Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời Sống Tâm Linh #24: Giữa Lòng Hận Thù và Tha Thứ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
09:01 30/01/2010
Đời Sống Tâm Linh # 24
GIỮA LÒNG HẬN THÙ VÀ THA THỨ
* Chuyện kể: Trong thế chiến thứ hai, Corrie Ten Boom và em gái của bà là Betsie đã bị lính Đức bắt vì tội che dấu những người Do thái. Hai người đã bị đưa đến trại tập trung của Đức quốc xã. Với sự hành hạ dã man, Betsie em bà đã chết thật đau khổ và tàn nhẫn!
Còn bà Corrie sống sót trở về, đến năm 1947 bà chia sẻ đức tin của mình trong nhà thờ ở Munich, bà nói về ơn tha tội lớn lao của Thiên Chúa cho bà và sự mình tha thứ cho người khác. Ngay sau đó, một trong số những người đã nghe bà chia sẻ tìm đến gặp bà, bà kinh hoàng nhận ra đó là một trong những tên lính Đức dã man đã hành hạ bà và người em gái Betsie. Anh ta vội chạy lại thưa với bà: Tôi đã trở thành Kitô hữu, đã nhận biết tội lỗi của mình. Anh ta liền quì xuống dang rộng hai tay xin bà tha thứ cho. Lúc đó bà Corrie phải chiến đấu mãnh liệt với những cảm xúc “giữa lòng hận thù và tha thứ”, giữa những căm phẫn trong lòng và những lời dạy của Lời Chúa, của Kinh Thánh: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5, 44)
Có lẽ trong đời, chưa bao giờ bà phải đối diện với một tình huống khó xử đến thế! Nhưng Corrie nhớ lại Lời Chúa, bà biết mình phải tha thứ, bà lặng lẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa! Xin giúp con, không có tình yêu Chúa, con không thể làm nổi sự tha thứ này.” Rồi bà dơ tay đỡ kẻ thù đứng dậy.!
* Một phút suy tư: Tha thứ lỗi lầm cho cho người khác không chỉ là một sự kêu gọi; nhưng còn là một mệnh ! Mệnh lệnh này lại được ràng buộc như một điều kiện, nếu bạn muốn được sự tha thứ của Chúa. Bạn có kẻ thù nào lớn hơn kẻ thù của cô Betsie chăng?
Hãy cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng vâng phục, vì khi cầu nguyện được là dấu chắc chắn bạn có lòng tha thứ. Hơn nữa, khi bạn nhịn nhục được là bạn đã có lòng tha thứ đi theo, vì những người hạnh hạ, làm khổ bạn cũng là con cái một Cha trên trời. Do đó, chỉ có tình yêu Chúa thật trong TÂM, mới giúp ta thực hiện điều này.
* Lời Chúa quả quyết: Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa; nhưng hãy chúc phúc. Vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi là để thừa hưởng lời chúc phúc. (I Pr 3, 9)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định
GIỮA LÒNG HẬN THÙ VÀ THA THỨ
* Chuyện kể: Trong thế chiến thứ hai, Corrie Ten Boom và em gái của bà là Betsie đã bị lính Đức bắt vì tội che dấu những người Do thái. Hai người đã bị đưa đến trại tập trung của Đức quốc xã. Với sự hành hạ dã man, Betsie em bà đã chết thật đau khổ và tàn nhẫn!
Còn bà Corrie sống sót trở về, đến năm 1947 bà chia sẻ đức tin của mình trong nhà thờ ở Munich, bà nói về ơn tha tội lớn lao của Thiên Chúa cho bà và sự mình tha thứ cho người khác. Ngay sau đó, một trong số những người đã nghe bà chia sẻ tìm đến gặp bà, bà kinh hoàng nhận ra đó là một trong những tên lính Đức dã man đã hành hạ bà và người em gái Betsie. Anh ta vội chạy lại thưa với bà: Tôi đã trở thành Kitô hữu, đã nhận biết tội lỗi của mình. Anh ta liền quì xuống dang rộng hai tay xin bà tha thứ cho. Lúc đó bà Corrie phải chiến đấu mãnh liệt với những cảm xúc “giữa lòng hận thù và tha thứ”, giữa những căm phẫn trong lòng và những lời dạy của Lời Chúa, của Kinh Thánh: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5, 44)
Có lẽ trong đời, chưa bao giờ bà phải đối diện với một tình huống khó xử đến thế! Nhưng Corrie nhớ lại Lời Chúa, bà biết mình phải tha thứ, bà lặng lẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa! Xin giúp con, không có tình yêu Chúa, con không thể làm nổi sự tha thứ này.” Rồi bà dơ tay đỡ kẻ thù đứng dậy.!
* Một phút suy tư: Tha thứ lỗi lầm cho cho người khác không chỉ là một sự kêu gọi; nhưng còn là một mệnh ! Mệnh lệnh này lại được ràng buộc như một điều kiện, nếu bạn muốn được sự tha thứ của Chúa. Bạn có kẻ thù nào lớn hơn kẻ thù của cô Betsie chăng?
Hãy cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng vâng phục, vì khi cầu nguyện được là dấu chắc chắn bạn có lòng tha thứ. Hơn nữa, khi bạn nhịn nhục được là bạn đã có lòng tha thứ đi theo, vì những người hạnh hạ, làm khổ bạn cũng là con cái một Cha trên trời. Do đó, chỉ có tình yêu Chúa thật trong TÂM, mới giúp ta thực hiện điều này.
* Lời Chúa quả quyết: Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa; nhưng hãy chúc phúc. Vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi là để thừa hưởng lời chúc phúc. (I Pr 3, 9)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định
Kiên cường để sống
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM
09:46 30/01/2010
Đời là thế, câu nói trên đầu môi chót lưỡi của nhân loại. Mà cũng đúng thật, hình như không có chuyện gì là không thể xảy ra ở đời. Vui buồn hay đau khổ, thiện ác hay sung sướng, hạnh phúc cũng ở đời. Thật sự thì Thiên Chúa không làm nên sự dữ, Ngài tạo dựng mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng cũng chính vì con người, con người đã lạm dụng tự do Thiên Chúa ban, sống ích kỉ cho những tham vọng cá nhân, do vậy mà bất hạnh không ngừng diễn ra trong cuộc sống. Cũng chỉ vì con người, hệ tại nhãn quan, lối sống và những dục vọng tồn tại nơi họ, mà ngày ngày có không biết bao nhiêu khổ đau tràn ngập thế giới.
Thật ra, nhân loại cũng không biết họ đang tìm gì, cần gì, Người cho họ sự sống thật thì họ lại từ khước, kẻ đưa họ đến diệt vong thì họ lại tin theo. Làm thế nào, làm thế nào để thế giới có thể tin nhận vào Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài để mà sống thực?
Đã đành đức tin tiên vàn là ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho con người, nhưng nó còn phụ thuộc vào sự đáp trả đích thực của họ nữa. Ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, không dành riêng cho bất kỳ một ai, thế nhưng tin nhận lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng cá vị. Ai nghe và đón nhận Ngài người ấy lãnh nhận sự sống sung mãn không bao giờ mất.
Thế nhưng, cuộc đời thật khó lường, không phải ai cũng có thể tin vào Thiên Chúa, không phải ai cũng có thể đón nhận được Lời Ngài. Đón nhận đã là một lẽ, nhưng có sống theo Lời được đón nhận hay không mới thật quan trọng. Làm thế nào để có thể sống trung thành với những gì Thiên Chúa đòi hỏi?
Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, không việc gì Ngài làm mà không vì vinh danh Thiên Chúa và mang ơn cứu độ đến cho con người. Thế nhưng tại sao Ngài vẫn không được chấp nhận, Ngài vẫn bị chê chối, bị ganh ghét và bị tẩy trừ, loại bỏ? Phải chăng Thiên Chúa của chúng ta không tốt? Hay tại vì lòng người quá tàn nhẫn bất công đã huỷ diệt Ngài.
Cũng chỉ vì ích kỉ, cũng chỉ vì tham vọng mà bất hạnh tràn ngập thế giới. Cũng chỉ vì ganh ghét, bất công, hiểu lầm, chống đối mà nhân loại khước từ Thiên Chúa. Con mắt đức tin trần thế bị mây mù của tham vọng che phủ nên không nhìn thấy ánh sáng sự sống Thiên Chúa ban tặng. Họ chối từ cũng chỉ vì không tin nhận quyền năng Ngài, cũng chỉ vì tranh chấp danh vọng, địa vị mà con người từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đức Giêsu hôm nay bị loại bỏ, từ chối danh phận, chỉ vì họ không tin nhận Ngài. Từ khước Ngài, họ còn muốn huỷ bỏ danh phận của Ngài. Không những chỉ danh phận nhưng mà còn cả đến tính mạng, không còn muốn sự hiện diện thật của Ngài trên đời. Cuộc sống là như vậy đó, khi yêu nhau, người ta dám thí cả tính mạng cho nhau, nhưng khi ganh ghét nhau, người ta không ngần ngại huỷ diệt nhau, bất chấp đúng sai, thật giả. Con người thật đáng sợ là ở chỗ đó, tiếng nói danh vọng cao hơn tiếng nói lương tâm là vậy!
Người ta hơn thua nhau cũng chỉ vì danh vọng, không muốn người khác được coi trọng hơn mình, họ bất chấp đến luân thường đạo lý để giành lấy cơ hội về mình. Thế nên, cũng chỉ vì ganh ghét, muốn loại bỏ người mà họ xem là có nguy cơ phá đổ chiếc ghế danh vọng, địa vị, họ đã loại trừ Thiên Chúa, đã loại trừ Đức Giêsu ra khỏi cuộc đời.
Không tôn trọng nhau, không khám phá ra giá trị của tha nhân, người ta dễ khinh miệt nhau, dễ chê chối, loại trừ nhau. Coi trọng mình hơn kẻ khác, người ta bất chấp tất cả, chỉ muốn giành giựt mọi thứ về cho mình. Cũng chỉ vì ích kỉ, cũng chỉ vì muốn chiếm giữ vị trí ưu việt, muốn mình hơn tha nhân mà ngày ngày nhân loại không ngừng chém giết nhau, đau khổ không biết đến khi nào mới chấm dứt? Ngày nào thế giớ mới bình yên thực sự?
Có phải thế giới ngập tràn bóng tối? Thật không phải như vậy, trong tận cùng vực thẳm tuyệt vọng vẫn còn le lói hy vọng, niềm hy vọng vào ánh sáng, một Ánh sáng sự thiện không bao giờ mất. Ánh sáng đó chính là ơn cứu độ Thiên Chúa mang đến cho con người.
Lạy Chúa, chứng kiến nhân loại đẩy xô Ngài xuống vực thẳm vì oán thù, ganh ghét, con mới hiểu lòng người thật đáng sợ chừng nào. Khả năng yêu thương của con người có thể khiến sự sống phát sinh nhưng lòng ích kỉ tham lam của họ cũng có thể vì nó mà bị nghiền nát. Nếu con người thật đáng sợ như vậy mà Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, trân trọng thì tại sao con không thể vì thế mà cố gắng sống tốt? Dù con có thế nào, dù nhân loại có đối xử thế nào với con thì vẫn còn có Thiên Chúa yêu thương. Ngài luôn gìn giữ, bảo vệ và tha thứ cho con. Nếu đã vậy, cần gì phải khóc, tại sao con lại không thể kiên cường để mà sống?!
Thật ra, nhân loại cũng không biết họ đang tìm gì, cần gì, Người cho họ sự sống thật thì họ lại từ khước, kẻ đưa họ đến diệt vong thì họ lại tin theo. Làm thế nào, làm thế nào để thế giới có thể tin nhận vào Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài để mà sống thực?
Đã đành đức tin tiên vàn là ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho con người, nhưng nó còn phụ thuộc vào sự đáp trả đích thực của họ nữa. Ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, không dành riêng cho bất kỳ một ai, thế nhưng tin nhận lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng cá vị. Ai nghe và đón nhận Ngài người ấy lãnh nhận sự sống sung mãn không bao giờ mất.
Thế nhưng, cuộc đời thật khó lường, không phải ai cũng có thể tin vào Thiên Chúa, không phải ai cũng có thể đón nhận được Lời Ngài. Đón nhận đã là một lẽ, nhưng có sống theo Lời được đón nhận hay không mới thật quan trọng. Làm thế nào để có thể sống trung thành với những gì Thiên Chúa đòi hỏi?
Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, không việc gì Ngài làm mà không vì vinh danh Thiên Chúa và mang ơn cứu độ đến cho con người. Thế nhưng tại sao Ngài vẫn không được chấp nhận, Ngài vẫn bị chê chối, bị ganh ghét và bị tẩy trừ, loại bỏ? Phải chăng Thiên Chúa của chúng ta không tốt? Hay tại vì lòng người quá tàn nhẫn bất công đã huỷ diệt Ngài.
Cũng chỉ vì ích kỉ, cũng chỉ vì tham vọng mà bất hạnh tràn ngập thế giới. Cũng chỉ vì ganh ghét, bất công, hiểu lầm, chống đối mà nhân loại khước từ Thiên Chúa. Con mắt đức tin trần thế bị mây mù của tham vọng che phủ nên không nhìn thấy ánh sáng sự sống Thiên Chúa ban tặng. Họ chối từ cũng chỉ vì không tin nhận quyền năng Ngài, cũng chỉ vì tranh chấp danh vọng, địa vị mà con người từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đức Giêsu hôm nay bị loại bỏ, từ chối danh phận, chỉ vì họ không tin nhận Ngài. Từ khước Ngài, họ còn muốn huỷ bỏ danh phận của Ngài. Không những chỉ danh phận nhưng mà còn cả đến tính mạng, không còn muốn sự hiện diện thật của Ngài trên đời. Cuộc sống là như vậy đó, khi yêu nhau, người ta dám thí cả tính mạng cho nhau, nhưng khi ganh ghét nhau, người ta không ngần ngại huỷ diệt nhau, bất chấp đúng sai, thật giả. Con người thật đáng sợ là ở chỗ đó, tiếng nói danh vọng cao hơn tiếng nói lương tâm là vậy!
Người ta hơn thua nhau cũng chỉ vì danh vọng, không muốn người khác được coi trọng hơn mình, họ bất chấp đến luân thường đạo lý để giành lấy cơ hội về mình. Thế nên, cũng chỉ vì ganh ghét, muốn loại bỏ người mà họ xem là có nguy cơ phá đổ chiếc ghế danh vọng, địa vị, họ đã loại trừ Thiên Chúa, đã loại trừ Đức Giêsu ra khỏi cuộc đời.
Không tôn trọng nhau, không khám phá ra giá trị của tha nhân, người ta dễ khinh miệt nhau, dễ chê chối, loại trừ nhau. Coi trọng mình hơn kẻ khác, người ta bất chấp tất cả, chỉ muốn giành giựt mọi thứ về cho mình. Cũng chỉ vì ích kỉ, cũng chỉ vì muốn chiếm giữ vị trí ưu việt, muốn mình hơn tha nhân mà ngày ngày nhân loại không ngừng chém giết nhau, đau khổ không biết đến khi nào mới chấm dứt? Ngày nào thế giớ mới bình yên thực sự?
Có phải thế giới ngập tràn bóng tối? Thật không phải như vậy, trong tận cùng vực thẳm tuyệt vọng vẫn còn le lói hy vọng, niềm hy vọng vào ánh sáng, một Ánh sáng sự thiện không bao giờ mất. Ánh sáng đó chính là ơn cứu độ Thiên Chúa mang đến cho con người.
Lạy Chúa, chứng kiến nhân loại đẩy xô Ngài xuống vực thẳm vì oán thù, ganh ghét, con mới hiểu lòng người thật đáng sợ chừng nào. Khả năng yêu thương của con người có thể khiến sự sống phát sinh nhưng lòng ích kỉ tham lam của họ cũng có thể vì nó mà bị nghiền nát. Nếu con người thật đáng sợ như vậy mà Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương, trân trọng thì tại sao con không thể vì thế mà cố gắng sống tốt? Dù con có thế nào, dù nhân loại có đối xử thế nào với con thì vẫn còn có Thiên Chúa yêu thương. Ngài luôn gìn giữ, bảo vệ và tha thứ cho con. Nếu đã vậy, cần gì phải khóc, tại sao con lại không thể kiên cường để mà sống?!
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 15 - Phương Pháp Giải Thích Thánh Kinh Theo Linh Đạo
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:28 30/01/2010
Học Thánh Kinh không phải chỉ để biết về Thánh Kinh như những học giả, hay để khoe khoang. Mục đích của việc học Thánh Kinh là để hiểu biết Thiên Chúa và hiệp thông với Ngài. Trong bài 5 khi bàn về Lời Chúa trong Đời Sống Kitô hữu, chúng ta đã nói qua về lectio divina. Lection divina là phương pháp đọc Thánh Kinh nhằm mục đich hiệp thông với Thiên Chúa và gia tăng sự hiểu biết về Lời Chúa. Đó là một cách cầu nguyện bằng Thánh Kinh mà trong đó một người phải học, suy đi nghĩ lại, lắng nghe và cầu nguyện bằng Lời Thiên Chúa. Phương pháp này đã được dùng ngay từ đầu thế kỷ thứ 3. Đến thế kỷ thứ 6, nó đã trở thành thông dụng nhờ Thánh Bênêđictô. Mục đích của lectio divina là giúp chúng ta tìm thấy và đối thoại với Thiên Chúa trong Thánh Kinh, và nhờ đó chúng ta cũng tìm thấy Thiên Chúa trong thiên nhiên và tha nhân.
Đại Cương về Phương Pháp Linh Đạo
Khi đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh, người ta đi qua nghĩa văn tự của bản văn Thánh Kinh mà đến nghĩa thiêng liêng. Theo tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1994, nghĩa văn tự của Thánh Kinh không phải là nghĩa đen như lối hiểu biết của phái Cơ Bản, nhưng là nghĩa được diễn tả cách trực tiếp bởi các thánh sử, một nghĩa được hiểu theo phương pháp phân tích lịch sử và văn chương của bản văn. Nghĩa thiêng liêng được hiểu là “nghĩa được diễn tả bởi bản văn Thánh Kinh khi đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong khung cảnh của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ Mầu Nhiệm ấy” (GTTKTHT II, B.2)
Như thế, có một phạm vi linh đạo trong của các bản văn Thánh Kinh, và người ta có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng khi đi vào phạm vi này. Trong khi một người đi vào phạm vi lịch sử qua việc học hỏi và điều nghiên lịch sử, thì người khác có thể đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh qua Niềm Tin vào Đức Kitô và mở lòng ra đón nhận ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Phải, nếu có những phương pháp để nghiên cứu Thánh Kinh theo lịch sử, thì cũng có phương pháp đọc Thánh Kinh giúp cho người đọc đi vào ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Đương nhiên là phương pháp đưa một người vào vòng ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần và đi sâu vào những cảm nghiệm của đời sống mới trong Đức Kitô phải rất khác các phương pháp đọc Thánh Kinh khác. Phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo này được truyền thống Công Giáo gọi là lectio divina.
Từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh qua phương pháp lectio divina. Ngày 16 tháng 9, 2005, ĐTC đã nói rằng: “Nếu việc thực hành lectio divina được phổ biến cách hiệu quả, cha xác tín rằng nó sẽ đem đến cho Hội Thánh một Mùa Xuân thiêng liêng”.
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa được tổ chức tại Rôma vào thang mười năm 2008, các Nghị Phụ đã nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện theo phương pháp lectio divina. Và các ngài tóm tắt trong sứ điệp gửi toàn thể dân Chúa khi kết thúc Thượng Hội Đồng như sau:
“Cột trụ thứ ba của ngôi nhà thiêng liêng của Hội Thánh, ngôi nhà của Lời Chúa, được tạo thành bởi cầu nguyện, được dệt “bằng Thánh Vịnh và thánh thi và bằng thánh ca được linh hứng” như Thánh Phaolô nhắc nhở (Col 3:16). Điều tự nhiên là chỗ đứng ưu tiên của Phụng Vụ Giờ Kinh (Kinh Nhật Tụng), lời cầu nguyện ưu tú của Hội Thánh nhằm mục đích đem lại nhịp điệu cho những ngày và mùa của năm Kitô giáo, cung cấp thức ăn tinh thần cho các tín hữu, nhất là nhờ việc hát Thánh Vịnh. Bên cạnh lời cầu nguyện này và việc cộng đoàn cử hành Lời Chúa, truyền thống đã đưa ra việc thực hành lectio divina (Đọc Lời Chúa), là một cách vừa đọc Thánh Kinh vừa cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần, một cách có thể mở ra cho các tín hữu kho tàng của Lời Chúa, và cũng tạo ra một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, Lời sống động của Thiên Chúa.” (số 9)
Phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh theo lectio divina có 4 giai đoạn:
1. Lectio (Đọc) -- Chậm rãi đọc bản văn với sự chú ý và tâm hồn cùng đầu óc cởi mở. Việc đọc này sẽ gợi lên câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết đúng về nội dung thật sự của đoạn văn: Đoạn văn Thánh Kinh này tự nó muốn nói gì?
2. Meditatio (Suy Niệm) -- Suy niện về đoạn Thánh Kinh vừa đọc; tập trung tư tưởng vào đoạn Thánh Kinh ấy; đi vào đoạn Thánh Kinh bằng trí tưởng tượng, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong Thánh Kinh. Rồi sau đó tự hỏi mình những câu hỏi như: Đoạn văn Thánh Kinh này muốn nói gì với tôi?
3. Oratio (Cầu Nguyện) -- Đáp lại lời bạn vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Thánh Kinh; nhập cuộc đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả đoạn Thánh Kinh này. Lúc này chúng ta có thể tự hỏi mình một câu hỏi khác: Tôi phải thưa gì với Chúa để đáp lại Lời Ngài?
4. Contemplatio (Chiêm Nghiệm) -- Im lặng. Hiện diện. Kính mến. Kết hợp. (Đây là mục đích của việc đọc Thánh Kinh theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng. Trong chiêm niệm chúng ta đón nhận, như hồng ân của Thiên Chúa, một cái nhìn trong việc xét lại thực trạng của mình và tự hỏi: Chúa muốn tôi phải hoán cải trí khôn, tâm hồn và đời sống cách nào?
Tác giả về linh đạo, Á Thánh Columba Marmion, tóm tắt bốn giai đoạn của lectio divina như sau:
Chúng ta đọc (lectio)
Dưới đôi mắt của Thiên Chúa (meditatio)
Cho đến khi Ngài chạm đến tâm hồn chúng ta (oratio)
Và nó bùng cháy lên (contemplatio)
[Trích dẫn từ Thelma Hall trong Too Deep for Words: Rediscovering Lectio Divina, (Paulist, 1988) tr. 44 ]
Sự cần thiết của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Linh Đạo
Trong giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo, chỉ học Thánh Kinh qua sách vở hay trường học mà thôi thì không thể hiểu được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà phải cầu nguyện. Cần phải cầu nguyện xin ơn Chúa thì mới hiểu được các câu trong Thánh Kinh. Chúng ta không thể hiểu các bản văn Thánh Kinh này một cách hoàn toàn trong phạm vi lịch sử và văn chương được, vì các bản văn ấy cũng thuộc về phạm vi tinh thần. Cách sách này tuy lúc nào cũng thuộc về thế giới của chúng ta, nhưng phải được đọc như do trời ban xuống, siêu vượt dương gian, như là một sự truyền thông và tự tỏ mình ra của Thiên Chúa. Trong diễn từ trước Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1974 Đức Thánh Cha Phaolô VI ghi chú sự giới hạn của việc nghiên cứu Thánh Kinh theo kinh viện và sự cần thiết của việc mở tâm trí ra đón nhận sứ điệp của Thiên Chúa: “Cần phải có một sự mở lòng thật sự tuyệt đối với Mầu Nhiệm của Thiên Chúa Tình Yêu, nếu không nhà chú giải sẽ mãi mãi bị mù mờ trong tối tăm bất kể trình độ thức giả của người ấy.”
Điều đáng ghi chú là năm 1943, Đức Thánh Cha Piô XII đã dùng lời khuyên của Thánh Augustinô để kết luận Tông Thư Divino Afflante Spiritu, một Tông Thư khuyến khích việc dùng phương pháp lịch sử và văn chương để nghiên cứu Thánh Kinh, rằng: “Vậy, các nhà chú giải các Lời Sấm của Thiên Chúa hãy chăm chỉ thi hành công việc thánh này với tất cả tâm hồn của họ. ‘Là họ hãy cầu nguyện để họ có thể hiểu.’"
Sự cần thiết của việc đọc Thánh Kinh theo linh đạo được bén rễ sâu trong sự hiểu biết của Hội Thánh về Thánh Kinh như là phương tiện truyền thông của Thiên Chúa: “Bởi vì trong các sách thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái Ngài và ngỏ lời với họ. Đó là sức mạnh và quyền năng của Lời Chúa có thể nâng đỡ và tăng cường sinh lực cho Hội Thánh, cùng ban sức mạnh Đức Tin cho con cái Hội Thánh, là lương thực cho linh hồn, mạch sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho họ” (Dei Verbum, số 22)
Giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Linh Đạo
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo về việc giải thích Thánh Kinh thường cảnh giac chúng ta về việc lạm dụng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo mà đi đến các giải thích chủ quan hoặc ước đoán, với đặc tính là đi quá xa chủ đích của tác giả trong mọi chi tiết của các câu Thánh Kinh. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh cảnh cáo tất cả những giải thích xa lạ với chủ ý đầu tiên của các thánh sử. Người ta có thể tìm thấy ý nghĩa đầy đủ và thâm sâu hơn của các câu Kinh Thánh trong lịch sử cứu độ khi các câu này được thể hiên qua việc Chúa Giêsu xuống thế, nhưng những giải thích theo linh đạo không được tự tách rời khỏi nguồn gốc của nó mà ở đó Lời nguyên thủy của Thiên Chúa được truyền thông trong lịch sử.
Đọc Thánh Kinh theo linh đạo cũng phải tránh các giải thích theo cá nhân. Người ta phải đọc và suy niệm về Thánh Kinh trong Đức Tin của Hội Thánh. Các giải thích theo linh đạo của các Giáo Phụ và các tác giả linh đạo sau này, luôn luôn có giá trị và sáng suốt, mặc dù đôi khi các ngài dùng phép dụ ngôn quá nhiều vì các ngài giải thích Thánh Kinh theo phép loại suy Đức Tin, theo sứ điệp của toàn bộ Thánh Kinh được đọc theo truyền thống quy hướng về Đức Kitô của Hội Thánh.
Kết Luận
Có thể nói được rằng trong tất cả các phương pháp giải thích Thánh Kinh mà chúng ta đã bàn đến, phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo, đặc biệt là việc thực hành lectio divina là phương pháp hiệu nghiệm nhất trong việc giúp chúng ta gặp gỡ Đức Kitô. Thực hành phương pháp này cũng không đòi hỏi sự hiểu biết khoa học hay trí thức về Thánh Kinh cho nên dễ dàng áp dụng cho mọi người. Điều kiện cần thiết khi áp dụng phương pháp này là phải ngoan ngoãn tuân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và khiêm nhường nhìn nhận thực trạng của mình trước mặt Thiên Chúa.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, chúng ta nên lầm lẫn Phương Pháp Linh Đạo với những giải thích chủ quan về Thánh Kinh phát xuất từ trí tưởng tượng hay phỏng đoán theo lý luận của loài người. Nghĩa thiêng liêng phải dựa trên những sự kiện có thật trong Thánh Kinh, và nội dung của toàn thể Thánh Kinh. Nghĩa thiêng liêng phải quy chiếu về Đức Kitô, phải được đặt căn bản trên các mầu nhiệm cứu độ, đặc biệt là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, cùng giáo huấn của Huấn Quyền. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh kết luận rằng: “Những cách giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo, dù trong cộng đồng hay cá nhân, sẽ chỉ khám phá ra ý nghĩa thiêng liêng thật sự khi được giữ trong những phạm vi này.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Đại Cương về Phương Pháp Linh Đạo
Khi đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh, người ta đi qua nghĩa văn tự của bản văn Thánh Kinh mà đến nghĩa thiêng liêng. Theo tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1994, nghĩa văn tự của Thánh Kinh không phải là nghĩa đen như lối hiểu biết của phái Cơ Bản, nhưng là nghĩa được diễn tả cách trực tiếp bởi các thánh sử, một nghĩa được hiểu theo phương pháp phân tích lịch sử và văn chương của bản văn. Nghĩa thiêng liêng được hiểu là “nghĩa được diễn tả bởi bản văn Thánh Kinh khi đọc dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong khung cảnh của Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô và đời sống mới phát sinh từ Mầu Nhiệm ấy” (GTTKTHT II, B.2)
Như thế, có một phạm vi linh đạo trong của các bản văn Thánh Kinh, và người ta có thể tìm thấy ý nghĩa thiêng liêng khi đi vào phạm vi này. Trong khi một người đi vào phạm vi lịch sử qua việc học hỏi và điều nghiên lịch sử, thì người khác có thể đi vào phạm vi linh đạo của Thánh Kinh qua Niềm Tin vào Đức Kitô và mở lòng ra đón nhận ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Phải, nếu có những phương pháp để nghiên cứu Thánh Kinh theo lịch sử, thì cũng có phương pháp đọc Thánh Kinh giúp cho người đọc đi vào ý nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh. Đương nhiên là phương pháp đưa một người vào vòng ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần và đi sâu vào những cảm nghiệm của đời sống mới trong Đức Kitô phải rất khác các phương pháp đọc Thánh Kinh khác. Phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo này được truyền thống Công Giáo gọi là lectio divina.
Từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc cầu nguyện bằng Thánh Kinh qua phương pháp lectio divina. Ngày 16 tháng 9, 2005, ĐTC đã nói rằng: “Nếu việc thực hành lectio divina được phổ biến cách hiệu quả, cha xác tín rằng nó sẽ đem đến cho Hội Thánh một Mùa Xuân thiêng liêng”.
Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa được tổ chức tại Rôma vào thang mười năm 2008, các Nghị Phụ đã nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện theo phương pháp lectio divina. Và các ngài tóm tắt trong sứ điệp gửi toàn thể dân Chúa khi kết thúc Thượng Hội Đồng như sau:
“Cột trụ thứ ba của ngôi nhà thiêng liêng của Hội Thánh, ngôi nhà của Lời Chúa, được tạo thành bởi cầu nguyện, được dệt “bằng Thánh Vịnh và thánh thi và bằng thánh ca được linh hứng” như Thánh Phaolô nhắc nhở (Col 3:16). Điều tự nhiên là chỗ đứng ưu tiên của Phụng Vụ Giờ Kinh (Kinh Nhật Tụng), lời cầu nguyện ưu tú của Hội Thánh nhằm mục đích đem lại nhịp điệu cho những ngày và mùa của năm Kitô giáo, cung cấp thức ăn tinh thần cho các tín hữu, nhất là nhờ việc hát Thánh Vịnh. Bên cạnh lời cầu nguyện này và việc cộng đoàn cử hành Lời Chúa, truyền thống đã đưa ra việc thực hành lectio divina (Đọc Lời Chúa), là một cách vừa đọc Thánh Kinh vừa cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần, một cách có thể mở ra cho các tín hữu kho tàng của Lời Chúa, và cũng tạo ra một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, Lời sống động của Thiên Chúa.” (số 9)
Phương pháp cầu nguyện bằng Thánh Kinh theo lectio divina có 4 giai đoạn:
1. Lectio (Đọc) -- Chậm rãi đọc bản văn với sự chú ý và tâm hồn cùng đầu óc cởi mở. Việc đọc này sẽ gợi lên câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết đúng về nội dung thật sự của đoạn văn: Đoạn văn Thánh Kinh này tự nó muốn nói gì?
2. Meditatio (Suy Niệm) -- Suy niện về đoạn Thánh Kinh vừa đọc; tập trung tư tưởng vào đoạn Thánh Kinh ấy; đi vào đoạn Thánh Kinh bằng trí tưởng tượng, tự đặt mình vào biến cố hay sứ điệp trong Thánh Kinh. Rồi sau đó tự hỏi mình những câu hỏi như: Đoạn văn Thánh Kinh này muốn nói gì với tôi?
3. Oratio (Cầu Nguyện) -- Đáp lại lời bạn vừa đọc như là một thông điệp Thiên Chúa gửi đến; hướng tâm hồn về Đấng đang nói với bạn qua đoạn Thánh Kinh; nhập cuộc đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa là Tác Giả đoạn Thánh Kinh này. Lúc này chúng ta có thể tự hỏi mình một câu hỏi khác: Tôi phải thưa gì với Chúa để đáp lại Lời Ngài?
4. Contemplatio (Chiêm Nghiệm) -- Im lặng. Hiện diện. Kính mến. Kết hợp. (Đây là mục đích của việc đọc Thánh Kinh theo phương pháp thiêng liêng, một mục đích mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến, vì chúng ta có thể chuẩn bị, nhưng điều tối hậu chúng ta chỉ có thể nhận được là một món quà ân sủng. Trong chiêm niệm chúng ta đón nhận, như hồng ân của Thiên Chúa, một cái nhìn trong việc xét lại thực trạng của mình và tự hỏi: Chúa muốn tôi phải hoán cải trí khôn, tâm hồn và đời sống cách nào?
Tác giả về linh đạo, Á Thánh Columba Marmion, tóm tắt bốn giai đoạn của lectio divina như sau:
Chúng ta đọc (lectio)
Dưới đôi mắt của Thiên Chúa (meditatio)
Cho đến khi Ngài chạm đến tâm hồn chúng ta (oratio)
Và nó bùng cháy lên (contemplatio)
[Trích dẫn từ Thelma Hall trong Too Deep for Words: Rediscovering Lectio Divina, (Paulist, 1988) tr. 44 ]
Sự cần thiết của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Linh Đạo
Trong giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo, chỉ học Thánh Kinh qua sách vở hay trường học mà thôi thì không thể hiểu được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà phải cầu nguyện. Cần phải cầu nguyện xin ơn Chúa thì mới hiểu được các câu trong Thánh Kinh. Chúng ta không thể hiểu các bản văn Thánh Kinh này một cách hoàn toàn trong phạm vi lịch sử và văn chương được, vì các bản văn ấy cũng thuộc về phạm vi tinh thần. Cách sách này tuy lúc nào cũng thuộc về thế giới của chúng ta, nhưng phải được đọc như do trời ban xuống, siêu vượt dương gian, như là một sự truyền thông và tự tỏ mình ra của Thiên Chúa. Trong diễn từ trước Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh năm 1974 Đức Thánh Cha Phaolô VI ghi chú sự giới hạn của việc nghiên cứu Thánh Kinh theo kinh viện và sự cần thiết của việc mở tâm trí ra đón nhận sứ điệp của Thiên Chúa: “Cần phải có một sự mở lòng thật sự tuyệt đối với Mầu Nhiệm của Thiên Chúa Tình Yêu, nếu không nhà chú giải sẽ mãi mãi bị mù mờ trong tối tăm bất kể trình độ thức giả của người ấy.”
Điều đáng ghi chú là năm 1943, Đức Thánh Cha Piô XII đã dùng lời khuyên của Thánh Augustinô để kết luận Tông Thư Divino Afflante Spiritu, một Tông Thư khuyến khích việc dùng phương pháp lịch sử và văn chương để nghiên cứu Thánh Kinh, rằng: “Vậy, các nhà chú giải các Lời Sấm của Thiên Chúa hãy chăm chỉ thi hành công việc thánh này với tất cả tâm hồn của họ. ‘Là họ hãy cầu nguyện để họ có thể hiểu.’"
Sự cần thiết của việc đọc Thánh Kinh theo linh đạo được bén rễ sâu trong sự hiểu biết của Hội Thánh về Thánh Kinh như là phương tiện truyền thông của Thiên Chúa: “Bởi vì trong các sách thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái Ngài và ngỏ lời với họ. Đó là sức mạnh và quyền năng của Lời Chúa có thể nâng đỡ và tăng cường sinh lực cho Hội Thánh, cùng ban sức mạnh Đức Tin cho con cái Hội Thánh, là lương thực cho linh hồn, mạch sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho họ” (Dei Verbum, số 22)
Giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Linh Đạo
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo về việc giải thích Thánh Kinh thường cảnh giac chúng ta về việc lạm dụng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo mà đi đến các giải thích chủ quan hoặc ước đoán, với đặc tính là đi quá xa chủ đích của tác giả trong mọi chi tiết của các câu Thánh Kinh. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh cảnh cáo tất cả những giải thích xa lạ với chủ ý đầu tiên của các thánh sử. Người ta có thể tìm thấy ý nghĩa đầy đủ và thâm sâu hơn của các câu Kinh Thánh trong lịch sử cứu độ khi các câu này được thể hiên qua việc Chúa Giêsu xuống thế, nhưng những giải thích theo linh đạo không được tự tách rời khỏi nguồn gốc của nó mà ở đó Lời nguyên thủy của Thiên Chúa được truyền thông trong lịch sử.
Đọc Thánh Kinh theo linh đạo cũng phải tránh các giải thích theo cá nhân. Người ta phải đọc và suy niệm về Thánh Kinh trong Đức Tin của Hội Thánh. Các giải thích theo linh đạo của các Giáo Phụ và các tác giả linh đạo sau này, luôn luôn có giá trị và sáng suốt, mặc dù đôi khi các ngài dùng phép dụ ngôn quá nhiều vì các ngài giải thích Thánh Kinh theo phép loại suy Đức Tin, theo sứ điệp của toàn bộ Thánh Kinh được đọc theo truyền thống quy hướng về Đức Kitô của Hội Thánh.
Kết Luận
Có thể nói được rằng trong tất cả các phương pháp giải thích Thánh Kinh mà chúng ta đã bàn đến, phương pháp giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo, đặc biệt là việc thực hành lectio divina là phương pháp hiệu nghiệm nhất trong việc giúp chúng ta gặp gỡ Đức Kitô. Thực hành phương pháp này cũng không đòi hỏi sự hiểu biết khoa học hay trí thức về Thánh Kinh cho nên dễ dàng áp dụng cho mọi người. Điều kiện cần thiết khi áp dụng phương pháp này là phải ngoan ngoãn tuân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và khiêm nhường nhìn nhận thực trạng của mình trước mặt Thiên Chúa.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, chúng ta nên lầm lẫn Phương Pháp Linh Đạo với những giải thích chủ quan về Thánh Kinh phát xuất từ trí tưởng tượng hay phỏng đoán theo lý luận của loài người. Nghĩa thiêng liêng phải dựa trên những sự kiện có thật trong Thánh Kinh, và nội dung của toàn thể Thánh Kinh. Nghĩa thiêng liêng phải quy chiếu về Đức Kitô, phải được đặt căn bản trên các mầu nhiệm cứu độ, đặc biệt là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, cùng giáo huấn của Huấn Quyền. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh kết luận rằng: “Những cách giải thích Thánh Kinh theo Linh Đạo, dù trong cộng đồng hay cá nhân, sẽ chỉ khám phá ra ý nghĩa thiêng liêng thật sự khi được giữ trong những phạm vi này.”
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Tình Yêu và Trách Nhiệm - Bài 11: Việc Ngừa Thai Phá Hủy Tình Yêu Thế Nào?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:51 30/01/2010
Tiếp theo bài “Người Nam, Người Nữ và Việc Âu Yếm”
Trong sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, Cha Karol Wojtyla – sau này là ĐTC Gioan Phaolô II - giải thích rằng tại sao việc dùng thuốc ngừa thai không những chỉ là điều vô luân mà còn có thể hủy hoại tình yêu giữa hai vợ chồng trong hôn nhân. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến bốn điểm chính được trích ra từ suy tư của ngài về đề tài này.
Chấp Nhận Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ
Trước hết, ĐTC nhấn mạnh rằng muốn biến những quan hệ tính dục thành sự kết hợp chân chính giữa hai vợ chồng, chúng phải được đi kèm bằng việc sẵn lòng chấp nhận có thể làm cha mẹ trong tâm trí và ý chí. Chỉ sự kết hợp về tính dục mà thôi chưa tự động đem lại sự kết hợp thật về tình yêu. Một cặp vợ chồng có thể có sự mật thiết về thể lý mà không có sự mật thiết sâu xa cá nhân dựa trên tình yêu, lòng tin tưởng và quyết tâm hoàn toàn hy sinh cho nhau. Một trong những yếu tố chính cần thiết để biến việc kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng thành một phương tiện xây dựng một sự kết hợp sâu xa cá nhân của tình yêu là lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể xảy ra qua những hành vi tính dục là “tôi có thể trở thành một người cha” hay “tôi có thể trở thành một người mẹ” (t. 228).
Bằng cách này, chúng ta có thể thấy rằng việc sẵn sàng đón nhận sự sống thực sự gia tăng tình yêu giữa hai vợ chồng, và còn có thể tượng trưng cho những mức độ vị tha cao quý nhất trong hôn nhân. Khi hai vợ chồng cùng nhau chấp nhận việc có thể trở thành cha mẹ, họ không còn chỉ đứng đối diện say mê nhìn nhau và nhìn sự tốt đẹp của liên hệ giữa họ, nhưng họ còn đứng ngang hàng với nhau và cùng nhau nhìn ra ngoài, về phía đời sống mới có thể phát sinh từ tình yêu của họ. Và họ đứng cạnh nhau, không những chỉ dấn thân cho những gì tốt cho nhau, mà còn cùng nhau làm việc để phục vụ đời sống mới trong tương lai. Ở đây chúng ta thấy rằng “sự quan hệ giữa hai vợ chồng không giới hạn nơi họ, nhưng cần phải kéo dài đến con người mới mà sự kết hợp của họ có thể tạo ra” (t. 227).
Chối Từ Việc Làm Cha Mẹ cũng là Chối Từ Người Phối Ngẫu của Mình
Thứ đến ĐTC cho chúng ta thấy rằng ngừa thai trong tính dục không những chỉ là chối từ khả năng trở thành cha mẹ, mà còn một cách nào đó là khước từ người bạn trăm năm của mình. Nó làm cho việc kết hợp thể xác trong giao hợp vợ chồng khó được thăng hoa thành một sự kết hợp tình yêu cá nhân (t. 228). Chung quy là bất cứ quan hệ tính dục nào chối từ việc có thể trở thành cha mẹ đều dựa trên những giá trị về phái tính của người kia – những bình diện của người ấy làm cho tôi sung sướng về thể lý hay tình cảm – mà không dựa trên giá trị thật của con người ấy.
Đó là tổn thương lớn nhất mà tính dục ngừa thai gây ra cho hôn nhân. Theo ĐTC thì khi hai vợ chồng cố tình chối từ việc có thể trở thành cha mẹ qua những phương tiện ngừa thai nhân tạo, thì đặc tính căn bản của liên hệ phái tính của họ thay đổi một cách bi thảm. Thay vì là một sự kết hợp trong tình yêu mà trong đó hai người sẵn sàng mở rộng tình yêu của họ bằng việc cùng nhau trở thành cha mẹ, tính dục ngừa thai chuyển hướng những quan hệ vợ chồng về phía trở thành một quan hệ thuần xác thịt giữa hai người, không nhằm một mục đích nào khác hơn là dùng quan hệ này như phương tiện để hưởng lạc thú (t. 228). Thay vì được coi là người hợp tác trong việc tạo dựng qua tình yêu, người phối ngẫu bây giờ chỉ được coi là người hợp tác trong một cảm nghiệm vui thú mà thôi.
Chẳng hạn khi một người đàn ông từ chối việc có thể cùng với vợ trở thành cha mẹ trong một hành vi hôn nhân, thì trọng tâm của kinh nghiệm của ông trong việc giao hoan trở thành đặt trọng tâm vào thú vui xác thịt. Khi người phụ nữ càng ngày càng thuần túy trở thành phương tiện cho thú vui xác dục thay vì là một người hợp tác trong việc trở thành cha mẹ tương lại thì giá trị của một người phụ nữ như một con người và cơ hội để mối liên hệ vợ chồng thêm sâu đậm phải rút lui vào hậu trường. Điều đó chẳng khác người chồng bảo vợ, “Tôi chỉ muốn thú vui giác quan từ những việc này, nhưng tôi không muốn có thể thành cha mẹ với cô."
Khi một người nam và người nữ cùng ăn nằm với một quyết định ngăn ngừa việc có thể trở thành cha hay mẹ, ý định của họ như thế đã không còn nhắm đến con người, mà chỉ nhắm đến thú vui: "con người là người đồng sáng tạo tình yêu" biến mất và và chỉ còn lại “người chung phần trong kinh nghiệm xác thịt.” Không có gì ngược lại việc làm của tình yêu bằng điều này (t 234).
Đó là lý do tại sao sẵn sàng đón nhận sự sống trong những hành động phái tính là “một điều kiện không thể thiếu được của tình yêu" (t 236). Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Khi ý nghĩ là ‘tôi có thể trở thành một người cha’, hay ‘tôi có thể trở thành một người mẹ’ hoàn toàn bị loại ra ngoài trí khôn và ý chí của hai vợ chồng, thì có thể nói cách khách quan rằng liên hệ vợ chồng chẳng còn gì ngoài thú vui xác thịt. Một người trở thành một vật dụng cho người khác dùng” (t 239).
Tiết Dục Định Kỳ
Thứ ba, trong khi cặp vợ chồng không bao giờ được phép loại trừ việc có thể trở thành cha mẹ trong việc làm tình, ĐTC Gioan Phaolô II dạy rằng họ không cần phải “muốn có con trong mọi dịp mà họ có liên hệ vợ chồng” (t. 233). Liên hệ tính dục cần thiết cho sự tốt lành của việc đào sâu liên hệ vợ chồng, chứ không phải chỉ việc sinh con.
Vì thế, như một mục tử khôn ngoan, ĐTC giải thích rằng làm sao mà một cặp vợ chồng phải sẵn sàng đón nhận việc có thể có con trong những liên hệ vợ chồng, nhưng rằng họ không cần phải ăn nằm với ý định đặc biệt là có con mỗi lần. Ngài nói chỉ cần một cặp vợ chồng bảo nhau rằng “trong việc thực thi hành động này chúng ta biết rằng chúng ta có thể trở thành cha mẹ và chúng ta sẵn sàng chấp nhận nếu điều đó xảy ra” (t. 234).
Hơn nữa, các cặp vợ chồng có thể phải đương đầu với một số hoàn cảnh mà trong đó họ muốn tránh có thai. Ở những trường hợp này, họ có thể chọn tiết dục, nhất là trong những thời kỳ mà người phụ nữ có thể có thai. ĐTC gọi thời kỳ này là "tiết dục định kỳ." (Ngày nay, nhiều người Công Giáo thực hành tiết dục định kỳ bằng cách dùng phương pháp Kế Họach Gia Đình Tự Nhiên). Bằng cách tránh hành vi tính dục trong những thời kỳ người phụ nữ có thể thụ thai, một cặp vợ chồng có thể tránh được việc có thai mà không bóp méo ý nghĩa căn bản của liên hệ vợ chồng. Như ĐTC giải thích, "một người nam hay nữ được thúc đẩy bởi một quan tâm thật sự đối với điều tốt đẹp cho gia đình họ và một ý thức trách nhiệm trưởng thành đối với việc sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, có thể giới hạn việc ăn nằm, và kiêng cữ việc ấy trong những thời kỳ mà có thể đưa đến việc thụ thai ngoài ý muốn trong những hoàn cảnh đặc biệt của đời sống hôn nhân và gia đình của họ" (t. 243).
Vẫn Sẵn Sàng Đón Nhận Sự Sống
Cuối cùng, trong khi những cặp vợ chồng Kitô hữu có thể chọn lựa việc tiết dục định kỳ, ĐTC giải thich rằng điều này “chỉ được phép với một số điều kiện” (t. 240).
Thứ nhất, ngài nói rằng điểm quan trọng nhất mà chúng ta phải quan tâm có liên hệ đến thái độ của cặp vợ chồng đối với việc sinh sản con cái. Tiết dục định kỳ có thể giúp điều hòa việc thụ thai, nhưng không được dùng nó để tránh có một gia đình. “Cho nên chúng ta không thể nói đến tiết dục như một nhân đức khi mà các vợ chồng chỉ lợi dụng những thời kỳ có thể thụ thai tự nhiên hoàn toàn để tránh việc làm cha mẹ” (t. 242).
Thứ nhì, ĐTC vạch ra rằng ích lợi của gia đình phải được thận trọng cân nhắc trước khi thực thi việc tiết dục định kỳ. Ngài ghi nhận rằng việc cho con cái có anh chị em có thể góp phần quan trọng vào việc giáo dục đứa trẻ, vì anh chị em tạo thành một cộng đồng tự nhiên giúp cho việc hình thành đứa bé. Thực ra, trong một câu nói thú vị, ĐTC Gioan Phaolô II xem ra muốn ám chỉ rằng số con lý tưởng trong một gia đình phải ít nhất là ba.
Điều rất quan trọng là con người này (đứa bé) không thể sống một mình, mà phải được một cộng đồng tự nhiên bao bọc. Người ta đôi khi bảo chúng ta rằng dạy dỗ vài đứa con chung với nhau thì dễ hơn là chỉ dạy một đứa con, và hai đứa bé không phải là một cộng đoàn mà chỉ là hai đứa bé. Định hướng việc giáo dục con cái là vai trò của cha mẹ, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, các em phải tự giáo dục mình, vì các em phát triển trong khung cảnh của một cộng đồng trẻ em, một tập thể anh chị em. (t. 242–243).
ĐTC chắc chắn không nói rằng những cha mẹ chỉ có một hoặc hai đứa con không thể nuôi nấng dạy dỗ con cái cách hoàn chỉnh được. Nhưng ngài dường như đề ra rằng có ít ra là ba đứa con tạo thành một môi trường lý tưởng hơn để nuôi nấng và dạy dỗ con cái trong một gia đình. Tại sao ngài lại nói như thế?
Thoáng nhìn, con số có vẻ độc đoán, và ngài không giải thích nhiều về điểm này. Tuy nhiên, theo những gì ngài đã nói ở những nơi khác về tình yêu, ngài có thể một phần nào dựa trên đề tài về “mối dây liên hệ giữa công ích” làm sao để cho tình yêu có nghĩa là liên kết hai người chung quanh một mục đích có ích chung mà họ cùng nhau cố gắng đạt tới [để đưa ra con số này] (x tt. 28–9). Đây rõ ràng là trường hợp trong hôn nhân, ở đó hai vợ chồng được liên kết chung quanh một lợi ích chung là đào sâu sự kết hợp và phục vụ con cái mà họ có thể có. Nhưng nó cũng là trường hợp của chính con cái khi các em có dịp cùng nhau cố gắng hướng về công ích bằng cách phục vụ những anh chị em khác trong gia đình.
Thí dụ, khi vợ tôi và tôi có cháu thứ hai, chúng tôi say mê ngắm nhìn cháu đầu lòng, Mai Liên, lớn lên trong tình yêu đứa em trai nhỏ của cháu là Phúc. Cháu muốn làm cho em cười. Cháu muốn cho em ăn. Cháu muốn phục vụ em. Và khi Phúc lớn hơn, thật là niềm vui cho chúng tôi khi chứng kiến tình yêu của cháu dành cho Mai Liên phát triển và ngắm hai cháu chơi với nhau. Trong khi giống như hầu hết các trẻ em khác, các cháu chắc chắn rằng có nhiều “giây phút không được tốt lắm” trong liên hệ với nhau, tuy vậy, Phúc và Mai Liên lớn lên cách đều đặn trong liên hệ yêu thương cá nhân giữa chị em.
Tuy nhiên, có một điều gì thay đổi quan trọng trong liên hệ của hai cháu khi chúng tôi có cháu thứ ba. Đột nhiên, ngày tháng của Mai Liên và Phúc không còn chỉ là thích thú chơi với nhau. Giờ đây các cháu cùng nhau mê mẩn với em bé mới trong nhà. Như chị và anh, Mai Liên và Phúc bắt đầu không còn chú ý đến mình nữa, nhưng hai cháu cùng nhau chú ý đến em các cháu là Trinh. Các cháu cùng nhau hát cho em. Các cháu cùng nhau cho em ăn. Các cháu cùng nhau làm cho em cười. Mai Liên và Phúc không những học để thành bạn chơi và vui vẻ với nhau mà còn cộng tác trong việc phục vụ đời sống mới ngoài hai cháu – đó là đứa em gái mới của các cháu. Đó có thể là lý do tại sao ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ba đứa con là số con tối thiểu lý tưởng trong một gia đình: Với ít nhất là ba đứacon, hai em có thể cùng làm việc với nhau để phục vụ người khác, và do đó đào sâu hơn những dịp cho các em lớn lên trong tình yêu, tình bằng hữu, và nhân đức như một cộng đoàn.
Tóm lại, ĐTC nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta nghĩ đến việc sử dụng phương pháp tiết dục định kỳ, chúng ta phải đắn đo, không nên chỉ lấy việc bảo đảm tài chánh hay sự thoải mái và cách sống mà chúng ta làm tiêu chuẩn khi muốn điều hòa sinh sản. Chúng ta phải thận trọng cân nhắc những ân phúc mà việc có thêm anh chị em mang đến cho hạnh phúc của chính con cái chúng ta, cho đời sống gia đình chúng ta nói riêng, và ngay cả cho toàn thể xã hội nói chung. ĐTC cảnh cáo những cha mẹ quyết định giới hạn số con trong gia đình, mà không đếm xỉa gì đến những lợi ích rộng rãi hơn ngoài chính mình, rằng quyết định của họ có thể sẽ gây ra những thiệt hại trầm trọng cho gia đình và xã hội.
Chính cha mẹ phải thận trọng khi họ giới hạn việc thụ thai, làm sao để đừng phương hại đến gia đình của mình hoặc xã hội nói chung, là những cơ cấu được ích lợi nhờ việc gia đình có một số con hữu hiệu nhất. Một quyết định có càng ít con càng tốt của người chồng hay ngưởi vợ, để làm cho đời sống của mình được dễ dàng, chắc chắn sẽ làm tổn thương về luân lý đến gia đình nói riêng và xã hội nói chung (t. 243).
Một lần nữa, chắc chắn có thể có những hoàn cảnh khi cách điều hòa sinh sản qua việc tiết dục định kỳ là điều cần thiết và là nhiệm vụ của cha mẹ (t. 243). Nhưng trong khi giới hạn số con, vợ chồng không bao giờ được có ý định chối từ chính nhiệm vụ làm cha mẹ. “Tiết dục định kỳ như một phương pháp điểu hoà sinh sản chỉ được phép bao lâu nó không chống lại một khuynh hướng chân thành về việc sinh sản con cái" (t. 243).
Cho nên, trong việc tiết dục định kỳ, các vợ chồng không được tìm cách “tránh có thai bằng mọi giá” (t. 243). Chúng ta cần phải nhớ hai điều. Một đàng, những cặp vợ chồng chỉ có ăn nằm trong thời gian mà ngưởi phụ nữ không thể thụ thai vẫn có thể hành động với lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể trở thành một người cha hay một người mẹ, ngay cả khi họ không muốn có thai và thực hành việc tiết dục để tránh có thai. Đằng khác, thêm vào việc giữ cho những hành vi phái tính của họ cởi mở đối với sự sống, họ phải có “một đầu óc sẵn sàng chấp nhận” đối với việc trở thành cha mẹ trong phạm vi lớn hơn của hôn nhân của họ nói chung, vì anh chị em có lợi cho trẻ em, cho gia đình, và cho toàn thể xã hội (t. 243).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo How Contraception Destroys Love by Edward P. Sri, từ số bào Jul/Aug 2006 của Lay Witness Magazine.
Trong sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, Cha Karol Wojtyla – sau này là ĐTC Gioan Phaolô II - giải thích rằng tại sao việc dùng thuốc ngừa thai không những chỉ là điều vô luân mà còn có thể hủy hoại tình yêu giữa hai vợ chồng trong hôn nhân. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến bốn điểm chính được trích ra từ suy tư của ngài về đề tài này.
Chấp Nhận Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ
Trước hết, ĐTC nhấn mạnh rằng muốn biến những quan hệ tính dục thành sự kết hợp chân chính giữa hai vợ chồng, chúng phải được đi kèm bằng việc sẵn lòng chấp nhận có thể làm cha mẹ trong tâm trí và ý chí. Chỉ sự kết hợp về tính dục mà thôi chưa tự động đem lại sự kết hợp thật về tình yêu. Một cặp vợ chồng có thể có sự mật thiết về thể lý mà không có sự mật thiết sâu xa cá nhân dựa trên tình yêu, lòng tin tưởng và quyết tâm hoàn toàn hy sinh cho nhau. Một trong những yếu tố chính cần thiết để biến việc kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng thành một phương tiện xây dựng một sự kết hợp sâu xa cá nhân của tình yêu là lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể xảy ra qua những hành vi tính dục là “tôi có thể trở thành một người cha” hay “tôi có thể trở thành một người mẹ” (t. 228).
Bằng cách này, chúng ta có thể thấy rằng việc sẵn sàng đón nhận sự sống thực sự gia tăng tình yêu giữa hai vợ chồng, và còn có thể tượng trưng cho những mức độ vị tha cao quý nhất trong hôn nhân. Khi hai vợ chồng cùng nhau chấp nhận việc có thể trở thành cha mẹ, họ không còn chỉ đứng đối diện say mê nhìn nhau và nhìn sự tốt đẹp của liên hệ giữa họ, nhưng họ còn đứng ngang hàng với nhau và cùng nhau nhìn ra ngoài, về phía đời sống mới có thể phát sinh từ tình yêu của họ. Và họ đứng cạnh nhau, không những chỉ dấn thân cho những gì tốt cho nhau, mà còn cùng nhau làm việc để phục vụ đời sống mới trong tương lai. Ở đây chúng ta thấy rằng “sự quan hệ giữa hai vợ chồng không giới hạn nơi họ, nhưng cần phải kéo dài đến con người mới mà sự kết hợp của họ có thể tạo ra” (t. 227).
Chối Từ Việc Làm Cha Mẹ cũng là Chối Từ Người Phối Ngẫu của Mình
Thứ đến ĐTC cho chúng ta thấy rằng ngừa thai trong tính dục không những chỉ là chối từ khả năng trở thành cha mẹ, mà còn một cách nào đó là khước từ người bạn trăm năm của mình. Nó làm cho việc kết hợp thể xác trong giao hợp vợ chồng khó được thăng hoa thành một sự kết hợp tình yêu cá nhân (t. 228). Chung quy là bất cứ quan hệ tính dục nào chối từ việc có thể trở thành cha mẹ đều dựa trên những giá trị về phái tính của người kia – những bình diện của người ấy làm cho tôi sung sướng về thể lý hay tình cảm – mà không dựa trên giá trị thật của con người ấy.
Đó là tổn thương lớn nhất mà tính dục ngừa thai gây ra cho hôn nhân. Theo ĐTC thì khi hai vợ chồng cố tình chối từ việc có thể trở thành cha mẹ qua những phương tiện ngừa thai nhân tạo, thì đặc tính căn bản của liên hệ phái tính của họ thay đổi một cách bi thảm. Thay vì là một sự kết hợp trong tình yêu mà trong đó hai người sẵn sàng mở rộng tình yêu của họ bằng việc cùng nhau trở thành cha mẹ, tính dục ngừa thai chuyển hướng những quan hệ vợ chồng về phía trở thành một quan hệ thuần xác thịt giữa hai người, không nhằm một mục đích nào khác hơn là dùng quan hệ này như phương tiện để hưởng lạc thú (t. 228). Thay vì được coi là người hợp tác trong việc tạo dựng qua tình yêu, người phối ngẫu bây giờ chỉ được coi là người hợp tác trong một cảm nghiệm vui thú mà thôi.
Chẳng hạn khi một người đàn ông từ chối việc có thể cùng với vợ trở thành cha mẹ trong một hành vi hôn nhân, thì trọng tâm của kinh nghiệm của ông trong việc giao hoan trở thành đặt trọng tâm vào thú vui xác thịt. Khi người phụ nữ càng ngày càng thuần túy trở thành phương tiện cho thú vui xác dục thay vì là một người hợp tác trong việc trở thành cha mẹ tương lại thì giá trị của một người phụ nữ như một con người và cơ hội để mối liên hệ vợ chồng thêm sâu đậm phải rút lui vào hậu trường. Điều đó chẳng khác người chồng bảo vợ, “Tôi chỉ muốn thú vui giác quan từ những việc này, nhưng tôi không muốn có thể thành cha mẹ với cô."
Khi một người nam và người nữ cùng ăn nằm với một quyết định ngăn ngừa việc có thể trở thành cha hay mẹ, ý định của họ như thế đã không còn nhắm đến con người, mà chỉ nhắm đến thú vui: "con người là người đồng sáng tạo tình yêu" biến mất và và chỉ còn lại “người chung phần trong kinh nghiệm xác thịt.” Không có gì ngược lại việc làm của tình yêu bằng điều này (t 234).
Đó là lý do tại sao sẵn sàng đón nhận sự sống trong những hành động phái tính là “một điều kiện không thể thiếu được của tình yêu" (t 236). Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Khi ý nghĩ là ‘tôi có thể trở thành một người cha’, hay ‘tôi có thể trở thành một người mẹ’ hoàn toàn bị loại ra ngoài trí khôn và ý chí của hai vợ chồng, thì có thể nói cách khách quan rằng liên hệ vợ chồng chẳng còn gì ngoài thú vui xác thịt. Một người trở thành một vật dụng cho người khác dùng” (t 239).
Tiết Dục Định Kỳ
Thứ ba, trong khi cặp vợ chồng không bao giờ được phép loại trừ việc có thể trở thành cha mẹ trong việc làm tình, ĐTC Gioan Phaolô II dạy rằng họ không cần phải “muốn có con trong mọi dịp mà họ có liên hệ vợ chồng” (t. 233). Liên hệ tính dục cần thiết cho sự tốt lành của việc đào sâu liên hệ vợ chồng, chứ không phải chỉ việc sinh con.
Vì thế, như một mục tử khôn ngoan, ĐTC giải thích rằng làm sao mà một cặp vợ chồng phải sẵn sàng đón nhận việc có thể có con trong những liên hệ vợ chồng, nhưng rằng họ không cần phải ăn nằm với ý định đặc biệt là có con mỗi lần. Ngài nói chỉ cần một cặp vợ chồng bảo nhau rằng “trong việc thực thi hành động này chúng ta biết rằng chúng ta có thể trở thành cha mẹ và chúng ta sẵn sàng chấp nhận nếu điều đó xảy ra” (t. 234).
Hơn nữa, các cặp vợ chồng có thể phải đương đầu với một số hoàn cảnh mà trong đó họ muốn tránh có thai. Ở những trường hợp này, họ có thể chọn tiết dục, nhất là trong những thời kỳ mà người phụ nữ có thể có thai. ĐTC gọi thời kỳ này là "tiết dục định kỳ." (Ngày nay, nhiều người Công Giáo thực hành tiết dục định kỳ bằng cách dùng phương pháp Kế Họach Gia Đình Tự Nhiên). Bằng cách tránh hành vi tính dục trong những thời kỳ người phụ nữ có thể thụ thai, một cặp vợ chồng có thể tránh được việc có thai mà không bóp méo ý nghĩa căn bản của liên hệ vợ chồng. Như ĐTC giải thích, "một người nam hay nữ được thúc đẩy bởi một quan tâm thật sự đối với điều tốt đẹp cho gia đình họ và một ý thức trách nhiệm trưởng thành đối với việc sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, có thể giới hạn việc ăn nằm, và kiêng cữ việc ấy trong những thời kỳ mà có thể đưa đến việc thụ thai ngoài ý muốn trong những hoàn cảnh đặc biệt của đời sống hôn nhân và gia đình của họ" (t. 243).
Vẫn Sẵn Sàng Đón Nhận Sự Sống
Cuối cùng, trong khi những cặp vợ chồng Kitô hữu có thể chọn lựa việc tiết dục định kỳ, ĐTC giải thich rằng điều này “chỉ được phép với một số điều kiện” (t. 240).
Thứ nhất, ngài nói rằng điểm quan trọng nhất mà chúng ta phải quan tâm có liên hệ đến thái độ của cặp vợ chồng đối với việc sinh sản con cái. Tiết dục định kỳ có thể giúp điều hòa việc thụ thai, nhưng không được dùng nó để tránh có một gia đình. “Cho nên chúng ta không thể nói đến tiết dục như một nhân đức khi mà các vợ chồng chỉ lợi dụng những thời kỳ có thể thụ thai tự nhiên hoàn toàn để tránh việc làm cha mẹ” (t. 242).
Thứ nhì, ĐTC vạch ra rằng ích lợi của gia đình phải được thận trọng cân nhắc trước khi thực thi việc tiết dục định kỳ. Ngài ghi nhận rằng việc cho con cái có anh chị em có thể góp phần quan trọng vào việc giáo dục đứa trẻ, vì anh chị em tạo thành một cộng đồng tự nhiên giúp cho việc hình thành đứa bé. Thực ra, trong một câu nói thú vị, ĐTC Gioan Phaolô II xem ra muốn ám chỉ rằng số con lý tưởng trong một gia đình phải ít nhất là ba.
Điều rất quan trọng là con người này (đứa bé) không thể sống một mình, mà phải được một cộng đồng tự nhiên bao bọc. Người ta đôi khi bảo chúng ta rằng dạy dỗ vài đứa con chung với nhau thì dễ hơn là chỉ dạy một đứa con, và hai đứa bé không phải là một cộng đoàn mà chỉ là hai đứa bé. Định hướng việc giáo dục con cái là vai trò của cha mẹ, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, các em phải tự giáo dục mình, vì các em phát triển trong khung cảnh của một cộng đồng trẻ em, một tập thể anh chị em. (t. 242–243).
ĐTC chắc chắn không nói rằng những cha mẹ chỉ có một hoặc hai đứa con không thể nuôi nấng dạy dỗ con cái cách hoàn chỉnh được. Nhưng ngài dường như đề ra rằng có ít ra là ba đứa con tạo thành một môi trường lý tưởng hơn để nuôi nấng và dạy dỗ con cái trong một gia đình. Tại sao ngài lại nói như thế?
Thoáng nhìn, con số có vẻ độc đoán, và ngài không giải thích nhiều về điểm này. Tuy nhiên, theo những gì ngài đã nói ở những nơi khác về tình yêu, ngài có thể một phần nào dựa trên đề tài về “mối dây liên hệ giữa công ích” làm sao để cho tình yêu có nghĩa là liên kết hai người chung quanh một mục đích có ích chung mà họ cùng nhau cố gắng đạt tới [để đưa ra con số này] (x tt. 28–9). Đây rõ ràng là trường hợp trong hôn nhân, ở đó hai vợ chồng được liên kết chung quanh một lợi ích chung là đào sâu sự kết hợp và phục vụ con cái mà họ có thể có. Nhưng nó cũng là trường hợp của chính con cái khi các em có dịp cùng nhau cố gắng hướng về công ích bằng cách phục vụ những anh chị em khác trong gia đình.
Thí dụ, khi vợ tôi và tôi có cháu thứ hai, chúng tôi say mê ngắm nhìn cháu đầu lòng, Mai Liên, lớn lên trong tình yêu đứa em trai nhỏ của cháu là Phúc. Cháu muốn làm cho em cười. Cháu muốn cho em ăn. Cháu muốn phục vụ em. Và khi Phúc lớn hơn, thật là niềm vui cho chúng tôi khi chứng kiến tình yêu của cháu dành cho Mai Liên phát triển và ngắm hai cháu chơi với nhau. Trong khi giống như hầu hết các trẻ em khác, các cháu chắc chắn rằng có nhiều “giây phút không được tốt lắm” trong liên hệ với nhau, tuy vậy, Phúc và Mai Liên lớn lên cách đều đặn trong liên hệ yêu thương cá nhân giữa chị em.
Tuy nhiên, có một điều gì thay đổi quan trọng trong liên hệ của hai cháu khi chúng tôi có cháu thứ ba. Đột nhiên, ngày tháng của Mai Liên và Phúc không còn chỉ là thích thú chơi với nhau. Giờ đây các cháu cùng nhau mê mẩn với em bé mới trong nhà. Như chị và anh, Mai Liên và Phúc bắt đầu không còn chú ý đến mình nữa, nhưng hai cháu cùng nhau chú ý đến em các cháu là Trinh. Các cháu cùng nhau hát cho em. Các cháu cùng nhau cho em ăn. Các cháu cùng nhau làm cho em cười. Mai Liên và Phúc không những học để thành bạn chơi và vui vẻ với nhau mà còn cộng tác trong việc phục vụ đời sống mới ngoài hai cháu – đó là đứa em gái mới của các cháu. Đó có thể là lý do tại sao ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ba đứa con là số con tối thiểu lý tưởng trong một gia đình: Với ít nhất là ba đứacon, hai em có thể cùng làm việc với nhau để phục vụ người khác, và do đó đào sâu hơn những dịp cho các em lớn lên trong tình yêu, tình bằng hữu, và nhân đức như một cộng đoàn.
Tóm lại, ĐTC nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta nghĩ đến việc sử dụng phương pháp tiết dục định kỳ, chúng ta phải đắn đo, không nên chỉ lấy việc bảo đảm tài chánh hay sự thoải mái và cách sống mà chúng ta làm tiêu chuẩn khi muốn điều hòa sinh sản. Chúng ta phải thận trọng cân nhắc những ân phúc mà việc có thêm anh chị em mang đến cho hạnh phúc của chính con cái chúng ta, cho đời sống gia đình chúng ta nói riêng, và ngay cả cho toàn thể xã hội nói chung. ĐTC cảnh cáo những cha mẹ quyết định giới hạn số con trong gia đình, mà không đếm xỉa gì đến những lợi ích rộng rãi hơn ngoài chính mình, rằng quyết định của họ có thể sẽ gây ra những thiệt hại trầm trọng cho gia đình và xã hội.
Chính cha mẹ phải thận trọng khi họ giới hạn việc thụ thai, làm sao để đừng phương hại đến gia đình của mình hoặc xã hội nói chung, là những cơ cấu được ích lợi nhờ việc gia đình có một số con hữu hiệu nhất. Một quyết định có càng ít con càng tốt của người chồng hay ngưởi vợ, để làm cho đời sống của mình được dễ dàng, chắc chắn sẽ làm tổn thương về luân lý đến gia đình nói riêng và xã hội nói chung (t. 243).
Một lần nữa, chắc chắn có thể có những hoàn cảnh khi cách điều hòa sinh sản qua việc tiết dục định kỳ là điều cần thiết và là nhiệm vụ của cha mẹ (t. 243). Nhưng trong khi giới hạn số con, vợ chồng không bao giờ được có ý định chối từ chính nhiệm vụ làm cha mẹ. “Tiết dục định kỳ như một phương pháp điểu hoà sinh sản chỉ được phép bao lâu nó không chống lại một khuynh hướng chân thành về việc sinh sản con cái" (t. 243).
Cho nên, trong việc tiết dục định kỳ, các vợ chồng không được tìm cách “tránh có thai bằng mọi giá” (t. 243). Chúng ta cần phải nhớ hai điều. Một đàng, những cặp vợ chồng chỉ có ăn nằm trong thời gian mà ngưởi phụ nữ không thể thụ thai vẫn có thể hành động với lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể trở thành một người cha hay một người mẹ, ngay cả khi họ không muốn có thai và thực hành việc tiết dục để tránh có thai. Đằng khác, thêm vào việc giữ cho những hành vi phái tính của họ cởi mở đối với sự sống, họ phải có “một đầu óc sẵn sàng chấp nhận” đối với việc trở thành cha mẹ trong phạm vi lớn hơn của hôn nhân của họ nói chung, vì anh chị em có lợi cho trẻ em, cho gia đình, và cho toàn thể xã hội (t. 243).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo How Contraception Destroys Love by Edward P. Sri, từ số bào Jul/Aug 2006 của Lay Witness Magazine.
Mẹ ươm linh mục
LM Anthony Đào quang Chính
13:49 30/01/2010
Không quá lời để nói rằng các bà mẹ đều thương con. Thỉnh thoảng báo chí có đăng tin bà này sinh xong bỏ con ngay bãi rác, khiến kiến cắn cháu bé gần chết; bà khác mê nhẩy đầm với bạn trai mới đến độ để con ở nhà qua đêm lạnh cóng, hàng xóm trông thấy nhẫn tâm không đành, gọi cảnh sát, nhưng những trường hợp đó chỉ là họa hoằn. Tuyệt đại đa số các bà mẹ đều thương con và thương con tuyệt đối.
Mẹ mong con hạnh phúc. Như một hồng ân tự nhiên, các bà mong con hạnh phúc. Nếu chẳng hơn thì ít ra cũng bằng mình. Không cần đi tìm đâu xa. Bà mẹ Việt Nam chúng ta đó. Nhịn ăn, nhịn mặc, tần tảo sớm hôm, miễn sao con khi còn bé mạnh khỏe, học hành tiến bộ là vui lắm rồi. Dưới tiểu học, con lãnh bằng ban khen từ nhà trường gửi về thì trân trọng lắm, dán ngay vào nơi “nhĩ mục quan chiêm,” mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nếu chẳng may con bị nóng đầu, sổ mũi, thì lo lắng, tìm cách cho con đi bác sĩ ngay. Con thích ăn món gì, cố gắng tìm ra cho bằng được. Nhìn con ăn ngon còn thấy hơn chính mình ăn. Con muốn uống nước ư? Chỉ cần nói “Mẹ ơi, con khát” là đang lái xe cũng cố gắng tìm chỗ mua nước ngọt, chọn đúng hiệu, đúng sở thích của con. Còn mình ư? Đi đường xa có khát khô cổ, ráng chờ thêm chút nữa, về nhà uống loong nước lấy từ chai lớn, chỉ để tiết kiệm vài mươi xu.
Lên trung học, mong sao con đừng bị bắt nạt và thua chị, kém anh. Người bản xứ sao họ lớn thế. Con mình cùng tuổi mà đứng cạnh bé tí. Không biết con mình có bị “đứa” khác “lấy thịt, đè người không?” Rồi còn tiếng Anh, tiếng u nữa. Mình dù sinh ra ở đây vẫn là ngoại quốc, cách diễn đạt sao bằng dân bản xứ. Con mình có được đối xử công bằng và đồng đều như người khác không? Thầy cô giáo có kỳ thị? Báo chí hằng ngày đăng đầy tin tức kỳ thị đấy. Bị kỳ thị như vậy, học hành cuối năm ra sao? Có ra trường xứng đáng với sự cố gắng hay không? Đấy là chưa kể các cơn cám dỗ từ bạn bè. Cứ nghe hai chữ băng đảng, cần sa, ma túy, chích choác là mẹ cứ thấy nhức cả đầu, và mong ước con ơi, đừng bao giờ, đừng bao giờ vướng vào chúng, con ơi.
Dù con có lớn khôn chừng nào, có khi hơn cả mẹ, thì trong đôi mắt mẹ, con luôn luôn là đứa con nhỏ của mẹ!
Mẹ không chỉ mong con hạnh phúc, mà còn cùng đồng hành với con trên đường đi tìm hạnh phúc. Cho nên không lấy làm lạ khi mẹ ước ao các con, đứa làm bác sĩ, đứa làm luật sư, nghĩa là những nghề nghiệp mà mẹ nghĩ con sẽ vừa được kính trọng, vừa “ăn trên, ngồi trốc,” và hạnh phúc. Trong các “nghề,” mà theo kinh nghiệm đường đời, mẹ thấy chức linh mục có giá trị hơn cả: không phải lo lắng của cải, vật chất, nhận “mọi sự” kính trọng đời này, cứu nhân độ thế. Đã vậy, đời sau lại hưởng phúc lộc cao cả trên thiên đàng. Cho nên không ngạc nhiên gì khi mẹ khuyên nhủ:
- “Đi tu đi, con ơi, ở ngoài đời khổ lắm con ạ. Nào là phải bon chen mới có miếng ăn, nào phải tranh dành mới sống.” Sau đó là một vài thí dụ cụ thể “Đấy con xem, bố sáng sớm đã phải dậy đi làm, tối mịt mới về nhà. May mà có mẹ lo lắng cho, chứ không thì giống như bác A, bác B, bác C; bác gái mới mất đấy. Cả cha lẫn con trông thật nhếch nhác. Ngoài đời khổ lắm con ơi!” Hoặc:
- “Con xem, bao nhiêu người kính trọng cha xứ. Ai cũng gọi ngài bằng cha. Của ngon vật lạ đem vào biếu cha. Tuy chỉ hy sinh không có gia đình, nhưng bù vào đấy, khối người kính trọng, yêu mến. Đi tu sướng lắm con ơi!
Con cái không dám “thắc mắc” vì thắc mắc đồng nghĩa với cãi, và thế nào cũng thành lớn chuyện: “Nhà rõ vô phúc, không có “máu” đi tu. “Nhà” đây nghĩa là đứa con không chịu đi tu, nhưng mà mẹ lại không tính mẹ vào chung với nhà. Hoặc “lười biếng, không chịu đi tu..” Đứa con “vô phúc”nào mà dám cả gan trêu ngươi “thế bố mẹ không đi tu, vậy thì có vừa lười, vừa vô phúc không?” thì chắc chắn đại chiến thế nào cũng bùng nổ. Từ chuyện đi tu sẽ chuyển sang chuyện lười biếng không đi làm; nếu đi làm thì sẽ bị coi là dốt nát vì lâu không lên lương như người khác; nếu vừa lên lương thì sẽ bị hạch hỏi là tiêu pha như phá, không biết hiếu thảo là gì. Còn nếu con không nói gì mà đánh bài “dĩ đào vi thượng sách” thì ít nhất thế nào cũng có màn thở vắn, than dài, làm mọi người trong “nhà” mất vui. Không dám hỏi, nhưng con cứ thắc mắc, tại sao bác A, bác B, bác C không có vợ thì trông nhếch nhác, còn cha không có vợ, thì không nhếch nhác và mọi người kính trọng!
Để yên lòng, mẹ muốn con đi tu ngay. Đi ngay thì hài lòng; không đi thì buồn phiền, cho rằng đó là lỗi của riêng mẹ hoặc tại nhà mình không có phúc. Đấy là chưa kể mẹ muốn con đi tu ngay vì:
- “Con ạ! Thôi đi tu đi con ơi. Khờ khạo như mày ở nhà chỉ tổ cho vợ con nó bắt nạt.” Và lại điệp khúc “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi”
Con phân vân: “Không biết các cha đi tu, có vì sợ bà vợ và mấy đứa con tương lai bắt nạt không nhỉ?” Lại thắc mắc! Cứ thắc mắc mà chẳng bao giờ dám nói. Đấy là chưa kể đến câu “Thế bố có bị mẹ bắt nạt không?” thì chắc chắn chỉ dám tự hỏi, rồi cười thầm.
Mẹ và có khi cả bố, mong muốn như vậy, cho nên ngày xưa nghe kể rằng, có người trốn nhà đi tu, bây giờ thì có người trốn nhà để khỏi đi tu, hoặc đi tu rồi không dám về, sợ bị mẹ hay bố đánh; đành đi tỵ nạn họ hàng, chờ bao giờ “tình hình chiến sự” yên ổn mới dám quay về. Đấy, chuyện tỵ nạn “chiến tranh” đã xẩy ra từ lâu chứ có phải mới đâu.
Đã thế, nhiều gia đình tưởng con tu xuất là cả một bầu trời tương lai cho con và cho gia đình xụp đổ. Mang tiếng tu xuất, ăn hại cơm nhà Đức Chúa Giời. Lậy Chúa tôi! Mai mốt có lấy vợ, lấy chồng cũng khó khăn. Ai mà chịu lấy mấy người tu xuất? Gàn dở lại ương ương. Hỡi ơi, câu truyện ông bà cố của thánh nữ Catarina đều thuộc hội “ta ru,” nghĩa là tu ra, sinh hạ 24 người con, trong đó có nữ thánh tiến sĩ, thì hình như không mấy ai nhắc nhở và ca tụng. Có lẽ sợ theo gương chăng? Nhưng không tu thì vẫn còn bao nhiêu cơ hội phục vụ Chúa và tha nhân cơ mà.
Theo thời gian, xem ra những lời khuyên như “Đi tu sướng lắm con ơi!” và “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi” không còn hiệu nghiệm. Bên Mỹ cũng như Việt Nam bây giờ đều thấy.. khác. Mẹ cũng thấy khác, cho nên lại đi vào một cực đoan: “Thôi, nó muốn làm gì thì làm.” Vào thời điểm mà “tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái lọng che thân, là cán cân công lý” và cũng vào lúc một vài nghiên cứu cho biết, sống độc thân rất dễ bị bệnh mất thăng bằng thần kinh!!! thì từ đó, mẹ đâm ra sợ, không nhắc nhở đến truyện tu trì nữa. Cho nên, chẳng ai lấy làm lạ khi các cuộc thăm dò cho biết, chỉ có khoảng 14% tân linh mục tại Hoa kỳ nói, các ngài đi tu nhờ gia đình khuyến khích. Chẳng bù cho 60 năm về trước, con số lên đến 52%. Thực ra, không có gì sai lầm với cuộc thăm dò. Đây là chuyện trà dư tửu hậu và loại “xưa rồi, Diễm ơi,” mà ai cũng đã biết; nhưng vào thời điểm này, đôi khi trở nên nóng bỏng. Thăm dò thì đúng, nhưng áp dụng cho đối tượng thì sai. Cuộc nghiên cứu dựa trên các ông bà độc thân, mà đa số đều là độc thân tại chỗ, bất đắc dĩ; còn mấy người đi tu là vì lý tưởng, thì làm sao giống nhau? Chẳng khác gì đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Vấn đề nên lưu ý là nếu đi tu mà chỉ còn 14% do gia đình khuyến khích, thì còn nên nói gia đình là vườn ươm trồng ơn gọi nữa chăng? Hay gia đình vô tình trở thành đất có nhiều gai mà cây lúa không mọc lên trong dụ ngôn người gieo giống?
Đọc lại Thánh-Kinh, câu truyện Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu trong hội đường, nhiều khi được nhắc nhở như câu truyện đẹp cha mẹ dành cho con, nhưng nhiều người quên rằng để có câu truyện ấy, Đức Mẹ và thánh Giuse trong vai trò cha mẹ phải chuẩn bị thế nào. Chuyện gì xẩy ra nếu hai vị trở lại thành Giêrusalem và không tìm ra trẻ Giêsu nữa? Hoặc may mắn hơn nếu thấy Chúa Giêsu đang bắn chim hoặc đang bắn bi với các bé khác? Chuyện này có thể xẩy ra lắm chứ? Ai cấm một em nhỏ 12 tuổi tham gia các trò chơi lành mạnh với bạn bè đồng lứa tuổi? Cũng dễ hiểu và chấp nhận được, nếu Phúc âm thuật lại Đức Mẹ tìm thấy trẻ Giêsu đang vừa đi vừa khóc ngoài chợ, vì thất lạc cha mẹ, vì đói khát, vì lo lắng. Dù 12 tuổi, bé Giêsu vẫn là trẻ nhỏ giữa chốn thị thành đông đúc của thủ đô một nước. Nhưng các ngài đã thấy Chúa trong đền thờ đang thảo luận với các thầy luật sĩ. Điều này nghĩa là gì? Khi giải thích đoạn văn trên, các nhà thần học gia thường chú trọng đến sự thông thái của Chúa, đến việc Chúa tranh luận, có lẽ dậy dỗ, các vị lãnh đạo dân Do thái thời đó. Nhưng trên khía cạnh giáo dục gia đình, có thể khẳng định cách chắn chắn rằng trẻ con hay lai vãng những nơi nào các em quen thuộc và thoải mái nhất. Do dó, không ai ngạc nhiên khi ngày nay, đi vào siêu thị, các em thích nhất là gian hàng đồ chơi; vào tiệm ăn, chọn món ăn thích nhất. Vậy, việc Chúa ở lại trong đền thờ chính là vì Ngài thấy quen thuộc với không khí đền thờ. Nhờ đâu Ngài quen thuộc với không khí đền thờ? Câu trả lời thật dễ dàng và rõ ràng và dễ dàng: Vì cha mẹ Ngài, thánh Giuse và thánh Maria thường xuyên đến đền thờ và đưa Ngài đến đền thờ. Mẹ Maria đã ươm trẻ Giêsu quen thuộc với khung cảnh đền thờ địa phương ngay từ thuở thơ ấu. Mẹ đã giáo dục con tuân theo luật khi cùng con lên đền thờ cả tại Gierusalem. Chính đời sống đạo đức của Mẹ làm tươi tốt và dưỡng nuôi tâm tư con. Mẹ cũng biết vậy, nên khi trở lại thủ đô, Mẹ và thánh Giuse đến thẳng đền thờ. Mẹ biết sẽ gặp con mình ở đó. Chúa Giêsu cũng không đi đâu xa. Ngài biết cha mẹ sẽ đi tìm và sẽ gặp mình tại đền thờ.
Bây giờ, các bậc cha mẹ muốn ươm và trồng cây cách nào đây? Trước hết, nên ôn lại chuyện cũ. Thuở xưa, có lẽ mẹ và gia đình, bên cạnh vai trò ươm và trồng, đã quá vội vã bắt cây phải mọc lên ngay chăng? Khoa tâm lý học cho biết, mọi người đều ẩn dấu giấc mộng trường sinh. Tần Thủy Hoàng sai các đạo sĩ đi tìm thuốc trường sinh. Cụ Nguyễn Du mong muốn mình sống mãi với thế hệ mai sau qua các tác phẩm, nên đã thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Ba trăm năm nữa, còn có ai khóc mình chăng? Đạo Hiếu của người Việt Nam chúng ta cũng mong muốn con cháu sẽ tiếp tục nhớ mà cầu nguyện cho ông bà, cho mình, chứ không phải chết là hết. Muốn sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng cũng là giấc mộng trường sinh. Giấc mộng trường sinh thực tế nhất kéo dài qua con cái, cháu chắt. Nói cho dễ hiểu, ai nấy đều muốn thấy “gien” của mình tồn tại.
Vậy, bây giờ nếu con cái có người làm bác sĩ, kỹ sư -là những ngành nghề “ngồi mát ăn bát vàng,” “có kẻ hầu người hạ”- thì điều này chứng tỏ con mình có gien tốt. Gien tốt bởi đâu là ra? Bởi bố, bởi mẹ mà ra. Con giỏi thì mẹ thơm lây. Ngày xưa mình không làm ông nọ bà kia, là vì không có cơ hội, chứ thực ra gien mình là loại thông minh, quý tộc, cao cấp. Khổ nỗi, khi cha và mẹ mong con như vậy, thực ra là ước mơ cho mình và mong thỏa mãn tự ái, chứ chưa chắc đã làm cho con hạnh phúc. Nhiều ông bà bác sĩ, luật sư, kỹ sư mặt mũi lúc nào cũng như bị táo bón, trầm cảm, vì “nạn nhân” có thấy thư giãn và an vui với nghề đã chọn đâu? Có điều đổi nghề cũng khó, không lẽ đang làm bác sĩ trở thành người bán hàng rong “dưới trời quên lãng”, cho tự do hơn? Rồi còn gia đình, còn con cái. Biết tính sao khi đổi nghề?
Vì thế, cách hay nhất và tốt nhất là giúp con tìm ra hướng đi, vừa hợp khả năng, vừa thấy bình an, hạnh phúc. Nhưng cách nào đây? Hay nhất là dựa vào các bảng thăm dò thống kê về đi tu. Khi hỏi tại sao làm linh mục, chỉ có 12% muốn tìm bình an trong tâm hồn và đời sống; 78% trả lời: “phục vụ tha nhân và Chúa.” Câu trả lời này đúng không chỉ với nam mà còn nữ tu nữa. Thật tuyệt vời. Phục vụ là mấu chốt, như lời Chúa nói: “Con người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ.”
Hình như Chúa đã tiềm ẩn trong lòng nhiều người tâm tình phục vụ. Trong cuộc thăm dò nơi các em học sinh lớp 4 tại Hoa kỳ, tức là lớp tuổi còn nhỏ, nhưng sắp bước lên trung học, và bắt đầu biết suy tư; thì rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi tương lai lớn lên, các em thích làm nghề gì? 67% làm lính cứu hỏa và nhân viên cứu thương, 21% làm bác sĩ. A! Đó là mấu chốt. Trên màn ảnh vô tuyến, các em thấy những tấm gương tốt đẹp của lính cứu hỏa, nhân viên cứu thương và bác sĩ, lo lắng cứu giúp nạn nhân. Rõ ràng, ngay tại quốc gia giầu có nhất thế giới, nơi tiền bạc và hưởng thụ được đề cao như hạnh phúc, các em muốn phục vụ.
Gia đình là vườn ươm cây qua bậc cha mẹ sống đời đạo đức. Việt Nam có câu “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” thật đúng. Bậc cha mẹ sống đời đạo đức, chịu khó đi nhà thờ, sinh hoạt Công giáo tiến hành, đọc kinh cầu nguyện tại gia, là những phương cách khiến vườn ươm trồng ơn gọi dễ nẩy nở và phát triển. Hạt giống truyền giáo, hạt giống ơn gọi, sau khi gieo nơi đất tốt, sẽ dần dần nẩy mầm qua tấm gương phục vụ. Phục vụ mang lại hạnh phúc và bình an cho cả người thi hành cũng như người nhận.
Tang ma, cưới hỏi, an ủi bệnh nhân, thăm viếng người ốm trong nhà thương là những tấm gương rõ nét và dễ dàng nhất, giúp các em nhận ra tầm quan trọng của phục vụ. Bậc làm cha mẹ qua những biến cố đó gieo hạt trong tâm hồn các em. Thay vì câu hỏi hướng về lợi nhuận là những câu hướng về phục vụ: “Con thấy cha xức dầu cho cụ A, B, C, đó; con có muốn mai mốt giống cha không?” hoặc “Cha đến thăm ông, bà đấy, con có thấy ông, bà vui hơn không? Mai mốt con mà làm cha, đến thăm ông, bà, thì ông, bà còn vui hơn nữa.” Có rất nhiều dịp phục vụ và đương nhiên, có rất nhiều dịp mời gọi con cháu mình phục vụ trong thiên chức linh mục.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng qua tiến trình gieo hạt giống và ươm trồng ơn gọi. Chúng ta giải thích, trình bầy, nâng đỡ nhưng không đề cao quá mức thực tế khiến người nghe đâm ra sợ và thấy thiếu thực tế. Hãy để con cháu quyết định, hãy để Chúa cùng tham gia vào tiến trình phát triển hạt giống ơn gọi với chúng ta. Đừng đóng vai trò thay Chúa, bắt ơn gọi phải mọc ngay và mọc nhanh theo ý mình. Gieo hạt, ươm trồng, tạo ra đất tốt là bổn phận của gia đình, còn để hạt lớn lên và trưởng thành là của Chúa.
Như ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang và ươm vị linh mục đời đời là Đức Giêsu trong cung lòng của mình, thì ngày nay, gia đình cũng sẽ là vườn cây tốt mà nơi đó có các bậc phụ huynh, nhất là bà mẹ là người làm vườn.
Mẹ ươm linh mục.
Mẹ mong con hạnh phúc. Như một hồng ân tự nhiên, các bà mong con hạnh phúc. Nếu chẳng hơn thì ít ra cũng bằng mình. Không cần đi tìm đâu xa. Bà mẹ Việt Nam chúng ta đó. Nhịn ăn, nhịn mặc, tần tảo sớm hôm, miễn sao con khi còn bé mạnh khỏe, học hành tiến bộ là vui lắm rồi. Dưới tiểu học, con lãnh bằng ban khen từ nhà trường gửi về thì trân trọng lắm, dán ngay vào nơi “nhĩ mục quan chiêm,” mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nếu chẳng may con bị nóng đầu, sổ mũi, thì lo lắng, tìm cách cho con đi bác sĩ ngay. Con thích ăn món gì, cố gắng tìm ra cho bằng được. Nhìn con ăn ngon còn thấy hơn chính mình ăn. Con muốn uống nước ư? Chỉ cần nói “Mẹ ơi, con khát” là đang lái xe cũng cố gắng tìm chỗ mua nước ngọt, chọn đúng hiệu, đúng sở thích của con. Còn mình ư? Đi đường xa có khát khô cổ, ráng chờ thêm chút nữa, về nhà uống loong nước lấy từ chai lớn, chỉ để tiết kiệm vài mươi xu.
Lên trung học, mong sao con đừng bị bắt nạt và thua chị, kém anh. Người bản xứ sao họ lớn thế. Con mình cùng tuổi mà đứng cạnh bé tí. Không biết con mình có bị “đứa” khác “lấy thịt, đè người không?” Rồi còn tiếng Anh, tiếng u nữa. Mình dù sinh ra ở đây vẫn là ngoại quốc, cách diễn đạt sao bằng dân bản xứ. Con mình có được đối xử công bằng và đồng đều như người khác không? Thầy cô giáo có kỳ thị? Báo chí hằng ngày đăng đầy tin tức kỳ thị đấy. Bị kỳ thị như vậy, học hành cuối năm ra sao? Có ra trường xứng đáng với sự cố gắng hay không? Đấy là chưa kể các cơn cám dỗ từ bạn bè. Cứ nghe hai chữ băng đảng, cần sa, ma túy, chích choác là mẹ cứ thấy nhức cả đầu, và mong ước con ơi, đừng bao giờ, đừng bao giờ vướng vào chúng, con ơi.
Dù con có lớn khôn chừng nào, có khi hơn cả mẹ, thì trong đôi mắt mẹ, con luôn luôn là đứa con nhỏ của mẹ!
Mẹ không chỉ mong con hạnh phúc, mà còn cùng đồng hành với con trên đường đi tìm hạnh phúc. Cho nên không lấy làm lạ khi mẹ ước ao các con, đứa làm bác sĩ, đứa làm luật sư, nghĩa là những nghề nghiệp mà mẹ nghĩ con sẽ vừa được kính trọng, vừa “ăn trên, ngồi trốc,” và hạnh phúc. Trong các “nghề,” mà theo kinh nghiệm đường đời, mẹ thấy chức linh mục có giá trị hơn cả: không phải lo lắng của cải, vật chất, nhận “mọi sự” kính trọng đời này, cứu nhân độ thế. Đã vậy, đời sau lại hưởng phúc lộc cao cả trên thiên đàng. Cho nên không ngạc nhiên gì khi mẹ khuyên nhủ:
- “Đi tu đi, con ơi, ở ngoài đời khổ lắm con ạ. Nào là phải bon chen mới có miếng ăn, nào phải tranh dành mới sống.” Sau đó là một vài thí dụ cụ thể “Đấy con xem, bố sáng sớm đã phải dậy đi làm, tối mịt mới về nhà. May mà có mẹ lo lắng cho, chứ không thì giống như bác A, bác B, bác C; bác gái mới mất đấy. Cả cha lẫn con trông thật nhếch nhác. Ngoài đời khổ lắm con ơi!” Hoặc:
- “Con xem, bao nhiêu người kính trọng cha xứ. Ai cũng gọi ngài bằng cha. Của ngon vật lạ đem vào biếu cha. Tuy chỉ hy sinh không có gia đình, nhưng bù vào đấy, khối người kính trọng, yêu mến. Đi tu sướng lắm con ơi!
Con cái không dám “thắc mắc” vì thắc mắc đồng nghĩa với cãi, và thế nào cũng thành lớn chuyện: “Nhà rõ vô phúc, không có “máu” đi tu. “Nhà” đây nghĩa là đứa con không chịu đi tu, nhưng mà mẹ lại không tính mẹ vào chung với nhà. Hoặc “lười biếng, không chịu đi tu..” Đứa con “vô phúc”nào mà dám cả gan trêu ngươi “thế bố mẹ không đi tu, vậy thì có vừa lười, vừa vô phúc không?” thì chắc chắn đại chiến thế nào cũng bùng nổ. Từ chuyện đi tu sẽ chuyển sang chuyện lười biếng không đi làm; nếu đi làm thì sẽ bị coi là dốt nát vì lâu không lên lương như người khác; nếu vừa lên lương thì sẽ bị hạch hỏi là tiêu pha như phá, không biết hiếu thảo là gì. Còn nếu con không nói gì mà đánh bài “dĩ đào vi thượng sách” thì ít nhất thế nào cũng có màn thở vắn, than dài, làm mọi người trong “nhà” mất vui. Không dám hỏi, nhưng con cứ thắc mắc, tại sao bác A, bác B, bác C không có vợ thì trông nhếch nhác, còn cha không có vợ, thì không nhếch nhác và mọi người kính trọng!
Để yên lòng, mẹ muốn con đi tu ngay. Đi ngay thì hài lòng; không đi thì buồn phiền, cho rằng đó là lỗi của riêng mẹ hoặc tại nhà mình không có phúc. Đấy là chưa kể mẹ muốn con đi tu ngay vì:
- “Con ạ! Thôi đi tu đi con ơi. Khờ khạo như mày ở nhà chỉ tổ cho vợ con nó bắt nạt.” Và lại điệp khúc “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi”
Con phân vân: “Không biết các cha đi tu, có vì sợ bà vợ và mấy đứa con tương lai bắt nạt không nhỉ?” Lại thắc mắc! Cứ thắc mắc mà chẳng bao giờ dám nói. Đấy là chưa kể đến câu “Thế bố có bị mẹ bắt nạt không?” thì chắc chắn chỉ dám tự hỏi, rồi cười thầm.
Mẹ và có khi cả bố, mong muốn như vậy, cho nên ngày xưa nghe kể rằng, có người trốn nhà đi tu, bây giờ thì có người trốn nhà để khỏi đi tu, hoặc đi tu rồi không dám về, sợ bị mẹ hay bố đánh; đành đi tỵ nạn họ hàng, chờ bao giờ “tình hình chiến sự” yên ổn mới dám quay về. Đấy, chuyện tỵ nạn “chiến tranh” đã xẩy ra từ lâu chứ có phải mới đâu.
Đã thế, nhiều gia đình tưởng con tu xuất là cả một bầu trời tương lai cho con và cho gia đình xụp đổ. Mang tiếng tu xuất, ăn hại cơm nhà Đức Chúa Giời. Lậy Chúa tôi! Mai mốt có lấy vợ, lấy chồng cũng khó khăn. Ai mà chịu lấy mấy người tu xuất? Gàn dở lại ương ương. Hỡi ơi, câu truyện ông bà cố của thánh nữ Catarina đều thuộc hội “ta ru,” nghĩa là tu ra, sinh hạ 24 người con, trong đó có nữ thánh tiến sĩ, thì hình như không mấy ai nhắc nhở và ca tụng. Có lẽ sợ theo gương chăng? Nhưng không tu thì vẫn còn bao nhiêu cơ hội phục vụ Chúa và tha nhân cơ mà.
Theo thời gian, xem ra những lời khuyên như “Đi tu sướng lắm con ơi!” và “Ở ngoài đời khổ lắm con ơi” không còn hiệu nghiệm. Bên Mỹ cũng như Việt Nam bây giờ đều thấy.. khác. Mẹ cũng thấy khác, cho nên lại đi vào một cực đoan: “Thôi, nó muốn làm gì thì làm.” Vào thời điểm mà “tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái lọng che thân, là cán cân công lý” và cũng vào lúc một vài nghiên cứu cho biết, sống độc thân rất dễ bị bệnh mất thăng bằng thần kinh!!! thì từ đó, mẹ đâm ra sợ, không nhắc nhở đến truyện tu trì nữa. Cho nên, chẳng ai lấy làm lạ khi các cuộc thăm dò cho biết, chỉ có khoảng 14% tân linh mục tại Hoa kỳ nói, các ngài đi tu nhờ gia đình khuyến khích. Chẳng bù cho 60 năm về trước, con số lên đến 52%. Thực ra, không có gì sai lầm với cuộc thăm dò. Đây là chuyện trà dư tửu hậu và loại “xưa rồi, Diễm ơi,” mà ai cũng đã biết; nhưng vào thời điểm này, đôi khi trở nên nóng bỏng. Thăm dò thì đúng, nhưng áp dụng cho đối tượng thì sai. Cuộc nghiên cứu dựa trên các ông bà độc thân, mà đa số đều là độc thân tại chỗ, bất đắc dĩ; còn mấy người đi tu là vì lý tưởng, thì làm sao giống nhau? Chẳng khác gì đem râu ông nọ cắm cằm bà kia. Vấn đề nên lưu ý là nếu đi tu mà chỉ còn 14% do gia đình khuyến khích, thì còn nên nói gia đình là vườn ươm trồng ơn gọi nữa chăng? Hay gia đình vô tình trở thành đất có nhiều gai mà cây lúa không mọc lên trong dụ ngôn người gieo giống?
Đọc lại Thánh-Kinh, câu truyện Đức Mẹ và thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu trong hội đường, nhiều khi được nhắc nhở như câu truyện đẹp cha mẹ dành cho con, nhưng nhiều người quên rằng để có câu truyện ấy, Đức Mẹ và thánh Giuse trong vai trò cha mẹ phải chuẩn bị thế nào. Chuyện gì xẩy ra nếu hai vị trở lại thành Giêrusalem và không tìm ra trẻ Giêsu nữa? Hoặc may mắn hơn nếu thấy Chúa Giêsu đang bắn chim hoặc đang bắn bi với các bé khác? Chuyện này có thể xẩy ra lắm chứ? Ai cấm một em nhỏ 12 tuổi tham gia các trò chơi lành mạnh với bạn bè đồng lứa tuổi? Cũng dễ hiểu và chấp nhận được, nếu Phúc âm thuật lại Đức Mẹ tìm thấy trẻ Giêsu đang vừa đi vừa khóc ngoài chợ, vì thất lạc cha mẹ, vì đói khát, vì lo lắng. Dù 12 tuổi, bé Giêsu vẫn là trẻ nhỏ giữa chốn thị thành đông đúc của thủ đô một nước. Nhưng các ngài đã thấy Chúa trong đền thờ đang thảo luận với các thầy luật sĩ. Điều này nghĩa là gì? Khi giải thích đoạn văn trên, các nhà thần học gia thường chú trọng đến sự thông thái của Chúa, đến việc Chúa tranh luận, có lẽ dậy dỗ, các vị lãnh đạo dân Do thái thời đó. Nhưng trên khía cạnh giáo dục gia đình, có thể khẳng định cách chắn chắn rằng trẻ con hay lai vãng những nơi nào các em quen thuộc và thoải mái nhất. Do dó, không ai ngạc nhiên khi ngày nay, đi vào siêu thị, các em thích nhất là gian hàng đồ chơi; vào tiệm ăn, chọn món ăn thích nhất. Vậy, việc Chúa ở lại trong đền thờ chính là vì Ngài thấy quen thuộc với không khí đền thờ. Nhờ đâu Ngài quen thuộc với không khí đền thờ? Câu trả lời thật dễ dàng và rõ ràng và dễ dàng: Vì cha mẹ Ngài, thánh Giuse và thánh Maria thường xuyên đến đền thờ và đưa Ngài đến đền thờ. Mẹ Maria đã ươm trẻ Giêsu quen thuộc với khung cảnh đền thờ địa phương ngay từ thuở thơ ấu. Mẹ đã giáo dục con tuân theo luật khi cùng con lên đền thờ cả tại Gierusalem. Chính đời sống đạo đức của Mẹ làm tươi tốt và dưỡng nuôi tâm tư con. Mẹ cũng biết vậy, nên khi trở lại thủ đô, Mẹ và thánh Giuse đến thẳng đền thờ. Mẹ biết sẽ gặp con mình ở đó. Chúa Giêsu cũng không đi đâu xa. Ngài biết cha mẹ sẽ đi tìm và sẽ gặp mình tại đền thờ.
Bây giờ, các bậc cha mẹ muốn ươm và trồng cây cách nào đây? Trước hết, nên ôn lại chuyện cũ. Thuở xưa, có lẽ mẹ và gia đình, bên cạnh vai trò ươm và trồng, đã quá vội vã bắt cây phải mọc lên ngay chăng? Khoa tâm lý học cho biết, mọi người đều ẩn dấu giấc mộng trường sinh. Tần Thủy Hoàng sai các đạo sĩ đi tìm thuốc trường sinh. Cụ Nguyễn Du mong muốn mình sống mãi với thế hệ mai sau qua các tác phẩm, nên đã thốt lên: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Ba trăm năm nữa, còn có ai khóc mình chăng? Đạo Hiếu của người Việt Nam chúng ta cũng mong muốn con cháu sẽ tiếp tục nhớ mà cầu nguyện cho ông bà, cho mình, chứ không phải chết là hết. Muốn sống mãi mãi với Chúa trên thiên đàng cũng là giấc mộng trường sinh. Giấc mộng trường sinh thực tế nhất kéo dài qua con cái, cháu chắt. Nói cho dễ hiểu, ai nấy đều muốn thấy “gien” của mình tồn tại.
Vậy, bây giờ nếu con cái có người làm bác sĩ, kỹ sư -là những ngành nghề “ngồi mát ăn bát vàng,” “có kẻ hầu người hạ”- thì điều này chứng tỏ con mình có gien tốt. Gien tốt bởi đâu là ra? Bởi bố, bởi mẹ mà ra. Con giỏi thì mẹ thơm lây. Ngày xưa mình không làm ông nọ bà kia, là vì không có cơ hội, chứ thực ra gien mình là loại thông minh, quý tộc, cao cấp. Khổ nỗi, khi cha và mẹ mong con như vậy, thực ra là ước mơ cho mình và mong thỏa mãn tự ái, chứ chưa chắc đã làm cho con hạnh phúc. Nhiều ông bà bác sĩ, luật sư, kỹ sư mặt mũi lúc nào cũng như bị táo bón, trầm cảm, vì “nạn nhân” có thấy thư giãn và an vui với nghề đã chọn đâu? Có điều đổi nghề cũng khó, không lẽ đang làm bác sĩ trở thành người bán hàng rong “dưới trời quên lãng”, cho tự do hơn? Rồi còn gia đình, còn con cái. Biết tính sao khi đổi nghề?
Vì thế, cách hay nhất và tốt nhất là giúp con tìm ra hướng đi, vừa hợp khả năng, vừa thấy bình an, hạnh phúc. Nhưng cách nào đây? Hay nhất là dựa vào các bảng thăm dò thống kê về đi tu. Khi hỏi tại sao làm linh mục, chỉ có 12% muốn tìm bình an trong tâm hồn và đời sống; 78% trả lời: “phục vụ tha nhân và Chúa.” Câu trả lời này đúng không chỉ với nam mà còn nữ tu nữa. Thật tuyệt vời. Phục vụ là mấu chốt, như lời Chúa nói: “Con người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ.”
Hình như Chúa đã tiềm ẩn trong lòng nhiều người tâm tình phục vụ. Trong cuộc thăm dò nơi các em học sinh lớp 4 tại Hoa kỳ, tức là lớp tuổi còn nhỏ, nhưng sắp bước lên trung học, và bắt đầu biết suy tư; thì rất ngạc nhiên khi nghe câu hỏi tương lai lớn lên, các em thích làm nghề gì? 67% làm lính cứu hỏa và nhân viên cứu thương, 21% làm bác sĩ. A! Đó là mấu chốt. Trên màn ảnh vô tuyến, các em thấy những tấm gương tốt đẹp của lính cứu hỏa, nhân viên cứu thương và bác sĩ, lo lắng cứu giúp nạn nhân. Rõ ràng, ngay tại quốc gia giầu có nhất thế giới, nơi tiền bạc và hưởng thụ được đề cao như hạnh phúc, các em muốn phục vụ.
Gia đình là vườn ươm cây qua bậc cha mẹ sống đời đạo đức. Việt Nam có câu “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” thật đúng. Bậc cha mẹ sống đời đạo đức, chịu khó đi nhà thờ, sinh hoạt Công giáo tiến hành, đọc kinh cầu nguyện tại gia, là những phương cách khiến vườn ươm trồng ơn gọi dễ nẩy nở và phát triển. Hạt giống truyền giáo, hạt giống ơn gọi, sau khi gieo nơi đất tốt, sẽ dần dần nẩy mầm qua tấm gương phục vụ. Phục vụ mang lại hạnh phúc và bình an cho cả người thi hành cũng như người nhận.
Tang ma, cưới hỏi, an ủi bệnh nhân, thăm viếng người ốm trong nhà thương là những tấm gương rõ nét và dễ dàng nhất, giúp các em nhận ra tầm quan trọng của phục vụ. Bậc làm cha mẹ qua những biến cố đó gieo hạt trong tâm hồn các em. Thay vì câu hỏi hướng về lợi nhuận là những câu hướng về phục vụ: “Con thấy cha xức dầu cho cụ A, B, C, đó; con có muốn mai mốt giống cha không?” hoặc “Cha đến thăm ông, bà đấy, con có thấy ông, bà vui hơn không? Mai mốt con mà làm cha, đến thăm ông, bà, thì ông, bà còn vui hơn nữa.” Có rất nhiều dịp phục vụ và đương nhiên, có rất nhiều dịp mời gọi con cháu mình phục vụ trong thiên chức linh mục.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng qua tiến trình gieo hạt giống và ươm trồng ơn gọi. Chúng ta giải thích, trình bầy, nâng đỡ nhưng không đề cao quá mức thực tế khiến người nghe đâm ra sợ và thấy thiếu thực tế. Hãy để con cháu quyết định, hãy để Chúa cùng tham gia vào tiến trình phát triển hạt giống ơn gọi với chúng ta. Đừng đóng vai trò thay Chúa, bắt ơn gọi phải mọc ngay và mọc nhanh theo ý mình. Gieo hạt, ươm trồng, tạo ra đất tốt là bổn phận của gia đình, còn để hạt lớn lên và trưởng thành là của Chúa.
Như ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang và ươm vị linh mục đời đời là Đức Giêsu trong cung lòng của mình, thì ngày nay, gia đình cũng sẽ là vườn cây tốt mà nơi đó có các bậc phụ huynh, nhất là bà mẹ là người làm vườn.
Mẹ ươm linh mục.
Gioan Bosco, Vị Thánh Sống Vui
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
14:06 30/01/2010
“Thánh thiện đâu phải là nhăn nhó, cực khổ, đau thương ! Thánh thiện là vui tươi liên lỉ vì được Chúa, “được đất trên trời là của mình vậy” (ĐHV 532). Lời vàng này đã gợi cho tôi liên tưởng đến một con người, cũng là một vị thánh đã sống một đời “vui tươi liên lỉ” trong Chúa và tha nhân. Đó chính là Gioan Bosco, vị thánh của giới trẻ.
1. Niềm vui sống cho giới trẻ
Cuộc đời của Thánh Gioan Bosco được dệt nên bởi chuỗi ngày tươi vui đồng hành cùng giới trẻ. Được mời gọi tận hiến cho những “hạt mầm tương lai”, Don Bosco đã vui vẻ chấp nhận sứ vụ này với niềm tin và nghị lực phi thường của người tông đồ.
Niềm vui mà Gioan Bosco tìm gặp được trong hành trình phục vụ, chính là được góp phần làm thăng tiến các giá trị nhân bản Kitô giáo nơi những người trẻ. Ý thức được những hoàn cảnh khắc nghiệt mà giới trẻ đương thời phải đối diện, Ngài đã vận dụng hết khả năng tâm lực vào việc hoàn thiện nhân phẩm và hướng các đối tượng này tới sự trưởng thành không ngừng về nhân cách. Niềm vui lớn nhất nơi thánh nhân, chính là được chứng nghiệm những hoa trái đẹp đẽ trổ sinh nơi những tâm hồn trẻ, do chính bàn tay mình góp phần vui xới.
Chúng ta nhận thấy một nỗ lực kiên cường của người “Cha và là thầy của giới trẻ” nơi hoạt động tông đồ của ngài. Mặc cho những khó khăn từ các nhóm chống đối giáo sĩ, Gioan Bosco đã biến Nguyện xá “Oratoire” thành nơi đón tiếp, nuôi nấng, cảm hoá những đứa trẻ nghèo khổ, bất hảo… nên những còn người tốt, có ý thức trách nhiệm. Năm 1868, nguyện xá này đã quy tụ 800 em, là cộng đồng lớn nhất tại Ý dành cho giới trẻ lúc bấy giờ.
Niềm vui nơi Don Bosco chính là được tỏ bày ân sủng Thiên Chúa ban qua đời sống tận hiến trọn vẹn cho giới trẻ. Đây là động lực thôi thúc ngài dấn thân không ngừng trên nẻo đường tông đồ, ở đó có những người trẻ đang chờ đợi sự cưu mang của “thánh Vinh Sơn mới”. Lời ngài xác quyết của ngài cho thấy một sự trải nghiệm bền bỉ và chất chứa tình yêu mến nồng nhiệt đối với giới trẻ: “Tôi đã hứa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng vẫn dành cho giới trẻ nghèo khổ”; “Tất cả cuộc đời cha dành cho các con !”…
2. Niềm vui sống cho Thiên Chúa
Được phục vụ những người trẻ là niềm vui lớn trong cuộc đời Gioan Bosco. Không chỉ dừng lại như một hoạt động xã hội đơn thuần, chiều kích sâu xa trong công tác tông đồ của Gioan Bosco, chính là niềm vui sống cho Thiên Chúa. Chính ngài đã bộc bạch lý do được thúc đẩy khi vận dụng phương pháp giáo dục giới trẻ: “Giáo dục là việc của con tim; chỉ vì Thiên Chúa là Thầy duy nhất, chúng ta sẽ không bao giờ thành công, nếu như Người không ban cho chúng ta chìa khoá”
Như vậy, việc thực thi thánh ý Thiên Chúa, và luôn sẵn sàng để Ngài hành động là niềm vui thánh thiện của người môn đệ Đức Kitô. Thánh Gioan Bosco đã quy chiếu tất cả mọi hoạt động của ngài để làm cho Thiên Chúa được vui nhờ hành vi đáp trả của mình. Điều mãn nguyện đối với Don Bosco là đem về cho Chúa thật nhiều linh hồn từ những mảnh đời được quy hồi phẩm giá. Châm ngôn của ngài nói lên niềm vui của người mục tử sẵn sàng tước bỏ những gì không cần thiết để có thể cứu vớt được những linh hồn: “Hãy ban cho con các linh hồn, và hãy lấy đi tất cả những gì còn lại” (St 14, 21)
3. Niềm vui của chúng ta
Chúng ta vui mừng cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta Gioan Bosco, vị thánh của giới trẻ. Chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì được chia sẻ niềm vui đích thực của Thánh Gioan Bosco. Sẽ thật ý nghĩa nếu chúng ta biết dùng niềm vui ấy như men nồng cho lý tưởng sống đời chứng nhân.
Thử nhìn lại, chúng ta đã có được niềm vui thực sự trước những lo toan bộn bề thường ngày chưa ? Niềm vui của chúng ta là gì ? Phải chăng là nụ cười khi công thành danh toại ? Phải chăng là niềm vui của kẻ “chiến thắng” trên đau thương, đổ vỡ, mất mát của người khác ? Phải chăng là sự thoả thích khi đoạt được một sự hiếu kỳ, thú tính ?....
Gương sống vui của Thánh Gioan Bosco gợi mở cho chúng ta một ý hướng cao đẹp cho đời mình. Ý hướng ấy như điểm khởi phát cho hành trình chấp nhận hy sinh gian khó, và luôn biết cởi mở đón nhận niềm vui sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Nó không dựa trên những thành tựa bên ngoài, hay một sự náo động, phô trương; mà là dấn thân cho “công trình của Thiên Chúa” được hoàn thành trong thinh lặng, như lời Thánh Gioan Bosco đã chỉ lối: “Sự thiện hảo không ồn ào, và sự ồn ào không làm nên việc thiện”.
Niềm vui thánh thiện chỉ có thể đến với ta bằng sự nỗ lực cho nền giáo dục nhân bản Kitô giáo. Nó được bắt đầu từ con tim thanh thoát, cởi mở, biết cảm thông, và sẵn sàng chia sẻ mọi chướng ngại, đòi hỏi của quá trình này.
Niềm vui thực sự được thăng hoa từ trong đau khổ, tận hiến vì tình yêu đồng loại. Chính Thánh Gioan Bosco đã từng sống kinh nghiệm này:
“Giới trẻ đã được yêu mến đầy đủ chưa ? Anh biết tôi yêu mến chúng như thế nào ? Anh cũng biết, vì chúng, tôi đã đau khổ và chịu đựng trong suốt 40 năm qua, và tất cả những gì tôi đau khổ và chịu đựng vẫn còn tới nay” (Trích từ một lá thư Gioan Bosco viết năm 1884).
1. Niềm vui sống cho giới trẻ
Cuộc đời của Thánh Gioan Bosco được dệt nên bởi chuỗi ngày tươi vui đồng hành cùng giới trẻ. Được mời gọi tận hiến cho những “hạt mầm tương lai”, Don Bosco đã vui vẻ chấp nhận sứ vụ này với niềm tin và nghị lực phi thường của người tông đồ.
Niềm vui mà Gioan Bosco tìm gặp được trong hành trình phục vụ, chính là được góp phần làm thăng tiến các giá trị nhân bản Kitô giáo nơi những người trẻ. Ý thức được những hoàn cảnh khắc nghiệt mà giới trẻ đương thời phải đối diện, Ngài đã vận dụng hết khả năng tâm lực vào việc hoàn thiện nhân phẩm và hướng các đối tượng này tới sự trưởng thành không ngừng về nhân cách. Niềm vui lớn nhất nơi thánh nhân, chính là được chứng nghiệm những hoa trái đẹp đẽ trổ sinh nơi những tâm hồn trẻ, do chính bàn tay mình góp phần vui xới.
Chúng ta nhận thấy một nỗ lực kiên cường của người “Cha và là thầy của giới trẻ” nơi hoạt động tông đồ của ngài. Mặc cho những khó khăn từ các nhóm chống đối giáo sĩ, Gioan Bosco đã biến Nguyện xá “Oratoire” thành nơi đón tiếp, nuôi nấng, cảm hoá những đứa trẻ nghèo khổ, bất hảo… nên những còn người tốt, có ý thức trách nhiệm. Năm 1868, nguyện xá này đã quy tụ 800 em, là cộng đồng lớn nhất tại Ý dành cho giới trẻ lúc bấy giờ.
Niềm vui nơi Don Bosco chính là được tỏ bày ân sủng Thiên Chúa ban qua đời sống tận hiến trọn vẹn cho giới trẻ. Đây là động lực thôi thúc ngài dấn thân không ngừng trên nẻo đường tông đồ, ở đó có những người trẻ đang chờ đợi sự cưu mang của “thánh Vinh Sơn mới”. Lời ngài xác quyết của ngài cho thấy một sự trải nghiệm bền bỉ và chất chứa tình yêu mến nồng nhiệt đối với giới trẻ: “Tôi đã hứa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng vẫn dành cho giới trẻ nghèo khổ”; “Tất cả cuộc đời cha dành cho các con !”…
2. Niềm vui sống cho Thiên Chúa
Được phục vụ những người trẻ là niềm vui lớn trong cuộc đời Gioan Bosco. Không chỉ dừng lại như một hoạt động xã hội đơn thuần, chiều kích sâu xa trong công tác tông đồ của Gioan Bosco, chính là niềm vui sống cho Thiên Chúa. Chính ngài đã bộc bạch lý do được thúc đẩy khi vận dụng phương pháp giáo dục giới trẻ: “Giáo dục là việc của con tim; chỉ vì Thiên Chúa là Thầy duy nhất, chúng ta sẽ không bao giờ thành công, nếu như Người không ban cho chúng ta chìa khoá”
Như vậy, việc thực thi thánh ý Thiên Chúa, và luôn sẵn sàng để Ngài hành động là niềm vui thánh thiện của người môn đệ Đức Kitô. Thánh Gioan Bosco đã quy chiếu tất cả mọi hoạt động của ngài để làm cho Thiên Chúa được vui nhờ hành vi đáp trả của mình. Điều mãn nguyện đối với Don Bosco là đem về cho Chúa thật nhiều linh hồn từ những mảnh đời được quy hồi phẩm giá. Châm ngôn của ngài nói lên niềm vui của người mục tử sẵn sàng tước bỏ những gì không cần thiết để có thể cứu vớt được những linh hồn: “Hãy ban cho con các linh hồn, và hãy lấy đi tất cả những gì còn lại” (St 14, 21)
3. Niềm vui của chúng ta
Chúng ta vui mừng cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta Gioan Bosco, vị thánh của giới trẻ. Chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì được chia sẻ niềm vui đích thực của Thánh Gioan Bosco. Sẽ thật ý nghĩa nếu chúng ta biết dùng niềm vui ấy như men nồng cho lý tưởng sống đời chứng nhân.
Thử nhìn lại, chúng ta đã có được niềm vui thực sự trước những lo toan bộn bề thường ngày chưa ? Niềm vui của chúng ta là gì ? Phải chăng là nụ cười khi công thành danh toại ? Phải chăng là niềm vui của kẻ “chiến thắng” trên đau thương, đổ vỡ, mất mát của người khác ? Phải chăng là sự thoả thích khi đoạt được một sự hiếu kỳ, thú tính ?....
Gương sống vui của Thánh Gioan Bosco gợi mở cho chúng ta một ý hướng cao đẹp cho đời mình. Ý hướng ấy như điểm khởi phát cho hành trình chấp nhận hy sinh gian khó, và luôn biết cởi mở đón nhận niềm vui sống cho Thiên Chúa và tha nhân. Nó không dựa trên những thành tựa bên ngoài, hay một sự náo động, phô trương; mà là dấn thân cho “công trình của Thiên Chúa” được hoàn thành trong thinh lặng, như lời Thánh Gioan Bosco đã chỉ lối: “Sự thiện hảo không ồn ào, và sự ồn ào không làm nên việc thiện”.
Niềm vui thánh thiện chỉ có thể đến với ta bằng sự nỗ lực cho nền giáo dục nhân bản Kitô giáo. Nó được bắt đầu từ con tim thanh thoát, cởi mở, biết cảm thông, và sẵn sàng chia sẻ mọi chướng ngại, đòi hỏi của quá trình này.
Niềm vui thực sự được thăng hoa từ trong đau khổ, tận hiến vì tình yêu đồng loại. Chính Thánh Gioan Bosco đã từng sống kinh nghiệm này:
“Giới trẻ đã được yêu mến đầy đủ chưa ? Anh biết tôi yêu mến chúng như thế nào ? Anh cũng biết, vì chúng, tôi đã đau khổ và chịu đựng trong suốt 40 năm qua, và tất cả những gì tôi đau khổ và chịu đựng vẫn còn tới nay” (Trích từ một lá thư Gioan Bosco viết năm 1884).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:50 30/01/2010
CHÁO GÀ
Một hí viện trong thành phố nọ, vũ công mới biểu diễn một nửa thì đột nhiên màn hạ xuống, giám đốc đi lên sân khấu nói với khán giả:
- “Kính thưa quý ông quý bà, tôi rất lấy làm đau lòng mà thông báo với quý vị rằng: nam diễn viên chính vừa mới bị đột quỵ vì bệnh tim trong phòng hóa trang, do đó mà tiết mục vừa rồi không thể không gián đoạn.”
Vừa nghe tin như thế thì có người phụ nữ ngồi hàng ghế trước lập tức đứng lên, vội vàng nói:
- “Mau, mau cho anh ta ăn cháo gà.”
- “Bà này” giám đốc nói: “Bệnh tim vừa phát thì không thể thu hồi, nam diễn viên chính đã chết rồi.”
- “Do đó mà lập tức đút canh gà cho anh ta.”
Giám đốc hình như tuyệt vọng nói:
- “Thưa bà, đem cháo gà cho người chết ăn, có ích gì chứ ?”
- “Lẽ nào có chỗ không đúng sao ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Cháo gà với người chết thì giống như tôn giáo với người ngớ ngẩn không tự giác, đem cháo gà cho người chết ăn thì giống như đem ngọc quý cho heo vậy, không ích gì mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ, nhất là lãng phí tô cháo gà cách vô ích.
Người không tin vào tôn giáo đã không biết tự giác đã đành, nhưng có những người Ki-tô hữu lại ngớ ngẩn không tự giác khi thực hành niềm tin của mình vào Chúa Giê-su, họ ngớ ngẩn cho rằng vào đạo là để được hội Caritas giúp đỡ, họ tưởng rằng vào đạo là để được Chúa cho có nhiều tiền danh vọng, họ ngớ ngẩn cho rằng vào đạo là để được gạo ăn.v.v...mà không biết rằng vào đạo chính là gia nhập vào hàng ngũ được tuyển chọn và nên thánh, do đó mà họ phải sống như Lời Chúa đã dạy trong Phúc Âm qua Giáo Hội và các mục tử của mình.
Cháo gà đối với người bệnh rất tốt, nhưng đối với người chết rồi thì vô ích; cũng vậy, tôn giáo đối với những người thành tâm thiện chí tìm hiểu thì rất có ích, nhưng sẽ vô ích với những người ngớ ngẩn coi tôn giáo như là một bàn đạp để tiến thân, an phận.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một hí viện trong thành phố nọ, vũ công mới biểu diễn một nửa thì đột nhiên màn hạ xuống, giám đốc đi lên sân khấu nói với khán giả:
- “Kính thưa quý ông quý bà, tôi rất lấy làm đau lòng mà thông báo với quý vị rằng: nam diễn viên chính vừa mới bị đột quỵ vì bệnh tim trong phòng hóa trang, do đó mà tiết mục vừa rồi không thể không gián đoạn.”
Vừa nghe tin như thế thì có người phụ nữ ngồi hàng ghế trước lập tức đứng lên, vội vàng nói:
- “Mau, mau cho anh ta ăn cháo gà.”
- “Bà này” giám đốc nói: “Bệnh tim vừa phát thì không thể thu hồi, nam diễn viên chính đã chết rồi.”
- “Do đó mà lập tức đút canh gà cho anh ta.”
Giám đốc hình như tuyệt vọng nói:
- “Thưa bà, đem cháo gà cho người chết ăn, có ích gì chứ ?”
- “Lẽ nào có chỗ không đúng sao ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Cháo gà với người chết thì giống như tôn giáo với người ngớ ngẩn không tự giác, đem cháo gà cho người chết ăn thì giống như đem ngọc quý cho heo vậy, không ích gì mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ, nhất là lãng phí tô cháo gà cách vô ích.
Người không tin vào tôn giáo đã không biết tự giác đã đành, nhưng có những người Ki-tô hữu lại ngớ ngẩn không tự giác khi thực hành niềm tin của mình vào Chúa Giê-su, họ ngớ ngẩn cho rằng vào đạo là để được hội Caritas giúp đỡ, họ tưởng rằng vào đạo là để được Chúa cho có nhiều tiền danh vọng, họ ngớ ngẩn cho rằng vào đạo là để được gạo ăn.v.v...mà không biết rằng vào đạo chính là gia nhập vào hàng ngũ được tuyển chọn và nên thánh, do đó mà họ phải sống như Lời Chúa đã dạy trong Phúc Âm qua Giáo Hội và các mục tử của mình.
Cháo gà đối với người bệnh rất tốt, nhưng đối với người chết rồi thì vô ích; cũng vậy, tôn giáo đối với những người thành tâm thiện chí tìm hiểu thì rất có ích, nhưng sẽ vô ích với những người ngớ ngẩn coi tôn giáo như là một bàn đạp để tiến thân, an phận.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 30/01/2010
N2T |
15. Mỗi lần cần cho tha nhân thì mỗi lần tay họ đầy tràn.
(Thánh Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 30/01/2010
N2T |
356. Tất cả sự vật đều tùy tâm mà muốn, nhưng phải dùng hết khả năng của anh.
Nhạc: Lời Chúa
Lê Hà
19:00 30/01/2010
Mời nghe bài nhạc ở cuối bài
Hãy ra khỏi những thành kiến
LM. Phêrô Hồng Phúc
20:43 30/01/2010
HÃY RA KHỎI NHỮNG THÀNH KIẾN
Giáo Hội mới mừng lễ thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại Đạo. Người đã xưng danh là Chúa “biệt riêng từ trong lòng mẹ” để trở thành thầy dạy dân ngoại.
Sứ mệnh của thánh Phaolô đã cho chúng ta một đức tin. Một đức tin, một phép rửa để chúng ta được sát nhập làm con cái của Chúa, làm dân riêng thế hệ mới và đạt tới ơn cứu độ. Điều này đối với một truyền thống của dân Do Thái thì ngay trong các tông đồ hồi đầu vẫn còn rất khó vượt qua. Bởi vì các ngài được lệnh truyền thứ nhất là loan truyền ơn cứu độ cho các chiên lạc nhà Israel. Những người Do Thái vẫn coi dân ngoại là những người ngoài, và vì thế, ơn cứu độ cũng như Đấng Mêsia phải đến với dân tộc Do Thái trước. Một lối suy nghĩ ấy cộng với phong tục địa phương trở nên một bức tường sắt khiến cho người ta không nhận ra Giêsu Kitô mà chỉ nhận ra một Giêsu Nazareth.
Đức Giêsu không đến để huỷ bỏ lề luật nhưng để kiện toàn, Ngài đã chứng minh cho người dân Israel biết rằng Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ cho muôn dân. Ngài đã đan cử ngay trong thời Cựu Ước hai người dân ngoại như là đối tượng của lòng thương xót và ân huệ của ơn cứu độ:
- Người thứ nhất là bà goá thành Sarepta thời tiên tri Elia Khi mà trời bị hạn hán suốt ba năm sáu tháng do tội của con người gây nên, dân đói đến mức, khi tiên tri Elia gặp bà góa thành Sarepta, bà góa này có một chút dầu đựng trong bình và có một chút bột đựng trong giỏ. Tiên tri bảo bà góa hãy làm cho ông một chiếc bánh để ăn. Người đàn bà nói: “Thú thật với ngài, tôi chỉ còn một chút bột đủ để làm một chiếc bánh. Tôi đang kiếm vài que củi khô để làm chiếc bánh cuối cùng cho hai mẹ con tôi ăn đây, rồi chết thôi.” Elia nói: “Mặc dầu vậy bà cứ làm cho tôi trước vì Lời Chúa phán rằng: ‘Vò dầu sẽ không cạn và hũ bột sẽ không vơi’”. Người đàn bà này đã làm theo lời tiên tri Elia và quả nhiên từ đó hũ dầu, giỏ bột của bà đã không vơi và được cứu khỏi hạn hán ba năm(x. 1V 17, 7 - 15). Chúa Giêsu đã nói với những người Do Thái: Thiếu gì những bà góa thời đó nhưng tiên tri Elia đã được sai đến với bà góa thành Sarepta là một người ngoại.
- Người thứ hai là Naaman người Syria. Thiếu gì những người phong cùi của Israel thời ấy. Nhưng người được chữa là tướng Nahaman - một người dân ngoại. Do một người nhà của ông đã giới thiệu rằng bên Israel có người của Thiên Chúa chữa được bệnh phong cùi. Naaman đã cất công đến Israel và tiên tri Elisêô đã bảo ông hãy xuống sông Jordan tắm bảy lần. Ban đầu tướng Nahaman tự ái, tuyên bố rằng: “Những con sông Sirya lại chẳng trong lành hơn hay sao? Ta tưởng người của Thiên Chúa đặt tay chữa lành ta làm sao, chứ xuống sông tắm thì ta nhất định không!” Phải có lời khuyên kiên nhẫn của gia nhân ông mới chấp nhận xuống sông tắm bảy lần và khi lên khỏi giòng sông thì phong cùi được sạch hết, da dẻ tươi tắn hồng hào trở lại. Ông kính phục tới nỗi đã xin hai xe đất của dân Do Thái đưa về Sirya để tôn thờ. Bởi vì mảnh đất linh thiêng có người của Thiên Chúa đã chữa ông khỏi bệnh phong. (x. 2V 5, 1 – 17)
Với những bằng chứng rõ ràng của Cựu Ước, Chúa Giêsu mở cho thấy những người Do Thái biết ơn cứu độ của Chúa là ơn dành cho muôn dân. Không phải vì định kiến, không phải vì ích kỷ mà bó khung trong nhà của dân Do Thái. Nhất là những người Do Thái này lại buộc chặt Chúa Giêsu trong Nazareth. Sau này chúng ta cũng thấy Nathanael tức là Batolomeo cũng còn mang quan niệm đó: “Nazareth có cái gì tốt đâu?” (Ga 1, 46). Và vì nhìn như thế nên họ không nhận ra Chúa Giêsu Kitô. Đó chính là cái nhìn cần được giải thoát. Chúa đến là để giải thoát những kẻ bị giam cầm và định kiến cũng chính là một cách cầm tù. Những người bảo lưu ý kiến của mình, hãy ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình, hãy ra khỏi những định kiến tại quê hương xứ sở là tâm hồn mình để đón nhận Nước Trời, mang một chiều kích không gian vô biên giới và thời gian đến vô cùng vô tận. Có như vậy thì người ta mới nhận ra một sứ điệp Tin Mừng được Chúa loan báo rằng “Nước Trời đã gần đến” (Mt 4, 17). Nước Trời gần đến nhưng không vượt qua được lòng ích kỷ của con người. Bởi vậy người nào cố tình giữ lại biên giới của ích kỷ thì người đó sẽ không thể đón nhận Nước Trời. Những người Do Thái cố chấp, những người nhìn Chúa Giêsu bằng lăng kính của định kiến quê hương và họ đã đưa Chúa Giêsu lên ngọn đồi và định xô Ngài xuống vực vì đồi Sion được xây dựng Đền Giêrusalem, bởi vậy đưa lên nóc đền hay đưa lên đỉnh đồi Sion để xô xuống vực thì đó cũng là một án tử mà thôi. Họ đã định làm như vậy với Chúa Giêsu vì họ đã bị kết án trước, cho nên họ muốn lấy án tử để kết án lại Chúa Giêsu.
Con người cố tình đối chọi với Thiên Chúa. Đức Giêsu tuyên bố “Không tiên tri nào được trọng nơi quê hương mình” (Lc 4, 24). Ngài không xử theo cách ích kỷ của con người, Ngài chỉ tuyên bố cho họ biết là họ hãy ra khỏi những định kiến, hãy ra khỏi những bảo thủ để đón nhận hồng ân Nước Chúa. Vì vậy Chúa không làm phép lạ không phải vì Chúa tiếc lòng thương xót, cũng không phải quyền năng của Chúa bị hạn chế do điều kiên của con người tham gia. Chúa muốn cho mọi người thấy rõ Nước Trời chỉ ban phát cho những người mở rộng lòng trong yêu thương. Vì vậy, bất kể là Do Thái hay Dân ngoại, nô lệ hay tự do, người nam hay người nữ, những người có lòng tin vào Thiên Chúa, những người mở rộng lòng đón nhận Nước Trời họ đều nhận lãnh được những ơn trọng đại. Còn những người nào giữ lại cho mình những ý riêng và ích kỷ, những cái tôi của đầy mặc cảm, những con người đó không bao giờ đón nhận được nước Tình Yêu.
Lời Chúa hôm nay không chỉ đến với dân Do Thái nhưng còn đến với cả chúng ta nữa. Thời đại của chúng ta không thiếu những ích kỷ, không thiếu những bảo lưu ý kiến, không thiếu những cố chấp và không thiếu những độc tài. Con người luôn luôn độc tài, độc quyền và họ luôn luôn muốn biến mình là trung tâm của vũ trụ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, đã nói một câu hài hước mà rất sâu sắc tính triết lý: “Thế giới này đầy những người muốn lấy cái rốn làm trung tâm của vũ trụ”. Đó là một kiểu nói cho chúng thấy con người thời đại của chúng ta cũng cần ra khỏi cái rốn:
- Ra khỏi cái rốn của trung tâm vũ trụ để nhận biết có Thiên Chúa quyền năng;
- Ra khỏi cái rốn ích kỷ của mình để nhận thế giới là anh em;
- Ra khỏi cái rốn tự phụ tự kiêu tin tưởng chỉ có một mình mình mà xoá đi tất cả những giá trị của chân lý;
- Ra khỏi cái rốn là sự tham lam vật chất, bụng ăn bụng chịu mà đón nhận những giá trị của tinh thần thiêng liêng.
Lạy Chúa Giêsu,
Lời Chúa vẫn là lời cảnh báo
cho thời đại của chúng con trong thế kỷ 21
Lời Chúa vẫn là lời cảnh tỉnh
cho chúng con là những người mang đầy ích kỷ và định kiến.
Xin cho chúng con
ra khỏi cái tôi ích của mình,
ra khỏi hàng rào luỹ sắt
bao bọc bởi những thành kiến của mình
để chúng con đón nhận Nước vĩnh cửu yêu thương
và chân lý ngời sáng Chúa đã đem đến cho trần gian.
Xin cho chúng con
ra khỏi đoán xét để khỏi bị đoán xét,
ra khỏi kết án để khỏi bị kết án
nhưng với tất cả tấm lòng rộng mở,
chân thành khiêm tốn và rộng lòng để lắng nghe.
Chúng con nhận được Chúa đến với chúng con,
Chúa đem âm hưởng của Nước Trời,
Chúa đem hình ảnh của quyền năng
và Chúa đem hạnh phúc của vĩnh cửu đến cho chúng con. Amen.
Giáo Hội mới mừng lễ thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại Đạo. Người đã xưng danh là Chúa “biệt riêng từ trong lòng mẹ” để trở thành thầy dạy dân ngoại.
Sứ mệnh của thánh Phaolô đã cho chúng ta một đức tin. Một đức tin, một phép rửa để chúng ta được sát nhập làm con cái của Chúa, làm dân riêng thế hệ mới và đạt tới ơn cứu độ. Điều này đối với một truyền thống của dân Do Thái thì ngay trong các tông đồ hồi đầu vẫn còn rất khó vượt qua. Bởi vì các ngài được lệnh truyền thứ nhất là loan truyền ơn cứu độ cho các chiên lạc nhà Israel. Những người Do Thái vẫn coi dân ngoại là những người ngoài, và vì thế, ơn cứu độ cũng như Đấng Mêsia phải đến với dân tộc Do Thái trước. Một lối suy nghĩ ấy cộng với phong tục địa phương trở nên một bức tường sắt khiến cho người ta không nhận ra Giêsu Kitô mà chỉ nhận ra một Giêsu Nazareth.
Đức Giêsu không đến để huỷ bỏ lề luật nhưng để kiện toàn, Ngài đã chứng minh cho người dân Israel biết rằng Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ cho muôn dân. Ngài đã đan cử ngay trong thời Cựu Ước hai người dân ngoại như là đối tượng của lòng thương xót và ân huệ của ơn cứu độ:
- Người thứ nhất là bà goá thành Sarepta thời tiên tri Elia Khi mà trời bị hạn hán suốt ba năm sáu tháng do tội của con người gây nên, dân đói đến mức, khi tiên tri Elia gặp bà góa thành Sarepta, bà góa này có một chút dầu đựng trong bình và có một chút bột đựng trong giỏ. Tiên tri bảo bà góa hãy làm cho ông một chiếc bánh để ăn. Người đàn bà nói: “Thú thật với ngài, tôi chỉ còn một chút bột đủ để làm một chiếc bánh. Tôi đang kiếm vài que củi khô để làm chiếc bánh cuối cùng cho hai mẹ con tôi ăn đây, rồi chết thôi.” Elia nói: “Mặc dầu vậy bà cứ làm cho tôi trước vì Lời Chúa phán rằng: ‘Vò dầu sẽ không cạn và hũ bột sẽ không vơi’”. Người đàn bà này đã làm theo lời tiên tri Elia và quả nhiên từ đó hũ dầu, giỏ bột của bà đã không vơi và được cứu khỏi hạn hán ba năm(x. 1V 17, 7 - 15). Chúa Giêsu đã nói với những người Do Thái: Thiếu gì những bà góa thời đó nhưng tiên tri Elia đã được sai đến với bà góa thành Sarepta là một người ngoại.
- Người thứ hai là Naaman người Syria. Thiếu gì những người phong cùi của Israel thời ấy. Nhưng người được chữa là tướng Nahaman - một người dân ngoại. Do một người nhà của ông đã giới thiệu rằng bên Israel có người của Thiên Chúa chữa được bệnh phong cùi. Naaman đã cất công đến Israel và tiên tri Elisêô đã bảo ông hãy xuống sông Jordan tắm bảy lần. Ban đầu tướng Nahaman tự ái, tuyên bố rằng: “Những con sông Sirya lại chẳng trong lành hơn hay sao? Ta tưởng người của Thiên Chúa đặt tay chữa lành ta làm sao, chứ xuống sông tắm thì ta nhất định không!” Phải có lời khuyên kiên nhẫn của gia nhân ông mới chấp nhận xuống sông tắm bảy lần và khi lên khỏi giòng sông thì phong cùi được sạch hết, da dẻ tươi tắn hồng hào trở lại. Ông kính phục tới nỗi đã xin hai xe đất của dân Do Thái đưa về Sirya để tôn thờ. Bởi vì mảnh đất linh thiêng có người của Thiên Chúa đã chữa ông khỏi bệnh phong. (x. 2V 5, 1 – 17)
Với những bằng chứng rõ ràng của Cựu Ước, Chúa Giêsu mở cho thấy những người Do Thái biết ơn cứu độ của Chúa là ơn dành cho muôn dân. Không phải vì định kiến, không phải vì ích kỷ mà bó khung trong nhà của dân Do Thái. Nhất là những người Do Thái này lại buộc chặt Chúa Giêsu trong Nazareth. Sau này chúng ta cũng thấy Nathanael tức là Batolomeo cũng còn mang quan niệm đó: “Nazareth có cái gì tốt đâu?” (Ga 1, 46). Và vì nhìn như thế nên họ không nhận ra Chúa Giêsu Kitô. Đó chính là cái nhìn cần được giải thoát. Chúa đến là để giải thoát những kẻ bị giam cầm và định kiến cũng chính là một cách cầm tù. Những người bảo lưu ý kiến của mình, hãy ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình, hãy ra khỏi những định kiến tại quê hương xứ sở là tâm hồn mình để đón nhận Nước Trời, mang một chiều kích không gian vô biên giới và thời gian đến vô cùng vô tận. Có như vậy thì người ta mới nhận ra một sứ điệp Tin Mừng được Chúa loan báo rằng “Nước Trời đã gần đến” (Mt 4, 17). Nước Trời gần đến nhưng không vượt qua được lòng ích kỷ của con người. Bởi vậy người nào cố tình giữ lại biên giới của ích kỷ thì người đó sẽ không thể đón nhận Nước Trời. Những người Do Thái cố chấp, những người nhìn Chúa Giêsu bằng lăng kính của định kiến quê hương và họ đã đưa Chúa Giêsu lên ngọn đồi và định xô Ngài xuống vực vì đồi Sion được xây dựng Đền Giêrusalem, bởi vậy đưa lên nóc đền hay đưa lên đỉnh đồi Sion để xô xuống vực thì đó cũng là một án tử mà thôi. Họ đã định làm như vậy với Chúa Giêsu vì họ đã bị kết án trước, cho nên họ muốn lấy án tử để kết án lại Chúa Giêsu.
Con người cố tình đối chọi với Thiên Chúa. Đức Giêsu tuyên bố “Không tiên tri nào được trọng nơi quê hương mình” (Lc 4, 24). Ngài không xử theo cách ích kỷ của con người, Ngài chỉ tuyên bố cho họ biết là họ hãy ra khỏi những định kiến, hãy ra khỏi những bảo thủ để đón nhận hồng ân Nước Chúa. Vì vậy Chúa không làm phép lạ không phải vì Chúa tiếc lòng thương xót, cũng không phải quyền năng của Chúa bị hạn chế do điều kiên của con người tham gia. Chúa muốn cho mọi người thấy rõ Nước Trời chỉ ban phát cho những người mở rộng lòng trong yêu thương. Vì vậy, bất kể là Do Thái hay Dân ngoại, nô lệ hay tự do, người nam hay người nữ, những người có lòng tin vào Thiên Chúa, những người mở rộng lòng đón nhận Nước Trời họ đều nhận lãnh được những ơn trọng đại. Còn những người nào giữ lại cho mình những ý riêng và ích kỷ, những cái tôi của đầy mặc cảm, những con người đó không bao giờ đón nhận được nước Tình Yêu.
Lời Chúa hôm nay không chỉ đến với dân Do Thái nhưng còn đến với cả chúng ta nữa. Thời đại của chúng ta không thiếu những ích kỷ, không thiếu những bảo lưu ý kiến, không thiếu những cố chấp và không thiếu những độc tài. Con người luôn luôn độc tài, độc quyền và họ luôn luôn muốn biến mình là trung tâm của vũ trụ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, đã nói một câu hài hước mà rất sâu sắc tính triết lý: “Thế giới này đầy những người muốn lấy cái rốn làm trung tâm của vũ trụ”. Đó là một kiểu nói cho chúng thấy con người thời đại của chúng ta cũng cần ra khỏi cái rốn:
- Ra khỏi cái rốn của trung tâm vũ trụ để nhận biết có Thiên Chúa quyền năng;
- Ra khỏi cái rốn ích kỷ của mình để nhận thế giới là anh em;
- Ra khỏi cái rốn tự phụ tự kiêu tin tưởng chỉ có một mình mình mà xoá đi tất cả những giá trị của chân lý;
- Ra khỏi cái rốn là sự tham lam vật chất, bụng ăn bụng chịu mà đón nhận những giá trị của tinh thần thiêng liêng.
Lạy Chúa Giêsu,
Lời Chúa vẫn là lời cảnh báo
cho thời đại của chúng con trong thế kỷ 21
Lời Chúa vẫn là lời cảnh tỉnh
cho chúng con là những người mang đầy ích kỷ và định kiến.
Xin cho chúng con
ra khỏi cái tôi ích của mình,
ra khỏi hàng rào luỹ sắt
bao bọc bởi những thành kiến của mình
để chúng con đón nhận Nước vĩnh cửu yêu thương
và chân lý ngời sáng Chúa đã đem đến cho trần gian.
Xin cho chúng con
ra khỏi đoán xét để khỏi bị đoán xét,
ra khỏi kết án để khỏi bị kết án
nhưng với tất cả tấm lòng rộng mở,
chân thành khiêm tốn và rộng lòng để lắng nghe.
Chúng con nhận được Chúa đến với chúng con,
Chúa đem âm hưởng của Nước Trời,
Chúa đem hình ảnh của quyền năng
và Chúa đem hạnh phúc của vĩnh cửu đến cho chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tưởng niệm 65 năm giải phóng trại Auschwitz
LM Trần Đức Anh OP
10:19 30/01/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tưởng niệm 65 năm giải phóng trại tập trung Auschwitz và kêu gọi làm tất cả những gì có thể để các tội ác diệt chủng khỏi tái diễn.
Ngỏ lời với hơn 5 ngàn tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 27-1-2010, tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội Thành Vatican, ĐTC nói:
”Cách đây 65 năm, ngày 27-1-1945, các cánh cổng của trại tập trung Đức quốc xã được mở rộng tại thành phố Oswiecim Ba Lan, quen được biết với tên tiếng Đức là Auschwitz, và một ít người sống sót được giải thoát. Biến cố ấy và chứng từ của những người sống sót kể lại cho thế giới tội ác kinh khủng, tàn bạo chưa từng có, xảy ra tại các trại tàn sát do Đức quốc xã thành lập.
”Hôm nay, là Ngày Tưởng Niệm, nhớ đến tất cả các nạn nhân của các tội ác ấy, đặc biệt là sự tiêu diệt người Do thái một cách có kế hoạch. Ngày này cũng ghi ơn tất cả những người bất chấp nguy hiểm tới tính mạng đã bảo vệ những người bị bách hại, chống lại sự giết hại điên rồ. Với tâm hồn xúc động, chúng ta nghĩ đến vô số các nạn nhân của sự oán ghét chủng tộc và tôn giáo một cách mù quáng ấy, họ đã bị phát lưu, cầm tù và sát hại tại những nơi kinh hoàng và vô nhân đạo. Ước gì việc nhớ lại những sự kiện đó, đặc biệt là thảm trạng Shoa đã xảy ra cho dân tộc Do thái, khơi dậy một sự tôn trọng ngày càng có tính chất xác tín về phẩm giá của mỗi người, để tất cả mọi người nhận thức mình thuộc về một đại gia đình duy nhất. Xin Thiên Chúa toàn năng soi sáng tâm trí mọi người, để những thảm trạng như thế không tái diễn nữa!”
Hôm 27-1-2010, các vị bộ trưởng giáo dục và phái đoàn 35 nước đã nhóm tại trại tập trung Auschwitz để thảo luận về việc thông truyền cho giới trẻ ký ức về cuộc diệt chủng Do thái. Tại trại này 1,1 triệu người đã bị tiêu diệt, hầu hết là người Do thái.
Lễ kỷ niệm cuộc giải phóng đã được cử hành từ ban sáng với nghi thức đặt vòng hoa và đốt nến sáng cạnh khu 11 của trại, nơi xảy ra các vụ xử bắn. Người ta cũng truy điệu 231 binh sĩ Liên Xô đã chết để giải phóng trại này và thành phố lân cận.
Ban chiều, nhiều vị lãnh đạo chính trị lên tiếng tại trại này, trong đó có thủ tướng Benyamin Netanyahu của Israel, và Bộ trưởng giáo dục Nga Andrei Fursenko, tổng thống và thủ tướng Ba Lan. Buổi lễ kết thúc với kinh nguyện chung của các tín hữu Kitô và Do thái, với sự tham dự của 150 người sống sót tại trại này và 200 thành viên quốc hội Âu Châu và các quốc hội khác (SD 27-1-2010)
Ngỏ lời với hơn 5 ngàn tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 27-1-2010, tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội Thành Vatican, ĐTC nói:
”Cách đây 65 năm, ngày 27-1-1945, các cánh cổng của trại tập trung Đức quốc xã được mở rộng tại thành phố Oswiecim Ba Lan, quen được biết với tên tiếng Đức là Auschwitz, và một ít người sống sót được giải thoát. Biến cố ấy và chứng từ của những người sống sót kể lại cho thế giới tội ác kinh khủng, tàn bạo chưa từng có, xảy ra tại các trại tàn sát do Đức quốc xã thành lập.
”Hôm nay, là Ngày Tưởng Niệm, nhớ đến tất cả các nạn nhân của các tội ác ấy, đặc biệt là sự tiêu diệt người Do thái một cách có kế hoạch. Ngày này cũng ghi ơn tất cả những người bất chấp nguy hiểm tới tính mạng đã bảo vệ những người bị bách hại, chống lại sự giết hại điên rồ. Với tâm hồn xúc động, chúng ta nghĩ đến vô số các nạn nhân của sự oán ghét chủng tộc và tôn giáo một cách mù quáng ấy, họ đã bị phát lưu, cầm tù và sát hại tại những nơi kinh hoàng và vô nhân đạo. Ước gì việc nhớ lại những sự kiện đó, đặc biệt là thảm trạng Shoa đã xảy ra cho dân tộc Do thái, khơi dậy một sự tôn trọng ngày càng có tính chất xác tín về phẩm giá của mỗi người, để tất cả mọi người nhận thức mình thuộc về một đại gia đình duy nhất. Xin Thiên Chúa toàn năng soi sáng tâm trí mọi người, để những thảm trạng như thế không tái diễn nữa!”
Hôm 27-1-2010, các vị bộ trưởng giáo dục và phái đoàn 35 nước đã nhóm tại trại tập trung Auschwitz để thảo luận về việc thông truyền cho giới trẻ ký ức về cuộc diệt chủng Do thái. Tại trại này 1,1 triệu người đã bị tiêu diệt, hầu hết là người Do thái.
Lễ kỷ niệm cuộc giải phóng đã được cử hành từ ban sáng với nghi thức đặt vòng hoa và đốt nến sáng cạnh khu 11 của trại, nơi xảy ra các vụ xử bắn. Người ta cũng truy điệu 231 binh sĩ Liên Xô đã chết để giải phóng trại này và thành phố lân cận.
Ban chiều, nhiều vị lãnh đạo chính trị lên tiếng tại trại này, trong đó có thủ tướng Benyamin Netanyahu của Israel, và Bộ trưởng giáo dục Nga Andrei Fursenko, tổng thống và thủ tướng Ba Lan. Buổi lễ kết thúc với kinh nguyện chung của các tín hữu Kitô và Do thái, với sự tham dự của 150 người sống sót tại trại này và 200 thành viên quốc hội Âu Châu và các quốc hội khác (SD 27-1-2010)
Bí quyết của niềm hạnh phúc đích thực là nên thánh, là sống gần Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
10:20 30/01/2010
Thánh Phanxicô thành Assisi là hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Người là một vị đại thánh thu hút con người thuộc mọi lứa tuổi và tôn giáo, một người đơn sơ, khiêm tốn, tốt lành, yêu thương Chúa Kitô, yêu thương mọi người và mọi loài thụ tạo nên luôn tươi vui trong mọi hoàn cảnh. Khi nhìn chứng ta của người chúng ta nhận ra bí quyết của niềm hạnh phúc: đó là nên thánh, là sống gần Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 27-1-2009 tại đại thính đường Phaolô VI trong nội thành Vaticăng. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Phnxicô thành Assisi, mẫu gương của cuộc đối thoại giữa tín hữu Kitô và Hồi giáo.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: ”Một mặt trời sinh ra cho thế giới”, với các lời này trong tác phẩm ”Hài kịch thiên linh” (Thiên đàng, Bài ca XI) nhà thơ vĩ đại Ý Dante Alighieri ám chỉ biến cố Phanxicô chào đời vào cuối năm 1181 hay đầu năm 1182 tại Assisi. Là con của một gia đình giầu có, thân phụ làm nghề bán vải Phanxicô đã sống tuổi thanh xuân vô tư lự và vun trồng các lý tưởng hiệp sĩ thời đó. Năm lên 20 tuổi chàng tham dự vào một trận chiến và bị bắt làm tù binh, bị bệnh và được trả tự do. Sau khi trở về Assisi, nơi chàng bắt đầu xảy ra một tiến trình hoán cải từ từ dẫn đưa tới chỗ từ bỏ lối sống ăn chơi. Chính vào thời gian này đã xảy ra cuộc găp gỡ của Phanxicô với một người bị phong hủi, chàng xuống ngựa và ôm hôn người phong cùi ấy. Cũng cùng thời gian ấy Chúa Giêsu sống động trên thánh gía tại nhà thờ thánh Damiano nói với chàng ba lần: ”Phanxicô, con hãy đi và sửa chữa Nhà Thờ của Cha bị hư hại”. Các lời này chứa đựng một biểu tượng sâu xa hơn. Phanxicô lập tức tu sửa nhà thờ thánh Damiano, nhưng tình trạng suy sụp của nó biểu tượng cho tình trạng thê thảm đáng âu lo của chính Giáo Hội thời ấy, có đức tin hời hợt, không đào tạo và biến đổi cuộc sống con người, với hàng giáo sĩ ít hăng say và với tình yêu nguội lạnh. Tình trạng bị hủy hoại bên trong cũng kéo theo sự rữa nát của sự hiệp nhất với các phong trào lạc giáo nảy sinh. Tuy nhiên trong Giáo Hội đổ nát ấy Đấng chịu đóng đanh trên Thánh Giá vẫn ở trung tâm và lên tiếng mời gọi canh tân Giáo Hội của Chúa Kitô với đức tin triệt để và tình yêu nồng cháy đối với Chúa Kitô.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc lại một biến cố khác minh xác cho sứ mệnh của thánh Phanxicô. Đó là giấc mơ của Đức Giáo Hoàng Innocenzo III vào năm 1207 trông thấy đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ mẹ của các nhà thờ đang nghiêng đổ và có một tu sĩ bé nhỏ giơ vai đỡ đền thờ. Và Đức Giáo Hoàng đã nhận ra tu sĩ đó là Phanxicô, khi thánh nhân về Roma xin gặp Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Innocenzo III là một vị Giáo Hoàng có quyền thế văn hóa thần học cũng như chính trị lớn, nhưng không phải là người canh tân Giáo Hội, mà lại là Phanxicô một tu sĩ bé nhỏ được Thiên Chúa mời gọi. Tuy nhiên phải ghi nhận một sự kiện quan trọng đó là thánh Phanxicô không canh tân Giáo Hội mà không có hay chống lại Giáo Hoàng, nhưng chỉ trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng. Hai thực tại đi liền với nhau: Người Kế Vị thánh Phêrô, các Giám Mục, Giáo Hội được xây dựng trên sự tiếp nối của các Tông Đồ và đặc sủng mới mà Chúa Thánh Thần tạo ra trong lúc đó để canh tân Giáo Hội.
Trở lại tiểu sử của thánh Phanxicô Đức Thánh Cha cho biết thân phụ của người la mắng chàng vì thấy con qúa quảng đại đối với người nghèo. Thế là Phanxicô quyết định lột bỏ hết quần áo trả lại cho cha trước sự hiện diện của Đức Giám Mục thành Assisi. Qua cử chỉ biểu tượng đó thánh nhân muốn từ bỏ gia tài của cha, để không còn gì cả mà chỉ có mạng sống do Thiên Chúa ban. Sau đó Phanxicô sống như một ẩn sĩ cho tới năm 1208, khi nghe đoạn Phúc Âm thánh Mátthêu trong đó Chúa Giêsu sai các tông đồ đi truyền giáo, thánh nhân cảm thấy được mời gọi sống khó nghèo và rao giảng Tin Mừng. Nhiều người khác theo thánh nhân và năm 1209 Phanxicô về Roma để trình bầy với Đức Giáo Hoàng Innocenzo III chương trình của một hình thức sống đời Kitô mới. Được Chúa soi sáng, Đức Giáo Hoàng trực giác được nguồn gốc thiên linh của phong trào do Phanxicô khởi xướng. Phanxicô hiểu rằng mọi đặc sủng Chúa Thánh Thần ban đều phải phục vụ Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội, vì thế nên thánh nhân luôn luôn hiệp thông trọn vẹn với giáo quyền. Trong cuộc đời các thánh không có chống đối giữa đặc sủng ngôn sứ và đặc sủng cai qủan, và nếu có xảy ra xung khắc thì các vị biết kiên nhẫn chờ đợi thời điểm của Chúa Thánh Thần.
Trên bình diện lịch sử có đúng thật là thánh Phanxicô có tương quan trực tiếp với Chúa Kitô và lời Ngài và muốn triệt để sống chân lý Lời Chúa, tạo ra một phong trào canh tân Dân Chúa mà không có hình thức giáo luật và không có phẩm trật. Nhưng thánh nhân cũng hiểu rằng mọi sự phải ở trong sự hiệp thông với Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục. Người cũng biết rằng Thánh Thể là trung tâm cảu Giáo hội, nơi Mình Máu Thánh Chúa hiện diện. Qua chức Linh Mục Thánh Thể là Giáo Hội. Lời Chúa chỉ cư ngụ nơi đâu chức Linh Mục, Chúa Kitô và sự hiệp thông của Giáo Hội đi chung với nhau.
Càng ngày càng có nhiều tu sĩ gia nhập, thánh Phanxicô và các tu sĩ chọn Porziuncola hay nhà thờ Đức Bà các thiên thần làm nơi trú ngụ. Tinh thần của dòng lôi cuốn nhiều người, trong đó có cả Chiara thuộc gia đình quyền qúy thành phố Assisi. Và thế là nảy sinh ra dòng Phanxicô thứ hai là các nữ tu kín Chiara, đem lại rất nhiều hoa trái thiêng liêng cho Giáo Hội.
Năm 1218 với tự sắc ”Cum dilecti” Đức Giáo Hoàng Onorio III, yểm trợ sự phát triển của Dòng Anh Em Hèn Mọn bắt đầu mở nhà tại nhiều nước Âu châu và lan sang cho tới Marốc. Năm 1219 thánh Phanxicô được phép sang Ai Cập gặp Sultan Melek el Kamel để rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Đây là thời gian có xung đột giữa Kitô giáo và Hồi giáo, nhưng thánh Phanxicô đã thành công trên con đường đối thoại chỉ nhờ đức tin và lòng khiêm nhường của người. Năm 1220 thánh Phanxicô sang viếng thăm Thánh Địa và gieo hạt giống đem lại nhiều hoa trái tại đây: các con cái thiêng liêng của người là các tu sĩ Phanxicô quản thủ Thánh Địa hiện nay.
Sau khi trở về Italia Phanxicô giao quyền hướng dẫn dòng cho thầy Pietro Cattani và dòng được Đức Giáo Hoàng giao phó cho sự che chở của Đức Hồng Y Ugolino sau này sẽ là Đức Giáo Hoàng Gregorio IX. Thánh Phanxicô thì lo việc rao giảng và soạn Luật dòng được Đức Giáo Hoàng chấp thuận sau đó. Năm 1224 tại Verna thánh nhân nhận đươc 5 dấu thánh của Chúa và người qua đời chiều ngày mùng 3 tháng 10 năm 1226 tại Porziuncola. Hai năm sau Đức Giáo Hoàng Gregorio IX phong thánh cho người. Một vương cung thánh đường đã được xây để dâng kính thánh nhân và trở thành nơi hành hương nổi tiếng, nơi tín hữu có thể kính viếng mộ người.
Đề cập đến hình ảnh của thánh Phanxicô Đức Thánh Cha nói: Người ta đã nói rằng thánh Phanxicô diễn tả một Chúa Kitô khác. Người thật là hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Người cũng được gọi là ”em của Đức Giêsu”. Thật thế lý tưởng của ngừơi đã là giống Chúa Giêsu: chiêm ngưỡng Chúa Kitô của Phúc âm, yêu mến Chúa mạnh mẽ và bắc chước các nhân đức của Chúa. Thánh nhân đã muốn trao ban cho sự khó nghèo nội tâm và bên ngoài một giá trị đặc biệt và dậy các con cái thiêng liêng của người sống gía trị đó. Nơi thánh nhân tình yêu đối với Chúa Kitô cũng được diễn tả ra bằng việc chầu Thánh Thể... Người nhắn nhủ các linh mục như sau: ”Khi cử hành Thánh Lễ các vị phải trong sạch và tôn kính hiến lễ đích thực của Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Francesco diAssisi, Scritti, 399). Thánh Phanxicô luôn luôn tôn trọng các linh mục và nhắn nhủ mọi người kính trọng các vị, cả khi cá nhân các vị ít xứng đáng. Lý do là vì các linh mục đã nhận được ơn thánh hiến Thánh Thể. Sự thánh thiện của Thánh Thể đòi buộc các linh mục phải trong trắng và sống trung thực với Mầu Nhiệm mình cử hành.
Từ tình yêu đối với Chúa Kitô nảy sinh ra tình yêu đối với con người và mọi thụ tạo của Thiên Chúa. Đây là một đặc thái khác trong linh đạo phan sinh: ý thức về tình huynh đệ đại đồng và tình yêu đối với thụ tạo gợi hứng cho người sáng tác bài ca vạn vật. Thánh Phanxicô dạy cho chúng ta biết thiên nhiên cho thấy sự khôn ngoan và lòng lành của Thiên Chúa. Một sự phát triển chỉ có thể chịu đựng nổi khi biết tôn trọng thiên nhiên và không phá hoại môi sinh. Đức Thánh Cha kết Luận bài huấn dụ như sau: Phanxicô đã là một vị thánh lớn và một con người tươi vui. Sự đơn sơ, khiêm tốn và niềm tin của người nơi Chúa Kitô, lòng tốt đối với mọi người đã khiến cho thánh nhân sống tươi vui trong mọi hoàn cảnh. Giữa sự thánh thiện và niềm tươi vui có một tương quan thân thiết không thể tách rời. Một văn sĩ pháp đã nói rằng trên đời này chỉ có một nỗi buồn thôi: đó là nỗi buồn không nên thánh, nghĩa là không ở gần Thiên Chúa. Khi nhìn chứng tá của thánh Phanxicô chúng ta hiểu rằng bí quyết của niềm hạnh phúc đích thật là nên thánh, là gần gũi Thiên Chúa. Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cầu chúc tín hữu những ngày hành hương sót sáng và hữu ích. Rồi ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 5.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 27-1-2009 tại đại thính đường Phaolô VI trong nội thành Vaticăng. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Phnxicô thành Assisi, mẫu gương của cuộc đối thoại giữa tín hữu Kitô và Hồi giáo.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: ”Một mặt trời sinh ra cho thế giới”, với các lời này trong tác phẩm ”Hài kịch thiên linh” (Thiên đàng, Bài ca XI) nhà thơ vĩ đại Ý Dante Alighieri ám chỉ biến cố Phanxicô chào đời vào cuối năm 1181 hay đầu năm 1182 tại Assisi. Là con của một gia đình giầu có, thân phụ làm nghề bán vải Phanxicô đã sống tuổi thanh xuân vô tư lự và vun trồng các lý tưởng hiệp sĩ thời đó. Năm lên 20 tuổi chàng tham dự vào một trận chiến và bị bắt làm tù binh, bị bệnh và được trả tự do. Sau khi trở về Assisi, nơi chàng bắt đầu xảy ra một tiến trình hoán cải từ từ dẫn đưa tới chỗ từ bỏ lối sống ăn chơi. Chính vào thời gian này đã xảy ra cuộc găp gỡ của Phanxicô với một người bị phong hủi, chàng xuống ngựa và ôm hôn người phong cùi ấy. Cũng cùng thời gian ấy Chúa Giêsu sống động trên thánh gía tại nhà thờ thánh Damiano nói với chàng ba lần: ”Phanxicô, con hãy đi và sửa chữa Nhà Thờ của Cha bị hư hại”. Các lời này chứa đựng một biểu tượng sâu xa hơn. Phanxicô lập tức tu sửa nhà thờ thánh Damiano, nhưng tình trạng suy sụp của nó biểu tượng cho tình trạng thê thảm đáng âu lo của chính Giáo Hội thời ấy, có đức tin hời hợt, không đào tạo và biến đổi cuộc sống con người, với hàng giáo sĩ ít hăng say và với tình yêu nguội lạnh. Tình trạng bị hủy hoại bên trong cũng kéo theo sự rữa nát của sự hiệp nhất với các phong trào lạc giáo nảy sinh. Tuy nhiên trong Giáo Hội đổ nát ấy Đấng chịu đóng đanh trên Thánh Giá vẫn ở trung tâm và lên tiếng mời gọi canh tân Giáo Hội của Chúa Kitô với đức tin triệt để và tình yêu nồng cháy đối với Chúa Kitô.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc lại một biến cố khác minh xác cho sứ mệnh của thánh Phanxicô. Đó là giấc mơ của Đức Giáo Hoàng Innocenzo III vào năm 1207 trông thấy đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ mẹ của các nhà thờ đang nghiêng đổ và có một tu sĩ bé nhỏ giơ vai đỡ đền thờ. Và Đức Giáo Hoàng đã nhận ra tu sĩ đó là Phanxicô, khi thánh nhân về Roma xin gặp Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Innocenzo III là một vị Giáo Hoàng có quyền thế văn hóa thần học cũng như chính trị lớn, nhưng không phải là người canh tân Giáo Hội, mà lại là Phanxicô một tu sĩ bé nhỏ được Thiên Chúa mời gọi. Tuy nhiên phải ghi nhận một sự kiện quan trọng đó là thánh Phanxicô không canh tân Giáo Hội mà không có hay chống lại Giáo Hoàng, nhưng chỉ trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng. Hai thực tại đi liền với nhau: Người Kế Vị thánh Phêrô, các Giám Mục, Giáo Hội được xây dựng trên sự tiếp nối của các Tông Đồ và đặc sủng mới mà Chúa Thánh Thần tạo ra trong lúc đó để canh tân Giáo Hội.
Trở lại tiểu sử của thánh Phanxicô Đức Thánh Cha cho biết thân phụ của người la mắng chàng vì thấy con qúa quảng đại đối với người nghèo. Thế là Phanxicô quyết định lột bỏ hết quần áo trả lại cho cha trước sự hiện diện của Đức Giám Mục thành Assisi. Qua cử chỉ biểu tượng đó thánh nhân muốn từ bỏ gia tài của cha, để không còn gì cả mà chỉ có mạng sống do Thiên Chúa ban. Sau đó Phanxicô sống như một ẩn sĩ cho tới năm 1208, khi nghe đoạn Phúc Âm thánh Mátthêu trong đó Chúa Giêsu sai các tông đồ đi truyền giáo, thánh nhân cảm thấy được mời gọi sống khó nghèo và rao giảng Tin Mừng. Nhiều người khác theo thánh nhân và năm 1209 Phanxicô về Roma để trình bầy với Đức Giáo Hoàng Innocenzo III chương trình của một hình thức sống đời Kitô mới. Được Chúa soi sáng, Đức Giáo Hoàng trực giác được nguồn gốc thiên linh của phong trào do Phanxicô khởi xướng. Phanxicô hiểu rằng mọi đặc sủng Chúa Thánh Thần ban đều phải phục vụ Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội, vì thế nên thánh nhân luôn luôn hiệp thông trọn vẹn với giáo quyền. Trong cuộc đời các thánh không có chống đối giữa đặc sủng ngôn sứ và đặc sủng cai qủan, và nếu có xảy ra xung khắc thì các vị biết kiên nhẫn chờ đợi thời điểm của Chúa Thánh Thần.
Trên bình diện lịch sử có đúng thật là thánh Phanxicô có tương quan trực tiếp với Chúa Kitô và lời Ngài và muốn triệt để sống chân lý Lời Chúa, tạo ra một phong trào canh tân Dân Chúa mà không có hình thức giáo luật và không có phẩm trật. Nhưng thánh nhân cũng hiểu rằng mọi sự phải ở trong sự hiệp thông với Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục. Người cũng biết rằng Thánh Thể là trung tâm cảu Giáo hội, nơi Mình Máu Thánh Chúa hiện diện. Qua chức Linh Mục Thánh Thể là Giáo Hội. Lời Chúa chỉ cư ngụ nơi đâu chức Linh Mục, Chúa Kitô và sự hiệp thông của Giáo Hội đi chung với nhau.
Càng ngày càng có nhiều tu sĩ gia nhập, thánh Phanxicô và các tu sĩ chọn Porziuncola hay nhà thờ Đức Bà các thiên thần làm nơi trú ngụ. Tinh thần của dòng lôi cuốn nhiều người, trong đó có cả Chiara thuộc gia đình quyền qúy thành phố Assisi. Và thế là nảy sinh ra dòng Phanxicô thứ hai là các nữ tu kín Chiara, đem lại rất nhiều hoa trái thiêng liêng cho Giáo Hội.
Năm 1218 với tự sắc ”Cum dilecti” Đức Giáo Hoàng Onorio III, yểm trợ sự phát triển của Dòng Anh Em Hèn Mọn bắt đầu mở nhà tại nhiều nước Âu châu và lan sang cho tới Marốc. Năm 1219 thánh Phanxicô được phép sang Ai Cập gặp Sultan Melek el Kamel để rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Đây là thời gian có xung đột giữa Kitô giáo và Hồi giáo, nhưng thánh Phanxicô đã thành công trên con đường đối thoại chỉ nhờ đức tin và lòng khiêm nhường của người. Năm 1220 thánh Phanxicô sang viếng thăm Thánh Địa và gieo hạt giống đem lại nhiều hoa trái tại đây: các con cái thiêng liêng của người là các tu sĩ Phanxicô quản thủ Thánh Địa hiện nay.
Sau khi trở về Italia Phanxicô giao quyền hướng dẫn dòng cho thầy Pietro Cattani và dòng được Đức Giáo Hoàng giao phó cho sự che chở của Đức Hồng Y Ugolino sau này sẽ là Đức Giáo Hoàng Gregorio IX. Thánh Phanxicô thì lo việc rao giảng và soạn Luật dòng được Đức Giáo Hoàng chấp thuận sau đó. Năm 1224 tại Verna thánh nhân nhận đươc 5 dấu thánh của Chúa và người qua đời chiều ngày mùng 3 tháng 10 năm 1226 tại Porziuncola. Hai năm sau Đức Giáo Hoàng Gregorio IX phong thánh cho người. Một vương cung thánh đường đã được xây để dâng kính thánh nhân và trở thành nơi hành hương nổi tiếng, nơi tín hữu có thể kính viếng mộ người.
Đề cập đến hình ảnh của thánh Phanxicô Đức Thánh Cha nói: Người ta đã nói rằng thánh Phanxicô diễn tả một Chúa Kitô khác. Người thật là hình ảnh sống động của Chúa Kitô. Người cũng được gọi là ”em của Đức Giêsu”. Thật thế lý tưởng của ngừơi đã là giống Chúa Giêsu: chiêm ngưỡng Chúa Kitô của Phúc âm, yêu mến Chúa mạnh mẽ và bắc chước các nhân đức của Chúa. Thánh nhân đã muốn trao ban cho sự khó nghèo nội tâm và bên ngoài một giá trị đặc biệt và dậy các con cái thiêng liêng của người sống gía trị đó. Nơi thánh nhân tình yêu đối với Chúa Kitô cũng được diễn tả ra bằng việc chầu Thánh Thể... Người nhắn nhủ các linh mục như sau: ”Khi cử hành Thánh Lễ các vị phải trong sạch và tôn kính hiến lễ đích thực của Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Francesco diAssisi, Scritti, 399). Thánh Phanxicô luôn luôn tôn trọng các linh mục và nhắn nhủ mọi người kính trọng các vị, cả khi cá nhân các vị ít xứng đáng. Lý do là vì các linh mục đã nhận được ơn thánh hiến Thánh Thể. Sự thánh thiện của Thánh Thể đòi buộc các linh mục phải trong trắng và sống trung thực với Mầu Nhiệm mình cử hành.
Từ tình yêu đối với Chúa Kitô nảy sinh ra tình yêu đối với con người và mọi thụ tạo của Thiên Chúa. Đây là một đặc thái khác trong linh đạo phan sinh: ý thức về tình huynh đệ đại đồng và tình yêu đối với thụ tạo gợi hứng cho người sáng tác bài ca vạn vật. Thánh Phanxicô dạy cho chúng ta biết thiên nhiên cho thấy sự khôn ngoan và lòng lành của Thiên Chúa. Một sự phát triển chỉ có thể chịu đựng nổi khi biết tôn trọng thiên nhiên và không phá hoại môi sinh. Đức Thánh Cha kết Luận bài huấn dụ như sau: Phanxicô đã là một vị thánh lớn và một con người tươi vui. Sự đơn sơ, khiêm tốn và niềm tin của người nơi Chúa Kitô, lòng tốt đối với mọi người đã khiến cho thánh nhân sống tươi vui trong mọi hoàn cảnh. Giữa sự thánh thiện và niềm tươi vui có một tương quan thân thiết không thể tách rời. Một văn sĩ pháp đã nói rằng trên đời này chỉ có một nỗi buồn thôi: đó là nỗi buồn không nên thánh, nghĩa là không ở gần Thiên Chúa. Khi nhìn chứng tá của thánh Phanxicô chúng ta hiểu rằng bí quyết của niềm hạnh phúc đích thật là nên thánh, là gần gũi Thiên Chúa. Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cầu chúc tín hữu những ngày hành hương sót sáng và hữu ích. Rồi ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Hàn Lâm Viện Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh OP
10:22 30/01/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các Hàn lâm viện Tòa Thánh gia tăng trợ giúp Tòa Thánh trong việc đối thoại với các lãnh vực trong nền văn hóa hiện đại.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-1-2010, lễ Thánh Tômasô Aquinô, dành cho 350 thành viên của 7 Hàn lâm viện Tòa Thánh gồm Hàn lâm viện Thánh Tômasô Aquino, Hàn lâm viện Thần Học, Hàn lâm viện Đức Mẹ Vô Nhiễm, Hàn lâm viện Thánh Mẫu quốc tế, khảo cổ học và sau cùng là Hàn lâm viện về việc tôn kính các thánh tử đạo. Tổng cộng có 350 thành viên thuộc các Hàn lâm viện này.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, trong có đó nhiều HY và GM, ĐTC nói: ”Trong các môi trường khó khăn của việc nghiên cứu và dấn thân, anh chị em được kêu gọi mang lại một đóng góp quí giá, đầy khả năng chuyên môn và hăng say để toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là Tòa Thánh, có thể có những cơ hội, ngôn ngữ và phương tiện thích hợp để đối thoại với các nền văn hóa hiện đại, và trả lời hữu hiệu cho những câu hỏi và thách đố đang đề ra cho Giáo Hội trong nhiều lãnh vực tri thức và kinh nghiệm của con người.”
ĐTC cũng nhận xét rằng ”nền văn hóa ngày nay chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm duy tương đối và duy chủ quan, về phương pháp cũng như về thái độ nhiều khi hời hợt, tầm thường, làm thương tổn tính chất nghiêm túc của việc nghiên cứu và suy tư, và do đó cũng làm thiệt hại việc đối thoại, đối chiếu và đả thông với nhau. Vì thế, cần cấp thiết kiến tạo những điều kiện thiết yếu để có khả năng đào sâu việc học hỏi và nghiên cứu, để có thể đối thoại hữu ý và hữu hiệu, nhắm tới sự tăng trưởng chung và sự huấn luyện thăng tiến toàn diện con người”
ĐTC cũng đặc biệt đề cao tấm gương của thánh Tômaso Aquinô, Tiến Sĩ Thiên Thần, trong việc đối thoại với các nền văn hóa. Ngài nói: ”Thánh Tômasô đã thành công trong việc thiết lập một cuộc đối chiếu hữu ích với tư tưởng Arập, cũng như Do thái trong thời đại của Người, và đón nhận kho tàng triết học Hy Lạp, để tạo nên một tổng hợp thần học ngoại thường, hòa hợp lý trí với đức tin. Thánh nhân đã để lại cho những người đồng thời một kỷ niệm sâu đậm, không thể phai mờ, chính nhờ sự tinh tế và sắc bén của ngài, không kể đời sống thánh thiện rạng ngời.”
Và ĐTC kết luận rằng: “tư tưởng và chứng tá của thánh Tômasô Aquino khuyến khích chúng ta quan tâm nghiên cứu những vấn đề đang nảy sinh để mang lại những câu trả lời thích hợp và có tinh thần sáng tạo.. Tín nhiệm nơi khác năng của lý trí con người, chúng ta cũng cần làm như thánh Tiến Sĩ Tômasô, luôn kín múc những phong phú từ Truyền Thống, trong sự luôn luôn tìm kiếm ”chân lý về vạn vật” (SD 28-1-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-1-2010, lễ Thánh Tômasô Aquinô, dành cho 350 thành viên của 7 Hàn lâm viện Tòa Thánh gồm Hàn lâm viện Thánh Tômasô Aquino, Hàn lâm viện Thần Học, Hàn lâm viện Đức Mẹ Vô Nhiễm, Hàn lâm viện Thánh Mẫu quốc tế, khảo cổ học và sau cùng là Hàn lâm viện về việc tôn kính các thánh tử đạo. Tổng cộng có 350 thành viên thuộc các Hàn lâm viện này.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, trong có đó nhiều HY và GM, ĐTC nói: ”Trong các môi trường khó khăn của việc nghiên cứu và dấn thân, anh chị em được kêu gọi mang lại một đóng góp quí giá, đầy khả năng chuyên môn và hăng say để toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là Tòa Thánh, có thể có những cơ hội, ngôn ngữ và phương tiện thích hợp để đối thoại với các nền văn hóa hiện đại, và trả lời hữu hiệu cho những câu hỏi và thách đố đang đề ra cho Giáo Hội trong nhiều lãnh vực tri thức và kinh nghiệm của con người.”
ĐTC cũng nhận xét rằng ”nền văn hóa ngày nay chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm duy tương đối và duy chủ quan, về phương pháp cũng như về thái độ nhiều khi hời hợt, tầm thường, làm thương tổn tính chất nghiêm túc của việc nghiên cứu và suy tư, và do đó cũng làm thiệt hại việc đối thoại, đối chiếu và đả thông với nhau. Vì thế, cần cấp thiết kiến tạo những điều kiện thiết yếu để có khả năng đào sâu việc học hỏi và nghiên cứu, để có thể đối thoại hữu ý và hữu hiệu, nhắm tới sự tăng trưởng chung và sự huấn luyện thăng tiến toàn diện con người”
ĐTC cũng đặc biệt đề cao tấm gương của thánh Tômaso Aquinô, Tiến Sĩ Thiên Thần, trong việc đối thoại với các nền văn hóa. Ngài nói: ”Thánh Tômasô đã thành công trong việc thiết lập một cuộc đối chiếu hữu ích với tư tưởng Arập, cũng như Do thái trong thời đại của Người, và đón nhận kho tàng triết học Hy Lạp, để tạo nên một tổng hợp thần học ngoại thường, hòa hợp lý trí với đức tin. Thánh nhân đã để lại cho những người đồng thời một kỷ niệm sâu đậm, không thể phai mờ, chính nhờ sự tinh tế và sắc bén của ngài, không kể đời sống thánh thiện rạng ngời.”
Và ĐTC kết luận rằng: “tư tưởng và chứng tá của thánh Tômasô Aquino khuyến khích chúng ta quan tâm nghiên cứu những vấn đề đang nảy sinh để mang lại những câu trả lời thích hợp và có tinh thần sáng tạo.. Tín nhiệm nơi khác năng của lý trí con người, chúng ta cũng cần làm như thánh Tiến Sĩ Tômasô, luôn kín múc những phong phú từ Truyền Thống, trong sự luôn luôn tìm kiếm ”chân lý về vạn vật” (SD 28-1-2010)
Đức Thánh Cha kêu gọi đừng giải hôn phối dễ dàng
LM Trần Đức Anh OP
10:22 30/01/2010
VATICAN - Sáng 29-1-2010, ĐTC đã tiếp kiến các thẩm phán, luật sư và nhân viên tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, nhân dịp khai mạc năm tư pháp mới. Ngài kêu gọi các vị thẩm phán đừng vì tình thương xót giả tạo để dễ dàng tuyên bố hôn nhân vô hiệu và không tôn trọng công lý.
Tòa Thượng Thẩm Rota có nhiệm vụ xét xử các vụ án từ cấp hai trở lên được đệ trình về Tòa Thánh cũng như xử những vụ do giáo luật và ĐTC ủy nhiệm. Hiện nay, đoàn thẩm phán của tòa này gồm hơn 20 vị thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, dưới sự hướng dẫn của vị niên trưởng là Đức Cha Antoni Stankiewicz, người Ba Lan.
Tại buổi tiếp kiến, ĐTC đã nói về quan hệ giữa công lý, bác ái và sự thật. Ngài cảnh giác chống lại quan niệm của một số người cho rằng ”đức bác ái mục tử có thể biện minh cho mọi hành động nhắm tuyên bố hôn nhân vô hiệu để đáp lại mong ước của những người ở trong tình trạng hôn nhân bất hợp lệ. Thậm chí chính sự thật được gợi lên như thế có xu hướng bị nhìn trong nhãn giới bị lợi dụng, tùy theo hoàn cảnh xảy ra”.
ĐTC nhắc đến nghĩa vụ của các vị thẩm phán phải tôn trọng và thực thi các nhân đức nhân bản và Kitô, đặc biệt là đức khôn ngoan thận trọng, công lý và can đảm. Lòng can đảm này càng cần thiết khi sự thiếu công lý trở thành con đường dễ theo hơn, vì nó chiều theo ước muốn và khát vọng của hai bên muốn giải phôn phối, hoặc khi bị ảnh hưởng của bối cảnh xã hội.”
ĐTC khẳng định rằng: ”tất cả mọi người hoạt động trong lãnh vực luật pháp, mỗi người theo chức năng của mình, phải được công lý hướng dẫn. Đặc biệt các luật sư phải chú ý tôn trọng sự thật của các bằng chứng, và tránh biện hộ cho những vụ xin giải hôn phối mà họ thấy khách quan là không thể biện hộ được”.
ĐTC nhắc lại nguyên tắc ”Bác ái mà không có công lý thì không phải là bác ái, nhưng là một sự giả mạo, vì chính bác ái đòi phải có đặc tính khách quan tiêu biểu của công lý, và không được lẫn lộn công lý với sự lạnh lùng vô nhân đạo.. Vị thẩm phán phải luôn tránh nguy cơ có thái độ thương xót sai lầm, để rơi vào thái độ duy tình cảm, chỉ có vẻ là mục vụ bề ngoài mà thôi.”
Với những người mở đường cho những người không đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích hòa giải và Thánh Thể, ĐTC cảnh giác rằng: ”Thực là một điều thiện giả dối, một sự thiếu sót trầm trọng đối với công lý và tình thương, khi mở đường cho những người không đủ điều kiện để lãnh nhận các bí tích, với nguy cơ là làm cho họ sống các bí tích ấy tương phản với sự thật về tình trạng bản thân của họ”.
Trong lời chào mừng ĐTC tại buổi tiếp kiến, Đức Cha Stankiewicz cũng nhận xét rằng ”xu hướng duy tương đối của xã hội hiện đại nhiều khi cũng lẻn vào các vụ tuyên bố hôn nhân vô hiệu, những vụ này bị lệch hướng, và biến thành một con đường dễ dàng để giải các hôn phối bị thất bại”.
Theo thông báo, trong năm 2008, tòa Rota ở Roma đã tuyên bố 192 hôn nhân vô hiệu và tính đến cuối năm 2008 còn 1.118 vụ chờ được cứu xét. Phán quyết của tòa Roma được coi là án lệ cho các tòa án hôn phối khác của Giáo Hội trên thế giới (SD 29-1-2010)
Tòa Thượng Thẩm Rota có nhiệm vụ xét xử các vụ án từ cấp hai trở lên được đệ trình về Tòa Thánh cũng như xử những vụ do giáo luật và ĐTC ủy nhiệm. Hiện nay, đoàn thẩm phán của tòa này gồm hơn 20 vị thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, dưới sự hướng dẫn của vị niên trưởng là Đức Cha Antoni Stankiewicz, người Ba Lan.
Tại buổi tiếp kiến, ĐTC đã nói về quan hệ giữa công lý, bác ái và sự thật. Ngài cảnh giác chống lại quan niệm của một số người cho rằng ”đức bác ái mục tử có thể biện minh cho mọi hành động nhắm tuyên bố hôn nhân vô hiệu để đáp lại mong ước của những người ở trong tình trạng hôn nhân bất hợp lệ. Thậm chí chính sự thật được gợi lên như thế có xu hướng bị nhìn trong nhãn giới bị lợi dụng, tùy theo hoàn cảnh xảy ra”.
ĐTC nhắc đến nghĩa vụ của các vị thẩm phán phải tôn trọng và thực thi các nhân đức nhân bản và Kitô, đặc biệt là đức khôn ngoan thận trọng, công lý và can đảm. Lòng can đảm này càng cần thiết khi sự thiếu công lý trở thành con đường dễ theo hơn, vì nó chiều theo ước muốn và khát vọng của hai bên muốn giải phôn phối, hoặc khi bị ảnh hưởng của bối cảnh xã hội.”
ĐTC khẳng định rằng: ”tất cả mọi người hoạt động trong lãnh vực luật pháp, mỗi người theo chức năng của mình, phải được công lý hướng dẫn. Đặc biệt các luật sư phải chú ý tôn trọng sự thật của các bằng chứng, và tránh biện hộ cho những vụ xin giải hôn phối mà họ thấy khách quan là không thể biện hộ được”.
ĐTC nhắc lại nguyên tắc ”Bác ái mà không có công lý thì không phải là bác ái, nhưng là một sự giả mạo, vì chính bác ái đòi phải có đặc tính khách quan tiêu biểu của công lý, và không được lẫn lộn công lý với sự lạnh lùng vô nhân đạo.. Vị thẩm phán phải luôn tránh nguy cơ có thái độ thương xót sai lầm, để rơi vào thái độ duy tình cảm, chỉ có vẻ là mục vụ bề ngoài mà thôi.”
Với những người mở đường cho những người không đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích hòa giải và Thánh Thể, ĐTC cảnh giác rằng: ”Thực là một điều thiện giả dối, một sự thiếu sót trầm trọng đối với công lý và tình thương, khi mở đường cho những người không đủ điều kiện để lãnh nhận các bí tích, với nguy cơ là làm cho họ sống các bí tích ấy tương phản với sự thật về tình trạng bản thân của họ”.
Trong lời chào mừng ĐTC tại buổi tiếp kiến, Đức Cha Stankiewicz cũng nhận xét rằng ”xu hướng duy tương đối của xã hội hiện đại nhiều khi cũng lẻn vào các vụ tuyên bố hôn nhân vô hiệu, những vụ này bị lệch hướng, và biến thành một con đường dễ dàng để giải các hôn phối bị thất bại”.
Theo thông báo, trong năm 2008, tòa Rota ở Roma đã tuyên bố 192 hôn nhân vô hiệu và tính đến cuối năm 2008 còn 1.118 vụ chờ được cứu xét. Phán quyết của tòa Roma được coi là án lệ cho các tòa án hôn phối khác của Giáo Hội trên thế giới (SD 29-1-2010)
ĐTC thúc giục tìm ra những giải pháp mới cho những vấn đề hiện đại.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:32 30/01/2010
Đức Thánh Cha nói: Giới Trẻ Đặc Biệt Cần Lý Do để Hy Vọng
Vatican ngày 28 tháng 1, 2010 (Zenit.org) – ĐTC Bênêđictô XVI mời gọi các thành viên của các Giáo Hoàng Học Viện (Pontifical Academies) hãy đưa ra những giải pháp “đầy đủ” và “có sáng kiên” cho những vấn đề do nền văn hóa hiện đại gây ra, nhưng luôn luôn phải dựa vào “sự phong phú của truyền thống Kitô giáo”.
ĐTC nói trong một cuộc triều yết của khoảng 300 đại diện của các học viện họp nhau tại Rôma trong buổi họp thường niên rằng điều đặc biệt cần thiết là “cung cấp những giá trị” cho giới trẻ là những người đang lớn lên trong một xã hội đang bị thống trị bởi “thuyết tương đối” và “thuyết chủ quan”.
Các học viện được đại diện gồm Học Viện Thánh Thôma Aquinô, Học Viện Thần Học, Học Viện Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Học Viện Thánh Mẫu Quốc Tế, Học Viện Nghệ Thuật và Văn Hóa "dei Virtuosi al Pantheon," Học Viện Khảo Cổ Rôma và Học Viện “Cultorum Martyrum [Tôn sùng các Thánh Tử Vì Đạo)]”.
Trong khi nhắc lại rằng hôm nay là lễ kính thánh Thôma Aquinô, ĐTC Bênêđictô XVI đã mời các thành viên và các nhà chuyên môn của các học viện này hãy “tin tưởng vào khả năng cùa lý trí con người”, đồng thời trung thành với “kho tang đức tin”, khi phải giải quyết những vấn đề được đặt ra bởi việc đối thoại với các nền văn hóa.
ĐTC nói: "Điều cần thiết là các Giáo Hoàng Học Viện ngày nay, hơn bao giờ hết, phải là những học viện sống còn và sống động, có khả năng nhận xét một cách sắc bén cả những vấn đề của xã hội và văn hóa, cũng như những nhu cầu và hoài vọng của Hội Thánh”.
ĐTC giải thích rằng mục đích của công việc của các Giáo Hoàng Học Viện phải là “quảng bá với tất cả nghị lực và phương tiện sẵn có, một học thuyết nhân bản Kitô giáo”. “Nền văn hóa hiện đại, và còn hơn thế nữa chính các tín hữu, tiếp tục tìm đến suy tư và hành động của Hội Thánh trong những lãnh vực khác nhau mà trong đó có những vấn đề mới được nêu ra và cũng trong cả những lãnh vực mà quý bạn làm việc”.
ĐTC giải thích rằng những lãnh vực này là “tìm tòi về triết học và thần học; suy niệm về con người của Đức Trinh Nữ Maria; nghiên cứu lịch sử, những công trình, những chứng từ mà các tín hữu của những thế hệ Kitô hữu đầu tiên nhận được trong gia sản, bắt đầu bằng các vị tử vì đạo; cuộc đối thoại quyết tâm và quan trọng giữa đức tin Kitô giáo và sáng tạo nghệ thuật”.
Trong nối kết này, ngài mời gọi các học giả “cung cấp một đóng góp có giá trị, hữu hiệu và hăng say, để toàn thể Hội Thánh, và đặc biệt là Toà Thánh, có thể sử dụng những cơ hội, ngôn ngữ và phương tiện thích nghi để đối thoại với những nền văn hóa hiện đại”.
Như thế Hội Thánh sẽ có thể “đáp ứng cách hữu hiệu những vấn đề và những thách đố mà Hội Thánh gặp phải trong nhiều lãnh vực khác nhau của kiến thức và kinh nghiệm con người”.
Giới Trẻ
Đặc biệt là ĐTC Bênêđictô XVI đã bày tỏ quan tâm của ngài về giới trẻ, mà việc đào luyện các em bị suy yếu vì việc mất những giá trị của xã hội Tây Phương.
Ngài xác quyết rằng: "Như tôi đã nhiều lần nói đến, nền văn hóa ngày nay đã bị yếu đi rất nhiều, vừa bởi một cái nhìn bị chi phối bởi thuyết tương đối và thuyết chủ quan, cũng như bởi những phương pháp và thái độ đôi khi nông cạn và tầm thường”.
ĐTC ghi nhận rằng sự nông cạn của văn hóa này “làm tổn phương đến tính chất nghiêm túc của việc nghiên cứu và suy nghĩ, và sau cùng là đến việc đối thoại, đối chiếu và truyền thông giữa người với người”.
ĐTC xác nhận rằng cần phải “thiết lập lại những điều kiện thiết yếu để có khả năng đào sâu việc học hỏi và nghiên cứu, ngõ hầu đem lại việc đối thoại hợp lý và giải quyết những vấn đề khác nhau cách hiệu quả, nhằm đến việc tăng trường chung và đào luyện để thăng tiến con người cách toàn diện và hoàn toàn”.
Ngài khuyến cáo rằng “việc thiếu những điểm quy chiếu lý tưởng và luân lý” ảnh hưởng đến “việc chung sống cách phải đạo và trên hết việc đào luyện những thế hệ trẻ”.
ĐTC Bênêđictô XVI nói rằng cần phải đưa ra “một đề nghị lý tưởng và thực tế về những giá trị và những sự thật, về những lý do chắc chắn cho sự sống và hy vọng, là những điều mà mọi người, đặc biệt là những người trẻ có thể và cần phải quan tâm đến”.
Vatican ngày 28 tháng 1, 2010 (Zenit.org) – ĐTC Bênêđictô XVI mời gọi các thành viên của các Giáo Hoàng Học Viện (Pontifical Academies) hãy đưa ra những giải pháp “đầy đủ” và “có sáng kiên” cho những vấn đề do nền văn hóa hiện đại gây ra, nhưng luôn luôn phải dựa vào “sự phong phú của truyền thống Kitô giáo”.
ĐTC nói trong một cuộc triều yết của khoảng 300 đại diện của các học viện họp nhau tại Rôma trong buổi họp thường niên rằng điều đặc biệt cần thiết là “cung cấp những giá trị” cho giới trẻ là những người đang lớn lên trong một xã hội đang bị thống trị bởi “thuyết tương đối” và “thuyết chủ quan”.
Các học viện được đại diện gồm Học Viện Thánh Thôma Aquinô, Học Viện Thần Học, Học Viện Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Học Viện Thánh Mẫu Quốc Tế, Học Viện Nghệ Thuật và Văn Hóa "dei Virtuosi al Pantheon," Học Viện Khảo Cổ Rôma và Học Viện “Cultorum Martyrum [Tôn sùng các Thánh Tử Vì Đạo)]”.
Trong khi nhắc lại rằng hôm nay là lễ kính thánh Thôma Aquinô, ĐTC Bênêđictô XVI đã mời các thành viên và các nhà chuyên môn của các học viện này hãy “tin tưởng vào khả năng cùa lý trí con người”, đồng thời trung thành với “kho tang đức tin”, khi phải giải quyết những vấn đề được đặt ra bởi việc đối thoại với các nền văn hóa.
ĐTC nói: "Điều cần thiết là các Giáo Hoàng Học Viện ngày nay, hơn bao giờ hết, phải là những học viện sống còn và sống động, có khả năng nhận xét một cách sắc bén cả những vấn đề của xã hội và văn hóa, cũng như những nhu cầu và hoài vọng của Hội Thánh”.
ĐTC giải thích rằng mục đích của công việc của các Giáo Hoàng Học Viện phải là “quảng bá với tất cả nghị lực và phương tiện sẵn có, một học thuyết nhân bản Kitô giáo”. “Nền văn hóa hiện đại, và còn hơn thế nữa chính các tín hữu, tiếp tục tìm đến suy tư và hành động của Hội Thánh trong những lãnh vực khác nhau mà trong đó có những vấn đề mới được nêu ra và cũng trong cả những lãnh vực mà quý bạn làm việc”.
ĐTC giải thích rằng những lãnh vực này là “tìm tòi về triết học và thần học; suy niệm về con người của Đức Trinh Nữ Maria; nghiên cứu lịch sử, những công trình, những chứng từ mà các tín hữu của những thế hệ Kitô hữu đầu tiên nhận được trong gia sản, bắt đầu bằng các vị tử vì đạo; cuộc đối thoại quyết tâm và quan trọng giữa đức tin Kitô giáo và sáng tạo nghệ thuật”.
Trong nối kết này, ngài mời gọi các học giả “cung cấp một đóng góp có giá trị, hữu hiệu và hăng say, để toàn thể Hội Thánh, và đặc biệt là Toà Thánh, có thể sử dụng những cơ hội, ngôn ngữ và phương tiện thích nghi để đối thoại với những nền văn hóa hiện đại”.
Như thế Hội Thánh sẽ có thể “đáp ứng cách hữu hiệu những vấn đề và những thách đố mà Hội Thánh gặp phải trong nhiều lãnh vực khác nhau của kiến thức và kinh nghiệm con người”.
Giới Trẻ
Đặc biệt là ĐTC Bênêđictô XVI đã bày tỏ quan tâm của ngài về giới trẻ, mà việc đào luyện các em bị suy yếu vì việc mất những giá trị của xã hội Tây Phương.
Ngài xác quyết rằng: "Như tôi đã nhiều lần nói đến, nền văn hóa ngày nay đã bị yếu đi rất nhiều, vừa bởi một cái nhìn bị chi phối bởi thuyết tương đối và thuyết chủ quan, cũng như bởi những phương pháp và thái độ đôi khi nông cạn và tầm thường”.
ĐTC ghi nhận rằng sự nông cạn của văn hóa này “làm tổn phương đến tính chất nghiêm túc của việc nghiên cứu và suy nghĩ, và sau cùng là đến việc đối thoại, đối chiếu và truyền thông giữa người với người”.
ĐTC xác nhận rằng cần phải “thiết lập lại những điều kiện thiết yếu để có khả năng đào sâu việc học hỏi và nghiên cứu, ngõ hầu đem lại việc đối thoại hợp lý và giải quyết những vấn đề khác nhau cách hiệu quả, nhằm đến việc tăng trường chung và đào luyện để thăng tiến con người cách toàn diện và hoàn toàn”.
Ngài khuyến cáo rằng “việc thiếu những điểm quy chiếu lý tưởng và luân lý” ảnh hưởng đến “việc chung sống cách phải đạo và trên hết việc đào luyện những thế hệ trẻ”.
ĐTC Bênêđictô XVI nói rằng cần phải đưa ra “một đề nghị lý tưởng và thực tế về những giá trị và những sự thật, về những lý do chắc chắn cho sự sống và hy vọng, là những điều mà mọi người, đặc biệt là những người trẻ có thể và cần phải quan tâm đến”.
Giới chức Vatican: Bệnh phong hủi vẫn cần được chú ý
Bùi Hữu Thư
17:17 30/01/2010
Tổng Giám Mục kêu gọi việc Hợp Quần vào ngày Quốc Tế
Rôma, ngày 29, tháng 1, 2010 (Zenit.org).- Bệnh phong hủi vẫn không phải là một điều đã qua đi trong quá khứ, và vị chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về săn sóc sức khỏe đang kêu gọi mọi người dùng ngày Chúa Nhật này làm ngày ủng hộ cho những ai vẫn còn chịu đau khổ về căn bệnh cổ hủ này.
Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski đã kêu gọi trong một lá thư cho ngày Phong Hủi Quốc Tế, sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật Này cho năm 2010.
Lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục gửi cho các vị chủ tịch các Hội Đồng Gám Mục và các giám mục phụ trách mục vụ Y Tế nói: "Bệnh phong hủi còn có tên là bệnh Hansen, thực ra vẫn còn tiếp tục tàn phá mỗi năm hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới. Theo các dữ kiện mới được Tổ Chức Y Tế Quốc Tế phổ biến, trong năm 2009 có trên 210.000 trường hợp được ghi nhận.”
Con số này không bao gồm rất nhiều người có bệnh nhưng không được kiểm tra dân số và không được chữa trị, thường vì quá nghèo khó.
Đức Tổng Giám Mục ghi hận rằng trên phương diện xác xuất, các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Á Châu, Nam Mỹ và Phi Châu. Ấn Độ là nơi có nhiều người mắc bệnh này nhất, rồi đến Ba Tây. Cũng có rất nhiều trường hợp được ghi nhận tại Angola, Bangladesh, Cộng Hòa Trung Phi, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Indonesia, Madagascar, Mozambique, Nepal và Tanzania.
Đức Tổng Giám Mục Zimowski nói: “Bệnh Hansen là một bệnh ‘cổ xưa’, nhưng vì vậy, vẫn không kém tai hại và đến sức khỏe và tinh thần. Trong mọi lứa tuổi và văn hóa, số mệnh của người bị bệnh phong hủi là bị loại ra ngoài vòng xã hội, bị mất hết mọi sự tiếp xúc với người đời, và phải chịu thấy thân xác mình bị tan rữa dần dần cho đến lúc chết.”
Giới chức Toà Thánh này ghi nhận rằng ngày nay, đã có những phương pháp chữa trị bệnh phong hủi có hiệu qủa, tuy nhiên bệnh này vẫn lan truyền.
Ngài giải thích: "Trong số các yếu tố khiến cho bệnh này tiếp diễn, chắc chắn là sự nghèo khó của cá nhân hay cộng đồng, đưa đến sự thiếu vệ sinh, sự hiện diện của các căn bệnh hiểm nghèo, thiếu dinh dưỡng hay thường xuyên chịu đói khát, và thiếu các phương tiện chữa trị kịp thời. Lại còn có sự ghê sợ của người chung quanh trong xã hội, thường vì thiếu hiểu biết, khiến cho người mắc bệnh luôn phải mang mặc cảm mặc dầu đã khỏi bệnh."
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cộng đồng thế giới hãy tìm kiếm các phương cách để ngăn chặn bệnh phong hủi.
Ngài kết thúc bằng lời nguyện: “Xin Đức Mẹ Cứu Chữa Kẻ Bệnh Tật nâng đỡ họ trong cuộc chiến đấu cam go chống đau đớn và những khổ ải do bệnh này gây ra, và có thể xé tan bức màn im lặng bằng một số các hành động hợp quần thực sự ngày càng nhiều hơn đối với những ai mang bệnh phong hủi.”
Rôma, ngày 29, tháng 1, 2010 (Zenit.org).- Bệnh phong hủi vẫn không phải là một điều đã qua đi trong quá khứ, và vị chủ tịch của Hội Đồng Tòa Thánh về săn sóc sức khỏe đang kêu gọi mọi người dùng ngày Chúa Nhật này làm ngày ủng hộ cho những ai vẫn còn chịu đau khổ về căn bệnh cổ hủ này.
Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski đã kêu gọi trong một lá thư cho ngày Phong Hủi Quốc Tế, sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật Này cho năm 2010.
Lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục gửi cho các vị chủ tịch các Hội Đồng Gám Mục và các giám mục phụ trách mục vụ Y Tế nói: "Bệnh phong hủi còn có tên là bệnh Hansen, thực ra vẫn còn tiếp tục tàn phá mỗi năm hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới. Theo các dữ kiện mới được Tổ Chức Y Tế Quốc Tế phổ biến, trong năm 2009 có trên 210.000 trường hợp được ghi nhận.”
Con số này không bao gồm rất nhiều người có bệnh nhưng không được kiểm tra dân số và không được chữa trị, thường vì quá nghèo khó.
Đức Tổng Giám Mục ghi hận rằng trên phương diện xác xuất, các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Á Châu, Nam Mỹ và Phi Châu. Ấn Độ là nơi có nhiều người mắc bệnh này nhất, rồi đến Ba Tây. Cũng có rất nhiều trường hợp được ghi nhận tại Angola, Bangladesh, Cộng Hòa Trung Phi, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Indonesia, Madagascar, Mozambique, Nepal và Tanzania.
Đức Tổng Giám Mục Zimowski nói: “Bệnh Hansen là một bệnh ‘cổ xưa’, nhưng vì vậy, vẫn không kém tai hại và đến sức khỏe và tinh thần. Trong mọi lứa tuổi và văn hóa, số mệnh của người bị bệnh phong hủi là bị loại ra ngoài vòng xã hội, bị mất hết mọi sự tiếp xúc với người đời, và phải chịu thấy thân xác mình bị tan rữa dần dần cho đến lúc chết.”
Giới chức Toà Thánh này ghi nhận rằng ngày nay, đã có những phương pháp chữa trị bệnh phong hủi có hiệu qủa, tuy nhiên bệnh này vẫn lan truyền.
Ngài giải thích: "Trong số các yếu tố khiến cho bệnh này tiếp diễn, chắc chắn là sự nghèo khó của cá nhân hay cộng đồng, đưa đến sự thiếu vệ sinh, sự hiện diện của các căn bệnh hiểm nghèo, thiếu dinh dưỡng hay thường xuyên chịu đói khát, và thiếu các phương tiện chữa trị kịp thời. Lại còn có sự ghê sợ của người chung quanh trong xã hội, thường vì thiếu hiểu biết, khiến cho người mắc bệnh luôn phải mang mặc cảm mặc dầu đã khỏi bệnh."
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi cộng đồng thế giới hãy tìm kiếm các phương cách để ngăn chặn bệnh phong hủi.
Ngài kết thúc bằng lời nguyện: “Xin Đức Mẹ Cứu Chữa Kẻ Bệnh Tật nâng đỡ họ trong cuộc chiến đấu cam go chống đau đớn và những khổ ải do bệnh này gây ra, và có thể xé tan bức màn im lặng bằng một số các hành động hợp quần thực sự ngày càng nhiều hơn đối với những ai mang bệnh phong hủi.”
Top Stories
Violence at Dong Chiem resumes: Novices beaten and arrested
J.B. An Dang
18:50 30/01/2010
Despite protests arose in the Church of Vietnam and around the world, persecution keeps going on at Dong Chiem in various forms. The latest victims were three novices of the Society of St. Anthony of Padua.
“We strongly protest a series of ongoing violations of law against Vietnamese citizens, Catholics in particular,” said in an urgent protest statement of the congregation of Vinh in Hanoi, demanding the immediate release of novice Anthony Tran Van Son who was savagely beaten and arrested by police for coming to pray with Dong Chiem parishioners.
“A group of police attacked the three novices after they had attended Eucharistic Adoration at Dong Chiem church,” Fr. John Luu Ngoc Quynh, the spiritual adviser of the congregation said in the statement. “On their way home, a group of police at An Tien Commune, 1 km from Dong Chiem, stopped the three and savagely attacked them,” he continued noting that novice Anthony Tran Van Son suffered the most of the beating.
“He tried to run into a field to avoid the police attack but they chased after him and continued to beat him more violently,” Fr. John Luu added.
Additionally, “At 23:30 of Jan. 31, police took Anthony Tran to his dormitory where they made a thorough search, and arrested two more students living in the same room,” reported the congregation of Vinh in Hanoi.
On Monday, Jan. 25, state media reported the withdrawal of hundreds of police out of Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there.” However, local parish source has informed the presence of a large number of plain-clothes police who are ready to assault any outsiders trying to get in, making the parish virtually under siege.
Thus, Fr. John Luu demanded “the end of the besiegement at Dong Chiem and the respect to the right to free movement and to visit the parish” and urged Vietnam government “to investigate the latest attack in order to bring the culprits to justice.”
The priest also asked the public to pray for the safety and freedom of novice Anthony Son, someone he described as "a decent and peaceful novice from Vinh congregation."
“We strongly protest a series of ongoing violations of law against Vietnamese citizens, Catholics in particular,” said in an urgent protest statement of the congregation of Vinh in Hanoi, demanding the immediate release of novice Anthony Tran Van Son who was savagely beaten and arrested by police for coming to pray with Dong Chiem parishioners.
“A group of police attacked the three novices after they had attended Eucharistic Adoration at Dong Chiem church,” Fr. John Luu Ngoc Quynh, the spiritual adviser of the congregation said in the statement. “On their way home, a group of police at An Tien Commune, 1 km from Dong Chiem, stopped the three and savagely attacked them,” he continued noting that novice Anthony Tran Van Son suffered the most of the beating.
“He tried to run into a field to avoid the police attack but they chased after him and continued to beat him more violently,” Fr. John Luu added.
Additionally, “At 23:30 of Jan. 31, police took Anthony Tran to his dormitory where they made a thorough search, and arrested two more students living in the same room,” reported the congregation of Vinh in Hanoi.
On Monday, Jan. 25, state media reported the withdrawal of hundreds of police out of Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there.” However, local parish source has informed the presence of a large number of plain-clothes police who are ready to assault any outsiders trying to get in, making the parish virtually under siege.
Thus, Fr. John Luu demanded “the end of the besiegement at Dong Chiem and the respect to the right to free movement and to visit the parish” and urged Vietnam government “to investigate the latest attack in order to bring the culprits to justice.”
The priest also asked the public to pray for the safety and freedom of novice Anthony Son, someone he described as "a decent and peaceful novice from Vinh congregation."
Vietnam, dissident Pham Thanh Nghien sentenced to 7 years
Asia-News
21:45 30/01/2010
The writer, 32, was arrested in 2008. After a half-day trial, she was found guilty of "propaganda against the state". In the last three months, 14 dissidents convicted.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese government yesterday sentenced Pham Thanh Nghien, a Vietnamese dissident writer to 4 years in prison plus 3 under house arrest after a half-day trial in the northern city of Haiphong. The charge, typical of such farcical trials, is of "spreading propaganda against the state."
Nghien, 32, was convicted in November 2008 for protesting against the Vietnamese position – which she considered too soft – over control of the Paracel and Spratly Islands, disputed with China, and requested the authorities for permission (denied ) to hold a demonstration against a rise in inflation.
However, according to her lawyer, at yesterday's hearing - held behind closed doors – she was charged in relation to defamation of public officials, in an article in which Nghien accused them of pocketing money intended for families of Vietnamese fishermen killed by the Chinese navy in an accident in 2007.
The ruling came despite an appeal by three U.S. senators, who two days ago asked the Hanoi authorities to release Nghien and Tran Khai Thanh Thuy, another dissident, defining the accusations against them "seriously flawed". Last week, a court in Ho Chi Minh City sentenced four activists to 5 to 16 years in prison for "subversion."
With Nghien’s trial, the total number of dissidents to stand trial in Vietnam over the last three months is now 14. Analysts say the crackdown on dissent is due to a struggle between factions ahead of the next Communist Party Congress, scheduled for January 2011. This would also explain clashes with the Catholic Church, which continues to maintain the support of the population.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese government yesterday sentenced Pham Thanh Nghien, a Vietnamese dissident writer to 4 years in prison plus 3 under house arrest after a half-day trial in the northern city of Haiphong. The charge, typical of such farcical trials, is of "spreading propaganda against the state."
Nghien, 32, was convicted in November 2008 for protesting against the Vietnamese position – which she considered too soft – over control of the Paracel and Spratly Islands, disputed with China, and requested the authorities for permission (denied ) to hold a demonstration against a rise in inflation.
However, according to her lawyer, at yesterday's hearing - held behind closed doors – she was charged in relation to defamation of public officials, in an article in which Nghien accused them of pocketing money intended for families of Vietnamese fishermen killed by the Chinese navy in an accident in 2007.
The ruling came despite an appeal by three U.S. senators, who two days ago asked the Hanoi authorities to release Nghien and Tran Khai Thanh Thuy, another dissident, defining the accusations against them "seriously flawed". Last week, a court in Ho Chi Minh City sentenced four activists to 5 to 16 years in prison for "subversion."
With Nghien’s trial, the total number of dissidents to stand trial in Vietnam over the last three months is now 14. Analysts say the crackdown on dissent is due to a struggle between factions ahead of the next Communist Party Congress, scheduled for January 2011. This would also explain clashes with the Catholic Church, which continues to maintain the support of the population.
Wei Jingsheng: China and Vietnam, economic giants on the brink of change or collapse
Asia-News
21:51 30/01/2010
The great Chinese dissident compares the two tigers of Asian Development and warns: the domestic opposition is increasing, and is increasingly determined. Even the West is disappointed: its policy of tolerance towards human rights violations, has not led to anything, not even greater economic benefits
By Wei Jingsheng
Los Angeles (AsiaNews) - Wei Jingsheng, the "father of democracy" in China, strongly attacks those who think that we can achieve economic development without human rights. And, in a speech at a symposium on human rights and democracy development in China and Vietnam, traces an interesting parallel between the two nations. Dominated by a single party regime, they are both in full swing of development, but the absence of conflicting voices brings them inexorably towards a social revolution. At the same time, the capitalist world, which has tried to absorb both in the production chain, closing its eyes to human rights violations, finds itself in the present economic crisis. Here is the full text of the intervention, delivered in Los Angeles last week.
To learn about the democratic future of China and Vietnam, we need to make an analysis of both countries, as well as to understand the international environment of both of them. Then we could learn both favourable and disadvantaged conditions for us, thus to guide our actions.
The current social characteristic for both Vietnam and China is that although both countries have transformed into bureaucratic monopoly capitalist states, they are somehow different from Russia and Eastern Europe. The biggest difference is that they are still under the Communist Party's one-party dictatorship. Without competition in a multi-party system, both countries lack the more relaxed environment for speech and publications that both Russia and East Europe have. In Vietnam and China, it is very hard for the opposition to survive inside the country, and the opposition overseas has much more difficulty to participate in the politics inside. Thus, it produces a big predicament for us.
The special agencies of the Communist Party have become very effective. With the disjunction of inside and outside, it plants their agents, misguides our directions, sows dissension, and even leads the opposition into its traps. This makes a transformation or revolution facilitated by a united opposition that is well organized and well planned very difficult. At the current stage, the main form of opposition is by the people on their own with their decentralized action against the tyranny and economic ultra-exploitation. The public media are the main tool to mobilize the people. Traditional secretive organizations could only have small-scale operations. The overall mobilization of the people could only depend on mass communication tools. This is why the Chinese Communist regime pays great attention to block the information of both news media and the Internet.
On the other side, due to the lack of basic human rights, the exploitation and suppression by the combined effort from the government officials and business become ever more stark, thus resulting in even stronger opposition. So the transformation forces of countries such as China, Vietnam and North Korea are mainly from the middle and lower classes. The ways of transformation are not just limited to peaceful ones. Violent opposition often becomes the main force that impels societies to change. Also due to the intimate connection of government officials and business, the government has lost its judging position over business disputes. The internal fights within the governments have become even more violent than at any other times and circumstances. The surfacing of the criminal underworld and personal military have become a new routine in assisting political struggle, thus making the society even less stable and more complicated.
In the past a few decades, the international environment has been very unfavourable to the opposition forces of countries such as China and Vietnam. The "China Model" invented by Deng XiaoPing was able to buy out the Western capitalists in the way of sharing the cheap labour, thus indirectly controlling the politics and academics of the West. It was able to force the mainstream society of the West to surrender themselves to the interests of the Communist Party and give up their value systems. This has resulted in the West continuing its economic blood transfusion to the Communist countries and taking tolerant and appeasement policies toward the new style bureaucratic capitalists of the Communist Parties. During the 16 years of US President Bill Clinton and George W. Bush, this policy of appeasement reached its peak. The relationship between the Western democracy and Asian dictatorship transformed from confrontation, to tolerance, to open cooperation. The overseas opposition forces of China and Vietnam became thorns in the eyes of the politicians of these democratic countries. Using the words of a well-known American scholar on the left: "these anti-Communist pro-democracy activists do not meet the main ideology stream of America".
However, now the situation is changing. Although the appeasement policy still occupies the mainstream, the west economy is in recession due to its blood transfusion to the Communist countries over more than one decade. The so-called "free market economy" theory lost its battle against the not free market economy. While the business people of both West and East made super profits, the wage and salary earners did not get the benefit of the economic development. Instead of expansion, the market shrank, which is the root cause of the global economic recession. Thus, the Western countries started to realize this historic mistake and naturally will take measures to correct it. They should give up their appeasement policies with the Communist government, and restart a new confrontation and competition. They should start their confrontation from market protection first.
This change is the exterior condition that may force the new bureaucratic capitalist system of the Communist Party to reform, or to collapse. The overseas opposition has a main task beyond continuously using the media for positive mobilization of democracy and freedom. This new task, in cooperation with a market protection policy by the democratic countries, will be opposing the nationalism that will be mobilized by the Communist Party naturally. By borrowing the power from the international society, we could push for the reforms of the redistribution system, or political revolution in our own countries. This trade battle will not benefit the bureaucratic capitalism; yet will only be beneficial to the waged and salary workers and private capital of our countries, which is the best measure to push for democratic revolution and to avoid the disordered insurrection.
Finally, let me make it clear, under an environment without basic free speech and free media, yet with a matured economic system of bureaucratic capitalism, the so called "colour revolution of peace, rational and non-violence" could be only a trick of deceive; to the best is a good fantasy that cannot be realized.
By Wei Jingsheng
Los Angeles (AsiaNews) - Wei Jingsheng, the "father of democracy" in China, strongly attacks those who think that we can achieve economic development without human rights. And, in a speech at a symposium on human rights and democracy development in China and Vietnam, traces an interesting parallel between the two nations. Dominated by a single party regime, they are both in full swing of development, but the absence of conflicting voices brings them inexorably towards a social revolution. At the same time, the capitalist world, which has tried to absorb both in the production chain, closing its eyes to human rights violations, finds itself in the present economic crisis. Here is the full text of the intervention, delivered in Los Angeles last week.
To learn about the democratic future of China and Vietnam, we need to make an analysis of both countries, as well as to understand the international environment of both of them. Then we could learn both favourable and disadvantaged conditions for us, thus to guide our actions.
The current social characteristic for both Vietnam and China is that although both countries have transformed into bureaucratic monopoly capitalist states, they are somehow different from Russia and Eastern Europe. The biggest difference is that they are still under the Communist Party's one-party dictatorship. Without competition in a multi-party system, both countries lack the more relaxed environment for speech and publications that both Russia and East Europe have. In Vietnam and China, it is very hard for the opposition to survive inside the country, and the opposition overseas has much more difficulty to participate in the politics inside. Thus, it produces a big predicament for us.
The special agencies of the Communist Party have become very effective. With the disjunction of inside and outside, it plants their agents, misguides our directions, sows dissension, and even leads the opposition into its traps. This makes a transformation or revolution facilitated by a united opposition that is well organized and well planned very difficult. At the current stage, the main form of opposition is by the people on their own with their decentralized action against the tyranny and economic ultra-exploitation. The public media are the main tool to mobilize the people. Traditional secretive organizations could only have small-scale operations. The overall mobilization of the people could only depend on mass communication tools. This is why the Chinese Communist regime pays great attention to block the information of both news media and the Internet.
On the other side, due to the lack of basic human rights, the exploitation and suppression by the combined effort from the government officials and business become ever more stark, thus resulting in even stronger opposition. So the transformation forces of countries such as China, Vietnam and North Korea are mainly from the middle and lower classes. The ways of transformation are not just limited to peaceful ones. Violent opposition often becomes the main force that impels societies to change. Also due to the intimate connection of government officials and business, the government has lost its judging position over business disputes. The internal fights within the governments have become even more violent than at any other times and circumstances. The surfacing of the criminal underworld and personal military have become a new routine in assisting political struggle, thus making the society even less stable and more complicated.
In the past a few decades, the international environment has been very unfavourable to the opposition forces of countries such as China and Vietnam. The "China Model" invented by Deng XiaoPing was able to buy out the Western capitalists in the way of sharing the cheap labour, thus indirectly controlling the politics and academics of the West. It was able to force the mainstream society of the West to surrender themselves to the interests of the Communist Party and give up their value systems. This has resulted in the West continuing its economic blood transfusion to the Communist countries and taking tolerant and appeasement policies toward the new style bureaucratic capitalists of the Communist Parties. During the 16 years of US President Bill Clinton and George W. Bush, this policy of appeasement reached its peak. The relationship between the Western democracy and Asian dictatorship transformed from confrontation, to tolerance, to open cooperation. The overseas opposition forces of China and Vietnam became thorns in the eyes of the politicians of these democratic countries. Using the words of a well-known American scholar on the left: "these anti-Communist pro-democracy activists do not meet the main ideology stream of America".
However, now the situation is changing. Although the appeasement policy still occupies the mainstream, the west economy is in recession due to its blood transfusion to the Communist countries over more than one decade. The so-called "free market economy" theory lost its battle against the not free market economy. While the business people of both West and East made super profits, the wage and salary earners did not get the benefit of the economic development. Instead of expansion, the market shrank, which is the root cause of the global economic recession. Thus, the Western countries started to realize this historic mistake and naturally will take measures to correct it. They should give up their appeasement policies with the Communist government, and restart a new confrontation and competition. They should start their confrontation from market protection first.
This change is the exterior condition that may force the new bureaucratic capitalist system of the Communist Party to reform, or to collapse. The overseas opposition has a main task beyond continuously using the media for positive mobilization of democracy and freedom. This new task, in cooperation with a market protection policy by the democratic countries, will be opposing the nationalism that will be mobilized by the Communist Party naturally. By borrowing the power from the international society, we could push for the reforms of the redistribution system, or political revolution in our own countries. This trade battle will not benefit the bureaucratic capitalism; yet will only be beneficial to the waged and salary workers and private capital of our countries, which is the best measure to push for democratic revolution and to avoid the disordered insurrection.
Finally, let me make it clear, under an environment without basic free speech and free media, yet with a matured economic system of bureaucratic capitalism, the so called "colour revolution of peace, rational and non-violence" could be only a trick of deceive; to the best is a good fantasy that cannot be realized.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đã phát hành Bản dịch chính thức Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo
+ GM Phaolô Bùi Văn Đọc
09:24 30/01/2010
ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
THÔNG BÁO
V/v đã phát hành Bản dịch chính thức SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Ủy ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN xin thông báo:
Sau một thời gian làm việc hết sức kỹ lưỡng, Ủy ban Giáo lý Đức tin đã hoàn thành bản dịch Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
Chúng tôi đã cẩn thận hiệu đính bản dịch, rồi đệ trình, xin Thánh bộ Giáo lý Đức tin xét duyệt và châu phê.
Ngày 25 tháng 6 năm 2009, Đức Hồng y Levada, Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã phê chuẩn bản dịch tiếng Việt Sách Giáo Lý này: Ngài đã ký “Imprimi potest”.
Đây là bản dịch chính thức của Uỷ ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN, và là bản dịch tiếng Việt đầu tiên SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO được Thánh bộ Giáo lý Đức tin phê chuẩn.
Bản dịch này vừa được Ủy ban Giáo lý Đức tin xuất bản, và phát hành tại Trung tâm Công giáo, 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM; ĐT: 08. 3829 5786; Fax: 08 3829 5903.
Xin trân trọng thông báo và giới thiệu tác phẩm này với toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Mỹ Tho, ngày 25 tháng 1 năm 2010,
Lễ Thánh Phaolô trở lại.
+ PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC
Giám mục Mỹ Tho
Chủ tịch UBGLĐT/HĐGMVN
Trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
THÔNG BÁO
V/v đã phát hành Bản dịch chính thức SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Ủy ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN xin thông báo:
Sau một thời gian làm việc hết sức kỹ lưỡng, Ủy ban Giáo lý Đức tin đã hoàn thành bản dịch Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.
Chúng tôi đã cẩn thận hiệu đính bản dịch, rồi đệ trình, xin Thánh bộ Giáo lý Đức tin xét duyệt và châu phê.
Ngày 25 tháng 6 năm 2009, Đức Hồng y Levada, Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin đã phê chuẩn bản dịch tiếng Việt Sách Giáo Lý này: Ngài đã ký “Imprimi potest”.
Đây là bản dịch chính thức của Uỷ ban Giáo lý Đức tin / HĐGMVN, và là bản dịch tiếng Việt đầu tiên SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO được Thánh bộ Giáo lý Đức tin phê chuẩn.
Bản dịch này vừa được Ủy ban Giáo lý Đức tin xuất bản, và phát hành tại Trung tâm Công giáo, 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM; ĐT: 08. 3829 5786; Fax: 08 3829 5903.
Xin trân trọng thông báo và giới thiệu tác phẩm này với toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa.
Mỹ Tho, ngày 25 tháng 1 năm 2010,
Lễ Thánh Phaolô trở lại.
+ PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC
Giám mục Mỹ Tho
Chủ tịch UBGLĐT/HĐGMVN
Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chân Thành khánh thành Trung tâm sinh hoạt mới
Tuệ Minh
09:50 30/01/2010
Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận đã đến tham dự và cử hành thánh lễ tạ ơn cầu bình an cho quý nữ tu thuộc Cộng đoàn.
Về tham dự thánh lễ và chia sẻ niềm vui với Cộng đoàn MTG Chân Thành còn có 12 linh mục trong và ngoài giáo hạt Văn Hạnh; Ban Tổng Cố vấn Hội Dòng MTG Vinh, đại diện các Cộng đoàn MTG trên địa bàn giáo phận; quý ân nhân, khách mời và đông đảo giáo dân.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã khắc hoạ và đề cao mẫu người thiêng liêng trong đời sống Đức tin với những đặc tính cụ thể. Đó là người biết lựa chọn những gì là thánh lý Thiên Chúa, thuộc về Thiên Chúa; biết phân định hai mặt tốt - xấu, tích cực - tiêu cực; biết từ bỏ đam mê thế tục, sống trọn vẹn cho lý tưởng dấn thân, can đảm chiến đấu và vượt lên chính mình…
Vị chủ chăn cũng đề cập đến một thực trạng đáng buồn hiện nay: trong khi số người theo ơn gọi tận hiến ngày càng tăng, nhưng trên thực tế, số lượng con người thiêng liêng lại giảm sút một cách đáng kể. Điều này đòi buộc chúng ta có cái nhìn và thái độ nghiêm túc hơn trong việc xây dựng những con người thiêng liêng sâu đậm, thực sự là men, là muối, là dấu chỉ của tình yêu giữa một thời đại đầy cám dỗ này.
Sau lễ khánh thành, Trung tâm sinh hoạt (bao gồm 3 tầng với nhiều phòng chức năng khác nhau) sẽ chính thức đi vào giai đoạn sử dụng, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, sinh hoạt mục vụ cho toàn thể thành viên Cộng đoàn. Kinh phí của công trình chủ yếu dựa vào các nguồn dự án tài trợ, sự giúp đỡ quảng đại của quý ân nhân trong nước và hải ngoại.
Thông báo tuyển sinh của Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam
Ban Ơn Gọi
11:52 30/01/2010
Tỉnh Dòng Phanxicô (còn gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn) Việt Nam trân trọng thông báo đến quý cha, quý phụ huynh và các bạn trẻ về việc tuyển sinh năm 2010.
Để đón nhận những ứng sinh mới, có nguyện vọng sống ơn gọi người Anh Em Hèn Mọn, Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng sẽ tổ chức kỳ tĩnh tâm khám phá và tuyển lựa ơn gọi Ơn gọi. Kính mong quý cha, quý phụ huynh khích lệ, tạo điều kiện cho các bạn trẻ hân hoan đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội.
TỈNH DÒNG PHANXICÔ VIỆT NAM
Tu viện Phanxicô Thủ Đức
42 Phong Phú, p.Tăng Nhơn Phú B,Q.9, Tp HCM
Tel: 083 8960017 -
email: mucvuongoiofm@gmail.com
Web: http://www.ofmvn.org
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Kính gởi: Quý cha, Quý phụ huynh và các bạn trẻ
Tỉnh Dòng Phanxicô (còn gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn) Việt Nam trân trọng thông báo đến quý cha, quý phụ huynh và các bạn trẻ về việc tuyển sinh năm 2010
Để đón nhận những ứng sinh mới, có nguyện vọng sống ơn gọi người Anh Em Hèn Mọn, Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng sẽ tổ chức kỳ tĩnh tâm khám phá và tuyển lựa ơn gọi Ơn gọi với những thông tin sau:
1. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
• Có ước muốn tìm hiểu đời sống tu trì
• Đã tốt nghiệp PTTH: tuổi từ 18-22;
Nếu đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học: tuổi không quá 25.
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỂ LỆ GHI DANH
• Thời gian: từ nay cho đến ngày 30 tháng 04 năm 2010
• Địa điểm: Tu viện Phanxicô, 42 khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp HCM
Xin liên hệ:
(1) cha Anselm Nguyễn Hải Minh – cell phone: 090 365 8203
(2) cha Gioan Baotixita Trần Khắc Du – cell phone: 098 649 7008
(3) Email Ban Mục vụ ơn gọi: mucvuongoiofm@gmail.com
• Thể lệ ghi danh: Hồ sơ gồm
(1) Bản sao Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông Trung Học hoặc Bằng Tốt Nghiệp đại học;
học bạ cấp ba hoặc bảng điểm những năm đại học.
(2) Đơn xin tham dự tuần khám phá ơn gọi theo mẫu (có dán ảnh và cha xứ xác nhận).
Hồ sơ có thể nộp trực tiếp cho Ban Mục Vụ Ơn GọI
hoặc gởi qua đường bưu điện theo địa chỉ tu viện Phanxicô Thủ Đức
3. CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM KHÁM PHÁ ƠN GỌI
• Thời gian: 8:00g Thứ sáu ngày 07 đến 15:00g thứ tư ngày 12 tháng 05 năm 2010
• Địa điểm: Tu viện Phanxicô, 42 khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp HCM
• Chương trình: Các em chia sẻ bản thân, gia đình, ước mơ trong nhóm; Các em có 3 ngày tĩnh tâm,
được đồng hành để giúp khám phá ơn gọi; và kiểm tra những yếu tố cần thiết cho hướng ơn gọi dâng hiến (trí tuệ, sức khoẻ, khả năng sống đời sống chung)
Chúng con kính mong quý cha, quý phụ huynh khích lệ, tạo điều kiện cho các bạn trẻ hân hoan đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội.
Ban Mục Vụ Ơn Gọi
Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
* Đính kèm theo đây là "Mẫu Đơn Xin Tham Dự tuần lễ khám phá ơn gọi":
Để đón nhận những ứng sinh mới, có nguyện vọng sống ơn gọi người Anh Em Hèn Mọn, Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng sẽ tổ chức kỳ tĩnh tâm khám phá và tuyển lựa ơn gọi Ơn gọi. Kính mong quý cha, quý phụ huynh khích lệ, tạo điều kiện cho các bạn trẻ hân hoan đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội.
TỈNH DÒNG PHANXICÔ VIỆT NAM
Tu viện Phanxicô Thủ Đức
42 Phong Phú, p.Tăng Nhơn Phú B,Q.9, Tp HCM
Tel: 083 8960017 -
email: mucvuongoiofm@gmail.com
Web: http://www.ofmvn.org
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Kính gởi: Quý cha, Quý phụ huynh và các bạn trẻ
Tỉnh Dòng Phanxicô (còn gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn) Việt Nam trân trọng thông báo đến quý cha, quý phụ huynh và các bạn trẻ về việc tuyển sinh năm 2010
Để đón nhận những ứng sinh mới, có nguyện vọng sống ơn gọi người Anh Em Hèn Mọn, Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng sẽ tổ chức kỳ tĩnh tâm khám phá và tuyển lựa ơn gọi Ơn gọi với những thông tin sau:
1. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
• Có ước muốn tìm hiểu đời sống tu trì
• Đã tốt nghiệp PTTH: tuổi từ 18-22;
Nếu đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học: tuổi không quá 25.
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỂ LỆ GHI DANH
• Thời gian: từ nay cho đến ngày 30 tháng 04 năm 2010
• Địa điểm: Tu viện Phanxicô, 42 khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp HCM
Xin liên hệ:
(1) cha Anselm Nguyễn Hải Minh – cell phone: 090 365 8203
(2) cha Gioan Baotixita Trần Khắc Du – cell phone: 098 649 7008
(3) Email Ban Mục vụ ơn gọi: mucvuongoiofm@gmail.com
• Thể lệ ghi danh: Hồ sơ gồm
(1) Bản sao Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông Trung Học hoặc Bằng Tốt Nghiệp đại học;
học bạ cấp ba hoặc bảng điểm những năm đại học.
(2) Đơn xin tham dự tuần khám phá ơn gọi theo mẫu (có dán ảnh và cha xứ xác nhận).
Hồ sơ có thể nộp trực tiếp cho Ban Mục Vụ Ơn GọI
hoặc gởi qua đường bưu điện theo địa chỉ tu viện Phanxicô Thủ Đức
3. CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM KHÁM PHÁ ƠN GỌI
• Thời gian: 8:00g Thứ sáu ngày 07 đến 15:00g thứ tư ngày 12 tháng 05 năm 2010
• Địa điểm: Tu viện Phanxicô, 42 khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp HCM
• Chương trình: Các em chia sẻ bản thân, gia đình, ước mơ trong nhóm; Các em có 3 ngày tĩnh tâm,
được đồng hành để giúp khám phá ơn gọi; và kiểm tra những yếu tố cần thiết cho hướng ơn gọi dâng hiến (trí tuệ, sức khoẻ, khả năng sống đời sống chung)
Chúng con kính mong quý cha, quý phụ huynh khích lệ, tạo điều kiện cho các bạn trẻ hân hoan đáp lại tiếng Chúa và quảng đại dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội.
Ban Mục Vụ Ơn Gọi
Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
* Đính kèm theo đây là "Mẫu Đơn Xin Tham Dự tuần lễ khám phá ơn gọi":
Lễ an táng nữ tu Maria Edouard Bạch Hảo
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
16:45 30/01/2010
SAIGÒN - Soeur Maria Edouard Đoàn thị Bạch Hảo là Phó Bề Trên Dòng Thừa sai Bác Ái Chúa Kitô Saigòn, Sơ Hảo sinh năm 1949 tại tỉnh Vĩnh phúc, từ trần lúc 15 giờ ngày 27-01-1010.
Thánh lễ an táng cho Sơ được cử hành lúc 9 giờ ngày 30-01-2010 tại Nhà thờ giáo xứ Tân Đông hạt Hốc môn do Cha Tổng Đại diện Giáo phận Phú cường thay mặt Đức Cha Phêrô Trần đình Tứ, bên cạnh có Cha Giám đốc và LM Cao Văn Đạt, giáo sư Đại Chủng viện, được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyển văn Bình bổ nhiệm làm Linh hương Dòng.
Dòng nầy sống theo tinh thần Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ Têrêsa đã sang Việt Nam mấy lần và Nhà nước Việt nam đã cho Mẹ gửi một số soeurs của Dòng Mẹ hoạt động ở Saigon, ở ngoài Bắc với ý định Dòng của Mẹ được lập ở VN, nhưng cuối cùng không được, chỉ còn tinh thần của Mẹ nơi Dòng địa phận nói trên.
Soeur Thanh Tịnh, Sr Maria Edouard Hảo và Sr Maria Têrêsa Sáng là bộ ba cột trụ của Dòng. Đức Cha Nicola Huỳnh văn Nghi khi còn sống yêu mến Dòng nầy và Ngài đã đặt thêm hai chữ Chúa Kitô vào tên Dòng là Dòng Thừa sai Bác ái Chúa Kitô. Mẹ Têrêsa đã đến thăm Đức Tổng Phaolo Nguyễn Văn Bình với người thông dịch tiếng Anh là Sr Thanh Tịnh.
Địa phận Long xuyên đã đón một nhóm Dòng nầy xuống giúp ngưởi nghèo. Hiện nay tại Saigòn có biết bao nhiêu bà bầu “bất đắc dĩ” được săn sóc miễn phí trước và sau sinh do một nhóm nữ tu của Dòng nầy phụ trách. Dòng cũng chăm sóc cho chừng 60 người già neo đơn ở Củ chi.
Dòng nầy xuất hiện và hoạt động nhờ một số Đức Giám mục của ta và một số linh mục Việt nam ớ trong nươc hoặc ờ ngoài, nhưng phài nói “như một phép lạ” trong đó có sự đóng góp ba nữ tu đã nói trên.
Trong bài giảng lễ an táng, một ý nghĩa “chết không phài là hết, chết không phải là ly tán, nhưng là đoàn tụ tạo nên một sự hy vọng”. Một linh mục khác dâng lễ tại phòng để xác của Nhà Dòng chia sẻ bài Tin Mầng Chúa cho Lagiarô sống lại: Chúa khóc vì đức tin non kém của Matta v.v... cũng như ai xem cái chết của Sr Hảo gây một sự mất mát, thiệt hại nhưng nhìn vào mẹ Têrêsa ra đi là về với Chúa, Dòng đã phát triển hơn nhờ lời cầu của Mẹ …
Tiếp xúc với Sr Edouard Hảo nằm liệt trên giường bệnh mấy năm, phài nói Sr nằm để cầu nguyện cho mọi người đúng là bản chất con người của Sr là hảo … hảo cầu nguyện.
Dòng nầy sống theo tinh thần Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ Têrêsa đã sang Việt Nam mấy lần và Nhà nước Việt nam đã cho Mẹ gửi một số soeurs của Dòng Mẹ hoạt động ở Saigon, ở ngoài Bắc với ý định Dòng của Mẹ được lập ở VN, nhưng cuối cùng không được, chỉ còn tinh thần của Mẹ nơi Dòng địa phận nói trên.
Soeur Thanh Tịnh, Sr Maria Edouard Hảo và Sr Maria Têrêsa Sáng là bộ ba cột trụ của Dòng. Đức Cha Nicola Huỳnh văn Nghi khi còn sống yêu mến Dòng nầy và Ngài đã đặt thêm hai chữ Chúa Kitô vào tên Dòng là Dòng Thừa sai Bác ái Chúa Kitô. Mẹ Têrêsa đã đến thăm Đức Tổng Phaolo Nguyễn Văn Bình với người thông dịch tiếng Anh là Sr Thanh Tịnh.
Địa phận Long xuyên đã đón một nhóm Dòng nầy xuống giúp ngưởi nghèo. Hiện nay tại Saigòn có biết bao nhiêu bà bầu “bất đắc dĩ” được săn sóc miễn phí trước và sau sinh do một nhóm nữ tu của Dòng nầy phụ trách. Dòng cũng chăm sóc cho chừng 60 người già neo đơn ở Củ chi.
Dòng nầy xuất hiện và hoạt động nhờ một số Đức Giám mục của ta và một số linh mục Việt nam ớ trong nươc hoặc ờ ngoài, nhưng phài nói “như một phép lạ” trong đó có sự đóng góp ba nữ tu đã nói trên.
Trong bài giảng lễ an táng, một ý nghĩa “chết không phài là hết, chết không phải là ly tán, nhưng là đoàn tụ tạo nên một sự hy vọng”. Một linh mục khác dâng lễ tại phòng để xác của Nhà Dòng chia sẻ bài Tin Mầng Chúa cho Lagiarô sống lại: Chúa khóc vì đức tin non kém của Matta v.v... cũng như ai xem cái chết của Sr Hảo gây một sự mất mát, thiệt hại nhưng nhìn vào mẹ Têrêsa ra đi là về với Chúa, Dòng đã phát triển hơn nhờ lời cầu của Mẹ …
Tiếp xúc với Sr Edouard Hảo nằm liệt trên giường bệnh mấy năm, phài nói Sr nằm để cầu nguyện cho mọi người đúng là bản chất con người của Sr là hảo … hảo cầu nguyện.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm thư tạ ơn của Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh
J.B Nguyễn Hữu Vinh
06:05 30/01/2010
Kính gửi:
- Tất cả các cộng đoàn, đoàn thể, tổ chức, các đấng bậc trong Giáo hội.
- Anh chị em giáo hữu, bạn bè trong, ngoài công giáo, trong, ngoài nước và những người đã quan tâm.
Đã hơn nửa tháng, kể từ ngày bản thân tôi “được” nhận thông phần chia sẻ với anh chị em giáo hữu Đồng Chiêm bằng trận đòn tấn công và cướp vào chiều ngày 11/1/2010 khi đến thăm và hiệp thông với Giáo xứ để tận mắt nhìn thấy những gì đang diễn ra tại đó.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những khổ đau mà anh chị em giáo hữu Đồng Chiêm phải chịu khi mọi con đường vào Đồng Chiêm dày đặc các lực lượng công an, cán bộ đủ loại.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những cuộc xét hỏi giấy tờ “theo chỉ thị” cách vô lý của các loại cảnh sát, công an trên đoạn đường ngắn dẫn vào Đồng Chiêm.
Tôi đã chứng kiến các ụ đất được đổ ra vội vã trên những con đường vào Đồng Chiêm và bên cạnh đó là những gương mặt gầm ghè, hăm họa khách hành hương phương xa đến.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những em nhỏ với ánh mắt trong veo nhìn lên đỉnh Núi Thờ, nơi Thánh giá đã bị đập tan mà ngấn lệ, những cụ già tóc bạc, da nhăn nheo ngồi bên cửa nhà âm thầm trong bóng tối ngước nhìn về Núi Thờ đọc kinh và dâng những lời nguyện xin.
Tôi đã được thấy, được nghe những tiếng loa chõ vào nhà thờ Đồng Chiêm từ mọi hướng ở khoảng cách rất gần và sự tăng cường những loa ấy khi tôi đang đứng trong nhà thờ như một sự nhạo báng nền văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.
Tôi đã chứng kiến những vành khăn tang trên đầu mọi giáo dân nơi đây trắng cả nhà thờ và mọi ngõ xóm để hiểu nỗi đớn đau trong họ.
Nhưng trên hết, tôi đã chứng kiến nỗi đau đớn, tủi nhục khi Thánh Giá – biểu tượng linh thiêng nhất của mọi Kitô hữu - bị đập vụn vương vãi nhiều nơi trên Núi Thờ. Tôi cảm nhận được tội ác đã gây ra với cộng đồng tôn giáo là lớn lao và nặng nề biết bao nhiêu.
Và tại Đồng Chiêm, tôi cũng đã chứng kiến và cảm nhận được sự lộng hành bất chấp luật pháp của lũ côn đồ đang tác oai tác quái trong xã hội hiện nay hành động ngang nhiên hoặc được bao che như thế nào. Cũng qua đó, tôi đã hiểu hành động đập phá Thánh Giá vào ban đêm dưới sự bảo trợ của hàng trăm cảnh sát có ý nghĩa gì và những người làm việc đó tự họ biết chính nghĩa có đang nằm trong tay họ khi họ hành động lén lút như vậy hay không.
Tôi đã chứng kiến tất cả những điều đó và tôi không ân hận khi đến chia sẻ nỗi đau với giáo dân Giáo xứ Đồng Chiêm. Chỉ tiếc rằng, những ngày căng thẳng, khó khăn nhất tôi đã không thể có mặt cùng với họ.
Kính thưa tất cả mọi người,
Những ngày qua, sau biến cố đối với bản thân tôi, tôi cảm nhận được sự hiệp thông của cộng đồng dân Chúa khắp nơi lớn lao biết nhường nào. Các Giám mục, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân đã dành cho tôi những sự động viên, thăm hỏi quý báu chân thành và kịp thời.
Tôi xúc động nhiều khi các Giám mục, linh mục và các tu sĩ đã bày tỏ sự quan tâm đến cá nhân bé nhỏ của tôi khi lâm nạn, tôi càng xúc động hơn khi những giọt nước mắt nhòe lệ trên gương mặt các cụ già đến sẻ chia và những gương mặt ngơ ngác, như muốn hỏi, muốn tìm nguyên nhân của tội ác khi đến thăm tôi.
Tất cả những điều đó để nói lên rằng: Có rất nhiều những tấm lòng, những thao thức của mọi người, mọi tín hữu đã và đang quan tâm đến vận mệnh của Giáo hội và những cá nhân bé nhỏ trong Giáo hội. Dù đó là những giáo dân đang sống trong đất nước Việt Nam nhiều gian khó hôm nay hay những tín hữu đang sống xa đất nước vẫn luôn mong ngóng hướng về Giáo hội quê hương. Đó chính là sức mạnh của Giáo hội để vươt qua tất cả những khó khăn, những vướng mắc nhất định phải có trên con đường phát triển của Giáo hội, dù đang trong những giai đoạn bi thương.
Qua bức tâm thư này, tôi muốn gửi lời tạ ơn sâu sắc của bản thân cá nhân và gia đình tôi đến tất cả các đấng bậc, tất cả mọi người, mọi đoàn thể, tổ chức, cộng đoàn đã quan tâm chia sẻ với tôi trong những ngày qua.
Xin tạ ơn các các linh mục, tu sĩ và anh chị em có mặt ở Đồng Chiêm hôm đó đã nhanh chóng giúp đỡ và cứu chữa kịp thời khi tôi bị tấn công, bị cướp.
Xin tạ ơn hàng ngàn giáo dân xứ Đồng Chiêm và giáo dân xứ Nghĩa Ải đã vất vả đêm hôm đưa chúng tôi ra khỏi khu vực nguy hiểm trong đêm đó để về cứu chữa và điều trị. Suốt đời tôi không thể quên cảnh hàng ngàn giáo dân với cuốc, cào, xẻng và mọi thứ dụng cụ mang theo trong đêm để san đường giúp chúng tôi đi ra khỏi khu vực đang bị phong tỏa.
Xin tạ ơn các hãng truyền thông đã gần như ngay lập tức thăm hỏi và đưa tin về sự kiện này. Nhất là Liên hiệp truyền thông Công giáo đã kịp thời ra tuyên cáo về vụ việc. Xin tạ ơn tất cả những tiếng nói ủng hộ bản thân tôi và lên án bạo lực, lên án sự dã man vốn được dùng để hành xử trong xã hội sẽ tạo nên những tiền lệ hết sức nguy hiểm cho một xã hội, một nhà nước pháp quyền.
Xin tạ ơn tất cả các Giám mục, linh mục, các tu sĩ và các cộng đoàn gần xa đã hiệp thông, đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho bản thân tôi được mọi sự lành.
Xin tạ ơn tất cả những ân nhân, bạn bè trong và ngoài Công giáo, trong và ngoài nước… đã quan tâm thăm hỏi và động viên giúp đỡ tôi những ngày tôi đau ốm.
Xin được nói lên lời tạ ơn với các anh chị em tín hữu, linh mục quê hương tôi đã động viên chia sẻ kịp thời với gia đình tôi khi khó khăn.
Xin tạ ơn Thiên Chúa là Cha toàn năng quan phòng và gìn giữ tất cả chúng ta trước mọi sự dữ và những khó khăn, thử thách để Giáo hội đã và sẽ vượt qua những cơn bách hại cuồng nộ của bất cứ thế lực thế gian nào mà đi tới vinh quang.
Những khó khăn, những đau đớn mà bản thân tôi phải chịu là quá nhỏ nhoi so với những gì anh chị em chúng ta đang phải chịu bằng nhiều cách tinh vi và trắng trợn tại Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,... và nhiều nơi khác trong Giáo hội và xã hội chúng ta đang sống.
Xin mọi người nói lên tình hiệp nhất với họ và xin nguyện cầu cho họ nhiều hơn để được Thiên Chúa và mẹ Maria che chở. Là một tín hữu Kitô, chúng ta có một sứ mệnh làm chứng và rao giảng sự thật với vai trò “ngôn sứ” của mình. Thiên Chúa đã dạy chúng ta: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”.
Dù sự thật có bị bóp méo, xuyên tạc tạm thời, thì vẫn nguyên giá trị và không có bất cứ sự lừa bịp nào thay thế được những giá trị của sự thật.
Đến nay, dù sức khỏe chưa hồi phục, nhưng với tâm tình biết ơn sâu sắc, xin gửi đến tất cả mọi người lời tạ ơn chân thành tha thiết nhất.
Cuối cùng, xin tất cả mọi người hãy tin tưởng vào Đấng Toàn năng vì có thể trên bước đường làm chứng cho Thiên Chúa, cho sự thật, công lý, Giáo hội chúng ta còn gặp nhiều đau thương và bách hại. Nhưng chúng ta tin tưởng vào lời Thiên Chúa đã dạy: “Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục”. (Mac 1:22-28)
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Giáo hội chúng ta ngày càng vững vàng và hiệp nhất, cầu cho đất nước chúng ta tiến bộ đi lên, tiến tới một xã hội mà ở đó, quyền tự do, dân chủ, nhân quyền cho mọi người được tôn trọng.
Xin chúc quý vị đón chào một năm mới tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng.
Xin Thiên Chúa là Cha Toàn năng, đấng công bằng vô cùng sẽ trả ơn bội hậu cho quý vị.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 1 năm 2010.
Vinh1962@gmail.com
- Tất cả các cộng đoàn, đoàn thể, tổ chức, các đấng bậc trong Giáo hội.
- Anh chị em giáo hữu, bạn bè trong, ngoài công giáo, trong, ngoài nước và những người đã quan tâm.
Đã hơn nửa tháng, kể từ ngày bản thân tôi “được” nhận thông phần chia sẻ với anh chị em giáo hữu Đồng Chiêm bằng trận đòn tấn công và cướp vào chiều ngày 11/1/2010 khi đến thăm và hiệp thông với Giáo xứ để tận mắt nhìn thấy những gì đang diễn ra tại đó.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những cuộc xét hỏi giấy tờ “theo chỉ thị” cách vô lý của các loại cảnh sát, công an trên đoạn đường ngắn dẫn vào Đồng Chiêm.
Tôi đã chứng kiến các ụ đất được đổ ra vội vã trên những con đường vào Đồng Chiêm và bên cạnh đó là những gương mặt gầm ghè, hăm họa khách hành hương phương xa đến.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những em nhỏ với ánh mắt trong veo nhìn lên đỉnh Núi Thờ, nơi Thánh giá đã bị đập tan mà ngấn lệ, những cụ già tóc bạc, da nhăn nheo ngồi bên cửa nhà âm thầm trong bóng tối ngước nhìn về Núi Thờ đọc kinh và dâng những lời nguyện xin.
Tôi đã được thấy, được nghe những tiếng loa chõ vào nhà thờ Đồng Chiêm từ mọi hướng ở khoảng cách rất gần và sự tăng cường những loa ấy khi tôi đang đứng trong nhà thờ như một sự nhạo báng nền văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.
Tôi đã chứng kiến những vành khăn tang trên đầu mọi giáo dân nơi đây trắng cả nhà thờ và mọi ngõ xóm để hiểu nỗi đớn đau trong họ.
Nhưng trên hết, tôi đã chứng kiến nỗi đau đớn, tủi nhục khi Thánh Giá – biểu tượng linh thiêng nhất của mọi Kitô hữu - bị đập vụn vương vãi nhiều nơi trên Núi Thờ. Tôi cảm nhận được tội ác đã gây ra với cộng đồng tôn giáo là lớn lao và nặng nề biết bao nhiêu.
Và tại Đồng Chiêm, tôi cũng đã chứng kiến và cảm nhận được sự lộng hành bất chấp luật pháp của lũ côn đồ đang tác oai tác quái trong xã hội hiện nay hành động ngang nhiên hoặc được bao che như thế nào. Cũng qua đó, tôi đã hiểu hành động đập phá Thánh Giá vào ban đêm dưới sự bảo trợ của hàng trăm cảnh sát có ý nghĩa gì và những người làm việc đó tự họ biết chính nghĩa có đang nằm trong tay họ khi họ hành động lén lút như vậy hay không.
Tôi đã chứng kiến tất cả những điều đó và tôi không ân hận khi đến chia sẻ nỗi đau với giáo dân Giáo xứ Đồng Chiêm. Chỉ tiếc rằng, những ngày căng thẳng, khó khăn nhất tôi đã không thể có mặt cùng với họ.
Kính thưa tất cả mọi người,
Những ngày qua, sau biến cố đối với bản thân tôi, tôi cảm nhận được sự hiệp thông của cộng đồng dân Chúa khắp nơi lớn lao biết nhường nào. Các Giám mục, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân đã dành cho tôi những sự động viên, thăm hỏi quý báu chân thành và kịp thời.
Tôi xúc động nhiều khi các Giám mục, linh mục và các tu sĩ đã bày tỏ sự quan tâm đến cá nhân bé nhỏ của tôi khi lâm nạn, tôi càng xúc động hơn khi những giọt nước mắt nhòe lệ trên gương mặt các cụ già đến sẻ chia và những gương mặt ngơ ngác, như muốn hỏi, muốn tìm nguyên nhân của tội ác khi đến thăm tôi.
Tất cả những điều đó để nói lên rằng: Có rất nhiều những tấm lòng, những thao thức của mọi người, mọi tín hữu đã và đang quan tâm đến vận mệnh của Giáo hội và những cá nhân bé nhỏ trong Giáo hội. Dù đó là những giáo dân đang sống trong đất nước Việt Nam nhiều gian khó hôm nay hay những tín hữu đang sống xa đất nước vẫn luôn mong ngóng hướng về Giáo hội quê hương. Đó chính là sức mạnh của Giáo hội để vươt qua tất cả những khó khăn, những vướng mắc nhất định phải có trên con đường phát triển của Giáo hội, dù đang trong những giai đoạn bi thương.
Xin tạ ơn các các linh mục, tu sĩ và anh chị em có mặt ở Đồng Chiêm hôm đó đã nhanh chóng giúp đỡ và cứu chữa kịp thời khi tôi bị tấn công, bị cướp.
Xin tạ ơn hàng ngàn giáo dân xứ Đồng Chiêm và giáo dân xứ Nghĩa Ải đã vất vả đêm hôm đưa chúng tôi ra khỏi khu vực nguy hiểm trong đêm đó để về cứu chữa và điều trị. Suốt đời tôi không thể quên cảnh hàng ngàn giáo dân với cuốc, cào, xẻng và mọi thứ dụng cụ mang theo trong đêm để san đường giúp chúng tôi đi ra khỏi khu vực đang bị phong tỏa.
Xin tạ ơn các hãng truyền thông đã gần như ngay lập tức thăm hỏi và đưa tin về sự kiện này. Nhất là Liên hiệp truyền thông Công giáo đã kịp thời ra tuyên cáo về vụ việc. Xin tạ ơn tất cả những tiếng nói ủng hộ bản thân tôi và lên án bạo lực, lên án sự dã man vốn được dùng để hành xử trong xã hội sẽ tạo nên những tiền lệ hết sức nguy hiểm cho một xã hội, một nhà nước pháp quyền.
Xin tạ ơn tất cả các Giám mục, linh mục, các tu sĩ và các cộng đoàn gần xa đã hiệp thông, đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho bản thân tôi được mọi sự lành.
Xin tạ ơn tất cả những ân nhân, bạn bè trong và ngoài Công giáo, trong và ngoài nước… đã quan tâm thăm hỏi và động viên giúp đỡ tôi những ngày tôi đau ốm.
Xin được nói lên lời tạ ơn với các anh chị em tín hữu, linh mục quê hương tôi đã động viên chia sẻ kịp thời với gia đình tôi khi khó khăn.
Xin tạ ơn Thiên Chúa là Cha toàn năng quan phòng và gìn giữ tất cả chúng ta trước mọi sự dữ và những khó khăn, thử thách để Giáo hội đã và sẽ vượt qua những cơn bách hại cuồng nộ của bất cứ thế lực thế gian nào mà đi tới vinh quang.
Những khó khăn, những đau đớn mà bản thân tôi phải chịu là quá nhỏ nhoi so với những gì anh chị em chúng ta đang phải chịu bằng nhiều cách tinh vi và trắng trợn tại Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,... và nhiều nơi khác trong Giáo hội và xã hội chúng ta đang sống.
Dù sự thật có bị bóp méo, xuyên tạc tạm thời, thì vẫn nguyên giá trị và không có bất cứ sự lừa bịp nào thay thế được những giá trị của sự thật.
Đến nay, dù sức khỏe chưa hồi phục, nhưng với tâm tình biết ơn sâu sắc, xin gửi đến tất cả mọi người lời tạ ơn chân thành tha thiết nhất.
Cuối cùng, xin tất cả mọi người hãy tin tưởng vào Đấng Toàn năng vì có thể trên bước đường làm chứng cho Thiên Chúa, cho sự thật, công lý, Giáo hội chúng ta còn gặp nhiều đau thương và bách hại. Nhưng chúng ta tin tưởng vào lời Thiên Chúa đã dạy: “Ðừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Ðấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục”. (Mac 1:22-28)
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Giáo hội chúng ta ngày càng vững vàng và hiệp nhất, cầu cho đất nước chúng ta tiến bộ đi lên, tiến tới một xã hội mà ở đó, quyền tự do, dân chủ, nhân quyền cho mọi người được tôn trọng.
Xin chúc quý vị đón chào một năm mới tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng.
Xin Thiên Chúa là Cha Toàn năng, đấng công bằng vô cùng sẽ trả ơn bội hậu cho quý vị.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 1 năm 2010.
Vinh1962@gmail.com
Thư Hiệp thông của Tỉnh DCCT Warsaw (Ba Lan)
Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R.
11:28 30/01/2010
THƯ HIỆP THÔNG CỦA TỈNH DCCT WARSAW (BA LAN)
Ngày 29/01/2010
Kính gửi cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Giám tỉnh DCCT Việt Nam
Cha Giám tỉnh thân mến,
Thay mặt cho tất cả anh em DCCT Warsaw, tôi xin bày tỏ sự liên đới và ủng hộ anh em DCCT Việt Nam. Lịch sử của đất nước tôi giúp tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh hiện nay của anh em. Đất nước tôi, cũng như đất nước anh em hiện nay, đã trải qua thời kỳ phân biệt đối xử về những quyền cơ bản nhất của con người như tự do tôn giáo và các quyền tự do khác.
Người dẫn đường chúng tôi đến tự do chính là Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Chúng tôi vẫn nhớ những lời ngài nói ở Gdansk vào năm 1987, trong đó ngài đã minh định những mô hình của các tương quan xã hội đích thực. Những lời của ngài liên hệ đến những lời của thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau (Gl 6,2). Ngài nói: Liên đới có nghĩa là mang gánh nặng cho nhau. Và gánh nặng đó phải được cả cộng đoàn vác đỡ. Như thế có nghĩa là gánh nặng đó không bao giờ làm cho người này chống lại người kia. Điều đó cũng có nghĩa là những người mang gánh nặng ấy không bao giờ bị bỏ rơi trong đơn độc.
Chúng tôi được hiệp thông với anh em trong lúc khó khăn này. Chúng tôi hiểu rõ những sự kỳ thị và bách hại đang nhắm vào anh em và Hội thánh Công giáo do nhà cầm quyền Việt Nam gây ra. Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ đến Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và những lời phát biểu của ngài vào ngày 01/01/1988 khi cử hành ngày Thế Giới Hòa Bình: Trước hết, tự do tôn giáo, nhu cầu thiết yếu của phẩm giá mỗi con người, là tảng đá góc của công trình nhân quyền, và vì vậy là yếu tố không thể thay thế trong sự thiện của cá nhân và của toàn xã hội (…) Hơn nữa, mọi hình thức bạo lực đối với tự do tôn giáo, cho dù là công khai hay che giấu, sẽ phá hủy tận gốc tiến trình hòa bình.
Cho tôi gửi lời thăm thầy Tặng, người anh em bị công an đánh đập trong những ngày vừa qua. Tôi hứa sẽ ủng hộ và cầu nguyện cho thầy.
Do những cuộc bách hại gần đây xảy ra trên đất nước anh em, chúng tôi quyết định khởi động một “chiến dịch thông tin” về hoàn cảnh của Hội thánh Công giáo tại Việt Nam.
Đặc biệt đối với DCCT Warsaw, chúng tôi sẽ nhớ đến anh em DCCT Việt Nam vào ngày 2/2/2010. Vào ngày đó tất cả các cộng đoàn DCCT tại Ba Lan sẽ cầu nguyện cho anh em trong suốt Tuần Cửu Nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đồng thời ngày hôm sau, cùng với tất cả các Nghị viên Công Hội Tỉnh, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho anh em trong Thánh Lễ.
Chúng tôi hy vọng rằng ngày tự do cho Hội thánh tại Việt Nam sẽ gần kề. Tôi cầu nguyện để cùng với anh em DCCT Ba Lan, tôi phó thác Tỉnh Dòng của anh em cho sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa là Thầy Marcel Văn.
Trong Đức Kitô Cứu Thế.
Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R.
Giám Tỉnh DCCT Warsaw
P.S. Xin báo cho tôi biết nếu cha nhận và đọc thư của tôi.
Ngày 29/01/2010
Kính gửi cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Giám tỉnh DCCT Việt Nam
Cha Giám tỉnh thân mến,
Thay mặt cho tất cả anh em DCCT Warsaw, tôi xin bày tỏ sự liên đới và ủng hộ anh em DCCT Việt Nam. Lịch sử của đất nước tôi giúp tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh hiện nay của anh em. Đất nước tôi, cũng như đất nước anh em hiện nay, đã trải qua thời kỳ phân biệt đối xử về những quyền cơ bản nhất của con người như tự do tôn giáo và các quyền tự do khác.
Người dẫn đường chúng tôi đến tự do chính là Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Chúng tôi vẫn nhớ những lời ngài nói ở Gdansk vào năm 1987, trong đó ngài đã minh định những mô hình của các tương quan xã hội đích thực. Những lời của ngài liên hệ đến những lời của thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau (Gl 6,2). Ngài nói: Liên đới có nghĩa là mang gánh nặng cho nhau. Và gánh nặng đó phải được cả cộng đoàn vác đỡ. Như thế có nghĩa là gánh nặng đó không bao giờ làm cho người này chống lại người kia. Điều đó cũng có nghĩa là những người mang gánh nặng ấy không bao giờ bị bỏ rơi trong đơn độc.
Chúng tôi được hiệp thông với anh em trong lúc khó khăn này. Chúng tôi hiểu rõ những sự kỳ thị và bách hại đang nhắm vào anh em và Hội thánh Công giáo do nhà cầm quyền Việt Nam gây ra. Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ đến Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và những lời phát biểu của ngài vào ngày 01/01/1988 khi cử hành ngày Thế Giới Hòa Bình: Trước hết, tự do tôn giáo, nhu cầu thiết yếu của phẩm giá mỗi con người, là tảng đá góc của công trình nhân quyền, và vì vậy là yếu tố không thể thay thế trong sự thiện của cá nhân và của toàn xã hội (…) Hơn nữa, mọi hình thức bạo lực đối với tự do tôn giáo, cho dù là công khai hay che giấu, sẽ phá hủy tận gốc tiến trình hòa bình.
Cho tôi gửi lời thăm thầy Tặng, người anh em bị công an đánh đập trong những ngày vừa qua. Tôi hứa sẽ ủng hộ và cầu nguyện cho thầy.
Do những cuộc bách hại gần đây xảy ra trên đất nước anh em, chúng tôi quyết định khởi động một “chiến dịch thông tin” về hoàn cảnh của Hội thánh Công giáo tại Việt Nam.
Đặc biệt đối với DCCT Warsaw, chúng tôi sẽ nhớ đến anh em DCCT Việt Nam vào ngày 2/2/2010. Vào ngày đó tất cả các cộng đoàn DCCT tại Ba Lan sẽ cầu nguyện cho anh em trong suốt Tuần Cửu Nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đồng thời ngày hôm sau, cùng với tất cả các Nghị viên Công Hội Tỉnh, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho anh em trong Thánh Lễ.
Chúng tôi hy vọng rằng ngày tự do cho Hội thánh tại Việt Nam sẽ gần kề. Tôi cầu nguyện để cùng với anh em DCCT Ba Lan, tôi phó thác Tỉnh Dòng của anh em cho sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa là Thầy Marcel Văn.
Trong Đức Kitô Cứu Thế.
Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R.
Giám Tỉnh DCCT Warsaw
P.S. Xin báo cho tôi biết nếu cha nhận và đọc thư của tôi.
3 sinh viên Công giáo Vinh ở Hà Nội đến thăm Đồng Chiêm bị công an đánh đập và bắt đi
SV Giuse Nguyễn Văn Thống
11:42 30/01/2010
HÀ NỘI - Thông tin chúng tôi mới nhận được cho biết hồi 11h30 đêm 30/1/2010, công an Hà Nội đã dẫn anh Antôn Trần Văn Sơn về phòng trọ để lục soát phòng trọ và đồ đạc. Tiếp theo đó, công an đã chụp ảnh, quay phim những phòng ở của sinh viên này, đồng thời bắt đi tiếp hai người ở cùng phòng với anh Sơn.
Hà Nội, ngày 30/1/2010
THÔNG BÁO KHẨN CẤP
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội xin thông báo: Sinh viên An tôn Trần Văn Sơn bị CAHN bắt giữ và đánh đập vô cớ vào khoảng 10 h sáng nay 30/1/2010, tại xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trên đường thăm viếng Đồng Chiêm trở về.
Sinh viên An tôn Trần Văn Sơn, tu sinh Dòng Thánh Antôn Padua, quê ở xứ Kim Lâm, xã Vượng Lộc – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang học tại Trường Trung cấp Y-Dược Lê Hữu Trác, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khoảng 8 h sáng 30/1/2010 ba tu sinh sang thăm giáo xứ Đồng Chiêm. Sau khi viếng Mình Thánh Chúa và cầu nguyện tại nhà thờ các bạn lên đường trở về Hà Nội. Khi đến khu vực xã An Tiến, cách Đồng Chiêm khoảng 1 km, thì bị Công an chặn bắt và đánh đập. Anh Antôn Trần Văn Sơn đã chạy xuống bờ mương để tránh đòn, nhưng CA tiếp tục huy động nhân viên để chặn bắt rồi đưa về UBND xã An Tiến.
Công an yêu cầu xuất trình giấy tờ và khi các bạn đưa giấy tờ ra UBND xã thì công an đã đưa anh Sơn đi đâu mất. Nghe nói công an đã đưa bạn Sơn lên huyện Mỹ Đức. Hiện nay chúng tôi không thể liên lạc được với anh.
Trong tình hiệp thông liên đới của các sinh viên trong Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, chúng ta ra sức cầu nguyện cho anh Antôn Trần Văn Sơn, một thành viên hiền lành và đức độ của Cộng đoàn Vinh, được bình an và can đảm làm chứng cho Chúa, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm những gì cần thiết cho anh Antôn Trần Văn Sơn, được an toàn và sớm được trả tự do.
ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
Lm Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, Linh hướng Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Cộng đoàn Vinh
Sau đây là Tuyên cáo phản đối bắt người trái phép của Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội:
Hà Nội, ngày 30/1/2010
THÔNG BÁO KHẨN CẤP
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội xin thông báo: Sinh viên An tôn Trần Văn Sơn bị CAHN bắt giữ và đánh đập vô cớ vào khoảng 10 h sáng nay 30/1/2010, tại xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trên đường thăm viếng Đồng Chiêm trở về.
Sinh viên An tôn Trần Văn Sơn, tu sinh Dòng Thánh Antôn Padua, quê ở xứ Kim Lâm, xã Vượng Lộc – huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang học tại Trường Trung cấp Y-Dược Lê Hữu Trác, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khoảng 8 h sáng 30/1/2010 ba tu sinh sang thăm giáo xứ Đồng Chiêm. Sau khi viếng Mình Thánh Chúa và cầu nguyện tại nhà thờ các bạn lên đường trở về Hà Nội. Khi đến khu vực xã An Tiến, cách Đồng Chiêm khoảng 1 km, thì bị Công an chặn bắt và đánh đập. Anh Antôn Trần Văn Sơn đã chạy xuống bờ mương để tránh đòn, nhưng CA tiếp tục huy động nhân viên để chặn bắt rồi đưa về UBND xã An Tiến.
Công an yêu cầu xuất trình giấy tờ và khi các bạn đưa giấy tờ ra UBND xã thì công an đã đưa anh Sơn đi đâu mất. Nghe nói công an đã đưa bạn Sơn lên huyện Mỹ Đức. Hiện nay chúng tôi không thể liên lạc được với anh.
Trong tình hiệp thông liên đới của các sinh viên trong Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, chúng ta ra sức cầu nguyện cho anh Antôn Trần Văn Sơn, một thành viên hiền lành và đức độ của Cộng đoàn Vinh, được bình an và can đảm làm chứng cho Chúa, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm những gì cần thiết cho anh Antôn Trần Văn Sơn, được an toàn và sớm được trả tự do.
ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
Lm Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, Linh hướng Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Cộng đoàn Vinh
Sau đây là Tuyên cáo phản đối bắt người trái phép của Cộng Đoàn Vinh tại Hà Nội:
Cồn Dầu không cần là ''Cồn Giầu''
LM Antôn Nguyễn Trường Thăng
17:07 30/01/2010
“Tao không cần sự giàu có nầy". Vị tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã hét lên như vậy. Vì nhân dân ông đã "chiến đấu", vì nhân dân ông “phục vụ”, vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, vì “hạnh phúc của đồng bào”, ông sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân để mãi mãi không còn cảnh "người bóc lột người”. Nhưng ông đau khổ vì con cái thoái hóa đến mức quên tất cả quá khứ dân tộc, cả truyền thống tổ tiên. Trẻ em Việt Nam mỗi ngày học lịch sử đều biết bao thế hệ cha ông đứng lên chống thực dân, phong kiến, cường hào ác bá, đế quốc, bá quyền bành trướng... vì tổ quốc và các thế hệ tương lai. Không ai có thể đảo ngược lịch sử.
Sứ điệp của tướng về hưu lẻ ra phải được mọi người dân Việt nghiền ngẩm, nghĩ suy. Nhưng tiếng nói của ông vẫn “là tiếng kêu trong sa mạc”.
“Tạo công ăn việc làm” đồng nghĩa với thức đêm, thức hôm làm việc với đồng lương chết đói, để một thiểu số dân các nước giàu có miếng ngon cho vào miệng, có quần áo, giày dép đẹp để chưng diện, còn con trai con gái chúng ta phục vụ, hầu hạ họ và bị đối xử như một món hàng hóa. Cho nông dân không còn quyền làm chủ vườn rau, vườn quả, vườn hoa, ruộng lúa của mình mà phải phơi sương, phơi nắng, gió mưa, quét rác, nhổ cỏ sân golf. Cho các làng chài bỏ nghề nhường chỗ cho “ô tên”, “rì dọt” (hotel, resort), Cho con cháu những người từng cầm súng bảo vệ quê hương, chiến đấu cho công lý, nay nhục nhã mặc chiếc áo bảo vệ, canh gác cho cơ sở tư bản hoang dã (capitalisme sauvage) cho họ ngũ yên, du hí, đánh bạc. Cho mồ mã, ruộng vườn, quê hương anh hùng thời chiến phải di dời tức tưởi, dành chỗ cho sân golf, cho những ai ở mô mô.
Cái lý luận cực kỳ thực dụng: “một sào đất Quảng Nam phải mất 150 năm mới bằng một sào đất Đà Nẵng một ngày”. Ý muốn nói đất nông nghiệp chẳng là cái thớ gì. Đất đai đã nuôi sống dân tộc nầy hàng bao nhiêu thế kỷ trước và còn lâu dài về sau được đánh giá chỉ bằng tiền bạc. Cái lập luận kỳ quái ấy đã lôi theo bao quy hoạch ồ ạt, bao công trình không có người ở, bao cây cầu thực sự chưa cần thiết, bao biến động kinh hoàng trong nhân dân. Sinh thái đâu chưa thấy: Bà Ná tan hoang. Sơn Trà chảy máu. Khói, bụi xe mịt mù đêm ngày hàng chục năm nay. Sông Hàn, vịnh Đà Nẵng một màu đỏ nhớp nhúa chỉ sau một cơn mưa.
Vùng đất xinh đẹp thơ mộng ấy một trăm năm trước Toàn quyền Paul Doumer đứng trên đỉnh Hải Vân trầm trồ khen ngợi đẹp hơn Nice, đáng giá cho một chuyến tàu thủy từ Pháp sang đây, để chỉ được chiêm ngưởng quang cảnh nầy một lần trong đời, nay loang lổ, tanh bành vì hai từ “sinh thái”, vì hai chữ “phát triển”. Thời Pháp thuộc, dân vùng núi Hòa Vang nhờ 500 hec ta chè và cây trái, tuy nghèo nhưng vẫn sống vui vẻ, bây giờ, núi đồi được cày ủi, sang lấp, múc đất lấn sông, lấn biển... Dân không biết làm gì để sống. Đàn chim thiên di qua đèo Hải Vân không còn Bàu Nghè, Bàu Tràm để nghỉ cánh và tìm thức ăn. “Đất là của toàn dân", nhưng dân không còn là người quản lý, phải nhường chỗ cho những ông chủ, công ty dấu mặt. Họ là người Việt hay là ngoại quốc? Qui hoạch nếp sống văn minh thế nào mà lũ lụt năm nào cũng tràn vào phố thị. Không khéo một ngày đất cũ Hòa Vang
nay là quận Ngũ Hành Sơn thành một Hòa Duân (Thuận An) thứ hai. Lúc đó, bờ biển “đẹp nhất hành tinh" như báo đài ca tụng, chỉ là bải bùn cát vô tích sự. Đức Phật Thích Ca ngự trên đỉnh núi Bà Nà, Đức Quán Thế Am sừng sửng tại Bán đảo Sơn Trà, Mẹ Maria khiêm nhường Sao Biển... không lẽ ở đấy để chứng kiến cảnh bài bạc, ăn chơi, rửa tiền ở các Casino, cảnh sống thác loạn, ăn nhậu, gian dối của những kẻ làm giàu nhanh chóng với lối sống vô đạo đức. Chắc các ngài cũng phải sa nước mắt!
Hàng vạn hộ dân mất đất, mất nhà, mất cả nguồn cội, đang chui rúc trong những căn phòng trang bị tiện nghi hơn nhưng toàn là thứ rác rưởi bỏ đi của các nước giàu. Hãy đến các chung cư quy hoạch quanh Đà Nẵng mà chiêm ngưỡng. Quy hoạch kiểu lồng gà, chuồng thỏ, được gọi là “nếp sống văn minh”, “gia đình văn hóa”. Trong khói thuốc lá, cà phê và các thứ thức uống có men độc hại kèm theo những món nhậu rẻ tiền: da heo, chân gà, ốc hút... người nghèo tự ru ngủ là hạnh phúc giàu sang! Nguồn gốc bao tội ác cũng từ đó phát sinh. Tiền bạc đền bù giải tỏa “tự nhiên" ở đâu rớt xuống khiến bao gia đình lục đục trong việc chia phần, mua sắm vô tội vạ, trong khi còn ký quỹ nợ “quy ra vàng” với Ngân hàng Nhà Nước. Huy hoàng... rồi chợt tắt. Bài học người A Rập bán đất cho Israel còn đó. Bài học dân làm ruộng bán đất ở Thủ Thiêm, Cầu Kho, Tân Phú... cũng không xa. Trắng tay rồi biết xoay xở sao đây?
Giáo dân Cồn Dầu cố gắng trong tuyệt vọng để “bám đất giữ làng” không phải vì họ chống phá Nhà Nước, không phản động diễn biến hòa bình, mà họ chỉ muốn sống bình thường trong một đất nước Việt Nam yên vui, giữ gìn truyền thống của cha ông và đức tin công giáo. Là con cháu của những cư dân Miền Bắc, Trung Tín Quảng Ngãi và nhiều thôn làng xứ Quảng Nam từng đã bị mất tất cả tài sản trong thời kỳ Minh Mạng, Tự Đức bách hại và phân tháp. Là nạn nhân của phong trào Cần Vương do Văn Thân “bình Tây, sát Tả”. Họ lo sợ một cuộc phân tháp của Tân Văn Thân nhân danh “quy hoạch”. Họ sợ bao hy sinh của các thế hệ cha anh đắp đường, đắp vườn, đắp đê ngăn mặn hàng trăm năm nay trở thành vô nghĩa.
Hãy thương họ hơn là giận họ.
Hãy để cho du khách, khi máy bay sắp đáp xuống hoặc khi vừa cất cánh rời phi trường Đà Thành, được nhìn xem vẻ đẹp của Non Nước với ruộng lúa non xanh con gái hay vàng ươm chín tới của các cánh đồng vây quanh thành phố chứ không phải là những bải đất đỏ vô chủ, những Superlingas xa lạ, những đống kiến trúc xô bồ hộp diêm. Singapore, Hồng Kông... ao ước biết bao cảnh thanh bình quanh thành phố nầy. Hỡi các đại gia, các Đại công ty, hỡi những người có trách nhiệm, hãy thương nông dân Việt Nam nói chung, họ đã khổ lắm rồi, không giúp đở như đã hứa hẹn thì thôi, hãy để cho họ yên.
Hãy để Cồn Dầu là Cồn Dầu mãi mãi. Họ chẳng cần biến thành Cồn Giàu!
Nguyên linh mục hạt trưởng Hạt Hội An, nơi có giáo xứ Cồn Dầu.
Cảnh đẹp ngoại ô Đà Nẵng (Ảnh: Trường Thăng) |
“Tạo công ăn việc làm” đồng nghĩa với thức đêm, thức hôm làm việc với đồng lương chết đói, để một thiểu số dân các nước giàu có miếng ngon cho vào miệng, có quần áo, giày dép đẹp để chưng diện, còn con trai con gái chúng ta phục vụ, hầu hạ họ và bị đối xử như một món hàng hóa. Cho nông dân không còn quyền làm chủ vườn rau, vườn quả, vườn hoa, ruộng lúa của mình mà phải phơi sương, phơi nắng, gió mưa, quét rác, nhổ cỏ sân golf. Cho các làng chài bỏ nghề nhường chỗ cho “ô tên”, “rì dọt” (hotel, resort), Cho con cháu những người từng cầm súng bảo vệ quê hương, chiến đấu cho công lý, nay nhục nhã mặc chiếc áo bảo vệ, canh gác cho cơ sở tư bản hoang dã (capitalisme sauvage) cho họ ngũ yên, du hí, đánh bạc. Cho mồ mã, ruộng vườn, quê hương anh hùng thời chiến phải di dời tức tưởi, dành chỗ cho sân golf, cho những ai ở mô mô.
Cồn Dầu, quá sinh thái rồi (Ảnh: Trường Thăng) |
Vùng đất xinh đẹp thơ mộng ấy một trăm năm trước Toàn quyền Paul Doumer đứng trên đỉnh Hải Vân trầm trồ khen ngợi đẹp hơn Nice, đáng giá cho một chuyến tàu thủy từ Pháp sang đây, để chỉ được chiêm ngưởng quang cảnh nầy một lần trong đời, nay loang lổ, tanh bành vì hai từ “sinh thái”, vì hai chữ “phát triển”. Thời Pháp thuộc, dân vùng núi Hòa Vang nhờ 500 hec ta chè và cây trái, tuy nghèo nhưng vẫn sống vui vẻ, bây giờ, núi đồi được cày ủi, sang lấp, múc đất lấn sông, lấn biển... Dân không biết làm gì để sống. Đàn chim thiên di qua đèo Hải Vân không còn Bàu Nghè, Bàu Tràm để nghỉ cánh và tìm thức ăn. “Đất là của toàn dân", nhưng dân không còn là người quản lý, phải nhường chỗ cho những ông chủ, công ty dấu mặt. Họ là người Việt hay là ngoại quốc? Qui hoạch nếp sống văn minh thế nào mà lũ lụt năm nào cũng tràn vào phố thị. Không khéo một ngày đất cũ Hòa Vang
Quy hoạch hay không quy hoạch? (Ảnh: Trường Thăng) |
Hàng vạn hộ dân mất đất, mất nhà, mất cả nguồn cội, đang chui rúc trong những căn phòng trang bị tiện nghi hơn nhưng toàn là thứ rác rưởi bỏ đi của các nước giàu. Hãy đến các chung cư quy hoạch quanh Đà Nẵng mà chiêm ngưỡng. Quy hoạch kiểu lồng gà, chuồng thỏ, được gọi là “nếp sống văn minh”, “gia đình văn hóa”. Trong khói thuốc lá, cà phê và các thứ thức uống có men độc hại kèm theo những món nhậu rẻ tiền: da heo, chân gà, ốc hút... người nghèo tự ru ngủ là hạnh phúc giàu sang! Nguồn gốc bao tội ác cũng từ đó phát sinh. Tiền bạc đền bù giải tỏa “tự nhiên" ở đâu rớt xuống khiến bao gia đình lục đục trong việc chia phần, mua sắm vô tội vạ, trong khi còn ký quỹ nợ “quy ra vàng” với Ngân hàng Nhà Nước. Huy hoàng... rồi chợt tắt. Bài học người A Rập bán đất cho Israel còn đó. Bài học dân làm ruộng bán đất ở Thủ Thiêm, Cầu Kho, Tân Phú... cũng không xa. Trắng tay rồi biết xoay xở sao đây?
Toàn cảnh Trung Lương và Cồn Dầu (Ảnh: Trường Thăng) |
Hãy thương họ hơn là giận họ.
Hãy để cho du khách, khi máy bay sắp đáp xuống hoặc khi vừa cất cánh rời phi trường Đà Thành, được nhìn xem vẻ đẹp của Non Nước với ruộng lúa non xanh con gái hay vàng ươm chín tới của các cánh đồng vây quanh thành phố chứ không phải là những bải đất đỏ vô chủ, những Superlingas xa lạ, những đống kiến trúc xô bồ hộp diêm. Singapore, Hồng Kông... ao ước biết bao cảnh thanh bình quanh thành phố nầy. Hỡi các đại gia, các Đại công ty, hỡi những người có trách nhiệm, hãy thương nông dân Việt Nam nói chung, họ đã khổ lắm rồi, không giúp đở như đã hứa hẹn thì thôi, hãy để cho họ yên.
Hãy để Cồn Dầu là Cồn Dầu mãi mãi. Họ chẳng cần biến thành Cồn Giàu!
Nguyên linh mục hạt trưởng Hạt Hội An, nơi có giáo xứ Cồn Dầu.
Bên kia thân phận
Jos. Tú Nạc, NMS
19:11 30/01/2010
Giữa trời vàng Người dang tay trên thập giá,
Phủ kín lo âu vì thân phận loài người.
Golgotha âm thầm trong nước mắt,
Phía bên kia thân phận Người cúi xuống cuộc đời.
Phía bên kia thân phận
Không phải Người đã hết,
Thánh Giá kia Người để lại gian trần,
thân phận bên kia Người nắm quyền Vương Đế.
Lạc lõng cuộc đời,
thân phận con người hãy đến kêu xin.
Thánh Giá của Người không chỉ là biểu tượng,
Thánh Giá của Người là Linh Niệm hữu hình.
Vì tội lỗi loài người, Người treo đời thân phận.
Cả càn khôn hãy hướng nhìn
Phía bên kia thân phận Phục Sinh.
Rồi một ngày hồn lìa xa thân phận,
chẳng còn gì vương vấn nợ trần gian.
Khi xuôi tay về bên kia thân phận,
Trả hết cho đời những bận bịu cưu mang.
Vì bên kia thân phận
Ai cũng sẽ một lần.
Thân phận đời Thánh Giá
xin hãy trả cho Người.
Loài quỉ dữ cũng kinh hoàng Thánh Giá – Cha ta.
(Như đi giữa Đồng Chiêm)
Phủ kín lo âu vì thân phận loài người.
Golgotha âm thầm trong nước mắt,
Phía bên kia thân phận Người cúi xuống cuộc đời.
Phía bên kia thân phận
Không phải Người đã hết,
Thánh Giá kia Người để lại gian trần,
thân phận bên kia Người nắm quyền Vương Đế.
Lạc lõng cuộc đời,
thân phận con người hãy đến kêu xin.
Thánh Giá của Người không chỉ là biểu tượng,
Thánh Giá của Người là Linh Niệm hữu hình.
Vì tội lỗi loài người, Người treo đời thân phận.
Cả càn khôn hãy hướng nhìn
Phía bên kia thân phận Phục Sinh.
Rồi một ngày hồn lìa xa thân phận,
chẳng còn gì vương vấn nợ trần gian.
Khi xuôi tay về bên kia thân phận,
Trả hết cho đời những bận bịu cưu mang.
Vì bên kia thân phận
Ai cũng sẽ một lần.
Thân phận đời Thánh Giá
xin hãy trả cho Người.
Loài quỉ dữ cũng kinh hoàng Thánh Giá – Cha ta.
(Như đi giữa Đồng Chiêm)
Ngụy Kính Sinh: Trung Quốc và Việt Nam, những thế lực kinh tế khổng lồ bên bờ vực của sự thay đổi hay sụp đổ
Asia-News
23:54 30/01/2010
Asia News: Một nhà bất đồng chính kiến vĩ đại của Trung Quốc đã so sánh hai con cọp của Sự Phát triển Châu Á và cảnh báo: phe đối lập trong nước đang gia tăng, và ngày càng quyết tâm. Ngay cả Tây phương còn thất vọng: chính sách nhân nhượng của họ với những vi phạm về nhân quyền, đã không dẫn đến bất cứ điều gì, thậm chí chẳng cả những lợi ích lớn hơn về kinh tế.
Los Angeles (AsiaNews) - Ngụy Kính Sinh, cha đẻ "của nền dân chủ" tại Trung Quốc, đã tấn công mạnh mẽ những ai nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không có nhân quyền. Và, trong một bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về nhân quyền và sự phát triển dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, đã vạch ra một lằn song song thú vị giữa hai nước. Dưới ách thống trị của một chế độ độc đảng, cả hai (nước) đều thiên hẳn về hướng phát triển, nhưng sự thiếu vắng của những tiếng nói mâu thuẫn đã dẫn đưa họ đến một cuộc cách mạng xã hội không thể lay chuyển được. Cùng lúc đó, thế giới tư bản, nơi đang cố gắng thu hút cả hai (nước) trong dây chuyền sản xuất, đã nhắm mắt lại trước những vi phạm nhân quyền, giờ lại thấy chính mình vướng vào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Dưới đây là nguyên bản của sự can thiệp đã được đưa ra tại Los Angeles vào tuần trước.
Để tìm hiểu về tương lai dân chủ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện cuộc phân tích trên cả hai nước, cũng như hiểu được môi trường quốc tế của cả hai. Sau đó chúng ta mới có thể có thể tìm hiểu cả hai điều kiện thuận lợi và khó khăn trước đã, rồi sau đó mới định hướng cho hành động của chúng ta.
Các đặc tính xã hội hiện nay cho cả Việt Nam và Trung Quốc là mặc dù cả nước đã chuyển biến sang những nước tư bản độc quyền quan liêu, họ vẫn còn khác biệt phần nào so với Nga và Đông Âu. Sự khác biệt lớn nhất là họ vẫn còn bị trị bởi chế độ độc tài độc đảng là Đảng Cộng sản. Nếu không có sự cạnh tranh trong một hệ thống đa đảng, cả hai nước đều thiếu vắng một môi trường thoải mái hơn cho ngôn luận và các ấn phẩm mà cả Nga và Đông Âu có. Ở Việt Nam và Trung Quốc, rất khó khăn cho phe đối lập để tồn tại bên trong nước, và phe đối lập ở nước ngoài càng gặp nhiều khó khăn nhiều hơn nữa trong việc tham gia vào chính trường trong nước. Do đó, nó tạo một tình trạng khó khăn lớn lao cho chúng ta.
Các cơ quan đặc biệt của Đảng Cộng sản đã trở nên rất hiệu quả. Với kế hoạch cắt rời (người) trong (nước) với bên ngoài, họ cài cấy người của họ, làm chệch hướng đi của chúng ta, gieo rắc sự chia rẽ, ngay cả việc dẫn đưa luôn phe đối lập vào bẫy của họ. Hành động này khiến cho một biến chuyển hay cuộc cách mạng được điều hành bởi phe đối lập đoàn kết có tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch tỉ mỉ trở nên rất khó khăn. Ở giai đoạn hiện nay, hình thức chính của phe đối lập là những người dân với hành động tự phát chống lại bạo quyền và sự bóc lột cực kỳ về kinh tế. Các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động người dân. Những tổ chức bí mật truyền thống chỉ có thể hoạt động trong quy mô nhỏ. Việc huy động toàn thể người dân chỉ có thể phụ thuộc vào các công cụ truyền thông đại chúng. Đây là lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc quan tâm rất lớn vào việc ngăn chặn các thông tin trên cả báo chí lẫn Internet.
Mặt khác, do thiếu các quyền cơ bản của con người, việc bóc lột, đàn áp bởi các nỗ lực kết hợp của cán bộ nhà nước và doanh nghiệp càng trở nên tàn tệ hơn bao giờ hết, vì thế càng dẫn đến việc chống đối mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy,những lực lượng chuyển biến của các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên chủ yếu phát xuất từ thành phần trung lưu hoặc thấp hơn. Những phương thức chuyển biến không chỉ giới hạn ở hình thức ôn hòa. Hình thức đối lập bạo động thường trở thành lực lượng chính trong việc hối thúc xã hội phải thay đổi. Ngoài ra do sự liên kết chặt chẽ của cán bộ nhà nước và các doanh nghiệp, nhà cầm quyền đã đánh mất vị thế định đoạt của mình trên các tranh chấp kinh doanh. Những tranh chấp nội bộ trong nội bộ nhà cầm quyền đã trở nên hung bạo hơn nhiều hơn tại bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào khác. Sự xuất hiện của bọn xã hội đen và dân quân tội phạm đã trở thành thông lệ mới trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh chính trị càng làm cho xã hội thiếu ổn định và thậm chí còn trở nên phức tạp hơn.
Trong một vài thập kỷ qua, môi trường quốc tế đã rất bất lợi cho các lực lượng đối lập của các nước như Trung Quốc và Việt Nam. Các "Mô hìnhTrung Quốc " do Đặng Tiểu Bình phát minh đã có thể mua đứt các nhà tư bản Tây phương trong cách chia sẻ lao động rẻ tiền, do đó đã gián tiếp kiểm soát chính trị và các viện nghiên cứu của Tây phương. Họ đã có thể ép các xã hội dòng chính của Tây phương phải quy hàng cho lợi ích của Đảng Cộng sản và bỏ rơi các hệ thống giá trị của họ. Điều này đã dẫn đến việc Tây phương tiếp tục truyền máu kinh tế của mình cho các nước cộng sản và áp dụng chính sách khoan nhượng và mềm mỏng trước những nhà tư bản đỏ quan liêu của đảng CS.
Trong suốt 16 năm tại chức của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush, chính sách nhân nhượng của họ đã đạt đến cao điểm của nó. Mối quan hệ giữa các nền dân chủ Tây phương và các chế độ độc tài châu Á đã chuyển từ đối đầu, sang khoan nhượng và hợp tác. Các lực lượng đối lập ở nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam trở thành cái gai trong mắt của các chính trị gia của các nước dân chủ. Sử dụng từ ngữ của một học giả người Mỹ thiên tả nổi tiếng: "những nhà hoạt động dân chủ chống cộng sản không đáp ứng các dòng tư tưởng chính của Mỹ".
Tuy nhiên, hiện nay tình hình này đang thay đổi. Mặc dù chính sách khoan nhượng vẫn chiếm chủ đạo, nền kinh tế Tây phương đang trên đà suy thoái bởi việc truyền máu của mình cho các nước cộng sản trong suốt hơn một thập kỷ. Cái được gọi là lý thuyết "nền kinh tế thị trường tự do" đang thua trận trước nền kinh tế thị trường không miễn phí. Trong khi những nhà kinh doanh của cả hai phía Tây và Đông thu về mức lợi nhuận siêu phàm, người ăn lương giờ hay lương năm lại chẳng hưởng được lợi ích gì của sự phát triển kinh tế. Thay vì mở rộng, thị trường giảm mạnh, đó là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước Tây phương bắt đầu nhận ra sai lầm lịch sử này và tự nhiên là sẽ có biện pháp sửa chữa mà thôi. Họ phải từ bỏ chính sách khoan nhượng của họ với chính quyền Cộng sản, và khởi động lại một cuộc đối đầu và cạnh tranh mới. Họ nên bắt đầu cuộc đối đầu của họ bằng việc bảo vệ thị trường trước đã.
Sự thay đổi này là điều kiện bên ngoài, điều có thể ép buộc hệ thống quan liêu tư bản mới của Đảng Cộng sản phải cải cách, hoặc sẽ bị sụp đổ. Thành phần đối lập ở nước ngoài có nhiệm vụ chính ngoài việc liên tục sử dụng các phương tiện truyền thông để tích cực cổ động cho nền dân chủ và tự do. Nhiệm vụ mới này, trong khi sự hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ, sẽ chống lại chủ nghĩa dân tộc được huy động bởi Đảng Cộng sản một cách tự nhiên. Bởi vay mượn sức mạnh của quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy công cuộc cải cách của hệ thống tái phân phối, hay cuộc cách mạng chính trị tại mỗi quốc gia của chúng ta. Trận chiến mậu dịch này sẽ không có lợi cho hệ thống tư bản quan liêu; nhưng sẽ chỉ có lợi cho những người lao động ăn lương giờ và lương năm, hay những nguồn vốn tư nhân của các nước, đó là biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh cho cuộc cách mạng dân chủ và để tránh các cuộc nổi dậy bị rối loạn.
Sau cùng, để tôi nói rõ điều này, dưới một môi trường không có các quyền tự do ngôn luận và truyền thông cơ bản, nhưng với một hệ thống kinh tế lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản quan liêu, những cái gọi là "cuộc cách mạng sắc màu của hòa bình, hợp lý và phi bạo lực" có thể chỉ là một mưu mẹo của gian dối; với những người tin vào nó nhất thì cũng chỉ là một cơn mộng tưởng không thể nhận ra được.
Los Angeles (AsiaNews) - Ngụy Kính Sinh, cha đẻ "của nền dân chủ" tại Trung Quốc, đã tấn công mạnh mẽ những ai nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không có nhân quyền. Và, trong một bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về nhân quyền và sự phát triển dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, đã vạch ra một lằn song song thú vị giữa hai nước. Dưới ách thống trị của một chế độ độc đảng, cả hai (nước) đều thiên hẳn về hướng phát triển, nhưng sự thiếu vắng của những tiếng nói mâu thuẫn đã dẫn đưa họ đến một cuộc cách mạng xã hội không thể lay chuyển được. Cùng lúc đó, thế giới tư bản, nơi đang cố gắng thu hút cả hai (nước) trong dây chuyền sản xuất, đã nhắm mắt lại trước những vi phạm nhân quyền, giờ lại thấy chính mình vướng vào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Dưới đây là nguyên bản của sự can thiệp đã được đưa ra tại Los Angeles vào tuần trước.
Để tìm hiểu về tương lai dân chủ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện cuộc phân tích trên cả hai nước, cũng như hiểu được môi trường quốc tế của cả hai. Sau đó chúng ta mới có thể có thể tìm hiểu cả hai điều kiện thuận lợi và khó khăn trước đã, rồi sau đó mới định hướng cho hành động của chúng ta.
Các đặc tính xã hội hiện nay cho cả Việt Nam và Trung Quốc là mặc dù cả nước đã chuyển biến sang những nước tư bản độc quyền quan liêu, họ vẫn còn khác biệt phần nào so với Nga và Đông Âu. Sự khác biệt lớn nhất là họ vẫn còn bị trị bởi chế độ độc tài độc đảng là Đảng Cộng sản. Nếu không có sự cạnh tranh trong một hệ thống đa đảng, cả hai nước đều thiếu vắng một môi trường thoải mái hơn cho ngôn luận và các ấn phẩm mà cả Nga và Đông Âu có. Ở Việt Nam và Trung Quốc, rất khó khăn cho phe đối lập để tồn tại bên trong nước, và phe đối lập ở nước ngoài càng gặp nhiều khó khăn nhiều hơn nữa trong việc tham gia vào chính trường trong nước. Do đó, nó tạo một tình trạng khó khăn lớn lao cho chúng ta.
Các cơ quan đặc biệt của Đảng Cộng sản đã trở nên rất hiệu quả. Với kế hoạch cắt rời (người) trong (nước) với bên ngoài, họ cài cấy người của họ, làm chệch hướng đi của chúng ta, gieo rắc sự chia rẽ, ngay cả việc dẫn đưa luôn phe đối lập vào bẫy của họ. Hành động này khiến cho một biến chuyển hay cuộc cách mạng được điều hành bởi phe đối lập đoàn kết có tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch tỉ mỉ trở nên rất khó khăn. Ở giai đoạn hiện nay, hình thức chính của phe đối lập là những người dân với hành động tự phát chống lại bạo quyền và sự bóc lột cực kỳ về kinh tế. Các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động người dân. Những tổ chức bí mật truyền thống chỉ có thể hoạt động trong quy mô nhỏ. Việc huy động toàn thể người dân chỉ có thể phụ thuộc vào các công cụ truyền thông đại chúng. Đây là lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc quan tâm rất lớn vào việc ngăn chặn các thông tin trên cả báo chí lẫn Internet.
Mặt khác, do thiếu các quyền cơ bản của con người, việc bóc lột, đàn áp bởi các nỗ lực kết hợp của cán bộ nhà nước và doanh nghiệp càng trở nên tàn tệ hơn bao giờ hết, vì thế càng dẫn đến việc chống đối mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy,những lực lượng chuyển biến của các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên chủ yếu phát xuất từ thành phần trung lưu hoặc thấp hơn. Những phương thức chuyển biến không chỉ giới hạn ở hình thức ôn hòa. Hình thức đối lập bạo động thường trở thành lực lượng chính trong việc hối thúc xã hội phải thay đổi. Ngoài ra do sự liên kết chặt chẽ của cán bộ nhà nước và các doanh nghiệp, nhà cầm quyền đã đánh mất vị thế định đoạt của mình trên các tranh chấp kinh doanh. Những tranh chấp nội bộ trong nội bộ nhà cầm quyền đã trở nên hung bạo hơn nhiều hơn tại bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào khác. Sự xuất hiện của bọn xã hội đen và dân quân tội phạm đã trở thành thông lệ mới trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh chính trị càng làm cho xã hội thiếu ổn định và thậm chí còn trở nên phức tạp hơn.
Trong một vài thập kỷ qua, môi trường quốc tế đã rất bất lợi cho các lực lượng đối lập của các nước như Trung Quốc và Việt Nam. Các "Mô hìnhTrung Quốc " do Đặng Tiểu Bình phát minh đã có thể mua đứt các nhà tư bản Tây phương trong cách chia sẻ lao động rẻ tiền, do đó đã gián tiếp kiểm soát chính trị và các viện nghiên cứu của Tây phương. Họ đã có thể ép các xã hội dòng chính của Tây phương phải quy hàng cho lợi ích của Đảng Cộng sản và bỏ rơi các hệ thống giá trị của họ. Điều này đã dẫn đến việc Tây phương tiếp tục truyền máu kinh tế của mình cho các nước cộng sản và áp dụng chính sách khoan nhượng và mềm mỏng trước những nhà tư bản đỏ quan liêu của đảng CS.
Trong suốt 16 năm tại chức của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush, chính sách nhân nhượng của họ đã đạt đến cao điểm của nó. Mối quan hệ giữa các nền dân chủ Tây phương và các chế độ độc tài châu Á đã chuyển từ đối đầu, sang khoan nhượng và hợp tác. Các lực lượng đối lập ở nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam trở thành cái gai trong mắt của các chính trị gia của các nước dân chủ. Sử dụng từ ngữ của một học giả người Mỹ thiên tả nổi tiếng: "những nhà hoạt động dân chủ chống cộng sản không đáp ứng các dòng tư tưởng chính của Mỹ".
Tuy nhiên, hiện nay tình hình này đang thay đổi. Mặc dù chính sách khoan nhượng vẫn chiếm chủ đạo, nền kinh tế Tây phương đang trên đà suy thoái bởi việc truyền máu của mình cho các nước cộng sản trong suốt hơn một thập kỷ. Cái được gọi là lý thuyết "nền kinh tế thị trường tự do" đang thua trận trước nền kinh tế thị trường không miễn phí. Trong khi những nhà kinh doanh của cả hai phía Tây và Đông thu về mức lợi nhuận siêu phàm, người ăn lương giờ hay lương năm lại chẳng hưởng được lợi ích gì của sự phát triển kinh tế. Thay vì mở rộng, thị trường giảm mạnh, đó là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước Tây phương bắt đầu nhận ra sai lầm lịch sử này và tự nhiên là sẽ có biện pháp sửa chữa mà thôi. Họ phải từ bỏ chính sách khoan nhượng của họ với chính quyền Cộng sản, và khởi động lại một cuộc đối đầu và cạnh tranh mới. Họ nên bắt đầu cuộc đối đầu của họ bằng việc bảo vệ thị trường trước đã.
Sự thay đổi này là điều kiện bên ngoài, điều có thể ép buộc hệ thống quan liêu tư bản mới của Đảng Cộng sản phải cải cách, hoặc sẽ bị sụp đổ. Thành phần đối lập ở nước ngoài có nhiệm vụ chính ngoài việc liên tục sử dụng các phương tiện truyền thông để tích cực cổ động cho nền dân chủ và tự do. Nhiệm vụ mới này, trong khi sự hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ, sẽ chống lại chủ nghĩa dân tộc được huy động bởi Đảng Cộng sản một cách tự nhiên. Bởi vay mượn sức mạnh của quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy công cuộc cải cách của hệ thống tái phân phối, hay cuộc cách mạng chính trị tại mỗi quốc gia của chúng ta. Trận chiến mậu dịch này sẽ không có lợi cho hệ thống tư bản quan liêu; nhưng sẽ chỉ có lợi cho những người lao động ăn lương giờ và lương năm, hay những nguồn vốn tư nhân của các nước, đó là biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh cho cuộc cách mạng dân chủ và để tránh các cuộc nổi dậy bị rối loạn.
Sau cùng, để tôi nói rõ điều này, dưới một môi trường không có các quyền tự do ngôn luận và truyền thông cơ bản, nhưng với một hệ thống kinh tế lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản quan liêu, những cái gọi là "cuộc cách mạng sắc màu của hòa bình, hợp lý và phi bạo lực" có thể chỉ là một mưu mẹo của gian dối; với những người tin vào nó nhất thì cũng chỉ là một cơn mộng tưởng không thể nhận ra được.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria qua các thời đại (13)
Vũ Văn An
21:59 30/01/2010
Chương mười hai: Mẹ Hiển Vinh và Người Đàn Bà Muôn Thuở
Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn,
phần ấy sẽ không bị tước mất.- Lu-ca 10:38-42
Khi các chủ đề và hình ảnh thực sự có tính nguyên mẫu trong truyền thống hết còn là đối tượng của lòng sùng kính mà chúng vốn được gắn liền trong nhiều thế kỷ, thì cái hậu quang (afterglow) đôi khi còn sáng lạn hơn cả chính cái hào quang lúc trước nữa. Điều ấy đúng một cách rõ rệt nhất đối với hình ảnh Chúa Kitô: do hiện tượng có thể gọi là chủ nghĩa bất khả tri lấy Chúa Kitô làm trung tâm (Christocentric agnosticism), “khi lòng kính trọng đối với giáo hội có tổ chức càng suy giảm, thì lòng tôn kính đối với Chúa Kitô càng gia tăng” (1). Và điều ấy cũng đúng đối với Mẹ Người. Bởi thế, trong thi ca lãng mạn của nhiều nước thuộc thế kỷ thứ mười chín, đức Ma-ri-a nhận được một hào quang, xét về một phương diện nào đó, còn sáng láng hơn cả hào quang mà lòng đạo đức dốt nát của dân chúng, cũng như sự suy tư của các thần học gia, và nền phụng vụ của Giáo Hội vốn tô điểm cho Ngài. Vì, như đối với René Welleck, nếu phong trào lãng mạn được định nghĩa như một “cố gắng, bề ngoài xem ra thất bại và bị thời ta bỏ rơi, dùng thi ca để nhận diện chủ thể và đối tượng, để hòa giải con người với thiên nhiên, ý thức với vô thức, một nền thi ca vốn được coi là ‘kiến thức đầu hết và sau cùng hết”(2), thì William Wordsworth, nhà thi sĩ mà các chữ cuối cùng của câu định nghĩa trên vốn được rút ra, từ lời nói đầu của ông trong ấn bản năm 1800 cuốn Lyrical Ballads [Tự Tình Ca], đã minh họa phong trào này cách đầy đủ. “Chủ nghĩa Thệ Phản triệt để” đầu hết của ông, như Geoffrey Hartman từng gọi (3), tiếp tục phát hiện cả trong tác phẩm sau này và có tính bảo thủ hơn, tức tác phẩm Ecclesiastical Sonnets [Thập Tứ Ca Giáo Hội]. Trong tư cách một người Thệ Phản, ông quả quyết như chính ông nhìn nhận, rằng “Từ giả định sai lầm mà xuất hiện và được âu yếm chào đón/ Do mê tín mà quyền uy giáo hoàng lan rộng” (4). Ấy thế nhưng ông vẫn đã có thể nói về đức Trinh Nữ như sau:
Lạy Mẹ! Lòng dạ khiết trinh chưa bao giờ lướt qua
Một bóng nhỏ tư duy tội lỗi dù mờ;
Ôi Người Đàn Bà! Vinh hiển hơn mọi phụ nữ,
Hãnh diện duy nhất của bản nhiên con ô tạp;
Trong hơn sóng bạc giữa đại dương;
Sáng hơn trời đông lúc bình minh ló rạng
Đầy những vầng hồng tươi sáng, hơn mặt trăng trinh trong
Trước khi khuất phía bầu trời xanh ngát;
Hình ảnh Mẹ rõi xuống trần gian. Và nhiều người, con nghĩ,
Được tha thứ đã gối qùy cầu nguyện,
Như đối với một Quyền Uy hữu hình,
Pha trộn mọi điều đã trộn và hoà giải trong Mẹ
Tình yêu người mẹ với trinh trong thục nữ,
Cao sang với thấp hèn, trời với đất! (5).
Vì nếu đức Ma-ri-a thực sự là “trời” và “đất”, thì điều này gần như muốn gọi Ngài là Nữ Vương Thiên Đàng. Ở đây, Wordsworth làm ta nhớ đến bức chân dung “Lễ Đội Triều Thiên Cho Đức Nữ Trinh”, một bức chân dung đã trở thành tiêu chuẩn của nghệ thuật tranh ảnh về đức Ma-ri-a trong thế kỷ mười hai. Nghệ thuật này thường mô tả Ngài đang ngồi bên tay phải Chúa Kitô. Tiếp nối dòng tư duy ấy, các họa sĩ sau này thường hay vẽ Chúa Kitô hay Chúa Cha hoặc toàn bộ Ba Ngôi Thiên Chúa đội triều thiên cho Ngài (6).
Tương tự như thế, Mary Ann Evans, người đã dấu tên khi dịch sang tiếng Anh tác phẩm cấp tiến của David Friedrich Strauss tựa là Cuộc Đời Chúa Giê-su, rất biết rõ cuốn sách này đã hạ thấp đức Trinh Nữ Ma-ri-a và việc hạ sinh đồng trinh xuống hàng huyền thoại, vì bà đã dịch phần nói về vấn đề ấy với tựa đề do chính bà đặt là “Lịch sử việc Tượng Thai Chúa Giê-su Nhìn Như Một Huyền Thoại” (7). Nhưng sau này, khi viết với bút hiệu George Eliot trong một tiểu thuyết có lẽ vĩ đại nhất của mình, bà đã đặt vào miệng Tertius Lydgate, viên y sĩ mất uy tín, câu sau đây về Dorothea Brooke Casaubon, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết: “tạo vật tươi trẻ này có trái tim lớn như trái tim đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Rõ ràng Ngài không nghĩ gì tới tương lai riêng, và đã hiến cả phân nửa lợi tức của mình, như thể không còn muốn điều gì khác ngoại trừ chiếc ghế để ngồi mà nhìn bằng cặp mắt trong xanh những con người hay chết đang cầu khẩn Ngài. Xem ra Ngài có được điều tôi chưa bao giờ thấy nơi bất cứ người đàn bà nào trước đây - một nguồn suối thân hữu đối với mọi người”; và sau đó chút nữa, Dorothea còn được mô tả như có “đôi má trắng nhạt và làn mi hồng của mater dolorosa [mẹ sầu bi]” (mà chủ bút tờ Middlemarch thấy có nhiệm vụ phải ghi chú cho độc giả Mỹ thế kỷ 20 hay rằng đó là “tước hiệu của đức Trinh Nữ Ma-ri-a) (8).
Ta có thể dễ dàng thêm nhiều đoạn văn khác lấy từ các thi sĩ lãng mạn thuộc nhiều quốc gia khác nhau, vì, một thi sĩ Đức từng viết:
Lạy đức Ma-ri-a, con thấy Mẹ được mô tả
Rất đẹp trong hàng ngàn tranh ảnh;
Tuy nhiên, không tranh nào vẽ Mẹ
Như hồn con thấy Mẹ.
Con chỉ biết kể từ đấy
Ồn ào trần gian biến tan như giấc mộng,
Và một trời, vô cùng dịu ngọt,
Ở mãi mãi nơi hồn con (9).
Và hàng ngàn tranh ảnh ấy đã xuất hiện dọc dài trong thi ca, âm nhạc, và hội họa của thế kỷ Lãng Mạn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chú tâm tới nhà thi sĩ nói trên, mà tới người đồng hương nổi tiếng hơn của ông là Wolfgang von Goethe, nhất là tới tác phẩm Faust của ông như là điển hình tuyệt vời cho việc coi đức Ma-ri-a là nguyên mẫu mãi mãi (10). Mối liên hệ của Goethe với lịch sử Kitô Giáo khá phức tạp. Trong cuốn Đàm Đạo Với Goethe Những Năm Cuối Đời Ông, do Johann Peter Eckermann ghi lại, người ta thuật rằng ngày 11 tháng 3 năm 1832, chỉ 11 ngày trước khi chết, Goethe đã nói: “Đứng bên ngoài sự vĩ đại và tầm cao luân lý của Kitô Giáo như đã từng rực lửa và rực sáng trong Phúc Âm, tâm trí con người không thể tiến bộ được”. Ngữ cảnh của lời tuyên bố ấy cho thấy: Goethe đã không làm gì khác hơn là khẳng định niềm tin chính thống và công giáo của Giáo Hội (11). Tuy vậy, cũng như Wordsworth, khuôn mặt huyền nhiệm của đức Trinh Nữ Ma-ri-a lôi cuốn Goethe rất sâu xa, nhất là địa vị hiển dương trong tư cách Mẹ Hiển Vinh và Người Đàn Bà Muôn Thuở [das Ewig-Weibliche]. Vì cũng như cuốn Thần Kịch của Dante, và xem ra như muốn bắt chước cuốn đó, cuốn Faust của Goethe đã khởi đầu trong Tuần Thánh và kết thúc tại Thiên Đàng với thị kiến được thấy đức Ma-ri-a và Người Đàn Bà Muôn Thuở. Nhưng trước khi tỏ mình là Mẹ Hiển Vinh [Mater Gloriosa] ở cảnh cuối cùng của Faust, đức Ma-ri-a trước hết đã xuất hiện như là Mẹ Sầu Bi (12). Trong cơn thất vọng của mình, Gretchen đã dâng lên đức Trinh Nữ Ma-ri-a những lời cầu khẩn sốt sắng lấy hứng từ bài Stabat Mater Dolorosa (13). Rồi, như vở kịch cho thấy, “người thiếu phụ mà đầu tiên chỉ là đối tượng cho lòng dục hoàn toàn có tính nhục thân của Faust, tức nàng Gretchen, nhờ được Mephisto gợi hứng, trên thực tế, đã trở nên địch thủ sống động của Mephisto trong trận chiến nhằm chiếm hữu linh hồn của Faust (14). Vì người ta cho nàng hay chính việc nàng được nâng lên “bình diện cao hơn” của vinh quang đã là phương tiện cho Faust cũng đạt được bình diện vinh quang ấy (15).
Những lời trên được ngỏ với Người Đàn Bà Ăn Năn Trước Đây được Mẹ Hiển Vinh Gọi Là Gretchen. Mẹ Hiển Vinh đó được coi như nơi trú ẩn đặc biệt cho những người từng “dễ bị quyến rũ” và “khó được cứu vớt” như Gretchen, nhưng nay đã là “những người đàn bà ăn năn, cần ơn phúc” (16). Ca đoàn hối nhân dâng lời ngợi khen Mẹ Hiển Vinh: “Mẹ vươn tới đỉnh cao nơi vương triều vĩnh cửu” và những lời cầu khẩn: “Xin nhận lời chúng con kêu van, hỡi đấng không ai sánh bì, đấng đầy ơn phúc” (17). Ngài “đầy ơn phúc” như lời thiên thần đã ngỏ cùng Ngài lúc truyền tin: “Kính mừng bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà” (18). Còn các hối nhân thì “cần ơn phúc”. Chính nhờ ơn phúc và sự trinh trong của Ngài, mà sự nhơ nhuốc của họ được chữa trị. Nhưng Mẹ Hiển Vinh không chỉ tượng trưng cho việc chữa trị các dục vọng cá nhân của họ, cũng như các mâu thuẫn nơi Faust mà thôi; vì, như đã nói về các từ ngữ thần học ấy trong màn này, “giải thích chúng theo nghĩa chặt chẽ của từ vựng giáo hội sẽ làm chúng có nghĩa ngược lại, vì làm thế, ta buộc phải loại bỏ hoàn toàn các âm vang của chúng ” (19). Do đó, ở đây không những có việc lồng (subsume) “một số người như Margarete – Galatea – Helen vào trong ngôi vị Mẹ Thiên Chúa” (20) nhưng qua các âm vang về chủ đề vốn rải rác khắp tác phẩm này, ta còn thấy một số tước hiệu, vốn được đồng hóa với Đức Ma-ri-a trong màn cuối cùng này, đã tổng hợp được một cách mới mẻ các yếu tố trước đây vốn rời rạc với nhau; tổng hợp này có được không phải bằng việc chối bỏ các yếu tố ấy mà là nâng chúng lên hàng tuyệt diệu, tới điều mà một học giả gọi là “một kết hiệp đầy yêu thương các xác tín ngoại giáo và Kitô Giáo, trong đó, Goethe… tìm thấy bình yên tôn giáo cuối cùng của mình” (21).
Các tước hiệu kia đã được Tiến Sĩ Marianus gom lại với nhau. Tầm quan trọng của vị tiến sĩ này đối với kết cục của vở kịch đã được tóm tắt đầy đủ trong nhận xét bén nhậy sau đây của Cyrus Hamlin: “Trái với Tiến Sĩ Faust ở đầu vở kịch, và như một khuôn mặt tuyệt vời, người sùng kính đức Trinh Nữ một cách huyền nhiệm này tượng trưng cho bình diện cao nhất của sự trọn lành thiêng liêng mà lãnh vực nhân bản có thể đạt tới. Xét theo chủ đề, có thể so sánh ông với Nereus về lòng mộ mến đối với Galatea trong cảnh cuối cùng tựa là ‘Đêm Walpurgis Cổ Điển’. Nhờ Tiến Sĩ Marianus, chủ đề Người Đàn Bà Muôn Thuở đã được đưa trở lại Faust trong hình thức cổ điển cao nhất của nó” (22). Tiến Sĩ Marianus gom các tước hiệu lại với nhau trong hai dòng cuối cùng của bài tụng ca (ode) đầy tính thờ phượng, mà ông đã dùng để giới thiệu bài thánh ca siêu việt kết thúc của mình. Bài tụng ca trước hết ngỏ với các hối nhân: “Hãy ngước nhìn lên ánh mắt cứu vớt kia, hỡi tất cả những ai lòng đã mềm dịu nhờ ăn năn thống hối, để các bạn tự biến đổi con người mình một cách biết ơn mà vươn tới số phận chúc phúc của mình”. Rồi Tiến Sĩ Marianus hướng về chính Mẹ Hiển Vinh: “Hãy dùng những quan năng cao hơn mà phụng sự Bà. Lạy Nữ Trinh, lạy Mẹ, lạy Nữ Vương, lạy Thần Nữ: xin hãy tiếp tục ban ơn phúc!” (23). Việc gom các tước hiệu lại như thế từng là lối dùng quen thuộc trong các đoạn trước đó của vở kịch (24). Bốn tước hiệu trên đã được dự ứng trong một tụng ca khác của Tiến Sĩ Marianus, trước tụng ca này một chút: “Ôi đấng Hiển Vinh ở trung tâm, đầu đội triều thiên óng ánh sao, nhưng đầy dịu hiền, ôi Nữ Vương Thiên Đàng cao sang. Mẹ thật sáng lạn huy hoàng. Mẹ là thục nữ cao sang nhất trần gian!” (25). Và rồi câu này nữa: “Đức Trinh Nữ, trong sạch theo nghĩa đẹp nhất, Mẹ rất đáng vinh dự, Nữ Vương mà chúng con chọn lựa, sinh ra đã ngang hàng thần thánh” (26). Ông cầu khẩn Ngài hãy “chấp nhận điều làm tâm hồn người đàn ông này cảm kích sốt sắng dịu dàng, và là điều hắn dâng kính Bà bằng một tình say mến thần thánh” (27). Ông cầu xin để “mọi quan năng cao hơn được dùng để phụng sự Bà” (28).
Nhờ những lời cầu khẩn như trên, các khát vọng và trực giác nơi “tâm hồn con”, mọi “tình yêu say mê” kể cả cái “tình yêu say mê xấu xa” lúc khởi đầu của Faust (29) và “mọi quan năng cao hơn” như đã được trình bày khắp trong tác phẩm này, tất cả đã được nâng lên bình diện hiển dương của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, và do đó của Chúa Kitô, Con của Ngài, và cũng do đó, mà của cả Chúa Cha trên trời nữa (nơi, toàn bộ “khúc nhạc kết thúc song song với khúc nhạc dạo đầu (30) được tấu lên mà không cần khúc giữa”).
Một nhà bình luận từng cho rằng “Nơi cứu thế học cũng như nơi đạo đức học trong kịch bản của Goethe, tình yêu, chứ không phải lòng ích kỷ, mới vừa là dụng cụ chính của Ơn Thánh vừa là giá trị cao nhất” (31). Sức mạnh cứu rỗi của tình yêu nhờ mỗi vị trong ba vị chủ nhân của bình diện hiển dương trên ấy, tức đức Ma-ri-a, Con của Ngài là Chúa Giê-su Kitô, và Chúa Cha, đã được Người Đàn Bà Ăn Năn Trước Kia Có Tên Là Gretchen minh nhiên báo trước, lúc cô còn sống trên trần gian, khi cô than van thống hối cầu xin ơn phúc trước “ảnh đáng sùng kính của Mẹ Sầu Bi”, khi cô cầu nguyện bằng lời diễn giải kinh Stabat Mater Dolorosa của thời Trung Cổ: “Lạy mẹ, xin ghé mặt đoái nhìn nỗi khốn khó của con, ôi đấng đau thương cùng cực. Mẹ đã đứng nhìn cái chết của con Mẹ mà lòng như gươm đâm thấu [Lu-ca 2:35], muôn vàn đớn đau xé nát. Mẹ đã ngước mắt lên Chúa Cha và dâng lên Ngài những than van cho cơn khốn cực của Con mình và của riêng chính mẹ” (32). Giờ đây, lúc chung cuộc, sau khi đã được dự phần trong ơn thánh và vinh quang trên trời, cô lại cầu cùng đức Ma-ri-a một lần nữa. Lời cầu xin của cô “đã đổi thành cung trưởng hân hoan” (33) và không còn ngỏ với Mẹ Sầu Bi nữa mà là với Mẹ Hiển Vinh: “Lạy mẹ, xin hãy ghé mặt, ôi xin hãy ghé mặt đoái nhìn niềm hạnh phúc của con, ôi đấng khôn sánh, ôi đấng rạng tươi! Đấng con yêu lần đầu, giờ đây hết tân toan, đang trở lại (với con)” (34). Mối tương phản sắc nét, nhưng lại là mối liên kết đặc biệt, giữa người đàn bà sa ngã Gretchen, người từng bị em trai mình gọi là “đồ đĩ” và đức Ma-ri-a “Trinh Nữ trong sạch theo nghĩa đẹp nhất” đã trở thành chủ đề cho các lời cầu xin của ba Người Đàn Bà Ăn Năn, trong cảnh cuối cùng này, ngỏ cùng đức Ma-ri-a cho Gretchen, theo một lối lý luận đạo hạnh đi từ lớn tới nhỏ, từ đa số tới thiểu số [a maiori ad minus]: “Mẹ là đấng không từ chối hiện diện với những người tội lỗi gớm ghê, trái lại đã nâng kẻ hoàn lương thống hối lên hàng vĩnh cửu [điều cả ba người đàn bà này đều được đối xử, mặc dù tội lỗi của họ thật lớn lao], xin cũng ban cho linh hồn tốt lành, từng quên mất mình một lần nhưng không biết mình sai lầm này, ơn tha thứ khoan dung của mẹ!” (36). Nếu họ đã không bị chối từ ơn tha thứ, chắc chắn cô cũng phải nhận được ơn tha thứ đó, đó là lối lập luận của lời cầu xin này.
Điều đáng để ý trong mối liên kết đặc biệt này là lời cầu xin của mỗi người trong ba hối nhân cùng đức Ma-ri-a cho Gretchen, và trước đó một chút, là lời của Faust than van cho Gretchen, đáng lý ra phải nhắc tới công trình cứu rỗi của Chúa Kitô một cách hết sức chi tiết đâu đó trong màn kịch. Nhưng thực tế, Chúa Kitô đã “không xuất hiện và không được kêu khấn” một cách trực tiếp ngay ở chỗ này (37). Khi Mephistopheles nói mỉa về Gretchen: ”Nàng không phải là người đầu tiên” thì xem ra đây có ý nhắc tới bản tường thuật về một trường hợp có thật đã xẩy ra tại Frankfurt năm 1771, như chính Goethe đã thuật lại (38). Nhưng phản ứng của Faust đối với lời mỉa mai này khá mạnh. Faust nhắc đến việc “đền tội”, một kiểu nói xem ra muốn ám chỉ cái chết thế tội của Chúa Kitô: “Không phải là người đầu tiên! Hoàn toàn khốn khổ xiết bao! Không linh hồn nhân bản nào hiểu được rằng hơn một tạo vật đã xuống tận lũng sâu khốn khổ này, và sự hấp hối đến chết của người đầu tiên không đủ đền tội cho mọi người khác trước mặt Đấng từ đời đời vốn hằng tha thứ!” (39). Như một tên qủy, Mephistopheles luôn tởm gớm thánh giá (40). Trong lần gặp gỡ đầu tiên như thù địch, Faust đã đối chất tên Mephistopheles-chó-xù với tượng chịu nạn và cái chết của Chúa Kitô, đấng mà Faust mô tả là “Chưa bao giờ được sinh ra, Đấng khôn tả, Đấng được đổ tràn ra khắp các tầng trời và bị gươm phạm thượng đâm thấu” trên thánh giá (41). Và giờ đây, trước Mẹ Hiển Vinh Ma-ri-a, mỗi người trong số ba người đàn bà thống hối này đã lần lượt xướng lên bản danh mục các tước hiệu, trong đó có nhắc tới ngôi vị Chúa Kitô và một vài khía cạnh trong cuộc sống và cái chết của Người (42).
Trước nhất là tước hiệu Người Đàn Bà Tội Lỗi [Mulier Peccatrix] (43). Trong truyền thống giải thích Thánh Kinh, dù không có trong chính bản văn Phúc Âm, danh hiệu này thường dùng để chỉ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na (44) và cũng là Ma-ri-a mà bài kinh Dies Irae [Ngày Giận Dữ], hát trong Lễ Cầu Hồn cho mẹ của Gretchen, bài kinh đã cầu xin: “Chúa, Đấng đã xóa tội cho Ma-ri-a, và đã lắng nghe lời cầu của tên trộm, xin cũng ban hy vọng cho con”. Điều đáng lưu ý là lời cầu xin đầy lòng tin vào sự tha thứ của Thiên Chúa này đã bị loại khỏi kinh Dies Irae trong Phần Một, nhưng ở đây, tức ở Phần Hai này, nó lại được cho vào. Bằng cách diễn giải Phúc Âm, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đã đặt căn bản cho lời cầu xin của mình trên câu tuyên bố của Chúa Kitô: “Tội lỗi của cô ta, dù nhiều bao nhiêu chăng nữa, cũng đã được tha hết; nhờ cô ta đã yêu nhiều” (45), và cô thưa thêm với đức Trinh Nữ Ma-ri-a: “Nhờ tình yêu từng làm nước mắt tuôn rơi như nhựa thơm trên bàn chân Con hiển dung thần thánh của mẹ, dù bị Biệt Phái mắng nhiếc; nhờ chiếc lọ từng đổ hết dầu thơm ngào ngạt; nhờ làn tóc từng nhẹ nhàng lau khô bàn chân thánh” (46).
Tước hiệu thứ hai là Người Đàn Bà Sa-ma-ri-a [Mulier Samaritana] từng gặp gỡ Chúa Kitô tại bờ giếng (47). Giờ đây nàng đã biến “chiếc giếng Áp-ra-ham từng dẫn đoàn súc vật đến uống no thỏa” và ở đây “chiếc ly đã được phép đụng đến và làm mát môi miệng Chúa Cứu Thế” thành một biểu tượng cho “suối nguồn sung mãn và sạch trong” của ơn thánh “từng từ đó tuôn tràn ra khắp thế gian” (48). Và tước hiệu thứ ba là Ma-ri-a Người Ai Cập [Ma-ri-a Aegyptica] mà cuộc đời không được ghi trong Tân Ước nhưng trong Hạnh Các Thánh [Acta Sanctorum], trong đó có việc bà trở lại khi đi hành hương Mồ Thánh tại Giêrusalem, “địa điểm thánh hiến nơi Chúa qua đời,” và sau đó là 47 năm ăn năn thống hối, sống như một vị ẩn tu tại sa mạc phía đông sông Giođan (49). Dù “theo quan điểm đầu tiên về các màn kết thúc này, chính Chúa Kitô, sau khi thắng Lucifer, phải là người sẽ giải thoát Faust khỏi hỏa ngục” (50), nhưng trong các lời cầu khấn này, Người không xuất hiện trực tiếp và không được cầu khẩn trực tiếp. Thay vào đó, tất cả những lời nhắc đến lịch sử Chúa Kitô đều đã được lồng trong lời cầu nguyện ngỏ cùng đức Ma-ri-a để hỗ trợ lời cầu xin cho Gretchen. Điều ấy nhắc ta nhớ lại những vần thơ chót trong Paradiso của Dante, trong đó có việc thánh Bernard thành Clairvaux mô tả đức Trinh Nữ Ma-ri-a như là “đấng có khuôn mặt giống Chúa Kitô hơn cả” (51).
Nhưng Đức Ma-ri-a được gọi là “Trinh Nữ” – và sau đó là “Mẹ”. Điều này khiến ta nhớ đến biểu tượng “phiếm thần” về Các Bà Mẹ ở phần Hai, vì chủ đề Thiên Nhiên như Tất Cả rất rõ nét ở đây trong cảnh cuối cùng của Faust. Bởi thế, nội dung cứu chuộc đã được định nghĩa là “được cứu vớt cùng với Tất Cả” (52). “Cùng với Tất Cả” ấy chính là một trong những điều “làm tâm hồn người đàn ông này cảm kích sốt sắng dịu dàng, và là điều hắn dâng kính bằng một tình say mến thần thánh” lên Mẹ Khiết Trinh (53). Theo Pater Profundus (Cha Sâu Sắc), tương hợp với lòng “say mến” này, các sức mạnh vũ bão của Thiên Nhiên trở thành “các sứ giả của tình yêu, tuyên xưng điều đang bao quanh ta trong sáng tạo đời đời” (54). Xem ra chả có chi quá đáng khi kết luận rằng “Thiên Nhiên được biến hình này đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Đó là chủ đề duy nhất ở đoạn kết Phần Hai của Faust” (55). Và cũng như các sức mạnh Thiên Nhiên được biến hình này đã nổi lên từ tứ phía mà vẫn duy trì được tính liên tục và vững ổn ra sao, “thì tình yêu toàn năng cũng đã tạo hình và chăm sóc Tất Cả như vậy” (56). Rõ ràng đây cũng là một âm vang khác gợi ta nhớ đến Paradiso của Dante, nhưng lần này là dòng cuối nói đến thị kiến đức Ma-ri-a về “tình yêu từng khiến mặt trời và các tinh tú khác chuyển động” (57), cũng như nói đến lời Thiên Chúa phán cùng các thiên thần trong Lời Nói Đầu Trên Thiên Đàng về việc “được những gì đang trở nên, đang hành động và đang sống đời đời ôm ấp bằng những mối dây liên kết thanh khiết yêu thương”. Những dòng đó cũng nói đến việc Faust nhớ lại lối hiểu thời trai tráng của mình về “tình yêu thiên đàng” (58). Tuy nhiên, ngay trước lời kinh của Pater Profundus, là lời cầu nguyện của Pater Ecstaticus (Cha Ngây Ngất). Lời cầu nguyện ấy bắt đầu xưng Chúa là “ngọn đuốc đời đời hân hoan, là dây liên kết sáng rực tình yêu” (59) và kết thúc bằng việc lại một lần nữa nhắc tới chủ đề Tất Cả, nhưng theo cách siêu việt hóa nó trong tình yêu vĩnh cửu, “cho tới khi mọi sự vô giá trị đều phải cao chạy xa bay và chỉ còn lại những gì rọi sáng, là tinh tú, là cốt lõi tình yêu vĩnh viễn” (60). Việc siêu việt hóa chính Tất Cả trong Vĩnh Cửu ấy đã làm trọn mọi khát vọng trong khoa học và phiếm thần luận của Faust, theo đó “mọi sự mau qua chỉ là dụ ngôn” của những gì tồn tại (61); và điều ấy cũng có nơi đức Ma-ri-a, đấng không phải chỉ là Trinh Nữ mà còn là Mẹ và là Người Đàn Bà Muôn Thuở (62).
Ấy thế nhưng, trước những lời trên, Người Đàn Bà Muôn Thuở, vốn là Trinh Nữ và là Mẹ, còn được xưng là Nữ Vương và Nữ Thần nữa (63) và do đó cũng đã làm trọn mọi khát vọng trong thi ca đa thần thuyết của Faust, và nhất là trong hình loại học tượng trưng qua các nhân vật Leda, Galatea và trên hết Helen thành Troy. Leda từng xuất hiện như Nữ Vương trong một thị kiến (64). Helen thường được chào kính nguyên tuyền bằng tước hiệu Nữ Vương (65), ngay cả lúc bà bị nhận dạng là vật hy tế (66). Nơi khác, bà được xưng tụng là “Nữ Vương cao sang” (67). Faust khai triển thêm về tước hiệu này, khi nói với nàng như là nói với vị Nữ Vương mà các mũi tên đã gây thương tích trong ông (68) và như “đấng Cai Trị đã lên ngôi từ lúc mới xuất hiện” (69). Nàng cũng sử dụng tước hiệu Nữ Vương để nói về chính mình. Tước hiệu Nữ Thần (Goddess), áp dụng vào đức Ma-ri-a ở cuối vở kịch, trước đó cũng đã được sử dụng để chỉ một vài thần minh như Mặt Trời, Mặt Trăng, Nike, Galatea và các Bà Mẹ (70). Ấy thế nhưng đối với Faust, Helen mới là người nổi bật nhất đáng giữ tước hiệu này. Việc ngay từ lúc thấy nàng đầu tiên, Faust đã reo lên và xưng nàng là “tổng số mọi nội dung tầng trời” và đặt câu hỏi “có thế nào một nhân vật như thế lại có thể hiện diện trên cõi đời này không?” (71). Những điều ấy đủ để đặt nàng vào vị thế đó.
Nhưng khi nàng đích thân xuất hiện trước ông, từ cái đám sương mù Thượng Cổ Điển trở lại cuộc đời, ông nói với nàng: “Em là nguyên ủy mọi hành động và là cốt lõi mọi mê say của anh. Anh hiến mình cho em trong âu yếm, yêu thương, thờ phượng, và điên dại” (72). Nói thay cho Faust và mọi người hiện diện, khi phát biểu sự “thờ phượng” kia lúc thấy nàng hôn Faust lần đầu, Nhà Thơ đã mô tả nàng như Nữ Thần. Lúc nàng ôm Faust lần chót và biến đi, để y phục lại phía sau, Phorcyad khuyên ông nên giữ lấy y phục ấy, vì dù “không còn Nữ Thần nữa ” và ông đã mất nàng, song áo quần y phục vẫn là “thần thánh” (73). Ta có thể coi việc thị kiến các khuôn mặt đàn bà “giống như thần thánh” mà Faust cảm nghiệm lúc ấy (liền sau khi ông thấy “sự cực thiện trẻ trung nhất từng bị lấy mất từ lâu”, một kiểu nói hiển nhiên ám chỉ Gretchen) như một màn để báo trước cảnh cuối cùng: “Vâng, mắt tôi không đánh lừa tôi! Tôi thấy rõ, trên chiếc ghế ngoài nắng, nằm dài rực rỡ, nhưng hết sức tỏ tường – hình dáng như nữ thần của một người đàn bà! Hình dáng ấy giống Juno, Leda, Helen. Vẻ yêu kiều uy nghi xiết bao đang lung linh trước mắt tôi” (74). Đối với Faust, Helen là “đối tượng duy nhất tôi khao khát” nhưng còn hơn thế nữa, nàng là “hữu thể vĩnh cữu, sinh ra đã ngang hàng thần minh, vừa cao cả vừa dịu hiền, vừa uy nghi vừa đáng yêu như nhau” (75). Và “sinh ra đã ngang hàng thần minh” chính là hình dung từ mà trong cảnh cuối cùng này Tiến Sĩ Marianus đã sử dụng một lần nữa để chỉ đức Ma-ri-a Trinh Nữ(76). Như thế, dưới các tước hiệu Nữ Vương và Thần Nữ, đức Trinh Nữ đã làm nên trọn, một cách tuyệt vời, thị kiến của Faust về “hình dáng như nữ thần của một người đàn bà giống Juno, Leda, Helen” ở đầu Màn IV Phần Hai. Cũng thế, dưới tước hiệu Mẹ, Ngài đã làm nên trọn thị kiến của ông về việc coi Thiên Nhiên như Mẹ ở đầu Phần Một, cũng như ở nơi khác trong vở kịch, và ở lúc ông viếng thăm các Bà Mẹ. Ngoài ra, tước hiệu mà Tiến Sĩ Marianus ngỏ với Ngài khi ông “ngây ngất huyền nhiệm” gọi Ngài là Thục Nữ Tối Cao của Thế Giới xem ra đã gom cả hai chủ đề trên lại với nhau (77). Cho nên, bằng một nghịch lý tuyệt vời, điều này đã làm nên trọn, về phương diện cánh chung, lời tiên đoán của Mephistopheles sau khi hắn uống tại Bếp Phù Thủy rằng: giờ đây Faust sẽ “thấy Helen trong mọi người đàn bà”; ngoại trừ việc này: người mà ông thấy bây giờ không phải là Helen mà là Đức Ma-ri-a, khi ông đi “từ Gretchen và Helen qua Sophia (Khôn Ngoan), người đem tới cho ta điều tốt nhất trong cuộc sống nội tâm, để lên cao hơn tới Đức Ma-ri-a, Đấng duy nhất nâng được tầm nhìn của ta tới tận sự lạ lùng của mầu nhiệm, vì Ngài vốn là tâm điểm cực cao của nhân loại” (78).
Như thế, bảo đảm Faust sẽ nhận được ơn cứu rỗi sau cùng khi được mời “vươn lên tới tận cõi cao hơn và tiếp tục lớn mạnh không ai nhận thấy” (79), giống như các Linh Hồn Thơ Ấu (Boy Souls). Những chữ “vươn lên” chỉ cùng một hướng đi lên như các chữ sau cùng của vở kịch, những chữ dùng để mừng kính Thực Tại Tối Hậu trong mối tương quan của nó với điều đang lờ lững trong các tùy thể đổi thay, khi thị kiến siêu việt về đức Ma-ri-a đã làm cho việc tìm kiếm kia trở thành tuyệt vời. Vì “tất cả những gì mau qua đều chỉ là một dụ ngôn. Ở đây, cái không thoả đáng đã thành lịch sử. Ở đây, điều không thể mô tả đã thành hoàn tất. Người Đàn Bà Muôn Thuở dẫn ta hướng lên trên” (80).
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Pelikan, Jesus Through the Centuries, 232.
2. René Wellek, Concept of Criticism (New Haven: Yale University Press, 1963),221.
3. Xem Geoffrey H. Hartman, Wordsworth’s Poetry, 1787-1814 (New Haven and London: Yale University Press, 1971), 273.
4. William Wordworth, Ecclesiastical Sonnets, Part II, Sonnet ii, The Poems, 2 cuốn (New Haven and London: Yale University Press, 1977), 2:464.
5. Wordsworth, Ecclesiastical Sonnets, Sonnet xxv, 2:474; chữ nghiêng được thêm vào.
6. Emile Mâle, The Gothic Image: Religious Art in France of the Thirteenth Century, Dora Nussey, ấn bản in lại (New Yrok: Harper, 1958), 254-58.
7. David Friedrich Strauss, The Life of Jesus Critically Examined , George Eliott dịch, ấn bản thứ 5 (London: Swan Sonnenschein, 1906), 140-43.
8. George Eliott, Middlemarch, Bert G. Hornbach chủ biên (New York: W.W. Norton, 1977), 530,544.
9. Novalis, Werke und Briefe [von] Novalis, Alfred Kelletat (Munich: Winkler-Verlag,[1962], 102).
10. Faust the Theologian, 115-28.
11. Johann Peter Eckermann, Gesprache mit Goethe in den letzten Jahren seines Lebens, ấn bản Fritz Bergemann, in lần thứ ba (Baden-Baden: Insel Verlag, 1955), 716-20. Lời dịch trong suốt chương này là của riêng tôi.
12. Xem chương 9 ở trên.
13. Johann Wolfgang von Goethe, Faust, 3588-95
14. Reinhard Buchwald, Furer durch Goethes Faustdichtung: Erklarung des Werkes und Geschichte seiner Entstehung, ấn bản thứ 7 (Stuttgart: Alfres Kroner, 1964), 59.
15. Faust, 12094-95.
16. Faust, 12013-19.
17. Faust, 12032-36.
18. Lc 1:28 (Bản Phổ Thông)
19. Gunter Muller, “Die Organische Seele im Faust”, Euphorion 34 (1933): 161n.
20. Stuart Atkins, Goethe’s Faust: A Literary Analysis (Cambridge Mass.: Harvard University Press, 1958), 172.
21. Harold Stein Jantz, The Form of Goethe’s “Faust” (Baltimore, Md.: Johns Hopkins University Press, 1978), 172.
22. Cyrus Hamlin chủ biên, Johann Wolfgang von Goethe, Faust, A Tragedy: Background and Sources, bản dịch của Walter Arndt (New York: W.W. Norton, 1976), 304 n.9. Về ý nghĩa của tước hiệu “Tiến Sĩ Marianus” xin xem Ann White, Names and Nomenclature in Goethe’s “Faust” (London: University of London Institute of Germanic Studies, 1980), 37-38.
23. Faust, 12096-103. Về tước hiệu Mẹ Hiển Vinh và các tước hiệu này, Gerhard Mobus, Die Christus-Frage in Goethes Leben und Werke (Osnabruck: A. Fromm, 1964), 291-95, khẩn khoản yêu cầu rằng những dòng này không nên coi là của Kitô Giáo và Công giáo.
24. Như Faust, 1334, 9028-30, 9364 chẳng hạn.
25. Faust, 11993-97.
26. Faust, 12009-12.
27. Faust, 12001-4.
28. Faust, 12100-12101.
29. Faust, 1114.
30. Jantz, Form of Goethe’s “Faust”, 101.
31. Robert E. Dye, “The Easter Cantata and the Idea of Mediation in Goethe’s “Faust”, PMLA, 92:974.
32. Faust, 3588-95; cũng nên xem chương 9 ở trên.
33. Hermann Fahnrich, “Goethes Musikanschaaung in seiner Fausttragodie-die Erfullung und Vollendung seiner Opernreform”, Goethe: Neue Folge des Jahrbuchs der Goethe-Gesellschaft 25 (1963): 257.
34. Faust, 12069-75. Xem các nhận định của Max Kommerell, Geist und Buchstabe der Dichtung, ấn bản thứ 3 (Frankfurt: Vittorio Klostermann), 125-26.
35. Faust, 3730, 12009.
36. Faust, 12061-68.
37. Wilhelm Emrich, Die Symbolik des Faust II, ấn bản thứ 2 (Bonn: Athenaum-Verlag 1957), 418-19.
38. Faust, “Trüber Tag” 15.
39. Faust, “Trüber Tag”.
40. Faust, 10703-9.
41. Faust, 1298-1309.
42. Faust, 12037-60.
43. Lc 7:36-50.
44. ADB 4:579-82 (Raymond F. Collins).
45. Lc 7:47.
46. Faust, 12037-44.
47. Ga 4:4-26.
48. Faust, 12045-52.
49. Faust, 12053-60.
50. Ernst Grumach, “Prolog und Epilog im Faustplan von 1797”, Goethe: Neue Folge des Jahrbuchs der Goethe-Gesellschaft 14/15 (1952/53): 63-107.
51. Xem chương 10 ở trên.
52. Faust, 11807-8.
53. Faust, 12001-4.
54. Faust, 11882-83.
55. Heinz Schlaffer, Faust zweiter Teil: Die Allegorie des 19. Jahrhunderts (Stuttgart: Metzler, 1981), 163.
56. Faust, 11872-73.
57. Par. XXXIII.145.
58. Faust, 346-47, 771.
59. Faust, 11854-55.
60. Faust, 11862-65.
61. Faust, 12104-5.
62. Faust, 12102,12110.
63. Faust, 12102-3.
64. Faust, 6914.
65. Faust, 8592, 8904.
66. Faust, 8924, 8947, 8954.
67. Faust, 7294.
68. Faust, 9258-59.
69. Faust, 9270-73.
70. Faust, 1084, 7915, 8289' 5450, 8147; 6213, 6218.
71. Faust, 2439-40.
72. Faust, 6498-6500.
73. Faust, 6510, 9948-50.
74. Faust, 10055-66, 10047-51.
75. Faust, 7412, 7440-41.
76. Faust, 12012.
77. Faust, 11997.
78. Faust, 2603-4. Hans Urs von Balthasar, Prometheus: Studien zur Geschichte des deutschen Idealismus, ấn bản thứ 2 (Heidelberg: F.H. Kerle Verlag, 1947), 514.
79. Faust, 11918-25.
80. Faust, 12104-11.
Ma-ri-a đã chọn phần tốt hơn,
phần ấy sẽ không bị tước mất.- Lu-ca 10:38-42
Khi các chủ đề và hình ảnh thực sự có tính nguyên mẫu trong truyền thống hết còn là đối tượng của lòng sùng kính mà chúng vốn được gắn liền trong nhiều thế kỷ, thì cái hậu quang (afterglow) đôi khi còn sáng lạn hơn cả chính cái hào quang lúc trước nữa. Điều ấy đúng một cách rõ rệt nhất đối với hình ảnh Chúa Kitô: do hiện tượng có thể gọi là chủ nghĩa bất khả tri lấy Chúa Kitô làm trung tâm (Christocentric agnosticism), “khi lòng kính trọng đối với giáo hội có tổ chức càng suy giảm, thì lòng tôn kính đối với Chúa Kitô càng gia tăng” (1). Và điều ấy cũng đúng đối với Mẹ Người. Bởi thế, trong thi ca lãng mạn của nhiều nước thuộc thế kỷ thứ mười chín, đức Ma-ri-a nhận được một hào quang, xét về một phương diện nào đó, còn sáng láng hơn cả hào quang mà lòng đạo đức dốt nát của dân chúng, cũng như sự suy tư của các thần học gia, và nền phụng vụ của Giáo Hội vốn tô điểm cho Ngài. Vì, như đối với René Welleck, nếu phong trào lãng mạn được định nghĩa như một “cố gắng, bề ngoài xem ra thất bại và bị thời ta bỏ rơi, dùng thi ca để nhận diện chủ thể và đối tượng, để hòa giải con người với thiên nhiên, ý thức với vô thức, một nền thi ca vốn được coi là ‘kiến thức đầu hết và sau cùng hết”(2), thì William Wordsworth, nhà thi sĩ mà các chữ cuối cùng của câu định nghĩa trên vốn được rút ra, từ lời nói đầu của ông trong ấn bản năm 1800 cuốn Lyrical Ballads [Tự Tình Ca], đã minh họa phong trào này cách đầy đủ. “Chủ nghĩa Thệ Phản triệt để” đầu hết của ông, như Geoffrey Hartman từng gọi (3), tiếp tục phát hiện cả trong tác phẩm sau này và có tính bảo thủ hơn, tức tác phẩm Ecclesiastical Sonnets [Thập Tứ Ca Giáo Hội]. Trong tư cách một người Thệ Phản, ông quả quyết như chính ông nhìn nhận, rằng “Từ giả định sai lầm mà xuất hiện và được âu yếm chào đón/ Do mê tín mà quyền uy giáo hoàng lan rộng” (4). Ấy thế nhưng ông vẫn đã có thể nói về đức Trinh Nữ như sau:
Lạy Mẹ! Lòng dạ khiết trinh chưa bao giờ lướt qua
Một bóng nhỏ tư duy tội lỗi dù mờ;
Ôi Người Đàn Bà! Vinh hiển hơn mọi phụ nữ,
Hãnh diện duy nhất của bản nhiên con ô tạp;
Trong hơn sóng bạc giữa đại dương;
Sáng hơn trời đông lúc bình minh ló rạng
Đầy những vầng hồng tươi sáng, hơn mặt trăng trinh trong
Trước khi khuất phía bầu trời xanh ngát;
Hình ảnh Mẹ rõi xuống trần gian. Và nhiều người, con nghĩ,
Được tha thứ đã gối qùy cầu nguyện,
Như đối với một Quyền Uy hữu hình,
Pha trộn mọi điều đã trộn và hoà giải trong Mẹ
Tình yêu người mẹ với trinh trong thục nữ,
Cao sang với thấp hèn, trời với đất! (5).
Vì nếu đức Ma-ri-a thực sự là “trời” và “đất”, thì điều này gần như muốn gọi Ngài là Nữ Vương Thiên Đàng. Ở đây, Wordsworth làm ta nhớ đến bức chân dung “Lễ Đội Triều Thiên Cho Đức Nữ Trinh”, một bức chân dung đã trở thành tiêu chuẩn của nghệ thuật tranh ảnh về đức Ma-ri-a trong thế kỷ mười hai. Nghệ thuật này thường mô tả Ngài đang ngồi bên tay phải Chúa Kitô. Tiếp nối dòng tư duy ấy, các họa sĩ sau này thường hay vẽ Chúa Kitô hay Chúa Cha hoặc toàn bộ Ba Ngôi Thiên Chúa đội triều thiên cho Ngài (6).
Tương tự như thế, Mary Ann Evans, người đã dấu tên khi dịch sang tiếng Anh tác phẩm cấp tiến của David Friedrich Strauss tựa là Cuộc Đời Chúa Giê-su, rất biết rõ cuốn sách này đã hạ thấp đức Trinh Nữ Ma-ri-a và việc hạ sinh đồng trinh xuống hàng huyền thoại, vì bà đã dịch phần nói về vấn đề ấy với tựa đề do chính bà đặt là “Lịch sử việc Tượng Thai Chúa Giê-su Nhìn Như Một Huyền Thoại” (7). Nhưng sau này, khi viết với bút hiệu George Eliot trong một tiểu thuyết có lẽ vĩ đại nhất của mình, bà đã đặt vào miệng Tertius Lydgate, viên y sĩ mất uy tín, câu sau đây về Dorothea Brooke Casaubon, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết: “tạo vật tươi trẻ này có trái tim lớn như trái tim đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Rõ ràng Ngài không nghĩ gì tới tương lai riêng, và đã hiến cả phân nửa lợi tức của mình, như thể không còn muốn điều gì khác ngoại trừ chiếc ghế để ngồi mà nhìn bằng cặp mắt trong xanh những con người hay chết đang cầu khẩn Ngài. Xem ra Ngài có được điều tôi chưa bao giờ thấy nơi bất cứ người đàn bà nào trước đây - một nguồn suối thân hữu đối với mọi người”; và sau đó chút nữa, Dorothea còn được mô tả như có “đôi má trắng nhạt và làn mi hồng của mater dolorosa [mẹ sầu bi]” (mà chủ bút tờ Middlemarch thấy có nhiệm vụ phải ghi chú cho độc giả Mỹ thế kỷ 20 hay rằng đó là “tước hiệu của đức Trinh Nữ Ma-ri-a) (8).
Ta có thể dễ dàng thêm nhiều đoạn văn khác lấy từ các thi sĩ lãng mạn thuộc nhiều quốc gia khác nhau, vì, một thi sĩ Đức từng viết:
Lạy đức Ma-ri-a, con thấy Mẹ được mô tả
Rất đẹp trong hàng ngàn tranh ảnh;
Tuy nhiên, không tranh nào vẽ Mẹ
Như hồn con thấy Mẹ.
Con chỉ biết kể từ đấy
Ồn ào trần gian biến tan như giấc mộng,
Và một trời, vô cùng dịu ngọt,
Ở mãi mãi nơi hồn con (9).
Và hàng ngàn tranh ảnh ấy đã xuất hiện dọc dài trong thi ca, âm nhạc, và hội họa của thế kỷ Lãng Mạn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chú tâm tới nhà thi sĩ nói trên, mà tới người đồng hương nổi tiếng hơn của ông là Wolfgang von Goethe, nhất là tới tác phẩm Faust của ông như là điển hình tuyệt vời cho việc coi đức Ma-ri-a là nguyên mẫu mãi mãi (10). Mối liên hệ của Goethe với lịch sử Kitô Giáo khá phức tạp. Trong cuốn Đàm Đạo Với Goethe Những Năm Cuối Đời Ông, do Johann Peter Eckermann ghi lại, người ta thuật rằng ngày 11 tháng 3 năm 1832, chỉ 11 ngày trước khi chết, Goethe đã nói: “Đứng bên ngoài sự vĩ đại và tầm cao luân lý của Kitô Giáo như đã từng rực lửa và rực sáng trong Phúc Âm, tâm trí con người không thể tiến bộ được”. Ngữ cảnh của lời tuyên bố ấy cho thấy: Goethe đã không làm gì khác hơn là khẳng định niềm tin chính thống và công giáo của Giáo Hội (11). Tuy vậy, cũng như Wordsworth, khuôn mặt huyền nhiệm của đức Trinh Nữ Ma-ri-a lôi cuốn Goethe rất sâu xa, nhất là địa vị hiển dương trong tư cách Mẹ Hiển Vinh và Người Đàn Bà Muôn Thuở [das Ewig-Weibliche]. Vì cũng như cuốn Thần Kịch của Dante, và xem ra như muốn bắt chước cuốn đó, cuốn Faust của Goethe đã khởi đầu trong Tuần Thánh và kết thúc tại Thiên Đàng với thị kiến được thấy đức Ma-ri-a và Người Đàn Bà Muôn Thuở. Nhưng trước khi tỏ mình là Mẹ Hiển Vinh [Mater Gloriosa] ở cảnh cuối cùng của Faust, đức Ma-ri-a trước hết đã xuất hiện như là Mẹ Sầu Bi (12). Trong cơn thất vọng của mình, Gretchen đã dâng lên đức Trinh Nữ Ma-ri-a những lời cầu khẩn sốt sắng lấy hứng từ bài Stabat Mater Dolorosa (13). Rồi, như vở kịch cho thấy, “người thiếu phụ mà đầu tiên chỉ là đối tượng cho lòng dục hoàn toàn có tính nhục thân của Faust, tức nàng Gretchen, nhờ được Mephisto gợi hứng, trên thực tế, đã trở nên địch thủ sống động của Mephisto trong trận chiến nhằm chiếm hữu linh hồn của Faust (14). Vì người ta cho nàng hay chính việc nàng được nâng lên “bình diện cao hơn” của vinh quang đã là phương tiện cho Faust cũng đạt được bình diện vinh quang ấy (15).
Những lời trên được ngỏ với Người Đàn Bà Ăn Năn Trước Đây được Mẹ Hiển Vinh Gọi Là Gretchen. Mẹ Hiển Vinh đó được coi như nơi trú ẩn đặc biệt cho những người từng “dễ bị quyến rũ” và “khó được cứu vớt” như Gretchen, nhưng nay đã là “những người đàn bà ăn năn, cần ơn phúc” (16). Ca đoàn hối nhân dâng lời ngợi khen Mẹ Hiển Vinh: “Mẹ vươn tới đỉnh cao nơi vương triều vĩnh cửu” và những lời cầu khẩn: “Xin nhận lời chúng con kêu van, hỡi đấng không ai sánh bì, đấng đầy ơn phúc” (17). Ngài “đầy ơn phúc” như lời thiên thần đã ngỏ cùng Ngài lúc truyền tin: “Kính mừng bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà” (18). Còn các hối nhân thì “cần ơn phúc”. Chính nhờ ơn phúc và sự trinh trong của Ngài, mà sự nhơ nhuốc của họ được chữa trị. Nhưng Mẹ Hiển Vinh không chỉ tượng trưng cho việc chữa trị các dục vọng cá nhân của họ, cũng như các mâu thuẫn nơi Faust mà thôi; vì, như đã nói về các từ ngữ thần học ấy trong màn này, “giải thích chúng theo nghĩa chặt chẽ của từ vựng giáo hội sẽ làm chúng có nghĩa ngược lại, vì làm thế, ta buộc phải loại bỏ hoàn toàn các âm vang của chúng ” (19). Do đó, ở đây không những có việc lồng (subsume) “một số người như Margarete – Galatea – Helen vào trong ngôi vị Mẹ Thiên Chúa” (20) nhưng qua các âm vang về chủ đề vốn rải rác khắp tác phẩm này, ta còn thấy một số tước hiệu, vốn được đồng hóa với Đức Ma-ri-a trong màn cuối cùng này, đã tổng hợp được một cách mới mẻ các yếu tố trước đây vốn rời rạc với nhau; tổng hợp này có được không phải bằng việc chối bỏ các yếu tố ấy mà là nâng chúng lên hàng tuyệt diệu, tới điều mà một học giả gọi là “một kết hiệp đầy yêu thương các xác tín ngoại giáo và Kitô Giáo, trong đó, Goethe… tìm thấy bình yên tôn giáo cuối cùng của mình” (21).
Các tước hiệu kia đã được Tiến Sĩ Marianus gom lại với nhau. Tầm quan trọng của vị tiến sĩ này đối với kết cục của vở kịch đã được tóm tắt đầy đủ trong nhận xét bén nhậy sau đây của Cyrus Hamlin: “Trái với Tiến Sĩ Faust ở đầu vở kịch, và như một khuôn mặt tuyệt vời, người sùng kính đức Trinh Nữ một cách huyền nhiệm này tượng trưng cho bình diện cao nhất của sự trọn lành thiêng liêng mà lãnh vực nhân bản có thể đạt tới. Xét theo chủ đề, có thể so sánh ông với Nereus về lòng mộ mến đối với Galatea trong cảnh cuối cùng tựa là ‘Đêm Walpurgis Cổ Điển’. Nhờ Tiến Sĩ Marianus, chủ đề Người Đàn Bà Muôn Thuở đã được đưa trở lại Faust trong hình thức cổ điển cao nhất của nó” (22). Tiến Sĩ Marianus gom các tước hiệu lại với nhau trong hai dòng cuối cùng của bài tụng ca (ode) đầy tính thờ phượng, mà ông đã dùng để giới thiệu bài thánh ca siêu việt kết thúc của mình. Bài tụng ca trước hết ngỏ với các hối nhân: “Hãy ngước nhìn lên ánh mắt cứu vớt kia, hỡi tất cả những ai lòng đã mềm dịu nhờ ăn năn thống hối, để các bạn tự biến đổi con người mình một cách biết ơn mà vươn tới số phận chúc phúc của mình”. Rồi Tiến Sĩ Marianus hướng về chính Mẹ Hiển Vinh: “Hãy dùng những quan năng cao hơn mà phụng sự Bà. Lạy Nữ Trinh, lạy Mẹ, lạy Nữ Vương, lạy Thần Nữ: xin hãy tiếp tục ban ơn phúc!” (23). Việc gom các tước hiệu lại như thế từng là lối dùng quen thuộc trong các đoạn trước đó của vở kịch (24). Bốn tước hiệu trên đã được dự ứng trong một tụng ca khác của Tiến Sĩ Marianus, trước tụng ca này một chút: “Ôi đấng Hiển Vinh ở trung tâm, đầu đội triều thiên óng ánh sao, nhưng đầy dịu hiền, ôi Nữ Vương Thiên Đàng cao sang. Mẹ thật sáng lạn huy hoàng. Mẹ là thục nữ cao sang nhất trần gian!” (25). Và rồi câu này nữa: “Đức Trinh Nữ, trong sạch theo nghĩa đẹp nhất, Mẹ rất đáng vinh dự, Nữ Vương mà chúng con chọn lựa, sinh ra đã ngang hàng thần thánh” (26). Ông cầu khẩn Ngài hãy “chấp nhận điều làm tâm hồn người đàn ông này cảm kích sốt sắng dịu dàng, và là điều hắn dâng kính Bà bằng một tình say mến thần thánh” (27). Ông cầu xin để “mọi quan năng cao hơn được dùng để phụng sự Bà” (28).
Nhờ những lời cầu khẩn như trên, các khát vọng và trực giác nơi “tâm hồn con”, mọi “tình yêu say mê” kể cả cái “tình yêu say mê xấu xa” lúc khởi đầu của Faust (29) và “mọi quan năng cao hơn” như đã được trình bày khắp trong tác phẩm này, tất cả đã được nâng lên bình diện hiển dương của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, và do đó của Chúa Kitô, Con của Ngài, và cũng do đó, mà của cả Chúa Cha trên trời nữa (nơi, toàn bộ “khúc nhạc kết thúc song song với khúc nhạc dạo đầu (30) được tấu lên mà không cần khúc giữa”).
Một nhà bình luận từng cho rằng “Nơi cứu thế học cũng như nơi đạo đức học trong kịch bản của Goethe, tình yêu, chứ không phải lòng ích kỷ, mới vừa là dụng cụ chính của Ơn Thánh vừa là giá trị cao nhất” (31). Sức mạnh cứu rỗi của tình yêu nhờ mỗi vị trong ba vị chủ nhân của bình diện hiển dương trên ấy, tức đức Ma-ri-a, Con của Ngài là Chúa Giê-su Kitô, và Chúa Cha, đã được Người Đàn Bà Ăn Năn Trước Kia Có Tên Là Gretchen minh nhiên báo trước, lúc cô còn sống trên trần gian, khi cô than van thống hối cầu xin ơn phúc trước “ảnh đáng sùng kính của Mẹ Sầu Bi”, khi cô cầu nguyện bằng lời diễn giải kinh Stabat Mater Dolorosa của thời Trung Cổ: “Lạy mẹ, xin ghé mặt đoái nhìn nỗi khốn khó của con, ôi đấng đau thương cùng cực. Mẹ đã đứng nhìn cái chết của con Mẹ mà lòng như gươm đâm thấu [Lu-ca 2:35], muôn vàn đớn đau xé nát. Mẹ đã ngước mắt lên Chúa Cha và dâng lên Ngài những than van cho cơn khốn cực của Con mình và của riêng chính mẹ” (32). Giờ đây, lúc chung cuộc, sau khi đã được dự phần trong ơn thánh và vinh quang trên trời, cô lại cầu cùng đức Ma-ri-a một lần nữa. Lời cầu xin của cô “đã đổi thành cung trưởng hân hoan” (33) và không còn ngỏ với Mẹ Sầu Bi nữa mà là với Mẹ Hiển Vinh: “Lạy mẹ, xin hãy ghé mặt, ôi xin hãy ghé mặt đoái nhìn niềm hạnh phúc của con, ôi đấng khôn sánh, ôi đấng rạng tươi! Đấng con yêu lần đầu, giờ đây hết tân toan, đang trở lại (với con)” (34). Mối tương phản sắc nét, nhưng lại là mối liên kết đặc biệt, giữa người đàn bà sa ngã Gretchen, người từng bị em trai mình gọi là “đồ đĩ” và đức Ma-ri-a “Trinh Nữ trong sạch theo nghĩa đẹp nhất” đã trở thành chủ đề cho các lời cầu xin của ba Người Đàn Bà Ăn Năn, trong cảnh cuối cùng này, ngỏ cùng đức Ma-ri-a cho Gretchen, theo một lối lý luận đạo hạnh đi từ lớn tới nhỏ, từ đa số tới thiểu số [a maiori ad minus]: “Mẹ là đấng không từ chối hiện diện với những người tội lỗi gớm ghê, trái lại đã nâng kẻ hoàn lương thống hối lên hàng vĩnh cửu [điều cả ba người đàn bà này đều được đối xử, mặc dù tội lỗi của họ thật lớn lao], xin cũng ban cho linh hồn tốt lành, từng quên mất mình một lần nhưng không biết mình sai lầm này, ơn tha thứ khoan dung của mẹ!” (36). Nếu họ đã không bị chối từ ơn tha thứ, chắc chắn cô cũng phải nhận được ơn tha thứ đó, đó là lối lập luận của lời cầu xin này.
Điều đáng để ý trong mối liên kết đặc biệt này là lời cầu xin của mỗi người trong ba hối nhân cùng đức Ma-ri-a cho Gretchen, và trước đó một chút, là lời của Faust than van cho Gretchen, đáng lý ra phải nhắc tới công trình cứu rỗi của Chúa Kitô một cách hết sức chi tiết đâu đó trong màn kịch. Nhưng thực tế, Chúa Kitô đã “không xuất hiện và không được kêu khấn” một cách trực tiếp ngay ở chỗ này (37). Khi Mephistopheles nói mỉa về Gretchen: ”Nàng không phải là người đầu tiên” thì xem ra đây có ý nhắc tới bản tường thuật về một trường hợp có thật đã xẩy ra tại Frankfurt năm 1771, như chính Goethe đã thuật lại (38). Nhưng phản ứng của Faust đối với lời mỉa mai này khá mạnh. Faust nhắc đến việc “đền tội”, một kiểu nói xem ra muốn ám chỉ cái chết thế tội của Chúa Kitô: “Không phải là người đầu tiên! Hoàn toàn khốn khổ xiết bao! Không linh hồn nhân bản nào hiểu được rằng hơn một tạo vật đã xuống tận lũng sâu khốn khổ này, và sự hấp hối đến chết của người đầu tiên không đủ đền tội cho mọi người khác trước mặt Đấng từ đời đời vốn hằng tha thứ!” (39). Như một tên qủy, Mephistopheles luôn tởm gớm thánh giá (40). Trong lần gặp gỡ đầu tiên như thù địch, Faust đã đối chất tên Mephistopheles-chó-xù với tượng chịu nạn và cái chết của Chúa Kitô, đấng mà Faust mô tả là “Chưa bao giờ được sinh ra, Đấng khôn tả, Đấng được đổ tràn ra khắp các tầng trời và bị gươm phạm thượng đâm thấu” trên thánh giá (41). Và giờ đây, trước Mẹ Hiển Vinh Ma-ri-a, mỗi người trong số ba người đàn bà thống hối này đã lần lượt xướng lên bản danh mục các tước hiệu, trong đó có nhắc tới ngôi vị Chúa Kitô và một vài khía cạnh trong cuộc sống và cái chết của Người (42).
Trước nhất là tước hiệu Người Đàn Bà Tội Lỗi [Mulier Peccatrix] (43). Trong truyền thống giải thích Thánh Kinh, dù không có trong chính bản văn Phúc Âm, danh hiệu này thường dùng để chỉ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na (44) và cũng là Ma-ri-a mà bài kinh Dies Irae [Ngày Giận Dữ], hát trong Lễ Cầu Hồn cho mẹ của Gretchen, bài kinh đã cầu xin: “Chúa, Đấng đã xóa tội cho Ma-ri-a, và đã lắng nghe lời cầu của tên trộm, xin cũng ban hy vọng cho con”. Điều đáng lưu ý là lời cầu xin đầy lòng tin vào sự tha thứ của Thiên Chúa này đã bị loại khỏi kinh Dies Irae trong Phần Một, nhưng ở đây, tức ở Phần Hai này, nó lại được cho vào. Bằng cách diễn giải Phúc Âm, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đã đặt căn bản cho lời cầu xin của mình trên câu tuyên bố của Chúa Kitô: “Tội lỗi của cô ta, dù nhiều bao nhiêu chăng nữa, cũng đã được tha hết; nhờ cô ta đã yêu nhiều” (45), và cô thưa thêm với đức Trinh Nữ Ma-ri-a: “Nhờ tình yêu từng làm nước mắt tuôn rơi như nhựa thơm trên bàn chân Con hiển dung thần thánh của mẹ, dù bị Biệt Phái mắng nhiếc; nhờ chiếc lọ từng đổ hết dầu thơm ngào ngạt; nhờ làn tóc từng nhẹ nhàng lau khô bàn chân thánh” (46).
Tước hiệu thứ hai là Người Đàn Bà Sa-ma-ri-a [Mulier Samaritana] từng gặp gỡ Chúa Kitô tại bờ giếng (47). Giờ đây nàng đã biến “chiếc giếng Áp-ra-ham từng dẫn đoàn súc vật đến uống no thỏa” và ở đây “chiếc ly đã được phép đụng đến và làm mát môi miệng Chúa Cứu Thế” thành một biểu tượng cho “suối nguồn sung mãn và sạch trong” của ơn thánh “từng từ đó tuôn tràn ra khắp thế gian” (48). Và tước hiệu thứ ba là Ma-ri-a Người Ai Cập [Ma-ri-a Aegyptica] mà cuộc đời không được ghi trong Tân Ước nhưng trong Hạnh Các Thánh [Acta Sanctorum], trong đó có việc bà trở lại khi đi hành hương Mồ Thánh tại Giêrusalem, “địa điểm thánh hiến nơi Chúa qua đời,” và sau đó là 47 năm ăn năn thống hối, sống như một vị ẩn tu tại sa mạc phía đông sông Giođan (49). Dù “theo quan điểm đầu tiên về các màn kết thúc này, chính Chúa Kitô, sau khi thắng Lucifer, phải là người sẽ giải thoát Faust khỏi hỏa ngục” (50), nhưng trong các lời cầu khấn này, Người không xuất hiện trực tiếp và không được cầu khẩn trực tiếp. Thay vào đó, tất cả những lời nhắc đến lịch sử Chúa Kitô đều đã được lồng trong lời cầu nguyện ngỏ cùng đức Ma-ri-a để hỗ trợ lời cầu xin cho Gretchen. Điều ấy nhắc ta nhớ lại những vần thơ chót trong Paradiso của Dante, trong đó có việc thánh Bernard thành Clairvaux mô tả đức Trinh Nữ Ma-ri-a như là “đấng có khuôn mặt giống Chúa Kitô hơn cả” (51).
Nhưng Đức Ma-ri-a được gọi là “Trinh Nữ” – và sau đó là “Mẹ”. Điều này khiến ta nhớ đến biểu tượng “phiếm thần” về Các Bà Mẹ ở phần Hai, vì chủ đề Thiên Nhiên như Tất Cả rất rõ nét ở đây trong cảnh cuối cùng của Faust. Bởi thế, nội dung cứu chuộc đã được định nghĩa là “được cứu vớt cùng với Tất Cả” (52). “Cùng với Tất Cả” ấy chính là một trong những điều “làm tâm hồn người đàn ông này cảm kích sốt sắng dịu dàng, và là điều hắn dâng kính bằng một tình say mến thần thánh” lên Mẹ Khiết Trinh (53). Theo Pater Profundus (Cha Sâu Sắc), tương hợp với lòng “say mến” này, các sức mạnh vũ bão của Thiên Nhiên trở thành “các sứ giả của tình yêu, tuyên xưng điều đang bao quanh ta trong sáng tạo đời đời” (54). Xem ra chả có chi quá đáng khi kết luận rằng “Thiên Nhiên được biến hình này đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Đó là chủ đề duy nhất ở đoạn kết Phần Hai của Faust” (55). Và cũng như các sức mạnh Thiên Nhiên được biến hình này đã nổi lên từ tứ phía mà vẫn duy trì được tính liên tục và vững ổn ra sao, “thì tình yêu toàn năng cũng đã tạo hình và chăm sóc Tất Cả như vậy” (56). Rõ ràng đây cũng là một âm vang khác gợi ta nhớ đến Paradiso của Dante, nhưng lần này là dòng cuối nói đến thị kiến đức Ma-ri-a về “tình yêu từng khiến mặt trời và các tinh tú khác chuyển động” (57), cũng như nói đến lời Thiên Chúa phán cùng các thiên thần trong Lời Nói Đầu Trên Thiên Đàng về việc “được những gì đang trở nên, đang hành động và đang sống đời đời ôm ấp bằng những mối dây liên kết thanh khiết yêu thương”. Những dòng đó cũng nói đến việc Faust nhớ lại lối hiểu thời trai tráng của mình về “tình yêu thiên đàng” (58). Tuy nhiên, ngay trước lời kinh của Pater Profundus, là lời cầu nguyện của Pater Ecstaticus (Cha Ngây Ngất). Lời cầu nguyện ấy bắt đầu xưng Chúa là “ngọn đuốc đời đời hân hoan, là dây liên kết sáng rực tình yêu” (59) và kết thúc bằng việc lại một lần nữa nhắc tới chủ đề Tất Cả, nhưng theo cách siêu việt hóa nó trong tình yêu vĩnh cửu, “cho tới khi mọi sự vô giá trị đều phải cao chạy xa bay và chỉ còn lại những gì rọi sáng, là tinh tú, là cốt lõi tình yêu vĩnh viễn” (60). Việc siêu việt hóa chính Tất Cả trong Vĩnh Cửu ấy đã làm trọn mọi khát vọng trong khoa học và phiếm thần luận của Faust, theo đó “mọi sự mau qua chỉ là dụ ngôn” của những gì tồn tại (61); và điều ấy cũng có nơi đức Ma-ri-a, đấng không phải chỉ là Trinh Nữ mà còn là Mẹ và là Người Đàn Bà Muôn Thuở (62).
Ấy thế nhưng, trước những lời trên, Người Đàn Bà Muôn Thuở, vốn là Trinh Nữ và là Mẹ, còn được xưng là Nữ Vương và Nữ Thần nữa (63) và do đó cũng đã làm trọn mọi khát vọng trong thi ca đa thần thuyết của Faust, và nhất là trong hình loại học tượng trưng qua các nhân vật Leda, Galatea và trên hết Helen thành Troy. Leda từng xuất hiện như Nữ Vương trong một thị kiến (64). Helen thường được chào kính nguyên tuyền bằng tước hiệu Nữ Vương (65), ngay cả lúc bà bị nhận dạng là vật hy tế (66). Nơi khác, bà được xưng tụng là “Nữ Vương cao sang” (67). Faust khai triển thêm về tước hiệu này, khi nói với nàng như là nói với vị Nữ Vương mà các mũi tên đã gây thương tích trong ông (68) và như “đấng Cai Trị đã lên ngôi từ lúc mới xuất hiện” (69). Nàng cũng sử dụng tước hiệu Nữ Vương để nói về chính mình. Tước hiệu Nữ Thần (Goddess), áp dụng vào đức Ma-ri-a ở cuối vở kịch, trước đó cũng đã được sử dụng để chỉ một vài thần minh như Mặt Trời, Mặt Trăng, Nike, Galatea và các Bà Mẹ (70). Ấy thế nhưng đối với Faust, Helen mới là người nổi bật nhất đáng giữ tước hiệu này. Việc ngay từ lúc thấy nàng đầu tiên, Faust đã reo lên và xưng nàng là “tổng số mọi nội dung tầng trời” và đặt câu hỏi “có thế nào một nhân vật như thế lại có thể hiện diện trên cõi đời này không?” (71). Những điều ấy đủ để đặt nàng vào vị thế đó.
Nhưng khi nàng đích thân xuất hiện trước ông, từ cái đám sương mù Thượng Cổ Điển trở lại cuộc đời, ông nói với nàng: “Em là nguyên ủy mọi hành động và là cốt lõi mọi mê say của anh. Anh hiến mình cho em trong âu yếm, yêu thương, thờ phượng, và điên dại” (72). Nói thay cho Faust và mọi người hiện diện, khi phát biểu sự “thờ phượng” kia lúc thấy nàng hôn Faust lần đầu, Nhà Thơ đã mô tả nàng như Nữ Thần. Lúc nàng ôm Faust lần chót và biến đi, để y phục lại phía sau, Phorcyad khuyên ông nên giữ lấy y phục ấy, vì dù “không còn Nữ Thần nữa ” và ông đã mất nàng, song áo quần y phục vẫn là “thần thánh” (73). Ta có thể coi việc thị kiến các khuôn mặt đàn bà “giống như thần thánh” mà Faust cảm nghiệm lúc ấy (liền sau khi ông thấy “sự cực thiện trẻ trung nhất từng bị lấy mất từ lâu”, một kiểu nói hiển nhiên ám chỉ Gretchen) như một màn để báo trước cảnh cuối cùng: “Vâng, mắt tôi không đánh lừa tôi! Tôi thấy rõ, trên chiếc ghế ngoài nắng, nằm dài rực rỡ, nhưng hết sức tỏ tường – hình dáng như nữ thần của một người đàn bà! Hình dáng ấy giống Juno, Leda, Helen. Vẻ yêu kiều uy nghi xiết bao đang lung linh trước mắt tôi” (74). Đối với Faust, Helen là “đối tượng duy nhất tôi khao khát” nhưng còn hơn thế nữa, nàng là “hữu thể vĩnh cữu, sinh ra đã ngang hàng thần minh, vừa cao cả vừa dịu hiền, vừa uy nghi vừa đáng yêu như nhau” (75). Và “sinh ra đã ngang hàng thần minh” chính là hình dung từ mà trong cảnh cuối cùng này Tiến Sĩ Marianus đã sử dụng một lần nữa để chỉ đức Ma-ri-a Trinh Nữ(76). Như thế, dưới các tước hiệu Nữ Vương và Thần Nữ, đức Trinh Nữ đã làm nên trọn, một cách tuyệt vời, thị kiến của Faust về “hình dáng như nữ thần của một người đàn bà giống Juno, Leda, Helen” ở đầu Màn IV Phần Hai. Cũng thế, dưới tước hiệu Mẹ, Ngài đã làm nên trọn thị kiến của ông về việc coi Thiên Nhiên như Mẹ ở đầu Phần Một, cũng như ở nơi khác trong vở kịch, và ở lúc ông viếng thăm các Bà Mẹ. Ngoài ra, tước hiệu mà Tiến Sĩ Marianus ngỏ với Ngài khi ông “ngây ngất huyền nhiệm” gọi Ngài là Thục Nữ Tối Cao của Thế Giới xem ra đã gom cả hai chủ đề trên lại với nhau (77). Cho nên, bằng một nghịch lý tuyệt vời, điều này đã làm nên trọn, về phương diện cánh chung, lời tiên đoán của Mephistopheles sau khi hắn uống tại Bếp Phù Thủy rằng: giờ đây Faust sẽ “thấy Helen trong mọi người đàn bà”; ngoại trừ việc này: người mà ông thấy bây giờ không phải là Helen mà là Đức Ma-ri-a, khi ông đi “từ Gretchen và Helen qua Sophia (Khôn Ngoan), người đem tới cho ta điều tốt nhất trong cuộc sống nội tâm, để lên cao hơn tới Đức Ma-ri-a, Đấng duy nhất nâng được tầm nhìn của ta tới tận sự lạ lùng của mầu nhiệm, vì Ngài vốn là tâm điểm cực cao của nhân loại” (78).
Như thế, bảo đảm Faust sẽ nhận được ơn cứu rỗi sau cùng khi được mời “vươn lên tới tận cõi cao hơn và tiếp tục lớn mạnh không ai nhận thấy” (79), giống như các Linh Hồn Thơ Ấu (Boy Souls). Những chữ “vươn lên” chỉ cùng một hướng đi lên như các chữ sau cùng của vở kịch, những chữ dùng để mừng kính Thực Tại Tối Hậu trong mối tương quan của nó với điều đang lờ lững trong các tùy thể đổi thay, khi thị kiến siêu việt về đức Ma-ri-a đã làm cho việc tìm kiếm kia trở thành tuyệt vời. Vì “tất cả những gì mau qua đều chỉ là một dụ ngôn. Ở đây, cái không thoả đáng đã thành lịch sử. Ở đây, điều không thể mô tả đã thành hoàn tất. Người Đàn Bà Muôn Thuở dẫn ta hướng lên trên” (80).
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Pelikan, Jesus Through the Centuries, 232.
2. René Wellek, Concept of Criticism (New Haven: Yale University Press, 1963),221.
3. Xem Geoffrey H. Hartman, Wordsworth’s Poetry, 1787-1814 (New Haven and London: Yale University Press, 1971), 273.
4. William Wordworth, Ecclesiastical Sonnets, Part II, Sonnet ii, The Poems, 2 cuốn (New Haven and London: Yale University Press, 1977), 2:464.
5. Wordsworth, Ecclesiastical Sonnets, Sonnet xxv, 2:474; chữ nghiêng được thêm vào.
6. Emile Mâle, The Gothic Image: Religious Art in France of the Thirteenth Century, Dora Nussey, ấn bản in lại (New Yrok: Harper, 1958), 254-58.
7. David Friedrich Strauss, The Life of Jesus Critically Examined , George Eliott dịch, ấn bản thứ 5 (London: Swan Sonnenschein, 1906), 140-43.
8. George Eliott, Middlemarch, Bert G. Hornbach chủ biên (New York: W.W. Norton, 1977), 530,544.
9. Novalis, Werke und Briefe [von] Novalis, Alfred Kelletat (Munich: Winkler-Verlag,[1962], 102).
10. Faust the Theologian, 115-28.
11. Johann Peter Eckermann, Gesprache mit Goethe in den letzten Jahren seines Lebens, ấn bản Fritz Bergemann, in lần thứ ba (Baden-Baden: Insel Verlag, 1955), 716-20. Lời dịch trong suốt chương này là của riêng tôi.
12. Xem chương 9 ở trên.
13. Johann Wolfgang von Goethe, Faust, 3588-95
14. Reinhard Buchwald, Furer durch Goethes Faustdichtung: Erklarung des Werkes und Geschichte seiner Entstehung, ấn bản thứ 7 (Stuttgart: Alfres Kroner, 1964), 59.
15. Faust, 12094-95.
16. Faust, 12013-19.
17. Faust, 12032-36.
18. Lc 1:28 (Bản Phổ Thông)
19. Gunter Muller, “Die Organische Seele im Faust”, Euphorion 34 (1933): 161n.
20. Stuart Atkins, Goethe’s Faust: A Literary Analysis (Cambridge Mass.: Harvard University Press, 1958), 172.
21. Harold Stein Jantz, The Form of Goethe’s “Faust” (Baltimore, Md.: Johns Hopkins University Press, 1978), 172.
22. Cyrus Hamlin chủ biên, Johann Wolfgang von Goethe, Faust, A Tragedy: Background and Sources, bản dịch của Walter Arndt (New York: W.W. Norton, 1976), 304 n.9. Về ý nghĩa của tước hiệu “Tiến Sĩ Marianus” xin xem Ann White, Names and Nomenclature in Goethe’s “Faust” (London: University of London Institute of Germanic Studies, 1980), 37-38.
23. Faust, 12096-103. Về tước hiệu Mẹ Hiển Vinh và các tước hiệu này, Gerhard Mobus, Die Christus-Frage in Goethes Leben und Werke (Osnabruck: A. Fromm, 1964), 291-95, khẩn khoản yêu cầu rằng những dòng này không nên coi là của Kitô Giáo và Công giáo.
24. Như Faust, 1334, 9028-30, 9364 chẳng hạn.
25. Faust, 11993-97.
26. Faust, 12009-12.
27. Faust, 12001-4.
28. Faust, 12100-12101.
29. Faust, 1114.
30. Jantz, Form of Goethe’s “Faust”, 101.
31. Robert E. Dye, “The Easter Cantata and the Idea of Mediation in Goethe’s “Faust”, PMLA, 92:974.
32. Faust, 3588-95; cũng nên xem chương 9 ở trên.
33. Hermann Fahnrich, “Goethes Musikanschaaung in seiner Fausttragodie-die Erfullung und Vollendung seiner Opernreform”, Goethe: Neue Folge des Jahrbuchs der Goethe-Gesellschaft 25 (1963): 257.
34. Faust, 12069-75. Xem các nhận định của Max Kommerell, Geist und Buchstabe der Dichtung, ấn bản thứ 3 (Frankfurt: Vittorio Klostermann), 125-26.
35. Faust, 3730, 12009.
36. Faust, 12061-68.
37. Wilhelm Emrich, Die Symbolik des Faust II, ấn bản thứ 2 (Bonn: Athenaum-Verlag 1957), 418-19.
38. Faust, “Trüber Tag” 15.
39. Faust, “Trüber Tag”.
40. Faust, 10703-9.
41. Faust, 1298-1309.
42. Faust, 12037-60.
43. Lc 7:36-50.
44. ADB 4:579-82 (Raymond F. Collins).
45. Lc 7:47.
46. Faust, 12037-44.
47. Ga 4:4-26.
48. Faust, 12045-52.
49. Faust, 12053-60.
50. Ernst Grumach, “Prolog und Epilog im Faustplan von 1797”, Goethe: Neue Folge des Jahrbuchs der Goethe-Gesellschaft 14/15 (1952/53): 63-107.
51. Xem chương 10 ở trên.
52. Faust, 11807-8.
53. Faust, 12001-4.
54. Faust, 11882-83.
55. Heinz Schlaffer, Faust zweiter Teil: Die Allegorie des 19. Jahrhunderts (Stuttgart: Metzler, 1981), 163.
56. Faust, 11872-73.
57. Par. XXXIII.145.
58. Faust, 346-47, 771.
59. Faust, 11854-55.
60. Faust, 11862-65.
61. Faust, 12104-5.
62. Faust, 12102,12110.
63. Faust, 12102-3.
64. Faust, 6914.
65. Faust, 8592, 8904.
66. Faust, 8924, 8947, 8954.
67. Faust, 7294.
68. Faust, 9258-59.
69. Faust, 9270-73.
70. Faust, 1084, 7915, 8289' 5450, 8147; 6213, 6218.
71. Faust, 2439-40.
72. Faust, 6498-6500.
73. Faust, 6510, 9948-50.
74. Faust, 10055-66, 10047-51.
75. Faust, 7412, 7440-41.
76. Faust, 12012.
77. Faust, 11997.
78. Faust, 2603-4. Hans Urs von Balthasar, Prometheus: Studien zur Geschichte des deutschen Idealismus, ấn bản thứ 2 (Heidelberg: F.H. Kerle Verlag, 1947), 514.
79. Faust, 11918-25.
80. Faust, 12104-11.