Phụng Vụ - Mục Vụ
Đế càng cao, đèn càng sáng
Lm. Minh Anh
06:36 06/02/2011
CHÚA NHẬT V THƯƠNG NIÊN 2A
“Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nêu bật chủ đề ánh sáng. Đức Giêsu là ánh sáng, thường hằng sáng, không thể vừa có lại vừa không; và khi nói, “Các con là sự sáng thế gian”, Ngài cũng thầm nhắc, các con không thể vừa có lại vừa không, nghĩa là vừa sáng lại vừa tối.
Chúng ta đang ở trong một xã hội mà bóng tối xem ra đang lấn lướt ánh sáng, một xã hội tranh tối tranh sáng tưởng chừng như bóng tối sắp chực nuốt chửng ánh sáng; một xã hội mạnh ai nấy sống, một lối sống của chủ nghĩa tiêu thụ, duy vật và dường như đồng tiền như đang muốn thống trị tất cả. Giữa bối cảnh đó, Đức Giêsu lại bảo chúng ta phải luôn là ánh sáng, là muối cho đời.
Mặc Tử, từ nước Lỗ sang nước Tề, qua thăm nhà một người bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử, “Thiên hạ bây giờ không còn ai biết đến việc nghĩa, ông tự khổ thân làm việc nghĩa, chi cho nhọc xác!”. Mặc Tử nói, “Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì đứa cày chẳng phải cày chăm hơn sao? Vì đứa ăn thì nhiều, đứa cày thì ít. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, ông phải khuyên tôi, cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới đúng chứ, sao lại ngăn tôi?”.
Mẹ Têrêxa Calcutta nói, “thế giới hôm nay vẫn là một thế giới nghèo đói, tăm tối; không chỉ nghèo về cơm bánh, nhưng nghèo đói về tình thương”. Đức Hồng Y Gracias nói, “Điều tệ hại hôm nay ở nơi người Kitô hữu chính là chúng ta sống như bao người khác, dửng dưng như người khác, thờ ơ như người khác”.
Phải, cám dỗ bây giờ là con người muốn đồng loã với bóng tối.
Thế mà, với Đức Giêsu, đêm có tối, tâm hồn người tín hữu càng s1ngc tối. Bao lâu tâm hồn con người, tâm hồn người tín hữu còn một chút ánh sáng, bấy lâu thế giới tăm tối vẫn còn được chiếu sáng. Chỉ khi ánh sáng trong tâm hồn lịm tắt, nhân loại mới thực sự chìm hẳn trong bóng đêm.
“Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà”.
Kitô phải là những chiếc đèn trên đế. Đế càng cao, đèn càng phải sáng. Đèn càng sáng, dầu càng hao. Thế nhưng, quan trọng hơn cả, đó là một lõi tim tốt. Bởi lẽ, dù đế có cao đến đâu, dầu có đầy đến mấy… mà đèn không tim, đèn tim mục hoặc đèn tim chai, vẫn không bao giờ có chuyện cháy sáng.
Vì thế là con cái Chúa, chúng ta phải chuẩn bị cả đèn, cả dầu, và nhất là một lõi tim tốt. Có như thế, may ra chúng ta mới có thể xua tan cái nhá nhem nơi ngõ ngách tâm hồn mình, xua đêm nhập nhằng nơi cõi nhân sinh và xua đi cả u minh cuồng si đang trùm phủ nhân loại.
Khổ nỗi, chỉ vì Lời Chúa chưa là “ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” nên mỗi chúng ta vẫn còn tranh tối tranh sáng, ngày chẳng ra ngày, đêm chẳng ra đêm. Chúng ta quên rằng, ngày chịu phép Rửa tội, lãnh nhận ánh sáng của Đấng bước ra từ bóng tối, mỗi chúng ta đã là đèn soi; để rồi, trong mọi đấng bậc, đèn được thắp sáng và đặt trên đế.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta coi lại dầu đèn, coi cả tim đèn… coi ngay trên đế đã được cắt đặt, những chiếc đế không thể thay thế? Ai được hưởng sáng nhờ chúng ta?
Là một giáo viên, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải dạy tốt và không thiên vị. Bằng không, tôi đem ánh sáng cho một vài người, nhưng đem bóng tối cho cả thế hệ.
Là một bác sĩ, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải tận tụy và mỉm cười. Bằng không, việc chữa lành phần xác sẽ vô tình tạo nên những vết thương cày xới tâm hồn.
Là một nhà báo, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải dựa vào sự kiện chứ không phải những lời dối trá. Bằng không, ánh sáng chân lý sẽ không tới được những ngóc ngách tối tăm.
Là một lãnh đạo, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải phán quyết theo công lý. Bằng không, một phán xét bị mua chuộc vì dua nịnh sẽ còn tệ hơn một vụ cướp trên xa lộ.
Là cha là mẹ, con cái chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải đặt chúng trên cả nghề nghiệp, tiền bạc. Bằng không, đừng ngạc nhiên khi chúng không thừa nhận họ khi ra trước vành móng ngựa.
Là một mục tử, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải sống điều tôi rao giảng. Bằng không, người ta sẽ bảo: thùng rỗng kêu to.
Ôi ánh sáng yêu thương,
Xin dẫn con đi giữa cơn tăm tối mịt mùng.
Xin hãy dẫn dắt con,
Vì bóng đêm quá dầy đặc,
Mà con lại đang xa nhà.
Xin hãy dẫn dắt con,
Hãy điều khiển bước chân con.
Con không xin đựơc trông thấy
Cảnh tượng từ đằng xa,
Mà chỉ xin được dẫn đi từng bước,
Từng bước một thôi!
Lạy Chúa! Đèn sáng đã khó, sáng trên đế cao lại càng khó hơn, xin giúp con biết hoán cải mỗi ngày để đèn con luôn chong sáng, và phải sáng ngời; bằng không, sẽ trở nên vướng víu, vô dụng… chỉ việc cất đi cả đèn, cả đế… vì chật chỗ.
“Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nêu bật chủ đề ánh sáng. Đức Giêsu là ánh sáng, thường hằng sáng, không thể vừa có lại vừa không; và khi nói, “Các con là sự sáng thế gian”, Ngài cũng thầm nhắc, các con không thể vừa có lại vừa không, nghĩa là vừa sáng lại vừa tối.
Chúng ta đang ở trong một xã hội mà bóng tối xem ra đang lấn lướt ánh sáng, một xã hội tranh tối tranh sáng tưởng chừng như bóng tối sắp chực nuốt chửng ánh sáng; một xã hội mạnh ai nấy sống, một lối sống của chủ nghĩa tiêu thụ, duy vật và dường như đồng tiền như đang muốn thống trị tất cả. Giữa bối cảnh đó, Đức Giêsu lại bảo chúng ta phải luôn là ánh sáng, là muối cho đời.
Mặc Tử, từ nước Lỗ sang nước Tề, qua thăm nhà một người bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử, “Thiên hạ bây giờ không còn ai biết đến việc nghĩa, ông tự khổ thân làm việc nghĩa, chi cho nhọc xác!”. Mặc Tử nói, “Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì đứa cày chẳng phải cày chăm hơn sao? Vì đứa ăn thì nhiều, đứa cày thì ít. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, ông phải khuyên tôi, cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới đúng chứ, sao lại ngăn tôi?”.
Mẹ Têrêxa Calcutta nói, “thế giới hôm nay vẫn là một thế giới nghèo đói, tăm tối; không chỉ nghèo về cơm bánh, nhưng nghèo đói về tình thương”. Đức Hồng Y Gracias nói, “Điều tệ hại hôm nay ở nơi người Kitô hữu chính là chúng ta sống như bao người khác, dửng dưng như người khác, thờ ơ như người khác”.
Phải, cám dỗ bây giờ là con người muốn đồng loã với bóng tối.
Thế mà, với Đức Giêsu, đêm có tối, tâm hồn người tín hữu càng s1ngc tối. Bao lâu tâm hồn con người, tâm hồn người tín hữu còn một chút ánh sáng, bấy lâu thế giới tăm tối vẫn còn được chiếu sáng. Chỉ khi ánh sáng trong tâm hồn lịm tắt, nhân loại mới thực sự chìm hẳn trong bóng đêm.
“Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà”.
Kitô phải là những chiếc đèn trên đế. Đế càng cao, đèn càng phải sáng. Đèn càng sáng, dầu càng hao. Thế nhưng, quan trọng hơn cả, đó là một lõi tim tốt. Bởi lẽ, dù đế có cao đến đâu, dầu có đầy đến mấy… mà đèn không tim, đèn tim mục hoặc đèn tim chai, vẫn không bao giờ có chuyện cháy sáng.
Vì thế là con cái Chúa, chúng ta phải chuẩn bị cả đèn, cả dầu, và nhất là một lõi tim tốt. Có như thế, may ra chúng ta mới có thể xua tan cái nhá nhem nơi ngõ ngách tâm hồn mình, xua đêm nhập nhằng nơi cõi nhân sinh và xua đi cả u minh cuồng si đang trùm phủ nhân loại.
Khổ nỗi, chỉ vì Lời Chúa chưa là “ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” nên mỗi chúng ta vẫn còn tranh tối tranh sáng, ngày chẳng ra ngày, đêm chẳng ra đêm. Chúng ta quên rằng, ngày chịu phép Rửa tội, lãnh nhận ánh sáng của Đấng bước ra từ bóng tối, mỗi chúng ta đã là đèn soi; để rồi, trong mọi đấng bậc, đèn được thắp sáng và đặt trên đế.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta coi lại dầu đèn, coi cả tim đèn… coi ngay trên đế đã được cắt đặt, những chiếc đế không thể thay thế? Ai được hưởng sáng nhờ chúng ta?
Là một giáo viên, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải dạy tốt và không thiên vị. Bằng không, tôi đem ánh sáng cho một vài người, nhưng đem bóng tối cho cả thế hệ.
Là một bác sĩ, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải tận tụy và mỉm cười. Bằng không, việc chữa lành phần xác sẽ vô tình tạo nên những vết thương cày xới tâm hồn.
Là một nhà báo, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải dựa vào sự kiện chứ không phải những lời dối trá. Bằng không, ánh sáng chân lý sẽ không tới được những ngóc ngách tối tăm.
Là một lãnh đạo, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải phán quyết theo công lý. Bằng không, một phán xét bị mua chuộc vì dua nịnh sẽ còn tệ hơn một vụ cướp trên xa lộ.
Là cha là mẹ, con cái chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải đặt chúng trên cả nghề nghiệp, tiền bạc. Bằng không, đừng ngạc nhiên khi chúng không thừa nhận họ khi ra trước vành móng ngựa.
Là một mục tử, người ta chờ đợi gì ở tôi? Tôi phải sống điều tôi rao giảng. Bằng không, người ta sẽ bảo: thùng rỗng kêu to.
Ôi ánh sáng yêu thương,
Xin dẫn con đi giữa cơn tăm tối mịt mùng.
Xin hãy dẫn dắt con,
Vì bóng đêm quá dầy đặc,
Mà con lại đang xa nhà.
Xin hãy dẫn dắt con,
Hãy điều khiển bước chân con.
Con không xin đựơc trông thấy
Cảnh tượng từ đằng xa,
Mà chỉ xin được dẫn đi từng bước,
Từng bước một thôi!
Lạy Chúa! Đèn sáng đã khó, sáng trên đế cao lại càng khó hơn, xin giúp con biết hoán cải mỗi ngày để đèn con luôn chong sáng, và phải sáng ngời; bằng không, sẽ trở nên vướng víu, vô dụng… chỉ việc cất đi cả đèn, cả đế… vì chật chỗ.
Bài giảng Lễ Giao Thừa Canh Dần -Tân Mão
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
21:33 06/02/2011
LỄ GIAO THỪA CANH DẦN – TÂN MÃO
(Ds 6,22-27; 1Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10)
Chúng ta đang cùng nhau hiện diện vào những giờ phút cuối cùng của năm Canh Dần, những giờ phút thật là linh thiêng và trang trọng như khi chúng ta sắp hoàn thành một công trình quan trọng, hay như khi các học sinh chờ đợi kết quả của kỳ thi chuyển cấp. Từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và từng tháng đã lần lượt qua đi, giờ đây một năm cũng sắp trôi qua. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, bất hạnh, thành công, thất bại, vinh quang, tủi nhục, cũng lần lượt theo dòng chảy thời gian trôi về dĩ vãng và trở thành kỷ niệm.
Tuy nhiên đây không phải là một kết thúc theo nghĩa chấm dứt, nhưng là điểm giao lưu, chuyển tiếp, để mở ra một sự bắt đầu mới, như đông tàn chờ đón xuân sang, như đêm tàn nhường chỗ cho ngày mới. Canh Dần – Tân Mão: hai âm vang nghe không chõi nhau, nhưng gieo vần cho nhau, liên tục với nhau, như cọp và mèo cùng chung một họ. Cái mạnh mẽ của loài cọp trong năm Canh Dần được tiếp nối và bổ túc bởi cái uyển chuyển của loài mèo trong năm Tân Mão. Giờ đây chúng ta đang đứng trước giờ phút tiếp nối ấy và cùng nhau cử hành một thánh lễ để thánh hóa giây phút ấy, để cho những giây phút vốn thiêng liêng lại càng trở thành thánh thiêng. Và chúng ta gọi thánh lễ chúng ta đang cử hành là lễ giao thừa.
Đã từ lâu trong truyền thống văn hóa dân tộc, người Việt Nam chúng ta có tục đón giao thừa. Cử hành một thánh lễ vào lúc giao thừa, Giáo Hội vừa trân trọng nhìn nhận giá trị của tập tục này, vừa muốn đem lại cho nó một ý nghĩa mới: ý nghĩa Kitô giáo. Thật là ý nghĩa khi trong giờ phút giao thừa này chúng ta tự dành cho mình ít phút lắng đọng, tự nhìn lại chính mình và đánh giá lại những gì mình đã làm. Hãy mở lòng đón nhận khí thiêng của đất trời trong phút giây giao hội giữa hai năm, chúng ta sẽ cảm nhận được sức sống mãnh liệt nơi mình khi hoà nhập vào sự đổi mới của trời đất.
Giao là trao, thừa là nhận. Giao thừa là thời điểm năm cũ giao lại và năm mới nhận lấy. Đó là giây phút chuyển tiếp giữa hai năm: cũ và mới. Thái độ của con người trước thời điểm này là “tống cựu nghênh tân”, nghĩa là tiễn biệt cái cũ và đón chào cái mới. Có thay cũ, đổi mới thì đời sống con người mới phát triển, như lá vàng rơi rụng vào mùa đông để cho lá xanh mọc ra nhiều hơn vào mùa xuân, như ngày làm việc cực nhọc qua đi để đêm về có những giây phút nghỉ ngơi bồi dưỡng, như đêm tối chấm dứt nhường chỗ cho ngày mới đem lại ánh sáng vui tươi, giúp con người hăng hái tiếp tục và hoàn thiện công việc của ngày hôm trước.
Tuy nhiên, tống cựu nghênh tân không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ quá khứ, nhưng là nhận lấy những gì đã qua, cả thành công lẫn thất bại, để sẵn sàng bước vào tương lai với niềm hăng say và hy vọng. Chúng ta trút bỏ hết những mệt mỏi, rủi ro, lo phiền của năm cũ, để bắt đầu một năm mới với niềm hăng say và tin tưởng. Ngay cả khi năm cũ có nhiều thắng lợi và may mắn, chúng ta cũng không dừng lại để hưởng thụ hoặc cứ say sưa ngủ quên trong chiến thắng, tự mãn với chính mình, nhưng hãy xem đó như một bệ phóng giúp ta tiến nhanh hơn nữa về phía trước, về một tương lai còn nhiều hứa hẹn và tốt đẹp hơn. Chúng ta trân trọng những gì đã đạt được như thành quả của lao động, của sự cộng tác và của tình yêu thương, để tiếp tục phát huy bằng những nỗ lực và sáng kiến mới.
Giao thừa cũng là thời điểm đặc biệt của tạ ơn và xin ơn. Trong suốt cả năm không có thời điểm nào mà tâm tình tạ ơn và xin ơn hòa quyện, nối tiếp nhau, cho bằng giây phút giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành hồn xác đã nhận lãnh trong suốt năm Canh Dần sắp qua, một năm trùng khớp với Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, một thời gian ân sủng đặc biệt cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, cho giáo phận Qui Nhơn và từng người chúng ta nói riêng. Tạ ơn Chúa vì hồng ân sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho thân xác và linh hồn chúng ta. Tạ ơn Chúa vì bao nhiêu tài năng và cơ hội mà Thiên Chúa đã ban để chúng ta phát triển bản thân và phục vụ tha nhân. Tạ ơn Chúa vì đã có biết bao nhiêu người mà Chúa đã xếp đặt để yêu thương và giúp đỡ chúng ta.
Cùng với tâm tình tạ ơn, trong giờ phút linh thiêng có một không hai trong năm này, chúng ta cũng dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết nhất. Lời cầu xin đầu tiên phải là lời xin lỗi, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm trót phạm trong năm qua và cả những điều thiếu sót. Chúng ta xin Chúa tha thứ vì đã phí phạm hoặc không biết dùng ơn Chúa cho nên, đã chôn giấu nén bạc Chúa trao để sinh lợi cho Nước Trời, đã không quảng đại đáp lại tiếng Chúa và ích kỷ đối với tha nhân, đã tỏ ra vô ơn khi không bằng lòng về những gì mình có. Chúng ta chỉ nhìn thấy tội lỗi của mình khi ý thức rằng tất cả đều là hồng ân Chúa ban.
Từ kinh nghiệm về những lỗi lầm và thiếu sót trong năm cũ, chúng ta mới nhận thức rằng cuộc sống của mỗi người chúng ta rất cần đến sự trợ giúp của Chúa và được Chúa chúc lành. Vì thế, đứng trước một thời điểm đặc biệt như thế này, và với một niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa là Chủ tể thời gian, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho các con cái của mình bằng những lời lẽ cảm động như chúng ta vừa nghe trong bài đọc I trích sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và rủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (Ds 6,24-26).
Được Thiên Chúa chúc lành, đó là điều rất quan trọng và cần thiết khi chúng ta sắp bắt đầu một năm mới. Tuy nhiên, Thiên Chúa không chỉ chúc lành mà còn dạy chúng ta cách sống để mai ngày được hưởng phúc lành tuyệt hảo của Ngài. Vì thế mở đầu bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã vạch ra con đường tám mối phúc thật như chúng ta vừa nghe trong đoan Tin Mừng hôm nay. Trong giờ phút giao thừa linh thiêng này, nhiều người trong chúng ta chỉ biết cầu xin Chúa cho mình trong năm mới được hưởng những điều tốt lành tạm bợ, mà không để ý tới hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu. Nhiều người chỉ biết cầu xin cho được sức khỏe thể xác, làm ăn thịnh đạt. Ít có người cầu xin cho được tinh thần siêu thoát đối với của cải, biết sống hiền lành, vui lòng chấp nhận mọi sầu khổ, khao khát trở nên người công chính, có lòng thương xót đối với những người bất hạnh, luôn giữ được tâm hồn trong sạch, luôn tìm cách xây dựng sự hòa thuận và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì chính đạo, để đạt được hạnh phúc đích thât, như Chúa Giêsu đã dạy.
Cụ thể, vào cuối thánh lễ, ai ai cũng nô nức bước lên cung thánh để hái lộc Lời Chúa. Người ta sẽ rất vui khi nhận được những câu Lời Chúa chứa đựng lời chúc lành, nhưng không khỏi buồn sầu hoặc thất vọng khi nhận được những câu Lời Chúa với một nội dung khiển trách hay đòi hỏi gay gắt. Họ đâu có biết rằng chính vì muốn cho họ được hạnh phúc thực sự mà Lời Chúa đã mời gọi họ sám hối, từ bỏ điều ác, thực hành điều thiện và cố gắng vươn lên trong sự trọn lành. Lời Chúa quả thật có an ủi nhưng không hề ru ngủ. Sự ru ngủ chỉ nhằm khiến cho người ta ngủ mê quên đi bổn phận, trái lại sự an ủi có sức nâng đỡ khiến người ta vượt qua khó khăn đau khổ để chu toàn bổn phận.
Chính vì thế, trong bức thư thứ I gửi giáo đoàn Thêxalônica mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II, sau khi kêu gọi các tín hữu của ngài hãy vui mừng luôn mãi, cầu nguyện không ngừng và tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, thánh Phaolô đã khuyên họ hãy hành động theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, biết khôn ngoan cân nhắc để luôn thực hiện điều tốt và cương quyết lánh xa điều ác. Cuối cùng, tôi xin mượn lời thánh Phaolô trọng đoạn thư này để cầu xin Thiên Chúa gìn giữ anh chị em trong bình an và thánh hóa toàn diện con người anh chị em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh chị được gìn giữ toàn vẹn, không có gì đáng trách trong suốt năm mới đang về.
(Ds 6,22-27; 1Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10)
Chúng ta đang cùng nhau hiện diện vào những giờ phút cuối cùng của năm Canh Dần, những giờ phút thật là linh thiêng và trang trọng như khi chúng ta sắp hoàn thành một công trình quan trọng, hay như khi các học sinh chờ đợi kết quả của kỳ thi chuyển cấp. Từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và từng tháng đã lần lượt qua đi, giờ đây một năm cũng sắp trôi qua. Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, bất hạnh, thành công, thất bại, vinh quang, tủi nhục, cũng lần lượt theo dòng chảy thời gian trôi về dĩ vãng và trở thành kỷ niệm.
Tuy nhiên đây không phải là một kết thúc theo nghĩa chấm dứt, nhưng là điểm giao lưu, chuyển tiếp, để mở ra một sự bắt đầu mới, như đông tàn chờ đón xuân sang, như đêm tàn nhường chỗ cho ngày mới. Canh Dần – Tân Mão: hai âm vang nghe không chõi nhau, nhưng gieo vần cho nhau, liên tục với nhau, như cọp và mèo cùng chung một họ. Cái mạnh mẽ của loài cọp trong năm Canh Dần được tiếp nối và bổ túc bởi cái uyển chuyển của loài mèo trong năm Tân Mão. Giờ đây chúng ta đang đứng trước giờ phút tiếp nối ấy và cùng nhau cử hành một thánh lễ để thánh hóa giây phút ấy, để cho những giây phút vốn thiêng liêng lại càng trở thành thánh thiêng. Và chúng ta gọi thánh lễ chúng ta đang cử hành là lễ giao thừa.
Đã từ lâu trong truyền thống văn hóa dân tộc, người Việt Nam chúng ta có tục đón giao thừa. Cử hành một thánh lễ vào lúc giao thừa, Giáo Hội vừa trân trọng nhìn nhận giá trị của tập tục này, vừa muốn đem lại cho nó một ý nghĩa mới: ý nghĩa Kitô giáo. Thật là ý nghĩa khi trong giờ phút giao thừa này chúng ta tự dành cho mình ít phút lắng đọng, tự nhìn lại chính mình và đánh giá lại những gì mình đã làm. Hãy mở lòng đón nhận khí thiêng của đất trời trong phút giây giao hội giữa hai năm, chúng ta sẽ cảm nhận được sức sống mãnh liệt nơi mình khi hoà nhập vào sự đổi mới của trời đất.
Giao là trao, thừa là nhận. Giao thừa là thời điểm năm cũ giao lại và năm mới nhận lấy. Đó là giây phút chuyển tiếp giữa hai năm: cũ và mới. Thái độ của con người trước thời điểm này là “tống cựu nghênh tân”, nghĩa là tiễn biệt cái cũ và đón chào cái mới. Có thay cũ, đổi mới thì đời sống con người mới phát triển, như lá vàng rơi rụng vào mùa đông để cho lá xanh mọc ra nhiều hơn vào mùa xuân, như ngày làm việc cực nhọc qua đi để đêm về có những giây phút nghỉ ngơi bồi dưỡng, như đêm tối chấm dứt nhường chỗ cho ngày mới đem lại ánh sáng vui tươi, giúp con người hăng hái tiếp tục và hoàn thiện công việc của ngày hôm trước.
Tuy nhiên, tống cựu nghênh tân không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ quá khứ, nhưng là nhận lấy những gì đã qua, cả thành công lẫn thất bại, để sẵn sàng bước vào tương lai với niềm hăng say và hy vọng. Chúng ta trút bỏ hết những mệt mỏi, rủi ro, lo phiền của năm cũ, để bắt đầu một năm mới với niềm hăng say và tin tưởng. Ngay cả khi năm cũ có nhiều thắng lợi và may mắn, chúng ta cũng không dừng lại để hưởng thụ hoặc cứ say sưa ngủ quên trong chiến thắng, tự mãn với chính mình, nhưng hãy xem đó như một bệ phóng giúp ta tiến nhanh hơn nữa về phía trước, về một tương lai còn nhiều hứa hẹn và tốt đẹp hơn. Chúng ta trân trọng những gì đã đạt được như thành quả của lao động, của sự cộng tác và của tình yêu thương, để tiếp tục phát huy bằng những nỗ lực và sáng kiến mới.
Giao thừa cũng là thời điểm đặc biệt của tạ ơn và xin ơn. Trong suốt cả năm không có thời điểm nào mà tâm tình tạ ơn và xin ơn hòa quyện, nối tiếp nhau, cho bằng giây phút giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành hồn xác đã nhận lãnh trong suốt năm Canh Dần sắp qua, một năm trùng khớp với Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, một thời gian ân sủng đặc biệt cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, cho giáo phận Qui Nhơn và từng người chúng ta nói riêng. Tạ ơn Chúa vì hồng ân sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho thân xác và linh hồn chúng ta. Tạ ơn Chúa vì bao nhiêu tài năng và cơ hội mà Thiên Chúa đã ban để chúng ta phát triển bản thân và phục vụ tha nhân. Tạ ơn Chúa vì đã có biết bao nhiêu người mà Chúa đã xếp đặt để yêu thương và giúp đỡ chúng ta.
Cùng với tâm tình tạ ơn, trong giờ phút linh thiêng có một không hai trong năm này, chúng ta cũng dâng lên Chúa những lời cầu xin tha thiết nhất. Lời cầu xin đầu tiên phải là lời xin lỗi, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm trót phạm trong năm qua và cả những điều thiếu sót. Chúng ta xin Chúa tha thứ vì đã phí phạm hoặc không biết dùng ơn Chúa cho nên, đã chôn giấu nén bạc Chúa trao để sinh lợi cho Nước Trời, đã không quảng đại đáp lại tiếng Chúa và ích kỷ đối với tha nhân, đã tỏ ra vô ơn khi không bằng lòng về những gì mình có. Chúng ta chỉ nhìn thấy tội lỗi của mình khi ý thức rằng tất cả đều là hồng ân Chúa ban.
Từ kinh nghiệm về những lỗi lầm và thiếu sót trong năm cũ, chúng ta mới nhận thức rằng cuộc sống của mỗi người chúng ta rất cần đến sự trợ giúp của Chúa và được Chúa chúc lành. Vì thế, đứng trước một thời điểm đặc biệt như thế này, và với một niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa là Chủ tể thời gian, Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho các con cái của mình bằng những lời lẽ cảm động như chúng ta vừa nghe trong bài đọc I trích sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và rủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (Ds 6,24-26).
Được Thiên Chúa chúc lành, đó là điều rất quan trọng và cần thiết khi chúng ta sắp bắt đầu một năm mới. Tuy nhiên, Thiên Chúa không chỉ chúc lành mà còn dạy chúng ta cách sống để mai ngày được hưởng phúc lành tuyệt hảo của Ngài. Vì thế mở đầu bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã vạch ra con đường tám mối phúc thật như chúng ta vừa nghe trong đoan Tin Mừng hôm nay. Trong giờ phút giao thừa linh thiêng này, nhiều người trong chúng ta chỉ biết cầu xin Chúa cho mình trong năm mới được hưởng những điều tốt lành tạm bợ, mà không để ý tới hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu. Nhiều người chỉ biết cầu xin cho được sức khỏe thể xác, làm ăn thịnh đạt. Ít có người cầu xin cho được tinh thần siêu thoát đối với của cải, biết sống hiền lành, vui lòng chấp nhận mọi sầu khổ, khao khát trở nên người công chính, có lòng thương xót đối với những người bất hạnh, luôn giữ được tâm hồn trong sạch, luôn tìm cách xây dựng sự hòa thuận và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì chính đạo, để đạt được hạnh phúc đích thât, như Chúa Giêsu đã dạy.
Cụ thể, vào cuối thánh lễ, ai ai cũng nô nức bước lên cung thánh để hái lộc Lời Chúa. Người ta sẽ rất vui khi nhận được những câu Lời Chúa chứa đựng lời chúc lành, nhưng không khỏi buồn sầu hoặc thất vọng khi nhận được những câu Lời Chúa với một nội dung khiển trách hay đòi hỏi gay gắt. Họ đâu có biết rằng chính vì muốn cho họ được hạnh phúc thực sự mà Lời Chúa đã mời gọi họ sám hối, từ bỏ điều ác, thực hành điều thiện và cố gắng vươn lên trong sự trọn lành. Lời Chúa quả thật có an ủi nhưng không hề ru ngủ. Sự ru ngủ chỉ nhằm khiến cho người ta ngủ mê quên đi bổn phận, trái lại sự an ủi có sức nâng đỡ khiến người ta vượt qua khó khăn đau khổ để chu toàn bổn phận.
Chính vì thế, trong bức thư thứ I gửi giáo đoàn Thêxalônica mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II, sau khi kêu gọi các tín hữu của ngài hãy vui mừng luôn mãi, cầu nguyện không ngừng và tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, thánh Phaolô đã khuyên họ hãy hành động theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, biết khôn ngoan cân nhắc để luôn thực hiện điều tốt và cương quyết lánh xa điều ác. Cuối cùng, tôi xin mượn lời thánh Phaolô trọng đoạn thư này để cầu xin Thiên Chúa gìn giữ anh chị em trong bình an và thánh hóa toàn diện con người anh chị em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh chị được gìn giữ toàn vẹn, không có gì đáng trách trong suốt năm mới đang về.
Bài giảng lễ mồng một tết Nguyên Đán Tân Mão
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
21:35 06/02/2011
LỄ MỒNG MỘT TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN MÃO
(St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34)
Từ thuở xa xưa và ở khắp mọi nơi trên trái đất, các dân tộc dù thuộc nền văn hóa nào, cũng đã biết phân chia thời gian thành năm tháng ngày giờ và lập ra những ngày lễ hội. Trong số những ngày lễ hội đó, tại Việt Nam, Tết Nguyên Đán hay ngày đầu năm âm lịch là quan trọng nhất. Nó mang đậm nét văn hóa dân tộc, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Đán” có nghĩa là buổi sáng. Như vậy, “Nguyên Đán” có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của chu kỳ một năm.
Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong hệ thống lễ hội văn hóa tại Việt Nam. Đây là lễ hội của gia đình, dòng tộc, được tổ chức trên qui mô cả nước, để ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Mấy tiếng “về quê ăn Tết” không chỉ là một khái niệm “đi – về”, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp này, người Việt Nam ta có tục lệ thăm hỏi và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
Rảo quanh một vòng trên internet, chúng ta có thể thấy người ta chúc nhau “trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc”; “vạn sự cát tường, toàn gia hạnh phúc”; “Tết đến tấn tài, xuân sang tấn lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường”; “năm Mão sắp đến, chúc bạn đáng mến, sự nghiệp tiến lên, gặp nhiều điều hên”; “vui trong sức khỏe, trẻ trong tâm hồn, khôn trong công việc, tuyệt vời trong tình yêu”. Có những câu chúc dài hơi hơn như: “Vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, cuộc đời như thơ, tình yêu như nhạc, coi tiền như rác, xem bạc như rơm, chung thủy với cơm, không màng chi phở”, hoặc: “Chúc mọi người một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình hạnh phúc”. Thế nhưng lời cầu chúc tốt đẹp và đầy đủ nhất vẫn là lời chúc: phúc, lộc, thọ. Phúc là mong được nhiều hạnh phúc, lộc là mong được nhiều của cải lợi lộc, thọ là mong được sống lâu mạnh khỏe.
Để tượng trưng cho phúc lộc thọ, người ta dùng hình ảnh ba ông già. Ông Phúc được thể hiện dưới dạng một người giàu có, nét mặt viên mãn hiền hậu, với những chi tiết về hình thể biểu lộ quí tướng, như khối hình đầy đặn, tai to, mũi thẳng, hàm nở, vv., mình mặc áo chùng, tay bồng một đứa bé mũm mĩm tượng trưng cho con cháu ngoan hiền. Ông Lộc được thể hiện dưới dạng một viên quan đầu đội mũ phốc hoặc mũ cánh chuồn, mình khoác áo vân cẩm, dáng đứng nghiêm trang, khuôn mặt uy nghi quắc thước, bởi vì người xưa quan niệm rằng sự thành đạt của con người được thể hiện trên con đường công danh chức tước nhiều bổng lộc.
Còn ông Thọ được thể hiện dưới dạng một cụ già hói đầu, râu tóc bạc phơ, mình mặc áo chùng, tay cầm gậy trúc, trên đầu gậy có treo mấy quả đào tiên, một biểu tượng nói lên sự trường thọ. Ai ai cũng muốn được khoẻ mạnh và sống lâu, đó là ước mơ từ ngàn xưa của nhân loại. Biết bao vua chúa đã ra lệnh cho các ngự y đi tìm cỏ trường sinh, biết bao vị đạo sĩ cố luyện những viên linh đan để mong được bất tử. Người ta tung hô “vạn tuế” hay “muôn năm” khi gặp các bậc quân vương, những vị nguyên thủ quốc gia; còn trong những ngày xuân thì câu “bách niên” luôn được người ta dùng để kính chúc các bậc lão thành. Cả ba cặp từ “vạn tuế”, “muôn năm”, “bách niên”, đều nói lên những con số lớn, tượng trưng cho ước mơ trường thọ. Hình tượng phúc lộc thọ không chỉ tượng trưng cho một lời cầu chúc, mà nó còn như một lời khuyên: nó như muốn nhắc nhở chúng ta rằng muốn có phúc thì phải sống có đức, muốn có lộc thì phải có trí lực, và muốn trường thọ thi phải sống điều độ.
Anh chị em thân mến, phúc lộc thọ: đó là những mơ ước của người đời, là những mơ ước rất chính đáng của con người trong thế giới đầy đau khổ này. Tuy nhiên, đối với người kitô hữu, phúc lộc thọ không dừng lại ở những biên giới phàm trần, mà còn phải bao hàm cả một nội dung sâu xa hơn. Hạnh phúc đích thực không chỉ hệ tại ở chỗ thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống, nhưng là làm sao đạt được cùng đích của mình là sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa. Cái lộc đích thực không chỉ là tiền tài gia sản, giàu có vinh sang, ở nhà có kẻ hầu người hạ, ra đường có kẻ đón người đưa, nhưng là phải làm sao đạt cho được thật nhiều ơn Chúa. Cái thọ đích thực không phải chỉ là sống lâu trên cõi đời này, nhưng là phải làm sao để được sống muôn đời với Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng. Những điều đó con người không thể tự mình làm được cho mình hoặc ban cho kẻ khác, nhưng chỉ có thể tiếp nhận từ trên cao, cũng như đất tự nó không đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân nếu không do hoạt động sáng tạo thường xuyên của Thiên Chúa.
Người kitô hữu nhìn nhận mọi phúc lành đều phát xuất từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới xinh đẹp này và đã chúc phúc cho nó để nó sinh sôi nẩy nở, đồng thời Người trao ban nó cho con người làm quà tặng, như chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ I trích sách Sáng Thế. Vì vậy, thay vì nói: “Tôi chúc anh, chúc chị...” thì phụng vụ nói: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em”. Vì Thiên Chúa là nguồn mạch mọi phúc lành, do đó chúng ta hãy luôn tin tưởng phó thác cho Người những lo toan của cuộc sống, như Chúa Giêsu đã dạy trong đoạn Tin Mừng hôm nay, và như lời nhắn nhủ của thánh Phaolô trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Philipphê. Thiên Chúa không chỉ chúc lành, nhưng chính Người còn thực hiện những phúc lành đó cho chúng ta. Người không ban phúc lành để chúng ta chỉ sống một cuộc đời trần thế tầm thường, nhưng là để chuẩn bị một tương lai vĩnh cửu. Vì thế chúng ta đừng quá lo lắng tìm kiếm những của cải chóng qua đời tạm này, nhưng tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, rồi mọi sự khác Người sẽ ban cho chúng ta dư dật.
Trong ngày đầu năm mới này, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng và trao phó cho Người toàn thể vận mạng của chúng ta. Chúng ta phó thác cho Chúa cuộc đời và những dự phóng của chúng ta, tất cả những gì chúng ta đang thực hiện và muốn tiếp tục hoàn thành, tất cả những gì chúng ta muốn làm nhưng chưa dám khởi công, cũng như tất cả những gì mới chỉ là những ước mơ, những nguyện vọng. Chúng ta phó thác cho Chúa tất cả những người thân yêu và tất cả bạn bè. Chúng ta xin Chúa làm cho những lời cầu chúc của chúng ta đối với nhau được thành hiện thực.
Đồng thời chúng ta cũng phải biết noi gương Chúa Giêsu, không chỉ biết chúc suông cho nhau hạnh phúc, mà phải thực sự chia sẻ, hay ít ra nếu chúng ta chưa có hạnh phúc để chia sẻ, thì cũng biết xây dựng hạnh phúc cho nhau. Một cách cụ thể, lời cầu chúc cho nhau được hạnh phúc nhân dịp ngày Xuân không phải chỉ được phát biểu trên đầu môi chót lưỡi, mà phải phát xuất tự thâm tâm, tự đáy lòng. Chúng ta cam kết đem lại hạnh phúc cho nhau bằng cách thực thi công bình bác ái. Đừng để những câu chúc thốt ra từ miệng lưỡi chúng ta trong ngày đầu năm mới trở thành những lời giả dối. Đừng chúc nhau bằng những lời khách sáo rỗng không. Đừng để những lời đầu tiên của chúng ta trong năm mới trở thành vô duyên nhạt nhẽo, nhưng hãy đem cả tâm tình mà cầu chúc cho nhau biết đón nhận hạnh phúc đích thực mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể đem lại cho tất cả chúng ta.
Đặc biệt năm nay là năm Tân Mão, năm cầm tinh con mèo. Theo truyền thống văn hóa Á Đông, mèo là con vật đáng yêu có nhiệm vụ gìn giữ lúa thóc và đồ đạc của chủ khỏi bị lũ chuột đục khoét. Mèo còn tượng trưng cho sự trường thọ, tinh anh và khôn ngoan, cho sự tao nhã, thanh cao, dịu dàng và đáng yêu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta trong mới này có được những đức tính ấy để vừa bảo vệ những giá trị cao cả, vừa tỏ ra đáng mến trước mặt mọi người.
(St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34)
Từ thuở xa xưa và ở khắp mọi nơi trên trái đất, các dân tộc dù thuộc nền văn hóa nào, cũng đã biết phân chia thời gian thành năm tháng ngày giờ và lập ra những ngày lễ hội. Trong số những ngày lễ hội đó, tại Việt Nam, Tết Nguyên Đán hay ngày đầu năm âm lịch là quan trọng nhất. Nó mang đậm nét văn hóa dân tộc, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Đán” có nghĩa là buổi sáng. Như vậy, “Nguyên Đán” có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của chu kỳ một năm.
Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong hệ thống lễ hội văn hóa tại Việt Nam. Đây là lễ hội của gia đình, dòng tộc, được tổ chức trên qui mô cả nước, để ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Mấy tiếng “về quê ăn Tết” không chỉ là một khái niệm “đi – về”, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp này, người Việt Nam ta có tục lệ thăm hỏi và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
Rảo quanh một vòng trên internet, chúng ta có thể thấy người ta chúc nhau “trẻ mãi không già, mặn mà nhan sắc”; “vạn sự cát tường, toàn gia hạnh phúc”; “Tết đến tấn tài, xuân sang tấn lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường”; “năm Mão sắp đến, chúc bạn đáng mến, sự nghiệp tiến lên, gặp nhiều điều hên”; “vui trong sức khỏe, trẻ trong tâm hồn, khôn trong công việc, tuyệt vời trong tình yêu”. Có những câu chúc dài hơi hơn như: “Vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, cuộc đời như thơ, tình yêu như nhạc, coi tiền như rác, xem bạc như rơm, chung thủy với cơm, không màng chi phở”, hoặc: “Chúc mọi người một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình hạnh phúc”. Thế nhưng lời cầu chúc tốt đẹp và đầy đủ nhất vẫn là lời chúc: phúc, lộc, thọ. Phúc là mong được nhiều hạnh phúc, lộc là mong được nhiều của cải lợi lộc, thọ là mong được sống lâu mạnh khỏe.
Để tượng trưng cho phúc lộc thọ, người ta dùng hình ảnh ba ông già. Ông Phúc được thể hiện dưới dạng một người giàu có, nét mặt viên mãn hiền hậu, với những chi tiết về hình thể biểu lộ quí tướng, như khối hình đầy đặn, tai to, mũi thẳng, hàm nở, vv., mình mặc áo chùng, tay bồng một đứa bé mũm mĩm tượng trưng cho con cháu ngoan hiền. Ông Lộc được thể hiện dưới dạng một viên quan đầu đội mũ phốc hoặc mũ cánh chuồn, mình khoác áo vân cẩm, dáng đứng nghiêm trang, khuôn mặt uy nghi quắc thước, bởi vì người xưa quan niệm rằng sự thành đạt của con người được thể hiện trên con đường công danh chức tước nhiều bổng lộc.
Còn ông Thọ được thể hiện dưới dạng một cụ già hói đầu, râu tóc bạc phơ, mình mặc áo chùng, tay cầm gậy trúc, trên đầu gậy có treo mấy quả đào tiên, một biểu tượng nói lên sự trường thọ. Ai ai cũng muốn được khoẻ mạnh và sống lâu, đó là ước mơ từ ngàn xưa của nhân loại. Biết bao vua chúa đã ra lệnh cho các ngự y đi tìm cỏ trường sinh, biết bao vị đạo sĩ cố luyện những viên linh đan để mong được bất tử. Người ta tung hô “vạn tuế” hay “muôn năm” khi gặp các bậc quân vương, những vị nguyên thủ quốc gia; còn trong những ngày xuân thì câu “bách niên” luôn được người ta dùng để kính chúc các bậc lão thành. Cả ba cặp từ “vạn tuế”, “muôn năm”, “bách niên”, đều nói lên những con số lớn, tượng trưng cho ước mơ trường thọ. Hình tượng phúc lộc thọ không chỉ tượng trưng cho một lời cầu chúc, mà nó còn như một lời khuyên: nó như muốn nhắc nhở chúng ta rằng muốn có phúc thì phải sống có đức, muốn có lộc thì phải có trí lực, và muốn trường thọ thi phải sống điều độ.
Anh chị em thân mến, phúc lộc thọ: đó là những mơ ước của người đời, là những mơ ước rất chính đáng của con người trong thế giới đầy đau khổ này. Tuy nhiên, đối với người kitô hữu, phúc lộc thọ không dừng lại ở những biên giới phàm trần, mà còn phải bao hàm cả một nội dung sâu xa hơn. Hạnh phúc đích thực không chỉ hệ tại ở chỗ thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống, nhưng là làm sao đạt được cùng đích của mình là sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa. Cái lộc đích thực không chỉ là tiền tài gia sản, giàu có vinh sang, ở nhà có kẻ hầu người hạ, ra đường có kẻ đón người đưa, nhưng là phải làm sao đạt cho được thật nhiều ơn Chúa. Cái thọ đích thực không phải chỉ là sống lâu trên cõi đời này, nhưng là phải làm sao để được sống muôn đời với Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng. Những điều đó con người không thể tự mình làm được cho mình hoặc ban cho kẻ khác, nhưng chỉ có thể tiếp nhận từ trên cao, cũng như đất tự nó không đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân nếu không do hoạt động sáng tạo thường xuyên của Thiên Chúa.
Người kitô hữu nhìn nhận mọi phúc lành đều phát xuất từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới xinh đẹp này và đã chúc phúc cho nó để nó sinh sôi nẩy nở, đồng thời Người trao ban nó cho con người làm quà tặng, như chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ I trích sách Sáng Thế. Vì vậy, thay vì nói: “Tôi chúc anh, chúc chị...” thì phụng vụ nói: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em”. Vì Thiên Chúa là nguồn mạch mọi phúc lành, do đó chúng ta hãy luôn tin tưởng phó thác cho Người những lo toan của cuộc sống, như Chúa Giêsu đã dạy trong đoạn Tin Mừng hôm nay, và như lời nhắn nhủ của thánh Phaolô trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Philipphê. Thiên Chúa không chỉ chúc lành, nhưng chính Người còn thực hiện những phúc lành đó cho chúng ta. Người không ban phúc lành để chúng ta chỉ sống một cuộc đời trần thế tầm thường, nhưng là để chuẩn bị một tương lai vĩnh cửu. Vì thế chúng ta đừng quá lo lắng tìm kiếm những của cải chóng qua đời tạm này, nhưng tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, rồi mọi sự khác Người sẽ ban cho chúng ta dư dật.
Trong ngày đầu năm mới này, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng và trao phó cho Người toàn thể vận mạng của chúng ta. Chúng ta phó thác cho Chúa cuộc đời và những dự phóng của chúng ta, tất cả những gì chúng ta đang thực hiện và muốn tiếp tục hoàn thành, tất cả những gì chúng ta muốn làm nhưng chưa dám khởi công, cũng như tất cả những gì mới chỉ là những ước mơ, những nguyện vọng. Chúng ta phó thác cho Chúa tất cả những người thân yêu và tất cả bạn bè. Chúng ta xin Chúa làm cho những lời cầu chúc của chúng ta đối với nhau được thành hiện thực.
Đồng thời chúng ta cũng phải biết noi gương Chúa Giêsu, không chỉ biết chúc suông cho nhau hạnh phúc, mà phải thực sự chia sẻ, hay ít ra nếu chúng ta chưa có hạnh phúc để chia sẻ, thì cũng biết xây dựng hạnh phúc cho nhau. Một cách cụ thể, lời cầu chúc cho nhau được hạnh phúc nhân dịp ngày Xuân không phải chỉ được phát biểu trên đầu môi chót lưỡi, mà phải phát xuất tự thâm tâm, tự đáy lòng. Chúng ta cam kết đem lại hạnh phúc cho nhau bằng cách thực thi công bình bác ái. Đừng để những câu chúc thốt ra từ miệng lưỡi chúng ta trong ngày đầu năm mới trở thành những lời giả dối. Đừng chúc nhau bằng những lời khách sáo rỗng không. Đừng để những lời đầu tiên của chúng ta trong năm mới trở thành vô duyên nhạt nhẽo, nhưng hãy đem cả tâm tình mà cầu chúc cho nhau biết đón nhận hạnh phúc đích thực mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể đem lại cho tất cả chúng ta.
Đặc biệt năm nay là năm Tân Mão, năm cầm tinh con mèo. Theo truyền thống văn hóa Á Đông, mèo là con vật đáng yêu có nhiệm vụ gìn giữ lúa thóc và đồ đạc của chủ khỏi bị lũ chuột đục khoét. Mèo còn tượng trưng cho sự trường thọ, tinh anh và khôn ngoan, cho sự tao nhã, thanh cao, dịu dàng và đáng yêu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta trong mới này có được những đức tính ấy để vừa bảo vệ những giá trị cao cả, vừa tỏ ra đáng mến trước mặt mọi người.
Bài giảng lễ mồng hai tết kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
21:38 06/02/2011
LỄ MỒNG HAI TẾT KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
(Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6)
Tết âm lịch là ngày lễ hội của gia đình. Cho dù có đi làm ăn xa, mỗi người đều cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình ít ra trong ba ngày Tết. Ngôi nhà ông bà cha mẹ phút chốc trở nên chật chội nhưng ấm cúng, khi con cháu từ phương xa kéo nhau về, tay bắt mặt mừng, nói cười rộn rã. Nụ cười sung sướng cũng bừng nở trên những khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi tác, như cây khô đâm chồi trong nắng ấm xuân sang. Con cháu nghiêng mình trước bàn thờ tiên tổ thắp nén hương tưởng nhớ công đức cao dày, bày tỏ với các ngài những tâm tình thành kính tri ân và thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Tiếp đến, con cháu quây quần chung quanh ông bà cha mẹ còn đang sống để chúc thọ, bày tỏ lòng hiếu thảo kính yêu và để đón nhận từ các ngài những lời giáo huấn đầu năm. Tất cả đều nhằm thể hiện đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, nói lên lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó cũng là điều mà phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ.
Người Do-thái ngày xưa cũng thường tưởng nhớ đến công đức của các vị tiền nhân qua các thế hệ trong lịch sử dân tộc. Trong bài đọc thứ I trích sách Huấn Ca, tác giả đã nêu đích danh từ các vị tổ phụ của nhân loại như ông Ađam, ông Khanốc, ông Sêm, ông Sết và ông Noê, đến các tổ phụ của dân tộc như ông Ápraham, ông Isaac, ông Giacóp; các vị lãnh đạo thời lập quốc như ông Môsê, ông Aharon, ông Giosuê, ông Samuel; các vị vua nổi tiếng như Đavit và Salomon; các ngôn sứ tuyệt vời như Êlia và Êlisa. Người Viêt Nam chúng ta cũng thường nhắc nhở cho nhau nhớ đến nguồn cội của mình là các tiền nhân của dân tộc, các tổ tiên của dòng họ và ông bà cha mẹ trong gia đình. Vì thế có câu:
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Ta do cha mẹ ta sinh ra. Cha mẹ ta do ông bà ta sinh ra. Và nếu cứ phăng ngược lên cái cây gia phả thì chúng ta sẽ gặp một cái gốc là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, người Việt Nam chúng ta với cái nhìn đầy tình anh em đã quan niệm tất cả mọi người đang sinh sống trên giải đất uốn cong hình chư S này đều phát xuất từ một tổ tiên chung: đó là cụ Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Tất cả dù là người Kinh, người Thái, người Nùng, người Tày, người Thổ, người Mường, người Mán, người Mèo, người Chăm, người Cơ Ho, người Bana hay Giarai, vv, đều phát xuất từ một bọc trứng duy nhất của tổ mẫu là bà Âu Cơ. Truyền thuyết kể lại rằng bà Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 đứa con. Lạc Long Quân là Rồng, Âu Cơ là Tiên, nên tất cả trăm con đều thuộc giống nòi rồng tiên. Thời gian trôi qua, 50 con theo cha ra biển Đông, 50 con theo mẹ lên núi cao, lập nên một giải đất Việt Nam oai hùng.
Rồi cũng trong cái thời dã sử mờ xa ấy tổ tiên chúng ta đã bắt đầu định cư, đóng đô dựng nước, khai sông lấp trũng, canh tác ruộng đồng: đó là thời kỳ các vua Hùng Vương. Rồi tiếp đến đã xuất hiện trên trang sử xanh biết bao anh hùng liệt nữ có công bảo vệ non sông chống ngoại xâm như Phù Đổng Thiên Vương, hai bà Trưng, bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, mà ngày nay đã trở thành huyền thoại của dân tộc.
Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và những vương triều tiếp nối, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng được tô bồi vững chắc. Nhiều vị anh hùng mà chiến công và tài thao lược của các ngài đến nay vẫn còn sống mãi không riêng gì trong những trang sử xanh, mà còn trong lòng từng người dân Việt. Không ai trong chúng ta có thể quên được những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống quân Minh, và nhất là trận đánh thần tốc của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, Bình Định, chúng ta là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, khiến cho 10 vạn quân Thanh tan tành manh giáp trong chính dịp Tết như hôm nay, đem lại sự thống nhất cho giang sơn sau nhiều thế kỷ dài chia cắt dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Làm sao chúng ta có thể quên ơn các bậc tổ tiên như thế khi mà ngày hôm nay chúng ta có một non song gấm vóc như thế này. Làm sao chúng ta có thể quên các ngài trong lời cầu nguyện và thánh lễ hôm nay. Mặc dù các ngài chưa biết Chúa, nhưng các ngài là những dụng cụ Chúa dùng để đem lại sự tồn tại và niềm vinh dự cho chúng ta. Chắc chắn những công nghiệp của các ngài cũng nằm trong chương trìnhcủa Thiên Chúa.
Chúng ta nhớ ơn và cầu nguyện cho các ngài, điều đó là công bình và phải đạo, bởi vì theo đức tin công giáo, sau khi chết mỗi người sẽ được Chúa phán xét tùy theo ánh sáng mà họ đã nhận được. Thiên Chúa vừa là Đấng công bình vô cùng, lại vừa từ bi nhân hậu, Người muốn tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Vì vậy chúng ta cầu nguyện cho các ngài, vì chúng ta tin rằng các ngài đã đáp lại tiếng Chúa trong mức độ ánh sáng mà các ngài đã nhận đuợc. Chúng ta được biết Chúa nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, còn nếu các ngài nhận được ánh sáng ít hơn chúng ta, thì các ngài bị đòi hỏi ít hơn.
Có thể nói ông bà tổ tiên của chúng ta cách đây năm sáu đời đa số đều là người lương. Chẳng lẽ ngày nay chúng ta được may mắn biết Chúa, chúng ta lại không cầu nguyện cho những ông bà cao của chúng ta ấy sao? Nếu chỉ vì ông bà cao của chúng ta là người lương mà hôm nay chúng ta không nhớ cầu nguyện cho các ngài, thì đó quả là một điều thiếu sót và bất hiếu. Về phần các thế hệ ông bà gần đây và cha mẹ đã qua đời hay đang còn sống, các ngài đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta cho nên người, đã vun xới, tô bồi và trao lại cho chúng ta gia sản vật chất cũng như tinh thần của tổ tiên, trong số đó phải kể đến gia tài đức tin. Chúng ta được sinh ra làm người từ máu huyết của các ngài và chúng ta được sinh ra làm con Thiên Chúa từ lời tuyên xưng đức tin của các ngài. Ơn sâu nghĩa nặng của các ngài chỉ có thể sánh ví: cao thì như núi Thái sơn, mà rộng thì như biển Thái Bình.
Việc đáp đền công ơn của cha mẹ và ông bà tổ tiên là một bổn phận không thể lãng quên đối với tất cả mọi người, vì nó xuất phát từ giới luật của Đấng Tạo Hóa được khắc ghi sâu đậm không thể phai nhòa trong lương tri của mỗi người và đã được chính Đức Giêsu long trọng khẳng định trong đoạn Tin Mừng hôm nay.
Tóm lại, về vấn đề tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thánh Phaolô dạy rằng có một liên hệ hữu cơ giữa hạnh phúc hiện tại của mỗi người với sự hiếu thảo của họ. Điều này thật đúng, bởi vì nếu con nguời tỏ ra hiếu thảo biết ơn ông bà cha mẹ, thì cũng chứng tỏ mình hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa. Nếu con người không biết ơn cha mẹ vì đã ban cho mình tấm hình hài và sự lo lắng dưỡng dục, không biết ơn các bậc tiền nhân đã đổ xương máu để gầy dựng giang sơn, thì làm sao con người có thể biết ơn Đấng Tạo Hóa được.
Khi con người biết ơn đời, thì họ cũng sẽ biết ơn Trời. Ngày hôm nay, nhìn lại tất cả gia sản vật chất và tinh thần mà tổ tiên đã trang trọng trao lại cho chúng ta, từ giang sơn đất nước, văn hóa ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục, chứng từ đức tin..., chúng ta thấy mình thật hạnh phúc vì được kế thừa bao điều thiện hảo. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã và đang tạo lịch sử cứu độ của Người qua tổ tiên ngày xưa và qua chúng ta ngày hôm nay, để mọi người cùng được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời mai sau.
(Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6)
Tết âm lịch là ngày lễ hội của gia đình. Cho dù có đi làm ăn xa, mỗi người đều cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình ít ra trong ba ngày Tết. Ngôi nhà ông bà cha mẹ phút chốc trở nên chật chội nhưng ấm cúng, khi con cháu từ phương xa kéo nhau về, tay bắt mặt mừng, nói cười rộn rã. Nụ cười sung sướng cũng bừng nở trên những khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi tác, như cây khô đâm chồi trong nắng ấm xuân sang. Con cháu nghiêng mình trước bàn thờ tiên tổ thắp nén hương tưởng nhớ công đức cao dày, bày tỏ với các ngài những tâm tình thành kính tri ân và thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Tiếp đến, con cháu quây quần chung quanh ông bà cha mẹ còn đang sống để chúc thọ, bày tỏ lòng hiếu thảo kính yêu và để đón nhận từ các ngài những lời giáo huấn đầu năm. Tất cả đều nhằm thể hiện đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, nói lên lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó cũng là điều mà phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ.
Người Do-thái ngày xưa cũng thường tưởng nhớ đến công đức của các vị tiền nhân qua các thế hệ trong lịch sử dân tộc. Trong bài đọc thứ I trích sách Huấn Ca, tác giả đã nêu đích danh từ các vị tổ phụ của nhân loại như ông Ađam, ông Khanốc, ông Sêm, ông Sết và ông Noê, đến các tổ phụ của dân tộc như ông Ápraham, ông Isaac, ông Giacóp; các vị lãnh đạo thời lập quốc như ông Môsê, ông Aharon, ông Giosuê, ông Samuel; các vị vua nổi tiếng như Đavit và Salomon; các ngôn sứ tuyệt vời như Êlia và Êlisa. Người Viêt Nam chúng ta cũng thường nhắc nhở cho nhau nhớ đến nguồn cội của mình là các tiền nhân của dân tộc, các tổ tiên của dòng họ và ông bà cha mẹ trong gia đình. Vì thế có câu:
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Ta do cha mẹ ta sinh ra. Cha mẹ ta do ông bà ta sinh ra. Và nếu cứ phăng ngược lên cái cây gia phả thì chúng ta sẽ gặp một cái gốc là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, người Việt Nam chúng ta với cái nhìn đầy tình anh em đã quan niệm tất cả mọi người đang sinh sống trên giải đất uốn cong hình chư S này đều phát xuất từ một tổ tiên chung: đó là cụ Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Tất cả dù là người Kinh, người Thái, người Nùng, người Tày, người Thổ, người Mường, người Mán, người Mèo, người Chăm, người Cơ Ho, người Bana hay Giarai, vv, đều phát xuất từ một bọc trứng duy nhất của tổ mẫu là bà Âu Cơ. Truyền thuyết kể lại rằng bà Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 đứa con. Lạc Long Quân là Rồng, Âu Cơ là Tiên, nên tất cả trăm con đều thuộc giống nòi rồng tiên. Thời gian trôi qua, 50 con theo cha ra biển Đông, 50 con theo mẹ lên núi cao, lập nên một giải đất Việt Nam oai hùng.
Rồi cũng trong cái thời dã sử mờ xa ấy tổ tiên chúng ta đã bắt đầu định cư, đóng đô dựng nước, khai sông lấp trũng, canh tác ruộng đồng: đó là thời kỳ các vua Hùng Vương. Rồi tiếp đến đã xuất hiện trên trang sử xanh biết bao anh hùng liệt nữ có công bảo vệ non sông chống ngoại xâm như Phù Đổng Thiên Vương, hai bà Trưng, bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, mà ngày nay đã trở thành huyền thoại của dân tộc.
Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và những vương triều tiếp nối, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng được tô bồi vững chắc. Nhiều vị anh hùng mà chiến công và tài thao lược của các ngài đến nay vẫn còn sống mãi không riêng gì trong những trang sử xanh, mà còn trong lòng từng người dân Việt. Không ai trong chúng ta có thể quên được những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống quân Minh, và nhất là trận đánh thần tốc của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, Bình Định, chúng ta là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, khiến cho 10 vạn quân Thanh tan tành manh giáp trong chính dịp Tết như hôm nay, đem lại sự thống nhất cho giang sơn sau nhiều thế kỷ dài chia cắt dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Làm sao chúng ta có thể quên ơn các bậc tổ tiên như thế khi mà ngày hôm nay chúng ta có một non song gấm vóc như thế này. Làm sao chúng ta có thể quên các ngài trong lời cầu nguyện và thánh lễ hôm nay. Mặc dù các ngài chưa biết Chúa, nhưng các ngài là những dụng cụ Chúa dùng để đem lại sự tồn tại và niềm vinh dự cho chúng ta. Chắc chắn những công nghiệp của các ngài cũng nằm trong chương trìnhcủa Thiên Chúa.
Chúng ta nhớ ơn và cầu nguyện cho các ngài, điều đó là công bình và phải đạo, bởi vì theo đức tin công giáo, sau khi chết mỗi người sẽ được Chúa phán xét tùy theo ánh sáng mà họ đã nhận được. Thiên Chúa vừa là Đấng công bình vô cùng, lại vừa từ bi nhân hậu, Người muốn tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Vì vậy chúng ta cầu nguyện cho các ngài, vì chúng ta tin rằng các ngài đã đáp lại tiếng Chúa trong mức độ ánh sáng mà các ngài đã nhận đuợc. Chúng ta được biết Chúa nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, còn nếu các ngài nhận được ánh sáng ít hơn chúng ta, thì các ngài bị đòi hỏi ít hơn.
Có thể nói ông bà tổ tiên của chúng ta cách đây năm sáu đời đa số đều là người lương. Chẳng lẽ ngày nay chúng ta được may mắn biết Chúa, chúng ta lại không cầu nguyện cho những ông bà cao của chúng ta ấy sao? Nếu chỉ vì ông bà cao của chúng ta là người lương mà hôm nay chúng ta không nhớ cầu nguyện cho các ngài, thì đó quả là một điều thiếu sót và bất hiếu. Về phần các thế hệ ông bà gần đây và cha mẹ đã qua đời hay đang còn sống, các ngài đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta cho nên người, đã vun xới, tô bồi và trao lại cho chúng ta gia sản vật chất cũng như tinh thần của tổ tiên, trong số đó phải kể đến gia tài đức tin. Chúng ta được sinh ra làm người từ máu huyết của các ngài và chúng ta được sinh ra làm con Thiên Chúa từ lời tuyên xưng đức tin của các ngài. Ơn sâu nghĩa nặng của các ngài chỉ có thể sánh ví: cao thì như núi Thái sơn, mà rộng thì như biển Thái Bình.
Việc đáp đền công ơn của cha mẹ và ông bà tổ tiên là một bổn phận không thể lãng quên đối với tất cả mọi người, vì nó xuất phát từ giới luật của Đấng Tạo Hóa được khắc ghi sâu đậm không thể phai nhòa trong lương tri của mỗi người và đã được chính Đức Giêsu long trọng khẳng định trong đoạn Tin Mừng hôm nay.
Tóm lại, về vấn đề tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thánh Phaolô dạy rằng có một liên hệ hữu cơ giữa hạnh phúc hiện tại của mỗi người với sự hiếu thảo của họ. Điều này thật đúng, bởi vì nếu con nguời tỏ ra hiếu thảo biết ơn ông bà cha mẹ, thì cũng chứng tỏ mình hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa. Nếu con người không biết ơn cha mẹ vì đã ban cho mình tấm hình hài và sự lo lắng dưỡng dục, không biết ơn các bậc tiền nhân đã đổ xương máu để gầy dựng giang sơn, thì làm sao con người có thể biết ơn Đấng Tạo Hóa được.
Khi con người biết ơn đời, thì họ cũng sẽ biết ơn Trời. Ngày hôm nay, nhìn lại tất cả gia sản vật chất và tinh thần mà tổ tiên đã trang trọng trao lại cho chúng ta, từ giang sơn đất nước, văn hóa ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục, chứng từ đức tin..., chúng ta thấy mình thật hạnh phúc vì được kế thừa bao điều thiện hảo. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã và đang tạo lịch sử cứu độ của Người qua tổ tiên ngày xưa và qua chúng ta ngày hôm nay, để mọi người cùng được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời mai sau.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh nguyện của Đức Thánh Cha: Liệu mạng lưới toàn cầu có giúp loan truyền các ý chỉ không?
Bùi Hữu Thư
09:14 06/02/2011
VATICAN (CNS) – Nếu Đức Thánh Cha dùng Twitter hay Facebook để kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện cho một ý chỉ, thì bao nhiêu triệu kinh nguyện có thể được dâng lên Thiên Chúa trong vài phút?
Tại một vài quốc gia, Facebook và mạng lưới toàn cầu đã được Hội Tông Đồ Cầu Nguyện dùng để xây dựng các cộng đồng và phổ biến các ý chỉ cầu nguyện hàng tháng.
Nhưng tại đa số các nơi khác trên thế giới, khi Đức Thánh Cha đặc biệt kêu gọi công chúng cầu nguyện, người dân chỉ được nghe biết qua các phương tiện truyền thông Công Giáo
Trong 167 năm, các thành viên của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã khởi sự mỗi ngày bằng việc dâng đời sống mình cho Thiên Chúa và cầu nguyện cho những nhu cầu của giáo hội hoàn vũ và các ý chỉ của Đức Thánh Cha.
Việc dâng hiến và cầu nguyện là hai đòi hỏi căn bản để được tham gia như một thành viên của Hội, và tại nhiều nơi, Hội Tông Đồ này “không phải đăng ký, không có nhóm, không có niên liễm, không có các buổi họp đặc biệt,” do đó không ai biết có bao nhiêu hội viên.
Linh mục Dòng Tên Claudio Barriga, người điều hành tổ chức này tại trụ sở của Dòng Tên tại Vatican nói: ngài ước tính có khoảng 50 triệu hội viên đủ điều kiện để gia nhập Hội Tông Đồ, và chi nhánh cho giới trẻ là Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Linh mục Dòng Tên nói: cha đã qua Việt Nam vào tháng Giêng năm nay và đã khám phá rằng có đầy đủ các Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tại mỗi giáo phận tại đây với khoảng một triệu người tham gia.
Cha Barriga nói: Một giám mục quốc doanh bên Tầu cho biết cũng có một nhóm người dâng hiến đời sống và cầu nguyện cho các ý chỉ của Đức Thánh Cha mỗi ngày tại nhà thờ chánh tòa của vị giám mục này.
Tại Hoa Kỳ, cha nói: “Hầu như đây chính là một nhóm chuyên dùng vi tính” họ rất hăng hái phát triển qua việc sử dụng mạng www.apostleshipofprayer.org – mạng này có nối kết với một chương trình suy niệm bằng video được phổ biến trên YouTube – và cũng như trên các trang Facebook trong toàn quốc Hoa Kỳ hay tại các giáo xứ.
Tại một vài quốc gia, Facebook và mạng lưới toàn cầu đã được Hội Tông Đồ Cầu Nguyện dùng để xây dựng các cộng đồng và phổ biến các ý chỉ cầu nguyện hàng tháng.
Nhưng tại đa số các nơi khác trên thế giới, khi Đức Thánh Cha đặc biệt kêu gọi công chúng cầu nguyện, người dân chỉ được nghe biết qua các phương tiện truyền thông Công Giáo
Trong 167 năm, các thành viên của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã khởi sự mỗi ngày bằng việc dâng đời sống mình cho Thiên Chúa và cầu nguyện cho những nhu cầu của giáo hội hoàn vũ và các ý chỉ của Đức Thánh Cha.
Việc dâng hiến và cầu nguyện là hai đòi hỏi căn bản để được tham gia như một thành viên của Hội, và tại nhiều nơi, Hội Tông Đồ này “không phải đăng ký, không có nhóm, không có niên liễm, không có các buổi họp đặc biệt,” do đó không ai biết có bao nhiêu hội viên.
Linh mục Dòng Tên Claudio Barriga, người điều hành tổ chức này tại trụ sở của Dòng Tên tại Vatican nói: ngài ước tính có khoảng 50 triệu hội viên đủ điều kiện để gia nhập Hội Tông Đồ, và chi nhánh cho giới trẻ là Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Linh mục Dòng Tên nói: cha đã qua Việt Nam vào tháng Giêng năm nay và đã khám phá rằng có đầy đủ các Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tại mỗi giáo phận tại đây với khoảng một triệu người tham gia.
Cha Barriga nói: Một giám mục quốc doanh bên Tầu cho biết cũng có một nhóm người dâng hiến đời sống và cầu nguyện cho các ý chỉ của Đức Thánh Cha mỗi ngày tại nhà thờ chánh tòa của vị giám mục này.
Tại Hoa Kỳ, cha nói: “Hầu như đây chính là một nhóm chuyên dùng vi tính” họ rất hăng hái phát triển qua việc sử dụng mạng www.apostleshipofprayer.org – mạng này có nối kết với một chương trình suy niệm bằng video được phổ biến trên YouTube – và cũng như trên các trang Facebook trong toàn quốc Hoa Kỳ hay tại các giáo xứ.
Nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống
Lã Thụ Nhân
11:59 06/02/2011
Nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến Ngày Quốc bệnh nhân sắp tới, kêu gọi tất cả các chuyên gia chăm sóc y tế để nhận ra ở những bệnh nhân "trước tiên và trên hết là một con người, tặng cho họ tình liên đới và mang đến đáp trả thích hợp và đầy đủ khả năng". Những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống.
Vatican (AsiaNews) - Một lời cầu nguyện cho Ai Cập để tìm kiếm sự chung sống hòa bình, một lời cổ vũ những người làm việc trong giới y tế để nhìn về bệnh nhân trước tiên và trên hết như là một người cần giúp đỡ, tình liên đới và hy vọng để "những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống". Đây là những chủ đề mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến trong huấn từ của ngài trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trước 30 ngàn khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Nhắc lại rằng vào ngày 11 tháng Hai, là ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức, chúng ta cử hành Ngày Thế giới Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha cho hay "đây là dịp thuận tiện để suy tư, cầu nguyện và nâng cao nhận thức của cộng đoàn giáo hội và xã hội dân sự hướng đến anh chị em bị ốm đau. Trong sứ điệp cho Ngày này, được gợi hứng từ một nhóm từ trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô: "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" (2,24), tôi mời gọi mọi người chiêm ngắm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, người đã chịu đau đớn, đã chết, nhưng đã sống lại. Thiên Chúa hoàn toàn đối nghịch với sức mạnh của sự dữ. Chúa quan tâm đến con người trong mọi hoàn cảnh, Ngài sẻ chia đau đớn của mình và mở lòng mình cho hy vọng. Vì thế tôi thúc giục tất cả các nhân viên y tế nhận ra nơi bệnh nhân không chỉ là một thân thể yếu đuối, nhưng trước tiên và trên hết là một con người, tặng cho họ tình liên đới và mang đến đáp trả thích hợp và đầy đủ khả năng".
Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đưa ra một gợi ý từ cử hành hôm 06/02 tại Ý, trong "Ngày vì Sự Sống" bày tỏ hy vọng rằng "tất cả mọi người sẽ cố gắng để giúp một nền văn hóa sự sống phát triển, để đặt giá trị của con người vào trung tâm trong mọi trường hợp. Theo đức tin và lý trí, phẩm giá con người không thể chỉ bị giản lược vào những năng lực và khả năng mà con người có thể biểu hiện, và do đó nó không chấm dứt khi bản thân con người yếu đi, khuyết tật và cần sự giúp đỡ". Trong cùng một chủ đề, sau khi cầu nguyện cùng Đức Maria, chào mừng một phái đoàn khoa Y tế của Đại học Rôma, Đức Thánh Cha cho hay "khi nghiên cứu khoa học và công nghệ được điều khiển bởi các giá trị đạo đức thực sự, nó có thể tìm thấy các giải pháp phù hợp cho việc chào đón sự sống chưa được sinh ra và cổ võ thiên chức làm mẹ. Tôi hy vọng rằng những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống".
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết thúc bằng cách nói rằng ngài đã theo sát "tình hình nhạy cảm của đất nước Ai Cập dấu yêu. Tôi cầu xin Thiên Chúa cho vùng đất được chúc phúc bởi sự hiện diện của Thánh Gia có thể tìm thấy sự thanh bình và lại chung sống hòa bình, trong sự dấn thân chia sẻ vì lợi ích chung".
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến Ngày Quốc bệnh nhân sắp tới, kêu gọi tất cả các chuyên gia chăm sóc y tế để nhận ra ở những bệnh nhân "trước tiên và trên hết là một con người, tặng cho họ tình liên đới và mang đến đáp trả thích hợp và đầy đủ khả năng". Những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống.
Vatican (AsiaNews) - Một lời cầu nguyện cho Ai Cập để tìm kiếm sự chung sống hòa bình, một lời cổ vũ những người làm việc trong giới y tế để nhìn về bệnh nhân trước tiên và trên hết như là một người cần giúp đỡ, tình liên đới và hy vọng để "những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống". Đây là những chủ đề mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến trong huấn từ của ngài trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trước 30 ngàn khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Nhắc lại rằng vào ngày 11 tháng Hai, là ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức, chúng ta cử hành Ngày Thế giới Bệnh Nhân, Đức Thánh Cha cho hay "đây là dịp thuận tiện để suy tư, cầu nguyện và nâng cao nhận thức của cộng đoàn giáo hội và xã hội dân sự hướng đến anh chị em bị ốm đau. Trong sứ điệp cho Ngày này, được gợi hứng từ một nhóm từ trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô: "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" (2,24), tôi mời gọi mọi người chiêm ngắm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, người đã chịu đau đớn, đã chết, nhưng đã sống lại. Thiên Chúa hoàn toàn đối nghịch với sức mạnh của sự dữ. Chúa quan tâm đến con người trong mọi hoàn cảnh, Ngài sẻ chia đau đớn của mình và mở lòng mình cho hy vọng. Vì thế tôi thúc giục tất cả các nhân viên y tế nhận ra nơi bệnh nhân không chỉ là một thân thể yếu đuối, nhưng trước tiên và trên hết là một con người, tặng cho họ tình liên đới và mang đến đáp trả thích hợp và đầy đủ khả năng".
Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đưa ra một gợi ý từ cử hành hôm 06/02 tại Ý, trong "Ngày vì Sự Sống" bày tỏ hy vọng rằng "tất cả mọi người sẽ cố gắng để giúp một nền văn hóa sự sống phát triển, để đặt giá trị của con người vào trung tâm trong mọi trường hợp. Theo đức tin và lý trí, phẩm giá con người không thể chỉ bị giản lược vào những năng lực và khả năng mà con người có thể biểu hiện, và do đó nó không chấm dứt khi bản thân con người yếu đi, khuyết tật và cần sự giúp đỡ". Trong cùng một chủ đề, sau khi cầu nguyện cùng Đức Maria, chào mừng một phái đoàn khoa Y tế của Đại học Rôma, Đức Thánh Cha cho hay "khi nghiên cứu khoa học và công nghệ được điều khiển bởi các giá trị đạo đức thực sự, nó có thể tìm thấy các giải pháp phù hợp cho việc chào đón sự sống chưa được sinh ra và cổ võ thiên chức làm mẹ. Tôi hy vọng rằng những thế hệ mới các nhân viên y tế sẽ là những người gánh vác nền văn hóa được canh tân của sự sống".
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết thúc bằng cách nói rằng ngài đã theo sát "tình hình nhạy cảm của đất nước Ai Cập dấu yêu. Tôi cầu xin Thiên Chúa cho vùng đất được chúc phúc bởi sự hiện diện của Thánh Gia có thể tìm thấy sự thanh bình và lại chung sống hòa bình, trong sự dấn thân chia sẻ vì lợi ích chung".
Công cuộc đối thoại Anh Giáo – Công Giáo bước sang giai đoạn thứ ba
Lã Thụ Nhân
12:00 06/02/2011
Công cuộc đối thoại Anh Giáo – Công Giáo bước sang giai đoạn thứ ba
Vatican (VIS) – Theo thông cáo của Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo thì đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp Thông Anh Giáo, vốn đã bắt đầu từ bốn mươi năm trước, đã kết thúc hai giai đoạn đầu.
Cuộc đối thoại được thực hiện bởi Ủy ban Quốc tế Anh Giáo - Công Giáo La Mã (ARCIC), được tài trợ bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo, và Bộ Phận Hiệp Nhất, Đức Tin và Phẩm Trật của Hiệp Thông Anh Giáo.
Các đồng Chủ tịch, đồng thư ký của giai đoạn mới thứ ba của Ủy ban Quốc tế Anh Giáo - Công Giáo La Mã đã xây dựng kế hoạch cho cuộc họp đầu tiên của họ, sẽ được tổ chức bởi tu viện Bose ở miền Bắc Ý quốc, từ ngày 17 đến27 tháng Năm. Giai đoạn mới trong công việc của ARCIC đã được ủy quyền bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Tổng Giám Mục Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, tại cuộc hội kiến của họ ở Rôma vào tháng 11 năm 2009.
Các đồng Chủ tịch của ủy ban - được thành lập với mười thành viên Anh Giáo và tám thành viên Công Giáo - là Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của Birmingham, Anh quốc (Công Giáo La Mã), và Đức Tổng Giám Mục David Moxon của New Zealand (Anh giáo).
Thông cáo cho hay: "Nhiệm vụ giai đoạn thứ ba này của ARCIC sẽ là xem xét các vấn đề cơ bản liên quan đến ‘Giáo Hội là sự Hiệp Thông - Địa Phương và Hoàn Vũ’, và ‘Làm thế nào trong sự hiệp thông của Giáo Hội Địa Phương và Hoàn Vũ đi đến nhận thức giáo huấn luân lý đúng đắn’. Những chủ đề liên quan với nhau này nổi lên từ Tuyên bố chung của Đức Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục Canterbury".
Thông cáo kết luận bằng cách giải thích rằng "các thành viên quốc tế của giai đoạn mới này của ARCIC đại diện cho một phạm vi rộng lớn các thiết lập văn hoá, và mang đến cho ủy ban các nguyên tắc thần học khác nhau".
Vatican (VIS) – Theo thông cáo của Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo thì đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp Thông Anh Giáo, vốn đã bắt đầu từ bốn mươi năm trước, đã kết thúc hai giai đoạn đầu.
Cuộc đối thoại được thực hiện bởi Ủy ban Quốc tế Anh Giáo - Công Giáo La Mã (ARCIC), được tài trợ bởi Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo, và Bộ Phận Hiệp Nhất, Đức Tin và Phẩm Trật của Hiệp Thông Anh Giáo.
Các đồng Chủ tịch, đồng thư ký của giai đoạn mới thứ ba của Ủy ban Quốc tế Anh Giáo - Công Giáo La Mã đã xây dựng kế hoạch cho cuộc họp đầu tiên của họ, sẽ được tổ chức bởi tu viện Bose ở miền Bắc Ý quốc, từ ngày 17 đến27 tháng Năm. Giai đoạn mới trong công việc của ARCIC đã được ủy quyền bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Tổng Giám Mục Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, tại cuộc hội kiến của họ ở Rôma vào tháng 11 năm 2009.
Các đồng Chủ tịch của ủy ban - được thành lập với mười thành viên Anh Giáo và tám thành viên Công Giáo - là Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của Birmingham, Anh quốc (Công Giáo La Mã), và Đức Tổng Giám Mục David Moxon của New Zealand (Anh giáo).
Thông cáo cho hay: "Nhiệm vụ giai đoạn thứ ba này của ARCIC sẽ là xem xét các vấn đề cơ bản liên quan đến ‘Giáo Hội là sự Hiệp Thông - Địa Phương và Hoàn Vũ’, và ‘Làm thế nào trong sự hiệp thông của Giáo Hội Địa Phương và Hoàn Vũ đi đến nhận thức giáo huấn luân lý đúng đắn’. Những chủ đề liên quan với nhau này nổi lên từ Tuyên bố chung của Đức Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục Canterbury".
Thông cáo kết luận bằng cách giải thích rằng "các thành viên quốc tế của giai đoạn mới này của ARCIC đại diện cho một phạm vi rộng lớn các thiết lập văn hoá, và mang đến cho ủy ban các nguyên tắc thần học khác nhau".
Tĩnh tâm Linh Thao của Đức Thánh Cha chú trọng một phần vào Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
15:07 06/02/2011
Vatican, ngày 4 tháng 2, 2011 (CNA/EWTN News).- Tòa thánh đã tuyên bố ngày 4 tháng 2: Cuộc cấm phòng dài hạn năm nay để mở đầu cho Mùa Chay tại Vatican sẽ chú trọng phần nào đến vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Benedict XVI. Các buổi tĩnh tâm trong tuần lễ từ ngày 13 tháng 3 đến 19 tháng 3 tại Chánh Điện Tông Đồ (Apostolic Palace) sẽ tập trung vào “Ánh sáng Chúa Kitô trong Trái tim Giáo Hội – Gioan Phaolô II và Thần học các Thánh.”
Ngoài việc đào sâu tinh thần thiêng liêng Mùa Chay, chủ đề của các cuộc suy niệm cũng chuẩn bị các tham dự viên cho việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5.
Cuộc tĩnh tâm linh thao hàng năm của Đức Thánh Cha và các thành viên của giáo triều Rôma và các giới chức khác trong Giáo Hội sẽ được một linh mục người Pháp Dòng Camêlô, cha Francois-Marie Lethel hướng dẫn.
Cha Lethel đã phục vụ làm thư ký cho Viện Thần Học Giáo Hoàng. Ngài cũng là giảng sư thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Teresianum.
Ngài là một tác giả viết rất nhiều về hạnh các thánh. Một trong các tác phẩm chính của ngài nghiên cứu thần học các thánh để giải thích tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong các môn ngài giảng dậy tại Đại Học Teresianum năm nay gồm có một môn về Tình Yêu Chúa Kitô trong giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.
Khi hướng dẫn cuộc cấm phòng của Đức Thánh Cha, ngài sẽ tiếp diễn một truyền thống của Vatican được khởi sự từ năm 1929.
Thông thường, cuộc cấm phòng này được tổ chức tại nhà nguyện “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Các hồng y, giám mục, bề trên tổng quyền các dòng tu và thành viên giáo triều Tôma, và nhân viên phục vụ nội thất của Đức Thánh Cha cùng với ngài, tham dự các buổi giảng thuyết. Thông thường các buổi tĩnh tâm không kéo dài quá một giờ và có thể bao gồm việc đọc kinh Nhật Tụng và chầu Thánh Thể.
Cha Dòng Salesiêng Enrico dal Covolo đã giảng 17 bài ngắn về “Các bài học của Thiên Chúa và Giáo Hội về Ơn Gọi Linh Mục” trong cuộc tĩnh tâm năm ngoái. Cha và cha Lethel là hai thành viên đương thời của Hàn Lâm Viện các Thần Học Gia tại Vatican.
Vào cuối cuộc tĩnh tâm, Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với tất cả cử tọa.
Ngoài việc đào sâu tinh thần thiêng liêng Mùa Chay, chủ đề của các cuộc suy niệm cũng chuẩn bị các tham dự viên cho việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5.
Cuộc tĩnh tâm linh thao hàng năm của Đức Thánh Cha và các thành viên của giáo triều Rôma và các giới chức khác trong Giáo Hội sẽ được một linh mục người Pháp Dòng Camêlô, cha Francois-Marie Lethel hướng dẫn.
Cha Lethel đã phục vụ làm thư ký cho Viện Thần Học Giáo Hoàng. Ngài cũng là giảng sư thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Teresianum.
Ngài là một tác giả viết rất nhiều về hạnh các thánh. Một trong các tác phẩm chính của ngài nghiên cứu thần học các thánh để giải thích tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong các môn ngài giảng dậy tại Đại Học Teresianum năm nay gồm có một môn về Tình Yêu Chúa Kitô trong giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.
Khi hướng dẫn cuộc cấm phòng của Đức Thánh Cha, ngài sẽ tiếp diễn một truyền thống của Vatican được khởi sự từ năm 1929.
Thông thường, cuộc cấm phòng này được tổ chức tại nhà nguyện “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Các hồng y, giám mục, bề trên tổng quyền các dòng tu và thành viên giáo triều Tôma, và nhân viên phục vụ nội thất của Đức Thánh Cha cùng với ngài, tham dự các buổi giảng thuyết. Thông thường các buổi tĩnh tâm không kéo dài quá một giờ và có thể bao gồm việc đọc kinh Nhật Tụng và chầu Thánh Thể.
Cha Dòng Salesiêng Enrico dal Covolo đã giảng 17 bài ngắn về “Các bài học của Thiên Chúa và Giáo Hội về Ơn Gọi Linh Mục” trong cuộc tĩnh tâm năm ngoái. Cha và cha Lethel là hai thành viên đương thời của Hàn Lâm Viện các Thần Học Gia tại Vatican.
Vào cuối cuộc tĩnh tâm, Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với tất cả cử tọa.
Huấn dụ của ĐGH: Là ánh sáng và muối cho đời
Linh Tiến Khải
22:55 06/02/2011
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ tín hữu phổ biến ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa giữa bóng tối của sự thờ ơ ích kỷ và là muối đem lại hương vị cho thế giới và gìn giữ nó khỏi hư thối. Ngài cũng cầu xin cho dân nước Ai Cập tìm lại được bầu khí an lành, chung sống hòa bình và dấn thân xây dựng công ích.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chi em thân mến, trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: ”Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,13.14). Qua các hình ảnh giầu ý nghĩa này, Người muốn thông truyền cho các vị ý nghĩa sứ mệnh và chứng tá của các vị. Trong nền văn hóa vùng trung đông muối gợi lên nhiều giá trị như giao ước, tình liên đới, sự sống và sự khôn ngoan. Ánh sáng là công trình đầu tiên của Thiên Chúa Tạo Hóa và là nguồn mạch sự sống. Chính Lời của Thiên Chúa cũng được so sánh với ánh sáng, như tác giả thánh vịnh công bố: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho đi” (Tv 119.105). Cũng trong phụng vụ hôm nay ngôn sứ Isaia nói: ”Nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thỏa lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” (Is 58,10). Sự khôn ngoan tóm gọn nơi mình các hiệu qủa ích lợi của muối và ánh sáng: thật thế, các môn đệ Chúa được mời gọi trao ban hương vị mới cho thế giới và giữ gìn nó khỏi hư thối, với sự khôn ngoan của Thiên Chúa, rạng ngời lên một cách trọn vẹn trên gương nặt Chúa Con, bởi vì Người là ”ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Kết hiệp với Người các kitô hữu có thể phổ biến giữa các bóng tối của sự thờ ơ và ích kỷ ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, sự khôn ngoan thật trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và hành động của con người.
Tiềp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới ngày 11 tháng 2 lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân. Ngày này là dịp thuận tiện giúp suy tư, cầu nguyện và gia tăng sự nhậy cảm của các cộng đoàn giáo hội và của xã hội dân sự đối với các anh chị em bệnh nhân. Đức Thánh Cha nói: trong sứ điệp gửi ngày này, được linh hứng bởi một kiểu diễn tả trong thư thánh Phêrô ”Từ các thương tích của Người chúng ta được chữa lành” (Pr 2,24), tôi mời gọi tất cả mọi người chiêm ngưỡng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đấng đã đau khổ, đã chết, nhưng đã sống lại. Thiên Chúa triệt để chống lại cái chuyên quyền của sự dữ. Người săn sóc con người trong mọi hoàn cảnh, chia sẻ nỗi khổ đau của nó và mở rộng trái tim con người cho niềm hy vọng.
Rồi Đức Thánh Cha đưa ra lời khích lệ như sau: Vì thế, tôi khích lệ tất cả các nhân viên y tế thừa nhận nơi người bệnh không chỉ một thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, mà trước hết là một nhân vị, cần trao ban tất cả tình liên đới và cống hiến cho họ các câu trả lời thích hợp và chuyên môn. Ngoài ra, trong bối cảnh này tôi xin nhắc nhở rằng hôm nay tại Italia cũng là ”Ngày bảo vệ sự sống”. Tôi cầu mong tất cả mọi người dấn thân để cho nền văn hóa sự sống lớn lên, để trong mọi trạng huống đặt để giá trị con người vào trung tâm. Theo đức tin và lý trí phẩm giá con người không thể bị giản lược vào các khả năng hay các khả thể nó có thể biểu lộ ra, và vì thế con người không bị giảm thiểu, khi nó suy yếu, tàn tật hay cần trợ giúp.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để cho các người làm ông bà, cha mẹ, nhà giáo, linh mục và tất cả những ai dấn thân trong công tác giáo dục có thể đào tạo các thế hệ trẻ có con tim khôn ngoan, hầu đạt cuộc sống viên mãn.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi cho dân nước Ai Cập như sau:
Trong các ngày này, tôi chú ý theo dõi tình hình tế nhị của quốc gia Ai Cập thân yêu. Tôi cầu xin Thiên Chúa cho vùng đất đã được chúc phúc bởi sự hiện diện của Thánh Gia, tìm lại được sự an lành và chung sống hòa bình, trong việc chia sẻ dấn thân lo cho công ích.
Ngài cũng chào phái đoàn phân khoa y khoa và giải phẫu của đại học Roma được Đức Hồng Y Giám Quản tháp tùng, nhân đại hội về đề tài trợ giúp y tế cho phụ nữ mang thai, do phân bộ phụ khoa và sản khoa tổ chức. Đức Thánh Cha cũng chào các thành viên phong trào ”Tình yêu gia đình” tham dự buổi canh thức chầu Mình Thánh Chúa chiều tối Chúa Nhật tại nhà thờ giáo xứ thánh Gregorio VII, để cầu nguyện cho các kitô hữu bị bách hại và cho tự do tôn giáo trên thế giới.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha nhắc lại ngày mùng 2 tháng 2 vừa qua là Ngày Đời Thánh Hiến. Ngài xin mọi người cầu nguyện và cảm tạ Chúa cho tất cả những ai sống đời thánh hiến. Chỗ đứng nòng cốt của họ trong Giáo Hội làm chứng rằng tình yêu của Chúa Kitô có thể làm tràn đầy cuộc sống con người, và kích thích các kitô hữu tiến bước tới sự thánh thiện trong niềm vui. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và một tuần tốt lành.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chi em thân mến, trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: ”Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,13.14). Qua các hình ảnh giầu ý nghĩa này, Người muốn thông truyền cho các vị ý nghĩa sứ mệnh và chứng tá của các vị. Trong nền văn hóa vùng trung đông muối gợi lên nhiều giá trị như giao ước, tình liên đới, sự sống và sự khôn ngoan. Ánh sáng là công trình đầu tiên của Thiên Chúa Tạo Hóa và là nguồn mạch sự sống. Chính Lời của Thiên Chúa cũng được so sánh với ánh sáng, như tác giả thánh vịnh công bố: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho đi” (Tv 119.105). Cũng trong phụng vụ hôm nay ngôn sứ Isaia nói: ”Nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thỏa lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu tỏa trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” (Is 58,10). Sự khôn ngoan tóm gọn nơi mình các hiệu qủa ích lợi của muối và ánh sáng: thật thế, các môn đệ Chúa được mời gọi trao ban hương vị mới cho thế giới và giữ gìn nó khỏi hư thối, với sự khôn ngoan của Thiên Chúa, rạng ngời lên một cách trọn vẹn trên gương nặt Chúa Con, bởi vì Người là ”ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Kết hiệp với Người các kitô hữu có thể phổ biến giữa các bóng tối của sự thờ ơ và ích kỷ ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, sự khôn ngoan thật trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và hành động của con người.
Tiềp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới ngày 11 tháng 2 lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là Ngày Quốc Tế các Bệnh Nhân. Ngày này là dịp thuận tiện giúp suy tư, cầu nguyện và gia tăng sự nhậy cảm của các cộng đoàn giáo hội và của xã hội dân sự đối với các anh chị em bệnh nhân. Đức Thánh Cha nói: trong sứ điệp gửi ngày này, được linh hứng bởi một kiểu diễn tả trong thư thánh Phêrô ”Từ các thương tích của Người chúng ta được chữa lành” (Pr 2,24), tôi mời gọi tất cả mọi người chiêm ngưỡng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đấng đã đau khổ, đã chết, nhưng đã sống lại. Thiên Chúa triệt để chống lại cái chuyên quyền của sự dữ. Người săn sóc con người trong mọi hoàn cảnh, chia sẻ nỗi khổ đau của nó và mở rộng trái tim con người cho niềm hy vọng.
Rồi Đức Thánh Cha đưa ra lời khích lệ như sau: Vì thế, tôi khích lệ tất cả các nhân viên y tế thừa nhận nơi người bệnh không chỉ một thân xác ghi dấu sự giòn mỏng, mà trước hết là một nhân vị, cần trao ban tất cả tình liên đới và cống hiến cho họ các câu trả lời thích hợp và chuyên môn. Ngoài ra, trong bối cảnh này tôi xin nhắc nhở rằng hôm nay tại Italia cũng là ”Ngày bảo vệ sự sống”. Tôi cầu mong tất cả mọi người dấn thân để cho nền văn hóa sự sống lớn lên, để trong mọi trạng huống đặt để giá trị con người vào trung tâm. Theo đức tin và lý trí phẩm giá con người không thể bị giản lược vào các khả năng hay các khả thể nó có thể biểu lộ ra, và vì thế con người không bị giảm thiểu, khi nó suy yếu, tàn tật hay cần trợ giúp.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy khẩn nài sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để cho các người làm ông bà, cha mẹ, nhà giáo, linh mục và tất cả những ai dấn thân trong công tác giáo dục có thể đào tạo các thế hệ trẻ có con tim khôn ngoan, hầu đạt cuộc sống viên mãn.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người
Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi cho dân nước Ai Cập như sau:
Trong các ngày này, tôi chú ý theo dõi tình hình tế nhị của quốc gia Ai Cập thân yêu. Tôi cầu xin Thiên Chúa cho vùng đất đã được chúc phúc bởi sự hiện diện của Thánh Gia, tìm lại được sự an lành và chung sống hòa bình, trong việc chia sẻ dấn thân lo cho công ích.
Ngài cũng chào phái đoàn phân khoa y khoa và giải phẫu của đại học Roma được Đức Hồng Y Giám Quản tháp tùng, nhân đại hội về đề tài trợ giúp y tế cho phụ nữ mang thai, do phân bộ phụ khoa và sản khoa tổ chức. Đức Thánh Cha cũng chào các thành viên phong trào ”Tình yêu gia đình” tham dự buổi canh thức chầu Mình Thánh Chúa chiều tối Chúa Nhật tại nhà thờ giáo xứ thánh Gregorio VII, để cầu nguyện cho các kitô hữu bị bách hại và cho tự do tôn giáo trên thế giới.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha nhắc lại ngày mùng 2 tháng 2 vừa qua là Ngày Đời Thánh Hiến. Ngài xin mọi người cầu nguyện và cảm tạ Chúa cho tất cả những ai sống đời thánh hiến. Chỗ đứng nòng cốt của họ trong Giáo Hội làm chứng rằng tình yêu của Chúa Kitô có thể làm tràn đầy cuộc sống con người, và kích thích các kitô hữu tiến bước tới sự thánh thiện trong niềm vui. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và một tuần tốt lành.
Top Stories
Pope challenges China with Hong Kong bishop ordination
Nicole Winfield
07:11 06/02/2011
VATICAN CITY - Pope Benedict XVI insisted Saturday on his right to ordain bishops as he consecrated a Chinese prelate in an implicit challenge to attempts by China's official church to ordain bishops without his approval.
Monsignor Savio Hon Tai-Fai, a 60-year-old Hong Kong prelate recently named to the No. 2 spot in the Vatican's missionary office, was one of five bishops ordained by Benedict in St. Peter's Basilica.
His elevation comes amid a new low point in relations between the Holy See and Beijing over the Chinese state-backed church's ordination of bishops without papal consent.
Benedict didn't refer specifically to China in his homily but insisted in general on the duty and need for the pope to name bishops to ensure apostolic succession. He said one of the key jobs of a bishop is to ensure that there is an "uninterrupted chain of communion" with the apostles.
"You, my dear brothers, have the mission to conserve this Catholic communion," Benedict said. "You know that the Lord entrusted St. Peter and his successors to be the center of this communion, the guarantors of being in the totality of the apostolic communion and the faith."
He added: "Only through communion with the successors of the apostles are we in contact with God incarnate."
China forced its Roman Catholics to cut ties with the Vatican in 1951 shortly after the communist seizure of power. Although only state-backed Catholic churches are recognized, millions of other Chinese belong to unofficial congregations loyal to Rome.
Dialogue has been used to ease tensions, but a main sticking point has been the Chinese church's insistence that it _ not the pope _ has the right to appoint bishops. It maintains that Rome's position amounts to interference in its internal affairs.
The sides had come to a fragile accommodation in recent years whereby Rome tacitly approved the bishops nominated by Beijing. But that appeared to break down late last year when the Chinese church ordained a bishop who did not have the pope's approval, a move it said it was forced to take because of a lack of response from the Vatican.
The frictions worsened after a meeting in December of about 300 bishops, priests and laymen in Beijing, at which Bishop Ma Yinglin _ who is not recognized by the Holy See _ was chosen as head of the Bishops' Conference of the Catholic Church of China.
The Vatican at the time condemned the meeting as a violation of religious freedom and human rights; there were reports that some prelates loyal to Rome had been forced to attend.
Hon was recently named No. 2 in the Congregation for the Evangelization of Peoples. He has said he hopes to be a bridge between Rome and Bejing and that his high-profile appointment was a sign of the pope's love for China.
On Saturday, Liu Bainian, spokesman for the Chinese Patriotic Catholic Association, congratulated Hon and said there was no need for him to be a bridge since the Vatican and China already had a dialogue.
But in an interview with The Associated Press in Beijing, he said the church could improve relations between the two by respecting what he said were two conditions put forward by the Chinese government: "First, to sever the so-called diplomatic ties with Taiwan and recognize the People's Republic of China as the sole legitimate government. Second, do not interfere in China's internal affairs, including in the naming of bishops," he said.
The Vatican has said it is ready "at any time" to switch its diplomatic relations from Taipei to Beijing.
Liu said Hon could help improve Sino-Vatican ties. "Bishop Hon is a Chinese citizen and has the responsibility to build the socialist country with Chinese characteristics together with the Chinese people and make contributions to the rejuvenation of the Chinese nation," he said.
During the solemn Mass, which began with a biblical reading in Chinese, the five new bishops prostrated themselves before the altar. The men then kneeled as dozens of bishops laid their hands on their heads in prayer. The five then received their pointed miter from the pope.
In addition to Hon, the other bishops ordained Saturday were: Monsignors Marcello Bartolucci, the No. 2 in the Vatican's saint-making office; Celso Morga Iruzubieta, the No. 2 in the Vatican's Congregation for Clergy; and Antonio Guido Filipazzi and Edgar Pena Parra, both of whom are Vatican diplomats.
(Source: http://www.argus-press.com/news/international/article_c86ef06b-63f2-5bf6-ac62-f16880626125.html)
His elevation comes amid a new low point in relations between the Holy See and Beijing over the Chinese state-backed church's ordination of bishops without papal consent.
Benedict didn't refer specifically to China in his homily but insisted in general on the duty and need for the pope to name bishops to ensure apostolic succession. He said one of the key jobs of a bishop is to ensure that there is an "uninterrupted chain of communion" with the apostles.
"You, my dear brothers, have the mission to conserve this Catholic communion," Benedict said. "You know that the Lord entrusted St. Peter and his successors to be the center of this communion, the guarantors of being in the totality of the apostolic communion and the faith."
He added: "Only through communion with the successors of the apostles are we in contact with God incarnate."
China forced its Roman Catholics to cut ties with the Vatican in 1951 shortly after the communist seizure of power. Although only state-backed Catholic churches are recognized, millions of other Chinese belong to unofficial congregations loyal to Rome.
Dialogue has been used to ease tensions, but a main sticking point has been the Chinese church's insistence that it _ not the pope _ has the right to appoint bishops. It maintains that Rome's position amounts to interference in its internal affairs.
The sides had come to a fragile accommodation in recent years whereby Rome tacitly approved the bishops nominated by Beijing. But that appeared to break down late last year when the Chinese church ordained a bishop who did not have the pope's approval, a move it said it was forced to take because of a lack of response from the Vatican.
The frictions worsened after a meeting in December of about 300 bishops, priests and laymen in Beijing, at which Bishop Ma Yinglin _ who is not recognized by the Holy See _ was chosen as head of the Bishops' Conference of the Catholic Church of China.
The Vatican at the time condemned the meeting as a violation of religious freedom and human rights; there were reports that some prelates loyal to Rome had been forced to attend.
Hon was recently named No. 2 in the Congregation for the Evangelization of Peoples. He has said he hopes to be a bridge between Rome and Bejing and that his high-profile appointment was a sign of the pope's love for China.
On Saturday, Liu Bainian, spokesman for the Chinese Patriotic Catholic Association, congratulated Hon and said there was no need for him to be a bridge since the Vatican and China already had a dialogue.
But in an interview with The Associated Press in Beijing, he said the church could improve relations between the two by respecting what he said were two conditions put forward by the Chinese government: "First, to sever the so-called diplomatic ties with Taiwan and recognize the People's Republic of China as the sole legitimate government. Second, do not interfere in China's internal affairs, including in the naming of bishops," he said.
The Vatican has said it is ready "at any time" to switch its diplomatic relations from Taipei to Beijing.
Liu said Hon could help improve Sino-Vatican ties. "Bishop Hon is a Chinese citizen and has the responsibility to build the socialist country with Chinese characteristics together with the Chinese people and make contributions to the rejuvenation of the Chinese nation," he said.
During the solemn Mass, which began with a biblical reading in Chinese, the five new bishops prostrated themselves before the altar. The men then kneeled as dozens of bishops laid their hands on their heads in prayer. The five then received their pointed miter from the pope.
In addition to Hon, the other bishops ordained Saturday were: Monsignors Marcello Bartolucci, the No. 2 in the Vatican's saint-making office; Celso Morga Iruzubieta, the No. 2 in the Vatican's Congregation for Clergy; and Antonio Guido Filipazzi and Edgar Pena Parra, both of whom are Vatican diplomats.
(Source: http://www.argus-press.com/news/international/article_c86ef06b-63f2-5bf6-ac62-f16880626125.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ giáo xứ Hòa Loan mừng sinh nhật một tuổi
Nguyễn Xuân Trường
10:48 06/02/2011
BẮC NINH - Tối Chúa nhật ngày 6.1.2011, giới trẻ giáo xứ Hòa Loan, giáo phận Bắc Ninh đã hân hoan mừng sinh nhật 1 tuổi yêu thương tại nhà thờ giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đông đảo các bạn trẻ trong giáo xứ và một vài xứ lân cận đã tham dự thánh lễ chật kín nhà thờ. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu - linh mục đặc trách giới trẻ giáo phận Bắc Ninh, chủ tế thánh lễ; cùng đồng tế có cha Đaminh Nguyễn Văn Bích - người đã thành lập giới trẻ giáo xứ, và cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường - phó xứ đương nhiệm.
Sau thánh lễ, các bạn trẻ cùng vui tham dự chương trình văn nghệ và liên hoan tiệc trà mừng sinh nhật giới trẻ một tuổi yêu thương tại khuôn viên nhà xứ.
Ước mong mỗi bạn trẻ luôn là muối và ánh sáng như Lời Chúa mời gọi: Muối và ánh sáng đẩy lui cái xấu và phát triển cái tốt. Muối và ánh sáng luôn sẵn sàng cho đi giúp ích những thứ khác, thế nên là muối và ánh sáng, người môn đệ Chúa Kitô cũng phải sống cho đi một cách tích cực, phải luôn hỏi lòng mình: tôi theo Chúa thì tôi phải làm gì? Tôi phải làm gì cho gia đình, cho họ đạo, cho Giáo Hội, cho dân tộc và cho thế giới này?
Xem hình ảnh
Đông đảo các bạn trẻ trong giáo xứ và một vài xứ lân cận đã tham dự thánh lễ chật kín nhà thờ. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu - linh mục đặc trách giới trẻ giáo phận Bắc Ninh, chủ tế thánh lễ; cùng đồng tế có cha Đaminh Nguyễn Văn Bích - người đã thành lập giới trẻ giáo xứ, và cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường - phó xứ đương nhiệm.
Sau thánh lễ, các bạn trẻ cùng vui tham dự chương trình văn nghệ và liên hoan tiệc trà mừng sinh nhật giới trẻ một tuổi yêu thương tại khuôn viên nhà xứ.
Ước mong mỗi bạn trẻ luôn là muối và ánh sáng như Lời Chúa mời gọi: Muối và ánh sáng đẩy lui cái xấu và phát triển cái tốt. Muối và ánh sáng luôn sẵn sàng cho đi giúp ích những thứ khác, thế nên là muối và ánh sáng, người môn đệ Chúa Kitô cũng phải sống cho đi một cách tích cực, phải luôn hỏi lòng mình: tôi theo Chúa thì tôi phải làm gì? Tôi phải làm gì cho gia đình, cho họ đạo, cho Giáo Hội, cho dân tộc và cho thế giới này?
Sinh viên Công giáo Trà Kiệu kỉ niệm 10 năm học bổng khuyến học
Duy Trà
10:51 06/02/2011
Trà Kiệu- Đà Nẵng - Trong niềm hân hoan vui vẻ của những ngày đầu năm, 8 giờ sáng nay, ngày mồng 4 tết Tân Mão ( 5-2-2011), gần 80 Sinh viên và cựu Sinh viên Công giáo Trà Kiệu đã tập trung về đền Mẹ Bửu Châu Trà Kiệu, để dự lễ kỷ niệm 10 năm Học Bổng Khuyến Học Tra kiêu Foundation.
Xem hình ảnh
Măc dù hôm nay là ngày Chúa nhật, rất bận rộn công tác mục vụ tại giáo xứ và phải đi dâng thánh lễ ở các họ lẻ, nhưng cha quản xứ Phalo Đoàn quang Dân cũng đã đến tham dự và dâng thánh lễ tạ ơn với các Sinh viên.
Cha quản xứ đã dâng thánh lễ để cầu nguyện cách riêng cho các em SV Trà Kiệu và cho quí ân nhân Trakieu Foundation. Trong phần giảng lễ, cha chủ tế đã chia sẽ với các em “ SV của đất Mẹ Trà Kiệu “về câu lời Chúa hôm nay: “ Chính anh em là muối cho đời “ ( Mt, 15,13).
Trước hết cha nhắn nhủ các em là “ cách sống tự do “ thời thượng” của một số SV đang bào mòn nhiệt tình của tuổi trẻ “.
Một số khác lại hoang phí đời mình trong những cuộc vui chơi, đỏ đen, trốn học..
Bên cạnh đó có nhiều “ bạn SV đang trở thành những ngọn đuốc sưởi ấm và thắp sáng cho cuộc đời “ qua những công tác xã hội, phục vụ cộng đồng, giúp đở những em học sinh khó nghèo vùng sâu vùng xa..
Và trong phần kết thúc, cha nhấn mạnh: ” Hôm nay chúng ta đến đây để nhìn lại đời sống của mình, cũng như dể có những dự phóng cho tương lai dưới ánh sáng của Lời Chúa, của đức tin Kito nơi mỗi người “.. Ước chi cuộc sống của mỗi người sẽ là cuộc sống được lời Chúa hướng dẩn, và Mình Thánh Chúa dưởng nuôi, để trong ta và qua ta, Chúa sẽ sưởi ấm những tâm hồn giá lạnh, sẽ phá tan bóng tối nơi những con người chỉ biết ngồi lỳ nơi phòng tối, và làm cho những đời sống nhạt nhẻo và vô vị, tìm lại được ý nghĩa đích thực. Chúng ta cũng tri ân và cầu nguyện cho các ân nhân, các bậc đàn anh đi trước – biết nghĩ đến tiền đồ của Giáo xứ - mà âm thầm giúp đỡ chúng ta, có điều kiện trau dồi kiến thức, góp thêm chút muối cho bữa ăn sinh viên của chúng ta bấy lâu nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một đại diện của nhóm TraKieu Foundation lên cám ơn Cha Quản xứ vì Ngài đã hết sức quan tâm đến việc đào tạo lớp tri thức trẻ cho Giáo xứ, đã đến dâng Thánh lễ, chia sẽ, và còn lì xì cho các em nữa. Đại diện cũng đã thay mặt cho các em Sinh viên dâng lời chúc mừng năm mới Cha Quản xứ.
Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ đã vui vẽ chụp hình lưu niệm, và dự buổi sinh hoạt, chia sẽ với các em.
Trước khi Cha phải ra về, để kịp đi dâng lễ tại Giáo họ Chiêm Sơn, Cha đã căn dặn các em, là hãy cố gắng học tập, duy trì tình thân thương huynh đệ và biết ơn các ân nhân. Vật chất tuy không nhiều nhưng tinh thần là vô giá.
Cuộc sinh hoạt của các em tiếp tục sôi nổi, hào hứng và rất nhiều kỳ vọng ở tương lai. Các em đã đồng ý chọn ngày mồng 4 tết hàng năm là ngày gặp mặt truyền thống. Các em cũng đã hình thành ban biên tập để thực hiện tập kỷ yếu kỷ niệm 10 năm học bổng khuyến học Trà Kiệu, và sẽ ra mắt vào ngày Đại hội Trà Kiệu 31-5-2011 sắp đến.
Kết thúc buổi sinh hoạt là phần trao học bổng cho các sinh viên hiện còn đang theo học. Niên khóa này có 47 SV được nhận học bổng, mỗi em 50USD. Buổi lễ kỷ niệm 10 năm học bổng khuyến học TraKieu Foundation đã kết thúc lúc 10h30 cùng ngày.
Xem hình ảnh
Măc dù hôm nay là ngày Chúa nhật, rất bận rộn công tác mục vụ tại giáo xứ và phải đi dâng thánh lễ ở các họ lẻ, nhưng cha quản xứ Phalo Đoàn quang Dân cũng đã đến tham dự và dâng thánh lễ tạ ơn với các Sinh viên.
Cha quản xứ đã dâng thánh lễ để cầu nguyện cách riêng cho các em SV Trà Kiệu và cho quí ân nhân Trakieu Foundation. Trong phần giảng lễ, cha chủ tế đã chia sẽ với các em “ SV của đất Mẹ Trà Kiệu “về câu lời Chúa hôm nay: “ Chính anh em là muối cho đời “ ( Mt, 15,13).
Trước hết cha nhắn nhủ các em là “ cách sống tự do “ thời thượng” của một số SV đang bào mòn nhiệt tình của tuổi trẻ “.
Một số khác lại hoang phí đời mình trong những cuộc vui chơi, đỏ đen, trốn học..
Bên cạnh đó có nhiều “ bạn SV đang trở thành những ngọn đuốc sưởi ấm và thắp sáng cho cuộc đời “ qua những công tác xã hội, phục vụ cộng đồng, giúp đở những em học sinh khó nghèo vùng sâu vùng xa..
Và trong phần kết thúc, cha nhấn mạnh: ” Hôm nay chúng ta đến đây để nhìn lại đời sống của mình, cũng như dể có những dự phóng cho tương lai dưới ánh sáng của Lời Chúa, của đức tin Kito nơi mỗi người “.. Ước chi cuộc sống của mỗi người sẽ là cuộc sống được lời Chúa hướng dẩn, và Mình Thánh Chúa dưởng nuôi, để trong ta và qua ta, Chúa sẽ sưởi ấm những tâm hồn giá lạnh, sẽ phá tan bóng tối nơi những con người chỉ biết ngồi lỳ nơi phòng tối, và làm cho những đời sống nhạt nhẻo và vô vị, tìm lại được ý nghĩa đích thực. Chúng ta cũng tri ân và cầu nguyện cho các ân nhân, các bậc đàn anh đi trước – biết nghĩ đến tiền đồ của Giáo xứ - mà âm thầm giúp đỡ chúng ta, có điều kiện trau dồi kiến thức, góp thêm chút muối cho bữa ăn sinh viên của chúng ta bấy lâu nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một đại diện của nhóm TraKieu Foundation lên cám ơn Cha Quản xứ vì Ngài đã hết sức quan tâm đến việc đào tạo lớp tri thức trẻ cho Giáo xứ, đã đến dâng Thánh lễ, chia sẽ, và còn lì xì cho các em nữa. Đại diện cũng đã thay mặt cho các em Sinh viên dâng lời chúc mừng năm mới Cha Quản xứ.
Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ đã vui vẽ chụp hình lưu niệm, và dự buổi sinh hoạt, chia sẽ với các em.
Trước khi Cha phải ra về, để kịp đi dâng lễ tại Giáo họ Chiêm Sơn, Cha đã căn dặn các em, là hãy cố gắng học tập, duy trì tình thân thương huynh đệ và biết ơn các ân nhân. Vật chất tuy không nhiều nhưng tinh thần là vô giá.
Cuộc sinh hoạt của các em tiếp tục sôi nổi, hào hứng và rất nhiều kỳ vọng ở tương lai. Các em đã đồng ý chọn ngày mồng 4 tết hàng năm là ngày gặp mặt truyền thống. Các em cũng đã hình thành ban biên tập để thực hiện tập kỷ yếu kỷ niệm 10 năm học bổng khuyến học Trà Kiệu, và sẽ ra mắt vào ngày Đại hội Trà Kiệu 31-5-2011 sắp đến.
Kết thúc buổi sinh hoạt là phần trao học bổng cho các sinh viên hiện còn đang theo học. Niên khóa này có 47 SV được nhận học bổng, mỗi em 50USD. Buổi lễ kỷ niệm 10 năm học bổng khuyến học TraKieu Foundation đã kết thúc lúc 10h30 cùng ngày.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phanxicô và phương thuốc đem lại hòa bình và niềm vui
Vũ Văn An
21:25 06/02/2011
Dù Thánh Phanxicô Assisi được người thời nay liên hệ với vấn đề phúc lợi thú vật và môi sinh nhiều hơn, nhưng nếu khảo sát kỹ đời sống và giáo huấn của ngài, ta sẽ khám phá ra một phương thuốc kỳ diệu có tính Kitô Giáo cho một xã hội bị khóa kín trong lo sợ và đầy biến động.
I. Khung Cảnh
Tuy tọa lạc trên một đỉnh đồi lởm chởm đá tại thung lũng Spoleto miền trung Nước Ý, Assisi của hậu bán thế kỷ 12 vẫn đủ sức đem lại cho các chàng tuổi trẻ đủ mọi thứ cám dỗ của cuộc sống đô thị thời trung cổ. Và dù Perugia và Assisi ngày nay có sức quyến rũ về phong cảnh nên thơ tuyệt diệu của chúng, nhưng những thành quách trên đỉnh đồi đủ nhắc người ta nhớ tới vị thế một thời cạnh tranh đầy bạo lực của chúng. Vốn bị Perugia che mất hào quang cả hai thế kỷ, nên tới năm 1200, Assisi kiêu hãnh bỗng trang bị cho mình một tư thế để chiếm thế thượng phong. Bầu khí trong vùng bỗng trở nên ngột ngạt vì Perugia can thiệp vào nội bộ khiến giai cấp cùng đinh và giai cấp quí tộc của Assisi nổi lên chống nhau. Assisi muốn trả thù. Không khí dân sự vì thế trở thành không khí trả đũa.
Sinh ra trong bầu khí ấy lại được kích thích bởi một nền kinh tế đang đi lên của năm 1181, Thánh Phanxicô là con trai của thương gia giầu có ngành vải là Pietro di Bernardone và người vợ quê vùng Provencal là Pica. Từ thiếu thời, ngài đã bị người cha mớm cho ý niệm này: của cải vật chất là thước đo cuộc hiện sinh. Cho nên chẳng ngạc nhiên gì khi cậu trở thành một thanh niên ham hố và cái ham hố ấy biểu lộ cả trong lãnh vực công dân. Năm 1202, Assisi chính thức phát động chiến tranh chống Perugia. Các nguồn tài liệu cho ta hay: chàng thanh niên Phanxicô, hiện thân của lòng kiêu ngạo, của óc trả thù, của lòng ham hố và vênh vang Assisi, hết sức hân hoan tiến ra trận tiền. Vì cuộc vận động hòa bình sau này của Thánh Phanxicô, nên những người viết tiểu sử của ngài quả không phải chỉ kể lại một câu truyện, mà là dạy ta một bài học.
Cuộc tranh chấp vượt quá sự thù nghịch thông thường. Perugia lớn hơn vốn trung thành với ngôi vị giáo hoàng, trong khi Assisi nhỏ hơn lại về phe với Hoàng Đế Rôma Thần Thánh (Holy Roman Emperor), một tình thế từng khuyến khích bạo lực khắp cả nước Ý trong suốt hai thế kỷ 12 và 13 giữa lúc Đế Quốc Rôma Thần Thánh đang bước vào hồi tan rã. Các cuộc chiến tranh giữa các đô thị Ý như Assisi và Perugia vì thế mà kéo dài liên miên. Các thành thị nhỏ nhiều khi phải sử dụng đến cả những chiến binh con nít tuổi 14. Đời sống hàng ngày trong thế giới Trung Cổ tại Ý được mô tả là “chiến tranh, bất ổn, rối loạn, hận thù, ghen ghét và thèm khát quyền lực”. Sự bất ổn ấy một phần do thiếu thẩm quyền trung ương. Bị dính cứng giữa những lòng trung thành mâu thuẫn đối với giáo hoàng và hoàng đế, các cộng đồng tại thung lũng Spoleto trở thành những miếng mồi cho bạo động. Vì những tranh chấp liên miên ấy, các giai cấp tranh chấp nhau mỗi ngày một trở nên tàn bạo hơn kể từ thế kỷ thứ 10. Theo nhận định của một sử gia, “khủng bố” trở thành phổ biến từ đó. Binh lính chiến đấu bằng cách “cướp bóc và tàn phá giai cấp nông dân không có vũ trang, triệt phá các thửa đất họ canh tác, hơn là chiến đấu trong những trận đánh ‘lương thiện’ với kẻ thù có vũ trang như mình”.
Có cái may, những cuộc tranh chấp ấy khiến các cộng đồng đoàn kết lại. Ý niệm phong kiến về lòng trung thành (fidelitas) không bị lãng quên với việc xuất hiện các thị trấn. Lòng trung thành phong kiến ấy dần dà biến thành lòng trung thành công dân hay cộng đồng, một lòng trung thành đã dựa vào việc sử dụng bạo lực và tranh chấp làm phương tiện tạo ra sự đoàn kết đô thị. Thí dụ, bạo lực vốn có trong xã hội phong kiến trở thành một nguyên tắc cấu thành và tổ chức các nơi như Assisi vì lòng trung thành ấy và việc đòi hỏi quyền lợi không còn là điểm mạnh của các chiến binh nữa. Các hoạt động thị xã, các thương vụ và các biểu thức tôn giáo tất cả đều là cơ hội và dịp may để tham dự vào bạo lực mà thị xã đang phải gánh chịu. Người ta có thể nói rằng không có bạo lực và nỗi sợ khiến dân đoàn kết lại, các đô thị và thị trấn của miền trung và miền bắc Ý đã không được khai sinh. Tuy nhiên, Thánh Phanxicô đã bị cuốn hút vào cơn bạo loạn này. Một trong các nhà viết tiểu sử của ngài cho hay: “không hề nghĩ đến phần hồn của mình và hoàn toàn buông thả đối với thân xác, không hề dùng đầu để phán đoán mà chỉ biết dùng xúc cảm… ngài quả theo đuổi điều hư ảo” (1). Cậu tnah niên Phanxicô không chỉ đi tìm vinh dự bản thân, nhưng còn bị vướng vào cả ý muốn trả thù cho danh dự của thị trấn mình và khẳng định niềm kiêu hãnh chính trị của nó.
Một khía cạnh khác cần xem sét là cơ cấu và thẩm quyền Giáo Hội lúc ấy trong các cộng đồng đang lớn lên. Vào hai thế kỷ 12 và 13, khi các thị trấn Ý mọc lên và cạnh tranh nhau để được độc lập (đối với cả giáo hoàng lẫn hoàng đế), họ thường thấy mình nằm bên ngoài cấu trúc chính thức của Rôma. Cộng đồng đan viện và các cha xứ vẫn theo truyền thống mà làm việc bên trong cơ cấu phong kiến. Họ thường không được trang bị để xử lý những người dân đang sống và làm việc tại một thị trấn mà lạc giáo nền tảng là chủ nghĩa tự do phóng khoáng. Nói chung, giữa lúc sự kiêu căng thế tục và sức mạnh quân sự đang tự tung tự tác, thì người ta thấy vắng bóng hẳn một ảnh hưởng tương xứng từ phía Giáo Hội. Căn cứ vào những khiếu nại lên đức giáo hoàng về con số các giảng thuyết viên giáo dân càng ngày càng gia tăng tại các vùng thành thị, và các vấn đề do họ gây ra cho các vị giám mục sở tại, người ta thấy quả Giáo Hội không được trang bị đầy đủ để đương đầu với các vấn đề tôn giáo độc đáo tại các vùng thành thị.
Vì thiếu kỷ luật tôn giáo, nên cuồng loạn đôi khi đã xẩy ra tại các khu vực đó. Ta hãy nghe một nhân chứng nói về “đời sống bên trong các bức tường thì thường sôi động, ồn ào, cãi lộn. Việc tái lập trật tự bằng cách kéo chuông nhà thờ hay nhờ các đội tuần phòng của thị xã hay chính quyền thị xã là việc xẩy ra hàng ngày”. Cảnh xáo trộn ấy đã góp phần tạo ra những người hành khổ thân xác (flagellants), một phong trào khá thịnh hành tại Perugia vào năm 1259 và tại Bologna vào năm 1260. Lý do thông thường nhất khiến người ta thực hành những hành vi phạt xác đầy bạo lực này là do các giáo huấn sai lạc của Joachim thành Fiore về ngày tận thế. Tình trạng này, tuy thế, vẫn đã tạo cơ hội cho nhiều người ăn năn trở lại (conversion)
II. Ăn Năn Trở Lại
Các thành thị là nơi xẩy ra nhiều vụ ăn năn trở lại, và chính chữ ăn năn trở lại này cũng mang theo một ý nghĩa mở rộng. Ngày nay, nó thường bao hàm việc chấp nhận các giáo lý nền tảng của một tín ngưỡng nào đó. Khởi điểm thường là vì không biết hay không tin. Đối với người Âu Châu thế kỷ thứ 13, thì Kitô Giáo và ý niệm thế giới Kitô Giáo (Christendom), nếu không phải đã trở thành một sự kiện, thì ít nhất cũng là thành phần của một truyền thống chính thức. Nên ăn năn trở lại không có nghĩa như trên, mà có nghĩa là tham gia một dòng tu nào đó. Tuy nhiên, với việc xuất hiện cuộc sống thành thị và sự hiện hữu của những giảng thuyết viên lưu động (itinerant preachers), ý niệm ăn năn trở lại đã có thêm một ý nghĩa nữa đó là một hình thức thay đổi nội tâm, từ lòng đạo cho có lệ thành lòng đạo có hiệu năng. Giữa khung cảnh rối như tơ vò của cuộc sống đô thị, các sứ điệp đơn giản khích lệ người ta trở về với những điều cơ bản của niềm tin Kitô Giáo bỗng được nhiều người lưu ý. Với các chủ thuyết căn bản trong niềm tin Kitô Giáo không bị nghi vấn, nhiều người đi tìm phương thức bất bạo động để làm nguôi sự phán xét của Thiên Chúa tỏ lộ qua chiến tranh, tàn sát, dịch bệnh và nhiều tranh chấp khôn nguôi khác.
Nơi Thánh Phanxicô, phương thức ấy đầu tiên chính là sự nghèo khó theo gương Chúa Kitô và các Tông Đồ. Theo truyền thống, khía cạnh giải thoát của nghèo khó đã được đề xướng như là khía cạnh nền tảng của phong trào Phan Sinh. Và sự kiện ngài không tham gia việc quân sự nữa cũng có nghĩa là ngài từ khước không bảo vệ sự giầu có của người khác, trong đó có những thương gia như chính thân phụ ngài. Do đó, dần dần, Thánh Phanxicô tự tách mình ra khỏi những cạm bẫy của sự giầu có ngay chính lúc nó càng ngày càng được dùng làm thước đo địa vị cho con người ở các thành thị miền trung và bắc Ý. Nhưng thời khắc này khá ngắn. Thoạt đầu, phương pháp từ bỏ của cải vật chất của ngài được chấp nhận và còn tỏ ra hấp dẫn, nhưng tới lúc ngài sắp qua đời, một số anh em của ngài cho rằng của cải vật chất cũng cần thiết cho Dòng. Quan điểm của ngài về nghèo khó quyết liệt đến nỗi ngài thà từ bỏ quyền lãnh đạo vào năm 1220, 6 năm trước khi ngài qua đời, hơn là phải chứng kiến việc chấp nhận để dòng tu của mình thu tích của cải vật chất.
Theo nhà viết tiểu sử của ngài, dù Thánh Phanxicô không bao giờ chỉ trích Giáo Hội, nhưng phương pháp nghèo khó của ngài quả là một khiển trách nặng nề đối với sự giầu có của giáo triều Rôma. Đây cũng có thể là lý do tại sao ngay trước khi qua đời vào năm 1226, ngài đã được di chuyển từ tòa giám mục Assisi về Porziuncola, một trong những cơ sở được ngài trùng tu hồi mới bắt đầu thừa tác vụ.
Dù nghèo khó là điều quan trọng, nhưng vào đầu thừa tác vụ của ngài, đức vâng lời cũng là một nét chủ yếu, đến nỗi mọi khía cạnh khác đều liên kết với nó. Thực vậy, vâng lời là yếu tính của việc ngài ăn năn trở lại. Dù các nhà viết tiểu sử truyền thống vốn nhấn mạnh tới đức khó nghèo của Thánh Phanxicô, nhưng lối giải thích này có hơi đơn giản hóa. Ngài không từ bỏ thế gian nhưng thay đổi tập chú của ngài từ việc tùy thuộc vật chất tới việc tùy thuộc “logos”, tùy thuộc Tin Mừng và Giáo Hội. Nói theo một tác giả, thì cuộc ăn năn trở lại của Thánh Phanxicô là một cuộc trao đổi. Ngài trao đổi chiến tranh lấy hòa bình, tiệc tùng vui chơi lấy đau khổ, của cải vật chất lấy nghèo khó, tất cả là vì tùng phục. Đây là một khước từ chính các giá trị riêng của mình và nên được coi như một từ bỏ bản thân hơn là việc lên án các giá trị của xã hội nói chung.
Thánh Phanxicô không phải là một nhà canh tân chính trị. Trong các trước tác của mình, ngài ít khi lên tiếng cho cả nhóm, mà đúng hơn nói về mình để gây ích lợi cho người khác. Quan niệm hòa bình của ngài mang sắc thái bản thân với giá trị chân thực cho linh hồn cá nhân và cho cả mối liên hệ với người khác. Phương pháp này được chứng tỏ qua mẫu người đến tham gia phong trào của Thánh Phanxicô. Mặc dù từ bỏ giầu có và tài sản, các đệ tử đầu tiên của Thánh Phanxicô đều là những người có gia sản, nhưng chán ghét cảnh tranh chấp khôn nguôi. Sau khi từ bỏ của cải của mình, Thánh Phanxicô thưa với vị giám mục của Assisi rằng: “có của là có nhu cầu dùng vũ khí để bảo vệ nó”. Như thế, rõ ràng, đối với ngài, có của bao hàm chém giết, điều mà ngài hoàn toàn bác bỏ. Trong tinh thần này, ngài khuyên các thập tự chinh không nên dựa vào phương thế quân sự mà dựa vào lý lẽ giúp “anh Thổ Nhĩ Kỳ” trở lại. Với một đức tin bản thân mà ngài cho là chân thật, ta không còn gặp trở ngại nào nữa, và không một kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu, mà ta không dùng đức vâng lời đối với chân lý ấy để chinh phục được.
Vâng lời trước nhất là vâng lời Tin Mừng, sau đó là vâng lời người canh giữ Tin Mừng ấy, là Giáo Hội. Đức vâng lời này xem ra đi ngược hẳn lại các giá trị chính trị thời đó. Thánh Phanxicô không chống đối sự thịnh vượng của thị trấn, mà chỉ chống đối hậu quả tiêu cực của sự thịnh vượng này. Một cách đặc trưng, Thánh Phanxicô dựa vào kinh nghiệm của mình để dạy người ta rằng của cải không có nghĩa là hạnh phúc. Ngài bảo rằng các thói hư căn để chính là việc dửng dưng đối với các bất hạnh của người khác. Ngài khuyên các đệ tử hãy sống bác ái, khiêm nhường và bố thí vì lối sống này sẽ rửa sạch mọi tội lỗi của ta. Phúc thay người nâng đỡ láng giềng mình trong các yếu đuối của họ như thể mình muốn được người khác nâng đỡ nếu rơi vào cùng một hoàn cảnh. Phúc thay đầy tớ nào biết hoàn lại cho Chúa Chủ mọi của cải vì bất cứ ai giữ lại cho mình điều gì là giấu tiền của Chúa Chủ cho riêng mình, và những gì anh ta nghĩ là của anh ta sẽ bị lấy mất đi (2).
Sự quan tâm xã hội này không đơn thuần chỉ là hậu quả của việc chuộc lỗi tạ tội. Trong Di Chúc (1226) của mình, ngài mô tả kinh nghiệm của ngài về người cùi: “Khi tôi còn sống trong tội, thấy người cùi quả là một điều kinh khủng. Chính Chúa đã dẫn tôi tới với họ và tôi đã tỏ lòng xót thương họ. Và khi tôi từ giã họ, điều trước đây kinh khủng đối với tôi thì nay đã biến thành dịu ngọt cho cả linh hồn và thân xác tôi” (3). Thoạt đầu, người cùi làm ngài nôn giọng nhưng khi đã tỏ lòng xót thương họ, thì nỗi khốn cùng của họ trở thành nguồn an ủi thiêng liêng và thể lý. Ý nghĩa ở đây là ta phải chia sẻ nỗi đau của người khác. Đối với Thánh Phanxicô, kinh nghiệm này chính là việc tích cực vâng theo Tin Mừng, một cuộc ăn năn trở lại của ngài.
Ý niệm dịu ngọt được nhiều nhà viết tiểu sử ngài cho rằng hết sức có ý nghĩa. Trong diễn trình ăn năn trở lại này, bất kể là đổi áo với người hành khất, từ bỏ chiến tranh hay xa lánh chúng bạn, Thánh Phanxicô đều cho thấy có dolcezza ẩn tàng trong đó. Họ cho rằng từ ngữ này đồng bộ hóa ba nhận thức tri giác: thị giác (đáng yêu), khứu giác (dịu ngọt) và xúc giác (êm dịu). Tóm lại, việc từ bỏ các giá trị thế tục đã đổ đầy tâm hồn ngài sự dịu dàng đối với thế giới. Việc đồng bộ hóa này thực ra hết sức tiệm tiến. Thoạt đầu, ngài chỉ cảm thấy sự phá sản của các giá trị mà người đời thường dùng để đo lường thành công. Sau đó, ngài mới thấy niềm vui trong việc từ bỏ các giá trị thế tục để sống theo tính đơn sơ của Tin Mừng. Từ đó, ngài cảm thấy hạnh phúc mỗi khi hành động ngược với sự khôn ngoan trần thế.
Chủ đề nổi bật được Giáo Hội nhấn mạnh là Chúa Kitô là người chiến thắng và là người thống trị. Từ lúc Đế Quốc Rôma sụp đổ vào thế kỷ thứ 5 và sự thăng trầm của các thế lực phong kiến, Giáo Hội càng ngày càng trở thành một thẩm quyền bền vững và ổn định. Dù không thách thức tư cách đó, Thánh Phanxicô chú mục tới những nhấn mạnh khác. Đối với ngài, Chúa Kitô là mẫu mực của đau khổ và lăng nhục, một mẫu mực được ngài coi là thích hợp hơn đối với con số người nghèo mỗi ngày một gia tăng nơi phố thị. Tại những thị trấn như Assisi, người giầu người nghèo càng ngày càng cách biệt nhau trông thấy. Chính gia đình ngài xem ra cũng vừa leo lên bình diện tân phú gia, nhóm người luôn coi các giai cấp thấp hơn, nhất là giai cấp công nhân tay chân, là loại đáng khinh. Như một phần trong cuộc ăn năn trở lại, ngài không chỉ nổi loạn chống lại thẩm quyền của cha mình. Đúng hơn, ngài liên minh với người nghèo của thị trấn mà có người cho là chiếm đến 95% số người “làm những việc đổ mồ hôi”. Thực vậy, thừa tác vụ đầu tiên của ngài là làm việc chân tay để tái thiết các nhà thờ đổ nát. Nhiều học giả Phan Sinh nhấn mạnh tới các khía cạnh thiêng liêng của phong trào, nhất là sau khi Thánh Phanxicô qua đời, nhưng đối với ngài, các cố gắng thể lý cũng quan trọng không kém các khía cạnh thiêng liêng kia. Trong Di Chúc, ngài viết rằng: ngài bắt tay làm những việc chân tay ấy vì ngài thấy “Con Thiên Chúa tối cao ở trong đó một cách sờ mó được”. Lao công thể lý, từng bị giai cấp quí tộc tởm gớm, đã nối kết Thánh Phanxicô với người nghèo thị trấn cũng như với đau đớn của con người và việc hạ giá mẫu mực của họ là Chúa Kitô. Người ta vốn để ý tới việc ngài hay mang theo mình cây chổi để bất cứ khi nào vào một thánh đường, ngài có thể quét dọn.
Đối với Thánh Phanxicô, hạnh phúc hay niềm vui liên kết chặt chẽ với việc từ bỏ các khoái lạc trần gian và vâng phục Thiên Chúa. Việc ngài tách mình ra khỏi thế gian diễn ra theo từng giai đoạn mà ta có thể minh họa qua thái độ của ngài đối với luật pháp và đối với người cùi. Trên đây, chúng tôi đã nhắc tới thái độ đối với người cùi của Thánh Phanxicô rồi. Ở đây chỉ nói tới thái độ của ngài đối với luật pháp. Theo Thánh Bonaventura, trong một buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ San Damiano, Thánh Phanxicô bỗng nghe có tiếng từ tượng chịu nạn nói với ngài: “Hỡi Phanxicô, con hãy đi và sửa lại nhà Ta. Con thấy đó: nó đang sụp đổ”. Ngài thất kinh khi nghe giọng nói nhưng sứ điệp của nó thì thấm tận vào tim gan nên ngài ngất đi.
Cuộc ngất trí ấy chiếm thế thượng phong, khiến Thánh Phanxicô không những phá luật Giáo Hội mà còn phá luôn luật nhà nước bằng cách đánh cắp một cuộn vải từ kho của cha, mang bán đi để lấy tiền tu sửa ngôi nhà thờ đổ nát San Damiano. Hành vi làm trái ý cha và đánh cắp tài sản của cha này, theo luật, đáng phạt phát vãng. Tuy nhiên, có chứng cớ cho thấy đức cha giáo phận Assisi tỏ ra có thiện cảm với hành vi của Thánh Phanxicô và đã hỗ trợ việc ngài công khai từ bỏ gia đình và quyền thừa kế. Nhưng phần lớn người đồng thời coi ngài như một thứ pazzo (điên). Ngài rất vui với “tước hiệu này”: “Chúa bảo tôi rằng Người muốn tôi là một tên điên mới trong thế giới” (4).
Nói cách khác với hai thái độ đối với người cùi và đối với luật pháp, Thánh Phanxicô muốn chứng tỏ một hình thức tác phong mới đem lại căn bản cho việc đưa xã hội nói chung trở lại với hình thức vâng lời và bác ái đầy cách mạng của Kitô Giáo, giúp phá đổ các giá trị thế tục và xây dựng các giá trị của Tin Mừng. Vào thời của ngài, hình thức tác phong này khá cấp tiến, giống như thái độ yêu kẻ thù của thời hậu 11 tây tháng 9, một thái độ được một số người gọi là “phong cách hiện sinh mới”. Ngài không cho đó là điều mới lạ, mà chỉ là lối sống phù hợp với những gì ta tuyên xưng. Chính nhờ khoác cho sứ điệp của mình bộ áo của Giáo Hội hay lòng đạo đức chính thức, mà ngài nằm ngoài bàn tay những người hay lên án những ai dám lên tiếng kêu gọi người khác trở về với tính đơn giản của Tin Mừng. Ngài từng viết: “Phúc thay người tôi tớ có niềm tin vào hàng giáo sĩ là những người sống ngay thẳng theo nghi thức của Giáo Hội Rôma” (5). Có người coi đây là hành vi vâng lời đầy khôn khéo của Thánh Phanxicô.
III. Hòa Bình
Kết quả của phong cách hiện sinh mới này dĩ nhiên là hòa bình. Thánh Phanxicô không đợi Rousseau dạy cho ngài hiểu tài sản dính kết với bạo lực; ngài thấy điều đó trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ngài nói đến việc phải chấm dứt hận thù và sắp xếp một thoả ước mới về hòa bình. Trong “Thư gửi các Nhà Cai Trị các Dân Tộc” (1220), ngài thúc giục các nhà lãnh đạo gạt sang một bên các lắng lo và mưu toan của trần gian. Trong một lời khuyên, ngài viết rằng: “Người kiến tạo hòa bình thực sự là người, bất chấp phải chịu đựng điều gì trên thế giới, họ vẫn duy trì hòa bình… vì tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô” (6). Ngài không ngừng nhắc cho các thị trấn đang gây hấn với nhau hãy kiến tạo hòa bình, hãy thay thế hành vi trả thù bằng hành vi kiến tạo hòa bình trong khiêm hạ. Cuốn “Những Bông Hoa Nhỏ của Thánh Phanxicô”, một tác phẩm thuộc thế kỷ 14, thuật lại nhiều sự kiện có ý nghĩa. Như truyện thị trấn Gubbio bị kinh hoàng vì một con sói hung dữ, không những rình ăn thịt thú vật mà cả con người nữa. Thánh Phanxicô đã hóan cải được con dã thú này và nó trở thành hiền lành, sống yên ổn với thị dân Gubbio sau đó. Bài học ở đây là: người tuy là sói đối với nhau nhưng tất cả đều được Thiên Chúa tạo dựng để làm anh em với nhau và để sống hòa bình với nhau. Ngài thêm vào “Ca Khúc Tạo Vật” năm 1225 câu gần cuối cùng khi nghe tin giữa các nhà cầm quyền dân sự và các nhà cầm quyền giáo hội tại Assisi có chuyện tranh chấp: “Lạy Chúa, xin ca ngợi Chúa vì những người biết tha thứ vì tình yêu Chúa, biết chịu đựng bệnh tật và khốn khó. Phúc thay những ai biết chịu đựng trong hòa bình vì Chúa, Lạy Chúa Cao Cả, xin Chúa cho họ được vinh quang” (7).
Cố gắng hòa bình của Thánh Phanxicô không có nghĩa là ngài đứng về phe này hay phe nọ. Trong bầu không khí thay đổi lòng trung thành như cơm bữa vào thời ngài, Thánh Phanxicô không biết đến chuyện “chống” lại ai. Ngay khi đứng trước vua quan Hồi Giáo, Thánh Phanxicô cũng không bao giờ lên án ai. Chính nhờ thế, mà vua quan Hồi Giáo chịu lắng nghe ngài. Thánh Phanxicô có khuynh hướng lý tưởng: Ngài muốn hòa bình mà không có người chiến thắng.
Sứ điệp của ngài tuy thế có một âm hưởng rất khẩn trương. Nhà thần học Phan Sinh Thomas Pavia, viết vào năm 1260, cho ta biết nguyên nhân tại sao khi trình bày tư tưởng của Joachim thành Fiore (1132–1202). Tác giả này đưa ra một mô thức để hiểu lịch sử thế giới, một lịch sử rất tương hợp với ba ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thời đại Chúa Cha được ông coi bắt đầu từ “tạo thiên lập địa” cho tới lúc Chúa Kitô sinh ra. Thời đại Chúa Con bắt đầu từ lúc Chúa Kitô sinh ra cho tới năm 1260. Thời đại cuối cùng, là thời đại Chúa Thánh Thần, kéo dài từ năm 1260 đến ngày tận thế.
Liên hệ trực tiếp tới thế kỷ 13, Joachim tiên đoán một dòng tu mới lấy Chúa Thánh Thần, vốn là Tình Yêu của Thiên Chúa, làm hình ảnh, vì dòng tu này không thể khinh chê thế gian và những gì thuộc về nó nếu nó không được Tình Yêu Thiên Chúa kêu gọi và không được cùng một Thần Khí đã dẫn Chúa Kitô vào sa mạc dẫn dắt. Dòng tu ấy không sống theo xác thịt nhưng sống theo Thần Khí. Các tu sĩ Phan Sinh nghĩ rằng lời tiên đoán ấy áp dụng xít xao vào chính mình. Vì Thánh Phanxicô hết sức nhấn mạnh tới vai trò của Chúa Thánh Thần. Trong Luật Dòng năm 1221, ngài nhấn mạnh tới lối sống theo Thần Khí: “Nếu một người anh em nào đó rõ ràng nhất quyết sống theo xác thịt chứ không sống theo Thần Khí, thì bất cứ người anh em này ở đâu, các anh em khác cũng buộc phải cảnh cáo, giáo huấn và sửa trị người anh em ấy” (8). Con người sống theo thần khí đương nhiên là con người không ham hố và do đó là con người hòa bình.
Việc nhấn mạnh tới Chúa Thánh Thần không phải là điều mới lạ, tuy nhiên vẫn gây ra vấn đề. Thực thế, trước Thánh Phanxicô, vào đầu thế kỷ 12, Peter Abelard cho rằng chân lý được Thần Khí mạc khải và được lý trí chứng nghiệm (9). Dù không bác bỏ sức mạnh của Thần Khí, nhưng ông chủ trương phải khai triển điều ông gọi là vương quốc nội tâm của con người hay vương quốc của tâm trí. Việc khai triển” có tính cách “cá thể” này xem ra không phù hợp với ý niệm trung cổ về một Thế Giới Kitô Giáo thống nhất và thẩm quyền Giáo Hội thể hiện qua hệ thống đền tội hay xá giải (penance). Đối với thời ấy, nhìn nhận sức mạnh của Thần Khí trong mỗi tín hữu xem ra là bác bỏ một phần thẩm quyền của Giáo Hội trong lãnh vực cứu rỗi. Các phong trào nhấn mạnh tới tính thần khí hay tính linh đạo nội tâm từng bị dẹp bỏ trong quá khứ. Bởi thế, khi cuộc đời Thánh Phanxicô được giải thích theo khuôn khổ thần khí hay linh đạo của Joachim, vấn đề trước kia lại được khơi lại. Đến nỗi năm 1209, Đức Innocent III từng chỉ trích phong trào của ngài. Tuy nhiên, sau năm 1209, dòng tu của ngài phát triển nhanh đến độ phải nới rộng cả về tổ chức lẫn cơ sở vật chất. Có người nhận xét: kể từ đấy, sự tương phản giữa sự nghèo khó của tu sĩ Phan Sinh và sự giầu có của Giáo Hội đã giảm đi nhiều lắm.
IV. Niềm Vui
Việc Thánh Phanxicô chủ trương nghèo khó phải được nhìn trong bối cảnh ra đời của ý niệm thị xã tại Ý. Khi tự ý từ bỏ mọi gia sản, Thánh Phanxicô chỉ bước theo khuôn mẫu ăn năn trở lại chung của mọi thời đại. Tuy nhiên, hình thức cực đoan của ngài đã được khai sinh như một phản ứng chống lại tính bạo lực, tính hào nhoáng và sự bất ổn của cuộc sống đô thị lúc đó. Ngài quay trở lại với sự nghèo khó như một lý tưởng, một niềm vui. Trong một tài liệu không rõ niên hiệu, ngài đưa ra một định nghĩa về niềm vui đích thực. Nó không hệ ở các thành tựu trần thế hay ngay cả các phép lạ như chữa được người bệnh chẳng hạn. Ngài mô tả niềm vui là chịu đau khổ, chịu lăng nhục và chịu bị bác bỏ. Ngài tự cho mình có liên hệ với cảnh khốn cùng của người nghèo trong thị trấn và cho thấy rằng tình cảnh đó có thể được chấp nhận một cách hân hoan và còn có thể có ích cho phần rỗi của con người. Ngài đã biến mọi khía cạnh tiêu cực của cuộc sống thành thị thành tích cực.
Sứ điệp của Thánh Phanxicô rất có liên quan tới thời đại của ngài. Đối với ngài, các thành thị không chỉ thiếu vắng Thiên Chúa, chúng thiếu cả các nhân đức. Niềm kiêu hãnh, từng dẫn Assisi tới chiến tranh với Perugia, nên được thay thế bằng khiêm nhường và hòa bình; việc mưu cầu của cải, giầu sang, nên được thay thế bằng khó nghèo. Bầu khí sợ sệt của cuộc sống thành thị, một sợ sệt thường đi đôi với đau khổ, đói nghèo và đe dọa, phải được chữa trị bằng sự tùng phục Kitô Giáo. Trong chủ trương của Thánh Phanxicô, không chỗ nào dành cho trả thù, trả đũa; niềm vui luôn phải đi đôi với tùng phục. Dù lối sống đơn giản của ngài bị thay đổi phần nào ngay lúc ngài còn sống, nhưng sự nổi tiếng của nó đã được hàng ngàn tu sĩ Phan Sinh chứng tỏ khi họ tràn vào các thị trấn đang xuất hiện của Âu Châu và hiện thân hóa điển hình sống theo Kitô Giáo của ngài. Đó là một điển hình không mưu cầu đối kháng nhân danh chủ nghĩa duy vật làm phương thuốc cho sợ sệt, nhưng là bác bỏ các thói hư đi đôi với việc chấp nhận đau khổ một cách lạc quan, đầy hòa bình, vâng phục và hân hoan.
Ghi Chú
(1) Henry D’Avranches, The Versified Life of Saint Francis of Assisi (1232–1239) trong Francis of Assisi: The Saint, 430.
(2) “Later Admonition and Exhortation To the Brothers and Sisters of Penance (Bản Thứ Hai của Thư Gửi Tín Hữu) (1220?) trong Francis of Assisi: The Saint, 47; “The Undated Writings, Admonitions [18: Cảm Thương Người Lân Cận]” trong Francis of Assisi: The Saint, 134.
(3) “The Testament,” Francis of Assisi: The Saint, 124.
(4) Celano, “First Life,” Writings and Early Biographies, 12.
(5) “The Undated Writings, Admonitions [26: Các Tôi Tớ Chúa Hãy Kính Trọng Hàng Giáo Sĩ]” Francis of Assisi: The Saint, 136; Xem thêm “Luật Đầu Tiên (Luật Chứa Được Đức Giáo Hoàng Chuẩn Nhận)” (1209/10-1221) [Chương 19: Anh em Nên Sống Như Người Công Giáo] trong Francis of Assisi: The Saint, 77.
(6) “The Undated Writings, Admonitions” [15: Hòa Bình], Francis of Assisi: The Saint, 134.
(7) “The Canticle of the Creatures” (1225) trong Francis of Assisi: The Saint, 113–14.
(8) Thánh Phanxicô theo gương Thánh Phaolô, “Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8:6). Thánh Phanxicô Assisi, “Luật năm 1221,” trong Writings and Early Biographies, 35–36.
(9) Abelard vẫn được truyền thống coi là đặt lý trí lên trên mạc khải trong cuộc đi tìm chân lý, nhất là lúc ông tranh luận với Thánh Bernard thành Clairvaux. Tuy nhiên, đó chỉ là cái hiểu bị bóp méo vì ông vốn nhìn nhận các nguy hiểm của việc lẫn lộn hứng khởi xúc cảm với đức tin. Ông cho rằng lý trí có vai trò minh xác những điểm chưa được giải quyết của đức tin. Xem Heer, The Medieval World, 112–13; Southern, The Middle Ages, 231–32.
Theo Christian Ohan, Logos số 1, bộ 13 năm 2010.
I. Khung Cảnh
Tuy tọa lạc trên một đỉnh đồi lởm chởm đá tại thung lũng Spoleto miền trung Nước Ý, Assisi của hậu bán thế kỷ 12 vẫn đủ sức đem lại cho các chàng tuổi trẻ đủ mọi thứ cám dỗ của cuộc sống đô thị thời trung cổ. Và dù Perugia và Assisi ngày nay có sức quyến rũ về phong cảnh nên thơ tuyệt diệu của chúng, nhưng những thành quách trên đỉnh đồi đủ nhắc người ta nhớ tới vị thế một thời cạnh tranh đầy bạo lực của chúng. Vốn bị Perugia che mất hào quang cả hai thế kỷ, nên tới năm 1200, Assisi kiêu hãnh bỗng trang bị cho mình một tư thế để chiếm thế thượng phong. Bầu khí trong vùng bỗng trở nên ngột ngạt vì Perugia can thiệp vào nội bộ khiến giai cấp cùng đinh và giai cấp quí tộc của Assisi nổi lên chống nhau. Assisi muốn trả thù. Không khí dân sự vì thế trở thành không khí trả đũa.
Sinh ra trong bầu khí ấy lại được kích thích bởi một nền kinh tế đang đi lên của năm 1181, Thánh Phanxicô là con trai của thương gia giầu có ngành vải là Pietro di Bernardone và người vợ quê vùng Provencal là Pica. Từ thiếu thời, ngài đã bị người cha mớm cho ý niệm này: của cải vật chất là thước đo cuộc hiện sinh. Cho nên chẳng ngạc nhiên gì khi cậu trở thành một thanh niên ham hố và cái ham hố ấy biểu lộ cả trong lãnh vực công dân. Năm 1202, Assisi chính thức phát động chiến tranh chống Perugia. Các nguồn tài liệu cho ta hay: chàng thanh niên Phanxicô, hiện thân của lòng kiêu ngạo, của óc trả thù, của lòng ham hố và vênh vang Assisi, hết sức hân hoan tiến ra trận tiền. Vì cuộc vận động hòa bình sau này của Thánh Phanxicô, nên những người viết tiểu sử của ngài quả không phải chỉ kể lại một câu truyện, mà là dạy ta một bài học.
Cuộc tranh chấp vượt quá sự thù nghịch thông thường. Perugia lớn hơn vốn trung thành với ngôi vị giáo hoàng, trong khi Assisi nhỏ hơn lại về phe với Hoàng Đế Rôma Thần Thánh (Holy Roman Emperor), một tình thế từng khuyến khích bạo lực khắp cả nước Ý trong suốt hai thế kỷ 12 và 13 giữa lúc Đế Quốc Rôma Thần Thánh đang bước vào hồi tan rã. Các cuộc chiến tranh giữa các đô thị Ý như Assisi và Perugia vì thế mà kéo dài liên miên. Các thành thị nhỏ nhiều khi phải sử dụng đến cả những chiến binh con nít tuổi 14. Đời sống hàng ngày trong thế giới Trung Cổ tại Ý được mô tả là “chiến tranh, bất ổn, rối loạn, hận thù, ghen ghét và thèm khát quyền lực”. Sự bất ổn ấy một phần do thiếu thẩm quyền trung ương. Bị dính cứng giữa những lòng trung thành mâu thuẫn đối với giáo hoàng và hoàng đế, các cộng đồng tại thung lũng Spoleto trở thành những miếng mồi cho bạo động. Vì những tranh chấp liên miên ấy, các giai cấp tranh chấp nhau mỗi ngày một trở nên tàn bạo hơn kể từ thế kỷ thứ 10. Theo nhận định của một sử gia, “khủng bố” trở thành phổ biến từ đó. Binh lính chiến đấu bằng cách “cướp bóc và tàn phá giai cấp nông dân không có vũ trang, triệt phá các thửa đất họ canh tác, hơn là chiến đấu trong những trận đánh ‘lương thiện’ với kẻ thù có vũ trang như mình”.
Có cái may, những cuộc tranh chấp ấy khiến các cộng đồng đoàn kết lại. Ý niệm phong kiến về lòng trung thành (fidelitas) không bị lãng quên với việc xuất hiện các thị trấn. Lòng trung thành phong kiến ấy dần dà biến thành lòng trung thành công dân hay cộng đồng, một lòng trung thành đã dựa vào việc sử dụng bạo lực và tranh chấp làm phương tiện tạo ra sự đoàn kết đô thị. Thí dụ, bạo lực vốn có trong xã hội phong kiến trở thành một nguyên tắc cấu thành và tổ chức các nơi như Assisi vì lòng trung thành ấy và việc đòi hỏi quyền lợi không còn là điểm mạnh của các chiến binh nữa. Các hoạt động thị xã, các thương vụ và các biểu thức tôn giáo tất cả đều là cơ hội và dịp may để tham dự vào bạo lực mà thị xã đang phải gánh chịu. Người ta có thể nói rằng không có bạo lực và nỗi sợ khiến dân đoàn kết lại, các đô thị và thị trấn của miền trung và miền bắc Ý đã không được khai sinh. Tuy nhiên, Thánh Phanxicô đã bị cuốn hút vào cơn bạo loạn này. Một trong các nhà viết tiểu sử của ngài cho hay: “không hề nghĩ đến phần hồn của mình và hoàn toàn buông thả đối với thân xác, không hề dùng đầu để phán đoán mà chỉ biết dùng xúc cảm… ngài quả theo đuổi điều hư ảo” (1). Cậu tnah niên Phanxicô không chỉ đi tìm vinh dự bản thân, nhưng còn bị vướng vào cả ý muốn trả thù cho danh dự của thị trấn mình và khẳng định niềm kiêu hãnh chính trị của nó.
Một khía cạnh khác cần xem sét là cơ cấu và thẩm quyền Giáo Hội lúc ấy trong các cộng đồng đang lớn lên. Vào hai thế kỷ 12 và 13, khi các thị trấn Ý mọc lên và cạnh tranh nhau để được độc lập (đối với cả giáo hoàng lẫn hoàng đế), họ thường thấy mình nằm bên ngoài cấu trúc chính thức của Rôma. Cộng đồng đan viện và các cha xứ vẫn theo truyền thống mà làm việc bên trong cơ cấu phong kiến. Họ thường không được trang bị để xử lý những người dân đang sống và làm việc tại một thị trấn mà lạc giáo nền tảng là chủ nghĩa tự do phóng khoáng. Nói chung, giữa lúc sự kiêu căng thế tục và sức mạnh quân sự đang tự tung tự tác, thì người ta thấy vắng bóng hẳn một ảnh hưởng tương xứng từ phía Giáo Hội. Căn cứ vào những khiếu nại lên đức giáo hoàng về con số các giảng thuyết viên giáo dân càng ngày càng gia tăng tại các vùng thành thị, và các vấn đề do họ gây ra cho các vị giám mục sở tại, người ta thấy quả Giáo Hội không được trang bị đầy đủ để đương đầu với các vấn đề tôn giáo độc đáo tại các vùng thành thị.
Vì thiếu kỷ luật tôn giáo, nên cuồng loạn đôi khi đã xẩy ra tại các khu vực đó. Ta hãy nghe một nhân chứng nói về “đời sống bên trong các bức tường thì thường sôi động, ồn ào, cãi lộn. Việc tái lập trật tự bằng cách kéo chuông nhà thờ hay nhờ các đội tuần phòng của thị xã hay chính quyền thị xã là việc xẩy ra hàng ngày”. Cảnh xáo trộn ấy đã góp phần tạo ra những người hành khổ thân xác (flagellants), một phong trào khá thịnh hành tại Perugia vào năm 1259 và tại Bologna vào năm 1260. Lý do thông thường nhất khiến người ta thực hành những hành vi phạt xác đầy bạo lực này là do các giáo huấn sai lạc của Joachim thành Fiore về ngày tận thế. Tình trạng này, tuy thế, vẫn đã tạo cơ hội cho nhiều người ăn năn trở lại (conversion)
II. Ăn Năn Trở Lại
Các thành thị là nơi xẩy ra nhiều vụ ăn năn trở lại, và chính chữ ăn năn trở lại này cũng mang theo một ý nghĩa mở rộng. Ngày nay, nó thường bao hàm việc chấp nhận các giáo lý nền tảng của một tín ngưỡng nào đó. Khởi điểm thường là vì không biết hay không tin. Đối với người Âu Châu thế kỷ thứ 13, thì Kitô Giáo và ý niệm thế giới Kitô Giáo (Christendom), nếu không phải đã trở thành một sự kiện, thì ít nhất cũng là thành phần của một truyền thống chính thức. Nên ăn năn trở lại không có nghĩa như trên, mà có nghĩa là tham gia một dòng tu nào đó. Tuy nhiên, với việc xuất hiện cuộc sống thành thị và sự hiện hữu của những giảng thuyết viên lưu động (itinerant preachers), ý niệm ăn năn trở lại đã có thêm một ý nghĩa nữa đó là một hình thức thay đổi nội tâm, từ lòng đạo cho có lệ thành lòng đạo có hiệu năng. Giữa khung cảnh rối như tơ vò của cuộc sống đô thị, các sứ điệp đơn giản khích lệ người ta trở về với những điều cơ bản của niềm tin Kitô Giáo bỗng được nhiều người lưu ý. Với các chủ thuyết căn bản trong niềm tin Kitô Giáo không bị nghi vấn, nhiều người đi tìm phương thức bất bạo động để làm nguôi sự phán xét của Thiên Chúa tỏ lộ qua chiến tranh, tàn sát, dịch bệnh và nhiều tranh chấp khôn nguôi khác.
Nơi Thánh Phanxicô, phương thức ấy đầu tiên chính là sự nghèo khó theo gương Chúa Kitô và các Tông Đồ. Theo truyền thống, khía cạnh giải thoát của nghèo khó đã được đề xướng như là khía cạnh nền tảng của phong trào Phan Sinh. Và sự kiện ngài không tham gia việc quân sự nữa cũng có nghĩa là ngài từ khước không bảo vệ sự giầu có của người khác, trong đó có những thương gia như chính thân phụ ngài. Do đó, dần dần, Thánh Phanxicô tự tách mình ra khỏi những cạm bẫy của sự giầu có ngay chính lúc nó càng ngày càng được dùng làm thước đo địa vị cho con người ở các thành thị miền trung và bắc Ý. Nhưng thời khắc này khá ngắn. Thoạt đầu, phương pháp từ bỏ của cải vật chất của ngài được chấp nhận và còn tỏ ra hấp dẫn, nhưng tới lúc ngài sắp qua đời, một số anh em của ngài cho rằng của cải vật chất cũng cần thiết cho Dòng. Quan điểm của ngài về nghèo khó quyết liệt đến nỗi ngài thà từ bỏ quyền lãnh đạo vào năm 1220, 6 năm trước khi ngài qua đời, hơn là phải chứng kiến việc chấp nhận để dòng tu của mình thu tích của cải vật chất.
Theo nhà viết tiểu sử của ngài, dù Thánh Phanxicô không bao giờ chỉ trích Giáo Hội, nhưng phương pháp nghèo khó của ngài quả là một khiển trách nặng nề đối với sự giầu có của giáo triều Rôma. Đây cũng có thể là lý do tại sao ngay trước khi qua đời vào năm 1226, ngài đã được di chuyển từ tòa giám mục Assisi về Porziuncola, một trong những cơ sở được ngài trùng tu hồi mới bắt đầu thừa tác vụ.
Dù nghèo khó là điều quan trọng, nhưng vào đầu thừa tác vụ của ngài, đức vâng lời cũng là một nét chủ yếu, đến nỗi mọi khía cạnh khác đều liên kết với nó. Thực vậy, vâng lời là yếu tính của việc ngài ăn năn trở lại. Dù các nhà viết tiểu sử truyền thống vốn nhấn mạnh tới đức khó nghèo của Thánh Phanxicô, nhưng lối giải thích này có hơi đơn giản hóa. Ngài không từ bỏ thế gian nhưng thay đổi tập chú của ngài từ việc tùy thuộc vật chất tới việc tùy thuộc “logos”, tùy thuộc Tin Mừng và Giáo Hội. Nói theo một tác giả, thì cuộc ăn năn trở lại của Thánh Phanxicô là một cuộc trao đổi. Ngài trao đổi chiến tranh lấy hòa bình, tiệc tùng vui chơi lấy đau khổ, của cải vật chất lấy nghèo khó, tất cả là vì tùng phục. Đây là một khước từ chính các giá trị riêng của mình và nên được coi như một từ bỏ bản thân hơn là việc lên án các giá trị của xã hội nói chung.
Thánh Phanxicô không phải là một nhà canh tân chính trị. Trong các trước tác của mình, ngài ít khi lên tiếng cho cả nhóm, mà đúng hơn nói về mình để gây ích lợi cho người khác. Quan niệm hòa bình của ngài mang sắc thái bản thân với giá trị chân thực cho linh hồn cá nhân và cho cả mối liên hệ với người khác. Phương pháp này được chứng tỏ qua mẫu người đến tham gia phong trào của Thánh Phanxicô. Mặc dù từ bỏ giầu có và tài sản, các đệ tử đầu tiên của Thánh Phanxicô đều là những người có gia sản, nhưng chán ghét cảnh tranh chấp khôn nguôi. Sau khi từ bỏ của cải của mình, Thánh Phanxicô thưa với vị giám mục của Assisi rằng: “có của là có nhu cầu dùng vũ khí để bảo vệ nó”. Như thế, rõ ràng, đối với ngài, có của bao hàm chém giết, điều mà ngài hoàn toàn bác bỏ. Trong tinh thần này, ngài khuyên các thập tự chinh không nên dựa vào phương thế quân sự mà dựa vào lý lẽ giúp “anh Thổ Nhĩ Kỳ” trở lại. Với một đức tin bản thân mà ngài cho là chân thật, ta không còn gặp trở ngại nào nữa, và không một kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu, mà ta không dùng đức vâng lời đối với chân lý ấy để chinh phục được.
Vâng lời trước nhất là vâng lời Tin Mừng, sau đó là vâng lời người canh giữ Tin Mừng ấy, là Giáo Hội. Đức vâng lời này xem ra đi ngược hẳn lại các giá trị chính trị thời đó. Thánh Phanxicô không chống đối sự thịnh vượng của thị trấn, mà chỉ chống đối hậu quả tiêu cực của sự thịnh vượng này. Một cách đặc trưng, Thánh Phanxicô dựa vào kinh nghiệm của mình để dạy người ta rằng của cải không có nghĩa là hạnh phúc. Ngài bảo rằng các thói hư căn để chính là việc dửng dưng đối với các bất hạnh của người khác. Ngài khuyên các đệ tử hãy sống bác ái, khiêm nhường và bố thí vì lối sống này sẽ rửa sạch mọi tội lỗi của ta. Phúc thay người nâng đỡ láng giềng mình trong các yếu đuối của họ như thể mình muốn được người khác nâng đỡ nếu rơi vào cùng một hoàn cảnh. Phúc thay đầy tớ nào biết hoàn lại cho Chúa Chủ mọi của cải vì bất cứ ai giữ lại cho mình điều gì là giấu tiền của Chúa Chủ cho riêng mình, và những gì anh ta nghĩ là của anh ta sẽ bị lấy mất đi (2).
Sự quan tâm xã hội này không đơn thuần chỉ là hậu quả của việc chuộc lỗi tạ tội. Trong Di Chúc (1226) của mình, ngài mô tả kinh nghiệm của ngài về người cùi: “Khi tôi còn sống trong tội, thấy người cùi quả là một điều kinh khủng. Chính Chúa đã dẫn tôi tới với họ và tôi đã tỏ lòng xót thương họ. Và khi tôi từ giã họ, điều trước đây kinh khủng đối với tôi thì nay đã biến thành dịu ngọt cho cả linh hồn và thân xác tôi” (3). Thoạt đầu, người cùi làm ngài nôn giọng nhưng khi đã tỏ lòng xót thương họ, thì nỗi khốn cùng của họ trở thành nguồn an ủi thiêng liêng và thể lý. Ý nghĩa ở đây là ta phải chia sẻ nỗi đau của người khác. Đối với Thánh Phanxicô, kinh nghiệm này chính là việc tích cực vâng theo Tin Mừng, một cuộc ăn năn trở lại của ngài.
Ý niệm dịu ngọt được nhiều nhà viết tiểu sử ngài cho rằng hết sức có ý nghĩa. Trong diễn trình ăn năn trở lại này, bất kể là đổi áo với người hành khất, từ bỏ chiến tranh hay xa lánh chúng bạn, Thánh Phanxicô đều cho thấy có dolcezza ẩn tàng trong đó. Họ cho rằng từ ngữ này đồng bộ hóa ba nhận thức tri giác: thị giác (đáng yêu), khứu giác (dịu ngọt) và xúc giác (êm dịu). Tóm lại, việc từ bỏ các giá trị thế tục đã đổ đầy tâm hồn ngài sự dịu dàng đối với thế giới. Việc đồng bộ hóa này thực ra hết sức tiệm tiến. Thoạt đầu, ngài chỉ cảm thấy sự phá sản của các giá trị mà người đời thường dùng để đo lường thành công. Sau đó, ngài mới thấy niềm vui trong việc từ bỏ các giá trị thế tục để sống theo tính đơn sơ của Tin Mừng. Từ đó, ngài cảm thấy hạnh phúc mỗi khi hành động ngược với sự khôn ngoan trần thế.
Chủ đề nổi bật được Giáo Hội nhấn mạnh là Chúa Kitô là người chiến thắng và là người thống trị. Từ lúc Đế Quốc Rôma sụp đổ vào thế kỷ thứ 5 và sự thăng trầm của các thế lực phong kiến, Giáo Hội càng ngày càng trở thành một thẩm quyền bền vững và ổn định. Dù không thách thức tư cách đó, Thánh Phanxicô chú mục tới những nhấn mạnh khác. Đối với ngài, Chúa Kitô là mẫu mực của đau khổ và lăng nhục, một mẫu mực được ngài coi là thích hợp hơn đối với con số người nghèo mỗi ngày một gia tăng nơi phố thị. Tại những thị trấn như Assisi, người giầu người nghèo càng ngày càng cách biệt nhau trông thấy. Chính gia đình ngài xem ra cũng vừa leo lên bình diện tân phú gia, nhóm người luôn coi các giai cấp thấp hơn, nhất là giai cấp công nhân tay chân, là loại đáng khinh. Như một phần trong cuộc ăn năn trở lại, ngài không chỉ nổi loạn chống lại thẩm quyền của cha mình. Đúng hơn, ngài liên minh với người nghèo của thị trấn mà có người cho là chiếm đến 95% số người “làm những việc đổ mồ hôi”. Thực vậy, thừa tác vụ đầu tiên của ngài là làm việc chân tay để tái thiết các nhà thờ đổ nát. Nhiều học giả Phan Sinh nhấn mạnh tới các khía cạnh thiêng liêng của phong trào, nhất là sau khi Thánh Phanxicô qua đời, nhưng đối với ngài, các cố gắng thể lý cũng quan trọng không kém các khía cạnh thiêng liêng kia. Trong Di Chúc, ngài viết rằng: ngài bắt tay làm những việc chân tay ấy vì ngài thấy “Con Thiên Chúa tối cao ở trong đó một cách sờ mó được”. Lao công thể lý, từng bị giai cấp quí tộc tởm gớm, đã nối kết Thánh Phanxicô với người nghèo thị trấn cũng như với đau đớn của con người và việc hạ giá mẫu mực của họ là Chúa Kitô. Người ta vốn để ý tới việc ngài hay mang theo mình cây chổi để bất cứ khi nào vào một thánh đường, ngài có thể quét dọn.
Đối với Thánh Phanxicô, hạnh phúc hay niềm vui liên kết chặt chẽ với việc từ bỏ các khoái lạc trần gian và vâng phục Thiên Chúa. Việc ngài tách mình ra khỏi thế gian diễn ra theo từng giai đoạn mà ta có thể minh họa qua thái độ của ngài đối với luật pháp và đối với người cùi. Trên đây, chúng tôi đã nhắc tới thái độ đối với người cùi của Thánh Phanxicô rồi. Ở đây chỉ nói tới thái độ của ngài đối với luật pháp. Theo Thánh Bonaventura, trong một buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ San Damiano, Thánh Phanxicô bỗng nghe có tiếng từ tượng chịu nạn nói với ngài: “Hỡi Phanxicô, con hãy đi và sửa lại nhà Ta. Con thấy đó: nó đang sụp đổ”. Ngài thất kinh khi nghe giọng nói nhưng sứ điệp của nó thì thấm tận vào tim gan nên ngài ngất đi.
Cuộc ngất trí ấy chiếm thế thượng phong, khiến Thánh Phanxicô không những phá luật Giáo Hội mà còn phá luôn luật nhà nước bằng cách đánh cắp một cuộn vải từ kho của cha, mang bán đi để lấy tiền tu sửa ngôi nhà thờ đổ nát San Damiano. Hành vi làm trái ý cha và đánh cắp tài sản của cha này, theo luật, đáng phạt phát vãng. Tuy nhiên, có chứng cớ cho thấy đức cha giáo phận Assisi tỏ ra có thiện cảm với hành vi của Thánh Phanxicô và đã hỗ trợ việc ngài công khai từ bỏ gia đình và quyền thừa kế. Nhưng phần lớn người đồng thời coi ngài như một thứ pazzo (điên). Ngài rất vui với “tước hiệu này”: “Chúa bảo tôi rằng Người muốn tôi là một tên điên mới trong thế giới” (4).
Nói cách khác với hai thái độ đối với người cùi và đối với luật pháp, Thánh Phanxicô muốn chứng tỏ một hình thức tác phong mới đem lại căn bản cho việc đưa xã hội nói chung trở lại với hình thức vâng lời và bác ái đầy cách mạng của Kitô Giáo, giúp phá đổ các giá trị thế tục và xây dựng các giá trị của Tin Mừng. Vào thời của ngài, hình thức tác phong này khá cấp tiến, giống như thái độ yêu kẻ thù của thời hậu 11 tây tháng 9, một thái độ được một số người gọi là “phong cách hiện sinh mới”. Ngài không cho đó là điều mới lạ, mà chỉ là lối sống phù hợp với những gì ta tuyên xưng. Chính nhờ khoác cho sứ điệp của mình bộ áo của Giáo Hội hay lòng đạo đức chính thức, mà ngài nằm ngoài bàn tay những người hay lên án những ai dám lên tiếng kêu gọi người khác trở về với tính đơn giản của Tin Mừng. Ngài từng viết: “Phúc thay người tôi tớ có niềm tin vào hàng giáo sĩ là những người sống ngay thẳng theo nghi thức của Giáo Hội Rôma” (5). Có người coi đây là hành vi vâng lời đầy khôn khéo của Thánh Phanxicô.
III. Hòa Bình
Kết quả của phong cách hiện sinh mới này dĩ nhiên là hòa bình. Thánh Phanxicô không đợi Rousseau dạy cho ngài hiểu tài sản dính kết với bạo lực; ngài thấy điều đó trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ngài nói đến việc phải chấm dứt hận thù và sắp xếp một thoả ước mới về hòa bình. Trong “Thư gửi các Nhà Cai Trị các Dân Tộc” (1220), ngài thúc giục các nhà lãnh đạo gạt sang một bên các lắng lo và mưu toan của trần gian. Trong một lời khuyên, ngài viết rằng: “Người kiến tạo hòa bình thực sự là người, bất chấp phải chịu đựng điều gì trên thế giới, họ vẫn duy trì hòa bình… vì tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô” (6). Ngài không ngừng nhắc cho các thị trấn đang gây hấn với nhau hãy kiến tạo hòa bình, hãy thay thế hành vi trả thù bằng hành vi kiến tạo hòa bình trong khiêm hạ. Cuốn “Những Bông Hoa Nhỏ của Thánh Phanxicô”, một tác phẩm thuộc thế kỷ 14, thuật lại nhiều sự kiện có ý nghĩa. Như truyện thị trấn Gubbio bị kinh hoàng vì một con sói hung dữ, không những rình ăn thịt thú vật mà cả con người nữa. Thánh Phanxicô đã hóan cải được con dã thú này và nó trở thành hiền lành, sống yên ổn với thị dân Gubbio sau đó. Bài học ở đây là: người tuy là sói đối với nhau nhưng tất cả đều được Thiên Chúa tạo dựng để làm anh em với nhau và để sống hòa bình với nhau. Ngài thêm vào “Ca Khúc Tạo Vật” năm 1225 câu gần cuối cùng khi nghe tin giữa các nhà cầm quyền dân sự và các nhà cầm quyền giáo hội tại Assisi có chuyện tranh chấp: “Lạy Chúa, xin ca ngợi Chúa vì những người biết tha thứ vì tình yêu Chúa, biết chịu đựng bệnh tật và khốn khó. Phúc thay những ai biết chịu đựng trong hòa bình vì Chúa, Lạy Chúa Cao Cả, xin Chúa cho họ được vinh quang” (7).
Cố gắng hòa bình của Thánh Phanxicô không có nghĩa là ngài đứng về phe này hay phe nọ. Trong bầu không khí thay đổi lòng trung thành như cơm bữa vào thời ngài, Thánh Phanxicô không biết đến chuyện “chống” lại ai. Ngay khi đứng trước vua quan Hồi Giáo, Thánh Phanxicô cũng không bao giờ lên án ai. Chính nhờ thế, mà vua quan Hồi Giáo chịu lắng nghe ngài. Thánh Phanxicô có khuynh hướng lý tưởng: Ngài muốn hòa bình mà không có người chiến thắng.
Sứ điệp của ngài tuy thế có một âm hưởng rất khẩn trương. Nhà thần học Phan Sinh Thomas Pavia, viết vào năm 1260, cho ta biết nguyên nhân tại sao khi trình bày tư tưởng của Joachim thành Fiore (1132–1202). Tác giả này đưa ra một mô thức để hiểu lịch sử thế giới, một lịch sử rất tương hợp với ba ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thời đại Chúa Cha được ông coi bắt đầu từ “tạo thiên lập địa” cho tới lúc Chúa Kitô sinh ra. Thời đại Chúa Con bắt đầu từ lúc Chúa Kitô sinh ra cho tới năm 1260. Thời đại cuối cùng, là thời đại Chúa Thánh Thần, kéo dài từ năm 1260 đến ngày tận thế.
Liên hệ trực tiếp tới thế kỷ 13, Joachim tiên đoán một dòng tu mới lấy Chúa Thánh Thần, vốn là Tình Yêu của Thiên Chúa, làm hình ảnh, vì dòng tu này không thể khinh chê thế gian và những gì thuộc về nó nếu nó không được Tình Yêu Thiên Chúa kêu gọi và không được cùng một Thần Khí đã dẫn Chúa Kitô vào sa mạc dẫn dắt. Dòng tu ấy không sống theo xác thịt nhưng sống theo Thần Khí. Các tu sĩ Phan Sinh nghĩ rằng lời tiên đoán ấy áp dụng xít xao vào chính mình. Vì Thánh Phanxicô hết sức nhấn mạnh tới vai trò của Chúa Thánh Thần. Trong Luật Dòng năm 1221, ngài nhấn mạnh tới lối sống theo Thần Khí: “Nếu một người anh em nào đó rõ ràng nhất quyết sống theo xác thịt chứ không sống theo Thần Khí, thì bất cứ người anh em này ở đâu, các anh em khác cũng buộc phải cảnh cáo, giáo huấn và sửa trị người anh em ấy” (8). Con người sống theo thần khí đương nhiên là con người không ham hố và do đó là con người hòa bình.
Việc nhấn mạnh tới Chúa Thánh Thần không phải là điều mới lạ, tuy nhiên vẫn gây ra vấn đề. Thực thế, trước Thánh Phanxicô, vào đầu thế kỷ 12, Peter Abelard cho rằng chân lý được Thần Khí mạc khải và được lý trí chứng nghiệm (9). Dù không bác bỏ sức mạnh của Thần Khí, nhưng ông chủ trương phải khai triển điều ông gọi là vương quốc nội tâm của con người hay vương quốc của tâm trí. Việc khai triển” có tính cách “cá thể” này xem ra không phù hợp với ý niệm trung cổ về một Thế Giới Kitô Giáo thống nhất và thẩm quyền Giáo Hội thể hiện qua hệ thống đền tội hay xá giải (penance). Đối với thời ấy, nhìn nhận sức mạnh của Thần Khí trong mỗi tín hữu xem ra là bác bỏ một phần thẩm quyền của Giáo Hội trong lãnh vực cứu rỗi. Các phong trào nhấn mạnh tới tính thần khí hay tính linh đạo nội tâm từng bị dẹp bỏ trong quá khứ. Bởi thế, khi cuộc đời Thánh Phanxicô được giải thích theo khuôn khổ thần khí hay linh đạo của Joachim, vấn đề trước kia lại được khơi lại. Đến nỗi năm 1209, Đức Innocent III từng chỉ trích phong trào của ngài. Tuy nhiên, sau năm 1209, dòng tu của ngài phát triển nhanh đến độ phải nới rộng cả về tổ chức lẫn cơ sở vật chất. Có người nhận xét: kể từ đấy, sự tương phản giữa sự nghèo khó của tu sĩ Phan Sinh và sự giầu có của Giáo Hội đã giảm đi nhiều lắm.
IV. Niềm Vui
Việc Thánh Phanxicô chủ trương nghèo khó phải được nhìn trong bối cảnh ra đời của ý niệm thị xã tại Ý. Khi tự ý từ bỏ mọi gia sản, Thánh Phanxicô chỉ bước theo khuôn mẫu ăn năn trở lại chung của mọi thời đại. Tuy nhiên, hình thức cực đoan của ngài đã được khai sinh như một phản ứng chống lại tính bạo lực, tính hào nhoáng và sự bất ổn của cuộc sống đô thị lúc đó. Ngài quay trở lại với sự nghèo khó như một lý tưởng, một niềm vui. Trong một tài liệu không rõ niên hiệu, ngài đưa ra một định nghĩa về niềm vui đích thực. Nó không hệ ở các thành tựu trần thế hay ngay cả các phép lạ như chữa được người bệnh chẳng hạn. Ngài mô tả niềm vui là chịu đau khổ, chịu lăng nhục và chịu bị bác bỏ. Ngài tự cho mình có liên hệ với cảnh khốn cùng của người nghèo trong thị trấn và cho thấy rằng tình cảnh đó có thể được chấp nhận một cách hân hoan và còn có thể có ích cho phần rỗi của con người. Ngài đã biến mọi khía cạnh tiêu cực của cuộc sống thành thị thành tích cực.
Sứ điệp của Thánh Phanxicô rất có liên quan tới thời đại của ngài. Đối với ngài, các thành thị không chỉ thiếu vắng Thiên Chúa, chúng thiếu cả các nhân đức. Niềm kiêu hãnh, từng dẫn Assisi tới chiến tranh với Perugia, nên được thay thế bằng khiêm nhường và hòa bình; việc mưu cầu của cải, giầu sang, nên được thay thế bằng khó nghèo. Bầu khí sợ sệt của cuộc sống thành thị, một sợ sệt thường đi đôi với đau khổ, đói nghèo và đe dọa, phải được chữa trị bằng sự tùng phục Kitô Giáo. Trong chủ trương của Thánh Phanxicô, không chỗ nào dành cho trả thù, trả đũa; niềm vui luôn phải đi đôi với tùng phục. Dù lối sống đơn giản của ngài bị thay đổi phần nào ngay lúc ngài còn sống, nhưng sự nổi tiếng của nó đã được hàng ngàn tu sĩ Phan Sinh chứng tỏ khi họ tràn vào các thị trấn đang xuất hiện của Âu Châu và hiện thân hóa điển hình sống theo Kitô Giáo của ngài. Đó là một điển hình không mưu cầu đối kháng nhân danh chủ nghĩa duy vật làm phương thuốc cho sợ sệt, nhưng là bác bỏ các thói hư đi đôi với việc chấp nhận đau khổ một cách lạc quan, đầy hòa bình, vâng phục và hân hoan.
Ghi Chú
(1) Henry D’Avranches, The Versified Life of Saint Francis of Assisi (1232–1239) trong Francis of Assisi: The Saint, 430.
(2) “Later Admonition and Exhortation To the Brothers and Sisters of Penance (Bản Thứ Hai của Thư Gửi Tín Hữu) (1220?) trong Francis of Assisi: The Saint, 47; “The Undated Writings, Admonitions [18: Cảm Thương Người Lân Cận]” trong Francis of Assisi: The Saint, 134.
(3) “The Testament,” Francis of Assisi: The Saint, 124.
(4) Celano, “First Life,” Writings and Early Biographies, 12.
(5) “The Undated Writings, Admonitions [26: Các Tôi Tớ Chúa Hãy Kính Trọng Hàng Giáo Sĩ]” Francis of Assisi: The Saint, 136; Xem thêm “Luật Đầu Tiên (Luật Chứa Được Đức Giáo Hoàng Chuẩn Nhận)” (1209/10-1221) [Chương 19: Anh em Nên Sống Như Người Công Giáo] trong Francis of Assisi: The Saint, 77.
(6) “The Undated Writings, Admonitions” [15: Hòa Bình], Francis of Assisi: The Saint, 134.
(7) “The Canticle of the Creatures” (1225) trong Francis of Assisi: The Saint, 113–14.
(8) Thánh Phanxicô theo gương Thánh Phaolô, “Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8:6). Thánh Phanxicô Assisi, “Luật năm 1221,” trong Writings and Early Biographies, 35–36.
(9) Abelard vẫn được truyền thống coi là đặt lý trí lên trên mạc khải trong cuộc đi tìm chân lý, nhất là lúc ông tranh luận với Thánh Bernard thành Clairvaux. Tuy nhiên, đó chỉ là cái hiểu bị bóp méo vì ông vốn nhìn nhận các nguy hiểm của việc lẫn lộn hứng khởi xúc cảm với đức tin. Ông cho rằng lý trí có vai trò minh xác những điểm chưa được giải quyết của đức tin. Xem Heer, The Medieval World, 112–13; Southern, The Middle Ages, 231–32.
Theo Christian Ohan, Logos số 1, bộ 13 năm 2010.
Thông Báo
Cáo Phó: Thân sinh LM F.X. Trịnh Văn Phát vừa từ trần tại Saigòn
LM Joseph Phạm Bá Lãm
06:49 06/02/2011
CÁO PHÓ
Ông Cố Antôn Trịnh Văn Giao
thân sinh của cha F.X. Trịnh Văn Phát
qua đời lúc 7g45 thứ bảy 5/2/2011 (mùng 3 Tết Tân Mão)
tại Giáo Xứ Mân Côi (Bầu Cá), hạt An Bình, Gp. Xuân Lộc,
hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ An táng đồng tế: 8g00 thứ hai 7/2/2011 tại Nhà thờ Mân Côi Saigòn.
Gia đình Giáo hoàng học viện Piô X xin thành thật chia buồn với cha Phát,
với tang quyến và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ông Cố Antôn. R.I.P.
(Cha Phát hiện đang ở nhà Ông Cố với số ĐTDĐ: 0167.242.3484,
e-mail: pphat@tpg.com.au: quý huynh đệ có thể gởi phân ưu.)
Ông Cố Antôn Trịnh Văn Giao
thân sinh của cha F.X. Trịnh Văn Phát
qua đời lúc 7g45 thứ bảy 5/2/2011 (mùng 3 Tết Tân Mão)
tại Giáo Xứ Mân Côi (Bầu Cá), hạt An Bình, Gp. Xuân Lộc,
hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ An táng đồng tế: 8g00 thứ hai 7/2/2011 tại Nhà thờ Mân Côi Saigòn.
Gia đình Giáo hoàng học viện Piô X xin thành thật chia buồn với cha Phát,
với tang quyến và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Ông Cố Antôn. R.I.P.
(Cha Phát hiện đang ở nhà Ông Cố với số ĐTDĐ: 0167.242.3484,
e-mail: pphat@tpg.com.au: quý huynh đệ có thể gởi phân ưu.)
CĐCGVN – Nam Úc – Phân Ưu đến Lm. Trịnh Văn Phát
Jos. Vĩnh SA
16:35 06/02/2011
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
29 South Terrace, Pooraka SA 5095 -Ph: (08) 8359 1229 –Fax: (08) 8359 1335
E-mail: bantin@catholic.org -Web page:www.conggiaonamuc.org.au
Cộng Đồng vừa nhận được tin:
Ông Cố Antôn
TRỊNH VĂN GIAO
Thân phụ của Lm. F.X. Trịnh Văn Phát cựu phó quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Vừa hòan tất cuộc hành trình Đức Tin Công Giáo nơi dương thế, đã từ giã thân quyến và bằng hữu, đi về Nhà Cha trên trời.
Vào lúc 07g45 sáng, thứ Bảy, Ngày 5 Tháng 2 Năm 2011 (Mồng 3 Tết Tân Mão)
Tại Giáo Xứ Mân Côi (Bầu Cá), Hạt An Bình, Giáo Phận Xuân Lộc,
Hưởng thọ 91 tuổi.
Thánh Lễ An Táng: Lúc 08g00 sáng, thứ Hai, Ngày 7 Tháng 2 Năm 2011
Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Mân Côi.
Chúng con xin gửi lời phân ưu đến Cha Phát và tang quyến bên Việt Nam
Xin hiệp ý trong Thánh Lễ An Táng để cầu nguyện cho Ông Cố.
Nguyện xin Chúa là Cha nhân từ sớm đón nhận Ông Cố Antôn vào hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên Đàng.
Thành Kính Phân Ưu
Ban Tuyên Úy
Hội Đồng Mục Vụ và Toàn Thể Cộng Đồng
29 South Terrace, Pooraka SA 5095 -Ph: (08) 8359 1229 –Fax: (08) 8359 1335
E-mail: bantin@catholic.org -Web page:www.conggiaonamuc.org.au
Cộng Đồng vừa nhận được tin:
Ông Cố Antôn
TRỊNH VĂN GIAO
Thân phụ của Lm. F.X. Trịnh Văn Phát cựu phó quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Vừa hòan tất cuộc hành trình Đức Tin Công Giáo nơi dương thế, đã từ giã thân quyến và bằng hữu, đi về Nhà Cha trên trời.
Vào lúc 07g45 sáng, thứ Bảy, Ngày 5 Tháng 2 Năm 2011 (Mồng 3 Tết Tân Mão)
Tại Giáo Xứ Mân Côi (Bầu Cá), Hạt An Bình, Giáo Phận Xuân Lộc,
Hưởng thọ 91 tuổi.
Thánh Lễ An Táng: Lúc 08g00 sáng, thứ Hai, Ngày 7 Tháng 2 Năm 2011
Tại Nhà Thờ Giáo Xứ Mân Côi.
Chúng con xin gửi lời phân ưu đến Cha Phát và tang quyến bên Việt Nam
Xin hiệp ý trong Thánh Lễ An Táng để cầu nguyện cho Ông Cố.
Nguyện xin Chúa là Cha nhân từ sớm đón nhận Ông Cố Antôn vào hưởng nhan thánh Chúa trên Thiên Đàng.
Thành Kính Phân Ưu
Ban Tuyên Úy
Hội Đồng Mục Vụ và Toàn Thể Cộng Đồng
Văn Hóa
Xuân đi còn lại gì?
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
07:01 06/02/2011
Mai tàn bông, đào héo cánh
Trong nhà bánh trái loanh quanh cạn dần
Mứt cũng vậy nhạt màu xanh
Túi tiền trống rỗng, may thay gạo còn
Mẹ con đi chợ lon ton
Dăm ba rau rợ nồi, song đỡ buồn
Mùng bốn tết nồi bún ngon
Quên luôn thịt mỡ, dưa hành, kiệu tôm
Tí mắm thơm, màu đò dòn
Vắt vài chanh giọt thòm thèm bụng xuân
Ngon ơi là ngon, chẳng cần
Rượu, bia, giò chả đợi dành năm sau.
Tạ ơn Thượng Đế, Bạn thân,
Cho con yêu quí món ăn thường ngày
Cho con yêu quí tân Xuân
Biết trọng lễ tết, biết quên phận người
Biết cầu nguyện, biết tươi cười
Biết chờ năm tới xuân tươi lại về.
Trong nhà bánh trái loanh quanh cạn dần
Mứt cũng vậy nhạt màu xanh
Túi tiền trống rỗng, may thay gạo còn
Mẹ con đi chợ lon ton
Dăm ba rau rợ nồi, song đỡ buồn
Mùng bốn tết nồi bún ngon
Quên luôn thịt mỡ, dưa hành, kiệu tôm
Tí mắm thơm, màu đò dòn
Vắt vài chanh giọt thòm thèm bụng xuân
Ngon ơi là ngon, chẳng cần
Rượu, bia, giò chả đợi dành năm sau.
Tạ ơn Thượng Đế, Bạn thân,
Cho con yêu quí món ăn thường ngày
Cho con yêu quí tân Xuân
Biết trọng lễ tết, biết quên phận người
Biết cầu nguyện, biết tươi cười
Biết chờ năm tới xuân tươi lại về.
Nhạc Phẩm Theo Dấu Chân Chúa của Tuấn Kim
Tuấn Hồ
09:38 06/02/2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Phúc Âm
Lm. Tâm Duy
21:59 06/02/2011
NỤ CƯỜI PHÚC ÂM
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Quên đi lạc thú trần đời
Theo chân Thánh giá nụ cười Phúc Âm.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Quên đi lạc thú trần đời
Theo chân Thánh giá nụ cười Phúc Âm.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền