Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:41 30/01/2020
9. Bản sắc của hiền lành là luôn luôn nghĩ đến việc trên trời.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:43 30/01/2020
30. ĂN THÌ KHÔNG NÓI CHUYỆN
Hà Thừa Dụ lúc làm huyện lịnh hai huyện Châu Chí và Hàm Dương, thường thường mời các quan lại ăn cơm uống rượu.
Có một lần ăn uống với tên tiểu quan, tên tiểu quan được yêu chuộng thì kinh ngạc, đợi đến lúc thấy ông ta có chút ngà ngà bèn đem mấy chuyện cá nhân đã ôm trong lòng báo cáo tổng hợp, Hà Thừa Dụ nói:
- “Đây là mày muốn lừa tao sao, đáng bị đánh vài trượng !”
Đợi đánh xong, lại mời tên tiểu quan ấy đến ăn uống giống như chưa xảy ra chuyện gì.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 30:
Một kinh nghiệm cho thấy là khi cấp trên say ngà ngà thì đừng đem việc riêng không có lợi ra báo cáo, vì như thế chẳng khác gì rót thêm dầu vào rượu cho họ uống, và dù chúng ta có nói thật lòng thì họ vẫn không hiểu vì đang say nên dễ dàng bắt lỗi; đánh xong lại mời ăn giống như chưa có chuyện gì xảy ra, là chứng tỏ là cấp trên đã làm một việc không đáng làm nhưng vì say xỉn mà họ đã làm.
Say rượu là cơn điên ngắn, nhưng dù ngắn thì cũng gây ra nhiều điều đáng tiếc, đến khi tỉnh lại thì không biết mình đã làm gì.
Người Ki-tô hữu luôn tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, đó là lời dạy của Đức Chúa Giê-su. Tỉnh thức để nghe cho rõ thấy cho tường những lời phỉnh gạt và mưu mô của ma quỷ; tỉnh thức là để sáng suốt phân biệt cái gì nên nói và cái gì không nên nói khi cơn vui bất chợt đến; tỉnh thức là để sẵn sàng lắng nghe tiếng Thiên Chúa thì thầm rất nhỏ trong tâm hồn của chúng ta.
Hể được cấp trên chiếu cố mời ăn uống là cảm thấy được ưu đãi, do đó mà có rất nhiều người đem cái dở của anh em ra mà nói, đó là khuyết điểm chung của con người, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn im lặng dù được cấp trên mời dự tiệc, nhưng nếu có nói thì nói điều tốt của anh em mà thôi, đó chính là ưu điểm của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hà Thừa Dụ lúc làm huyện lịnh hai huyện Châu Chí và Hàm Dương, thường thường mời các quan lại ăn cơm uống rượu.
Có một lần ăn uống với tên tiểu quan, tên tiểu quan được yêu chuộng thì kinh ngạc, đợi đến lúc thấy ông ta có chút ngà ngà bèn đem mấy chuyện cá nhân đã ôm trong lòng báo cáo tổng hợp, Hà Thừa Dụ nói:
- “Đây là mày muốn lừa tao sao, đáng bị đánh vài trượng !”
Đợi đánh xong, lại mời tên tiểu quan ấy đến ăn uống giống như chưa xảy ra chuyện gì.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 30:
Một kinh nghiệm cho thấy là khi cấp trên say ngà ngà thì đừng đem việc riêng không có lợi ra báo cáo, vì như thế chẳng khác gì rót thêm dầu vào rượu cho họ uống, và dù chúng ta có nói thật lòng thì họ vẫn không hiểu vì đang say nên dễ dàng bắt lỗi; đánh xong lại mời ăn giống như chưa có chuyện gì xảy ra, là chứng tỏ là cấp trên đã làm một việc không đáng làm nhưng vì say xỉn mà họ đã làm.
Say rượu là cơn điên ngắn, nhưng dù ngắn thì cũng gây ra nhiều điều đáng tiếc, đến khi tỉnh lại thì không biết mình đã làm gì.
Người Ki-tô hữu luôn tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, đó là lời dạy của Đức Chúa Giê-su. Tỉnh thức để nghe cho rõ thấy cho tường những lời phỉnh gạt và mưu mô của ma quỷ; tỉnh thức là để sáng suốt phân biệt cái gì nên nói và cái gì không nên nói khi cơn vui bất chợt đến; tỉnh thức là để sẵn sàng lắng nghe tiếng Thiên Chúa thì thầm rất nhỏ trong tâm hồn của chúng ta.
Hể được cấp trên chiếu cố mời ăn uống là cảm thấy được ưu đãi, do đó mà có rất nhiều người đem cái dở của anh em ra mà nói, đó là khuyết điểm chung của con người, nhưng người Ki-tô hữu thì luôn im lặng dù được cấp trên mời dự tiệc, nhưng nếu có nói thì nói điều tốt của anh em mà thôi, đó chính là ưu điểm của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh
Lm. Jude Siciliano, OP
19:07 30/01/2020
Chúa Nhật IV Thường Niên
Malakhi 3: 1-4; T.vịnh 25; Do Thái 2: 14-18; Luca 2: 22-40
Lễ hôm nay trước kia được gọi là Lễ Thanh Tẩy Đức Trinh Nữ Maria, tập trung vào Đức Mẹ Maria đã thực hành nghi lễ thanh tẩy theo tục lệ của người người Do Thái, là phải thanh tẩy sau khi sinh con. Bây giờ chúng ta mừng ngày Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ, chú trọng đến Chúa Giêsu hiển trưng như Ngài đã hiển trưng cho các nhà chiêm tinh. Lễ Hiển Linh mừng Chúa Giêsu hiển trưng cho dân ngoại. Hôm nay Chúa Giêsu được dâng vào Đền Thờ và Ngài hiến trưng ra cho dân Ngài.
Ngôn sứ Malakhi loan báo khoản thời gian mà sứ giả Thiên Chúa được "sai" đến vào Đền Thờ thật đúng lúc. "Bổng nhiên" Chúa Giêsu đến Đền Thờ và sứ vụ của Ngài sẽ gây chấn động. Ngài sẽ đến như "lửa của thợ luyện kim", như "thuốc tẩy của thợ giặt" dể tinh chế và thanh lọc. Vì sao lại có sự xuất hiện một cách uy hung như vậy? Bởi vì trong khi dân chúng ở nơi lưu đày trở về, họ đang xây dựng lại Đền Thờ và đất đai bị hoang tàn. Sự xây dựng lại nội thất còn thiếu sót. Đời sống phụng vụ của họ còn nghèo nàn và các thầy tế lễ và thầy cả của họ thật đáng khiển trách (Ml 1: 12-13, 2:8) Dân được Chúa chọn đang ở trong tình trạng tha hóa. Thảo nào ngôn sứ Malakhi (tên có nghĩa là sứ giả của Ta) loan báo một thông tin dữ dội về một sứ giả của Thiên Chúa. Đấng đó sẽ đem đến sự thanh tẩy thiêng liêng và thay đổi đời sống mới. "Rồi lễ vật của Giuda và của Giêrusalem sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa như những ngày xa xưa, như những năm thuở trước ".
Ngôn sứ Malakhi đến báo tin khủng khiếp và ông ta không được đón nhận (Ml 3:12-14). Dù vậy ông ta vẫn tiếp tục loan báo lời của Đức Chúa như các ngôn sứ trước ông ta đã làm. Tin chấn động đó là điều cần thiết để làm cho người dân tỉnh thức về việc họ đã không trung thành với lời giao ước với Thiên Chúa. Giữa đêm không phải một luồng gió nhẹ trong mùa hè có thể tỉnh thức chúng ta dậy trong lúc ngủ say sưa, mà chính là sấm sét và chớp nhoáng loan báo ngôn sứ Malakhi đến. Ông ta thấy dân chúng đang ở trong tình trạng u mê về tinh thần và thức tỉnh họ với tiếng pháo nổ và sấm sét của lời nói.
Sách Malakhi là sách cuối cùng của Cựu Ước. Có vẽ như không phải là tin loan báo nhẹ nhàng cho dân Do thái. Khi tôi còn ở tuổi thiếu niên, tôi hay ngủ quên. Mẹ tôi thường phải vào phòng tôi lay lắc chân tôi và gọi tên tôi với giọng to hơn bình thường để đánh thức tôi dậy đi học. Tôi sẽ giật mình tỉnh giấc - và đó là cách khó khăn để bắt đầu ngày mới - Nhưng tôi không đi học trể! Lời nói ông Malakhi là một tiếng báo động lớn báo động đánh thức dân Israel thoát ra khỏi sự say mê đổ đốn tinh thần của họ. Điểm nhấn ở đây chính là Lời nói cuối cùng có ngôn ngữa khắc nghiệt của ân sủng báo hiệu Đức Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta trở về với tình yêu thương của Đức Chúa.
Ngôn sứ Malakhi chuẩn bị tinh thần cho dân chúng cho sự đột ngột xuấn hiện của sứ giả tiến vào Đền Thờ để bắt đầu việc "Thanh luyện và thanh tẩy" Tin của ngôn sứ không làm cho chúng ta mong ngóng chờ đợi phải không? Tin đó có thể làm cho chúng ta xôn xao vì không biết điều gì sẽ xãy ra khi vị sứ giả đến. Chúng ta hỏi ông Malakhi: "Ai sẽ chịu đựng được ngày sứ giả đến?"
Thánh Luca diễn tả sứ giả đi vào Đền Thờ của Đức Chúa! Thật là ngạc nhiên! Sứ giả của Đức Chúa là một em bé! Trong khi chúng ta mong đợi, Đức Chúa đến một cách oai hùng, lật đổ, phá nát và đảo lộn mọi sự vì những cơ nguyên chính đáng. Thiên Chúa làm cho chúng ta rất ngạc nhiên. Phải chăng đó là điều tóm tắt Kinh Thánh hay chăng? Chúng ta mong đợi điều chúng ta đáng được và Thiên Chúa đến cứu thoát chúng ta với sự tha thứ và giúp đở một cách rất ngạc nhiên.
Ai có thể nhận thấy việc sứ giả mà chúng ta mông đợi từ lâu đến. Nhất là khi vị sứ gia đó không như những lời đã loan báo và chờ đợi nói trên phải không? Không phải các thầy tư tế, cũng như các vị lãnh đạo quyền binh, nhưng lại là hai người cao niên tỉnh táo cầu nguyện lâu dài. Vì xã hội chúng ta thực hiện phụng vụ ở nơi bàn thờ của những người trai trẻ nhìn qua các vị cao niên, đây là mọt cơ hội trong tâm hồn bà Anna và ông Simeon để ca ngợi cộng đoàn đức tin. Họ là những người can đảm và khôn ngoan thờ phượng trong cộng đoàn của chúng ta.
Họ đến nhà thờ bao nhiêu năm? Họ đã dạy dổ các trẻ em của chúng ta. Họ đã tình nguyện lo việc thờ phượng trong giáo xứ. Họ đã nấu thức ăn cho những người ưu phiền trong các đám tang. Họ đã đếm tiền thu trong nhà thờ mỗi sáng thứ hai và đã rộng lượng đóng thêm tiền vào ngân quỹ xây cất nhà thờ và vào quỹ làm việc thiện? Tôi có thể kể thêm nhiều điều nữa. Tinh thần ngôn sứ của bà Anna và ông Simeon vẫn còn hiện diện với chúng ta đến ngày hôm nay và giúp chúng ta mở mắt và lắng tai nghe việc bổng nhiên Thiên Chúa hiển trưng ở giữa chúng ta.
Ông Simeon và bà Anna là ai? Họ bởi đâu đến, và họ đã được huấn luyện về thần học bao lâu để làm việc họ đang làm? Chúng ta không biết được. Chắc chắn là họ không thuộc hàng các giáo phẩm trong Đền Thờ. Họ là những người ngoan đạo của dân Israel chú trọng đến Thiên Chúa và họ không thể bỏ qua cơ hội để đón nhận ơn huệ Thiên Chúa dành cho dân Israel. Họ đã được huấn luyện bởi Thiên Chúa. Thánh Luca nói là ông Simeon là người công chính và sùng đạo và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã dược Thánh Thần linh báo. Cón bà Anna thì: bà không bao giờ rời bỏ Đền Thờ, luôn ăn chay cầu nguyện sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cả hai người là đại diện cho các người ngoan đạo tốt nhất của dân Israel. Cả hai có bằng cấp cao về việc cầu nguyện và hy vọng. Họ cho chúng ta thấy là nên trung thành tìm kiếm đường lối Thiên Chúa và tỉnh thức cầu nguyện. Việc họ trung thành với Thiên Chúa làm cho họ sẵn sàng mở tâm hồn ra đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa.
Ông Simeon tiên đoán đúng là sẽ có một số người theo Chúa Kitô, và cũng có những người chống đối Ngài. Và đây là câu chuyện tiếp theo của phúc âm thánh Luca. Việc lựa chọn để làm theo hay từ chối lời dạy của Chúa là do tự chúng ta quyết định. Sự đối nghịch người Con của Mẹ Maria chính là lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn Mẹ.
Bà Anna là thí dụ khác về việc Thiên Chúa lo lắng cho người bé mọn. Bà ta là một góa phụ. Bà ta dựa vào gia đình và những người khác để sinh sống. Và bà là một phụ nữ trong một xã hội mà người nam đứng đầu. Bà ta cũng đã lớn tuổi. Sự yếu đuối của bà không được nói đến trong phúc âm thánh Luca. Và thánh Luca chỉ chú trọng đến phần tốt đẹp của bà ta mà thôi. Bà ta vẫn tiếp tục sống tin tưởng vào Thiên Chúa và loan báo ơn cứu độ của Thiên Chúa. "Bà ta cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở về bổn phận cơ bản của mỗi người trong về vai trò truyền giáo của mỗi ngưởi chúng ta. Bà Anna có thể được gọi là "Vị thánh bảo hộ cho các người truyền giáo" Trách nhiệm của chúng ta là gì? Bà Anna chỉ cho chúng ta: Chúng ta hãy trung kiên cầu nguyện mặc dù khi gặp khó khăn, và hãy tin tưởng phó thác vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và khi nào có cơ hội hãy nói lên lời ca ngợi như bà Anna đã làm.
Lời dạy chính trong thơ thánh Pha lô gởi tín hữu Do Thái nhấn mạnh việc Chúa Kitô đã trở thành một vị Thượng Tế. Lời hướng dẫn này đi đôi với sự kết hợp với thông điệp của Chúa Giêsu là sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta. Chúng ta có thể nhận thấy vì sao đoạn sách này đã được chọn cho ngày lễ hôm nay: Lễ Tiến Dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa do bởi cha mẹ Ngài thực hiện. Chúa Giêsu không sinh ra trong bộ lạc Lê-vi là bộ lạc của các thầy cả, nhưng Ngài vẫn được gọi là Thượng Tế. Sách Do TRhái dạy rằng Ngài vừa là sự hy sinh hoàn hảo cho tội lỗi của chúng ta; vừa là thầy cả đã hiến thân làm vật hiến tế đó. Chúa Kitô, sự Phục Sinh và sự Lên Trời. Chúa Kitô đã làm cho ơn tha thứ được thực hiện và đã cho chúng ta cả sự liên hệ với Thiên Chúa và hy vọng đời sống đời đời.
Trong ngày lễ này, người Do thái nói lý do vì sao Chúa Kitô nhập thể làm người. Theo quan điểm của thơ thánh Phao lô ma quỷ có quyện lực trên sự chết. Để cứu thoát chúng ta ra khỏi quyền lực đó và khỏi sợ sự chết. Chúa Kitô đã phải nên giống chúng ta, là người phàm. Chúa Kitô là “vị Thượng Tế nhân từ và trung tín". Cũng như để làm hiến tế "đền tội cho dân". Hôm nay vị Thượng Tế của chúng ta đã vào Đền Thờ và 2 vị tiên tri cao cả đã nhận ra Ngài. Họ loan báo sự đến của Ngài và lời hứa của Ngài.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
THE PRESENTATION OF THE LORD -
Malachi 3: 1-4; Psalm 24;Hebrews 2: 14-18; Luke 2: 22-40
Today’s feast was known as the Purification of the Blessed Virgin Mary and focused on Mary’s fulfilling the requirement of the Jewish ritual purification after childbirth. Now we celebrate the Presentation of the Lord. The focus moves to Jesus and is a kind of epiphany. The feast of the Epiphany celebrates the manifestation of Christ to the Magi, the Gentiles. Today Jesus is presented in the Temple, he is manifested to his own people.
Malachi’s anticipation of the moment God’s "messenger" comes to the Temple is stark. The arrival will come "suddenly" and his mission will be frightening. He will come with "refiner’s fire" and "fuller’s lye" to refine and purify. Why this fearsome appearance? Because, while the people had returned from exile and were rebuilding their devastated land and Temple, their interior reconstruction had lagged. Their worship life was poor and their priests were woefully negligent (1: 12-13; 2:8). The chosen people were in a state of spiritual bankruptcy. No wonder Malachi (his name means "my messenger") announced such a stark message about the coming of God’s messenger – who would bring about spiritual purification and renewal. "Then the sacrifice of Judah and Jerusalem will please the Lord, as in the days of old, as in years gone by."
Malachi came speaking a harsh message and he was not well received (3: 12-14). Nevertheless, he persisted in announcing God’s Word, as did the prophets before him. This rough-sounding message was necessary if the people were to wake up from their indifference to God’s ways. In the middle of the night it is not a gentle summer breeze that wakes us from a deep sleep, but thunder and lighting – enter the prophet Malachi, who sees the people in a spiritual daze and tries to awaken them with verbal fireworks and thunder.
Malachi is the last book in the Old Testament. It doesn’t seem like a very gracious way to end the often eloquent message to the Jewish people. When I was a teenager and would oversleep, my mother would come into my room, shake my feet and call my name, in a voice louder than usual, to wake me for school. I would wake startled – a rough way to begin the day – but I wasn’t late for school! Malachi’s voice was a shout and a warning to wake Israel from its spiritual torpor. The bottom line – his harsh language was a grace, reflecting God’s persistent attempts to call us back into God’s loving embrace.
Malachi prepares the people for the messenger’s abrupt arrival in the Temple to begin the work of "refining and purifying." His message does get us on the tip-toe of expectation, doesn’t it? It might also get us nervous for what will happen when the messenger arrives. We ask with Malachi, "Who will endure the day of his coming....?"
Luke describes the arrival to the Temple of the one sent by God. Surprise! God’s messenger is a baby! Just when we expect God to come smashing and overturning, scattering and frightening, for justifiable reasons, God surprises us. Which summarizes the whole Bible, doesn’t it? We expect what we deserve and God comes to our rescue with surprising forgiveness and help.
Who will recognize this long-anticipated arrival? Especially since the one who comes doesn’t fit the previous descriptions and expectations? Not the priests, nor those on the seats of power – but two long-praying and alert seniors. Since our society worships at the altar of youth and looks over the heads of our seniors – here’s a chance, in the spirit of Anna and Simeon, to praise the faithful, courageous and wise worshipers in our congregations.
How many years have they come to church? How often have they taught our young; volunteered for parish celebrations; prepared food for those grieving after a funeral; counted the collection on Monday mornings and generously donated to building campaigns and charitable events? I could go on for pages. Anna and Simeon’s prophetic spirits are still with us, opening our ears and eyes to God’s surprising epiphanies among us.
Who were Simeon and Anna? Where did they come from and what theological training did they have for their important roles? We don’t know. They certainly didn’t belong to the ranks of the Temple officials. They were faithful children of Israel who kept their eyes fixed on God and did not lost sight of God’s gracious action on Israel’s behalf. Their training came from God. Luke tells us that Simeon was led by the Spirit; Anna "never left the Temple but worshiped night and day with fasting and prayer." Both represent the best of Israel, both had "advanced degrees" in prayer and vigilance and hope. They suggest to us that recognizing God’s ways comes through fidelity and prayerful vigilance. Their devotion to God made them available and open to God’s revelation.
Simeon correctly predicts that some will follow Christ and others will turn against him. This is the story of the rest of Luke’s gospel. The choice to follow, or reject Jesus’ way is ours to make. The rejection of Mary’s son would be a sword to pierce her heart.
Anna is another example of God’s care for the least. She is a widow and so dependent on family and others for her well being; she is a woman in a male-oriented society and she is aged. Her vulnerabilities are succinctly spelled out in Luke’s description of her. But so is her greatness noted. She persists in her trust of God and is the first to proclaim God’s redemption. "She gave thanks to God and spoke about the child to all who were awaiting the redemption of Jerusalem."
Pope Francis has reminded each of us of our role as evangelists (cf. below.) Anna might be called "the patron saint of evangelists." What is our role as evangelists? Anna shows us: we are to be persistent in prayer, despite the difficulties, trusting in God’s goodness and, when the opportunity arises, speak a word of enlightenment, just as Anna did.
One of the prime teachings in the letter to the Hebrews is of Christ’s high priesthood. This teaching is coupled with the message about Jesus’ willing self-sacrifice on our behalf. We can see why this selection from Hebrews was chosen for the feast we are celebrating – Jesus’ presentation in the Temple by his parents. Jesus was not born into the priestly tribe of Levi, but he is still called a priest. Hebrews teaches that he is both the perfect sacrifice for our sins and the priest who offered himself as that sacrifice. Christ, our priest, has saved us by his death, resurrections and exaltation. Christ has made forgiveness possible and given us both access to God and hope for eternal life.
On this feast Hebrews speaks to why Christ became human. From the perspective of this letter, the devil has power over death. To free us from that power and our fear of death, Christ became one of us. As a human he became our "merciful and faithful high priest," as well as the sacrifice "to expiate the sins of the people." Today, our high priest has entered the Temple and the two elderly prophets, who recognize him, announce his arrival and the promise he holds out for us.
Các mối phúc là tinh hoa Tin Mừng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:14 30/01/2020
Chúa Nhật IV Thường Niên A
Xp 2,3;3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
Trang Tin Mừng của Chúa Nhật này là một trong những trang Kinh Thánh đẹp nhất của Kitô giáo. Bởi lẽ, đây là bài giảng hay nhất của Chúa Giêsu, được thánh Mátthêu gọi là các mối phúc. Các bậc thầy tu đức xem các mối phúc là luật tối thượng của đời sống Kitô hữu. Mặc dầu đây là những lời mời gọi của Chúa Giêsu, chứ không phải lệnh truyền, nhưng các mối phúc tạo nên chuẩn mực nền tảng của đời sống luân lý, là magna charta về tính xác thực của mỗi Kitô hữu. Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu cách vắn gọn từng mối phúc.
Mối phúc thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). So với Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu chỉ nói cách đơn sơ là “người nghèo khó,” còn Mátthêu thì nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó.” Luca muốn nói đến sự từ bỏ triệt để bằng sự nghèo khó vật chất và thực tế. Đối với Mátthêu, sự khó nghèo được nói ở đây, không bao giờ là một hiện tượng thuần túy vật chất. Sự nghèo nàn về vật chất tự nó không phải là một nhân đức, không mang lại ơn cứu độ. Vì tâm hồn của những kẻ trắng tay có thể chai cứng, bị đầu độc, trở nên xấu xa, hay trong thâm tâm họ đầy sự thèm khát của cải, quên dần Thiên Chúa và bị của cải bên ngoài xâu xé.
Ở đây Mátthêu muốn nhấn mạnh “sự nghèo khó trong tâm hồn.” Nghĩa là những người có thái độ đúng đắn với của cải vật chất, không để mình dính bén trước những cám dỗ của tiền bạc và sở hữu vật chất; nhưng dám từ bỏ lối nghĩ, não trạng, để mở ra và đón nhận những mới mẻ; những người sống khiêm tốn, vị tha, tự do cho sứ vụ, sẵn sàng phục vụ tha nhân; họ hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đó là sự nghèo khó về tinh thần, họ sẽ được chúc phúc. Theo thánh Mátthêu và Luca, những người này cùng nhận được lời hứa: “Vì Nước Trời là của họ.” Đó là phần thưởng dành cho họ. Họ sẽ được thuộc về Chúa, được ở trong Nước Chúa.
Mối phúc thứ hai: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4). Chúng ta đừng hiểu phúc này cho những hạng người ẻo lả, kiểu “bún thiu,” nhưng cho những người nhẫn nại, kiên nhẫn, người biết chịu đựng, đau khổ nhiều, nhưng không bao giờ nổi loạn, chống đối và bạo hành, những người biết chờ đợi mà không nóng giận; cho những người không lấy ác báo ác, nhưng lấy ân báo oán, cho người sống chan hòa, nhân ái với mọi người. Người bạo hành gặp khó khăn buông xuôi, người hiền lành thì kiên gan vững chí. Họ là người bám lấy Chúa, tin tưởng vào Chúa, phó thác cho Chúa. Nếu thế giới này có những con người sống hiền lành như thế, thế giới sẽ trở nên hòa bình. Họ sẽ được chúc phúc vì cuối cùng họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Mối phúc thứ ba: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5). Sầu khổ có tốt không? Sao lại được chúc phúc? Có hai loại sầu khổ: sầu khổ khi mất hy vọng, không còn tin tưởng vào tình yêu và từ trong thâm tâm phá vỡ chân lý, gây đổ vỡ con người, nhưng cũng có sầu khổ phát xuất từ sự lay động của chân lý, giúp con người sám hối, chống lại điều xấu. Giuđa nằm trong sự sầu khổ thứ nhất, còn Phêrô ở trong sầu khổ thứ hai. Như thế, sự sầu khổ mà Chúa nói là sự không thỏa hiệp với điều xấu, là cách thức chống lại điều xấu mọi người đang làm. Đối với thế gian, người ta tìm cách bách hại những người này và làm cho họ sầu khổ vì sống công chính. Nhưng họ sẽ được Thiên Chúa an ủi và hứa ban Nước Trời, đó là sự an ủi và phần thưởng đích thực.
Mối phúc thứ tư: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Sự công chính theo Cựu Ước là cách diễn tả sự trung thành với lề luật, trung thành với Lời Chúa, như các ngôn sứ khuyến khích. Đó là việc tuân giữ con đường đúng đắn do Thiên Chúa vạch cho, mà trọng tâm là thập giới. Tân Ước quan niệm người công chính là người sống theo đức tin. Người tin là người công chính, người “bước theo đường lối của Chúa” (x. Tv 1). Ở đây nhấn mạnh đến những người tìm kiếm những gì cao hơn, tìm kiếm sự công chính đích thực, sự thiện hảo chân thực. Đó là những người luôn dám lên đường để tìm kiếm chân lý, tình yêu và Thiên Chúa, những người có sự rung động nội tâm, có khả năng lắng nghe và nắm bắt những dấu chỉ mà Thiên Chúa gửi đến dù rất nhỏ. Edith Stein đã có lần nói: “Nếu ai luôn khắc khoải đi tìm chân lý, thì họ đang ở trên con đường dẫn đến Đức Kitô.” Những người đói khát sự công chính sẽ được chúc phúc vì sự đói khát này sẽ dẫn họ đến với Thiên Chúa, đến với Đức Kitô và vì thế trần gian sẽ mở rộng để đón Nước Thiên Chúa.
Mối phúc thứ năm: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Người biết thương xót là người có trái tim của Thiên Chúa, biết cảm thông và cảm thương với những nỗi đau của đồng loại, nhất là của những người nghèo khổ. Đó là những người biết tha thứ, những người có sáng kiến, vì không có gì cách mạng, mới mẻ cho bằng một người, đang lúc xung đột, bổng nhiên tha thứ. Đó là người dám làm cái gì mới mẻ và sáng tạo như Cha chúng ta trên trời. Là những người đối xử tử tế với những người vô liêm sĩ với mình, giúp đỡ những kẻ quay lưng lại với chúng ta: đó mới là những cử chỉ tự do và sáng tạo. Họ sẽ được chúc phúc.
Mối phúc thứ sáu: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Mối phúc này nói về những người có tâm hồn đơn sơ, thanh sạch và không ô uế, vì một con tim biết yêu không chấp nhận những gì có thể làm hại, làm suy yếu hoặc gây nguy hiểm cho tình yêu ấy. Trái tim là trung tâm điểm của toàn bộ đời sống con người, nơi đó phát xuất mọi điều thiện hay ác. Bởi thế, Kinh Thánh sử dụng trái tim để mô tả những ý định thật sự của chúng ta, những điều chúng ta thật sự tìm kiếm và mong muốn, vượt xa tất cả những vẻ bề ngoài. Sách Châm Ngôn khuyên: “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ” (Cn 4,23). Không có gì bị sự giả dối vấy bẩn mà có được giá trị thật sự trong mắt Chúa. Mối phúc này cũng muốn nói đến tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Một con tim biết yêu mến là một tâm hồn trong sạch. Chúa Giêsu hứa rằng những ai có lòng trong sạch “sẽ thấy Thiên Chúa.” Giữ cho lòng mình khỏi vướng tất cả những gì làm cho tình yêu hoen ố: đó là sự thánh thiện.
Trong mối phúc thứ bảy, Chúa Giêsu nói: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Đây là mối phúc dành cho những ai không thể yên tâm sống trong tình trạng tranh giành, xung đột không lối thoát… Phúc cho những ai không thể chịu được câu: “Đành chịu vậy,” “biết làm sao bây giờ.” Cần phân biệt hòa bình khác hẳn với an phận. Không gì vất vả bằng việc thiết lập hòa bình thật sự giữa hai người. Không gì xáo trộn bằng việc để cho có sự bình an của Chúa. Cần phải có sự trong suốt hoàn toàn. Chúa chỉ ban bình an của Người cho những ai dám tự hiến mình cho Người vô điều kiện. Lời chúc phúc này mời gọi chúng ta phải sống và làm những gì Chúa Con làm, để có thể trở thành những người con của Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người được giao hòa với Thiên Chúa và với bản thân mới có thể thiết lập được hòa bình chung quanh mình và tỏa ra ngoài xã hội.
Mối phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,10). Đây là lời cảnh báo của Chúa về tình trạng Hội Thánh mà họ đang sống. Hội Thánh trở thành đối tượng bị bách hại, bị bách hại vì “lẽ công chính.” Những người bị bách hại vì sống công chính là những người sống từ sự công chính của Thiên Chúa. Chính Đức Kitô bị đóng đinh là người công chính bị bách hại. Người trở thành mẫu mực cho sự công chính và ơn cứu độ. Vì thế, lời chúc phúc là lời mời gọi bước theo Đấng bị đóng đinh, lời mời gọi cho từng người cũng như cho cả Hội Thánh.
Chúa Giêsu còn thêm: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Lời chúc phúc dành cho những ai bị bách hại vì đức tin, bị tố cáo, đấu tố, và bêu xấu vì Chúa Kitô. Nó thấy điều mới mẻ. Đức Giêsu hứa ban niềm vui, phấn khởi và phần thưởng lớn lao cho họ. Chúa sẽ ân thưởng xứng đáng cho những ai đã sống như thế.
Như vậy, tám mối phúc là đặc điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã sống nghèo khó, khiêm nhường, hiền hòa, nhân từ, kiến tạo hòa bình, bị bắt bớ. Các mối phúc dẫn đưa chúng ta vào chính đời sống của Thiên Chúa, mở ra con đường đích thực cao cả của Tin Mừng và thực hiện sự vĩ đại của ơn gọi con người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Xp 2,3;3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
Trang Tin Mừng của Chúa Nhật này là một trong những trang Kinh Thánh đẹp nhất của Kitô giáo. Bởi lẽ, đây là bài giảng hay nhất của Chúa Giêsu, được thánh Mátthêu gọi là các mối phúc. Các bậc thầy tu đức xem các mối phúc là luật tối thượng của đời sống Kitô hữu. Mặc dầu đây là những lời mời gọi của Chúa Giêsu, chứ không phải lệnh truyền, nhưng các mối phúc tạo nên chuẩn mực nền tảng của đời sống luân lý, là magna charta về tính xác thực của mỗi Kitô hữu. Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu cách vắn gọn từng mối phúc.
Mối phúc thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). So với Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu chỉ nói cách đơn sơ là “người nghèo khó,” còn Mátthêu thì nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó.” Luca muốn nói đến sự từ bỏ triệt để bằng sự nghèo khó vật chất và thực tế. Đối với Mátthêu, sự khó nghèo được nói ở đây, không bao giờ là một hiện tượng thuần túy vật chất. Sự nghèo nàn về vật chất tự nó không phải là một nhân đức, không mang lại ơn cứu độ. Vì tâm hồn của những kẻ trắng tay có thể chai cứng, bị đầu độc, trở nên xấu xa, hay trong thâm tâm họ đầy sự thèm khát của cải, quên dần Thiên Chúa và bị của cải bên ngoài xâu xé.
Ở đây Mátthêu muốn nhấn mạnh “sự nghèo khó trong tâm hồn.” Nghĩa là những người có thái độ đúng đắn với của cải vật chất, không để mình dính bén trước những cám dỗ của tiền bạc và sở hữu vật chất; nhưng dám từ bỏ lối nghĩ, não trạng, để mở ra và đón nhận những mới mẻ; những người sống khiêm tốn, vị tha, tự do cho sứ vụ, sẵn sàng phục vụ tha nhân; họ hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đó là sự nghèo khó về tinh thần, họ sẽ được chúc phúc. Theo thánh Mátthêu và Luca, những người này cùng nhận được lời hứa: “Vì Nước Trời là của họ.” Đó là phần thưởng dành cho họ. Họ sẽ được thuộc về Chúa, được ở trong Nước Chúa.
Mối phúc thứ hai: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4). Chúng ta đừng hiểu phúc này cho những hạng người ẻo lả, kiểu “bún thiu,” nhưng cho những người nhẫn nại, kiên nhẫn, người biết chịu đựng, đau khổ nhiều, nhưng không bao giờ nổi loạn, chống đối và bạo hành, những người biết chờ đợi mà không nóng giận; cho những người không lấy ác báo ác, nhưng lấy ân báo oán, cho người sống chan hòa, nhân ái với mọi người. Người bạo hành gặp khó khăn buông xuôi, người hiền lành thì kiên gan vững chí. Họ là người bám lấy Chúa, tin tưởng vào Chúa, phó thác cho Chúa. Nếu thế giới này có những con người sống hiền lành như thế, thế giới sẽ trở nên hòa bình. Họ sẽ được chúc phúc vì cuối cùng họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Mối phúc thứ ba: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5). Sầu khổ có tốt không? Sao lại được chúc phúc? Có hai loại sầu khổ: sầu khổ khi mất hy vọng, không còn tin tưởng vào tình yêu và từ trong thâm tâm phá vỡ chân lý, gây đổ vỡ con người, nhưng cũng có sầu khổ phát xuất từ sự lay động của chân lý, giúp con người sám hối, chống lại điều xấu. Giuđa nằm trong sự sầu khổ thứ nhất, còn Phêrô ở trong sầu khổ thứ hai. Như thế, sự sầu khổ mà Chúa nói là sự không thỏa hiệp với điều xấu, là cách thức chống lại điều xấu mọi người đang làm. Đối với thế gian, người ta tìm cách bách hại những người này và làm cho họ sầu khổ vì sống công chính. Nhưng họ sẽ được Thiên Chúa an ủi và hứa ban Nước Trời, đó là sự an ủi và phần thưởng đích thực.
Mối phúc thứ tư: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng” (Mt 5,6). Sự công chính theo Cựu Ước là cách diễn tả sự trung thành với lề luật, trung thành với Lời Chúa, như các ngôn sứ khuyến khích. Đó là việc tuân giữ con đường đúng đắn do Thiên Chúa vạch cho, mà trọng tâm là thập giới. Tân Ước quan niệm người công chính là người sống theo đức tin. Người tin là người công chính, người “bước theo đường lối của Chúa” (x. Tv 1). Ở đây nhấn mạnh đến những người tìm kiếm những gì cao hơn, tìm kiếm sự công chính đích thực, sự thiện hảo chân thực. Đó là những người luôn dám lên đường để tìm kiếm chân lý, tình yêu và Thiên Chúa, những người có sự rung động nội tâm, có khả năng lắng nghe và nắm bắt những dấu chỉ mà Thiên Chúa gửi đến dù rất nhỏ. Edith Stein đã có lần nói: “Nếu ai luôn khắc khoải đi tìm chân lý, thì họ đang ở trên con đường dẫn đến Đức Kitô.” Những người đói khát sự công chính sẽ được chúc phúc vì sự đói khát này sẽ dẫn họ đến với Thiên Chúa, đến với Đức Kitô và vì thế trần gian sẽ mở rộng để đón Nước Thiên Chúa.
Mối phúc thứ năm: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Người biết thương xót là người có trái tim của Thiên Chúa, biết cảm thông và cảm thương với những nỗi đau của đồng loại, nhất là của những người nghèo khổ. Đó là những người biết tha thứ, những người có sáng kiến, vì không có gì cách mạng, mới mẻ cho bằng một người, đang lúc xung đột, bổng nhiên tha thứ. Đó là người dám làm cái gì mới mẻ và sáng tạo như Cha chúng ta trên trời. Là những người đối xử tử tế với những người vô liêm sĩ với mình, giúp đỡ những kẻ quay lưng lại với chúng ta: đó mới là những cử chỉ tự do và sáng tạo. Họ sẽ được chúc phúc.
Mối phúc thứ sáu: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Mối phúc này nói về những người có tâm hồn đơn sơ, thanh sạch và không ô uế, vì một con tim biết yêu không chấp nhận những gì có thể làm hại, làm suy yếu hoặc gây nguy hiểm cho tình yêu ấy. Trái tim là trung tâm điểm của toàn bộ đời sống con người, nơi đó phát xuất mọi điều thiện hay ác. Bởi thế, Kinh Thánh sử dụng trái tim để mô tả những ý định thật sự của chúng ta, những điều chúng ta thật sự tìm kiếm và mong muốn, vượt xa tất cả những vẻ bề ngoài. Sách Châm Ngôn khuyên: “Hãy gìn giữ tim con cho thật kỹ” (Cn 4,23). Không có gì bị sự giả dối vấy bẩn mà có được giá trị thật sự trong mắt Chúa. Mối phúc này cũng muốn nói đến tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Một con tim biết yêu mến là một tâm hồn trong sạch. Chúa Giêsu hứa rằng những ai có lòng trong sạch “sẽ thấy Thiên Chúa.” Giữ cho lòng mình khỏi vướng tất cả những gì làm cho tình yêu hoen ố: đó là sự thánh thiện.
Trong mối phúc thứ bảy, Chúa Giêsu nói: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Đây là mối phúc dành cho những ai không thể yên tâm sống trong tình trạng tranh giành, xung đột không lối thoát… Phúc cho những ai không thể chịu được câu: “Đành chịu vậy,” “biết làm sao bây giờ.” Cần phân biệt hòa bình khác hẳn với an phận. Không gì vất vả bằng việc thiết lập hòa bình thật sự giữa hai người. Không gì xáo trộn bằng việc để cho có sự bình an của Chúa. Cần phải có sự trong suốt hoàn toàn. Chúa chỉ ban bình an của Người cho những ai dám tự hiến mình cho Người vô điều kiện. Lời chúc phúc này mời gọi chúng ta phải sống và làm những gì Chúa Con làm, để có thể trở thành những người con của Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người được giao hòa với Thiên Chúa và với bản thân mới có thể thiết lập được hòa bình chung quanh mình và tỏa ra ngoài xã hội.
Mối phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,10). Đây là lời cảnh báo của Chúa về tình trạng Hội Thánh mà họ đang sống. Hội Thánh trở thành đối tượng bị bách hại, bị bách hại vì “lẽ công chính.” Những người bị bách hại vì sống công chính là những người sống từ sự công chính của Thiên Chúa. Chính Đức Kitô bị đóng đinh là người công chính bị bách hại. Người trở thành mẫu mực cho sự công chính và ơn cứu độ. Vì thế, lời chúc phúc là lời mời gọi bước theo Đấng bị đóng đinh, lời mời gọi cho từng người cũng như cho cả Hội Thánh.
Chúa Giêsu còn thêm: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,11-12). Lời chúc phúc dành cho những ai bị bách hại vì đức tin, bị tố cáo, đấu tố, và bêu xấu vì Chúa Kitô. Nó thấy điều mới mẻ. Đức Giêsu hứa ban niềm vui, phấn khởi và phần thưởng lớn lao cho họ. Chúa sẽ ân thưởng xứng đáng cho những ai đã sống như thế.
Như vậy, tám mối phúc là đặc điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã sống nghèo khó, khiêm nhường, hiền hòa, nhân từ, kiến tạo hòa bình, bị bắt bớ. Các mối phúc dẫn đưa chúng ta vào chính đời sống của Thiên Chúa, mở ra con đường đích thực cao cả của Tin Mừng và thực hiện sự vĩ đại của ơn gọi con người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Trở thành ánh sáng chiếu soi muôn dân
Lm Đan Vinh
19:19 30/01/2020
CHÚA NHẬT 4 TN: LỄ DÂNG CHÚA GIÊ-SU TRONG ĐỀN THÁNH (LỄ NẾN)
Ml 3,1-4; Dt 2,14-18; Lc 2,22-40
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 2,22-40
22 Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Mô-sê, cha mẹ Chúa Giê-su liền đem Người lên Giê-ru-sa-lem để hiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. 24 Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.
25 Và đây ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Ít-ra-en. Thánh Thần cũng ở trong ông. 26 Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. 27 Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giê-su đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. 28 Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
29 “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: 30 vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà 31 Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, 32 là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Ít-ra-en dân Chúa”.
33 Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. 34 Si-mê-on chúc lành cho hai ông bà và nói với Ma-ri-a mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Ít-ra-en phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. 35 Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!” 36 Lúc ấy, cũng có bà tiên tri An-na, con ông Pha-nu-en, thuộc chi họ A-sê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. 38 Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giê-su cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en.
39 Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Ga-li-lê-a, về thành mình là Na-da-rét. 40 Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca, cụ già Si-me-on là người đầu tiên được xem thấy Chúa khi cha mẹ mang Người đến để gặp gỡ dân Người. Si-mê-on sẵn sàng nhắm mắt ra đi, vì ông đã được nhìn thấy ơn cứu độ bằng xương thịt như lời các ngôn sứ loan báo.
3. CHÚ THÍCH:
- C 22-24: +thanh tẩy theo luật Mô-sê: Bốn mươi ngày sau khi sinh con trai đầu lòng, Đức Ma-ri-a đã làm lễ thanh tẩy theo Luật Mô-sê qui định. + một đôi chim gáy hay bồ câu non: Bà đã dâng vào Đền Thờ một đôi chim gáy hay bồ câu non là lễ vật của người nghèo, thay vì lễ vật là một con chiên như người giàu. Hai ông bà dâng con vào Đền thờ để hài nhi Giê-su được thuộc trọn về Thiên Chúa (x. 1 Sm 1, 22). Ông bà đã không nghĩ đến một sự miễn trừ nào đối với vai trò làm cha mẹ Đấng Cứu Thế của mình. Giữ Luật Mô-sê là cách hai ông bà biểu lộ tình yêu của mình cho Thiên Chúa.
- C 25-28: + có một người tên là Si-mê-on : chúng ta không biết rõ lai lịch của cụ già Si-mê-on, nhưng cụm từ : “là người công chính” cho thấy cụ luôn sống trong niềm tin vào Thiên Chúa. + Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa: Đó là phần thưởng mà Chúa muốn dành cho người công chính. Chúa Thánh Thần luôn sống trong cụ và thúc đẩy cụ làm theo ý Ngài. + Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giê-su đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật”: Chúa Thánh Thần muốn đẩy cụ Si-mê-on vào Đền thờ đúng lúc hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a đem Hài nhi Giê-su vào Đền thờ. Như vậy cuộc gặp gỡ này là do Chúa Thánh Thần sắp đặt và đạo diễn, nhưng với một điều kiện cụ Si-mê-on không cưỡng lại sự thúc đẩy của Thánh Thần.
- C 29-32 : “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán » : Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Lạy Chúa, bây giờ Chúa để cho tôi tớ Chúa đi bình an, theo như lời Chúa. Vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là ánh sáng đã chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa. + là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa” : Hài Nhi bé nhỏ này là Ánh sáng cho muôn dân và là vinh quang cho dân Ít-ra-en của Đức Chúa. Sau một đời chờ đợi, ông Si-mê-on sung sướng thỏa mãn đến nỗi sẵn sàng chết cũng được, bởi vì cụ đã được thấy Đấng Cứu thế và biết rằng thời đại cứu thế đã bắt đầu. Đây là bài ca được Hội Thánh chọn đọc trong giờ kinh tối mỗi ngày. Ước gì chúng ta sống làm sao để đến buổi tối, trước khi lên giường ngủ, tâm hồn chúng ta luôn cảm thấy an bình thanh thản, đến nỗi có thể giã từ cõi thế mà ra đi ngay trong đêm cũng được.
-C 33-35 : + Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người : Ông Giu-se và bà Ma-ri-a kinh ngạc về những điều ông già Si-mê-on nói về Hài Nhi. Vì Hài Nhi Giê-su là một bí mật dưới mắt người trần. Chỉ mình hai ông bà Giu-se bà Ma-ri-a mới được Chúa cho biết qua lời Sứ thần. Thế mà hôm nay trong Đền Thờ lại có người biết rõ về vai trò và sứ mệnh của Hài Nhi như vậy, khiến hai ông bà phải kinh ngạc.
+ Si-mê-on chúc lành cho hai ông bà và nói với Ma-ri-a mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Ít-ra-en phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối : Ông già Si-mê-on đã nói tiên tri: Đức Giê-su là một “dấu hiệu bị chống đối” và sau này sẽ bị loại trừ, một “dấu hiệu mà người đời có thể phủ nhận”. Qua đó cho thấy : Thiên Chúa không muốn áp đặt người ta phải tin mà chỉ biểu lộ dấu hiệu tình yêu. Và Người chấp nhận tình yêu của Người có thể bị người đời chối bỏ. + Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!” : Từ sau khi Xin Vâng, Mẹ đã bắt đầu bước vào con đường đau khổ với Con Mẹ. Mẹ luôn đồng hành với Chúa Giê-su qua từng biến cố mà đỉnh điểm là cuộc Khổ Nạn của Người. Mẹ đã can đảm đứng dưới cây thập giá của Chúa và chịu đau khổ như bị một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn mình. Mẹ luôn để tâm suy niệm các biến cố trong cuộc đời Chúa Giê-su, đúng như lời ông Si-mê-on đã nói và nhằm “Để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ”.
-C 36-38 : + Lúc ấy, cũng có bà tiên tri An-na, con ông Pha-nu-en, thuộc chi họ A-sê, đã cao niên : Trong sự kiện dâng Hài nhi Giê-su trong Đền thờ, ngoài ông già Si-mê-on diễm phúc được gặp Hài Nhi Giê-su, còn có thêm một người nữa, đó là nữ tiên tri An-na. Kinh thánh không cho ta biết nhiều về bà An-na, Lu-ca cũng không xác định bà có được Thiên Chúa sai đi hay giao sứ mệnh nào không, nhưng việc bà ở trong Đền thờ nói về Thiên Chúa cho mọi người mà Lu-ca đã gọi bà là Nữ Tiên Tri. Lu-ca cho biết bà là con ông Pha-nu-en, thuộc chi tộc A-sê. + Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa : Bà An-na là một góa phụ nghĩa đã mất đi người thân yêu nhất của mình, để từ đó rơi vào cảnh cô đơn, không có chỗ cậy dựa, bà chỉ còn chạy đến nương tựa vào Thiên Chúa. Bà được 84 tuổi nghĩa là đã già với hai đặc điểm như sách Khôn Ngoan viết: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9). Cuộc đời của bà đã gắn liền với Đền thờ và năng cầu nguyện kết hiệp với Thiên Chúa. + Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giê-su cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en: Chắc hẳn bà An-na cũng được Chúa Thánh thần thúc đẩy như cụ Si-mê-on để vào Đền thờ đúng vào lúc Hài Nhi Giê-su được cha mẹ bồng ẵm vào Đền thờ. Bà An-na đã thực hiện vai trò truyền giáo của mình một cách thiết thực bằng chính cuộc sống đạo hạnh, nghèo nàn, đơn sơ trong chay tịnh và cầu nguyện để trông chờ Đấng Cứu Thế mau đến.
-C 39-40 : + Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Ga-li-lê-a, về thành mình là Na-da-rét : Ông Giu-se trở về với công việc của người thợ mộc để kiếm tiền nuôi sống gia đình, chứ không xin Thiên Chúa làm phép lạ để có tiền nuôi dưỡng Hài Nhi Giê-su. Đức Ma-ri-a trở về với công việc nội trợ để chăm sóc cho ông Giu-se và Hài Nhi Giê-su suốt thời gian 30 năm ẩn dật. + Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người : Lu-ca cho ta biết nét tổng quát về quãng thời gian Đức Giê-su ở làng Na-da-ret. Như vậy, với sự dưỡng dục của đức Ma-ri-a và thánh Giu-se; qua học tập và lao động, Đức Giê-su đã từ từ lớn lên, trưởng thành một cách quân bình. Để rồi, nhân loại được thừa hưởng một Đức Giê-su Thiên Sai biết sống và chết cho người khác. Các thành viên của Thánh Gia đều có đời sống thánh thiện và âm thầm chu toàn theo thánh ý Thiên Chúa.
4. HỎI ĐÁP :
HỎI: NGUỒN GỐC CỦA LỄ NẾN NHƯ THẾ NÀO?
ĐÁP:
- Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và dân Người. Được Ðức Ma-ri-a và thánh Giu-se đem vào Ðền Thánh, Chúa Giê-su đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Si-mê-on và An-na là đại diện. Chúa Giê-su là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha của Người.
- Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Ma-ri-a: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rô-ma, Đức Giáo Hoàng Sec-gi-ô I (678-701) đã thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giê-su là Ánh Sáng của muôn dân.
Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giê-su. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giê-su, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giê-su trong Đền thờ.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Ít-ra-en dân Chúa”.
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỨC MẠNH CỦA ÁNH SÁNG :
Trong một buổi thuyết trình, vị linh mục được mời nói chuyện, đã bắt đầu bằng cách tắt hết các bóng điện, khiến cho tăm tối phủ kín khắp phòng. Rồi ngài đánh một que diêm và thắp lên một ngọn nến. Ánh sáng của ngọn nến tuy yếu ớt, nhưng cũng đủ để họ nhìn thấy được khuôn mặt của người bên cạnh. Và nếu người nào cũng thắp lên một ngọn nến như thế, thì hẳn căn phòng sẽ rực rỡ, sẽ chan hòa ánh sáng.
Thay vì ngồi phê bình và chỉ trích, thở dài và bi quan, chúng ta hãy góp phần nhỏ bé của chúng ta vào công cuộc đẩy lui ảnh hưởng của đêm tối, của tội ác.
Nếu hoạt động của đêm tối là âm mưu, là thù oán, là tham vọng bất chính, thì hoạt động của ánh sáng phải là nhân hậu, phải là tha thứ, phải là khiêm cung.
Nếu một con én không làm nổi mùa xuân thì ít nữa nó cũng góp phần báo tin mùa xuân đang đến.
Chúng ta cũng vậy, thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi đó mà rủa xả bóng đêm.
2) ÁNH SÁNG CỦA ĐOM ĐÓM:
Báo nguyệt san Missi xuất bản tại Paris nước Pháp, vào đầu tháng một năm 1950, đã kể lại lịch sử con “Đom Đóm” như thế này: đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 749 kể từ ngày lập nước Roma, là đêm Chúa cứu thế Giáng Sinh. Ngôi sao lạ chiếu sáng cả một góc trời. Thế mà hang lừa, nơi Đức Mẹ sinh Chúa cứu thế lại tối đen như mực. Trời đông đã lạnh như buốt, mà gió heo may còn lùa hơi lạnh vào thân. Thánh Giuse phải bịt kín cửa hang lại, nên Đức Mẹ không thấy đường lấy áo mặc cho Chúa Hài Đồng. Nhưng kìa một con sâu nằm dưới rơm rạ, cảm thấy nỗi lúng túng của Đức Mẹ, liền bò ra khe cửa, giơ tay hứng lấy một luồng sáng của ngôi sao lạ. Con sâu cẩn thận, giấu ánh sáng trong lòng bàn tay, rồi bò trở vào. Nó bò lên gấu áo Đức Mẹ, rồi bò lên cao nữa, cho đến khi ngang tầm mắt Đức Mẹ, nó liền mở tay ra, tức khắc một luồng sáng bất ngờ tỏa xuống mặt Hài Nhi. Đức Mẹ sung sướng được nhìn con lần đầu tiên. Bà vội vã lấy áo mặc cho con. Xong xuôi rồi, Đức Mẹ nâng con sâu lên, rồi âu yếm nói: “Cảm ơn sâu đã vô cùng tế nhị, cảm thông nỗi khốn khổ của ta, và đã không ngại hy sinh giúp đỡ ta. Này đây, ánh sáng sâu đang giữ, Ta đã xin con Ta cho sâu được giữ nó mãi mãi. Mỗi khi màn đêm bao trùm vạn vật, sâu hãy bay lên giữa vòm trời, tỏa ánh sáng xanh xanh huyền diệu cho môi tạo vật. Và từ nay, thiên hạ sẽ không gọi ngươi là con sâu nữa, mà gọi ngươi là con Đom Đóm vì ngươi luôn mang theo ánh sáng trong mình ngươi.
3. SUY NIỆM:
1) Thế giới hôm nay có nhiều kẻ theo ma quỷ để thù ghét Chúa và Hội Thánh. Họ hăng say tuyên truyền cho tội ác và tìm mọi cách để thu hút, lôi cuốn đám đông đi theo họ chống lại Hội Thánh Công Giáo. Đặc biệt chống lại các vị chủ chăn là Giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ. Vậy các tín hữu chúng ta nên làm gì để bảo vệ Hội Thánh?
Hãy luôn nhớ chúng ta là con cái ánh sáng. Sự sáng của chúng ta phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy việc lành chúng ta làm mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời.
Đừng chán nản nhụt chí, nhưng hãy làm hết khả năng của mình và cầu xin ơn Chúa giúp.
2) Đức Giê-su chính là ánh sáng thế gian. Hôm nay trước cửa Đền thờ, ông già Si-mê-on đã nói tiên tri về Hài nhi Giê-su như sau: “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Ít-ra-en dân Chúa”.
Rồi trong cuộc sống công khai, chính Đức Giê-su cũng đã từng công bố: “Ta là ánh sáng thế gian, ai theo Ta sẽ không còn ngồi trong đêm tối, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”.
Hay như Tin Mừng Gio-an đã xác quyết: “Nơi Ngài có sự sống. Và sự sống là ánh sáng cho muôn dân. Ánh sáng đã chiếu soi trong u tối”.
3) Nếu Đức Giê-su đã là ánh sáng, thì Mẹ Ma-ri-a cũng chính là chiếc đèn, bởi vì Mẹ mang trong mình ánh sáng và từ đó tỏa lan khắp nơi. Hôm nay nơi đền thờ Giê-ru-sa-lem, Mẹ đã bồng ẵm trong vòng tay của mình Hài nhi Giê-su là ánh sáng muôn dân. Không phải Mẹ chỉ bồng ẵm Chúa trên đôi tay của mình, mà hơn thế nữa, tâm hồn Mẹ hoàn toàn được ánh sáng Chúa chiếu soi và biến đổi. Mẹ chính là tấm gương phản ảnh mọi nhân đức của Chúa Giê-su cho nhân loại chúng ta. Mẹ chính là người môn đệ đầu tiên đã qua đau khổ và thập giá để tiến đến vinh quang. Mẹ hoàn toàn tin tưởng và phó thác để trung thành theo thánh ý của Chúa.
4) Còn chúng ta thì sao?
- Chúng ta cũng phải trở nên ánh sáng như Đức Giê-su, chúng ta cũng phải trở nên cây đèn cháy sáng như Đức Mẹ. Thực vậy, thánh Phao-lô đã khuyên nhủ các tín hữu như sau: “Trước kia anh em là tối tăm, nhưng hiện nay anh em là ánh sáng trong Đức Kitô.”
Đây cũng chính là điều Đức Giê-su muốn mỗi người tín hữu thực hiện khi phán: “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi, không thể giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới gậm giường, nhưng sẽ đặt trên giá, để nó chiếu sáng cho mọi người trong nhà”.
- Là người Kitô hữu, chúng ta phải mang Đức Ki-tô, mang ánh sáng tin yêu của Người trong tâm hồn, rồi từ đó chiếu tỏa ánh sáng ấy cho những người chung quanh.
Là người tín hữu, chúng ta phải trở thành ngọn đèn cháy sáng, để những người đang còn ngồi trong tối tăm lầm lạc, nhờ chúng ta, sẽ tìm thấy nẻo chính đường ngay.
Muốn được như thế, thì tâm hồn và cuộc đời chúng ta phải thanh sạch giống như pha lê, để ánh sáng của Chúa có thể chiếu qua chúng ta đến với tha nhân.
- Thế nhưng có kẻ lại nghĩ rằng: “Ánh sáng của tôi quá yếu, làm sao ánh sáng ấy có thể chọc thủng được màn đêm tối tăm?”
Đừng nói mình không làm gì được. Trái lại, chúng ta hãy ý thức góp phần nhỏ bé của mình trong hoàn cảnh cụ thể mình đang sống và động viên nhiều người cùng làm như mình, thì chúng ta sẽ có thể đẩy lui được ảnh hưởng của các tội ác xấu xa.
Nếu hoạt động của đêm tối của ma quỷ và các thế lực thù địch là thù oán, tham vọng bất chính, là âm mưu… thì hoạt động của ánh sáng nơi chúng ta phải là lòng nhân hậu, khoan dung tha thứ, khiêm hạ phục vụ vô vụ lợi.
Tóm lại: “Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
4. THẢO LUẬN: Trong những ngày này, mỗi người chúng ta sẽ làm gì để gia đình mình được an vui hạnh phúc, khu xóm mình đang sống được sạch đẹp và môi trường làm việc ngày một công bình nhân ái hơn?
5. LỜI CẦU:
Lạy Cha, xin cho con biết tuân giữ Luật Cha noi gương Thánh Gia. Luật cha chính là luật yêu thương. Con nhận ra rằng con chỉ chu toàn được Luật của Cha khi con thật sự thể hiện lòng mến Cha bằng việc yêu thương tha nhân. Vì thế, xin Cha cho con biết yêu thương từ trong cách suy nghĩ, đến nói năng và hành động, để chiếu tỏa ánh sáng tin yêu của Cha trước mặt người đời, hầu cho họ nhìn thấy việc lành chúng con làm mà nhận biết tin thờ Cha và sau này được tham phần vào ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
Lm Đan Vinh
19:22 30/01/2020
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN A
Xp 2,3.3,12-13; 1 Cr 1,26-31; Mt 5,1-12a
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5,1-12a
(1) Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. (4) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”. (5) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an”. (6) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. (7) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. (8) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. (9) “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (10) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”. (11) “Phúc cho anh em, khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại, và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.
2. Ý CHÍNH: TÁM MỐI PHÚC THẬT.
Mát-thêu gom nhiều điều Chúa Giê-su nói trong nhiều hoàn cảnh khác nhau làm thành “Bài Giảng Trên Núi” hay là “Hiến Chương Nước Trời”. Tin Mừng hôm nay là phần đầu của Bài Giảng Trên Núi, trong đó nêu ra 8 điều kiện mà ai muốn gia nhập vào Nước Trời của Chúa Giê-su phải có, được gọi là Tám Mối Phúc. Chẳng hạn: Tinh thần nghèo khó, nhân đức hiền lành, tâm hồn sám hối, luôn khao khát sống công chính, có lòng thương xót, có tâm hồn trong sạch, biết ăn ở hòa thuận, bị bách hại vì đức Tin. Ai sống theo 8 tinh thần này thì thật diễm phúc, vì sẽ được làm thành viên của Nước Trời là Hội Thánh hôm nay và Thiên Đàng mai sau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Đoàn lũ đông đảo: Gồm các tông đồ, các môn đệ và dân chúng đến từ Ga-li-lê-a, miền Thập Tỉnh, miền Giu-đê và thủ đô Giê-ru-sa-lem. Lại có cả dân ngoại từ các thành Ty-rô và Si-đon (x. Lc 6,17; Mt 4,25). Như vậy đoàn lũ đông đảo nói lên tính phổ quát của sứ điệp Chúa Giê-su. + Người đi lên núi: Núi ở đây thực ra chỉ là một ngọn đồi ở gần Ca-phác-na-um. Nhưng Tin Mừng Mát-thêu dùng tiếng núi để gợi lại việc Thiên Chúa ký kết Giao Ước cũ và ban Lề Luật cho Ít-ra-en trên núi Si-nai. + Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Ngồi là tư thế của vị Thầy khi giáo huấn các môn đồ (x. Mt 13,1). + Phúc thay: Đây là kiểu nói thường được sử dụng trong Cựu Ước (x. Tv 1,1-2; Cn 3,3). Ở đây Đức Giê-su dùng lối nói này để khai mạc Nước Trời, trong đó những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ… sẽ được hạnh phúc thật, miễn là họ tiếp nhận sứ điệp của Người. Mát-thêu dùng kiểu nói: Phúc thay ai…, đang khi Lu-ca thì viết: Phúc cho anh em... (6,20-26).+ Tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ: Nghèo khó là thái độ khiêm tốn, vô tư như trẻ em và là điều kiện để được gia nhập vào Nước Trời (x. Mt 18,1-11). Nghèo khó cũng đồng nghĩa với tinh thần siêu thoát, sẵn sàng từ bỏ của cải để đi theo làm môn đệ Chúa và sẽ được Nước Trời làm phần gia nghiệp (x. Mt 6,19-21).
- C 4-5: + Hiền lành: Trong Kinh Thánh, sự hiền lành luôn đi đôi với nghèo khó, khiêm nhường, nhỏ bé, yếu đuối, bị oan ức và bị thiếu thốn. + Đất Hứa làm gia nghiệp: Đất Hứa là một kiểu nói ám chỉ Nước Trời (x. Tv 37,11). + sầu khổ: là than khóc, buồn sầu vì đã phạm tội mất lòng Chúa và phải xa lìa Thiên Chúa. Buồn sầu thường do tội lỗi gây ra (x. 1 Cr 5,2). Đây cũng là tâm tình của người đang mong chờ ơn cứu độ của dân Ít-ra-en như lời Si-mê-on ca tụng Chúa (x. Lc 2,25). + Được Thiên Chúa ủi an: Sự đau buồn này sẽ được Thiên Chúa bù đắp an ủi và còn được xét xử khoan dung trong giờ phán xét sau này.
- C 6-8: + Khát khao nên người công chính: Công chính là cách ăn ở hợp với thánh ý Thiên Chúa (x. Mt 3,15). Khát khao nên người công chính nghĩa là ước mong sống công bình ngay chính, tuân giữ Luật Chúa truyền dạy (1,19; 5,20). + Nước Trời là của họ: Hạnh phúc Nước trời sẽ là phần thưởng dành cho những ai muốn sống cuộc đời hoàn thiện. + Xót thương người: nghĩa là tỏ lòng nhân hậu đối với các tội nhân noi gương Thiên Chúa: “Ta muốn lòng nhân từ chứ đâu cần lễ tế” (Hs 6,6) và như người Sa-ma-ri-a nhân hậu đã sẵn lòng giúp đỡ cho kẻ gặp nạn (x. Lc 10,33-37). + Sẽ được Thiên Chúa xót thương: Thương xót và tha thứ cho kẻ khác thì sẽ được Thiên Chúa xót thương tha tội nợ cho mình (x. Mt 6,14-15). Ông chủ trong dụ ngôn “hai con nợ” đã mắng kẻ không biết thương xót: “Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi vì ngươi đã van xin Ta. Thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18,32-33). + Lòng trong sạch: Trong sạch là ngay thẳng trong lương tâm. Người có lòng trong sạch là người hết lòng phục vụ Chúa và tha nhân, không màng tư lợi, không đạo đức giả. Sự trong sạch ở đây không những hiểu về đức trinh khiết, mà còn về nhiều phương diện khác nữa. + Được nhìn thấy Thiên Chúa: Là được gặp mặt Người ở đời sau (x. Dt 12,14).
- C 9-10: + Xây dựng hòa bình: Sứ mệnh của các môn đệ là phải làm cho mọi dân nước trên thế giới trở thành một gia đình có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau. Người tín hữu cần sẵn sàng làm hòa với kẻ đang có điều chi bất bình với mình, để lễ dâng lên xứng đáng được Chúa chấp nhận (x. Mt 5,23-24). + Được gọi là con Thiên Chúa: Vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai sống yêu thương thì mới được ở trong Thiên Chúa và nên con cái Thiên Chúa. Họ sẽ được Chúa yêu thương và tâm hồn họ sẽ được bình an (x. 2 Cr 13,11). + Bị bách hại: Bị bách hại là một đặc điểm của Chúa Giê-su, Đấng đã trải qua cuộc khổ nạn để vào trong vinh quang phục sinh. Đây là một điều khó hiểu, điên rồ đối với người Do thái và khó chấp nhận ngay cả với các môn đệ (x. Mt 16,22). + Vì sống công chính: Nghĩa là sống phù hợp với giới răn của Chúa Giê-su (x. Mt 10,24-25). Thánh Phê-rô cũng nói: “Nếu anh em chịu khổ vì sống công chính, thì anh em thật có phúc !” (1 Pr 3,14).
- C 11-12a: + Vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa: Lời Chúa giải thích mối phúc thứ tám để động viên các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai đang bị bách hại. + Anh em hãy vui mừng hớn hở: Thánh Phê-rô cũng dạy: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỉ. Nếu bị xỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em” (1 Pr 4,13-14). + Vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao: Chính khi chịu đau khổ bách hại và liên kết với cuộc tử nạn của Chúa, các tín hữu sẽ được nên giống Chúa và sau này còn được vào Thiên Đàng hưởng hạnh phúc với Người.
4. CÂU HỎI:
1) Tám Mối Phúc Thật là bản tóm lược những điều kiện phải có để được vào Nước Trời do Chúa Giê-su thiết lập. Trong Tám Mối Phúc này, mối phúc nào quan trọng nhất và là nền tảng của các mối phúc khác? 2) So sánh ý nghĩa câu: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó” trong Tin Mừng Mát-thêu với câu “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” trong Tin Mừng Lu-ca giống và khác nhau thế nào? 3) Tại sao Chúa Giê-su lại chúc phúc và đề cao người nghèo, đang khi lẽ ra Người phải giúp đỡ người nghèo vượt qua sự nghèo đói bất hạnh ấy để cuộc sống của họ được ấm no hạnh phúc hơn? 4) Ý nghĩa của các mối phúc khác như thế nào: hiền lành, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì danh Thầy?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) AI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ HẠNH PHÚC?
Có một phú ông có rất nhiều tài sản. Một hôm, ông đột nhiên lâm trọng bệnh và gia đình đã mời nhiều bác sĩ tài danh từ khắp nơi trong nước nhưng tất cả bọn họ đều bó tay. Khi ông nhà giàu nằm thoi thóp chờ chết, một vị chân tu từ phương xa đi ngang qua đến thăm và nói với gia đình: "Hãy đi tìm xem có ai thật sự hạnh phúc thì xin cái quần lót của người đó về cho ông cụ mặc thì sẽ khỏi bệnh".
Nghe vậy, mọi người trong gia đình liền chia nhau đi khắp bốn phương để tìm một người hạnh phúc. Tuy nhiên, sau nhiều ngày tìm kiếm khắp nơi, họ vẫn không thể tìm ra người thật sự hạnh phúc. Cuối cùng mọi người đành phải bỏ cuộc trở về nhà. Tuy nhiên, một người con trai của phú ông rất có hiếu, quyết tâm tìm mọi cách để cho cha mình bình phục, nên anh ta đến những nơi xa, tìm cho ra người thật sự hạnh phúc.
Một hôm, anh ta đi ngang qua một cánh đồng cỏ có nhiều chiên đang ăn cỏ và anh nghe thấy có tiếng hát của ai đó. Anh tìm đến nơi phát ra tiếng hát thì thấy một gã mục đồng đang nằm dưới gốc cây đa và miệng đang nghêu ngao hát xướng rất vui vẻ. Anh con trai của phú ông rất mừng khi nhìn thấy người này và tiến lại gần hỏi thăm thì được biết anh luôn cảm thấy hạnh phúc với việc chăn chiên của mình. Con trai của phú ông liền xin anh ta chiếc quần đùi anh đang mặc, nhưng bị anh từ chối. Cuối cùng anh con trai phú ông đã phải dùng sức mạnh cưỡng đoạt. Nhưng anh rất ngạc nhiên khi thấy gã chăn chiên thực sự quá nghèo đến nỗi: Ngoài chiếc quần rách đang mặc, anh ta không có cả một chiếc quần đùi nào khác!!!
2) GƯƠNG KHÓ NGHÈO CỦA THÁNH PHAN-XI-CÔ
Phan-xi-cô thành At-si (Phanxicô Assise) là con một quý tộc giàu có danh giá ở thành Át-si. Một hôm đi nhà thờ dự lễ và tình cờ nghe một vị linh mục giảng về Tám mối Phúc Thật, Phan-xi-cô rất tâm đắc với câu nói của Chúa Giê-su: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Từ hôm ấy, Phan-xi-cô thường suy nghĩ phải sống thế nào để thực thi ý Chúa, và trở thành một người nghèo thực sự? Rồi một ngày nọ, anh quyết định sống siêu thoát từ bỏ và hoàn toàn tin cậy vào Chúa quan phòng. Anh bán tất cả gia sản của cha, rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ bệnh tật. Hành động của Phan-xi-cô đến tai người cha khiến ông nổi cơn lôi đình. Ông đã đến thu lại tất cả những gì còn sót lại của Phan-xi-cô và không nhận Phan-xi-cô làm con nữa. Hôm ấy anh đã cởi bỏ các thứ quần áo giầy dép quí giá đang mang trên người và ra đi với hai bàn tay không. Anh viết trong nhật ký: “Bây giờ tuy không còn có cha ở trần gian, nhưng tôi vẫn luôn có người Cha Trên Trời hằng thương yêu tôi”. Từ hôm đó anh được hoàn toàn tự do đi theo lý tưởng đã lựa chọn, là từ bỏ mọi sự, trở nên nghèo khó vì Nước Trời”. Ban ngày anh mặc quần áo vải thô, chân không giày dép đi qua các con đường phố xá và làng mạc để khất thực. Tối đến, anh lại thức khuya để đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và dùng dây da tự đánh vào người để hãm mình phạt xác. Anh đã được Chúa Giê-su cho in năm dấu thánh trên hai bàn tay bàn chân và cạnh sườn để nên giống Chúa chịu đóng đinh. Anh đã thực hành theo Lời Chúa dạy: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Lối tu luyện khổ hạnh của anh đã được Giáo Hội công nhận và dòng “Anh em hèn mọn” do anh sáng lập đã được nhiều người xin gia nhập, trở thành một dòng tu lớn trong Giáo Hội. Sau khi qua đời, anh đã được Giáo Hội phong hiển thánh. Đó là thánh Phan-xi-cô Át-si, hoặc Phan-xi-cô khó khăn hay Phan-xi-cô Năm Dấu.
3. SUY NIỆM:
1) GIÀU CÓ CÓ MANG LẠI HẠNH PHÚC KHÔNG?
Gần đây một cuộc khảo sát ở Hong Kong do một viện Đại Học thực hiện đối với 2 000 người giúp việc Philippines và khoảng 300 người chủ của các osin này, và đã kết luận như sau:
a) 99% người được hỏi thì hơn 92% người giúp việc Philippines cảm thấy “hạnh phúc” hơn là các ông bà chủ mà họ đang phục vụ làm công cho. Tuy nhiên, khi điều tra viên hỏi nếu được hoán đổi vị trí để người giúp việc trở thành ông bà chủ và ngược lại, thì 100% các chị giúp việc đều đồng ý đổi ngôi ngay. Dù họ ý thức rất rõ là các ông bà chủ của họ cũng không hạnh phúc, khi hàng ngày phải đối phó với bao nhiêu vấn đề khó khăn do áp lực công việc, nhu cầu tiền bạc, thời gian dành riêng cho mình. Nhất là lúc nào cũng phải cảnh giác đấu tranh để sinh tồn….
b) Ngược lại, khi hỏi các ông bà chủ giàu có bị bất hạnh trong cuộc sống có sẵn sàng hoán đổi vị trí với các người osin không, thì 100% những người này cũng nói không, dù họ vừa công nhận người giúp việc được “hạnh phúc” hơn họ nhiều.
c) Tuy nhiên, thứ hạnh phúc do đồng tiền mang lại cũng chỉ có giới hạn mà thôi, như có người đã nói: "Tiền bạc có thể mua được chiếc giường, nhưng không mua được giấc ngủ; có thể mua sách vở nhưng không mua được trí tuệ; có thế mua thức ăn nhưng không mua được sự ngon miệng; có thể mua được nữ trang nhưng không mua được sắc đẹp; có thể mua căn nhà nhưng không mua được mái ấm gia đình; có thể mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe; có thể mua sự lộng lẫy sang trọng nhưng không mua được hạnh phúc và bình an; có thể mua cây thập giá nhưng không mua được Ðấng Cứu Chuộc; có thể mua của lễ nhưng không mua được thiên đàng." Vậy làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự đời này và đời sau?
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ ĐẠT HẠNH PHÚC: TÁM MỐI PHÚC THẬT:
Đây là các điều kiện mà ai muốn được hạnh phúc thực sự đời này và đời sau phải có:
+ Phúc thay người có tâm hồn nghèo khó: Đó là những người nghèo của cải vật chất, nghèo địa vị chức quyền, ý thức thân phận tội lỗi bất lực của mình… Nhờ đó họ sẽ khiêm tốn xin Chúa ban ơn trợ giúp, sẽ phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng, sẽ cư xử khiêm hạ và trở thành người phục vụ rửa chân cho tha nhân noi gương Đức Giê-su.
+ Phúc thay ai hiền lành: Người hiền lành là người có lòng nhân từ đối với tha nhân, không lấy oán báo oán, biết nhẫn nhịn chịu đựng và sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của kẻ khác.
+ Phúc thay ai sầu khổ: Khi bị đau khổ, người này biết nhìn lên Chúa Giê-su chịu treo trên thập giá để thấy được giá trị thanh luyện của đau khổ, sẵn sàng chịu đựng mọi đau khổ về tinh thần và thể xác để đền tội mình và đền tội tha nhân.
+ Phúc thay ai khao khát nên người công chính: là con người hướng thượng, muốn nên hoàn thiện giống như Chúa Cha trên Trời như Đức Giê-su dạy: “Hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.
+ Phúc thay ai xót thương người: Đây là người biết mở rộng lòng để chia sẻ, cảm thông nỗi đau của người khác: “Vui với người vui, khóc với người khóc”. Sẵn sàng quảng đại cho đi những gì mình có cho người khác cùng hưởng. Họ sẽ được Chúa đền đáp như lời Chúa Giê-su: “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì sẽ được Thiên Chúa đong trả lại bằng chính cái đấu ấy”.
+ Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch: Người có tâm hồn trong sạch là người ngay thẳng, thật thà, không giả dối, nhưng luôn làm mọi việc cách trong sáng. Chính nhờ giữ đức trong sạch nơi thân xác và sự trong sáng nơi tâm hồn, mà người ấy sẽ được nhìn xem Thiên Chúa trong Nước Trời đời sau.
+ Phúc thay ai xây dựng hòa bình: Xây dựng hòa bình là người đi đến đâu cũng gieo sự an vui hòa thuận đến đó. Nhờ họ mà gia đình, xã hội và thế giới luôn được an bình. Họ giải tỏa những điều hiểu lầm, tháo gỡ những bất hòa tranh chấp, luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương và chan chứa tình người. Nhờ đó, họ xứng đáng mang danh là con Thiên Chúa.
+ Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính: Khi chấp nhận sự sỉ nhục và đau khổ vì đức tin, chúng ta sẽ được nên giống Chúa Giê-su. Vì những ai cùng chịu khổ nạn với Chúa Giê-su, thì sẽ được tham phần vào sự phục sinh vinh quang với Người.
3) PHẢI SỐNG TÁM MỐI PHÚC THẬT THẾ NÀO? :
- Tất cả Tám Mối Phúc đều có hai vế song đối nhau: Vế thứ nhất là nhân, đối với vế thứ hai là quả; Vế thứ nhất là gieo, đối với vế thứ hai là gặt; Vế thứ nhất là “mình vì mọi người”, đối với vế thứ hai là “người khác vì mình”; Vế thứ nhất là đau khổ, đối với vế thứ hai là hạnh phúc.
- Các câu trong vế thứ nhất phải hiểu ngầm là vì Chúa và vì tha nhân như: sống nghèo vì tha nhân, cư xử hiền lành và chịu bách hại “vì lẽ công chính” hay vì người khác... Nếu không nhằm vì Nước Thiên Chúa và vì hạnh phúc của tha nhân, thì các sự nghèo khó, hiền lành, đau khổ, chịu bách hại gặp phải… sẽ chỉ là nỗi bất hạnh chúng ta đáng phải chịu, chứ không phải là nguyên nhân mang lại hạnh phúc cho chúng ta.
Sống nghèo để tiết kiệm mua nhà thì chỉ là hành động bình thường của con người. Sống nghèo do thói xấu hà tiện do mê tiền nên không dám chi xài ngay cả trong những việc chính đáng thì không phải nhân đức khó nghèo. Còn tâm hồn nghèo khó trong Tám Mối Phúc là tự nguyện sống nghèo để nhường cơm xẻ áo cho người nghèo khổ, là chấp nhận bỏ mình để giúp tha nhân… thì cái nghèo đó mới được Chúa chúc phúc như lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
4) CỤ THỂ CHÚNG TA PHẢI SỐNG KHÓ NGHÈO RA SAO?
- Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta có tâm hồn nghèo khó, nghĩa là chấp nhận bản thân mình bị thiệt thòi, chấp nhận mất thêm thời giờ, sức lực, tiền bạc để giúp đỡ tha nhân được sống đầy đủ hạnh phúc hơn. Một người có tinh thần phục vụ, dám hy sinh cho người khác, chắc chắn sẽ được người khác đáp lại bằng sự kính trọng, yêu mến, tín nhiệm trao giữ các trọng trách xã hội. Bấy giờ tâm hồn họ sẽ được bình an, vui tươi và luôn có Chúa là hạnh phúc của mình.
- Kinh nghiệm cho thấy, những kẻ ích kỷ chỉ nghỉ tới mình mà không biết nghĩ đến người khác chính là những kẻ bất hạnh nhất. Còn những người vị tha, biết nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến mình, thì sẽ được hạnh phúc trong tâm hồn, được đẹp lòng Chúa và vừa lòng người chung quanh.
- Mỗi người chúng ta cần tập thành thói quen sống vị tha: vì Chúa, vì người khác, nghĩa là luôn tìm mọi cách để giúp tha nhân được hạnh phúc. Sống như thế không những chính mình sẽ được hạnh phúc hôm nay mà còn được hưởng hạnh phúc với Chúa trên Nước Trời đời sau.
4. THẢO LUẬN:
1) Khi gặp một sự rủi ro trái ý, một thất bại ê chề, một điều không vui do người khác gây ra, bạn thường phản ứng thế nào?
2) Để có được hạnh phúc thật của Chúa, bạn nên làm gì để biến rủi ro thành may lành, biến đau khổ thành niềm vui trong Chúa
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Người Mã Lai đã có câu châm ngôn so sánh các bậc vĩ nhân với những kẻ tiểu nhân như sau: “Cây lúa nào càng nặng trĩu hạt thì càng rạp sâu xuống sát mặt đất. Ngược lại: cây lúa nào càng nghểnh đầu lên cao thì lại càng có ít hạt”. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống khiêm hạ và nghèo khó. Cho chúng con biết “Nói ít làm nhiều”, luôn từ tốn, khiêm nhu và hòa nhã với mọi người. Nhờ đó, chúng con sẽ nên giống Chúa hơn, sẽ có Nước Trời làm phần gia nghiệp đời này và đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Barron đề nghị các Giám Mục cấp ủy nhiệm thư để chống lại những giảng dạy sai lầm về đạo lý trên Internet
Đặng Tự Do
00:21 30/01/2020
Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá Los Angeles, nói rằng các giám mục nên xem xét việc cấp một ủy nhiệm thư chính thức cho những ai muốn giảng dạy về đạo lý Công Giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đức Cha Barron là một người nổi tiếng với công việc đề cao việc giảng dạy đạo lý Công Giáo trực tuyến.
Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, Đức Cha Robert Barron nói rằng ngài tin rằng một giám mục giáo phận có thẩm quyền để áp dụng các tiến trình kiểm tra và công nhận những ai có thể giảng dạy đức tin trực tuyến, tương tự như cơ chế Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát triển trong Tông hiến Ex Corde Ecèreiae cho các trường cao đẳng và đại học, được công bố năm 1990.
“Nói một cách thẳng thừng, có một số lượng lớn thiếu phối hợp những người như vậy trên các phương tiện truyền thông xã hội đang rao giảng những lời nói gây chia rẽ, hận thù, thường xuyên mâu thuẫn với thần học của Giáo hội và, đáng buồn thay, họ lại có tác động mạnh mẽ đến mọi người.”
Theo Đức Cha Barron, các giám mục là “các mục tử của Giáo hội, là những người được giao nhiệm vụ giám sát việc huấn giáo” và các ngài “có thể và nên chỉ ra khi mọi người trên các phương tiện truyền thông xã hội đang làm hại Nhiệm thể Chúa Kitô.”
Để chống lại những thông tin sai lệch từ những người tuyên bố đại diện cho những gì Giáo hội dạy, theo Đức Cha Barron, có lẽ ngài và các giám mục khác nên đưa ra một cái gì đó giống như một ủy nhiệm thư cho những người giảng dạy đức tin Công Giáo trực tuyến, theo đó, một giám mục khẳng định người đó đang giảng dạy trong tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Nhận xét của Đức Cha Barron đã ngay lập tức bị tấn công trên các mạng xã hội với các cáo buộc theo đó đề nghị của ngài chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm kiểm duyệt ý kiến của người Công Giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, thực ra đề xuất của Đức Cha chỉ áp dụng giới hạn trong số những người muốn giảng dạy đạo lý và các nhà thần học Công Giáo trên phương tiện truyền thông xã hội.
Giáo luật 812 quy định rằng “Những người dạy các môn thần học trong bất cứ một học viện cao đẳng nào, đều phải có ủy nhiệm của nhà chức trách có thẩm quyền.”
Ủy nhiệm thư này, tiếng Latin gọi là mandatum, là bắt buộc để dạy thần học Công Giáo tại một trường cao đẳng hoặc đại học, nhưng không phải tất cả các trường đều yêu cầu mọi giáo sư của họ phải có một ủy nhiệm thư.
Các giáo sư đại học giảng dạy toán học, khoa học, văn học, hoặc các môn học khác không liên quan đến thần học, không bắt buộc phải có một mandatum. Theo đề xuất của Đức Cha Barron, một mandatum trực tuyến dường như cũng có thể chỉ áp dụng cho những người tự xưng là thần học gia và những người tuyên bố sẽ trình bày thần học Công Giáo.
Đức Cha Barron được nhiều người biết đến như một gương sáng trong việc sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội một cách thường xuyên và sáng tạo để truyền bá Tin Mừng. Ngài có sự hiện diện tích cực trên YouTube và đã tham gia vào một số mục của “Ask Me Anything” trên Reddit. Ngài cũng duy trì sự hiện diện thường xuyên trên Twitter và Facebook.
Trong một bài thuyết trình vào tháng 11 năm 2019 trước Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha Barron khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ khác nhận ra tiềm năng của các phương tiện truyền thông xã hội để truyền giáo cho những người mà xã hội ngày nay gọi là “nones”, tức là những người trẻ không có niềm tin tôn giáo.
Đức Cha Barron nói trong bài thuyết trình của ngài trước Hội Đồng Giám Mục rằng các linh mục, giám mục và giáo xứ phải biết cách sử dụng sáng tạo các phương tiện truyền thông mới, cụ thể là, các mạng xã hội như Reddit, Twitter, YouTube và Facebook, là những nơi đang thu hút giới trẻ.
Đức Cha Barron gọi các phương tiện truyền thông xã hội là công cụ thích hợp, để tiếp cận những người trẻ không có niềm tin tôn giáo, và nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Giáo hội phải tỏ tường hơn trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, nơi ngày càng có nhiều người tìm kiếm các câu trả lời trong cuộc sống của họ.
Source:Catholic News AgencyBishop Barron floats 'online mandatum' for Catholic teachers
Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, Đức Cha Robert Barron nói rằng ngài tin rằng một giám mục giáo phận có thẩm quyền để áp dụng các tiến trình kiểm tra và công nhận những ai có thể giảng dạy đức tin trực tuyến, tương tự như cơ chế Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phát triển trong Tông hiến Ex Corde Ecèreiae cho các trường cao đẳng và đại học, được công bố năm 1990.
“Nói một cách thẳng thừng, có một số lượng lớn thiếu phối hợp những người như vậy trên các phương tiện truyền thông xã hội đang rao giảng những lời nói gây chia rẽ, hận thù, thường xuyên mâu thuẫn với thần học của Giáo hội và, đáng buồn thay, họ lại có tác động mạnh mẽ đến mọi người.”
Theo Đức Cha Barron, các giám mục là “các mục tử của Giáo hội, là những người được giao nhiệm vụ giám sát việc huấn giáo” và các ngài “có thể và nên chỉ ra khi mọi người trên các phương tiện truyền thông xã hội đang làm hại Nhiệm thể Chúa Kitô.”
Để chống lại những thông tin sai lệch từ những người tuyên bố đại diện cho những gì Giáo hội dạy, theo Đức Cha Barron, có lẽ ngài và các giám mục khác nên đưa ra một cái gì đó giống như một ủy nhiệm thư cho những người giảng dạy đức tin Công Giáo trực tuyến, theo đó, một giám mục khẳng định người đó đang giảng dạy trong tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Nhận xét của Đức Cha Barron đã ngay lập tức bị tấn công trên các mạng xã hội với các cáo buộc theo đó đề nghị của ngài chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm kiểm duyệt ý kiến của người Công Giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, thực ra đề xuất của Đức Cha chỉ áp dụng giới hạn trong số những người muốn giảng dạy đạo lý và các nhà thần học Công Giáo trên phương tiện truyền thông xã hội.
Giáo luật 812 quy định rằng “Những người dạy các môn thần học trong bất cứ một học viện cao đẳng nào, đều phải có ủy nhiệm của nhà chức trách có thẩm quyền.”
Ủy nhiệm thư này, tiếng Latin gọi là mandatum, là bắt buộc để dạy thần học Công Giáo tại một trường cao đẳng hoặc đại học, nhưng không phải tất cả các trường đều yêu cầu mọi giáo sư của họ phải có một ủy nhiệm thư.
Các giáo sư đại học giảng dạy toán học, khoa học, văn học, hoặc các môn học khác không liên quan đến thần học, không bắt buộc phải có một mandatum. Theo đề xuất của Đức Cha Barron, một mandatum trực tuyến dường như cũng có thể chỉ áp dụng cho những người tự xưng là thần học gia và những người tuyên bố sẽ trình bày thần học Công Giáo.
Đức Cha Barron được nhiều người biết đến như một gương sáng trong việc sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội một cách thường xuyên và sáng tạo để truyền bá Tin Mừng. Ngài có sự hiện diện tích cực trên YouTube và đã tham gia vào một số mục của “Ask Me Anything” trên Reddit. Ngài cũng duy trì sự hiện diện thường xuyên trên Twitter và Facebook.
Trong một bài thuyết trình vào tháng 11 năm 2019 trước Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha Barron khuyến khích các giám mục Hoa Kỳ khác nhận ra tiềm năng của các phương tiện truyền thông xã hội để truyền giáo cho những người mà xã hội ngày nay gọi là “nones”, tức là những người trẻ không có niềm tin tôn giáo.
Đức Cha Barron nói trong bài thuyết trình của ngài trước Hội Đồng Giám Mục rằng các linh mục, giám mục và giáo xứ phải biết cách sử dụng sáng tạo các phương tiện truyền thông mới, cụ thể là, các mạng xã hội như Reddit, Twitter, YouTube và Facebook, là những nơi đang thu hút giới trẻ.
Đức Cha Barron gọi các phương tiện truyền thông xã hội là công cụ thích hợp, để tiếp cận những người trẻ không có niềm tin tôn giáo, và nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Giáo hội phải tỏ tường hơn trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, nơi ngày càng có nhiều người tìm kiếm các câu trả lời trong cuộc sống của họ.
Source:Catholic News Agency
Tin vui giữa giờ tuyệt vọng: Đức Hồng Y Philipe Barbarin vừa nhận được phán quyết vô tội
Đặng Tự Do
11:59 30/01/2020
Đức Hồng Y Philipe Barbarin đã được tòa kháng cáo của Pháp tuyên bố vô tội đối với cáo buộc cho rằng ngài đã không báo cáo tội lỗi lạm dụng tình dục của một linh mục giáo phận. Phán quyết vô tội này đã được tòa phúc thẩm ở Lyon đưa ra hôm thứ Năm 30 tháng Giêng.
Ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Bernard Preynat trước đây là một linh mục nhưng đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ từ ngày 4 tháng 7, 2019. Hôm 13 tháng Giêng vừa qua, Bernard Preynat đã phải ra tòa tại Lyon. Trước tòa, Bernard Preynat đã đưa ra những lời khai rất bất lợi cho Giáo Hội nói chung và đặc biệt cho các vị Hồng Y Tổng Giám Mục Lyon.
Preynat khai trước tòa như sau: “Năm 14, 15 tuổi, tôi bắt đầu thích những cậu bé nhỏ tuổi và vị giám thị trong chủng viện đã kêu tôi lên mắng tôi là bất thường và bệnh hoạn. Tôi đã giải thích rõ điều này với Đức Giám Mục”.
Preynat cho biết chủng viện buộc y theo học một khóa tâm lý trị liệu trong hai năm 1967 và 1968 như một điều kiện để có thể được đào tạo tiếp thành một linh mục. Preynat nhận xét rằng khóa tâm lý trị liệu này chẳng có tác dụng gì cả, nhưng vào năm 1972, y vẫn được phong chức và thậm chí còn được giao trách nhiệm tuyên uý cho hướng đạo, khiến cho y có cơ hội tiếp cận với trẻ em.
Preynat nói trước tòa rằng năm 1978, y bị các phụ huynh tố cáo nhưng Đức Hồng Y Alexandre Renard chỉ khiển trách y và vẫn để y tiếp tục công việc mục vụ.
Đến năm 1982, nhiều đơn tố cáo lại nổi lên, Tổng Giám Mục Lyon lúc đó là Đức Hồng Y Albert Decourtray chỉ trách móc và thuyên chuyển y sang chỗ khác. Trước một đợt các cáo buộc khác vào năm 1991, Đức Hồng Y Albert Decourtray mới treo chén Preynat trong 6 tháng rồi bổ nhiệm về một miền quê. Từ đó cho đến năm 2015 không có vụ thưa kiện nào nữa.
Hai vị Hồng Y này đã lần lượt qua đời vào năm 1983 và 1994. Nếu các vị còn sống, chắc chắn các vị sẽ gặp nhiều rắc rối trước lời khai của Preynat.
Cũng theo lời khai của Preynat, vị Tổng Giám Mục tiếp theo là Đức Hồng Y Louis-Marie Bille chỉ gặp gỡ y tổng cộng 10 phút vào năm 2001 để tìm hiểu xem y có bị ai thưa kiện nữa không.
Đức Hồng Y Bille qua đời vào năm 2002 và được thay thế bởi Đức Hồng Y Barbarin, là người giữ nguyên hiện trạng từ thời Đức Hồng Y Bille vì thực tế là không có ai thưa kiện. Những đơn kiện từ năm 2015 là nhằm đòi bồi thường cho các vụ lạm dụng diễn ra trước khi Đức Hồng Y Barbarin được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Lyon. Ngài đã nhanh chóng khởi xướng một tiến trình điều tra giáo luật kết thúc vào tháng 7, 2019 với quyết định loại bỏ Preynat khỏi hàng giáo sĩ.
Preynat, năm nay 75 tuổi, nói trước tòa rằng y đã lạm dụng tính dục ít nhất 75 trẻ em và đưa ra nhận xét rằng “Nếu như Giáo Hội đã loại tôi sớm hơn, hẳn tôi đã dừng lại sớm hơn.”
Những lời khai và nhận xét của Preynat đã gây nên những luồng dư luận rất bất lợi cho đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Barbarin.
Phán quyết ngày 30 tháng Giêng của tòa phúc thẩm ở Lyon đã gây bất ngờ cho cả những người bênh vực lẫn những người chống đối ngài. Các nguồn tin tường thuật từ phiên tòa cho thấy phán quyết này được đưa ra sau khi chính các công tố viên trong vụ án cũng thấy họ vô lý và tìm cách minh oan cho Đức Hồng Y. Đúng là “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Các luật sư của Đức Hồng Y đã gọi kết quả này là hợp lý, và nhận xét rằng Đức Hồng Y Barbarin đã là đối tượng bị vu cáo và phỉ báng trong suốt quá trình xét xử.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 7 tháng 3 năm ngoái, năm quan chức khác của tổng giáo phận bị xét xử với Đức Hồng Y Barbarin đã được tha bổng, nhưng dưới áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Hồng Y bị kết án 6 tháng tù treo.
Ngày 18 tháng 3, 2019, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.
Ngài nói:
“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.
Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:
“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”
Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”
Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”
Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”
Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.
Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và Preynat là linh mục tuyên úy.
Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.
Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.
Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.
Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”
“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”
Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”
Thiết tưởng cũng nên nói thêm điều này: sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị Preynat lạm dụng tính dục.
Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.
Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.
Source:Catholic News AgencyFrench Cardinal acquitted by appeal court of failing to report abuse
Ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Bernard Preynat trước đây là một linh mục nhưng đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ từ ngày 4 tháng 7, 2019. Hôm 13 tháng Giêng vừa qua, Bernard Preynat đã phải ra tòa tại Lyon. Trước tòa, Bernard Preynat đã đưa ra những lời khai rất bất lợi cho Giáo Hội nói chung và đặc biệt cho các vị Hồng Y Tổng Giám Mục Lyon.
Preynat khai trước tòa như sau: “Năm 14, 15 tuổi, tôi bắt đầu thích những cậu bé nhỏ tuổi và vị giám thị trong chủng viện đã kêu tôi lên mắng tôi là bất thường và bệnh hoạn. Tôi đã giải thích rõ điều này với Đức Giám Mục”.
Preynat cho biết chủng viện buộc y theo học một khóa tâm lý trị liệu trong hai năm 1967 và 1968 như một điều kiện để có thể được đào tạo tiếp thành một linh mục. Preynat nhận xét rằng khóa tâm lý trị liệu này chẳng có tác dụng gì cả, nhưng vào năm 1972, y vẫn được phong chức và thậm chí còn được giao trách nhiệm tuyên uý cho hướng đạo, khiến cho y có cơ hội tiếp cận với trẻ em.
Preynat nói trước tòa rằng năm 1978, y bị các phụ huynh tố cáo nhưng Đức Hồng Y Alexandre Renard chỉ khiển trách y và vẫn để y tiếp tục công việc mục vụ.
Đến năm 1982, nhiều đơn tố cáo lại nổi lên, Tổng Giám Mục Lyon lúc đó là Đức Hồng Y Albert Decourtray chỉ trách móc và thuyên chuyển y sang chỗ khác. Trước một đợt các cáo buộc khác vào năm 1991, Đức Hồng Y Albert Decourtray mới treo chén Preynat trong 6 tháng rồi bổ nhiệm về một miền quê. Từ đó cho đến năm 2015 không có vụ thưa kiện nào nữa.
Hai vị Hồng Y này đã lần lượt qua đời vào năm 1983 và 1994. Nếu các vị còn sống, chắc chắn các vị sẽ gặp nhiều rắc rối trước lời khai của Preynat.
Cũng theo lời khai của Preynat, vị Tổng Giám Mục tiếp theo là Đức Hồng Y Louis-Marie Bille chỉ gặp gỡ y tổng cộng 10 phút vào năm 2001 để tìm hiểu xem y có bị ai thưa kiện nữa không.
Đức Hồng Y Bille qua đời vào năm 2002 và được thay thế bởi Đức Hồng Y Barbarin, là người giữ nguyên hiện trạng từ thời Đức Hồng Y Bille vì thực tế là không có ai thưa kiện. Những đơn kiện từ năm 2015 là nhằm đòi bồi thường cho các vụ lạm dụng diễn ra trước khi Đức Hồng Y Barbarin được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Lyon. Ngài đã nhanh chóng khởi xướng một tiến trình điều tra giáo luật kết thúc vào tháng 7, 2019 với quyết định loại bỏ Preynat khỏi hàng giáo sĩ.
Preynat, năm nay 75 tuổi, nói trước tòa rằng y đã lạm dụng tính dục ít nhất 75 trẻ em và đưa ra nhận xét rằng “Nếu như Giáo Hội đã loại tôi sớm hơn, hẳn tôi đã dừng lại sớm hơn.”
Những lời khai và nhận xét của Preynat đã gây nên những luồng dư luận rất bất lợi cho đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Barbarin.
Phán quyết ngày 30 tháng Giêng của tòa phúc thẩm ở Lyon đã gây bất ngờ cho cả những người bênh vực lẫn những người chống đối ngài. Các nguồn tin tường thuật từ phiên tòa cho thấy phán quyết này được đưa ra sau khi chính các công tố viên trong vụ án cũng thấy họ vô lý và tìm cách minh oan cho Đức Hồng Y. Đúng là “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Các luật sư của Đức Hồng Y đã gọi kết quả này là hợp lý, và nhận xét rằng Đức Hồng Y Barbarin đã là đối tượng bị vu cáo và phỉ báng trong suốt quá trình xét xử.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 7 tháng 3 năm ngoái, năm quan chức khác của tổng giáo phận bị xét xử với Đức Hồng Y Barbarin đã được tha bổng, nhưng dưới áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Hồng Y bị kết án 6 tháng tù treo.
Ngày 18 tháng 3, 2019, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.
Ngài nói:
“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.
Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:
“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”
Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”
Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”
Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”
Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.
Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và Preynat là linh mục tuyên úy.
Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.
Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.
Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.
Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”
“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”
Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”
Thiết tưởng cũng nên nói thêm điều này: sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị Preynat lạm dụng tính dục.
Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.
Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Đức Hồng Y Philippe Barbarin ngày 30 tháng Giêng năm 2020
Đặng Tự Do
15:37 30/01/2020
Với sự thanh thản, tôi ghi nhận phán quyết của Tòa phúc thẩm Lyon, tuyên bố rằng tôi vô tội đối với những gì tôi bị cáo buộc.
Quyết định này khiến cho có thể lật sang một trang mới. Và đối với Giáo Hội tại Lyon, đây là cơ hội để mở ra một chương mới.
Đây là lý do tại sao, một lần nữa, tôi sẽ trao lại chức vụ Tổng Giám mục Lyon cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đương nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn gặp tôi, tôi sẽ đến Rôma.
Tháng Ba năm ngoái, ngài đã từ chối đơn từ chức của tôi, và chấp nhận cho tôi được tạm nghỉ trong suốt thời gian tố tụng. Giờ đây, tôi có thể yên tâm lặp lại thỉnh cầu của mình.
Suy nghĩ của tôi hướng đến các nạn nhân. Với nhiều anh chị em khác, tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ và gia đình họ hàng ngày.
Xin cầu nguyện cho tôi, cho giáo phận Lyon và mỗi cư dân của thành phố này, để “họ có thể được nên một” (Ga 17: 21).
+ Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Source:Diocese de LyonCommuniqué du cardinal Philippe Barbarin – 30 janvier 2020
Quyết định này khiến cho có thể lật sang một trang mới. Và đối với Giáo Hội tại Lyon, đây là cơ hội để mở ra một chương mới.
Đây là lý do tại sao, một lần nữa, tôi sẽ trao lại chức vụ Tổng Giám mục Lyon cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đương nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn gặp tôi, tôi sẽ đến Rôma.
Tháng Ba năm ngoái, ngài đã từ chối đơn từ chức của tôi, và chấp nhận cho tôi được tạm nghỉ trong suốt thời gian tố tụng. Giờ đây, tôi có thể yên tâm lặp lại thỉnh cầu của mình.
Suy nghĩ của tôi hướng đến các nạn nhân. Với nhiều anh chị em khác, tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ và gia đình họ hàng ngày.
Xin cầu nguyện cho tôi, cho giáo phận Lyon và mỗi cư dân của thành phố này, để “họ có thể được nên một” (Ga 17: 21).
+ Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Source:Diocese de Lyon
Chính sách của Đức Phanxicô: Bất chấp Ngày Chung Tận, tiếp theo
Vũ Văn An
16:29 30/01/2020
Thánh Phanxicô trên ngai tòa thánh Phêrô
Trong một phong cách Tin Mừng đầy khiêu khích, Đức Phanxicô đã nói đến việc những kẻ khủng bố sử dụng một kiểu nói sặc mùi lên án và từ bi. Ngài gọi họ là “những người phạm tội đáng thương”. Ngài sử dụng kiểu nói này trong cuộc gặp gỡ với người tị nạn và thanh niên khuyết tật tại Nhà thờ Công Giáo Latinh ở Bethany vào ngày 24 tháng 5 năm 2014. Như một hình mờ (watermark), chúng ta tri nhận nơi người tội lỗi - trong trường hợp này là tên khủng bố - “đứa con hoang đàng” chứ không phải một dạng hóa thân của ma quỷ. Ngoài ra còn có một lời khẳng định thực sự độc đáo: ngăn chặn kẻ xâm lược bất nghĩa là một quyền đích thực của loài người, nhưng cũng có thứ “quyền của kẻ xâm lược”, nghĩa là quyền “được ngăn chặn khỏi làm hại”. Bằng cách này, ta thấy thực tại từ một viễn ảnh kép, bao gồm chứ không loại trừ kẻ thù và thiện ích lớn hơn của họ.
Tình yêu tiêu biểu của Kitô giáo không chỉ là tình yêu dành cho “người lân cận”, mà còn là tình yêu dành cho “kẻ thù” nữa. Khi ta tiến đến chỗ nhìn kẻ gây kinh hoàng bằng một hình thức lòng nhân (pietas) nào đó, điều chiến thắng một cách khó hiểu đối với con người, thậm chí còn “gây tai tiếng” là đàng khác, chính là sức mạnh mật thiết của Tin Mừng Chúa Kitô: tình yêu dành cho kẻ thù. Đây là chiến thắng của lòng thương xót.
Không có điều này, Tin Mừng sẽ có nguy cơ trở thành một bài diễn văn xây dựng nhưng chắc chắn không phải là một bài diễn văn cách mạng. Sự lựa chọn của Đức Phanxicô là sự lựa chọn của Chúa Kitô trước Người điều tra vĩ đại, như Dostoevsky trình bày cho chúng ta trong Anh Em Nhà Karamazov: một nụ hôn trên môi cho người công bố bản án tử hình cho anh ta; một nụ hôn không làm thay đổi suy nghĩ của anh ấy, nhưng làm cho đôi môi anh ấy run rẩy và “đốt cháy trái tim”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra một phản kháng mạnh mẽ đối với lòng say mê coi Đạo Công Giáo như một sự bảo đảm chính trị, “đế quốc cuối cùng”, người thừa kế các vết tích huy hoàng ngày cũ, cột trụ kháng cự lại suy tàn trước cuộc khủng hoảng lãnh đạo hoàn cầu ở thế giới phương Tây. Nói một cách đơn giản, ngài đang loại bỏ Kitô giáo khỏi cơn cám dỗ cứ vẫn muốn làm người thừa kế của Đế quốc La Mã, một thừa kế pha trộn giữa quyền lực (potestas) chính trị và thẩm quyền (auctoritas) tinh thần như chúng ta đã đề cập trên đây. Ngài tước đi sức mạnh tâm linh khỏi áo quần áo trần thế, thứ áo giáp sờn rách và rỉ sét. Chiếc áo dài trắng của ngài - không có huy hiệu - đưa Kitô giáo trở lại với Chúa Kitô. Ngài không còn mặc màu đỏ, màu, theo truyền thống, có tính đế quốc và nói lên sự mô phỏng đế quốc (imitatio imperii) của Giám mục Rôma, trong đó Hiến pháp của Constantinô (Constitutum Constantini) là lời biện minh và chế tài hợp pháp.
Chúng ta đừng tự đánh lừa chính mình: sự đan xen giữa linh mục chế (sacerdotium) và đế chế (imperium) không dễ gì tháo rời được. Chúng ta thậm chí có thể không biết hậu quả của diễn trình này sẽ là gì nữa. Các điều kiện và khả thể của nó phải được minh xác. Điều chắc chắn là Đức Giáo Hoàng sẽ không còn trao vương miện cho bất cứ vị vua nào làm người bảo vệ đức tin (defensor fidei) nữa. Vâng, ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng thế giới, nhưng ngài cũng là một nhà lãnh đạo có quyền lực mềm, có khả năng đề nghị một viễn kiến về thế giới có thể có một tương lai.
Theo nghĩa này, Thánh Phêrô là Thánh Phanxicô. Đối với một số người, đây là một nghịch hợp (oxymoron), một tai tiếng, một trở ngại trong việc hiểu triều giáo hoàng này. Hào quang của Thánh Assisi, một Kitô hữu sống nghèo, trùng khớp với hào quang của vị Đại diện Chúa Kitô và khuôn mạo hoàng đế La Mã bị bỏ rơi mãi mãi. Nhưng điều này cũng tránh được nguy cơ đồng nhất với Don Quixote de la Mancha, người chiến đấu chống lại những cối xay gió thời ta. Và nó trốn tránh các linh hồn đẹp đẽ còn sót lại trong đàn.
Nếu có bất cứ điều gì, thì có lẽ phải nghĩ tới Dante, người ở mục De Monarchia (Về Chế độ Quân chủ), vốn liên kết thẩm quyền tinh thần của Đức Giáo Hoàng trực tiếp với tình phụ tử (Paternitas), tức lòng quan tâm của người cha. Massimo Cacciari bình luận chính về vấn đề này: “một ‘tính tối thượng (primacy) được phát biểu trong khả năng trở nên khiêm nhường, nghèo nàn và truyền giáo của Giáo hội. Điều này có nghĩa phải tỏ ra trần trụi, bất lực và bị đóng đinh đối với thế giới. Tắt một lời: Đức Phanxicô là sự cứu rỗi của Giáo hội. Và chỉ bằng việc nêu cao thập giá của Đức Phanxicô, Giáo hội mới có thể bảo vệ được tình phụ tử của mình đối với quyền lực chính trị” [12].
Chỉ có một Giáo hội, bằng cách công khai tuyên xưng rằng Kinh Thành Thiên Chúa trong hành động không bác bỏ bất cứ thỏa hiệp nào trong việc quản lý quyền lực chính trị mới có thể được lắng nghe và có giá trị trên thế giới. Theo nghĩa này, Paul Elie đúng trong bài báo trên tờ New York Times của ông, “Đức Phanxicô, người chống Người Hùng”. Ông viết: “Thời đại của Người Hùng đang ở gần kề: Tập Cẩn Bình ở Trung Quốc, Vladimir Putin ở Nga, Viktor Orban ở Hungary và Donald Trump ở Hoa Kỳ đều coi thường chính sách kiểm soát và cân bằng (checks and balances), báo chí độc lập và các lực lượng khác có thể chống lại một trưởng hành pháp tự mình quyết định. Trong những trường hợp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuất hiện như một người chống Người Hùng một cách mạnh mẽ. Sự lựa chọn danh hiệu của ngài gợi nhớ tới Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh bảo trợ khiêm nhường của người nghèo [13]. Tông huấn của ngài, Gaudete et Exsultate, được công bố đúng năm năm sau khi ngài được bầu, đã tập trung vào sự thánh thiện và đối với Đức Giáo Hoàng là trái tim hành động “cải cách” Giáo hội của ngài, một cuộc cải cách không thể bị giản lược vào các quyết định có tính tổ chức về Giáo Triều.
Đức Phanxicô muốn trả lại cho Thiên Chúa quyền lực thực sự của ngài, đó là việc tích nhập. “Tích nhập” (integrating) nghĩa là “lồng các dị biệt của các thời đại, quốc gia, phong thái, viễn kiến, vào diễn trình xây dựng”. Đức Giáo Hoàng nói rõ ở Hàn Quốc với các giám mục châu Á rằng bản sắc không chỉ được tạo thành từ các dữ kiện cần được bảo tồn, cũng không phải là quá khứ cần được khư khư bảo tồn [14]. Theo Đức Giáo Hoàng, thời của bản sắc không phải là quá khứ, một điều vốn tạo ra “những cám dỗ về bản sắc”, mà là tương lai. Bản sắc không chỉ tiết lộ việc chúng ta là ai, mà trên hết việc chúng ta hy vọng những gì. Bản sắc không được ban cho từ việc bạn là ai, mà từ việc bạn hy vọng điều gì.
Và điều đó khai triển thành một viễn kiến về Giáo hội đặt căn bản trên hy vọng và tương lai cánh chung, vốn có tính cực kỳ trần thế. Đức Phanxicô đã nhắc nhở các giám mục của Hợp chúng quốc Mỹ Châu: chúng ta phải cẩn trọng đừng sa vào cơn cám dỗ muốn trao đổi “quyền lực của sức mạnh bằng sức mạnh của sự vô quyền mà với nó Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta”. Đừng bao giờ biến “thánh giá thành ngọn cờ cho các cuộc đấu tranh của thế gian”.
Đức Bergoglio có ý định giải phóng các mục tử khỏi cảm giác lấy chiến tranh để bảo vệ một trật tự mà sự sụp đổ của nó sẽ dẫn đến ngày chung tận của Đạo Công Giáo và có lẽ của cả thế giới. Đức Giáo Hoàng không muốn có các giám mục “mất tinh thần”, như thể đang chịu đựng một loại “mặc cảm Masada”, trong đó, Giáo hội cảm thấy bị bao vây bởi một xã hội mà mình phải chiến đấu. Ngay việc bảo vệ điều gọi là “Phương tây Kitô giáo” trong thực tế là một sự đồi trụy về phương diện công cụ của nền đạo đức Kitô giáo. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn đi xa hơn nữa, đến mức biện minh cho các quyền lợi địa chính trị hoặc kinh tế bằng cách khoác cho chúng một giải trình cho rằng chúng bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại.
Tính ưu việt của thẩm quyền tinh thần và sự kết liễu của ‘Kitô giáo’
Sau đó, Đức Phanxicô tỏ lộ niềm xác tín của ngài, niềm xác tín mà ngài đã hình thành một phần bằng cách đọc nhà thần học Dòng Tên Erich Przywara: chúng ta đang ở cuối kỷ nguyên Constantinô và cuộc thí nghiệm của Charlemagne. Kitô giáo, nghĩa là, diễn trình bắt đầu bởi Constantinô, trong đó có một mối liên hệ hữu cơ giữa văn hóa, chính trị, định chế và Giáo hội, đang sắp kết thúc. Przywara - nhiều lần được Đức Giáo Hoàng trích dẫn - đã xác tín rằng châu Âu được sinh ra và lớn lên trong mối liên hệ và đối lập với Sacrum Imperium (Đế quốc Thánh), vốn bắt nguồn từ cố gắng của Charlemagne muốn tổ chức phương Tây thành một quốc gia chuyên chế.
Tuy nhiên, sự kết liễu của Kitô giáo không có nghĩa là sự suy yếu của phương Tây, mà đúng hơn, nó mang trong chính nó một nguồn tài nguyên thần học có tính quyết định bởi vì sứ mệnh của Charlemagne đã chấm dứt. Chính Chúa Kitô tái lập công việc hoán cải. Bức tường đang sụp đổ, một bức tường, cho tới tận nay, gần như đã ngăn chặn Tin Mừng đến được những tầng tâm thức sâu nhất, xâm nhập vào thẳm sâu các linh hồn [15].
Sự kết liễu của chủ nghĩa Constantinô là “khả thể để Giáo hội đi lại các con đường truyền giáo do các Thánh Phanxicô Assisi, Ignaxiô Loyola và Têrêsa Lisieux khởi xướng, nhằm phá vỡ rào cản vốn ngăn cách người nghèo, là những người mà theo họ, Kitô giáo - trong cảnh ngộ thần học chính trị của nhiều hình thức Kitô giáo - luôn xuất hiện như một ý thức hệ chính trị và một bảo đảm để các giai cấp thống trị chiến thắng [16]. Cũng chính tầm nhìn này đã khiến Đức Giáo Hoàng yêu mến các Giáo hội ở “điểm không” (Zero point), nghĩa là các Giáo Hội có tỷ lệ Công Giáo rất thấp so với dân số của các quốc gia nơi họ hiện hữu. Nhưng họ là các hạt giống cho Giáo hội hoàn vũ. Do đó, địa dư của Tòa thánh - bao gồm địa dư của Hồng Y đoàn và địa dư các hành trình tông đồ - vốn là một địa dư mục vụ.
Như thế, có một sự khác biệt rõ ràng giữa sơ đồ chính trị thần học theo tinh thần đế quốc của di sản Constantinô, một sơ đồ muốn thiết lập Vương quốc thần trị ngay ở đây và ngay bây giờ, và sơ đồ thần học chính trị theo tinh thần Phanxicô, một sơ đồ có tính cánh chung, nghĩa là nhìn về tương lai và có ý hướng xoay chiều lịch sử hiện thời hướng về Vương quốc Thiên Chúa, vương quốc công lý và hòa bình. Trong sơ đồ đế quốc, thiên tính rõ ràng là một phóng chiếu lý tưởng của quyền lực cấu thành. Tầm nhìn này phát sinh ra ý thức hệ chinh phục. Tầm nhìn Phanxicô, trái lại, tạo ra diễn trình tích nhập.
Và điều này càng đúng hơn vào thời điểm hiện tại khi - trong một “vô trật tự” thế giới mới, vẫn còn khó giải mã – Đạo Công Giáo có thể sở đắc được một tính liên quan nào đó trong các vấn đề được hoàn cầu lưu tâm, như môi trường, di dân và người tị nạn và tôn trọng nhân quyền. Không hề có vấn đề cô lập Đức Phanxicô bằng một nhãn hiệu quá dễ dãi và hời hợt “Giáo hoàng miền Nam”, Giáo Hoàng của thế giới đang phát triển, đối lập với phương Tây bị thế tục hóa. Nhưng trái lại, đây là vấn đề phải hiểu rằng, chính việc hoàn cầu hóa Giáo hội đang thay đổi các vấn đề xác định ra tác động của Đạo Công Giáo trong phạm vi công cộng.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Pháp La Croix, Đức Giáo Hoàng đã nói về Châu Âu: “Châu Âu, vâng, có nguồn gốc Kitô giáo. Kitô giáo có nhiệm vụ tưới tắm cho nó, nhưng trong tinh thần phục vụ như người rửa chân. Bổn phận của Kitô giáo đối với châu Âu là phục vụ”. Một lần nữa: “Sự đóng góp của Kitô giáo vào một nền văn hóa là sự đóng góp của Chúa Kitô bằng việc rửa chân, nghĩa là phục vụ và hồng ân sự sống” [17].
Và đây là thông điệp mạnh mẽ mà Đức Phanxicô đã gửi cho Giáo hội Ý ở Florence năm 2015 với một bài phát biểu dài để được lưu giữ và chia sẻ, chứ không phải để vào văn khố: “Chúng ta sẽ không thấy gì về sự viên mãn của Người nếu chúng ta không chấp nhận việc Thiên Chúa đã tự đổ mình ra. Và do đó, chúng ta sẽ không hiểu gì về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và lời nói của chúng ta sẽ đẹp đẽ, có văn hóa, tinh tế, nhưng chúng sẽ không phải là lời lẽ của đức tin. Chúng sẽ là những từ ngữ vang vọng sự trống rỗng” [18].
Tính ưu việt của thẩm quyền tinh thần là tính ưu việt của lòng thương xót. Một lần nữa, Đức Phanxicô nói với các giám mục Ý: “Trước các tệ nạn hay vấn đề của Giáo hội, sẽ là điều vô ích khi tìm kiếm các giải pháp trong chủ nghĩa bảo thủ và cực đoan, trong việc khôi phục các tập quán và hình thức lỗi thời vốn thiếu cả khả năng có ý nghĩa về mặt văn hóa. Học thuyết Kitô giáo không phải là một hệ thống khép kín, không có khả năng nêu ra các câu hỏi, nghi ngờ, thắc mắc, nhưng sống động, có khả năng gây bồn chồn bối rối, có khả năng lên men. Nó có một khuôn mặt dẻo dai, một cơ thể chuyển động và phát triển, da thịt mềm mại: học thuyết Kitô giáo có tên là Giêsu Kitô”. Sức mạnh của Chúa Kitô bị đóng đinh - và do đó, quyền lực bị đóng đinh - là sức mạnh duy nhất có thể cứu thế giới.
Đức Bergoglio biết rằng “những người được bầu cử” nhưng trở thành “đảng phái” quả đã bước vào một mạng lưới phức tạp gồm các chiều kích tôn giáo, định chế và chính trị vốn làm họ mất đi cảm thức phục vụ phổ quát và đặt mình đối lập với những người ở đàng xa kia, với những người không thuộc về họ, với những người là “kẻ thù”. Là “đảng phái” luôn tạo ra kẻ thù: người ta phải thoát ra ngoài cơn cám dỗ này [19]. Mà các công thức chính trị cũng không thể phát xuất trực tiếp từ Tin Mừng. Mặt khác, Tin Mừng biện phân và phán xét hành động thế gian và các tiêu chuẩn của nó. Hai thí dụ: giản lược những người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang chạy trốn thành thứ tư hữu bị mất vào lòng biển Địa Trung Hải không thể chấp nhận được như một biện pháp gây áp lực để thay đổi các thỏa ước quốc tế. Cũng thế, tại biên giới Mỹ-Mễ (Tây Cơ), không thể tách trẻ em khỏi cha mẹ chúng, vì đó là một hành động tàn ác vốn được coi là biện pháp ngăn chặn việc nhập cư bất hợp pháp.
Thách đố đối với ngày chung tận sau Trái bom và Bức tường: tình huynh đệ nhân bản
Khi kết thúc các suy tư của chúng ta, chúng ta có thể trở lại câu hỏi mà với nó, chúng ta đã bắt đầu. Có phải Đức Phanxicô công bố và tăng tốc việc kết liễu, bằng cách hứa hẹn một tân thế giới không tưởng, hay ngài đang duy trì với nhau các mảnh vỡ của một thế giới đang sụp đổ? Vào cuối hành trình của chúng ta, điều rõ ràng là tuyến đường của ngài không hoàn toàn tương ứng với cả hai giả thuyết. Vì quả có giả thuyết thứ ba.
Đức Phanxicô trình bày Giáo hội như một dấu chỉ mâu thuẫn trong một thế giới quen với sự thờ ơ. Ngài phản ứng đầu tiên và trước nhất bằng cách xin người ta cầu nguyện cho thế giới, và trước hết cho chính ngài. Và sau đó, ngài phản ứng bằng cách thực hiện một hành động sư phạm đối với con cái Thiên Chúa, những người chưa biết rằng họ là con cái và do đó là anh em với nhau. Ngài biết rằng sứ mệnh của Giáo hội thuộc về lãnh vực giáo dục, và do đó lãnh vực chờ đợi, kiên nhẫn.
Một thí dụ rõ ràng của hành động này là việc cùng ký kết với Ahmed el-Tayeb, Grand Imam của al-Ahzar, một “Văn kiện về tình huynh đệ nhân bản vì hòa bình thế giới và sống chung”, một biến cố diễn ra tại Abu Dhabi ngày 4 tháng 2 năm 2019. Chúng ta tin rằng phạm vi của biến cố đó và của Văn kiện đó vẫn chưa được hiểu rõ. Trong các trang của nó, có một trực giác có thể triệt tiêu các gia tốc chung tận trong các lập trường duy thánh chiến hay “tân thập tự chinh”, và, đồng thời, không giới hạn hành động trị liệu nhằm chỉ để vá víu, băng bó và dùng nạng để trì hoãn sự kết liễu không thể nào tránh khỏi. Những trang này - chúng không những được ký mà còn được viết chung bởi Đức Giáo Hoàng và Đại giáo sĩ - không phải là tù nhân của sự vỡ mộng, cũng không bị mất hút trong cuộc tìm kiếm không tưởng.
Trong bản văn đó, cách đọc thực tại cho thấy “bối cảnh hoàn cầu bị che phủ bởi sự bất trắc, vỡ mộng, sợ tương lai và bị kiểm soát bởi những lợi ích kinh tế thiển cận”. Hai nhà lãnh đạo phát biểu “nhân danh Thiên Chúa”, nhưng họ không trực tiếp đặt để các tiền đề thần học bất đối xứng. Thay vào đó, họ bắt đầu từ kinh nghiệm gặp gỡ và từ sự kiện này là, khởi từ niềm tin vào Thiên Chúa, họ đã chia sẻ nhiều lần “các niềm vui, nỗi buồn và các vấn đề của thế giới đương thời”. Đây là lời mở đầu: “Đức tin dẫn một tín hữu nhìn trong người kia một người anh chị em cần được hỗ trợ và yêu thương. Nhờ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng vũ trụ, mọi tạo vật và toàn bộ loài người (bình đằng trong lòng thương xót của Người), các tín hữu được kêu gọi phát biểu tình huynh đệ nhân bản này bằng cách bảo vệ sáng thế và toàn bộ vũ trụ và hỗ trợ mọi người, nhất là những người nghèo nhất và những người thiếu thốn nhất”.
Văn kiện can đảm đối đầu với thách đố của căn bệnh tôn giáo, một căn bệnh biến sự thánh thiện thành sự phục vụ của hành động chính trị như một chính nghĩa thánh thiêng. Trong các hình thức cực đoan và hiểm độc của nó, căn bệnh này dường như đẩy những người theo nó đến một “sáng thế” mới đầy bạo lực. Bằng cách này, Văn kiện bác bỏ viễn kiến chung tận vốn phát sinh ra khủng bố như một công cụ để nhanh chóng thể hiện thánh ý Thiên Chúa, một việc được hiểu là hủy diệt. Thực thế, đây là cốt lõi thần học của chủ nghĩa khủng bố tôn giáo. Đức Phanxicô và ngài el-Tayeb cùng nhau vạch mặt các động lực đồi trụy của tầm nhìn này và dứt khoát loại bỏ đặc tính tôn giáo ra khỏi nó.
Sự công nhận tình huynh đệ có tính chiều dọc, dựa trên sự siêu việt và niềm tin vào Thiên Chúa. Đối với cả hai vị ký kết, con người một mình không tự cứu mình được, như thứ đạo đức học thế tục, lấy Khai sáng (enlightenment) làm căn bản, có tính cách triệt để và tư sản, vốn khẳng định. Tình huynh đệ không phải là một dữ kiện thuần túy xúc cảm hay tình cảm. Tuy rất quan trọng, nó vẫn không đơn giản là một mệnh lệnh “hãy yêu thương nhau”. Mà đúng hơn, nó là một thông điệp mạnh mẽ có cả giá trị chính trị. Không phải là trùng hợp tình cờ khi điều này trực tiếp dẫn đến việc suy tư về ý nghĩa của “quyền công dân”: chúng ta thẩy đều là anh chị em, và do đó, tất cả đều là công dân có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau, mà dưới bóng của chúng, ai cũng được hưởng công lý. Việc nói tới “quyền công dân” đã đủ để xua đuổi cả bóng ma của một kết liễu tăng tốc và các giải pháp chính trị đã được đưa ra để tránh những điều tồi tệ nhất. Ý tưởng về “thiểu số” tự biến mất, mang theo nó các hạt giống của chủ nghĩa bộ lạc và thù địch, những chủ nghĩa chỉ nhìn nơi khuôn mặt người kia chiếc mặt nạ của kẻ thù.
Do đó, thông điệp mặc lấy tính liên quan hoàn cầu: trong một thời kỳ bị đánh dấu bởi những bức tường, lòng thù hận và nỗi sợ hãi do đó mà có, những từ ngữ này đã đảo ngược luận lý học thế tục về một cuộc xung đột nhất thiết phải có. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu điều này một cách rõ ràng trong Thông điệp của ngài nhân Ngày Hòa bình Thế giới năm 2020: “Sợ hãi thường là nguồn gốc của xung đột”. “Không tin tưởng và sợ hãi làm tăng sự mong manh trong các mối liên hệ và nguy cơ bạo lực”. Người ta phải phá vỡ “luận lý học bệnh hoạn” của sợ hãi. Phương thức của Đức Phanxicô lật nhào các nền thần học chính trị chung tận đang tràn lan trong cả thế giới Hồi giáo lẫn thế giới Kitô giáo. Nhưng chưa hết. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trích dẫn Văn kiện Abu Dhabi bốn lần trong chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản. Ngài đã trình bầy nó với Đức Tăng Thống Phật giáo ở Bangkok, và trích dẫn nó ở Hiroshima, nơi quả bom nguyên tử được thả xuống nhân loại với một năng lượng hủy diệt chung tận của nó. Và đã có nhiều tiếng vang hòa mạnh mẽ đối với Văn kiện từ các thế giới Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Sikh.
* * *
Chúng ta đã mở đầu với Bức tường Bálinh và kết thúc với trái Bom Hiroshima. Hướng phải đi để tránh vực thẳm của ngày chung tận đã được phác họa. Nền tảng mọi sự nằm trong một câu của Văn kiện Abu Dhabi: “Đức tin dẫn dắt tín hữu nhìn thấy nơi người khác một người anh em cần được hỗ trợ và yêu thương”. Tình huynh đệ là thách đố đích thực đối với ngày chung tận.
Ghi chú
[1]. Xem G. Salvini, “Raising the walls among the people” in Civ. Catt. En. April 2018, https://www.laciviltacattolica.com/more-walls-between-people
[2]. Đức Phanxicô, “Our Little Path: Pope Francis meets the Jesuits in Thailand and Japan” https://www.laciviltacattolica.com/our-little-path-pope-francis-with-the-jesuits-in-thailand-and-japan
[3]. Lần đầu tiên Đức Phanxicô dùng kiểu nói “bệnh viện dã chiến” để nói về Giáo Hội là trong cuộc phỏng vấn ngài ban cho tôi lúc bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài: A. Spadaro, “Intervista a Papa Francesco” in Civ. Catt. 2013 III 449-477. Về thế giới quan của Đức Phanxicô, xem A. Spadaro, Il nuovo mondo di Francesco. Come il Vaticano sta cambiando la politica globale, Venice, Marsilio, 2018.
[4]. Xem M. Cacciari, Il potere che frena. Saggio di teologia politica, Milan, Adelphi, 2013.
[5]. Đây là chủ đề của các tác giả như Rod Dreher mà chúng tôi đã thảo luận trong A. Lind, “The ‘Benedict Option’: What is the role for Christians in society today?” in Civ. Catt. En. 2018, https://www.laciviltacattolica.com/the-benedict-option
[6]. “Pope Francis meets La Civiltà Cattolica on the occasion of the publication of issue 4000” https://www.laciviltacattolica.it/articolo/discourse-of-the-holy-father-francis-to-the-community-of-la-civilta-cattolica/
[7]. Xem Đức Phanxicô, “‘Our little path’…”, op. cit.
[8]. P. Ferrara, Il mondo di Francesco. Bergoglio e la politica internazionale, Cinisello Balsamo (Mi), San Paolo, 2016, 21.
[9]. Xem Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Hòa Bình, Cairo, April 28, 2017.
[10]. “Pope Francis meets La Civiltà Cattolica on the occasion of the publication of issue 4000” op. cit.
[11]. Ibid.
[12]. Xem M. Cacciari, Il potere che frena… op. cit.
[13]. P. Elie, “Francis, the Anti-Strongman” trong The New York Times, March 24, 2018.
[14]. Xem Đức Phanxicô, Diễn văn với Các Giám Mục Á Châu, August 17, 2014.
[15]. Xem ibid., 55; G. Zamagni, “Tra Costantino e Hitler. L’Europa di Friedrich Heer” in Id., Fine dell’era costantiniana. Retrospettiva genealogica di un concetto critico, Bologna, il Mulino, 2012, 55-57.
[16]. F. Mandreoli – J. L. Narvaja, “Introduzione” in E. Przywara, L’idea d’Europa. La «crisi» di ogni politica «cristiana», Trapani, Il Pozzo di Giacobbe, 2013, 55.
[17]. G. Goubert – S. Maillard, “Entretien exclusif avec le pape François” in La Croix, May 17, 2016.
[18]. Đức Phanxicô, Diễn từ tại Buổi Gặp gỡ Các Đại diện của Hội nghị Toàn quốc lần Thứ 5 của Giáo Hội Ý, Florence, November 10, 2015.
[19]. Xem E. Przywara, L’Idea d’Europa…, op. cit., 3.
Trong một phong cách Tin Mừng đầy khiêu khích, Đức Phanxicô đã nói đến việc những kẻ khủng bố sử dụng một kiểu nói sặc mùi lên án và từ bi. Ngài gọi họ là “những người phạm tội đáng thương”. Ngài sử dụng kiểu nói này trong cuộc gặp gỡ với người tị nạn và thanh niên khuyết tật tại Nhà thờ Công Giáo Latinh ở Bethany vào ngày 24 tháng 5 năm 2014. Như một hình mờ (watermark), chúng ta tri nhận nơi người tội lỗi - trong trường hợp này là tên khủng bố - “đứa con hoang đàng” chứ không phải một dạng hóa thân của ma quỷ. Ngoài ra còn có một lời khẳng định thực sự độc đáo: ngăn chặn kẻ xâm lược bất nghĩa là một quyền đích thực của loài người, nhưng cũng có thứ “quyền của kẻ xâm lược”, nghĩa là quyền “được ngăn chặn khỏi làm hại”. Bằng cách này, ta thấy thực tại từ một viễn ảnh kép, bao gồm chứ không loại trừ kẻ thù và thiện ích lớn hơn của họ.
Tình yêu tiêu biểu của Kitô giáo không chỉ là tình yêu dành cho “người lân cận”, mà còn là tình yêu dành cho “kẻ thù” nữa. Khi ta tiến đến chỗ nhìn kẻ gây kinh hoàng bằng một hình thức lòng nhân (pietas) nào đó, điều chiến thắng một cách khó hiểu đối với con người, thậm chí còn “gây tai tiếng” là đàng khác, chính là sức mạnh mật thiết của Tin Mừng Chúa Kitô: tình yêu dành cho kẻ thù. Đây là chiến thắng của lòng thương xót.
Không có điều này, Tin Mừng sẽ có nguy cơ trở thành một bài diễn văn xây dựng nhưng chắc chắn không phải là một bài diễn văn cách mạng. Sự lựa chọn của Đức Phanxicô là sự lựa chọn của Chúa Kitô trước Người điều tra vĩ đại, như Dostoevsky trình bày cho chúng ta trong Anh Em Nhà Karamazov: một nụ hôn trên môi cho người công bố bản án tử hình cho anh ta; một nụ hôn không làm thay đổi suy nghĩ của anh ấy, nhưng làm cho đôi môi anh ấy run rẩy và “đốt cháy trái tim”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra một phản kháng mạnh mẽ đối với lòng say mê coi Đạo Công Giáo như một sự bảo đảm chính trị, “đế quốc cuối cùng”, người thừa kế các vết tích huy hoàng ngày cũ, cột trụ kháng cự lại suy tàn trước cuộc khủng hoảng lãnh đạo hoàn cầu ở thế giới phương Tây. Nói một cách đơn giản, ngài đang loại bỏ Kitô giáo khỏi cơn cám dỗ cứ vẫn muốn làm người thừa kế của Đế quốc La Mã, một thừa kế pha trộn giữa quyền lực (potestas) chính trị và thẩm quyền (auctoritas) tinh thần như chúng ta đã đề cập trên đây. Ngài tước đi sức mạnh tâm linh khỏi áo quần áo trần thế, thứ áo giáp sờn rách và rỉ sét. Chiếc áo dài trắng của ngài - không có huy hiệu - đưa Kitô giáo trở lại với Chúa Kitô. Ngài không còn mặc màu đỏ, màu, theo truyền thống, có tính đế quốc và nói lên sự mô phỏng đế quốc (imitatio imperii) của Giám mục Rôma, trong đó Hiến pháp của Constantinô (Constitutum Constantini) là lời biện minh và chế tài hợp pháp.
Chúng ta đừng tự đánh lừa chính mình: sự đan xen giữa linh mục chế (sacerdotium) và đế chế (imperium) không dễ gì tháo rời được. Chúng ta thậm chí có thể không biết hậu quả của diễn trình này sẽ là gì nữa. Các điều kiện và khả thể của nó phải được minh xác. Điều chắc chắn là Đức Giáo Hoàng sẽ không còn trao vương miện cho bất cứ vị vua nào làm người bảo vệ đức tin (defensor fidei) nữa. Vâng, ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng thế giới, nhưng ngài cũng là một nhà lãnh đạo có quyền lực mềm, có khả năng đề nghị một viễn kiến về thế giới có thể có một tương lai.
Theo nghĩa này, Thánh Phêrô là Thánh Phanxicô. Đối với một số người, đây là một nghịch hợp (oxymoron), một tai tiếng, một trở ngại trong việc hiểu triều giáo hoàng này. Hào quang của Thánh Assisi, một Kitô hữu sống nghèo, trùng khớp với hào quang của vị Đại diện Chúa Kitô và khuôn mạo hoàng đế La Mã bị bỏ rơi mãi mãi. Nhưng điều này cũng tránh được nguy cơ đồng nhất với Don Quixote de la Mancha, người chiến đấu chống lại những cối xay gió thời ta. Và nó trốn tránh các linh hồn đẹp đẽ còn sót lại trong đàn.
Nếu có bất cứ điều gì, thì có lẽ phải nghĩ tới Dante, người ở mục De Monarchia (Về Chế độ Quân chủ), vốn liên kết thẩm quyền tinh thần của Đức Giáo Hoàng trực tiếp với tình phụ tử (Paternitas), tức lòng quan tâm của người cha. Massimo Cacciari bình luận chính về vấn đề này: “một ‘tính tối thượng (primacy) được phát biểu trong khả năng trở nên khiêm nhường, nghèo nàn và truyền giáo của Giáo hội. Điều này có nghĩa phải tỏ ra trần trụi, bất lực và bị đóng đinh đối với thế giới. Tắt một lời: Đức Phanxicô là sự cứu rỗi của Giáo hội. Và chỉ bằng việc nêu cao thập giá của Đức Phanxicô, Giáo hội mới có thể bảo vệ được tình phụ tử của mình đối với quyền lực chính trị” [12].
Chỉ có một Giáo hội, bằng cách công khai tuyên xưng rằng Kinh Thành Thiên Chúa trong hành động không bác bỏ bất cứ thỏa hiệp nào trong việc quản lý quyền lực chính trị mới có thể được lắng nghe và có giá trị trên thế giới. Theo nghĩa này, Paul Elie đúng trong bài báo trên tờ New York Times của ông, “Đức Phanxicô, người chống Người Hùng”. Ông viết: “Thời đại của Người Hùng đang ở gần kề: Tập Cẩn Bình ở Trung Quốc, Vladimir Putin ở Nga, Viktor Orban ở Hungary và Donald Trump ở Hoa Kỳ đều coi thường chính sách kiểm soát và cân bằng (checks and balances), báo chí độc lập và các lực lượng khác có thể chống lại một trưởng hành pháp tự mình quyết định. Trong những trường hợp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuất hiện như một người chống Người Hùng một cách mạnh mẽ. Sự lựa chọn danh hiệu của ngài gợi nhớ tới Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh bảo trợ khiêm nhường của người nghèo [13]. Tông huấn của ngài, Gaudete et Exsultate, được công bố đúng năm năm sau khi ngài được bầu, đã tập trung vào sự thánh thiện và đối với Đức Giáo Hoàng là trái tim hành động “cải cách” Giáo hội của ngài, một cuộc cải cách không thể bị giản lược vào các quyết định có tính tổ chức về Giáo Triều.
Đức Phanxicô muốn trả lại cho Thiên Chúa quyền lực thực sự của ngài, đó là việc tích nhập. “Tích nhập” (integrating) nghĩa là “lồng các dị biệt của các thời đại, quốc gia, phong thái, viễn kiến, vào diễn trình xây dựng”. Đức Giáo Hoàng nói rõ ở Hàn Quốc với các giám mục châu Á rằng bản sắc không chỉ được tạo thành từ các dữ kiện cần được bảo tồn, cũng không phải là quá khứ cần được khư khư bảo tồn [14]. Theo Đức Giáo Hoàng, thời của bản sắc không phải là quá khứ, một điều vốn tạo ra “những cám dỗ về bản sắc”, mà là tương lai. Bản sắc không chỉ tiết lộ việc chúng ta là ai, mà trên hết việc chúng ta hy vọng những gì. Bản sắc không được ban cho từ việc bạn là ai, mà từ việc bạn hy vọng điều gì.
Và điều đó khai triển thành một viễn kiến về Giáo hội đặt căn bản trên hy vọng và tương lai cánh chung, vốn có tính cực kỳ trần thế. Đức Phanxicô đã nhắc nhở các giám mục của Hợp chúng quốc Mỹ Châu: chúng ta phải cẩn trọng đừng sa vào cơn cám dỗ muốn trao đổi “quyền lực của sức mạnh bằng sức mạnh của sự vô quyền mà với nó Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta”. Đừng bao giờ biến “thánh giá thành ngọn cờ cho các cuộc đấu tranh của thế gian”.
Đức Bergoglio có ý định giải phóng các mục tử khỏi cảm giác lấy chiến tranh để bảo vệ một trật tự mà sự sụp đổ của nó sẽ dẫn đến ngày chung tận của Đạo Công Giáo và có lẽ của cả thế giới. Đức Giáo Hoàng không muốn có các giám mục “mất tinh thần”, như thể đang chịu đựng một loại “mặc cảm Masada”, trong đó, Giáo hội cảm thấy bị bao vây bởi một xã hội mà mình phải chiến đấu. Ngay việc bảo vệ điều gọi là “Phương tây Kitô giáo” trong thực tế là một sự đồi trụy về phương diện công cụ của nền đạo đức Kitô giáo. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn đi xa hơn nữa, đến mức biện minh cho các quyền lợi địa chính trị hoặc kinh tế bằng cách khoác cho chúng một giải trình cho rằng chúng bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại.
Tính ưu việt của thẩm quyền tinh thần và sự kết liễu của ‘Kitô giáo’
Sau đó, Đức Phanxicô tỏ lộ niềm xác tín của ngài, niềm xác tín mà ngài đã hình thành một phần bằng cách đọc nhà thần học Dòng Tên Erich Przywara: chúng ta đang ở cuối kỷ nguyên Constantinô và cuộc thí nghiệm của Charlemagne. Kitô giáo, nghĩa là, diễn trình bắt đầu bởi Constantinô, trong đó có một mối liên hệ hữu cơ giữa văn hóa, chính trị, định chế và Giáo hội, đang sắp kết thúc. Przywara - nhiều lần được Đức Giáo Hoàng trích dẫn - đã xác tín rằng châu Âu được sinh ra và lớn lên trong mối liên hệ và đối lập với Sacrum Imperium (Đế quốc Thánh), vốn bắt nguồn từ cố gắng của Charlemagne muốn tổ chức phương Tây thành một quốc gia chuyên chế.
Tuy nhiên, sự kết liễu của Kitô giáo không có nghĩa là sự suy yếu của phương Tây, mà đúng hơn, nó mang trong chính nó một nguồn tài nguyên thần học có tính quyết định bởi vì sứ mệnh của Charlemagne đã chấm dứt. Chính Chúa Kitô tái lập công việc hoán cải. Bức tường đang sụp đổ, một bức tường, cho tới tận nay, gần như đã ngăn chặn Tin Mừng đến được những tầng tâm thức sâu nhất, xâm nhập vào thẳm sâu các linh hồn [15].
Sự kết liễu của chủ nghĩa Constantinô là “khả thể để Giáo hội đi lại các con đường truyền giáo do các Thánh Phanxicô Assisi, Ignaxiô Loyola và Têrêsa Lisieux khởi xướng, nhằm phá vỡ rào cản vốn ngăn cách người nghèo, là những người mà theo họ, Kitô giáo - trong cảnh ngộ thần học chính trị của nhiều hình thức Kitô giáo - luôn xuất hiện như một ý thức hệ chính trị và một bảo đảm để các giai cấp thống trị chiến thắng [16]. Cũng chính tầm nhìn này đã khiến Đức Giáo Hoàng yêu mến các Giáo hội ở “điểm không” (Zero point), nghĩa là các Giáo Hội có tỷ lệ Công Giáo rất thấp so với dân số của các quốc gia nơi họ hiện hữu. Nhưng họ là các hạt giống cho Giáo hội hoàn vũ. Do đó, địa dư của Tòa thánh - bao gồm địa dư của Hồng Y đoàn và địa dư các hành trình tông đồ - vốn là một địa dư mục vụ.
Như thế, có một sự khác biệt rõ ràng giữa sơ đồ chính trị thần học theo tinh thần đế quốc của di sản Constantinô, một sơ đồ muốn thiết lập Vương quốc thần trị ngay ở đây và ngay bây giờ, và sơ đồ thần học chính trị theo tinh thần Phanxicô, một sơ đồ có tính cánh chung, nghĩa là nhìn về tương lai và có ý hướng xoay chiều lịch sử hiện thời hướng về Vương quốc Thiên Chúa, vương quốc công lý và hòa bình. Trong sơ đồ đế quốc, thiên tính rõ ràng là một phóng chiếu lý tưởng của quyền lực cấu thành. Tầm nhìn này phát sinh ra ý thức hệ chinh phục. Tầm nhìn Phanxicô, trái lại, tạo ra diễn trình tích nhập.
Và điều này càng đúng hơn vào thời điểm hiện tại khi - trong một “vô trật tự” thế giới mới, vẫn còn khó giải mã – Đạo Công Giáo có thể sở đắc được một tính liên quan nào đó trong các vấn đề được hoàn cầu lưu tâm, như môi trường, di dân và người tị nạn và tôn trọng nhân quyền. Không hề có vấn đề cô lập Đức Phanxicô bằng một nhãn hiệu quá dễ dãi và hời hợt “Giáo hoàng miền Nam”, Giáo Hoàng của thế giới đang phát triển, đối lập với phương Tây bị thế tục hóa. Nhưng trái lại, đây là vấn đề phải hiểu rằng, chính việc hoàn cầu hóa Giáo hội đang thay đổi các vấn đề xác định ra tác động của Đạo Công Giáo trong phạm vi công cộng.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Pháp La Croix, Đức Giáo Hoàng đã nói về Châu Âu: “Châu Âu, vâng, có nguồn gốc Kitô giáo. Kitô giáo có nhiệm vụ tưới tắm cho nó, nhưng trong tinh thần phục vụ như người rửa chân. Bổn phận của Kitô giáo đối với châu Âu là phục vụ”. Một lần nữa: “Sự đóng góp của Kitô giáo vào một nền văn hóa là sự đóng góp của Chúa Kitô bằng việc rửa chân, nghĩa là phục vụ và hồng ân sự sống” [17].
Và đây là thông điệp mạnh mẽ mà Đức Phanxicô đã gửi cho Giáo hội Ý ở Florence năm 2015 với một bài phát biểu dài để được lưu giữ và chia sẻ, chứ không phải để vào văn khố: “Chúng ta sẽ không thấy gì về sự viên mãn của Người nếu chúng ta không chấp nhận việc Thiên Chúa đã tự đổ mình ra. Và do đó, chúng ta sẽ không hiểu gì về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo và lời nói của chúng ta sẽ đẹp đẽ, có văn hóa, tinh tế, nhưng chúng sẽ không phải là lời lẽ của đức tin. Chúng sẽ là những từ ngữ vang vọng sự trống rỗng” [18].
Tính ưu việt của thẩm quyền tinh thần là tính ưu việt của lòng thương xót. Một lần nữa, Đức Phanxicô nói với các giám mục Ý: “Trước các tệ nạn hay vấn đề của Giáo hội, sẽ là điều vô ích khi tìm kiếm các giải pháp trong chủ nghĩa bảo thủ và cực đoan, trong việc khôi phục các tập quán và hình thức lỗi thời vốn thiếu cả khả năng có ý nghĩa về mặt văn hóa. Học thuyết Kitô giáo không phải là một hệ thống khép kín, không có khả năng nêu ra các câu hỏi, nghi ngờ, thắc mắc, nhưng sống động, có khả năng gây bồn chồn bối rối, có khả năng lên men. Nó có một khuôn mặt dẻo dai, một cơ thể chuyển động và phát triển, da thịt mềm mại: học thuyết Kitô giáo có tên là Giêsu Kitô”. Sức mạnh của Chúa Kitô bị đóng đinh - và do đó, quyền lực bị đóng đinh - là sức mạnh duy nhất có thể cứu thế giới.
Đức Bergoglio biết rằng “những người được bầu cử” nhưng trở thành “đảng phái” quả đã bước vào một mạng lưới phức tạp gồm các chiều kích tôn giáo, định chế và chính trị vốn làm họ mất đi cảm thức phục vụ phổ quát và đặt mình đối lập với những người ở đàng xa kia, với những người không thuộc về họ, với những người là “kẻ thù”. Là “đảng phái” luôn tạo ra kẻ thù: người ta phải thoát ra ngoài cơn cám dỗ này [19]. Mà các công thức chính trị cũng không thể phát xuất trực tiếp từ Tin Mừng. Mặt khác, Tin Mừng biện phân và phán xét hành động thế gian và các tiêu chuẩn của nó. Hai thí dụ: giản lược những người đàn ông, đàn bà và trẻ em đang chạy trốn thành thứ tư hữu bị mất vào lòng biển Địa Trung Hải không thể chấp nhận được như một biện pháp gây áp lực để thay đổi các thỏa ước quốc tế. Cũng thế, tại biên giới Mỹ-Mễ (Tây Cơ), không thể tách trẻ em khỏi cha mẹ chúng, vì đó là một hành động tàn ác vốn được coi là biện pháp ngăn chặn việc nhập cư bất hợp pháp.
Thách đố đối với ngày chung tận sau Trái bom và Bức tường: tình huynh đệ nhân bản
Khi kết thúc các suy tư của chúng ta, chúng ta có thể trở lại câu hỏi mà với nó, chúng ta đã bắt đầu. Có phải Đức Phanxicô công bố và tăng tốc việc kết liễu, bằng cách hứa hẹn một tân thế giới không tưởng, hay ngài đang duy trì với nhau các mảnh vỡ của một thế giới đang sụp đổ? Vào cuối hành trình của chúng ta, điều rõ ràng là tuyến đường của ngài không hoàn toàn tương ứng với cả hai giả thuyết. Vì quả có giả thuyết thứ ba.
Đức Phanxicô trình bày Giáo hội như một dấu chỉ mâu thuẫn trong một thế giới quen với sự thờ ơ. Ngài phản ứng đầu tiên và trước nhất bằng cách xin người ta cầu nguyện cho thế giới, và trước hết cho chính ngài. Và sau đó, ngài phản ứng bằng cách thực hiện một hành động sư phạm đối với con cái Thiên Chúa, những người chưa biết rằng họ là con cái và do đó là anh em với nhau. Ngài biết rằng sứ mệnh của Giáo hội thuộc về lãnh vực giáo dục, và do đó lãnh vực chờ đợi, kiên nhẫn.
Một thí dụ rõ ràng của hành động này là việc cùng ký kết với Ahmed el-Tayeb, Grand Imam của al-Ahzar, một “Văn kiện về tình huynh đệ nhân bản vì hòa bình thế giới và sống chung”, một biến cố diễn ra tại Abu Dhabi ngày 4 tháng 2 năm 2019. Chúng ta tin rằng phạm vi của biến cố đó và của Văn kiện đó vẫn chưa được hiểu rõ. Trong các trang của nó, có một trực giác có thể triệt tiêu các gia tốc chung tận trong các lập trường duy thánh chiến hay “tân thập tự chinh”, và, đồng thời, không giới hạn hành động trị liệu nhằm chỉ để vá víu, băng bó và dùng nạng để trì hoãn sự kết liễu không thể nào tránh khỏi. Những trang này - chúng không những được ký mà còn được viết chung bởi Đức Giáo Hoàng và Đại giáo sĩ - không phải là tù nhân của sự vỡ mộng, cũng không bị mất hút trong cuộc tìm kiếm không tưởng.
Trong bản văn đó, cách đọc thực tại cho thấy “bối cảnh hoàn cầu bị che phủ bởi sự bất trắc, vỡ mộng, sợ tương lai và bị kiểm soát bởi những lợi ích kinh tế thiển cận”. Hai nhà lãnh đạo phát biểu “nhân danh Thiên Chúa”, nhưng họ không trực tiếp đặt để các tiền đề thần học bất đối xứng. Thay vào đó, họ bắt đầu từ kinh nghiệm gặp gỡ và từ sự kiện này là, khởi từ niềm tin vào Thiên Chúa, họ đã chia sẻ nhiều lần “các niềm vui, nỗi buồn và các vấn đề của thế giới đương thời”. Đây là lời mở đầu: “Đức tin dẫn một tín hữu nhìn trong người kia một người anh chị em cần được hỗ trợ và yêu thương. Nhờ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng vũ trụ, mọi tạo vật và toàn bộ loài người (bình đằng trong lòng thương xót của Người), các tín hữu được kêu gọi phát biểu tình huynh đệ nhân bản này bằng cách bảo vệ sáng thế và toàn bộ vũ trụ và hỗ trợ mọi người, nhất là những người nghèo nhất và những người thiếu thốn nhất”.
Văn kiện can đảm đối đầu với thách đố của căn bệnh tôn giáo, một căn bệnh biến sự thánh thiện thành sự phục vụ của hành động chính trị như một chính nghĩa thánh thiêng. Trong các hình thức cực đoan và hiểm độc của nó, căn bệnh này dường như đẩy những người theo nó đến một “sáng thế” mới đầy bạo lực. Bằng cách này, Văn kiện bác bỏ viễn kiến chung tận vốn phát sinh ra khủng bố như một công cụ để nhanh chóng thể hiện thánh ý Thiên Chúa, một việc được hiểu là hủy diệt. Thực thế, đây là cốt lõi thần học của chủ nghĩa khủng bố tôn giáo. Đức Phanxicô và ngài el-Tayeb cùng nhau vạch mặt các động lực đồi trụy của tầm nhìn này và dứt khoát loại bỏ đặc tính tôn giáo ra khỏi nó.
Sự công nhận tình huynh đệ có tính chiều dọc, dựa trên sự siêu việt và niềm tin vào Thiên Chúa. Đối với cả hai vị ký kết, con người một mình không tự cứu mình được, như thứ đạo đức học thế tục, lấy Khai sáng (enlightenment) làm căn bản, có tính cách triệt để và tư sản, vốn khẳng định. Tình huynh đệ không phải là một dữ kiện thuần túy xúc cảm hay tình cảm. Tuy rất quan trọng, nó vẫn không đơn giản là một mệnh lệnh “hãy yêu thương nhau”. Mà đúng hơn, nó là một thông điệp mạnh mẽ có cả giá trị chính trị. Không phải là trùng hợp tình cờ khi điều này trực tiếp dẫn đến việc suy tư về ý nghĩa của “quyền công dân”: chúng ta thẩy đều là anh chị em, và do đó, tất cả đều là công dân có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau, mà dưới bóng của chúng, ai cũng được hưởng công lý. Việc nói tới “quyền công dân” đã đủ để xua đuổi cả bóng ma của một kết liễu tăng tốc và các giải pháp chính trị đã được đưa ra để tránh những điều tồi tệ nhất. Ý tưởng về “thiểu số” tự biến mất, mang theo nó các hạt giống của chủ nghĩa bộ lạc và thù địch, những chủ nghĩa chỉ nhìn nơi khuôn mặt người kia chiếc mặt nạ của kẻ thù.
Do đó, thông điệp mặc lấy tính liên quan hoàn cầu: trong một thời kỳ bị đánh dấu bởi những bức tường, lòng thù hận và nỗi sợ hãi do đó mà có, những từ ngữ này đã đảo ngược luận lý học thế tục về một cuộc xung đột nhất thiết phải có. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu điều này một cách rõ ràng trong Thông điệp của ngài nhân Ngày Hòa bình Thế giới năm 2020: “Sợ hãi thường là nguồn gốc của xung đột”. “Không tin tưởng và sợ hãi làm tăng sự mong manh trong các mối liên hệ và nguy cơ bạo lực”. Người ta phải phá vỡ “luận lý học bệnh hoạn” của sợ hãi. Phương thức của Đức Phanxicô lật nhào các nền thần học chính trị chung tận đang tràn lan trong cả thế giới Hồi giáo lẫn thế giới Kitô giáo. Nhưng chưa hết. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trích dẫn Văn kiện Abu Dhabi bốn lần trong chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản. Ngài đã trình bầy nó với Đức Tăng Thống Phật giáo ở Bangkok, và trích dẫn nó ở Hiroshima, nơi quả bom nguyên tử được thả xuống nhân loại với một năng lượng hủy diệt chung tận của nó. Và đã có nhiều tiếng vang hòa mạnh mẽ đối với Văn kiện từ các thế giới Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Sikh.
* * *
Chúng ta đã mở đầu với Bức tường Bálinh và kết thúc với trái Bom Hiroshima. Hướng phải đi để tránh vực thẳm của ngày chung tận đã được phác họa. Nền tảng mọi sự nằm trong một câu của Văn kiện Abu Dhabi: “Đức tin dẫn dắt tín hữu nhìn thấy nơi người khác một người anh em cần được hỗ trợ và yêu thương”. Tình huynh đệ là thách đố đích thực đối với ngày chung tận.
Ghi chú
[1]. Xem G. Salvini, “Raising the walls among the people” in Civ. Catt. En. April 2018, https://www.laciviltacattolica.com/more-walls-between-people
[2]. Đức Phanxicô, “Our Little Path: Pope Francis meets the Jesuits in Thailand and Japan” https://www.laciviltacattolica.com/our-little-path-pope-francis-with-the-jesuits-in-thailand-and-japan
[3]. Lần đầu tiên Đức Phanxicô dùng kiểu nói “bệnh viện dã chiến” để nói về Giáo Hội là trong cuộc phỏng vấn ngài ban cho tôi lúc bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài: A. Spadaro, “Intervista a Papa Francesco” in Civ. Catt. 2013 III 449-477. Về thế giới quan của Đức Phanxicô, xem A. Spadaro, Il nuovo mondo di Francesco. Come il Vaticano sta cambiando la politica globale, Venice, Marsilio, 2018.
[4]. Xem M. Cacciari, Il potere che frena. Saggio di teologia politica, Milan, Adelphi, 2013.
[5]. Đây là chủ đề của các tác giả như Rod Dreher mà chúng tôi đã thảo luận trong A. Lind, “The ‘Benedict Option’: What is the role for Christians in society today?” in Civ. Catt. En. 2018, https://www.laciviltacattolica.com/the-benedict-option
[6]. “Pope Francis meets La Civiltà Cattolica on the occasion of the publication of issue 4000” https://www.laciviltacattolica.it/articolo/discourse-of-the-holy-father-francis-to-the-community-of-la-civilta-cattolica/
[7]. Xem Đức Phanxicô, “‘Our little path’…”, op. cit.
[8]. P. Ferrara, Il mondo di Francesco. Bergoglio e la politica internazionale, Cinisello Balsamo (Mi), San Paolo, 2016, 21.
[9]. Xem Đức Phanxicô, Diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Hòa Bình, Cairo, April 28, 2017.
[10]. “Pope Francis meets La Civiltà Cattolica on the occasion of the publication of issue 4000” op. cit.
[11]. Ibid.
[12]. Xem M. Cacciari, Il potere che frena… op. cit.
[13]. P. Elie, “Francis, the Anti-Strongman” trong The New York Times, March 24, 2018.
[14]. Xem Đức Phanxicô, Diễn văn với Các Giám Mục Á Châu, August 17, 2014.
[15]. Xem ibid., 55; G. Zamagni, “Tra Costantino e Hitler. L’Europa di Friedrich Heer” in Id., Fine dell’era costantiniana. Retrospettiva genealogica di un concetto critico, Bologna, il Mulino, 2012, 55-57.
[16]. F. Mandreoli – J. L. Narvaja, “Introduzione” in E. Przywara, L’idea d’Europa. La «crisi» di ogni politica «cristiana», Trapani, Il Pozzo di Giacobbe, 2013, 55.
[17]. G. Goubert – S. Maillard, “Entretien exclusif avec le pape François” in La Croix, May 17, 2016.
[18]. Đức Phanxicô, Diễn từ tại Buổi Gặp gỡ Các Đại diện của Hội nghị Toàn quốc lần Thứ 5 của Giáo Hội Ý, Florence, November 10, 2015.
[19]. Xem E. Przywara, L’Idea d’Europa…, op. cit., 3.
Hơn 1000 vụ phá hoại và đe dọa bài Kitô giáo tại Pháp trong năm 2019.
Lm. Nguyễn Tất Thắng O.P.
17:37 30/01/2020
Năm 2019 có 1.052 vụ phá hoại và đe dọa bài Kitô giáo. Như vậy, các sự kiện được phân loại là "bài Kitô giáo" một lần nữa vượt quá thanh biểu tượng của hàng ngàn. Có 996 "hành động" thực sự, với phần lớn là những hành vi xúc phạm chống lại những nơi thánh. Có 56 dịp khác được xét là "mối đe dọa". Do đó, trung bình có gần 3 hành động một ngày, với sự tái phát đáng kinh ngạc đặc biệt là ở phía Tây Nam.
Nhưng bệnh dịch này cũng ảnh hưởng toàn diện đến văn hóa và tôn giáo Do Thái, với trung bình gần 2 hành vi thù địch mỗi ngày: hoặc 687 sự kiện bài Do thái được xác định, tăng 27% so với năm 2018, nhưng phần lớn các mối đe dọa đối chiếu với hành động sau này giảm 15%. Bộ cũng đã xem xét 154 sự kiện "chống Hồi giáo", với mức tăng trưởng 35% trong một năm. Đa sống là những lời khích động chống lại nơi cầu nguyện. Vào ngày 3 tháng 12 vừa qua, chúng đã xúc phạm sâu xắc đến những hình ảnh của 107 ngôi mộ trong nghĩa trang người Do Thái ở Westhoffen, sau những trường hợp tương tự xảy ra trước đó với 92 ngôi mộ ở Quatzenheim vào tháng 2.
Trước các sự kiện bài Kitô giáo, năm 2020 đã mở ra với việc phá hoại một hang đá giáng sinh tại nhà thờ Mont-Saint-Aignan, vùng ngoại ô của thành phố Rouen. Bức tượng Hài Nhi bị chặt đầu đã được tìm thấy. Ở phía Tây Nam, các bức tượng Đức Mẹ đã bị đập phá trong một số nhà thờ ở Pau và ở hai thành phố lân cận.
Lm. Nguyễn Tất Thắng O.P.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thong Dong
Tấn Đạt
23:14 30/01/2020
THONG DONG
Ảnh của Tấn Đạt
Mở rộng tâm ra lòng thanh thản
An nhiên tự tại đời thong dong
(KD)
Ảnh của Tấn Đạt
Mở rộng tâm ra lòng thanh thản
An nhiên tự tại đời thong dong
(KD)
VietCatholic TV
Cái chết bất đắc kỳ tử của một linh mục nổi danh tại Mạc Tư Khoa gây nhiều đồn thổi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:43 30/01/2020
Cha Vsevolod Chaplin đã đột ngột qua đời vào ngày 26 tháng Giêng, tức là mùng Hai Tết Canh Tý, khi vừa tròn 51 tuổi.
Theo các nhân chứng, vị linh mục Chính Thống Giáo Nga đã bất ngờ ngã lăn xuống đất khi đang ngồi trên một ghế băng trong vườn hoa của nhà thờ Thánh Theodore Studita, ngay trung tâm thủ đô Mạc Tư Khoa, mỉm cười chào anh chị em sau tháng lễ sáng Chúa Nhật. Xe cứu thương đến chỉ vài phút sau đó, nhưng chỉ để xác nhận cái chết của ngài.
Cha Vsevolod Chaplin đã phục vụ hơn hai mươi năm trong Ủy ban đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, với tư cách là phát ngôn viên chính thức của Thánh Công Đồng.
Cha Vsevolod đã bị cho thôi việc vào năm 2015, khi Đức Thượng Phụ Kirill quyết định sa thải các thành phần có khuynh hướng cực đoan trong Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 12 tháng Hai, 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại phòng khánh tiết của sân bay quốc tế José Martí ở Havana, Cuba. Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, từ tháng 11, 2014 các đại diện của hai bên đã có nhiều cuộc thảo luận song phương. Tiếc rằng, Cha Vsevolod lại chống đối ra mặt nên Đức Thượng Phụ Kirill đã thay thế ngài bằng ký giả Sergej Chapnin, một người được xem là người có khuynh hướng ủng hộ đối thoại hơn.
Tuy nhiên, để ghi nhận công lao của Cha Vsevolod, Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cử ngài làm cha sở của họ đạo Chính Thống Giáo Thánh Theodore Studita, được coi là lớn nhất nhì thủ đô.
Sau khi về họ đạo này, Cha Vsevolod tỏ ra cực đoan hơn. Ngài trở thành một điểm tham chiếu cho những lập trường quá khích và không khoan nhượng của Chính Thống Giáo. Cái chết của ngài đã làm dấy lên những phản ứng rất mâu thuẫn và cuồng nhiệt vì trong nhiều năm qua, ngài là một trong những nhân vật chính nổi tiếng nhất trong các cuộc tranh luận công khai về những vấn đề như bản sắc dân tộc và sự đối lập giữa Nga và phe Tây phương mà nhiều tín hữu Chính Thống Giáo coi là “tự do, phóng túng và băng hoại”.
Cha Vsevolod nhiệt tình ủng hộ các chiến dịch nhằm thôn tính Ukraine của Putin, ở một mức độ cực đoan và hung hăng đến nỗi đã gây ra sự bất đồng với chính Đức Thượng Phụ Kirill, là người không thể chia sẻ hệ tư tưởng tôn giáo-chính trị này.
Trong một phát biểu được coi là nhầm lẫn khủng khiếp giữa tôn giáo và chính trị, Cha Vsevolod nói: “Không giống như người Mỹ, chúng ta không sợ sự tàn phá các thành phố lớn. Những người đã sống trong chiều kích của sự vĩnh hằng thì còn phải sợ gì nữa? Nước Nga sâu thẳm các vùng nông thôn sẽ tồn tại ngay cả khi không còn những đô thị với tất cả những cám dỗ của chúng. Thực sự ra, trong bối cảnh như thế, chúng ta sẽ sống một cuộc sống còn thuần khiết hơn bây giờ.”
Cha Vsevolod cũng nồng nhiệt ủng hộ sự can dự của Nga tại Syria và toàn vùng Trung Đông.
Đức Thượng Phụ Kirill đã tránh bày tỏ thái độ của ngài trước cái chết của bất kỳ một linh mục nào kể từ những năm 1990, khi Vsevolod còn là một chủng sinh. Tuy nhiên, trước những đồn thổi gây hoang mang trong dư luận, trong thông cáo báo chí hôm 29 tháng Giêng, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa khẳng định rằng cái chết của Cha Vsevolod chẳng có gì là bí ẩn. Ngài chết vì nhồi máu cơ tim.
Source:Asia News
Bà thím Trung Quốc báo hại bà con Á Châu. Linh mục được yêu cầu đeo khẩu trang trao Mình Thánh Chúa
Giáo Hội Năm Châu
16:38 30/01/2020
Một bà nhà giàu Trung Quốc bị sốt nhưng đã chạy thoát khỏi vùng bị cô lập của Trung Quốc để uống rượu và ăn tối ở Pháp. Tờ New York Post cho biết, bà thím này đã gây âu lo cho thế giới sau khi bà phát tán trên mạng xã hội chiêu thức bà đã áp dụng để thoát được các máy dò thân nhiệt ở tất cả các phi trường từ Vũ Hán (Wuhan - 武汉) sang Paris.
Người phụ nữ này khoe rằng nhờ uống một thứ cao đờn hoàn tán bà đã thành công vượt qua được các hàng rào y tế tại các sân bay.
Bà viết trên trang mạng xã hội WeChat rằng bà sợ rằng mình sẽ phải bỏ lỡ chuyến đi xa hoa, trong đó có một cuộc phiêu lưu đến một nhà hàng Michelin mà bà rất ưa thích.
“Ngay trước khi đi, tôi bị sốt và ho. Tôi sợ đến chết được và vội vàng nốc các viên thuốc hạ sốt. Tôi vẫn tiếp tục kiểm tra nhiệt độ của mình. May mắn thay, nhờ các viên thuốc này tôi đã xoay sở để hạ thân nhiệt và chuyến đi của tôi rất suôn sẻ.”
Sau đó, bà đăng tải bằng chứng về sự trốn thoát của mình là những hình ảnh về một bữa ăn ngon miệng tại một nhà hàng hàng đầu ở Lyon.
“Cuối cùng tôi đã có thể có một bữa ăn ngon, tôi cảm thấy như mình đã đói rã rời trong hai ngày. Khi bạn đến một thành phố toàn những món ngon vật lạ, tất nhiên bạn phải ăn tại Michelin”.
BBC cho biết Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris nhìn nhận rằng tin tức về việc bà thím này thoát khỏi vùng bị cô lập dễ dàng đã lan truyền nhanh trên mạng.
Nhiều người Việt Nam trở về Úc sau khi về quê ăn Tết cho biết họ bị giữ lại tại phi trường để kiểm tra y tế. Bất kể có bị sốt hay không, bất kể mang hộ chiếu nước nào, hễ có khuôn mặt Á châu là có nhiều khả năng phải trải qua hết kiểm tra này đến kiểm tra khác.
Khoảng 5 triệu cư dân được ước tính đã chạy trốn khỏi Vũ Hán trước khi lệnh cấm vận được áp đặt. Có bao nhiêu người tại thành phố này đã bị nhiễm vi khuẩn corona, và bao nhiêu người đã chết là một bí mật quốc gia của Trung Quốc. Không ai biết rõ sự thật.
Hương Cảng, Đài Loan và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Hoa lục. Giáo phận Hương Cảng đã ban hành các hướng dẫn bao gồm tất cả các linh mục và các thừa tác viên Thánh Thể phải đeo mặt nạ phẫu thuật trong khi trao Mình Thánh Chúa.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 23 tháng Giêng, giáo phận lưu ý rằng “Dịch bệnh này hiện được coi là ‘nghiêm trọng’. Trong trường hợp dịch bệnh được nâng lên hàng khẩn cấp, thì các hướng dẫn mục vụ của chúng tôi sẽ được sửa đổi cho phù hợp.”
Giáo phận lưu ý rằng các bệnh viện đã đình chỉ việc khám bệnh tổng quát hàng ngày và cho biết các thừa tác viên và du khách nên tránh việc viếng thăm hoặc cho những bệnh nhân trong bệnh viện rước lễ. Nếu một linh mục cần phải ban bí tích cho bệnh nhân, thì vị linh mục ấy nên tuân thủ các hướng dẫn của bệnh viện, tham khảo ý kiến của khoa trưởng bệnh viện, và đeo mặt nạ phẫu thuật. Trước khi rời khỏi phòng bệnh, ngài phải rửa tay cẩn thận.
Các hướng dẫn của giáo phận cũng bao gồm việc làm sạch cả các micrô được sử dụng bởi những người đọc sách trong các thánh lễ và hướng dẫn mọi người cúi đầu thay vì bắt tay trong khi trao bình an.
Tại Phi Luật Tân, Bệnh viện Đại học Santo Tomas của tổng giáo phận Manila hôm thứ Ba 28 tháng Giêng đã phủ nhận tin đồn cho rằng họ đang điều trị một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn corona.
“Chúng tôi muốn thông báo cho công chúng rằng không có chút sự thật nào trong tin tức đang được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng chúng tôi đang điều trị một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn corona”.
Thông cáo nhắc nhở công chúng xác minh thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Y tế và đừng loan truyền các tin giả gây thêm hoang mang trong xã hội.
Bộ Y tế Phi Luật Tân trước đó đã nhắc lại rằng không có trường hợp nào được xác nhận bị nhiễm vi khuẩn corona ở nước này nhưng họ đang theo dõi 24 cá nhân bị nghi ngờ.
Source:New York PostWuhan woman beats airport screening to dine at Michelin-star restaurants
Người phụ nữ này khoe rằng nhờ uống một thứ cao đờn hoàn tán bà đã thành công vượt qua được các hàng rào y tế tại các sân bay.
Bà viết trên trang mạng xã hội WeChat rằng bà sợ rằng mình sẽ phải bỏ lỡ chuyến đi xa hoa, trong đó có một cuộc phiêu lưu đến một nhà hàng Michelin mà bà rất ưa thích.
“Ngay trước khi đi, tôi bị sốt và ho. Tôi sợ đến chết được và vội vàng nốc các viên thuốc hạ sốt. Tôi vẫn tiếp tục kiểm tra nhiệt độ của mình. May mắn thay, nhờ các viên thuốc này tôi đã xoay sở để hạ thân nhiệt và chuyến đi của tôi rất suôn sẻ.”
Sau đó, bà đăng tải bằng chứng về sự trốn thoát của mình là những hình ảnh về một bữa ăn ngon miệng tại một nhà hàng hàng đầu ở Lyon.
“Cuối cùng tôi đã có thể có một bữa ăn ngon, tôi cảm thấy như mình đã đói rã rời trong hai ngày. Khi bạn đến một thành phố toàn những món ngon vật lạ, tất nhiên bạn phải ăn tại Michelin”.
BBC cho biết Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris nhìn nhận rằng tin tức về việc bà thím này thoát khỏi vùng bị cô lập dễ dàng đã lan truyền nhanh trên mạng.
Nhiều người Việt Nam trở về Úc sau khi về quê ăn Tết cho biết họ bị giữ lại tại phi trường để kiểm tra y tế. Bất kể có bị sốt hay không, bất kể mang hộ chiếu nước nào, hễ có khuôn mặt Á châu là có nhiều khả năng phải trải qua hết kiểm tra này đến kiểm tra khác.
Khoảng 5 triệu cư dân được ước tính đã chạy trốn khỏi Vũ Hán trước khi lệnh cấm vận được áp đặt. Có bao nhiêu người tại thành phố này đã bị nhiễm vi khuẩn corona, và bao nhiêu người đã chết là một bí mật quốc gia của Trung Quốc. Không ai biết rõ sự thật.
Hương Cảng, Đài Loan và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Hoa lục. Giáo phận Hương Cảng đã ban hành các hướng dẫn bao gồm tất cả các linh mục và các thừa tác viên Thánh Thể phải đeo mặt nạ phẫu thuật trong khi trao Mình Thánh Chúa.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 23 tháng Giêng, giáo phận lưu ý rằng “Dịch bệnh này hiện được coi là ‘nghiêm trọng’. Trong trường hợp dịch bệnh được nâng lên hàng khẩn cấp, thì các hướng dẫn mục vụ của chúng tôi sẽ được sửa đổi cho phù hợp.”
Giáo phận lưu ý rằng các bệnh viện đã đình chỉ việc khám bệnh tổng quát hàng ngày và cho biết các thừa tác viên và du khách nên tránh việc viếng thăm hoặc cho những bệnh nhân trong bệnh viện rước lễ. Nếu một linh mục cần phải ban bí tích cho bệnh nhân, thì vị linh mục ấy nên tuân thủ các hướng dẫn của bệnh viện, tham khảo ý kiến của khoa trưởng bệnh viện, và đeo mặt nạ phẫu thuật. Trước khi rời khỏi phòng bệnh, ngài phải rửa tay cẩn thận.
Các hướng dẫn của giáo phận cũng bao gồm việc làm sạch cả các micrô được sử dụng bởi những người đọc sách trong các thánh lễ và hướng dẫn mọi người cúi đầu thay vì bắt tay trong khi trao bình an.
Tại Phi Luật Tân, Bệnh viện Đại học Santo Tomas của tổng giáo phận Manila hôm thứ Ba 28 tháng Giêng đã phủ nhận tin đồn cho rằng họ đang điều trị một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn corona.
“Chúng tôi muốn thông báo cho công chúng rằng không có chút sự thật nào trong tin tức đang được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng chúng tôi đang điều trị một bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn corona”.
Thông cáo nhắc nhở công chúng xác minh thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Y tế và đừng loan truyền các tin giả gây thêm hoang mang trong xã hội.
Bộ Y tế Phi Luật Tân trước đó đã nhắc lại rằng không có trường hợp nào được xác nhận bị nhiễm vi khuẩn corona ở nước này nhưng họ đang theo dõi 24 cá nhân bị nghi ngờ.
Source:New York Post
Tin vui giữa giờ tuyệt vọng: Tòa án tuyên bố Đức Hồng Y Philipe Barbarin vô tội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:05 30/01/2020
Đức Hồng Y Philipe Barbarin đã được tòa kháng cáo của Pháp tuyên bố vô tội đối với cáo buộc cho rằng ngài đã không báo cáo tội lỗi lạm dụng tình dục của một linh mục giáo phận. Phán quyết vô tội này đã được tòa phúc thẩm ở Lyon đưa ra hôm thứ Năm 30 tháng Giêng.
Ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Bernard Preynat trước đây là một linh mục nhưng đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ từ ngày 4 tháng 7, 2019. Hôm 13 tháng Giêng vừa qua, Bernard Preynat đã phải ra tòa tại Lyon. Trước tòa, Bernard Preynat đã đưa ra những lời khai rất bất lợi cho Giáo Hội nói chung và đặc biệt cho các vị Hồng Y Tổng Giám Mục Lyon.
Preynat khai trước tòa như sau: “Năm 14, 15 tuổi, tôi bắt đầu thích những cậu bé nhỏ tuổi và vị giám thị trong chủng viện đã kêu tôi lên mắng tôi là bất thường và bệnh hoạn. Tôi đã giải thích rõ điều này với Đức Giám Mục”.
Preynat cho biết chủng viện buộc y theo học một khóa tâm lý trị liệu trong hai năm 1967 và 1968 như một điều kiện để có thể được đào tạo tiếp thành một linh mục. Preynat nhận xét rằng khóa tâm lý trị liệu này chẳng có tác dụng gì cả, nhưng vào năm 1972, y vẫn được phong chức và thậm chí còn được giao trách nhiệm tuyên uý cho hướng đạo, khiến cho y có cơ hội tiếp cận với trẻ em.
Preynat nói trước tòa rằng năm 1978, y bị các phụ huynh tố cáo nhưng Đức Hồng Y Alexandre Renard chỉ khiển trách y và vẫn để y tiếp tục công việc mục vụ.
Đến năm 1982, nhiều đơn tố cáo lại nổi lên, Tổng Giám Mục Lyon lúc đó là Đức Hồng Y Albert Decourtray chỉ trách móc và thuyên chuyển y sang chỗ khác. Trước một đợt các cáo buộc khác vào năm 1991, Đức Hồng Y Albert Decourtray mới treo chén Preynat trong 6 tháng rồi bổ nhiệm về một miền quê. Từ đó cho đến năm 2015 không có vụ thưa kiện nào nữa.
Hai vị Hồng Y này đã lần lượt qua đời vào năm 1983 và 1994. Nếu các vị còn sống, chắc chắn các vị sẽ gặp nhiều rắc rối trước lời khai của Preynat.
Cũng theo lời khai của Preynat, vị Tổng Giám Mục tiếp theo là Đức Hồng Y Louis-Marie Bille chỉ gặp gỡ y tổng cộng 10 phút vào năm 2001 để tìm hiểu xem y có bị ai thưa kiện nữa không.
Đức Hồng Y Bille qua đời vào năm 2002 và được thay thế bởi Đức Hồng Y Barbarin, là người giữ nguyên hiện trạng từ thời Đức Hồng Y Bille vì thực tế là không có ai thưa kiện. Những đơn kiện từ năm 2015 là nhằm đòi bồi thường cho các vụ lạm dụng diễn ra trước khi Đức Hồng Y Barbarin được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Lyon. Ngài đã nhanh chóng khởi xướng một tiến trình điều tra giáo luật kết thúc vào tháng 7, 2019 với quyết định loại bỏ Preynat khỏi hàng giáo sĩ.
Preynat, năm nay 75 tuổi, nói trước tòa rằng y đã lạm dụng tính dục ít nhất 75 trẻ em và đưa ra nhận xét rằng “Nếu như Giáo Hội đã loại tôi sớm hơn, hẳn tôi đã dừng lại sớm hơn.”
Những lời khai và nhận xét của Preynat đã gây nên những luồng dư luận rất bất lợi cho đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Barbarin.
Phán quyết ngày 30 tháng Giêng của tòa phúc thẩm ở Lyon đã gây bất ngờ cho cả những người bênh vực lẫn những người chống đối ngài. Các nguồn tin tường thuật từ phiên tòa cho thấy phán quyết này được đưa ra sau khi chính các công tố viên trong vụ án cũng thấy họ vô lý và tìm cách minh oan cho Đức Hồng Y. Đúng là “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Các luật sư của Đức Hồng Y đã gọi kết quả này là hợp lý, và nhận xét rằng Đức Hồng Y Barbarin đã là đối tượng bị vu cáo và phỉ báng trong suốt quá trình xét xử.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 7 tháng 3 năm ngoái, năm quan chức khác của tổng giáo phận bị xét xử với Đức Hồng Y Barbarin đã được tha bổng, nhưng dưới áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Hồng Y bị kết án 6 tháng tù treo.
Ngày 18 tháng 3, 2019, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.
Ngài nói:
“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.
Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:
“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”
Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”
Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”
Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”
Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.
Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và Preynat là linh mục tuyên úy.
Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.
Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.
Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.
Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”
“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”
Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”
Thiết tưởng cũng nên nói thêm điều này: sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị Preynat lạm dụng tính dục.
Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.
Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.
Source:Catholic News AgencyFrench Cardinal acquitted by appeal court of failing to report abuse
Ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Bernard Preynat trước đây là một linh mục nhưng đã bị loại khỏi hàng giáo sĩ từ ngày 4 tháng 7, 2019. Hôm 13 tháng Giêng vừa qua, Bernard Preynat đã phải ra tòa tại Lyon. Trước tòa, Bernard Preynat đã đưa ra những lời khai rất bất lợi cho Giáo Hội nói chung và đặc biệt cho các vị Hồng Y Tổng Giám Mục Lyon.
Preynat khai trước tòa như sau: “Năm 14, 15 tuổi, tôi bắt đầu thích những cậu bé nhỏ tuổi và vị giám thị trong chủng viện đã kêu tôi lên mắng tôi là bất thường và bệnh hoạn. Tôi đã giải thích rõ điều này với Đức Giám Mục”.
Preynat cho biết chủng viện buộc y theo học một khóa tâm lý trị liệu trong hai năm 1967 và 1968 như một điều kiện để có thể được đào tạo tiếp thành một linh mục. Preynat nhận xét rằng khóa tâm lý trị liệu này chẳng có tác dụng gì cả, nhưng vào năm 1972, y vẫn được phong chức và thậm chí còn được giao trách nhiệm tuyên uý cho hướng đạo, khiến cho y có cơ hội tiếp cận với trẻ em.
Preynat nói trước tòa rằng năm 1978, y bị các phụ huynh tố cáo nhưng Đức Hồng Y Alexandre Renard chỉ khiển trách y và vẫn để y tiếp tục công việc mục vụ.
Đến năm 1982, nhiều đơn tố cáo lại nổi lên, Tổng Giám Mục Lyon lúc đó là Đức Hồng Y Albert Decourtray chỉ trách móc và thuyên chuyển y sang chỗ khác. Trước một đợt các cáo buộc khác vào năm 1991, Đức Hồng Y Albert Decourtray mới treo chén Preynat trong 6 tháng rồi bổ nhiệm về một miền quê. Từ đó cho đến năm 2015 không có vụ thưa kiện nào nữa.
Hai vị Hồng Y này đã lần lượt qua đời vào năm 1983 và 1994. Nếu các vị còn sống, chắc chắn các vị sẽ gặp nhiều rắc rối trước lời khai của Preynat.
Cũng theo lời khai của Preynat, vị Tổng Giám Mục tiếp theo là Đức Hồng Y Louis-Marie Bille chỉ gặp gỡ y tổng cộng 10 phút vào năm 2001 để tìm hiểu xem y có bị ai thưa kiện nữa không.
Đức Hồng Y Bille qua đời vào năm 2002 và được thay thế bởi Đức Hồng Y Barbarin, là người giữ nguyên hiện trạng từ thời Đức Hồng Y Bille vì thực tế là không có ai thưa kiện. Những đơn kiện từ năm 2015 là nhằm đòi bồi thường cho các vụ lạm dụng diễn ra trước khi Đức Hồng Y Barbarin được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Lyon. Ngài đã nhanh chóng khởi xướng một tiến trình điều tra giáo luật kết thúc vào tháng 7, 2019 với quyết định loại bỏ Preynat khỏi hàng giáo sĩ.
Preynat, năm nay 75 tuổi, nói trước tòa rằng y đã lạm dụng tính dục ít nhất 75 trẻ em và đưa ra nhận xét rằng “Nếu như Giáo Hội đã loại tôi sớm hơn, hẳn tôi đã dừng lại sớm hơn.”
Những lời khai và nhận xét của Preynat đã gây nên những luồng dư luận rất bất lợi cho đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Barbarin.
Phán quyết ngày 30 tháng Giêng của tòa phúc thẩm ở Lyon đã gây bất ngờ cho cả những người bênh vực lẫn những người chống đối ngài. Các nguồn tin tường thuật từ phiên tòa cho thấy phán quyết này được đưa ra sau khi chính các công tố viên trong vụ án cũng thấy họ vô lý và tìm cách minh oan cho Đức Hồng Y. Đúng là “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Các luật sư của Đức Hồng Y đã gọi kết quả này là hợp lý, và nhận xét rằng Đức Hồng Y Barbarin đã là đối tượng bị vu cáo và phỉ báng trong suốt quá trình xét xử.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 7 tháng 3 năm ngoái, năm quan chức khác của tổng giáo phận bị xét xử với Đức Hồng Y Barbarin đã được tha bổng, nhưng dưới áp lực của các phương tiện truyền thông, Đức Hồng Y bị kết án 6 tháng tù treo.
Ngày 18 tháng 3, 2019, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.
Ngài nói:
“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.
Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:
“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”
Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”
Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”
Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”
Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.
Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và Preynat là linh mục tuyên úy.
Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.
Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.
Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.
Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”
“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”
Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”
Thiết tưởng cũng nên nói thêm điều này: sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị Preynat lạm dụng tính dục.
Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.
Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Đức Hồng Y Philippe Barbarin ngày 30 tháng Giêng năm 2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:09 30/01/2020
Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 7 tháng 3 năm 2019, Đức Hồng Y Philipe Barbarin Tổng Giám mục Lyon đã bị kết tội “không tố cáo hành vi đối xử tệ bạc với trẻ vị thành niên” của cha Bernard Preynat và bị phạt sáu tháng tù treo.
Đức Hồng Y đã kháng cáo, và hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Tòa Phúc Thẩm ở Lyon đã tuyên bố ngài vô tội.
Sau phán quyết này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục đã ra Tuyên bố sau.
Với sự thanh thản, tôi ghi nhận phán quyết của Tòa phúc thẩm Lyon, tuyên bố rằng tôi vô tội đối với những gì tôi bị cáo buộc.
Quyết định này khiến cho có thể lật sang một trang mới. Và đối với Giáo Hội tại Lyon, đây là cơ hội để mở ra một chương mới.
Đây là lý do tại sao, một lần nữa, tôi sẽ trao lại chức vụ Tổng Giám mục Lyon cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đương nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn gặp tôi, tôi sẽ đến Rôma.
Tháng Ba năm ngoái, ngài đã từ chối đơn từ chức của tôi, và chấp nhận cho tôi được tạm nghỉ trong suốt thời gian tố tụng. Giờ đây, tôi có thể yên tâm lặp lại thỉnh cầu của mình.
Suy nghĩ của tôi hướng đến các nạn nhân. Với nhiều anh chị em khác, tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ và gia đình họ hàng ngày.
Xin cầu nguyện cho tôi, cho giáo phận Lyon và mỗi cư dân của thành phố này, để “họ có thể được nên một” (Ga 17: 21).
Cám ơn rất nhiều.
+ Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Source:Diocese de LyonCommuniqué du cardinal Philippe Barbarin – 30 janvier 2020
Đức Hồng Y đã kháng cáo, và hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Tòa Phúc Thẩm ở Lyon đã tuyên bố ngài vô tội.
Sau phán quyết này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục đã ra Tuyên bố sau.
Với sự thanh thản, tôi ghi nhận phán quyết của Tòa phúc thẩm Lyon, tuyên bố rằng tôi vô tội đối với những gì tôi bị cáo buộc.
Quyết định này khiến cho có thể lật sang một trang mới. Và đối với Giáo Hội tại Lyon, đây là cơ hội để mở ra một chương mới.
Đây là lý do tại sao, một lần nữa, tôi sẽ trao lại chức vụ Tổng Giám mục Lyon cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đương nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn gặp tôi, tôi sẽ đến Rôma.
Tháng Ba năm ngoái, ngài đã từ chối đơn từ chức của tôi, và chấp nhận cho tôi được tạm nghỉ trong suốt thời gian tố tụng. Giờ đây, tôi có thể yên tâm lặp lại thỉnh cầu của mình.
Suy nghĩ của tôi hướng đến các nạn nhân. Với nhiều anh chị em khác, tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ và gia đình họ hàng ngày.
Xin cầu nguyện cho tôi, cho giáo phận Lyon và mỗi cư dân của thành phố này, để “họ có thể được nên một” (Ga 17: 21).
Cám ơn rất nhiều.
+ Đức Hồng Y Philippe Barbarin
Source:Diocese de Lyon