitô hữu góp phần xây dựng một mùa Xuân mới, một mùa Xuân dân tộc, một mùa Xuân tình thương. Mùa Xuân tươi đẹp sẽ dẫn đến Mùa Xuân Nước Trời.
Những ngày giáp Tết, Thành phố Phan Thiết chộn rộn, đường phố tràn ngập những hoa là hoa, đủ màu đủ loại. Người dân đua nhau đi ngắm hoa. Chỉ cần tạt ngang những con phố ngập sắc hoa, chỉ cần chen cùng dòng người bước trong ánh đèn đêm giăng mắc là cảm thấy vui tươi, yêu người yêu đời. Sắc xuân bừng lên rực rỡ. Quất vàng, đào thắm, mai vàng cùng với muôn màu của lay ơn, thược dược, huệ, lan, cúc, vạn thọ… theo người, theo xe tạo thành dòng chảy sắc hương tỏa về khắp nẻo đường thôn quê phố thị.
Mùa Xuân của Đất của Trời, của vạn vật cỏ hoa khoe sắc thắm tươi. Mùa Xuân là mùa của hoa. Hoa đủ dáng vẻ, lắm sắc màu. Những bông hoa góp phần làm thành nét đẹp của ngày Tết. Hoa đua nhau khoe sắc, rộ nở như ganh đua với nắng vàng rực rỡ của mùa Xuân.
Mùa Xuân mới đang về. Xuân Giáp Ngọ, Xuân Gia Đình Giáo Hội Việt Nam 2014. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để mọi người cùng sống niềm hy vọng một năm mới Giáp Ngọ hạnh phúc hơn, ấm no hơn, yêu thương nhau hơn.
Xuân về Tết đến. Mọi người có dịp để thể hiện tình yêu thương nhau. Gia đình sum họp, tưởng nhớ Ông Bà Tổ Tiên, thăm viếng bạn bè người thân làng xóm. Con người rộng rãi, phóng khoáng hơn ngày thường từ cách bài biện trong nhà cho đến giao tiếp ứng xứ với nhau. Nhẹ nhàng thanh lịch như tình xuân ấm áp.
Xuân về Tết đến là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm.
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên trong ngày này, thường thì gia đình người Việt làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, rồi cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai. Hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình. Ngoài cành Đào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...
Xuân về Tết đến, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam hoặc quít, hồng, quất. Ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Xuân về Tết đến, dân tộc Việt nam có nhiều thuần phong mỹ tục như khai bút, khai canh, hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Các Xứ Đạo tổ chức hái Lộc Thánh Đêm Giao Thừa hoặc Sáng Mồng Một Tết. Gia đình Phật Tử hay bên Lương đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía".
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là dồi dào Ơn Chúa, hạnh phúc, sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người", nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Ngày Tết có biếu quà cho nhau để tỏ ân nghĩa tình cảm. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết cha mẹ vợ... Quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường mà là tấm lòng dành cho nhau.
Vào dịp đầu xuân, con cháu thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần cho Ông Bà Cha Mẹ. Ngày Tết ngày Xuân là dịp mọi người dành thời gian cho nhau, con cháu tụ tập đông vui bên gia đình dòng tộc.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.
Người Kitô hữu quan niệm Xuân về Tết đến là Hồng Ân Chúa ban.
Hồng Ân vì đó là cơ hội cho con người sống tâm tình tri ân, cảm tạ. Ngày đầu năm mới, con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của vũ trụ, cùng đích của muôn loài, hướng về để tạ ơn, ngợi khen và chúc tụng. Tạ ơn vì một năm đi qua trong ân sủng, tình yêu và bình an. Tạ ơn vì tình yêu đó vẫn tuôn tràn trên đời sống con người. Tạ ơn bằng việc dâng lên Thiên Chúa tất cả những thành công và những thất bại của một năm qua, cũng như trao phó vào tay Ngài năm mới sắp tới. Lời tạ ơn đầu năm sẽ được tiếp nối và kéo dài suốt cả hành trình đời người.
Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người có thể dừng lại, dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng thật hữu ích trên hành trình cuộc sống đầy những biến động, những bận tâm, những tính toán để mưu sinh. Dừng để nhìn lại một năm đã qua, cái gì tôi đã làm được cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội, cái gì tôi cần phải khắc phục, biến đổi, cái gì cần phải phát triển, nhân lên…Dừng lại cũng là để chuẩn bị cho hành trình sắp tới, chuẩn bị để cho những dự tính trong tương lai được sáng sủa hơn, vững chắc hơn.
Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người trở về nguồn. Mỗi người đều có nguồn cội, tổ tiên, mỗi người đều có một truyền thống vốn được kết dệt từ cha ông tổ tiên. Suốt một năm dài, vì công việc, học hành, những lo toan khác do cuộc sống đưa đến, người ta ít có cơ hội để nhớ về cội nguồn và truyền thống. Ngày đầu năm mới, mọi người sắp xếp để trở về, gia đình sum họp đông đủ. Mọi người thắp nén hương cho tổ tiên, cho những người quá cố. Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ…Gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng ôn lại truyền thống, cùng chia sẻ cho nhau những tình cảm, những suy nghĩ, thật ấm cúng, thật thân thương.
Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người gặp gỡ, chia sẻ. Ngày đầu năm, người ta dành thời gian để đi thăm nhau, gặp gỡ nhau, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, chân thành, những nụ cười thiện cảm. Đó là dịp để làm lớn mạnh tình người, làm đậm đà tình làng nghĩa xóm, và làm lớn lên cái nhạy bén với những nhu cầu của tha nhân.
Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người cật vấn mình. Tết chính là cái “cột mốc” làm cho người ta nhận ra cuộc đời đang trôi đi, thời gian đang qua mau. Cứ mỗi khi thêm một cái Tết, người ta thấy mình già hơn, và thời gian phía trước như rút ngắn lại. Có người nói: “Tổng số quá khứ và tương lai của một đời người là một hằng số”, thêm vào quá khứ thì giảm bớt tương lai. Có lẽ vì vậy mà khi sống tâm tình những ngày Tết, người ta cũng giật mình về quãng đời đã qua, và nảy sinh nơi người ta cái thao thức về ý nghĩa cuộc đời, cật vấn về bản thân mình, về thái độ sống của mình, “vì thời gian đang qua mau, tôi đã tận dụng nó như thế nào hay tôi để nó trôi qua một cách uổng phí.” .(x.Sequela Christi Số 2).
Người Việt nam Công Giáo gìn giữ những nét đẹp văn hoá của ngày Tết cổ truyền và làm cho những nét đẹp ấy thành những trang Tin Mừng sống động. Khi sống tâm tình biết ơn trong ngày Xuân về Tết đến là chúng ta sống lòng tri ân sâu xa vì nhìn thấy ơn Chúa ban qua mọi ân huệ nhận được. Khi cho đi trong ngày Tết là chúng ta cho đi với tâm tình yêu mến, kính trọng thực sự. Khi đón tiếp khách thăm viếng là chúng ta như đón tiếp chính Chúa viếng thăm.
Sống tinh thần Tin Mừng trong những phong tục ngày Tết, người Kitô hữu góp phần xây dựng một mùa Xuân mới, một mùa Xuân dân tộc, một mùa Xuân tình thương. Mùa Xuân tươi đẹp sẽ dẫn đến Mùa Xuân Nước Trời.
Cảm Xuân, Thương Tết !
Trầm Thiên Thu
12:20 28/01/2014
Tết vui tưng bừng, Xuân mừng khấp khởi. Ai cũng có thể cảm nhận mùa Xuân. Nhưng tại sao lại thương Tết? Nếu là thương mến hoặc thương yêu thì không có gì đáng nói, nhưng điều đáng quan tâm ở đây vì thương này là “đáng thương”, là “tội nghiệp”.
Người ta đón Xuân và ăn Tết vì người ta có những niềm vui, cuộc đời đầy may mắn, luôn xuôi chèo mát mái và hanh thông mọi bước đời. Họ là những người “đẻ bọc điều” hoặc “có tràng hoa quấn cổ”. Họ may từ khi chào đời, lớn lên cũng chưa phải nặng đầu suy nghĩ, hầu như chưa biết thế nào là nỗi khổ – cả tinh thần và vật chất.
Trong khi trời đất vào Xuân, phố xá nhộn nhịp, bước chân người như trẩy hội, thì còn có bao người phải lầm lũi “đi bên cạnh cuộc đời”, họ không mong Tết, vì Tết có về thì họ cũng chẳng thấy mùa Xuân ở đâu, thậm chí họ không hề muốn Xuân về! Không phải họ không thích vui, mà họ không thể an tâm mà vui. Lòng họ trĩu nặng ưu sầu, lo toan chật tháng ngày, hình như họ đã quên cười từ lâu rồi!
Khi bạn đang nô nức nói cười, cụng ly chúc mừng nhau, cùng nhau ăn những miếng ngon trên bàn tiệc Xuân,… bạn có bao giờ chợt nghĩ đến họ và cầu nguyện cho “những người không có Tết”? Họ là ai?
Rất đa dạng, cả tinh thần và vật chất. Khôn xiết kể! Chẳng hạn đó là…
● Những người nghèo rớt mồng tơi, lụi đụi suốt năm, làm nhiều mà chẳng có dư tiền sắm Tết. Họ nghèo lắm, ăn bữa nay đã phải lo bữa mai, khổ vô cùng, hầu như chưa có thời gian rảnh, mở mắt ra đã tìm kế sinh nhai cho đến khuya, chân lấm tay bùn, áo đẫm mồ hôi, thế mà họ vẫn không có được giấc ngủ bình an!
● Những người sớm tối thui thủi một mình, lạc loài giữa rừng người, bơ vơ giữa chợ đời. Có thể đó là những người mồ côi cha mẹ – nhất là những trẻ thơ, những người đổ vỡ hôn nhân, những người có tang vào những ngày “năm hết, Tết đến”, những người phải ăn nhờ ở đậu vì tha phương cầu thực, sớm tối rối bời lắng lo,… Đôi khi họ muốn bật khóc nhưng cũng chẳng còn nước mắt mà khóc!
● Những người không cửa, không nhà, nay đây mai đó, sống kiếp người chẳng khác dân du mục, thuê nhà trọ cũng chẳng yên, chủ lúc nào cũng “đe” tăng giá. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, bệnh cũng ráng chịu chứ cũng không dám mua viên thuốc uống cầm chừng!
● Những người thua lỗ trong công việc làm ăn, bị phá sản công ty,… khi không họ bỗng thành nợ như Chúa Chổm, thậm chí còn phải trốn chui trốn nhủi hết chỗ này đến chỗ kia, ăn không ngon mà ngủ cũng chẳng yên. Không chỉ vậy, có khi chính những người thân thuộc nhất – dù là vợ, chồng, cha mẹ hoặc con cái – cũng tránh xa họ như tránh xa dịch bệnh!
● Những người bị bệnh nọ tật kia – nhất là những người bị chứng ung thư quái ác, họ phải nằm co ro một mình, muốn uống miếng nước cũng không thể tự thân vận động, mà phải nhờ người khác. Gặp những đứa con ngoan, đứa cháu tốt thì còn đỡ tủi thân, không may mà gặp những nghịch tử và ác tôn thì thật bất hạnh, chỉ còn biết khóc và chỉ mong mình được mau chết!
● Những người thất vọng vì điều này hoặc lẽ nọ, ưu tư chồng chất, khổ tâm tột cùng. Họ muốn có ai cùng tâm sự để họ trải tấm lòng cho nhẹ bớt, nhưng đâu ai muốn gần người u buồn, vì sợ xui xẻo trong năm mới. Đôi mắt xa xăm, ý nghĩ mông lung, ngồi ủ rũ như chó xích, có ai thọc lét chắc họ cũng không thể cười nổi, thế thì làm sao họ có được niềm vui Xuân?
● Những người phải chịu cảnh tù đày và những người phải di tản chỉ vì thiên tai, vì chiến tranh, vì bị áp bức, bị bóc lột, bị hắt hủi, bị khinh miệt, bị hành hạ,… Đời họ chỉ còn hiện tại, tương lai mù mịt coi như không có!
Và còn biết bao những cảnh đời đáng thương khác vẫn hằng ngày ở ngay bên chúng ta.
Trăm người trăm cảnh đọa đày
Những người không Tết, biết ai bạn cùng!?
Cố NS Trịnh Công Sơn nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tấm lòng đó là yêu thương, là cảm thông, là động lòng trắc ẩn và thể hiện lòng thương xót. Thật vậy, ai có lòng yêu thương đồng loại thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người. Là Kitô hữu thì điều đó càng phải được ưu tiên hơn, có vậy mới xứng đáng là môn đệ của Đại Sư Giêsu: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:35). Chúa Giêsu đã luôn cảm thông nên mới “chạnh lòng thương” những con người khốn khổ mà Ngài gặp ở bất cứ nơi nào (x. Mt 9:36; Mt 14:14; Mt 15:32; Mt 18:27; Mt 20:34; Mc 1:41; Mc 9:22; Lc 7:13), Ngài cũng BẮT BUỘC chúng ta phải sống trọn Luật Yêu Thương, và phải trả cho đến “đồng xu” cuối cùng (Mt 5:26).
Thánh Phaolô xác định: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13:8).
Ngày Xuân, có thể trong chúng ta có nhiều người còn may mắn được hưởng những ngày tết cổ truyền một cách thoải mái. Xin hãy dành một vài phút để cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho những người xấu số hơn mình, xin cho họ cũng được chút vui khi Tết đến, Xuân về.
Cũng rất có thể nỗi bất hạnh của họ là do lỗi của chúng ta, vì tất cả đều có mối liên đới – dù đó là tội lỗi. Vả lại, có thể họ chịu bất hạnh để chúng ta được hạnh phúc. Và nếu vậy, chúng ta phải có trách nhiệm và liên quan tới họ.
Người ta đón Xuân và ăn Tết vì người ta có những niềm vui, cuộc đời đầy may mắn, luôn xuôi chèo mát mái và hanh thông mọi bước đời. Họ là những người “đẻ bọc điều” hoặc “có tràng hoa quấn cổ”. Họ may từ khi chào đời, lớn lên cũng chưa phải nặng đầu suy nghĩ, hầu như chưa biết thế nào là nỗi khổ – cả tinh thần và vật chất.
Trong khi trời đất vào Xuân, phố xá nhộn nhịp, bước chân người như trẩy hội, thì còn có bao người phải lầm lũi “đi bên cạnh cuộc đời”, họ không mong Tết, vì Tết có về thì họ cũng chẳng thấy mùa Xuân ở đâu, thậm chí họ không hề muốn Xuân về! Không phải họ không thích vui, mà họ không thể an tâm mà vui. Lòng họ trĩu nặng ưu sầu, lo toan chật tháng ngày, hình như họ đã quên cười từ lâu rồi!
Khi bạn đang nô nức nói cười, cụng ly chúc mừng nhau, cùng nhau ăn những miếng ngon trên bàn tiệc Xuân,… bạn có bao giờ chợt nghĩ đến họ và cầu nguyện cho “những người không có Tết”? Họ là ai?
Rất đa dạng, cả tinh thần và vật chất. Khôn xiết kể! Chẳng hạn đó là…
● Những người nghèo rớt mồng tơi, lụi đụi suốt năm, làm nhiều mà chẳng có dư tiền sắm Tết. Họ nghèo lắm, ăn bữa nay đã phải lo bữa mai, khổ vô cùng, hầu như chưa có thời gian rảnh, mở mắt ra đã tìm kế sinh nhai cho đến khuya, chân lấm tay bùn, áo đẫm mồ hôi, thế mà họ vẫn không có được giấc ngủ bình an!
● Những người sớm tối thui thủi một mình, lạc loài giữa rừng người, bơ vơ giữa chợ đời. Có thể đó là những người mồ côi cha mẹ – nhất là những trẻ thơ, những người đổ vỡ hôn nhân, những người có tang vào những ngày “năm hết, Tết đến”, những người phải ăn nhờ ở đậu vì tha phương cầu thực, sớm tối rối bời lắng lo,… Đôi khi họ muốn bật khóc nhưng cũng chẳng còn nước mắt mà khóc!
● Những người không cửa, không nhà, nay đây mai đó, sống kiếp người chẳng khác dân du mục, thuê nhà trọ cũng chẳng yên, chủ lúc nào cũng “đe” tăng giá. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, bệnh cũng ráng chịu chứ cũng không dám mua viên thuốc uống cầm chừng!
● Những người thua lỗ trong công việc làm ăn, bị phá sản công ty,… khi không họ bỗng thành nợ như Chúa Chổm, thậm chí còn phải trốn chui trốn nhủi hết chỗ này đến chỗ kia, ăn không ngon mà ngủ cũng chẳng yên. Không chỉ vậy, có khi chính những người thân thuộc nhất – dù là vợ, chồng, cha mẹ hoặc con cái – cũng tránh xa họ như tránh xa dịch bệnh!
● Những người bị bệnh nọ tật kia – nhất là những người bị chứng ung thư quái ác, họ phải nằm co ro một mình, muốn uống miếng nước cũng không thể tự thân vận động, mà phải nhờ người khác. Gặp những đứa con ngoan, đứa cháu tốt thì còn đỡ tủi thân, không may mà gặp những nghịch tử và ác tôn thì thật bất hạnh, chỉ còn biết khóc và chỉ mong mình được mau chết!
● Những người thất vọng vì điều này hoặc lẽ nọ, ưu tư chồng chất, khổ tâm tột cùng. Họ muốn có ai cùng tâm sự để họ trải tấm lòng cho nhẹ bớt, nhưng đâu ai muốn gần người u buồn, vì sợ xui xẻo trong năm mới. Đôi mắt xa xăm, ý nghĩ mông lung, ngồi ủ rũ như chó xích, có ai thọc lét chắc họ cũng không thể cười nổi, thế thì làm sao họ có được niềm vui Xuân?
● Những người phải chịu cảnh tù đày và những người phải di tản chỉ vì thiên tai, vì chiến tranh, vì bị áp bức, bị bóc lột, bị hắt hủi, bị khinh miệt, bị hành hạ,… Đời họ chỉ còn hiện tại, tương lai mù mịt coi như không có!
Và còn biết bao những cảnh đời đáng thương khác vẫn hằng ngày ở ngay bên chúng ta.
Trăm người trăm cảnh đọa đày
Những người không Tết, biết ai bạn cùng!?
Cố NS Trịnh Công Sơn nói: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tấm lòng đó là yêu thương, là cảm thông, là động lòng trắc ẩn và thể hiện lòng thương xót. Thật vậy, ai có lòng yêu thương đồng loại thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người. Là Kitô hữu thì điều đó càng phải được ưu tiên hơn, có vậy mới xứng đáng là môn đệ của Đại Sư Giêsu: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:35). Chúa Giêsu đã luôn cảm thông nên mới “chạnh lòng thương” những con người khốn khổ mà Ngài gặp ở bất cứ nơi nào (x. Mt 9:36; Mt 14:14; Mt 15:32; Mt 18:27; Mt 20:34; Mc 1:41; Mc 9:22; Lc 7:13), Ngài cũng BẮT BUỘC chúng ta phải sống trọn Luật Yêu Thương, và phải trả cho đến “đồng xu” cuối cùng (Mt 5:26).
Thánh Phaolô xác định: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13:8).
Ngày Xuân, có thể trong chúng ta có nhiều người còn may mắn được hưởng những ngày tết cổ truyền một cách thoải mái. Xin hãy dành một vài phút để cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho những người xấu số hơn mình, xin cho họ cũng được chút vui khi Tết đến, Xuân về.
Cũng rất có thể nỗi bất hạnh của họ là do lỗi của chúng ta, vì tất cả đều có mối liên đới – dù đó là tội lỗi. Vả lại, có thể họ chịu bất hạnh để chúng ta được hạnh phúc. Và nếu vậy, chúng ta phải có trách nhiệm và liên quan tới họ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ông Đồ
Bình Định
22:37 28/01/2014
Ảnh của Bình Định
Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu, giấy đỏ,
Bên phố đông người qua…
(Trích thơ của Vũ Đình Liên)