Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Tân Niên - Mồng Một Tết
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:12 06/02/2008
THÁNH LỄ TÂN NIÊN
MỒNG MỘT TẾT
MỒNG MỘT TẾT
Tin mừng: Mt 6, 25-34.
“Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.”
Bạn thân mến,
1. Hôm nay ngày mồng Một tết, ngày đầu năm mới. Hôm nay tất cả mọi người Việt Nam –dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này- đều hướng về quê nhà để chia sẻ niềm vui ngày Tết với người thân, để nhớ lại những kỷ niệm của ngày Tết thời thơ ấu, hay để ngậm ngùi nhớ về quê mẹ thân yêu, đó chính là tình cảm của những người con dân nước Việt, mà có lẽ hiếm có dân tộc nào được như thế, bởi lẽ, Tết là ngày vui sum họp đoàn tụ của con cái quây quần bên cha mẹ, để chúc tuổi cha mẹ và anh chị em trong gia đình với nhau.
Mồng một Tết, mọi người đều vui tươi, như trẻ ra, như khỏe ra và như đẹp hơn những ngày khác, bởi vì bao vất vả lo toan của năm cũ đã đi vào dĩ vãng, bởi vì ai cũng muốn ngày đầu năm mới này được hạnh phúc, bằng an cho mình và cho mọi người. Do đó mà lời chào trên môi như câu chúc tuổi nhau trong ngày đầu năm mới càng thêm có ý nghĩa: “chúc mừng năm mới”, “vạn sự như ý”, “chúc năm mới vui vẻ”, “năm mới phát tài”.v.v...đều làm cho mọi người như thân quen nhau hơn, như anh em một nhà. Mà quả thật là như thế, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em với nhau trong Chúa Ki-tô, và là con một Cha ở trên trời.
2. Mọi người đều vui tươi trong ngày đầu năm này, nhưng người Ki-tô hữu thì có niềm vui đặc biệt hơn, bởi vì trong ngày đầu năm mới này, họ cùng nhau mặc những bộ áo quần đẹp nhất, mới nhất và trang điểm đẹp nhất và với tâm hồn hạnh phúc nhất để đi lễ nhà thờ. Họ đến nhà thờ để cảm tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho họ sống thêm một tuổi, và cầu xin Chúa ban cho họ qua năm mới này được bình an hồn xác, đó chính là niềm hạnh phúc nhất của họ, bởi vì thời giờ là của Chúa, xuân hạ thu đông cũng là do Chúa ra lệnh thứ tự vận hành, để cho vạn vật tốt tươi hài hòa ích lợi cho con người.
Bài Phúc Âm trong ngày đầu năm này, Chúa Giê-su đã giải tỏa được gút mắc vấn nạn đè nặng trong tâm hồn của con người là ngày mai lấy gì mà ăn, lấy gì mà mặc.v.v...? Chúa Giê-su đã đích thân mặc khải cho chúng ta biết: chúng ta là con cái của Cha trên trời, chim trên trời, cá dưới nước, hoa ngài đồng mà Ngài vẫn chăm sóc, thì huống gì chúng ta là con cái của Ngài ! Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Thiên Chúa trước, rồi mọi sự sẽ ban cho sau.
Bạn có tin tưởng vào Lời Chúa không ? Nếu bạn tin tưởng vào Lời Chúa thì bạn sẽ là người hạnh phúc nhất giữa mọi người, bởi vì thắc mắc của bạn đã được giải quyết ngay trong ngày đầu năm mới này, trong thánh lễ tạ ơn này. Và chắc chắn bạn cũng có một ước nguyện nhỏ để cầu xin với Chúa trong ngày đầu năm mới này chứ ?
3. Ngày đầu năm mới này, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người, bạn cũng sẽ có nhiều cơ duyên làm bạn với nhiều người khác, đó chính là do niềm vui chân thật của ngày đầu năm đem lại. Trên môi miệng bạn luôn nở nụ cười tươi, không phải nịnh đầm, nhưng là niềm vui phát xuất bởi lòng yêu mến Thiên Chúa, bởi vì chỉ có những ai khi nhìn thấy cành mai nở rộ trong ngày tết, nhìn thấy cành đào rực hồng trong ngày tết, nhìn thấy người người tấp nập trong ngày tết, thì mới cảm nghiệm được tình yêu của Cha trên trời dành cho con cái mình ở trần gian này.
Tâm tình tạ ơn trong ngày đầu năm mới này cũng sẽ được thực hiện nơi bạn và nơi những người khác: ngày đầu năm mới này bạn sẽ chúc tết mừng tuổi cha mẹ mình, bạn sẽ chúc tuổi những người vai vế lớn hơn với những lời lẽ tuy xưa như trái đất, nhưng lại mới như ngày Xuân đầu năm mới, và không một ai chê trách hay phê bình lời chúc cũ xưa ấy của bạn, bởi vì tâm hồn của bạn đang mới theo năm mới, bởi vì cách nhìn cuộc đời của bạn cũng mới như mùa Xuân mới đang đến trong ngày đầu năm mới này.
Bạn thân mến,
Rồi ngày đầu năm mới sẽ trở thành quá khứ, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục hằng ngày với bao lo toan vất vả, do đó mà Chúa Giê-su muốn chúng ta hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài trước, rồi sau đó cứ sống an nhiên tự tại như chim trên trời như cá dưới nước, và hãy vui tươi đẹp đẽ như hoa huệ ngoài đồng, bởi vì chúng ta là con của Cha trên trời, Đấng luôn yêu thương và chăm sóc con cái của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Khi con người cũ trở thành “tro bụi”
LM. Phêrô Võ Tá Khánh
09:12 06/02/2008
LỄ TRO 2008: Khi con người cũ trở thành “tro bụi”
Kính Thưa Anh Chị Em,
Lễ Tro hôm nay rơi vào ngày cuối năm âm lịch, thật ý vị. Nó gợi cho ta cái tàn lạnh khi thời gian kết thúc và khi kết thúc một kiếp người. Trên nghĩa trang, khi thi hài vùi sâu lòng đất, trong nắng chiều, nhang tàn rơi trên mộ mới, chỉ còn tro và bụi đất. Cảnh ở nghĩa trang đã thế, cảnh ở lò hỏa táng còn buồn hơn, nhất là khi hỏa thiêu bằng củi gỗ. Chẳng mấy ai can đảm đứng lại nhìn cảnh lửa thiêu xác người thành tro bụi…
Một nhà thơ Công giáo Việt Nam, ông Lê Đình Bảng, gói gọn cảnh não lòng ấy chỉ trong một lời thơ ngắn ngủi: Trăm năm tro bụi về đâu…
Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong Thánh Kinh, tro được dùng làm biểu tượng nói lên một cõi lòng buồn đau tan nát, một cõi lòng thống hối ăn năn vì tội lỗi. Trong lịch sử Israel, những lúc nước mất nhà tan, những lúc Thiên Chúa đánh phạt Dân Ngài bằng tai ương hoạn nạn, người ta rủ nhau rắc tro lên đầu, mặc đồ vải thô, mặt mũi sầu buồn ủ rũ, dâng lên những lời kinh ảo não để cầu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót thứ tha.
Thưa Anh Chị Em,
Hôm nay cũng thế, Mẹ Giáo Hội rắc tro lên đầu con cái mình để mời gọi chúng ta mở đầu một mùa ăn năn thống hối. Một lời kinh tôi thú nhận, một cử chỉ đấm ngực ăn năn mà thôi không đủ, cần cả một mùa ăn năn thống hối, thống hối tội lỗi bản thân, tội lỗi của Dân Chúa và tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Có bao giờ Anh Chị Em nghe chăng lời thổn thức của Chúa Cứu Thế Giêsu: Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc.
Loài người vô tình tệ bạc vì đã vô ơn, đã lãng quên ơn lành của Thiên Chúa và lãng quên chính Thiên Chúa. Anh Chị Em vào bệnh viện hay một cơ quan, được một ai đó nói giúp một lời và công việc được mau mắn xuôi chảy, Anh Chị Em vui mừng và tìm cách đáp lại lòng tốt của họ bằng quà nọ quà kia. Còn Thiên Chúa vẫn hằng ban ơn lành cho Anh Chị Em phần hồn phần xác, từng phút từng giây, 24 giờ trên 24, suốt cả cuộc đời, Anh Chị Em đã có được chút lòng biết ơn cảm tạ nào không? Hay Anh Chị Em mải đắng cay với vài thử thách nho nhỏ và rồi phàn nàn than trách Chúa đến bỏ cả kinh lễ, bỏ cả cầu nguyện sớm hôm? Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc. Anh chị em lỗi luật giao thông, nhân viên công lực thổi còi chận lại nhưng rồi chỉ cảnh cáo nhắc nhở chứ không phạt, anh chị em cám ơn rối rít và lòng mừng quá đỗi. Còn Thiên Chúa đã thứ tha cho Anh Chị Em suốt cả một đời lầm lỡ, Anh Chị Em có vui mừng và cảm tạ được như vậy hay không? Ôi, Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc.
Thay vì biết ơn và hiến dâng cuộc sống làm lễ hy sinh đền tạ, Anh Chị Em và cả tôi nữa, chúng ta đã chạy theo thụ tạo, chạy theo những thú vui mau qua, không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm, Ôi, Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc.
Không riêng Anh Chị Em và tôi, mà cả mọi anh chị em khác trong Hội Thánh, vẫn đang làm Chúa buồn hơn là khiến Chúa vui. Ôi, Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc.
Thưa Anh Chị Em, rảo mắt nhìn cuộc sống loài người trên thế giới hôm nay, bằng mắt nhìn của một người yêu mến Chúa, làm sao chúng ta không thấy lòng buồn tan nát vì tội lỗi ngày càng gia tăng, đủ hình, đủ dạng, gia tăng cả về số lượng, cả về mức độ xấu xa. Chia rẽ, hận thù, chiến tranh, khủng bố, gian manh, lừa đảo, giết hại các thai nhi, chà đạp phẩm giá phụ nữ, ngược đãi người nghèo… Tất cả đều là sự vô ơn bạc nghĩa với Thiên Chúa. Ôi, Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc.
Thưa Anh Chị Em, chính vì tội lỗi của nhân loại, của Dân Chúa, của mỗi người trong chúng ta, mà hôm nay chúng ta rắc tro lên đầu để khởi đầu một mùa chay tịnh và ăn năn thống hối, để cùng thổn thức với Chúa, Này Trái Tim Ta yêu dấu loài người quá bội mà loài người vô tình tệ bạc. Anh Chị Em cần ý thức sâu xa để thực hiện điều này tận cõi lòng. Ăn chay kiêng thịt chỉ mới là dấu hiệu bên ngoài của sự hy sinh và từ bỏ. Cần từ bỏ mọi đam mê tội lỗi, từ bỏ tận cõi lòng. Cần từ bỏ những sự cố chấp, những thành kiến, những dính bén chủ quan và cả những điều tốt lệch lạc. Đừng tự giới hạn ý nghĩa Mùa Chay vào vài lần ăn chay kiêng thịt. Hãy quan tâm sống bác ái, yêu thương, tha thứ, bố thí, chia sẻ. Cần phải có thật nhiều sáng kiến hy sinh và cầu nguyện để nói lên lòng mình yêu mến Chúa và muốn chia sẻ cuộc thương khó với Chúa.
Anh chị em đừng lấy sự tránh tội làm đủ. Nếu Anh chị em chỉ tìm cách đi bên này lằn mức các tội trọng, thì sẽ dễ rơi vào tâm trạng tận dụng tối đa những gì chưa phải là tội trọng và rồi chính vì thế mà cứ vấp phạm hết lần này tới lần khác. Anh chị em đừng lấy sự tránh tội làm đủ. Cần phải biết khao khát tiến lên thật xa trên đường nhân đức, nhất là ba nhân đức khiêm nhường, từ bỏ và yêu thương, song song với ba nhân đức Tin, Cậy và Mến. Anh Chị Em cần biết khát khao dâng mình đền tội để an ủi trái tim muộn phiền của Chúa Giêsu và trái tim Mẹ yêu dấu của Ngài. Lạy Trái Tim Chúa Giêsu nhân lành, xin nhận lấy chút lòng con khiêm nhường thống hối, xin nhận lấy chút lòng con mến yêu cảm tạ, xin nhận lấy chút lòng con khao khát chia sẻ những đau thương với Chúa. Lạy Chúa Giê su yêu dấu, chính vì thế mà sáng nay, chúng con rủ nhau rắc tro lên đầu, từ linh mục đến giáo dân, từ người già cho đến những trẻ em còn măng sữa.
Thưa Anh Chị Em, ngày trước tôi học ở Đà Lạt. Trường tôi học ở sát đồi Cù. Hằng năm vào khoảng tháng này người ta đốt rụi mặt đồi, sương khói vấn vương buồn mang mác. Dạo chơi trên đồi, bước trên trò tàn ảm đạm càng buồn hơn. Thế nhưng rồi sau những cơn mừa đầu mùa, mặt đồi xanh đều lên một màu non trẻ. Bộ mặt cũ đã qua đi, tro tàn thành phân bón nuôi nhựa sống mới. Tuyệt vời.
Hôm nay cũng thế, cùng với năm cũ đang qua đi, ước gì chúng ta cũng biết để cho Lửa Thánh Thần thiêu rụi con người cũ thành tro bụi, rồi mạch nước Thánh Thần lại dùng chính tro tàn ấy mà dưỡng nuôi cho ta con người mới.
Năm mới, vạn vật đổi mới. Nào, chúng ta hãy lột bỏ con người cũ và mặc lấy người mới trong Chúa Kitô.
Mồng một Tết: Lộc Bình An
LM Giuse Nguyễn Hữu An
11:59 06/02/2008
Mồng một Tết: Lộc Bình An
Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong năm, ngày cầu bình an cho năm mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái lộc đầu xuân.
Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Đầu Xuân. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.
Sau thánh lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một năm mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.
Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!Hãy cậy trông vào Chúa.
Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho”. (Mt 7,7).
Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng thế kể lại:
Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ,
Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng.
Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành.
Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt.
Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả.
Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành.
Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm.Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao.Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành. ( St 1,1-4 )
Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” ( St 2,16-17).
Adam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.
Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eden, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không ? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không ? Evà phản kháng: không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi,Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: ”Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3,4-5). Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.
Còn Adam thì sao ? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Adam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng.
“Và ông đã ăn” ( St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Adam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Adam ơi !
“Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” ( St 3,7). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Adam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Adam, anh đi về đâu đó, Adam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Adam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Adam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.
Kể từ đó Địa đàng đóng ngõ cài then. Xuân địa đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” ( St 3,18-19).
Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.
Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tôi. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.
Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh.Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” ( Ga 14,27). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: Bình an cho các con ( Ga 20,19). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: Bình an cho các con (Ga 20,26). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này”( Lc 10,5).
Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau. Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.
Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người. Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.
Lối vào vườn Eden, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.
Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.
Chúa ơi, đầu năm hái lộc, con phải chọn lựa, lối nào con đi ?
TẾT CHO MỌI NGƯỜI
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa với nền văn minh lúa nước vốn có những ngày Tết truyền thống, những ngày lễ hội dân gian đầy ý vị và vui tươi. Từ Tết cơm mới cuối vụ mùa cho đến lễ mở rừng đi săn. Đến như lễ tết ra giêng để vào hè thì có Tết Thượng Nguyên, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt để tiễn mùa đông người Việt đã ăn Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó còn có nhiều tết khác như Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) của Phật Giáo, Tết Trung Thu (dành cho thiếu nhi), Tết Trùng Dương, Tết Ong Táo… Tất cả đều có sự tính toán dựa theo sự chuyển đổi của thời tiết trong năm và căn cứ vào nông lịch phương Đông.
Chữ “Tết” ngày nay đã được một số quốc gia sử dụng như là một “Le” hết sức độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng chữ “Tết” bắt nguồn từ “Lễ Tiết” bên Trung Quốc. Tết do Tiết đọc chệch đi. Từ chữ Tết người ta còn ghép theo từ Nhứt nữa nghe thật thú vị, như ‘Tết Nhứt’ là do đọc chệch đi từ hai âm Hán Việt “Tiết Nhựt”, có nghĩa là ngày Tết. Còn Nguyên Đán, theo chữ Nôm: Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai, Nguyên Đán là sớm mai đầu năm. Nguyên Đán còn gọi là “Chính Đán” tức là “Chính Nguyệt Chi Đán”( buổi sớm mai tháng giêng), ngoài ra còn sử dụng từ tam chiêu, là ba cái sớm mai( sớm mai đầu năm, sớm mai đầu mùa, sớm mai đầu tháng).
Tự xưa nay, là người Việt Nam, dẫu ở bất cứ nơi đâu vẫn xem trọng ngày Tết Nguyên Đán. Một năm làm lụng vất vả mưu toan cho cuộc sống; một năm xa gia đình bôn ba mọi nơi, ba ngày Tết Nhứt vui vẻ, đoàn tụ, mọi chuyện buồn phiền lo toan đời thường tạm gác sang một bên để mọi người cùng hưởng niềm vui đón xuân về, tết đến.
Người Việt Nam vui hưởng Tết và luôn nhớ về Tổ tiên ông bà cha mẹ, nhưng không quên nghĩ đến người nghèo, thương đến những người đã khuất núi.
Tết cho người trần
“Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, câu nói ấy đủ cho thấy người Việt chú trọng đến ngày Tết như thế nào. Dù khốn dù khó thì ngày Tết cũng phải có cặp bánh chưng, khoanh giò lụa, nải chuối, hộp mứt. Nhà có điều kiện thì mua sắm đủ thứ, nào là mâm ngũ quả thật đẹp, các loại bánh mứt thật hảo hạng, cây giò thật to, gà, thịt thật nhiều, bánh chưng và nhiều loại bánh khác. Cùng với những thứ ăn, là những chậu hoa, cây cảnh, chậu quất sai qủa, gốc mai cành đào đầy đủ lộc, nụ, hoa…
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” là cái Tết truyền thống của người Việt Nam. Ý nói cái Tết có cả phần vật chất lẫn tinh thần. “Câu đối đỏ” ngày nay được cải tiến rất nhiều. Bên cạnh những đôi câu đối viết bằng mực đen trên nền giấy điều, giấy lụa là những câu đối in trên loại giấy bóng tốt, nhiều nhà còn sắm về những hoành phi câu đối bằng gỗ, khảm trai hay những đôi câu đối thêu… Quan niệm của người Việt, ngày Tết tiễn cái cũ đi, đón cái mới về. Chính vì vậy, cùng với việc mua sắm, nhiều nhà có điều kiện, những tháng cuối năm thay đổi những cái cũ trong nhà như thay đổi tivi mới to hơn, đổi cái tủ lạnh, cái máy giặt hay thay xe… nhà không có điều kiện thì cũng cố gắng làm cho căn nhà mới hơn bằng việc quét vôi lại hoặc kê dọn đồ đạc trong nhà, lau chùi đánh bóng lư hương bát đèn, dọn dẹp sân vườn sạch sẽ…
Ngày Tết, còn là dịp để người người vui chơi. Bên cạnh việc “Ăn Tết”, người ta nghĩ đến việc “Chơi Tết”. Chơi Tết có thể kéo dài từ những ngày áp Tết 27, 28, 29 Tết với những cuộc đi ngắm chợ hoa, đi chợ Tết và ngày nay còn cả việc đi vào các siêu thị. Có thể mua hoặc có thể chẳng mua gì, song việc đi chợ như là niềm vui của ngày Tết, đặc biệt đối với giới nữ. Vì vậy, chợ là nơi thu hút đông người. Chợ vốn dĩ đã ồn ào, náo nhiệt thì những ngày áp Tết chợ càng thêm tưng bừng, rộn rã hơn. Nói đến “Chơi Tết” thì không thể không nói đến chuyện đi thăm hỏi, chúc Tết nhau, con cái đi chúc Tết cha mẹ, anh em, họ hàng, thân bằng cố hữu đến chúc Tết nhau. Trong nhà, ngoài đường vui như trẩy hội. Việc “Chơi Tết” không chỉ dừng lại ở ngày Mùng Một, Mùng Hai. Nó có thể kéo dài hết tháng giêng, tháng hai và cả tháng ba với những lễ hội, đình đám. Vì thế mà người ta có câu: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai đình đám, tháng ba hội hè. Có lẽ người người chờ đón Tết, thích Tết cũng vì lẽ đó.
Tết cho người âm
Người Việt rất trọng chữ “Lễ nghĩa – trước sau”. Ngày Tết nhà ai cũng phải có mâm ngũ quả, mâm cơm thắp hương tổ tiên. Quan niệm “Trần sao, âm vậy” nên dễ thấy những ngày trước Tết, trong các chợ, quầy bán hàng mã cũng rất đông người. Người ta mua tiền, vàng, mua quần áo, có nhà chu đáo còn mua cả tivi, tủ lạnh, xe đạp, xe honda hay cả xe hơi, điện thoại di động, toà nhà nhiều tầng về đốt cho người thân ở cõi âm.
Ở nhiều làng quê, người ta còn nghĩ về người âm, lo Tết cho những người âm không có nhà cửa bằng việc nấu cháo hay cơm nát đơm từng thìa cho vào lá sung hoặc lá ổi đã được cuộn tròn như cái phễu đem để bụi tre, dọc đường vào đêm ba mươi. Và cũng trong đêm ba mươi, ngày mùng một chủ nhà nào cẩn thận còn bảo con cháu ra mở cửa, mở cả cửa trước, cửa sau, ngoài ý niệm trần thế đón Xuân vào nhà còn hàm ý mở cửa mời ông bà, tổ tiên về cùng vui đón Tết.
Tết cho người âm còn thể hiện ở việc người trần đi tảo mộ. Thường người ta đi tảo mộ vào sáng sớm mùng hai hoặc mùng ba Tết với mâm cơm nhỏ để ông bà, cụ kị chứng cho con, cho cháu, hoặc với những người trẻ xấu số thì mâm cơm tảo mộ còn để cho hương hồn họ không cảm thấy cô quạnh.
Tết cho hai phần thế giới… giao thoa
Ngày Tết, đất trời giao hòa, người người gần gũi nhau hơn. Trong cái không khí ấm áp lạ thường của ngày Tết, người đi xa lại thêm nhớ về nhà, về quê hương, nơi đó có những người thân yêu, ruột thịt. Bên mâm cơm gia đình, gợi nhớ những người ở xa, ngậm ngùi nghĩ về những người thân đã khuất. Trong cái khối đất trời hoà quyện, người người muốn tìm và gặp nhau có lẽ cũng xuất phát từ những ước nguyện ấy.
Những ngày Tết, người ta đến với cửa chùa, cửa đền nhiều hơn. Tuỳ từng điều kiện của mỗi gia đình, tuỳ vào lòng thành của mỗi người song hầu hết đến chùa ai cũng có được lễ vật để dâng. Ở nơi này, trong bảng lảng của khói hương, người người cầu ước và hy vọng những ông quan với bộ mặt hiền từ ngồi kia cùng những linh hồn quanh đó nghe được và giúp họ thực hiện những điều ước tốt đẹp trong năm mới. Trong dân gian, người ta cũng truyền miệng nhau rằng, ngày Tết, các quan trông coi các chùa cũng rất bận rộn. Họ phải cắt cử nhau ở chùa để ghi lại những điều mong ước của người trần. Sau đó báo cáo lên thiên đình, rồi căn cứ vào những việc làm thiện, ác của từng người, của từng gia đình mà thiên triều cho người đó được hưởng hạnh phúc hay khổ đau trong năm đó. Những vong hồn cũng quanh quẩn cửa chùa thường là những vong hồn phiêu dạt không cửa nhà, họ tìm đến đây để xin được ăn. Và cửa chùa chính là nơi giúp người âm và người dương gần nhau hơn.
Tết nơi xứ đạo
Những ngày giáp Tết mọi nhà tất bật bận rộn công việc bán mua, sắm sửa cho ngày Tết. Chợ búa đông vui nhộn nhịp.
Xứ đạo tôi thuộc miền quê, rộn ràng bao lo toan đón Tết. Chuẩn bị quà Tết cho người nghèo. Năm nay mất mùa, người nghèo nhiều hơn. Quà Tết cho người nghèo là lương thực cứu đói. Huy động hết mọi đoàn thể, mọi giới trong xứ đi lạc quyên giúp người nghèo được “Ăn Tết” cùng với mọi nhà, bởi lẽ “giàu thì ngày ăn ba bữa, nghèo thì cũng đỏ lửa ba lần”. Quà cho các cụ già trên 70 tuổi như tấm lòng biết ơn cùng với lời chúc thọ của con cháu trong thánh lễ Mồng Hai Tết.
Năm nào giáo xứ cũng tổ chức hội thao cho giới trẻ, thiếu nhi, bóng đá bóng chuyền. Thêm ba đêm hội chợ, văn nghệ vui xuân. Vì thế khuôn viên Nhà thờ tấp nập mọi đoàn thể ngày đêm tập luyện, chuẩn bị cho ba ngày Tết. Vui Tết lành mạnh, ở làng quê giảm đi bao tệ nạn cờ bạc rượu chè say sưa.
Đất Thánh cũng đông người đến tảo mộ, sửa soạn cho Thánh Lễ sáng Mồng Hai Tết. Những ngày cận Tết, nghĩa trang lung linh ánh sáng đèn nến, nhập nhoà hương khói.
Chuyện Tết cho người trần, Tết cho người âm, Tết cho người nghèo chính là cuộc sống mà người người đang hối hả khi cái Tết bắt đầu gõ cửa.
Bản Kinh Xin Ơn với ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
VietCatholic
14:09 06/02/2008
Ngày 6 tháng 2: Kính Thánh Phao lồ Miki và đồng bạn tử đạo
PhóTế Huỳnh Mai Trác
15:08 06/02/2008
Nagasaki nhắc nhở chúng ta hình ảnh ghê rợn của trái bom nguyên tử rơi xuống trên nóc nhà thờ của thành phố này vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Hôm nay chúng ta tôn kính 26 vị thánh tử đạo Nhật bổn chết một cách oai hùng trên thánh giá, mặt nhìn ra biển cả mênh mông với niềm tin sắt son, với lòng yêu mến Chúa rào rạt và với niềm vui được ơn cứu độ.
Thánh Phao lồ Miki thuộc gia đình giàu có, thông làu kinh sử, trờ lại đạo Công giáo và trở nên thầy giảng đi rao giảng Tin Mừng cho đồng bào của mình. Vào tháng 2 năm 1597, 26 người Công giáo bị bắt giữ. Họ gồm các Cha Dòng Tên, các Cha Dòng Phanxicô, Thầy giảng Miki, giáo dân và các em giúp lễ.
Quan quân dẫn các ngài đi bêu xấu từ thành này qua thành khác để đe dọa dân chúng đừng theo Tây đạo mà phải chịu hình phạt như thế này. Bị tra tấn hành hạ dã man, các thánh tử đạo tỏ ra can cường, không ngớt ca tụng Thiên Chúa, cuối cùng bọn chúng đem các ngài đóng đinh vào thập giá và được chôn quay mặt ra biển cả vì đạo Công giáo đã từ biển xâm nhập vào đất Nhật bổn.
Từ Thánh giá thánh Phao lồ Miki đã dõng dạc nói với đồng bào của mình: “Không có một con đường nào dẫn đến sự siêu thóat, con đường duy nhất đó là con đường người Công giáo đang đi. Bởi vì đạo Công giáo dạy chúng tôi tha thứ cho kẻ thù, tha thứ cho những kẻ hành hạ và làm cho chúng tôi đau khổ, chúng tôi tha thứ cho nhà vua và những ai giết chúng tôi. Chúng tôi ước mong họ cũng sẽ được rửa tôi và trở thành người Công giáo.”
Từ ngày đó không còn thấy công khai bóng dáng người Công giáo, mãi đến năm 1860 mới có một linh mục người Pháp xuất hiện ở Nagasaki đó là Cha Petitjean, ngài được gởi đến chăm sóc một cộng đồng nhỏ người Pháp tại hải cảng này. Năm năm sau, một ngôi thánh đường được dựng lên để kính 26 vị tử đạo thì có một nhóm đông người Nhật đến ngại ngùng bày tỏ với Cha Petitjean là họ có niềm tin và thờ phượng Thiên Chúa như cha vậy.
Thật là lạ lùng và vui mừng, cộng đồng hơn 10 ngàn người này đã bí mật gìn giữ Ðức Tin từ đời này qua đời nọ trong hai trăm năm. Họ truyền lại cho con cháu giáo lý căn bản, vì không có linh mục; họ chỉ đọc được các kinh thông thường và được các bô lão dạy cho một bí tích duy nhất là phép rửa tội.
Thánh Phao lồ Miki thuộc gia đình giàu có, thông làu kinh sử, trờ lại đạo Công giáo và trở nên thầy giảng đi rao giảng Tin Mừng cho đồng bào của mình. Vào tháng 2 năm 1597, 26 người Công giáo bị bắt giữ. Họ gồm các Cha Dòng Tên, các Cha Dòng Phanxicô, Thầy giảng Miki, giáo dân và các em giúp lễ.
Quan quân dẫn các ngài đi bêu xấu từ thành này qua thành khác để đe dọa dân chúng đừng theo Tây đạo mà phải chịu hình phạt như thế này. Bị tra tấn hành hạ dã man, các thánh tử đạo tỏ ra can cường, không ngớt ca tụng Thiên Chúa, cuối cùng bọn chúng đem các ngài đóng đinh vào thập giá và được chôn quay mặt ra biển cả vì đạo Công giáo đã từ biển xâm nhập vào đất Nhật bổn.
Từ Thánh giá thánh Phao lồ Miki đã dõng dạc nói với đồng bào của mình: “Không có một con đường nào dẫn đến sự siêu thóat, con đường duy nhất đó là con đường người Công giáo đang đi. Bởi vì đạo Công giáo dạy chúng tôi tha thứ cho kẻ thù, tha thứ cho những kẻ hành hạ và làm cho chúng tôi đau khổ, chúng tôi tha thứ cho nhà vua và những ai giết chúng tôi. Chúng tôi ước mong họ cũng sẽ được rửa tôi và trở thành người Công giáo.”
Từ ngày đó không còn thấy công khai bóng dáng người Công giáo, mãi đến năm 1860 mới có một linh mục người Pháp xuất hiện ở Nagasaki đó là Cha Petitjean, ngài được gởi đến chăm sóc một cộng đồng nhỏ người Pháp tại hải cảng này. Năm năm sau, một ngôi thánh đường được dựng lên để kính 26 vị tử đạo thì có một nhóm đông người Nhật đến ngại ngùng bày tỏ với Cha Petitjean là họ có niềm tin và thờ phượng Thiên Chúa như cha vậy.
Thật là lạ lùng và vui mừng, cộng đồng hơn 10 ngàn người này đã bí mật gìn giữ Ðức Tin từ đời này qua đời nọ trong hai trăm năm. Họ truyền lại cho con cháu giáo lý căn bản, vì không có linh mục; họ chỉ đọc được các kinh thông thường và được các bô lão dạy cho một bí tích duy nhất là phép rửa tội.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh
Đặng Tự Do
08:07 06/02/2008
Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Trong số ra ngày 6/2, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma) đã đưa ra một thông báo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo đó Đức Thánh Cha đã truyền cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sách lễ Rôma 1962.
Thay đổi này chỉ áp dụng cho “hình thức ngoại thường” của Phụng Vụ (ý chỉ Thánh lễ tiếng La Tinh). Sách Lễ Rôma dành cho nghi thức Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican II vẫn giữ nguyên lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như hiện nay.
Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái Giáo đã xin Đức Thánh Cha duyệt xét lại lời cầu dành cho người Do Thái trong nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết. Cụ thể, họ xin bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” không tin vào Chúa Kitô là Mêsia như đã được loan báo.
Nhiều người còn đi xa hơn khi lên tiếng yêu cầu Giáo Hội phải bỏ đi ý cầu nguyện cho sự trở lại của người Do Thái.
Lời cầu mới bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” nhưng vẫn giữ ý cầu nguyện cho sự hoán cải của người Do Thái.
Lời cầu mới được Đức Thánh Cha sửa đổi đã từng được Đức Thánh Cha Piô XII, và Đức Thánh Cha Gioan XXIII sửa lại. Bản đang dùng trong sách lễ 1962 là bản của Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
Phiên bản mới do L'Osservatore Romano công bố như sau:
Oremus et pro Iudaeis. Ut Deus et Dominus noster illuminet corda eorum, ut agnoscant Iesum Christum salvatorem omnium hominum.
Oremus.
Flectamus genua.
Levate.
Omnipotens sempiterne Deus, qui vis ut omnes homines salvi fiant et ad agnitionem veritatis veniant, concede propitius, ut plenitudine gentium in Ecclesiam Tuam intrante omnis Israel salvus fiat. Per Christum Dominum nostrum. Amen.
Nghiã là:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Do Thái: Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm hồn họ, để họ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Chúng ta hãy quỳ gối.
Chúng ta hãy đứng lên.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý, xin vì lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhà Israel cũng được giải thoát khi cùng toàn thể nhân loại tiến vào Giáo Hội của Chúa, nhờ Chúa Kitô chúng ta. Amen.
Trong số ra ngày 6/2, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma) đã đưa ra một thông báo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo đó Đức Thánh Cha đã truyền cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sách lễ Rôma 1962.
Thay đổi này chỉ áp dụng cho “hình thức ngoại thường” của Phụng Vụ (ý chỉ Thánh lễ tiếng La Tinh). Sách Lễ Rôma dành cho nghi thức Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican II vẫn giữ nguyên lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như hiện nay.
Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái Giáo đã xin Đức Thánh Cha duyệt xét lại lời cầu dành cho người Do Thái trong nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết. Cụ thể, họ xin bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” không tin vào Chúa Kitô là Mêsia như đã được loan báo.
Nhiều người còn đi xa hơn khi lên tiếng yêu cầu Giáo Hội phải bỏ đi ý cầu nguyện cho sự trở lại của người Do Thái.
Lời cầu mới bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” nhưng vẫn giữ ý cầu nguyện cho sự hoán cải của người Do Thái.
Lời cầu mới được Đức Thánh Cha sửa đổi đã từng được Đức Thánh Cha Piô XII, và Đức Thánh Cha Gioan XXIII sửa lại. Bản đang dùng trong sách lễ 1962 là bản của Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
Phiên bản mới do L'Osservatore Romano công bố như sau:
Oremus et pro Iudaeis. Ut Deus et Dominus noster illuminet corda eorum, ut agnoscant Iesum Christum salvatorem omnium hominum.
Oremus.
Flectamus genua.
Levate.
Omnipotens sempiterne Deus, qui vis ut omnes homines salvi fiant et ad agnitionem veritatis veniant, concede propitius, ut plenitudine gentium in Ecclesiam Tuam intrante omnis Israel salvus fiat. Per Christum Dominum nostrum. Amen.
Nghiã là:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Do Thái: Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm hồn họ, để họ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại.
Chúng ta hãy cầu nguyện.
Chúng ta hãy quỳ gối.
Chúng ta hãy đứng lên.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý, xin vì lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhà Israel cũng được giải thoát khi cùng toàn thể nhân loại tiến vào Giáo Hội của Chúa, nhờ Chúa Kitô chúng ta. Amen.
Thông điệp của Mùa Xuân, Ngày Tết: Spe Salvi
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
08:42 06/02/2008
THÔNG ĐIỆP CỦA MÙA XUÂN, NGÀY TẾT: SPE SALVI
Vâng, Thông điệp mở dầu bằng từ ngữ “ Spe” (nhờ hy vọng) của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI công bố ngày 30-11-2007; đọc đi, bạn sẽ biết đây chính là Thông điệp của Mùa Xuân, của Ngày Tết vì ai ai cũng hy vọng vào năm mới nên những câu chúc Xuân, chúc Tết
đầy ắp những hy vọng được Phúc Lộc Thọ trong năm mới.
Thông điệp trích dẫn lời của thánh Phaolo trong thư ngài viết cho giáo đoàn Roma mà
lúc viết ngài chưa đặt chân tới: Spe salvi facti sumus (Rm 8,24). Bài nầy xin gói trọn vào câu Latinh trên và xin dịch nôm na là: nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta trở thành những người được
cứu độ.
Bible de Jérusalem năm 1961 dịch là: Car notre salut est objet d’ espérence ( vì ơn cứu độ của chúng ta là đối tượng niềm hy vọng, cậy trông --( Với chú thích: Litt: c’ est en espérence que nous sommes sauvés: chính nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta được cứu độ ).
Bản dịch của TOB năm 1988: Car nous avons été sauvés, mais c’ est en espérance: vì
chúng ta đã được cưu độ nhưng vẫn phải hy vọng, cậy trông –( Vơi chú thích: comme l’ adoption (cf. v. 23 note) notre salut est déjà acquis, mais nous attendons encore sa pleine réalisation: giống như ơn nghĩã tử đă đạt được, ơn cứu độ chúng ta đã chiếm được rồi, nhưng chúng ta còn phải chờ đợi ơn cứu độ được thực hiện trọn vẹn )
Bản dịch tiếng Anh của “ The new American Bible” năm 1990: For in hope we were saved (vì trong hy vọng, cậy trông, chúng ta đã được cứu độ ).
Bản dịch tiếng Việt Kinh thánh Tân ước của Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh văn Căn (không đề năm xuất bản, chỉ đề ngày tặng sách: 13-6-82 ): chúng ta hy vọng được cưu độ.
Bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn năm 1976: Vì ơn cứu thoát đã đến cho ta như
một hy vọng.
Bản dịch của linh mục An sơn Vị năm 1983: Bởi vì ta được cứu thoát rồi, nhưng lại cũng còn đang trông cậy. ( Với chú thích: chính nhờ cậy trông, bằng cách cậy trông mà ta đựợc cứu. Cũng như việc nhận làm con (x.c. 23), ơn cứu độ chúng ta đã được rồi, nhưng chúng ta đợi ngày thể hiện viên mãn).
Bản dịch của Phụng vụ giờ kinh ( Tân ưức năm 1994): Quả thế, chúng ta đa được cưú độ,
nhưng vẫn còn phải cậy trông. ( Với chú thích: câu văn dịch thoáng, Ds: vì chưng chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng ).
Phải chăng nhờ hy vọng, nhờ đức cậy, ta mới được cứu độ ?
Câu hỏi nầy bắt ta phải đề cập tới ơn sủng ? Chúng ta nên biết ơn sủng, thí dụ ơn làm nghĩa tử, ơn cưú độ, và tất cả mọi thứ ơn sủng đều do sáng kiến của Thiên Chúả nghĩa là Thiên Chúa đi bước trước nơi ta và ta đáp lại sau. Thần học chỉ cho ta biết Thiên Chúa ban ơn tiền hoạt cho ta ( gratia antecedens) giúp các sức mạnh của đời sống tinh thần ta trước khi ý chí ta quyết định. Như vậy, Thiên Chúa hoạt động một mình trong ta mà chưa có ta đáp ứng (in nobis
sine nobis), hoàn toàn tôn trọng tự do của ta. Đến khi ta mở lòng, chấp nhận ơn Chúa, Thiên Chúa hoạt động đồng thời với ta hoạt động (in nobis nobiscum) đến nỗi hoạt động cứu độ siêu nhiên là hoạt động chung của ân sủng thần linh (gọi là ơn hiệp hoạt: gratia cooperans) và của ý
chí tự do của ta.
Ơn hy vọng, cậy trông tức là đức Cậy trong ba ơn đối thần ( Tin, Cậy, Mến ) là ơn do Thiên
Chúa ban cho ta để ta biết cậy trông vào Chúa ban cho ta khả nãng giữ đạo” như là con Chúa” ở trần gian và cậy trông được Chúa thưởng Nước Trời đời sau nghĩa là ta được cứu độ trọn vẹn
Cũng nên biết ơn cứu độ khởi sự là ơn được tha tội, được công chính hoá, rồi được đưa lên làm con Chúa Cha trong Chúa Kytô (filius in Filio) tức là làm em của Chúa Kytô, và làm đền thờ Chúa Thánh Thần và cuối cùng được đưa về trời tức là được cứu độ trọn vẹn (trọn vẹn khi được hưởng Nhan Thánh Chúa “diện đối diện trên trời”). Sống ờ trần gian, chúng ta đã được ơn cứu độ rồi nhưng chưa ở mức viên mãn ( tức là được lên trời hưởng Nhan Thanh Chúa), nên phải cậy trông, phải hy vọng. Đức Cậy, Hy vọng phải thể hiện trong ba cách sống hòa lẫn với nhau thành một: đợi chờ (attente) trong tỉnh thức, tín thác (confiance) và kiên trì (patience). Được cứu độ rồi mà còn phải hy vọng trong tỉnh thức cho tơi khi lên trời, có phần thưởng cứu độ rồi mà chưa được thấy“diện đối diện “ nên phải Hy vọng, Cậy trông. Đây là một tình trạng phải tỉnh thức, phải chiến đấu tức là phải Hy vọng, Cậy trông.
Thông điệp nói tới thảm trạng của con người khi người ta chuyển hướng niềm Hy vọng, Cậy trông vào một số suy luận của mấy triết gia không tin tưởng vào Thiên Chúa hoặc vào những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật tiến bộ đến chóng mặt, nhất là trong lãnh vực computer. trong lãnh vực mỹ thuật (người viết thêm vào). Chân lý khoa học, các nhà khoa học chân chính
phục vụ sự thật của các công trình sáng tạo, phải được chào đón, chỉ sợ những nhà lý thuyết lấy những giả thuyết của khoa học làm như chân lý để gạt bỏ Thiên Chúa. Nhà nguyên cứu khoa học nào chẳng biết “ khoa học là mồ chôn các giả thuyết ‘(chanoine Lamaitre). Lấy giả thuyết khoa học để xây dựng lý thuyết triết học của mình có thể là quyền tư tưởng của họ, vậy
ta phải tỉnh thức.
Xin kết thúc bài nầy bằng câu chuyện: Một số thanh thiếu niên nghiện bạch phiến bị nhiễm HIV/AIDs, la hét và sẵn sàng đâm kim tiêm (chích) vào người khác như một thái độ oán hận hoặc trả thù. Chính quyền phải nhờ tới giới nhà tu Công giáo. Các nữ tu tới săn sóc họ, nhỏ nhẹ nói với họ chấp nhận số phận, sống tốt để được lên trời khi từ gỉa đời nầy như các Nữ tu đang phục vụ đây. Có người thú nhận lần đầu tiên nghe nói có thế giơi hạnh phúc thật trên trời. Họ không còn thái độ la lối, hận thù nữa. Họ chấp nhận mình và chấp nhận nhau, họ đang nuôi dưỡng một niềm tin cậy trông vào mai sau.
Ba mươi Tết Mậu Tý (06-02-2008)
Vâng, Thông điệp mở dầu bằng từ ngữ “ Spe” (nhờ hy vọng) của Đức Giáo hoàng Benedicto XVI công bố ngày 30-11-2007; đọc đi, bạn sẽ biết đây chính là Thông điệp của Mùa Xuân, của Ngày Tết vì ai ai cũng hy vọng vào năm mới nên những câu chúc Xuân, chúc Tết
đầy ắp những hy vọng được Phúc Lộc Thọ trong năm mới.
Thông điệp trích dẫn lời của thánh Phaolo trong thư ngài viết cho giáo đoàn Roma mà
lúc viết ngài chưa đặt chân tới: Spe salvi facti sumus (Rm 8,24). Bài nầy xin gói trọn vào câu Latinh trên và xin dịch nôm na là: nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta trở thành những người được
cứu độ.
Bible de Jérusalem năm 1961 dịch là: Car notre salut est objet d’ espérence ( vì ơn cứu độ của chúng ta là đối tượng niềm hy vọng, cậy trông --( Với chú thích: Litt: c’ est en espérence que nous sommes sauvés: chính nhờ hy vọng, cậy trông, chúng ta được cứu độ ).
Bản dịch của TOB năm 1988: Car nous avons été sauvés, mais c’ est en espérance: vì
chúng ta đã được cưu độ nhưng vẫn phải hy vọng, cậy trông –( Vơi chú thích: comme l’ adoption (cf. v. 23 note) notre salut est déjà acquis, mais nous attendons encore sa pleine réalisation: giống như ơn nghĩã tử đă đạt được, ơn cứu độ chúng ta đã chiếm được rồi, nhưng chúng ta còn phải chờ đợi ơn cứu độ được thực hiện trọn vẹn )
Bản dịch tiếng Anh của “ The new American Bible” năm 1990: For in hope we were saved (vì trong hy vọng, cậy trông, chúng ta đã được cứu độ ).
Bản dịch tiếng Việt Kinh thánh Tân ước của Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh văn Căn (không đề năm xuất bản, chỉ đề ngày tặng sách: 13-6-82 ): chúng ta hy vọng được cưu độ.
Bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn năm 1976: Vì ơn cứu thoát đã đến cho ta như
một hy vọng.
Bản dịch của linh mục An sơn Vị năm 1983: Bởi vì ta được cứu thoát rồi, nhưng lại cũng còn đang trông cậy. ( Với chú thích: chính nhờ cậy trông, bằng cách cậy trông mà ta đựợc cứu. Cũng như việc nhận làm con (x.c. 23), ơn cứu độ chúng ta đã được rồi, nhưng chúng ta đợi ngày thể hiện viên mãn).
Bản dịch của Phụng vụ giờ kinh ( Tân ưức năm 1994): Quả thế, chúng ta đa được cưú độ,
nhưng vẫn còn phải cậy trông. ( Với chú thích: câu văn dịch thoáng, Ds: vì chưng chúng ta được cứu độ nhờ hy vọng ).
Phải chăng nhờ hy vọng, nhờ đức cậy, ta mới được cứu độ ?
Câu hỏi nầy bắt ta phải đề cập tới ơn sủng ? Chúng ta nên biết ơn sủng, thí dụ ơn làm nghĩa tử, ơn cưú độ, và tất cả mọi thứ ơn sủng đều do sáng kiến của Thiên Chúả nghĩa là Thiên Chúa đi bước trước nơi ta và ta đáp lại sau. Thần học chỉ cho ta biết Thiên Chúa ban ơn tiền hoạt cho ta ( gratia antecedens) giúp các sức mạnh của đời sống tinh thần ta trước khi ý chí ta quyết định. Như vậy, Thiên Chúa hoạt động một mình trong ta mà chưa có ta đáp ứng (in nobis
sine nobis), hoàn toàn tôn trọng tự do của ta. Đến khi ta mở lòng, chấp nhận ơn Chúa, Thiên Chúa hoạt động đồng thời với ta hoạt động (in nobis nobiscum) đến nỗi hoạt động cứu độ siêu nhiên là hoạt động chung của ân sủng thần linh (gọi là ơn hiệp hoạt: gratia cooperans) và của ý
chí tự do của ta.
Ơn hy vọng, cậy trông tức là đức Cậy trong ba ơn đối thần ( Tin, Cậy, Mến ) là ơn do Thiên
Chúa ban cho ta để ta biết cậy trông vào Chúa ban cho ta khả nãng giữ đạo” như là con Chúa” ở trần gian và cậy trông được Chúa thưởng Nước Trời đời sau nghĩa là ta được cứu độ trọn vẹn
Cũng nên biết ơn cứu độ khởi sự là ơn được tha tội, được công chính hoá, rồi được đưa lên làm con Chúa Cha trong Chúa Kytô (filius in Filio) tức là làm em của Chúa Kytô, và làm đền thờ Chúa Thánh Thần và cuối cùng được đưa về trời tức là được cứu độ trọn vẹn (trọn vẹn khi được hưởng Nhan Thánh Chúa “diện đối diện trên trời”). Sống ờ trần gian, chúng ta đã được ơn cứu độ rồi nhưng chưa ở mức viên mãn ( tức là được lên trời hưởng Nhan Thanh Chúa), nên phải cậy trông, phải hy vọng. Đức Cậy, Hy vọng phải thể hiện trong ba cách sống hòa lẫn với nhau thành một: đợi chờ (attente) trong tỉnh thức, tín thác (confiance) và kiên trì (patience). Được cứu độ rồi mà còn phải hy vọng trong tỉnh thức cho tơi khi lên trời, có phần thưởng cứu độ rồi mà chưa được thấy“diện đối diện “ nên phải Hy vọng, Cậy trông. Đây là một tình trạng phải tỉnh thức, phải chiến đấu tức là phải Hy vọng, Cậy trông.
Thông điệp nói tới thảm trạng của con người khi người ta chuyển hướng niềm Hy vọng, Cậy trông vào một số suy luận của mấy triết gia không tin tưởng vào Thiên Chúa hoặc vào những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật tiến bộ đến chóng mặt, nhất là trong lãnh vực computer. trong lãnh vực mỹ thuật (người viết thêm vào). Chân lý khoa học, các nhà khoa học chân chính
phục vụ sự thật của các công trình sáng tạo, phải được chào đón, chỉ sợ những nhà lý thuyết lấy những giả thuyết của khoa học làm như chân lý để gạt bỏ Thiên Chúa. Nhà nguyên cứu khoa học nào chẳng biết “ khoa học là mồ chôn các giả thuyết ‘(chanoine Lamaitre). Lấy giả thuyết khoa học để xây dựng lý thuyết triết học của mình có thể là quyền tư tưởng của họ, vậy
ta phải tỉnh thức.
Xin kết thúc bài nầy bằng câu chuyện: Một số thanh thiếu niên nghiện bạch phiến bị nhiễm HIV/AIDs, la hét và sẵn sàng đâm kim tiêm (chích) vào người khác như một thái độ oán hận hoặc trả thù. Chính quyền phải nhờ tới giới nhà tu Công giáo. Các nữ tu tới săn sóc họ, nhỏ nhẹ nói với họ chấp nhận số phận, sống tốt để được lên trời khi từ gỉa đời nầy như các Nữ tu đang phục vụ đây. Có người thú nhận lần đầu tiên nghe nói có thế giơi hạnh phúc thật trên trời. Họ không còn thái độ la lối, hận thù nữa. Họ chấp nhận mình và chấp nhận nhau, họ đang nuôi dưỡng một niềm tin cậy trông vào mai sau.
Ba mươi Tết Mậu Tý (06-02-2008)
Kitô giáo Mã Lai phản đối việc tịch thu Kinh Thánh
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:18 06/02/2008
Kuala Lumpur (AsiaNews) – Cộng đồng Kitô giáo ở Mã lai đang yêu cầu giới hữu trách chính trị “ban hành hướng dẫn cấm một cách rõ ràng tất cả các cơ quan chính phủ không được tịch thu một cách đơn phương các sách, văn bản đơn thuần tôn giáo”. Lời yêu cầu được Đức Cha Paul Tan Chee Ing, SJ, Giám Mục của Meleka-Johore và là Chủ tịch của Liên đoàn Kitô giáo Mã Lai đưa ra hôm 05/02/2008.
Tuyên bố của vị giám mục được đưa ra sau vụ nhân viên của văn phòng phục vụ khách hàng ở sân bay Putrajaya tịch thu 32 quyển Kinh Thánh Anh ngữ. Các quyển Kinh Thánh nằm trong hành lý của một phụ nữ Công Giáo trở về từ Manila, Phi Luật Tân, nơi cô mua Kinh Thánh mang về cho giáo xứ của cô. Nhưng nhân viên sân bay tịch thu chúng với lý do vật phẩm đó phải được kiểm duyệt bởi bộ phận kiểm soát ấn phẩm và xuất bản của Bộ An ninh Nội địa.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tức thì phản đối vụ việc này, trong thông cáo báo chí của hôm 04/02 của ông Herman Shastri, Tổng Thư Ký Hội đồng các Giáo hội Mã Lai phản đối rằng đây không phải là trường hợp các biệt, những vụ việc tương tự xảy ra “thường xuyên và không bị trừng phạt”. “Không có nhà chức trách nào trên thế giới từ chối cho các Kitô hữu có quyền sở hữu, đọc và mang tho Kinh Thánh của họ”. Ông còn viết thêm: “Vụ việc mới nhất cho thấy thêm một ví dụ về những hành động đơn phương của các cơ quan chính quyền đang hủy hoại những tuyên bố của chính phủ khẳng định bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước này”.
Đáp lại lời tố cáo, ông Fu Ah Kiow đã giải thích rằng người nhân viên đã tự mình hành động, chứ nhà chức trách chính quyền không liên can đến vụ việc này. Ông cũng cho hay Kinh Thánh sẽ được trả lại cho chủ nhân hợp pháp của chúng.
Nhưng Đức Cha Tan giải thích rằng dù cho thái độ của ông Fu là “đáng ghi nhớ” nhưng ngài cũng đặt ra câu hỏi “phải chăng Kinh Thánh Anh ngữ trở thành ‘vấn đề an ninh’ ở đất nước chúng ta?... Chúng tôi đã nhận được rất nhiều than phiền từ các Kitô hữu nói rằng phải mang các sách tôn giáo đến cho các viên chức phong tục ở các điểm kiểm tra khác nhau trong nước. Trong chiến dịch tranh cử, thật là quan trọng đối với các giáo hội khi tin chắc rằng chính sách của Barisan Nasional sẽ đảm bảo tự do tôn giáo và sẽ không có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến các quyền của người tín hữu nơi tất cả các công dân Mã Lai”.
Tuyên bố của vị giám mục được đưa ra sau vụ nhân viên của văn phòng phục vụ khách hàng ở sân bay Putrajaya tịch thu 32 quyển Kinh Thánh Anh ngữ. Các quyển Kinh Thánh nằm trong hành lý của một phụ nữ Công Giáo trở về từ Manila, Phi Luật Tân, nơi cô mua Kinh Thánh mang về cho giáo xứ của cô. Nhưng nhân viên sân bay tịch thu chúng với lý do vật phẩm đó phải được kiểm duyệt bởi bộ phận kiểm soát ấn phẩm và xuất bản của Bộ An ninh Nội địa.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tức thì phản đối vụ việc này, trong thông cáo báo chí của hôm 04/02 của ông Herman Shastri, Tổng Thư Ký Hội đồng các Giáo hội Mã Lai phản đối rằng đây không phải là trường hợp các biệt, những vụ việc tương tự xảy ra “thường xuyên và không bị trừng phạt”. “Không có nhà chức trách nào trên thế giới từ chối cho các Kitô hữu có quyền sở hữu, đọc và mang tho Kinh Thánh của họ”. Ông còn viết thêm: “Vụ việc mới nhất cho thấy thêm một ví dụ về những hành động đơn phương của các cơ quan chính quyền đang hủy hoại những tuyên bố của chính phủ khẳng định bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước này”.
Đáp lại lời tố cáo, ông Fu Ah Kiow đã giải thích rằng người nhân viên đã tự mình hành động, chứ nhà chức trách chính quyền không liên can đến vụ việc này. Ông cũng cho hay Kinh Thánh sẽ được trả lại cho chủ nhân hợp pháp của chúng.
Nhưng Đức Cha Tan giải thích rằng dù cho thái độ của ông Fu là “đáng ghi nhớ” nhưng ngài cũng đặt ra câu hỏi “phải chăng Kinh Thánh Anh ngữ trở thành ‘vấn đề an ninh’ ở đất nước chúng ta?... Chúng tôi đã nhận được rất nhiều than phiền từ các Kitô hữu nói rằng phải mang các sách tôn giáo đến cho các viên chức phong tục ở các điểm kiểm tra khác nhau trong nước. Trong chiến dịch tranh cử, thật là quan trọng đối với các giáo hội khi tin chắc rằng chính sách của Barisan Nasional sẽ đảm bảo tự do tôn giáo và sẽ không có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến các quyền của người tín hữu nơi tất cả các công dân Mã Lai”.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo Hồng Kông kêu gọi thăng tiếng giáo dục và đạo đức xã hội
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:19 06/02/2008
Hong Kong (AsiaNews) - Theo truyền thống Tết Nguyên Đán hàng năm, các nhà lãnh đạo của 6 tôn giáo của Hồng Kông là Công Giáo, Tin Lành, Lão giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Khổng giáo thường đưa ra một bưc thư chung gửi cho các tín hữu để chúc mừng năm mới. Bức thư năm nay có đoạn: Nhân dịp năm mới “thật cần thiết phải đối diện với những thử thách vốn không dẫn đến hoà bình: việc mất đi ý thức đạo đức, phá hoại tài nguyên và xói mòn giá trị gia đình”. Để thực hiện được điều này “căn bản là phải thăng tiến chất lượng giáo dục và tăng cường đạo đức xã hội”
Bức thư viết thêm: Gió nhẹ mùa Xuân sưởi ấm cõi lòng chúng ta, các loài hoa đua nở, ơn trên giáng phúc cho người dân Hồng Kông. Chúng tôi cầu chúc anh chị em hạnh phúc và phồn vinh. Theo truyền thống, mọi kế hoạch cho một năm mới đơợc bắt đầu vào dịp đầu xuân. Đây là thời điểm để chúng ta suy tư về quá khứ và phấn đấu cho việc thiết lập sự hoà hợp, thịnh vượng và ổn định cho Hồng Kông. Sáu tôn giáo chúng tôi hết sức lo buồn từ những tin tức về bạo hành gia đình, giới trẻ lạm dụng Internet và cha mẹ mất đi sự hoà hợp với con trẻ. Ý thức đạo đức truyền thống đang bị đe doạ bởi sự tấn công dữ dội của trào lưu vật chất, tỷ lệ ly dị ngày càng gia tăng, trong khi đó tỷ lệ sinh giảm, tất cả những điều này làm cho xã hội mất ổn định. Việc lãng phí các nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến môi trường sa sút, biến đổi khí hậu và mất cân bằgng sinh thái”.
Vì thế, xã hội “nên xem đây là lời kêu gọi đánh thức. Một phần trong việc thực thi chính sách của chính phủ cần nhấn mạnh đến các vấn đề trên, điều chủ yếu là cần thiết thăng tiến chất lượng giáo dục và duy trì đạo đức xã hội. Mục đích là quay trở về với nguyên tắc và trách nhiệm đạo đức tốt đẹp”.
Bức thư kết luận: Sáu tôn giáo trong vùng lãnh thổ “có thể đoàn kết tiếp tục đấu tranh vì sự an bình trong tâm hồn và nuôi dưỡng sự tĩnh lặng về mặt tinh thần. Khi con người hoà hợp với thiên nhiên, chúng ta có thể cùng nhau tạo nên thiên đường trên trái đất”.
Bức thư viết thêm: Gió nhẹ mùa Xuân sưởi ấm cõi lòng chúng ta, các loài hoa đua nở, ơn trên giáng phúc cho người dân Hồng Kông. Chúng tôi cầu chúc anh chị em hạnh phúc và phồn vinh. Theo truyền thống, mọi kế hoạch cho một năm mới đơợc bắt đầu vào dịp đầu xuân. Đây là thời điểm để chúng ta suy tư về quá khứ và phấn đấu cho việc thiết lập sự hoà hợp, thịnh vượng và ổn định cho Hồng Kông. Sáu tôn giáo chúng tôi hết sức lo buồn từ những tin tức về bạo hành gia đình, giới trẻ lạm dụng Internet và cha mẹ mất đi sự hoà hợp với con trẻ. Ý thức đạo đức truyền thống đang bị đe doạ bởi sự tấn công dữ dội của trào lưu vật chất, tỷ lệ ly dị ngày càng gia tăng, trong khi đó tỷ lệ sinh giảm, tất cả những điều này làm cho xã hội mất ổn định. Việc lãng phí các nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến môi trường sa sút, biến đổi khí hậu và mất cân bằgng sinh thái”.
Vì thế, xã hội “nên xem đây là lời kêu gọi đánh thức. Một phần trong việc thực thi chính sách của chính phủ cần nhấn mạnh đến các vấn đề trên, điều chủ yếu là cần thiết thăng tiến chất lượng giáo dục và duy trì đạo đức xã hội. Mục đích là quay trở về với nguyên tắc và trách nhiệm đạo đức tốt đẹp”.
Bức thư kết luận: Sáu tôn giáo trong vùng lãnh thổ “có thể đoàn kết tiếp tục đấu tranh vì sự an bình trong tâm hồn và nuôi dưỡng sự tĩnh lặng về mặt tinh thần. Khi con người hoà hợp với thiên nhiên, chúng ta có thể cùng nhau tạo nên thiên đường trên trái đất”.
Đối thoại với Hồi giáo trên các nền tảng mới
Linh Tiến Khải
10:14 06/02/2008
Đối thoại với Hồi giáo trên các nền tảng mới
Phỏng vấn ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về cuộc đối thoại với Hồi giáo, dựa trên các nền tảng mới
Trong hai ngày 4-5 tháng 3 tới đây đại diện của Giáo Hội Công Giáo và đại diện của nhóm 138 học giả hồi giáo sẽ nhóm họp tại Roma để chuẩn bị cho cuộc đối thoại giữa hai bên. Như đã biết ngày 13-10-2007 nhân kết thúc tháng chay tịnh Ramadan, 138 học giả Hồi giáo đã soạn lá thư gửi các Giáo Hội Kitô để đề nghị đối thoại, và đã được Tòa Thánh nhận lời.
Về phía Tòa Thánh tham dự cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và vị Tổng thư ký là Đức Tổng Giám Mục Pierluigi Cerata, cùng với Linh Mục giáo sư Miguel Ayuso, Viện trưởng Học Viện Giáo Hoàng về A rập và Hồi giáo. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại trụ sở của Hội Đồng này ở Roma.
Thư của 138 học giả hồi giáo được công bố ngày 11-10-2007, nhưng được đề ngày 13 tháng 10 để ghi nhớ ngày gửi lá thư thứ nhất cho Đức Thánh Cha trước đó 1 năm, và cũng là ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan. Như đã biết ngày 13 tháng 10 năm 2006 đã có 38 học giả Hồi giáo gửi thư cho Đức Thánh Cha. Thư lần này do 138 học giả ký tên dài 29 trang, và có tựa đề là ”Một lời nói chung giữa chúng tôi và anh em”. Đây là một câu lấy lại từ sách Coran đề cập đến lòng tin chung giữa các tín hữu Kitô và tín hữu hồi giáo.
Trong thư các học giả hồi giáo khẳng định rằng hòa bình trên thế giới cũng tùy thuộc nơi sự cải tiến tương quan giữa các tôn giáo. Thư có đoạn viết: ”Như là tín hữu hồi chúng tôi xin nói với các tín hữu Kitô rằng chúng tôi và Hồi giáo không chống lại họ, ít nhất cho tới khi nào họ không quyết định giao chiến với người hồi hay áp bức người hồi vì lý do tôn giáo”.
Thư cũng chứa đựng một điều mới mẻ: đó là tất cả các lời trích liên quan tới Chúa Kitô đều được lấy lại từ các sách Tin Mừng chứ không phải từ sách Coran. Bức thư cũng nhấn mạnh rằng tín hữu hồi ủng hộ Chúa Kitô, vì họ thừa nhận Ngài, cho dù không cùng kiểu cách như người Kitô. Các học giả hồi giáo cũng công khai kết án tổ chức khủng bố Al Qaeda và cuộc thánh chiến Jihad. Và bức thư kết luận như sau: ”Chúng ta đừng để cho các khác biệt có thể gây ra thù hận hay chống đối giữa chúng ta. Chúng ta hãy tôn trọng nhau để sống trong hòa bình chân thành và hòa hợp”.
Trong thư phúc đáp nhân danh Đức Thánh Cha gửi cho hoàng thân Ghazi Bin Muhammad Bin Talal, Chủ tịch Học viện Al Albayt của tư tưởng hồi giáo, đề ngày 29-11-2007, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với nghĩa cử nói trên cũng như tinh thần tích cực linh hứng cho bức thư của các học giả hồi, nhằm kêu gọi dấn thân chung trong việc thăng tiến hòa bình trên thế giới.
Đức Hồng Y Bertone viết trong thư: Mặc dù không bỏ qua và giảm thiểu các khó khăn, như là tín hữu Kitô và hồi giáo chúng ta phải nhìn vào những gì kết hiệp chúng ta như lòng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tạo Hóa quan phòng và là Thẩm Phán đại đồng, vào ngày tận thế sẽ xét xử mọi người theo các công việc mình làm. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tín thác nơi Ngài và vâng theo thánh ý Ngài. Như hoàng thân đã biết, ngày từ đầu sứ vụ của mình, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định: ”Tôi xác tín sâu xa rằng chúng ta không được nhượng bộ các áp lực tiêu cực có giữa chúng ta, nhưng phải khẳng định các giá trị của sự tôn trọng lẫn nhau, của tình liên đới và hòa bình. Sự sống của mọi người đều thánh thiêng, đối với tín hữu Kitô cũng như hồi giáo. Có rất nhiều không gian giúp cùng nhau hoạt động để phục vụ các giá trị luân lý nền tảng. Vùng đất chung đó cho phép chúng ta đặt nền cho cuộc đối thoại liên quan việc thực sự tôn trọng phẩm giá của mọi người, sự hiểu biết khách quan tôn giáo của người khác, việc chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo và sau cùng là dấn thân chung để thăng tiến sự tôn trọng và chấp nhận nhau giữa các thế hệ trẻ. Đức Thánh Cha xác tín rằng một khi đạt được điều này, thì sẽ có thể cộng tác một cách hữu hiệu hơn trong các lãnh vực văn hóa và xã hội, và để thăng tiến công lý và hòa bình trong xã hội và trên thế giới”. Tiếp đến Đức Hồng Y cho biết Tòa Thánh mời hoàng thân gửi một nhóm đại diện các học giả nói trên tới tham dự cuộc họp tại trụ sở của Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, như vừa nói trên đây.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran về cuộc đối thoại dựa trên các nền tảng mới này.
Hỏi:Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về lá thư của 138 học giả hồi giáo gửi cho giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô để đề nghị đối thoại và đã được Tòa Thánh nhận lời?
Đáp: Tôi đã rất hài lòng về lá thư do 138 học giả hồi giáo ký tên và gửi cho giới lãnh đạo các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô hồi tháng 10 năm vừa qua. Và tôi tin chắc rằng câu trả lời chấp nhận này của Đức Thánh Cha được tiếp nhận với lòng biết ơn. Như tôi đã nói, lá thư này của 138 học giả hồi giáo là một tài liệu ý nghĩa, thứ nhất vì nó mang chữ ký của các học giả thuộc hai hệ phái Shiit cũng như Sunnit. Đây là điều không thường xảy ra. Thứ hai vì nó dùng một thứ từ ngữ và các kiểu nói thay đổi của Kinh Coran và các sách Phúc âm: đây là một sự kiện mới mẻ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao lại có một câu trả lời riêng biệt từ phía Giáo Hội Công Giáo, mà lại không phải là một câu trả lời tập thể từ phía giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô?
Đáp: Có lẽ vì khó mà có thể soạn thảo một lá thư chung từ phía tất cả các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô: vì chắc chắn nó sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian để trao đổi, trái lại trả lời một cách nhanh chóng ngay là điều tốt. Rồi xem ra một vài vị lãnh đạo Kitô đã trả lời rồi. Sau cùng trong danh sách người nhận, thì tên của Đức Thánh Cha đứng đầu; tiếp đến có một khoảng cách, rồi mới tới tên của các vị lãnh đạo Kitô khác. Tôi coi kiểu trình bầy danh sách này không phải là điều tình cờ, và vì thế bức thư đáng được Tòa Thánh trả lời ngay.
Hỏi: Vâng, thư trả lời đã được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ký nhân danh Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y có lấy làm tiếc là đã không do Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, do Đức Hồng Y làm Chủ tịch, ký hay không?
Đáp: Chắc chắn là không rồi. Hội Đồng của chúng tôi không có ghen tương gì, khi lá thư mang chữ ký của vị cộng tác cận kề nhất vởi Đức Thánh Cha. Trái lại, tôi tin rằng các vị đối tác hồi giáo rất là hài lòng về sự trân trong của Tòa Thánh đối với bức thư của họ. Nhưng mà Hội Đồng của chúng tôi có được nhắc đến trong bức thư trả lời, trong đoạn Tòa Thánh cho biết sẵn sàng chấp nhận một cuộc gặp gỡ đối thoại với 138 vị đã ký bức thư gửi đó tại trụ sở của chúng tôi.
Hỏi: Như thế bức thư của 138 học giả hồi giáo và thư trả lời của Tòa Thánh đã ghi dấu một khúc rẽ trong quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và thế giới hồi giáo, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn là cuộc đối thoại giờ đây được theo đuổi dựa trên các nền tảng mới. Nhưng từ phía Tòa Thánh đây không phải là cái gì mới mẻ cách mạng đâu. Vì ngay khi mới lên nhận chức vụ chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bầy tỏ sự ngưỡng mộ và qúy trọng của ngài đối với các anh em hồi giáo. Ngày 20 tháng 8 năm 2005, trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Koeln, khi gặp các vị đại diện của vài cộng đoàn hồi giáo, Đức Thánh Cha đã nói: ”Cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín hữu Kitô và các tín hữu hồi giáo không thể bị giản lược vào một việc lựa chọn theo mùa. Thật ra nó là một sự cần thiết sinh tử, và tương lai của chúng ta tùy thuộc vào đó.
Hỏi: Nhưng mà sau đó đã xảy ra vụ thế giới hồi giáo phản đối bài diễn văn Đức Thánh Cha đọc tại đại học Regensburg mà thưa Đức Hồng Y...
Đáp: Các hiểu lầm nảy sinh từ một sự giải thích không đúng đắn bài diễn văn của Đức Thánh Cha. Nhưng chuyến Đức Thánh Cha viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, việc thiết lập các tương quan ngoại giao với các Vương quốc A rập thống nhất và chuyến viếng thăm lịch sử của vua A Rập Sauđi tại Vaticăng, đã chứng minh cho thấy thời điểm căng thẳng ấy đã qua rồi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đâu có thể là những nội dung của một cuộc đối thoại phong phú với Hồi giáo?
Đáp: Vượt ngoài cuộc đối thoại có tính cách thần học, chưa được bắt đầu và chắc chắn là có nhiều khó khăn, tôi tin rằng cuộc đối thoại văn hóa và bác ái cũng như cuộc đối thoại trên bình diện tu đức sẽ rất là phong phú. Cùng với Hồi giáo chúng ta có thể góp phần vào việc cứu vãn các gía trị như sự thánh thiêng của cuộc sống con người, phẩm giá gia đình, việc thăng tiến hòa bình. Như tôi đã nói trong qúa khứ, tìm hiểu biết nhau là điều rất quan trọng. Mỗi người trong chúng ta đều có thể học hỏi nơi người khác một cái gì đó. Chẳng hạn chúng ta có thể đánh giá cao nơi anh các anh chị em hồi giáo chiều kích siêu việt của Thiên Chúa, giá trị của lời cầu nguyện và việc chay tịnh cũng như lòng can đảm làm chứng cho lòng tin của mình nơi công cộng. Trái lại anh em hồi giáo có thể học hỏi nơi chúng ta giá trị của tính cách đời lành mạnh.
Hỏi: Đức Hồng Y nói thế, nhưng mà vẫn còn có các khác biệt liên quan tới quyền tự do tôn giáo, chứ thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đúng như vậy. Về điểm này còn có các khác biệt lớn. Thư Tòa Thánh trả lời cho thư của 138 học giả hồi giáo cũng nhắc đến vấn đề này.
Hỏi: Có hy vọng đạt được một cuộc đối thoại có kết qủa liên quan tới vấn đề này hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tiến trình bắt đầu với sự trao đổi thư từ và lòng tin tưởng lẫn nhau xem ra đã được thiết định, chắc chắn là có thể góp phần ít nhất là đối thoại về vấn đề này. Nhưng tôi tin đây sẽ là một tiến trình dài. Giáo Hội Công Giáo, với tài liệu ”Dignitatis Humanae” của Công Đồng Chung Vaticăng II, đã tái khám phá ra nguyên tắc không ai có thể bị bắt buộc hay cản ngăn thực hành một tôn giáo. Ước mong cho Hồi giáo cũng khám phá ra nguyên tắc này.
Hỏi: Trong khi chờ đợi thì có thể cùng với Hồi giáo đưa ra nguyên tắc đối tác với nhau hay không?
Đáp: Chắc chắn rồi, chúng tôi cho rằng điều tốt lành đối tới tín hữu của một tôn giáo, thì cũng tốt lành đối với tín hữu của một tôn giáo khác. Như thế nếu tín hữu hồi giáo đã có một hội đường lớn và đẹp tại Roma, thì các tín hữu Kitô cũng cần có một nhà thờ tại Riad. Nhưng nguyên tắc đối tác này có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu bởi sự đối thoại ngoại giao của Tòa Thánh với các chính quyền của các nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Hỏi: Có thể đối thoại với cả những ai trong thế giới hồi giáo cổ võ khủng bổ bạo lực không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trên nguyên tắc, Tòa Thánh nói chuyện với tất cả mọi người, vì Tòa Thánh không có và không muốn có kẻ thù. Với thứ Hồi giáo rao giảng và thực hành khủng bố bạo lực - đây không phải là Hồi giáo đích thực mà là một việc đồi bại hóa Hồi giáo - thì không thể đối thoại được. Khó mà đối thoại với kẻ giết người trước khi mở miệng. Dĩ nhiên nếu có thể dùng lời nói mà chữa lành được những kẻ khủng bố phá hoại, thì sẽ là điều rất tốt đẹp. Nhưng tôi nghi ngờ có thể làm được điều đó. Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói lên những lời kết án mạnh mẽ nhất chống lại phong trào khủng bố phá hoại có mầu sắc tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã làm điều đó trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh ngày mùng 9-1-2006, khi ngài nói câu đáng ghi nhớ sau đây: ”Không có hoàn cảnh nào có thể biện minh cho hành động tội phạm, khiến cho người thi hành nó tràn đầy đê tiện và lại càng hạ giá họ hơn nữa, khi người đó dùng tôn giáo như thuẫn đỡ, và như thế là hạ thấp sự thật tinh tuyền của Thiên Chúa xuống mức mù quáng của mình và xuống sự đê tiện luân lý”.
(Avvenire 30-11-2007; ANSA 22-1-2008)
Phỏng vấn ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về cuộc đối thoại với Hồi giáo, dựa trên các nền tảng mới
Trong hai ngày 4-5 tháng 3 tới đây đại diện của Giáo Hội Công Giáo và đại diện của nhóm 138 học giả hồi giáo sẽ nhóm họp tại Roma để chuẩn bị cho cuộc đối thoại giữa hai bên. Như đã biết ngày 13-10-2007 nhân kết thúc tháng chay tịnh Ramadan, 138 học giả Hồi giáo đã soạn lá thư gửi các Giáo Hội Kitô để đề nghị đối thoại, và đã được Tòa Thánh nhận lời.
Về phía Tòa Thánh tham dự cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và vị Tổng thư ký là Đức Tổng Giám Mục Pierluigi Cerata, cùng với Linh Mục giáo sư Miguel Ayuso, Viện trưởng Học Viện Giáo Hoàng về A rập và Hồi giáo. Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại trụ sở của Hội Đồng này ở Roma.
Thư của 138 học giả hồi giáo được công bố ngày 11-10-2007, nhưng được đề ngày 13 tháng 10 để ghi nhớ ngày gửi lá thư thứ nhất cho Đức Thánh Cha trước đó 1 năm, và cũng là ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan. Như đã biết ngày 13 tháng 10 năm 2006 đã có 38 học giả Hồi giáo gửi thư cho Đức Thánh Cha. Thư lần này do 138 học giả ký tên dài 29 trang, và có tựa đề là ”Một lời nói chung giữa chúng tôi và anh em”. Đây là một câu lấy lại từ sách Coran đề cập đến lòng tin chung giữa các tín hữu Kitô và tín hữu hồi giáo.
Trong thư các học giả hồi giáo khẳng định rằng hòa bình trên thế giới cũng tùy thuộc nơi sự cải tiến tương quan giữa các tôn giáo. Thư có đoạn viết: ”Như là tín hữu hồi chúng tôi xin nói với các tín hữu Kitô rằng chúng tôi và Hồi giáo không chống lại họ, ít nhất cho tới khi nào họ không quyết định giao chiến với người hồi hay áp bức người hồi vì lý do tôn giáo”.
Thư cũng chứa đựng một điều mới mẻ: đó là tất cả các lời trích liên quan tới Chúa Kitô đều được lấy lại từ các sách Tin Mừng chứ không phải từ sách Coran. Bức thư cũng nhấn mạnh rằng tín hữu hồi ủng hộ Chúa Kitô, vì họ thừa nhận Ngài, cho dù không cùng kiểu cách như người Kitô. Các học giả hồi giáo cũng công khai kết án tổ chức khủng bố Al Qaeda và cuộc thánh chiến Jihad. Và bức thư kết luận như sau: ”Chúng ta đừng để cho các khác biệt có thể gây ra thù hận hay chống đối giữa chúng ta. Chúng ta hãy tôn trọng nhau để sống trong hòa bình chân thành và hòa hợp”.
Trong thư phúc đáp nhân danh Đức Thánh Cha gửi cho hoàng thân Ghazi Bin Muhammad Bin Talal, Chủ tịch Học viện Al Albayt của tư tưởng hồi giáo, đề ngày 29-11-2007, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với nghĩa cử nói trên cũng như tinh thần tích cực linh hứng cho bức thư của các học giả hồi, nhằm kêu gọi dấn thân chung trong việc thăng tiến hòa bình trên thế giới.
Đức Hồng Y Bertone viết trong thư: Mặc dù không bỏ qua và giảm thiểu các khó khăn, như là tín hữu Kitô và hồi giáo chúng ta phải nhìn vào những gì kết hiệp chúng ta như lòng tin vào một Thiên Chúa duy nhất, là Đấng Tạo Hóa quan phòng và là Thẩm Phán đại đồng, vào ngày tận thế sẽ xét xử mọi người theo các công việc mình làm. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tín thác nơi Ngài và vâng theo thánh ý Ngài. Như hoàng thân đã biết, ngày từ đầu sứ vụ của mình, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định: ”Tôi xác tín sâu xa rằng chúng ta không được nhượng bộ các áp lực tiêu cực có giữa chúng ta, nhưng phải khẳng định các giá trị của sự tôn trọng lẫn nhau, của tình liên đới và hòa bình. Sự sống của mọi người đều thánh thiêng, đối với tín hữu Kitô cũng như hồi giáo. Có rất nhiều không gian giúp cùng nhau hoạt động để phục vụ các giá trị luân lý nền tảng. Vùng đất chung đó cho phép chúng ta đặt nền cho cuộc đối thoại liên quan việc thực sự tôn trọng phẩm giá của mọi người, sự hiểu biết khách quan tôn giáo của người khác, việc chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo và sau cùng là dấn thân chung để thăng tiến sự tôn trọng và chấp nhận nhau giữa các thế hệ trẻ. Đức Thánh Cha xác tín rằng một khi đạt được điều này, thì sẽ có thể cộng tác một cách hữu hiệu hơn trong các lãnh vực văn hóa và xã hội, và để thăng tiến công lý và hòa bình trong xã hội và trên thế giới”. Tiếp đến Đức Hồng Y cho biết Tòa Thánh mời hoàng thân gửi một nhóm đại diện các học giả nói trên tới tham dự cuộc họp tại trụ sở của Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, như vừa nói trên đây.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Jean Louis Tauran về cuộc đối thoại dựa trên các nền tảng mới này.
Hỏi:Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về lá thư của 138 học giả hồi giáo gửi cho giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô để đề nghị đối thoại và đã được Tòa Thánh nhận lời?
Đáp: Tôi đã rất hài lòng về lá thư do 138 học giả hồi giáo ký tên và gửi cho giới lãnh đạo các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô hồi tháng 10 năm vừa qua. Và tôi tin chắc rằng câu trả lời chấp nhận này của Đức Thánh Cha được tiếp nhận với lòng biết ơn. Như tôi đã nói, lá thư này của 138 học giả hồi giáo là một tài liệu ý nghĩa, thứ nhất vì nó mang chữ ký của các học giả thuộc hai hệ phái Shiit cũng như Sunnit. Đây là điều không thường xảy ra. Thứ hai vì nó dùng một thứ từ ngữ và các kiểu nói thay đổi của Kinh Coran và các sách Phúc âm: đây là một sự kiện mới mẻ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, tại sao lại có một câu trả lời riêng biệt từ phía Giáo Hội Công Giáo, mà lại không phải là một câu trả lời tập thể từ phía giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô?
Đáp: Có lẽ vì khó mà có thể soạn thảo một lá thư chung từ phía tất cả các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô: vì chắc chắn nó sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian để trao đổi, trái lại trả lời một cách nhanh chóng ngay là điều tốt. Rồi xem ra một vài vị lãnh đạo Kitô đã trả lời rồi. Sau cùng trong danh sách người nhận, thì tên của Đức Thánh Cha đứng đầu; tiếp đến có một khoảng cách, rồi mới tới tên của các vị lãnh đạo Kitô khác. Tôi coi kiểu trình bầy danh sách này không phải là điều tình cờ, và vì thế bức thư đáng được Tòa Thánh trả lời ngay.
Hỏi: Vâng, thư trả lời đã được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ký nhân danh Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y có lấy làm tiếc là đã không do Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, do Đức Hồng Y làm Chủ tịch, ký hay không?
Đáp: Chắc chắn là không rồi. Hội Đồng của chúng tôi không có ghen tương gì, khi lá thư mang chữ ký của vị cộng tác cận kề nhất vởi Đức Thánh Cha. Trái lại, tôi tin rằng các vị đối tác hồi giáo rất là hài lòng về sự trân trong của Tòa Thánh đối với bức thư của họ. Nhưng mà Hội Đồng của chúng tôi có được nhắc đến trong bức thư trả lời, trong đoạn Tòa Thánh cho biết sẵn sàng chấp nhận một cuộc gặp gỡ đối thoại với 138 vị đã ký bức thư gửi đó tại trụ sở của chúng tôi.
Hỏi: Như thế bức thư của 138 học giả hồi giáo và thư trả lời của Tòa Thánh đã ghi dấu một khúc rẽ trong quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và thế giới hồi giáo, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn là cuộc đối thoại giờ đây được theo đuổi dựa trên các nền tảng mới. Nhưng từ phía Tòa Thánh đây không phải là cái gì mới mẻ cách mạng đâu. Vì ngay khi mới lên nhận chức vụ chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bầy tỏ sự ngưỡng mộ và qúy trọng của ngài đối với các anh em hồi giáo. Ngày 20 tháng 8 năm 2005, trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Koeln, khi gặp các vị đại diện của vài cộng đoàn hồi giáo, Đức Thánh Cha đã nói: ”Cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín hữu Kitô và các tín hữu hồi giáo không thể bị giản lược vào một việc lựa chọn theo mùa. Thật ra nó là một sự cần thiết sinh tử, và tương lai của chúng ta tùy thuộc vào đó.
Hỏi: Nhưng mà sau đó đã xảy ra vụ thế giới hồi giáo phản đối bài diễn văn Đức Thánh Cha đọc tại đại học Regensburg mà thưa Đức Hồng Y...
Đáp: Các hiểu lầm nảy sinh từ một sự giải thích không đúng đắn bài diễn văn của Đức Thánh Cha. Nhưng chuyến Đức Thánh Cha viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, việc thiết lập các tương quan ngoại giao với các Vương quốc A rập thống nhất và chuyến viếng thăm lịch sử của vua A Rập Sauđi tại Vaticăng, đã chứng minh cho thấy thời điểm căng thẳng ấy đã qua rồi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đâu có thể là những nội dung của một cuộc đối thoại phong phú với Hồi giáo?
Đáp: Vượt ngoài cuộc đối thoại có tính cách thần học, chưa được bắt đầu và chắc chắn là có nhiều khó khăn, tôi tin rằng cuộc đối thoại văn hóa và bác ái cũng như cuộc đối thoại trên bình diện tu đức sẽ rất là phong phú. Cùng với Hồi giáo chúng ta có thể góp phần vào việc cứu vãn các gía trị như sự thánh thiêng của cuộc sống con người, phẩm giá gia đình, việc thăng tiến hòa bình. Như tôi đã nói trong qúa khứ, tìm hiểu biết nhau là điều rất quan trọng. Mỗi người trong chúng ta đều có thể học hỏi nơi người khác một cái gì đó. Chẳng hạn chúng ta có thể đánh giá cao nơi anh các anh chị em hồi giáo chiều kích siêu việt của Thiên Chúa, giá trị của lời cầu nguyện và việc chay tịnh cũng như lòng can đảm làm chứng cho lòng tin của mình nơi công cộng. Trái lại anh em hồi giáo có thể học hỏi nơi chúng ta giá trị của tính cách đời lành mạnh.
Hỏi: Đức Hồng Y nói thế, nhưng mà vẫn còn có các khác biệt liên quan tới quyền tự do tôn giáo, chứ thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đúng như vậy. Về điểm này còn có các khác biệt lớn. Thư Tòa Thánh trả lời cho thư của 138 học giả hồi giáo cũng nhắc đến vấn đề này.
Hỏi: Có hy vọng đạt được một cuộc đối thoại có kết qủa liên quan tới vấn đề này hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Tiến trình bắt đầu với sự trao đổi thư từ và lòng tin tưởng lẫn nhau xem ra đã được thiết định, chắc chắn là có thể góp phần ít nhất là đối thoại về vấn đề này. Nhưng tôi tin đây sẽ là một tiến trình dài. Giáo Hội Công Giáo, với tài liệu ”Dignitatis Humanae” của Công Đồng Chung Vaticăng II, đã tái khám phá ra nguyên tắc không ai có thể bị bắt buộc hay cản ngăn thực hành một tôn giáo. Ước mong cho Hồi giáo cũng khám phá ra nguyên tắc này.
Hỏi: Trong khi chờ đợi thì có thể cùng với Hồi giáo đưa ra nguyên tắc đối tác với nhau hay không?
Đáp: Chắc chắn rồi, chúng tôi cho rằng điều tốt lành đối tới tín hữu của một tôn giáo, thì cũng tốt lành đối với tín hữu của một tôn giáo khác. Như thế nếu tín hữu hồi giáo đã có một hội đường lớn và đẹp tại Roma, thì các tín hữu Kitô cũng cần có một nhà thờ tại Riad. Nhưng nguyên tắc đối tác này có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu bởi sự đối thoại ngoại giao của Tòa Thánh với các chính quyền của các nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Hỏi: Có thể đối thoại với cả những ai trong thế giới hồi giáo cổ võ khủng bổ bạo lực không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trên nguyên tắc, Tòa Thánh nói chuyện với tất cả mọi người, vì Tòa Thánh không có và không muốn có kẻ thù. Với thứ Hồi giáo rao giảng và thực hành khủng bố bạo lực - đây không phải là Hồi giáo đích thực mà là một việc đồi bại hóa Hồi giáo - thì không thể đối thoại được. Khó mà đối thoại với kẻ giết người trước khi mở miệng. Dĩ nhiên nếu có thể dùng lời nói mà chữa lành được những kẻ khủng bố phá hoại, thì sẽ là điều rất tốt đẹp. Nhưng tôi nghi ngờ có thể làm được điều đó. Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói lên những lời kết án mạnh mẽ nhất chống lại phong trào khủng bố phá hoại có mầu sắc tôn giáo.
Đức Thánh Cha đã làm điều đó trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh ngày mùng 9-1-2006, khi ngài nói câu đáng ghi nhớ sau đây: ”Không có hoàn cảnh nào có thể biện minh cho hành động tội phạm, khiến cho người thi hành nó tràn đầy đê tiện và lại càng hạ giá họ hơn nữa, khi người đó dùng tôn giáo như thuẫn đỡ, và như thế là hạ thấp sự thật tinh tuyền của Thiên Chúa xuống mức mù quáng của mình và xuống sự đê tiện luân lý”.
(Avvenire 30-11-2007; ANSA 22-1-2008)
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro
G. Trần Đức Anh OP
16:48 06/02/2008
ROMA: Chiều thứ tư, 6-2-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh và chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.
Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn 20 HY và 15 GM, hàng trăm tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, khởi sự cuộc rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, các thánh vịnh Thống hối 50 và 24.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Malta có trụ sở gần Đan viện thánh Anselmo.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng về vai trò của kinh nguyện và việc chịu đau khổ trong đời sống Kitô hữu. Ngài nói: ”Kinh nguyện nuôi dưỡng hy vọng, vì không có gì biểu lộ thực tại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta cho bằng việc cầu nguyện trong tin tưởng... Kinh nguyện chính là khí giới đầu tiên và chính yếu để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự dữ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Nếu không có chiều kích kinh nguyện thì cái tôi phàm trần của chúng ta sẽ co cụm vào mình, và lương tâm có nguy cơ biến thành cái gương phản ánh cái tôi của mình thay vì vọng lại của tiếng nói của Thiên Chúa, để rồi cuộc đối thoại nội tâm trở thành một cuộc độc thoại tự biện minh đủ loại cho mình. Vì thế, kinh nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với tha nhân. Ai tự do đón nhận Thiên Chúa và các đòi hỏi của ngài, thì đồng thời cũng cởi mở đối với tha nhân, đối với người anh em đến gõ cửa tâm hồn mình, xin được lắng nghe, quan tâm, tha thứ, và đôi khi xin được sửa chữa trong tình bác ái huynh đệ”.
Sang đến vấn đề chịu đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Phục Sinh là mầu nhiệm mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, đi từ sự cảm thông sâu xa của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô... Đau khổ của Chúa Kitô tràn đầy ánh sáng của tình thương: tình thương của Chúa Cha đã giúp Con của Ngài là Đức Kitô tin tưởng đón nhận ”phép rửa” cuối cùng, là tột đỉnh sứ mạng của Người (cf Lc 12,50). Phép rửa đau khổ và yêu thương đó, Chúa Giêsu đã lãnh nhận vì chúng ta và vì toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào trong lịch sử loài người Tin Mừng đau khổ cũng là một mặt khác của Tin Mừng tình thương.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Hễ niềm hy vọng linh hoạt chúng ta càng lớn lao, thì chúng ta càng có khả năng chịu đau khổ vì lòng yêu mến sự thật và sự thiện, vui mừng dâng hiến những cơ cực lớn nhỏ hằng ngày, liên kết chúng với cuộc đại thương khó của Chúa Kitô”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, 84 tuổi, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu. (SD 6-2-2008)
ĐHY Tomko xức tro cho Đức Thánh Cha |
Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Malta có trụ sở gần Đan viện thánh Anselmo.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng về vai trò của kinh nguyện và việc chịu đau khổ trong đời sống Kitô hữu. Ngài nói: ”Kinh nguyện nuôi dưỡng hy vọng, vì không có gì biểu lộ thực tại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta cho bằng việc cầu nguyện trong tin tưởng... Kinh nguyện chính là khí giới đầu tiên và chính yếu để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự dữ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Nếu không có chiều kích kinh nguyện thì cái tôi phàm trần của chúng ta sẽ co cụm vào mình, và lương tâm có nguy cơ biến thành cái gương phản ánh cái tôi của mình thay vì vọng lại của tiếng nói của Thiên Chúa, để rồi cuộc đối thoại nội tâm trở thành một cuộc độc thoại tự biện minh đủ loại cho mình. Vì thế, kinh nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với tha nhân. Ai tự do đón nhận Thiên Chúa và các đòi hỏi của ngài, thì đồng thời cũng cởi mở đối với tha nhân, đối với người anh em đến gõ cửa tâm hồn mình, xin được lắng nghe, quan tâm, tha thứ, và đôi khi xin được sửa chữa trong tình bác ái huynh đệ”.
Sang đến vấn đề chịu đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Phục Sinh là mầu nhiệm mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, đi từ sự cảm thông sâu xa của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô... Đau khổ của Chúa Kitô tràn đầy ánh sáng của tình thương: tình thương của Chúa Cha đã giúp Con của Ngài là Đức Kitô tin tưởng đón nhận ”phép rửa” cuối cùng, là tột đỉnh sứ mạng của Người (cf Lc 12,50). Phép rửa đau khổ và yêu thương đó, Chúa Giêsu đã lãnh nhận vì chúng ta và vì toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào trong lịch sử loài người Tin Mừng đau khổ cũng là một mặt khác của Tin Mừng tình thương.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Hễ niềm hy vọng linh hoạt chúng ta càng lớn lao, thì chúng ta càng có khả năng chịu đau khổ vì lòng yêu mến sự thật và sự thiện, vui mừng dâng hiến những cơ cực lớn nhỏ hằng ngày, liên kết chúng với cuộc đại thương khó của Chúa Kitô”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, 84 tuổi, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu. (SD 6-2-2008)
Mùa Chay là thời gian cầu nguyện, hoán cải, chay tịnh và sống tình bác ái
Linh Tiến Khải
16:49 06/02/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 6-2-2008
Bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro 6-2-2008, toàn thể Giáo Hội đã bước vào Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày để chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa Mùa Chay như thời gian hoán cải và canh tân tâm lòng. Đức Thánh Cha nói với 8000 tín hữu hiện diện trong đại thính đường Phaolô VI như sau:
Anh chị em thân mến. Hôm nay là Thứ Tư Lễ Tro, cũng như mọi năm chúng ta đi lại con đường mùa chay được linh hoạt bởi một tinh thần cầu nguyện, suy tư, sám hối và chay tịnh sâu đậm hơn. Chúng ta bước vào thời điểm ”mạnh mẽ” giúp chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh, là trung tâm của năm phụng vụ và của toàn cuộc sống chúng ta. Thời gian này mời gọi và thách thức chúng ta ghi đậm dấu cuộc sống Kitô của mình. Các dấn thân, mệt nhọc và lo lắng có thể khiến cho chúng ta rơi vào thói quen và có nguy cơ làm cho chúng ta quên đi cái ngoại thường của biến cố cứu độ, vì thế mỗi ngày cần phải bắt đầu trở lại lộ trình con đường tin mừng, bằng cách đi sâu vào nội tâm và để cho tâm hồn nghỉ ngơi. Với lễ nghi cổ xưa bỏ tro trên đầu Giáo Hội dẫn đưa chúng ta vào Mùa Chay như đi vào một cuộc tĩnh tâm lớn kéo dài 40 ngày.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói bầu khí mùa chay giúp chúng ta tái khám phá ra ơn lòng tin đã nhận lãnh qua bí tích Rửa Tội và thúc đẩy chúng ta tiến tới với bí tích Hòa Giải, đặt để sự hoán cải của chúng ta dưới dấu chỉ lòng xót thương của Thiên Chúa.
Trong Giáo Hội thời khai sinh Mùa Chay là thời gian đặc biệt để chuẩn bị các anh chị em tân tòng lãnh bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, được cử hành trong đêm Vọng Phục Sinh. Mùa Chay được coi như thời gian để trở thành Kitô hữu, không phải chỉ kéo dài một lúc, nhưng đòi hỏi một lộ trình hoán cải và canh tân dài. Các tín hữu đã được rửa tội cũng hiệp nhất với họ trong việc chuẩn bị này, bằng cách làm sống dậy kỷ niệm lãnh nhận bí tích Rửa Tội của mình và canh tân sự kết hiệp với Chúa Kitô trong việc cử hành lễ Phục Sinh. Như thế Mùa Chay xưa kia và cả ngày nay nữa đều diễn tả một lộ trình thanh tẩy, trong nghĩa giúp duy trì ý thức sống động là Kitô hữu luôn hiện thực như một việc tái trở thành tín hữu Kitô: nó không bao giờ là một lịch sử đã kết thúc đàng sau lưng, nhưng là một lộ trình luôn đòi hỏi một tập tành mới.
Khi bỏ tro cho tín hữu, vị chủ tế lập lại lời: ”Con hãy nhớ con là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (St 3,19) hay lời Chúa Giêsu nói: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Cả hai công thức đều nhắc nhở cho chúng ta biết sự thật về cuộc sống con người: chúng ta là thụ tạo hữu hạn, là những người tội lỗi luôn cần sám hối và hoán cải. Trong thời đại chúng ta biết lắng nghe và tiếp nhận lời nhắn nhủ này thật quan trọng biết bao! Khi nó tuyên bố sự độc lập hoàn toàn khỏi Thiên Chúa, con người ngày nay trở thành nô lệ của chính mình và thường rơi vào nỗi cô đơn chán nản. Khi đó lời mời gọi hoản cải là một sự thúc đẩy trở về trong vòng tay của Thiên Chúa, là Cha dịu hiền xót thương, và tín thác nơi Người như nghĩa tử, được tái sinh bởi tình yêu của Người.
Với tất cả sư phạm khôn ngoan của mình, Giáo Hội lập lại rằng hoán cải trước hết là một ơn mở rộng tâm lòng cho lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa. Với ơn thánh của Người chính Thiên Chúa đến gặp gỡ ước muốn hoán cải của chúng ta, và tháp tùng các cố gắng của chúng ta cho tới sự gắn bó tràn đầy với ý muốn cứu độ của Người. Như thế hoán cải có nghĩa là để cho Chúa Giêsu chinh phục chúng ta và cùng Người trở về với Thiên Chúa.
Hoán cải bao giồm việc khiêm tốn theo học trường của Chúa Giêsu và ngoan ngoãn bước theo chân Người. Chính Chúa Giêsu chỉ cho thấy các điều kiện theo Người: ”Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ chết còn ai mất mạng sống mình vì danh Thầy và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình. Thật vậy được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì?” (Mc 8,35-36).
Chiếm hữu thành công, khát khao uy tín và kiếm tìm tiện nghi khiến cho con người loại trừ Thiên Chúa, không thể dẫn đưa con người tới hạnh phúc. Cách xa Thiên Chúa là con người hhông có hạnh phúc đích thực. Kinh nghiệm cho thấy con người không hạnh phúc, khi các nhu cầu và chờ mong vật chất được thỏa mãn. Thật ra chỉ có niềm vui phát xuất từ Thiên Chúa mới lấp đầy được trái tim con người. Các lo lắng thường ngày, các khó khăn của cuộc sống không thể giập tắt được niềm vui nảy sinh từ tình bạn với Thiên Chúa.
Lời Chúa Giêsu mời gọi vác thập giá theo Ngài ban đầu xem ra cứng cỏi, trái nghịch với điều chúng ta muốn và đả thương ước muốn hiện thực chính mình của chúng ta. Nhưng nếu nhìn gần, thì không phải như vậy: chứng tá của các thánh chứng minh cho thấy trong Thập Giá của Chúa Kitô, trong tình yêu tự hiến, khi từ chối chiếm hữu chính mình, con người sống trong sự thanh thản sâu xa, là suối nguồn của sự quảng đại tận hiến cho tha nhân.
Vì thế con đường mùa chay hoản cải, mà chúng ta cùng với toàn Giáo Hội bắt đầu hôm nay, trở thành dịp thuận tiện để canh tân sự tín thác con thảo của chúng ta trong bàn tay của Chúa, và cho phép chúng ta thực hành điều Chúa Giêsu tiếp tục lập lại với chúng ta: ”Nếu ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ chính mình, vác lấy thập giá mình mà theo Ta” (Mc 8,34), và như thế bước đi trên con đường tình yêu và niềm hạnh phúc đích thực.
Lập lại các điều Giáo Hội đề nghị tín hữu thi hành trong Mùa Chay Đức Thánh Cha nói:
Trong Mùa Chay Giáo Hội vang vọng lời mời gọi của Tin Mừng, và đề nghị vài dấn thân đặc biệt tháp tùng tín hữu trên con đường canh tân nội tâm: đó là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí. Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay tôi đã nhấn mạnh trên ý nghĩa việc làm phúc bố thí, là phương thế cụ thể trợ giúp các anh chị em nghèo túng, đồng thời là cách tập sống khắc khổ để giải thoát chúng ta khỏi dính bén với của cải trần gian. Xã hội ngày nay bị tiêm nhiễm sâu đậm bởi của cải giầu sang vật chất. Như là các môn đệ của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi không tôn thờ của cải vật chất, nhưng dùng chúng như phương tiện sinh sống và để trợ giúp người túng thiếu. Khi chỉ cho thấy việc làm phúc bố thí, Giáo Hội giáo dục chúng ta noi gương Chúa Giêsu đáp ứng các nhu cầu của tha nhân. Nơi trường của Chúa chúng ta có thể học hỏi biến cuộc đời mình trở thành của lễ toàn vẹn; khi noi gương Người chúng ta sẵn sàng trao ban chính chúng ta...
Toàn Tin Mừng trình bầy giới răn yêu thương. Khi được thực thi với tinh thần lòng tin sâu xa việc làm phúc bố thí trở thành phương thế giúp hiểu rõ hơn ơn gọi Kitô của chúng ta. Thật thế khi tận hiến một cách nhưng không, Kitô hữu chứng minh cho thấy sự giầu sang vật chất không đưa ra luật lệ, nhưng là tình yêu thương (s. 5).
Chúng ta hãy xin Đức Bà là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội đồng hành với chúng ta trên con đường mùa chay, để nó thực sự trở thành con đường hoán cải.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc tất cả một Mùa Chay Thánh Thiện trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro 6-2-2008, toàn thể Giáo Hội đã bước vào Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày để chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa Mùa Chay như thời gian hoán cải và canh tân tâm lòng. Đức Thánh Cha nói với 8000 tín hữu hiện diện trong đại thính đường Phaolô VI như sau:
Anh chị em thân mến. Hôm nay là Thứ Tư Lễ Tro, cũng như mọi năm chúng ta đi lại con đường mùa chay được linh hoạt bởi một tinh thần cầu nguyện, suy tư, sám hối và chay tịnh sâu đậm hơn. Chúng ta bước vào thời điểm ”mạnh mẽ” giúp chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh, là trung tâm của năm phụng vụ và của toàn cuộc sống chúng ta. Thời gian này mời gọi và thách thức chúng ta ghi đậm dấu cuộc sống Kitô của mình. Các dấn thân, mệt nhọc và lo lắng có thể khiến cho chúng ta rơi vào thói quen và có nguy cơ làm cho chúng ta quên đi cái ngoại thường của biến cố cứu độ, vì thế mỗi ngày cần phải bắt đầu trở lại lộ trình con đường tin mừng, bằng cách đi sâu vào nội tâm và để cho tâm hồn nghỉ ngơi. Với lễ nghi cổ xưa bỏ tro trên đầu Giáo Hội dẫn đưa chúng ta vào Mùa Chay như đi vào một cuộc tĩnh tâm lớn kéo dài 40 ngày.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói bầu khí mùa chay giúp chúng ta tái khám phá ra ơn lòng tin đã nhận lãnh qua bí tích Rửa Tội và thúc đẩy chúng ta tiến tới với bí tích Hòa Giải, đặt để sự hoán cải của chúng ta dưới dấu chỉ lòng xót thương của Thiên Chúa.
Trong Giáo Hội thời khai sinh Mùa Chay là thời gian đặc biệt để chuẩn bị các anh chị em tân tòng lãnh bí tích Rửa Tội và Thánh Thể, được cử hành trong đêm Vọng Phục Sinh. Mùa Chay được coi như thời gian để trở thành Kitô hữu, không phải chỉ kéo dài một lúc, nhưng đòi hỏi một lộ trình hoán cải và canh tân dài. Các tín hữu đã được rửa tội cũng hiệp nhất với họ trong việc chuẩn bị này, bằng cách làm sống dậy kỷ niệm lãnh nhận bí tích Rửa Tội của mình và canh tân sự kết hiệp với Chúa Kitô trong việc cử hành lễ Phục Sinh. Như thế Mùa Chay xưa kia và cả ngày nay nữa đều diễn tả một lộ trình thanh tẩy, trong nghĩa giúp duy trì ý thức sống động là Kitô hữu luôn hiện thực như một việc tái trở thành tín hữu Kitô: nó không bao giờ là một lịch sử đã kết thúc đàng sau lưng, nhưng là một lộ trình luôn đòi hỏi một tập tành mới.
Khi bỏ tro cho tín hữu, vị chủ tế lập lại lời: ”Con hãy nhớ con là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (St 3,19) hay lời Chúa Giêsu nói: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Cả hai công thức đều nhắc nhở cho chúng ta biết sự thật về cuộc sống con người: chúng ta là thụ tạo hữu hạn, là những người tội lỗi luôn cần sám hối và hoán cải. Trong thời đại chúng ta biết lắng nghe và tiếp nhận lời nhắn nhủ này thật quan trọng biết bao! Khi nó tuyên bố sự độc lập hoàn toàn khỏi Thiên Chúa, con người ngày nay trở thành nô lệ của chính mình và thường rơi vào nỗi cô đơn chán nản. Khi đó lời mời gọi hoản cải là một sự thúc đẩy trở về trong vòng tay của Thiên Chúa, là Cha dịu hiền xót thương, và tín thác nơi Người như nghĩa tử, được tái sinh bởi tình yêu của Người.
Với tất cả sư phạm khôn ngoan của mình, Giáo Hội lập lại rằng hoán cải trước hết là một ơn mở rộng tâm lòng cho lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa. Với ơn thánh của Người chính Thiên Chúa đến gặp gỡ ước muốn hoán cải của chúng ta, và tháp tùng các cố gắng của chúng ta cho tới sự gắn bó tràn đầy với ý muốn cứu độ của Người. Như thế hoán cải có nghĩa là để cho Chúa Giêsu chinh phục chúng ta và cùng Người trở về với Thiên Chúa.
Hoán cải bao giồm việc khiêm tốn theo học trường của Chúa Giêsu và ngoan ngoãn bước theo chân Người. Chính Chúa Giêsu chỉ cho thấy các điều kiện theo Người: ”Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ chết còn ai mất mạng sống mình vì danh Thầy và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình. Thật vậy được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì?” (Mc 8,35-36).
Chiếm hữu thành công, khát khao uy tín và kiếm tìm tiện nghi khiến cho con người loại trừ Thiên Chúa, không thể dẫn đưa con người tới hạnh phúc. Cách xa Thiên Chúa là con người hhông có hạnh phúc đích thực. Kinh nghiệm cho thấy con người không hạnh phúc, khi các nhu cầu và chờ mong vật chất được thỏa mãn. Thật ra chỉ có niềm vui phát xuất từ Thiên Chúa mới lấp đầy được trái tim con người. Các lo lắng thường ngày, các khó khăn của cuộc sống không thể giập tắt được niềm vui nảy sinh từ tình bạn với Thiên Chúa.
Lời Chúa Giêsu mời gọi vác thập giá theo Ngài ban đầu xem ra cứng cỏi, trái nghịch với điều chúng ta muốn và đả thương ước muốn hiện thực chính mình của chúng ta. Nhưng nếu nhìn gần, thì không phải như vậy: chứng tá của các thánh chứng minh cho thấy trong Thập Giá của Chúa Kitô, trong tình yêu tự hiến, khi từ chối chiếm hữu chính mình, con người sống trong sự thanh thản sâu xa, là suối nguồn của sự quảng đại tận hiến cho tha nhân.
Vì thế con đường mùa chay hoản cải, mà chúng ta cùng với toàn Giáo Hội bắt đầu hôm nay, trở thành dịp thuận tiện để canh tân sự tín thác con thảo của chúng ta trong bàn tay của Chúa, và cho phép chúng ta thực hành điều Chúa Giêsu tiếp tục lập lại với chúng ta: ”Nếu ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ chính mình, vác lấy thập giá mình mà theo Ta” (Mc 8,34), và như thế bước đi trên con đường tình yêu và niềm hạnh phúc đích thực.
Lập lại các điều Giáo Hội đề nghị tín hữu thi hành trong Mùa Chay Đức Thánh Cha nói:
Trong Mùa Chay Giáo Hội vang vọng lời mời gọi của Tin Mừng, và đề nghị vài dấn thân đặc biệt tháp tùng tín hữu trên con đường canh tân nội tâm: đó là cầu nguyện, ăn chay và làm phúc bố thí. Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay tôi đã nhấn mạnh trên ý nghĩa việc làm phúc bố thí, là phương thế cụ thể trợ giúp các anh chị em nghèo túng, đồng thời là cách tập sống khắc khổ để giải thoát chúng ta khỏi dính bén với của cải trần gian. Xã hội ngày nay bị tiêm nhiễm sâu đậm bởi của cải giầu sang vật chất. Như là các môn đệ của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi không tôn thờ của cải vật chất, nhưng dùng chúng như phương tiện sinh sống và để trợ giúp người túng thiếu. Khi chỉ cho thấy việc làm phúc bố thí, Giáo Hội giáo dục chúng ta noi gương Chúa Giêsu đáp ứng các nhu cầu của tha nhân. Nơi trường của Chúa chúng ta có thể học hỏi biến cuộc đời mình trở thành của lễ toàn vẹn; khi noi gương Người chúng ta sẵn sàng trao ban chính chúng ta...
Toàn Tin Mừng trình bầy giới răn yêu thương. Khi được thực thi với tinh thần lòng tin sâu xa việc làm phúc bố thí trở thành phương thế giúp hiểu rõ hơn ơn gọi Kitô của chúng ta. Thật thế khi tận hiến một cách nhưng không, Kitô hữu chứng minh cho thấy sự giầu sang vật chất không đưa ra luật lệ, nhưng là tình yêu thương (s. 5).
Chúng ta hãy xin Đức Bà là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội đồng hành với chúng ta trên con đường mùa chay, để nó thực sự trở thành con đường hoán cải.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc tất cả một Mùa Chay Thánh Thiện trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Giáo Hoàng: Những người thánh hiến là chìa khóa cho Giáo Hội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
17:30 06/02/2008
Với 945,000 tu sĩ đang phục vụ trong thế giới
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói những người nam và nữ thánh hiến mời những Kitô hữu sống trung thành hơn mãi với Tin Mừng.
Đức Giáo Goàng đã khẳng định điều này vào hôm Thứ Bảy2/2, sau một cử hành Thánh Thể trong Đền thờ Thánh Phêrô mừng lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh và ngày thứ 12 Đời Sống Thánh Hiến, chủ sự do Hồng Y Franc Rode, chủ tịch Bộ Tu sĩ và Tu Hội Đời
Đức Thánh Cha ngõ lời với các người nam và người nữ hiện diện, nói với họ rằng “theo Chúa Kitô Kitô không thỏa hiệp, như được trình bày trong Tin Mừng, đã, qua các thế kỷ, làm thành quí tắc cuối cùng và cao cả của đời sống tu sĩ.”
Báo Osservatore Romano tường thuật hôm nay có 945,210 tu sĩ trong thế giới, theo thống kê 2006, những gương mặt thật cuối cùng, (Không kể những hình thức khác của đời sống thánh hiến, không được coi là đời sống thánh hiến đúng nghĩa). Con số hạ thấp 0.76% sánh với năm trước. Có 136, 171 linh mục dòng; 55,107 tu sĩ nam không linh mục; 532 phó tế vĩnh viển tu sĩ và 753,400 nữ tu sĩ.
Sứ vụ đời sống thánh hiến, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với những người qui tụ trong Đền Thờ Thánh Phêrô, là “để nhắc nhớ mọi Kitô hữu được Lời kêu gọi sống bằng Lời và tùng phục uy quyền của Lời.”
Ngài nói thêm: “Như vậy, nhiệm vụ của những tu sĩ nam và tu sĩ nữ ‘là nhắc nhớ các người đã được rửa tội về những giá trị cơ bản của Tin Mừng.” Bằng cách này, chứng từ của họ khích lệ Giáo Hội giữ lòng trung thành luôn-lớn hơn đối với Tin Mừng
“Trên thực tế, chúng ta có thể nói rằng họ công bố Tin Mừng cách hùng hồn, cho dầu thinh lặng.”
Trong bối cảnh này, Đức Giám Mục thành Roma đã nói rằng trong hai thông điệp của ngài, và trong những dịp khác, ngài “không quên chỉ rõ những gương các thánh và các chân phước từ những viện đời sống thánh hiến.”
Đức Thánh Cha, nhắc tới chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, đã khuyến khích các tu sĩ lấp đầy những ngày của họ “bằng sự cầu nguyện, suy gẫm và nghe lời Chúa,” và giúp các tín hữu đánh giá cao việc ‘đọc sách thiêng liêng.”
Ngài nói thêm: “Anh chị em phải biết chuyển dịch những sự chỉ dẫn của lời vào trong chứng từ hăng ngày, để chính mình được đào tạo bởi lời, như hột giống gieo trong đất tốt, sinh hoa quả dồi dào. Như vậy anh chị em phải tỏ mình dễ dạy với Thánh Thần và lớn mạnh trong sự hiệp nhất với Chúa, anh chị em sẽ trau dồi sự hiệp thông huynh đệ giữa anh chị em và sẵn sàng phục vụ các anh chị em của mình cách quảng đại, cách riêng những kẻ thiếu thốn nhất.
“Mong sao nhân loại thấy những việc làm tốt của anh chị em, là hoa quả của lời Chúa sống trong anh chị em, và như vậy họ tôn vinh Cha trên trời.”
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói những người nam và nữ thánh hiến mời những Kitô hữu sống trung thành hơn mãi với Tin Mừng.
Đức Giáo Goàng đã khẳng định điều này vào hôm Thứ Bảy2/2, sau một cử hành Thánh Thể trong Đền thờ Thánh Phêrô mừng lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh và ngày thứ 12 Đời Sống Thánh Hiến, chủ sự do Hồng Y Franc Rode, chủ tịch Bộ Tu sĩ và Tu Hội Đời
Đức Thánh Cha ngõ lời với các người nam và người nữ hiện diện, nói với họ rằng “theo Chúa Kitô Kitô không thỏa hiệp, như được trình bày trong Tin Mừng, đã, qua các thế kỷ, làm thành quí tắc cuối cùng và cao cả của đời sống tu sĩ.”
Báo Osservatore Romano tường thuật hôm nay có 945,210 tu sĩ trong thế giới, theo thống kê 2006, những gương mặt thật cuối cùng, (Không kể những hình thức khác của đời sống thánh hiến, không được coi là đời sống thánh hiến đúng nghĩa). Con số hạ thấp 0.76% sánh với năm trước. Có 136, 171 linh mục dòng; 55,107 tu sĩ nam không linh mục; 532 phó tế vĩnh viển tu sĩ và 753,400 nữ tu sĩ.
Sứ vụ đời sống thánh hiến, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với những người qui tụ trong Đền Thờ Thánh Phêrô, là “để nhắc nhớ mọi Kitô hữu được Lời kêu gọi sống bằng Lời và tùng phục uy quyền của Lời.”
Ngài nói thêm: “Như vậy, nhiệm vụ của những tu sĩ nam và tu sĩ nữ ‘là nhắc nhớ các người đã được rửa tội về những giá trị cơ bản của Tin Mừng.” Bằng cách này, chứng từ của họ khích lệ Giáo Hội giữ lòng trung thành luôn-lớn hơn đối với Tin Mừng
“Trên thực tế, chúng ta có thể nói rằng họ công bố Tin Mừng cách hùng hồn, cho dầu thinh lặng.”
Trong bối cảnh này, Đức Giám Mục thành Roma đã nói rằng trong hai thông điệp của ngài, và trong những dịp khác, ngài “không quên chỉ rõ những gương các thánh và các chân phước từ những viện đời sống thánh hiến.”
Đức Thánh Cha, nhắc tới chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, đã khuyến khích các tu sĩ lấp đầy những ngày của họ “bằng sự cầu nguyện, suy gẫm và nghe lời Chúa,” và giúp các tín hữu đánh giá cao việc ‘đọc sách thiêng liêng.”
Ngài nói thêm: “Anh chị em phải biết chuyển dịch những sự chỉ dẫn của lời vào trong chứng từ hăng ngày, để chính mình được đào tạo bởi lời, như hột giống gieo trong đất tốt, sinh hoa quả dồi dào. Như vậy anh chị em phải tỏ mình dễ dạy với Thánh Thần và lớn mạnh trong sự hiệp nhất với Chúa, anh chị em sẽ trau dồi sự hiệp thông huynh đệ giữa anh chị em và sẵn sàng phục vụ các anh chị em của mình cách quảng đại, cách riêng những kẻ thiếu thốn nhất.
“Mong sao nhân loại thấy những việc làm tốt của anh chị em, là hoa quả của lời Chúa sống trong anh chị em, và như vậy họ tôn vinh Cha trên trời.”
Báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh cũng bị "sửa lưng".
Nguyễn Long Thao
20:10 06/02/2008
ROME 5/02/08: Tờ L'Osservatore Romano số đề ngày 3 tháng Hai 2008 loan tin trong năm 2005 đến 2006 số tu sĩ nam nữ thuộc các hội dòng trên thế giới giảm ở mức 10%.
Theo tờ báo này từ năm 2005 đến 2006, số nam nữ tu sĩ thuộc các hội dòng trên thế giới giảm mất 95,000 người, tức 10% và hiện nay số nam nữ tu sĩ chỉ còn 945,000 người. Tờ báo không cho biết lý do tại sao có sự suy giảm nghiêm trọng này.
Dựa vào nguồn tin trên, các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters, và BBC đều loan tin với tựa đề như là Số Nam Nữ Tu Sĩ Suy Giảm Ở Mức Đáng Kể.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi tờ L’Osservatore Romano loan tin trên, Linh Mục Ciro Benedettini, Phó Giám Đốc Văn Phòng Báo chí Tòa Thánh đã vội vàng lên tiếng đính chính rằng số nam nữ tu sĩ bị giảm sút trong năm 2005-2006 chỉ là 7,230 người, không phải là 95,000 người như đã đăng tải trên tờ L’Osservatore Romano, tức giảm 1% thay vì 10%. Hiện nay số tu sĩ là 945,000 người trong đó 750,000 là nữ tu.
Cũng theo tờ báo của Tòa Thánh, nếu số tu sĩ giảm thì số Linh Mục tại các giáo phận lại gia tăng. Phòng thống kê của Tòa Thánh cho biết số Linh Mục dòng cũng như triều hiện nay là 405,000 vị. So với năm 2006, số linh mục năm 2007 gia tăng 600 vị.
Văn phòng thống kê cho biết số linh mục tại Âu Châu và Bắc Mỹ giảm nhưng tăng nhiều ở Phi Châu và Á Châu.
Theo tờ báo này từ năm 2005 đến 2006, số nam nữ tu sĩ thuộc các hội dòng trên thế giới giảm mất 95,000 người, tức 10% và hiện nay số nam nữ tu sĩ chỉ còn 945,000 người. Tờ báo không cho biết lý do tại sao có sự suy giảm nghiêm trọng này.
Dựa vào nguồn tin trên, các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters, và BBC đều loan tin với tựa đề như là Số Nam Nữ Tu Sĩ Suy Giảm Ở Mức Đáng Kể.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi tờ L’Osservatore Romano loan tin trên, Linh Mục Ciro Benedettini, Phó Giám Đốc Văn Phòng Báo chí Tòa Thánh đã vội vàng lên tiếng đính chính rằng số nam nữ tu sĩ bị giảm sút trong năm 2005-2006 chỉ là 7,230 người, không phải là 95,000 người như đã đăng tải trên tờ L’Osservatore Romano, tức giảm 1% thay vì 10%. Hiện nay số tu sĩ là 945,000 người trong đó 750,000 là nữ tu.
Cũng theo tờ báo của Tòa Thánh, nếu số tu sĩ giảm thì số Linh Mục tại các giáo phận lại gia tăng. Phòng thống kê của Tòa Thánh cho biết số Linh Mục dòng cũng như triều hiện nay là 405,000 vị. So với năm 2006, số linh mục năm 2007 gia tăng 600 vị.
Văn phòng thống kê cho biết số linh mục tại Âu Châu và Bắc Mỹ giảm nhưng tăng nhiều ở Phi Châu và Á Châu.
Top Stories
Ai cattolici si chiede di aiutare i poveri a festeggiare con dignità il Tet e la Quaresima
Asia-News
06:41 06/02/2008
Ad Haiphong un piano della diocesi per portare ai poveri “riso e calore umano”: volontari visiteranno le famiglie bisognose. Visite alle famiglie anche a Thai Binh, con la sollecitazione del vescovo a partecipare a movimenti che si prendono cura di poveri, vittime delle alluvioni, malati di Aids.
Hanoi (AsiaNews) – Il mercoledì delle Ceneri coincide per i cattolici vietnamiti con il periodo dell’inizio del Tet, il nuovo anno lunare. Dai vescovi viene un incoraggiamento ad aiutare i poveri a celebrare la festività, come gesto concreto di carità nel primo giorno di Quaresima.
Sebbene il Prodotto interno lordo del Vietnam sia cresciuto nel 2007 dell’8,5%, la povertà colpisce ancora il 14,7% della popolazione. Nel corso dell’anno, poi, disastri naturali come i tifoni e le alluvioni hanno ucciso migliaia di persone e ne hanno ferite altre migliaia. E ci sono morbi che hanno ucciso moltissimi animali.
Gli esponenti religiosi sono preoccupati perché tanta gente in Vietnam deve soffrire di più in questo periodo del Tet, quando tutto costa molto più del normale: temono che molti non abbiano neppure abbastanza cibo per il loro pasto quotidiano.
Padre John Baptist Vu Van Kien riferisce che a Haiphong la diocesi ha lanciato un piano di aiuti per portare 6mila chili di riso alle famiglie povere della zona. Gruppi parrocchiali della carità aiutano alla distribuzione nelle aree cittadine e in campagna. “La quantità di riso che viene distribuita ad ogni famiglia – dice Vincent Kien – non è un grande quantitativo. Ma distribuendo questo regalo ai poveri, i non privilegiati, i vescovi ed i sacerdoti hanno portato calore nei loro cuori molto maggiore del cibo nei loro stomaci, specialmente negli ultimi giorni dell’anno lunare, quando il clima è freddo e le famiglie sono riunite per celebrare l’arrivo del nuovo anno”.
Il vescovo di Haiphong, Joseph Vu Van Thien, ha detto che andrà a portare doni ai pazienti del lebbrosario di Chi Linh a Hai Duong e i volontari di “Recycle for Humanity”, attivamente presenti in diocesi, andranno da malati di Aids, famiglie povere e bambini che frequentano classi create e gestite dalla diocesi. Per ognuno e per tutte le famiglie, poi, è divenuta quasi una tradizione offrire qualcosa agli altri, come modo di accogliere il nuovo anno, portando il più possibile felicità e calore ai poveri ed ai malati.
Nella diocesi di Thai Binh, il vescovo Francis Nguyen Van Sang ha chiesto ai suoi fedeli di promuovere durante il Tet iniziative sociali e caritatevoli.”Ogni parrocchia – ha detto – partecipi a questo progetto compilando un elenco delle famiglie nel bisogno. Si faccia poi una visita a tali famiglie, allo scopo di offrire l’aiuto materiale e spirituale del quale hanno bisogno. Va anche fortemente incoraggiata la partecipazione in movimenti benefici per il benessere sociale, come la costruzione di case per chi ne ha bisogno, l’aiuto alle vittime delle alluvioni, la visita ai malati di Aids”.
Hanoi (AsiaNews) – Il mercoledì delle Ceneri coincide per i cattolici vietnamiti con il periodo dell’inizio del Tet, il nuovo anno lunare. Dai vescovi viene un incoraggiamento ad aiutare i poveri a celebrare la festività, come gesto concreto di carità nel primo giorno di Quaresima.
Sebbene il Prodotto interno lordo del Vietnam sia cresciuto nel 2007 dell’8,5%, la povertà colpisce ancora il 14,7% della popolazione. Nel corso dell’anno, poi, disastri naturali come i tifoni e le alluvioni hanno ucciso migliaia di persone e ne hanno ferite altre migliaia. E ci sono morbi che hanno ucciso moltissimi animali.
Gli esponenti religiosi sono preoccupati perché tanta gente in Vietnam deve soffrire di più in questo periodo del Tet, quando tutto costa molto più del normale: temono che molti non abbiano neppure abbastanza cibo per il loro pasto quotidiano.
Padre John Baptist Vu Van Kien riferisce che a Haiphong la diocesi ha lanciato un piano di aiuti per portare 6mila chili di riso alle famiglie povere della zona. Gruppi parrocchiali della carità aiutano alla distribuzione nelle aree cittadine e in campagna. “La quantità di riso che viene distribuita ad ogni famiglia – dice Vincent Kien – non è un grande quantitativo. Ma distribuendo questo regalo ai poveri, i non privilegiati, i vescovi ed i sacerdoti hanno portato calore nei loro cuori molto maggiore del cibo nei loro stomaci, specialmente negli ultimi giorni dell’anno lunare, quando il clima è freddo e le famiglie sono riunite per celebrare l’arrivo del nuovo anno”.
Il vescovo di Haiphong, Joseph Vu Van Thien, ha detto che andrà a portare doni ai pazienti del lebbrosario di Chi Linh a Hai Duong e i volontari di “Recycle for Humanity”, attivamente presenti in diocesi, andranno da malati di Aids, famiglie povere e bambini che frequentano classi create e gestite dalla diocesi. Per ognuno e per tutte le famiglie, poi, è divenuta quasi una tradizione offrire qualcosa agli altri, come modo di accogliere il nuovo anno, portando il più possibile felicità e calore ai poveri ed ai malati.
Nella diocesi di Thai Binh, il vescovo Francis Nguyen Van Sang ha chiesto ai suoi fedeli di promuovere durante il Tet iniziative sociali e caritatevoli.”Ogni parrocchia – ha detto – partecipi a questo progetto compilando un elenco delle famiglie nel bisogno. Si faccia poi una visita a tali famiglie, allo scopo di offrire l’aiuto materiale e spirituale del quale hanno bisogno. Va anche fortemente incoraggiata la partecipazione in movimenti benefici per il benessere sociale, come la costruzione di case per chi ne ha bisogno, l’aiuto alle vittime delle alluvioni, la visita ai malati di Aids”.
Vietnam: Catholics are asked to help poor celebrate Tet and Lent with dignity
Asia-News
06:42 06/02/2008
In Haiphong the diocese plans to bring the poor “rice and human warmth”: volunteers will visit families in need. Families in Thai Binh will also be visited, where the bishop has urged the faithful to help movements who care for the poor, flood victims and AIDS sufferers.
Hanoi (AsiaNews) – For Vietnams Catholics, Ash Wednesday coincides with the beginning of Tet, the new Lunar Year. The bishops are encouraging the faithful to help the poor celebrate the festivities as a gesture of concrete charity on the first day of Lent.
Even though the country's Gross Domestic Product grew 8.5 % in 2007, poverty still affects over 14.7% of the population. Natural disasters including typhoons and flooding killed thousands people and injured thousands others during the course of the year. Added to this, the country is also facing foot and mouth disease, which has killed thousands of animals.
Religious leaders are concerned that many Vietnamese will suffer greatly during this period of Tet, when the cost of basic goods increases: they fear that many do not even have enough food for their daily meal.
In Hai Phong, Fr. John Baptist Vu Van Kien reported that the diocese had launched a charity plan to give 6,000 kg of rice to poor families in the province. Charity groups in parishes helped distribute in the metropolitan and rural areas. “The amount of rice to be distributed to each family was not a whole lot”, said Vincent Kien from Hai Phong, “but by sharing this gift with the poor, the underprivileged, the bishop and his priests had brought warmth to their hearts as much as food to their stomachs, especially during the last days of the lunar new year when the weather is cold and families are gathering to celebrate the coming of a new year.”
Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong, was said to be sending gifts to leprosy patients at Chi Linh Leprosarium in Hai Duong province during the upcoming Tet festival. Also, “Recycle for Humanity”, a volunteer group, working actively in the diocese, will bring gifts to HIV patients, poor families and children who are attending classes funded and operated by the diocese. For each individual and for every family it has become a tradition to offer something to others as a way of welcoming in the new year, brining as much warmth and happiness as possible to the poor and sick.
In Thai Binh diocese, Bishop Francis Nguyen Van Sang has urged his faithful to promote social and charitable works in the Tet festival. “Every parish”, he said “should participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance. Also being highly encouraged is the participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV”.
Hanoi (AsiaNews) – For Vietnams Catholics, Ash Wednesday coincides with the beginning of Tet, the new Lunar Year. The bishops are encouraging the faithful to help the poor celebrate the festivities as a gesture of concrete charity on the first day of Lent.
Even though the country's Gross Domestic Product grew 8.5 % in 2007, poverty still affects over 14.7% of the population. Natural disasters including typhoons and flooding killed thousands people and injured thousands others during the course of the year. Added to this, the country is also facing foot and mouth disease, which has killed thousands of animals.
Religious leaders are concerned that many Vietnamese will suffer greatly during this period of Tet, when the cost of basic goods increases: they fear that many do not even have enough food for their daily meal.
In Hai Phong, Fr. John Baptist Vu Van Kien reported that the diocese had launched a charity plan to give 6,000 kg of rice to poor families in the province. Charity groups in parishes helped distribute in the metropolitan and rural areas. “The amount of rice to be distributed to each family was not a whole lot”, said Vincent Kien from Hai Phong, “but by sharing this gift with the poor, the underprivileged, the bishop and his priests had brought warmth to their hearts as much as food to their stomachs, especially during the last days of the lunar new year when the weather is cold and families are gathering to celebrate the coming of a new year.”
Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong, was said to be sending gifts to leprosy patients at Chi Linh Leprosarium in Hai Duong province during the upcoming Tet festival. Also, “Recycle for Humanity”, a volunteer group, working actively in the diocese, will bring gifts to HIV patients, poor families and children who are attending classes funded and operated by the diocese. For each individual and for every family it has become a tradition to offer something to others as a way of welcoming in the new year, brining as much warmth and happiness as possible to the poor and sick.
In Thai Binh diocese, Bishop Francis Nguyen Van Sang has urged his faithful to promote social and charitable works in the Tet festival. “Every parish”, he said “should participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance. Also being highly encouraged is the participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV”.
天主教徒帮助穷人善度有尊严的四旬期、欢度春节
Asia-News
16:44 06/02/2008
海防教区制定牧灵计划,将“大米和火热的人情”带给穷人;志愿人员探访有需要的家庭。在主教的敦促下,太平教区也组织探访家庭、关怀穷人、病人、艾滋病患者以及洪灾灾民
河内(亚洲新闻)—二月六日星期三圣灰礼仪之际,欣逢越南天主教徒庆祝传统春节的时刻。越南各教区的主教们积极鼓励教友们在欢度佳节之际,热情地帮助穷人。由此,体现基督信徒善度四旬期第一天的具体爱德行动。
尽管越南二OO七年的国内生产总值达到了8.5%的水平,但仍有14.7%的人口生活在贫困中。过去一年中,由于飓风和洪灾等自然灾害的侵袭,数以千计的平民遇难、数千人受伤。此外,许多家畜感染病毒死亡。
教会人士深为这一状况感到担忧。因为,新春佳节之际,却有越来越多的越南人倍受物价高涨的困扰。有的人,甚至要为一日三餐一筹莫展。
海防教区吴神父介绍说,教区推出了为当地贫困家庭送六千公斤大米的行动。堂区爱德小组成员们,积极将大米送到乡下农民的手中。一名教友表示,“分到每个家庭的大米数量不多,但我们是分给穷人的,不是那些条件优越者的,主教和神职人员是将火热的心带给大家的。特别是春节之际,天气寒冷,人们阖家终于欢聚庆祝佳节”。
海防教区主教表示,他本人将亲自到当地的麻风病院去探访那里的病人们。此外,教区志愿人员将看望艾滋病人、穷人和孩子。而且,对于每个家庭和每个人来说,为他人提供帮助几乎成了一个传统,也是庆祝佳节的传统——将幸福和关怀带给穷人和病人。
太平教区主教要求教友们在春节期间开展社会和慈善活动。“每所堂区都要制定和参与此类计划,将有需要的家庭列表造册。然后,定期走访,为他们提供物质和精神上的帮助。同时,还应积极鼓励促进社会福祉,例如为有需要的人建造房屋、帮助洪灾灾民、探访艾滋病人”。
河内(亚洲新闻)—二月六日星期三圣灰礼仪之际,欣逢越南天主教徒庆祝传统春节的时刻。越南各教区的主教们积极鼓励教友们在欢度佳节之际,热情地帮助穷人。由此,体现基督信徒善度四旬期第一天的具体爱德行动。
尽管越南二OO七年的国内生产总值达到了8.5%的水平,但仍有14.7%的人口生活在贫困中。过去一年中,由于飓风和洪灾等自然灾害的侵袭,数以千计的平民遇难、数千人受伤。此外,许多家畜感染病毒死亡。
教会人士深为这一状况感到担忧。因为,新春佳节之际,却有越来越多的越南人倍受物价高涨的困扰。有的人,甚至要为一日三餐一筹莫展。
海防教区吴神父介绍说,教区推出了为当地贫困家庭送六千公斤大米的行动。堂区爱德小组成员们,积极将大米送到乡下农民的手中。一名教友表示,“分到每个家庭的大米数量不多,但我们是分给穷人的,不是那些条件优越者的,主教和神职人员是将火热的心带给大家的。特别是春节之际,天气寒冷,人们阖家终于欢聚庆祝佳节”。
海防教区主教表示,他本人将亲自到当地的麻风病院去探访那里的病人们。此外,教区志愿人员将看望艾滋病人、穷人和孩子。而且,对于每个家庭和每个人来说,为他人提供帮助几乎成了一个传统,也是庆祝佳节的传统——将幸福和关怀带给穷人和病人。
太平教区主教要求教友们在春节期间开展社会和慈善活动。“每所堂区都要制定和参与此类计划,将有需要的家庭列表造册。然后,定期走访,为他们提供物质和精神上的帮助。同时,还应积极鼓励促进社会福祉,例如为有需要的人建造房屋、帮助洪灾灾民、探访艾滋病人”。
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh và sinh hoạt đón mừng Xuân tại Giáo xứ St. Margaret Mary's Brunswick - Úc Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
08:24 06/02/2008
Hình ảnh Giáo xứ St. Margaret Mary’s Brunswick Úc Châu mừng Xuân Mậu Tý
Tuần qua giáo xứ và đặc biệt cộng đòan Việt Nam trong giáo xứ thật vui nhộn vì ngày 31/1 giáo xứ mừng lễ Thánh Gioan Bosco, quan thầy của nhà dòng và của ca đoàn trong giáo xứ. Đức Giám Mục Tim Costelloe SDB và rất đông các linh mục Úc Việt trong tiểu bang đồng tế. Chúa Nhật cộng đoàn Việt Nam mừng lễ bổn mạng và sinh nhật 1 tuổi của ca đoàn Don Bosco thuộc giáo xứ.
Tối nay 6/2/2008, Đức Cha Tim Costelloe lại về với cộng đoàn để cử hành lễ Tro và mừng lễ giaó thừa đón Xuân Mậu Tý với giáo xứ và hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam. Nhà thờ chật ních người tới tham dự...
Sau Thánh lễ cộng đoàn có sổ số bánh chưng mừng Xuân.
Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt của giáo xứ trong mấy ngày qua:
Tuần qua giáo xứ và đặc biệt cộng đòan Việt Nam trong giáo xứ thật vui nhộn vì ngày 31/1 giáo xứ mừng lễ Thánh Gioan Bosco, quan thầy của nhà dòng và của ca đoàn trong giáo xứ. Đức Giám Mục Tim Costelloe SDB và rất đông các linh mục Úc Việt trong tiểu bang đồng tế. Chúa Nhật cộng đoàn Việt Nam mừng lễ bổn mạng và sinh nhật 1 tuổi của ca đoàn Don Bosco thuộc giáo xứ.
Tối nay 6/2/2008, Đức Cha Tim Costelloe lại về với cộng đoàn để cử hành lễ Tro và mừng lễ giaó thừa đón Xuân Mậu Tý với giáo xứ và hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam. Nhà thờ chật ních người tới tham dự...
Sau Thánh lễ cộng đoàn có sổ số bánh chưng mừng Xuân.
Sau đây là một số hình ảnh sinh hoạt của giáo xứ trong mấy ngày qua:
Ca đoàn Don Bosco đang hát lễ |
Lễ Don Bosco: các em dâng của lễ |
Lễ Don Bosco: các em vũ phụng vụ |
Lễ Don Bosco: các em vũ phụng vụ |
Lễ Don Bosco: cha xứ cùng ca đoàn cắt bánh sinh nhật 1 tuổi của ca đoàn Don Bosco |
Lễ Don Bosco: ca đoàn Don Bosco chụp chung với nhóm vũ phụng vụ |
Gói bánh chưng sửa soạn mừng Xuân |
Đức Cha Tim Costelloe SDB dâng lễ Tro và lễ giao thừa |
Đức Cha Tim Costelloe SDB xức tro cho tín hữu |
Đức Cha Tim Costelloe SDB được linh mục chính xứ xức tro |
Mừng vui chúc xuân |
Đức cha Tim cùng Hội Đồng Giáo Xứ |
Có những người nghèo không biết Tết
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
09:28 06/02/2008
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
HÀ TĨNH -- Đất nước Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng một năm mới âm lịch bằng Tết cổ truyền. Với truyền thống tự ngàn đời, cái Tết với người Việt Nam dù ở đâu cũng có những điều thiêng liêng sâu sắc, cũng nhiều ý nghĩa lớn lao cho tất cả mọi người với một năm mới mang lời nguyện cầu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới, cuộc sống được an bình, ấm no. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đình, tổ tiên, anh em, bè bạn gặp nhau qua những chén rượu mừng sau một năm dài vất vả lao động.
Vì vậy, cái Tết đối với mỗi con người, mỗi gia đình đều được chuẩn bị rất công phu và háo hức. Khắp cõi Việt Nam những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị những điều cần thiết về vật chất và tinh thần cho những ngày Tết đến, xuân về được ấm no, hoàn hảo. Những ngày này, giá cả tăng lên vùn vụt, lương thực, thực phẩm và mọi thứ tăng cao theo quy luật cung – cầu.
Nơi nơi, mọi người tất bật, các quan chức đua nhau chúc tết quan lớn, nhân viên chúc tết quan trên… với đầy đủ các thứ của ngon, vật lạ, rượu ngoại và đola. Nhà nước cũng tất bật cho việc chuẩn bị các cuộc vui, các buổi chúc tụng, pháo hoa…
Nhưng, “có những người nghèo không biết Tết”. Câu thơ của Nguyễn Bính năm nào, tưởng như chỉ có trong thời quá khứ, trong những năm tháng chìm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến thối nát và bóc lột. Nhưng không, vẫn hiển hiện nhiều nơi trên đất nước này, khi cả đất nước đã hội nhập với thế giới, khi cả đất nước đang phát triển với mức độ tăng trưởng được thán phục và ca ngợi.
Chiều 29 tết, chúng tôi đến một vùng quê, cách Thành phố Hà Tĩnh chỉ 30 Km. Xứ Thọ Vực – Giáo phận Vinh, thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
Xứ Thọ Vực, chỉ cách tỉnh lộ có 2 km. Con đường dẫn vào đây, lép nhép đất đỏ dưới trời mưa phùn, cây cầu treo mảnh mai đưa chúng tôi đến một vùng quê mà ngày 29 tết vẫn thấy lạnh lẽo một không khí ảm đạm, dù mưa xuân đã lất phất bay.
Đón chúng tôi tại nhà xứ, Linh mục quản xứ Phao lô Nguyễn Văn Cừ đã 65 tuổi. Ngài là người chúng tôi có khá nhiều kỷ niệm, những thăng trầm thay đổi trong cuộc đời Ngài quả là nhiều điều đáng nói. Nhưng thôi, chúng ta sẽ trở lại câu chuyện về cuộc đời Ngài trong một dịp khác.
Dáng vẻ của Ngài khi gặp lại làm chúng tôi ngạc nhiên, mới vài năm Ngài đã thay đổi quá nhiều về sức khỏe. Từ một linh mục nhanh nhẹn, hoạt bát hay nói hay cười với cách khôi hài vốn có, nay khuôn mặt như phù thũng, dáng đi nặng nề khi tiếp khách đã làm cho chúng tôi có nhiều câu hỏi mà khi được giải đáp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.
Xã Hà Linh, thuộc Huyện Hương Khê có 2 xứ đạo là Xứ Thọ Vực và xứ Vạn Căn. Linh mục Phao lô Nguyễn Văn Cừ được điều về đây quản nhiệm đến nay được 1 năm 2 tháng. Riêng xứ Thọ vực, với 900 nhân danh, giáo dân chủ yếu làm nghề làm ruộng.
Cuộc sống người dân ở đây đang nghèo khổ dưới mức tưởng tượng của một giáo dân chúng tôi, dù chúng tôi cũng chỉ là những giáo dân ở trong nước, ở một vùng nông thôn không được coi là khấm khá gì. Nhưng những gì đang xảy ra ở nơi đây, quả là khó ai có thể tưởng tượng được nếu không đến đó.
Nhân dân ở đây, chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng vùng đất nông nghiệp này, càng làm càng lỗ vốn. Cả xã không một trạm bơm tưới tiêu, làm ruộng theo kiểu nhờ trời. Nếu bị hạn hán, bão lụt, thì cả làng nhịn đói. Điện thì khi có khi không, khi chúng tôi đến, khoảng 4-5 giờ chiều, trời âm u mưa, nhưng đèn điện như những con đom đóm le lói. Đã vậy, hệ thống điện qua tay chủ thầu, nên giá điện khi ở thành phố giá điện là 700 đồng/kw, thì ở đây người dân phải trả đến 1800 đồng/kw. Đường đi là đường núi, trơn tuột và ngoằn nghèo, nhỏ nhoi chạy qua các bờ ruộng, việc đi lại là một sự khó khăn. Việc học hành của con em ở đây, đương nhiên là bị ảnh hưởng to lớn. Hàng loạt trẻ em không được đến trường và phải đi bán sức lao động làm kể hầu người hạ ở các thành phố, đến nay con số đã đến khoảng 200 người.
Từ khi được chuyển về đây, với một linh mục đã 65 tuổi, đã qua những thời gian tù đày trong nhà tù cộng sản, (Linh mục Cừ sau khi đi tù về đã chờ đợi việc mở lại trường và mới được thu phong năm 1999 – khi đã 56 tuổi) nay bệnh tật đầy mình, đó quả là một gánh nặng. Nhất là việc mục vụ ở những họ cách nhà xứ chính đến 5 km đường đi bộ như họ Trại Trăn, đã thực sự là một điều khó khăn với sức khỏe của Ngài. Nhưng ở đó, đã 40 năm nay không có linh mục quản lý, đời sống giáo dân như bị lãng quên, có những đôi vợ chồng lấy nhau đã 30 năm, con cái đã lớn tuổi trưởng thành xây dựng gia đình mà cha mẹ vẫn chưa làm phép hôn phối. Vì vậy Ngài vẫn phải cố gắng đến với họ.
Nhưng ngôi nhà thờ họ đã bị trận lụt vừa qua cuốn trôi đi mất “may mà không vỡ viên ngói nào – Ngài hài hước nói – Vì nhà thờ bằng tranh tre”. Nay giáo dân không thể có nơi mà làm lễ cho họ, để họ lội đường rừng 4-5 km hàng ngày thì không đành.
Gánh nặng mục vụ, gánh nặng tuổi tác và sức khỏe đã vượt quá sức Ngài. Nhưng gánh nặng nhất của Ngài, lại chính là đời sống nhân dân quá cực khổ của người dân luôn là nỗi day dứt và canh cánh bên lòng mà Ngài bất lực.
Không chỉ đời sống giáo dân, mà ngay cả linh mục cũng trong cơn túng bấn. Những buổi lễ, bổng lễ là một gói mỳ tôm, vài ba ngàn đồng, những cuộc lễ, tiền “xin cơi” được khoảng 4500 đồng (0.4$) bằng nửa que kem loại thường cho tất cả các khoản, tiền cha xứ, tiền đèn nến… Cả nhà xứ chỉ có mình cha xứ, không nuôi chú nào theo ở, không bõ già nào trông coi, cơm nước. Tiếp chúng tôi, Ngài đang chuẩn bị dùng bữa chiều là một miếng bánh chưng buổi sáng đã dùng một nửa, còn một nửa dành cho buổi chiều.
Cả nhà xứ khi Ngài về đây, không điện thoại, không nhà vệ sinh, không có những thứ tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống mục vụ. Bằng những cố gắng của mình, Ngài đã dựng được một ngôi nhà để làm nơi học cho giáo dân. Lắp được chiếc điện thoại đã là một cố gắng vượt mức.
Trên diễn đàn Quốc Hội, khi bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói rằng: Có nhiều vùng, người dân chỉ đến ngày Lễ, ngày tết mới có được bữa cơm no, tôi chỉ nghe mà không thấy tin. Nhưng đến đây, thì điều đó là chuyện phổ biến.
Linh mục Cừ kể: Khi làm ngôi nhà học này, một số giáo dân tham gia, nửa buổi sáng, sợ họ đói Ngài đưa cho mỗi người một gói mỳ tôm để ăn lót dạ, nhưng không thấy ai ăn. Đến khi trở lại, hỏi họ thì mới biết, họ để dành đề đưa về nhà, kiếm thêm nắm rau dại và nấu lên cho cả nhà cùng có cái ăn bữa trưa. Thật quá sức tưởng tượng, khi Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Ngồi nghe kể chuyện về những khó khăn nơi này, chúng tôi hiểu và hết ngạc nhiên khi sức khỏe Ngài chỉ vài năm đã xuống dốc nhanh chóng đến thế.
Cơn bão vừa qua dấu tích còn để lại trên các bức tường nhà xứ bằng những vệt đen ngang mép trên cửa đi, mà nhà xứ đã được xây dựng trên khu đất khá cao ráo, chúng tôi thấy được những gì khốc liệt của một cơn giận giữ của thiên nhiên đã trút xuống nơi đây
Toàn bộ khu vực là một vùng trắng nước mênh mông. Khi Linh mục Cừ, Linh mục Tuấn chống xuồng đi cứu dân, là đi qua những nóc nhà, những bụi cây mà bây giờ Ngài chỉ, chúng tôi mới giật mình vì không thể tượng tưởng nổi là đã có lúc, nước đến mức đó.
Hậu quả cơn bão, đã được báo chí nói đến nhiều, các bản tin trong nước và trên thế giới đã nhắc đến cơn đại hồng thủy này. Hậu quả của nó đến nay vẫn hiển hiện và đang hoành hành dữ dội cuộc sống người dân nơi đây.
Khi được hỏi về đời sống người dân sau lũ thế nào? Ngài trả lời, hai tháng nay, nhân dân sống bằng nhiều cách, bằng những thứ rau cỏ có thể ăn được và một ít gạo, mỳ tôm cứu trợ. Hôm qua, nhà xứ đã đi nhận gạo cứu trợ, có hai nhân khẩu, được 5 kg gạo nên Tết đã có gạo ăn.
Sau lụt, Ban Tình thương Giáo phận đã có nhiều cố gắng vận động giúp đỡ, nhưng cũng chỉ có hạn mà thôi, trong khi, sự đói rách của người dân nơi đây, khu vực này quả là cùng cực và lớn lao. Những quần áo cũ, những thùng mỳ tôm đến với giáo dân và lương dân nơi đây, là những món quà hết sức quý báu trong những ngày này.
Những gì chúng tôi thấy tận mắt nơi đây, bỗng làm cho chúng tôi liên tưởng đến những cuộc liên hoan, chè chén tiền triệu ở các quán xá khi các cán bộ tiếp khách. Những buổi chè chén dồn nhau nốc rượu tây cho đến ói mửa, đến say không còn biết đường về. Những cuộc họp hành liên miên tổn hao biết bao tiền của, công sức và thời gian của hàng hà sa số các cơ quan, đoàn thể mọi ngành, mọi cấp. Những cuộc đại lễ hoành tránh mà tiền chi vào đó không thể tính bằng con số tỷ đồng. Những quảng trường rộng lớn hàng chục hecta đất đai, điện sáng rực suốt ngày đêm và bảo vệ ăn lương túc trực đầy đủ nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng vào những cuộc lễ tốn kém.
Tất cả những điều đã nói trên, quả là một Thiên đường và một Địa ngục trên trần gian.
Viết những dòng này, khi mà ngày cuối cùng của một năm âm lịch chỉ còn không đầy 24 tiếng. Giờ khắc giao thừa đón mùa xuân đang đến gần.
Sang một năm mới, với lời cầu chúc nhiều sức khỏe, an khang, thành đạt, cuộc sống tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa với mọi người. Tôi cũng cầu mong nơi đây, lòng nhân ái cao cả của tất cả những ai có thể, được mở rộng đến với những người dân nơi đây, ngõ hầu giúp họ trong cơn khốn khó hiện nay như lời Chúa đã dạy “khi ta đói, các ngươi đã cho ăn” và “Các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Xin hãy đến với họ bằng những hành động thiết thực nhất của người tín hữu Ki tô dành cho những tha nhân đau khổ.
Ghi chú:
Quý vị có thể kiểm chứng thông tin, hoặc liên hệ giúp đỡ qua địa chỉ:
Linh mục: Phaolo Nguyễn Văn Cừ
Xứ Thọ Vực – xã Hà Linh – Huyện Hương Khê – Hà Tĩnh
Tel: 84- 39. 874894
Hoặc Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh
Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh
Hạt Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.
Tel: 84- 39.858708
(Hà Tĩnh, Ngày cuối năm âm lịch Đinh Hợi.)
HÀ TĨNH -- Đất nước Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng một năm mới âm lịch bằng Tết cổ truyền. Với truyền thống tự ngàn đời, cái Tết với người Việt Nam dù ở đâu cũng có những điều thiêng liêng sâu sắc, cũng nhiều ý nghĩa lớn lao cho tất cả mọi người với một năm mới mang lời nguyện cầu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới, cuộc sống được an bình, ấm no. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đình, tổ tiên, anh em, bè bạn gặp nhau qua những chén rượu mừng sau một năm dài vất vả lao động.
Vì vậy, cái Tết đối với mỗi con người, mỗi gia đình đều được chuẩn bị rất công phu và háo hức. Khắp cõi Việt Nam những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị những điều cần thiết về vật chất và tinh thần cho những ngày Tết đến, xuân về được ấm no, hoàn hảo. Những ngày này, giá cả tăng lên vùn vụt, lương thực, thực phẩm và mọi thứ tăng cao theo quy luật cung – cầu.
Nơi nơi, mọi người tất bật, các quan chức đua nhau chúc tết quan lớn, nhân viên chúc tết quan trên… với đầy đủ các thứ của ngon, vật lạ, rượu ngoại và đola. Nhà nước cũng tất bật cho việc chuẩn bị các cuộc vui, các buổi chúc tụng, pháo hoa…
Nhưng, “có những người nghèo không biết Tết”. Câu thơ của Nguyễn Bính năm nào, tưởng như chỉ có trong thời quá khứ, trong những năm tháng chìm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến thối nát và bóc lột. Nhưng không, vẫn hiển hiện nhiều nơi trên đất nước này, khi cả đất nước đã hội nhập với thế giới, khi cả đất nước đang phát triển với mức độ tăng trưởng được thán phục và ca ngợi.
Chiều 29 tết, chúng tôi đến một vùng quê, cách Thành phố Hà Tĩnh chỉ 30 Km. Xứ Thọ Vực – Giáo phận Vinh, thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
Xứ Thọ Vực, chỉ cách tỉnh lộ có 2 km. Con đường dẫn vào đây, lép nhép đất đỏ dưới trời mưa phùn, cây cầu treo mảnh mai đưa chúng tôi đến một vùng quê mà ngày 29 tết vẫn thấy lạnh lẽo một không khí ảm đạm, dù mưa xuân đã lất phất bay.
Đón chúng tôi tại nhà xứ, Linh mục quản xứ Phao lô Nguyễn Văn Cừ đã 65 tuổi. Ngài là người chúng tôi có khá nhiều kỷ niệm, những thăng trầm thay đổi trong cuộc đời Ngài quả là nhiều điều đáng nói. Nhưng thôi, chúng ta sẽ trở lại câu chuyện về cuộc đời Ngài trong một dịp khác.
Dáng vẻ của Ngài khi gặp lại làm chúng tôi ngạc nhiên, mới vài năm Ngài đã thay đổi quá nhiều về sức khỏe. Từ một linh mục nhanh nhẹn, hoạt bát hay nói hay cười với cách khôi hài vốn có, nay khuôn mặt như phù thũng, dáng đi nặng nề khi tiếp khách đã làm cho chúng tôi có nhiều câu hỏi mà khi được giải đáp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.
Xã Hà Linh, thuộc Huyện Hương Khê có 2 xứ đạo là Xứ Thọ Vực và xứ Vạn Căn. Linh mục Phao lô Nguyễn Văn Cừ được điều về đây quản nhiệm đến nay được 1 năm 2 tháng. Riêng xứ Thọ vực, với 900 nhân danh, giáo dân chủ yếu làm nghề làm ruộng.
Cuộc sống người dân ở đây đang nghèo khổ dưới mức tưởng tượng của một giáo dân chúng tôi, dù chúng tôi cũng chỉ là những giáo dân ở trong nước, ở một vùng nông thôn không được coi là khấm khá gì. Nhưng những gì đang xảy ra ở nơi đây, quả là khó ai có thể tưởng tượng được nếu không đến đó.
Nhân dân ở đây, chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng vùng đất nông nghiệp này, càng làm càng lỗ vốn. Cả xã không một trạm bơm tưới tiêu, làm ruộng theo kiểu nhờ trời. Nếu bị hạn hán, bão lụt, thì cả làng nhịn đói. Điện thì khi có khi không, khi chúng tôi đến, khoảng 4-5 giờ chiều, trời âm u mưa, nhưng đèn điện như những con đom đóm le lói. Đã vậy, hệ thống điện qua tay chủ thầu, nên giá điện khi ở thành phố giá điện là 700 đồng/kw, thì ở đây người dân phải trả đến 1800 đồng/kw. Đường đi là đường núi, trơn tuột và ngoằn nghèo, nhỏ nhoi chạy qua các bờ ruộng, việc đi lại là một sự khó khăn. Việc học hành của con em ở đây, đương nhiên là bị ảnh hưởng to lớn. Hàng loạt trẻ em không được đến trường và phải đi bán sức lao động làm kể hầu người hạ ở các thành phố, đến nay con số đã đến khoảng 200 người.
Từ khi được chuyển về đây, với một linh mục đã 65 tuổi, đã qua những thời gian tù đày trong nhà tù cộng sản, (Linh mục Cừ sau khi đi tù về đã chờ đợi việc mở lại trường và mới được thu phong năm 1999 – khi đã 56 tuổi) nay bệnh tật đầy mình, đó quả là một gánh nặng. Nhất là việc mục vụ ở những họ cách nhà xứ chính đến 5 km đường đi bộ như họ Trại Trăn, đã thực sự là một điều khó khăn với sức khỏe của Ngài. Nhưng ở đó, đã 40 năm nay không có linh mục quản lý, đời sống giáo dân như bị lãng quên, có những đôi vợ chồng lấy nhau đã 30 năm, con cái đã lớn tuổi trưởng thành xây dựng gia đình mà cha mẹ vẫn chưa làm phép hôn phối. Vì vậy Ngài vẫn phải cố gắng đến với họ.
Nhưng ngôi nhà thờ họ đã bị trận lụt vừa qua cuốn trôi đi mất “may mà không vỡ viên ngói nào – Ngài hài hước nói – Vì nhà thờ bằng tranh tre”. Nay giáo dân không thể có nơi mà làm lễ cho họ, để họ lội đường rừng 4-5 km hàng ngày thì không đành.
Gánh nặng mục vụ, gánh nặng tuổi tác và sức khỏe đã vượt quá sức Ngài. Nhưng gánh nặng nhất của Ngài, lại chính là đời sống nhân dân quá cực khổ của người dân luôn là nỗi day dứt và canh cánh bên lòng mà Ngài bất lực.
Không chỉ đời sống giáo dân, mà ngay cả linh mục cũng trong cơn túng bấn. Những buổi lễ, bổng lễ là một gói mỳ tôm, vài ba ngàn đồng, những cuộc lễ, tiền “xin cơi” được khoảng 4500 đồng (0.4$) bằng nửa que kem loại thường cho tất cả các khoản, tiền cha xứ, tiền đèn nến… Cả nhà xứ chỉ có mình cha xứ, không nuôi chú nào theo ở, không bõ già nào trông coi, cơm nước. Tiếp chúng tôi, Ngài đang chuẩn bị dùng bữa chiều là một miếng bánh chưng buổi sáng đã dùng một nửa, còn một nửa dành cho buổi chiều.
Cả nhà xứ khi Ngài về đây, không điện thoại, không nhà vệ sinh, không có những thứ tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống mục vụ. Bằng những cố gắng của mình, Ngài đã dựng được một ngôi nhà để làm nơi học cho giáo dân. Lắp được chiếc điện thoại đã là một cố gắng vượt mức.
Trên diễn đàn Quốc Hội, khi bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói rằng: Có nhiều vùng, người dân chỉ đến ngày Lễ, ngày tết mới có được bữa cơm no, tôi chỉ nghe mà không thấy tin. Nhưng đến đây, thì điều đó là chuyện phổ biến.
Linh mục Cừ kể: Khi làm ngôi nhà học này, một số giáo dân tham gia, nửa buổi sáng, sợ họ đói Ngài đưa cho mỗi người một gói mỳ tôm để ăn lót dạ, nhưng không thấy ai ăn. Đến khi trở lại, hỏi họ thì mới biết, họ để dành đề đưa về nhà, kiếm thêm nắm rau dại và nấu lên cho cả nhà cùng có cái ăn bữa trưa. Thật quá sức tưởng tượng, khi Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Ngồi nghe kể chuyện về những khó khăn nơi này, chúng tôi hiểu và hết ngạc nhiên khi sức khỏe Ngài chỉ vài năm đã xuống dốc nhanh chóng đến thế.
Cơn bão vừa qua dấu tích còn để lại trên các bức tường nhà xứ bằng những vệt đen ngang mép trên cửa đi, mà nhà xứ đã được xây dựng trên khu đất khá cao ráo, chúng tôi thấy được những gì khốc liệt của một cơn giận giữ của thiên nhiên đã trút xuống nơi đây
Toàn bộ khu vực là một vùng trắng nước mênh mông. Khi Linh mục Cừ, Linh mục Tuấn chống xuồng đi cứu dân, là đi qua những nóc nhà, những bụi cây mà bây giờ Ngài chỉ, chúng tôi mới giật mình vì không thể tượng tưởng nổi là đã có lúc, nước đến mức đó.
Hậu quả cơn bão, đã được báo chí nói đến nhiều, các bản tin trong nước và trên thế giới đã nhắc đến cơn đại hồng thủy này. Hậu quả của nó đến nay vẫn hiển hiện và đang hoành hành dữ dội cuộc sống người dân nơi đây.
Khi được hỏi về đời sống người dân sau lũ thế nào? Ngài trả lời, hai tháng nay, nhân dân sống bằng nhiều cách, bằng những thứ rau cỏ có thể ăn được và một ít gạo, mỳ tôm cứu trợ. Hôm qua, nhà xứ đã đi nhận gạo cứu trợ, có hai nhân khẩu, được 5 kg gạo nên Tết đã có gạo ăn.
Sau lụt, Ban Tình thương Giáo phận đã có nhiều cố gắng vận động giúp đỡ, nhưng cũng chỉ có hạn mà thôi, trong khi, sự đói rách của người dân nơi đây, khu vực này quả là cùng cực và lớn lao. Những quần áo cũ, những thùng mỳ tôm đến với giáo dân và lương dân nơi đây, là những món quà hết sức quý báu trong những ngày này.
Những gì chúng tôi thấy tận mắt nơi đây, bỗng làm cho chúng tôi liên tưởng đến những cuộc liên hoan, chè chén tiền triệu ở các quán xá khi các cán bộ tiếp khách. Những buổi chè chén dồn nhau nốc rượu tây cho đến ói mửa, đến say không còn biết đường về. Những cuộc họp hành liên miên tổn hao biết bao tiền của, công sức và thời gian của hàng hà sa số các cơ quan, đoàn thể mọi ngành, mọi cấp. Những cuộc đại lễ hoành tránh mà tiền chi vào đó không thể tính bằng con số tỷ đồng. Những quảng trường rộng lớn hàng chục hecta đất đai, điện sáng rực suốt ngày đêm và bảo vệ ăn lương túc trực đầy đủ nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng vào những cuộc lễ tốn kém.
Tất cả những điều đã nói trên, quả là một Thiên đường và một Địa ngục trên trần gian.
Viết những dòng này, khi mà ngày cuối cùng của một năm âm lịch chỉ còn không đầy 24 tiếng. Giờ khắc giao thừa đón mùa xuân đang đến gần.
Sang một năm mới, với lời cầu chúc nhiều sức khỏe, an khang, thành đạt, cuộc sống tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa với mọi người. Tôi cũng cầu mong nơi đây, lòng nhân ái cao cả của tất cả những ai có thể, được mở rộng đến với những người dân nơi đây, ngõ hầu giúp họ trong cơn khốn khó hiện nay như lời Chúa đã dạy “khi ta đói, các ngươi đã cho ăn” và “Các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Xin hãy đến với họ bằng những hành động thiết thực nhất của người tín hữu Ki tô dành cho những tha nhân đau khổ.
Ghi chú:
Quý vị có thể kiểm chứng thông tin, hoặc liên hệ giúp đỡ qua địa chỉ:
Linh mục: Phaolo Nguyễn Văn Cừ
Xứ Thọ Vực – xã Hà Linh – Huyện Hương Khê – Hà Tĩnh
Tel: 84- 39. 874894
Hoặc Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh
Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh
Hạt Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.
Tel: 84- 39.858708
(Hà Tĩnh, Ngày cuối năm âm lịch Đinh Hợi.)
Chiến dịch bánh chưng và gạo cho người nghèo và khuyết tật tại Nghệ An - Hà Tĩnh
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
12:23 06/02/2008
CHIẾN DỊCH BÁNH CHƯNG TẠI & GẠO CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ KHUYẾT TẬT
NGHỆ AN -- Chiến dịch “Bánh Chưng Cho Người Nghèo” vừa hoàn tất, quý vị đã đem niềm vui sướng đến cho nhiều người nghèo khổ và neo đơn, chúng tôi không thể nói hết được niềm sung sướng của họ, đúng như lời Thánh Phaolô đã nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. (CVTĐ: 20, 35). Đại diện cho quý vị, chúng tôi là trung gian, được hưởng những niềm vui sướng của người cho. Mặc dù trời mưa phùn gió bấc và giá lạnh, nhiệt khoảng 12oC nhưng trong 2 ngày qua chúng tôi đã thực hiện xong chương trình, nhờ có sự sắp xếp trước, 1000 cái bánh chưng ngon, và những chíếc bao “lì xì”.
Mỗi người nhận một bánh chưng và 1 bao lỳ xì trong đó có 40.000$. Riêng các em khuyết tật thì ưu tiên hơn.
Sau đây là kết quả việc gây quỹ mua Bánh Chưng cho người nghèo:
Cha Nhàn nhận tất cả là 1650 USD và nhận trực tiếp từ các Ân Nhân, Tổng cộng: 1400 USD + 325 USD = 1725 ÚSD. Đổi thành tiền Việt Nam 1725 x 15,974/ 1USD = 27.555.150 $ VN.
Những nơi đã nhận quà:
Ngọc Thành, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 40.000$ = 1.600.000$
Ngọc Đường, 40 x 20 / 1bánh = 800.000$
Tiền cho 40 phong bì x 30.000$ = 800.000$
Ngọc Luyện, 40 x 20 / 1bánh = 800.000$
Tiền cho 40 phong bì x 30.000$ = 800.000$
Trung Hậu, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Nhân Hoà, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Bùi Chu, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Trang Nứa, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Làng Anh, 80 x 20 / 1bánh = 1.600.000 $
Tiền cho 80 phong bì x 20.000$ = 1.600.000$
Lập Thạch, 80 x 20 / 1bánh = 1.600.000 $
Tiền cho 80 phong bì x 20.000$ = 1.600.000$
Khuyết tật 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 3 phong bì 3.000.000$
Tổng cộng tiền bánh: 9.600.000$
Tiền bỏ phong bì: 17.600.000$
Tổng 17.600.000$VN + 9.600.000$VN = 27.200.000$
Đồng loạt với chiến dịch “bánh chưng cho người nghèo”, chúng tôi kèm thêm chiến dịch Chiến dịch « mùa xuân tươi cho những vùng lũ lụt », mang lại nhiều niềm vui cho dân nghèo tại quê hương. Chương trình này được sự tài trợ của Cha JB. Pham Quoc Hung, Hội Đồng Mục vụ và công đoàn giáo xứ Saint Anthony, Wichita, Kansas, USA.
Hà Tình 22/01/2008 Trời vần mưa phùn gió bấc, chúng tôi lại đến Hương Khê với 10 tấn gạo bằng chiếc xe tải demi. Chúng tôi hy vọng răng những ngày cuối năm công việc sẽ nhanh gọn hơn, nhưng không ngờ đường tới những buôn làng vùng biên giới này lại càng khó khăn gấp bội, nhiệt độ khoảng 12oC, mọi căn nhà đều đóng kín với những lò sưởi bằng than củi vì thời tiết quá lạnh không mấy người ra ngoài, những nơi chúng tôi đến được trong buổi sáng nay:
1/ Làng Đồng Lưu, xã Lộc Yên, dân số 876 nhân danh, (Lương và Giáo) (2 tấn gạo).
2/ Làng Giang Lĩnh, xã Lộc Yên, dân số: 1200 nhân danh. (Lương và Giáo) ( 2 tấn gạo).
3/ Làng Hà Mưng, xã Phong Phú, dân số 842 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo).
4/ Làng Tân Lộc, xã Hương Đô, dân số 520 nhân danh. (Lương và Giáo) (1,5 tấn gạo)
5/ Làng Đồn Điền, xã Hương Xuân, dân số 896 nhân danh. (Lương và Giáo) (1,5 tân gạo)
Chúng tôi được đón tiếp với tất cả sự nhiệt tình của dân chúng, lương cũng như giáo, họ đang lo lắng cho những ngày tết sắp tới, ở trong những nhà ngói đủ «ngủ đói». Mà thật sự họ chẳng có gì để mà nói gọi là mua sắm tết.
Hà Tình 23/01/2008 – Chúng tôi đến làng Tân Lộc, xã Hương Đô, cách Hương khê chừng 15 km, cũng phải chuyển tiếp và phân phối gạo tại một điểm đầu làng, vì đường bùn lầy, 2 tấn gạo được trút xuống và phân phối nhanh, sang đến làng Đồn điền, làng Vĩnh Thuỷ, Làng Vinh Phúc là những làng nằm vùng biên giới Viêt - Lào cách thị trấn Hương khê khoảng 30 km. Mỗi làng chỉ phân phối tiêu chuẩn được 1 tấn rưỡi gạo. Đặc biệt làng Hương Vinh xã Hương Phúc cầu qua sông đã bị gãy nên phải chuyển băng xe công nông.
6/ Làng Vĩnh Thuỷ, Hương Vĩnh, dân số 535 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo)
7/ Làng Vĩnh Phúc, xã Hương Vĩnh, dân số 760 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo).
8/ Làng Phong Cảnh, xã Nghi Phong, Dân số 620 nhân danh (Lương và Giáo) - ( 1 tấn gạo).
9/ Làng Phong Anh, xã Nghi phong, Dân số 424 nhân danh (Lương và Giáo) ( 1 tấn gạo).
10/ Làng Phong Hoà, xã Nghi Phong, Dân số 502 nhân danh (lương và giáo). (1 tấn gạo).
Chúng tôi trở lại thì trời đã nhá nhem tối, lần mò trên những đoạn đường trơn trượt bên sườn núi, những người đi chuyến cứu trợ miền núi lần thứ nhất thi rất sợ hãi, nhưng đối với tôi đó là những công việc thông thường. Niềm vui khi nghĩ đến những ngày tết cổ truyền, họ có những nồi cơm thơm trong bữa ăn đoàn tụ gia đình. Bà Nguyễn Thi Minh (lương dân) ở xóm 8, xã Phú Phong vừa nắm tay tôi vừa nói: « con cảm ơn cha, con là lương dân nhưng được các cha thương nhiều lần ». Ông nguyễn Văn Đương (lương dân) cũng cảm xúc và: « nói từ khi lụt tới nay, toàn các cha đạo giúp ma thôi ». Còn những người công giáo họ vui vì không những được trợ cấp cứu đói, mà họ còn hãnh diện về một Giáo Hội vì người nghèo, cho người nghèo, họ khoe với Lương dân, là họ có những linh mục quan tâm đến người nghèo và người đau khổ.
Số tiền nhận được là 6565 USD
13 tấn gạo / mỗi tấn 8.000.000$ VN
8.000.000 X 13 tân = 104.000.000$ VN
1 USD = 16,002 x 6565 USD = 105.531.000$ VN
Vậy tiền mua gạo 13 tấn = 104.000.000$ VN
Chiến dịch cuối cùng hướng vùng lụt là Thọ Vực & Vạn Căn, nhà tài trợ chính là của cha Tâm.
Ngày 04/02/2008 Chúng tôi đi thật sớm để rút ngăn thời gian, đúng 8 giờ chúng tôi đã có mặt ở Thọ Vực, trời rét căm căm nhưng dân chúng đã lũ lượt đến chờ đày sân nhà thờ để nhận gạo.
Xứ Thọ Vực có 980 người công giáo với 36 lương dân, Vạn Căn 589 người công giáo & 19 lương dân được hưởng trong chương trình cứu đói này.
- Giáo xứ Thọ Vực nhận 5890 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 44.190.0000$
Nếp 100 kg x 10.000$ / 1kg = 1.000.000$
Tiền mặt cho dân mua thức ăn = 9.230.000$
Tổng: = 54.420.000$
- Giáo xứ Vạn Căn nhận 3985 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 29.887.0000$
Tiền mặt cho dân mua thức ăn = 5.890.000$
Tổng = 35.777.000$
- Lương dân nhận 300 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 2.250.000$
Nếp 100 kg x 10.000$ / 1kg = 1.000.000$
Tổng = 3.250.000$
Số tiền Gạo + Nếp + Tiền mua thức ăn cho 2 xứ và lương dân toàn bộ là 94.447.000$
Số tiền tôi nhận được là: 5968USD x 15,974 = 95,333,000$ VND.
Sau hết chúng tôi đại diện cho những người đã được quan tâm trong dự án này, gửi đến lời chân thành cảm ơn các vị hảo tâm.
Xin Chúa trả công vô cùng bội hậu cho những kẻ đã làm phúc cho những người nghèo khó.
Trong dịp tết Nguyên Đán này, xin cho chúng tôi gửi đến Những Tấm Lòng Vàng, tất cả tâm tình biết ơn sâu nặng, của những người già neo đơn, khuyết tật và những người kém may mắn.
Một năm mới An Khang Thịnh Vượng, một năm mới đầy hồng phúc của Thiên Chúa & Mẹ Maria.
NGHỆ AN -- Chiến dịch “Bánh Chưng Cho Người Nghèo” vừa hoàn tất, quý vị đã đem niềm vui sướng đến cho nhiều người nghèo khổ và neo đơn, chúng tôi không thể nói hết được niềm sung sướng của họ, đúng như lời Thánh Phaolô đã nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. (CVTĐ: 20, 35). Đại diện cho quý vị, chúng tôi là trung gian, được hưởng những niềm vui sướng của người cho. Mặc dù trời mưa phùn gió bấc và giá lạnh, nhiệt khoảng 12oC nhưng trong 2 ngày qua chúng tôi đã thực hiện xong chương trình, nhờ có sự sắp xếp trước, 1000 cái bánh chưng ngon, và những chíếc bao “lì xì”.
Mỗi người nhận một bánh chưng và 1 bao lỳ xì trong đó có 40.000$. Riêng các em khuyết tật thì ưu tiên hơn.
Sau đây là kết quả việc gây quỹ mua Bánh Chưng cho người nghèo:
Cha Nhàn nhận tất cả là 1650 USD và nhận trực tiếp từ các Ân Nhân, Tổng cộng: 1400 USD + 325 USD = 1725 ÚSD. Đổi thành tiền Việt Nam 1725 x 15,974/ 1USD = 27.555.150 $ VN.
Những nơi đã nhận quà:
Ngọc Thành, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 40.000$ = 1.600.000$
Ngọc Đường, 40 x 20 / 1bánh = 800.000$
Tiền cho 40 phong bì x 30.000$ = 800.000$
Ngọc Luyện, 40 x 20 / 1bánh = 800.000$
Tiền cho 40 phong bì x 30.000$ = 800.000$
Trung Hậu, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Nhân Hoà, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Bùi Chu, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Trang Nứa, 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 40 phong bì x 20.000$ = 800.000$
Làng Anh, 80 x 20 / 1bánh = 1.600.000 $
Tiền cho 80 phong bì x 20.000$ = 1.600.000$
Lập Thạch, 80 x 20 / 1bánh = 1.600.000 $
Tiền cho 80 phong bì x 20.000$ = 1.600.000$
Khuyết tật 40 x 20 / 1bánh = 800.000 $
Tiền cho 3 phong bì 3.000.000$
Tổng cộng tiền bánh: 9.600.000$
Tiền bỏ phong bì: 17.600.000$
Tổng 17.600.000$VN + 9.600.000$VN = 27.200.000$
Đồng loạt với chiến dịch “bánh chưng cho người nghèo”, chúng tôi kèm thêm chiến dịch Chiến dịch « mùa xuân tươi cho những vùng lũ lụt », mang lại nhiều niềm vui cho dân nghèo tại quê hương. Chương trình này được sự tài trợ của Cha JB. Pham Quoc Hung, Hội Đồng Mục vụ và công đoàn giáo xứ Saint Anthony, Wichita, Kansas, USA.
Hà Tình 22/01/2008 Trời vần mưa phùn gió bấc, chúng tôi lại đến Hương Khê với 10 tấn gạo bằng chiếc xe tải demi. Chúng tôi hy vọng răng những ngày cuối năm công việc sẽ nhanh gọn hơn, nhưng không ngờ đường tới những buôn làng vùng biên giới này lại càng khó khăn gấp bội, nhiệt độ khoảng 12oC, mọi căn nhà đều đóng kín với những lò sưởi bằng than củi vì thời tiết quá lạnh không mấy người ra ngoài, những nơi chúng tôi đến được trong buổi sáng nay:
1/ Làng Đồng Lưu, xã Lộc Yên, dân số 876 nhân danh, (Lương và Giáo) (2 tấn gạo).
2/ Làng Giang Lĩnh, xã Lộc Yên, dân số: 1200 nhân danh. (Lương và Giáo) ( 2 tấn gạo).
3/ Làng Hà Mưng, xã Phong Phú, dân số 842 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo).
4/ Làng Tân Lộc, xã Hương Đô, dân số 520 nhân danh. (Lương và Giáo) (1,5 tấn gạo)
5/ Làng Đồn Điền, xã Hương Xuân, dân số 896 nhân danh. (Lương và Giáo) (1,5 tân gạo)
Chúng tôi được đón tiếp với tất cả sự nhiệt tình của dân chúng, lương cũng như giáo, họ đang lo lắng cho những ngày tết sắp tới, ở trong những nhà ngói đủ «ngủ đói». Mà thật sự họ chẳng có gì để mà nói gọi là mua sắm tết.
Hà Tình 23/01/2008 – Chúng tôi đến làng Tân Lộc, xã Hương Đô, cách Hương khê chừng 15 km, cũng phải chuyển tiếp và phân phối gạo tại một điểm đầu làng, vì đường bùn lầy, 2 tấn gạo được trút xuống và phân phối nhanh, sang đến làng Đồn điền, làng Vĩnh Thuỷ, Làng Vinh Phúc là những làng nằm vùng biên giới Viêt - Lào cách thị trấn Hương khê khoảng 30 km. Mỗi làng chỉ phân phối tiêu chuẩn được 1 tấn rưỡi gạo. Đặc biệt làng Hương Vinh xã Hương Phúc cầu qua sông đã bị gãy nên phải chuyển băng xe công nông.
6/ Làng Vĩnh Thuỷ, Hương Vĩnh, dân số 535 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo)
7/ Làng Vĩnh Phúc, xã Hương Vĩnh, dân số 760 nhân danh. (Lương và Giáo) (1 tấn gạo).
8/ Làng Phong Cảnh, xã Nghi Phong, Dân số 620 nhân danh (Lương và Giáo) - ( 1 tấn gạo).
9/ Làng Phong Anh, xã Nghi phong, Dân số 424 nhân danh (Lương và Giáo) ( 1 tấn gạo).
10/ Làng Phong Hoà, xã Nghi Phong, Dân số 502 nhân danh (lương và giáo). (1 tấn gạo).
Chúng tôi trở lại thì trời đã nhá nhem tối, lần mò trên những đoạn đường trơn trượt bên sườn núi, những người đi chuyến cứu trợ miền núi lần thứ nhất thi rất sợ hãi, nhưng đối với tôi đó là những công việc thông thường. Niềm vui khi nghĩ đến những ngày tết cổ truyền, họ có những nồi cơm thơm trong bữa ăn đoàn tụ gia đình. Bà Nguyễn Thi Minh (lương dân) ở xóm 8, xã Phú Phong vừa nắm tay tôi vừa nói: « con cảm ơn cha, con là lương dân nhưng được các cha thương nhiều lần ». Ông nguyễn Văn Đương (lương dân) cũng cảm xúc và: « nói từ khi lụt tới nay, toàn các cha đạo giúp ma thôi ». Còn những người công giáo họ vui vì không những được trợ cấp cứu đói, mà họ còn hãnh diện về một Giáo Hội vì người nghèo, cho người nghèo, họ khoe với Lương dân, là họ có những linh mục quan tâm đến người nghèo và người đau khổ.
Số tiền nhận được là 6565 USD
13 tấn gạo / mỗi tấn 8.000.000$ VN
8.000.000 X 13 tân = 104.000.000$ VN
1 USD = 16,002 x 6565 USD = 105.531.000$ VN
Vậy tiền mua gạo 13 tấn = 104.000.000$ VN
Chiến dịch cuối cùng hướng vùng lụt là Thọ Vực & Vạn Căn, nhà tài trợ chính là của cha Tâm.
Ngày 04/02/2008 Chúng tôi đi thật sớm để rút ngăn thời gian, đúng 8 giờ chúng tôi đã có mặt ở Thọ Vực, trời rét căm căm nhưng dân chúng đã lũ lượt đến chờ đày sân nhà thờ để nhận gạo.
Xứ Thọ Vực có 980 người công giáo với 36 lương dân, Vạn Căn 589 người công giáo & 19 lương dân được hưởng trong chương trình cứu đói này.
- Giáo xứ Thọ Vực nhận 5890 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 44.190.0000$
Nếp 100 kg x 10.000$ / 1kg = 1.000.000$
Tiền mặt cho dân mua thức ăn = 9.230.000$
Tổng: = 54.420.000$
- Giáo xứ Vạn Căn nhận 3985 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 29.887.0000$
Tiền mặt cho dân mua thức ăn = 5.890.000$
Tổng = 35.777.000$
- Lương dân nhận 300 kg gạo x 7.500$/ 1kg = 2.250.000$
Nếp 100 kg x 10.000$ / 1kg = 1.000.000$
Tổng = 3.250.000$
Số tiền Gạo + Nếp + Tiền mua thức ăn cho 2 xứ và lương dân toàn bộ là 94.447.000$
Số tiền tôi nhận được là: 5968USD x 15,974 = 95,333,000$ VND.
Sau hết chúng tôi đại diện cho những người đã được quan tâm trong dự án này, gửi đến lời chân thành cảm ơn các vị hảo tâm.
Xin Chúa trả công vô cùng bội hậu cho những kẻ đã làm phúc cho những người nghèo khó.
Trong dịp tết Nguyên Đán này, xin cho chúng tôi gửi đến Những Tấm Lòng Vàng, tất cả tâm tình biết ơn sâu nặng, của những người già neo đơn, khuyết tật và những người kém may mắn.
Một năm mới An Khang Thịnh Vượng, một năm mới đầy hồng phúc của Thiên Chúa & Mẹ Maria.
Giáo xứ Thái Nguyên đón Xuân với người nghèo và anh chị em người sắc tộc
Dom. Công Thành
13:58 06/02/2008
GIÁO XỨ THÁI NGUYÊN ĐÓN XUÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO
THÁI NGUYÊN -- Nằm giữa thành phố Thái Nguyên, giữa dòng người hối hả, ngược xuôi tấp nập đang gấp rút hoàn thành những công việc còn dang dở; người thì đi chợ mua sắm tết, nhà nhà chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng… Hầu như mọi hoạt động đều gấp rút nhằm chuẩn bị hoàn tất một năm cũ và đón một năm mới. Trong không khí bận rộn như thế, giáo xứ Thái Nguyên đã không quên làm một nghĩa cử cao đẹp nói lên tinh thần yêu thương, bái ái, chia xẻ tình thương của mình cho những người kém may mắn hơn trong dịp đón xuân Mậu Tý này.
Được biết, cha Phanxicô Nguyễn Đức Đại, cha xứ giáo xứ Thái Nguyên mới về nhận xứ được hai năm. Song song với công tác mục vụ, ngài đã không ngần ngại bắt tay ngay vào những hoạt động bác ái, từ thiện và truyền giáo. Với tấm lòng của một người mục tử, ngài không chỉ thực hiện một mình, nhưng kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ cùng sống và thực hành Lời Chúa. Những ngày qua, trong khi đi công tác mục vụ, được chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương, cha xứ đã mở cuộc vận động, kêu gọi mọi người với tinh thần tương thân tương ái; lá lành đùm lá rách: cùng nhau nâng đỡ, chia sẻ những tấm quần áo cũ hoặc không dùng đến để chia sẻ cho những anh chị em nghèo vùng cao còn thiếu thốn không có đủ áo mặc trong những ngày giá lạnh mùa đông này. Bên cạnh đó, để chuẩn bị đón Tết Mậu Tý, các gia đình trong giáo xứ Thái Nguyên còn bớt đi một phần chi tiêu của mình để đóng góp những đồng tiền bác ái để chia sẻ tình thương với họ. Chương trình đã và đang được thực hiện trong những ngày qua và còn đang tiếp tục. Cho tới hôm nay, giáo xứ Thái Nguyên đã gói và tặng được khoảng gần 700 chiếc bánh chưng, nhiều thùng quần áo, sữa, gạo và tiền mặt.
Ngày 02/02/2008, cha xứ cùng phái đoàn của giáo xứ đã đến thăm và tặng quà tết cho Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Thái Nguyên. Nơi đây gồm 60 cụ già cô đơn, trên 70 em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Các cụ ông, cụ bà nơi đây hầu như không có gia đình hoặc người thân. Vì thế, việc thăm viếng của các phái đoàn và tặng quà cũng là những niềm vui làm xoa dịu đi những nỗi cô đơn trong dịp lễ tết này.
Ngày 04/ 02/ 2007, đoàn giáo xứ Thái Nguyên bao gồm: cha xứ Phanxicô làm trưởng đoàn, cùng với các bạn ca đoàn giới trẻ và các thành phần đại diện trong giáo xứ đã đến thăm và tặng quà cho trại Phong Phú Bình. Chương trình tại trại phong Phú Bình được kết hợp với giáo xứ Nhã Lộng do cha xứ Đaminh Nguyễn Quang Thiều cùng với giáo dân giáo xứ nơi ngài đang coi sóc. Sự hiện diện của hai giáo xứ cùng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các bạn trẻ của hai giáo xứ: Thái Nguyên – Nhã Lộng đã làm bầu khí nơi đây nóng lên. Trong phòng hội của bệnh viện phong da liễu Phú Bình đầy ắp niềm vui không khí của mùa xuân. Già trẻ, ai cũng vui, nở trên môi những nụ cười hạnh phúc.
Ngày 05/ 02/2007, phái đoàn của cha xứ Thái Nguyên tiếp tục đến thăm và tặng quà cho anh chị em lương dân vùng dân tộc Giao, H'Mông, Thái. Đây là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất do ngài phụ trách. Tuy nhiên, ngài không phân biệt lương hay giáo, mà ngài quan tâm săn sóc tới họ tất cả vì tình thương, lòng bác ái.
Ngoài ra, còn có những cuộc thăm viếng cá nhân tới từng gia đình những người đau yếu, nghèo và cô độc.
Động cơ thúc đẩy cha Phanxicô thường xuyên thực hiện những công tác bác ái, từ thiện có lẽ xuất phát từ trong Tin Mừng mà ngài luôn nhắn nhủ với giáo dân của ngài: mỗi khi chúng ta làm cho một người bé nhỏ nhất là làm cho chính Chúa; và ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng vô hình được. Tình thương của người mục tử đã được đánh động và lan toả đến mỗi người giáo dân trong giáo xứ Thái Nguyên. Bằng chứng là họ đã thể hiện tình thương, lòng bác ái của họ bằng chính hành động tự nguyện, vui vẻ.
Nhờ đó, mà biết bao nhiêu người hôm nay vui hơn, ấm hơn và có lẽ lòng họ sẽ ấm áp hơn không chỉ bởi vì vật chất, nhưng bởi tình thương yêu đồng loại. Những người nghèo, những bệnh nhân phong cùi, những người già cô đơn, họ sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa biết bao khi cuộc sống còn có những cánh tay tình thương được trải rộng như thế. Chắc hẳn giờ này bà con giáo dân xứ Thái Nguyên cũng như tất cả những ai đã, đang thực thi những công việc như thế sẽ rất vui và an lòng, vì đã làm được một nghĩa cử cao đẹp.
Mùa xuân sẽ đẹp hơn và thắm tươi hơn bao giờ hết khi người người biết trao cho nhau niềm tin yêu đồng loại, biết san xẻ cho nhau những nỗi niềm của cuộc sống. Mỗi ngày như thế sẽ là cả một mùa xuân chan chứa tình Chúa, tình người.
THÁI NGUYÊN -- Nằm giữa thành phố Thái Nguyên, giữa dòng người hối hả, ngược xuôi tấp nập đang gấp rút hoàn thành những công việc còn dang dở; người thì đi chợ mua sắm tết, nhà nhà chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng… Hầu như mọi hoạt động đều gấp rút nhằm chuẩn bị hoàn tất một năm cũ và đón một năm mới. Trong không khí bận rộn như thế, giáo xứ Thái Nguyên đã không quên làm một nghĩa cử cao đẹp nói lên tinh thần yêu thương, bái ái, chia xẻ tình thương của mình cho những người kém may mắn hơn trong dịp đón xuân Mậu Tý này.
Được biết, cha Phanxicô Nguyễn Đức Đại, cha xứ giáo xứ Thái Nguyên mới về nhận xứ được hai năm. Song song với công tác mục vụ, ngài đã không ngần ngại bắt tay ngay vào những hoạt động bác ái, từ thiện và truyền giáo. Với tấm lòng của một người mục tử, ngài không chỉ thực hiện một mình, nhưng kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ cùng sống và thực hành Lời Chúa. Những ngày qua, trong khi đi công tác mục vụ, được chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương, cha xứ đã mở cuộc vận động, kêu gọi mọi người với tinh thần tương thân tương ái; lá lành đùm lá rách: cùng nhau nâng đỡ, chia sẻ những tấm quần áo cũ hoặc không dùng đến để chia sẻ cho những anh chị em nghèo vùng cao còn thiếu thốn không có đủ áo mặc trong những ngày giá lạnh mùa đông này. Bên cạnh đó, để chuẩn bị đón Tết Mậu Tý, các gia đình trong giáo xứ Thái Nguyên còn bớt đi một phần chi tiêu của mình để đóng góp những đồng tiền bác ái để chia sẻ tình thương với họ. Chương trình đã và đang được thực hiện trong những ngày qua và còn đang tiếp tục. Cho tới hôm nay, giáo xứ Thái Nguyên đã gói và tặng được khoảng gần 700 chiếc bánh chưng, nhiều thùng quần áo, sữa, gạo và tiền mặt.
Ngày 02/02/2008, cha xứ cùng phái đoàn của giáo xứ đã đến thăm và tặng quà tết cho Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Thái Nguyên. Nơi đây gồm 60 cụ già cô đơn, trên 70 em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Các cụ ông, cụ bà nơi đây hầu như không có gia đình hoặc người thân. Vì thế, việc thăm viếng của các phái đoàn và tặng quà cũng là những niềm vui làm xoa dịu đi những nỗi cô đơn trong dịp lễ tết này.
Ngày 04/ 02/ 2007, đoàn giáo xứ Thái Nguyên bao gồm: cha xứ Phanxicô làm trưởng đoàn, cùng với các bạn ca đoàn giới trẻ và các thành phần đại diện trong giáo xứ đã đến thăm và tặng quà cho trại Phong Phú Bình. Chương trình tại trại phong Phú Bình được kết hợp với giáo xứ Nhã Lộng do cha xứ Đaminh Nguyễn Quang Thiều cùng với giáo dân giáo xứ nơi ngài đang coi sóc. Sự hiện diện của hai giáo xứ cùng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các bạn trẻ của hai giáo xứ: Thái Nguyên – Nhã Lộng đã làm bầu khí nơi đây nóng lên. Trong phòng hội của bệnh viện phong da liễu Phú Bình đầy ắp niềm vui không khí của mùa xuân. Già trẻ, ai cũng vui, nở trên môi những nụ cười hạnh phúc.
Ngày 05/ 02/2007, phái đoàn của cha xứ Thái Nguyên tiếp tục đến thăm và tặng quà cho anh chị em lương dân vùng dân tộc Giao, H'Mông, Thái. Đây là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất do ngài phụ trách. Tuy nhiên, ngài không phân biệt lương hay giáo, mà ngài quan tâm săn sóc tới họ tất cả vì tình thương, lòng bác ái.
Ngoài ra, còn có những cuộc thăm viếng cá nhân tới từng gia đình những người đau yếu, nghèo và cô độc.
Động cơ thúc đẩy cha Phanxicô thường xuyên thực hiện những công tác bác ái, từ thiện có lẽ xuất phát từ trong Tin Mừng mà ngài luôn nhắn nhủ với giáo dân của ngài: mỗi khi chúng ta làm cho một người bé nhỏ nhất là làm cho chính Chúa; và ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng vô hình được. Tình thương của người mục tử đã được đánh động và lan toả đến mỗi người giáo dân trong giáo xứ Thái Nguyên. Bằng chứng là họ đã thể hiện tình thương, lòng bác ái của họ bằng chính hành động tự nguyện, vui vẻ.
Nhờ đó, mà biết bao nhiêu người hôm nay vui hơn, ấm hơn và có lẽ lòng họ sẽ ấm áp hơn không chỉ bởi vì vật chất, nhưng bởi tình thương yêu đồng loại. Những người nghèo, những bệnh nhân phong cùi, những người già cô đơn, họ sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa biết bao khi cuộc sống còn có những cánh tay tình thương được trải rộng như thế. Chắc hẳn giờ này bà con giáo dân xứ Thái Nguyên cũng như tất cả những ai đã, đang thực thi những công việc như thế sẽ rất vui và an lòng, vì đã làm được một nghĩa cử cao đẹp.
Mùa xuân sẽ đẹp hơn và thắm tươi hơn bao giờ hết khi người người biết trao cho nhau niềm tin yêu đồng loại, biết san xẻ cho nhau những nỗi niềm của cuộc sống. Mỗi ngày như thế sẽ là cả một mùa xuân chan chứa tình Chúa, tình người.
Nhóm bạn trẻ công nhân di dân mừng Tết xa quê hương
Francesco Đức Thịnh SDB.
14:20 06/02/2008
THỦ ĐỨC - Đêm Giao Thừa Xuân Mậu Tý 2008. Lúc 23giờ 00 Sau Thánh Lễ Giao Đêm Thừa tại Giáo Xứ Xuân Hiệp - Thủ Đức, hơn 150 bạn trẻ Công Giáo thuộc nhóm Công Nhân Di Dân lao động đã qui tụ tại khuôn viên Dòng Salêdiêng Don Bosco Xuân Hiệp để cùng nhau đón Giao Thừa và Năm Mới 2008.
Linh Mục Fx Nguyễn Minh Thiệu SDB đặc trách nhóm Công Nhân Công Giáo đã tổ chức cho các bạn trẻ công nhân xa quê có dịp qiu tụ lại cùng nhau đón Giao Thừa và Mừng Năm Mới. Đúng 12gio00 - Giờ Giao Thừa bước sang Năm Mới 2008, Các Bạn trẻ đã đứng lên cùng nhau đọc một Kinh Lạy Cha, 3 Kính kính Mừng kính Đức Mẹ để tạ ơn Thiên Chúa vì một năm cũ đã qua đi với biết bao Hồng An Chúa thương ban và cầu xin Chúa cùng Đức Mẹ thánh hoá Năm Mới cho các bạn trẻ, sau đó tất cả các bạn cùng hát bài hát " Cầu Cho Cha Mẹ" để nhớ đến Cha Mẹ và Anh Chị Em trong gia đình trong những giờ phút linh thiêng bước sang Năm Mới.
Nhiều bạn trẻ đã không cầm được nước mắt khi nhớ về Gia Đình về Quê Hương trong dịp đầu năm, nhưng vì hoàn hoàn cảnh khó khăn nên không thể về quê đoàn tụ với gia đình. Sau những giây phút thinh lặng và cầu nguyện cho Tổ Quốc, Quê Hương và Gia Đình trong dịp Năm Mới các bạn trẻ công nhân đã ngồi lại với nhau cùng chơi lôtô rút số, cắn hạt dưa và hát những bài hát Chúc Xuân. Bạn trẻ Phêrô Trần Văn Lương - Quê ở Quảng Bình vào Thành Phố Saigòn làm công nhân xí nghiệp giày dép da Daeyun tại khu Công Nghiệp Linh Xuân Thủ Đức đã đứng lên hát bài: "Nỗi buồn xa xứ" và "Tết này con không về" đã làm cho tất cả các bạn trẻ cảm thấy xúc động và nhớ về Quê Hương và Gia Đình.
Bạn Lương cho chúng tôi biết bạn đã vào Saigòn được 3 năm nhưng vì công việc làm với đồng lương ít ỏi nên cũng không đủ tiền về quê ăn Tết. Đa số các bạn trẻ Công Nhân Di Dân đều từ Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào Saigòn được nhiều năm nhưng chỉ mới về quê được 1 hoặc 2 lần. Cụ thể bạn trẻ Antôn Nguyễn Văn Thành - Quê tại Nghệ An đã vào Saigòn được 7 năm, nhưng chỉ mới về quê ăn Tết được 2 lần. Tiếp xúc với một bạn nữ trẻ công nhân tên Anna Đinh Thị Toàn quê tại Quảng Bình đang thổn thức và khóc rất nhiều, hỏi thăm chúng tôi được biết Bạn Toàn vào Saigòn được 4 năm đang làm công nhân tại xí nghiệp giày dép da Thái Bình Shoose khu vực Linh Xuân Thủ Đức nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên cũng không thể về thăm quê mặc dù bạn Toàn vào Saigòn được 4 năm rồi nhưng mới chỉ về quê được 1 lần.
Linh Mục Fx Nguyễn Minh Thiệu SDB đã cho chúng tôi biết nhằm chia sẻ và đồng cảm với những bạn trẻ Công Nhân Công Giáo Di Dân lao động không có dịp về Quê ăn Tết, Anh Em Salêdiêng Don Bosco khu vực Linh Xuân - Xuân Hiệp Thủ Đức đã cố gắng làm hết sức để giúp các bạn trẻ có được chút niềm vui trong dịp Xuân Mới như: Mua cây hoa cảnh về bán trong dịp tết để gây quỹ, xin gạo - thịt heo và chỉ các bạn gói bánh chưng để chia sẻ với các bạn công nhân khác, tổ chức cho các bạn đi Hội Chợ Hoa Xuân sáng 30 Tết vv...
Năm Cũ đã qua năm Mới đã tới, trong tinh thần và Sứ Mệnh Salêdiêng Don Bosco yêu thương và phục vụ các Thanh Thiếu Niên, mến chúc các bạn trẻ đặc biệt các bạn trẻ Công Nhân Công Giáo Di Dân Lao Động phải xa quê trong dịp Tết luôn được tràn đầy sức khoẻ, niềm vui và nghị lực để thăng tiến mãi trong đời sống của người công dân lương thiện và người Kitô hữu tốt, đạc biệt trong Năm Giáo Dục Kitô Giáo này.
Linh Mục Fx Nguyễn Minh Thiệu SDB đặc trách nhóm Công Nhân Công Giáo đã tổ chức cho các bạn trẻ công nhân xa quê có dịp qiu tụ lại cùng nhau đón Giao Thừa và Mừng Năm Mới. Đúng 12gio00 - Giờ Giao Thừa bước sang Năm Mới 2008, Các Bạn trẻ đã đứng lên cùng nhau đọc một Kinh Lạy Cha, 3 Kính kính Mừng kính Đức Mẹ để tạ ơn Thiên Chúa vì một năm cũ đã qua đi với biết bao Hồng An Chúa thương ban và cầu xin Chúa cùng Đức Mẹ thánh hoá Năm Mới cho các bạn trẻ, sau đó tất cả các bạn cùng hát bài hát " Cầu Cho Cha Mẹ" để nhớ đến Cha Mẹ và Anh Chị Em trong gia đình trong những giờ phút linh thiêng bước sang Năm Mới.
Nhiều bạn trẻ đã không cầm được nước mắt khi nhớ về Gia Đình về Quê Hương trong dịp đầu năm, nhưng vì hoàn hoàn cảnh khó khăn nên không thể về quê đoàn tụ với gia đình. Sau những giây phút thinh lặng và cầu nguyện cho Tổ Quốc, Quê Hương và Gia Đình trong dịp Năm Mới các bạn trẻ công nhân đã ngồi lại với nhau cùng chơi lôtô rút số, cắn hạt dưa và hát những bài hát Chúc Xuân. Bạn trẻ Phêrô Trần Văn Lương - Quê ở Quảng Bình vào Thành Phố Saigòn làm công nhân xí nghiệp giày dép da Daeyun tại khu Công Nghiệp Linh Xuân Thủ Đức đã đứng lên hát bài: "Nỗi buồn xa xứ" và "Tết này con không về" đã làm cho tất cả các bạn trẻ cảm thấy xúc động và nhớ về Quê Hương và Gia Đình.
Bạn Lương cho chúng tôi biết bạn đã vào Saigòn được 3 năm nhưng vì công việc làm với đồng lương ít ỏi nên cũng không đủ tiền về quê ăn Tết. Đa số các bạn trẻ Công Nhân Di Dân đều từ Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào Saigòn được nhiều năm nhưng chỉ mới về quê được 1 hoặc 2 lần. Cụ thể bạn trẻ Antôn Nguyễn Văn Thành - Quê tại Nghệ An đã vào Saigòn được 7 năm, nhưng chỉ mới về quê ăn Tết được 2 lần. Tiếp xúc với một bạn nữ trẻ công nhân tên Anna Đinh Thị Toàn quê tại Quảng Bình đang thổn thức và khóc rất nhiều, hỏi thăm chúng tôi được biết Bạn Toàn vào Saigòn được 4 năm đang làm công nhân tại xí nghiệp giày dép da Thái Bình Shoose khu vực Linh Xuân Thủ Đức nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên cũng không thể về thăm quê mặc dù bạn Toàn vào Saigòn được 4 năm rồi nhưng mới chỉ về quê được 1 lần.
Linh Mục Fx Nguyễn Minh Thiệu SDB đã cho chúng tôi biết nhằm chia sẻ và đồng cảm với những bạn trẻ Công Nhân Công Giáo Di Dân lao động không có dịp về Quê ăn Tết, Anh Em Salêdiêng Don Bosco khu vực Linh Xuân - Xuân Hiệp Thủ Đức đã cố gắng làm hết sức để giúp các bạn trẻ có được chút niềm vui trong dịp Xuân Mới như: Mua cây hoa cảnh về bán trong dịp tết để gây quỹ, xin gạo - thịt heo và chỉ các bạn gói bánh chưng để chia sẻ với các bạn công nhân khác, tổ chức cho các bạn đi Hội Chợ Hoa Xuân sáng 30 Tết vv...
Năm Cũ đã qua năm Mới đã tới, trong tinh thần và Sứ Mệnh Salêdiêng Don Bosco yêu thương và phục vụ các Thanh Thiếu Niên, mến chúc các bạn trẻ đặc biệt các bạn trẻ Công Nhân Công Giáo Di Dân Lao Động phải xa quê trong dịp Tết luôn được tràn đầy sức khoẻ, niềm vui và nghị lực để thăng tiến mãi trong đời sống của người công dân lương thiện và người Kitô hữu tốt, đạc biệt trong Năm Giáo Dục Kitô Giáo này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Toà Khâm Sứ, một nước cờ khó
Thanh Sơn
00:55 06/02/2008
Toà Khâm Sứ, một nước cờ khó
Từ hơn tháng nay, qua các bản tin và hình ảnh đầy đủ trên các các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt nhất là qua mạng điện toán VietCatholic, chúng ta đã chứng kiến được cảnh tranh đấu của cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng cho quyền lợi chính đáng của mình. Nói rõ hơn, cộng đồng người Công Giáo Tổng Giáo phận Hà Nội đòi hỏi nhà nước cộng sản Việt Nam phải hoàn trả lại cho Giáo Hội các phần đất đai (khuôn viên Tòa Khâm Sứ cũ và khuôn viên nhà thờ giáo xứ Thái Hà) mà nhà nước tự quyền chiếm giữ một cách bất công.
Dựa theo các văn bản giấy tờ, chủ quyền các phần bất động sản đó luôn luôn thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, cuộc tranh đấu của cộng đồng người Công Giáo là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Và cuộc tranh đấu đó chính đáng không những vì mục đích của nó chính đáng, mà cả hình thức tranh đấu cũng hoàn toàn chính đáng ngay từ đầu. Bởi vì cộng đồng người Công Giáo Việt Nam tranh đấu chỉ đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình và một cách hoàn toàn trật tự, bất bạo động. Một cuộc tranh đấu như thế đã được không chỉ các cộng đồng Công Giáo Việt Nam và những người Việt Nam thiện tâm ở hải ngoại ủng hộ, nhưng còn được Tòa Thánh Vatican và quốc tế quan tâm.
Vậy, một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa như thế cứ thẳng đường mà tiến, chứ đâu cần phải đắn đo suy nghĩ gì nữa?
Dĩ nhiên, vấn đề đã rõ: cuộc tranh đấu của chúng ta là một cuộc tranh đấu cho công lý, hoàn toàn phù hợp với công pháp quốc tế và đầy chính nghĩa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không còn đòi hỏi nơi tất cả chúng ta và nơi mỗi người trong chúng ta một sự cân nhắc hợp lý và một sự cảnh giác đầy trách nhiệm. Bởi vì cuộc tranh đấu của chúng ta chứa ẩn nhiều yếu tố phức tạp và khó khăn, chứ không giống như nơi các cuộc tranh đấu của những đoàn thể xã hội khác. Trong số đó chúng tôi xin được đan cử ba yếu tố như sau:
1. Chúng ta là một cộng đồng tôn giáo, hơn nữa là một cộng đồng Kitô giáo, mà nền tảng là chân lý và đức ái, chứ không phải là một cộng đồng chính trị hay xã hội. Vì thế, không chỉ mục đích tranh đấu của chúng ta phải đúng và hợp pháp, nhưng phương tiện chúng ta sử dụng để tranh đấu cũng phải luôn luôn đúng và hợp pháp. Nói cách khác, xét theo toàn thể cộng đồng hay xét theo từng cá nhân Kitô hữu, mọi lời nói, mọi thái độ và mọi hành động của chúng ta, và trong mọi hoàn cảnh, đều phải thể hiện rõ được tinh thần bác ái Kitô giáo và thực thi được sứ vụ quan trọng mà Đức Kitô đã giao phó cho chúng ta, đó là: Ánh sáng soi chiếu thế gian và muối ướp mặt đời! Hầu qua cách thức tranh đấu của chúng ta, mọi người - kể cả những kẻ vô thần và chống đối Giáo Hội – đều có thể nhận ra được tinh thần bác ái của Tin Mừng và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, cả cuộc tranh đấu đầy căm go và gay cấn này cũng mang tinh thần truyền giáo, và cũng là một dịp tốt để rao giảng Tin Mừng! Vì thế, cuộc tranh đấu của chúng ta cho công lý và quyền lợi chính đáng của chúng ta cũng phải:
• tuyệt đối trật tự, bất bạo động, phải thấm đậm đức bác ái như thái độ của chúng ta vẫn có từ trước cho tới nay;
• không khiêu khích ai cả, dù bằng lời nói hay hành động; nhưng cũng không chấp nhất sự khiêu khích của đối phương, kẽo bị rơi vào bẩy của họ. Không đe dọa ai, nhưng cũng không bao giờ nao núng sợ hãi trước mọi ngăm đe dọa nạt của đối phương.
• thái độ mềm dẻo, nhưng tinh thần tranh đấu luôn cương quyết đến cùng.
2. Đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam. Cũng như tất cả các nhà nước cộng sản khác trên khắp thế giới, từ trước tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn vẫn không bao giờ thay đổi được bản sắc «cộng sản» của họ, tức:
• họ không phải là những người hành xử theo lý trí và lẽ phải;
• tuy họ vẫn sử dụng những ngôn từ hay đẹp như: tự do, dân chủ, xã hội công bằng văn minh tiến bộ, v.v… nhưng trên thực tế, họ hành động hoàn toàn ngược lại; họ luôn thi hành các chính sách bằng cường quyền; cai trị dân bằng thủ đoạn, bằng luật rừng, bằng bạo lực và bằng các chính sách chiếm đoạt tài sản của nhân dân – của từng cá nhân hay của một tập thể - một cách trái phép.
• họ không bao giờ nói sự thật và tôn trọng sự thật. Vì thế, những gì họ nói chỉ là chiến lược, chỉ là mưu mô tạm thời để nhằm đạt mục đích sau cùng của họ mà thôi. Nói cách khác, mọi chính sách, mọi lời nói, mọi lời hứa của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là những mưu mô lừa lọc mà thôi.
• nhà nước cộng sản Việt Nam không tôn trọng các quyền con người, đặc biệt quyền tự do tôn giáo. Qua các chính sách và cách thi hành các chính sách của họ từ năm 1945 tới nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho thấy mục đích của họ luôn tìm cách chèn ép và đàn áp Giáo Hội Công Giáo, càng nhiều bao cảng tốt bấy nhiêu.
3. Một điểm phức tạp thứ ba nữa cho cuộc tranh đấu của người Công Giáo Việt Nam, là sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican. Dĩ nhiên, Vatican đứng về phía người công Giáo Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này và bênh vực cho sự thật và cho công lý. Nhưng Vatican vẫn có những ý kiến, những quan điểm và những lập luận riêng; và những ý kiến hay quan điểm đó không hẳn luôn luôn trùng hợp với thực tại cụ thể tại hiện trường. Một ví dụ cụ thể là thái độ một chiều của Vatican đối với chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Điều đó muốn nói rằng ngoài lãnh vực tín lý và luân lý ra, Toà Thánh Vatican vẫn không tránh được những thiếu sót.
Đi vào cụ thể, lá thư của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt, trước hết là một sự bày tỏ lòng cảm thông, tinh thần liên đới chân thành trong giai đoạn đầy thử thách khó khăn của Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhưng đồng thời, qua ngôn ngữ ngoại giao, lá thư cũng là một nhắc bảo: đòi hỏi không chỉ sự khôn ngoan thận trọng, nhưng còn sự giới hạn, nhún nhường, nếu không nói là hàm chứa cả sự nhược bộ nữa! Đó cũng là một điều dễ hiểu, vì những vị nắm giữ các trọng trách ở Vatican dù có thiện chí bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn là những «ông Tây», với tầm nhìn nhân bản của Tây phương, nên không thể có được những bức xúc và nhất là những cái nhìn và những nhận xét trùng hợp với hoàn cảnh cụ thể của sự việc như chúng ta được, những người CGVN gắn liền với sự việc bằng xương bằng máu. Đó là chưa muốn nói đến cái «nhìn rộng lớn» của các vị chức sắc Vatican về một viễn tượng bang giao Việt Nam-Vatican. Nếu vậy, phải chăng bức thư của ĐHY Bertone cũng chứa đựng một nhắn nhủ đầy hậu ý: «Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu» - (đừng nóng nảy trong chuyện nhỏ mà bỏ lỡ đại sự)?
Nói tóm lại, cuộc tranh đấu cho công lý và cho quyền lợi chính đáng của Giáo Hội Việt Nam nói chung và của Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng, là một cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa. Nhưng đây không phải là một cuộc tranh đấu dễ dàng, vì đối phương của chúng ta là nhà nước cộng sản Việt Nam, những người hầu như không biết «chân lý là gì», những người không bao giờ tôn trọng lý trí và lẽ phải. Do đó, chúng ta phải cương quyết, phải có thái độ dứt khoát: «vỏ quít dầy có móng tay nhọn». Tuy nhiên, ở đây «móng tay nhọn» của chúng ta không được phép làm hại đến những «múi quít» thơm ngọt ở phía trong. Đúng vậy, cuộc tranh đấu cương quyết của chúng ta không được phép làm tổn hại đức ái Kitô giáo và che khuất áng sáng Tin Mừng trước mắt những đối phương vô thần của chúng ta. Đó chính là cái khó quan trọng nhất!
Tiếp đến, ý kiến của Tòa Thánh Vatican trong bức thư của ĐHY Quốc Vụ Khanh là một động viên và khích lệ cho chúng ta, và đồng thời là một nhắc nhủ giúp chúng ta thận trọng hơn, hầu cuộc tranh đấu của chúng ta tiếp tục diễn biến đúng với tinh thần bác ái Kitô giáo và nhờ thế sẽ đạt tới những hiệu quả tích cực mong muốn. Tuyệt đối, đây không được coi là ý kiến chỉ đạo hay là áp lực mang tính cách quyết định đối với cuộc tranh đấu của chúng ta.
Vậy, qua những suy tư trên đây, chúng ta nhận thấy rằng để hành động sao cho thấu tình đạt lý, sao cho mọi sự đều trôi chảy và đưa tới thành công tốt đẹp trong biến cố Tòa Khâm Sự tại Hà Nội, quả thật là một nước cờ khó.
Hy Vọng đã vươn lên!
Bs Vũ Linh Huy
08:52 06/02/2008
Hy Vọng đã vươn lên!
Tôi đã thấy gì những ngày qua?
Thấy trời Hà Nội rực muôn hoa,
Hoa Dân Thánh Chuá dâng cho Mẹ,
Xin ơn bầu cử trước Thiên Toà.
Tôi thấy Dân Chuá thật kết đoàn,
Muôn người một dạ, một tâm can,
Một lòng lo lắng cho Giáo Hội,
Nắng, mưa, rét mướt chẳng phàn nàn.
Tôi thấy Dân Chuá rất thương nhau,
Đúng nghiã câu xưa “một ngưạ đau.”
Xả thân vào cứu người lâm nạn,
Cồng gõ, miệng gào, chạy xôn xao!
Tôi thấy Dân Chuá rất kiên gan,
Vượt qua nỗi sợ tới hợp đoàn,
Chấp nhận thẩm tra cùng tù tội,
Niềm Tin sắt đá khó đập tan.
Xuân này thật khác những xuân qua,
Ánh sáng Tin Yêu đã toả xa,
Hy vọng vươn lên từ tăm tối,
Hướng tới tương lai thật thái hoà.
Boston, ngày 5 tháng 2 năm 2008
Tôi đã thấy gì những ngày qua?
Thấy trời Hà Nội rực muôn hoa,
Hoa Dân Thánh Chuá dâng cho Mẹ,
Xin ơn bầu cử trước Thiên Toà.
Tôi thấy Dân Chuá thật kết đoàn,
Muôn người một dạ, một tâm can,
Một lòng lo lắng cho Giáo Hội,
Nắng, mưa, rét mướt chẳng phàn nàn.
Tôi thấy Dân Chuá rất thương nhau,
Đúng nghiã câu xưa “một ngưạ đau.”
Xả thân vào cứu người lâm nạn,
Cồng gõ, miệng gào, chạy xôn xao!
Tôi thấy Dân Chuá rất kiên gan,
Vượt qua nỗi sợ tới hợp đoàn,
Chấp nhận thẩm tra cùng tù tội,
Niềm Tin sắt đá khó đập tan.
Xuân này thật khác những xuân qua,
Ánh sáng Tin Yêu đã toả xa,
Hy vọng vươn lên từ tăm tối,
Hướng tới tương lai thật thái hoà.
Boston, ngày 5 tháng 2 năm 2008
Sau một tháng trời đòi Công lý, giáo dân Thái Hà vẫn tiếp tục cầu nguyện
PV VietCatholic
09:20 06/02/2008
THÁI HÀ – Ngọn lửa cầu nguyện đã bùng lên tại Thái Hà (Hà nội) và rực cháy đến hôm nay là tròn một tháng.
Từ khi sự việc nổ ra, giáo dân đã thay nhau túc trực thường xuyên tại hiện trường để canh chừng các hành vi xâm hại đất đai xuât phát từ phía công ty Chiến Thắng. Họ tổ chức giờ giấc cầu nguyện và chỗ ăn ở khá tốt.
Chương trình cầu nguyện trọng thể thường diễn ra sau các thánh lễ. Ngày thường cũng như ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngày thường vào khoảng 6 h, 19 h. Thứ bảy vào khoảng 6 h, 13 h, 20 h. Chủ nhật vào 6 h 30, 9 h, 11 h, 17 h, 19 7 30. Mỗi phiên cầu nguyện trọng thể cộng đoàn đều rước thánh giá nến cao theo sau là các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Hai lều bạt được che chắn kín gió cẩn thận, bên trong có đủ nệm và chăn ấm cho khoảng 40 người ở thường xuyên. Giáo dân ban ngày có từ vài người đến vài chục người ở trong các lều bạt này. Ban đêm thì thường thiếu chỗ ngủ vì không phải đi làm việc và người ta đến đông. Các giáo dân thay nhau về nhà ăn cơm. Số người ở tại chỗ được những người khác mang cơm ra phục vụ tận nơi.
Từ 10 ngày trước, khi Toà Khâm Sứ đang bùng nổ, thì các giáo dân ở đây còn chia nhau sang Toà Khâm Sứ giữ lửa.
Tối đêm hôm qua và sáng sớm hôm nay chúng tôi có mặt ở hiện trường. Ngày Tết, người ta bận chuẩn bị Tết nhất và về quê, nhưng tại đây mọi sự vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi đến nơi giữa lúc các linh mục cùng giáo dân vẫn đang hát thánh ca và cầu nguyện. Mầu áo đỏ của ngày lễ thánh Agatha tử đạo hoà với ánh lửa hồng trông thật khí thế. Có mấy em bé theo bà đi cầu nguyện thấy nến hồng cháy đẹp trước ảnh Đức Mẹ HCG cứ liên tục đưa tay chỉ và đòi bà lấy cho.
Chúng tôi dừng lại hỏi chuyện mấy bà cụ. Các bà nói mình đã chuẩn bị đón tết chu đáo. Đường phố được các bà quét dọn sạch sẽ, ven tường rào khu đất được các bà sắp đặt lại cho gọn gàng. Các bà cũng sửa sang mấy chục bàn thờ ảnh Đức Mẹ HCG và hàng trăm cây thánh giá treo trên hàng rào. Trong lều các bà đã sửa chuẩn bị nước uống và đồ ăn. Mọi sự khá tươm tất và ấm áp.
Nghe các linh mục nhà thờ Thái Hà nói chính quyền đã có đề nghị các linh mục vận động giáo dân nhỏ lều trại nghỉ tết. Các linh mục nói giáo dân bây giờ trưởng thành. Họ có xác tín và chọn lựa của mình. Xin các các bộ cứ ra nói trực tiếp với giáo dân.
Một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở đây cho biết rằng "Ở đây chưa thấy một phái đoàn nào của phường quận đến làm công tác “dân vận” tại chỗ như bên Toà Khâm Sứ cả". Một người trung niên đưa ra nhận xét như sau: "Lý do chính là giáo dân ở đây và các cán bộ phường quận đã quá biết nhau và các cán bộ khó mà đạt được kết quả gì ngoài việc nghe những lời chân thật thốt ra từ những người thấp cổ bé miệng, không còn gì để mất".
Những hình thức áp lực cách này cách kia được sử dụng nhưng không hiệu lực. Một bà nói nhân dịp tết, hội người cao tuổi có đến chúc tết cụ ở gia đình và vận động cụ đừng đi cầu nguyện. Đang khi đó, một bà giáo dân cho biết trường học họp phụ huynh dịp trước khi nghỉ tết đã khuyên các phụ huynh công giáo không nên đưa con đi cầu nguyện mà các giáo viên gọi là “đi biểu tình”. Mấy học sinh trung học thì được khuyến cáo không được đến đây cầu nguyện trong khi vẫn còn mang đồng phục của trường.
Sáng nay Thứ tư lễ Tro. Lúc 6 h 30, chúng tôi đến hiện trường thì các cha các thầy và giáo dân đang cầu nguyện. Chúng tôi nhận thấy những người giáo dân ở đây đang có một cái tết đầy ý nghĩa và một mùa chay trong đúng nghĩa trong cầu nguyện.
Hà nội sáng ngày 06.02.2008
Từ khi sự việc nổ ra, giáo dân đã thay nhau túc trực thường xuyên tại hiện trường để canh chừng các hành vi xâm hại đất đai xuât phát từ phía công ty Chiến Thắng. Họ tổ chức giờ giấc cầu nguyện và chỗ ăn ở khá tốt.
Chương trình cầu nguyện trọng thể thường diễn ra sau các thánh lễ. Ngày thường cũng như ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngày thường vào khoảng 6 h, 19 h. Thứ bảy vào khoảng 6 h, 13 h, 20 h. Chủ nhật vào 6 h 30, 9 h, 11 h, 17 h, 19 7 30. Mỗi phiên cầu nguyện trọng thể cộng đoàn đều rước thánh giá nến cao theo sau là các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Hai lều bạt được che chắn kín gió cẩn thận, bên trong có đủ nệm và chăn ấm cho khoảng 40 người ở thường xuyên. Giáo dân ban ngày có từ vài người đến vài chục người ở trong các lều bạt này. Ban đêm thì thường thiếu chỗ ngủ vì không phải đi làm việc và người ta đến đông. Các giáo dân thay nhau về nhà ăn cơm. Số người ở tại chỗ được những người khác mang cơm ra phục vụ tận nơi.
Từ 10 ngày trước, khi Toà Khâm Sứ đang bùng nổ, thì các giáo dân ở đây còn chia nhau sang Toà Khâm Sứ giữ lửa.
Tối đêm hôm qua và sáng sớm hôm nay chúng tôi có mặt ở hiện trường. Ngày Tết, người ta bận chuẩn bị Tết nhất và về quê, nhưng tại đây mọi sự vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi đến nơi giữa lúc các linh mục cùng giáo dân vẫn đang hát thánh ca và cầu nguyện. Mầu áo đỏ của ngày lễ thánh Agatha tử đạo hoà với ánh lửa hồng trông thật khí thế. Có mấy em bé theo bà đi cầu nguyện thấy nến hồng cháy đẹp trước ảnh Đức Mẹ HCG cứ liên tục đưa tay chỉ và đòi bà lấy cho.
Chúng tôi dừng lại hỏi chuyện mấy bà cụ. Các bà nói mình đã chuẩn bị đón tết chu đáo. Đường phố được các bà quét dọn sạch sẽ, ven tường rào khu đất được các bà sắp đặt lại cho gọn gàng. Các bà cũng sửa sang mấy chục bàn thờ ảnh Đức Mẹ HCG và hàng trăm cây thánh giá treo trên hàng rào. Trong lều các bà đã sửa chuẩn bị nước uống và đồ ăn. Mọi sự khá tươm tất và ấm áp.
Nghe các linh mục nhà thờ Thái Hà nói chính quyền đã có đề nghị các linh mục vận động giáo dân nhỏ lều trại nghỉ tết. Các linh mục nói giáo dân bây giờ trưởng thành. Họ có xác tín và chọn lựa của mình. Xin các các bộ cứ ra nói trực tiếp với giáo dân.
Một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở đây cho biết rằng "Ở đây chưa thấy một phái đoàn nào của phường quận đến làm công tác “dân vận” tại chỗ như bên Toà Khâm Sứ cả". Một người trung niên đưa ra nhận xét như sau: "Lý do chính là giáo dân ở đây và các cán bộ phường quận đã quá biết nhau và các cán bộ khó mà đạt được kết quả gì ngoài việc nghe những lời chân thật thốt ra từ những người thấp cổ bé miệng, không còn gì để mất".
Những hình thức áp lực cách này cách kia được sử dụng nhưng không hiệu lực. Một bà nói nhân dịp tết, hội người cao tuổi có đến chúc tết cụ ở gia đình và vận động cụ đừng đi cầu nguyện. Đang khi đó, một bà giáo dân cho biết trường học họp phụ huynh dịp trước khi nghỉ tết đã khuyên các phụ huynh công giáo không nên đưa con đi cầu nguyện mà các giáo viên gọi là “đi biểu tình”. Mấy học sinh trung học thì được khuyến cáo không được đến đây cầu nguyện trong khi vẫn còn mang đồng phục của trường.
Sáng nay Thứ tư lễ Tro. Lúc 6 h 30, chúng tôi đến hiện trường thì các cha các thầy và giáo dân đang cầu nguyện. Chúng tôi nhận thấy những người giáo dân ở đây đang có một cái tết đầy ý nghĩa và một mùa chay trong đúng nghĩa trong cầu nguyện.
Hà nội sáng ngày 06.02.2008
Đề nghị xây dựng của Giám mục Thái Bình về Tòa Khâm Sứ
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
09:40 06/02/2008
MỘT ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC GIÁM MỤC THÁI BÌNH
Mấy ngày qua không rõ hai phía: chính quyền và Tòa Tổng Giám Mục hội đàm ra sao để đi đến quyết định cho Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội sở hữu lại khu đất Tòa Khâm Sứ cũ một cách tốt đẹp, nhưng căn cứ vào những việc bề ngoài chúng tôi thấy rõ thiện chí của hai bên.
Bên Tòa Tổng Giám Mục, cho rước Thánh giá về bên Nhà chung, giáo dân chấm dứt các buổi cầu nguyện hoành tráng sốt sắng biểu dương Đức tin mạnh mẽ.
Bên phía chính quyền cho sửa lại cổng sắt và khóa lại, cho sửa lại mái và lát lại sàn lim của tòa nhà… Hai bên đều nhấn mạnh tới thực tế được biểu diễn bằng một danh từ rất quan trọng là: Phục hồi nguyên trạng. Phía chính quyền cho sửa lại cổng, sửa mái, lát sàn đó là phục hồi nguyên trạng để khi trao lại cho phía Tòa Tổng Giám Mục, ngôi nhà và mảnh đất tốt đẹp như xưa. Vậy tôi xin có một đề nghị tốt đẹp mà phải hiểu cả hai ý đen lẫn ý bóng (proposition constructive: xây dựng vật chất, lẫn tinh thần) nhằm củng cố sự đoàn kết tốt đẹp cho cả hai phía.
Đúng lý ra muốn phục hồi nguyên trạng thì phía bên kia phải để khu đất Tòa Khâm Sứ cũ y như khi các vị đã bắt đầu xử dụng, như vậy thì:
a) Không có bức tường chia đôi như hiện nay. Vậy phục hồi nguyên trạng thì song song với lắp cổng, sửa chữa ngôi nhà là việc phải dỡ bỏ bức tường (sau này khi trao trả quyền sở hữu cho Tòa Tổng Giám Mục, chắc cũng bị dỡ bỏ) .
Các vị cho lệnh dỡ bỏ thì tốt nhất, nếu không thì Tòa Tổng Giám Mục được dỡ bỏ và giao cho giáo dân thì chắc chỉ 15 phút là xong.
b) Nguyên trạng còn là núi Đức Mẹ ở gốc đa, có tượng Đức Mẹ Lộ Đức, nơi tổ tiên đã cầu nguyền từ hàng trăm năm nay. Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Văn Căn bị buộc phải dời đi tới cạnh Tòa Giám Mục. Bây giờ xin Tòa Tổng Giám Mục lại rước Đức Mẹ về xây núi cho Đức Mẹ ngự và đem tượng Đức Mẹ sầu bi về “chỗ cũ”???. Công việc cũng sẽ làm cách nhanh chóng. Nhớ truyện Ngu Công rời núi trong lịch sử Trung Quốc, và câu nói của Chúa Giêsu: “Nếu Đức Tin của con chỉ bằng hạt cải, có thể khiến núi dời đi gieo xuống biển cả” . Đức tin của anh chị em giáo hữu thủ đô chắc lớn hơn hạt cải, và chắc làm cho núi Đức mẹ trở về chỗ cũ cùng lắm là một ngày. Lúc đó khu đất liền một giải, mọi người đứng ở đâu cũng có thể cầu xin Đức Mẹ cách sốt sắng, mưa nắng có thể trú chân trong các hè hoặc nhà của Tòa Tổng Giám Mục, đỡ nhếch nhác đứng ngoài cổng làm mất cả vẻ mĩ quan của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tôi mường tượng, những cơn gió mùa đông bắc cũng sẽ qua nhường chỗ cho gió xuân hiu hiu mát, tiết trời giá lạnh sẽ ấm dần lên, tới ngày 11 tháng 2 năm 2008, ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ước gì đề nghị xây dựng của tôi được thực hiện. Chúng ta thấy khu vực Tòa Tổng Giám Mục (không còn gọi là đất này, đất nọ, số ấy, số kia) là cùng một khuôn viên đẹp đẽ như bài sách “Diễm Ca”:
“Tiết đông giá lạnh đã qua
mưa đã tạnh đi mất đâu rồi.
Ngàn hoa nở rực rỡ trong vùng,
mùa ca hát đã trở lại.
Tiếng chim cu nghe dậy khắp vùng ta.
Vả đã tô màu trái dương
nho trổ nụ tỏa mùi thơm ngát”. (Dc 2,11,13a).
Đó là ước nguyện Mùa Xuân.
Thái Bình ngày 6/2/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Mấy ngày qua không rõ hai phía: chính quyền và Tòa Tổng Giám Mục hội đàm ra sao để đi đến quyết định cho Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội sở hữu lại khu đất Tòa Khâm Sứ cũ một cách tốt đẹp, nhưng căn cứ vào những việc bề ngoài chúng tôi thấy rõ thiện chí của hai bên.
Bên Tòa Tổng Giám Mục, cho rước Thánh giá về bên Nhà chung, giáo dân chấm dứt các buổi cầu nguyện hoành tráng sốt sắng biểu dương Đức tin mạnh mẽ.
Bên phía chính quyền cho sửa lại cổng sắt và khóa lại, cho sửa lại mái và lát lại sàn lim của tòa nhà… Hai bên đều nhấn mạnh tới thực tế được biểu diễn bằng một danh từ rất quan trọng là: Phục hồi nguyên trạng. Phía chính quyền cho sửa lại cổng, sửa mái, lát sàn đó là phục hồi nguyên trạng để khi trao lại cho phía Tòa Tổng Giám Mục, ngôi nhà và mảnh đất tốt đẹp như xưa. Vậy tôi xin có một đề nghị tốt đẹp mà phải hiểu cả hai ý đen lẫn ý bóng (proposition constructive: xây dựng vật chất, lẫn tinh thần) nhằm củng cố sự đoàn kết tốt đẹp cho cả hai phía.
Đúng lý ra muốn phục hồi nguyên trạng thì phía bên kia phải để khu đất Tòa Khâm Sứ cũ y như khi các vị đã bắt đầu xử dụng, như vậy thì:
a) Không có bức tường chia đôi như hiện nay. Vậy phục hồi nguyên trạng thì song song với lắp cổng, sửa chữa ngôi nhà là việc phải dỡ bỏ bức tường (sau này khi trao trả quyền sở hữu cho Tòa Tổng Giám Mục, chắc cũng bị dỡ bỏ) .
Các vị cho lệnh dỡ bỏ thì tốt nhất, nếu không thì Tòa Tổng Giám Mục được dỡ bỏ và giao cho giáo dân thì chắc chỉ 15 phút là xong.
b) Nguyên trạng còn là núi Đức Mẹ ở gốc đa, có tượng Đức Mẹ Lộ Đức, nơi tổ tiên đã cầu nguyền từ hàng trăm năm nay. Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Văn Căn bị buộc phải dời đi tới cạnh Tòa Giám Mục. Bây giờ xin Tòa Tổng Giám Mục lại rước Đức Mẹ về xây núi cho Đức Mẹ ngự và đem tượng Đức Mẹ sầu bi về “chỗ cũ”???. Công việc cũng sẽ làm cách nhanh chóng. Nhớ truyện Ngu Công rời núi trong lịch sử Trung Quốc, và câu nói của Chúa Giêsu: “Nếu Đức Tin của con chỉ bằng hạt cải, có thể khiến núi dời đi gieo xuống biển cả” . Đức tin của anh chị em giáo hữu thủ đô chắc lớn hơn hạt cải, và chắc làm cho núi Đức mẹ trở về chỗ cũ cùng lắm là một ngày. Lúc đó khu đất liền một giải, mọi người đứng ở đâu cũng có thể cầu xin Đức Mẹ cách sốt sắng, mưa nắng có thể trú chân trong các hè hoặc nhà của Tòa Tổng Giám Mục, đỡ nhếch nhác đứng ngoài cổng làm mất cả vẻ mĩ quan của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tôi mường tượng, những cơn gió mùa đông bắc cũng sẽ qua nhường chỗ cho gió xuân hiu hiu mát, tiết trời giá lạnh sẽ ấm dần lên, tới ngày 11 tháng 2 năm 2008, ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ước gì đề nghị xây dựng của tôi được thực hiện. Chúng ta thấy khu vực Tòa Tổng Giám Mục (không còn gọi là đất này, đất nọ, số ấy, số kia) là cùng một khuôn viên đẹp đẽ như bài sách “Diễm Ca”:
“Tiết đông giá lạnh đã qua
mưa đã tạnh đi mất đâu rồi.
Ngàn hoa nở rực rỡ trong vùng,
mùa ca hát đã trở lại.
Tiếng chim cu nghe dậy khắp vùng ta.
Vả đã tô màu trái dương
nho trổ nụ tỏa mùi thơm ngát”. (Dc 2,11,13a).
Đó là ước nguyện Mùa Xuân.
Thái Bình ngày 6/2/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Đất Nhà Chúa (thơ)
Lê Việt
12:09 06/02/2008
ĐẤT NHÀ CHÚA...
Trời Hà Nội cất lên tiếng hát
Đất Hà Thành rộn rã câu kinh
Cầu cho công lý, hòa bình
Hòa lòng tòa tổng, khấn xin Chúa Trời
Nến cháy lên, kêu mời hợp ý
Cả trong ngoài, chung ý một lòng
Mọi người đồng điệu ước mong
Cầu cho tôn giáo, vượt vòng tai ương
Cầu mong cho đất nước thơm hương
Mặc cho lòng đá, dạ bất lương
Cứ quì bên Chúa khấn xin
Cầu cho tổ quốc, quang vinh, vẹn toàn
Mong cho đất nước thấy bình minh
Cả đàn chiên theo chủ trung trinh
Một lòng quì gối, cầu xin
Đất đai tôn giáo, về mình từ đây.. .
ĐỨC TỔNG ĐÁNG KÍNH!
Đức tổng yêu thương quê hương
Ngài đã ôm trọn giáo, lương vào lòng
Nhìn đạo, vận nước long đong
Lòng ngài trắc ẩn, rối mòng như tơ
Ngài thương chiên sống bơ vơ
Trên đe, dưới búa, ngẩn ngơ đong đầy
Thương cho dân khổ hao gầy
Mà phải sống dưới, một bầy, đắng cay
Ngài thương dân tộc chẳng may
Cũng vì cộng sản, trắng tay chẳng còn
Thương cho lương, giáo mỏi mòn
Đạo lý dân tộc, chẳng còn như xưa
Bờ cõi thì cứ nát tưa
Làm ngài suy nghĩ, sớm trưa nặng lòng
Hải ngoại, trong nước nức lòng
Kính ngài Tổng Kiệt, hiền tài Nước Nam
Nhờ ngài mà lũ gian tham
Không còn lấn đất, đang ham làm giàu.
Trời Hà Nội cất lên tiếng hát
Đất Hà Thành rộn rã câu kinh
Cầu cho công lý, hòa bình
Hòa lòng tòa tổng, khấn xin Chúa Trời
Nến cháy lên, kêu mời hợp ý
Cả trong ngoài, chung ý một lòng
Mọi người đồng điệu ước mong
Cầu cho tôn giáo, vượt vòng tai ương
Cầu mong cho đất nước thơm hương
Mặc cho lòng đá, dạ bất lương
Cứ quì bên Chúa khấn xin
Cầu cho tổ quốc, quang vinh, vẹn toàn
Mong cho đất nước thấy bình minh
Cả đàn chiên theo chủ trung trinh
Một lòng quì gối, cầu xin
Đất đai tôn giáo, về mình từ đây.. .
ĐỨC TỔNG ĐÁNG KÍNH!
Đức tổng yêu thương quê hương
Ngài đã ôm trọn giáo, lương vào lòng
Nhìn đạo, vận nước long đong
Lòng ngài trắc ẩn, rối mòng như tơ
Ngài thương chiên sống bơ vơ
Trên đe, dưới búa, ngẩn ngơ đong đầy
Thương cho dân khổ hao gầy
Mà phải sống dưới, một bầy, đắng cay
Ngài thương dân tộc chẳng may
Cũng vì cộng sản, trắng tay chẳng còn
Thương cho lương, giáo mỏi mòn
Đạo lý dân tộc, chẳng còn như xưa
Bờ cõi thì cứ nát tưa
Làm ngài suy nghĩ, sớm trưa nặng lòng
Hải ngoại, trong nước nức lòng
Kính ngài Tổng Kiệt, hiền tài Nước Nam
Nhờ ngài mà lũ gian tham
Không còn lấn đất, đang ham làm giàu.
Tết này Mẹ không về nhà...
An Dân
13:39 06/02/2008
TẾT NÀY MẸ KHÔNG VỀ NHÀ...
THÁI HÀ -- Chiều nay, 30 tết, tôi về lại Thái Hà. Hôm nay, kỷ niệm đầy tháng, cộng đoàn dân Chúa Thái Hà thắp nến để cầu nguyện cho công lý và hoà bình.
Khu phố Đức Bà yên tĩnh khác lạ. Những bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp trên khắp bức tường ngút khói hương càng làm cho bầu khí thêm trầm mặc, thánh thiêng. Hàng trăm cây thánh giá mộc treo trên những sợi thép gai làm tôi nhớ lại chiều năm xưa ấy trên đồi sọ. Tiếng mấy cụ bà cầu kinh từ trong các lều trại vọng ra nỉ non khiến tôi chột dạ. Tiếng kinh đều đều trong tâm tình của một ngày cuối năm sao đẹp và trang trọng thế. Tiếng kinh như xoáy vào ruột gan, nhẹ nhàng, chua xót...
Tiếng kinh vừa dứt, tôi bước tới khu lều trại. Mấy cụ già ngước mắt nhìn tôi. Mọi người đều vui và hoan hỉ. Tôi không hề nghĩ lại được chứng kiến một cảnh tượng đẹp như vậy. Tôi hỏi các cụ sao tết nay không về. Một cụ, khoảng trên 80 tuổi, khuôn mặt phúc hậu, bảo tôi:
“Anh nói gì nghe lạ. Anh giống con cái chúng tôi. Chúng cũng nói giống như anh: “ Mẹ ơi! Mẹ về để ngày Mùng một chúng con còn tết mẹ!”
Tôi bảo chúng rồi: “Năm nay, mẹ ăn tết ở đây. Đứa nào còn nhớ tới mẹ, thì ra đây tết mẹ. Chi bằng không thì thôi.”
Tôi cũng đã dặn các bà con của mình rồi: “Năm nay, tôi không có nhà. Các bàvà mọi người có nhớ tới tôi thì cầu nguyện cho tôi được mạnh khoẻ. Cả anh nữa cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi.”
Nước mắt tôi trào ra. Tôi không biết nói gì nữa với các cụ. Tôi chỉ còn biết ngước mắt lên nhìn bức ảnh Đức Mẹ được treo trang trọng giữa lều. Khuôn mặt dịu dàng của Mẹ làm cho bầu khí căn lều thêm ấm cúng. Mùi hương thơm ngát thoảng bay lên gợi nhớ những chiều ba mươi tết tại các gia đình. Giờ này, gia đình người Việt khắp nơi đang quần tụ bên mâm cơm gia đình. Giờ này, những người con tha phương đã trở về sau những tháng ngày lao động mệt nhọc. Họ trở về nhà để được gặp mẹ, gặp cha. Họ trở về nhà để ngày cuối năm thắp nén nhang trước bàn thờ tổ tiên, dâng lời khấn nguyện cho gia tộc an khang, cho cha mẹ già mạnh khoẻ.
Vậy mà... giờ này, có những người mẹ chấp nhận hy sinh bầu khí ấm cúng gia đình để ở lại nơi đây, bên căn lều siêu vẹo, chẳng che nổi gió sương, không lường nổi nguy hiểm, thắp nén hương nguyện cầu cho gia đình và cho con cháu.
Họ bảo: “Chúng tôi đã ở đây cả tháng nay rồi. Chúng tôi sẽ còn ở nơi đây cho tới khi nào chúng tôi nhận lại đất đai, tài sản của chúng tôi. Chúng tôi có ở lại trong những ngày tết này là để nối dài thêm bến bờ hy vọng, và cũng là để nhắc nhở con cháu chúng tôi rằng sứ mạng của mọi người là đem lại công lý và hoà bình cho trăm họ. Công lý ấy nay chưa có, thì có chi đâu hạnh phúc”.
Tôi thầm cảm phục những người mẹ này.
Hoá ra, những người mẹ này chấp nhận hy sinh không phải vì sốc nổi hay chơi nổi, cũng chẳng phải muốn chứng tỏ điều này điều kia với mọi người. Họ ở lại đây trong đêm 30 tết, trong cái giây phút giao thừa linh thiêng của đất trời, là để nhắc nhở cho con người về một chân trời hy vọng đã được Thiên Chúa nhóm lên và đang được tiếp sức bởi những hy sinh của triệu tấm lòng đã và đang hướng về nơi đây trong những tháng ngày khó khăn thử thách.
Hoá ra, họ ở đây trong cái ngày cuối cùng của năm âm lịch, trong giây phút giao thừa linh thiêng, là để nối liền thời gian đã qua với cái hiện tại và một tương lai đang đến; là để cho lời cầu nguyện của dân Chúa nơi đây không bị ngắt quãng bởi những xáo động bên ngoài. Họ ở đây với niềm tin rằng sẽ có một ngày mai tươi sáng, sẽ có ngày công lý được nhìn nhận và sự thật được mọi người tôn trọng.
Tôi viết những dòng này khi ngoài kia pháo hoa báo hiệu phút giao thừa đã điểm. Cả Hà Thành rực sáng. Những chùm pháo hoa léo sáng, vung vãi những ánh lửa vàng.
Xuân đã sang. Mùa đông đã tàn.
Tôi hy vọng những nguyện ước chân thành và chính đáng của người công giáo nơi đây sớm được toại nguyện.
Tôi hy vọng những hy sinh thầm lặng của những người mẹ “tết nay không về” sớm được chính phủ quan tâm giải quyết, để mùa xuân sang có hoa anh đào thì cũng có một mầu hồng của chân lý chiếu sáng khắp nơi nơi.
Giao thừa 2008
THÁI HÀ -- Chiều nay, 30 tết, tôi về lại Thái Hà. Hôm nay, kỷ niệm đầy tháng, cộng đoàn dân Chúa Thái Hà thắp nến để cầu nguyện cho công lý và hoà bình.
Khu phố Đức Bà yên tĩnh khác lạ. Những bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp trên khắp bức tường ngút khói hương càng làm cho bầu khí thêm trầm mặc, thánh thiêng. Hàng trăm cây thánh giá mộc treo trên những sợi thép gai làm tôi nhớ lại chiều năm xưa ấy trên đồi sọ. Tiếng mấy cụ bà cầu kinh từ trong các lều trại vọng ra nỉ non khiến tôi chột dạ. Tiếng kinh đều đều trong tâm tình của một ngày cuối năm sao đẹp và trang trọng thế. Tiếng kinh như xoáy vào ruột gan, nhẹ nhàng, chua xót...
Tiếng kinh vừa dứt, tôi bước tới khu lều trại. Mấy cụ già ngước mắt nhìn tôi. Mọi người đều vui và hoan hỉ. Tôi không hề nghĩ lại được chứng kiến một cảnh tượng đẹp như vậy. Tôi hỏi các cụ sao tết nay không về. Một cụ, khoảng trên 80 tuổi, khuôn mặt phúc hậu, bảo tôi:
“Anh nói gì nghe lạ. Anh giống con cái chúng tôi. Chúng cũng nói giống như anh: “ Mẹ ơi! Mẹ về để ngày Mùng một chúng con còn tết mẹ!”
Tôi bảo chúng rồi: “Năm nay, mẹ ăn tết ở đây. Đứa nào còn nhớ tới mẹ, thì ra đây tết mẹ. Chi bằng không thì thôi.”
Tôi cũng đã dặn các bà con của mình rồi: “Năm nay, tôi không có nhà. Các bàvà mọi người có nhớ tới tôi thì cầu nguyện cho tôi được mạnh khoẻ. Cả anh nữa cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi.”
Nước mắt tôi trào ra. Tôi không biết nói gì nữa với các cụ. Tôi chỉ còn biết ngước mắt lên nhìn bức ảnh Đức Mẹ được treo trang trọng giữa lều. Khuôn mặt dịu dàng của Mẹ làm cho bầu khí căn lều thêm ấm cúng. Mùi hương thơm ngát thoảng bay lên gợi nhớ những chiều ba mươi tết tại các gia đình. Giờ này, gia đình người Việt khắp nơi đang quần tụ bên mâm cơm gia đình. Giờ này, những người con tha phương đã trở về sau những tháng ngày lao động mệt nhọc. Họ trở về nhà để được gặp mẹ, gặp cha. Họ trở về nhà để ngày cuối năm thắp nén nhang trước bàn thờ tổ tiên, dâng lời khấn nguyện cho gia tộc an khang, cho cha mẹ già mạnh khoẻ.
Vậy mà... giờ này, có những người mẹ chấp nhận hy sinh bầu khí ấm cúng gia đình để ở lại nơi đây, bên căn lều siêu vẹo, chẳng che nổi gió sương, không lường nổi nguy hiểm, thắp nén hương nguyện cầu cho gia đình và cho con cháu.
Họ bảo: “Chúng tôi đã ở đây cả tháng nay rồi. Chúng tôi sẽ còn ở nơi đây cho tới khi nào chúng tôi nhận lại đất đai, tài sản của chúng tôi. Chúng tôi có ở lại trong những ngày tết này là để nối dài thêm bến bờ hy vọng, và cũng là để nhắc nhở con cháu chúng tôi rằng sứ mạng của mọi người là đem lại công lý và hoà bình cho trăm họ. Công lý ấy nay chưa có, thì có chi đâu hạnh phúc”.
Tôi thầm cảm phục những người mẹ này.
Hoá ra, những người mẹ này chấp nhận hy sinh không phải vì sốc nổi hay chơi nổi, cũng chẳng phải muốn chứng tỏ điều này điều kia với mọi người. Họ ở lại đây trong đêm 30 tết, trong cái giây phút giao thừa linh thiêng của đất trời, là để nhắc nhở cho con người về một chân trời hy vọng đã được Thiên Chúa nhóm lên và đang được tiếp sức bởi những hy sinh của triệu tấm lòng đã và đang hướng về nơi đây trong những tháng ngày khó khăn thử thách.
Hoá ra, họ ở đây trong cái ngày cuối cùng của năm âm lịch, trong giây phút giao thừa linh thiêng, là để nối liền thời gian đã qua với cái hiện tại và một tương lai đang đến; là để cho lời cầu nguyện của dân Chúa nơi đây không bị ngắt quãng bởi những xáo động bên ngoài. Họ ở đây với niềm tin rằng sẽ có một ngày mai tươi sáng, sẽ có ngày công lý được nhìn nhận và sự thật được mọi người tôn trọng.
Tôi viết những dòng này khi ngoài kia pháo hoa báo hiệu phút giao thừa đã điểm. Cả Hà Thành rực sáng. Những chùm pháo hoa léo sáng, vung vãi những ánh lửa vàng.
Xuân đã sang. Mùa đông đã tàn.
Tôi hy vọng những nguyện ước chân thành và chính đáng của người công giáo nơi đây sớm được toại nguyện.
Tôi hy vọng những hy sinh thầm lặng của những người mẹ “tết nay không về” sớm được chính phủ quan tâm giải quyết, để mùa xuân sang có hoa anh đào thì cũng có một mầu hồng của chân lý chiếu sáng khắp nơi nơi.
Giao thừa 2008
CĐCGVN tại San Diego hiệp thông cầu nguyện với Giáo hội Việt Nam
Nguyễn Dương
13:47 06/02/2008
SAN DIEGO -- Lúc 7:00 giờ chiều ngày 5 tháng 2, năm 2008, hơn 1000 giáo dân thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại San Diego, cùng với 8 linh mục và 1 phó tế đã tổ chức Thánh Lễ tạ ơn tại Thánh Đường Chúa Chiên Lành vùng Mira Mesa, do cha Tuyên Úy Lại Văn Đoàn, chủ lễ để cảm tại Chúa trước thềm năm mới Mậu tý.
Ngoài ra trong Thánh Lễ nầy, Cộng Đồng Dân Chúa đặc biệt hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Tổng Giáo Phận Hà Nội đang tranh đấu bất bạo động để đòi lại đất đai và tài sản của Giáo Hội đã bị nhà cầm quyển Việt Nam chiếm đoạt bất hợp pháp từ nhiều năm qua.
Trong bài giảng, cha Michael Xuân, đã nói về ý nghĩa của sự cầu nguyện, nêu cao niềm tin và lòng can đảm của đồng bào công giáo tại Tổng Giáo Phận Hà nội, nhất là tình yêu thương và hiệp nhất của Đức Tổng Giáo Mục Ngô Quang Kiệt, chủ chiên, luôn sát cánh bên đoàn chiên của mình trong hành động và cầu nguyện trong suốt 40 ngày qua.
Cha Michael Xuân cũng đã đọc lại bức Thư của ĐGM Ngô Quang Kiệt, nói lên lòng can đảm của chủ chiên để bảo vệ đoàn chiên của mình trong lúc gian nguy. Kết thúc bài giảng, toàn thể dân Chúa đã hát bài Kinh Hòa Bình, nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền Việt Nam biết lắng nghe lời Chúa để đem yêu thương vào nơi óan thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem công lý vào chốn lỗi lầm, để dân tộc Việt Nam sớm được no ấm, cộng bằng để dân tộc Việt Nam được sớm trở mình, sánh vai cùng các nước tân tiến xây dựng hòa bình và phát triển trong vinh quang và phú cường.
Ngoài ra trong Thánh Lễ nầy, Cộng Đồng Dân Chúa đặc biệt hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho Tổng Giáo Phận Hà Nội đang tranh đấu bất bạo động để đòi lại đất đai và tài sản của Giáo Hội đã bị nhà cầm quyển Việt Nam chiếm đoạt bất hợp pháp từ nhiều năm qua.
Trong bài giảng, cha Michael Xuân, đã nói về ý nghĩa của sự cầu nguyện, nêu cao niềm tin và lòng can đảm của đồng bào công giáo tại Tổng Giáo Phận Hà nội, nhất là tình yêu thương và hiệp nhất của Đức Tổng Giáo Mục Ngô Quang Kiệt, chủ chiên, luôn sát cánh bên đoàn chiên của mình trong hành động và cầu nguyện trong suốt 40 ngày qua.
Cha Michael Xuân cũng đã đọc lại bức Thư của ĐGM Ngô Quang Kiệt, nói lên lòng can đảm của chủ chiên để bảo vệ đoàn chiên của mình trong lúc gian nguy. Kết thúc bài giảng, toàn thể dân Chúa đã hát bài Kinh Hòa Bình, nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền Việt Nam biết lắng nghe lời Chúa để đem yêu thương vào nơi óan thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem công lý vào chốn lỗi lầm, để dân tộc Việt Nam sớm được no ấm, cộng bằng để dân tộc Việt Nam được sớm trở mình, sánh vai cùng các nước tân tiến xây dựng hòa bình và phát triển trong vinh quang và phú cường.
Cầu nguyện: phương thức đấu tranh hoà bình
Phương Duy
15:11 06/02/2008
Cầu nguyện: phương thức đấu tranh hoà bình
Vài suy nghĩ của một độc giả về phong trào cầu nguyện tại toà Khâm Sứ
Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam, giáo phận Hà Nội đang bước một bước mới trong việc đấu tranh cho công lý, lẽ phải và hoà bình. Hưởng ứng lời kêu gọi của đức tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, giáo dân khắp nơi trên giáo phận đã liên tục kéo về tập trung tại toà Khâm Sứ bên cạnh toà Tổng Giám Mục ở phố Nhà Chung để cầu nguyện lên Thiên Chúa và Mẹ Maria đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại phần tài sản này của giáo hội đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp hơn 50 năm qua, đã có những đơn từ yêu cầu chính quyền giải quyết hàng chục năm mà không hề được trả lời hay xem xét. Rõ ràng, công lý bị chà đạp.
Khi không có công lý, không thể có hoà bình, hay hoà bình giả tạo. Một xã hội ổn định dưới gông cùm xiềng xích, bạo lực súng đạn thì xã hội đó đầy rẫy bất công, Với bạo lực trong tay và sự lọc lừa trí trá có từ trong bản chất của chế độ, cộng thêm kinh nghiệm len lỏi để phá hoại và vô hiệu hoá, đảng và nhá nước CSVN lâu nay đã hoá giải được hầu hết những “diễn biến hoà bình” kể trên được coi là mối nguy cho chế độ.
Lần này, diễn biến đã theo một chiều hướng khác, khi con gium xéo mãi cũng quằn, một trong những lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo VN bắt đầu nhập cuộc. Người chủ chăn của giáo phận Hà Nội kêu gọi giáo dân cầu nguyện. Không hoan hô đả đảo, không xuống đường tuần hành,không biểu ngữ băng rôn. Tất cả chỉ là những lời cầu nguyện rất an bình, bằng thắp sáng niềm tin, bằng hương hoa chân tình, bằng hiệp đoàn canh thức, bằng tiếng hát câu kinh, dâng vế Thiên Chúa đấng Tối Cao và mẹ Maria dịu hiền. Một phương thức đòi hỏi nhẹ nhàng nhưng thành khẩn và đầy kiên quyết, đòi hỏi nhà nước CSVN phải thi hành đúng theo các điều khoản của văn bản pháp luật do chính họ viết ra vế mặt nổi là trả lại khu đất toà Khâm Sứ cũ trực thuộc toà Tổng Giám Mục Hà Nội là tài sản mà tổng giáo phận Hà Nội có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền. Sâu xa hơn, như lời một linh mục dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn đã lên tiếng, biến cố mang một ẩn ý to lớn hơn: đấu tranh cho một phong trào đòi hỏi công lý và hoà bình.
Ngay từ những ngày đầu của các buổi tập trung cầu nguyện, đảng và nhà nước CSVN biết rất rõ sự nghiêm trọng của vấn đề. Do đó, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nhanh chóng có mặt tại chỗ để hạ hoả và đưa ra những lời hứa giải quyết. Nhưng, Uỷ ban tôn giáo nhà nước và uỷ ban hột đồng thành phố Hà Nội lại có những công văn là lời lẽ buộc tội cứng rắn. Tưởng có bạo lực trong tay, họ sẽ giải quyết vấn dề gọn gang nhanh chóng. Nhưng hơn một tháng trôi qua mà phong trào cầu nguyện ngày càng lớn mạnh, các diễn biến càng căng thẳng hơn chứng tỏ sự kiên quyết của giáo hội và sự lúng túng của nhà cầm quyền.
Đấu tranh ôn hoà bằng lời cầu nguyện, một, cho tài sản giáo hội được hoàn trả để xử dụng cho mục đích của tôn giáo và công ích của người dân; hai, cho công lý và hoà bình được thể hiện.
Cầu nguyện trong kinh hoà bình
Công lý và hoà bình. Đó là thông điệp trong lời cầu nguyện với Thiên Chúa mà giáo dân muốn nhắn gửi đến giới cầm quyền Hà Nội. Thông điệp được xác quyết hằng ngày qua bài thánh ca “Kinh Hoà Bình”. một trong những bài thánh ca được hát lên nhiều nhất, hầu như trong mỗi buổi cầu nguyện tại sân toà Khâm Sứ.
“ Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa, trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa,
Để con:
Đem yêu thương vào nơi oán thù,
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Đem an hoà vào nơi tranh chấp,
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Để con:
Đem tin kính vào nơi nghi nan,
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
Để con:
Rọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
Đem niềm vui đến chốn u sầu
Lạy Chúa, xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn đươc người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.,
Vì chính khi thứ tha là khi đươc tha thứ,
Chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí
ƠN AN BÌNH".
(Kinh Hoà Bình của Saint Francis thành Assisi. Quý bạn trẻ có thể đọc lời tiếng Anh: Make me a channel of your peace. Tìm trong Google search)
Cầu nguyện trong niềm tin sắt đá
Dù nhà cầm quyền CSVN coi việc canh thức cấu nguyện của người Công Giáo Hà Nội tại toà khâm Sứ là hành động vi phạm pháp luật. Họ quy trách nhiệm cho TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục đã khuyến khích xúi giục giáo dân tổ chức cầu nguyện và đòi hỏi các vị này khuyên giáo dân chấm dứt việc tụ họp làm mất trật tự. Nhưng giáo dân cương quyết tiếp tục cầu nguyện.
Và niềm tin ấy mãnh liệt đến mức làm cho con người quên nỗi sợ hãi, kể cả nỗi chết Nhà cầm quyền CSVN những tưởng sau hơn 50 năm bị trù dập cấm đoán, giáo hội Công Giáo miền Bắc VN đã hầu như bị huỷ diệt hay ít nhất cũng tan tác không ngóc đầu lên được, ai ngờ niềm tin đó vẫn sắt son. Sự dấn thân của giáo dân làm kinh ngạc giới cầm quyền. Sự dũng cảm đó từ đâu có được nếu không từ niềm tin sắt đá vì đó là tâm điểm của người Công Giáo.
Cầu nguyện trong sự hiệp thông
Giáo hội Công Giáo VN,cả trong quá khứ lẫn hiện tại đều chịu nhiều gian khổ, bách hại và sỉ nhục.
Đảng và nhà nước CSVN (cùng một số nhỏ người không CS) thường coi mối liên hệ của Công Giáo VN với Vatican và việc trước đây, thưc dân Pháp đã lấy sự bảo vệ cho các cố đạo Tây Dương và tín đồi Công Giáo VN làm cớ xâm lược VN để nguyển rủa Giáo Hội CGVN là bọn tay sai mất gốc. Họ lập luận rằng đạo Thiên Chúa do người Pháp truyền bá vào, chỉ nhằm phục vụ cho ngoại bang chống lại đất nước. Đây là một thành kiến hết sức ấu trĩ, sai lầm. Mối quan hệ giữa Vatican và các giáo hội địa phương toàn cầu tuy hết sức chặt chẽ về các vấn đề tôn giáo, nghi lễ, mục vụ và sắc phong.Nhưng các phương diện khác như việc điều hành giáo phận, giáo hội địa phương hoàn toàn độc lập, giống như tổ chức một quốc gia liên bang với sự tự trị..
Các giáo hội vẫn luôn luôn hiệp thông và hợp nhất với nhau trong lời cầu nguyện. Chúng ta có thể thấy rõ sự hiệp thông ấy qua diễn biến cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ hiện nay, Giáo Hội Công Giáo VN tại các giáo phận khác trong và ngoài nước đều nhất thống hướng về giáo phận Hà Nội chung lời cầu nguyện, giáo hội khắp nơi trên toàn cầu cũng đang trên đường hiệp thông với giáo phận Hà Nội. Cá nhân tín đồ Công Giáo có thể có những lúc chỉ trích nhau (hay có ý tưởng phê bình một vài vị chủ chiên) về đường lối, chủ trương,hành động của nhau, nhưng trong cầu nguyện thì luôn luôn hiệp nhất. Bởi bản chất của cầu nguyện bao gồm tinh thần hiệp nhất: giữa con người với Thiên Chúa, giữa người còn ở trần gian (giáo hội chiến đấu) với người ở trên trời (các thánh: giáo hội khải hoàn), và người đang chịu thanh tẩy (giáo hội trầm luân).
Cầu nguyện trong tinh thần vị tha.
Theo lịch sử, đạo Công Giáo không theo chân người Pháp để vào Việt Nam vào thế kỷ 18 như nhiều người lầm tưởng. Sự thực, đạo Công Giáo đã có mặt tại VN vào giữa thế kỷ 16 (1551?) đời hậu Lê từ các giáo sĩ dòng Tên với việc thành lập các địa phận Đàng Trong (miền Nam), Đàng Ngoài (miền Bắc) trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh với ít nhiều khó khăn cấm đoán và sự khởi đầu rất đơn giản của chữ quốc ngữ chúng ta dùng ngày nay, qua cuốn từ điển Việt- Bồ- La của các giáo sĩ dòng Tên tự sáng chế phiên âm theo mẫu tự La tinh để việc học tiếng Việt dễ dàng hơn, có ích hơn trong việc truyền giáo, giáo sĩ Đác Lộ là người sau này đã sửa chữa hoàn thiện thêm. Như vậy, đạo Công Giáo đã có mặt tại VN trên 200 năm trước khi người Pháp đặt chân đến, do đó giáo hội Công Giáo VN không phải do Pháp thành lập và xử dụng như là tay sai của họ để xâm lược, cai trị VN.
Một minh chứng cụ thể khác: phần đất miền Nam dù chính thức là thuôc địa của Pháp, nhưng sự phát triển của Công Giáo rất hạn chế, chứ không mạnh mẽ và đông đảo như miền Bắc chỉ là đất bảo hộ (Giáo hội Công Giáo miền Nam đã tăng trưởng đột biến vào năm 1954 khi có đến 70% số người di cư từ miền Bắc vào là tín đồ Công Giáo). Thực tế này nói lên rằng giáo hội CGVN và chế độ thực dân không có sự liên quan.. Dù vậy, đảng và nhà nước CSVN cũng như một số tổ chức chống phá Giáo hội Công giáo vẫn cố dùng phần lịch sử được viết sai lạc theo ý đồ của họ để nhục mạ giáo hội, đồng thời, như một kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, chạy tội chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản riêng của giáo hội. Noi gương vị thầy khả kính là đức Giêsu chịu nhục hình, giáo hội Công Giáo VN sẵn sàng thứ tha cho những vu cáo, thiệt thòi đắng cay, nhục nhã mà nhà cầm quyền đã gây ra, nhưng lỗi lầm phải được thay đổi, sự thật phải được hoàn trả, công lý phải được phục hồi.
Cầu nguyện trong thái độ hiên ngang
Dù trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết mưa gió giá lạnh và những hành xử tệ bạc có tính hăm doạ của đám công an bảo vệ, cùng những toan tính cố tình vu vạ, quậy phá hầu có cớ viện dẫn pháp luật để lên án buộc tội của nhà cầm quyền, người giáo dân vẫn kiên trì canh thức cầu nguyện lên Chúa và Mẹ với lòng hăng say. Đã không sợ hãi nao núng, môi miệng họ vẫn tươi cười, lời kinh cứ vang vang, bài ca cứ thánh thót, ngàn người như một, với thái độ bình thản thật hiên ngang, bất chấp bạo lực đàn áp có thể xảy đến,dù máu có thể chảy, tính mạng có thể bị nguy hại. Không những thế, lời đe doạ càng cứng rắn, lượng người đổ xô đến tham dự càng đông hơn. Sao lạ thế? Xin thưa, đó là cái dũng cảm của đức tin. Chết thì ai cũng sợ. Chết cho người mình yêu mến thì nỗi sợ tan biến. Giáo dân tin yêu Thiên Chúa, nếu phải chết cho Chúa,họ coi đó là diễm phúc,một khởi đầu cho cuộc sống vĩnh cửu trong nước Chúa. Được thánh hoà, được vào nước Chúa là ý nguyện thiết tha nhất của mọi người con Chúa.
Hiệp nhất trong cầu nguyện cũng để thể hiện tình đoàn kết tạo sức mạnh vô hình. Đoàn kết xua tan nỗi sợ, giúp moị người, mỗi người có cảm giác an bình trước mối nguy hiểm. Điều quan trọng hơn cả là người tín đồ Công Giáo tin tưởng rằng:nơi nào có sự cầu nguyện, nơi đó Thiên Chúa hiện diện để an ủi, che chở cho họ: có Chúa bên con, con lo gì, con sợ chi? “ Khi hai hay ba người trong chúng con hợp lại cầu nguyện thì Thầy ở giữa các con”. Lời của Chúa.
Giáo hội Công Giáo VN còn được thừa hưởng dòng máu bất khuất của các anh hùng tử đạo VN. Lịch sử gần 500 năm của Công Giáo VN qua nhiều thời đại thăng trầm với những giai đoạn bị cấm đoán bách hại khốc liệt. Đẫm máu nhất dưới thời vua Thiệu Trị và Tự Đức., hàng trăm ngàn người đã bị bắt bớ, giam cầm, giết hại, trong số có 117 vị đã được phong thánh..Máu thánh tử đạo đã thấm nhuần và hun đúc giáo hội VN thành một khối đồng nhất, vững chắc và dũng cảm Noi gương các đấng tiền nhân, người Công Giáo VN không sợ hãi bạo quyền, dù phải hy sinh vẫn hiên ngang đứng lên, cùng nắm tay nhau và với một phương thức ôn hoà nhưng kiên quyết là cầu nguyện đòi hỏi, trả lại không chỉ đất đai tài sản mà cả những giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, sự độc lập trong điều hành của giáo hội, tức là đòi công lý và hoà bình phải được thực thi.. Dù độc tài chuyên chế, dù âm mưu độc hại, dù bạo lực trong tay, cho đến giờ phút này, nhà cầm quyền vẫn chưa dám áp chế người giáo dân một cách quyết liệt như đã từng làm với các phong trào công nhân đình công, dân oan biểu tình khiếu kiện, sinh viên biểu tình trước đây. Điều này nói lên rằng: với niềm tin mãnh liệt, sự đoàn kết nhất trí, thái độ hiên ngang, tinh thần bất khuất, lời cầu nguyện ôn hoà giản dị lại có sức mạnh vô biên mà các thế lực tàn bạo nhất cũng phải chùn tay,
Canh thức đã qua, nguyện cầu còn đó
Trện đây là một vài suy nghĩ đơn giản của một giáo dân về một sự kiện của Giáo Hội Công Giáo VN gắn liền với vận mạng của cộng đồng giáo dân và theo thiển ý, có thể là một khúc quanh cho vận mạng của dân tộc VN. Vì là một giáo dân, người viết chỉ đứng trên quan điểm và lý lẽ về tôn giáo của một giáo dân, với kiến thức hạn hẹp chắc chắn là thô thiển và nhiều sai phạm. Nhận định về biến cố cầu nguyện đang xảy ra tại Việt Nam này hoàn toàn từ tâm thức và chỉ bao hàm trong phương thức cầu nguyện của người giáo dân, không có ý mạo muội lạm bàn đến cách ứng xử đối phó của các vị lãnh đạo giáo hội VN. Nhưng nếu có điều sơ xuất mạo phạm, vô tình hay hữu ý, xin quý ngài với lòng bao dung nhân hậu, niệm tình tha thứ. Người viết tin tưởng rằng, với kiến thức rộng rãi, sự khôn ngoan sáng suốt và đặc biệt ơn soi sáng của Thánh Linh, hàng giáo phẩm VN sẽ thừa sức lãnh đạo giáo hội Công Giáo VN đóng góp tích cực vào công việc đòi hỏi cho dân tộc Việt Nam có được ấm no, hạnh phúc trong hoà bình đích thực. Công lý và bình đẳng được thể hiện đến mỗi người và mọi người.
Phong trào cầu nguyện trong hoà bình chưa biết diễn biến thành bại ra sao trong những ngày sắp tới. Tin mới nhất: toà thánh Vatican qua việc vị hồng y Quốc Vụ Khanh, trong tinh thần đối thoại, đã có thư gửi cả hai bên, và những tiếp xúc với một số toà đại sứ CSVN để nói lên mối quan tâm lo lắng vụ việc có thể dẫn đến bạo ngôn bạo lực, và mong muốn hai bên có một sự đối thoại trực tiếp và thẳng thắn.
Toà Giám Mục Hà Nội để chứng tỏ thiện chí mong muốn một giải quyết ổn thoả, với sự bắt đầu bằng đối thoại trong tinh thần tôn trọng sự thật, đã có một nhượng bộ là thỉnh cầu giáo dân gỡ bỏ số lều trại dựng tạm trước đây và rước tượng thánh giá về lại ngôi nhà thờ lớn. Giáo dân, với lòng tôn trọng và tuân phục vị lãnh đạo tinh thần, tin tưởng vào tài trí và sự khôn ngoan của các ngài để có được một giải pháp tốt đẹp, đã đồng ý đưa thánh giá ảnh tượng về lại thánh đường. Canh thức đã qua nhưng việc cầu nguyện vẫn tiếp tục, tại thánh đường, tại tư gia, từ trong nước ra hải ngoại, từ cộng đồng Công Giáo VN đến các cộng đồng Công Giáo toàn thế giới.
Dù có đạt được kết quả đòi hỏi hay bị nghiền nát đè bẹp, bị vô hiệu hoá, phong trào cầu nguyện cũng đã nói lên được một điều là giáo hội Công Giáo VN từng âm thầm đấu tranh trước đây nay đã công khai nhập cuộc. Giáo hội không thờ ơ trước những bất công của con người, xã hội và dân tộc. Giáo hội cũng chỉ cho thế giới thấy rõ đâu là sự thật về cái gọi là tự do tôn giáo tại VN. Giáo hội đã làm cho nhà cầm quyền CSVN thấy rõ và rung động thực sự trước sức mạnh của tôn giáo, của niềm tin nói chung, sự mềm dẻo nhưng kiên trì và tính kỷ luật cao của giáo hội Công Giáo VN nói riêng.
Người giáo dân Công giáo VN mời gọi quý tín hữu các tôn giáo khác tại VN, và cả những người vô thần, cùng đồng hành nhập thế với người Công Giáo VN để cùng đòi hỏi công lý và hoà bình cho mọi người dân VN.
Cầu Thiên Chúa và Mẹ, Đấng chí tôn, chư Phật mười phương đoái thương phù trợ cho dân tộc Việt Nam lấy lại được Công lý và Hòa bình.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tâm sự của một người Huế sau 40 năm: Bài Hùng Ca rùng rợn
Đinh Vinh Phúc
09:47 06/02/2008
Bài Hùng Ca rùng rợn
Dày ta đi, dày ta di, dày ta đi, đồng bào ơi! Lời ca thanh thót, nhạc điệu hùng mạnh, cả phòng hội bị gió cuốn, hồ hỡi. Tiếng vỗ tay, cùng với bước đi của tà áo hồng, áo xanh, áo tím, áo trắng. Muôn sắc, muôn nhịp, bài Hùng Ca Mùa Xuân 68 được trình diễn trong bầu khí tưng bừng, phần khởi. Cử tọa là các sĩ quan và binh lính, áo xanh, áo trắng, huy chương chi chít trước ngực. Trên sân khấu không biết bao nhiêu nghệ sĩ ở hai bên tiến ra, hòa nhập với nhau, rồi lại phân ra từng nhóm, lúc chạy, lúc quỳ gối, như chim trời bay luợn, nhảy nhót. Trên màn ảnh, hiện lên những bộ mặt đầy đặn, cơm no áo ấm, cử chỉ hiên ngang giơ tay vươn vai của các ông tướng vinh quanh nhắc lại chiến công oanh liệt của quân đội Giải Phóng. Mấy chục thành phố và thị trấn bị tấn công cùng một lúc, một cách hoàn toàn bất ngờ, làm cho địch bị hoảng sợ. Cố đô Huế 26 ngày đêm dưới sự kiểm soát của Cách Mạng.
Lại một loạt tràng pháo tay từ những cánh tay vạm vỡ của bộ đội, như 40 năm về trước đã cầm súng chiến đấu như chưa bao giờ trong lịch sử quân sự có một hiện tượng oai hùng như vậy. Sau đó là các bài hùng ca, các bài dân ca kế tiếp nhau, rồi lại hình ảnh bom đạn, bước tiến của các chiến sĩ lưng đeo cành cây chạy vút vào chiến trường, và sau cùng là những khẩu súng bắn tành tạch từ các cửa số ở ngay trong thành phố.
Khía cạnh tình cảm: Chiến công của cô gái Huế dùng súng trường chống cự lại một đơn vị vũ trang tối tân của địch. Các bà mẹ đi viếng các ngôi mộ lạnh lẽo, vừa khóc lóc vừa than vãn như thời ru con: Con tôi nằm đây ! Con tôi nằm đây, à ơi !
Trên màn ảnh hình các bà mặc áo đen thời thanh xuân đào hầm che giấu các đồng chí giờ đây được nhắc lại. Các bà đứng sát nhau như lũy tre, giơ cánh tay cuốc mạnh xuống đất. Nhát cuốc liên tục, càng đập mạnh, hố càng sâu. Từng mảnh đất long ra, khán giả nhìn vào vực sâu đen tối. Nhưng không phải hầm phòng thủ. Có tiếng rú lên, khi thấy một sọ người trắng nhợt bị nhát cuốc bổ làm đôi. Sau đó lại một sọ khác, đôi mắt là hai lỗ sâu, hai hàm răng nhe ra nhạo đời. Hầm nào cũng thấy sọ người, còn dính đầy bùn đất. Tiếp đó lại là các bộ xương. Các bộ xương bị xứt mẻ, ở vai, ở ngực, bao nhiêu năm trời im lìm trong bóng tối, lần này được trông thấy ánh sáng. Có vẻ bỡ ngỡ, sửng sốt. Nhát búa bị khựng lại không dám đào sâu hơn. Các bộ xương không nằm trong vị trí bình thường. Không có quan tài nào cả. Chỉ có đống xương ngang ngửa chấp đầy lên nhau như đống rơm, như bó củi khô. Các bà mẹ đổi vị trí, đi tìm mảnh đất lân cận rồi lại thi nhau đập nhát cuốc xuống mặt đất, giô ta, giô ta ! Thật là điên khùng.
Chương trình buổi dạ hội bị biến dạng. Mặt trái của tết Mậu Thân được phát hiện, nhưng ai cũng vào thế thụ động. Khán giả ngồi thẫn thờ, lấy khăn tay bịt mũi lại. Hôi thối nằng nặc của xác chết bốc lên từ các hầm đất sâu thẳm. Hoảng hốt, khiếp sợ, lý trí bị chôn vùi. Oan hồn từ lòng đất trở về với người trần gian này ! Tiếng hát vẫn vang lên. Hát cho tôi nghe, hát cho tôi nghe ! Lời lẽ chẳng ăn nhập với bầu khí hãi hùng lúc này.
Các bà mẹ cách mạng bắt đầu mệt mỏi. Có bà ngồi bệt xuống đất, có bà lăn đùng ra. Mặt đất lúc này là của các oan hồn. Các bộ xương động đậy, gượng gạo đứng lên, ngã xuống, rồi lại đứng lên. Một đoàn bộ xương có sọ khập khểng bước đi, hai cánh tay chụm lại, chính là lúc trong khán giả thấy cổ họng bị nghẹt thở. Hồn ma trả thù người còn sống hay sao. Hay đến lúc tử thần bóp cổ tất cả con cháu Bác Hồ ? Mà hồn Bác ở đâu lúc này ?
Cũng may một trận bão nổi lên, gió vùn vụt, nhiều hàng cây cổ thụ bị bật rể, người chết lại nằm xuống, lòng đất tự nhiên chuyển động, mặt biển bao phủ tất cả. Cảnh vật im lặng như tờ. Nhưng đó là trên màn ảnh. Trong phòng nhạc bầu khí vẫn bí mật, tử thần hiện hình đâu đây.
Ở chân trời xa xa, có bóng dáng một đạo quân hùng hổ, mũ xanh mũ đỏ, vai đeo súng, y phục màu lá cây. Bước chân vững vàng giữa ca khúc dìu dặt và lá cờ vàng phất phới. Đạo quân năm xưa, không an phận trong giấc ngủ ngàn thu, đang tìm đường phục thù. Nhưng chân trời xa thăm thẳm, đoàn quân biến đi dưới màn mây. Tất cả vũ trụ bây giờ chỉ là mặt biển. Sóng gió êm đềm. Làn nước xanh biếc dạt vào bờ, đem lại sự mắt mẻ cho cây cối, loài vật, và cho con người. Hình ảnh êm dịu thay đổi được bầu khí trong phòng hội. Hơi thối biến mất, ai cũng hít khí thoải mãi. Tình thần sáng suốt trở lại với mọi người. Thần chết đã buông ta ra! Sĩ quan binh lính tìm lại dáng điệu bình thường, nhưng không còn vỗ tay, không biểu lộ sự hoan hỉ của con người chiến thắng. Im lặng, chăm chú nhìn lên màn ảnh, theo dõi diễn biến đương tới. Thì xem kia kìa, mặt biển rút xuống, để lại những dòng sông quen thuộc. Đôi khi trông thấy con cá quẫy giữa dòng nước, gây tiếng động nhỏ nhỏ. Trên mặt sông có nhiều hoa, nhiều ngọn đèn đỏ chạy theo dòng nước. Nhận rõ được một khúc sông Hương, từ chùa Thiên Mụ, qua bờ Kim Long, cầu Tràng Tiền, khu Gia Hội. Gió thổi ào ào, cánh hoa từ dòng sông bay lên, theo gió lay lắt khắp phương. Một con chim trắng như tuyết đập cánh nhịp nhàng. Chim bay mãi cho tới nhà thờ Phú Cam, rồi lại cất cánh tới nhà thờ các cha Đòng Chúa Cứu Thế. Từ ngọn tháp, chim nhìn thấy cả thành Huế yên lặng dưới chân.
Xin Chúa thương xót chúng con! Lời kinh trong thánh đường vang dội. Những em bé khôi ngô, đôi mắt lóng lánh, trán đeo mảnh vải trắng, quần áo cũng trắng như lông chim. Xin Chúa thương xót chúng con, các em ngoan ngoãn lặp lại điệp khúc, trong khi bài thánh ca Dâng Lời cảm Tạ thốt lên, êm dịu, âm ỷ, tin tưởng. Xin cho ánh sáng chiếu rọi tới khe đá âm u thảm thiết. Xin cho lòng dất được ấm áp bao bọc kiếp người bị vùi dập như cát bụi. Và xin cho bao cuộc sống lận đận khắp năm châu có đủ lực hàn gắn lại những đỗ nát mấy chục năm về trước.
Bốn mươi năm sau, không còn kẻ thắng kẻ bại. Không còn chỗ đứng cho bài hùng ca nào của bộ đội. Bài hùng ca nào từ người CS cũng có cái gì rùng rợn, hoàn toàn vô nhân đạo. Để người chết an nghỉ với người chết. Không nên khêu khích hay thóa mạ thế giới bên kia. Mà có cái gì để hãnh diện chứ ? Không giữ lời cam kết đình chiến, phản bội người dân vào những phút thiêng liêng nhất, chiếm một thành phố trong gần một tháng để tàn sát, dữ tợn hơn quân mọi rợ. Một vết đen như mực muôn đời sẽ đen hơn mực. Tổng tấn công thì có, nổi dậy ở chỗ nào? Hy sinh bao mạng sống để lay động dư luận Mỹ, nếu đó là một chiến thắng, thì nó có nghiã gì với người Việt Nam? Là vì chính người CS đã thúc người Mỹ can thiệp rồi cũng chính họ đòi người Mỹ ra đi, giai đoạn nào cũng đẫm máu đồng bào.
Tôi muốn nói với họ như vậy. Nhưng sau buổi nhạc bài Hùng Ca quái đản, họ im lặng. Họ bỏ ra về tâm hồn băn khoan, lo lắng. Không ai dám mở miệng trao đổi với nhau lời nào. Có lẽ mỗi người đã bị oan hồn trách móc, hạch hỏi. Người CS đã quen giữ mồm giữ miệng, bưng bít thông tin, từ chối mọi tâm sự, mọi đòi hỏi của lương tâm. Họ giết nát, hành hạ người chung quanh đã thành thói quen. Nhưng động vào danh dự của người đã mất, thì đó là việc khác. Ca ngợi những cuộc tàn phá và thảm sát bằng thái độ kêu căng là một hành động táo tợn, và nguy hiểm thực sự.
Tết Mậu Tý, kỉ niệm 40 Tết Mậu Thân
Dày ta đi, dày ta di, dày ta đi, đồng bào ơi! Lời ca thanh thót, nhạc điệu hùng mạnh, cả phòng hội bị gió cuốn, hồ hỡi. Tiếng vỗ tay, cùng với bước đi của tà áo hồng, áo xanh, áo tím, áo trắng. Muôn sắc, muôn nhịp, bài Hùng Ca Mùa Xuân 68 được trình diễn trong bầu khí tưng bừng, phần khởi. Cử tọa là các sĩ quan và binh lính, áo xanh, áo trắng, huy chương chi chít trước ngực. Trên sân khấu không biết bao nhiêu nghệ sĩ ở hai bên tiến ra, hòa nhập với nhau, rồi lại phân ra từng nhóm, lúc chạy, lúc quỳ gối, như chim trời bay luợn, nhảy nhót. Trên màn ảnh, hiện lên những bộ mặt đầy đặn, cơm no áo ấm, cử chỉ hiên ngang giơ tay vươn vai của các ông tướng vinh quanh nhắc lại chiến công oanh liệt của quân đội Giải Phóng. Mấy chục thành phố và thị trấn bị tấn công cùng một lúc, một cách hoàn toàn bất ngờ, làm cho địch bị hoảng sợ. Cố đô Huế 26 ngày đêm dưới sự kiểm soát của Cách Mạng.
Lại một loạt tràng pháo tay từ những cánh tay vạm vỡ của bộ đội, như 40 năm về trước đã cầm súng chiến đấu như chưa bao giờ trong lịch sử quân sự có một hiện tượng oai hùng như vậy. Sau đó là các bài hùng ca, các bài dân ca kế tiếp nhau, rồi lại hình ảnh bom đạn, bước tiến của các chiến sĩ lưng đeo cành cây chạy vút vào chiến trường, và sau cùng là những khẩu súng bắn tành tạch từ các cửa số ở ngay trong thành phố.
Khía cạnh tình cảm: Chiến công của cô gái Huế dùng súng trường chống cự lại một đơn vị vũ trang tối tân của địch. Các bà mẹ đi viếng các ngôi mộ lạnh lẽo, vừa khóc lóc vừa than vãn như thời ru con: Con tôi nằm đây ! Con tôi nằm đây, à ơi !
Trên màn ảnh hình các bà mặc áo đen thời thanh xuân đào hầm che giấu các đồng chí giờ đây được nhắc lại. Các bà đứng sát nhau như lũy tre, giơ cánh tay cuốc mạnh xuống đất. Nhát cuốc liên tục, càng đập mạnh, hố càng sâu. Từng mảnh đất long ra, khán giả nhìn vào vực sâu đen tối. Nhưng không phải hầm phòng thủ. Có tiếng rú lên, khi thấy một sọ người trắng nhợt bị nhát cuốc bổ làm đôi. Sau đó lại một sọ khác, đôi mắt là hai lỗ sâu, hai hàm răng nhe ra nhạo đời. Hầm nào cũng thấy sọ người, còn dính đầy bùn đất. Tiếp đó lại là các bộ xương. Các bộ xương bị xứt mẻ, ở vai, ở ngực, bao nhiêu năm trời im lìm trong bóng tối, lần này được trông thấy ánh sáng. Có vẻ bỡ ngỡ, sửng sốt. Nhát búa bị khựng lại không dám đào sâu hơn. Các bộ xương không nằm trong vị trí bình thường. Không có quan tài nào cả. Chỉ có đống xương ngang ngửa chấp đầy lên nhau như đống rơm, như bó củi khô. Các bà mẹ đổi vị trí, đi tìm mảnh đất lân cận rồi lại thi nhau đập nhát cuốc xuống mặt đất, giô ta, giô ta ! Thật là điên khùng.
Chương trình buổi dạ hội bị biến dạng. Mặt trái của tết Mậu Thân được phát hiện, nhưng ai cũng vào thế thụ động. Khán giả ngồi thẫn thờ, lấy khăn tay bịt mũi lại. Hôi thối nằng nặc của xác chết bốc lên từ các hầm đất sâu thẳm. Hoảng hốt, khiếp sợ, lý trí bị chôn vùi. Oan hồn từ lòng đất trở về với người trần gian này ! Tiếng hát vẫn vang lên. Hát cho tôi nghe, hát cho tôi nghe ! Lời lẽ chẳng ăn nhập với bầu khí hãi hùng lúc này.
Các bà mẹ cách mạng bắt đầu mệt mỏi. Có bà ngồi bệt xuống đất, có bà lăn đùng ra. Mặt đất lúc này là của các oan hồn. Các bộ xương động đậy, gượng gạo đứng lên, ngã xuống, rồi lại đứng lên. Một đoàn bộ xương có sọ khập khểng bước đi, hai cánh tay chụm lại, chính là lúc trong khán giả thấy cổ họng bị nghẹt thở. Hồn ma trả thù người còn sống hay sao. Hay đến lúc tử thần bóp cổ tất cả con cháu Bác Hồ ? Mà hồn Bác ở đâu lúc này ?
Cũng may một trận bão nổi lên, gió vùn vụt, nhiều hàng cây cổ thụ bị bật rể, người chết lại nằm xuống, lòng đất tự nhiên chuyển động, mặt biển bao phủ tất cả. Cảnh vật im lặng như tờ. Nhưng đó là trên màn ảnh. Trong phòng nhạc bầu khí vẫn bí mật, tử thần hiện hình đâu đây.
Ở chân trời xa xa, có bóng dáng một đạo quân hùng hổ, mũ xanh mũ đỏ, vai đeo súng, y phục màu lá cây. Bước chân vững vàng giữa ca khúc dìu dặt và lá cờ vàng phất phới. Đạo quân năm xưa, không an phận trong giấc ngủ ngàn thu, đang tìm đường phục thù. Nhưng chân trời xa thăm thẳm, đoàn quân biến đi dưới màn mây. Tất cả vũ trụ bây giờ chỉ là mặt biển. Sóng gió êm đềm. Làn nước xanh biếc dạt vào bờ, đem lại sự mắt mẻ cho cây cối, loài vật, và cho con người. Hình ảnh êm dịu thay đổi được bầu khí trong phòng hội. Hơi thối biến mất, ai cũng hít khí thoải mãi. Tình thần sáng suốt trở lại với mọi người. Thần chết đã buông ta ra! Sĩ quan binh lính tìm lại dáng điệu bình thường, nhưng không còn vỗ tay, không biểu lộ sự hoan hỉ của con người chiến thắng. Im lặng, chăm chú nhìn lên màn ảnh, theo dõi diễn biến đương tới. Thì xem kia kìa, mặt biển rút xuống, để lại những dòng sông quen thuộc. Đôi khi trông thấy con cá quẫy giữa dòng nước, gây tiếng động nhỏ nhỏ. Trên mặt sông có nhiều hoa, nhiều ngọn đèn đỏ chạy theo dòng nước. Nhận rõ được một khúc sông Hương, từ chùa Thiên Mụ, qua bờ Kim Long, cầu Tràng Tiền, khu Gia Hội. Gió thổi ào ào, cánh hoa từ dòng sông bay lên, theo gió lay lắt khắp phương. Một con chim trắng như tuyết đập cánh nhịp nhàng. Chim bay mãi cho tới nhà thờ Phú Cam, rồi lại cất cánh tới nhà thờ các cha Đòng Chúa Cứu Thế. Từ ngọn tháp, chim nhìn thấy cả thành Huế yên lặng dưới chân.
Xin Chúa thương xót chúng con! Lời kinh trong thánh đường vang dội. Những em bé khôi ngô, đôi mắt lóng lánh, trán đeo mảnh vải trắng, quần áo cũng trắng như lông chim. Xin Chúa thương xót chúng con, các em ngoan ngoãn lặp lại điệp khúc, trong khi bài thánh ca Dâng Lời cảm Tạ thốt lên, êm dịu, âm ỷ, tin tưởng. Xin cho ánh sáng chiếu rọi tới khe đá âm u thảm thiết. Xin cho lòng dất được ấm áp bao bọc kiếp người bị vùi dập như cát bụi. Và xin cho bao cuộc sống lận đận khắp năm châu có đủ lực hàn gắn lại những đỗ nát mấy chục năm về trước.
Bốn mươi năm sau, không còn kẻ thắng kẻ bại. Không còn chỗ đứng cho bài hùng ca nào của bộ đội. Bài hùng ca nào từ người CS cũng có cái gì rùng rợn, hoàn toàn vô nhân đạo. Để người chết an nghỉ với người chết. Không nên khêu khích hay thóa mạ thế giới bên kia. Mà có cái gì để hãnh diện chứ ? Không giữ lời cam kết đình chiến, phản bội người dân vào những phút thiêng liêng nhất, chiếm một thành phố trong gần một tháng để tàn sát, dữ tợn hơn quân mọi rợ. Một vết đen như mực muôn đời sẽ đen hơn mực. Tổng tấn công thì có, nổi dậy ở chỗ nào? Hy sinh bao mạng sống để lay động dư luận Mỹ, nếu đó là một chiến thắng, thì nó có nghiã gì với người Việt Nam? Là vì chính người CS đã thúc người Mỹ can thiệp rồi cũng chính họ đòi người Mỹ ra đi, giai đoạn nào cũng đẫm máu đồng bào.
Tôi muốn nói với họ như vậy. Nhưng sau buổi nhạc bài Hùng Ca quái đản, họ im lặng. Họ bỏ ra về tâm hồn băn khoan, lo lắng. Không ai dám mở miệng trao đổi với nhau lời nào. Có lẽ mỗi người đã bị oan hồn trách móc, hạch hỏi. Người CS đã quen giữ mồm giữ miệng, bưng bít thông tin, từ chối mọi tâm sự, mọi đòi hỏi của lương tâm. Họ giết nát, hành hạ người chung quanh đã thành thói quen. Nhưng động vào danh dự của người đã mất, thì đó là việc khác. Ca ngợi những cuộc tàn phá và thảm sát bằng thái độ kêu căng là một hành động táo tợn, và nguy hiểm thực sự.
Tết Mậu Tý, kỉ niệm 40 Tết Mậu Thân
Thông Báo
Thông báo của Ban Truyền Thông giáo phận Thái Bình
LM Giuse Đinh Xuân Ngọc
09:24 06/02/2008
THÔNG BÁO CỦA BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sỹ, cùng toàn thể Quý Vị độc giả,
Phát xuất từ nhận thức về sức mạnh của truyền thông trong thế giới hôm nay, nhất là trong công việc truyền giáo; được phép của Đức Cha giáo phận;
Kể từ dịp Tết Mậu Tý 2008, Ban Truyền Thông giáo phận Thái Bình chúng con đã thành lập một WEBSITE mới với tên miền là: giaophanthaibinh.com
Hiện nay, trang WEB này đã đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn còn đang trong tình trạng chỉnh sửa và tiếp tục đưa các bài đã đăng trong trang cũ. Do vậy, trong thời gian tới, giáo phận Thái Bình vẫn sử dụng song song cả hai website là: tgmtb.net (cũ) và giaophanthaibinh.com (mới) để thông tin đến Quý Cha và Quý Vị xa gần những tin tức và bài viết mới nhất của giáo phận Thái Bình cũng như của Giáo Hội hoàn vũ.
Vậy xin trân trọng kính báo và giới thiệu với Quý độc giả xa gần, với ước mong nhận được sự góp ý, đóng góp bài vở và tin tin tức, để Website của giáo phận chúng con ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thông tin của những người quan tâm. Mọi góp ý và bài vở, xin gửi về địa chỉ: bttthaibinh@gmail.com. Xin cảm ơn.
Trân trọng
T/M Ban Truyền Thông GP.Thái Bình
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sỹ, cùng toàn thể Quý Vị độc giả,
Phát xuất từ nhận thức về sức mạnh của truyền thông trong thế giới hôm nay, nhất là trong công việc truyền giáo; được phép của Đức Cha giáo phận;
Kể từ dịp Tết Mậu Tý 2008, Ban Truyền Thông giáo phận Thái Bình chúng con đã thành lập một WEBSITE mới với tên miền là: giaophanthaibinh.com
Hiện nay, trang WEB này đã đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn còn đang trong tình trạng chỉnh sửa và tiếp tục đưa các bài đã đăng trong trang cũ. Do vậy, trong thời gian tới, giáo phận Thái Bình vẫn sử dụng song song cả hai website là: tgmtb.net (cũ) và giaophanthaibinh.com (mới) để thông tin đến Quý Cha và Quý Vị xa gần những tin tức và bài viết mới nhất của giáo phận Thái Bình cũng như của Giáo Hội hoàn vũ.
Vậy xin trân trọng kính báo và giới thiệu với Quý độc giả xa gần, với ước mong nhận được sự góp ý, đóng góp bài vở và tin tin tức, để Website của giáo phận chúng con ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thông tin của những người quan tâm. Mọi góp ý và bài vở, xin gửi về địa chỉ: bttthaibinh@gmail.com. Xin cảm ơn.
Trân trọng
T/M Ban Truyền Thông GP.Thái Bình
Văn Hóa
Bài ca mùa Xuân
Sa Mạc Hồng
08:39 06/02/2008
Bài ca mùa Xuân.
Xuân kỳ diệu đất trời muôn thuở
Tự ngàn xưa khi chưa có nắng hồng
Đã có mùa xuân trong ân tình Thượng Đế
Xuân yêu thương xuân của tâm hồn
Xuân đến trong cơn mưa hồng thuỷ
Tàu lênh đênh vượt sóng nước mênh mông
Và vạn vật chìm trong mùa gội rửa
Xuân phát sinh mạch nước nguồn trên sỏi đá
Suối phúc lành vẫn chảy giòng nước trong
Xuân rải xuống manna đường xưa sa mạc
Rụng ơn trời cho mãi đến hôm nay
Xuân sáng rực trong ngọn lửa đêm dài
Dẫn soi đường lữ thứ giữa trần ai
Xuân nhiệm mầu từ nơi hang đá
Của đêm đông rét buốt cánh đồng Belem
Đem bình an đến khắp cả gian trần
Xuân nồng ấm cõi lòng đêm giá lạnh
Xuân Cứu độ nẩy chồi trên Thập giá
Máu hồng ân đổ thấm đồi Can-vê
Nguồn Thánh đức tuôn xuống khắp tràn trề
Cho loài người tìm đến mùa Xuân vĩnh cửu.
Xuân kỳ diệu đất trời muôn thuở
Tự ngàn xưa khi chưa có nắng hồng
Đã có mùa xuân trong ân tình Thượng Đế
Xuân yêu thương xuân của tâm hồn
Xuân đến trong cơn mưa hồng thuỷ
Tàu lênh đênh vượt sóng nước mênh mông
Và vạn vật chìm trong mùa gội rửa
Xuân phát sinh mạch nước nguồn trên sỏi đá
Suối phúc lành vẫn chảy giòng nước trong
Xuân rải xuống manna đường xưa sa mạc
Rụng ơn trời cho mãi đến hôm nay
Xuân sáng rực trong ngọn lửa đêm dài
Dẫn soi đường lữ thứ giữa trần ai
Xuân nhiệm mầu từ nơi hang đá
Của đêm đông rét buốt cánh đồng Belem
Đem bình an đến khắp cả gian trần
Xuân nồng ấm cõi lòng đêm giá lạnh
Xuân Cứu độ nẩy chồi trên Thập giá
Máu hồng ân đổ thấm đồi Can-vê
Nguồn Thánh đức tuôn xuống khắp tràn trề
Cho loài người tìm đến mùa Xuân vĩnh cửu.
Xuân hát ở bến đò
Tuyết Mai
08:45 06/02/2008
XUÂN HÁT Ở BẾN ĐÒ
Nắng lung linh môi hoa
Tóc lay bay trong gió nhẹ
Lời tình nào khe khẻ
Bến đò ơi đã sang xuân
Xuân bên nầy sông, rất đỗi xuân
Em hát với mai hồng huệ cúc
Tiếng ai hát bờ bên kia nhẫn nhục
Như tiếng gọi đò đưa em sang sông
Xuân bên kia sông có nắng hồng
Gió thoang thoảng hương yêu nồng thắm
Đôi bờ xa, vẫn còn là xa lắm
Đò chiều ơi, em đang muốn sang sông
Sông thời gian dòng cuốn theo dòng
Cứ chảy xiết làm sao em qua được
Đò Anh đến kia, mời em xuống bước
Đưa em về bờ bến lạ muôn xuân
Tạ ơn Anh, ta làm lễ thành hôn
Xuân em hát ở bến Xuân Hạnh Phúc
TAN TRONG XUÂN
Em không dám gõ cửa thời gian
Sợ mùa xuân đến vội
Khi trong lòng còn đương giận dỗi
Chuyện ngắn dài trong cõi nhân sinh
Chiều đông chí không ngẫu hứng thình lình
Lạnh buốt trái tim phàm tục tử
Không gõ cửa, không chờ, không đợi
Xuân vẫn hồn nhiên đến kia rồi
Xuân muốn em tan trong nắng Xuân ngời
Em quì xuống đón mùa Xuân trọng thể
Tình xuân phả xuống cõi lòng diễm lệ
Nụ hôn nồng em đành chịu gửi trao
Tạ ơn Xuân em chưa kịp ước ao
Xuân muôn thưở vẫn ngọt ngào yêu dấu
Tan trong Xuân lòng không còn giận dỗi
Chuyện ngắn dài của cõi nhân sinh
ĐÓN XUÂN Ở PHỐ NGƯỜI
Đón Xuân ở phố người
Như mùa Xuân Ai Cập
Xuân Đất Hứa! Xuân ơi
Xuân phố người có vui
Làm sao bằng Xuân cũ
Mùa Xuân nơi quê tôi
Xuân phố người xa xôi
Cuốn đời trôi mê mãi
Tưởng là xuân rất vui
Xuân trần gian, thế thôi
Ánh đèn hoa rực rỡ
Nhưng buồn lắm, Cha ơi!
Đón Xuân ở phố đời
Nhớ mùa Xuân Vĩnh Cửu
Bên kia các tầng trời
Xuân Xuân ơi Xuân ơi
Chúa là Xuân hạnh phúc
Tôi khát khát Xuân, Người
Nắng lung linh môi hoa
Tóc lay bay trong gió nhẹ
Lời tình nào khe khẻ
Bến đò ơi đã sang xuân
Xuân bên nầy sông, rất đỗi xuân
Em hát với mai hồng huệ cúc
Tiếng ai hát bờ bên kia nhẫn nhục
Như tiếng gọi đò đưa em sang sông
Xuân bên kia sông có nắng hồng
Gió thoang thoảng hương yêu nồng thắm
Đôi bờ xa, vẫn còn là xa lắm
Đò chiều ơi, em đang muốn sang sông
Sông thời gian dòng cuốn theo dòng
Cứ chảy xiết làm sao em qua được
Đò Anh đến kia, mời em xuống bước
Đưa em về bờ bến lạ muôn xuân
Tạ ơn Anh, ta làm lễ thành hôn
Xuân em hát ở bến Xuân Hạnh Phúc
TAN TRONG XUÂN
Em không dám gõ cửa thời gian
Sợ mùa xuân đến vội
Khi trong lòng còn đương giận dỗi
Chuyện ngắn dài trong cõi nhân sinh
Chiều đông chí không ngẫu hứng thình lình
Lạnh buốt trái tim phàm tục tử
Không gõ cửa, không chờ, không đợi
Xuân vẫn hồn nhiên đến kia rồi
Xuân muốn em tan trong nắng Xuân ngời
Em quì xuống đón mùa Xuân trọng thể
Tình xuân phả xuống cõi lòng diễm lệ
Nụ hôn nồng em đành chịu gửi trao
Tạ ơn Xuân em chưa kịp ước ao
Xuân muôn thưở vẫn ngọt ngào yêu dấu
Tan trong Xuân lòng không còn giận dỗi
Chuyện ngắn dài của cõi nhân sinh
ĐÓN XUÂN Ở PHỐ NGƯỜI
Đón Xuân ở phố người
Như mùa Xuân Ai Cập
Xuân Đất Hứa! Xuân ơi
Xuân phố người có vui
Làm sao bằng Xuân cũ
Mùa Xuân nơi quê tôi
Xuân phố người xa xôi
Cuốn đời trôi mê mãi
Tưởng là xuân rất vui
Xuân trần gian, thế thôi
Ánh đèn hoa rực rỡ
Nhưng buồn lắm, Cha ơi!
Đón Xuân ở phố đời
Nhớ mùa Xuân Vĩnh Cửu
Bên kia các tầng trời
Xuân Xuân ơi Xuân ơi
Chúa là Xuân hạnh phúc
Tôi khát khát Xuân, Người
Mùa Xuân chín
LM Giuse Nguyễn Hữu An
12:03 06/02/2008
MÙA XUÂN CHÍN
Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa nhưng đoản thọ. Ông để lại cho đời không nhiều thi phẩm nhưng tác phẩm nào của ông cũng thật đáng trân trọng.
Mùa xuân về, tiết trời nắng ấm, lộc non nhú mầm từ cây cỏ. Mùa xuân làm rộn rã tâm tư. Khí trời sắc xuân hoà quyện làm con người tươi trẻ đến lạ. Đọc bài thơ: Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, cảm được nét tươi trẻ và đầy nhân văn của mùa xuân ngày Tết.
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, hương hoa bàng bạc cả đất trời, những ngày Tết đượm thắm sắc xuân.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà gió biếc,
Trên giàn thiên ly, bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợi tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
Ngày mai trong đám xuân sang ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Câu chữ trong thi ca của Hàn Mặc Tử luôn được chắt lọc, ngôn từ được tìm tòi kỹ lưỡng.
Sột soạt gió trêu tà áo biết.
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang
Câu thơ thật gợi mở. Trên những mái nhà vách đất của làng quê ngày xưa điểm tô những nụ hoa thiên lý nở vàng, xen giữa màu xanh tươi của lá. Lá và hoa thiên lý tạo nên nét đặc sắc của hương vị quê nhà như lời ca dao:
Thương chồng nấu cháo le le.
Nấu canh hoa lý nấu chè hạt sen.
Gió trêu, gió đùa, gió mơn man làm bất chợt mùa xuân ùa tới.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Mùa xuân từ trong nhà đã lan xa ra vùng đồi núi. Mùa xuân làm tươi cảnh vật mang niềm vui đến cho con người.
Con người của mùa xuân thật trẻ trung, hồn nhiên, đầy sức sống:
Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Các cô hát rằng:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Ở lại làng để vui chơi với nhau thật là hạnh phúc. Nhưng ai đó được đi lấy chồng càng vui hơn. Mùa xuân như thêm đẹp, thêm tươi, thêm rực rỡ hơn..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây…
Thi nhân dùng từ vắt vẻo, hổn hển thật tài tình. Vắt vẻo ở câu trên chỉ sự thơ ngây, hổn hển ở câu dưới nói lên sư hồi hộp, đợi chờ trong trái tim của những cô gái đang tràn trề sức sống. Ai đó đang ngồi dưới khóm trúc cũng phải rộn ràng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khâng sực nhớ làng.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
Thấy mùa xuân ở quê người lại nhớ tới cảnh làng mình. Cảnh làng mùa hạ có nắng chang chang và bao nhiêu người thân đang oằn lừng lao động giữa trời nắng gắt. Người ta hay nói sông xanh, sông đỏ, còn Hàn Mặc Tử lại nói sông trắng “Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”. Nắng đến trắng cả sông, diễn tả sự gay gắt của nắng làm chói chang bạc trắng.
Đây là nét rất nhân bản của người luôn nặng tình với quê hương xứ sở. Thi sĩ họ Mặc cảm xuân nhớ về quê mình nặng tình gởi hồn thơ bộc bạch nổi niềm.
Xuân về Tết đến. Mọi người có dịp để thể hiện tình yêu thương nhau. Gia đình sum họp, tưởng nhớ Ông Bà Tổ Tiên, thăm viếng bạn bè người thân làng xóm. Con người rộng rãi, phóng khoáng hơn ngày thường từ cách bài biện trong nhà cho đến giao tiêp ứng xứ với nhau. Nhẹ nhàng thanh lịch như tình xuân ấm áp. Đó cũng là giá trị nhân văn của ngày Tết.
Tết Nguyên Đán Việt Nam tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở làng quê thanh bình.
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm. ..
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, thường thì gia đình người Việt làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai. Hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình. Ngoài cành Đào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...
Ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Ngày Tết, dân tộc Việt nam có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ.
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, nên cần phải “tống cưụ nghênh tân”. Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Các Giáo xứ tổ chức hái Lộc Thánh Đêm Giao Thừa hoặc Sáng Mồng Một Tết. Gia đình Phật Tử hay bên Luơng thì đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là dồi dào Ơn Chúa, hạnh phúc, sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người", nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Ngày Tết có biếu quà Tết cho nhau để tỏ ân nghĩa tình cảm. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... Quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường mà là tấm lòng dành cho nhau.
Vào dịp đầu xuân, con cháu thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần cho Oâng Bà Cha Mẹ. Ngày Tết ngày Xuân là dịp mọi người dành thời gian cho nhau, con cháu tụ tập đông vui bên gia đình dòng tộc.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.
Mùa Xuân Mậu Tý đang về. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để thốt nên lời: “Hạnh phúc nhé anh!” (x.Sequela Christi Số 2).
Những Ngày Lễ Tết đang tới gần. Người Kitô hữu quan niệm Tết là Một Hồng ân.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội cho con người sống tâm tình tri ân, cảm tạ. Ngày đầu năm mới, con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của vũ trụ, cùng đích của muôn loài, hướng về để tạ ơn, ngợi khen và chúc tụng. Tạ ơn vì một năm đi qua trong ân sủng, tình yêu và bình an. Tạ ơn vì tình yêu đó vẫn tuôn tràn trên đời sống con người. Tạ ơn bằng việc dâng lên Thiên Chúa tất cả những thành công và những thất bại của một năm qua, cũng như trao phó vào tay Ngài năm mới sắp tới. Lời tạ ơn đầu năm sẽ được tiếp nối và kéo dài suốt cả hành trình đời người.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người có thể dừng lại - dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng thật hữu ích - trên hành trình cuộc sống đầy những biến động, những bận tâm, những tính toán để mưu sinh. Dừng để nhìn lại một năm đã qua, cái gì tôi đã làm được cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội, cái gì tôi cần phải khắc phục, biến đổi, cái gì cần phải phát triển, nhân lên… Dừng lại cũng là để chuẩn bị cho hành trình sắp tới, chuẩn bị để cho những dự tính trong tương lai được sáng sủa hơn, vững chắc hơn.
Một Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người trở về nguồn. Mỗi người đều có nguồn cội, tổ tiên, mỗi người đều có một truyền thống vốn được kết dệt từ cha ông tổ tiên. Nhưng suốt một năm dài, vì công việc, vì học hành, vì những lo toan khác do cuộc sống đưa đến, người ta ít có cơ hội để nhớ về cội nguồn và truyền thống đó. Ngày đầu năm mới, mọi người đều sắp xếp để trở về, gia đình sum họp đông đủ. Mọi người thắp nén hương cho tổ tiên, cho những người quá cố. Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ… Gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng ôn lại truyền thống, cùng chia sẻ cho nhau những tình cảm, những suy nghĩ, thật ấm cúng, thật thân thương.
Một Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người gặp gỡ, chia sẻ. Ngày đầu năm, người ta dành thời gian để đi thăm nhau, gặp gỡ nhau, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, chân thành, những nụ cười thiện cảm. Đó là dịp để làm lớn mạnh tình người, làm đậm đà tình làng nghĩa xóm, và làm lớn lên cái nhạy bén với những nhu cầu của tha nhân.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người cật vấn mình. Tết chính là cái “cột mốc” làm cho người ta nhận ra cuộc đời đang trôi đi, thời gian đang qua mau. Cứ mỗi khi thêm một cái Tết, người ta thấy mình già hơn, và thời gian phía trước như rút ngắn lại. Có người nói: “Tổng số quá khứ và tương lai của một đời người là một hằng số”, thêm vào quá khứ thì giảm bớt tương lai. Có lẽ vì vậy mà khi sống tâm tình những ngày Tết, người ta cũng giật mình về quãng đới đã qua, và nảy sinh nơi người ta cái thao thức về ý nghĩa cuộc đời, cật vấn về bản thân mình, về thái độ sống của mình, “vì thời gian đang qua mau, tôi đã tận dụng nó như thế nào hay tôi để nó trôi qua một cách uổng phí.”. (x.Sequela Christi Số 2).
Người Việt nam Công Giáo gìn giữ những nét đẹp văn hoá của ngày Tết cổ truyền và làm cho những nét đẹp ấy thành những trang Tin Mừng sống động. Khi sống tâm tình biết ơn trong ngày Tết, là ta sống lòng tri ân sâu xa vì nhìn thấy ơn Chúa ban qua mọi ân huệ nhận được. Khi cho đi trong ngày Tết là ta cho đi với tâm tình yêu mến, kính trọng thực sự. Khi đón tiếp khách thăm viếng là ta như đón tiếp chính Chúa viếng thăm.
Khi sống tinh thần Tin Mừng trong những phong tục ngày Tết, người Kitô hữu góp phần xây dựng một mùa Xuân mới, một mùa Xuân dân tộc, một mùa Xuân tình thương. Mùa Xuân ấy sẽ vĩnh cửu vì sẽ dẫn đến mùa Xuân Nước Trời.
Đón Tết và xem Tết như là Một Hồng Ân của Thiên Chúa, sống đầy đủ cái ý nghĩa của những ngày Tết thì chính mỗi người sẽ tràn trề hạnh phúc, tươi trẻ tình xuân, có được một “Mùa Xuân Chín” như Thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa nhưng đoản thọ. Ông để lại cho đời không nhiều thi phẩm nhưng tác phẩm nào của ông cũng thật đáng trân trọng.
Mùa xuân về, tiết trời nắng ấm, lộc non nhú mầm từ cây cỏ. Mùa xuân làm rộn rã tâm tư. Khí trời sắc xuân hoà quyện làm con người tươi trẻ đến lạ. Đọc bài thơ: Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, cảm được nét tươi trẻ và đầy nhân văn của mùa xuân ngày Tết.
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, hương hoa bàng bạc cả đất trời, những ngày Tết đượm thắm sắc xuân.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà gió biếc,
Trên giàn thiên ly, bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợi tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
Ngày mai trong đám xuân sang ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Câu chữ trong thi ca của Hàn Mặc Tử luôn được chắt lọc, ngôn từ được tìm tòi kỹ lưỡng.
Sột soạt gió trêu tà áo biết.
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang
Câu thơ thật gợi mở. Trên những mái nhà vách đất của làng quê ngày xưa điểm tô những nụ hoa thiên lý nở vàng, xen giữa màu xanh tươi của lá. Lá và hoa thiên lý tạo nên nét đặc sắc của hương vị quê nhà như lời ca dao:
Thương chồng nấu cháo le le.
Nấu canh hoa lý nấu chè hạt sen.
Gió trêu, gió đùa, gió mơn man làm bất chợt mùa xuân ùa tới.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Mùa xuân từ trong nhà đã lan xa ra vùng đồi núi. Mùa xuân làm tươi cảnh vật mang niềm vui đến cho con người.
Con người của mùa xuân thật trẻ trung, hồn nhiên, đầy sức sống:
Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Các cô hát rằng:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Ở lại làng để vui chơi với nhau thật là hạnh phúc. Nhưng ai đó được đi lấy chồng càng vui hơn. Mùa xuân như thêm đẹp, thêm tươi, thêm rực rỡ hơn..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây…
Thi nhân dùng từ vắt vẻo, hổn hển thật tài tình. Vắt vẻo ở câu trên chỉ sự thơ ngây, hổn hển ở câu dưới nói lên sư hồi hộp, đợi chờ trong trái tim của những cô gái đang tràn trề sức sống. Ai đó đang ngồi dưới khóm trúc cũng phải rộn ràng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khâng sực nhớ làng.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
Thấy mùa xuân ở quê người lại nhớ tới cảnh làng mình. Cảnh làng mùa hạ có nắng chang chang và bao nhiêu người thân đang oằn lừng lao động giữa trời nắng gắt. Người ta hay nói sông xanh, sông đỏ, còn Hàn Mặc Tử lại nói sông trắng “Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”. Nắng đến trắng cả sông, diễn tả sự gay gắt của nắng làm chói chang bạc trắng.
Đây là nét rất nhân bản của người luôn nặng tình với quê hương xứ sở. Thi sĩ họ Mặc cảm xuân nhớ về quê mình nặng tình gởi hồn thơ bộc bạch nổi niềm.
Xuân về Tết đến. Mọi người có dịp để thể hiện tình yêu thương nhau. Gia đình sum họp, tưởng nhớ Ông Bà Tổ Tiên, thăm viếng bạn bè người thân làng xóm. Con người rộng rãi, phóng khoáng hơn ngày thường từ cách bài biện trong nhà cho đến giao tiêp ứng xứ với nhau. Nhẹ nhàng thanh lịch như tình xuân ấm áp. Đó cũng là giá trị nhân văn của ngày Tết.
Tết Nguyên Đán Việt Nam tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở làng quê thanh bình.
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm. ..
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, thường thì gia đình người Việt làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.
Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Đào, miền Nam có hoa Mai. Hoa Đào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình. Ngoài cành Đào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...
Ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Ngày Tết, dân tộc Việt nam có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ.
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, nên cần phải “tống cưụ nghênh tân”. Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Các Giáo xứ tổ chức hái Lộc Thánh Đêm Giao Thừa hoặc Sáng Mồng Một Tết. Gia đình Phật Tử hay bên Luơng thì đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là dồi dào Ơn Chúa, hạnh phúc, sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người", nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Ngày Tết có biếu quà Tết cho nhau để tỏ ân nghĩa tình cảm. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... Quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường mà là tấm lòng dành cho nhau.
Vào dịp đầu xuân, con cháu thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần cho Oâng Bà Cha Mẹ. Ngày Tết ngày Xuân là dịp mọi người dành thời gian cho nhau, con cháu tụ tập đông vui bên gia đình dòng tộc.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.
Mùa Xuân Mậu Tý đang về. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để thốt nên lời: “Hạnh phúc nhé anh!” (x.Sequela Christi Số 2).
Những Ngày Lễ Tết đang tới gần. Người Kitô hữu quan niệm Tết là Một Hồng ân.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội cho con người sống tâm tình tri ân, cảm tạ. Ngày đầu năm mới, con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của vũ trụ, cùng đích của muôn loài, hướng về để tạ ơn, ngợi khen và chúc tụng. Tạ ơn vì một năm đi qua trong ân sủng, tình yêu và bình an. Tạ ơn vì tình yêu đó vẫn tuôn tràn trên đời sống con người. Tạ ơn bằng việc dâng lên Thiên Chúa tất cả những thành công và những thất bại của một năm qua, cũng như trao phó vào tay Ngài năm mới sắp tới. Lời tạ ơn đầu năm sẽ được tiếp nối và kéo dài suốt cả hành trình đời người.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người có thể dừng lại - dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng thật hữu ích - trên hành trình cuộc sống đầy những biến động, những bận tâm, những tính toán để mưu sinh. Dừng để nhìn lại một năm đã qua, cái gì tôi đã làm được cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội, cái gì tôi cần phải khắc phục, biến đổi, cái gì cần phải phát triển, nhân lên… Dừng lại cũng là để chuẩn bị cho hành trình sắp tới, chuẩn bị để cho những dự tính trong tương lai được sáng sủa hơn, vững chắc hơn.
Một Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người trở về nguồn. Mỗi người đều có nguồn cội, tổ tiên, mỗi người đều có một truyền thống vốn được kết dệt từ cha ông tổ tiên. Nhưng suốt một năm dài, vì công việc, vì học hành, vì những lo toan khác do cuộc sống đưa đến, người ta ít có cơ hội để nhớ về cội nguồn và truyền thống đó. Ngày đầu năm mới, mọi người đều sắp xếp để trở về, gia đình sum họp đông đủ. Mọi người thắp nén hương cho tổ tiên, cho những người quá cố. Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ… Gia đình quây quần bên mâm cơm, cùng ôn lại truyền thống, cùng chia sẻ cho nhau những tình cảm, những suy nghĩ, thật ấm cúng, thật thân thương.
Một Hồng Ân vì đó là một cơ hội để con người gặp gỡ, chia sẻ. Ngày đầu năm, người ta dành thời gian để đi thăm nhau, gặp gỡ nhau, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, chân thành, những nụ cười thiện cảm. Đó là dịp để làm lớn mạnh tình người, làm đậm đà tình làng nghĩa xóm, và làm lớn lên cái nhạy bén với những nhu cầu của tha nhân.
Một Hồng Ân vì đó là cơ hội để con người cật vấn mình. Tết chính là cái “cột mốc” làm cho người ta nhận ra cuộc đời đang trôi đi, thời gian đang qua mau. Cứ mỗi khi thêm một cái Tết, người ta thấy mình già hơn, và thời gian phía trước như rút ngắn lại. Có người nói: “Tổng số quá khứ và tương lai của một đời người là một hằng số”, thêm vào quá khứ thì giảm bớt tương lai. Có lẽ vì vậy mà khi sống tâm tình những ngày Tết, người ta cũng giật mình về quãng đới đã qua, và nảy sinh nơi người ta cái thao thức về ý nghĩa cuộc đời, cật vấn về bản thân mình, về thái độ sống của mình, “vì thời gian đang qua mau, tôi đã tận dụng nó như thế nào hay tôi để nó trôi qua một cách uổng phí.”. (x.Sequela Christi Số 2).
Người Việt nam Công Giáo gìn giữ những nét đẹp văn hoá của ngày Tết cổ truyền và làm cho những nét đẹp ấy thành những trang Tin Mừng sống động. Khi sống tâm tình biết ơn trong ngày Tết, là ta sống lòng tri ân sâu xa vì nhìn thấy ơn Chúa ban qua mọi ân huệ nhận được. Khi cho đi trong ngày Tết là ta cho đi với tâm tình yêu mến, kính trọng thực sự. Khi đón tiếp khách thăm viếng là ta như đón tiếp chính Chúa viếng thăm.
Khi sống tinh thần Tin Mừng trong những phong tục ngày Tết, người Kitô hữu góp phần xây dựng một mùa Xuân mới, một mùa Xuân dân tộc, một mùa Xuân tình thương. Mùa Xuân ấy sẽ vĩnh cửu vì sẽ dẫn đến mùa Xuân Nước Trời.
Đón Tết và xem Tết như là Một Hồng Ân của Thiên Chúa, sống đầy đủ cái ý nghĩa của những ngày Tết thì chính mỗi người sẽ tràn trề hạnh phúc, tươi trẻ tình xuân, có được một “Mùa Xuân Chín” như Thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Nhớ Tết Mậu Thân
Bs Vũ Linh Huy
15:00 06/02/2008
Nhớ Tết Mậu Thân
Kinh nghiệm Mậu Thân có nhớ không?
Đúng lúc Giao Thưà, Cộng tấn công.
Giờ phút linh thiêng không kể tới!
Truyền thống bao đời vẫn hất tung!
Chôn sống ngàn dân, tang tóc Huế;(*)
Nướng chục vạn quân, xác ngập đồng!(**)
Giáo dân Hà Nội nên tỉnh thức,
Tết không phòng bị, Cộng siết tròng!
Boston, ngáy 31 tháng 1 năm 2008
Kinh nghiệm Mậu Thân có nhớ không?
Đúng lúc Giao Thưà, Cộng tấn công.
Giờ phút linh thiêng không kể tới!
Truyền thống bao đời vẫn hất tung!
Chôn sống ngàn dân, tang tóc Huế;(*)
Nướng chục vạn quân, xác ngập đồng!(**)
Giáo dân Hà Nội nên tỉnh thức,
Tết không phòng bị, Cộng siết tròng!
Boston, ngáy 31 tháng 1 năm 2008
Bát Phở Quê Hương
Nguyễn Tâm Hải
15:00 06/02/2008
Bát Phở Quê Hương
Xuyên bang kiếm phở mà ăn,
Nhưng mà không phải chỉ nhằm miếng ngon,
Xa xôi ngàn dặm nước non,
Tìm Người Tri Kỷ, véo von tiếng lòng.
Cùng thân rau muống lòng thòng,
Lên tầu thủa ấy, xuôi dòng vào Nam,
Noi gương Thanh Giáo kiên gan,
Tìm đường tới Mỹ, bảo toàn Đức Tin.
Cuộc đời là chuỗi kiếm tìm,
Đông, Tây, Nam, Bắc dặm nghìn xá chi,
Chỉ mong gặp được cố tri,
Cùng mê bát phở Bắc Kỳ ngày xưa.
Ôi chao! Nêm quá là vừa,
Nước lèo nghi ngút, hương đua ngạt ngào,
Tái gầu mới ngậy làm sao,
Hành chần, tương, ớt dẫn vào thần tiên.
Việt Nam đất nước ba miền,
Món ngon đặc sản, nối liền lòng dân.
Mang tô phở tái Bắc phần,
Canh chua cá lóc, kết thầm duyên Nam
Bún bò xứ Huế cay ran,
Ăn vào sáng lạnh, hỏi làm sao quên?
Cơ Trời, vận nước xui, nên,
Bế bồng lưu lạc, sống trên xứ người,
Mỗi khi nhớ nước xa vời,
Nấu nồi phở nóng gọi mời nhau ăn.
Khi mùi phở thấm tâm can,
Thấy Quê Hương hiện- trên bàn ăn chung,
Mắt già ngấn lệ rưng rưng,
Tấm lòng Cố Quốc- biết chừng nào nguôi?
Quê xưa khuất nẻo chân Trời,
Một thời bom đạn - một thời liệt oanh.
Thân trai một thủa tung hoành,
Sa cơ thất thế, biến thành lưu vong.
Bi thương réo rắt đàn lòng,
Babylon đó bên dòng sông ca:
“ Si-on ngàn dặm cách xa,
“ Có nghe nức nở, lòng ta phương Trời?
“ Thịt nhồi béo ngậy xứ người,
“ không làm quên mất, mùi hơi phở nồng,
“ Bao giờ trở lại non song,
“ Bên tô phở nóng ấm lòng tha hương.
“ Dù cho lưu lạc ngàn phương,
“ Nếu còn tô phở-Quê Hương vẫn còn”
Chiều 29 Tết, Mừng Xuân Mậu Tý, 2008
Xuyên bang kiếm phở mà ăn,
Nhưng mà không phải chỉ nhằm miếng ngon,
Xa xôi ngàn dặm nước non,
Tìm Người Tri Kỷ, véo von tiếng lòng.
Cùng thân rau muống lòng thòng,
Lên tầu thủa ấy, xuôi dòng vào Nam,
Noi gương Thanh Giáo kiên gan,
Tìm đường tới Mỹ, bảo toàn Đức Tin.
Cuộc đời là chuỗi kiếm tìm,
Đông, Tây, Nam, Bắc dặm nghìn xá chi,
Chỉ mong gặp được cố tri,
Cùng mê bát phở Bắc Kỳ ngày xưa.
Ôi chao! Nêm quá là vừa,
Nước lèo nghi ngút, hương đua ngạt ngào,
Tái gầu mới ngậy làm sao,
Hành chần, tương, ớt dẫn vào thần tiên.
Việt Nam đất nước ba miền,
Món ngon đặc sản, nối liền lòng dân.
Mang tô phở tái Bắc phần,
Canh chua cá lóc, kết thầm duyên Nam
Bún bò xứ Huế cay ran,
Ăn vào sáng lạnh, hỏi làm sao quên?
Cơ Trời, vận nước xui, nên,
Bế bồng lưu lạc, sống trên xứ người,
Mỗi khi nhớ nước xa vời,
Nấu nồi phở nóng gọi mời nhau ăn.
Khi mùi phở thấm tâm can,
Thấy Quê Hương hiện- trên bàn ăn chung,
Mắt già ngấn lệ rưng rưng,
Tấm lòng Cố Quốc- biết chừng nào nguôi?
Quê xưa khuất nẻo chân Trời,
Một thời bom đạn - một thời liệt oanh.
Thân trai một thủa tung hoành,
Sa cơ thất thế, biến thành lưu vong.
Bi thương réo rắt đàn lòng,
Babylon đó bên dòng sông ca:
“ Si-on ngàn dặm cách xa,
“ Có nghe nức nở, lòng ta phương Trời?
“ Thịt nhồi béo ngậy xứ người,
“ không làm quên mất, mùi hơi phở nồng,
“ Bao giờ trở lại non song,
“ Bên tô phở nóng ấm lòng tha hương.
“ Dù cho lưu lạc ngàn phương,
“ Nếu còn tô phở-Quê Hương vẫn còn”
Chiều 29 Tết, Mừng Xuân Mậu Tý, 2008
Truyện ngắn: Thanh Hỏa trà, Hồng Huyết lan
Nguyễn Trung Tây
21:57 06/02/2008
Truyện ngắn: Thanh Hỏa trà, Hồng Huyết lan
Chuyện kể rằng hoàng đế Quang Trung trên đường kéo quân ra Bắc diệt quân Mãn Thanh, ngài ghé vào gặp La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hỏi về kế sách đánh giặc. Nguyễn Thiếp nói, “Quân Mãn Thanh vừa kéo sang nước ta, kiêu căng ngạo mạn và khinh địch. Doanh trại chưa thiết lập xong. Nếu đánh nhanh, tất chiến thắng”…Trời mấy ngày hôm nay lạnh buốt. Cái giá rét cuối năm thổi về huyện La Sơn lạnh se da thịt khiến cụ Nguyễn thêm nặng giọng ho khan vào những buổi tối bên chung trà có màu nước vàng đặc như mật ong. Khoác vào người chiếc áo bông dầy màu trắng ngà, cụ Nguyễn loay hoay nấu thêm bình nước nóng cho ấm trà mới. Bóng cụ cô đơn, khẳng khiu, đổ dài bên lò than hồng. Than hồng tí tách nổ văng tung tóe trong đêm đen tựa như những ngôi sao băng trên nền trời cuối năm. Miệng húng hắng ho nhưng cụ vẫn nhận ra được tiếng chân đạp trên lá khô ngoài ngõ vắng. Ngẩng đầu nhìn ra khung cửa sổ, mặt cụ tươi vui hẳn lên. Cụ Nguyễn cất tiếng chào,
— Chào cụ Nghè.
— Không dám, chào cụ.
Từ hồi tóc còn để chỏm, học lớp cụ Tú Chuyên trong làng, cụ Nghè Văn Tiên và cụ Nguyễn Thiếp đã biết và thân với nhau. Học được với cụ Tú Chuyên mấy năm, Văn Tiên chuyển sang huyện bên cạnh theo cửa môn của cụ Nghè Thanh Hậu, một người khoa mục nổi tiếng văn hay chữ tốt không phải chỉ trong tỉnh Nghệ An mà cả vùng Bắc Hà. Năm Nhâm Tuất, năm vỡ con đê khúc sông Ðáy đổ vào sông Nhị Hà, Văn Tiên hai mươi hai tuổi đỗ thủ khoa trường Nghệ. Ba mươi tuổi Nghè Văn Tiên đỗ tiến sĩ, được bổ làm Tri Phủ quyền thụ Án Sát. Trước khi quân Ó tiến vào kinh thành Thăng Long chấm dứt cơ nghiệp 200 năm của Chúa Trịnh, viện cớ thân phụ cao tuổi, cụ Nghè Văn Tiên từ quan về lại làng. Riêng cụ Nguyễn, ngoại trừ thời gian ngồi dạy học tại nhà Ðề Lĩnh ở Thăng Long, sau mấy kỳ lận đận với thi cử, quyết định về làng mở trường dạy sách thánh hiền cho con cháu và dân chúng trong huyện La Sơn. Bởi vậy người trong huyện gọi cụ là La Sơn Phu Tử. Cụ Nguyễn và cụ Nghè nể nhau về tài học, trọng nhau về đức độ. Riêng cụ Nghè Văn Tiên kính trọng La Sơn Phu Tử về cái kiến thức thông thiên bác cổ. Có lần, trong tiệc rượu tân niên bên nhà quan huyện Hương Sơn, cụ Nghè nói,
— Thời Tam Quốc có Ngọa Long tiên sinh nằm trong nhà cỏ nhưng vẫn biết thiên hạ sẽ chia ba. Bây giờ Bắc Hà có Nguyễn tiên sinh. Một đời lận đận với thi cử, không mấy khi rời bước khỏi làng, nhưng những chuyện trong thiên hạ không đâu cụ không biết. Đến là tài.
Quan huyện Hương Sơn vuốt râu khẽ góp ý,
— Nghe nói La Sơn Phu tử còn biết cả đông y.
Cụ Nghè Văn Tiên tiếp lời,
— Quan nói đúng. La Sơn Phu Tử chính là một vị đông y tài sánh với Hải Thượng Lãn Ông của huyện nhà. Có nhiều con bệnh hiểm nghèo, thầy thuốc chê, người nhà chuẩn bị áo quan, tìm kiếm mộ phần. Đưa đến tiên sinh, ngài cứu sống bẩy tám. Trong thời gian dạy học tại kinh đô, Phu Tử và Lãn Ông vẫn thường xuyên gặp gỡ trao đổi về đông y học. Trong thời gian chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán, có hai ba lần Hải Thượng Lãn Ông triệu mời Nguyễn tiên sinh tới Phủ Chúa chẩn mạch cho Thế Tử tại lầu Tử Các. Bởi vậy có lần Hải Thượng Lãn Ông vắng nhà, hình như vô rừng hái thuốc, trong khi đó Chúa Trịnh Khải ngã bệnh nặng. Có người chợt nhớ tới vị đông y bạn của Hải Thượng Lãn Ông. La Sơn Phu Tử lập tức được triệu mời vào kinh đô. Chỉ qua hai thang thuốc, Chúa Trịnh dần dần hồi phục. Từ đó Chúa coi tiên sinh là đại ân nhân, ăn cơm mời ngồi cùng mâm. Biết tiên sinh là người thông thiên bác cổ, Thái Thượng Hoàng (1) và Chúa Trịnh thường xuyên mời ra kinh đô vấn kế. Nếu không có nạn quân Ó, có lẽ tiên sinh đã về lại kinh thành Thăng Long làm việc hẳn trong Phủ Chúa rồi. Có lần thân mẫu của La Sơn Phu Tử ngã bệnh. Nếu không có nhân sâm trong Phủ Chúa, e khó sống. Tiên sinh lên kinh đô diện kiến Chúa Trịnh. Chính tay Chúa Công mở cửa kho thuốc, trao một lạng nhân sâm cho tiên sinh.
Cụ Nguyễn rót nước trà mời khách, những giọt nước trà óng ánh màu mật ong,
— Mời cụ Nghè.
— Không dám. Mời cụ.
Cụ Nghè Văn Tiên đưa chung trà màu nâu đỏ nhỏ tựa hột trứng gà con so lên miệng. Uống một ngụm, cụ đặt chung trà xuống mặt bàn.
— Hương trà thơm. Mới đưa vào miệng, vị chát. Nhưng nuốt vào tới cổ họng, vị ngọt đượm quanh cần cổ. Cụ đặt mua trà này ở đâu vậy?
— Tôi có người cháu gọi bằng bác từ phía Đàng Trong gửi tặng. Người Nam Hà họ cũng có nhiều loại trà khá lạ. Tôi thoạt tiên cứ tưởng thằng cháu mua của người Minh Hương mạn Hà Tiên. Sau mới biết không phải. Trà này của người Nam Hà.
Cụ Nghè ngạc nhiên,
— Trà Nam Hà? Cụ mà không nói, chắc cứ tưởng đang uống trà tàu.
— Trà này người Ðàng Trong gọi là Thanh Hỏa Trà, chỉ xuất hiện trên vùng đất có chất diêm, khí hậu lạnh quanh năm. Thanh Hỏa Trà vị đắng. Màu vàng tươi, óng ánh như mật ong. Người suy nhược uống vào, thần khí trở lại bình thường. Đặc biệt Thanh Hỏa Trà ngừa và giải được độc tính của lá Hồng Huyết.
Cụ Nghè nhíu đôi chân mày,
— Cụ muốn nói đến Hồng Huyết Lan?
Cụ Nguyễn gật đầu. Cụ Nghè Văn Tiên kể chuyện,
— Ở nhà, tôi có một giò Hồng Huyết Lan do một người thân gửi biếu Tết. Người này dặn đừng tưới nước, đúng giờ Giao Thừa Hồng Huyết Lan sẽ nở. Tôi, tôi chưa bao giờ nghe nói tới chuyện Hồng Huyết Lan có độc tính.
Dừng lại nhìn cụ Nguyễn, ánh mắt cụ Nghè Văn Tiên dò hỏi. Khe khẽ cười, cụ Nguyễn chậm rãi nói,
— Hồng Huyết Lan chỉ xuất hiện trên mạn ngược. Khi nở, hoa hình trái tim đỏ như máu tươi. Lá cắt nhỏ, phơi khô ba sương bốn nắng. Giã nát thành bột, bột mang tính độc dược. Hồng Huyết Lan dùng đúng liều lượng có khả năng cứu sống người bị thổ tả. Nhưng nếu đốt trên lò than, mùi thơm hơn trầm hương. Người ngửi phải khói Hồng Huyết Lan, sau ba canh giờ, thất khiếu bắt đầu ứa máu mà chết.
Đứng dậy mở cửa tủ gỗ cẩm xà cừ bóng lộn nằm dưới bàn thờ, cụ Nguyễn chỉ vào lọ thuốc màu hồng ngọc,
— Đây là Hồng Huyết Lan.
Cụ chỉ vào lọ thuốc bạch ngọc nằm ngay bên cạnh,
— Đây là trầm hương.
Cầm lọ bạch ngọc trên tay, cụ rắc nhẹ trầm vào lư hương bằng đồng óng ánh đặt trên mặt tủ gỗ. Nhìn khói trắng quyện tròn bốc cao, cụ Nghè nhấp một ngụm trà, miệng cười hóm hỉnh,
— Giờ này cụ có đốt trầm hương trộn Hồng Huyết Lan, tôi vẫn chưa có cơ hội dạo chơi cõi tuyền đài.
Cụ Nguyễn cười dòn tan,
— Cụ nói đúng, bởi ta đang uống trà Thanh Hỏa. Nhưng cụ yên chí, lương y như từ mẫu, tôi chỉ cứu người...
Cụ Nguyễn dừng ngang tiếng cười, sát khí bỗng dưng nổi cộm dầy như mây xám vần vũ bám đen vầng trán, giọng cụ bỗng khô khốc,
— Họa may, ngoại lệ, chắc chỉ có một người...
Cụ Nghè nhíu mày nhận ra người bạn vong niên ngước mắt nhìn lên bàn thờ gia tiên. Cụ nhìn theo. Trên bàn thờ, bức hoành sơn đỏ thêu chữ Lê đại tự kim tuyến và linh bài có khắc năm chữ Ðoan Nam Vương Trịnh Tôn (2) mờ ảo trong ánh sáng chập chờn của hai ngọn nến đỏ tươi. Cụ Nghè vẻ đăm chiêu,
— Nếu vậy chắc cụ biết Hồng Huyết Lan chỉ nở vào cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng, hơn ba tháng hoa chưa tàn. Nhưng đặc biệt Hồng Huyết Lan sẽ không đỏ thắm màu máu nếu không có máu đổ thịt rơi!
Dừng lại, cụ dường như thì thầm,
— Tôi nghe nói nhìn Hồng Huyết Lan, biết tình hình thời cuộc. Nếu hoa nở đỏ màu máu, người ta biết nhân gian sắp sửa trải qua một cuộc binh đao.
Cụ Nghè ngưng lại, nâng cao chung trà,
— Tôi theo lời dặn, từ ngày được hoa không tưới nước. Thật là bất ngờ sáng hôm qua tự nhiên lan hé nụ. Ngạc nhiên tôi hỏi người trong nhà có ai đụng chạm tới giò lan hay không? Đứa con dâu thứ rụt rè nói cách đây hai hôm tôi đi vắng, thằng cháu tinh nghịch đổ nước tưới lan.
Một lần nữa cụ xuống giọng, thì thào nho nhỏ,
— Tôi nhìn hoa Hồng Huyết mà rùng mình, hoa hình trái tim đỏ tươi màu máu. Những nụ còn lại đang chuẩn bị hé nở, nhìn vào bên trong, màu máu đỏ tươi! Ngửi được cả mùi máu tanh nồng nặc!
Cụ Nghè dừng lại, không nói gì thêm. Cụ Nguyễn lặng thinh nhìn ra ngoài khung cửa. Bên ngoài trời tháng Chạp vẫn tối đen như mực. Cụ Nghè Văn Tiên lên tiếng đánh đổ bức tường yên lặng vây bọc chung quanh,
— Chắc cụ cũng biết tình hình Bắc Hà ngày càng rối loạn. Sau ngày Chỉnh bị Nhậm đánh đuổi, Hoàng Thượng bỏ kinh thành Thăng Long chạy sang Bắc Kinh. Cống Chỉnh bỏ đi, Văn Nhậm một mình hùng cứ đất Bắc. Bắc Hà thay đổi từ vua sang chúa, từ chúa sang công (3), từ công sang tướng. Nhưng, một lần nữa Huệ kéo quân Ó ra lại Bắc Hà, thế lực của võ biền Văn Nhậm tan biến. Quân Ó bỏ về lại Nam Hà, 20 vạn quân Thanh dưới quyền Lưỡng Quảng Tổng Ðốc Tôn Sĩ Nghị vượt biên giới Lạng Sơn kéo xuống kinh thành. Thời Nhậm bỏ trống Thăng Long, kéo quân về đóng tại núi Tam Ðiệp.
Cụ Nghè nhìn bạn, thở dài,
— Tôi nghe nói Hoàng Thượng lơ là việc triều đình, ngày đêm chỉ lo báo thù trả oán. Trong khi đó, hai mươi vạn lính Thanh trấn đóng kinh thành ngày đêm hà hiếp dân chúng.
Cụ Nghè đăm chiêu, lắc đầu,
— Nghĩ hoài mà vẫn không hiểu tình hình Bắc Hà rồi sẽ ra sao.
Quay sang người đối diện, cụ thở than,
— Mấy đêm rồi tôi ngủ không được, trằn trọc tới lui. Chiều nay tôi nói phải ghé vào cụ. Cụ bác học, thông thiên địa lý, chắc chắn phải có nhiều cao kiến…
Đưa chung trà thơm lên miệng, uống một ngụm nhỏ, cụ Nguyễn cười,
— Cụ Nghè hỏi thì chắc cũng phải xin góp nhặt một vài điều để hầu cụ. Nhưng, cụ đã hỏi thì tôi áng chắc trong đầu cụ cũng đã có một vài cao kiến.
Cụ Nghè lắc đầu cười xòa,
— Tôi, tôi rối bời qua đây kiếm cụ tâm sự, vấn kế, ai ngờ bị hỏi ngược lại. Nhưng thôi, đã bị hỏi thì chắc cũng phải nói.
Nhìn ra ngoài khung cửa sổ, cụ Nghè Văn Tiên trầm ngâm mơ màng. Quay vào nhìn chung trà, rồi chăm chú nhìn lên bản đồ Thăng Long dán trên vách tường chi chít những khoanh tròn màu mực đỏ những cửa ải hiểm yếu dẫn vào kinh thành, cụ Nghè chậm rãi nói,
— Từ ngày Lê Thái Tổ lên ngôi năm Mậu Thân, đất Thăng Long từ đó đến nay vẫn chưa đổi chủ, mặc dù con cháu tướng quân Trịnh Kiểm và Hữu Vệ Điện Tiền Nguyễn Kim lập hai phủ Chúa tại Thăng Long và Phú Xuân lấn áp vua Lê. Hai trăm năm rồi Trịnh Nguyễn phân chia đất nước, hùng cứ một phương. Nhưng Bắc Hà và Nam Hà trên danh nghĩa vẫn thuộc vua Lê, bởi ngai vàng của Thái Tổ vẫn còn đó. Thêm vào đó, mặc dù là dân của hai quốc gia, người Bắc và người Nam Hà đều răng nhuộm đen ăn trầu xanh. Ngày Tết, người của song Hà vẫn đốt pháo, dựng nêu, đưa ông Táo về trời, nấu bánh chưng xanh, cúng tổ tiên vào giờ Giao Thừa. Nhưng thật là bất ngờ, anh em Tây Sơn nông dân chân lấm tay bùn nổi lên từ Quy Nhơn dẹp đổ vương quyền của Chúa Nguyễn, của Trương Phúc Loan. Lần thứ nhất quân Ó vượt sông Gianh, Phủ Chúa tại kinh đô truyền nối trong vòng hai trăm năm sụp đổ. Lần thứ hai quân Ó kéo ra Thăng Long, quyền hành của Nhậm tan theo gió bụi.
Cụ Nghè Văn Tiên dừng lại, mặt trầm tư,
— Nhưng tình hình lần này hoàn toàn khác. Hai lần trước, quân Ó kéo ra kinh thành cũng chỉ đụng phải đám tàn quân kiêu binh Tam Phủ, một Văn Nhậm vô mưu. Lần này hai mươi vạn quân thiện chiến Mãn Thanh, dưới quyền điều động của danh tướng Lưỡng Quảng Tôn Tổng Ðốc, vượt biên giới Lạng Sơn. Bởi vậy tướng Tây Sơn Thời Nhậm khiếp sợ, chưa giao tranh chưa đụng trận đã cuốn cờ kéo quân Ó bỏ chạy về núi Tam Điệp.
Lắc đầu, cụ Nghè thở dài,
— Có một điều tôi không hiểu. Nghe nói Hoàng Thượng về lại kinh thành nhưng đất Bắc Hà vẫn như vô chủ, bởi từ ngày về lại Thăng Long, Hoàng Thượng ngày ngày bỏ ngai vàng, thân chinh vào tận Tây Long Cung, trại đóng binh của Lưỡng Tổng Đốc hỏi han việc quốc sự.
Cụ Nghè đăm chiêu,
— Chỉ với cụ tôi mới dám thổ lộ điều tâm huyết.
Cụ Nghè ngần ngừ,
— Một phần tôi mong Hoàng Thượng mau chóng khôi phục ngai vàng, phủ Chúa được lập lại. Nhưng nhìn vào Thăng Long với hai mươi vạn quân thiện chiến rợp bóng kinh thành, tự nhiên, thật tình mà nói…
Cụ Nghè giọng nhỏ lại, gần như thì thầm,
— Tôi lại nghĩ tới quân Ó…
Bên ngoài tối đen. Một vài tiếng pháo chuột nổ đì đùng xa xa. Than hồng bám tro tàn ngủ quên trong lò. Bóng của hai người lu mờ câm lặng trên vách tường nhà. Trống điểm canh buồn rầu vang dội đêm đen. Giờ này giờ Hợi.
oOo
Tiễn bước người bạn vong niên ra khỏi cửa ngõ, cụ Nguyễn quay vào nhà. Tiếng chó sủa vang đầu ngõ khiến cụ nhíu mày ngạc nhiên, bầy chó trong nhà không lạ gì cụ Nghè Văn Tiên. Bước vào căn phòng khách, cụ giật mình. Trong làn ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn dầu, cụ Nguyễn nhận ra một người lạ mặt mặc quần áo dạ hành đen tuyền bó sát người, lưng quay lại cánh cửa, mặt hướng lên bàn thờ nhìn bức hoành sơn đỏ thêu chữ Lê đại tự kim tuyến và linh bài có khắc chữ Ðoan Nam Vương Trịnh Tôn. Biết cụ bước vào, người lạ mặt chậm rãi xoay ngang, cất tiếng chào, âm giọng trầm, tiếng ngân vang,
— Kính chào Nguyễn tiên sinh.
Cụ Nguyễn khơi cao ngọn đèn, người lạ mặt hiện ra rõ từng nét. Dáng cao, hai bờ vai rộng, nước da đen sậm, mắt sáng long lanh trong đêm tối. Giọng người khách nghe lạ không phải của Bắc Hà,
— Xin lỗi, tôi ghé nhà hơi đường đột. Nghe danh La Sơn Phu Tử nổi tiếng một vùng. Đã hai lần có công chuyện đi ngang qua, tôi đều muốn ghé vào thăm hỏi. Nhưng cả hai lần đều lỡ dịp. Nay tôi quyết định gác qua mọi chuyện, ghé vào thăm hỏi tiên sinh, sau có một vài tâm ý muốn xin được chỉ giáo.
Cụ Nguyễn giơ tay,
— Mời đại nhân.
Người khách ngồi xuống. Cụ Nguyễn đưa tay nhấc ấm trà, ấm trà nhẹ tênh. Nhìn quanh, cụ lưỡng lự đứng dậy, rồi lại ngồi xuống nhìn người đối diện. Người khách lạ nhìn lên bàn thờ, rồi lại nhìn quanh căn phòng khách, ánh mắt dừng lại nơi có bản đồ kinh thành Thăng Long được đánh dấu với chi chít những khoanh tròn màu mực đỏ những cửa ải chiến lược. Nhìn theo người khách, cụ Nguyễn nhíu mày, cất giọng khô khốc,
— Cám ơn cho những lời quá khen. Lần trước ngài ra Bắc chấm dứt cơ nghiệp trăm năm của Chúa Trịnh, lần thứ hai ngài lại ra Bắc Hà bắt sống Vũ văn Nhậm, đã hai lần đại nhân đi ngang qua đây, cả hai lần tôi đều lỡ dịp được hầu tiếp ngài.
Cụ Nguyễn đứng dậy, cổ bật ra những tiếng ho khan,
— Xin lỗi đại nhân. Trời cuối năm lạnh se da thịt. Tôi thì lại đã có tuổi. Mấy năm nay thường hay đau yếu…
Cụ Nguyễn hạ khung cửa sổ xuống. Chậm rãi quay lại tủ gỗ cẩm xà cừ, cụ lấy ra lọ thuốc hồng ngọc Hồng Huyết Lan. Mở nắp lư hương, cụ Nguyễn rắc nhè nhẹ hương trầm Hồng Huyết Lan lên than hồng. Đụng lửa, khói trắng bốc cao tỏa hương thơm ngào ngạt dầy đặc không gian nhỏ bé của căn phòng khách. Cụ Nguyễn bỏ về ghế, ngồi xuống. Người khách lạ nhìn cụ Nguyễn, khẽ cười, bắt đầu nói,
— Tôi xuất thân từ chốn quê mùa, ngưu ẩm, không biết đốt hương trầm, không biết gẩy đàn, không biết nhiều chữ thánh hiền, nhưng cũng được một vài dịp đi tới lui. Tôi nhớ có nhiều lần ghé vào kinh thành, gặp người Mãn Châu. Người Thanh cụ biết thuộc phương Bắc, to cao lực lưỡng, lấn chiếm xuống Trung Nguyên chấm dứt nhà Minh. Tới thời Khang Hy, tiêu diệt Thiên Địa Hội, chấn chỉnh lại nhà Đại Thanh. Tới thời Càn Long, hùng khí vươn cao.
Người khách lạ dừng lại, giọng trầm buồn,
— Từ bao lâu nay phương Bắc vẫn ỷ lớn coi thường người phương Nam. Người nước Nam, rất tiếc, thời của Lý Đại Tướng với Bắc đánh Tống Nam bình Chiêm, thời của Trần Đại Tướng chỉ sông Hóa thề không trở về nếu không dẹp tan giặc Mông Cổ, thời của Lê Thái Tổ mười năm nằm gai nếm mật tại Lam Sơn đã qua. Hai trăm năm rồi, hai phủ Chúa dùng danh hiệu Thái Tổ hiệu lệnh thiên hạ. Hai trăm năm rồi, Bắc Hà và Nam Hà đoạn giao, coi nhau là thù địch. Người Bắc Hà coi người nằm sau dòng sông Gianh là ngoại tộc, man di mọi rợ. Người Nam Hà coi người nằm trên dòng sông Gianh là hủ nho, cổ hũ, không thức thời. Cũng là người Việt, cũng là con cháu của mẹ Âu Cơ, của Mười Tám đời vua Hùng, thế mà anh em trong nhà quay sang chống đối, hận thù, giết nhau, gây ra bẩy lần cảnh nồi da xáo thịt (4).
Nhìn ấm trà nguội lạnh nằm giữa bàn, người khách lạ yên lặng trong giây phút, rồi lại tiếp tục,
— Tôi nhớ có lần ra tới Thăng Long, đi ngang qua chợ tôi gặp những người Mãn Châu đầu thắt bím, quần áo xuề xòa, dáng vẻ thương buôn, dạo chơi kinh thành. Vừa đi họ vừa nhổ xoèn xoẹt xuống mặt đường. Những người này tới đâu, dân Thăng Long nhìn theo với ánh mắt sợ hãi, chiêm ngưỡng. Có hai ba người học trò, và cả những người con gái nhoẻn miệng cười duyên dáng, mở miệng bập bẹ một vài tiếng Mãn Châu với người Thanh. Nhưng người Mãn Châu nói tiếng Hán, tủm tỉm cười với nhau, không thèm trả lời, bỏ đi thẳng một nước.
Người khách lạ mặt lạnh như tiền,
— Về phòng trọ, tối hôm đó tôi trằn trọc cả đêm.
Tiếp tục nhìn ấm trà nguội lạnh nằm giữa bàn, người khách lạ cười khẩy,
— Có một thời tiên sinh ở kinh thành, tôi tin ngài cũng đã nhìn thấy hàng tơ lụa của người phương Bắc tràn ngập Thăng Long. Người Bắc Hà ghé vào xem, trầm trồ khen ngợi. Bắc Hà cũng như Nam Hà, người ta hát nhạc Mãn Châu. Gần đây tôi thấy có người bắt đầu cạo đầu thắt bím, mặc quần áo Mãn Châu. Dân kinh thành đua nhau học tiếng Mãn. Người người đọc sách nhà Thanh.
Nhìn khung cửa sổ đóng kín rồi nhìn khói của hương trầm thơm ngát trong bầu không khí, người khách tiếp tục,
— Có hai ba lần, tôi gặp những người tuổi trẻ của cả Bắc Hà và Nam Hà. Tôi hỏi họ về Gia Huấn Ca của Vương Hầu Nguyễn Trãi, không mấy người biết. Tôi hỏi họ về sự tích Trầu Cau, chẳng ai hay. Tôi kể chuyện tổ tiên Hùng Vương Mười Tám đời, họ tưởng đó là chuyện của ai. Chuyện tích về nguồn gốc dân tộc, người tuổi trẻ của song Hà đều không hay không biết. Nhưng hỏi họ về nguồn gốc của người Thanh, của nhà Minh, của nhà Hán, hay của thời Ðường không ai không biết. Thơ Lý Bạch, thơ Thôi Hộ, người tuổi trẻ của song Hà đều thuộc nằm lòng. Tôi ngạc nhiên.
Người khách lạ dừng lại nhìn người đối diện,
— Tôi nhớ hai ba lần ghé qua bên Xiêm. Xiêm La theo chế độ cưỡng bách giáo dục, tất cả trẻ em đều phải cắp sách đến trường. Mười tám tuổi, thanh niên vô chùa tu học hai năm. Chùa chiền và trường học xuất hiện khắp nơi trong nước. Cứ khoảng một dãy phố lại thấy một ngôi trường và một cảnh chùa. Ghé vào những khu vực san sát nhà cửa, lâu đài mọc cao như nấm, ngựa xe tấp nập trong kinh thành Vọng Các, tôi ngạc nhiên nhận ra đó là khu vực của người Đại Việt. Hỏi ra mới biết những người này trước đó ở bên nước ta họ không có một tấc đất để cắm dùi. Nhưng một lần bỏ quê cha đất tổ, đời sống họ thay đổi. Họ trắng da thắm thịt. Tôi cũng gặp rất nhiều thanh niên của Bắc Hà và Nam Hà thông minh tráng kiện làm việc trong triều đình vua Xiêm. Nhìn họ cao lớn, tưởng người Xiêm. Có người dậy học cho những hoàng tử Xiêm. Hỏi chuyện tôi mới biết khi còn ở bên nước Nam ta, họ là những trẻ mục đồng, không biết mặt của chữ nhất. Tôi bàng hoàng không tin vào con mắt của mình.
Người khách lạ khẽ thở dài, nhìn lên hoành sơn có chữ Lê,
— Tôi vẫn còn nhớ vào thời Ức Trai tiên sinh, ngài viết trong bản Bình Ngô Đại Cáo, “tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Chuyện thời Ức Trai, thời của Lê Thái Tổ, chuyện lâu rồi mà cũng còn như mới. Thời của mười năm liền đất nước Văn Lang mở ngõ cho giặc Minh phá bỏ. Thời của người nước Nam bị đày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm ngà voi cho giặc Minh. Hào khí của người Lạc Việt xuống thấp. Nhiều người bỏ sang Vạn Tượng, Nam Vang, Vọng Các sống một đời tha hương. Nhờ vượng khí nước Nam, nhà Lê nổi lên từ Lam Sơn với mười năm nằm gai nếm mật. Cuối cùng Liễu Thăng đầu rụng tại Chi Lăng, Vương Thông đầu hàng tại Đông Quan. Kinh thành Thăng Long vươn mình bước vào vận hội mới.
Dừng lại trong một thoáng, đôi mắt người khách lạ long lanh màu của lửa,
— Bây giờ Càn Long dựa vào Hoàng tôn Lê Duy Kỳ, sai Tôn Sĩ Nghị đưa hai mươi vạn quân tiến vào Thăng Long. Kinh thành hiện giờ đang ngập bóng người thắt bím. Hoàng tôn Lê Duy Kỳ xưng làm vua, làm cha mẹ của dân. Nhưng thay vì lo đến tương lai của con cái, chỉ vì tư lợi riêng tư, Chiêu Thống dám hy sinh vận mạng của cả một đất nước, của một dân tộc, cõng rắn cắn gà nhà, tạo thêm một cơ hội ngàn vàng cho ngoại bang dầy xéo người nước Nam ta.
Nhìn thẳng vào người đối diện, người khách lạ nói chậm nhưng rõ,
— Tiên sinh là người thông thiên bác học của Bắc Hà. Xin được tiên sinh chỉ giáo cho những điều tâm huyết mà tôi vừa trình bày…
Bên ngoài gió lạnh cuối năm buồn rầu than thở qua khe hở của khung cửa. Trong chiếc áo bông dầy cộm, cụ Nguyễn yên lặng cúi nhìn đất đen, không nói chi. Gió lạnh tiếp tục xào xạc bên ngoài khung cửa, cụ Nguyễn nhìn lên làn khói trắng thơm ngào ngạt quyện bay trong bầu không khí. Cụ nghĩ ngợi. Cụ đứng dậy mở toang khung cửa sổ liếp tre. Gió lạnh ngập tràn bầu không khí thơm ngát trầm hương Hồng Huyết Lan. Sương lạnh bên ngoài thổi hắt vào mặt bật ra những tiếng ho húng hắng nơi cổ họng của cụ Nguyễn. Người khách lạ nhìn cụ Nguyễn, ánh mắt thoáng ngạc nhiên. Cụ Nguyễn miệng húng hắng ho,
— Xin lỗi đại nhân! Tôi lỡ tay đốt nhiều trầm quá, khói bay xông xốc vào cổ họng, ngứa ran cả cổ. Mở cửa sổ ra thì tốt hơn. Sương có lạnh một chút nhưng không khí trong lành không vương khói trầm hương.
Bước tới tủ gỗ cẩm xà, cụ Nguyễn cất giọng thân tình,
— Tôi có một loại trà quý của Nam Hà. Những lúc tối trời giá lạnh, hay pha uống. Trà đặc sánh màu vàng tương tự mật ong. Uống vào, vị đắng, nhưng xuống tới cổ đổi sang dịu ngọt. Trong trà có linh dược giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng không kém gì nhân sâm.
Người khách lạ cười,
— Cụ muốn nói tới Thanh Hỏa Trà được trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ, khí hậu quanh năm sương mù giá rét của Nam Hà?
— Ðúng, Thanh Hỏa Trà của người nước Nam. Ngài vó ngựa vạn dậm từ Nam Hà kéo tới đây. Chắc là mệt mỏi lắm rồi. Mời ngài chung ẩm với tôi một ấm trà để bồi dưỡng sức khỏe nhé.
Cụ Nguyễn đặt chung trà nhỏ màu nâu đỏ trước mặt người khách lạ. Cụ Nguyễn cất giọng,
— Kính mời ngài.
Một vài tiếng pháo cối nổ vang dội đêm đen. Bóng của cả hai người một già một trẻ lung linh nhảy múa trên vách tường nhà. Than hồng cháy đỏ tươi vui tiếp tục tí tách trong đêm đen. Trời đã khuya lắm rồi. Trống điểm sang canh, giờ này giờ Tý. Lắng nghe tiếng pháo nổ xa xa, lắng nghe tiếng mõ điểm canh, người khách lạ cất tiếng hỏi,
— Nay quân Mãn Thanh kéo quân sang đây, thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre. Thầy, thầy nghĩ chúng ta phải làm sao?
Cụ Nguyễn đứng lên, ngón tay chỉ vào bản đồ kinh thành Thăng Long dán trên vách tường,
— Quân Mãn Thanh vừa kéo sang nước ta, kiêu căng và khinh địch. Doanh trại chưa thiết lập xong. Nếu đánh nhanh tất chiến thắng…
oOo
Mùa Xuân Nhâm Tý 1792, trong khi đang tiến đánh Nguyễn Ánh tại thành Gia Định, vua Quang Trung tự dưng quỵ ngã, rồi dần dần thiếp đi trong hôn mê, sau cùng băng hà tại điện Trung Hòa vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý, thọ bốn mươi tuổi, ở ngôi hoàng đế được năm năm. Không ai rõ lý do và nguyên nhân đã dẫn đến cái chết của đại hoàng đế nước Nam. Có người suy đoán nói hoàng đế Quang Trung, do làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều, bị cao huyết áp, đứt mạch máu não mà chết. Có người nghi vấn đặt vấn đề có thể hoàng đế bị đầu độc hoặc đã từng bị đầu độc trong quá khứ. Nếu đúng là như vậy, ai là người có khả năng đến gần long thể để đầu độc được hoàng đế nước Nam?
Chú thích
[1] Vua Lê Hiển Tôn
[2] Chúa Trịnh Khải
[3] Vua Lê Chiêu Thống phong Nguyễn Hữu Chỉnh danh hiệu Ðại Tư Ðồ Bằng Trung Công.
[4] Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn giao tranh bẩy lần, (1) Ðinh Mão (1627), (2) Canh Ngọ (1630), (3) Ất Hợi (1635), Mậu Tý (1648), Ất Mùi (1655), Tân Sửu (1661), và Nhâm Tý (1672).
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Giao Thừa
Nguyễn Đức Cung
11:36 06/02/2008
PHÁO GIAO THỪA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhân tình trắng thế lại bôi vôi
Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai
.
(Trích Câu Đối Tết của Trần Tế Xương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền