Ngày 01-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 01/02/2014
SƯ PHỤ KHÔNG BIẾT
N2T

Có người đến hỏi một đệ tử:
- “Ý nghĩa cuộc sống của con người như thế nào ?”
Đệ tử tham khảo các sách của sư phụ, rồi dùng lời của sư phụ khẳng định trả lời:
- “Cuộc sống của con người bày tỏ sự to lớn của Thiên Chúa.”
Người ấy gặp sư phụ thì cũng hỏi câu hỏi giống như thế, sư phụ trả lời:
- “Tôi không biết.”

Suy tư:
Vì không biết nên hỏi, đó là người thành thật, sự thành thật này đáng để chúng ta bắt chước.
Sư phụ cũng nói mình không biết, tức là sư phụ hiểu rõ sự cao siêu của cuộc sống con người, vạn vật đều thâu qua cái “không biết” mà sinh tồn, vì vạn vật không biết mình từ đâu mà hiện hữu, nhưng người có đức tin thì biết mình hiện hữu là bởi Thiên Chúa tình yêu.
Người đệ tử nói biết nhưng lại không biết gì cả, vì anh ta chỉ biết một mớ tri thức trong sách vở mà thôi, bởi vì cái biết thì vô hạn, mà trí óc con người thì có hạn.
Không biết và biết là do hai cách suy nghĩ của kẻ khôn ngoan và kiêu ngạo mà có.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 4 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:06 01/02/2014
Chúa Nhật 4 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 5, 1-12a.
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”.


Anh chị em thân mến,
Khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển, mức sống con người ngày càng cao thì con người càng có nhu cầu hưởng thụ, do đó mà con người ta càng xa cách Thiên Chúa hơn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su đã đưa ra cho chúng ta một chương trình hành động cụ thể trong một xã hội hưởng thụ, bon chen, đầy những tội ác và bất công, chương trình hành động ấy được mở đầu bằng mối phúc: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó...” và kết thúc bằng mối phúc: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính...”

Nghèo là một hạnh phúc vì Thiên Chúa luôn bênh vực và đứng về phía người nghèo, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã chọn lấy thân phận nghèo hèn để sống giữa chúng ta và dạy cho chúng ta biết rằng, nghèo khó chính là một hạnh phúc và bình an của những ai yêu mến và thành tâm tìm kiếm Nước Trời. Người nghèo chân chính là người sống bình an trong cảnh nghèo của mình với ân sủng của Thiên Chúa, là người không mơ tưởng đến của cải, danh vọng của người khác...

Hiền lành là một hạnh phúc vì Đức Chúa Giê-su đã sống như thế và dạy chúng ta sống như thế khi Ngài nói: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Người hiền lành thì được Thiên Chúa chúc phúc cho hưởng gia nghiệp Nước Trời, và bời vì hiền lành chính là đầu dây của sự hòa thuận và yêu thương.

Đau khổ vì bị ngược đãi là một hạnh phúc, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã bị người ta ngược đãi khi rao giảng tin vui Nước Trời, chính Ngài là người bị ngược đãi cách bất công nhất khi tay Ngài đã chúc phúc và chữa lành bệnh tật cho nhiều người. Những ai vì danh Đức Chúa Giê-su mà bị ngược đãi và đau khổ, sẽ trở nên giống Ngài hơn khi bị người khác đem những bất công trút trên đầu mình.

Khao khát nên người công chính là một hạnh phúc bởi vì Đức Chúa Giê-su là người vì sự công chính mà bị đóng đinh vào thập giá. Sống giữa một xã hội đầy những bon chen, mưu mô, gian dối, mà tìm được sự công chính của Thiên Chúa thì đúng là một hạnh phúc, sự công chính này không phải từ nơi tòa án của người đời, nhưng là nơi sự lương thiện của lương tâm và sự khao khát tìm kiếm Nước Trời như một cứu cánh, để trở nên chứng nhân cho Tin Mừng.

Xót thương người là một hạnh phúc vì Đức Chúa Giê-su đã xót thương mọi người, xót thương anh La-gia-rô đã chết, xót thương đứa con một của bà góa thành Na-im, xót thương những người tội lỗi và những người đang sống trong những nổi bất hạnh. Người biết xót thương người thì sẽ được Thiên Chúa xót thương, đó là quả phúc lành mà ai gieo thì sẽ gặt được trong cuộc sống của họ, bởi vì người biết xót thương đến những bất hạnh của tha nhân, thì cũng là người đã nhiều lần suy niệm đến tình thương của Thiên Chúa đã dành cho họ.

Tâm hồn trong sạch là một hạnh phúc vì xã hội càng văn minh thì những cơn cám dỗ càng tinh vi hơn và hiện đại hơn. Khi một xã hội với nhiều cạm bẩy làm cho người tu sĩ lỗi đức khiết tịnh, làm cho người vợ người chồng lỗi đạo phu thê, thì sống trong sạch là một lý tưởng tuyệt vời cho mọi người. Đức Chúa Giê-su đã sống đời trong sạch không tì ố dù Ngài đang tiếp xúc với nhiều hạng người, sự trong sạch này đã cảm hóa được cô Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, đã cảm hóa được người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và làm cho nhiều người noi gương Ngài sống đời trong sạch trong bổn phận của mình.

Xây dựng hòa bình là một hạnh phúc vì đó là niềm mơ ước của mọi người, là bài ca vui mừng của các thiên thần hát vang khi Đức Chúa Giê-su sinh ra: bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Người có bình an trong tâm hồn là người biết xây dựng bình an giữa xã hội, là người biết đem bình an đến cho mọi người bằng lời nói thiện chí và cử chỉ thân thiện, chứ không gắt gỏng và chua ngoa, là phục vụ chứ không sai khiến.

Bị bách hại vì sống công chính là một hạnh phúc đó là điều làm cho chúng ta nên giống Đức Chúa Giê-su hơn, như Đức Chúa Giê-su đã sống công chính, đã nói sự thật vì công chính mà bị giết chết, thì những môn đệ của Ngài cũng phải như thế. Cuộc sống hôm nay đầy những lừa đảo và gian dối thì cuộc sống công chính càng bị bách hại, bị truy nã hơn, do đó mà khi chúng ta biết đứng thẳng vươn người lên giữa những dối gian, là chúng ta đã đến gần thập giá của Chúa Giê-su hơn.

Anh chị em thân mến,
Tám mối phúc thật là kim chỉ nam cho người Ki-tô hữu trở nên tốt lành thánh thiện như Đức Chúa Giê-su đã sống, tự nó –Tám mối phúc thật- là cõi phúc, nhưng nếu trong tâm hồn chúng ta không có Thiên Chúa, thì Tám mối phúc sẽ là những lời trêu đùa bỡn cợt, là cái đích để cho người đời công kích chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:08 01/02/2014
N2T

2. Con người ta nếu không nhờ thánh lễ để thánh hóa mình, thì nhất định không thể nói là sốt sắng tham dự thánh lễ.

(Thánh Augustine)
---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:09 01/02/2014
PHÁ BỎ CỔ LỆ (2)
Trước tết một tuần, cha sở thông báo trong nhà thờ là ba ngày tết xin giáo dân, bất kỳ ai, đừng mời ngài đến nhà dùng cơm, muốn chúc tết ngài thì sau thánh lễ giao thừa cùng nhau chúc tết trong nhà thờ là được rồi…
Giáo dân có người ngạc nhiên, có người hiểu biết nói:
- “Cha sở mới của mình vậy mà hay, không thiên vị ai.”
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Năm mới tập trung vào những điều chính yếu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:37 01/02/2014
Năm mới tập trung vào những điều chính yếu

Trong những ngày đầu năm, chúng ta thường có những dự phóng mới, kế hoặch mới cho tương lai. Các công ty, xí nghiệp thường đưa ra những chương trình mới cho năm mới.

Đối với các kitô hữu, Giáo Hội mời gọi chúng ta dành năm 2014 này để tân phúc âm hóa gia đình. Phúc âm hóa gia đình có nghĩa là biến đời sống gia đình đượm chất Tin Mừng hơn, đồng thời xây dựng đời sống gia đình dựa trên các tiêu chuẩn và giá trị Tin Mừng. Để thực hiện được mục tiêu này cho năm mới, chúng ta cần phải tập trung sống những điểm chính yếu mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta thực hành, đó là: tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô; tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ; tính tối thượng của việc làm chứng.

1. Tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô

Ngày hôm nay, sống trong thời đại bùng nổ thông tin và sự đầy đủ tiện nghi, chúng ta bị ngập lụt bởi các thông tin và công việc. Vì thế, chúng ta có nguy cơ rơi vào tình trạng không biết phân biệt được đâu là điều chính yếu của đời sống. Chúng ta dễ bị mất hút và phân tán trong những điều phụ thuộc, những điều thứ yếu và vô bổ. Chúng ta cần phải biết phản tĩnh về nguy cơ này để có thể tập trung vào những điều chính yếu của Đức Tin. Chúng ta cần phải phát xuất lại từ Đức Kitô và phải xây dựng đời sống kitô hữu dựa trên nền tảng là Đức Kitô.

Thánh Phaolô Tông Đồ là một mẫu gương sống động cho chúng ta về việc tập trung cuộc đời mình vào Chúa Kitô. Sau khi đã trở lại, Phaolô đã yêu mến Chúa với một tình yêu nồng nàn và mãnh liệt. Ngài xác tín rằng: “Tôi coi tất cả là rơm rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người” (Pl 3,8); “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi”; “Không có gì tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô” (Rm 8, 35-39); “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi” (Pl 1,21).

Để tân phúc âm hóa gia đình, mỗi người kitô hữu hãy tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô. Anh chị em hãy xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô. Anh chị em hãy mặc lấy tâm tình của Đức Kitô mà đối xử với nhau đó là tâm tình yêu thương và trắc ẩn. Anh chị em hãy trở nền đồng hình đồng dạng với Đức Kitô vì Ngài là căn tính của chúng ta. Anh chị em hãy huy động tất cả mọi năng lực thể lý, con tim và tinh thần của mình cho tình yêu Chúa Kitô.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc!

Đừng để xảy ra một chương trình mục vụ của ta tán loạn, rời rạc, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình mà không có sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

2. Tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ người khác

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới vẫn đang bị thống trị bởi nền văn hóa của loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù của nhau, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Người kitô hữu hôm nay cần phải xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ. Chúng ta cần phải biết làm chứng cho con người hôm nay bằng việc ra khỏi mình, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác với thái độ tôn trọng và đối thoại.

Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’ thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này cho người khác. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta ra khỏi nơi chúng ta đóng khung và dẫn chúng ta tới các ngoại biên của nhân loại.

3. Tính tối thượng của việc làm chứng

Thời nay, chúng ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa.

Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với chúng ta. Tân phúc âm hóa bằng cách biểu lộ cách sống đức tin của chúng ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ... Vì tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều chúng ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.

Tân phúc âm hóa theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, sử dụng ngôn ngữ thương xót, tâm tình thương xót của Chúa Giêsu đối với những con người chúng ta gặp gỡ và phục vụ.

Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, biết Chúa Kitô đều cảm thấy cần đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Tuy nhiên, nhìn lại mình, chúng ta mới chỉ chăm lo việc giữ đạo hơn là truyền đạo. Vì thế, trong năm mới này, chúng ta cần có những nỗ lực mới và chuyển hướng mới cho sứ vụ truyền giáo.

Theo tinh thần đó, lời của thánh Phaolô phải là lời mà mỗi người chúng ta tâm niệm trong năm mới này: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’ (1Cr 9,16).

Để kết thúc, xin mượn câu đối xuân:

“Tân phúc âm hóa theo phương pháp mới nhanh như ngựa.

Kitô hữu sống Lời phải canh thân mạnh chính mình!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gửi 414 gia đình đi truyền giáo
Lm. Trần Đức Anh O.P
11:18 01/02/2014
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi 414 gia đình thuộc Con đường Tân Dự Tòng đi truyền giáo tại nhiều nước trên thế giới.

Nghi thức trao Thánh Giá truyền giáo đã diễn ra trong buổi tiếp kiến của ĐTC sáng ngày 1-2-2014 tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng.

Con đường này là một phương pháp do Ông Kiko Arguello và bà Carmen Hernander người Tây Ban Nha, đề xướng hồi năm 1967 tại khu ngoại ô thủ đô Madrid, nhắm giúp các tín hữu tái khám phá ơn gọi của bí tích rửa tội qua hành trình tân dự tòng.

Tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC có 11 Hồng Y và hơn 50 GM các nước, những người khởi xướng và các vị trách nhiệm Con đường Tân Dự Tòng, các vị giám đốc của 100 đại chủng viện thừa sai ”Mẹ Đấng Cứu Chuộc” (Redemptoris Mater) thuộc Con đường này ở các nơi trên thế giới, các LM đã được đào tạo trong các chủng viện thuộc Con đường Tân dự Tòng ở Âu Châu cũng như các chủng sinh đang được huấn luyện, các toán giáo lý viên lưu động quốc tế và các vị trách nhiệm các cộng đoàn đầu tiên ở Tây Ban Nha và Italia.

Đặc biệt có 414 gia đình được ĐTC sai đi truyền giáo, trong đó có 174 gia đình sẽ thuộc 40 cứ điểm mới truyền giáo cho dân ngoại, như ở Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam, Mông Cổ, Đông Âu và Bắc Âu, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. Trong buổi tiếp kiến còn có 900 người con của tất cả các gia đình hiện diện. Ngoài ra cũng có hơn 100 gia đình đã đi truyền giáo ở nhiều nơi trên thế giới.

Phần lớn các gia đình được ĐTC sai đi hôm 1-2-2014 là người Tây Ban Nha và Italia. Mỗi cứ điểm truyền giáo gồm 4 gia đình, một LM và 1 phụ tá tháp tùng, thường là một giáo dân hoặc một chủng sinh, một nữ tu cao niên và 3 chị trẻ cộng tác vào sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhiệt liệt cám ơn niềm vui đức tin cũng như lòng nhiệt thành làm chứng tá Kitô của các thành viên Con đường Tân Dự Tòng, đồng thời ngài nhắn nhủ họ 3 điều:

- Thứ I là hết sức quan tâm kiến tạo và bảo tồn tình hiệp thông trong các Giáo Hội địa phương nơi họ đến hoạt động. Con đường có đoàn sủng và sức năng động riêng. Điều này có nghĩa là đặt mình lắng nghe đời sống của các Giáo Hội nơi anh chị em được các vị phụ trách gửi tới, đề cao giá trị những điều phong phú của địa phương, nếu cần thì chịu đau khổ vì những yếu đuối của họ, đồng hành như một đoàn chiên duy nhất dưới sự lãnh đạo của các vị Mục Tử của Giáo Hội địa phương.

- Thứ hai là đặc biệt chú ý đến bối cảnh văn hóa nơi các gia đình anh chị em đi tới hoạt động. Đây là những môi trường nhiều khi rất khác biệt với môi trường xuất xứ của anh chị em.. Điều rất quan trọng là cố gắng học các nền văn hóa anh chị em gặp, biết nhận ra nhu cầu Tin Mừng hiện diện ở mọi nơi, và cả hoạt động mà Chúa Thánh Linh đã thực hiện trong đời sống và lịch sử của mỗi dân tộc.

- Thứ ba là hãy chăm sóc nhau với tình yêu thương, đặc biệt là những người yếu thế nhất. Con đường Tân Dự Tòng, trong tư cách là một hành trình khám phá bí tích rửa tội của mình, là một con đường nhiều đòi hỏi, trên đó một anh chị em có thể gặp những khó khăn bất ngờ. Trong những trường hợp ấy, sự thực thi lòng kiên nhẫn và lòng từ bi từ phía cộng đoàn chính là dấu chỉ sự trưởng thành trong đức tin. Không thể cưỡng bách tự do của mỗi người, và phải tôn trọng các sự chọn lựa của người quyết định tìm kiếm bên ngoài Con đường Tân Dự Tòng, những hình thức khác của đời sống Kitô giúp họ tăng trưởng trong việc đáp lại tiếng gọi của Chúa.

Con đường Tân Dự Tòng hiện nay có mặt ở 124 quốc gia 5 châu, thuộc 1.479 giáo phận với 20.432 cộng đoàn hiện diện trong 6.272 giáo xứ. Con đường này cũng có 100 đại chủng viện giáo phận thừa sai Mẹ Đấng Cứu Chuộc với 2.300 đại chủng sinh giáo phận đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục; 1.880 linh mục giáo phận đã xuất thân từ các đại chủng ven đó, hơn 1 ngàn gia đình đang thi hành sứ vụ truyền giáo tại 93 quốc gia và 92 cứ điểm truyền giáo cho dân ngoại (SD 1-2-2014)
 
Đã tìm được di tích cuả Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Trần Mạnh Trác
17:12 01/02/2014


(CNA/EWTN News) Vào đúng mồng Một Tết Ta (ngày 31 Tháng 1 2014), cảnh sát Ý đã tìm lại được di tích máu cuả Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lập tức các giám mục Ý đã lên tiếng tha thứ cho nhửng tên trộm.

"Tôi nghĩ rằng Chân phước Gioan Phaolô đã tha thứ cho họ. Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải làm như vậy ", Giám Mục phụ tá Giovanni D' Ercole L'Aquila cho biết trong một cuộc họp báo cùng ngày.

Di tích bị đánh cắp là một mảnh vải nhỏ hình vuông có vết rách lấy từ áo đức Gioan Phaolô, nhuộm đầy máu qua cuộc ám sát năm 1981. Người ta vẫn giữ 3 tấm vải như vậy ở những nơi khác nhau. Nơi bị đánh cắp là nhà thờ San Pietro della Ienca ở khu vực miền núi Abruzzo.

Sự phát hiện xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 1, khi một bà lau nhà thờ nhận thấy một cửa sổ đã bị phá. Bà ấy gọi cảnh sát. Có hai vật bị mất tích, mảnh vải và một cây thánh giá nhỏ.

Ba người đã bị bắt giữ. Theo tin Reuters thì mảnh vải đã được tìm thấy trong nhà xe của hai trong số những tên trộm này, chúng đã cột những vết rách lại với nhau. Nhưng vẫn còn thiếu một vài sợi vải và một sợi dây chỉ bằng vàng, vị giám mục nói.

Cảnh sát đã đã lấy lại cây thánh giá một ngày trước đó, nhưng di tích thì mải đến hôm 31 mới tìm thấy.

Theo cảnh sát nói với hãng tin ANSA thì những tên trộm "không hiểu giá trị của di tích " và chúng không nhớ chúng đã ném mảnh vải ở đâu.

Các quan chức đã suy đoán rằng những tên tội phạm có thể có liên quan đến một giáo phái thờ quỉ Satan vì đã chẳng có gì bị mất cả trừ mảnh di tích.

Hai trong số ba tên trộm được mô tả là những người nghiện ma túy ở độ tuổi 23 và 24 và đã từng bị cảnh sát theo dõi, theo tin cuả tờ báo The Daily Mail cuả Anh.

Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng, đã tặng tấm di tích cho người dân ở L'Aquila vào năm 2011 sau khi khu vực bị tàn phá bởi một trân động đất.

Được biết đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô từng viếng thăm vùng này hơn 100 lần để trượt băng. Ngài cũng thường xuyên đến ngôi nhà thờ nhỏ.

Đức Gioan Phaolô II qua đời năm 2005. Ngài sẽ được phong thánh vào ngày 27, cùng với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
 
Phòng Báo chí Tòa Thánh phê bình một bài báo trên tờ Rolling Stone
Đặng Tự Do
19:07 01/02/2014
Bài báo dài trên trang bìa dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong ấn bản số ra ngày 13 tháng 2 của tạp chí nổi tiếng Rolling Stone đã được phát hành rộng rãi trên thế giới. Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi SJ, ca ngợi sự xuất hiện của bài viết. Ngài nói rằng "bài viết là một dấu hiệu cho thấy những điều mới lạ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thu hút sự chú ý từ nhiều phía khác nhau"

Tuy nhiên, cha Lombardi nói:

"Thật không may, bài viết này hạ thấp chính nó, vì đã rơi vào sai lầm thông thường của một thứ văn chương truyền thông hời hợt, trong đó, để làm sáng tỏ các khía cạnh tích cực của Đức Thánh Cha Phanxicô, thứ văn chương này nghĩ rằng nó cần phải mô tả triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô thứ 16 một cách tiêu cực, ở một mức độ thô bạo đáng kinh ngạc."

Cha Lombardi nhận định:

"Bài báo cũng không làm hài lòng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người biết rất rõ những công lao to lớn đối với Giáo Hội của người tiền nhiệm mình."
 
Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Áo, không hài lòng với tình trạng của Giáo Hội tại quốc gia này
Đặng Tự Do
19:03 01/02/2014
Hôm thứ Năm 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Áo, do Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna hướng dẫn.

Cuộc gặp gỡ đã diễn ra tại Dinh Tông Tòa của Vatican giữa Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục Áo đang về Rôma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và thăm Tòa Thánh.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Schönborn đã nói về bộ mặt của Giáo Hội tại Áo. Ngài nói rằng mặc dù Giáo Hội tại Áo có thể được coi là "cũ" và ngày càng ít thành viên, Giáo Hội tại quốc gia ngay trung tâm châu Âu thực sự vẫn sống động, với những người trẻ tham gia một loạt các phong trào của Giáo Hội.

Bày tỏ sự không hài lòng của ngài trước sự sụt giảm mạnh trong dân số Công Giáo ở Áo, Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng xu hướng này "không nên làm chúng ta buông xuôi, nhưng nên khuyến khích những nỗ lực của chúng ta cho việc tân phúc âm hóa là điều luôn luôn là cần thiết."

Linh mục Helmut Schüller
Đức Thánh Cha nói thêm rằng công việc của Giáo Hội "không phải là một ý tưởng nhân chủng, một chủ nghĩa nhân văn mơ hồ, nhưng là hồng ân từ Thiên Chúa, nghĩa là, hồng ân được trở nên con cái Thiên Chúa nhận được trong bí tích Rửa Tội."

Ngài thúc giục các giám mục nhấn mạnh sự hiểu biết về đời sống Kitô ấy trong các nỗ lực truyền giáo của các ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các giám mục rằng "Hội Thánh Chúa luôn luôn cần được thanh tẩy." Ngài kêu gọi các giám mục nhấn mạnh đến bí tích Thống Hối, như là phương tiện tốt nhất để thanh tẩy trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các giám mục Áo chú ý đến đời sống thiêng liêng của các gia đình Công Giáo, là điều "nằm ở trung tâm của nỗ lực Tân Phúc Âm Hóa"

Sau bài huấn từ, Đức Thánh Cha đã tặng cho mỗi giám mục một món quà, trước khi nói lời tạm biệt.

Với dân số 8,221,000 dân, Áo có 73.6% là người Công Giáo. Việc thực hành đạo sa sút trầm trọng một phần vì những chia rẽ trong hàng giáo sĩ. Khét tiếng nhất là phong trào Call to Disobedience (Aufruf zum Ungehorsam) – Lời kêu gọi bất tuân phục (Vatican) do linh mục Helmut Schüller chủ xướng vào năm 2006.

Linh mục Helmut Schüller cho rằng hầu hết các linh mục tại Áo ủng hộ ông chống lại lập trường của Tòa Thánh về việc phong chức cho phụ nữ, luật độc thân linh mục, cho những người chưa được phong chức linh mục cử hành thánh lễ, cho những người ly dị và tái kết hôn được rước lễ và hàng loạt vấn đề khác như hôn nhân đồng tính, an tử và trợ tử.

Trong các buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhiều lần lên án trào lưu này là lạc giáo và ly giáo. Điều đáng quan ngại là linh mục Helmut Schüller đã giành được một sự ủng hộ mạnh mẽ của một số nữ tu tại Hoa Kỳ trong National Coalition of American Nuns và một số nhóm như Call to Action, Catholics in Alliance for the Common Good là những nhóm đã tổ chức những buổi thuyết trình của linh mục Schüller tại hàng loạt các giáo phận tại Hoa Kỳ bao gồm Boston; Philadelphia; Baltimore; Washington, D.C.; Chicago; Cleveland; Detroit; Cincinnati; Denver; San Diego; Los Angeles; Portland, Oregon và Seattle từ 16/07/2013 đến 6/8/2013.
 
Top Stories
Inde: Les leaders religieux mènent le jeu dans la course aux élections
Eglises d'Asie
10:55 01/02/2014
La victoire aux élections générales à venir en Inde sera-t-elle celle des gourous ? C’est la question que posent deux journalistes indiens dans les colonnes de l’agence Ucanews, ce 31 janvier. La progression spectaculaire de l’hindouiste Narendra Modi, ministre-président du Gujarat et candidat du BJP pour le poste de Premier ministre en Inde, l’atteste : le soutien des gourous et leaders hindous en sa faveur a joué un rôle décisif, tout comme sa décision d’ériger une statue géante à la gloire de Sardar Patel, une grande figure de l’indépendance indienne, recyclée pour l’occasion en champion du nationalisme hindou.

Ces derniers mois, Narendra Modi a également affronté dans un duel médiatique, Nitish Kumar, ministre-président du Bihar, qui a annoncé fin novembre lancer la construction du « plus grand temple hindou au monde » avec la bénédiction de l’un des gourous les plus influents, Swaroopananda Saraswati. Un soutien religieux qui lui a d’ores et déjà permis de rallier de nombreux électeurs.

L’article ci-dessous, signé de Ritu Sharma et de Christopher Joseph, a été traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie.

Alors que se rapprochent les échéances des élections générales indiennes, les leaders religieux semblent plus que jamais déterminés à y jouer un rôle décisif avant même l’annonce officielle des dates du scrutin.

Le très célèbre gourou Ramdev, maître yogi, vient de déclarer son soutien au parti hindouiste Bharatiya Janata Party (BJP), et a promis de rassembler 200 millions de voix pour ce dernier. Le pari pourrait s’avérer risqué, sachant que sur 715 millions d’électeurs potentiels en Inde, seuls 60 % d’entre eux en moyenne, soit 364 millions de personnes, se rendent en réalité aux urnes.

Quoi qu’il en soit, le gourou prévoit de parrainer des sessions de yoga pour 100 000 personnes dans plusieurs villes à partir de mars prochain. Durant ces stages, a-t-il déclaré aux médias, il encouragera l’assistance à voter pour le BJP afin, dit-il, de stopper la corruption en Inde.

La corruption et l’inflation sont les principales accusations portées à l’encontre du Parti du Congrès, actuellement au pouvoir, dont le mandat de cinq ans à la tête de l’Etat expire le 21 mai prochain. Le parti s’est engagé à donner davantage de pouvoir aux femmes et à prendre des décisions qui conduiront à plus de transparence.

Lors des dernières élections, les deux partis principaux indiens, le BJP et le Parti du Congrès, ont chacun échoué à remporter les 272 sièges nécessaires (sur les 543 sièges que compte l’Assemblée) pour pouvoir former le gouvernement. Mais le Congrès, à la tête d’une alliance formée de plusieurs petits partis, a réussi à rassembler derrière lui 322 députés qui lui ont permis d’accéder à la fonction suprême.

Depuis les élections générales de 1984 où le Congrès avait remporté la victoire en raflant 414 sièges à l’Assemblée, plus aucun parti n’a jamais pu réussi à obtenir à lui seul la majorité, laissant ainsi la place à l’ère des coalitions politiques.

Les experts estiment que cette tendance va se poursuivre. « La prolifération des partis politiques va sans aucun doute compliquer encore davantage la mise en place d’un consensus politique », a déclaré James Clapper, directeur de l’US National Intelligence, jeudi 30 janvier.

Les partis politiques, qu’ils soient importants ou pas, ont tous commencé à promouvoir un programme en faveur des pauvres, des basses castes et des minorités religieuses. Cela permet aux petits partis et aux organisations religieuses d’exercer une influence en dehors de leurs cercles habituels.

La Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), qui doit se réunir courant février pour son assemblée bisannuelle dans l’Etat méridional du Kerala, a prévu d’y délivrer, à cette occasion, ses consignes de vote.

La Commission pour la Justice, la Paix et le Développement de la CBCI, basée à New Delhi, a publié une déclaration le 28 janvier dernier invitant les fidèles à faire les bons choix en votant pour des candidats luttant pour la paix et contre la corruption.

Le P. Charles Irudayam, secrétaire de la Commission, a déclaré à l’agence Ucanews que la Conférence épiscopale avait demandé à tous les électeurs catholiques de « bien observer les candidats et de voter pour la personne qui respecterait le mieux la laïcité de la Constitution indienne ».

Les chrétiens, traditionnellement considérés comme des électeurs du Congrès, représentent environ 3 % du milliard d’Indiens mais forment un groupe détenant un pouvoir non négligeable dans certaines parties de l’Inde du sud-ouest et du nord-est [où le pourcentage de chrétiens peut atteindre jusqu’à 70 % de la population - NdT].

Les quelque 176 millions de musulmans indiens constituent également un important « bloc électoral ». Les leaders de la communauté musulmane à Delhi doivent eux aussi organiser un meeting le mois prochain, afin de discuter des enjeux des prochaines élections générales. « Nous avons invité les responsables de toutes les religions (...) afin de réfléchir ensemble sur les élections et les différents partis politiques », a déclaré à Ucanews l’un des chefs religieux de la Jama Masjid [la Grande Mosquée] de Delhi.

Les leaders des chrétiens comme ceux des musulmans ont déjà exprimé leur grande préoccupation concernant la tentative du BJP d’instaurer dans le pays un hindouisme nationaliste, tout particulièrement après la nomination par le parti du très controversé Narendra Modi comme candidat au poste de Premier ministre.

Le ministre-président du Gujarat est accusé d’avoir couvert les violences des extrémistes hindous à l’encontre des chrétiens et des musulmans qui se sont produites sous son mandat. Il est actuellement en tournée pour recueillir des suffrages au cours de grands rassemblements organisés dans toute l’Inde. Les responsables du BJP ont déclaré aux journalistes que le candidat devait rencontrer les évêques chrétiens du Kerala lors de son passage dans cet Etat en février prochain.

Un autre parti politique formé l’année dernière risque cependant de provoquer quelques surprises en détournant des voix du BJP et du Congrès. L’Aam Aadmi Party (ou Common Man’s Party) et son leader agnostique, Arvind Kejriwal, ne font en effet référence à aucune religion mais proposent un programme centré sur l’agriculture, l’industrie, le statut des femmes, les basses castes et l’emploi des jeunes. (eda/msb)

(1) Narendra Modi est notamment accusé d’avoir participé activement aux pogroms antimusulmans qui ont fait plus de 2 000 morts en 2002. Voir : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/inde/inde/2008-01-16-gujarat-consternation-et-inquietude-des-minorites

(Source: Eglises d'Asie, le 31 janvier 2014)
 
Pope to Neocatechumenal Way: build ecclesial communion, evangelize with love
Vatican Radio
10:56 01/02/2014
2014-02-01 Vatican - Pope Francis met with about 8,000 members of the Neocatechumenal Way on Saturday in the Paul VI Hall. During the audience, with a solemn prayer and blessing, the Pope sent off members of the community on mission to countries throughout the world. Prior to the blessing, he addressed the members of the Neocatechumenal Way. Below is a Vatican Radio translation of his message:

Dear brothers and sisters,

I thank the Lord for the joy of your faith and for the ardor of your Christian witness. Thanks be to God. I greet you all cordially, starting from the International Responsible Team of the Neocatechumenal Way, together with the priests, seminarians and catechists. I send an affectionate greeting to the children, in attendance in great number. My thoughts go out in a special way to the families, who will go out to different parts of the world to proclaim and witness to the Gospel. The Church is grateful for your generosity! I thank you for all that you do in the Church and in the world. And precisely in the name of the Church, our Mother,... I would like to propose to you some simple recommendations.

The first is to have the utmost care to build and to preserve the communion within the particular Churches in which you will work. The Way has its own charism and dynamic, a gift, which like all of the gifts of the Spirit, has a profound ecclesial dimension; this means paying attention to the life of the Churches to which your leaders send you, to enhance the riches, to suffer for the weaknesses if necessary, and to walk together, like one flock, under the guidance of the pastors of the local Churches. Communion is essential sometimes it can be better to renounce living in all the details that your itinerary demands, in order to ensure the unity among those who form one ecclesial community, of which you must always feel that you are part.

Another recommendation: wherever you may go, it would do you well to think that the Spirit of God always gets there ahead of us. The Lord always precedes us! ... Even in the most faraway places, even in the most diverse cultures, God scatters everywhere the seeds of his Word. From here, flows the necessity to give special attention to the cultural context in which you, families, will go to work: it consists of an environment often very different from the one from which you come. Many of you will have to work hard to learn the local language, sometimes it will be difficult, and this effort is appreciated. Even more important will be your commitment to “learn” the culture you will encounter, knowing how to recognize the need of the Gospel, which is present wherever, but also that action that the Holy Spirit has accomplished in the life and in the history of every people.

Finally, I exhort you to care lovingly for each other, in a particular way for the weakest. The Neocatechumenal Way, as an itinerary of discovery of one’s own baptism, is a demanding road, along which a brother or a sister can come upon unforeseen difficulties. In these cases, the exercise of patience and of mercy on the part of the community is a sign of maturity in the faith. The freedom of each person must not be forced, and even the eventual choice of someone who decides to seek, outside of the Way, other forms of Christian life that help him to grow in the response to the call of the Lord must be respected.

Dear families, brothers and sisters, I encourage you to bring everywhere, even in the most de-Christianized environments, especially in the existential peripheries, the Gospel of Jesus Christ. Evangelize with love, bring to everyone the love of God. Tell everyone you will meet on the streets of your mission that God loves man as he is, even with his limits, with his mistakes, with his sins. For this, he sent his Son, so that he could take our sins upon himself. Be messengers and witnesses of the infinite goodness and the inexhaustible mercy of the Father. I entrust you to the Virgin Mary, that she may inspire and always sustain your apostolate. In the school of this tender Mother, be zealous and joyful missionaries.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Ngọ 2014
VietCatholic Network
04:25 01/02/2014
 
Phóng sự đêm Giao Thừa tại Giáo Xứ Mẹ La Vang, Houston, Texas
J.B. Nguyễn Đức Vượng
21:42 01/02/2014
Houston, Texas:

"Mừng tuổi Đức Mẹ, Truyền Thống xứ đạo tôi, vì có một mùa Xuân An Bình"

Từ bé tới lớn, tôi chưa bao giờ tham dự một thánh lễ dù to hay nhỏ dù lễ buộc hay lễ trọng mà là lại có một sự việc xảy ra khác lạ. Đó là vào đêm giao thừa, giáo xứ Đức Mẹ la Vang tại Houston Tổng Giáo Phận Galveston Hoa Kỳ:

Đó là vào lúc dâng của lễ thay vì ban trật tự, hay ban nghi lễ đưa giỏ tới và dân chúng cho tiền vào giỏ để hình thành của lễ chung và có người đại diện dâng lên Chúa cùng kèm theo các lễ vật. Đêm nay thì không vậy, tới lúc dâng của lễ, lúc này, chỉ trong 1 phút một ban nghi lễ 4 người đưa Kiệu Tượng Đức Mẹ ra giữa trước gian cung thánh, thế là từng gia đình cứ thay phiên nhau lũ lượt tiến lên trong thinh lặng hướng về, hay miệng dâng vài điều gì đó, thế là những phong bì được đưa vào những giỏ đã được để sẵn chung quanh chân tượng Đức Mẹ.

Bản thân tôi, là linh mục, đây là lần tạo cho tôi một ấn tượng và hết sức cảm động vì thấy bối cảnh thảo hiếu tuyệt diệu với người Mẹ, đó là Đức Trinh Nữ Maria. Chính vì vậy, bản thân tôi cũng sốt sắng lấy một phong bì, cho của lễ vào, dâng lên Mẹ như bao nhiêu người khác và thấy lòng ấm hẳn đêm nay

Ngay sau thánh lễ giao thừa với những lời tạ ơn và chúc mừng năm mới của Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ, trong đó Ông đạo đạt một câu rất thân thương, “Lạy Mẹ Maria hôm nay đêm giao thừa, đêm thật linh thiêng chúng con đến tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ đã thương ban nhiều hồng phúc trên giáo xứ chúng con trong năm qua. Cũng trong tâm tình này, vì chúng con đã nhận Mẹ làm bổn mạng do đó, với tấm lòng hiếu thảo chúng con cùng nhau đến “Mừng Tuổi Mẹ”.

Được một người lớn tuổi, ông cho biết, ông đã từng ở với giáo xứ từ ngày có độ hơn 20 gia đình, lúc đó năm 1985. Từ khi bắt đầu thành lập cộng đoàn, lúc ban đầu có thánh lễ cứ 1 tháng 1 lần, rồi dần dần 1 tuần một lần, thì quý cha tiên khởi đã cùng với cộng đoàn tuyên nhận Đức Mẹ La Vang làm bổn mạng, và ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng thì ngay phía trước có xây một Tượng Đài Đức Mẹ mặc áo dài bồng Con. Hai Mẹ Con đứng trên một Cái Đài cao khoảng 4 thước là 2 chữ VN ghép lại thành Đài Này để Đức Mẹ ẵm Chúa Con đứng trên đó, biểu tượng cho Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam.

Vâng hình ảnh, tượng đài đó vẫn còn cho đến hôm nay để che chở đoàn con ngày càng đông đúc. Chung quanh tượng đài này hiện nay đã được rào bằng những song sắt do một số ân nhân muốn gìn giữ và dù có vài người đã qua đời nhưng một số người khác vẫn còn thường xuyên đến để tưới bón, cắt tỉa những cành hồng và nhất là những cây bonsai đã được những người thợ lành nghề chuyển sang một vòng chữ tròn chạy theo bên trong hàng rào với những hàng chữ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang.

Hai mươi tám năm qua, vậy đó, một truyền thống với Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang với sự lèo lái rất tốt lành của quý Cha Tiền Nhiệm, giúp cho mọi gia đình bày tỏ được tấm lòng thảo hiếu với người Mẹ thì Giáo Xứ cứ vào Đêm Giao Thừa hàng năm đều có Phần Mừng Tuổi Đức Mẹ từ mỗi Gia Đình.

Vâng, cuộc sống dập dồn từ nhiều phong ba báo táp có người còn ở, người ra đi nơi khác lập nghiệp. Số người già đi vì tuổi tác, hay những người đã được Chúa gọi về, thì đối với Giáo Xứ này việc bầy tỏ lòng hiếu thảo của đàn con ngày càng đông đúc nhất là ngày càng gia tăng những gia đình thành công trong cuộc sống, có nhà cửa, có xe cộ, có nhiều phương tiện giúp cho gia đình thêm sung túc, có của thêm, của có, để hy sinh giúp đỡ cho bà con thân thuộc, lại còn rất hăng say lo cho việc Giáo Xứ như người ta thường nói “Ăn cây nào rào cây đó”.

Đặc biệt các bạn trẻ, qua những cố gắng của mình, họ rất nhiều đã trở thành những linh mục, tu sĩ nơi các dòng tu hay địa phận (khoảng 30 người) họ đã trở thành những bác sĩ, luật sư, nha sĩ, kỹ sư, những nhà đầu tư, chủ những nhà hàng, những tiệm buôn hay những hàng quán khác nhau. Chính những thành công này mà hàng năm để tỏ bày lòng biết ơn với người Mẹ thiêng liêng, vào Đêm Giao Thừa nào cũng có mọi thành phần, trẻ già lẫn lộn tiến bước theo nhau dâng Mẹ “Phong Bì Mừng Tuổi Đức Mẹ”.

Với những năm trước, Quý Cha tiền nhiệm đã trao “Phong Bì Mừng Tuổi Đức Mẹ” ngay tại nhà thờ khi đến dự lễ.

Một vài năm nay để giúp cho mọi gia đình nhận được lòng tri ân của giáo xứ, và mọi gia đình đều có phong bì Mừng Tuổi Đức Mẹ trong Đêm Giao Thừa và những ngày đầu Xuân. Quý cha đã cùng với HộI Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài Chánh quyết định gửi đến từng Gia Đình Thiệp Chúc Tết và kèm theo Phong Bì nhỏ gửi lại Giáo Xứ có tên “Gia Đình Chúng Con Mừng Tuổi Mẹ La Vang”.

Đối với Giáo Xứ, như được gặt hái thật thành công trong 1 năm Quý Tỵ, nào Đại Hội Thánh Mẫu La Vang được nhiều người tham dự và biết đến Linh Đài tại đây, vì có hàng ngàn người từ khắp nơi xin khấn, do vậy mà Giáo Xứ phân chia cho các hội đoàn cùng nhau hàng tối thứ sáu rước kiệu tượng Mẹ La Vang chung quanh Linh Đài để dâng những lời khấn của ngàn vạn người từ xa cũng được nhắc đến mà dâng lên Mẹ. Một Hội Chợ Mùa Thu Yêu Thương không còn chỗ đậu xe dù đã phải nhờ thêm nhiều mẫu đất, dân chúng tấp nập từ cộng đồng người Việt hay từ các Giáo Xứ hay các Cộng Đoàn bạn đến mua vui và ủng hộ, biết bao những vị ân nhân bảo trợ cho các chương trình, kế hoạch đề ra, từ những dâng góp qua sự hiện diện hàng ngày nơi các thánh lễ và các giờ chầu hoặc những gia đình từ nơi xa chuyển về để tìm việc hay đã có những công việc tại đây, nên họ đã tham gia ghi danh gia nhập giáo xứ ngày càng đông. Còn biết bao hồng ân khác nữa….

Do vậy mà những ngày cuối năm không phải vì bận vướng do chuẩn bị hội chợ hay tìm cách gây quỹ, nhưng rất bận vì những chương trình như các ca đoàn được cộng tác chung với nhau để hát ca tụng Chúa với chương trình Diễn Nguyện là bài Tán Tụng Hồng Ân do cố nhạc sĩ hải Linh sáng tác, tiếp tục với nhạc bản Xuân An Bình gợi nhớ cho mọi người dân Việt tha hương tìm lại một mùa xuân tuy xa quê biền biệt, nhưng quê hương vẫn trong lòng mọi người. Sau 30 phút diễn nguyện thì chính ca đoàn tổng hợp trên dưới 100 ca viên được các ca trưởng trong Giáo Xứ hướng dẫn với những bản hát Xuân Nguyện, Xuân Hy Vọng, Mẹ Là Mùa Xuân, Như Dạ Lý Mùa Xuân….tất cả được tập tành kỹ lưỡng trong hai Chúa Nhật và một buổi tổng dợt lâu giờ, tối nay mọi lời ca được dâng lên trong thánh lễ Giao Thừa mừng Xuân mới trong Chúa và Mẹ Maria.

Từ những bận rộn vì cần có những bao lì xì cho hàng ngàn em nhỏ, hàng ngàn trái quýt và lộc thánh, những hoa mai, cúc, đào đã được chuẩn bị cho trang hoàng gian cung thánh đồng thời những như quà tặng của biểu trưng một gia đình Giáo Xứ vây quanh nhau, và nếu ai để ý thì thấy cả một công trình hàng chữ trên các túi Lộc Xuân” AVE MARIA và LAVANG”.

Một công việc không thể thiếu trong những ngày đại lễ đó là đi thăm những người già, bệnh tật, cô thân cô thế, tại nhà hay nơi dưỡng được hoặc trong bệnh viện. Cùng đem theo trong dịp này mỗi người được dâng tặng một chậu cúc vàng từ quý cha và quý thiện nguyện viên đi theo để an ủi và chúc xuân họ.

Những lo lắng phải trù tính bao nhiều phần ăn cho một đại gia đình sẽ đến dự tiệc sau thánh lễ đêm giao thừa, nếu xưa kia Lạc Long Quân lấy Bà Âu Cơ cho ra 100 trứng thì những người Mẹ trong Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang cho mọi người một bữa ăn “thịt mỡ dưa hành và dưa giá đã vậy, mà còn có cả 1000 trái trứng” để chia sẻ cho một bữa cơm gia đình Giáo Xứ cùng những màn văn nghệ đặc sắc của từ cha xứ, cha phó đến từng cháu bé ra công góp tài. Những chuẩn bị từ những bạn trẻ trong làng trống, lân La Vang, thì cũng đã có những gia đình dâng tặng nhiều thước pháo để đốt, nổ và làm bừng sáng xua tan mà đêm và tạm biệt một năm cũ qua đi. Những anh chị em hàng ngày gói, nấu những chiếc bánh tét, bánh chưng không những bán cho các gia đình thưởng thức tết mà còn phụ với Giáo Xứ để chia sẻ niềm vui như phần chính của đêm giao thừa.

Cuối cùng, những ước nguyện của một năm mới “ Mã Giáo Thành Công” này được biểu lộ trong tấm lòng thành dâng Mẹ Đêm nay bằng những lời cầu tinh túy nhất, xin Mẹ che chở phù trì và xin là Mẹ luôn đồng hành mọi lối Gia Đình, Giáo Xứ chúng con đi trong năm mới.

Tất cả là hồng ân, Chúa ban cho Giáo xứ Đức Mẹ La Vang và đã trở thành nơi mà nhà thơ Lê Thế Viêm diễn tả qua hai câu đối:

“ TRỜI XANH GIÁO XỨ HOA LÁ CHIM MUÔNG TƯƠI VUI CHÀO NẮNG ẤM;

ĐẤT PHÚC LA VANG MỌI NGƯỜI LỚN NHỎ RỘN RÃ ĐÓN XUÂN SANG.

Một lần nữa kính mong tình hiệp thông thảo hiếu, lòng cậy trông dâng tiến và lòng mến tín thác thiết tha qua nhà thơ ngoài giáo xứ, Ông tiến sĩ Bùi Hữu Thư viết:

“TẾT GIÁP NGỌ, CHÚC TỤNG CHÚA CHÍ TÔN CHÍ THÁNH;

XUÂN LA VANG, KÍNH MỪNG MẸ KHIẾT TRINH VẸN TUYỀN”.

Đến với Giáo Xứ La Vang: Tạ ơn Chúa, thảo hiếu Mẹ và lãnh lộc đầu Xuân, nghe tiếng pháo nổ thật dòn dã, đi theo sau những tiếng chiêng trống và gia đình lân địa, dự bữa cơm gia đình với thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Tham gia một đêm văn nghệ chọn lọc với những chiếc bánh chưng xanh do giáo xứ thực hiện, thật là niềm vui, vui ngày hội, ngày tạ ơn bội thu của một năm qua trong một đêm linh thiêng dâng hết cho Chúa để chuyển sang một năm mới Giáp Ngọ

Dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh biết rằng, cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều điều phải lo, trăm công ngàn việc phải làm, nhưng là người Công Giáo. Chúng ta tin rằng cuộc sống tại thế rất cần thiết cho một gia đình được êm vui, đầm ấm và hạnh phúc cần phải đến để tạ ơn Chúa trong ngày đầu năm.

Chắc chắn với sự cộng tác của mọi người trong năm nay, Chúa sẽ chúc phúc và Đức Mẹ luôn can thiệp để gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng ta.

Kính chúc mọi người từ khắp nơi cũng có được niềm vui không những như vậy còn hơn vậy nữa.

Xin mời quý vị xem các hình ảnh do ông Joseph Ký Nguyễn thực hiện:

Hình ảnh Thánh Lễ Giao Thừa:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157640348054394/

Hình ảnh Văn Nghệ Mừng Xuân Mới Giáp Ngọ:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157640344331943/

Video Diễn Nguyện Đêm Giao Thừa Tết Giáp Ngọ 2014:



Video Thánh Lễ Giáp Thừa Tết Giáp Ngọ 2014

 
ĐTGM Philip Edward Wilson mừng Xuân Mới với CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh
00:42 01/02/2014
Thánh Lễ Giao Thừa - Đón mừng Xuân Mới.

Lúc 07 giờ 00 tối, thứ Năm, ngày 29, tháng Giêng 2014, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ Giao Thừa - Đón mừng Xuân Mới.

Thánh Lễ do ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide chủ tế, cùng đồng tế có Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine, Salisbury Adelaide, Lm. Hoàng Tiến Đoàn Sj dòng Tên từ Mỹ qua, Lm. Vinh Sơn Nguyễn Công Chính thuộc dòng Vinh Sơn Phaolô Đà Lạt từ VN qua thăm Nam Úc và thầy sáu Nguyễn Long Hải phó xứ Croydon Park Adelaide.

Trước khi cử hành Thánh Lễ Đức ông Paul Minh Tâm cùng đoàn Tế Lễ đã tiến lên trước bàn thờ “Trời - Tổ” tế lễ Thiên Chúa và Tổ Tiên và niệm hương.

Vì tối nay thời tiết Adelaide rất nóng, khoảng 38 độ C, nên bài giảng trong Thánh Lễ của ĐTGM Wilson cũng ngắn gọn khỏang 2 phút.

Ngài chia sẻ với CĐ về cái Tết Nguyên Đán theo phụng tục Việt Nam và cầu chúc CĐCGVN một năm mới tràn đầy ơn Chúa, An khang và Thịnh vượng.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ đã lên chúc Tết ĐTGM - Ban Tuyên Úy và các Tu Sĩ. Cộng Đồng biếu mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương do bàn tay của những giáo dân trong Cộng Đồng gói, để các tu sĩ mừng xuân.

Ông Chủ Tịch cũng không quên chúc Tết các Hội Đòan và toàn thể Cộng Đồng một năm mới dồi dào Phúc Lộc và ơn Thánh Chúa.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ ĐTGM đã làm phép cây Lộc Xuân và Ngài đã hái một Lộc Xuân cho Cộng Đồng và một Lộc Xuân cho chính Ngài.

Kế tiếp đến BTU và các tu sĩ lên hái Lộc Xuân 2014. Mỗi vị hái Lộc Xuân xong đều đứng lên công bố Lộc Xuân của mình cho mọi người cùng nghe.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ bà con trong Cộng Đồng đã chen nhau lên hái Lộc Xuân, cho cá nhân và cho gia đình.

Hái Lộc Xuân xong, mọi người ra sân Cánh Buồm uống cà phê, trà đàm với Đức Tổng Giám Mục để mừng Xuân Mới.

Mặc dù trời nóng bức, nhưng Thánh Lễ Giao Thừa cũng có khoảng gần 2,000 tín hữu đến tham dự

Khoảng 9 giờ 00 tối, ĐTGM đã được Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ mời lên Nhà Chung dự tiệc đón Giao Thừa và Mừng Xuân Mới.

Xem Hình: THÁNH LỄ GIAO THỪA

https://plus.google.com/u/1/photos/106499873786267160249/albums/5975035912208579713

Mồng Một Tết

- Chiều ngày Mồng Một Tết, Thánh Lễ đồng tế Minh Niên và cầu Bình An trong năm mới được cử hành vào lúc 7 giờ tối, thứ Sáu, ngày 31 tháng Giêng, năm 2014 tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân.

Sau Thánh Lễ có khoảng 50 thành viên của Hội Đồng Mục Vụ đã tập trung tại phòng họp trong Nhà Chung để chúc Tết Đức ông Quản Nhiệm và Ban Tuyên Úy.

Ông Chủ Tịch Cộng Đồng đã đại diện HĐMV chúc Tết Ban Tuyên Úy và HĐMV.

Đức Ông đã đại diện BTU cám ơn HĐMVvà cầu chúc tất cả HĐMVvà Cộng Đồng một năm mới: An khang tràn đầy hồng ân của Chúa.

Sau đó mọi cùng tham dự tiệc trà, nâng ly chúc mừng và đồng ca Ly Rượu Mừng Xuân rất vui.

Xem Hình: HĐMV CHÚC TẾT BAN TUYÊN ÚY

https://plus.google.com/u/2/photos/106499873786267160249/albums/5975044453630972177

Chúc Mừng Năm Mới

Mạnh Khoẻ Như Ngựa
 
Thánh Lễ Tân Niên- Xuân Giáp Ngọ tại Giáo xứ Bảo Nham
GX Bảo Nham
11:13 01/02/2014
Thánh Lễ Tân Niên- Xuân Giáp Ngọ tại Giáo xứ Bảo Nham

Khánh chúc minh niên xuân bất tận

Tương cầu khai tuế vực tiêu giao


Xem Hình

Vũ trụ xoay vần, thời tiết đổi thay, con người dù muốn dù không cũng phải lăn theo bánh xe tuần hoàn của vũ trụ. Lăn theo không phải để mặc cho thế sự xoay vần, nhưng lăn theo để rồi hướng dẫn vũ trụ chuyển vận về cùng đích tối hậu của nó. Thật vậy, co con người hiện diện vạn vật mới có ý nghĩa và sức sống. Sự thay đổi thời tiết 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, đông nói lên tình yêu không ngừng sáng tạo và đổi mới của Thiên Chúa. Đông qua, Xuân lại, Hạ về rồi Thu sang…..tất cả những điều này nói lên sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đồng thời Ngài cũng cho con người hiện diện như một chứng nhân của tình yêu và chỉ có con người với trí tuệ và thiện chí mới nhận ra được, bài ca của vũ trụ hướng về Thiên Chúa, cũng chỉ có con người với đức tin mới nhận ra được bản “Tình ca” của Thiên Chúa gửi cho con người qua vũ trụ.

Hôm nay, bài tình ca Mùa Xuân Ngài gửi đến cho dân tộc Việt Nam trong năm mới Giáp ngọ nầy. Bước chân Ngài đang đến trên quê hương xứ sở, cũng như ngày nào Ngài đã rảo bước trên khắp miền Galilea. Ngài đến với sứ điệp tình yêu: “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào”. Ngài chính là mùa xuân đem lại sức sống cho dân tộc Việt Nam đã trải qua bao nhiêu gian lao đau khổ.

Hòa chung với niềm vui của dân tộc đón tết cổ truyền. Sáng nay, vào lúc7h30’ giáo xứ Bảo Nham thân yêu cũng đã tổ chức thánh lễ Tân Niên giáp ngọ 2014, để dâng lời cảm tạ tri ân vì những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ trong một năm qua. Trong bài giảng của thánh lễ Cha chủ tế đã dạy bảo con chiên của mình biết dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp và chân thành. Cha cũng đã chúc cho bà con trong toàn thể giáo xứ được hồn an xác mạnh và luôn bình an vui vẻ trong Chúa.

Cuối thánh lễ vị chủ tịch HĐMV giáo xứ đã đại diện cho hơn 3.500 con chiên trong giáo xứ chúc tết mừng tuổi cha quản xứ. Với tâm tình con thảo, toàn thể giáo xứ đã tề tựu bên cha quản xứ chung lời chúc tụng Chúa trong thánh lễ và chia sẽ niềm vui bằng những lời chúc của HĐMV giáo xứ, các giáo họ và các đoàn thể sau khi thánh lễ kết thúc.

Ước gì những lời cầu chúc tốt đẹp nhất mọi người dành cho nhau trong những ngày đầu năm mới này sớm trở thành hiện thực. Và nguyện xin thánh ý Chúa luôn được thể hiện nơi mỗi người, mỗi gia đình trong toàn thể giáo xứ Bảo Nham thân yêu.
 
Giáo xứ Bắc Hải cầu nguyện và kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:17 01/02/2014
HỐ NAI - Sáng mồng hai Tết Nguyên Dán Giáp Ngọ, Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, dâng thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ.

Hình ảnh

Đặc biệt năm nay một số quý cha đồng hương, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ về quê ăn tết sum họp gia đình đông hơn mọi năm, các ngài cùng dâng lễ với cha xứ, cha phó để cầu nguyện cho những người còn sống cũng như đã qua đời.

Trong dịp sum họp ngày đầu năm mới, cộng đoàn tham dự thánh lễ tại nghĩa trang rất đông.

Không chỉ có những vị khách gần xa trong ngoài giáo xứ mà còn có nhiều vị ở phương trời tây xa nửa vòng trái đất, nhiều người ở nhiều châu lục khác cũng về sum họp với gia đình và cùng đi dự lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha xứ Đaminh Bùi Văn Án dâng lời chào mừng quý cha, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn, và ngài mời mọi người cùng nổ tràng pháo tay thay cho lời chào chúc nhau ngày đầu năm mới.

Trong bài giảng lễ, thầy phó tết Giuse Nguyễn Trí Dũng SDB chia sẻ với cộng đoàn:

« Kính thưa Cha chủ tế, quý Cha, quý ông bà anh chị em và cộng đoàn phụng vụ rất thân mến!.

Truyền thống dân tộc Việt Nam quả rất cao quí khi ông bà tổ tiên, cha mẹ luôn được mọi người kính yêu, hiếu thảo. Cho nên, Hội Thánh Việt Nam luôn dành ngày mồng hai tết để tưởng nhớ đặc biệt đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Bởi vì, Giáo Hội luôn cho con cái hiểu rằng việc hiếu thảo Cha mẹ có giá trị rất cao trong đời sống con người và là một trong những điều răn quan trọng mà Chúa dạy trong mươi điều răn: "Hãy thảo kính cha mẹ".

Có rất nhiều câu truyện hay kể về tình yêu thầm kín của cha mẹ đối với con cái mà con đọc được trên những trang mạng. Truyện kể về một người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.

Người cha già 80 tuổi hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trai trả lời: “Một con quạ”.

Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.

Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”. Đến lúc này, người con có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu khi trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.

Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”. Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.

Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau: “Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…

Câu truyện đến đây thì tác giả không viết thêm gì, nhưng nó để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Cho dù người con có như thế nào, thì tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Trên thực tế chúng ta có thể thấy, cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày.

Kính thưa quý ông bà anh chị em và cộng đoàn phụng vụ rất thân mến!.

Tình yêu Cha mẹ cao qúy như vậy đấy, nhưng đối với mỗi người chúng ta, chúng ta có bao giờ thấu hiểu tình yêu sâu rộng của Cha mẹ hay không! Hay ngược lại chúng ta lại xem tình yêu của cha mẹ chỉ là một nghĩa vụ mà cha mẹ buộc phải làm cho con cái và con cái chỉ cần tiền bạc là có thể bù lại nghĩa vụ đó là xong, hết trách nhiệm. Có lẽ trên thực tế là vậy! có nhiều người con vì lý do này, vì lý do khác đã quy tình yêu cao cả của cha mẹ mình thành vật chật, cho nên có thể dùng tiền bạc để bù đắp tình cảm thiêng liêng đó. Để phá đổ quan niệm sai lầm đó, Bài Tin Mừng hôm nay nói lên lời giáo huấn của Chúa Giêsu về vấn đề thao kính cha mẹ.

Trong đoạn Tin Mừng mà quý ông bà anh chị em vừa nghe, Chúa Giêsu đã dạy cho các Kinh Sư, những người pharisiêu bài học về vấn đề báo hiếu. Chúa Giêsu luôn đề cao việc hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ, các bậc sinh thành, dưỡng dục. Trong khi đó, các Kinh sư và Pharisêu cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa, do đó, họ làm như thế là đủ rồi, là tròn bổn phận và trách nhiệm rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Họ giới hạn bổn phận và nghĩa vụ dựa trên vật chất, và họ gán cho nó tính chất đạo đức. Đối với Chúa Giêsu, Ngài nói cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi người biết rằng: "Phải thảo kính cha mẹ…" theo đúng giới răn thứ bốn trong thập giới của Thiên Chúa đã trao cho ông Môsê: "Thảo kính cha mẹ". Chúa nói: "Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử ". Chúa Giêsu mở ra cho thế giới, cho con người, cho mỗi người một chân trời mới về nghĩa vụ và bổn phận đối với các bậc sinh thành. Tuy vật chất cần thật nhưng tấm lòng, con tim, tinh thần còn có giá trị cao vời hơn cả những thứ vật chất nữa.

Thật vậy, xưa cũng như nay, vấn đề hiếu thảo đối với các bậc sinh thành luôn được đặt ra với nhiều quan niệm và suy nghĩ khác nhau. Ngày nay, tại nhiều đất nước, việc truyền bá tự do luôn được đề cao, nhiều nơi xem sự tự do là chính mà quên đi giá trị đạo đức. Do đó, giá trị truyền thống hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ bị coi nhẹ. Nhiều nước, luật pháp bảo vệ tự do quá đáng: cha mẹ không được nói nặng tới con cái, chứ chưa nói tới quát nạt, to tiếng hay đánh sửa dạy. Nhiều nước, con cái tới 18 tuổi được luật pháp bảo hộ theo ý của mình. Cha mẹ luôn phải dè chừng với con cái. Nên, giá trị đạo đức bị lung lay: con cái muốn làm gì thì làm.Luân lý bị coi nhẹ. Cha mẹ được xem như gánh nặng đối với con cái. Con cái thích tự lập, ở riêng. Người già đã có nhà xã hội, nhà dưỡng lão vv…Việc hiếu thảo đối với cha mẹ được xem nhẹ. Cha mẹ già thường cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Có người đã nói cay chua, mỉa mai: "Ước gì mình được con cái chăm sóc như con chó mà con mình đang nuôi". Đó là sự thực nhưng sự thực thật cay đắng và mỉa mai.Thiết tưởng, mọi gia đình phải nhìn vào mẫu của gia đình thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu để noi gương bắt chước. Chúa là Chúa nhưng làm người, Ngài luôn vâng lời, tuân phục và sống thảo hiếu với cha mẹ của mình.

Dân tộc Việt Nam luôn còn giữ được truyền thống thảo hiếu và giáo dân Việt Nam còn biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa. Do đó, nghĩa vụ, bổn phận đối với các bậc sinh thành, tổ tiên luôn được trân trọng giữ gìn.

Trong ngày lễ kính nhớ tổ tiên hôm này, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu ban thêm lòng mến cho chúng ta để chúng ta luôn biết thảo hiếu với tổ tiên, cha mẹ: sống thì thăm hỏi, giúp đỡ, nuôi dưỡng, khi các Ngài khuất bóng thì biết xin lễ, cầu nguyện và làm những việc phúc đức dâng cho cha mẹ, tổ tiên. Amen”.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ không quên nhắc nhở mọi người hãy lưu ý nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông trong những ngày tết, để cuộc sống luôn được an vui hạnh phúc.

Dù rất đông, nhưng mọi người dự lễ thật là nghiêm trang trật tự, hầu như ai cũng sốt mến dự Tiệc Thánh Thể để cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ của mình.
 
Năm mới tập trung vào những điều chính yếu
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
11:04 01/02/2014
Trong những ngày đầu năm, chúng ta thường có những dự phóng mới, kế hoặch mới cho tương lai. Các công ty, xí nghiệp thường đưa ra những chương trình mới cho năm mới.

Đối với các kitô hữu, Giáo Hội mời gọi chúng ta dành năm 2014 này để tân phúc âm hóa gia đình. Phúc âm hóa gia đình có nghĩa là biến đời sống gia đình đượm chất Tin Mừng hơn, đồng thời xây dựng đời sống gia đình dựa trên các tiêu chuẩn và giá trị Tin Mừng. Để thực hiện được mục tiêu này cho năm mới, chúng ta cần phải tập trung sống những điểm chính yếu mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta thực hành, đó là: tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô; tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ; tính tối thượng của việc làm chứng.

1. Tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô

Ngày hôm nay, sống trong thời đại bùng nổ thông tin và sự đầy đủ tiện nghi, chúng ta bị ngập lụt bởi các thông tin và công việc. Vì thế, chúng ta có nguy cơ rơi vào tình trạng không biết phân biệt được đâu là điều chính yếu của đời sống. Chúng ta dễ bị mất hút và phân tán trong những điều phụ thuộc, những điều thứ yếu và vô bổ. Chúng ta cần phải biết phản tĩnh về nguy cơ này để có thể tập trung vào những điều chính yếu của Đức Tin. Chúng ta cần phải phát xuất lại từ Đức Kitô và phải xây dựng đời sống kitô hữu dựa trên nền tảng là Đức Kitô.

Thánh Phaolô Tông Đồ là một mẫu gương sống động cho chúng ta về việc tập trung cuộc đời mình vào Chúa Kitô. Sau khi đã trở lại, Phaolô đã yêu mến Chúa với một tình yêu nồng nàn và mãnh liệt. Ngài xác tín rằng: “Tôi coi tất cả là rơm rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người” (Pl 3,8); “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi”; “Không có gì tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô” (Rm 8, 35-39); “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi” (Pl 1,21).

Để tân phúc âm hóa gia đình, mỗi người kitô hữu hãy tập trung vào điều chính yếu là Đức Kitô. Anh chị em hãy xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô. Anh chị em hãy mặc lấy tâm tình của Đức Kitô mà đối xử với nhau đó là tâm tình yêu thương và trắc ẩn. Anh chị em hãy trở nền đồng hình đồng dạng với Đức Kitô vì Ngài là căn tính của chúng ta. Anh chị em hãy huy động tất cả mọi năng lực thể lý, con tim và tinh thần của mình cho tình yêu Chúa Kitô.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không nên vô ích phân tán chúng thành quá nhiều những điều phụ thuộc hay phù phiếm, mà phải tập trung vào thực tại nền tảng, là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, với lòng thương xót của Người, với tình yêu của Người, và yêu thương anh chị em như Người đã yêu. Một phương án được sinh động hóa bởi óc sáng tạo và óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng luôn thúc đẩy ta đi theo những con đường mới mẻ, một cách can đảm và không trở thành cứng ngắc!

Đừng để xảy ra một chương trình mục vụ của ta tán loạn, rời rạc, kết cục, mỗi người mỗi đi theo đường lối riêng của mình mà không có sự hiệp nhất trong Giáo Hội.

2. Tính khẩn trương của việc đi ra ngoài để gặp gỡ người khác

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới vẫn đang bị thống trị bởi nền văn hóa của loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù của nhau, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Người kitô hữu hôm nay cần phải xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ. Chúng ta cần phải biết làm chứng cho con người hôm nay bằng việc ra khỏi mình, đi ra ngoài để gặp gỡ người khác với thái độ tôn trọng và đối thoại.

Tinh thần năng động này là một phần trong sứ mệnh cao cả của Chúa Kitô nhằm đem sự sống đến cho thế gian, đem tình yêu Chúa Cha đến cho nhân loại. Con Thiên Chúa đã ‘ra khỏi’ thân phận thần linh của mình và tới gặp ta. Giáo Hội hiện diện ngay bên trong chuyển dịch này, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi ra ngoài và gặp gỡ người khác, đối thoại với những người không cùng suy nghĩ như ta, với những người có niềm tin khác, hay những người không hề có bất cứ niềm tin nào. Để gặp gỡ mọi người, vì tất cả chúng ta đều có chung điều này: ta được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Ta có thể đi ra ngoài để gặp gỡ mọi người, một cách không sợ sệt và không để mất tư cách chi thể của mình.

Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Giáo Hội là nhà có cửa luôn mở rộng không những để mọi người tìm được sự đón mời, được thở bầu khí yêu thương và hy vọng, mà còn để ta có thể ra ngoài đem tình yêu và hy vọng này cho người khác. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta ra khỏi nơi chúng ta đóng khung và dẫn chúng ta tới các ngoại biên của nhân loại.

3. Tính tối thượng của việc làm chứng

Thời nay, chúng ta thường được chứng kiến một thái độ dửng dưng đối với đức tin, coi nó như không ăn nhằm gì tới đời sống con người nữa.

Tân phúc âm hóa là làm đời sống đức tin bừng tỉnh trở lại trong tâm trí người đồng thời với chúng ta. Tân phúc âm hóa bằng cách biểu lộ cách sống đức tin của chúng ta một cách cụ thể, qua tình yêu, hoà hợp, vui tươi lẫn đau khổ... Vì tâm điểm của việc phúc âm hóa là làm chứng cho đức tin và đức ái. Thời nay, điều chúng ta đặc biệt cần là các chứng tá đáng tin, những người dùng đời và lời mình biến Tin Mừng thành hữu hình, làm bừng lên việc lôi cuốn người ta tới Chúa Giêsu Kitô, tới vẻ đẹp của Thiên Chúa.

Tân phúc âm hóa theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là biến lòng thương xót Chúa thành hữu hình đối với con người ngày nay, sử dụng ngôn ngữ thương xót, tâm tình thương xót của Chúa Giêsu đối với những con người chúng ta gặp gỡ và phục vụ.

Mỗi người đã chịu phép rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa quen nói. Bất cứ ai đã gặp Chúa Kitô, biết Chúa Kitô đều cảm thấy cần đem Chúa Giêsu đến với người khác (xem Ga 4). Tuy nhiên, nhìn lại mình, chúng ta mới chỉ chăm lo việc giữ đạo hơn là truyền đạo. Vì thế, trong năm mới này, chúng ta cần có những nỗ lực mới và chuyển hướng mới cho sứ vụ truyền giáo.

Theo tinh thần đó, lời của thánh Phaolô phải là lời mà mỗi người chúng ta tâm niệm trong năm mới này: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’ (1Cr 9,16).

Để kết thúc, xin mượn câu đối xuân:

“Tân phúc âm hóa theo phương pháp mới nhanh như ngựa.
Kitô hữu sống Lời phải canh thân mạnh chính mình!"

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014
 
Thánh Lễ Làm phép nhà thờ tạm và đón Giao Thừa tại Giáo Xứ VN Seattle.
Nguyễn An Quý
14:14 01/02/2014
SEATTLE. Ngày hội lớn lại đến với toàn thể dân Chúa Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle đúng vào thời điểm mà mọi người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam chuẩn bị đón mừng Xuân Giáp Ngọ.

Hình ảnh

Niềm vui tràn đầy trong lòng mọi người khi nhìn thấy thành quả của một chặng đường dài gần 40 năm hành trình xây dựng Đức Tin Công Giáo Việt Nam nơi xứ lạ quê người tại Tiểu bang Washington, nay đã có một nơi khang trang để cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa. Hôm nay, ngày cuối năm Quý Tỵ, trong khung cảnh nhộn nhịp và đầy ắp niềm vui của mọi người Công Giáo Việt Nam tại Seattle. Niềm vui không những chỉ riêng cho giáo dân trong xứ đạo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà là niềm vui chung của cả dân Chúa Việt Nam khắp đất nước Hoa Kỳ và đặc biệt tại Tiểu Bang Washington. Trong suốt 2 tuần lễ vừa qua, cả giáo xứ bận rộn với bao công việc dồn dập, nào lo gói bánh chuẩn bị đón Xuân, nào lo di chuyển mọi thứ từ nhà thờ cũ đến nhà thờ mới với đường dài gần 20 cây số cho kịp ngày lễ trọng đại, ngày làm phép nhà thờ tạm và đón Giao thừa. Tưởng cũng nên nhắc lại, cũng vào ngày đầu Xuân Quý Tỵ năm 2013, cha chánh xứ Đào Xuân Thành đã cử hành nghi thức tiếp nhận cơ sở mới này với niềm vui khó tả của mọi giáo dân hiện diện hôm đó cách đây vừa tròn một năm, nhất là lớp trẻ cũng như sự mãn nguyện của những cụ ông cụ bà, có nhiều vị đã thở phào khi nhìn thấy cơ ngơi quá rộng rãi so với nhà thờ cũ và đã thốt nên lời đầy cảm động: "tạ ơn Chúa, dù con có nhắm mắt cũng yên lòng rồi". Trong suốt năm 2013, nhờ sự hổ trợ của Tòa Giám Mục, giáo xứ đã từng bước tiến hành mọi thủ tục thuộc lảnh vực theo thủ tục hành chánh của thành phố Tukwila đòi hỏi. Nhờ lời cầu nguyện của Dân Chúa toàn giáo xứ, mọi thủ tục hành chánh đều được thông qua một cách dễ dàng, nên hơn 3 tháng vừa qua với sự quyết tâm của cha chánh xứ, ngài đã thường xuyên mời gọi giáo dân nổ lực thực hiện công việc tân trang từ phòng ốc cho đến nơi làm nhà thờ tạm được hoàn thành để việc di dời về nơi cơ sở đúng vào dịp đón Xuân năm nay. Thế là, nhiều thiện nguyện viên giáo dân đã ngày đêm cực lực đến làm việc giúp giáo xứ, có nhiều vị quên cả giờ ăn, giờ nghỉ làm suốt ngày từ sáng đến 10 giờ đêm, có ngày trên cả trăm vị đủ mọi lứa tuổi có mặt để làm đủ thứ việc cần làm. Điểm nổi bật là các bạn trẻ đã đóng góp nhiều tài năng trí tuệ giúp cho giáo xứ trong nhiều công tác về nghệ thuật, kỹ thuật nên đã tiết kiệm cho giáo xứ một ngân khoảng chi phí khá lớn. Điểm qua vài nét để cùng cám ơn tất cả những thiện nguyện viên đã hy sinh thì giờ trong suốt nhiều tháng qua để giúp giáo xứ và nhất là cảm tạ Chúa đã ban ban cho giáo xứ nhiều tài năng và Chúa cũng đã soi sáng cho những anh chị em này biết cống hiến tài năng mà Chúa đã ban cho từng người để phục vụ giáo xứ.

Trời Seattle hôm nay khá đẹp, nhiệt độ trung bình trên dưới 46 độ F, trời lại không mưa nơi cái xứ vốn mưa nhiều này, nên khá dễ chịu. Tôi có mặt tại nhà thờ khoảng 5 giờ chiều, thấy nhiều người phụ trách các phần vụ khác nhau để chuẩn bị cho thánh lễ chiều nay lúc 7 giờ đã có mặt khá đông đảo. Nhìn chung quanh khuôn viên nhà thờ, anh em Ban an Ninh đã sẵn sàng để hướng dẫn chỗ đậu xe từ trong khu vực nhà thờ cũng như tại các cơ sở thương mại bên ngòai như Home Depot, Costco.. mà giáo xứ đã thương lượng để giáo dân tham dự thánh lễ có chỗ đậu xe.

Theo chương trình thì chiều nay giáo xứ cử hành Thánh Lễ làm phép nhà thờ tạm và đón Giao Thừa mừng xuân Giáp Ngọ do Đức Tổng Giám Mục Peter Sartaim chủ sự cùng nhiều linh mục trong Tổng Giáo Phận Seattle đồng tế.

Từ 6 giờ chiều, nhiều quan khách tuần tự có mặt, ban Tiếp Đón đã sẵn sàng ở cổng chính để chào đón khách đến đến tham dự. Được biết, khách mời gồm có các vị nhân viên Toà Giám Mục, nhiều linh mục kể cả Việt Nam và Mỹ trong Giáo Phận, quý tu sĩ nam nữ, các cộng đoàn Sắc Tộc, Các cộng đoàn địa phương từ Olympia, Tacoma, Auburn, Cộng Đoàn SW, Bellingham, Everett.Những Cộng Đoàn sau khi tại Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Seattle được nâng lên thành giáo xứ thể nhân vào năm 2010 thì các Cộng Đoàn trên đều gia nhập vào các giáo xứ Mỹ ở từng điạ phương. Tuy nhiên Toà Giám Mục cũng ưu ái tạo mọi điều kiện thuận tiện cho các Cộng Đoàn này được duy trì tổ chức mục vụ theo truyền thống Việt Nam. Mới hơn 6 giờ chiều, nhiều phái đoàn từ các Cộng Đoàn xa đã đến, ai nấy đều vui mừng khi nhìn thấy sự rộng lớn của toà nhà khá khang trang, nhất là ngôi nhà thờ tạm cũng rất khang trang đẹp đẻ. Nhiều nggười sau khi đi quanh một vòng và không tìm lại được lối đi về chỗ cũ vì toà nhà qua rộng lớn, mặc dù đã có những bản hướng dẫn từng khu vực.

Anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm rất nhiệt tình dù khá vất vả trong công việc tiếp đón và hướng dẫn chỗ ngồi cho hơn 2 ngàn giáo dân và khách mời tham dự. Nhất là phải sắp xếp cho hơn cả ngàn giáo dân phải ngồi ở khu vực hội trường sát nhà thờ tạm để tham dự thánh lễ. Tất cả những vị trí này đều có màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình thánh lễ. Hiện diện trong thánh lễ chúng tôi ghi nhận gồm nhiều giáo dân từ các Cộng Đoàn xa đến như phía Bắc từ Bellingham, Everett, phía Nam từ Tacoma, Auburn, South West và một số quan khách và gia đình người Mỹ như bà Teresa Buckley và các con, ông Adrian Mendiola và gia đình, phái đoàn Samoan và Charmolian gồm 25 vị, ông Jim Sammon và gia đình, bà Suzanne Waren và các con...

Bây giờ là 6 giờ 50 phút, giờ quan trọng của ngày hội lớn hôm nay, đó là việc Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain cùng với qúy cha trong giáo xứ cắt băng khánh thành cơ sở mở mới trước ngỏ đi vào ngôi nhà thờ tạm. Gọi nhà thờ tạm vì thật ra tại ngôi nhà sắp sử dụng làm nhà cầu nguyện thì trong tương lai sẽ dùng làm hội trường, nên được dùng làm nhà thờ tạm trong suốt thời gian giáo xứ tiếp tục tiến hành việc xây dựng ngôi thánh đường mới. Tuy gọi nhà thờ tạm, nhưng trông khá khang trang và tuyệt đẹp với lối thiết khá tân kỳ chẳng khác nào một ngôi Thánh Đường khang trang có đến hơn 800 chỗ ngồi.

Đúng 6 giờ 50 phút, Đức Tổng Sartain cắt băng khánh thành cùng với tiếng pháo nổ dòn vang dội và đoàn múa lân chào mừng và chúc mừng Đức Tổng năm mới Giáp Ngọ tràn đầy hồng phúc của Chúa, Đức Tổng cũng rất cởi mở vui cười say sưa nhìn điệu múa đầy nghệ thuật của các con lân, ngài cũng tặng mấy chú lân những bao lì xì lấy hên.

Đúng 7 gìờ, vị MC giới thiệu thánh lễ với lời dẫn lễ đã đưa tâm hồn mọi người trở về với thánh lễ sau phần vui nhộn xem múa lân, MC đọc lời dẫn lễ: Hòa chung niềm vui với Dân Tộc Việt Nam, hôm nay Giáo xứ chúng ta cùng với Đức Tổng Giám Mục Sartain, quý linh mục, phó tế, tu sĩ Nam Nữ, quý khách và toàn thể giáo dân trong Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cử hành thánh lễ giao thừa và làm phép nhà thờ tạm. Theo truyền của người Việt Nam, giây phút giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, đây là một sự chuyển giao của thời gian, kết thúc năm cũ và đón chào năm mới, trong giờ phút chuyển giao này, mỗi người chúng ta ai cũng hy vọng năm mới sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, an bình hơn. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ và chúc lành cho giáo xứ chúng ta trong một năm qua, với biết bao ơn lành, sự yêu thương quan phòng mà Chúa đã dành cho giáo xứ có được một cơ sở mới, đặc biệt hôm nay chúng ta cùng tạ ơn Chúa và mừng lễ khánh thành ngôi nhà thờ tạm này...Xin ba hồi chiêng trống, giọng MC vừa dứt lời, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm sự trang trọng của thánh lễ.

Ba hồi chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với linh mục đoàn và Đức Tổng Giám Mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên vị trí hành lễ. Thánh lễ do Đức Tổng giám Mục Chủ tế với đoàn linh mục đồng tế khá đống đảo gồm các linh mục Việt Nam và Mỹ trong Giáo Phận Seattle. Mở đầu Thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng Đức Tổng và cám ơn ngài đã ưu ái dành thì giờ đến chủ sự thánh lễ và làm phép nhà thờ tạm hôm nay. Cha chánh xứ giới thiệu qúy linh mục hiện diện trong thánh lễ và cám ơn các ngài, cha chánh xứ nói: xin cám ơn quý cha đã đến đồng tế thánh lễ tạ ơn của giáo xư chúng con hôm nay. Xin giới thiệu, bên cạnh con đây là cha Nguyễn Sơn Miên, và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, kế đến là cha David Mulhollnd, cha Magnano, cha Nguyễn Anh Tuấn, cha Hoàng Phượng, cha Gary Zender, cha Victor Olvida, cha Bill McKee,cha Trần Tấn Việt, cha Phạm Trung, cha Tim Ligen, cha Lyle lkonen, cha Tạ Văn Bình, cha Trần Hữu Lân, cha Nguyễn Đạt, cha Lê Hưng, cha Bùi Quyết, cha Bryan Dolejsi, cha Nguyễn Văn Đoàn...,xin cám ơn sự hiện diện của xơ Lý, xơ Rose Trần, xơ Phương, xơ Mai, xơ Mai, xơ Thảo, xơ Loan, Xơ Hường, 2 xơ Nga, xơ Thêrêsa Nguyễn, xơ Vân, xơ Hạnh, xơ Trinh, xơ Thông. ..cám ơn sự hiện diện của vị đại diện thành phố Tukwila, cám ơn quý vị nhân viên Tòa Giám Mục, quý vị đại diện các Cộng Đoàn từ Bellingham, từ Trinh Vương Everett, từ Phêrô South West, từ Auburn, từ Tacoma, và cám ơn tất cả quý quan khách cùng toàn thể dân Chúa hiện diện. Xin cám ơn tất cả.

Thánh lễ được bắt dầu do Đức Tổng Sartain chủ sự. Phần vụ Lời Chúa được đọc bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh qua bài sáng thế và thư Thánh Phaolô gởi Cộng Đoàn Corintô. Đức Tổng Giám mục đã chia sẻ lời Chúa trong phần giảng lễ với bài giảng khá cảm động. Bài giảng được tóm gọn như sau: Tối nay ngoài đường xe cộ rất là nhiều, chắc nhiều người đã thắc mắc không biết trong này có chuyện gì ? Thật sự, hôm nay khi nhìn thấy hàng ngàn người đến đây tham dự ngày đầu tiên mà chúng ta bắt đầu vui mừng chào đón cơ sở mới. Tối nay có một điều mà làm cho tất cả chúng ta hiện diện ở đây thấy khác lạ. Điều khác lạ vì trước đây khi ai vào khu vực này thì đây chỉ là một cơ sở, là một công ty từng chuyên làm các bộ phận cung cấp cho hảng Boeing. Người ta chỉ biết đây là một hảng xưởng với một toà nhà rộng lớn, nhưng không ai biết bên trong như hôm nay chúng ta thấy nó khang trang đẹp đẻ như vậy sau khi chúng ta đã tân trang, chúng ta đã thấy sự khác biệt với hồi trước. Trước kia, nơi đây là một nơi làm ăn, một hảng xưởng, bây giờ thì nơi này đã trở nên một nhà cầu nguyện. Tất cả những gì chúng ta cử hành tối nay sẽ làm cho nơi này trở thành khác hoàn toàn trước đây. Khi tôi vào trong ngôi nhà này, tôi không có cúi bái gì hết, bởi vì nơi đây chưa được Thánh Hiến. Tối nay, sau khi cử hành việc làm phép qua nghi thức xông hương thì nơi này sẽ là nơi để chúng ta thờ phượng và sau đó sẽ làm các nghi thức khác. Đây là một sự khởi đầu của một điều mà chúng ta thấy lời cầu nguyện của chúng ta tối nay cùng với sự chúc lành của Chúa đặc biệt cho nơi này trở thành một nơi cầu nguyện. Nhìn lại việc đóng góp của tất cả mọi người trong chúng ta, những ai có lòng với giáo xứ như đã đóng cho giáo xứ từ quỹ xây dựng đến lời cầu nguyện và công sức, cũng như đóng góp tài năng mà điển hình đã có rất nhiều người trong giáo xứ chúng ta quảng đại để cống hiến cho nhà Chúa mà hôm nay đây là nơi mà chúng ta dâng lên Chúa lời tạ ơn trong dịp này và cùng cảm ơn nhau bởi vì đây là công trình của tất cả mọi người. Ngài nhấn mạng: Chúng ta hy sinh như vậy cũng là bắt nguồn từ truyền thống của mỗi người Việt Nam chúng ta. Chúng ta đã sống trong một thế giới, một xã hội nghèo khó dù chúng ta gặp khó khăn đủ bề, nhưng chúng ta đã biết hy sinh, hy sinh để được sống đức tin của mình. Khi đến nơi xứ sở này, chúng ta cũng đã thật sự hy sinh tất cả để mong có được một nhà cầu nguyện, để tiếp tục nuôi dưỡng con cháu chúng ta sống đức tin và để phát triển đức tin nên luôn mong muốn có được một cơ sở như ngày hôm nay.

Chúng ta cùng tạ ơn Chúa bởi vì người Việt Nam của chúng ta có một tấm lòng rất là quý, đi đâu cũng sống hết mình vì Chúa, vì giáo xứ.

Tối nay, chúng ta thấy đây là một nơi đặc biệt dành cho Chúa, nơi đây sẽ là nơi mà bao ơn lành của Chúa sẽ tuôn trào xuống cho mọi người. Nơi đây là nơi thường có sự hiện diện của Chúa mà Ngài luôn muốn chúng ta khi đến đây để cầu nguyện và khi rời khỏi nơi này về nhà thì chúng ta mang theo Chúa tình thương của Ngài đến cho gia đình chúng ta, đến cho bạn bè, cho trường học, đến công sở, đến cho người láng giềng của chúng ta. Nơi đây là nguồn ơn mà chúng ta múc lấy và chia sẻ với tất cả anh chị em chúng ta mỗi ngày. Ngài cũng lưu ý chúng ta: chúng ta sống trong thời gian mà thời gian là của Chúa. Thiên Chúa là chủ tể của thời gian, Ngài sáng tạo thời gian. Ngài muốn chúng ta sống từng ngày, mỗi ngày mang các ý nghĩa, như chúng ta đang sống trong thời gian chào đón năm mới mà chúng ta chuẩn bị hôm nay. Chúa đã Thánh hoá ngày đầu năm, ngày cuối năm. Hôm nay chúng ta cũng được nhắc nhở rằng: chúng ta phải thánh hoá cuộc sống của mình nhờ ơn của Chúa, qua viêc hy sinh hằng ngày. Ngài nhắc lại: cử hành Thánh lễ hôm nay chúng ta cũng hãy trở nên những người môn đệ, những người làm chứng, những người đem tin mừng của Chúa cho thành phố Tukwila này, thành phố mà ông thị trưởng nói là thành phố của nhiều sắc tộc có nhiều sinh hoạt khác nhau. Chúng ta là người Công Giáo chúng ta phải đem bộ mặt mới cho thành phố như qua vụ Hội Chợ Hè vừa rồi.

Kết thúc bài giảng ngài nói: Thời gian tới đây chúng ta phải sống đức tin như thế nào để đem khuôn mặt của tình yêu, của đức tin đến cho thành phố này. Đó là một ơn mà chúng ta cùng tạ ơn Chúa. Chúng ta cùng chúc tụng Thiên Chúa ở nơi này và ở khắp mọi nơi."

Lời nguyện giáo dân vừa dứt là nghi thức làm phép bàn thờ, trước đó Đức Tổng đã làm phép nước Thánh và ngài đi khắp nhà thờ để rảy nước Thánh cho giáo dân hiện diện. Đức Tổng đã xông hương quanh bàn thờ và sau đó làm phép nhà tạm nơi đặt mình Thánh Chúa, ngài trịnh trọng đặt ngọn nến đèn chầu Mình Thánh Chúa lên trụ bên cạnh nhà tạm.

Sau lời nguyện kết lễ, vị đại diện giáo xứ là anh Nguyễn Kiên chủ tịch HĐMV giáo xứ lên cám ơn. Lời cám ơn về sự hiện của Đức Tổng Giám Mục, anh Kiên nói: Chúng con trân trọng cám ơn sự ưu ái của Đức Tổng đã chúc lành và cầu nguyện cũng như nâng đỡ cho giáo xứ chúng con, nhờ đó chúng con có được cơ sở khang trang như hôm nay. Chúng con xin trân trọng cám ơn Đức Tổng đã đến chủ sự làm phép nhà thờ tạm giáo xứ con hôm nay, đây làm một sự khích lệ lớn lao cho giáo xứ chúng con. Xin Chúa chúc lành cho Đức Tổng.

Sau lời cám ơn Đức Tổng là lời cám ơn rất cảm động đầy đủ đến mọi thành phần trong giáo xứ. Đặc biệt là lời cám ơn ưu ái đến các bô lảo là những vị đã đem hết nhiệt tâm gầy dựng Cộng Đồng giáo xứ từ khi chỉ có một nhóm nhỏ bé đến lớn mạnh như hôm nay: Xin cám ơn quý ông, quý bà quý anh chị em cùng toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đã dốc hết tài năng, sức lực và tiền bạc để đạt được mơ ước như hôm nay. Đặc biệt các ơn các vị cao niên của Cộng Đồng đang hiện diện cũng như qúy vị đã ra đi trước chúng con đã dành hết mọi nổ lực cho công cuộc xây dựng từ khi giáo xứ còn là Trung Tâm Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam.

Xin cám ơn quý cha đã đến dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, cám ơn sự hiện diện của quý xơ, cám ơn quý vị quan khách và các vị cựu chủ tịch, các vị đại diện các cộng đoàn địa phương từ Bellingham từ Everet, Tacoma, Auburn, Cộng Đoàn Phêrô South West. Cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, đặc biệt cám ơn tất cả những ai đã hy sinh trong những ngày tháng vừa qua để lo cho công việc chuẩn và tổ chức ngày lễ tạ ơn hôm nay..."

Sau đó cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn Đức Tổng, cha Magnano, quý cha, vị đại diện thành phố Tukwila, nhân viên Toàn Giám mục, quý xơ, quý gia đình người Mỹ thân hữu, quý khách từ các Cộng Đoàn bạn, nhất là cám ơn đặc biệt đến tất cả thiện nguyện viên đã hy sinh công sức tài năng để giáo xứ có được như hôm nay. Phần kế tiếp là phần trao quà Xuân đến Đức Tổng Giám mục và quý cha, quý xơ cùng một số vị đại diện các Cộng Đoàn điạ phưong và quan khác được mời, cùng các vị cựu chủ tịc Cộng Đồng.

Thánh được kết thúc bằng nghi thức làm phép cuối cùng mà Đức Tổng Giám Mục đã đích thân đi ra cửa chính của nhà thờ tạm để làm phép và rảy nước Thánh khắp mọi hướng kể cả các phòng ốc trong cơ sở. Thánh lễ kết thúc vào khoản 9 giờ 15 phút. Một buổi liên hoan tiếp tân Đức Tổng và quan khách được diễn ra sau Thánh lễ. Cuộc vui chấm dứt hơn 10 giờ đêm. Mọi người chia ra ra về và chúc nhau lơì cầu chúc tốt đẹp trong niềm hy vọng mới của giáo xứ.

Xin tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle sớm hoàn thàn ngôi Thánh đường mới khang trang hơn ngôi nhà thờ tạm hiện nay.
 
Thánh Lễ Giao Thừa mừng Năm Giáp Ngọ tại Gx La Vang Portland
Phan Hoàng Phú Quý
16:59 01/02/2014
(Portland-Oregon) Trong tâm tình đón mừng Năm MớI Giáp Ngọ 2014 Giaó xứ Đức Mẹ La Vang tại Portland Oregon đã long trọng tổ chức thánh lễ giao thừa vào lúc 7 giờ chiều ngày thứ Năm 31-01-2014.

Hình ảnh

Chương trình được bắt đầu vớI nghi thức truyèn thống Việt Nam, Ba hồi chiêng trống vang lên, linh mục chánh xứ, linh mục phó và ông chủ tịch BCH đã tiến lên niệm hương trước bàn thờ Tổ tiên để nhớ về công ơn Tiên Tổ đã khai phá, tạo dựng, nuôi dưỡng và giữ gìn đễ cho

Chúng ta được mãi tồn tại đến hôm nay.

Tiếp theo là thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexsander King Sample Chủ tế với các linh muc Việt Mỹ cùng đồng tế với sự tham dự của quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Đà lạt Miền Portland và toàn thể giáo dân trong giáo xứ

Trong phần huấn từ Đức TGM đã chúc tết đến tất ca giáo dân hiên diên và cám ơn quý linh muc quý cộng đoàn đã cho ngài cơ hội đến hiẹp dâng thánh lễ hôm nay, đây là lần đấu tiên ngài dâng thánh lễ Giao Thừa tại giáo xứ. Ngài nói: Chúng ta quây quần bên nhau hôm nay không chỉ cám ơn Thiên Chúa vì những hồng ân mà Ngài đã ban cho chúng ta trong năm vừa qua, nhưng phải cám ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta và đã ban cho chúng ta được làm con cái của Ngài, mỗi người chúng ta được sinh ra va được mời gọi để nên thánh, mặc dầu trong cuộc sống chúng ta có những yếu đuối, những sa ngã, những đau khổ, những bất toàn nhưng hãy biết tin tưởng phó thác va cậy trông vào lòng thương xót và nhân từ của Chúa thì Chúa sẽ luôn luôn hiện diện bên chúng ta để nâng đỡ và chúc lành cho chúng ta.

Đức TGM cũng mời gọi mọi người trong năm mới này hãy cố gắng đọc Thánh Kinh, không cần phải đọc mỗi ngày, nhưng ít nhất mỗi tuần đọc một lần và sống theo đoạn Kinh Thánh mà mình đã đọc qua.

Ông Phạm Hoàng Ân chủ tịch BCHGX và 2 em học sinh cũng ngõ lời cám ơn va chúc têt ĐTGM, quy linh muc, quy tu si nam nữ và toàn thể mọi người hiện diện,

Các em nhỏ từ 1 đến 15 tuổI được mờI lên để được ĐTGM và quý linh mục lì xì đầu năm.

Sau thánh lễ ĐGM, quý linh muc, quý tu si nam nữ va tòan thể giáo dân được mờI ơ lạI chung vui tiêc trà than mật đầu năm, đồng thờI thưởng thức một chương trình văn nghệ bỏ túi thật hào hứng và vui nhộn. đây cũng là cơ hộI để mộI ngườI gặp gỡ nhau va trao gờI nhau những lờI cầu chúc tột đẹp nhật trong ngay đầu năm.

Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa Xuân đổ tràn ân phúc xuống trên mỗi người chúng ta và luôn cùng đồng hành với chúng ta trong suốt năm Giáp Ngọ này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngày Việt Nam tại Geneva: Cần gây áp lực để Việt Nam tôn trọng các cam kết nhân quyền
Thụy My
11:46 01/02/2014
Ngày Việt Nam tại Geneva

Vietnam UPR - Trong lúc mọi người ở Việt Nam đang chuẩn bị đón giao thừa, phái đoàn đã vừa tổ chức thành công sự kiện Ngày Việt Nam tại Phòng họp XXIV trong khuôn viên trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Hình ảnh

Sự kiện này được các nhóm hội dân sự độc lập trong nước (VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch,International Service for Human Rights và CIVICUS đứng ra tổ chức.

Đến dự sự kiện có Phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Liên Hiệp Châu Âu cùng đại diện các tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva như Văn bút Quốc tế (PEN International), HRW, ISHR...

Ngay sau sự kiện Ngày Việt Nam, phái đoàn đã chia thành hai nhóm. Một nhóm tiếp xúc với Phái bộ Hoa Kỳ, Hungary và Costa Rica (là một trong ba nước troika trong phiên UPR của Việt Nam). Nhóm còn lại làm việc với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và văn phòng các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của tổ chức này.

(Nguồn: https://www.facebook.com/vietnamUPR)

Theo Human Rights Watch ngày 31/01/2014, các thành viên Liên Hiệp Quốc cần gây áp lực đối với Việt Nam để nước này cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền đang rất ảm đạm, tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ ngày 5/2 tới. Đây là tiến trình kiểm điểm bốn năm một lần để đánh giá tình hình nhân quyền của từng quốc gia.

Các báo cáo của Human Rights Watch về thực tế tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức phi chính phủ này về Việt Nam công bố hôm 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét xử một cách công bằng.

Chính quyền bắt giam những người chỉ trích chính sách Nhà nước và các nhà hoạt động dân chủ, kể cả thành viên các tổ chức xã hội dân sự mới được thành lập.

Bà Juliette de Rivero, một nhân vật có trách nhiệm của HRW tuyên bố: « Chính phủ Việt Nam hứa hẹn rất nhiều về nhân quyền, nhưng thực hiện thì rất ít. Bây giờ là lúc để các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nói rõ rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được, và gây áp lực để Hà Nội phải cải thiện đáng kể cách xử sự với người dân ».

Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/11/2013, và đã chấp nhận nghĩa vụ « duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền », theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

HRW nhắc lại, trong chiến dịch ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết tôn trọng các quyền con người thông qua việc thực hiện cụ thể Hiến pháp và các bộ luật đã có. Hôm 07/11/2013, Việt Nam đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn nhưng chưa phê chuẩn.

Theo HRW, các công dân Việt Nam kêu gọi cải cách đã bị trù dập thẳng thừng. Nhiều nhóm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền mới được thành lập như nhóm Kiến nghị 72, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã công khai tố cáo việc leo thang trấn áp trong những năm qua.

Vào đầu tháng 12/2013, lực lượng an ninh đã giải tán thô bạo các cuộc tập họp ôn hòa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền, trong lúc các nhà hoạt động cố gắng phân phát các bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước chống tra tấn. Tiếp theo là một loạt tấn công vào các blogger, các nhà hoạt động dân chủ và dân oan khiếu kiện đất, đôi khi ngay tại nhà của họ. Chính phủ cũng ngăn trở các thành viên xã hội dân sự rời Việt Nam để đến Genève tham dự cuộc điều trần UPR.

Bà Juliette de Rivero khuyến cáo: « Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cần đứng bên cạnh các nhà hoạt động dũng cảm, dám thách thức chính quyền độc đảng để chấm dứt các vụ lạm dụng. Các chính phủ cũng nên công khai gây áp lực đối với Việt Nam để cùng với xã hội dân sự thực hiện những nghĩa vụ về nhân quyền, và cho phép người dân Việt đòi hỏi những thay đổi căn bản một cách ôn hòa ».
 
Văn Hóa
Bốn kỵ binh trong Khải Huyền
Vũ Văn An
18:25 01/02/2014
Ngựa được nói đến đầu tiên trong Cựu Ước có lẽ là từ lúc Giuse gặp và nhận lại cha và các anh em trên đất Ai Cập. Người Do Thái lúc ấy chỉ đề cập tới “chiên bò” trong đàn gia súc của họ, chưa thấy nói tới ngựa. Ngựa là của người Ai Cập, lúc ấy vì hết cả tiền mua lúa, đành phải đổi ngựa để lấy bánh ăn của Giuse (St 47:17). Gia Cóp vì thế mà thấy ngựa nhưng vẫn không có tình cảm tích cực chi với ngựa và người cỡi ngựa. Nên trước khi qua đời, ông gọi con cái cháu chắt tới để chúc phúc cho họ. Đến Đan, ông chúc như sau: “Ước gì Đan là một con rắn trên đường, một con rắn lục ở lối đi, cắn gót chân ngựa, khiến người cưỡi phải ngã ngửa” (St 49:17). Ngay lúc ấy, ngựa Ai Cập đã trở thành mối đe dọa của Do Thái tương lai, vì nó là sức mạnh khống chế. Nhưng không vì thế, mà ông Giuse từ khước không dùng “chiến xa và kỵ binh” đễ tiễn cha vào lòng đất (St 50:9).

Chính vì cái sức mạnh khống chế trên, ngựa là con vật đầu tiên bị Môsê liệt kê trong danh sách những con vật sẽ mắc ôn dịch nếu Pharaô không để dân Do Thái ra đi (Xh 9:3). Người Ai Cập sợ thật và chịu để Dân Do Thái ra đi, nhưng nghĩ lại, họ đã dùng “toàn thể chiến mã, chiến xa, kỵ binh và quân lực đuổi theo và bắt kịp họ”.

Nhưng như ta biết: đoàn chiến mã, chiến xa và kỵ binh ấy đã bị nước Biển Đỏ vùi lấp hoàn toàn…Bài ca chiến thắng của Dân Do Thái nhắc đến chuyện đó đầu tiên: “Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương” (Xh 15:1). Điệp khúc này còn được Miriam cầm trống cùng các phụ nữ lặp lại (Xh 15:21). Và được Môsê nhắc lại sau này trong Đệ Nhị Luật 11.4.

Đối với ông, ngựa không thể là mục tiêu của vị vua tương lai, nhất là ngựa Ai Cập. Ông nói rõ: “chỉ có điều là vua ấy không được có nhiều ngựa, và không được đưa dân trở về Ai Cập để có nhiều ngựa” (Đnl 17:16). Bởi vì, “khi giao chiến với quân thù, mà thấy chiến mã, chiến xa… thì anh em đừng sợ, vì Thiên Chúa… ở với anh em” (Đnl 20:1).

Giôsuê, tuy không phải là vua, nhưng là nhà lãnh đạo Do Thái sau Mosê, đương nhiên nghe lời Môsê. Liên minh thù nghịch của Do Thái biết rõ “yếu điểm không ngựa ấy” đã dàn trận gần bờ suối Mêrôm với “tất cả các binh sĩ của chúng, một đám dân đông đảo, nhiều như cát ngoài bãi biển, cùng với vô số ngựa xe” (Gs 11:4). Đáp lại, Chúa Giavê nói với ông “Ta sẽ nộp thây của chúng cho It-ra-en; ngươi sẽ chặt nhượng chân ngựa và phóng hỏa đốt chiến xa của chúng” (Gs 11:6). Giôsuê làm đúng như thế (Gs 11:9). Ngựa của Xi Xơ Ra sau này dưới thời thủ lãnh Đơ Vô Ra cũng cùng chung số phận (Tl 5:22, 28).

Đavít dùng ngựa

Thời Đavít, tuy không nói đến việc dùng ngựa, nhưng vua đánh đâu thắng đó, đánh bại người Phi Li Tinh, đánh bại vua nước Xô Va là Ha Đát E De, và bắt của vua này “một ngàn bẩy trăm kỵ binh". Và có lẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng lệnh Môsê, nên “đã cắt gân chân tất cả những con ngựa kéo xe, chỉ chừa lại một trăm” (2Sm 9:4).

Nhờ một trăm con đó, Áp Sa Lôm đã “đóng cho mình một cỗ xe, với những con ngựa, và 50 người hộ tống” (2Sm 15:1). Lúc Đavít đã già nua, hoàng tử A Đô Ni Gia “tự xưng vương… sắm xe, ngựa và kiếm được 50 người chạy đàng trước” (1V 1:5).

Tóm lại từ thời Đavít, Do Thái bắt đầu sử dụng ngựa. Tuy nhiên, không người con nào sử dụng nhiều ngựa bằng Sa Lô Môn. Ông có “bốn ngàn ngăn chuồng cho ngựa kéo và 12 ngàn con ngựa cưỡi” (1V 5:6). Số ngựa của Sa Lô Môn nhiều đến nỗi ông phải cho xây “các thành nuôi ngựa” (1V 9: 19). Số ngựa này một phần do thiên hạ vì muốn “được nghe sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban cho ông” nên đã dâng tặng (1V 10:25). Nhưng phần lớn do ông mua từ Ai Cập và Cơ Vê (1V 10:28).

Qủa như Môsê nói ngựa chẳng ích lợi chi, chỉ có lòng tin tưởng vào Thiên Chúa mới làm rạng rỡ Israel. Về cuối đời Sa Lô Môn, bóng mây đen bắt đầu xuất hiện trên vương quốc: “Bẩy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi làm cho lòng vua ra hư hỏng” (1V 11:3); thù ngoài cũng xuất hiện, thù trong nổi lên (1V 11:14, 26, 28). Và Thiên Chúa cho ông biết: “sẽ giựt vương quốc khỏi tay con ngươi…chỉ để lại cho nó một chi tộc” (1V 11:12-14). Quả thực đến đời con ông là Rơ-kháp-am, toàn Israel thuộc Gia-róp-am, chỉ còn lại Giuđa thuộc nhà Đavít! Vương quốc phân ly cả về chính trị lẫn tôn giáo. Cả Israel lẫn Giuđa đều thương luân bại lý. Akháp lấy cả Ideven và thờ Baan! Chính lúc ấy Êlia xuất hiện. Điều đáng nói ở đây là đến cỏ, Akháp cũng không kiếm ra “hầu nuôi sống lừa ngựa” (1V 18:5). Chính cuộc đi kiếm cỏ cho ngựa ăn đó, mà có cuộc gặp gỡ giữa Êlia và Akháp và cuộc “so tài” trên núi Cácmen giữa “bốn trăm năm mươi tiên tri của thần Baan và bốn trăm tiên tri của thần Asêra” và một mình Êlia.

Cuộc chiến thắng của Êlia không đánh thức được Ideven. Mụ ra tay hạ độc Êlia khiến ông phải bỏ trốn, mới sinh ra truyện “ôi đường xa quá Hôrép cao ngất, con thật hết hơi rồi!”. Giữa lúc ấy, Aram “có cả xe lẫn ngựa” (1V 20:1) tấn công Samaria của Akháp. Nhờ địa thế đồi núi, một địa thế mà người Aram cho rằng “thần của chúng là thần đồi núi, vì thế chúng mạnh hơn ta” (1V 20: 23), nên Akháp thắng. Aram đổi chiến thuật: đánh nhau ở đồng bằng, “với số ngựa và xe cũng như thế” nhưng chắc chắn sẽ thắng (1V 20:25). Tuy nhiên, chiến thuật ấy bị Giavê phá tan, vì Người không phải chỉ là “thần đồi núi”.

Chiến xa và chiến mã Ít-ra-en

Vậy mà Akháp vẫn không tỉnh ngộ, con ông là Akhátgiahu cũng theo vết chân ông, đến nỗi chính Êlia cũng không thể giúp gì cho con ông được. Vị tiên tri già sau đó đã được một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa” (2V 2: 11) đưa lên trời trước mặt môn đệ Êlisa. Điều lạ là tiếng than của Êlisa khi thấy thầy mình “lên trời trong cơn gió lốc”: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã It-ra-en” (1V 2:12).

Dù lúc này, quân đội Ít-ra-en và quân đội Giuđa rất có thể đã dùng ngựa để chiến đấu, vì khi bị Môáp tấn công, Vua It-ra-en là Giô-ram tìm cách liên minh với Vua Giuđa là Giơ-hô-sa-phát để đánh trả, Giơ-hô-sa-phát cho hay: “tôi sẽ lên. Tôi cũng làm như ngài, dân tôi cũng như dân ngài, ngựa của tôi cũng như ngựa của ngài” (2V 3:7), nhưng Ít-ra-en đâu có nổi tiếng gì về chiến xa và chiến mã!

Chú thích lời trên, Kinh Thánh Ấn Bản 2011 của Nhóm CGKPV ghi rằng đây là “tước hiệu diễn tả vị ngôn sứ là sức mạnh của It-ra-en” nhưng tước hiệu này đúng hơn chỉ về Êlisa chứ không hẳn Êlia. Thực vậy, nhờ Êlisa, liên minh It-ra-en, Giu-đa và Ê-đôm trên đây không những có nước cho người và “lừa ngựa” mà còn được Giavê “nộp Môáp vào tay các ngươi” (2V 3: 17-18).

Chưa hết, khi Aram tấn công Ít-ra-en bằng một đoàn quân “có cả ngựa xe”, Êlisa đã được Thiên Chúa đáp lời bằng cách cho người ta thấy lực lượng của Ít-ra-en đông hơn: “núi đầy những ngựa và xe đỏ như lửa vây quanh Êlisa” (2V 6:15-17). Rồi ở 2V 13:14 khi thấy Êlisa lâm bệnh gần qua đời, Vua Giô-át thương tiếc, áp sát mặt Êlisa mà khóc rằng “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!”.

Tóm lại, ngựa được coi là biểu tượng của sức mạnh, không phải chỉ của Ai Cập và quân vô đạo mà thôi, mà của cả It-ra-en nữa. Tiếc rằng có lúc It-ra-en không sử dụng được sức mạnh này. Đó là lúc Xan-khê-ríp vua Át-sua tiến đánh Giêrusalem thời Khít-ki-gia, người chỉ còn biết cậy nhờ vào xe, ngựa của Ai Cập, lúc ấy đã trở thành “que sậy giập nát”. Xan-khê-ríp, vì biết Khít-ki-gia hết quân tinh nhuệ, nên đã thách thức: “tôi cho ông hai ngàn con ngựa, nếu ông tìm được người cưỡi” (2V 18: 23; Is 36:8). Dĩ nhiên, Khít-ki-gia không kiếm ra số kỵ sĩ ấy. Nhưng ông tìm được giải pháp khác: “xé áo mình ra, khoác áo vải thô” cầu xin Giavê. Và Giavê, qua tiên tri Isaia, đã nhận lời ông: “vì Ta và vì Đavít, tôi tớ Ta, chính Ta sẽ che chở và sẽ cứu thành này” (2V 19:34).

Thời Ét-ra, những người hồi hương từ Ten Me-lác (một thành của Babylon) đã mang về “bẩy trăm ba mươi sáu” con ngựa (Er 2:64). Ngựa biểu tượng cho ước nguyện đóng góp của những người con xa xứ. Ngựa cũng trở thành biểu tượng của danh dự, khi vua Babylon là Asuêrô cho Moóc-đo-khai, người Do Thái và là đồng chí của hoàng hậu Ét-te, cỡi con ngựa của mình đi diễn hành ghi ơn (Et 6:7).

Gióp có được cái hiểu thông sáng về giá trị của ngựa khi Thiên Chúa hỏi ông “ai đã trả tự do cho ngựa vằn?... Có phải ngươi làm cho ngựa được mạnh sức, choàng lên cổ nó một cái bờm, làm cho nó nhảy được như châu chấu? Tiếng nó hí vang, gây kinh hoàng táng đởm. Nó lấy chân bới đất, tự hào vì sức mạnh, nhắm phía trước lao mình, chẳng màng chi vũ khí. Nó coi thường sợ hãi, bất chấp cả khiếp kinh, trước mũi gươm, nhất định không lùi bước. Trên đầu nó, tên bay vùn vụt, giáo và lao sáng quắc. Giận điên lên, nó nuốt chửng không gian, nghe tiếng kèn thúc quân, nó không cầm mình nổi. Mỗi lần kèn thúc, nó kêu: A ha! Từ đàng xa, nó đã đánh hơi được mùi chinh chiến, nghe được tiếng tướng lãnh quát vang và tiếng hò xung trận” (G 39:5, 19-24).

Ngựa tuyệt vời là vì Thiên Chúa dựng nó làm vậy. Nên Thánh Vịnh bảo “kẻ cậy chiến xa, người nhờ chiến mã, phần chúng tôi, chỉ kêu cầu danh Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (20:8). Vì xét cho cùng, ngựa chỉ là “giống vô tri, phải chế ngự bằng dây cương hàm thiếc” (Tv 32:9). Thánh Vịnh, tóm lại, không tin tưởng nơi ngựa “hão huyền thay, mong thắng nhờ chiến mã, nó mạnh đến đâu cũng không cứu nổi người” (Tv 33:17). Chúa “thị uy là ngựa xe đứng liền tại chỗ” (Tv 76: 7).

Cách Ngôn cũng nằm trong truyền thống này, bởi thế, “chiến mã được chuẩn bị cho ngày giao tranh, nhưng thắng bại thuộc quyền Thiên Chúa” (Cn 21:31). Ai hoàn toàn tin tưởng vào ngựa đều là ngu xuẩn: “Roi dành cho ngựa, hàm thiếc cho lừa, đòn vọt dành cho đứa ngu xuẩn” (Cn 26:3).

Thị kiến Isaia có giọng điệu khác hẳn, ông tiên đoán một thời hòa bình vĩnh cửu, trong đó “Đất nước họ đầy bạc đầy vàng, kho tàng thì vô hạn; đất nước họ đầy ngựa, chiến xa thì vô số” (Is 2:7). Nhưng khi Dân bất trung, Thiên Chúa sẽ trừng phạt, bằng cách kêu gọi kẻ địch tới tấn công, chúng sẽ đến,“vó ngựa chúng khác nào đá lửa” (Is 5:28). Lời đó ứng nghiệm với việc đi đầy tại Babylon, nhưng Chúa không bỏ rơi Dân Người. Isaia tiên báo ngày Babylon sụp đổ (có lẽ gần năm 539 trước CN) qua dấu hiệu một người cỡi song mã đến báo tin vui (Is 21: 6-9). Hay cuộc tấn công của Átsua năm 701, khi “Ê-lam khoác bao tên, dàn hàng chiến xa, binh mã, còn Kia thì khiên thuẫn sẵn sàng. Và bấy giờ, chiến xa chen chúc trong những thung lũng đẹp nhất của ngươi, còn kỵ binh thì túc trực trước cổng thành” (Is 22: 6-7).

Isaia không ngại lên tiếng trách mắng Dân, thay vì tin tưởng Chúa, chờ đợi sự cứu giúp của Người, lại nôn nóng tìm đường “cưỡi ngựa chạy trốn” thật nhanh. Có biết đâu rằng “quân đuổi bắt các ngươi cũng sẽ phóng nhanh” (Is 30:16). Tệ hơn nữa, còn đi cầu viện Ai Cập. Người bảo: “Khốn thay những kẻ xuống Ai-cập cầu viện, những kẻ cậy dựa vào chiến mã, tin tưởng vì có lắm chiến xa, vì kỵ binh hùng mạnh, mà không chịu ngước nhìn Ðức Thánh của Ít-ra-en… Ai-cập là phàm nhân, chứ đâu phải là thần! Chiến mã của chúng là súc vật, chứ đâu phải thần khí!” (Is 31: 1,3). Chỉ có Chúa, “Đấng cho họ đi qua giữa lòng vực thẳm như ngựa đi trong sa mạc hoang vu” (Is 63:13).

Giêrêmia cũng không quên nhắc tới cuộc xâm lăng từ phương bắc (có thể là dân man di Xơ-khi-tho ven biển Syria, có thể là quân Átsua, hay quân Canđê): “Này nó ùn ùn kéo lên như mây… ngựa của nó lẹ hơn phượng hoàng” (Gr 4:14); “trên lưng ngựa, muôn người như một, chúng sẵn sàng lâm trận tấn công ngươi” (Gr 6:23); “từ Đan, người ta nghe rõ tiếng vó ngựa vang trời. Khi nghe tiếng ngựa hí, cả mặt đất run rẩy kinh hoàng” (Gr 8:16). Nhưng nếu trung tín với Thiên Chúa, thì không những vua chúa mà toàn dân sẽ thong dong cỡi ngựa qua thành (Gr 17:25; 22:4), và “tiếng vó ngựa lộp cộp… khiến người cha hai tay bủn rủn, chẳng còn màng đến con” sẽ xẩy tới cho Ai Cập và Phi Li Tinh (Gr 46:4; 47:3). Ngày ấy, con cái It-ra-en sẽ “hí vang như ngựa giống” (Gr 50:11).

Các tiên tri từ Êdêkien, qua Đanien, tới Hôsê, Amốt, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Khácgai cũng đều đề cập tới ngựa phần lớn để nhắc lại chuyện xưa hoặc để ví von.

Riêng tiên tri Dacaria thì có những thị kiến lạ về ngựa, ông thấy “một người đang cỡi con ngựa màu hung, và đứng ở giữa những cây sim mọc trong vực thẳm. Ðằng sau người ấy, có những con ngựa màu hung, màu hồng và màu trắng”. (Dcr 1: 8). Các nhà hiền triết Do Thái cho rằng mấy con ngựa này tượng trưng cho Babylon (hung), Media-Persia (hung và hồng), Hy Lạp (trắng). Thiên Chúa giận các dân tộc này đã đầy đọa It-ra-en. Người thương xót It-ra-en và sẽ trở lại Giêrusalem “với lòng thương xót”. Người cỡi ngựa đứng giữa những cây sim là biểu tượng của tương lai hưng thịnh, vì cây sim vốn chỉ thịnh vượng thời Đấng Mêxia (xem Is 41:19; 55:13). Người này chính là “thần sứ của Đức Chúa” (câu 11) và nhiều học giả cho rằng “thần sứ của Đức Chúa” chính là Đấng Mêxia.

Xa chút nữa, Dacaria trình bày một thị kiến khác, lần này là chiến xa và qủa núi: “Tôi lại ngước mắt nhìn và thấy một thị kiến: Ðây, có bốn chiến xa từ giữa hai quả núi tiến ra; những quả núi ấy là những quả núi đồng (bronze mountains). Xe thứ nhất thắng ngựa hung, xe thứ hai ngựa ô, xe thứ ba ngựa bạch và xe thứ tư ngựa đốm hùng mạnh” (Dcr 6:1-3).

Núi đồng tượng trưng cho sự phán xét công minh của Thiên Chúa đối với tội lỗi được các chiến xa đem thi hành khắp trong thiên hạ. Chiến xa với ngựa hung tượng trưng cho chiến tranh và đổ máu, chiến xa với ngựa ô tượng trưng cho chết chóc, chiến xa với ngựa bạch tượng trưng cho chiến thắng, còn chiến xa với ngựa đốm tượng trưng cho ôn dịch.

Chính Dacaria thì cho rằng bốn chiến xa ấy là “bốn thần khí trời ra đi sau khi trình diện Chúa toàn mặt đất” (câu 5). Chiến xa với ngựa ô đi về phương bắc (Babylon, vốn phía đông bắc Giêrusalem). Ngựa đốm đi về phương nam (Ai Cập). Sách không nói rõ hướng đi của ngựa hung, còn ngựa bạch, chỉ nói “tiến theo sau” ngựa ô.

Tuy nhiên, khi tiên báo về Đấng Mêxia, Dacaria cho hay: Người không cưỡi ngựa, mà “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” mà vào Giêrusalem (Dcr 9:9).

Tân Ước và ngựa

Có lẽ vì Chúa Giêsu đã không dùng ngựa để vinh quang tiến vào Giêrusalem như trên, nên Tân Ước không nói nhiều về giống vật này. Thực vậy, bốn sách Tin Mừng không dành câu nào để nói về ngựa. Tông Đồ Công Vụ là sách đầu tiên nói tới giống vật này, không hẳn trong câu truyện Phaolô trên đường đi Đamát. Câu truyện này chỉ nói ngài “ngã xuống đất” (Cv 9:4) chứ không nhắc gì tới ngựa. Nên truyện ngã ngựa lịch sử chỉ là một suy đoán, một suy đoán chắc chắn thua cả suy đoán về viên hoạn quan Êthiôpia và môn đệ Philíp cũng của Tông Đồ Công Vụ vì viên quan này được mô tả là “ngồi trên xe nhà” (Cv 8:28).

Sách nhắc đến ngựa trong truyện Thánh Phaolô được vị chỉ huy nhà tù cứu thoát âm mưu hãm hại của người Do Thái bằng cách ra lệnh cho thuộc cấp “có sẵn ngựa cho ông Phaolô, để đưa ông ấy an toàn đến với tổng trấn Phêlích” (Cv 23:24).

Thánh Giacôbê dùng cách trị ngựa để khuyên ta giữ gìn lời nói “Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng” (Gc 3:3).

Khải Huyền là sách Tân Ước nói về ngựa nhiều nhất: ít nhất cũng trong 19 câu rải rác trong các chương từ 6 tới 19. Nhưng đáng chú ý hơn cả là chương 6 và chương 19.

Trong chương 6, giống Dacaria, sách nói tới 4 con ngựa: ngựa bạch, ngựa hung, ngựa ô và ngựa xanh nhạt. Nhưng điều quan trọng là những người cưỡi các con ngựa này. “Tôi thấy: kìa một con ngựa trắng, và người cưỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng… Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cưỡi ngựa nhận được quyền cất hòa bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn… Tôi thấy: kìa một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay… Tôi thấy: kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử Thần, và có Âm phủ theo sau” (Kh 6: 2, 4, 5, 8).

Thị kiến này thường được văn hóa bình dân gọi là “Bốn Kỵ Binh của Ngày Chung Thẩm” (Four Horsemen of the Apocalypse). Apocalypse thực ra có nghĩa là mạc khải, tỏ lộ, nhưng nhiều người muốn cho thấy khía cạnh biểu tượng của nó nên gọi là Sách Khải Huyền. Và không thiếu người đọc các biến cố biểu tượng của nó như những báo hiệu của ngày chung thẩm. Quả thế, theo Nhóm CGKPV, “bốn thị kiến đầu về ngựa và người cưỡi ngựa 6:1-8 gây một cảm giác kinh hãi. Ba người trước gieo chiến tranh, đói khát, ôn dịch… Âm phủ theo sau người thứ tư để nuốt chửng các nạn nhân”.

Tuy nhiên, Thánh Irênê, một nhà thần học nổi tiếng thế kỷ thứ 2, cho rằng người cưỡi ngựa bạch chính là Chúa Kitô và ngựa bạch tượng trưng cho sự chinh phục hay chiến thắng của Tin Mừng. Lối giải thích này được nhiều người ủng hộ, vì cho rằng, người cưỡi ngựa bạch được nhận diện là Chúa Kitô tại Khải Huyền 19. Ngoài ra, trong Thánh Kinh, mầu trắng thường tượng trưng cho sự chính trực, còn Chúa Giêsu được mô tả như đấng chiến thắng.

Chỉ có điều, người cưỡi ngựa trắng tại chương 6 không thể là Chúa Kitô được, vì Người (Con Chiên), lúc ấy, đang bận mở ấn thứ nhất cho thấy người cưỡi ngựa này.

Người cưỡi ngựa hung thường được coi là tượng trưng cho chiến tranh, vì mầu đỏ nhắc tới việc đổ máu, nhất là vì người cưỡi ngựa này có thanh gươm lớn. Cũng có người cho rằng nó có ý nói tới cuộc bách hại các Kitô Hữu.

Người cưỡi ngựa ô thường được giải thích là đói kém. Vì người này tay cầm cán cân, cân thóc lúa. Giá thóc lúa lúc này gấp 10 lần lúc thường, với lương một ngày (1 đênariô) chỉ đủ mua 1 cân lúa mì (câu 6), đủ bánh ăn cho 1 người.

Đặc biệt hơn cả, người cưỡi con ngựa xanh nhạt là người duy nhất được đặt tên là Tử Thần. Trái với 3 người trên, người này không cầm khí giới hay khí cụ gì trong tay, nhưng sau ông ta là “Âm Phủ”, còn khiếp đảm gấp trăm lần.

Trường phái giải thích như đã xẩy ra rồi (preterist interpretation) cho hay bốn thị kiến này đã xẩy ra ngay thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô Giáo. Theo đó, Chinh Phục chính là Đế Quốc Ba Tư vì các kỵ binh của họ giỏi nghề cung tên, và ưa dùng ngựa trắng, từng thắng Đế Quôc Rôma năm 62 CN. Còn về ngựa ô và đói kém, năm 92 CN, hoàng đế Domitian của Rôma từng cố gắng hãm bớt việc trồng nho và khuyến khích trồng lúa, nhưng bị dân chống đối, có thể phản ảnh việc tăng giá lúa “nhưng không được đụng tới dầu và rượu” (Kh 6:6). Người cưỡi ngựa đỏ lấy hòa bình khỏi mặt đất có thể nhắc tới cảnh nồi da sáo thịt rất thông thường trong Đế Quốc Rôma hồi thế kỷ thứ nhất CN.

Một số nhà giải thích Tin Lành Thệ Phản Mỹ coi các thị kiến ấy đã xẩy ra trong thế kỷ 20: ngựa hung chỉ Cộng Sản, ngựa bạch với người cưỡi đội triều thiên chỉ Công Giáo, ngựa ô từng được dùng làm biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, trong khi xanh chỉ sự đi lên của Hồi Giáo.

Văn hóa bình dân thì coi 4 kỵ binh trên là tượng trưng của ôn dịch, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Như trong cuốn The A to Z of Fantasy Literature của Brian Stableford hay trong The Four Horsemen of the Apocalypse của Vicente Blasco Ibánez năm 1916, và được chuyển thành phim năm 1921 và 1962.

Nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là John Gottman đã thành lập ra Viện nghiên cứu để cố vấn về tâm lý lứa đôi, nhấn mạnh tới tương quan vợ chồng. Ông dành một chương trong Why Marriages Succeed or Fail: What You Can Learn from the Breakthrough Research to Make Your Marriage Last. New York: Simon & Schuster, 1994, để đưa ra các kỹ thuật giúp vợ chồng thành công trong đối thoại; chương này tựa là The Four Horsemen of the Apocalypse. Sau đó, Viện của ông tiếp tục khai triển chủ đề này, mệnh danh là “The Four Horsemen Series”.

Bốn chàng kỵ binh của Ngày Chung Thẩm, tức bốn lối thông đạt sẵn sàng giết chết tình nghĩa vợ chồng, theo Gottman là: chỉ trích (criticism), khinh miệt (contempt), chống chế (defensiveness) và gây bế tắc (stonewalling) hay đóng cửa, rút cầu (withdrawing) với người khác, không nói năng đáp ứng chi hết, câm như hến, hết phản ứng, coi như “người dưng nước lã”.

Nhưng người cưỡi ngựa bạch ở chương 19 của Khải Huyền thì khác hẳn: “Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ‘Trung thành và Chân thật’, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai viết được. Người khoác một áo choàng đẩm máu, và danh hiệu của Người là: ‘Lời của Thiên Chúa’ Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ‘Vua các vua, Chúa các chúa’.

“Rồi tôi thấy một thiên thần đứng trên mặt trời; người lớn tiếng bảo mọi loài chim đang bay trên đỉnh vòm trời: ‘Ðến đây, tề tựu cả về mà dự đại tiệc của Thiên Chúa, để ăn thịt vua chúa, thịt dũng tướng hùng binh, thịt chiến mã và kỵ binh, thịt mọi người, tự do cũng như nô lệ, trẻ nhỏ cũng như người lớn!’

“Tôi lại thấy Con Thú và vua chúa trên mặt đất, cùng với các đạo quân của chúng tụ tập lại để giao chiến với Ðấng cỡi ngựa và đạo quân của Người. Con Thú bị bắt, cùng với tên ngôn sứ giả từng dùng các dấu lạ hắn làm trước mặt nó, mà mê hoặc những kẻ nhận dấu thích của nó và những kẻ thờ lạy tượng của nó. Cả hai bị quăng sống vào hố lửa có diêm sinh đang cháy ngùn ngụt. Những người còn lại bị thanh gươm phóng ra từ miệng Ðấng cỡi ngựa giết chết, và mọi loài chim được ăn no thịt của chúng” (Kh 19:11-21).

Người cưỡi ngựa bạch này hiển nhiên là Chúa Kitô “Vua các vua, Chúa các chuá”. Tân Ước tuy ít nói về ngựa, nhưng đã có một hình ảnh hết sức đẹp đẽ và hào hùng về ngựa, thiển nghĩ vượt xa cả hình ảnh cưỡi ngựa của thánh Gióng, của Trần Hưng Đạo, Quang Trung và người dũng sĩ đáp lời "Trống Tràng Thành Lung Lay Bóng Nguyệt" lên đường theo đuổi nghiệp đao binh “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao, Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.” (Chinh Phụ Ngâm).
 
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Năm Tuổi, Năm Xui
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:49 01/02/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Mùng Ba Tết-Năm Tuổi, Năm Xui


□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.



Sáng Mùng Ba Tết, vợ nói với chồng,

— Năm nay năm tuổi của anh đó...

Tối hôm qua, thức khuya chơi lô tô, chồng giờ buồn ngủ, mắt nhắm mắt mở hỏi hờ hững,

— Năm tuổi, rồi thì sao?

Vợ thi thào,

— Rồi thì sao! Cẩn thận đó ông tướng! Năm tuổi là năm xui. Người đụng tới năm tuổi làm ăn lỗ lã, thất bại trăm đàng!

Vợ quên mất hôm nay mùng ba Tết, thản nhiên mở miệng kể chuyện xui,

— Có lần em dính năm tuổi, đầu năm kiếm việc làm, vác đơn tới đâu, mộc xù tới đó. Kiếm được việc làm, đang ngồi làm, hãng hết hàng...

Vợ ngừng lại, thở lấy hơi, tiếp tục kể chuyện xui,

— Tưởng thế là xong, hết xui. Ai ngờ, giữa năm, mẹ gọi điện thoại qua nói nhà cần tiền gấp. Em lái xe lên phố gửi $2000 đô về Việt Nam. Họ hẹn trong vòng một ngày thôi, thân nhân bên Việt Nam sẽ nhận được. Một tuần sau, mẹ em gọi qua hỏi, “Ủa, đã gửi tiền về chưa?”. Em phóng xe lên tiệm gửi tiền. Tới nơi mới biết cửa tiệm bị niêm phong.

Vợ trợn tròn mắt,

— Hóa ra tên ông chủ tiệm đã xuất hiện trong danh sách “The Most Wanted” của Sở Cảnh Sát Liên Bang, mà lại còn đứng đầu bảng...

Vợ nuốt nước miếng, kết luận,

— Năm tuổi năm xui, cho nên nó xui tới bến. Cuối năm, đụng xe hai lần. Mà lần nào cũng oan hết trơn! Xui hết chỗ nói.

Chồng ôm ngực,

— Em! Em! Mới Mùng Ba Tết mà em đe dọa quá. Làm sao anh sống cho qua con trăng...

Vợ cười xòa, nụ cuời ăn chắc mặc bền,

— Em biết. Cho nên anh biết chi không? Sáng nay thánh lễ Mùng Ba, em xin cha xứ cầu cho hai ý lễ; một lễ xin Chúa phù hộ cho công ăn việc làm của hai vợ chồng mình; lễ kia em cầu bình an cho riêng anh, bởi năm nay anh dính năm tuổi…

Chồng nửa đùa nửa thật,

— Sướng không? Tự nhiên “năm nay năm tuổi, em xin một lễ cầu bình an cho anh”. Hết chối nhé... Mê tín dị đoan rồi người đẹp ơi.

Vợ cự nự ngon lành,

— Ông tướng! Nói vậy mà cũng nói. Có kiêng thì mới có lành chứ.

Chồng làm mặt đe dọa, hai tay ôm lại như người đang đứng hầu việc cửa nhà quan,

— Mai tôi lên bẩm trình với Frère Trưởng Ban là Giảng viên Giáo Lý nòng cốt của Frère hôm Mùng Ba Tết dám xin nguyên một thánh lễ cầu bình an cho ông chồng, bởi vì năm nay ổng dính năm tuổi.

Vợ cộ mắt,

— Anh dám?

Chồng ngọt ngào nhắc nhở,

— Ơ, ơ! Người đẹp. Đừng quên, hôm nay mới Mùng Ba Tết. Ai vừa mới nhắc nhở, "Có kiêng thì mới có lành"?



Lời Nguyện

Lạy Chúa, hôm nay Mùng Ba Tết, xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm của chúng con trong suốt một năm hồng ân 365 ngày mà thiên đàng vừa ban tặng.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Phía trước của hành trình
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:01 01/02/2014
Trước Tết mấy ngày, tôi có dịp trao đổi qua điện thoại với một cha đang phục vụ ở quê nhà. Còn phải chờ đến mấy năm nữa, cha ấy mới đạt ở ngưỡng “ngũ thập”. Thế nhưng, trong câu chuyện, cha đã nghĩ đến tuổi già của mình. Không chút đắn đo, tôi buột miệng chê bai ngay về tính lo quá xa trong khi còn đang ở tuổi chín của đời mục tử.

Sáng Mồng Một Tết, tôi điện thoại sang California để chúc mừng Năm Mới đến đại gia đình của người cô ruột. Năm nay cô được 90 tuổi. Cả hai vợ chồng an hưởng tuổi già trong sự chăm sóc của tám người con và nhiều cháu chắt. Ở vào tuổi này, cô vẫn còn khá minh mẫn. Lúc điện thoại sang, gia đình cô chú vừa đi lễ giao thừa về. Cô còn kể rằng bản thân mới đi thăm một linh mục là người em họ kém mình sáu tuổi. Sức khỏe của vị linh mục này không tốt lắm và vừa phải chống trả với một thời gian dài điều trị bệnh. Khi gặp người chị họ đến thăm, ngài không giấu nổi cảm xúc và đã bật khóc.

Người cô đã đọc được nỗi cô đơn nơi vị linh mục này. Có thể nói, tại những nước có nền kinh tế được xếp vào hàng đầu thế giới, vấn đề an sinh xã hội được quan tâm. Chính vì thế, khi đến tuổi hưu trí, người ta không quá lo lắng đến việc khám chữa bệnh và các chi phí cho cuộc sống. Khi còn ở độ tuổi lao động họ đã cống hiến công sức của mình, thì khi về già họ có quyền được nghỉ ngơi và thụ hưởng sự chăm sóc. Đây hoàn toàn là vấn đề thuộc về sự công bằng xã hội. Mặc dù vật chất được đảm bảo, người cao tuổi và đặc biệt là linh mục hưu trí vẫn cần đến sự động viên khích lệ tinh thần để vượt qua khỏi nỗi cô đơn.

Có thể nói, khi còn khỏe mạnh, các linh mục dành hết thời gian cho công việc mục vụ, nên không còn đất sống cho nỗi cô đơn. Thế nhưng, các ngài lại gặp phải những thử thách không nhỏ khi đối diện với tuổi hưu trí. Một thực tế không phủ nhận, các ngài buộc phải chấp nhận một thay đổi rất lớn. Nếu như trước đây mình được cho là hữu dụng thì bây giờ phải rút hết các trọng trách. Nếu như trước đây vạch ra nhiều dự án và tìm các giải pháp để thực hiện thì bây giờ hoàn toàn trống rỗng. Nếu như trước đây luôn luôn bận rộn thì bây giờ phía trước là quãng thời gian ngày rộng tháng dài. Nếu như trước đây sức khỏe dồi dào thì bây giờ phải biết cách chung sống với bệnh tật…Tất cả một thời huy hoàng đã lui vào quá khứ và không bao giờ quay trở lại trong đời bất kỳ một lần nào nữa.

Trước đây, trong thời gian chăm sóc một cha già, tôi khám phá ra sự thay đổi hết sức đột ngột nơi con người ngài. Chỉ mấy năm trước đó, những ai đến thăm ngài mà ngồi lại lâu hơn một chút thì ngài tế nhị “đuổi khách” bằng cách cám ơn họ và chủ động kết thúc cuộc viếng thăm, để sau đó dành thời gian làm nhiều công việc cần giải quyết. Thế nhưng, lúc ngã bệnh, ngài lại sợ khi phải ở một mình. Những lúc đó, sự hiện diện của người khác ở bên cạnh làm cho ngài an tâm hơn rất nhiều.

Mùa cuối cùng trong năm là Mùa Đông. Giai đoạn cuối cùng thông thường của một đời người là tuổi già. Trong tiết đông giá lạnh đã tiềm tàng Mùa Xuân đầy nhựa sống. Trong bước đường cuối đời mở ra một thế giới vĩnh hằng. Một hành trình luôn bắt đầu bằng vạch xuất phát và đích đến. Bất kỳ một công việc nào, khi dành thời gian chuẩn bị chu đáo, người ta có quyền hy vọng một kết quả tốt đẹp. Trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời, hy vọng luôn luôn là nguồn khích lệ không thể thiếu giúp mỗi người đi hết chặng đường để đặt chân đến đích, ở đó một phần thưởng xứng đáng đang chờ.

Ngày 1 tháng 2 năm 2014