Ngày 04-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai cũng phải học Làm Người
Khuyết Danh
16:55 04/02/2009
Ðại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học Làm Người", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ Nhất, "Học Nhận Lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết chính là một lỗi lầm lớn. Ðối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ Nhì, "Học Nhu Hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

Thứ Ba, "Học Nhẫn Nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

Thứ Tư, "Học Thấu Hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ Năm, "Học Buông Bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ Sáu, "Học Cảm Ðộng". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ Bảy, "Học Sinh Tồn". Ðể sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

Chúc các bạn cùng cố gắng!
 
Đau và Khổ
Pm. Cao Huy Hoàng
16:59 04/02/2009
Chúa Nhật 5 Thường niên B

Đau khổ vẫn còn triền miên trong cuộc sống con người, nhưng hình ảnh những ông Gióp – đau khổ nhưng không tuyệt vọng- trong thời đại nầy vẫn không thiếu, vì Chúa luôn yêu thương nâng đỡ người đau khổ biết mình cần đến Chúa.

Nỗi đau của những căn bệnh quái ác gặm nhấm từng phút thời gian, làm cho ông Gióp nhìn thấy thời gian là “thời khổ dịch”, “chuỗi ngày lao lung” “tháng vô vọng” “đêm đau khổ” “buồn sầu mãi đến tối”, “ngày đời thấm thoát thoi đưa”…nhưng lại giúp cho ông nhận ra cái hạnh phúc không phải ở đời nầy. Thiết nghĩ, ông không than thở, nhưng nhờ đau đớn phần xác mà ông đã đưa ra những nhận định đúng đắn về cuộc sống ở trần gian, và ông đã đặt niềm tin vào đúng chỗ: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ” (x.G 7,1-4.6-7)

Nỗi khổ của những căn bệnh tinh thần còn tệ hại hơn. Có người không đau mà vẫn khổ, giàu có cũng khổ, nghèo hèn cũng khổ. Nỗi khổ tâm cũng không loại trừ thành phần nào, giai cấp nào trong cuộc đời. Nỗi khổ vì nghèo, khó tạo được hạnh phúc ở trần gian, nỗi khổ vì giàu chưa phải là hạnh phúc, nỗi khổ vì biết hạnh phúc không dựa trên sự giàu nghèo hay sức khỏe, nhưng là sự bình an thật trong tâm hồn mà vẫn chưa tìm ra.

Biết bao người đang đau khổ, trong đó có cả tôi, cả bạn, cả chúng ta. Nếu dừng lại ở tình trạng than trời trách đất, và không có một niềm tin vào hạnh phúc thật là Thiên Chúa và cuộc sống mới trong Thiên Chúa, thì không ai có thể chấp nhận đau khổ; càng không thể nhận ra hạnh phúc thật, bình an thật qua những đau khổ. Đau khổ dứt khoát không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa ở đời nầy, nhưng là điều tất yếu theo hệ lụy của tội nguyên tổ. Chính nhờ những đau khổ do “sinh, lão, bệnh, tử” mà con người nhận ra cái hữu hạn của mình trước một Thiên Chúa vô cùng. Cũng chính nhờ đau khổ mà tấm lòng Thiên Chúa từ trên cao vời vợi, đã xuống tận sâu thẳm cái cùng cực của con người, để con người được hạnh phúc. Vì thế, không dừng lại tâm thức ở mức bi quan yếm thế những người tin vào Thiên Chúa tình thương đã vươn lên một tầm cao siêu nhiên hơn đẻ xác tín rằng đau khổ là một hồng ân. Ấy chính lúc họ đã gặp được niềm vui của Tin Mừng: Một tin mừng tràn đầy niềm hy vọng. Tin Mừng ấy không chỉ có sức biến đau khổ thành niềm tin, niềm vui, mà còn có sức thôi thúc chia sẻ cho những người đau khổ khác, để họ cũng được niềm vui chấp nhận và niềm tin vào hạnh phúc thật.

Nhờ tin tưởng và hy vọng, con người mang tấm lòng của Chúa, nhận ra quanh mình có những mảnh đời vừa đau lại vừa khổ. Đau vì bệnh, khổ vì bị bỏ rơi. Đau vì thiếu đói, khổ vì nhục với cái nghèo. Đau vì “giận no hơi, buồn thúi ruột”, khổ vì không tìm được lối thoát, tự mình giam hãm trong cái vỏ ốc của mình.

Không lẽ nào không nhìn thấy, chuyện đau yếu bệnh tật đang trở nên quá lộ liễu trong thời đại chúng ta. Không phải vì thời trước không có, nhưng khoa học càng văn minh tiến bộ càng cho con người thấy rõ sự yếu hèn của mình. Có người không dám đi khám bệnh, vì sợ ra bệnh, ra lo, rồi thêm bệnh. Cũng có người chỉ cần mỗi một cái hắt hơi nhẹ cũng hoảng lên vì sợ. Con người không ai thoát khỏi cái cảnh đau, cảnh khổ, nhưng thường thì chỉ biết cái đau, cái khổ của mình, và hầu như muốn nhận cho mình là người đau khổ nhất. Nếu không loại ra khỏi lòng mình tính ích kỷ, thì làm sao hiểu được đau khổ của kẻ khác; nếu không hạ mình xuống chạm đến nỗi đau kinh khủng nhất của người khác, thì làm sao loan tin mừng bình an cho họ.

Về điểm nầy, Thánh Phaolô nêu gương cho chúng ta “rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm”. Ngài đề nghị một cách loan tin mừng cụ thể nhất: là tha thiết với việc trở nên “người yếu đau” giữa những người yếu đau để chinh phục người yếu đau. Chính Ngài cũng đã từng khổ tâm khi chưa được tìm được bình an thật, và khi đã ngộ ra bình an thật chính là Tin Mừng, chính là qua Đức Giêsu Kitô tan hòa với hạnh phúc thật là Thiên Chúa, thì Ngài nhận ra rằng mình được giao phó loan báo tin mừng ấy cho mọi người. Ngài tự thấy “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Ngài bằng lòng làm nô lệ cho mọi người. Cách nói “nô lệ cho mọi người” cho thấy tinh thần phục vụ của Ngài đã vươn tới đỉnh cao của lòng bác ái, đồng hình đồng dạng với Đức Kitô tự do, đã tự nguyện làm con chiên đền tội cho nhân loại, trở nên tất cả cho mọi người để cứu rỗi mọi người.

Ý hướng loan tin mừng cho người đau khổ trở thành mối bận tâm lớn và thôi thúc thánh nhân biến thành công việc cụ thể để tất cả - trong đó có, tất cả thời gian- cho mọi người, như Chúa Giêsu bắt chước Cha mình, làm việc liên lỉ.

Việc của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa Cha, là công việc của yêu thương, bác ái, là công việc đem lại bình an thật cho con người đau khổ, là mời gọi con người tìm đến một hạnh phúc thật không chỉ nơi Nước Trời, mà còn ngay trên trần gian này nhờ niềm tin yêu hy vọng. Đoạn Tin mừng theo Thánh Marco 1,29-39 cho biết Chúa Giêsu đã chữa lành cho nhiều kẻ ốm đau do mắc đủ thứ bệnh tật và cả những người bị quỷ ám. Những phép lạ kèm theo với lời rao giảng cho thấy một Thiên Chúa Quyền Năng trong Đức Giêsu Kitô luôn dùng quyền năng của mình để bắt đầu cho con người một hành trình Đức Tin dẫn đến hạnh phúc.

Các Kitô hữu công giáo thời nay vẫn còn mong những dấu lạ, mà quên rằng hành trình đến Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc của mình đã bắt đầu bằng đức tin. Sống trong đức tin với bao lần tuyên tín mà vẫn mong chờ một dấu lạ được nhìn thấy bằng con mắt phàm trần. Và khi không được nhìn thấy một hạnh phúc mà họ mong muốn theo dục vọng của mình, theo lòng tham lam vô độ, thì họ vẫn còn đau khổ.

