Ngày 02-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường quê
Lm Vũđình Tường
16:02 02/02/2010
Mt 7,12-14 cửa hẹp, đường hẹp dẫn đến sự sống.

Con đường dẫn về quê khác con đường quê. Đường dẫn về quê là con đường lớn, rộng thênh thang. Tách khỏi đường lớn vào ngõ rẽ dẫn về đường quê. Đường quê là con đường nhỏ, thơ mộng. Quang cảnh khác thường so với con đường rộng. Mọi hình ảnh thiên nhiên đập vào mắt.

Trước tiên, không cần để ý cũng thấy ngay cành tre rũ ngang mặt. Toàn con đường rợp mát nhờ những cây tre uốn cong cầu vồng, che mát cho ngày nắng, tránh ướt cho ngày mưa. Dọc bên đê, lá cỏ xanh non, vươn dài che lấp lối đi. Chỗ ít người qua lại, người ta phải chậm chạp lần mò để khỏi lội trúng vũng nước lầy lội, hay tránh cành cây che lấp lối đi. Không khéo đạp ngay trúng bãi ‘mìn’chó mèo thả lúc đêm.

Thứ đến, cảnh cỏ, cây tranh sống diễn ra trước mắt. Lớp này mọc chồng trên lớp kia. Điều ngạc nhiên, các ngọn đều vươn cao ngày hưởng nắng, đêm tắm sương. Cạnh những bông hoa to lớn, chen lấn nhiều hoa li ti, nhỏ tí, dệt thành một tấm thảm cỏ thiên nhiên, nhuộm muôn mầu sắc tươi sáng. Không chừng gần đâu đó có con thằn lằn, hay rắn nằm ngủ; giật mình thấy bóng người nó sợ bò trốn, tim người đứng xem cũng đánh thình thình.

Không phải chỉ con mắt mới no thoả phong cảnh sắc nước, hương trời. Khó ai tránh khỏi mùi hương, thơm ngát thoát ra từ các bông, âm thầm mời gọi ong bướm, chuyển phấn hoa từ bông đực sang bông cái. Chính dịch vụ chuyên chở phấn giúp loài hoa tồn tại. Loài hoa trả công ong bướm bằng cách cho chúng hút mật hoa. Thức ăn tươi mát, thơm ngon, tinh khiết mà ong bướm ưa thích. Đôi khi có con ong đói, đau bệnh, lạc hướng đụng người, cả hai đột ngột né tránh nhau.

Xã hội nào cũng có kẻ xấu rình mò, vô tình thế nào cũng bị chúng lợi dụng. Cảnh đồng quê cũng không thoát khỏi luật trừ này. Trong lúc người ta đang thưởng thức, thả hồn vào bồng lai tiên cảnh thì chị muỗi đói. Gọi là chị muỗi đói rình mò, vì muỗi đực chay trường cả đời, sống nhờ hút nhựa cây, không hút máu người. Tuy vậy chàng cũng xúi bà xã, em coi kìa, của lạ, mấy người này từ tỉnh về quê, thấy cành cây, bông cỏ đứng ngó như trời trồng thế kia hẳn là dân lạ. Trong lúc người ta đang thưởng thức thì đâu đó chị muỗi cũng âm thầm đến xin tí huyết. Kẻ mất của nhiều khi không biết. Vài ngày sau thấy sưng đỏ âu. Cái giá trả cho tội ăn mặc hở hang. Chị muỗi vui mừng, nhờ bữa tiệc cao lương mĩ vị đó, giúp chị đủ chất dinh dưỡng cho lần mang bầu sắp tới.

Sinh hoạt quê

Dọc đường quê không thiếu hình ảnh quen thuộc. Trên đường đâu đâu cũng thấy một màu xanh của cỏ, màu tươi của hoa. Dưới ruộng chan hoà cảnh lúa xanh đùa trước gió. Tiếp tục đi sẽ thấy những ngôi nhà hiện ra, mái rạ thở khói, cảnh nấu cơm chiều. Người ta thấy vườn rau non. Dưới ao cá lên mói nước để lại vòng tròn xoáy loang dần, loang dần đến tận đám cỏ bờ ao. Hàng dậu ngăn gà phá rau làm bằng mía. Cây nào cũng tươi óng ả, lá vươn dài đong đưa vờn trước gió. Cao hơn là bụi chuối nặng cong cả thân vì trái chi chít. Trên sân có heo gà, dưới ao có vịt ngan, hưởng cảnh thanh bình, chung sống, chăm chỉ mò tôm, bắt cá.

Một vài nhà trước sân có hòn non bộ. Cành lá được xén, tỉa gọn gàng. Cảnh thanh bình bầy ra trước mắt, nhàn hạ và thảnh thơi. Cái nhàn thể hiện ngay cả trong bước chân. Nơi đây không có ai vội vã chạy đua với thời gian, nhanh leo xe bus về nhà sau giờ tan sở. Trái với dân tỉnh thành, ngồi xe chạy không kịp ngắm quang cảnh. Dân miền quê tà tà, thủng thẳng đi vừa ngó trời, vừa xem đất. Nhờ thảnh thơi và từ tốn mà mọi cảnh vật bày ra trước mắt dù quen thuộc người ta vẫn thấy cái đẹp, cái hay, cái mới. Thế mới biết thiên nhiên có sức quyến rũ vô cùng.

Đường quê trong ngày vắng bóng người đi lại. Mọi sinh hoạt dành cho việc ruộng, nương. Giờ cao điểm là sáng sớm và chiều tối. Mỗi ngày sáng tối luôn có nhiều hình ảnh đua giữa người và thời gian. Dù đua vẫn không vội vã. Trời chưa sáng tiếng chuông nhà thờ đổ dồn, kêu gọi Kitô hữu dậy, kẻ chuẩn bị đi lễ sáng, kẻ dâng ngày và lời tạ ơn. Cùng lúc đó học sinh mắt nhắm mắt mở tìm thức ăn, lấy sức cho ngày mới, đạp xe đi học. Mùa mưa vất vả hơn nhiều. Cuốc bộ là phương tiện di chuyển phổ thông nhất. Một lũ học trò vừa đi vừa trò chuyện ran đường. Ai mất ngủ mặc ai, ta cứ việc ồn ào. Chó cắn mặc chó, ta cứ hiên ngang vui chân bước đều. Sau đám học trò, đường quê đón nông dân cùng trâu bò bắt đầu ngày mới, công việc cũ còn đó phải cho xong trước khi bắt đầu việc mới. Dưới sông tiếng đò ghe gọi nhau ơi ới của người đi chợ bán rau, hoa trái, gà vịt. Đối với gà vịt, đường ra chợ là đường một chiều. Chúng ra đi lần đầu và cũng là lần cuối trong đời. Từ nay có chủ mới, có nhà mới. Đại đa số biết rõ định mệnh khi chủ đang đêm đến vỗ về, trói chân, bỏ lồng gánh đi.

Tình đường quê

Người xử dụng đường quê đối xử với nhau chân tình. Đường quê người ta chào hỏi nhau. Trên đường người ta nhường nhau, chia sẻ lối đi. Người ta chào hỏi. Lâu ngày không gặp còn đứng lại chia sẻ tâm tình, trao đổi vài mẩu chuyện nóng mới xảy ra trong xóm làng. Trên đường này tình cảm con người thật rõ nét, thân thương. Người đối xử tử tế với người, già yêu trẻ, trẻ kính trọng già. Phụ nữ, trai tráng trong làng, người nào cũng để lộ trên gương mặt một niềm tin vui, hạnh phúc dù cách ăn mặc của họ thể hiện vẻ đơn sơ, nghèo, cộng thêm vất vả, chân lấm tay bùn, mồ hôi đầy trán, thế mà nơi họ toát ra một niềm vui, niềm hạnh phúc yêu đời.

Trong cái hay cũng có cái phiền của nó. Học sinh nào dại dột không chào cụ già gặp trên đường, chậm nhất là vài ngày sau thầy giáo biết trò đó ra đường thiếu lễ phép. Cha mẹ em nghe tin con mình ra đường không thưa cũng chẳng chào. Chỉ một lần đủ giúp các em cẩn thận hơn khi học môn công dân, đức dục. Trong lớp luôn treo câu ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Khi nhận những tin nóng sốt từ đường làng cha mẹ buồn năm phút nhưng yên tâm cả năm vì biết rõ một khi đứa nhỏ làm gì sai trái, ở đâu, ở nhà đều biết tin. Đời sống miền quê là như thế, mọi người có trách nhiệm với nhau, coi sóc cho nhau và bảo vệ lẫn nhau, cả đời sống với truyền thống tốt đẹp.

Con đường nhỏ người ta nhường nhịn, chia sẻ, chào hỏi và phải chịu thiệt thòi, phải từ tốn, phải kiêng nể, phải tự chế và mất đi rất nhiều tự do, bù lại người ta nhận được lòng cảm kích, tình thân thương và những nụ cười hồn nhiên từ lũ trẻ.

Con đường hẹp dẫn về quê trời cũng mang những yếu tố cần thiết trên, nhẫn nhục chia sẻ, yêu thương và cùng nâng đỡ nhau trong cuộc sống.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 02/02/2010
ĐẠI SƯ TÁI THẾ

N2T


Một triết gia đã chết rất lâu từ mấy thế kỷ thời cổ đại trước, được biết giáo huấn của ông ta đã bị những môn đồ hậu thế giải thích sai lạc, do tâm tánh hay thương xót và nhiệt tâm với chân lý mà ông ta phí nhiều tâm huyết, cuối cùng ông ta được ân sủng trở lại dương thế trong nhiều ngày.

Trong mấy ngày liền ông ta bỏ ra nhiều thời gian, mới khiến cho các môn đồ của ông nhận ra thân phận của ông.

Khi vừa nhận ra ông, thì các môn đồ không những không phun ra những lời vui vẻ, trái lại còn buồn bả xin ông ta nói cho họ nghe bí quyết trở lại dương thế.

Ông ta phí lời vô ích, làm sao mới có thể làm cho các đệ tử tin tưởng là ông ta thực sự không thể nói ra bí quyết, cũng làm sao cho họ hiểu được việc khôi phục lại nguyên vẹn dung mạo tinh thần thuần túy giáo huấn, vẫn là chuyện có quan hệ đến hạnh phúc của nhân loại, rất là quan trọng.

Nhưng tâm huyết ấy cũng như không.

Phản ứng của các đệ tử vẫn là: “Lẽ nào thầy không hiểu rõ, cái quan trọng không phải là giáo huấn của thầy, mà là sự giải thích hoàn toàn đầy đủ của chúng con sao ? Thầy chỉ là một người khách qua đường, còn chúng con thì định cư ở đây.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Ngọai trừ Chúa Giê-su ra, thì không một giáo huấn của đại sư nào trên thế giới này vượt qua mọi thời đại và ứng dụng cho mọi quốc gia dân tộc.

Ngoại trừ Chúa Giê-su ra, thì các đại sư trên thế giới này không ai dám nói mình là đường, là sự thật và là sự sống.

Ngoại trừ Chúa Giê-su ra, thì không một đại sư nào trên thế giới chết đi rồi tự mình sống lại và không bao giờ chết nữa.

Ngoại trừ Chúa Giê-su ra, thì không có một đại sư nào trên thế giới dám tuyên bố: ai theo tôi sẽ không phải chết đời đời.

Con người ta thường vẫn tự hào mình là “cái rốn” của vũ trụ, lời nói của mình là chỉ nam cho người khác đi theo, cho nên thường hay kiêu ngạo và chỉ trích anh chị em mình, chiến tranh, tội ác và những tệ nạn khác là do đó mà ra.

Cuộc sống lại vĩ đại nhất của Chúa Giê-su đã làm cho giáo huấn của Ngài và của Giáo Hội trở thành niềm tin dích thực, và ngồn hành phúc vĩnh viễn cho những ai tin vào Ngài.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 02/02/2010
N2T


18. Thiên Chúa không cần của cải vật chất của bạn, nhưng người nghèo cần. Bạn đem nó bố thí cho người nghèo thì Thiên Chúa sẽ nhận được.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 02/02/2010
N2T


359. Trong cùng khốn của vận mệnh, thì có thể nhìn ra khí tiết của con người.

 
Mơ ước đầu Xuân
+ GM Gioan B. Bùi Tuần
19:18 02/02/2010
Xuân Canh Dần trùng với Xuân Năm Thánh Việt Nam 2010. Nhiều mong ước xuất hiện trong tôi. Tất cả đều đẹp như những bông hoa Tết.

Một hương sắc đã lôi cuốn tôi. Đó là mong ước phát triển đạo đức. Đạo đức là hương thơm sắc đẹp. Phát triển hương sắc ấy là điều kiện cần thiết cho mọi phát triển các giá trị khác.

Ở đây, tôi xin nói qua về phát triển đạo đức, theo tu đức Phúc Âm.

1/ Những chặng đường

Đạo đức ví như một hạt giống. Nó được gieo trồng trong tâm hồn. Nó cần được phát triển trong thời gian. Thời gian của nó chia ra từng chặng:

a) Chặng đường thanh luyện

Trong chặng này, con người sẽ làm hết sức mình, để thoát ra khỏi tội lỗi. Đầu tiên là phải nhìn nhận mình tội lỗi (x. 1 Ga 9). Nhận mình tội lỗi là một khám phá lương thiện. Tự sức mình, ta không dễ đi sâu vào khám phá khó chịu đó. Rất cần ơn Chúa.

Với ơn Chúa, chúng ta sẽ nhận ra tính cách phức tạp của đạo đức. Có hạt giống tốt trong ta. Và trong ta cũng có hạt giống xấu. Như tính ích kỷ, tính kiêu căng, tính ghen tương, tính ham mê những điều xấu. Những tính xấu ấy qua thời gian đã đưa ta đến tội. Thanh luyện mình khỏi các tội và cội rễ của tội là việc cần làm. Ta làm việc đó nhờ ơn Chúa. Nhờ ơn Chúa, chúng ta cũng sẽ nhận ra Đấng Cứu độ ta chính là Đức Giêsu Kitô.

b) Chặng đường đi theo Chúa

Ra khỏi đường hầm tội lỗi, chúng ta sẽ nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Hãy đi theo Thầy". Để đi theo Chúa Giêsu, chúng ta phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà đi theo (x. Mt 16,24).

Khi từ bỏ mình và vác thánh giá mình mà đi theo Chúa Giêsu, chúng ta chỉ mưu tìm một sự, đó là vinh quang Chúa. Chúa sẽ soi sáng cho ta biết phải trở nên giống Chúa. Dấu ấn đẹp nhất của sự trở nên giống Chúa Giêsu là hiền lành, khiêm nhường (x. Mt 11,29). Lúc đó, chúng ta sẽ sống khó nghèo, luôn mở lòng ra về phía tình yêu Thiên Chúa.

c) Chặng đường kết hợp với Chúa

Chúa Thánh Thần sẽ đưa chúng ta vào tình yêu Chúa. Người giúp chúng ta ở lại trong tình yêu ấy (2 Ga 15,9). Lúc đó, chúng ta như được biến thành tình yêu. Mến Chúa hết lòng, và yêu thương tha nhân như Chúa yêu thương ta. Thương người và mến Chúa chỉ là hai mặt của một tình yêu.

Sống trong tình yêu Chúa, chúng ta chỉ muốn làm mọi sự theo thánh ý Chúa. Nhất là khi được tình yêu Chúa thúc đẩy, chúng ta sẽ dấn thân vào việc phục vụ dưới mọi hình thức.

Ba chặng đường trên đây sẽ được thực hiện dần dần từ từ trong thời gian. Không thể nóng vội. Muốn nên đạo đức ngay lập tức là điều không đạo đức. Phải kiên nhẫn với thời gian. Nhất là phải kiên nhẫn với những thử thách.

2/ Những thử thách

Thử thách có thể là những biến cố xảy ra, đụng chạm đến ta. Gặp biến cố, có người trở nên tốt hơn. Nhưng cũng có người trở thành xấu hơn.

Thử thách là một cách huấn luyện. Dù thử thách xuất hiện dưới hình thức nào, con người tin Chúa chỉ có một cách đối phó là cầu nguyện và tỉnh thức (x. Mc 14,38). Với tinh thần đó, chúng ta bám chặt vào Chúa, lắng nghe tiếng Chúa, bước theo con đường cứu độ của Chúa.

Chúa Giêsu đã gặp thử thách. Có lúc thử thách sập xuống Ngài một cách thê thảm. Ngài cô đơn. Ngài đau đớn. Ngài chỉ biết phó thác nơi Chúa Cha.

Nhiều khi chúng ta cũng bị ném vào những hoàn cảnh hết sức bi đát. Ngày nào cũng gặp trở ngại. Phút nào cũng cảm thấy mong manh. Hướng nào cũng đụng vào giới hạn. Đó là những đêm tối kinh hoàng.

Trong tình trạng như thế, chúng ta, theo gương Đức Mẹ, luôn tin tưởng vào lời Chúa: Phải trải qua đau khổ thánh giá, để đi đến Phục Sinh (x. Lc 24,26). Tin như thế, chúng ta sẽ thấy thánh giá trong thử thách là vinh quang.

Chấp nhận thánh giá vì tình yêu, đó là việc của sự tự do được đức tin soi sáng. Khi tự do được đức tin chỉ dẫn, con người sẽ không đành làm nô lệ bất cứ thế lực nào, mà chỉ chọn một Chúa mà thôi. Lựa chọn đó mới chính là sự tự do đích thực. Bởi vì chọn Chúa là chọn tình yêu tuyệt đối được ban tặng cho chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta sẽ biết yêu thương phục vụ người khác một cách vị tha, dù phải hy sinh chồng chất.

* * *

Năm mới sẽ có thời cơ và nguy cơ. Xin Chúa thương giúp chúng ta biết dùng mọi sự xảy ra, để tiến triển trên đường đạo đức.

Năm mới sẽ có nhiều phức tạp, chúng ta sẽ luôn phát triển đạo đức, chỉ trên nền tảng Đức Giêsu Kitô mà thôi, để chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).

Năm mới sẽ có nhiều tổ chức để thờ phượng Chúa. Nhưng cách thờ phượng Chúa tốt nhất là “Hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa” (Rm 12,1).

Với chia sẻ trên đây, tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa đã ban cho tôi được phục vụ anh chị em.

Cũng xin tận tình cảm ơn anh chị em đã giúp tôi hiểu rõ hơn ơn gọi của tôi, và đã nâng đỡ tôi sống tốt ơn gọi đó.

Xin Chúa giàu tình yêu thương xót ban muôn phước lành cho tất cả chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vun trồng hòa bình
Jos. Tú Nạc, NMS
18:17 02/02/2010
Năm mươi năm, chính phủ Hoa Kỳ và Cuba đa coi nhau như kẻ thù. Đã có đôi chút thông tin liên lạc giữa người dân của hai quốc gia này. Nhưng vẫn luôn có một người được cả hai nền văn hóa đều tôn trọng. Tấm gương của ông có thể đã mang đến nhịp cầu văn hóa về sự hiểu biết mới giữa Cuba và Hoa Kỳ. Ông là một nhà thơ Cuba nổi tiếng Jose Marti.

Jose Marti sinh năm 1853 tại Cuba. Lúc đó, Cuba là thuộc địa dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha. Cuộc đời ông trong lúc đó, nhiều người đã tranh đấu cho nền tự trị của Cuba. Trong đấu tranh đã nhào nặn cuộc đời Marti cùng những lựa chọn của ông. Khi còn bé, Marti đã học tập để trở thành một nghệ sỹ. Ông đã biết cách diễn tả ý tưởng của mình trong văn viết.

Khi là một thanh niên, Marti theo học luật tại Tây Ban Nha và đã nhận được bằng luật khoa. Nhưng chính phủ Tây Ban Nha sợ ông ủng hộ nền độc lập của Cuba. Thay vào đó, ông trở thành một giáo viên trường tư thục của Cuba. Công việc giảng dạy đã cho ông diễn tả ý tưởng của mình. Nó cũng cho ông thời gian để viết lách.

Marti đã xuất bản những bài viết uyên bác và những cột tin tức quan trọng. Ông đã viết để cổ vũ niềm tin tự do của Mỹ Latin. Trong nững năm đầu của ông, Cuba vẫn chịu sự nô lệ. Sự đô hộ kéo dài mãi đến năm 1886. Marti đã tranh luận chống lại những điều luật và tập quán xã hội đối xử thiên vị với những người không phải Âu châu.

Marti thường bị chỉ trích về những lời lẽ của ông. Một số chính quyền đã cấm không cho đăng những bài phát biểu của ông. Marti thậm chí đã phải rời bỏ cả Tây Ban Nha lẫn Cuba. Ông đã phải sống và viết trong hoàn cảnh lưu vong. Những nghiên cứu và công việc của ông với tư cách là một nhà văn đã đưa ông đi tới Mexico, Guatemala, và Venezuela. Cuối cùng Marti đã tìm thấy tự do để viết ở Thành phố Nữu Ước.

Trứ danh là những tác phẩm thi ca của ông. Tập thơ được ái mộ nhất là Simple Verses hoặc Versos Sencillos (Những vần thơ mộc mạc). Những bài thơ này diễn tả niềm tin của ông về sự tự do của những nhà văn cùng day dứt yêu thương của nhà văn cho tất cả mọi người.

Sau đây là bài thơ từ tập Simple Verses. Nó có tên “39”. Bài thơ nói về sự trưởng thành của những bông hồng trắng xinh đẹp. Loài hoa này được trân trọng ở Cuba và các nước Mỹ châu.

I grow white roses
In January as in July
For the honest friend who freely
Offers me his hand.
And for he who tears from me
the heart with which I live,
Neither sharps thorns nor unwanted weeds do I grow
But grow white roses.


“Bài thơ 39” quả “mộc mạc” với đôi nét chấm phá. Nó được diễn tả qua hai khổ thơ ngắn. Trong cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Anh, ngôn ngữ và hình ảnh thật giản dị, trong sáng. Nhưng trong cái tồn tại đơn giản vẫn mang một vẻ đẹp phức hợp. Marti đã dùng hình ảnh đơn giản của một người trồng tỉa chăm sóc những bông hồng. Hành động trồng tỉa loài hoa này nói lên tình hữu nghị, tha thứ, và hòa bình.

“Bài thơ 39” cũng có thể được tìm thấy trong lời của bài hát Cuba phổ biến, “Guantanamera.” Joseito Fernendez đã phổ nhạc cho bài Guantanamera vào năm 1929. Lời của bài hát này đã được ông tập hợp một số bài thơ của Marti. Nhiều ca sỹ nổi tiếng trên thế giới đã trình bày và thu âm bài hát này. Một vài ca sỹ đã trình bày bài hát này như một lời phản đối xã hội. Nhiều người hát bài này vì vẻ đẹp giản dị tự nhiên của nó.

“Bài thơ 39” mở đầu và kết thúc cùng một ý, “Ta ươm những bông hồng trắng.” Biểu tượng của bài thơ này là hình ảnh ấy – hình ảnh một người trồng và chăm sóc cho những bông hoa màu trắng. Và người ấy đã mang đến cho tiếng nói của thi ca.

Nhưng những ngôn từ và hình ảnh khác gợi ra những ý hoàn toàn khác. Những bông hồng của Marti đã lớn lên trong tháng Giêng cho đến tháng Bảy – những tháng mùa đông cũng như mùa hè. Những bông hồng này đã trưởng thành cho kẻ thù cũng như cho “người bạn chân thành.” Người bạn “dâng hiến bàn tay cởi mở” của yêu thương, giúp đỡ và đón chào. Nhưng kẻ thù đã “xé nát con tim” bằng bàn tay độc ác. Sự khác nhau cuối cùng là giữa những bông hồng xinh xắn này với những loài cỏ dại tác hại cùng những gai nhọn đớn đau.

Trong bài thơ này Marti diễn tả nỗi khát khao của ông về tình yêu huynh đệ - thứ tình yêu liên đới với tất cả mọi người. Ông đã diễn tả khát vọng của ông cho hòa bình. Bông hồng ấy là món quà mỹ miều của tình yêu. Màu trắng của bông hồng tượng trưng thiện chí và hòa bình. Marti diễn tả sự tha thứ và hòa bình cho kẻ thù của mình – không đổ lỗi hay chống trả.

Phục vụ hòa bình thật là khó. Quay về tội ác vì tội ác là bản tính con người. Bản tính con người thường sinh ra những “cỏ dại và gai nhọn” đáp trả bằng bạo lực và đàn áp. Nhiều người nghĩ yêu thương và tha thứ kẻ thù là việc không thể thực hiện, tha thứ kẻ thù có thể khó khăn như việc trồng những bông hồng trong tháng Giêng giá lạnh. Marti đã viết bài thơ này trong lúc tha hương. Ông đang sống ở Thành phố Nữu Ước Hoa Kỳ. Mùa đông ở đó vô cùng giá lạnh. Trong lúc sống tha hương, ông đã phải chiến đấu để suy nghĩ những điều tốt về kẻ thù của mình.

Một lần nữa nhìn vào dòng mở đầu và kết thúc của “bài thơ 39” đã cho thấy cách sử dụng đặc biệt của Marti động từ “ươm/trồng.” Chăm sóc và trồng những bông hồng trắng không phải là công việc dễ dàng. Những bông hồng trắng này là kết quả của một quá trình lâu dài và khó khăn. Hoa hồng không thể phát triển nếu thiếu sự chăm sóc. Trong điều kiện thời tiết xấu, thiếu mưa, côn trùng gây hại, đất trồng ít mầu mỡ, tất cả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa hồng. Người trồng phải làm việc cần mẫn để tiêu hủy những vấn đề phức tạp gây trở ngại cho sự thành công của nó.

Hình ảnh của Marti, “Ta ươm những bông hồng trắng,” tương tự công việc của đời ông. Ông đã thiết tha mong mỏi hòa bình và tình nhân ái hướng về mọi người. Ông cũng làm việc cho tự do và nền tự trị của Cuba và Mỹ Latin. Đối với Marti thực hiện công việc này quả là một việc gian nan và vất vả. Ông đã dành nhiều năm tháng sống và viết trong kiếp tha hương. Và năm 1895, ông đã qua đời trong chiến đấu chống lại bạo lực của Tây Ban Nha tại Cuba.

Những tượng đài tưởng niệm tôn vinh Jose Marti có thể thấy ở cả hai quốc gia Hoa Kỳ - Công viên Central Park nổi tiếng thuộc Thành phố Nữu Ước – cũng như ở Havana, Cuba. Dân chúng hai quốc gia này tôn trọng ông như một anh hùng. Ngày nay Hoa Kỳ và Cuba không quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là vô vọng. Một ngày nào đó, chính phủ của cả hai quốc gia có thể cùng nhau “trồng những bông hồng trắng.”

(Growing Peace)
 
Các Giám mục từng được tấn phong bất hợp pháp nhìn lại con đường khúc khủy đã qua
UCAN
18:28 02/02/2010
NAM KINH (UCAN) -- Ba vị giám mục trẻ tuổi đã được tấn phong cách đây 10 năm trong một lễ nghi gây nhiều tranh cãi, nay nhìn lại biến cố ấy, tuy không hẹn mà cùng nói chung một tiếng, đó là Ơn gọi đến từ Thiên Chúa.

Ngày lễ Chúa Hiển linh 6.1.2000, 5 vị giám mục Trung Quốc dù chưa được Vatican bổ nhiệm chính thức đã được truyền chức. Sự kiện này đã làm chấn động toàn thể Giáo hội hoàn vũ.

Giáo hội “công khai” tại Trung Quốc từ năm 1958 đã bắt đầu “tự chọn, tự phong” chức giám mục, cho đến lần phong chức năm 2000 là lần phong chức cho nhiều vị giám mục nhất. Lần phong chức này được cử hành cùng ngày với việc Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II tấn phong Giám mục cho 12 vị tại Vatican. Tin này khi lan truyền ra bên ngoài đã làm mọi người trong và ngoài Trung Quốc hết sức chú ý.

Ông Lâm Thụy Kỳ, một nghiên cứu viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Chúa Thánh Thần thuộc giáo phận Hong Kong, đã nói với UCANS, sự kiện năm đó đã “làm vỡ vụn những kỳ vọng của mọi người về mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Cộng, về lâu dài trở thành một nhân tố bất lợi cho việc thiết lập bang giao giữa hai phía".

Giám mục Lục Tân Bình: rất xác tín về ơn gọi

Cha Lục Tân Bình, năm ấy mới 36 tuổi được tấn phong Giám mục phụ tá giáo phận Nam Kinh, là người trẻ tuổi nhất trong số 5 vị. Cha nhớ lại lúc ấy “ tâm hồn rất băn khoăn”, nhưng cha nghĩ đến hoàn cảnh giáo hội địa phương hết sức đặc thù, nên cuối cùng đã quyết định phục tùng mệnh lệnh của Đức Giám mục đương quyền. Cha nói: “Từ trước đến giờ tôi luôn xác tín về ơn gọi của mình, và tôi tin Thiên Chúa hiểu quyết định của tôi”.

Đức cha Lục Tân Bình cho biết, trước khi Tòa thánh chấp nhận ngài vào năm 2007, ngài đã trải qua một khoảng thời gian không ít khó khăn, nhiều thầy đại chủng sinh không chấp nhận ngài truyền chức phó tế hay linh mục, giáo dân cũng có nhiều cách nhìn rất khác nhau. Ngài nói: “Tôi hiểu cảm giác của họ, cũng may là vẫn còn đa số linh mục và giáo dân tôn trọng (tôi)”.

Giáo phận Nam Kinh hiện có 40.000 giáo dân, trong đó vẫn còn 5.000 giáo dân ở nhà dự thánh lễ do các linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng cử hành, nhưng, Đức cha Lục Tân Bình nói rằng, giữa hai giáo hội trong những năm gần đây không có bất kỳ xung đột nào.

Ngài cũng bộc lộ, ngài từng khuyên các vị ứng viên chức giám mục rằng “được Đức Thánh Cha bổ nhiệm thì tốt hơn”, điều đó sẽ làm cho công tác mục vụ thuận lợi hơn.

Đầu tháng Giêng năm nay, giáo phận Nam Kinh đã tổ chức đợt tĩnh tâm cho các linh mục nhân Năm Linh mục, vì thế không tổ chức việc kỷ niệm 10 năm ngày được tấn phong giám mục của đức cha Lục Tân Bình.

Trong khoảng thời gian này, một cộng đoàn giáo hội công khai thuộc vùng Hoa Đông là giáo phận Mân Đông vào ngày 9.1.2010 đã cử hành dịp kỷ niệm 10 năm được tấn phong giám mục của đức cha Chiêm Tư Lộc gồm Thánh lễ, tọa đàm và tiệc mừng. Ngoài khoảng vài trăm giáo dân, một số quan chức chính phủ trung ương và địa phương đến dự; còn có ông Lưu Bách Niên, phó chủ tịch Giáo hội Ái quốc Trung quốc, đã từ Bắc Kinh đến nhà thờ chính toàn tại thành phố Ninh Đức để tham dự đợt kỷ niệm này.

Đức cha Chiêm Tư Lộc: Thập giá là giao kết giữa Đau khổ và Niềm vui.

Đức cha Chiêm Tư Lộc, là vị duy nhất trong 5 vị không được Tòa thánh công nhận, nói: những khúc mắc và cả những trọng trách mà ngài trải qua trong 10 năm được phong làm giám mục làm cho ngài ngày càng hiểu rõ hơn về sự kỳ diệu của Ơn gọi. Ngài giảng trong Thánh lễ hôm ấy: “Trong tim của tôi, số 10 (thập,+) không phải chỉ là một con số đơn thuần, cũng không chỉ là một ký hiệu toán học, mà đó là sự giao kết giữa đau khổ và niềm vui, cái chết và sự sống”.

Đức cha Chiêm Tư Lộc, 48 tuổi, nói với UCANS rằng, ngài “vẫn chờ đợi trong hi vọng” được hiệp thông với Đức Thánh Cha.

Giáo phận Mân Đông gồm 70.000 tín hữu, 1/10 trong số đó thuộc quyền lãnh đạo của đức cha Chiêm Tư Lộc, đa số các giáo hữu đều phục tùng đức cha Hoàng Thủ Thành thuộc Giáo hội thầm lặng.

Một số linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng nói với UCANS, họ không nhận lời mời dự lễ kỷ niệm 10 phong giám mục của đức cha Chiêm Tư Lộc, vì họ không thể hiệp thông với ngài trong Thánh lễ; nhưng, nếu một ngày nào đó, đức cha Chiêm Tư Lộc được công nhận, họ đều phục tùng quyết định của Tòa Thánh.

Đức Cha Phương Kiện Bình thuộc giáo phận Đường Sơn (vùng Hoa Bắc, Trung Quốc) là 1 trong 5 vị được Tòa Thánh công nhận sớm nhất, vào năm 2002.

Đức cha Phương Kiện Bình chia sẻ: “Con đường 10 năm qua thật gian khổ”, ngài tự nhận rằng chưa làm được gì cho giáo phận của mình, vì thế không thể tổ chức lễ mừng kỷ niệm. Ngài cho biết, do lễ phong chức giám mục lần ấy đã tạo nên sóng gió lớn trong Giáo hội, thêm vào đó là việc bổ nhiệm giám mục trong những năm gần đây hết sức nhạy cảm, và nghĩ đến việc cải thiện mối quan hệ giữa Tòa thánh và chính phủ Trung Quốc, nên ngài thà không tổ chức lễ kỷ nhiệm ấy mà chỉ khiêm tốn thúc đẩy công việc truyền bá Tin Mừng.

Năm 2008, Đức cha Phương Kiện Bình vừa chính thức nhậm chức chính tòa giáo phận này từ đức cha Lưu Cảnh Hòa mới nghỉ hưu; Đức cha Lưu Cảnh Hòa gần đây cũng đã được Tòa Thánh công nhận.

Hai vị còn lại trong số 5 vị cùng được tấn phong năm ấy là đức cha Cận Đạo Viễn, giám mục giáo phận Trường Trị (Lộ An) và đức cha Tô Trường Sơn, giám mục giáo phận Bảo Định.

Đức cha Tô Trường Sơn đã qua đời năm 2006, thọ 80 tuổi. Người thạo tin Giáo hội cho biết, Tòa Thánh, do chưa thể theo các thể thức thông thường, đã hỏi ý kiến của đức cha Tô Chí Dân thuộc Giáo hội thầm lặng hiện nay vẫn còn bị giam giữ, nên chưa thể xử lý việc đức cha Tô Trường Sơn đệ đơn xin hiệp thông với Tòa Thánh.

Việc bổ nhiệm Giám mục vẫn là ngăn trở cho việc thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Cộng

Người thạo tin cho biết, vào năm 2008, Tòa Thánh đã công nhận đức cha Cận Đạo Viễn là “giám mục hợp pháp nhưng không có quyền quản trị”, đồng thời yêu cầu ngài tùng phục đức cha chính tòa giáo phận là đức giám mục Lý Nghị.

Tuy nhiên, đức cha Lý Nghị, người được Tòa Thánh bổ nhiệm chính thức nhưng không được chính quyền Trung Cộng công nhận, đã nói với UCANS, ngài và đức cha Cận Đạo Viễn vẫn chưa có bất cứ sự hòa giải nào. Ngài nói: “Năm ngoái, tôi đã mời đức cha Cận Đạo Viễn cùng đồng tế lễ Truyền Dầu, nhưng ngài đã không đến”. Cả hai vị giám mục trên đều đã hơn 80 tuổi, tự điều hành công việc mục vụ riêng rẽ, mỗi vị lãnh đạo khoảng 20 linh mục.

Gần 10 năm trở lại đây, quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Cộng có lúc lên lúc xuống, vấn đề bổ nhiệm giám mục vẫn là một trong những trở ngại chính. Trước mắt trong số 80 vị giám mục của Trung Quốc, đã có hơn 90% được Tòa Thánh công nhận.

Năm 2007, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có bức tông thư gửi toàn thể Giáo hội Trung Quốc, nhấn mạnh Đức Giáo hoàng là người có quyền tối cao trong việc bổ nhiệm các giám mục, từ lúc ấy đến nay, không có bất cứ một sự truyền chức giám mục bất hợp pháp nào xảy ra; và từ năm 2008 cho đến nay, Giáo hội Trung Quốc cũng vẫn không có thêm một giám mục mới nào.

Các nhà quan sát của Giáo hội cho biết, vẫn còn sớm để nói rằng cả hai phía đều đạt tới mức đồng thuận trong vấn đề bổ nhiệm giám mục.
 
Giáo hội Cuba cảnh báo về nguy cơ kinh tế sụp đổ
Tú Anh, RFI
18:33 02/02/2010
Tờ báo của Tòa tổng giám mục La Habana hôm qua, 01/02/2010, đã kêu gọi chính phủ Cuba phải tiến hành những cải tổ để cứu vãn nền kinh tế đang bên bờ của sự sụp đổ.

Theo bài báo này, '' tình hình kinh tế Cuba đã trở nên phức tạp và có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, do những mất cân đối nội tại và tình hình khó khăn của thế giới''.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, tờ báo của Tòa tổng giám mục cũng đã từng chỉ trích '' sự tập trung quá độ và quốc doanh hóa toàn diện khiến chi tiêu công tăng cao và đây là một trở ngại lớn đối với tiến trình hiện đại hóa, sự phát huy sáng kiến cá nhân và tiến bộ''

Trong năm 2009, mức tăng trưởng của Cuba chỉ đạt 1,4%, so với mức 4,1% của năm 2008, do sụt giảm thu nhập về du lịch và xuất khẩu nickel, do hậu quả nhiều cơn bão và do lệnh cấm vận của Mỹ. Hiện giờ, chính phủ Cuban vẫn kiểm soát đến 95% nền kinh tế.

Các tổ chức nhân quyền đòi Lào cho tiếp xúc với người Hmong bị cưỡng bách hồi hương.

(Nguồn: http://www.congdongnguoiviet.fr/ThoiSuNQ/1002KimLong2ToiAcChongNLh.htm)
 
Toà thánh ra thông báo về số tu sĩ tử nạn tại trận động đất Haiti
Trần Mạnh Trác
18:53 02/02/2010
Vatican, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (CNA). - Hai mươi ngày sau khi Haiti bị tàn phá bởi trận động đất 7.0 độ (richter scale ), Toà thánh Vatican đã công bố danh sách đầu tiên số thiệt mạng cuả các nam và nữ tu sĩ. Bản báo cáo cũng liệt kê các tòa nhà đã bị phá hủy hoặc thiệt hại trong thảm họa này.

Theo cơ quan Tin Tức Truyền Giáo Fides, danh sách của các tu sĩ tử nạn cho thấy rằng trận động đất gây ra "thiệt hại không thể đền bù được" cho Giáo Hội Công Giáo Haiti, đó là chưa kể những thiệt hại về cơ sở hạ tầng của Giáo Hội.

Báo cáo sơ bộ cho thấy rằng các ngôi nhà cuả dòng Daughters of Charity of St Vincent de Paul đã bị thiệt hại và họ đã mất đi một nữ tu.

Nhà dòng The Daughters of Wisdom bị tiêu hủy toàn bộ nhà và trường học, và chết sáu nữ tu.

Nhà dòng The Daughters of Mary đã chịu nhiều cực kỳ thương khó với cái chết cuả 13 nữ tu.

Nhà dòng The Daughters of Mary Help of Christians, nhà và nhà trường đã bị san bằng, trong khi dòng (nam) Christian Brothers bị mất nhà dòng chính, ba trường học và sự sống cuả hai thầy.

Dòng chuyên về giáo dục The Little Sisters of St Therese phải chịu mất mát sinh mạng bốn nữ tu, bảy giáo viên và 60 học sinh. Hai nhà dòng và năm trường học bị san bằng.

Dòng Salesians Don Bosco bị mất ba thầy cũng như một nhà dòng và một trường học.

Sau cùng, dòng Sisters of St Anne báo cáo một sơ thiệt mạng.

Dòng The Sisters Franciscan thông báo với Vatican rằng trường học của họ bị phá huỷ hoàn toàn.

Theo báo cáo, còn nhiều thiệt hại vật chất rộng lớn cho các cơ sở của dòng Marianists, dòng Missionaries of Scheut, dòng Missionaries of the Heart of Mary Immaculate, và dòng nữ Đa Minh Dominican Sisters of the Presentation.
 
Diễn đàn quốc tế lần thứ 10 về giới trẻ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:02 02/02/2010
ROMA 02/02/2010 (zenit.org) - Diễn đàn quốc tế lần thứ 10 về giới trẻ sẽ được Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân tổ chức từ ngày 24 đến ngày 28 tháng ba tại Roma, báo Osservatore Romano đã loan tin trong số ấn hành ngày 2 tháng hai.

300 bạn trẻ, đại biểu thuộc HĐGM các nước và các phong trào cũng như các hiệp hội quốc tế sẽ cùng nhau thảo luận về chủ đề: « Học hỏi để yêu thương ».

Trong một xã hội bị đụng chạm bởi « sự khủng hoảng về hôn nhân Kitô giáo và mẫu mực truyền thống về gia đình », « bởi sự hụt hẫng về giáo dục và bởi thuyết tương đối về luân lý », các bạn trẻ sẽ tìm tòi để hiểu biết làm thế nào có thể đáp trả ơn gọi Kitô hữu bằng tình yêu.

Chương trình gồm: các cuộc hội thảo, bàn tròn, chứng tá và làm việc nhóm. Những người tham dự sẽ đề cập đến các chủ đề như: vẻ đẹp tình yêu của Thiên Chúa, nhãn quan Kitô giáo về tính dục, hứa hôn như là sự chuẩn bị cho hôn nhân Kitô giáo, bí tích hôn phối…

Mặt khác, các chứng từ cũng sẽ liên quan đến những bậc sống khác nhau: đời sống thánh hiến, tư tế, dấn thân trong xã hội và chính trị.

Đây cũng là dịp để cho các bạn trẻ « sống cụ thể hóa chiều kích Giáo Hội », báo Osservatore Romano nhận định, lại vừa tham dự vào những buổi cầu nguyện, cử hành bí tích hay chuyến hành hương theo chân thánh Phêrô và Phaolô cũng như các vị thánh lớn của Giáo Hội.

Diễn đàn này quy tụ các bạn trẻ trên khắp thế giới cứ ba năm một lần. Chủ đề của năm 2004 là « Làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường đại học » và của năm 2007 là «Làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường nghề nghiệp ».
 
Giáo hội tại Cuba cho rằng kinh tế nước này đang đứng bên bờ vực thẳm.
Chu Văn
19:04 02/02/2010
Giáo hội tại Cuba cho rằng kinh tế nước này đang đứng bên bờ vực thẳm.

Havana [AFP 31/1/2010] - Giáo hội Công giáo tại Cuba cho rằng kinh tế nước này đang đứng bên bờ vực thẳm.

Trong số ra ngày Chúa Nhựt vừa qua, tuần báo của tổng giáo phận Havana viết rằng chính phủ Cuba cần phải đưa ra những cải tổ để cứu nền kinh tế nước này khỏi sụp đổ.

Trên báo "Palabra Nueva" của tổng giáo phận Havana, cha Boris Moreno, một nhà chuyên môn về kinh tế học, nhận định rằng tình hình kinh tế của Cuba đã trở nên khá phức tạp và có nguy cơ rơi xuống vực thẳm. Vì những xáo trộn nội bộ cũng như tình trạng kinh tế khó khăn của toàn thế giới, kinh tế Cuba đang rơi vào một tình trạng đáng lo ngại.

Dạo tháng 9 năm 2009, tuần báo của Tổng giáo phận Havana cũng đã tố cáo "chủ trương tập trung kinh tế và chính sách quốc hữu hóa thái quá" của chính phủ, khiến tạo ra thất thoát và gây cản trở cho công cuộc hiện đại hóa cũng như phát huy sáng kiến cá nhân và sự tiến bộ.

Tỷ lệ gia tăng kinh tế của quốc gia cộng sản này là 4.1 phần trăm trong năm 2008. Trong năm 2009, mức tăng trưởng kinh tế chỉ còn 1.4 phần trăm. Một trong những lý do chính của tình trạng trì trệ này là sự giảm sút mức thu nhập từ ngành du lịch. Việc xuất khẩu kền [nickel] cũng sút giảm và nhứt các trận bão lụt vừa qua cũng như tình trạng cấm vận do Hoa kỳ áp đặt từ năm 1962 cũng gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế của nước này.

Vốn kiểm soát 95 phần trăm hoạt động kinh tế, chính phủ cộng sản Cuba đã nhìn nhận rằng đất nước đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về ngoại tệ và đề ra mục tiêu tăng trưởng là 1.9 phần trăm trong năm 2010.

Chính phủ loan báo sẽ cắt giảm chi phí và nhập khẩu mà 80 phần trăm là thực phẩm cũng như đề ra những biện pháp gia tăng sản xuất, vốn bị trì trệ vì nạn bàn giấy, nạn trộm cắp trong các công ty quốc doanh.

Cha Moreno than phiền là chưa thấy có dấu hiệu cải tổ nào dưới thời ông Raul Castro, người đã lên thay thế anh mình là chủ tịch Fidel Castro cách đây 3 năm.
 
Kỷ niệm 125 năm thành lập tổ chức thiện nguyện tại Lộ Ðức.
Chu Văn
19:08 02/02/2010
Kỷ niệm 125 năm thành lập tổ chức thiện nguyện tại Lộ Ðức.

Roma [Zenit 31/1/2010] - Tổ Chức thiện nguyện tại Lộ Ðức kỷ niệm 125 năm thành lập.

Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Tư 27 tháng Giêng năm 2010, Ðức thánh cha Benedicto XVI đã chào thăm Ðức cha Jacques Perrier, giám mục Tarbes-Lộ Ðức và hàng trăm thiện nguyện viên Lộ Ðức. Thiện nguyện Lộ Ðức là một tổ chức quốc tế làm công tác thiện nguyện trong việc đón tiếp và chăm sóc khách hành hương tại Trung Tâm Lộ Ðức.

Tổ chức này được thành lập ngày 28 tháng Giêng năm 1885. Hiện tổ chức này qui tụ trên 20 ngàn thiện nguyện viên đến từ hơn 70 quốc gia trên thế giới.

Ngỏ lời với một nhóm thiện nguyện viên hiện diện trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần sáng thư Tư 27 tháng Giêng năm 2010, Ðức thánh cha nói rằng sứ mệnh của tổ chức là một sự phục vụ quý báu.

Một thông cáo của tổ chức cho biết các thiện nguyện viên đảm trách nhiều dịch vụ như đón tiếp khách hành hương tại ga xe lửa và phi trường Lộ Ðức, lo chỗ ăn chỗ ở cho khách hành hương, chuẩn bị các buổi lễ, hướng dẫn khách hành hương đến các phòng tắm.

Ðể được thu nhận làm thiện nguyện viên, các bạn trẻ trên 18 tuổi phải theo một khóa huấn luyện 4 năm.
 
Top Stories
Polish "Chain of Hearts” Initiative: great encouragement to faithful in Vietnam
J.B. An Dang
08:52 02/02/2010
Catholics in Vietnam have recently learned great news from Polish Catholic News Agency KAI that the upcoming Thursday, February 4 will be the Polish National Day of Prayer for persecuted Vietnamese Catholics.

“We cannot remain indifferent,” said Dr. Thomas Atłas, the secretary of the Polish Episcopate for the Missions. “We invite everyone to be involved in our initiative, ‘chain of hearts’, whose aim is to provide spiritual support for the Church in Vietnam and firm opposition to repression and religious persecution, whose expression is the e-mails, letters and calls addressed to the Vietnamese diplomatic mission in our country.”

News on The Polish National Day of Prayer for persecuted Vietnamese Catholics, an initiative of the Polish Bishops' Commission for Missions and of Polish Redemptorist Province, “has spread quickly in Hanoi,” observed Fr. Joseph Nguyen from the Vietnam capital.

“It’s so joyful and emotional to hear such good things happening in our time of trials and tribulation, ” he added.

Fr. Van Chi Chu, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, warmly praised the initiative of Polish brothers and sisters in Christ.

“This precious, innovative idea of the Missionary Committee of the Polish Episcopal Council is a great source of encouragement, and comfort for the Church in Vietnam and our country in general,” he said.

“Fervent prayer is the answer for brutal violence,” he added noting that Vietnamese Catholics around the world have launched a campaign of “Exult the Cross of Christ as the instrument of our salvation”. “The Adoration of the Precious and Life-Giving Cross,” said Fr. Van Chi, “is the answer for the act of sacrilege of demolition of the crucifix at Dong Chiem parish.”

The campaign of “Exult the Cross of Christ” has started sometime after the demolition of the Dong Chiem crucifix in Vinh diocese and is spreading quickly inside Vietnam. In the photo, thousands of Catholics packed the church at Yen Hoa in the diocese of Vinh on Jan. 30 for the adoration of Cross and a special Mass to pray for Dong Chiem parish. It has been proven to be a great success as many Vietnamese Catholic congregations throughout the country and abroad have joined the chorus to exult the crucifix, a positive result coming out of Dong Chiem incident.
 
More violence in Dong Chiem as police attack three Catholic students
Asia-News
08:57 02/02/2010
The students had gone to church to pray. A group of police agents attacked them. One of the three was arrested. The authorities are preparing reports against the people who protested against the destruction of the local cross. The archbishop of Hanoi is targeted again.

Hanoi (AsiaNews) – Dong Chiem is still under attack. After destroying the cross on Che Mountain, forcing residents to remove those that had been erected in its place, beating priests, journalists and worshippers, the authorities are still laying siege to the parish church, attacking anyone who dares approach it. Last Saturday, three students from the Saint Anthony of Padua Congregation in Vinh were stopped for doing just that, one was arrested.

According to the congregation’s spiritual adviser Fr John Luu Ngoc Quynh, the three “had attended the Eucharistic adoration at Dong Chiem church.” A kilometre from there in An Tien commune, they were “on their way home” when a “group of police agents stopped them and then savagely attacked them”. One of students, Anthony Tran Van Son, “tried to run in a field but was chased and beaten.” Next day, “at 11.30 pm, police brought him to his dormitory and after searching the premises took away two other students who shared his room.”

Fr Luu Ngoc Quynh firmly slammed the “continued violation of the law against Vietnamese citizens, especially Catholics”. In a statement, he called for Anthony Tran Van Son’s release and a end to the siege of Dong Chiem parish as well as respect for the right to move freely. He urged the Vietnamese government "to investigate the latest attack in order to bring the culprits to justice."

According to Églises d’Asie, the authorities are drafting two reports to identify those who organised the protest movement against the removal of the cross, which was blown up on 6 January.

The first one is by An Phu commune (where the parish church is located), which points the finger at a number of lay people and many Redemptorists, referring to each by name.

The second by My Duc District, which includes Dong Chiem, was sent to Hanoi. It singles out the archbishopric in the capital, openly naming its chancellor, Fr Le Trong Cung, who signed the two press releases that made public what was happening. However, it lays the greatest blame on the archbishop himself, Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt, for mobilising priests and worshippers and for allowing the press releases to go ahead.

But this is nothing new; Mgr Kiet had already been attacked in the past. In fact, Hanoi’s mayor did call for his removal from office.

Indeed, as Redemptorist Superior Fr Vincent Pham Trung Thanh told AsiaNews, “the government is trying its best to lure the archbishop of Hanoi and Thai ha Redemptorists into a trap in which the tiniest mistake [on their part] would give the government an opportunity for open persecution, or at least an excuse to launch accusations against them.”
 
Ancora violenza a Dong Chiem: la polizia aggredisce tre studenti cattolici
Asia-News
08:58 02/02/2010
I giovani si erano recati a pregare nella parrocchia. Aggrediti da un gruppo di agenti. Uno dei tre è stato anche arrestato. Le autorità preparano rapporti contro coloro che hanno protestato per la distruzione del crocefisso. Torna sotto tiro l’arcivescovo di Hanoi.

Hanoi (AsiaNews) - Non è finite a Dong Chiem. Distrutta la croce sul monte Che, costretta la gente a togliere quelle messe al suo posto, picchiati e minacciati sacerdoti, giornalisti e fedeli, le autorità continuano a tenere sotto assedio, anche se meno visibile, la parrocchia e ad assalire chi vi si reca. E’ accaduto, il 30 gennaio, a tre studenti della società Sant’Antonio da Padova di Vinh. Uno di loro è stato anche arrestato.

I tre, nella ricostruzione data da padre John Luu Ngoc Quynh, consigliere spirituale della società, a Vinh, “avevano compiuto l’adorazione eucaristica nella chiesa di Dong Chiem”. “Sulla via del ritorno, a un chilometro dalla parrocchia, ad An Tien, un gruppo di agenti li ha fermati e li ha ferocemente attaccati”. Uno dei tre, Anthony Tran Van Son “ha tentato di fuggire nei campi, ma è stato preso e picchiato con maggiore violenza”. “Alle 23.30 del 31, poi, la polizia lo ha portato al suo dormitorio e, dopo una perquisizione, ha arrestato altri due studenti che abitavano nella stessa camera”.

“Ferma” la protesta di padre Luu Ngoc Quynh per la “continua serie di violazioni della legge contro cittadini vietnamiti, in particolare cattolici”. La dichiarazione domanda l’immediato rilascio del giovane e “la fine dell’assedio alla parrocchia di Dong Chiem, il rispetto del diritto di movimento e di visitare la chiesa” e chiede “di investigare sull’attacco per portare i colpevoli davanti alla giustizia”.

Sulla vicenda di Dong Chiem, a quanto riferisce Eglises d’Asie, le autorità stanno preparando due rapporti, che mirano a individuare i responsabili del movimento di protesta contro l’abbattimento del crocefisso, fato saltare il 6 gennaio. Il primo, preparato dal comune di An Phu (nel quale è la parrocchia) chiama in causa in modo particolare alcuni fedeli laici e numerosi religiosi redentoristi. Ognuno è puntigliosamente citato per nome.

Il secondo rapporto è del distretto di My Duc (nel quale rientra Dong Chiem) ed è stato inviato alle autorità di Hanoi. Esso ha per obiettivo l’arcivescovado di Hanoi e indica esplicitamente il cancelliere, padre Le Trong Cung, firmatario dei due comunicati di denuncia di quanto accaduto. Ma il maggiore responsabilità viene attribuita all’arcivescovo, mons. Joseph Ngo Quang Kiêt che avrebbe mobilitato sacerdoti e fedeli e che avrebbe consentito la pubblicazione dei comunicati.

Quest’ultima notizia da un lato ricorda i precedenti attacchi contro mons. Kiet, del quale il sindaco della capitale chiese la rimozione, dall’altro conferma quanto detto ad AsiaNews da padre Vincent Pham Trung Thanh, superiore dei redentoristi del Vietnam, secondo il quale, con la vicenda di Dong Chiem, “il governo ha fatto del suo meglio per attirare l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi di Thai Ha in una trappola, nella quale un loro piccolo errore avrebbe dato alle autorità buoni pretesti per una aperta persecuzione, o almeno l’occasione per lanciare accuse contro di loro”.
 
Philippines: Réuni en congrès à Manille, le clergé catholique est mis en garde contre la tentation de l’arrogance et du pouvoir
Eglises d'Asie
11:14 02/02/2010
Rassemblé du 24 au 29 janvier derniers à Manille, le clergé catholique philippin a réfléchi durant cinq jours autour du thème: « Fidélité au Christ, fidélité du prêtre ». Des nombreux échanges, tables rondes et conférences plénières, il est ressorti que les prêtres catholiques des Philippines devaient prendre garde à ne pas se laisser aveugler par le pouvoir que pouvait leur conférer leur position. Veiller à rester missionnaire dans le ministère quotidien doit être une préoccupation centrale pour tous les prêtres, a notamment expliqué Mgr Florentino Lavarias, président de la Commission pour les vocations de la Conférence des évêques catholiques des Philippines.

Après un premier congrès organisé en 2004 (1), c’était la deuxième fois que les évêques philippins réunissaient ainsi leurs prêtres. Pour accueillir quelque 5 500 prêtres (sur les plus de 7 000 que compte l’Eglise catholique aux Philippines), la Conférence épiscopale avait fait les choses en grand: le World Trade Center de Manille avait été loué pour la circonstance et le Cuneta Astrodome, un stade normalement dédié aux compétitions de basket, à Pasay City, dans la banlieue de Manille, avait été choisi pour accueillir la messe de clôture, célébrée dans l’après-midi du 29 janvier. Toutefois, alors que le pays est en campagne pour les élections générales du 10 mai prochain, l’archevêque de la capitale, le cardinal Gaudencio Rosales, avait prévenu à l’avance: le congrès serait interdit aux hommes politiques, l’Eglise n’étant pas désireuse de voir l’événement transformé en forum médiatique au service de la communication de tel ou tel personnalité politique.

C’est donc entre eux que les prêtres des Philippines ont réfléchi à leur ministère, en cette Année sacerdotale proclamée par le pape Benoît XVI. Venu de Rome, le capucin Raniero Cantalamessa, prédicateur de la Maison pontificale, a succédé au micro à Mgr Antonio Tagle, théologien et évêque du diocèse d’Imus, ainsi qu’à d’autres prédicateurs et personnalités, telles Maria Voce, présidente du mouvement Focolari.

Mgr Tagle avait choisi d’axer son propos sur la nécessaire humilité que devait revêtir le sacerdoce ministériel aux Philippines. La haute estime dans laquelle les Philippins tiennent leurs prêtres et leurs évêques pose une difficulté particulière à ceux-ci: trop souvent, l’exercice du sacerdoce entraîne chez eux un penchant à l’arrogance et à l’abus de pouvoir, a notamment expliqué l’évêque philippin dans une session à huis clos. Pour le P. Romulo Ponte, curé de paroisse à San Pablo City, ville située au sud-est de Manille, sur l’île de Luzon, le propos vise juste. « Il est très facile de se laisser aller lorsque l’on est prêtre aux Philippines », explique-t-il, notamment là où les catholiques sont très majoritaires, au centre et au nord du pays. Les prêtres sont invités à toutes sortes de festivités mondaines; s’il y a une file d’attente quelque part, on les fait passer devant; ils sont sollicités pour prendre la parole, y compris sur des sujets où ils n’ont aucune compétence; bref, ils peuvent rapidement se comporter comme des enfants gâtés, poursuit le prêtre.

Pour Mgr Joel Baylon, aujourd’hui évêque de Legazpi, mais auparavant posté à Masbate, île du centre du pays où les armées privées sont un réel problème, le clergé est généralement considéré comme détenant un grand pouvoir. « Les gens qui sont menacés par les armées privées des politiciens locaux se placent sous la protection des prêtres. Lorsque quelqu’un veut obtenir un poste dans l’administration ou un avantage quelconque, bien souvent, il se tourne vers l’évêque pour demander une recommandation, témoigne l’évêque. L’Eglise est perçue comme puissante car il serait suicidaire pour un politicien de s’en prendre physiquement à un prêtre; de plus, les gens voient que nous sommes invités par les politiques. »

Quant au P. Cantalamessa, son propos était centré sur la prêtrise comprise comme une « Pentecôte pérenne » dans laquelle le prêtre vit à l’imitation du Christ dans toutes les dimensions de son existence. A propos du célibat, le prédicateur a souligné combien celui-ci devait être compris « comme un don et non comme un fardeau ». Mgr Florentino Lavarias a rapporté à l’agence Ucanews (2) que les échanges entre prêtres après l’intervention du P. Cantalamessa avaient pris « un caractère émotionnel » tandis que certains partageaient à haute voix au sujet « de leur manque de fidélité au Christ dans leur ministère, tout en reconnaissant que Jésus, lui, ne les abandonnait jamais ».

A l’issue du congrès, les prêtres ont adopté un plan d’action pour « dédier à nouveau leur ministère au service des pauvres », en s’engageant à être attentif à ne pas exploiter leur position dans la société ou l’Eglise. Au cours des échanges, certains ont mis en avant les initiatives de certains diocèses, notamment dans le sud philippin, où l’évêque prend soin de réunir régulièrement ses prêtres pour être avec eux et partager un repas, un temps récréatif ou social. La Conférence épiscopale a rappelé qu’elle avait mis sur pied Assist, programme de formation continue, notamment orienté pour aider les prêtres « en situation difficile » – dont la question du respect du célibat (3).

(1) Voir EDA 401
(2) Ucanews, 1er février 2010.
(3) En 2000, Mgr Oscar Cruz, vicaire judiciaire national, a créé un bureau spécial afin d’aider les diocèses qui sont amenés à prononcer des dispenses pour des prêtres qui se trouvent avoir charge de famille ou sont engagés dans une relation avec une femme. Quelque 200 cas ont été soumis à ce bureau depuis sa création.

(Source: Eglises d'Asie, 2 février 2010)
 
Wietnam: Kolejny napad na redemptorystów (Ba Lan) Đồng Chiêm còn bị bao vây
Łukasz Sianożęcki
11:46 02/02/2010
Grupa wietnamskich policjantów napadła na trzech nowicjuszy po tym, jak wzięli oni udział w adoracji eucharystycznej w kościele parafialnym w Dong Chiem - miejscowości, gdzie komuniści wysadzili krzyż. Wracających ze świątyni kleryków zatrzymano i bestialsko pobito, a jednego aresztowano. Władze kościelne domagają się uwolnienia zatrzymanego. Informacje o kolejnych prześladowaniach w Wietnamie zbiegają się z ogłoszonym przez polskich redemptorystów na 2 lutego dniem pamięci o katolikach w tym kraju.

"Z całą mocą protestujemy przeciwko serii bieżących pogwałceń prawa wobec obywateli wietnamskich, a katolików w szczególności" - stwierdził w wydanym w trybie pilnym oświadczeniu o. Jan Luu Ngoc Quynh, ojciec duchowny zgromadzenia redemptorystów z Vinh w prowincji Hanoi. Domaga się on jednocześnie niezwłocznego uwolnienia nowicjusza br. Antoniego Trana Van Sona, który został bestialsko pobity i aresztowany przez policję za to, że przyszedł modlić się z parafianami w Dong Chiem.

Według relacji o. Jana, do bestialskiego napadu na nowicjuszy doszło w miejscowości oddalonej o blisko kilometr od Dong Chiem. Grupa policjantów zatrzymała całą trójkę i bestialsko ich pobiła. Najbardziej ucierpiał kleryk Antoni Tran Van Son. - Próbował uciec w pole, aby uniknąć policyjnej napaści, ale oni za nim pobiegli i bili go jeszcze gwałtowniej - dodał redemptorysta. Następnego dnia policja zabrała nowicjusza Antoniego Trana do jego pokoju w klasztorze i tam przeprowadzono drobiazgowe przeszukanie. Aresztowano jeszcze dwóch jego współlokatorów. Księża proszą o modlitwę w intencji kleryka Antoniego, "uczciwego i pokojowego nowicjusza ze zgromadzenia w Vinh".

Wcześniej państwowe media informowały o wycofaniu setek policjantów z Dong Chiem, aby - jak twierdziły - przywrócić tam normalne warunki życia. Jednak parafianie informują o obecności na miejscu sporej liczby nieumundurowanych policjantów, którzy pozostają w stanie gotowości, by zaatakować każdego przybysza spoza parafii. W rzeczywistości jednak policja nadal okupuje parafię. Redemptoryści wzywają do zakończenia oblężenia Dong Chiem i poszanowania prawa do swobodnego poruszania się i odwiedzania parafii.

We wszystkich polskich kościołach, gdzie posługę pełnią redemptoryści, wierni będą się dziś modlić w intencji prześladowanych w Wietnamie katolików. W ogłoszonym przez Warszawską Prowincję Redemptorystów dniu pamięci o katolikach w Wietnamie po Mszach św. w ich intencji odmawiana będzie modlitwa rzymska do Matki Bożej Nieustającej Pomocy.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100202&typ=wi&id=wi13.txt)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ giáo xứ Tam Tổng Thanh Hòa mừng lễ thánh bổn mạng - Gioan Bosco và suy tôn Thánh Giá
Thanh Minh
09:59 02/02/2010
Giới trẻ giáo xứ Tam Tổng mừng lễ thánh bổn mạng - Gioan Bosco

THANH HOÁ – Vào những ngày cuối năm âm lịch 2009, mọi người đang nô nức chuẩn bị đón Tết Cổ Truyền của dân tộc, nhất là những người trẻ đi làm ăn xa quê đang hối hả trở về với gia đình, để tận hưởng bầu khí ấm áp tình gia đình, giáo xứ Tam tổng-giáo phận Thanh hoá đã tổ chức ngày lễ kính thánh Gioan Bosco – Bổn mạng giới trẻ vào ngày 30 tháng 01 năm 2010.

Đây là thời giờ lý tưởng cho những buổi quy tụ người trẻ, vì cuộc sống tại Miền Bắc gặp nhiều khó khăn, nên hầu hết giới trẻ đều đi làm ăn xa quê tại Miền Nam. Và cũng thật là hữu ích và ý nghĩa, khi mà các bạn trẻ trong giáo xứ xa quê – xa nhau lâu ngày được sum họp bên nhau tại ngôi thánh đường thân yêu trong NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010.

Buổi sáng, các bạn trẻ đã tập trung đông đủ tại nhà thờ để cùng nhau suy gẫm về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình trong suốt một năm qua. Đồng thời, các bạn cũng được mời gọi để nhìn lại đời sống đức tin của chính mình. Cha Giacobe Mai Văn Toản – phó ban mục vụ giới trẻ giáo phận đã khởi đi từ chủ đề đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội năm vừa qua – THẮP SÁNG TÌNH YÊU GIA ĐÌNH, để gợi ý, soi sáng và mời gọi các bạn trẻ hãy biết quý trọng tình nghĩa gia đình Công Giáo và sống làm chứng: yêu mến cha mẹ, nâng đỡ và sống đoàn kết với anh em, cùng nhau thăng tiến đức tin và loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho mọi người. Cha giảng phòng cũng đã tóm tắt những sự kiện xảy ra trong thời gian qua
đối với Giáo Hội, như biến cố Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, Bàu Sen và Đồng Chiêm, để giúp giới trẻ hiểu rõ hơn sự việc và nhất là để đáp lại lời mọi gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sống MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ. Sau hơn một giờ tĩnh tâm và hội thảo, quý cha trong ban mục vụ giới trẻ đã cùng với giới trẻ cử hành thánh lễ kính thánh Gioan Bosco, để cầu nguyện cho Giáo hội và cách riêng cho giới trẻ.

Tiệc liên hoan mừng lễ thánh bổn mạng là không thể thiếu đối với giới trẻ giáo xứ Tam tổng. Các bậc cha mẹ đỡ đầu đã lo toan mọi sự, để sau thánh lễ các bạn trẻ về tại các địa điểm giáo họ mình cùng chung chia niềm vui với nhau trong ngày mừng lễ thánh quan thày.

Buổi tối cùng ngày, toàn thể giới trẻ trong giáo xứ đã quy tụ tại khuôn viên thánh đường và bắt đầu đêm suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, để hiệp thông với cuộc khổ nạn của Chúa và Giáo hội, đặc biệt với những anh chị em đang chịu đau khổ trên toàn thế giới. Cha Giuse Nguyễn văn Ba, phó xứ Tam tổng và cũng là cha đặc trách giới trẻ giáo hạt Nga Sơn đã chủ sự nghi thức đi đường Thánh Giá trọng thể. Đại điện giới trẻ của 15 giáo họ đã thay nhau vác Thánh Giá suốt chặng
đường từ hang đá Đức Mẹ cho tới lễ đài nhà giáo lý. Kết thúc giờ ngắm đường Thánh Giá Chúa là giờ cầu nguyện theo hình thức cộng đoàn Taizé, để suy tôn Thánh Giá và cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Buổi cử hành nghi thức đã diễn ra trang nghiêm và sốt sắng, mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho người trẻ và toàn thể giáo xứ.

Hình thức cầu nguyện Taizé và suy tôn thánh giá Chúa đã được thực hiện tại 4 địa điểm thuộc 4 phái trong giáo xứ Tam tổng, kể từ tháng 9 tới nay. Mỗi tháng một lần, buổi cầu nguyện được ban điều hành giới trẻ trong phái gồm 4 giáo họ tổ chức, dưới sự hướng dẫn của cha đặc trách và thầy giúp xứ Fx. Nguyễn Quốc Cường. Cây Thánh Giá đã được các bạn trẻ thay nhau cung nghinh một vòng trong giáo xứ, để mọi người suy tôn và cầu nguyện.

Để khép lại ngày mừng lễ kính thánh bổn mạng, các bạn trẻ đã cũng nhau vui ca hát giao lưu văn nghệ, và chúc nhau một năm mới “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và mọi người”.
 
Đức Giám mục Hải Phòng ăn tết tại làng Phong Chí Linh – Hải Dương
Xuân Đương
18:10 02/02/2010
HẢI DƯƠNG - Thứ bảy vừa qua, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, quý Cha và các Ứng sinh Giáo phận Hải Phòng có một chương trình giao lưu và ăn tết với bệnh nhân làng Phong Chí Linh - Hải Dương.

Hơn một trăm năm mươi bệnh nhân làng Phong Chí Linh được gặp gỡ giao lưu với Đức Cha Giuse, Quý Cha và các Ứng sinh của Giáo phận, các tiết mục văn nghệ, trò chơi đã làm cho không khí của hội trường Làng Phong vui vẻ hơn, những nụ cười của anh chị em bệnh nhân đã xua đi cái giá lạnh của những ngày cuối đông, những ánh mắt sáng lên niềm vui niềm hy vọng. Đức Cha Giuse đã thăm hỏi từng bệnh nhân về cuộc sống, gia đình và những ước nguyện của họ, Ngài cầu chúc cho anh chị em bệnh nhân luôn vui vẻ, bình an và mạnh khỏe trong Năm mới Canh Dần.

Tiếp đến là Thánh lễ Tạ ơn do Đức cha Giuse cùng với Cha G.B Vũ Văn Kiện, Phêrô Nguyễn Văn Lập, Giuse Nguyễn Mạnh Kỳ, và Cha Hiệt Dòng Đa minh. Trong Bài giảng Đức Cha nói đến niềm tin của con người trước Đấng Tối Cao là Thiên Chúa, Ong Trời, tất cả mọi người là anh chị em với nhau, không phân biệt họ là ai: giàu nghèo, già trẻ, mạnh khỏe hay bệnh tật họ đều được Thiên Chúa, Ong Trời yêu thương và săn sóc. Hãy sống lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa vì Ngài không bỏ rơi ai hết. Cách vận dụng từ ngữ của Đức Cha rất đơn sơ và dễ hiểu đã làm cho các bệnh nhân chăm chú lắng nghe.

Bữa ăn agape tuy đạm bạc nhưng thật cảm động và thân ái khi Đức Cha và Quý Cha cùng ăn chung với anh chị em bệnh nhân, mọi người vui vẻ, cườinói, gắp cho nhau những phần thức ăn trên đĩa

Chương trình hội chợ cho các bệnh nhân cũng thật ấn tượng, gần 150 bệnh nhân, với hơn bốn mươi mặt hàng ngày Tết được bán ra, mỗi bệnh nhân được phát cho một số phiếu để mua hàng, mọi người thật vui khi có quyền lựa chon những món hàng mình thích, chũng như những món hàng cần thiết cho dịp Tết sắp đến.

Đúng là vui như Tết, tuy ngày Tết chưa tới, nhưng năm nay Làng Phong Chí Linh Hải Dương đã được đón một cái Tết sớm mọi năm vì có sự hiện diện của Đức Cha, quý Cha Quý Ứng sinh giáo Phận Hải Phòng đến chúc Tết, một cái Tết thật ấm cúng và chan hòa, một bầu khí gia đình thân thiện.

Xin Chúa Xuân luôn hiện diện với Anh chị em Làng Phong này để mỗi ngày trong cuộc đời cho dù phải chịu đựng bệnh tật về thể xác nhưng họ luôn sống trong yêu thương an bình và hy vọng.
 
Góp yêu thương, gói bánh chưng nghĩa tình
Xuân Trần
18:21 02/02/2010
Sài Gòn nhộn nhịp, phồn hoa với những tòa nhà lỗng lẫy, những chiếc xe ô tô sang trọng, lịch lãm… của tầng lớp thượng lưu, nhưng khuất sau sự phồn hoa đó, có bao mảnh đời “đêm nay ngủ ngoài đường”, những kiếp mưu sinh, lặng lẽ đi về trong đêm tối. Người ở phương Nam mà lòng hướng về phương Bắc giá lạnh, lạc lõng, cô đơn, tôi ngẫm về những kiếp người bên lề cuộc sống…

Từ những mùa xuân, qua nhóm sinh viên chúng tôi cùng đồng hành với cha Raphael trong các chiến dịch Chén Cơm Giáng Sinh, bánh chưng cho người nghèo ăn tết. Năm nay, năm cuối của chương trình đại học, thời gian khít khao không thể về được, đứa nào cũng buồn và chắc chắn cha là người buồn nhất, qua điện thoại tôi hỏi: “Cha ơi: Tết này cha có tổ chức Chiến dịch “Bánh chưng cho người nghèo” không? Chúng con không về được". Qua điện thoại giọng trầm buồn cha nói: “Có, nhưng kinh phí thiếu lắm con ơi. Con viết một bài kêu gọi mọi người ủng hộ cha đi”. Vậy là tôi viết…

Chúng tôi đã cùng đồng hành với cha Nhàn trong dịp Tết năm 2008, 2009 với chiến dịch “Bánh chưng cho người nghèo”, hàng ngàn chiếc bánh thơm ngon, nóng hổi, đó là những món quà yêu thương mà cha Raphael góp nhặt từ những tấm lòng vàng trao tận tay người nghèo, giúp họ có cái Tết ấm áp. Bao nhiêu chiếc bánh “bấy nhiêu ân tình”, thổi lên “hơi ấm giữa mùa đông giá lạnh”. Mùa đông lạnh nhưng tình người ấm áp giữa cuộc đời: “ Có khi trên dòng đời tấp nập - Ta vô tình đi lướt qua nhau”. (“Có khi nào”- Bùi Minh Quốc). Dù cuộc sống vô tình nhưng vẫn có những đôi tay dang rộng kết nối tình người trong từng tấm bánh, từng chén cơm.

Quan tâm đến những người đau khổ, bị bỏ rơi, với từng miếng cơm, manh áo, tập vở, chiếc bút góp từ “muôn trái tim – một tấm lòng”, cha “ươm mầm xanh”, dệt lên trong lòng các em những ước vọng. Và tay trong tay, cùng với sự giúp đỡ của những tấm lòng trắc ẩn, cha kết nối những “mảnh đời dễ vỡ” trong nhóm khuyết tật “NỐI VÒNG TAY”, nay đổi thành nhóm “NGHI LỰC SỐNG”, đào tạo vi tính cho các em. Từ nhóm khuyết tật, những bài ca về sự vươn lên, về tình yêu thương và sự chia sẻ của các em được viết lên như những câu chuyện cổ tích. Câu chuyện về cuộc đời của Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Công Hùng, học trò của Cha Nhàn như một bằng chứng tuyệt vời về bài ca “Nghị Lực Sống” ấy.

Hành trình gieo yêu thương của cha là hành trình “như cánh chim không mỏi” đem tình yêu, niềm vui cho người nghèo. Năm 2008, Ngài lập dự án “Giúp vốn để chăn nuôi bò cho những hộ dân nghèo”, làm WC tự huỷ để giảm bớt bệnh như “quỹ yêu thương” cho các gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo để họ có cơ hội vươn lên.

Về vùng Nghi Phong, ngồi nơi quán nước, chúng ta nghe đâu đó những biệt danh người ta đặt cho ngài: “Ông cha bên lương”, “Linh mục của người nghèo”,"Ông cha khuyết tật","Linh mục cơ động", "Ông cha nghệ sĩ"...Mỗi biệt danh gắn với một “lĩnh vực yêu thương” nhưng trong trái tim “yêu không mỏi” của người Linh mục muốn “ôm trọn tất cả”, những biệt danh đó gói lại trong “mối tình không biên giới”.

Cuộc sống như một “Tấn trò đời”, “Tấn trò đời” với những khoảng cách, ranh giới: người giàu – kẻ nghèo, người may mắn – kẻ bất hạnh..... Là con người, không ai có quyền chọn cửa để sinh ra, cũng như những người kém may mắn họ cũng cảm thấy không hay ho gì khi đưa bàn tay gầy guộc của mình để xin ăn. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến, Xuân về trong từng cơn gió lạnh, những trái tim mong manh không khỏi băn khoăn: Tết năm nay sẽ ra sao? Lại một năm nữa, Tết mà như không Tết. Trong những băn khoăn đó, có những phút ngậm ngùi, xót xa của những người mẹ không mua nổi cho con mình một cái áo, đôi dép mới để mừng xuân. Nhìn con mình, trông con người khác tươm tất, đầy đủ… mẹ ngoảnh mặt gạt những giọt nước mắt…khóc thầm. “ Nổi buồn đó không phải của riêng ai”….như người mẹ hiền, người linh mục của Chúa tự chất lên đôi vai của mình những ưu tư đồng cảm, vì đã trót chọn cho mình phía đứng của người nghèo.

Từ trái tim chân thành của một người Ki-tô hữu, một người con sinh ra tại Nghệ An, mảnh đất “cày lên sỏi đá”, một sinh viên nghèo nơi đất khách quê người hướng về quê hương, ước mơ một mùa xuân đoàn tụ bến bếp lửa hồng với nồi bánh chưng bốc mùi thơm của đất mẹ, tôi nguyện cầu nếu có ai đó đọc những lời chân thành này, xin chung tay cùng người “Linh mục của người nghèo” người Linh mục với một “tình yêu không biên giới”, góp yêu thương, gói bánh chưng nghĩa tình, giúp đỡ những kẻ đang đi tìm mùa xuân trên đất mẹ. Hoà nhịp với đất trời để đón một mùa xuân bất tận.
 
175 Linh mục tham dự Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục Đoàn thuộc Giáo Phận Đàlạt
Tứ Linh
18:32 02/02/2010
ĐÀ LẠT - 17 giờ 15 chiều thứ Sáu (29.01.2010), 175 Linh mục triều và dòng thuộc Giáo phận Đàlạt đã cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn tại Nhà thờ Chánh Tòa Đàlạt. Đặc biệt, Thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đàlạt là Chủ tế, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm - Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn - giảng lễ và cũng là vị giảng tĩnh tâm cho Linh mục đoàn.

“Mỗi linh mục thực sự phải nỗ lực trở nên hoàn thiện. Tính hữu hiệu của sứ vụ linh mục tùy thuộc chủ yếu vào sự hoàn thiện thiêng liêng này”, đây là lời của Đức Thánh Cha Bênêđitô 16 khi quyết định mở Năm Linh mục cho toàn thể Hội thánh. Ý thức được điều này, không chỉ các Linh mục sốt sắng tham dự tuần tĩnh tâm, mà các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân, hiệp thông cầu nguyện cho Linh mục đoàn của Giáo phận, để không chỉ các ngài được đón nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa trong tuần tĩnh tâm, mà ngày càng trở nên tốt lành, thánh thiện và hiệp nhất.

Sau khi giới thiệu Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm với cộng đoàn, Đức Giám mục Giáo phận bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn Chúa đã ban. Đồng thời, Đức Cha ngỏ lời cám ơn các cộng đoàn tu sĩ và giáo dân, đã hiệp ý cầu nguyện cho các cha trong những ngày qua.

Dựa vào các Bài đọc Lời Chúa (Is 61,1-3a; Dt 5,1-10; Ga 15,9-17) và chủ đề của tuần tĩnh tâm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ những vấn đề cốt lõi của sự hiệp thông, ngài nói:

“Là Giám mục, tôi có cơ hội giúp các Linh mục ở một số Giáo phận, nhưng chưa nơi nào lại có Thánh lễ kết thúc tuần tĩnh tâm Linh mục được cử hành tại Nhà thờ Chánh Tòa, với sự tham dự đông đủ của quý nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân. Chỉ có ở Đàlạt ! Tôi nghĩ nên thực hiện điều này ở những nơi khác tại Việt nam. Đây là một hình ảnh tuyệt vời trình bày về Hội thánh hiệp thông.

1. Hiệp thông có Chúa làm tâm điểm: Chiều nay, Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân, quây quần bên Bàn Thánh, quy tụ quanh Đức Giêsu Kitô là Vị Mục Tử Tối Cao. Chính Ngài thu hút chúng ta đến đây, chính Ngài là nguồn của sự hiệp thông. Trong Hội thánh, sự hiệp thông trước hết là hiệp thông có Chúa làm tâm điểm.

Vì ý thức như thế, các Linh mục mới dành thời gian để tĩnh tâm. Đây không phải là dịp để các Linh mục học tập đường lối của Hội thánh, nếu cần đã có lúc khác. Nhưng cốt yếu là anh em Linh mục chúng tôi đào sâu, làm mới lại mối hiệp thông của cá nhân mình với Thiên Chúa là suối nguồn hiệp thông. Chúng tôi ý thức càng đi sâu vào mối hiệp thông với Thiên Chúa, chúng tôi sẽ càng có khả năng phục vụ sự hiệp thông trong Hội thánh.

Cũng vì ý thức như thế, anh chị em mới tha thiết cầu nguyện cho các Linh mục. Tôi được biết trước khi vào tuần tĩnh tâm, Đức Giám mục Giáo phận đã thông báo cho anh chị em biết, không chỉ để biết mà còn xin anh chị em cầu nguyện. Người giáo dân, đặc biệt giáo dân Việt nam có lòng yêu mến các Linh mục. Yêu mến không phải vì Linh mục đẹp trai hay tài giỏi, càng không phải vì giàu sang, mà chỉ vì Linh mục là người của Chúa.

Dù là Linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta đều ý thức rằng sự hiệp thông phải có Chúa làm tâm điểm.

2. Sự hiệp thông của tình yêu: Chúa Giêsu cầu nguyện trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài nói với các môn đệ hôm nay: ‘Như Chúa Cha yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em. Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy’. Chỉ một câu mà ba lần Chúa nhắc đến tình yêu.

Sống hiệp thông với Chúa nghĩa là ở lại trong tình yêu của Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên ở lại trong tình yêu của Chúa thì đương nhiên dẫn đến yêu thương nhau. Mệnh lệnh quan trọng nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta: ‘anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em’. Người Công giáo chúng ta hiệp thông với nhau không phải để gây thanh thế hay vì bất kỳ một động cơ nào khác, mà đơn giản chỉ vì đó là dòng chảy của tình yêu, là điều rất đỗi tự nhiên như nước phải chảy, gió phải thổi, mây phải bay: Sự hiệp thông của tình yêu.

3. Sự hiệp thông mang tính thừa sai: Sự hiệp thông của tình yêu đích thực thì mang tính thừa sai, có giá trị loan báo Tin mừng của Chúa cho anh chị em của mình.

Khi đến dâng Thánh lễ ở Nhà thờ Chánh tòa Đàlạt, thấy Nhà thờ nằm trên một ngọn đồi và tôi nhớ đến lời Chúa Giêsu: ‘một thành phố xây dựng trên núi không thể che giấu được. Người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, mà phải đặt trên giá để ánh sáng soi chiếu cho mọi người. Cũng vậy, sự sáng của chúng con phải chiếu dọi cho mọi người thấy, để người ta nhìn thấy đời sống, công việc tốt lành của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời’.

Nhà Thờ Chánh Tòa Đàlạt còn quen gọi là Nhà thờ Con Gà. Hình ảnh này khiến tôi liên tưởng đến tiếng gà gáy trong Phúc âm, tiếng gà thức tỉnh tâm hồn của một Phêrô chối Chúa (Phêrô là thánh Bổn mạng của mình nên tôi càng nhớ hơn).

Vậy khi một cộng đoàn sống hiệp thông, hiệp thông của tình yêu đích thực, cộng đoàn ấy sẽ trở thành tiếng thức tỉnh lương tâm con người, nhất là trong tình trạng đạo đức suy đồi của thời đại hiện nay. Cộng đoàn ấy trở thành một thành phố xây dựng trên núi cao không thể che giấu, nhưng bày tỏ khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương cho mọi người, có nghĩa một cộng đoàn hiệp thông yêu thương sẽ có khả năng loan báo Tin mừng. Đó là điều mà Hội thánh, cách riêng Giáo phận Đàlạt hết sức quan tâm.

Lịch sử Giáo hội làm chứng điều ấy: cộng đoàn Kitô hữu sơ khai ở Giêrusalem đã sống hiệp thông yêu thương nhau, đến độ người ngoại giáo lúc bấy giờ thốt lên ‘kìa xem họ thương yêu nhau là dường nào’ và cộng đoàn ngày càng gia tăng.

Lịch sử Giáo hội Việt nam cũng ghi nhận: cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên ở đất Thăng Long hiệp thông yêu thương nhau, đến độ lúc ấy người ta chưa biết đây là đạo gì, nhưng nhìn vào đời sống của cha ông chúng ta, người ta đặt tên là đạo yêu nhau, và cộng đoàn cũng càng lúc càng gia tăng.

Cho nên một cộng đoàn hiệp thông yêu thương thực sự, là một cộng đoàn có sức thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng.

Thưa anh chị em,

Hơn lúc nào hết, đây là giây phút của hiệp thông yêu thương bởi chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành Bí tích Thánh Thể. Như thánh Phaolô nói: ‘khi ta ăn bánh là ta thông phần vào Mình Chúa Kitô; khi ta uống chén là ta thông phần vào Máu Chúa Kitô. Mà khi chúng ta cùng ăn một bánh và cùng uống một chén cho nên tuy nhiều người nhưng chúng ta chỉ nên một’.

Ước gì sự hiệp thông yêu thương này được tiếp tục nối dài và thể hiện trong gia đình của anh chị em, trong Giáo xứ, trong Giáo phận của chúng ta. Khi cộng đoàn càng thực sự trở thành một cộng đoàn hiệp thông, có Chúa làm tâm điểm, hiệp thông trong tình yêu thương, thì cộng đoàn ấy càng có khả năng loan báo Tin mừng của Chúa, nghĩa là góp phần chu toàn sứ mạng Chúa đã trao phó cho chúng ta”.

Sau khi cùng hiệp lòng sốt sắng dâng Thánh lễ và lãnh nhận Ơn Toàn xá trong Năm Thánh 2010, Cha Tổng Đại diện Phaolô Lê Đức Huân thay cho mọi người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha Phêrô và Đức Cha Giảng phòng, bảy tỏ tâm tình yêu mến và vâng phục “Chúng con xin cám ơn Đức cha và hứa sẽ trở thành những người phục vụ sự hiệp thông, xây dựng sự hiệp nhất, không phải lúc này những trong suốt đời Linh mục”... “Chúng con xin ghi lại những lời giáo huấn của Đức cha, không phải ghi trên băng dĩa nhưng khắc ghi trong sâu thẳm tâm hồn mình. Xin Chúa cho chúng con trở nên những Linh mục phục vụ sự hiệp thông như những gì Đức cha đã ân cần hướng dẫn”. Cha Tổng Đại diện còn đặc biệt cám ơn các cộng đoàn tu sĩ và bà con giáo dân đã luôn yêu thương, hợp tác, hiệp nhất với nhau và với các Linh mục để xây dựng Hội thánh và cộng tác trong việc loan báo Tin mừng. Ngài ước ao “xin cho tất cả chúng ta luôn hiệp nhất với nhau để cùng xây dựng sự hiệp thông sung mãn và tích cực dấn thân tham gia mọi sinh hoạt của Hội thánh, nhất là sinh hoạt truyền giáo trong Năm Thánh của Giáo hội Việt nam và trong Năm Thánh của Giáo phận thân yêu này”.

Rất gần gũi và chân thành, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm đã bày tỏ những suy nghĩ của ngài trong lời đáp từ:

“Tôi ở Sàigòn, tuy không xa Đàlạt bao nhiêu nhưng lại ít có dịp lên đây. Lần đầu tiên được hân hạnh dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Con Gà trong một khung cảnh thật trang trọng: có Đức Giám mục Giáo phận, có Linh mục đoàn, có đông đủ quý nam nữ tu sĩ và giáo dân. Ấn tượng hôm nay sâu sắc và ở mãi trong tâm hồn tôi.

Đàlạt là vùng đất thơ mộng, khí hậu trong lành, phong cảnh tuyệt đẹp. Nơi đây đã khơi nguồn sáng tác cho nhiều văn nghệ sỹ và nhiều sáng tạo văn học nghệ thuật. Tôi nghĩ vùng đất này cũng tác động đến con người: người Đàlạt hiền hòa, dễ thương, nhẹ nhàng. Tôi gặp điều đó ngay trong nhà thờ này, ngay trong kiến trúc của ngôi thánh đường này với màu sắc và ánh sáng thật dễ thương; tôi gặp điều đó trong tiếng đàn, tiếng hát của ca đoàn rất hay, không phải khen cho vui mà rất thật lòng; tôi gặp điều đó trong sự tham dự của anh chị em nhẹ nhàng nhưng tích cực vào cử hành phụng vụ.

Về mặt Giáo hội, Giáo phận Đàlạt đóng góp rất quan trọng cho Giáo hội Việt nam, có Giám mục Giáo phận là Chủ tịch HĐGM, không những là chủ chăn của anh chị em mà còn là cột trụ của Giáo hội Việt nam.

Cũng phải hãnh diện vì Linh mục đoàn của anh chị em đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương và cống hiến nhiều nhân sự đắc lực cho Giáo hội, không chỉ tại Đàlạt mà cả Giáo hội Việt nam. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các tu sĩ và giáo dân cho Giáo phận Đàlạt ngày càng phát triển, thi hành sứ mạng loan báo Tin mừng cách mạnh mẽ và hiệu quả.

Một lần nữa, chân thành cám ơn tâm tình quý mến của anh chị em. Tôi chỉ xin khi nhớ đến Giám mục của anh chị em và cầu nguyện cho ngài, cho tôi ké một tý, vì tôi cũng chọn bổn mạng giống ngài là thánh Phêrô. Hết lòng cám ơn”.

Kết thúc tuần tĩnh tâm, chắc chắn khi trở về, các Linh mục sẽ mang lại một nguồn sinh khí mới cho nơi mình đang phục vụ. Vì hơn lúc nào hết, đây không chỉ là thời gian ân sủng trong Năm Thánh của Giáo hội, mà còn là thời gian ân sủng của “Năm Linh mục”.
 
Thư Mùa Chay của Đức GM Đà Lạt
18:45 02/02/2010
TÒA GIÁM MỤC

9, Nguyễn Thái Học

Đàlạt – Lâm Đồng


Đàlạt, ngày 02 tháng 02 năm 2010

Kính gửi: Quý Cha

Các Tu Sĩ, Chủng Sinh

và Anh Chị Em Giáo Dân

trong Gia đình Giáo Phận

1. Chúng ta sắp bước vào Mùa Chay. Hành trình bốn mươi ngày của Mùa Chay Thánh là thời gian Hội Thánh mời gọi chúng ta bước theo Chúa Kitô cách gần gũi hơn, hăng say hơn, với tất cả lòng tin cậy và yêu mến. Mùa Chay là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, hay nói như thánh Phaolô, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2). Mùa Chay chính là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Hiền thê của Ngài là Hội Thánh qua mầu nhiệm Thánh Giá.

2. Trong bầu khí của Năm Thánh 2010, Mùa Chay năm nay thúc đẩy chúng ta sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng, nhất là vì trong những ngày gần đây, trước những biến cố đau buồn xẩy ra cho Giáo Hội Việt Nam, nhiều anh chị em tín hữu cảm thấy hoang mang lo lắng, không biết định hướng thế nào trước những luồng thông tin và dư luận khác biệt nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do đó, với trách nhiệm hướng dẫn đời sống đức tin của cộng đồng Dân Chúa, tôi muốn cùng suy nghĩ với anh chị em về mầu nhiệm Thánh Giá mang sức mạnh cứu độ, mầu nhiệm mà Hội Thánh mời gọi chúng ta cử hành và sống cách đặc biệt trong Mùa Chay. Hy vọng rằng những suy nghĩ này sẽ góp phần thúc đẩy tất cả chúng ta sống tinh thần Mùa Chay như Hội Thánh mong muốn, ngõ hầu sự bình an và ánh sáng đích thực của Đức Kitô phục sinh sẽ bừng lên trong đời sống Hội Thánh cũng như trong cuộc đời mỗi người kitô hữu chúng ta hôm nay.

Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Thánh Giá:

3. Nhìn từ bên ngoài, thập giá là sự thất bại của Chúa Giêsu. Đứng trước thập giá của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các môn đệ Chúa Giêsu cảm thấy thất vọng, hoang mang và sợ hãi (x. Ga 20,19). Tâm trạng này bộc lộ rõ nơi khuôn mặt và giọng nói u buồn của hai môn đệ làng Emmau, khi họ kể lại câu chuyện về Đức Giêsu thành Nadarét bị đóng đinh trên thập giá với “Người Khách Lạ” (Lc 24,17). Khi nói về thập giá của Chúa Giêsu trong thư gửi tín hữu Corintô, thánh Phaolô khởi đi từ cái nhìn nhân loại để rồi chuyển sang cái nhìn của Thiên Chúa, cái nhìn của đức tin. Dưới cái nhìn nhân loại, thập giá quả thực là sự “điên rồ” và “ô nhục” (1Cr 1,23), bởi đó là một nhục hình dành cho những kẻ nô lệ và hạng dân đen. Theo nghĩa này, thập giá là biểu tượng cho tất cả những đau khổ bất công mà người nghèo hèn, vô tội phải gánh chịu trong suốt dòng lịch sử.

4. Tuy nhiên, trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa được thực hiện nơi thập giá Chúa Kitô, kế hoạch đã làm cho thánh Phaolô ngất ngây trong chiêm ngưỡng và tạ ơn (Ep 1,3-14; 3,14), thì thập giá trở thành Thánh Giá, nghĩa là nơi biểu lộ sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (x.1Cr 1,18), vì “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,25). Hướng nhìn của đức tin đã làm cho thánh Phaolô dứt khoát chọn lựa Thánh Giá: “Chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh… Chúng tôi không muốn biết điều gì khác hơn ngoài Đức Giêsu Kitô và là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh thập giá” (1Cr 1,22; 2,2). Chính vì thế, người kitô hữu chúng ta tuyên xưng Thánh Giá là Nguồn Ơn Cứu Độ và là Vinh Quang của chúng ta: “Ôi Thánh Giá, nguồn cậy trông duy nhất của chúng con”. Nơi Thánh Giá Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra rằng, sức mạnh lớn nhất là tình yêu chứ không phải hận thù. Đấng chịu đóng đinh ở Giêrusalem chỉ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta có thể đi đến mức như thế nào. Nơi Thánh Giá của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã “phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét” (Ep 2,14).

Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Thánh Giá:

5. Vì Thánh Giá là Nguồn Ơn Cứu Độ nên trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh tôn vinh mầu nhiệm Thánh Giá. Sau khi đọc lại và suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Hội Thánh cử hành nghi thức thờ lạy Thánh Giá cách trọng thể. Vị chủ sự nâng cao Thánh Giá và xướng: “Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu độ trần gian”, rồi kêu gọi mọi người: “Chúng ta hãy đến thờ lạy”. Tất cả mọi người quỳ gối xuống, cung kính thờ lạy Thánh Giá.

Chúng ta tôn vinh Thánh Giá không những trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mà còn trong Thánh lễ mỗi ngày. Cử hành Thánh Thể là cử hành cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, vì “mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, lúc đó, Chúa Kitô, Chiên Vượt qua của chúng ta chịu hiến tế, thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện” (Lumen gentium số 3). Trong Thánh lễ, hy tế của Đức Kitô trở thành hy tế của mọi chi thể trong Thân Mình Ngài là Hội Thánh. Tất cả đời sống chúng ta, với niềm vui và nỗi buồn, khổ đau và hạnh phúc, thành công và thất bại, tất cả đều được kết hợp với Đức Kitô và hy tế của Ngài; nhờ đó mang một ý nghĩa và giá trị mới. Chính vì thế, Thánh lễ có vị trí đặc biệt trong đời sống người công giáo, và chúng ta cần dâng Thánh lễ với tất cả ý thức đức tin của mình.

Hội Thánh sống mầu nhiệm Thánh Giá:

6. Mầu nhiệm Thánh Giá không chỉ được tuyên xưng và cử hành như một nghi lễ mà còn phải đưa vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tham dự mầu nhiệm Thánh Giá Chúa bằng nhiều cách. Trước hết bằng việc thông phần đau khổ với Chúa: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó…” (1Pr 4,13-14). Vì được thông phần đau khổ của Đấng mang lấy mọi khổ đau của nhân loại, mà chúng ta được kêu gọi cảm thông, chia sẻ tất cả những đau khổ, khốn cùng, những thảm kịch do bất công, bạo lực mà anh chị em chúng ta đang phải gánh chịu trong cuộc sống hôm nay (x. Cl 1,24).

Nhưng để có thể sống chia sẻ, cảm thông như Đức Kitô đã làm đối với nhân loại qua mầu nhiệm Thập Giá, chúng ta cần phải đi lại con đường mà Chúa đã đi, con đường từ bỏ bản thân, đến mức tự hủy vì tình yêu và cho tình yêu. Thật vậy, cốt lõi của mầu nhiệm Thánh Giá là sự tự hủy vì tình yêu. Để diễn tả mầu nhiệm này, thánh Phaolô đã trích dẫn một thánh thi mà có lẽ mượn từ phụng vụ của các cộng đoàn kitô hữu tiên khởi. Ngài đã mở đầu bằng những lời như sau: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (x. Pl 2,5-7). Áng văn tuyệt tác này họa lại tất cả hành trình của Đức Kitô, từ nhập thể tới phục sinh và đến tận việc được siêu tôn bên hữu Chúa Cha. Thánh thi trong thư gửi tín hữu Philipphê đưa chúng ta vào điểm độc sáng nhất của Kitô giáo. Vị Thiên Chúa sáng tạo đã chấp nhận hòa mình với thụ tạo của mình.

Qua nhập thể, Con Thiên Chúa tự trút bỏ mọi uy quyền, mang lấy xác phàm như chúng ta. Ngài đã trở nên một người như chúng ta và mãi là như thế. Quả là một sự tự hạ đến vô cùng. Nhưng sự tự hạ của Con Thiên Chúa không dừng lại ở đó, “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,9). Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải tập từ bỏ chính mình, sống tinh thần tự hủy, để có thể sống yêu thương, yêu thương cho đến cùng, yêu thương hết mọi người. Cũng vậy, con đường xây dựng công lý và hoà bình của Nước Thiên Chúa phải mang dấu ấn riêng biệt của Chúa Giêsu Kitô là dấu ấn tự hủy, dấu ấn của tình yêu. Mọi lời nói và hành động của chúng ta chỉ có thể đem lại công lý và hòa bình đích thực khi mang theo dấu ấn này.

Cuối cùng, chúng ta được mời gọi làm chứng cho tình yêu tha thứ và hòa giải của Thánh Giá. Làm sao khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta lại không nhớ đến lời nguyện xin tha thứ của Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34) ? Vì thế, để sống mầu nhiệm Thánh Giá trên quê hương đất nước chúng ta, một đàng chúng ta phải sống cách dứt khoát và quyết liệt hơn đòi hỏi của Tin Mừng, của các Mối Phúc Thật: “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” (Kinh Hòa Bình), và đàng khác chúng ta làm tất cả những điều đó vì tình yêu và với tình yêu tha thứ của Thánh Giá mà thôi. Chỉ như thế, hành động của chúng ta mới là hành động mang ý nghĩa cứu độ, hành động của người môn đệ Chúa Kitô.

7. Anh chị em thân mến,

Khi suy gẫm về mầu nhiệm Thánh Giá với anh chị em, tôi không thể không nhớ đến Bài Ca Thứ Tư về Người Tôi Tớ mà Isaia đã phác họa. Trong bức chân dung đó, Người Tôi Tớ sống trọn vẹn cho người khác và vì người khác, sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Hội Thánh ngay từ thuở ban đầu đã nhận ra Người Tôi Tớ đó không ai khác hơn là chính Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta:

Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,

phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.

Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,

bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.

Sự thật, chính người đã mang lấy

những bệnh tật của chúng ta,

đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,

còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,

bị Thiên Chúa giáng họa, phải nhục nhã ê chề.

Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,

bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;

người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,

đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành”
(Is 53,3-5).

Xin Chúa Giêsu cùng đồng hành với chúng ta trong Mùa Chay Thánh năm nay

và lôi kéo chúng ta đến với Thánh Giá cứu độ của Ngài.

Thân ái,

+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Giám Mục Giáo Phận Đàlạt
 
Dòng Mến Thánh Giá tổ chức ngày cuối năm cho sinh viên Công giáo Huế
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
18:58 02/02/2010
Huế, ngày 2/2/2010 -- Hơn 1000 sinh viên Công giáo miền trung đang theo học tại 8 trường Đại học và 3 trường Cao đẳng tại Huế, cảm thấy thích thú sau khi dự ngày cuối năm tại trụ sở hội dòng Mến Thánh Giá Huế.

Sân và nguyện đường rộng rãi thoáng mát trong những ngày giáp tết, các nữ tu Mến Thánh Giá đã dành cho sinh viên chương trình sinh hoạt ý nghĩa, vui nhộn và sống động từ việc tìm hiểu lịch sử Năm Thánh, đến chứng từ chia sẻ của một linh mục người Việt gốc Trung Hoa, vượt biên sang Mỹ sau năm 1975.

Các bạn sinh viên đã biết được sự anh dũng từ người kỹ sư tin học tiếng tăm tại Mỹ, mỗi giờ anh kiếm được 30-40 mỹ kim từ việc dạy và làm chuyên viên kỹ thuật cho các công ty lớn tại Mỹ, đã bán hai căn nhà trị giá 200.000 mỹ kim, giúp đỡ người nghèo để chạy theo tiếng Chúa gọi.

Sự kiện thầy Lu ca Trần Đức trở lại đạo Công giáo, làm linh mục là “cú sốc” cho gia đình vì cha mẹ ngài là Phật giáo gốc Trung Hoa, không muốn con mình theo đạo Công giáo.

Cha Đức, trở lại Công giáo năm 1995 nhờ sống với một gia đình công giáo đạo đức, sau đó ngài khám phá ra lòng thương xót, phục vụ người nghèo vô vị lợi của vị cha giáo người Việt đã dạy tiếng Anh cho ngài, rồi ngài ao ước đi tu trở thành linh mục. Hiện ngài đang hoạt động trong các tổ chức bác ái của giáo hội Hoa Kỳ.

Trong dịp nầy, các sinh viên còn biết thêm kiến thức lịch sử Giáo hội Việt Nam qua nữ tu Anna Trần Thị Hồng Túy, bề trên dòng Mến Thánh Giá Huế, nói chuyện lịch sử truyền giáo tại Việt Nam của hai vị giám mục đại diện tông tòa đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là hai đức cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte.

Giáo hội Việt Nam đang mừng Năm Thánh 350 năm thiết lập hai Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

Các sinh viên tham dự cảm thấy thích thú, họ vỗ tay lớn khi xem 7 nữ tu hóa trang thân làm giám mục và linh mục của hội thừa sai Pháp đang nhóm họp để soạn thảo chương trình đào tạo linh mục cho Việt Nam, họ còn vỗ tay khi nghe cha Trần Đức hát, ngâm thơ ca ngợi đời sống vui buồn của linh mục.

Lucia Lê Thị Thu Hường, sinh viên nhóm ngoại ngữ, không những cô ca ngợi sự vui vẻ, đón tiếp của các nữ tu, mà qua buổi họp mặt cô còn biết được công lao các vị thừa sai hải ngoại đã góp công rất lớn trong việc xây dựng Giáo hội Việt Nam.

Phát biểu với sinh viên trước khi các bạn trở về nhà đón tết, linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Công giáo Huế nói rằng mục đích buổi sinh hoạt là giúp sinh viên hiểu được Giáo hội Việt Nam qua lịch sử các vị mục tử, ngài hy vọng trong số sinh viên của ngài sẽ có nhiều người làm linh mục hoặc nữ tu để phục vụ Giáo hội.

Chương trình cuối năm, ngoài thuyết giảng, chầu thánh thể còn có cơm tối, văn nghệ vui đón xuân Canh Dần và xổ số trúng thưởng.

Đức tổng giám mục Huế, Têphanô Nguyễn Như Thể đã đến dự và chúc lành cho sinh viên, ngài khuyên họ đọc Lời Chúa mỗi ngày trong năm Thánh 2009- 2010 vì hầu hết sinh viên Công giáo Huế đều có sách Kinh Thánh.
 
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa và Đền Thờ tại nhà thờ Đa Minh Ba Chuông
Maria Vũ Loan
19:01 02/02/2010
SAIGÒN -- Chiều ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thờ, còn được gọi là lễ Nến, khá đông trẻ em được bố mẹ dẫn đến nhà thờ Đa Minh Ba Chuông để tham dự thánh lễ. Hôm nay, trong thánh lễ đồng tế có nghi thức làm phép nến và nghi thức chúc lành cho trẻ em và các bà mẹ.

Mở đầu là lời chào mừng của cha chánh xứ Giuse Đào Trung Hiệu OP gởi đến cha mẹ và các em bé với tràng vỗ tay hân hoan của cộng đoàn. Tiếp theo là lời cầu nguyện trang trọng trong nghi thức làm phép nến có rẩy nước thánh, làm cho người dự hiểu rằng tuy những cây nến màu trắng có nơ hồng, nơ xanh xếp đầy trên chiếc bàn kia xem ra chỉ là một sản phẩm bình thường, nhưng giờ đây chúng trở nên thánh thiêng khi được làm công cụ chứa đựng ánh sáng – một biểu tượng sứ mệnh của hài nhi Giêsu, vì Ngài là “Ánh sáng soi đường cho dân ngoại và là vinh quang của Israel dân Ngài (Lc 2,22-40).

Và giáo dân còn có thói quen mang nến đã làm phép về nhà để thắp lên khi đọc kinh gia đình, khấn nguyện lúc có người ốm đau, đi xa hoặc trong những dịp cưới hỏi hay tang chế.

Trong lòng nhà thờ bầu khí như tươi vui hơn vì có nhiều trẻ em, cháu thì được cha bế, cháu được mẹ ẵm, những cháu khác nhỉnh hơn thì được cùng đứng cùng ngồi với cha mẹ trong thánh lễ. Còn ngoài sân nhà thờ, nhiều cháu tung tăng, vô tư chạy đi chạy lại trong bộ quần áo đẹp…tất cả như nói lên niềm tin yêu phó thác vào Thiên Chúa trong chặng đường dài nuôi dạy con cái mà người làm cha mẹ chẳng biết những gì sẽ xảy ra.

Bài giảng sâu sắc của linh mục chủ tế còn xoáy nhẹ vào lòng những người làm cha mẹ mà trong đời thường niềm tin song song với chuyện cơm áo gạo tiền. Cha nhấn mạnh bốn điểm:

- Ca ngợi sự sống của Thiên Chúa: câu chuyện trong Cựu Ước khi có một tai ương là tất cả những trẻ nam con của dân Ai Cập đều bị giết, còn con trẻ của dân Do Thái được tha khi bôi máu lên cửa….nhắc nhở cho mọi người rằng sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, con người lớn lên trong sự bảo bọc của Thiên Chúa và con đường sống của chúng ta chỉ có giá trị khi đi theo giáo huấn của Người.

- Ý nghĩa về gia đình, tuổi thơ và vai trò làm cha mẹ: Khi cử hành bí tích hôn phối, những người lập gia đình được nghe câu hỏi này: “Anh chị có đón nhận con cái Thiên Chúa ban và giáo dục chúng theo sự hướng dẫn của Giáo Hội không?” Cha dẫn chứng rằng, hiện nay, Việt Nam là một trong ba quốc gia đứng đầu thế giới trong việc phá thai, nghĩa là trên đất nước này có nhiều nghĩa trang thai nhi. Đó là điều đau lòng vì sự sống Thiên Chúa trao ban là một món quà quí giá, chúng ta được hợp tác với Thiên Chúa mà sáng tạo ra một con người biết suy nghĩ, biết yêu thương và hành động.

- Lưỡi đòng và bảy sự thương khó của Đức Mẹ: Khởi nguồn từ một thế giới từ chối ánh sáng nên gặp phải nhiều khốn khổ chuân chuyên; Đức Maria đã làm tròn vai trò làm mẹ của mình. Được báo trước nỗi đau, Đức Maria can đảm đón nhận người con rướm máu trên thánh giá, trong khi các bà mẹ không thể biết được những gì sẽ xảy ra với con mình; thế nên Đức Mẹ cảm thông với tất cả những bà mẹ.

- Cha thổ lộ cảm xúc riêng của mình khi xem tài liệu nói về những công cụ khoa học giết chết thai nhi; và thật mỉa mai khi trong tài liệu có câu nói của thai nhi: “Mẹ ơi, con chưa nhìn thấy mặt mẹ, nhưng cho con được gọi mẹ là mẹ vì con vật nó còn có mẹ….con đi trước, mẹ sẽ đi sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau, vì ngoài phần xác, con người còn có phần anh linh, mà người Công Giáo gọi là linh hồn, mà linh hồn là thứ làm cho chúng ta vinh dự được nói chuyện với Thiên Chúa.

Linh mục kết thúc bài giảng bằng lời cầu mong mọi người cùng chung tay xây dựng một thế giới có nền văn minh của tình thương. Bốn ý tưởng trên làm mọi người như lặng đi trong khi các con trẻ vẫn ngây ngô và ấm áp trong vòng tay mẹ cha.

Sau đó, thật xúc động khi nhiều người xếp hàng, bế con lên trước cung thánh để các linh mục đồng tế chúc lành. Có nhiều người Công giáo, đứng trước khó khăn về cuộc sống, đã nhút nhát chỉ sinh một đứa con, trong khi những người Cộng sản còn “cho phép” sinh hai con. Nhiều quốc gia đang già đi và phải khốn khổ khi tha thiết kêu gọi phụ nữ sinh ra những công dân. Và nếu quan tâm, suy nghĩ một chút thì (khi chỉ sinh một con) thật tội nghiệp cho đứa bé chỉ có một mình trong căn nhà của cha mẹ và còn nhiều chuyện khác nữa.

Thánh lễ kết thúc, nhiều người lên nhận nến rồi ra về, nhưng chắc chắn bài giảng hôm nay của cha chủ tế lắng đọng ít nhiều trong lòng những người làm cha mẹ với nhiều lo toan khó nhọc vẫn hy vọng tín thác về những đứa con của mình vào một Thiên Chúa yêu thương.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài nhạc: Con là kẻ đưa đinh
Vương Huyền & Cao Quỳnh Thu
09:12 02/02/2010
Mời nghe bài nhạc ở cuối trang