Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa nhật 5 TN A : Sống với và sống cho
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:33 03/02/2017
SỐNG VỚI VÀ SỐNG CHO
(Chúa Nhật V TN A)
Dù chứng cứ là các vật hóa thạch không là bao nhưng học thuyết tiến hóa dường như thu hút nhiều người khi giải thích mối liên hệ giữa các loài. Tuy nhiên gần đây một số nhà khoa học chợt thấy một vài khập khiễng trong hệ thống học thuyết vốn được xem là thời thượng này. Học thuyết tiến hóa đề cao sự chọn lọc tự nhiên, thích nghi môi trường và sự đấu tranh sinh tồn. Như thế loài càng phát triển cao thì hẳn nhiên khả năng đấu tranh sinh tồn và thích nghi môi trường sẽ mạnh. Thế nhưng, khi phân tích dáng đứng thẳng của loài người thì người ta thấy kiểu dáng đứng thẳng của con người lại gây trở ngại cho việc sinh sản hơn so với kiểu dáng đi bốn chân của loài vật. Bên cạnh đó trẻ sơ sinh hoàn toàn như không thể tự đấu tranh sinh tồn so với nhiều loài vật bậc thấp khi chúng ra khỏi dạ mẹ là có thể tự tìm đến vú mẹ.
Qua một vài hiện tượng trên người ta có thể nói rằng con người là sinh vật sống bởi và sống nhờ kẻ khác. Không có tha nhân thì con người không thể hiện hữu, không thể tồn tại và phát triển đúng nghĩa là con người. Và ngược lại, người ta có thể nói rằng con người là sinh vật sống với và sống cho ai đó. Vì sự sống, sự tồn tại và phát triển của tôi là nhờ tha nhân thì một trong những ý nghĩa của đời tôi đó là để cho ai đó nhờ tôi mà được sống, tồn tại và phát triển. Con người không hiện hữu cho chính nó. Không ai là một hòn đảo. Đây là một trong những nội hàm của câu Thánh Kinh: “Con người ở một mình không tốt” (St 2,18)
“Chính anh em là muối cho đời... Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13-14). Muối hiện hữu không cho chính nó nhưng để làm mặn các vật thể khác, để ướp cho thực phẩm được tươi lâu… Cũng thế ánh sáng không có ra cho nó mà là để chiếu sáng môi trường, chiếu sáng các vật thể chung quanh…đúng hơn là để giúp các vật thể, môi trường cũng như con người thể hiện mình ra, nghĩa là được nhận thấy. Chúa Giêsu cũng đã từng ví các môn đệ như là men. Tương tự như ánh sáng và muối, men không hiện hữu cho nó nhưng là cho bột hay vật cần dậy men.
Để hữu ích cho tha nhân thì trước tiên chúng ta phải là chính mình trong sự chính hiệu và hoàn hảo một mức nào đó. “Muối mà nhạt đi, thì lấy gì mà muối cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Có thể xem như chưa xứng đáng là người, khi một ai đó bị liệt vào hàng “đồ vô tích sự”. Ngay cả những người vì lý do nào đó mà sống cảnh tàn phế về thể lý thì luôn có đó khát khao sống cuộc đời “tàn”, nhưng không “phế”, tức là dù bị tàn tật mà không phải là “đồ bỏ đi”. Trong đức tin thì sự hiện hữu và chào đời của một em bé dị tật từ lòng mẹ cũng có một ý nghĩa nào đó cho nhiều người. Có thể có nhiều em bé dị tật bẩm sinh không ý thức gì, nhưng sự hiện hữu của em là một lời mời gọi tha nhân biết cách sống “có một tấm lòng”.
Định luật vạn vật hấp dẫn minh định sự tương tác giữa các hiện hữu đời này. Với trí khôn biết phản tỉnh thì con người một cách nào đó có thể nhận ra ý nghĩa của việc làm người của mình. Không chỉ nhìn nhận như là hiện tượng mà còn xác tín “sỏi đá cũng cần có nhau”, cố nhạc sĩ họ Trịnh trong những ngày vất vả ở chốn “kinh tế mới” đã kiên định “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Đó là một bông hoa dại, là một nụ cười trao cho đời, cho người bên cạnh. Dù ở trong tình trạng như “bị thất sủng”, ông đã quyết tâm “chọn con đường đến với anh em, đến với bạn bè, đến với mọi người”, bởi chưng nhạc sĩ mãi vững tin vào cái lẽ sống của mình đó là “vì đất nước cần một trái tim”.
Trong số tha nhân xa gần thì những người mà chúng ta cần sống với và sống cho cách đặc biệt hơn cả là những người đang cần tình yêu của Thiên Chúa qua chính chúng ta. Ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất cụ thể hóa điều này: “Thiên Chúa phán: Hãy chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục. Bấy giờ ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên như rạng đông…” (Is 58,7-8).
Lẽ sống của con người cũng chính là hạnh phúc của con người. Khi biết sống với và sống cho người anh em đồng loại, nhất là những người hèn mọn, yếu thế, cô thân, thì chúng ta sẽ được hưởng nhận hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa dành sẵn từ đời đời. Chúa Kitô đã khẳng định rõ chân lý này trong dụ ngôn ngày cánh chung. “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay tự thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các người đã cho Ta ăn; Ta khát, các người đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han…Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-40).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật V TN A)
Dù chứng cứ là các vật hóa thạch không là bao nhưng học thuyết tiến hóa dường như thu hút nhiều người khi giải thích mối liên hệ giữa các loài. Tuy nhiên gần đây một số nhà khoa học chợt thấy một vài khập khiễng trong hệ thống học thuyết vốn được xem là thời thượng này. Học thuyết tiến hóa đề cao sự chọn lọc tự nhiên, thích nghi môi trường và sự đấu tranh sinh tồn. Như thế loài càng phát triển cao thì hẳn nhiên khả năng đấu tranh sinh tồn và thích nghi môi trường sẽ mạnh. Thế nhưng, khi phân tích dáng đứng thẳng của loài người thì người ta thấy kiểu dáng đứng thẳng của con người lại gây trở ngại cho việc sinh sản hơn so với kiểu dáng đi bốn chân của loài vật. Bên cạnh đó trẻ sơ sinh hoàn toàn như không thể tự đấu tranh sinh tồn so với nhiều loài vật bậc thấp khi chúng ra khỏi dạ mẹ là có thể tự tìm đến vú mẹ.
Qua một vài hiện tượng trên người ta có thể nói rằng con người là sinh vật sống bởi và sống nhờ kẻ khác. Không có tha nhân thì con người không thể hiện hữu, không thể tồn tại và phát triển đúng nghĩa là con người. Và ngược lại, người ta có thể nói rằng con người là sinh vật sống với và sống cho ai đó. Vì sự sống, sự tồn tại và phát triển của tôi là nhờ tha nhân thì một trong những ý nghĩa của đời tôi đó là để cho ai đó nhờ tôi mà được sống, tồn tại và phát triển. Con người không hiện hữu cho chính nó. Không ai là một hòn đảo. Đây là một trong những nội hàm của câu Thánh Kinh: “Con người ở một mình không tốt” (St 2,18)
“Chính anh em là muối cho đời... Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13-14). Muối hiện hữu không cho chính nó nhưng để làm mặn các vật thể khác, để ướp cho thực phẩm được tươi lâu… Cũng thế ánh sáng không có ra cho nó mà là để chiếu sáng môi trường, chiếu sáng các vật thể chung quanh…đúng hơn là để giúp các vật thể, môi trường cũng như con người thể hiện mình ra, nghĩa là được nhận thấy. Chúa Giêsu cũng đã từng ví các môn đệ như là men. Tương tự như ánh sáng và muối, men không hiện hữu cho nó nhưng là cho bột hay vật cần dậy men.
Để hữu ích cho tha nhân thì trước tiên chúng ta phải là chính mình trong sự chính hiệu và hoàn hảo một mức nào đó. “Muối mà nhạt đi, thì lấy gì mà muối cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Có thể xem như chưa xứng đáng là người, khi một ai đó bị liệt vào hàng “đồ vô tích sự”. Ngay cả những người vì lý do nào đó mà sống cảnh tàn phế về thể lý thì luôn có đó khát khao sống cuộc đời “tàn”, nhưng không “phế”, tức là dù bị tàn tật mà không phải là “đồ bỏ đi”. Trong đức tin thì sự hiện hữu và chào đời của một em bé dị tật từ lòng mẹ cũng có một ý nghĩa nào đó cho nhiều người. Có thể có nhiều em bé dị tật bẩm sinh không ý thức gì, nhưng sự hiện hữu của em là một lời mời gọi tha nhân biết cách sống “có một tấm lòng”.
Định luật vạn vật hấp dẫn minh định sự tương tác giữa các hiện hữu đời này. Với trí khôn biết phản tỉnh thì con người một cách nào đó có thể nhận ra ý nghĩa của việc làm người của mình. Không chỉ nhìn nhận như là hiện tượng mà còn xác tín “sỏi đá cũng cần có nhau”, cố nhạc sĩ họ Trịnh trong những ngày vất vả ở chốn “kinh tế mới” đã kiên định “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Đó là một bông hoa dại, là một nụ cười trao cho đời, cho người bên cạnh. Dù ở trong tình trạng như “bị thất sủng”, ông đã quyết tâm “chọn con đường đến với anh em, đến với bạn bè, đến với mọi người”, bởi chưng nhạc sĩ mãi vững tin vào cái lẽ sống của mình đó là “vì đất nước cần một trái tim”.
Trong số tha nhân xa gần thì những người mà chúng ta cần sống với và sống cho cách đặc biệt hơn cả là những người đang cần tình yêu của Thiên Chúa qua chính chúng ta. Ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất cụ thể hóa điều này: “Thiên Chúa phán: Hãy chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục. Bấy giờ ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên như rạng đông…” (Is 58,7-8).
Lẽ sống của con người cũng chính là hạnh phúc của con người. Khi biết sống với và sống cho người anh em đồng loại, nhất là những người hèn mọn, yếu thế, cô thân, thì chúng ta sẽ được hưởng nhận hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa dành sẵn từ đời đời. Chúa Kitô đã khẳng định rõ chân lý này trong dụ ngôn ngày cánh chung. “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay tự thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các người đã cho Ta ăn; Ta khát, các người đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han…Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,34-40).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật 5 TN A : Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
10:21 03/02/2017
CN 5A TN : “Muối mất mặn là muối nào ?”
hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng ?”
“Anh em là muối của đất. Anh em là ánh sáng của trần gian”. Chắc Chúa cũng có một liên kết nào đó khi đưa cặp muối và ánh sáng này đi sóng đôi với nhau. Chúng ta cũng thường nghe cặp đôi “muối và men,” nhưng tìm khắp 4 cuốn Phúc Âm chẳng thấy có cặp “muối và men” này, mà chỉ thấy men đi riêng, còn muối thì đi cặp kè với ánh sáng. Vậy muối này là muối nào ? Nếu muối đi với men, ta thấy được liên kết giữa đôi bạn này là liên quan tới thực phẩm, muối là gia vị của đồ ăn, men làm đồ uống có hương nồng, hoặc men đưa thực phẩm biến thành món ăn đặc biệt. Tóm là, cả hai liên quan tới ẩm thực, và chắc ta cũng nghe giảng rất nhiều, nếu không nói là gần trăm phần trăm về muối liên quan tới thực phẩm : muối là gia vị, và muối bảo tồn đồ ăn không hư. Giảng về muối thực phẩm tương đối dễ. Nhưng hôm nay Chúa có ý nói về muối thực phẩm không ? Nếu có, thì sẽ có 2 thắc mắc :
-Ta có bao giờ thấy muối thực phẩm ra nhạt chưa, và thấy người ta đổ muối này ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân chưa ?
-Tại sao muối lại đi cặp đôi với ánh sáng, nếu chúng không liên quan gì đến nhau nhiều ?
1. Có thấy muối lạt chưa.
Bản thân tôi chưa thấy, chỉ thấy muối tan ra, nhưng tan ra, nó vẫn mặn, mặn đắng luôn. Còn muối để ngoài trời, hoà trộn với nước mưa tan thành nước, đâu còn là muối hột nữa, đâu thể vất ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân. Vậy chắc phải có một thứ muối ra nhạt, hoặc chơi chữ 3 “m” : “muối mất mặn.” Chúng ta tìm cho ra thứ muối này, và khi tìm ra được thứ muối này, ta giải được thắc mắc thứ hai, tại sao lại cắp đôi muối với ánh sáng.
2. Cặp đôi muối và ánh sáng
Nhắc tới ánh sáng là nhắc tới lửa. Thời Chúa Giêsu làm gì đã có dầu hôi để đốt sáng, thời Chúa làm gì đã có bóng đèn (điện) để cho ánh sáng. Vậy là, lửa cho sức nóng nhưng lửa cũng cho ánh sáng. Khi nhắc đến ánh sáng do lửa, ta hơi nhận ra cặp đôi “muối và ánh sáng” mà Chúa muốn cho chúng đi với nhau như cặp bài trùng !
Chúa Giêsu phán : nếu muối mất mặn thì chỉ đáng quăng ra ngoài và bị người ta chà đạp. Trong tác phẩm “Chúa Giêsu của Palestine” Bishop kể lại một lời giải thích của cô Newton : tại Palestine bếp lò thường ở ngoài trời và làm bằng đá trên nền (đế) bằng ngói. Trong các lò lộ thiên như vậy muốn giữ sức nóng người ta đổ một lớp muối dày ở dưới nền ngói. Sau một thời gian, muối mất mặn, người ta lật những miếng ngói lên, lấy muối ra, đổ trên đường ngoài cửa lò. Nó đã mất năng lực làm cho tấm ngói nóng lên, nên bị quăng ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân. Chúng ta tìm thêm cứ liệu :
Cách đây hơn 60 năm một nhà xã hội học Thuỵ Sĩ nghiên cứu về phong tục thì thấy từ Biển Chết, người dân lấy ra một thứ muối gọi là muối lò, muối để đốt, giàu chất clorua manhêsium. Ta đã thấy có liên kết giữa muối và lửa, tức ánh sáng. Khi dùng xong, muối lò trở thành nhạt, muối-mất-mặn, chỉ còn việc đổ ra đường cho người ta dày đạp dưới chân, y như khí đá sau khi ủ trái cây, mất hết sức nóng, cũng chỉ còn cách đổ ra đường cho người ta chà đạp dưới đất.
Do đó ta mới phần nào hiểu được câu trong Mc 9,49-50 : “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.” Cha Thuấn dịch: “hết thảy sẽ được muối bằng lửa.” dịch sát sẽ là : “muối để được đốt cháy”
Muối này là chất xúc tác làm cho lửa mau bắt, đỡ tốn củi. Có đại lễ người ta giết và thiêu 12 bò mộng một lúc, củi đâu cho xuể, cần có muối cho đỡ tốn củi. Sách Edêkien 43,24 ghi : “Phải rắc muối lên mới thiêu chúng.” Còn sách Xuất Hành 30,35 nói : “Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để đốt : hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương ; hương đó sẽ là hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh.”
Vậy là muốn trở thành ánh sáng bền lâu, tức lửa không vội tắt, cần cho thêm muối vào lò. Muối làm cho lửa củi cháy lâu. Và muối này phải mặn, chứ khi đã thiêu trong lò, muối mất mặn, tuy vẫn còn dạng hột đó, nhưng chất mặn đã không còn.
Có một điều đáng lưu ý nữa là đôi khi Hội Thánh tiên khởi áp dụng câu này cách rất lạ. Trong hội đường, người Do Thái có một tục lệ : nếu một người Do Thái bỏ đạo, nhưng rồi lại trở về với đức tin, trước khi được thâu nhận lại, người ấy phải ăn năn bằng cách nằm ngang cửa hội đường và mời gọi mọi người bước lên mình mà vào. Ở một số nơi, Hội Thánh cũng nương theo tục lệ đó. Một Kitô hữu bị đuổi khỏi Hội Thánh vì kỷ luật, trước khi được thâu nhận lại, buộc phải nằm trước cửa nhà thờ và mời người bước vào :"Hãy dẵm lên tôi là muối mất mặn".
Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo của giới trẻ về đề tài "Truyền giáo năm 2000," nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, gồm sách vở báo chí, phim ảnh, cả internet nữa, có phẩm chất và hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác xã hội và bác ái. Một số khác nữa đi xa hơn bằng cách đề nghị Giáo Hội chống lại những bất công xã hội, những chà đạp quyền con người, để xây dựng công lý và hòa hợp.
Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da màu giơ tay xin phát biểu: "Tại Phi Châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh, máy vi tính… kết mạng, nối phône… Chúng tôi chỉ gửi đến đó một gia đình tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống Kitô giáo.
Một gia đình tốt tức là những con người tốt. Con người là ngọn lửa sáng và sáng lâu nhờ muối lò vẫn còn mặn. Anh em là muối mặn, anh em là ánh sáng, chứ không phải phim ảnh là ánh sáng, sách vở là ánh sáng.
[Sáng ngày 1-2-2014 tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 414 gia đình thuộc Con đường Tân Dự Tòng đi truyền giáo tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó có 174 gia đình sẽ thuộc 40 cứ điểm mới truyền giáo cho dân ngoại, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ, Đông Âu và Bắc Âu, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. Trong buổi tiếp kiến còn có 900 người con của tất cả các gia đình hiện diện. Ngoài ra cũng có hơn 100 gia đình đã đi truyền giáo ở nhiều nơi trên thế giới.
Phần lớn các gia đình được ĐTC sai đi hôm 1-2-2014 là người Tây Ban Nha và Italia. Mỗi cứ điểm truyền giáo gồm 4 gia đình, một LM và 1 phụ tá tháp tùng, thường là một giáo dân hoặc một chủng sinh, một nữ tu cao niên và 3 chị trẻ cộng tác vào sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.]
Giáo Hội Việt Nam lấy các năm 2017-2018-2019 quy về gia đình : chuẩn bị cho một gia đình tốt. Ta không cần gửi gia đình đi truyền giáo đâu xa, mà mỗi gia đình là ánh sáng do lửa nhiệt tình nung đốt, nhờ muối mặn làm cho ngọn lửa cháy lâu, tức nhiệt tình truyền giáo bền vững, không nản lòng, thì sẽ đưa được người lương dân bên cạnh về với Chúa là ánh sáng.
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy một số gợi ý từ cha Hàm)
hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng ?”
“Anh em là muối của đất. Anh em là ánh sáng của trần gian”. Chắc Chúa cũng có một liên kết nào đó khi đưa cặp muối và ánh sáng này đi sóng đôi với nhau. Chúng ta cũng thường nghe cặp đôi “muối và men,” nhưng tìm khắp 4 cuốn Phúc Âm chẳng thấy có cặp “muối và men” này, mà chỉ thấy men đi riêng, còn muối thì đi cặp kè với ánh sáng. Vậy muối này là muối nào ? Nếu muối đi với men, ta thấy được liên kết giữa đôi bạn này là liên quan tới thực phẩm, muối là gia vị của đồ ăn, men làm đồ uống có hương nồng, hoặc men đưa thực phẩm biến thành món ăn đặc biệt. Tóm là, cả hai liên quan tới ẩm thực, và chắc ta cũng nghe giảng rất nhiều, nếu không nói là gần trăm phần trăm về muối liên quan tới thực phẩm : muối là gia vị, và muối bảo tồn đồ ăn không hư. Giảng về muối thực phẩm tương đối dễ. Nhưng hôm nay Chúa có ý nói về muối thực phẩm không ? Nếu có, thì sẽ có 2 thắc mắc :
-Ta có bao giờ thấy muối thực phẩm ra nhạt chưa, và thấy người ta đổ muối này ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân chưa ?
-Tại sao muối lại đi cặp đôi với ánh sáng, nếu chúng không liên quan gì đến nhau nhiều ?
1. Có thấy muối lạt chưa.
Bản thân tôi chưa thấy, chỉ thấy muối tan ra, nhưng tan ra, nó vẫn mặn, mặn đắng luôn. Còn muối để ngoài trời, hoà trộn với nước mưa tan thành nước, đâu còn là muối hột nữa, đâu thể vất ra ngoài đường cho người ta chà đạp dưới chân. Vậy chắc phải có một thứ muối ra nhạt, hoặc chơi chữ 3 “m” : “muối mất mặn.” Chúng ta tìm cho ra thứ muối này, và khi tìm ra được thứ muối này, ta giải được thắc mắc thứ hai, tại sao lại cắp đôi muối với ánh sáng.
2. Cặp đôi muối và ánh sáng
Nhắc tới ánh sáng là nhắc tới lửa. Thời Chúa Giêsu làm gì đã có dầu hôi để đốt sáng, thời Chúa làm gì đã có bóng đèn (điện) để cho ánh sáng. Vậy là, lửa cho sức nóng nhưng lửa cũng cho ánh sáng. Khi nhắc đến ánh sáng do lửa, ta hơi nhận ra cặp đôi “muối và ánh sáng” mà Chúa muốn cho chúng đi với nhau như cặp bài trùng !
Chúa Giêsu phán : nếu muối mất mặn thì chỉ đáng quăng ra ngoài và bị người ta chà đạp. Trong tác phẩm “Chúa Giêsu của Palestine” Bishop kể lại một lời giải thích của cô Newton : tại Palestine bếp lò thường ở ngoài trời và làm bằng đá trên nền (đế) bằng ngói. Trong các lò lộ thiên như vậy muốn giữ sức nóng người ta đổ một lớp muối dày ở dưới nền ngói. Sau một thời gian, muối mất mặn, người ta lật những miếng ngói lên, lấy muối ra, đổ trên đường ngoài cửa lò. Nó đã mất năng lực làm cho tấm ngói nóng lên, nên bị quăng ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân. Chúng ta tìm thêm cứ liệu :
Cách đây hơn 60 năm một nhà xã hội học Thuỵ Sĩ nghiên cứu về phong tục thì thấy từ Biển Chết, người dân lấy ra một thứ muối gọi là muối lò, muối để đốt, giàu chất clorua manhêsium. Ta đã thấy có liên kết giữa muối và lửa, tức ánh sáng. Khi dùng xong, muối lò trở thành nhạt, muối-mất-mặn, chỉ còn việc đổ ra đường cho người ta dày đạp dưới chân, y như khí đá sau khi ủ trái cây, mất hết sức nóng, cũng chỉ còn cách đổ ra đường cho người ta chà đạp dưới đất.
Do đó ta mới phần nào hiểu được câu trong Mc 9,49-50 : “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.” Cha Thuấn dịch: “hết thảy sẽ được muối bằng lửa.” dịch sát sẽ là : “muối để được đốt cháy”
Muối này là chất xúc tác làm cho lửa mau bắt, đỡ tốn củi. Có đại lễ người ta giết và thiêu 12 bò mộng một lúc, củi đâu cho xuể, cần có muối cho đỡ tốn củi. Sách Edêkien 43,24 ghi : “Phải rắc muối lên mới thiêu chúng.” Còn sách Xuất Hành 30,35 nói : “Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để đốt : hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương ; hương đó sẽ là hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh.”
Vậy là muốn trở thành ánh sáng bền lâu, tức lửa không vội tắt, cần cho thêm muối vào lò. Muối làm cho lửa củi cháy lâu. Và muối này phải mặn, chứ khi đã thiêu trong lò, muối mất mặn, tuy vẫn còn dạng hột đó, nhưng chất mặn đã không còn.
Có một điều đáng lưu ý nữa là đôi khi Hội Thánh tiên khởi áp dụng câu này cách rất lạ. Trong hội đường, người Do Thái có một tục lệ : nếu một người Do Thái bỏ đạo, nhưng rồi lại trở về với đức tin, trước khi được thâu nhận lại, người ấy phải ăn năn bằng cách nằm ngang cửa hội đường và mời gọi mọi người bước lên mình mà vào. Ở một số nơi, Hội Thánh cũng nương theo tục lệ đó. Một Kitô hữu bị đuổi khỏi Hội Thánh vì kỷ luật, trước khi được thâu nhận lại, buộc phải nằm trước cửa nhà thờ và mời người bước vào :"Hãy dẵm lên tôi là muối mất mặn".
Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo của giới trẻ về đề tài "Truyền giáo năm 2000," nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, gồm sách vở báo chí, phim ảnh, cả internet nữa, có phẩm chất và hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác xã hội và bác ái. Một số khác nữa đi xa hơn bằng cách đề nghị Giáo Hội chống lại những bất công xã hội, những chà đạp quyền con người, để xây dựng công lý và hòa hợp.
Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da màu giơ tay xin phát biểu: "Tại Phi Châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh, máy vi tính… kết mạng, nối phône… Chúng tôi chỉ gửi đến đó một gia đình tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống Kitô giáo.
Một gia đình tốt tức là những con người tốt. Con người là ngọn lửa sáng và sáng lâu nhờ muối lò vẫn còn mặn. Anh em là muối mặn, anh em là ánh sáng, chứ không phải phim ảnh là ánh sáng, sách vở là ánh sáng.
[Sáng ngày 1-2-2014 tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 414 gia đình thuộc Con đường Tân Dự Tòng đi truyền giáo tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó có 174 gia đình sẽ thuộc 40 cứ điểm mới truyền giáo cho dân ngoại, như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mông Cổ, Đông Âu và Bắc Âu, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. Trong buổi tiếp kiến còn có 900 người con của tất cả các gia đình hiện diện. Ngoài ra cũng có hơn 100 gia đình đã đi truyền giáo ở nhiều nơi trên thế giới.
Phần lớn các gia đình được ĐTC sai đi hôm 1-2-2014 là người Tây Ban Nha và Italia. Mỗi cứ điểm truyền giáo gồm 4 gia đình, một LM và 1 phụ tá tháp tùng, thường là một giáo dân hoặc một chủng sinh, một nữ tu cao niên và 3 chị trẻ cộng tác vào sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.]
Giáo Hội Việt Nam lấy các năm 2017-2018-2019 quy về gia đình : chuẩn bị cho một gia đình tốt. Ta không cần gửi gia đình đi truyền giáo đâu xa, mà mỗi gia đình là ánh sáng do lửa nhiệt tình nung đốt, nhờ muối mặn làm cho ngọn lửa cháy lâu, tức nhiệt tình truyền giáo bền vững, không nản lòng, thì sẽ đưa được người lương dân bên cạnh về với Chúa là ánh sáng.
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy một số gợi ý từ cha Hàm)
Dẫn Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 5 Mùa Thường NIên A. 5.2.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:28 03/02/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Tiên tri Isaia mời gọi Dân Chúa đem ánh sáng đức tin chiếu tỏa cho dân ngoại. Tiên tri đã đưa ra một cách thức để dân ngoại nhận ra Chúa nơi chúng ta, đó là thực thi tình đồng loại trong việc chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Đó là những việc làm của những người mang ánh sáng của Giavê soi chiếu trong đêm tối.
Chúa Kitô là nguồn sáng đã mạc khải cho con người ngồi trong bóng tối của sự chết biết Thiên Chúa chính là Nguồn Sáng và là Nguồn Sống. Đi theo Đấng là Ánh Sáng thế gian, người môn đệ của Chúa bước theo mẫu mực trọn hảo trong lời nói và hành động của mình.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, biết thể hiện trong đời sống của chúng ta áng sáng tỏa chiếu từ nguồn sáng thật là chính Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sự sáng của con cái Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện như hừng đông, như lời Isaia loan báo. Điều nầy chỉ thực hiện được khi con cái của Chúa biết chia sẻ cơm áo cho những ai đang thiếu thốn.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô rao giảng cho dân thành Côrintô về Chúa Kitô chịu đóng đinh. Trong đời sống, chúng ta cũng phải rao giảng về chính Đấng đã chịu chết vì chúng ta.
TRƯỚC BÀI TM:
Để nguồn sáng là Thiên Chúa được chiếu giải vào thế gian, chính chúng ta phải là ánh sáng. Chính những ánh sáng nầy sẽ giúp cho những người xung quanh tìm về nguồn sáng thật.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua lời Chúa chúng ta nghe hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người trong chúng ta trở thành muối ướp mặn đời và là ánh sáng soi chiếu trần gian.
1. Xin Chúa giúp chúng ta biết thích nghi với cuộc sống, chấp nhận những gì chúng ta đang có, vì chính sự thích nghi nầy sẽ mang lại cho chúng ta sự thư thái trong tâm hồn, và với khả năng Chúa ban, chúng ta sẽ nâng đỡ anh em đồng loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình kém may mắn, thiếu thốn về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta cũng nhớ đến bà con thân thuộc đang đói khổ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội luôn là hiện thân của Chúa tình thương trong sứ điệp mà Giáo Hội rao giảng, trong bác ái hướng đến tha nhân, không phân biệt tôn giáo hay quốc gia. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị gia nhập vào Giáo Hội trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho đời sống của chúng ta sẽ là ánh sáng hướng dẫn họ trong cuộc sống đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một Chúa vào thế gian để chỉ cho chúng con đường nên trọn lành. Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con ý thức về cuộc sống hiện tại, luôn chúng tỏ cho thế gian biết con đường chúng con đi, tôn giáo chúng con tin theo mang lại cho nhân loại sự sống đời đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tiên tri Isaia mời gọi Dân Chúa đem ánh sáng đức tin chiếu tỏa cho dân ngoại. Tiên tri đã đưa ra một cách thức để dân ngoại nhận ra Chúa nơi chúng ta, đó là thực thi tình đồng loại trong việc chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Đó là những việc làm của những người mang ánh sáng của Giavê soi chiếu trong đêm tối.
Chúa Kitô là nguồn sáng đã mạc khải cho con người ngồi trong bóng tối của sự chết biết Thiên Chúa chính là Nguồn Sáng và là Nguồn Sống. Đi theo Đấng là Ánh Sáng thế gian, người môn đệ của Chúa bước theo mẫu mực trọn hảo trong lời nói và hành động của mình.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, biết thể hiện trong đời sống của chúng ta áng sáng tỏa chiếu từ nguồn sáng thật là chính Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sự sáng của con cái Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện như hừng đông, như lời Isaia loan báo. Điều nầy chỉ thực hiện được khi con cái của Chúa biết chia sẻ cơm áo cho những ai đang thiếu thốn.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô rao giảng cho dân thành Côrintô về Chúa Kitô chịu đóng đinh. Trong đời sống, chúng ta cũng phải rao giảng về chính Đấng đã chịu chết vì chúng ta.
TRƯỚC BÀI TM:
Để nguồn sáng là Thiên Chúa được chiếu giải vào thế gian, chính chúng ta phải là ánh sáng. Chính những ánh sáng nầy sẽ giúp cho những người xung quanh tìm về nguồn sáng thật.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua lời Chúa chúng ta nghe hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người trong chúng ta trở thành muối ướp mặn đời và là ánh sáng soi chiếu trần gian.
1. Xin Chúa giúp chúng ta biết thích nghi với cuộc sống, chấp nhận những gì chúng ta đang có, vì chính sự thích nghi nầy sẽ mang lại cho chúng ta sự thư thái trong tâm hồn, và với khả năng Chúa ban, chúng ta sẽ nâng đỡ anh em đồng loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình kém may mắn, thiếu thốn về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta cũng nhớ đến bà con thân thuộc đang đói khổ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội luôn là hiện thân của Chúa tình thương trong sứ điệp mà Giáo Hội rao giảng, trong bác ái hướng đến tha nhân, không phân biệt tôn giáo hay quốc gia. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị gia nhập vào Giáo Hội trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho đời sống của chúng ta sẽ là ánh sáng hướng dẫn họ trong cuộc sống đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một Chúa vào thế gian để chỉ cho chúng con đường nên trọn lành. Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con ý thức về cuộc sống hiện tại, luôn chúng tỏ cho thế gian biết con đường chúng con đi, tôn giáo chúng con tin theo mang lại cho nhân loại sự sống đời đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hữu dụng
Lm Vũđình Tường
18:30 03/02/2017
Kẹt cứng giữa hữu dụng và vô dụng là lạm dụng. Trong ba trạng thái, hữu dụng là điều nên làm, làm những điều tốt, sinh ích; vô dụng nên tránh vì chúng gây nên điều xấu, tác hại và lạm dụng là điều tuyệt đối đừng nên nghĩ đến vì chúng xúi dục, thúc bách bởi lòng tham, tính ích kỉ của cá nhân người có quyền thế. Ích kỉ và lòng tham là nguyên nhân sanh ra biết bao khổ đau cho nhân loại và gây tác hại cho môi trường sinh sống của cả người lẫn sinh vật.
Mọi vật Chúa dựng nên đều tốt lành bởi chúng được dựng nên do tình yêu Chúa và với hai mục đích chính. Thứ nhất chúng được tạo dựng để chúng trở nên hữu dụng và sinh ích cho cuộc sống và qua chúng con nguời làm cho Danh Chúa cả sáng. Thứ hai chúng được dựng nên để tăng vẻ đẹp của tạo vật Chúa tạo dựng và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho con nguời về mọi lãnh vực nhất là văn học, hội hoạ, nghệ thuật và khoa học. Mọi vật Chúa tạo dựng đều có giá trị, có thứ lợi ích nhiều cho con người, có thứ ít lợi hơn cho người nhưng lại quan trọng với thiên nhiên, thảo mộc và sinh vật khác. Tất cả chúng đều hũu dụng và sinh ích cho toàn thể nhân loại vì thế mọi cố gắng làm chủ, chiếm hữu làm của riêng đều trái nghịch í Chúa trong chương trình tạo dựng của Ngài.
Loại giá trị kế tiếp là những sáng chế do con người tạo ra. Gọi là sáng chế nhưng thực chất con người chỉ có thể dùng những gì đã có trong thiên nhiên, kết hợp, pha trộn, gạn lọc, biến chúng thành sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm do con nguời chế biến khi chúng hỗ trợ làm cho cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn là sản phẩm tốt. Ngọn đèn dầu được thắp sáng để soi sáng nhưng nếu che kín nó không gây lợi mà còn hao dầu; viên ngọc qúi cất dấu trong tủ mất công coi sóc, bảo vệ, nó không sinh ích cho đến khi nào nó được mang ra dùng. Những hình ảnh trong Kinh Thánh dùng để ám chỉ đến tài năng Chúa ban cho con người. Tài năng con người không dùng đến khác chi viên ngọc cất kĩ trong tủ, hay ánh sáng đèn bị bao phủ kín.
Nói về giá trị Chúa tạo dựng thì giá trị tài năng con người là cao quí hơn cả. Máy móc sản xuất hàng loạt do con người chế biến, điều khiển. Thuỷ điện cho ánh sáng toàn vùng cũng do con người điều khiển vì thế tài năng con người là cao quí hơn cả. Mỗi người trong chúng ta đều có những tài năng riêng Chúa ban khi Ngài tạo dựng nên ta. Bổn phận của ta là tìm ra tài năng tiềm ẩn trong con người mình để phát triển chúng, hầu sinh ích cho nhân loại và làm sáng Danh Chúa. Có những người may mắn tài năng của họ nổi bật mà không cần tìm kiếm, kẻ khác tài năng ẩn sâu như viên ngọc trong lòng đất cần phải khám phá ra khả năng riêng cá nhân mình. Đôi khi cần đến chuyên gia giúp để biết về mình nhiều hơn. Tự nhận mình ít tài năng chính là tự thú chưa biết rõ về con người mình. Càng học hỏi tìm tòi về tài năng riêng, ta càng khám phá về ta nhiều hơn, càng khám phá về mình càng thấy mình có giá trị, càng thấy mình có giá trị và hữu dụng càng yêu đời và thấy cuộc sống lí thú. Rất nhiều truờng hợp người ta phí tài năng, không tạo cơ hội phát triển để tài năng mai một. Thật đáng buồn cho việc lãng phí tài năng. Họ khác nào viên ngọc quí không được mài dũa cho trong sáng, lấp lánh ánh hào quang, sinh ích cho xã hội. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa quí mến và yêu thương. Cuộc sống của mỗi Kitô hữu cần trở thành muối cho đời để người chưa nhận biết Chúa được nếm thử tình Chúa yêu thương và thành ánh sáng dẫn người khác tìm biết Thiên Chúa để ca tụng và tôn thờ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mọi vật Chúa dựng nên đều tốt lành bởi chúng được dựng nên do tình yêu Chúa và với hai mục đích chính. Thứ nhất chúng được tạo dựng để chúng trở nên hữu dụng và sinh ích cho cuộc sống và qua chúng con nguời làm cho Danh Chúa cả sáng. Thứ hai chúng được dựng nên để tăng vẻ đẹp của tạo vật Chúa tạo dựng và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho con nguời về mọi lãnh vực nhất là văn học, hội hoạ, nghệ thuật và khoa học. Mọi vật Chúa tạo dựng đều có giá trị, có thứ lợi ích nhiều cho con người, có thứ ít lợi hơn cho người nhưng lại quan trọng với thiên nhiên, thảo mộc và sinh vật khác. Tất cả chúng đều hũu dụng và sinh ích cho toàn thể nhân loại vì thế mọi cố gắng làm chủ, chiếm hữu làm của riêng đều trái nghịch í Chúa trong chương trình tạo dựng của Ngài.
Loại giá trị kế tiếp là những sáng chế do con người tạo ra. Gọi là sáng chế nhưng thực chất con người chỉ có thể dùng những gì đã có trong thiên nhiên, kết hợp, pha trộn, gạn lọc, biến chúng thành sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm do con nguời chế biến khi chúng hỗ trợ làm cho cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn là sản phẩm tốt. Ngọn đèn dầu được thắp sáng để soi sáng nhưng nếu che kín nó không gây lợi mà còn hao dầu; viên ngọc qúi cất dấu trong tủ mất công coi sóc, bảo vệ, nó không sinh ích cho đến khi nào nó được mang ra dùng. Những hình ảnh trong Kinh Thánh dùng để ám chỉ đến tài năng Chúa ban cho con người. Tài năng con người không dùng đến khác chi viên ngọc cất kĩ trong tủ, hay ánh sáng đèn bị bao phủ kín.
Nói về giá trị Chúa tạo dựng thì giá trị tài năng con người là cao quí hơn cả. Máy móc sản xuất hàng loạt do con người chế biến, điều khiển. Thuỷ điện cho ánh sáng toàn vùng cũng do con người điều khiển vì thế tài năng con người là cao quí hơn cả. Mỗi người trong chúng ta đều có những tài năng riêng Chúa ban khi Ngài tạo dựng nên ta. Bổn phận của ta là tìm ra tài năng tiềm ẩn trong con người mình để phát triển chúng, hầu sinh ích cho nhân loại và làm sáng Danh Chúa. Có những người may mắn tài năng của họ nổi bật mà không cần tìm kiếm, kẻ khác tài năng ẩn sâu như viên ngọc trong lòng đất cần phải khám phá ra khả năng riêng cá nhân mình. Đôi khi cần đến chuyên gia giúp để biết về mình nhiều hơn. Tự nhận mình ít tài năng chính là tự thú chưa biết rõ về con người mình. Càng học hỏi tìm tòi về tài năng riêng, ta càng khám phá về ta nhiều hơn, càng khám phá về mình càng thấy mình có giá trị, càng thấy mình có giá trị và hữu dụng càng yêu đời và thấy cuộc sống lí thú. Rất nhiều truờng hợp người ta phí tài năng, không tạo cơ hội phát triển để tài năng mai một. Thật đáng buồn cho việc lãng phí tài năng. Họ khác nào viên ngọc quí không được mài dũa cho trong sáng, lấp lánh ánh hào quang, sinh ích cho xã hội. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa quí mến và yêu thương. Cuộc sống của mỗi Kitô hữu cần trở thành muối cho đời để người chưa nhận biết Chúa được nếm thử tình Chúa yêu thương và thành ánh sáng dẫn người khác tìm biết Thiên Chúa để ca tụng và tôn thờ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình
Nguyễn Long Thao
11:42 03/02/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điệp văn đến các vị đoạt giải Nobel Hòa Bình nhằm khuyến khích các vị ấy hãy cố gắng làm thăng tiến sự hiểu biết và đối thoại giữa các dân tộc.
Cuộc họp của các vị được giải thưởng Nobel Hoà Bình được diễn ra tại Bogota, nước Colombia. Điệp văn của ĐGH gửi các vị này có nhắc tới bản hiệp ước hoà bình đạt được giữa chính quyền Colombia và phiến quân. ĐGH nói hiệp ước này gây cảm hứng cho tất cả các cộng đồng có thể vượt qua được sự hận thù và chia rẽ.
Trích dẫn từ sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Hoà Bình, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin cho chủ trương bất bạo động sẽ là tiêu chuẩn cho mọi quyết định, mọi mối liên hệ, mọi hành động và đương nhiên cho mọi cơ chế đời sống chính trị.
Nguyễn Long Thao
Cuộc họp của các vị được giải thưởng Nobel Hoà Bình được diễn ra tại Bogota, nước Colombia. Điệp văn của ĐGH gửi các vị này có nhắc tới bản hiệp ước hoà bình đạt được giữa chính quyền Colombia và phiến quân. ĐGH nói hiệp ước này gây cảm hứng cho tất cả các cộng đồng có thể vượt qua được sự hận thù và chia rẽ.
Trích dẫn từ sứ điệp gửi Ngày Thế Giới Hoà Bình, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin cho chủ trương bất bạo động sẽ là tiêu chuẩn cho mọi quyết định, mọi mối liên hệ, mọi hành động và đương nhiên cho mọi cơ chế đời sống chính trị.
Nguyễn Long Thao
Cộng Hòa Congo, đặt tòa đại sứ tại Tòa Thánh Vatican.
Nguyễn Long Thao
17:03 03/02/2017
Cộng Hòa Congo, đặt tòa đại sứ tại Tòa Thánh Vatican.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Ngoại Trưởng Tòa Thánh Vatican đã ký kết hiệp ước với Cộng Hòa Congo vào ngày 2 tháng 2 năm 2017.
Trong thời gian lưu lại Brazzaville, thủ đô Cộng Hòa Congo, Đức Hồng Y đã gặp Thủ Tướng Clement Mouamba và Bộ trưởng Ngoại Giao Jean Claude Gakosso. Nhân dịp này, vị Bộ trưởng Ngoại Giao Congo loan báo là nước ông sẽ đặt tòa đại sứ tại Tòa Thánh Vatican.
Được biết Đức Hồng Y Parolin đang có chuyến công du 11 ngày tại châu Phi gồm cả chặng dừng chân ở Madagascar và Kenya.
Về Giáo Hội Công Giáo tại Congo, gần phân nửa dân số, tức 2 triệu người là người Công Giáo. Công Giáo Congo có một tổng giáo phận và 7 địa phận.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Ngoại Trưởng Tòa Thánh Vatican đã ký kết hiệp ước với Cộng Hòa Congo vào ngày 2 tháng 2 năm 2017.
Trong thời gian lưu lại Brazzaville, thủ đô Cộng Hòa Congo, Đức Hồng Y đã gặp Thủ Tướng Clement Mouamba và Bộ trưởng Ngoại Giao Jean Claude Gakosso. Nhân dịp này, vị Bộ trưởng Ngoại Giao Congo loan báo là nước ông sẽ đặt tòa đại sứ tại Tòa Thánh Vatican.
Được biết Đức Hồng Y Parolin đang có chuyến công du 11 ngày tại châu Phi gồm cả chặng dừng chân ở Madagascar và Kenya.
Về Giáo Hội Công Giáo tại Congo, gần phân nửa dân số, tức 2 triệu người là người Công Giáo. Công Giáo Congo có một tổng giáo phận và 7 địa phận.
Tờ Figaro : Tòa Thánh và tổ chức bảo thủ Piô X sẽ ký thoả hiệp trong tháng 5 hay tháng 7
Nguyễn Long Thao
18:27 03/02/2017
Tờ Figaro: Tòa Thánh và tổ chức bảo thủ Piô X sẽ ký thoả hiệp trong tháng 5 hay tháng 7
Như Việtcatholic loan tin trước đây, Tòa Thánh Vatican và tổ chức Bảo Thủ Piô X (Society of St. Pius X) gọi tắt là SSPX sắp đạt được thoả hiệp mà theo đó Tòa Thánh chấp nhận cho Tổ Chức này quy chế Giáo Hạt Tòng Nhân.
Nay thì tờ Le Figaro của Pháp, ngày 2 tháng 2 năm 2017 đưa tin là cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và tổ chức Bảo thủ Piô X đã thảo luận đủ và giới chức bên trong Tòa Thánh đã nói tới chuyện định ngày ký kết thỏa ước.
Theo tờ Le Figaro ngày giờ ký kết đang được thảo luận, có thể là vào tháng Năm hay tháng Bảy năm nay.
Ký giả Jean-Marie Guénois, nhà báo kỳ cựu của tờ Le Figaro bên cạnh Tòa Thánh Vatican dẫn lời một viên chức Tòa Thánh, xin được dấu tên, cho biết ngày giờ ký kết thoả ước đã được thảo luận, điều đó chứng tỏ hai bên đã đạt được sự đồng ý.
Theo nguồn tin đang được nhiều người nói tới ỏ Roma ngày giờ ký kết sẽ là ngày 7 tháng 7 tức ngày kỷ niệm Tòa Thánh cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin theo truyền thống cổ truyền.
Cũng có thể ngày ký kết là ngày 13 tháng 5 tức ngày kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Tổ Chức Piô X và Tòa Thánh đã nhiều lần tưởng như là đạt được thỏa hiệp, chấm dứt sự phân chia, nhưng sau đó hai bên vẫn còn tiếp tục thương thảo cho đến ngày nay.
Như Việtcatholic loan tin trước đây, Tòa Thánh Vatican và tổ chức Bảo Thủ Piô X (Society of St. Pius X) gọi tắt là SSPX sắp đạt được thoả hiệp mà theo đó Tòa Thánh chấp nhận cho Tổ Chức này quy chế Giáo Hạt Tòng Nhân.
Nay thì tờ Le Figaro của Pháp, ngày 2 tháng 2 năm 2017 đưa tin là cuộc thương thuyết giữa Tòa Thánh và tổ chức Bảo thủ Piô X đã thảo luận đủ và giới chức bên trong Tòa Thánh đã nói tới chuyện định ngày ký kết thỏa ước.
Theo tờ Le Figaro ngày giờ ký kết đang được thảo luận, có thể là vào tháng Năm hay tháng Bảy năm nay.
Ký giả Jean-Marie Guénois, nhà báo kỳ cựu của tờ Le Figaro bên cạnh Tòa Thánh Vatican dẫn lời một viên chức Tòa Thánh, xin được dấu tên, cho biết ngày giờ ký kết thoả ước đã được thảo luận, điều đó chứng tỏ hai bên đã đạt được sự đồng ý.
Theo nguồn tin đang được nhiều người nói tới ỏ Roma ngày giờ ký kết sẽ là ngày 7 tháng 7 tức ngày kỷ niệm Tòa Thánh cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin theo truyền thống cổ truyền.
Cũng có thể ngày ký kết là ngày 13 tháng 5 tức ngày kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Tổ Chức Piô X và Tòa Thánh đã nhiều lần tưởng như là đạt được thỏa hiệp, chấm dứt sự phân chia, nhưng sau đó hai bên vẫn còn tiếp tục thương thảo cho đến ngày nay.
Top Stories
The visit of Archbishop Joseph Kurtz to the Catholic Institute of Viet Nam
Sister Hong Sang
09:31 03/02/2017
THE VISIT OF ARCHBISHOP JOSEPH KURTZ, THE FORMER PRESIDENT OF THE UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, TO
THE CATHOLIC INSTITUTE OF VIET NAM
On Wednesday, January 25th, 2017, The Most Reverend Joseph Kurtz, Archbishop of Louisville, TN and the former President of the United States Conference of Catholic Bishops (USCCB), visited the Catholic Institute of Viet Nam. Accompanying him were Monsignor Joseph Tri Minh Trinh, the President of the Federation of Vietnamese Catholics in the United States of America, Reverend Anthony Chinh Dinh Ngo, Deputy President of the Federation of Vietnamese Catholics in the United States and two lay Catholics, Joseph Cong Nguyen and Theresa Van Thanh Luong.
Welcoming Archbishop Kurtz was Bishop Joseph Dinh Duc Dao, the Rector of the Catholic Institute of Vietnam (CIVN). Together with Bishop Joseph Dinh Duc Dao were Faculty and Staff members of the CIVN: Father Louis Nguyen Anh Tuan, Father Vincent Nguyen Cao Dung, Father Joseph Ta Huy Hoang, Sister Mary Nguyen Thi Tuong Oanh, Father Quach Duy Hop, Sister Mary Trinh Thi Hong Sang, and Sister Mary Hoang Thi Minh Tri.
Bishop Rector presented a brief overview of the Catholic Institute of Vietnam including its founding, administration, faculty, programs, requirements of admission, and students of the Academic year 2016-2017. In addition, the Rector pointed out challenges that the CIVN is facing at this time of its beginning. He mentioned in particular the facility and financial needs. The CIVN is now located on the fifth floor of the office building of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops. The Rector also requested support for the English Program and the Online Library Project of the CIVN.
Archbishop Kurtz and other members of the Commission asked many questions related to the goals of the CIVN, potential students, the support needed for the English Program as well as the Library Project. In the answer, Bishop Joseph Dao clarified that the CIVN is not confided only to the formation of future priests, but it aims at the theological formation of all vocations in the Church, including lay people. Archbishop Kurtz and Monsignor Trinh promised to present the needs of the CIVN to the USCCB as well as the Federation of Vietnamese Catholics in the United States.
Archbishop Kurtz offered his best wishes for Lunar New Year to the CIVN. After the meeting, all present shared a meal with the Holy See Delegation of Archbishop Leopoldo Girelli; Archbishop Paul Bui Van Doc, and Auxiliary Bishop Joseph Do Manh Hung.
Sister Hong Sang
THE CATHOLIC INSTITUTE OF VIET NAM
Welcoming Archbishop Kurtz was Bishop Joseph Dinh Duc Dao, the Rector of the Catholic Institute of Vietnam (CIVN). Together with Bishop Joseph Dinh Duc Dao were Faculty and Staff members of the CIVN: Father Louis Nguyen Anh Tuan, Father Vincent Nguyen Cao Dung, Father Joseph Ta Huy Hoang, Sister Mary Nguyen Thi Tuong Oanh, Father Quach Duy Hop, Sister Mary Trinh Thi Hong Sang, and Sister Mary Hoang Thi Minh Tri.
Bishop Rector presented a brief overview of the Catholic Institute of Vietnam including its founding, administration, faculty, programs, requirements of admission, and students of the Academic year 2016-2017. In addition, the Rector pointed out challenges that the CIVN is facing at this time of its beginning. He mentioned in particular the facility and financial needs. The CIVN is now located on the fifth floor of the office building of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops. The Rector also requested support for the English Program and the Online Library Project of the CIVN.
Archbishop Kurtz offered his best wishes for Lunar New Year to the CIVN. After the meeting, all present shared a meal with the Holy See Delegation of Archbishop Leopoldo Girelli; Archbishop Paul Bui Van Doc, and Auxiliary Bishop Joseph Do Manh Hung.
Sister Hong Sang
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức Giáo phận San Bernadino miền Nam Cali mừng Xuân Đinh Dậu 2017
Mai Chí
11:12 03/02/2017
Video: Cộng đoàn Đức Mẹ Lộ Đức Giáo phận San Bernadino miền Nam Cali mừng Xuân Đinh Dậu 2017
Ngày Chúa Nhật 22 tháng 1 năm 2017 là ngày có trận mưa bão lớn nhất đổ xuống Nam Cali, gió rất lớn và mưa xối xả từ trưa đến đêm! Tuy nhiên, nó đã không làm cho giáo dân của Cộng Đoàn e ngại gió mưa, họ đã đến cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ Tất Niên lúc 4 giờ chiều với con số đông đảo chưa từng có kể từ ngày Cộng Đoàn được thành lập 7 tháng trước, tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức thành phố Montclair, San Bernardino - California.
Cũng phải ghi nhận sự hiện diện của Soeur Nguyễn Mai đến từ Giáo Phận sở tại. Cha Phó Xứ Antôn, Cha Quản nhiệm Antony Nguyễn Bá Tòng, cùng với Cha khách Mai Khoa đã trang trọng đồng tế, cung thánh được trang hoàng với những cành mai, đào, lan, cúc, tô điểm đậm mầu sắc ngày Tết Việt Nam, lại có thêm bàn thờ Tổ Quốc và Tổ Tiên dựng bên cạnh cung thánh. Thánh Lễ bắt đầu với nghi thức dâng hương lên Ba Ngôi Thiên Chúa, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Tổ Tiên, một phần không thể thiếu trong dịp Tết với người Công Giáo Việt Nam. Trong bài giảng, cha Quản nhiệm đã mời 3 vị đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam lên nói về truyền thống ngày Tết của 3 miền theo mỗi phong tục địa phương.
Cuối thánh lễ có phần hái lộc lời Chúa năm Đinh Dậu cho từng gia đình Việt - Mỹ - Mễ.
Sau thánh lễ, mặc dù trời vẫn còn mưa lớn nhưng mọi người đều hớn hở cùng nhau di chuyển xuống hội trường để ăn mừng Tiệc Mừng Xuân Đinh Dậu do cộng đoàn tổ chức.
Mai Chí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chung quanh việc phê bình Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:00 03/02/2017
Theo Austen Ivereign, người viết tiểu sử của ngài, Đức Phanxicô không những không ngại bị bất đồng ý kiến mà còn khuyến khích người ta bất đồng ý kiến với ngài. Nhưng gần đây, có nguồn tin cho rằng ngài hết sức sôi giận trước các bất đồng gay gắt đối với giáo huấn của ngài trong Niềm Vui Yêu Thương, các bất đồng đã vuợt ranh giới để rơi vào bất thuận (dissent).
Có nên phê bình Đức Giáo Hoàng không?
Trước tình thế gay cấn như trên, Tiến Sĩ Jeff Mirus, chủ nhiệm CatholicCulture.org, một trang mạng thuộc khuynh hướng bảo thủ, nghiêng về phía phê bình các cải tiến của Đức Phanxicô, đã viết một loạt ba bài chung quanh câu hỏi “Chúng ta có nên phê bình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hay không? Nếu có, thì phê bình ra sao?”
Tiến sĩ Mirus và người cộng sự của ông là Phil Lawler nhìn nhận trong mấy tuần hồi cuối tháng Tám qua đầu tháng Chín năm nay, lời phê bình Đức Phanxicô của các ông gay gắt hơn thường lệ và xem ra càng ngày càng thêm gay gắt hơn, khiến nhiều độc giả của họ lên tiếng về sự khôn ngoan của động thái này. Ông trả lời: các ông lúc nào cũng quan tâm tới khía cạnh này.
Tuy về phương diện con người, không dễ gì đạt được sự quân bằng hoàn hảo khi thấy cần phải giải thích và lượng giá một điều gì đó Đức Thánh Cha nói và làm, nhưng các ông vẫn nghĩ đó là điều cần phải làm.
Không phải là vấn đề mới
Theo tiến sĩ Mirus, việc phê bình một vị giáo hoàng không hẳn là một vấn đề mới mẻ. Từ thời Đức Phaolô VI, ông từng lên tiếng than phiền về sự yếu ớt của ngài đối với cuộc cách mạng tân duy hiện đại (thực chất là việc phát triển của chủ nghĩa duy tục về thần học) hồi ấy. Đức Phaolô VI quen cho rằng điều ngài có thể làm cho Giáo Hội là chịu đau khổ. Thực ra, dù ngài không thành công bao nhiêu trong việc theo đuổi mục tiêu của ngài, nhưng việc ngài can đảm công bố thông điệp Sự Sống Con Người năm 1968 đủ chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn bảo vệ Huấn Quyền.
Trong triều giáo hoàng kế tiếp, Tiến Sĩ Mirus cũng phê phán Đức Gioan Phaolô II về sự thất bại khá thông thường trong việc áp dụng kỷ luật. Nhưng ngài rất mạnh mẽ khi giảng dậy về đức tin, luân lý và bổn phận của các giám mục. Thêm vào đó, là cá tính quyến rũ của ngài được các cuộc du hành và tường thuật của truyền thông tích cực cổ vũ đã kích thích nhiều lực lượng canh tân trong Giáo Hội.
Dưới thời Đức Bênêđictô XVI, ông hoài nghi khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc diễn dịch tính rõ ràng vô sánh của ngài về thần học thành hành động quản trị hữu hiệu. Nhưng cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nổi vượt cả về phương diện dẫn đầu lẫn cổ vũ việc nội tâm hóa cái hiểu bên trong đối với Đức Tin Công Giáo, điều duy nhất có thể dẫn tới việc canh tân thực sự.
Quả thực, các vị trên có một đầu óc rất sâu sắc, chính xác, thực hành và được ơn thánh soi sáng rõ ràng. Nghe các ngài nói hay đọc điều các ngài viết là một cơ hội tham dự vào một khía cạnh tri thức quan trọng của cuộc canh tân Công Giáo chân chính.
Nói cách khác, bất kể các điểm yếu về quản trị, Giáo Hội Công Giáo đã được lãnh đạo bởi các vị giáo hoàng tinh tường về linh đạo và thần học suốt trong 53 năm có sự hỗn độn nặng nề trong Giáo Hội, những vị giáo hoàng đã củng cố vững mạnh cái hiểu và sự cam kết của chúng ta đối với các sự thật sâu xa hết sức chính yếu đối với cuộc canh tân Công Giáo.
Đức Phanxicô không thế
Đức Phanxicô, theo Tiến Sĩ Mirus, thì không thế. Ngài sống cao độ về cảm tính, để mình bị thúc đẩy bởi cảm xúc nhiều hơn các vị tiền nhiệm. Ngài ít thận trọng rào đón trước sau về các suy nghĩ của ngài. Chính ngài cho biết ngài muốn khuấy động sự việc, coi việc này như một đặc điểm của tiếng nói tiên tri, một tiếng nói dành chỗ cho hành động của Chúa Thánh Thần. Có thể nói: ngài rất tốt trong việc mở cửa sổ hay rút nút chặn nước, nhưng không tốt lắm trong việc giải thích sự khác nhau giữa nước đã tắm và em bé được tắm.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng phong thái bản thân của Đức Phanxicô rất lôi cuốn. Ngài rất được yêu mến bởi những người bị các vị tiền nhiệm của ngài coi là trở ngại cho canh tân vì họ không chịu chấp nhận tính viên mãn của đức tin Công Giáo. Những người này coi đức Phanxicô như luôn sắp sửa thay đổi các truyền thống và các giáo huấn để dành chỗ cho một số các biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa duy thế tục của chính họ. Nhưng cùng một lúc, ngài bị nghi ngờ bởi những người vốn mến mộ các vị tiền nhiệm của ngài chỉ vì các vị này có khả năng thâm hậu hóa chứ không thế tục hóa sứ mệnh Công Giáo”.
Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm cùng nhận định về Đức Phanxicô một cách như nhau. Điều này cho thấy lần đầu tiên trong khá nhiều năm, các thành viên dấn thân cao độ nhất của đoàn giáo dân Công Giáo bị đặt vào một tình huống tri thức khá lúng túng. Họ phải đương đầu không những với việc phê phán sự hữu hiệu trong việc quản trị của ngài, mà còn phê phán cả các ưu tiên của Đức Phanxicô và các phát biểu của ngài về chúng, cả hai đều bị họ coi như gây hại tới đức tin và bản sắc Công Giáo.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng càng ngày người ta càng tin rằng triều giáo hoàng này sẽ dẫn tới một cuộc thế tục hóa lớn hơn trong Giáo Hội, tương phản với tác động của các vị tiền nhiệm. Nhiều người Công Giáo thành thực, dấn thân và có hiểu biết tin rằng việc tiếp tục canh tân phát sinh từ quyền lãnh đạo của một vị giáo hoàng khó mà có được trong triều giáo hoàng này. Hiện nay, sau một thế hệ gặt hái tuy chậm nhưng có ý nghĩa cao, họ thấy kim đồng hồ canh tân đang quay trở lại với việc thế tục hóa “um tùm” của thập niên 1960. Điều này khiến họ ngã lòng, nhiều người lui về ẩn dật.
Tác động đối với những người hướng dẫn dư luận
Theo Tiến Sĩ Mirus, nhiều người quyết định ở lại để tường trình các tin tức Công Giáo đáng lưu ý và bình luận các biến cố và ý tưởng hiện thời nhằm tạo ra sự hiểu biết tốt hơn ngõ hầu đức tin được thâm hậu hóa. Nhung trở ngại cho họ là phải xử lý nhiều hiểu lầm phát sinh từ các câu nói và việc làm của Đức Phanxicô. Các hiểu lầm này thường đem lại cho người đọc một ý nghĩ không đầy đủ, và đôi khi sai lạc, về ý nghĩa của việc là một người Công Giáo.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, việc này thường diễn ra khi ngài nhấn mạnh một phần của sự thật mà ngài nghĩ người chưa dấn thân sẽ coi là lôi cuốn (như thương xót, không phán đoán người khác, phục vụ người nghèo, và chăm sóc môi trường) trong khi không nhấn mạnh tới những phần bị người chưa dấn thân coi là khó nhá (như lời mời gọi ăn năn, bản chất luân lý của sự sống mới trong Chúa Kitô, việc sống nghèo nàn về tâm linh, và luật tự nhiên). Ngài nặng về “đồng hành” nhưng không mạnh như thế về “đích đến”.
Không may một điều, theo Tiến Sĩ Mirus, là việc ngài coi những người nhấn mạnh tới “đích đến” là “các luật sĩ”, nghĩa là Pharisiêu. Nhưng việc yêu thương nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa sự chân và sự giả hay giữa sự đúng và sự sai có gì liên hệ tới việc Pharisiêu nhấn mạnh tới truyền thống hay vị thế nhóm đảng đâu. Việc này buộc các nhà bình luận Công Giáo phải ra sức trình bầy các lời nói và hành động của Đức Phanxicô sao cho tối thiểu hóa được sự nguy hiểm đối với đức tin của người đọc hoặc hy vọng của họ.
Khổ một điều, việc phê phán ấy gây gương mù gương xấu. Nhiều độc giả không ngại nói với Tiến Sĩ Mirus không được bất đồng với Đức Giáo Hoàng bất cứ cách nào và nên lấy làm xấu hổ về việc này.
Ông cho rằng luận điểm của những người trên sai nhưng gương mù thì có thật. Mặt khác phê phán có thể có tính xói mòn, làm giảm tình yêu, khuyến khích người ta kiêu ngạo... Thành thử cần phải thận trọng khi phê phán Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ, nên phê phán Đức Giáo Hoàng nhưng có nhiều phương pháp thích đáng khác nhau để phê ngài, nhiều điều “coi chừng” (caveat) khi sử dụng các phương pháp này.
Các hình thức phê phán tương đối thụ động
Các hình thức phê phán thụ động nhằm không trực tiếp đối đầu với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ Mirus, có thể có các phương pháp phê phán thụ động sau đây:
Làm ngơ sứ điệp: Chỉ tường trình các tin vui, không đưa những tin gây tranh cãi. Các người viết phải biết chọn lựa khi tường trình về Đức Giáo Hoàng, chỉ viết về những tuyên bố và hành động dễ dàng được sử dụng một cách tích cực. Có thể gọi đây là một hình thức phê phán mặc nhiên, vì lợi ích người đọc. Nó không trực tiếp phê phán, nhưng phê phán bằng cách loại trừ.
Thay thế bằng sứ điệp của chính ta: Người viết không cho biết nguồn của lời nói và hành động mình tường trình chỉ cho biết “ai đó nghĩ rằng” và sau đó trình bầy lời phân tích về vấn đề đang bàn.
Cũng có thể nhắc tới điều các ký giả khác tường trình như thể họ tường trình sai. Hoặc trích dẫn Đức Giáo Hoàng nêu câu hỏi rồi trả lời câu hỏi ấy cách tốt nhất. Ở đây tránh lưu ý tới các điểm khác với Đức Giáo Hoàng, nhờ thế, độc giả nhận được sứ điệp “đúng” về vấn đề ngài nêu ra.
Các hình thức phê phán tích cực hơn
Đây là các phương pháp trực tiếp đối chất với các thiếu sót trong lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng. Có thể có các phương pháp phê bình tích cực sau đây:
Làm lắng dịu sứ điệp: Có thể có hai cách làm cho sứ điệp của Đức Giáo Hoàng mất sức mạnh của nó. Cách thứ nhất, ta trực tiếp đề cập tới điều Đức Giáo Hoàng nói hoặc làm, nhưng giải thích nó cách nào đó để nó hoàn toàn phù hợp với điều Giáo Hội vẫn luôn hiểu xưa nay.
Cách thứ hai, ta nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói chỉ có tính huấn dụ, chứ không có tính trói buộc: ngài không đưa ra một tín lý hay một luật lệ, nhưng chỉ thúc giục người Công Giáo lưu tâm tới một cạm bẫy hay phải lưu ý tới một việc nhấn mạnh nào đó về tâm linh hay luân lý. Ta có thể dùng hai cách này để giải thích một số nhận định của Đức Giáo Hoàng có thể dẫn tới bối rối hay nguy hiểm, nhưng chấp nhận một áp dụng thích đáng.
Thách thức tính khôn ngoan của sứ điệp: Theo Tiến Sĩ Mirus, Đức Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta khá ngạc nhiên mà không quan tâm đến việc chúng được tiếp nhận ra sao, có thể bao hàm các sai sót nào hoặc cần phải thận trọng hay dè chừng (caveat) cách nào. Thách thức tính khôn ngoan của ngài trong các dịp này là điều nên làm hơn là thách thức tính chính thống của ngài. Trọng điểm ở đây khá đơn giản: người Công Giáo không cần phải nhất trí với phán đoán có tính dạy khôn (prudential judgment) của ngài.
Đôi khi ta cũng có thể đưa ra phán đoán khôn ngoan của ta với hy vọng đề xuất được một phương thức tốt hơn.
Kiểm soát sứ điệp: Nếu xem ra Đức Giáo Hoàng bàn đến một vấn đề nào đó một cách khiến cho tình hình thêm tệ hơn, thì ta cần phải kiểm soát sứ điệp của ngài một cách quả quyết hơn, để tín hữu không bị chướng tai gai mắt (scandalized) một cách trầm trọng. Điều này đặc biệt cần thiết khi phương thức của Đức Giáo Hoàng xem ra phá hoại một khía cạnh nào đó của tín lý Công Giáo. Một trong các phương pháp là nhấn mạnh tới bất cứ điều gì tích cực nhất trong sứ điệp của ngài, không nhấn mạnh các lạc đề (off-notes) của sứ điệp, nhằm chuyển tải nó một cách nhất quán hơn với đức tin, luân lý và truyền thống Công Giáo. Tiến Sĩ Mirus cho rằng chính phòng báo chí của Tòa Thánh cũng năng sử dụng phương pháp này dưới thời Đức Phanxicô.
Một cách nữa là tự ý thêm vào những điều Đức Giáo Hoàng không nhắc đến và coi những gì ngài nói là một phần của một bức tranh lớn hơn. Mục đích là trình bầy Đức Giáo Hoàng như thể ngài “làm nổi bật” một điểm vốn không nhằm chỉ được tiếp nhận trong cõi chân không, nhưng cần được quân bình hóa bởi các khía cạnh khác của cùng vấn đề. Quảng cáo cho bức tranh lớn hơn như thế này sẽ giảm thiểu gương mù có thể có.
Chống đối sứ điệp: Cuối cùng, có khi ta cần phải đối chất với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng một cách chống đối nhiều hơn. Trước nhất, là cẩn thận nhận diện các hệ luận không thể nào được phép trong các nhận định của Đức Giáo Hoàng, với giả thuyết cho rằng ngài nói hơi bất cẩn và thực ra ngài không có ý nói những hệ luận này.
Thứ hai, mạnh hơn, là nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói và làm có hại cho tín lý Công Giáo, không được huấn quyền biện minh, và rất có thể bị huấn quyền bác bỏ, trong triều giáo hoàng sau. Nhiều người tin rằng đây là lúc phải áp dụng lối phê phán này khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô toan tính cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ tuy không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Họ nhận định rằng giáo huấn trước đây của Giáo Hội, Bộ Giáo Luật và thực hành Công Giáo chứng tỏ rằng việc này không thể cho phép, và do đó, họ mong Huấn Quyền hủy bỏ mọi hoài nghi kịp thời, hơn là nhận diện một ngoại lệ hợp pháp.
Các thái độ phải có khi phê bình Đức Giáo Hoàng
Dù cách nào, việc phê bình Đức Giáo Hoàng luôn phải hợp tình hợp lý (fair) và hết sức có tính xây dựng. Thành thử, ta luôn luôn phải dè chừng, ý tứ. Tiến Sĩ Mirus cho hay: các thái độ sau đây cần phải lưu ý khi phê bình Đức Giáo Hoàng:
Khiêm nhường : Trước nhất, mọi nhà phê bình phải nhìn nhận khả thể sai lầm của mình. Bất luận ta nhấn mạnh thế nào về một điểm đặc thù, điều luôn có thể là ta rất có thể sai lầm. Các sai lầm ta có thể có thì vô vàn và đôi khi, ta không nhận ra mình có thể vướng vào một sai lầm đặc thù nào đó. Thành thử việc ta mạnh mẽ đưa ra một lập luận là điều chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là coi những người bất đồng với ta như ngu đần, phi lý.
Hợp tình hợp lý: Điều thích đáng là tất cả chúng ta nên đáp ứng các ý nghĩ và hành động của người khác như ta muốn họ đáp ứng các ý nghĩ và hành động của ta. Đây là một điều hết sức quan trọng và có lẽ hiển nhiên nhất của luật tự nhiên: sự hợp tình hợp lý. Điều này có nghĩa ta phải thường xuyên dành một xây dựng tốt nhất đối với bất cứ tuyên bố hay hành động nào ta nghĩ đáng bị phê phán, trong đó, có việc nhìn nhận ý tốt của người khác ngoại trừ có đủ bằng chứng ngược lại. Hơn nữa, khi nào sự thật về một vấn đề nào đó cho phép có những sự dị biệt hợp pháp, thì ta phải vui lòng thừa nhận khả thể này.
Liêm chính (Integrity): Một vi phạm trầm trọng đối với chính sự liêm chính bản thân, chưa kể còn là một bất công nghiêm trọng, khi cố tình lên đặc điểm sai cho chủ trương hoặc luận điểm của đối phương. Hơn nữa, ta không bao giờ được phán đoán tình trạng nội tâm của người ta phê phán. Ta ít khi biết được các ý hướng thực sự của một con người: chỉ có Thiên Chúa mới có thể vừa nhìn rõ các động lực vừa phán đoán đúng về chúng mà thôi.
Cân bằng: Bất cứ điều gì có tiềm năng làm người ta bị các bề trên trong Giáo Hội của họ xa lánh đều nguy hiểm về phương diện thiêng liêng. Đây không phải là chuyện chính trị. Nếu phải liên tiếp phê phán, ta cũng phải có trách nhiệm tương ứng trong việc nhìn nhận bất cứ điều gì có thể khuyến cáo bất cứ nhân vật nào của Giáo Hội có thẩm quyền hợp pháp đối với người khác khen ngợi họ. Cũng cần phải lưu ý tới mục tiêu: nếu lời phê phán của ta không tới tai Đức Giáo Hoàng thì ta vẫn cần phải củng cố đức tin và đức cậy của các tín hữu. Không gì làm tha hóa và nản lòng người khác nhanh hơn việc làm cho sự việc tệ hơn là chính chúng bằng cách không ngừng bới lông tìm vết.
Tính giới hạn: Ở đây, ta phải tuân giữ các qui luật Công Giáo chuyên biệt của việc dấn thân giao tiếp. Phải cư xử tôn kính đối với những người của Giáo Hội. Hơn nữa, phạm vi bất đồng hợp pháp bị giới hạn bởi huấn quyền hiện hữu, và bởi thẩm quyền kỷ luật thích đáng của Giáo Hội đối với người khác. Tố cáo một vị giáo hoàng đã giảng dậy sai lầm một cách có huấn quyền hay khuyến cáo người ta bất tuân thẩm quyền kỷ luật hợp pháp của ngài là đã vượt quá ranh giới Công Giáo. Vì chúng ta tin vào việc Chúa Kitô che chở Giáo Hội của Người, nên chúng ta không bao giờ được rơi vào cái bẫy cho rằng Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt nếu các quan điểm đặc thù của chúng ta không được thi hành. Như Thánh Augustinô từng cảnh cáo một cách ngắn gọn trong cuốn Tự Thú của ngài: sự thật vốn là tài sản của mọi người. Nhưng ai chỉ nói từ cái kho của mình, người ấy nói láo.
Nhậy cảm: Phải tỏ ra nhậy cảm đối với bất cứ ai ta phê phán. Nếu người đọc của ta thấy chướng tai gai mắt (scandalized), ta lại càng phải tỏ ra nhẹ nhàng hơn. Nếu thấy lời phê phán của ta bị coi là xâm hại (corrosive), ta cần phải rút nó lại. Khi phê phán người khác, ta rất dễ bị cám dỗ đánh thật mạnh mà không lưu ý tới các thiệt hại phụ thêm (collateral damage). Nhưng nếu không nghĩ tới ích lợi của các linh hồn trong mọi giai đoạn của việc ta cố gắng làm cho sự việc đúng đắn, thì thà ở im lặng còn hơn. Trọng điểm là che chở và nuôi dưỡng đức tin và đức cậy của những người sẵn sàng nghe theo điều chúng ta nói.
Sửa sai: Nếu ta đã quảng bá những phê phán mà sau đó bị chứng tỏ là không chính xác hay thiếu căn cứ, ta có nghĩa vụ nặng nề phải nhìn nhận như thế, và bảo đảm rằng cũng những người nghe chúng ta lần đầu cũng được nghe ta lần thứ hai. Chúng ta dễ bị quyến rũ xiết bao khi hy vọng người khác quên các lỗi lầm quá khứ của chúng ta và tiếp tục tin tưởng vào phán đoán của ta! Người nào biết tôn trọng bổn phận này, thì người đó chính là một nhà phê phán thực sự đáng tin cậy.
Câu truyện Nôê
Nói tóm lại, việc phê phán Đức Giáo Hoàng là điều có thể biện minh được, tuy có nhiều cách phê phán ngài và với nhiều thái độ thích đáng khác nhau. Trong một bài báo sau đó, Tiến Sĩ Mirus nói rằng: có người trích dẫn câu truyện Nôê say rượu đến bỏ cả mặc quần, được hai con trai đi ngược cầm áo quấn cho khỏi xấu hổ, để cho rằng không nên phê phán Đức Giáo Hoàng, vì dù sao, ngài cũng là cha chung của chúng ta.
Nhưng theo Tiến Sĩ Mirus, câu truyện Nôê là “vấn đề im lặng trước một việc tư riêng, một việc mà công chúng không biết tới”. Nó “không thể áp dụng vào các câu tuyên bố hay hành động công khai của Đức Giáo Hoàng, những điều đã được nhiều người biết đến và thảo luận khắp thế giới”.
Nhưng phê phán không đồng nghĩa với việc tiếng Anh gọi là “character assassination”, tức diễn trình cố ý và kéo dài nhằm hủy diệt sự khả tín và danh thơm tiếng tốt của một con người, nhất là ở trường hợp người cha trong gia đình mà dù gì các con cũng phải tìm cách đề cao các giá trị tích cực của ngài.
Hơn nữa, các vấn đề Đức Giáo Hoàng phải đối phó không hề đơn giản chút nào mà lại đa dạng. Rất nhiều điều ngài làm hết sức tốt đẹp và hoàn toàn đúng. Nên dù có những điểm yếu, ta không được quên các điểm mạnh rất nhiều của ngài.
Nói tóm lại, khi phê phán Đức Giáo Hoàng, 3 điều sau đây tối cần thiết: tình hiếu thảo và bổn phận của ta đối với Đức Giáo Hoàng; ý thức các giới hạn của chính ta; lợi ích của Giáo Hội.
Để thể hiện 3 điều trên, Tiến Sĩ Mirus đề nghị bốn điều sau đây:
1. Không bao giờ được lấy bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng nói ra khỏi ngữ cảnh để minh chứng một điều gì đó. Ngữ cảnh là điều rất quan trọng, và đặt lời cho các sự việc với sự chính xác tuyệt đối nhưng độc lập đối với một ngữ cảnh đặc thù nào đó là điều không bao giờ nên làm. Lấy sự việc ra khỏi ngữ cảnh là sai lầm rất thông thường; khi cố tình, nó là sự bất trung thực.
2. Ta nên cố gắng tưởng tượng ra các điều kiện theo đó một điều hồ nghi do Đức Phanxicô nói hay làm có thể là điều hoàn toàn được phép, rồi cẩn thận xét xem liệu các điều kiện này có thể hợp pháp hay không. Tóm lại, nên dừng lại và khảo sát một số nhân tố cách cẩn thận hơn.
3. Tốt hơn, nên phê phán một cách nhẹ nhàng và có tính tạm thời. Nói rằng “Đức Giáo Hoàng thiếu đức tin” hay “Đức Giáo Hoàng bị lừa phỉnh” hoặc “Đức Giáo Hoàng lầm” là điều vội vã, nên tránh. Tốt hơn, nên nói: “tôi không hiểu lời tuyên bố hay hành động của Đức Giáo Hoàng làm sao có thể thích đáng hay chính xác, xét theo quan điểm X,Y và Z của Công Giáo”.
4. Không những hợp đức ái mà còn khôn ngoan nữa khi chỉ phê phán một vị giáo hoàng về sự thất bại tối thiểu, nhất quán với vụ việc mà thôi. Thí dụ, khi xét tới việc liệu các điều giáo luật 915 và 916 về việc cho rước lễ có gốc rễ tín lý sâu xa đến nỗi không thể phát biểu cách khác được hay không, thì tốt hơn chỉ nên than phiền Đức Giáo Hoàng đã không làm sáng tỏ Giáo Luật trước khi bàn tới việc rước lễ của người ly dị tái hôn, hơn là tố cáo ngài lạc giáo.
Kỳ sau: Cùng bước với Phêrô
Có nên phê bình Đức Giáo Hoàng không?
Trước tình thế gay cấn như trên, Tiến Sĩ Jeff Mirus, chủ nhiệm CatholicCulture.org, một trang mạng thuộc khuynh hướng bảo thủ, nghiêng về phía phê bình các cải tiến của Đức Phanxicô, đã viết một loạt ba bài chung quanh câu hỏi “Chúng ta có nên phê bình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hay không? Nếu có, thì phê bình ra sao?”
Tiến sĩ Mirus và người cộng sự của ông là Phil Lawler nhìn nhận trong mấy tuần hồi cuối tháng Tám qua đầu tháng Chín năm nay, lời phê bình Đức Phanxicô của các ông gay gắt hơn thường lệ và xem ra càng ngày càng thêm gay gắt hơn, khiến nhiều độc giả của họ lên tiếng về sự khôn ngoan của động thái này. Ông trả lời: các ông lúc nào cũng quan tâm tới khía cạnh này.
Tuy về phương diện con người, không dễ gì đạt được sự quân bằng hoàn hảo khi thấy cần phải giải thích và lượng giá một điều gì đó Đức Thánh Cha nói và làm, nhưng các ông vẫn nghĩ đó là điều cần phải làm.
Không phải là vấn đề mới
Theo tiến sĩ Mirus, việc phê bình một vị giáo hoàng không hẳn là một vấn đề mới mẻ. Từ thời Đức Phaolô VI, ông từng lên tiếng than phiền về sự yếu ớt của ngài đối với cuộc cách mạng tân duy hiện đại (thực chất là việc phát triển của chủ nghĩa duy tục về thần học) hồi ấy. Đức Phaolô VI quen cho rằng điều ngài có thể làm cho Giáo Hội là chịu đau khổ. Thực ra, dù ngài không thành công bao nhiêu trong việc theo đuổi mục tiêu của ngài, nhưng việc ngài can đảm công bố thông điệp Sự Sống Con Người năm 1968 đủ chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn bảo vệ Huấn Quyền.
Trong triều giáo hoàng kế tiếp, Tiến Sĩ Mirus cũng phê phán Đức Gioan Phaolô II về sự thất bại khá thông thường trong việc áp dụng kỷ luật. Nhưng ngài rất mạnh mẽ khi giảng dậy về đức tin, luân lý và bổn phận của các giám mục. Thêm vào đó, là cá tính quyến rũ của ngài được các cuộc du hành và tường thuật của truyền thông tích cực cổ vũ đã kích thích nhiều lực lượng canh tân trong Giáo Hội.
Dưới thời Đức Bênêđictô XVI, ông hoài nghi khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc diễn dịch tính rõ ràng vô sánh của ngài về thần học thành hành động quản trị hữu hiệu. Nhưng cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nổi vượt cả về phương diện dẫn đầu lẫn cổ vũ việc nội tâm hóa cái hiểu bên trong đối với Đức Tin Công Giáo, điều duy nhất có thể dẫn tới việc canh tân thực sự.
Quả thực, các vị trên có một đầu óc rất sâu sắc, chính xác, thực hành và được ơn thánh soi sáng rõ ràng. Nghe các ngài nói hay đọc điều các ngài viết là một cơ hội tham dự vào một khía cạnh tri thức quan trọng của cuộc canh tân Công Giáo chân chính.
Nói cách khác, bất kể các điểm yếu về quản trị, Giáo Hội Công Giáo đã được lãnh đạo bởi các vị giáo hoàng tinh tường về linh đạo và thần học suốt trong 53 năm có sự hỗn độn nặng nề trong Giáo Hội, những vị giáo hoàng đã củng cố vững mạnh cái hiểu và sự cam kết của chúng ta đối với các sự thật sâu xa hết sức chính yếu đối với cuộc canh tân Công Giáo.
Đức Phanxicô không thế
Đức Phanxicô, theo Tiến Sĩ Mirus, thì không thế. Ngài sống cao độ về cảm tính, để mình bị thúc đẩy bởi cảm xúc nhiều hơn các vị tiền nhiệm. Ngài ít thận trọng rào đón trước sau về các suy nghĩ của ngài. Chính ngài cho biết ngài muốn khuấy động sự việc, coi việc này như một đặc điểm của tiếng nói tiên tri, một tiếng nói dành chỗ cho hành động của Chúa Thánh Thần. Có thể nói: ngài rất tốt trong việc mở cửa sổ hay rút nút chặn nước, nhưng không tốt lắm trong việc giải thích sự khác nhau giữa nước đã tắm và em bé được tắm.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng phong thái bản thân của Đức Phanxicô rất lôi cuốn. Ngài rất được yêu mến bởi những người bị các vị tiền nhiệm của ngài coi là trở ngại cho canh tân vì họ không chịu chấp nhận tính viên mãn của đức tin Công Giáo. Những người này coi đức Phanxicô như luôn sắp sửa thay đổi các truyền thống và các giáo huấn để dành chỗ cho một số các biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa duy thế tục của chính họ. Nhưng cùng một lúc, ngài bị nghi ngờ bởi những người vốn mến mộ các vị tiền nhiệm của ngài chỉ vì các vị này có khả năng thâm hậu hóa chứ không thế tục hóa sứ mệnh Công Giáo”.
Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm cùng nhận định về Đức Phanxicô một cách như nhau. Điều này cho thấy lần đầu tiên trong khá nhiều năm, các thành viên dấn thân cao độ nhất của đoàn giáo dân Công Giáo bị đặt vào một tình huống tri thức khá lúng túng. Họ phải đương đầu không những với việc phê phán sự hữu hiệu trong việc quản trị của ngài, mà còn phê phán cả các ưu tiên của Đức Phanxicô và các phát biểu của ngài về chúng, cả hai đều bị họ coi như gây hại tới đức tin và bản sắc Công Giáo.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng càng ngày người ta càng tin rằng triều giáo hoàng này sẽ dẫn tới một cuộc thế tục hóa lớn hơn trong Giáo Hội, tương phản với tác động của các vị tiền nhiệm. Nhiều người Công Giáo thành thực, dấn thân và có hiểu biết tin rằng việc tiếp tục canh tân phát sinh từ quyền lãnh đạo của một vị giáo hoàng khó mà có được trong triều giáo hoàng này. Hiện nay, sau một thế hệ gặt hái tuy chậm nhưng có ý nghĩa cao, họ thấy kim đồng hồ canh tân đang quay trở lại với việc thế tục hóa “um tùm” của thập niên 1960. Điều này khiến họ ngã lòng, nhiều người lui về ẩn dật.
Tác động đối với những người hướng dẫn dư luận
Theo Tiến Sĩ Mirus, nhiều người quyết định ở lại để tường trình các tin tức Công Giáo đáng lưu ý và bình luận các biến cố và ý tưởng hiện thời nhằm tạo ra sự hiểu biết tốt hơn ngõ hầu đức tin được thâm hậu hóa. Nhung trở ngại cho họ là phải xử lý nhiều hiểu lầm phát sinh từ các câu nói và việc làm của Đức Phanxicô. Các hiểu lầm này thường đem lại cho người đọc một ý nghĩ không đầy đủ, và đôi khi sai lạc, về ý nghĩa của việc là một người Công Giáo.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, việc này thường diễn ra khi ngài nhấn mạnh một phần của sự thật mà ngài nghĩ người chưa dấn thân sẽ coi là lôi cuốn (như thương xót, không phán đoán người khác, phục vụ người nghèo, và chăm sóc môi trường) trong khi không nhấn mạnh tới những phần bị người chưa dấn thân coi là khó nhá (như lời mời gọi ăn năn, bản chất luân lý của sự sống mới trong Chúa Kitô, việc sống nghèo nàn về tâm linh, và luật tự nhiên). Ngài nặng về “đồng hành” nhưng không mạnh như thế về “đích đến”.
Không may một điều, theo Tiến Sĩ Mirus, là việc ngài coi những người nhấn mạnh tới “đích đến” là “các luật sĩ”, nghĩa là Pharisiêu. Nhưng việc yêu thương nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa sự chân và sự giả hay giữa sự đúng và sự sai có gì liên hệ tới việc Pharisiêu nhấn mạnh tới truyền thống hay vị thế nhóm đảng đâu. Việc này buộc các nhà bình luận Công Giáo phải ra sức trình bầy các lời nói và hành động của Đức Phanxicô sao cho tối thiểu hóa được sự nguy hiểm đối với đức tin của người đọc hoặc hy vọng của họ.
Khổ một điều, việc phê phán ấy gây gương mù gương xấu. Nhiều độc giả không ngại nói với Tiến Sĩ Mirus không được bất đồng với Đức Giáo Hoàng bất cứ cách nào và nên lấy làm xấu hổ về việc này.
Ông cho rằng luận điểm của những người trên sai nhưng gương mù thì có thật. Mặt khác phê phán có thể có tính xói mòn, làm giảm tình yêu, khuyến khích người ta kiêu ngạo... Thành thử cần phải thận trọng khi phê phán Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ, nên phê phán Đức Giáo Hoàng nhưng có nhiều phương pháp thích đáng khác nhau để phê ngài, nhiều điều “coi chừng” (caveat) khi sử dụng các phương pháp này.
Các hình thức phê phán tương đối thụ động
Các hình thức phê phán thụ động nhằm không trực tiếp đối đầu với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ Mirus, có thể có các phương pháp phê phán thụ động sau đây:
Làm ngơ sứ điệp: Chỉ tường trình các tin vui, không đưa những tin gây tranh cãi. Các người viết phải biết chọn lựa khi tường trình về Đức Giáo Hoàng, chỉ viết về những tuyên bố và hành động dễ dàng được sử dụng một cách tích cực. Có thể gọi đây là một hình thức phê phán mặc nhiên, vì lợi ích người đọc. Nó không trực tiếp phê phán, nhưng phê phán bằng cách loại trừ.
Thay thế bằng sứ điệp của chính ta: Người viết không cho biết nguồn của lời nói và hành động mình tường trình chỉ cho biết “ai đó nghĩ rằng” và sau đó trình bầy lời phân tích về vấn đề đang bàn.
Cũng có thể nhắc tới điều các ký giả khác tường trình như thể họ tường trình sai. Hoặc trích dẫn Đức Giáo Hoàng nêu câu hỏi rồi trả lời câu hỏi ấy cách tốt nhất. Ở đây tránh lưu ý tới các điểm khác với Đức Giáo Hoàng, nhờ thế, độc giả nhận được sứ điệp “đúng” về vấn đề ngài nêu ra.
Các hình thức phê phán tích cực hơn
Đây là các phương pháp trực tiếp đối chất với các thiếu sót trong lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng. Có thể có các phương pháp phê bình tích cực sau đây:
Làm lắng dịu sứ điệp: Có thể có hai cách làm cho sứ điệp của Đức Giáo Hoàng mất sức mạnh của nó. Cách thứ nhất, ta trực tiếp đề cập tới điều Đức Giáo Hoàng nói hoặc làm, nhưng giải thích nó cách nào đó để nó hoàn toàn phù hợp với điều Giáo Hội vẫn luôn hiểu xưa nay.
Cách thứ hai, ta nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói chỉ có tính huấn dụ, chứ không có tính trói buộc: ngài không đưa ra một tín lý hay một luật lệ, nhưng chỉ thúc giục người Công Giáo lưu tâm tới một cạm bẫy hay phải lưu ý tới một việc nhấn mạnh nào đó về tâm linh hay luân lý. Ta có thể dùng hai cách này để giải thích một số nhận định của Đức Giáo Hoàng có thể dẫn tới bối rối hay nguy hiểm, nhưng chấp nhận một áp dụng thích đáng.
Thách thức tính khôn ngoan của sứ điệp: Theo Tiến Sĩ Mirus, Đức Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta khá ngạc nhiên mà không quan tâm đến việc chúng được tiếp nhận ra sao, có thể bao hàm các sai sót nào hoặc cần phải thận trọng hay dè chừng (caveat) cách nào. Thách thức tính khôn ngoan của ngài trong các dịp này là điều nên làm hơn là thách thức tính chính thống của ngài. Trọng điểm ở đây khá đơn giản: người Công Giáo không cần phải nhất trí với phán đoán có tính dạy khôn (prudential judgment) của ngài.
Đôi khi ta cũng có thể đưa ra phán đoán khôn ngoan của ta với hy vọng đề xuất được một phương thức tốt hơn.
Kiểm soát sứ điệp: Nếu xem ra Đức Giáo Hoàng bàn đến một vấn đề nào đó một cách khiến cho tình hình thêm tệ hơn, thì ta cần phải kiểm soát sứ điệp của ngài một cách quả quyết hơn, để tín hữu không bị chướng tai gai mắt (scandalized) một cách trầm trọng. Điều này đặc biệt cần thiết khi phương thức của Đức Giáo Hoàng xem ra phá hoại một khía cạnh nào đó của tín lý Công Giáo. Một trong các phương pháp là nhấn mạnh tới bất cứ điều gì tích cực nhất trong sứ điệp của ngài, không nhấn mạnh các lạc đề (off-notes) của sứ điệp, nhằm chuyển tải nó một cách nhất quán hơn với đức tin, luân lý và truyền thống Công Giáo. Tiến Sĩ Mirus cho rằng chính phòng báo chí của Tòa Thánh cũng năng sử dụng phương pháp này dưới thời Đức Phanxicô.
Một cách nữa là tự ý thêm vào những điều Đức Giáo Hoàng không nhắc đến và coi những gì ngài nói là một phần của một bức tranh lớn hơn. Mục đích là trình bầy Đức Giáo Hoàng như thể ngài “làm nổi bật” một điểm vốn không nhằm chỉ được tiếp nhận trong cõi chân không, nhưng cần được quân bình hóa bởi các khía cạnh khác của cùng vấn đề. Quảng cáo cho bức tranh lớn hơn như thế này sẽ giảm thiểu gương mù có thể có.
Chống đối sứ điệp: Cuối cùng, có khi ta cần phải đối chất với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng một cách chống đối nhiều hơn. Trước nhất, là cẩn thận nhận diện các hệ luận không thể nào được phép trong các nhận định của Đức Giáo Hoàng, với giả thuyết cho rằng ngài nói hơi bất cẩn và thực ra ngài không có ý nói những hệ luận này.
Thứ hai, mạnh hơn, là nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói và làm có hại cho tín lý Công Giáo, không được huấn quyền biện minh, và rất có thể bị huấn quyền bác bỏ, trong triều giáo hoàng sau. Nhiều người tin rằng đây là lúc phải áp dụng lối phê phán này khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô toan tính cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ tuy không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Họ nhận định rằng giáo huấn trước đây của Giáo Hội, Bộ Giáo Luật và thực hành Công Giáo chứng tỏ rằng việc này không thể cho phép, và do đó, họ mong Huấn Quyền hủy bỏ mọi hoài nghi kịp thời, hơn là nhận diện một ngoại lệ hợp pháp.
Các thái độ phải có khi phê bình Đức Giáo Hoàng
Dù cách nào, việc phê bình Đức Giáo Hoàng luôn phải hợp tình hợp lý (fair) và hết sức có tính xây dựng. Thành thử, ta luôn luôn phải dè chừng, ý tứ. Tiến Sĩ Mirus cho hay: các thái độ sau đây cần phải lưu ý khi phê bình Đức Giáo Hoàng:
Khiêm nhường : Trước nhất, mọi nhà phê bình phải nhìn nhận khả thể sai lầm của mình. Bất luận ta nhấn mạnh thế nào về một điểm đặc thù, điều luôn có thể là ta rất có thể sai lầm. Các sai lầm ta có thể có thì vô vàn và đôi khi, ta không nhận ra mình có thể vướng vào một sai lầm đặc thù nào đó. Thành thử việc ta mạnh mẽ đưa ra một lập luận là điều chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là coi những người bất đồng với ta như ngu đần, phi lý.
Hợp tình hợp lý: Điều thích đáng là tất cả chúng ta nên đáp ứng các ý nghĩ và hành động của người khác như ta muốn họ đáp ứng các ý nghĩ và hành động của ta. Đây là một điều hết sức quan trọng và có lẽ hiển nhiên nhất của luật tự nhiên: sự hợp tình hợp lý. Điều này có nghĩa ta phải thường xuyên dành một xây dựng tốt nhất đối với bất cứ tuyên bố hay hành động nào ta nghĩ đáng bị phê phán, trong đó, có việc nhìn nhận ý tốt của người khác ngoại trừ có đủ bằng chứng ngược lại. Hơn nữa, khi nào sự thật về một vấn đề nào đó cho phép có những sự dị biệt hợp pháp, thì ta phải vui lòng thừa nhận khả thể này.
Liêm chính (Integrity): Một vi phạm trầm trọng đối với chính sự liêm chính bản thân, chưa kể còn là một bất công nghiêm trọng, khi cố tình lên đặc điểm sai cho chủ trương hoặc luận điểm của đối phương. Hơn nữa, ta không bao giờ được phán đoán tình trạng nội tâm của người ta phê phán. Ta ít khi biết được các ý hướng thực sự của một con người: chỉ có Thiên Chúa mới có thể vừa nhìn rõ các động lực vừa phán đoán đúng về chúng mà thôi.
Cân bằng: Bất cứ điều gì có tiềm năng làm người ta bị các bề trên trong Giáo Hội của họ xa lánh đều nguy hiểm về phương diện thiêng liêng. Đây không phải là chuyện chính trị. Nếu phải liên tiếp phê phán, ta cũng phải có trách nhiệm tương ứng trong việc nhìn nhận bất cứ điều gì có thể khuyến cáo bất cứ nhân vật nào của Giáo Hội có thẩm quyền hợp pháp đối với người khác khen ngợi họ. Cũng cần phải lưu ý tới mục tiêu: nếu lời phê phán của ta không tới tai Đức Giáo Hoàng thì ta vẫn cần phải củng cố đức tin và đức cậy của các tín hữu. Không gì làm tha hóa và nản lòng người khác nhanh hơn việc làm cho sự việc tệ hơn là chính chúng bằng cách không ngừng bới lông tìm vết.
Tính giới hạn: Ở đây, ta phải tuân giữ các qui luật Công Giáo chuyên biệt của việc dấn thân giao tiếp. Phải cư xử tôn kính đối với những người của Giáo Hội. Hơn nữa, phạm vi bất đồng hợp pháp bị giới hạn bởi huấn quyền hiện hữu, và bởi thẩm quyền kỷ luật thích đáng của Giáo Hội đối với người khác. Tố cáo một vị giáo hoàng đã giảng dậy sai lầm một cách có huấn quyền hay khuyến cáo người ta bất tuân thẩm quyền kỷ luật hợp pháp của ngài là đã vượt quá ranh giới Công Giáo. Vì chúng ta tin vào việc Chúa Kitô che chở Giáo Hội của Người, nên chúng ta không bao giờ được rơi vào cái bẫy cho rằng Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt nếu các quan điểm đặc thù của chúng ta không được thi hành. Như Thánh Augustinô từng cảnh cáo một cách ngắn gọn trong cuốn Tự Thú của ngài: sự thật vốn là tài sản của mọi người. Nhưng ai chỉ nói từ cái kho của mình, người ấy nói láo.
Nhậy cảm: Phải tỏ ra nhậy cảm đối với bất cứ ai ta phê phán. Nếu người đọc của ta thấy chướng tai gai mắt (scandalized), ta lại càng phải tỏ ra nhẹ nhàng hơn. Nếu thấy lời phê phán của ta bị coi là xâm hại (corrosive), ta cần phải rút nó lại. Khi phê phán người khác, ta rất dễ bị cám dỗ đánh thật mạnh mà không lưu ý tới các thiệt hại phụ thêm (collateral damage). Nhưng nếu không nghĩ tới ích lợi của các linh hồn trong mọi giai đoạn của việc ta cố gắng làm cho sự việc đúng đắn, thì thà ở im lặng còn hơn. Trọng điểm là che chở và nuôi dưỡng đức tin và đức cậy của những người sẵn sàng nghe theo điều chúng ta nói.
Sửa sai: Nếu ta đã quảng bá những phê phán mà sau đó bị chứng tỏ là không chính xác hay thiếu căn cứ, ta có nghĩa vụ nặng nề phải nhìn nhận như thế, và bảo đảm rằng cũng những người nghe chúng ta lần đầu cũng được nghe ta lần thứ hai. Chúng ta dễ bị quyến rũ xiết bao khi hy vọng người khác quên các lỗi lầm quá khứ của chúng ta và tiếp tục tin tưởng vào phán đoán của ta! Người nào biết tôn trọng bổn phận này, thì người đó chính là một nhà phê phán thực sự đáng tin cậy.
Câu truyện Nôê
Nói tóm lại, việc phê phán Đức Giáo Hoàng là điều có thể biện minh được, tuy có nhiều cách phê phán ngài và với nhiều thái độ thích đáng khác nhau. Trong một bài báo sau đó, Tiến Sĩ Mirus nói rằng: có người trích dẫn câu truyện Nôê say rượu đến bỏ cả mặc quần, được hai con trai đi ngược cầm áo quấn cho khỏi xấu hổ, để cho rằng không nên phê phán Đức Giáo Hoàng, vì dù sao, ngài cũng là cha chung của chúng ta.
Nhưng theo Tiến Sĩ Mirus, câu truyện Nôê là “vấn đề im lặng trước một việc tư riêng, một việc mà công chúng không biết tới”. Nó “không thể áp dụng vào các câu tuyên bố hay hành động công khai của Đức Giáo Hoàng, những điều đã được nhiều người biết đến và thảo luận khắp thế giới”.
Nhưng phê phán không đồng nghĩa với việc tiếng Anh gọi là “character assassination”, tức diễn trình cố ý và kéo dài nhằm hủy diệt sự khả tín và danh thơm tiếng tốt của một con người, nhất là ở trường hợp người cha trong gia đình mà dù gì các con cũng phải tìm cách đề cao các giá trị tích cực của ngài.
Hơn nữa, các vấn đề Đức Giáo Hoàng phải đối phó không hề đơn giản chút nào mà lại đa dạng. Rất nhiều điều ngài làm hết sức tốt đẹp và hoàn toàn đúng. Nên dù có những điểm yếu, ta không được quên các điểm mạnh rất nhiều của ngài.
Nói tóm lại, khi phê phán Đức Giáo Hoàng, 3 điều sau đây tối cần thiết: tình hiếu thảo và bổn phận của ta đối với Đức Giáo Hoàng; ý thức các giới hạn của chính ta; lợi ích của Giáo Hội.
Để thể hiện 3 điều trên, Tiến Sĩ Mirus đề nghị bốn điều sau đây:
1. Không bao giờ được lấy bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng nói ra khỏi ngữ cảnh để minh chứng một điều gì đó. Ngữ cảnh là điều rất quan trọng, và đặt lời cho các sự việc với sự chính xác tuyệt đối nhưng độc lập đối với một ngữ cảnh đặc thù nào đó là điều không bao giờ nên làm. Lấy sự việc ra khỏi ngữ cảnh là sai lầm rất thông thường; khi cố tình, nó là sự bất trung thực.
2. Ta nên cố gắng tưởng tượng ra các điều kiện theo đó một điều hồ nghi do Đức Phanxicô nói hay làm có thể là điều hoàn toàn được phép, rồi cẩn thận xét xem liệu các điều kiện này có thể hợp pháp hay không. Tóm lại, nên dừng lại và khảo sát một số nhân tố cách cẩn thận hơn.
3. Tốt hơn, nên phê phán một cách nhẹ nhàng và có tính tạm thời. Nói rằng “Đức Giáo Hoàng thiếu đức tin” hay “Đức Giáo Hoàng bị lừa phỉnh” hoặc “Đức Giáo Hoàng lầm” là điều vội vã, nên tránh. Tốt hơn, nên nói: “tôi không hiểu lời tuyên bố hay hành động của Đức Giáo Hoàng làm sao có thể thích đáng hay chính xác, xét theo quan điểm X,Y và Z của Công Giáo”.
4. Không những hợp đức ái mà còn khôn ngoan nữa khi chỉ phê phán một vị giáo hoàng về sự thất bại tối thiểu, nhất quán với vụ việc mà thôi. Thí dụ, khi xét tới việc liệu các điều giáo luật 915 và 916 về việc cho rước lễ có gốc rễ tín lý sâu xa đến nỗi không thể phát biểu cách khác được hay không, thì tốt hơn chỉ nên than phiền Đức Giáo Hoàng đã không làm sáng tỏ Giáo Luật trước khi bàn tới việc rước lễ của người ly dị tái hôn, hơn là tố cáo ngài lạc giáo.
Kỳ sau: Cùng bước với Phêrô
Một chuyên gia về hội chứng yêu mình thái quá nhận định về Amoris Laetitia
Vũ Văn An
00:34 03/02/2017
Richard Fitzgibbons, M.D., là giám đốc Viện Hàn Gắn Hôn Nhân ở Philadelphia, Hoa Kỳ. Ông là một trong những người đóng góp cho cuốn “Torn Asunder: Children, the Myth of the Good Divorce, and the Recovery of Origins” (Grand Rapids: Eerdmans Publishing, 2017) và là đồng tác giả của cuốn “Forgiveness Therapy: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope” (American Psychological Association Books, 2014).
Lên tiếng trong một bài báo, tác giả này cho rằng chương Tám, Tông Huấn Amoris Laetitia, gây nhiều tai hại về phương diện tâm lý.
Hội chứng yêu mình thái quá (narcissism)
Thực vậy, theo ông, Chương Tám của Amoris Laetita vô tình hỗ trợ cho lòng vị kỷ, mẹ đẻ ra của hội chứng tự yêu mình thái quá.
Ông dành đến phân nửa bài báo để nói tới hội chứng này. Theo ông, hội chứng tự yêu mình thái quá là một xáo trộn tâm lý đã hằn sâu mọi ngõ ngách của xã hội ta, một xã hội bị thống trị bởi các phương tiện truyền thông, duy vật và luôn đi tìm thoải mái. Mặc dù các nhà tâm lý học vốn nhận nó là một xáo trộn nhân cách, nhưng các nhà huyền nhiệm, từ thuở hừng đông của Kitô Giáo, đã biết lòng vị kỷ là ấn bản thiêng liêng của bệnh hay lây này, một thứ bệnh mang lại tử vong cho linh hồn.
Việc phát triển của hội chứng tự yêu mình thái quá này được thấy rõ trong việc cường điệu hóa hình dáng thể lý, tài năng, sự giầu có và danh tiếng của mình. Về mặt thiêng liêng, nó là việc vinh quang hóa con người của mình hơn là thờ lạy Thiên Chúa. Thánh Augustinô viết rằng: “Chỉ có thể có hai tình yêu căn bản… Yêu Thiên Chúa đến quên cả con người mình, và yêu mình đến quên và chối cả Thiên Chúa”.
Hội chứng tự yêu mình thái quá phát xuất từ các cha mẹ nuông chiều, bắt chước người đồng lứa vị kỷ, tự cao tự đại, thích quyền lợi, tự qúy trọng mình một cách lệch lạc; tự thổi phồng mình, thiếu Đức Tin và thiếu lòng khiêm nhường. Người có quan điểm tự yêu mình thái quá sử dụng chủ nghĩa duy tương đối luân lý và đạo đức hoàn cảnh làm khí cụ luận lý để thuyết phục, và củng cố tinh thần tự yêu mình thái quá bằng cách tự để linh hồn mình chết đói ơn thánh và dựng lên các rào cản tâm lý quanh tâm hồn mình không cho nó tiếp nhận các sự thiện từ bên ngoài.
Theo Fitzgibbons, mặc dù có những lời khuyên hữu ích trong các chương khác của Amoris Laetitia, việc phổ biến chương Tám đã tiêu hủy mọi cái tốt của nó. Thực vậy, chương này rất có thể đòi các giáo sĩ Công Giáo sử dụng đạo đức hoàn cảnh, thứ đạo đức không cho phép đối cực nào chống lại lối suy nghĩ vị kỷ trong hôn nhân và trong Giáo Hội.
Người ta cho rằng hàng giáo sĩ tại một số giáo phận rất có thể sẽ rút lui và nhân danh sự đồng hành, phải chấp nhận việc bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục và các bí tích hôn phối, Thánh Thể và Hòa Giải.
Lòng vị kỷ - kẻ thù chính của tình yêu vợ chồng
Theo Fitzgibbons, một trong các nguyên nhân chính gây tranh chấp hôn nhân và sau đó, gây căng thẳng trong gia đình, là lòng vị kỷ và biểu hiện cực đoan của nó là hội chứng tự yêu mình thái quá. Trong các sách vở nói về sức khỏe tâm thần, người ta đã chứng minh rằng sự căng thẳng hôn nhân, ở cả người chồng lẫn người vợ, có liên hệ với các tranh chấp có tính tự yêu mình thái quá (Kilmann & Verdemia, 2013). Theo các báo cáo, trong 20 năm qua, việc tranh chấp cá tính này đã gia tăng đáng kể trong văn hóa (Twenge & Whitaker, 2013). Người ta coi sự gia tăng trong các đặc điểm tự yêu mình thái quá và hội chứng tự yêu mình thái quá trong xã hội có liên hệ với sự thay đổi trong việc lan tràn Xáo Trộn Nhân Cách Tự Yêu Mình Thái Quá (Paris, 2012).
Trong việc huấn đạo hôn nhân, tranh chấp này thường được nhận diện như một trong các nguyên nhân dẫn đầu, nếu không muốn nói là đệ nhất đẳng, gây ra ly dị. Đó là kinh nghiệm nghề nghiệp của Fitzgibbons trong việc chữa trị hàng trăm cặp vợ chồng suốt hơn 40 năm qua.
Lòng vị kỷ cao độ khiến vợ chồng quay vào chính họ và gây trở ngại cho việc hiến mình, một việc cốt yếu để vợ chồng tín thác lẫn nhau và để tình yêu của họ nở rộ. Người phối ngẫu vị kỷ có thể trở nên hướng nội đến nỗi, theo lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, họ trở thành tù nhân của chính họ.
Các lợi ích của việc giải quyết hội chứng tự yêu mình thái quá đã được khuyến cáo cho các cặp vợ chồng (Paris, 2012) và việc chữa trị nó đã được mô tả (Links & Stockwell, 2002; Solomon, 1998). Kernberg vốn mô tả việc cần phải thắng vượt hội chứng tự yêu mình thái quá để duy trì tình yêu (1995).
Việc khám phá và chữa trị cơn giận do tự yêu mình thái quá gây ra, một cơn giận vốn đe dọa hôn nhân và gia đình, đã được mô tả trong cuốn sách mà Fitzgibbons là đồng tác giả “Forgiveness Therapy: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope” (2014, p.211-214).
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lòng vị kỷ
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người được Đức Phanxicô mô tả là vị thánh của các gia đình, đã viết về sự nguy hiểm của lòng vị kỷ đối với hôn nhân, gia đình và văn hóa:
“Các mối nguy hiểm đối với tình yêu cũng là các mối nguy hiểm đối với nền văn minh tình yêu. Ở đây, đầu tiên ta nghĩ tới lòng vị kỷ, không những lòng vị kỷ của các cá nhân, mà còn là lòng vị kỷ của các cặp vợ chồng hay, nói rộng hơn, lòng vị kỷ xã hội. Trong mọi hình thức của nó, lòng vị kỷ chống lại văn minh tình yêu một cách trực tiếp và triệt để” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư Gửi Các Gia Đình, số 14).
Ngài cũng viết về sự lành mạnh và tương lai của hôn nhân như sau:
“Vì tình yêu chỉ có thể sống còn như một sự hợp nhất trong đó cái “chúng tôi” đầy trưởng thành được biểu lộ: nó sẽ không thể sống còn như một sắp xếp của hai con người vị kỷ” (Love & Responsibility, 2013, p. 71).
Trong cuộc tông du Hoa Kỳ đầu tiên, Thánh Gioan Phaolô II tuyên bố tại Washington D.C. rằng:
“Trong lòng bất cứ xã hội nào trong đó thần tượng là khoái lạc, là tiện nghi, và độc lập, mối nguy hiểm lớn lao đối với đời sống gia đình là sự kiện này: người ta đóng cửa trái tim và trở thành vị kỷ” (Thánh Gioan Phaolô II, 1979).
Cái hại tâm lý do lòng vị kỷ gây ra
Lòng vị kỷ tác hại một cách trầm trọng, và thậm chí có thể tiêu hủy các cuộc hôn nhân. Ảnh hưởng tai hại của nó thường lan tỏa một cách im lặng đến nỗi các cặp vợ chồng không nhận ra nó gây thương tích ra sao cho khả năng nhậy cảm, cho đi và yêu thương lẫn nhau của họ.
Lòng vị kỷ tác hại hôn nhân bằng nhiều cách, trong đó có:
• Rút lui vào chính mình, ít còn thông đạt
• Thiếu hiến mình cho tình yêu lãng mạn và tình bạn phu thê
• Thiếu trách nhiệm đối với người phối ngẫu của mình
• Đối xử với người phối ngẫu của mình như đối tượng tính dục
• Thiếu kính trọng đối với người phối ngẫu
• Có những tác phong muốn kiểm soát quá mức
• Phản ứng thái quá trong lúc giận dữ
• Không có khả năng xin tha thứ
• Không đối xử với người phối ngẫu như người bạn tốt nhất của mình
• Không mong muốn điều tốt nhất cho người phối ngẫu
• Yếu trong việc tỏ lời khen
• Quá tức giận khi mọi việc không xẩy ra như mong ước
• Nằng nặc đòi theo ý riêng của mình
• Chỉ muốn làm điều cảm giới thúc đẩy mình làm.
• Chú tâm tới phúc lợi riêng của mình chứ không chú tâm tới phúc lợi của người phối ngẫu.
• Có khuynh hướng tránh trách nhiệm trong một số phạm vi chính của đời sống
• Quá nhận thấy mình quan trọng
• Mất đi lòng tốt và sự thâm trầm
• Có tác phong không trưởng thành và quá tìm thoải mái
• Bị ám ảnh với việc làm dáng, hình ảnh thể lý và những gì mình có
• Có tác phong ưa kiểm soát
• Tự nuông chiều thái quá
• Tham vọng thành công mù quáng
• Quá chú tâm tới ấn tượng tạo ra hơn là việc làm của mình
• Mất đức tin
• Thiếu động lực để giải quyết các tranh chấp của vợ chồng
• Thiếu cởi mở đối với thánh ý Thiên Chúa liên quan tới số con
• Thiếu cảm thức nên một và sứ mệnh chung với người phối ngẫu
• Không sửa chữa con cái và người phối ngẫu
• Gét tự hiến hy sinh
• Sử dụng văn hóa khiêu dâm
• Sử dụng các phương tiện ngừa thai
• Não trạng tìm kiếm án vô hiệu.
Các trước tác sâu sắc của Thánh Gioan Phaolô II về lòng vị kỷ, hôn nhân, gia đình, tuổi trẻ, ngừa thai, ly dị, sống chung, kết hợp đồng tính và Phép Thánh Thể khiến ta hy vọng rằng thời thanh tẩy đã đến. Tuy nhiên, việc gia tăng ủng hộ mới đây dành cho các thái độ tự yêu mình thái quá và nền đạo đức hoàn cảnh đối với các cuộc kết hợp bất hợp lệ, sống chung và đồng tính hiện là mối đe dọa tâm lý và thiêng liêng chính đối với hôn nhân và cuộc sống gia đình Công Giáo.
Sự lớn mạnh của lòng vị kỷ và não trạng ngừa thai
Ngoài sự tai hại gây ra cho hôn nhân, sự lớn mạnh của lòng vị kỷ còn gây tác hại nặng nề cho chức linh mục và cuộc sống tu trì, các người phối ngẫu vô tội và 1,000,000 trẻ em ở Hoa Kỳ chịu chấn thương hàng năm vì nạn ly dị (1).
Lòng vị kỷ đóng một vai trò lớn trong việc gần 100,000 linh mục và tu sĩ bỏ lời khấn/cam kết từ thập niên 1970 (Mullan, 2001) (2). Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc nổi loạn chống lại giáo huấn Humanae Vitae của Giáo Hội. Đạo đức hoàn cảnh với quyền tối thượng của lương tâm bản thân đã thay thế cho các giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội của Người.
Cùng một lúc, hội chứng yêu mình thái quá trong hàng Giáo Sĩ cũng đã bùng nổ trong phụng vụ (3) với thật nhiều lạm dụng phụng vụ và điều còn hệ trọng hơn nữa, trong việc từ khước không giảng dậy sự thật của Giáo Hội liên quan tới luân lý tính dục. Thay vào đó, người ta đã ủng hộ đạo đức học hoàn cảnh trong các chủng viện, đại học, và trường trung học Công Giáo, với việc khẳng định tính tối thượng của lương tâm bản thân (và đôi khi, lương tâm này thiếu giáo dục và đầy vị kỷ) so với giáo huấn của Giáo Hội. Các linh mục và giám mục nào không chịu giảng dậy sự thật của Giáo Hội về luân lý tính dục là đã không tự mình đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và sống theo sự thật của Người.
Kết quả choáng váng và đáng xấu hổ là cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội, với đặc điểm là cuộc xâm phạm tình dục đồng tính ồ ạt các thiếu nam của các giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo Rôma (4). Không một người nam trưởng thành nào lại hành động ngược với bản chất nam giới của mình trong tư cách người bảo vệ giới trẻ ngoại trừ đã đầu hàng hội chứng tự yêu mình thái quá và niềm tin cho rằng mình có quyền sử dụng người khác như những đối tượng tính dục.
Tự yêu mình thái quá, lòng vị kỷ hiểm ác và nạn ly dị
Các phương tiện ngừa thai gây hại nặng nề cho lòng tin tưởng và tình yêu hôn nhân, với hiệu quả trực tiếp làm gia tăng lòng vị kỷ hiểm ác nơi người phối ngẫu, một điều sẽ dẫn tới cuộc tấn công của nạn dịch ly dị nơi người Công Giáo. Mối tương quan giữa việc sử dụng phương tiện ngừa thai và nạn dịch ly dị là điều không ai phủ nhận được.
Kinh nghiệm đau buồn của chúng ta cho thấy người phối ngẫu vị kỷ cao độ thường khởi diễn và được án vô hiệu mà không cần phải nhận diện hay thách thức gì về đặc tính trầm trọng của cuộc tranh chấp.
Amoris Laetitiae và lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá
Nhiều thần học gia và triết gia đã viết về các nguy hiểm trầm trọng của chương Tám, Tông Huấn Amoris Laetitae, đối với các giáo huấn 2,000 năm nay của Chúa Kitô và của Giáo Hội. Đặc biệt, chương này ảnh hưởng tới các bí tích hôn phối, Thánh Thể và Hòa Giải. Nó làm người ta lẫn lộn và hướng dẫn sai các gia đình, giới trẻ cũng như các người trẻ và những ai đang sống trong các cuộc kết hợp ly dị, đồng tính và sống chung.
Theo viễn ảnh tâm lý, đe doạ trầm trọng nhất trong Amoris Laetitiae đối với hôn nhân, đời sống gia đình và trẻ em Công Giáo cũng như các Bí Tích và nền luân lý Công Giáo hệ ở sự kiện này: chương Tám ủng hộ và bênh vực lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá và lòng vị kỷ, vốn là nền tảng của nền đạo đức học hoàn cảnh. Lối suy nghĩ này từng gây tác hại nặng nề cho hôn nhân, cho tuổi trẻ và các gia đình Công Giáo cũng như cho hàng giám mục và linh mục đã trên 50 năm nay. Ngày nay xem ra nó còn dạn dĩ hơn nữa nhờ một số đoạn trong Amoris Laetitia.
Chủ trương lương tâm bản thân trổi vượt hơn giáo huấn của Giáo Hội rõ ràng đã được phát biểu trong bản tuyên bố gần đây của các Giám Mục Malta; các ngài cho rằng người Công Giáo đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai đầy tính ngoại tình có thể cứ ở mãi trong tác phong tội nặng, được mọi người biết đến, mà vẫn không bị từ chối lãnh nhận Thánh Thể nếu họ “thừa nhận và tin” rằng họ “bình an với Thiên Chúa”.
Theo viễn ảnh tâm lý, lối suy nghĩ này chứng tỏ thái độ cao ngạo và tự yêu mình cao độ theo nghĩa cặp vợ chồng này dựa vào cảm xúc của mình để đưa ra các quyết định luân lý quan trọng, thay vị dựa vào sự thật mà Chúa và 2,000 năm giáo huấn của Giáo Hội đã ban hành.
Theo Fitzgibbons, lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá được đoạn 301 của Amoris Laetitia hỗ trợ: “Giáo Hội nắm giữ cả một khối suy tư vững chãi liên quan tới các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh. Bởi đó, ta không thể đơn giản nói rằng mọi người trong bất cứ hoàn cảnh ‘bất hợp lệ’ nào đều đang sống trong trạng thái tội trọng và bị mất hết ơn thánh hóa”.
Cha Gerry Murray, một giáo luật gia, đã viết bài nhận định về bản tuyên bố của các giám mục Malta, đăng trên tờ L’ Osservatore Romano. Cha viết rằng “Văn kiện của các giám mục Malta là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy: vì không có sự tái khẳng định nào của Đức Giáo Hoàng đối với kỷ luật và giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội về hôn nhân, ly dị, ngoại tình, và việc lãnh nhận các bí tích, nên tính toàn vẹn của giáo huấn và sứ mệnh Giáo Hội sẽ bị xâm hại bởi chính các mục tử hồ đồ của Giáo Hội” (5).
Thanh tẩy Amoris Laetitiae
Fitzgibbons cho rằng: các đoạn văn nào trong Amoris Laetitiae ủng hộ nền đạo đức hoàn cảnh và lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá nên được loại khỏi văn kiện. Các bí tích hôn phối và Chức Thánh, cũng như hàng triệu người trẻ vô tội, từng bị chấn thương nặng nề trong hơn 50 năm qua bởi lòng vị kỷ sâu xa và niềm tin cao ngạo của nó rằng người ta có thể trở nên giống Thiên Chúa và tự đưa ra các quyết định luân lý độc lập đối với Lề Luật của Người.
Việc biện minh cho lối suy nghĩ và tác phong tự yêu mình thái quá chứa trong một số đoạn của Amoris Laetitiae là một đe dọa trầm trọng đối với sự lành mạnh và vững ổn tâm lý của hàng triệu cuộc hôn nhân Công Giáo, các người phối ngẫu trung trinh, giới trẻ và các gia đình vô tội, vì đi ủng hộ nguyên nhân gây ra Xáo Trộn Nhân Cách Tự Yêu Mình Thái Quá.
Dù một số người nghĩ rằng vươn tay ra với những người hiện đang sống trong “các cuộc hôn nhân” bất hợp lệ là cảm thương họ, nhưng việc biến sự thật thành ‘mềm dẻo’ có thể gây cho các người phối ngẫu mà cuộc hôn nhân đang lung lay sẽ bỏ cuộc chiến đấu nhằm phục hồi cuộc hôn nhân của họ; các lời viết trong Amoris Laetitia xuất hiện như lời ủng hộ não trạng “bỏ cuộc” và thậm chí “cố gắng một lần nữa”.
Fitzgibbons nghĩ rằng: việc bác bỏ giáo huấn sâu sắc của Thánh Gioan Phaolô II về gia đình Công Giáo, một việc dường như có trong Amoris Laetitiae, cần được chấm dứt. Thay vào đó, các trước tác của vị đại thánh này về lòng vị kỷ và đạo đức hoàn cảnh trong Veritatis Splendor nên được tuân theo để việc thanh tẩy hôn nhân và đời sống gia đình, hàng giám mục và linh mục Công Giáo, vốn mong đợi từ lâu, có thể được tiếp tục, hơn là bị xâm hại.
___________________________________________________________________________________________
(1) McCarthy, M (Ed). (2107) Torn Asunder: Children, the Myth of the Good Divorce, and the Recovery of Origins. Grand Rapids: Eerdmans Publishing.
[2] Mullan, D. (2001) The Catholic Hiroshima. The New Oxford Review, Sept. 2001.
[3] Vitz, P & Vitz, D. (2007) The Problem of Narcissism in the Mass Today. Homiletic and Pastoral Review, November 2007
[4] Fitzgibbons, R. & O’Leary, D. (2011) Sexual Abuse of Minors by Catholic Clergy. Linacre Quarterly, 252-273.
[5] Fr. Gerald E. Murray - The Catholic Thing
Lên tiếng trong một bài báo, tác giả này cho rằng chương Tám, Tông Huấn Amoris Laetitia, gây nhiều tai hại về phương diện tâm lý.
Hội chứng yêu mình thái quá (narcissism)
Thực vậy, theo ông, Chương Tám của Amoris Laetita vô tình hỗ trợ cho lòng vị kỷ, mẹ đẻ ra của hội chứng tự yêu mình thái quá.
Ông dành đến phân nửa bài báo để nói tới hội chứng này. Theo ông, hội chứng tự yêu mình thái quá là một xáo trộn tâm lý đã hằn sâu mọi ngõ ngách của xã hội ta, một xã hội bị thống trị bởi các phương tiện truyền thông, duy vật và luôn đi tìm thoải mái. Mặc dù các nhà tâm lý học vốn nhận nó là một xáo trộn nhân cách, nhưng các nhà huyền nhiệm, từ thuở hừng đông của Kitô Giáo, đã biết lòng vị kỷ là ấn bản thiêng liêng của bệnh hay lây này, một thứ bệnh mang lại tử vong cho linh hồn.
Việc phát triển của hội chứng tự yêu mình thái quá này được thấy rõ trong việc cường điệu hóa hình dáng thể lý, tài năng, sự giầu có và danh tiếng của mình. Về mặt thiêng liêng, nó là việc vinh quang hóa con người của mình hơn là thờ lạy Thiên Chúa. Thánh Augustinô viết rằng: “Chỉ có thể có hai tình yêu căn bản… Yêu Thiên Chúa đến quên cả con người mình, và yêu mình đến quên và chối cả Thiên Chúa”.
Hội chứng tự yêu mình thái quá phát xuất từ các cha mẹ nuông chiều, bắt chước người đồng lứa vị kỷ, tự cao tự đại, thích quyền lợi, tự qúy trọng mình một cách lệch lạc; tự thổi phồng mình, thiếu Đức Tin và thiếu lòng khiêm nhường. Người có quan điểm tự yêu mình thái quá sử dụng chủ nghĩa duy tương đối luân lý và đạo đức hoàn cảnh làm khí cụ luận lý để thuyết phục, và củng cố tinh thần tự yêu mình thái quá bằng cách tự để linh hồn mình chết đói ơn thánh và dựng lên các rào cản tâm lý quanh tâm hồn mình không cho nó tiếp nhận các sự thiện từ bên ngoài.
Theo Fitzgibbons, mặc dù có những lời khuyên hữu ích trong các chương khác của Amoris Laetitia, việc phổ biến chương Tám đã tiêu hủy mọi cái tốt của nó. Thực vậy, chương này rất có thể đòi các giáo sĩ Công Giáo sử dụng đạo đức hoàn cảnh, thứ đạo đức không cho phép đối cực nào chống lại lối suy nghĩ vị kỷ trong hôn nhân và trong Giáo Hội.
Người ta cho rằng hàng giáo sĩ tại một số giáo phận rất có thể sẽ rút lui và nhân danh sự đồng hành, phải chấp nhận việc bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục và các bí tích hôn phối, Thánh Thể và Hòa Giải.
Lòng vị kỷ - kẻ thù chính của tình yêu vợ chồng
Theo Fitzgibbons, một trong các nguyên nhân chính gây tranh chấp hôn nhân và sau đó, gây căng thẳng trong gia đình, là lòng vị kỷ và biểu hiện cực đoan của nó là hội chứng tự yêu mình thái quá. Trong các sách vở nói về sức khỏe tâm thần, người ta đã chứng minh rằng sự căng thẳng hôn nhân, ở cả người chồng lẫn người vợ, có liên hệ với các tranh chấp có tính tự yêu mình thái quá (Kilmann & Verdemia, 2013). Theo các báo cáo, trong 20 năm qua, việc tranh chấp cá tính này đã gia tăng đáng kể trong văn hóa (Twenge & Whitaker, 2013). Người ta coi sự gia tăng trong các đặc điểm tự yêu mình thái quá và hội chứng tự yêu mình thái quá trong xã hội có liên hệ với sự thay đổi trong việc lan tràn Xáo Trộn Nhân Cách Tự Yêu Mình Thái Quá (Paris, 2012).
Trong việc huấn đạo hôn nhân, tranh chấp này thường được nhận diện như một trong các nguyên nhân dẫn đầu, nếu không muốn nói là đệ nhất đẳng, gây ra ly dị. Đó là kinh nghiệm nghề nghiệp của Fitzgibbons trong việc chữa trị hàng trăm cặp vợ chồng suốt hơn 40 năm qua.
Lòng vị kỷ cao độ khiến vợ chồng quay vào chính họ và gây trở ngại cho việc hiến mình, một việc cốt yếu để vợ chồng tín thác lẫn nhau và để tình yêu của họ nở rộ. Người phối ngẫu vị kỷ có thể trở nên hướng nội đến nỗi, theo lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, họ trở thành tù nhân của chính họ.
Các lợi ích của việc giải quyết hội chứng tự yêu mình thái quá đã được khuyến cáo cho các cặp vợ chồng (Paris, 2012) và việc chữa trị nó đã được mô tả (Links & Stockwell, 2002; Solomon, 1998). Kernberg vốn mô tả việc cần phải thắng vượt hội chứng tự yêu mình thái quá để duy trì tình yêu (1995).
Việc khám phá và chữa trị cơn giận do tự yêu mình thái quá gây ra, một cơn giận vốn đe dọa hôn nhân và gia đình, đã được mô tả trong cuốn sách mà Fitzgibbons là đồng tác giả “Forgiveness Therapy: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope” (2014, p.211-214).
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lòng vị kỷ
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người được Đức Phanxicô mô tả là vị thánh của các gia đình, đã viết về sự nguy hiểm của lòng vị kỷ đối với hôn nhân, gia đình và văn hóa:
“Các mối nguy hiểm đối với tình yêu cũng là các mối nguy hiểm đối với nền văn minh tình yêu. Ở đây, đầu tiên ta nghĩ tới lòng vị kỷ, không những lòng vị kỷ của các cá nhân, mà còn là lòng vị kỷ của các cặp vợ chồng hay, nói rộng hơn, lòng vị kỷ xã hội. Trong mọi hình thức của nó, lòng vị kỷ chống lại văn minh tình yêu một cách trực tiếp và triệt để” (Thánh Gioan Phaolô II, Thư Gửi Các Gia Đình, số 14).
Ngài cũng viết về sự lành mạnh và tương lai của hôn nhân như sau:
“Vì tình yêu chỉ có thể sống còn như một sự hợp nhất trong đó cái “chúng tôi” đầy trưởng thành được biểu lộ: nó sẽ không thể sống còn như một sắp xếp của hai con người vị kỷ” (Love & Responsibility, 2013, p. 71).
Trong cuộc tông du Hoa Kỳ đầu tiên, Thánh Gioan Phaolô II tuyên bố tại Washington D.C. rằng:
“Trong lòng bất cứ xã hội nào trong đó thần tượng là khoái lạc, là tiện nghi, và độc lập, mối nguy hiểm lớn lao đối với đời sống gia đình là sự kiện này: người ta đóng cửa trái tim và trở thành vị kỷ” (Thánh Gioan Phaolô II, 1979).
Cái hại tâm lý do lòng vị kỷ gây ra
Lòng vị kỷ tác hại một cách trầm trọng, và thậm chí có thể tiêu hủy các cuộc hôn nhân. Ảnh hưởng tai hại của nó thường lan tỏa một cách im lặng đến nỗi các cặp vợ chồng không nhận ra nó gây thương tích ra sao cho khả năng nhậy cảm, cho đi và yêu thương lẫn nhau của họ.
Lòng vị kỷ tác hại hôn nhân bằng nhiều cách, trong đó có:
• Rút lui vào chính mình, ít còn thông đạt
• Thiếu hiến mình cho tình yêu lãng mạn và tình bạn phu thê
• Thiếu trách nhiệm đối với người phối ngẫu của mình
• Đối xử với người phối ngẫu của mình như đối tượng tính dục
• Thiếu kính trọng đối với người phối ngẫu
• Có những tác phong muốn kiểm soát quá mức
• Phản ứng thái quá trong lúc giận dữ
• Không có khả năng xin tha thứ
• Không đối xử với người phối ngẫu như người bạn tốt nhất của mình
• Không mong muốn điều tốt nhất cho người phối ngẫu
• Yếu trong việc tỏ lời khen
• Quá tức giận khi mọi việc không xẩy ra như mong ước
• Nằng nặc đòi theo ý riêng của mình
• Chỉ muốn làm điều cảm giới thúc đẩy mình làm.
• Chú tâm tới phúc lợi riêng của mình chứ không chú tâm tới phúc lợi của người phối ngẫu.
• Có khuynh hướng tránh trách nhiệm trong một số phạm vi chính của đời sống
• Quá nhận thấy mình quan trọng
• Mất đi lòng tốt và sự thâm trầm
• Có tác phong không trưởng thành và quá tìm thoải mái
• Bị ám ảnh với việc làm dáng, hình ảnh thể lý và những gì mình có
• Có tác phong ưa kiểm soát
• Tự nuông chiều thái quá
• Tham vọng thành công mù quáng
• Quá chú tâm tới ấn tượng tạo ra hơn là việc làm của mình
• Mất đức tin
• Thiếu động lực để giải quyết các tranh chấp của vợ chồng
• Thiếu cởi mở đối với thánh ý Thiên Chúa liên quan tới số con
• Thiếu cảm thức nên một và sứ mệnh chung với người phối ngẫu
• Không sửa chữa con cái và người phối ngẫu
• Gét tự hiến hy sinh
• Sử dụng văn hóa khiêu dâm
• Sử dụng các phương tiện ngừa thai
• Não trạng tìm kiếm án vô hiệu.
Các trước tác sâu sắc của Thánh Gioan Phaolô II về lòng vị kỷ, hôn nhân, gia đình, tuổi trẻ, ngừa thai, ly dị, sống chung, kết hợp đồng tính và Phép Thánh Thể khiến ta hy vọng rằng thời thanh tẩy đã đến. Tuy nhiên, việc gia tăng ủng hộ mới đây dành cho các thái độ tự yêu mình thái quá và nền đạo đức hoàn cảnh đối với các cuộc kết hợp bất hợp lệ, sống chung và đồng tính hiện là mối đe dọa tâm lý và thiêng liêng chính đối với hôn nhân và cuộc sống gia đình Công Giáo.
Sự lớn mạnh của lòng vị kỷ và não trạng ngừa thai
Ngoài sự tai hại gây ra cho hôn nhân, sự lớn mạnh của lòng vị kỷ còn gây tác hại nặng nề cho chức linh mục và cuộc sống tu trì, các người phối ngẫu vô tội và 1,000,000 trẻ em ở Hoa Kỳ chịu chấn thương hàng năm vì nạn ly dị (1).
Lòng vị kỷ đóng một vai trò lớn trong việc gần 100,000 linh mục và tu sĩ bỏ lời khấn/cam kết từ thập niên 1970 (Mullan, 2001) (2). Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc nổi loạn chống lại giáo huấn Humanae Vitae của Giáo Hội. Đạo đức hoàn cảnh với quyền tối thượng của lương tâm bản thân đã thay thế cho các giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội của Người.
Cùng một lúc, hội chứng yêu mình thái quá trong hàng Giáo Sĩ cũng đã bùng nổ trong phụng vụ (3) với thật nhiều lạm dụng phụng vụ và điều còn hệ trọng hơn nữa, trong việc từ khước không giảng dậy sự thật của Giáo Hội liên quan tới luân lý tính dục. Thay vào đó, người ta đã ủng hộ đạo đức học hoàn cảnh trong các chủng viện, đại học, và trường trung học Công Giáo, với việc khẳng định tính tối thượng của lương tâm bản thân (và đôi khi, lương tâm này thiếu giáo dục và đầy vị kỷ) so với giáo huấn của Giáo Hội. Các linh mục và giám mục nào không chịu giảng dậy sự thật của Giáo Hội về luân lý tính dục là đã không tự mình đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và sống theo sự thật của Người.
Kết quả choáng váng và đáng xấu hổ là cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội, với đặc điểm là cuộc xâm phạm tình dục đồng tính ồ ạt các thiếu nam của các giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo Rôma (4). Không một người nam trưởng thành nào lại hành động ngược với bản chất nam giới của mình trong tư cách người bảo vệ giới trẻ ngoại trừ đã đầu hàng hội chứng tự yêu mình thái quá và niềm tin cho rằng mình có quyền sử dụng người khác như những đối tượng tính dục.
Tự yêu mình thái quá, lòng vị kỷ hiểm ác và nạn ly dị
Các phương tiện ngừa thai gây hại nặng nề cho lòng tin tưởng và tình yêu hôn nhân, với hiệu quả trực tiếp làm gia tăng lòng vị kỷ hiểm ác nơi người phối ngẫu, một điều sẽ dẫn tới cuộc tấn công của nạn dịch ly dị nơi người Công Giáo. Mối tương quan giữa việc sử dụng phương tiện ngừa thai và nạn dịch ly dị là điều không ai phủ nhận được.
Kinh nghiệm đau buồn của chúng ta cho thấy người phối ngẫu vị kỷ cao độ thường khởi diễn và được án vô hiệu mà không cần phải nhận diện hay thách thức gì về đặc tính trầm trọng của cuộc tranh chấp.
Amoris Laetitiae và lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá
Nhiều thần học gia và triết gia đã viết về các nguy hiểm trầm trọng của chương Tám, Tông Huấn Amoris Laetitae, đối với các giáo huấn 2,000 năm nay của Chúa Kitô và của Giáo Hội. Đặc biệt, chương này ảnh hưởng tới các bí tích hôn phối, Thánh Thể và Hòa Giải. Nó làm người ta lẫn lộn và hướng dẫn sai các gia đình, giới trẻ cũng như các người trẻ và những ai đang sống trong các cuộc kết hợp ly dị, đồng tính và sống chung.
Theo viễn ảnh tâm lý, đe doạ trầm trọng nhất trong Amoris Laetitiae đối với hôn nhân, đời sống gia đình và trẻ em Công Giáo cũng như các Bí Tích và nền luân lý Công Giáo hệ ở sự kiện này: chương Tám ủng hộ và bênh vực lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá và lòng vị kỷ, vốn là nền tảng của nền đạo đức học hoàn cảnh. Lối suy nghĩ này từng gây tác hại nặng nề cho hôn nhân, cho tuổi trẻ và các gia đình Công Giáo cũng như cho hàng giám mục và linh mục đã trên 50 năm nay. Ngày nay xem ra nó còn dạn dĩ hơn nữa nhờ một số đoạn trong Amoris Laetitia.
Chủ trương lương tâm bản thân trổi vượt hơn giáo huấn của Giáo Hội rõ ràng đã được phát biểu trong bản tuyên bố gần đây của các Giám Mục Malta; các ngài cho rằng người Công Giáo đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai đầy tính ngoại tình có thể cứ ở mãi trong tác phong tội nặng, được mọi người biết đến, mà vẫn không bị từ chối lãnh nhận Thánh Thể nếu họ “thừa nhận và tin” rằng họ “bình an với Thiên Chúa”.
Theo viễn ảnh tâm lý, lối suy nghĩ này chứng tỏ thái độ cao ngạo và tự yêu mình cao độ theo nghĩa cặp vợ chồng này dựa vào cảm xúc của mình để đưa ra các quyết định luân lý quan trọng, thay vị dựa vào sự thật mà Chúa và 2,000 năm giáo huấn của Giáo Hội đã ban hành.
Theo Fitzgibbons, lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá được đoạn 301 của Amoris Laetitia hỗ trợ: “Giáo Hội nắm giữ cả một khối suy tư vững chãi liên quan tới các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh. Bởi đó, ta không thể đơn giản nói rằng mọi người trong bất cứ hoàn cảnh ‘bất hợp lệ’ nào đều đang sống trong trạng thái tội trọng và bị mất hết ơn thánh hóa”.
Cha Gerry Murray, một giáo luật gia, đã viết bài nhận định về bản tuyên bố của các giám mục Malta, đăng trên tờ L’ Osservatore Romano. Cha viết rằng “Văn kiện của các giám mục Malta là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy: vì không có sự tái khẳng định nào của Đức Giáo Hoàng đối với kỷ luật và giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội về hôn nhân, ly dị, ngoại tình, và việc lãnh nhận các bí tích, nên tính toàn vẹn của giáo huấn và sứ mệnh Giáo Hội sẽ bị xâm hại bởi chính các mục tử hồ đồ của Giáo Hội” (5).
Thanh tẩy Amoris Laetitiae
Fitzgibbons cho rằng: các đoạn văn nào trong Amoris Laetitiae ủng hộ nền đạo đức hoàn cảnh và lối suy nghĩ tự yêu mình thái quá nên được loại khỏi văn kiện. Các bí tích hôn phối và Chức Thánh, cũng như hàng triệu người trẻ vô tội, từng bị chấn thương nặng nề trong hơn 50 năm qua bởi lòng vị kỷ sâu xa và niềm tin cao ngạo của nó rằng người ta có thể trở nên giống Thiên Chúa và tự đưa ra các quyết định luân lý độc lập đối với Lề Luật của Người.
Việc biện minh cho lối suy nghĩ và tác phong tự yêu mình thái quá chứa trong một số đoạn của Amoris Laetitiae là một đe dọa trầm trọng đối với sự lành mạnh và vững ổn tâm lý của hàng triệu cuộc hôn nhân Công Giáo, các người phối ngẫu trung trinh, giới trẻ và các gia đình vô tội, vì đi ủng hộ nguyên nhân gây ra Xáo Trộn Nhân Cách Tự Yêu Mình Thái Quá.
Dù một số người nghĩ rằng vươn tay ra với những người hiện đang sống trong “các cuộc hôn nhân” bất hợp lệ là cảm thương họ, nhưng việc biến sự thật thành ‘mềm dẻo’ có thể gây cho các người phối ngẫu mà cuộc hôn nhân đang lung lay sẽ bỏ cuộc chiến đấu nhằm phục hồi cuộc hôn nhân của họ; các lời viết trong Amoris Laetitia xuất hiện như lời ủng hộ não trạng “bỏ cuộc” và thậm chí “cố gắng một lần nữa”.
Fitzgibbons nghĩ rằng: việc bác bỏ giáo huấn sâu sắc của Thánh Gioan Phaolô II về gia đình Công Giáo, một việc dường như có trong Amoris Laetitiae, cần được chấm dứt. Thay vào đó, các trước tác của vị đại thánh này về lòng vị kỷ và đạo đức hoàn cảnh trong Veritatis Splendor nên được tuân theo để việc thanh tẩy hôn nhân và đời sống gia đình, hàng giám mục và linh mục Công Giáo, vốn mong đợi từ lâu, có thể được tiếp tục, hơn là bị xâm hại.
___________________________________________________________________________________________
(1) McCarthy, M (Ed). (2107) Torn Asunder: Children, the Myth of the Good Divorce, and the Recovery of Origins. Grand Rapids: Eerdmans Publishing.
[2] Mullan, D. (2001) The Catholic Hiroshima. The New Oxford Review, Sept. 2001.
[3] Vitz, P & Vitz, D. (2007) The Problem of Narcissism in the Mass Today. Homiletic and Pastoral Review, November 2007
[4] Fitzgibbons, R. & O’Leary, D. (2011) Sexual Abuse of Minors by Catholic Clergy. Linacre Quarterly, 252-273.
[5] Fr. Gerald E. Murray - The Catholic Thing
Văn Hóa
Tuần hành phò sự sống - March For Life
Đinh Văn Tiến Hùng
11:46 03/02/2017
cùng sự đồng hành của Phó Tổng Thống Mike Pence và một số nhân vật tên tuổi. - Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi điện văn nhiệt liệt ủng hộ, có đoạn như sau :
“…Giá trị sự sống của con người là cao cả và quyền sống của một thai nhi vô tội đang phát triển trong lòng của người
mẹ không thể bị chối bỏ. vì thế người ta không thể biện minh cho quyết định chấm dứt cuộc sống của một thai nhi…”
-Trong diễn văn Phó Tổng Thống Mike Pence cũng xác quyết :
“…Sự sống lại chiến thắng một lần nữa tại Hoa Kỳ !...Chúng ta không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta khôi phục một nền văn hóa của cuộc sống ở Mỹ…”
-Ngay tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức, Tân Tổng Thống Donald Trump đã ký Sắc lệnh cấm dùng tiền liên bang để trợ giúp phá thai đã được Hạ viện thông qua.
*Mẹ Teresa Calcutta khi nhận giải Nobel Hòa bình 1979 đã cảnh báo :
“Hiện nay, phá thai là kẻ tàn phá lớn nhất đối với hòa bình, bởi vì nếu người mẹ có thể giết chết đứa con của mình,
thì không có gì có thể ngăn cản tôi giết bạn và bạn giết tôi.”
Một số đông ta đã từng nghe biết,
Họ ngụy biện lý do cần thiết hơn,
Nhân loại phải giải quyết sự sống còn,
Buộc giới hạn sự sản sinh vượt mức,
Vì gia đình đông con không đủ sức
Đem bao trẻ thơ bất hạnh vào đời,
Mạng sống người mẹ cần cứu kịp thời,
Phải giải quyết không còn giờ lựa chọn.
Tội ác dấu dưới hào quang nhân đạo.
Hit-le diệt Do Thái trong lò thiêu,
Cộng Sản tàn bạo chém giết quá nhiều.
Pôn-pốt hủy một phần tư dân nước,
Mà nhân loại không bao giờ quên được.
Nhưng chúng ta lại vô cảm làm ngơ,
Cố quên đi tội ác diễn từng giờ,
Mười giây một thai nhi bị hủy diệt,
Mỗi năm quái vật khổng lồ nuốt hết,
Trên toàn cầu bốn mươi triệu thai nhi.
Thực ra con người đang suy nghĩ gì ?
Bằng những dụng cụ vô cùng ác độc :
Kìm, kẹp, dao, kéo, búa, dùi, máy hút…
Biến cung lòng mẹ thành một pháp trường,
Xử tử thai nhi chẳng chút tiếc thương,
Phò Sự Sống hay đang Phò Lựa Chọn ? (*)
Cấm phá thai hủy mất bao quyền lợi,
Kẻ kinh doanh công nghiệp béo bở này,
Họ thành lập tổ chức nghe rất hay,
Quyền Phá Thai với Liên Đoàn Hành Động,
Phò Lựa chọn giương lên rừng biểu ngữ,
Chống phong trào Phò Sự Sống dâng cao,
Say cuồng nộ trong tiếng hét tiếng gào,
Đâu lay chuyển được niềm tin vững mạnh,
Bằng Thánh ca, nụ cười bất bạo động,
Người không thể là công cụ bỏ rơi,
Muốn tiến bộ phải ôm ấp tình người,
Vì cuộc sống là Tình yêu vô giá,
Quà tuyệt vời của Chúa Trời cao cả,
Vì yêu thương nên ban tặng loài người,
Phải nhận thức để thay đổi cuộc đời,
Không do dự phải quay về nẻo chính,
Phò Sự Sống Là Châm Ngôn Quyết Định.
*”Tạng phủ con chính Ngài đã cấu tạo,
Dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con,
Xương cốt con Ngài không còn lạ lẫm gì,
Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
Được thêu dệt từ lòng đất thẳm sâu.”
( Tv.139 : 13- 14 )
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú: (*) Phò Sự Sống ( Pro Life ) và Phò Lựa Chọn ( Pro Choice ) hai Phong trào đối nghịch Chống Phá Thai và Ủng Hộ Phá Thai.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đò Nhỏ Trên Sông
Tấn Đạt
20:39 03/02/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Một con đò nhỏ cỏn con
Ngược xuôi dòng nước véo von câu hò..
(Trích thơ của Lãng Du Khách)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 03/02/2017: Tương lai phong trào phò sinh dưới thời tổng thống Donald Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:35 03/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vào đêm thứ Ba, Mikki Deters và em gái cô, là Marcail, lên một chiếc xe đò ở Wichita, Kansas. Hai mươi bốn giờ sau đó, hai chị em đã có mặt tại thủ đô Hoa Kỳ, là nơi vào sáng thứ Sáu họ sẽ tham gia cùng với hàng trăm ngàn những người biểu tình phò sự sống trong một cuộc diễu hành dọc theo National Mall đến trước các bước bậc thềm của tòa án tối cao Hoa Kỳ nơi 44 năm trước đây đã hợp pháp hóa việc phá thai.
Hai chị em đã chờ đợi trong dòng người chờ qua cổng kiểm tra an ninh. Bất chấp cái lạnh giá rét, nhiều người giương cao những banners với những dòng chữ: “Tôi là thế hệ phò sự sống” và “Không cần Planned Parenthood”. Nhiều người giương cao các hình ảnh đồ họa về cấu trúc của bào thai trong khi những người khác đã chọn một thông điệp tinh tế hơn như “Một người là một người bất kể nhỏ bé đến đâu đi nữa”. Khắp nơi đều là những khuôn mặt còn rất trẻ. Hầu hết những người tham dự biến cố phò sinh lớn nhất hoàn cầu này là những người chưa quá 30 tuổi.
Kể từ năm 1974, để phản đối phán quyết Roe chống Wade của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhằm hợp pháp hóa phá thai, năm nào tại Thủ Đô Washington D.C, cũng đều có cuộc tuần hành phò sự sống, vào khoảng trước hoặc sau ngày 22 tháng Giêng, là ngày kỷ niệm phán quyết này.
Năm nay, cuộc tuần hành phò sự sống diễn ra ngày 27 tháng Giêng, tức là một tuần sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Tân Tổng Thống Donald Trump hôm 20 tháng Giêng.
Ngay năm 1974, con số người tham dự đã lên tới 20,000 người. Con số này đến năm 2011, tăng lên 400,000 người, và năm 2013, đạt tới 650,000 người. Người trẻ tham gia rất đông. Theo ký giả Robert McCartney của tờ The Washington Post, khoảng nửa số người tham dự dưới 30 tuổi.
Năm 1987, Tổng Thống Ronald Reagan đã nói chuyện với những người diễn hành qua điện thoại và thề sẽ “kết thúc tấn bi kịch quốc gia này”. Năm 2003, Tổng Thống George W. Bush cũng nói chuyện với những người tham dự qua điện thoại và cám ơn họ đã “tận tụy vì chính nghĩa cao đẹp này”.
March For Life cũng đã là một truyền thống trong gia đình hai chị em Deters. Năm nay 22 tuổi, Mikki, đã đến Washington DC, trong một đoàn xe của Mary University. Cô nói:
“Tôi đi dự biến cố này nhiều năm rồi. Nhưng đây là năm đầu tiên khi đến nơi tôi đã cảm thấy như chúng tôi có thể không cần phải trở lại đây vào năm tới nữa”. Mikki giải thích thêm “Ý tôi muốn nói là có lẽ là chúng ta sẽ không có bất cứ điều gì để phản đối trong năm tới nữa và như thế tôi sẽ không phải bôn ba đón xe đò một lần nữa.”
Hai chị em nhà Deters có hơi lưỡng lự trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống vừa qua. Nhưng bây giờ hai chị em trông đợi nhiều nơi vị tân Tổng thống sẽ thực hiện lời hứa của mình là bổ nhiệm một thẩm phán tòa án tối cao có lập trường phò sinh nhằm lật nhào phán quyết về quyền phá thai ở Mỹ.
Phó tổng thống Mike Pence, chia sẻ cảm giác lạc quan của chị em nhà Deters khi ông nói chuyện với đám đông từ một khán đài tại National Mall.
“Vì tất cả các bạn và vì hàng trăm ngàn người cùng đứng với chúng ta trong các cuộc tuần hành như thế này trên khắp đất nước, chính nghĩa sự sống lại chiến thắng một lần nữa ở Mỹ”
Đám đông vỗ tay hoan hô ông. Đây là lần đầu tiên một phó tổng thống đương nhiệm đã tham dự cuộc tuần hành phò sinh trong 44 năm qua.
Trong khi đông đảo người biểu tình đang tập hợp tại National Mall, trên Twitter, tổng thống Donald Trump viết: “Cuộc tuần hành phò sinh là rất quan trọng. Với tất cả các bạn tham gia tuần hành, tôi nói: các bạn có sự ủng hộ hoàn toàn của tôi.”
Trong bài phát biểu của mình, phó tổng thống Pence chào mừng chiến thắng của tổng thống Trump và sự kiểm soát Quốc hội của đảng Cộng hòa như là bằng chứng cho thấy phong trào chống phá thai cuối cùng cũng có cơ hội của mình để hạn chế - và xa hơn là có khả năng cấm - phá thai.
Ông nói tổng thống Trump sẽ công bố việc lựa chọn vị thẩm phán tòa án tối cao vào tuần tới và hứa hẹn sẽ là một người trong số “những người biết tôn trọng những quyền tự do mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và được quy định trong hiến pháp của chúng ta, một người phò sinh theo truyền thống của cố thẩm phán tuyệt vời Antonin Scalia”.
“Để chữa lành đất nước chúng ta và khôi phục lại nền văn hóa của sự sống chúng ta phải tiếp tục là một phong trào chào đón và quan tâm tất cả mọi người, tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi người”.
Trong tiếng vỗ tay hoan hô của đông đảo những người biểu tình, ông nói thêm:
“Chúng ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta khôi phục một nền văn hóa của cuộc sống ở Mỹ”
Trong bối cảnh đang bị nhiều người phản đối mà cụ thể là một cuộc biểu tình đông đảo của phụ nữ chỉ vài ngày trước. Tổng thống Donald Trump càng ngày càng thấy nhu cầu gắn bó hơn với những người phò sinh là những người sẵn sàng ủng hộ ông. Sự hiện diện của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và cố vấn cao cấp của Tổng thống Trump, là bà Kellyanne Conway, trong cuộc tuần hành chống phá thai “March for Life” tại Washington, DC đã nói lên điều đó.
Tương lai của chính nghĩa phò sinh xem ra là rất lạc quan tại Hoa Kỳ. Với nhận xét này, Trúc Ly xin kết thúc chương trình Thời Sự tuần qua nơi đây.