Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:18 29/01/2018
SUY NIỆM LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH
(Lc 1, 21-28)
Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ Maria đã tuân theo nghi lễ thanh tẩy được ghi trong sách Lêvi : “Luật cho phụ nữ sinh trai hay gái” (Lv 12, 6-8). Ông Symêon người công chính và mộ đạo, được Thánh Thần linh báo cho biết, ông sẽ không thấy cái chết trước khi gặp Đức Kitô. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền, được Thần Khí thúc đẩy, hôm đó ông lên Đền Thánh, gặp gỡ Hài Nhi trên tay, ẵm trên tay và chào là ” Ánh Sáng muôn dân ” (Lc 2, 32).
Trong ngày này, Giáo hội ca vang “Vui lên, hỡi Đức Trinh Nữ Mẹ Chúa Trời, Đấng đầy ân sủng, vì từ lòng Mẹ đã sinh ra Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt Trời công chính, Ánh Sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối. Vui lên, hỡi cụ Symêon, người công chính, vì chính cụ đã bồng ẵm Đấng giải thoát muôn dân, cho muôn dân tham dự vào sự Phục sinh của Người “(x. Phụng vụ Byzantine).
Tại sao Con Thiên Chúa lại phải dâng cho Thiên Chúa và Đức Maria trinh khiết vẹn tuyền phải chịu thanh tẩy?
Theo thánh Dimitri de Rostov: “Mẹ Thiên Chúa tiến vào Đền Thánh vâng theo Luật Chúa, tay bồng ẵm chính Đấng là Lề Luật. Mẹ là Đấng vô tội, tinh tuyền không tì vết đến xin điều mà Mẹ không cần là thanh tẩy. Mẹ không nhận lãnh sự khoái lạc sung sướng của phu quân, đã sinh con mà không đau đớn, Mẹ được gìn giữ tinh tuyền không tì vết trước khi sinh và sau khi sinh Đấng là nguồn suối trong sạch, há Mẹ lại không tinh sạch sao? Đức Kitô đã sinh ra từ lòng Mẹ! Quả không bị hư hoại bởi cây, cây không bị nhơ bẩn bởi quả : Đức Trinh Nữ Rất Thánh vẫn trinh khiết vẹn tuyền sau khi sinh hạ Đức Kitô, Con lòng Mẹ. Mặt Trời công chính không làm tổn thương sự đồng trinh của Mẹ. Lẽ thường, máu không làm ô uế Cửa thiên đàng theo luật tự nhiên, Thiên Chúa ngập tràn ánh sáng thần linh đã vượt qua Cửa này, gìn giữ sự đồng trinh của Mẹ“.
Thánh Phaolô nói: “Vậy bởi vì con cái có chung máu thịt với nhau, thì phần Ngài, giống y như vậy, các điều ấy Ngài cũng đã thông chia, để giải thoát những kẻ vì sợ chết mà suốt cả bình sinh sa vòng nô lệ“ (Dt 2,14-15). Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: ” Vì thiết tưởng không phải Thiên Thần được Ngài bao bọc, nhưng Ngài bao bọc dòng giống Abraham…Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân“ (Dt 2,16-17).
Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu không buộc phải tuân theo nghi thức này, nhưng vì khiêm nhường và cũng để cho nhân loại noi theo mà tuân giữ luật Chúa, nhất là để cứu con người Chúa Giêsu đã làm điều đó, nên lễ này được gọi là Lễ Thanh Tẩy.
Hy Tế Cứu Chuộc
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, mà chúng ta cử hành ngày 02 tháng 01 có một vị trí đặc biệt: vì lễ này loan báo Hy Tế Cứu Chuộc mang lại ơn cứu độ sau này. Đức Maria và thánh Giuse bồng Chúa Giêsu trên tay, dù là Con Thiên Chúa, Đấng giầu sang phú quí để dâng vào Đền Thánh với của lễ đơn sơ là “cặp bồ câu non“! Đây là lần đầu tiên loan báo về Hy Tế Thánh. Chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người mạc khải cho chúng ta, việc dâng hiến này ám chỉ tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua trung gian cần thiết của Đức Trinh Nữ Maria đồng công cứu chuộc. Đây là Hy Tế đền tội hoàn hảo duy nhất cứu chuộc nhân loại. Lễ này là “bản lề” chuyển tiếp giữa hai mầu nhiệm Nhập Thể (Truyền tin) và Cứu Chuộc (Phục Sinh). Chúa Giêsu đến trần gian (Nhập thể), để (Cứu chuộc) chúng ta.
Sao lại làm phép nến và rước nến hay gọi là Lễ Nến?
Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.
Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Lời của cụ già Symêon nói : “Đó là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân” (Lc 2, 32). Quả thật, hôm nay ai trong chúng ta cầm nến sáng trong tay mà không nhớ tới ngày cụ già Symêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu, Ngôi Lời trong xác phàm, là Ánh Sáng. Chính cụ là ngọn lửa cháy sáng, chứng nhân của ánh sáng, khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, cụ đã làm chứng rằng Hài Nhi Giêsu là Tình Yêu và là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân.
Vậy hôm nay, chúng ta hãy nhìn cây nến cháy sáng tên tay cụ già Symêon, từ ánh sáng đó hãy thắp sáng cây nến của chúng ta…Như thế, chúng ta không những sẽ cầm ánh sáng trong tay, mà chính chúng ta là ánh sáng, ánh sáng trong lòng ta, cho đời ta, và cho mọi người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 1, 21-28)
Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ Maria đã tuân theo nghi lễ thanh tẩy được ghi trong sách Lêvi : “Luật cho phụ nữ sinh trai hay gái” (Lv 12, 6-8). Ông Symêon người công chính và mộ đạo, được Thánh Thần linh báo cho biết, ông sẽ không thấy cái chết trước khi gặp Đức Kitô. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền, được Thần Khí thúc đẩy, hôm đó ông lên Đền Thánh, gặp gỡ Hài Nhi trên tay, ẵm trên tay và chào là ” Ánh Sáng muôn dân ” (Lc 2, 32).
Trong ngày này, Giáo hội ca vang “Vui lên, hỡi Đức Trinh Nữ Mẹ Chúa Trời, Đấng đầy ân sủng, vì từ lòng Mẹ đã sinh ra Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt Trời công chính, Ánh Sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối. Vui lên, hỡi cụ Symêon, người công chính, vì chính cụ đã bồng ẵm Đấng giải thoát muôn dân, cho muôn dân tham dự vào sự Phục sinh của Người “(x. Phụng vụ Byzantine).
Tại sao Con Thiên Chúa lại phải dâng cho Thiên Chúa và Đức Maria trinh khiết vẹn tuyền phải chịu thanh tẩy?
Theo thánh Dimitri de Rostov: “Mẹ Thiên Chúa tiến vào Đền Thánh vâng theo Luật Chúa, tay bồng ẵm chính Đấng là Lề Luật. Mẹ là Đấng vô tội, tinh tuyền không tì vết đến xin điều mà Mẹ không cần là thanh tẩy. Mẹ không nhận lãnh sự khoái lạc sung sướng của phu quân, đã sinh con mà không đau đớn, Mẹ được gìn giữ tinh tuyền không tì vết trước khi sinh và sau khi sinh Đấng là nguồn suối trong sạch, há Mẹ lại không tinh sạch sao? Đức Kitô đã sinh ra từ lòng Mẹ! Quả không bị hư hoại bởi cây, cây không bị nhơ bẩn bởi quả : Đức Trinh Nữ Rất Thánh vẫn trinh khiết vẹn tuyền sau khi sinh hạ Đức Kitô, Con lòng Mẹ. Mặt Trời công chính không làm tổn thương sự đồng trinh của Mẹ. Lẽ thường, máu không làm ô uế Cửa thiên đàng theo luật tự nhiên, Thiên Chúa ngập tràn ánh sáng thần linh đã vượt qua Cửa này, gìn giữ sự đồng trinh của Mẹ“.
Thánh Phaolô nói: “Vậy bởi vì con cái có chung máu thịt với nhau, thì phần Ngài, giống y như vậy, các điều ấy Ngài cũng đã thông chia, để giải thoát những kẻ vì sợ chết mà suốt cả bình sinh sa vòng nô lệ“ (Dt 2,14-15). Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: ” Vì thiết tưởng không phải Thiên Thần được Ngài bao bọc, nhưng Ngài bao bọc dòng giống Abraham…Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân“ (Dt 2,16-17).
Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu không buộc phải tuân theo nghi thức này, nhưng vì khiêm nhường và cũng để cho nhân loại noi theo mà tuân giữ luật Chúa, nhất là để cứu con người Chúa Giêsu đã làm điều đó, nên lễ này được gọi là Lễ Thanh Tẩy.
Hy Tế Cứu Chuộc
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, mà chúng ta cử hành ngày 02 tháng 01 có một vị trí đặc biệt: vì lễ này loan báo Hy Tế Cứu Chuộc mang lại ơn cứu độ sau này. Đức Maria và thánh Giuse bồng Chúa Giêsu trên tay, dù là Con Thiên Chúa, Đấng giầu sang phú quí để dâng vào Đền Thánh với của lễ đơn sơ là “cặp bồ câu non“! Đây là lần đầu tiên loan báo về Hy Tế Thánh. Chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người mạc khải cho chúng ta, việc dâng hiến này ám chỉ tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua trung gian cần thiết của Đức Trinh Nữ Maria đồng công cứu chuộc. Đây là Hy Tế đền tội hoàn hảo duy nhất cứu chuộc nhân loại. Lễ này là “bản lề” chuyển tiếp giữa hai mầu nhiệm Nhập Thể (Truyền tin) và Cứu Chuộc (Phục Sinh). Chúa Giêsu đến trần gian (Nhập thể), để (Cứu chuộc) chúng ta.
Sao lại làm phép nến và rước nến hay gọi là Lễ Nến?
Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.
Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Lời của cụ già Symêon nói : “Đó là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân” (Lc 2, 32). Quả thật, hôm nay ai trong chúng ta cầm nến sáng trong tay mà không nhớ tới ngày cụ già Symêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu, Ngôi Lời trong xác phàm, là Ánh Sáng. Chính cụ là ngọn lửa cháy sáng, chứng nhân của ánh sáng, khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, cụ đã làm chứng rằng Hài Nhi Giêsu là Tình Yêu và là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân.
Vậy hôm nay, chúng ta hãy nhìn cây nến cháy sáng tên tay cụ già Symêon, từ ánh sáng đó hãy thắp sáng cây nến của chúng ta…Như thế, chúng ta không những sẽ cầm ánh sáng trong tay, mà chính chúng ta là ánh sáng, ánh sáng trong lòng ta, cho đời ta, và cho mọi người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Haiti thông báo Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Haiti
Hồng Thủy
09:24 29/01/2018
Hôm Chúa Nhật 28/01/2018, Tổng thống Jovenel Moïse của Haiti đã trở về nước sau chuyến thăm Italia và gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican. Trong một cuộc họp báo ngắn tại sảnh ngoại giao ở phi trường quốc tế Các Thánh Louverture, Tổng thống Moïse đã thuật lại chuyến đi của mình.
Theo người đứng đầu quốc gia Haiti, cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong những cuộc hội kiến quan trọng nhất từ khi ông nhậm chức tổng thống từ ngày 07/02/2017. Ông nói: “Cần phải biết ý nghĩa của việc gặp Đức Giáo Hoàng. Ngài không phải là một nhân vật bình thường như tất cả chúng ra. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết tất cả những đau khổ và nỗi đau mà thế giới đang trải qua.”
Tổng thống Moïse cho biết ông đã thảo luận nhiều đề tài với Đức Thánh Cha, kể cả chuyến viếng thăm Haiti. Ông nói: “Chuyến viếng thăm Haiti cuối cùng của một vị Giáo hoàng là vào tháng 03/1983. Tôi đã yêu cầu để Haiti có thể có chuyến viếng thăm quan trọng của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi đã làm việc về thời gian nhưng mà chưa đạt được thỏa thuận. Các vị lãnh đạo Công Giáo ở Haiti sẽ hội đàm với giới chức Vatican để thông báo thời gian với chúng ta trong thời gian sắp tới. Điều này sẽ cho phép chúng ta chuẩn bị.” Tổng thống cũng nhắc lại Vatican là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Haiti vào năm 1824.
Tổng thống Moïse đã trình bày với vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ về các vấn đề của giới trẻ Haiti. Ông nói: “Chúng ta có một dân số trẻ. Đây là một cơ hội cần được quản lý tốt để nó phục vụ như một đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự hòa nhập của thanh niên, làm thế nào để đạo đức hóa họ và để họ phục vụ đất nước.” (Le Nouvelliste 28/01/2018)
Tổng thống Moïse cho biết ông đã thảo luận nhiều đề tài với Đức Thánh Cha, kể cả chuyến viếng thăm Haiti. Ông nói: “Chuyến viếng thăm Haiti cuối cùng của một vị Giáo hoàng là vào tháng 03/1983. Tôi đã yêu cầu để Haiti có thể có chuyến viếng thăm quan trọng của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi đã làm việc về thời gian nhưng mà chưa đạt được thỏa thuận. Các vị lãnh đạo Công Giáo ở Haiti sẽ hội đàm với giới chức Vatican để thông báo thời gian với chúng ta trong thời gian sắp tới. Điều này sẽ cho phép chúng ta chuẩn bị.” Tổng thống cũng nhắc lại Vatican là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Haiti vào năm 1824.
Tổng thống Moïse đã trình bày với vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ về các vấn đề của giới trẻ Haiti. Ông nói: “Chúng ta có một dân số trẻ. Đây là một cơ hội cần được quản lý tốt để nó phục vụ như một đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự hòa nhập của thanh niên, làm thế nào để đạo đức hóa họ và để họ phục vụ đất nước.” (Le Nouvelliste 28/01/2018)
Tòa Thánh công bố Tông Hiến Veritatis Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
15:23 29/01/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi một sự “chuyển đổi mô hình sâu rộng” và một “cuộc cách mạng văn hoá đậm nét” tại các cơ sở đại học của Giáo Hội, trong một tông hiến được ban hành vào ngày 29 tháng Giêng.
Tông Hiến gồm 87 trang, có tựa đề Veritatis Gaudium (“Niềm vui Chân lý”) thay thế cho Tông hiến Sapientia Christiana, được Thánh Gioan Phaolô II công bố vào năm 1979. Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng tài liệu cũ của vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cần được “cấp tốc cập nhật dưới ánh sáng của những thay đổi trong xã hội và trong đời sống đại học”.
(Văn kiện giáo hoàng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác cung cấp các văn bằng và các chứng chỉ do Toà Thánh chấp thuận. Điều này không áp dụng trực tiếp cho hầu hết các trường cao đẳng và đại học Công Giáo, là những cơ sở giáo dục vẫn được quản trị theo những chuẩn mực quy định bởi Tông Hiến Ex Corde Ecclesiae được ban hành vào năm 1990.)
Trong Tông Hiến Veritatis Gaudium, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các cơ sở giáo dục Đại Học của Giáo Hội phải phục vụ cho nhu cầu chính yếu của Giáo Hội hôm nay, đó là “để Dân Thiên Chúa sẵn sàng bắt tay vào một giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa ‘đầy Thánh Linh’. Ngài viết rằng thách đố này đòi hỏi “một quá trình đầy quyết tâm trong việc phân định, thanh lọc, và cải tổ.”
Theo lời Đức Giáo Hoàng, nhu cầu phải có một cách tiếp cận mới là rõ ràng, dưới ánh sáng của “những thay đổi sâu xa” trong xã hội, được thể hiện rõ trong “cuộc khủng hoảng về nhân học và môi trường.”
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Trên thực tế, hàng ngày chúng ta thấy những dấu hiệu chỉ ra rằng mọi thứ đang lên đến một điểm đột phá, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự suy thoái; những điều này hiển nhiên trong các đại thảm hoạ thiên nhiên cũng như những khủng hoảng tài chính và xã hội. Nói cách khác, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi các mô hình phát triển toàn cầu và xác định lại khái niệm tiến bộ của chúng ta. Nhưng, vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Chúng ta thiếu hàng lãnh đạo có khả năng vạch ra các con đường mới”.
Để hướng dẫn phương pháp tiếp cận mới trong các cơ sở đại học của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bốn tiêu chuẩn:
- Việc trình bày “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách mới mẻ và thu hút hơn bao giờ”
- Một sự cống hiến cho “cuộc đối thoại rộng khắp” và “nền văn hoá gặp gỡ”;
- Một dấn thân cho các phương pháp học tập bên trong các bộ môn và giữa các bộ môn với nhau.
- Một sự nhấn mạnh vào “mạng lưới” với các tổ chức khác để thúc đẩy các nghiên cứu về lợi ích chung.
Tông Hiến Veritatis Gaudium bao gồm các tiêu chuẩn mới trong việc chỉ đạo các cơ sở Đại Học của Giáo Hội, được thực hiện bởi các Hội Đồng Giám Mục quốc gia dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục Công Giáo Tòa Thánh. Các chuẩn mực này đòi hỏi một sự tập trung vào các văn bản huấn quyền, với một sự chú trọng đặc biệt vào các tài liệu của Công Đồng Vatican II. Các giáo sư, Đức Giáo Hoàng nói, phải “ý thức về bổn phận của họ là thực hiện công việc của mình với sự hiệp thông hoàn toàn với Huấn Quyền thực sự của Giáo Hội, nhất là với vị Giám Mục Rôma.”
Các chuẩn định mới sẽ có hiệu lực khi các trường khai giảng năm học mới 2018-2019. Mỗi phân khoa giáo hoàng phải làm sao cho tình trạng và chương trình học của họ phù hợp với tông hiến mới và trình các kế hoạch sửa đổi cho Bộ Giáo dục Công Giáo trước ngày 8 tháng 12 năm 2019.
Source: Catholic World News New papal document seeks ‘paradigm shift’ at ecclesiastical universities
Tông Hiến gồm 87 trang, có tựa đề Veritatis Gaudium (“Niềm vui Chân lý”) thay thế cho Tông hiến Sapientia Christiana, được Thánh Gioan Phaolô II công bố vào năm 1979. Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng tài liệu cũ của vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cần được “cấp tốc cập nhật dưới ánh sáng của những thay đổi trong xã hội và trong đời sống đại học”.
(Văn kiện giáo hoàng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác cung cấp các văn bằng và các chứng chỉ do Toà Thánh chấp thuận. Điều này không áp dụng trực tiếp cho hầu hết các trường cao đẳng và đại học Công Giáo, là những cơ sở giáo dục vẫn được quản trị theo những chuẩn mực quy định bởi Tông Hiến Ex Corde Ecclesiae được ban hành vào năm 1990.)
Trong Tông Hiến Veritatis Gaudium, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các cơ sở giáo dục Đại Học của Giáo Hội phải phục vụ cho nhu cầu chính yếu của Giáo Hội hôm nay, đó là “để Dân Thiên Chúa sẵn sàng bắt tay vào một giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa ‘đầy Thánh Linh’. Ngài viết rằng thách đố này đòi hỏi “một quá trình đầy quyết tâm trong việc phân định, thanh lọc, và cải tổ.”
Theo lời Đức Giáo Hoàng, nhu cầu phải có một cách tiếp cận mới là rõ ràng, dưới ánh sáng của “những thay đổi sâu xa” trong xã hội, được thể hiện rõ trong “cuộc khủng hoảng về nhân học và môi trường.”
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Trên thực tế, hàng ngày chúng ta thấy những dấu hiệu chỉ ra rằng mọi thứ đang lên đến một điểm đột phá, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự suy thoái; những điều này hiển nhiên trong các đại thảm hoạ thiên nhiên cũng như những khủng hoảng tài chính và xã hội. Nói cách khác, điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi các mô hình phát triển toàn cầu và xác định lại khái niệm tiến bộ của chúng ta. Nhưng, vấn đề là chúng ta vẫn thiếu nền văn hoá cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Chúng ta thiếu hàng lãnh đạo có khả năng vạch ra các con đường mới”.
Để hướng dẫn phương pháp tiếp cận mới trong các cơ sở đại học của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra bốn tiêu chuẩn:
- Việc trình bày “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách mới mẻ và thu hút hơn bao giờ”
- Một sự cống hiến cho “cuộc đối thoại rộng khắp” và “nền văn hoá gặp gỡ”;
- Một dấn thân cho các phương pháp học tập bên trong các bộ môn và giữa các bộ môn với nhau.
- Một sự nhấn mạnh vào “mạng lưới” với các tổ chức khác để thúc đẩy các nghiên cứu về lợi ích chung.
Tông Hiến Veritatis Gaudium bao gồm các tiêu chuẩn mới trong việc chỉ đạo các cơ sở Đại Học của Giáo Hội, được thực hiện bởi các Hội Đồng Giám Mục quốc gia dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục Công Giáo Tòa Thánh. Các chuẩn mực này đòi hỏi một sự tập trung vào các văn bản huấn quyền, với một sự chú trọng đặc biệt vào các tài liệu của Công Đồng Vatican II. Các giáo sư, Đức Giáo Hoàng nói, phải “ý thức về bổn phận của họ là thực hiện công việc của mình với sự hiệp thông hoàn toàn với Huấn Quyền thực sự của Giáo Hội, nhất là với vị Giám Mục Rôma.”
Các chuẩn định mới sẽ có hiệu lực khi các trường khai giảng năm học mới 2018-2019. Mỗi phân khoa giáo hoàng phải làm sao cho tình trạng và chương trình học của họ phù hợp với tông hiến mới và trình các kế hoạch sửa đổi cho Bộ Giáo dục Công Giáo trước ngày 8 tháng 12 năm 2019.
Source: Catholic World News New papal document seeks ‘paradigm shift’ at ecclesiastical universities
Đức Thánh Cha viếng thăm đền thờ Thánh Sofia của người Công Giáo Đông phương Ukraine
Đặng Tự Do
16:07 29/01/2018
Lúc 4h chiều Chúa Nhật 28 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm đền thờ Thánh Sofia của người Công Giáo Đông phương Ukraine tại Rôma.
Đền thờ Thánh Sofia là một tiểu Vương Cung Thánh Đường, được xây dựng vào năm 1963, và được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thánh hiến năm 1969. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ ba viếng thăm đền thờ này. Trước ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã đến thăm đền thờ này vào năm 1984.
Nhà thờ được mô phỏng theo thiết kế của các nhà thờ Ukraine thời Trung cổ ở Kiev, và hiện là nơi thờ phượng của khoảng 14,000 người Ukraine sống trong giáo phận Rôma.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine là Giáo Hội Công Giáo tự trị lớn nhất, trong số các Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.
Sau lời chào mừng ngài của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là Tổng Giám Mục Kiev, và cũng là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trong đó ngài nhắc đến các gương sáng của Đức Hồng Y Josyp Slipyi, Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil, và Đức Hồng Y Lubomyr Husar.
Đức Thánh Cha cũng đã đến viếng và cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil. Ngài mô tả Đức Tổng Giám Mục là “một người đã làm cho tôi biết bao điều tốt đẹp”, và giải thích rằng khi còn là một cậu bé ở Á Căn Đình, vị Tổng Giám Mục đã dạy ngài “phục vụ bàn thờ trong các Thánh Lễ, đọc bảng chữ cái của anh chị em, và từ ngài tôi đã học được vẻ đẹp trong phụng vụ của anh chị em, những câu chuyện về chứng tá sống động của bao nhiêu chứng nhân đức tin đã được thử thách và tôi luyện trong cuộc bách hại vô thần tồi tệ nhất trong thế kỷ vừa qua “.
Trong bài diễn văn của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến cuộc xung đột ở Ukraine và nỗi đau của người dân ở đó. Ngài nói: “Tôi hiện diện ở đây hôm nay để nói với tất cả những người Ukraine là tôi gần gũi với các bạn: gần gũi trong trái tim tôi, trong những lời cầu nguyện của tôi và khi cử hành Thánh Lễ.”
Sau đó ngài cầu nguyện xin Chúa cho vũ khí chiến tranh bị câm nín.
Đức Thánh Cha cũng ca ngợi nhiều phụ nữ Ukraine có đức tin, lòng dũng cảm và lòng bác ái. Ngài nói “Các bạn rất quý giá và các bạn đang mang đến lời tuyên xưng Thiên Chúa cho các gia đình Ý.”
Source: Vatican News Pope to Ukrainian Greek-Catholic Church: I am close to you
Đền thờ Thánh Sofia là một tiểu Vương Cung Thánh Đường, được xây dựng vào năm 1963, và được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thánh hiến năm 1969. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ ba viếng thăm đền thờ này. Trước ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã đến thăm đền thờ này vào năm 1984.
Nhà thờ được mô phỏng theo thiết kế của các nhà thờ Ukraine thời Trung cổ ở Kiev, và hiện là nơi thờ phượng của khoảng 14,000 người Ukraine sống trong giáo phận Rôma.
Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine là Giáo Hội Công Giáo tự trị lớn nhất, trong số các Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.
Sau lời chào mừng ngài của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là Tổng Giám Mục Kiev, và cũng là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trong đó ngài nhắc đến các gương sáng của Đức Hồng Y Josyp Slipyi, Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil, và Đức Hồng Y Lubomyr Husar.
Đức Thánh Cha cũng đã đến viếng và cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Tổng Giám Mục Stephane Czmil. Ngài mô tả Đức Tổng Giám Mục là “một người đã làm cho tôi biết bao điều tốt đẹp”, và giải thích rằng khi còn là một cậu bé ở Á Căn Đình, vị Tổng Giám Mục đã dạy ngài “phục vụ bàn thờ trong các Thánh Lễ, đọc bảng chữ cái của anh chị em, và từ ngài tôi đã học được vẻ đẹp trong phụng vụ của anh chị em, những câu chuyện về chứng tá sống động của bao nhiêu chứng nhân đức tin đã được thử thách và tôi luyện trong cuộc bách hại vô thần tồi tệ nhất trong thế kỷ vừa qua “.
Trong bài diễn văn của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói đến cuộc xung đột ở Ukraine và nỗi đau của người dân ở đó. Ngài nói: “Tôi hiện diện ở đây hôm nay để nói với tất cả những người Ukraine là tôi gần gũi với các bạn: gần gũi trong trái tim tôi, trong những lời cầu nguyện của tôi và khi cử hành Thánh Lễ.”
Sau đó ngài cầu nguyện xin Chúa cho vũ khí chiến tranh bị câm nín.
Đức Thánh Cha cũng ca ngợi nhiều phụ nữ Ukraine có đức tin, lòng dũng cảm và lòng bác ái. Ngài nói “Các bạn rất quý giá và các bạn đang mang đến lời tuyên xưng Thiên Chúa cho các gia đình Ý.”
Source: Vatican News Pope to Ukrainian Greek-Catholic Church: I am close to you
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đàng Sau Những Cuộc “Lên Đồng”
Trần Đoan Hùng
09:36 29/01/2018
Cho dù được cắt nghĩa thế nào qua luận chứng khoa học hay viễn tượng tôn giáo, thì “hiện tượng lên đồng” hay “hiện tượng đồng bóng” của cá nhân hay của tập thể vẫn là sự biểu hiện “mất cân bằng”, thiếu quân bình, tỉnh táo, tự chủ của con người.
Thật vậy, khi “lên đồng” thì con người gần như không còn là chính mình, mà từ tâm lý, tình cảm đến thái độ ứng xử bên ngoài…được dẫn dắt, chỉ huy, tác động bởi một sức mạnh, quyền lực của một thực tại khác, lực lượng khác, con người khác…
Nếu hiện tượng lên đồng thường thích hợp cho một số đối tượng cá nhân có tâm lý nghiêng chiều về cảm tính, mê tín…thì cũng dễ phát sinh cho những cộng đồng, tập thể mà độ trưởng thành, chín mùi về nhân văn, giáo lý, văn hóa và chính trị vẫn còn hạn chế, lầm lạc…
Nắm được “yếu tố tâm lý” nầy, nên những tay “ma đầu tôn giáo”, những nhà độc tài và những con buôn chính trị, những tài phiệt truyền thông…đã tận dụng những xảo thuật tinh vi hay những cơ hội rất đời thường… để tạo những cuộc lên đồng ngoạn mục mà mục tiêu cuối cùng vẫn là để thỏa mãn các ý đồ của những “kẻ giật dây” chuyên nghiệp ấy.
Sau những bài diễn văn nẫy lửa hùng hồn của nhà độc tài Hitler, thanh niên Đức trăm người như một sẵn sàng xông vào chiến tranh để tàn sát mọi dân tộc khác vì chủng tộc Germany thượng đẳng. Đó không là một cuộc “lên đồng chính trị” đó sao !
Cũng vậy, trong lễ truy điệu nhà độc tài Kim Jong il của Bắc Triều Tiên, đố người dân hay anh lính nào đang tham dự mà không chịu khóc thét lên ! Một cuộc lên đồng rất đều, rất nghiêm, rất cảm động !
Nhắc tới những cuộc “lên đồng khóc” nầy thì chắc nhiều người Việt Nam vẫn còn nhớ có một “bộ phận không nhỏ” người Việt Nam đã một thời “khóc thương bác Stalin” đến độ :
“Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười…”
Trong khi đó, thế giới vẫn chưa quên sự kiện ngày 18/11/1978 tại khu rừng Jonstown Mỹ quốc : gần 1000 người thuộc giáo phái Đền Hội Chúng do Jim Jones sáng lập từ năm 1965, đã tự sát tập thể theo sự tác động và hướng dẫn của nhân vật nầy. Một cuộc “lên đồng cuồng tín” !
Tại Việt Nam thì những cuộc chen chúc dẫm đạp để được “lãnh ấn Đền Trần”, “xin xăm Chùa Hương”…cũng có thể liệt vào loại “lên đồng tập thể” mang sắc thái mê tín dị đoan !...
Rất khác với những cuộc “biểu tình chính nghĩa” hay những cuộc tập họp, cử hành lễ nghi tôn giáo tín ngưỡng chính thống luôn diễn ra trong bầu khí trật tự, thanh thản đầy nhân bản và chiều sâu tâm linh, hiện tượng “lên đồng tập thể” lại diễn ra trong bầu khí hỗn tạp, tự phát và ảnh hưởng lây lan, dẫn đến tranh đoạt, cướp bóc, xâu xé, hoặc những biểu hiện ngông cuồng, mất nết….; nếu có trật tự thì đó là cái “trật tự người máy”, không còn ý thức tự chủ cá nhân và được “phản ứng có điều kiện” như một “đàn kiến, đàn cừu” !
Trong những xã hội mà người dân đang phải đối mặt với những bất an, xói mòn niềm tin nơi hiện tại và mất phương hướng với tương lai…thì các nhà chính trị đương quyền luôn tìm cách “phát minh” hoặc hỗ trợ càng nhiều càng tốt các “hiện tượng lên đồng tập thể”; một đàng, để quần chúng tạm quên đi những thực tại khó khăn cốt yếu, một đàng lấy cớ “chưa trưởng thành, chưa đủ tầm văn hóa” để tiếp tục “xỏ mũi dẫn đi” dưới “bàn tay sắt bọc nhung” của cái thể chế độc tài đảng trị !
Tác giả Nguyễn Quang đã phê bình bài báo của Ngô Trà đăng trên Trí Thứ Trẻ : “KHÔNG THẺ TIN NỔI ! U.23 Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân bằng một chiến thắng để đời” bằng những nhận định mà nội dung có thể là câu kết luận về “hiện tượng lên đồng tập thể” của “một bộ phận không nhỏ người Việt Nam hôm nay”, như sau :
Một dân tộc bạc phúc là khi 99% dân số nghĩ rằng đá banh thắng là thắng tất cả !! Thậm chí còn cởi đồ đua xe lạng lách để ăn mừng.
Tuyệt nhiên trong đám đó, không có bất cứ đứa nào cởi trần phản đối giá xăng, thay gì không đi bão để tiết kiệm chi phí.
Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân ?? Mầy có bị điên không Ngô Trà ?? Qua Nhật qua Nam Hàn mà xem đất nước người ta đã cách xa mình bao nhiêu thế kỷ.
Khi trẻ em bên đây phải đi bán vé số, thì nước người ta đã được ăn học miễn phí.
Khi người già phải đi móc bọc, lụm ve chai thì nước người ta lấy tiền thuế để lo an sinh cho họ.
Khi hệ thống xe lửa bên đây còn đang tính ngưng thi công, thì nước người ta đã vận hành từ kiếp nào.
Khi tài xế phải nghĩ mọi cách để chống BOT thì bên Campuchia đã bỏ trạm BOT cuối cùng.
Khi đất nước này không làm nổi một con ốc vít, thì Campuchia lại một lần nữa tự sản xuất ô tô.
Khi những người dân nơi đây nghe đến chính trị là muốn đột qụy, thì Myanmar đã bắt đầu chuyển mình để phát triển sau khi chuyển từ độc tài sang dân chủ.
Và củng chính khi người dân nơi đây xuống làm loạn đường phố vì nghĩ rằng mình "vô địch", formosa vẫn ngày đêm xả thải, nợ công vẫn tiếp tục tăng, cây xanh tiếp tục bị đốn hạ, xã hội băng hoại, đạo đức thối nát, nước Việt vẫn tiếp tục đi lùi so với sự văn minh của Nhân loại.
Chỉ thắng đá banh vòng loại là lý do duy nhất để tụi mầy dám xuống đường mà đòi đặt cả châu Á dưới chân ??
Thật buồn cười !!
Ước gì đất nước ta, dân tộc ta, đằng sau những chiến thắng ngoạn mục của những trận bóng đá, những giải Cờ Vua, Toán học, Vật lý học…trên đấu trường khu vực và quốc tế, không là những “cuộc lên đồng tập thể” mang tính bày đàn kiêu căng và rỗng tuếch giá trị nhân văn, nhưng là một môi trường giáo dục chất lượng hiệu quả, là một thế hệ thanh niên trí tuệ và nhân bản, là một đội ngũ lãnh đạo có tâm có tầm, một hệ thống pháp luật nghiêm minh và dân chủ, một xã hội đạo đức nhân văn trong truyền thống văn hóa cha ông…
Có lẽ đó là một ước mơ mà người Việt Nam nào cũng có quyền hy vọng và “đáng để” hy vọng, hơn là chỉ hy vọng được “vô địch giải U.23 Châu Á vào ngày mai, 27.01.2018 !
Trần Đoan Hùng
(Những ngày cuối năm Đinh Dậu)
Thật vậy, khi “lên đồng” thì con người gần như không còn là chính mình, mà từ tâm lý, tình cảm đến thái độ ứng xử bên ngoài…được dẫn dắt, chỉ huy, tác động bởi một sức mạnh, quyền lực của một thực tại khác, lực lượng khác, con người khác…
Nếu hiện tượng lên đồng thường thích hợp cho một số đối tượng cá nhân có tâm lý nghiêng chiều về cảm tính, mê tín…thì cũng dễ phát sinh cho những cộng đồng, tập thể mà độ trưởng thành, chín mùi về nhân văn, giáo lý, văn hóa và chính trị vẫn còn hạn chế, lầm lạc…
Nắm được “yếu tố tâm lý” nầy, nên những tay “ma đầu tôn giáo”, những nhà độc tài và những con buôn chính trị, những tài phiệt truyền thông…đã tận dụng những xảo thuật tinh vi hay những cơ hội rất đời thường… để tạo những cuộc lên đồng ngoạn mục mà mục tiêu cuối cùng vẫn là để thỏa mãn các ý đồ của những “kẻ giật dây” chuyên nghiệp ấy.
Sau những bài diễn văn nẫy lửa hùng hồn của nhà độc tài Hitler, thanh niên Đức trăm người như một sẵn sàng xông vào chiến tranh để tàn sát mọi dân tộc khác vì chủng tộc Germany thượng đẳng. Đó không là một cuộc “lên đồng chính trị” đó sao !
Cũng vậy, trong lễ truy điệu nhà độc tài Kim Jong il của Bắc Triều Tiên, đố người dân hay anh lính nào đang tham dự mà không chịu khóc thét lên ! Một cuộc lên đồng rất đều, rất nghiêm, rất cảm động !
Nhắc tới những cuộc “lên đồng khóc” nầy thì chắc nhiều người Việt Nam vẫn còn nhớ có một “bộ phận không nhỏ” người Việt Nam đã một thời “khóc thương bác Stalin” đến độ :
“Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một thương ông thương mười…”
Trong khi đó, thế giới vẫn chưa quên sự kiện ngày 18/11/1978 tại khu rừng Jonstown Mỹ quốc : gần 1000 người thuộc giáo phái Đền Hội Chúng do Jim Jones sáng lập từ năm 1965, đã tự sát tập thể theo sự tác động và hướng dẫn của nhân vật nầy. Một cuộc “lên đồng cuồng tín” !
Tại Việt Nam thì những cuộc chen chúc dẫm đạp để được “lãnh ấn Đền Trần”, “xin xăm Chùa Hương”…cũng có thể liệt vào loại “lên đồng tập thể” mang sắc thái mê tín dị đoan !...
Rất khác với những cuộc “biểu tình chính nghĩa” hay những cuộc tập họp, cử hành lễ nghi tôn giáo tín ngưỡng chính thống luôn diễn ra trong bầu khí trật tự, thanh thản đầy nhân bản và chiều sâu tâm linh, hiện tượng “lên đồng tập thể” lại diễn ra trong bầu khí hỗn tạp, tự phát và ảnh hưởng lây lan, dẫn đến tranh đoạt, cướp bóc, xâu xé, hoặc những biểu hiện ngông cuồng, mất nết….; nếu có trật tự thì đó là cái “trật tự người máy”, không còn ý thức tự chủ cá nhân và được “phản ứng có điều kiện” như một “đàn kiến, đàn cừu” !
Trong những xã hội mà người dân đang phải đối mặt với những bất an, xói mòn niềm tin nơi hiện tại và mất phương hướng với tương lai…thì các nhà chính trị đương quyền luôn tìm cách “phát minh” hoặc hỗ trợ càng nhiều càng tốt các “hiện tượng lên đồng tập thể”; một đàng, để quần chúng tạm quên đi những thực tại khó khăn cốt yếu, một đàng lấy cớ “chưa trưởng thành, chưa đủ tầm văn hóa” để tiếp tục “xỏ mũi dẫn đi” dưới “bàn tay sắt bọc nhung” của cái thể chế độc tài đảng trị !
Tác giả Nguyễn Quang đã phê bình bài báo của Ngô Trà đăng trên Trí Thứ Trẻ : “KHÔNG THẺ TIN NỔI ! U.23 Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân bằng một chiến thắng để đời” bằng những nhận định mà nội dung có thể là câu kết luận về “hiện tượng lên đồng tập thể” của “một bộ phận không nhỏ người Việt Nam hôm nay”, như sau :
Một dân tộc bạc phúc là khi 99% dân số nghĩ rằng đá banh thắng là thắng tất cả !! Thậm chí còn cởi đồ đua xe lạng lách để ăn mừng.
Tuyệt nhiên trong đám đó, không có bất cứ đứa nào cởi trần phản đối giá xăng, thay gì không đi bão để tiết kiệm chi phí.
Việt Nam đặt cả châu Á dưới chân ?? Mầy có bị điên không Ngô Trà ?? Qua Nhật qua Nam Hàn mà xem đất nước người ta đã cách xa mình bao nhiêu thế kỷ.
Khi trẻ em bên đây phải đi bán vé số, thì nước người ta đã được ăn học miễn phí.
Khi người già phải đi móc bọc, lụm ve chai thì nước người ta lấy tiền thuế để lo an sinh cho họ.
Khi hệ thống xe lửa bên đây còn đang tính ngưng thi công, thì nước người ta đã vận hành từ kiếp nào.
Khi tài xế phải nghĩ mọi cách để chống BOT thì bên Campuchia đã bỏ trạm BOT cuối cùng.
Khi đất nước này không làm nổi một con ốc vít, thì Campuchia lại một lần nữa tự sản xuất ô tô.
Khi những người dân nơi đây nghe đến chính trị là muốn đột qụy, thì Myanmar đã bắt đầu chuyển mình để phát triển sau khi chuyển từ độc tài sang dân chủ.
Và củng chính khi người dân nơi đây xuống làm loạn đường phố vì nghĩ rằng mình "vô địch", formosa vẫn ngày đêm xả thải, nợ công vẫn tiếp tục tăng, cây xanh tiếp tục bị đốn hạ, xã hội băng hoại, đạo đức thối nát, nước Việt vẫn tiếp tục đi lùi so với sự văn minh của Nhân loại.
Chỉ thắng đá banh vòng loại là lý do duy nhất để tụi mầy dám xuống đường mà đòi đặt cả châu Á dưới chân ??
Thật buồn cười !!
Ước gì đất nước ta, dân tộc ta, đằng sau những chiến thắng ngoạn mục của những trận bóng đá, những giải Cờ Vua, Toán học, Vật lý học…trên đấu trường khu vực và quốc tế, không là những “cuộc lên đồng tập thể” mang tính bày đàn kiêu căng và rỗng tuếch giá trị nhân văn, nhưng là một môi trường giáo dục chất lượng hiệu quả, là một thế hệ thanh niên trí tuệ và nhân bản, là một đội ngũ lãnh đạo có tâm có tầm, một hệ thống pháp luật nghiêm minh và dân chủ, một xã hội đạo đức nhân văn trong truyền thống văn hóa cha ông…
Có lẽ đó là một ước mơ mà người Việt Nam nào cũng có quyền hy vọng và “đáng để” hy vọng, hơn là chỉ hy vọng được “vô địch giải U.23 Châu Á vào ngày mai, 27.01.2018 !
Trần Đoan Hùng
(Những ngày cuối năm Đinh Dậu)
Hiện tượng Đá bóng Việt Nam-U23
Đinh Văn Tiến Hùng
13:21 29/01/2018
Cũng phấn khởi về đội bóng Việt Nam,
Nhưng lòng tôi lại cảm thấy bàng hoàng,
Vì hiện tượng trò chơi thật tốn quá !
Dù đang sống nơi xứ người xa lạ,
Phải giật mình nhìn lớp sóng cuồng điên,
Của già trẻ lớn bé bị thôi miên,
Rừng người ngất ngây như đang mê ngủ.
Nọc độc tiêm cho vết thương mưng mủ,
Biển ngữ giương cao, kèn trống khua vang,
Xe buýt hai tầng, máy bay hạng sang,
Đón chào đội tuyển trở về tỏa sáng.
Tên tuổi cầu thủ nêu cao thật choáng,
Ngay cả nơi sinh cũng được thơm lây,
Lấp cả những tên đau xót phơi bày,
Hoàng-Trường sa, Formosa chìm vào dĩ vãng.
Phô trương giả dối, gạt người mù quáng,
Trong khi người dân khổ cực nghèo nàn,
Vì mưu sinh phải trôi dạt lang thang,
Lại tiêu hàng tỉ vào việc chẳng đáng.
-Suy nghĩ nơi tôi phải chăng nông cạn ?
Không yêu quê hương dân tộc của mình.
Không muốn hỗ trợ Đất nước hồi sinh,
Ngoảnh mặt làm ngơ qua ngày đoạn tháng.
Nhưng hãy nghĩ đến bao người xứng đáng,
Quên thân mình tranh đấu cho tự do,
Nhận đau thương để dân được ấm no,
Thà chết vinh còn hơn phải sống nhục.
Những anh hùng được núi sông hun đúc,
Những anh thư được tổ quốc nêu cao,
Với khí thiêng tiên tổ dâng dạt dào,
Sao chối bỏ để chìm vào quên lãng ?
Phải chăng chính là mưu đồ Cộng đảng.
Đang biến dân ta thành những trò chơi,
Như con lật đật xoáy cuộn chơi vơi,
Bị trộn lẫn trong rừng cờ máu đỏ.
Quê Hương tôi giờ là như thế đó !
Những hình ảnh màu rực rỡ năm xưa,
Những tâm hồn sáng chói bị xóa mờ,
Xuân về, đâu còn Mùa Xuân hy vọng !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Chung Lối
Đặng Đức Cương
09:24 29/01/2018
Ảnh của Đặng Đức Cương
Yêu nhau chẳng kể đường xa
Vẫn cùng chung lối đôi ta chẳng rời.
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 29/1/2018
VietCatholic Network
02:44 29/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh truyền tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật ngày 28 tháng 1: Chúa Giê-su là Đấng có thẩm quyền trong cả lời nói lẫn việc làm.
2- Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Lý Đức Tin.
3- Đức Thánh Cha tiếp 7000 thành viên Hội Chữ Thập Đỏ Italia.
4- Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá.
5- Đức Thánh Cha bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
6- Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Tin Lành Luther Phần Lan.
7- Thánh lễ đền tạ vì việc phạm thánh một nhà thờ ở Tây Ban Nha.
8- Đức Phanxicô gửi thông điệp cho Hội Nghị Kinh Tế Thế Giới Davos.
9- Tại Davos, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố: “Nước Mỹ trên hết nhưng không có nghĩa nước Mỹ một mình, khi Mỹ phát triển thì thế giới cũng phát triển”.
10- Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles kỷ niệm 40 năm phụ trách chương trình Giáo lý song ngữ tại Giáo Phận Orange, CA.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Bài giảng cảm động của Đức Thánh Cha 28/1/2018: Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:29 29/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Stanisław Ryłko, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, hiện là Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và kinh sĩ đoàn của đền thờ.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã phân tích một kinh nguyện mà có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng biết, đó là kinh Trông Cậy.
Đức Thánh Cha nói:
Là dân Chúa trên đường lữ hành, chúng ta hiện diện nơi đây trong ngôi đền thờ của Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ làm cho đền thờ này trở thành một mái gia đình cho những người con cái như chúng ta. Cùng với các thế hệ người dân Rôma, chúng ta coi ngôi nhà từ mẫu này là mái nhà của chúng ta, là nơi chúng ta tìm thấy sự tươi mát, an ủi, bảo vệ, và nương náu. Người Kitô hữu, ngay từ đầu, đã hiểu rằng trong những lúc khó khăn và thử thách, chúng ta phải dựa vào Mẹ, như được chỉ ra bởi kinh nguyện cùng Đức Mẹ cổ xưa nhất: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng. Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Chúng ta đang tìm kiếm nơi nương náu. Các Tổ Phụ trong đức tin đã dạy rằng trong những thời khắc hỗn loạn, chúng ta phải chạy đến dưới áo Mẹ Thiên Chúa. Khi những người bị bách hại và những ai trong cơn quẫn bách tìm nương náu nơi người phụ nữ cao trọng này: chiếc áo choàng bất khả xâm phạm của Mẹ sẽ được tung ra như một dấu chỉ tiếp nhận, và mang đến sự bảo vệ. Chúng ta thấy được điều này nơi Đức Mẹ, là người phụ nữ cao trọng nhất của nhân loại. Áo choàng của Mẹ luôn rộng mở để chào đón chúng ta và tập hợp chúng ta. Kitô hữu Đông phương nhắc nhở chúng ta về điều này, với nhiều ngày lễ tán dương sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được mô tả qua một hình ảnh rất đẹp trong đó Đức Mẹ với áo choàng của mình che chở cho đàn con cái Mẹ và cho cả thế giới. Ngay cả các tu sĩ thời xa xưa cũng đã khuyên chúng ta rằng, trong những lúc gian truân, hãy nấp dưới áo Mẹ Thiên Chúa và cầu khẩn cùng Mẹ - “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” – chỉ cần lặp đi lặp lại lời nguyện này: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” chỉ cần như thế chúng ta sẽ được chở che và giúp đỡ.
Sự khôn ngoan này, đến từ phương Đông xa xôi, cũng giúp chúng ta: Mẹ bảo vệ đức tin, giữ gìn các mối quan hệ, cứu giúp chúng ta trong những lúc phong ba bão táp và gìn giữ chúng ta khỏi mọi tà ác. Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào. Nơi nào có Đức Mẹ xáo trộn không chiếm được thế thượng phong, nỗi sợ hãi không thắng thế. Ai trong chúng ta không cần đến điều này, ai trong chúng ta chẳng có lúc âu lo xao xuyến? Phong ba giông bão trong ta thường xuyên biết chừng nào, biết bao những đợt sóng của các vấn nạn chồng chất lên nhau trong khi những cơn gió lo lắng không ngừng thổi tới! Đức Maria là chiếc tàu chắc chắn giữa cơn đại hồng thủy. Các ý tưởng hay công nghệ sẽ không đem lại cho chúng ta bình an và hy vọng, nhưng chính là khuôn mặt của Mẹ, với đôi tay dịu dàng vuốt ve cuộc sống, với lớp áo chở che chúng ta. Chúng ta hãy học cách tìm nương náu, chạy đến cùng Mẹ mỗi ngày.
Lời kinh được tiếp tục với lời thỉnh cầu: “Xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện”. Khi chúng ta cầu xin Mẹ, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Có một tước hiệu của Đức Mẹ rất hay trong tiếng Hy Lạp, đó là “Grigorusa”, nghĩa là “Mẹ vội vã cầu bầu”. Tính từ “vội vã” là tính từ được thánh Luca sử dụng trong Tin Mừng để nói Đức Maria đã lên đường đi thăm bà Elizabeth như thế nào: nhanh chóng, tức khắc! Mẹ nhanh chóng cầu bầu, không chút chậm trễ, như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, khi Mẹ lập tức nói với Chúa Giêsu về nhu cầu cụ thể của những người đó: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3), không còn gì nữa! Đây là điều xảy ra mỗi lần chúng ta cầu xin Mẹ: khi hy vọng của chúng ta úa tàn, nụ cười héo hắt trên môi, sức mạnh cạn kiệt, lương tâm xao xuyến mịt mù, những khi hết còn trông cậy, Mẹ tức khắc can thiệp. Chúng ta càng thiết tha kêu cầu, Mẹ càng can thiệp nhiều hơn. Mẹ chú ý tới những truân chuyên của chúng ta. Những hỗn loạn trong cuộc sống chúng ta gần gũi với trái tim nhạy cảm của Mẹ. Và Mẹ không bao giờ khinh thường lời cầu nguyện của chúng ta; Mẹ không để ai bị thất vọng. Mẹ là một người mẹ, Mẹ không bao giờ xấu hổ vì chúng ta, Mẹ chỉ chờ đợi để có thể giúp con mình.
Câu chuyện sau có thể giúp chúng ta hiểu điều này. Bên cạnh giường bệnh, một người mẹ chăm chú nhìn con trai, đau đớn sau một tai nạn. Người mẹ luôn luôn túc trực ở đó, cả ngày lẫn đêm. Một lần kia bà mẹ phàn nàn với linh mục, bà nói: “Chúa đã chẳng cho những người mẹ chúng tôi làm được một điều!”. “Điều gì?” vị linh mục hỏi lại. Người đàn bà trả lời “Thưa cha, đó là gánh lấy nỗi đau của lũ trẻ”. Đó là trái tim của người mẹ: bà không xấu hổ vì những vết thương, vì những yếu điểm của con mình, nhưng người mẹ luôn muốn chia sẻ cùng với con. Và Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta biết làm thế nào gánh lấy những vết thương của chúng ta, an ủi, theo dõi, và chữa lành.
Lời kinh tiếp tục kêu cầu “Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ”. Chính Chúa biết rằng chúng ta cần nơi trú ẩn và sự bảo vệ giữa chập chùng những hiểm nguy. Vì thế, vào khoảnh khắc tột cùng, trên thập tự giá, Người nói với người môn đệ yêu dấu, và với tất cả các môn đệ: “Này là Mẹ con!” (Ga 19:27). Mẹ không phải là một lựa chọn, một điều tùy chọn, nhưng là giao ước của Chúa Kitô với chúng ta. Và chúng ta cần Mẹ như một người lữ hành cần được giải khát, như một em bé cần được cưu mang trong vòng tay mẹ. Thật là chí nguy cho đức tin khi chúng ta sống mà không có Mẹ, không được bảo vệ, khi chúng ta để mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như những chiếc lá cuốn theo chiều gió. Chúa biết và khuyến khích chúng ta chào đón Mẹ. Đó không phải là thứ vẽ vời thêm về mặt tinh thần, nhưng là một nhu cầu của cuộc sống. Tình yêu không phải là những vần thơ, nhưng là biết làm thế nào để sống. Bởi vì không có Mẹ chúng ta không thể là những đứa con. Và chúng ta trước hết, là những đứa con, những đứa con được yêu, những người có Chúa là Cha và Mẹ Maria là Mẹ mình.
Công đồng Vatican II dạy rằng Đức Maria là “dấu chỉ hy vọng chắc chắn và sự an ủi cho dân lữ hành của Thiên Chúa” (Tông hiến Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, VIII, V). Đó là một dấu chỉ, một dấu chỉ Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta.
Nếu chúng ta không theo dấu chỉ đó, chúng ta lạc lối. Bởi vì có một biển báo về đời sống tinh thần, mà chúng ta phải theo. Nó chỉ cho chúng ta, những người “vẫn còn lang thang giữa chập chùng những hiểm nguy và gian nan”, thấy Mẹ, là Đấng đã đạt đến mục tiêu. Còn ai hay hơn Mẹ để đi cùng chúng ta trên cuộc hành trình? Chúng ta còn đang chờ đợi điều gì? Như môn đệ dưới cây thập tự chào đón Mẹ, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19:27), chúng ta cũng vậy, từ ngôi nhà từ mẫu này chúng ta hãy rước Đức Maria về nhà chúng ta, trong trái tim chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể là người dửng dưng hay tách biệt với Mẹ, nếu không chúng ta sẽ mất đi căn tính là con cái và bản sắc của mình như một dân tộc, và chúng ta sống một thứ Kitô Giáo bao gồm các ý tưởng, các chương trình, mà không có lòng tin, không có sự dịu dàng, không có con tim. Nhưng khi không có con tim thì không có tình yêu và đức tin trở thành một câu chuyện thần tiên về những thời xa xưa. Trái lại, Mẹ bảo vệ và chuẩn bị cho con cái mình. Mẹ yêu con cái mình, bảo vệ chúng, và thế giới của chúng. Hãy tiếp rước Mẹ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, để Mẹ hiện diện thường xuyên trong gia đình của chúng ta, trong thiên đường an toàn của chúng ta. Hãy ủy thác cho Mẹ mỗi ngày. Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ trong mọi lúc âu lo. Và đừng quên quay lại để cảm ơn Mẹ.
Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ, chúng ta hãy nhìn Mẹ một cách dịu dàng và kính chào Mẹ như các Kitô hữu ở Êphêsô đã từng kính chào Mẹ. Tất cả cùng nhau chúng ta hãy kêu cầu ba lần: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế và hôm nay là ngày ra mắt công chúng. Bức tranh vẽ trên gỗ theo kiểu Byzantine này thường được đặt bên trong Đền Thờ Đức Bà Cả.
Đức Phanxicô đã rời Vatican vào ngay sáng hôm sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng và cầu nguyện trước bức ảnh này, trong đó vẽ Đức Maria, mặc một chiếc áo choàng màu xanh, bồng Chúa Hài Nhi Giêsu, đang cầm trên tay Ngài một quyển sách trang sức bằng vàng. Trước và sau mỗi chuyến tông du nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô đều đến nhà thờ này để cầu nguyện trước bức ảnh và để lại một bó hoa hồng.
Người đứng đầu viện bảo tàng Vatican, là bà Barbara Jatta, cho biết cuộc phục chế đã khám phá ra những sắc màu “tinh tế” trong khuôn mặt của Đức Maria và Chúa Giêsu, và sự sáng chói của áo choàng vàng của Chúa Hài Nhi và của áo choàng màu xanh của Đức Maria.
Việc phục chế cũng giúp các học giả xác định niên đại của bức ảnh. Theo truyền thống, bức ảnh được tin là được tìm thấy ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 5 và được chính Thánh Luca vẽ. Trong một bài viết trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican hôm thứ Năm 25 tháng Giêng, bà Jatta nói rằng niên đại thật sự có thể là trong khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.
Ngoài việc làm sạch hình ảnh và sửa chữa các vấn đề có trong các lần phục hồi trước đó, các nhà phục chế đã thực hiện một khung mới nhẹ nhàng hơn và có tay cầm để bức ảnh có thể được vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn cho các cử hành khác nhau ở các đền thờ ở Rôma nơi bức ảnh được mang đến trưng bày.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ châu Latinh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng, và với tư cách là một giám mục và một Hồng Y, ngài thường đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi Dân Rôma mỗi khi ngài về Rôma. Một bức ảnh Đức Mẹ khác mà ngài cũng mến mộ là bức “Mary Undoer of Knots” - Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt, mà ngài nhìn thấy đầu tiên trong một nhà thờ vùng Bavarian khi ngài theo học ở Đức vào những năm 1980.