Ngày 02-02-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật V Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
11:22 02/02/2017
Suy Niệm Chúa Nhật V Thường Niên – Năm A

Vào ban tối, cứ mỗi lần bị cúp điện, chúng ta tìm mọi cách để cho có ánh sáng: bấm đèn pin, thắp lên một ngọn nến, thắp lên một ngọn đèn dầu…Những lúc như thế, chúng ta mới thấy sự cần thiết của ánh sáng đối với đời sống con người như thế nào. Đức Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc của đời thường này để cho chúng ta biết Ngài chính là ánh sáng và mỗi người chúng ta được mời gọi phản chiếu ánh sáng của Ngài.

1. Đức Giê-su là Ánh Sáng cho thế gian

Thật vậy, Đức Giêsu là ánh sáng thế gian. Chính Ngài đã khẳng định: “Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Ga 8,12). Đức Giêsu chính là ánh sáng chiếu soi tâm hồn, để dẫn bước chúng ta trên con đường tìm gặp Chúa. Khi Ngài bắt đầu cuộc sống công khai, Tin mừng đã áp dụng lời tiên tri Isaia sau đây cho Ngài: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” (Mt 4,16).

Ánh sáng đó chính là con người của Ngài: Đó là ánh sáng bao phủ các mục đồng khi sứ thần loan báo tin vui; đó là ánh sáng của ngôi sao lạ chỉ đường cho các nhà đạo sĩ đến gặp Hài Nhi Giêsu; đó là ánh sáng chói lòa bao phủ lấy Ngài trong biến cố biến hình trên núi Taborê; đó là ánh sáng đã quật ngã Phaolô trên đường Đamát, khiến Phaolô từ một người bắt bớ các Kitô hữu đã trở thành người loan báo Tin Mừng.

Ánh sáng đó chính là Lời của Ngài: Lời của Ngài được ghi chép lại trong các sách Tin mừng. Lời đó cũng chính là giáo huấn của Ngài. Thật vậy, Lời của Ngài đã xua trừ ma quỷ. Lời của Ngài đã chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền. Lời của Ngài đã cho kẻ chết sống lại. Lời của Ngài đã biến đổi biết bao tâm hồn từ trong tối tăm của sự chết đến ánh sáng huy hoàng. Lời của Ngài là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường con đi (x. Tv 119,105). Giải thích Lời Ngài là đem lại ánh sáng cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường (x. Tv 119,130).

Ánh sáng đó chính là hiệu quả các Bí tích mà Ngài đã thiết lập: Bí tích Rửa tội xóa tan tội Nguyên tổ và các tội riêng, giúp con người trở nên con Thiên Chúa; Bí tích Giao hòa, trả lại cho con người tội lỗi trở lại tình trạng nguyên thủy ban đầu; Bí tích Thánh Thể, gia tăng ơn thánh hóa và giúp cho người Kitô hữu đón nhận chính Đức Giêsu…Như vậy, các Bí tích nhằm mục đích giúp con người lãnh nhận thêm ánh sáng của Đức Giêsu.

2. Các con là Ánh Sáng thế gian

Chúng ta được đón nhận ánh sáng của Đức Giêsu ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Ngọn nến được trao cho chúng ta trong ngày hồng phúc đó chính là hình ảnh Đức Giêsu Kitô. Từ đó, chúng ta tiếp tục đón nhận ánh sáng của Đức Giêsu qua việc lãnh nhận các Bí tích, qua việc đọc và suy gẫm Lời Chúa…Đặc biệt, chúng ta lãnh nhận ánh sáng Chúa Kitô qua đời sống cầu nguyện. Khi cầu nguyện là chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa. Nhờ cầu nguyện chúng ta được thêm sức mạnh, nạp thêm năng lượng thiêng liêng từ Thiên Chúa. Chính Mẹ Têrêxa Calculta đã nói: “Cầu nguyện là công việc nạp bình, còn hoạt động là công việc tỏa sáng.”

Khi đã đón nhận ánh sáng từ Chúa, chúng ta có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng đó cho những người chung quanh. Đức Giêsu đã nói “Chính anh em là ánh sáng thế gian.” (Mt 5,14); “Người ta không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt trên giá hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời.” (Mt 5,15-16).

Người kitô hữu cần tỏa ánh sáng của đời sống nội tâm. Khi chúng ta biết sống gắn bó với Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua việc đọc và suy gẫm Lời Chúa, qua việc lãnh nhận các Bí tích…thì sự thánh thiện sẽ được lan tỏa ra nơi chúng ta để cho người ta thấy, cả những khi chúng ta không nói gì. Ngày kia, thánh Phanxicô Assidi nói với một thầy dòng: "Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo." Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang đường khác rồi về nhà. Thầy dòng thắc mắc hỏi: "Con nghe ngài nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà !" Thánh Phanxicô đáp: "Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao?" Câu trả lời của thánh Phanxicô Assidi thật là chí lý. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân.”

Người kitô hữu cần tỏa ánh sáng bác ái yêu thương. Bài đọc I, tiên tri Isaia mời gọi chúng ta: "Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi.” (Is 58,7). Chính Đức Giêsu cũng đã nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ của Thầy là các con yêu thương nhau.”(Ga 13,35).

Ngoài ra, người kitô hữu cần chiếu tỏa nhiều loại ánh sáng khác nhau để hầu có thể xua tan bóng tối. Bởi vì, chúng ta đang sống trong một xã hội mà bóng tối tội lỗi lan tràn. Chúng ta không thể ngồi đó mà than thân trách phận, nhưng hãy chiếu tỏa ánh sáng, dù là một tia sáng nhỏ bé, như ai đó đã nói: “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.” Nếu mỗi người chúng ta cố gắng thắp lên một ngọn nến của tình thương và lòng tốt, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng được bóng tối, sự dữ, oán thù. Ánh sáng sẽ bừng lên. Tiên tri Isaia đã khẳng định: “Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm dọa, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày.”(Is 58, 9-10).

Một buổi tối nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại sân vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: "Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này."

Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dày đặc. Ông John Keller nói tiếp: "Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên: "Đã thấy!" Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên: "Đã thấy!"

Sau khi đèn được bật sáng, ông John Keller giải thích: "Ánh sáng của một hành động nhân ái nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy."

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh: "Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!" Bỗng chốc, cả sân vận động trường rực sáng.

Ông John Kener kết luận: "Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta."

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn trở nên ánh sáng soi chiếu cho những người xung quanh, để qua đó họ nhận biết Chúa là ánh sáng thật, là ánh sáng dẫn đến nguồn ơn cứu độ. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Muối cho đời và ánhsáng cho trần gian
Lm. Đan Vinh
22:14 02/02/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN A

Is 58,7-10; 1 Cr 2,1-5; Mt 5,13-16

MUỐI CHO ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

I. HỌC LỜI CHÚA:

1. TIN MỪNG: Mt 5,13-16

(13) “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc qưăng ra ngòai cho người ta chà đạp thôi. (14) Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. (15) Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. (16) Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”.

2. Ý CHÍNH:

Đây là đoạn Tin Mừng tiếp theo bài giảng về Tám Mối Phúc Thật, nhằm nói lên bản chất và sứ mệnh của người môn đệ trong xã hội trần thế. Bản chất việc tông đồ của họ là muối mặn ướp cho đời khỏi hư hỏng và là ánh sáng soi đường cho thế gian. Họ có sứ mệnh loan truyền Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Để chu toàn được sứ mệnh khó khăn này thì người môn đệ của Chúa phải trở thành thứ muối có chất mặn và là cây đèn có thể cháy sáng và được đặt lên đế đèn cao để soi sáng mọi vật trong nhà. Nghĩa là họ phải sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giê-su, để nhờ nếp sống tốt lành trổi vượt này, người đời sẽ được cảm hóa và đón nhận Tin Mừng do họ rao giảng.

3. CHÚ THÍCH:

- C 13: + Muối cho đời: Muối là một chất phụ gia cần cho sự sống con người. Nó có tác dụng tẩy uế và sát trùng (x. Tl 9,45). Đức Giê-su muốn cho các môn đệ trở thành những người giữ cho xã hội khỏi hư hỏng tội lỗi, cũng giống như muối ướp thịt cá khỏi hư họai. Muối cũng làm cho đồ ăn được thơm ngon, là thứ gia vị cho mọi bữa ăn (x. Lv 2,13). Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải cải tạo xã hội loài người ngày một tốt đẹp hơn theo Thánh Ý Thiên Chúa, cũng như chất muối làm cho các món ăn thêm đậm đà ngon miệng. + Muối mà nhạt đi: Ở đây nói đến thứ muối bị biến chất, không còn vị mặn nữa. Nhưng thực ra muối nào mà chẳng mặn. Khi dùng kiểu nói này, Đức Giê-su muốn dạy rằng: Môn đệ nào không sống đúng vai trò muối mặn, là một môn đệ bị biến chất, không còn là môn đệ thực sự của Người nữa. + Nó đã thành vô dụng: Muối mà ra nhạt sẽ chẳng ích lợi gì, không được dùng dù chỉ là làm phân bón. Người môn đệ cũng vậy: một khi không sống theo Tám Mối Phúc Thật, là tự đánh mất d0i sự cao quý của mình, và sẽ trở thành đồ hư vất bỏ đáng bị người đời khinh dể. + Chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi: Thời bấy giờ có nhiều người thường hay đổ các đồ phế thải ra ngòai đường cho người ta dẫm đạp. Số phận của người môn đệ biến chất cũng sẽ bị người đời chà đạp khinh khi như thế.

- C 14: + Ánh sáng: Có đặc tính chiếu soi, xua đuổi bóng tối và làm cho người ta nhìn thấy đồ vật chung quanh. + cho trần gian: Môn đệ là ánh sáng soi cho thế gian, phân biệt với Đức Giê-su chính là nguồn phát ra ánh sáng như lời Người nói: “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào Tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46), và câu khác: “Hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng” (Ga 12,36). + Một thành xây trên núi sẽ không tài nào che giấu được: Cũng vậy, ánh sáng tự nhiên có khả năng lôi kéo sự chú ý của người ta. Đời sống người môn đệ Đức Ki-tô tất nhiên cũng ảnh hưởng tới người khác. Điều này không trái nghịch với lời cảnh giác các môn đệ Chúa phải tránh thói phô trương công đức như các người Pha-ri-sêu giả hình (x. Mt 6,1).

- C 15-16: + Cái thùng: là một dụng cụ đo lường đựng được khỏang 9 lít, dưới chân đế có ba hoặc bốn cái chân. + “thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng”: cũng giống như câu “Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường ? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao ?” (x. Mc 4,21). + Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi: Ở đây nhắc đến mục đích và phương cách làm việc tông đồ: Môn đệ sống tốt lành là nhằm cho người ta ngợi khen Chúa Cha trên trời, chứ không tìm tiếng khen nơi người đời. Thánh Ky-sô-lô-gô (Chrysôlôgô) nói: “Nếu người Ki-tô hữu sống xứng danh Ki-tô hữu, thì chắc sẽ không còn người ngoại giáo nữa !”.

4. CÂU HỎI:

1) Muối có đặc tính gì ? Đức Giê-su muốn môn đệ làm gì khi ví các ông với muối mặn ? 2) Muối nhạt đi ám chỉ điều gì nơi các môn đệ ? 3) Số phận của họ sẽ thế nào nếu họ trở thành đồ vô dụng ? 4) Phân biệt giữa ánh sáng của các môn đệ với ánh sáng của Đức Giê-su khác nhau ra sao ? 5) Đời sống của người môn đệ sẽ có tác động thế nào đối với người khác ? 6) Khi dạy môn đệ phải chiếu giãi ánh sáng trước mặt người đời bằng các việc lành, phải chăng Đức Giê-su muốn các ông bắt chước lối sống giả hình như bọn Biệt Phái ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ” (c. 16a).

2. CÂU CHUYỆN:

1) HAI CÁCH ỨNG XỬ DẪN ĐẾN HAI KẾT CỤC TRÁI NGƯỢC NHAU:

Đức cha PHUN-TƠN SIN (Fulton Sheen) đã kể lại hai câu chuyện sau:

+ CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: Tại một nhà thờ bên Nam Tư, một em lễ sinh đang giúp lễ cho cha già, đã vô tình đánh rơi làm bể lọ rượu lễ. Ngay lúc đó, vị linh mục dù đang dâng lễ, đã không kềm nổi sự tức giận, thẳng tay đánh em một bạt tai té giập vào tường. Ông còn thét lên: “Đồ nhãi ranh, làm ăn như vậy hả ? Mau cút ngay đi khuất mắt tao và nhớ đừng bao giờ vác mặt trở lại đây nữa nhé !” Cậu bé giúp lễ bị đánh rất tức giận. Cậu ta liền cởi ngay chiếc áo giúp lễ, rời khỏi nhà thờ và thề quyết sẽ không bao giờ thèm đặt chân vào nhà thờ nữa. Từ ngày đó, cậu ta trở thành kẻ thù của Giáo Hội. Về sau khi đã trở thành kẻ nắm giữ quyền hành lớn lao, ông ta luôn gây khó dễ và quyết tâm tiêu diệt Giáo Hội. Kẻ đó không ai khác hơn là thống chế Ti-tô, một thời cai trị nước Nam Tư cũ.

+ CÂU CHUYỆN THỨ HAI: Đức cha Phun-tơn tiếp tục kể câu chuyện về mình như sau: “Tôi còn nhớ rõ là hồi còn nhỏ, tôi đã ước muốn được giúp lễ phục vụ bàn thờ khi linh mục cử hành thánh lễ. Năm lên bảy tuổi, mẹ tôi rất có lòng đạo đã dẫn tôi đến gặp đức Tổng giám mục Giáo phận để xin cho tôi được vào ban lễ sinh giúp lễ tại nhà thờ. Một hôm, đến phiên tôi giúp lễ. Vì lần đầu làm công việc này, nên tôi cảm thấy lóng ngóng và lỡ tay làm rớt bình đựng rượu xuống nền cung thánh nhà thờ bể tan thành từng mảnh nhỏ. Ngay lúc đó tôi rất xấu hổ và sợ hãi, vì bọn giúp lễ chúng tôi kháo nhau rằng: Đức Tổng giám mục là một người rất nghiêm khắc. Thế nhưng biết tôi làm bể lọ rượu, mà ngài vẫn không mảy may phản ứng và cứ tiếp tục dâng thánh lễ như không có chuyện gì xảy ra cả. Sau khi thánh lễ kết thúc và cởi áo lễ xong, ngài gọi tôi đến gần. Tôi chuẩn bị tinh thần để nghe ngài quở mắng vì tội bất cẩn làm bể lọ rượu của mình. Nhưng sự thể lại diễn ra trái với tưởng tượng của tôi. Đức cha thân mật đặt bàn tay lên vai tôi rồi âu yếm nhìn thẳng vào mặt tôi và hỏi: “Này con, lớn lên con có muốn đi tu và vào đại học không ? Con có bao giờ nghe nói về đại học Lu-vanh (Louvain) chưa ?” Tôi đáp: “Thưa đức cha chưa ạ”. Ngài nói tiếp: “Con hãy về nhà thưa với mẹ con rằng: Đức cha bảo lớn lên con sẽ đi tu và sẽ vào học tại đai học Lu-vanh nhé”. Từ ngày đó, tôi cố gắng chăm chỉ học hành và mỗi năm đều đạt thứ hạng cao. Khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, được cha mẹ đồng ý, tôi đã tự động đến gặp đức cha để xin ngài cho tôi được dâng mình cho Chúa và được vào chủng viện học làm linh mục. Vì là học sinh xuất sắc, tôi được đức cha cấp học bổng để vào đại học Lu-vanh là đại học rất danh tiếng thời đó. Sau 4 năm, tôi tốt nghiệp đại học với hạng ưu và được thụ phong linh mục, rồi một thời gian sau đó thành giám mục. Nghĩ lại cuộc đời của mình, tôi thấy phải cám ơn Chúa đã thương cho tôi có được cha mẹ thật tuyệt vời, đã yêu thương và nuôi nấng dạy dỗ tôi nên người. Nhưng người tiếp theo tôi phải đặc biệt ghi ơn chính là Đức Tổng giám mục Giáo phận. Ngài là người khoan dung độ lượng: đã không la mắng khi tôi sai lỗi mà thay mặt Chúa để kêu gọi tôi dâng mình cho Chúa ngay khi mới 7 tuổi. Cũng nhờ lòng khoan dung và sự quan tâm ưu ái của ngài, mà tôi mới được như ngày hôm nay.

2) GƯƠNG SÁNG PHỤC VỤ CỦA MỘT NỮ TU:

Gần đây một đoạn phim ngắn được chiếu trên đài truyền hình Pa-ri (Paris) nước Pháp: Đầu tiên người ta nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ một đôi bàn tay xinh xắn và nõn nà đang săn sóc một vết thương lở loét trông thật ghê sợ. Tiếp theo là cảnh một nữ tu bác ái đội voan chùm đầu đang phục vụ một người bị bệnh phong. Rồi đến cảnh một khán giả đang ngồi xem truyền hình nói với người bên cạnh: “Có cho tôi một ngàn phờ-răng, tôi cũng không bao giờ thèm làm công việc ghê tởm ấy !”. Cuối cùng là cảnh phóng viên hỏi chị nữ tu kia: “Xin hỏi chị phục vụ các bệnh nhân phong ở đây được bao lâu rồi ?” Nữ tu trả lời: “Thưa được gần 20 năm”. Phóng viên hỏi tiếp: “Thế mỗi tháng chị nhận được thù lao bao nhiêu ?” Nữ tu trả lời: “Thưa không có đồng nào cả !”. Câu hỏi tiếp: “Có người nói: Dù có cho họ một ngàn phờ-răng, họ cũng không bao giờ thèm làm công việc ghê tởm này. Vậy tại sao chị lại bằng lòng làm gần hai mươi năm ?” Nữ tu trả lời: Tôi cũng vậy, có cho tôi một triệu phờ-răng tôi cũng không muốn làm. Nhưng chỉ vì lòng yêu mến Chúa Ki-tô mà những người bệnh này là hiện thân của Người, nên tôi sẵn sàng làm tất cả mà không đòi bất cứ thù lao nào hết !”.

3) PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU ĐỂ XUA ĐUỔI BÓNG TỐI MA QỦI:

Ngày kia, các học trò của thầy HA-XI-ĐICH tại nước Ấn Độ đến than phiền với thầy về ảnh hưởng xấu của ma quỷ trên thế gian. Họ hỏi thầy phải làm thế nào để có thể xua đuổi bóng tối của ma quỷ?

Đầu tiên thầy Ha-xi-đich dạy học trò dùng chổi để quét bóng tối ra khỏi một căn phòng dưới tầng hầm. Dù ngạc nhiên trước lời dạy đó, nhưng họ cũng vâng lời làm theo. Nhưng sau nhiều giờ làm việc vất vả, họ vẫn không thể quét được bóng tối ra khỏi căn hầm nhỏ đó.

Tiếp đến thầy dạy dùng cây gậy đập vào bóng tối để xua đuổi ma quỷ ra khỏi căn phòng, nhưng vẫn uổng công vô ích. Lần thứ ba, thầy lại bảo các môn sinh hãy la hét nguyền rủa bóng tối. Nhưng dù họ đã cố gào thét khan cả cổ và tắt cả tiếng mà căn hầm vẫn tối thui.

Cuối cùng thầy Ha-xi-đich bảo các môn sinh:

- Hỡi các con, bây giờ mỗi người hãy đốt lên một cây nến.

Họ vừa làm theo thì kìa, lập tức bóng tối đã bị xua tan. Căn hầm đang tối tăm lạnh lẽo bỗng trở nên sáng rực và ấm cúng.

4) KHÁC BIỆT GIỮA SỰ HIỂU BIẾT VÀ SỰ GIÁC NGỘ:

Sau một thời gian dài học hỏi và tu luyện, một môn đệ đã lên tiếng hỏi sư phụ:

- Thưa thầy, khác biệt giữa sự hiểu biết và sự giác ngộ là gì?

Ông thầy mỉm cười và ôn tồn giải thích cho học trò:

- Sự hiểu biết cũng giống như “ánh sáng”. Nó như cây đèn cháy sáng giúp các con nhìn thấy con đường phải đi. Còn khi các con đã giác ngộ, thì chính mỗi người các con sẽ trở thành một cây đèn cháy sáng dẫn đường cho người khác.

Tin Mừng hôm nay cũng mời gọi chúng ta hãy trở nên “Ánh Sáng và Muối Đất”. Đó cũng là lệnh Đức Giêsu truyền cho chúng ta: Một khi đã lắng nghe, suy niệm và sống Lời Chúa, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành nguồn sáng, giúp tha nhân nhìn thấy Chúa Giê-su đang hiện thân qua lời nói và cách ứng xử của chúng ta. Nhờ đó họ sẽ tôn vinh Thiên Chúa trên trời là Cha chúng ta.

3. SUY NIỆM:

1) ANH EM LÀ MUỐN ƯỚP CHO ĐỜI:

Ca dao Việt Nam có câu: “Cá không ăn muối cá ươn. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Muối là gia vị thêm vào làm cho thức ăn được đậm đà ngon miệng, Từ đó nó tượng trưng cho tình nghĩa mà con người cần phải có để cuộc đời thêm tươi đẹp và ấm áp. Nếu không, cuộc sống sẽ “lạt như nước ốc, bạc như vôi”.

Lời Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay cho thấy sứ mạng của người tín hữu cũng giống như muối. Muối chỉ có giá trị khi tan ra và thấm nhập làm cho đồ ăn khỏi bị hư hỏng như câu : “Cá không ăn muối cá ươn”, hoặc làm cho các món ăn thêm đậm đà ngon miệng để tránh tình trạng “nhạt nhẽo vô vị”. Vị mặn là bản chất của muối. Nếu muối không còn vị mặn thì sẽ không còn là muối nữa và sẽ bị quăng ra đường cho người ta chà đạp. Cũng vậy, một khi người tín hữu đã mất phẩm chất là lòng nhân ái, thì họ không còn giá trị và sẽ bị người đời khinh dể.

2) ANH EM LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN:

- Sứ mệnh của ánh sáng là chiếu soi cho người ta thấy đồ vật trong nhà. Nhờ có ánh sáng soi đường mà người ta mới tránh được hố sâu nguy hiểm trên đường, và cũng nhờ có ánh sáng phát ra từ ngọn Hải Đăng mà con thuyền giữa biển khơi mới có thể cập bến an toàn.

- Tác giả sách Thánh Vịnh đã viết: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119.105). Lời Chúa bài đọc một hôm nay dạy chúng ta các việc bác ái cụ thể như sau: “Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông” (Is 58,10).

- Đức Giê-su trong bài Tin Mừng cũng dạy chúng ta: “Anh em là ánh sáng cho trần gian…. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,14.16).

3) ĐIỀU KIỆN ĐỂ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG PHÁT HUY TÁC DỤNG:

- Muối và ánh sáng đều mang lại cho đời sự mặn mà tươi vui, mang lại cho tâm hồn niềm vui và sự an bình. Muốn vậy, muối và ánh sáng cần phải tự hủy và tan biến đi: Hạt muối phải bị hòa tan thì mới thấm nhập làm cho đồ ăn thêm đậm đà ngon miệng. Nến phải bị tiêu hao thì ánh sáng mới chiếu tỏa giúp người ta thấy đường đi.

- Nhiều người thường phàn nàn rằng: xã hội ngày nay quá nhiều tệ nạn và ngày một suy đồi xuống cấp. Nhưng họ lại không làm gì để chuyển hóa tình trạng suy đồi này nên tốt hơn.

Quả vậy, xã hội bị suy đồi là do nhiều nguyên nhân, trong đó có phần lỗi của chúng ta. Chẳng hạn: Có thể do muối trong chúng ta đã bị mất độ mặn, không còn đủ sức ướp cho tha nhân khỏi hư hỏng; Có thể do dầu trong cây đèn đức tin của chúng ta đã bị cạn, không còn cháy sáng đức ái, nên thế giới chung quanh ngày một chìm đắm trong bóng đen tối tăm tội lỗi. Điều mỗi người cần làm ngay là gia tăng độ mặn đức tin, thêm dầu ân sủng đức cậy và đức ái, và hợp tác với mọi người thiện chí chống lại ba thù là ma quỷ thế gian và xác thịt của mình.

4) PHẢI KHẮC PHỤC BÓNG TỐI TỘI LỖI CÁCH NÀO ?

- Văn sĩ người Anh Locke đã nói: “Thà thắp lên một ngọn đèn còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cũng khẳng định: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian”.

Ngày nay ma quỷ cũng đang bao phủ xã hội bằng bóng tối gian dối, hận thù, bất công, các tệ nạn xã hội cờ bạc hút xách, phim ảnh đồi truỵ… Tuy nhiều nước đã tốn bao công sức tiền bạc để chống lại các tệ nạn nói trên… nhưng đến nay kết quả vẫn như muối bỏ biển. Tuy nhiên có một phương thế hữu hiệu có thể giúp chiến thắng bóng tối tội lỗi nói trên là Lời Chúa với ơn phù trợ của Thánh Thần. Chúng ta hãy năng nghe đọc và cầu nguyện để sống Lời Chúa trong phụng vụ tại nhà thờ và trong Giờ Kinh Tối gia đình hằng ngày. Nếu mọi tín hữu đều ý thức tầm quan trọng và giá trị của Lời Chúa, thì gia đình, khu xóm và môi trường sống của chúng ta sẽ không còn tệ nạn, hận thù, ganh ghét và “Trời Mới Đất Mới” công bình nhân ái sẽ xuất hiện.

- Ngoài việc thánh hóa bản thân, mỗi tín hữu còn có sứ mạng phúc âm hóa môi trường xã hội mình đang sống, bằng việc phát hành các băng đĩa nhạc lành mạnh, lập các trang web đề cao văn hóa nhân bản, sáng tác các cuốn phim hay có sức lay động lòng người… Hội Thánh cũng rất cần có nhiều tín hữu chiếu sáng đức tin trong giới nhân sĩ trí thức, khoa học gia, văn nghệ sĩ, tại nghị trường, trường học, bệnh viện, sân thi đấu, phim trường… để làm chứng cho Chúa.

Tóm lại, để thi hành sứ mệnh làm muối ướp và ánh sáng cho trần gian, ít nhất mỗi người chúng ta cần thực hành Lời Chúa hôm nay: “Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày” (x. Is 58,7-10).

4. THẢO LUẬN:

1) Trong lịch sử Việt Nam, bạn có biết những nhân vật người Công giáo nào đã để lại những công trình ích quốc lợi dân, làm rạng danh Thiên Chúa trước mặt đồng bào Việt Nam hay không ? Cụ thể: Đức cha A-lếch-xăng đờ Rốt đã để lại công trình nào ? Ông Nguyễn Trường Tộ đã làm gì ? Hàn Mặc Tử đã làm gì ? 2) Mỗi người chúng ta có thể làm gì để chiếu soi ánh sáng của Chúa cho đồng bào Việt Nam hiện nay chưa nhận biết Chúa ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã ban cho chúng con mặt trời chiếu sáng ban ngày và mặt trăng soi chiếu ban đêm. Chúng con xin Chúa giúp chúng con trở thành ánh sáng cho trần gian. Đây là niềm vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm phải chu toàn. Xin cho chúng con luôn có ánh sáng của Chúa trong lòng, để đi đến đâu chúng con cũng đẩy lùi tăm tối tội lỗi, bất công và thù hận. Xin giúp chúng con luôn giữ gìn ngọn lửa đức ái trong tim, và đi theo con đường Chúa soi dẫn trong mọi phút giây cuộc đời. Ước gì chúng con đừng ngồi đó mà nguyền rủi bóng tối, nhưng biết liên kết với mọi người thiện chí, cùng nhau phục vụ công ích, để môi trường sống là khu xóm và nơi làm việc tràn ngập ánh sáng tin yêu của Chúa.

- LẠY CHÚA. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dạy chúng con phải trở thành muối mặn và chiếu ánh sáng giúp người đời nhận biết ca ngợi Chúa. Trong thực tế, xin Chúa giúp chúng con biết khuyên can bạn bè bằng lời nói chân tình phù hợp với hòan cảnh và khả năng của chúng con. Xin cho chúng con luôn quên mình yêu thương phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật, để nên muối men cho đời, trở thành ánh sáng chiếu soi trần gian. Xin cho các bậc cha mẹ biết nêu gương sáng công chính, hòa thuận, khiêm tốn và đạo đức khi phải giáo dục đức tin cho con cái. Xin Chúa giúp chúng con biết quên mình phục vụ những người nghèo hèn bệnh tật và bị bỏ rơi… Vì họ chính là hiện thân của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Alexander Lucie-Smith: Ông Trump chỉ có thể từ thắng tới thắng với cái lệnh cấm nhập cảnh
Đặng Tự Do
23:12 02/02/2017
Hôm thứ Sáu 27 tháng Giêng, tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm công dân của bảy quốc gia đa số Hồi giáo là Iraq, Iran, Syria, Sudan, Somalia, Libya và Yemen nhập cảnh vào Hoa Kỳ ít nhất trong vòng 90 ngày tới.

Tân Tổng thống cũng đình hoãn chương trình tị nạn sang Mỹ trong 120 ngày và cấm việc nhập cảnh từ Syria vào Mỹ vô thời hạn.

Sắc lệnh này đã gây ra phản ứng dữ dội trên khắp Hoa Kỳ cũng như trên toàn cầu.

Đức Hồng Y Blase J. Cupich mô tả lệnh cấm nhập cảnh này như một “chương đen tối nhất của lịch sử Hoa Kỳ” [1].

Tuy nhiên, cha Alexander Lucie-Smith là tiến sĩ thần học luân lý không đồng ý như thế.

Dưới đây là bản dịch bài viết của ngài “Why the ‘travel ban’ furore is a win-win situation for Trump”, được đăng trên tờ Catholic Herald hôm 30 tháng Giêng, 2017.


Chỉ có một câu chuyện nổi cộm trong các tin tức vào lúc này, và đó là “lệnh cấm nhập cảnh”. Tổng thống Trump đã làm một công việc ngoại thường, ít ai làm được: ông đã hiệp nhất cơ man các tờ báo và các đài truyền hình trên thế giới vào một mặt trận chung chống lại ông. Quả là một thành tích! Ông có buồn vì chuyện này không? Tôi không nghĩ như thế. Trong thực tế, càng có nhiều cuộc biểu tình, thì lại càng có nhiều người đã bỏ phiếu cho ông làm tổng thống cảm thấy mình đã chọn đúng mặt, gởi đúng vàng. Ông thực là xứng đáng với kỳ vọng của họ.

Tổng thống Trump, một người rất giàu có ở New York, đã lên đến vị trí hiện nay bằng cách trình bày mình như một nhà vô địch trong việc bênh vực cho những kẻ yếu, đặc biệt trong tầng lớp lao động người da trắng tại vùng Rust Belt của Mỹ. Chúng ta hãy nhớ, chính là nhờ các bang này, mà ông đã giành được chức tổng thống, nhờ vào cách thức bầu cử theo cử tri đoàn của Mỹ.

Quy mô của các cuộc biểu tình nhân danh cho những người hiện đang bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ sẽ không gây ra chút ấn tượng nào với người dân Pennsylvania, Michigan hoặc Ohio. Khi họ bị mất công việc, khi các nhà máy của họ bị đóng cửa, những người đang ồn ào phản đối hiện nay lúc đó đang ở đâu? Những cuộc biểu tình chỉ đơn thuần nhấn mạnh thêm cho người ta thấy ông Trump đặt nước Mỹ lên trên hết. Những người đang cuồng nhiệt phản đối đang đấu tranh cho quyền lợi của những người không phải là người Mỹ, và họ có bao giờ nhấc một ngón tay nào cho chính đồng bào của họ ở các bang vùng Rust Belt? Chưa bao giờ!

“Lệnh cấm nhập cảnh” này là một tình huống chỉ từ thắng đến thắng cho ông Trump. Ông đã đáp ứng những gì các cử tri của ông yêu cầu - mặc dù lệnh cấm nhập cảnh này còn rất xa với chuyện “cấm người Hồi giáo” trên đất Mỹ. Việc cấm người Hồi Giáo sinh sống trên đất Mỹ là một chuyện không ai làm được, nó không khả thi trong các điều kiện của luật pháp hiện hành. Các cuộc biểu tình dữ dội hiện nay là một cái cớ để ông không cần phải làm một chuyện không ai làm được ấy mà người dân Mỹ vẫn cảm thấy một cách đầy thuyết phục rằng ông đứng về phía những người bị gạt ra ngoài lề xã hội Mỹ, chứ không như những người khác, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.

Dĩ nhiên là những người liberal Mỹ không thể không phản đối cái sắc lệnh này; và một chính phủ Bảo thủ Anh cũng không thể không lên tiếng. Ông Trump biết chính xác những điều này sẽ xảy ra. Tôi nghĩ, cái ông Trump này là một chuyên gia trong chuyện dụ dỗ các đối thủ của mình lao đầu vào làm những điều dại dột. Phản đối cái sắc lệnh này là một sai lầm. Đúng vậy, sự thật của vấn đề là những người Yemen và Libya và các nước khác bị cấm không được vào Mỹ không có quyền khiếu nại. Ta có được nhập cảnh vào Mỹ hay không, không phải là một nhân quyền nhưng là một thứ ân huệ; như thế nếu chính phủ Mỹ cho phép bạn thì họ cũng có thể rút lại cái phép đó.

Nó khá là phiền cho một người có hộ chiếu Anh muốn xin thị thực vào Mỹ, nhưng tất cả chúng ta đều phải làm điều đó, nếu chúng ta muốn đến thăm Mỹ. Họ đã làm ra các quy tắc như thế, thì chúng ta phải tuân thủ. Thị thực nhập cảnh và thủ tục nhập cư rất mất thời gian. Bản thân tôi trải qua nhiều kinh nghiệm khi xin thị thực vào Li Băng, Syria, Uganda và Kenya, cũng như giấy phép cư trú tại Kenya và Ý. Khi còn là một đứa trẻ gia đình tôi cư ngụ ở Malta, và chúng tôi biết chúng tôi chỉ là khách của người dân Malta, và giấy phép cư trú của chúng tôi có thể bị thu hồi. Nhưng đó là những quy tắc. Chúng ta đã không làm ra những quy tắc ấy, nhưng chúng ta phải sống theo những quy tắc ấy. Tóm lại, tại tất cả các quốc gia mà tôi đã đến thăm, hoặc sống tại đó, tôi biết rằng tôi không có quyền đòi hỏi nhiều.

Các quốc gia đã luôn luôn thực hiện những quy định riêng của mình đối với người nhập cư. Mười sáu nước vòng quanh thế giới từ chối nhập cảnh cho bất cứ ai dùng hộ chiếu Israel. Đó là điều mà hầu hết, có lẽ tất cả chúng ta, sẽ lấy làm tiếc, nhưng chúng ta không có cách nào thuyết phục các nước này phải thừa nhận người mang hộ chiếu Israel; vì những quốc gia này đang thực hiện chủ quyền quốc gia của họ.

Ở đầu kia của quang phổ là những người muốn loại bỏ tất cả các hạn chế về đi lại. Đây không phải là một ý tưởng điên cuồng đâu. Việc hạn chế đi lại thực ra chỉ là một chuyện tương đối mới. Trong thời kỳ người ta di cư hàng loạt vào cuối thế kỷ thứ 19, khi hàng triệu người đổ xô vào Hoa Kỳ, không ai có hộ chiếu hết cả. Những người nhập cư vào nước Anh cũng thế. Hộ chiếu chỉ xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Cái “lệnh cấm nhập cảnh” của ông Trump nói cho cùng là một phản ứng trước những nỗi sợ hãi được khơi dậy bởi chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta có lẽ sẽ có quyền đi du lịch mà không bị ngăn trở, không cần có thị thực hoặc hộ chiếu, khi mà chúng ta có một thế giới hoàn toàn bình an. Chưa đến lúc đó thì chúng ta tốt hơn là làm quen với những hạn chế, trong đó “lệnh cấm nhập cảnh” của ông Trump là cái mới nhất.

[1] Catholic World News: 5 US cardinals speak out on President Trump’s executive orders on immigrants, refugees.
 
Đức Hồng Y Gerhard Müller nói: Cho người tái hôn rước lễ là chống lại luật Thiên Chúa
Đặng Tự Do
19:49 02/02/2017
Đức Hồng Y Gerhard Müller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đưa ra một khẳng định mạnh mẽ nhất của ngài từ trước đến nay liên quan đến vấn đề gây tranh cãi là việc rước lễ của người ly dị rồi tái hôn.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Il Timone của Ý, Đức Hồng Y Müller được hỏi là liệu các giáo huấn đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tái khẳng định trong Familiaris Consortio có còn giá trị nữa không.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng những người ly dị và tái hôn không thể rước lễ, trừ khi họ cố gắng để sống “tiết dục hoàn toàn”.

Đức Hồng Y Müller cho biết điều kiện này: “Tất nhiên, vẫn giữ nguyên giá trị, bởi vì nó không chỉ là một luật của Đức Gioan Phaolô II, nhưng ngài đã trình bày một yếu tố thiết yếu của thần học luân lý Kitô giáo và thần học về các bí tích.”

Trong Familiaris Consortio, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng việc cấm rước lễ trong trường hợp những người ly dị và tái hôn được dựa trên Kinh Thánh và các liên kết nội tại giữa Thánh Thể và hôn nhân vì người ấy đang sống trong một mối quan hệ tình dục “mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hiệp trong tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội được biểu thị và chi phối bởi Thánh Thể”.

Đức Hồng Y nói với tờ Il Timone rằng điều này khiến cho việc rước lễ của những người đã ly dị và tái hôn là không thể được: “Đối với chúng ta, hôn nhân là biểu hiện cho sự dự phần trong sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô là chú rể, và hiền thê của Ngài là Giáo Hội. Đây không phải là một sự tương đồng mơ hồ, như một số người đã phát biểu trong Thượng Hội Đồng. Không! Đây là bản chất của bí tích, và không có quyền lực ở trên trời hay dưới đất, dù là thiên thần, hay giáo hoàng, dù là một công đồng, hay một Hội Đồng Giám Mục cũng không có năng quyền để thay đổi.”


Một phần của cuộc phỏng vấn đã được Matthew Sherry dịch sang tiếng Anh và đăng trên tờ L'Espresso. Trong đó, Đức Hồng Y Müller cũng nói rằng Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng phải được đọc “trong ánh sáng toàn bộ giáo lý của Giáo Hội Công Giáo”.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một trong vài vị giáo hoàng, trong đó có Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã tái khẳng định học thuyết về việc cấm rước lễ đối với người ly dị và tái hôn. Điều này cũng đã được giảng dạy bởi các nhà thần học, các Giáo Phụ, các Công Đồng tiên khởi, và trong những thập kỷ gần đây bởi Bộ Giáo lý Đức tin.

Gần đây, hai giám mục trên đảo Malta nói rằng, những người ly dị và tái hôn cứ việc rước lễ nếu họ thấy rõ rằng họ đã “hòa giải với Thiên Chúa”. Hai vị này tuyên bố rằng ý kiến của họ được dựa trên Amoris Laetitia. Các giám mục Đức, trong tài liệu về Amoris Laetitia - vừa được phê chuẩn, cũng cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ trong một số trường hợp.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Müller nói: “Amoris Laetitia rõ ràng phải được giải thích dưới ánh sáng của toàn bộ giáo lý của Giáo Hội.” Ngài nói thêm: “Thật là không đúng khi nhiều giám mục tuỳ tiện giải thích Amoris Laetitia theo cách họ hiểu giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Điều này không phù hợp với giáo lý Công Giáo.”

Đức Hồng Y nói thêm là nhiều người cần phải học hỏi nhiều hơn về học thuyết của Giáo Hội đối với chức giám mục, chức vụ ấy không phải là để cung cấp các diễn dịch mới lạ về huấn quyền của giáo hoàng. Ngài nói: “Các giám mục, như là thầy dạy Lời Chúa, trước tiên phải là những người được đào tạo tốt để tránh rơi vào nguy cơ người mù dẫn người mù,”. Ngài cũng cảnh báo chống lại những kẻ “ngụy biện” và những “người nhiều quỉ kế” đang cố hạ giảm giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân

Source: Catholic Herald - Cardinal Müller: Communion for the remarried is against God’s law
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới ngày nay 1/2/2017
VietCatholic Network
12:49 02/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, trước thềm năm mới Đinh Dậu 2017, các anh chị em chương trình Video Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay xin kính chúc đến quý Hồng Y, quý Đức Cha, quý Linh mục, quý Tu sĩ và quý khán thính giả một năm mới an khang thịnh vượng, tấn đức, tấn tài, tấn lộc, tấn bình an. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính sau đây:

1. Đức Thánh Cha diễn giải “Sau khi chết chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”

2. Vatican và tổ chức Huynh Đoàn Piô X đã gần đạt được thỏa hiệp

3. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện chia buồn vụ tấn công khủng bố tại Quebec

4. Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako thăm vùng đất Iraq vừa mới được giải phóng

5. Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nhận định về các lệnh hành pháp

6. Khủng bố IS làm tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo

7. Video Thánh Lễ Giao Thừa Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 GX St. Maria Goretti San Jose

8. Video Thánh Lễ Minh Niên Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 CĐ GP San Jose

Sau đây xin mời qúi vị nghe phần tin chi tiết

1- Đức Thánh Cha diễn giải “Sau khi chết chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”

Tin Vatican - ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã trình bầy đề tài niềm hy vọng kitô vào sự sống lại mai sau. Ngài nói sau khi tìm hiểu niềm hy vọng trong vài văn bản Thánh Kinh Cựu Ước, giờ đây chúng ta tìm hiểu tầm quan trọng ngoại thường của nhân đức này trong Tân Ước dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô và biến cố phục sinh: đó là đức cậy kitô. Chúng ta kitô hữu, chúng ta là các người nam nữ của niềm hy vọng. Trong bài huấn dụ, ĐTC nói:

Khi thánh Phaolô viết thư cho họ cộng đoạn Thêxalônica mới được thành lập chỉ cách sự Phục Sinh của Chúa Kitô ít năm; chỉ ít năm sau thôi. Vì thế thánh tông đồ tìm làm cho họ hiểu tất cả các hiệu qủa mà biến cố duy nhất và định đoạt này - nghĩa là sự phục sinh của Chúa - bao gồm đối với lịch sử và cuộc sống của từng người. Cách riêng khó khăn của cộng đoàn đã không phải là thừa nhận sự sống lại của Chúa Giêsu, mọi người đều tin điều ấy, nhưng là tin vào sự phục sinh của những người đã chết. Phải, Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng đối với những người chết thì họ hơi gặp khó khăn.

Cả chúng ta nữa, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta cần trở lại với gốc rễ và nền tảng đức tin của mình, để ý thức điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta nơi Chúa Kitô Giêsu, và cái chết của chúng ta có nghĩa là gì. Tất cả chúng ta đều có một chút sợ hãi vì cái không chắc chắn này, phải không? Ở đây lời thánh Phaolô đến. Tôi nhớ có một ông cụ già rất giỏi đã nói với tôi: “Con không sợ cái chết. Con hơi sợ trông thấy nó đến”. Ông sợ điều đó. Đứng trước các sợ hãi và các băn khăn của cộng đoàn, thánh Phaolô mời gọi họ đứng vững vàng như một áo giáp, nhất là trong các thử thách và những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống chúng ta, “niềm hy vọng của sự cứu thoát”. Nó là môt áo giáp. Đó, niềm hy vọng kitô có nghĩa là gì. Khi nói về niềm hy vọng, chúng ta có thể bị đưa tới chỗ hiểu nó theo nghĩa thông thường của từ này, có nghĩa là quy chiếu về cái gì đẹp đẽ mà chúng ta mong ước, nhưng nó có thể được thực hiện hay không được thực hiện. Chúng ta hy vọng nó xảy ra, nhưng chúng ta hy vọng như một ước mong, phải không? Chẳng hạn ta nói: “Tôi hy vọng ngày mai trời đẹp!; nhưng chúng ta biết rằng ngày hôm sau, trái lại, trời có thể xấu… Niềm hy vọng kitô không như thế.

ĐTC định nghĩa nó như sau:

Niềm hy vọng kitô là sự chờ đợi một cái gì đã được hoàn thành; ở đó có một cái cửa, và tôi hy vọng đi tới cửa đó! Tôi phải làm gì đây? Đi tới cái cửa đó! Tôi chắc chắn là tôi sẽ tới cửa. Niềm hy vọng kitô là như thế: chắc chắn rằng tôi đang tiến bước về cái gì là, chứ không phải là tôi muốn nó là. Đây là niềm hy vọng kitô. Niềm hy vọng kitô là sự chờ đợi một cái gì đã thành toàn và chắc chắn sẽ được thực hiện cho từng người trong chúng ta.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.

2- Vatican và tổ chức Huynh Đoàn Piô X đã gần đạt được thỏa hiệp

Tòa Thánh Vatican và tổ chức Huynh ĐoànThánh Piô X gọi tắt là SSPX đã gần đạt được thỏa hiệp để hợp thức hóa tổ chức này. Đức TGM Guido Pozzo, thư ký ủy ban Hội Thánh Chúa (Ecclesia Dei), từng tiến hành đối thoại với nhóm bảo thủ đã xác nhận rằng, thỏa hiệp lập một giám hạt tòng nhân cho tổ chức Huynh Đoàn Thánh Piô X đã gần đạt được. Đức Giám Mục Bernard Fellay, Bề Trên Tổng Quyền của tổ chức Thánh Piô X đã cho khán giả truyền hình biết giữa tổ chức của Ngài với Tòa thánh Vatican đã gần đặt được thỏa hiệp. Ngài nói thêm, Tổ Chức Thánh Piô X sẽ không chờ đợi đến khi có một thỏa hiệp hoàn toàn thỏa đáng, mà sẽ chấp nhận thỏa hiệp quy định quy chế giáo luật dành cho nhóm này. Nhà lãnh đạo của nhóm bảo thủ cũng nhắc lại nội dung cuộc phỏng vấn của ĐGH Phanxicô mà theo đó, Ngài đã ban năng quyền cho các linh mục nhóm bảo thủ được ban bí tích hòa giải trong Năm Thánh. Quyền này sẽ mãi mãi tiếp tục có hiệu lực.

3- ĐTC Phanxicô gởi điện chia buồn vụ tấn công khủng bố tại Quebec

Sáng thứ Hai 30 tháng Giêng, sau thánh lễ thường lệ tại nhà nguyện Santa Marta, ĐTC đã gặp ĐHY Gérald Cyprien La Croix, là TGM Quebec, để chia buồn về vụ tấn công khủng bố vừa diễn ra và bảo đảm lời cầu nguyện của ngài cho các nạn nhân. Vụ tấn công khủng bố xảy ra vào khoảng 7 giờ 50 tối Chúa Nhật theo giờ địa phương, tại Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo, Quebec. Kẻ khủng bố đã xả súng bắn chết 6 người và làm 12 người khác bị thương. Vụ tấn công tại Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo tại Quebec được đánh giá là nguy hiểm hơn tất cả các vụ tấn công khủng bố trước đây, vì nó có thể khơi lên hàng loạt các vụ tấn công khủng bố trả thù từ những người Hồi Giáo cực đoan.

4- Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako thăm vùng đất Iraq vừa mới được giải phóng

Ngày 27 tháng Giêng năm 2017, Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako của Công Giáo Chaldean đã viếng thăm vùng đất Iráq mới được quân đội của chính phủ giải phóng khỏi sự cai trị của nhà nước Hồi Giáo IS. Ngài đã thảo luận với các viên chức đang bắt đầu công việc tái thiết vùng này. Tòa Thượng Phụ và các giáo phận Công Giáo khác ở Iraq đã đóng góp hơn 400.000 dollars cho công cuộc tái thiết nhà ở và thánh đường đã bị lực lượng IS phá hủy trong vùng Nineveh. Đức Thượng Phụ đã thăm Batnayalà thành phó được coi là bị tàn phá nhiều nhất. Cũng theo nguồn tin của Catholic World News thì tại Nigeria quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, từ khi bắt đầu hoạt động đến nay đã phá huỷ tất cả 900 nhà thờ của đất nước này.

5- Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nhận định về các lệnh hành pháp

Ngày 31 tháng Giêng hôm qua, Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của TGP Los Angeles và là phó chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có bài nhận định về các lệnh hành pháp của Tân Tổng Thống Trump liên quan đến vấn đề di dân.

Tuần rồi là một tuần nặng nề. Thật đáng buồn khi đối diện với cảnh này: Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc phải dùng một lệnh hành pháp để định nghĩa chính xác chữ “tường” có nghĩa gì.

Theo một trong ba lệnh hành pháp ban hành tuần rồi về di dân và người tỵ nạn, “‘tường’ có nghĩa bức tường vật lý tiếp giáp nhau hoặc hàng rào vật lý khác cũng chắc chắn, tiếp giáp nhau và không thể vượt qua như thế”.

Điều đầu tiên phải nói là các lệnh hành pháp này xem ra đã được soạn thảo quá nhanh. Hình như người ta chưa suy nghĩ đủ về tính hợp pháp của chúng hay giải thích lý lẽ của chúng hay xem xét các hậu quả thực tiễn đối với hàng triệu người ở đây và trên khắp địa cầu

Đúng là các lệnh về người tỵ nạn không phải là một “lệnh cấm người Hồi Giáo” như một số người biểu tình và giới truyền thông cho là. Thực vậy, đại đa số các quốc gia đa số theo Hồi Giáo không bị ảnh hưởng bởi các lệnh này, kể cả một số nước thực sự có vấn đề về khủng bố, như Saudi Arabia, Pakistan và Afghanistan.

Điều ấy không có nghĩa các lệnh này kém gây bối rối. Ngưng các vụ nhận người tỵ nạn trong 90 hay 120 ngày có thể được xem như không lâu lắm. Nhưng đối với một gia đình trốn chạy một quốc gia bị tan nát vì chiến tranh, hay trốn chạy sự bạo tàn của các mạng lưới ma túy vĩ đại hay của các lãnh chúa chiến tranh, những kẻ buộc cả trẻ em cũng phải vào quân ngũ, thì điều này có thể có nghĩa sống chết.

Và sự kiện đơn giản là không phải mọi người tỵ nạn đều là quân khủng bố, và người tỵ nạn cũng không phải là nguồn chính gây đe dọa khủng bố cho xứ sở ta. Cuộc tấn công khủng bố tại đây, ở San Bernardino, là “cây vườn nhà” do một người sinh ở Chicago thực hiện.

Tôi hài lòng khi một trong các lệnh này có ý nói: xứ sở ta cuối cùng sẽ bắt đầu dành ưu tiên để giúp đỡ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác bị bách hại.

Nhưng có phải Thiên Chúa có ý định để lòng cảm thương của chúng ta ngừng lại ở biên giới Syria hay không? Có phải bây giờ, chúng ta đang quyết định coi một số người không đáng được chúng ta yêu thương chỉ vì họ khác mầu da, khác tôn giáo hay sinh “lầm” ở một nước khác?

Là một mục tử, điều làm tôi bối rối là: mọi giận dữ, hồ đồ và sợ hãi do các lệnh của tuần trước gây ra đều hoàn toàn có thể đoán trước. Ấy thế nhưng hình như chúng chẳng hệ trọng chi đối với những người cầm quyền.

Tôi sợ rằng nhân danh việc tỏ ra cứng rắn và cương quyết, ta đang tỏ cho thế giới thấy một sự dửng dưng nhẫn tâm.

Ngay lúc này, không quốc gia nào nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hiệp Chúng Quốc. Vậy thì ta đang gửi cho thế giới sứ điệp gì đây?

Những khoảnh khắc mà chúng ta ít tự hào nhất trong lịch sử của chúng ta, từ Nạn Diệt Chủng Do Thái tới những cuộc thanh trừng sắc tộc trong thập niên 1990, là những khoảnh khắc chúng ta đóng cửa biên giới và trái tim ta trước các thống khổ của những con người vô tội.

Tất cả chúng ta đồng ý rằng quốc gia chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ biên giới của mình và thiết lập các tiêu chuẩn cho ai được phép vào và ở lại bao lâu. Trong một thế giới hậu 11 tháng 9, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có những người ở trong và ở ngoài biên giới muốn gây hại cho chúng ta. Chúng ta chia sẻ quan tâm chung đối với nền an ninh quốc gia và sự an toàn của những người thân yêu của chúng ta.

Nhưng cách tiếp cận của chúng ta đối với các vấn đề ấy phải nhất quán với các lý tưởng của chúng ta. Hoa Kỳ vốn luôn khác biệt, một số người còn cho là ngoại hạng. Chào đón di dân và cung cấp nơi trú ẩn cho người tỵ nạn vốn luôn luôn là một điều đặc biệt và cốt yếu trong căn tính của chúng ta, trong tư cách một quốc gia và một dân tộc.

Đã đành các lệnh mới về di dân này phần lớn kêu gọi một việc chính đáng là trở về với việc thi hành chấp pháp các luật lệ hiện hành.

Nhưng vấn đề là ở chỗ các luật lệ của chúng ta vốn không được chấp hành đã từ quá lâu đến nỗi nay chúng ta có hàng triệu người không có giấy tờ đang sinh sống, làm việc, thờ phượng và đi học trên đất nước ta.

Con số ấy bao gồm hàng triệu trẻ em là công dân sống trong các căn hộ có cha mẹ không giấy tờ. Các trẻ em này có quyền, trong tư cách công dân và trong tư cách con cái Thiên Chúa, được lớn lên trong sự bảo đảm rằng cha mẹ các em sẽ không bị tống xuất.

Các lệnh mới này không thay đổi được sự kiện này: quốc gia chúng ta cần một cuộc cải tổ thực sự và lâu dài đối với hệ thống di dân của chúng ta. Chúng ta có thực sự muốn trao số phận của hàng triệu người cha, người mẹ và con cái họ vào tay những nhân viên giải quyết các vụ này (caseworkers) nhưng đã phải làm việc quá sức trong một hệ thống tòa án di dân thiếu ngân khoản không?

Một chính sách chấp pháp mà thôi, mà không có cuộc cải tổ hệ thống nằm ở bên dưới, chỉ có thể dẫn tới cơn ác mộng nhân quyền.

Là một Giáo Hội, các ưu tiên của chúng ta phải luôn đứng về phía người của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục nghe theo lời kêu gọi của Chúa Kitô qua các giáo xứ, các cơ quan bác ái và cứu trợ của chúng ta.

Và tôi xin nhắc lại, như tôi đã nói trước đây: điều có tính xây dựng và cảm thương nhất mà chính phủ của chúng ta có thể làm vào ngay lúc này là ngưng các vụ tống xuất và đe dọa tống xuất những người không phải là tội phạm bạo động.

Sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta rất rõ ràng, chúng ta được kêu gọi lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và mở cửa cho khách lạ đang gõ cửa và tìm gương mặt của Chúa Kitô, Đấng đã đến với chúng ta trong di dân và người tỵ nạn.

Xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi trong tuần này và tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em.

Và xin Đức Mẹ Diễm Phúc Maria giúp tất cả chúng ta, nhất là các nhà lãnh đạo của chúng ta, đương đầu với các thách thức hiện gặp trong tư cách một quốc gia của người di dân dưới con mắt Thiên Chúa.

6- Khủng bố ISIS làm tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo

Tại các khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người ta thấy rõ những giải thích cực đoan về Hồi Giáo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và những áp đặt của chúng trên người dân đã có một phản ứng ngược lại. Đó là nhận định của thông tấn xã AFP trong bản tin ngày 30 tháng Giêng 2017.

Sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được thành phố này hồi tháng Sáu năm 2014, chúng đã bắt buộc người ta phải ra khỏi nhà đến đền thờ cầu kinh một ngày 5 lần, cấm hút thuốc, bắt buộc phải để râu đối với nam giới, phụ nữ phải đeo mạng che mặt, phải đập nát tất cả các đồ trang sức, ảnh tượng mà chúng cho là ngẫu tượng, những người đồng tính bị xử tử công khai và những kẻ trộm hay bị cáo buộc là trộm cắp bị chặt mất bàn tay trong những phiên tòa hời hợt và chóng vánh. Những phụ nữ nào không đeo găng tay để người ta thấy được đôi tay của mình thì bị lôi lên đền thờ, tại đây chúng dùng kìm kẹp cánh tay của họ.

Những nỗ lực giải thích đạo Hồi một cách cực đoan như thế - một lối giải thích hầu hết người Hồi giáo đều phủ nhận – đã làm cho một số người, thay vì ngoan đạo hơn như ý muốn của quân khủng bố Hồi Giáo IS, đã có những tác dụng ngược lại.

Imam Mohammed Ghanem bị cấm không được giảng thuyết trong những ngày thứ Sáu, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm giữ đền thờ của ông, vì ông đã can đảm từ chối cam kết trung thành với chúng trước mặt mọi người. Ông nhận xét cay đắng rằng nhiều tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo vì đường lối cực đoan của bọn IS.

Thật vậy, trước những âm thanh chát chúa từ các loa phóng thanh kêu gọi người ta đến đền thờ cầu nguyện trong một khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người bán thịt tên là Omar này vẫn tiếp tục làm việc tỉnh bơ.

“Mosul là một thành phố Hồi giáo và hầu hết những người trẻ tuổi đều có thói quen cầu nguyện,” nhưng IS đã “bắt buộc chúng tôi... chúng tôi đã phải đi đến các đền thờ Hồi giáo ngược lại ý chí của mình, nên từ nay tôi không đi nữa” ông nói.

Trước khi miền đông Mosul được tái chiếm từ tay quân khủng bố Hồi Giáo IS, các cửa hàng đã phải đóng cửa năm lần một ngày để cầu nguyện.

“Một ngày nọ, cậu bé người làm của tôi đã bị quất 35 roi bởi vì nó không đi cầu nguyện”, Omar nói.

“Bây giờ, chúng tôi không còn nghĩa vụ phải đóng cửa hàng của chúng tôi... Chúng tôi cầu nguyện hay không là quyền quyết định của chúng tôi.”

Imam Mohammed Ghanem cho biết:

“Bây giờ một số người ghét thời gian cầu nguyện vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bắt buộc họ cầu nguyện”.

“Quá nhiều áp lực”

“Họ từ chối cả những quy định đúng đắn của Hồi Giáo vì họ gắn liền chúng với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, ngay cả với những điều là bình thường trong thế giới Hồi giáo”.

“Đặt quá nhiều áp lực lên một cái gì đó, nó sẽ phát nổ và đây là những gì đang xảy ra với mọi người. Họ đang muốn sống theo cách họ muốn,”.

Theo Ghanem, một phần của công việc của ông trước khi IS chiếm Mosul là giáo dục người dân về những thực hành đúng đắn của Hồi giáo và điều chỉnh hành vi của họ khi cần thiết.

“Bây giờ, chúng tôi rất ngại nói với họ vì họ đâm ra từ chối mọi thẩm quyền tôn giáo. Nếu chúng tôi nói với họ rằng họ đang làm điều gì đó sai, họ quật lại chúng tôi và bảo chúng tôi là do bọn IS phái đến,” ông nói.

Trong một khu vực khác ở miền Đông Mosul, nơi mưa tích tụ trong những ổ gà, ổ voi do cuộc chiến để lại, Imam Adel Fares cho biết ông cũng đã thay đổi cách tương tác với các tín hữu.

“Bây giờ chúng tôi sợ không dám góp ý kiến với các tín hữu. Họ cảm thấy không thoải mái với sắc phục tôn giáo tôi đang mặc”, Adel nói.

Nhà lãnh đạo Hồi giáo này cho biết ông hiểu được những cư dân “khước từ Hồi giáo” này, nhưng nghĩ rằng tình hình sẽ “dần dần” trở lại bình thường.

Adel bày tỏ hy vọng: “Số lượng người đang dần tăng và tất cả họ sẽ trở lại sau khi những dấu ấn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS biến mất”.

Bên ngoài thành Mosul, nơi hàng ngàn phụ nữ và trẻ con lang thang tìm kiếm thi hài của chồng, cha và anh chị em họ, nơi các cuộc đào bới những ngôi mộ tập thể đang phơi bày trước mặt họ các tội ác kinh hoàng của bọn IS, những tiếng than van, kêu khóc … và cả những tiếng nguyền rủa chửi bới cho thấy có lẽ còn lâu lắm những tín hữu Hồi Giáo này mới tìm lại được niềm tin Hồi Giáo trước đây của họ.

7- Video Thánh Lễ Giao Thừa Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 GX St. Maria Goretti San Jose

8- Video Thánh Lễ Minh Niên Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 CĐ GP San Jose
 
Tổng thống Donald Trump sắp ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
Nguyễn Long Thao
20:29 02/02/2017
Tổng thống Donald Trump sắp ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2017, trong Bữa Điểm Tâm Quốc Gia Có Cầu Nguyện (National Prayer Breakfast), Tổng Thống Donald Trump nói “Tự do tôn giáo là một quyền đang bị đe dọa ở xung quanh chúng ta."Tổng Thống nói về sắc lệnh tự do tôn giáo mà ông sắp ban hành.

Rồi Tổng Thống nói tiếp " Chính quyền của tôi sẽ làm mọi chuyện trong quyền hạn để bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước này."

Dự thảo sắc lệnh của Tổng Thống đã được phổ biến trước trong giới hoạt động chính trị ở Washington, khiến nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo phấn khởi, nhưng giới chủ trương tự do thế tục lại lên tiếng phê bình và chỉ trích..

Dự thảo có các điểm chính sau đây;

Đòi hỏi các cơ sở liên bang phải thừa nhận quyền tự do hành đạo đối với tất cả các công dân, không những ở nơi thờ tự mà còn nơi công cộng.

Bảo đảm chính quyền liên bang không được phép chống lại các tổ chức mà lập trường của họ có chủ trương hôn nhân đồng tính hay ý thức hệ giống tính.

Chỉ thị cho các cơ quan liên bang phải miễn trừ luật Obamacare đối với các cơ sở tôn giáo có chính sách chống lại luật này và cung cấp chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho mọi công dân miễn là chương trình đó không tài trợ cho việc phá thai.

Cơ sở được gọi là tôn giáo bao gồm bất cứ nhóm nào, được thành lập trên nguyên tắc tôn giáo, không kể đó là nhà thờ hay các nhóm bác ái từ thiện.

Ra lệnh cho các cơ quan liên bang trong khả năng có thể thi hành được và luật pháp cho phép, phải chấp nhận các niềm tin tôn giáo và cách hành đạo của các nhân viên. Đồng thời cấm tất cả các hành động chống lại các viên chức liên bang hay các viên chức có khế ước với chính quyền vì quan điểm tôn giáo của họ, dù quan điểm ấy ở bên ngoài phạm vị công việc của liên bang.

Nguyễn Long Thao
 
Phụ tá Quốc Vụ Khanh Vatican ‘lo lắng’ trước sắc lệnh cấm nhập cảnh cuả Trump.
Trần Mạnh Trác
22:38 02/02/2017


ROME - Phá vỡ sự im lặng cuả Vatican về sắc lệnh cấm nhập cảnh đang gây tranh cãi cuả Tổng thống Mỹ Donald Trump, một phụ tá cao cấp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm thứ Tư nói rằng Vatican "lo lắng" về quyết định trên.

"Chắc chắn có lo lắng, bởi vì chúng tôi là những sứ giả của một nền văn hóa khác, một nền văn hóa cởi mở," là lời cuả đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với TV2000, một đài truyền hình Công Giáo Ý, khi được hỏi về sắc lệnh của ông Trump.

Trả lời câu hỏi tiếp theo về lời hứa của ông tổng thống sẽ xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, ĐTGM Becciu nói thêm rằng, "Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh về việc phải đón nhận những người tìm đến xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Tất cả các Kitô hữu phải mạnh mẽ trong việc tái khẳng định thông điệp này. "

Việc mà trước đây Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định giữ im lặng trên một vấn đề rõ ràng là gần gũi với trái tim của Ngài, đã được giải thích bởi Đức Hồng Y Joseph Tobin trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Vị TGM Newark cho biết rằng, trong khi thăm viếng Thánh Bộ mới của Vatican cho việc phát triển con người toàn diện, Ngài đã được Cha Michael Czerny, một quan chức cấp cao cuả Thánh Bộ, nói rằng "Đức Thánh Cha không cảm thấy cần thiết phải can thiệp bởi vì Ngài tin rằng các giám mục, không chỉ là một giám mục, nhưng là các giám mục Hoa Kỳ đang có những phản ứng phù hợp, đáp ứng đúng với tinh thần cuả Phúc Âm".

Những phản ứng từ các giám mục Mỹ về quyết định của ông Trump thì khá nhiều, và phần lớn là phê phán, chẳng hạn Đức Hồng Y Cupich cuả Chicago gọi đó là một "thời khắc đen tối trong lịch sử nước Mỹ."

"Sắc lệnh hành pháp đóng cứa đất nước không cho những người tị nạn, đặc biệt là người Hồi giáo, đang chạy trốn bạo lực, áp bức và đàn áp, là trái với giá trị cuả Công Giáo và giá trị cuả Hoa Kỳ," ĐHY Cupich đã tuyên bố như trên.

Nhiều giám mục Công Giáo khác thì mô tả sắc lệnh cuả ông Trump là 'đáng xấu hổ' và một 'thời điểm đen tối'

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, trong blog hàng tuần phát hành vào thứ ba, đã viết rằng: "Gọi là 'phò sự sống' thì có nhiều liên hệ rộng lớn hơn là việc bảo vệ sự sống trong bụng mẹ mà thôi, tuy rằng sự tự nhiên là bắt đầu ở đó. Chúng ta còn có những trách nhiệm nghiêm trọng đối với người nghèo, người tàn tật, người già và những người nhập cư. Đó là những trách nhiệm mà chúng ta sẽ phải trả lời trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa của công lý khi chúng ta đối mặt với Ngài"

Theo TGM Chaput, thì "hiện thân của người nghèo hèn không có gì hơn là những người tị nạn," và đó là vì lý do mà Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã phản ứng "mạnh mẽ như vậy, tiêu cực như vậy, và đúng đắn như vậy, trước sắc lệnh hành pháp cuả ông Trump vào ngày 28 tháng 1. "

Vị Phụ tá Quốc Vụ Khanh tiếp tục trích dẫn lời Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, là một người nhập cư từ Mexico và một công dân Mỹ nhập tịch, hiện là Phó Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, TGM Gomez nói rằng mặc dù có thể là sự thật là Trump đã không áp đặt một "lệnh cấm người Hồi giáo", vì đa số các nước Hồi giáo không bị ảnh hưởng, điều này "không làm cho sắc lệnh trở nên ít rắc rối hơn. "

"Ngăn chặn nhập cảnh đối với người tị nạn trong một thời gian 90 hoặc 120 ngày thì không có vẻ là dài. Nhưng đối với một gia đình đang phải chạy trốn khỏi một đất nước có chiến tranh tàn phá, đang bị bạo hành vì băng đảng ma túy, hoặc sống dưới bạo lực cuả các lãnh chúa bắt cóc cả trẻ em vào quân đội - thì sự ngăn chặn nhập cảnh này có nghĩa là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, " TGM Gomez viết.
 
Thiên Đàng Cộng Sản Bắc Hàn ra lệnh cho dân chúng đi hốt phân trong dịp Tết.
Xavier Nguyễn Đông
22:29 02/02/2017

Với việc nhập khấu chậm lại từ Trung Quốc vì các con buôn lo ăn mừng năm mới, Bắc Triều Tiên huy động người dân đi hốt phân bằng cách giảm giờ mở cửa cuả các cửa hàng.

Theo tin AsiaNews thì vì nạn thiếu phân bón hóa học, chính quyền Bắc Triều Tiên đã áp đặt một giới hạn về thời gian hoạt động của các chợ địa phương để khuyến khích người dân đi hốt phân làm phân bón.

Giờ mở cửa cuả các chợ được thay đối thành 04:00g chiều đến 9:00g tối, trước đây giờ mở cửa là 8:00g sáng đến 9:00g tối.

Chiến dịch huy động quần chúng là bắt buộc, gọi là "mặt trận" theo cách gọi cuả chế độ. Chính quyền sử dụng "mặt trận" để huy động nhân lực cho các dự án khác nhau và để đo lường sự 'trung thành với nhà nước và Đảng'.

Chính quyền Bắc Triều Tiên cũng đã từng thay đổi giờ mở chợ như thế trong năm ngóai, trong cái gọi là 'trận chiến 200 ngày' bắt đầu từ ngày 09 tháng 1, sau ngày sinh nhật cuả Kim Jong Un.

Cuộc chiến 200 ngày áp đặt nhiều hạn chế để thực hiện kế hoạch năm năm cuả họ, nhưng đã có những tác dụng tiêu cực là giá cả các nhu yấu phẩm đã bị đẩy lên cao hơn, bao gồm trứng, đậu phụ, và giá đỗ.

Năm ngoái Bắc Triều Tiên đã mua được một số lượng dầu thô với giá thấp từ Nga, cho nên họ đã sản xuất được một số lượng phân bón đáng kể để bù thêm vào với số phân bón từ Trung Quốc. Tuy nhiên năm nay, giá dầu đã tăng và việc nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc thì trở nên khó khăn hơn.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Minh Niên Tại Ho Đạo Saang và Kohtiêu - Cam Bốt
Lm Lý Phan Sinh
07:12 02/02/2017
MINH NIÊN MÙNG MỘT TẾT

THÁNH LỄ TẠI HỌ ĐẠO SAANG VÀ KOHTIÊU


Sáng Mùng Một Tết Đinh Dậu, chúng tôi khởi hành từ họ đạo Kohtiêu trực chỉ hướng thủ đô Nam Vang…. tiếp tục cuộc hành trình trên con đường đầy bụi bặm và gồ ghề nhức nhối cho những hành khách đến từ phương xa … Nhìn nhiều chiếc xe Honda, xe đạp trên con đường chúng tôi cảm thấy thương tâm đối với dân nghèo Cambốt… không nón bảo hiểm an toàn, không khẩu trang…nhiều người dân trên trục lộ chính nầy đi chân đất, những em bé áo quần lem luốt… hai bên đường là nhà sàn… phía trước sân nhà là những con bò trắng ốm yếu đang ngậm rơm khô hay cỏ… trên đường phố đôi lúc các em lùa bò đi ăn ngoài đồng cản cả lối giao thông công cộng… nhiều xe vận tải lớn bé đủ loại, chuyên chở quá tải đồ đạc và ngay cả hành khách cũng thặng dư trong xe… dường như ở Cambốt đó là chuyện ‘bình thường’. Kèn xe bóp liên tục… trên đường… người tránh xe hơn là xe tránh người.

Phật Giáo trên đất Cambodia là Quốc Giáo cho nên khắp nơi từ thành thị đến thôn quê… Chùa Chiền lớn nhỏ… đủ loại… dễ dàng được cấp giấy phép xây dựng tùy ‘Lòng Hảo Tâm’ của dân làng hay của khu vực… hoặc do những nhà tài trợ giàu có... Nhiều khu Chùa rộng thênh thang, Am Nhỏ Am Lớn, Khu Trị Sự, Nhà Vãng Lai… chiếm hằng mẫu tây, nhưng không có bao nhiêu Sư trụ trì… Vì là Quốc Giáo, Các Sư Sãi, Tăng Ni được kính trọng… chẳng bù lại ‘Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam’ trên đất Cambodia đếm trên đầu ngón tay. Vừa nhà thờ, nhà xứ, một dãy trường học cũ… vỏn vẹn trên một khu đất khoảng 2.000 mét vuông, tính luôn nhà của giáo dân sống chung quanh mồ mả gọi là Đất Thánh của họ đạo… Không chọn lựa nào khác hơn… vì nghèo và không hộ khẩu… Có những nhà thờ xây trên thổ cư hơn 10 hay 15 năm đã được Đức Cha đến làm phép và thánh hiến mà chưa có giấy phép công nhận của chính quyền địa phương là nơi Phượng Tự, như đã trình bày trong một bài viết trước đây. Chúng tôi sẽ trở lại đề tài Chùa Chiền, Nhà Thờ hay Họ Đạo chính thức Công Giáo của người Cambốt trong quốc gia Cambodia và Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam trên đất Cambodia trong một bài viết sau.

Trên quãng đường dài 40 cây số… chúng tôi thấy một vài tai nạn… xe cán chó, đụng bò... nếu xe cán chết người… phải chờ cảnh sát giao thông đến giải quyết khá lâu... như cơm bữa, xe cứ nằm ụ đó, cản trở giao thông… là chuyện thường, dân chúng tụ họp đứng xem làm nghẽn lối lưu thông là chuyện nhỏ đối với họ. Các xe vận tải có bảo hiểm… nhân mạng con người được đền bù với giá rẻ mạc, cho nên có những tài xế vô lương tâm đôi lúc không quan tâm đối với những khách bộ hành hay những người đi bộ dọc trên trục lộ giao thông chính. Đặc biệt là những em bé đi bộ hay cưỡi những chiếc xe đạp cũ kỹ, với những tiếng còi đinh tai nhức óc, có thể làm các em hoảng sợ té ngã vào chiếc xe đang chạy sát bên hay các em đang hối hả qua cầu sắt một chiều… lo sợ hoảng hốt vì chiếc xe tải đang chạy sau em với tíếng còi thôi thúc… hoặc các em nhìn thấy phía bên kia cầu đoàn xe đang đợi để qua cầu (một chiều) rồ máy inh ổi như hối hả chờ chạy ngược chiều với em…

Ngồi trên xe quãng đường từ Kohtiêu đến Saang khoảng 40 cây số, nhưng phải hơn 1 tiếng 30 phút chúng tôi mới đến họ đạo Saang. Nhà thờ Saang nằm bên dòng sông nhỏ phía sau. Vì nhà thờ cất quá sát bờ sông lại nằm theo chiều nước xoáy cho nên mỗi năm nuớc cuốn dần một số đất phía sau nhà thờ… cho nên nếu có tầm nhìn xa, thì một lúc nào chắc chắn nhà thờ sẽ sụp lỡ. Một vài căn nhà lụp sụp gần mé sông đã phải chống cừ hay làm cột ximăng chống đỡ…

Trừ nhà thờ họ đạo chính là Bình Di (Chrey Thom) nằm trên trục lộ chính, các nhà thờ khác trong hạt Basac đều nằm trong những ngõ hẻm cụt của khu phố hay làng xã, huyện… sát bờ sông. Có thể hiểu là đa số dân Việt làm nghề đánh cá…. với ghe thuyền bè là nhà lưu chuyển trên sông…. vô gia cư - không có giấy thường trú.

Giáo dân của họ đạo Saang đông hơn Kohtiêu gấp đôi. Khoảng 130 gia đình cả lương lẫn giáo với số giáo dân khoảng… Nhìn trang phục thì có thể đoán ra là vì họ sống gần thành phố Nam Vang hơn những họ đạo Việt Nam khác cho nên có công ăn việc làm ‘tương đối’ khá hơn Kohtiêu. Dùng danh từ ‘khá hơn’ chứ không nói họ ‘giàu hơn’. Đa số người Việt Nam Công Giáo có thể tự hào là ‘rộng rãi-quảng đại’ với Giáo Hội-Cộng Đoàn Họ Đạo. Đặt vào trường hợp họ đạo Saang nầy so với họ đạo Kohtiêu… dân số đông hơn gấp 2 Kohtiêu. Tiền dâng cúng mỗi Chúa Nhật (nếu có thánh lễ) khoảng $10 USD. Như vậy cả hai họ đạo đều giống nhau về ‘lòng quảng đại’ khi so sánh số dân Công Giáo.

Vì chỉ có một linh mục Việt Nam duy nhất trông coi 6 họ đạo trong một hạt lớn Basac. Ngài làm lễ luân phiên tiếng Việt trong 6 họ đạo… có khi 1 tháng một lần… thỉnh thoảng có một vài linh mục trong một họ đạo Cambốt đến dâng lễ bắng tiếng Khmer và cộng đoàn đối đáp bẳng tiếng Khmer, nhưng các bài đọc và thánh ca bằng 2 ngôn ngữ Việt-Khmer xen kẽ lẫn nhau. Cũng giống như hơn 30-40 năm về trước, các cộng đoàn CG.VN ở hải ngoại chưa có nhiều linh mục VN như ngày nay, các cộng đoàn CG.VN tại các nước như Mỹ, Canađa, Đức, Úc mời các cha sở địa phương dâng thánh lễ bằng ngôn ngữ của quốc gia và các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Việt.

Riêng tại Quốc Gia Cambodia nầy Đấng Bản Quyền có một quy tắc rất ‘Nghiêm Nhặt’ trong vấn đề cử hành Thánh Lễ Tiếng Việt và Thánh Lễ Tiếng Khmer trong các Nhà Thờ Việt Nam trên đất Cambốt. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề Lễ Tiếng Việt trên đất Cambốt trong một bài viết sau. Chúng ta trở lại với Thánh Lễ - Phụng Vụ tiếng Việt.



Chúng tôi có dịp đến thăm viếng và dâng lễ tiếng Việt trong ít nhất là 4 nhà thờ trong hạt Basac và vài nhà thờ Việt Nam khác như Ván Ép, Đức Mẹ Mekong (Bãi Cải) đôi lần… Nghi Thức Thánh Lễ Rôma có nơi dùng Nghi Thức Thánh Lễ Cũ, có nơi dùng Nghi Thức Thánh Lễ Mới của Sách Lễ Rôma. Có nơi dùng Sách Các Bài Đọc của Ban Phụng Vụ (Xuất Bản 1973) và có nơi dùng Sách Các Bài Đọc Mới… như một vài họ đạo trên đất Cambốt. Chính vì điểm không ‘đồng nhất’ nầy mà trong phần đối đáp giữa Chủ Tế và “Cộng Đoàn Phụng Vụ” hay gọi cách khác là ‘Cộng Đoàn Dân Chúa’ cũng rất là ‘lung tung’ như giữa ‘giao thời’. Thực ra Phụng Vụ Mới đã thay đổi bao nhiêu năm rồi mà phần áp dụng cũng chưa áp dụng đúng như ‘Luật Phụng Tự Buộc’ hay là ‘Luật Tùy Thích?’

Trong những thánh lễ được cử hành trong dịp Tết trên đất ‘Cambodia’ chúng tôi thấy được một điểm son nổi bậc là các bạn trẻ trong các ca đoàn. Họ cố gắng tập luyện các bài hát hay thánh ca bằng tiếng Việt hay tiếng Khmer. Họ hát rất hay, nhuần nhuyển cả hai ngôn ngữ. Đặc biệt tiếng Việt…. tôi rất đỗi kinh ngạc khi nghe tâm sự của một ‘Ca Trưởng’ là trong số các ca viên có những em ‘không biết đọc và viết tiếng Việt … các em hát ‘thuộc lòng’. Như chúng tôi đã trình bày không hộ khẩu - không là thường trú dân - chỉ được học hết lớp 2 trên đất Cambodia mà thôi. Chính vì thế các gia đình Việt Nam phải sống ‘từng cụm nhỏ’ với nhau. Nếu không có giấy tờ ‘tùy thân’ cấp do chính quyền xã huyện như giấy ‘CMND’ ở Việt Nam. Khi lái xe Honda ra đường bị công an chận lại ‘xét hỏi’… là người Việt sống bất hợp pháp trên đất Cambodia, bạn phải nộp tiền mãi lộ… chưa dám nói đến vấn đề có thể bị giam giữ xe… và người…

Trên đường về lại Kohtiêu, chiều đến, chúng tôi đi xuồng ‘ba lá’ hay ‘tác rán’ với chiếc máy đuôi tôm sang thăm ‘một cụm’ gia đình Việt Nam khoảng 12 gia đình bên kia sông với địa danh là ‘Bến Phân’… có thể đây là bến ‘phà nhỏ’ dựa phân súc vật để ghe tàu ghé mua hay trao đổi hàng hóa chăng???

Trên chiếc nhà sàn chúng tôi nhìn thấy một cụ già đang nằm trên chiếc chiếu cũ thoi thóp. Cụ già nầy chúng tôi đã gặp trước đây mấy hôm khi chúng tôi đi Honda qua phà nhỏ tặng Quà Xuân cho ‘cụm gia đình nghèo này’ cả lương lẫn giáo. Cụ đã ngoài 85 tuổi… đã lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu vả Của Ăn Đi Đàng. Vợ và đông đảo con cái cháu chắt cùng quỳ gối xung quanh và cùng với linh mục cầu nguyện cho cụ được ơn chết lành nếu Chúa gọi cụ trong Mùa Xuân Đinh Dậu nầy về vui hưởng một Mùa Xuân Vĩnh Cửu trên chốn Vĩnh Hằng. Cầu nguyện vả hy vọng cụ vẫn còn sống…

Về lại Kohtiêu trên chiếc ‘tác rán’, tôi thầm nghĩ lại, phải phục các cha ‘Thừa Sai Ngoại Quốc’ khi đến quê hương Việt Nam. Các ngài xây dựng các họ đạo ở sát hay gần ‘kinh-rạch-sông’ đó là những phương tiện giao thông độc nhất thời bấy giờ… và trồng nhiều cây ‘SAO’ để ‘SAU’ một ‘Niên Kỷ-Trăm Năm’ Nhà thờ họ đạo sẽ mục nát. Giáo dân đốn ‘SAO’ xây dựng nhà thờ mới cho thế hệ ’SAU’. Thật tuyệt vời ‘Bái Phục’ những bước chân kiên cường và kiêu hùng của Những Tiền Nhân đã xây dựng Nền Mống Vững Chắc cho Toà Nhà của Giáo Hội Việt Nam và cũng có thể cho Tòa Nhà của Giáo Hội Campuchia nầy nữa.

Đang mãi mê suy nghĩ về ‘Những Bước Chân Anh Dũng…’ chiếc thuyền ‘ba lá’ đã cập bến ‘Xóm Giáo Kohtiêu… bên cạnh vài chiếc thuyền hay bè mà những người Việt đang sinh sống như Căn Nhà Của Họ Trên Đất Cambốt nầy. Tài sản vốn liếng của họ chỉ có ‘Bằng Ấy’. Con đường ẩm ướt và bẩn thiểu từ bờ sông lên tới nhà thờ khoảng 200 mét nầy sẽ được đổ gạch, đất, cát sau những ngày Xuân. Đó là niềm ước mơ của cụ già đồng hương Việt Nam và gia đình nhỏ bé của bà đang sống giữa những gia đình Công Giáo trong họ đạo nhỏ bé Kohtiêu. Niềm ước mơ của chúng tôi… con đường cụ thể nầy biết đâu sẽ là con đuờng bà sẽ đi lên nhà thờ, đi ra đầu phố đón xe đi Nam Vang Thủ Đô của Nước Cambodia cũng sẽ là con đường Chúa sẽ dẫn đưa Bà và gia đình con cháu duy nhất trong xóm đạo về Nước Trời qua con đường Công Giáo của chúng ta.

Thánh lễ chiều Mùng Một Tết ở Kohtiêu… thật êm đềm… cuối ngày Tân Niên Đinh Dậu. Thánh lễ thật dễ thương ca đoàn ‘tổng hợp’ gồm già trẻ, lớn bé…biết chữ cũng như không biết chữ qua sự cố gắng tập luyện của hai Dì Chợ Quán... hát cũng hay qua sự cố gắng của ca viên mới được thành lập khoảng hai tháng nay. Thánh lễ được kết lại, vài gia đình tổ chức bữa ăn đạm bạc của dân làng trước sân nhỏ ngoài khuôn viên nhà thờ - sân sinh hoạt độc nhất của cả làng - ngoài khuôn viên nhỏ trong nhà thờ. Cá…hấp, cá chiêng là sản phẩm chính với thịt heo kho với cá kho và dưa giá. Muốn ăn củ kiệu với tôm khô và bánh tét… ở đây không có bán hay ai làm những món ‘hạp khẩu’ đó. Họ cho biết là phải đi Honda 15 cây số qua phà nhỏ sang chợ Long Bình bên tỉnh An Giang mới có bán củ kiệu và tôm khô. Giáo dân nói với chúng tôi. Hẹn ngày Mùng Ba Tết, họ sẽ đi chơ Long Bình mua củ kiệu-tôm khô đãi chúng tôi để chia tay. Đó là Tiệc Mừng Năm Mới Đinh Dậu. Dù sao cũng tạm gọi là đã chia sẻ Tiệc Mừng Tân Xuân trên ‘Đất Cambodia’ năm nay.
 
Trên đường đi làm mục vụ ghé thăm Cha Kim Long và giáo xứ Đức Mẹ La Vang ở Miami
LM Trần Công Nghị
11:17 02/02/2017


MIAMI - Trên đường đi làm mục vụ Tuyên úy cho Cruise Veendam Holland America từ Miami thăm một số đảo Aruba, Trinidad, Tobago, Barbados, vùng Caberian… và rồi thăm các quốc gia Nam Mỹ, tôi đã có dịp ghé thăm Cha Kim Long, chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang ở Miami, và giáo xứ của Ngài.

Nói đến Florida là nói đến Tiểu bang của ánh sáng chan hòa (sunshine), nói đến bãi biển đẹp, thành thị cho người hưu dưỡng… Nơi đây với khi hậu ấm áp quanh năm, có những khu du lịch và giải trí, và với người Việt thì đây có những vườn trái cây miền nhiệt đới.

Tôi rất vui mừng gặp lại cha Long sau 5 năm Cha rời thủ đô tị nạn LittleSaigòn Nam Cali để đến vùng đất mới này. Khi đó lúc cha từ giã dân chúng ra đi, ai cũng thương mến và tiếc nuối vị linh mục trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, và luôn niềm nở và tận tâm mục vu cho mọi người… nhưng sự mất mát cho của dân Cali lại là “phúc lớn” cho anh chị em giáo dân Công Giáo ở Miami. Cha đến nhận trách nhiệm mục vụ nơi đây thay cho cha Nguyễn bá Kỳ được đi hưu dưỡng.

Sau khi về được vài năm Cha đã có thể cùng với giáo dân thành lập được nhà thờ và cộng đoàn ở đây được nâng lên hàng giáo xứ. Trong những năm vừa qua, nhiều sinh hoạt của giáo xứ ở đây đã được giới thiệu trên VietCatholic.

Đức Tổng Giám mục Wenski đã chính thức công nhận và cho phép Cộng đoàn trở thành Giáo xứ Truyền giáo Đức Mẹ La Vang trong Tổng giáo phận qua văn thơ đề ngày 15-07-2014 và đặt cha Giuse Nguyễn Kim Long làm Cha Quản xứ với quyền hành như cha xứ. Tên và địa chỉ của Giáo xứ như sau: Giáo Xứ Truyền Giáo Đức Mẹ La Vang (Our Lady of La Vang Vietnamese Mission) - 123 NW 6th Avenue, Hallandale Beach, Fl 33009

Trong hơn 2 năm cùng đồng hành với anh chị em giáo dân ở đây, cha tiếp tục làm sống lại ước nguyện của mọi người khát khao có được giáo xứ riêng, với ngôi nhà thờ riêng cho các sinh hoạt đặc thù của người Việt Nam. Sau khi viết thư trình bày ước vọng của Cộng đoàn Việt Nam với Đức Tổng GM, cha và một số đại diện đã có cuộc gặp đầu tiên với vị chủ chăn Địa phận vào 03-11-2013, khởi đầu cho tiền trình hoạch định, tìm kiếm và mua nhà thờ.

Thời gian trôi qua, có lúc giấc mơ tưởng chừng như đã đến gần, nhưng có khi lại sắp tan thành mây khói. Và rồi cuối cùng, giấc mơ cũng đã trở thành hiện thực khi Đức Tổng Giám mục gợi ý một nhà thờ Công Giáo đã bị đóng cửa nay muốn bán lại cho Cộng đoàn Việt Nam với giá cả tương đối. Phải nói là Cộng đoàn Việt Nam đã trúng sổ xố vì giá trị của khu đất nhà thờ gần 4 mẫu tây, chỉ cách biển chưa đầy 2 dặm, gồm nhà thờ, nhà xứ, hội quán và bãi đậu xe khá rộng có giá trị cao hơn số tiền được đề nghị.

Sau khi nhận chủ quyền khu nhà thờ, cha Quản nhiệm và các anh chị em tình nguyện đã dành thời gian hơn 2 tuần qua cho công việc sữa chữa, tân trang lại, chuẩn bị cho ngày có Thánh Lễ đầu tiên vào Chúa Nhật 31-08, Khai giảng Năm Giáo Lý vào Chúa Nhật 7-09 với 3 Thánh Lễ: 9:30am (Lễ Thiếu Nhi) - 11:30am (Lễ Cộng đoàn) - 7:00pm (Lễ Giới trẻ); và nhất là cho Ngày Đại Lễ Thánh Hiến Nhà thờ dự kiến vào đầu tháng 12.

Tôi đến thăm cha Cha Kim Long vào ngày thứ Tư và cha nói “Cha đến thật đúng ngày, vì mỗi thứ Tư đều có anh chị em giáo dân tự nguyện đến dọn dẹp khu nhà xứ và trưa thì có ăn chung, và tối nay có thánh lễ ngoài trời trước tượng Đức Mẹ La Vang và có vữa ăn đặc biệt”.

Nhìn thấy cảnh cha con một lòng tất cả đều hăng hái thu dọn khu nhà thờ, tỉa cây, cắt cỏ, dọn dẹp, trang hoàng, và tại “quán ăn” có vài chị em đang nấu nướng… thì biết thực sự xứ đạo này có sức sống và tình nghĩa.

Tôi hỏi cha Long “tuần nào anh chị em cũng đến đây làm việc?” Cha nói: Đúng thế.

Bữa tối có tới 30 anh chị em tới họp mặt và chung vui trong một bữa ăn rất thịnh soạn, đồ ăn thật truyền thống còn hương vị ngày tết, và một số món ăn đặc biệt mà có mấy anh chị đầu bếp chuyên nghiệp nấu nướng như “lẩu dê” và “cá polamon” và ‘mực rang” đặc biệt. Trong bữa ăn anh chị em chia sẻ những bài hát karoke, những câu chuyện thân tình và niềm vui như một gia đình ấm cúng là con cái Chúa.

Ngày hôm sau từ giã cha Kim Long tôi lên tầu du lịch, tôi cảm nhận được ơn an bài và sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa trên cuộc đời các linh mục. Gia đình cha Kim Long không có ai ở đây tất cả đều còn lại ở Việt Nam, nhưng tại Miami cha có một gia đình thật tràn đầy yêu thương… Rời bỏ Cali nơi chốn phồn hoa thịnh vượng, cha Long về đây lại được chan hòa tình mến và những bàn tay nhiệt thành cộng tác với Cha… Trước đây con đường mục vụ của cha xuyên qua nhiều quốc gia, đi nơi này nơi kia… Giờ đây cha có nơi chốn vững vàng và giáo xứ do chính cha tạo dựng… Tôi dâng lời cám tạ hồng ân Thiên Chúa với Cha và thầm nhủ rằng dù bất kỳ có những khó khăn nào chẳng nữa Cha cũng sẽ vượt thắng được vì cha có sự hỗ trợ mạnh mẽ và tình mến và yêu thương của giáo dân.

Ngược dòng lịch sử về sự tiến triển và hình thành giáo xứ ơ đây, chúng tôi được cha Kim Long cho biết như sau:

Năm 1990, cha Vang rời Cộng đoàn đi giúp người tị nạn tai Hồng Kông. Cha Isodore Nguyễn bá Kỳ từ địa phận Pensacola-Talllahassee về phụ trách Cộng đoàn.

Cộng đoàn mỗi ngày gia tăng về dân số cũng như về các mặt sinh hoạt tôn giáo và xã hội. Sau một thời gian phải thuê nhà thờ và di chuyển nhiều nơi, cha Kỳ đã dàn xếp với Đức ông Williams Dever, cha sở nhà thờ Thánh Helen, để đưa Cộng đoàn về hội nhập vào Giáo xứ nằm trên đường Oakland Park.

Cha Isodore Nguyễn bá Kỳ sau 22 năm hướng dẫn và phục vụ Cộng đoàn đã xin Đức Tổng Giám mục Giáo phận cho nghỉ hưu. Cha Giuse Nguyễn Kim Long, từ California, đến thay cha Ký dể tiếp tục hướng dẫn Cộng đoàn vào 15-11-2011 với vai trò Cha Quản nhiệm.

Quí vị có thể vào trang web.miamiarch.org dể xem tên chính thức của Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.
 
Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017
Lam Hồng
11:03 02/02/2017
Gần 500 Dự tu Giáo phận Vinh tham dự ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới 2017

Với chủ đề “Hãy theo Thầy” (Lc 9, 59), ngày hội ngộ và tĩnh tâm đầu năm mới (01/02/2017- mồng Năm Tết ÂL) tại ĐCV Vinh Thanh đã thu hút gần 500 em dự tu thuộc giáo phận Vinh tham dự.

Xem hình

Ngày hội ngộ và tĩnh tâm của anh em dự tu còn vinh dự có sự hiện diện của quý Đức Cha Phaolô, Đức Cha Phụ tá Phêrô – Giám đốc ĐCV, quý cha trong ban Mục vụ Ơn gọi.Cũng trong dịp nầy, Đức Cha Phaolô đã thông báo bổ nhiệm cha Phêrô Trần Cầu Hoa đặc trách lớp Dự tu giáo phận Vinh

Chương trình ngày tĩnh tâm được bắt đầu vào lúc 8h00, sau nghi thức khai mạc, cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc ĐCV, Trưởng ban Mục vụ Ơn gọi (MVOG) giáo phận đã có lời chào mừng và chúc mừng năm mới tới các Dự tu về tham dự tĩnh tâm hôm nay. Ngài nhấn mạnh chủ đề của ngày tĩnh tâm: “Trong lần gặp gỡ đầu Xuân này chúng ta cùng suy niệm về chủ đề “Hãy theo Thầy”. Đây là lời mời gọi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa và cũng là lời mời gọi của Chúa dành cho các bạn hôm nay. Bởi thế mục đích của chương trình MVOG là giúp các bạn khám phá lời mời gọi của Thiên Chúa và biết quảng đại đáp trả lời mời gọi của Ngài”.

Tiếp đó, Đức Cha Phụ tá Phêrô đã chia sẻ những lời huấn từ dành cho các Dự tu, ngài nhắn nhủ:“Các bạn đừng bao giờ thất vọng nhưng hãy nhạy bén với lời mời gọi của Chúa và can đảm mở lòng mình ra để đón nhận những con đường dấn thân phía trước mà Chúa và Giáo Hội đang mời gọi. Dù mỗi người sống trong môi trường, hoàn cảnh nào cũng hãy biết lắng nghe, ở lại, tin tưởng và sống hiệp nhất với Đức Kitô để loan báo Tin Mừng trong những môi trường mà Chúa muốn chúng ta dấn thân phục vụ tha nhân”.

Lúc 9h15, tại nhà nguyện của ĐCV, quý Dự tu tham dự đã được cha Phêrô Nguyễn Văn Hương chia sẻ về đề tài: “Ơn gọi và điều kiện theo Chúa”. Trong bài chia sẻ, cha Phêrô nhấn mạnh đến hai mệnh đề “Ơn gọi” và “Điều kiện để theo Chúa”. Trong phần “Ơn gọi”, cha Phêrô chia sẻ với các tham dự viên tiến trình ơn gọi của mỗi người, gồm có ba giai đoạn: Lời mời gọi trở thành người tốt; Lời mời gọi trở thành người tín hữu tốt và cuối cùng là, lời mời gọi sống những ơn gọi riêng biệt trong Giáo Hội.

Phần hai là “Điều kiện để theo Chúa”. Nội dung của phần này gồm ba điểm chính: Sống khó nghèo vì Nước Trời; Sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi không được tính toán, do dự; Muốn trở thành môn đệ Đức Kitô thì phải biết từ bỏ, từ bỏ những thú vui, những lời mời gọi của thế gian.

Sau giờ chia sẻ, trong bầu khí tĩnh lặng, quý cha trong ban MVOG đã giúp các dự tu có cơ hội giao hòa với Chúa qua Bí tích Hòa Giải.

Buổi chiều, lúc 13h30, chương trình ngày hội ngộ và tĩnh tâm được tiếp tục với phần thảo luận và giải đáp những thắc mắc. Ở phần này cha JB. Nguyễn Kim Đồng đã nhắn nhủ các Dự tu ba vấn đề chính yếu trong chương trình MVOG năm nay, bao gồm: Rèn luyện nhân bản, tu đức, tri thức, mục vụ; Học hỏi đào sâu cuốn “Định hướng huấn luyện dự tu” qua các năm I, II, III; Dự định trong thời gian tới các nhóm Dự tu của giáo phận đang học tập ở một số thành phố sẽ quy tụ với nhau trong cùng một mái nhà.

Cũng trong phần này, các tham dự viên đã gửi đến quý cha trong ban MVOG nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề hồ sơ dự tu; việc sinh hoạt nhóm của các dự tu đang học tập ở một số thành phố lớn; một số vấn đề liên quan đến kỳ thi vào ĐCV sắp tới, … Các câu hỏi đã được quý cha giải đáp khá rõ ràng, chi tiết, giúp tháo gỡ những trăn trở cho các bạn Dự tu trong thời gian qua.

Cao điểm của ngày tĩnh tâm gặp gỡ là thánh lễ diễn ra vào lúc 15h00, tại nguyện đường ĐCV, do Đức Giám Mục Phaolô chủ sự.

Giảng trong thánh lễ, khởi đi từ đoạn Tin Mừng của thánh Mác-cô (Mc 10, 17-27), thuật lại câu chuyện anh thanh niên giàu có đến gặp Đức Giêsu để xin theo người nhưng lại không dám dứt bỏ của cải thế gian. Từ đó, liên hệ với các Dự tu, Đức Cha Phaolô mời gọi “Các con hãy ra đi, hãy đến với Chúa, lắng nghe tiếng Chúa và sẵn sàng đáp trả lời mời gọi của Ngài. Các con cũng hãy bán đi những dự tính, những dự phóng riêng tư của chính mình để rộng mở tâm hồn đón nhận tha nhân. Mỗi người hãy cảm nghiệm Chúa chính là gia nghiệp, là cùng đích của cuộc đời mình, để từ đó các con can đảm dấn bước theo Chúa mỗi ngày”.

Buổi gặp mặt tĩnh tâm đầu xuân Đinh Dậu đã khép lại bằng những giây phút tri ân cảm tạ. Hi vọng, với những gì anh em đã thu nhận được qua ngày hội ngộ và tĩnh tâm hôm nay, sẽ giúp mỗi người xác tín vững vàng hơn trên con đường dấn thân theo đuổi lý tưởng dâng hiến của mình.

Lam Hồng
 
Sinh viên họp mặt hàng năm tại giáo xứ Long Phú Sóc Trăng
Tiêu Hồ
20:57 02/02/2017
Sinh viên họp mặt hàng năm tại giáo xứ Long Phú Sóc Trăng

Mười Năm- Một Mối Tình.

Hàng năm cứ vào ngày mùng 5 tết Cha sở Ant Lý Thanh Viêt thuộc giáo xứ Long Phú giáo hạt Sóc Trăng, giáo phận cần Thơ lại tổ chức cuộc họp mặt gặp gỡ các sinh viên đang học tập tại các thành phố Sài Gòn, Cần Thơ hoặc nhiều tỉnh thành khác.

Xem Hình

Hơn 200 bạn trẻ bao gồm cả các bạn không là người Công Giáo thuộc giáo hạt Sóc Trăng và thậm chí các giáo hạt khác của giáo phận Cần Thơ đã tiếp nối nhau quay về ngôi mái nhà chung tại Long Phú.

Và nơi đó tôi đã thấy một mối tình mười năm triển nở. Tôi lặng ngắm từng bước chân từng bước chân của đoàn người trẻ tiếp nối nhau. Tôi lắng nghe tiếng chào mời lời chúc tụng đầu năm. Tôi nhìn thấy niềm vui mùa xuân đang tỏa rạng trên từng khuôn mặt. Họ là những sinh viên khắp nơi, hai năm, ba năm, năm năm và thậm chí mười năm chung thủy với một mối tình. Tôi đã từng đọc thư tình thập giá của nhà thơ Dâng Dâng. Tôi cảm nếm được chút hương vị của trái tim ngọt ngào tình yêu sâu sắc và bây giờ đến đây lại cảm nhận cái nhựa yêu ấy đang chảy tràn lan, nồng nàn, mối tình mười năm mà hiếm ai biết đến. Tôi đứng từ xa, zum chiếc máy ảnh chụp lại hiện thân của tình yêu đã mê hoặc các người trẻ từ các nơi xa xôi tìm về. Tất cả đều cháy chung một ngọn lửa yêu và chung thủy với tình yêu nên hàng năm xum họp về đầy đủ.

Tôi ngước nhìn lên thánh giá cao chót vót trên nóc nhà thờ và tự hỏi: - Sức mạnh nào đã làm nên điều nhiệm mầu này? Và tôi đã cảm nghiệm từ khuôn mặt hiền lành của Cha Sở Ant Lý Thanh Viêt. Có lẽ sức mạnh tình yêu, sức mạnh của người đã yêu và hy sinh vì tình yêu liên lỉ trong mười năm qua. Tôi tò mò và tranh thủ:

- Cho con xin được hỏi Cha đã tổ chức gặp mặt các bạn trẻ được bao nhiêu lần rồi ạ?

Không chần chừ, Ngài cười hiền lành trả lời:

- Mười năm, kể từ khi về đây đến giờ!

- Wow! Mười năm. Tôi nghĩ ngay tới một mối tình son sắc và nhẩm trong lòng tôi sẽ đặt tên là “Mười Năm – Một Mối Tình”

-Con xin thêm một câu nữa? Tôi được đà lao tiếp.

-Đừng viết gì nhé, đừng đưa hình tôi lên nhé.

-Dạ! Miệng thì dạ nhưng trong lòng tôi đang nghĩ con sẽ chọn tấm hình đẹp nhất, hoàn hảo nhất, con sẽ vì danh Chúa và danh của tình yêu đã làm tỏa sáng vùng đất khô cần này mà làm điều con tin là nên làm.

Tôi đã khắc ghi một tâm tình:

_ Hai điều mà Cha muốn đọng lại trong ngày giao lưu hàng năm: Một là các bạn trẻ cùng họp mặt nơi thánh đường này cùng dâng thánh lễ cầu nguyện, hiệp nhất với nhau. Thứ hai là họ sẽ gặp gỡ, tương giao, chia sẻ và nối kết với nhau trong công việc và đời sống sau này. Người đi trước sẽ dẫn đường người đi sau, dìu dắt nhau tránh xa những cạm bẫy của đời thường, cũng như hỗ trợ nhau trong công ăn việc làm. Năm đầu mấy chục, năm sau cứ thế tăng dần, nó như một ngày truyền thống, họ tự mời nhau thông qua Facebook, tin nhắn, các trang mạng xã hội. Họ mời luôn cả những bạn không cùng tôn giáo. Mình cứ ước lượng năm nay nhiều hơn năm trước rồi tổ chức.

Tôi thấy niềm vui trên mặt Cha, niềm vui trong từng lời nói chia sẻ, niềm vui gửi theo các trò chơi và các món quà gói gém. Tiền lì xì ẩn nấp trong cái bao đo đỏ như một lời nhắn gửi ý nhị: “ Cứ đến mà vui, mọi sự có Chúa lo liệu”

Lắng đọng giữa những ồn ào và gặp gỡ, những nhốn nháo bên ngoài là tâm tình son sắc được gửi gấm trong thánh lễ. Năm nào cũng có Cha khách đến giảng, đến nhỏ nhẻ tâm tình vun đắp cho một năm thêm tròn đầy. Năm nay là bài giảng của Cha dòng Đa Minh Pet Trần Văn Thơ. Chỉ trong ba từ ngắn gọn: Chạy- Cháy- chảy… Cha phát họa toàn cảnh của đời sống của giới trẻ hôm nay, với những minh họa cụ thể, đã xoáy sâu vào tâm can mọi người bài học, phải biết chạy theo cái gì giữa cái xã hội Media hôm nay, phải biết cháy lên lửa nhiệt huyết, lửa lòng mến mà chính Đức Ki-to đã mang đến cho thế gian, phải biết tan chảy ra cho mọi người xung quanh tình yêu thương và lòng nhân ái. Cha cũng không quên chúc mọi người trong năm con gà này hãy là những chú gà trống khỏe mạnh cất lên tiếng gáy trong trẻo mỗi sớm mai để tỉnh thức nhiều nơi còn u mê ngủ vùi trong đam mê trụy lạc không biết lối quay về với đường Sự thật và sự sống.

Mọi người như đang nhận chìm lòng mình, tắm mát mình giữa biển yêu thương, bước ra từ cửa ngõ lòng thương xót và rồi hứa hẹn sẽ gieo rắc tình thương hôm nay để: “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ quay về với trái tim. Yêu thương được đáp trả bằng yêu thương”

Tôi đứng bên dưới ngước mắt nhìn một lần nữa ngôi nhà thờ đẹp, sang trọng, cao chót vót. Nhưng trong lòng tôi nó vẫn lung linh một mối tình cao hơn được nối kết từ thập tự và tỏa sáng từ mười năm nay…

Tieu Ho
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Lễ Đức Mẹ dâng con vào đền thờ
Văn Minh
22:16 02/02/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Lễ Đức Mẹ dâng con vào đền thờ

Các con hãy là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian, qua đời sống hằng ngày ngay trong gia đình và môi trường học tập ở nhà trường của mình.

Trên đây là lời chia sẻ của cha Phêrô Nguyễn Văn Thỉnh cho các em thiếu nhi giáo xứ Vĩnh Hòa trong Thánh lễ (Nến) được cử hành vào chiều thứ Năm ngày 02.02.2017.

Xem Hình

Thánh lễ diễn ra lúc 18g00 do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Phêrô Nguyễn Văn Thỉnh SSS, (Dòng Thánh Thể). Tham dự Thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý còn có đông đảo quý vị phụ huynh bế các em nhỏ cùng đến hiệp dâng.

Đầu lễ, cha chủ tế cử hành nghi thức làm phép Nến ngay trên cung thánh, và mời gọi các bậc làm cha mẹ nêu gương Đức Maria và Thánh Giuse với lời vâng phục, tín thác, dâng người con của mình cho Thiên Chúa.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Phêrô nhắc nhớ các em thiếu nhi và cộng đoàn hãy giữ và sống theo (Mười điều răn) mà Thiên Chúa đã truyền dạy, học và nêu gương Đức Giêsu Kitô, đã một lòng vâng theo Ý Chúa Cha mang ánh sáng xuống thế gian, để ai tin và đi theo thì sẽ không phải đi trong bóng tối. Ước mong, các con hãy là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian, qua đời sống hằng ngày ngay trong gia đình và môi trường học tập ở nhà trường của mình.

Mừng lễ hôm nay, Chúa muốn mỗi người chúng ta, hãy trở nên chứng nhân của Tin Mừng, và tín thác vào Ngài trong mọi sự. Bởi vì, Ngài là đường, là sự thật, và là sự sống.

Sau bài giảng, cha Gioakim đọc lời nguyện và rẩy nước phép trên các em. Cùng lúc, ca đoàn thầm hát bài “Nguồn ánh sáng”.

Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể, và khép lại lúc 19g00. Cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an, và ra về với những cây nến trên tay đã được làm phép.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khi bênh vực trẻ chưa sinh, Đức Phanxicô đôi khi bỏ cả ngôn ngữ thương xót
Vũ Văn An
01:04 02/02/2017
Theo nữ ký giả Inés San Martin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng vốn quyết định ít lên tiếng hơn các vị tiền nhiệm về các vấn đề thuộc “chiến tranh văn hóa”. Tuy nhiên, khi đề cập tới việc phá thai, ngài đôi khi còn thẳng thừng hơn cả Đức Gioan Phaolô II hoặc Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI.

Thực vậy, tuy có lần chính ngài nói rằng ngài không cần phải nói nhiều tới phá thai, hôn nhân đồng tính, v.v… vì người ta đã “biết rất rõ đâu là chủ trương của Giáo Hội”.

Và do đó, nếu tính trung bình các lần mỗi vị giáo hoàng nói về phá thai trong một năm, thì Đức Phanxicô hiển nhiên thua xa hai vị tiền nhiệm. Nhưng khi nói về nó, ngài hết sức bộc trực hơn các vị tiền nhiệm nhiều.

Vào một ngày thứ Tư, trong buổi triều yết chung hàng tuần, có lần ngài nhận định, bằng một ngôn từ không êm tai bao nhiêu đối với một số giới: “quả là đau lòng” khi nghĩ tới một phụ nữ trẻ đẹp kia thưa với ngài rằng nàng phá thai để bảo vệ thân hình của mình.

Cả ba vị giáo hoàng đều nói đến việc bảo vệ trẻ chưa sinh như là một vấn đề “nhân quyền”.

Vị giáo hoàng người Ba Lan từng nói rằng “Nếu quyền sống mà không được cương quyết bảo vệ như là một điều kiện cho mọi quyền lợi khác của con người, thì mọi việc nhắc đến các nhân quyền khác chỉ là lừa đảo và ảo tưởng mà thôi”.

Mặt khác, Đức Bênêđíctô XVI định nghĩa quyền sống là “nhân quyền nền tảng, là tiền giả thuyết của mọi quyền khác”.
Điều này, ngài nói tiếp, “đúng đối với sự sống từ lúc thụ thai cho tới lúc kết thúc cách tự nhiên. Phá thai, do đó, không thể là một nhân quyền, hoàn toàn ngược lại mới đúng. Nó là vết thương sâu hoắm trong xã hội”.

Đức Phanxicô cũng có một ngôn từ tương tự như thế, nhưng đây là cách ngài phát biểu nó: “Quyền sống là nhân quyền thứ nhất. Phá thai là giết một con người vốn không thể bảo vệ được chính mình”.

Trong nhiều dịp, Đức Phanxicô thậm chí còn dùng một ngôn ngữ mạnh hơn nữa. Nói với phong trào phò sự sống của Ý tên là Movimento per la Vita vào năm 2014, Đức Phanxicô nói rằng một khi đã được thụ thai, sự sống phải được bảo vệ vì “phá thai và sát nhi là các tội ác kinh tởm”.

Nói với các phương tiện truyền thông Ý TV2000 và Blue Radio vào tháng Mười Một năm ngoái, ngài gọi phá thai là “tội trọng” và là “tội ác khủng khiếp”.

Năm 2015, khi nói chuyện với Hiệp Hội Khoa Học và Sự Sống ở Vatican, ngài liệt kê một số cuộc tấn công hiện đại đối với sự sống, trong đó, phá thai đứng đầu: “Thảm họa phá thai là một cuộc tấn công vào sự sống. Để mặc anh em ta trên những con thuyền ở eo biển Sicily là một cuộc tấn công vào sự sống. Chết ở chỗ làm việc là một cuộc tấn công vào sự sống vì đã không tôn trọng các điều kiện an ninh tối thiểu”.

Ở một khung cảnh khác, ngài bỏ dùng kiểu nói “thảm họa”, nhưng vẫn mạnh mẽ không kém. Thí dụ, nói chuyện với các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh hồi tháng Giêng, năm 2014, ngài tuyên bố không phải chỉ có thực phẩm và các vật có thể vứt đi “bị vứt bỏ”, mà đôi khi “cả những con người nhân bản bị vứt bỏ vì ‘không cần thiết’”.

Dịp này, ngài cho hay: “Thật là kinh hoàng khi nghĩ tới việc có những trẻ em, nạn nhân của phá thai, chưa bao giờ được thấy ánh sáng mặt trời; có những trẻ em bị sử dụng làm lính tráng, bị lạm dụng và bị giết trong các tranh chấp có vũ trang; và có những trẻ em bị mua và bán dưới hình thức nô lệ tân thời khủng khiếp, tức nạn buôn người, đây là một tội ác chống lại nhân loại”.

Trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài năm 2013, Đức Phanxico viết rằng các trẻ em chưa sinh ra thuộc số những người Giáo Hội muốn chăm sóc một cách đặc biệt; ngài tố cáo việc hiện đang có các cố gắng nhằm “bác bỏ nhân phẩm của các em và người ta muốn làm gì các em tùy thích, tước đoạt mạng sống các em và ban hành các luật lệ không để ai đứng án ngữ việc này”.

Ngài còn nói thêm rằng người ta không nên chở đợi Giáo Hội thay đổi quan điểm về vấn đề này vì đâu có gì là “tiến bộ khi mưu toan giải quyết vấn đề bằng cách loại trừ một mạng sống của con người”.

Thông điệp của ngài về môi trường, Laudato Si, ban hành năm 2015 và được nhiều giới tiến bộ ca ngợi vì lời kêu gọi của ngài nhằm giảm việc thải khí cácbon, cũng có một sứ điệp phò sự sống như thế và một lời cảnh cáo rõ ràng cho những ai lấy việc hâm nóng hoàn cầu làm cớ để biện minh cho việc cắt giảm dân số thế giới.

Bằng những lời lẽ khá thẳng thừng, Đức Phanxicô lý luận rằng quan tâm tới việc bảo vệ thiên nhiên hoàn toàn “bất tương hợp với việc biện minh cho phá thai”.

Tuy nhiên, dù có dùng những lời lẽ nghiêm khắc như trên, nhưng ngài vẫn xứng danh là vị giáo hoàng thương xót cả trong vấn đề phá thai. Ngài đã ban cho mọi linh mục được năng quyền tha tội phá thai, điều vốn đã thành lệ tại Hoa Kỳ, nhưng chưa thành lệ tại các nơi khác.

Đức Phanxicô cũng kêu gọi Giáo Hội đồng hành với các phụ nữ đang có ý nghĩ phá thai và trợ giúp các phụ nữ, tuy có cơ hội phá thai, nhưng đã quyết định tiếp tục mang thai bất chấp mọi khó khăn có thể có.

Ấy thế nhưng, khi đến lúc phải bảo vệ sự sống, ngài sẵn sàng bỏ qua một bên các ngôn từ thương xót để làm rõ sứ điệp của mình, sẵn sàng so sánh các nhà tranh đấu phá thai với Mafia Ý Đại Lợi, đặt hành vi sát hại trẻ thơ của Hêrốt song song với hành vi phá thai. Ngài thắc mắc không hiểu tại sao các xã hội hiện đại lại có thể nhất tề đứng lên chống lại các cha mẹ khi họ “phét đít” con cái họ trong khi lại ban hành luật lệ “cho phép họ sát hại con cái họ trước khi chúng sinh ra”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đẹp Mùa Đông
Richard Drysdale
20:40 02/02/2017
NGÀY ĐẸP MÙA ĐÔNG
Ảnh của Richard Drysdale
Hôm nay ngày đẹp mùa Đông
Núi cao tuyết trắng dưới đồng thông reo.
Tưởng như tranh đẹp ai treo.
(nđc)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới ngày nay 1/2/2017
VietCatholic Network
12:50 02/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, trước thềm năm mới Đinh Dậu 2017, các anh chị em chương trình Video Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay xin kính chúc đến quý Hồng Y, quý Đức Cha, quý Linh mục, quý Tu sĩ và quý khán thính giả một năm mới an khang thịnh vượng, tấn đức, tấn tài, tấn lộc, tấn bình an. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính sau đây:

1. Đức Thánh Cha diễn giải “Sau khi chết chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”

2. Vatican và tổ chức Huynh Đoàn Piô X đã gần đạt được thỏa hiệp

3. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện chia buồn vụ tấn công khủng bố tại Quebec

4. Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako thăm vùng đất Iraq vừa mới được giải phóng

5. Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nhận định về các lệnh hành pháp

6. Khủng bố IS làm tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo

7. Video Thánh Lễ Giao Thừa Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 GX St. Maria Goretti San Jose

8. Video Thánh Lễ Minh Niên Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 CĐ GP San Jose

Sau đây xin mời qúi vị nghe phần tin chi tiết

1- Đức Thánh Cha diễn giải “Sau khi chết chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”

Tin Vatican - ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã trình bầy đề tài niềm hy vọng kitô vào sự sống lại mai sau. Ngài nói sau khi tìm hiểu niềm hy vọng trong vài văn bản Thánh Kinh Cựu Ước, giờ đây chúng ta tìm hiểu tầm quan trọng ngoại thường của nhân đức này trong Tân Ước dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô và biến cố phục sinh: đó là đức cậy kitô. Chúng ta kitô hữu, chúng ta là các người nam nữ của niềm hy vọng. Trong bài huấn dụ, ĐTC nói:

Khi thánh Phaolô viết thư cho họ cộng đoạn Thêxalônica mới được thành lập chỉ cách sự Phục Sinh của Chúa Kitô ít năm; chỉ ít năm sau thôi. Vì thế thánh tông đồ tìm làm cho họ hiểu tất cả các hiệu qủa mà biến cố duy nhất và định đoạt này - nghĩa là sự phục sinh của Chúa - bao gồm đối với lịch sử và cuộc sống của từng người. Cách riêng khó khăn của cộng đoàn đã không phải là thừa nhận sự sống lại của Chúa Giêsu, mọi người đều tin điều ấy, nhưng là tin vào sự phục sinh của những người đã chết. Phải, Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng đối với những người chết thì họ hơi gặp khó khăn.

Cả chúng ta nữa, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta cần trở lại với gốc rễ và nền tảng đức tin của mình, để ý thức điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta nơi Chúa Kitô Giêsu, và cái chết của chúng ta có nghĩa là gì. Tất cả chúng ta đều có một chút sợ hãi vì cái không chắc chắn này, phải không? Ở đây lời thánh Phaolô đến. Tôi nhớ có một ông cụ già rất giỏi đã nói với tôi: “Con không sợ cái chết. Con hơi sợ trông thấy nó đến”. Ông sợ điều đó. Đứng trước các sợ hãi và các băn khăn của cộng đoàn, thánh Phaolô mời gọi họ đứng vững vàng như một áo giáp, nhất là trong các thử thách và những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống chúng ta, “niềm hy vọng của sự cứu thoát”. Nó là môt áo giáp. Đó, niềm hy vọng kitô có nghĩa là gì. Khi nói về niềm hy vọng, chúng ta có thể bị đưa tới chỗ hiểu nó theo nghĩa thông thường của từ này, có nghĩa là quy chiếu về cái gì đẹp đẽ mà chúng ta mong ước, nhưng nó có thể được thực hiện hay không được thực hiện. Chúng ta hy vọng nó xảy ra, nhưng chúng ta hy vọng như một ước mong, phải không? Chẳng hạn ta nói: “Tôi hy vọng ngày mai trời đẹp!; nhưng chúng ta biết rằng ngày hôm sau, trái lại, trời có thể xấu… Niềm hy vọng kitô không như thế.

ĐTC định nghĩa nó như sau:

Niềm hy vọng kitô là sự chờ đợi một cái gì đã được hoàn thành; ở đó có một cái cửa, và tôi hy vọng đi tới cửa đó! Tôi phải làm gì đây? Đi tới cái cửa đó! Tôi chắc chắn là tôi sẽ tới cửa. Niềm hy vọng kitô là như thế: chắc chắn rằng tôi đang tiến bước về cái gì là, chứ không phải là tôi muốn nó là. Đây là niềm hy vọng kitô. Niềm hy vọng kitô là sự chờ đợi một cái gì đã thành toàn và chắc chắn sẽ được thực hiện cho từng người trong chúng ta.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.

2- Vatican và tổ chức Huynh Đoàn Piô X đã gần đạt được thỏa hiệp

Tòa Thánh Vatican và tổ chức Huynh ĐoànThánh Piô X gọi tắt là SSPX đã gần đạt được thỏa hiệp để hợp thức hóa tổ chức này. Đức TGM Guido Pozzo, thư ký ủy ban Hội Thánh Chúa (Ecclesia Dei), từng tiến hành đối thoại với nhóm bảo thủ đã xác nhận rằng, thỏa hiệp lập một giám hạt tòng nhân cho tổ chức Huynh Đoàn Thánh Piô X đã gần đạt được. Đức Giám Mục Bernard Fellay, Bề Trên Tổng Quyền của tổ chức Thánh Piô X đã cho khán giả truyền hình biết giữa tổ chức của Ngài với Tòa thánh Vatican đã gần đặt được thỏa hiệp. Ngài nói thêm, Tổ Chức Thánh Piô X sẽ không chờ đợi đến khi có một thỏa hiệp hoàn toàn thỏa đáng, mà sẽ chấp nhận thỏa hiệp quy định quy chế giáo luật dành cho nhóm này. Nhà lãnh đạo của nhóm bảo thủ cũng nhắc lại nội dung cuộc phỏng vấn của ĐGH Phanxicô mà theo đó, Ngài đã ban năng quyền cho các linh mục nhóm bảo thủ được ban bí tích hòa giải trong Năm Thánh. Quyền này sẽ mãi mãi tiếp tục có hiệu lực.

3- ĐTC Phanxicô gởi điện chia buồn vụ tấn công khủng bố tại Quebec

Sáng thứ Hai 30 tháng Giêng, sau thánh lễ thường lệ tại nhà nguyện Santa Marta, ĐTC đã gặp ĐHY Gérald Cyprien La Croix, là TGM Quebec, để chia buồn về vụ tấn công khủng bố vừa diễn ra và bảo đảm lời cầu nguyện của ngài cho các nạn nhân. Vụ tấn công khủng bố xảy ra vào khoảng 7 giờ 50 tối Chúa Nhật theo giờ địa phương, tại Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo, Quebec. Kẻ khủng bố đã xả súng bắn chết 6 người và làm 12 người khác bị thương. Vụ tấn công tại Trung Tâm Văn Hóa Hồi Giáo tại Quebec được đánh giá là nguy hiểm hơn tất cả các vụ tấn công khủng bố trước đây, vì nó có thể khơi lên hàng loạt các vụ tấn công khủng bố trả thù từ những người Hồi Giáo cực đoan.

4- Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako thăm vùng đất Iraq vừa mới được giải phóng

Ngày 27 tháng Giêng năm 2017, Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako của Công Giáo Chaldean đã viếng thăm vùng đất Iráq mới được quân đội của chính phủ giải phóng khỏi sự cai trị của nhà nước Hồi Giáo IS. Ngài đã thảo luận với các viên chức đang bắt đầu công việc tái thiết vùng này. Tòa Thượng Phụ và các giáo phận Công Giáo khác ở Iraq đã đóng góp hơn 400.000 dollars cho công cuộc tái thiết nhà ở và thánh đường đã bị lực lượng IS phá hủy trong vùng Nineveh. Đức Thượng Phụ đã thăm Batnayalà thành phó được coi là bị tàn phá nhiều nhất. Cũng theo nguồn tin của Catholic World News thì tại Nigeria quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram, từ khi bắt đầu hoạt động đến nay đã phá huỷ tất cả 900 nhà thờ của đất nước này.

5- Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez nhận định về các lệnh hành pháp

Ngày 31 tháng Giêng hôm qua, Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của TGP Los Angeles và là phó chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có bài nhận định về các lệnh hành pháp của Tân Tổng Thống Trump liên quan đến vấn đề di dân.

Tuần rồi là một tuần nặng nề. Thật đáng buồn khi đối diện với cảnh này: Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc phải dùng một lệnh hành pháp để định nghĩa chính xác chữ “tường” có nghĩa gì.

Theo một trong ba lệnh hành pháp ban hành tuần rồi về di dân và người tỵ nạn, “‘tường’ có nghĩa bức tường vật lý tiếp giáp nhau hoặc hàng rào vật lý khác cũng chắc chắn, tiếp giáp nhau và không thể vượt qua như thế”.

Điều đầu tiên phải nói là các lệnh hành pháp này xem ra đã được soạn thảo quá nhanh. Hình như người ta chưa suy nghĩ đủ về tính hợp pháp của chúng hay giải thích lý lẽ của chúng hay xem xét các hậu quả thực tiễn đối với hàng triệu người ở đây và trên khắp địa cầu

Đúng là các lệnh về người tỵ nạn không phải là một “lệnh cấm người Hồi Giáo” như một số người biểu tình và giới truyền thông cho là. Thực vậy, đại đa số các quốc gia đa số theo Hồi Giáo không bị ảnh hưởng bởi các lệnh này, kể cả một số nước thực sự có vấn đề về khủng bố, như Saudi Arabia, Pakistan và Afghanistan.

Điều ấy không có nghĩa các lệnh này kém gây bối rối. Ngưng các vụ nhận người tỵ nạn trong 90 hay 120 ngày có thể được xem như không lâu lắm. Nhưng đối với một gia đình trốn chạy một quốc gia bị tan nát vì chiến tranh, hay trốn chạy sự bạo tàn của các mạng lưới ma túy vĩ đại hay của các lãnh chúa chiến tranh, những kẻ buộc cả trẻ em cũng phải vào quân ngũ, thì điều này có thể có nghĩa sống chết.

Và sự kiện đơn giản là không phải mọi người tỵ nạn đều là quân khủng bố, và người tỵ nạn cũng không phải là nguồn chính gây đe dọa khủng bố cho xứ sở ta. Cuộc tấn công khủng bố tại đây, ở San Bernardino, là “cây vườn nhà” do một người sinh ở Chicago thực hiện.

Tôi hài lòng khi một trong các lệnh này có ý nói: xứ sở ta cuối cùng sẽ bắt đầu dành ưu tiên để giúp đỡ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác bị bách hại.

Nhưng có phải Thiên Chúa có ý định để lòng cảm thương của chúng ta ngừng lại ở biên giới Syria hay không? Có phải bây giờ, chúng ta đang quyết định coi một số người không đáng được chúng ta yêu thương chỉ vì họ khác mầu da, khác tôn giáo hay sinh “lầm” ở một nước khác?

Là một mục tử, điều làm tôi bối rối là: mọi giận dữ, hồ đồ và sợ hãi do các lệnh của tuần trước gây ra đều hoàn toàn có thể đoán trước. Ấy thế nhưng hình như chúng chẳng hệ trọng chi đối với những người cầm quyền.

Tôi sợ rằng nhân danh việc tỏ ra cứng rắn và cương quyết, ta đang tỏ cho thế giới thấy một sự dửng dưng nhẫn tâm.

Ngay lúc này, không quốc gia nào nhận nhiều người tỵ nạn hơn Hiệp Chúng Quốc. Vậy thì ta đang gửi cho thế giới sứ điệp gì đây?

Những khoảnh khắc mà chúng ta ít tự hào nhất trong lịch sử của chúng ta, từ Nạn Diệt Chủng Do Thái tới những cuộc thanh trừng sắc tộc trong thập niên 1990, là những khoảnh khắc chúng ta đóng cửa biên giới và trái tim ta trước các thống khổ của những con người vô tội.

Tất cả chúng ta đồng ý rằng quốc gia chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ biên giới của mình và thiết lập các tiêu chuẩn cho ai được phép vào và ở lại bao lâu. Trong một thế giới hậu 11 tháng 9, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có những người ở trong và ở ngoài biên giới muốn gây hại cho chúng ta. Chúng ta chia sẻ quan tâm chung đối với nền an ninh quốc gia và sự an toàn của những người thân yêu của chúng ta.

Nhưng cách tiếp cận của chúng ta đối với các vấn đề ấy phải nhất quán với các lý tưởng của chúng ta. Hoa Kỳ vốn luôn khác biệt, một số người còn cho là ngoại hạng. Chào đón di dân và cung cấp nơi trú ẩn cho người tỵ nạn vốn luôn luôn là một điều đặc biệt và cốt yếu trong căn tính của chúng ta, trong tư cách một quốc gia và một dân tộc.

Đã đành các lệnh mới về di dân này phần lớn kêu gọi một việc chính đáng là trở về với việc thi hành chấp pháp các luật lệ hiện hành.

Nhưng vấn đề là ở chỗ các luật lệ của chúng ta vốn không được chấp hành đã từ quá lâu đến nỗi nay chúng ta có hàng triệu người không có giấy tờ đang sinh sống, làm việc, thờ phượng và đi học trên đất nước ta.

Con số ấy bao gồm hàng triệu trẻ em là công dân sống trong các căn hộ có cha mẹ không giấy tờ. Các trẻ em này có quyền, trong tư cách công dân và trong tư cách con cái Thiên Chúa, được lớn lên trong sự bảo đảm rằng cha mẹ các em sẽ không bị tống xuất.

Các lệnh mới này không thay đổi được sự kiện này: quốc gia chúng ta cần một cuộc cải tổ thực sự và lâu dài đối với hệ thống di dân của chúng ta. Chúng ta có thực sự muốn trao số phận của hàng triệu người cha, người mẹ và con cái họ vào tay những nhân viên giải quyết các vụ này (caseworkers) nhưng đã phải làm việc quá sức trong một hệ thống tòa án di dân thiếu ngân khoản không?

Một chính sách chấp pháp mà thôi, mà không có cuộc cải tổ hệ thống nằm ở bên dưới, chỉ có thể dẫn tới cơn ác mộng nhân quyền.

Là một Giáo Hội, các ưu tiên của chúng ta phải luôn đứng về phía người của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục nghe theo lời kêu gọi của Chúa Kitô qua các giáo xứ, các cơ quan bác ái và cứu trợ của chúng ta.

Và tôi xin nhắc lại, như tôi đã nói trước đây: điều có tính xây dựng và cảm thương nhất mà chính phủ của chúng ta có thể làm vào ngay lúc này là ngưng các vụ tống xuất và đe dọa tống xuất những người không phải là tội phạm bạo động.

Sứ mệnh Kitô hữu của chúng ta rất rõ ràng, chúng ta được kêu gọi lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và mở cửa cho khách lạ đang gõ cửa và tìm gương mặt của Chúa Kitô, Đấng đã đến với chúng ta trong di dân và người tỵ nạn.

Xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi trong tuần này và tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em.

Và xin Đức Mẹ Diễm Phúc Maria giúp tất cả chúng ta, nhất là các nhà lãnh đạo của chúng ta, đương đầu với các thách thức hiện gặp trong tư cách một quốc gia của người di dân dưới con mắt Thiên Chúa.

6- Khủng bố ISIS làm tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo

Tại các khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người ta thấy rõ những giải thích cực đoan về Hồi Giáo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và những áp đặt của chúng trên người dân đã có một phản ứng ngược lại. Đó là nhận định của thông tấn xã AFP trong bản tin ngày 30 tháng Giêng 2017.

Sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được thành phố này hồi tháng Sáu năm 2014, chúng đã bắt buộc người ta phải ra khỏi nhà đến đền thờ cầu kinh một ngày 5 lần, cấm hút thuốc, bắt buộc phải để râu đối với nam giới, phụ nữ phải đeo mạng che mặt, phải đập nát tất cả các đồ trang sức, ảnh tượng mà chúng cho là ngẫu tượng, những người đồng tính bị xử tử công khai và những kẻ trộm hay bị cáo buộc là trộm cắp bị chặt mất bàn tay trong những phiên tòa hời hợt và chóng vánh. Những phụ nữ nào không đeo găng tay để người ta thấy được đôi tay của mình thì bị lôi lên đền thờ, tại đây chúng dùng kìm kẹp cánh tay của họ.

Những nỗ lực giải thích đạo Hồi một cách cực đoan như thế - một lối giải thích hầu hết người Hồi giáo đều phủ nhận – đã làm cho một số người, thay vì ngoan đạo hơn như ý muốn của quân khủng bố Hồi Giáo IS, đã có những tác dụng ngược lại.

Imam Mohammed Ghanem bị cấm không được giảng thuyết trong những ngày thứ Sáu, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm giữ đền thờ của ông, vì ông đã can đảm từ chối cam kết trung thành với chúng trước mặt mọi người. Ông nhận xét cay đắng rằng nhiều tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo vì đường lối cực đoan của bọn IS.

Thật vậy, trước những âm thanh chát chúa từ các loa phóng thanh kêu gọi người ta đến đền thờ cầu nguyện trong một khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người bán thịt tên là Omar này vẫn tiếp tục làm việc tỉnh bơ.

“Mosul là một thành phố Hồi giáo và hầu hết những người trẻ tuổi đều có thói quen cầu nguyện,” nhưng IS đã “bắt buộc chúng tôi... chúng tôi đã phải đi đến các đền thờ Hồi giáo ngược lại ý chí của mình, nên từ nay tôi không đi nữa” ông nói.

Trước khi miền đông Mosul được tái chiếm từ tay quân khủng bố Hồi Giáo IS, các cửa hàng đã phải đóng cửa năm lần một ngày để cầu nguyện.

“Một ngày nọ, cậu bé người làm của tôi đã bị quất 35 roi bởi vì nó không đi cầu nguyện”, Omar nói.

“Bây giờ, chúng tôi không còn nghĩa vụ phải đóng cửa hàng của chúng tôi... Chúng tôi cầu nguyện hay không là quyền quyết định của chúng tôi.”

Imam Mohammed Ghanem cho biết:

“Bây giờ một số người ghét thời gian cầu nguyện vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bắt buộc họ cầu nguyện”.

“Quá nhiều áp lực”

“Họ từ chối cả những quy định đúng đắn của Hồi Giáo vì họ gắn liền chúng với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, ngay cả với những điều là bình thường trong thế giới Hồi giáo”.

“Đặt quá nhiều áp lực lên một cái gì đó, nó sẽ phát nổ và đây là những gì đang xảy ra với mọi người. Họ đang muốn sống theo cách họ muốn,”.

Theo Ghanem, một phần của công việc của ông trước khi IS chiếm Mosul là giáo dục người dân về những thực hành đúng đắn của Hồi giáo và điều chỉnh hành vi của họ khi cần thiết.

“Bây giờ, chúng tôi rất ngại nói với họ vì họ đâm ra từ chối mọi thẩm quyền tôn giáo. Nếu chúng tôi nói với họ rằng họ đang làm điều gì đó sai, họ quật lại chúng tôi và bảo chúng tôi là do bọn IS phái đến,” ông nói.

Trong một khu vực khác ở miền Đông Mosul, nơi mưa tích tụ trong những ổ gà, ổ voi do cuộc chiến để lại, Imam Adel Fares cho biết ông cũng đã thay đổi cách tương tác với các tín hữu.

“Bây giờ chúng tôi sợ không dám góp ý kiến với các tín hữu. Họ cảm thấy không thoải mái với sắc phục tôn giáo tôi đang mặc”, Adel nói.

Nhà lãnh đạo Hồi giáo này cho biết ông hiểu được những cư dân “khước từ Hồi giáo” này, nhưng nghĩ rằng tình hình sẽ “dần dần” trở lại bình thường.

Adel bày tỏ hy vọng: “Số lượng người đang dần tăng và tất cả họ sẽ trở lại sau khi những dấu ấn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS biến mất”.

Bên ngoài thành Mosul, nơi hàng ngàn phụ nữ và trẻ con lang thang tìm kiếm thi hài của chồng, cha và anh chị em họ, nơi các cuộc đào bới những ngôi mộ tập thể đang phơi bày trước mặt họ các tội ác kinh hoàng của bọn IS, những tiếng than van, kêu khóc … và cả những tiếng nguyền rủa chửi bới cho thấy có lẽ còn lâu lắm những tín hữu Hồi Giáo này mới tìm lại được niềm tin Hồi Giáo trước đây của họ.

7- Video Thánh Lễ Giao Thừa Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 GX St. Maria Goretti San Jose

8- Video Thánh Lễ Minh Niên Đón Mừng Năm Mới Đinh Dậu 2017 CĐ GP San Jose