Phụng Vụ - Mục Vụ
Tất cả là hồng ân
Lm. Anmai, CSsR
00:53 05/02/2010
Ngày còn bé, thi thoảng nghe người lớn nói với nhau khi người này người kia được ơn bằng câu nói: “Làm bởi bay còn ban bởi Ta”. Còn bé thì đâu có hiểu gì về làm, về ban, về bay, về Ta … Lớn lên một chút cộng thêm sự tìm tòi thì mới hiểu nôm na câu nói ấy là con người làm gì thì làm nhưng được hay không, có hay không đó chính là nhờ bàn tay của Thiên Chúa.
Quả vậy, nhìn vào đời thường, chuyện làm, chuyện ban, chuyện bay, chuyện Ta này hết sức là thực tế. Có những người cố gắng và loay hoay mãi cho cái cõi nhân sinh này nhưng rồi chẳng được là bao cả. Họ quá vất vả cho cuộc đời nhưng rồi họ lại trở về với hai bàn tay trắng. Ngược lại, những người nhờ ơn Chúa thì họ lại có và có hơn cả cái mà họ muốn nữa. Những ai được Chúa thương thì họ sẽ được no đủ vậy.
Tâm tình của những ai được Chúa thương diễn tả trong kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người” (Lc 1, 46-54)
Đức Maria một lần nữa khẳng định cho mọi người rằng tất cả những ai khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa thì Chúa sẽ thương và ban nhiều và nhiều ơn lành hơn họ tưởng. Ngược lại, với những người kiêu ngạo thì sẽ chẳng bao giờ được gì cả và thậm chí còn bị trở về tay trắng với tất cả những gì họ đang có.
Thái độ khiêm nhường, thái độ vâng phục của Đức Maria cũng chính là thái độ khiêm nhường, vâng phục trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Nhờ khiêm nhường để rồi sẽ được nhiều ơn lành từ bàn tay của Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã thốt lên trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
"Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh! "
Một trong các thần Xêraphim bay về phía tôi,
tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.
Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? "
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Isaia đã chân nhận con người của ông và ông khiêm hạ đón nhận lệnh truyền của Thiên Chúa để ra đi nói về Thiên Chúa.
Với các môn đệ, cách riêng là Simon hôm nay về bài học khiêm hạ để lãnh nhận ơn Chúa thật là hay.
Chưa phải vất vả đi kiếm miếng cơm manh áo và cách riêng vất vả sống với nghề chài thì khó có thể hình dung được. Cá có đó, biển có đó nhưng đâu phải ai muốn chài là chài, ai muốn lưới là lưới. Và cá có đó, biển có đó nhưng cho dù có kinh nghiệm cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi không có “ơn trên” thì cũng bằng không không vậy. Kinh nghiệm này ắt hẳn những người quanh năm sống ở vùng chài sẽ cảm nghiệm sâu sắc hơn ai cả. Chỉ những ai lên đênh trên biển cả và vất vả khó nhọc với nghề chài lưới mới có thể hiểu được mà thôi.
Giả như có máy quay phim để quay những nỗi gian truân vất vả của các môn đệ như trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại thì hay biết mấy. Quá vất vả như Luca nói, cả đêm chứ không phải một chốc một lát. Cả một đêm trên sóng nước chòng chành nhưng chẳng được gì cả. Chán quá ! Cá không có nên giặt lưới cho sạch để mai mốt còn đi lưới chứ giờ tiếp tục làm gì cho mệt. Hình ảnh các môn đệ giặt lưới cho chúng ta thấy thái độ, tâm tư mỏi mệt và chán nản đến mức nào. Bỗng nhiên Chúa Giêsu xuống thuyền và thuyền ấy của Simon và xin ông chèo ra xa bờ một chút để rao giảng vì đám đông theo Ngài đông quá. Giảng xong thì Chúa bảo ông Simon là chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới. Thái độ, tâm trạng của Simon hết sức bình thường. Simon phân trần với Chúa về nỗi khốn khó suốt cả đêm mà không được gì. Phân trần thì phân trần nhưng vâng phục vẫn là vâng phục. Simon đã làm như lời Thầy Giêsu đề nghị. Quả thật là tuyệt vời. Vừa thả xong thì cá dính quá sức tưởng tượng. Quá sức đến độ phải ra hiệu cho bạn chài ra lấy cá phụ chứ không thì thuyền chìm !
Kinh ngạc trước ân huệ của Chúa, Simon lại khiêm hạ thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! ".
Tâm tình khiêm hạ ấy chúng ta cũng vừa nghe Thánh Phaolô bộc bạch trong thư của Ngài gửi tín hữu Côrintô. Không phải là Ngài khiêm nhường ống điếu nhưng Ngài nói thật. Ngài chỉ là một đứa sinh non sau một thời gian dài sống trong tội lỗi, sống trong vai trò một người bách hại đạo. Ngài khiêm hạ để nói rằng Ngài không đáng được gọi là tông đồ. Tâm tình Ngài hết sức hay: “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi”.
Có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa … ơn Thiên Chúa cùng với tôi … Một thái độ, một tâm tình mà không phải ai cũng có thể nói cũng như không phải ai cũng có thể nghiệm được. Phaolô phải trả một giá quá đắt là gần như hơn nửa cuộc đời chống báng để gần cuối đời mới trở lại. Hình như là ơn của Chúa thấm đẫm trên cuộc đời của con người yếu đuối, tội lỗi của Phaolô.
Con người vẫn mang trong mình dòng máu tự kiêu tự đại của Ađam-Eva, dòng máu kiêu ngạo của Hêrôđê, của Pharaô nhưng rồi có được gì đâu. Bài học kiêu ngạo vẫn còn đó và bài học khiêm hạ vẫn còn đây. Chuyện quan trọng là ta ở trong tâm tình khiêm hạ hay thái độ kiêu hãnh.
Với tất cả kinh nghiệm từ cổ chí kim ta thấy được khiêm hạ vẫn là bài học hay và hữu ích cho cuộc đời. Càng khiêm hạ con người càng được nhận lãnh nhiều ơn lành của Chúa như Đức Trinh Nữ Maria, như Phaolô và đặc biệt như Simon với mẻ cá lạ hôm nay.
Bi đát nhất của con người là nhận ơn mà lại vô ơn, nhận ơn mà phủ nhận ơn.
Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của những bậc thầy của đời sống khiêm hạ là Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Phaolô và Phêrô ban cho ta ơn khiêm hạ để bất cứ lúc nào trong cuộc đời ta cũng thân thưa với Chúa và với mọi người: Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa.
Quả vậy, nhìn vào đời thường, chuyện làm, chuyện ban, chuyện bay, chuyện Ta này hết sức là thực tế. Có những người cố gắng và loay hoay mãi cho cái cõi nhân sinh này nhưng rồi chẳng được là bao cả. Họ quá vất vả cho cuộc đời nhưng rồi họ lại trở về với hai bàn tay trắng. Ngược lại, những người nhờ ơn Chúa thì họ lại có và có hơn cả cái mà họ muốn nữa. Những ai được Chúa thương thì họ sẽ được no đủ vậy.
Tâm tình của những ai được Chúa thương diễn tả trong kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người” (Lc 1, 46-54)
Đức Maria một lần nữa khẳng định cho mọi người rằng tất cả những ai khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa thì Chúa sẽ thương và ban nhiều và nhiều ơn lành hơn họ tưởng. Ngược lại, với những người kiêu ngạo thì sẽ chẳng bao giờ được gì cả và thậm chí còn bị trở về tay trắng với tất cả những gì họ đang có.
Thái độ khiêm nhường, thái độ vâng phục của Đức Maria cũng chính là thái độ khiêm nhường, vâng phục trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Nhờ khiêm nhường để rồi sẽ được nhiều ơn lành từ bàn tay của Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã thốt lên trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
"Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh! "
Một trong các thần Xêraphim bay về phía tôi,
tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.
Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? "
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Isaia đã chân nhận con người của ông và ông khiêm hạ đón nhận lệnh truyền của Thiên Chúa để ra đi nói về Thiên Chúa.
Với các môn đệ, cách riêng là Simon hôm nay về bài học khiêm hạ để lãnh nhận ơn Chúa thật là hay.
Chưa phải vất vả đi kiếm miếng cơm manh áo và cách riêng vất vả sống với nghề chài thì khó có thể hình dung được. Cá có đó, biển có đó nhưng đâu phải ai muốn chài là chài, ai muốn lưới là lưới. Và cá có đó, biển có đó nhưng cho dù có kinh nghiệm cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi không có “ơn trên” thì cũng bằng không không vậy. Kinh nghiệm này ắt hẳn những người quanh năm sống ở vùng chài sẽ cảm nghiệm sâu sắc hơn ai cả. Chỉ những ai lên đênh trên biển cả và vất vả khó nhọc với nghề chài lưới mới có thể hiểu được mà thôi.
Giả như có máy quay phim để quay những nỗi gian truân vất vả của các môn đệ như trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại thì hay biết mấy. Quá vất vả như Luca nói, cả đêm chứ không phải một chốc một lát. Cả một đêm trên sóng nước chòng chành nhưng chẳng được gì cả. Chán quá ! Cá không có nên giặt lưới cho sạch để mai mốt còn đi lưới chứ giờ tiếp tục làm gì cho mệt. Hình ảnh các môn đệ giặt lưới cho chúng ta thấy thái độ, tâm tư mỏi mệt và chán nản đến mức nào. Bỗng nhiên Chúa Giêsu xuống thuyền và thuyền ấy của Simon và xin ông chèo ra xa bờ một chút để rao giảng vì đám đông theo Ngài đông quá. Giảng xong thì Chúa bảo ông Simon là chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới. Thái độ, tâm trạng của Simon hết sức bình thường. Simon phân trần với Chúa về nỗi khốn khó suốt cả đêm mà không được gì. Phân trần thì phân trần nhưng vâng phục vẫn là vâng phục. Simon đã làm như lời Thầy Giêsu đề nghị. Quả thật là tuyệt vời. Vừa thả xong thì cá dính quá sức tưởng tượng. Quá sức đến độ phải ra hiệu cho bạn chài ra lấy cá phụ chứ không thì thuyền chìm !
Kinh ngạc trước ân huệ của Chúa, Simon lại khiêm hạ thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! ".
Tâm tình khiêm hạ ấy chúng ta cũng vừa nghe Thánh Phaolô bộc bạch trong thư của Ngài gửi tín hữu Côrintô. Không phải là Ngài khiêm nhường ống điếu nhưng Ngài nói thật. Ngài chỉ là một đứa sinh non sau một thời gian dài sống trong tội lỗi, sống trong vai trò một người bách hại đạo. Ngài khiêm hạ để nói rằng Ngài không đáng được gọi là tông đồ. Tâm tình Ngài hết sức hay: “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi”.
Có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa … ơn Thiên Chúa cùng với tôi … Một thái độ, một tâm tình mà không phải ai cũng có thể nói cũng như không phải ai cũng có thể nghiệm được. Phaolô phải trả một giá quá đắt là gần như hơn nửa cuộc đời chống báng để gần cuối đời mới trở lại. Hình như là ơn của Chúa thấm đẫm trên cuộc đời của con người yếu đuối, tội lỗi của Phaolô.
Con người vẫn mang trong mình dòng máu tự kiêu tự đại của Ađam-Eva, dòng máu kiêu ngạo của Hêrôđê, của Pharaô nhưng rồi có được gì đâu. Bài học kiêu ngạo vẫn còn đó và bài học khiêm hạ vẫn còn đây. Chuyện quan trọng là ta ở trong tâm tình khiêm hạ hay thái độ kiêu hãnh.
Với tất cả kinh nghiệm từ cổ chí kim ta thấy được khiêm hạ vẫn là bài học hay và hữu ích cho cuộc đời. Càng khiêm hạ con người càng được nhận lãnh nhiều ơn lành của Chúa như Đức Trinh Nữ Maria, như Phaolô và đặc biệt như Simon với mẻ cá lạ hôm nay.
Bi đát nhất của con người là nhận ơn mà lại vô ơn, nhận ơn mà phủ nhận ơn.
Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của những bậc thầy của đời sống khiêm hạ là Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Phaolô và Phêrô ban cho ta ơn khiêm hạ để bất cứ lúc nào trong cuộc đời ta cũng thân thưa với Chúa và với mọi người: Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa.
Tôi là ai?
Thanh Thanh
01:06 05/02/2010
Câu truyện đời thường
Tu viện Gahary chỉ mở cửa chiêu sinh mỗi năm một lần, và mỗi lần thi, Thầy bề trên cũng chỉ hỏi có một câu.
Có một thanh niên trong vùng muốn vào dòng này để tu và đã chuẩn bị nhiều mặt trong vòng 5 năm trước khi thi vào nhà dòng.
Bề trên: Con hãy tự hỏi “Tôi là ai?”, và cho Thầy biết. Câu hỏi thật khác thường nên không biết phải trả lời thế nào nên chàng rút lui.
Câu truyện Lời Chúa
Lời Chúa kể lại câu truyện thả lưới đánh cá. Đức Giêsu bảo các tông đồ chèo thuyền ra xa bờ, thả lưới bên phải mạn thuyền, thả lưới chỗ nước sâu, dù lúc này trời đã sáng.
Phêrô: chúng con vất vả suốt đêm rồi mà có được gì đâu. Nhưng con sẽ nghe lời Thầy.
Ông làm như vậy và bắt được rất nhiều cá, thuyền gần chìm.
Ông sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi"
Đức Giêsu bảo ông: "Đừng sợ, từ nay con sẽ là người đi thu phục người ta".
Và các ông đã bỏ lại mọi sự mà theo Đức Giêsu.
Câu truyện của chúng ta
Cái khờ dại lớn nhất, là ta có thể biết mọi sự, nói được mọi điều, làm được mọi việc, mà không biết mình. Không biết mình nên đã để xảy ra nhiều điều đáng tiếc, trục trặc. Vì không biết rõ mình là ai, nên đã nói những câu không nên nói, đã làm nhiều việc không được làm.
Con người có thể học biết đủ mọi lãnh vực trong cuộc sống như văn chương, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, lịch sử, địa lý, khoa học, kỹ thuật... nhưng ít người học hỏi, tìm hiểu để biết rõ mình là ai, từ đâu đến rồi sẽ về đâu. Hàng trăm ngàn câu hỏi về cuộc sống ta có thể giải đáp được, nhưng hỏi và trả lời về chính mình thì thật ít.
Như chàng thanh niên muốn đi tu kia, nếu Thầy bề trên hỏi về tôn giáo, giáo lý, thánh kinh, và nhiều lãnh vực khác chắc trả lời dễ dàng. Nhưng vì hỏi: Tôi là ai? Thì thật là lúng túng, không biết phải trả lời thể nào. Vì không biết mình là ai.
Như Phêrô cũng vậy, ông hăng say, nhiệt tình, can đảm, nhưng càng nói càng làm thì càng cho thấy rõ ông không hiểu Thầy và không biết mình.
Nhìn hành trình ơn gọi Phêrô, ta thấy Chúa Giêsu từ từ chỉ rõ cho ông biết ông là ai. Ví dụ:
. Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabo, Phêrô xin làm ba lều cho Thầy, Môsê và Êlia, đang khi Chúa Giêsu bảo, chúng ta hãy xuống núi (Lc 9).
. Đến gần thành Xêdarê Phiplipphê, Đức Giêsu hỏi... anh em bảo Thầy là ai? Phêrô thưa: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài nói: con thật có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho con, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,13-16).
. Đức Giêsu cho các tông đồ biết Người sẽ phải đi lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ và phải chết. Phêrô kéo Người riêng ra và trách: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy. Đức Giêsu nói: Xatan, lui lại đàng sau Thầy. Tưởng này không phải của Thiên Chúa, mà là của loài người (Mt 16,21-23).
. Một đám người đến bắt Chúa Giêsu. Phêrô tuốt gươm chém đứt tai tên đầy tớ thượng tế. Chúa Giêsu bảo: hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Con tưởng là Thầy không thể cầu cứu với Cha Thầy sao? (Mt 26,51-54).
. Chúa Giêsu nói, đêm nay tất cả anh em vấp ngã vì Thầy. Phêrô thưa: Dầu tất cả có vấp ngã, con thì không. Ngài nói: nội đêm nay, gà chưa gáy con đã chối thầy ba lần. Phêrô nhấn mạnh: Dầu phải chết, con cũng không chối Thầy. Thế rồi... trong dinh thượng tế, nghe tiếng gà gáy, ông đã nhớ lại lời Thầy đã nói là đúng (Mt 26,31-35.69-75).
. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô thưa: Thầy mà làm như thế à, không đời nào con để Thầy rửa chân cho con. Đức Giêsu đáp: nếu Thầy không rửa cho con, con sẽ chẳng được chung phần với Thầy (Ga 13,6-8).
. Giêsu hỏi Phêrô, con có yêu mến Thầy không? Dạ, có. Lần thứ ba thì ông mới nói đúng với sự thật lòng mình: Thầy biết rõ mọi, Thầy biết con yêu mến Thầy (Ga 21,15-19).
. Chúng con đã cực nhọc suốt đêm rồi, có bắt được con cá nào đâu. Còn Đức Giêsu bảo cứ thả lưới bên phải mạn thuyền, và thế là bắt được rất nhiều cá.
Câu truyện của Phêrô thật đúng với nhiều người và con người ngày nay. Những gì ta nói và làm chưa chắc đi đôi với nhau. Có đi đôi cũng chưa chắc đúng với sự thật. Có đúng với sự thật, cũng chưa chắc đẹp lòng nhau. Có đẹp lòng nhau cũng chưa chắc đẹp lòng Chúa và đúng ý Ngài.
Có nhiều việc làm, nhiều cơ sở vật chất làm xong thì cộng đoàn chia rẽ, tranh chấp, hiềm khích, tẩy chay. Vì thế, Thiên Chúa phải vất vả và tốn thời gian dài để sửa lại công trình của Ngài, do những việc con người làm cho là tốt, là hay nhưng không đúng ý Ngài.
Phêrô tưởng là mình có tài năng, kiến thức, kinh nghiệm về chài lưới, thế mà có là chi đâu với Thiên Chúa.
Nhiều người cũng như Phêrô, bám chặt vào khôn ngoan tài trí, và kinh nghiệm bản thân mà gạt qua những hỗ trợ của người khác. Thiên Chúa càng dễ bị đẩy ra phía sau hơn, vì ý Ngài không hợp thời, không thực tế, không khoa học.
Xin Chúa ban cho con ơn biết mình. Từ biết mình, con biết người và biết Chúa. Từ biết Chúa, con lại hiểu sự thật về mình và về người nhiều hơn.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con. Con xin chúc tụng Chúa. Amen.
Tu viện Gahary chỉ mở cửa chiêu sinh mỗi năm một lần, và mỗi lần thi, Thầy bề trên cũng chỉ hỏi có một câu.
Có một thanh niên trong vùng muốn vào dòng này để tu và đã chuẩn bị nhiều mặt trong vòng 5 năm trước khi thi vào nhà dòng.
Bề trên: Con hãy tự hỏi “Tôi là ai?”, và cho Thầy biết. Câu hỏi thật khác thường nên không biết phải trả lời thế nào nên chàng rút lui.
Câu truyện Lời Chúa
Lời Chúa kể lại câu truyện thả lưới đánh cá. Đức Giêsu bảo các tông đồ chèo thuyền ra xa bờ, thả lưới bên phải mạn thuyền, thả lưới chỗ nước sâu, dù lúc này trời đã sáng.
Phêrô: chúng con vất vả suốt đêm rồi mà có được gì đâu. Nhưng con sẽ nghe lời Thầy.
Ông làm như vậy và bắt được rất nhiều cá, thuyền gần chìm.
Ông sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi"
Đức Giêsu bảo ông: "Đừng sợ, từ nay con sẽ là người đi thu phục người ta".
Và các ông đã bỏ lại mọi sự mà theo Đức Giêsu.
Câu truyện của chúng ta
Cái khờ dại lớn nhất, là ta có thể biết mọi sự, nói được mọi điều, làm được mọi việc, mà không biết mình. Không biết mình nên đã để xảy ra nhiều điều đáng tiếc, trục trặc. Vì không biết rõ mình là ai, nên đã nói những câu không nên nói, đã làm nhiều việc không được làm.
Con người có thể học biết đủ mọi lãnh vực trong cuộc sống như văn chương, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, lịch sử, địa lý, khoa học, kỹ thuật... nhưng ít người học hỏi, tìm hiểu để biết rõ mình là ai, từ đâu đến rồi sẽ về đâu. Hàng trăm ngàn câu hỏi về cuộc sống ta có thể giải đáp được, nhưng hỏi và trả lời về chính mình thì thật ít.
Như chàng thanh niên muốn đi tu kia, nếu Thầy bề trên hỏi về tôn giáo, giáo lý, thánh kinh, và nhiều lãnh vực khác chắc trả lời dễ dàng. Nhưng vì hỏi: Tôi là ai? Thì thật là lúng túng, không biết phải trả lời thể nào. Vì không biết mình là ai.
Như Phêrô cũng vậy, ông hăng say, nhiệt tình, can đảm, nhưng càng nói càng làm thì càng cho thấy rõ ông không hiểu Thầy và không biết mình.
Nhìn hành trình ơn gọi Phêrô, ta thấy Chúa Giêsu từ từ chỉ rõ cho ông biết ông là ai. Ví dụ:
. Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabo, Phêrô xin làm ba lều cho Thầy, Môsê và Êlia, đang khi Chúa Giêsu bảo, chúng ta hãy xuống núi (Lc 9).
. Đến gần thành Xêdarê Phiplipphê, Đức Giêsu hỏi... anh em bảo Thầy là ai? Phêrô thưa: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài nói: con thật có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho con, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 16,13-16).
. Đức Giêsu cho các tông đồ biết Người sẽ phải đi lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ và phải chết. Phêrô kéo Người riêng ra và trách: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy. Đức Giêsu nói: Xatan, lui lại đàng sau Thầy. Tưởng này không phải của Thiên Chúa, mà là của loài người (Mt 16,21-23).
. Một đám người đến bắt Chúa Giêsu. Phêrô tuốt gươm chém đứt tai tên đầy tớ thượng tế. Chúa Giêsu bảo: hãy xỏ gươm vào bao, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm. Con tưởng là Thầy không thể cầu cứu với Cha Thầy sao? (Mt 26,51-54).
. Chúa Giêsu nói, đêm nay tất cả anh em vấp ngã vì Thầy. Phêrô thưa: Dầu tất cả có vấp ngã, con thì không. Ngài nói: nội đêm nay, gà chưa gáy con đã chối thầy ba lần. Phêrô nhấn mạnh: Dầu phải chết, con cũng không chối Thầy. Thế rồi... trong dinh thượng tế, nghe tiếng gà gáy, ông đã nhớ lại lời Thầy đã nói là đúng (Mt 26,31-35.69-75).
. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Phêrô thưa: Thầy mà làm như thế à, không đời nào con để Thầy rửa chân cho con. Đức Giêsu đáp: nếu Thầy không rửa cho con, con sẽ chẳng được chung phần với Thầy (Ga 13,6-8).
. Giêsu hỏi Phêrô, con có yêu mến Thầy không? Dạ, có. Lần thứ ba thì ông mới nói đúng với sự thật lòng mình: Thầy biết rõ mọi, Thầy biết con yêu mến Thầy (Ga 21,15-19).
. Chúng con đã cực nhọc suốt đêm rồi, có bắt được con cá nào đâu. Còn Đức Giêsu bảo cứ thả lưới bên phải mạn thuyền, và thế là bắt được rất nhiều cá.
Câu truyện của Phêrô thật đúng với nhiều người và con người ngày nay. Những gì ta nói và làm chưa chắc đi đôi với nhau. Có đi đôi cũng chưa chắc đúng với sự thật. Có đúng với sự thật, cũng chưa chắc đẹp lòng nhau. Có đẹp lòng nhau cũng chưa chắc đẹp lòng Chúa và đúng ý Ngài.
Có nhiều việc làm, nhiều cơ sở vật chất làm xong thì cộng đoàn chia rẽ, tranh chấp, hiềm khích, tẩy chay. Vì thế, Thiên Chúa phải vất vả và tốn thời gian dài để sửa lại công trình của Ngài, do những việc con người làm cho là tốt, là hay nhưng không đúng ý Ngài.
Phêrô tưởng là mình có tài năng, kiến thức, kinh nghiệm về chài lưới, thế mà có là chi đâu với Thiên Chúa.
Nhiều người cũng như Phêrô, bám chặt vào khôn ngoan tài trí, và kinh nghiệm bản thân mà gạt qua những hỗ trợ của người khác. Thiên Chúa càng dễ bị đẩy ra phía sau hơn, vì ý Ngài không hợp thời, không thực tế, không khoa học.
Xin Chúa ban cho con ơn biết mình. Từ biết mình, con biết người và biết Chúa. Từ biết Chúa, con lại hiểu sự thật về mình và về người nhiều hơn.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con. Con xin chúc tụng Chúa. Amen.
Thần Lực
Lm Vũđình Tường
03:53 05/02/2010
Đức Kitô hỏi mượn thuyền của Simon. Dù không nói ra, thâm tâm Ngài, có ý định trả công cho Simon sau khi dùng xong. Simon, trái lại không đoán biết được ý định của Đức Kitô. Ông chỉ biết cho mượn thuyền. Vấn đề lợi nhuận không bàn tới.
Đức Kitô hỏi mượn vào lúc ngặt nghèo, buổi sáng sớm, khi cơ thể người chài mệt mỏi, rã rời. Hy vọng một đêm thu hoạch ít nhiều tiêu tan như chính Simon tự thú
Thưa Thầy, chúng tôi vất vả cả suốt đêm mà không bắt được gì cả.
Không còn tinh thần làm việc sau đêm dài mất công, vô ích. Simon mong yên thân, nằm nghỉ. Ước mong của các ông là sau khi vá lưới xong sẽ đi ngủ, nghỉ cho lại sức.
Vất vả suốt đêm, lưới chỗ rách, chỗ dính đầy rong, chỗ cành chà xoắn, lưới dính cục, dính đùm. Thấy phát ngán. Chính lúc chán nản, thất vọng, tinh thần mệt mỏi, Đức Kitô hỏi mượn thuyền.
Chủ nhân
Thời buổi nào cũng thế, vừa làm chủ vừa có tiền thuê công nhân được coi là chủ nhân, thuộc hàng tư bản. Simon có lẽ là một đại gia. Gia đình có vựa cá, cung cấp hải sản thu hoạch cho dân chúng trong thành. Tôm cá đánh bắt được, bán trực tiếp cho dân mà không cần qua trung gian.
Một tấm lòng
Simon vừa là chủ tầu đánh cá, vừa có tiền thuê công nhân, nên ông không thuộc giai cấp nghèo. Thất thu một đêm không mấy chi ảnh hưởng đến tài chánh gia đình. Vì thế khi Đức Kitô hỏi mượn thuyền Simon không lấy gì làm sốt sắng. Tuy nhiên ông ngưng tay, bỏ dở công việc lên thuyền với Ngài. Đức Kitô xem ra đòi hỏi chủ thuyền hơi nhiều. Cho mượn thuyền vẫn chưa xong, còn phải chèo thuyền đến đúng nơi, theo ý Ngài muốn. Simon vâng lời chiều theo ý Đức Kitô. Vâng lời lần đầu.
Hơn nữa Simon cũng không phải là người ham danh, mê của. Ông cho Đức Kitô mượn thuyền mà không đưa điều kiện, ra giá, không đòi hỏi lợi nhuận. Những cảm tình nồng ấm đó nói lên tấm lòng một con người. Một người tử tế, có lòng, sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu.
Cho mượn thuyền vẫn chưa xong. Đức Kitô còn yêu cầu chèo thuyền ra xa bờ, vất vả, mệt mỏi thêm. Simon có thể đưa ý kiến phản bác, nhưng ông im lặng làm theo. Thuyền xa bờ, gió thổi, sóng vỗ, sẽ nghe không rõ bằng thuyền gần bờ. Thuyền gần bờ dân chúng có chen lấn nhưng nghe rõ hơn. Vâng lời lần thứ hai.
Gương hy sinh
Cách xử thế của Simon cho biết ông là một người trực tính nhưng tốt bụng. Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Lúc bình thường hy sinh dễ. Khi mệt mỏi gây nên bởi vất vả, khó khăn, hy sinh khó hơn. Simon, trái lại, dù mệt mỏi rã rời ông vẫn cố gắng. Đức tính đó cho biết ông là một người giầu lòng bác ái, hy sinh. Ngay cả trường hợp phải hy sinh hơn mức bình thường ông cũng không từ nan.
Hy sinh thời gian, công sức dễ hơn hy sinh, từ bỏ ý riêng mình, nhất là ý đó thuộc lãnh vực chuyên môn. Simon vẫn chấp nhận. Đức Kitô không phải là dân chài lưới chuyên nghiệp. Ít ra không sống bằng nghề chài lưới, kinh nghiệm về cá ít hơn Simon và kinh nghiệm chèo ghe, đi biển cũng không từng trải bằng Simon.
Thế mà Simon vâng lời, nghe theo, chiều ý Đức Kitô. Ông có lên tiếng phản đối một cách nhẹ nhàng, không quyết liệt, nhưng vẫn tỏ ra là người lịch sự, biết lắng nghe và chiều theo ý.
Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.
Câu nói cho thấy trong trường hợp người làm của tôi không vâng lời Thầy, một mình tôi sẵn sàng vâng phục. Đầu câu là đại danh từ chúng tôi. Cuối câu chủ từ còn lại là một cá nhân– tôi- diễn tả một thái độ vâng phục quyết liệt. Không phải chúng tôi mà chính tôi vâng phục.
Vâng lời thầy, tôi sẽ thả lưới.
Phúc Âm không thuật lại bài giảng dài hay ngắn bao lâu. Dù lâu hay mau, Simon tâm trí đâu mà nghe giảng, nếu có cũng câu được, câu mất. Thân thể mệt mỏi, rã rời không phải là lúc tốt để nghe giảng. Cầm lòng không đặng, mắt dí lại đòi ngủ, Simon vẫn vâng phục. Vì thế ông gặt hái hai ngạc nhiên bất ngờ.
-Đời ông chưa bao giờ bắt nhiều cá như thế.
-Dẫu thế lưới vẫn không rách.
Lúc này đã tỉnh ngủ. Simon nhận biết mình nhiều hơn. Ông cảm thấy không xứng đáng nói chuyện với Đức Kitô và cũng không xứng đáng đứng gần Ngài. Vì thế ông lên tiếng
Lậy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.
Tội coi thường, không lắng nghe, không sốt sắng đón nhận lời Ngài.
Đức Kitô không để ý đến tội của Simon và thái độ kinh sợ của ông. Ngài kêu gọi ông đi theo Ngài
Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta
Simon vâng lời từ bỏ chính mình để theo Đức Kitô. Phúc âm dùng câu bỏ hết mọi sự mà theo Ngài.
Đức Kitô hỏi mượn vào lúc ngặt nghèo, buổi sáng sớm, khi cơ thể người chài mệt mỏi, rã rời. Hy vọng một đêm thu hoạch ít nhiều tiêu tan như chính Simon tự thú
Thưa Thầy, chúng tôi vất vả cả suốt đêm mà không bắt được gì cả.
Không còn tinh thần làm việc sau đêm dài mất công, vô ích. Simon mong yên thân, nằm nghỉ. Ước mong của các ông là sau khi vá lưới xong sẽ đi ngủ, nghỉ cho lại sức.
Vất vả suốt đêm, lưới chỗ rách, chỗ dính đầy rong, chỗ cành chà xoắn, lưới dính cục, dính đùm. Thấy phát ngán. Chính lúc chán nản, thất vọng, tinh thần mệt mỏi, Đức Kitô hỏi mượn thuyền.
Chủ nhân
Thời buổi nào cũng thế, vừa làm chủ vừa có tiền thuê công nhân được coi là chủ nhân, thuộc hàng tư bản. Simon có lẽ là một đại gia. Gia đình có vựa cá, cung cấp hải sản thu hoạch cho dân chúng trong thành. Tôm cá đánh bắt được, bán trực tiếp cho dân mà không cần qua trung gian.
Một tấm lòng
Simon vừa là chủ tầu đánh cá, vừa có tiền thuê công nhân, nên ông không thuộc giai cấp nghèo. Thất thu một đêm không mấy chi ảnh hưởng đến tài chánh gia đình. Vì thế khi Đức Kitô hỏi mượn thuyền Simon không lấy gì làm sốt sắng. Tuy nhiên ông ngưng tay, bỏ dở công việc lên thuyền với Ngài. Đức Kitô xem ra đòi hỏi chủ thuyền hơi nhiều. Cho mượn thuyền vẫn chưa xong, còn phải chèo thuyền đến đúng nơi, theo ý Ngài muốn. Simon vâng lời chiều theo ý Đức Kitô. Vâng lời lần đầu.
Hơn nữa Simon cũng không phải là người ham danh, mê của. Ông cho Đức Kitô mượn thuyền mà không đưa điều kiện, ra giá, không đòi hỏi lợi nhuận. Những cảm tình nồng ấm đó nói lên tấm lòng một con người. Một người tử tế, có lòng, sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu.
Cho mượn thuyền vẫn chưa xong. Đức Kitô còn yêu cầu chèo thuyền ra xa bờ, vất vả, mệt mỏi thêm. Simon có thể đưa ý kiến phản bác, nhưng ông im lặng làm theo. Thuyền xa bờ, gió thổi, sóng vỗ, sẽ nghe không rõ bằng thuyền gần bờ. Thuyền gần bờ dân chúng có chen lấn nhưng nghe rõ hơn. Vâng lời lần thứ hai.
Gương hy sinh
Cách xử thế của Simon cho biết ông là một người trực tính nhưng tốt bụng. Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Lúc bình thường hy sinh dễ. Khi mệt mỏi gây nên bởi vất vả, khó khăn, hy sinh khó hơn. Simon, trái lại, dù mệt mỏi rã rời ông vẫn cố gắng. Đức tính đó cho biết ông là một người giầu lòng bác ái, hy sinh. Ngay cả trường hợp phải hy sinh hơn mức bình thường ông cũng không từ nan.
Hy sinh thời gian, công sức dễ hơn hy sinh, từ bỏ ý riêng mình, nhất là ý đó thuộc lãnh vực chuyên môn. Simon vẫn chấp nhận. Đức Kitô không phải là dân chài lưới chuyên nghiệp. Ít ra không sống bằng nghề chài lưới, kinh nghiệm về cá ít hơn Simon và kinh nghiệm chèo ghe, đi biển cũng không từng trải bằng Simon.
Thế mà Simon vâng lời, nghe theo, chiều ý Đức Kitô. Ông có lên tiếng phản đối một cách nhẹ nhàng, không quyết liệt, nhưng vẫn tỏ ra là người lịch sự, biết lắng nghe và chiều theo ý.
Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.
Câu nói cho thấy trong trường hợp người làm của tôi không vâng lời Thầy, một mình tôi sẵn sàng vâng phục. Đầu câu là đại danh từ chúng tôi. Cuối câu chủ từ còn lại là một cá nhân– tôi- diễn tả một thái độ vâng phục quyết liệt. Không phải chúng tôi mà chính tôi vâng phục.
Vâng lời thầy, tôi sẽ thả lưới.
Phúc Âm không thuật lại bài giảng dài hay ngắn bao lâu. Dù lâu hay mau, Simon tâm trí đâu mà nghe giảng, nếu có cũng câu được, câu mất. Thân thể mệt mỏi, rã rời không phải là lúc tốt để nghe giảng. Cầm lòng không đặng, mắt dí lại đòi ngủ, Simon vẫn vâng phục. Vì thế ông gặt hái hai ngạc nhiên bất ngờ.
-Đời ông chưa bao giờ bắt nhiều cá như thế.
-Dẫu thế lưới vẫn không rách.
Lúc này đã tỉnh ngủ. Simon nhận biết mình nhiều hơn. Ông cảm thấy không xứng đáng nói chuyện với Đức Kitô và cũng không xứng đáng đứng gần Ngài. Vì thế ông lên tiếng
Lậy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.
Tội coi thường, không lắng nghe, không sốt sắng đón nhận lời Ngài.
Đức Kitô không để ý đến tội của Simon và thái độ kinh sợ của ông. Ngài kêu gọi ông đi theo Ngài
Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta
Simon vâng lời từ bỏ chính mình để theo Đức Kitô. Phúc âm dùng câu bỏ hết mọi sự mà theo Ngài.
Nay, trên hè phố
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:14 05/02/2010
Chúa Nhật 5, Mùa Thường Niên: Nay, trên hè phố
Xưa, Chúa gọi bên bờ Biển Hồ.Nay, Chúa gọi ngay trên hè phố,Giữa dòng đời xe cộ ngược xuôi,Trời trưa hè nắng nung lửa đỏ.
Xưa, ngư phủ Biển Hồ cực nhọc buông thả lưới,Nguyên đêm dài vất vả, lưng trần thấm mồ hôi.Bình minh buông lưới, nặng rong rêu vỏ ốc thối!Bên bờ biển, Chúa hiện ra, Ngài ân cần nói,Thả lưới nơi mạn nước sâu, ngay bên tay phải.Thế là khoang thuyền đầy cá, cá bạc, cá vàng.Nay, con cực nhọc với gánh hàng,Trên hè phố đôi chân nhịp nhàngrảo bước nhanh nhanh.Chúa nói khẽ,dừng lại, nhìn bên tay phải…Con nhận ra ông lão xiêu vẹo những bước chân,đang cố gắng băng ngang qua mặt đường nhựa.Xe đạp vẫn phóng tới, xe máy ồn ào nóng nảy rú ga, xe hơi bấm còi khó chịu!Dừng lại quang gánh hàng rong,Con chạy tới dẫn “hình ảnh Thiên Chúa”vượt qua lòng đường nhựa.
Xưa, ngư phủ Biển Hồ lang thang trên mặt sóng tìm kiếm những luồng cá biển,Nay, con đẩy xe bánh mì, mắt đăm chiêu dõi nhìn tìm kiếmnhững tờ giấy thiên hạ gọi là tiền.Chúa gọi, con nhận ra em bé đang ngồi nhặt cát bỏ vào miệng.Chúa nói mẹ em mắc bệnh Sida, chết, xác sình thối, dân làng vùi nông bên vệ đường.Con dừng lại những vòng bánh xe, tặng em ổ bánh mì nướng vàng.Em bé mồ côi mẹ mở miệng cười, nụ cười thiên đàng,tay thôi nhặt đất cát, tay cầm ổ bánh mì thơm,mở miệng nói cám ơn.Con cũng nói mình cùng tạ ơn Chúa.
Xưa, ngư phủ bán sỉ, ngồi đan lưới,Nay, con bán lẻ, ngồi đan giỏ cói,“Ngẩng đầu lên”, Chúa gọi.Con nhận ra bà lãongười gầy gò còm cõi.Con ngừng đan giỏ cói,tay múc chén cháo hoatặng người cơ bần nghèo đói.
Xưa, ngư phủ bơ vơ trên sóng biển,Nay, con cũng lạc loài giữa dòng đời.Dòng đời sóng nước mênh mông,Biết đâu là bến, thuyền con cắm sào.Sông sâu còn có kẻ dò,Lòng người sâu? cạn?, con dò không ra.Chúa gọi, “Bước theo ta…”Bước con nối bước Chúa, con nhận rangười thương binh cụt một chân ngồi bán trà đábên vỉa hè,dáng bần hàn,vẻ nghèo nàn.Trời trưa nắng,Con mua trà đá,Uống cạn một hơi!Tay sờ túi,Túi quần rỗng tênh với một lổ hổng không biết từ bao giờ.Mặt con đỏ bừng bừng, điệu bộ lúng túng.Người thương binh vỗ vai nói,— Thôi, tặng chú em.Con mở miệng lí nhí nói không ra lời.Tự nhiên muốn khóc, ai nghèo hơn ai?
Xưa, Chúa gọi bên bờ biển Hồ,Nay, Chúa gọi ngay nơi hè phố.Dòng đời xe cô ngược xuôi,Chúa đứng ở ngã ba đường,tiếp tục gọi, tiếp tục nói...
www.nguyentrungtay.com
Lời gọi, Ảnh NTT |
Xưa, Chúa gọi bên bờ Biển Hồ.Nay, Chúa gọi ngay trên hè phố,Giữa dòng đời xe cộ ngược xuôi,Trời trưa hè nắng nung lửa đỏ.
Xưa, ngư phủ Biển Hồ cực nhọc buông thả lưới,Nguyên đêm dài vất vả, lưng trần thấm mồ hôi.Bình minh buông lưới, nặng rong rêu vỏ ốc thối!Bên bờ biển, Chúa hiện ra, Ngài ân cần nói,Thả lưới nơi mạn nước sâu, ngay bên tay phải.Thế là khoang thuyền đầy cá, cá bạc, cá vàng.Nay, con cực nhọc với gánh hàng,Trên hè phố đôi chân nhịp nhàngrảo bước nhanh nhanh.Chúa nói khẽ,dừng lại, nhìn bên tay phải…Con nhận ra ông lão xiêu vẹo những bước chân,đang cố gắng băng ngang qua mặt đường nhựa.Xe đạp vẫn phóng tới, xe máy ồn ào nóng nảy rú ga, xe hơi bấm còi khó chịu!Dừng lại quang gánh hàng rong,Con chạy tới dẫn “hình ảnh Thiên Chúa”vượt qua lòng đường nhựa.
Xưa, ngư phủ Biển Hồ lang thang trên mặt sóng tìm kiếm những luồng cá biển,Nay, con đẩy xe bánh mì, mắt đăm chiêu dõi nhìn tìm kiếmnhững tờ giấy thiên hạ gọi là tiền.Chúa gọi, con nhận ra em bé đang ngồi nhặt cát bỏ vào miệng.Chúa nói mẹ em mắc bệnh Sida, chết, xác sình thối, dân làng vùi nông bên vệ đường.Con dừng lại những vòng bánh xe, tặng em ổ bánh mì nướng vàng.Em bé mồ côi mẹ mở miệng cười, nụ cười thiên đàng,tay thôi nhặt đất cát, tay cầm ổ bánh mì thơm,mở miệng nói cám ơn.Con cũng nói mình cùng tạ ơn Chúa.
Xưa, ngư phủ bán sỉ, ngồi đan lưới,Nay, con bán lẻ, ngồi đan giỏ cói,“Ngẩng đầu lên”, Chúa gọi.Con nhận ra bà lãongười gầy gò còm cõi.Con ngừng đan giỏ cói,tay múc chén cháo hoatặng người cơ bần nghèo đói.
Xưa, ngư phủ bơ vơ trên sóng biển,Nay, con cũng lạc loài giữa dòng đời.Dòng đời sóng nước mênh mông,Biết đâu là bến, thuyền con cắm sào.Sông sâu còn có kẻ dò,Lòng người sâu? cạn?, con dò không ra.Chúa gọi, “Bước theo ta…”Bước con nối bước Chúa, con nhận rangười thương binh cụt một chân ngồi bán trà đábên vỉa hè,dáng bần hàn,vẻ nghèo nàn.Trời trưa nắng,Con mua trà đá,Uống cạn một hơi!Tay sờ túi,Túi quần rỗng tênh với một lổ hổng không biết từ bao giờ.Mặt con đỏ bừng bừng, điệu bộ lúng túng.Người thương binh vỗ vai nói,— Thôi, tặng chú em.Con mở miệng lí nhí nói không ra lời.Tự nhiên muốn khóc, ai nghèo hơn ai?
Xưa, Chúa gọi bên bờ biển Hồ,Nay, Chúa gọi ngay nơi hè phố.Dòng đời xe cô ngược xuôi,Chúa đứng ở ngã ba đường,tiếp tục gọi, tiếp tục nói...
www.nguyentrungtay.com
Sống Và Chia Sè Lời Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
08:03 05/02/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 5 TN-C ngày 07-02-2010
ĐÁP LẠI TIẾNG CHÚA GỌI / SỨ ĐIỆP TÌNH YÊU
(Cần cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn)
A-Cảm nghiệm Sống và lắng nghe Chúa Thánh Linh nói:
Bài đọc 1: Sách Isaia (6:1-2a; 3-8). “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.” (câu 8)
1/ Trong đời tôi, đã đáp lại tiếng Chúa gọi, cụ thể là những việc gì?
2/ Tại sao các bạn trẻ từ bỏ sắc đẹp, tiền tài, danh lợi để theo Chúa?
Bài đọc 2: 1Côrintô (15: 1-11). “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không ra vô hiệu.” (câu 10)
1/ Tôi đã dùng những ơn Chúa ban như sức khoẻ, địa vị.. để làm gì?
2/ Hãy nhìn lại xem, bấy lâu nay bạn theo Chúa với mục đích nào?
Tin Mừng: Luca (5:1-11). Đức Giêsu bảo ông Simôn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” (câu 10)
1/ Tại sao tôi lại sợ mất mát này nọ… không dám thu phục người ta?
2/ Các phương pháp loan báo Tin Mừng trong Gia đình, Giáo xứ?
3/ Các tông đồ đã làm gì khi theo Chúa? Còn tôi theo Chúa thế nào?
B- Chúa nói gì với tôi hôm nay trong ba bài đọc trên:
1- Chúa kêu gọi tuổi trẻ: Trước hết Ngài kêu gọi những bạn trẻ thanh niên nam nử bước vào đời sống gia đình. rồi Chúa trao cho các bạn trách nhiệm làm cha mẹ để dạy bảo, nuôi nấng con cái. Sau đó Chúa lại kêu gọi con cháu bạn hiến dâng mình cho Chúa, để chuyên lo về rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi dân tộc. Đã có nhiều cha mẹ, ông bà được Chúa gọi dẫn dắt con cháu làm chứng cho Tin Mừng, trong gia đình cũng như đi tu để phục vụ tha nhân.
2- Những chứng từ cụ thể: Trong năm vừa qua, tôi được dâng lễ với một Linh mục người Pháp gốc Việt nam, nói tiếng Việt rất giỏi, Lm mới 30 tuổi, chịu chức được 6 tháng, Lm thuộc Hội Truyền giáo Paris mang số thứ tự là Lm bốn ngàn chín trăm năm mươi sáu(4956). Trong bài giảng, Lm đã trình bày cho cộng đoàn tín hữu biết: Lm sang Hoa kỳ 6 tháng để học cách rao giảng Tin mừng của Giáo hội Hoa kỳ, sau đó sang Đài loan học tiếng Trung hoa 6 tháng. Rồi sang giảng đạo bên Trung quốc. Cuối bài giảng, tôi tưởng Lm xin mọi cầu nguyện cho trở bên Pháp để nghỉ ngơi. Ai ngờ Lm xin cầu nguyện cho được phúc tử đạo tại Trung Quốc, chứ không về Pháp ở nữa. Thật là một gương anh hùng ! Cả nhà thờ đã vỗ tay cảm động kính mến Linh mục trẻ người Pháp gốc Việt này. Còn bạn thì sao?
3- Chúa gọi nhiều thanh niên nam nữ đi tu: Như trươc đây đã có 3 nữ tu Việt nam khấn trọn, sau nhiều năm tu học, thuộc dòng Tiểu Muội Têrêsa Đài loan là các Soeur Uyên Thanh, Ánh Linh và Thiên Kim với sự hiện diện của 4 Giám mục, nhiều Lm, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân chủ trì và tham dự lễ khấn trọn đời trọng thể này.
* Soeur Uyên Thanh đã đáp lại lòng Chúa nhân từ, không chùn bước trước trước mọi hoàn cảnh khó khăn, và thôi thúc Soeur qua câu Tin Mừng:“Trước mặt con người thì không thể; nhưng trong Thiên Chúa mọi sự đều có thể”(x. Lc 1,37).và đã vào dòng và tốt nghiệp tại Đại học Công giáo Phụ nhân Đài bắc, ngành Xã hội.
* Soeur Ánh Linh tốt nghiệp ngành Thần học Tôn giáo năm 2005.
Đã cảm nghiệm được chỉ có tình yêu Chúa mới là vĩnh cửu, nên đã từ giã thế gian để vào dòng Tiểu Muội. Tuy phải sống xa cha mẹ hiền, với những đoạn đường khó khăn, lý tưởng của Soeur vẫn không ngừng tiến bước tới đích cuối cùng, đã khấn trọn đời cho Chúa.
* Soeur Thiên Kim đã tốt nghiệp Đại học với ngành giáo dục trẻ em và gia đình. Cảm thấy nhân sinh hình như còn thiếu một điều gì đó, trong khi đang do dự, Thiên Chúa đã cho Soeur hiểu được Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi và đã quyết chọn con đường tận hiến.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐỪNG SỢ, TỪ NAY ANH SẼ LÀ NGƯỜI THU PHỤC NGƯỜI TA. (Lc 5, 10) Do not be afraid; from now on you will be catching men.
1/ Tôi không sợ mất địa vị, tiền tài.. để can đảm thực hành Lời Chúa.
2/ Bạn chứng tỏ việc làm để gia đình, giáo xứ sống đạo trưởng thành.
D- Cầu nguyện: Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Tin vào Lời Chúa, con kiên tâm, bền chí, giúp mọi người giáo lương thấy Lời Chúa đầy quyền năng của tình yêu. Xin Mẹ Maria giúp con sống tin vào Lời Chúa như Mẹ.
* Lời hay ý đẹp: Đạo người quân tử có bốn điều đúng: mạnh dạn khi làm điều suy nghĩ. Nhũn nhặn khi nghe lời can gián. Lo lắng khi nhận bổng lộc, và cẩn thận đối với việc sửa thân mình. - Khổng Tử
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 5 TN-C ngày 07-02-2010
ĐÁP LẠI TIẾNG CHÚA GỌI / SỨ ĐIỆP TÌNH YÊU
(Cần cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn)
A-Cảm nghiệm Sống và lắng nghe Chúa Thánh Linh nói:
Bài đọc 1: Sách Isaia (6:1-2a; 3-8). “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.” (câu 8)
1/ Trong đời tôi, đã đáp lại tiếng Chúa gọi, cụ thể là những việc gì?
2/ Tại sao các bạn trẻ từ bỏ sắc đẹp, tiền tài, danh lợi để theo Chúa?
Bài đọc 2: 1Côrintô (15: 1-11). “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không ra vô hiệu.” (câu 10)
1/ Tôi đã dùng những ơn Chúa ban như sức khoẻ, địa vị.. để làm gì?
2/ Hãy nhìn lại xem, bấy lâu nay bạn theo Chúa với mục đích nào?
Tin Mừng: Luca (5:1-11). Đức Giêsu bảo ông Simôn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” (câu 10)
1/ Tại sao tôi lại sợ mất mát này nọ… không dám thu phục người ta?
2/ Các phương pháp loan báo Tin Mừng trong Gia đình, Giáo xứ?
3/ Các tông đồ đã làm gì khi theo Chúa? Còn tôi theo Chúa thế nào?
B- Chúa nói gì với tôi hôm nay trong ba bài đọc trên:
1- Chúa kêu gọi tuổi trẻ: Trước hết Ngài kêu gọi những bạn trẻ thanh niên nam nử bước vào đời sống gia đình. rồi Chúa trao cho các bạn trách nhiệm làm cha mẹ để dạy bảo, nuôi nấng con cái. Sau đó Chúa lại kêu gọi con cháu bạn hiến dâng mình cho Chúa, để chuyên lo về rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi dân tộc. Đã có nhiều cha mẹ, ông bà được Chúa gọi dẫn dắt con cháu làm chứng cho Tin Mừng, trong gia đình cũng như đi tu để phục vụ tha nhân.
2- Những chứng từ cụ thể: Trong năm vừa qua, tôi được dâng lễ với một Linh mục người Pháp gốc Việt nam, nói tiếng Việt rất giỏi, Lm mới 30 tuổi, chịu chức được 6 tháng, Lm thuộc Hội Truyền giáo Paris mang số thứ tự là Lm bốn ngàn chín trăm năm mươi sáu(4956). Trong bài giảng, Lm đã trình bày cho cộng đoàn tín hữu biết: Lm sang Hoa kỳ 6 tháng để học cách rao giảng Tin mừng của Giáo hội Hoa kỳ, sau đó sang Đài loan học tiếng Trung hoa 6 tháng. Rồi sang giảng đạo bên Trung quốc. Cuối bài giảng, tôi tưởng Lm xin mọi cầu nguyện cho trở bên Pháp để nghỉ ngơi. Ai ngờ Lm xin cầu nguyện cho được phúc tử đạo tại Trung Quốc, chứ không về Pháp ở nữa. Thật là một gương anh hùng ! Cả nhà thờ đã vỗ tay cảm động kính mến Linh mục trẻ người Pháp gốc Việt này. Còn bạn thì sao?
3- Chúa gọi nhiều thanh niên nam nữ đi tu: Như trươc đây đã có 3 nữ tu Việt nam khấn trọn, sau nhiều năm tu học, thuộc dòng Tiểu Muội Têrêsa Đài loan là các Soeur Uyên Thanh, Ánh Linh và Thiên Kim với sự hiện diện của 4 Giám mục, nhiều Lm, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân chủ trì và tham dự lễ khấn trọn đời trọng thể này.
* Soeur Uyên Thanh đã đáp lại lòng Chúa nhân từ, không chùn bước trước trước mọi hoàn cảnh khó khăn, và thôi thúc Soeur qua câu Tin Mừng:“Trước mặt con người thì không thể; nhưng trong Thiên Chúa mọi sự đều có thể”(x. Lc 1,37).và đã vào dòng và tốt nghiệp tại Đại học Công giáo Phụ nhân Đài bắc, ngành Xã hội.
* Soeur Ánh Linh tốt nghiệp ngành Thần học Tôn giáo năm 2005.
Đã cảm nghiệm được chỉ có tình yêu Chúa mới là vĩnh cửu, nên đã từ giã thế gian để vào dòng Tiểu Muội. Tuy phải sống xa cha mẹ hiền, với những đoạn đường khó khăn, lý tưởng của Soeur vẫn không ngừng tiến bước tới đích cuối cùng, đã khấn trọn đời cho Chúa.
* Soeur Thiên Kim đã tốt nghiệp Đại học với ngành giáo dục trẻ em và gia đình. Cảm thấy nhân sinh hình như còn thiếu một điều gì đó, trong khi đang do dự, Thiên Chúa đã cho Soeur hiểu được Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi và đã quyết chọn con đường tận hiến.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐỪNG SỢ, TỪ NAY ANH SẼ LÀ NGƯỜI THU PHỤC NGƯỜI TA. (Lc 5, 10) Do not be afraid; from now on you will be catching men.
1/ Tôi không sợ mất địa vị, tiền tài.. để can đảm thực hành Lời Chúa.
2/ Bạn chứng tỏ việc làm để gia đình, giáo xứ sống đạo trưởng thành.
D- Cầu nguyện: Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Tin vào Lời Chúa, con kiên tâm, bền chí, giúp mọi người giáo lương thấy Lời Chúa đầy quyền năng của tình yêu. Xin Mẹ Maria giúp con sống tin vào Lời Chúa như Mẹ.
* Lời hay ý đẹp: Đạo người quân tử có bốn điều đúng: mạnh dạn khi làm điều suy nghĩ. Nhũn nhặn khi nghe lời can gián. Lo lắng khi nhận bổng lộc, và cẩn thận đối với việc sửa thân mình. - Khổng Tử
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Hãy Ra Khơi
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:03 05/02/2010
Simon Phêrô, một ngư phủ, là người đầu tiên được Chúa gọi trong Tin Mừng Thánh Luca.
Việc Chúa gọi ngài cũng tương tự như việc Chúa sai Ngôn Sứ Isaia đi trong Bài Đọc Thứ Nhất: Đứng trước sư thánh thiện của Chúa, cả Phêrô và Isaia đều cảm thấy mình tội lỗi và thiếu xót. Nhưng mỗi vị đều cảm nghiệm được sự tha thứ của Chúa và được sai đi rao giảng tin mừng về Lòng Thương Xót của Ngài cho thế gian.
Trong bài Thánh Thư, Thánh Phaolô nhìn nhận rằng “không xứng đáng được gọi là Tông Đồ”. Nhưng với “ân sủng của Thiên Chúa”, ngay cả một người bách đạo, như Thánh Phaolô xưa kia, cũng có thể được nâng lên để phục vụ Chúa.
Trong Cựu Ước, nhân loại không xứng đáng đối với Thiên Chúa – không ai có thể đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa và còn sống (X. Xuất Hành 33:20). Nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta được Người làm cho co khả năng thưa chuyện với Người mặt đối mặt, thưởng thức Lời Người trên miệng lưỡi chúng ta.
Cảnh tượng hôm nay từ sách Ngôn Sứ Isaia được nhắc lại trong mỗi Thánh Lễ. Trước khi đọc Phúc Âm, linh mục âm thầm xin Thiên Chúa rửa sách môi mình để xứng đáng công bố Lời Người.
Lời Chúa cũng đến với chúng ta như đến với Thánh Phêrô, Thánh Phaolô, Ngôn Sứ Isaia và Tác Giả Thánh Vịnh hôm nay – như một lời mời gọi riêng từng người để từ bỏ mọi sự mà theo Người, dâng cho Người những yếu đuối của mình để được đầy tràn sức mạnh của Người.
Ông Simon ra khơi thả lưới dù, như một ngư phủ lành nghề, ông biết rằng chẳng hy vọng bắt được con cá nào. Qua việc hạ mình xuống trước mệnh lệnh của Chúa, ông đã được nâng lên - lưới của ông đã đầy tràn cá, như Thánh Phaolô nói rằng sau này ông cũng là người đầu tiên thấy Chúa Phục Sinh.
Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta xứng đáng đón nhận Người cùng với các Thiên Thần trong Đền Thờ Thiên Chúa. Chúng ta hãy quỳ xuống như thánh Phêrô, với lòng khiêm nhường của vua Đavid trong Thánh Vịnh hôm nay, hãy cảm tạ Ngài với hết tâm hồn và hợp cùng đạo binh Thiên Quốc hát bài thánh thi bất tận mà ngôn sứ Isaia đã được nghe chung quanh bàn thờ Thiên Chúa “Thánh, Thánh, Thánh…).
Dịch từ Breaking the Bread, Feb 2010.
Việc Chúa gọi ngài cũng tương tự như việc Chúa sai Ngôn Sứ Isaia đi trong Bài Đọc Thứ Nhất: Đứng trước sư thánh thiện của Chúa, cả Phêrô và Isaia đều cảm thấy mình tội lỗi và thiếu xót. Nhưng mỗi vị đều cảm nghiệm được sự tha thứ của Chúa và được sai đi rao giảng tin mừng về Lòng Thương Xót của Ngài cho thế gian.
Trong bài Thánh Thư, Thánh Phaolô nhìn nhận rằng “không xứng đáng được gọi là Tông Đồ”. Nhưng với “ân sủng của Thiên Chúa”, ngay cả một người bách đạo, như Thánh Phaolô xưa kia, cũng có thể được nâng lên để phục vụ Chúa.
Trong Cựu Ước, nhân loại không xứng đáng đối với Thiên Chúa – không ai có thể đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa và còn sống (X. Xuất Hành 33:20). Nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta được Người làm cho co khả năng thưa chuyện với Người mặt đối mặt, thưởng thức Lời Người trên miệng lưỡi chúng ta.
Cảnh tượng hôm nay từ sách Ngôn Sứ Isaia được nhắc lại trong mỗi Thánh Lễ. Trước khi đọc Phúc Âm, linh mục âm thầm xin Thiên Chúa rửa sách môi mình để xứng đáng công bố Lời Người.
Lời Chúa cũng đến với chúng ta như đến với Thánh Phêrô, Thánh Phaolô, Ngôn Sứ Isaia và Tác Giả Thánh Vịnh hôm nay – như một lời mời gọi riêng từng người để từ bỏ mọi sự mà theo Người, dâng cho Người những yếu đuối của mình để được đầy tràn sức mạnh của Người.
Ông Simon ra khơi thả lưới dù, như một ngư phủ lành nghề, ông biết rằng chẳng hy vọng bắt được con cá nào. Qua việc hạ mình xuống trước mệnh lệnh của Chúa, ông đã được nâng lên - lưới của ông đã đầy tràn cá, như Thánh Phaolô nói rằng sau này ông cũng là người đầu tiên thấy Chúa Phục Sinh.
Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta xứng đáng đón nhận Người cùng với các Thiên Thần trong Đền Thờ Thiên Chúa. Chúng ta hãy quỳ xuống như thánh Phêrô, với lòng khiêm nhường của vua Đavid trong Thánh Vịnh hôm nay, hãy cảm tạ Ngài với hết tâm hồn và hợp cùng đạo binh Thiên Quốc hát bài thánh thi bất tận mà ngôn sứ Isaia đã được nghe chung quanh bàn thờ Thiên Chúa “Thánh, Thánh, Thánh…).
Dịch từ Breaking the Bread, Feb 2010.
Đáp lại tiếng Chúa gọi
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
17:43 05/02/2010
A-Cảm nghiệm Sống và lắng nghe Chúa Thánh Linh nói:
Bài đọc 1: Sách Isaia (6:1-2a; 3-8). “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.” (câu 8)
1/ Trong đời tôi, đã đáp lại tiếng Chúa gọi, cụ thể là những việc gì?
2/ Tại sao các bạn trẻ từ bỏ sắc đẹp, tiền tài, danh lợi để theo Chúa?
Bài đọc 2: 1Côrintô (15: 1-11). “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không ra vô hiệu.” (câu 10)
1/ Tôi đã dùng những ơn Chúa ban như sức khoẻ, địa vị.. để làm gì?
2/ Hãy nhìn lại xem, bấy lâu nay bạn theo Chúa với mục đích nào?
Tin Mừng: Luca (5:1-11). Đức Giêsu bảo ông Simôn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” (câu 10)
1/ Tại sao tôi lại sợ mất mát này nọ… không dám thu phục người ta?
2/ Các phương pháp loan báo Tin Mừng trong Gia đình, Giáo xứ?
3/ Các tông đồ đã làm gì khi theo Chúa? Còn tôi theo Chúa thế nào?
B- Chúa nói gì với tôi hôm nay trong ba bài đọc trên:
1- Chúa kêu gọi tuổi trẻ: Trước hết Ngài kêu gọi những bạn trẻ thanh niên nam nử bước vào đời sống gia đình. rồi Chúa trao cho các bạn trách nhiệm làm cha mẹ để dạy bảo, nuôi nấng con cái. Sau đó Chúa lại kêu gọi con cháu bạn hiến dâng mình cho Chúa, để chuyên lo về rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi dân tộc. Đã có nhiều cha mẹ, ông bà được Chúa gọi dẫn dắt con cháu làm chứng cho Tin Mừng, trong gia đình cũng như đi tu để phục vụ tha nhân.
2- Những chứng từ cụ thể: Trong năm vừa qua, tôi được dâng lễ với một Linh mục người Pháp gốc Việt nam, nói tiếng Việt rất giỏi, Lm mới 30 tuổi, chịu chức được 6 tháng, Lm thuộc Hội Truyền giáo Paris mang số thứ tự là Lm bốn ngàn chín trăm năm mươi sáu(4956). Trong bài giảng, Lm đã trình bày cho cộng đoàn tín hữu biết: Lm sang Hoa kỳ 6 tháng để học cách rao giảng Tin mừng của Giáo hội Hoa kỳ, sau đó sang Đài loan học tiếng Trung hoa 6 tháng. Rồi sang giảng đạo bên Trung quốc. Cuối bài giảng, tôi tưởng Lm xin mọi cầu nguyện cho trở bên Pháp để nghỉ ngơi. Ai ngờ Lm xin cầu nguyện cho được phúc tử đạo tại Trung Quốc, chứ không về Pháp ở nữa. Thật là một gương anh hùng ! Cả nhà thờ đã vỗ tay cảm động kính mến Linh mục trẻ người Pháp gốc Việt này. Còn bạn thì sao?
3- Chúa gọi nhiều thanh niên nam nữ đi tu: Như trươc đây đã có 3 nữ tu Việt nam khấn trọn, sau nhiều năm tu học, thuộc dòng Tiểu Muội Têrêsa Đài loan là các Soeur Uyên Thanh, Ánh Linh và Thiên Kim với sự hiện diện của 4 Giám mục, nhiều Lm, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân chủ trì và tham dự lễ khấn trọn đời trọng thể này.
* Soeur Uyên Thanh đã đáp lại lòng Chúa nhân từ, không chùn bước trước trước mọi hoàn cảnh khó khăn, và thôi thúc Soeur qua câu Tin Mừng:“Trước mặt con người thì không thể; nhưng trong Thiên Chúa mọi sự đều có thể”(x. Lc 1,37).và đã vào dòng và tốt nghiệp tại Đại học Công giáo Phụ nhân Đài bắc, ngành Xã hội.
* Soeur Ánh Linh tốt nghiệp ngành Thần học Tôn giáo năm 2005.
Đã cảm nghiệm được chỉ có tình yêu Chúa mới là vĩnh cửu, nên đã từ giã thế gian để vào dòng Tiểu Muội. Tuy phải sống xa cha mẹ hiền, với những đoạn đường khó khăn, lý tưởng của Soeur vẫn không ngừng tiến bước tới đích cuối cùng, đã khấn trọn đời cho Chúa.
* Soeur Thiên Kim đã tốt nghiệp Đại học với ngành giáo dục trẻ em và gia đình. Cảm thấy nhân sinh hình như còn thiếu một điều gì đó, trong khi đang do dự, Thiên Chúa đã cho Soeur hiểu được Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi và đã quyết chọn con đường tận hiến.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐỪNG SỢ, TỪ NAY ANH SẼ LÀ NGƯỜI THU PHỤC NGƯỜI TA. (Lc 5, 10) Do not be afraid; from now on you will be catching men.
1/ Tôi không sợ mất địa vị, tiền tài.. để can đảm thực hành Lời Chúa.
2/ Bạn chứng tỏ việc làm để gia đình, giáo xứ sống đạo trưởng thành.
D- Cầu nguyện: Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Tin vào Lời Chúa, con kiên tâm, bền chí, giúp mọi người giáo lương thấy Lời Chúa đầy quyền năng của tình yêu. Xin Mẹ Maria giúp con sống tin vào Lời Chúa như Mẹ.
* Lời hay ý đẹp: Đạo người quân tử có bốn điều đúng: mạnh dạn khi làm điều suy nghĩ. Nhũn nhặn khi nghe lời can gián. Lo lắng khi nhận bổng lộc, và cẩn thận đối với việc sửa thân mình. - Khổng Tử
Bài đọc 1: Sách Isaia (6:1-2a; 3-8). “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi thưa: “Dạ, con đây, xin sai con đi.” (câu 8)
1/ Trong đời tôi, đã đáp lại tiếng Chúa gọi, cụ thể là những việc gì?
2/ Tại sao các bạn trẻ từ bỏ sắc đẹp, tiền tài, danh lợi để theo Chúa?
Bài đọc 2: 1Côrintô (15: 1-11). “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không ra vô hiệu.” (câu 10)
1/ Tôi đã dùng những ơn Chúa ban như sức khoẻ, địa vị.. để làm gì?
2/ Hãy nhìn lại xem, bấy lâu nay bạn theo Chúa với mục đích nào?
Tin Mừng: Luca (5:1-11). Đức Giêsu bảo ông Simôn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” (câu 10)
1/ Tại sao tôi lại sợ mất mát này nọ… không dám thu phục người ta?
2/ Các phương pháp loan báo Tin Mừng trong Gia đình, Giáo xứ?
3/ Các tông đồ đã làm gì khi theo Chúa? Còn tôi theo Chúa thế nào?
B- Chúa nói gì với tôi hôm nay trong ba bài đọc trên:
1- Chúa kêu gọi tuổi trẻ: Trước hết Ngài kêu gọi những bạn trẻ thanh niên nam nử bước vào đời sống gia đình. rồi Chúa trao cho các bạn trách nhiệm làm cha mẹ để dạy bảo, nuôi nấng con cái. Sau đó Chúa lại kêu gọi con cháu bạn hiến dâng mình cho Chúa, để chuyên lo về rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi dân tộc. Đã có nhiều cha mẹ, ông bà được Chúa gọi dẫn dắt con cháu làm chứng cho Tin Mừng, trong gia đình cũng như đi tu để phục vụ tha nhân.
2- Những chứng từ cụ thể: Trong năm vừa qua, tôi được dâng lễ với một Linh mục người Pháp gốc Việt nam, nói tiếng Việt rất giỏi, Lm mới 30 tuổi, chịu chức được 6 tháng, Lm thuộc Hội Truyền giáo Paris mang số thứ tự là Lm bốn ngàn chín trăm năm mươi sáu(4956). Trong bài giảng, Lm đã trình bày cho cộng đoàn tín hữu biết: Lm sang Hoa kỳ 6 tháng để học cách rao giảng Tin mừng của Giáo hội Hoa kỳ, sau đó sang Đài loan học tiếng Trung hoa 6 tháng. Rồi sang giảng đạo bên Trung quốc. Cuối bài giảng, tôi tưởng Lm xin mọi cầu nguyện cho trở bên Pháp để nghỉ ngơi. Ai ngờ Lm xin cầu nguyện cho được phúc tử đạo tại Trung Quốc, chứ không về Pháp ở nữa. Thật là một gương anh hùng ! Cả nhà thờ đã vỗ tay cảm động kính mến Linh mục trẻ người Pháp gốc Việt này. Còn bạn thì sao?
3- Chúa gọi nhiều thanh niên nam nữ đi tu: Như trươc đây đã có 3 nữ tu Việt nam khấn trọn, sau nhiều năm tu học, thuộc dòng Tiểu Muội Têrêsa Đài loan là các Soeur Uyên Thanh, Ánh Linh và Thiên Kim với sự hiện diện của 4 Giám mục, nhiều Lm, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân chủ trì và tham dự lễ khấn trọn đời trọng thể này.
* Soeur Uyên Thanh đã đáp lại lòng Chúa nhân từ, không chùn bước trước trước mọi hoàn cảnh khó khăn, và thôi thúc Soeur qua câu Tin Mừng:“Trước mặt con người thì không thể; nhưng trong Thiên Chúa mọi sự đều có thể”(x. Lc 1,37).và đã vào dòng và tốt nghiệp tại Đại học Công giáo Phụ nhân Đài bắc, ngành Xã hội.
* Soeur Ánh Linh tốt nghiệp ngành Thần học Tôn giáo năm 2005.
Đã cảm nghiệm được chỉ có tình yêu Chúa mới là vĩnh cửu, nên đã từ giã thế gian để vào dòng Tiểu Muội. Tuy phải sống xa cha mẹ hiền, với những đoạn đường khó khăn, lý tưởng của Soeur vẫn không ngừng tiến bước tới đích cuối cùng, đã khấn trọn đời cho Chúa.
* Soeur Thiên Kim đã tốt nghiệp Đại học với ngành giáo dục trẻ em và gia đình. Cảm thấy nhân sinh hình như còn thiếu một điều gì đó, trong khi đang do dự, Thiên Chúa đã cho Soeur hiểu được Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi và đã quyết chọn con đường tận hiến.
C- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ĐỪNG SỢ, TỪ NAY ANH SẼ LÀ NGƯỜI THU PHỤC NGƯỜI TA. (Lc 5, 10) Do not be afraid; from now on you will be catching men.
1/ Tôi không sợ mất địa vị, tiền tài.. để can đảm thực hành Lời Chúa.
2/ Bạn chứng tỏ việc làm để gia đình, giáo xứ sống đạo trưởng thành.
D- Cầu nguyện: Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” Tin vào Lời Chúa, con kiên tâm, bền chí, giúp mọi người giáo lương thấy Lời Chúa đầy quyền năng của tình yêu. Xin Mẹ Maria giúp con sống tin vào Lời Chúa như Mẹ.
* Lời hay ý đẹp: Đạo người quân tử có bốn điều đúng: mạnh dạn khi làm điều suy nghĩ. Nhũn nhặn khi nghe lời can gián. Lo lắng khi nhận bổng lộc, và cẩn thận đối với việc sửa thân mình. - Khổng Tử
Tâm Sự Với Chúa Mỡi Ngày
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
19:36 05/02/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 6,53-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa luôn thi thố tình yêu của mình cho nhân loại chúng con. Sự hiện diện của Chúa luôn mang lại hoan lạc tâm hồn cho những người nghèo đói, tật nguyền. Chúa luôn nâng đỡ và chữa lành cho những ai thành tâm đến với Chúa. Xin Thánh Thể Chúa nâng đỡ và gìn giữ chúng con trong tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, những người bệnh tật năm xưa chỉ ao ước được chạm vào thân thể Chúa để được chữa lành. Giờ đây, chúng con cũng ao ước được rước Chúa vào tâm hồn chúng con. Chúng con xác tín vào quyền năng của Chúa có thể bảo vệ và chữa lành bệnh tật hồn xác của chúng con. Chúng con xin trao vào tay Chúa con người mỏng dòn đầy yếu đuối của chúng con. Xin chữa lành những tật nguyền trong linh hồn chúng con là những thói hư tật xấu, những đam mê lầm lạc, những thói lười biếng và tham lam đã làm mất đi vẻ đẹp của tâm hồn chúng con. Xin nâng đỡ ơn phần xác để chúng con luôn có một tinh thần vui tươi trong một thân xác khỏe mạnh.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết đến với Chúa Giê-su Thánh Thể mỗi ngày, để chúng con được ơn Chúa biến đổi nên hoàn thiện hơn. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,1-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã kêu gọi chúng con làm con cái Chúa. Xin giúp chúng con dám sống theo tinh thần phúc âm và sống hiếu thảo với Cha trên trời. Xin đừng để sự kiêu căng và giả tạo dẫn chúng con xa rời tình yêu Chúa. Xin giúp chúng con biết tìm kiếm ý Chúa và thực thi với trọn niềm tin yêu.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa cũng dạy chúng con phải thảo kính cha mẹ. Vì tình yêu của cha mẹ như trời bể mênh mông, như núi non cao vời, đòi hỏi chúng con phải sống đền ơn đáp nghĩa với công ơn sinh thành của mẹ cha. Xin giúp chúng con luôn khắc ghi ân tình mẹ cha như câu ca dao đã dạy: “Núi cao bể rộng mênh mông – Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Xin giúp chúng con đừng như những đứa con bất hiếu theo kiểu: “Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi”, nhưng luôn biết thảo ngoan, vâng lời, kính yêu mẹ cha.
Lạy Chúa Giê-su kính yêu, Chúa đã sống kiếp người như chúng con. Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa. Càng lớn càng khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và người đời. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,14-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn mạch sự sống trường sinh. Ai tin vào Chúa thì sẽ được sống muôn đời. Xin tuôn chảy nguồn sức sống thần linh của Chúa trên cuộc đời chúng con. Xin chữa lành hồn xác chúng con trong tình yêu của Chúa. Xin Chúa thương ngự xuống tâm hồn chúng con để ban bình an và chữa lành hồn xác chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con biết rẳng: mỗi lần chúng con phạm tội, là một lần chúng con lìa xa sự sống đời đời trong Chúa. Mỗi lần chúng con để những quyến luyến tội lỗi lưu lại trong tâm trí chúng con, là một lần ơn thánh hóa của Chúa đang mất dần nơi chúng con. Tội lỗi phá huỷ sự sống trần gian của chúng con. Tội lỗi cũng phá huỷ sự sống đời đời nơi chúng con. Xin Chúa thương gìn giữ chúng con khỏi mọi sự dữ. Xin ban cho chúng con sức mạnh để lướt thắng những cám dỗ tội lỗi, và can đảm đứng dậy sau những lần vấp ngã.
Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Xin Chúa phán một Lời để tâm hồn chúng con được chữa lành khỏi những tật nguyền tội lỗi. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,24-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn dành cho hết thảy mọi người. Chúa không thiên vị một ai. Chúa luôn sẵn lòng ban ơn cho những ai chạy đến với Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể chúc lành cho cuộc sống chúng con luôn bình an và tràn đầy hoan lạc.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Lời Chúa hôm nay cho chúng con thấy nét đẹp của việc đối thoại giữa Chúa và một người phụ nữ. Người phụ nữ luôn khiêm tốn và nhẫn nại trong đối thoại. Còn Chúa thì luôn hiền hoà và linh hoạt trong cách làm việc. Sự đối thoại chân thành đó đã mang lại hạnh phúc vô biên vì tìm được tiếng nói chung của sự cảm thông và nâng đỡ.
Ước gì loài người chúng con cũng biết đối thoại chân thành với nhau để thế giới được an bình và hạnh phúc. Ước gì mỗi người chúng con cũng biết đối thoại với nhau để hiểu biết nhu cầu của nhau, để nâng đỡ và chia sẻ với nhau. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể liên kết chúng con nên một trong Chúa, để cùng nhau xây dựng xã hội mỗi ngày tốt đẹp hơn.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, xin xót thương những ai đang nặng gánh u sầu, đang lầm than thất vọng. Xin thương đến phận người đầy những khó khăn của chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,31-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã thương ngự đến linh hồn chúng con. Xin Chúa cũng mang ơn thánh nâng đỡ và chữa lành hồn xác chúng con. Xin quyền năng Chúa mở tai chúng con để có thể nghe được tiếng Chúa. Xin mở miệng chúng con để có thể ca khen danh Chúa. Xin mở mắt chúng con để có thể thấy những mảnh đời bất hạnh mà cảm thông nâng đỡ.. Xin hãy mở tay chúng con để có thể đón nhận nhau trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con khả năng biết yêu thương đồng loại. Xin đừng để chúng con giả điếc làm ngơ trước cảnh khốn cùng của tha nhân. Xin đừng để chúng con mù quáng trước nỗi đau của anh em. Xin giúp chúng con biết làm vơi đi những khổ đau cho anh em. Cuộc đời quanh chúng con còn biết bao nỗi thống khổ tột cùng, xin cho có nhiều người mang trái tim của Chúa để xoa dịu những thương đau.
Lạy Chúa, Chúa là vị lương y từ mẫu. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để biết lắng nghe và an ủi nhau, biết chạnh lòng thương và chia sẻ những đau thương vất vả trên đường đời. Xin giúp chúng con biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 8,1-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã chọn tấm bánh là hình ảnh của chính Thân Thể Chúa. Vì tấm bánh cần thiết cho mọi người. Tấm bánh không kén chọn người ăn. Tấm bánh làm vui lòng mọi người. Từ trẻ thơ cho đến cụ già đều trân trọng, nâng niu tấm bánh được ai đó trao tặng. Xin giúp chúng con cũng biết bẻ tấm bánh cuộc đời chúng con để mang lại sức sống, niềm vui cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi trở thành hữu ích cho tha nhân. Cuộc đời vô nghĩa là vô dụng đối với anh em. Vì thế, Chúa vẫn mời gọi chúng con hãy có trách nhiệm với tha nhân. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Chúa muốn chúng con hãy lãnh lấy trách nhiệm phục vụ sự sống của tha nhân. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để sẵn lòng trao ban chính mình làm của ăn nuôi dưỡng tha nhân. Xin giúp chúng con đừng bao giờ nại vào nghi nan để lẩn trốn trách nhiệm, để sống dửng dưng trước nỗi thống khổ của tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa luôn đi bước trước trong tình yêu. Xin cho chúng con luôn mau mắn giúp đỡ những ai kêu cầu chúng con. Xin giúp chúng con biết dùng tài năng Chúa ban để mang lại lợi ích cho anh em. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mc 6,53-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa luôn thi thố tình yêu của mình cho nhân loại chúng con. Sự hiện diện của Chúa luôn mang lại hoan lạc tâm hồn cho những người nghèo đói, tật nguyền. Chúa luôn nâng đỡ và chữa lành cho những ai thành tâm đến với Chúa. Xin Thánh Thể Chúa nâng đỡ và gìn giữ chúng con trong tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, những người bệnh tật năm xưa chỉ ao ước được chạm vào thân thể Chúa để được chữa lành. Giờ đây, chúng con cũng ao ước được rước Chúa vào tâm hồn chúng con. Chúng con xác tín vào quyền năng của Chúa có thể bảo vệ và chữa lành bệnh tật hồn xác của chúng con. Chúng con xin trao vào tay Chúa con người mỏng dòn đầy yếu đuối của chúng con. Xin chữa lành những tật nguyền trong linh hồn chúng con là những thói hư tật xấu, những đam mê lầm lạc, những thói lười biếng và tham lam đã làm mất đi vẻ đẹp của tâm hồn chúng con. Xin nâng đỡ ơn phần xác để chúng con luôn có một tinh thần vui tươi trong một thân xác khỏe mạnh.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết đến với Chúa Giê-su Thánh Thể mỗi ngày, để chúng con được ơn Chúa biến đổi nên hoàn thiện hơn. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,1-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã kêu gọi chúng con làm con cái Chúa. Xin giúp chúng con dám sống theo tinh thần phúc âm và sống hiếu thảo với Cha trên trời. Xin đừng để sự kiêu căng và giả tạo dẫn chúng con xa rời tình yêu Chúa. Xin giúp chúng con biết tìm kiếm ý Chúa và thực thi với trọn niềm tin yêu.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa cũng dạy chúng con phải thảo kính cha mẹ. Vì tình yêu của cha mẹ như trời bể mênh mông, như núi non cao vời, đòi hỏi chúng con phải sống đền ơn đáp nghĩa với công ơn sinh thành của mẹ cha. Xin giúp chúng con luôn khắc ghi ân tình mẹ cha như câu ca dao đã dạy: “Núi cao bể rộng mênh mông – Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Xin giúp chúng con đừng như những đứa con bất hiếu theo kiểu: “Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi”, nhưng luôn biết thảo ngoan, vâng lời, kính yêu mẹ cha.
Lạy Chúa Giê-su kính yêu, Chúa đã sống kiếp người như chúng con. Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa. Càng lớn càng khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và người đời. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,14-23
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn mạch sự sống trường sinh. Ai tin vào Chúa thì sẽ được sống muôn đời. Xin tuôn chảy nguồn sức sống thần linh của Chúa trên cuộc đời chúng con. Xin chữa lành hồn xác chúng con trong tình yêu của Chúa. Xin Chúa thương ngự xuống tâm hồn chúng con để ban bình an và chữa lành hồn xác chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con biết rẳng: mỗi lần chúng con phạm tội, là một lần chúng con lìa xa sự sống đời đời trong Chúa. Mỗi lần chúng con để những quyến luyến tội lỗi lưu lại trong tâm trí chúng con, là một lần ơn thánh hóa của Chúa đang mất dần nơi chúng con. Tội lỗi phá huỷ sự sống trần gian của chúng con. Tội lỗi cũng phá huỷ sự sống đời đời nơi chúng con. Xin Chúa thương gìn giữ chúng con khỏi mọi sự dữ. Xin ban cho chúng con sức mạnh để lướt thắng những cám dỗ tội lỗi, và can đảm đứng dậy sau những lần vấp ngã.
Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Xin Chúa phán một Lời để tâm hồn chúng con được chữa lành khỏi những tật nguyền tội lỗi. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,24-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn dành cho hết thảy mọi người. Chúa không thiên vị một ai. Chúa luôn sẵn lòng ban ơn cho những ai chạy đến với Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể chúc lành cho cuộc sống chúng con luôn bình an và tràn đầy hoan lạc.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Lời Chúa hôm nay cho chúng con thấy nét đẹp của việc đối thoại giữa Chúa và một người phụ nữ. Người phụ nữ luôn khiêm tốn và nhẫn nại trong đối thoại. Còn Chúa thì luôn hiền hoà và linh hoạt trong cách làm việc. Sự đối thoại chân thành đó đã mang lại hạnh phúc vô biên vì tìm được tiếng nói chung của sự cảm thông và nâng đỡ.
Ước gì loài người chúng con cũng biết đối thoại chân thành với nhau để thế giới được an bình và hạnh phúc. Ước gì mỗi người chúng con cũng biết đối thoại với nhau để hiểu biết nhu cầu của nhau, để nâng đỡ và chia sẻ với nhau. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể liên kết chúng con nên một trong Chúa, để cùng nhau xây dựng xã hội mỗi ngày tốt đẹp hơn.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, xin xót thương những ai đang nặng gánh u sầu, đang lầm than thất vọng. Xin thương đến phận người đầy những khó khăn của chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 7,31-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã thương ngự đến linh hồn chúng con. Xin Chúa cũng mang ơn thánh nâng đỡ và chữa lành hồn xác chúng con. Xin quyền năng Chúa mở tai chúng con để có thể nghe được tiếng Chúa. Xin mở miệng chúng con để có thể ca khen danh Chúa. Xin mở mắt chúng con để có thể thấy những mảnh đời bất hạnh mà cảm thông nâng đỡ.. Xin hãy mở tay chúng con để có thể đón nhận nhau trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con khả năng biết yêu thương đồng loại. Xin đừng để chúng con giả điếc làm ngơ trước cảnh khốn cùng của tha nhân. Xin đừng để chúng con mù quáng trước nỗi đau của anh em. Xin giúp chúng con biết làm vơi đi những khổ đau cho anh em. Cuộc đời quanh chúng con còn biết bao nỗi thống khổ tột cùng, xin cho có nhiều người mang trái tim của Chúa để xoa dịu những thương đau.
Lạy Chúa, Chúa là vị lương y từ mẫu. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để biết lắng nghe và an ủi nhau, biết chạnh lòng thương và chia sẻ những đau thương vất vả trên đường đời. Xin giúp chúng con biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 5 thường niên
Mc 8,1-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã chọn tấm bánh là hình ảnh của chính Thân Thể Chúa. Vì tấm bánh cần thiết cho mọi người. Tấm bánh không kén chọn người ăn. Tấm bánh làm vui lòng mọi người. Từ trẻ thơ cho đến cụ già đều trân trọng, nâng niu tấm bánh được ai đó trao tặng. Xin giúp chúng con cũng biết bẻ tấm bánh cuộc đời chúng con để mang lại sức sống, niềm vui cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi trở thành hữu ích cho tha nhân. Cuộc đời vô nghĩa là vô dụng đối với anh em. Vì thế, Chúa vẫn mời gọi chúng con hãy có trách nhiệm với tha nhân. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Chúa muốn chúng con hãy lãnh lấy trách nhiệm phục vụ sự sống của tha nhân. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa để sẵn lòng trao ban chính mình làm của ăn nuôi dưỡng tha nhân. Xin giúp chúng con đừng bao giờ nại vào nghi nan để lẩn trốn trách nhiệm, để sống dửng dưng trước nỗi thống khổ của tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa luôn đi bước trước trong tình yêu. Xin cho chúng con luôn mau mắn giúp đỡ những ai kêu cầu chúng con. Xin giúp chúng con biết dùng tài năng Chúa ban để mang lại lợi ích cho anh em. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Cám cho mình - Xót cho người
Lm. Giuse NguyễnVăn Nghĩa
19:48 05/02/2010
Chúa Nhật V Thường niên
“Nemo dat quod non habet - Không ai có thể trao ban điều mình không có”. Câu ngạn ngữ Latinh trở thành như một quy luật mang tính tất yếu. Với trường hợp người được sai đi thì quy luật này càng rõ nét, trước hết với người được gọi là Đấng Thiên Sai, sau là với những người được Thiên Chúa hay Đức Kitô sai đi.
Vào trần gian, Chúa Kitô tin nhận mọi sự của Người là của Chúa Cha và do Chúa Cha ban tặng. Dù biết rằng mình với Chúa Cha là một, nhưng Chúa Kitô luôn ý thức mình bởi Cha mà ra. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã đặt vào miệng Đức Kitô những lời này: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7). Biết rằng mọi sự mình là, mình có đều do Chúa Cha ban tặng, vì thế Chúa Kitô đã trao ban lại tất cả cho con người.
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật V TN C này giới thiệu cho chúng chân dung của một ngôn sứ Isaia, một tông đồ Phaolô và Simon Phêrô, người ngư phủ xứ Galilê. Cả ba đều được sai đi và có thể nói cách chung là được sai đi để “đánh lưới người”, tức là đưa con người về với Thiên Chúa, đúng hơn là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Trở lại với câu ngạn ngữ La tinh ở trên. Một trong những tiền đề để cho người được sai đi có tinh thần nhiệt thành chu toàn sứ mạng đồng thời gặt hái nhiều kết quả, đó là bản thân phải cảm nghiệm ân tình của Thiên Chúa dành cho mình, một ân tình vượt quá công trạng cũng như phận vị của mình.
Trước sự uy nghi chí thánh của Đấng Tối Cao, Isaia đã chân nhận mình “là một người môi miệng ô uế, ở giữa một dân môi miệng ô uế” (Is 6,5). Trời càng sáng thì các vết nhơ càng tỏ lộ. Diện kiến thánh nhan Đấng Chí Thánh, hẳn nhiên vị ngôn sứ thấy rõ thân phận ô uế, tội nhơ của mình. Thế mà dù chưa mở miệng kêu xin, Thiên Chúa vẫn sai các thần Xêraphim lấy than hồng thanh tẩy ngài: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, người đã được tha lỗi và xá tội”. ( Is 6,7)
Khi đi rao giảng Tin mừng, thánh Tông đồ dân ngoại thường công khai thú nhận tội lỗi của mình trước đây là bách hại đạo thánh Chúa. “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là Tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15,9). Thánh nhân cảm nhận việc Chúa Kitô chọn gọi ngài là một ơn nhưng không và đó cũng là một dấu chỉ để đem niềm hy vọng cho nhiều người (x.Tm 1,15-16).
Trước uy quyền và nhất là ân tình của Thầy Giêsu, Ximon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Người mà thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Là phàm hèn yếu đuối, chỉ mới cho Thầy mượn chiếc thuyền một lát để Thầy giảng đạo, dĩ nhiên là ngoài giờ làm việc, thuyền rãnh, thế mà Thầy đáp lại bằng một mẽ cá lạ lùng, chất đầy hai thuyền nặng gần chìm. Người không chỉ đầy quyền năng mà còn rất đỗi hào phóng. Cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người. Để nhiệt thành ra chỗ nước sâu mà thả lưới, thì người được sai đi không thể không cảm nghiệm:
Tình Chúa thật bao la trước sự yếu đưối, tội lỗi đầy bất xứng của mình. Chúa đã thương yêu chúng ta không phải vì chúng ta đáng yêu hay thánh thiện, công cao, đức dày. Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người. Chính nhờ được Chúa yêu thương nên chúng ta mới thành đáng yêu, mới có thể tích đức, lập công. Thanh Gioan Tông đồ xác quyết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).
Quyền năng Chúa thật vô biên trước sự giới hạn, bất tài, kém lực của chúng ta. Trước uy quyền của Thiên Chúa, hẳn nhiên chúng ta dễ nhận ra sự bé nhỏ, giới hạn của mình. Trái với thái độ “ếch ngồi đáy giếng”, khi trí khôn càng phát triển, tầm nhìn càng mở rộng thì con người càng dễ nhận ra ngay mình chỉ là hạt bụi mong manh trước sự mênh mông, bao la của vũ trụ và nhất là trước Đấng làm cho vũ trụ hiện hữu.
Với người tông đồ thì một trong những tiền đề giúp gặt hái thành công đó là biết đặt niềm tin cậy vào quyền năng của Thiên Chúa. Mọi sự là do bởi ơn Thiên Chúa ban. “ Kho tàng ấy, chúng tôi chứa đụng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). Đối diện với những thách đố cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội, khi tuyên bố triệu tập Công đồng chung Vaticanô II, người ta kể rằng có lần kia sau gần cả giờ bên Nhà Chầu, Đức Gioan XXIII đã đứng lên và nói: Giáo hội này là của Chúa, do Chúa thiết lập. Con đi ngủ đây.
Điểm đến của người ngôn sứ, người tông đồ hay người đánh cá người thường là “chỗ nước sâu”. “Này Thầy sai anh em đi như chiên con giữa bầy sói” (Lc 10,3). Để có thể mạnh dạn thưa như Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” hay như Phaolô quên hết mọi sự đằng sau mà lao mình về phía trước hay như Phêrô “bỏ hết mọi sự” để đi đánh cá người, thì tiên vàn người được sai đi phải cảm nhận quyền năng và ân tình của Thiên Chúa trên con người yếu đuối và đầy bất toàn của mình. Khi đã cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người và rồi chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi đánh cá người, không phải bằng sức riêng mình, nhưng bằng chính tình yêu và quyền năng của Đấng Cứu độ, Đấng luôn động viên chúng ta: “Đừng sợ!”. Đừng sợ, vì Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28;20). Đừng sợ, vì ơn Thầy luôn đủ cho con và sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con ( x.2Cr 12,9). Đừng sợ, “hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33)
“Nemo dat quod non habet - Không ai có thể trao ban điều mình không có”. Câu ngạn ngữ Latinh trở thành như một quy luật mang tính tất yếu. Với trường hợp người được sai đi thì quy luật này càng rõ nét, trước hết với người được gọi là Đấng Thiên Sai, sau là với những người được Thiên Chúa hay Đức Kitô sai đi.
Vào trần gian, Chúa Kitô tin nhận mọi sự của Người là của Chúa Cha và do Chúa Cha ban tặng. Dù biết rằng mình với Chúa Cha là một, nhưng Chúa Kitô luôn ý thức mình bởi Cha mà ra. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã đặt vào miệng Đức Kitô những lời này: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7). Biết rằng mọi sự mình là, mình có đều do Chúa Cha ban tặng, vì thế Chúa Kitô đã trao ban lại tất cả cho con người.
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật V TN C này giới thiệu cho chúng chân dung của một ngôn sứ Isaia, một tông đồ Phaolô và Simon Phêrô, người ngư phủ xứ Galilê. Cả ba đều được sai đi và có thể nói cách chung là được sai đi để “đánh lưới người”, tức là đưa con người về với Thiên Chúa, đúng hơn là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Trở lại với câu ngạn ngữ La tinh ở trên. Một trong những tiền đề để cho người được sai đi có tinh thần nhiệt thành chu toàn sứ mạng đồng thời gặt hái nhiều kết quả, đó là bản thân phải cảm nghiệm ân tình của Thiên Chúa dành cho mình, một ân tình vượt quá công trạng cũng như phận vị của mình.
Trước sự uy nghi chí thánh của Đấng Tối Cao, Isaia đã chân nhận mình “là một người môi miệng ô uế, ở giữa một dân môi miệng ô uế” (Is 6,5). Trời càng sáng thì các vết nhơ càng tỏ lộ. Diện kiến thánh nhan Đấng Chí Thánh, hẳn nhiên vị ngôn sứ thấy rõ thân phận ô uế, tội nhơ của mình. Thế mà dù chưa mở miệng kêu xin, Thiên Chúa vẫn sai các thần Xêraphim lấy than hồng thanh tẩy ngài: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, người đã được tha lỗi và xá tội”. ( Is 6,7)
Khi đi rao giảng Tin mừng, thánh Tông đồ dân ngoại thường công khai thú nhận tội lỗi của mình trước đây là bách hại đạo thánh Chúa. “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là Tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15,9). Thánh nhân cảm nhận việc Chúa Kitô chọn gọi ngài là một ơn nhưng không và đó cũng là một dấu chỉ để đem niềm hy vọng cho nhiều người (x.Tm 1,15-16).
Trước uy quyền và nhất là ân tình của Thầy Giêsu, Ximon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Người mà thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Là phàm hèn yếu đuối, chỉ mới cho Thầy mượn chiếc thuyền một lát để Thầy giảng đạo, dĩ nhiên là ngoài giờ làm việc, thuyền rãnh, thế mà Thầy đáp lại bằng một mẽ cá lạ lùng, chất đầy hai thuyền nặng gần chìm. Người không chỉ đầy quyền năng mà còn rất đỗi hào phóng. Cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người. Để nhiệt thành ra chỗ nước sâu mà thả lưới, thì người được sai đi không thể không cảm nghiệm:
Tình Chúa thật bao la trước sự yếu đưối, tội lỗi đầy bất xứng của mình. Chúa đã thương yêu chúng ta không phải vì chúng ta đáng yêu hay thánh thiện, công cao, đức dày. Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người. Chính nhờ được Chúa yêu thương nên chúng ta mới thành đáng yêu, mới có thể tích đức, lập công. Thanh Gioan Tông đồ xác quyết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).
Quyền năng Chúa thật vô biên trước sự giới hạn, bất tài, kém lực của chúng ta. Trước uy quyền của Thiên Chúa, hẳn nhiên chúng ta dễ nhận ra sự bé nhỏ, giới hạn của mình. Trái với thái độ “ếch ngồi đáy giếng”, khi trí khôn càng phát triển, tầm nhìn càng mở rộng thì con người càng dễ nhận ra ngay mình chỉ là hạt bụi mong manh trước sự mênh mông, bao la của vũ trụ và nhất là trước Đấng làm cho vũ trụ hiện hữu.
Với người tông đồ thì một trong những tiền đề giúp gặt hái thành công đó là biết đặt niềm tin cậy vào quyền năng của Thiên Chúa. Mọi sự là do bởi ơn Thiên Chúa ban. “ Kho tàng ấy, chúng tôi chứa đụng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). Đối diện với những thách đố cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội, khi tuyên bố triệu tập Công đồng chung Vaticanô II, người ta kể rằng có lần kia sau gần cả giờ bên Nhà Chầu, Đức Gioan XXIII đã đứng lên và nói: Giáo hội này là của Chúa, do Chúa thiết lập. Con đi ngủ đây.
Điểm đến của người ngôn sứ, người tông đồ hay người đánh cá người thường là “chỗ nước sâu”. “Này Thầy sai anh em đi như chiên con giữa bầy sói” (Lc 10,3). Để có thể mạnh dạn thưa như Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” hay như Phaolô quên hết mọi sự đằng sau mà lao mình về phía trước hay như Phêrô “bỏ hết mọi sự” để đi đánh cá người, thì tiên vàn người được sai đi phải cảm nhận quyền năng và ân tình của Thiên Chúa trên con người yếu đuối và đầy bất toàn của mình. Khi đã cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người và rồi chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi đánh cá người, không phải bằng sức riêng mình, nhưng bằng chính tình yêu và quyền năng của Đấng Cứu độ, Đấng luôn động viên chúng ta: “Đừng sợ!”. Đừng sợ, vì Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28;20). Đừng sợ, vì ơn Thầy luôn đủ cho con và sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con ( x.2Cr 12,9). Đừng sợ, “hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33)
Thiên Chúa kêu gọi con người
LM Đinh Lập Liễm
19:51 05/02/2010
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN C
A. DẪN NHẬP
Có thể nói chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là “Ơn gọi”. Thiên Chúa muốn con người tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Ngài. Vì thế, mỗi người đều có ơn gọi làm tông đồ, hay nói cách khác, mỗi người có ơn gọi làm chứng nhân.
Thiên Chúa không phải là một Thiên Chúa xa cách mà gần gũi với con người, Ngài muốn cho con người gặp Ngài khi Ngài muốn để cho kẻ ấy có kinh nghiệm đặc biệt về Ngài và chọn kẻ ấy làm chứng nhân. Chuyện đã xẩy ra như thế cho Isaia, cho Phêrô và các bạn, cho Phaolô. Chuyện đã xẩy ra cho họ ngày xưa chính là chuyện đời của mỗi người chúng ta, chuyện ơn gọi của cá nhân chúng ta hôm nay.
Dựa trên phép Rửa tội và Thêm sức, mỗi Kitô hữu có nhiệm vụ phải làm chứng cho Chúa trong đời sống thường ngày. Ngày xưa, các Tông đồ đã lãnh nhận sứ mạng đi truyền giáo, ngày nay Giáo hội và mỗi người chúng ta cũng phải tiếp tục công việc của các ngài. Với tư cách là một Kitô giáo dân, mỗi người có trách nhiệm tham gia vào việc tông đồ giáo dân như công đồng Vatican II đã dạy. Việc tông đồ giáo dân phải được thực hiện trong môi trường sống hằng ngày của mỗi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 6,1-2a.3-8
Ngày nay Thiên Chúa không còn tỏ mình ra nơi sa mạc hay trên núi nữa. Ngày nay Thiên Chúa ba lần chí thánh tỏ vinh quang của Ngài ra cho tiên tri Isaia trong đền thờ. Trong một thị kiến, Isaia thấy mình đang ở trong đền thờ, qua những cảnh huy hoàng và ngoạn mục ông trông thấy, Thiên Chúa vô cùng thánh thiện, ông cảm thấy mình tội lỗi quá, vô cùng bất xứng nên đã kêu lên: ”Khốn thân tôi, chết tôi rồi, vì tôi là một người môi miệng ô uế…” Nhưng khi Thiên Chúa sai thiên thần thanh tẩy miệng lưỡi ông, tha thứ tội cho ông và sau đó gọi ông làm tiên tri, thì ông đầy lòng tin tưởng và mạnh dạn đáp lời:”Có con đây, xin Chúa sai con đi”(Is 6,8). Và Isaia đã trung thành làm chứng về lòng tin của mình.
+ Bài đọc 2: 1Cr 15,1-11
Tại Corintô, nhiều người chống đối Phaolô, cho rằng ông không đủ tư cách làm Tông đồ. Ngài cũng ý thức về điều đó. Ngài tự coi mình là tông đồ nhỏ nhất như đứa con sinh sau đẻ muộn, nhưng dù sao, ông cũng được Chúa chọn làm tông đồ để đi rao giảng Đấng Phục sinh cho dân ngoại. Ngài đã truyền đạt cho họ những điều chính yếu mà Ngài đã nhận được, đó là mầu nhiệm Phục sinh và lời chứng về Đấng Phục sinh của những người có thẩm quyền.
Ngày nay Giáo hội vẫn rao giảng mầu nhiệm đó, và cũng vẫn trung thành rao giảng vì niềm tin này chính là nền tảng cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
+ Bài Tin mừng: Lc 5,1-11
Không phải vô cớ mà thánh Luca nối kết ơn gọi của Tông đồ với một mẻ cá đặc biệt dồi dào. Theo Ngài, rao giảng Tin mừng là một việc cứu nạn, kéo nhân loại ra khỏi chỗ đắm chìm. Tông đồ là kẻ thu phục người ta. Nói cách khác, một người giải phóng.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về mẻ cá lạ lùng. Phép lạ này gợi lên cho ta mấy ý tưởng:
- Sở dĩ có phép lạ này vì Phêrô không tin vào sự thành công của mình, nhưng vì nể lời Chúa ông mới thả lưới.
- Thuyền đầy cá là hình ảnh báo trước là hình ảnh nhân loại sẽ tin theo Chúa, gia nhập vào Giáo hội và Giáo hội sẽ được lan truyền khắp nơi.
- Mẻ cá lạ lùng khiến các ông nhận ra uy quyền của Đức Giêsu và đồng thời nhận ra sự yếu đuối bất lực và thân phận tội lỗi của mình: ”Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”.
- Các môn đệ cứ đi rao giảng Tin mừng, còn việc có nhiều người ăn năn trở lại, vâng theo Tin mừng hay không, là việc của Chúa.
- Qua biến cố này, các ông đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Các ông đã mau mắn đi theo tiếng Chúa gọi để đi truyền giáo.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sống ơn gọi làm Tông đồ.
I. CHÚA KÊU GỌI CON NGƯỜI
Qua các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, Giáo hội muốn cho chúng tôi nhận ra ý nghĩa của việc tông đồ trong Giáo hội, để nhờ đó, chúng ta đáp lại tiếng Chúa gọi bằng cách quảng đại dâng hiến cuộc đời cho Chúa và sẵn sàng theo Chúa làm việc tông đồ.
Truyện: Tổng thống Abraham Lincoln.
Một ngày nọ, Tổng thống Abraham Lincoln đi đến thành phố Charleston, tiểu bang South Carolina. Khi đi ngang qua trung tâm thành phố, ông trông thấy người ta đang tổ chức một cuộc đấu giá buôn bán nô lệ. Chứng kiến cảnh buôn bán người, tận đáy linh hồn ông cảm thấy bị khuấy động lên cơn giận dữ của Thiên Chúa, và một nỗ lực phải làm để cứu những người nô lệ. Do đó ông đã làm một điều độc đáo và bất thường nhất. Ông bước vào trong đám đông, khi cuộc trả giá bắt đầu, trước tiên là một em gái nô lệ rất nghèo, ông đã bước ra trả giá trước. Cuộc đấu giá càng lúc càng sôi động, ông tham gia rất tích cực, và sau cùng đã trúng giá, đánh hạ tất cả mọi người. Ông trao tiền để lấy người nô lệ. Cô bé gái được đem đến cho ông. Con bé sợ hãi hỏi ông sẽ làm gì đối với nó. Abraham Lincoln trả lời:”Tôi sẽ để cho cô được tự do”. “Tự do ? Tự do để làm gì” ? Cô bé kinh ngạc hỏi. Ông trả lời: ”Tự do để làm bất cứ cái gì cô muốn”. Cô bé thắc mắc có phải mình được tự do đi đến bất cứ chỗ nào cô muốn, làm bất cứ điều gì cô thích, nói bất cứ điều gì cô nghĩ, và làm bất cứ nghề nào cô ước muốn. Sau cùng cô bé mỉm cười và nói: ”Cháu sẽ đi theo ông”.
Abraham Lincoln đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, ông là một con người gương mẫu và biết cách “kêu gọi” dân chúng “theo ông”. Ông đã gọi họ bằng chính gương sáng của mình. Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu kêu gọi Phêrô, rồi Giacôbê, Gioan và Anrê cũng đi theo Ngài. Đức Giêsu đã cho họ biết Ngài là ai qua việc giảng dạy, chữa lành, và bằng các đức tính tốt lành, nhân từ và tha thứ của Ngài.
1. Ơn gọi của các Tông đồ
Hồ nước lớn danh tiếng tại Galilê được gọi bằng 3 tên: biển Galilê, biển Tibêriat và hồ Giênêxaret. Hồ này dài 20,8 km, rộng 12,8 km. Hồ ở vào chỗ trũng của mặt đất, nơi sâu nhất là 225 mét dưới mặt biển, vì thế nó có khí hậu giống khí hậu nhiệt đới. Ngày nay cư dân không đông đúc lắm, nhưng vào thời Đức Giêsu, có 9 thị trấn chung quanh bờ hồ, không thị trấn nào dưới 15.000 người.
Đức Giêsu rao giảng Tin mừng ở đây, dân chúng chen nhau lại gần để nghe Ngài giảng. Việc đó diễn tả hiệu quả hấp dẫn do lời giảng dạy của Ngài. Vì dân chúng quá đông nên Đức Giêsu phải xuống thuyền của ông Simon đang đậu gần bờ, ra xa bờ một chút để có thể dễ dàng giảng dạy… Giảng dạy xong, Đức Giêsu bảo ông Simon đưa thuyền ra chỗ nước sâu mà bắt cá. Simon, một ngư dân dày kinh nghiệm trong nghề chài lưới, đã cho Chúa biết kết quả thạm bại: sau một đêm cực nhọc vất vả mà chả bắt được con cá nào. Ông nói đúng, nhưng không biết nghĩ ngợi thế nào, ông đã thưa với Chúa:”Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”. Kết quả thật bất ngờ, cá nhiều vô kể đến nỗi lưới muốn rách.
Đây là một phép lạ? Hồ Giênêsaret có nhiều cá. Nhưng suốt đêm các ông không bắt được gì mà bây giờ bắt được nhiều như thế là một phép lạ. Biết được chỗ có nhiều cá, để bảo Simon thả lưới phải do sự hiểu biết của Thiên Chúa. Thường thì ban ngày ít đánh được cá hơn ban đêm, đây ban đêm không được gì mà ngày thì lại được cá nhiều quá sức tưởng tượng thì phải coi là cái gì khác thường. Chính những người bắt cá xác nhận là phép lạ.
Trước mẻ cá lạ lùng này, ông Simon sụp lạy dưới chân Ngài và thưa: ”Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Cả ông Giacôbê và Gioan cũng kinh ngạc như ông. Nhung Đức Giêsu phán bảo ông Simon:”Đừng sợ ! từ nay con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Ngài.
Đây là những môn đệ đầu tiên đi theo Ngài. Họ đi theo Ngài từ đây. “Đi theo” theo nghĩa thần học, động từ này ám chỉ sự dâng hiến chính mình, thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Vì thế ở đây ta liên tưởng đến ý nghĩa từ bỏ của cải vật chất (Mc 10,21), từ bỏ cha mẹ, bạn bè và tất cả (Lc 5,11).
2. Ơn gọi của tiên tri Isaia
Tiên tri Isaia, trong bài đọc 1, được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa và nghe tiếng các Thiên Thần Sốt mến luân phiên tung hô:”Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa”. Điều đó khiến ông run sợ và cảm thấy mình bất xứng, nên đã thốt lên lời:”Vô phúc cho tôi, tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn”. Trước sự khiêm tốn ấy, Chúa sai sứ thần đến thanh tẩy ông bằng than lửa hồng, ông trở nên thanh sạch và được Chúa tuyển chọn, ông đã can đảm đáp lại: ”Này con đây, xin hãy sai con”.
3. Ơn gọi của tông đồ Phaolô
Thánh Phaolô, trong bài đọc 2, sau khi được Chúa kêu gọi và cải hóa từ tay bắt bớ Đạo Chúa, nay trở nên một vị Tông đồ nhiệt thành truyền bá giáo lý của Chúa, là thầy dạy dân ngoại. Ngài đã khiêm tốn thú nhận mình hèn mọn nhất trong các Tông đồ, nhưng nay được như thế này là nhờ ơn Chúa ban. Bởi ngài đã can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi khi thưa với Chúa:”Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì” ?
Phaolô là con người đầy nhiệt huyết, đã đi vòng quanh đế quốc La mã 4 lần, đã đưa dân ngoại vào Đạo. Làm sao cắt nghĩa được nội tâm của con người đầy lửa ấy ? Thưa vì người đã gặp gỡ Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ đó đã đảo lộn cuộc đời Phaolô, từ một kẻ bắt bớ tín hữu trở nên một Tông đồ nhiệt thành. Tất cả là ơn của Chúa và Ngài vui mừng vì được trả giá rất cao để “Ơn Chúa không ra vô ích”: 5 lần bị đánh đòn 39 trượng, 3 lần bị tra tấn, một lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tầu một ngày một đêm chơi vơi trong lòng biển (2Cr 12,24-25).
4. Ơn gọi của chúng ta
Chúa vẫn còn kêu gọi mọi người chúng ta, và ngày nay nhu cầu ấy càng to lớn. Và vẫn còn có những người đáp lại lời Ngài. Một số người (như các Tông đồ) được kêu gọi để tận hiến mình, đi theo Đức Kitô bằng một phương thế “chuyên nghiệp”. Nhưng không phải mọi Kitô hữu đều được kêu gọi theo Đức Kitô bằng cách ấy.
Bằng phép Rửa tội, chúng ta cũng được kêu gọi đi theo Đức Kitô. Nhưng đối với một người bình thường, đi theo Đức Kitô có nghĩa là gì ? Là sống xứng danh một Kitô hữu trong ngành nghề của mình ở bất cứ nơi nào mình có mặt. Còn có nhiều cách phục vụ Đức Kitô và Tin mừng của Ngài hơn nữa.
Một số người Kitô hữu khi ý thức về tội lỗi mình thì tự ý miễn trừ cho mình những việc hoạt tông đồ hay những việc phục vụ dân Chúa. Họ nghĩ rằng Chúa không gọi họ làm việc tông đồ. Họ cho rằng việc tông đồ là thuộc phạm vi linh mục và tu sĩ nam nữ. Đọc lịch sử Giáo hội, ta thấy khi Chúa muốn để lại một ấn tượng sâu xa về quyền năng của Ngài, Chúa không ngừng dùng những phương thế khác thường, nghĩa là dùng quyền năng Chúa biến đổi họ tức thời, như Chúa đã biến đổi Phaolô, người bách hại Đạo trở thành người hăng say rao giảng Tin mừng, như Augustinô, một thanh niên trụy lạc trác táng, thành một giám mục thánh.
II. SỐNG THEO ƠN GỌI
1. Ơn gọi là hồng ân của Thiên Chúa
Mọi người đều có ơn gọi. Ơn gọi phải phát xuất từ Thiên Chúa, con người chỉ biết đón nhận với lòng thành thực và biết ơn. Con người không chọn Chúa, mà chính Chúa chọn con người: Isaia tin có Chúa đang hiện diện trong Đền thờ, nhưng ông không dám nghĩ tới việc được “thấy” Chúa và được Ngài “gọi” (bài đọc 1). Phaolô đang trên đường lùng bắt các môn đệ Đức Kitô thì được ơn gọi (bài đọc 2). Còn Phêrô và các bạn chài thì đang lo đánh lưới bắt cá nhưng lại được gọi làm những kẻ quăng lưới bắt người (bài Tin mừng). Đúng như lời Đức Giêsu nói:”Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”.
Chúa có thể gọi ta trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng ngày nay, Chúa thường gọi con người trong những hoàn cảnh rất thông thường và qua trung gian. Dù được gọi trong hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong cuộc sống bình thường thì tất cả là hồng ân Thiên Chúa. Con người phải đáp lại tình thương yêu của Chúa.
2. Con người bất xứng trước ơn gọi
Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người và mỗi người đều cảm thấy mình bất xứng, tội lỗi. Chúng ta có 3 ví dụ về ơn gọi:
- Isaia thốt lên: ”Khốn thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế”(bài đọc 1).
- Phaolô tự nhận “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là tông đô, vì đã ngược đãi Hội thánh của Thiên Chúa”.
- Phêrô, sau mẻ cá lạ lùng, sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà thưa: ”Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”.
Tuy thấy mình bất xứng nhưng vẫn được Thiên Chúa tín nhiệm. Đáp lại hồng ân của Chúa, các ông cố gắng chu toàn nhiệm vụ Chúa trao:
- Isaia mạnh dạn thưa lại với Chúa:”Dạ, có con đây, xin sai con đi”.
- Phaolô dám khoe:”Tôi đã làm việc hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là Thiên Chúa ở cùng tôi”.
- Còn Phêrô thì “đưa thuyền vào bờ và đi theo Ngài”
3. Cần có ơn Chúa trợ lực
Ông Simon thưa với Đức Giêsu:”Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”. Đúng vậy, ông đã mất công toi cả một đêm với kinh nghiệm đánh cá. Nhưng Đức Giêsu thuyết phục ông thử thêm một lần nữa mà ông đã thành công rực rỡ giữa thất bại. Câu chuyện này nhắc cho các ông và cho chúng ta một bài học: Khi Đức Giêsu bắt đầu tham dự vào sự việc, thì lập tức sự việc ấy sẽ đổi thay. Những lần buông lưới trước đó – có lẽ từ 20 đến 30 lần suốt đêm ấy – các môn đệ làm một mình. Nhưng lần cuối cùng, Đức Giêsu bắt đầu can dự vào, thì sự tình quay hẳn 180 độ. Việc diệu kỳ xẩy ra đã vượt quá ước mơ của họ.
Trên mảnh đất chuyên môn của mình, Simon tưởng mình có khả năng, nhưng Đức Giêsu đã đánh trúng ông, đã chỉ cho ông thấy những giới hạn của mình: ông không là gì cả nếu không có Ngài. Chúng ta cũng thế, trong chiếc thuyền của chúng ta, chúng ta thường phải nhường chỗ cho một Đấng Khác, để thả lưới ở nơi mà chúng ta không tự mình làm được.
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”. Nếu Archimède dám khẳng định như vậy thì tại sao ta lại không dám xác tín rằng: Dựa vào Đức Giêsu, Đấng đã hiến mạng vì tình yêu, tôi có thể chinh phục mọi tâm hồn ? Như Simon đã dựa vào Lời Chúa mà thả lưới và bắt được mẻ cá lớn, thì chúng ta cũng có thể trở thành người chinh phục các tâm hồn cho Chúa một khi chúng ta biết dựa vào quyền năng của Chúa hơn là vào sức riêng mình.
Truyện: Thánh Gioan Vianney
Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm. Ngày kia, một giáo sư thần học, thừa lệnh Đức Giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục chăng ?
Tuy đã cố hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy.
Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói:”Vianney, anh dốt đặc như con lừa ! Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì “?
Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời:”Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao”?
4. Thực hành ơn gọi tông đồ
a) Về phần các Tông đồ
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ chia nhau ra đi truyền giáo. Các ông đã hăng say hoạt động, hy sinh rất nhiều vì danh Chúa và sau cùng đã nhận lấy cái chết để tỏ lòng trung thành với Chúa..
Trong bài đọc 2, chúng ta được nghe thánh Phaolô bộc bạch tâm tư của mình. Phaolô là một con người đầy nhiệt huyết, đã vòng quanh đế quốc La mã 4 lần, đã đưa dân ngoại vào Đạo. Làm sao cắt nghĩa được nội tâm của con người đầy lửa ấy ? Thưa vì ngài đã gặp gỡ Chúa: ”Rồi sau cùng Ngài đã hiện ra với tôi như một đứa con sinh non”(1Cr 15,8). Phải, cuộc gặp gỡ đã đảo lộn cuộc đời Phaolô, từ một kẻ bắt bớ tín hữu trở nên một Tông đồ nhiệt thành. Tất cả là ơn của Chúa và ngài được vui mừng trả giá rất cao để “Ơn Chúa không ra vô ích”: 5 lần bị đánh đòn 39 trượng, 3 lần bị tra tấn, 1 lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tầu, 1 ngày 1 đêm chơi vơi trong lòng biển (2Cr 12,24-25).
b) Về phía Giáo hội
Trước khi về trời, Đức Giêsu trao sứ mạng truyền giáo cho các Tông đồ:”Các con hãy đi khắp nơi giảng dạy cho muôn dân”. Các ngài đã ra đi rao giảng và cũng đã chu toàn sứ mạng Chúa trao phó. Nối tiếp các Tông đồ, Giáo hội tiếp tục sứ mạng đó như Công đồng Vatican II đã dạy:
“Vốn phát sinh từ ơn gọi làm Kitô hữu, việc tông đồ giáo dân không bao giờ có thể khiếm khuyết trong Giáo hội. Trong những buổi đầu Giáo hội, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả biết bao ! Chính Thánh kinh chứng minh cách phong phú điều đó (Cv 11,19-21; 18,26; Rm 16,1-16). Càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến bao la, môi trường mà phần lớn chỉ dành riêng cho họ, và còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi hỏi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi” (Apostolicam Actuositatem, đoạn 1).
Theo giáo huấn của công đồng, ta thấy người giáo dân thực hành việc tông đô có hiệu quả hơn các linh mục và tu sĩ. Bởi vì các Linh mục đâu có đến các gia đình hay gặp gỡ được những người không có đạo, và họ cũng đâu có đến nhà thờ để nghe các linh mục giảng. Chính các giáo dân là những Tông đồ cụ thể, trực tiếp và hữu hiệu nhất.
Lời Chúa hôm nay, cùng với lời kêu gọi của công đồng Vatican II đối với mỗi Kitô hữu trong việc phục vụ Giáo hội, nhắc nhở cho chúng ta về sứ vụ truyền giáo. Sự thường chúng ta hay tìm đủ mọi lý do để từ chối hay không tích cực đáp lại lời mời gọi này. Chúng ta thường viện lý do cho rằng mình không đủ phẩm chất để theo Chúa, thiếu kiến thức, thiếu lòng đạo đức, không xứng đáng được mời gọi đến phục vụ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không mời gọi chúng ta theo sự xứng đáng, phẩm chất hay kiến thức. Ngài gọi chúng ta theo ân sủng và tình yêu của Ngài. Khi Thiên Chúa mời gọi, nếu chúng ta đón nhận ơn gọi của Ngài, Ngài sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta trở nên giống như Ngài, và ban cho ta những ơn cần thiết để thi hành điều Ngài muốn chúng ta làm (Lc 1,38).
Thiên Chúa không bao giờ khước từ thiện chí của chúng ta. Bất kể chúng ta là ai, có khả năng gì, yếu đuối thế nào, Ngài luôn cần chúng ta trong công việc phục vụ Giáo hội của Ngài. Ngài luôn mời gọi chúng ta đi theo Ngài và trở thành những Tông đồ đồng hành với Ngài trong công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho mọi người chúng ta biết tin theo Chúa, tham gia vào công việc tông đồ giáo dân một cách tích cực, quảng đại để đem về cho Chúa nhều linh hồn, theo kinh của thánh Inhaxiô Loyola:
“Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại,
Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng,
Biết cho đi mà không cần tính toán,
Biết chiến đấu mà không sợ thương tích,
Biết làm việc mà không tìm an nghỉ,
Biết xả thân mà không tìm một phần thưởng nào khác
Ngoài việc biết mình đang thi hành thánh ý Chúa.
A. DẪN NHẬP
Có thể nói chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là “Ơn gọi”. Thiên Chúa muốn con người tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Ngài. Vì thế, mỗi người đều có ơn gọi làm tông đồ, hay nói cách khác, mỗi người có ơn gọi làm chứng nhân.
Thiên Chúa không phải là một Thiên Chúa xa cách mà gần gũi với con người, Ngài muốn cho con người gặp Ngài khi Ngài muốn để cho kẻ ấy có kinh nghiệm đặc biệt về Ngài và chọn kẻ ấy làm chứng nhân. Chuyện đã xẩy ra như thế cho Isaia, cho Phêrô và các bạn, cho Phaolô. Chuyện đã xẩy ra cho họ ngày xưa chính là chuyện đời của mỗi người chúng ta, chuyện ơn gọi của cá nhân chúng ta hôm nay.
Dựa trên phép Rửa tội và Thêm sức, mỗi Kitô hữu có nhiệm vụ phải làm chứng cho Chúa trong đời sống thường ngày. Ngày xưa, các Tông đồ đã lãnh nhận sứ mạng đi truyền giáo, ngày nay Giáo hội và mỗi người chúng ta cũng phải tiếp tục công việc của các ngài. Với tư cách là một Kitô giáo dân, mỗi người có trách nhiệm tham gia vào việc tông đồ giáo dân như công đồng Vatican II đã dạy. Việc tông đồ giáo dân phải được thực hiện trong môi trường sống hằng ngày của mỗi người.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 6,1-2a.3-8
Ngày nay Thiên Chúa không còn tỏ mình ra nơi sa mạc hay trên núi nữa. Ngày nay Thiên Chúa ba lần chí thánh tỏ vinh quang của Ngài ra cho tiên tri Isaia trong đền thờ. Trong một thị kiến, Isaia thấy mình đang ở trong đền thờ, qua những cảnh huy hoàng và ngoạn mục ông trông thấy, Thiên Chúa vô cùng thánh thiện, ông cảm thấy mình tội lỗi quá, vô cùng bất xứng nên đã kêu lên: ”Khốn thân tôi, chết tôi rồi, vì tôi là một người môi miệng ô uế…” Nhưng khi Thiên Chúa sai thiên thần thanh tẩy miệng lưỡi ông, tha thứ tội cho ông và sau đó gọi ông làm tiên tri, thì ông đầy lòng tin tưởng và mạnh dạn đáp lời:”Có con đây, xin Chúa sai con đi”(Is 6,8). Và Isaia đã trung thành làm chứng về lòng tin của mình.
+ Bài đọc 2: 1Cr 15,1-11
Tại Corintô, nhiều người chống đối Phaolô, cho rằng ông không đủ tư cách làm Tông đồ. Ngài cũng ý thức về điều đó. Ngài tự coi mình là tông đồ nhỏ nhất như đứa con sinh sau đẻ muộn, nhưng dù sao, ông cũng được Chúa chọn làm tông đồ để đi rao giảng Đấng Phục sinh cho dân ngoại. Ngài đã truyền đạt cho họ những điều chính yếu mà Ngài đã nhận được, đó là mầu nhiệm Phục sinh và lời chứng về Đấng Phục sinh của những người có thẩm quyền.
Ngày nay Giáo hội vẫn rao giảng mầu nhiệm đó, và cũng vẫn trung thành rao giảng vì niềm tin này chính là nền tảng cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
+ Bài Tin mừng: Lc 5,1-11
Không phải vô cớ mà thánh Luca nối kết ơn gọi của Tông đồ với một mẻ cá đặc biệt dồi dào. Theo Ngài, rao giảng Tin mừng là một việc cứu nạn, kéo nhân loại ra khỏi chỗ đắm chìm. Tông đồ là kẻ thu phục người ta. Nói cách khác, một người giải phóng.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về mẻ cá lạ lùng. Phép lạ này gợi lên cho ta mấy ý tưởng:
- Sở dĩ có phép lạ này vì Phêrô không tin vào sự thành công của mình, nhưng vì nể lời Chúa ông mới thả lưới.
- Thuyền đầy cá là hình ảnh báo trước là hình ảnh nhân loại sẽ tin theo Chúa, gia nhập vào Giáo hội và Giáo hội sẽ được lan truyền khắp nơi.
- Mẻ cá lạ lùng khiến các ông nhận ra uy quyền của Đức Giêsu và đồng thời nhận ra sự yếu đuối bất lực và thân phận tội lỗi của mình: ”Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”.
- Các môn đệ cứ đi rao giảng Tin mừng, còn việc có nhiều người ăn năn trở lại, vâng theo Tin mừng hay không, là việc của Chúa.
- Qua biến cố này, các ông đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Các ông đã mau mắn đi theo tiếng Chúa gọi để đi truyền giáo.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sống ơn gọi làm Tông đồ.
I. CHÚA KÊU GỌI CON NGƯỜI
Qua các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay, Giáo hội muốn cho chúng tôi nhận ra ý nghĩa của việc tông đồ trong Giáo hội, để nhờ đó, chúng ta đáp lại tiếng Chúa gọi bằng cách quảng đại dâng hiến cuộc đời cho Chúa và sẵn sàng theo Chúa làm việc tông đồ.
Truyện: Tổng thống Abraham Lincoln.
Một ngày nọ, Tổng thống Abraham Lincoln đi đến thành phố Charleston, tiểu bang South Carolina. Khi đi ngang qua trung tâm thành phố, ông trông thấy người ta đang tổ chức một cuộc đấu giá buôn bán nô lệ. Chứng kiến cảnh buôn bán người, tận đáy linh hồn ông cảm thấy bị khuấy động lên cơn giận dữ của Thiên Chúa, và một nỗ lực phải làm để cứu những người nô lệ. Do đó ông đã làm một điều độc đáo và bất thường nhất. Ông bước vào trong đám đông, khi cuộc trả giá bắt đầu, trước tiên là một em gái nô lệ rất nghèo, ông đã bước ra trả giá trước. Cuộc đấu giá càng lúc càng sôi động, ông tham gia rất tích cực, và sau cùng đã trúng giá, đánh hạ tất cả mọi người. Ông trao tiền để lấy người nô lệ. Cô bé gái được đem đến cho ông. Con bé sợ hãi hỏi ông sẽ làm gì đối với nó. Abraham Lincoln trả lời:”Tôi sẽ để cho cô được tự do”. “Tự do ? Tự do để làm gì” ? Cô bé kinh ngạc hỏi. Ông trả lời: ”Tự do để làm bất cứ cái gì cô muốn”. Cô bé thắc mắc có phải mình được tự do đi đến bất cứ chỗ nào cô muốn, làm bất cứ điều gì cô thích, nói bất cứ điều gì cô nghĩ, và làm bất cứ nghề nào cô ước muốn. Sau cùng cô bé mỉm cười và nói: ”Cháu sẽ đi theo ông”.
Abraham Lincoln đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, ông là một con người gương mẫu và biết cách “kêu gọi” dân chúng “theo ông”. Ông đã gọi họ bằng chính gương sáng của mình. Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu kêu gọi Phêrô, rồi Giacôbê, Gioan và Anrê cũng đi theo Ngài. Đức Giêsu đã cho họ biết Ngài là ai qua việc giảng dạy, chữa lành, và bằng các đức tính tốt lành, nhân từ và tha thứ của Ngài.
1. Ơn gọi của các Tông đồ
Hồ nước lớn danh tiếng tại Galilê được gọi bằng 3 tên: biển Galilê, biển Tibêriat và hồ Giênêxaret. Hồ này dài 20,8 km, rộng 12,8 km. Hồ ở vào chỗ trũng của mặt đất, nơi sâu nhất là 225 mét dưới mặt biển, vì thế nó có khí hậu giống khí hậu nhiệt đới. Ngày nay cư dân không đông đúc lắm, nhưng vào thời Đức Giêsu, có 9 thị trấn chung quanh bờ hồ, không thị trấn nào dưới 15.000 người.
Đức Giêsu rao giảng Tin mừng ở đây, dân chúng chen nhau lại gần để nghe Ngài giảng. Việc đó diễn tả hiệu quả hấp dẫn do lời giảng dạy của Ngài. Vì dân chúng quá đông nên Đức Giêsu phải xuống thuyền của ông Simon đang đậu gần bờ, ra xa bờ một chút để có thể dễ dàng giảng dạy… Giảng dạy xong, Đức Giêsu bảo ông Simon đưa thuyền ra chỗ nước sâu mà bắt cá. Simon, một ngư dân dày kinh nghiệm trong nghề chài lưới, đã cho Chúa biết kết quả thạm bại: sau một đêm cực nhọc vất vả mà chả bắt được con cá nào. Ông nói đúng, nhưng không biết nghĩ ngợi thế nào, ông đã thưa với Chúa:”Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới”. Kết quả thật bất ngờ, cá nhiều vô kể đến nỗi lưới muốn rách.
Đây là một phép lạ? Hồ Giênêsaret có nhiều cá. Nhưng suốt đêm các ông không bắt được gì mà bây giờ bắt được nhiều như thế là một phép lạ. Biết được chỗ có nhiều cá, để bảo Simon thả lưới phải do sự hiểu biết của Thiên Chúa. Thường thì ban ngày ít đánh được cá hơn ban đêm, đây ban đêm không được gì mà ngày thì lại được cá nhiều quá sức tưởng tượng thì phải coi là cái gì khác thường. Chính những người bắt cá xác nhận là phép lạ.
Trước mẻ cá lạ lùng này, ông Simon sụp lạy dưới chân Ngài và thưa: ”Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Cả ông Giacôbê và Gioan cũng kinh ngạc như ông. Nhung Đức Giêsu phán bảo ông Simon:”Đừng sợ ! từ nay con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Ngài.
Đây là những môn đệ đầu tiên đi theo Ngài. Họ đi theo Ngài từ đây. “Đi theo” theo nghĩa thần học, động từ này ám chỉ sự dâng hiến chính mình, thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Vì thế ở đây ta liên tưởng đến ý nghĩa từ bỏ của cải vật chất (Mc 10,21), từ bỏ cha mẹ, bạn bè và tất cả (Lc 5,11).
2. Ơn gọi của tiên tri Isaia
Tiên tri Isaia, trong bài đọc 1, được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa và nghe tiếng các Thiên Thần Sốt mến luân phiên tung hô:”Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa”. Điều đó khiến ông run sợ và cảm thấy mình bất xứng, nên đã thốt lên lời:”Vô phúc cho tôi, tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn”. Trước sự khiêm tốn ấy, Chúa sai sứ thần đến thanh tẩy ông bằng than lửa hồng, ông trở nên thanh sạch và được Chúa tuyển chọn, ông đã can đảm đáp lại: ”Này con đây, xin hãy sai con”.
3. Ơn gọi của tông đồ Phaolô
Thánh Phaolô, trong bài đọc 2, sau khi được Chúa kêu gọi và cải hóa từ tay bắt bớ Đạo Chúa, nay trở nên một vị Tông đồ nhiệt thành truyền bá giáo lý của Chúa, là thầy dạy dân ngoại. Ngài đã khiêm tốn thú nhận mình hèn mọn nhất trong các Tông đồ, nhưng nay được như thế này là nhờ ơn Chúa ban. Bởi ngài đã can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi khi thưa với Chúa:”Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì” ?
Phaolô là con người đầy nhiệt huyết, đã đi vòng quanh đế quốc La mã 4 lần, đã đưa dân ngoại vào Đạo. Làm sao cắt nghĩa được nội tâm của con người đầy lửa ấy ? Thưa vì người đã gặp gỡ Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ đó đã đảo lộn cuộc đời Phaolô, từ một kẻ bắt bớ tín hữu trở nên một Tông đồ nhiệt thành. Tất cả là ơn của Chúa và Ngài vui mừng vì được trả giá rất cao để “Ơn Chúa không ra vô ích”: 5 lần bị đánh đòn 39 trượng, 3 lần bị tra tấn, một lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tầu một ngày một đêm chơi vơi trong lòng biển (2Cr 12,24-25).
4. Ơn gọi của chúng ta
Chúa vẫn còn kêu gọi mọi người chúng ta, và ngày nay nhu cầu ấy càng to lớn. Và vẫn còn có những người đáp lại lời Ngài. Một số người (như các Tông đồ) được kêu gọi để tận hiến mình, đi theo Đức Kitô bằng một phương thế “chuyên nghiệp”. Nhưng không phải mọi Kitô hữu đều được kêu gọi theo Đức Kitô bằng cách ấy.
Bằng phép Rửa tội, chúng ta cũng được kêu gọi đi theo Đức Kitô. Nhưng đối với một người bình thường, đi theo Đức Kitô có nghĩa là gì ? Là sống xứng danh một Kitô hữu trong ngành nghề của mình ở bất cứ nơi nào mình có mặt. Còn có nhiều cách phục vụ Đức Kitô và Tin mừng của Ngài hơn nữa.
Một số người Kitô hữu khi ý thức về tội lỗi mình thì tự ý miễn trừ cho mình những việc hoạt tông đồ hay những việc phục vụ dân Chúa. Họ nghĩ rằng Chúa không gọi họ làm việc tông đồ. Họ cho rằng việc tông đồ là thuộc phạm vi linh mục và tu sĩ nam nữ. Đọc lịch sử Giáo hội, ta thấy khi Chúa muốn để lại một ấn tượng sâu xa về quyền năng của Ngài, Chúa không ngừng dùng những phương thế khác thường, nghĩa là dùng quyền năng Chúa biến đổi họ tức thời, như Chúa đã biến đổi Phaolô, người bách hại Đạo trở thành người hăng say rao giảng Tin mừng, như Augustinô, một thanh niên trụy lạc trác táng, thành một giám mục thánh.
II. SỐNG THEO ƠN GỌI
1. Ơn gọi là hồng ân của Thiên Chúa
Mọi người đều có ơn gọi. Ơn gọi phải phát xuất từ Thiên Chúa, con người chỉ biết đón nhận với lòng thành thực và biết ơn. Con người không chọn Chúa, mà chính Chúa chọn con người: Isaia tin có Chúa đang hiện diện trong Đền thờ, nhưng ông không dám nghĩ tới việc được “thấy” Chúa và được Ngài “gọi” (bài đọc 1). Phaolô đang trên đường lùng bắt các môn đệ Đức Kitô thì được ơn gọi (bài đọc 2). Còn Phêrô và các bạn chài thì đang lo đánh lưới bắt cá nhưng lại được gọi làm những kẻ quăng lưới bắt người (bài Tin mừng). Đúng như lời Đức Giêsu nói:”Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”.
Chúa có thể gọi ta trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng ngày nay, Chúa thường gọi con người trong những hoàn cảnh rất thông thường và qua trung gian. Dù được gọi trong hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong cuộc sống bình thường thì tất cả là hồng ân Thiên Chúa. Con người phải đáp lại tình thương yêu của Chúa.
2. Con người bất xứng trước ơn gọi
Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người và mỗi người đều cảm thấy mình bất xứng, tội lỗi. Chúng ta có 3 ví dụ về ơn gọi:
- Isaia thốt lên: ”Khốn thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế”(bài đọc 1).
- Phaolô tự nhận “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là tông đô, vì đã ngược đãi Hội thánh của Thiên Chúa”.
- Phêrô, sau mẻ cá lạ lùng, sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà thưa: ”Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”.
Tuy thấy mình bất xứng nhưng vẫn được Thiên Chúa tín nhiệm. Đáp lại hồng ân của Chúa, các ông cố gắng chu toàn nhiệm vụ Chúa trao:
- Isaia mạnh dạn thưa lại với Chúa:”Dạ, có con đây, xin sai con đi”.
- Phaolô dám khoe:”Tôi đã làm việc hơn tất cả các vị khác, nhưng không phải tôi, mà là Thiên Chúa ở cùng tôi”.
- Còn Phêrô thì “đưa thuyền vào bờ và đi theo Ngài”
3. Cần có ơn Chúa trợ lực
Ông Simon thưa với Đức Giêsu:”Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”. Đúng vậy, ông đã mất công toi cả một đêm với kinh nghiệm đánh cá. Nhưng Đức Giêsu thuyết phục ông thử thêm một lần nữa mà ông đã thành công rực rỡ giữa thất bại. Câu chuyện này nhắc cho các ông và cho chúng ta một bài học: Khi Đức Giêsu bắt đầu tham dự vào sự việc, thì lập tức sự việc ấy sẽ đổi thay. Những lần buông lưới trước đó – có lẽ từ 20 đến 30 lần suốt đêm ấy – các môn đệ làm một mình. Nhưng lần cuối cùng, Đức Giêsu bắt đầu can dự vào, thì sự tình quay hẳn 180 độ. Việc diệu kỳ xẩy ra đã vượt quá ước mơ của họ.
Trên mảnh đất chuyên môn của mình, Simon tưởng mình có khả năng, nhưng Đức Giêsu đã đánh trúng ông, đã chỉ cho ông thấy những giới hạn của mình: ông không là gì cả nếu không có Ngài. Chúng ta cũng thế, trong chiếc thuyền của chúng ta, chúng ta thường phải nhường chỗ cho một Đấng Khác, để thả lưới ở nơi mà chúng ta không tự mình làm được.
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”. Nếu Archimède dám khẳng định như vậy thì tại sao ta lại không dám xác tín rằng: Dựa vào Đức Giêsu, Đấng đã hiến mạng vì tình yêu, tôi có thể chinh phục mọi tâm hồn ? Như Simon đã dựa vào Lời Chúa mà thả lưới và bắt được mẻ cá lớn, thì chúng ta cũng có thể trở thành người chinh phục các tâm hồn cho Chúa một khi chúng ta biết dựa vào quyền năng của Chúa hơn là vào sức riêng mình.
Truyện: Thánh Gioan Vianney
Thánh Gioan Vianney, lúc còn là chủng sinh, học rất chậm. Ngày kia, một giáo sư thần học, thừa lệnh Đức Giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục chăng ?
Tuy đã cố hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy.
Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói:”Vianney, anh dốt đặc như con lừa ! Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì “?
Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời:”Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao”?
4. Thực hành ơn gọi tông đồ
a) Về phần các Tông đồ
Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ chia nhau ra đi truyền giáo. Các ông đã hăng say hoạt động, hy sinh rất nhiều vì danh Chúa và sau cùng đã nhận lấy cái chết để tỏ lòng trung thành với Chúa..
Trong bài đọc 2, chúng ta được nghe thánh Phaolô bộc bạch tâm tư của mình. Phaolô là một con người đầy nhiệt huyết, đã vòng quanh đế quốc La mã 4 lần, đã đưa dân ngoại vào Đạo. Làm sao cắt nghĩa được nội tâm của con người đầy lửa ấy ? Thưa vì ngài đã gặp gỡ Chúa: ”Rồi sau cùng Ngài đã hiện ra với tôi như một đứa con sinh non”(1Cr 15,8). Phải, cuộc gặp gỡ đã đảo lộn cuộc đời Phaolô, từ một kẻ bắt bớ tín hữu trở nên một Tông đồ nhiệt thành. Tất cả là ơn của Chúa và ngài được vui mừng trả giá rất cao để “Ơn Chúa không ra vô ích”: 5 lần bị đánh đòn 39 trượng, 3 lần bị tra tấn, 1 lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tầu, 1 ngày 1 đêm chơi vơi trong lòng biển (2Cr 12,24-25).
b) Về phía Giáo hội
Trước khi về trời, Đức Giêsu trao sứ mạng truyền giáo cho các Tông đồ:”Các con hãy đi khắp nơi giảng dạy cho muôn dân”. Các ngài đã ra đi rao giảng và cũng đã chu toàn sứ mạng Chúa trao phó. Nối tiếp các Tông đồ, Giáo hội tiếp tục sứ mạng đó như Công đồng Vatican II đã dạy:
“Vốn phát sinh từ ơn gọi làm Kitô hữu, việc tông đồ giáo dân không bao giờ có thể khiếm khuyết trong Giáo hội. Trong những buổi đầu Giáo hội, việc tông đồ này thật là hăng say và kết quả biết bao ! Chính Thánh kinh chứng minh cách phong phú điều đó (Cv 11,19-21; 18,26; Rm 16,1-16). Càng ngày dân số càng gia tăng, khoa học và kỹ thuật càng tiến triển, những mối tương quan mật thiết hơn giữa con người không những mở rộng môi trường hoạt động tông đồ giáo dân đến bao la, môi trường mà phần lớn chỉ dành riêng cho họ, và còn tạo nên nhiều vấn đề mới đòi hỏi họ phải đặc biệt lưu tâm học hỏi” (Apostolicam Actuositatem, đoạn 1).
Theo giáo huấn của công đồng, ta thấy người giáo dân thực hành việc tông đô có hiệu quả hơn các linh mục và tu sĩ. Bởi vì các Linh mục đâu có đến các gia đình hay gặp gỡ được những người không có đạo, và họ cũng đâu có đến nhà thờ để nghe các linh mục giảng. Chính các giáo dân là những Tông đồ cụ thể, trực tiếp và hữu hiệu nhất.
Lời Chúa hôm nay, cùng với lời kêu gọi của công đồng Vatican II đối với mỗi Kitô hữu trong việc phục vụ Giáo hội, nhắc nhở cho chúng ta về sứ vụ truyền giáo. Sự thường chúng ta hay tìm đủ mọi lý do để từ chối hay không tích cực đáp lại lời mời gọi này. Chúng ta thường viện lý do cho rằng mình không đủ phẩm chất để theo Chúa, thiếu kiến thức, thiếu lòng đạo đức, không xứng đáng được mời gọi đến phục vụ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không mời gọi chúng ta theo sự xứng đáng, phẩm chất hay kiến thức. Ngài gọi chúng ta theo ân sủng và tình yêu của Ngài. Khi Thiên Chúa mời gọi, nếu chúng ta đón nhận ơn gọi của Ngài, Ngài sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta trở nên giống như Ngài, và ban cho ta những ơn cần thiết để thi hành điều Ngài muốn chúng ta làm (Lc 1,38).
Thiên Chúa không bao giờ khước từ thiện chí của chúng ta. Bất kể chúng ta là ai, có khả năng gì, yếu đuối thế nào, Ngài luôn cần chúng ta trong công việc phục vụ Giáo hội của Ngài. Ngài luôn mời gọi chúng ta đi theo Ngài và trở thành những Tông đồ đồng hành với Ngài trong công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho mọi người chúng ta biết tin theo Chúa, tham gia vào công việc tông đồ giáo dân một cách tích cực, quảng đại để đem về cho Chúa nhều linh hồn, theo kinh của thánh Inhaxiô Loyola:
“Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại,
Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng,
Biết cho đi mà không cần tính toán,
Biết chiến đấu mà không sợ thương tích,
Biết làm việc mà không tìm an nghỉ,
Biết xả thân mà không tìm một phần thưởng nào khác
Ngoài việc biết mình đang thi hành thánh ý Chúa.
Cảm cho mình - Xót cho người
Lm. Giuse NguyễnVăn Nghĩa
20:05 05/02/2010
“Nemo dat quod non habet - Không ai có thể trao ban điều mình không có”. Câu ngạn ngữ Latinh trở thành như một quy luật mang tính tất yếu. Với trường hợp người được sai đi thì quy luật này càng rõ nét, trước hết với người được gọi là Đấng Thiên Sai, sau là với những người được Thiên Chúa hay Đức Kitô sai đi.
Vào trần gian, Chúa Kitô tin nhận mọi sự của Người là của Chúa Cha và do Chúa Cha ban tặng. Dù biết rằng mình với Chúa Cha là một, nhưng Chúa Kitô luôn ý thức mình bởi Cha mà ra. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã đặt vào miệng Đức Kitô những lời này: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7). Biết rằng mọi sự mình là, mình có đều do Chúa Cha ban tặng, vì thế Chúa Kitô đã trao ban lại tất cả cho con người.
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật V TN C này giới thiệu cho chúng chân dung của một ngôn sứ Isaia, một tông đồ Phaolô và Simon Phêrô, người ngư phủ xứ Galilê. Cả ba đều được sai đi và có thể nói cách chung là được sai đi để “đánh lưới người”, tức là đưa con người về với Thiên Chúa, đúng hơn là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Trở lại với câu ngạn ngữ La tinh ở trên. Một trong những tiền đề để cho người được sai đi có tinh thần nhiệt thành chu toàn sứ mạng đồng thời gặt hái nhiều kết quả, đó là bản thân phải cảm nghiệm ân tình của Thiên Chúa dành cho mình, một ân tình vượt quá công trạng cũng như phận vị của mình.
Trước sự uy nghi chí thánh của Đấng Tối Cao, Isaia đã chân nhận mình “là một người môi miệng ô uế, ở giữa một dân môi miệng ô uế” (Is 6,5). Trời càng sáng thì các vết nhơ càng tỏ lộ. Diện kiến thánh nhan Đấng Chí Thánh, hẳn nhiên vị ngôn sứ thấy rõ thân phận ô uế, tội nhơ của mình. Thế mà dù chưa mở miệng kêu xin, Thiên Chúa vẫn sai các thần Xêraphim lấy than hồng thanh tẩy ngài: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, người đã được tha lỗi và xá tội”. ( Is 6,7)
Khi đi rao giảng Tin mừng, thánh Tông đồ dân ngoại thường công khai thú nhận tội lỗi của mình trước đây là bách hại đạo thánh Chúa. “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là Tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15,9). Thánh nhân cảm nhận việc Chúa Kitô chọn gọi ngài là một ơn nhưng không và đó cũng là một dấu chỉ để đem niềm hy vọng cho nhiều người (x.Tm 1,15-16).
Trước uy quyền và nhất là ân tình của Thầy Giêsu, Ximon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Người mà thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Là phàm hèn yếu đuối, chỉ mới cho Thầy mượn chiếc thuyền một lát để Thầy giảng đạo, dĩ nhiên là ngoài giờ làm việc, thuyền rãnh, thế mà Thầy đáp lại bằng một mẽ cá lạ lùng, chất đầy hai thuyền nặng gần chìm. Người không chỉ đầy quyền năng mà còn rất đỗi hào phóng. Cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người. Để nhiệt thành ra chỗ nước sâu mà thả lưới, thì người được sai đi không thể không cảm nghiệm:
Tình Chúa thật bao la trước sự yếu đưối, tội lỗi đầy bất xứng của mình. Chúa đã thương yêu chúng ta không phải vì chúng ta đáng yêu hay thánh thiện, công cao, đức dày. Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người. Chính nhờ được Chúa yêu thương nên chúng ta mới thành đáng yêu, mới có thể tích đức, lập công. Thanh Gioan Tông đồ xác quyết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).
Quyền năng Chúa thật vô biên trước sự giới hạn, bất tài, kém lực của chúng ta. Trước uy quyền của Thiên Chúa, hẳn nhiên chúng ta dễ nhận ra sự bé nhỏ, giới hạn của mình. Trái với thái độ “ếch ngồi đáy giếng”, khi trí khôn càng phát triển, tầm nhìn càng mở rộng thì con người càng dễ nhận ra ngay mình chỉ là hạt bụi mong manh trước sự mênh mông, bao la của vũ trụ và nhất là trước Đấng làm cho vũ trụ hiện hữu.
Với người tông đồ thì một trong những tiền đề giúp gặt hái thành công đó là biết đặt niềm tin cậy vào quyền năng của Thiên Chúa. Mọi sự là do bởi ơn Thiên Chúa ban. “ Kho tàng ấy, chúng tôi chứa đụng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). Đối diện với những thách đố cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội, khi tuyên bố triệu tập Công đồng chung Vaticanô II, người ta kể rằng có lần kia sau gần cả giờ bên Nhà Chầu, Đức Gioan XXIII đã đứng lên và nói: Giáo hội này là của Chúa, do Chúa thiết lập. Con đi ngủ đây.
Điểm đến của người ngôn sứ, người tông đồ hay người đánh cá người thường là “chỗ nước sâu”. “Này Thầy sai anh em đi như chiên con giữa bầy sói” (Lc 10,3). Để có thể mạnh dạn thưa như Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” hay như Phaolô quên hết mọi sự đằng sau mà lao mình về phía trước hay như Phêrô “bỏ hết mọi sự” để đi đánh cá người, thì tiên vàn người được sai đi phải cảm nhận quyền năng và ân tình của Thiên Chúa trên con người yếu đuối và đầy bất toàn của mình. Khi đã cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người và rồi chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi đánh cá người, không phải bằng sức riêng mình, nhưng bằng chính tình yêu và quyền năng của Đấng Cứu độ, Đấng luôn động viên chúng ta: “Đừng sợ!”. Đừng sợ, vì Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28;20). Đừng sợ, vì ơn Thầy luôn đủ cho con và sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con ( x.2Cr 12,9). Đừng sợ, “hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33)
Vào trần gian, Chúa Kitô tin nhận mọi sự của Người là của Chúa Cha và do Chúa Cha ban tặng. Dù biết rằng mình với Chúa Cha là một, nhưng Chúa Kitô luôn ý thức mình bởi Cha mà ra. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã đặt vào miệng Đức Kitô những lời này: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,5-7). Biết rằng mọi sự mình là, mình có đều do Chúa Cha ban tặng, vì thế Chúa Kitô đã trao ban lại tất cả cho con người.
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật V TN C này giới thiệu cho chúng chân dung của một ngôn sứ Isaia, một tông đồ Phaolô và Simon Phêrô, người ngư phủ xứ Galilê. Cả ba đều được sai đi và có thể nói cách chung là được sai đi để “đánh lưới người”, tức là đưa con người về với Thiên Chúa, đúng hơn là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Trở lại với câu ngạn ngữ La tinh ở trên. Một trong những tiền đề để cho người được sai đi có tinh thần nhiệt thành chu toàn sứ mạng đồng thời gặt hái nhiều kết quả, đó là bản thân phải cảm nghiệm ân tình của Thiên Chúa dành cho mình, một ân tình vượt quá công trạng cũng như phận vị của mình.
Trước sự uy nghi chí thánh của Đấng Tối Cao, Isaia đã chân nhận mình “là một người môi miệng ô uế, ở giữa một dân môi miệng ô uế” (Is 6,5). Trời càng sáng thì các vết nhơ càng tỏ lộ. Diện kiến thánh nhan Đấng Chí Thánh, hẳn nhiên vị ngôn sứ thấy rõ thân phận ô uế, tội nhơ của mình. Thế mà dù chưa mở miệng kêu xin, Thiên Chúa vẫn sai các thần Xêraphim lấy than hồng thanh tẩy ngài: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, người đã được tha lỗi và xá tội”. ( Is 6,7)
Khi đi rao giảng Tin mừng, thánh Tông đồ dân ngoại thường công khai thú nhận tội lỗi của mình trước đây là bách hại đạo thánh Chúa. “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông đồ, tôi không đáng được gọi là Tông đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15,9). Thánh nhân cảm nhận việc Chúa Kitô chọn gọi ngài là một ơn nhưng không và đó cũng là một dấu chỉ để đem niềm hy vọng cho nhiều người (x.Tm 1,15-16).
Trước uy quyền và nhất là ân tình của Thầy Giêsu, Ximon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Người mà thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Là phàm hèn yếu đuối, chỉ mới cho Thầy mượn chiếc thuyền một lát để Thầy giảng đạo, dĩ nhiên là ngoài giờ làm việc, thuyền rãnh, thế mà Thầy đáp lại bằng một mẽ cá lạ lùng, chất đầy hai thuyền nặng gần chìm. Người không chỉ đầy quyền năng mà còn rất đỗi hào phóng. Cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người. Để nhiệt thành ra chỗ nước sâu mà thả lưới, thì người được sai đi không thể không cảm nghiệm:
Tình Chúa thật bao la trước sự yếu đưối, tội lỗi đầy bất xứng của mình. Chúa đã thương yêu chúng ta không phải vì chúng ta đáng yêu hay thánh thiện, công cao, đức dày. Thánh Phaolô đã khẳng định rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người. Chính nhờ được Chúa yêu thương nên chúng ta mới thành đáng yêu, mới có thể tích đức, lập công. Thanh Gioan Tông đồ xác quyết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).
Quyền năng Chúa thật vô biên trước sự giới hạn, bất tài, kém lực của chúng ta. Trước uy quyền của Thiên Chúa, hẳn nhiên chúng ta dễ nhận ra sự bé nhỏ, giới hạn của mình. Trái với thái độ “ếch ngồi đáy giếng”, khi trí khôn càng phát triển, tầm nhìn càng mở rộng thì con người càng dễ nhận ra ngay mình chỉ là hạt bụi mong manh trước sự mênh mông, bao la của vũ trụ và nhất là trước Đấng làm cho vũ trụ hiện hữu.
Với người tông đồ thì một trong những tiền đề giúp gặt hái thành công đó là biết đặt niềm tin cậy vào quyền năng của Thiên Chúa. Mọi sự là do bởi ơn Thiên Chúa ban. “ Kho tàng ấy, chúng tôi chứa đụng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). Đối diện với những thách đố cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội, khi tuyên bố triệu tập Công đồng chung Vaticanô II, người ta kể rằng có lần kia sau gần cả giờ bên Nhà Chầu, Đức Gioan XXIII đã đứng lên và nói: Giáo hội này là của Chúa, do Chúa thiết lập. Con đi ngủ đây.
Điểm đến của người ngôn sứ, người tông đồ hay người đánh cá người thường là “chỗ nước sâu”. “Này Thầy sai anh em đi như chiên con giữa bầy sói” (Lc 10,3). Để có thể mạnh dạn thưa như Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” hay như Phaolô quên hết mọi sự đằng sau mà lao mình về phía trước hay như Phêrô “bỏ hết mọi sự” để đi đánh cá người, thì tiên vàn người được sai đi phải cảm nhận quyền năng và ân tình của Thiên Chúa trên con người yếu đuối và đầy bất toàn của mình. Khi đã cảm cho mình thì sẽ biết xót cho người và rồi chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi đánh cá người, không phải bằng sức riêng mình, nhưng bằng chính tình yêu và quyền năng của Đấng Cứu độ, Đấng luôn động viên chúng ta: “Đừng sợ!”. Đừng sợ, vì Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28;20). Đừng sợ, vì ơn Thầy luôn đủ cho con và sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con ( x.2Cr 12,9). Đừng sợ, “hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33)
Chúa gọi
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
20:18 05/02/2010
Thường thấy, người đời quản lý nhân sự theo nguyên tắc: “mua người bằng tiền, giữ người bằng tình”.
Nơi các cơ sở làm ăn, không ít trường hợp, trong khi quản lý nhân sự, các ông chủ luôn chuẩn bị tâm lý đối phó với tình huống nhân viên của mình có thể ra đi bất cứ lúc nào theo tiếng gọi của đồng lương hậu hĩnh nơi những sở làm khác.
Thiên Chúa không quản lý nhân sự theo cách người đời, nhưng bằng lời mời gọi phi thường.
I. Vào bờ
Tin Mừng thánh Mác-cô xác định Đức Giê-su làm nghề thợ mộc (Mc 6, 3). Vậy mà, hôm nay, tại bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, Đức Giê-su lại chỉ dạy cho những ngư phủ chuyên nghiệp như Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê cách bắt cá. Ngạc nhiên chưa!
Đức Giê-su đã hấp dẫn các ngư phủ bằng gương sáng tuyệt vời thể hiện qua lời giảng dạy và chỉ thị quyết đoán: “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 3-4).
Vâng theo lời chỉ dạy của Đức Giê-su, những ngư phủ này đã ra khơi thả lưới (Lc 5, 5) và đã thành công với mẻ cá nhiều đến nỗi “hầu như muốn rách cả lưới” (Lc 5, 6). Đánh bắt được nhiều cá, những ngư phủ Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê đã cùng với những người bạn chài thu dọn đưa cá vào bờ.
Theo lý thường, khi biết được bí quyết làm ăn, cụ thể là cách đánh bắt được nhiều cá, những ngư phủ sẽ tiếp tục nghề nghiệp của mình mới phải. Đàng này, các ông lại quyết định vào bờ và lập tức giải nghệ.
Những ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét đã cảm nhận được quyền năng của Thiên Chúa “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37). Từ nay, các ông sẽ gắn bó cuộc đời và mạng sống mình với Đức Giê-su Đấng các ông tin tưởng tuyệt đối. Sự gắn bó ấy mãnh liệt hơn bất cứ sự gì khác. Đã đến lúc các ông từ bỏ nếp sống cũ để bắt đầu một cuộc sống mới.
II. Bỏ mọi sự
Thế là các ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét đã từ bỏ mọi sự, đi theo một người mang tên Giê-su để xuôi ngược khắp đất nước Do Thái và sau này ra tận hải ngọai. Ra đi không hẹn ngày về!
Các ông đã từ bỏ quá khứ ghi dấu biết bao kỷ niệm trong đời: con thuyền nhỏ, bờ hồ thân quen, làng quê yêu dấu, người thân gia đình… Quá khứ ấy có lúc bần hàn khốn khổ, nhưng không ít lần vang son oanh liệt. Tất cả lui lại sau lưng để phía trước được mở ra cho một tương lai mới của cuộc đời.
Các ông từ bỏ hiện tại với thành công của mẻ cá nhiều đến nỗi hai thuyền chở đầy ắp cá muốn gần chìm (Lc 5, 7). Thuyền đầy ắp cá cũng chỉ là một dạng thành công vật chất nhất thời chóng qua. Các ông cần phải đổi đời, phải bước ra khỏi làng quê chật hẹp, phải có tầm nhìn rộng lớn, để hướng tới muôn nơi theo như sứ vụ tông đồ đòi hỏi.
Các ông từ bỏ những cố tật tự phụ về khả năng của mình “chúng tôi đã vất vả thức suốt đêm” (Lc 5, 5) để hoàn toàn vâng phục ý Chúa “vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5), nhận ra tình trạng giới hạn và tội lỗi của con người “ Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8).
Từ nay, những ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét sẽ “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3, 13) để theo Giê-su Cứu Thế, mang lấy sứ mạng của Người, trở thành những Tông Đồ “thu phục người ta” (Lc 5, 10).
III. Theo người
Những ngư phủ đã từ bỏ mọi sự trong tầm tay để sống ơn gọi tông đồ: “thu phục người ta” (Lc 5, 10). Ơn gọi ấy không bồng bột nông nổi và là một trải nghiệm của: ơn biến đổi, kinh nghiệm và quyền năng.
- Biến đổi: Các Tông đồ đã được ơn biến đổi để thi hành nhiệm vụ như ngôn sứ I-sai-i-a (Bài đọc I: Is 6, 1-2a.3-8).
Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, ngôn sứ I-sai-i-a ý thức về sự bất xứng, tội lỗi của mình với suy nghĩ e ngại sợ hãi “ Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế” (Is 6, 6), nhưng được Chúa biến đổi: “tha tội và xá tội” (Is 6, 6). Cũng thế, trước quyền năng của Chúa, thuyền trưởng Phê-rô cũng đã ý thức tình trạng tội lỗi của mình “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8). Nhờ ơn Chúa, những con người yếu đuối thậm chí tự nhận mình tội lỗi như I-sai-i-a, Phê-rô… đã được biến đổi trở nên người “thu phục người ta” (Lc 5, 10)
- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm sống với Thiên Chúa làm người đã làm nên lời rao giảng của các Tông Đồ. Thánh Phao-lô chứng thực điều này (Bài đọc II 1Cr 15, 1-11).
Tiếp nối sứ vụ của Chúa Giê-su, các Tông Đồ ra đi khắp nơi loan báo tin vui cứu độ. Tin Mừng, các ông rao giảng không do con người tự sáng tác, không phải là một mớ lý thuyết mà là kinh nghiệm, là những xác quyết đức tin do được lãnh nhận từ việc: theo, đến, xem và cùng sống với Vị Thiên Chúa làm người mang tên Giê-su, và nhất là do được Chúa Giê-su Phục Sinh hiện hiện đến củng cố niềm tin và ban sức mạnh (1Cr 15, 5). Thế nên, đi đến đâu, các Tông Đồ cũng rao giảng nội dung căn bản về Đức Ki-tô: Chết - Mai táng – Phục sinh. Chính kinh nghiệm ấy đã trở thành lời rao giảng tiên khởi của các Ngài, hầu “cứu thoát” muôn người (x. 1Cr 15, 1-2).
- Quyền năng: Lời uy quyền của Chúa: “Đừng sợ” (Lc 5, 10) đã giúp các Tông Đồ đã can đảm nhận nhiệm vụ “thu phục người ta” (Lc 5, 10)
Trong khi thi hành nhiệm vụ rao giảng, các Tông Đồ luôn đối diện với muôn ngàn khó khăn thách đố. Tuy nhiên, các Tông Đồ hằng luôn ý thức Thiên Chúa không kêu gọi theo tiêu chuẩn xứng đáng hay kiến thức mà “tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1Cr 15, 10). Chúa gọi ai thì Người sẽ ban ơn cần thiết để thi hành điều Người muốn. Rao giảng là nhiệm vụ từ Thiên Chúa trao ban chứ không phải từ người phàm. Thế nên, một khi đã được Thiên Chúa tín nhiệm và ban ơn các Tông Đồ sẽ không làm ơn Chúa ra “vô hiệu” (1Cr 15, 10).
KẾT
Tình người thường mong manh, hợp rồi tan, tan rồi hợp.
Tình Chúa luôn vĩnh cửu. Người không từ khước thiện chí của ai và luôn mời gọi theo Người “thu phục người ta”.
Trong ân sủng và tình thương Thiên Chúa sẽ ban khả năng cho người Chúa chọn. Lịch sử đã chứng kiến từng lớp lớp Tông Đồ dấn thân phục vụ đến hy sinh cả mạng sống…
Nơi các cơ sở làm ăn, không ít trường hợp, trong khi quản lý nhân sự, các ông chủ luôn chuẩn bị tâm lý đối phó với tình huống nhân viên của mình có thể ra đi bất cứ lúc nào theo tiếng gọi của đồng lương hậu hĩnh nơi những sở làm khác.
Thiên Chúa không quản lý nhân sự theo cách người đời, nhưng bằng lời mời gọi phi thường.
I. Vào bờ
Tin Mừng thánh Mác-cô xác định Đức Giê-su làm nghề thợ mộc (Mc 6, 3). Vậy mà, hôm nay, tại bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, Đức Giê-su lại chỉ dạy cho những ngư phủ chuyên nghiệp như Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê cách bắt cá. Ngạc nhiên chưa!
Đức Giê-su đã hấp dẫn các ngư phủ bằng gương sáng tuyệt vời thể hiện qua lời giảng dạy và chỉ thị quyết đoán: “Chèo ra chỗ sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 3-4).
Vâng theo lời chỉ dạy của Đức Giê-su, những ngư phủ này đã ra khơi thả lưới (Lc 5, 5) và đã thành công với mẻ cá nhiều đến nỗi “hầu như muốn rách cả lưới” (Lc 5, 6). Đánh bắt được nhiều cá, những ngư phủ Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê đã cùng với những người bạn chài thu dọn đưa cá vào bờ.
Theo lý thường, khi biết được bí quyết làm ăn, cụ thể là cách đánh bắt được nhiều cá, những ngư phủ sẽ tiếp tục nghề nghiệp của mình mới phải. Đàng này, các ông lại quyết định vào bờ và lập tức giải nghệ.
Những ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét đã cảm nhận được quyền năng của Thiên Chúa “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37). Từ nay, các ông sẽ gắn bó cuộc đời và mạng sống mình với Đức Giê-su Đấng các ông tin tưởng tuyệt đối. Sự gắn bó ấy mãnh liệt hơn bất cứ sự gì khác. Đã đến lúc các ông từ bỏ nếp sống cũ để bắt đầu một cuộc sống mới.
II. Bỏ mọi sự
Thế là các ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét đã từ bỏ mọi sự, đi theo một người mang tên Giê-su để xuôi ngược khắp đất nước Do Thái và sau này ra tận hải ngọai. Ra đi không hẹn ngày về!
Các ông đã từ bỏ quá khứ ghi dấu biết bao kỷ niệm trong đời: con thuyền nhỏ, bờ hồ thân quen, làng quê yêu dấu, người thân gia đình… Quá khứ ấy có lúc bần hàn khốn khổ, nhưng không ít lần vang son oanh liệt. Tất cả lui lại sau lưng để phía trước được mở ra cho một tương lai mới của cuộc đời.
Các ông từ bỏ hiện tại với thành công của mẻ cá nhiều đến nỗi hai thuyền chở đầy ắp cá muốn gần chìm (Lc 5, 7). Thuyền đầy ắp cá cũng chỉ là một dạng thành công vật chất nhất thời chóng qua. Các ông cần phải đổi đời, phải bước ra khỏi làng quê chật hẹp, phải có tầm nhìn rộng lớn, để hướng tới muôn nơi theo như sứ vụ tông đồ đòi hỏi.
Các ông từ bỏ những cố tật tự phụ về khả năng của mình “chúng tôi đã vất vả thức suốt đêm” (Lc 5, 5) để hoàn toàn vâng phục ý Chúa “vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5), nhận ra tình trạng giới hạn và tội lỗi của con người “ Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8).
Từ nay, những ngư phủ của biển hồ Ghen-nê-xa-rét sẽ “quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3, 13) để theo Giê-su Cứu Thế, mang lấy sứ mạng của Người, trở thành những Tông Đồ “thu phục người ta” (Lc 5, 10).
III. Theo người
Những ngư phủ đã từ bỏ mọi sự trong tầm tay để sống ơn gọi tông đồ: “thu phục người ta” (Lc 5, 10). Ơn gọi ấy không bồng bột nông nổi và là một trải nghiệm của: ơn biến đổi, kinh nghiệm và quyền năng.
- Biến đổi: Các Tông đồ đã được ơn biến đổi để thi hành nhiệm vụ như ngôn sứ I-sai-i-a (Bài đọc I: Is 6, 1-2a.3-8).
Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, ngôn sứ I-sai-i-a ý thức về sự bất xứng, tội lỗi của mình với suy nghĩ e ngại sợ hãi “ Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế” (Is 6, 6), nhưng được Chúa biến đổi: “tha tội và xá tội” (Is 6, 6). Cũng thế, trước quyền năng của Chúa, thuyền trưởng Phê-rô cũng đã ý thức tình trạng tội lỗi của mình “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8). Nhờ ơn Chúa, những con người yếu đuối thậm chí tự nhận mình tội lỗi như I-sai-i-a, Phê-rô… đã được biến đổi trở nên người “thu phục người ta” (Lc 5, 10)
- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm sống với Thiên Chúa làm người đã làm nên lời rao giảng của các Tông Đồ. Thánh Phao-lô chứng thực điều này (Bài đọc II 1Cr 15, 1-11).
Tiếp nối sứ vụ của Chúa Giê-su, các Tông Đồ ra đi khắp nơi loan báo tin vui cứu độ. Tin Mừng, các ông rao giảng không do con người tự sáng tác, không phải là một mớ lý thuyết mà là kinh nghiệm, là những xác quyết đức tin do được lãnh nhận từ việc: theo, đến, xem và cùng sống với Vị Thiên Chúa làm người mang tên Giê-su, và nhất là do được Chúa Giê-su Phục Sinh hiện hiện đến củng cố niềm tin và ban sức mạnh (1Cr 15, 5). Thế nên, đi đến đâu, các Tông Đồ cũng rao giảng nội dung căn bản về Đức Ki-tô: Chết - Mai táng – Phục sinh. Chính kinh nghiệm ấy đã trở thành lời rao giảng tiên khởi của các Ngài, hầu “cứu thoát” muôn người (x. 1Cr 15, 1-2).
- Quyền năng: Lời uy quyền của Chúa: “Đừng sợ” (Lc 5, 10) đã giúp các Tông Đồ đã can đảm nhận nhiệm vụ “thu phục người ta” (Lc 5, 10)
Trong khi thi hành nhiệm vụ rao giảng, các Tông Đồ luôn đối diện với muôn ngàn khó khăn thách đố. Tuy nhiên, các Tông Đồ hằng luôn ý thức Thiên Chúa không kêu gọi theo tiêu chuẩn xứng đáng hay kiến thức mà “tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1Cr 15, 10). Chúa gọi ai thì Người sẽ ban ơn cần thiết để thi hành điều Người muốn. Rao giảng là nhiệm vụ từ Thiên Chúa trao ban chứ không phải từ người phàm. Thế nên, một khi đã được Thiên Chúa tín nhiệm và ban ơn các Tông Đồ sẽ không làm ơn Chúa ra “vô hiệu” (1Cr 15, 10).
KẾT
Tình người thường mong manh, hợp rồi tan, tan rồi hợp.
Tình Chúa luôn vĩnh cửu. Người không từ khước thiện chí của ai và luôn mời gọi theo Người “thu phục người ta”.
Trong ân sủng và tình thương Thiên Chúa sẽ ban khả năng cho người Chúa chọn. Lịch sử đã chứng kiến từng lớp lớp Tông Đồ dấn thân phục vụ đến hy sinh cả mạng sống…
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Thể Thao là những viên gạch xây dựng hòa bình
Bùi Hữu Thư
11:02 05/02/2010
Ngài gửi lời chào mừng thành phố Vancouver trước Thế Vận Hội Mùa Đông
VATICAN, ngày 4 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Trong một điện văn gửi cho các giáo phận sẽ tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài hy vọng các môn thể thao sẽ tiếp tục là “những viên gạch xây dựng” hòa bình và tình thân hữu giữa các dân nước.
Đức Thánh Cha gửi điện văn ngày 30 tháng 12 cho Đức Tổng Giám Mục J. Michael Miller tại Vancouver, British Columbia. Thành phố Gia Nã Đại sẽ tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2010 bắt đầu vào ngày 12 tháng 2.
Đức Thánh Cha cũng gửi thư cho Đức Giám Mục David Monroe tại Kamloops, nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật lần thứ X cho những lực sĩ có khuyết tật về thể chất và thị giác. Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật sẽ được tổ chức vào tháng Ba.
Đức Thánh Cha cũng chào mừng “các lực sĩ tham gia, các ban tổ chức, và nhiều thiện nguyện viên của các cộng đồng đang cộng tác quảng đại trong việc tổ chức các biến cố quốc tế quan trọng này.”
Đức Thánh Cha trích dẫn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Một biến cố quan trọng như vậy cho cả các lực sĩ lẫn khán giả cho phép tôi nhớ rằng các bộ môn thể thao có thể đóng góp hữu hiệu cho sự thông cảm và hiếu hòa giữa các dân nước và để thiết lập một nền văn minh tình yêu mới.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Trong ý nghĩa này, chớ gì thể thao luôn luôn là những viên gạch xây dựng hòa bình và tình thân hữu giữa các dân tộc và các quốc gia.”
Đức Thánh Cha ngợi khen sáng kiến đại kết “Hơn là Vàng” (More Than Gold,) nhắm “cung cấp sự trợ giúp thiêng liêng và vật chất cho tất cả các khán giả, tham dự viên và thiện nguyện viên.”
Ngài nói: “Tôi cầu xin cho tất cả những ai dấn thân vào dịch vụ này sẽ được xác tín trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân."
Sau đó Đức Thánh Cha chúc lành cho “tất cả những ai có liên quan đến Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật."
VATICAN, ngày 4 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Trong một điện văn gửi cho các giáo phận sẽ tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài hy vọng các môn thể thao sẽ tiếp tục là “những viên gạch xây dựng” hòa bình và tình thân hữu giữa các dân nước.
Đức Thánh Cha gửi điện văn ngày 30 tháng 12 cho Đức Tổng Giám Mục J. Michael Miller tại Vancouver, British Columbia. Thành phố Gia Nã Đại sẽ tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2010 bắt đầu vào ngày 12 tháng 2.
Đức Thánh Cha cũng gửi thư cho Đức Giám Mục David Monroe tại Kamloops, nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật lần thứ X cho những lực sĩ có khuyết tật về thể chất và thị giác. Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật sẽ được tổ chức vào tháng Ba.
Đức Thánh Cha cũng chào mừng “các lực sĩ tham gia, các ban tổ chức, và nhiều thiện nguyện viên của các cộng đồng đang cộng tác quảng đại trong việc tổ chức các biến cố quốc tế quan trọng này.”
Đức Thánh Cha trích dẫn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: "Một biến cố quan trọng như vậy cho cả các lực sĩ lẫn khán giả cho phép tôi nhớ rằng các bộ môn thể thao có thể đóng góp hữu hiệu cho sự thông cảm và hiếu hòa giữa các dân nước và để thiết lập một nền văn minh tình yêu mới.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Trong ý nghĩa này, chớ gì thể thao luôn luôn là những viên gạch xây dựng hòa bình và tình thân hữu giữa các dân tộc và các quốc gia.”
Đức Thánh Cha ngợi khen sáng kiến đại kết “Hơn là Vàng” (More Than Gold,) nhắm “cung cấp sự trợ giúp thiêng liêng và vật chất cho tất cả các khán giả, tham dự viên và thiện nguyện viên.”
Ngài nói: “Tôi cầu xin cho tất cả những ai dấn thân vào dịch vụ này sẽ được xác tín trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân."
Sau đó Đức Thánh Cha chúc lành cho “tất cả những ai có liên quan đến Thế Vận Hội Mùa Đông và Thế Vận Hội cho Người Khuyết Tật."
Gánh xiếc mua vui cho Đức Giáo Hoàng
Peter Nguyễn Minh Trung
14:17 05/02/2010
VATICAN, 03-02-2010 (CNA) -- Trong buổi triều yết chung vào sáng thứ tư tuần này, Đức Thánh Cha đã được thưởng lãm một màn xiếc ngoạn mục. Các nghệ sĩ nhóm “Circo Americano” đã làm mọi người thích thú, ngạc nhiên khi nhóm này trình diễn màn múa balê tuyệt vời mà ngay cả Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng vỗ tay cười hạnh phúc.
Gia đình Togni và nhóm “Circo Americano” của họ đã mua vui cho Đức Thánh Cha cùng hàng ngàn khách hành hương dự buổi tiếp kiến chung tại Đại Thính Đường Phaolô VI hôm thứ tư. Những nghệ sĩ của nhóm xiếc đã diễn nhiều trò giải trí, múa rối, ảo thuật và các màn nhào lộn trong tiếng nhạc nền.
Vào lúc kết thúc vở diễn, Đức Thánh Cha đã dành những lời tốt đẹp và cười tươi để cảm ơn hơn 50 nghệ sĩ đã giúp ngài có những giây phút vui vẻ. Đức Benedict XVI khuyến khích họ làm việc với tất cả lòng tận tâm, say mê, quảng đại và cam kết dấn thân trong lĩnh vực giải trí để góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho xã hội.
Để kết thúc buổi triều yết, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ một số ngày lễ kính các thánh trong tuần này và biểu lộ ao ước của ngài rằng “sự can đảm của những chứng nhân anh hùng Chúa Kitô này sẽ giúp các bạn, những người trẻ rất thân mến, mở cánh cửa tâm hồn ra cho chủ nghĩa anh hùng linh thánh.”
Gia đình Togni và nhóm “Circo Americano” của họ đã mua vui cho Đức Thánh Cha cùng hàng ngàn khách hành hương dự buổi tiếp kiến chung tại Đại Thính Đường Phaolô VI hôm thứ tư. Những nghệ sĩ của nhóm xiếc đã diễn nhiều trò giải trí, múa rối, ảo thuật và các màn nhào lộn trong tiếng nhạc nền.
Vào lúc kết thúc vở diễn, Đức Thánh Cha đã dành những lời tốt đẹp và cười tươi để cảm ơn hơn 50 nghệ sĩ đã giúp ngài có những giây phút vui vẻ. Đức Benedict XVI khuyến khích họ làm việc với tất cả lòng tận tâm, say mê, quảng đại và cam kết dấn thân trong lĩnh vực giải trí để góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho xã hội.
Để kết thúc buổi triều yết, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ một số ngày lễ kính các thánh trong tuần này và biểu lộ ao ước của ngài rằng “sự can đảm của những chứng nhân anh hùng Chúa Kitô này sẽ giúp các bạn, những người trẻ rất thân mến, mở cánh cửa tâm hồn ra cho chủ nghĩa anh hùng linh thánh.”
Cuộc thi dành cho Linh mục: Giải nhất là chuyến đi Rôma hoặc Thánh Địa Jerusalem miễn phí
Peter Nguyễn Minh Trung
14:18 05/02/2010
VATICAN, 02-02-2010 (ZENIT) -- Để thúc đẩy việc đào sâu lại vẻ đẹp của thiên chức Linh mục Công giáo nhân Năm Linh Mục, cổng thông tin điện tử Catholic.net (http://www.catholic.net) đang tổ chức một cuộc thi viết dành cho tất cả các Linh mục. Yêu cầu của cuộc thi là vị Linh mục hãy viết một đoạn văn ngắn bằng cách kể lại khoảnh khắc được coi là xúc động nhất trong đời Linh mục của mình.
Câu chuyện nào truyền cảm hứng nhất sẽ đoạt giải thưởng là một chuyến du lịch trọn gói tới Rôma vào tháng 06-2010 và dự Thánh lễ bế mạc Năm Linh Mục với sự quy tụ của các Linh mục trên toàn thế giới do chính Đức Giáo Hoàng cử hành. Nếu người thắng cuộc là một Linh mục đang sống ở Rôma hoặc Italia thì giải thưởng sẽ đài thọ cho vị đó một chuyến hành hương miễn phí khác tới miền Đất Thánh Jerusalem.
Chuyến du lịch miễn phí này bao gồm các dịch vụ như vé máy bay, nơi ở, các bữa ăn và chi phí tham quan, v.v…do hãng lữ hành nổi tiếng New Gate Tours tài trợ.
Theo ban tổ chức, cuộc thi này nhằm hai mục đích chính:
- Thứ nhất, đây coi như một món quà dành tặng các Linh mục nhân Năm Linh Mục để họ suy tư lại về sự hiện hữu cách đặc biệt của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi người, mà thừa tác vụ Linh mục là một phương tiện vĩ đại để canh tân niềm hy vọng.
- Thứ hai, đây còn có thể là một quà tặng mà chính vị Linh mục nhận giải sẽ trao cho Giáo hội. Khi được trải nghiệm những thời khắc ở một trong hai Thánh Địa của Công giáo là Rôma hoặc Jerusalem, vị Linh mục nhận giải sẽ viết lại những hồi ký thành sách và cho xuất bản khi trở về nhà để làm phong phú thêm kinh nghiệm cho người Công giáo khắp mọi nơi.
Theo thể lệ cuộc thi, độ dài tối đa của câu chuyện phải được giới hạn trong 700 từ, và chỉ có Linh mục được tham gia, tất nhiên là hoàn toàn không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào. Bài dự thi phải được viết bằng một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Bồ Đào Nha.
Nội dung câu chuyện phải hội đủ các yếu tố sau đây: là một kinh nghiệm có thật của vị Linh mục; câu chuyện phải đặt trọng tâm vào một sự kiện cảm động cụ thể chứ không được lan man nói về cả đời Linh mục; phải do chính người được viết cảm nhận và viết ra chứ không lấy lại ý tưởng từ câu chuyện của vị Linh mục khác mà mình biết; tên của các nhân vật liên quan thứ ba phải được đổi để đảm bảo sự riêng tư cho họ; trong khi kể vị Linh mục có thể để khuyết danh của mình, nhưng cần thông báo cho ban tổ chức biết để xác nhận danh tính.
Mỗi linh mục được phép viết nhiều câu chuyện để tăng phần trăm thắng cuộc của mình lên cao hơn.
Hạn chót nhận bài dự thi là hết ngày 19-03-2010. Để xem thể lệ chi tiết hơn cũng như tham dự cuộc thi và viết bài, xin truy cập tại: http://www.catholic.net/competition-for-priests
Trước đây, mạng Catholic.net đã từng tổ chức một cuộc thi tương tự dành cho giáo dân để họ thuật lại những trải nghiệm họ có được nhờ các linh mục và trải nghiệm đó biến đổi sâu sắc cuộc đời họ. Người đoạt giải lần đó đã có một chuyến hành hương trọn gói đến thành Ars, nước Pháp.
Câu chuyện nào truyền cảm hứng nhất sẽ đoạt giải thưởng là một chuyến du lịch trọn gói tới Rôma vào tháng 06-2010 và dự Thánh lễ bế mạc Năm Linh Mục với sự quy tụ của các Linh mục trên toàn thế giới do chính Đức Giáo Hoàng cử hành. Nếu người thắng cuộc là một Linh mục đang sống ở Rôma hoặc Italia thì giải thưởng sẽ đài thọ cho vị đó một chuyến hành hương miễn phí khác tới miền Đất Thánh Jerusalem.
Chuyến du lịch miễn phí này bao gồm các dịch vụ như vé máy bay, nơi ở, các bữa ăn và chi phí tham quan, v.v…do hãng lữ hành nổi tiếng New Gate Tours tài trợ.
Theo ban tổ chức, cuộc thi này nhằm hai mục đích chính:
- Thứ nhất, đây coi như một món quà dành tặng các Linh mục nhân Năm Linh Mục để họ suy tư lại về sự hiện hữu cách đặc biệt của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi người, mà thừa tác vụ Linh mục là một phương tiện vĩ đại để canh tân niềm hy vọng.
- Thứ hai, đây còn có thể là một quà tặng mà chính vị Linh mục nhận giải sẽ trao cho Giáo hội. Khi được trải nghiệm những thời khắc ở một trong hai Thánh Địa của Công giáo là Rôma hoặc Jerusalem, vị Linh mục nhận giải sẽ viết lại những hồi ký thành sách và cho xuất bản khi trở về nhà để làm phong phú thêm kinh nghiệm cho người Công giáo khắp mọi nơi.
Theo thể lệ cuộc thi, độ dài tối đa của câu chuyện phải được giới hạn trong 700 từ, và chỉ có Linh mục được tham gia, tất nhiên là hoàn toàn không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào. Bài dự thi phải được viết bằng một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Bồ Đào Nha.
Nội dung câu chuyện phải hội đủ các yếu tố sau đây: là một kinh nghiệm có thật của vị Linh mục; câu chuyện phải đặt trọng tâm vào một sự kiện cảm động cụ thể chứ không được lan man nói về cả đời Linh mục; phải do chính người được viết cảm nhận và viết ra chứ không lấy lại ý tưởng từ câu chuyện của vị Linh mục khác mà mình biết; tên của các nhân vật liên quan thứ ba phải được đổi để đảm bảo sự riêng tư cho họ; trong khi kể vị Linh mục có thể để khuyết danh của mình, nhưng cần thông báo cho ban tổ chức biết để xác nhận danh tính.
Mỗi linh mục được phép viết nhiều câu chuyện để tăng phần trăm thắng cuộc của mình lên cao hơn.
Hạn chót nhận bài dự thi là hết ngày 19-03-2010. Để xem thể lệ chi tiết hơn cũng như tham dự cuộc thi và viết bài, xin truy cập tại: http://www.catholic.net/competition-for-priests
Trước đây, mạng Catholic.net đã từng tổ chức một cuộc thi tương tự dành cho giáo dân để họ thuật lại những trải nghiệm họ có được nhờ các linh mục và trải nghiệm đó biến đổi sâu sắc cuộc đời họ. Người đoạt giải lần đó đã có một chuyến hành hương trọn gói đến thành Ars, nước Pháp.
Website Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2011 ra mắt phiên bản tiếng Anh
Peter Nguyễn Minh Trung
14:19 05/02/2010
MADRID, TÂY BAN NHA, 01-02-2010 (ZENIT) -- Trang web dành cho Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011, được Giáo hội Tây Ban Nha đăng cai tổ chức tại Tổng Giáo Phận Madrid, đã chính thức ra mắt.
Website phiên bản tiếng Anh của JMJ* 2011 vừa được giới thiệu hôm thứ sáu tuần trước. Nhưng trang này đã có thể truy cập trên mạng điện toán toàn cầu từ tháng 11-2009 bằng tiếng Tây Ban Nha.
(* JMJ = Jornada Mundial de la Juventud = World Youth Day = Ngày Giới Trẻ Thế Giới)
Thông cáo báo chí của ban tổ chức đại hội cho biết trang web trên là “một thành công vĩ đại, vì phiên bản tiếng Tây Ban Nha được truy cập từ hơn 143 nước trên thế giới.”
Bản thông cáo còn chỉ ra rằng những người đặt nhiều câu hỏi nhất về những thông tin liên quan đến đại hội trên trang mạng này đến từ các nước: Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Italia, Mexico, Brazil và Đức.
“Chúng ta tiếp tục làm việc và cải tiến trang web, lắng nghe các ý kiến từ người dùng để xem xét các ý tưởng đó và đưa vào thực tiễn. Hy vọng rằng phiên bản trang web dành cho người dùng tiếng Anh sẽ được đánh giá tích cực như phiên bản tiếng Tây Ban Nha đạt được”, thông cáo viết.
Trong vài tuần tới, phiên bản tiếng Pháp của website Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 sẽ được giới thiệu, tiếp sau đó là các phiên bản tiếng Italia, Đức, Bồ Đào Nha. Một số thứ tiếng khác cũng đang được triển khai để sớm giới thiệu là: Trung Quốc, Nga, Ả Rập, Hàn Quốc và Ba Lan.
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 08 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha. Chủ đề của đại hội này là: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô. Hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn.” (Cl 2,7).
Ngay từ bây giờ, các bạn trẻ đã có thể truy cập vào website chính thức của WYD 2011 tại hai địa chỉ sau: (1) www.madridwyd2011.com hoặc (2) www.jmj2011madrid.com
Website phiên bản tiếng Anh của JMJ* 2011 vừa được giới thiệu hôm thứ sáu tuần trước. Nhưng trang này đã có thể truy cập trên mạng điện toán toàn cầu từ tháng 11-2009 bằng tiếng Tây Ban Nha.
(* JMJ = Jornada Mundial de la Juventud = World Youth Day = Ngày Giới Trẻ Thế Giới)
Thông cáo báo chí của ban tổ chức đại hội cho biết trang web trên là “một thành công vĩ đại, vì phiên bản tiếng Tây Ban Nha được truy cập từ hơn 143 nước trên thế giới.”
Bản thông cáo còn chỉ ra rằng những người đặt nhiều câu hỏi nhất về những thông tin liên quan đến đại hội trên trang mạng này đến từ các nước: Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Italia, Mexico, Brazil và Đức.
“Chúng ta tiếp tục làm việc và cải tiến trang web, lắng nghe các ý kiến từ người dùng để xem xét các ý tưởng đó và đưa vào thực tiễn. Hy vọng rằng phiên bản trang web dành cho người dùng tiếng Anh sẽ được đánh giá tích cực như phiên bản tiếng Tây Ban Nha đạt được”, thông cáo viết.
Trong vài tuần tới, phiên bản tiếng Pháp của website Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 sẽ được giới thiệu, tiếp sau đó là các phiên bản tiếng Italia, Đức, Bồ Đào Nha. Một số thứ tiếng khác cũng đang được triển khai để sớm giới thiệu là: Trung Quốc, Nga, Ả Rập, Hàn Quốc và Ba Lan.
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 08 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha. Chủ đề của đại hội này là: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô. Hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn.” (Cl 2,7).
Ngay từ bây giờ, các bạn trẻ đã có thể truy cập vào website chính thức của WYD 2011 tại hai địa chỉ sau: (1) www.madridwyd2011.com hoặc (2) www.jmj2011madrid.com
WYD 2011: Những doanh nhân trẻ học hỏi về Đại hội Giới Trẻ 2011
Peter Nguyễn Minh Trung
14:21 05/02/2010
TÂY BAN NHA, 03-02-2010 (JMJ Madrid) -- Khoảng 20 thành viên của Tổ chức các Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ (YPO), một mạng lưới quy tụ các chủ tịch tập đoàn, giám đốc và CEO trẻ tuổi thành công nhất thế giới, đã quy tụ nhau lại để tìm hiểu về Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD) và bàn kế hoạch tài trợ, hợp tác với ban tổ chức WYD Madrid 2011.
Tổ chức YPO ở Tây Ban Nha nói với Thông tấn xã Zenit của Tòa Thánh rằng Đức Hồng Y Antonio María Rouco Varela, TGM Madrid, đã tổ chức một bữa ăn tối thân mật tại Madrid hồi đầu tuần này để cùng làm việc với khoảng 20 vị chủ tịch và giám đốc trẻ tuổi của các công ty lớn tại Tây Ban Nha. Đức Hồng Y đã thông báo cho họ biết về sự phát triển ngày càng mạnh của WYD và khả năng hợp tác giữa ban tổ chức và các công ty.
Phát biểu trước báo giới, Tổ chức YPO nhấn mạnh rằng sự kiện này là một tác động rất tốt đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn cho hình ảnh đất nước Tây Ban Nha. YPO nói họ còn nhìn thấy những cơ hội tài trợ lớn cho kỳ đại hội, vì WYD mang đến những đoàn người trẻ khổng lồ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tổ chức các Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ (YPO) là tổ chức doanh nghiệp lớn nhất thế giới, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm, và trên 17.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp đến từ 100 quốc gia.
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_274_ESP.asp)
Phát biểu trước báo giới, Tổ chức YPO nhấn mạnh rằng sự kiện này là một tác động rất tốt đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn cho hình ảnh đất nước Tây Ban Nha. YPO nói họ còn nhìn thấy những cơ hội tài trợ lớn cho kỳ đại hội, vì WYD mang đến những đoàn người trẻ khổng lồ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tổ chức các Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ (YPO) là tổ chức doanh nghiệp lớn nhất thế giới, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm, và trên 17.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp đến từ 100 quốc gia.
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_274_ESP.asp)
WYD 2011: Hát trên xe buýt kiếm tiền dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011
Peter Nguyễn Minh Trung
14:23 05/02/2010
COLOMBIA, 03-02-2010 (JMJ Madrid) -- Một bạn trẻ Colombia đã sẵn sàng hành trình tự kiếm tiền để trang trải chi phí tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD) 2011 sắp tới.
Cậu bé Mauricio Alejandro, 14 tuổi, học sinh năm cuối cấp hai và đang sống ở Bogota, Colombia. Ở tuổi này, Alejandro chưa bao giờ có cơ hội tham dự các kỳ WYD trước đây, cậu hy vọng WYD sắp tới ở Madrid sẽ là trải nghiệm đầu tiên của cậu. Và để đạt được điều đó, Alejandro đang làm mọi thứ có thể để trang trải số tiền không nhỏ cho chuyến đi. Cậu đã bắt đầu chiến dịch kiếm tiền và cho biết “mình đã làm rất tốt.”
Cậu bé học sinh này tin rằng “Chúa luôn giúp mình trong mọi việc” vì “trong trường học không được phép bán đồ để gây quỹ, nhưng Chúa đã trao cho mình một cơ hội khi các giáo sư đều ủng hộ và giúp mình rất nhiều trong hoạt động này”, Alejandro kể.
Nếu số tiền kiếm được vẫn ít, Mauricio Alejandro còn dự định làm nhiều việc khác trong vòng 1 năm rưỡi tới để xoay đủ tiền tham dự WYD Madrid. Một trong số các kế hoạch của cậu là hát trên các tuyến xe buýt và bán những món đồ cho mọi người sau mỗi thánh lễ ở nhà thờ của giáo xứ cậu. Cậu cũng tính mở một gian hàng nhỏ ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập.
Mặc dù công việc rất khó khăn, Alejandro - một bạn trẻ muốn hành hương - nhận thức rõ ràng rằng: “Đó là một hy sinh lớn, nhưng mình có niềm hy vọng, mình sẽ tiếp tục làm việc và sẽ không bỏ cuộc.”
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_254_ESP.asp#)
Cậu bé học sinh này tin rằng “Chúa luôn giúp mình trong mọi việc” vì “trong trường học không được phép bán đồ để gây quỹ, nhưng Chúa đã trao cho mình một cơ hội khi các giáo sư đều ủng hộ và giúp mình rất nhiều trong hoạt động này”, Alejandro kể.
Nếu số tiền kiếm được vẫn ít, Mauricio Alejandro còn dự định làm nhiều việc khác trong vòng 1 năm rưỡi tới để xoay đủ tiền tham dự WYD Madrid. Một trong số các kế hoạch của cậu là hát trên các tuyến xe buýt và bán những món đồ cho mọi người sau mỗi thánh lễ ở nhà thờ của giáo xứ cậu. Cậu cũng tính mở một gian hàng nhỏ ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập.
Mặc dù công việc rất khó khăn, Alejandro - một bạn trẻ muốn hành hương - nhận thức rõ ràng rằng: “Đó là một hy sinh lớn, nhưng mình có niềm hy vọng, mình sẽ tiếp tục làm việc và sẽ không bỏ cuộc.”
(Nguồn: http://www.madridwyd2011.com/JMJ2011ING/REVISTA/articulos/GestionNoticias_254_ESP.asp#)
170 giáo sư ủng hộ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về hòa bình
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:26 05/02/2010
VATICAN - Đáp lại lời kêu gọi trong sứ điệp nhân lần thứ 43 Ngày hòa bình thế giới của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI với chủ đề « Nếu bạn muốn kiến tạo hòa bình, cần bảo vệ thiên nhiên », 170 giáo sư của các trường đại học tại Roma đã gửi cho Đức Thánh Cha một bản tuyên cáo để bày tỏ sự đồng tình cũng như những đề xuất trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Những người đệ trình bản tuyên cáo này xuất thân từ các phân khoa thuộc học viện giáo hoàng, giáo sĩ, công giáo và công lập. Ngoài ra, còn có cả các vị đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: y khoa, luật, kinh tế và đồ án thiết kế tổng hợp.
Các giáo sư một mặt đánh giá cao những từ « bảo vệ » và « kiến tạo » mà Đức Thánh Cha đã sử dụng trong sứ điệp. Cũng vẫn theo lời nhận xét của họ « những từ ấy gợi lên sự chú ý cho các tín hữu cũng như những người có thành tâm thiện chí đối với tính khẩn thiết trong việc dấn thân của tập thể khoa học để ‘cung cấp những giải pháp hợp lý và hài hòa về mối tương quan giữa con người và môi trường’ nhưng cũng để ngăn chặn những nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng không chính đáng nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường so với một sự chung sống hòa bình ».
Mặt khác qua bản tuyên cáo, các giáo sư cũng muốn bày tỏ sự dấn thân của mình trong việc « thăng tiến một nền văn hóa mới của sự đồng tồn tại nhân loại được dựa trên tính cách trọng tâm của ngôi vị » mà khoa học và kỹ thuật « có thể đóng góp một động thái mang tính ý thức nhất cho tiến trình phát triển xã hội và kinh tế, chú ý cả đến tính cách lâu bền cũng như bảo vệ hệ sinh thái giữa tính khác biệt của các loài động thực vật, quan tâm đến những đòi hỏi và chờ đợi con người, trong tinh thần canh tân nền văn hóa mang đậm tính ý thức về các quyền và các nghĩa vụ của mỗi người ».
Cuối cùng, các giáo sư khẳng định rằng « tiêu chuẩn cao nhất » để giúp các nước nghèo là không được « hạn chế hay kìm hãm sự phát triển » của họ, nhưng cần duy trì sự hợp tác, nhất là làm thế nào để các nước này có thể « tiếp cận được với nền công nghệ phù hợp ».
(Theo http://zenit.org/article-23428?l=french)
Những người đệ trình bản tuyên cáo này xuất thân từ các phân khoa thuộc học viện giáo hoàng, giáo sĩ, công giáo và công lập. Ngoài ra, còn có cả các vị đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: y khoa, luật, kinh tế và đồ án thiết kế tổng hợp.
Các giáo sư một mặt đánh giá cao những từ « bảo vệ » và « kiến tạo » mà Đức Thánh Cha đã sử dụng trong sứ điệp. Cũng vẫn theo lời nhận xét của họ « những từ ấy gợi lên sự chú ý cho các tín hữu cũng như những người có thành tâm thiện chí đối với tính khẩn thiết trong việc dấn thân của tập thể khoa học để ‘cung cấp những giải pháp hợp lý và hài hòa về mối tương quan giữa con người và môi trường’ nhưng cũng để ngăn chặn những nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng không chính đáng nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường so với một sự chung sống hòa bình ».
Mặt khác qua bản tuyên cáo, các giáo sư cũng muốn bày tỏ sự dấn thân của mình trong việc « thăng tiến một nền văn hóa mới của sự đồng tồn tại nhân loại được dựa trên tính cách trọng tâm của ngôi vị » mà khoa học và kỹ thuật « có thể đóng góp một động thái mang tính ý thức nhất cho tiến trình phát triển xã hội và kinh tế, chú ý cả đến tính cách lâu bền cũng như bảo vệ hệ sinh thái giữa tính khác biệt của các loài động thực vật, quan tâm đến những đòi hỏi và chờ đợi con người, trong tinh thần canh tân nền văn hóa mang đậm tính ý thức về các quyền và các nghĩa vụ của mỗi người ».
Cuối cùng, các giáo sư khẳng định rằng « tiêu chuẩn cao nhất » để giúp các nước nghèo là không được « hạn chế hay kìm hãm sự phát triển » của họ, nhưng cần duy trì sự hợp tác, nhất là làm thế nào để các nước này có thể « tiếp cận được với nền công nghệ phù hợp ».
(Theo http://zenit.org/article-23428?l=french)
Giáo phận Hồng Kông thất vọng vì trường học Công Giáo mất quyền tự do quản trị
Nguyễn Hoàng Thương
17:59 05/02/2010
Giáo phận Hồng Kông thất vọng vì trường học Công Giáo mất quyền tự do quản trị
Hồng Kông (AsiaNews) – Hôm 03/02/2010, Tòa Thượng Thẩm Hồng Kông đã tán thành tính hợp hiến trong luật cải cách quản trị trường học năm 2004 của chính quyền, vốn bị Giáo phận Hồng Kông cho rằng xóa đi tính tự trị trong việc điều hành trường học của mình. Trong thông cáo báo chí, giáo phận bày tỏ thất vọng về luật này và lên tiến đòi quyền điều hành trường học của giáo phận dựa trên thoả thuận 1997.
Giáo phận Hồng Kông kêu gọi chống lại việc cải cách trường học, phản đối rằng nó vi phạm luận Căn Bản, vốn gìn giữ một chính sách căn bản “50 năm, không thay đổi” được gói gọn trong Tuyên Bố Chung Trung Hoa – Anh quốc trước khi bàn giao.
Đối với nhiều vị lãnh đạo Công Giáo, Anh Giáo cũng như Methodist, cải cách trường học sẽ thay đổi tính chất trường học của họ bằng cách hạn chế quyền của các cơ quan bảo trợ đưa ra các chính sách giáo dục.
Vào năm 2002, chính quyền Hồng Kông giới thiệu kế hoạch cải cánh đòi hỏi các trường công thiết lập ủy ban quản trị đoàn thể với các thành viên được bầu cử bởi các phụ huynh, giáo viên, cựu học sinh cũng như các nhà quản lý độc lập. Các trường còn lại (60%) được bổ nhiệm bởi các cơ quan bảo trợ.
Các Giáo Hội khác nhau cho hay họ lo ngại một tổ chức như thế sẽ chính trị hóa việc quản trị trường học, và chính quyền sẽ chấm dứt việc chọn lựa nội dung giáo dục, vì thế sẽ gạt bỏ các cơ quan bảo trợ. Cho tới nay, chỉ một nửa trong số 850 trường công chấp nhận kế hoạch của chính quyền.
Giáo phận Hồng Kông thông báo rằng sẽ xem lại luật và quyết định làm những gì phù hợ. Giáo Hội Methodist tuyên bố sẽ từ bỏ quyền quản trị còn hơn là thiết lập ủy ban. Giáo Hội Anh giáo cũng tuyên bố tương tự. Hồi tháng 12 năm 2005, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân cũng đã từng tuyên bố tương tự rằng không có tự do sẽ đóng cửa trường học.
Vào năm 2004, chính quyền đề xuất thêm các tổ chức cấp ngân qũy cho trường học thực hiện việc cải cách, đề xuất vẫn có hiệu lực đến 1 tháng Bảy tới.
Trong quá khứ, Đức Thánh Cha Bênêđictô Xvi cũng đã nói đến vấn đề này. Trong cuộc tiếp kiến các giám mục Hồng Kông và Macau viếng thăm ad limina vào năm 2008, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các trường học Công Giáo của Hồng Kông (khoảng 200 trường). Vào dịp đó, ngài nói rằng các trường học “đóng góp quan trọng vào việc giáo dục trí óc, tinh thần và luân lý cho các thế hệ tương lai”. Do đó, ngài bày tỏ sự ủng hộ đối với những người có liên quan vì những “khó khăn mới” mà họ phải đối mặt.
Hồng Kông (AsiaNews) – Hôm 03/02/2010, Tòa Thượng Thẩm Hồng Kông đã tán thành tính hợp hiến trong luật cải cách quản trị trường học năm 2004 của chính quyền, vốn bị Giáo phận Hồng Kông cho rằng xóa đi tính tự trị trong việc điều hành trường học của mình. Trong thông cáo báo chí, giáo phận bày tỏ thất vọng về luật này và lên tiến đòi quyền điều hành trường học của giáo phận dựa trên thoả thuận 1997.
Giáo phận Hồng Kông kêu gọi chống lại việc cải cách trường học, phản đối rằng nó vi phạm luận Căn Bản, vốn gìn giữ một chính sách căn bản “50 năm, không thay đổi” được gói gọn trong Tuyên Bố Chung Trung Hoa – Anh quốc trước khi bàn giao.
Đối với nhiều vị lãnh đạo Công Giáo, Anh Giáo cũng như Methodist, cải cách trường học sẽ thay đổi tính chất trường học của họ bằng cách hạn chế quyền của các cơ quan bảo trợ đưa ra các chính sách giáo dục.
Vào năm 2002, chính quyền Hồng Kông giới thiệu kế hoạch cải cánh đòi hỏi các trường công thiết lập ủy ban quản trị đoàn thể với các thành viên được bầu cử bởi các phụ huynh, giáo viên, cựu học sinh cũng như các nhà quản lý độc lập. Các trường còn lại (60%) được bổ nhiệm bởi các cơ quan bảo trợ.
Các Giáo Hội khác nhau cho hay họ lo ngại một tổ chức như thế sẽ chính trị hóa việc quản trị trường học, và chính quyền sẽ chấm dứt việc chọn lựa nội dung giáo dục, vì thế sẽ gạt bỏ các cơ quan bảo trợ. Cho tới nay, chỉ một nửa trong số 850 trường công chấp nhận kế hoạch của chính quyền.
Giáo phận Hồng Kông thông báo rằng sẽ xem lại luật và quyết định làm những gì phù hợ. Giáo Hội Methodist tuyên bố sẽ từ bỏ quyền quản trị còn hơn là thiết lập ủy ban. Giáo Hội Anh giáo cũng tuyên bố tương tự. Hồi tháng 12 năm 2005, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân cũng đã từng tuyên bố tương tự rằng không có tự do sẽ đóng cửa trường học.
Vào năm 2004, chính quyền đề xuất thêm các tổ chức cấp ngân qũy cho trường học thực hiện việc cải cách, đề xuất vẫn có hiệu lực đến 1 tháng Bảy tới.
Trong quá khứ, Đức Thánh Cha Bênêđictô Xvi cũng đã nói đến vấn đề này. Trong cuộc tiếp kiến các giám mục Hồng Kông và Macau viếng thăm ad limina vào năm 2008, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các trường học Công Giáo của Hồng Kông (khoảng 200 trường). Vào dịp đó, ngài nói rằng các trường học “đóng góp quan trọng vào việc giáo dục trí óc, tinh thần và luân lý cho các thế hệ tương lai”. Do đó, ngài bày tỏ sự ủng hộ đối với những người có liên quan vì những “khó khăn mới” mà họ phải đối mặt.
Haiti: Giám Mục chỉ trích nhóm truyền đạo Tin Lành lợi dụng bất ổn để bắt cóc trẻ em
Peter Nguyễn Minh Trung
18:05 05/02/2010
Port-au-Prince, Haiti 05-02-2010 (CNA) -- Đức cha Pierre-Andre Dumas, chủ tịch Caritas Haiti, đã lên tiếng chỉ trích một nhóm gồm 10 nhà truyền đạo người Mỹ (5 nam, 5 nữ) do bà Laura Silsby cầm đầu liên quan đến cáo buộc bắt cóc trẻ em và âm mưu thực hiện tội ác khi tìm cách đưa lậu trẻ em đang còn cha mẹ và gia đình ra khỏi Haiti.
Đức cha Dumas nói hàng ngàn trẻ em Haiti bị bỏ rơi và mồ côi, đang cần đến tấm lòng hảo tâm khắp thế giới nhận làm con nuôi, nhưng việc nhận con nuôi “phải được thực hiện theo trình tự và trong khuôn khổ pháp luật, điều cần ngay bây giờ là thành lập một ủy ban như thế.”
“Việc tìm cách đưa trẻ em ra khỏi Haiti mà không thông qua giấy tờ và không kiểm tra xem hoàn cảnh hiện thời gia đình của các em như thế nào là một hành động hoàn toàn điên dại”, Đức cha nói thêm.
Ngài còn cho biết Giáo hội tại Haiti luôn sẵn sàng tham gia “cùng nhà nước và các tổ chức dân sự hợp pháp” vào một ủy ban tìm cha mẹ nuôi cho trẻ em như đã nêu.
Nhóm gồm 10 nhà truyền đạo Tin Lành từ Mỹ đã bị cảnh sát chặn bắt tại biên giới giáp Cộng hòa Dominican hôm 29-01 khi họ đang mang theo 33 trẻ em ra khỏi Haiti.
Mục sư Drew Ham biện hộ cho nhóm tình nguyện viên truyền giáo Tin Lành này khi nói họ không phải đã cố bắt cóc trẻ em, nhưng chỉ muốn “đưa chúng đến một chỗ an toàn, một nơi có thể cung cấp thức ăn và thuốc”, cũng như để đảm bảo cho các em không bị bọn buôn người tìm bắt.
Sau phiên tòa ngắn, 10 nhà truyền giáo này đã bị bỏ tù. Thủ tướng Haiti ông Jean-Max Bellerive gọi những người này là "kẻ bắt cóc".
Bộ trưởng Tư pháp Paul Denis nói những người này cần được xét xử tại Haiti, ngay cả khi trận động đất đã gây thiệt hại tới hệ thống tòa án và thương vong xảy ra đối với một số thẩm phán cũng như nhân viên tư pháp.
Nhóm trẻ em bị bắt cóc có tuổi từ 2 đến 12, hiện đang được đặt dưới sự chăm sóc của Làng Trẻ Em S.O.S tại Port-au-Prince. Cơ sở này do Caritas Áo phụ trách.
Đức cha Dumas nói hàng ngàn trẻ em Haiti bị bỏ rơi và mồ côi, đang cần đến tấm lòng hảo tâm khắp thế giới nhận làm con nuôi, nhưng việc nhận con nuôi “phải được thực hiện theo trình tự và trong khuôn khổ pháp luật, điều cần ngay bây giờ là thành lập một ủy ban như thế.”
“Việc tìm cách đưa trẻ em ra khỏi Haiti mà không thông qua giấy tờ và không kiểm tra xem hoàn cảnh hiện thời gia đình của các em như thế nào là một hành động hoàn toàn điên dại”, Đức cha nói thêm.
Ngài còn cho biết Giáo hội tại Haiti luôn sẵn sàng tham gia “cùng nhà nước và các tổ chức dân sự hợp pháp” vào một ủy ban tìm cha mẹ nuôi cho trẻ em như đã nêu.
Nhóm gồm 10 nhà truyền đạo Tin Lành từ Mỹ đã bị cảnh sát chặn bắt tại biên giới giáp Cộng hòa Dominican hôm 29-01 khi họ đang mang theo 33 trẻ em ra khỏi Haiti.
Mục sư Drew Ham biện hộ cho nhóm tình nguyện viên truyền giáo Tin Lành này khi nói họ không phải đã cố bắt cóc trẻ em, nhưng chỉ muốn “đưa chúng đến một chỗ an toàn, một nơi có thể cung cấp thức ăn và thuốc”, cũng như để đảm bảo cho các em không bị bọn buôn người tìm bắt.
Sau phiên tòa ngắn, 10 nhà truyền giáo này đã bị bỏ tù. Thủ tướng Haiti ông Jean-Max Bellerive gọi những người này là "kẻ bắt cóc".
Bộ trưởng Tư pháp Paul Denis nói những người này cần được xét xử tại Haiti, ngay cả khi trận động đất đã gây thiệt hại tới hệ thống tòa án và thương vong xảy ra đối với một số thẩm phán cũng như nhân viên tư pháp.
Nhóm trẻ em bị bắt cóc có tuổi từ 2 đến 12, hiện đang được đặt dưới sự chăm sóc của Làng Trẻ Em S.O.S tại Port-au-Prince. Cơ sở này do Caritas Áo phụ trách.
Đức Giáo Hoàng xác nhận ngài sẽ thăm Scotland
Peter Nguyễn Minh Trung
18:14 05/02/2010
Vatican, 05-02-2010 (CNA) -- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nhân dịp tiếp kiến các Giám mục Scotland đi “Ad Limina” Tòa Thánh để chính thức thông báo về chuyến tông du của ngài tới quốc gia này cuối năm nay. Thông cáo trên được loan đi chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha xác nhận chuyến thăm Anh quốc của mình.
Đức Giáo Hoàng nói với các Giám mục rằng: “Cuối năm nay, tôi rất vui sướng được hiện diện với anh em và tín hữu Công giáo Scotland trên chính mảnh đất quê hương rất thân yêu của anh em.”
Chưa có bất kỳ thông tin chi tiết nào được công bố chính thức, nhưng Đức Thánh Cha đã nói như vậy với hàng giáo sĩ Scotland để họ chuẩn bị cho chuyến thăm của ngài.
Trong cuộc tiếp kiến các Giám mục đến từ Anh và xứ Wales hôm thứ hai, Đức Benedict XVI đã xác nhận chuyến tông du đến Liên Hiệp Vương Quốc Anh từ 16 đến 19-09-2010.
Lần cuối cùng một vị Giáo hoàng thăm Vương Quốc Anh là Đức Gioan Phaolô II vào năm 1982.
Đức Giáo Hoàng nói với các Giám mục rằng: “Cuối năm nay, tôi rất vui sướng được hiện diện với anh em và tín hữu Công giáo Scotland trên chính mảnh đất quê hương rất thân yêu của anh em.”
Chưa có bất kỳ thông tin chi tiết nào được công bố chính thức, nhưng Đức Thánh Cha đã nói như vậy với hàng giáo sĩ Scotland để họ chuẩn bị cho chuyến thăm của ngài.
Trong cuộc tiếp kiến các Giám mục đến từ Anh và xứ Wales hôm thứ hai, Đức Benedict XVI đã xác nhận chuyến tông du đến Liên Hiệp Vương Quốc Anh từ 16 đến 19-09-2010.
Lần cuối cùng một vị Giáo hoàng thăm Vương Quốc Anh là Đức Gioan Phaolô II vào năm 1982.
Top Stories
Scrittrice dissidente processata per teppismo violento
Asia-News
06:42 05/02/2010
Voleva partecipare a un processo di attivisti democratici, ma è stata impedita da polizia e teppisti. Nelle scorse tre settimane il regime ha processato 16 dissidenti. Il partito si difende da coloro che “sfruttano” democrazia e diritti umani per colpire la “società socialista”.
Hanoi (AsiaNews/Agenzie) – È iniziato stamane il processo contro una giornalista vietnamita e attivista democratica, accusata di violenze e teppismo. In tre mesi, e prima del Congresso del Partito, il governo vietnamita ha comminato pene carcerarie a 16 dissidenti.
Tran Khai Thanh Thuy, 49 anni, fa parte del piccolo gruppo di dissidenti che lavorano per la fine del Partito unico e per il pluralismo. L’8 ottobre scorso essa è stata fermata perché la polizia non voleva che lei andasse a Haiphong, dove si teneva il processo contro alcuni attivisti. La sera, lei e suo marito sono stati accusati di aver attaccato e picchiato alcune persone che si lamentavano per la loro moto che intralciava la strada.
In realtà, secondo Human Rights Watch, la Thuy e suo marito sono stati presi e picchiati da teppisti, sotto lo sguardo della polizia. Al processo la Thuy è accusata di aver lanciato pietre contro gli assalitori e usato un bastone per picchiarli.
In questi ultimi anni la polizia si è spesso fatta scudo di teppisti per colpire dissidenti, cristiani e buddisti.
La Thuy è attiva nella comunità dissidente dal 2006. Per molti anni aveva lavorato nei media statali e ha poi aperto un sito online a favore della democrazia. Essa ha pure iniziato un’organizzazione per difendere operai e contadini i cui terreni sono stati confiscati dal governo.
Nelle scorse settimane le autorità vietnamite hanno processato e incarcerato 16 attivisti democratici. Alcuni sono stati condannati per “propaganda contro lo Stato”; altri per aver tentato di “rovesciare lo Stato”, chiedendo una società multipartitica e democratica.
Alcuni analisti penano che questa “pulizia” prima del capodanno lunare sia una preparazione al Congresso del Partito, che sceglierà i nuovi leader del Paese. Ma altri fanno notare che tale repressione è continua e mira a salvaguardare il potere del Partito comunista vietnamita. All’inizio della settimana,, alla commemorazione degli 80 anni del Partito, Nong Duc Manh, che è segretario generale, ha detto che il Vietnam “è determinato a combattere ogni piano di forze ostili che… chiedono un sistema multipartitico e sfruttano la democrazia e i diritti umani per sabotare il nostro regime socialista”.
Hanoi (AsiaNews/Agenzie) – È iniziato stamane il processo contro una giornalista vietnamita e attivista democratica, accusata di violenze e teppismo. In tre mesi, e prima del Congresso del Partito, il governo vietnamita ha comminato pene carcerarie a 16 dissidenti.
Tran Khai Thanh Thuy, 49 anni, fa parte del piccolo gruppo di dissidenti che lavorano per la fine del Partito unico e per il pluralismo. L’8 ottobre scorso essa è stata fermata perché la polizia non voleva che lei andasse a Haiphong, dove si teneva il processo contro alcuni attivisti. La sera, lei e suo marito sono stati accusati di aver attaccato e picchiato alcune persone che si lamentavano per la loro moto che intralciava la strada.
In realtà, secondo Human Rights Watch, la Thuy e suo marito sono stati presi e picchiati da teppisti, sotto lo sguardo della polizia. Al processo la Thuy è accusata di aver lanciato pietre contro gli assalitori e usato un bastone per picchiarli.
In questi ultimi anni la polizia si è spesso fatta scudo di teppisti per colpire dissidenti, cristiani e buddisti.
La Thuy è attiva nella comunità dissidente dal 2006. Per molti anni aveva lavorato nei media statali e ha poi aperto un sito online a favore della democrazia. Essa ha pure iniziato un’organizzazione per difendere operai e contadini i cui terreni sono stati confiscati dal governo.
Nelle scorse settimane le autorità vietnamite hanno processato e incarcerato 16 attivisti democratici. Alcuni sono stati condannati per “propaganda contro lo Stato”; altri per aver tentato di “rovesciare lo Stato”, chiedendo una società multipartitica e democratica.
Alcuni analisti penano che questa “pulizia” prima del capodanno lunare sia una preparazione al Congresso del Partito, che sceglierà i nuovi leader del Paese. Ma altri fanno notare che tale repressione è continua e mira a salvaguardare il potere del Partito comunista vietnamita. All’inizio della settimana,, alla commemorazione degli 80 anni del Partito, Nong Duc Manh, che è segretario generale, ha detto che il Vietnam “è determinato a combattere ogni piano di forze ostili che… chiedono un sistema multipartitico e sfruttano la democrazia e i diritti umani per sabotare il nostro regime socialista”.
Dissident writer tried for violent hooliganism
Asia-News
06:43 05/02/2010
She had wanted to participate in the trial of democratic activists, but was prevented by police and thugs. In the past three weeks the system has put 16 dissidents on trial. The party defends itself against those who "exploit" democracy and human rights to undermine "socialist society".
Hanoi (AsiaNews / Agencies) - The trial of a Vietnamese journalist and democracy activist accused of violence and hooliganism started this morning. In three months, and ahead of the Party Congress, the Vietnamese government has imposed jail sentences on 16 dissidents.
Tran Khai Thanh Thuy, 49, is part of a small group of dissidents who work for an end to single party rule and for pluralism. On 8 October she was stopped because the police did not want her going to Haiphong, where the trial of some activists was being held. That evening, she and her husband were accused of having attacked and beaten up some people who complained about their bike, which blocked the road.
In fact, according to Human Rights Watch, the Thuy and her husband were caught and beaten by thugs, under the gaze of police. At trial the Thuy was accused of having thrown stones at the attackers and of using a stick to beat them.
In recent years the police have often used the shield of thugs to attack dissidents, Christians and Buddhists.
Thuy has been active in the dissident community since 2006. For many years she had worked in state media and later opened an online site to promote democracy. She has also started an organization to defend workers and farmers whose lands were confiscated by the government.
In recent weeks, the Vietnamese authorities have tried and jailed 16 pro-democracy activists. Some have been convicted of "propaganda against the state", and others for trying to "overthrow the state", calling for a multiparty, democratic society.
Some analysts believe that this "cleansing" before the lunar new year is a preparation for the Party Congress, which will choose the new leader of the country. But others point out that this repression is continuing and seeks to preserve the power of the Vietnamese Communist Party. Earlier this week, to commemorate the 80th anniversary of the Party, Nong Duc Manh, who is secretary general, said that Vietnam is determined to fight any hostile forces that. .. plan calling for a multiparty system and exploit rights democracy to sabotage our socialist system. "
Hanoi (AsiaNews / Agencies) - The trial of a Vietnamese journalist and democracy activist accused of violence and hooliganism started this morning. In three months, and ahead of the Party Congress, the Vietnamese government has imposed jail sentences on 16 dissidents.
Tran Khai Thanh Thuy, 49, is part of a small group of dissidents who work for an end to single party rule and for pluralism. On 8 October she was stopped because the police did not want her going to Haiphong, where the trial of some activists was being held. That evening, she and her husband were accused of having attacked and beaten up some people who complained about their bike, which blocked the road.
In fact, according to Human Rights Watch, the Thuy and her husband were caught and beaten by thugs, under the gaze of police. At trial the Thuy was accused of having thrown stones at the attackers and of using a stick to beat them.
In recent years the police have often used the shield of thugs to attack dissidents, Christians and Buddhists.
Thuy has been active in the dissident community since 2006. For many years she had worked in state media and later opened an online site to promote democracy. She has also started an organization to defend workers and farmers whose lands were confiscated by the government.
In recent weeks, the Vietnamese authorities have tried and jailed 16 pro-democracy activists. Some have been convicted of "propaganda against the state", and others for trying to "overthrow the state", calling for a multiparty, democratic society.
Some analysts believe that this "cleansing" before the lunar new year is a preparation for the Party Congress, which will choose the new leader of the country. But others point out that this repression is continuing and seeks to preserve the power of the Vietnamese Communist Party. Earlier this week, to commemorate the 80th anniversary of the Party, Nong Duc Manh, who is secretary general, said that Vietnam is determined to fight any hostile forces that. .. plan calling for a multiparty system and exploit rights democracy to sabotage our socialist system. "
Une Eglise missionnaire au Vietnam
Stéphane Laforge
12:48 05/02/2010
Président de la Conférence Episcopale du Vietnam et évêque de Dalat, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon présente les enjeux de l'Année sainte, lancée le 24 novembre 2009, et ses espoirs pour les catholiques vietnamiens.
Comment envisagez-vous cette Année sainte ?
Nous voulons rendre grâce au Seigneur, aux missionnaires et aux actuels témoins de la foi. Cette Année sainte constitue un retour à la source avec le culte des ancêtres, spécifique à la culture vietnamienne. Les Vietnamiens sont attachés à la famille et aux ancêtres. En tant que catholiques, nous ne pouvons pas apporter la Bonne Nouvelle si nous menons une vie différente d'eux. L'Année sainte sera aussi un moment de pénitence à l'égard de Dieu, de nos frères et sœurs catholiques, et de nos compatriotes. Nous avons lancé cette année très solennellement dans le diocèse de Hanoï, lieu historique où fut installé le premier diocèse. Quelque 100 000 personnes étaient présentes. La fête s'est déroulée dans la joie, dans la paix et dans l'espérance. Par ailleurs, chacun des 26 diocèses du Vietnam a célébré localement cette ouverture. Nous vivons l'événement en communion.
Qu'espérez-vous pour les communautés catholiques du Vietnam ?
Cette Année doit nous permettre de nous recentrer sur le Christ et sur ce que son Église devrait être: une « Église communion » à l'intérieur de laquelle tous ses membres se retrouvent, une « Église de service » qui travaille pour le bien des autres, une « Église mystère », fondée par Dieu. Chaque catholique vietnamien est convié à vivre à l'image du Christ, là où il est. Cet événement est une invitation à une vie de prière, de piété, de justice, et une vie de service. Il faut que chacun mette en pratique ces vertus dans son quotidien pour rendre plus pieuses sa vie et ses relations avec les autres.
Se recentrer sur le Christ signifie aussi témoigner de sa foi. Les catholiques vietnamiens en sont-ils libres ?
La cérémonie du 24 novembre 2009 est déjà un élément de réponse. Si l'on marche dans la voie de l'apostolat, l'action de l'Esprit Saint nous rend libre et nous pousse à témoigner. C'est une chose que l'on ne peut pas arrêter. Nous avons aujourd'hui plus de liberté, fruit d'une meilleure connaissance. Le gouvernement voit qu'il n'y a rien à craindre de la religion, car elle est là pour servir. Des difficultés subsistent dans certaines régions où la connaissance mutuelle entre le gouvernement et l'Église n'est pas encore suffisante. Le gouvernement local soupçonne encore l'Église d'être contre lui. Toutefois, je pense que, tant que les catholiques vietnamiens annoncent l'Évangile tel qu'il est, il n'y a rien à craindre.
Comment définir les liens qui vous unissent aujourd'hui à la France d'où sont venus de nombreux missionnaires ?
2010 est aussi l'année de célébration du 50e anniversaire de l'établissement de la hiérarchie de notre Église. Celle-ci est aujourd'hui bien établie et nous n'avons donc plus la même dépendance que lorsque nous étions un vicariat apostolique. Notre Église est florissante et comprend beaucoup de vocations. Au Vietnam, on dit souvent: « Quand on mange le fruit, il faut toujours se souvenir de l'arbre. » Nous nous reportons aux Pères de la Mission. Nous ne pouvons pas oublier, nous gardons un sentiment de reconnaissance très profond. Nos relations ne sont pas administratives mais elles sont réelles, très fortes. C'est quelque chose qui pénètre nos cœurs. Nous continuons dans les diocèses l'œuvre entreprise par les missionnaires. Dans le diocèse de Dalat d'où je suis originaire, le prêtre fondateur missionnaire a été curé de la paroisse de 1920 à 1946. C'est lui qui a lancé la construction de la cathédrale en 1931. On peut dire qu'il a eu une vision prophétique. On comptait entre 300 et 400 catholiques à l'époque. Ils sont 6000 aujourd'hui et se retrouvent toujours dans la même cathédrale. Les liens qui nous unissent résident dans l'esprit missionnaire et la poursuite de ce qui a été initié par les fondateurs.
(Source: http://www.eglise.catholique.fr/actualites-et-evenements/actualites/une-eglise-missionnaire-au-vietnam-6101.html)
Comment envisagez-vous cette Année sainte ?
Qu'espérez-vous pour les communautés catholiques du Vietnam ?
Cette Année doit nous permettre de nous recentrer sur le Christ et sur ce que son Église devrait être: une « Église communion » à l'intérieur de laquelle tous ses membres se retrouvent, une « Église de service » qui travaille pour le bien des autres, une « Église mystère », fondée par Dieu. Chaque catholique vietnamien est convié à vivre à l'image du Christ, là où il est. Cet événement est une invitation à une vie de prière, de piété, de justice, et une vie de service. Il faut que chacun mette en pratique ces vertus dans son quotidien pour rendre plus pieuses sa vie et ses relations avec les autres.
Se recentrer sur le Christ signifie aussi témoigner de sa foi. Les catholiques vietnamiens en sont-ils libres ?
La cérémonie du 24 novembre 2009 est déjà un élément de réponse. Si l'on marche dans la voie de l'apostolat, l'action de l'Esprit Saint nous rend libre et nous pousse à témoigner. C'est une chose que l'on ne peut pas arrêter. Nous avons aujourd'hui plus de liberté, fruit d'une meilleure connaissance. Le gouvernement voit qu'il n'y a rien à craindre de la religion, car elle est là pour servir. Des difficultés subsistent dans certaines régions où la connaissance mutuelle entre le gouvernement et l'Église n'est pas encore suffisante. Le gouvernement local soupçonne encore l'Église d'être contre lui. Toutefois, je pense que, tant que les catholiques vietnamiens annoncent l'Évangile tel qu'il est, il n'y a rien à craindre.
Comment définir les liens qui vous unissent aujourd'hui à la France d'où sont venus de nombreux missionnaires ?
2010 est aussi l'année de célébration du 50e anniversaire de l'établissement de la hiérarchie de notre Église. Celle-ci est aujourd'hui bien établie et nous n'avons donc plus la même dépendance que lorsque nous étions un vicariat apostolique. Notre Église est florissante et comprend beaucoup de vocations. Au Vietnam, on dit souvent: « Quand on mange le fruit, il faut toujours se souvenir de l'arbre. » Nous nous reportons aux Pères de la Mission. Nous ne pouvons pas oublier, nous gardons un sentiment de reconnaissance très profond. Nos relations ne sont pas administratives mais elles sont réelles, très fortes. C'est quelque chose qui pénètre nos cœurs. Nous continuons dans les diocèses l'œuvre entreprise par les missionnaires. Dans le diocèse de Dalat d'où je suis originaire, le prêtre fondateur missionnaire a été curé de la paroisse de 1920 à 1946. C'est lui qui a lancé la construction de la cathédrale en 1931. On peut dire qu'il a eu une vision prophétique. On comptait entre 300 et 400 catholiques à l'époque. Ils sont 6000 aujourd'hui et se retrouvent toujours dans la même cathédrale. Les liens qui nous unissent résident dans l'esprit missionnaire et la poursuite de ce qui a été initié par les fondateurs.
(Source: http://www.eglise.catholique.fr/actualites-et-evenements/actualites/une-eglise-missionnaire-au-vietnam-6101.html)
Vietnam: Neue Gewalt gegen Christen (tiếng Đức)
Radio Vatikan
14:24 05/02/2010
Die Gewalt gegen Christen reißt nicht ab. Drei katholische Studenten sind von Sicherheitskräften verprügelt worden, einer von ihnen wurde verhaftet, berichtet die Agentur asianews unter Berufung auf einen Geistlichen. Der Vorfall ereignete sich bereits am 30. Januar in der Kirchengemeinde Dong Chiem. In der Gemeinde war es in den letzten Wochen vermehrt zu Repressionen gegen die christliche Gemeinschaft gekommen. So rissen Sicherheitskräfte ein Kreuz auf einem Berg nieder, blockierten die Gemeinde und schlugen Priester, Journalisten und Gläubige.
Vietnam: Brutaler Polizeiangriff auf Redemptoristen (tiếng Đức)
Katholisches
14:25 05/02/2010
(Hanoi) Eine Gruppe von Gläubigen und Ordensleuten der Pfarrei Dong Chiem im Erzbistum Hanoi wurde Opfer eines brutalen Polizeiangriffs. Der Redemptoristenpater Anthony Nguyen Van Tang wurde dabei schwer verletzt. Bereits Anfang des Jahres war es zu einem gewalttätigen Angriff der Polizei gegen die Katholiken des Ortes gekommen.
Die Gruppe wollte friedlich den Ort erreichen, von dem die kommunistischen Behörden ein Kreuz entfernt hatten, als sie von vier oder fünf Polizisten brutal angegriffen wurde, wie der Redemptoristenprovinzial P. Peter Nguyen Dan Khai berichtete. Sie prügelten mit aller Härte auf einen Redemptoristen ein. Ein ebenfalls angegriffener Laie kam mit leichten Verletzungen davon.
Der Ordensgeneral der Redemptoristen P. Michael Brehl gab bekannt, daß die vietnamesische Regierung „jede Verantwortung für den Vorfall ablehnt“. Die Antwort der Katholiken auf den Angriff sei „das Gebet“, so der Ordensobere.
Die Redemptoristen in Vietnam fordern von der Regierung die Respektierung der Religionsfreiheit und der christlichen Symbole, die Freilassung der unschuldig inhaftierten Gläubigen der Pfarrei von Dong Chiem und die Aufklärung des Angriffs auf P. Nguyen Van Tang.
(Source: http://www.katholisches.info/?p=6578)
Die Gruppe wollte friedlich den Ort erreichen, von dem die kommunistischen Behörden ein Kreuz entfernt hatten, als sie von vier oder fünf Polizisten brutal angegriffen wurde, wie der Redemptoristenprovinzial P. Peter Nguyen Dan Khai berichtete. Sie prügelten mit aller Härte auf einen Redemptoristen ein. Ein ebenfalls angegriffener Laie kam mit leichten Verletzungen davon.
Der Ordensgeneral der Redemptoristen P. Michael Brehl gab bekannt, daß die vietnamesische Regierung „jede Verantwortung für den Vorfall ablehnt“. Die Antwort der Katholiken auf den Angriff sei „das Gebet“, so der Ordensobere.
Die Redemptoristen in Vietnam fordern von der Regierung die Respektierung der Religionsfreiheit und der christlichen Symbole, die Freilassung der unschuldig inhaftierten Gläubigen der Pfarrei von Dong Chiem und die Aufklärung des Angriffs auf P. Nguyen Van Tang.
(Source: http://www.katholisches.info/?p=6578)
Stowarzyszenie ''Rodzina Polska'' przeciwko łamaniu praw człowieka w Wietnamie (Nhân quyền tại Việt nam)
Katolicka Agencja Informacyjna
19:10 05/02/2010
KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA2010-02-05, ostatnia aktualizacja 2010-02-05 10:40
Stowarzyszenie "Rodzina Polska" wysłało do Ambasady Wietnamu w Warszawie list, w którym sprzeciwia się łamaniu praw człowieka w tym kraju. "Metody stosowane wobec katolików przez władze Wietnamu nie mieszczą się w standardach cywilizowanego świata" - czytamy w liście.
Autorzy protestu stwierdzają, że "działania władz Wietnamu wobec katolików są szokujące i w najwyższym stopniu niepokojące". Wskazują na konkretne przypadki łamania praw człowieka w tym azjatyckim kraju: wysadzono ładunkami wybuchowymi krzyża w Dong Chiem; wobec broniących krzyża parafian użyto gazów łzawiących, psów, elektrycznych pałek; wiele osób ciężko pobito i aresztowano. Zburzono figurę Matki Bożej w Bau Sen, zaś władze chcą obciążyć parafię kosztami wyburzenia; jeżeli katolicy nie zapłacą równowartości 15 tys. dolarów amerykańskich rządzący mają zarekwirować ich majątki. Skatowano redemptorystę Antoniego Nguyen Van Tang. Organizuje się napady na księży diecezjalnych i zakonnych. Rozpoczęto eksmisję czterystu rodzin katolickich z parafii w Con Dau, wyburza ich domów i przejmuje grunty.
(http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,81048,7530719,Stowarzyszenie__Rodzina_Polska__przeciwko_lamaniu.html)
Stowarzyszenie "Rodzina Polska" wysłało do Ambasady Wietnamu w Warszawie list, w którym sprzeciwia się łamaniu praw człowieka w tym kraju. "Metody stosowane wobec katolików przez władze Wietnamu nie mieszczą się w standardach cywilizowanego świata" - czytamy w liście.
Autorzy protestu stwierdzają, że "działania władz Wietnamu wobec katolików są szokujące i w najwyższym stopniu niepokojące". Wskazują na konkretne przypadki łamania praw człowieka w tym azjatyckim kraju: wysadzono ładunkami wybuchowymi krzyża w Dong Chiem; wobec broniących krzyża parafian użyto gazów łzawiących, psów, elektrycznych pałek; wiele osób ciężko pobito i aresztowano. Zburzono figurę Matki Bożej w Bau Sen, zaś władze chcą obciążyć parafię kosztami wyburzenia; jeżeli katolicy nie zapłacą równowartości 15 tys. dolarów amerykańskich rządzący mają zarekwirować ich majątki. Skatowano redemptorystę Antoniego Nguyen Van Tang. Organizuje się napady na księży diecezjalnych i zakonnych. Rozpoczęto eksmisję czterystu rodzin katolickich z parafii w Con Dau, wyburza ich domów i przejmuje grunty.
(http://wiadomosci.gazeta.pl/Wiadomosci/1,81048,7530719,Stowarzyszenie__Rodzina_Polska__przeciwko_lamaniu.html)
Wietnam modli się razem z Polską (Việt nam cầu nguyện chung với Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyjna
19:12 05/02/2010
ostatnia aktualizacja 2010-02-05 -- Na polski dzień solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie, który odbył się 4 lutego, odpowiedzieli modlitwą także katolicy w tym kraju. Mimo komunistycznej cenzury wiadomość z dalekiej Polski dotarła do tamtejszych katolików, choć miejscowy Kościół nie dysponuje żadnym środkiem społecznego przekazu.
W stołecznym Hanoi, w parafii Thai Ha, kilkuset wiernych uczestniczyło w Mszy solidarności. Wierni przynieśli na Eucharystię zapalone świece, a po liturgii uczestniczyli w adoracji krzyża. W sposób szczególny pamiętano o prześladowanych parafianach z Dong Chiem, gdzie komuniści wysadzili w powietrze cmentarny krzyż, a teraz izolują mieszkańców od świata, oraz o katolikach z Con Dau, gdzie władze chcą eksmitować ponad 2 tys. wiernych. Wietnamscy katolicy podziękowali za znak solidarności Kościoła w Polsce.
Po raz kolejny okazało się, że najlepszym sprzymierzeńcem prześladowanych za wiarę katolików w Wietnamie jest internet i jego też najbardziej obawiają się komunistyczni dygnitarze. Wieść o prześladowaniu i niesprawiedliwości społecznej czy łamaniu praw człowieka rozchodzi się w sieci najszybciej i niewygodne informacje wymykają się wietnamskiej cenzurze. Drugim sprzymierzeńcem prześladowanych jest międzynarodowa opinia publiczna oraz jej solidarność.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7533527,Wietnam_modli_sie_razem_z_Polska.html)
W stołecznym Hanoi, w parafii Thai Ha, kilkuset wiernych uczestniczyło w Mszy solidarności. Wierni przynieśli na Eucharystię zapalone świece, a po liturgii uczestniczyli w adoracji krzyża. W sposób szczególny pamiętano o prześladowanych parafianach z Dong Chiem, gdzie komuniści wysadzili w powietrze cmentarny krzyż, a teraz izolują mieszkańców od świata, oraz o katolikach z Con Dau, gdzie władze chcą eksmitować ponad 2 tys. wiernych. Wietnamscy katolicy podziękowali za znak solidarności Kościoła w Polsce.
Po raz kolejny okazało się, że najlepszym sprzymierzeńcem prześladowanych za wiarę katolików w Wietnamie jest internet i jego też najbardziej obawiają się komunistyczni dygnitarze. Wieść o prześladowaniu i niesprawiedliwości społecznej czy łamaniu praw człowieka rozchodzi się w sieci najszybciej i niewygodne informacje wymykają się wietnamskiej cenzurze. Drugim sprzymierzeńcem prześladowanych jest międzynarodowa opinia publiczna oraz jej solidarność.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7533527,Wietnam_modli_sie_razem_z_Polska.html)
Cao to Watch Super Bowl with President Obama at White House
Joseph Anh Cao
20:39 05/02/2010
FOR IMMEDIATE RELEASE:
February 4, 2010
CONTACT: Clayton Hall (202) 225-6636
Washington, DC – Congressman Anh “Joseph” Cao (LA-2) has accepted an invitation from President Obama to watch the Super Bowl at the White House with the First Family. Cao will be joined by his wife, Kate, and two daughters.
Cao said: “I cannot think of a better way to spend my Super Bowl Sunday. I get to watch our Saints play for their first Lombardi Trophy while spending hours of quality time with the President of the United States. I also will have the opportunity to bring up key issues directly affecting the people in my district.”
Cao added: “The relationship that I have been able to develop with the President and his Administration has been great for my constituents in Orleans and Jefferson Parishes. We have worked extremely well together in our first year in office, and I deeply respect his commitment to Gulf Coast recovery.”
Having read President Obama’s budget for Fiscal Year 2011, Cao applauds his decision for the continuation of funding coastal restoration, which is still a priority in Orleans and Jefferson Parishes.
While he is pleased with much of the President’s budget, Cao is concerned about the cancellation of the National Aeronautics and Space Administration’s (NASA) Constellation human spaceflight program. Should the budget pass in its current form, the cancellation could mean job losses at the NASA Michoud Facility, which is located in the Second District. This is one of the issues Cao said he would bring up for discussion this upcoming Sunday.
Cao said he will also bring a gift package from the New Orleans Saints to present to President Obama and the First Family in recognition of this historic event.
Cao said: “Just last week, President Obama told Diane Sawyer that he is rooting for the Saints more than the Colts. With this enthusiasm, we are sure to have a good time watching the New Orleans Saints win their first Super Bowl.”
To view Congressman Cao’s speech given on the House Floor on the Saints going to the Super Bowl, click here.
February 4, 2010
CONTACT: Clayton Hall (202) 225-6636
Washington, DC – Congressman Anh “Joseph” Cao (LA-2) has accepted an invitation from President Obama to watch the Super Bowl at the White House with the First Family. Cao will be joined by his wife, Kate, and two daughters.
Cao said: “I cannot think of a better way to spend my Super Bowl Sunday. I get to watch our Saints play for their first Lombardi Trophy while spending hours of quality time with the President of the United States. I also will have the opportunity to bring up key issues directly affecting the people in my district.”
Cao added: “The relationship that I have been able to develop with the President and his Administration has been great for my constituents in Orleans and Jefferson Parishes. We have worked extremely well together in our first year in office, and I deeply respect his commitment to Gulf Coast recovery.”
Having read President Obama’s budget for Fiscal Year 2011, Cao applauds his decision for the continuation of funding coastal restoration, which is still a priority in Orleans and Jefferson Parishes.
While he is pleased with much of the President’s budget, Cao is concerned about the cancellation of the National Aeronautics and Space Administration’s (NASA) Constellation human spaceflight program. Should the budget pass in its current form, the cancellation could mean job losses at the NASA Michoud Facility, which is located in the Second District. This is one of the issues Cao said he would bring up for discussion this upcoming Sunday.
Cao said he will also bring a gift package from the New Orleans Saints to present to President Obama and the First Family in recognition of this historic event.
Cao said: “Just last week, President Obama told Diane Sawyer that he is rooting for the Saints more than the Colts. With this enthusiasm, we are sure to have a good time watching the New Orleans Saints win their first Super Bowl.”
To view Congressman Cao’s speech given on the House Floor on the Saints going to the Super Bowl, click here.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tất Niên cho những người kém may mắn của Giáo phận Hà Nội
Paulus Lê Sơn
01:26 05/02/2010
Hà Nội, thứ tư ngày 3/2/2009 tại dòng Phaolo tọa lạc số 31 đường Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra ngày hội mừng tất niên và thánh lễ tạ ơn dành cho những con người nghèo khổ, bệnh tật, hẩm hiu và kém may mắn.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu sau gần 1 tháng lên kế hoạch cho buổi gặp mặt tất niên và thánh lễ tạ ơn. Ủy ban bác ái xã hội Giáo phận Hà Nội kết hợp cùng với tòa giám mục, DCCT Hà Nội, quý linh mục, quý sơ đang phụ trách các nhóm, các hội đã tổ chức ngày hội thành công tốt đẹp
Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của quý Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến – đặc trách ủy ban BAXH tổng giáo phận Hà Nội. Hai quý cha tòa giám mục gồm Linh mục Brunô Phạm Bá Quế - đặc trách BAXH giáo phận Hà Nội, Linh mục Anfonso Nguyễn Hùng – tân chánh văn phòng tòa giám mục Hà Nội. Cùng cha bề trên Matthêu Vũ khởi Phụng và Linh mục F.x Nguyễn Kim Phùng DCCT Hà Nội - đặc trách bảo vệ sự sống giáo phận Hà Nội.
Nhiều quý sơ dòng MTG, Dòng Phaolo, dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Điểm Tin cùng hàng trăm tình nguyện viên…là những con người trực tiếp và sát cánh chăm sóc, tận tâm với những con người kém may mắn. Họ chính là những con người tạo nên những tiếng cười, niềm vui và sự ấm áp cho những con người kém may mắn.
Ngày hội đã quy tụ 12 nhóm thuộc đủ các đối tượng với số lượng lên đến hơn 300 người. Họ là những con người bệnh hoạn tật nguyền, nghèo khổ cùng cực không nên nương tựa, người già cả neo đơn, người Bạn có HIV, trẻ em khuyết tật v.v… đến từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tây cũ,… và nhiều nhóm trong nội đô.
Xuân về tết đến, ai ai cũng háo hức đón chờ niềm vui từ người thân, gia đình, bè bạn. Nhưng có thể những con người đang phải gánh chịu những mảnh đời kém may mắn này, họ không có cơ hội để được hưởng thụ những món quà tinh thần của không khí ngày Tết… Với tình thần tình yêu Thiên Chúa thúc bách, tất cả mọi người là những tình nguyện viên có mặt trong ngày lễ tất niên đã cống hiến hết sức cho những người anh em mình có thể mang lại một chút ấm áp cho họ.
Buổi văn nghệ được kết nên từ những giọng ca, lời thơ bởi những anh kém may mắn cùng những tiết mục múa hết sức đẹp mắt của những tình nguyện viên trẻ trung. Một bầu khí ấm áp, yêu thương như bao trùm lên trên từng cảm nhận của mỗi người.
10h, thánh lễ đồng tế được cử hành một cách long trọng. Sau khi thánh lễ kết thúc, quý Đức cha, quý cha tặng quà tết cho anh chị em kém may mắn và cùng chung vui bữa cơm trưa với mọi người.
Khoảng hơn 12h, quý Đức cha, các cha, tu sĩ nam nữ, anh chị em tình nguyện viên lên đường, xuống sông lênh đênh xuôi ngược dòng sông Hồng để thăm hỏi và tặng quà tết cho những gia đình thuộc “Xóm Thuyền”, ở bãi giữa của sông Hồng.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu sau gần 1 tháng lên kế hoạch cho buổi gặp mặt tất niên và thánh lễ tạ ơn. Ủy ban bác ái xã hội Giáo phận Hà Nội kết hợp cùng với tòa giám mục, DCCT Hà Nội, quý linh mục, quý sơ đang phụ trách các nhóm, các hội đã tổ chức ngày hội thành công tốt đẹp
Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của quý Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến – đặc trách ủy ban BAXH tổng giáo phận Hà Nội. Hai quý cha tòa giám mục gồm Linh mục Brunô Phạm Bá Quế - đặc trách BAXH giáo phận Hà Nội, Linh mục Anfonso Nguyễn Hùng – tân chánh văn phòng tòa giám mục Hà Nội. Cùng cha bề trên Matthêu Vũ khởi Phụng và Linh mục F.x Nguyễn Kim Phùng DCCT Hà Nội - đặc trách bảo vệ sự sống giáo phận Hà Nội.
Nhiều quý sơ dòng MTG, Dòng Phaolo, dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Điểm Tin cùng hàng trăm tình nguyện viên…là những con người trực tiếp và sát cánh chăm sóc, tận tâm với những con người kém may mắn. Họ chính là những con người tạo nên những tiếng cười, niềm vui và sự ấm áp cho những con người kém may mắn.
Ngày hội đã quy tụ 12 nhóm thuộc đủ các đối tượng với số lượng lên đến hơn 300 người. Họ là những con người bệnh hoạn tật nguyền, nghèo khổ cùng cực không nên nương tựa, người già cả neo đơn, người Bạn có HIV, trẻ em khuyết tật v.v… đến từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tây cũ,… và nhiều nhóm trong nội đô.
Xuân về tết đến, ai ai cũng háo hức đón chờ niềm vui từ người thân, gia đình, bè bạn. Nhưng có thể những con người đang phải gánh chịu những mảnh đời kém may mắn này, họ không có cơ hội để được hưởng thụ những món quà tinh thần của không khí ngày Tết… Với tình thần tình yêu Thiên Chúa thúc bách, tất cả mọi người là những tình nguyện viên có mặt trong ngày lễ tất niên đã cống hiến hết sức cho những người anh em mình có thể mang lại một chút ấm áp cho họ.
Buổi văn nghệ được kết nên từ những giọng ca, lời thơ bởi những anh kém may mắn cùng những tiết mục múa hết sức đẹp mắt của những tình nguyện viên trẻ trung. Một bầu khí ấm áp, yêu thương như bao trùm lên trên từng cảm nhận của mỗi người.
10h, thánh lễ đồng tế được cử hành một cách long trọng. Sau khi thánh lễ kết thúc, quý Đức cha, quý cha tặng quà tết cho anh chị em kém may mắn và cùng chung vui bữa cơm trưa với mọi người.
Khoảng hơn 12h, quý Đức cha, các cha, tu sĩ nam nữ, anh chị em tình nguyện viên lên đường, xuống sông lênh đênh xuôi ngược dòng sông Hồng để thăm hỏi và tặng quà tết cho những gia đình thuộc “Xóm Thuyền”, ở bãi giữa của sông Hồng.
Năm Thánh Việt Nam - Hòa giải và Hy vọng
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
09:18 05/02/2010
NĂM THÁNH – HOÀ GIẢI VÀ HY VỌNG
Năm nay ngày quốc tế chống tham nhũng (8-12) diễn ra cùng lúc với Hội Nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen. Liên Hiệp Quốc đã đứng ra tổ chức cả hai hội nghị này để tìm kiếm phương thức chống lại tác hại tàn phá môi trường sống của nhân loại trên hành tinh này.
Hai sự kiện quan trọng này diễn ra cùng lúc cho thấy giữa tham nhũng và tàn phá môi trường có mối liên quan hỗ tương. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong thông điệp nhân ngày quốc tế chống tham nhũng đã nhấn mạnh: “Đừng để tham nhũng giết chết phát triển.”
Rồi những hội nghị quốc tế rầm rộ này cũng qua đi. Vấn đề là sau hội nghị đó có được những biến đổi tích cực nào, hay cũng chỉ là những khẩu hiệu hô lên rồi để đấy. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vừa công bố bảng chỉ số tham nhũng 2009, theo đó Việt Nam vẫn đứng thứ hạng 120/180. Hội nghị Copenhaghen về biến đổi khí hậu là một lời nhắc nhớ đừng huỷ hoại mội trường sống của mình và nhân loại. Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm mất đi 51.000ha rừng. 80% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng (nguồn, báo Thanh Niên, 9-12-2009).
Đã qua rồi đêm diễn nguyện mừng khai mạc Năm Thánh thật ấn tượng do mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức trên một quảng trường rộng gần 11.000m2 ngay trước phế tích nhà nguyện Đại Chủng Viện Kẻ Sở. Cũng qua rồi Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội với hơn 30 giám mục, hơn 400 linh mục, gần 1000 tu sĩ nam nữ chủng sinh, và khoảng 70000 giáo dân đến từ ba miền đất nước. Rồi những ngày Khai Mạc Năm Thánh tổ chức tại các Giáo Phận, các giáo hạt, giáo xứ cũng qua đi. Dư âm còn lại chăng phải là lời nhắn nhủ của Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Sài Gòn: “Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài – dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh: mẩu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ…”
Năm Thánh là thời gian dành đặc biệt cho Chúa là đấng Thánh. Mỗi người tín hữu phải thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa làm chủ cuộc đời mình về mọi mặt. Đây cũng là thời gian tốt nhất để tập thể Giáo Hội cũng như cá nhân mỗi người dừng chân nhìn lại để thấy rõ chính mình hơn trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dừng chân để sám hối, hoà giải và khơi lên niềm hy vọng. Đó chính là chủ đề của Năm Thánh 2010 được Đức Hồng Y Etchégaray phát biểu trước Thánh lễ khai mạc: “Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự hòa giải và niềm hy vọng.”
HOÀ GIẢI
Theo Đức Hồng Y Etchégaray, thế giới ngày nay đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau, có sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau, cho nên tất cả mọi người đều mong ước có sự hoà giải đích thực. Các Đức Giám Mục Việt Nam đã can đảm nhấn mạnh tới điều này. Nhờ đó chúng ta có thể nối lại tình huynh đệ với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.
Đức Thánh Cha Benêđictô XVI trong sứ điệp gởi Giáo Hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010 cũng nói đến điểm quan trọng này: “Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ.”
Bài chia sẻ với cộng đồng Dân Chúa trong Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa (vì lý do sức khỏe, Đức Cha không thể giảng được, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đọc thay) cũng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngỏ lời với những ai không cùng niềm tin tôn giáo:
“Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng và rất cám ơn sự chiếu cố tận tình của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân trong dịp đại lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công giáo. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng thực ra, sự hiện diện của quý vị và những gì diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử xã hội phức tạp, do vô tình hoặc ác ý từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà hình ảnh Thiên Chúa đã bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đã bị ngộ nhận hiểu lầm.
Qua ngày khai mạc Năm Thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự hòa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đã không hài lòng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.”
Đức Giám Mục chân thành khiêm tốn nhìn nhận công khai rằng:
“Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai.”
Trong diễn văn khai mạc Năm Thánh, Đức Cha chủ tịch HĐGMVN cũng đưa ra lời kết: “Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn còn đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của mình…”
Lời sám hối hoà giải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, do giáo phận Thanh Hóa đại diện dọc trong nghi thức khai mạc đêm diễn nguyện Năm Thánh đã cụ thể hoá những nét chính yếu mà Giáo Hội cần sám hối. Thật bồi hồi xúc động khi nghe những lời “thú tội trước bình minh”:
“Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội! Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!
- Xin lỗi Chúa: Giáo Hội Chúa thiết lập là Giáo Hội Duy Nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Thánh Thiện, nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Đức Kitô. Giáo Hội Chúa là Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng…
- Xin lỗi nhau: Chúng ta đã vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, khai trừ nhau. Chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như Lời Chúa dạy. Chủ chăn xin lỗi con chiên. Giáo dân xin lỗi linh mục. Bề trên xin lỗi bề dưới. Bề dưới xin lỗi bề trên. Vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.
- Xin lỗi anh em đồng bào: Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.”
Đức Hồng Y Gioan Baotixita trong đêm khai mạc Năm Thánh của Giáo phận Sài Gòn cũng ngỏ lời với cộng đoàn: “Chúng ta không thể phủ nhận đã phạm sai sót trong quá khứ và hiện tại. Kỷ niệm 50 năm Hồng Ân là dịp để nhìn lại, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…”
Những lời xin lỗi đó không phải chỉ để “nói đại diện” hay chỉ người đại diện nhận lỗi, còn tất cả đều… vô tư! Nhưng đó phải là lời thú nhận của mỗi người, của từng người trong suốt Năm Thánh này. Nhận lỗi để không còn mắc lỗi nữa, để không còn đi vào vết xe đổ của quá khứ.
Thật là đẹp biết bao, lời chứng hùng hồn biết bao khi “Chủ chăn xin lỗi con chiên. Bề trên xin lỗi bề dưới. Cha mẹ xin lỗi con cái…” Người trên đã khiêm tốn cúi xuống nhận lỗi vì nhiều lần đã không gần gũi lắng nghe tiếng nói của những kẻ “bé cổ thấp họng”, nhiều lần đã có những quyết định nóng vội “nhân danh đức vâng lời” mà kẻ dưới chỉ biết cúi đầu “xin vâng”, nhiều lần đã chỉ nghe báo cáo, nghe dư luận mà không cho kẻ dưới có cơ hội trần tình nỗi oan khiên. “Không lắng nghe, không đối thoại” nên đã không hiểu nhau và làm khổ nhau, “làm cho nhau buồn lòng” hết năm này đến năm kia. Có khi… suốt cả đời người! Chờ đến khi nằm xuống mới nhận được lời minh oan thì đã… quá muộn màng!
Hình ảnh những thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong tập thể bắt tay làm hoà với nhau trong Năm Thánh này càng phải đề cao hơn nữa. Dù “Năm Giáo Dục Gia Đình” đã qua đi cách lặng lẽ, nhưng những vấn đề của gia đình, của cộng đoàn vẫn còn đấy! Anh em trong một nhà, đồng môn, đồng nghiệp, đồng đạo đã xử với nhau “cạn tầu ráo máng”. Đôi khi còn tệ hơn những người ngoài công giáo nữa. Con chiên “sát phạt” chủ chiên không tiếc lời. Có buồn không, khi những “kẻ ngoại đạo” lại đối xử với ta nhân bản hơn những “người trong đạo”? Mọi thành viên cùng sám hối và coi lại cách xử sự với nhau, ít nhất là cho có tình người. Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ “bác ái, chân lý, công bằng và ngay thẳng chính là những giá trị Phúc Âm. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương đức Kitô thì chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ”, và ta mới có thể “làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa chúng ta.”
Xin lỗi rồi thì phải tha lỗi. Không đổ lỗi, chữa lỗi hay bắt lỗi nhau nữa. Không còn “kỳ thị nhau, loại trừ nhau” nữa. Đó mới thật là con đường hoà giải. Đi vào con đường đó, ta mới xứng đáng lãnh nhận ơn Toàn Xá trong Năm Thánh. Nhưng than ôi! Thân phận con người yếu đuối, đầy tham sân si. Làm sao tha thứ thật lòng, xoá bỏ mọi thành kiến và quên đi những vết thương lòng được?
Trong sứ điệp của Bộ Phúc Âm hoá các Dân Tộc, Đức Hồng Y Ivan đã: “cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương trình bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc…”
Vâng, chỉ khi nào mỗi người biết quay trở về “điểm xuất phát” là Chúa Kitô, để tình yêu Chúa chiếm hữu, để Đức Kitô sống trong mình như Phaolô, lúc đó ta mới có thể làm một cuộc sám hối hoán cải tận căn, bằng không lại chỉ là những nghi thức làm theo phong trào, hay phút giây cảm xúc hồ hởi chóng qua.
NIỀM HY VỌNG
Mục tiêu thứ hai của Năm Thánh, đó là Niềm Hy Vọng. Theo ĐHY Etchégaray, vì chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, phải đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, thậm chí có “những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng”, cho nên đòi hỏi phải có sự can đảm. Niềm hy vọng không phải là chuyện mơ tưởng hão huyền.
Đức Hồng Y nhấn mạnh: “Trái đất này không phải là một phòng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời. Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đã từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta. Một cộng đoàn và một giáo hội được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và tình huynh đệ. Chính vì thế chúng ta bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính… Tất cả hãy dang rộng vòng tay của mình, trong suốt Năm Thánh này… Tất cả phải cùng hành động trong Năm Thánh này, để giáo hội Việt Nam trở thành giáo hội gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lý tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời! Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy!”
Để nuôi dưỡng niềm hy vọng đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, đã gửi tới cộng đoàn mong ước, thao thức của mình trong thư công bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận: “Chúng tôi mong ước mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương”, “người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”
Viết lại định nghĩa trên không phải bằng bút mực, không phải bằng những biểu ngữ giăng ngập đường phố, nhưng bằng chính hành động, bằng chính cách sống của mỗi người, như Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN nêu lên chứng từ của các tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long trong diễn văn khai mạc năm Thánh: “Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoại gọi họ là những người theo ‘Đạo của Tình Yêu’.”
Viết lại định nghĩa đó bằng “quyết tâm đào sâu và phong phú hoá sự hiệp thông trong Hội Thánh và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính trực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.” (ĐTC Bênêđictô XVI).
Niềm hy vọng sẽ thực sự bừng sáng trong Năm Thánh này khi những ngày khai mạc rầm rộ qua đi mà vẫn còn để lại dư âm trong lòng người tham dự lời nhắn nhủ của Đức cha Chủ Tịch HĐGMVN: “cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận mình được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đã truyền dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Để kết, xin mượn lời cầu chúc của ĐHY Ivan Dias Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc, “Nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đã đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên mãn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hãy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xã hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hãy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5).
Thư Chúc Xuân Năm Thánh và Xuân Canh Dần
+ ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
12:08 05/02/2010
Tòa Giám Mục TGP.TPHCM
T6, 22/01/2010 - 10:43
Toà Tổng Giám mục
TGP Thành phố HCM
THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN
Anh chị em trong gia đình giáo phận rất thân mến,
Xây dựng ba mối tương quan của đạo làm người
1. Vào thời điểm chuẩn bị bước vào Năm Thánh 2010, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ cộng đồng dân Chúa Việt Nam hãy dành thời gian Năm Thánh xây dựng ba mối tương quan căn bản của đạo làm người:
- thể hiện lòng thảo kính đối với Chúa là Cha trên trời cùng ông bà tổ tiên và các tiền nhân;
- phát huy tình huynh đệ hiệp nhất đối với nhau trong cộng đồng dân Chúa là anh em đồng đạo;
- mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại.
Đồng thời hãy nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng về tương lai, để tạ ơn cùng tạ lỗi và xin ơn đổi mới:
- tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban, tạ ơn ông bà tổ tiên và các tiền nhân vì đã dày công vun đắp và lưu truyền gia sản đức tin;
- tạ lỗi với Chúa, với nhau và với mọi người, vì những sai sót;
- đồng thời xin ơn giúp sức điều chỉnh và bù đắp những sai sót, bằng quyết tâm thực thi Lời Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày, nhằm làm chứng Đạo Chúa là đạo dạy làm con Cha trên trời và làm anh em mọi người trong thiên hạ.
I. Sống đạo làm con Cha trên trời
Cầu nguyện
2. Chúa Giêsu mở ra con đường cầu nguyện để gặp gỡ Cha trên trời. Gặp gỡ Chúa để lắng nghe Lời Chúa dạy, để tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban. Cầu nguyện như Chúa Giêsu dạy (xem Kinh Lạy Cha), như Giáo Hội dạy (xem 20 Mầu nhiệm Mân Côi), là nguồn nước trong lành vun tưới cho các hạt giống hồng ân của Chúa phát triển xanh tươi và đơm bông kết trái, vì sự sống dồi dào của mọi người.
Chúng ta cần cầu nguyện trong mọi nơi mọi lúc, nhất là trong lúc thử thách gian nan như lời Thánh Phaolô khuyên dạy: "Trong gian truân thử thách, anh em hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện" (Rom 12,12). Vì lẽ kiên trì cầu nguyện là con đường tiếp nhận ơn bình an và ơn hiểu biết, ơn sức mạnh và ơn đổi mới, giúp mỗi người, trong mọi hoàn cảnh, tiến bước trong đường lối khôn ngoan của Chúa Tạo Thành và Cứu Độ.
Nhận ra ân huệ Chúa ban và tạ ơn Ngài
3. Đến năm 1975, đất nước bước vào một trang sử mới với sự thay đổi chế độ chính trị. Sự thay đổi nầy dẫn đến những thay đổi trong khung nếp văn hoá xã hội kinh tế cũ, lôi kéo theo những mất mát cho Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, mất mát về dân số, về cơ sở và hoạt động bác ái xã hội. Thế nhưng hoàn cảnh mới lại là cơ hội Chúa ban cho người công giáo tập trung nỗ lực xây dựng gia đình cùng cộng đoàn trên nền móng vững chắc là Lời Chúa. Lời Chúa trong Sách Thánh, cũng như Lời cứu độ nhập thể làm người và ở lại với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, chiếu soi vào cõi nhân sinh ánh sáng chân lý tròn đầy và tình yêu vững bền, cùng thắp sáng lên niềm hy vọng vào sự sống dồi dào và hạnh phúc thật. Nhờ ơn Chúa ban, hình ảnh về một cộng đoàn tín hữu khiêm tốn làm chứng cho Lời cứu độ, đã tạo nên lối nhìn tích cực của nhiều người trong xã hội về Giáo Hội: nhìn Giáo Hội như một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của dân tộc cùng sự phát triển của đất nước.
Ơn Chúa ban cho giáo phận hồi phục và phát triển
4. Trong vài thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển về kinh tế xã hội với nhiều khu công nghiệp, nhiều khu dân cư và đô thị mới. Tình hình mới làm phát sinh những nhu cầu mục vụ mới. Trong bối cảnh xã hội đổi mới và phát triển, gia đình giáo phận từng bước phục hồi cùng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức giáo phận, cùng chung sức xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ mới. Và nhờ ơn Chúa ban, gia đình giáo phận không ngừng gia tăng và phát triển. Dầu vậy, vẫn còn có những sai sót cần được điều chỉnh và bổ sung, những quan điểm và phong cách cần được đổi mới theo như Chúa cùng Giáo Hội mong muốn.
II. Phát huy tình huynh đệ hiệp nhất trong gia đình giáo phận
5. Vì là con cái Cha trên trời, chúng ta phải phát huy tình huynh đệ hiệp nhất, nhằm cổ võ các gia đình tín hữu, cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, giáo phận, trung thành thực thi Lời Chúa dạy sống hiếu thảo, chung thuỷ và bác ái huynh đệ, hầu trở nên ngôi trường giáo dục đức tin, thành trì bảo vệ đức tin, ngọn đuốc thắp sáng đức tin. Đó là cách đền ơn đáp nghĩa ông bà tổ tiên và tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu đào để gìn giữ và lưu truyền gia sản đức tin cho các thế hệ hậu sinh.
Xây dựng tình huynh đệ liên đới nhằm đồng tâm nhất trí tạo điều kiện cho mọi người mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin qua việc học hỏi giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt Thông điệp "Tình Yêu Trong Chân Lý", giúp cho mọi người sống trong chân lý tròn đầy và trong tình yêu vững bền của Chúa Kitô. Nhờ đó dần dần trở nên người công giáo chính thực và công dân tốt, là người ý thức mở rộng tình huynh đệ, tình làng nghĩa xóm, và phát huy tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng dân tộc cùng ngôi làng thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
III. Mở rộng tình huynh đệ liên đới trong cộng đồng xã hội
Con đường đồng hành cùng dân tộc
6. Vào dịp các giám mục Việt Nam đi Ad Limina cuối tháng 6 năm 2009, Đức Bênêđitô XVI có lời nhắc nhở cộng đồng dân Chúa Việt Nam: đồng hành cùng dân tộc trên con đường lịch sử của đất nước, mọi người cần quan tâm mở rộng tình huynh đệ cùng phát huy tinh thần trách nhiệm liên đới trong cộng đồng xã hội, qua con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần xã hội, trên nền tảng sự thật và công ích, nhằm phục vụ cho sự sống con người cùng sự phát triển đất nước.
Đổi mới cách thể hiện tình huynh đệ và tình yêu đối với tổ quốc
7. Lịch sử loài người cũng như lịch sử Giáo Hội đều cho thấy có hai cách thể hiện tình huynh đệ đại đồng: một là áp đặt văn hoá ngoại lai, hai là hội nhập và phát huy văn hoá bản địa, theo mẫu gương của Thiên Chúa nhập thể làm người, như Thánh Phaolô hoặc Mathêô Ricci đã cố gắng thực hiện. Cuộc sống hôm nay còn cho thấy có hai cách thể hiện tình yêu đối với tổ quốc: một là áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường đối thoại và hợp tác nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực phục vụ cho công ích, cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền.
Đổi mới mối quan hệ xã hội
8. Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã mở ra một trang sử mới cho mối quan hệ giữa Giáo Hội với cộng đồng xã hội và văn hoá, tôn giáo và chính trị, đã đổi mới mối quan hệ xã hội từ đối đầu sang đối thoại.
Đối thoại chính thực không phải là tiếng nói của thế lực hay bạo lực, mà là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thần trách nhiệm liên đới, nhằm đi đến hợp tác xây dựng công ích cho mọi người. Kinh nghiệm cho thấy đối thoại là con đường mới mẻ, đồng thời cũng đầy trở ngại. Trở ngại lớn nhất, ngoài tư kiến và tư lợi, là tính đối kháng cố hữu trong mỗi người, cùng những hậu quả đau thương của hành vi đối đầu kéo dài trong lịch sử. Đồng thời lịch sử cũng cho thấy Chúa đã thương ban cho Lời cứu độ nhập thể làm người ở giữa chúng ta, mang ánh sáng chân lý tròn đầy cùng sức mạnh của tình thương quảng đại bao dung và khiêm tốn phục vụ, giúp con người vượt qua trở ngại, và tiến bước trên con đường đối thoại và hợp tác, vì công ích, vì sự sống toàn diện của mọi người.
Lời cầu chúc
9. Nhân dịp Xuân Canh Dần sắp đến, chúng tôi cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình, các cộng đoàn tín hữu, một Năm Mới an bình hạnh phúc và một Năm Thánh chứa chan hồng ân và tình thương của Chúa.
Mừng kính Ngôi Lời làm người ở giữa chúng ta, 25.12.2009
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
T6, 22/01/2010 - 10:43
Toà Tổng Giám mục
TGP Thành phố HCM
THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN
Anh chị em trong gia đình giáo phận rất thân mến,
Xây dựng ba mối tương quan của đạo làm người
1. Vào thời điểm chuẩn bị bước vào Năm Thánh 2010, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ cộng đồng dân Chúa Việt Nam hãy dành thời gian Năm Thánh xây dựng ba mối tương quan căn bản của đạo làm người:
- thể hiện lòng thảo kính đối với Chúa là Cha trên trời cùng ông bà tổ tiên và các tiền nhân;
- phát huy tình huynh đệ hiệp nhất đối với nhau trong cộng đồng dân Chúa là anh em đồng đạo;
- mở rộng tình huynh đệ liên đới đối với mọi người trong cộng đồng xã hội, là anh em đồng bào và đồng loại.
Đồng thời hãy nhìn lại quá khứ, nhìn vào hiện tại và hướng về tương lai, để tạ ơn cùng tạ lỗi và xin ơn đổi mới:
- tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban, tạ ơn ông bà tổ tiên và các tiền nhân vì đã dày công vun đắp và lưu truyền gia sản đức tin;
- tạ lỗi với Chúa, với nhau và với mọi người, vì những sai sót;
- đồng thời xin ơn giúp sức điều chỉnh và bù đắp những sai sót, bằng quyết tâm thực thi Lời Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày, nhằm làm chứng Đạo Chúa là đạo dạy làm con Cha trên trời và làm anh em mọi người trong thiên hạ.
I. Sống đạo làm con Cha trên trời
Cầu nguyện
2. Chúa Giêsu mở ra con đường cầu nguyện để gặp gỡ Cha trên trời. Gặp gỡ Chúa để lắng nghe Lời Chúa dạy, để tạ ơn Chúa vì ân huệ Chúa ban. Cầu nguyện như Chúa Giêsu dạy (xem Kinh Lạy Cha), như Giáo Hội dạy (xem 20 Mầu nhiệm Mân Côi), là nguồn nước trong lành vun tưới cho các hạt giống hồng ân của Chúa phát triển xanh tươi và đơm bông kết trái, vì sự sống dồi dào của mọi người.
Chúng ta cần cầu nguyện trong mọi nơi mọi lúc, nhất là trong lúc thử thách gian nan như lời Thánh Phaolô khuyên dạy: "Trong gian truân thử thách, anh em hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện" (Rom 12,12). Vì lẽ kiên trì cầu nguyện là con đường tiếp nhận ơn bình an và ơn hiểu biết, ơn sức mạnh và ơn đổi mới, giúp mỗi người, trong mọi hoàn cảnh, tiến bước trong đường lối khôn ngoan của Chúa Tạo Thành và Cứu Độ.
Nhận ra ân huệ Chúa ban và tạ ơn Ngài
3. Đến năm 1975, đất nước bước vào một trang sử mới với sự thay đổi chế độ chính trị. Sự thay đổi nầy dẫn đến những thay đổi trong khung nếp văn hoá xã hội kinh tế cũ, lôi kéo theo những mất mát cho Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, mất mát về dân số, về cơ sở và hoạt động bác ái xã hội. Thế nhưng hoàn cảnh mới lại là cơ hội Chúa ban cho người công giáo tập trung nỗ lực xây dựng gia đình cùng cộng đoàn trên nền móng vững chắc là Lời Chúa. Lời Chúa trong Sách Thánh, cũng như Lời cứu độ nhập thể làm người và ở lại với chúng ta trong bí tích Thánh Thể, chiếu soi vào cõi nhân sinh ánh sáng chân lý tròn đầy và tình yêu vững bền, cùng thắp sáng lên niềm hy vọng vào sự sống dồi dào và hạnh phúc thật. Nhờ ơn Chúa ban, hình ảnh về một cộng đoàn tín hữu khiêm tốn làm chứng cho Lời cứu độ, đã tạo nên lối nhìn tích cực của nhiều người trong xã hội về Giáo Hội: nhìn Giáo Hội như một cộng đoàn phục vụ cho sự sống của dân tộc cùng sự phát triển của đất nước.
Ơn Chúa ban cho giáo phận hồi phục và phát triển
4. Trong vài thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển về kinh tế xã hội với nhiều khu công nghiệp, nhiều khu dân cư và đô thị mới. Tình hình mới làm phát sinh những nhu cầu mục vụ mới. Trong bối cảnh xã hội đổi mới và phát triển, gia đình giáo phận từng bước phục hồi cùng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức giáo phận, cùng chung sức xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ mới. Và nhờ ơn Chúa ban, gia đình giáo phận không ngừng gia tăng và phát triển. Dầu vậy, vẫn còn có những sai sót cần được điều chỉnh và bổ sung, những quan điểm và phong cách cần được đổi mới theo như Chúa cùng Giáo Hội mong muốn.
II. Phát huy tình huynh đệ hiệp nhất trong gia đình giáo phận
5. Vì là con cái Cha trên trời, chúng ta phải phát huy tình huynh đệ hiệp nhất, nhằm cổ võ các gia đình tín hữu, cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, giáo phận, trung thành thực thi Lời Chúa dạy sống hiếu thảo, chung thuỷ và bác ái huynh đệ, hầu trở nên ngôi trường giáo dục đức tin, thành trì bảo vệ đức tin, ngọn đuốc thắp sáng đức tin. Đó là cách đền ơn đáp nghĩa ông bà tổ tiên và tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu đào để gìn giữ và lưu truyền gia sản đức tin cho các thế hệ hậu sinh.
Xây dựng tình huynh đệ liên đới nhằm đồng tâm nhất trí tạo điều kiện cho mọi người mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin qua việc học hỏi giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt Thông điệp "Tình Yêu Trong Chân Lý", giúp cho mọi người sống trong chân lý tròn đầy và trong tình yêu vững bền của Chúa Kitô. Nhờ đó dần dần trở nên người công giáo chính thực và công dân tốt, là người ý thức mở rộng tình huynh đệ, tình làng nghĩa xóm, và phát huy tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng dân tộc cùng ngôi làng thế giới toàn cầu hoá hôm nay.
III. Mở rộng tình huynh đệ liên đới trong cộng đồng xã hội
Con đường đồng hành cùng dân tộc
6. Vào dịp các giám mục Việt Nam đi Ad Limina cuối tháng 6 năm 2009, Đức Bênêđitô XVI có lời nhắc nhở cộng đồng dân Chúa Việt Nam: đồng hành cùng dân tộc trên con đường lịch sử của đất nước, mọi người cần quan tâm mở rộng tình huynh đệ cùng phát huy tinh thần trách nhiệm liên đới trong cộng đồng xã hội, qua con đường đối thoại và hợp tác với mọi thành phần xã hội, trên nền tảng sự thật và công ích, nhằm phục vụ cho sự sống con người cùng sự phát triển đất nước.
Đổi mới cách thể hiện tình huynh đệ và tình yêu đối với tổ quốc
7. Lịch sử loài người cũng như lịch sử Giáo Hội đều cho thấy có hai cách thể hiện tình huynh đệ đại đồng: một là áp đặt văn hoá ngoại lai, hai là hội nhập và phát huy văn hoá bản địa, theo mẫu gương của Thiên Chúa nhập thể làm người, như Thánh Phaolô hoặc Mathêô Ricci đã cố gắng thực hiện. Cuộc sống hôm nay còn cho thấy có hai cách thể hiện tình yêu đối với tổ quốc: một là áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường đối thoại và hợp tác nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực phục vụ cho công ích, cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền.
Đổi mới mối quan hệ xã hội
8. Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã mở ra một trang sử mới cho mối quan hệ giữa Giáo Hội với cộng đồng xã hội và văn hoá, tôn giáo và chính trị, đã đổi mới mối quan hệ xã hội từ đối đầu sang đối thoại.
Đối thoại chính thực không phải là tiếng nói của thế lực hay bạo lực, mà là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thần trách nhiệm liên đới, nhằm đi đến hợp tác xây dựng công ích cho mọi người. Kinh nghiệm cho thấy đối thoại là con đường mới mẻ, đồng thời cũng đầy trở ngại. Trở ngại lớn nhất, ngoài tư kiến và tư lợi, là tính đối kháng cố hữu trong mỗi người, cùng những hậu quả đau thương của hành vi đối đầu kéo dài trong lịch sử. Đồng thời lịch sử cũng cho thấy Chúa đã thương ban cho Lời cứu độ nhập thể làm người ở giữa chúng ta, mang ánh sáng chân lý tròn đầy cùng sức mạnh của tình thương quảng đại bao dung và khiêm tốn phục vụ, giúp con người vượt qua trở ngại, và tiến bước trên con đường đối thoại và hợp tác, vì công ích, vì sự sống toàn diện của mọi người.
Lời cầu chúc
9. Nhân dịp Xuân Canh Dần sắp đến, chúng tôi cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình, các cộng đoàn tín hữu, một Năm Mới an bình hạnh phúc và một Năm Thánh chứa chan hồng ân và tình thương của Chúa.
Mừng kính Ngôi Lời làm người ở giữa chúng ta, 25.12.2009
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
Bài phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
12:28 05/02/2010
Dưới đây là bài phỏng vấn được Stéphane Laforge thực hiện với đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Qua đó, ngài giới thiệu những điểm mấu chốt của Năm Thánh, được khai mạc ngày 24 tháng 11 năm 2009, cũng như những mong ước của mình cho giáo dân Việt Nam. Bài này được phổ biến trên trang điện tử của HĐGM Pháp.
Đức cha có những dự tính gì cho Năm Thánh này ?
Chúng tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ tri ân các vị thừa sai và các chứng nhân đức tin hiện nay. Năm Thánh này là sự trở về nguồn với sự tôn kính các bậc tiền nhân, đặc thù của văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam gắn bó với gia đình và tiên tổ. Với tư cách là Kitô hữu, chúng tôi không thể mang Tin Mừng nếu chúng tôi sống không giống như các ngài. Năm Thánh cũng là dịp sám hối đối với Thiên Chúa, với anh chị em đồng đạo, và với cả đồng bào nữa. Chúng tôi đã khai mạc trọng thể Năm Thánh trong giáo phận Hà Nội, tại địa điểm lịch sử là nơi giáo phận đầu tiên được thiết lập. Khoảng 100.000 người hiện diện. Đại lễ đã diễn ra trong niềm vui, bình an và hy vọng. Không những thế, mỗi giáo phận trong toàn 26 giáo phận tại Việt Nam đã cử hành thánh lễ khai mạc tại địa phương mình. Chúng tôi sống sự kiện này trong tình hiệp thông.
Đức Cha hy vọng điều gì đối với các cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam ?
Năm Thánh này giúp chúng tôi đặt trọng tâm vào Đức Kitô và vào căn tính của Giáo Hội: một « Giáo Hội hiệp thông » trong đó tất cả các thành phần liên kết với nhau, một « Giáo Hội phục vụ » kiến tạo điều thiện hảo cho tha nhân, một « Giáo Hội màu nhiệm » mà Thiên Chúa đã thiết lập. Mỗi tín hữu Việt Nam được mời gọi sống theo hình ảnh Đức Kitô ngay trong môi trường sống của mình. Biến cố này là lời mời gọi vào đời sống cầu nguyện, bác ái, công bình và phục vụ. Vì thế, mỗi người cần phải thực hành những nhân đức ấy trong đời sống thường nhật để trở nên đạo đức hơn và có mối tương quan tốt với mọi người.
Đặt trọng tâm vào Đức Kitô cũng là minh chứng đời sống đức tin. Vậy về điều này người Công Giáo Việt Nam có được tự do không?
Biến cố hôm 24 tháng 11 năm 2009 vừa qua đã là câu trả lời. Nếu bước trên đường tông đồ thì Chúa Thánh Thần giải thoát và thúc đẩy chúng tôi làm chứng. Đó là điều không ai có thể ngăn cản nổi. Ngày hôm nay chúng tôi có tự do hơn một chút, cũng là nhờ sự hiểu biết nhau hơn. Nhà nước thấy không còn gì phải sợ tôn giáo nữa, vì tôn giáo đến là để phục vụ. Một vài địa phương còn tồn tại một số khó khăn do sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhà nước và Giáo Hội vẫn còn thiếu. Chính quyền địa phương còn nghi ngờ là Giáo Hội chống lại họ. Song le, tôi nghĩ rằng, hễ còn có những giáo dân Việt Nam loan báo Tin Mừng đích thực, thì không còn gì phải sợ cả.
Làm thế nào để xác định những mối quan hệ giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Pháp, nơi mà đã có nhiều nhà truyền giáo được sai đi ?
Năm 2010 cũng là năm kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm của Giáo Hội chúng tôi. Ngày hôm nay hàng ngũ này vận hành tốt và vì vậy chúng tôi không còn phụ thuộc như khi còn là giáo phận Tông Tòa. Giáo Hội chúng tôi đang triển nở và có nhiều ơn gọi. Ở Việt Nam, người ta thường nói: « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ». Chúng tôi biết ơn các Cha Thừa Sai. Chúng tôi không bao giờ quên, và chúng tôi chân thành tri ân các vị. Mối giao hảo này không mang tính hành chánh, nhưng rất chân thật và mãnh liệt. Tất cả được khắc ghi trong trái tim chúng tôi. Trong các giáo phận, chúng tôi tiếp nối công trình của các vị thừa sai. Chẳng hạn, trong giáo phận Đà Lạt, nơi tôi sinh ra, vị linh mục thừa sai sáng lập giáo xứ và là cha xứ từ năm 1920 đến năm 1946. Chính ngài đã cổ võ xây dựng nhà thờ chính tòa vào năm 1931. Có thể nói rằng ngài quả là có cái nhìn xa. Thời ấy chỉ có 300 đến 400 giáo dân. Ngày hôm nay 6000 người vẫn có đủ chỗ trong ngôi nhà thờ này. Những mối liên hệ gắn kết chúng tôi nằm trong tinh thần truyền giáo và tiếp nối những gì các đấng sáng lập đã khởi xướng.
(Theo: http://www.eglise.catholique.fr/actualites-et-evenements/actualites/une-eglise-missionnaire-au-vietnam-6101.html)
Chúng tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, bày tỏ tri ân các vị thừa sai và các chứng nhân đức tin hiện nay. Năm Thánh này là sự trở về nguồn với sự tôn kính các bậc tiền nhân, đặc thù của văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam gắn bó với gia đình và tiên tổ. Với tư cách là Kitô hữu, chúng tôi không thể mang Tin Mừng nếu chúng tôi sống không giống như các ngài. Năm Thánh cũng là dịp sám hối đối với Thiên Chúa, với anh chị em đồng đạo, và với cả đồng bào nữa. Chúng tôi đã khai mạc trọng thể Năm Thánh trong giáo phận Hà Nội, tại địa điểm lịch sử là nơi giáo phận đầu tiên được thiết lập. Khoảng 100.000 người hiện diện. Đại lễ đã diễn ra trong niềm vui, bình an và hy vọng. Không những thế, mỗi giáo phận trong toàn 26 giáo phận tại Việt Nam đã cử hành thánh lễ khai mạc tại địa phương mình. Chúng tôi sống sự kiện này trong tình hiệp thông.
Đức Cha hy vọng điều gì đối với các cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam ?
Năm Thánh này giúp chúng tôi đặt trọng tâm vào Đức Kitô và vào căn tính của Giáo Hội: một « Giáo Hội hiệp thông » trong đó tất cả các thành phần liên kết với nhau, một « Giáo Hội phục vụ » kiến tạo điều thiện hảo cho tha nhân, một « Giáo Hội màu nhiệm » mà Thiên Chúa đã thiết lập. Mỗi tín hữu Việt Nam được mời gọi sống theo hình ảnh Đức Kitô ngay trong môi trường sống của mình. Biến cố này là lời mời gọi vào đời sống cầu nguyện, bác ái, công bình và phục vụ. Vì thế, mỗi người cần phải thực hành những nhân đức ấy trong đời sống thường nhật để trở nên đạo đức hơn và có mối tương quan tốt với mọi người.
Đặt trọng tâm vào Đức Kitô cũng là minh chứng đời sống đức tin. Vậy về điều này người Công Giáo Việt Nam có được tự do không?
Biến cố hôm 24 tháng 11 năm 2009 vừa qua đã là câu trả lời. Nếu bước trên đường tông đồ thì Chúa Thánh Thần giải thoát và thúc đẩy chúng tôi làm chứng. Đó là điều không ai có thể ngăn cản nổi. Ngày hôm nay chúng tôi có tự do hơn một chút, cũng là nhờ sự hiểu biết nhau hơn. Nhà nước thấy không còn gì phải sợ tôn giáo nữa, vì tôn giáo đến là để phục vụ. Một vài địa phương còn tồn tại một số khó khăn do sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhà nước và Giáo Hội vẫn còn thiếu. Chính quyền địa phương còn nghi ngờ là Giáo Hội chống lại họ. Song le, tôi nghĩ rằng, hễ còn có những giáo dân Việt Nam loan báo Tin Mừng đích thực, thì không còn gì phải sợ cả.
Làm thế nào để xác định những mối quan hệ giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Pháp, nơi mà đã có nhiều nhà truyền giáo được sai đi ?
Năm 2010 cũng là năm kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm của Giáo Hội chúng tôi. Ngày hôm nay hàng ngũ này vận hành tốt và vì vậy chúng tôi không còn phụ thuộc như khi còn là giáo phận Tông Tòa. Giáo Hội chúng tôi đang triển nở và có nhiều ơn gọi. Ở Việt Nam, người ta thường nói: « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ». Chúng tôi biết ơn các Cha Thừa Sai. Chúng tôi không bao giờ quên, và chúng tôi chân thành tri ân các vị. Mối giao hảo này không mang tính hành chánh, nhưng rất chân thật và mãnh liệt. Tất cả được khắc ghi trong trái tim chúng tôi. Trong các giáo phận, chúng tôi tiếp nối công trình của các vị thừa sai. Chẳng hạn, trong giáo phận Đà Lạt, nơi tôi sinh ra, vị linh mục thừa sai sáng lập giáo xứ và là cha xứ từ năm 1920 đến năm 1946. Chính ngài đã cổ võ xây dựng nhà thờ chính tòa vào năm 1931. Có thể nói rằng ngài quả là có cái nhìn xa. Thời ấy chỉ có 300 đến 400 giáo dân. Ngày hôm nay 6000 người vẫn có đủ chỗ trong ngôi nhà thờ này. Những mối liên hệ gắn kết chúng tôi nằm trong tinh thần truyền giáo và tiếp nối những gì các đấng sáng lập đã khởi xướng.
(Theo: http://www.eglise.catholique.fr/actualites-et-evenements/actualites/une-eglise-missionnaire-au-vietnam-6101.html)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bóng ghế
Gioan Vinh
06:14 05/02/2010
Người nhìn quanh căn phòng trống trải
Không ghế không bàn
Không nệm không chăn
Và chợt nhìn lên vách
Trên vách tường, có bóng đen hình chiếc ghế.
Người mừng rỡ ngồi lên.
Ngọn đèn rơi xuống nhè nhẹ
Chiếc ghế cứ đi lên, đi lên…
Rồi trên vách tường,
Chiếc ghế cheo leo,
Ngả nghiêng chao đảo
Khi bóng đèn bị gió thổi đung đưa.
Người ngồi lên chiếc ghế
Nhoẻn miệng cười
Còn bóng ghế như nhoà lệ
Rất mong manh, mong manh.
Dưới đường kia có tiếng khóc
Khe khẽ thôi
Và tiếng những con người
Lao đao bất lực
Nhưng người không đủ sức đi ra
Sợ rằng như bóng mây qua
Có người giành giật
Ngồi lên chiếc ghế trên vách tường.
Tiếng kêu la dữ dội
Rồi tiếng chân rầm rập.
Gió thổi tung, đứt cả bóng đèn.
Ghế tan. Bóng mờ. Người rơi về thực tại.
Người hốt hoảng tung cửa chạy ra ngoài
Hoà vào những tiếng la kinh hãi
Nhưng chỉ còn im lặng.
Thiên hạ đã đi rồi, ngay cả trước bình minh.
Sàigòn, những ngày đầu năm nhiều biến động
Không ghế không bàn
Không nệm không chăn
Và chợt nhìn lên vách
Trên vách tường, có bóng đen hình chiếc ghế.
Người mừng rỡ ngồi lên.
Ngọn đèn rơi xuống nhè nhẹ
Chiếc ghế cứ đi lên, đi lên…
Rồi trên vách tường,
Chiếc ghế cheo leo,
Ngả nghiêng chao đảo
Khi bóng đèn bị gió thổi đung đưa.
Người ngồi lên chiếc ghế
Nhoẻn miệng cười
Còn bóng ghế như nhoà lệ
Rất mong manh, mong manh.
Dưới đường kia có tiếng khóc
Khe khẽ thôi
Và tiếng những con người
Lao đao bất lực
Nhưng người không đủ sức đi ra
Sợ rằng như bóng mây qua
Có người giành giật
Ngồi lên chiếc ghế trên vách tường.
Tiếng kêu la dữ dội
Rồi tiếng chân rầm rập.
Gió thổi tung, đứt cả bóng đèn.
Ghế tan. Bóng mờ. Người rơi về thực tại.
Người hốt hoảng tung cửa chạy ra ngoài
Hoà vào những tiếng la kinh hãi
Nhưng chỉ còn im lặng.
Thiên hạ đã đi rồi, ngay cả trước bình minh.
Sàigòn, những ngày đầu năm nhiều biến động
Thử một lời giải chính trị
Peter Đoàn Thiện Nhân
06:22 05/02/2010
Lấy mốc Giáng Sinh làm chuẩn thì hai ngàn năm là một thời gian quá dài để nhìn lại tiến trình lịch sử loài người với biết bao nhiêu nền văn minh, biết bao nhiêu triều đại đã đến và qua đi. Hai ngàn năm đó cũng ghi đậm dấu ấn của chiến tranh, và cho đến tận hôm nay, không một giây phút nào mà không có tiếng súng nổ ra đâu đó trên thế giới. Tuy nhiên những thập kỉ cuối của hai ngàn năm dài lê thê đó nhân loại chứng kiến một sự kiện mang tính bước ngoặt của nhân loại đó là sự ra đời của cộng đồng chung Châu Âu. Có hai lí do khiến cho sự kiện này mang tầm vóc lớn lao như vậy:
Lí do thứ nhất là đặc tính không biên giới của cộng đồng chung này. Cư dân của các nước thuộc cộng đồng này có thể qua lại biên giới các nước thành viên một cách dễ dàng như đi từ con phố này sang con phố khác. Đặc tính không biên giới của các quốc gia này còn thể hiện ở sự đa sắc tộc đa văn hóa của xã hội các nước thành viên Âu Châu. Có thể tìm trong các thành phố lớn của Anh, Pháp, Đức hầu như tất cả các sắc dân có trên thế giới. Mô hình của cộng đồng chung Châu Âu này phản ánh rõ nét xu hướng toàn cầu hóa. Đặc tính không biên giới này là dấu hiệu của một thế giới đại đồng trong đó các dân tộc quốc gia bình đẳng, cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và giảm thiếu thấp nhất những tranh chấp. Sự bình đẳng giữa các dân tộc quốc gia làm nền tảng cho sự bình đẳng giữa các cá nhân với nhau – những nhân tử tạo nên các tập hợp dân tộc quốc gia đó. Đặc tính không biên giới này là một trong những giá trị phổ quát mà nhân loại nhắm đến.
Lí do thứ hai là cái giá phải trả để có được cộng đồng này là một cái giá quá đắt, đó là hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người mà nguyên nhân đơn giản là tư tưởng độc tôn dân tộc bệnh hoạn. Chính các nước Châu Âu đã lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt để giành phần thắng về cho dân tộc mình bằng bất kì phương tiện nào kể cả là nô lệ hóa các dân tộc khác. Và khi ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa bốc lên tới mức không kiểm soát được đã dẫn đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các cường quốc và giữa các dân tộc bị trị đối với dân tộc thống trị.
Hai lí do trên khiến sự ra đời cộng đồng các quốc gia Âu Châu trở nên một bước ngoặt mang tính lịch sử, một bài học giá trị lớn lao cho nhân loại.
Ngàn năm thứ ba mới bắt đầu được mười năm và thế giới lại đang chứng kiến một cuộc chạy đua dân tộc chủ nghĩa mới giữa các nước châu Á. Nhiều chục tỉ đô la đã được nhiều nước bỏ ra để tân trang lại quân đội, sắm sửa súng ống, đạn dược cho cuộc chạy đua này. Phải chăng các nước châu Á muốn đi lại vết xe đổ của các nước châu Âu? Phải chăng bài học các nước châu Âu phải trả để có được như ngày nay chưa đắt giá cho đủ khiến các nước châu Á muốn trải nghiệm một lần nữa? Hay phải chăng các nước châu Á quá tự tin rằng mình hoàn toàn có thể phanh lại được ngọn lửa dân tộc cực đoan khi nó bốc lên cao độ và vì thế mình có thể chơi đùa với ngọn lửa này được?
Một đặc điểm của các chế độ độc tài là họ luôn nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa bệnh hoạn. Hãy nhớ lại các chế độ độc tài phát xít đã lợi dụng sự kiêu hãnh dân tộc của công dân nước họ như thế nào trong hai cuộc chiến tranh thế giới gần đây. Cũng như vậy, ngày nay các chế độ độc tài các nước châu Á sử dụng con bài dân tộc chủ nghĩa để bảo vệ tính chính danh và củng cố địa vị chính trị của mình. Ý thức tự hào dân tộc lành mạnh là cần thiết và tốt đẹp, song lợi dụng nó cho mưu đồ chạy đua chính trị trong vùng và theo đuổi chủ nghĩa độc tôn dân tộc là một lối suy nghĩ bệnh hoạn mang tới bất bình đẳng giữa các dân tộc và hậu quả tất yếu là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Giữa những chế độ độc tài thủ lá bài dân tộc chủ nghĩa có Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi màu sắc dân tộc chủ nghĩa của cộng sản Trung Quốc biểu hiện thô thiển qua ý đồ bành trướng đại Hán, thì màu sắc dân tộc chủ nghĩa của cộng sản Việt Nam thể hiện qua sự láu cá đu dây giữa các cường quốc nhằm lợi dụng sự cạnh tranh đố kị giữa các cường quốc. Đây chính là lí do khiến cho cộng sản Việt Nam còn cố gắng duy trì chế độ cộng sản toàn trị một thời gian ngắn nữa. Dẫu trong một chừng mực nào đó, đường lối chính trị của chính quyền cộng sản Việt Nam thể hiện một sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia (còn phần nhiều là đến lợi ích cá nhân) nhưng đường lối này không hợp lý và khôn ngoan vì 5 lý do sau đây:
1. Đường lối này chỉ phản ánh ý chí chính trị của một thiểu số cầm quyền mà đi ngược lại nguyện vọng của đa số quần chúng.
2. Để duy trì đường lối này (cố kết với thể chế cộng sản) chính quyền cộng sản Việt Nam phải hy sinh những nguồn lực dân chủ, và những mầm xanh của xã hội dân sự đang nở rộ trong nước. Đây chính là dòng sinh khí của một quốc gia mang đến nội lực là niềm tự hào dân tộc một cách lành mạnh.
3. Cộng sản Việt Nam với đường lối đu dây giữa các cường quốc làm mất thể diện trên trường quốc tế của cầm quyền cộng sản Việt Nam. Việt Nam sẽ mãi là một con chốt đá qua đá lại giữa các cường quốc. Để thoát khỏi thân phận con chốt mà các cường quốc đem ra đổi chác ngầm với nhau Việt Nam cuối cùng cũng phải chấm dứt trò đu dây để tự do lựa chọn một con đường và tìm một đồng minh trung thành.
4. Việc Việt Nam bám víu vào chế độ độc tài cộng sản để du dây với các cường quốc khác là “thêm dầu vào lửa” cho xung đột mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đó nếu Việt Nam từ bỏ độc tài cộng sản để xây dựng một thể chế dân chủ cho Việt Nam là yếu tố hóa giải nguy cơ chiến tranh trong cả một vùng Á châu rộng lớn.
5. Nếu chiến tranh xảy ra trên diện rộng như trên, Việt Nam với vị trí địa lý cửa ngõ quan trọng sẽ lại một lần nữa trở thành bãi chiến trường của các cường quốc và của chính mình. Trong khi đó nếu chấp nhận nền dân chủ đa nguyên sớm thì những xáo trộn xã hội nếu có cũng vẫn có thể kiểm soát được, và cả dân tộc không phí phạm thời gian chờ đợi vô ích, vì một nền dân chủ tất yếu cũng sẽ phải trải qua trên đất nước này.
Nói tóm lại, việc bám víu vào chế độ độc tài cộng sản để đu dây chính trị giữa các cường quốc là kế hạ sách chẳng giúp Việt Nam thoát ra khỏi khuynh hướng chiến tranh với màu sắc dân tộc cực đoan mà ông bạn phương bắc đang cắm đầu vào. Trong khi đó, việc xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên là chìa khóa xây dựng nội lực dân tộc, mang lại trọng lượng cho lời nói của mình trên trường quốc tế, là chìa khóa hóa giải chiến tranh vùng Châu Á Thái Bình Dương, giúp cho các nước châu Á tránh được vết xe đổ mà khối quốc gia châu Âu đã trải qua, làm cho khả năng xây dựng một vùng “không biên giới” giữa các nước Đông Nam Á (vốn đã rất cách biệt) trở nên hiện thực hơn.
Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh, nhất là trong thời điểm quý báu ngàn năm có một hiện tại, thì sẽ giúp cho không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác không phải tốn hàng tỉ đô la đổ ra mua khí tài hủy diệt lẫn nhau, nhưng có thể sử dụng số tiền lớn lao đó để cùng nhau tháo gỡ những vấn nạn mang tính khu vực và toàn cầu như nước biển dâng, các vùng thiên tai, và lo cho những người nghèo đói còn đầy rẫy trong xã hội Á châu.
Lời ngỏ với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Thưa bác tiến sĩ, cháu cảm nhận được sự trằn trọc băn khoăn với những ưu tư trĩu nặng, những căm giận trào dâng mà bác đã trải qua trong những đêm lo lắng cho các bạn đồng chí và cho những số phận của biết bao nhiêu người dân thấp cổ bé miệng khác. Cháu hình dung được vì chính cháu cũng đã nhiều đêm băn khoăn lo âu cho đất nước, cho người dân lầm than, cho các anh chị dấn thân cho nền dân chủ của đất nước. Cháu rất cảm phục thế hệ các bác đã hết lòng vì đất nước, đã không quản ngại dấn thân, đánh đổi sự an toàn bản thân cho những thân phận nghèo hèn khác. Cháu mong bác giữ gìn tinh thần được vững mạnh, luôn tin tưởng vào đường lối đấu tranh bất bạo động tuy cam go nhưng đầy chắc chắn, và tất thắng. Cầu mong bác mạnh giỏi và bình an, vượt qua những gian nan trước mắt.
Một giáo dân Hà Nội
Lí do thứ nhất là đặc tính không biên giới của cộng đồng chung này. Cư dân của các nước thuộc cộng đồng này có thể qua lại biên giới các nước thành viên một cách dễ dàng như đi từ con phố này sang con phố khác. Đặc tính không biên giới của các quốc gia này còn thể hiện ở sự đa sắc tộc đa văn hóa của xã hội các nước thành viên Âu Châu. Có thể tìm trong các thành phố lớn của Anh, Pháp, Đức hầu như tất cả các sắc dân có trên thế giới. Mô hình của cộng đồng chung Châu Âu này phản ánh rõ nét xu hướng toàn cầu hóa. Đặc tính không biên giới này là dấu hiệu của một thế giới đại đồng trong đó các dân tộc quốc gia bình đẳng, cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và giảm thiếu thấp nhất những tranh chấp. Sự bình đẳng giữa các dân tộc quốc gia làm nền tảng cho sự bình đẳng giữa các cá nhân với nhau – những nhân tử tạo nên các tập hợp dân tộc quốc gia đó. Đặc tính không biên giới này là một trong những giá trị phổ quát mà nhân loại nhắm đến.
Lí do thứ hai là cái giá phải trả để có được cộng đồng này là một cái giá quá đắt, đó là hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người mà nguyên nhân đơn giản là tư tưởng độc tôn dân tộc bệnh hoạn. Chính các nước Châu Âu đã lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt để giành phần thắng về cho dân tộc mình bằng bất kì phương tiện nào kể cả là nô lệ hóa các dân tộc khác. Và khi ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa bốc lên tới mức không kiểm soát được đã dẫn đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các cường quốc và giữa các dân tộc bị trị đối với dân tộc thống trị.
Hai lí do trên khiến sự ra đời cộng đồng các quốc gia Âu Châu trở nên một bước ngoặt mang tính lịch sử, một bài học giá trị lớn lao cho nhân loại.
Ngàn năm thứ ba mới bắt đầu được mười năm và thế giới lại đang chứng kiến một cuộc chạy đua dân tộc chủ nghĩa mới giữa các nước châu Á. Nhiều chục tỉ đô la đã được nhiều nước bỏ ra để tân trang lại quân đội, sắm sửa súng ống, đạn dược cho cuộc chạy đua này. Phải chăng các nước châu Á muốn đi lại vết xe đổ của các nước châu Âu? Phải chăng bài học các nước châu Âu phải trả để có được như ngày nay chưa đắt giá cho đủ khiến các nước châu Á muốn trải nghiệm một lần nữa? Hay phải chăng các nước châu Á quá tự tin rằng mình hoàn toàn có thể phanh lại được ngọn lửa dân tộc cực đoan khi nó bốc lên cao độ và vì thế mình có thể chơi đùa với ngọn lửa này được?
Một đặc điểm của các chế độ độc tài là họ luôn nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa bệnh hoạn. Hãy nhớ lại các chế độ độc tài phát xít đã lợi dụng sự kiêu hãnh dân tộc của công dân nước họ như thế nào trong hai cuộc chiến tranh thế giới gần đây. Cũng như vậy, ngày nay các chế độ độc tài các nước châu Á sử dụng con bài dân tộc chủ nghĩa để bảo vệ tính chính danh và củng cố địa vị chính trị của mình. Ý thức tự hào dân tộc lành mạnh là cần thiết và tốt đẹp, song lợi dụng nó cho mưu đồ chạy đua chính trị trong vùng và theo đuổi chủ nghĩa độc tôn dân tộc là một lối suy nghĩ bệnh hoạn mang tới bất bình đẳng giữa các dân tộc và hậu quả tất yếu là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Giữa những chế độ độc tài thủ lá bài dân tộc chủ nghĩa có Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi màu sắc dân tộc chủ nghĩa của cộng sản Trung Quốc biểu hiện thô thiển qua ý đồ bành trướng đại Hán, thì màu sắc dân tộc chủ nghĩa của cộng sản Việt Nam thể hiện qua sự láu cá đu dây giữa các cường quốc nhằm lợi dụng sự cạnh tranh đố kị giữa các cường quốc. Đây chính là lí do khiến cho cộng sản Việt Nam còn cố gắng duy trì chế độ cộng sản toàn trị một thời gian ngắn nữa. Dẫu trong một chừng mực nào đó, đường lối chính trị của chính quyền cộng sản Việt Nam thể hiện một sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia (còn phần nhiều là đến lợi ích cá nhân) nhưng đường lối này không hợp lý và khôn ngoan vì 5 lý do sau đây:
1. Đường lối này chỉ phản ánh ý chí chính trị của một thiểu số cầm quyền mà đi ngược lại nguyện vọng của đa số quần chúng.
2. Để duy trì đường lối này (cố kết với thể chế cộng sản) chính quyền cộng sản Việt Nam phải hy sinh những nguồn lực dân chủ, và những mầm xanh của xã hội dân sự đang nở rộ trong nước. Đây chính là dòng sinh khí của một quốc gia mang đến nội lực là niềm tự hào dân tộc một cách lành mạnh.
3. Cộng sản Việt Nam với đường lối đu dây giữa các cường quốc làm mất thể diện trên trường quốc tế của cầm quyền cộng sản Việt Nam. Việt Nam sẽ mãi là một con chốt đá qua đá lại giữa các cường quốc. Để thoát khỏi thân phận con chốt mà các cường quốc đem ra đổi chác ngầm với nhau Việt Nam cuối cùng cũng phải chấm dứt trò đu dây để tự do lựa chọn một con đường và tìm một đồng minh trung thành.
4. Việc Việt Nam bám víu vào chế độ độc tài cộng sản để du dây với các cường quốc khác là “thêm dầu vào lửa” cho xung đột mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đó nếu Việt Nam từ bỏ độc tài cộng sản để xây dựng một thể chế dân chủ cho Việt Nam là yếu tố hóa giải nguy cơ chiến tranh trong cả một vùng Á châu rộng lớn.
5. Nếu chiến tranh xảy ra trên diện rộng như trên, Việt Nam với vị trí địa lý cửa ngõ quan trọng sẽ lại một lần nữa trở thành bãi chiến trường của các cường quốc và của chính mình. Trong khi đó nếu chấp nhận nền dân chủ đa nguyên sớm thì những xáo trộn xã hội nếu có cũng vẫn có thể kiểm soát được, và cả dân tộc không phí phạm thời gian chờ đợi vô ích, vì một nền dân chủ tất yếu cũng sẽ phải trải qua trên đất nước này.
Nói tóm lại, việc bám víu vào chế độ độc tài cộng sản để đu dây chính trị giữa các cường quốc là kế hạ sách chẳng giúp Việt Nam thoát ra khỏi khuynh hướng chiến tranh với màu sắc dân tộc cực đoan mà ông bạn phương bắc đang cắm đầu vào. Trong khi đó, việc xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên là chìa khóa xây dựng nội lực dân tộc, mang lại trọng lượng cho lời nói của mình trên trường quốc tế, là chìa khóa hóa giải chiến tranh vùng Châu Á Thái Bình Dương, giúp cho các nước châu Á tránh được vết xe đổ mà khối quốc gia châu Âu đã trải qua, làm cho khả năng xây dựng một vùng “không biên giới” giữa các nước Đông Nam Á (vốn đã rất cách biệt) trở nên hiện thực hơn.
Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh, nhất là trong thời điểm quý báu ngàn năm có một hiện tại, thì sẽ giúp cho không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác không phải tốn hàng tỉ đô la đổ ra mua khí tài hủy diệt lẫn nhau, nhưng có thể sử dụng số tiền lớn lao đó để cùng nhau tháo gỡ những vấn nạn mang tính khu vực và toàn cầu như nước biển dâng, các vùng thiên tai, và lo cho những người nghèo đói còn đầy rẫy trong xã hội Á châu.
Lời ngỏ với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Thưa bác tiến sĩ, cháu cảm nhận được sự trằn trọc băn khoăn với những ưu tư trĩu nặng, những căm giận trào dâng mà bác đã trải qua trong những đêm lo lắng cho các bạn đồng chí và cho những số phận của biết bao nhiêu người dân thấp cổ bé miệng khác. Cháu hình dung được vì chính cháu cũng đã nhiều đêm băn khoăn lo âu cho đất nước, cho người dân lầm than, cho các anh chị dấn thân cho nền dân chủ của đất nước. Cháu rất cảm phục thế hệ các bác đã hết lòng vì đất nước, đã không quản ngại dấn thân, đánh đổi sự an toàn bản thân cho những thân phận nghèo hèn khác. Cháu mong bác giữ gìn tinh thần được vững mạnh, luôn tin tưởng vào đường lối đấu tranh bất bạo động tuy cam go nhưng đầy chắc chắn, và tất thắng. Cầu mong bác mạnh giỏi và bình an, vượt qua những gian nan trước mắt.
Một giáo dân Hà Nội
Đức Giám Mục Ba Lan: Chúng ta phải nói to lên Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam
Nguyễn Việt Nam
06:35 05/02/2010
Đức Cha Tarnowski Wiktor Skworc |
“Đáng tiếc là giờ đây chúng ta thấy những gì đã diễn ra ở Ba Lan lại được tái diễn tại Việt Nam," Đức Cha Skworc than phiền.
Ngài nhấn mạnh "Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”
Ngày Hiệp Thông, Liên Đới và Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam là sáng kiến của Ủy Ban Truyền Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Lan và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Ba Lan. Trong ngày 4/2, nhiều buổi cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đã diễn ra trong cả nước Ba Lan. Cả các dòng nữ Chiêm Niệm cũng tham gia cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.
Trong khi đó, các báo chí Ba Lan như tờ Gazeta Wyborcza có những bài sưu khảo rất công phu về tình trạng của Giáo Hội Việt Nam trong suốt 350 năm qua, và đặc biệt những năm gần đây khi Giáo Hội phải đương đầu với những vụ như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Vĩnh Long, Loan Lý, Long Xuyên, Bầu Sen, Cồn Dầu...
Đôi điều suy nghĩ nhân đọc thư Chúc Xuân Canh Dần 2010
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
12:43 05/02/2010
Thư chúc Xuân Canh Dần 2010 của đức hồng y Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài-gòn, và đức cha phụ tá Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, được đưa lên trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM/VN) ngày 14-01-2010, nghĩa là một tuần sau vụ thánh giá Đồng Chiêm bị triệt hạ và đập nát, nhưng thư đó lại được ký vào đúng ngày lễ Giáng Sinh 25-12-2009, đến 7 tuần lễ trước Tết Nguyên Đán. Về tính cách lạ thường của thời điểm lá thư được viết và đưa lên mạng, nhiều người đã nói rồi. Ở đây tôi chỉ xin được chia sẻ đôi điều liên quan đến hai cách thể hiện tình yêu đối với tổ quốc đã được đề cập đến trong thư chúc Xuân: một là áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu.
Tình yêu đối với tổ quốc
Là người tín hữu, chúng ta có nhiều dịp để bày tỏ niềm tin. Ngoài các đại lễ như Giáng Sinh, Phục Sinh, mỗi tuần chúng ta đều có ít là thánh lễ Chúa nhật. Nhưng ngày Tết là ngày vui của toàn dân tộc, của đồng bào cả nước, những người sống trên cùng một dải đất, cùng chung một lịch sử, một nền văn hoá. Thế nhưng sống dưới chế độ đảng trị, tình yêu đối với tổ quốc, đối với dân tộc, bị lu mờ. Ba ngày Tết đi ra đường mà thấy cờ búa liềm bên cạnh biểu ngữ “Mừng Đảng, mừng Xuân” là tự nhiên thấy mình như bị ai xát muối vào da thịt. Nay đương lúc chuẩn bị đón Xuân mà được nghe nhắc đến tình yêu đối với tổ quốc, tự nhiên thấy ấm lòng.
Đừng áp đặt
Lời dạy bảo của đức hồng y và đức cha phụ tá quả là chí lý. Yêu tổ quốc là bổn phận thiêng liêng của mỗi công dân có ý thức. Cách thể hiện tình yêu thì có nhiều. Và không ai được quyền áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác. Đọc xong lời nhắc nhở của hai vị lãnh đạo giáo phận, để khỏi hiểu sai, tôi mở cuốn “Từ điển tiếng Việt phổ thông” của Nhà Xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 2002: Áp đặt: Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị, hình thức chính quyền, quan điểm v.v…). Xem định nghĩa của Từ điển xong, tôi tự đặt câu hỏi: liệu những người bày tỏ ý kiến, lập trường, quan điểm… của mình, trên các trang mạng chẳng hạn, có hẳn là muốn áp đặt, nghĩa là dùng sức ép bắt (người khác) phải chấp nhận, hay đơn giản chỉ là tỏ bày, chia sẻ, nói lên ý kiến, lập trường, quan điểm… của mình, để sau đó mỗi người tự do chấp nhận hay không chấp nhận? Mà cứ giả sử có ai đó thật sự muốn áp đặt thì đâu có dễ dầu gì? Đâu phải cứ muốn là được !
Nhưng rồi tôi lại nghĩ: có lửa ắt phải có khói. Chuyện áp đặt trên đất nước Việt Nam, theo sát ví dụ của Từ điển: “Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị) là chuyện có thật 100%. Bằng cớ là có bao giờ nhân dân Việt Nam được hỏi ý kiến có chấp nhận hay không chấp nhận chế độ cộng sản đâu ! Thế thì chuyện áp đặt tuy là chuyện có thật, nhưng lại được gửi sai địa chỉ. Giá mà trong thư chúc Xuân các lãnh đạo Đảng, mà hai vị đứng đầu Tổng Giáo Phận Sài-gòn, và hay hơn nữa là toàn thể các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, mà kiến nghị với các lãnh đạo Đảng, là đừng áp đặt, nghĩa là đừng dùng sức ép bắt phải chấp nhận chế độ chính trị hiện nay, thì quả là Mùa Xuân Dân Tộc đã khởi đầu. Lúc đó, tôi nghĩ không riêng gì giới Công Giáo, nhưng tuyệt đại đa số dân Việt Nam sẽ cắn rơm cắn cỏ mà cám ơn các vị lãnh đạo Công Giáo đã nói lên nguyện vọng sâu xa nhất, thầm kín nhất, tha thiết nhất, mà chưa bao giờ có dịp được bày tỏ với những người đang cầm quyền sinh sát trên đất nước Việt Nam hôm nay.
Đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu
Nếu đơn thuần chỉ là chuyện lý thuyết thì khỏi cần nại đến uy tín của Công Đồng hay của Đức Giáo Hoàng, ai cũng chấp nhận đối thoại là phương cách tối ưu để đạt tới đồng thuận. Nhưng đi vào cụ thể, tiếp theo sau các buổi cầu nguyện để đòi đất tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà hay Tam Toà, khi nói đến đối thoại ở đây, là thư Chúc Tết muốn nhắm đến chính quyền. Nói thẳng ra: thay vì đối đầu, hãy đối thoại với chính quyền.
Nhưng thử hỏi: Trước khi kêu gọi và tổ chức các buổi cầu nguyện như mọi người đã thấy tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… đã phải viết bao nhiêu đơn xin, trải qua bao nhiêu năm chờ đợi, và đã được những gì? Đến khi xảy ra các buổi cầu nguyện, thì tất cả đã diễn ra trong trật tự, tuyệt đối không có những hành động mang tính khiêu khích. Và các buổi cầu nguyện như thế, là những hình thức đối thoại ôn hoà, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cách công khai nhưng bất bạo động, sao có thể gọi là đối đầu được?
Trong khi đó, những cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất giữa các vị đại diện HĐGM/VN với Thủ Tướng Chính Phủ, có đích thực là những cuộc đối thoại không? Các giám mục nói gì thì không ai biết, nhưng theo báo đài Nhà Nước thì người đọc báo hay xem truyền hình chỉ thấy các đại diện tôn giáo đến để được nghe giảng thuyết về “chính sách trước sau như một” của Nhà Nước về tự do tín ngưỡng. Những cuộc gặp gỡ như thế, có xứng đáng được gọi là đối thoại không?
Khi nói đối thoại và hợp tác, là ta giả thiết hai hay nhiều đối tác bình đẳng, chấp nhận nhau, tôn trọng nhau, tin tưởng nhau. Mọi chuyện khác hẳn dưới một chế độ độc tài, khi chế độ tự đặt mình trên mọi tổ chức, mọi cơ cấu, kể cả cơ cấu cao nhất là quốc gia. Trong chế độ độc tài toàn trị, cá nhân cũng như tổ chức, chỉ có quyền đi xin. Khi nghe ta nói chuyện đối thoại, các vị khách Âu Mỹ chỉ có thể gật gù cho là phải, là hợp lý, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hôm nay, thì đó chỉ là tấm áo màu mè khoác lên cơ thể của người chấp nhận ngửa tay xin. Và như thế không thể gọi là đối thoại được.
Hợp tác
Chuyện hợp tác cũng vậy. Trong cái xã hội đầy dẫy những bất công, gian dối, thối nát, tham nhũng, khi những người yêu nước, yêu tự do dân chủ, lần lượt bị kết án bất công, khi các nhà trí thức bị bịt mồm bịt miệng, chỉ vì đã vạch trần những âm mưu xâm lược của ngoại bang bằng đủ mọi thủ đoạn hiểm độc nhất, khi những người mặc sắc phục công an cảnh sát làm ngơ cho bọn côn đồ mang danh quần chúng tự phát, tha hồ đánh đập trấn áp dân lành không tấc sắt trong tay, khi những người trẻ tìm đến tu thân nơi cửa Phật bị xua đuổi hành hạ, nhất là khi biểu tượng thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo là Cây Thánh Giá bị triệt hạ, bị đập nát, chúng ta phải hợp tác với chính quyền cộng sản như thế nào?
Cũng như các tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo chúng ta đâu thiếu khả năng, đâu thiếu thiện chí để góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội. Nhưng ai cho các tôn giáo được hợp tác trong các lãnh vực y tế, giáo dục? Ai cho các tôn giáo được hợp tác trong lãnh vực truyền thông để vạch trần những cái xấu xa tội lỗi đang làm băng hoại xã hội từng ngày?
Tính đối kháng cố hữu
Trong phần cuối thư chúc Tết, đức hồng y và đức cha phụ tá có đề cập đến tính đối kháng cố hữu mà có lần đã được gọi là thói đời. Nhưng tôi nghĩ: cũng như thể xác con người cần có sức đề kháng để tự vệ, thì tinh thần cũng thế. Sống trong cái xã hội gian dối, bất công, trong xã hội thiếu vắng tự do dân chủ, mà không còn tính đối kháng, liệu chúng ta có còn là người? Trước hiểm hoạ mất nước mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có còn là người Việt Nam? Và khi biểu tượng đức tin của chúng ta bị xúc phạm mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có đích thực là Ki-tô hữu?
Kết luận
Thay vì đối đầu, hãy đối thoại và hợp tác. Nguyên tắc trừu tượng đó ai cũng chấp nhận. Vấn đề là trong chế độ độc tài chúng ta đang sống hôm nay, đối thoại thế nào để không phải là cúi đầu xin xỏ, hợp tác thế nào để không đồng loã với cái xấu, cái sai, để được làm điều tốt, điều thiện, mà không bị cấm cản, người tín hữu Công Giáo đang nóng lòng chờ đợi những hướng dẫn cụ thể của các vị lãnh đạo của mình.
Sài-gòn, ngày 05 tháng 02 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
Tình yêu đối với tổ quốc
Là người tín hữu, chúng ta có nhiều dịp để bày tỏ niềm tin. Ngoài các đại lễ như Giáng Sinh, Phục Sinh, mỗi tuần chúng ta đều có ít là thánh lễ Chúa nhật. Nhưng ngày Tết là ngày vui của toàn dân tộc, của đồng bào cả nước, những người sống trên cùng một dải đất, cùng chung một lịch sử, một nền văn hoá. Thế nhưng sống dưới chế độ đảng trị, tình yêu đối với tổ quốc, đối với dân tộc, bị lu mờ. Ba ngày Tết đi ra đường mà thấy cờ búa liềm bên cạnh biểu ngữ “Mừng Đảng, mừng Xuân” là tự nhiên thấy mình như bị ai xát muối vào da thịt. Nay đương lúc chuẩn bị đón Xuân mà được nghe nhắc đến tình yêu đối với tổ quốc, tự nhiên thấy ấm lòng.
Đừng áp đặt
Lời dạy bảo của đức hồng y và đức cha phụ tá quả là chí lý. Yêu tổ quốc là bổn phận thiêng liêng của mỗi công dân có ý thức. Cách thể hiện tình yêu thì có nhiều. Và không ai được quyền áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác. Đọc xong lời nhắc nhở của hai vị lãnh đạo giáo phận, để khỏi hiểu sai, tôi mở cuốn “Từ điển tiếng Việt phổ thông” của Nhà Xuất bản Tp. Hồ Chí Minh 2002: Áp đặt: Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị, hình thức chính quyền, quan điểm v.v…). Xem định nghĩa của Từ điển xong, tôi tự đặt câu hỏi: liệu những người bày tỏ ý kiến, lập trường, quan điểm… của mình, trên các trang mạng chẳng hạn, có hẳn là muốn áp đặt, nghĩa là dùng sức ép bắt (người khác) phải chấp nhận, hay đơn giản chỉ là tỏ bày, chia sẻ, nói lên ý kiến, lập trường, quan điểm… của mình, để sau đó mỗi người tự do chấp nhận hay không chấp nhận? Mà cứ giả sử có ai đó thật sự muốn áp đặt thì đâu có dễ dầu gì? Đâu phải cứ muốn là được !
Nhưng rồi tôi lại nghĩ: có lửa ắt phải có khói. Chuyện áp đặt trên đất nước Việt Nam, theo sát ví dụ của Từ điển: “Dùng sức ép bắt phải chấp nhận (một chế độ chính trị) là chuyện có thật 100%. Bằng cớ là có bao giờ nhân dân Việt Nam được hỏi ý kiến có chấp nhận hay không chấp nhận chế độ cộng sản đâu ! Thế thì chuyện áp đặt tuy là chuyện có thật, nhưng lại được gửi sai địa chỉ. Giá mà trong thư chúc Xuân các lãnh đạo Đảng, mà hai vị đứng đầu Tổng Giáo Phận Sài-gòn, và hay hơn nữa là toàn thể các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, mà kiến nghị với các lãnh đạo Đảng, là đừng áp đặt, nghĩa là đừng dùng sức ép bắt phải chấp nhận chế độ chính trị hiện nay, thì quả là Mùa Xuân Dân Tộc đã khởi đầu. Lúc đó, tôi nghĩ không riêng gì giới Công Giáo, nhưng tuyệt đại đa số dân Việt Nam sẽ cắn rơm cắn cỏ mà cám ơn các vị lãnh đạo Công Giáo đã nói lên nguyện vọng sâu xa nhất, thầm kín nhất, tha thiết nhất, mà chưa bao giờ có dịp được bày tỏ với những người đang cầm quyền sinh sát trên đất nước Việt Nam hôm nay.
Đối thoại và hợp tác thay vì đối đầu
Nếu đơn thuần chỉ là chuyện lý thuyết thì khỏi cần nại đến uy tín của Công Đồng hay của Đức Giáo Hoàng, ai cũng chấp nhận đối thoại là phương cách tối ưu để đạt tới đồng thuận. Nhưng đi vào cụ thể, tiếp theo sau các buổi cầu nguyện để đòi đất tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà hay Tam Toà, khi nói đến đối thoại ở đây, là thư Chúc Tết muốn nhắm đến chính quyền. Nói thẳng ra: thay vì đối đầu, hãy đối thoại với chính quyền.
Nhưng thử hỏi: Trước khi kêu gọi và tổ chức các buổi cầu nguyện như mọi người đã thấy tại Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… đã phải viết bao nhiêu đơn xin, trải qua bao nhiêu năm chờ đợi, và đã được những gì? Đến khi xảy ra các buổi cầu nguyện, thì tất cả đã diễn ra trong trật tự, tuyệt đối không có những hành động mang tính khiêu khích. Và các buổi cầu nguyện như thế, là những hình thức đối thoại ôn hoà, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cách công khai nhưng bất bạo động, sao có thể gọi là đối đầu được?
Trong khi đó, những cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất giữa các vị đại diện HĐGM/VN với Thủ Tướng Chính Phủ, có đích thực là những cuộc đối thoại không? Các giám mục nói gì thì không ai biết, nhưng theo báo đài Nhà Nước thì người đọc báo hay xem truyền hình chỉ thấy các đại diện tôn giáo đến để được nghe giảng thuyết về “chính sách trước sau như một” của Nhà Nước về tự do tín ngưỡng. Những cuộc gặp gỡ như thế, có xứng đáng được gọi là đối thoại không?
Khi nói đối thoại và hợp tác, là ta giả thiết hai hay nhiều đối tác bình đẳng, chấp nhận nhau, tôn trọng nhau, tin tưởng nhau. Mọi chuyện khác hẳn dưới một chế độ độc tài, khi chế độ tự đặt mình trên mọi tổ chức, mọi cơ cấu, kể cả cơ cấu cao nhất là quốc gia. Trong chế độ độc tài toàn trị, cá nhân cũng như tổ chức, chỉ có quyền đi xin. Khi nghe ta nói chuyện đối thoại, các vị khách Âu Mỹ chỉ có thể gật gù cho là phải, là hợp lý, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hôm nay, thì đó chỉ là tấm áo màu mè khoác lên cơ thể của người chấp nhận ngửa tay xin. Và như thế không thể gọi là đối thoại được.
Hợp tác
Chuyện hợp tác cũng vậy. Trong cái xã hội đầy dẫy những bất công, gian dối, thối nát, tham nhũng, khi những người yêu nước, yêu tự do dân chủ, lần lượt bị kết án bất công, khi các nhà trí thức bị bịt mồm bịt miệng, chỉ vì đã vạch trần những âm mưu xâm lược của ngoại bang bằng đủ mọi thủ đoạn hiểm độc nhất, khi những người mặc sắc phục công an cảnh sát làm ngơ cho bọn côn đồ mang danh quần chúng tự phát, tha hồ đánh đập trấn áp dân lành không tấc sắt trong tay, khi những người trẻ tìm đến tu thân nơi cửa Phật bị xua đuổi hành hạ, nhất là khi biểu tượng thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo là Cây Thánh Giá bị triệt hạ, bị đập nát, chúng ta phải hợp tác với chính quyền cộng sản như thế nào?
Cũng như các tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo chúng ta đâu thiếu khả năng, đâu thiếu thiện chí để góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội. Nhưng ai cho các tôn giáo được hợp tác trong các lãnh vực y tế, giáo dục? Ai cho các tôn giáo được hợp tác trong lãnh vực truyền thông để vạch trần những cái xấu xa tội lỗi đang làm băng hoại xã hội từng ngày?
Tính đối kháng cố hữu
Trong phần cuối thư chúc Tết, đức hồng y và đức cha phụ tá có đề cập đến tính đối kháng cố hữu mà có lần đã được gọi là thói đời. Nhưng tôi nghĩ: cũng như thể xác con người cần có sức đề kháng để tự vệ, thì tinh thần cũng thế. Sống trong cái xã hội gian dối, bất công, trong xã hội thiếu vắng tự do dân chủ, mà không còn tính đối kháng, liệu chúng ta có còn là người? Trước hiểm hoạ mất nước mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có còn là người Việt Nam? Và khi biểu tượng đức tin của chúng ta bị xúc phạm mà chúng ta mất tính đối kháng, chúng ta có đích thực là Ki-tô hữu?
Kết luận
Thay vì đối đầu, hãy đối thoại và hợp tác. Nguyên tắc trừu tượng đó ai cũng chấp nhận. Vấn đề là trong chế độ độc tài chúng ta đang sống hôm nay, đối thoại thế nào để không phải là cúi đầu xin xỏ, hợp tác thế nào để không đồng loã với cái xấu, cái sai, để được làm điều tốt, điều thiện, mà không bị cấm cản, người tín hữu Công Giáo đang nóng lòng chờ đợi những hướng dẫn cụ thể của các vị lãnh đạo của mình.
Sài-gòn, ngày 05 tháng 02 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
Từ Ba Lan nhìn về Việt Nam: Câu chuyện của Nhà thờ tại Nowa Huta
VietCatholic
20:48 05/02/2010
Trong những tháng ngày gần đây, chúng ta đọc thấy hoặc nghe thấy một số vị trong hàng giáo phẩm Việt Nam hay các tác giả linh mục, tu sĩ và cả giáo dân đều trưng ra những câu tỉ dụ như: phương hướng "đối thoại" thay cho "đối đầu", "hòa giải và tha thứ", "chiều hướng đối thoại" (mới?), "bỏ lối" (cũ?), "hướng đi của ĐGH Gioan Phaolô II", "theo lời khuyên của ĐGH Benedictô XVI", hay theo "học thuyết của Công đồng Vatican II", v.v... Các tiêu đề được đưa ra và có trích một vài câu tổng quát để hướng dẫn cho lập luận đó. Thế nhưng trong thực tế chúng ta chưa biết từ lý thuyết đó đến thực hành "theo những lý thuyết đó" thì sự việc cụ thể được phản ảnh ra sao?
Trong chiều hướng giúp độc giả có được cái nhìn "khác" hay gọi là "cũ?" hay "mới?" trong nhận thức, chúng tôi đưa ra một số những trường hợp điển hình cụ thể xem, ĐGH Gioan Phaolô II, ĐGH Benêđictô XVI, Công Đồng Vatican II có những thực hiện nào cụ thể về vấn đề "đường hướng đối thoại" với "Cộng sản" với thế giới ngày nay...
Cụ thể, hôm nay chúng tôi đưa ra một trường hợp điển hình và cách thế nhập cuộc, đối thoại, đương đầu... và thực hành lý thuyết "đối thoại" của ĐGH Gioan Phaolô II ra sao? Đó là trường hợp Nowa Huta.
Nowa Huta là một quận cực Đông của Kraków, Ba Lan (Quận XVIII), với dân số 200.000, đây là một trong những khu vực đông đúc nhất của thành phố. (Muốn đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mới vào google, tìm chữ: "nowa huta" thì có đến cả 100 bài viết nói về sự kiện này)
Công cuộc đấu tranh để xây dựng Nhà thờ Nowa Huta là một trong những xung đột lớn nhất giữa Giáo hội Công giáo và chế độ cộng sản hậu chiến tranh ở Ba Lan. Điểm thú vị là, tất cả các xung đột giữa Giáo hội và chính quyền cộng sản đều liên quan đến Karol Wojtyla (tên thật của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II hay còn gọi là John Paul II). Câu chuyện sau đây diễn tả cách hoàn hảo sự lớn mạnh về chính trị của người dân đất nước này. Đây là một viên ngọc nhỏ trong một chuỗi câu chuyện nhiều mặt, vốn mất 20 năm để “trưởng thành”, bao gồm tất cả các nhân tố theo sau chuyến tông du đầy ý nghĩa chính trị của Wojtyla khi ngài lên ngôi Giáo hoàng, dù bình thường nhưng đầy kịch tính, từng bước một nhưng đáng kinh ngạc. Cuối cùng, câu chuyện sau đây bộc lộ ra một con người, một nhân cách, một linh mục, một nhà lãnh đạo nổi bật, hiểu thấu tầm quan trọng của sự kiên trung và biết rõ thỏa hiệp là gì, ngài còn là một nhà truyền thông vĩ đại, nhận thức được sâu sắc về chủ nghĩa tượng trưng và tính toán khéo léo về thời gian.
Nowa Huta là một thị trấn mới, được đảng cộng sản xây dựng từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, bên ngoài thành phố lớn cổ kính Kraków. Nơi đây vẫn là địa hạt thuộc quyền tài phán của Tổng Giám Mục Wojtyla. Đây từng được coi là thành trì của cộng sản, thiên đường của giai cấp công nhân, được xây dựng trên các nguyên lý cộng sản, một nơi góp phần kiềm chế Krakow, nhưng cũng là một lời nguyền cho sự “suy tàn” của chế độ. Chế độ cộng sản mặc nhiên cho rằng các công nhân đều là người vô thần, và vì thế thị trấn này được xây dựng mà không có bất kỳ ngôi nhà thờ nào. Nhưng người ta đã sớm tỏ ý muốn có một ngôi thánh đường trái với điều cộng sản muốn. Wojtyla đã nêu lên khao khát đó của người dân, nhưng chế độ thẳng thừng phản kháng nó.
Mâu thuẫn trở nên một biểu tượng dữ dội của chống đối giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước cộng sản. Đó là mâu thuẫn giữa “tầng lớp đại diện của giai cấp công nhân” vốn luôn tự cho rằng mình vượt xa mọi đỉnh cao tôn giáo và trí tuệ, và một bên là những công nhân thực thụ hát những bài thánh ca truyền thống lâu đời của Ba Lan mà mở đầu là câu: “Chúng con chỉ muốn có Chúa thôi”. Đảng cộng sản lúc này bất đắc dĩ đành ban hành một lệnh cho phép vào năm 1958 rồi sau đó rút lại vào năm 1962.
Nhiều năm trôi đi khi Karol Wojtyla cùng với các linh mục khác - đặc biệt là cha Gorlaney - tham gia những cuộc tiếp xúc, thương thảo với nhà cầm quyền, và kiên nhẫn đệ trình hết lần này lượt khác xin phép cộng sản cho xây nhà thờ nhưng đều không được. Sau đó, nhiều Thánh Giá được cắm trên khu vực dự kiến xây nhà thờ nhưng lại bị giật sập toàn bộ vào ban đêm, vậy mà chỉ ít tuần sau đó Thánh Giá lại xuất hiện uy nghi một cách bí ẩn. Lúc này, Tổng Giám Mục Wojtyla và các linh mục nhiều lần chỉ trích chính quyền đã đặt vấn đề với chế độ cộng sản qua các bài giảng lễ ngay tại địa điểm có Thánh Giá, các vị giảng hết mùa đông qua mùa hè, và dưới nắng trời gay gắt cũng như trong mưa tuyết giá lạnh. Năm tháng dần trôi đến mùa đông năm nọ, Đức cha Wojtyla tổ chức Thánh lễ Giáng sinh ngay tại địa điểm đề nghị được dựng nhà thờ. Đang khi cử hành phụng vụ, hàng ngàn người xếp hàng trong trật tự để lên rước lễ, thì căng thẳng xảy ra. Bạo lực ập đến khi nhà cầm quyền cộng sản cho xe ủi đất và lực lượng quân đội đến triệt hạ Thánh Giá. Một viên chức cộng sản là Lucjan Motyka, bộ trưởng bộ văn hóa nghệ thuật thời đó, bị lôi ra khỏi giường bệnh và chế nhạo bởi đoàn người biểu tình. Sau này, khi hồi tưởng lại vào một buổi sáng sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, Motyka đã kể về thời khắc nhục nhã đó. Motyka tin chắc rằng những lời lẽ điềm tĩnh của Giám mục Wojtyla khi ấy đã giúp cho tránh khỏi một sự đối đầu kinh khủng và nhiều nguy hiểm với nhà cầm quyền.
Thời gian đó, nhà nước cộng sản, lãnh đạo địa phương, người dân và Giáo hội đều trong tình trạng căng thẳng, bên nào dường như cũng không chịu buông. Đứng trước công luận mạnh mẽ, một thỏa hiệp cho phép xây dựng nhà thờ ở ngoại vi thị trấn Nowa Huta được nhà cầm quyền cộng sản đưa ra, nhưng giáo dân không chấp thuận. Mãi cho đến khi Tổng Giám Mục Karol Wojtyla phá vỡ thế bí khi thuyết phục mọi người rằng sự tồn tại của một nhà thờ như vậy cần được coi là điều vượt trên hết những suy xét khác trong lúc này. Đã đến thời cơ đảo ngược thế cờ. Tháng 05-1977, một năm trước khi trở thành Giáo hoàng, và gần 20 năm sau yêu cầu đầu tiên xin được xây cất thánh đường được ngỏ với nhà cầm quyền, Karol Wojtyla đã xức dầu cung hiến nhà thờ mới ở Nowa Huta. Điều mà giáo dân tự hào nhất về ngôi thánh đường, một biểu tượng Karol Wojtyla làm cho biến thành thực tiễn, là cây Thập Giá vĩ đại bên trên bàn thờ mới. Thập Giá này được làm từ những mảnh bom vụn lấy ra từ các vết thương của người lính Ba Lan, các mảnh bom đó được sưu tập và gửi về từ khắp đất nước để làm thành một tác phẩm điêu khắc trong ngôi thánh đường mới.
Từ đó, Tổng Giám Mục Karol Wojtyla có lợi thế vững chắc để thoát khỏi cơ chế xin - cho và ngày càng xuất hiện nhiều hơn trước công luận. Vai trò thuyết giảng quần chúng của ngài lớn dần lên trong suốt thập niên 1970. Những bài giảng của ngài xuất hiện mỗi ngày trong suốt những năm tại vị ở Kraków, ngài giảng bất cứ khi nào có thánh lễ hoặc hướng dẫn một cuộc rước tuần hành qua các đường phố nhân các ngày lễ kính thánh. Trong thời kỳ gian khó đó, những thập niên mà người Ba Lan không được tự do phát biểu ý kiến, họ học được một phương thức sinh tồn là nói chuyện bằng tiếng Aesopian hai tầng nghĩa (nói nôm na là: “nói vậy mà không phải vậy”, nghĩa là: một cách nói truyền tải đi thông điệp ngầm mà chỉ có đối tượng cần nghe mới hiểu, người khác nghe vào chỉ thấy được những lời lẽ rất trong sáng mà không biết nội dung thật; đây là ngôn ngữ của các nhóm có âm mưu, dự tính hoặc những phong trào ngầm). Lúc ấy, khi người dân Ba Lan nói “Thập Giá Chúa Kitô” thì điều này có nghĩa là họ nói “tự do trong Thiên Chúa”, và nó mang hàm ý rằng họ muốn được giải thoát khỏi những kẻ đàn áp mình. Đức cha Wojtyla, lúc này đã là Hồng y, biết rất rõ lối nói bóng gió đầy ẩn ý đó, và ngài vận dụng nó rất khéo léo trong các bài giảng thánh lễ mỗi Chúa nhật tại Nhà thờ Thánh Florian, nhà thờ đặt ngai tòa của ngài ở Kraków. Khi vị Hồng y người Ba Lan nói “trung thực trong đời sống hằng ngày”, giáo dân lập tức hiểu rằng ngài ngụ ý về “sự thật trong Đức Kitô” và “sự thật trần trụi, chứ không phải những điều giả dối và lời hứa gió bay của cộng sản”. Nhưng đó không phải là lời kêu gọi nhân dân nổi dậy, đứng lên làm cách mạng lật đổ chính quyền. Đó là sự biểu lộ phần nào cơn giận của người dân đối với chế độ độc tài toàn trị, một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho nhà cầm quyền cộng sản rằng mọi người đều đã rõ bộ mặt giả tạo của họ, biết rõ về sự khác biệt giữa lời nói và hành động của cộng sản. Nói nôm na, điều này nghĩa là chúng ta đã thấy sự dối trá đến tàn bạo của một chế độ gọi là “dân chủ”. Những lời nói của Hồng y Wojtyla đã lôi kéo được rất nhiều người, thậm chí rất nhiều trong số họ không theo tôn giáo nào, đến nhà thờ để bày tỏ sự ủng hộ trong thầm lặng nhằm chống lại chính quyền.
Đây là thời gian nhà cầm quyền cộng sản tiến hành những việc thô bạo và liên tiếp phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn. Cuối thập niên 70, đã xảy ra những cuộc đàn áp đổ máu giữa cảnh sát, quân đội với giới công nhân Công giáo khi nhà cầm quyền cho tăng vô tội vạ giá cả thực phẩm. 5 Linh mục biến mất một cách bí ẩn chỉ trong một thời gian ngắn. Cảnh sát giết chết một người lãnh đạo sinh viên trẻ nổi tiếng. Hồng y Wojtyla ngày càng nói thẳng và công kích trực tiếp nhà cầm quyền, ngài kêu gọi một cách công khai và cụ thể về đòi hỏi cho quyền tự do. Đức Hồng Y Wojtyla, Tổng Giám Mục Kraków yêu cầu mạnh mẽ khi nói: “Chúng ta cần một bầu khí tự do đích thực chứ không phải giả tạo, một bầu khí không bị kiềm chế và không bị đe dọa; một bầu khí tự do từ bên trong thâm tâm, tự do không phải sợ dù có bất cứ điều gì xảy đến cho tôi nếu tôi làm thế này hay thế khác.”
Khi còn trẻ, linh mục Zieba từng là một sinh viên đối kháng với chính quyền trước khi gia nhập Dòng Đaminh. Ngài thấy cái chết của người lãnh đạo giới sinh viên đã thay đổi Wojtyla. “Điều ấy lôi kéo Wojtyla. Đó là khi Wojtyla bước ra khỏi cái bóng của Hồng y Wyszynski và bắt đầu phát biểu những thông điệp mạnh mẽ chính thức đầu tiên”. Đối với cha Zieba, “các bài giảng của Hồng y Wojtyla lúc đó thật tuyệt vời và cảm động đến nỗi chúng tôi chép lại chúng và cho in ra rồi phát đi mọi nơi để ai cũng được đọc.”
Một linh mục nữa là cha Bardeicki đã kể với chúng tôi một câu chuyện khác, điều không chỉ đã mạnh mẽ gợi ý sự thay đổi công khai đối với Wojtyla trong những năm tháng ấy, mà còn giúp Wojtyla nhận ra sâu sắc điều gì đứng đằng sau các mưu đồ. Năm đó, cha Bardeicki quyết định báo cáo vắn tắt về cuộc gặp gỡ giữa Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Ba Lan Edward Gierek và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Rôma cho Hồng y Wojtyla biết. Cộng sản kết tội Wojtyla, cố vấn của tờ tuần báo Tygodnik Powszechny, không chịu sự kiểm duyệt. Người dân bị xúc phạm. Ban biên tập của tờ báo đã quy tụ tại Tòa Tổng Giám Mục Kraków để thảo luận tình hình. Lúc trở về, cha Bardeicki bị đánh đập dã man: ngài bị gãy răng, gãy sống mũi; nếu người ta không chạy ra khiến những kẻ tấn công bất ngờ và bỏ chạy, thì ngài có thể đã bị giết. Hồng y Wojtyla cũng chạy ra và thấy vụ việc, ngài băng bó vết thương cho người bạn, im lặng một lúc rồi nói: “Cảm ơn cha. Cha đã chịu đòn thay tôi.”
Ngay hôm đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng, Đức Karol Wojtyla, lấy hiệu triều là Gioan Phaolô II, đã làm dấy lên lo ngại trong Trung Ương Đảng Cộng Sản. Thông tín viên người Canada, Eric Margolis, đã mô tả điều đó như sau: “Tôi là nhà báo đầu tiên của phương Tây có mặt tại tổng hành dinh KGB năm 1990. Các vị tướng lãnh và tổng bí thư Đảng Cộng Sản nói với tôi rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất trên thế giới của cộng sản, vượt trên mọi kẻ thù khác”.
Ngay lập tức, mọi thành phần dân chúng, từ các nhà lãnh đạo thế giới, những nhà bất đồng chính kiến và cả giới Công giáo bình dân đều cho rằng chế độ cộng sản bất lực trước vị Giáo hoàng Ba Lan. Năm 1979, khi máy bay của Đức Gioan Phaolô II đáp xuống phi trường Okecie về thăm quê hương, toàn bộ nhà thờ trên khắp lãnh thổ Ba Lan đã cho rung chuông chào mừng. Đức Giáo Hoàng vừa bước xuống khỏi cầu thang máy bay đã cúi rạp xuống ôm hôn mảnh đất Ba Lan dấu yêu, trước sự chứng kiến của hàng triệu người thán phục. Trong 9 ngày lưu lại Ba Lan, ngài đã có 32 bài giảng và phát biểu hùng hồn, mà theo giáo sư Bogdan Szajkowski mô tả thì đó là: “Một cơn địa chấn về tâm thức, một cơ hội cho sự thay đổi lớn lao trong thể chế chính trị…”. Hàng triệu người dân Ba Lan đã đổ ra đường và nhìn quanh chỉ để biết rằng họ không cô độc. Họ là một lực lượng quần chúng mạnh mẽ. Dù đang đứng trong đất nước của cộng sản lúc đó, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không ngần ngại nói về phẩm giá con người, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và cuộc cách mạng tinh thần, chứ không nói thẳng là khởi nghĩa toàn dân. Người ta chăm chú lắng nghe từng chữ một của Đức Giáo Hoàng. Học giả Công giáo Hoa Kỳ George Wiegel đã bình luận: “Đó là bài học về phẩm giá, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, một phép rửa thứ hai cho người Ba Lan.”
Những hình ảnh mà người dân Ba Lan có được về các cuộc cách mạng của nhân dân các nước khi đứng lên muốn lật đổ chế độ cộng sản đều dính đầy những vết máu: các nhà quý tộc Pháp nổi dậy chống lại bức tường nhà tù Bastille; gia đình và dòng dõi Nga Hoàng bị cộng sản xử tử ban đêm dưới một hầm rượu; 240.000 nạn nhân của cộng sản Mao Trạch Đông chết trôi trên sông Hoàng Hà. Tinh thần tập thể của nhân dân Ba Lan tràn ngập hình ảnh bạo lực và những cuộc nổi loạn bất thành của người dân các chế độ cộng sản khác. Nhân dân Ba Lan cùng chung số phận với các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ thứ 19 nhưng chưa giành được thắng lợi trước cộng sản, rồi đến chân đồi Calvê nơi xe tăng Đức Quốc Xã và ngựa chiến phát động Chiến tranh Thế giới thứ II khi xâm lược Ba Lan. Thế nhưng cuộc cách mạng được Đức Gioan Phaolô II nêu ra lại được người Ba Lan chào đón nhiệt liệt và từ đó làm thành những con đường tràn ngập tiếng hò reo la hét của dân chúng, những cánh đồng đầy ắp các nông dân hát thánh ca, và hầu hết tất cả đều đung đưa theo một nhịp đập…để đến với một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, một vị Giám mục mặc áo trắng, như thể ngài được sinh ra chỉ để ở giữa họ. Tiểu thuyết gia nổi tiếng James Carroll đã tự hỏi trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi: “Điều gì là vĩ đại nhất, một biến cố lịch sử không mong đợi nhất nhưng lại đến, của thế kỷ 20? Chẳng phải đó là việc thành trì cộng sản Liên Xô và Đông Âu bị phá tan một cách bất bạo động đó sao? Chẳng phải Đức Gioan Phaolô II là một phần trong câu chuyện đó sao?”. Hỏi tức là đã tự trả lời.
Lại một lần nữa, người ta khao kháo kể với chúng tôi rằng chính chuyến tông du năm 1979 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà trước là Hồng y Karol Joséf Wojtyla của Kraków, là điểm tựa vững chắc dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Tiểu thuyết gia người Anh Timothy Garton Ash đặt vấn đề theo lối suy nghĩ này: “Nếu không có Đức Giáo Hoàng, sẽ chẳng có tình đoàn kết. Mà đã không có tính đoàn kết, sẽ chẳng có Gorbachev. Khi không có Gorbachev, chủ nghĩa cộng sản sẽ không sụp đổ”. Và trong thực tế, chính Gorbachev lại nói với cựu địch thủ truyền kiếp của Điện Kremlin rằng: “Không có Đức Giáo Hoàng, điều này chẳng thể nào xảy ra”. Như vậy, Đức Giáo Hoàng là căn cội, là nền tảng hữu cơ thiết yếu của vấn đề. Thậm chí, cả những người theo chủ nghĩa hoài nghi, vốn cảm thấy trước đó Wojtyla chưa bao giờ là một phần của cuộc cách mạng, cũng phải thừa nhận khi nói rằng mọi thay đổi diễn ra sau khi ngài lên ngôi Giáo hoàng và mang đến thông điệp mạnh mẽ tới mọi nơi đến mọi người dân Ba Lan. Còn những người làm cách mạng năm đó, dù có đôi chút ghen tị, cũng phải nhìn nhận là chính chuyến tông du Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đã khơi mào cho sự chấm dứt thể chế cộng sản khắp châu Âu.
Để cuộc cách mạng thành công, cần có thời gian và sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng từ Rôma, đôi khi là cả ủng hộ tài chính nữa. Bên cạnh đó là thêm hai chuyến tông du Giáo hoàng về quê hương Ba Lan vào năm 1983 và 1987 như để tiếp thêm sức mạnh. Và ngọn lửa đã được thắp lên. Ngọn lửa đó cháy âm ỉ mà không tắt trước khi bùng lên thành một khối thống nhất để kết liễu chế độ cộng sản Ba Lan, rồi từ đấy lan rộng sang các nước khác. Hàng triệu người đã làm nên cách mạng, nhưng chính chuyến thăm quê hương của Đức Giáo Hoàng năm 1979 mới thực sự là khởi đầu mới. Điều đó đã được mô tả như tổng tư lệnh quân đội cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski nói: “Chính Giáo hoàng và chuyến tông du năm nào đã làm nên ngòi nổ.”
The story of Nowa Huta church in Poland
The struggle to build the Nowa Huta church is one of the great clashes between the Catholic Church and Communists in post-war Poland. Of all the conflicts between the Church and the Communists involving Karol Wojtyla, this story perfectly expresses his growth into political leadership. It is a small gem of a story, multifaceted, twenty years in the making, combining all the elements of Wojtyla's own political journey--both prosaic and dramatic, gradual and surprising. Ultimately, this story is revealing of the man, the priest, the emerging leader who understood the importance of tenacity and compromise, as well as the great communicator who is exquisitely aware of symbolism and timing.
Nowa Huta was a brand new town built by the Communists in the early 50's outside of Krakow. The town was in Wojtyla's jurisdiction. It was meant to be a workers' paradise, built on Communist principles, a visible rebuke to the "decadent," spiritually besotted Krakow. The regime assumed that the workers, of course, would be atheists, so the town would be built without a church. But the people soon made it clear they did want one. Wojtyla communicated their desire, and the regime opposed it.
The conflict became an intense symbol of the opposition between the Catholic Church and the Communist state. It was a conflict between the workers' world that was supposed to be beyond religion--and the actual workers singing old Polish hymns that started with the words, "We want God." The Communist Party reluctantly issued a permit in 1958 and then withdrew it in 1962.
Years went by as Karol Wojtyla joined other priests--especially, Father Gorlaney--met with authorities,and patiently filed and refiled for building permits. Crosses were put in the designated area and then pulled down at night only to mysteriously reappear weeks later. Meanwhile, Bishop Wojtyla and other priests gave sermons in the open field, winter and summer, under a burning sun, in freezing rain and snow. Year after year, Bishop Wojtyla celebrated Christmas Mass at the site where the church was supposed to be built. Thousands peacefully lined up for communion, but tension was building. Violence did actually erupt when the Communist authorities sent a bulldozer to tear down the cross. Lucjan Motyka was roused out of his hospital bed to be jeered at by the demonstrators. As he reminisced with us one morning about this humiliating moment, Motyka clearly believed that it was Wojtyla's calming words that helped to avert an ugly and potentially dangerous confrontation.
By this time, the Communists, local leaders, residents and Catholic Church had dug in, their positions seemingly intractable. The Communists' compromise to allow a church to be built outside of the town was rejected--until Karol Wojtyla, the realist, the negotiator, broke the stalemate,persuading everyone that the existence of the church transcended all other considerations. The time to bend was now. In May 1977, a year before he became Pope, almost twenty years after the first request for a permit, Karol Wojtyla consecrated the church at Nowa Huta. What the worshippers were most proud of--and it was a symbol Karol Wojtyla helped to make into a reality--is the gigantic crucifixion that hangs over the new altar. It was made out of shrapnel that had been taken from the wounds of Polish soldiers, collected and sent from all over the country to make the sculpture in the new church.
Along with his steady mastery of red tape and showing up (again and again and again), Wojtyla's gifts as public speaker matured during the 70's. They were on daily display during his years in Krakow whenever he gave sermons or led a procession through the streets celebrating one of the many Catholic feast days. During partition, long decades when the Poles could not speak freely, they learned the survival tactic of Aesopian double speak. People spoke of "Christ's crucifixion" and meant their own; they spoke of "freedom under God" and meant release from their oppressors. Wojtyla knew this subversive habit well, and he practiced artful symbolic dodge every Sunday at St. Florian's, his church in Krakow. When the cardinal spoke of "truth in everyday life" the congregation knew he meant both "Christ's truth" and the plain truth: all that wasn't a Communist lie. It was not a call to revolution, but it was a little expression of everyone's anger toward the regime, a little reminder that everyone clearly knew the difference between honesty and falsehood. As prosaic as this might seem in our outrageously expressive democracy, Wojtyla's words drew new people -- even those who weren't religious came to church as a way of casting their silent vote against the regime.
The Communists began to blunder crudely. In the late 70's, there were bloody clashes between workers and police after the government again raised food prices. Five priests disappeared in a short period of time. The police killed a popular student leader. Wojtyla became more and more outspoken, calling openly and concretely for the "right to freedom...an atmosphere of genuine freedom untrammeled...unthreatened; an atmosphere of inner freedom, of freedom from fearing what may befall me if I act this way or go to that place."
As a young man, Father Zieba was in the student opposition before he joined the Dominican order. He saw the student leader's death transform Wojtyla. "It focused him. That's when he stepped out from behind Wyszynski and started to make his official first statements." For the young Zieba, "the homilies during this period were so beautiful and moving that we typed them up and passed them around."
Father Bardeicki told us another story which powerfully suggests not only how visible Wojtyla was in those years, but also how well he knew it. Father Bardeicki decide to run an abbreviated account of a meeting between Polish Party Secretary Edward Gierek and Pope Paul VI in Rome. The Communists accused Wojtyla, as Tygodnik Powszechny's advisor, of censorship. People were outraged. The editorial staff gathered at the Archbishop's palace to discuss the situation. On the way home, Father Bardeicki was very badly beaten: he lost teeth; his nose was broken; if his attackers hadn't been surprised and fled, he might have been killed. When Wojtyla saw his injured, bandaged friend, he was silent for a moment. Then the Cardinal said, "You got that for me."
From the first day of his election, John Paul II's pontificate raised concern in Central Committee headquarters. The Canadian reporter, Eric Margolis, described it this way: "I was the first Western journalist inside the KGB headquarters in 1990. The generals told me that the Vatican and the Pope above all was regarded as their number one, most dangerous enemy in the world." Soon enough, people of all sorts--world leaders, clandestine dissidents and ordinary Catholics--sensed the Communists were impotent before the Polish Pope. In 1979, when John Paul II's plane landed at Okecie Airport, church bells ran throughout the country. He criss-crossed his beloved Poland, deluged by adoring crowds. He preached thirty-two sermons in nine days. Bogdan Szajkowski said it was, "A psychological earthquake, an opportunity for mass political catharsis..." The Poles who turned out by the millions looked around and saw they were not alone. They were a powerful multitude. The Pope spoke of human dignity, the right to religious freedom and a revolution of the spirit--not insurrection. The people listened. As George Wiegel observed, "It was a lesson in dignity, a national plebiscite, Poland's second baptism."
Our images of revolution are filled with blood-stained pictures: French aristocrats lined up against the Bastille wall; the Tsar's family executed in a cellar under cover of night; Mao's victims floating down the Yellow River. The romantic collective Polish psyche brims with images of violent, quixotic rebellions. They range from the futile uprisings of the 19th century to the calvary charging German tanks on horseback at the beginning of World War II. But the revolution launched by John Paul's return to Poland is one that conjures roads lined with weeping pilgrims, meadows of peaceful souls singing hymns, and most of all, of people swaying forward as one--reaching for the extraordinary man in white as he is borne through their midst. "What is the greatest, most unexpected event of the 20th century?" James Carroll asked in his interview with us. "Isn't it that the Soviet Empire was brought down non-violently? Isn't John Paul II's story part of it?"
Again and again, people told us that it was. John Paul II's 1979 trip was the fulcrum of revolution which led to the collapse of Communism. Timothy Garton Ash put it this way, "Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev. Without Gorbachev, no fall of Communism." (In fact, Gorbachev himself gave the Kremlin's long-term enemy this due, "It would have been impossible without the Pope.") It was not just the Pope's hagiographers who told us that his first pilgrimage was the turning point. Skeptics who felt Wojtyla was never a part of the resistance said everything changed as John Paul II brought his message across country to the Poles. And revolutionaries, jealous of their own, also look to the trip as the beginning of the end of Soviet rule.
It took time; it took the Pope's support from Rome--some of it financial; it took several more trips in 1983 and 1987. But the flame was lit. It would smolder and flicker before it burned from one end of Poland to the other. Millions of people spread the revolution, but it began with the Pope's trip home in 1979. As General Jaruzelski said, "That was the detonator."
Trong chiều hướng giúp độc giả có được cái nhìn "khác" hay gọi là "cũ?" hay "mới?" trong nhận thức, chúng tôi đưa ra một số những trường hợp điển hình cụ thể xem, ĐGH Gioan Phaolô II, ĐGH Benêđictô XVI, Công Đồng Vatican II có những thực hiện nào cụ thể về vấn đề "đường hướng đối thoại" với "Cộng sản" với thế giới ngày nay...
Cụ thể, hôm nay chúng tôi đưa ra một trường hợp điển hình và cách thế nhập cuộc, đối thoại, đương đầu... và thực hành lý thuyết "đối thoại" của ĐGH Gioan Phaolô II ra sao? Đó là trường hợp Nowa Huta.
Nowa Huta là một quận cực Đông của Kraków, Ba Lan (Quận XVIII), với dân số 200.000, đây là một trong những khu vực đông đúc nhất của thành phố. (Muốn đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mới vào google, tìm chữ: "nowa huta" thì có đến cả 100 bài viết nói về sự kiện này)
Quận Nowa Huta, Ba Lan ngày nay |
Nowa Huta là một thị trấn mới, được đảng cộng sản xây dựng từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, bên ngoài thành phố lớn cổ kính Kraków. Nơi đây vẫn là địa hạt thuộc quyền tài phán của Tổng Giám Mục Wojtyla. Đây từng được coi là thành trì của cộng sản, thiên đường của giai cấp công nhân, được xây dựng trên các nguyên lý cộng sản, một nơi góp phần kiềm chế Krakow, nhưng cũng là một lời nguyền cho sự “suy tàn” của chế độ. Chế độ cộng sản mặc nhiên cho rằng các công nhân đều là người vô thần, và vì thế thị trấn này được xây dựng mà không có bất kỳ ngôi nhà thờ nào. Nhưng người ta đã sớm tỏ ý muốn có một ngôi thánh đường trái với điều cộng sản muốn. Wojtyla đã nêu lên khao khát đó của người dân, nhưng chế độ thẳng thừng phản kháng nó.
Mâu thuẫn trở nên một biểu tượng dữ dội của chống đối giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước cộng sản. Đó là mâu thuẫn giữa “tầng lớp đại diện của giai cấp công nhân” vốn luôn tự cho rằng mình vượt xa mọi đỉnh cao tôn giáo và trí tuệ, và một bên là những công nhân thực thụ hát những bài thánh ca truyền thống lâu đời của Ba Lan mà mở đầu là câu: “Chúng con chỉ muốn có Chúa thôi”. Đảng cộng sản lúc này bất đắc dĩ đành ban hành một lệnh cho phép vào năm 1958 rồi sau đó rút lại vào năm 1962.
Nóc nhà thờ Nowa Huta |
Thời gian đó, nhà nước cộng sản, lãnh đạo địa phương, người dân và Giáo hội đều trong tình trạng căng thẳng, bên nào dường như cũng không chịu buông. Đứng trước công luận mạnh mẽ, một thỏa hiệp cho phép xây dựng nhà thờ ở ngoại vi thị trấn Nowa Huta được nhà cầm quyền cộng sản đưa ra, nhưng giáo dân không chấp thuận. Mãi cho đến khi Tổng Giám Mục Karol Wojtyla phá vỡ thế bí khi thuyết phục mọi người rằng sự tồn tại của một nhà thờ như vậy cần được coi là điều vượt trên hết những suy xét khác trong lúc này. Đã đến thời cơ đảo ngược thế cờ. Tháng 05-1977, một năm trước khi trở thành Giáo hoàng, và gần 20 năm sau yêu cầu đầu tiên xin được xây cất thánh đường được ngỏ với nhà cầm quyền, Karol Wojtyla đã xức dầu cung hiến nhà thờ mới ở Nowa Huta. Điều mà giáo dân tự hào nhất về ngôi thánh đường, một biểu tượng Karol Wojtyla làm cho biến thành thực tiễn, là cây Thập Giá vĩ đại bên trên bàn thờ mới. Thập Giá này được làm từ những mảnh bom vụn lấy ra từ các vết thương của người lính Ba Lan, các mảnh bom đó được sưu tập và gửi về từ khắp đất nước để làm thành một tác phẩm điêu khắc trong ngôi thánh đường mới.
Khi còn trẻ, linh mục Zieba từng là một sinh viên đối kháng với chính quyền trước khi gia nhập Dòng Đaminh. Ngài thấy cái chết của người lãnh đạo giới sinh viên đã thay đổi Wojtyla. “Điều ấy lôi kéo Wojtyla. Đó là khi Wojtyla bước ra khỏi cái bóng của Hồng y Wyszynski và bắt đầu phát biểu những thông điệp mạnh mẽ chính thức đầu tiên”. Đối với cha Zieba, “các bài giảng của Hồng y Wojtyla lúc đó thật tuyệt vời và cảm động đến nỗi chúng tôi chép lại chúng và cho in ra rồi phát đi mọi nơi để ai cũng được đọc.”
Một linh mục nữa là cha Bardeicki đã kể với chúng tôi một câu chuyện khác, điều không chỉ đã mạnh mẽ gợi ý sự thay đổi công khai đối với Wojtyla trong những năm tháng ấy, mà còn giúp Wojtyla nhận ra sâu sắc điều gì đứng đằng sau các mưu đồ. Năm đó, cha Bardeicki quyết định báo cáo vắn tắt về cuộc gặp gỡ giữa Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Ba Lan Edward Gierek và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Rôma cho Hồng y Wojtyla biết. Cộng sản kết tội Wojtyla, cố vấn của tờ tuần báo Tygodnik Powszechny, không chịu sự kiểm duyệt. Người dân bị xúc phạm. Ban biên tập của tờ báo đã quy tụ tại Tòa Tổng Giám Mục Kraków để thảo luận tình hình. Lúc trở về, cha Bardeicki bị đánh đập dã man: ngài bị gãy răng, gãy sống mũi; nếu người ta không chạy ra khiến những kẻ tấn công bất ngờ và bỏ chạy, thì ngài có thể đã bị giết. Hồng y Wojtyla cũng chạy ra và thấy vụ việc, ngài băng bó vết thương cho người bạn, im lặng một lúc rồi nói: “Cảm ơn cha. Cha đã chịu đòn thay tôi.”
Ngay hôm đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng, Đức Karol Wojtyla, lấy hiệu triều là Gioan Phaolô II, đã làm dấy lên lo ngại trong Trung Ương Đảng Cộng Sản. Thông tín viên người Canada, Eric Margolis, đã mô tả điều đó như sau: “Tôi là nhà báo đầu tiên của phương Tây có mặt tại tổng hành dinh KGB năm 1990. Các vị tướng lãnh và tổng bí thư Đảng Cộng Sản nói với tôi rằng Vatican và Đức Giáo Hoàng là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất trên thế giới của cộng sản, vượt trên mọi kẻ thù khác”.
Ngay lập tức, mọi thành phần dân chúng, từ các nhà lãnh đạo thế giới, những nhà bất đồng chính kiến và cả giới Công giáo bình dân đều cho rằng chế độ cộng sản bất lực trước vị Giáo hoàng Ba Lan. Năm 1979, khi máy bay của Đức Gioan Phaolô II đáp xuống phi trường Okecie về thăm quê hương, toàn bộ nhà thờ trên khắp lãnh thổ Ba Lan đã cho rung chuông chào mừng. Đức Giáo Hoàng vừa bước xuống khỏi cầu thang máy bay đã cúi rạp xuống ôm hôn mảnh đất Ba Lan dấu yêu, trước sự chứng kiến của hàng triệu người thán phục. Trong 9 ngày lưu lại Ba Lan, ngài đã có 32 bài giảng và phát biểu hùng hồn, mà theo giáo sư Bogdan Szajkowski mô tả thì đó là: “Một cơn địa chấn về tâm thức, một cơ hội cho sự thay đổi lớn lao trong thể chế chính trị…”. Hàng triệu người dân Ba Lan đã đổ ra đường và nhìn quanh chỉ để biết rằng họ không cô độc. Họ là một lực lượng quần chúng mạnh mẽ. Dù đang đứng trong đất nước của cộng sản lúc đó, nhưng Đức Giáo Hoàng đã không ngần ngại nói về phẩm giá con người, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và cuộc cách mạng tinh thần, chứ không nói thẳng là khởi nghĩa toàn dân. Người ta chăm chú lắng nghe từng chữ một của Đức Giáo Hoàng. Học giả Công giáo Hoa Kỳ George Wiegel đã bình luận: “Đó là bài học về phẩm giá, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc, một phép rửa thứ hai cho người Ba Lan.”
Năm 1979, ĐGH Gioan Phaolô II trước Quảng trường Chiến Thắng |
Để cuộc cách mạng thành công, cần có thời gian và sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng từ Rôma, đôi khi là cả ủng hộ tài chính nữa. Bên cạnh đó là thêm hai chuyến tông du Giáo hoàng về quê hương Ba Lan vào năm 1983 và 1987 như để tiếp thêm sức mạnh. Và ngọn lửa đã được thắp lên. Ngọn lửa đó cháy âm ỉ mà không tắt trước khi bùng lên thành một khối thống nhất để kết liễu chế độ cộng sản Ba Lan, rồi từ đấy lan rộng sang các nước khác. Hàng triệu người đã làm nên cách mạng, nhưng chính chuyến thăm quê hương của Đức Giáo Hoàng năm 1979 mới thực sự là khởi đầu mới. Điều đó đã được mô tả như tổng tư lệnh quân đội cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski nói: “Chính Giáo hoàng và chuyến tông du năm nào đã làm nên ngòi nổ.”
The story of Nowa Huta church in Poland
The struggle to build the Nowa Huta church is one of the great clashes between the Catholic Church and Communists in post-war Poland. Of all the conflicts between the Church and the Communists involving Karol Wojtyla, this story perfectly expresses his growth into political leadership. It is a small gem of a story, multifaceted, twenty years in the making, combining all the elements of Wojtyla's own political journey--both prosaic and dramatic, gradual and surprising. Ultimately, this story is revealing of the man, the priest, the emerging leader who understood the importance of tenacity and compromise, as well as the great communicator who is exquisitely aware of symbolism and timing.
Nowa Huta was a brand new town built by the Communists in the early 50's outside of Krakow. The town was in Wojtyla's jurisdiction. It was meant to be a workers' paradise, built on Communist principles, a visible rebuke to the "decadent," spiritually besotted Krakow. The regime assumed that the workers, of course, would be atheists, so the town would be built without a church. But the people soon made it clear they did want one. Wojtyla communicated their desire, and the regime opposed it.
The conflict became an intense symbol of the opposition between the Catholic Church and the Communist state. It was a conflict between the workers' world that was supposed to be beyond religion--and the actual workers singing old Polish hymns that started with the words, "We want God." The Communist Party reluctantly issued a permit in 1958 and then withdrew it in 1962.
Years went by as Karol Wojtyla joined other priests--especially, Father Gorlaney--met with authorities,and patiently filed and refiled for building permits. Crosses were put in the designated area and then pulled down at night only to mysteriously reappear weeks later. Meanwhile, Bishop Wojtyla and other priests gave sermons in the open field, winter and summer, under a burning sun, in freezing rain and snow. Year after year, Bishop Wojtyla celebrated Christmas Mass at the site where the church was supposed to be built. Thousands peacefully lined up for communion, but tension was building. Violence did actually erupt when the Communist authorities sent a bulldozer to tear down the cross. Lucjan Motyka was roused out of his hospital bed to be jeered at by the demonstrators. As he reminisced with us one morning about this humiliating moment, Motyka clearly believed that it was Wojtyla's calming words that helped to avert an ugly and potentially dangerous confrontation.
By this time, the Communists, local leaders, residents and Catholic Church had dug in, their positions seemingly intractable. The Communists' compromise to allow a church to be built outside of the town was rejected--until Karol Wojtyla, the realist, the negotiator, broke the stalemate,persuading everyone that the existence of the church transcended all other considerations. The time to bend was now. In May 1977, a year before he became Pope, almost twenty years after the first request for a permit, Karol Wojtyla consecrated the church at Nowa Huta. What the worshippers were most proud of--and it was a symbol Karol Wojtyla helped to make into a reality--is the gigantic crucifixion that hangs over the new altar. It was made out of shrapnel that had been taken from the wounds of Polish soldiers, collected and sent from all over the country to make the sculpture in the new church.
Along with his steady mastery of red tape and showing up (again and again and again), Wojtyla's gifts as public speaker matured during the 70's. They were on daily display during his years in Krakow whenever he gave sermons or led a procession through the streets celebrating one of the many Catholic feast days. During partition, long decades when the Poles could not speak freely, they learned the survival tactic of Aesopian double speak. People spoke of "Christ's crucifixion" and meant their own; they spoke of "freedom under God" and meant release from their oppressors. Wojtyla knew this subversive habit well, and he practiced artful symbolic dodge every Sunday at St. Florian's, his church in Krakow. When the cardinal spoke of "truth in everyday life" the congregation knew he meant both "Christ's truth" and the plain truth: all that wasn't a Communist lie. It was not a call to revolution, but it was a little expression of everyone's anger toward the regime, a little reminder that everyone clearly knew the difference between honesty and falsehood. As prosaic as this might seem in our outrageously expressive democracy, Wojtyla's words drew new people -- even those who weren't religious came to church as a way of casting their silent vote against the regime.
The Communists began to blunder crudely. In the late 70's, there were bloody clashes between workers and police after the government again raised food prices. Five priests disappeared in a short period of time. The police killed a popular student leader. Wojtyla became more and more outspoken, calling openly and concretely for the "right to freedom...an atmosphere of genuine freedom untrammeled...unthreatened; an atmosphere of inner freedom, of freedom from fearing what may befall me if I act this way or go to that place."
As a young man, Father Zieba was in the student opposition before he joined the Dominican order. He saw the student leader's death transform Wojtyla. "It focused him. That's when he stepped out from behind Wyszynski and started to make his official first statements." For the young Zieba, "the homilies during this period were so beautiful and moving that we typed them up and passed them around."
Father Bardeicki told us another story which powerfully suggests not only how visible Wojtyla was in those years, but also how well he knew it. Father Bardeicki decide to run an abbreviated account of a meeting between Polish Party Secretary Edward Gierek and Pope Paul VI in Rome. The Communists accused Wojtyla, as Tygodnik Powszechny's advisor, of censorship. People were outraged. The editorial staff gathered at the Archbishop's palace to discuss the situation. On the way home, Father Bardeicki was very badly beaten: he lost teeth; his nose was broken; if his attackers hadn't been surprised and fled, he might have been killed. When Wojtyla saw his injured, bandaged friend, he was silent for a moment. Then the Cardinal said, "You got that for me."
From the first day of his election, John Paul II's pontificate raised concern in Central Committee headquarters. The Canadian reporter, Eric Margolis, described it this way: "I was the first Western journalist inside the KGB headquarters in 1990. The generals told me that the Vatican and the Pope above all was regarded as their number one, most dangerous enemy in the world." Soon enough, people of all sorts--world leaders, clandestine dissidents and ordinary Catholics--sensed the Communists were impotent before the Polish Pope. In 1979, when John Paul II's plane landed at Okecie Airport, church bells ran throughout the country. He criss-crossed his beloved Poland, deluged by adoring crowds. He preached thirty-two sermons in nine days. Bogdan Szajkowski said it was, "A psychological earthquake, an opportunity for mass political catharsis..." The Poles who turned out by the millions looked around and saw they were not alone. They were a powerful multitude. The Pope spoke of human dignity, the right to religious freedom and a revolution of the spirit--not insurrection. The people listened. As George Wiegel observed, "It was a lesson in dignity, a national plebiscite, Poland's second baptism."
Our images of revolution are filled with blood-stained pictures: French aristocrats lined up against the Bastille wall; the Tsar's family executed in a cellar under cover of night; Mao's victims floating down the Yellow River. The romantic collective Polish psyche brims with images of violent, quixotic rebellions. They range from the futile uprisings of the 19th century to the calvary charging German tanks on horseback at the beginning of World War II. But the revolution launched by John Paul's return to Poland is one that conjures roads lined with weeping pilgrims, meadows of peaceful souls singing hymns, and most of all, of people swaying forward as one--reaching for the extraordinary man in white as he is borne through their midst. "What is the greatest, most unexpected event of the 20th century?" James Carroll asked in his interview with us. "Isn't it that the Soviet Empire was brought down non-violently? Isn't John Paul II's story part of it?"
Again and again, people told us that it was. John Paul II's 1979 trip was the fulcrum of revolution which led to the collapse of Communism. Timothy Garton Ash put it this way, "Without the Pope, no Solidarity. Without Solidarity, no Gorbachev. Without Gorbachev, no fall of Communism." (In fact, Gorbachev himself gave the Kremlin's long-term enemy this due, "It would have been impossible without the Pope.") It was not just the Pope's hagiographers who told us that his first pilgrimage was the turning point. Skeptics who felt Wojtyla was never a part of the resistance said everything changed as John Paul II brought his message across country to the Poles. And revolutionaries, jealous of their own, also look to the trip as the beginning of the end of Soviet rule.
It took time; it took the Pope's support from Rome--some of it financial; it took several more trips in 1983 and 1987. But the flame was lit. It would smolder and flicker before it burned from one end of Poland to the other. Millions of people spread the revolution, but it began with the Pope's trip home in 1979. As General Jaruzelski said, "That was the detonator."
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Sáu
Lm. Giuse Đồng Văn Vinh
18:37 05/02/2010
Chặng thứ Sáu
Chúa Giêsu bị đánh đòn và bị đội mão gai
Những kẻ canh giữ Đức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó? "
Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
(Lc 22:63-65)
Một ngày kia, khi đang tiến bước trong thung lũng Giođan, không xa Giêricô bao nhiêu, Chúa Giêsu đã dừng lại và nói với nhóm Mười Hai những lời bốc lửa, những lời họ thấy khó hiểu: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất. Quả vậy, Người sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, nhục mạ, khạc nhổ. Sau khi đánh đòn, họ sẽ giết Người” [14]. Giờ đây, cuối cùng ý nghĩa đầy đủ của những lời lạ lùng này được tỏ lộ: trong sân quan tổng trấn, địa sở của vị toàn quyền Rôma tại Giêrusalem, nghi thức tra tấn dã man bắt đầu, trong khi bên ngoài dinh, những lời bàn tán của đám đông mỗi lúc một rộ lên, trong niềm trông đợi được thấy cảnh tử tội bị điệu ra pháp trường.
Trong căn phòng đóng kín với công chúng, những gì xảy ra sẽ tiếp tục được lặp lại hết đời này sang đời khác trong hàng ngàn những cách thế tàn bạo và gian ác, trong tăm tối của cơ man những nhà tù trên thế giới. Chúa Giêsu không chỉ bị đánh đập thể lý nhưng còn bị chế nhạo. Thật vậy, để tường thuật những sỉ nhục này, Thánh Sử Luca đã dùng từ “xúc phạm” như muốn đưa ra ý nghĩa sâu xa của thứ bạo lực mà các binh sĩ này gây ra trên nạn nhân của chúng. Những tra tấn gây thương tổn cho thân xác Chúa Kitô đã được kèm theo với những lời nhạo báng chà đạp lên nhân phẩm của Ngài.
Thánh sử Gioan tường thuật về màn sỉ nhục này, được quân lính bắt chước theo trò chế nhạo thường thấy. Một vương miện làm bằng gai nhọn; tấm khăn choàng tím vương giả được thế đỡ bằng chiếc áo khoác đỏ; và lời kính chào dành cho một vị vua “Chào Caesar!”. Tuy nhiên, đằng sau tất cả trò chế nhạo này chúng ta có thể thấy một dấu chỉ vinh quang: đúng thế, Chúa Giêsu bị nhạo cười như một vị vua giả nhưng thực tế Ngài là Chủ Tể thực sự của lịch sử.
Cuối cùng, khi vương quyền của Ngài được hiển trị - như một Thánh Sử khác, Thánh Matthêu đã nói với chúng ta [15] Ngài sẽ lên án những kẻ tra tấn và những kẻ độc tài, và sẽ triệu vời vào vinh quang của Ngài không chỉ những nạn nhân của chúng, nhưng còn tất cả những ai đã từng thăm viếng các nhà tù, chữa lành các vết thương và các sầu khổ, giúp đỡ những ai đói khát và bị bách hại. Tuy nhiên, trong giờ này đây, khuôn mặt đã từng được biến hình sáng láng trên núi Tabor[16] đang bị biến dạng; Đấng là “phản ánh của vinh quang Thiên Chúa”[17] đang bị đánh đập và tơi tả; như tiên tri Isaiah đã công bố, Đấng Mêsia Tôi Tớ Thiên Chúa đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu, đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ [18].Trong Ngài, Thiên Chúa của vinh quang, sự đau khổ của nhân loại được tỏ lộ; trong Ngài, Chúa của lịch sử, sự yếu đuối của mọi loài thọ tạo được phơi bày; trong Ngài Đấng Dựng Lên trời đất, tiếng kêu đau thương của mọi loài thọ tạo tìm thấy tiếng vang.
[14] Lc 18:31-32
[15] x. Mt 25:31-46.
[16] x. Lc 9:29.
[17] x. Dt 1:3.
[18] x. Is 50:6
Chúa Giêsu bị đánh đòn và bị đội mão gai
Những kẻ canh giữ Đức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó? "
Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
(Lc 22:63-65)
Một ngày kia, khi đang tiến bước trong thung lũng Giođan, không xa Giêricô bao nhiêu, Chúa Giêsu đã dừng lại và nói với nhóm Mười Hai những lời bốc lửa, những lời họ thấy khó hiểu: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã viết về Con Người sẽ được hoàn tất. Quả vậy, Người sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, nhục mạ, khạc nhổ. Sau khi đánh đòn, họ sẽ giết Người” [14]. Giờ đây, cuối cùng ý nghĩa đầy đủ của những lời lạ lùng này được tỏ lộ: trong sân quan tổng trấn, địa sở của vị toàn quyền Rôma tại Giêrusalem, nghi thức tra tấn dã man bắt đầu, trong khi bên ngoài dinh, những lời bàn tán của đám đông mỗi lúc một rộ lên, trong niềm trông đợi được thấy cảnh tử tội bị điệu ra pháp trường.
Trong căn phòng đóng kín với công chúng, những gì xảy ra sẽ tiếp tục được lặp lại hết đời này sang đời khác trong hàng ngàn những cách thế tàn bạo và gian ác, trong tăm tối của cơ man những nhà tù trên thế giới. Chúa Giêsu không chỉ bị đánh đập thể lý nhưng còn bị chế nhạo. Thật vậy, để tường thuật những sỉ nhục này, Thánh Sử Luca đã dùng từ “xúc phạm” như muốn đưa ra ý nghĩa sâu xa của thứ bạo lực mà các binh sĩ này gây ra trên nạn nhân của chúng. Những tra tấn gây thương tổn cho thân xác Chúa Kitô đã được kèm theo với những lời nhạo báng chà đạp lên nhân phẩm của Ngài.
Thánh sử Gioan tường thuật về màn sỉ nhục này, được quân lính bắt chước theo trò chế nhạo thường thấy. Một vương miện làm bằng gai nhọn; tấm khăn choàng tím vương giả được thế đỡ bằng chiếc áo khoác đỏ; và lời kính chào dành cho một vị vua “Chào Caesar!”. Tuy nhiên, đằng sau tất cả trò chế nhạo này chúng ta có thể thấy một dấu chỉ vinh quang: đúng thế, Chúa Giêsu bị nhạo cười như một vị vua giả nhưng thực tế Ngài là Chủ Tể thực sự của lịch sử.
Cuối cùng, khi vương quyền của Ngài được hiển trị - như một Thánh Sử khác, Thánh Matthêu đã nói với chúng ta [15] Ngài sẽ lên án những kẻ tra tấn và những kẻ độc tài, và sẽ triệu vời vào vinh quang của Ngài không chỉ những nạn nhân của chúng, nhưng còn tất cả những ai đã từng thăm viếng các nhà tù, chữa lành các vết thương và các sầu khổ, giúp đỡ những ai đói khát và bị bách hại. Tuy nhiên, trong giờ này đây, khuôn mặt đã từng được biến hình sáng láng trên núi Tabor[16] đang bị biến dạng; Đấng là “phản ánh của vinh quang Thiên Chúa”[17] đang bị đánh đập và tơi tả; như tiên tri Isaiah đã công bố, Đấng Mêsia Tôi Tớ Thiên Chúa đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu, đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ [18].Trong Ngài, Thiên Chúa của vinh quang, sự đau khổ của nhân loại được tỏ lộ; trong Ngài, Chúa của lịch sử, sự yếu đuối của mọi loài thọ tạo được phơi bày; trong Ngài Đấng Dựng Lên trời đất, tiếng kêu đau thương của mọi loài thọ tạo tìm thấy tiếng vang.
[14] Lc 18:31-32
[15] x. Mt 25:31-46.
[16] x. Lc 9:29.
[17] x. Dt 1:3.
[18] x. Is 50:6
Báo Vatican gọi nguồn cung cấp mới cuả tế bào gốc là tương lai cuả y học
Trần Mạnh Trác
22:59 05/02/2010
Rome, ngày 3 tháng 2 năm 2010: Tờ báo Vatican L'Osservatore Romano (LOR) đăng tải một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, mô tả những chi tiết nghiên cứu về một nguồn cung cấp mới của tế bào gốc và gọi đó là "tương lai của y học. "
Theo tờ LOR, nhiều cuộc nghiên cứu tiên phong đang diễn ra tại Trung tâm Biocell ở Busto Arsizio tại Milan liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc lấy từ nước ối* để tái tạo võng mạc cuả mắt. Những nguồn tế bào gốc này được coi là hợp với đạo đức vì nó không đòi hỏi phải hủy diệt một phôi thai.
Qua một cuộc phỏng vấn cuả phóng viên Joseph Reguzzoni với một bác học về sinh vật và di truyền ở Milan, BH Giuseppe Simoni, đã làm sáng tỏ thêm về các tế bào gốc lấy từ nước ối (amniotic stem cells, tạm dịch là tế bào ối):
"Chúng tôi đang nghiên cứu một loại tế bào gốc, tế bào ối, là những tế bào 'đầu tiên' trong quá trình cấu tạo thân thể của chúng ta", BH Simoni cho biết. "Chúng tôi đang đầu tư tất cả nỗ lực của chúng tôi với niềm tin rằng việc nghiên cứu tế bào ối có thể mang lại câu trả lời cho nhiều hiện tượng, và hệ quả là cải thiện cuộc sống của bệnh nhân, chữa những bệnh nan y, và tăng hiệu quả các phương pháp điều trị hiện nay. "
"Tiềm năng thực sự là rất cao và kỳ vọng thì vô hạn", BH Simoni nói.
Khi được hỏi tại sao tế bào gốc lại được các nhà nghiên cứu y khoa theo đuổi nhiều như thế, BH Simoni giải thích rằng "Các tế bào gốc và hành vi của chúng giúp chúng ta hiểu về những động thái của các khối u nhọt, sự tái sinh của các mô, sự gia tăng tế bào liên tục đang diễn ra trong mỗi phút cuả cuộc sống chúng ta. "
BH Simoni cũng vạch ra sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi thai và những tế bào gốc thu được từ nước ối. "Không giống như trường hợp các tế bào gốc phôi thai," ông ghi nhận, "trong một tương lai không xa, tất cả mọi người chúng có thể có một dự trữ các tế bào ối của riêng họ, hoặc có những tế bào ối tương hợp nhờ dự trữ cuả các thân nhân gần."
"Về các tế bào phôi thai, mặt khác, vấn đề là phức tạp hơn, vì bạn cần phải tìm ra một phôi thai, huỷ nó đi rồi phát triển các dòng tương thích.. ." trong đó, theo Simoni, không chỉ chi phí là lớn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn.
"Tất cả điều này," ông nói, "không phù hợp với nhiệm vụ của chúng tôi và không hợp với tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta."
"Chúng tôi tin rằng, trên thực tế, đạo đức là cần thiết", ông tiếp tục."Bạn không thể làm được việc tốt nếu bạn không có sự tôn trọng dành cho con người, và cả cho những con người sắp được sinh ra. Có thể nào một cái gì tốt đẹp đến từ một hành vi bất công hay phi đạo đức?." BH Simoni hỏi.
"Trong ý nghĩa này thì việc nghiên cứu nước ối và tế bào gốc cuả nó không trái với các nguyên tắc đạo đức."
L'Osservatore Romano cho biết rằng ngoài trung tâm Biocell Center ở Busto Arsizio, nhiều tổ chức khác đã đồng ý tham gia nghiên cứu tế bào ối và việc tái tạo võng mạc. Danh sách những tổ chức này bao gồm Harvard Medical School's Department of Opthalmology, the IRCCS Foundation và ba bệnh viện Ý.
* Nước ối: nước nuôi bào thai, khi đến hạn kỳ sinh nở thì bọc nước này phần nhiều chứa nước tiểu cuả thai nhi. Khi người ta phân tích nước ổi để tìm dinh dưỡng cho thai nhi, người ta đã khám phá ra nhiều tế bào gốc ở trong đó.
Theo tờ LOR, nhiều cuộc nghiên cứu tiên phong đang diễn ra tại Trung tâm Biocell ở Busto Arsizio tại Milan liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc lấy từ nước ối* để tái tạo võng mạc cuả mắt. Những nguồn tế bào gốc này được coi là hợp với đạo đức vì nó không đòi hỏi phải hủy diệt một phôi thai.
Qua một cuộc phỏng vấn cuả phóng viên Joseph Reguzzoni với một bác học về sinh vật và di truyền ở Milan, BH Giuseppe Simoni, đã làm sáng tỏ thêm về các tế bào gốc lấy từ nước ối (amniotic stem cells, tạm dịch là tế bào ối):
"Chúng tôi đang nghiên cứu một loại tế bào gốc, tế bào ối, là những tế bào 'đầu tiên' trong quá trình cấu tạo thân thể của chúng ta", BH Simoni cho biết. "Chúng tôi đang đầu tư tất cả nỗ lực của chúng tôi với niềm tin rằng việc nghiên cứu tế bào ối có thể mang lại câu trả lời cho nhiều hiện tượng, và hệ quả là cải thiện cuộc sống của bệnh nhân, chữa những bệnh nan y, và tăng hiệu quả các phương pháp điều trị hiện nay. "
"Tiềm năng thực sự là rất cao và kỳ vọng thì vô hạn", BH Simoni nói.
Khi được hỏi tại sao tế bào gốc lại được các nhà nghiên cứu y khoa theo đuổi nhiều như thế, BH Simoni giải thích rằng "Các tế bào gốc và hành vi của chúng giúp chúng ta hiểu về những động thái của các khối u nhọt, sự tái sinh của các mô, sự gia tăng tế bào liên tục đang diễn ra trong mỗi phút cuả cuộc sống chúng ta. "
BH Simoni cũng vạch ra sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi thai và những tế bào gốc thu được từ nước ối. "Không giống như trường hợp các tế bào gốc phôi thai," ông ghi nhận, "trong một tương lai không xa, tất cả mọi người chúng có thể có một dự trữ các tế bào ối của riêng họ, hoặc có những tế bào ối tương hợp nhờ dự trữ cuả các thân nhân gần."
"Về các tế bào phôi thai, mặt khác, vấn đề là phức tạp hơn, vì bạn cần phải tìm ra một phôi thai, huỷ nó đi rồi phát triển các dòng tương thích.. ." trong đó, theo Simoni, không chỉ chi phí là lớn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn.
"Tất cả điều này," ông nói, "không phù hợp với nhiệm vụ của chúng tôi và không hợp với tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta."
"Chúng tôi tin rằng, trên thực tế, đạo đức là cần thiết", ông tiếp tục."Bạn không thể làm được việc tốt nếu bạn không có sự tôn trọng dành cho con người, và cả cho những con người sắp được sinh ra. Có thể nào một cái gì tốt đẹp đến từ một hành vi bất công hay phi đạo đức?." BH Simoni hỏi.
"Trong ý nghĩa này thì việc nghiên cứu nước ối và tế bào gốc cuả nó không trái với các nguyên tắc đạo đức."
L'Osservatore Romano cho biết rằng ngoài trung tâm Biocell Center ở Busto Arsizio, nhiều tổ chức khác đã đồng ý tham gia nghiên cứu tế bào ối và việc tái tạo võng mạc. Danh sách những tổ chức này bao gồm Harvard Medical School's Department of Opthalmology, the IRCCS Foundation và ba bệnh viện Ý.
* Nước ối: nước nuôi bào thai, khi đến hạn kỳ sinh nở thì bọc nước này phần nhiều chứa nước tiểu cuả thai nhi. Khi người ta phân tích nước ổi để tìm dinh dưỡng cho thai nhi, người ta đã khám phá ra nhiều tế bào gốc ở trong đó.
Thông Báo
Phân Ưu với đại gia quyến Cố Đức ông Philipphê Trần Văn Hoài
LM. Joseph Nguyễn Thanh Liêm
14:15 05/02/2010
PHÂN ƯU
Được tin:
Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài
Đã được Chúa gọi về với Ngài lúc 12g15, giờ Roma,
ngày 02 tháng 2 năm 2010, tại Roma.
Tiểu Sử
Sinh năm 1929 tại Giáo xứ An Ninh, Di Loan, Quảng Trị
Năm 1943: Vào TCV An Ninh:
Năm 1951: Vào ĐCV Phú Xuân và ĐCV Thánh Giuse tại Saigon
Năm 1959: Thụ phong Linh mục:
Năm 1959: Phụ trách Họ Đạo Bác Vọng, Huế
Năm 1961: Giáo sư Tiểu Chủng Viện Phú Xuân, Huế
Năm 1962-1968: Giáo sư Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Huế
Năm 1968: Du học Roma
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ xin chân thành phân ưu với tang quyến Cố Đức Ông.
Kính xin quý Cha và quý ông bà anh chị em cầu nguyện để linh hồn Cố Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài sớm về nước Thiên Đàng.
Thành kính phân ưu.
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Têrêxa Đinh Thị Thược đã tạ thế
Giáo phận Kontum
20:06 05/02/2010
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)
Giáo phận Kontum
và Gia Đình trân trọng báo tin:
Ông Cố Gioan ĐINH TRUNG DU
Sinh năm 1935, tại Kim Sơn, Ninh Bình.
Đã từ trần vào lúc 19h20’,
ngày 05 tháng 02 năm 2010.
Hưởng thọ 75 tuổi.
Là Thân phụ
của Nữ tu Têrêxa Đinh Thị Thược
(Dòng Chúa Quan Phòng),
thuộc họ Giuse, Giáo xứ Kon Jơ Dreh, tỉnh Kontum.
Thánh lễ an táng sẽ cử hành
vào lúc 08h ngày 08 tháng 02 năm 2010,
tại Nhà thờ Kon Jơ Dreh,
tập đoàn I, xã Đăk Bla, Tp. Kontum, tỉnh Kontum.
Xin quí vị hiệp ý cầu nguyện cho Ông cố Gioan.
R.I.P
Văn Hóa
Đón Năm Dần Kể Chuyện Cọp
Đinh văn Tiến Hùng
21:32 05/02/2010
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc,
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi…. ”
Thi sĩ Thê Lữ nổi tiếng với bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” mà nhiều người cho là ông viết để tặng chí sĩ Phan bội Châu bị Pháp đầy an trí tại Bến Ngự – ám chỉ người anh hùng sa cơ lỡ vận, năm tháng nằm dài trong tù, nhớ tiếc một thời vẫy vùng ngang dọc – như chúa sơn lâm luyến tiếc rừng xanh..
Người viết không phải là nhà động vật học hay tử vi gia, nên không đi sâu vào nguồn gốc loài hổ hay suy đoán vận mệnh cho các Vi tuổi Dần mà chỉ lượm lặt trong văn thơ, truỵện tích…đôi điều liên quan về Cọp hầu Qúi Vị mua vui trong dịp Xuân Canh Dần.
Trong 12 Con Giáp, Dần được xếp hạng 3 qua cuộc đua việt dã do Ngọc Hoàng Thượng Đế tổ chức. Dân ta gọi Dần là Hổ, Hùm, Cọp, Hạm, Hầm, Khái; đôi lúc vì kính sợ kêu là Ông Ba Mươi hay Ông Kễnh. Vì Hổ có sức mạnh vô địch trong các loài thú nên được phong là Chúa Sơn Lâm. Chắc bạn đã có dịp nhìn trên truyền hình hay đọc báo National Geographic, những con mãnh hổ đuổi theo đàn trâu nước, bò mộng, hươu nai…như gíó cuốn tàn khốc. Chính vì thế Hổ đựoc ghép với một từ khác biểu hiệu sức mạnh uy dũng như như môn võ Hổ quyền-chó sói Hổ lang-rắn độc Hổ lửa, Hổ mang-tướng trăm trận trăm thắng Hổ tướng- phù hiệu hành quân cắt đôi, vua giũ một nửa, một nửa ban cho tướng chỉ huy là Hổ phù-cửa ra vào dinh tướng Hổ môn, hang hổ gọi Hổ huyệt-, bản doanh đóng quân của tướng lãnh Hổ trướng-xương Cọp nấu thành cao chữa bá bệnh là Hổ cốt-trong bát trân (8 món ăn) của các hoàng đế Nhà Đường Trung Hoa món bao tử cọp cũng được kể tên…
Nơi đền miếu ta thường thấy tranh Ngũ Hổ: hổ vàng ngồi giữa 2 bên là tứ hổ trắng, đỏ, xanh, đen. Trung Hoa tự hào có Ngũ hổ tướng thời Tam Quốc: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Việt Nam vang danh Ngũ hổ tướng ‘Sinh vi tướng, tử vi thần’ trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược: Nguyễn khoa Nam, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỹ. Nhiều Binh chủng QLVNCH dùng huy hiệu hình Cọp: Lực Lượng Đặc Biệt Cọp Bay lướt theo cánh dù, Biệt Động Quân Cọp Ba Đầu Rằn, Lôi Hổ Cọp rình mồi.. Nhiều cuộc hành quân Việt Mỹ mang tên Hắc Báo hay Phi Hổ…. Quân đội Nam Hàn tham chiến tại Miền Nam với Sư đoàn Mãnh Hổ nổi tiếng.. Năm 1965 Không lực Hoa Kỳ mở chiến dịch đánh phá đường mòn Hồ chí Minh mang tên Operation Steel Tiger và các chiến sĩ Green Berets Hoa Kỳ áp dụng lối ngụy trang bằng lá cây gọi là Tiger Stripe Camouflage.
Cha mẹ Việt Nam mong con trai mạnh mẽ can đảm thường đặt tên Hổ, Hùm, Cọp. Nhiều nhân vật lịch sử mang tên ‘Hổ’ như: Nguyễn huy Hổ nhà thơ với thi tập ‘Mai đình mộng ký’, Phạm đình Hổ đối thủ sáng giá trên trường bút chiến cùng nữ sĩ Hồ xuân Hương. Lê như Hô ăn khoẻ bằng mấy chục người, đậu tiến sĩ năm 30 tuổi, làm quan đến thượng thư, được phong Thiếu bảo Lữ quận công, về trí sĩ 72 tuổi. Phan bạch Hổ 1 trong 12 sứ quân khi nhà Ngô suy vong, sau qui phục nhà Đinh lãnh phong Thân vệ đại tướng quân, khi chết truy phong Thượng đẳng phúc thần. - Phan văn Hùm nhà ái quốc chống Pháp viết bản cáo trạng nhà tù hà khắc thực dân ‘ Ngồi tù khám lớn ‘. Hoàng hoa Thám hùng cứ núi rừng Yên Thế, chiêu mộ quân binh kháng Pháp tiếng đồn vang xa, dân chúng tặng ông danh hiệu ‘Hùm thiêng Yên thế’ Nguyễ hữu Cảnh danh tướng thòi Nguyễn phúc Chu tinh thần can đảm dũng mãnh dân tặng biệt hiệu Hắc Hổ. Một cây viết tại Nha Trang lấy bút hiệu Cọp Khánh Hoà viết nhiều bài về Lực lượng Đặc biệt … Theo gương Việt nam, anh chàng vô địch môn chơi Golf qúi tộc cũng lấy tên Tiger Wood, nhưng anh chàng ‘Cọp gỗ’ này phải tuyên bố hy sinh sự nghiệp để bảo toàn hạnh phục gia đình sau khi vướng vào vòng tình ái- Những người danh thơm thì ít, ‘hổ danh’ lại nhiều như trùm Bình Xuyên Bảy Viễn tự xưng là Hắc Hổ tướng quân hay Hổ xám Rừng Sát. -Độc ác như Nguyễn văn Tâm thời Pháp làm quận trưởng Cái Lậy, dân tặng xú danh Cọp Cái Lậy. Tên tổng đốc Trịnh quang Khanh thời vua Minh Mạng, khét tiếng tàn sát tín đồ Công giáo gọi là Hùm xám Nam Định. Những tên phàm phu tục tử này, thật chẳng biết ‘ xấu hổ hay hổ thẹn là gì.
Nhưng đừng tưởng Cọp luôn ám chỉ phái mày râu mà lầm. Đôi khi nữ giới đòi quyền sống oai phong sẽ biến thành ‘ Cọp cái, Cọp gầm ‘. Thân mình uyển chuyển nhẹ nhàng nhưng chớ dại vuốt móng Cọp. Da Cọp êm như nhung rất qúi mịn màng như da dẻ quí bà quí cô hay đi thẩm mỹ viện. Tuy thế ‘bệnh quỉ ắt có thuốc tiên’, xin quí ông đừng sợ lấy vợ tuổi Dần, cứ giao mọi việc cửa nhà tiền nong cho qúi bà là trong ấm ngoài êm.
Lịch sử khẩn hoang Nam bộ xưa, dân sống xa phố thị thường thuê những gánh hát bộ, cải lương để giải buồn trên những sân khấu bồng bềnh sông nước, thuyền bè vây quanh. Nghe vọng từ xa tiếng trống bập bùng, tiếng hò hát, những chú Cọp mò đến tìm mồi đành thất vọng ngồi hai bên bờ chờ thời ‘xem cọp’giải sầu. Có lẽ từ đó, những’ diệu thủ thư sinh’ dùng mánh khoé chui vào rạp xem phim, xem tuồng khỏi mua vé gọi là ‘xem cọp, coi cọp’hay những người thích sao chép tài liệu của người khác không xin phép nhận là của mình cũng gọi là ‘sao cọp, chép cọp’, điển hình như bác Hồ kính yêu với ‘ Ngục trung thư’ vang danh độ nào.
Trong sách Giáo khoa xưa có truyện tích dạy đời ‘Trí khôn loài người’. Một hôm, có chú Cọp mò về làng rình bắt trâu bò, nhìn thấy trong ruộng bùn 1 con trâu lớn ì ạch kéo cày dưới làn roi điều khiển của bác nông phu. Nó lấy làm lạ tại sao con trâu to lón lại nghe lời con người nhỏ bé kia, liền cất tiếng hỏi:
- Thưa tại sao ông nhỏ bé thế mà con trâu to lớn phải nghe lời ông?
- Vì ta có trí khôn. - Người nông phu đáp.
- Ông có thể cho tôi xem trí khôn của ông được không?
- Tao để quên ở nhà.
- Ông có thể về lấy cho tôi xem được chứ?
- Dễ thôi, nhưng với điều kiện ta phải trói ngươi lại để khi ta về lấy ‘trí khôn’ ngươi không thể ăn thịt trâu ta.
Cọp đồng ý. Thế là bác nông phu lấy giây thừng trói chặt Cọp vào gốc cây rồi châm lửa đốt. Cọp biết bị lừa cố vùng vẫy thoát thân chạy vào rừng, còn nghe tiếng gọi lớn đàng xa vọng lại “ Trí không ta đây!Trí khôn ta đây! “. Tuy thoát chết, nhưng trên da Cọp còn lưu lại vết cháy rằn ri muôn đời không xóa sạch..
Trong sách Thuyết Phù Trung Hoa, kể lại câu truyện Khổng Tử sai học trò Tử Lộ xuống suối lấy nước, nơi có Cọp thường ẩn núp vồ người. Tử Lộ đánh nhau với Cọp túm được đuôi giấu trong áo, về hỏi thày:
- Thưa thày, kẻ thượng sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm đầu Cọp mà giết – Khổng Tử đáp.
- Kẻ trung sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm tai Cọp mà giết.
- Kẻ hạ sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm đuôi Cọp mà giết.
Tử Lộ nghĩ thày muốn hại mình, giấu cục đá định giết thày và hỏi:
- Thưa thày, kẻ thượng sĩ giết người như thế nào?
- Bằng ngòi bút.
- Kẻ trung sĩ giết người như thế nào?
- Bằng cái lưỡi.
- Kẻ hạ sĩ giết người như thế nào?
- Bằng ném đá giấu tay.
Từ ngày đó Tử Lộ bỏ ý định giết thày.
Khu vực thắng cảnh Hương Sơn, Hà Tây có đền thờ Thần Hổ. Tục truyền vợ Hùng An thuộc giòng dõi thần. Một ngày kia vào rừng kiếm củi bị hổ bắt đi sau biến thành hổ cái, để lại cho Hùng An một cậu con trai đặt tên là Hùng Lang. Lớn lên Hùng Lang văn võ song toàn, gíúp vua đánh đuổi giặc Ân. Sau khi chết được dân phong làm phúc thần làng Yến Vỹ và lập đền thờ ghi công mang hình Thần hổ.
Tiếp truyện Thần Hổ của nhà văn Đào đức Tuấn – Ngũ hổ bình Liêu của Đào Tấn – Truyện Tàu Ngũ hổ bình Tây do Nguyễn chánh Sắt dịch hay Đái đức Tuấn bút hiệu Tychya với truyện kinh dị Thần Hổ- Trong Nhị Thập Tứ Hiếu ghi lại lòng chí hiếu của Dương Hương, tuy mới 14 tuổi đã xả thân đả hổ cứu cha…
Cọp oai phong nhảy cả vào lãnh vực điện ảnh hoàn vũ. -Tài tử nổi tiếng Kiều Chinh bước vào làng điện ảnh thế giới với phim Năm Dần 1963, cùng tài tử gạo cỗi Mỹ Marshall Thompson. -Tài tử hàng đầu Trung Quốc Châu nhuận Phát đóng nhiều phim mang tên ‘hổ’: Long hổ phong vân, Giang Hổ tinh, Giang hổ long hổ đấu. Đặc biệt phim Ngọa hổ tàng long, anh đóng cùng nữ tài tử trẻ đẹp đang lên Chương Tử Di, đã giành được 4 giải Oscar. - Rồi hàng loạt phim Mỹ: Tiger Warsaw, Tiger and the Snow, Go Tiggers, Eyes of Tiger, Dragon Tiger Gate…Cũng xin nhắc nhở mấy cậu bé Việt Nam, mê chơi Game không chịu học tiếng Việt, đừng lẫn lộn ‘Cọp’ với ‘C. O. P’ trong một loạt Game tên là C. O. P The Recruit.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ tới nếu TT Barack Obama bị mất tín nhiệm, dân Mỹ nên chuẩn bị bầu nữ tài tử xinh đẹp khả ái Angelina Jolie – người có nhiều con nuôi bốn phương và là đại sứ thiện chí Cao ủy Liên hiệp Quốc về tỵ nạn vào chiếc ghế Tổng Thống Hoa Kỳ. Bà này đã trình bày thẳng thắn và độc đáo lập trường mình:
“ Con vật yêu thích của tôi là Cọp. Tôi thích chúng vì đó là nhừng tạo vật độc lập, chúng oai vệ và luôn tiến về phía trước. Sách lược của chúng là chỉ tấn công, không cần phòng thủ. Tôi không bận tâm, nếu được so sánh với một con Cọp, tôi sẵn sàng đón nhận và vinh hạnh. Ngoài ra mỗi phụ nữ còn có 1 con Cọp tiềm ẩn bên trong và tôi cũng thế. ” Nếu đúng như dư luận đang đồn thổi, nữ tài tử này muốn giã từ điện ảnh để bước vào chiến trường chính trị thì Mỹ Quốc sẽ ‘Trăm hoa đua nở’ nay mai.
Hổ còn xuất hịện qua Tục ngữ, Ca dao: kẻ thô lỗ dữ dằn sánh ‘dữ như Cọp’. -Sức mạnh phi thường ‘khoẻ như Hùm’. -Nói năng độc ác ‘miệng Hùm nọc Rắn’. -Thật là liều lĩnh không sợ ‘vuốt râu Hùm’. -Ở vào thế không thể lui ‘cỡi lưng Cọp. ’-Coi chừng mang họa vào thân như nuôi ong tay áo nếu ‘thả Cọp về rừng’-Ghét ai thường nguyền rùa là đồ ‘Cọp tha ma bắt’- Kẻ bần tiện thật uổng công vì ‘Ký cóp cho Cọp nó tha’-Mưu mẹo làm kẻ thù suy yếu ‘ Điệu Hổ ly sơn’-Mượn oai danh kẻ quyền thế để ức hiếp người ‘Mượn hơi Hùm, rung nhát khỉ’-. Phải vào lòng địch mới hạ được kẻ thù như chiến sĩ Biệt Kich QLVNCH đột nhập vào xào huyệt Việt Cộng ‘không vào hang Cọp sao bắt được Cọp’- Phong thái nam nữ ăn uống ngày này không biết còn thích hợp như xưa các cụ dạy: ‘ Nam thực như hổ, nữ thực như miêu’ không nhỉ?-Cha giỏi ắt sinh con qúi ‘Hổ phụ sinh hổ tử’. Bài học kinh nghiệm người thợ săn cho biết ‘Rừng già lắm voi, rừng còi nhiều Hổ’- Sống làm sao để lưu danh thơm cho đời ‘Cọp chết để da, người ta chểt để tiếng’….
Ca dao phản ảnh triết lý đạo đức sống ở đời:
- Cáo bắt gà, cả nhà ra đuổi
Cọp bắt bò, cả nhà hốt hoảng chạy mau.
- Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai?
- Hùm giết người, hùm ngủ,
Người giết người, thức đủ năm canh.
Hiện tượng xã hội không thể đảo ngược:
- Trời sanh Hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh, Hùm bay lên trời.
- Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi….
Tình yêu giả dối thường kèm theo những lời thề thốt khó xảy ra:
- Nếu em còn ngần ngại,
Anh xin thề lại cho tường,
Đứa nào được Tấn quên Tần,
Xuống sông Cọp ních, lên rừng sấu tha.
- Bộ nút hổ, ông Hùm cũng hổ,
Củ khoai tây, ông sứ cũng Tây,
Phải chi anh biết em chốn này,
Đường cao sơn vạn thủy, ngàn ngày cũng đi.
Ca dao, đồng dao xuất hiện thời khẩn hoang Nam bộ:
- Đồng nai xứ sở lạ lung,
Dưới sông sấu lội, trên rừng Cọp um.
- Cà mau lúc trước thấy mà ghê,
Ai muốn làm ăn đến phải về,
Dưới nước đỉa lềnh, sấu lểnh nghểnh,
Trên bờ Cọp rống, muỗi vo ve.
- Cọp rừng Sát moi ốc bắt cua,
Cọp rừng thưa săn rùa ví thỏ,
Cọp đồng cỏ đuổi chó rình chim,
Cọp rừng sim ăn ong hút mật.
Theo nhà nghiên cứu Bùi ngọc Diệp, hiện nay vẫn còn nhiều địa danh Miền Nam mang đấu tích về Cọp xưa còn ghi lại như: tổng An thịt, Cần giờ, nơi nhiều Cọp ăn thịt người – Đìa cứt Cọp, Giồng trôm, chỗ Cọp về nghỉ ngơi, phóng uế sau khi săn mồi – Đồn Cọp, Chợ lách, Cọp thường về phá hoại, dân làng lấy thân cau làm hàng rào vây hãm, rồi báo lên tỉnh đem súng về bấn chết-. Mỏ Cày, Bến tre, dân đi cày mang mõ theo, thấy Cọp về khua mõ báo động, sau dân chúng đọc trại theo phát âm Miền Nam là mỏ- Hổ châu hay cù lao ông Hổ, tức cù lao Sông hậu, Sa đéc- Hà tiên có đồi Ngũ Hổ-Bến tre có Giồng ông Hổ, Giồng Rọ (rọ bất Hổ), Bưng Hổ, Miếu ông Hổ…
Đại thi hào Nguyễn Du lưu lại cho đời trường thi bất hủ ‘Truyện Kiều’, cụ vẫn không quên đưa Hổ vào thi tập với 1 từ duy nhất ‘Hùm’.
Hãy đọc để thấy sự ghen tương ác độc của Hoạn Thư đối với nàng Kiều:
- Giận dầu ra dạ thế thường,
Cười này mới thực khôn lường hiểm sâu.
Thân ta, ta phải lo âu,
Miệng Hùm nọc rắn ở đâu chốn này
Tả tướng mạo đường bệ anh hùng Từ Hải:
- Râu Hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao,
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Dưới trướng ba quân Từ Hải, Kiều ân đền oán trả:
- Trướng Hùm mở giữa trung quân,
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi,
Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa hiên,
Từ rằng:”Ân oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh”.
Từ Hải vì nghe nàng Kiều qui hàng bị Hồ tôn Hiến phục binh:
- Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
Từ sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân.
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.
Lời sư bà Tam Hợp nói về cuộc đời hồng nhan đa truân của Kiều:
- Hết nạn ấy, đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần,
Trong vòng giáo dựng gươm trần,
Kề răng Hùm sói, gửi thân tôi đòi,
Giữa dòng nước dẫy, sóng dồi,
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh,
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết, một mình mình hay
Làm cho sống đọa thác đầy,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
……………………………………..
Nói Cọp ‘ thật’ nhiều rồi, chắc chúng ta cũng thường nghe nói đến Cọp Giấy, để ám chỉ nhân vật, đoàn thể hay nước nào’có tiếng mà không có miếng’ – giống hàng mã chỉ cần mồi lửa cúng cô hồn là ra tro – Chủ tịch Trung quốc đã từng chế diễu Mỹ là ‘Con Cọp Giấy’ và dạy đàn em CSVN đừng sợ đế quốc Mỹ, vì thế các ‘cán ngố’ cứ tưởng máy bay, tàu chiến, xe tăng Mỹ làm toàn bằng giấy nên lao mình vào chỗ chết thảm bại. - Trong nhà tù Cộng sản, chúng tôi từng nghe những tên cán bộ tự hào khoác lác khoe khoang chỉ với mã tấu, gậy tầm vông đã đánh thắng 3 tên giặc sừng sỏ nhât thế giới: thực dân Pháp, xâm lược Tàu và đế quốc Mỹ. Thực ra chúng chỉ là những tên ‘ Cọp giấy ‘?
Viết về năm Dần đến đây tôi nhớ lại một truyện cảm động về Cọp khi tôi bất đầu tình nguyện phục vụ trong Binh chủng Cọp Bay. Lúc vừa đáo nhận đơn vị, Trung úy Đại đội trưởng thấy tôi dáng dấp thư sinh, thân mật dặn do:”Anh vừa mới ra trường, xuất thân là nhà giáo, nhưng không thể đối xử với binh sĩ như học trò được đâu nhé!Bọn lính trẻ tình nguyện qua Binh chủng này là dân giang hồ tứ chiếng, rất can đảm, không sợ chết, nhưng cũng rất khó trị đấy. ”. Tôi mỉn cười cám ơn sự hướng dẫn thành thực của đàn anh. Biết Thượng sĩ nhất Trung đội phó là người nhiều kinh nghiệm chiến trường, từng sống chết với binh sĩ qua 10 năm chiến đấu, nên tôi giao công việc kỷ luật, xử phạt cho ông, vì binh sĩ thuộc quyền rất nể sợ nhưng vẫn thân mật goi ông là ‘bố’ đúng hai nghĩa về tuổi tác và ông có cô con gái rượu xinh đẹp.
Mỗi lần đi hành quân, tôi nói Trung đội phó chia đều phần lương khô của mình cho cả trung đội và mỗi bữa tôi sẽ ăn chung với một người. Tôi muốn tránh cho chú ‘cận vệ’theo tôi không phải mang vác gánh nặng gấp đôi, đồng thời tôi có dịp tìm hiểu về hoàn cảnh từng binh sĩ qua mỗi lần ăn chung. Dần dần thấy thái độ trầm tĩnh gần gũi thân mật, binh sĩ đã giành cho tôi lòng mến phục. Trong l lần xâm nhập vào mật khu CSBV vùng biên giói Lào-Việt, Trung đội tôi bị 1 Tiểu đoàn địch bao vây với ý định bất sống hơn là tiêu diệt. Chúng thổi từng hồi kèn trước khi hò hét xung phong vang dội núi đồi. Chúng tôi chống cự mãnh liệt để dẹp tan âm mưu độc ác. Chiến sĩ dẫn đầu ngã gục, tôi cùng với y tá vọt lên lôi xác anh về phía sau, bỗng nghe tiếng hô lớn:
- Ông thày lui lại phía sau để tôi dẫn đầu!
Tôi quay lại, nhận ra Hạ sĩ nhất Thạch Son, tiểu đội trưởng. Tôi quát:
- Tôi hay anh chỉ huy?
Trận ‘thử lửa’ đầu đời binh nghiệp, trung đội tôi được viện binh giải cứu, nhưng tổn thất 1/3 vừa chết vừa bị thương, lui về hậu cứ dưỡng sức chờ bổ sung quân số. Các binh sĩ đa số còn độc thân như tôi thường tập trung tại sân trại uống bia rượu giải sầu. Trong lúc quá chén Hạ sĩ nhất Son còn có biệt danh ‘Hổ tửu’ vì uống rượu như hũ chìm và luôn đeo nanh Cọp bọc vàng trước ngực, chăm chăm nhìn tôi hỏi:
- Ông thày chịu chơi thiệt!Cuộc hành quân vừa qua tôi thấy ông cứ đứng khơi khơi sợ ông mới ra trường chết uổng quá! Ông không sợ chết à?
- Chết có số chứ! Nếu sợ chết tôi đâu có chọn Binh chủng này. Hơn nữa tôi cũng có bùa hộ mệnh-
Tôi cười để lộ cho anh xem Thánh Giá đeo trước ngực.
Nghe nói anh trố mắt phấn khởi vạch ngực:
- Tôi cũng có bùa hộ mệnh!
- Bùa gì vậy?
- Đây là nanh Cọp ba cẳng vùng núi Thất sơn đã thành tinh, nhưng vẫn bị sập bẫy người Miên. Tôi mua lại của ông thày pháp đã ếm bùa chú linh lắm. Uống nhầm thuốc độc sẽ tiêu tan, đạn bắn không trúng. Tôi ở Binh chủng đã 7 năm, đụng nhiều trận dữ dội mà Việt Cộng có bắn trúng tôi đâu. Nếu ông thày không tin, tôi cởi áo đứng giữa sân để ‘chó lửa’ông thày thử xem.
Tôi giơ tay cản lại:
- Thôi được rồi! Làm vậy mất linh!
….. Một năm sau, tôi được chuyển về làm việc chuyên môn tại Bộ Tư Lệnh cũng không xa đơn vị cũ, vừa đúng lúc Thượng sĩ nhất trung đội phó được thâng cấp chuẩn úy, thay thế tôi làm trung đội
trưởng, và Hạ sĩ nhất Thạch Son lên Trung sĩ làm trung đội phó. Anh thường cùng vài binh sĩ ghé thăm tôi. Một hôm trong bữa nhậu, anh đặt trên bàn một chiếc túi, tôi thắc mắc hỏi:
- Túi gì thế Trung sĩ Son?
- Tiền ông thày!
- Ở đâu mà có nhiều thế?
Trúng số đề! Tôi biết ông thày về đây chỉ có giấy mực làm gì ra tiền. Biếu ông thày để tiêu dùng với em út!
Tôi biết ngoài tài uống rượu, anh còn mê cờ bạc, tôi vỗ vai thân mật:
- Cám ơn anh, tôi nhận, nhưng bữa nhậu hôm nay để tôi trả. Số còn lại anh giữ hộ để những lần sau tiếp tục.
Những năm kế tiếp, chúng tôi vẫn qua lại thân tình, rồi tôi xin đổi lên miền Cao nguyên đất đỏ mưa buồn quê vợ. Bỗng được tin anh tử trận sau trận ác chiến với Cộng quân, tôi không về được để thắp cho anh nén hương từ biệt. Tôi xót xa thương tiếc người đồng đội can đảm, ước nguyện chưa thành đã nằm xuống với lòng tin đơn thật vào Lá bùa hộ mệnh sẽ gíúp anh đứng vững chiến đấu cho đến khi dẹp tan giậc Cộng, đem lại thanh bình cho Quê hương………
Nói về Hổ đã nhiều, đến đây tôi xin được nối tiếp những vần thơ Hổ nhớ rừng của Thế Lữ để kết thúc bài viết về Hổ trong năm Dần:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật,
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!…
Tôi muốn mượn những dòng thơ trên để kính tặng các Vị Anh hùng đã một thời vì dân vì nước ngang dọc vẫy vùng, nhưng vận nước đổi thay phải sa cơ thất thế, lưu lạc quê người, ôm mối hận lòng vì mộng ước chưa thành. Nhưng anh hùng thất thời lỡ vận sẽ có những anh hùng nối tiếp để hoàn thành sứ mạng dở dang, vì’ Hổ phụ ắt sinh Hổ tử’sẽ trở lại rừng thiêng, dựng lại cơ đồ sự nghiệp cha anh lưu lại:
“ Lớp Hậu Duệ sẽ trở về,
Quyết tâm nối tiếp lời thề cha anh,
Non Sông Nước biếc Rừng xanh.
Sẽ vang Khúc hát Thanh bình Quê ta.
Đón Mừng Xuân Mới Năm Canh Dần.
Kính Chúc Qúi Vị Phúc Lộc An Khang với niềm phấn khởi sớm quang phục Quê Hương.
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc,
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi…. ”
Thi sĩ Thê Lữ nổi tiếng với bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” mà nhiều người cho là ông viết để tặng chí sĩ Phan bội Châu bị Pháp đầy an trí tại Bến Ngự – ám chỉ người anh hùng sa cơ lỡ vận, năm tháng nằm dài trong tù, nhớ tiếc một thời vẫy vùng ngang dọc – như chúa sơn lâm luyến tiếc rừng xanh..
Người viết không phải là nhà động vật học hay tử vi gia, nên không đi sâu vào nguồn gốc loài hổ hay suy đoán vận mệnh cho các Vi tuổi Dần mà chỉ lượm lặt trong văn thơ, truỵện tích…đôi điều liên quan về Cọp hầu Qúi Vị mua vui trong dịp Xuân Canh Dần.
Trong 12 Con Giáp, Dần được xếp hạng 3 qua cuộc đua việt dã do Ngọc Hoàng Thượng Đế tổ chức. Dân ta gọi Dần là Hổ, Hùm, Cọp, Hạm, Hầm, Khái; đôi lúc vì kính sợ kêu là Ông Ba Mươi hay Ông Kễnh. Vì Hổ có sức mạnh vô địch trong các loài thú nên được phong là Chúa Sơn Lâm. Chắc bạn đã có dịp nhìn trên truyền hình hay đọc báo National Geographic, những con mãnh hổ đuổi theo đàn trâu nước, bò mộng, hươu nai…như gíó cuốn tàn khốc. Chính vì thế Hổ đựoc ghép với một từ khác biểu hiệu sức mạnh uy dũng như như môn võ Hổ quyền-chó sói Hổ lang-rắn độc Hổ lửa, Hổ mang-tướng trăm trận trăm thắng Hổ tướng- phù hiệu hành quân cắt đôi, vua giũ một nửa, một nửa ban cho tướng chỉ huy là Hổ phù-cửa ra vào dinh tướng Hổ môn, hang hổ gọi Hổ huyệt-, bản doanh đóng quân của tướng lãnh Hổ trướng-xương Cọp nấu thành cao chữa bá bệnh là Hổ cốt-trong bát trân (8 món ăn) của các hoàng đế Nhà Đường Trung Hoa món bao tử cọp cũng được kể tên…
Nơi đền miếu ta thường thấy tranh Ngũ Hổ: hổ vàng ngồi giữa 2 bên là tứ hổ trắng, đỏ, xanh, đen. Trung Hoa tự hào có Ngũ hổ tướng thời Tam Quốc: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Việt Nam vang danh Ngũ hổ tướng ‘Sinh vi tướng, tử vi thần’ trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lược: Nguyễn khoa Nam, Trần văn Hai, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỹ. Nhiều Binh chủng QLVNCH dùng huy hiệu hình Cọp: Lực Lượng Đặc Biệt Cọp Bay lướt theo cánh dù, Biệt Động Quân Cọp Ba Đầu Rằn, Lôi Hổ Cọp rình mồi.. Nhiều cuộc hành quân Việt Mỹ mang tên Hắc Báo hay Phi Hổ…. Quân đội Nam Hàn tham chiến tại Miền Nam với Sư đoàn Mãnh Hổ nổi tiếng.. Năm 1965 Không lực Hoa Kỳ mở chiến dịch đánh phá đường mòn Hồ chí Minh mang tên Operation Steel Tiger và các chiến sĩ Green Berets Hoa Kỳ áp dụng lối ngụy trang bằng lá cây gọi là Tiger Stripe Camouflage.
Cha mẹ Việt Nam mong con trai mạnh mẽ can đảm thường đặt tên Hổ, Hùm, Cọp. Nhiều nhân vật lịch sử mang tên ‘Hổ’ như: Nguyễn huy Hổ nhà thơ với thi tập ‘Mai đình mộng ký’, Phạm đình Hổ đối thủ sáng giá trên trường bút chiến cùng nữ sĩ Hồ xuân Hương. Lê như Hô ăn khoẻ bằng mấy chục người, đậu tiến sĩ năm 30 tuổi, làm quan đến thượng thư, được phong Thiếu bảo Lữ quận công, về trí sĩ 72 tuổi. Phan bạch Hổ 1 trong 12 sứ quân khi nhà Ngô suy vong, sau qui phục nhà Đinh lãnh phong Thân vệ đại tướng quân, khi chết truy phong Thượng đẳng phúc thần. - Phan văn Hùm nhà ái quốc chống Pháp viết bản cáo trạng nhà tù hà khắc thực dân ‘ Ngồi tù khám lớn ‘. Hoàng hoa Thám hùng cứ núi rừng Yên Thế, chiêu mộ quân binh kháng Pháp tiếng đồn vang xa, dân chúng tặng ông danh hiệu ‘Hùm thiêng Yên thế’ Nguyễ hữu Cảnh danh tướng thòi Nguyễn phúc Chu tinh thần can đảm dũng mãnh dân tặng biệt hiệu Hắc Hổ. Một cây viết tại Nha Trang lấy bút hiệu Cọp Khánh Hoà viết nhiều bài về Lực lượng Đặc biệt … Theo gương Việt nam, anh chàng vô địch môn chơi Golf qúi tộc cũng lấy tên Tiger Wood, nhưng anh chàng ‘Cọp gỗ’ này phải tuyên bố hy sinh sự nghiệp để bảo toàn hạnh phục gia đình sau khi vướng vào vòng tình ái- Những người danh thơm thì ít, ‘hổ danh’ lại nhiều như trùm Bình Xuyên Bảy Viễn tự xưng là Hắc Hổ tướng quân hay Hổ xám Rừng Sát. -Độc ác như Nguyễn văn Tâm thời Pháp làm quận trưởng Cái Lậy, dân tặng xú danh Cọp Cái Lậy. Tên tổng đốc Trịnh quang Khanh thời vua Minh Mạng, khét tiếng tàn sát tín đồ Công giáo gọi là Hùm xám Nam Định. Những tên phàm phu tục tử này, thật chẳng biết ‘ xấu hổ hay hổ thẹn là gì.
Nhưng đừng tưởng Cọp luôn ám chỉ phái mày râu mà lầm. Đôi khi nữ giới đòi quyền sống oai phong sẽ biến thành ‘ Cọp cái, Cọp gầm ‘. Thân mình uyển chuyển nhẹ nhàng nhưng chớ dại vuốt móng Cọp. Da Cọp êm như nhung rất qúi mịn màng như da dẻ quí bà quí cô hay đi thẩm mỹ viện. Tuy thế ‘bệnh quỉ ắt có thuốc tiên’, xin quí ông đừng sợ lấy vợ tuổi Dần, cứ giao mọi việc cửa nhà tiền nong cho qúi bà là trong ấm ngoài êm.
Lịch sử khẩn hoang Nam bộ xưa, dân sống xa phố thị thường thuê những gánh hát bộ, cải lương để giải buồn trên những sân khấu bồng bềnh sông nước, thuyền bè vây quanh. Nghe vọng từ xa tiếng trống bập bùng, tiếng hò hát, những chú Cọp mò đến tìm mồi đành thất vọng ngồi hai bên bờ chờ thời ‘xem cọp’giải sầu. Có lẽ từ đó, những’ diệu thủ thư sinh’ dùng mánh khoé chui vào rạp xem phim, xem tuồng khỏi mua vé gọi là ‘xem cọp, coi cọp’hay những người thích sao chép tài liệu của người khác không xin phép nhận là của mình cũng gọi là ‘sao cọp, chép cọp’, điển hình như bác Hồ kính yêu với ‘ Ngục trung thư’ vang danh độ nào.
Trong sách Giáo khoa xưa có truyện tích dạy đời ‘Trí khôn loài người’. Một hôm, có chú Cọp mò về làng rình bắt trâu bò, nhìn thấy trong ruộng bùn 1 con trâu lớn ì ạch kéo cày dưới làn roi điều khiển của bác nông phu. Nó lấy làm lạ tại sao con trâu to lón lại nghe lời con người nhỏ bé kia, liền cất tiếng hỏi:
- Thưa tại sao ông nhỏ bé thế mà con trâu to lớn phải nghe lời ông?
- Vì ta có trí khôn. - Người nông phu đáp.
- Ông có thể cho tôi xem trí khôn của ông được không?
- Tao để quên ở nhà.
- Ông có thể về lấy cho tôi xem được chứ?
- Dễ thôi, nhưng với điều kiện ta phải trói ngươi lại để khi ta về lấy ‘trí khôn’ ngươi không thể ăn thịt trâu ta.
Cọp đồng ý. Thế là bác nông phu lấy giây thừng trói chặt Cọp vào gốc cây rồi châm lửa đốt. Cọp biết bị lừa cố vùng vẫy thoát thân chạy vào rừng, còn nghe tiếng gọi lớn đàng xa vọng lại “ Trí không ta đây!Trí khôn ta đây! “. Tuy thoát chết, nhưng trên da Cọp còn lưu lại vết cháy rằn ri muôn đời không xóa sạch..
Trong sách Thuyết Phù Trung Hoa, kể lại câu truyện Khổng Tử sai học trò Tử Lộ xuống suối lấy nước, nơi có Cọp thường ẩn núp vồ người. Tử Lộ đánh nhau với Cọp túm được đuôi giấu trong áo, về hỏi thày:
- Thưa thày, kẻ thượng sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm đầu Cọp mà giết – Khổng Tử đáp.
- Kẻ trung sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm tai Cọp mà giết.
- Kẻ hạ sĩ giết Cọp như thế nào?
- Nắm đuôi Cọp mà giết.
Tử Lộ nghĩ thày muốn hại mình, giấu cục đá định giết thày và hỏi:
- Thưa thày, kẻ thượng sĩ giết người như thế nào?
- Bằng ngòi bút.
- Kẻ trung sĩ giết người như thế nào?
- Bằng cái lưỡi.
- Kẻ hạ sĩ giết người như thế nào?
- Bằng ném đá giấu tay.
Từ ngày đó Tử Lộ bỏ ý định giết thày.
Tiếp truyện Thần Hổ của nhà văn Đào đức Tuấn – Ngũ hổ bình Liêu của Đào Tấn – Truyện Tàu Ngũ hổ bình Tây do Nguyễn chánh Sắt dịch hay Đái đức Tuấn bút hiệu Tychya với truyện kinh dị Thần Hổ- Trong Nhị Thập Tứ Hiếu ghi lại lòng chí hiếu của Dương Hương, tuy mới 14 tuổi đã xả thân đả hổ cứu cha…
Cọp oai phong nhảy cả vào lãnh vực điện ảnh hoàn vũ. -Tài tử nổi tiếng Kiều Chinh bước vào làng điện ảnh thế giới với phim Năm Dần 1963, cùng tài tử gạo cỗi Mỹ Marshall Thompson. -Tài tử hàng đầu Trung Quốc Châu nhuận Phát đóng nhiều phim mang tên ‘hổ’: Long hổ phong vân, Giang Hổ tinh, Giang hổ long hổ đấu. Đặc biệt phim Ngọa hổ tàng long, anh đóng cùng nữ tài tử trẻ đẹp đang lên Chương Tử Di, đã giành được 4 giải Oscar. - Rồi hàng loạt phim Mỹ: Tiger Warsaw, Tiger and the Snow, Go Tiggers, Eyes of Tiger, Dragon Tiger Gate…Cũng xin nhắc nhở mấy cậu bé Việt Nam, mê chơi Game không chịu học tiếng Việt, đừng lẫn lộn ‘Cọp’ với ‘C. O. P’ trong một loạt Game tên là C. O. P The Recruit.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ tới nếu TT Barack Obama bị mất tín nhiệm, dân Mỹ nên chuẩn bị bầu nữ tài tử xinh đẹp khả ái Angelina Jolie – người có nhiều con nuôi bốn phương và là đại sứ thiện chí Cao ủy Liên hiệp Quốc về tỵ nạn vào chiếc ghế Tổng Thống Hoa Kỳ. Bà này đã trình bày thẳng thắn và độc đáo lập trường mình:
“ Con vật yêu thích của tôi là Cọp. Tôi thích chúng vì đó là nhừng tạo vật độc lập, chúng oai vệ và luôn tiến về phía trước. Sách lược của chúng là chỉ tấn công, không cần phòng thủ. Tôi không bận tâm, nếu được so sánh với một con Cọp, tôi sẵn sàng đón nhận và vinh hạnh. Ngoài ra mỗi phụ nữ còn có 1 con Cọp tiềm ẩn bên trong và tôi cũng thế. ” Nếu đúng như dư luận đang đồn thổi, nữ tài tử này muốn giã từ điện ảnh để bước vào chiến trường chính trị thì Mỹ Quốc sẽ ‘Trăm hoa đua nở’ nay mai.
Hổ còn xuất hịện qua Tục ngữ, Ca dao: kẻ thô lỗ dữ dằn sánh ‘dữ như Cọp’. -Sức mạnh phi thường ‘khoẻ như Hùm’. -Nói năng độc ác ‘miệng Hùm nọc Rắn’. -Thật là liều lĩnh không sợ ‘vuốt râu Hùm’. -Ở vào thế không thể lui ‘cỡi lưng Cọp. ’-Coi chừng mang họa vào thân như nuôi ong tay áo nếu ‘thả Cọp về rừng’-Ghét ai thường nguyền rùa là đồ ‘Cọp tha ma bắt’- Kẻ bần tiện thật uổng công vì ‘Ký cóp cho Cọp nó tha’-Mưu mẹo làm kẻ thù suy yếu ‘ Điệu Hổ ly sơn’-Mượn oai danh kẻ quyền thế để ức hiếp người ‘Mượn hơi Hùm, rung nhát khỉ’-. Phải vào lòng địch mới hạ được kẻ thù như chiến sĩ Biệt Kich QLVNCH đột nhập vào xào huyệt Việt Cộng ‘không vào hang Cọp sao bắt được Cọp’- Phong thái nam nữ ăn uống ngày này không biết còn thích hợp như xưa các cụ dạy: ‘ Nam thực như hổ, nữ thực như miêu’ không nhỉ?-Cha giỏi ắt sinh con qúi ‘Hổ phụ sinh hổ tử’. Bài học kinh nghiệm người thợ săn cho biết ‘Rừng già lắm voi, rừng còi nhiều Hổ’- Sống làm sao để lưu danh thơm cho đời ‘Cọp chết để da, người ta chểt để tiếng’….
Ca dao phản ảnh triết lý đạo đức sống ở đời:
- Cáo bắt gà, cả nhà ra đuổi
Cọp bắt bò, cả nhà hốt hoảng chạy mau.
- Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy ai?
- Hùm giết người, hùm ngủ,
Người giết người, thức đủ năm canh.
Hiện tượng xã hội không thể đảo ngược:
- Trời sanh Hùm chẳng có vây,
Hùm mà có cánh, Hùm bay lên trời.
- Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi….
Tình yêu giả dối thường kèm theo những lời thề thốt khó xảy ra:
- Nếu em còn ngần ngại,
Anh xin thề lại cho tường,
Đứa nào được Tấn quên Tần,
Xuống sông Cọp ních, lên rừng sấu tha.
- Bộ nút hổ, ông Hùm cũng hổ,
Củ khoai tây, ông sứ cũng Tây,
Phải chi anh biết em chốn này,
Đường cao sơn vạn thủy, ngàn ngày cũng đi.
Ca dao, đồng dao xuất hiện thời khẩn hoang Nam bộ:
- Đồng nai xứ sở lạ lung,
Dưới sông sấu lội, trên rừng Cọp um.
- Cà mau lúc trước thấy mà ghê,
Ai muốn làm ăn đến phải về,
Dưới nước đỉa lềnh, sấu lểnh nghểnh,
Trên bờ Cọp rống, muỗi vo ve.
- Cọp rừng Sát moi ốc bắt cua,
Cọp rừng thưa săn rùa ví thỏ,
Cọp đồng cỏ đuổi chó rình chim,
Cọp rừng sim ăn ong hút mật.
Theo nhà nghiên cứu Bùi ngọc Diệp, hiện nay vẫn còn nhiều địa danh Miền Nam mang đấu tích về Cọp xưa còn ghi lại như: tổng An thịt, Cần giờ, nơi nhiều Cọp ăn thịt người – Đìa cứt Cọp, Giồng trôm, chỗ Cọp về nghỉ ngơi, phóng uế sau khi săn mồi – Đồn Cọp, Chợ lách, Cọp thường về phá hoại, dân làng lấy thân cau làm hàng rào vây hãm, rồi báo lên tỉnh đem súng về bấn chết-. Mỏ Cày, Bến tre, dân đi cày mang mõ theo, thấy Cọp về khua mõ báo động, sau dân chúng đọc trại theo phát âm Miền Nam là mỏ- Hổ châu hay cù lao ông Hổ, tức cù lao Sông hậu, Sa đéc- Hà tiên có đồi Ngũ Hổ-Bến tre có Giồng ông Hổ, Giồng Rọ (rọ bất Hổ), Bưng Hổ, Miếu ông Hổ…
Đại thi hào Nguyễn Du lưu lại cho đời trường thi bất hủ ‘Truyện Kiều’, cụ vẫn không quên đưa Hổ vào thi tập với 1 từ duy nhất ‘Hùm’.
Hãy đọc để thấy sự ghen tương ác độc của Hoạn Thư đối với nàng Kiều:
- Giận dầu ra dạ thế thường,
Cười này mới thực khôn lường hiểm sâu.
Thân ta, ta phải lo âu,
Miệng Hùm nọc rắn ở đâu chốn này
Tả tướng mạo đường bệ anh hùng Từ Hải:
- Râu Hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao,
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Dưới trướng ba quân Từ Hải, Kiều ân đền oán trả:
- Trướng Hùm mở giữa trung quân,
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi,
Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa hiên,
Từ rằng:”Ân oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh”.
Từ Hải vì nghe nàng Kiều qui hàng bị Hồ tôn Hiến phục binh:
- Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
Từ sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân.
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.
Lời sư bà Tam Hợp nói về cuộc đời hồng nhan đa truân của Kiều:
- Hết nạn ấy, đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần,
Trong vòng giáo dựng gươm trần,
Kề răng Hùm sói, gửi thân tôi đòi,
Giữa dòng nước dẫy, sóng dồi,
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh,
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết, một mình mình hay
Làm cho sống đọa thác đầy,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
……………………………………..
Nói Cọp ‘ thật’ nhiều rồi, chắc chúng ta cũng thường nghe nói đến Cọp Giấy, để ám chỉ nhân vật, đoàn thể hay nước nào’có tiếng mà không có miếng’ – giống hàng mã chỉ cần mồi lửa cúng cô hồn là ra tro – Chủ tịch Trung quốc đã từng chế diễu Mỹ là ‘Con Cọp Giấy’ và dạy đàn em CSVN đừng sợ đế quốc Mỹ, vì thế các ‘cán ngố’ cứ tưởng máy bay, tàu chiến, xe tăng Mỹ làm toàn bằng giấy nên lao mình vào chỗ chết thảm bại. - Trong nhà tù Cộng sản, chúng tôi từng nghe những tên cán bộ tự hào khoác lác khoe khoang chỉ với mã tấu, gậy tầm vông đã đánh thắng 3 tên giặc sừng sỏ nhât thế giới: thực dân Pháp, xâm lược Tàu và đế quốc Mỹ. Thực ra chúng chỉ là những tên ‘ Cọp giấy ‘?
Viết về năm Dần đến đây tôi nhớ lại một truyện cảm động về Cọp khi tôi bất đầu tình nguyện phục vụ trong Binh chủng Cọp Bay. Lúc vừa đáo nhận đơn vị, Trung úy Đại đội trưởng thấy tôi dáng dấp thư sinh, thân mật dặn do:”Anh vừa mới ra trường, xuất thân là nhà giáo, nhưng không thể đối xử với binh sĩ như học trò được đâu nhé!Bọn lính trẻ tình nguyện qua Binh chủng này là dân giang hồ tứ chiếng, rất can đảm, không sợ chết, nhưng cũng rất khó trị đấy. ”. Tôi mỉn cười cám ơn sự hướng dẫn thành thực của đàn anh. Biết Thượng sĩ nhất Trung đội phó là người nhiều kinh nghiệm chiến trường, từng sống chết với binh sĩ qua 10 năm chiến đấu, nên tôi giao công việc kỷ luật, xử phạt cho ông, vì binh sĩ thuộc quyền rất nể sợ nhưng vẫn thân mật goi ông là ‘bố’ đúng hai nghĩa về tuổi tác và ông có cô con gái rượu xinh đẹp.
Mỗi lần đi hành quân, tôi nói Trung đội phó chia đều phần lương khô của mình cho cả trung đội và mỗi bữa tôi sẽ ăn chung với một người. Tôi muốn tránh cho chú ‘cận vệ’theo tôi không phải mang vác gánh nặng gấp đôi, đồng thời tôi có dịp tìm hiểu về hoàn cảnh từng binh sĩ qua mỗi lần ăn chung. Dần dần thấy thái độ trầm tĩnh gần gũi thân mật, binh sĩ đã giành cho tôi lòng mến phục. Trong l lần xâm nhập vào mật khu CSBV vùng biên giói Lào-Việt, Trung đội tôi bị 1 Tiểu đoàn địch bao vây với ý định bất sống hơn là tiêu diệt. Chúng thổi từng hồi kèn trước khi hò hét xung phong vang dội núi đồi. Chúng tôi chống cự mãnh liệt để dẹp tan âm mưu độc ác. Chiến sĩ dẫn đầu ngã gục, tôi cùng với y tá vọt lên lôi xác anh về phía sau, bỗng nghe tiếng hô lớn:
- Ông thày lui lại phía sau để tôi dẫn đầu!
Tôi quay lại, nhận ra Hạ sĩ nhất Thạch Son, tiểu đội trưởng. Tôi quát:
- Tôi hay anh chỉ huy?
Trận ‘thử lửa’ đầu đời binh nghiệp, trung đội tôi được viện binh giải cứu, nhưng tổn thất 1/3 vừa chết vừa bị thương, lui về hậu cứ dưỡng sức chờ bổ sung quân số. Các binh sĩ đa số còn độc thân như tôi thường tập trung tại sân trại uống bia rượu giải sầu. Trong lúc quá chén Hạ sĩ nhất Son còn có biệt danh ‘Hổ tửu’ vì uống rượu như hũ chìm và luôn đeo nanh Cọp bọc vàng trước ngực, chăm chăm nhìn tôi hỏi:
- Ông thày chịu chơi thiệt!Cuộc hành quân vừa qua tôi thấy ông cứ đứng khơi khơi sợ ông mới ra trường chết uổng quá! Ông không sợ chết à?
- Chết có số chứ! Nếu sợ chết tôi đâu có chọn Binh chủng này. Hơn nữa tôi cũng có bùa hộ mệnh-
Tôi cười để lộ cho anh xem Thánh Giá đeo trước ngực.
Nghe nói anh trố mắt phấn khởi vạch ngực:
- Tôi cũng có bùa hộ mệnh!
- Bùa gì vậy?
- Đây là nanh Cọp ba cẳng vùng núi Thất sơn đã thành tinh, nhưng vẫn bị sập bẫy người Miên. Tôi mua lại của ông thày pháp đã ếm bùa chú linh lắm. Uống nhầm thuốc độc sẽ tiêu tan, đạn bắn không trúng. Tôi ở Binh chủng đã 7 năm, đụng nhiều trận dữ dội mà Việt Cộng có bắn trúng tôi đâu. Nếu ông thày không tin, tôi cởi áo đứng giữa sân để ‘chó lửa’ông thày thử xem.
Tôi giơ tay cản lại:
- Thôi được rồi! Làm vậy mất linh!
….. Một năm sau, tôi được chuyển về làm việc chuyên môn tại Bộ Tư Lệnh cũng không xa đơn vị cũ, vừa đúng lúc Thượng sĩ nhất trung đội phó được thâng cấp chuẩn úy, thay thế tôi làm trung đội
trưởng, và Hạ sĩ nhất Thạch Son lên Trung sĩ làm trung đội phó. Anh thường cùng vài binh sĩ ghé thăm tôi. Một hôm trong bữa nhậu, anh đặt trên bàn một chiếc túi, tôi thắc mắc hỏi:
- Túi gì thế Trung sĩ Son?
- Tiền ông thày!
- Ở đâu mà có nhiều thế?
Trúng số đề! Tôi biết ông thày về đây chỉ có giấy mực làm gì ra tiền. Biếu ông thày để tiêu dùng với em út!
Tôi biết ngoài tài uống rượu, anh còn mê cờ bạc, tôi vỗ vai thân mật:
- Cám ơn anh, tôi nhận, nhưng bữa nhậu hôm nay để tôi trả. Số còn lại anh giữ hộ để những lần sau tiếp tục.
Những năm kế tiếp, chúng tôi vẫn qua lại thân tình, rồi tôi xin đổi lên miền Cao nguyên đất đỏ mưa buồn quê vợ. Bỗng được tin anh tử trận sau trận ác chiến với Cộng quân, tôi không về được để thắp cho anh nén hương từ biệt. Tôi xót xa thương tiếc người đồng đội can đảm, ước nguyện chưa thành đã nằm xuống với lòng tin đơn thật vào Lá bùa hộ mệnh sẽ gíúp anh đứng vững chiến đấu cho đến khi dẹp tan giậc Cộng, đem lại thanh bình cho Quê hương………
Nói về Hổ đã nhiều, đến đây tôi xin được nối tiếp những vần thơ Hổ nhớ rừng của Thế Lữ để kết thúc bài viết về Hổ trong năm Dần:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật,
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!…
Tôi muốn mượn những dòng thơ trên để kính tặng các Vị Anh hùng đã một thời vì dân vì nước ngang dọc vẫy vùng, nhưng vận nước đổi thay phải sa cơ thất thế, lưu lạc quê người, ôm mối hận lòng vì mộng ước chưa thành. Nhưng anh hùng thất thời lỡ vận sẽ có những anh hùng nối tiếp để hoàn thành sứ mạng dở dang, vì’ Hổ phụ ắt sinh Hổ tử’sẽ trở lại rừng thiêng, dựng lại cơ đồ sự nghiệp cha anh lưu lại:
“ Lớp Hậu Duệ sẽ trở về,
Quyết tâm nối tiếp lời thề cha anh,
Non Sông Nước biếc Rừng xanh.
Sẽ vang Khúc hát Thanh bình Quê ta.
Đón Mừng Xuân Mới Năm Canh Dần.
Kính Chúc Qúi Vị Phúc Lộc An Khang với niềm phấn khởi sớm quang phục Quê Hương.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Mùa Đông
Lm. Vũ Đình Huyến
23:06 05/02/2010
CHIM MÙA ĐÔNG
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC.
Tháng lạnh ngày đông chim ươn ngủ
Mơ nắng xuân về để hát ca.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền