Ngày 05-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Muối và ánh sáng cho đời
Anmai, CSsR
00:39 05/02/2011
Chúa nhật V TN - năm A

(Is 58,7-10, 12-13; 1 Cr 2, 1-5; Mt 5, 13-16)

Nói đến muối, ai ai cũng biết công dụng của nó. Muối dùng để ướp cá, thịt … cho cá thịt lâu hư hơn và quan trọng hơn đó là muối làm cho các món ăn thêm đậm đà, thêm phần ngon hơn. Cứ thử hỏi mấy bà nội trợ thì biết ngay công dụng của muối. Ngoài những công dụng hết sức bình thường trong nhà bếp, muối còn ra ngoài “ngõ” để làm sạch các vật liệu bằng thủy tinh, làm sáng da, làm sáng mắt và làm … sạch mụn.

Ánh sáng ! không ai là không cần ánh sáng cả. Thử hỏi một ngày nào đó bị cúp điện sống trong cảnh thầm mà gặp trời tối như đêm 30 thì ánh sáng khi ấy cần thiết là dường nào. Rơi vào cảnh tối tăm ta mới thấy quý ánh sáng.

Là một con người hết sức là người, những bài giáo huấn, những lời dạy của Chúa Giêsu trong hành trình rao giảng Tin mừng cũng đậm “chất” người.

Muốn nói rõ về phẩm tính của người kitô hữu, của những môn đệ của mình, Chúa Giêsu nói thẳng với các môn đệ chứ Ngài không úp úp mở mở. Để cho dễ hiểu, Chúa Giêsu lấy hình ảnh muối và ánh sáng để nói lên phẩm tính ấy chứ không quanh co.

“Anh em là muối cho đời”: Thời xưa, muối được coi là quan trọng trong cuộc sống con người: làm gia vị, chữa bệnh, lập giao ước (Ds 18, 19; Lv 2, 13; 2 Sb 13, 5), làm phân bón.

Muối thường được dùng trong việc chuẩn bị bữa ăn để cho các món ăn thêm hương vị, muối đã trở nên biểu tượng của tất cả những gì làm cho hiện hữu có hương vị và ý nghĩa.

Đàng khác một điều đáng chú ý là trong tiếng la-tinh, “nếm” (sapere) và “khôn ngoan” (sapientia) có cùng một gốc; và trong tiếng Hy lạp và tiếng Do thái, cũng cùng một động từ vừa có nghĩa “lạt đi”, “trở nên lạt lẽo” vừa có nghĩa “trở nên vô nghĩa”.

Được dùng trong việc bảo quản thức ăn, muối đã trở nên biểu tượng của sự vĩnh hằng và được sử dụng trong những nghi lễ giao ước – người ta nói “Giao ước của muối” (2 Ký sự 13,5 và Lv 2,13) – và trong những nghi lễ đón tiếp và cho khách ở trọ.

Muối không đươc lạt đi! Các môn đệ đem hương vị cho đời và bảo đảm sự sống còn của thế gian trước mặt Thiên Chúa. Nhưng nếu họ không

Chúa Giê-su muốn các tín hữu phải giúp ích cho nhân loại. Mọi hoạt động của tín hữu có ảnh hưởng sâu rộng tốt đẹp nơi xã hội. Các tín hữu phải giữ được bản chất “muối” của mình. Đó là sống tốt lành, thực thi điều Đức Giê-su dạy, như Người sẽ nói ở dưới (5, 17-7, 27). Sống công chính và khôn ngoan. Các tín hữu luôn thực thi ý Chúa sinh viên không đánh mất hương vị muối.

“Anh em là ánh sáng cho trần gian”: Đề tài “ánh sáng” quen thuộc trong Kinh Thánh: Áp dụng ánh sáng cho con người: vua Đavít là ánh sáng cho dân Ít-ra-en (2 Sm 21, 27); người Tôi Trung là ánh sáng cho muôn dân (Is 42, 1-7; 49, 6); người công chính là ánh sáng trong bóng tối (Is 58, 6-11): Giê-ru-sa-lem ngập tràn ánh sáng cho dân ngoại tiến về (Is 60); ông Gio-an Tẩy Giả cũng là ánh sáng (Ga 5, 35- 36). Đặc biệt Đức Giê-su là ánh sáng (Ga 1, 1- 18; 12, 37-50); các tông đồ là ánh sáng các dân tộc (Cv 13, 46- 47).

Các tín hữu là ánh sáng cho trần gian, vì được hiệp thông vào ánh sáng Đức Ki-tô. Nếu Chúa Giê-su là ánh sáng soi đường dẫn lối cho dân ngoại (Lc 2, 32) vào Nước Trời, thì các tín hữu, cũng là ánh sáng, có nhiệm vụ làm tông đồ, làm nhà truyền giảng Tin Mừng, đem ánh sáng Tin Mừng chiếu soi vào mọi lãnh vực trần gian, nhất là sống bác ái, yêu thương mọi người.

Để giúp các môn đệ hiểu rõ hơn sự lớn lao và những đòi hỏi của sứ mạng Ngài trao, Chúa Giêsu dùng hai hình ảnh.

Trước hết, Ngài nói đến một “thành xây trên núi”, có lẽ cảnh trí của thành đã gợi ý cho Ngài. Thành này nằm trên mũi đá phía đông-bắc rặng Haute-Galiê nên ban ngày, những ngôi nhà màu trắng phản chiếu ánh sáng mặt trời và ban đêm nó tỏa sáng.

Trở nên “ánh sáng thế gian”, đó là lời các ngôn sứ loan báo về tương lai của Giêrusalem vào thời Đâng Thiên sai đế: thành này sẽ là “thành phố ánh sáng” trên núi mà mọi dân tộc sẽ đi về đó. Là “Ánh sáng cho thế gian” là sứ mạng được trao cho cộng đoàn các môn đệ.

Rồi Ngài nói với các môn đê người ta đốt đèn không phải để dấu nó “dưới đáy thùng” - dùng để xếp đồ trong những ngôi nhà xứ Palestine - nhưng là để “trên giá đèn” hầu soi cho “tất cả mọi người trong nhà”. Cộng đoàn các môn đệ, những người mà Chúa mời gọi, mà Chúa sai đến trong thế gian cũng phải như vậy.

Giáo hội sẽ thực hành sứ mạng là muối cho đời và là ánh sáng thế gian “bởi sự chôn vùi và sự tỏa sáng chứ không phải là tham vọng ‘chinh phục về địa dư”’

Minh họa một cách dễ hiểu Chúa Giêsu đi từ con người cụ thể sang hình ảnh kiến trúc “Thành” Giêrusalem xây trên đỉnh núi Sion. Đền thờ dựng trên đỉnh cao nhất của thành Giêrusalem, luôn là điểm quy chiếu cho khách hàng hương về thờ phượng Chúa. Có lẽ thánh Matthêu nói đến “Hội Thánh” là thành Giêrusalem mới. Hội Thánh đã được thiết lập để quy tụ muôn dân. Không ai có thể che khuất được “Thành - Hội Thánh”, vì Thiên Chúa và Con Chiên là Đền Thờ của Thành luôn có vinh quang Chúa toả sáng và Con chiên là ngọn đèn chiếu soi (Kh 21, 22-23). Hội Thánh luôn phải là ánh sáng dẫn đường cho muôn dân đến gặp Thiên Chúa là nguồn sáng.

Lần đầu tiên trong sách Tin Mừng Matthêu, Thiên Chúa được gọi là Cha. Xưa kia, Thiên Chúa hứa cho dòng dõi vua Đavít: Thiên Chúa là Cha của dòng dõi vua Đavít (2 Sm 7, 5-16). Các ngôn sứ đã triển khai tư tưởng này. Ngôn sứ Isaia cho biết dân Israen là “đàn con” “đã phản nghịch cùng” Đức Chúa (Is 1, 2-3). Do đó, dân là “những con trai, con gái” của Chúa phải đi lưu đày (Is 43, 1-7). Chúa yêu dân như con (Is 49, 14-16) như mẹ hiền an ủi con thơ (Is 66, 13). Ngôn sứ Giêrêmia cũng khẳng định Thiên Chúa là Cha của Israel (Gr 31, 1-9).

Thánh Matthêu đã đặt danh xưng Thiên Chúa là Cha ở đây với chủ ý: vừa kết thúc lời mở đầu bài giảng, vừa dẫn nhập vào phần chính Bài giảng trên núi. “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” hé mở một mặc khải: dân mới của Thiên Chúa, tức Hội Thánh, có Thiên Chúa là Cha, là Đấng siêu việt (ngự trên trời). Thiên Chúa là Cha của các tín hữu. Vậy, họ phải sống xứng đáng, xứng danh là con cái Thiên Chúa, như muối đất, như ánh sáng trần gian, để thiên hạ được trở thành con cái Thiên Chúa như họ đang là. Chính vì thế, tác giả Matthêu đã đưa độc giả vào trung tâm bài giảng: vì có Thiên Chúa là Cha, các tín hữu phải sống một đời sống công chính mới.

Anh em là muối cho đời. Để có ích, muối không được mất vị của nó: nó chỉ là gia vị ! Chính nó không phải là thức ăn, ít ra thường là như vậy: nó giúp cho thức ăn có hương vị. Trở nên nguồn hương vị thơm ngon, đó là nét độc đáo của chúng ta, những người theo Chúa Giêsu, trong thế giới chúng ta đang sống. Nét độc đáo này giúp chúng ta trở nên hữu ích cho đời nhờ sự khác biệt của nó. Chúng ta không được đánh mất sự khác biệt này: Nếu muối lạt đi thì lấy gì ướp nó mặn lại được ? Sự khác biệt của chúng ta không ở nơi bản chất riêng của mình hay nơi những tính tốt chúng ta có. Chúng ta không tự hào là những người tốt nhất hoặc muốn dạy người khác. Chúng ta cũng được nhào nặn bởi cùng một thứ bột như tất cả mọi người. Chúng ta cũng gặp những thuận lợi và những chướng ngại trong chúng ta và chung quanh chúng ta như mọi người. Nhưng chúng ta ra lạt khi không còn liên kết với Chúa Giêsu, khi không còn qui chiếu về Ngài, khi Ngài không còn là men cho đời sống chúng ta. Lúc đó cuộc sống chúng ta và thế giới chúng ta sống sẽ thiếu “hương vị”; bởi vì sứ mạng của chúng ta là làm cho thế giới này biết “thưởng thức” Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài !

Hình ảnh ánh sáng nối tiếp và làm rõ hình ảnh về muối: Anh em là ánh sáng thế gian. Ánh sáng là để nhìn, nhưng tự nó không đủ. Ánh sáng sẽ trở nên vô dụng nếu nó không soi cho cái gì hết. Chúa Giêsu đặt các môn đệ của Ngài trong thế gian và qui chiếu với thế gian. Ngài không kêu gọi họ sống khép kín, tách rời người khác. Thánh Gioan cũng nói như vậy nhưng diễn tả cách khác: Con sai họ đến trong thế gian (Ga 17,18). Chính vì vậy, các Kitô hữu sống trong thế gian và trong những hoàn cảnh như mọi người không những là điều bình thường mà còn cần thiết nữa … Họ không sống trong một thế giới khác ! Chúng ta phải thực hiện những công việc của ánh sáng, nghĩa là những hành vi tốt hay những việc làm tốt được ánh sáng Thiên Chúa soi chiếu để trở thành những việc làm của chính Thiên Chúa.

Thiên Chúa không có ý bảo là chúng ta nổi hơn người khác, hay hơn người khác nhưng Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống chứng nhân giữa đời. Tất cả mọi việc chúng ta làm đều qui về vinh quang Thiên Chúa là nguồn ánh sáng: Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Nơi Chúa Giêsu, ánh sáng đã tỏa chiếu trong thế gian, chúng ta chỉ phản chiếu lại ánh sáng này. Chúng ta trở nên tấm gương phản chiếu vinh quang Thiên Chúa qua đời sống, hành vi thường ngày của chúng ta. Chúng ta là nơi, là điểm hẹn gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người.

Nguyện xin Chúa Giêsu là nguồn mạch của ánh sáng chiếu sáng ánh sáng của Ngài trên cuộc đời của chúng ta để chúng ta có thể chiếu tỏa lại ánh sáng cho anh chị em đồng loại như lòng Chúa mong muốn.
 
Bão tuyết
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:02 05/02/2011
Hằng năm các trận bão tố, bão lụt và bão tuyết xảy ra khắp nơi. Mùa bão tuyết ở Bắc Mỹ năm nay xảy ra liên tục bắt đầu từ Mùa Giáng Sinh. Xem ra có nhiều đổi thay trong sự vạn vần của vũ trụ. Khí hậu thay đổi khác thường nhiều trong các lục địa. Mưa bão và ngập lụt tại Úc Châu và Á Châu. Khí hậu rét đậm tại Miền Bắc Việt Nam đã gây ảnh hưởng và thiệt hại nhiều đến cuộc sống thiên nhiên, súc vật và con người.

Trong Mùa Đông tuyết lạnh, nhìn cảnh các em học sinh nghèo nơi vài vùng ở Trung Quốc, thấy mà thương. Các em học sinh tiểu học vẫn phải cắp sách đến trường. Thêm nữa, mỗi em phải mang theo lò sưởi cầm tay (Portable heater). Các phụ huynh chuẩn bị cho mỗi em một lò sưởi làm bằng thùng sắt tây, có củi than và nhóm lửa. Than lửa sưởi ấm cho các em đi trên đường và nơi lớp học. Khi đến trường, các em để lò than bên cạnh ghế ngồi để sưởi ấm. Cái khó nó bó cái khôn. Nghèo sinh ra khổ sở.

Nơi những vùng lạnh như Gia Nã Đại, Bắc Mỹ, Bắc Âu, mùa Đông tuyết rơi là sự thường. Có khi tuyết rơi phủ mặt đất cả mấy tháng trời mùa Đông. Tuyết rơi thì rất đẹp.Tuyết như các tinh thể nhẹ bay. Có nhiều thể loại tuyết rơi khác nhau như tuyết khô, tuyết ướt hay tuyết bông. Những miền không có tuyết rơi, chúng ta có thể quan sát tuyết nơi các tủ lạnh, các tinh thể tuyết xốp ở phần đông lạnh. Tuyết sẽ tan thành nước. Như thế chúng ta có thể nhận biết nước ở dưới nhiều dạng như thể khí, thể lỏng, thể cứng và còn thể xốp nữa.

Mưa tuyết làm đất đai phì nhiêu mầu mỡ nhưng bão tuyết cũng gây những thiệt hại đáng kể. Tuyết lạnh làm ngưng trệ mọi giao dịch, giao thông và di chuyển. Bão tuyết cũng làm hao tổn biết bao công sức và tiền bạc. Tuyết đông đá gây biết bao tai nạn trên đường xá. Chúng ta đón nhận tất cả những may rủi và chuyển động của thiên nhiên.

Tuyết vẫn giữ được vẻ đẹp trắng tinh nơi những vùng hoang vu đồi núi hoặc cánh đồng. Tuy nhiên, nơi thành phố, đường xá và chỗ công cộng, sự di chuyển của xe cộ và con người dẵm đạp làm tuyết trở nên nhầy nhụa, dơ dáy và bẩn thỉu. Tuyết bị pha trộn bởi mọi thứ dơ bẩn trên đường phố. Sau những trận bão tuyết, hai bên đường lộ chất đầy những đống tuyết lạnh và đông cứng. Tuyết sẽ mau tan biến thành nước khi gặp khí trời ấm áp, mưa hoặc rải muối. Tuyết sẽ trở về nguồn và rồi lại bốc hơi trở nên tinh tuyền.

Con người cũng như tuyết, nhân chi sơ tính bản thiện. Con người được sinh ra ở đời với tấm thân bé nhỏ, tầm hồn đơn sơ và thanh thoát như các thiên thần. Rồi ngày qua tháng lại, con người phát triển cùng với không gian và thời gian. Môi trường sống đã đưa dẫn con người vào những ý thức hệ khác nhau. Có nhiều người sống nơi làng quê, ít bị nhuốm mùi và ảnh hưởng bởi đòi hỏi của xã hội văn minh, kinh tế thị trường, những đua đòi hưởng thụ và các tệ nạn xã hội. Có nhiều người chọn cuộc sống nơi phồn hoa đô thị. Sự tranh đấu để sống còn đã kéo lôi họ vào nhiều những thách đố và đua chen mới. Có nhiều người trẻ đã và đang lao mình vào những bon chen và đáp ứng những mời gọi thỏa mãn nhu cầu vật chất. Họ bị nhuốm mùi thế tục, bị dầm bập bởi muôn va chạm và có khi bị vong thân bởi những trào lưu hưởng thụ.

Mọi người cần chút nắng ấm, chút vị mặn của muối và chút tình yêu để sưởi ấm và hòa tan rửa sạch những bụi trần. Chúng ta biết tuyết ủ đất lâu ngày làm cho đất đai thêm ẩm ướt và mầu mỡ. Cứ sau mùa Đông giá rét, tiếp theo là mùa Xuân. Khí Xuân thật ấm áp và cây cối đua nhau đâm chồi nẩy lộc và hoa xuân khoe sắc. Tuyết Đông đã mang một tiềm lực mạnh mẽ của sự sống phát triển. Tuyết lạnh kéo theo những khí độc và ô nhiễm môi trường trở về nguồn cội. Từ đó thiên nhiên sẽ biến đổi những ô uế trở thành môi trường trong lành cho mọi sự sống.

Ít nhiều mỗi người chúng ta đều bị ô nhiễm bởi môi trường sống. Môi trường của những thói hư tật xấu, những chơi bời trụy lạc, những hút sách nghiện ngập, những hưởng thụ bất chính và những tham, sân, si ở đời. Chúng ta cần thanh lọc và tẩy luyện cả về tinh thần lẫn thân xác. Để rồi chúng ta sẽ có một tâm hồn thanh sạch trong một thân xác khỏe mạnh. Bản chất của con người là yêu thương, hài hòa và mong ước hạnh phúc trường tồn. Chúng ta hãy lấy yêu thương sưởi ấm những cuộc đời đơn côi, giá lạnh. Lấy vị mặn của tình người mà ướp vào những đức tính đã bị hư thối, ung rữa và gây giận hờn thù ghét.

Dựa vào sự xoay vần của tự nhiên, cuộc sống của con người cũng vòng xoay theo những thăng trầm của cuộc sống. Bĩ cực rồi thái lai. Không có cuộc sống nào là cùng tận bế tắc cả. Đời sống nào cũng có lối thoát. Có nghĩa là chúng ta phải cố gắng xử dụng mọi khả năng, hoàn cảnh và cơ hội để vượt khó. Mỗi ngày, mỗi giây phút là phút giây mới hoàn toàn, chúng ta có thể bắt đầu quyết định mới bất cứ khi nào. Tương lai cuộc sống rực sáng đang chờ đợi mỗi người. Tất cả mọi sự đều có thể làm được (I can do it).

Tuyết rơi xuống đất rồi bị hòa tan và biến đổi. Tuyết lại khơi nguồn trở về cội. Tuyết luôn trắng tinh và nhẹ bay. Chúng ta được đặc ân sinh ra làm con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cần phải sống cho nên người và trở nên con Chúa. Đừng bao giờ đánh mất những đức tính tốt lành và thánh thiện đã được trao ban. Hãy ngoi lên và tỏa hương thơm giữa vũng lầy thế gian. Hình ảnh hoa sen vẫn xinh đẹp trong đầm lầy:

Trong đầm gì đẹp bằng Sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bronx, New York
 
Sống Lời Chúa: Chính Anh la Muối Là Ánh Sáng Cho Đời
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:20 05/02/2011
Sống và chia sẻ Lời Chúa CN5TN-A= 06-02-2011

CHÍNH ANH LÀ MUỐI – LÀ ÁNH SÁNG CHO ĐỜI

Cần cho Gia đình – Qúy chức - Nhóm - Hội đoàn – Phong trào…

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh. (Some points of Reflections, live out and share)

Bài đọc 1: Isaia 58, 7-10 = Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: “Có ta đây !”(c. 9) Đúng vậy, khi tôi làm việc lành, lời cầu nguyện của tôi chắc Chúa nhận lời. Vì “điều lành mang lại, điều dữ mang đi” như Lời Chúa nói. Nên tôi cần ở cho có đức có nhân, hay có đức mặc sức mà ăn”.

* Chia sẻ niềm vui khi tôi làm những việc thiện?

Bài đọc 2: 1 Cor 2, 1-5 = Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn; nhưng dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí…”(c. 4) Lời Chúa qua thánh Phaolô nhắc tôi nhớ là làm được mọi việc là do quyền năng Chúa Thánh Thần, nên cần khiêm tốn, không nên khoe khoang cậy mình; nhưng luôn cầu nguyện.

* Chia sẻ những kết quả khi tôi dựa vào sức mạnh của Thánh Linh?

Bài Tin Mừng: Mt 5, 13-16 = Chính anh em là muối cho đời…Chính anh em là ánh sáng cho trần gian…(c. 13-14). Muối, ánh sáng và xây thành trên núi là hình ảnh nói lên vai trò của Tin hữu hôm nay: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Mỗi ngày tôi cần sống gương mẫu, để làm cho gia đình và xã hội thăng tiến về mọi mặt.

* Chia sẻ những việc làm tốt cụ thể cho gia đình và xã hội?

-- Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc làm tốt của tôi cho mọi người, để họ nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện qua tôi: “Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy…mà tôn vinh cha của anh em” (c. 16). Ánh sáng của tôi có thể là cơm bánh cho người đói, giúp người không nhà…Nhịn nhục, tha thứ, không tứ đổ tường, tham lam của cải, áp bức kẻ yếu hèn…

* Chia sẻ những kết quả khi tôi sống thực hiện những việc trên.?

* Chuyện kể: Có hai người thổ dân kia rất thù ghét nhau, một ngày kia, một trong hai gặp con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng.

Hắn đã bắt lấy cô con gái và chặt đứt hai ngón tay của cô bé. Cô bé vứa chạy về cvứa khóc lóc đau đớn, còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc chí hô lớn: “Ta đã trả thù được rồi!”

Mười mấy năm sau, cô bé đáng thương ấy đã có gia đình. Một hôm có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô. Cô nhận ra người hành khất ấy, chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chú oán hờn, không một chút trả đuã, cô vội vào nhà mang ra thức ăn hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình.

Khi người hành khất ấy ăn no rồi, cô liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón tay cho ông ta xem và nói: “Tôi cũng đã trả thù được ông rồi.” - Thưa qúy vị và các bạn: “Lấy ân trả oán”. Đó chính muối là ánh sáng, là phương châm hành động của người Tín hữu chúng ta trong gia đình và ngoài xã hội hôm nay. Lời Chúa qua thư thánh Phaolô đã nói: “ chúng ta đừng mắc nợ ai điều gì ngoài tình thương mến, vì ai yêu người là chu toàn lề luật”. (Rom 13, 8)

B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn làm châm ngôn Sống tuần này: (The Best of God’s Word)

CHÍNH ANH EM LÀ MUỐI CHO ĐỜI…CHÍNH ANH EM LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN…(Mt 5, 13-14) -You are the salt of th earth…You are the light of the world…= nghĩa là chính bạn và tôi phải làm, chứ không phải ai làm thế cho tôi được !!.

C- Ngay bây giờ tôi phải làm gì? (So what am I doing? )

* Tôi thưc hành Kinh thương người có mười bốn mối, Kinh cải tội bảy mối, Kinh Phúc thật tám mối. Bạn là người cha, mẹ, chồng, vợ…phải làm gương mẫu trong gia đình và ngoài xã hội.

* Bạn và tôi cùng cầu nguyện tự phát với Lời Chúa và Sống lời cầu nguyện của mình. (không nặng nề về xin ơn, nên tích cực):

- Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Chính anh em là muối cho đời, chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Con tỏ ra quyết tâm thực hành Lời Chúa dạy cho những người nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh và rộng lượng, làm ơn cho những kẻ công kích con. Con noi gương Mẹ Maria đem tình thương Chúa cho mọi người.

Lời hay ý đẹp: Ban có thể thu hút người khác đến với Chúa, khi có ánh sáng của Ngài trong đời bạn. (You can attract people to God, when you have His light in your life.)

Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi (Ga 3, 30)

Phó ế: JBM. Nguyễn Định * jondvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:14 05/02/2011
SÁCH THẤP

N2T


Tú tài nọ vì để chuẩn bị lên kinh để thi, nên mượn nhà chùa một gian phòng để ôn thi, nhưng vẫn cứ chưa khổ công ôn bài thi. Một chiều nọ, đột nhiên biểu tiểu hòa thượng đem sách đến, tiểu hòa thượng đem đến một quyển “văn tuyển”, tú tài chê là thấp. Tiểu hòa thượng lại đi lấy “Hán thư”, anh ta cũng chê là thấp, do đó bèn đi lấy quyển “sử ký”, tú tài vẫn cứ chê là sách thấp.

Lão hòa thượng đi ra nói:

- “Ba bộ sách này, bất kỳ bộ nào nếu mà học thuộc thì có thể cho là một học giả, tại sao anh đều nói là “thấp” chứ ?”

Tú tài trả lời:

- “Thực ra tôi chỉ muốn dùng sách để làm gối kê ngủ mà thôi”.

Suy tư:

Tứ thư, ngũ kinh là những quyển sách thánh hiền thời xưa ở Trung Quốc, các tử sĩ đi thi thì chỉ cần thuộc lòng là có thể đỗ cao làm trạng nguyên, hoặc là làm tiến sĩ.

Có những quyển sách dày (cao) và có những quyển sách mỏng (thấp), nhưng dày mỏng thì không quan trọng, quan trọng là nội dung của nó, bởi vì có những quyển sách rất dày nhưng nội dung vô bổ, trái lại có những quyển sách mỏng nhưng nội dung rất có ích cho mọi người. Chỉ có những người làm biếng đọc sách, không thích đọc sách, thì mới cho là “sách thấp” mà thôi.

Có những người Ki-tô hữu không thích đọc sách Thánh Kinh, không muốn cầm đến quyển Thánh Kinh vì cho là nó dày, đọc mỏi mắt, đọc chán quá, nhưng họ lại quên cả ăn uống, quên cả ngủ nghỉ vì đọc quyển tiểu thuyết dày cộm; có những người Ki-tô hữu dùng sách Thánh Kinh để làm gối kê ngủ, nhưng không lấy sách Thánh Kinh làm sách “gối đầu giường” của mình, cho nên trong cuộc sống họ thường không tôn trọng sách Thánh Kinh và Lời Chúa chứa đựng trong đó...

Không có sách thấp sách cao, mà chỉ có suy nghĩ cao và thấp mà thôi, người có suy nghĩ cao thì quyển sách nào đối với họ cũng đều có ích lợi, người có đầu óc suy nghĩ thấp thì quyển sách nào đối với họ cũng chán ngấy.

Ai thích đọc sách thì hiểu, và ai không thích đọc sách thì...cũng hiểu điều ấy. Ha ha ha...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:17 05/02/2011
N2T


22. Mặc dù tôi chỉ phạm một tội nhỏ, nhưng là lý do lớn để tôi vì nó mà thống hối suốt đời.

(Thánh Francis of Assisi)
 
Vinh dự và trách nhiệm người Kitô hữu
Lm. Phêrô Hồng Phúc
23:30 05/02/2011
VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI KITÔ HỮU

Muối và ánh sáng là những tố chất được Chúa Giêsu nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay. Người Kitô hữu được coi như là muối và ánh sáng giữa trần gian. Danh hiệu này không làm cho chúng ta tự mãn vì vinh dự nhưng là nhắc chúng ta một trách nhiệm lớn lao.

Muối là chất ướp. “Cá không ăn muối cá ươn”, và vì thế, muối phải tan ra thì mới ướp được. Cũng như ở trong biển, muối hòa tan trong nước biển để giữ cho biển khỏi bị hư thối như ao tù của chúng ta. Muối quan trọng như vậy, cho nên muối đi vào trong các thức ăn và muối biến thành sức sống của con người. Thiếu muối, con người mắc bệnh phù và thậm chí không ăn được thì chết vì đói. Muối là chất ướp. Muối đi vào một phần của sự sống. Muối đem lại cho con người hương vị của cuộc đời. Người ta đã dùng tính chất của muối để quảng cáo những mặt hàng đậm đà khó quên. Người ta cũng thấy chất muối trong những từ ngữ về tinh thần là tình cảm mặn mà đầm ấm. Như vậy, muối và hương vị của muối làm cho cuộc đời này thêm vui tươi và thậm chí đạt tới hạnh phúc nữa.. Một gia đình có khỏe mạnh thì mới hạnh phúc. Linh hồn tốt ở trong một thân xác khỏe !.

Chúng ta nói về ánh sáng. Ánh sáng cũng là một tinh chất quan trọng nhất. Hãy tưởng tượng khi thế giới này chìm ngập trong giấc ngủ triền miên vì mặt trời không ló rạng thì giấc ngủ đó sẽ đưa chúng ta vào thiên thu vĩnh cửu. Cho nên, ánh sáng chính là sự sống. Khi ban đêm không có ánh sáng mặt trời, người ta dùng đèn để soi sáng trong nhà. Nếu như đèn để dưới đáy thùng thì kể như vô hiệu và tối tăm lại tiếp tục bao trùm. Như vậy ánh sáng là sức sống. Ánh sáng đem lại cho con người sức hoạt động. Bởi không có ánh sáng, tất cả đều là đêm tối. Người ta nói “Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, tức là không phân biệt được cái hay cái dở, cái tốt cái xấu. Người ta cũng dùng ánh sáng như một chất biện phân để nói như thánh Phaolo rằng: “Anh em hãy sống đúng đắn như con cái ban ngày và hãy cầm lấy khí giới của sự sáng để chiến đấu”(Rm 13, 11-12). Ánh sáng được coi là chân lý, bởi Đức Giêsu Kitô là ánh sáng đã đến trong thế gian để phân biệt bóng tối được coi là sự dữ và sự chết. Thiếu ánh sáng không chỉ là thiếu sự sống mà còn là thiếu chân lý. Nói tóm lại, con người không có ánh sáng là chết.

Từ hai tính chất trên của muối và của ánh sáng, chúng ta thấy trách nhiệm lớn lao của người Kitô hữu giữa trần đời. Bởi vì, nếu muối không tan ra, “ Nếu muối đã nhạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại. Muối đó chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó” (Mt 5,13). Vinh dự càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Và khi đã không làm tròn trách nhiệm thì sẽ lãnh lấy những án phạt nhiều hơn. Ánh sáng cũng thế, không để dưới đáy thùng nhưng để trên giá đèn để soi sáng cho mọi người trong nhà. Đời sống của người Kitô hữu phải là chứng nhân cho Chúa Kitô giữa đời thường. Nghĩa là họ phải công bằng, họ không được gian dối, họ không được thất tín. Lúc nào người ta cũng nhìn thấy ở người Kitô hữu điều chân thật trong lời nói, trong việc làm, trong cả xã giao và buôn bán. Người ta tin tưởng người Kitô hữu là chân thật, là công bằng. Đừng lạm dụng sự tin tưởng ấy để lừa người khác, để gian dối để thất tín. Làm như vậy thì người Kitô hữu sẽ là những người chịu trách nhiệm, như công đồng Vaticano II phân tích: “Lắm lúc người Ki tô hữu làm phát sinh vô thần. Vì, thay vì làm chứng cho Chúa Kitô thì họ lại sống một đời sống khép kín”. Chính vì vậy, muối đã nhạt thì chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Đời sống bác ái cũng vậy, đòi hỏi người Kitô hữu tỏa sáng. Tỏa sáng không phải để người ta khen lao hay lấy thành tích. “Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra để mọi người nhìn thấy sự sáng của các con mà ngợi khen Cha ở trên trời” (Mt 5, 16).

Ý thức mình là người Ki tô hữu, sống ở giữa đời, không được hội nhập những cách thế của đời mà phải làm sao chiếu tỏa ánh sáng Tin mừng trong bác ái, trong yêu thương, trong phục vụ, trong dấn thân vô vị lợi. Một đòi hỏi cao như vậy nên người Ki tô hữu luôn luôn phải hy sinh, phải cố gắng. Chừng nào họ thiếu hy sinh, họ không chịu vác Thập Giá mình hằng ngày để theo Chúa, chừng đó họ đánh mất tính chất muối, ánh sáng trong cuộc đời của mình, họ không còn làm chứng cho ai hết. Nếu một người Kitô hữu cũng hưởng thụ, cũng ích kỷ, cũng bon chen. Và rồi những thói đời nhập nhiễm, cũng gian giảo, cũng lừa đảo, cũng hàng giả. Những nhà Công giáo cũng mở quán Internet để cho những trẻ em trốn học lánh mình vào đó, họ thu những đồng tiền vô tình có khi là những đồng tiền của trẻ em ăn cắp đem đến nộp tiền nợ quán Internet mà mình không biết, mình “Mở đường cho đường cho voi chạy”. Người Ki tô hữu cũng làm những hàng nhái, cũng ăn cắp bản quyền... Người Kitô hữu hôm nay cũng phá thai, cũng ly dị trước tòa án. Nói tóm lại, nếu người Ki tô hữu quan niệm rằng, tôi sống ở đời thì tôi cũng phải như người đời là họ đã đánh mất chất muối, chất ánh sáng, chất Kitô hữu của mình.

Hôm nay Chúa Ki tô trao cho chúng ta một vinh dự của người làm chứng nhân. Chúa Ki tô giao cho chúng ta một tinh chất phân biệt chúng ta với những gì là thế tục, và chính những danh xưng và những tinh chất ấy đòi chúng ta phải sống tự trọng, ý thức mình là người Ki tô hữu, mình không được buông thả, mình không được bon chen, mình không được rơi theo gia tốc tự do. Nói như vậy không phải chỉ toàn là trách nhiệm, không phải chỉ toàn là Thánh Giá. Nhưng nếu đạt được như thế thì người Kitô hữu xứng đáng được vinh dự là men, là muối, là ánh sáng giữa đời. Những danh hiệu đã đem lại cho chúng ta chất thánh thiện ẩn trong đó. Và niềm vinh quang của trời mới, đất mới ẩn tàng trong đó. Nói tóm lại, vinh dự thì đòi hỏi trách nhiệm. Vinh dự càng lớn, trách nhiệm càng cao. Người Ki tô hữu hôm nay đón nhận vinh dự với lòng khiêm nhường và ý thức trách nhiệm để đi vào giữa đời như con chiên vào giữa bầy chó sói, không phải để chó sói ăn thịt chiên nhưng nhờ sự hiền lành cần mẫn của con chiên cảm hóa chó sói. Người Kitô hữu chỉ một thoáng tự mãn cũng sẽ rơi từ đỉnh cao xuống đáy vực. Người Kitô hữu lơ là cũng đã là lùi. Người Kitô hữu buông xuôi có nghĩa là đánh mất tất cả và rơi vào trong sự chết.

Lạy Chúa Giê su,

Những vinh dự lớn lao

đòi hòi những trách nhiệm quá lớn.

Chúng con không run sợ

nhưng vui mừng đón nhận

với lòng biết ơn và khiêm nhường

vì Chúa cùng đồng hành với chúng con.

Ý thức mình là người Kitô hữu

sống với Chúa Kitô,

có Chúa Kitô trong cuộc đời

chúng con can đảm dấn bước.

Muối là hy sinh, là Thánh Giá, là bổn phận.

Ánh sáng là vinh dự, là tự trong, là dấn thân.

Để cho Nước Cha trị đến

Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời,

thể hiện trong gia đình chúng con,

trong bản thân mỗi người chúng con

và trong suốt năm mới này. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuần tĩnh tâm mùa chay tại Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh OP
08:51 05/02/2011
VATICAN. Tuần tĩnh tâm mùa chay năm nay tại Vatican sẽ được cử hành từ chúa nhật 13 đến 19-3 tới đây.

Vị giảng thuyết là Cha Francois-Marie Léthel, người Pháp, thuộc dòng Camêlô nhặt phép, là Giám chức Tổng thư ký Hàn lâm viện Thần học của Tòa Thánh kể từ tháng 9-2008. Cha sẽ trình bày về đề tại ”Ánh sáng Chúa Kitô giữa lòng Giáo Hội - Đức Gioan Phaolô 2 và thần học các thánh”.

Cha Léthel năm nay 63 tuổi (1948), chuyên về thần học các thánh và là giáo sư Giáo Hoàng Học Viện Teresianum của các cha dòng Camêlô ở Roma.

Năm ngoái, ĐTC cũng chọn một vị không phải là Hồng Y để giảng tĩnh tâm cho giáo triều Roma, đó là Cha Enrico dal Covolo, dòng Don Bosco Italia, sau đó cha đã được bổ nhiệm làm Viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Laterano ở Roma và thăng Giám Mục.
 
Lần đầu tiên Đức Thánh Cha tiếp Đại Hội của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh OP
08:52 05/02/2011
VATICAN. Sáng ngày 4-2-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 50 tham dự viên khóa họp toàn thể của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh. Ngài khích lệ việc thực thi công lý đúng đắn ở mọi nơi trong Giáo Hội.

Đây là lần đầu tiên Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh nhóm khóa họp toàn thể chiếu theo luật riêng (Lex propria) do ĐTC ban hành ngày 21-6-2008. Luật này xác định các thể thức hoạt động của Tối Cao Pháp viện dưới ánh sáng bộ giáo luật mới, Tông Hiến Pastor Bonus về giáo triều Roma cũng như qui luật tổng quát của giáo triều.

Đây là cơ quan xét xử chung kết các vụ kiện theo luật thuộc thẩm quyền tòa này, đồng thời cũng hành xử giống như một bộ tư pháp trong chính phủ đời, làm sao để công lý được thực thi đúng đắn trong Giáo Hội qua các tòa án (Xc GL 1445). Trong số 50 vị tham dự khóa họp toàn thể dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Raymond Burke, người Mỹ, có 13 HY và 8 GM thành viên, các chức sắc và cộng tác viên của tòa này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhấn mạnh tới một chức năng của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh là ”làm sao cho có các tòa án được hiện diện trong Giáo Hội, trong sự tôn trọng hoàn toàn đối với giáo luật, và có đặc tính mục vụ, hoạt động mau lẹ và đúng đắn. Cần làm sao để trong mỗi giáo phận có đủ số người được chuẩn bị để điều hành các tòa án của Giáo Hội”. ĐTC cũng nhắc nhở cần phải tôn trọng các qui luật cần thiết để các vụ xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu được cứu xét và quyết định mau lẹ và chắc chắn.

Đề cập đến nghĩa vụ của các tòa án trong Giáo Hội phải gửi phúc trình hằng năm về Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh, ĐTC nói thêm rằng khi phúc đáp các phúc trình trình ấy, Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh nên nhắc nhở các vị chánh án của các tòa địa phương hãy học biết và tuân theo những chỉ thị đã được các vị Giáo Hoàng đề ra trong các bài huấn dụ thường niên dành cho Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, cũng như các án lệ của tòa Rota về một số khía cạnh đặc biệt.

Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh cũng có nhiệm vụ cứu xét các đơn khiếu nại chống lại các quyết định hành chánh của cá Bộ và các cơ quan khác của Tòa Thánh. ĐTC đặc biệt cổ võ thực thi sự hòa giải trong những vụ này, và khi phải tiến hành việc xét xử, cần tiến hành trong tinh thần đối thoại và công lý. Ngài nói: ”Khi đưa ra phán quyết về cuộc tranh biện, hoạt động của Tối Cao Pháp Viện nhắm tái tạo sự hiệp thông Giáo Hội, hoặc tái lập trật tự khách quan phù hợp với thiện ích của Giáo Hội”. (SD 4-2-2011)
 
Đức Thánh Cha tấn phong 5 tân Tổng Giám Mục
LM Trần Đức Anh OP
08:54 05/02/2011
VATICAN. Sáng ngày 5-2-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tấn phong 5 vị TGM phục vụ Tòa Thánh, đứng đầu là Đức Cha Savio Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai), 51 tuổi, dòng Don Bosco Hong Kong, tân Tổng thư ký Bộ truyền giáo.

Trong số 4 tiến chức còn lại có Đức TGM Marcello Bartolucci, 67 tuổi, người Ý, tân Tổng thư ký Bộ Phong Thánh, Đức TGM Celso Morga Iruzubieta, 63 tuổi, người Tây Ban Nha, tân Tổng thư ký Bộ giáo sĩ, Đức TGM Antonio Guido Filippazzi, 48 tuổi, sẽ được bổ nhiệm làm tân sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia, thay thế Đức TGM Leopoldo Girelli, được bổ làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và đại diện không thường trú tại Việt Nam. Sau cùng là Đức TGM Edgar Pena Parra, 51 tuổi, người Venezuela, Sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan.

Hai vị phụ phong là ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn và ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Hiện diện trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ tại Đền thờ Thánh Phêrô có 36 Hồng Y, 50 GM và 8 ngàn tín hữu. ĐHY Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã giới thiệu các tiến chức lên ĐTC.

Bài giảng

Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào chủ đề tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất năm nay là câu trích từ sách Tông đồ công vụ: ”Họ kiên trì trong giáo huấn của các Tông Đồ và trong sự hiệp thông, trong việc bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2,42), ĐTC lần lượt đưa ra những lời nhắn nhủ các tiến chức GM theo 4 yếu tố nâng đỡ cuộc sống Giáo Hội.

- Trước tiên là ”kiên trì trong giáo huấn của các Tông Đồ”: đây là điều thuộc về yếu tính của Kitô hữu và là nghĩa vụ nòng cốt của các vị Chủ Chăn, những người thợ trong vườn nho của Chúa”. ĐTC nói: ”Người Mục Tử không được làm như cây sậy uốn mình trước gió, một người đầy tớ theo tinh thần thời đại. Nghĩa vụ thiết yếu của vị Mục Tử là phải kiên quyết, can đảm chống lại những trào lưu thời đại. Mục Tử không thể là một cây sậy, nhưng phải là một cây có rễ sâu để có thể kiên vững và có nền tảng vững chắc. Điều này không có nghĩa là cứng nhắc hoặc không biết uyển chuyển. Chỉ nơi nào có sự kiên vững ổn định thì mới có sự tăng trưởng”.

ĐTC giải thích thêm rằng ”Kiên trì trong giáo huấn của các Tông Đồ” - đức tin có một nội dung cụ thể, không phải là một linh đạo bất định, một cảm giác mơ hồ đối với siêu việt.. Giáo Hội đã tóm tắt nòng cốt giáo huấn của các tông đồ trong điều gọi là ”regula fidei”, qui luật đức tin, và cũng đồng nhất với các bản tuyên xưng đức tin. Đó chính là nền tảng đáng tin cậy, các tín hữu Kitô chúng ta phải dựa trên đó ngày nay.. Trong tư cách là các Chủ Chăn của Giáo Hội, chúng ta phải sống bằng niềm tin ấy để có thể rao giảng như Tin Mừng làm cho chúng ta chắc chắn về tình yêu Thiên Chúa và chắc chắn mình được Thiên Chúa yêu thương”.

- Sang đến yếu tố thứ hai là sự hiệp thông. ”Sau công đồng chung Vatican 2, từ hiệp thông này trở thành một lời nòng cốt của thần học và việc rao giảng, vì trong đó có diễn tả tất cả các chiều kích của cuộc sống Kitô và đời sống Giáo Hội”... Khi hiệp thông với các Tông Đồ, ở lại trong đức tin của các vị, chính chúng ta được tiếp xúc với Thiên Chúa hằng sống. Các bạn thân mến, sứ vụ Giám Mục nhắm phục vụ cho mục tiêu ấy, làm sao để dây hiệp thông không bị cắt đứt. Đó lòng nòng cốt sự kế truyền Tông Đồ, là bảo tồn sự hiệp thông với những vị đã gặp Chúa một cách hữu hình và cụ thể, qua đó mở rộng Trời Cao, sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng ta. Chỉ nhờ sự hiệp thông với các các Đấng Kế Vị các Tông Đồ, chúng ta mới tiếp xúc được với Thiên Chúa nhập thể”.

- Về yếu tố thứ ba là sự bẻ bánh, tức là Thánh Thể, Trung Tâm của Giáo Hội. Đây cũng phải là trung tâm cuộc sống Kitô và đời sống tư tế của chúng ta. ĐTC nói: ”Chúng ta hãy cố gắng cử hành Thánh Lễ với tất cả lòng tận tụy, với lòng nhiệt thành ngày càng càng sâu đậm hơn, chúng ta hãy cố gắng xếp đặt ngày của chúng ta theo mức độ Thánh Thể, hãy cố gắng để Thánh Thể uốn nắn nhào nặn cuộc sống chúng ta. Bẻ bánh cũng có nghĩa là chia sẻ, thông truyền tình thương của chúng ta cho tha nhân. Chiều kích xã hội, sự chia sẻ không phải là một phụ trương luân lý được thêm vào cho Thánh Lễ, nhưng là thành phần của Thánh Lễ...Chúng ta hãy quan tâm làm sao để đức tin luôn được biểu lộ trong tình thương và trong đức công bằng đối với nhau và cách hành xử xã hội của chúng ta luôn được đức tin soi sáng; đức tin cần được sống trong tình thương”.

- Đề cập đến yếu tố sau cùng là ”kinh nguyện”, ĐTC nhắc nhở rằng ”kinh nguyện một đàng phải có tính chất rất bản thân, một sự kết hiệp sâu xa nhất với Thiên Chúa. Kinh nguyện phải là cuộc ”chiến đấu” của chúng ta với Ngài, làm tìm kiếm Chúa, cảm tạ Ngài và hân hoan trong Ngài. Nhưng kinh nguyện không bao giờ chỉ là chuyện cá nhân riêng tư của tôi, không liên hệ với người khác. Cầu nguyện chủ yếu cũng luôn luôn là cầu nguyện trong cộng đồng con cái Thiên Chúa, liên kết với tha nhân. Chỉ trong tập thể chung như thế chúng ta mới là con cái của Cha chung, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện”. (SD 5-2-2011)
 
Đức Thánh Cha giới thiệu quyển Giáo Lý Giới Trẻ
Lã Thụ Nhân
11:23 05/02/2011
Đức Thánh Cha giới thiệu quyển Giáo Lý Giới Trẻ

Trong quyển YouCat, trợ giúp giáo lý cho giới trẻ, Đức Thánh Cha thúc giục giới trẻ biết về đức tin của họ, học hỏi nó, và thảo luận về nó trên Internet. Họ không nên dùng "sự ác" gần đây tấn công vào "trái tim của Giáo Hội" như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa.

Vatican (AsiaNews, Zenit) - "Các bạn trẻ thân mến, hôm nay cha khuyên các bạn đọc một cuốn sách ngoại thường!". Đây là lời đầu tiên trong Lời Tựa được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết cho quyển YouCat, từ viết tắt của Youth Catechism (Giáo Lý Giới Trẻ), một "trợ giúp phi thường" cho Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, được viết bằng ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay. Lời Tựa của cuốn sách đã được Tờ Quan Sát Viên Rôma công bố trong ấn bản ngày 03/02 và Ignatius Press sẽ phát hành phiên bản Anh ngữ của quyển sách vào ngày 1 tháng Ba tới.

"Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê", ngài thúc giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo Hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa.

Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, công việc của cuốn sách là phi thường vì nội dung và hình thức của nó, sản phẩm của các giám mục từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau làm việc. Trong những năm 1980, khi đó Đức Hồng Y Ratzinger điều hợp công tác biên tập đã cho ra đời ấn bản sơ thảo. Ngài đã nói đến những thời điểm khó khăn trong quá khứ gần, sau Công Đồng Vatican II, khi “nhiều người không còn biết chính xác những gì các Kitô hữu nên thực sự tin, những gì Giáo Hội dạy… và làm thế nào tất cả những điều này có thể thích ứng với bầu khí văn hóa mới”. Ngài viết thêm: "đó không chỉ là sự khác biệt các nền văn hóa của các lục địa và các dân tộc mà còn giữa các xã hội riêng lẻ, cũng là ‘các lục địa’ riêng rẽ. Cách nhìn của một công nhân thì khác với cách nhìn của một nông dân, của một nhà vật lý khác với một nhà ngữ văn, của một doanh nhân khác với một ký giả, và của một người trẻ thì khác với một người già. Vì lý do này, chúng ta phải vượt lên trên sự khác biệt của ngôn ngữ và tư duy để tìm một không gian chung cho các thế giới tinh thần khác nhau. Bằng cách này, chúng ta trở nên ý thức hơn về cách thức mà bản văn được "dịch" cho các giới khác nhau để đến với con người có những cách nhìn và những vấn đề khác nhau".

Đức thánh Cha giải thích: "Kể từ đó, giới trẻ từ khắp nơi, những người muốn tin, những người tìm kiếm Thiên Chúa và yêu mến Chúa Kitô, những người muốn nối kết các con đường để gặp nhau tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới (ở Rôma, Toronto, Cologne và Sydney). Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có thể được dịch sang ngôn ngữ của giới trẻ và lời của nó có thâm nhập được vào thế giới của họ chăng".

Đức Thánh Cha viết thêm: "Một số người nói với cha rằng giới trẻ ngày nay không quan tâm đến giáo lý. Cha không tin tuyên bố này và cha chắc rằng cha đúng. Giới trẻ không như vẻ bề ngoài mà họ bị cáo buộc, họ muốn biết cuộc sống thực sự là gì… Cuốn sách này rất thú vị vì nó nói với chúng ta về số phận của mình và tại sao nó quan tâm đến mỗi người chúng ta rất mật thiết. Bởi vì điều này, cha mời gọi các bạn trẻ: Học Giáo Lý! Đây là mong muốn chân thành của cha".

Ngài lưu ý rằng phiên bản giới trẻ của Giáo Lý không phải là đánh giá thấp những người trẻ: "Trợ giúp này cho giáo lý không mang đến cho các bạn bất kỳ lời khen ngợi sáo rỗng nào, nó không cung cấp các giải pháp dễ dàng, nó đòi hỏi một đời sống mới trên phần đời của các bạn". Sứ điệp Tin Mừng giống như một "viên ngọc quý" (Mt, 13:45) để chúng ta phải bán tất cả để có được. Vì lý do này, ngài đòi hỏi giới trẻ "học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê và sự kiên trì! Hy sinh thời gian của các bạn cho nó!". Ngài kêu gọi giới trẻ học thinh lặng trong phòng, với một người bạn, trong nhóm hay mạng lưới, trao đổi ý kiến trên Internet và tiếp tục dấn thân vào cuộc đối thoại về đức tin của mình.

Đức Thánh Cha cổ vũ: "Các bạn cần phải biết những gì các bạn tin, các bạn cần phải biết đức tin của các bạn trong cùng một mức độ chính xác mà một chuyên gia vi tính biết về hệ điều hành của một máy vi tính; các bạn cần phải biết nó như cách một nhạc sĩ biết bản nhạc của mình. Đúng vậy, các bạn phải bén rễ sâu hơn nữa trong đức tin của thế hệ cha mẹ các bạn để chống lại một cách mạnh mẽ và dứt khoát những thách đố và cám dỗ của thời đại. Các bạn cần Thiên Chúa giúp đỡ, để đức tin của các bạn không khô cạn như một giọt sương dưới ánh nắng mặt trời, do đó các bạn không ngừng chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ, vì vậy tình yêu của các bạn không bị chết đuối trong sách báo khiêu dâm, do đó các bạn không phản bội người yếu thế, nạn nhân của lạm dụng và bạo lực".

YouCat, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cho giới trẻ, là giáo lý chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid diễn ra năm nay. Được biên tập bởi Tổng Giám Mục của Vienna, Đức Hồng Y Christoph Schoenborn, quyển sách sẽ được xuất bản bằng bảy ngôn ngữ.

Khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết Lời Tựa, quyển sách 300 trang được chia thành bốn phần, giống như sách giáo lý chuẩn gồm: "Những gì người Công Giáo tin", "Làm thế nào họ cử hành các mầu nhiệm của đức tin", "Người Công Giáo sống ra sao" và "Họ phải cầu nguyện thế nào".

Hình thức này bao gồm các câu hỏi và đáp, với các hình ảnh và minh họa, và còn hơn thế nữa, như các trích dẫn từ Kinh Thánh, các Thánh và các bậc thầy vĩ đại của đức tin
 
Giới chức Tòa Thánh cho hay Đức Thánh Cha không thể ban tặng các bộ phận trong cơ thể
Bùi Hữu Thư
14:07 05/02/2011
VATICAN (CNS) – Khi còn là hồng y, Đức Thánh Cha Benedict XVI có mang thẻ ghi rõ ngài sẵn sàng ban tặng các bộ phận trong cơ thể của ngài.

Nhưng thẻ này hết hiệu lực khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, theo lời thư ký riêng của ngài. Vấn đề này được nêu ra khi một bác sĩ người Đức mới đây bắt đầu cổ động cho một chương trình hiến cơ phận bằng việc nhắc rằng Đức Thánh Cha đã ghi danh vào chương trình này trên 30 năm về trước.

Tòa Thánh đã yêu cầu vị bác sĩ này ngưng nêu danh Đức Thánh Cha như một tấm gương, và thư ký của Đức Thánh Cha là Đức Ông Georg Ganswein giải thích những lý do cho việc yêu cầu này trong một lá thư.

Theo Radio Vatican, bức thư viết: "Trong khi Đức Thánh Cha thực sự có thể ban tặng cơ phận, một sự kiện khác cũng đúng là, ngược với nhiều sự khẳng định của một số giới chức, tấm thẻ được phát cho ngài vào thập niên 70 đương nhiên trở thành mất hiệu lực khi Đức Hồng Ratzinger được bầu làm Giáo Hoàng.

Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, chủ tich Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế, nói với các phóng viên là lý do hiển nhiên của việc một giáo hoàng không thể ban tặng các cơ phận vì “cơ thể của ngài trực thuộc toàn thể Giáo Hội.”

Ngài nói: truyền thống của giáo hội là một thi hài của giáo hoàng phải được chôn cất nguyên vẹn, để phản ảnh sự kiện sẽ có một sự kính thờ trong tương lai.

Đức Tổng Giám Mục tiếp: "Điều này không loại trừ sự chính đáng và huy hoàng của việc dâng hiến cơ phận của một con người.

Các nguồn tin khác cho hay các giới chức trong giáo hội lo ngại là việc quảng cáo bên Đức, về Đức Thánh Cha 83 tuổi là một người ban tặng cơ phận có thể gây nên “nhưng sự trông đợi quá đáng” khi ngài qua đời.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle đón Giao Thừa
Nguyễn An Quý.
00:30 05/02/2011
SEATTLE - Những ngày cuối năm Canh Dần, thành phố Seattle vốn nổi tiềng là vùng mưa ơi là mưa, nhưng lại có những ngày nắng ráo khá tuyệt và ngoài trời không mấy lạnh. Hôm nay ngày ba mươi Tết, ngày cuối năm Canh Dần, những người Công Giáo Việt Nam chung quanh thành phố Seattle và các vùng phụ cận thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lại cùng nhau đón Giao Thừa trong một khung cảnh đặc biệt đầy trang trọng, đó là Thánh lễ Giao Thừa được cử hành trọng thể tại nhà thờ Chánh Toà Saint James thuộc Tổng Giáo Phận Seattle.

Xem hình ảnh

Đêm Giao Thừa năm nay rơi vào tối thứ tư, vì là ngày làm việc trong tuần nên đa số giáo dân bận công ăn việc làm nơi các hảng xưởng, tuy vậy số lượng người tham dự Thánh Lễ Giao Thừa tại nhà thờ Chánh Toà cũng khá đông đảo, gần cả ngàn người tham dự gồm cả những giáo dân ở xa từ Everett, Lynnwood, từ Auburn... Đối với người Việt hải ngoại có khi chả biêt Tết nhứt là gì nếu không có những buổi lễ truyền thống như hôm nay. Bước vào Thánh Đường, nhìn lên vị trí trang trọng phía trên Cung Thánh, một bàn thờ Tổ Tiển được thiết kế khá đẹp và đầy vẻ trang nghiêm với bản đồ Việt Nam có ba cây trúc, hai bên có câu đối với hàng chữ màu đỏ trên nền vàng: Xuân về kính chúc an khang thịnh vượng- Tết đến cầu mong phúc lộc an hoà “ trên bản đồ Việt Nam là những hình ảnh đại diện cho ba miền Trung Nam Bắc với những biểu hiện sức sống từ ba miền trong Đức tin của người Công giáo Việt Nam như Linh đài Đức Mẹ La Vang, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và nhà thờ Hà Nội.

Thánh Lễ Giao Thừa đón năm Tân Mão được cử hành trọng thể do Đức TGP Peter Sartain Chủ tế, cùng đồng tế Thánh lễ gồm có cha Paul Weckert, cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha phó xứ Nguyễn Sơn Miên, và các linh mụ trong Giáo phận gồm cha Hoàng Phượng, cha Nguyễn Công Đức, cha Nguyễn Đình Khánh, cha Nguyễn Anh Tuấn, cha Nguyễn Quý Thạc, cha Trần Phong Vũ và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu.

Đúng 8 giờ,Thánh lễ được khởi đầu bằng ba hồi chiêng trống theo truyền thống của dân Tộc Việt, tiếng chiêng trống ngân vang trong Thánh Đường làm tăng thêm vẻ thiêng liêng của đêm trừ tịch dù đang sống xa quê hương. Ba hồi chiên trống vừa dứt, mọi người đều hướng về phía cuối nhà thờ để hiệp thông với nghi đoàn cùng với vị chủ tế và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên Bàn Thánh trong tiếng ca bài ca nhập lễ của anh chị em Ca Đoàn Tổng hợp của Giáo Xứ:

Đk. Ngày đầu xuân đoàn con kính dâng Cha phút giao mùa và năm mới đã sang. Lời nguyện xin bao thiết tha chân tình. Khấn xin Cha ban phúc ân an bình.

1. Trôi qua mau năm tháng với lỗi lầm. Những thăng trầm buồn vui đời nhân thế. Xin dâng Cha Đấng tác tạo thời gian. Xin dâng lên thay ước nguyện đầu xuân.

2. Xin dâng lên trong giây phút giao thừa. Những tâm tình tạ ơn và yêu mến. Bao tâm tư và ước nguyện đời con. Xin dâng lên Thiên Chúa của mùa xuân.

3. Dâng lên Cha trong giây phút sum vầy. Tiếng chúc tụng vì ân lộc chan chứa. Xin thương ban non nước được bình yên. Cho nhân gian tươi thắm Xuân thần tiên.

Sau bài ca nhập lễ là giây phút đầy cảm động và thiêng liêng qua nghi thức của buổi niệm hương trước bàn thờ Tổ Tiên. Đoàn niệm hương do các vị đại diện tượng trưng cho mọi tầng lớp trong xã hội như đại diện cho tuổi ấu thơ 2 em nhỏ, đại diện cho lớp trẻ 2 anh chị thanh niên nam nữ, đại diện lớp trung niên 1 ông, 1 bà, lớp cao niên gồm cụ ông, cụ bà và một số nữ tu đại diện cho giới tu sĩ. Nghi thức niệm hương đã có phần tưởng nhớ đến đồng bào ruột thịt với lời nguyện cầu cho những người đã chết trên rừng sâu biển cả khi đi tìm tự do, cho các chiến sĩ đã hy sinh cho chính nghĩa tự do. Buổi niệm hương được kết thúc với linh mục đoàn và Đức TGM Peter Sartain dâng hương trước bàn thờ Tổ tiên.

Phần phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay dù là ngày Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền Thánh còn gọi là ngày Lễ Nến, nhưng lại rơi vào ngày cuối năm âm lịch, ngày ba mươi Tết nên được cử hành phụng vụ Lời Chúa về Thánh lễ Giao Thừa theo phụng vụ của Giáo Hội Việt Nam. Bài chia sẻ Tin Mừng trong Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Muc đã gợi nhớ về hình ảnh tổ tiên của ngài thật phù hợp với ý nghĩa như buổi niệm hương trước bàn thờ tổ tiên trong Thánh Lễ Giao Thừa đêm nay mà Giáo xứ vừa cử hành. Xin được tóm tắt vài nét chính về bài chia sẻ tin mừng của Đức TGM Peter Sartain qua phần lược dịch của Cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành.

Mở đầu bài chia sẻ Tin mừng, Đức Tổng Giám Mục nói: “Một trong những tình cảm về gia đình đó là hình ảnh vè ông tổ, ông nội của tôi. Dù tôi chưa bao giờ thấy được hình ảnh về tổ tiên của mình, nhưng mà do người cha đã dạy, đã kể lại về những công việc và sự thân yêu đùm bọc mà các ngài đã dành cho bố tôi, nhất là đời sống đức tin mà tôi đã biết về nội tổ tôi qua lời kể của bố tôi. Khi bố tôi chia sẻ những kỹ niệm đó về nội tổ. Tren thực tế, mặc dù chúng ta không hề gặp trực tiếp những đấng bậc về tổ tiên của mình, nhưng mà mình đã cảm nghiệm được qua khuôn mặt người cha nhân từ của mình, qua cách sống, đó là một sùng mộ yêu mến, một đức tin và một công việc mà Chúa đã dùng để xuống ơn của ngài cho mọi nguời trong gia đình, và sự gì Ngài đã sống rất nhiều những ngày với cha mẹ của mình, và từ khuôn mặt cha mẹ mình mà ông bà tổ tiên của mình đã để lại: món quà đức tin, món quà của Thiên Chúa, món quà tình yêu, món quà của gia đình và món quà cao quý nhất là món quà Gia Đình Giáo Hội.

Khi chúng ta qui tụ lại với nhau để cử hành Bí tích Thánh Thể và chúnng ta qui tụ với tất cả ông bà tổ tiên chúng ta từ trước đến đây, và cái phần mà chúng ta gọi là mầu nhiệm hiệp thông Các Thánh Thông công với chúng ta, Giáo hội để qui tụ lại với nhau qua mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Ngài nói tiếp: “Từ đó chúng ta cũng cảm nhận qua tình thương của Chúa, chúng ta phải làm một cái gì để sống với Chúa. Bởi thế chúng ta luôn luôn cảm tạ Chúa, vì Chúa đã cho chúng ta có một món quà mà mỗi gia đình chúng ta đều thấy với lòng trân trọng về những phát triển. Mỗi lần chúng ta cầu nguyện với nhau, chúng ta luôn hướng đến tương lai, nhất là trong năm mới này, với niềm hy vọng với sự quyết tâm và quyết tâm luôn luôn nêu gương tốt để được trở nên công cụ của Thiên Chúa dùng để đem ơn lành của Ngài cho mọi người.

Bài đọc I hôm nay, nói đến đất lành mà Thiên Chúa ban. Thiên Chúa luôn nghĩ đến chúng ta. Thiên Chúa nghĩ đến bằng tình thương đối với chúng ta như là những người ông đối với cháu, như những người cha mẹ đối với con cái và bằng những món quà rất tự nhiên mà chúng ta cảm nghiệm được qua cuộc sống hằng ngày mà tình thương của Thiên Chúa luôn đổ xuống trên mỗi người chúng ta.

Trong năm mới, chúng ta tạ ơn Chúa và chúng ta luôn luôn nhìn đến tình thương của Chúa. Khuôn mặt của Ngài, khuôn mặt đầy yêu thương của Ngài. Ông Mô-sê đã tìm ra món quà tình thương của Chúa, và Ông luôn chiêm ngưỡng khuôn mặt của Chúa. Trong năm mới, xin Thiên Chúa gìn giữ anh chị em, chúc lành cho anh chị em và ban cho anh chị em một năm mới đầy tràn hồng ân trong tình thương của Ngài”.

Qua phần chia sẻ Lời Chúa của Đức TGM Peter Sartain đã làm tăng thêm phần ý nghĩa của đêm Giao Thừa khi ngài nhắc đến những gợi nhớ về của ông bà tổ tiên mà chắc chắn mọi người Việt Nam trong những khi Tết đến cũng cảm thấy như gần gủi với các bậc tiền nhân. Đặc biệt dù đang sống xa quê hương, nhưng trong giờ phút thiêng liêng của đêm Giao Thừa mọi người vẫn nhớ về cội nguồn quê hương, nên phần cầu nguyện trong Thánh Lễ cũng đã hướng về nơi quê nhà với lời nguyện cầu: “Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho Dân tộc Việt Nam trong năm mới. Xin cho mọi người Việt Nam đang sống trong những ngày Tết xa quê hương, cũng như tại quê nhà, được hiệp thông vào sự sống mới của Đức Kitô. Xin cho nền công lý và sự thật sớm đến với đất nước Việt Nam để mọi người dân được sống trong hạnh phúc, an bình”.

Sau Thánh Lễ là lời cám ơn của Cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành. Thánh lễ kết thúc lúc 9 giờ 50 phút, mọi người ra về trong niềm hân hoan với sự cảm mến về những gì mà Đức Tổng Giám Mục Chủ tế đã chia sẻ trong sự hiệp thông với đàn chiên con cái Việt Nam khi xa quê hương trong đêm Giao Thừa.
 
Dạ Tiệc mừng Xuân Tân Mão 2011 tại Sydney
Diêp Hải Dung
00:49 05/02/2011
SYDNEY - Tối thứ Sáu 4/02/2011 (Mùng 2 Tết) khoảng 850 người đã đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Heights tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Tết Tân Mão 2011 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về. Dạ tiệc với chủ đề: “ 3 Miền Một Mùa Xuân”.

Xem hình ảnh

Khai mạc buổi Dạ Tiệc với đoàn Múa Lân của Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Mẫu La Vang Cabramatta ra chào mừng quan khách và tất cả mọi người. Kế tiếp Mc. Hồng Phúc và Kiêng Giang giới thiệu liên khúc Xuân Ca, Đón Xuân, Xuân Ơi do các Bạn Trẻ trong Cộng Đồng Sydney trình diễn với sắc thái 3 miền Bắc Trung Nam rất đặc sắc và đượm tình quê hương để chào đón mọi người.

Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên uý lên chúc Tết mọi người và làm phép của ăn, chương trình văn nghệ tiếp tục với những nhạc phẩm Chúc Xuân, Bến Xuân, Mừng Xuân và những vũ khúc dân tộc. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc Tết quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người.

Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm Cha Đặng Đình Nên, ông Giang Hoan với trang phục truyền thống Việt Nam ra sân khấu chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà và các vị Cao Niên được mời lên trước sân khấu. Hai em Thảo Ngân và Thảo Trang thay mặt các bạn trẻ hát tặng quý vị Cao Niên nhạc phẩm Cầu Cho Cha Mẹ rất được mọi người tán thưởng nồng nhiệt. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc Tết các vị Cao Niên được đầy ơn phúc lành Thiên Chúa và Bạn Tổ Chức đem bánh Chưng, Bánh Dầy, Dưa Hấu ra mắt mọi người với chiếc bánh Chưng rất lớn 1 thước vuông do ông bà Nguyễn Đức Nhân thực hiện ủng hộ buổi Dạ Tiệc. Quý Cha Tuyên úy, ông Chủ tịch và ông bà Thông ở Bankstown cùng cắt chiếc bánh Chưng,và Dưa Hấu mừng Xuân, kế tiếp quý Cha, quý Sơ phát Lộc Thánh đầu Năm Mới cho các vị cao niên để được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Sau khi chấm dứt phần chúc Tết, chương trình văn nghệ tiếp tục với những màn Đơn Ca, Song Ca, Đặc biệt Cha Dương Thanh Liêm cùng với Minh Châu, Thùy Giao và Việt Hùng giúp vui với Liên Khúc Cám Ơn và Xuân Này Con Không Về rất ngoạn mục tạo bầu khí thêm hào hứng. Lồng vào chương trình văn nghệ có bán đấu gía 2 món tặng phẩm, khung hình sưu tầm tiền tệ Việt Nam trước năm 1975 và khung hình Đức Mẹ để bảo trợ di ảnh của Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận tại nhà nguyện trung tâm hành hương bên Roma của Tổng Giáo Phận Sydney. Đồng thời trình chiếu trên màn ảnh Projector sợ luợc về tiểu sử của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ngoài ra còn có thêm phần sổ xố mua vui may mắn trong Năm Mới do ông Trần Đăng Cao điều hợp rất là náo nhiệt. Sau đó kết thúc đêm dạ tiệc với tốp ca liên khúc Xuân Họp Mặt, Ly Rượu Mừng, Xuân và Tuổi Trẻ.
 
Hình ảnh Lễ Giao Thừa tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Hoàng Đức
01:42 05/02/2011
 
Mừng Xuân Tân Mão tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
06:32 05/02/2011
Arlington, VA: Năm nay Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sau khi khánh thành nhà thờ mới ngày 20/6/2010 đã có thể tổ chức Hội Chợ Tết ngay tại giáo xứ trong hai ngày thứ bẩy 22/1 và 23/1/2011. 15 hội đoàn đã chuẩn bị cả tuần để làm thức ăn và các món qùa xuân bầy bán.

Hai ngày thật là vui, người mua kẻ bán: bánh chưng, bánh tét, phở, tiết canh dê, cháo lòng, bún riêu, chả giò, bánh ít, bánh khoai mì, hột gà lộn, tầu hủ Thanh Sơn, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa giấy, bún tôm nướng, bánh mì thịt.....

Ngoài múa lân, lô tô, như mọi năm còn có cuộc tranh giải vô địch bóng bàn. Trên 20 ứng viên từ 8 tuổi đến 82 tuổi từ Maryland và Virginia đã tranh tài để giật một trong chín cái cúp và phần thưởng. Cuộc tranh tài thật gay cấn với thi đấu chung kết có sự chứng kiến của rất đông khán giả. Giáo xứ cũng tổ chức hát thi Karaoke và đã phát 5 giải thưởng cho các ca sĩ hát không thua các ca sĩ chuyên nghiệp.

Sau hai ngày các hội đoàn tiền lời đã được giữ 70% để chi dùng, phần còn lại 30% nộp cho giáo xứ vào quỹ xây cất bãi đậu xe.

Cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã hát hai bài "Xuân Này Con Không Về "và "Tình Cha". Ngài cũng chúc xuân toàn thể mọi người bằng bài hát "Xuân An Bình" do ngài sáng tác. Anh Ngô Văn Phát đã thực hiện slideshow dưới đây, xin mời xem để nghe lời chúc Tết của cha.

;
 
Văn Hóa
Xuân tuyệt vời
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
00:37 05/02/2011
Ngày Tết, đi lễ rồi, du xuân
Con ghé nhà xứ uống chân tình
Kế, ngắm mai vàng bên giàn đậu
Rồi cả đào hồng cạnh tuổi thơ.

Chậu quất xum xuê rõ đoàn viên
Hiệp nhất yêu thương vẹn thiện nhân
Anh em quấn quýt bên tổ ấm
Thiêng liêng, ruột thịt đẫm tình thân.

Tình Cha, nghĩa Mẹ dâng chơi vơi
Bạn, Xuân kiều diễm đằm thắm tươi
Một hơi, một ngụm, tay lại rót
Trà Tết hương thơm đậm đà môi !

Xuân về, vạn vật không ngừng trôi
Nên Xuân đến hẹn tới …dần lui
Vẽ đời bé nhỏ muôn ngàn tuổi
Phố thị, ruộng vườn lạnh có nơi !

Mặc kệ, Xuân vui trà cứ uống
Pha mùi liêu xiêu, vị rạng ngời
Cùng bạn nhìn ngắm trời mây rộng
Tương lai dâng Chúa…Xuân tuyệt vời !

Mùng Một, mùng Hai nhè nhẹ qua
Mùng Ba nối gót, khe khẽ xa …
 
Mẹ Đất
Mic Cao Minh Viện
00:38 05/02/2011
Cảm tạ Chúa cho đoàn con: Mẹ Đất
Đã sinh con mang thân phận xác phàm
Dưỡng nuôi bằng anh hoa trái thơm ngon
Mẹ ấp yêu bốn mùa: chị nước mát

Mẹ sinh sôi đồng cỏ xanh ngút ngát
Anh chim trời, anh muông thú rong chơi
Chị cá tôm làm phong phú cuộc đời
Con hạnh phúc sức lao công ngày tháng

Từ Mẹ Đất con hướng về Ánh Sáng
Của Vua Trời, đón nhận phúc nắng mưa
Là lộc thiêng cho xanh tốt ngày mùa
Nên hiến lễ của thần dâng trăm họ

Mẹ đất dưỡng nuôi, thời gian tuổi thọ
Đợi ngày về hồn bái tổ vinh quy
Anh xác gởi thân trong Mẹ Đất từ bi
Chờ viên mãn trong ý Cha huyền nhiệm

Cảm tạ Chúa! Đấng Tác Thành tuyệt diễm
Cho nhân loài Mẹ Đất chốn dung thân
Cho con người thông hiệp sức lao công
Mà khám phá tình yêu Vua Vũ Trụ.

Mồng ba tết Tân Mão
 
Du Xuân
Jos. Tú Nạc, NMS
09:00 05/02/2011
Xôn xao trong gió lời hoa lá,

Lưu luyến cỏ nhung dấu chân người,

Nô nức nhân gian xuân trẩy hội,

Đầu năm e ấp dáng xuân tươi.

Em cùng đến đây trời lên nắng,

nghiêng nghiêng nắng đổ dáng lau gầy,

Cửa thiền em chắp tay khấn nguyện,

Khói hương u uẩn mắt nhung huyền.

Gió xuân quấn quít nâng tà tà áo,

Một đóa mai nào hôn tóc mây,

Có ai đánh thức tình xuân ấy,

Một đóa hồng nhung nở trên tay.

Lối em về lung linh hoa nắng,

Ngại ngừng em bước gót hài nâu,

Như sợ vương lên từng đóa bụi,

Có ai nhìn theo in mắt sâu.

Nắng chiều vương vấn không muốn tắt,

tiếng chầy vồ, lời kệ vọng đưa,

Như thầm tiếc lời buồn tiễn biệt,

Buổi đầu xuân nhẹ gió đong đưa.

Danh lam thắng cảnh du xuân

Hương trầm ấp ủ tình xuân la đà.