Ngày 06-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Mùng Ba Tết 7/2/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
06:47 06/02/2019
Bài Ðọc I: St 2, 4b-9. 15

"Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa".

Bài trích sách Sáng Thế.

Trong ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, thì chưa có bụi cây nào mọc ngoài đồng, không có một cây rau cỏ nào nẩy mầm ngoài đồng ruộng, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa rơi xuống đất, và chưa có người để trồng trọt, nhưng lúc đó mạch nước từ đất vọt lên, tưới khắp mặt đất.

Vậy Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vườn tại E-đen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết lành biết dữ. Vậy Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp ca: Tv 103, 1-2a, 14-15, 24, 27-28

Ðáp: Lạy Chúa, địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài

Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài rất ư vĩ đại! Ngài mặc lấy oai nghiêm huy hoàng, ánh sáng choàng thân như mang áo khoác.

Xướng: Ngài khiến cỏ xanh mọc ra cho súc vật, và cây cối để con người xử dụng, để từ trong đất con người tạo ra cơm bánh, và rượu làm hoan hỉ lòng người; khiến cho mặt người lấp lánh dầu thơm, và bánh cơm tâm can người được bỗ dưỡng.

Xướng: Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Ngài đã tạo thành vạn vật cách khôn ngoan, địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài.

Xướng: Hết thảy mọi vật đều mong chờ ở Chúa, để Ngài ban lương thực cho chúng đúng thời giờ. Khi Ngài ban cho thì chúng lãnh, Ngài mở tay ra thì chúng no đầy thiện hảo.

Alleluia và Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 67, 20

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Chúa ngày nọ qua ngày kia; Thiên Chúa là Ðấng cứu độ, Người vác đỡ gánh nặng chúng tôi. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 5, 16-20

"Chúa Cha yêu Chúa Con, và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, các người Do thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã chữa bệnh trong ngày sabbat. Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy". Bởi thế, các người Do thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.

Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Thật, Ta bảo thật cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì, nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu thương Chúa Con, và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán thục".

Ðó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật V Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
18:08 06/02/2019
Isaia 6: 1-2a, 3-8; Psalm 137; 1 Cor 15: 1-11; Luca 5: 1-11

Tôi đã có lần nghe người ta nói "Tôi không biết tại sao tôi lại tham dự vào việc đó?". Mọi người thường kể rằng: họ có thể nói đến những quyết định về những việc họ đã thực hiện nơi người chồng hay người vợ để có con. Làm cha mẹ có những khoảnh khắc tuyệt vời lúc vui sống thật với con cái. Nhưng, trong nhiều năm trải qua một chặng đường dài, hành vi nuôi dạy con cái của cha mẹ phải có tình thương, kiên nhẫn, chịu đựng, hài hước, và mang nhiều hy vọng. Tôi chắc rằng có nhiều phụ huynh đã nhiều lần nói "Tôi không biết tại sao tôi đã dính vào việc đó!" Tôi biết một anh chàng cũng đã nói như thế. Anh ta quyết định tự làm thêm một căn phòng cho nhà anh. Làm phòng mới nửa chừng, anh ta cảm thấy công việc quá nhiều và tự hỏi tại sao anh đã làm việc đó!. Những ai trong chúng ta đã học đại học, hoặc sau đại học không khỏi cảm thấy như vậy. Nhất là những khi phải cố gắng viết xong bài tiểu luận của khóa học, hay làm cho xong bài thi. "Tại sao chúng ta lại phải dính liếu vào các việc như thế !"

Tôi tự hỏi thánh Phêrô và các bạn ông ta đã lên đường theo Chúa Giêsu, nghe và thấy việc Ngài làm, rồi họ tự hỏi "Không biết tại sao chúng mình lại dính liếu vào việc này?". Nhất là khi Chúa Giêsu bắt đầu nói về việc Ngài lên Giêrusalem để chịu chết Một điều nữa là khi Chúa Giêsu nói các ông phải từ bỏ chính mình, vác thập giá của họ và đi theo Ngài. Nhưng, những điều đó sẽ đến sau trong câu chuyện. Hôm nay, trong bài phúc âm, chúng ta không nói đến diều đó. Chúng ta đang ở trong thời kỳ Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ, khi Ngài bắt đầu gọi các môn đệ.

Việc đó bắt đầu đơn giản thật. Nhưng, hôm nay là câu chuyện của ông Phêrô và các bạn đồng hành sẽ tham dự và sẽ dược học hỏi vào nhiều điều liên quan tới việc Chúa Kitô nói vói các ông, và sau này trên đường đi. Câu chuyện bắt đầu khi Chúa Giêsu lên thuyền của ông Simon và bảo ông hảy chèo ra chỗ nước sâu hơn mà thả lưới bắt cá. Rồi Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng từ thuyền ông Simon, và đó cũng là bài hướng dẫn cách giảng dạy cho ông Simon. Chúa Giêsu ngồi trên thuyền ông Simon nên chúng ta nghĩ là ông ta nghe lời Chúa Giêsu dạy. Và đó cũng là lý do tại sao ông ta sẵn sàng nghe lời khuyên của một người thợ mộc về việc lưới cá. "chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá".

Làm môn đệ là dõi theo từng bước một.và không có bước tắc nào cả. Trước tiên là "chèo thuyền ra xa bờ một chút". Theo tay nghề của chính ông, chổ nước sâu ông đã thử rồi mà không có gì cả. Nhưng nghe lời Chúa ông Simon vẫn chèo ra "chỗ nước sâu hơn", khi ông đáp lại lời hướng dẫn của Chúa, ông đã được điều khác (các bạn có để ý thấy cách thánh Luca hành văn trước hết gọi tên Simon rồi sau khi lưới được nhiều cá thì gọi là ông Simon Phêrô không?. Theo cách hành văn này có vẻ như ông ta đã trở thành môn đệ không hoàn toàn nhưng theo từng chút một phải không?)

Bao nhiêu người, kể cả chúng ta đã quyết định "làm một chút gì, hay trả một cái gì đó" trong lúc muốn giúp đỡ người khác phải không? Sau một thời gian, họ sẽ thấy họ dấn thân sâu hơn hơn vào những việc tốt họ đã làm. Như, làm việc chăm chỉ hơn nên đôi khi cảm thấy kiệt sức, nhưng vẫn ham muốn làm việc đó. Như, có người định dạy giáo lý cho trẻ con tuổi dậy thì, rồi sau vài năm thì đưa chúng đi tĩnh tâm, hay dành thời gian nghỉ hè cùng với chúng nó để giúp sửa sang nhà cửa ở vùng quê ở Mễ Tây Cơ. Một sinh viên đại học cùng bạn bè đi đưa đồ ăn cho một gia đình nghèo cần được giúp đở trong lễ Giáng Sinh, cảm thấy thích việc đó rồi trở thành tổ chức một chương trình sinh viên trợ giúp người ngoài. Một vị thương nhân nhường bửa cơm ăn trưa ông ta vừa mới mua cho một người vô gia cư ở gân văn phòng ông ta, rồi ít lâu sau gia đình ông và bản thân ông mỗi ngày làm 50 cái bánh mì thịt cho một số người vô gia cư trên đường đi làm việc.

Cũng như ông Phêrô, chúng ta được mời gọi "chèo thuyền ra khỏi bờ một chút", và chúng ta nghe tiếp trong phụng vụ, trong lời cầu kinh nói về việc phục vụ kẻ khác, chúng ta lại nghe một lời mời gọi khác là hãy "chèo thuyền ra chỗ nước sâu". Khi chúng ta nghe lời gọi đó và đáp lại, chúng ta trở thành bạn bè của ông Simon là những người đã thay đổi từ lúc là người đánh cá trở thành người "Chài lưới người". Sau đó mức độ và chiều sâu của sự thay đổi ngày càng rõ rệt được diễn ra trên ông Simon, rồi Chúa Giêsu đổi tên ông Simon là Phêrô. Đến sau đoạn phúc âm hôm nay, thánh Luca nói với chúng ta là làm môn đệ Chúa Giêsu là phải từ bỏ hết mọi sự và lãnh nhận một bản tính mới. Chúng ta chuyển biến từng bước một, từ khi nghe gọi đến lúc đáp lại lời mời gọi của Chúa.

Đây là lần đầu tiên trong phúc âm thánh Luca nói đến "Lời Thiên Chúa". Thánh Luca nói "đám đông chen lấn nhau đến sát bên Người để nghe “Lời Thiên Chúa”. (Có người thuyết giảng nào lại không thích nghe lời đó nói về mình phải không?) Và đây cũng là lần thứ nhất Chúa Giêsu được gọi là "Thầy". Ông Phêrô dùng từ này. Suốt phúc âm chỉ có các môn đệ gọi Chúa Giêsu là "Thầy". Trong bài phúc âm hôm nay họ không những chỉ nghe lời Chúa Giê su, Thầy của họ, mà họ còn quyết định đáp lại bằng cách theo lời dạy dổ của Chúa Giêsu. Vì việc đó, sự cố gắng của họ đã được thưởng: Quyền lực của Thiên Chúa giúp vào việc của họ, qua việc họ nghe và đáp lại lời Thiên Chúa.

Ai trong chúng ta đã nghe theo lời mời gọi của Chúa Giêsu "chèo thuyền ra chỗ nước sâu", đều biết rõ là công việc đòi hỏi những gì và khi làm việc phải trung thành, kiên nhẫn ra sao, nhất là khi thành quả của việc làm đó không được biết trước. Chúng ta không thường xuyên nhìn thấy lưới đầy cả cá.

Còn điều này nữa là ông Simon và các bạn cảm thấy họ chưa xứng đáng khi đáp lại lời mời gọi của Chúa. Chúng ta cũng như ngôn sứ Isaia, có thể nói là chúng ta là những người có "môi miệng ô uế". Trong bài phúc âm hôm nay, thánh Luca nhấn mạnh Lời Thiên Chúa là nguồn gốc ban năng lực cho việc làm của các môn đệ. Chúng ta cùng đi trên đường với Chúa Giêsu, cố gắng sống lời Ngài dạy và đáp lại lời Ngài gọi, nhất là trong việc phục vụ. Ngài đã đưa chúng ta đến chỗ nước sâu và chúng ta tự hỏi "tôi làm sao gia nhập vào việc này?"

Hai Chúa Nhật vừa qua nhấn mạnh về ơn gọi của Thiên Chúa, và điều chúng ta đáp lại ơn gọi. Chúa Nhật trước chúng ta nghe về ơn gọi của ngôn sứ Giêrêmia, và điều Chúa Giêsu loan báo trong đền thờ về ơn gọi của Ngài. Hôm nay ông Isaia đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa, cảm tháy mình không xứng đáng, đã được tha lỗi và xá tội, và ông ta sẵn sàng đáp lại ơn gọi của Thiên Chúa. Thánh Phêrô đáp lại cũng như thế khi ông ta cảm thấy ông ta không xứng đáng trước mặt Chúa Giêsu và xin Ngài tránh xa ông ta. Nhưng, với ông Isaia, Thiên Chúa kêu gọi, và mặc dù ông ta cảm thấy ông ta không xứng đáng, ông ta vẫn được mời gọi để theo Thiên Chúa. Sự việc không phải là chúng ta cảm thấy xứng đáng hay không để phục vụ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã chọn chúng ta, và chính Ngài đã có cách làm chúng ta nên xứng đáng và tha lỗi cho chúng ta khi chúng ta cảm thấy lần này rồi lần nữa chúng ta là những người "môi miệng ô uế". Chúa Giêsu không chỉ bảo ông Simon Phêrô bày tỏ đức tin ông ta rồi về nhà cầu nguyện. Đức tin vào Chúa Giêsu không đòi hỏi điều đó, và hơn nữa, các môn đệ theo Ngài sẽ phải ra đi khắp thế gian cứu vớt người cho Ngài. Qua lời nói và việc làm của chúng ta, chúng ta phải chia sẻ với người khác những gì chúng ta đã lãnh nhận.

Ông Simon Phêrô lãnh nhận ơn gọi trong lúc ông ta đang làm việc. Ông ta đáp "xin vâng" và thay đổi đời sống ông ta. Hằng ngày, trong đời sống thường lệ, nơi làm việc, nơi trường học, trong gia đình, ở sân chơi, có nhiều dịp để chúng ta đáp lại lời gọi của Chúa Giêsu để theo Ngài. Ơn gọi là Kitô Hữu có rất nhiều cơ hội dẫn dắt chúng ta để nói lời gì và làm việc gì. Trong những quyết định lớn lao hay nhỏ mọn, chúng ta được kêu gọi sống điều chúng ta tuyên xưng chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Chúng ta chú trọng đến điều gì Thiên Chúa có thể bảo chúng ta trong lúc này trong đời sống chúng ta. Điều này chứng tỏ chúng ta trung thành với việc dấn thân chúng ta đã làm là đáp với nhu cầu chúng ta trông thấy, hay dùng một cơ hội chứng tỏ đức tin của chúng ta. Lẻ cố nhiên những đáp ứng như thế có thể nhỏ nhoi và không đáng giá. Thêm vào đó, ai biết được lời "xin vâng" tiếp theo với Chúa Kitô sẽ đưa chúng ta đến đâu? Chúng ta có thể đi đến những chỗ mà chúng ta không biết trước được. Hay nói những lời với người nào khác mà chúng ta nghĩ chúng ta sẽ làm, tất cả là bởi Chúa Kitô. Chúng ta có thể đến một nơi mà chúng ta tự hỏi hay ngạc nhiên và kinh ngạc rồi tự nói "tôi không biết tôi đã gia nhập vào đó... nhưng thật là điều tốt! ". Mặc dù ở nơi nào hay trong lúc nào, chúng ta cảm thấy chúng ta phục vụ Đấng mà Phêrô gọi là “Thầy". thì đức tin chúng ta cam đoan với chúng ta là môn đệ rằng, là Đấng đó sẽ có ở đó và sự hiện diện của Ngài sẽ trấn an cho với chúng ta là "đừng sợ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY -C-
Isaiah 6: 1-2a, 3-8; Psalm 138; I Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11

"I didn’t know what I was getting myself into!" I have heard people, including myself, exclaim that many times. They may be referring to the decision they made with their spouse to have children. There are wonderful moments parents have with their children, but over the years, the long haul, parenting requires love, patience, perseverance, humor and a large dose of hope. I am sure every parent has said, probably more than once, "I didn’t know what I was getting myself into!" I know a man who also said the same thing. He decided to add a room to his house and did the work himself. Halfway through he felt he was in over his head and wondered what he had gotten himself into. Those of us who have gone on to college, or graduate school, inevitably feel that way, usually when we are racing to finish a term paper, or cramming for an exam. What did we get ourselves into?

I wonder if Peter and his companions, at some time further down the road, and after watching and listening to Jesus, wondered, "What have we gotten ourselves into?" – especially when Jesus began speaking about going to Jerusalem to die – most especially when he said they must be willing to deny self, pick up their cross and follow him. But all that comes much later in the story. That’s not where we are in the gospel narrative today. We are still at the beginning of Jesus’ ministry when he has begun calling his disciples.

It begins simply enough; but there are already suggestions in today’s gospel that Peter and his companions are going to get very involved and much will be asked of them in their relationships with Christ – further on down the road. It all starts when Jesus gets into Simon’s boat and asks him to, "put out a short distance from the shore." Then Jesus teaches the crowds from Simon’s boat. But a teaching has begun for Simon. Since Jesus is in his boat, we can presume he heard Jesus’ words. And that might be why he was willing to follow a carpenter’s advice about fishing, "Put out into deep water and lower your nets for a catch."

It’s one step at a time; not a sudden lunge into full-blown discipleship. First it’s a "short distance" from the shore. Then Simon will go into "deep water." Out there his own resources and skill will be inadequate. He has come up empty in his attempts to catch fish. But listening to the word from Jesus and responding to it will make all the difference in deep waters. (Did you notice how Luke first calls him Simon and then, when he sees the enormous catch of fish, his name shifts to Simon Peter? It’s as if he is already changing into the disciple – not completely, but little by little?)

How many people have we known, ourselves included, who have decided to "do a little something," or "give something back" by helping others? After a while, they find themselves deeply immersed in their good works – working hard, sometimes feeling drained, but loving it nevertheless. Someone decided to teach a religion class to teenagers; a few years later they are taking them on retreats, or spending vacation time with them to help repair homes in rural Mexico. A college student joins friends to deliver a box of food to a needy family at Christmas, is moved enough by the experience to become part of the campus ministry’s outreach program. A business man gives his just-purchased lunch to a homeless person near his office and then, before long, he and his family are making 50 sandwiches a night to be dropped off at a shelter on his way to work.

Like Peter, we have heard an invitation to "put out a short distance" and, if we keep listening – at our liturgies, in prayer, during the very act of serving others— we hear a further call to, "put out into deep water." When we hear that voice and respond, we become Simon’s companions, whose very identity was changed from being fishers of fish to "fishers of people." Later, to show the extent and depth of the change that was taking place in Simon, Jesus will give him a new name – Peter. As Luke tells us at the end of today’s episode, following Jesus requires leaving everything and receiving a new identity. We become, step by step, hearers and then responders to God’s Word.

For the first time in this gospel, Luke uses the expression, "the word of God." People, he says, are pressing forward to hear "the word of God." (What preacher wouldn’t like that said of him, or her!?) Also, for the first time, Jesus is addressed as "Master." Peter introduces the term of address here; throughout the gospel only the disciples will call him "Master." In today’s account they not only hear the word from Jesus, their Master, they also decide to respond to it by following Jesus’ command. Because of that, their efforts are rewarded. How does divine power for their task occur? – by their hearing and responding to the Word of God.

Any of us who have followed Jesus’ invitation to "put out to deep water," know how demanding the work can be and how much is needed to be faithful and persevering, especially when the results of out toil are not immediately evident. We don’t often get to see the nets full and overflowing.

What’s more, all disciples, like Simon, feel at one time or another, a sense of unworthiness. We, like Isaiah, can say we are a people of "unclean lips." In today’s gospel Luke is underlining the Word of God as the origin and sustaining power for our role as disciples. We are on the road with Jesus, trying to live by his word and respond to his call – especially when serving him has taken us into deep waters and we ask, "How did I get myself into this?"

These past two Sundays have emphasized God’s call and our response. Last week we heard about Jeremiah’s call and Jesus’ announcement in the synagogue of his own vocation. Today Isaiah finds himself in God’s presence, feels unworthy, is cleansed, purified and then he is ready to respond to God’s call. Peter responds similarly when he senses the special presence and power before him. He too feels unworthy. But, as with Isaiah, the holy One does the calling and, despite feelings of unworthiness, the human is invited to respond and follow. The issue isn’t whether we think we are worthy or not to serve God. The issue is that God chooses us and finds ways to grace us with worthiness – and forgiveness, when we realize again and again, we are people of "unclean lips." Jesus isn’t just asking Simon Peter to make an act of faith in him and then go home and pray. Faith in Jesus does require that – and more. His followers must also go out into the world and catch people for him. By our words and deeds, we must share with others the faith we have received.

Simon Peter received his call while he was doing his work. He said, "Yes," and responded by changing his life. Everyday, in the midst of our routine, at work, home, school or play, there are opportunities to respond to Jesus’ call to follow him. In innumerable ways our Christian vocation must guide what we say and how we act. In big decisions and small, we are asked to live what we profess as Jesus’ followers; to be attentive to what God may be asking of us at this moment of our lives. This may entail being faithful to the commitments we already have; responding to a need we see, or taking the opportunity to witness to what we believe. Of course such responses may seem small and insignificant. They may be small, but they are never insignificant! In addition, who knows where the next "Yes" we say to Christ may lead us? We might go places we never expected; say things to people we never thought we would – all because of Christ. We even might get to a place where we ask ourselves, in wonder and amazement, "I didn’t know what I was getting myself into!...but it is very good!" Wherever and however we find ourselves serving the One Peter and we call, "Lord," our faith assures us disciples he will be there with his presence and reassurance, "Do not be afraid...."
 
Yếu đuối vấp ngã để khiêm tốn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:54 06/02/2019
Chúa Nhật V Thường Niên C

Đọc lại trình thuật ơn gọi các Ngôn sứ lớn trong Cựu ước, ta sẽ thấy các ngài luôn ý thức sự thấp hèn bất xứng của mình.

- Môisen:người chăn cừu cho nhạc phụ Yethrô. Có một lần ông lùa đàn cừu tận núi Khoreb, bỗng nhiên ông nhìn thấy một quang cảnh hùng vĩ : Bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi. Bị cuốn hút trong khung cảnh hùng vĩ ấy, ông chạy đến để nhìn xem. Khi ông tới gần, một tiếng nói uy nghiêm từ bụi gai tuyên phán : Chớ lại gần, cởi dép ra vì đất ngươi đang đứng là Đất Thánh. Rồi Chúa gọi Môisen nhưng ông ngại ngùng thoái thác:“Lạy Chúa, tôi là ai mà dám đối đầu với Pharaon …Từ xưa tới giờ, tôi đâu có lợi khẩu, tôi chỉ là một đứa nói cà lăm…vì thế, lạy Chúa, Chúa muốn chọn ai thì chọn, sai ai thì sai, nhưng xin tha cho tôi” ( Xh 3,11;4,13). Chúa thuyết phục Môisen “cứ yên tâm! Ta sẽ ở với ngươi, cho ngươi làm phép lạ, tài ăn nói và cho cả Aaron nói thay ngươi”. Môisen đã nhận lời nhưng vẫn run sợ sứ vụ cao cả Chúa trao.

- Isaia đã kể lại ơn gọi của mình : Trong một thị kiến đã nhìn thấy Đức Chúa trong một khung cảnh huy hoàng của Đền thờ. Các Thiên Thần tung hô “ Thánh ! Thánh ! Thánh ! Đức Chúa đạo binh là Đấng Thánh ! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa ! ”.Tôi thốt lên với tất cả nổi kinh sợ : “ Khốn cho tôi, tôi chết mất ! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh !”. Một trong các thần Xêraphim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than vào ấy chạm vào miệng tôi và nói : “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội”. Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán ; “Ta sẽ sai ai đây ? Ai sẽ đi cho chúng ta ?” Tôi thưa : “dạ con đây, xin sai con đi” (Is 6,1-8).

- Giêrêmia cũng kể về việc Chúa gọi ông : Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng : “ Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho dân”. Nhưng tôi thưa : “Ôi ! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !”. Đức Chúa phán với tôi : “Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán : “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” ( Gr 1,4-10).
Các Ngôn sứ luôn có tâm trạng kinh hãi đến run sợ trước sứ vụ Thiên Chúa trao. Tại sao phải kinh khiếp và run sợ như vậy? Nổi run sợ phát xuất từ cảm nhận cùng một lúc sự thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa và thân phận tội lỗi của mình. Cảm nhận khoảng cách tuyệt đối giữa Thiên Chúa Chí Thánh và con người yếu đuối; giữa sứ vụ trọng đại và thân phận hèn mọn bé bỏng của mình.Ý thức khoảng cách ấy làm cho con người ta run sợ.

Trang Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại, ngư phủ Simon run sợ, cảm nhận sự thấp hèn trước Thiên Chúa chí thánh. Thấy mẻ cá lạ lùng, Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” ( Lc 5,8). Chúa không tránh xa mà lại gần và chọn Phêrô: Đừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá. Thế rồi: Họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.

Từ ngày theo Chúa, cuộc đời của Phêrô có nhiều sôi nổi, có nhiều lỗi lầm, nhiều va vấp và nhiều yếu đuối. Cho đến khi xác tín ba lần: “Thưa Thầy, Thầy biết là con yêu mến Thầy”, thánh Phêrô đã viết nên một thiên anh hùng ca cho Giáo hội sơ khai, rao giảng, làm chứng và chết cho Chúa Giêsu.

Đức cha Giuse Võ Đức Minh suy niệm về ba nét đẹp của cuộc đời Thánh Phêrô, đó là người môn đệ đi theo Chúa, người môn đệ yếu đuối và vấp ngã, người môn đệ yêu mến Chúa (x.bài giảng tĩnh tâm linh mục GP Phan thiết năm 2010).


1. Từ bỏ để đi theo Chúa.

Không thể đi theo Chúa nếu không có sự từ bỏ. Khoa khảo cổ bên thánh địa đã khai quật lên cơ ngơi của thánh Phêrô. Ngôi nhà lớn kế bên biển hồ Tibêria.Theo những chuyên viên về khảo cổ thì thánh Phêrô là người rất giàu có, có những đội thuyền, có gia sản, sự nghiệp và có người vợ yêu quý.

Theo Chúa nên Phêrô đã từ bỏ tất cả: gia sản, của cải, danh vọng, ngay cả tình yêu chính đáng của mình. Sự từ bỏ này đưa Phêrô tới một hồng phúc rất lớn lao đó là yêu mến Chúa Giêsu. Từ bỏ để yêu mến và đi theo Chúa.

Tất cả những ai tin Đức Giêsu là Đấng Kitô mới có thể trung thành đi theo Người.Chúa Giêsu bộc lộ sứ mạng của Đấng Kitô là phải lên Giêrusalem, chịu nạn, chịu chết, ngày thứ ba sống lại. Phêrô yêu mến Chúa, gắn bó với Chúa nên thủ thỉ với Thầy và tìm mọi cách can ngăn. Chúa Giêsu quay lại trước mặt anh em và mắng Phêrô: Xéo đi Satan! Chúa nói công khai. Trong đời có vị tông đồ nào bị mắng như thế chứ kể cả Giuđa bị mang tiếng là Satan. Phêrô hiểu được rằng đã là môn đệ đi theo Chúa thì không được đi trước mặt Chúa. Đây là cốt lõi của vấn đề cuộc hành trình người môn đệ. Phêrô cản Chúa nghĩa là muốn đi trước Chúa. Phêrô không thể mở đường vào ơn cứu độ. Phêrô phải đi sau lưng để Chúa đi trước. Người môn đệ đi sau Thầy của mình, người môn đệ đặt vết chân của mình vào dấu chân của Thầy, người môn đệ không lớn hơn Thầy của mình. Bài học này Phêrô thật thấm thía. Từ bỏ để yêu mến, yêu mến để đi theo. Phêrô rao truyền bài học ấy cho mọi người.

2. Yếu đuối vấp ngã để khiêm tốn

Theo Chúa nhưng Phêrô là môn đệ yếu đuối và vấp ngã. Thường tình khi nói về một vị thánh, người ta thường nói những điểm tốt nhất, tích cực nhất, anh hùng nhất để ca ngợi. Còn về Phêrô, nếu đọc kỹ Thánh kinh sẽ thấy thật lạ lùng. Phêrô có nhiều giới hạn, nhiều khuyết điểm và thậm chí rất nhiều vấp ngã.

Chúa đã chọn Phêrô ở giữa những con người tầm thường. Chúa không thay đổi sự tầm thường của Phêrô, nhưng xuyên qua sự tầm thường của Phêrô, Chúa trao ban kho tàng vô giá. Thấm thía điều đó nên sau này một người bạn của Phêrô là Phaolô đã nói: “Tôi chỉ là chiếc bình sành dễ vỡ trong khi tôi được chứa đựng kho tàng vô giá là Đức Giêsu Kitô”.

Qua những yếu đuối và vấp ngã của Phêrô, Chúa đã uốn nắn con người từng bước một. Xuyên qua những va vấp lỗi phạm của Phêrô, Chúa nâng đỡ và tha thứ cho ông. Một con người cần người khác nâng đỡ thì họ không bao giờ quá tự tin. Một con người cần lãnh nhận ơn tha thứ thì sẽ dễ dàng nói lời tha thứ với những người xung quanh, dễ cảm thông với người thất bại. Không yếu đuối, không cảm thông. Không phạm tội, không thể nào hiểu được niềm hạnh phúc của con người được tha thứ. Nói như thế không có nghĩa là nên phạm tội. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm đó. Thánh Phaolô nói rằng: “Điều phải làm tôi lại không làm, điều phải tránh tôi lại làm”.

Suy niệm về kinh nghiệm yếu đuối và vấp ngã của Phêrô để chúng ta không trở nên những quan tòa. Khi tin rằng mình vững vàng mà quên ơn Chúa thì có thể sẽ vấp ngã. Đêm tiệc ly, Chúa Giêsu nói “Đêm nay chúng con sẽ bỏ Thầy mà đi hết”. Mọi môn đệ khác im lặng lắng nghe run sợ, còn Phêrô gần như vỗ ngực để thưa với Chúa rằng: “Thà chết không bỏ Thầy, con sẵn sàng liều chết với Thầy”. Chúa nói: “Đêm nay trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần”. Phêrô tự phụ: “Người khác chối chứ làm sao con chối Thầy được”. Vậy mà sau đó Phêrô chối Thầy đến ba lần.Nếu không tựa vào ơn của Chúa, chúng ta sẽ vấp ngã. Nếu không có ơn Chúa, sức người không thể nào làm được. Thánh Phêrô để lại cho chúng ta bài học rất quý giá. Người môn đệ với nhiều lỗi lầm đi theo Chúa. Điều lạ lùng là Phêrô không bao giờ giận Chúa, không lúc nào bỏ Chúa mà vẫn luôn xác tín “bỏ Thầy con biết theo ai?”. Điều hết sức huyền nhiệm là Chúa lại chọn người yếu đuối vấp ngã ấy làm Tảng Đá để xây dựng Giáo hội và trao chìa khoá Nước Trời.

3. Yêu mến Chúa hết tâm hồn.

Thánh Phêrô là con người yếu đuối hay lầm lỗi nhưng rất chân thành và tràn đầy lòng yêu mến Thầy.Trong cuộc khổ nạn của Chúa, Thánh Phêrô đã bộc lộ sự yếu đuối và lòng mến của mình cách rõ ràng nhất. Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy đến ba lần. Phêrô chối Thầy vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy. Trước cái chết của Thầy, Phêrô rùng mình sợ hãi, tìm đường chạy trốn. Lúc bình tĩnh lại, đối diện với sự yếu đuối và vấp ngã của mình, Phêrô đã khóc lóc hối hận, nước mắt ăn năn nhạt nhoà khuôn mặt hốc hác hằn những nếp nhăn. Gà gáy lần thứ ba, Phêrô nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa trẻ, khóc thoả thích, khóc cho vơi hết bao sầu muộn chất chứa trong lòng.

Cuộc đời Thánh Phêrô là sự giằng co giữa yếu đuối và dũng cảm, giữa trọn vẹn và dang dở. Trái tim ngài có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Sứ vụ Tông đồ có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Chính trong sự vấp ngã vì yếu đuối, cuộc đời của Thánh Phêrô vẫn luôn có một tấm lòng yêu mến, gắn bó với Chúa.

“Tôi đi đánh cá đây, anh em hãy đi với tôi”. Lao nhọc vất vả suốt đêm mà không được gì cả. Đang lúc chán nản thì có tiếng bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Phêrô buông lưới và cá quá nhiều, họ kéo cá lên, thuyền gần như chìm. Khi đó, có tiếng nói của Gioan: Chúa đó. Lời ấy như nhắc bảo Phêrô, tự sức mình không đưa tới kết quả đâu. Phải có Chúa, bao lâu hình ảnh của Chúa rọi soi nơi lời nói, việc làm, đời sống của Phêrô thì bấy giờ mới có thành quả. Còn nếu Phêrô chỉ dựa trên tài sức của mình, dù lao nhọc suốt đêm không bắt được một con cá nào.

Chúa đã thu phục nhân tâm bằng yêu thương. Chúa gọi Phêrô ra một bên và hỏi: Con có mến Thầy không? Lần thứ nhất Phêrô trả lời: Lạy Chúa, có. Lần thứ hai ông nói: Lạy Chúa, có. Lần thứ ba Chúa hỏi thì Phêrô buồn vì Chúa hỏi cùng một câu hỏi đến ba lần. Nhưng Phêrô xác tín : Lạy Thầy, Thầy thông hay mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy. Và Chúa nói : Hãy chăm sóc đoàn chiên. Giống như Đức Maria thưa : Này tôi là tôi tớ Chúa ; Phêrô nói: Con chỉ là vật mọn phàm hèn trước mặt Chúa mà thôi. Chính khi đó, Chúa Giêsu mới trao cả Hội Thánh cho Phêrô. Con biết con là ai thì con có thể chăm sóc Hội Thánh; bởi vì con đang làm công việc Thiên Chúa ủy thác và tin tưởng con. Con đang làm việc của Chúa !

Nhìn cuộc đời Thánh Phêrô ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim ông lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo ông là Satan, ông cũng không giận Chúa. Ngay khi vì sợ hãi mà chối Chúa thì ông vẫn yêu mến Chúa. Không phải vì Phêrô yếu đuối hay tội lỗi mà Chúa bỏ ông. Tình yêu chân thành trong tâm hồn ông làm Chúa giữ ông lại và đặt làm lãnh đạo đoàn chiên của Chúa.Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Hội Thánh có một dung mạo là người môn đệ đi theo Chúa, người môn đệ yếu đuối và vấp ngã, nhưng đã đứng dậy, không chán nản, không để mất phương hướng, không đầu hàng, không bỏ cuộc; người môn đệ sống bởi ơn Chúa, chan hòa ân sủng, bình an, niềm vui của Chúa. Hội Thánh được xây dựng trên Tảng Đá là tông đồ Phêrô, hay đúng hơn là trên đức Tin vào Chúa Giêsu là "Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16; 1Cr 3,10). Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để trở thành viên đá sống động xây nên tòa nhà Hội Thánh (x.1Cr 3,16-17), hay nên Đền Thờ của Thiên Chúa, có nền móng là các Tông Đồ và Ngôn Sứ, và Đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa tin tưởng và trao trách nhiệm cho người từ bỏ đi theo Chúa, hiểu biết Chúa, yêu mến Chúa và đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Chúng con sẽ được Chúa tin tưởng và trao sứ mệnh xây dựng Hội Thánh, nếu chúng con có lòng tin, lòng cậy và lòng mến Chúa cho dù chúng con yếu đuối hay vấp ngã. Xin Chúa cho chúng con có một đức tin vững chắc, một lòng cậy trông tín thác và một lòng mến chân thành như Thánh Phêrô để chúng con có thể trở thành một viên đá sống động,góp phần xây nên tòa nhà Hội Thánh. Khi yêu mến Chúa, chúng con sẽ làm mọi sự đẹp lòng Chúa. Xin cho chúng con luôn xác tín lòng mến là thước đo cho mọi giá trị đạo đời. Amen.




 
Tay trắng
Lm Vũđình Tường
21:47 06/02/2019
Tay trắng hay trắng tay đều nói về bàn tay trống rỗng, không có gì trong tay. Nghề nông thường có kinh nghiệm trắng tay. Sau những ngày làm việc vất vả hy vọng có mùa thu hoạch tốt. Niềm hy vọng đó lệ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên. Nắng hạn hay mưa to, gió lớn đều là những nguyên nhân gây thiệt hại cho mùa thu hoạch. Cơn gió chướng hay mưa đá phá tan giấc mộng vàng trong nháy mắt. Thiên nhiên hầu như ảnh hưởng đến mọi công việc. Gió lớn máy bay không dám cất cánh; sương mù hạn chế tầm nhìn xe cộ trên đường. Biển động tất cả thuyền bè nằm bến. Các ngư phủ trong bài đọc hôm nay vào bờ trắng tay sau một đêm vất vả chài lưới. Mệt mỏi, chán nản, lo lắng, Đức Kitô bảo các ông thả lưới nơi nước sâu; suốt đêm các ông vất vả không bắt được gì, giờ lại tiếp tục. Vâng lời Đức Kitô các ông thả lưới và lưới đầy cá, toàn cá lớn. Các ông không biết nguyên nhân nào làm cá biến mất và cũng không biết lí do nào khiến cá xuất hiện. Điều các ông nhận biết là dưới nước sâu, ta không nhận biết nhưng luôn có thay đổi. Từ không có cá sang có cá. Dưới nước sâu luôn chứa bí ẩn.

Ai trong đời cũng có hai lần kinh nghiệm trắng tay. Sanh vào đời với hai bàn tay trắng và khi ra khỏi cuộc đời cũng ra đi với hai bàn tay trắng. Quả là công bằng vào đời không mang vào gì nên ra đi cũng không mang theo gì. Lần đầu vào đời dược cha mẹ chăm sóc, lo lắng, yêu thương đùm bọc; khi ra khỏi cuộc đời người thân thương không ai giúp được, dù có muốn cũng ngoài khả năng của con người. Một số tin: chết là hết. Câu nói không có gì nơi bên kia thế giới vừa là câu phủ định và cũng là câu xác định. Phủ định bởi chối bỏ bên kia thế giới không có gì. Xác định bởi chết là về bên kia thế giới. Đây chính là điều Đức Kitô xuống trần gian loan báo. Kitô hữu tin là có bên kia thế giới và bên kia thế giới tốt hơn bên này thế giới. Đức Kitô xuống trần gian thông báo cho mọi người tin mừng về bên kia thế giới. Ngài gọi đó là Tin Mừng cứu độ. Ngài là loan báo Tin Mừng cứu độ và chính Ngài là Đấng ban Tin Mừng cứu độ. Để tỏ cho mọi người biết Ngài là chủ nhân Tin Mừng cứu độ, Ngài ban sự sống lại cho con gái của Jairus, trưởng đền thờ Mc 5,42; Ngài ban sự sống lại cho bạn Ngài là Lazaro, sống lại sau ba ngày chôn trong mồ Gn 11. Chính Ngài cũng sống lại sau khi vác thập giá, chịu đóng đinh, chôn trong mộ và ba ngày sau Ngài sống lại từ cõi chết. Đức Kitô là chủ nhân của thế giới bên kia. Bởi Ngài sống lại từ cõi chết, sự chết đã thất bại hoàn toàn. Ngài sống vĩnh cửu, không bao giờ chết nữa và những ai tin theo, bước theo con đuờng Ngài hướng dẫn cũng dược chia sẻ sự sống trường sinh. Ngài trao cho các môn đệ rao giảng Tin Mừng Sống lại khi kêu gọi các ông trở thành ngư phủ chài lưới người ta. Các ông trở thành môn đệ đầu tiên, từ bỏ mẻ cá lớn, thuyền và lưới chài đi theo Đức Kitô thành kẻ chài lưới người. Kitô hữu sống để phổ biến Tin Mừng Phục Sinh của Đức Kitô.

Thả lưới nơi vùng nước sâu thường có nhiều rủi ro bởi không biết nơi sâu thẳm đó rủi ro gì đang chờ đợi. Điều rõ ràng thám hiểm vùng nước sâu dành cho người trưởng thành, dám mạo hiểm. Họ không mạo hiểm một mình nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành với họ. Môn đệ có kinh nghiệm mẻ cá lớn nơi nước sâu bởi các ông lắng nghe và thực thi điều Đức Kitô phán bảo. Các ông bỏ mọi sự, mẻ cá, cả thuyền lẫn chài bước theo Đức Kitô. Chúng ta cần tin vào tài năng mình, trí không minh, và sức khoẻ trời ban nhưng cần tin vào Đức Kitô nhiều hơn. Cộng tác với Đức Kitô các tông đồ biết rõ Đức Kitô ban cho sức mạnh khi các ông mệt mỏi, thất vọng Ngài ban hy vọng, tay trắng Ngài ban thuyền cá đầy, đi trong tối tăm Ngài ban ánh sáng. Buồn sầu Ngài là suối nguồn yêu thương. Khi không biết phải làm gì đến cùng Đức Kitô Ngài ban ơn soi sáng. Tin vào Đức Kitô, Ngài sẽ đón tiếp khi chúng ta sang bên kia thế giới, bởi Ngài là chủ của thế giới bên kia. Chúng ta không đi đơn độc nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành và Ngài sẽ ban cho chúng ta tình yêu vô tận và lòng vị tha vô bờ.

TiengChuong.org

Empty handed

Empty handed is the experience that any agricultural professional knows devastating when nature strikes. Farmers know that nature dictates the final outcome of their crops. Gusty wind or hail can destroy the crop within a blink of an eye. Nature actually has a final say in all professions. For instance, in aviation when the sky is too windy or too cloudy, it is unsafe to fly. For surface travellers it is unwise to make a trip on a rough sea. The fishermen in today's reading laboured very hard all night. They were exhausted and had caught nothing. They went ashore empty handed. Jesus told them to cast their nets in deep water and they had a huge catch. It made them understand that underneath deep water things are not always the same. Change happens without their knowledge. The sea had no fish before and they could not understand how, it now had so many fish and they were ignorant of it. The deep water remains a mystery.

We all have experienced what empty handed means because it is very close to us. It is part of life. Twice in our life we have empty handed experiences. At the beginning of our life we enter into the world with empty hands and the very last moments of our life we depart the world also empty handed. The first empty handed period we survive well, because we receive unconditional love and unlimited support and utmost care from our loving parents. The second empty handed experience occurs when we depart from this world. We are alone because it is beyond the reach of human efforts. Some take a pessimistic view and believe that death is the end; there is nothing beyond life. Jesus came to this world to change just that. He offers hope and eternal life. For Jesus life is changing, not ended. Believing in Him there is everlasting life. He gave life back to Jairus' daughter (Mk 5,42); to his friend Lazarus ( Jn 11) and he himself rose from death to life. He offers eternal life for those who follow his way. The fishermen were eye witnesses and he made them to be fishers of men. We too are called to be active in that mission.

Stepping into deep water is a risky business because it is stepping into an unknown territory, but it is a step worth taking, because without taking risk there is no gain. Throwing nets into deep water the disciples were not alone but they did it with Jesus on their side. They listened to him and they were surprised to haul in many fish. They went ashore and left everything behind to follow Jesus. We need to trust our own wisdom and knowledge, but we need to trust God more, because God is our strength when we get tired; God is our Light when we grope in darkness; God is the source of joy when we are saddened. When we don't know where to cast our nets; consult Him! Those who have faith in Jesus when they finish their pilgrimage on earth; are not alone, but God is on their side and they will receive the unconditional love and bountiful mercy from the Lord, Jesus.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biểu tình tại Virginia – Dân biểu gốc Việt Kathy Trần gây ra những cái nhìn ác cảm với người Việt Nam
Anthony Nguyễn
20:41 06/02/2019
Sự tức giận và ghê tởm về những lời bình luận của chính trị gia gốc Việt Kathy Trần, là người tung ra dự luật cho phép phá thai ngay cả khi một phụ nữ đang chuyển dạ sinh con đã truyền cảm hứng cho hàng trăm người tham dự Infanticide Rally – nghĩa là cuộc biểu tình chống tận diệt hài nhi - dù thông báo về cuộc biểu tình tại trường trung học South County ở Lorton hôm 2/2 chỉ được công bố trước đó có 2 ngày.

Những người tham gia cuộc biểu tình nói rằng những tuyên bố nhẫn tâm của bà Kathy Trần về phá thai ngay cả lúc người mẹ đang lâm bồn đã khiến họ bị sốc và buộc họ phải phản đối mặc dù dự luật gây ra tranh cãi này đã thất bại và bà Kathy Trần là người đưa ra dự luật này đã phải tuyên bố hủy bỏ một cuộc họp báo tại tòa thị chính Lorton vào tối hôm trước.

Erin Caines, giáo dân tại giáo xứ Chúa Thánh Thần ở Annandale, nói: “Chúng tôi sững sờ, kinh hoàng, và sợ hãi về tất cả những lãnh vực khi bạn có thể nghĩ rằng Virginia sẽ đi theo con đường tương tự như New York.” Cô Erin đã tham dự cuộc biểu tình với chồng và năm đứa con, tuổi từ 1 đến 13.

“Chúng tôi muốn bảo đảm rằng mọi người phải biết rằng người Virginia chống lại dự luật đó. Người dân Virginia là những người phò sinh và chúng tôi không muốn thấy những luật phá thai cực đoan như thế được thông qua tại tiểu bang chúng tôi,” cô nói với phóng viên tờ Arlington Catholic Herald, là tờ báo của Giáo phận Arlington.

Đầu tuần trước, đảng Cộng hòa ở bang Virginia đã công bố một video trong đó bà Kathy Trần, thuộc đảng Dân Chủ, trả lời các câu hỏi chất vấn của dân biểu Todd Gilbert, thuộc đảng Cộng Hoà, chủ tịch khối đa số tại Hạ Viện Virginia.

Ông Todd Gilbert đặt câu hỏi với bà Kathy Trần: “Đâu là hạn chót trong tam cá nguyệt thứ ba, một bác sĩ có thể thực hiện phá thai nếu ông ta đã xác định rằng phẫu thuật này sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người phụ nữ?”

“Cho đến hết tam cá nguyệt thứ ba”, bà Kathy Trần trả lời “chắc như đinh đóng cột” trong phiên điều trần ngày 28 tháng Giêng tại Quốc Hội Lưỡng Viện ở Richmond.

Sau đó, ông Todd Gilbert hỏi tiếp, “Khi rõ ràng là một người phụ nữ sắp chuyển dạ sinh con, lúc đó cô ấy có thể yêu cầu phá thai được không?”

Bà Kathy Trần thản nhiên trả lời: “Dự luật của tôi sẽ cho phép điều đó”.

Thống đốc bang Virginia là Ralph Northam, một nhân vật phò phá thai, tiếp tục châm dầu vào lửa trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 30 tháng Giêng khi được hỏi về video này. Ông nói: “Như thế, nếu một người mẹ chuyển dạ, đứa trẻ sẽ được sinh ra, đứa trẻ sẽ được giữ thoải mái, đứa trẻ sẽ được hồi sinh nếu người mẹ và gia đình mong muốn, theo sau một cuộc thảo luận sẽ xảy ra giữa các bác sĩ và người mẹ.” Nói cách khác, dự luật của bà Kathy Trần cực đoan đến mức cho phép người mẹ yêu cầu các bác sĩ giết chết đứa con ngay cả khi đứa bé đã được chào đời.

Angela McGuire, giáo dân của Nhà thờ St. Patrick ở Fredericksburg, cho biết cô rất đau lòng sau khi biết về dự luật của bà Trần. Năm năm rưỡi trước, con trai cô McGuire là Jude Lucas đã chết khi thai được 18 tuần. Dự luật của Kathy Trần “khiến vết thương rộng mở đối với tôi,” McGuire nói. “Nó giống như chuyện mới xảy ra là ngày hôm qua.”

Jennifer Brandi từ Hyattsville, Maryland, cho biết cô thường không đến các sự kiện như các cuộc biểu tình, nhưng trong trường hợp này, cô cảm thấy đó là nghĩa vụ công dân của mình phải tham dự.

“Tôi thấy chuyện này quá đau lòng. Tôi nghĩ rằng chuyện này làm nhiều người đau lòng, ” cô nói. “Tôi không thể tìm ra bất kỳ lời nào có thể biện minh cho dự luật. Ngay cả đối với những lý do đã được đưa ra, không có điều nào trong số đó thực sự có ý nghĩa và nó thực sự làm mất đi giá trị cuộc sống của con người. Tôi chỉ hy vọng (các chính trị gia) có một sự thay đổi trong trái tim của chính họ.”

Trước các bài diễn văn, đông đảo các nam phụ lão ấu đứng co ro vì thời tiết lạnh lẽo trên vỉa hè mang theo những dòng chữ: “Hãy yêu mến cả hai người mẹ và hai nhi”, “Cuộc sống vẫn tốt hơn” và “Ngăn chặn chủ nghĩa phá thai cực đoan ở Virginia”.

Vào buổi trưa, đám đông đã tập trung quanh bục giảng để nghe các diễn giả từ một số tổ chức phò sinh, bao gồm Susan B. Anthony List, Student for Life of America, The Family Foundation, Virginia Association for Human Life, và March for Life and Concerned Women for America.

Nhiều diễn giả kêu gọi những người ủng hộ sử dụng tiếng nói và phiếu bầu của họ để ủng hộ cho cuộc sống. Hiện nay, những người phò sinh chiếm đa số tại cơ quan lập pháp nhà nước bởi với hơn một dân biểu ở Hạ Nghị Viện và hai thượng nghị sĩ ở Thượng Viện. Nhiều người tin rằng Quốc Hội Virginia có nguy cơ chuyển sang đa số phò phá thai sau cuộc bầu cử tháng 11 tới.

“Chúng ta cần phải chuẩn bị bởi vì (dự luật này) sẽ quay trở lại ở Virginia,” Tina Whittington của tổ chức Student for Life of America cảnh báo.

Với dự luật cho phép phá thai quá cực đoan này bà Kathy Trần, dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Virginia đã gây ra những cái nhìn ác cảm với người Việt Nam. Vì thế, sau cuộc biểu tình, một đại gia đình Việt Nam gồm ông bà nội ngoại cháu chắt đã ở lại để hiển thị các biển báo tự chế của họ cho các tài xế đi qua.

Anh Anthony Cao cho biết anh đau lòng khi nghe tin bà Kathy Trần, một người đồng hương Việt Nam, đã giới thiệu dự luật này.

“Người Việt Nam chúng tôi không phải là những người bạo động. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều điều độc ác. Và đây chỉ là một dự luật để giới thiệu cái ác và chúng ta không thể để điều đó xảy ra”, Cao, một giáo dân của giáo xứ Thánh Philipphê ở Falls Church nói.

“Tôi không quan tâm đến đảng phái chính trị hay tôn giáo của bạn. Tôi là người Công Giáo nên cố nhiên tôi đánh giá cao tất cả những dấu chỉ tôn giáo này, nhưng sự sống là một nguyên tắc phổ quát.”

Khi được một người đàn ông khác hỏi bạn muốn nói gì với Kathy Trần, Anthony, suy nghĩ một chút rồi nói, “Tôi sẽ nói bà ta bạn là một con người được yêu thương. Bạn xứng đáng với tình yêu. Và tình yêu không có nghĩa là giết chóc.”

Dân biểu gốc Việt Kathy Trần



Source:Catholic Herald
 
Các Giám Mục Venezuela ra tuyên bố yêu cầu tuyển cử tự do, chấm dứt ngay đàn áp
Đặng Tự Do
22:33 06/02/2019
Trong một tuyên bố chung được đưa ra hôm thứ Hai 4 tháng Hai, Hội Đồng Giám Mục Venezuela, Liên đoàn nam nữ tu sĩ Venezuela và Hội đồng quốc gia giáo dân yêu cầu các cơ quan nhà nước tổ chức “bầu cử tự do và hợp pháp để lập lại con đường đi tới dân chủ”, cho phép viện trợ nhân đạo được đưa vào đất nước và chấm dứt tức khắc sự đàn áp chống lại các công dân.

Tuyên bố ngày 4 tháng 2 cho biết người Công Giáo Venezuela, đối mặt với “tình trạng bất công và đau khổ”, đang tìm kiếm một sự chuyển tiếp trong “hòa bình và minh bạch”, dẫn đến “bầu cử tự do và hợp pháp để giành lại con đường đi tới dân chủ, khôi phục lại chế độ dân chủ pháp trị, và thúc đẩy việc tái cấu trúc xã hội, năng suất kinh tế, đạo đức trong nước và hòa giải giữa tất cả người dân Venezuela.”

Tuyên bố kêu gọi cuộc bầu cử chuyển tiếp được thực hiện “một cách hòa bình theo Hiến pháp quốc gia” để tránh gây thêm đau khổ.

“Trong thời điểm quan trọng này trong lịch sử của đất nước, chúng tôi mời toàn thể người dân Venezuela, mọi người trong phạm vi công việc và hành động của họ, cống hiến hết mình để dấn thân cho tình đoàn kết, liên đới và trách nhiệm đạo đức, với một tinh thần thanh thản, chúng ta có thể tìm kiếm các thiện ích chung và làm việc không mệt mỏi cho việc tái thiết nền dân chủ và toàn bộ quê hương của chúng ta, tránh gây thêm đổ máu”.

Ngoài lời kêu gọi bầu cử tự do, tuyên bố yêu cầu cho phép các viện trợ nhân đạo đến được với người dân, “để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đối với những người dễ bị tổn thương nhất của quốc gia chúng ta.”

“Caritas Venezuela và các tổ chức viện trợ Công Giáo quốc gia khác cam kết tiếp tục dịch vụ mà chúng tôi đã cung cấp với sự công bằng, hội nhập mọi người, minh bạch và hiệu quả”, văn bản viết.

Kể từ ngày 21 tháng Giêng, ít nhất 40 người đã chết và hàng trăm người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống lại Maduro.

Tuyên bố ngày 4 tháng 2 nói rằng trong bối cảnh khủng hoảng, “sự đàn áp ngày càng tăng đối vì các động cơ chính trị, vi phạm nhân quyền và các vụ bắt giữ tùy tiện và có chủ ý là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.”

Các nhà lãnh đạo Giáo hội yêu cầu “các lực lượng an ninh nhà nước không được tiếp tục đàn áp những anh chị em Venezuela của họ, và thay vào đó nhận trách nhiệm thực sự của họ là bảo vệ người dân trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi thực hiện quyền biểu tình ôn hòa”.

Họ cũng nhắc nhở Văn phòng Công tố viên và Văn phòng Thanh tra Nhân dân rằng họ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền, “đặc biệt liên quan đến việc giam giữ trẻ vị thành niên.”

Cuối cùng, tuyên bố chung đã mời người Venezuela tham gia Chầu Thánh Thể trong ngày Chúa Nhật ngày 10 tháng 2 và “cầu nguyện trong tất cả các nhà thờ, gia cư và cộng đồng, cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an, hòa giải, tự do cả tinh thần lẫn thể xác.”

“Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa là chủ tể của lịch sử. Ngài là Thiên Chúa cứu độ nơi Chúa Giêsu, Đấng giải phóng chúng ta, Đấng nói với chúng ta 'đừng sợ, Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.' Xin Đức Mẹ Coromoto, bổn mạng quốc gia của chúng ta, luôn đồng hành cùng chúng ta như một dân tộc.”


Source:Catholic News Agency
 
Chung quanh chuyến đi các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:48 06/02/2019
Chuyến đi các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất của Đức Phanxicô dĩ nhiên là do lời mời của chính phủ nước này. Nhưng một trong các mục tiêu của chuyến đi là tham dự một hội nghị liên tôn quốc tế tổ chức bởi Hội Đồng Trưởng Thượng Hồi Giáo đặt trụ sở tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, một sáng kiến tìm cách phản công chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo bằng cách cổ vũ một Hồi Giáo ôn hòa.



Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là nhân vật quốc tế duy nhất tham dự Hội Nghị trên. Trước khi ngài tới, Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, đã gửi thư tới Hội Nghị lên án việc sử dụng tôn giáo làm căn cứ cho bạo lực.

Hội nghị diễn ra trong một quốc gia đa số theo Hồi Giáo nơi các nhóm thiểu số tôn giáo được “khoan dung” nhưng không được hưởng đầy đủ quyền tự do tôn giáo. Thượng phụ Kirill nhận định rằng Trung Đông đã chứng kiến nhiều hình thức quá khích khác nhau ẩn đàng sau các chiêu bài tôn giáo.

Khoảng 700 nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự Hội Nghị này, với các đại biểu của các hệ phái Kitô giáo khác cũng như các đại biểu Do thái giáo, Ấn giáo, Đạo Sikh và Phật giáo. Hôm Chúa Nhật, khi Đức Phanxicô chưa tới, các đại biểu đã thăm dò các chủ đề như đối thoại liên tôn, đàn áp các cộng đồng tôn giáo và phương cách đối đầu với chủ nghĩa quá khích.

Trong số đại biểu Công Giáo có Đức Tổng Giám Mục người Ấn Độ Felix Machado, người nói với tờ Crux rằng ngài ngạc nhiên trước tiềm năng “người Hồi Giáo bắt đầu cởi mở” tương phản hẳn với chủ nghĩa dân túy của “mùa Xuân Ả Rập”. Đức Tổng Giám Mục trước đây vốn là Phó Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn trong các năm 1999-2008.

Ngài nhìn chính sách “khoan dung” dưới ánh sáng tích cực và rất hy vọng cao điểm đối thoại tại Adu Dhabi được người Hồi Giáo tiếp tục khai triển. Đối thoại, theo ngài, là con đường duy nhất thay thế cho hận thù, tranh chấp, bạo lực nhân danh Thiên Chúa.

Thành thử Đức Phanxicô đến đây thực ra để bế mạc Hội Nghị bằng bài diễn văn đầu tiên trong hai bài diễn văn tại Adu Dhabi.

Nữ ký giả Inés San Martin cho rằng chuyến đi của Đức Phanxicô tới Adu Dhabi bị nhiều người tra vấn vì để tham dự một hội nghị liên tôn được tổ chức trong khuôn khổ “Năm Khoan Dung” của nước này. Nhưng không thiếu người ca ngợi vì đây là dịp độc nhất để tỏ dấu chỉ huynh đệ và khoan dung và nhắc cho mọi người nhớ công thức gần như câu kệ của Thánh Phanxicô rằng giết người nhân danh Thiên Chúa là điều không bao giờ được biện minh.

Một cử chỉ hết sức hòa đồng của Đức Phanxicô là đã cùng ngồi một xe búyt nhỏ với Đại Imam để cùng tới Điện Mushrif và trong suốt chuyến viếng thăm đã không sử dụng giáo hoàng xa (trừ Thánh Lễ), và thích dùng chiếc xe buýt nhỏ. Những cử chỉ này khiến Anwar Gargash, Ngoại trưởng các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nhận định: chuyến viếng thăm này thêm một trang mới trong lịch sử khoan dung của đất nước, mang theo “giá trị nhân đạo lớn lao”.

Khai mạc Hội Nghị, Bộ trưởng bộ Khoan dung của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Sheikh Nahyan bin Mubarak, thúc giục thế giới cùng nhau tham gia khoan dung và tình huynh đệ để đạt được hòa bình và giảm thiểu tranh chấp chính trị.

Mặc dù có chính sách khoan dung, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất vẫn duy trì nhiều hạn chế gắt gao đối với tự do tôn giáo, trong đó, có việc các Kitô hữu không được công khai về đức tin của họ. Vì thế nhiều người mong chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ gây áp lực để có sự thay đổi, trong đó có việc mở một văn phòng địa phương cho Caritas, một tổ chức bác ái hiện có mặt trên 100 quốc gia.

Thẳng thừng về Yemen

Không biết liệu ngài có gây được một áp lực nào trong lãnh vực này không, nhưng ngài không e dè gì trong việc kêu gọi hòa bình ở Yemen dù biết các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là một trong các nhân tố kéo dài đau khổ ở đấy.

Thực vậy, ngay ngày đầu tiên đặt chân lên các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngài đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tại Yemen. Ngài nói: “Tình anh em của con người đòi nơi chúng ta, trong tư cách các đại diện tôn giáo thế giới, nghĩa vụ bác bỏ mọi sắc thái của hạn từ ‘chiến tranh’. Tôi nghĩ cách riêng tới Yemen, Syria, Iraq và Libya".

Cử chỉ trên được tờ New York Times lưu ý. Họ viết: trong gần 40 giờ tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “phá bỏ nhiều cấm kỵ tế nhị... khi đặc biệt nhắc đến Yemen, nơi những người tiếp đón ngài đang dấn thân vào một cuộc chiến tranh bạo tàn, và kêu gọi cac quốc gia khắp vùng Vịnh ban quyền công dân cho các cộng đồng thiểu số.

“Các lưu ý của Đức Phanxicô cực kỳ thẳng thắn đối với 1 vị giáo hoàng, người, theo quy luật tổng quát, vốn không chỉ trích xứ sở đang tiếp đón mình và tránh việc kéo chú ý không thích đáng đối với các vấn đề mà các nhà cai trị của họ không muốn thảo luận.

“Nhưng hôm thứ Hai,... Đức Phanxicô rất thẳng thừng trong một bài diễn văn trước hàng trăm nhà lãnh đạo của nhiều tín ngưỡng khác nhau trong một ngày dành cho việc nhấn mạnh tới việc nhân loại cần phải ngưng việc sử dụng bạo lực nhân danh Thiên Chúa”

Tự do tôn giáo là điều chủ yếu

Cũng chính tính bộc trực ấy đã khiến một học giả Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về Hồi Giáo hy vọng Đức Phanxicô sẽ lên tiếng tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đòi có tự do tôn giáo trọn vẹn. Daniel Philpott, giáo sư khoa học chính trị tại Đại Học Notre Dame, tác giả cuốn sách mới xuất bản “Religious Freedom In Islam: The Fate of a Universal Human Right in the Muslim World Today” (Tự do Tôn giáo trong Hồi Giáo: Số phận Nhân quyền Phổ quát trong Thế giới Hồi giáo Ngày nay), cho rằng “đối thoại là chuyện có thể nhưng nó chỉ chân chính và chân thực nếu nó nêu lên các vấn đề gay go. Tự do tôn giáo là vấn đề gay go hơn cả”.

Ông hết lời ca ngợi chuyến đi, một việc làm Đức Giáo Hoàng xứng đáng với tên hiệu Phanxicô của ngài. Tuy nhiên, chuyến đi của Đức Phanxicô trong khía cạnh liên tôn không có gì mới lạ: các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Qatar vốn là hai nước Hồi Giáo ôn hòa, cổ vũ khoan dung và đối thoại. Và do đó, chuyến đi không mang lại sự thay đổi nào trong thái độ của họ. Nhưng nó có thể cổ vũ sự thay đổi này nơi các quốc gia Ả Rập khác.

Nói thế rồi Philpot cho rằng thành công hay không của chuyến đi là việc thành thực trao đổi liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo, một nguyên tắc hết sức thân thiết của Đạo Công Giáo hiện nay, do Vatican II khởi xướng.

Tự do tôn giáo là nguyên tắc quan trọng nhất của công lý khi đụng đến tôn giáo, một nguyên tắc làm cho các tôn giáo là tôn giáo đích thực. Nó là vấn đề phẩm giá đối với các cá nhân và cộng đồng. Nó có liên hệ tích cực qua lại với dân chủ, hòa bình, phát triển kinh tế và thăng tiến phụ nữ và có liên hệ nghịch đảo qua lại với chiến tranh và khủng bố. Tự do tôn giáo cũng là một nhân quyền phổ quát, và là nhân quyền bị bác bỏ rộng rãi nhất ở các quốc gia đa số theo Hồi Giáo. Đối thoại mà không có tự do tôn giáo là đối thoại rẻ tiền, nông cạn, và đầy tính tuyên truyền.

Philpot rất sợ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chỉ nhắm mục đích vun sới tiếng tăm mình có tính quốc tế và phò thế giới, nhắm thương mại hoàn cầu, địa điểm du lịch, cổ vũ các hùn hạp quốc tế.

Nhưng nên biết, thứ sáu, ngày 1 tháng 2, trước khi đi các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, tại một ủy ban quốc tế hỗn hợp đối thoại thần học giữa người Công Giáo và các giáo hội Chính thống Đông phương, Đức Phanxicô từng lên tiếng kêu gọi Trung Đông trở thành lãnh thổ hòa bình và người Kitô hữu được thừa nhận là công dân trọn vẹn với các quyền bình đẳng.



Trong tuyên bố chung với Đại Imam của Al-Azhar, Đức Phanxicô cũng đã nhấn mạnh đến việc các quốc gia phải cung cấp quyền “công dân đầy đủ”, cố ý trách cứ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, một quốc gia tuy rất cần công nhân ngoại quốc nhưng đã không cho họ đường nào để được nhập quốc tịch.

Văn kiện viết: “Khái niệm quyền công dân dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, theo đó tất cả đều được hưởng công lý. Do đó, điều quan yếu là phải thiết lập trong các xã hội chúng ta ý niệm công dân đầy đủ và bác bỏ việc sử dụng kỳ thị của các hạn từ nhóm thiểu số vốn gây ra cảm giác cô lập và thấp kém. Sự lạm dụng hạn từ này mở đường cho sự thù địch và bất hòa; nó hủy bỏ bất cứ thành công nào và lấy đi các quyền tôn giáo và dân sự của một số công dân bị kỳ thị”.

Trước đó, bản văn quả quyết rằng “Tự do là quyền của mỗi người: mỗi cá nhân được hưởng tự do tín ngưỡng, suy nghĩ, phát biểu và hành động. Tính đa nguyên và sự đa dạng của các tôn giáo, màu da, giới tính, chủng tộc và ngôn ngữ đều hợp thánh ý Thiên Chúa trong sự khôn ngoan của Người, nhờ đó Người đã dựng nên con người. Sự khôn ngoan thần thiêng này là nguồn gốc từ đó quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do được khác biệt đã phát sinh. Do đó, việc buộc mọi người phải tuân thủ một tôn giáo hoặc văn hóa nhất định phải bị bác bỏ, cũng như việc quá áp đặt lối sống văn hóa mà người khác không chấp nhận”.



Trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị Liên tôn, ngài nhấn mạnh đến việc “mỗi người đều qúy giá bằng nhau trong đôi mắt Thiên Chúa, Đấng không nhìn gia đình nhân loại bằng cái nhìn ưa thích (preferential) nhằm loại trừ, nhưng bằng cái nhìn nhân từ nhằm bao gồm”. Do đó, “thừa nhận cùng các quyền lợi như nhau cho mọi hữu thể nhân bản là tôn vinh danh Thiên Chúa trên mặt đất”.

Ngài còn nói thêm rằng “kẻ thù của tình anh em là chủ nghĩa duy cá nhân diễn dịch thành ước muốn tự khẳng định mình và phe nhóm mình trên người khác”. Đối với ngài, “lòng đạo đức tôn giáo đích thực hệ ở việc yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu mến người lân cận của mình như chính mình... Mỗi hệ thống tín ngưỡng được mời gọi thắng vượt sự phân rẽ giữa bạn và thù, để tiếp nhận viễn tượng nước trời, một viễn tượng bao gồm người ta không đặc ân hay kỳ thị”

Đến đây, ngài bày tỏ sự đánh giá cao của ngài đối với “cam kết” của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất “khoan dung và bảo đảm tự do thờ phượng, đối chất chủ nghĩa cực đoan và hận thù”. Ngài nhắc nhở họ rằng tình huynh đệ “ủng hộ sự đa dạng và các khác biệt giữa các anh chị em” và “thái độ đúng đắn không phải là độc dạng bắt buộc cũng không phải là chiết trung hòa giải”.

Ngài nói rõ thêm: đối thoại “giả thiết phải có bản sắc riêng của mình” một bản sắc “không nên bị làm ngơ để làm vui lòng người khác” và đồng thời, “nó đòi hỏi lòng can đảm của tính khác biệt, một tính vốn bao gồm việc phải nhìn nhận người khác cách trọn vẹn và tự do của họ, và cam kết do đó mà ra phải cố gắng sao cho các quyền lợi căn bản của người khác luôn được khẳng định ở khắp nơi và bởi mọi người”.

Ngài nhấn mạnh, “tự do tôn giáo” là một phần của tự do này.

Ngoài ý niệm tự do, Đức Phanxicô còn nhấn mạnh tới ý niệm công lý. Ngài nói: “không ai có thể tin vào Thiên Chúa mà lại không tìm cách sống công bằng với mọi người, theo Nguyên tắc vàng: ‘bất cứ điều gì bạn muốn người ta làm cho bạn, hãy làm như vậy cho họ; vì đây là lề luật và các tiên tri’ (Mt 7:12).

“Hòa bình và công lý không thể tách rời! Tiên tri Isaia nói: ‘hiệu quả của sự chính trực sẽ là hòa bình’, (32:17). Hòa bình chết khi nó bị ly dị khỏi công lý, nhưng công lý sẽ sai lầm nếu nó không phải là phổ quát. Một công lý chỉ dành cho các thành viên gia đình, đồng bào, tín hữu của cùng một đức tin là một công lý khập khiễng; đó là một sự bất công trá hình”!

Xét như thế, thiển nghĩ Đức Phanxicô đã chu toàn được mục tiêu của chuyến đi: đối thoại liên tôn (chứ không tranh luận) trong tinh thần tôn trọng sự thật, thẳng thắn nói lên quan điểm chân chính của mình về tự do tôn giáo, không phải chỉ một khía cạnh mà trong quan điểm tổng quan, tổng thể về nguyên tắc cốt lõi này theo viễn tượng của cả Thánh Kinh, giáo hội học lẫn nhân bản.

Cha xứ hoàn vũ



Tuy nhiên, mục tiêu chuyến đi không phải chỉ có thế. Nữ ký giả Inés San Martin nhìn nó dưới con mắt mục vụ khi đặt tựa đề cho bài viết của cô: “Pope becomes parish priest of Catholics on Arabian Peninsula” (Đức Giáo Hoàng trở thành cha xứ cho người Công Giáo ở Bán Đảo Ả Rập).

Ông cha xứ này bảo con chiên mình sống đơn giản, trong một xã hội thừa mứa, theo các Mối Phúc. Ngài nói thế trong Thánh Lễ công cộng đầu tiên trong lịch sử tại một quốc gia đa số theo Hồi Giáo với sự tham dự của khoảng 180,000 người trong đó có 4,000 người Hồi Giáo!

San Martin tường trình rằng trong Thánh Lễ trên, chính phủ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã trải thảm đỏ cho "ông cha xứ" này, tuyên bố 1 ngày nghỉ cho những ai có vé tham dự Thánh Lễ, và khi đoàn hộ tống của ngài bước vào nơi hành lễ, máy bay quân sự đã diễn hành trên đầu công chúng trải mầu vàng trắng, mầu cờ Vatican, lên bầu trời.

Các Kitô hữu địa phương như được tăng sinh lực. Một tài xế taxi người Uganda cho hay: anh “phải” tham dự Thánh Lễ này vì đây là 1 biến cố có tiềm năng thay đổi lịch sử.

Không biết nó có thay đổi lịch sử hay không nhưng quả nó là lịch sử ở chỗ nó là cử hành Kitô Giáo công công cộng đầu tiên trong lịch sử nước này, nơi tuy khoan dung với các nhóm thiểu số tôn giáo nhưng cấm họ không được công khai đức tin của mình! Gần một triệu người Công Giáo ở đây vốn được đối xử như những công dân bậc nhì.

Đúng như một cha xứ, trong bài giảng lễ, Đức Phanxicô “steered away” (lánh xa) chính trị và bất cứ vấn đề nào được ngài “thẳng thừng” đưa ra tối hôm trước. Ngài chỉ xin họ “đừng bác bỏ danh thánh Giêsu và kiên trì giữa nhiều khó khăn”. Ngài nói: “cha xin cho chúng con được ơn duy trì hoà bình và hợp nhất, săn sóc lẫn nhau bằng tình anh em tươi đẹp trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai”.

Đức Phanxicô quả là một cha xứ hoàn vũ đến để củng cố đức tin của anh chị em mình.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Chuyến Tông du đến Tiểu Vương quốc Ả rập là một phần trong “cái bất ngờ” của Thiên Chúa
Thanh Quảng sdb
19:08 06/02/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô: Chuyến Tông du đến Tiểu Vương quốc Ả rập là một phần trong “cái bất ngờ” của Thiên Chúa



Trong buổi triều yết chung vào Thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ về chuyến Tông du của ngài đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất như là một phần trong chương trình ngỡ ngàng của Thiên Chúa. Mặc dù chuyến Tông du thật ngắn ngủi, nhưng chuyến viếng thăm đã tạo được một trang sử mới trong cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo, và một sự cam kết dấn thân cho hòa bình trên thế giới dựa trên cơ sở tình huynh đệ của con người.

Giữ tình yêu của Chúa Kitô trong trái tim

Chia sẻ trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay rằng đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Giáo hoàng đến Bán đảo Ả Rập - đã diễn ra nhân dịp kỷ niệm 800 năm Thánh Phanxicô thành Assisi gặp gỡ Quốc vương al-Malik al-Kamil. Tôi đã hướng lòng về Thánh nhân trong cuộc hành trình này. Ngài đã giúp tôi tín thác vào Tin Mừng Chúa, tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, và chính trái tim tôi đã cảm nghiệm được những khoảnh khắc thần thiêng khác nhau trong suốt chuyến viếng thăm.

Những người con cái của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục chia sẻ về một số thành quả tuyệt vời trong chuyến Tông du. Ngài nêu ra một Văn kiện về tình huynh đệ nhân bản được ký kết với Grand Imam của Al-Azhar, ĐTC cho hay đây là khởi điểm cho những bước tiến khác. Trong Văn kiện này, ĐTC cho hay chúng tôi đã khẳng định ơn gọi chung của tất cả mọi người nam nữ đều là anh chị em với nhau, trong cùng một Thượng đế. Hai nhà lãnh đạo đã lên án các hình thức bạo lực, đặc biệt lên án những người lợi dụng tôn giáo mà dấy động, và cả hai cam kết truyền bá các giá trị đích thực nhân bản và hòa bình cho toàn thế giới. Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người hãy học hỏi Tài liệu này, vì nó mang lại rất nhiều động lực làm thăng tiến các cuộc đối thoại về tình huynh đệ của con người.



Bảo vệ những giá trị chung

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng cần loại trừ một cám dỗ thường xảy đến trong ngày sống của chúng ta, đó là cuộc đụng độ giữa nền văn minh Kitô giáo và Hồi giáo, và coi các tôn giáo chính là nguồn gốc của cuộc xung đột này. ĐTC giải thích rằng việc ký kết tài liệu này nói lên một thực tại hiển nhiên rõ ràng của hai tôn giáo rằng, mặc dù có sự đa dạng về văn hóa và truyền thống, cả hai thế giới Kitô giáo và Hồi giáo đều đánh giá cao, cùng nhau bảo vệ các giá trị chung này.



Cầu nguyện cho hòa bình và công lý

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về cuộc gặp gỡ của ngài với những người Kitô hữu sống ở Tiểu Vương Quốc Ả Rập trong Thánh lễ tại Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, rằng chúng tôi đã cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và công lý, đặc biệt cho Trung Đông và cá biệt cho Yemen.

ĐTC kết luận: Chuyến tông du đến các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã có ‘nhiều cái bất ngờ’ từ Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta hãy ca ngợi Chúa về sự quan phòng của Ngài, và cầu nguyện cho những hạt giống được gieo trồng này sẽ mang lại nhiều hoa trái theo Thánh ý chí của Chúa.
 
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích ra thông cáo: Ngày 29 tháng 5 là lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục
Đặng Tự Do
19:29 06/02/2019
Lễ Tuyên Thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục hôm 14/10/2018


“Đồng thuận với các kiến nghị và mong muốn của dân Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền rằng lễ nhớ Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục được đưa vào Lịch Phụng Vụ Công Giáo Rôma vào ngày 29 tháng 5 với cấp bậc là lễ nhớ tùy chọn”. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho biết như trên trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 6 tháng Hai.

Thông thường, lễ kỷ niệm một vị thánh được chọn vào ngày thánh nhân qua đời. Tuy nhiên, trong trường hợp của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, lễ nhớ vừa được công bố là kỷ niệm ngày ngài được phong chức linh mục.

Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tên khai sinh là Giovanni Battista Montini. Ngài sinh tại Concesio (Brescia) năm 1897. Được thụ phong linh mục năm 1920, ngài tiếp tục học tại Rôma, trong khi nắm giữ các chức vụ trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh. Ngài trở thành Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào năm 1937. Trong Thế chiến thứ hai, ngài đảm nhận trách vụ tìm kiếm những người mất tích và hỗ trợ cho những người bị bách hại. Năm 1952, ngài được bổ nhiệm làm Đồng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh [cùng với Đức Hồng Y Domenico Tardini]. Năm 1955, ngài được bổ nhiệm Tổng Giám mục Milan, là nơi ngài đã lo lắng đặc biệt cho những người ở các vùng xa xôi hẻo lánh và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1958, ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tấn phong Hồng Y. Ngài được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 21 tháng 6 năm 1963 với danh hiệu Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Trong cương vị đó, ngài đã tiếp tục và kết thúc Công Đồng Chung Vatican II.

Ngài đã dẫn dắt Giáo Hội đối thoại với thế giới hiện đại và giữ cho Giáo Hội hiệp nhất trong cuộc khủng hoảng sau Công Đồng. Ngài ban hành 7 Tông thư và nhiều Tông huấn. Ngài đã dâng hiến đời mình cho việc công bố Tin Mừng, nhiệt thành yêu mến Chúa và Giáo Hội. Ngài qua đời tại Castel Gandolfo vào ngày 6 tháng 8 năm 1978. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên Chân Phước cho ngài vào ngày 19 tháng 10 năm 2014 và tuyên thánh vào ngày 14/10/2018.


Source:Holy See Pres Office
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện văn chia buồn với các nạn nhân lũ lụt ở Townsville Úc Châu
Thanh Quảng sdb
19:40 06/02/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện văn chia buồn với các nạn nhân của cuộc lũ lụt ở Townsville Úc Châu



Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của trận lụt tai hại tại Townsville, Australia. Ngài cầu nguyện cho họ được nhiều may lành

Bức điện văn đã được Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Ngoại giao Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin gửi đến Đức Giám Mục Timothy Harris của Townsville.

Dưới đây là toàn văn của bức điện thư:

Mến gửi tới Đức Cha Timothy Harris, Giám mục của Giáo phậnTownsville

Biết được sự tàn phá, gây lên những mất mát và hủy hoại tài sản do trận lụt lớn ở Townsville, Đức Thánh Cha gửi tới hiền huynh và giáo phận của huynh sự hiệp thông chân thành và cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Đức Thánh Cha đặc biệt cầu nguyện cho các nạn nhân bị tử vong và cầu mong nhiều sự an lành cho những người bị thương và cho công cuộc tái thiết lại cuộc sống. Trên hết, Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân may lành và niềm hy vọng cho mọi người.
 
Top Stories
Festival Tet : les Vietnamiens célèbrent le nouvel an lunaire
Églises d'Asie
09:50 06/02/2019
Le 5 février, les Vietnamiens, comme de nombreux pays en Asie, ont célébré le Nouvel An lunaire en fêtant l’année du cochon de terre, considérée traditionnellement comme une année particulièrement opulente et prospère. À cette occasion, la communauté catholique vietnamienne a confié ses vœux et sa prière à tous les fidèles et à toute la population, en invitant notamment les Vietnamiens à servir le bien commun et l’unité du pays.

Les évêques et les prêtres vietnamiens ont appelé la population à travailler pour le bien commun et au service de l’humanité à l’occasion du Nouvel An lunaire. L’année du cochon de terre, qui a commencé le 5 février, est considérée traditionnellement comme une année d’opulence et de succès. Mgr Joseph Dinh Duc Dao, évêque de Xuan Loc, a souligné que le cochon, à l’honneur lors des mariages, des inaugurations d’églises, des anniversaires et autres célébrations et festivités, est un catalyseur qui rassemble les gens dans la joie et l’unité. « Je voudrais souhaiter à chacun d’entre nous, au cours de la nouvelle année, de devenir un point de rencontre reliant tous ceux qui nous entourent et apportant la joie à tous », a ajouté Mgr Dao. L’évêque de Xuan Loc, responsable de la commission épiscopale vietnamienne de l’enseignement catholique, rappelle également l’usage traditionnel d’économiser en plaçant quelques pièces dans une tirelire (« piggy banks ») en prévision d’achats importants et utiles. Ainsi, l’évêque a saisi l’occasion de rappeler aux catholiques de ne pas gâcher leur argent, leur temps et leur énergie pour des choses inutiles, mais de « les dépenser raisonnablement pour le bien commun ».

Le père Anthony Le Ngoc Thanh, un militant pour les droits de l’homme dans le pays, a également invité les fidèles à servir leur pays durant la nouvelle année. L’année dernière, de nombreuses personnes ont été arrêtées et emprisonnées pour avoir manifesté contre des projets de développement et le risque présumé d’une invasion chinoise. Le père Thanh estime que le gouvernement n’encourage pas le véritable patriotisme mais qu’il préfère l’amour du socialisme, qui ne constitue pas une nation. Il ajoute que l’Église catholique locale cherche à guérir les blessures psychologiques et physiques des victimes des injustices causées par les autorités. Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué et président de la conférence des évêques du Vietnam, a appelé tous les Vietnamiens à travers le monde, quelle que soit leur histoire, à renoncer à la haine, à la discorde et aux discriminations pour choisir la paix, le bonheur et l’amour du prochain. Il espère que la communauté vietnamienne devienne une grande famille unie et remplie de la grâce de Dieu. Durant le festival du Têt Nguyên Dán qui célèbre le nouvel an, les catholiques prient pour la prospérité du pays et rendent visite aux tombes de leurs ancêtres.

(Églises d'Asie - le 06/02/2019, Avec Ucanews, Ho-Chi-Minh-Ville)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ngày mồng hai Tết tại nghiã trang giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:39 06/02/2019
Từ sáng sớm ngày mồng hai tết nguyên đán, cùng với các gia đình trong Cộng đoàn Phụng vụ Giáo xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo phân Xuân Lộc, còn có rất đông các đoàn xe, đoàn người từ nhiều nơi đến Nghĩa trang Giáo xứ Bắc Hải, để hiệp thông, dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ của mình.

Xem Hình

Dù rằng Quý Cha đã chuẩn bị tới 17 bình bánh lễ cho cộng đoàn rước lễ, nhưng vẫn thiếu, và vì thế Quý Thầy phải mau chân trở về thánh đường để rước thêm 3 bình bánh lễ nữa mới đủ cho số đông người rước lễ trong cộng đoàn.

Bầu trời sáng nay nắng nhẹ, những làn gió xuân mát dịu, một không gian ấm áp nghĩa tình, hòa với tiếng nhạc cầu kinh êm dịu, nhẹ nhàng thanh thoát, với những nén hương trầm thơm ngát, những bông hoa vạn thọ tươi thắm, những ngọn nến sáng lung linh bên phần mộ, trước di ảnh của những người đã khuất.

Thánh lễ cầu nguyện cho Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ nơi Đất Thánh Bắc Hải Xứ Đạo Quê Tôi sáng nay ngày mồng hai tết thật là cảm động, thật là ý nghĩa khi nghe bài giảng của Cha Phó Phaolo nói về những người con sống Đạo Hiếu đối với Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ của mình.



Bên phần mộ của những người thân yêu trong gia đình, mọi người sốt sắng cùng với tiếng hát của ca đoàn hát rất hay, giúp cộng đoàn dâng trọn tâm hồn sốt mến để tham dự lễ thánh.

Và sau lễ, có rất nhiều người, nhiều gia đình còn ở lại bên nhưng phần mộ, để đọc kinh cầu nguyện cho người thân yêu của mình, cũng như chụp hình lưu niệm.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Video Đức Cha Kevin Vann lì xì mừng tuổi giáo dân Việt Nam dịp Tết
Lm An Bình
12:42 06/02/2019
Đức Cha Kevin Vann, Giám mục giáo phận Orange phát phong bì lì xì giáo dân Việt Nam sau Thánh lễ Minh Niên
 
Lễ Kính nhớ tổ tiên trọng thể tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh hình Lê Hải
16:44 06/02/2019
Melbourne, Mùng Hai Tết Kỷ Hợi, nhằm ngày 6/2/2019. Hợp cùng Giáo Hội Việt Nam dành ngày thiêng liêng nhất trong năm để cho mọi người nhớ đến tổ tiên ông bà. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã tổ chức thánh lễ đồng tế trọng thể để mọi người kính nhớ cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã qua đời, và phát quà chúc thọ đến ông bà, cha mẹ đang còn hiện diện đến dâng lễ.

Xem hình
Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Trần Ngọc Tân, quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với Linh mục Trần Minh Hiếu và Phó tế Đinh Văn Bổn đồng tế. Ca đoàn Cecilia phụ trách thánh ca đặc biệt với những bản thánh ca với chủ đề Xuân và nhớ đến tổ tiên thật đặc sắc. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm phụ trách phần tế tổ mang đầy ý nghĩa và là bài học sống dậy cho các em thiếu nhi biết sống hiếu nghĩa với cha mẹ.

Trong bài chia sẻ lời Chúa. Linh mục chủ tế đã nhấn mạnh đến giới răn Thứ Bốn là: phải thảo kính cha mẹ. Linh mục cũng nhắc đến tục ngữ và ca dao Việt Nam dạy người ta phải biết sống có hiếu với cha mẹ, và còn nâng tầm chữ hiếu thành một đạo, “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Với biết bao nhiêu điển tích được dẫn chứng về sự hiếu kính ở đời, mà Thiên Chúa yêu mến những con người biết sống hiếu thảo.

Sau phần chia sẻ lời Chúa. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể của Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm trong các bộ quốc phục áo dài, khăn đóng. Nam áo thụng đỏ, nữ áo dài xanh tiến vào các vị trí tế tổ. Sau ba hồi chiêng trống trang nghiêm. Ngọc Tuyền và Tâm Như thuộc Ca đoàn Cecilia hát bè bài Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ. Các em theo hướng dẫn nghi thức tế tổ, nhịp nhàng theo tiếng trống, tiến lên trước bàn thờ, dâng rượu, dâng bánh, dâng hương hoa. Và kết thúc bằng một bài văn tế rất ý nghĩa, nói lên sự hiếu kính tổ tiên ông bà, làm cho quý cụ cảm động.

Dưới các hàng ghế, quý cụ ông, cụ bà trong các bộ trang phục đẹp nhất, trong cái mát mẻ của máy lạnh, xua tan cái nóng ngoài trời, để quý cụ ngồi thoải mái. Quý cụ cũng được con cháu chở đến nhà thờ trong niềm vui tươi, những mái đầu tóc trắng bên những mái đầu xanh, đến để hiệp dâng thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa, cầu cho các bậc tổ tiên của mình, sau đó, đón nhận những lời thành kính chúc thọ của con cháu dâng lên cảm nhận một niềm vui quá lớn.

Ca đoàn Cecilia nhân dịp ngày đầu năm, đã hát tặng cộng đoàn một bài hát đặc biệt của cố Nhạc sỹ Phạm Đình Chương, bài Ly rượu mừng bất hủ, được sự hưởng ứng của toàn thể cộng đoàn.

Linh mục chủ tế trước khi ban phép lành cuối lễ đã làm phép quà tặng quý vị cao niên. Quý cụ ông mỗi người một chai rượu, quý cụ bà mỗi người một tấm bánh chưng có chữ THỌ. Sau khi làm phép, Linh mục quản nhiệm đã đích thân trao quà cho quý cụ cao tuổi nhất, hoặc quý cụ già phải ngồi xe lăn. Quý chức trong Hội đồng mục vụ cùng các em thiếu nhi đã đến từng hàng ghế để kính trao quà cho quý cụ từ 67 tuổi trở lên.

Sau khi ban phép lành cuối lễ. Đoàn lân của các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã múa mừng thọ, mừng Xuân cho cả cộng đoàn. Trời bên ngoài đổ mưa, tiếng trống, tiếng pháo mừng Xuân nổ dòn dã đem niềm vui đến cho mọi người mừng Xuân Kỷ Hợi thật vui vẻ. Nhìn nét mặt tươi vui của quý cụ, mùa Xuân như còn mãi và như có Chúa đem mùa Xuân đến và ở cùng mọi người trọng sự biết ơn, cảm tạ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
89 Năm Có Đảng - Mấy Mươi Năm Máu Đổ Thịt Rơi ?
Phạm Trần
20:24 06/02/2019
89 Năm Có Đảng-Mấy Mươi Năm Máu Đổ Thịt Rơi ?

“Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.”

Trên đây là đoạncó nội dung phản ảnh tâm trạng hoang mang cao độ nhất trong Bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019) đã được phổ biến trên hệ thống báo-đài nhà nước.

THÙ ĐỊCH-DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

Nhưng “Các thế lực thù địch” là ai ? Chưa bao giờ ông Trọng hay đảng CSVN dám chỉ đích danh. Chỉ biết bấy lâu nay, mỗi khi nói đến tình trạng chống đảng từ trong ra ngoài, ngành Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng đứng đầu thường cáo buộc có sự cấu kết trong-ngoài giữa “các phần tử phản động cực đoan người Việt ở nước ngoài” và “thành phần bất mãn, cơ hội” ở trong nước, nhưng không bao giờ nêu ra chứng cớ.

Lập luận nàygiống như kế hoạch tấn công của Tuyên giáo nhắm vào điềugọi là “diễn biến hòa bình”(DBHB) mà cơ quan này cáo buộc là của các nước Tư bản chủ nghĩadoMỹ cầm đầu. Lãnh đạo Tuyên giáomục tiêu của DBHB là vận động vàthúc đẩy các mầm mống chống đối để loại đảng Cộng sản ra khỏi chính quyền, như đã xẩy raở các nước Xã hội chủ nghĩa và Nga trong giai đoạn 1989-1991.

Nhưng sự thật là đảng cầm quyền muốn dùng hai tấm “bình phong” này để phủ nhận là cả hai “thế lực” đều xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền. Tai hại hơn dự liệu, dù đã xây dựng và chỉnh đốn từ khóa đảng XI (2011-2016), nhưng trận cuồng phong “suy thoái tư tưởng chính trị”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nay không còn giới hạn trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên mà đã lây sang cả Quân đội và Cộng an, hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng.

Chỉ thị theo dõi tư tưởng cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an và nhân dân đã được học tập trong cả nước. Các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và phản ứng kịp thời, đặc biệt tại những “điểm nóng”, đã được chỉ đạo từ trung ương xuống cơ sở.

Đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận trong bài viết :”Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…”

Để cứu đảng, ông Trọng khuyến cáo:”Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, gắn liền với lợi ích cá nhân, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị trường, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng - là một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng.”

Viết ra tư tưởng giáo điều như nước chảy của mình như thế, nhưng người đứng đầu đảng CSVN quên rằng sau lưng những chững ngôn ngữ tự bốc thơm mình như “đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân” là một chuỗi dài giả tạo và mạo nhận ?

THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI ?

Trước hết, nếu “chân chính” thì hãy can đảm hỏi dân xem họ có đồng ý như thế không. Bởi vì chân chính phải có đạo lý dân tộc. Nhưng lịch sử đã chứng minh đảng CSVN, do ông Hồ Chí Minh thành lập và lãnh đạo từ 1930 đến khi ông qua đời năm 1969, và về sau là trách nhiệm của người người thừa kế, đã đẩy dân tộc vào 2 cuộc chiến tranh dài 30 năm (1945-1975) , gọi là chống Pháp giành độc lập (1945-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Vậy có ai biết bao nhiêu xương máu của người Việt đã đổ ra để cho đảng CSVNdành được thắng lợi cuối cùng ngày 30/04/1975 bằng lương thực và vũ khí của khối Cộng sản Nga-Tầu ? Và liệu chiến thắng trên chiến trường có bù đắp được những tổn thương vì chia rẽ vùng, miền và hận thù dân tộc vẫn đang dai dẳng đeo đuổi từ thế hệ này qua thế hệ khác ?

Theo ước tính của Thế giới, có khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt Nam đã bị thiệt mạng trong 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Tổn thất vật chất là vô kể, nhưng đỗ vỡ về tinh thần của dân tộc sẽ chẳng bao giờ có thể hàn gắn được chừng nào đảng CSVN vẫn tồn tại.

Đó là chưa kể đến tổn thất của hàng trăm ngàn con người và tài sản mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong hai cuộc chiến với Pol Pot-Khmer đỏ ở biên giơi Tây nam và trên lãnh thổ Campuchea (1975-1989) và với quân Trung Cộng ở biên giới phía bắc từ 1979 đến 1990.

Thêm vào đó, còn có ước tính mấy chục ngàn con người vô tội đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường chạy trốn Cộng sản để vượt biển tìm tự do, và gần 4 triệu người Việt khác đã phải sống lưu vọng trên Thế giới từ sau ngày Quân Cộng sản chiếm miền Nam năm 1975.

Đó là lý do tại sao, từ mấy năm qua, vô số cán bộ, đảng viên đã phẫn nộ để “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nhằm gửi một thông điệp cho lãnh đạo đảng. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo đảng nhìn nhận đã có rất nhiều đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, tự ra khỏi đảng và công khai chống đường lối cai trị độc tài và độc tôn của đảng dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Cộng sản vô thần,ngoại lai. Trong khi tầng lớp thanh niên, lớp người từng được hy vọng là kế thừa của đảng cũng đã chán đảng và tìm cách không gia nhập đảng, đoàn.

Đó là hậu qủa nhãn tiền sau 89 năm đảng Cộng sản có mặt trên đất nước hiền hòa và nhân hậu Việt Nam.

Nhưng đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cực kỳ giáo điều và cuồng tín Cộng sản thì vẫn cứ nói bừa trong bài viết kỷ niệm 89 năm có đảng rằng:”Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác.”

Viết vung vít như thế nhưng ông Trọng có biết đảng của ông đang bị nhân dân lên án và nguyền rủa vì những hành động sai lầm đã gây thảm họa cho dân tộc nhường nào không ?

Do đó khi ông khoe đảng Cộng sản đã “hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân” là ông muốn che đi mặt trái của đồng tiền giả vì lịch sử đã chứng minh đảng chỉ biết lo cho quyền lợi của mình và luôn luôn đặt lợi ích của mình trên quyền lợi của dân tộc.

Nếu không thì lại sao lại cấm dân ra báo để độc quyền dư luận ? Không chấp nhận đảng đối lập để độc quyền cai trị. Không cho dân tự do ứng cử vào các chức vụ Đại biểu nhân dân mà chỉ duy trì chủ trương “đảng cử dân bầu” phản dân chủ?

KIÊN ĐỊNH CÁI GÌ ?

Và tại saoông Nguyễn Phú Trọng lại kiên định Chủ nghĩa phá sản Cộng sản ngoại lai và buộc cán bộ, đảng viên giữ các chưc vụ lãnh đạo then chốt phải làm theo để đầy đọa dân tộc ?

Và vì ai màông kiện định “đổi mới nhưng không đổi màu”, “hội nhập mà không hòa tan” để duy trì chủ trương “đổi mới kinh tế” nhưng “không đổi mới chính trị” y hệt như chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ?

Cụ thể ông nói :”Đảng ta kiên định chỉnh đốn để đổi mới, xây dựng, chứ không phải “đổi màu”, không làm thay đổi bản chất của một Đảng cách mạng chân chính. Đây là công việc rất quan trọng, cơ bản, lâu dài, đầy khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta phải kiên trì, kiên quyết làm, không lúc nào nghỉ ngơi, vì đây là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự thành công, thắng lợi của cách mạng nước ta.” (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 30/01/2019)

Do đó, sẽ chẳng ngạc nhiên khithấy ông tự ca thành công về kinh tế trong năm 2018 là do biết đoàn kết trong đảng, và vì giữ được :
“Truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin..”

Nhưng cũng chính ông Trọng đã nói với tổ soạn thảo hiến pháp vào ngày 23-10-2013 rằng:”Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”

Sự hoài nghi của ông Trọng đã nói lên nhiều điều, trong đó quan trọng nhất là ông cũng lơ-tơ-mơ về cái đích mà chính đảng của ông đã định mốc cho toàn dân đi theo. Chẳng hạn như đảng cứ lải nhải mãi câu kinh kệ “chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nhưng Kinh tế Cộng sản đã ngã gục trước Kinh tế Tư bản từ lâu rồi.

Vì vậy ông quên viết khi kỷ niệm 89 năm có đảng là các nước láng giềng phồn thịnh châu Á như Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan có cần phải theo Chủ nghĩa Cộng sản đâu mà nhân dân họ vẫn hạnh phúc và kinh tế vẫn phát triển phồn thịnh

Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30-01-2019 rằng :”Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm.”
Ông nói thêm:"Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung." (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 30/01/20129)

Trong khi đóông Trọng khoe chủ trương “đốt lò” đẹp tham nhũng của ông đã đạt nhiều thành công như : “Tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 Uỷ viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, thậm chí có 1 Uỷ viên Bộ Chính trị đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và lĩnh án 30 năm tù; 11 đồng chí nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu cũng bị xử lý kỷ luật. Đây là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.”

Nhưng vào ngày 29/01/2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.

Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018 giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/1, cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam.”
Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được xem là “rất nghiêm trọng,” theo TT. (Theo tin VOA, ngày 01/02/2019)
Vì tin của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không có lợi cho lời khoe của ông Trọng nên báo đài nhà nước đã bị cấm không đăng.
Như vậy thì dân tin đảng “làm láo báo cáo hay”, hay tin vào những người “nói thật mất lòng” khi câu hỏi 89 năm có Đảng được nêu lên thì mấy mươi năm nhân dân đã máu đổ thịt rơi ? -/-

Phạm Trần
(02/06/019)
 
Văn Hóa
Vũ đoàn VietCatholic với vũ khúc Đoản Xuân Ca, Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019
VietCatholic Dancer Group
10:18 06/02/2019
Vũ đoàn VietCatholic được thành lập năm 1997 cho đến nay các em thuộc Vũ Đoàn VietCatholic nguyên thủy đã thành cha mẹ cả rồi... Đoàn vũ hiện nay có thể gọi là Đoàn nối tiếp thứ 6 - The 6th Generation!... Có con em của các vũ công nguyên thủy nay cũng đã nối tiếp thế hệ cha mẹ. Mừng thay. First time these girls performed as Đoàn Vũ VietCatholic (DVVC) and they did such a great job with so little time to practice. So proud of G6. The 6th Generation VietCatholic Dancers! All that hard work definitely showed here. Kudo to them. With love from Fr John Nghi Trần.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nón Lá Việt Nam
Lm Nguyễn Trung Tây
12:55 06/02/2019
NÓN LÁ VIỆT NAM
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Mỏng manh chiếc nón ấy mà.
Che mưa che nắng đường xưa mẹ về.
Từ phố thị đến làng quê.
Ở đâu nón cũng nghiêng che mái đầu.

(Trích thơ của Nguyễn Lãm Thắng)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 7/2/2019: ĐGM Hoàng Đức Oanh nhận định về quy hoạch Dòng Thủ Thiêm
VietCatholic Network
19:51 06/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư 6/2/2019.



2- Đức Thánh Cha đến Abu Dhabi và chính thức viếng thăm Thái Tử Liên minh Emirates.

3- Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ đại trào tại sân vận động Zayed, Abu Dhabi.

4- Diễn văn của Đức Thánh Cha tại Hội nghị quốc tế liên tôn Emirates.

5- Tuyên ngôn chung của Đức Thánh Cha và Đại Iman Đền Thờ Al Azhar.



6- Nhà nước Trung Quốc nhìn nhận một Giám Mục hầm trú.

7- CSVN hứa không di dời cơ sở chính của Nhà thờ và Nhà dòng Mến Thánh giá tại Thủ Thiêm.

8- ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh trả lời phỏng vấn về việc không di dời Nhà thờ và Tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

9- Giới thiệu Vũ đoàn VietCathlic thế hệ thứ 6 với vũ khúc Đoản Xuân Ca mừng Xuân Kỷ Hợi.

https://youtu.be/QggIEI0umsk
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News