Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Thường Niên 3/2/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:54 02/02/2019
Bài Ðọc I: Gr 1, 4-5, 17-19
"Ta sẽ đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong thời vua Giosia, lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc.
Vậy phần ngươi, ngươi hãy thắt lưng, hãy chỗi dậy, và nói cho họ biết tất cả những điều Ta truyền dạy cho ngươi. Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Ðáp: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (c. 15a).
Xướng: Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời; theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu.
Xướng: Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Ðá Tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con thoát khỏi tay đứa ác.
Xướng: Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa. Lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con, con đã luôn luôn cậy trông vào Chúa.
Xướng: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài.
Bài Ðọc II: 1 Cr 13, 4-13
"Ðức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
Bác ái không khi nào qua đi. Ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biết mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có lời ban sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 4, 21-30
"Chúa Giêsu, như Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với người Do-thái".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".
Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.
Ðó là lời Chúa.
"Ta sẽ đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong thời vua Giosia, lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc.
Vậy phần ngươi, ngươi hãy thắt lưng, hãy chỗi dậy, và nói cho họ biết tất cả những điều Ta truyền dạy cho ngươi. Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Ðáp: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (c. 15a).
Xướng: Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời; theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu.
Xướng: Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Ðá Tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con thoát khỏi tay đứa ác.
Xướng: Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa. Lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con, con đã luôn luôn cậy trông vào Chúa.
Xướng: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài.
Bài Ðọc II: 1 Cr 13, 4-13
"Ðức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
Bác ái không khi nào qua đi. Ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biết mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có lời ban sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 4, 21-30
"Chúa Giêsu, như Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với người Do-thái".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".
Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 02/02/2019
31. DIỆU PHÁP NỊNH HÓT
Ở tỉnh Quảng Đông có một quan huyện rất thích người khác nịnh hót mình, mỗi lần tống đạt mệnh lệnh hành chánh thì các thuộc hạ đều tâng bốc tới tấp, ông ta thích thú vô cùng.
Có tên sai dịch thừa cơ hội ngồi gần bên ông ta bèn cố ý nói nhỏ với người khác:
- “Phàm là quan sứ đều thích người khác tâng bốc a dua, riêng độc nhất chỉ có đại nhân của chúng ta thì không như thế, ông ta rất coi thường những lời tâng bốc của người khác.”
Quan huyện nghe được, lập tức vẫy tay kêu tên sai dịch ấy lại nói:
- “Ai dà, biết được trong tâm của ta chỉ có nhà ngươi, ngươi đúng là một tên sai dịch ưu tú !”
Từ đó về sau ông ta rất thân cận với tên sai dịch.
(Ứng hài lục)
Suy tư 31:
Con người ta ai cũng thích được người khác khen mình, tâng bốc mình, đó là cái “nghiệp chướng” bởi tội mà ra, cho nên đó cũng là điều tự nhiên của nhân loại không có gì đáng nói, nhưng cái đáng nói đáng bàn là người nịnh hót biết tâng bốc nịnh bợ đúng lúc, nói cách khác là biết gãi ngứa đúng điểm “chết” của người thích người khác tâng bốc...
Cái hay nhất của ma quỷ khi cám dỗ con người là cái đúng lúc, nó biết lúc nào chúng ta thèm ăn, lúc nào thèm nhậu nhẹt để mà đưa rượu thịt đến, nó còn biết lúc nào thì dục vọng con người đòi hỏi, lúc nào thì cần được giải khuây để mà đưa người đẹp đến...
Đức Chúa Giê-su cũng được ma quỷ “canh me” cẩn thận nên đã cám dỗ Ngài ba lần thật đúng lúc, nhưng nó đã lầm to vì Đức Chúa Giê-su không những đã không bị mắc lừa mánh khoé của nó, mà lại còn cho nó ba bài học chua cay đắng xót...
Cứ ăn uống đúng lúc, cứ học hành đúng lúc, cứ đi dâng thánh lễ đúng giờ, cứ viếng Chúa Thánh Thể đúng giờ, cứ làm việc đúng ca, và nhớ cầu nguyện không ngừng, thì đứa nịnh bợ tâng bốc là ma quỷ cũng phải đứng mà nhìn, bởi vì nó không còn chỗ để chen vào trong cuộc sống của chúng ta.
Các thánh đã thành công khi làm như thế, quyết không có thời gian trống để tên nịnh bợ cám dỗ là ma quỷ chen vào !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở tỉnh Quảng Đông có một quan huyện rất thích người khác nịnh hót mình, mỗi lần tống đạt mệnh lệnh hành chánh thì các thuộc hạ đều tâng bốc tới tấp, ông ta thích thú vô cùng.
Có tên sai dịch thừa cơ hội ngồi gần bên ông ta bèn cố ý nói nhỏ với người khác:
- “Phàm là quan sứ đều thích người khác tâng bốc a dua, riêng độc nhất chỉ có đại nhân của chúng ta thì không như thế, ông ta rất coi thường những lời tâng bốc của người khác.”
Quan huyện nghe được, lập tức vẫy tay kêu tên sai dịch ấy lại nói:
- “Ai dà, biết được trong tâm của ta chỉ có nhà ngươi, ngươi đúng là một tên sai dịch ưu tú !”
Từ đó về sau ông ta rất thân cận với tên sai dịch.
(Ứng hài lục)
Suy tư 31:
Con người ta ai cũng thích được người khác khen mình, tâng bốc mình, đó là cái “nghiệp chướng” bởi tội mà ra, cho nên đó cũng là điều tự nhiên của nhân loại không có gì đáng nói, nhưng cái đáng nói đáng bàn là người nịnh hót biết tâng bốc nịnh bợ đúng lúc, nói cách khác là biết gãi ngứa đúng điểm “chết” của người thích người khác tâng bốc...
Cái hay nhất của ma quỷ khi cám dỗ con người là cái đúng lúc, nó biết lúc nào chúng ta thèm ăn, lúc nào thèm nhậu nhẹt để mà đưa rượu thịt đến, nó còn biết lúc nào thì dục vọng con người đòi hỏi, lúc nào thì cần được giải khuây để mà đưa người đẹp đến...
Đức Chúa Giê-su cũng được ma quỷ “canh me” cẩn thận nên đã cám dỗ Ngài ba lần thật đúng lúc, nhưng nó đã lầm to vì Đức Chúa Giê-su không những đã không bị mắc lừa mánh khoé của nó, mà lại còn cho nó ba bài học chua cay đắng xót...
Cứ ăn uống đúng lúc, cứ học hành đúng lúc, cứ đi dâng thánh lễ đúng giờ, cứ viếng Chúa Thánh Thể đúng giờ, cứ làm việc đúng ca, và nhớ cầu nguyện không ngừng, thì đứa nịnh bợ tâng bốc là ma quỷ cũng phải đứng mà nhìn, bởi vì nó không còn chỗ để chen vào trong cuộc sống của chúng ta.
Các thánh đã thành công khi làm như thế, quyết không có thời gian trống để tên nịnh bợ cám dỗ là ma quỷ chen vào !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:59 02/02/2019
Chúa Nhật IV THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Lc 4, 21-30.
“Tôi bảo thật các ông, không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”
Bạn thân mến,
Không ít thì nhiều bạn cũng có một vài kinh nghiệm trong đời, chẳng hạn như cách đối nhân xử thế, cách học hành, phương pháp làm việc.v.v…nhưng có lẽ bạn chưa có kinh nghiệm thấm đau khi bạn bị người cùng quê hương khinh rẽ, chối từ những thành quả của bạn, hoặc những thành công mà bạn làm được.
Đức Chúa Giê-su đã có kinh nghiệm đó và Ngài an ủi chúng ta: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”.
Người cùng quê hương chỉ nhìn thấy quá khứ của bạn và gia đình bạn, nhưng họ không thấy được việc mà bạn đang làm hoặc sẽ làm, cho nên họ chối từ bạn thì cũng đúng thôi. Bạn đừng buồn, vì chính Đức Chúa Giê-su cũng đã ít là hai lần bị người đồng hương chối từ: lần thứ nhất theo tường thuật của thánh Gioan tông đồ: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” , bạn thấy có buồn không, và lần thứ hai, theo thánh Lu-ca thuật lại: “Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành..., họ kéo người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực” .
Nếu người đồng hương đối xử với bạn như thế thì bạn nghĩ sao, thái độ của bạn như thế nào ? Tôi chỉ chia sẻ với bạn như thế này: học nhẫn nại như Đức Chúa Giê-su, học tha thứ như Đức Chúa Giê-su, học khiêm tốn như Đức Chúa Giê-su...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lời Chúa: Lc 4, 21-30.
“Tôi bảo thật các ông, không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”
Bạn thân mến,
Không ít thì nhiều bạn cũng có một vài kinh nghiệm trong đời, chẳng hạn như cách đối nhân xử thế, cách học hành, phương pháp làm việc.v.v…nhưng có lẽ bạn chưa có kinh nghiệm thấm đau khi bạn bị người cùng quê hương khinh rẽ, chối từ những thành quả của bạn, hoặc những thành công mà bạn làm được.
Đức Chúa Giê-su đã có kinh nghiệm đó và Ngài an ủi chúng ta: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”.
Người cùng quê hương chỉ nhìn thấy quá khứ của bạn và gia đình bạn, nhưng họ không thấy được việc mà bạn đang làm hoặc sẽ làm, cho nên họ chối từ bạn thì cũng đúng thôi. Bạn đừng buồn, vì chính Đức Chúa Giê-su cũng đã ít là hai lần bị người đồng hương chối từ: lần thứ nhất theo tường thuật của thánh Gioan tông đồ: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” , bạn thấy có buồn không, và lần thứ hai, theo thánh Lu-ca thuật lại: “Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành..., họ kéo người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực” .
Nếu người đồng hương đối xử với bạn như thế thì bạn nghĩ sao, thái độ của bạn như thế nào ? Tôi chỉ chia sẻ với bạn như thế này: học nhẫn nại như Đức Chúa Giê-su, học tha thứ như Đức Chúa Giê-su, học khiêm tốn như Đức Chúa Giê-su...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:01 02/02/2019
79. Làm việc bên ngoài quá độ có thể làm xơ cứng con người.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thành kiến
Lm. Alf Nguyễn Công Minh, OFM
10:24 02/02/2019
Thành kiến
Hôm nay Bài Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa Giêsu vinh qui về làng sau khi đã nổi được một ít danh trên thành Capharnaum. Nhưng danh gì thì danh, danh đâu mặc kệ, người dân làng quê Nazareth vẫn cứ nhìn chàng Giêsu là con trai ông già Giuse thợ mộc. (Đúng ra là thợ tạp dịch, chứ thợ mộc cũng có giá rồi). Nhìn như thế là nhìn bằng cặp mắt xem thường: “Nào chàng này chẳng phải Giêsu là con trai của ông Giuse đó sao?” (chứ đâu phải con nghị này tướng kia đâu !)
Vậy đề tài của chúng ta sẽ là “thành kiến.” Thành kiến là khi chúng ta nhìn (kiến là thấy, là nhìn) ai đó, mà chúng ta có sẵn cái nhìn nào đó về người ấy (thành là xong, có sẵn), mà thường là cái có sẵn xấu. Cái có sẵn tốt, người ta không gọi là thành kiến. Xem ông ta là thánh, không phải “thành kiến”, mà coi bà ta là quỉ, quỉ cái, thì đích thị là thành kiến.
Sách Liệt Tử thuật chuyện có người kia làm mất cái búa, nghi cho đứa con người láng giềng lấy trộm. Nghi nó ăn trộm tức là tạo thành kiến (thấy sẵn) trong nó là tên ăn trộm, nên anh trông dáng nó đi: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt nó: rõ là đứa ăn trộm búa. Thấy nó cử động: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhất cử nhất động của nó không một tý gì là không phải của một đứa ăn trộm búa. Tối hôm đó, người ấy bới trong góc nhà, thấy lại cái búa. Hôm sau, trông đứa trẻ con nhà láng giềng, cử động nhất nhất không một tí gì là giống đứa ăn trộm búa nữa.
Thành kiến quả là tai hại độc ác. Tại nó mà sự giao thiệp giữa con người và con người trong xã hội từ xưa đến nay trở thành vô cùng gay go phức tạp.
Thành kiến thường do đâu mà có, các nhà tâm lý kể cho ta nghe khá dài, ta không liệt kê tại đây, chỉ tóm bằng chữ GATO, Ghen Ăn Tức Ở.
Ta, người có Đạo, nhìn kẻ không cùng Đạo với ta là kẻ ngoại Đạo với nghĩa hơi khinh thường: “Ôi chấp gì tên ngoại đạo đó.” Nhưng có chắc gì kẻ có Đạo như ta bác ái thương người như kẻ ngoại đạo kia không, mà Karl Rahner gọi là “Kitô hữu vô danh,” còn chúng ta kẻ mang danh Kitô hữu, nhưng lại là “Kitô hữu vô thần.”
Ta, người Đạo gốc nhìn kẻ kia là Đạo theo với cái nhìn tự hào về mình. Nhưng ai lại không phải là Đạo theo. Không theo sao theo vào được Đạo. Giống như người con ruột kia tự hào khi chỉ cô gái nọ mà nói: “cô ta là con nuôi đó.” Tôi xin nói. “Tôi cũng là con nuôi.” Ai cũng là con nuôi, không nuôi làm sao sống đến bây giờ. Thì cũng vậy, ai cũng là Đạo theo hết, không theo làm sao trèo vào được Đạo. Tự hào đạo gốc mà xem lễ dưới gốc cây còn tệ hơn đạo theo mà leo lên cao, vào ghế đầu ngồi đàng hoàng.
Vì thế đừng có thành kiến gì về ai. Thành kiến làm cho người ta mù quáng, đến nỗi không thể nhận ra đâu là sự thật, và khó lòng có được nhận xét đúng đắn về người khác. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu trở về thăm quê nhà Nadarét. Những người đồng hương tuy thán phục lời giảng của Người, nhưng vì có thành kiến về gia đình tầm thường của Người, nên đã không chấp nhận sứ mệnh Thiên Sai của Người. Họ muốn thấy Người làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh ấy. Khi không được thoả mãn, và nhất là sau khi nghe Người không phân biệt dân Do Thái với dân ngoại, dân thành ngoại giáo Ca-phác-na-um hay dân Nadarét đồng hương…thì họ đã nổi giận và tìm cách giết hại Người.
A Lưu là tên tiểu đồng. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời. Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: “Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì ?” Khi ông đi vắng, sai nó trực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: người ấy lùn mà béo ... Người ấy gầy mà lắm râu ... người ấy xinh đẹp ... người ấy cao tuổi và chống gậy... . Đến khi nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc ba để chữa lại. Nó cầm búa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày về nó chìa hai ngón tay làm hiệu và nói: “Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất”. Cả nhà đều cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ. Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giởi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu, ông hỏi đùa: “Mày vẽ được không ?”. A Lưu đáp: “Khó gì mà không được”. Ông bảo vẽ, A Lưu vẻ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần y như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng tới A Lưu luôn, không lúc nào rời. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa. (trích Lục Dung)
Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: “dụng quân như dụng mộc.” Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài.
Nhưng có tiểu đồng A Lưu cũng phải có ông chủ Chu Nguyên Tố. Có Hàn Tín phải có Trương Lương. Trong ngành giáo dục ngày nay, không thiếu chi A Lưu. Chỉ có Chu Nguyên Tố, kẻ biết nhìn người, không thành kiến, thật là hiếm hoi, có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Phần ta người Kitô hữu, có khi ta cũng như người Nazaret xưa, vì thành kiến mà không nhận ra Đức Kitô. Thánh Martino thành Tours không thành kiến nên thấy được Vua Kitô qua hình dạng người ăn xin khi thánh nhân cắt nửa vạt áo tặng kẻ ăn mày rét lạnh, và ban đêm Vua Giêsu khoác mảnh áo đó đến với Martino. Thánh Phanxicô giục thành kiến ra sau để nhận ra Chúa Kitô nơi người phung hủi. Phanxicô ôm hôn người phung. Và cuối thế kỉ 20 vừa qua, khuôn mặt nổi bật của nhân loại, mẹ Têrêxa Calcutta, không hề có thành kiến, đã nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô ở khắp nơi, nằm la liệt gần chết. Mẹ và con cái mẹ đem về để Chúa Kitô có cái chết xứng đáng. Nâng niu người hấp hối như nâng niu Mình Thánh Chúa.
Einstein có nói, phá vỡ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một nhân nguyên tử. Trên thế giới này mấy nước đã làm được chuyện đó: phá vỡ nhân nguyên tử để chế ra bom nguyên tử. Ấy vậy mà chế bom nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ thành kiến.
Khi vợ nhìn người chồng với thành kiến là “đồ lười” thì chồng có chăm đến mấy cũng chẳng được điểm.
Khi chồng nhìn vợ bằng thành kiến “đồ lăng loàn” thì vợ có cố tu thân đến mấy cũng chẳng xoá tan thành kiến nơi chồng.
Khi con cái nhìn cha mẹ như là ông kẹ, là kỳ đà cản mũi, thì cha mẹ có làm gì nâng đỡ con, cũng bị con hiểu sai là cản trở.
Khi cha mẹ nhìn con cái thấy chỉ là một “lũ yêu” thì con cái nhiều khi thành lũ yêu thật, chẳng được tích sự gì.
Chúng ta cầu xin Chúa, Đấng toàn năng có thể làm được mọi việc, cho mỗi người chúng ta bớt thành kiến trong cách nhìn người để nhận ra nơi anh chàng Giêsu, cà lơ phất phơ ngoài đường, con bác thợ, là Chúa Kitô để không xua đuổi Người đi, và không tìm cách giết Ngài như dân làng Nazaret xưa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Hôm nay Bài Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa Giêsu vinh qui về làng sau khi đã nổi được một ít danh trên thành Capharnaum. Nhưng danh gì thì danh, danh đâu mặc kệ, người dân làng quê Nazareth vẫn cứ nhìn chàng Giêsu là con trai ông già Giuse thợ mộc. (Đúng ra là thợ tạp dịch, chứ thợ mộc cũng có giá rồi). Nhìn như thế là nhìn bằng cặp mắt xem thường: “Nào chàng này chẳng phải Giêsu là con trai của ông Giuse đó sao?” (chứ đâu phải con nghị này tướng kia đâu !)
Vậy đề tài của chúng ta sẽ là “thành kiến.” Thành kiến là khi chúng ta nhìn (kiến là thấy, là nhìn) ai đó, mà chúng ta có sẵn cái nhìn nào đó về người ấy (thành là xong, có sẵn), mà thường là cái có sẵn xấu. Cái có sẵn tốt, người ta không gọi là thành kiến. Xem ông ta là thánh, không phải “thành kiến”, mà coi bà ta là quỉ, quỉ cái, thì đích thị là thành kiến.
Sách Liệt Tử thuật chuyện có người kia làm mất cái búa, nghi cho đứa con người láng giềng lấy trộm. Nghi nó ăn trộm tức là tạo thành kiến (thấy sẵn) trong nó là tên ăn trộm, nên anh trông dáng nó đi: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt nó: rõ là đứa ăn trộm búa. Thấy nó cử động: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhất cử nhất động của nó không một tý gì là không phải của một đứa ăn trộm búa. Tối hôm đó, người ấy bới trong góc nhà, thấy lại cái búa. Hôm sau, trông đứa trẻ con nhà láng giềng, cử động nhất nhất không một tí gì là giống đứa ăn trộm búa nữa.
Thành kiến quả là tai hại độc ác. Tại nó mà sự giao thiệp giữa con người và con người trong xã hội từ xưa đến nay trở thành vô cùng gay go phức tạp.
Thành kiến thường do đâu mà có, các nhà tâm lý kể cho ta nghe khá dài, ta không liệt kê tại đây, chỉ tóm bằng chữ GATO, Ghen Ăn Tức Ở.
Ta, người có Đạo, nhìn kẻ không cùng Đạo với ta là kẻ ngoại Đạo với nghĩa hơi khinh thường: “Ôi chấp gì tên ngoại đạo đó.” Nhưng có chắc gì kẻ có Đạo như ta bác ái thương người như kẻ ngoại đạo kia không, mà Karl Rahner gọi là “Kitô hữu vô danh,” còn chúng ta kẻ mang danh Kitô hữu, nhưng lại là “Kitô hữu vô thần.”
Ta, người Đạo gốc nhìn kẻ kia là Đạo theo với cái nhìn tự hào về mình. Nhưng ai lại không phải là Đạo theo. Không theo sao theo vào được Đạo. Giống như người con ruột kia tự hào khi chỉ cô gái nọ mà nói: “cô ta là con nuôi đó.” Tôi xin nói. “Tôi cũng là con nuôi.” Ai cũng là con nuôi, không nuôi làm sao sống đến bây giờ. Thì cũng vậy, ai cũng là Đạo theo hết, không theo làm sao trèo vào được Đạo. Tự hào đạo gốc mà xem lễ dưới gốc cây còn tệ hơn đạo theo mà leo lên cao, vào ghế đầu ngồi đàng hoàng.
Vì thế đừng có thành kiến gì về ai. Thành kiến làm cho người ta mù quáng, đến nỗi không thể nhận ra đâu là sự thật, và khó lòng có được nhận xét đúng đắn về người khác. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu trở về thăm quê nhà Nadarét. Những người đồng hương tuy thán phục lời giảng của Người, nhưng vì có thành kiến về gia đình tầm thường của Người, nên đã không chấp nhận sứ mệnh Thiên Sai của Người. Họ muốn thấy Người làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh ấy. Khi không được thoả mãn, và nhất là sau khi nghe Người không phân biệt dân Do Thái với dân ngoại, dân thành ngoại giáo Ca-phác-na-um hay dân Nadarét đồng hương…thì họ đã nổi giận và tìm cách giết hại Người.
A Lưu là tên tiểu đồng. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời. Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: “Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì ?” Khi ông đi vắng, sai nó trực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: người ấy lùn mà béo ... Người ấy gầy mà lắm râu ... người ấy xinh đẹp ... người ấy cao tuổi và chống gậy... . Đến khi nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc ba để chữa lại. Nó cầm búa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày về nó chìa hai ngón tay làm hiệu và nói: “Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất”. Cả nhà đều cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ. Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giởi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu, ông hỏi đùa: “Mày vẽ được không ?”. A Lưu đáp: “Khó gì mà không được”. Ông bảo vẽ, A Lưu vẻ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần y như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng tới A Lưu luôn, không lúc nào rời. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa. (trích Lục Dung)
Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: “dụng quân như dụng mộc.” Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài.
Nhưng có tiểu đồng A Lưu cũng phải có ông chủ Chu Nguyên Tố. Có Hàn Tín phải có Trương Lương. Trong ngành giáo dục ngày nay, không thiếu chi A Lưu. Chỉ có Chu Nguyên Tố, kẻ biết nhìn người, không thành kiến, thật là hiếm hoi, có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Phần ta người Kitô hữu, có khi ta cũng như người Nazaret xưa, vì thành kiến mà không nhận ra Đức Kitô. Thánh Martino thành Tours không thành kiến nên thấy được Vua Kitô qua hình dạng người ăn xin khi thánh nhân cắt nửa vạt áo tặng kẻ ăn mày rét lạnh, và ban đêm Vua Giêsu khoác mảnh áo đó đến với Martino. Thánh Phanxicô giục thành kiến ra sau để nhận ra Chúa Kitô nơi người phung hủi. Phanxicô ôm hôn người phung. Và cuối thế kỉ 20 vừa qua, khuôn mặt nổi bật của nhân loại, mẹ Têrêxa Calcutta, không hề có thành kiến, đã nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô ở khắp nơi, nằm la liệt gần chết. Mẹ và con cái mẹ đem về để Chúa Kitô có cái chết xứng đáng. Nâng niu người hấp hối như nâng niu Mình Thánh Chúa.
Einstein có nói, phá vỡ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một nhân nguyên tử. Trên thế giới này mấy nước đã làm được chuyện đó: phá vỡ nhân nguyên tử để chế ra bom nguyên tử. Ấy vậy mà chế bom nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ thành kiến.
Khi vợ nhìn người chồng với thành kiến là “đồ lười” thì chồng có chăm đến mấy cũng chẳng được điểm.
Khi chồng nhìn vợ bằng thành kiến “đồ lăng loàn” thì vợ có cố tu thân đến mấy cũng chẳng xoá tan thành kiến nơi chồng.
Khi con cái nhìn cha mẹ như là ông kẹ, là kỳ đà cản mũi, thì cha mẹ có làm gì nâng đỡ con, cũng bị con hiểu sai là cản trở.
Khi cha mẹ nhìn con cái thấy chỉ là một “lũ yêu” thì con cái nhiều khi thành lũ yêu thật, chẳng được tích sự gì.
Chúng ta cầu xin Chúa, Đấng toàn năng có thể làm được mọi việc, cho mỗi người chúng ta bớt thành kiến trong cách nhìn người để nhận ra nơi anh chàng Giêsu, cà lơ phất phơ ngoài đường, con bác thợ, là Chúa Kitô để không xua đuổi Người đi, và không tìm cách giết Ngài như dân làng Nazaret xưa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Suy niệm thánh lễ tất niên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:38 02/02/2019
Tạ Ơn Và Phó Thác
SUY NIỆM THÁNH LỄ TẤT NIÊN
(Is 63 7-9, 1Cr 1, 3-9, Lc 1, 39-55)
Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ 2018, năm Mậu Tuất và chuẩn bị bước vào năm mới 2019, năm Kỷ Hợi, giờ phút thật linh thiêng. Chúng ta để lại năm cũ và bước vào năm mới với cả lo âu lẫn lạc quan. Lo âu khi di sản của năm cũ không chỉ rất nặng nề mà còn không dễ dàng có thể được khắc phục. Lạc quan bởi thế giới xưa nay vốn vẫn luôn biến động khôn lường, nhưng loài người vẫn tiếp tục cuộc hành trình về tương lai, vẫn cùng nhau bước qua mọi thửa thách.
Vào dịp tạ ơn cuối năm, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI giải thích như sau: “Giáo hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cảm tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài đã thương ban”. Quả thật, do bởi tình thương mà chúng ta được hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân của Chúa tuôn đổ trên chúng ta.
Một năm sắp kết thúc, làm chúng ta liên tưởng đến sự kết thúc cuộc hành trình nơi dương thế của mỗi người. Có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc như sách Giảng Viên dạy, “một thời để được sinh ra và một thời để chết” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng thường bị lãng quên. Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta, khi kết thúc một năm và mỗi ngày, chúng ta phải tự vấn lương tâm, và nhìn lại những gì đã xảy ra để tạ ơn Chúa.
Nhân loại nói chung vừa trải qua năm 2018, một năm đầy khó khăn, thách thức. Thế giới chứng kiến một loạt cuộc gặp thượng đỉnh hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng đối mặt với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các vụ đụng độ và nhiều thiên tai, thảm họa như : bão lũ, động đất, sóng thần gây thiệt hại nặng nề, thế giới có nhiều biến động, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia, nhiều vùng bất ổn.
Việt Nam nói riêng, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường, tính trái quy luật ngày càng gia tăng và ở mức độ, cường độ ngày càng lớn hơn, đặc biệt là những trận mưa lớn cuối mùa khi các hồ chứa đã tích đầy nước, bão rất mạnh vào khu vực ít khi xảy ra…
Và điểm đặc biệt của năm 2018, bão lũ không chỉ còn là “đặc sản” của miền trung, vùng Bắc Trung Bộ, mà đã lan xuống Nam Trung Bộ, ngược lên các tỉnh miền núi phía bắc và để lại những dư chấn nặng nề. Cứ mỗi trận bão lũ qua đi, nhìn lại con số người chết và những thiệt hại về kinh tế không khỏi giật mình ám ảnh.
Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong năm cũ, mà không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm. Vì thế chúng ta phải dâng lời tạ ơn Chúa.
Tạ ơn
Lại một năm sắp đến hồi kết thúc, người kitô hữu chúng ta dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng: thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc, nên một năm trôi qua là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thì việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.
Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử nhân loại. Một lòng biết ơn không phải là một sự nhìn lại chẳng sinh ơn ích gì hay một ký ức trống rỗng về một quá khứ được lý tưởng hóa xa vời, nhưng là một ký ức sống động, một ký ức giúp hình thành nên sự sáng tạo cá nhân và cộng đoàn khi chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Tạ ơn Chúa là thái độ căn bản của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Thiên Chúa. Trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những gì là ân huệ của Chúa. Và để sống tâm tình tạ ơn và phó thác vào Thiên Chúa thật không dễ chút nào!
Đi vào tâm tình tạ ơn, chúng ta nhìn nhận rằng, tội lỗi và yếu đuối đã làm ta xa rời Thiên Chúa Tình Yêu. Dù nhận thức được những điều mình phạm mất lòng Chúa, nhưng với sức con người, chúng ta khó thoát ra vòng xoáy tội lỗi. Chỉ có Chúa mới kéo chúng ta về với Chúa.
Trong giờ phút linh thiêng này, thật là đẹp, khi giờ đây chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ Maria hát lên bài ca tạ ơn Chúa vì những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã và còn đang thể hiện trong lịch sử : Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài… đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng… đã và còn đang hạ xuống người quyền thế… đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung… đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát… đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không… đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người. Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử cứu độ. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18). Chúng ta cảm tạ Chúa về ân huệ Người đã thương ban (1Cr 1, 3-9). Cảm tạ Chúa và xin Chúa thứ tha, kèm theo lòng phó thác cho Chúa năm mới sắp tới.
Xin ơn tha thứ
Cũng vào dịp cuối năm, cùng với việc tạ ơn, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thức tỉnh con cái mình: “Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Nên chúng ta phải tạ lỗi với Chúa và với mọi người nữa. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Tạ lỗi về những điều thiếu sót, điều gì chưa chu toàn, điều gì chưa tốt, hoặc lỗi bác ái với tha nhân, hay chưa biết thương xót người như Chúa đã thương xót chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm trong năm qua. Tương lai tùy thuộc ở Chúa, chúng ta phải có tinh thần phó thác.
Sống phó thác
Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra : các thảm kịch về tai nạn hàng không, đường biển, đường bộ, những vụ khủng bố người giết người giã man hơn, niềm vui và đau khổ, chiến thắng và thất bại, đạo đức con người như đang bị suy giảm tới mức báo động trong các ngành nghề, ngành giáo dục cũng không tránh khỏi. Nhìn qua mọi sự, đến giờ phút này đây, chúng ta phải khẳng định rằng, Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, đồng thời phó thác vận mệnh tương lai cho Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người, được làm con Chúa thêm một năm nữa. Xin cho đời chúng con trở thành bài ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM THÁNH LỄ TẤT NIÊN
(Is 63 7-9, 1Cr 1, 3-9, Lc 1, 39-55)
Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ 2018, năm Mậu Tuất và chuẩn bị bước vào năm mới 2019, năm Kỷ Hợi, giờ phút thật linh thiêng. Chúng ta để lại năm cũ và bước vào năm mới với cả lo âu lẫn lạc quan. Lo âu khi di sản của năm cũ không chỉ rất nặng nề mà còn không dễ dàng có thể được khắc phục. Lạc quan bởi thế giới xưa nay vốn vẫn luôn biến động khôn lường, nhưng loài người vẫn tiếp tục cuộc hành trình về tương lai, vẫn cùng nhau bước qua mọi thửa thách.
Vào dịp tạ ơn cuối năm, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI giải thích như sau: “Giáo hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cảm tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài đã thương ban”. Quả thật, do bởi tình thương mà chúng ta được hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân của Chúa tuôn đổ trên chúng ta.
Một năm sắp kết thúc, làm chúng ta liên tưởng đến sự kết thúc cuộc hành trình nơi dương thế của mỗi người. Có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc như sách Giảng Viên dạy, “một thời để được sinh ra và một thời để chết” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng thường bị lãng quên. Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta, khi kết thúc một năm và mỗi ngày, chúng ta phải tự vấn lương tâm, và nhìn lại những gì đã xảy ra để tạ ơn Chúa.
Nhân loại nói chung vừa trải qua năm 2018, một năm đầy khó khăn, thách thức. Thế giới chứng kiến một loạt cuộc gặp thượng đỉnh hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng đối mặt với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các vụ đụng độ và nhiều thiên tai, thảm họa như : bão lũ, động đất, sóng thần gây thiệt hại nặng nề, thế giới có nhiều biến động, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia, nhiều vùng bất ổn.
Việt Nam nói riêng, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường, tính trái quy luật ngày càng gia tăng và ở mức độ, cường độ ngày càng lớn hơn, đặc biệt là những trận mưa lớn cuối mùa khi các hồ chứa đã tích đầy nước, bão rất mạnh vào khu vực ít khi xảy ra…
Và điểm đặc biệt của năm 2018, bão lũ không chỉ còn là “đặc sản” của miền trung, vùng Bắc Trung Bộ, mà đã lan xuống Nam Trung Bộ, ngược lên các tỉnh miền núi phía bắc và để lại những dư chấn nặng nề. Cứ mỗi trận bão lũ qua đi, nhìn lại con số người chết và những thiệt hại về kinh tế không khỏi giật mình ám ảnh.
Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong năm cũ, mà không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm. Vì thế chúng ta phải dâng lời tạ ơn Chúa.
Tạ ơn
Lại một năm sắp đến hồi kết thúc, người kitô hữu chúng ta dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng: thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc, nên một năm trôi qua là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thì việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.
Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử nhân loại. Một lòng biết ơn không phải là một sự nhìn lại chẳng sinh ơn ích gì hay một ký ức trống rỗng về một quá khứ được lý tưởng hóa xa vời, nhưng là một ký ức sống động, một ký ức giúp hình thành nên sự sáng tạo cá nhân và cộng đoàn khi chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Tạ ơn Chúa là thái độ căn bản của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Thiên Chúa. Trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những gì là ân huệ của Chúa. Và để sống tâm tình tạ ơn và phó thác vào Thiên Chúa thật không dễ chút nào!
Đi vào tâm tình tạ ơn, chúng ta nhìn nhận rằng, tội lỗi và yếu đuối đã làm ta xa rời Thiên Chúa Tình Yêu. Dù nhận thức được những điều mình phạm mất lòng Chúa, nhưng với sức con người, chúng ta khó thoát ra vòng xoáy tội lỗi. Chỉ có Chúa mới kéo chúng ta về với Chúa.
Trong giờ phút linh thiêng này, thật là đẹp, khi giờ đây chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ Maria hát lên bài ca tạ ơn Chúa vì những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã và còn đang thể hiện trong lịch sử : Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài… đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng… đã và còn đang hạ xuống người quyền thế… đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung… đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát… đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không… đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người. Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử cứu độ. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18). Chúng ta cảm tạ Chúa về ân huệ Người đã thương ban (1Cr 1, 3-9). Cảm tạ Chúa và xin Chúa thứ tha, kèm theo lòng phó thác cho Chúa năm mới sắp tới.
Xin ơn tha thứ
Cũng vào dịp cuối năm, cùng với việc tạ ơn, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thức tỉnh con cái mình: “Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Nên chúng ta phải tạ lỗi với Chúa và với mọi người nữa. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Tạ lỗi về những điều thiếu sót, điều gì chưa chu toàn, điều gì chưa tốt, hoặc lỗi bác ái với tha nhân, hay chưa biết thương xót người như Chúa đã thương xót chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm trong năm qua. Tương lai tùy thuộc ở Chúa, chúng ta phải có tinh thần phó thác.
Sống phó thác
Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra : các thảm kịch về tai nạn hàng không, đường biển, đường bộ, những vụ khủng bố người giết người giã man hơn, niềm vui và đau khổ, chiến thắng và thất bại, đạo đức con người như đang bị suy giảm tới mức báo động trong các ngành nghề, ngành giáo dục cũng không tránh khỏi. Nhìn qua mọi sự, đến giờ phút này đây, chúng ta phải khẳng định rằng, Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, đồng thời phó thác vận mệnh tương lai cho Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người, được làm con Chúa thêm một năm nữa. Xin cho đời chúng con trở thành bài ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ giao thừa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:39 02/02/2019
Để Năm Mới Hạnh Phúc
THÁNH LỄ GIAO THỪA NĂM 2019
(Mt 5, 1-10)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta ? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) hôm nay là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
THÁNH LỄ GIAO THỪA NĂM 2019
(Mt 5, 1-10)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta ? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) hôm nay là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ mùng Một tết
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:41 02/02/2019
Mùng Một Tết Con Lợn
BÀI GIẢNG LỄ MÙNG MỘT TẾT
(Mt 6, 25 - 34)
Anh chị em thân mến,
Chào năm mới,
Chúng ta họp nhau họp nhau đây những giờ phút đầu tiên của Năm Mới, để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ phúc lành xuống cho tất cả chúng ta trong suốt cả Năm Mới này. Đầu Năm Mới gặp nhau, ai trong chúng ta cũng cầu chúc cho nhau được sức khoẻ dồi dào, bình an, hạnh phúc. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường v.v… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được muôn phần an lành, ước cho nhau những điều tốt đẹp.
Nguyện cầu và ký thác
Năm Mới, chúng ta muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên này, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa là nguồn mạch mọi ơn mọi phúc. Mọi sự tốt lành đều do Chúa, bởi Chúa mà ra, nên thánh vịnh gia khuyên chúng ta : “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5). Chúa là Nguyên thủy và là Cùng đích của đời chúng ta, chúng ta cùng cầu xin Chúa : “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật… chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” . Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao, chúng ta nguyện cầu cho nhau : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ).
Quả thật, Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được bình an hạnh phúc ngay từ khi tạo dựng con người, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời thì càng muốn chúng ta thanh nhàn vui vẻ đời đời.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (x. Tv 127,1). Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Ngày đầu năm chúng ta thường chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Năm “Hợi”, năm con lợn
Năm Mới chúng ta vừa bước vào theo văn hóa Đông Phương gọi là năm Kỷ Hợi, năm mang con lợn. Hợi là con lợn, miền Nam gọi là con heo. Không biết từ bao giờ mà hai miền có hai tên gọi khác nhau như vậy để chỉ một con vật. Từ điển Việt -Bồ - La (1651) đã viết về sự khác nhau này : “Heo, con heo: con heo. Tốt hơn, con lợn. Lợn: con lợn, con heo. Cùng một nghĩa”.
Lợn là con vật gần gũi với đời sống con người, hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Lợn được vẽ trong tranh, khắc ở cột đình làng, thông dụng là con heo đất. Trước Tết, lợn đã được nhiều nghệ nhân đắp vẽ và trang trí cho đủ màu sắc bán rất đắt tùy mẫu mã, nguyên liệu.
Trong tâm thức người Việt, tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, ấm no và an nhàn, nên mới có câu : “Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn”. Dân gian cho rằng, người tuổi lợn rất thông minh, sống hào hiệp, tốt bụng, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe, lạc quan, nhàn hạ, không vội vã, ít khi phải lo lắng về tiền bạc. Gặp khó, người tuổi “lợn” mới có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy cái tài “xử lý” độc đáo của mình. Vì bản chất vui vẻ hòa nhã, thành thực, nên họ là người có thể tin cậy trong lúc lâm nguy. Người tuổi “lợn” không lo ế vợ ế chồng! vì người tuổi này hiểu rõ ý muốn của “đối tượng !” Tưởng Giới Thạch (Đài Loan,) Thủ Tướng Lý Quang Diệu (Tân Gia Ba) và Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (California, USA), cả 3 người đều tuổi “lợn.”
Tuy nhiên, không rõ nguyên do từ đâu mà người ta thường khinh con lợn và hay nói theo quán tính cứ xấu là gán cho lợn. Ở Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú, nhưng trong dân gian lợi vẫn mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến lợn là người ta nói đến tính lười biếng (lười như lợn), ham ăn, bẩn thỉu, và dốt như lợn. Thật mất công bằng, bởi từ nguyên thủy Thiên Chúa tạo dựng mọi sự và Ngài thấy là tốt đẹp, kể cả con lợn.
Trong tất cả các loại thịt thì thịt lợn là được dùng nhiều nhất và có thể chế biến ra hàng trăm món khác nhau, ví dụ như : giò heo, da heo, tai heo, lòng heo ... từ tiệc sang cho đến bửa cơm thường. Các đám cưới hỏi, cúng đình ... thì không thể vắng mặt heo.
Bài học từ năm con lợn
Chuyện kể rằng, có một hôm lợn hỏi bò: “ Bò ơi bò, tại sao mọi người đều yêu quý cậu, đối xử tử tế với cậu và nghĩ rằng cậu hào phóng chỉ vì hàng ngày cậu cho người ta sữa? Còn tớ đây, tớ cho mọi người hết : thịt để làm nhiều món, cả da, cả tim gan, cả lông cứng… Thế mà không một ai biết ơn tớ! Chẳng hiểu sao nữa?”
Chúng ta có biết bò trả lời sao không ? Bò đã trả lời rằng: “Có thể vì bò cho người ta trong khi bò vẫn còn sống”.
Câu chuyện trên trả lời cho một người giầu có đã từng thốt lên như thế này : Chẳng hiểu sao mọi người đều gọi tôi là keo kiệt trong khi họ thừa biết là sau khi tôi chết tôi sẽ để lại tất cả cho xã hội?
Hay là câu chuyện “Lợn cưới áo mới ”, giúp người đọc rút ra được nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, lên án, phê phán đối với những kẻ khoác loác, khoe khoang một cách lố bịch và nhắc nhở chúng ta không nên a dua và học tập theo những kẻ hợm hĩnh. Đồng thời khuyên con người ta nên học đức tính khiêm tốn, luôn không ngừng học tập và rèn luyện để trau dồi bản thân, không nên có chút tự cao về những gì mình đang có. Và hiểu rằng, giá trị con người không nằm ở những kẻ thích chỉ trích, và lại càng không năm ở những kẻ thích ngồi phán xét người khác. Thước đo giá trị của con người chính là trí thức, tài năng, đóng góp và cống hiến của bản thân đối với cộng đồng, xã hội khi sống. Còn những thứ như tiền bạc, địa vị chỉ là phù du, không đáng đem ra để đánh giá con người.
Nhân dịp năm Kỷ Hợi, cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa là Chúa Xuân tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
BÀI GIẢNG LỄ MÙNG MỘT TẾT
(Mt 6, 25 - 34)
Anh chị em thân mến,
Chào năm mới,
Chúng ta họp nhau họp nhau đây những giờ phút đầu tiên của Năm Mới, để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ phúc lành xuống cho tất cả chúng ta trong suốt cả Năm Mới này. Đầu Năm Mới gặp nhau, ai trong chúng ta cũng cầu chúc cho nhau được sức khoẻ dồi dào, bình an, hạnh phúc. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường v.v… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được muôn phần an lành, ước cho nhau những điều tốt đẹp.
Nguyện cầu và ký thác
Năm Mới, chúng ta muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên này, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa là nguồn mạch mọi ơn mọi phúc. Mọi sự tốt lành đều do Chúa, bởi Chúa mà ra, nên thánh vịnh gia khuyên chúng ta : “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5). Chúa là Nguyên thủy và là Cùng đích của đời chúng ta, chúng ta cùng cầu xin Chúa : “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật… chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” . Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao, chúng ta nguyện cầu cho nhau : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ).
Quả thật, Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được bình an hạnh phúc ngay từ khi tạo dựng con người, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời thì càng muốn chúng ta thanh nhàn vui vẻ đời đời.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (x. Tv 127,1). Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Ngày đầu năm chúng ta thường chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Năm “Hợi”, năm con lợn
Năm Mới chúng ta vừa bước vào theo văn hóa Đông Phương gọi là năm Kỷ Hợi, năm mang con lợn. Hợi là con lợn, miền Nam gọi là con heo. Không biết từ bao giờ mà hai miền có hai tên gọi khác nhau như vậy để chỉ một con vật. Từ điển Việt -Bồ - La (1651) đã viết về sự khác nhau này : “Heo, con heo: con heo. Tốt hơn, con lợn. Lợn: con lợn, con heo. Cùng một nghĩa”.
Lợn là con vật gần gũi với đời sống con người, hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Lợn được vẽ trong tranh, khắc ở cột đình làng, thông dụng là con heo đất. Trước Tết, lợn đã được nhiều nghệ nhân đắp vẽ và trang trí cho đủ màu sắc bán rất đắt tùy mẫu mã, nguyên liệu.
Trong tâm thức người Việt, tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, ấm no và an nhàn, nên mới có câu : “Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn”. Dân gian cho rằng, người tuổi lợn rất thông minh, sống hào hiệp, tốt bụng, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe, lạc quan, nhàn hạ, không vội vã, ít khi phải lo lắng về tiền bạc. Gặp khó, người tuổi “lợn” mới có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy cái tài “xử lý” độc đáo của mình. Vì bản chất vui vẻ hòa nhã, thành thực, nên họ là người có thể tin cậy trong lúc lâm nguy. Người tuổi “lợn” không lo ế vợ ế chồng! vì người tuổi này hiểu rõ ý muốn của “đối tượng !” Tưởng Giới Thạch (Đài Loan,) Thủ Tướng Lý Quang Diệu (Tân Gia Ba) và Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (California, USA), cả 3 người đều tuổi “lợn.”
Tuy nhiên, không rõ nguyên do từ đâu mà người ta thường khinh con lợn và hay nói theo quán tính cứ xấu là gán cho lợn. Ở Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú, nhưng trong dân gian lợi vẫn mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến lợn là người ta nói đến tính lười biếng (lười như lợn), ham ăn, bẩn thỉu, và dốt như lợn. Thật mất công bằng, bởi từ nguyên thủy Thiên Chúa tạo dựng mọi sự và Ngài thấy là tốt đẹp, kể cả con lợn.
Trong tất cả các loại thịt thì thịt lợn là được dùng nhiều nhất và có thể chế biến ra hàng trăm món khác nhau, ví dụ như : giò heo, da heo, tai heo, lòng heo ... từ tiệc sang cho đến bửa cơm thường. Các đám cưới hỏi, cúng đình ... thì không thể vắng mặt heo.
Bài học từ năm con lợn
Chuyện kể rằng, có một hôm lợn hỏi bò: “ Bò ơi bò, tại sao mọi người đều yêu quý cậu, đối xử tử tế với cậu và nghĩ rằng cậu hào phóng chỉ vì hàng ngày cậu cho người ta sữa? Còn tớ đây, tớ cho mọi người hết : thịt để làm nhiều món, cả da, cả tim gan, cả lông cứng… Thế mà không một ai biết ơn tớ! Chẳng hiểu sao nữa?”
Chúng ta có biết bò trả lời sao không ? Bò đã trả lời rằng: “Có thể vì bò cho người ta trong khi bò vẫn còn sống”.
Câu chuyện trên trả lời cho một người giầu có đã từng thốt lên như thế này : Chẳng hiểu sao mọi người đều gọi tôi là keo kiệt trong khi họ thừa biết là sau khi tôi chết tôi sẽ để lại tất cả cho xã hội?
Hay là câu chuyện “Lợn cưới áo mới ”, giúp người đọc rút ra được nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, lên án, phê phán đối với những kẻ khoác loác, khoe khoang một cách lố bịch và nhắc nhở chúng ta không nên a dua và học tập theo những kẻ hợm hĩnh. Đồng thời khuyên con người ta nên học đức tính khiêm tốn, luôn không ngừng học tập và rèn luyện để trau dồi bản thân, không nên có chút tự cao về những gì mình đang có. Và hiểu rằng, giá trị con người không nằm ở những kẻ thích chỉ trích, và lại càng không năm ở những kẻ thích ngồi phán xét người khác. Thước đo giá trị của con người chính là trí thức, tài năng, đóng góp và cống hiến của bản thân đối với cộng đồng, xã hội khi sống. Còn những thứ như tiền bạc, địa vị chỉ là phù du, không đáng đem ra để đánh giá con người.
Nhân dịp năm Kỷ Hợi, cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa là Chúa Xuân tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm thánh lễ mùng Ba tết
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:41 02/02/2019
Xin ơn thánh hóa công ăn việc làm
SUY NIỆM LỄ MÙNG BA TẾT
(Ga 20, 19-31)
Hôm nay Mùng Ba Tết, ngày xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm của chúng ta. Có người nói rằng, lao động là thánh thiêng. Đúng vậy, vì lao động diễn tả phẩm giá của con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. Sau khi đã vui chơi ăn Tết, đến lúc phải bắt tay vào làm việc, đây là cơ hội giúp chúng ta hiểu được mối tương quan linh thánh đầy tràn yêu thương giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo. Đặc biệt trong ngày này, con người tôn vinh tạ ơn Thiên Chúa là Cha, Đấng Sáng Tạo con người và vũ trụ (St 1,26); trình lên Thiên Chúa hoạch định việc làm ăn trong suốt cả năm, xin Chúa chúc lành và ban ơn trợ giúp, để mọi việc chúng ta làm đều thuận theo thánh ý Ngài. Con người khẳng định : “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126). “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (x. Ga 15,5). Như thế, mối tương quan linh thánh đầy tràn yêu thương giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo này, cũng còn nói lên “tính trách nhiệm” của đôi bên.suy nghĩ về việc làm của mỗi chúng ta.
Thiên Chúa đặt con người làm chủ
Sau khi đã tạo dựng vạn vật muôn loài, Thiên Chúa phán : "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất" (St 1, 26). Thế là "Thiên Chúa lấy bù đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống . Thiên Chúa lập một vường tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên" (St 2, …). Việc con người được dựng nên từ bùn đất cho thấy tính chất yếu hèn, mỏng giòn của thân phận. Nhưng Thiên Chúa lại tạo nên con người và ban cho con người hình ảnh Chúa, cho con người được chia sẻ sự sống của Chúa, phú ban cho con người sự sống siêu nhiên và nhiều đặc ân như trí khôn minh mẫn, ý chí hướng thiện, không phải đau khổ và không phải chết và nhất là đặt con người làm chủ công trình Chúa sáng tạo, làm chủ chính mình trong ơn sủng mà Thiên Chúa đã ban cho. Tóm lại, những gì là tốt đẹp Thiên Chúa trao ban cho con người.
Việc làm trong chương trình của Thiên Chúa
Công ăn việc làm là một phần trong chương trình của Thiên Chúa Sáng Tạo. Trong sách Sáng Thế, đề tài trái đất như là nhà - vườn được trao phó cho con người săn sóc và canh tác (x. St 2,8.15) đã đuợc diễn tả như sau : "Ngày Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai, và Người làm trào lên từ đất nước của các con kinh để tưới" (St 2,4b-6). Đây không phải là chuyện thơ mộng, mà là mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta có trách nhiệm hiểu biết nó và thấm nhuần nó tới nơi tới chốn. Quả thật, vẻ đẹp của trái đất và phẩm giá của công ăn việc làm được làm ra để nối kết với nhau. Cả hai song hành cùng nhau: trái đất trở nên xinh đẹp, khi nó được con người canh tác.
Hình ảnh địa đàng, nơi con người là chủ, sống, cày cấy và canh giữ đất đai (x. St 2,4-15), cho thấy con người nguyên thủy sống trong mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, hài hòa với chính mình, với nhau và với cả vạn vật chung quanh. Trong tình trạng hạnh phúc và công chính nguyên thủy đó, con người làm chủ chính mình. Lao động không là gánh nặng nhưng là sự cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm kiện toàn chính bản thân và cả công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Ý thức được giá trị ấy, con người phải có nghĩa vụ sinh lời từ những ân phúc do Chúa tặng ban.
Làm gì với nén bạc Chúa trao
Ngày xin ơn thánh hóa công ăn việc làm, Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện ba người đầy tớ được ông chủ tin tưởng trao phó tài sản của mình trước khi ông bắt đầu một cuộc hành trình dài. Hai trong số họ đã làm rất tốt công việc của mình, là làm sinh lợi gấp đôi cái nhận được. Nhưng người thứ ba thì không: “Người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình” (Mt 25,18). Anh đào lỗ chôn giấu, vì sợ ông chủ, không biết làm thế nào để sinh hoa lợi. Đây có lẽ là trung tâm của dụ ngôn.
Việc gì đến cũng sẽ đến, chủ trở về, ông gọi các đầy tớ lại để tính sổ những gì ông đã trao phó cho họ. Ông hoanh nghênh hai người đầu tiên, và tỏ sự thất vọng đối với người thứ ba. Trong thực tế, người thứ ba đã sai lầm khi chôn kín số tiền nhận được, anh hành xử như thể sẽ không có ngày anh sẽ bị hỏi về những việc anh đã làm. Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta cách sử dụng tốt những gì chúng ta đã được ban tặng.
Ý nghĩa của dụ ngôn này thật rõ ràng. Ông chủ trong dụ ngôn này là Chúa Giêsu, những đầy tớ là chúng ta và những nén bạc là tài sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Khi thông ban cho chúng ta sự sống, Thiên Chúa cũng phú ban cho chúng ta những nén bạc, có thể là khả năng nhiều hay ít. Các nén bạc tượng trưng cho những ơn ban của Chúa để phát triển cá nhân, đạo đức và tôn giáo. Các nén bạc ấy, Ngài đã ủy thác để chúng ta làm cho chúng sinh lời. Cái hố được đào dưới đất bởi người “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” (Mt 25, 26). Chúa không yêu cầu chúng ta phải bảo quản ân ban của Ngài trong két sắt! Nhưng mong muốn rằng, chúng ta sử dụng nó để sinh lợi cho tha nhân.
Biện minh cho người một nén, có người bảo, chắc anh được trao ít hơn anh em nên tự ái không làm. Không, nhiều hay ít, số lượng không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người làm việc với những nén bạc đó. Chúa quan tâm đến cố gắng của mỗi người. Bởi thế, người đã lãnh năm nén và người đã lãnh hai nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ” (x.Mt 25, 21.23). Bạc Chúa trao cho chúng ta phải ra sức làm việc để sinh lời. Việc sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ, người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Ngày xin ơn thánh hóa công ăn việc làm hôm nay, nhắc nhớ chúng ta rằng : Thiên Chúa sáng tạo nên vũ trụ vạn vật và trao cho con người trông coi và làm sinh lợi ra từ những nguồn vốn đó. Nguồn vốn này, Thiên Chúa không chỉ ban riêng cho một cá nhân nào, mà là ban cho tất cả mọi người, mọi nơi và mọi thời.
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Mùng Hai Tết
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:07 02/02/2019
Đáp nghĩa – Đền ơn
Suy Niệm Lễ Mùng Hai Tết
Ngày Tết chúng ta sắm mặc, sửa ăn, ngày đầu năm chúng ta đi chúc tết nhau, con cháu tết ông bà cha mẹ, người dưới chúc tết người trên, với biết bao nhiêu lời chúc tốt đẹp, kèm theo những món quà thơm thảo bày tỏ lòng biết ơn, kính quí, thảo hiếu với người trên, anh em nâng chén chúc tụng nhau.
Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải “kể lại sự khôn ngoan của các ngài” để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15)
Chúa truyền phải thảo kính mẹ cha
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 13, 6) Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ. Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy: “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Mùng Hai Tết
Ngày Tết chúng ta sắm mặc, sửa ăn, ngày đầu năm chúng ta đi chúc tết nhau, con cháu tết ông bà cha mẹ, người dưới chúc tết người trên, với biết bao nhiêu lời chúc tốt đẹp, kèm theo những món quà thơm thảo bày tỏ lòng biết ơn, kính quí, thảo hiếu với người trên, anh em nâng chén chúc tụng nhau.
Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải “kể lại sự khôn ngoan của các ngài” để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15)
Chúa truyền phải thảo kính mẹ cha
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 13, 6) Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ. Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy: “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Đức Giám Mục Virginia tố cáo mưu toan mở đường cho phá thai của dân biểu gốc Việt
Đặng Tự Do
00:17 02/02/2019
Dân biểu gốc Việt Kathy Trần
“Dự luật này đã thất bại thẳng thừng - nhưng tôi, cùng với rất nhiều người có thiện chí, cảm thấy phẫn uất trước việc một dự luật như thế đã được đưa ra lần đầu tiên”, Đức Cha Burbidge nói trong bản tuyên bố được đưa ra hôm 31 tháng Giêng.
“Nó có thể đã mở đường cho các em bé phải chịu đựng những giây phút chết dữ dội và khủng khiếp trước khi chào đời và có thể gây hại cho các phụ nữ”, ngài nói thêm.
Dự luật, được giới thiệu bởi dân biểu gốc Việt Kathy Trần thuộc đơn vị Fairfax, đã trở thành một chủ đề gây tranh luận sôi nổi sau khi bà Kathy Trần đưa ra một video trả lời các câu hỏi về phạm vi của luật này.
Tại một buổi điều trần ở Hạ viện Virginia, khi ông Todd Gilbert, lãnh đạo khối đa số Hạ viện, hỏi vị nữ dân biểu là có phải dự luật của bà cho phép phá thai ngay cả khi người mẹ đang chuyển dạ và sắp sinh con, bà trả lời “đúng vậy.”
Đức Cha Burbidge gọi lời nhận xét này là một sự “thừa nhận đáng kinh hoàng” về số phận được dự luật này đề nghị cho trẻ em, trong đó “phản ánh một cấp độ mới trong ý thức hệ chống lại thiện ích của trẻ em ăn rễ sâu xa trong tiềm thức.”
Câu trả lời này của bà Kathy Trần cũng đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ từ các chính trị gia Cộng Hòa, từ tiểu bang đến liên bang. Tổng Thống Donald Trump cũng đưa ra các chỉ trích dữ dội.
Trước những phản ứng bất lợi này, bà Kathy Trần, dân biểu gốc Việt đầu tiên tại tiểu bang Virginia nói với nhật báo Washington Post:
“Đáng lẽ tôi nên nói: ‘Rõ ràng là không’, bởi vì Virginia cấm giết trẻ sơ sinh, và vào thời điểm đó, thai nhi đã thành con người.”
“Ước chi hôm đó tôi có thể suy nghĩ và phản ứng nhanh hơn, ước chi tôi có thể nhanh hơn lúc đó,”
“Và tôi đã nói không rõ ràng, và tôi thật sự lấy làm tiếc về điều này.”
Trong tuyên bố của mình, Đức cha Knestout gọi dự luật này là “khủng khiếp”, “quá đáng” và “xấu xa” và nói rằng “không có chỗ trong một xã hội văn minh cho thứ suy nghĩ và hành động như thế”.
Cả hai vị Giám Mục của Virginia đều cảnh báo rằng dự luật này là một mưu toan mở đường cho việc phá thai ở mọi giai đoạn trong thai kỳ.
Source:Catholic Herald
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Ngày đời sống dâng hiến thế giới
Thanh Quảng sdb
17:41 02/02/2019
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Ngày đời dâng hiến thế giới
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ vào tối thứ Bảy để đánh dấu Ngày Tu trì thánh hiến Thế giới lần thứ 23, và mời các tu sĩ sống thánh hiến biến cuộc sống theo Chúa Giêsu thành viễn ảnh tiên tri cho Giáo hội.
Người tu sĩ nam nữ được kêu gọi sống sự vâng phục trên hai bình diện mà Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn trong bài chia sẻ của mình trong Thánh lễ đánh dấu Ngày Thế giới của đời thánh hiến.
ĐTC nói hai khía cạnh đó là tuân giữ luật pháp, trên bình diện thực tế là làm cho cuộc sống của chúng ta được hài hòa, và trên bình diện tâm linh, họ mang lại những khía cạnh mới cho cuộc sống của chúng ta. Khám phá ra Thiên Chúa vô hình và mời Ngài đồng hành với cuộc sống kiên trì hàng ngày của chúng ta.
Thánh lễ được cử hành tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô cũng là Lễ dâng mình của Chúa. Cho nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Phúc âm theo thánh Luca chương 2 các cầu 22-40, trong đó Chúa Giêsu được dâng mình trong Đền thờ sau 40 ngày Ngài được giáng sinh.
Đức Thánh Cha cho biết Phụng vụ trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, bộc lộ chính Người cho dân tộc của mình, đó là một cuộc gặp gỡ… Sự dâng mình của trẻ thơ Giêsu làm chu toàn truyền thống của dân thánh Chúa; để lời tiên hứa được nên trọn qua chính cuộc gặp gỡ Mẹ Maria, thánh Giuse bồng trẻ thơ cho ông già Simeon và bà Anna chiêm ngưỡng.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói các tu sĩ nam nữ được mời gọi gặp gỡ Chúa Giêsu mỗi ngày trong cuộc sống, đó là một sự dấn thân hàng ngày.
Câu chuyện xảy ra trong Đền thờ năm xưa cũng đang xảy ra cho chúng ta: Chính trong, vì và với Chúa Giêsu mọi sự được hội tụ và trở nên hài hòa. ĐTC nói tất cả mọi sự được gặp gỡ trong Chúa Giêsu như là nguồn mạch của hoàn vũ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua việc trở về nguồn và đổi mới tình yêu ban đầu, những người tu sĩ nam nữ tận hiến đã biến cuộc sống tu trì của họ thành một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa qua dòng thời gian.
ĐTC nói: Cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa, đã không phát sinh như một cái gì đó riêng tư giữa loài người với Thiên Chúa. Ngược lại đó là một cuộc gỡ rộng mở trong bối cảnh của một dân tộc đã có niềm tin với anh chị em đồng đạo vào một thời điểm và một địa danh cố định.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu diễn ra trong bối cảnh dân của Chúa và trong một cộng đồng tôn giáo. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta gặp gỡ Ngài qua chính những trung thành nắm giữ các điều luật cụ thể: cầu nguyện hàng ngày, Thánh lễ, Xưng tội, làm việc thiện và sống lời của Chúa.
Tầm nhìn tiên tri
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, người tu sĩ sống đời tận hiến, luôn thân mật tâm giao cùng Chúa Giêsu hầu mong tiếng đạt được cùng đích của một tương lai lý tưởng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông Simeon đã nhìn thấy trẻ thơ Giêsu và ông tìm được ơn cứu độ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Cái nhìn đơn sơ này cũng chính là cái nhìn của cuộc đời tận hiến, tiến đạt được Thiên Chúa là tiến đạt được mọi sự, đó là một lời khen ngợi vượt lên tất cả mọi sự.
Lời ngợi khen khôn tả
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô tóm gọn đời sống tu trì thánh hiến không phải là đi tìm cuộc sống an toàn mà là tìm đạt một cuộc sống mới, cuộc sống gặp gỡ thần linh sống động với Chúa.
Cho nên cuộc sống tận hiến là một lời ngợi khen mang lại niềm vui cho Giáo hội, cung cấp một viễn ảnh thần thiêng và tiên tri về một trời mới một đất mới trong tương lai mai hậu.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ vào tối thứ Bảy để đánh dấu Ngày Tu trì thánh hiến Thế giới lần thứ 23, và mời các tu sĩ sống thánh hiến biến cuộc sống theo Chúa Giêsu thành viễn ảnh tiên tri cho Giáo hội.
Người tu sĩ nam nữ được kêu gọi sống sự vâng phục trên hai bình diện mà Đức Thánh Cha Phanxicô quảng diễn trong bài chia sẻ của mình trong Thánh lễ đánh dấu Ngày Thế giới của đời thánh hiến.
ĐTC nói hai khía cạnh đó là tuân giữ luật pháp, trên bình diện thực tế là làm cho cuộc sống của chúng ta được hài hòa, và trên bình diện tâm linh, họ mang lại những khía cạnh mới cho cuộc sống của chúng ta. Khám phá ra Thiên Chúa vô hình và mời Ngài đồng hành với cuộc sống kiên trì hàng ngày của chúng ta.
Thánh lễ được cử hành tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô cũng là Lễ dâng mình của Chúa. Cho nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Phúc âm theo thánh Luca chương 2 các cầu 22-40, trong đó Chúa Giêsu được dâng mình trong Đền thờ sau 40 ngày Ngài được giáng sinh.
Đức Thánh Cha cho biết Phụng vụ trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu, bộc lộ chính Người cho dân tộc của mình, đó là một cuộc gặp gỡ… Sự dâng mình của trẻ thơ Giêsu làm chu toàn truyền thống của dân thánh Chúa; để lời tiên hứa được nên trọn qua chính cuộc gặp gỡ Mẹ Maria, thánh Giuse bồng trẻ thơ cho ông già Simeon và bà Anna chiêm ngưỡng.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô nói các tu sĩ nam nữ được mời gọi gặp gỡ Chúa Giêsu mỗi ngày trong cuộc sống, đó là một sự dấn thân hàng ngày.
Câu chuyện xảy ra trong Đền thờ năm xưa cũng đang xảy ra cho chúng ta: Chính trong, vì và với Chúa Giêsu mọi sự được hội tụ và trở nên hài hòa. ĐTC nói tất cả mọi sự được gặp gỡ trong Chúa Giêsu như là nguồn mạch của hoàn vũ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói qua việc trở về nguồn và đổi mới tình yêu ban đầu, những người tu sĩ nam nữ tận hiến đã biến cuộc sống tu trì của họ thành một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa qua dòng thời gian.
ĐTC nói: Cuộc gặp gỡ ban đầu với Chúa, đã không phát sinh như một cái gì đó riêng tư giữa loài người với Thiên Chúa. Ngược lại đó là một cuộc gỡ rộng mở trong bối cảnh của một dân tộc đã có niềm tin với anh chị em đồng đạo vào một thời điểm và một địa danh cố định.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu diễn ra trong bối cảnh dân của Chúa và trong một cộng đồng tôn giáo. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta gặp gỡ Ngài qua chính những trung thành nắm giữ các điều luật cụ thể: cầu nguyện hàng ngày, Thánh lễ, Xưng tội, làm việc thiện và sống lời của Chúa.
Tầm nhìn tiên tri
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, người tu sĩ sống đời tận hiến, luôn thân mật tâm giao cùng Chúa Giêsu hầu mong tiếng đạt được cùng đích của một tương lai lý tưởng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông Simeon đã nhìn thấy trẻ thơ Giêsu và ông tìm được ơn cứu độ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Cái nhìn đơn sơ này cũng chính là cái nhìn của cuộc đời tận hiến, tiến đạt được Thiên Chúa là tiến đạt được mọi sự, đó là một lời khen ngợi vượt lên tất cả mọi sự.
Lời ngợi khen khôn tả
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô tóm gọn đời sống tu trì thánh hiến không phải là đi tìm cuộc sống an toàn mà là tìm đạt một cuộc sống mới, cuộc sống gặp gỡ thần linh sống động với Chúa.
Cho nên cuộc sống tận hiến là một lời ngợi khen mang lại niềm vui cho Giáo hội, cung cấp một viễn ảnh thần thiêng và tiên tri về một trời mới một đất mới trong tương lai mai hậu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Lý Viên Hố Nai mừng quan thày và ra măt Hiệp đoàn Gioan Bosco
BTT Thiếu Nhi Hố Nai
09:45 02/02/2019
GP XUÂN LỘC: Chiều ngày 31/01/2019 hơn 420 anh chị Huynh Trưởng, Giáo lý Viên, Dự Trưởng của 18 giáo xứ hạt Hố Nai quy tụ về giáo xứ Kẻ Sặt tham dự nghi thức trao cờ hiệp đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Hố nai và dâng lễ kính thánh Gioan Bosco, quan thày Giáo lý Viên hạt
Xem Hình
Đúng 17h30, Đức Cha phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân hiện diện tại cổng khuôn viên nhà thờ Kẻ Sặt. Chào đón Đức cha Gioan có cha Giuse Đinh Đại Long (chánh xứ Ba Đông, Đặc trách Huấn Giáo – Thiếu Nhi hạt Hố Nai), Cha Đaminh Nguyễn Thành Tiến chánh xứ Kẻ Sặt, Cha phó Martino Nguyễn Đình Hoàng, Ban Hành Giáo giáo xứ Kẻ Sặt, các anh chị Huynh Trưởng, Giáo lý Viên, Dự Trưởng hạt Hố Nai và các em thiếu nhi.
Trong nghi thức làm phép cờ hiệp đoàn Gioan Bosco và chào cờ, Đức Cha phụ tá đã chia sẻ, khuyến khích các giáo xứ trong giáo hạt Hố Nai áp dụng, học tập và theo phương pháp huấn luyện của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc để hướng dẫn các em Thiếu Nhi thành người tốt, thành Kytô hữu tốt.
Đúng 18g15, Đức Cha Gioan phụ tá giáo phận Xuân Lộc chủ tế thánh lễ mừng quan thầy, đồng tế có cha Giuse Phạm Quốc Thuần, phó ban Huấn Giáo – Thiếu Nhi giáo phận và quý cha trong hạt Hố Nai.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha dựa vào tin mừng theo Thánh Marcô:"Ðèn đốt lên là để đặt trên giá đèn. Các ngươi đong đấu nào, thì người ta sẽ đong đấu ấy cho các ngươi".Chính Chúa Giêsu là ánh sáng soi cho chúng ta, tỏ cho chúng ta về Chúa Cha, Chúa Thánh Thần. Người huynh trưởng, giáo lý viên khi lãnh nhận ánh sáng từ Chúa Kytô cũng biết lan tỏa ra nơi những người chung quanh, nhất là nơi các em thiếu nhi dưới sự hướng dẫn của mình.
Đức cha phụ tá mong ước các Huynh Trưởng, Giáo Lý Viên biết noi gương thánh quan thầy GIOAN BOSCO giới thiệu Chúa Giêsu là ánh sáng đến với các em Thiếu Nhi trong sứ vụ mà mọi người lãnh nhận khi được rửa tội là: Tư Tế, Tiên Tri, Vương Đế.
Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Kẻ Sặt, đại diện Ban Trị Sự Thiếu Nhi hạt Hố Nai đã dâng lời cảm tạ và chúc xuân Đức Cha và quý Cha đồng tế. Những bông hoa tươi thắm là lời tạ ơn và chúc xuân được vị đại diện giáo xứ và hiệp đoàn dâng lên Đức Cha.
Buồi họp mặt kết thúc với bữa cơm thân mật sau thánh lễ và những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các giáo xứ biểu diễn thêm phần vui tươi trong ngày gặp mặt.
Ước mong các anh chị em Huynh Trưởng, Giáo lý Viên luôn có đời sống đạo đức, thánh thiện, luôn nêu gương sáng cho các em bằng chính đời sống phục vụ, hy sinh của mình theo gương thánh Gioan Bosco giúp các em trở thành những thiếu nhi tốt và hữu ích cho giáo hội và xã hội.
Ban Truyền Thông Thiếu Nhi Hố Nai
Xem Hình
Đúng 17h30, Đức Cha phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân hiện diện tại cổng khuôn viên nhà thờ Kẻ Sặt. Chào đón Đức cha Gioan có cha Giuse Đinh Đại Long (chánh xứ Ba Đông, Đặc trách Huấn Giáo – Thiếu Nhi hạt Hố Nai), Cha Đaminh Nguyễn Thành Tiến chánh xứ Kẻ Sặt, Cha phó Martino Nguyễn Đình Hoàng, Ban Hành Giáo giáo xứ Kẻ Sặt, các anh chị Huynh Trưởng, Giáo lý Viên, Dự Trưởng hạt Hố Nai và các em thiếu nhi.
Trong nghi thức làm phép cờ hiệp đoàn Gioan Bosco và chào cờ, Đức Cha phụ tá đã chia sẻ, khuyến khích các giáo xứ trong giáo hạt Hố Nai áp dụng, học tập và theo phương pháp huấn luyện của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc để hướng dẫn các em Thiếu Nhi thành người tốt, thành Kytô hữu tốt.
Đúng 18g15, Đức Cha Gioan phụ tá giáo phận Xuân Lộc chủ tế thánh lễ mừng quan thầy, đồng tế có cha Giuse Phạm Quốc Thuần, phó ban Huấn Giáo – Thiếu Nhi giáo phận và quý cha trong hạt Hố Nai.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha dựa vào tin mừng theo Thánh Marcô:"Ðèn đốt lên là để đặt trên giá đèn. Các ngươi đong đấu nào, thì người ta sẽ đong đấu ấy cho các ngươi".Chính Chúa Giêsu là ánh sáng soi cho chúng ta, tỏ cho chúng ta về Chúa Cha, Chúa Thánh Thần. Người huynh trưởng, giáo lý viên khi lãnh nhận ánh sáng từ Chúa Kytô cũng biết lan tỏa ra nơi những người chung quanh, nhất là nơi các em thiếu nhi dưới sự hướng dẫn của mình.
Đức cha phụ tá mong ước các Huynh Trưởng, Giáo Lý Viên biết noi gương thánh quan thầy GIOAN BOSCO giới thiệu Chúa Giêsu là ánh sáng đến với các em Thiếu Nhi trong sứ vụ mà mọi người lãnh nhận khi được rửa tội là: Tư Tế, Tiên Tri, Vương Đế.
Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện Ban Hành Giáo giáo xứ Kẻ Sặt, đại diện Ban Trị Sự Thiếu Nhi hạt Hố Nai đã dâng lời cảm tạ và chúc xuân Đức Cha và quý Cha đồng tế. Những bông hoa tươi thắm là lời tạ ơn và chúc xuân được vị đại diện giáo xứ và hiệp đoàn dâng lên Đức Cha.
Buồi họp mặt kết thúc với bữa cơm thân mật sau thánh lễ và những tiết mục văn nghệ đặc sắc do các giáo xứ biểu diễn thêm phần vui tươi trong ngày gặp mặt.
Ước mong các anh chị em Huynh Trưởng, Giáo lý Viên luôn có đời sống đạo đức, thánh thiện, luôn nêu gương sáng cho các em bằng chính đời sống phục vụ, hy sinh của mình theo gương thánh Gioan Bosco giúp các em trở thành những thiếu nhi tốt và hữu ích cho giáo hội và xã hội.
Ban Truyền Thông Thiếu Nhi Hố Nai
Chuyên vui Xuân Kỷ Hợi tại Gx ĐMHCG Garland
Trần Mạnh Trác
16:38 02/02/2019
Xem hình ảnh
Ngay khi nạn Con Xoáy Bắc Cực (Polar Vortex) vừa chấm dứt ngày thứ Sáu hôm qua, đem nhiệt độ cuả vùng Dallas từ cái lạnh cóng 20F(-7 độ) lên được cái mát mẻ 60F (15 độ,) thì Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland TX cũng khai mạc 3 ngày hội chợ vui xuân Kỷ Hợi.
Người Công Giáo khi khai mạc một cuộc vui nào thì bắt đầu bằng một Thánh Lễ Tạ Ơn, Gx ĐMHCG cũng vậy, một lễ kính Thánh Tâm Chuá đã diễn ra tại nhà thờ một cách …hơi vắng vẻ hơn thường lệ!
Mọi ‘con chiên ngoan đạo’ cuả Gx đều có ‘công tác’ trong cuộc hội chợ sắp diễn ra, cho nên chỉ có những bậc ‘được miễn quân dịch’ và đoàn Liên Minh Thánh Tâm cuả giáo xứ là hiện diện trong buổi lễ do cha Phó chủ sự mà thôi. Đoàn LMTT hôm nay lo hết mọi phần vụ từ A tới Z, đảm trách luôn cả việc cuả ‘Ca Đoàn’…và tuy chỉ có những cụ đã trên 70 gần 90 (các cụ khác thì đang có ‘công tác’ rồi,) thế mà họ lại hát rất hay và cũng hết sức ‘hùng dũng’…
Ở nhà thờ thì vắng vẻ như vậy nhưng ở nhà bếp cuả giáo xứ thì đông đúc một cách bất thường, có vẻ như câu nói ‘Có thực mới vực được đạo’ một lẩn nữa chứng tỏ là một ‘triết lý nhân sinh’ bất hủ.
Nhưng, xin cải chính ngay kẻo gây hiểu lầm, sự kiện ở đây là gần 300 thiện nguyện viên cuả giáo xứ không tới đây để dùng bữa, mà để thi đua làm những công việc cho buổi hội chợ 3 ngày.
Cái sức mạnh cuả các giáo xứ Việt Nam ở bên Mỹ là ở con số những người thiện nguyện, nhờ đó mà một Gx VN điều hành với một ngân sách nhỏ hơn gấp bội so với các giáo xứ Mỹ nhưng lại hữu hiệu không thua họ. Trong một cuộc ‘thanh tra’ do Đức Giám Mục Phó đích thân thực hiện tại giáo xứ ĐMHCG này cách đây gần 10 năm trước, Ngài đã phải lắc đầu không thể tin nổi tai ngài khi nghe biết Gx này với 7000 ‘nhân danh’ mà chỉ có 2 nhân viên có lương, còn 200 nhân viên khác là thiện nguyện, kể cả ông Business Manager!
Ngày hôm nay nhìn trong nhà bếp cuả Gx, dù cho các công trình xây dựng lớn lao cuả Gx này không còn nữa, nhưng hàng hàng lớp lớp giáo dân vẫn hăng say phục vụ, vẫn bận rộn và thật là vui vẻ, thì rõ ràng cái tinh thần ‘thiện nguyện’ vẫn còn đó, cái ‘thực chất’ vẫn còn được duy trì. Quả là ‘Có Thực thì vực được Đạo’ đó.
Ổ nhà bếp thì đã như vậy, nhưng ở hội trường nơi người ta đến vui xuân thì còn đông đúc hơn nhiều. Người Mỹ có cụm tử ‘wall to wall’ (từ tường này đến tường nọ) để chỉ cho tình trạng đầy ứ không còn chỗ chứa, thì ở đây cụm từ này đúng cả nghiã đen lẫn nghiã bóng. Ngay từ khi các trục lộ trong phố còn chưa hết cảnh kẹt xe, lúc 6g chiều, thì bãi đậu xe 700 chỗ cuả Gx đã bắt đầu chật, các bàn tròn trong hội trường (90 bàn) đã có chủ và những người đến muộn bắt đầu phải đứng dựa tường.
Nhưng dù chật chội, không khí cuả cuộc văn nghệ khai mạc đã rất là hào hứng và nhờ có những nghệ sĩ nổi tiếng được mời đến hát, nhất là các ca sĩ ‘dé dé’ đã làm cho những cử toạ giới trẻ cuồng nhiệt hẳn lên. Trong những ca sĩ được mời phải kể đến cô Hống Ngọc, là con dâu cuả giáo xứ, đã nhiều lần về ăn Tết ờ nhà chồng và lần nào cũng vậy đã đến chung vui ‘miễn phí’. Hôm nay như để thưởng công cho một giáo dân ngoan, cha Xứ Nguyễn tất Hải đã lên ‘song ca’ với cô một bài, làm cho cả hội trường muốn vỡ tung...
Ngày thứ Sáu chỉ là ngày khai mạc, thứ Bảy mới là ngày chính với thành phần ban nhạc và ca sĩ hùng hậu hơn, ban Phó Nhòm cuả giáo xứ do các anh Lê Phước, Phạm Thái Hùng sẽ tiếp tục ghi ảnh và chúng tôi sẽ tiếp tục gừi tới quí vị trong một bài phóng sự sau.
Người Công Giáo khi khai mạc một cuộc vui nào thì bắt đầu bằng một Thánh Lễ Tạ Ơn, Gx ĐMHCG cũng vậy, một lễ kính Thánh Tâm Chuá đã diễn ra tại nhà thờ một cách …hơi vắng vẻ hơn thường lệ!
Mọi ‘con chiên ngoan đạo’ cuả Gx đều có ‘công tác’ trong cuộc hội chợ sắp diễn ra, cho nên chỉ có những bậc ‘được miễn quân dịch’ và đoàn Liên Minh Thánh Tâm cuả giáo xứ là hiện diện trong buổi lễ do cha Phó chủ sự mà thôi. Đoàn LMTT hôm nay lo hết mọi phần vụ từ A tới Z, đảm trách luôn cả việc cuả ‘Ca Đoàn’…và tuy chỉ có những cụ đã trên 70 gần 90 (các cụ khác thì đang có ‘công tác’ rồi,) thế mà họ lại hát rất hay và cũng hết sức ‘hùng dũng’…
Ở nhà thờ thì vắng vẻ như vậy nhưng ở nhà bếp cuả giáo xứ thì đông đúc một cách bất thường, có vẻ như câu nói ‘Có thực mới vực được đạo’ một lẩn nữa chứng tỏ là một ‘triết lý nhân sinh’ bất hủ.
Nhưng, xin cải chính ngay kẻo gây hiểu lầm, sự kiện ở đây là gần 300 thiện nguyện viên cuả giáo xứ không tới đây để dùng bữa, mà để thi đua làm những công việc cho buổi hội chợ 3 ngày.
Ngày hôm nay nhìn trong nhà bếp cuả Gx, dù cho các công trình xây dựng lớn lao cuả Gx này không còn nữa, nhưng hàng hàng lớp lớp giáo dân vẫn hăng say phục vụ, vẫn bận rộn và thật là vui vẻ, thì rõ ràng cái tinh thần ‘thiện nguyện’ vẫn còn đó, cái ‘thực chất’ vẫn còn được duy trì. Quả là ‘Có Thực thì vực được Đạo’ đó.
Ổ nhà bếp thì đã như vậy, nhưng ở hội trường nơi người ta đến vui xuân thì còn đông đúc hơn nhiều. Người Mỹ có cụm tử ‘wall to wall’ (từ tường này đến tường nọ) để chỉ cho tình trạng đầy ứ không còn chỗ chứa, thì ở đây cụm từ này đúng cả nghiã đen lẫn nghiã bóng. Ngay từ khi các trục lộ trong phố còn chưa hết cảnh kẹt xe, lúc 6g chiều, thì bãi đậu xe 700 chỗ cuả Gx đã bắt đầu chật, các bàn tròn trong hội trường (90 bàn) đã có chủ và những người đến muộn bắt đầu phải đứng dựa tường.
Nhưng dù chật chội, không khí cuả cuộc văn nghệ khai mạc đã rất là hào hứng và nhờ có những nghệ sĩ nổi tiếng được mời đến hát, nhất là các ca sĩ ‘dé dé’ đã làm cho những cử toạ giới trẻ cuồng nhiệt hẳn lên. Trong những ca sĩ được mời phải kể đến cô Hống Ngọc, là con dâu cuả giáo xứ, đã nhiều lần về ăn Tết ờ nhà chồng và lần nào cũng vậy đã đến chung vui ‘miễn phí’. Hôm nay như để thưởng công cho một giáo dân ngoan, cha Xứ Nguyễn tất Hải đã lên ‘song ca’ với cô một bài, làm cho cả hội trường muốn vỡ tung...
Ngày thứ Sáu chỉ là ngày khai mạc, thứ Bảy mới là ngày chính với thành phần ban nhạc và ca sĩ hùng hậu hơn, ban Phó Nhòm cuả giáo xứ do các anh Lê Phước, Phạm Thái Hùng sẽ tiếp tục ghi ảnh và chúng tôi sẽ tiếp tục gừi tới quí vị trong một bài phóng sự sau.
Tết Về Nguồn của giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando
Nguyễn Ngọc Sáng
23:00 02/02/2019
Tết Về Nguồn của giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando sẽ được tổ chức tại Fairground trong hai ngày thứ Bảy 26-1-2019 và Chúa Nhật 27-1-2019.
Trong ý nghĩa của “hội”, đây là dịp để người Việt Nam gặp gỡ nhau, mỗi năm một lần. Đó là những người Việt sống trong vùng quanh đây như Orlando, Deytona Beach, Melbourne, Cocoa Beach, Tampa, Miami, hay xa hơn như Gainesville, Jacksonville. Cũng có người đến từ Texas, California, Carolina, Georgia hay xa hơn, từ Canada.Quý vị khách này đến đây để thăm bà con, bạn bèđang sống tại Orlando, tiện thể ghé thăm cho biết một lần “Hội Tết Về Nguồn” của giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, đãđược nghe nói đến mà chưa có dịp đuợc thấy hay tham dự.Những người đến dựgồm có giáo dân, những người thuộc các tôn giáo bạn, vàcảbà con thuộc các sắc tộc khác, như Lào, Cambốt.
Xem Hình
Đây là “Hội Tết” được tổ chức đểđón mừng Xuân mới, nên được tổ chức vào những ngày trước hay sau ngày mồng một Tết. Lần này làlần thứ 27 của “Hội Tết Về Nguồn”, đểđón mừng Xuân Kỷ Hợi, 2019.
Đến dự hội Tết, khách sẽ thấy gần như đầy đủ tất cả những cảnh và sinh hoạt đưa khách “về nguồn”, để nhớ lại quê hương.
Cái cổng chào đón khách có mái cong và cấu trúc ÁĐông sớm đưa khách về nguồn khi đến dựhội Tết. Màu sắc quê hương được thấy ngay từ đây. Bước qua khỏi cái cổng chào, anh sẽ thấy cây nêu cao chót vót, một biểu tượng của ngày Tếtdân tộc.
Bãi đất rộng nơi dựng cây nêu sẽ là nơi trình diễn của đoàn lân, rồng vàông địa. Khách sẽ thích thú thấy đoàn lân nhảy múa bên cạnh con rồng đang uốn khúc, cóông địa “bụng bự” miệng luôn luôn cười toe toét. Khách sẽ phải lưu ý, đểđón xuân, một tràng pháo dài sẽ nổ vang làm các em bé … sợ, ngoảnh mặt không dám nhìn.Đây chính là “cái đinh” của Hội Tết.
Gần đó, khách sẽ thấy “vườn hoa Xuân” với nhiều loại hoa màu sắc rực rỡ,với những gian hàng trái cây Việt Nam như mít, chuối, xoài, sa-cô-chê, có cả chùm ruột. Khách có thể đứng ngắm, chụp hình và mua về những “giò” lan đẹp, những chậu sứ và những chậu bông cúc vàng óng …
Bên cạnh vườn hoa, quý khách sẽ thấy ngôi nhà, nơi làm “khu vui chơi” của trẻ em. Ởđây có các trò chơi đặc biệt cho các em, bởi khi người lớn đã có nơi thì cũng phải có nơi dành cho các em, khi mà các em chưa cảm được nét đẹp quê hương, các em cần có được niềm vui khi theo cha mẹđến đây.
Quay ra phía sau lưng nơi quý khách đang đứng ngắm và chọn hoa, quý khách sẽ thấy chiếc xe, năm thì Honda, năm thì Toyota để làm giải thưởng cho vé số“Hội Tết Về Nguồn”. Đây chính là “cái đinh” của Hội Tết.
Đó là chuyện bên ngoài, mời quý khách bước vào bên trong “hội trường”, nơi diễn ra những sinh hoạt chính và quan trọng của hội Tết.
Trước khi sinh hoạt Hội Tết bắt đầu, một buổi lễtế tổ tiên đưa mọi người trở về nguồn, tưởng nhớ tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước mà ngày nay có một mãnh giang san mang tên Việt Nam, một dân tộc được gọi là người Việt Nam.
Ngoài buổi lễ tế tổ tiên trong hội trường này, quý khách sẽ có dịp trở lại thăm quê hươngbằng cách ngắm những bức tranh lớn trên vách: bức tranh Vịnh Hạ Long nhắc lại miền Bắc, bức tranh Thành Nội nhắc lại miền Trung, bức tranh Chợ Bến Thành nhắc lại miền Nam.
Quê hương ta có ba miền Bắc Trung Nam được nhắc lại đầy đủởđây, nhất là khi quý khách nhìn qua các gian hàng thức ăn và “đánh” được mùi của miền Bắc với phở, bánh giò, bánh cuốn, banh chưng, miền Trung với bánh tôm chiên Cổ Ngự, bún “bò Huế”, miền Nam với món hủ tiếu, cháo lòng, bánh tét, bánh ít, bánh bò, bánh tiu và những món ăn quen thuộc khác của người Việt như là bánh bột chiên, hột vịt lộn, khoai mì, …
Nhiều khách ngoại quốc, tuy chỉ biết nhiều có mỗi một món “pho”, nhân dịp này cũng “rán” thưởng thức những món ăn Việt Nam mà nhiều người đã có dịp thưởng thức qua ởcác nơi khác như “gỏi cuốn”.
Đi một vòng thấy khát nước, xin mời quý khách uống ly nước mía, ngon không kém nước mía Viễn Đông ở Sài Gòn trước đây! Còn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ, xin dùng qua ly cà phê được đặc biệt pha chế bởi những chuyên viên pha chế và … uống cà phê!Đây cũng là “cái đinh” của Hội Tết.
Đêm đến, đây sẽ là nơi diễn ra các màn văn nghệ, mà có dịp xem qua quý khách sẽ không khỏi ngậm ngùi nhớ lại quê hương.
Đêm văn nghệ chính là nơi viết lại “Trang Sử Việt”, “Theo Dòng Thời Gian”, khách sẽđi lại “Con Đường Cái Quan”, sẽ được sống lại những tình cảm của “Một Đời Áo MẹÁo Em”, sẽ sống qua “Bốn Mùa Yêu Thương”, …, và năm nay để mừng Xuân Kỷ Hợi 2019, chương trình văn nghệ sẽ mang tên “Tiếng Nước Tôi” với nhiều hứa hẹn.
Hội Tết Về Nguồn của giáo xứ Thánh Minh có nhiều cái đinh quá, kính mời quý khách đến để thưởng thức, vui chơi, và tưởng nhớ về nguồn, nhớ lại quê hương. Nếu đã chưa từng ghé, xin ghé lại lần này để xem cho biết. Nếu đã có lần, xin đừng bỏ qua cơ hội này vì mỗi năm một khác, mỗi năm một mới, mỗi năm một lạ, mỗi năm một hay hơn.
Xin hẹn gặp quý khách ở Hội Tết Về Nguồn năm nay!
Còn nữa, nếu quý khách là người Công Giáo, sáng Chúa Nhật sẽ có Thánh Lễ tại hội trường đểmọi người phụng thờ Thiên Chúa, cảm tạ vì những ơn lành năm qua và cầu xin cho năm mới.
Ban Tổ Chức
Hội Tết Về Nguồn
Giáo Xứ Thánh Phan Văn Minh
Trong ý nghĩa của “hội”, đây là dịp để người Việt Nam gặp gỡ nhau, mỗi năm một lần. Đó là những người Việt sống trong vùng quanh đây như Orlando, Deytona Beach, Melbourne, Cocoa Beach, Tampa, Miami, hay xa hơn như Gainesville, Jacksonville. Cũng có người đến từ Texas, California, Carolina, Georgia hay xa hơn, từ Canada.Quý vị khách này đến đây để thăm bà con, bạn bèđang sống tại Orlando, tiện thể ghé thăm cho biết một lần “Hội Tết Về Nguồn” của giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, đãđược nghe nói đến mà chưa có dịp đuợc thấy hay tham dự.Những người đến dựgồm có giáo dân, những người thuộc các tôn giáo bạn, vàcảbà con thuộc các sắc tộc khác, như Lào, Cambốt.
Xem Hình
Đây là “Hội Tết” được tổ chức đểđón mừng Xuân mới, nên được tổ chức vào những ngày trước hay sau ngày mồng một Tết. Lần này làlần thứ 27 của “Hội Tết Về Nguồn”, đểđón mừng Xuân Kỷ Hợi, 2019.
Đến dự hội Tết, khách sẽ thấy gần như đầy đủ tất cả những cảnh và sinh hoạt đưa khách “về nguồn”, để nhớ lại quê hương.
Cái cổng chào đón khách có mái cong và cấu trúc ÁĐông sớm đưa khách về nguồn khi đến dựhội Tết. Màu sắc quê hương được thấy ngay từ đây. Bước qua khỏi cái cổng chào, anh sẽ thấy cây nêu cao chót vót, một biểu tượng của ngày Tếtdân tộc.
Bãi đất rộng nơi dựng cây nêu sẽ là nơi trình diễn của đoàn lân, rồng vàông địa. Khách sẽ thích thú thấy đoàn lân nhảy múa bên cạnh con rồng đang uốn khúc, cóông địa “bụng bự” miệng luôn luôn cười toe toét. Khách sẽ phải lưu ý, đểđón xuân, một tràng pháo dài sẽ nổ vang làm các em bé … sợ, ngoảnh mặt không dám nhìn.Đây chính là “cái đinh” của Hội Tết.
Gần đó, khách sẽ thấy “vườn hoa Xuân” với nhiều loại hoa màu sắc rực rỡ,với những gian hàng trái cây Việt Nam như mít, chuối, xoài, sa-cô-chê, có cả chùm ruột. Khách có thể đứng ngắm, chụp hình và mua về những “giò” lan đẹp, những chậu sứ và những chậu bông cúc vàng óng …
Bên cạnh vườn hoa, quý khách sẽ thấy ngôi nhà, nơi làm “khu vui chơi” của trẻ em. Ởđây có các trò chơi đặc biệt cho các em, bởi khi người lớn đã có nơi thì cũng phải có nơi dành cho các em, khi mà các em chưa cảm được nét đẹp quê hương, các em cần có được niềm vui khi theo cha mẹđến đây.
Quay ra phía sau lưng nơi quý khách đang đứng ngắm và chọn hoa, quý khách sẽ thấy chiếc xe, năm thì Honda, năm thì Toyota để làm giải thưởng cho vé số“Hội Tết Về Nguồn”. Đây chính là “cái đinh” của Hội Tết.
Đó là chuyện bên ngoài, mời quý khách bước vào bên trong “hội trường”, nơi diễn ra những sinh hoạt chính và quan trọng của hội Tết.
Trước khi sinh hoạt Hội Tết bắt đầu, một buổi lễtế tổ tiên đưa mọi người trở về nguồn, tưởng nhớ tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước mà ngày nay có một mãnh giang san mang tên Việt Nam, một dân tộc được gọi là người Việt Nam.
Ngoài buổi lễ tế tổ tiên trong hội trường này, quý khách sẽ có dịp trở lại thăm quê hươngbằng cách ngắm những bức tranh lớn trên vách: bức tranh Vịnh Hạ Long nhắc lại miền Bắc, bức tranh Thành Nội nhắc lại miền Trung, bức tranh Chợ Bến Thành nhắc lại miền Nam.
Quê hương ta có ba miền Bắc Trung Nam được nhắc lại đầy đủởđây, nhất là khi quý khách nhìn qua các gian hàng thức ăn và “đánh” được mùi của miền Bắc với phở, bánh giò, bánh cuốn, banh chưng, miền Trung với bánh tôm chiên Cổ Ngự, bún “bò Huế”, miền Nam với món hủ tiếu, cháo lòng, bánh tét, bánh ít, bánh bò, bánh tiu và những món ăn quen thuộc khác của người Việt như là bánh bột chiên, hột vịt lộn, khoai mì, …
Nhiều khách ngoại quốc, tuy chỉ biết nhiều có mỗi một món “pho”, nhân dịp này cũng “rán” thưởng thức những món ăn Việt Nam mà nhiều người đã có dịp thưởng thức qua ởcác nơi khác như “gỏi cuốn”.
Đi một vòng thấy khát nước, xin mời quý khách uống ly nước mía, ngon không kém nước mía Viễn Đông ở Sài Gòn trước đây! Còn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ, xin dùng qua ly cà phê được đặc biệt pha chế bởi những chuyên viên pha chế và … uống cà phê!Đây cũng là “cái đinh” của Hội Tết.
Đêm đến, đây sẽ là nơi diễn ra các màn văn nghệ, mà có dịp xem qua quý khách sẽ không khỏi ngậm ngùi nhớ lại quê hương.
Đêm văn nghệ chính là nơi viết lại “Trang Sử Việt”, “Theo Dòng Thời Gian”, khách sẽđi lại “Con Đường Cái Quan”, sẽ được sống lại những tình cảm của “Một Đời Áo MẹÁo Em”, sẽ sống qua “Bốn Mùa Yêu Thương”, …, và năm nay để mừng Xuân Kỷ Hợi 2019, chương trình văn nghệ sẽ mang tên “Tiếng Nước Tôi” với nhiều hứa hẹn.
Hội Tết Về Nguồn của giáo xứ Thánh Minh có nhiều cái đinh quá, kính mời quý khách đến để thưởng thức, vui chơi, và tưởng nhớ về nguồn, nhớ lại quê hương. Nếu đã chưa từng ghé, xin ghé lại lần này để xem cho biết. Nếu đã có lần, xin đừng bỏ qua cơ hội này vì mỗi năm một khác, mỗi năm một mới, mỗi năm một lạ, mỗi năm một hay hơn.
Xin hẹn gặp quý khách ở Hội Tết Về Nguồn năm nay!
Còn nữa, nếu quý khách là người Công Giáo, sáng Chúa Nhật sẽ có Thánh Lễ tại hội trường đểmọi người phụng thờ Thiên Chúa, cảm tạ vì những ơn lành năm qua và cầu xin cho năm mới.
Ban Tổ Chức
Hội Tết Về Nguồn
Giáo Xứ Thánh Phan Văn Minh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội, chương 3
Vũ Văn An
22:50 02/02/2019
CHƯƠNG 3: THỰC THI TÍNH ĐỒNG NGHỊ: CÁC CHỦ THỂ, CƠ CẤU, DIỄN TRÌNH VÀ BIẾN CỐ ĐỒNG NGHỊ
71. Cái hiểu thần học về tính đồng nghị trong viễn tượng giáo hội học của Vatican II mời gọi chúng ta suy gẫm về những cách thức thực tế để đem nó ra thực hành . Đó là vấn đề xem xét lại, trong các nét tổng quát, những gì hiện được giáo luật quy định để rút ra ý nghĩa và các khả thể của nó, và cung cấp cho nó một năng lực mới, đồng thời biện phân quan điểm thần học để triển khai nó một cách chính xác.
Chương này lấy gợi ý từ ơn gọi đồng nghị của dân Chúa, sau đó mô tả các cơ cấu đồng nghị ở các bình diện địa phương, khu vực và hoàn vũ, và chỉ ra các chủ thể khác nhau can dự vào các quá trình và biến cố đồng nghị.
3.1 Ơn gọi đồng nghị của dân Chúa
72. Toàn bộ dân Chúa bị thách thức bởi ơn gọi có tính đồng nghị từ căn bản. Tính luân hoàn (circularity) của Sensus fidei (cảm thức đức tin) mà mọi tín hữu được trao ban, sự biện phân được thực hiện ở các bình diện khác nhau trên đó tính đồng nghị vận hành và thẩm quyền của những vị thi hành thừa tác mục vụ hợp nhất và cai quản cho thấy sự năng động của tính đồng nghị. Tính luân hoàn này phát huy phẩm giá phép rửa và đồng trách nhiệm của mọi người, vận dụng hầu hết sự hiện diện các đặc sủng nơi dân Chúa, do Chúa Thánh Thần phân phát, nhìn nhận thừa tác vụ chuyên biệt của các mục tử trong hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với Giám mục Rôma, và bảo đảm rằng các diễn trình và biến cố đồng nghị diễn ra phù hợp với depositum fidei (kho tàng đức tin) và liên quan đến việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, để đổi mới sứ mệnh của Giáo hội.
73. Trong viễn tượng này, sự tham gia của tín hữu giáo dân trở nên chủ yếu. Họ là đại đa số dân Chúa và có nhiều điều cần học hỏi từ việc họ tham gia vào các hình thức khác nhau của đời sống và sứ mệnh của các cộng đồng giáo hội, từ lòng đạo đức bình dân và chăm sóc mục vụ nói chung, cũng như khả năng chuyên biệt của họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa và xã hội [84].
Như thế, tham khảo họ là điều không thể thiếu để khởi diễn các diễn trình biện phân trong khuôn khổ các cơ cấu đồng nghị. Do đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại được tạo ra do việc thiếu đào tạo và thừa nhận các không gian trong đó, tín hữu giáo dân có thể tự phát biểu và hành động, cũng như được tạo ra bởi thứ tư duy giáo sĩ trị có nguy cơ giữ họ ở bên rìa đời sống giáo hội [85]. Điều này đòi hỏi một cam kết ưu tiên trong nhiệm vụ đào tạo một cảm thức trưởng thành về giáo hội, một cảm thức, ở bình diện định chế, cần phải được biến đổi thành một diễn trình đồng nghị thường xuyên.
74. Cũng cần phải có một sự cổ vũ có tính quyết định đối với nguyên tắc đồng yếu tính (co-essentiality) giữa ơn phẩm trật và ơn đặc sủng trong Giáo hội dựa trên giáo huấn của Vatican II [86]. Điều này kéo theo việc phải bao gồm các cộng đồng thánh hiến, cả nam lẫn nữ, các phong trào và cộng đồng giáo hội mới. Tất cả các cộng đồng này, mà nhiều cộng đồng trong số này đã hiện hữu nhờ sự thúc đẩy của các đặc sủng được Chúa Thánh Thần ban cho để đổi mới đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, có thể cống hiến nhiều kinh nghiệm quan trọng về cách tiếp cận đồng nghị trong đời sống hiệp thông và về sự năng động của việc biện phân cộng đồng ở trung tâm của cuộc sống của họ, cũng như các kích thích để khám phá các phương pháp truyền giảng Tin Mừng mới. Trong một số trường hợp, họ cũng cống hiến các điển hình tích hợp các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông.
75. Trong ơn gọi đồng nghị của Giáo hội, đặc sủng thần học được kêu gọi cung cấp một việc phục vụ chuyên biệt: nó liên quan đến việc lắng nghe Lời Chúa, hiểu đức tin theo những cách thức khôn ngoan (sapiential), khoa học và tiên tri, biện phân các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng và trong đối thoại với xã hội và các nền văn hóa, tất cả để phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Cùng với kinh nghiệm đức tin và chiêm niệm sự thật của tín hữu giáo dân, và với lời rao giảng của các Mục tử, thần học góp phần vào việc đào sâu Tin Mừng hơn nữa [87]. Ngoài ra, "Như với mọi ơn gọi Kitô giáo, thừa tác vụ của các nhà thần học cũng có cả tính cộng đồng và hợp đoàn cũng như bản thân" [88]. Do đó, tính đồng nghị của giáo hội cần các nhà thần học thực hiện thần học theo cách thức đồng nghị, phát triển khả năng lắng nghe nhau, đối thoại, biện phân và hòa hợp nhiều cách tiếp cận và đóng góp đa dạng của họ.
76. Chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải được thực hiện bằng cách ban hành và chỉ đạo các diễn trình biện phân làm chứng cho tính năng động của hiệp thông vốn linh hứng cho mọi quyết định của giáo hội. Đời sống đồng nghị được phát biểu trong các cơ cấu và diễn trình, qua các giai đoạn khác nhau (chuẩn bị, cử hành, tiếp nhận), dẫn đến các biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội được triệu mời với nhau theo các bình diện khác nhau trong việc thực hiện tính đồng nghị chủ yếu của mình.
Nhiệm vụ này đòi hỏi phải lắng nghe Chúa Thánh Thần một cách cẩn thận, trung thành với giáo huấn của Giáo hội và, đồng thời, sáng tạo, để khám phá và khởi động các công cụ thích hợp nhất cho việc tham gia có trật tự của mọi người, cho việc trao đổi hỗ tương các ơn phúc, cho việc sắc bén nhận ra các dấu chỉ thời đại, để lập kế hoạch hữu hiệu cho việc truyền giáo. Để đạt được mục đích này, việc thực thi chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải tích hợp và cập nhật di sản xếp đặt trật tự cổ xưa của Giáo hội bằng các cơ cấu đồng nghị lấy linh hứng từ Vatican II, và phải cởi mở đối với việc tạo ra các cơ cấu mới [89].
3.2 Tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương
77. Bình diện đầu tiên trên đó tính đồng nghị được thực hiện là Giáo hội địa phương. Ở đây "sự biểu lộ ưu việt của Giáo hội hệ ở việc tham gia trọn vẹn và tích cực của toàn thể dân thánh của Thiên Chúa trong các cử hành phụng vụ này, đặc biệt là trong cùng một Bí tích Thánh Thể, trong một lời cầu nguyện duy nhất, tại một bàn thờ duy nhất, nơi Đức Giám Mục chủ tọa, được vây quanh bởi linh mục đoàn và các thừa tác viên của ngài "[90].
Các liên kết lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa tạo khuôn cho việc truyền thông liên ngã trong Giáo hội địa phương và mô tả các nét đặc biệt của nó tạo điều kiện cho việc áp dụng phong cách đồng nghị trong cuộc sống hàng ngày và là cơ sở cho cuộc hồi tâm truyền giáo hữu hiệu. Trong Giáo hội Kitô giáo địa phương, chứng tá được hiện thân trong các tình huống nhân bản và xã hội chuyên biệt, cho phép một khởi diễn dứt khoát các cơ cấu đồng nghị phục vụ truyền giáo. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh, "chỉ tới mức các tổ chức này tiếp tục nối kết với 'hậu cứ' (base) và bắt đầu từ con người và các vấn đề hàng ngày của họ, thì một Giáo hội đồng nghị mới có thể bắt đầu hình thành" [91].
3.2.1 Các Công Nghị Giáo phận và Hội đồng Giáo phận Đông Phương (eparchial)
78. Các công nghị (synods) giáo phận trong các Giáo hội nghi lễ Latinh và các hội đồng giáo phận (eparchial assembly) trong các Giáo hội nghi lễ phương đông [92] là "các cơ cấu cao nhất trong mọi cơ cấu giáo phận tham gia vào việc cai quản của Giám mục" [93]. Chúng thực sự là một biến cố đầy ân sủng, trong đó dân Chúa sống trong một Giáo hội đặc thù được triệu mời với nhau và tập hợp nhân danh Chúa Kitô, dưới sự chủ tọa của Đức Giám Mục, để biện phân các thách thức mục vụ, để cùng nhau tìm cách đi truyền giáo và, qua việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, tích cực hợp tác trong việc đưa ra các quyết định thích hợp.
79. Cùng một lúc là "hành vi cai quản của giám mục và là biến cố hiệp thông" [94], một công nghị giáo phận hoặc một hội đồng giáo phận Đông Phương canh tân và thâm hậu hóa ý thức đồng trách nhiệm của dân Chúa. Cả hai đều được kêu gọi đưa ra một dung mạo thực sự cho việc tham gia của mọi thành viên dân Chúa vào sứ mệnh theo luận lý học "mọi người", "một số người" và "một người".
Sự tham gia của "mọi người" được khởi động thông qua việc tham khảo trong diễn trình chuẩn bị Công Nghị, với mục đích thu được mọi tiếng nói vốn là biểu thức của dân Chúa trong Giáo hội địa phương. Những người tham dự Hội đồng hoặc Công Nghị ex officio (theo chức vụ), và những người được bầu hoặc được Đức Giám Mục bổ nhiệm là "một số người" có nhiệm vụ cử hành Công Nghị Giáo phận hoặc Hội đồng Giáo phận Đông phương. Điều chủ yếu là, như một toàn bộ, các tham dự viên mang lại một hình ảnh có ý nghĩa và cân bằng về Giáo hội địa phương, phản ánh các ơn gọi, các thừa tác vụ, các đặc sủng, các năng quyền, các địa vị xã hội và các nguồn gốc địa lý khác nhau. Đức Giám Mục, người kế vị của các Tông đồ và Mục tử của đoàn chiên của mình, người triệu tập và chủ tọa Công Nghị Giáo hội địa phương [95], được mời gọi thực thi ớ đấy thừa tác vụ hợp nhất và lãnh đạo với thẩm quyền thuộc về mình.
3.2.2 Các cơ cấu khác phục vụ đời sống đồng nghị trong Giáo hội địa phương
80. Trong Giáo hội địa phương, người ta qui định rằng cần phải có nhiều cơ quan thường trực khác nhau có nhiệm vụ hỗ trợ thừa tác vụ của Đức Giám Mục theo nhiều cách khác nhau trong việc lãnh đạo mục vụ thông thường của Giáo phận: cơ quan cai quản (Curia) Giáo phận, Đoàn Cố vấn, Kinh sĩ đoàn và Hội đồng tài chính. Công đồng Vatican II quy định rằng Hội đồng Linh mục và Hội đồng Mục vụ Giáo phận [96] phải được thành lập như các cơ quan thường trực để thi hành và cổ vũ sự hiệp thông và tính đồng nghị.
81. Hội đồng linh mục được Vatican II trình bày như một "hội đồng hoặc thượng viện của các linh mục đại diện cho presbyterium (linh mục đoàn)" và mục đích của nó là "giúp Đức Giám Mục trong việc cai quản Giáo phận". Thật vậy, Đức Giám Mục được kêu gọi lắng nghe các linh mục, hỏi ý kiến họ và đối thoại với họ "về các nhu cầu mục vụ và lợi ích của Giáo phận" [97]. Presbyterium (linh mục đoàn) có một vị trí chuyên biệt trong năng động tính đồng nghị tổng thể của Giáo hội địa phương, mà tinh thần của giáo hội này làm nó sinh động và phong cách của giáo hội này lên khuôn nó.
Nhiệm vụ của Hội đồng Mục vụ Giáo phận là cống hiến một đóng góp có phẩm chất cho phương thức mục vụ tổng thể được Đức Giám Mục và linh mục đoàn của ngài cổ vũ; đôi khi nó cũng trở thành một nơi để Đức Giám Mục ra các quyết định thuộc thẩm quyền chuyên biệt của ngài [98]. Do bản tính, tần suất các phiên họp, thủ tục của nó và các mục tiêu mà nó cam kết, Hội đồng Mục vụ Giáo phận được đề xuất như cơ cấu thường trực thích hợp nhất để thực hiện tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương.
82. Trong các Giáo hội địa phương khác nhau, để thúc đẩy việc thực hiện giáo huấn của Vatican II, có các Phiên Họp nhằm biểu hiện và cổ vũ sự hiệp thông và đồng trách nhiệm và góp phần lên kế hoạch mục vụ và đánh giá tổng thể. Những Phiên Họp này có ý nghĩa rất lớn trong hành trình đồng nghị của cộng đồng giáo hội, như bối cảnh và sự chuẩn bị thông thường để chấp hành công nghị giáo phận.
3.2.3 Tính đồng nghị trong đời sống giáo xứ
83. Giáo xứ là cộng đồng tín hữu hiện thân mầu nhiệm Giáo hội dưới hình thức hữu hình, cận kề và hàng ngày. Giáo xứ là nơi chúng ta học cách sống như các môn đệ của Chúa trong một mạng lưới các mối liên hệ huynh đệ và kinh nghiệm hiệp thông trong tính đa dạng của ơn gọi và thế hệ, các đặc sủng, các thừa tác vụ và các năng quyền, tạo thành một cộng đồng chân chính nơi mọi người cùng chung sống thực sứ mệnh và việc phục vụ của mình, nhờ thế hài hòa được các đóng góp chuyên biệt của mọi người.
84. Trong giáo xứ có hai cơ cấu có một đặc điểm đồng nghị: hội đồng mục vụ giáo xứ và hội đồng tài chính, với sự tham gia của giáo dân trong việc tham vấn và lập kế hoạch mục vụ. Theo nghĩa này, có vẻ như cần phải duyệt lại chuẩn mực giáo luật mà hiện tại chỉ gợi ý rằng cần phải có một hội đồng mục vụ giáo xứ và làm cho nó thành bắt buộc, như công nghị cuối cùng của Giáo phận Rôma đã làm [99]. Mang lại một năng động đồng nghị hữu hiệu trong một Giáo hội địa phương cũng đòi hỏi Hội đồng Mục vụ Giáo phận và các hội đồng mục vụ giáo xứ phải hoạt động theo cách phối hợp và được nâng cấp một cách thích hợp [100].
3.3 Tính đồng nghị trong các Giáo hội địa phương ở bình diện khu vực
85. Bình diện khu vực trong việc thực thi tính đồng nghị là một bình diện có kinh nghiệm trong việc tạo nhóm cho các Giáo hội địa phương hiện diện trong cùng khu vực: một Giáo Tỉnh, như đã xảy ra trước hết trong Giáo hội của các thế kỷ đầu tiên, hoặc một quốc gia, một lục địa hoặc một phần của lục địa. Đây là những nhóm "hợp nhất một cách hữu cơ", trong đó các giám mục "góp chung khả năng và ý chí của họ vì lợi ích chung", được thúc đẩy "bởi sự hiệp thông của đức ái huynh đệ và lòng nhiệt thành đối với sứ mạng phổ quát"[101]. Các nguồn gốc lịch sử chung, tính đồng nhất về văn hóa, nhu cầu đối diện với các thách thức tương tự trong sứ mệnh đã cho họ một cách thức mới để làm cho dân Chúa hiện diện trong các nền văn hóa và bối cảnh khác nhau. Sống tính đồng nghị ở bình diện này giúp thăng tiến cuộc hành trình mà các Giáo hội địa phương đang cùng nhau thực hiện, tăng cường các nối kết thiêng liêng và định chế, góp phần vào việc trao đổi ơn phúc và làm hài hòa các lựa chọn mục vụ của họ [102]. Cách riêng, việc biện phân theo lối đồng nghị có thể linh hứng và khuyến khích các lựa chọn chung, một điều có nghĩa "châm ngòi cho các quá trình mới để tin mừng hóa nền văn hóa" [103].
86. Kể từ những thế kỷ đầu tiên, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, các Giáo hội do một Tông đồ hoặc một trong những đồng sự của ngài thành lập vốn đóng một vai trò chuyên biệt ở Giáo Tỉnh hoặc Giáo Vùng của họ, bao lâu, Giám mục của họ được nhìn nhận, tùy theo hoàn cảnh, là Giám Mục Giáo tỉnh (Metropolitan) hoặc Thượng Phụ của họ. Điều này đã mang lại các cơ cấu đồng nghị chuyên biệt, trong đó các Thượng phụ, Giám Mục giáo tỉnh và Giám mục của các Giáo hội cá thể được minh nhiên kêu gọi cổ vũ tính đồng nghị [104]; nhiệm vụ này trở nên lớn hơn qua việc càng ngày người ta càng ý thức được tính hợp đoàn giám mục, một ý thức cần được phát biểu trên bình diện khu vực.
87. Các cấu trúc đồng nghị khu vực trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh bao gồm: các công đồng Giáo Tỉnh và các công đồng chung, các Hội đồng Giám mục và các nhóm Hội đồng Giám mục, đôi khi ở bình diện lục địa; trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương: Các công nghị thượng phụ và giáo tỉnh, Hội đồng Các Giáo Phẩm (hierarchs) của các Giáo hội Đông phương sui iuris (độc lập)[105] và Hội đồng các thượng phụ Công Giáo Đông phương. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi các cơ cấu giáo hội này là các cơ quan trung gian của tính hợp đoàn và đã nhắc lại niềm hy vọng của Vatican II "rằng những cơ chế như vậy sẽ giúp gia tăng tinh thần hợp đoàn giám mục " [106].
3.3.1 Các Công đồng đặc thù
88. Các Công đồng đặc thù được tổ chức ở bình diện khu vực là cơ cấu chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị trong một nhóm các Giáo hội địa phương [107]. Thực sự, các công đồng này dự tính sự tham gia của dân Chúa trong các diễn trình để biện phân các quyết định theo cách nói lên sự hiệp thông hợp đoàn không những giữa các Giám mục, "mà với mọi thành phần của phần dân Chúa đó được ủy thác cho các ngài" và, do đó , "Sự hiệp thông giữa các Giáo hội", làm các giáo hội này thành "nơi thích hợp cho các quyết định có tầm quan trọng lớn hơn, đặc biệt liên quan tới đức tin" [108]. Cũng như việc xác nhận qui mô để thực thi sự biện phân theo lối đồng nghị trong các lĩnh vực tín lý và chính sách là điều thích hợp trong các Công đồng này, Bộ Giáo luật nhấn mạnh đặc điểm mục vụ của chúng [109].
3.3.2 Các Hội đồng giám mục
89. Các Hội đồng Giám mục quốc gia hoặc khu vực là một định chế mới có gần đây, xuất phát trong bối cảnh các nhà nước dân tộc (nation states) nổi dậy và trong tư cách này, đã được Vatican II dành cho một khuôn mạo cao hơn trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông. Chúng chứng minh tính hợp đoàn giám mục và mục tiêu chính của chúng là hợp tác giữa các Giám mục vì lợi ích chung của các Giáo hội được giao phó cho các ngài, hỗ trợ sứ mệnh của các ngài trong các quốc gia liên hệ. Tầm quan trọng về giáo hội học của chúng đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố lại, ngài cũng đã kêu gọi một cuộc nghiên cứu tín lý về các đặc điểm của chúng [111]. Cách để làm việc này là suy nghĩ về bản chất giáo hội học của các Hội đồng Giám mục, về tư cách giáo luật và các đặc điểm chuyên biệt của chúng, liên quan đến việc thực thi tính hợp đoàn giám mục và việc thiết lập một đời sống đồng nghị mạch lạc hơn ở bình diện khu vực. Trong viễn cảnh này, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm được xây dựng trong những thập niên qua, cũng như các truyền thống, thần học và luật pháp của các Giáo hội Đông phương [112].
90. Tầm quan trọng của các Hội đồng giám mục trong việc cổ vũ hành trình đồng nghị của dân Chúa hệ ở chỗ "các Giám mục cá nhân đại diện cho mỗi Giáo hội của chính ngài" [113]. Sự phát triển một phương pháp tham gia hữu hiệu, với các thủ tục thích hợp cho việc tham khảo tín hữu và chấp nhận các kinh nghiệm giáo hội khác nhau trong giai đoạn tìm ra các định hướng mục vụ xuất phát từ các Hội đồng giám mục, với giáo dân tham gia trong tư cách chuyên gia, giúp nâng cao các cơ cấu này của tính hợp đoàn giám mục để hỗ trợ trong việc thực thi tính đồng nghị. Các hội nghị giáo hội được tổ chức bởi các Hội đồng giám mục, ví dụ như các hội nghị cứ mười năm một lần của Giáo hội tại Ý, rất quan trọng để khởi xướng các tiến trình đồng nghị ở bình diện quốc gia [114].
91. Ở bình diện Giáo hội hoàn vũ, một thủ tục chính xác hơn trong việc chuẩn bị các phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục cho phép các Hội đồng Giám mục đóng góp hữu hiệu hơn cho các tiến trình đồng nghị liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa, thông qua việc tham khảo các tín hữu giáo dân và các chuyên gia trong giai đoạn chuẩn bị.
3.3.3 Các tòa thượng phụ trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
92. Trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, tòa thượng phụ là một cơ cấu đồng nghị mang đến một biểu thức về hiệp thông giữa các Giáo hội trong một tỉnh hoặc một vùng có cùng di sản thần học, phụng vụ, thiêng liêng và giáo luật [115]. Trong các Thượng hội đồng thượng phụ, việc thi hành tính hợp đoàn và tính đồng nghị đòi hỏi sự hài hòa giữa vị thượng phụ và các Giám mục khác khi họ đại diện cho các Giáo hội của họ. Thượng phụ cổ vũ sự hiệp nhất trong đa dạng và tính Công Giáo qua việc hiệp thông các tín hữu trong cùng một Giáo hội duy nhất, trong sự hiệp thông với Giám mục Rôma và Giáo hội hoàn vũ.
3.3.4 Hội đồng khu vực của các hội đồng giám mục và hội đồng khu vực của các thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
93. Cùng các lý do từng dẫn đến sự ra đời của các Hội đồng Giám mục quốc gia đã dẫn đến việc thành lập các Hội đồng của các hội đồng Giám mục ở bình diện các đại khu vực hoặc lục địa, và trong trường hợp các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ phương Đông, của Hội đồng các Giáo Chủ (hierarchs) sui Juris (độc lập) và của Hội đồng các Thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Những cơ cấu này khuyến khích việc xem xét sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng vào các bối cảnh khác nhau, không quên các thách thức của hoàn cầu hóa, và góp phần vào việc biểu lộ "vẻ đẹp của gương mặt đa diện của Giáo hội" trong sự hợp nhất Công Giáo [116]. Ý nghĩa giáo hội học và tư thế giáo luật của chúng cần được nghiên cứu sâu xa, trong khi không quên sự kiện này: chúng có thể khuyến khích các diễn trình tham gia có tính đồng nghị tại "mỗi vùng văn hóa xã hội chính" [117], bắt đầu từ các điều kiện sống và văn hóa chuyên biệt vốn là đặc điểm của các Giáo hội tạo ra chúng.
3.4 Tính đồng nghị trong Giáo hội hoàn vũ
94. Tính đồng nghị như một chiều kích chủ yếu của Giáo hội được phát biểu trên bình diện Giáo hội hoàn vũ trong tính luân hoàn (circularity) năng động của consensus fidelium (đồng cảm thức của các tín hữu), tính hợp đoàn giám mục và tính tối thượng (primacy) của Giám mục Rôma. Trên cơ sở này, thỉnh thoảng, Giáo hội được yêu cầu đáp ứng – trong khi luôn trung thành với depositum fidei (kho tàng đức tin) và một cách cởi mở sáng tạo đối với tiếng nói của Chúa Thánh Thần - các hoàn cảnh và thử thách đặc thù; Giáo Hội được kêu gọi khởi động một diễn trình lắng nghe tất cả các chủ thể đang cùng nhau thành lập nên dân Chúa ngõ hầu nhất trí trong việc biện phân sự thật và con đường truyền giáo nào phải đi.
95. Bối cảnh giáo hội học này là nền tảng của thừa tác vụ chuyên biệt của Giám mục Rôma liên quan đến việc thi hành tính đồng nghị trên bình diện phổ quát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Tôi được thuyết phục rằng, trong Giáo hội đồng nghị, ánh sáng lớn hơn có thể rõi chiếu lên việc thi hành quyền tối thượng của Phêrô. Tự mình, Đức Giáo Hoàng không đứng trên Giáo hội; nhưng ở bên trong Giáo Hội như là một trong những người được rửa tội, và ở bên trong Hợp đoàn Giám mục như là một Giám mục giữa các Giám mục, đồng thời được kêu gọi - trong tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô - lãnh đạo Giáo hội Rôma, một giáo hội chủ trì trong bác ái trên tất cả các Giáo hội "[118].
96. Hợp đoàn Giám mục thi hành một thừa tác vụ không thể thay thế được trong việc thực thi tính đồng nghị trên bình diện hoàn vũ. Thực thế, bao lâu hợp đoàn này, trong nội tại, vốn chứa Người đứng đầu của nó, tức Giám mục Rôma, và hành động trong hiệp thông với ngài, thì nó là "chủ thể có quyền lực tối cao và trọn vẹn đối với Giáo hội hoàn vũ" [119].
3.4.1 Các công đồng chung
97. Công đồng chung là biến cố trọn vẹn nhất và long trọng nhất nói lên tính đồng nghị của giáo hội và tính hợp đoàn của các giám mục ở bình diện Giáo hội hoàn vũ: vì lý do này, Vatican II định nghĩa nó là Sacrosancta Synodus (Công nghị Thánh) [120]. Nó phát biểu việc thực thi thẩm quyền của Hợp đoàn Giám mục hợp nhất với Đầu của nó, là Giám mục Rôma, để phục vụ toàn thể Giáo hội [121]. Công thức "una cum Patribus" (hợp nhất với Các Nghị Phụ) được Chân Phước (nay là Thánh) Phaolô VI sử dụng trong việc ban hành các văn kiện của Vatican II là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự hiệp thông mật thiết của Hợp đoàn với Đức Giáo Hoàng, người chủ tọa trên nó như là chủ thể của thừa tác mục vụ đối với Giáo hội hoàn vũ.
98. Công đồng chung là hình thức đại diện chuyên biệt của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất theo nghĩa hiệp thông của các Giáo hội địa phương: "các Giám mục cá thể đại diện cho mỗi Giáo hội của riêng mình, nhưng tất cả đều cùng nhau và với Đức Giáo Hoàng đại diện cho toàn Giáo hội" [122]. Việc một Công đồng như vậy đại diện cho toàn thể Dân Thiên Chúa qua hợp đoàn Giám mục, với Đức Giáo Hoàng đứng đầu, xuất phát từ sự kiện này: việc phong chức giám mục làm cho một Giám mục trở thành vị chủ toạ (president) của một Giáo hội địa phương và về phương diện bí tích biến ngài thành một phần của kế thừa tông đồ (apstolic succession) và Hợp đoàn giám mục. Điều này có nghĩa: Công đồng chung là điển hình tối cao của tính đồng nghị của giáo hội trong sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng, vốn đại diện cho sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương qua các Mục tử của họ, tụ tập in unum (thành một) để biện phân con đường mà Giáo hội hoàn vũ cần phải đi.
3.4.2 Thượng hội đồng giám mục
99. Thượng hội đồng giám mục, do Chân phước (nay là Thánh) Phaolô VI thiết lập như một cơ cấu đồng nghị thường xuyên, là một trong những di sản quý giá nhất của Vatican II. Các Giám mục hợp thành nó đại diện cho toàn bộ hàng giám mục Công Giáo [123], đến nỗi, Thượng hội đồng Giám mục là bằng chứng tham gia của hợp đoàn Giám mục, trong sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng, để chăm sóc Giáo hội hoàn vũ [124]. Nó được kêu gọi trở thành một "biểu thức cho tính hợp đoàn giám mục trong một Giáo hội hoàn toàn có tính đồng nghị" [125].
100. Mọi phiên họp thượng hội đồng diễn biến theo các giai đoạn kế tiếp nhau: chuẩn bị, cử hành và thi hành. Lịch sử của Giáo hội làm chứng cho tầm quan trọng của diễn trình tham khảo, nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến của các Mục tử và tín hữu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề xuất một đường hướng tiếp cận để đạt được điều này: lắng nghe rộng rãi và chăm chú hơn đối với sensus fidei (cảm thức đức tin) của dân Chúa bằng cách đặt để các thủ tục tham khảo trên bình diện các Giáo hội địa phương, một cách khiến Thượng hội đồng giám mục có thể "là điểm hội tụ của diễn trình lắng nghe này được tiến hành ở mọi bình diện trong đời sống Giáo hội" [126].
Qua diễn trình tham khảo dân Chúa, đại diện giáo hội của các Giám mục và Chủ tịch của Giám mục Rôma, Thượng hội đồng Giám mục là một cơ cấu ưu tuyển để thực thi và cổ vũ tính đồng nghị ở mọi bình diện của Giáo hội. Qua việc tham khảo, diễn trình đồng nghị có khởi điểm của nó trong dân Chúa và, qua giai đoạn thực thi hội nhập văn hóa, nó cũng có điểm đến ở đó.
Thượng hội đồng Giám mục không phải là cách khả thi duy nhất để hợp đoàn Giám mục tham dự vào việc chăm sóc mục vụ cho Giáo hội hoàn vũ. Bộ giáo luật nói rõ điều này: "Tùy vị Giáo hoàng La Mã, theo nhu cầu của Giáo hội, được lựa chọn và cổ vũ các cách thức mà hợp đoàn Giám mục phải thực thi chức năng hợp đoàn của mình đối với Giáo hội hoàn vũ" [127 ].
3.4.3 Các cơ cấu phục vụ việc thực thi tính tối thượng theo lối đồng nghị
101. Hồng Y đoàn, khởi thủy bao gồm các linh mục và phó tế của Giáo Hội Rôma và các giám mục của các giáo phận ngoại ô, chính là hội đồng đồng nghị có tính lịch sử của Giám Mục Rôma, để giúp ngài thi hành thừa tác vụ chuyên biệt của ngài. Chức năng này đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Trong cấu hình hiện nay của nó, nó phản ảnh khuôn mặt của Giáo hội hoàn vũ, trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ của ngài nhân danh nó và với mục đích này nó được triệu tập trong một mật viện (Consistory). Chức năng này được thực hiện một cách độc đáo khi Hồng Y Đoàn được triệu tập trong một cơ mật viện (conclave) để bầu vị Giám mục Rôma.
102. Giáo triều Rôma là một dịch vụ thường trực cho thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng, vì lợi ích của Giáo hội hoàn vũ [128], là giáo hội, về bản chất, có liên hệ mật thiết với tính hợp đoàn giám mục và tính đồng nghị của giáo Hội. Khi yêu cầu cải cách nó dưới ánh sáng của giáo hội học hiệp thông, Vatican II đã nhấn mạnh một số yếu tố có thể cổ vũ sự gia tăng của tính đồng nghị, như: bao gồm các Giám mục giáo phận để "báo cáo đầy đủ hơn cho Giám Mục Tối cao ý nghĩ, các mong muốn và các nhu cầu của mọi Giáo hội" và hỏi ý kiến giáo dân để "họ sẽ có một vai trò thích hợp trong đời sống của Giáo hội "[129].
Kỳ sau: Chương 4: HỒI TÂM ĐỂ ĐỔI MỚI TÍNH ĐỒNG NGHỊ
71. Cái hiểu thần học về tính đồng nghị trong viễn tượng giáo hội học của Vatican II mời gọi chúng ta suy gẫm về những cách thức thực tế để đem nó ra thực hành . Đó là vấn đề xem xét lại, trong các nét tổng quát, những gì hiện được giáo luật quy định để rút ra ý nghĩa và các khả thể của nó, và cung cấp cho nó một năng lực mới, đồng thời biện phân quan điểm thần học để triển khai nó một cách chính xác.
Chương này lấy gợi ý từ ơn gọi đồng nghị của dân Chúa, sau đó mô tả các cơ cấu đồng nghị ở các bình diện địa phương, khu vực và hoàn vũ, và chỉ ra các chủ thể khác nhau can dự vào các quá trình và biến cố đồng nghị.
3.1 Ơn gọi đồng nghị của dân Chúa
72. Toàn bộ dân Chúa bị thách thức bởi ơn gọi có tính đồng nghị từ căn bản. Tính luân hoàn (circularity) của Sensus fidei (cảm thức đức tin) mà mọi tín hữu được trao ban, sự biện phân được thực hiện ở các bình diện khác nhau trên đó tính đồng nghị vận hành và thẩm quyền của những vị thi hành thừa tác mục vụ hợp nhất và cai quản cho thấy sự năng động của tính đồng nghị. Tính luân hoàn này phát huy phẩm giá phép rửa và đồng trách nhiệm của mọi người, vận dụng hầu hết sự hiện diện các đặc sủng nơi dân Chúa, do Chúa Thánh Thần phân phát, nhìn nhận thừa tác vụ chuyên biệt của các mục tử trong hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với Giám mục Rôma, và bảo đảm rằng các diễn trình và biến cố đồng nghị diễn ra phù hợp với depositum fidei (kho tàng đức tin) và liên quan đến việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, để đổi mới sứ mệnh của Giáo hội.
73. Trong viễn tượng này, sự tham gia của tín hữu giáo dân trở nên chủ yếu. Họ là đại đa số dân Chúa và có nhiều điều cần học hỏi từ việc họ tham gia vào các hình thức khác nhau của đời sống và sứ mệnh của các cộng đồng giáo hội, từ lòng đạo đức bình dân và chăm sóc mục vụ nói chung, cũng như khả năng chuyên biệt của họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa và xã hội [84].
Như thế, tham khảo họ là điều không thể thiếu để khởi diễn các diễn trình biện phân trong khuôn khổ các cơ cấu đồng nghị. Do đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại được tạo ra do việc thiếu đào tạo và thừa nhận các không gian trong đó, tín hữu giáo dân có thể tự phát biểu và hành động, cũng như được tạo ra bởi thứ tư duy giáo sĩ trị có nguy cơ giữ họ ở bên rìa đời sống giáo hội [85]. Điều này đòi hỏi một cam kết ưu tiên trong nhiệm vụ đào tạo một cảm thức trưởng thành về giáo hội, một cảm thức, ở bình diện định chế, cần phải được biến đổi thành một diễn trình đồng nghị thường xuyên.
74. Cũng cần phải có một sự cổ vũ có tính quyết định đối với nguyên tắc đồng yếu tính (co-essentiality) giữa ơn phẩm trật và ơn đặc sủng trong Giáo hội dựa trên giáo huấn của Vatican II [86]. Điều này kéo theo việc phải bao gồm các cộng đồng thánh hiến, cả nam lẫn nữ, các phong trào và cộng đồng giáo hội mới. Tất cả các cộng đồng này, mà nhiều cộng đồng trong số này đã hiện hữu nhờ sự thúc đẩy của các đặc sủng được Chúa Thánh Thần ban cho để đổi mới đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, có thể cống hiến nhiều kinh nghiệm quan trọng về cách tiếp cận đồng nghị trong đời sống hiệp thông và về sự năng động của việc biện phân cộng đồng ở trung tâm của cuộc sống của họ, cũng như các kích thích để khám phá các phương pháp truyền giảng Tin Mừng mới. Trong một số trường hợp, họ cũng cống hiến các điển hình tích hợp các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông.
75. Trong ơn gọi đồng nghị của Giáo hội, đặc sủng thần học được kêu gọi cung cấp một việc phục vụ chuyên biệt: nó liên quan đến việc lắng nghe Lời Chúa, hiểu đức tin theo những cách thức khôn ngoan (sapiential), khoa học và tiên tri, biện phân các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng và trong đối thoại với xã hội và các nền văn hóa, tất cả để phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Cùng với kinh nghiệm đức tin và chiêm niệm sự thật của tín hữu giáo dân, và với lời rao giảng của các Mục tử, thần học góp phần vào việc đào sâu Tin Mừng hơn nữa [87]. Ngoài ra, "Như với mọi ơn gọi Kitô giáo, thừa tác vụ của các nhà thần học cũng có cả tính cộng đồng và hợp đoàn cũng như bản thân" [88]. Do đó, tính đồng nghị của giáo hội cần các nhà thần học thực hiện thần học theo cách thức đồng nghị, phát triển khả năng lắng nghe nhau, đối thoại, biện phân và hòa hợp nhiều cách tiếp cận và đóng góp đa dạng của họ.
76. Chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải được thực hiện bằng cách ban hành và chỉ đạo các diễn trình biện phân làm chứng cho tính năng động của hiệp thông vốn linh hứng cho mọi quyết định của giáo hội. Đời sống đồng nghị được phát biểu trong các cơ cấu và diễn trình, qua các giai đoạn khác nhau (chuẩn bị, cử hành, tiếp nhận), dẫn đến các biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội được triệu mời với nhau theo các bình diện khác nhau trong việc thực hiện tính đồng nghị chủ yếu của mình.
Nhiệm vụ này đòi hỏi phải lắng nghe Chúa Thánh Thần một cách cẩn thận, trung thành với giáo huấn của Giáo hội và, đồng thời, sáng tạo, để khám phá và khởi động các công cụ thích hợp nhất cho việc tham gia có trật tự của mọi người, cho việc trao đổi hỗ tương các ơn phúc, cho việc sắc bén nhận ra các dấu chỉ thời đại, để lập kế hoạch hữu hiệu cho việc truyền giáo. Để đạt được mục đích này, việc thực thi chiều kích đồng nghị của Giáo hội phải tích hợp và cập nhật di sản xếp đặt trật tự cổ xưa của Giáo hội bằng các cơ cấu đồng nghị lấy linh hứng từ Vatican II, và phải cởi mở đối với việc tạo ra các cơ cấu mới [89].
3.2 Tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương
77. Bình diện đầu tiên trên đó tính đồng nghị được thực hiện là Giáo hội địa phương. Ở đây "sự biểu lộ ưu việt của Giáo hội hệ ở việc tham gia trọn vẹn và tích cực của toàn thể dân thánh của Thiên Chúa trong các cử hành phụng vụ này, đặc biệt là trong cùng một Bí tích Thánh Thể, trong một lời cầu nguyện duy nhất, tại một bàn thờ duy nhất, nơi Đức Giám Mục chủ tọa, được vây quanh bởi linh mục đoàn và các thừa tác viên của ngài "[90].
Các liên kết lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa tạo khuôn cho việc truyền thông liên ngã trong Giáo hội địa phương và mô tả các nét đặc biệt của nó tạo điều kiện cho việc áp dụng phong cách đồng nghị trong cuộc sống hàng ngày và là cơ sở cho cuộc hồi tâm truyền giáo hữu hiệu. Trong Giáo hội Kitô giáo địa phương, chứng tá được hiện thân trong các tình huống nhân bản và xã hội chuyên biệt, cho phép một khởi diễn dứt khoát các cơ cấu đồng nghị phục vụ truyền giáo. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh, "chỉ tới mức các tổ chức này tiếp tục nối kết với 'hậu cứ' (base) và bắt đầu từ con người và các vấn đề hàng ngày của họ, thì một Giáo hội đồng nghị mới có thể bắt đầu hình thành" [91].
3.2.1 Các Công Nghị Giáo phận và Hội đồng Giáo phận Đông Phương (eparchial)
78. Các công nghị (synods) giáo phận trong các Giáo hội nghi lễ Latinh và các hội đồng giáo phận (eparchial assembly) trong các Giáo hội nghi lễ phương đông [92] là "các cơ cấu cao nhất trong mọi cơ cấu giáo phận tham gia vào việc cai quản của Giám mục" [93]. Chúng thực sự là một biến cố đầy ân sủng, trong đó dân Chúa sống trong một Giáo hội đặc thù được triệu mời với nhau và tập hợp nhân danh Chúa Kitô, dưới sự chủ tọa của Đức Giám Mục, để biện phân các thách thức mục vụ, để cùng nhau tìm cách đi truyền giáo và, qua việc lắng nghe Chúa Thánh Thần, tích cực hợp tác trong việc đưa ra các quyết định thích hợp.
79. Cùng một lúc là "hành vi cai quản của giám mục và là biến cố hiệp thông" [94], một công nghị giáo phận hoặc một hội đồng giáo phận Đông Phương canh tân và thâm hậu hóa ý thức đồng trách nhiệm của dân Chúa. Cả hai đều được kêu gọi đưa ra một dung mạo thực sự cho việc tham gia của mọi thành viên dân Chúa vào sứ mệnh theo luận lý học "mọi người", "một số người" và "một người".
Sự tham gia của "mọi người" được khởi động thông qua việc tham khảo trong diễn trình chuẩn bị Công Nghị, với mục đích thu được mọi tiếng nói vốn là biểu thức của dân Chúa trong Giáo hội địa phương. Những người tham dự Hội đồng hoặc Công Nghị ex officio (theo chức vụ), và những người được bầu hoặc được Đức Giám Mục bổ nhiệm là "một số người" có nhiệm vụ cử hành Công Nghị Giáo phận hoặc Hội đồng Giáo phận Đông phương. Điều chủ yếu là, như một toàn bộ, các tham dự viên mang lại một hình ảnh có ý nghĩa và cân bằng về Giáo hội địa phương, phản ánh các ơn gọi, các thừa tác vụ, các đặc sủng, các năng quyền, các địa vị xã hội và các nguồn gốc địa lý khác nhau. Đức Giám Mục, người kế vị của các Tông đồ và Mục tử của đoàn chiên của mình, người triệu tập và chủ tọa Công Nghị Giáo hội địa phương [95], được mời gọi thực thi ớ đấy thừa tác vụ hợp nhất và lãnh đạo với thẩm quyền thuộc về mình.
3.2.2 Các cơ cấu khác phục vụ đời sống đồng nghị trong Giáo hội địa phương
80. Trong Giáo hội địa phương, người ta qui định rằng cần phải có nhiều cơ quan thường trực khác nhau có nhiệm vụ hỗ trợ thừa tác vụ của Đức Giám Mục theo nhiều cách khác nhau trong việc lãnh đạo mục vụ thông thường của Giáo phận: cơ quan cai quản (Curia) Giáo phận, Đoàn Cố vấn, Kinh sĩ đoàn và Hội đồng tài chính. Công đồng Vatican II quy định rằng Hội đồng Linh mục và Hội đồng Mục vụ Giáo phận [96] phải được thành lập như các cơ quan thường trực để thi hành và cổ vũ sự hiệp thông và tính đồng nghị.
81. Hội đồng linh mục được Vatican II trình bày như một "hội đồng hoặc thượng viện của các linh mục đại diện cho presbyterium (linh mục đoàn)" và mục đích của nó là "giúp Đức Giám Mục trong việc cai quản Giáo phận". Thật vậy, Đức Giám Mục được kêu gọi lắng nghe các linh mục, hỏi ý kiến họ và đối thoại với họ "về các nhu cầu mục vụ và lợi ích của Giáo phận" [97]. Presbyterium (linh mục đoàn) có một vị trí chuyên biệt trong năng động tính đồng nghị tổng thể của Giáo hội địa phương, mà tinh thần của giáo hội này làm nó sinh động và phong cách của giáo hội này lên khuôn nó.
Nhiệm vụ của Hội đồng Mục vụ Giáo phận là cống hiến một đóng góp có phẩm chất cho phương thức mục vụ tổng thể được Đức Giám Mục và linh mục đoàn của ngài cổ vũ; đôi khi nó cũng trở thành một nơi để Đức Giám Mục ra các quyết định thuộc thẩm quyền chuyên biệt của ngài [98]. Do bản tính, tần suất các phiên họp, thủ tục của nó và các mục tiêu mà nó cam kết, Hội đồng Mục vụ Giáo phận được đề xuất như cơ cấu thường trực thích hợp nhất để thực hiện tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương.
82. Trong các Giáo hội địa phương khác nhau, để thúc đẩy việc thực hiện giáo huấn của Vatican II, có các Phiên Họp nhằm biểu hiện và cổ vũ sự hiệp thông và đồng trách nhiệm và góp phần lên kế hoạch mục vụ và đánh giá tổng thể. Những Phiên Họp này có ý nghĩa rất lớn trong hành trình đồng nghị của cộng đồng giáo hội, như bối cảnh và sự chuẩn bị thông thường để chấp hành công nghị giáo phận.
3.2.3 Tính đồng nghị trong đời sống giáo xứ
83. Giáo xứ là cộng đồng tín hữu hiện thân mầu nhiệm Giáo hội dưới hình thức hữu hình, cận kề và hàng ngày. Giáo xứ là nơi chúng ta học cách sống như các môn đệ của Chúa trong một mạng lưới các mối liên hệ huynh đệ và kinh nghiệm hiệp thông trong tính đa dạng của ơn gọi và thế hệ, các đặc sủng, các thừa tác vụ và các năng quyền, tạo thành một cộng đồng chân chính nơi mọi người cùng chung sống thực sứ mệnh và việc phục vụ của mình, nhờ thế hài hòa được các đóng góp chuyên biệt của mọi người.
84. Trong giáo xứ có hai cơ cấu có một đặc điểm đồng nghị: hội đồng mục vụ giáo xứ và hội đồng tài chính, với sự tham gia của giáo dân trong việc tham vấn và lập kế hoạch mục vụ. Theo nghĩa này, có vẻ như cần phải duyệt lại chuẩn mực giáo luật mà hiện tại chỉ gợi ý rằng cần phải có một hội đồng mục vụ giáo xứ và làm cho nó thành bắt buộc, như công nghị cuối cùng của Giáo phận Rôma đã làm [99]. Mang lại một năng động đồng nghị hữu hiệu trong một Giáo hội địa phương cũng đòi hỏi Hội đồng Mục vụ Giáo phận và các hội đồng mục vụ giáo xứ phải hoạt động theo cách phối hợp và được nâng cấp một cách thích hợp [100].
3.3 Tính đồng nghị trong các Giáo hội địa phương ở bình diện khu vực
85. Bình diện khu vực trong việc thực thi tính đồng nghị là một bình diện có kinh nghiệm trong việc tạo nhóm cho các Giáo hội địa phương hiện diện trong cùng khu vực: một Giáo Tỉnh, như đã xảy ra trước hết trong Giáo hội của các thế kỷ đầu tiên, hoặc một quốc gia, một lục địa hoặc một phần của lục địa. Đây là những nhóm "hợp nhất một cách hữu cơ", trong đó các giám mục "góp chung khả năng và ý chí của họ vì lợi ích chung", được thúc đẩy "bởi sự hiệp thông của đức ái huynh đệ và lòng nhiệt thành đối với sứ mạng phổ quát"[101]. Các nguồn gốc lịch sử chung, tính đồng nhất về văn hóa, nhu cầu đối diện với các thách thức tương tự trong sứ mệnh đã cho họ một cách thức mới để làm cho dân Chúa hiện diện trong các nền văn hóa và bối cảnh khác nhau. Sống tính đồng nghị ở bình diện này giúp thăng tiến cuộc hành trình mà các Giáo hội địa phương đang cùng nhau thực hiện, tăng cường các nối kết thiêng liêng và định chế, góp phần vào việc trao đổi ơn phúc và làm hài hòa các lựa chọn mục vụ của họ [102]. Cách riêng, việc biện phân theo lối đồng nghị có thể linh hứng và khuyến khích các lựa chọn chung, một điều có nghĩa "châm ngòi cho các quá trình mới để tin mừng hóa nền văn hóa" [103].
86. Kể từ những thế kỷ đầu tiên, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, các Giáo hội do một Tông đồ hoặc một trong những đồng sự của ngài thành lập vốn đóng một vai trò chuyên biệt ở Giáo Tỉnh hoặc Giáo Vùng của họ, bao lâu, Giám mục của họ được nhìn nhận, tùy theo hoàn cảnh, là Giám Mục Giáo tỉnh (Metropolitan) hoặc Thượng Phụ của họ. Điều này đã mang lại các cơ cấu đồng nghị chuyên biệt, trong đó các Thượng phụ, Giám Mục giáo tỉnh và Giám mục của các Giáo hội cá thể được minh nhiên kêu gọi cổ vũ tính đồng nghị [104]; nhiệm vụ này trở nên lớn hơn qua việc càng ngày người ta càng ý thức được tính hợp đoàn giám mục, một ý thức cần được phát biểu trên bình diện khu vực.
87. Các cấu trúc đồng nghị khu vực trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh bao gồm: các công đồng Giáo Tỉnh và các công đồng chung, các Hội đồng Giám mục và các nhóm Hội đồng Giám mục, đôi khi ở bình diện lục địa; trong Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương: Các công nghị thượng phụ và giáo tỉnh, Hội đồng Các Giáo Phẩm (hierarchs) của các Giáo hội Đông phương sui iuris (độc lập)[105] và Hội đồng các thượng phụ Công Giáo Đông phương. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi các cơ cấu giáo hội này là các cơ quan trung gian của tính hợp đoàn và đã nhắc lại niềm hy vọng của Vatican II "rằng những cơ chế như vậy sẽ giúp gia tăng tinh thần hợp đoàn giám mục " [106].
3.3.1 Các Công đồng đặc thù
88. Các Công đồng đặc thù được tổ chức ở bình diện khu vực là cơ cấu chuyên biệt để thực thi tính đồng nghị trong một nhóm các Giáo hội địa phương [107]. Thực sự, các công đồng này dự tính sự tham gia của dân Chúa trong các diễn trình để biện phân các quyết định theo cách nói lên sự hiệp thông hợp đoàn không những giữa các Giám mục, "mà với mọi thành phần của phần dân Chúa đó được ủy thác cho các ngài" và, do đó , "Sự hiệp thông giữa các Giáo hội", làm các giáo hội này thành "nơi thích hợp cho các quyết định có tầm quan trọng lớn hơn, đặc biệt liên quan tới đức tin" [108]. Cũng như việc xác nhận qui mô để thực thi sự biện phân theo lối đồng nghị trong các lĩnh vực tín lý và chính sách là điều thích hợp trong các Công đồng này, Bộ Giáo luật nhấn mạnh đặc điểm mục vụ của chúng [109].
3.3.2 Các Hội đồng giám mục
89. Các Hội đồng Giám mục quốc gia hoặc khu vực là một định chế mới có gần đây, xuất phát trong bối cảnh các nhà nước dân tộc (nation states) nổi dậy và trong tư cách này, đã được Vatican II dành cho một khuôn mạo cao hơn trong viễn tượng của giáo hội học hiệp thông. Chúng chứng minh tính hợp đoàn giám mục và mục tiêu chính của chúng là hợp tác giữa các Giám mục vì lợi ích chung của các Giáo hội được giao phó cho các ngài, hỗ trợ sứ mệnh của các ngài trong các quốc gia liên hệ. Tầm quan trọng về giáo hội học của chúng đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố lại, ngài cũng đã kêu gọi một cuộc nghiên cứu tín lý về các đặc điểm của chúng [111]. Cách để làm việc này là suy nghĩ về bản chất giáo hội học của các Hội đồng Giám mục, về tư cách giáo luật và các đặc điểm chuyên biệt của chúng, liên quan đến việc thực thi tính hợp đoàn giám mục và việc thiết lập một đời sống đồng nghị mạch lạc hơn ở bình diện khu vực. Trong viễn cảnh này, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm được xây dựng trong những thập niên qua, cũng như các truyền thống, thần học và luật pháp của các Giáo hội Đông phương [112].
90. Tầm quan trọng của các Hội đồng giám mục trong việc cổ vũ hành trình đồng nghị của dân Chúa hệ ở chỗ "các Giám mục cá nhân đại diện cho mỗi Giáo hội của chính ngài" [113]. Sự phát triển một phương pháp tham gia hữu hiệu, với các thủ tục thích hợp cho việc tham khảo tín hữu và chấp nhận các kinh nghiệm giáo hội khác nhau trong giai đoạn tìm ra các định hướng mục vụ xuất phát từ các Hội đồng giám mục, với giáo dân tham gia trong tư cách chuyên gia, giúp nâng cao các cơ cấu này của tính hợp đoàn giám mục để hỗ trợ trong việc thực thi tính đồng nghị. Các hội nghị giáo hội được tổ chức bởi các Hội đồng giám mục, ví dụ như các hội nghị cứ mười năm một lần của Giáo hội tại Ý, rất quan trọng để khởi xướng các tiến trình đồng nghị ở bình diện quốc gia [114].
91. Ở bình diện Giáo hội hoàn vũ, một thủ tục chính xác hơn trong việc chuẩn bị các phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục cho phép các Hội đồng Giám mục đóng góp hữu hiệu hơn cho các tiến trình đồng nghị liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa, thông qua việc tham khảo các tín hữu giáo dân và các chuyên gia trong giai đoạn chuẩn bị.
3.3.3 Các tòa thượng phụ trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
92. Trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, tòa thượng phụ là một cơ cấu đồng nghị mang đến một biểu thức về hiệp thông giữa các Giáo hội trong một tỉnh hoặc một vùng có cùng di sản thần học, phụng vụ, thiêng liêng và giáo luật [115]. Trong các Thượng hội đồng thượng phụ, việc thi hành tính hợp đoàn và tính đồng nghị đòi hỏi sự hài hòa giữa vị thượng phụ và các Giám mục khác khi họ đại diện cho các Giáo hội của họ. Thượng phụ cổ vũ sự hiệp nhất trong đa dạng và tính Công Giáo qua việc hiệp thông các tín hữu trong cùng một Giáo hội duy nhất, trong sự hiệp thông với Giám mục Rôma và Giáo hội hoàn vũ.
3.3.4 Hội đồng khu vực của các hội đồng giám mục và hội đồng khu vực của các thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
93. Cùng các lý do từng dẫn đến sự ra đời của các Hội đồng Giám mục quốc gia đã dẫn đến việc thành lập các Hội đồng của các hội đồng Giám mục ở bình diện các đại khu vực hoặc lục địa, và trong trường hợp các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ phương Đông, của Hội đồng các Giáo Chủ (hierarchs) sui Juris (độc lập) và của Hội đồng các Thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Những cơ cấu này khuyến khích việc xem xét sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng vào các bối cảnh khác nhau, không quên các thách thức của hoàn cầu hóa, và góp phần vào việc biểu lộ "vẻ đẹp của gương mặt đa diện của Giáo hội" trong sự hợp nhất Công Giáo [116]. Ý nghĩa giáo hội học và tư thế giáo luật của chúng cần được nghiên cứu sâu xa, trong khi không quên sự kiện này: chúng có thể khuyến khích các diễn trình tham gia có tính đồng nghị tại "mỗi vùng văn hóa xã hội chính" [117], bắt đầu từ các điều kiện sống và văn hóa chuyên biệt vốn là đặc điểm của các Giáo hội tạo ra chúng.
3.4 Tính đồng nghị trong Giáo hội hoàn vũ
94. Tính đồng nghị như một chiều kích chủ yếu của Giáo hội được phát biểu trên bình diện Giáo hội hoàn vũ trong tính luân hoàn (circularity) năng động của consensus fidelium (đồng cảm thức của các tín hữu), tính hợp đoàn giám mục và tính tối thượng (primacy) của Giám mục Rôma. Trên cơ sở này, thỉnh thoảng, Giáo hội được yêu cầu đáp ứng – trong khi luôn trung thành với depositum fidei (kho tàng đức tin) và một cách cởi mở sáng tạo đối với tiếng nói của Chúa Thánh Thần - các hoàn cảnh và thử thách đặc thù; Giáo Hội được kêu gọi khởi động một diễn trình lắng nghe tất cả các chủ thể đang cùng nhau thành lập nên dân Chúa ngõ hầu nhất trí trong việc biện phân sự thật và con đường truyền giáo nào phải đi.
95. Bối cảnh giáo hội học này là nền tảng của thừa tác vụ chuyên biệt của Giám mục Rôma liên quan đến việc thi hành tính đồng nghị trên bình diện phổ quát. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Tôi được thuyết phục rằng, trong Giáo hội đồng nghị, ánh sáng lớn hơn có thể rõi chiếu lên việc thi hành quyền tối thượng của Phêrô. Tự mình, Đức Giáo Hoàng không đứng trên Giáo hội; nhưng ở bên trong Giáo Hội như là một trong những người được rửa tội, và ở bên trong Hợp đoàn Giám mục như là một Giám mục giữa các Giám mục, đồng thời được kêu gọi - trong tư cách là Người kế vị Thánh Phêrô - lãnh đạo Giáo hội Rôma, một giáo hội chủ trì trong bác ái trên tất cả các Giáo hội "[118].
96. Hợp đoàn Giám mục thi hành một thừa tác vụ không thể thay thế được trong việc thực thi tính đồng nghị trên bình diện hoàn vũ. Thực thế, bao lâu hợp đoàn này, trong nội tại, vốn chứa Người đứng đầu của nó, tức Giám mục Rôma, và hành động trong hiệp thông với ngài, thì nó là "chủ thể có quyền lực tối cao và trọn vẹn đối với Giáo hội hoàn vũ" [119].
3.4.1 Các công đồng chung
97. Công đồng chung là biến cố trọn vẹn nhất và long trọng nhất nói lên tính đồng nghị của giáo hội và tính hợp đoàn của các giám mục ở bình diện Giáo hội hoàn vũ: vì lý do này, Vatican II định nghĩa nó là Sacrosancta Synodus (Công nghị Thánh) [120]. Nó phát biểu việc thực thi thẩm quyền của Hợp đoàn Giám mục hợp nhất với Đầu của nó, là Giám mục Rôma, để phục vụ toàn thể Giáo hội [121]. Công thức "una cum Patribus" (hợp nhất với Các Nghị Phụ) được Chân Phước (nay là Thánh) Phaolô VI sử dụng trong việc ban hành các văn kiện của Vatican II là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự hiệp thông mật thiết của Hợp đoàn với Đức Giáo Hoàng, người chủ tọa trên nó như là chủ thể của thừa tác mục vụ đối với Giáo hội hoàn vũ.
98. Công đồng chung là hình thức đại diện chuyên biệt của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất theo nghĩa hiệp thông của các Giáo hội địa phương: "các Giám mục cá thể đại diện cho mỗi Giáo hội của riêng mình, nhưng tất cả đều cùng nhau và với Đức Giáo Hoàng đại diện cho toàn Giáo hội" [122]. Việc một Công đồng như vậy đại diện cho toàn thể Dân Thiên Chúa qua hợp đoàn Giám mục, với Đức Giáo Hoàng đứng đầu, xuất phát từ sự kiện này: việc phong chức giám mục làm cho một Giám mục trở thành vị chủ toạ (president) của một Giáo hội địa phương và về phương diện bí tích biến ngài thành một phần của kế thừa tông đồ (apstolic succession) và Hợp đoàn giám mục. Điều này có nghĩa: Công đồng chung là điển hình tối cao của tính đồng nghị của giáo hội trong sự hiệp thông của các Giám mục với Đức Giáo Hoàng, vốn đại diện cho sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương qua các Mục tử của họ, tụ tập in unum (thành một) để biện phân con đường mà Giáo hội hoàn vũ cần phải đi.
3.4.2 Thượng hội đồng giám mục
99. Thượng hội đồng giám mục, do Chân phước (nay là Thánh) Phaolô VI thiết lập như một cơ cấu đồng nghị thường xuyên, là một trong những di sản quý giá nhất của Vatican II. Các Giám mục hợp thành nó đại diện cho toàn bộ hàng giám mục Công Giáo [123], đến nỗi, Thượng hội đồng Giám mục là bằng chứng tham gia của hợp đoàn Giám mục, trong sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng, để chăm sóc Giáo hội hoàn vũ [124]. Nó được kêu gọi trở thành một "biểu thức cho tính hợp đoàn giám mục trong một Giáo hội hoàn toàn có tính đồng nghị" [125].
100. Mọi phiên họp thượng hội đồng diễn biến theo các giai đoạn kế tiếp nhau: chuẩn bị, cử hành và thi hành. Lịch sử của Giáo hội làm chứng cho tầm quan trọng của diễn trình tham khảo, nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến của các Mục tử và tín hữu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề xuất một đường hướng tiếp cận để đạt được điều này: lắng nghe rộng rãi và chăm chú hơn đối với sensus fidei (cảm thức đức tin) của dân Chúa bằng cách đặt để các thủ tục tham khảo trên bình diện các Giáo hội địa phương, một cách khiến Thượng hội đồng giám mục có thể "là điểm hội tụ của diễn trình lắng nghe này được tiến hành ở mọi bình diện trong đời sống Giáo hội" [126].
Qua diễn trình tham khảo dân Chúa, đại diện giáo hội của các Giám mục và Chủ tịch của Giám mục Rôma, Thượng hội đồng Giám mục là một cơ cấu ưu tuyển để thực thi và cổ vũ tính đồng nghị ở mọi bình diện của Giáo hội. Qua việc tham khảo, diễn trình đồng nghị có khởi điểm của nó trong dân Chúa và, qua giai đoạn thực thi hội nhập văn hóa, nó cũng có điểm đến ở đó.
Thượng hội đồng Giám mục không phải là cách khả thi duy nhất để hợp đoàn Giám mục tham dự vào việc chăm sóc mục vụ cho Giáo hội hoàn vũ. Bộ giáo luật nói rõ điều này: "Tùy vị Giáo hoàng La Mã, theo nhu cầu của Giáo hội, được lựa chọn và cổ vũ các cách thức mà hợp đoàn Giám mục phải thực thi chức năng hợp đoàn của mình đối với Giáo hội hoàn vũ" [127 ].
3.4.3 Các cơ cấu phục vụ việc thực thi tính tối thượng theo lối đồng nghị
101. Hồng Y đoàn, khởi thủy bao gồm các linh mục và phó tế của Giáo Hội Rôma và các giám mục của các giáo phận ngoại ô, chính là hội đồng đồng nghị có tính lịch sử của Giám Mục Rôma, để giúp ngài thi hành thừa tác vụ chuyên biệt của ngài. Chức năng này đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Trong cấu hình hiện nay của nó, nó phản ảnh khuôn mặt của Giáo hội hoàn vũ, trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ của ngài nhân danh nó và với mục đích này nó được triệu tập trong một mật viện (Consistory). Chức năng này được thực hiện một cách độc đáo khi Hồng Y Đoàn được triệu tập trong một cơ mật viện (conclave) để bầu vị Giám mục Rôma.
102. Giáo triều Rôma là một dịch vụ thường trực cho thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng, vì lợi ích của Giáo hội hoàn vũ [128], là giáo hội, về bản chất, có liên hệ mật thiết với tính hợp đoàn giám mục và tính đồng nghị của giáo Hội. Khi yêu cầu cải cách nó dưới ánh sáng của giáo hội học hiệp thông, Vatican II đã nhấn mạnh một số yếu tố có thể cổ vũ sự gia tăng của tính đồng nghị, như: bao gồm các Giám mục giáo phận để "báo cáo đầy đủ hơn cho Giám Mục Tối cao ý nghĩ, các mong muốn và các nhu cầu của mọi Giáo hội" và hỏi ý kiến giáo dân để "họ sẽ có một vai trò thích hợp trong đời sống của Giáo hội "[129].
Kỳ sau: Chương 4: HỒI TÂM ĐỂ ĐỔI MỚI TÍNH ĐỒNG NGHỊ
Văn Hóa
Xuân Quê Hương.
Bảo Giang
10:36 02/02/2019
Xuân đã về cho bóng mai lớn dậy,
Nắng vươn lên chiếu rạng cả giang sơn.
Rồi mẹ dẫn con đến trường khai bút,
Tổ Quốc dạy con tiếng nói làm người.
Ngày Xuân về dẫu cảnh đời xương điểm,
Cũng vẫn là một thời tuổi hái mơ.
Ta đi cho đến khắp vùng đất lạ,
Gởi vào lòng đời muôn vạn tiếng thơ.
Xuân sẽ gọi nhà nhà cùng mở cửa,
Đón nhau về trong nguồn cội yêu thương.
Rửa cho sạch, gội cho tan thù óan,
Lấy tin yêu, dựng nước Việt thái hòa.
Rồi Xuân về giữa dòng máu luân chuyển,
Ngập trong tim theo hơi thở muôn lòng.
Xóa cho hết, lau cho khô dấu lệ.
Chữa cho lành, băng cho kín vết thương.
Xuân về giữa ngày muôn hoa đua nở,
Bỏ sau lưng bao năm tháng đợi chờ.
Đạp dưới chân phường lừa dân bán nước.
Quyét cho sạch lũ cộng phỉ thờ Tàu.
Rồi em về như cánh chim buổi sớm,
Đứng trên bờ tổ hót gọi bình minh.
Ai đó còn đứng trông vời con nưóc,
Có biết chăng núi sông đã trở mình.
Xuân về đây như tiếng lòng mong ước.
Đắp sông lở, dựng lại mái nhà xưa,
Lịch sử ngày mai còn nhiều trang mới,
Vẫn có dân ta trên những nẻo đường.
Xuân về đây dẫu tóc màu xương điểm,
Thời gian là chi cho đất nghẹn ngào.
Trên đường ta đi vẫn ngàn hoa nở,
Và làng thôn xưa rộn rã tiếng chào.
Xuân về đây, với cảnh nhà rộng mở,
Đón muôn người như hội nước trên sông.
Nhớ ngày đi, thuyền lặng lờ xa bến,
Hôm nay về cả làng trống ngũ liên.
Xuân về như con nước xuôi về cội,
Khơi bếp hồng cho đoàn tụ bên nhau.
Chén rượu nồng ta dâng mời non nước,
Cùng giải oan cho vết hằn bể dâu.
Ta mừng quê ta trong ngày đổi mới,
Nước non ơi, ngàn dặm với mây trôi.
Năm mươi năm biền biệt xa đất cũ,
Hôm nay về cho nước mắt nở hoa.
Ta về cho sương khói mờ trên cỏ,
Góp lại tình thân không một chuyển dời.
Bồng trên tay một hình hài không đổi,
Khép kín trong tim hơi thở Việt Nam.
Ta sẽ về như tơ trời trong nắng,
Hát cho vang những khúc nhạc quê hương.
Gọi cho ai đó đi ngoài hoang vắng,
Hãy về đây cho tiếng hát chung đường .
Ta vẫn nhớ thề xưa là rất nặng,
Phải diệt cho hết tội ác sài lang.
Nhưng ta nhớ tình yêu là bất diệt,
Nên gọi người về trong nghĩa Việt Nam.
Ôi quê hương, ngày mai là khúc hát,
Tất cả chúng ta là một con đường.
Nhà có giột nhưng ta còn bức vách,
Giậu nghiêng cổng đổ, hơn khác cội nguồn.
Ta về đây xây lại bao nếp cũ,
Sống bên nhau chung cảnh một nhà Nam.
Ngoài biên, lưới thép ta ngăn lũ giặc,
Miền đồng nội, nương lúa gạo cho dân.
Rồi Xuân về cho non sông lớn dậy,
Gọi muôn núi đồi hãy đứng cho cao.
Chuyện cũ năm mươi năm là giấc ngủ,
Nay mừng ngày nước Việt đón nắng lên.
Ở đó không còn người người thơ thẩn,
Với nét tang thương phủ kín cảnh nhà.
Nơí ta sống là quê cha đất tổ.
Đứng giữa trời mình là người Việt Nam.
Bảo Giang
Xuân 2019
Kính nhớ Tổ Tiên ngày Tết
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
16:08 02/02/2019
Kính nhớ Tổ Tiên ngày Tết
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Mùa xuân với cây cối đâm chồi nẩy lộc, với những cánh hoa lung linh khoe sắc trên cành cùng lũ ong bướm vờn bay trong nắng ấm... Vạn vật như được hồi sinh khiến lòng người ai ai cũng cảm thấy nôn nao, rạo rực trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và muôn vật. Gió xuân thổi bùng lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mỗi người.
Đối với dân tộc Việt Nam, mùa xuân bắt đầu bằng những ngày tết, những ngày đoàn tụ gia đình. Những ngày giáp tết, ông bà cha mẹ ở nhà trông ngóng con cháu đi xa trở về, còn con cháu ở nơi xa dù đã thành danh, công tác hay còn đi học …cũng trông mong được trở về xum vầy bên những người thân trong ba ngày tết. Sự trở về của những đứa con, dù sống trên quê hương hay phiêu bạt khắp năm châu, còn là dịp để thể hiện lòng thành kính, tri ân và nhớ về tổ tiên.
Không chỉ là ngày lễ của người sống, những người đã chết cũng thực sự tham dự vào cuộc sống của gia đình và con cháu trong ba ngày tết. Ngày 23 tháng Chạp, người ta tổ chức tiễn ông Táo về trời, và sau đó là mời tổ tiên về cùng “ăn” tết với gia đình. Vào thời khắc giao thừa và sáng mùng Một tết, gia đình nghèo khó hay giàu sang đều cố gắng sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn hoặc chí ít là mâm cơm đạm bạc để dâng lên ông bà, mong phù hộ cho một năm mới bình an, vạn sự như ý.
Với các tín đồ Công Giáo, huấn thị “Plane compertum est” của Đức Thánh Cha Piô XII ngày 08/12/1939 đã công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ ở Việt nam. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt Nam.
Từ đó nhiều phong tục đẹp mà cha ông đã lưu truyền từ đời này sang đời khác được đưa vào trong các nghi lễ Công Giáo. Những ngày giáp tết, gia đình nào cũng sửa sang bàn thờ (trên là Thiên Chúa - dưới là gia tiên), ra nghĩa trang sửa sang, chăm sóc phần mộ ông bà. Và trong ngày đầu xuân, nhiều gia đình đã đến nhà chờ Phục Sinh của giáo xứ, hoặc ra nghĩa trang viếng mộ ông bà cha mẹ hoặc những người thân yêu trong gia đình.
Cũng trong truyền thống đạo hiếu của dân tộc trong những ngày khởi đầu một năm mới, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dành ngày mồng Hai tết để kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là những bậc có công thông truyền sự sống cho chúng ta. Ai cũng mong được đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà dù còn sống hay đã qua đời.
Ngày mùng Hai tết, các người thân trong gia đình cùng nhau đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động. Có những gia đình đông vui với những mái đầu xanh bên mái đầu bạc, có những gia đình quạnh quẽ vơi bóng người thân … nhưng tất cả đều cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ thật sốt sắng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời của mình.
Trong Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, họ tin rằng niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ và chỉ là hình bóng của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng. Nơi mà tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đi trước đang hưởng một mùa xuân đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
Tứ thời xuân tại thủ
Bách hạnh hiếu vi tiên.
(Xuân khởi đầu bốn mùa
Hiếu đứng trên trăm nết)
Trong đời sống người Kitô hữu, chữ Hiếu càng được quý trọng hơn vì đó là một trong 10 Điều Răn mà Thiên Chúa trao ban cho con người: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi (Xh 20,12).
Chúa Giêsu cũng nhắc lại lời ông Mô-sê: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử” (Mc 7,10). Ngài phản đối việc hiếu kính “giả tạo” của con người, mặc dù đã được che đậy qua nhiều lễ nghi, phong tục, truyền thống. Khiển trách những luật sĩ và biệt phái về việc áp dụng sai luật Chúa. Đối với họ, đã dâng lễ vật cho Chúa rồi thì họ không còn bổn phận giúp cha mẹ nữa.
“Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.” (Mt 15,4-6)
Người Công Giáo Việt Nam ngay từ lúc học giáo lý vỡ lòng đã được dạy dỗ: “Thảo kính cha mẹ là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời.” (sách giáo lý Tân Định)
Khi cha mẹ còn sống nếu con cái chỉ tỏ lòng yêu mến và biết ơn thì chưa đủ, còn phải thực hiện bằng việc làm là giúp đỡ cha mẹ, nhất là khi các ngài đã về già. Tuổi già với những khó khăn, hạn chế về thể xác là kết qủa của những tháng ngày dài vất vả nuôi dạy con cái, vì thế việc chăm sóc cha mẹ già không phải là dễ.
Nhiều người đã coi cha mẹ già là một gánh nặng nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hỏi cha mẹ dù là ngày lễ, tết (vì bận đi du lịch, thư giãn...!).
Khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn còn bổn phận giúp đỡ cha mẹ qua Thánh lễ và kinh nguyện hàng ngày vì các ngài chỉ an nghỉ về mặt thể xác nhưng phần hồn vẫn còn hiện diện và trông chờ con cháu cầu nguyện cho các ngài. Nhất là trong những ngày đầu năm mới, ngày linh thiêng của người Ki-tô hữu Việt Nam, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, dù tóc đã bạc, răng đã long.
Mỗi người con phải đề cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này qua đi, vẫn còn có thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa trong những ngày đầu năm mới.
Thắp lên những nén hương thơm ngày tết, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa là cội nguồn sự sống đã tạo dựng nên muôn loài, tứ thời Xuân Hạ Thu Đông; tạ ơn Thiên Chúa đã cho ông bà cha mẹ sinh ra chúng ta làm người. Chúng ta tri ân các ngài vì công ơn sinh thành, dưỡng dục và không chỉ thông truyền sự sống làm người cho chúng ta mà còn thông truyền cả sự sống đức tin cho chúng ta.
Chúng ta có được như ngày hôm nay chính là nhờ công ơn của các ngài: những giọt mồ hôi, những vất vả, những lo lắng và hy sinh tột bực có khi phải đổ cả máu đào để nuôi dưỡng không chỉ phần xác mà còn cả phần hồn chúng ta. Các ngài như gốc mai đại thụ sù sì già cỗi để cho chúng ta là những cánh hoa vàng rực rỡ khoe sắc trong nắng xuân. Công ơn ấy cao ngất tựa Thái Sơn, bao la như biển Thái Bình mà những kẻ làm con không bao giờ đáp đền cho đủ.
Xin các ngài bầu cử cho chúng ta là con cháu, mỗi năm thêm một tuổi mới được sống xứng đáng hơn với kỳ vọng của các ngài. Biết dạy cho con cháu nhìn lại quá khứ để hãnh diện với công lao của tổ tiên và bảo tồn truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp. Góp phần làm rạng rỡ gia phong, cùng như góp phần xây dựng cộng đồng mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những bậc sinh thành của chúng ta còn tại thế. Xin Chúa ban cho các ngài được hồn an xác mạnh, vui hưởng tuổi già bên “con đàn cháu đống”, mỗi ngày một thêm phúc đức, làm trụ cột cho con cháu noi theo.
Xin Thiên Chúa ban muôn muôn ơn lành để các đoàn thể, khu xóm, gia đình trong giáo xứ luôn yêu thương và hiệp nhất. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa để mai sau tất cả chúng ta sẽ được quây quần bên Chúa, vui hưởng mùa xuân bất diệt trên thiên quốc.
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Mùa xuân với cây cối đâm chồi nẩy lộc, với những cánh hoa lung linh khoe sắc trên cành cùng lũ ong bướm vờn bay trong nắng ấm... Vạn vật như được hồi sinh khiến lòng người ai ai cũng cảm thấy nôn nao, rạo rực trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và muôn vật. Gió xuân thổi bùng lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mỗi người.
Đối với dân tộc Việt Nam, mùa xuân bắt đầu bằng những ngày tết, những ngày đoàn tụ gia đình. Những ngày giáp tết, ông bà cha mẹ ở nhà trông ngóng con cháu đi xa trở về, còn con cháu ở nơi xa dù đã thành danh, công tác hay còn đi học …cũng trông mong được trở về xum vầy bên những người thân trong ba ngày tết. Sự trở về của những đứa con, dù sống trên quê hương hay phiêu bạt khắp năm châu, còn là dịp để thể hiện lòng thành kính, tri ân và nhớ về tổ tiên.
Không chỉ là ngày lễ của người sống, những người đã chết cũng thực sự tham dự vào cuộc sống của gia đình và con cháu trong ba ngày tết. Ngày 23 tháng Chạp, người ta tổ chức tiễn ông Táo về trời, và sau đó là mời tổ tiên về cùng “ăn” tết với gia đình. Vào thời khắc giao thừa và sáng mùng Một tết, gia đình nghèo khó hay giàu sang đều cố gắng sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn hoặc chí ít là mâm cơm đạm bạc để dâng lên ông bà, mong phù hộ cho một năm mới bình an, vạn sự như ý.
Với các tín đồ Công Giáo, huấn thị “Plane compertum est” của Đức Thánh Cha Piô XII ngày 08/12/1939 đã công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ ở Việt nam. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt Nam.
Từ đó nhiều phong tục đẹp mà cha ông đã lưu truyền từ đời này sang đời khác được đưa vào trong các nghi lễ Công Giáo. Những ngày giáp tết, gia đình nào cũng sửa sang bàn thờ (trên là Thiên Chúa - dưới là gia tiên), ra nghĩa trang sửa sang, chăm sóc phần mộ ông bà. Và trong ngày đầu xuân, nhiều gia đình đã đến nhà chờ Phục Sinh của giáo xứ, hoặc ra nghĩa trang viếng mộ ông bà cha mẹ hoặc những người thân yêu trong gia đình.
Cũng trong truyền thống đạo hiếu của dân tộc trong những ngày khởi đầu một năm mới, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dành ngày mồng Hai tết để kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là những bậc có công thông truyền sự sống cho chúng ta. Ai cũng mong được đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà dù còn sống hay đã qua đời.
Ngày mùng Hai tết, các người thân trong gia đình cùng nhau đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động. Có những gia đình đông vui với những mái đầu xanh bên mái đầu bạc, có những gia đình quạnh quẽ vơi bóng người thân … nhưng tất cả đều cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ thật sốt sắng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời của mình.
Trong Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, họ tin rằng niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ và chỉ là hình bóng của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng. Nơi mà tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đi trước đang hưởng một mùa xuân đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
Tứ thời xuân tại thủ
Bách hạnh hiếu vi tiên.
(Xuân khởi đầu bốn mùa
Hiếu đứng trên trăm nết)
Trong đời sống người Kitô hữu, chữ Hiếu càng được quý trọng hơn vì đó là một trong 10 Điều Răn mà Thiên Chúa trao ban cho con người: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi (Xh 20,12).
Chúa Giêsu cũng nhắc lại lời ông Mô-sê: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử” (Mc 7,10). Ngài phản đối việc hiếu kính “giả tạo” của con người, mặc dù đã được che đậy qua nhiều lễ nghi, phong tục, truyền thống. Khiển trách những luật sĩ và biệt phái về việc áp dụng sai luật Chúa. Đối với họ, đã dâng lễ vật cho Chúa rồi thì họ không còn bổn phận giúp cha mẹ nữa.
“Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: "Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa". Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.” (Mt 15,4-6)
Người Công Giáo Việt Nam ngay từ lúc học giáo lý vỡ lòng đã được dạy dỗ: “Thảo kính cha mẹ là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời.” (sách giáo lý Tân Định)
Khi cha mẹ còn sống nếu con cái chỉ tỏ lòng yêu mến và biết ơn thì chưa đủ, còn phải thực hiện bằng việc làm là giúp đỡ cha mẹ, nhất là khi các ngài đã về già. Tuổi già với những khó khăn, hạn chế về thể xác là kết qủa của những tháng ngày dài vất vả nuôi dạy con cái, vì thế việc chăm sóc cha mẹ già không phải là dễ.
Nhiều người đã coi cha mẹ già là một gánh nặng nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hỏi cha mẹ dù là ngày lễ, tết (vì bận đi du lịch, thư giãn...!).
Khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn còn bổn phận giúp đỡ cha mẹ qua Thánh lễ và kinh nguyện hàng ngày vì các ngài chỉ an nghỉ về mặt thể xác nhưng phần hồn vẫn còn hiện diện và trông chờ con cháu cầu nguyện cho các ngài. Nhất là trong những ngày đầu năm mới, ngày linh thiêng của người Ki-tô hữu Việt Nam, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, dù tóc đã bạc, răng đã long.
Mỗi người con phải đề cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này qua đi, vẫn còn có thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa trong những ngày đầu năm mới.
Thắp lên những nén hương thơm ngày tết, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa là cội nguồn sự sống đã tạo dựng nên muôn loài, tứ thời Xuân Hạ Thu Đông; tạ ơn Thiên Chúa đã cho ông bà cha mẹ sinh ra chúng ta làm người. Chúng ta tri ân các ngài vì công ơn sinh thành, dưỡng dục và không chỉ thông truyền sự sống làm người cho chúng ta mà còn thông truyền cả sự sống đức tin cho chúng ta.
Chúng ta có được như ngày hôm nay chính là nhờ công ơn của các ngài: những giọt mồ hôi, những vất vả, những lo lắng và hy sinh tột bực có khi phải đổ cả máu đào để nuôi dưỡng không chỉ phần xác mà còn cả phần hồn chúng ta. Các ngài như gốc mai đại thụ sù sì già cỗi để cho chúng ta là những cánh hoa vàng rực rỡ khoe sắc trong nắng xuân. Công ơn ấy cao ngất tựa Thái Sơn, bao la như biển Thái Bình mà những kẻ làm con không bao giờ đáp đền cho đủ.
Xin các ngài bầu cử cho chúng ta là con cháu, mỗi năm thêm một tuổi mới được sống xứng đáng hơn với kỳ vọng của các ngài. Biết dạy cho con cháu nhìn lại quá khứ để hãnh diện với công lao của tổ tiên và bảo tồn truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp. Góp phần làm rạng rỡ gia phong, cùng như góp phần xây dựng cộng đồng mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những bậc sinh thành của chúng ta còn tại thế. Xin Chúa ban cho các ngài được hồn an xác mạnh, vui hưởng tuổi già bên “con đàn cháu đống”, mỗi ngày một thêm phúc đức, làm trụ cột cho con cháu noi theo.
Xin Thiên Chúa ban muôn muôn ơn lành để các đoàn thể, khu xóm, gia đình trong giáo xứ luôn yêu thương và hiệp nhất. Xin Chúa liên kết mọi người trong tình yêu Chúa để mai sau tất cả chúng ta sẽ được quây quần bên Chúa, vui hưởng mùa xuân bất diệt trên thiên quốc.
Mạn đàm chuyện Heo năm Hợi
Đinh Văn Tiến Hùng
19:45 02/02/2019
Mạn đàm chuyện Heo năm Hợi
*Theo cuốn “danh nhân đất Kinh Bắc”, Nguyễn Nghiêu Tư còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Trư và tên gọi dân gian là Trạng “Lợn”. Ông có hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Tương truyền lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 (tháng Hợi) nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán “trư” nghĩa là lợn). Từ nhỏ, Nguyễn Nghiêu Tư đã nổi tiếng là người ham học, hiểu sâu. Thời đó, ở cạnh làng ông là làng Yên Đinh đất học, một hôm có cụ đồ sang chơi và ra cho trạng vế đối, mang đề tài lợn:’Lợn cấn ăn cám tốn’. Nghĩa là lợn có chửa ăn hết nhiều cám nhưng Cấn và Tốn là hai quẻ trong bát quái. Trạng đối ngay:’Chó khôn chớ cắn càn’.
Câu đối xấc xược làm cụ đồ cay đắng, song vế đối chỉnh quá, chó khôn đừng cắn bậy, mà Khôn và Càn cũng là hai quẻ trong bát quái. Cụ đồ khuyên bố mẹ Trư cho Trư đi học. Chính cụ đồ bị ông đối xược ấy đã nhận dạy ông năm mới 8 tuổi, ông học rất giỏi, nghe một biết mười, lễ phép, chuyên cần. Khi ở nhà, lúc nào ông cũng chăm lo đèn sách, khi ra ao rửa bèo, ra vườn hái rau, tay vẫn cầm cái que nhọn vạch xuống đất hoặc viết vào lá chuối, lá khoai những chữ khó nhớ. Đến khi “biết chữ”, thầy đồ gửi ông ra học cụ Vũ Mộng Nguyên, người xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, đỗ Thái học sinh và không làm quan nhà Hồ mà về dạy học. Ông là học trò tiêu biểu nhất của cụ Vũ Mộng Nguyên, đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông. Ông được nhà vua đổi tên là Nguyễn Nghiêu Tư.
Năm 1459, Lê Nghi Dân giết vua tiếm vị, sai ông đi sứ cầu phong. Khi sang, Minh hạch rằng: Sao lại dám giết em mà tranh ngôi vua? Nghiêu Tư trả lời: Đường Thái Tông giết cả anh là Kiên Thành, em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì việc nước tôi ngày nay có gì là lạ? Thấy sứ thần Đại Việt trả lời rất đúng lý, vua nhà Minh đành nhận phong vương. Khi đoàn sứ thần ta tới ải Nam Quan, viên coi cửa ải nhà Minh ỷ thế nước lớn, ngạo mạn treo lên cửa quan một chữ thập lớn bằng gỗ mà không mở cửa đón tiếp. Trạng nói: Ý các người muốn coi người Minh là “tung hoành vũ trụ”. Đã vậy thì Đại Việt ta đây “bao quát càn khôn”, sai người bện một cái vòng tròn lớn bằng lụa tết mắc lên đầu chữ thập, cả chữ thập lọt trong vòng tròn ấy.
Viên quan coi ải khiếp phục, mở cửa nghênh tiếp sứ giả. Vào đến Yên Kinh, Trạng vào yết kiến vua Minh. Nhà vua muốn thử tài sứ giả, ngầm sai trong hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ Kính Thiên treo ở giữa, bày đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh đặt nghi vệ sang trọng như chỗ giường ngủ của thiên tử, để xem Trạng có dám ngồi đó không. Khi sắp yến tiệc, họ đưa Trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, quan nhà Minh ra hoạch: Cớ sao sứ thần lại ngược ngạo, vô lễ đến như vậy? Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ gì? Trạng bình thản trả lời:
- Dám thưa, ngài lấy cớ gì cho sứ thần tôi là ngạo? Biển đề hai chữ Kính Thiên, chiết tự ra là kính nhị nhân (chữ thiên là trời, tách ra là hai chữ nhị nhân là hai người) thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lạ. Ngài dạy thế chúng tôi quyết không chịu. Vả nghe cổ nhân có nói: Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe Thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà sứ giả nước xa tới lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng dẫu có lòng thực hướng mộ cũng sinh nghi mà không lại nữa.
Viên quan nhà Minh thấy Trạng nói chẻ hoe như đã rõ gan ruột từ trước, nên vội vàng:
- Xin quý ngài xá lỗi. Nghĩ là buổi ban đầu,thử xem ngài có phải là bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh, đã giỏi mà biết trước được như thế còn hề chi?
*Đầu năm Kỷ Hợi đọc chuyện trên, ta thấy nước Việt Nam xưa thật lắm nhân tài.
Không chỉ những người học cao hiểu rộng, thi đỗ Trạng Nguyên vinh qui về làng, rồi làm quan lớn. Trong các Trạng văn có nhiều người nổi tiếng như Trạng Trình Nguyễn bỉnh Kiêm hay Trạng Quỳnh… Nhưng cũng có nhiều người đủ mọi giai tầng xã hội, không phân biệt tuổi tác, ít học nhưng nổi bật về bất cứ phương diện nào đều được trọng dụng như Trạng Võ Mạc đăng Dung với cây đại đao, đánh nam dẹp bắc sáng lập nhà Mạc. Trạng Ăn Lê như Hổ, ăn khỏe như hổ, sức mạnh vô địch làm đến chức thượng thư. Trạng Thần Đồng Nguyễn Hiền mới 12 tuổi, xuất khẩu thành thơ…Và trong số đó phải kể đến Trạng Lợn, học không nhiều nhưng thông minh, có tài đối đáp, nên được cử đi xứ khiến vua quan Tàu phải nể phục phong là Trạng Nguyên lưỡng quốc.
Thế mà nhiều người lại khinh chê những ai tuổi Hợi và bị gán ghép những tính xấu của Lợn nào là :
Ngu như lợn, bẩn như heo, tham ăn và lười biếng chỉ nằm ì một chỗ chưa đến giờ ăn đã réo gọi inh ỏi.
Nhưng trái lại theo tử vi tướng số thì người tuổi Hợi lại an nhàn, sung túc, hiền lành, tuy chậm chạp nhưng an phận dù về hạng chót trong cuộc thi marathon của 12 con giáp do Ngọc Hoàng tổ chức.
Và cũng vì những ưu điểm được con người cho sống gần gũi trong số Lục súc gia gồm : trâu, ngựa, chó, dê, gà và lợn.
Lợn còn gọi là heo, hợi, trư, thỉ, ủn. Hàng ngàn năm trước Công nguyên là heo rừng rất hung dữ, được người thuần hóa thành gia súc. Heo thường có 2 màu đen trắng, đôi khi điểm đốm vàng, nâu. Lông heo cứng làm bàn chải, da làm bóng bầu dục. Heo có giống chỉ nặng từ 10 đến 15 kg như heo mọi VN. Có giống 3 hay 400 kg như heo Mỹ Duroc, Yorkshire, Wattle…Kỹ nghệ nuôi heo tại Mỹ rất qui mô với hàng trăm ngàn trại chăn nuôi khắp các tiểu bang, cung cấp thịt trong nước và xuất khẩu heo sống hay thịt sang nhiều nước. Nên ‘đỉnh cao trí tuệ’ sợ mất thời cơ cho Công ty Kỹ nghệ Gia súc VN tháng 9/16 vội vàng nhập hơn 100 giống heo Mỹ, vì thấy heo VN quá nhỏ, như giống heo Ba Xuyên nặng nhất chỉ trên dưới 100kg thôi. Ngày nay nghề chăn nuôi heo đang phát triển và tiến bộ hơn trước kia khi các cán ngố mới chiếm được Miền Nam đã ‘tranh thủ’ nuôi heo trên cả các tầng trên chung cư và dội nước dơ bẩn ào ào xuống các căn nhà tầng dưới ! ( Viết đến đây, tôi mỉm cười nhớ đến trong chiến cuộc VN tôi thường sống gần quân đội Đồng Minh, có
một lần tôi thấy những chàng lính Mũ Nồi Xanh Hoa Kỳ cười vang lùa con heo Yorkshire kềnh càng như bê con lên trực thăng đưa đến tiền đồn Biên phòng trao tặng gia đình Biệt Kích Thượng để gây giống )
Thịt heo là thực phẩm khoái khẩu của nhiều nước và được biến chế làm xúc xích, dăm bông, lạp xưởng…
Riêng VN nghệ thuật ẩm thực cao hơn biến thành những món ăn đặc sắc như :
-Thịt ba chỉ xiên nướng- Thịt tai heo ướp ngũ vị hương- Thịt chiên dòn sốt dừa- Sườn nướng kiểu BBQ-
Thịt nấu chua ngọt. Cách pha chế các món này, chắc các bà nội trợ có chồng là những tay sành nhậu phải rành hơn- Đây là những món ngon làm tại nhà, còn đi nhà hàng tại VN ngày nay thì không bảo đảm, vì có thể là heo dịch bệnh đã bị chôn xuống hôi thối lại được đào lên, ngâm hóa chất, bôi màu, tẩm ngũ vị hương, trông hấp dẫn nhưng ăn vào rất nguy hại sức khỏe. Nói đến tuyệt kỹ pha chế các món ăn độc hại chết người thì không nước nào qua mặt được Trung Cộng. Vì thế, nước này có một món thịt độc đáo mang tên ‘Heo Avatar’ chiếu sáng màu xanh da trời như những nhân vật trong phim giả tưởng nổi tiếng
Avatar vài năm mới đây. Tin mới nhất đầu năm 2019, dịch bệnh sốt heo châu phi đã bung phát tại 24 tỉnh Trung cộng và còn tiếp tục lan qua các tỉnh khác. Những ngày gần Tết Kỷ Hợi hàng hóa Tàu cộng tràn ngập sang Việt Nam, nhất là thực phẩm chắc chắn trong đó có heo dịch bệnh được biến chế thành khô heo, thịt heo đóng hộp, xúc xích… nên bà con trong nước hay từ nước ngoài về vui Xuân phải đặc biệt lưu tâm.
Truyện về heo rất phong phú trong văn chương kim cổ Đông Tây :
-Trư Bất Giới trong Tây Du Ký xuất thân là nguyên soái trên thiên đình, vì mê sắc đẹp Hằng Nga làm vẩn đục Thiên đình, bị Thiên Hoàng đầy xuống trần mang hình nửa người nửa lợn, nhưng có phép thần thông biến hóa, phò sư phụ Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Trúc.
-Trong Hy lạp cổ đại, heo là vật được nữ thần Demeter yêu chuộng và thiên sử thi Odyssey mô tả đoàn thủy thủ bị nữ thần Cirle biến thành heo.
-Cũng trong thần thọai Hy Lạp, kể truyện anh hùng vô địch Hercules theo lệnh vua đi bắt con heo rừng có sức mạnh kinh hồn hổ báo đều né sợ. Anh chàng Hercules đã lập mưu bắt được quái thú hoàn thành sứ mệnh được trao phó.
-Chắc ít người biết đến tên viết tắt của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ US là Uncle Sam (Chú Sam), người đã tiếp tế nhiều thùng thịt heo cho Quân đoàn Mỹ.
-Trong truyện ‘Trại Súc Vật- Animal Farm’ của nhà văn Anh George Orwell heo trở thành thủ lãnh, tác giả ám chỉ trong một xã hội đầy thú tình, kẻ ngu đần và bẩn thỉu nhất lại tiếm quyền để lãnh đạo.
-Truyện cổ tích nổi tiếng Anderson, có truyện ‘Con lợn ống’ dạy đời là kẻ giàu sang thường tự phụ.
- Wang Yunmei với tác phẩm ‘Pigs on the Loose : Chinese Tour Groups’ (Lũ lợn xổng chuồng: Bọn du khách Tàu), dơ bẩn, ồn ào, bỉ ổi, đi đến quốc gia nào, nhất là tại Thái Lan,Việt Nam và mới đây tại các nước như Đức, Nhật, Pháp…tại các nhà hàng, tiệm ăn cũng viết cảnh báo bằng tiếng Trung Hoa như một cách chê bai khinh bỉ bị. Thật mỉa mai cay đắng nhưng chí lý !
-Nhà tranh đấu Lưu hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010, trong tác phẩm ‘Triết lý con heo’, ông lên án giới trí thức Trung cộng bán linh hồn cho quỉ dữ, tự nguyện đi vào chuồng heo để được vỗ béo yên thân, trốn tránh trách nhiệm bênh vực người bị đàn áp.
-Việt Nam có truyện rất lý thú Lục Súc tranh công phản ảnh sự tranh chấp công trạng của 6 quan đứng đầu Lục bộ, trong đó quan Heo đã kể công trạng mình :
-Kìa những việc hôn nhân giá thú,
Không heo ra tính đặng được chi ?
Việc hòa giải heo đầu công trạng,
Trông mặt heo nguôi dạ oán thù.
-Cụ Nguyễn Khuyến vói lời thơ chân tình dân giả hỏi thăm bạn sau cơn lụt lội :
Ai lên nhắ hỏi bác châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?
-Đặc biệt câu truyện ngụ ngôn dạy đời về ‘Ba chú heo con’ rời mẹ ra ở riêng :
Chú đầu làm nhà bằng rơm, bị con sói dữ đến phá và ăn thịt.
Chú thứ hai dựng nhà băng gỗ, cũng bị sói đến phá ăn thịt.
Chú thứ ba rút kinh nghiệm khôn hơn xây nhà gạch chắc chắn, nhưng sói ta vẫn không tha đến phá phách không làm gì được, liền chui ống khói đột nhập vào nhà. Nhưng sói ta bị mắc bẫy rơi vào chảo nước sôi mà chú heo ba đã đặt sẵn và bị ăn thịt. ( Thật là ‘quả báo nhãn tiền’, có thể làm bài học cho bọn tà quyền CSVN đã dùng nhiều âm mưu thâm độc hại người và các phe đối lập, rồi trước sau sẽ phải lãnh hậu quả thảm khốc.)
Heo còn xuất hiện trong tín ngưỡng và phong tục :
-Hy lạp thời thượng cổ, heo được tôn là nữ thần cai quản mùa màng.
-Heo là biểu tượng Nữ thần Diana quyền năng thời cổ La-Mã.
-Thần Visnu trong Ấn Độ giáo dạy heo hành hiệp cứu độ chúng sinh.
-Trong Kinh Thánh có 2 truyện liên quan đến heo : Truyện người con út bắt cha chia gia tài, rồi trảy đi phương xa ăn chơi phung phá hết tiền bạc phải đi chăn heo, đói khát thèm cả đồ ăn của heo, hối hận quay về và được cha tha thứ đón mừng- Và truyện Chúa chữa người bị quỉ ám, cho bày quỉ nhập vào đàn heo lao xuống biển.
-Đạo Hin-đu Ấn Độ, Do Thái giáo và trong kinh Co-ran Hồi Giáo đều cấm ăn thịt heo.
-Heo đất bỏ giành tiền tượng trưng tài chính lúc nào cũng có.
-Đội thể thao Đại học Arkansas lấy biểu tượng may mắn là Lợn Lòi (Sus scrofa)
-Đội bóng thiếu niên Thái Lan có biệt hiệu Lợn Rừng, bị nước dâng mắc kẹt trong hang Tham Luang làm xôn xao dư luận, đã được giải cứu sau 18 ngày nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhiều nước.
-Tiểu quốc Belize nằm ở Bắc Trung Mỹ, dân số chưa được nửa triệu đã lấy biểu tượng là Lợn Vòi Baird, một loại lợn đặc biệt chỉ có ở Trung Mỹ.
-Nước Vanuatu gồm trên dưới 80 đảo nhỏ, nằm phía tây nam Thái Bình Dương. Người Việt xưa kia gọi là Tân Đảo, khi thực dân Pháp mộ phu Đông Dương (trong số đó có nhiều người Việt) đưa qua canh tác đồn điền. Người dân bản xứ rất tôn kính heo Kapia không có lông cho là rất linh thiêng, nên chiếc nanh heo nổi bật trên quốc kỳ và quốc huy.
Tại nước Cờ Hoa, mỗi tiểu bang đều có lá cờ biểu tượng riêng. Bang Cali đông dân nhất nên cũng nhiều chuyện lạ nhất, nên nhiều người nhìn vào lá cờ Cali có hình chú gấu, họ lại nói là giống chị heo hơn. Thiết tưởng muốn rõ trắng đen ta nên hỏi cao kiến của các cụ ông cụ bà Dân chủ trong lưỡng viện là tốt nhất.
-Người Miên tại VN đeo nanh được các pháp sư yểm bùa để hộ mênh- Tôi chợt nhớ đến anh hạ sĩ người Miên cùng đơn vị trước kia, luôn mang chiếc nanh heo như bùa hộ mệnh, vì thế mỗi khi chạm địch anh thường ôm khẩu trung liên xông lên phía trước ria xối xả về phía Cộng quân. Sau mỗi chuyến hành quân về hậu cứ dưỡng sức, chúng tôi thường ngồi vòng quanh bình ‘nước mắt quê hương’ với vài con khô mực. Kể cho nhau những chuyện vui buồn đời lính và mong ước đất nước sớm thanh bình về sống yên vui cùng gia đình. Anh hạ sĩ luôn khoe chiếc nanh heo đã được pháp sư yểm bùa đạn không thể bắn trúng. Nhưng buồn thay, một thời gian sau khi đổi qua đơn vị khác, tôi được tin anh đã gục ngã khi ước vọng chưa thành-
Trong nước ngày nay, các đại gia và bọn tư bản đỏ học làm sang, sưu tầm nanh heo vòng cong như ngà voi để hộ mệnh vì tin sẽ gặp nhiều điều may mắn.
-Tranh Đông Hồ vẽ lợn mẹ với bày con diễn tả cảnh sung mãn, thường được treo trong dịp Tết mong cuộc sống quanh năm được sung túc.
-Nhưng tục lệ không thể thiếu trong hôn lễ VN, khi các anh chàng nhà trai trịnh trọng khiêng mân bọc vải đỏ trên có con heo quay vàng bóng thật hấp dẫn tiến vào nhà gái.
-Có lẽ vì tục lệ này mà nảy sinh câu chuyện tình mộc mạc chân quê của đôi trai gái nơi hương đồng cỏ nội qua câu chuyện ‘giả vờ quên áo’ như sau :
-Hôm qua tát nước bên đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen,
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà,
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu,
Áo anh sứt chỉ đã lâu.
Mai mượn cô ấy vào khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho,
Giúp em một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một bầu rượu tăm,
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi vòng em đeo,
Giúp em quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Và cũng từ đó nhạc sĩ Hoàng thi Thơ đã ngẫu hứng sáng tác bản nhạc ‘Đám cưới trên đồng quê’ với lời thơ ý nhạc thật là vui nhộn :
Chà ! Nhà ai có ông rể quí,
Chà ! Nhà ai có cô dâu hiền,
Ồ ! Ngộ thay có con lợn quay…
-Còn đây là sự khác biệt về ngôn ngữ giữa 2 niền Bắc Nam mà Trần việt Hải đã so sánh dỉ dỏm như sau :
Heo sinh ở Miền Bắc còn lợn sinh tại Miền Nam- Heo ăn bắp lợn thì ăn ngô- Da heo không làm bánh ở Miền Bắc, nhưng da lợn Miền Nam lại làm bánh được ( bánh da lợn).
-Chúng ta đã từng nghe nói đến 1 sự kiện đặc biệt mang tên ‘Vinh con Heo’ tại Cuba. Ngày 17/4/1961, người dân Cuba sống lưu vong tại Hoa Kỳ đã được CIA huấn luyện và hỗ trợ đổ bộ lên Bay of Pigs (Vịnh Con Heo) để lật đổ tà quyền độc tài Fildel Castro nhưng không thành công.
-Những ngày trước Tết Quí Hợi năm nay, nhiều nước Á châu cho in tiền lì xì có hình con heo.
Tại đất Kỳ Hoa cũng phát hành tiền lì xì 2 đô chung niềm vui tuổi Xuân với chị Hợi.
Heo sống gần gũi với dân quê VN và đóng góp phần thu nhập trong cuộc sống nên xuất hiện đa dạng qua tục ngữ ca dao :
-Đầu gà má lợn – Nói toặc móng heo-Treo đầu heo, bán thịt chó.
- Lợn lành chữa thành lợn què- Giàu lợn nái, lãi gà con.
- Thao láo như mắt lợn luộc- Lấc cấc như quạ vào chuồng lợn.
-Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng- ----Chăn lợn ba năm, không bằng chăn tằm một lứa.
-Mèo ăn thịt mỡ ồn ào, cọp tha con lợn thì nào thấy ai !
-Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
-Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
-Tai heo riềng, thính, tỏi mè; các nguyên liệu chính mới nghe đã thèm.
- Nuôi heo thì phải vớt bèo. Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
-Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn, quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm.
-Người ta thách lợn thách gà, nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
-Cưới em anh nghĩ cũng lo, con lợn chẳng có con bò thì không.
-Còn duyên anh cưới ba heo, hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi.
-Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ ra chuồng heo mà nằm.
-Ba bà đi bán lợn con, lon ton chạy về. Ba bà đi bán lợn xề, chạy về lon ton.
-Dịch heo nối tiếp dịch gà, bao giờ dịch Đảng cho bà con vui.
-Xuân này khác hẳn những xuân qua,
Tà quyền sốt vó khắp nước nhà,
Chó đi chị lợn tà tà đến,
Cơ đồ Việt cộng sắp ra ma ! (Ca dao ‘thời đồ đểu’ học đòi hồ tặc chúc Tết nhân dân miền Bắc năm xưa)
-Còn đây là câu đối người dân tặng ‘Đỗ Mười thời đại đồ đểu’ :
Hoạn lợn vào ‘hoạn lộ’ làm khổ lương dân,
Đỗ Mười quá ‘đỗ đạt’ bán đứng giống nòi.
……………………………
Xin trưng dẫn vài nhân vật tuổi hợi nổi tiếng lãnh đạo đất nước :
-Thomas Jefferson : sinh năm Quí Hợi 1743, Tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ, đa tài, có sức lôi cuốn.
-Andrew Johnson : sinh năm Đinh Hợi 1767, Tổng thống thư 7 Hoa Kỳ, kiên trì và có đầu óc sáng tạo.
-Ronald Reagan : sinh năm Tân Hợi 1911, Tổng thống thứ 40 Hoa Kỳ, nhiều tuổi nhất và đa tài, cương trực, có công làm sụp đổ chế độ Cộng Sản cùng với Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II.
-Simon Perez : sinh năm Quí Hợi 1923, Tổng thống và 2 nhiệm kỳ Thủ tướng Israel, nhận giải Nobel Hòa bình 1994, một chính trị gia xuất sắc.
-Lý Quang Diệu : sinh năm Quí Hợi 1923, Thủ tướng Singapore, cha đẻ đất nước, người có công xây dựng từ 1 thành phố trở thành trung tâm kinh tế giàu có nhất Châu Á.
Nói đến heo, ta không thể quên những Năm Hợi nổi bật trong lịch sử Việt Nam :
-Năm Kỷ Hợi 39 : Hai vị Nữ Anh Hùng Dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị, mở đầu kỷ nguyên nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Hai Bà xưng vương, đóng đô tại Mê Linh, được toàn dân hưởng ứng, phá tan đạo quân nhà Đông Hán do mãnh tướng Mã Viện cầm đầu, chiếm lại 65 thành trì do địch chiếm giữ.
-Năm Quí Hợi 543 : Lý Bôn còn gọi là Lý Bí, khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Tầu, lên ngôi là Lý Nam Đế, xưng quốc hiệu Vạn Xuân.
-Năm Kỷ Hợi 939 : Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng khai sáng nhà Ngô tức Tiền Ngô Vương.
-Năm Tân Hợi 951 : Đinh bộ Lĩnh dẹp yên 12 xứ quân, thống nhất sơn hà, lên ngôi tự Đinh Tiên Hoàng, lập đô tại Hoa Lư.
-Năm Ất Hợi 1275 : Vua Thánh Tông phá tan quân Nguyên Mông lần thứ hai.
-Năm Đinh Hợi 1287 : Chiến thắng oanh liệt của Hưng Đạo Vương phá tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
-Năm Tân hợi 1311 : Vua Trần Anh Tông thân chinh cùng 2 tướng là Trần Quốc Chân và Trần Khánh Dư
dẹp yên quân Chiêm Thành.
-Năm Đinh Hợi 1419 : Các sĩ phu Lam sơn khởi nghĩa do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi quân Minh, giành độc lập cho Đại Việt mở đầu nhà Hậu lê.
-Năm Đinh Hợi 1911 : Ngày 5/6/1911 Nguyễn tất Thành tức Hồ chí Minh, lên làm bồi tàu Latouche Treville, rời bến Nhà Rồng qua Pháp, mở đầu hành động bán nước cho Nga Tàu, bôi nhọ trang sử VN.
Để kết thúc chuyện lan man về Heo năm Kỷ Hợi xin mượn những câu
nói nổi tiếng về heo sau đây :
-“ Bởi thằng dân ngu quá lợn,
Cho nên quân nó dễ làm quan.”
( Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu )
-“ Chính trị cũng như lòng heo, phải có mùi phân, nhưng đừng nhiều quá !”
( Edounard Herriot )
-“ Con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn coi chúng ta là ngang hàng.”
( Thủ tướng Anh Winston Churchill )
-“ Mỹ không thể làm ống heo phát tiền cho cả thế giới.”
( TT Donald Trump phát biểu trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 năm 2018. )
-Đau buồn trùm phủ Quê Hương,
Xuân về Kỷ Hợi vấn vương đau lòng,
Cầu xin Thương Đế đoái trông,
An bình sớm đến muôn lòng chờ mong.
Kính chúc Quí Vị Xuân Kỷ Hợi An Khang Hạnh Phúc !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Câu đối xấc xược làm cụ đồ cay đắng, song vế đối chỉnh quá, chó khôn đừng cắn bậy, mà Khôn và Càn cũng là hai quẻ trong bát quái. Cụ đồ khuyên bố mẹ Trư cho Trư đi học. Chính cụ đồ bị ông đối xược ấy đã nhận dạy ông năm mới 8 tuổi, ông học rất giỏi, nghe một biết mười, lễ phép, chuyên cần. Khi ở nhà, lúc nào ông cũng chăm lo đèn sách, khi ra ao rửa bèo, ra vườn hái rau, tay vẫn cầm cái que nhọn vạch xuống đất hoặc viết vào lá chuối, lá khoai những chữ khó nhớ. Đến khi “biết chữ”, thầy đồ gửi ông ra học cụ Vũ Mộng Nguyên, người xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, đỗ Thái học sinh và không làm quan nhà Hồ mà về dạy học. Ông là học trò tiêu biểu nhất của cụ Vũ Mộng Nguyên, đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông. Ông được nhà vua đổi tên là Nguyễn Nghiêu Tư.
Năm 1459, Lê Nghi Dân giết vua tiếm vị, sai ông đi sứ cầu phong. Khi sang, Minh hạch rằng: Sao lại dám giết em mà tranh ngôi vua? Nghiêu Tư trả lời: Đường Thái Tông giết cả anh là Kiên Thành, em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì việc nước tôi ngày nay có gì là lạ? Thấy sứ thần Đại Việt trả lời rất đúng lý, vua nhà Minh đành nhận phong vương. Khi đoàn sứ thần ta tới ải Nam Quan, viên coi cửa ải nhà Minh ỷ thế nước lớn, ngạo mạn treo lên cửa quan một chữ thập lớn bằng gỗ mà không mở cửa đón tiếp. Trạng nói: Ý các người muốn coi người Minh là “tung hoành vũ trụ”. Đã vậy thì Đại Việt ta đây “bao quát càn khôn”, sai người bện một cái vòng tròn lớn bằng lụa tết mắc lên đầu chữ thập, cả chữ thập lọt trong vòng tròn ấy.
Viên quan coi ải khiếp phục, mở cửa nghênh tiếp sứ giả. Vào đến Yên Kinh, Trạng vào yết kiến vua Minh. Nhà vua muốn thử tài sứ giả, ngầm sai trong hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ Kính Thiên treo ở giữa, bày đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh đặt nghi vệ sang trọng như chỗ giường ngủ của thiên tử, để xem Trạng có dám ngồi đó không. Khi sắp yến tiệc, họ đưa Trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, quan nhà Minh ra hoạch: Cớ sao sứ thần lại ngược ngạo, vô lễ đến như vậy? Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ gì? Trạng bình thản trả lời:
- Dám thưa, ngài lấy cớ gì cho sứ thần tôi là ngạo? Biển đề hai chữ Kính Thiên, chiết tự ra là kính nhị nhân (chữ thiên là trời, tách ra là hai chữ nhị nhân là hai người) thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lạ. Ngài dạy thế chúng tôi quyết không chịu. Vả nghe cổ nhân có nói: Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe Thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà sứ giả nước xa tới lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng dẫu có lòng thực hướng mộ cũng sinh nghi mà không lại nữa.
Viên quan nhà Minh thấy Trạng nói chẻ hoe như đã rõ gan ruột từ trước, nên vội vàng:
- Xin quý ngài xá lỗi. Nghĩ là buổi ban đầu,thử xem ngài có phải là bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh, đã giỏi mà biết trước được như thế còn hề chi?
*Đầu năm Kỷ Hợi đọc chuyện trên, ta thấy nước Việt Nam xưa thật lắm nhân tài.
Không chỉ những người học cao hiểu rộng, thi đỗ Trạng Nguyên vinh qui về làng, rồi làm quan lớn. Trong các Trạng văn có nhiều người nổi tiếng như Trạng Trình Nguyễn bỉnh Kiêm hay Trạng Quỳnh… Nhưng cũng có nhiều người đủ mọi giai tầng xã hội, không phân biệt tuổi tác, ít học nhưng nổi bật về bất cứ phương diện nào đều được trọng dụng như Trạng Võ Mạc đăng Dung với cây đại đao, đánh nam dẹp bắc sáng lập nhà Mạc. Trạng Ăn Lê như Hổ, ăn khỏe như hổ, sức mạnh vô địch làm đến chức thượng thư. Trạng Thần Đồng Nguyễn Hiền mới 12 tuổi, xuất khẩu thành thơ…Và trong số đó phải kể đến Trạng Lợn, học không nhiều nhưng thông minh, có tài đối đáp, nên được cử đi xứ khiến vua quan Tàu phải nể phục phong là Trạng Nguyên lưỡng quốc.
Thế mà nhiều người lại khinh chê những ai tuổi Hợi và bị gán ghép những tính xấu của Lợn nào là :
Ngu như lợn, bẩn như heo, tham ăn và lười biếng chỉ nằm ì một chỗ chưa đến giờ ăn đã réo gọi inh ỏi.
Nhưng trái lại theo tử vi tướng số thì người tuổi Hợi lại an nhàn, sung túc, hiền lành, tuy chậm chạp nhưng an phận dù về hạng chót trong cuộc thi marathon của 12 con giáp do Ngọc Hoàng tổ chức.
Và cũng vì những ưu điểm được con người cho sống gần gũi trong số Lục súc gia gồm : trâu, ngựa, chó, dê, gà và lợn.
Lợn còn gọi là heo, hợi, trư, thỉ, ủn. Hàng ngàn năm trước Công nguyên là heo rừng rất hung dữ, được người thuần hóa thành gia súc. Heo thường có 2 màu đen trắng, đôi khi điểm đốm vàng, nâu. Lông heo cứng làm bàn chải, da làm bóng bầu dục. Heo có giống chỉ nặng từ 10 đến 15 kg như heo mọi VN. Có giống 3 hay 400 kg như heo Mỹ Duroc, Yorkshire, Wattle…Kỹ nghệ nuôi heo tại Mỹ rất qui mô với hàng trăm ngàn trại chăn nuôi khắp các tiểu bang, cung cấp thịt trong nước và xuất khẩu heo sống hay thịt sang nhiều nước. Nên ‘đỉnh cao trí tuệ’ sợ mất thời cơ cho Công ty Kỹ nghệ Gia súc VN tháng 9/16 vội vàng nhập hơn 100 giống heo Mỹ, vì thấy heo VN quá nhỏ, như giống heo Ba Xuyên nặng nhất chỉ trên dưới 100kg thôi. Ngày nay nghề chăn nuôi heo đang phát triển và tiến bộ hơn trước kia khi các cán ngố mới chiếm được Miền Nam đã ‘tranh thủ’ nuôi heo trên cả các tầng trên chung cư và dội nước dơ bẩn ào ào xuống các căn nhà tầng dưới ! ( Viết đến đây, tôi mỉm cười nhớ đến trong chiến cuộc VN tôi thường sống gần quân đội Đồng Minh, có
một lần tôi thấy những chàng lính Mũ Nồi Xanh Hoa Kỳ cười vang lùa con heo Yorkshire kềnh càng như bê con lên trực thăng đưa đến tiền đồn Biên phòng trao tặng gia đình Biệt Kích Thượng để gây giống )
Thịt heo là thực phẩm khoái khẩu của nhiều nước và được biến chế làm xúc xích, dăm bông, lạp xưởng…
Riêng VN nghệ thuật ẩm thực cao hơn biến thành những món ăn đặc sắc như :
-Thịt ba chỉ xiên nướng- Thịt tai heo ướp ngũ vị hương- Thịt chiên dòn sốt dừa- Sườn nướng kiểu BBQ-
Thịt nấu chua ngọt. Cách pha chế các món này, chắc các bà nội trợ có chồng là những tay sành nhậu phải rành hơn- Đây là những món ngon làm tại nhà, còn đi nhà hàng tại VN ngày nay thì không bảo đảm, vì có thể là heo dịch bệnh đã bị chôn xuống hôi thối lại được đào lên, ngâm hóa chất, bôi màu, tẩm ngũ vị hương, trông hấp dẫn nhưng ăn vào rất nguy hại sức khỏe. Nói đến tuyệt kỹ pha chế các món ăn độc hại chết người thì không nước nào qua mặt được Trung Cộng. Vì thế, nước này có một món thịt độc đáo mang tên ‘Heo Avatar’ chiếu sáng màu xanh da trời như những nhân vật trong phim giả tưởng nổi tiếng
Avatar vài năm mới đây. Tin mới nhất đầu năm 2019, dịch bệnh sốt heo châu phi đã bung phát tại 24 tỉnh Trung cộng và còn tiếp tục lan qua các tỉnh khác. Những ngày gần Tết Kỷ Hợi hàng hóa Tàu cộng tràn ngập sang Việt Nam, nhất là thực phẩm chắc chắn trong đó có heo dịch bệnh được biến chế thành khô heo, thịt heo đóng hộp, xúc xích… nên bà con trong nước hay từ nước ngoài về vui Xuân phải đặc biệt lưu tâm.
Truyện về heo rất phong phú trong văn chương kim cổ Đông Tây :
-Trư Bất Giới trong Tây Du Ký xuất thân là nguyên soái trên thiên đình, vì mê sắc đẹp Hằng Nga làm vẩn đục Thiên đình, bị Thiên Hoàng đầy xuống trần mang hình nửa người nửa lợn, nhưng có phép thần thông biến hóa, phò sư phụ Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Trúc.
-Cũng trong thần thọai Hy Lạp, kể truyện anh hùng vô địch Hercules theo lệnh vua đi bắt con heo rừng có sức mạnh kinh hồn hổ báo đều né sợ. Anh chàng Hercules đã lập mưu bắt được quái thú hoàn thành sứ mệnh được trao phó.
-Chắc ít người biết đến tên viết tắt của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ US là Uncle Sam (Chú Sam), người đã tiếp tế nhiều thùng thịt heo cho Quân đoàn Mỹ.
-Trong truyện ‘Trại Súc Vật- Animal Farm’ của nhà văn Anh George Orwell heo trở thành thủ lãnh, tác giả ám chỉ trong một xã hội đầy thú tình, kẻ ngu đần và bẩn thỉu nhất lại tiếm quyền để lãnh đạo.
-Truyện cổ tích nổi tiếng Anderson, có truyện ‘Con lợn ống’ dạy đời là kẻ giàu sang thường tự phụ.
- Wang Yunmei với tác phẩm ‘Pigs on the Loose : Chinese Tour Groups’ (Lũ lợn xổng chuồng: Bọn du khách Tàu), dơ bẩn, ồn ào, bỉ ổi, đi đến quốc gia nào, nhất là tại Thái Lan,Việt Nam và mới đây tại các nước như Đức, Nhật, Pháp…tại các nhà hàng, tiệm ăn cũng viết cảnh báo bằng tiếng Trung Hoa như một cách chê bai khinh bỉ bị. Thật mỉa mai cay đắng nhưng chí lý !
-Nhà tranh đấu Lưu hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010, trong tác phẩm ‘Triết lý con heo’, ông lên án giới trí thức Trung cộng bán linh hồn cho quỉ dữ, tự nguyện đi vào chuồng heo để được vỗ béo yên thân, trốn tránh trách nhiệm bênh vực người bị đàn áp.
-Việt Nam có truyện rất lý thú Lục Súc tranh công phản ảnh sự tranh chấp công trạng của 6 quan đứng đầu Lục bộ, trong đó quan Heo đã kể công trạng mình :
-Kìa những việc hôn nhân giá thú,
Không heo ra tính đặng được chi ?
Việc hòa giải heo đầu công trạng,
Trông mặt heo nguôi dạ oán thù.
-Cụ Nguyễn Khuyến vói lời thơ chân tình dân giả hỏi thăm bạn sau cơn lụt lội :
Ai lên nhắ hỏi bác châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?
-Đặc biệt câu truyện ngụ ngôn dạy đời về ‘Ba chú heo con’ rời mẹ ra ở riêng :
Chú đầu làm nhà bằng rơm, bị con sói dữ đến phá và ăn thịt.
Chú thứ hai dựng nhà băng gỗ, cũng bị sói đến phá ăn thịt.
Chú thứ ba rút kinh nghiệm khôn hơn xây nhà gạch chắc chắn, nhưng sói ta vẫn không tha đến phá phách không làm gì được, liền chui ống khói đột nhập vào nhà. Nhưng sói ta bị mắc bẫy rơi vào chảo nước sôi mà chú heo ba đã đặt sẵn và bị ăn thịt. ( Thật là ‘quả báo nhãn tiền’, có thể làm bài học cho bọn tà quyền CSVN đã dùng nhiều âm mưu thâm độc hại người và các phe đối lập, rồi trước sau sẽ phải lãnh hậu quả thảm khốc.)
Heo còn xuất hiện trong tín ngưỡng và phong tục :
-Hy lạp thời thượng cổ, heo được tôn là nữ thần cai quản mùa màng.
-Heo là biểu tượng Nữ thần Diana quyền năng thời cổ La-Mã.
-Thần Visnu trong Ấn Độ giáo dạy heo hành hiệp cứu độ chúng sinh.
-Trong Kinh Thánh có 2 truyện liên quan đến heo : Truyện người con út bắt cha chia gia tài, rồi trảy đi phương xa ăn chơi phung phá hết tiền bạc phải đi chăn heo, đói khát thèm cả đồ ăn của heo, hối hận quay về và được cha tha thứ đón mừng- Và truyện Chúa chữa người bị quỉ ám, cho bày quỉ nhập vào đàn heo lao xuống biển.
-Đạo Hin-đu Ấn Độ, Do Thái giáo và trong kinh Co-ran Hồi Giáo đều cấm ăn thịt heo.
-Heo đất bỏ giành tiền tượng trưng tài chính lúc nào cũng có.
-Đội thể thao Đại học Arkansas lấy biểu tượng may mắn là Lợn Lòi (Sus scrofa)
-Đội bóng thiếu niên Thái Lan có biệt hiệu Lợn Rừng, bị nước dâng mắc kẹt trong hang Tham Luang làm xôn xao dư luận, đã được giải cứu sau 18 ngày nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhiều nước.
-Tiểu quốc Belize nằm ở Bắc Trung Mỹ, dân số chưa được nửa triệu đã lấy biểu tượng là Lợn Vòi Baird, một loại lợn đặc biệt chỉ có ở Trung Mỹ.
-Nước Vanuatu gồm trên dưới 80 đảo nhỏ, nằm phía tây nam Thái Bình Dương. Người Việt xưa kia gọi là Tân Đảo, khi thực dân Pháp mộ phu Đông Dương (trong số đó có nhiều người Việt) đưa qua canh tác đồn điền. Người dân bản xứ rất tôn kính heo Kapia không có lông cho là rất linh thiêng, nên chiếc nanh heo nổi bật trên quốc kỳ và quốc huy.
Tại nước Cờ Hoa, mỗi tiểu bang đều có lá cờ biểu tượng riêng. Bang Cali đông dân nhất nên cũng nhiều chuyện lạ nhất, nên nhiều người nhìn vào lá cờ Cali có hình chú gấu, họ lại nói là giống chị heo hơn. Thiết tưởng muốn rõ trắng đen ta nên hỏi cao kiến của các cụ ông cụ bà Dân chủ trong lưỡng viện là tốt nhất.
-Người Miên tại VN đeo nanh được các pháp sư yểm bùa để hộ mênh- Tôi chợt nhớ đến anh hạ sĩ người Miên cùng đơn vị trước kia, luôn mang chiếc nanh heo như bùa hộ mệnh, vì thế mỗi khi chạm địch anh thường ôm khẩu trung liên xông lên phía trước ria xối xả về phía Cộng quân. Sau mỗi chuyến hành quân về hậu cứ dưỡng sức, chúng tôi thường ngồi vòng quanh bình ‘nước mắt quê hương’ với vài con khô mực. Kể cho nhau những chuyện vui buồn đời lính và mong ước đất nước sớm thanh bình về sống yên vui cùng gia đình. Anh hạ sĩ luôn khoe chiếc nanh heo đã được pháp sư yểm bùa đạn không thể bắn trúng. Nhưng buồn thay, một thời gian sau khi đổi qua đơn vị khác, tôi được tin anh đã gục ngã khi ước vọng chưa thành-
Trong nước ngày nay, các đại gia và bọn tư bản đỏ học làm sang, sưu tầm nanh heo vòng cong như ngà voi để hộ mệnh vì tin sẽ gặp nhiều điều may mắn.
-Tranh Đông Hồ vẽ lợn mẹ với bày con diễn tả cảnh sung mãn, thường được treo trong dịp Tết mong cuộc sống quanh năm được sung túc.
-Nhưng tục lệ không thể thiếu trong hôn lễ VN, khi các anh chàng nhà trai trịnh trọng khiêng mân bọc vải đỏ trên có con heo quay vàng bóng thật hấp dẫn tiến vào nhà gái.
-Có lẽ vì tục lệ này mà nảy sinh câu chuyện tình mộc mạc chân quê của đôi trai gái nơi hương đồng cỏ nội qua câu chuyện ‘giả vờ quên áo’ như sau :
-Hôm qua tát nước bên đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen,
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà,
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu,
Áo anh sứt chỉ đã lâu.
Mai mượn cô ấy vào khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho,
Giúp em một thúng xôi vò,
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi vòng em đeo,
Giúp em quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Và cũng từ đó nhạc sĩ Hoàng thi Thơ đã ngẫu hứng sáng tác bản nhạc ‘Đám cưới trên đồng quê’ với lời thơ ý nhạc thật là vui nhộn :
Chà ! Nhà ai có ông rể quí,
Chà ! Nhà ai có cô dâu hiền,
Ồ ! Ngộ thay có con lợn quay…
-Còn đây là sự khác biệt về ngôn ngữ giữa 2 niền Bắc Nam mà Trần việt Hải đã so sánh dỉ dỏm như sau :
Heo sinh ở Miền Bắc còn lợn sinh tại Miền Nam- Heo ăn bắp lợn thì ăn ngô- Da heo không làm bánh ở Miền Bắc, nhưng da lợn Miền Nam lại làm bánh được ( bánh da lợn).
-Chúng ta đã từng nghe nói đến 1 sự kiện đặc biệt mang tên ‘Vinh con Heo’ tại Cuba. Ngày 17/4/1961, người dân Cuba sống lưu vong tại Hoa Kỳ đã được CIA huấn luyện và hỗ trợ đổ bộ lên Bay of Pigs (Vịnh Con Heo) để lật đổ tà quyền độc tài Fildel Castro nhưng không thành công.
-Những ngày trước Tết Quí Hợi năm nay, nhiều nước Á châu cho in tiền lì xì có hình con heo.
Heo sống gần gũi với dân quê VN và đóng góp phần thu nhập trong cuộc sống nên xuất hiện đa dạng qua tục ngữ ca dao :
-Đầu gà má lợn – Nói toặc móng heo-Treo đầu heo, bán thịt chó.
- Lợn lành chữa thành lợn què- Giàu lợn nái, lãi gà con.
- Thao láo như mắt lợn luộc- Lấc cấc như quạ vào chuồng lợn.
-Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng- ----Chăn lợn ba năm, không bằng chăn tằm một lứa.
-Mèo ăn thịt mỡ ồn ào, cọp tha con lợn thì nào thấy ai !
-Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
-Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
-Tai heo riềng, thính, tỏi mè; các nguyên liệu chính mới nghe đã thèm.
- Nuôi heo thì phải vớt bèo. Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
-Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn, quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm.
-Người ta thách lợn thách gà, nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
-Cưới em anh nghĩ cũng lo, con lợn chẳng có con bò thì không.
-Còn duyên anh cưới ba heo, hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi.
-Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ ra chuồng heo mà nằm.
-Ba bà đi bán lợn con, lon ton chạy về. Ba bà đi bán lợn xề, chạy về lon ton.
-Dịch heo nối tiếp dịch gà, bao giờ dịch Đảng cho bà con vui.
-Xuân này khác hẳn những xuân qua,
Tà quyền sốt vó khắp nước nhà,
Chó đi chị lợn tà tà đến,
Cơ đồ Việt cộng sắp ra ma ! (Ca dao ‘thời đồ đểu’ học đòi hồ tặc chúc Tết nhân dân miền Bắc năm xưa)
-Còn đây là câu đối người dân tặng ‘Đỗ Mười thời đại đồ đểu’ :
Hoạn lợn vào ‘hoạn lộ’ làm khổ lương dân,
Đỗ Mười quá ‘đỗ đạt’ bán đứng giống nòi.
……………………………
Xin trưng dẫn vài nhân vật tuổi hợi nổi tiếng lãnh đạo đất nước :
-Thomas Jefferson : sinh năm Quí Hợi 1743, Tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ, đa tài, có sức lôi cuốn.
-Andrew Johnson : sinh năm Đinh Hợi 1767, Tổng thống thư 7 Hoa Kỳ, kiên trì và có đầu óc sáng tạo.
-Ronald Reagan : sinh năm Tân Hợi 1911, Tổng thống thứ 40 Hoa Kỳ, nhiều tuổi nhất và đa tài, cương trực, có công làm sụp đổ chế độ Cộng Sản cùng với Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II.
-Simon Perez : sinh năm Quí Hợi 1923, Tổng thống và 2 nhiệm kỳ Thủ tướng Israel, nhận giải Nobel Hòa bình 1994, một chính trị gia xuất sắc.
-Lý Quang Diệu : sinh năm Quí Hợi 1923, Thủ tướng Singapore, cha đẻ đất nước, người có công xây dựng từ 1 thành phố trở thành trung tâm kinh tế giàu có nhất Châu Á.
Nói đến heo, ta không thể quên những Năm Hợi nổi bật trong lịch sử Việt Nam :
-Năm Kỷ Hợi 39 : Hai vị Nữ Anh Hùng Dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị, mở đầu kỷ nguyên nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Hai Bà xưng vương, đóng đô tại Mê Linh, được toàn dân hưởng ứng, phá tan đạo quân nhà Đông Hán do mãnh tướng Mã Viện cầm đầu, chiếm lại 65 thành trì do địch chiếm giữ.
-Năm Quí Hợi 543 : Lý Bôn còn gọi là Lý Bí, khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Tầu, lên ngôi là Lý Nam Đế, xưng quốc hiệu Vạn Xuân.
-Năm Kỷ Hợi 939 : Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng khai sáng nhà Ngô tức Tiền Ngô Vương.
-Năm Tân Hợi 951 : Đinh bộ Lĩnh dẹp yên 12 xứ quân, thống nhất sơn hà, lên ngôi tự Đinh Tiên Hoàng, lập đô tại Hoa Lư.
-Năm Ất Hợi 1275 : Vua Thánh Tông phá tan quân Nguyên Mông lần thứ hai.
-Năm Đinh Hợi 1287 : Chiến thắng oanh liệt của Hưng Đạo Vương phá tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng.
-Năm Tân hợi 1311 : Vua Trần Anh Tông thân chinh cùng 2 tướng là Trần Quốc Chân và Trần Khánh Dư
dẹp yên quân Chiêm Thành.
-Năm Đinh Hợi 1419 : Các sĩ phu Lam sơn khởi nghĩa do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi quân Minh, giành độc lập cho Đại Việt mở đầu nhà Hậu lê.
-Năm Đinh Hợi 1911 : Ngày 5/6/1911 Nguyễn tất Thành tức Hồ chí Minh, lên làm bồi tàu Latouche Treville, rời bến Nhà Rồng qua Pháp, mở đầu hành động bán nước cho Nga Tàu, bôi nhọ trang sử VN.
Để kết thúc chuyện lan man về Heo năm Kỷ Hợi xin mượn những câu
nói nổi tiếng về heo sau đây :
-“ Bởi thằng dân ngu quá lợn,
Cho nên quân nó dễ làm quan.”
( Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu )
-“ Chính trị cũng như lòng heo, phải có mùi phân, nhưng đừng nhiều quá !”
( Edounard Herriot )
-“ Con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn coi chúng ta là ngang hàng.”
( Thủ tướng Anh Winston Churchill )
-“ Mỹ không thể làm ống heo phát tiền cho cả thế giới.”
( TT Donald Trump phát biểu trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 năm 2018. )
-Đau buồn trùm phủ Quê Hương,
Xuân về Kỷ Hợi vấn vương đau lòng,
Cầu xin Thương Đế đoái trông,
An bình sớm đến muôn lòng chờ mong.
Kính chúc Quí Vị Xuân Kỷ Hợi An Khang Hạnh Phúc !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào Mùa Tết
Thérésa Nguyễn
10:29 02/02/2019
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa xuân chớm nở bên thềm
Thì ra mùa Tết êm đềm đến đây.
(tn)