Tinh thần loan tin mừng cho người đau khổ trong thời đại chúng ta, thời đại của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô đã thấm nhuần nơi các tín hữu, không còn lệ thuộc vào những dấu lạ mắt thường trông thấy, mà là những biến đổi tận căn trong ý thức con người. Là Kitô hữu công giáo, là phải thể hiện đời sống bình an thật, hạnh phúc thật, trước những đau khổ ở đời, ít nhất là như ý thức của ông Gióp: một hạnh phúc thật không có trên trần gian; và hơn nữa, là ý thức Đức Kitô đang chữa lành mọi nỗi khổ đau cho chúng ta. Phải tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu, Ngài đang nhìn thấy rõ mọi khổ đau của từng Người, và Ngài luôn động lòng trắc ẩn. Ngài đang chữa cho con người lành bệnh, nếu việc lành bệnh sinh ích lợi thiêng liêng, sinh hạnh phúc thật cho con người. Cũng thế, Ngài đang ban hạnh phúc thiên thu cho con người khi con người chấp nhận được những khổ đau làm bậc thang tiến lên trong ân sủng.

Điều đáng buồn nhất, tệ hại nhất, của con người thời nay, là không thấy mình mắc bệnh, không thấy mình đau, cũng không thấy mình khổ. Không bệnh, không đau, không khổ vì lầm tưởng rằng ta đang mạnh khỏe, ta đang hạnh phúc, ta đủ sức chiến đấu đến cùng. May mắn thay, con số này không nhiều lắm. Vì kể cả những người không cần đến Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa, cũng có một lúc ngộ ra rằng: đời mình là có thật, mà đời sau cũng có thật. Không lẽ đời mình chỉ có thế thôi sao!

Ở chỗ tôi có vài hình ảnh. Ở chỗ bạn có không? Này nhé, có người suốt đời tận tụy tín trung cho một chủ trương không Thiên Chúa, vì đã có tất cả, chức quyền, vợ đẹp, con ngoan, tiền bạc dư thừa mặc dù không cần biết tiền công chính hay bất chính, bảo hiểm sức khỏe lo tới tận nhà…thế mà, trong cơn bỉ cực, khi không còn danh vọng chức quyền, vợ không còn trẻ đẹp, con không còn ngoan như hồi cha nó làm ăn được, nằm một chỗ nghe từng đốt xương ca bài ca thương thân… mới ngộ ra rằng, hạnh phúc trần gian chưa thật. Và hình ảnh Thiên Chúa bị phủ nhận trước đây, bây giờ đang hiển hiện, mỗi lúc một rõ.

Chúa Giêsu không bao giờ bại trận trong cuộc chiến đem tin mừng cho người đau khổ. Thiên Chúa vẫn yêu thương người đau khổ, vì Ngài mặc cho khổ đau trong đời một giá trị tuyệt vời trong chương trình của Ngài.

Chúa đang chữa lành cho chúng ta những bệnh phần hồn phần xác. Điều quan trọng là phải biết mình đang mắc bệnh, nhất là những căn bệnh tâm linh. Và khi đã hiểu ra được lòng thương cứu chữa của Chúa, đem lại cho chúng ta bình an thật, hạnh phúc thật, thì bổn phận, cũng là việc tạ ơn, là phải loan báo cho mọi người biết tình thương của Chúa. Luôn tin tưởng Chúa thương cứu mọi người, để chúng ta nhìn những người con người đau và khổ- trong bất cứ tình huống nào - bằng cái nhìn yêu thương, phát xuất từ trái tim yêu thương của Chúa, qua Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, xin cầm lấy tay con mà đỡ con đứng dậy, để con đi phục vụ Chúa trong mọi người.
 
Huyền nhiệm đau khổ
Phanxicô Xaviê
17:47 04/02/2009
Mỗi người mỗi cảnh, đi tìm kế sinh nhai cách khác nhau, nhiều khi họ phải bán rẻ cả nhân phẩm của mình. Nhưng dù sao tất cả họ, vẫn là những người biết kiếm tiền dựa trên chính sức lao động của mình, không như một nhóm người bán nước cầu vinh, chỉ biết lợi dụng lòng nhân ái của người khác để kiếm tiền thông qua tham nhũng, ăn hối lộ, bớt xén của công hay buôn lậu....và làm nhục quốc thể như vụ một nhân viên ngoại giao buôn lậu sừng tê giác bị bắt quả tang, hay vụ công ty tư vấn Thái Bình Dương (PCI) hối lộ quan chức cộng sản, dẫn tới Nhật quyết định ngừng cung cấp viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam. Cũng theo BBC, cho hay các cựu quan chức PCI nhận đã chuyển 820.000 đôla cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên phó giám đốc Sở Giao thông Công chính thành phố Hồ Chí Minh, để giành thầu trong các dự án hạ tầng có sử dụng vốn vay ODA tại đây. Phe công tố thì nói số tiền lên tới hai triệu đôla. (nguồn BBC)

Đường phố Sài gòn có vẻ tấp nập hơn vào những ngày cuối năm. Người qua kẻ lại, hối hả đi về mong cho kịp giờ đón giao thừa trong mái ấm gia đình, bên những người thân yêu. Nhưng khi bước qua những ngày đầu của năm mới, thì đường phố trở nên vắng vẻ lạ thường. Chỉ còn đây đó xuất hiện những con người lam lũ sống bằng nghề bán hàng rong hay bán vé số dạo, đa phần họ là những người nhập cư. Hỏi ra mới biết vì không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết, nên đành phải đón tết xa quê. Cũng trong số họ, có người vốn là dân thành phố, giàu có một thời, nhưng chỉ sau lần "đánh tư sản mại bản" của chế độ cộng sản vào những năm đầu mới giải phóng, đã trở thành một người vô gia cư. Đó là trường hợp của bà Ba bán vé số. Họ nhìn ngắm những gian hàng bánh mứt được trang trí cho đẹp mắt, mà chẳng dám mơ tưởng. Bởi cuộc sống của họ vốn đã eo hẹp, thì nay càng khó khăn hơn vào những ngày giáp tết Kỷ Sửu.

Cũng có ông lão nọ, tuổi đã ngoài bảy mươi, chẳng mấy bận tâm đến cái vẻ nhộn nhịp, hào nhoáng bên ngoài khi ngày tết đang đến gần. Ông dửng dưng trước cái tết, không phải là ông không biết ăn ngon mặc đẹp, nhưng vì "cái khó nó bó cái khôn", cái nghèo đã không cho phép ông nghĩ đến những chuyện xa xôi hơn cái việc kiếm cho mình một bữa cơm sống qua ngày. Ông chẳng hề quan tâm đến bộ quần áo cũ đang mặc, mà có lẽ đã lâu không được giặt. Thấy tội nghiệp, ngưòi ta cho tiền, nhưng ông từ chối, bởi vì ông sống bằng nghề bán vé số dạo. Mỗi khi bán cho ai được tờ vé số nào, ông đều dặn người ta: nếu có trúng giải đặc biệt, thì hãy giúp cho ông một chiếc xe đạp để ông làm phương tiện đi lại, vì tuổi cao, phải đi bộ nhiều nay ông đã mỏi chân. Trong khi đó, ngày càng có nhiều người tìm đến cái nghề mất ít vốn nhưng lại dễ kiếm tiền, nên ông muốn có chiếc xe đạp để đi bán ở những nơi khác xa hơn, lắm lúc bị người ta xua đi như đuổi tà, vì họ nghĩ người bán vé số dạo thường là những người nghèo kiết xác, nên họ khinh rẻ, dù đó là một người lớn tuổi.

Khi ánh đèn đường đã sáng rõ, cũng là lúc bắt đầu buổi làm việc của một nhóm nghề khác: buôn phấn bán hương. Họ là những cô gái trẻ, chỉ khoảng mười tám đôi mươi, ăn mặc sang trọng, mang dáng vẻ như những tiểu thư đài các. Từng nhóm hai ba người, có khi lên đến bốn hay năm người, chạy trên những chiếc xe tay ga đời mới, nghe nói họ thuê lại của một "má mì ", chạy từ hướng cầu Thị Nghè về phía mũi tàu, đến trước cổng Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm II của hiệp hội người khuyết tật thành phố, thì quay đầu lại. Cứ như vậy, họ chạy đi chạy lại từ lúc 20h - 21h mỗi buổi tối, mong tìm được khách làng chơi. Có hôm họ còn chủ động chạy xe kè theo những người đi xe trên đường, trong số đó có không ít người đáng tuổi cha chú của họ. Và đương nhiên họ chỉ nhận được những cái lắc đầu bỏ đi.

Đau khổ vốn là một trong những vấn nạn nhân sinh, một huyền nhiệm không dễ gì giải thích thấu đáo. Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ ? Sinh ra đã là khổ, khi mới sinh đứa bé nào mà chẳng phải khóc thét lên vì cái tát của bà mụ. Lớn lên càng khổ hơn vì phải đổ mồ hôi và nước mắt mới có được miếng ăn mong sống qua những ngày tháng dài tưởng chừng như vô vọng. Rồi còn phải chịu đựng ốm đau, bệnh tật, già yếu và cuối cùng phải chết. Thế nên, theo quan niệm của nhà Phật, thì đời là bể khổ. Và muốn thoát khỏi đau khổ, con người phải tự diệt duc, tức diệt lòng ham muốn nơi mình. Kinh Thánh chỉ rõ hơn: con người đau khổ là do hậu quả của tội lỗi, của sự ác và của ác thần. (x. St 3, 1-7; 3, 17-19)

Dưới ánh sáng của Tin Mừng, vấn đề càng được khai tỏ. Vì trước mọi đau khổ của cuộc đời, người Kitô hữu luôn được mời gọi hãy ứng xử theo gương Chúa Giêsu, là Đấng Thiên Sai mà tiên tri Isaia đã loan báo, Người đến để giải thoát con người khỏi đau khổ (Is 29, 18-19). Theo gương Chúa: không thất vọng, nhưng đón nhận và hoàn toàn phó thác trong bàn tay nhân từ của Chúa Cha.

Tin Mừng Mc 1, 29-39 ghi lại một ngày sống vất vả của Chúa Giêsu ở Caphacnaum. Người giảng dạy, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ cho mọi người từ sáng đến tối, nhưng vẫn dành thời gian sống với Chúa Cha bằng cầu nguyện. Một ngày làm việc của Chúa Giêsu với biết bao nhọc vhằn vì lòng thương người, muốn giải thoát con người khỏi đau khổ của bệnh tật, của ma quỷ. Chính vì vậy, chỉ có niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng giải thoát đau khổ mới có thể giúp con người nhận ra ý nghĩa đích thực của đau khổ và có sức mạnh để đón nhận nó. Chúa Giêsu đến không phải để tiêu diệt hết mọi đau khổ, nhưng Người đến để giúp con người chịu đụng đau khổ cách có ích.

Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng của Chúa nhật V mùa thường niên này được mô tả là một người hết lòng vì người khác, tận tâm phục vụ hết thảy mọi người. Một ngày sống của Người trôi qua cách hữu ích cho tha nhân. Từ sáng đến tối lúc nào cũng tấp nập người bệnh, người bị quỷ ám đến xin cứu chữa. Người đã sử dụng thời gian thật hợp lý để gắn bó với Chúa Cha và để phục vụ tha nhân. Chính nhờ cầu nguyện với Chúa Cha mà Người đã luôn thực hiện đúng thánh ý Chúa Cha.

Hạnh phúc thật chỉ có nơi Thiên Chúa, bí quyết của hạnh phúc là khám phá và thực thi thánh ý Ngài. Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết noi theo gương Chúa, mà sử dụng thời gian sống của mình cách hữu ích cho bản thân qua việc gắn bó với Chúa bằng cầu nguyện, và sử dụng thời gian cách hữu ích cho tha nhân qua việc sống yêu thương, phục vụ và chu toàn bổn phận trần thế của mình.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Người Khuyết Tật và Người Đồng Tính
Vũ Văn An
02:04 04/02/2009
Tòa Thánh và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Người Khuyết Tật và Đồng Tính Luyến Ái

Đức Tổng Giám Mục Celestino Mogliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Il Regno”, một tập san Công Giáo Ý, về việc Tòa Thánh không ký nhận một số công ước mới đây của Liên Hiệp Quốc. Đó là hai công ước bàn về người khuyết tật và người đồng tính luyến ái.

Để trả lời cho các chỉ trích trên báo chí về lập trường của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng: đối với công ước về người khuyết tật, Toà Thánh nhìn nhận tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc phải đưa nhiều khía cạnh vào thực hành. Tuy nhiên, Tòa Thánh không thể ký nhận vào Công Ước vì bản văn ấy hỗ trợ việc phá thai, coi nó như một hình thức y tế sinh sản.

Phái bộ Tòa Thánh đã làm hết sức để đem công ước này trở lại với đường hướng bảo vệ nhân quyền đích thực, nhưng đã không thành công. Ngài cho hay: trong giai đoạn thương nghị, phái bộ Tòa Thánh đã nhấn mạnh tới tính hàm hồ trong ngôn từ và tuy không yêu cầu loại bỏ ngôn từ ấy nhưng đã yêu cầu phải dứt khoát minh xác để loại hẳn việc phá thai ra khỏi ngôn từ ấy. Nhưng lời yêu cầu này đã không được chấp thuận, với lý do: bản văn không có ý tạo thêm các quyền mới, mà chỉ bảo đảm để người khuyết tật cũng được các quyền như mọi người khác mà thôi.

Theo Đức Tổng Giám Mục, việc các nhóm ủng hộ phá thai gia tăng áp lực để đả phá đề nghị của Tòa Thánh khiến người ta hiểu rõ: đây không còn phải là vấn đề bảo vệ người khuyết tật nữa, một việc luôn đuợc Tòa Thánh hỗ trợ, mà thực ra là việc sử dụng công ước này để cổ vũ việc phá hoại tính nhất quán trong hệ thống luật pháp chân chính nhằm bảo vệ mọi người.

Không phải chỉ là đồng tính luyến ái

Đối với tuyên ngôn về xu hướng tính dục, bản sắc giới tính và nhân quyền, Đức Tổng Giám Mục Migliore nhận xét rằng tuyên ngôn này có 13 đoạn, trong đó có ba đoạn yêu cầu phải bãi bỏ mọi luật hình và chấm dứt mọi hình thức bạo hành chống lại con người chỉ vì xu hướng tính dục hay giới tính của họ.

Không có điều khoản nào minh nhiên nói tới việc gỡ tội (decriminalization) cho ‘đồng tính luyến ái’. Thay vào đó, người ta sử dụng các phạm trù xu hướng tính dục bản sắc giới tính, là hai hạn từ chưa được luật quốc tế thừa nhận và định nghĩa dứt khoát, và do đó, liều mình bị giải thích và định nghĩa sai lạc tùy theo ý định của người sử dụng chúng.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng nếu các phạm trù trên được chấp nhận trong trạng thái lỏng lẻo và không rõ ràng ấy, thì điều này sẽ gây ra nhiều mơ hồ đáng kể cho ý niệm quyền lợi. Một trong các giải thích méo mó sẽ là: nếu một nước hay một nhóm tôn giáo nào đó khước từ cử hành cuộc hôn nhân cho các cặp đồng tính hay cho phép các cặp này nhận con nuôi, họ sẽ bị kết án là vi phạm các điều khoản chống kỳ thị này và do đó bị trừng phạt; nhiều khi, các chứ sắc tôn giáo buộc phải cử hành loại ‘hôn nhân’ này.

Ngài cũng chỉ trích giới truyền thông trong việc so sánh Giáo Hội với các xứ vốn ban hành các luật lệ đặt đồng tính luyến ái ra ngoài vòng pháp luật, với tội tử hình. Vì trên thực tế, Tòa Thánh luôn dứt khoát kêu gọi từng quốc gia và mọi quốc gia hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực và kỳ thị bất công đối với người đồng tính.

Phân biệt rõ

Nhân kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Đức Tổng Giám Mục Migliore nhấn mạnh tới sự đóng góp to lớn của Tòa Thánh về nhân quyền, một đóng góp không bao giờ tách rời quan điểm niềm tin vào Thiên Chúa Hóa Công… Khi xử lý các quyền lợi liên quan tới sự sống và tác phong của con người, của các cộng đoàn và dân tộc, sự nhận biết rõ đòi ta lúc nào cũng phải tự hỏi liệu nhu cầu cần nhìn nhận các quyền lợi mới có cổ vũ được lợi ích chân thực cho mọi người và các quyền lợi mới ấy có liên hệ ra sao với các quyền lợi khác và với trách nhiệm của mỗi người.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi các tu sĩ nam nữ noi gương Thánh Phaolô
LM. Trần Đức Anh, OP
08:25 04/02/2009
VATICAN -. Chiều 2-2-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ các tu sĩ nam nữ và ngài mời gọi họ hãy noi gương thánh Phaolô trong đời sống thánh hiến.

ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong cuộc gặp gỡ các tu sĩ lúc 6 giờ chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô sau thánh lễ do ĐHY Franc Rodé, dòng Lazzariste, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, chủ sự lúc 5 giờ, nhân lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, cũng là ngày Thế giới lần thứ 13 về đời sống thánh hiến.

Đồng tế với ĐHY còn có Đức TGM Gianfranco Agostino Gardin, OFM-Conv., Tổng thư ký của Bộ các dòng tu, cùng với nhiều vị Bề trên Tổng quyền các dòng nam, trước sự hiện diện của đông đảo các Bề trên tổng quyền dòng nữ, lối 8 ngàn tu sĩ nam nữ và tín hữu. Sau bài Tin Mừng, các tu sĩ đã cử hành nghi thức cảm tạ Thiên Chúa vời hồng ân đời sống thánh hiến.

Huấn dụ của ĐTC:

Trong bài huấn dụ ngắn tại cuộc gặp gỡ, ĐTC nhắc đến năm Thánh Phaolô và nói rằng: ”Trong truyền thống của Giáo Hội, thánh Phaolô vẫn luôn luôn được nhìn nhận là cha và là thầy của những người, khi được Chúa kêu gọi, đã chọn lựa hiến thân vô điều kiện cho Chúa và Tin Mừng của Chúa. Nhiều dòng tu đã nhận tên Thánh Phaolô và kín múc từ nơi Ngài nguồn hứng cho đoàn sủng chuyên biệt. Chúng ta có thể nói rằng đối với những người nam nữ thánh hiến, thánh nhân cũng lập lại lời mời gọi thân ái và rõ ràng: ”Anh chị em hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Chúa Kitô” (1 Cr 11,1). Thực vậy, đời thánh hiến là gì nếu không phải là bắt chước Chúa Giêsu một cách quyết liệt, một sự hoàn toàn đi theo Chúa?” (Mt 19,27-28). Qua tất cả những điều đó, thánh Phaolô làm trung gian sư phạm chắc chắn cho chúng ta: Anh chị em rất thân mến, bắt chước thánh nhân trong việc theo Chúa Giêsu chính là con đường trổi vượt để đáp lại trọn vẹn ơn gọi thánh hiến đặc biệt của anh chị em trong Giáo Hội”.

”Quả thực, từ chính tiếng nói của thánh Phaolô chúng ta có thể nhận ra một lối sống diễn tả bản chất của đời thánh hiến, sống theo các lời khuyên Phúc Âm: thanh bần, khiết tịnh và vâng phục. Thánh nhân thấy trong cuộc sống thanh bần như một bảo đảm sao cho việc rao giảng Tin Mừng được thực hiện một cách hoàn toàn nhưng không (cf 1 Cr 9,1-23), đồng thời biểu lộ tình liên đới cụ thể với các anh chị em túng thiếu. Về vấn đề này, tất cả chúng ta đều biết quyết định của thánh Phaolô tự sinh nhai bằng công việc tay chân và sự dấn thân của ngài trong việc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo ở Jerusalem (cf 1 Ts 2,9; 2 Cr 8-9). Thánh Phaolô cũng là vị tông đồ, khi đón nhận lời Chúa kêu gọi sống khiết tịnh, đã trao hiến con tim cho Chúa một cách không chia sẻ, để có thể phụng sự anh chị em mình một cách tự do và tận tụy hơn (cf 1 Cr 7,7; 2 Cr 11,1-2); hơn nữa trong một thế giới trong đó các giá trị của đức khiết tịnh Kitô ít được đón nhận (cf 1 Cr 6,12-20), thánh nhân mang lại một điểm tham chiếu chắc chắn trong đường lối cư xử. Còn về đức vâng phục, chỉ cần để ý rằng sự chu toàn thánh ý Chúa và ”nỗi ray rứt hằng ngày và mối bận tâm đối với tất cả các giáo đoàn” (2 Cr 11,28) linh hoạt, uốn nắn và làm tiêu hao cuộc sống của thánh nhân, biến thành hy tế đẹp lòng Thiên Chúa. Tất cả những điều ấy khiến thánh Phaolô thốt lên như đã viết cho các tín hữu thành Philiphê: ”Quả thực đối với tôi sống là Chúa Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).

ĐTC nói thêm rằng: ”Một khía cạnh căn bản khác trong đời thánh hiến của thánh Phaolô chính là sứ mạng truyền giáo. Thánh nhân hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu và nhất là trở thành Chúa Giêsu cho mọi người: tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để cứu vớt với bất kỳ giá nào một số người” (1 Cr 9,22). Chúng ta thấy, nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô như thế, thánh Phaolô đã có khả năng sâu xa liên kết đời sống thiêng liêng với hoạt động truyền giáo; nơi thánh nhân hai chiều kích nhắc nhớ nhau. Và vì thế, chúng ta có thể nói thánh Phaolô thuộc vào hàng ngũ ”những nhà xây dựng thần bí”, có cuộc sống vừa là chiêm niệm vừa là hoạt động, cởi mở với Thiên Chúa và tha nhân, để chu toàn hữu hiệu công tác phục vụ Tin Mừng. Trong chiều kích thần bí - tông đồ này, tôi muốn nêu bật lòng can đảm của thánh Tông Đồ trước hy sinh, khi đương đầu với những thử thách kinh khủng, cho đến cuộc tử đạo (cf 2 Cr 11,16-33), niềm tín thác không lay chuyển dựa trên Lời Chúa: ”Ơn Ta đủ cho con; vì sức mạnh được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9-10). Kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Phaolô xuất hiện trước chúng ta như một sự diễn tả sống động mầu nhiệm vượt qua, mà ngài say mê tìm hiểu và rao giảng như một lối sống của Kitô hữu. Thánh Phaolô sống vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Thánh nhân viết: ”Tôi đã chịu đóng đanh với Chúa Kitô, không còn là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20), và ”đối với tôi, sống là Chúa Kitô và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).

Trong phần cuối của bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến lời nhắn nhủ không biết mệt mỏi của thánh Phaolô: làm sao để cho Lời Chúa Kitô ở trong chúng ta với tất cả sự phong phú (cf Cl 3,16). ”Điều này làm tôi nghĩ đến lời Huấn Thị ”Công việc phục vụ của quyền bính và vâng phục”, mời gọi anh chị em, ”Mỗi sáng hãy tìm cách tiếp xúc sinh động và liên lỷ với Lời Chúa được công bố trong ngày, suy niệm và giữ Lời Chúa trong tâm hồn như một bảo vật, biến Lời Chúa thành cội rễ của mọi hành động và là tiêu chuẩn đầu tiên của mọi chọn lựa, quyết định” (số 7). Vì thế, tôi cầu mong Năm Thánh Phaolô ngày càng nuôi dưỡng nơi anh chị em quyết tâm đón nhận chứng tá của Thánh Phaolô, bằng cách mỗi ngày suy niệm Lời Chúa, qua việc trung thành thực hành việc nguyện gẫm Lời Chúa (lectio divina), cầu nguyện ”với các thánh vịnh, thánh thi và thánh ca với lòng biết ơn” (Cl 3,16). Ngoài ra, Chúa sẽ giúp anh chị em thực hiện công tác tông đồ trong và với Giáo Hội trong một tinh thần hiệp thông không chút dè dặt; trao tặng tha nhân các đoàn sủng của mình (cf 1 Cr 14,12) và làm chứng trước tiên về đoàn sủng lớn nhất là đức bác ái (cf 1 Cr 13). (SD 2-2-2009)
 
Công bố Sứ Điệp mùa chay 2009 của Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh, OP
08:26 04/02/2009
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu tái khám phá ý nghĩa và thực hành việc ăn chay trong mùa chay sắp tới.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong sứ điệp Mùa Chay được ĐHY Paul Cordes, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo sáng 4-2-2009 tại Vatican.

Mùa chay năm nay bắt đầu từ ngày thứ tư lễ tro, 25-2 tới đây, và có chủ đề là ”Chúa Giêsu, sau khi ăn chay 40 đêm ngày, Người cảm thấy đói” (Mt 4,2).

Trong sứ điệp, sau khi gợi lại ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc ăn chay trong Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, cũng như trong cộng đồng Kitô tiên khởi và giáo huấn của các Giáo Phụ, ĐTC viết: ”Ngày nay, việc thực hành chay tịnh dường như có phần bị mất đi giá trị thiêng liêng và, trong một nền văn hóa tìm kiếm an sinh vật chất, việc chay tịnh thường chỉ có giá trị như một biện pháp trị liệu để chăm sóc thân thể của mình. Chay tịnh chắc chắn giúp ích cho sự thoải mái thể lý, nhưng đối với các tín hữu Kitô, chay tịnh trước tiên là để chữa trị tất cả những gì cản trở họ trong việc tuân hành thánh ý Chúa”.

ĐTC mời gọi các tín hữu hãy đặt việc chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mỗi tín hữu Kitô ”không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình.. và cũng để sống cho anh chị em” (Tông hiến Poenitemini của Đức Phaolô 6, 1966, ch.1)... Sự trung thành thực thi chay tịnh có thể giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim đối với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.. Ngoài ra, nó cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa... Giảm bớt lương thực vật chất nuôi sống thân xác sẽ tạo điều kiện dễ dàng để nội tâm sẵn sàng lắng nghe Chúa Kitô và nuôi dưỡng mình bằng lời cứu độ của Chúa. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến thỏa mãn cơn đói sâu đậm hơn mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa”.

ĐTC cũng nêu bật liên hệ giữa việc chay tịnh và thực hành bác ái: ”Việc chay tịnh giúp chúng ta ý thức về tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta... Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta vun trồng lối sống của Người Samaritano nhân lành, cúi mình xuống cứu giúp người anh em đau khổ (Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện chịu thiếu thốn một cái gì đó để giúp đỡ tha nhân, chúng ta chứng tỏ một cách cụ thể rằng tha nhân đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ đối với chúng ta. Với mục đích giữ cho thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em được luôn sinh động, tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn khác hay tăng cường việc thực hành chay tịnh, bản thân và cộng đoàn, trong mùa chay, cũng như quan tâm lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc”.

Hiện diện tại cuộc họp báo còn có Bà Josette Sheeran, Giám đốc điều hành chương trình lương thực của LHQ. Bà cho biết số người đói trên thế giới từ năm 2007 đến nay đã tăng thêm 115 triệu người, nâng tổng đố người đói trên thế giới là 1 tỷ người, tức là 1 phần 6 dân số thế giới. Vấn đề ở đây không phải là thiếu lương thực, nhưng là vấn đề phân phối, sự ham hố, kỳ thị, chiến tranh và các thảm trạng khác khiến cho nhiều người thiếu lương thực. (SD 3-2-2009)
 
Tòa thánh nhắc lại những lời Đức giáo hoàng kết án vụ đàn áp tập thể người Do thái
Phụng Nghi
16:43 04/02/2009
Vatican (CNS) - Một viên chức Tòa thánh Vatican đã trả lời những phê phán mới về cung cách Tòa thánh hành xử trong việc cất vạ tuyệt thông một giám mục theo phái truyền thống; giám mục này đã giảm thiểu ý nghĩa của vụ tàn sát tập thể người Do thái.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, người phát ngôn của Tòa thánh, hôm 3 tháng 2 nói rằng Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong những lời tuyên bố trước kia và mới đây, đã rõ ràng đứng biệt lập cách xa những lời bình luận của giám mục Richard Williamson; giám mục người nước Anh này đã nói rằng không có người Do thái nào chết trong các phòng hơi ngạt của Đức quốc xã cả.

Bản tuyên bố của cha Lombardi được Văn phòng báo chí Tòa thánh phổ biến vào buổi chiều cùng ngày bà thủ tướng nước Đức Angela Merkel nói rằng vị Giáo hoàng người Đức và Vatican cần làm sáng tỏ về vấn đề là không có việc chối bỏ vụ tàn sát tập thể người Do thái.

Cha Lombardi nói rằng Đức giáo hoàng đã nói về nỗi kinh hoàng của vụ tàn sát tập thể người Do thái trong lần viếng thăm một hội đường Do thái ở Đức năm 2005, và trong lần thăm viếng trại tử tù Đức quốc xã tại Auschwitz năm 2006.

Cha cho biết rằng trong buổi triều yết chung hôm 28 tháng giêng vừa qua, Đức giáo hoàng đã nhắc lại những nỗi đau thương của người Do thái trong Thế chiến II và nói rằng cuộc tàn sát tập thể người Do thái vẫn tồn tại như “lời cảnh báo cho mọi người đừng quên lãng, chối từ hay giảm thiểu” tội ác.

Cha Lombardi nói rằng những lời đó của Đức giáo hoàng trong buổi triều yết chung thật “rõ rệt và không thể nhầm lẫn được.”

“Việc kết án những lời tuyên bố chối bỏ vụ tàn sát tập thể như thế không thể rõ ràng hơn được, và theo bối cảnh, minh thị là đề cập đến lập trường của giám mục Williamson cũng như tất cả những lập trường tương tự.”

“Cũng trong dịp đó, Đức giáo hoàng đã rõ rệt nêu lên lý do tha vạ tuyệt thông; việc tha này không liên hệ gì hết đến chuyện hợp thức hóa những lập trường chối từ các vụ tàn sát tập thể người Do thái, những lập trường đã bị Đức giáo hoàng rõ rệt kết án.”

Giám mục Williamson là một trong bốn giám mục thuộc huynh đoàn Thánh Piô X, được Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông hôm 21 tháng giêng. Bốn giám mục này, cùng với người sáng lập huynh đoàn là tổng giám mục người Pháp Marcel Lefebvre, minh nhiên mắc vạ tuyệt thông năm 1988 khi tổng giám mục truyền chức cho 4 giám mục mà không có phép của Đức giáo hoàng. Huynh đoàn đã không chấp nhận những cải cách về phụng vụ của Công đồng Vatican II và những quan niệm về tự do tôn giáo cũng như đại kết mà Công đồng đưa ra.

Đúng vào ngày họ được tha vạ tuyệt thông, một đài truyền hình Thụy điển phát hình cuộc phỏng vấn giám mục Williamson thực hiện hồi tháng 11 năm ngoái; trong buổi phỏng vấn này giám mục lập lại lập trường của mình về vụ tàn sát tập thể người Do thái, cho rằng vụ đó đã được thổi phồng quá đáng.

Sắc lệnh của Đức giáo hoàng tha vạ tuyệt thông được công bố ngày 24 tháng giêng, và những nhóm người Do thái -- đặc biệt là tại nước Đức, Hoa kỳ và Israel – bày tỏ nỗi bàng hoàng khi thấy Vatican cất vạ tuyệt thông cho giám mục Williamson ngay cả sau khi lời bình luận của giám mục này đã được phát hình.

Trong một buổi họp báo tại Berlin hôm 3 thàng 2, bà thủ tướng Merkel nói rằng thông thường bà không bình luận về các vấn đề của giáo hội, “nhưng đang nói về những vấn nạn cơ bản.”

Bà nói: “Theo ý tôi, đây không chỉ là vấn đề đối với người Kitô giáo, người Công giáo và các cộng đồng Do thái tại nước Đức, nhưng Đức giáo hoàng và Vatican nên làm sáng tỏ rõ rệt rằng không thể có những lời chối bỏ” vụ tàn sát tập thể người Do thái.

Đức Hồng y người Đức Walter Kasper, điều hợp cuộc đối thoại của Tòa thánh với Do thái, nói rằng vụ tranh luận này bùng nổ thêm một phần vì thiếu thông tin trong nội bộ Tòa thánh và một phần vì “những sai lầm trong vấn đề quản trị tại Giáo triều.”

Đức hồng y cho biết ngài đang “quan tâm sâu xa” theo dõi để giải quyết vụ tranh cãi này.

Ngài nói rằng Đức giáo hoàng “muốn mở ra cuộc bàn thảo vì ngài muốn có sự hiệp nhất bên trong và bên ngoài” giáo hội. Nhưng đức hồng y cũng “muốn thấy có trước được nhiều thông tin liên lạc hơn, vì giải thích điều gì sau khi sự việc đã xảy ra rồi vẫn khó hơn là giải thích ngay lúc đó.”
 
Đức Hồng Y Bertone sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Tây Ban Nha
Bùi Hữu Thư
23:05 04/02/2009

Đức Hồng Y Bertone sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Tây Ban Nha



VATICAN ngày 3 tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Trước khi đến Tây Ban Nha hôm nay, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha thông báo sơ lược về những điểm chính của chuyến đi.

Đức Hồng Y Bertone


Đức Hồng Y Tarcisio Bertone sẽ ghé thăm Tây Ban Nha tới ngày Thứ Năm. Ngài cho phóng viên của nhật báo Ý "Avvenire" hay là "ngài đã được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha mời thuyết trình tại một đại hội kỷ niệm 60 Năm Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền; ngài cũng sẽ được Quốc Vương, thủ tướng và một số giới chức chính phủ Tây Ban Nha tiếp kiến."

Juan Carlos I Vua Tây Ban Nha (1975- )


Đức Hồng Y nói ngài sẽ cố gắng “giải thích rằng quyền lợi là một vấn đề hết sức quan trọng, dựa trên luật thiên nhiên, và không thể được nhầm lẫn với các mong ước."

Khi được hỏi về các sự căng thẳng giữa Giáo Hội và chính quyền Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh nói “ý muốn đối thoại đã là một dấu chỉ tích cực."

Ngài thêm, "Người Công Giáo theo truyền thống tôn trọng các chính thể được thiết lập một cách hợp pháp. Và Giáo Hội luôn luôn sẵn sàng hợp tác có kết quả với chính quyền, trong môi trường của một hệ thống dân sự lành mạnh. Dĩ nhiên không ai có thể im lặng khi thấy các nguyên tắc của luật thiên nhiên hay quyền tự do của Giáo Hội bị ngăn trở một cách nào đó."
 
Top Stories
Where faith has been constantly put to test
Thuy Huong
22:02 04/02/2009
To the tourists, Son La is a beautiful, alluring mountainous site situated deep in the primeval forest of Northeast corner of North Vietnam. To the Catholic Church, Son La is a place where faith has been constantly put to test by the government whose determination to abolish Christian faith in the heart and mind of the locals always seems to be at highest level compared to the rest of the country. Yet they are unable to achieve their goal despite all effort to separate Catholic faithful from their God, thanks to the un-yielding belief of the mountaineers whose lives is a true story of good conquering evil.

Song Mon, a H’mong village of Nà Ớt commune in Mai Sơn rural district 40km from Son La, is a typical example.

Our guide told us back then his village used to be all Catholic. In recent years, there was a deliberate attempt made by the communist government to bring back the pagan rituals which had been deeply rooted in their culture, their daily activities until being converted to Catholicism. The conversion had changed their lives around so drastically in terms of how to live a life free of depraved customs and devil worshiping, how to integrate into a more civil and modern live of main stream Vietnamese culture. Just when good things started to emerge from their life changing conversion, the altar for the devil, remnant of the old, savage life the Christian missionaries worked so hard to help them get rid of was brought back to replace the altar for God by the very government who is now in total control of their lives including their spiritual activities. However out of 24 households which were re-introduced to the old way of devil worshiping, there are at least two families who bravely refused to give up on their faith in God against all odd. These two families ironically are the poorest ones in the village. Their poverty came as a result of the government's discriminating against their loyalty to the Catholic faith. They have been cut off from economical aids, and harassed against by Mai Son's government officials and the police. They are not permitted to move around, nor allowed to receive visitors without local police supervision or permission. Their homes stood out from the rest of the villagers’ for their emptiness and poverty. However, complaints were never heard coming from these faithful. Until today, they remain poor but proud Catholics.

When asked by VietCatholic's reporters what motive has kept their faith alive and well, he responded:""Why should we give up practicing faith, which is a good thing?"

His logical thinking, his sincere words have spoken their volume. People like him are truly God's witness in this day and age, when they chose to keep God the center of their lives and put materials, even their safety second. And temptation though powerful cannot extinguish the desire, the thirst for God, even under extreme economic hardship and scrutinized personal freedom.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Đỉnh Cao chói lọi đến Đỉnh Cao Thập Giá
Trần Giang
02:18 04/02/2009
Sau khi Mỹ tự ý rút hết quân Mỹ trên bộ (1971), tự ý giảm dần rồi đi đến chỗ cắt đứt luôn viện trợ cho VNCH, Quân đội VNCH tự ý rút lui, thì CSVN, được lãnh đạo bởi những con người, coi mạng người như cỏ rác, luôn tự nhận mình có sứ mạng cứu rỗi cả thế giới bằng chủ nghĩa Mác-Lê, tự ý rơi vào cơn sốt hoang tưởng ta đây đã tự “chiến thắng tên đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất thế giới”. Do đó tự suy ra mình là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Trong cơn mê sảng đó họ đã tự đi từ hết sai lầm này đến sai lầm khác trong thời hậu chiến. Từ 1986 cho tới nay, cái gọi là “đổi mới” lại đi ngược lại con đường chống Mỹ và đưa đất nước tiến lên XHCN mà trong 40 trước họ đã nướng vào đó sinh mạng của mấy triệu người và đẩy toàn dân đi vào chỗ đói khổ. Cả nước hết đi tới rồi lại đi lui trong vòng bế tắc lẩn quẩn XHCN không lối thoát.

Trong đoàn quân “chiến thắng”, những con người lôi thôi rách rưới đói rách về thể chất, u mê về tinh thần, vênh váo tiến vào thống trị Miền Nam năm 1975, “chân ta bước lòng ung dung tự hào”, cũng còn được vài người có dũng khí dám nói lên cái vỡ mộng tan tành khi được mở mắt ra nhìn thẳng vào sự thật.

Bảo Ninh (Hoàng Ấu Phương), sinh năm 1952 tại Nghệ An. Cũng như tuyệt đại đa số thanh niên miền Bắc bị Bác và Đảng đẩy vào chiến trường khi mới 17 tuổi. Năm 1987 ông xuất bản Nỗi Buồn Chiến Tranh gây chấn động dư luận. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, mặc dù cuốn sách vẫn rất được ưa thích, dịch sang tiếng Anh với tựa “The Sorrow of War”. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã không hề lên án mà thực chất còn ca tụng “phe ngụy” nữa. Người chiến thắng lại mang tâm trạng đau đớn dằn vặt của kẻ chiến bại. Vượng, một lái tăng T54 đã không lái nổi ôtô chạy trên con đường bằng phẳng vì chỉ quen lái tăng trên trên đồi núi lởm chởm. Điều này nói lên rằng khi người ta đã quen sống trong tối tăm mê muội họ sẽ thành phế nhân khi bước ra ánh sáng chân lý. Ai mới đích thực là người chiến thắng và ai là kẻ thất bại của cuộc chiến? Câu hỏi đó bỏ ngỏ để người đọc tự suy ra.

Những anh bộ đội đói rách khi tiến chiếm phi trường Tân Sơn Nhất dành giựt được vài gói mì ăn liền hè nhau ăn lấy ăn để và coi đó là hạnh phúc nhất trên đời. Trên đường “giải phóng Miền Nam” họ nghẹn ngào vì thấy một miền đất hứa đích thực mà họ không thể tưởng tượng nổi, những người “được giải phóng” sống sung sướng hơn ngàn lần người đi “giải phóng”. Vùng thảo nguyên bao la miền Nam Tây Nguyên: Từ đèo Ngoạn Mục, qua Đơn Dương, Đức Trọng, xuôi Quốc lộ 20 láng bóng, thẳng tắp về Di Linh... Người dân sống sung túc, mãn nguyện, yên hàn, dư đủ, có máy cày, máy nổ, TV, xe gắn máy, có hệ thống đường ống tưới nước cho cà phê. Quanh nhà trồng hoa. Sau nhà là vườn ăn quả.

Vân “còm”, cựu sinh viên kinh tế kế hoạch - đưa ra ý kiến: - Đấy, họ sống như thế đấy. Ốc đảo bình yên sung sướng thật. Nhưng tớ nghĩ đến mấy ông thầy của tớ ở trường đại học Hà Nội với những lý luận của các bố ấy mà hãi hùng. Nếu bọn ta đánh thắng có nghĩa là dọn đường cho mấy lão ấy tràn vào. Và khi đó thì nhân dân được giải phóng sẽ biết thế nào là thời thế mới?

Dương Thu Hương (sinh năm 1947) cũng ở trong đoàn quân “chiến thắng”. Trong đời bà có hai lần khóc. Lần thứ nhất khi ở trong đội quân chiến thắng vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ vì đói rách và vô liêm sỉ. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm ghiếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc.

Cuốn truyện xuất bản vào đầu năm 2009 của nhà văn đã lấy chủ đề là Hồ Chí Minh. Suốt đời ông đã bon chen, bơi trong những dòng nước mắt và máu của toàn dân, trèo được lên đỉnh cao nhất của danh vọng và quyền lực trong toàn bộ lịch sử VN bằng cách đạp đầu cưỡi cổ người khác, đi lên trên những xác người. Trên đỉnh cao chói lọi đó ông bị rớt xuống vực thẳm không đáy trong gọng kìm khống chế của 2 gian tặc Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Ông nhận ra mình đâu phải là một đấng thánh nào cả, thân phận con người của ông vẫn thèm nhất một hơi ấm đàn bà nơi cô Xuân, chỉ bằng 1/3 tuổi ông (một cháu ngoan Bác Hồ), người sau đó bị chính các đồng chí của ông hãm hiếp và sát hại vào năm 1957. 'Đỉnh Cao Chói Lọi' đã thu hút 100.000 lượt người đọc trên internet. Dựa trên quá trình khảo cứu kéo dài 15 năm, Dương Thu Hương tiết lộ cô Xuân đã sinh cho ông Hồ hai người con trước khi bị ám sát, xác bị vứt ra đường giả làm tai nạn giao thông. Sau đó đảng đã xóa bỏ mọi dấu tích của mối tình này. Lúc ông Hồ đã gần 80 tuổi, yếu bệnh, ông tự ý gỡ bỏ ống truyền dịch để chết sớm hơn cho đúng ngày 2-9-1969, ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập, nhằm tỏ thái độ phản kháng trước đảng CS. Nhưng nào chết rồi có được yên thân, ĐCS đã moi tim, moi ruột, hút não ông ra, ướp xác thối của ông để trưng bầy trong lăng HCM trong 40 năm qua, trái với ước nguyện cuối cùng được hỏa táng của ông. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chi phí duy trì lăng hàng năm có thể nuôi sống 200 ngàn người nghèo ở VN. Đó là kết thúc của đỉnh cao chói lọi của HCM.

Tôi cho rằng cuốn sách này đã đích thực tôn vinh ông Hồ bằng cách phục hồi thân phận con người như mọi người bình thường của ông. Chỉ có đảng CS mới sỉ nhục ông bằng cách phong thánh và bắt toàn dân mù quáng sùng bái thây ma HCM như một đấng giáo chủ. Con nít chưa có đủ trí khôn phải nằm mơ thấy Bác. Người lớn phải sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác. Lời Bác là chân lý. Đời Bác là ánh sáng chỉ đường. Bác trở thành một đấng cứu thế mới cho đất nước.

Tôi nghĩ không chỉ riêng ông Hồ, mà mọi người sinh ra trên thế gian đều mang bản chất khao khát vươn lên một đỉnh cao huy hoàng. Nhà thơ Xuân Diệu đã tài tình nói lên bản năng gốc này của chúng sinh qua câu thơ nổi tiếng:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.


Người tin vào Đức Giê-su biết rằng chỉ có một đỉnh cao đích thực duy nhất có khả năng giải phóng con người: Đỉnh Cao Thập Giá.

Đó là con đường của Đấng đã từ đỉnh cao tuyệt đối: chính là Thiên Chúa, đi xuống vực thẳm tận cùng: trở nên con người và bị đóng đinh vào Thập Giá.

Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa”
. (Pl 2,6-11)

Con người Giê-su đó có một sức hút lạ lùng vì ngoài Người ra nào có ai có những Lời sáng soi cho kiếp người lầm than như thế. Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Nhưng nhiều người muốn bẻ cong Lời để mưu lợi riêng cho mình, vì thế Lời thay vì mang đến ơn cứu độ lại trở thành án phạt cho họ. Thiên Chúa đã đặt hài nhi (Giê-su) này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên (Lc 2,34).

càng ngày càng có nhiều giáo phái Ki-tô mới nở rộ ra, họ cũng tuyên xưng niềm tin vào Đức Giê-su nhưng tha hồ diễn dịch Lời ra sao cũng được. Cũng như các chính trị gia muốn lấy phiếu của đa số cử tri, các giáo phái này cũng muốn chiêu mộ thật đông tín đồ khi không kết án các tệ nạn phá thai, ly dị, tự do tình dục, đồng tính luyến ái, trợ tử… Tại Trung Quốc số người gia nhập các giáo hội Tin Lành đã lên con số trăm triệu. Trong đời mình, Phao-lô cũng đã gặp nhiều thành phần như thế. Nhưng thánh nhân đã có một tiêu chuẩn không thể nhầm lẫn được để biết đâu mới đích thực là Đức Giê-su Cứu Thế. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá (1Cr 2,2).

Theo Đức Giê-su để đi lên đỉnh cao Thập Giá không có cách gì khác là phải cùng vác thập giá với Người. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. (Mt 10,38)

Thập giá đó là chấp nhận suốt đời mình chỉ một người vợ người chồng cho dù người này luôn có những giới hạn, có khi ốm đau, có khi thất nghiệp, có khi trái tính trái nết.

Thập giá đó là nhất quyết không phá thai mà dám đón nhận những đứa con, cho dù có thể chúng sẽ tật nguyền, kém cỏi, trở thành gánh nặng suốt đời cho mình.

Thập giá đó là đón nhận con người và cuộc đời của ta, có những giới hạn, bệnh tật, đau đớn hoang mang cô đơn cho tới phút cuối cùng khi xuôi tay nhắm mắt trong kiếp người.

Thập giá đó là dám chia sẻ đi những cái ít oi mà mình có cho những người nghèo hơn, khốn khổ hơn.

Thập giá đó là trung thành với ơn gọi làm Ngôn Sứ cho đời của mình cho dù luôn bị hiểu lầm, kết án và nguyền rủa.

Đức Giê-su đã trở về với địa vị Thiên Chúa của Người chỉ bằng con đường Thập Giá mà thôi. Con đường Thập Giá của Người luôn mở rộng và chào đón mọi người tin dấn bước theo để sau cùng họ sẽ được bước vào ngôi nhà đời đời của Thiên Chúa như những người con Thiên Chúa thật sự giống như Đức Giê-su.

Đỉnh Cao Chói Lọi của Hồ Chí Minh đã làm ông chết ngạt không toàn thây nhưng Đỉnh Cao Thập Giá của Đức Giê-su sẽ làm cho mọi người được sống và sống dồi dào cho tới kỳ cùng.
 
Những hình ảnh đau lòng Mùa Xuân: Văn Hoá Công An Hà Nội
Phát Nguyên
09:15 04/02/2009
HÀ NỘI - Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong "tứ trụ Thư pháp Việt Nam" (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) đang viết chữ tặng miễn phí cho nhưng ai yêu thích nghệ thuật thư pháp.

... và ngay sau đó, cũng chính ông cũng phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.

Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba ĐÌnh đang "chỉ đạo các lực lực lượng chức năng" xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội.. (Trung tá cảnh sát nhìn hồ đồ thế này thì đến Cụ đồ Liên sống lại cũng không dám bày mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ, huống hồ cụ Lược)

Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó.. những hình ảnh..giật - giằng - vò, ném... thực sự là kg đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… Làm Người cũng cần phải học.

Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc tử Giám, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống "giải quyết"

Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phân nộ và bức xúc với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử.

"Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi và gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được" – "Những người mặc sắc phục cảnh sát đó, đã mất niềm tin với người dân chúng tôi, sự việc vừa diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót", ông Văn Quý cán bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, bức xúc nói.

... nhà Thư Pháp như Tiến sĩ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn... tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc.

"Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm", nhà thư pháp Tiến sĩ Cung Khắc Lược nói.

Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, "Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoằng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với "văn hóa nghìn đô" bây giờ thì lại càng không". Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế.

Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa", nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nói.

Năm nay hoa đào nở
Góc phố: ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Chưa thấy ai thuê viết
Chưa thấy ai khen tài
Đã bị Công an dẹp
Lấn chiếm lề đường: SAI !!!
Mực tàu đổ tung tóe
Như nước mắt nhạt nhòa
Giấy đỏ bay trong gió
Bên phố đông người qua.
Ông đồ chắp tay vái
Công an chỉ tay dài:
Hốt đem lên xe hết
CHỮ với NGHĨA: xé hai
Gió xuân buồn trong nắng
Tình người chết lặng rồi
Mực sầu trong nghiên đổ
Cụ Vũ Đình Liên ơi!!!
 
Tin Đáng Chú Ý
Những lời phát biểu hết sức chân tình của bác Lê Khả Phiêu năm nào!
Blacky's blog
03:43 04/02/2009
Nhân dịp mừng sinh nhật và thăm ngôi nhà đơn sơ của bác Lê Khả Phiêu, chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại những lời phát biểu hết sức chân tình của bác năm nào...

Một số hình ảnh buổi gặp mặt bác Phiêu
- Thưa, nguyên tổng bí thư kê khai tài sản…

- Khai hết chứ. Tôi bây giờ có cái nhà nào Nhà nước cấp đâu. Vẫn ở nhà công vụ đấy (cười). Khi tôi nghỉ, được phân cái nhà ở Đội Cấn 1.200m2 vì nhà tập thể chỗ 36 Lý Nam Đế chật và nóng. Tôi cảm ơn không nhận. Vừa rồi các anh nói tiêu chuẩn nhà cửa của tôi phải năm - sáu trăm (m2). Đâu có qui định nào như thế?

- Thưa nguyên tổng bí thư, ông có kinh nghiệm gì không trong phòng chống tham nhũng?

- (Cười) Qua thực tế bản thân tôi thấy muốn làm được việc này thì mình phải giữ nghiêm đức tính liêm khiết. Tôi không muốn cái gì cũng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Trong quan hệ xã hội cả bên trong bên ngoài có nhiều mối quan hệ: với lãnh đạo cấp cao, với cấp dưới, với dân...

Có người đến với mình với động cơ cầu thị, trong sáng như xin ý kiến để thực hiện công việc được tốt hơn. Song cũng có người đến với động cơ không trong sáng, muốn tìm chỗ nương tựa hay tiếp tay gì đó. Mình phải hết sức cảnh giác. Phải luôn răn mình là đầy tớ của dân. Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu.

Năm, mười nghìn đô (USD)?

- Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực (Thường trực Bộ Chính trị -PV) đã có rồi, lúc làm tổng bí thư càng có. Đối với tôi, họ đến đút tiền không dám đưa thẳng đâu. Thường là có bó hoa xong để cái gói trên bàn rồi về. Mở ra thấy có năm nghìn, mười nghìn tôi gọi anh Hoan (ông Trần Đình Hoan, khi ấy là chánh Văn phòng Trung ương Đảng - PV) và cậu Dần (ông Nguyễn Giáp Dần - thư ký nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu - PV) lên, nói: “Cái này của ông A, ông B...

Giao các cậu mời các ông đó lên xem thái độ thế nào. Tại sao lại có phong bì thế này? Đồng chí tổng bí thư nhắc như thế là không được, từ nay trở đi không được làm thế”. Vậy mà có ông trả lời rằng “đồng chí Phiêu không nhận thì tôi xin biếu các anh”. Cả cậu Dần, anh Hoan về báo cáo lại tôi. Thế thì không được rồi. Tôi phải gọi lên cảnh cáo. (Nguồn: Tham nhũng: không giấu được dư luận đâu!)

Ban liên lạc Đồng hương Thanh Hoá tại Hà Nội đã có buổi đến thăm và giao lưu với bác Phiêu tại nhà riêng tại ngõ 34A Trần Phú (ngôi nhà bác mới chuyển về từ đường Hoàng Diệu).

Đại diện của Ban liên lạc gồm có: ông Lê Xuân Thảo - Trưởng Ban Đồng hương Doanh nghiệp TH, ông Lê Thế Chữ - Truởng Ban liên lạc Đồng hương Tỉnh, ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Trưởng ban Doanh nghiệp, ông Lữ Thành Long - TGĐ Công ty Misa, ông Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch Công ty Luật Đại Việt, ông Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty HINCO, ông Nguyễn Hữu Hùng - Công ty Truyền thông Dầu khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - Công ty Việt FT và một số thành viên khác.

Mình đã đi nhiều nhà lãnh đạo, và thật thương bác Phiêu vì nhà bác sao mà đơn sơ quá, còn thua xa cả những lãnh đạo cấp nhỏ ở tỉnh mình nữa...

Đoàn đại biểu rời nhà bác Lê Khả Phiêu ai nầy trong lòng đều trào dâng niềm xúc động về một con người đã một đời vì dân vì nước, chúng cháu hứa đời này kiếp này làm lãnh đạo có vất vả khổ cực đến đâu cũng sẽ học theo gương bác.

“Có vụ tôi biết, anh Sáu Dân biết mà không khui được”

Vậy làm sao để diệt tận gốc quốc nạn tham nhũng, thưa ông?

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: Nó đụng vào anh, bản thân anh có khi cũng thấy, nhưng thấy mà không dám cắt khối ung thư đó đi và chấp nhận sống chung với nó. Hoặc là do há miệng mắc quai, hoặc do dựa vào nhau để vơ vét. Chúng ta có thấy thực tế đó không? Nếu chưa thống nhất được thực tế này thì chưa giải quyết được. Phải chăng chỉ khi nhân dân phát hiện, lên án quyết liệt thì anh làm, anh xử, song xử vẫn chưa đến nơi đến chốn?

Hiện vẫn đang tồn tại một lập luận hết sức kỳ quặc: “Khi có nhà nước là có tham nhũng. Chỉ khi cuộc sống người nào cũng giống người nào, lúc đó mới hết tham nhũng”. Làm gì có chuyện như thế. Chống tham nhũng là phải tự mình nhìn vào bản thân mình. Singapore thống kê được tỉ lệ 5% cán bộ công chức tham nhũng. Còn ở ta liệu cứ 100 đảng viên, cán bộ cơ quan nhà nước cũng chỉ có năm người tham nhũng không? Nội bộ phải tự xem xét lại mình. Chúng ta đã coi tham nhũng là quốc nạn thì đến nay vẫn là quốc nạn. Chưa ai bảo đã hết quốc nạn cả.

Chúng ta cứ ngồi mà nói thật thà với nhau là tham nhũng vẫn phổ biến, trầm trọng. Có những vụ tôi biết, anh Sáu Dân (tên thường gọi của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) biết mà không khui được. Nó thành dây che chắn nhau, thậm chí cả bên ngoài che chắn (chứ không chỉ trong nước).

Đây đúng là một cuộc đấu tranh quyết liệt. Muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến này thì Đảng phải tự xem mình, Nhà nước phải tự xem lại mình. (Nguồn: Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Muốn chống tham nhũng phải tự xem lại bản thân mình!)

(Nguồn: Blacky's blog)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lộc Đầu Xuân - Spring Flower
Nguyễn Đức Cung
06:14 04/02/2009

LỘC ĐẦU XUÂN - Spring Flower



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Lộc trên cành nhớ đôi mắt liễu

Nắng xuân hồng phảng phất môi thơm..

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền