Phụng Vụ - Mục Vụ
Vâng Lời Thầy Thả Lưới
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:06 07/02/2010
Bài chia sẻ Lời Chúa Chúa nhật 5TN-C (Lc 5, 1- 11)
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể khi Chúa Giêsu đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-ret, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe Lời Thiên Chúa. Giảng dạy xong, Chúa bảo ông Simon:
A/ CHÚA GIÊSU BẢO: “Chèo ra chỗ ngước sâu mà thả lưới bắt cá. Ông Simon Phêrô đáp: Câu 5: “…Vâng Lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. – Làm tôi nhớ lời Đức Mẹ nói với các gia nhân trong trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo”. (Ga 2, 5) và Câu 11: “Ông Simon đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”. Khi nghe Lời mời gọi của Chúa, các ông đã bỏ hết moi sự mà theo Người. - Còn tôi làm gì cho Lời Chúa qua Giáo hội?
* Giáo hội rất khôn ngoan khi thấy anh em Tin lành đã tiến nhanh, tiến mạnh về học hỏi Kinh Thánh, nên Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Vatican 2 từ năm 1965, để mời gọi mọi Tín hữu được đọc Kinh Thánh, học hỏi Lời Chúa, trong và ngoài Thánh lễ., đủ các bài đọc gồm 3 năm A, B và C luân phiên cho đủ. Tôi nhớ một tài liệu có nói: Ở Nam Mỹ cách đây 12 năm, đã có hàng ngàn Nhóm cầu nguyện, học hỏi, chia sẻ Lời Chúa rồi.
B- NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH LỜI CHÚA:
1- Sau Công đồng Vatican 2: Các cha làm lễ bằng tiếng Việt hay bản xứ, quay xuống, bàn thờ đưa ra gần giữa nhà thờ. Nhiều nhà thờ trên thế giới đã làm hình tròn hay vòng cung, để mọi Tín hữu cùng quây quần tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể..
2- Công Đồng với Lời Chúa: Giáo hội trao gởi Lời Chúa đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. (MK # 22). Dùng hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc trên, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được nuôi dưỡng bằng Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Mình máu Thánh Chúa Kitô. (MK # 21). Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho mọi Tín hữu, song song với việc họ được dưỡng nuôi bằng bàn Tiệc Thánh Thể.
3- Vào dịp lễ GS vừa qua: Tôi được đi thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington DC: Nhà thờ rộng lớn khoảng: 100x50 mét.- Bàn thờ đặt ở giữa, gần Giáo dân - Dòng Chúa CT Sàigon bàn thờ cũng đưa ra gần giữa, sau chỗ Chủ tế ngồi là một ca đoàn thiếu nhi lớn, hát vang với các đàn địch và trống phách.
4- Nghe Lời Chúa là một mệnh lệnh: Qua các phương pháp của các Phong trào, Đoàn thể, Nhóm chia sẻ Lời Chúa trong Giáo hội như Phong trào Cursillo, họ áp dụng 3 phương pháp sau đây:
* a/ Thánh thiện hay sùng đạo, bằng cách nào? Câu Kinh Thánh để nhớ áp dụng là: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,...(Ga 15, 5) - Phương pháp nào giúp tôi tăng trưởng đời sống tâm linh? – 1/ Suy niệm Lời Chúa, 2/Thánh lễ và các việc khác.
* b/ Đào luyện hay học đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 118,105) - Tôi tự hỏi: điều gì đã giúp tôi thay đổi để trở thành người Kitô hữu? Thưa là Kinh Thánh, tài liệu CĐ Vatican 2, Tông huấn, Thông điệp, rồi mới đến các việc đạo tức khác... ?
* c/ Phúc âm hoá hay hành đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như luới cá.” (Mt 4, 19; Lc 5, 10) – Tôi tự hỏi: Điều gì giúp tôi thăng tiến gia đình, khu phố, môi trường làm việc? Điều nào tôi không đạt được trong gia đình và các môi trường kể trên?
5- Cảm nghiệm sống Lời Chúa: Một trưởng Nhóm chia sẻ Lời Chúa nói: LC như mặt trời chiếu toả ánh sáng chỉ dẫn, sưởi nóng khi tâm hồn khi tôi tối tăm, nguội lạnh…Một Nhóm viên nói: Lời Chúa là liều thuốc bổ nhất cho tôi khi chán nản, thất vọng...
6/ ĐTC kêu gọi: Giáo sĩ và mọi Tín hữu hãy loan báo Tin Mừng trên mạng: Trong dịp Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, ngài sẽ thiết lập một “Tư Trang” (Blog) để giao tiếp trên mạng, thực hiện Phúc Âm hoá trong xã hội ngày nay. Toà thánh đã phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23-1-09. Xin mời mọi người vào địa chỉ www.youtube.com/vatican để xem và đọc.
* Cầu nguyện: Lạy Cha, Phúc âm, Kinh thánh hay Tin mừng còn là Bức Tâm thư, hay Thư Tình của Chúa Giêsu gởi đến cho nhân loại, mà ông Simon đã thưa: “Vâng Lời Thầy con sẽ thả lưới.”. Chúng con quyết tâm đêm ngày đọc, lắng nghe Lời Chúa dạy bằng cái tai của con tim trong Chúa Thánh Linh, để cùng với Mẹ Maria suy gẫm và đem ra thu phục người khác như Lời Chúa dạy. Amen.
Phó tế: GBM. Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể khi Chúa Giêsu đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-ret, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe Lời Thiên Chúa. Giảng dạy xong, Chúa bảo ông Simon:
A/ CHÚA GIÊSU BẢO: “Chèo ra chỗ ngước sâu mà thả lưới bắt cá. Ông Simon Phêrô đáp: Câu 5: “…Vâng Lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. – Làm tôi nhớ lời Đức Mẹ nói với các gia nhân trong trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo”. (Ga 2, 5) và Câu 11: “Ông Simon đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”. Khi nghe Lời mời gọi của Chúa, các ông đã bỏ hết moi sự mà theo Người. - Còn tôi làm gì cho Lời Chúa qua Giáo hội?
* Giáo hội rất khôn ngoan khi thấy anh em Tin lành đã tiến nhanh, tiến mạnh về học hỏi Kinh Thánh, nên Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Vatican 2 từ năm 1965, để mời gọi mọi Tín hữu được đọc Kinh Thánh, học hỏi Lời Chúa, trong và ngoài Thánh lễ., đủ các bài đọc gồm 3 năm A, B và C luân phiên cho đủ. Tôi nhớ một tài liệu có nói: Ở Nam Mỹ cách đây 12 năm, đã có hàng ngàn Nhóm cầu nguyện, học hỏi, chia sẻ Lời Chúa rồi.
B- NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH LỜI CHÚA:
1- Sau Công đồng Vatican 2: Các cha làm lễ bằng tiếng Việt hay bản xứ, quay xuống, bàn thờ đưa ra gần giữa nhà thờ. Nhiều nhà thờ trên thế giới đã làm hình tròn hay vòng cung, để mọi Tín hữu cùng quây quần tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể..
2- Công Đồng với Lời Chúa: Giáo hội trao gởi Lời Chúa đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. (MK # 22). Dùng hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc trên, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được nuôi dưỡng bằng Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Mình máu Thánh Chúa Kitô. (MK # 21). Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho mọi Tín hữu, song song với việc họ được dưỡng nuôi bằng bàn Tiệc Thánh Thể.
3- Vào dịp lễ GS vừa qua: Tôi được đi thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington DC: Nhà thờ rộng lớn khoảng: 100x50 mét.- Bàn thờ đặt ở giữa, gần Giáo dân - Dòng Chúa CT Sàigon bàn thờ cũng đưa ra gần giữa, sau chỗ Chủ tế ngồi là một ca đoàn thiếu nhi lớn, hát vang với các đàn địch và trống phách.
4- Nghe Lời Chúa là một mệnh lệnh: Qua các phương pháp của các Phong trào, Đoàn thể, Nhóm chia sẻ Lời Chúa trong Giáo hội như Phong trào Cursillo, họ áp dụng 3 phương pháp sau đây:
* a/ Thánh thiện hay sùng đạo, bằng cách nào? Câu Kinh Thánh để nhớ áp dụng là: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,...(Ga 15, 5) - Phương pháp nào giúp tôi tăng trưởng đời sống tâm linh? – 1/ Suy niệm Lời Chúa, 2/Thánh lễ và các việc khác.
* b/ Đào luyện hay học đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 118,105) - Tôi tự hỏi: điều gì đã giúp tôi thay đổi để trở thành người Kitô hữu? Thưa là Kinh Thánh, tài liệu CĐ Vatican 2, Tông huấn, Thông điệp, rồi mới đến các việc đạo tức khác... ?
* c/ Phúc âm hoá hay hành đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như luới cá.” (Mt 4, 19; Lc 5, 10) – Tôi tự hỏi: Điều gì giúp tôi thăng tiến gia đình, khu phố, môi trường làm việc? Điều nào tôi không đạt được trong gia đình và các môi trường kể trên?
5- Cảm nghiệm sống Lời Chúa: Một trưởng Nhóm chia sẻ Lời Chúa nói: LC như mặt trời chiếu toả ánh sáng chỉ dẫn, sưởi nóng khi tâm hồn khi tôi tối tăm, nguội lạnh…Một Nhóm viên nói: Lời Chúa là liều thuốc bổ nhất cho tôi khi chán nản, thất vọng...
6/ ĐTC kêu gọi: Giáo sĩ và mọi Tín hữu hãy loan báo Tin Mừng trên mạng: Trong dịp Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, ngài sẽ thiết lập một “Tư Trang” (Blog) để giao tiếp trên mạng, thực hiện Phúc Âm hoá trong xã hội ngày nay. Toà thánh đã phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23-1-09. Xin mời mọi người vào địa chỉ www.youtube.com/vatican để xem và đọc.
* Cầu nguyện: Lạy Cha, Phúc âm, Kinh thánh hay Tin mừng còn là Bức Tâm thư, hay Thư Tình của Chúa Giêsu gởi đến cho nhân loại, mà ông Simon đã thưa: “Vâng Lời Thầy con sẽ thả lưới.”. Chúng con quyết tâm đêm ngày đọc, lắng nghe Lời Chúa dạy bằng cái tai của con tim trong Chúa Thánh Linh, để cùng với Mẹ Maria suy gẫm và đem ra thu phục người khác như Lời Chúa dạy. Amen.
Phó tế: GBM. Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Được Chúa kêu mời
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
10:12 07/02/2010
Được Chúa kêu mời
Con người ai cũng có một hình dạng khuôn mặt do Chúa tạo thành từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ. Càng sống thêm tuổi đời trong xã hội, con người lại có thêm bổn phận trách nhiệm ở những chặng đường đời sống khác nhau. Và như thế, tuy cùng một hình dạng khuôn mặt, nhưng họ lại có thêm những bộ mặt trách nhiệm đời sống khác nhau nữa.
Trong đạo Công giáo ngoài tên Chúa Giêsu được nhắc viết đến nhiều nhất trong Kinh Thánh Tân ước, còn có tên của Thánh Phero cũng được viết nhắc đến nhiều trong Phúc âm tân ước. Trong đó tên của Thánh Phero được nhắc tới 154 lần. Theo Phúc âm thuật lại Ông là người làm nghề đánh cá ở hồ Genezareth, quê quán ở làng Caphanaum vùng Galile nước Do Thái. Ông có gia đình và bà mẹ Ông đã được Chúa Giêsu chữa lành bệnh lúc bà lâm bệnh bị sốt nặng.
Phero là một người đánh cá có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nghiệp này với triều con nước, với di chuyển của cá. Chúa Giêsu đến gặp Ông và các bạn bè cùng làm nghề đánh cá. Sau khi nói chuyện với họ, Chúa Giêsu ngỏ ý muốn dùng thuyền của Phero, rồi từ trên sóng nước nói giảng về nước Thiên Chúa với dân chúng đứng tụ tập trên bờ. Thuyền của Phero lúc đó trở thành ngai tòa „Cathedra“ như đức giáo hoàng Benedictô thứ 16 đã hiểu cùng cắt nghĩa.
Chưa hết, sau khi giảng dậy Chúa Giêsu, một người hầu như chỉ sống ở vùng đất liền làng quê Nazareth, còn bảo Ông Phero „ Chèo thuyền ra ngoài khơi xa mà thả lưới bắt cá“. Một người nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp đánh cá như Phero đã trải qua kinh nghiệm đau thương mệt nhọc cả đêm qua thả lưới suốt đêm mà không bắt được gì, nhưng nói ngay: vâng, con làm như ý Thầy.
Theo lối sống đối xử ngày hôm nay, có thể nói, Chúa Giêsu một người làm nghề thợ mộc hầu như không có kiến thức kinh nghiệm gì về đánh cá lại ra lệnh cho Phero, người chuyên nghiệp nghề đánh cá thả lưới. Thật trái ngược! Và Ông Phero một người chuyên nghiệp trong ngành nghề đánh cá, cho dù biết vậy, nhưng lại tin tưởng vào lời Chúa Giêsu. Và Ông cùng bạn bè chèo đẩy thuyền ra khơi thả lưới.
Tại sao vậy?
Phero đã nghe Chúa gỉang từ trên thuyền của mình với dân chúng. Lời giảng của Chúa cảm kích đánh động tâm hồn ông. Và từ đó ông tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Nên với tính bộc trực trời đã phú ban, Ông làm ngay. Mẻ lưới theo kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ không mang lại kết qủa nào, nhưng lại đầy ắp cá đến độ gần chìm xuồng rách cả lưới. Đây là kết qủa của lòng tin tưởng vào Chúa.
Biết là phép lạ chỉ có Chúa mới có thể làm được như thế, Ông Phero và các Bạn thyuền chài chỉ còn biết bỡ ngỡ kinh ngạc đến độ sững sờ ra đó thôi. Suy nghĩ rồi Ông ấp úng bối rối nói: Thưa Thầy, xin Thầy tránh xa con ra, vì con là kẻ tội lỗi“.
Tại sao Ông Phero không nói lời cám ơn Chúa vì đã thu được mẻ cá nhiều đến như thế? Tại sao Ông Phero không lộ vẻ hân hoan vui mừng reo hò? Tại sao Ông Phero thay vì đó lại có thái độ qúa ngạc nhiên sợ hãi đến độ xin Chúa tránh xa mình, vì mình là người tội lỗi?
Ông có thể có phản ứng khác hơn thế nữa, nhưng ông đã hành động phản ứng như thế, là vì Ông đụng chạm bắt gặp sự thánh thiêng của Thiên Chúa đang chiếu tỏa ra nơi Chúa Giêsu. Vì thế ông đã thốt lên lời tự thú nhận: Con là người tội lỗi!
Tiên tri Isaia khi gặp nhìn thấy Thiên Chúa kêu gọi đã thốt lên: Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người tội lỗi“ ( Isaia 6,5).
Khi sự thánh thiện của Thiên Chúa tỏ hiện chiếu tỏa, con người nhận ra sự nghèo nàn, thấp hèn tội lỗi của mình ngay. Khi càng cảm nhận ra lòng thừ bi nhân hậu của Chúa, càng nhận ra sự bất xứng, bất toàn của mình. Chính vì thế, Ông Phero đã có phản ứng của một tâm hồn đầy lòng tin tưởng cùng kính sợ Thiên Chúa: Xin Thầy xa tránh con, vì con là kẻ tội lỗi!
Và phản ứng của Chúa Giêsu cũng khác nữa. Thay vì hỏi lại hay trách cứ Phero, Chúa Giêsu đã cổ võ tinh thần kêu gọi Ông làm theo chương trình của Chúa:“ Con đừng sợ! từ nay con sẽ là người cứu sống người ta".
Ngày xưa Chúa Giêsu đã thuyết phục cảm hóa cùng kêu gọi Thánh Phero theo Chúa trong khung cảnh cụ thể mặt đối mặt trên thuyền đánh cá ở sông hồ, rồi trao cho Ông nhiệm vụ đi làm chứng rao giảng cho con người biết tin theo Chúa, Đấng là sự sống ơn cứu độ cho con người.
Ngày nay, Chúa kêu gọi con người theo Chúa qua những gì họ xem thấy, nghe thấy trong đời sống con người, trong Giáo Hội nói về Chúa. Và từ đó họ có cảm nghiệm thuyết phục trong tâm hồn mà đi theo Chúa.
Hai cách thế kêu gọi khác nhau ngày xưa và hôm nay. Nhưng đều do Thiên Chúa là Đấng thánh kêu gọi những con người thấp hèn, nghèo nàn tội lỗi dấn thân làm chứng cho Chúa ở trần gian, loan báo hướng dẫn con người tin vào Chúa, Đấng là sự thánh thiện.
Con người ai cũng có một hình dạng khuôn mặt do Chúa tạo thành từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ. Càng sống thêm tuổi đời trong xã hội, con người lại có thêm bổn phận trách nhiệm ở những chặng đường đời sống khác nhau. Và như thế, tuy cùng một hình dạng khuôn mặt, nhưng họ lại có thêm những bộ mặt trách nhiệm đời sống khác nhau nữa.
Trong đạo Công giáo ngoài tên Chúa Giêsu được nhắc viết đến nhiều nhất trong Kinh Thánh Tân ước, còn có tên của Thánh Phero cũng được viết nhắc đến nhiều trong Phúc âm tân ước. Trong đó tên của Thánh Phero được nhắc tới 154 lần. Theo Phúc âm thuật lại Ông là người làm nghề đánh cá ở hồ Genezareth, quê quán ở làng Caphanaum vùng Galile nước Do Thái. Ông có gia đình và bà mẹ Ông đã được Chúa Giêsu chữa lành bệnh lúc bà lâm bệnh bị sốt nặng.
Phero là một người đánh cá có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nghiệp này với triều con nước, với di chuyển của cá. Chúa Giêsu đến gặp Ông và các bạn bè cùng làm nghề đánh cá. Sau khi nói chuyện với họ, Chúa Giêsu ngỏ ý muốn dùng thuyền của Phero, rồi từ trên sóng nước nói giảng về nước Thiên Chúa với dân chúng đứng tụ tập trên bờ. Thuyền của Phero lúc đó trở thành ngai tòa „Cathedra“ như đức giáo hoàng Benedictô thứ 16 đã hiểu cùng cắt nghĩa.
Chưa hết, sau khi giảng dậy Chúa Giêsu, một người hầu như chỉ sống ở vùng đất liền làng quê Nazareth, còn bảo Ông Phero „ Chèo thuyền ra ngoài khơi xa mà thả lưới bắt cá“. Một người nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp đánh cá như Phero đã trải qua kinh nghiệm đau thương mệt nhọc cả đêm qua thả lưới suốt đêm mà không bắt được gì, nhưng nói ngay: vâng, con làm như ý Thầy.
Theo lối sống đối xử ngày hôm nay, có thể nói, Chúa Giêsu một người làm nghề thợ mộc hầu như không có kiến thức kinh nghiệm gì về đánh cá lại ra lệnh cho Phero, người chuyên nghiệp nghề đánh cá thả lưới. Thật trái ngược! Và Ông Phero một người chuyên nghiệp trong ngành nghề đánh cá, cho dù biết vậy, nhưng lại tin tưởng vào lời Chúa Giêsu. Và Ông cùng bạn bè chèo đẩy thuyền ra khơi thả lưới.
Tại sao vậy?
Phero đã nghe Chúa gỉang từ trên thuyền của mình với dân chúng. Lời giảng của Chúa cảm kích đánh động tâm hồn ông. Và từ đó ông tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Nên với tính bộc trực trời đã phú ban, Ông làm ngay. Mẻ lưới theo kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ không mang lại kết qủa nào, nhưng lại đầy ắp cá đến độ gần chìm xuồng rách cả lưới. Đây là kết qủa của lòng tin tưởng vào Chúa.
Biết là phép lạ chỉ có Chúa mới có thể làm được như thế, Ông Phero và các Bạn thyuền chài chỉ còn biết bỡ ngỡ kinh ngạc đến độ sững sờ ra đó thôi. Suy nghĩ rồi Ông ấp úng bối rối nói: Thưa Thầy, xin Thầy tránh xa con ra, vì con là kẻ tội lỗi“.
Tại sao Ông Phero không nói lời cám ơn Chúa vì đã thu được mẻ cá nhiều đến như thế? Tại sao Ông Phero không lộ vẻ hân hoan vui mừng reo hò? Tại sao Ông Phero thay vì đó lại có thái độ qúa ngạc nhiên sợ hãi đến độ xin Chúa tránh xa mình, vì mình là người tội lỗi?
Ông có thể có phản ứng khác hơn thế nữa, nhưng ông đã hành động phản ứng như thế, là vì Ông đụng chạm bắt gặp sự thánh thiêng của Thiên Chúa đang chiếu tỏa ra nơi Chúa Giêsu. Vì thế ông đã thốt lên lời tự thú nhận: Con là người tội lỗi!
Tiên tri Isaia khi gặp nhìn thấy Thiên Chúa kêu gọi đã thốt lên: Khốn thân tôi, tôi chết mất! Vì tôi là một người tội lỗi“ ( Isaia 6,5).
Khi sự thánh thiện của Thiên Chúa tỏ hiện chiếu tỏa, con người nhận ra sự nghèo nàn, thấp hèn tội lỗi của mình ngay. Khi càng cảm nhận ra lòng thừ bi nhân hậu của Chúa, càng nhận ra sự bất xứng, bất toàn của mình. Chính vì thế, Ông Phero đã có phản ứng của một tâm hồn đầy lòng tin tưởng cùng kính sợ Thiên Chúa: Xin Thầy xa tránh con, vì con là kẻ tội lỗi!
Và phản ứng của Chúa Giêsu cũng khác nữa. Thay vì hỏi lại hay trách cứ Phero, Chúa Giêsu đã cổ võ tinh thần kêu gọi Ông làm theo chương trình của Chúa:“ Con đừng sợ! từ nay con sẽ là người cứu sống người ta".
Ngày xưa Chúa Giêsu đã thuyết phục cảm hóa cùng kêu gọi Thánh Phero theo Chúa trong khung cảnh cụ thể mặt đối mặt trên thuyền đánh cá ở sông hồ, rồi trao cho Ông nhiệm vụ đi làm chứng rao giảng cho con người biết tin theo Chúa, Đấng là sự sống ơn cứu độ cho con người.
Ngày nay, Chúa kêu gọi con người theo Chúa qua những gì họ xem thấy, nghe thấy trong đời sống con người, trong Giáo Hội nói về Chúa. Và từ đó họ có cảm nghiệm thuyết phục trong tâm hồn mà đi theo Chúa.
Hai cách thế kêu gọi khác nhau ngày xưa và hôm nay. Nhưng đều do Thiên Chúa là Đấng thánh kêu gọi những con người thấp hèn, nghèo nàn tội lỗi dấn thân làm chứng cho Chúa ở trần gian, loan báo hướng dẫn con người tin vào Chúa, Đấng là sự thánh thiện.
Thực hành Lời Chúa
Pt Nguyễn văn Định
15:22 07/02/2010
Bài chia sẻ Lời Chúa Chúa nhật 5 C (Lc 5, 1- 11)
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể khi Chúa Giêsu đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-ret, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe Lời Thiên Chúa. Giảng dạy xong, Chúa bảo ông Simon:
A- CHÚA GIÊSU BẢO:
“Chèo ra chỗ ngước sâu mà thả lưới bắt cá. Ông Simon Phêrô đáp: Câu 5: “…Vâng Lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. – Làm tôi nhớ lời Đức Mẹ nói với các gia nhân trong trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo”. (Ga 2, 5) và Câu 11: “Ông Simon đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”. Khi nghe Lời mời gọi của Chúa, các ông đã bỏ hết moi sự mà theo Người. - Còn tôi làm gì cho Lời Chúa qua Giáo hội?
* Giáo hội rất khôn ngoan khi thấy anh em Tin lành đã tiến nhanh, tiến mạnh về học hỏi Kinh Thánh, nên Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Vatican 2 từ năm 1965, để mời gọi mọi Tín hữu được đọc Kinh Thánh, học hỏi Lời Chúa, trong và ngoài Thánh lễ., đủ các bài đọc gồm 3 năm A, B và C luân phiên cho đủ. Tôi nhớ một tài liệu có nói: Ở Nam Mỹ cách đây 12 năm, đã có hàng ngàn Nhóm cầu nguyện, học hỏi, chia sẻ Lời Chúa rồi.
B- NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH LỜI CHÚA:
1- Sau Công đồng Vatican 2: Các cha làm lễ bằng tiếng Việt hay bản xứ, quay xuống, bàn thờ đưa ra gần giữa nhà thờ. Nhiều nhà thờ trên thế giới đã làm hình tròn hay vòng cung, để mọi Tín hữu cùng quây quần tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể..
2- Công Đồng với Lời Chúa: Giáo hội trao gởi Lời Chúa đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. (MK # 22). Dùng hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc trên, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được nuôi dưỡng bằng Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Mình máu Thánh Chúa Kitô. (MK # 21). Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho mọi Tín hữu, song song với việc họ được dưỡng nuôi bằng bàn Tiệc Thánh Thể.
3- Vào dịp lễ GS vừa qua: Tôi được đi thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington DC: Nhà thờ rộng lớn khoảng: 100x50 mét.- Bàn thờ đặt ở giữa, gần Giáo dân - Dòng Chúa CT Sàigon bàn thờ cũng đưa ra gần giữa, sau chỗ Chủ tế ngồi là một ca đoàn thiếu nhi lớn, hát vang với các đàn địch và trống phách.
4- Nghe Lời Chúa là một mệnh lệnh: Qua các phương pháp của các Phong trào, Đoàn thể, Nhóm chia sẻ Lời Chúa trong Giáo hội như Phong trào Cursillo, họ áp dụng 3 phương pháp sau đây:
* a/ Thánh thiện hay sùng đạo, bằng cách nào? Câu Kinh Thánh để nhớ áp dụng là: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,...(Ga 15, 5) - Phương pháp nào giúp tôi tăng trưởng đời sống tâm linh? – 1/ Suy niệm Lời Chúa, 2/Thánh lễ và các việc khác.
* b/ Đào luyện hay học đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 118,105) - Tôi tự hỏi: điều gì đã giúp tôi thay đổi để trở thành người Kitô hữu? Thưa là Kinh Thánh, tài liệu CĐ Vatican 2, Tông huấn, Thông điệp, rồi mới đến các việc đạo tức khác... ?
* c/ Phúc âm hoá hay hành đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như luới cá.” (Mt 4, 19; Lc 5, 10) – Tôi tự hỏi: Điều gì giúp tôi thăng tiến gia đình, khu phố, môi trường làm việc? Điều nào tôi không đạt được trong gia đình và các môi trường kể trên?
5- Cảm nghiệm sống Lời Chúa: Một trưởng Nhóm chia sẻ Lời Chúa nói: LC như mặt trời chiếu toả ánh sáng chỉ dẫn, sưởi nóng khi tâm hồn khi tôi tối tăm, nguội lạnh…Một Nhóm viên nói: Lời Chúa là liều thuốc bổ nhất cho tôi khi chán nản, thất vọng...
6/ ĐTC kêu gọi: Giáo sĩ và mọi Tín hữu hãy loan báo Tin Mừng trên mạng: Trong dịp Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, ngài sẽ thiết lập một “Tư Trang” (Blog) để giao tiếp trên mạng, thực hiện Phúc Âm hoá trong xã hội ngày nay. Toà thánh đã phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23-1-09. Xin mời mọi người vào địa chỉ www.youtube.com/vatican để xem và đọc.
* Cầu nguyện: Lạy Cha, Phúc âm, Kinh thánh hay Tin mừng còn là Bức Tâm thư, hay Thư Tình của Chúa Giêsu gởi đến cho nhân loại, mà ông Simon đã thưa: “Vâng Lời Thầy con sẽ thả lưới.”. Chúng con quyết tâm đêm ngày đọc, lắng nghe Lời Chúa dạy bằng cái tai của con tim trong Chúa Thánh Linh, để cùng với Mẹ Maria suy gẫm và đem ra thu phục người khác như Lời Chúa dạy. Amen.
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay kể khi Chúa Giêsu đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-ret, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe Lời Thiên Chúa. Giảng dạy xong, Chúa bảo ông Simon:
A- CHÚA GIÊSU BẢO:
“Chèo ra chỗ ngước sâu mà thả lưới bắt cá. Ông Simon Phêrô đáp: Câu 5: “…Vâng Lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. – Làm tôi nhớ lời Đức Mẹ nói với các gia nhân trong trong tiệc cưới Cana: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo”. (Ga 2, 5) và Câu 11: “Ông Simon đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”. Khi nghe Lời mời gọi của Chúa, các ông đã bỏ hết moi sự mà theo Người. - Còn tôi làm gì cho Lời Chúa qua Giáo hội?
* Giáo hội rất khôn ngoan khi thấy anh em Tin lành đã tiến nhanh, tiến mạnh về học hỏi Kinh Thánh, nên Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Vatican 2 từ năm 1965, để mời gọi mọi Tín hữu được đọc Kinh Thánh, học hỏi Lời Chúa, trong và ngoài Thánh lễ., đủ các bài đọc gồm 3 năm A, B và C luân phiên cho đủ. Tôi nhớ một tài liệu có nói: Ở Nam Mỹ cách đây 12 năm, đã có hàng ngàn Nhóm cầu nguyện, học hỏi, chia sẻ Lời Chúa rồi.
B- NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH LỜI CHÚA:
1- Sau Công đồng Vatican 2: Các cha làm lễ bằng tiếng Việt hay bản xứ, quay xuống, bàn thờ đưa ra gần giữa nhà thờ. Nhiều nhà thờ trên thế giới đã làm hình tròn hay vòng cung, để mọi Tín hữu cùng quây quần tham dự bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể..
2- Công Đồng với Lời Chúa: Giáo hội trao gởi Lời Chúa đến mọi Kitô hữu thuộc mọi thời đại, mọi ngôn ngữ. (MK # 22). Dùng hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc trên, Công Đồng khẳng định việc dân Chúa được nuôi dưỡng bằng Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Mình máu Thánh Chúa Kitô. (MK # 21). Như thế, Lời Chúa thật là lương thực hàng ngày cho mọi Tín hữu, song song với việc họ được dưỡng nuôi bằng bàn Tiệc Thánh Thể.
3- Vào dịp lễ GS vừa qua: Tôi được đi thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ ở Washington DC: Nhà thờ rộng lớn khoảng: 100x50 mét.- Bàn thờ đặt ở giữa, gần Giáo dân - Dòng Chúa CT Sàigon bàn thờ cũng đưa ra gần giữa, sau chỗ Chủ tế ngồi là một ca đoàn thiếu nhi lớn, hát vang với các đàn địch và trống phách.
4- Nghe Lời Chúa là một mệnh lệnh: Qua các phương pháp của các Phong trào, Đoàn thể, Nhóm chia sẻ Lời Chúa trong Giáo hội như Phong trào Cursillo, họ áp dụng 3 phương pháp sau đây:
* a/ Thánh thiện hay sùng đạo, bằng cách nào? Câu Kinh Thánh để nhớ áp dụng là: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái,...(Ga 15, 5) - Phương pháp nào giúp tôi tăng trưởng đời sống tâm linh? – 1/ Suy niệm Lời Chúa, 2/Thánh lễ và các việc khác.
* b/ Đào luyện hay học đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Lời Chúa là đèn soi con bước, là Ánh Sáng chỉ đường con đi.” (Tv 118,105) - Tôi tự hỏi: điều gì đã giúp tôi thay đổi để trở thành người Kitô hữu? Thưa là Kinh Thánh, tài liệu CĐ Vatican 2, Tông huấn, Thông điệp, rồi mới đến các việc đạo tức khác... ?
* c/ Phúc âm hoá hay hành đạo: Câu Kinh Thánh để áp dụng là: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như luới cá.” (Mt 4, 19; Lc 5, 10) – Tôi tự hỏi: Điều gì giúp tôi thăng tiến gia đình, khu phố, môi trường làm việc? Điều nào tôi không đạt được trong gia đình và các môi trường kể trên?
5- Cảm nghiệm sống Lời Chúa: Một trưởng Nhóm chia sẻ Lời Chúa nói: LC như mặt trời chiếu toả ánh sáng chỉ dẫn, sưởi nóng khi tâm hồn khi tôi tối tăm, nguội lạnh…Một Nhóm viên nói: Lời Chúa là liều thuốc bổ nhất cho tôi khi chán nản, thất vọng...
6/ ĐTC kêu gọi: Giáo sĩ và mọi Tín hữu hãy loan báo Tin Mừng trên mạng: Trong dịp Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, ngài sẽ thiết lập một “Tư Trang” (Blog) để giao tiếp trên mạng, thực hiện Phúc Âm hoá trong xã hội ngày nay. Toà thánh đã phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23-1-09. Xin mời mọi người vào địa chỉ www.youtube.com/vatican để xem và đọc.
* Cầu nguyện: Lạy Cha, Phúc âm, Kinh thánh hay Tin mừng còn là Bức Tâm thư, hay Thư Tình của Chúa Giêsu gởi đến cho nhân loại, mà ông Simon đã thưa: “Vâng Lời Thầy con sẽ thả lưới.”. Chúng con quyết tâm đêm ngày đọc, lắng nghe Lời Chúa dạy bằng cái tai của con tim trong Chúa Thánh Linh, để cùng với Mẹ Maria suy gẫm và đem ra thu phục người khác như Lời Chúa dạy. Amen.
Chia sẻ nhân Ngày Vì Sự Sống trong Năm Linh Mục
Lm. Giuse Trần Quốc Tuyến
15:49 07/02/2010
Chia sẻ nhân Ngày Vì Sự Sống trong Năm Linh Mục:
SỰ TRUNG THÀNH CỦA LINH MỤC
TRONG SỨ MỆNH LOAN BÁO TIN MỪNG SỰ SỐNG
Với chủ đề: sự trung thành của Chúa Kitô, sự trung thành của linh mục, Năm Linh Mục là thời gian mời gọi các linh mục nỗ lực thánh hoá bản thân trong tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu: «trong thời gian này, qua các buổi suy niệm đạo đức, hay bằng các việc lành thánh, những sáng kiến khác thích hợp khác, các linh mục càng ngày càng được kiên vững trong việc trung thành với Chúa Kitô» [1]. Đây cũng là cơ hội thuận tiện cho tất cả các tín hữu đào sâu học hiểu, cầu nguyện cho các linh mục nên thánh thiện, noi gương cha thánh Gioan Maria Vianney hiến thân phục vụ trong thiên chức cao trọng mà Chúa đã trao ban. Theo tinh thần ấy, bài chia sẻ này xin được đề cập đến sự trung thành của linh mục trong sứ mệnh hiến thân làm chứng cho Tin mừng sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Sứ mệnh ấy được thực hiện theo căn tính và thừa tác vụ của linh mục, gắn liền với «bản tính sâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: loan báo lời của Thiên Chúa, cử hành phụng vụ, và thi hành tác vụ bác ái. Những nhiệm vụ này bao hàm lẫn nhau và không thể tách rời» [2].
1. Loan báo Tin mừng sự sống
Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian để cho muôn người được ơn tha tội, được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Đây là một niềm vui lớn và là niềm vui cho muôn dân cần phải được loan báo cho hết thảy mọi người (x. Lc 2,10-11). Nhiệm vụ ấy cũng được uỷ thác cho các linh mục là những người được thánh hiến và được sai đi «loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa» (Lc 4,18-19). Bởi thế, một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của hoạt động mục vụ là «Tin mừng sự sống phải được can đảm và trung thành loan báo, như một tin vui cho con người ở mọi thời đại và thuộc mọi nền văn hoá»[3].
1.1. Tình trạng xúc phạm sự sống hiện nay
Trong một xã hội bị tục hoá, cùng với sự lan tràn của nền văn hoá sự chết, nhân loại đang phải đối diện với một “cơ cấu của tội lỗi” chống lại sự sống con người: «Chúng ta đứng trước một đe dọa rất lớn chống lại sự sống không nguyên sự sống của các cá nhân, nhưng còn là của toàn bộ nền văn minh»[4]. Dường như khoa học càng phát triển thì xã hội lại càng xuất hiện thêm nhiều hình thức mới tấn công sự sống con người như: tạo sinh vô tính, thụ thai nhân tạo, sử dụng phôi thai người như là “vật tư sinh học” để nghiên cứu, hoặc sử dụng như kẻ cho các cơ phận, hay cho mô để cấy ghép nhằm chữa trị một số bệnh nan y. Tiếp đến, là tình trạng đáng báo động về phẩm giá con người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, việc buôn bán cơ phận con người và việc giết người êm dịu nữa. Giữa tất cả các hình thức và tội ác chống lại sự sống con người ấy, vấn đề nạo phá thai đang ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng hơn cả, đến nỗi nhiều bệnh viện hay các trung tâm y tế ngày nay đã trở thành những trung tâm phá thai hay những lò sát sinh. Nguy hiểm hơn nữa là lối suy nghĩ của không ít người trẻ hiện nay, phá thai trở thành chuyện thường ngày, chứ không còn bị coi là tội ác giết người nữa! Đối với họ, con cái nhiều khi không còn được coi là phúc lộc của tổ tiên hay là kết quả của tình yêu hôn nhân nữa, mà là hậu quả ngoài ý muốn từ những quan hệ xác thịt, nên trở thành gánh nặng cho lối sống hưởng lạc vị kỷ thấp hèn của cha mẹ chúng. Khi ấy, nếu một sự sống mới thành hình sẽ «trở thành kẻ thù phải tuyệt đối tránh xa; và phá thai trở nên giải đáp duy nhất có thể và phương cách xử lý trong trường hợp bị vỡ kế hoạch»[5].
Quả thật, tình trạng xúc phạm đến sự sống nói chung, và vấn đề nạo phá thai nói riêng, vẫn còn đang là tiếng kêu thấu trời và hết sức khẩn thiết đối với lương tri của nhân loại. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại đang muốn hợp pháp hoá và khuyến khích việc giết người vô tội này để đạt cho bằng được các mục tiêu của họ. «Ngày nay, trong lương tâm nhiều người, nhận thức về tính nghiêm trọng của nó đã lu mờ dần. Sự chấp nhận phá thai nơi tâm thức con người nơi các phong tục và chính trong pháp luật là một dấu chỉ hùng hồn về một cơn khủng hoảng rất nguy hiểm trong ý thức luân lý, ý thức đó ngày càng trở nên không có khả năng phân biệt giữa sự thiện và sự ác, ngay cả khi có liên quan đến quyền cơ bản về sự sống»[6]. Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO), mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu đến 60 triệu ca phá thai, một con số tương đương với dân số của một quốc gia trung bình trên thế giới [7]. Riêng tại Việt Nam, tình trạng còn nghiêm trọng hơn khi mỗi năm có khoảng gần hai triệu ca phá thai, tương đương với dân số của một tỉnh. Hơn nữa, số đông các trường hợp phá thai lại xảy ra nơi những người trẻ vị thành niên và chưa kết hôn. Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng và tuổi phá thai ngoài ý muốn đang hạ thấp, nghĩa là rơi vào lớp trẻ. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Giới tính, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED - Centre for Gender, Family and Environment in Development), thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với 25% phụ nữ nạo phá thai chưa lập gia đình, số ca nạo thai đang trong tuổi vị thành niên chiếm 20%. Điều đáng báo động hơn nữa là số trẻ em bị giết đi thường lớn hơn số các em được sinh ra. Chẳng hạn, chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Thành Phố cho biết: năm 2003 có 114.002 ca phá thai và chỉ có 112.426 bé được sinh ra, năm 2004 con số vụ phá thai là 108.193 trong khi số các trẻ được chào đời là 107.314 em [8]. Đây chỉ là những con số thống kê chính thức được thực hiện từ các trung tâm y tế công cộng, con số thực tế chắc hẳn còn lớn hơn nhiều nếu như người ta có thể tính được cả những trường hợp phá thai lén lút tại các phòng khám tư nhân hay các cơ sở phá thai chui mà người ta không thể kiểm soát và thống kê được. «Những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan» [9].
1.2. Đặc tính thánh thiêng sự sống con người
Trước những hình thái xúc phạm nghiêm trọng đến sự sống con người, Giáo huấn Công Giáo luôn khẳng định đặc tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người. Đây là lệnh truyền của Thiên Chúa được ghi lại trong Thánh Kinh: “ngươi chớ giết người”. Điều Răn Thứ Năm này đòi hỏi tất cả mọi người phải tôn trọng và bảo vệ sự sống con người từ lúc còn trong dạ mẹ cho đến khi chết tự nhiên. Vì thế, «tất cả những gì chống lại sự sống, như mọi thứ giết người, diệt chủng, phá thai, làm chết êm dịu và ngay cả tự tử nữa; tất cả những gì xâm phạm đến sự toàn vẹn con người, như cưa cắt huỷ hoại một phần cơ thể, tra tấn thể xác hay tinh thần, tìm cách cưỡng bức tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người như cảnh sống dưới mức con người (infrahumain), tuỳ nghi giam tù, lưu đầy viễn xứ, bắt làm nô lệ, cảnh mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; hoặc những điều kiện làm việc hạ phẩm giá khiến công nhân trở thành ngang hàng với dụng cụ thuần tuý để thu lợi, không màng tới nhân cách tự do và có trách nhiệm của họ: tất cả những đối xử trên và những đối xử tương tự, quả thật là ô nhục. Chúng vừa làm suy đồi văn minh, vừa làm mất phẩm giá những ai thi hành các điều ấy, và hơn nữa phẩm giá những ai phải gánh chịu những điều ấy, và chúng xúc phạm nặng nề đến vinh danh của Đấng Tạo Hoá» [10].
Vượt trên những cuộc tranh luận y-sinh học, Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo luôn luôn giảng dạy rằng sự sống con người, từ khoảnh khắc đầu tiên trong hiện hữu cho đến khi chết tự nhiên phải được tôn trọng vô điều kiện, trong tính đơn nhất thể xác cũng như tinh thần: «Con người phải được tôn trọng và đối xử như một ngôi vị ngay từ khi được thụ thai, và ngay từ lúc đó, người ta phải thừa nhận nơi nó những quyền của ngôi vị, trong đó đứng hàng đầu là quyền được sống, một quyền bất khả xâm phạm của mọi con người vô tội» [11]. Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, duy một mình Thiên Chúa là chủ tể tối cao của sự sống con người, không một ai, không một tổ chức nào được phép tiếm quyền Thiên Chúa để quyết định trên sinh mạng của một người vô tội: «Sự sống của con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Ðấng dò xét và thấu biết tất cả, là Ðấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đếm và ơn gọi đã được ghi vào “Sách sự sống” (Tv 139/138,1.13-16)» [12]. Mỗi người dù bé nhỏ, yếu đuối đến đâu thì vẫn là đối tượng của tình yêu quan phòng của Thiên Chúa. Ngài vẫn hằng nâng niu chăm sóc cho từng người và cho tất cả mọi người. Thực vậy, «con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao» [13].
Truyền thống Hội Thánh vẫn luôn luôn định nghĩa phá thai là tội ác giết chết những con người yếu đuối vô tội: «phá thai do cố ý gây ra, dù được thực hiện bằng cách nào đi nữa, là việc giết chết, có suy nghĩ và trực tiếp, một con người trong giai đoạn đầu cuộc đời của nó, ở giữa sự thụ thai và sự sinh ra» [14]. Là người của Hội Thánh, linh mục không ngừng lặp lại tiếng nói của Giáo Hội lên án phá thai như là tội ác man rợ vì là giết chết những con người tuyệt đối vô tội, yếu đuối, không khả năng phòng vệ, ngay cả đến sự khẩn nài bằng tiếng kêu khóc lóc cũng không có. Mỗi thai nhi đều hoàn toàn lệ thuộc vào sự bảo vệ và chăm sóc của người mẹ đang cưu mang trong lòng. Ấy thế mà đôi khi chính người mẹ ấy lại rũ bỏ trách nhiệm và đang tâm giết chết đứa con của mình trước khi có thể cất tiếng khóc chào đời. Với đặc tính nghiêm trọng như thế, nên Giáo lý Công giáo ngay từ thời các kitô hữu đầu tiên đã lên án việc phá thai: «Ngươi không được giết con trẻ bằng việc phá thai và không được làm chết nó sau khi nó sinh ra» [15]. Thực vậy, phá thai là giết người, hơn nữa «chỉ cần cản trở sinh ra thì đã là kẻ giết người rồi, người ta tước đoạt sự sống đã sinh ra hay là người ta hủy diệt nó trong lúc nó sinh ra thì không có gì khác biệt nhau cả. Cái phải trở thành một con người thì đó là con người rồi» [16]. Trải qua lịch sử hai ngàn năm, Giáo lý Công giáo về phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người vẫn được kiên trì giảng dạy, không bao giờ do dự hay có sự thay đổi nào đối với việc kết án tính phi luân của hành vi huỷ hoại mạng sống của người vô tội: «sự sống phải được bảo vệ với một chăm sóc tột độ từ lúc thụ thai: việc phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm» [17]. Vì vậy, với uy quyền Chúa Kitô đã trao cho Phêrô và những người kế vị ngài, trong sự hiệp thông với các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã long trọng xác nhận rằng: «việc trực tiếp và cố ý giết một người vô tội luôn luôn là điều vô luân nghiêm trọng» [18]. Cách cụ thể hơn đối với vấn đề phá thai, ngài tuyên bố rằng: «việc phá thai trực tiếp, nghĩa là được muốn như mục đích hay như phương thế, luôn luôn là một thác loạn luân lý nghiêm trọng xét như là sự cố ý giết chết một con người vô tội» [19].
2. Cử hành Tin mừng sự sống
Sự sống có một giá trị thánh thiêng và tôn giáo, nên trong việc tôn trọng và bảo vệ sự sống, nhiệm vụ rất quan trọng đối với các linh mục là cử hành việc tôn dương Tin mừng sự sống. Cử hành mầu nhiệm sự sống là việc tôn vinh đích thực dành cho Thiên Chúa và là chính công việc loan truyền sứ điệp Tin mừng sự sống của Chúa Giêsu Kitô: «con người và sự sống con người không chỉ xuất hiện như một trong những điều kỳ diệu lớn nhất trong công trình sáng tạo, nhưng Thiên Chúa còn ban cho con người một phẩm giá gần như là thần thiêng (x. Tv 8,6-7). Trong từng em bé sinh ra hay từng con người đang sống hay đang chết, chúng ta đều nhận ra hình ảnh của vinh quang Thiên Chúa: ta tôn dương vinh quang ấy nơi mọi người là dấu chỉ của Thiên Chúa hằng sống, hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô» [20].
2.1. Mầu nhiệm cứu độ, mầu nhiệm sự sống
Trong bối cảnh những thách đố và những đe doạ đối với sự sống, việc cử hành mầu nhiệm cứu độ trở nên một cuộc tôn dương Tin mừng sự sống nhằm giúp cho con người thời nay chân nhận phẩm giá cao quý của sự sống do Thiên Chúa ban tặng. Việc cử hành phụng vụ sự sống liên kết chặt chẽ tất cả các ngày lễ, tuần lễ hay Mùa Phụng Vụ với những chủ đề liên quan đến sự sống và phẩm giá cao quý của con người đã được cứu chuộc bằng giá máu của Chúa Kitô. Hội Thánh cử hành phụng vụ với mầu nhiệm trọng tâm là cuộc vượt qua của Chúa Giêsu Kitô như nguồn mạch của sự sống: «Người đã chết để tiêu diệt sự chết cho chúng ta và sống lại để tái lập sự sống» [21]. Nhờ việc cử hành phụng vụ như mầu nhiệm sự sống, Hội Thánh dẫn đưa người tín hữu vào sự sống mới trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với cộng đoàn những người được tham dự vào sự sống viên mãn của Ngài [22]. Thực vậy, toàn thể Năm Phụng Vụ được cử hành theo ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô, nơi Ngài dòng máu cứu độ tuôn trào sự sống vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại.
Năm Phụng Vụ khởi đầu với Mùa Vọng và Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến thế gian mang lấy thân phận con người và nâng cao phẩm giá của họ: Thiên Chúa đã trở thành con của loài người để con người được làm con của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã mang lấy thân phận con người đơn sơ yếu đuối để chia sẻ thân phận thấp hèn của con người. Ngài là tác giả của sự sống và đã nhận làm của mình chính thực tại sự sống của con người đang «ở trung tâm của cuộc chiến lớn giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối» [23]. Chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Đồng thơ ngây bé nhỏ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ của hang đá bò lừa giữa đêm đông giá lạnh tại Bêlem xưa kia (x. Lc 2,1-7), giúp con người thời nay biết tôn trọng phẩm giá tôn quý của mọi sinh linh bé bỏng yếu ớt và đang bị đe doạ, bị chà đạp, bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội và không có nơi nào để nương tựa. Chính trong thân phận con người mà «Chúa Kitô tiếp tục tự mạc khải và đi vào mối hiệp thông với chúng ta, đến mức độ mà vứt bỏ sự sống của con người dưới những hình thức khác nhau cũng chính là vứt bỏ Chúa Kitô» [24].
Cử hành Mùa Chay và Phục Sinh, người linh mục chiêm ngắm và giương cao thánh giá của Chúa Giêsu Kitô, để lôi kéo mọi người lên cùng trái tim rộng mở của Người và hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng [25]. Trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô con người được biến đổi nhờ dòng máu thần linh tuôn chảy từ cạnh sườn của Đấng chịu đâm thâu, và được thánh hoá trong sức mạnh ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trao lại Thần Khí sự sống cho nhân loại (x. Ga 19,30). Ngài đã chết thật trong thân phận của con người giống như mọi người, nhưng Ngài đã phục sinh và hằng sống để thi ân giáng phúc, giúp nhân loại thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và chiến thắng quyền lực của sự chết. Như vậy, qua mầu nhiệm thập giá, Chúa Giêsu cho thấy ý nghĩa sự sống và sự chết của mỗi con người: chính Ngài đã chiến thắng sự chết và trở nên nguyên lý của sự sống và mở đường cho toàn thể nhân loại bước vào sự sống mới. Ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã mở ra cho con người chính là hồng ân sự sống và là sự phục sinh cả về thể xác lẫn linh hồn. Trên thập giá, máu và nước từ cạnh sườn Chúa Giêsu tuôn chảy chan hoà trên mặt đất, tẩy sạch mọi tội lỗi, chữa lành bản tính nhân loại bị tổn thương do nguyên tội, và ban sự sống bất diệt cho tất cả mọi người thuộc mọi thời đại: vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện trên thập giá! Cây thập giá trở thành cây sự sống trổ sinh hoa trái của sự sống, và là cây vinh quang làm phát sinh và triển nở một dân tộc vì sự sống. Hơn nữa, nhờ được đón nhận hơi thở của Chúa Phục Sinh, các môn đệ của Người được tham dự vào đời sống thần linh để thấu hiểu ý nghĩa của sự sống, của đau khổ và của sự chết. Vì thế, sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, người linh mục bước đi theo Ngài trên con đường thập giá, con đường của sự hy sinh vâng phục, nhưng cũng là con đường vượt lên trên thân phận thấp hèn để sống sự sống viên mãn. Theo gương Chúa Giêsu người linh mục cũng «không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và trao nộp mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người» (Mc 10,45). Vì thế, cuộc đời linh mục là một cuộc hành trình hiến mình phục vụ sự sống của anh chị em đồng loại. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đạt đỉnh cao của tình yêu khi hiến mình chịu chết cho chúng ta khi ta còn là tội nhân (x. Rm 5,8). «Bằng cách này, Ngài tuyên bố rằng sự sống đạt tới tâm điểm tới ý nghĩa và độ sung mãn khi nó được trao ban» [26].
Trong các cử hành phụng vụ Mùa Thường Niên, các môn đệ Chúa Giêsu sống theo mẫu gương của Thầy chí thánh và theo nhịp đập của trái tim Người. «Trong tinh thần thờ phượng thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1), việc tôn dương Tin Mừng sự sống nên thực hiện cốt yếu là trong cuộc sống hằng ngày, được sống trong tình yêu tha nhân và trong sự trao hiến bản thân. Chính cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên sự tiếp nhận chân thực và đầy trách nhiệm ân ban sự sống, đồng thời cũng trở nên bài ca chân thành biết ơn Thiên Chúa, Đấng trao ban cho chúng ta qùa tặng này. Đó chính là điều đang xảy ra trong biết bao hành vi phước thiện, thường khiêm tốn và ẩn kín, được nhiều người nam nữ, trẻ em người lớn, người trẻ người già, đau ốm hay mạnh khoẻ thực hiện» [27]. Việc cử hành mầu nhiệm sự sống cũng được thể hiện cách đặc biệt theo các biến cố của lịch sử cứu độ được đặt trọng tâm và xoay quanh hiến tế Thánh Thể. Vì vậy, cử hành Tin mừng sự sống chính là cử hành Thiên Chúa của sự sống, và chu kỳ phụng vụ sự sống tuần hoàn giống như chính dòng máu chảy trong thân thể Chúa Giêsu. Cũng vậy, việc cử hành phụng vụ chảy theo dòng máu của Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu đang cử hành mầu nhiệm Phục Sinh của Người. Thật vậy, cử hành mầu nhiệm máu thánh Chúa Giêsu đổ ra là cử hành những ngày lễ của sự sống được hiến thánh. Bởi vì, khi thân xác Chúa Giêsu bị giết chết, chính là lúc Đấng là tác giả sự sống làm phát sinh sự sống dồi dào hơn nơi các chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Ngài.
Tất cả các cử hành về Tin mừng sự sống đều luôn gắn liền với lời cầu nguyện thường ngày, chung cũng như riêng: «tiếng kêu than của chúng ta, như tiếng kêu của Đức Giêsu trên Thánh giá, là cách thức sâu xa và triệt để nhất để khẳng định đức tin của chúng ta vào quyền năng tối cao của Người» [28]. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn và toàn thể Hội Thánh đều có chung một bổn phận dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao quý là sự sống Ngài ban tặng. Khẩn thiết hơn nữa, các linh mục có một nghĩa vụ lớn lao trong lời cầu nguyện của Hội Thánh dành cho sự sống trên khắp hoàn cầu và cho từng biến cố của đời sống, như niềm vui về một sự sống đang bắt đầu, tôn trọng và bảo vệ sự sống toàn vẹn, quan tâm đến những người đang gặp khó khăn đau khổ, gần gũi đối với người già yếu, cô đơn và hấp hối, chia sẻ nỗi đau của người gặp tang chế, niềm hy vọng và khát khao cõi sống vĩnh hằng. Khi cầu nguyện nhân danh Hội Thánh, các linh mục khẩn cầu cùng Thiên Chúa hằng sống, xin Ngài soi sáng, hướng dẫn, và thêm sức mạnh giúp cho mỗi người tín hữu can đảm đối diện với những hoàn cảnh khác nhau. Để dù gặp khó khăn thử thách, đau khổ bệnh tật họ vẫn không bao giờ đánh mất niềm hy vọng. «Trong kinh nguyện hằng ngày, cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa, Cha chúng ta, Đấng đã dệt nên chúng ta trong lòng mẹ, Đấng đã thấy chúng ta và yêu thương chúng ta khi chúng ta chưa được hoàn chỉnh hình hài (x. Tv 139/138, 13-16)» [29]. Kết hợp với lời cầu nguyện, truyền thống Hội Thánh vẫn đề cao tinh thần chay tịnh theo gương Chúa Giêsu (x. Mt 4,1-11; Mc 9,29). Lời cầu nguyện đi đôi với tinh thần chay tịnh phát xuất tự thâm tâm của các vị mục tử luôn luôn đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và yêu thương sự sống con người.
2.2. Các Bí tích trao ban sự sống
Linh mục là người của Thiên Chúa, để phụng sự Thiên Chúa, người được chính Chúa Giêsu chọn từ giữa loài người để tiếp tục công cuộc cứu độ của Ngài cho đến ngày cánh chung. Các linh mục nhân danh Chúa Kitô cử hành chính mầu nhiệm vượt qua của Ngài để chuyển thông sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa cho nhân loại. Chính trong Hội Thánh, thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần hoạt động khơi nguồn ơn cứu độ trào dâng và ban sự sống sung mãn cho toàn thể thế giới. «Nhờ sự tái khám phá đích thực ý nghĩa các nghi thức, và nhờ việc đặt đúng giá trị của các nghi thức ấy, các cử hành phụng vụ, nhất là cử hành Bí tích, sẽ luôn luôn có thể diễn tả tất cả sự thật về việc sinh ra đời, về sự sống, về sự đau khổ và sự chết, trong khi giúp ta sống những điều ấy, như một sự tham gia vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô đã chết và phục sinh» [30]. Dòng máu cứu độ của Đức Giêsu Kitô vẫn tuôn đổ trên thế gian qua các Bí tích, và trở nên trung gian khẩn cầu dâng lên Thiên Chúa sự sống cùng với máu của Abel và tất cả những người công chính đã và sẽ «đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội» (Mt 26,28). «Quả vậy, máu Chúa Kitô kêu lên và đòi một “công lý” sâu sắc hơn, nhưng nhất là khẩn cầu lòng thương xót, máu ấy cầu bầu với Cha cho các anh em của Chúa Kitô (x. Dt 7,25), máu ấy là nguồn cứu chuộc hoàn hảo và là ơn ban sự sống mới» [31]. Máu Chúa Kitô, mặc khải sự cao cả của tình yêu thương của Chúa Cha, đã bộc lộ rằng con người là rất quý trước mặt Thiên Chúa và giá trị của sự sống con người được cứu chuộc bằng chính giá máu Chúa Kitô. Cũng chính «trong máu Chúa Kitô, tất cả mọi người cũng múc được sức mạnh để dấn thân phục vụ sự sống. Máu Chúa Kitô chính là lý do mạnh nhất để hy vọng và là nền tảng cho niềm xác tín tuyệt đối rằng, theo kế hoạch của Thiên Chúa, sự sống sẽ giành được chiến thắng» [32].
Trong Bí tích Thánh Thể linh mục được chia sẻ và hiệp thông trọn vẹn với chính tình yêu và sự sống của Chúa Kitô, được cùng với Ngài hiến dâng toàn thân mình cùng với lễ tế của Chúa Giêsu để ca tụng tôn vinh Thiên Chúa Cha và chuyển thông ơn cứu độ đến cho muôn người. Khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, được thông hiệp với mình và máu Chúa Kitô, nhờ Người, với Người và trong Người, linh mục kín múc nguồn ân sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần: «Thánh Thể là cội rễ của mọi hình thức thánh thiện, và mỗi người chúng ta được kêu gọi đến đời sống viên mãn trong Thánh Thần» [33]. Hiệp nhất với hy tế Thánh Thể, linh mục sẵn sàng trở nên như tấm bánh bẻ ra vì sự sống của anh chị em mình, nhờ đó khích lệ được tất cả mọi người dấn thân phục vụ sự sống và phẩm giá của những người khác. Như vậy, người tín hữu nhờ ăn thịt và uống máu Chúa, được ở lại trong Ngài, «được lôi cuốn vào sức năng động của tình yêu Ngài và vào ơn ban sự sống của Ngài để đưa tới sức sung mãn chính ơn gọi đầu tiên hướng tới tình yêu, là ơn gọi của mọi người (x. St 1,27; 2,18-24)» [34]. Những ân huệ của bí tích Thánh Thể đối với sự sống được hiện thực nhờ Bí tích Rửa Tội. Vì được tham dự vào cuộc khổ hình và sống lại của Chúa Kitô, người tín hữu được tái sinh để sống một cuộc sống viên mãn trong Ngài. Trong Bí tích Thêm Sức, Thánh Thần là nguyên lý sự sống làm lan toả dòng máu thần linh của Chúa Kitô giúp người tín hữu sống can trường theo chân Chúa Giêsu Kitô là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Hơn nữa, nhờ sức mạnh của bảy nguồn ân huệ Thánh Linh, các tín hữu sống sung mãn và biết khôn ngoan lựa chọn cách thế phù hợp cho con đường bảo vệ sự sống trong mọi cảnh huống. Khi cử hành Bí tích Hoà Giải người linh mục trở nên thừa tác viên của lòng thương xót. Trong toà giải tội, linh mục rao giảng Tin mừng sự sống, đồng thời kêu mời tội nhân sám hối về những xúc phạm đến sự sống để đón nhận hồng ân tha thứ của triều đại Nước Thiên Chúa (x. Mc 1,15). Thiên Chúa gớm ghét tội lỗi, nhưng luôn yêu thương tội nhân nên sứ vụ của người linh mục là giang rộng vòng tay yêu thương đón tiếp, nâng đỡ cho những người tội lỗi tìm được ánh sáng và an bình trong sự canh tân và biến đổi tận tâm can để bước đi trên con đường sự sống. Trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân, linh mục an ủi người tín hữu trong cơn đau bệnh, khích lệ họ kết hiệp với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh và chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. Nhờ được xức dầu bệnh nhân, người tín hữu nhận được suối ngưồn sự sống và sức mạnh nơi Chúa Giêsu, Đấng là «lương y chữa lành thân xác và linh hồn» [35]. Linh mục giúp cho người tín hữu kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, can đảm chấp nhận những đớn đau thể xác để hoàn tất cuộc thương khó nơi các chi thể của Ngài (x. Cl 1,24). Khi kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, người tín hữu ý thức rằng sự sống thể lý trên trần gian hữu hạn chỉ đạt được cùng đích trên thiên quốc, nơi mà con người sống sự hiệp nhất trọn vẹn với Đấng là nguyên uỷ của sự sống [36]. Với Bí tích Hôn Nhân, tình yêu của vợ chồng được thánh hoá theo mẫu gương của tình yêu giữa Chúa Giêsu là lang quân và Hội Thánh, hiền thê của Ngài (x. Ep 5,25). Đời sống vợ chồng đòi hỏi một tình yêu nhẫn nại, hy sinh hiến mình vì nhau đến nỗi đổ máu như chính Chúa Giêsu đã hiến mình vì Hội Thánh và toàn thể nhân loại (x Lc 22,44; 1Cr 15,31). Qua Bí tích Hôn nhân, linh mục giúp cho các cặp vợ chồng lãnh nhân ơn Chúa để xây dựng gia đình họ thành cái nôi của sự sống, và chu toàn bổn phận làm vợ/chồng, cha/mẹ, nhà giáo dục/sứ giả của sự sống tại gia đình, đồng thời là những người bảo vệ giá trị cao quý của sự sống trong xã hội. Trong Bí tích Truyền chức thánh, qua việc đặt tay, Chúa Thánh Thần bao phủ trên người thụ phong, tháp nhập họ vào sứ vụ của Chúa Kitô thượng tế đởi đời, đã trở thành chiên vượt qua chịu sát tế thông ban sự sống và dẫn đưa mọi người tới nguồn mạch sự sống vĩnh cửu (x. Ga 1,29; Kh 5,6; 7,17).
Tóm lại, khi cử hành mầu nhiệm sự sống, linh mục nhân danh Hội Thánh hướng dẫn con người thời đại đến nguồn mạch sự sống đích thực nhờ được kết hiệp với Chúa Kitô. Với mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, sự sống của Thiên Chúa đã trở thành sự sống của con người. Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô, sự sống của con người được thánh hoá và tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ. Như vậy, «giá trị sự sống không chỉ gắn liền với nguồn cội của nó, theo như nó được trao ban từ Thiên Chúa, mà còn nối kết vào cùng đích, vào vận mệnh của nó là hiệp thông với Thiên Chúa, để nhận biết và yêu mến Ngài» [37]. Quả thật, cuộc sống của con người biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa và toả sáng ánh quang rạng ngời của Ngài: Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống, nhưng sự sống của con người chính là được hưởng kiến Thiên Chúa [38]. Vì thế, con người luôn khát vọng hướng về trời cao và hướng về sự hiệp nhất trọn vẹn nơi Thiên Chúa: «Lạy Chúa, Chúa tác thành chúng con cho Chúa, và lòng chúng con khắc khoải cho mãi tới khi được nghỉ yên trong Ngài» [39].
3. Phục vụ Tin mừng sự sống
Dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống là lời mời gọi của Giáo Hội đối với tất cả mọi người thành tâm thiện chí. Đương nhiên, đây cũng là bổn phận thiêng liêng của mọi kitô hữu và cách riêng đối với các linh mục. Vì vậy, các linh mục phải đặc biệt ưu tiên cho việc phục vụ sự sống con người, như nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động mục vụ của mình. Quả thật, dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống chính là hiến thân phục vụ Chúa Kitô là đường là sự thật và là sự sống (x. Ga 14,6; 11,25). Chính Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: «ai làm cho một người bé nhỏ nhất của ta đây là làm cho chính ta vậy» (Mt 25,45). Khi phục vụ sự sống, người linh mục gắn kết mật thiết với Chúa Kitô là sự sống thật, Đấng đến thế gian để cho mọi người được sống. Khi bước đi trên con đường phục vụ sự sống, người linh mục ở trong lộ trình hướng tới Đức Kitô và làm lan tỏa ánh hào quang của Tin mừng sự sống cho thế gian tăm tối bởi bóng tối sự chết. Chính vì vậy, phục vụ sự sống là phục vụ chính Chúa Giêsu, và khước từ phục vụ sự sống là khước từ phục vụ chính Chúa.
3.1. Mục vụ gia đình
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá lan rộng, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khiến cho đời sống gia đình đang gặp phải biến đổi tận gốc rễ. Các hình mẫu gia đình truyền thống (traditional family) đang dần dần bị thay thế bằng hình thức gia đình hiện đại hay gia đình hạt nhân (nuclear family). Những khủng hoảng trong các sinh hoạt gia đình khiến cho những giá trị cao đẹp của truyền thống ngàn đời phải đối diện với nguy cơ bị xói mòn và mai một. «Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người». Thực vậy, những mâu thuẫn và khủng hoảng trong đời sống gia đình, khiến cho sự sống con người bị lâm nguy, con cái thiếu vắng sự chăm sóc giáo dục của chính cha mẹ chúng. Bởi đó, «gia đình bị tổn thương đến chết được và bị uế tạp trong bản chất cộng đồng tình yêu của nó và trong ơn gọi làm thành cung thánh của sự sống» [40].
Đối diện với những khủng hoảng và biến đổi của gia đình như thế, việc giáo dục gia đình có một vị trí hết sức quan trọng vì gia đình là nơi đón nhận, bảo vệ và gìn giữ hồng ân sự sống do Thiên Chúa ban tặng. Là người của Thiên Chúa, linh mục nỗ lực xây dựng một nền văn hoá của sự sống và nền văn minh của tình thương, nhưng công việc này phải được khởi đi từ chính gia đình như là những tế bào của Giáo Hội và xã hội. «Chúa Kitô đã muốn xây dựng nhiệm thể Ngài bằng những tế bào gia đình; Hội Thánh có thể thay đổi đường lối tông đồ, thay đổi các hội đoàn, nhưng Hội Thánh luôn luôn phát triển nhở các gia đình. Đức tin được thông truyền qua các tế bào sống động và lành mạnh ấy» [41]. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng đã khẩn thiết kêu gọi các linh mục chăm lo việc giáo dục cho các gia đình: «Các linh mục rất thân mến, thiên chức đã đặt các con làm cố vấn và làm người hướng dẫn thiêng liêng của cá nhân cũng như của các gia đình. Giờ đây, cha đặt tất cả lòng tin tưởng nơi các con. Nhiệm vụ đầu tiên của các con, nhất là những người phụ trách giảng dạy khoa luân lý thần học, là thẳng thắn trình bày nền giáo huấn của Giáo hội liên quan đến hôn nhân» [42]. Đây cũng là đòi hỏi của Bộ Giáo Sĩ đối với các linh mục: «là thầy dạy và là nhà giáo dục đức tin, linh mục lo sao cho việc dạy giáo lý chiếm một địa vị ưu tiên trong nền giáo dục Kitô giáo tại gia đình, trong trường công giáo, trong việc huấn luyện các phong trào tông đồ» [43]. Cách cụ thể, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc giảng dạy giáo lý hôn nhân, qua đó giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ giáo huấn của Hội Thánh về vấn đề điều hoà sinh sản và về tính thánh thiêng của sự sống con người. Đồng thời, cũng cần có các hình thức mục vụ tiền/hậu hôn nhân nhằm nâng đỡ các gia đình trong bổn phận làm cha mẹ có trách nhiệm cũng như bổn phận yêu thương và tôn trọng sự sống. Nhờ đó, gia đình thực sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và tình yêu của Chúa Kitô đối với Hội Thánh, đồng thời trở thành nơi «gìn giữ, biểu lộ và thông truyền tình yêu» [44]. Qua việc giảng dạy và các hình thức viếng thăm mục vụ, các linh mục đồng hành, hướng dẫn và động viên các gia đình mở rộng lòng đón nhận sự sống, và trung thành với giáo huấn của Hội Thánh hết lòng yêu thương chăm sóc và bảo vệ sự sống. «Khi gặp các gian nan thử thách, chớ gì các đôi vợ chồng luôn tìm được nơi tâm hồn và tiếng nói của linh mục, hình ảnh và tiếng vang của tình yêu cũng như lời nói của Chúa Cứu Chuộc» [45].
Để xây dựng nền văn hoá sự sống và nền văn minh tình thương, thì mỗi gia đình phải trở thành cái nôi của tình yêu và sự sống, nơi đó các phần tử được nhìn nhận, được kính trọng và chăm sóc từ lúc sinh ra cho tới khi qua đời. Như một Giáo Hội thu nhỏ, vai trò căn bản và ơn gọi thánh thiêng của gia đình là phục vụ sự sống con người; như Giáo Hội tại gia, gia đình cũng có sứ vụ cử hành, loan báo và tôn dương Tin mừng sự sống. Vì thế, trách nhiệm của các linh mục là «phải nỗ lực về phương diện giáo lý cũng như mục vụ để làm cho các gia đình công giáo xác tín về sức mạnh của họ. Họ sẽ khám phá ra họ không phải là thành phần thụ hưởng, chỉ biết lãnh nhận giáo lý, lãnh nhận Bí tích, lãnh nhận ơn Chúa, mà họ cũng là thành phần hoạt động tông đồ» [46]. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hôm nay, với bao nhiêu khó khăn và xúc phạm đến sự sống con người, gia đình lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc đón nhận, bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục đúng phẩm giá. Vì thế, sứ mạng của linh mục và của cả Hội Thánh là phải chăm sóc cho các gia đình luôn là «cung thánh của sự sống [...] nơi mà sự sống, hồng ân Thiên Chúa ban, có thể được đón nhận cách xứng hợp và bảo hộ chống lại nhiều sự tấn công mà nó phải thường hứng chịu; nơi mà sự sống có thể phát triển theo những nhu cầu tăng trưởng chính thức của con người» [47]. Theo ý định của Thiên Chúa, gia đình có một giá trị riêng trong chương trình của Thiên Chúa, nơi mà con người được cộng tác với Thiên Chúa tiếp tục công trình tạo dựng, để thông ban sự sống mình đã nhận cho các thế hệ kế tiếp. Thực vậy, «sự sống của con người là một ơn được tiếp nhận, để rồi đến lượt mình nó lại trao ban. Trong việc tạo nên một sự sống mới, cha mẹ ý thức rằng đứa con là kết quả của việc họ tự hiến cho nhau trong tình yêu, thì đến lượt nó, nó sẽ trở nên một hồng ân cho cả hai người: một hồng ân phát sinh từ một hồng ân» [48]. Vì thế, việc mở lòng đón nhận sự sống mới và giáo dục con cái nên người đòi hỏi các bậc vợ chồng ý thức được bổn phận làm cha làm mẹ có trách nhiệm: trách nhiệm kiến tạo một gia đình yêu thương đầm ấm, trách nhiệm sinh sản và giáo dục con cái. Trách nhiệm này đòi hỏi các cặp vợ chồng lãnh lấy thiên chức làm cha làm mẹ mà Thiên Chúa đã uỷ thác qua Bí tích Hôn Nhân, nhờ đó họ đón nhận con cái trong tình yêu, và tình yêu của Thiên Chúa thì luôn luôn muốn tạo dựng nên những con người mới. Bên cạnh đó, linh mục cần giúp cho các bậc làm cha mẹ ý thức trách nhiệm của họ trước mặt Chúa đối với con cái và giáo dục chúng nên người và nên con cái Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, các cặp vợ chồng phải được hướng dẫn trong tinh thần hy sinh, tìm vinh danh Thiên Chúa và đón nhận thánh ý của Ngài để quyết định số con mà họ sẽ sinh ra, và sinh con vào thời gian và hoàn cảnh thích hợp nhất. Quyết định số con cái trong mỗi gia đình là quyền và nghĩa vụ của cả hai vợ chồng chứ không phải của một phía hay của quyền bính bên ngoài: «bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng» [49]. Vì thế, vợ chồng «trở thành cha mẹ có trách nhiệm nghĩa là: biết cân nhắc suy nghĩ để rồi sẵn sàng làm cho gia đình mình tăng thêm nhân số, hoặc để rồi căn cứ vào những lý do xác đáng, và trong tinh thần tôn trọng lề luật luân lý quyết định tạm ngưng việc sinh sản trong một thời gian ngắn hay vô hạn định» [50]. Trong việc quyết định quan trọng này vợ chồng phải đồng tâm hiệp lực với nhau trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa để có được phán đoán ngay thẳng, «phán đoán ấy, chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa» [51].
3.2. Phục vụ trong đức ái
Do Bí tích Truyền Chức thánh, linh mục được tham dự vào sứ vụ lãnh đạo với vai trò làm đầu của chính Chúa Giêsu. Theo gương Chúa Giêsu đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20), linh mục thực thi sứ mệnh đã được uỷ thác trong tinh thần yêu thương, khiêm tốn và hiến thân phục vụ mọi người như một tôi tớ (x. Mt 20,26-28). Đương nhiên, sự phục vụ ấy phải được dành ưu tiên cho những ngưởi nhỏ bé, yếu thế, bất hạnh, đang gặp thử thách bách hại và cần đến sự bảo vệ đỡ nâng. «Bằng việc tham dự vào sứ mệnh vương giả của Chúa Kitô, sự nâng đỡ và thăng tiến sự sống con người cần được thi hành bằng việc phục vụ của đức ái, thể hiện qua chứng từ cá nhân, qua nhiều hình thức thiện nguyện, qua việc vận động xã hội và sự cam kết chính trị. Đó là một đòi buộc đặc biệt cấp bách trong thời điểm hiện tại, lúc mà “nền văn hoá sự chết” đang kịch liệt chống đối và thường thường xem ra lấn lướt “nền văn hoá sự sống”» [52].
Mang lấy nơi mình chính sứ mạng của Chúa Kitô, người linh mục nỗ lực dấn thân phục vụ sự sống con người trong sự yêu mến và trung thành với Giáo huấn của Hội Thánh Người. «Hình thức bác ái cao siêu hơn cả là đừng tìm cách dấu diếm giáo lý của Chúa Kitô» [53]. Vì vậy, người linh mục phải tạo điều kiện cho anh chị em mình được học hiểu thấu đáo về lập trường của Giáo Hội và giáo huấn luân lý Kitô giáo về sự sống để họ có thể áp dụng vào trong những hoàn cảnh cụ thể thường nhật. Nhờ việc trung thành trình bày giáo lý của Hội Thánh về sự sống, linh mục làm triển nở nơi cộng đoàn mình phục vụ một bầu khí tôn quý sự sống, đồng thời tạo nên tình liên đới và sẵn sàng hiến dâng cho người khác bằng «một tình yêu vô vị lợi, tình yêu này tỏ bày chính mình là một văn hoá của sự sống bằng chính ước muốn “liều mất mạng sống mình” (x. Lc 17,33) cho kẻ khác» [54]. Là những môn đệ của Chúa Giêsu, các linh mục trở nên người thân cận của mọi người (x. Lc 10,29-37). Đời sống và sứ vụ của linh mục diễn tả tình yêu đối với chính Chúa Giêsu còn đang bị bỏ rơi nơi những anh chị em đau khổ trên khắp thế giới. Yêu thương chăm sóc cho những người nhỏ bé bất hạnh, coi trọng phẩm giá cuả họ như một nhân vị là trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho các linh mục trong chức thánh. Quả vậy, «bác ái không phải là một thứ hoạt động trợ giúp xã hội mà ta cũng có thể để lại cho người khác làm, nhưng thuộc về bản tính của Hội Thánh, một lối diễn tả không thể thiếu của bản chất Hội Thánh» [55]. Chính trong cộng đoàn đầy tình yêu huynh đệ phổ quát của Chúa Kitô mà người linh mục khơi dậy sức mạnh phi thường của đức ái. Sức mạnh của tình thương ấy có thể «biến thế giới của thú vật nên thế giới của con người, biến thế giới của con người nên thế giới của con Chúa» [56].
Bằng hoạt động mục vụ bác ái xã hội đa dạng, linh mục cùng với anh chị em mình vận dụng những hình thức hợp lý và hữu hiệu để hỗ trợ và bảo vệ sự sống mới sinh ra, chăm sóc những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội, an ủi nâng đỡ những người đang đau khổ, đặc biệt trong giai đoạn sau cùng. Công việc phục vụ của đức ái đối với sự sống cần phải đi đến tận chính gốc rễ của sự sống và của tình yêu, không phân biệt kỳ thị, bởi vì «sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong mọi giai đoạn, trong mọi hoàn cảnh; sự sống ấy là một điều thiện không thể chia tách được. Vậy cần phải chăm sóc cho mọi sự sống và sự sống của mọi người» [57]. Một cách cụ thể, linh mục có thể góp phần tích cực cứu vớt sự sống người vô tội bằng việc xây dựng những cơ sở phục vụ sự sống: «những trung tâm tương trợ sự sống và những nhà hoặc trung tâm tiếp nhận sự sống luôn sẵn sàng phục vụ sự sống mới sinh ra. Nhờ hoạt động của những cơ sở đó, rất nhiều bà mẹ độc thân và rất nhiều cặp vợ chồng đang gặp khó khăn tìm lại được lẽ sống và niềm tin khi có được sự trợ giúp và nâng đỡ để vượt qua khó khăn và sợ hãi trước việc đón nhận một sự sống sắp sinh ra hoặc vừa mới chào đời» [58]. Mặt khác, nơi các xứ đạo cần thành lập thêm các nhóm tông đồ bảo vệ sự sống, công việc của họ là tìm gặp và giải thích cho những người muốn phá thai đừng giết chính những đứa con của mình, đồng thời săn sàng đón nhận những đứa con họ sinh ra và trao cho những gia đình đạo đức nuôi dưỡng. Đã có nhiều nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân đang gắng công thực hiện những việc làm cụ thể và đầy nghĩa tình, như bảo trợ cho những người mẹ chưa kết hôn, nuôi dạy các trẻ mồ côi, mở lớp tình thương cho trẻ khuyết tật, lập viện dưỡng lão... Hiện nay, hằng ngày vẫn có các tín hữu âm thầm đến các bệnh viện, phòng khám để xin các thai nhi bị phá về mai táng. Nhiều nơi đã lập thành những khu nghĩa trang anh hài dành cho các thai nhi bị phá bỏ với hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ. Công việc này góp phần làm cho mọi người nhìn nhận phẩm giá và quyền được sống của các trẻ em chưa được sinh ra, qua đó gióng lên tiếng kêu thay cho những người không có tiếng nói và là tiếng chuông thức tỉnh lòng người, báo động về những tội ác xúc phạm đến sự sống con người [59].
Kết luận
Nhờ việc rao giảng, đối thoại và phục vụ sự sống, các linh mục kiên trì giáo dục cho các tín hữu và cho tất cả mọi người có một lương tâm ngay chính giúp họ biết yêu quý sự sống và tôn trọng phẩm giá con người. Mọi hình thức bảo vệ sự sống con người cũng như tất cả các công việc phục vụ dành cho sự sống đều dẫn đến việc thờ phượng trong Thần Khí ban sự sống. Thực vậy, việc dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống «dù tiếp nhận từ đức tin một ánh sáng và một sức mạnh ngoại thường, thì nó vẫn thuộc về mọi lương tâm con người khát vọng chân lý và chăm chú ưu tư với vận mệnh nhân loại» [60]. Bổn phận tôn trọng và bảo vệ sự sống con người không chỉ giới hạn riêng cho người kitô hữu hay các linh mục, nhưng phải được mở ra cho hết mọi người thuộc mọi thời đại. Trong việc tôn dương Tin mừng sự sống, bất cứ ai thành tâm thiện chí hiến mình phục vụ sự sống con người đều thuộc về Đức Kitô và nhận được sự sống của Ngài (x. Mc 9,40-41). Ai đứng lên bảo vệ sự sống con người thì đã là một kitô hữu rồi! Họ trở thành kitô hữu qua việc làm chứng cho Tin mừng sự sống bằng cách sống theo các tiêu chuẩn của Kitô giáo, cũng như qua việc thực hành niềm tin cậy mến bằng những hành động cụ thể trong đời sống thường ngày. Vì thế, «các linh mục hãy nhờ các lời cầu nguyện và các việc lành mà khẩn nài Chúa Kitô Vị Linh Mục tối cao đời đời để có thể làm chiếu tỏa Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái, cũng như các nhân đức khác, và qua đời sống cũng như cung cách bên ngoài để hoàn toàn hiến thân lo cho ích lợi thiêng liêng của đoàn dân; đó là điều Giáo Hội hằng tâm niệm lo lắng trên hết» [61].
Chú thích:
[1] TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO, Sắc lệnh ban ơn xá trong Năm Linh Mục (25/4/2009). «Chúng ta phải sống cho người khác, chúng ta phải sống với Dân Chúa bằng tình yêu thánh thiện và thần linh. Rõ ràng tình yêu này làm nên sự phong phú của đời độc thân thánh thiện. Tình yêu này đòi buộc chúng ta sống liên đới thực sự với những người đau khổ và những ai đang sống trong nhiều hình thái nghèo khổ khác nhau» (BỘ GIÁO SĨ, Thư gửi các linh mục, ngày 11/6/2009).
[2] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est (25/12/2005), số 25a.
[3] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae về giá trị và tính bất khả xâm phạm của sự sống con người (25/03/1995), số 1. Tin mừng sự sống phải được loan báo cho mọi người, vào tận trong những ngõ ngách sâu kín nhất của toàn xã hội: «Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho anh em, để anh em được hiệp thông với chúng tôi» (1Ga 1,3).
[4] GIOAN PHAOLÔ II, Thư gửi các gia đình Gratissimun sane (2/2/1994), số 21; Thông điệp Evangelium vitae, số 59: «Chúng ta đứng trước những gì có thể được định nghĩa như là một “cơ cấu của tội lỗi” chống lại sự sống con người chưa sinh ra».
[5] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 13. «Làm sao còn nói được tới phẩm giá của nhân vị, khi người ta giết những kẻ yếu nhất và vô tội nhất? Nhân danh công lý nào mà người ta thực hiện sự kỳ thị tối bất công giữa những con người như thế, bằng cách tuyên bố rằng một số những kẻ này đáng được bảo vệ, còn những kẻ kia bị từ chối quyền sống?» (GIOAN PHAOLÔ II, Diễn từ cho các tham dự viên cuộc hội luận về «Quyền sống và Âu châu» ngày 18/12/1987).
[6] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 58.. Đức Thánh Cha Piô XII thì nhận xét: «tội của con người thời nay là đánh mất cảm thức về tội lỗi» (Sứ điệp truyền thanh gửi Đại hội Giáo lý toàn quốc Hoa Kỳ, ngày 26/10/1946).
[7] X. M. A. PEETERS, «The post abortion syndrome», in J. VIAL CORREA – E. SGRECCIA (a cura di), La causa della vita, LEV, Città del Vaticano 1995, 159.
[8] X. VU HOANG NGAN, «La planification familiare», in Y. CHARBIT – C. SCORNET, Société et politique de population au Vietnam, L’Harmattan, Paris 2002, 105-140. Xem thêm các bài: Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt (Tuổi Trẻ Online, Thứ Hai, 08/08/2005); Tỷ lệ nạo phá thai của Việt Nam cao hơn các nước khác (Tiền Phong Online, Thứ Sáu, 17/04/2009).
[9] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Thư mục vụ 2008, số 10.
[10] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 27.
[11] BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Donum vitae (22/2/1987), I, số 1; Vì thế, «không bao giờ một trường hợp nào, một mục đích nào, một luật pháp nào trên thế giới có thể làm cho trở thành hợp pháp một hành động vốn thực chất là không hợp pháp, bởi vì trái với lề luật của Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn mọi người mà ta có thể phân biệt nhờ chính lý trí, và đã được Giáo Hội công bố» (GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 62).
[12] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 61. «Sự sống là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi từ ban đầu trong lòng người, trong lương tâm con người» (số 40).
[13] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Thư mục vụ 2008, số 18; x. ATHENAGORE, Lời thỉnh cầu cho các Kitô hữu, số 35.
[14] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 58. Theo định nghĩa này, phải phân biệt rõ ràng giữa việc ngừa thai và phá thai. Không thể gọi là ngừa thai hay tránh thai đối với các loại vòng xoắn đặt vào cổ tử cung và các loại thuốc ngăn chặn quá trình làm tổ của phôi thai, hay là giết chết bào thai ngay từ trong bụng mẹ.
[15] Didachè V,2. Điều 1398 trong Bộ Giáo Luật hiện nay vẫn tiếp nối truyền thống này: «phá thai mà có hiệu quả, thì tức khắc bị vạ tuyệt thông». Bằng sự xác nhận hình phạt ấy, Giáo Hội chỉ rõ tội ác này như một trong những tội ác nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, đồng thời kêu gọi họ hoán cải và đền tội thích đáng.
[16] TERTULIANÔ, Minh giáo, IX,8. «Thực tại con người, trong suốt cuộc sống của nó, cả trước và sau khi sinh, không cho phép ta khẳng định một sự thay đổi bản tính, cũng không cho phép khẳng định một sự biến thiên dần về giá trị luân lý, vì nó có một phẩm chất nhân học và luân lý đầy đủ. Bởi thế, phôi người, ngay từ ban đầu, có một phẩm giá riêng của nhân vị» (BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Dignitas personae, số 5).
[17] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 51; Sự sống con người là thánh thiêng, vì «ngay từ trong cội nguồn của nó, nó đòi hỏi hành động sáng tạo của Thiên Chúa». x. PIÔ XI, Thông điệp Casti connubii, (31/21/1930), II; GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et magistra (15/5/1961).
[18] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 57.
[19] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 62. Ðức Thánh Cha Phaolô VI cũng đã tuyên bố trước đó rằng giáo huấn này không bao giờ thay đổi và là bất di bất dịch (x. Thông điệp Humanae vitae, số 14). Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Mới đây Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng khẳng định lại rằng: Giáo huấn Công giáo về vấn đề phá thai chưa hề thay đổi và cũng không thể nào thay đổi (L’Osservatore Romano, 11/7/2009).
[20] X. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84.
[21] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Sacrosantum concilium, số 5. Phụng vụ «giúp các tín hữu, qua cuộc sống mình, diễn tả cho người khác mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính» (số 2).
[22] X. Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1071.
[23] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 104.
[24] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 104. Chính Chúa Giêsu đã tự đồng hoá với những người bé nhỏ nhất: «ai đón tiếp một bé thơ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón Thầy» (Mt 18,5), và «những gì các con đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất của Ta, là các con đã làm cho chính mình Ta» (Mt 25,40).
[25] X. SÁCH LỄ RÔMA, Lời tiền tụng Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
[26] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 51. Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha trong mọi sự: «khi vào trần gian Chúa Giêsu đã nói: này con đến để thi hành thánh ý Cha» (Dt 10,9). Ngài đã hiến mình chịu chết «vì Ngài đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và yêu thương họ đến cùng» (Ga 13,1). Chính Ngài đã khẳng định: «không ai có tình yêu nào lớn hơn tình yêu này: hiến mạng sống mình vì bạn hữu» (Ga 15,13).
[27] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 86. «Những nghĩa cử này là việc tôn dương Tin Mừng sự sống cách trọng đại nhất, bởi vì chúng công bố Tin Mừng bằng chính việc trao hiến trọn vẹn bản thân mình, chúng là biểu hiện rực rỡ của mức độ cao cả nhất của tình yêu: trao hiến mạng sống mình vì người mình yêu (x. Ga 15,13); chúng là sự hiệp thông vào mầu nhiệm Thập Giá, trên Thập Giá Chúa Giêsu mặc khải cho ta thấy tất cả giá trị mà sự sống của con người có được đối với Ngài và sự sống này được thực hiện cách tràn đầy trong việc trao hiến trọn vẹn bản thân mình như thế nào».
[28] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 38. Đây là lúc phải tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện khi đối diện với chủ nghĩa duy hoạt động và chủ nghĩa tục hoá đang lớn mạnh nơi nhiều kitô hữu đang dấn thân trong công việc bác ái. «Lời cầu nguyện, như một phương thế múc nguồn sức mạnh mới từ Đức Kitô, trở thành một sự cấp bách hoàn toàn cụ thể. Con người cầu nguyện thì không bỏ phí thời giờ, cho dù hoàn cảnh xem ra tuyệt vọng và có vẻ chỉ đòi hỏi hành động» (số 36).
[29] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84.
[30] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84. «Nhờ Bí tích của Giáo Hội - mà máu cùng nước từ cạnh sườn Chúa Kitô là biểu tượng - được luôn luôn thông ban cho con cái Thiên Chúa, nhờ đấy họ trở nên dân của Giao Ước mới. Từ nơi Thánh Giá, là nguồn sống, phát sinh và phát triển “dân của sự sống”» (số 51).
[31] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25. Trong bài ca Exultet đêm vọng Phục Sinh, Giáo Hội ca lên rằng: «Ôi! Giá trị của con người lớn biết bao trước mặt Đấng Tạo Hoá, tới độ đã xứng đáng được một Đấng Cứu Chuộc rất vĩ đại và đáng kính tôn». Phẩm giá con người cao quý tới độ «Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài để con người khỏi hư mất, nhưng được sự sống đời đời!» (Ga 3,16). X. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Redemtor hominis (04/03/1979), số 10.
[32] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25. «Sẽ chẳng còn chết chóc nữa!» (Kh 21,4), nhưng «sự chết đã bị chôn vùi trong chiến thắng. Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi đâu? Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi đâu?» (1Cr 15,54-55).
[33] BÊNÊĐICTÔ XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis (22/02/2007), số 94. Trong sự thông hiệp mật thiết của linh mục với Thánh Thể, chúng ta hiểu rõ hơn lời của Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ các linh mục còn được ghi lại nơi phòng thánh của nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
[34] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25.
[35] INHAXIÔ ANTIÔKIA, Thư gửi tín hữu Êphêsô 7,2; x. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 47.
[36] SÁCH LỄ RÔMA, Lời Tiền Tụng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
[37] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 38.
[38] X. IRÊNÊ LYON, Chống lạc giáo, IV, 20,7.
[39] AUGUSTINÔ, Tự thuật, I,1.
[40] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 59. Trong gia đình truyền thống, ông bà nội ngoại cũng có vai trò giáo dục quan trọng, nhất là khi cha mẹ không thể thường xuyên hiện diện ở nhà bên cạnh con cái lúc chúng đang tuổi lớn khôn (x. BÊNÊĐICTÔ XVI, Huấn từ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 26/7/2009).
[41] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 495.
[42] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 28.
[43] BỘ GIÁO SĨ, Kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục (31/1/1994), số 47. 36. Trong hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam hôm nay thì việc giáo dục trong bầu khí gia đình lại càng phải chú tâm hơn nữa vì Giáo Hội chưa thể thâm nhập vào được các môi trường giáo dục học đường, các Hội tông đồ cũng hoạt động rất hạn chế.
[44] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio (22/11/1981), số 17. Về giáo huấn của Hội Thánh liên quan đến các vấn đề gia đình, xem thêm: Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 2214-2233; Tông thư Mulieris dignitatem (15/8/1988); Thư gửi các gia đình Gratissimun sane (2/2/1994); Thư gửi các phụ nữ (29/6/1995).
[45] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 29. Vững tin nơi Chúa Thánh Linh, các linh mục «dạy cho các cặp vợ chồng con đường thiết yếu của lời cầu nguyện, hãy chuẩn bị tập luyện giúp họ thường xuyên và tin tưởng tìm đến các Phép Bí tích Thánh thể và Giải tội, và đừng có bao giờ thất vọng trước sự yếu đuối của con người».
[46] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 481. Trong số 462 Đức Hồng Y Thuận cũng thể hiện một thao thức cho vấn đề giáo dục gia đình: «Chuẩn bị làm linh mục có chủng viện, chuẩn bị làm tu sĩ có đệ tử viện và tập viện, chuẩn bị làm cha mẹ có gì? Không có gì cả! Thật là một thiếu sót lớn lao trên thế giới. Lúc này tạm có lớp dự bị hôn nhân nhưng chưa đi đến đâu. Bao nhiêu người sẽ là nạn nhân cho cuộc phiêu lưu của các con».
[47] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Centesimus annus (1/5/1991), số 39; Thông điệp Evangelium vitae cũng đã nhiều lần lặp lại khái niệm này về gia đình trong các số 6. 11. 59. 88. 92. 94.
[48] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 92.
[49] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 50: Khi thi hành bổn phận vợ chồng, họ được «cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa tạo hoá và như trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài».
[50] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae, số 10. «Trong lãnh vực lưu truyền sự sống, họ không có quyền tự do hành động theo sở thích, tự ý lựa chọn những phương pháp cho là chính đáng, trái lại, phải hướng hành động mình theo đúng thánh ý tạo dựng của Thiên Chúa, thánh ý đó được biểu hiện bằng chính bản chất và các hành vi của hôn nhân cũng như bằng các lời giáo huấn liên tục của Giáo hội».
[51] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, số 50.
[52] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87. Các linh mục không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị (x. Bộ Giáo Luật, 285; 287), nhưng các ngài có thể định hướng hỗ trợ các nhà chính trị hoạch định chính sách phù hợp và dấn thân hoạt động bảo vệ sự sống con người.
[53] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 29. trong việc này, ta cần phải giữ đức nhẫn nại và nhân từ như chính Chúa đã làm gương trong cách đối xử với người đồng thời. Chúa đã đến không phải để xét đoán, nhưng để cứu rỗi (Ga 3,17): Chúa đã giữ thái độ quyết liệt đối với sự dữ, nhưng trái lại, đã tỏ lòng nhân từ đối với con người. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87.
[54] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 30b. «Thêm vào việc đào tạo chuyên môn cần thiết, những người làm bác ái cần được “đào tạo con tim”: họ cần được dẫn tới gặp Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng thức tỉnh tình yêu của họ và mở lòng họ ra cho kẻ khác» (số 31).
[55] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est (25/12/2005), số 25a; Sống đức bác ái, linh mục «phải là món quà trong tay Chúa, sẵn sàng để Chúa tặng cho bất kỳ ai, một món quà mà ai cũng quý yêu thèm muốn» (NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 768).
[56] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 801.
[57] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87. Chính trong lúc trợ giúp kẻ đói khát, người xa lạ, kẻ mình trần thân trụi, bệnh tật hay tù đày - cũng như sự trợ giúp em bé sắp sinh, người già nua đau ốm hay gần kề cửa tử thần - mà chúng ta được gọi phụng sự Chúa Giêsu, như chính Ngài đã nói: «Những gì các con đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta, là các con đã làm cho chính Ta» (Mt 25,40).
[58] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 88: «Còn có những tổ chức khác như các cộng đồng phục hồi người nghiện ngập, cộng đồng tiếp nhận vị thành niên hay bệnh nhân tâm thần, trung tâm chăm sóc và tiếp nhận bệnh nhân SIDA, nhất là hiệp hội tương trợ người tàn tật, tất cả đều là tiếng nói hùng hồn của đức ái». Cũng vậy, «chính đức ái tìm ra những dạng thức thích hợp nhất hầu cho những người có tuổi, đặc biệt những người không thể sinh sống một mình và những bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối cùng có thể thọ hưởng một sự trợ giúp hết sức nhân đạo và nhận được những đáp ứng phù hợp với các nhu cầu của họ, nhất là với những gì liên quan đến nỗi lo âu và sự cô đơn của họ».
[59] Xem các bài: A Huê un cimitero per 30 mila bimbi abortiti (Asianews, 26/06/2006); Nghĩa trang của 31 vạn hài nhi bị bỏ rơi (Dantri.com.vn, 14/07/2008); Nghĩa trang thai nhi (Vhfonline.com, 14/03/2009).
[61] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 101.
[62] TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO, Sắc lệnh ban ơn xá trong Năm Linh Mục (25/4/2009).
SỰ TRUNG THÀNH CỦA LINH MỤC
TRONG SỨ MỆNH LOAN BÁO TIN MỪNG SỰ SỐNG
Với chủ đề: sự trung thành của Chúa Kitô, sự trung thành của linh mục, Năm Linh Mục là thời gian mời gọi các linh mục nỗ lực thánh hoá bản thân trong tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu: «trong thời gian này, qua các buổi suy niệm đạo đức, hay bằng các việc lành thánh, những sáng kiến khác thích hợp khác, các linh mục càng ngày càng được kiên vững trong việc trung thành với Chúa Kitô» [1]. Đây cũng là cơ hội thuận tiện cho tất cả các tín hữu đào sâu học hiểu, cầu nguyện cho các linh mục nên thánh thiện, noi gương cha thánh Gioan Maria Vianney hiến thân phục vụ trong thiên chức cao trọng mà Chúa đã trao ban. Theo tinh thần ấy, bài chia sẻ này xin được đề cập đến sự trung thành của linh mục trong sứ mệnh hiến thân làm chứng cho Tin mừng sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Sứ mệnh ấy được thực hiện theo căn tính và thừa tác vụ của linh mục, gắn liền với «bản tính sâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: loan báo lời của Thiên Chúa, cử hành phụng vụ, và thi hành tác vụ bác ái. Những nhiệm vụ này bao hàm lẫn nhau và không thể tách rời» [2].
1. Loan báo Tin mừng sự sống
Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian để cho muôn người được ơn tha tội, được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Đây là một niềm vui lớn và là niềm vui cho muôn dân cần phải được loan báo cho hết thảy mọi người (x. Lc 2,10-11). Nhiệm vụ ấy cũng được uỷ thác cho các linh mục là những người được thánh hiến và được sai đi «loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa» (Lc 4,18-19). Bởi thế, một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của hoạt động mục vụ là «Tin mừng sự sống phải được can đảm và trung thành loan báo, như một tin vui cho con người ở mọi thời đại và thuộc mọi nền văn hoá»[3].
1.1. Tình trạng xúc phạm sự sống hiện nay
Trong một xã hội bị tục hoá, cùng với sự lan tràn của nền văn hoá sự chết, nhân loại đang phải đối diện với một “cơ cấu của tội lỗi” chống lại sự sống con người: «Chúng ta đứng trước một đe dọa rất lớn chống lại sự sống không nguyên sự sống của các cá nhân, nhưng còn là của toàn bộ nền văn minh»[4]. Dường như khoa học càng phát triển thì xã hội lại càng xuất hiện thêm nhiều hình thức mới tấn công sự sống con người như: tạo sinh vô tính, thụ thai nhân tạo, sử dụng phôi thai người như là “vật tư sinh học” để nghiên cứu, hoặc sử dụng như kẻ cho các cơ phận, hay cho mô để cấy ghép nhằm chữa trị một số bệnh nan y. Tiếp đến, là tình trạng đáng báo động về phẩm giá con người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, việc buôn bán cơ phận con người và việc giết người êm dịu nữa. Giữa tất cả các hình thức và tội ác chống lại sự sống con người ấy, vấn đề nạo phá thai đang ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng hơn cả, đến nỗi nhiều bệnh viện hay các trung tâm y tế ngày nay đã trở thành những trung tâm phá thai hay những lò sát sinh. Nguy hiểm hơn nữa là lối suy nghĩ của không ít người trẻ hiện nay, phá thai trở thành chuyện thường ngày, chứ không còn bị coi là tội ác giết người nữa! Đối với họ, con cái nhiều khi không còn được coi là phúc lộc của tổ tiên hay là kết quả của tình yêu hôn nhân nữa, mà là hậu quả ngoài ý muốn từ những quan hệ xác thịt, nên trở thành gánh nặng cho lối sống hưởng lạc vị kỷ thấp hèn của cha mẹ chúng. Khi ấy, nếu một sự sống mới thành hình sẽ «trở thành kẻ thù phải tuyệt đối tránh xa; và phá thai trở nên giải đáp duy nhất có thể và phương cách xử lý trong trường hợp bị vỡ kế hoạch»[5].
Quả thật, tình trạng xúc phạm đến sự sống nói chung, và vấn đề nạo phá thai nói riêng, vẫn còn đang là tiếng kêu thấu trời và hết sức khẩn thiết đối với lương tri của nhân loại. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại đang muốn hợp pháp hoá và khuyến khích việc giết người vô tội này để đạt cho bằng được các mục tiêu của họ. «Ngày nay, trong lương tâm nhiều người, nhận thức về tính nghiêm trọng của nó đã lu mờ dần. Sự chấp nhận phá thai nơi tâm thức con người nơi các phong tục và chính trong pháp luật là một dấu chỉ hùng hồn về một cơn khủng hoảng rất nguy hiểm trong ý thức luân lý, ý thức đó ngày càng trở nên không có khả năng phân biệt giữa sự thiện và sự ác, ngay cả khi có liên quan đến quyền cơ bản về sự sống»[6]. Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO), mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu đến 60 triệu ca phá thai, một con số tương đương với dân số của một quốc gia trung bình trên thế giới [7]. Riêng tại Việt Nam, tình trạng còn nghiêm trọng hơn khi mỗi năm có khoảng gần hai triệu ca phá thai, tương đương với dân số của một tỉnh. Hơn nữa, số đông các trường hợp phá thai lại xảy ra nơi những người trẻ vị thành niên và chưa kết hôn. Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng và tuổi phá thai ngoài ý muốn đang hạ thấp, nghĩa là rơi vào lớp trẻ. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Giới tính, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED - Centre for Gender, Family and Environment in Development), thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, với 25% phụ nữ nạo phá thai chưa lập gia đình, số ca nạo thai đang trong tuổi vị thành niên chiếm 20%. Điều đáng báo động hơn nữa là số trẻ em bị giết đi thường lớn hơn số các em được sinh ra. Chẳng hạn, chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Thành Phố cho biết: năm 2003 có 114.002 ca phá thai và chỉ có 112.426 bé được sinh ra, năm 2004 con số vụ phá thai là 108.193 trong khi số các trẻ được chào đời là 107.314 em [8]. Đây chỉ là những con số thống kê chính thức được thực hiện từ các trung tâm y tế công cộng, con số thực tế chắc hẳn còn lớn hơn nhiều nếu như người ta có thể tính được cả những trường hợp phá thai lén lút tại các phòng khám tư nhân hay các cơ sở phá thai chui mà người ta không thể kiểm soát và thống kê được. «Những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan» [9].
1.2. Đặc tính thánh thiêng sự sống con người
Trước những hình thái xúc phạm nghiêm trọng đến sự sống con người, Giáo huấn Công Giáo luôn khẳng định đặc tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người. Đây là lệnh truyền của Thiên Chúa được ghi lại trong Thánh Kinh: “ngươi chớ giết người”. Điều Răn Thứ Năm này đòi hỏi tất cả mọi người phải tôn trọng và bảo vệ sự sống con người từ lúc còn trong dạ mẹ cho đến khi chết tự nhiên. Vì thế, «tất cả những gì chống lại sự sống, như mọi thứ giết người, diệt chủng, phá thai, làm chết êm dịu và ngay cả tự tử nữa; tất cả những gì xâm phạm đến sự toàn vẹn con người, như cưa cắt huỷ hoại một phần cơ thể, tra tấn thể xác hay tinh thần, tìm cách cưỡng bức tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến phẩm giá con người như cảnh sống dưới mức con người (infrahumain), tuỳ nghi giam tù, lưu đầy viễn xứ, bắt làm nô lệ, cảnh mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; hoặc những điều kiện làm việc hạ phẩm giá khiến công nhân trở thành ngang hàng với dụng cụ thuần tuý để thu lợi, không màng tới nhân cách tự do và có trách nhiệm của họ: tất cả những đối xử trên và những đối xử tương tự, quả thật là ô nhục. Chúng vừa làm suy đồi văn minh, vừa làm mất phẩm giá những ai thi hành các điều ấy, và hơn nữa phẩm giá những ai phải gánh chịu những điều ấy, và chúng xúc phạm nặng nề đến vinh danh của Đấng Tạo Hoá» [10].
Vượt trên những cuộc tranh luận y-sinh học, Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo luôn luôn giảng dạy rằng sự sống con người, từ khoảnh khắc đầu tiên trong hiện hữu cho đến khi chết tự nhiên phải được tôn trọng vô điều kiện, trong tính đơn nhất thể xác cũng như tinh thần: «Con người phải được tôn trọng và đối xử như một ngôi vị ngay từ khi được thụ thai, và ngay từ lúc đó, người ta phải thừa nhận nơi nó những quyền của ngôi vị, trong đó đứng hàng đầu là quyền được sống, một quyền bất khả xâm phạm của mọi con người vô tội» [11]. Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, duy một mình Thiên Chúa là chủ tể tối cao của sự sống con người, không một ai, không một tổ chức nào được phép tiếm quyền Thiên Chúa để quyết định trên sinh mạng của một người vô tội: «Sự sống của con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Ðấng dò xét và thấu biết tất cả, là Ðấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đếm và ơn gọi đã được ghi vào “Sách sự sống” (Tv 139/138,1.13-16)» [12]. Mỗi người dù bé nhỏ, yếu đuối đến đâu thì vẫn là đối tượng của tình yêu quan phòng của Thiên Chúa. Ngài vẫn hằng nâng niu chăm sóc cho từng người và cho tất cả mọi người. Thực vậy, «con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao» [13].
Truyền thống Hội Thánh vẫn luôn luôn định nghĩa phá thai là tội ác giết chết những con người yếu đuối vô tội: «phá thai do cố ý gây ra, dù được thực hiện bằng cách nào đi nữa, là việc giết chết, có suy nghĩ và trực tiếp, một con người trong giai đoạn đầu cuộc đời của nó, ở giữa sự thụ thai và sự sinh ra» [14]. Là người của Hội Thánh, linh mục không ngừng lặp lại tiếng nói của Giáo Hội lên án phá thai như là tội ác man rợ vì là giết chết những con người tuyệt đối vô tội, yếu đuối, không khả năng phòng vệ, ngay cả đến sự khẩn nài bằng tiếng kêu khóc lóc cũng không có. Mỗi thai nhi đều hoàn toàn lệ thuộc vào sự bảo vệ và chăm sóc của người mẹ đang cưu mang trong lòng. Ấy thế mà đôi khi chính người mẹ ấy lại rũ bỏ trách nhiệm và đang tâm giết chết đứa con của mình trước khi có thể cất tiếng khóc chào đời. Với đặc tính nghiêm trọng như thế, nên Giáo lý Công giáo ngay từ thời các kitô hữu đầu tiên đã lên án việc phá thai: «Ngươi không được giết con trẻ bằng việc phá thai và không được làm chết nó sau khi nó sinh ra» [15]. Thực vậy, phá thai là giết người, hơn nữa «chỉ cần cản trở sinh ra thì đã là kẻ giết người rồi, người ta tước đoạt sự sống đã sinh ra hay là người ta hủy diệt nó trong lúc nó sinh ra thì không có gì khác biệt nhau cả. Cái phải trở thành một con người thì đó là con người rồi» [16]. Trải qua lịch sử hai ngàn năm, Giáo lý Công giáo về phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của sự sống con người vẫn được kiên trì giảng dạy, không bao giờ do dự hay có sự thay đổi nào đối với việc kết án tính phi luân của hành vi huỷ hoại mạng sống của người vô tội: «sự sống phải được bảo vệ với một chăm sóc tột độ từ lúc thụ thai: việc phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm» [17]. Vì vậy, với uy quyền Chúa Kitô đã trao cho Phêrô và những người kế vị ngài, trong sự hiệp thông với các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã long trọng xác nhận rằng: «việc trực tiếp và cố ý giết một người vô tội luôn luôn là điều vô luân nghiêm trọng» [18]. Cách cụ thể hơn đối với vấn đề phá thai, ngài tuyên bố rằng: «việc phá thai trực tiếp, nghĩa là được muốn như mục đích hay như phương thế, luôn luôn là một thác loạn luân lý nghiêm trọng xét như là sự cố ý giết chết một con người vô tội» [19].
2. Cử hành Tin mừng sự sống
Sự sống có một giá trị thánh thiêng và tôn giáo, nên trong việc tôn trọng và bảo vệ sự sống, nhiệm vụ rất quan trọng đối với các linh mục là cử hành việc tôn dương Tin mừng sự sống. Cử hành mầu nhiệm sự sống là việc tôn vinh đích thực dành cho Thiên Chúa và là chính công việc loan truyền sứ điệp Tin mừng sự sống của Chúa Giêsu Kitô: «con người và sự sống con người không chỉ xuất hiện như một trong những điều kỳ diệu lớn nhất trong công trình sáng tạo, nhưng Thiên Chúa còn ban cho con người một phẩm giá gần như là thần thiêng (x. Tv 8,6-7). Trong từng em bé sinh ra hay từng con người đang sống hay đang chết, chúng ta đều nhận ra hình ảnh của vinh quang Thiên Chúa: ta tôn dương vinh quang ấy nơi mọi người là dấu chỉ của Thiên Chúa hằng sống, hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô» [20].
2.1. Mầu nhiệm cứu độ, mầu nhiệm sự sống
Trong bối cảnh những thách đố và những đe doạ đối với sự sống, việc cử hành mầu nhiệm cứu độ trở nên một cuộc tôn dương Tin mừng sự sống nhằm giúp cho con người thời nay chân nhận phẩm giá cao quý của sự sống do Thiên Chúa ban tặng. Việc cử hành phụng vụ sự sống liên kết chặt chẽ tất cả các ngày lễ, tuần lễ hay Mùa Phụng Vụ với những chủ đề liên quan đến sự sống và phẩm giá cao quý của con người đã được cứu chuộc bằng giá máu của Chúa Kitô. Hội Thánh cử hành phụng vụ với mầu nhiệm trọng tâm là cuộc vượt qua của Chúa Giêsu Kitô như nguồn mạch của sự sống: «Người đã chết để tiêu diệt sự chết cho chúng ta và sống lại để tái lập sự sống» [21]. Nhờ việc cử hành phụng vụ như mầu nhiệm sự sống, Hội Thánh dẫn đưa người tín hữu vào sự sống mới trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với cộng đoàn những người được tham dự vào sự sống viên mãn của Ngài [22]. Thực vậy, toàn thể Năm Phụng Vụ được cử hành theo ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô, nơi Ngài dòng máu cứu độ tuôn trào sự sống vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại.
Năm Phụng Vụ khởi đầu với Mùa Vọng và Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến thế gian mang lấy thân phận con người và nâng cao phẩm giá của họ: Thiên Chúa đã trở thành con của loài người để con người được làm con của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã mang lấy thân phận con người đơn sơ yếu đuối để chia sẻ thân phận thấp hèn của con người. Ngài là tác giả của sự sống và đã nhận làm của mình chính thực tại sự sống của con người đang «ở trung tâm của cuộc chiến lớn giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối» [23]. Chiêm ngắm Chúa Giêsu Hài Đồng thơ ngây bé nhỏ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ của hang đá bò lừa giữa đêm đông giá lạnh tại Bêlem xưa kia (x. Lc 2,1-7), giúp con người thời nay biết tôn trọng phẩm giá tôn quý của mọi sinh linh bé bỏng yếu ớt và đang bị đe doạ, bị chà đạp, bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội và không có nơi nào để nương tựa. Chính trong thân phận con người mà «Chúa Kitô tiếp tục tự mạc khải và đi vào mối hiệp thông với chúng ta, đến mức độ mà vứt bỏ sự sống của con người dưới những hình thức khác nhau cũng chính là vứt bỏ Chúa Kitô» [24].
Cử hành Mùa Chay và Phục Sinh, người linh mục chiêm ngắm và giương cao thánh giá của Chúa Giêsu Kitô, để lôi kéo mọi người lên cùng trái tim rộng mở của Người và hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng [25]. Trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô con người được biến đổi nhờ dòng máu thần linh tuôn chảy từ cạnh sườn của Đấng chịu đâm thâu, và được thánh hoá trong sức mạnh ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trao lại Thần Khí sự sống cho nhân loại (x. Ga 19,30). Ngài đã chết thật trong thân phận của con người giống như mọi người, nhưng Ngài đã phục sinh và hằng sống để thi ân giáng phúc, giúp nhân loại thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và chiến thắng quyền lực của sự chết. Như vậy, qua mầu nhiệm thập giá, Chúa Giêsu cho thấy ý nghĩa sự sống và sự chết của mỗi con người: chính Ngài đã chiến thắng sự chết và trở nên nguyên lý của sự sống và mở đường cho toàn thể nhân loại bước vào sự sống mới. Ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã mở ra cho con người chính là hồng ân sự sống và là sự phục sinh cả về thể xác lẫn linh hồn. Trên thập giá, máu và nước từ cạnh sườn Chúa Giêsu tuôn chảy chan hoà trên mặt đất, tẩy sạch mọi tội lỗi, chữa lành bản tính nhân loại bị tổn thương do nguyên tội, và ban sự sống bất diệt cho tất cả mọi người thuộc mọi thời đại: vinh quang của Thiên Chúa tỏ hiện trên thập giá! Cây thập giá trở thành cây sự sống trổ sinh hoa trái của sự sống, và là cây vinh quang làm phát sinh và triển nở một dân tộc vì sự sống. Hơn nữa, nhờ được đón nhận hơi thở của Chúa Phục Sinh, các môn đệ của Người được tham dự vào đời sống thần linh để thấu hiểu ý nghĩa của sự sống, của đau khổ và của sự chết. Vì thế, sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, người linh mục bước đi theo Ngài trên con đường thập giá, con đường của sự hy sinh vâng phục, nhưng cũng là con đường vượt lên trên thân phận thấp hèn để sống sự sống viên mãn. Theo gương Chúa Giêsu người linh mục cũng «không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và trao nộp mạng sống làm giá cứu chuộc cho nhiều người» (Mc 10,45). Vì thế, cuộc đời linh mục là một cuộc hành trình hiến mình phục vụ sự sống của anh chị em đồng loại. Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã đạt đỉnh cao của tình yêu khi hiến mình chịu chết cho chúng ta khi ta còn là tội nhân (x. Rm 5,8). «Bằng cách này, Ngài tuyên bố rằng sự sống đạt tới tâm điểm tới ý nghĩa và độ sung mãn khi nó được trao ban» [26].
Trong các cử hành phụng vụ Mùa Thường Niên, các môn đệ Chúa Giêsu sống theo mẫu gương của Thầy chí thánh và theo nhịp đập của trái tim Người. «Trong tinh thần thờ phượng thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1), việc tôn dương Tin Mừng sự sống nên thực hiện cốt yếu là trong cuộc sống hằng ngày, được sống trong tình yêu tha nhân và trong sự trao hiến bản thân. Chính cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên sự tiếp nhận chân thực và đầy trách nhiệm ân ban sự sống, đồng thời cũng trở nên bài ca chân thành biết ơn Thiên Chúa, Đấng trao ban cho chúng ta qùa tặng này. Đó chính là điều đang xảy ra trong biết bao hành vi phước thiện, thường khiêm tốn và ẩn kín, được nhiều người nam nữ, trẻ em người lớn, người trẻ người già, đau ốm hay mạnh khoẻ thực hiện» [27]. Việc cử hành mầu nhiệm sự sống cũng được thể hiện cách đặc biệt theo các biến cố của lịch sử cứu độ được đặt trọng tâm và xoay quanh hiến tế Thánh Thể. Vì vậy, cử hành Tin mừng sự sống chính là cử hành Thiên Chúa của sự sống, và chu kỳ phụng vụ sự sống tuần hoàn giống như chính dòng máu chảy trong thân thể Chúa Giêsu. Cũng vậy, việc cử hành phụng vụ chảy theo dòng máu của Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu đang cử hành mầu nhiệm Phục Sinh của Người. Thật vậy, cử hành mầu nhiệm máu thánh Chúa Giêsu đổ ra là cử hành những ngày lễ của sự sống được hiến thánh. Bởi vì, khi thân xác Chúa Giêsu bị giết chết, chính là lúc Đấng là tác giả sự sống làm phát sinh sự sống dồi dào hơn nơi các chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Ngài.
Tất cả các cử hành về Tin mừng sự sống đều luôn gắn liền với lời cầu nguyện thường ngày, chung cũng như riêng: «tiếng kêu than của chúng ta, như tiếng kêu của Đức Giêsu trên Thánh giá, là cách thức sâu xa và triệt để nhất để khẳng định đức tin của chúng ta vào quyền năng tối cao của Người» [28]. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn và toàn thể Hội Thánh đều có chung một bổn phận dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao quý là sự sống Ngài ban tặng. Khẩn thiết hơn nữa, các linh mục có một nghĩa vụ lớn lao trong lời cầu nguyện của Hội Thánh dành cho sự sống trên khắp hoàn cầu và cho từng biến cố của đời sống, như niềm vui về một sự sống đang bắt đầu, tôn trọng và bảo vệ sự sống toàn vẹn, quan tâm đến những người đang gặp khó khăn đau khổ, gần gũi đối với người già yếu, cô đơn và hấp hối, chia sẻ nỗi đau của người gặp tang chế, niềm hy vọng và khát khao cõi sống vĩnh hằng. Khi cầu nguyện nhân danh Hội Thánh, các linh mục khẩn cầu cùng Thiên Chúa hằng sống, xin Ngài soi sáng, hướng dẫn, và thêm sức mạnh giúp cho mỗi người tín hữu can đảm đối diện với những hoàn cảnh khác nhau. Để dù gặp khó khăn thử thách, đau khổ bệnh tật họ vẫn không bao giờ đánh mất niềm hy vọng. «Trong kinh nguyện hằng ngày, cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa, Cha chúng ta, Đấng đã dệt nên chúng ta trong lòng mẹ, Đấng đã thấy chúng ta và yêu thương chúng ta khi chúng ta chưa được hoàn chỉnh hình hài (x. Tv 139/138, 13-16)» [29]. Kết hợp với lời cầu nguyện, truyền thống Hội Thánh vẫn đề cao tinh thần chay tịnh theo gương Chúa Giêsu (x. Mt 4,1-11; Mc 9,29). Lời cầu nguyện đi đôi với tinh thần chay tịnh phát xuất tự thâm tâm của các vị mục tử luôn luôn đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và yêu thương sự sống con người.
2.2. Các Bí tích trao ban sự sống
Linh mục là người của Thiên Chúa, để phụng sự Thiên Chúa, người được chính Chúa Giêsu chọn từ giữa loài người để tiếp tục công cuộc cứu độ của Ngài cho đến ngày cánh chung. Các linh mục nhân danh Chúa Kitô cử hành chính mầu nhiệm vượt qua của Ngài để chuyển thông sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa cho nhân loại. Chính trong Hội Thánh, thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần hoạt động khơi nguồn ơn cứu độ trào dâng và ban sự sống sung mãn cho toàn thể thế giới. «Nhờ sự tái khám phá đích thực ý nghĩa các nghi thức, và nhờ việc đặt đúng giá trị của các nghi thức ấy, các cử hành phụng vụ, nhất là cử hành Bí tích, sẽ luôn luôn có thể diễn tả tất cả sự thật về việc sinh ra đời, về sự sống, về sự đau khổ và sự chết, trong khi giúp ta sống những điều ấy, như một sự tham gia vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô đã chết và phục sinh» [30]. Dòng máu cứu độ của Đức Giêsu Kitô vẫn tuôn đổ trên thế gian qua các Bí tích, và trở nên trung gian khẩn cầu dâng lên Thiên Chúa sự sống cùng với máu của Abel và tất cả những người công chính đã và sẽ «đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội» (Mt 26,28). «Quả vậy, máu Chúa Kitô kêu lên và đòi một “công lý” sâu sắc hơn, nhưng nhất là khẩn cầu lòng thương xót, máu ấy cầu bầu với Cha cho các anh em của Chúa Kitô (x. Dt 7,25), máu ấy là nguồn cứu chuộc hoàn hảo và là ơn ban sự sống mới» [31]. Máu Chúa Kitô, mặc khải sự cao cả của tình yêu thương của Chúa Cha, đã bộc lộ rằng con người là rất quý trước mặt Thiên Chúa và giá trị của sự sống con người được cứu chuộc bằng chính giá máu Chúa Kitô. Cũng chính «trong máu Chúa Kitô, tất cả mọi người cũng múc được sức mạnh để dấn thân phục vụ sự sống. Máu Chúa Kitô chính là lý do mạnh nhất để hy vọng và là nền tảng cho niềm xác tín tuyệt đối rằng, theo kế hoạch của Thiên Chúa, sự sống sẽ giành được chiến thắng» [32].
Trong Bí tích Thánh Thể linh mục được chia sẻ và hiệp thông trọn vẹn với chính tình yêu và sự sống của Chúa Kitô, được cùng với Ngài hiến dâng toàn thân mình cùng với lễ tế của Chúa Giêsu để ca tụng tôn vinh Thiên Chúa Cha và chuyển thông ơn cứu độ đến cho muôn người. Khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, được thông hiệp với mình và máu Chúa Kitô, nhờ Người, với Người và trong Người, linh mục kín múc nguồn ân sủng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần: «Thánh Thể là cội rễ của mọi hình thức thánh thiện, và mỗi người chúng ta được kêu gọi đến đời sống viên mãn trong Thánh Thần» [33]. Hiệp nhất với hy tế Thánh Thể, linh mục sẵn sàng trở nên như tấm bánh bẻ ra vì sự sống của anh chị em mình, nhờ đó khích lệ được tất cả mọi người dấn thân phục vụ sự sống và phẩm giá của những người khác. Như vậy, người tín hữu nhờ ăn thịt và uống máu Chúa, được ở lại trong Ngài, «được lôi cuốn vào sức năng động của tình yêu Ngài và vào ơn ban sự sống của Ngài để đưa tới sức sung mãn chính ơn gọi đầu tiên hướng tới tình yêu, là ơn gọi của mọi người (x. St 1,27; 2,18-24)» [34]. Những ân huệ của bí tích Thánh Thể đối với sự sống được hiện thực nhờ Bí tích Rửa Tội. Vì được tham dự vào cuộc khổ hình và sống lại của Chúa Kitô, người tín hữu được tái sinh để sống một cuộc sống viên mãn trong Ngài. Trong Bí tích Thêm Sức, Thánh Thần là nguyên lý sự sống làm lan toả dòng máu thần linh của Chúa Kitô giúp người tín hữu sống can trường theo chân Chúa Giêsu Kitô là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Hơn nữa, nhờ sức mạnh của bảy nguồn ân huệ Thánh Linh, các tín hữu sống sung mãn và biết khôn ngoan lựa chọn cách thế phù hợp cho con đường bảo vệ sự sống trong mọi cảnh huống. Khi cử hành Bí tích Hoà Giải người linh mục trở nên thừa tác viên của lòng thương xót. Trong toà giải tội, linh mục rao giảng Tin mừng sự sống, đồng thời kêu mời tội nhân sám hối về những xúc phạm đến sự sống để đón nhận hồng ân tha thứ của triều đại Nước Thiên Chúa (x. Mc 1,15). Thiên Chúa gớm ghét tội lỗi, nhưng luôn yêu thương tội nhân nên sứ vụ của người linh mục là giang rộng vòng tay yêu thương đón tiếp, nâng đỡ cho những người tội lỗi tìm được ánh sáng và an bình trong sự canh tân và biến đổi tận tâm can để bước đi trên con đường sự sống. Trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân, linh mục an ủi người tín hữu trong cơn đau bệnh, khích lệ họ kết hiệp với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, Đấng đã chịu đóng đinh và chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. Nhờ được xức dầu bệnh nhân, người tín hữu nhận được suối ngưồn sự sống và sức mạnh nơi Chúa Giêsu, Đấng là «lương y chữa lành thân xác và linh hồn» [35]. Linh mục giúp cho người tín hữu kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô chịu đóng đinh, can đảm chấp nhận những đớn đau thể xác để hoàn tất cuộc thương khó nơi các chi thể của Ngài (x. Cl 1,24). Khi kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, người tín hữu ý thức rằng sự sống thể lý trên trần gian hữu hạn chỉ đạt được cùng đích trên thiên quốc, nơi mà con người sống sự hiệp nhất trọn vẹn với Đấng là nguyên uỷ của sự sống [36]. Với Bí tích Hôn Nhân, tình yêu của vợ chồng được thánh hoá theo mẫu gương của tình yêu giữa Chúa Giêsu là lang quân và Hội Thánh, hiền thê của Ngài (x. Ep 5,25). Đời sống vợ chồng đòi hỏi một tình yêu nhẫn nại, hy sinh hiến mình vì nhau đến nỗi đổ máu như chính Chúa Giêsu đã hiến mình vì Hội Thánh và toàn thể nhân loại (x Lc 22,44; 1Cr 15,31). Qua Bí tích Hôn nhân, linh mục giúp cho các cặp vợ chồng lãnh nhân ơn Chúa để xây dựng gia đình họ thành cái nôi của sự sống, và chu toàn bổn phận làm vợ/chồng, cha/mẹ, nhà giáo dục/sứ giả của sự sống tại gia đình, đồng thời là những người bảo vệ giá trị cao quý của sự sống trong xã hội. Trong Bí tích Truyền chức thánh, qua việc đặt tay, Chúa Thánh Thần bao phủ trên người thụ phong, tháp nhập họ vào sứ vụ của Chúa Kitô thượng tế đởi đời, đã trở thành chiên vượt qua chịu sát tế thông ban sự sống và dẫn đưa mọi người tới nguồn mạch sự sống vĩnh cửu (x. Ga 1,29; Kh 5,6; 7,17).
Tóm lại, khi cử hành mầu nhiệm sự sống, linh mục nhân danh Hội Thánh hướng dẫn con người thời đại đến nguồn mạch sự sống đích thực nhờ được kết hiệp với Chúa Kitô. Với mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, sự sống của Thiên Chúa đã trở thành sự sống của con người. Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô, sự sống của con người được thánh hoá và tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ. Như vậy, «giá trị sự sống không chỉ gắn liền với nguồn cội của nó, theo như nó được trao ban từ Thiên Chúa, mà còn nối kết vào cùng đích, vào vận mệnh của nó là hiệp thông với Thiên Chúa, để nhận biết và yêu mến Ngài» [37]. Quả thật, cuộc sống của con người biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa và toả sáng ánh quang rạng ngời của Ngài: Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống, nhưng sự sống của con người chính là được hưởng kiến Thiên Chúa [38]. Vì thế, con người luôn khát vọng hướng về trời cao và hướng về sự hiệp nhất trọn vẹn nơi Thiên Chúa: «Lạy Chúa, Chúa tác thành chúng con cho Chúa, và lòng chúng con khắc khoải cho mãi tới khi được nghỉ yên trong Ngài» [39].
3. Phục vụ Tin mừng sự sống
Dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống là lời mời gọi của Giáo Hội đối với tất cả mọi người thành tâm thiện chí. Đương nhiên, đây cũng là bổn phận thiêng liêng của mọi kitô hữu và cách riêng đối với các linh mục. Vì vậy, các linh mục phải đặc biệt ưu tiên cho việc phục vụ sự sống con người, như nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động mục vụ của mình. Quả thật, dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống chính là hiến thân phục vụ Chúa Kitô là đường là sự thật và là sự sống (x. Ga 14,6; 11,25). Chính Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: «ai làm cho một người bé nhỏ nhất của ta đây là làm cho chính ta vậy» (Mt 25,45). Khi phục vụ sự sống, người linh mục gắn kết mật thiết với Chúa Kitô là sự sống thật, Đấng đến thế gian để cho mọi người được sống. Khi bước đi trên con đường phục vụ sự sống, người linh mục ở trong lộ trình hướng tới Đức Kitô và làm lan tỏa ánh hào quang của Tin mừng sự sống cho thế gian tăm tối bởi bóng tối sự chết. Chính vì vậy, phục vụ sự sống là phục vụ chính Chúa Giêsu, và khước từ phục vụ sự sống là khước từ phục vụ chính Chúa.
3.1. Mục vụ gia đình
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, làn sóng đô thị hoá và công nghiệp hoá lan rộng, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khiến cho đời sống gia đình đang gặp phải biến đổi tận gốc rễ. Các hình mẫu gia đình truyền thống (traditional family) đang dần dần bị thay thế bằng hình thức gia đình hiện đại hay gia đình hạt nhân (nuclear family). Những khủng hoảng trong các sinh hoạt gia đình khiến cho những giá trị cao đẹp của truyền thống ngàn đời phải đối diện với nguy cơ bị xói mòn và mai một. «Có những gia đình đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương. Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa. Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người». Thực vậy, những mâu thuẫn và khủng hoảng trong đời sống gia đình, khiến cho sự sống con người bị lâm nguy, con cái thiếu vắng sự chăm sóc giáo dục của chính cha mẹ chúng. Bởi đó, «gia đình bị tổn thương đến chết được và bị uế tạp trong bản chất cộng đồng tình yêu của nó và trong ơn gọi làm thành cung thánh của sự sống» [40].
Đối diện với những khủng hoảng và biến đổi của gia đình như thế, việc giáo dục gia đình có một vị trí hết sức quan trọng vì gia đình là nơi đón nhận, bảo vệ và gìn giữ hồng ân sự sống do Thiên Chúa ban tặng. Là người của Thiên Chúa, linh mục nỗ lực xây dựng một nền văn hoá của sự sống và nền văn minh của tình thương, nhưng công việc này phải được khởi đi từ chính gia đình như là những tế bào của Giáo Hội và xã hội. «Chúa Kitô đã muốn xây dựng nhiệm thể Ngài bằng những tế bào gia đình; Hội Thánh có thể thay đổi đường lối tông đồ, thay đổi các hội đoàn, nhưng Hội Thánh luôn luôn phát triển nhở các gia đình. Đức tin được thông truyền qua các tế bào sống động và lành mạnh ấy» [41]. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng đã khẩn thiết kêu gọi các linh mục chăm lo việc giáo dục cho các gia đình: «Các linh mục rất thân mến, thiên chức đã đặt các con làm cố vấn và làm người hướng dẫn thiêng liêng của cá nhân cũng như của các gia đình. Giờ đây, cha đặt tất cả lòng tin tưởng nơi các con. Nhiệm vụ đầu tiên của các con, nhất là những người phụ trách giảng dạy khoa luân lý thần học, là thẳng thắn trình bày nền giáo huấn của Giáo hội liên quan đến hôn nhân» [42]. Đây cũng là đòi hỏi của Bộ Giáo Sĩ đối với các linh mục: «là thầy dạy và là nhà giáo dục đức tin, linh mục lo sao cho việc dạy giáo lý chiếm một địa vị ưu tiên trong nền giáo dục Kitô giáo tại gia đình, trong trường công giáo, trong việc huấn luyện các phong trào tông đồ» [43]. Cách cụ thể, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc giảng dạy giáo lý hôn nhân, qua đó giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ giáo huấn của Hội Thánh về vấn đề điều hoà sinh sản và về tính thánh thiêng của sự sống con người. Đồng thời, cũng cần có các hình thức mục vụ tiền/hậu hôn nhân nhằm nâng đỡ các gia đình trong bổn phận làm cha mẹ có trách nhiệm cũng như bổn phận yêu thương và tôn trọng sự sống. Nhờ đó, gia đình thực sự diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và tình yêu của Chúa Kitô đối với Hội Thánh, đồng thời trở thành nơi «gìn giữ, biểu lộ và thông truyền tình yêu» [44]. Qua việc giảng dạy và các hình thức viếng thăm mục vụ, các linh mục đồng hành, hướng dẫn và động viên các gia đình mở rộng lòng đón nhận sự sống, và trung thành với giáo huấn của Hội Thánh hết lòng yêu thương chăm sóc và bảo vệ sự sống. «Khi gặp các gian nan thử thách, chớ gì các đôi vợ chồng luôn tìm được nơi tâm hồn và tiếng nói của linh mục, hình ảnh và tiếng vang của tình yêu cũng như lời nói của Chúa Cứu Chuộc» [45].
Để xây dựng nền văn hoá sự sống và nền văn minh tình thương, thì mỗi gia đình phải trở thành cái nôi của tình yêu và sự sống, nơi đó các phần tử được nhìn nhận, được kính trọng và chăm sóc từ lúc sinh ra cho tới khi qua đời. Như một Giáo Hội thu nhỏ, vai trò căn bản và ơn gọi thánh thiêng của gia đình là phục vụ sự sống con người; như Giáo Hội tại gia, gia đình cũng có sứ vụ cử hành, loan báo và tôn dương Tin mừng sự sống. Vì thế, trách nhiệm của các linh mục là «phải nỗ lực về phương diện giáo lý cũng như mục vụ để làm cho các gia đình công giáo xác tín về sức mạnh của họ. Họ sẽ khám phá ra họ không phải là thành phần thụ hưởng, chỉ biết lãnh nhận giáo lý, lãnh nhận Bí tích, lãnh nhận ơn Chúa, mà họ cũng là thành phần hoạt động tông đồ» [46]. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hôm nay, với bao nhiêu khó khăn và xúc phạm đến sự sống con người, gia đình lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc đón nhận, bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục đúng phẩm giá. Vì thế, sứ mạng của linh mục và của cả Hội Thánh là phải chăm sóc cho các gia đình luôn là «cung thánh của sự sống [...] nơi mà sự sống, hồng ân Thiên Chúa ban, có thể được đón nhận cách xứng hợp và bảo hộ chống lại nhiều sự tấn công mà nó phải thường hứng chịu; nơi mà sự sống có thể phát triển theo những nhu cầu tăng trưởng chính thức của con người» [47]. Theo ý định của Thiên Chúa, gia đình có một giá trị riêng trong chương trình của Thiên Chúa, nơi mà con người được cộng tác với Thiên Chúa tiếp tục công trình tạo dựng, để thông ban sự sống mình đã nhận cho các thế hệ kế tiếp. Thực vậy, «sự sống của con người là một ơn được tiếp nhận, để rồi đến lượt mình nó lại trao ban. Trong việc tạo nên một sự sống mới, cha mẹ ý thức rằng đứa con là kết quả của việc họ tự hiến cho nhau trong tình yêu, thì đến lượt nó, nó sẽ trở nên một hồng ân cho cả hai người: một hồng ân phát sinh từ một hồng ân» [48]. Vì thế, việc mở lòng đón nhận sự sống mới và giáo dục con cái nên người đòi hỏi các bậc vợ chồng ý thức được bổn phận làm cha làm mẹ có trách nhiệm: trách nhiệm kiến tạo một gia đình yêu thương đầm ấm, trách nhiệm sinh sản và giáo dục con cái. Trách nhiệm này đòi hỏi các cặp vợ chồng lãnh lấy thiên chức làm cha làm mẹ mà Thiên Chúa đã uỷ thác qua Bí tích Hôn Nhân, nhờ đó họ đón nhận con cái trong tình yêu, và tình yêu của Thiên Chúa thì luôn luôn muốn tạo dựng nên những con người mới. Bên cạnh đó, linh mục cần giúp cho các bậc làm cha mẹ ý thức trách nhiệm của họ trước mặt Chúa đối với con cái và giáo dục chúng nên người và nên con cái Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, các cặp vợ chồng phải được hướng dẫn trong tinh thần hy sinh, tìm vinh danh Thiên Chúa và đón nhận thánh ý của Ngài để quyết định số con mà họ sẽ sinh ra, và sinh con vào thời gian và hoàn cảnh thích hợp nhất. Quyết định số con cái trong mỗi gia đình là quyền và nghĩa vụ của cả hai vợ chồng chứ không phải của một phía hay của quyền bính bên ngoài: «bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng» [49]. Vì thế, vợ chồng «trở thành cha mẹ có trách nhiệm nghĩa là: biết cân nhắc suy nghĩ để rồi sẵn sàng làm cho gia đình mình tăng thêm nhân số, hoặc để rồi căn cứ vào những lý do xác đáng, và trong tinh thần tôn trọng lề luật luân lý quyết định tạm ngưng việc sinh sản trong một thời gian ngắn hay vô hạn định» [50]. Trong việc quyết định quan trọng này vợ chồng phải đồng tâm hiệp lực với nhau trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa để có được phán đoán ngay thẳng, «phán đoán ấy, chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa» [51].
3.2. Phục vụ trong đức ái
Do Bí tích Truyền Chức thánh, linh mục được tham dự vào sứ vụ lãnh đạo với vai trò làm đầu của chính Chúa Giêsu. Theo gương Chúa Giêsu đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20), linh mục thực thi sứ mệnh đã được uỷ thác trong tinh thần yêu thương, khiêm tốn và hiến thân phục vụ mọi người như một tôi tớ (x. Mt 20,26-28). Đương nhiên, sự phục vụ ấy phải được dành ưu tiên cho những ngưởi nhỏ bé, yếu thế, bất hạnh, đang gặp thử thách bách hại và cần đến sự bảo vệ đỡ nâng. «Bằng việc tham dự vào sứ mệnh vương giả của Chúa Kitô, sự nâng đỡ và thăng tiến sự sống con người cần được thi hành bằng việc phục vụ của đức ái, thể hiện qua chứng từ cá nhân, qua nhiều hình thức thiện nguyện, qua việc vận động xã hội và sự cam kết chính trị. Đó là một đòi buộc đặc biệt cấp bách trong thời điểm hiện tại, lúc mà “nền văn hoá sự chết” đang kịch liệt chống đối và thường thường xem ra lấn lướt “nền văn hoá sự sống”» [52].
Mang lấy nơi mình chính sứ mạng của Chúa Kitô, người linh mục nỗ lực dấn thân phục vụ sự sống con người trong sự yêu mến và trung thành với Giáo huấn của Hội Thánh Người. «Hình thức bác ái cao siêu hơn cả là đừng tìm cách dấu diếm giáo lý của Chúa Kitô» [53]. Vì vậy, người linh mục phải tạo điều kiện cho anh chị em mình được học hiểu thấu đáo về lập trường của Giáo Hội và giáo huấn luân lý Kitô giáo về sự sống để họ có thể áp dụng vào trong những hoàn cảnh cụ thể thường nhật. Nhờ việc trung thành trình bày giáo lý của Hội Thánh về sự sống, linh mục làm triển nở nơi cộng đoàn mình phục vụ một bầu khí tôn quý sự sống, đồng thời tạo nên tình liên đới và sẵn sàng hiến dâng cho người khác bằng «một tình yêu vô vị lợi, tình yêu này tỏ bày chính mình là một văn hoá của sự sống bằng chính ước muốn “liều mất mạng sống mình” (x. Lc 17,33) cho kẻ khác» [54]. Là những môn đệ của Chúa Giêsu, các linh mục trở nên người thân cận của mọi người (x. Lc 10,29-37). Đời sống và sứ vụ của linh mục diễn tả tình yêu đối với chính Chúa Giêsu còn đang bị bỏ rơi nơi những anh chị em đau khổ trên khắp thế giới. Yêu thương chăm sóc cho những người nhỏ bé bất hạnh, coi trọng phẩm giá cuả họ như một nhân vị là trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó cho các linh mục trong chức thánh. Quả vậy, «bác ái không phải là một thứ hoạt động trợ giúp xã hội mà ta cũng có thể để lại cho người khác làm, nhưng thuộc về bản tính của Hội Thánh, một lối diễn tả không thể thiếu của bản chất Hội Thánh» [55]. Chính trong cộng đoàn đầy tình yêu huynh đệ phổ quát của Chúa Kitô mà người linh mục khơi dậy sức mạnh phi thường của đức ái. Sức mạnh của tình thương ấy có thể «biến thế giới của thú vật nên thế giới của con người, biến thế giới của con người nên thế giới của con Chúa» [56].
Bằng hoạt động mục vụ bác ái xã hội đa dạng, linh mục cùng với anh chị em mình vận dụng những hình thức hợp lý và hữu hiệu để hỗ trợ và bảo vệ sự sống mới sinh ra, chăm sóc những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội, an ủi nâng đỡ những người đang đau khổ, đặc biệt trong giai đoạn sau cùng. Công việc phục vụ của đức ái đối với sự sống cần phải đi đến tận chính gốc rễ của sự sống và của tình yêu, không phân biệt kỳ thị, bởi vì «sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong mọi giai đoạn, trong mọi hoàn cảnh; sự sống ấy là một điều thiện không thể chia tách được. Vậy cần phải chăm sóc cho mọi sự sống và sự sống của mọi người» [57]. Một cách cụ thể, linh mục có thể góp phần tích cực cứu vớt sự sống người vô tội bằng việc xây dựng những cơ sở phục vụ sự sống: «những trung tâm tương trợ sự sống và những nhà hoặc trung tâm tiếp nhận sự sống luôn sẵn sàng phục vụ sự sống mới sinh ra. Nhờ hoạt động của những cơ sở đó, rất nhiều bà mẹ độc thân và rất nhiều cặp vợ chồng đang gặp khó khăn tìm lại được lẽ sống và niềm tin khi có được sự trợ giúp và nâng đỡ để vượt qua khó khăn và sợ hãi trước việc đón nhận một sự sống sắp sinh ra hoặc vừa mới chào đời» [58]. Mặt khác, nơi các xứ đạo cần thành lập thêm các nhóm tông đồ bảo vệ sự sống, công việc của họ là tìm gặp và giải thích cho những người muốn phá thai đừng giết chính những đứa con của mình, đồng thời săn sàng đón nhận những đứa con họ sinh ra và trao cho những gia đình đạo đức nuôi dưỡng. Đã có nhiều nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân đang gắng công thực hiện những việc làm cụ thể và đầy nghĩa tình, như bảo trợ cho những người mẹ chưa kết hôn, nuôi dạy các trẻ mồ côi, mở lớp tình thương cho trẻ khuyết tật, lập viện dưỡng lão... Hiện nay, hằng ngày vẫn có các tín hữu âm thầm đến các bệnh viện, phòng khám để xin các thai nhi bị phá về mai táng. Nhiều nơi đã lập thành những khu nghĩa trang anh hài dành cho các thai nhi bị phá bỏ với hàng chục ngàn ngôi mộ nhỏ. Công việc này góp phần làm cho mọi người nhìn nhận phẩm giá và quyền được sống của các trẻ em chưa được sinh ra, qua đó gióng lên tiếng kêu thay cho những người không có tiếng nói và là tiếng chuông thức tỉnh lòng người, báo động về những tội ác xúc phạm đến sự sống con người [59].
Kết luận
Nhờ việc rao giảng, đối thoại và phục vụ sự sống, các linh mục kiên trì giáo dục cho các tín hữu và cho tất cả mọi người có một lương tâm ngay chính giúp họ biết yêu quý sự sống và tôn trọng phẩm giá con người. Mọi hình thức bảo vệ sự sống con người cũng như tất cả các công việc phục vụ dành cho sự sống đều dẫn đến việc thờ phượng trong Thần Khí ban sự sống. Thực vậy, việc dấn thân phục vụ Tin mừng sự sống «dù tiếp nhận từ đức tin một ánh sáng và một sức mạnh ngoại thường, thì nó vẫn thuộc về mọi lương tâm con người khát vọng chân lý và chăm chú ưu tư với vận mệnh nhân loại» [60]. Bổn phận tôn trọng và bảo vệ sự sống con người không chỉ giới hạn riêng cho người kitô hữu hay các linh mục, nhưng phải được mở ra cho hết mọi người thuộc mọi thời đại. Trong việc tôn dương Tin mừng sự sống, bất cứ ai thành tâm thiện chí hiến mình phục vụ sự sống con người đều thuộc về Đức Kitô và nhận được sự sống của Ngài (x. Mc 9,40-41). Ai đứng lên bảo vệ sự sống con người thì đã là một kitô hữu rồi! Họ trở thành kitô hữu qua việc làm chứng cho Tin mừng sự sống bằng cách sống theo các tiêu chuẩn của Kitô giáo, cũng như qua việc thực hành niềm tin cậy mến bằng những hành động cụ thể trong đời sống thường ngày. Vì thế, «các linh mục hãy nhờ các lời cầu nguyện và các việc lành mà khẩn nài Chúa Kitô Vị Linh Mục tối cao đời đời để có thể làm chiếu tỏa Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái, cũng như các nhân đức khác, và qua đời sống cũng như cung cách bên ngoài để hoàn toàn hiến thân lo cho ích lợi thiêng liêng của đoàn dân; đó là điều Giáo Hội hằng tâm niệm lo lắng trên hết» [61].
Chú thích:
[1] TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO, Sắc lệnh ban ơn xá trong Năm Linh Mục (25/4/2009). «Chúng ta phải sống cho người khác, chúng ta phải sống với Dân Chúa bằng tình yêu thánh thiện và thần linh. Rõ ràng tình yêu này làm nên sự phong phú của đời độc thân thánh thiện. Tình yêu này đòi buộc chúng ta sống liên đới thực sự với những người đau khổ và những ai đang sống trong nhiều hình thái nghèo khổ khác nhau» (BỘ GIÁO SĨ, Thư gửi các linh mục, ngày 11/6/2009).
[2] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est (25/12/2005), số 25a.
[3] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae về giá trị và tính bất khả xâm phạm của sự sống con người (25/03/1995), số 1. Tin mừng sự sống phải được loan báo cho mọi người, vào tận trong những ngõ ngách sâu kín nhất của toàn xã hội: «Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho anh em, để anh em được hiệp thông với chúng tôi» (1Ga 1,3).
[4] GIOAN PHAOLÔ II, Thư gửi các gia đình Gratissimun sane (2/2/1994), số 21; Thông điệp Evangelium vitae, số 59: «Chúng ta đứng trước những gì có thể được định nghĩa như là một “cơ cấu của tội lỗi” chống lại sự sống con người chưa sinh ra».
[5] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 13. «Làm sao còn nói được tới phẩm giá của nhân vị, khi người ta giết những kẻ yếu nhất và vô tội nhất? Nhân danh công lý nào mà người ta thực hiện sự kỳ thị tối bất công giữa những con người như thế, bằng cách tuyên bố rằng một số những kẻ này đáng được bảo vệ, còn những kẻ kia bị từ chối quyền sống?» (GIOAN PHAOLÔ II, Diễn từ cho các tham dự viên cuộc hội luận về «Quyền sống và Âu châu» ngày 18/12/1987).
[6] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 58.. Đức Thánh Cha Piô XII thì nhận xét: «tội của con người thời nay là đánh mất cảm thức về tội lỗi» (Sứ điệp truyền thanh gửi Đại hội Giáo lý toàn quốc Hoa Kỳ, ngày 26/10/1946).
[7] X. M. A. PEETERS, «The post abortion syndrome», in J. VIAL CORREA – E. SGRECCIA (a cura di), La causa della vita, LEV, Città del Vaticano 1995, 159.
[8] X. VU HOANG NGAN, «La planification familiare», in Y. CHARBIT – C. SCORNET, Société et politique de population au Vietnam, L’Harmattan, Paris 2002, 105-140. Xem thêm các bài: Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt (Tuổi Trẻ Online, Thứ Hai, 08/08/2005); Tỷ lệ nạo phá thai của Việt Nam cao hơn các nước khác (Tiền Phong Online, Thứ Sáu, 17/04/2009).
[9] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Thư mục vụ 2008, số 10.
[10] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 27.
[11] BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Donum vitae (22/2/1987), I, số 1; Vì thế, «không bao giờ một trường hợp nào, một mục đích nào, một luật pháp nào trên thế giới có thể làm cho trở thành hợp pháp một hành động vốn thực chất là không hợp pháp, bởi vì trái với lề luật của Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn mọi người mà ta có thể phân biệt nhờ chính lý trí, và đã được Giáo Hội công bố» (GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 62).
[12] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 61. «Sự sống là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi từ ban đầu trong lòng người, trong lương tâm con người» (số 40).
[13] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, Thư mục vụ 2008, số 18; x. ATHENAGORE, Lời thỉnh cầu cho các Kitô hữu, số 35.
[14] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 58. Theo định nghĩa này, phải phân biệt rõ ràng giữa việc ngừa thai và phá thai. Không thể gọi là ngừa thai hay tránh thai đối với các loại vòng xoắn đặt vào cổ tử cung và các loại thuốc ngăn chặn quá trình làm tổ của phôi thai, hay là giết chết bào thai ngay từ trong bụng mẹ.
[15] Didachè V,2. Điều 1398 trong Bộ Giáo Luật hiện nay vẫn tiếp nối truyền thống này: «phá thai mà có hiệu quả, thì tức khắc bị vạ tuyệt thông». Bằng sự xác nhận hình phạt ấy, Giáo Hội chỉ rõ tội ác này như một trong những tội ác nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, đồng thời kêu gọi họ hoán cải và đền tội thích đáng.
[16] TERTULIANÔ, Minh giáo, IX,8. «Thực tại con người, trong suốt cuộc sống của nó, cả trước và sau khi sinh, không cho phép ta khẳng định một sự thay đổi bản tính, cũng không cho phép khẳng định một sự biến thiên dần về giá trị luân lý, vì nó có một phẩm chất nhân học và luân lý đầy đủ. Bởi thế, phôi người, ngay từ ban đầu, có một phẩm giá riêng của nhân vị» (BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Dignitas personae, số 5).
[17] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 51; Sự sống con người là thánh thiêng, vì «ngay từ trong cội nguồn của nó, nó đòi hỏi hành động sáng tạo của Thiên Chúa». x. PIÔ XI, Thông điệp Casti connubii, (31/21/1930), II; GIOAN XXIII, Thông điệp Mater et magistra (15/5/1961).
[18] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 57.
[19] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 62. Ðức Thánh Cha Phaolô VI cũng đã tuyên bố trước đó rằng giáo huấn này không bao giờ thay đổi và là bất di bất dịch (x. Thông điệp Humanae vitae, số 14). Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Mới đây Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng khẳng định lại rằng: Giáo huấn Công giáo về vấn đề phá thai chưa hề thay đổi và cũng không thể nào thay đổi (L’Osservatore Romano, 11/7/2009).
[20] X. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84.
[21] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Sacrosantum concilium, số 5. Phụng vụ «giúp các tín hữu, qua cuộc sống mình, diễn tả cho người khác mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội Thánh chân chính» (số 2).
[22] X. Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1071.
[23] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 104.
[24] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 104. Chính Chúa Giêsu đã tự đồng hoá với những người bé nhỏ nhất: «ai đón tiếp một bé thơ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón Thầy» (Mt 18,5), và «những gì các con đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất của Ta, là các con đã làm cho chính mình Ta» (Mt 25,40).
[25] X. SÁCH LỄ RÔMA, Lời tiền tụng Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
[26] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 51. Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha trong mọi sự: «khi vào trần gian Chúa Giêsu đã nói: này con đến để thi hành thánh ý Cha» (Dt 10,9). Ngài đã hiến mình chịu chết «vì Ngài đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và yêu thương họ đến cùng» (Ga 13,1). Chính Ngài đã khẳng định: «không ai có tình yêu nào lớn hơn tình yêu này: hiến mạng sống mình vì bạn hữu» (Ga 15,13).
[27] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 86. «Những nghĩa cử này là việc tôn dương Tin Mừng sự sống cách trọng đại nhất, bởi vì chúng công bố Tin Mừng bằng chính việc trao hiến trọn vẹn bản thân mình, chúng là biểu hiện rực rỡ của mức độ cao cả nhất của tình yêu: trao hiến mạng sống mình vì người mình yêu (x. Ga 15,13); chúng là sự hiệp thông vào mầu nhiệm Thập Giá, trên Thập Giá Chúa Giêsu mặc khải cho ta thấy tất cả giá trị mà sự sống của con người có được đối với Ngài và sự sống này được thực hiện cách tràn đầy trong việc trao hiến trọn vẹn bản thân mình như thế nào».
[28] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 38. Đây là lúc phải tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện khi đối diện với chủ nghĩa duy hoạt động và chủ nghĩa tục hoá đang lớn mạnh nơi nhiều kitô hữu đang dấn thân trong công việc bác ái. «Lời cầu nguyện, như một phương thế múc nguồn sức mạnh mới từ Đức Kitô, trở thành một sự cấp bách hoàn toàn cụ thể. Con người cầu nguyện thì không bỏ phí thời giờ, cho dù hoàn cảnh xem ra tuyệt vọng và có vẻ chỉ đòi hỏi hành động» (số 36).
[29] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84.
[30] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 84. «Nhờ Bí tích của Giáo Hội - mà máu cùng nước từ cạnh sườn Chúa Kitô là biểu tượng - được luôn luôn thông ban cho con cái Thiên Chúa, nhờ đấy họ trở nên dân của Giao Ước mới. Từ nơi Thánh Giá, là nguồn sống, phát sinh và phát triển “dân của sự sống”» (số 51).
[31] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25. Trong bài ca Exultet đêm vọng Phục Sinh, Giáo Hội ca lên rằng: «Ôi! Giá trị của con người lớn biết bao trước mặt Đấng Tạo Hoá, tới độ đã xứng đáng được một Đấng Cứu Chuộc rất vĩ đại và đáng kính tôn». Phẩm giá con người cao quý tới độ «Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài để con người khỏi hư mất, nhưng được sự sống đời đời!» (Ga 3,16). X. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Redemtor hominis (04/03/1979), số 10.
[32] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25. «Sẽ chẳng còn chết chóc nữa!» (Kh 21,4), nhưng «sự chết đã bị chôn vùi trong chiến thắng. Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi đâu? Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi đâu?» (1Cr 15,54-55).
[33] BÊNÊĐICTÔ XVI, Tông huấn Sacramentum caritatis (22/02/2007), số 94. Trong sự thông hiệp mật thiết của linh mục với Thánh Thể, chúng ta hiểu rõ hơn lời của Mẹ Têrêsa Calcutta nhắn nhủ các linh mục còn được ghi lại nơi phòng thánh của nhà nguyện bên phần mộ của Mẹ: “Hỡi linh mục của Thiên Chúa, xin cha dâng thánh lễ này như thánh lễ mở tay, như thánh lễ sau cùng và như thánh lễ duy nhất trong đời”.
[34] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 25.
[35] INHAXIÔ ANTIÔKIA, Thư gửi tín hữu Êphêsô 7,2; x. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 47.
[36] SÁCH LỄ RÔMA, Lời Tiền Tụng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
[37] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 38.
[38] X. IRÊNÊ LYON, Chống lạc giáo, IV, 20,7.
[39] AUGUSTINÔ, Tự thuật, I,1.
[40] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 59. Trong gia đình truyền thống, ông bà nội ngoại cũng có vai trò giáo dục quan trọng, nhất là khi cha mẹ không thể thường xuyên hiện diện ở nhà bên cạnh con cái lúc chúng đang tuổi lớn khôn (x. BÊNÊĐICTÔ XVI, Huấn từ trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 26/7/2009).
[41] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 495.
[42] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 28.
[43] BỘ GIÁO SĨ, Kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục (31/1/1994), số 47. 36. Trong hoàn cảnh của Giáo Hội Việt Nam hôm nay thì việc giáo dục trong bầu khí gia đình lại càng phải chú tâm hơn nữa vì Giáo Hội chưa thể thâm nhập vào được các môi trường giáo dục học đường, các Hội tông đồ cũng hoạt động rất hạn chế.
[44] GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio (22/11/1981), số 17. Về giáo huấn của Hội Thánh liên quan đến các vấn đề gia đình, xem thêm: Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 2214-2233; Tông thư Mulieris dignitatem (15/8/1988); Thư gửi các gia đình Gratissimun sane (2/2/1994); Thư gửi các phụ nữ (29/6/1995).
[45] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 29. Vững tin nơi Chúa Thánh Linh, các linh mục «dạy cho các cặp vợ chồng con đường thiết yếu của lời cầu nguyện, hãy chuẩn bị tập luyện giúp họ thường xuyên và tin tưởng tìm đến các Phép Bí tích Thánh thể và Giải tội, và đừng có bao giờ thất vọng trước sự yếu đuối của con người».
[46] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 481. Trong số 462 Đức Hồng Y Thuận cũng thể hiện một thao thức cho vấn đề giáo dục gia đình: «Chuẩn bị làm linh mục có chủng viện, chuẩn bị làm tu sĩ có đệ tử viện và tập viện, chuẩn bị làm cha mẹ có gì? Không có gì cả! Thật là một thiếu sót lớn lao trên thế giới. Lúc này tạm có lớp dự bị hôn nhân nhưng chưa đi đến đâu. Bao nhiêu người sẽ là nạn nhân cho cuộc phiêu lưu của các con».
[47] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Centesimus annus (1/5/1991), số 39; Thông điệp Evangelium vitae cũng đã nhiều lần lặp lại khái niệm này về gia đình trong các số 6. 11. 59. 88. 92. 94.
[48] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 92.
[49] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Gaudium et spes, số 50: Khi thi hành bổn phận vợ chồng, họ được «cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa tạo hoá và như trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài».
[50] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae, số 10. «Trong lãnh vực lưu truyền sự sống, họ không có quyền tự do hành động theo sở thích, tự ý lựa chọn những phương pháp cho là chính đáng, trái lại, phải hướng hành động mình theo đúng thánh ý tạo dựng của Thiên Chúa, thánh ý đó được biểu hiện bằng chính bản chất và các hành vi của hôn nhân cũng như bằng các lời giáo huấn liên tục của Giáo hội».
[51] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, số 50.
[52] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87. Các linh mục không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chính trị (x. Bộ Giáo Luật, 285; 287), nhưng các ngài có thể định hướng hỗ trợ các nhà chính trị hoạch định chính sách phù hợp và dấn thân hoạt động bảo vệ sự sống con người.
[53] PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae vitae (25/07/1968), số 29. trong việc này, ta cần phải giữ đức nhẫn nại và nhân từ như chính Chúa đã làm gương trong cách đối xử với người đồng thời. Chúa đã đến không phải để xét đoán, nhưng để cứu rỗi (Ga 3,17): Chúa đã giữ thái độ quyết liệt đối với sự dữ, nhưng trái lại, đã tỏ lòng nhân từ đối với con người. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87.
[54] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 30b. «Thêm vào việc đào tạo chuyên môn cần thiết, những người làm bác ái cần được “đào tạo con tim”: họ cần được dẫn tới gặp Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng thức tỉnh tình yêu của họ và mở lòng họ ra cho kẻ khác» (số 31).
[55] BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Deus caritas est (25/12/2005), số 25a; Sống đức bác ái, linh mục «phải là món quà trong tay Chúa, sẵn sàng để Chúa tặng cho bất kỳ ai, một món quà mà ai cũng quý yêu thèm muốn» (NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 768).
[56] NGUYỄN VĂN THUẬN, Đường hy vọng, số 801.
[57] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 87. Chính trong lúc trợ giúp kẻ đói khát, người xa lạ, kẻ mình trần thân trụi, bệnh tật hay tù đày - cũng như sự trợ giúp em bé sắp sinh, người già nua đau ốm hay gần kề cửa tử thần - mà chúng ta được gọi phụng sự Chúa Giêsu, như chính Ngài đã nói: «Những gì các con đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta, là các con đã làm cho chính Ta» (Mt 25,40).
[58] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 88: «Còn có những tổ chức khác như các cộng đồng phục hồi người nghiện ngập, cộng đồng tiếp nhận vị thành niên hay bệnh nhân tâm thần, trung tâm chăm sóc và tiếp nhận bệnh nhân SIDA, nhất là hiệp hội tương trợ người tàn tật, tất cả đều là tiếng nói hùng hồn của đức ái». Cũng vậy, «chính đức ái tìm ra những dạng thức thích hợp nhất hầu cho những người có tuổi, đặc biệt những người không thể sinh sống một mình và những bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối cùng có thể thọ hưởng một sự trợ giúp hết sức nhân đạo và nhận được những đáp ứng phù hợp với các nhu cầu của họ, nhất là với những gì liên quan đến nỗi lo âu và sự cô đơn của họ».
[59] Xem các bài: A Huê un cimitero per 30 mila bimbi abortiti (Asianews, 26/06/2006); Nghĩa trang của 31 vạn hài nhi bị bỏ rơi (Dantri.com.vn, 14/07/2008); Nghĩa trang thai nhi (Vhfonline.com, 14/03/2009).
[61] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Evangelium vitae, số 101.
[62] TOÀ ÂN GIẢI TỐI CAO, Sắc lệnh ban ơn xá trong Năm Linh Mục (25/4/2009).
Năm Linh Mục: Lời chứng của linh mục (4)
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:54 07/02/2010
Tiếp theo lời chứng của các linh mục thuộc của giáo phận Lyon, Pháp, dưới đây là lời chia sẻ về ơn gọi linh mục của cha Gosset không thuộc giáo phận Lyon. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến chiều kích yêu thương và phục vụ cộng đoàn tín hữu theo mẫu gương yêu thương của Đức Kitô đối với Hội Thánh:
Trước 21 tuổi, nghiêm túc mà nói tôi không hề có dự định một ngày nào đó trở thành linh mục. Ý tưởng này thoáng qua trong tôi vào một buổi tối, lúc từ trường phổ thông trung học trở về nhà, nhưng ngay lập tức tôi xua đi và nhủ thầm rằng: « Rõ là ngốc nghếch, mi không bao giờ là linh mục được ».
Từng là người làm chứng trong bí tích hôn phối cho 3 người anh chị em trong gia đình, với lại khi còn nhỏ tôi vẫn tự nhủ với mình một điều: « Khi nào trưởng thành, tôi sẽ lập gia đình », như các anh chị em khác trong nhà…
Sở dĩ ngày hôm nay, tôi trở thành linh mục, trước hết là bởi tôi đã học biết Đức Kitô, nhất là qua việc cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, cũng như một số kinh nghiệm khác nhau trong đời sống cộng đoàn về đức tin mà đã sống, hoặc là trong các phong trào công giáo như các sinh hoạt giáo lý tại trường học, các kỳ đại hội giới trẻ, rồi những hoạt động hướng đạo sinh; hoặc là qua các phong trào học hỏi Kinh Thánh như: Hội Đọc Kinh Thánh, Câu lạc bộ Kinh Thánh của học sinh, Nhóm Kinh Thánh của sinh viên đại học. Chính trong chiều sâu của mối liên hệ bè bạn và chiêm ngưỡng Đức Kitô mà tôi đã tìm được ý nghĩa trong đời sống độc thân, phương cách dâng hiến cho Đức Kitô, Vị Hôn Phu của Giáo Hội.
Nếu như tôi khước từ đời sống hôn nhân gia đình, hôn thê và con cái, là vì tôi đã tìm thấy một cách thức khác để sống yêu thương và sự lựa chọn này được chín muồi qua những năm đầu tiên trong việc thi hành tác vụ linh mục. Trong những thời gian đó, tôi đã khám phá ra rằng cuộc sống của một linh mục được rập khuôn theo linh đạo dựa trên cách thức của Đức Kitô « Hôn Phu của Giáo Hội », Đấng đã hiến dâng tất cả cuộc đời cho hết thảy những ai mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Để chú giải đoạn thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêsô, tôi có thể nói cách khác là: « Hỡi những bậc làm cha xứ, hãy yêu mến giáo xứ của mình như Đức Kitô đã yêu thương Giáo Hội… ». Chung quy, điều mà người chồng được mời gọi để sống đối với người vợ trong yêu thương như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh như thế nào, thì cũng vậy người linh mục có thể sống yêu mến đối với cộng đoàn tín hữu như thể ấy.
Hơn nữa, trong khuôn khổ chuẩn bị cho các đôi hôn nhân, với tư cách là linh mục, tôi có được vai trò dẫn dắt để phục vụ cho tự do, sự thật, và tính lâu bền của tình yêu đối với các cặp vợ chồng tương lai. Vì vậy tôi hoàn toàn có lý về hạnh phúc vì ngày hôm nay mình là linh mục, hạnh phúc vì sống mãnh liệt tình yêu đã gắn kết Đức Kitô và Giáo Hội trong hơi thở của Thần Khí.
(Nguồn: http://www.mavocation.org/temoignages-pretre-religieuse/discernement/une-autre-maniere-de-vivre-l-amour/)
Trước 21 tuổi, nghiêm túc mà nói tôi không hề có dự định một ngày nào đó trở thành linh mục. Ý tưởng này thoáng qua trong tôi vào một buổi tối, lúc từ trường phổ thông trung học trở về nhà, nhưng ngay lập tức tôi xua đi và nhủ thầm rằng: « Rõ là ngốc nghếch, mi không bao giờ là linh mục được ».
Từng là người làm chứng trong bí tích hôn phối cho 3 người anh chị em trong gia đình, với lại khi còn nhỏ tôi vẫn tự nhủ với mình một điều: « Khi nào trưởng thành, tôi sẽ lập gia đình », như các anh chị em khác trong nhà…
Sở dĩ ngày hôm nay, tôi trở thành linh mục, trước hết là bởi tôi đã học biết Đức Kitô, nhất là qua việc cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, cũng như một số kinh nghiệm khác nhau trong đời sống cộng đoàn về đức tin mà đã sống, hoặc là trong các phong trào công giáo như các sinh hoạt giáo lý tại trường học, các kỳ đại hội giới trẻ, rồi những hoạt động hướng đạo sinh; hoặc là qua các phong trào học hỏi Kinh Thánh như: Hội Đọc Kinh Thánh, Câu lạc bộ Kinh Thánh của học sinh, Nhóm Kinh Thánh của sinh viên đại học. Chính trong chiều sâu của mối liên hệ bè bạn và chiêm ngưỡng Đức Kitô mà tôi đã tìm được ý nghĩa trong đời sống độc thân, phương cách dâng hiến cho Đức Kitô, Vị Hôn Phu của Giáo Hội.
Nếu như tôi khước từ đời sống hôn nhân gia đình, hôn thê và con cái, là vì tôi đã tìm thấy một cách thức khác để sống yêu thương và sự lựa chọn này được chín muồi qua những năm đầu tiên trong việc thi hành tác vụ linh mục. Trong những thời gian đó, tôi đã khám phá ra rằng cuộc sống của một linh mục được rập khuôn theo linh đạo dựa trên cách thức của Đức Kitô « Hôn Phu của Giáo Hội », Đấng đã hiến dâng tất cả cuộc đời cho hết thảy những ai mà Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Để chú giải đoạn thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêsô, tôi có thể nói cách khác là: « Hỡi những bậc làm cha xứ, hãy yêu mến giáo xứ của mình như Đức Kitô đã yêu thương Giáo Hội… ». Chung quy, điều mà người chồng được mời gọi để sống đối với người vợ trong yêu thương như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh như thế nào, thì cũng vậy người linh mục có thể sống yêu mến đối với cộng đoàn tín hữu như thể ấy.
Hơn nữa, trong khuôn khổ chuẩn bị cho các đôi hôn nhân, với tư cách là linh mục, tôi có được vai trò dẫn dắt để phục vụ cho tự do, sự thật, và tính lâu bền của tình yêu đối với các cặp vợ chồng tương lai. Vì vậy tôi hoàn toàn có lý về hạnh phúc vì ngày hôm nay mình là linh mục, hạnh phúc vì sống mãnh liệt tình yêu đã gắn kết Đức Kitô và Giáo Hội trong hơi thở của Thần Khí.
(Nguồn: http://www.mavocation.org/temoignages-pretre-religieuse/discernement/une-autre-maniere-de-vivre-l-amour/)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 07/02/2010
ĐI SAI CỬA
Thánh Gan-đi của Ấn Độ trong quyển tự thuật của mình, có kể câu chuyện khi ông du học ở Nam phi đã mê Kinh Thánh như thế nào, đặc biệt là bài giảng trên núi (Tám mối phúc thật).
Ông ta tin tưởng mấy thế kỷ lại đây Ấn Độ lưu hành chế độ coi trọng tính giai cấp, nên có thể từ trong tín ngưỡng Ki-tô giáo tìm ra được cách cải thiện nó.
Một hôm, ông ta đi vào một nhà thờ để dự thánh lễ Mi-sa và tìm kiếm thánh ý Chúa, khi vừa đến cổng nhà thờ thì ông ta bị chận lại, có tiếng nói nhỏ nhẹ: nếu ông đi tham dự thánh lễ Mi-sa, thì rất hoan nghênh, nhưng xin mời ông đi qua nhà thờ bên kia là nhà thờ chuyên dành cho người da đen.
Ông ta lập tức quay đầu bỏ đi, và từ đó về sau không quay đầu trở lại.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc là tai họa lớn nhất do con người mang đến, chính vì để nhân loại nhận biết mình là anh chị em với nhau con cùng một Cha trên trời, mà Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, đổ máu mình ra để chuộc tội cho nhân loại. Và thánh Phao-lô tông đồ cũng đã dạy chúng ta như sau: “Trong Đức Ki-tô, chúng ta đều là anh chị em với nhau.”
Nhà thờ là nhà chung của mỗi người Ki-tô hữu, dù người Ki-tô hữu ấy là người da đen hay da vàng hoặc da trắng hay da đỏ, bởi vì tất cả đều tôn thờ một Thiên Chúa là Cha trên trời, và Chúa Giê-su là vị cứu tinh duy nhất của nhân loại. Do đó, mà không một cha sở nào, ban hành giáo nào, hay bất cứ người nào có thể ngăn cấm người nghèo này không được vào nhà thờ, người giàu có kia cứ tự do thoải mái vào nhà thờ cầu nguyện.
Ông Gan-di rất yêu mến Thánh Kinh và muốn trở thành môn đệ của Chúa Ki-tô, nhưng ông đã bị người ta ngăn cấm không cho vào nhà thờ vì ông là người Ấn Độ có nước da đen đen, có lẽ vì thế mà ông đã nói rất chân thành: tôi rất yêu mến Chúa Ki-tô, nhưng tôi không thích những người Ki-tô hữu.
Cũng có những nơi giáo dân cũng nói rằng: họ yêu mến Chúa Giê-su và Hội Thánh, nhưng họ ghét cái ông cha sở quan liêu, làm hách, ham tiền và bất lịch sự.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thánh Gan-đi của Ấn Độ trong quyển tự thuật của mình, có kể câu chuyện khi ông du học ở Nam phi đã mê Kinh Thánh như thế nào, đặc biệt là bài giảng trên núi (Tám mối phúc thật).
Ông ta tin tưởng mấy thế kỷ lại đây Ấn Độ lưu hành chế độ coi trọng tính giai cấp, nên có thể từ trong tín ngưỡng Ki-tô giáo tìm ra được cách cải thiện nó.
Một hôm, ông ta đi vào một nhà thờ để dự thánh lễ Mi-sa và tìm kiếm thánh ý Chúa, khi vừa đến cổng nhà thờ thì ông ta bị chận lại, có tiếng nói nhỏ nhẹ: nếu ông đi tham dự thánh lễ Mi-sa, thì rất hoan nghênh, nhưng xin mời ông đi qua nhà thờ bên kia là nhà thờ chuyên dành cho người da đen.
Ông ta lập tức quay đầu bỏ đi, và từ đó về sau không quay đầu trở lại.
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc là tai họa lớn nhất do con người mang đến, chính vì để nhân loại nhận biết mình là anh chị em với nhau con cùng một Cha trên trời, mà Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, đổ máu mình ra để chuộc tội cho nhân loại. Và thánh Phao-lô tông đồ cũng đã dạy chúng ta như sau: “Trong Đức Ki-tô, chúng ta đều là anh chị em với nhau.”
Nhà thờ là nhà chung của mỗi người Ki-tô hữu, dù người Ki-tô hữu ấy là người da đen hay da vàng hoặc da trắng hay da đỏ, bởi vì tất cả đều tôn thờ một Thiên Chúa là Cha trên trời, và Chúa Giê-su là vị cứu tinh duy nhất của nhân loại. Do đó, mà không một cha sở nào, ban hành giáo nào, hay bất cứ người nào có thể ngăn cấm người nghèo này không được vào nhà thờ, người giàu có kia cứ tự do thoải mái vào nhà thờ cầu nguyện.
Ông Gan-di rất yêu mến Thánh Kinh và muốn trở thành môn đệ của Chúa Ki-tô, nhưng ông đã bị người ta ngăn cấm không cho vào nhà thờ vì ông là người Ấn Độ có nước da đen đen, có lẽ vì thế mà ông đã nói rất chân thành: tôi rất yêu mến Chúa Ki-tô, nhưng tôi không thích những người Ki-tô hữu.
Cũng có những nơi giáo dân cũng nói rằng: họ yêu mến Chúa Giê-su và Hội Thánh, nhưng họ ghét cái ông cha sở quan liêu, làm hách, ham tiền và bất lịch sự.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 07/02/2010
N2T |
21. Người mà con phải cứu tế chính là người nghèo, nhưng người làm cho con vui vẻ hồi phục tình giao hảo chính là Thiên Chúa.
(Thánh Christina)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 07/02/2010
N2T |
362. Cầu thần bái Phật, chi bằng tự mình nổ lực làm việc.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Mùa Chay 2010 của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI
+ ĐGH Benêđictô XVI
06:40 07/02/2010
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2010
“Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện
nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô” (x. Rm 3, 21-22)
Anh Chị Em thân mến!
Mỗi năm, vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội lại mời gọi ta chân thành xem xét lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những lời dạy của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về chủ đề lớn công bằng, bắt đầu từ khẳng định của Phao-lô:”Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô" (x. Rm 3, 21-22).
Công bằng: “dare cuique suum” (trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó)
Trước hết, tôi muốn xem xét ý nghĩa của từ ngữ “công bằng”, trong sự sử dụng thông thường ngụ ý “trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó", theo thuật ngữ nổi tiếng của Ulpianus, một luật gia La Mã ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không nêu rõ những gì “thuộc về người đó” cần được trả cho mỗi người. Điều mà con người cần nhất thì pháp luật lại không thể đảm bảo được cho người đó. Để sống cuộc sống đầy đủ, cần thiết một cái gì đó sâu sắc hơn, chỉ có thể được cấp như một món quà: ta có thể nói rằng con người sống bởi tình yêu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể thông ban bởi vì Người đã tạo ra con người theo hình ảnh và họa ảnh của Người. Của cải vật chất chắc chắn là hữu ích và cần thiết – thật vậy, chính Chúa Giê-su đã chăm lo chữa các bệnh nhân, đã nuôi các đám đông đi theo Người và, chắc chắn, Người lên án sự dửng dưng mà ngày nay vẫn còn khiến cho hàng trăm triệu người phải chết vì thiếu thực phẩm, nước và thuốc men – thế nhưng, đức công bằng “phân phối” không trả cho con người toàn bộ những gì “thuộc về người đó”. Con người ta vốn đã cần cơm bánh, thì lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét: “nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó… thì công bằng của con người ở đâu, khi mà con người đào thoát khỏi Thiên Chúa đích thực?” (De Civitate Dei, XIX, 21).
Nguyên nhân của Bất công là gì?
Thánh sử Mác-cô chép lại cho ta những lời sau đây của Chúa Giê-su trong cuộc tranh luận vào thời đó về những gì là tinh sạch và những gì là ô uế: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu” (Mc 7, 14-15; 20-21). Vượt quá vấn đề tức thời về thức ăn, ta có thể tìm thấy nơi phản ứng của những người Biệt phái một cám dỗ thường xuyên nơi con người: chỉ ra nguồn gốc của sự dữ nơi một nguyên nhân bên ngoài. Nhiều ý thức hệ hiện đại tận căn gốc giả định trước rằng: vì sự bất công đến “từ bên ngoài”, nên để cho công bằng ngự trị, chỉ cần loại bỏ các nguyên nhân bên ngoài ngăn cản việc thực hiện công bằng là đủ. Cách suy nghĩ này – Chúa Giê-su cảnh báo – là ngây thơ và thiển cận. Sự bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài; nguồn gốc bất công nằm trong tâm hồn con người, nơi tìm thấy những hạt giống của một sự cộng tác bí ẩn với sự dữ. Tác giả Thánh vịnh cay đắng thừa nhận điều này: “Người thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51,7). Thậy vậy, con người trở nên yếu đuối bởi một ảnh hưởng mãnh liệt, làm thương tổn khả năng hiệp thông với người khác. Tự bản chất, vốn mở ra cho sự chia sẻ tự do, con người lại khám phá nơi mình một trọng lực lạ làm cho con người khép kín nơi chính mình, và khẳng định mình ở trên và đối kháng với những người khác: đây chính là sự ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ. A-đam và E-và, bị sự dối trá của Satan quyến rũ, chụp lấy trái cây huyền bí bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, đã thay thế lôgích tin tưởng vào Tình Yêu bằng lôgích nghi ngờ và cạnh tranh; thay thế lôgích đón nhận và mong chờ trong sự tin tưởng nơi Ai Khác bằng lôgích cướp đoạt và tự tung tự tác (x. Stk 3, 1-6) để rồi cảm nghiệm hậu quả là một cảm giác lo âu và bất an. Làm thế nào con người có thể tự giải thoát khỏi xu hướng ích kỷ này và cởi mở bản thân cho tình yêu?
Công bằng và Sedaqah
Tại tâm điểm sự khôn ngoan của Ít-ra-en, ta tìm ra một mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào vị Thiên Chúa “nâng kẻ yếu đuối lên từ bụi đất” (Tv 113, 7) và sự công bằng đối với cận nhân. Từ trong tiếng Híp-ri chỉ nhân đức công bằng, sedaqah, diễn tả nhân đức này một cách tuyệt vời. Quả thế, sedaqah, một mặt, nghĩa là chấp nhận hoàn toàn ý muốn Thiên Chúa của Ít-ra-en; mặt khác, sự công bằng đối với cận nhân (x. Xh 20, 12-17), đặc biệt là đối với người nghèo khổ, ngoại kiều, kẻ mồ côi và người góa bụa (x. Đnl 10, 18-19). Nhưng hai ý nghĩa này được liên kết với nhau bời vì, đối với người Ít-ra-en, cho người nghèo chỉ là hoàn lại những gì họ nợ Thiên Chúa, Đấng chạnh thương trước sự khốn quẫn của dân Người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc ban Lề Luật cho Môisê, ở núi Sinai, đã diễn ra sau cuộc vượt qua Biển Đỏ. Việc lắng nghe Lề Luật tiên vàn đòi hỏi phải có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng đầu tiên đã “nghe tiếng kêu” của dân Người và đã “xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập” (x. Xh 3, 8). Thiên Chúa lưu tâm đến tiếng kêu của những người cùng khốn và, ngược lại, đòi hỏi được lắng nghe: Người đòi công lý cho người nghèo (x. Hc 4, 4-5.8-9), ngoại kiều (x.Xh 22, 20), người nô lệ (x. 15, 12-18). Để bước vào trong sự công bằng, cần phải rời khỏi ảo tưởng tự mãn, sự khép kín sâu xa, chính là nguồn gốc bất công. Nói cách khác, điều cần thiết là một cuộc “xuất hành” còn sâu xa hơn cả cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện với Môisê, một cuộc giải phóng tâm hồn, mà Lề Luật tự sức nó vô phương thực hiện. Như thế, liệu con người có còn một niềm hy vọng nào cho công lý không?
Chúa Kitô, Công lý của Thiên Chúa
Tin Mừng Kitô giáo trả lời là có trước sự khao khát công lý của con người, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật… người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin” (3, 21-25). Thế thì, công lý của Chúa Kitô đâu? Trước tiên, đó là một công lý xuất phát từ ân sủng, nơi con người không tự cứu độ, không tự cứu chữa cho chính mình và cứu chữa những người khác. Sự kiện việc thục tội được thực hiện trong “máu” của Chúa Kitô có nghĩa rằng những lễ hy sinh của con người không giải thoát con người khỏi gánh nặng của những lỗi lầm của mình, nhưng nhờ hành vi yêu thương của Thiên Chúa là Đấng tự cởi mở cho đến tột độ, cho đến độ mang nơi bản thân Người “lời nguyền” đã được dành cho con người để trả lại cho con người “phúc lành” của Thiên Chúa (x. Gl 3, 13-14). Nhưng điều này gây nên ngay lập tức một sự phản đối: đây là loại công lý nào khi mà người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội lại lãnh nhận phúc lành thuộc về người công chính? Phải chăng điều này không có nghĩa là mỗi người lãnh nhận cái trái ngược với “những gì thuộc về người đó”? Trên thực tế, ở đây, ta khám phá ra công lý của Thiên Chúa khác biệt sâu xa với công lý của con người. Thiên Chúa đã trả thay cho ta cái giá trao đổi nơi người Con của Người, một giá thực sự quá mức. Trước công lý của Thập Giá, con người có thể nổi loạn vì công lý này cho thấy con người không phải là một hữu thể tự túc, nhưng cần đến Một Ai Khác để tự thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Hoán cải theo Chúa Kitô, tin vào Tin Mừng, cuối cùng ra nghĩa là thế này: thoát ra khỏi cái ảo tưởng tự mãn, khám phá và chấp nhận sự cần thiết của mình – cần thiết người khác và Thiên Chúa, sự cần thiết ơn tha thứ của Người và tình bằng hữu với Người. Như thế, ta hiểu rằng đức tin hoàn toàn không phải là điều gì đó tự nhiên, dễ dãi, hiển nhiên: cần khiêm tốn để chấp nhận rằng Một Ai Khác giải thoát tôi khỏi “cái tôi”, ban cho tôi cách nhưng không “cái của Người đó”. Điều này được thực hiện một cách đặc biệt trong các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Nhờ hành động của Chúa Kitô, ta có thể bước vào trong một công lý “lớn nhất”, công lý của tình yêu (x. Rm 13, 8-10), công lý mà, trong mọi trường hợp, đều tự coi mình là người mang nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã lãnh nhận nhiều hơn những gì mình có thể mong đợi. Được củng cố bằng chính kinh nghiệm này, người Kitô hữu được mời gọi đóng góp vào việc xây dựng những xã hội công bằng nơi mà tất cả mọi người đều lãnh nhận cái cần thiết để sống theo phẩm giá đích thực của nhân vị và là nơi mà công bằng được sinh động hóa bởi tình yêu.
Anh chị em thân mến, Mùa Chay lên đến đỉnh cao trong Tam nhật Vượt qua, trong đó, cả năm nay nữa, ta sẽ cử hành mầu nhiệm công lý của Thiên Chúa – sự tròn đầy đức ái, sự trao ban, ơn cứu độ. Ước gì thời gian sám hối này, đối với mỗi người Kitô hữu, là một khoản thời gian hoán cải đích thực và hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô đã đến để thực hiện mọi công lý. Với những tâm tình này, tôi thân ái ban Phép lành Tông đồ cho tất cả anh chị em.
Từ Vatican, 30 tháng 10 năm 2009
ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ
(Đan Quang Tâm dịch)
“Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện
nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô” (x. Rm 3, 21-22)
Anh Chị Em thân mến!
Mỗi năm, vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội lại mời gọi ta chân thành xem xét lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những lời dạy của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về chủ đề lớn công bằng, bắt đầu từ khẳng định của Phao-lô:”Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô" (x. Rm 3, 21-22).
Công bằng: “dare cuique suum” (trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó)
Trước hết, tôi muốn xem xét ý nghĩa của từ ngữ “công bằng”, trong sự sử dụng thông thường ngụ ý “trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó", theo thuật ngữ nổi tiếng của Ulpianus, một luật gia La Mã ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không nêu rõ những gì “thuộc về người đó” cần được trả cho mỗi người. Điều mà con người cần nhất thì pháp luật lại không thể đảm bảo được cho người đó. Để sống cuộc sống đầy đủ, cần thiết một cái gì đó sâu sắc hơn, chỉ có thể được cấp như một món quà: ta có thể nói rằng con người sống bởi tình yêu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể thông ban bởi vì Người đã tạo ra con người theo hình ảnh và họa ảnh của Người. Của cải vật chất chắc chắn là hữu ích và cần thiết – thật vậy, chính Chúa Giê-su đã chăm lo chữa các bệnh nhân, đã nuôi các đám đông đi theo Người và, chắc chắn, Người lên án sự dửng dưng mà ngày nay vẫn còn khiến cho hàng trăm triệu người phải chết vì thiếu thực phẩm, nước và thuốc men – thế nhưng, đức công bằng “phân phối” không trả cho con người toàn bộ những gì “thuộc về người đó”. Con người ta vốn đã cần cơm bánh, thì lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét: “nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó… thì công bằng của con người ở đâu, khi mà con người đào thoát khỏi Thiên Chúa đích thực?” (De Civitate Dei, XIX, 21).
Nguyên nhân của Bất công là gì?
Thánh sử Mác-cô chép lại cho ta những lời sau đây của Chúa Giê-su trong cuộc tranh luận vào thời đó về những gì là tinh sạch và những gì là ô uế: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu” (Mc 7, 14-15; 20-21). Vượt quá vấn đề tức thời về thức ăn, ta có thể tìm thấy nơi phản ứng của những người Biệt phái một cám dỗ thường xuyên nơi con người: chỉ ra nguồn gốc của sự dữ nơi một nguyên nhân bên ngoài. Nhiều ý thức hệ hiện đại tận căn gốc giả định trước rằng: vì sự bất công đến “từ bên ngoài”, nên để cho công bằng ngự trị, chỉ cần loại bỏ các nguyên nhân bên ngoài ngăn cản việc thực hiện công bằng là đủ. Cách suy nghĩ này – Chúa Giê-su cảnh báo – là ngây thơ và thiển cận. Sự bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài; nguồn gốc bất công nằm trong tâm hồn con người, nơi tìm thấy những hạt giống của một sự cộng tác bí ẩn với sự dữ. Tác giả Thánh vịnh cay đắng thừa nhận điều này: “Người thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51,7). Thậy vậy, con người trở nên yếu đuối bởi một ảnh hưởng mãnh liệt, làm thương tổn khả năng hiệp thông với người khác. Tự bản chất, vốn mở ra cho sự chia sẻ tự do, con người lại khám phá nơi mình một trọng lực lạ làm cho con người khép kín nơi chính mình, và khẳng định mình ở trên và đối kháng với những người khác: đây chính là sự ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ. A-đam và E-và, bị sự dối trá của Satan quyến rũ, chụp lấy trái cây huyền bí bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, đã thay thế lôgích tin tưởng vào Tình Yêu bằng lôgích nghi ngờ và cạnh tranh; thay thế lôgích đón nhận và mong chờ trong sự tin tưởng nơi Ai Khác bằng lôgích cướp đoạt và tự tung tự tác (x. Stk 3, 1-6) để rồi cảm nghiệm hậu quả là một cảm giác lo âu và bất an. Làm thế nào con người có thể tự giải thoát khỏi xu hướng ích kỷ này và cởi mở bản thân cho tình yêu?
Công bằng và Sedaqah
Tại tâm điểm sự khôn ngoan của Ít-ra-en, ta tìm ra một mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào vị Thiên Chúa “nâng kẻ yếu đuối lên từ bụi đất” (Tv 113, 7) và sự công bằng đối với cận nhân. Từ trong tiếng Híp-ri chỉ nhân đức công bằng, sedaqah, diễn tả nhân đức này một cách tuyệt vời. Quả thế, sedaqah, một mặt, nghĩa là chấp nhận hoàn toàn ý muốn Thiên Chúa của Ít-ra-en; mặt khác, sự công bằng đối với cận nhân (x. Xh 20, 12-17), đặc biệt là đối với người nghèo khổ, ngoại kiều, kẻ mồ côi và người góa bụa (x. Đnl 10, 18-19). Nhưng hai ý nghĩa này được liên kết với nhau bời vì, đối với người Ít-ra-en, cho người nghèo chỉ là hoàn lại những gì họ nợ Thiên Chúa, Đấng chạnh thương trước sự khốn quẫn của dân Người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc ban Lề Luật cho Môisê, ở núi Sinai, đã diễn ra sau cuộc vượt qua Biển Đỏ. Việc lắng nghe Lề Luật tiên vàn đòi hỏi phải có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng đầu tiên đã “nghe tiếng kêu” của dân Người và đã “xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập” (x. Xh 3, 8). Thiên Chúa lưu tâm đến tiếng kêu của những người cùng khốn và, ngược lại, đòi hỏi được lắng nghe: Người đòi công lý cho người nghèo (x. Hc 4, 4-5.8-9), ngoại kiều (x.Xh 22, 20), người nô lệ (x. 15, 12-18). Để bước vào trong sự công bằng, cần phải rời khỏi ảo tưởng tự mãn, sự khép kín sâu xa, chính là nguồn gốc bất công. Nói cách khác, điều cần thiết là một cuộc “xuất hành” còn sâu xa hơn cả cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện với Môisê, một cuộc giải phóng tâm hồn, mà Lề Luật tự sức nó vô phương thực hiện. Như thế, liệu con người có còn một niềm hy vọng nào cho công lý không?
Chúa Kitô, Công lý của Thiên Chúa
Tin Mừng Kitô giáo trả lời là có trước sự khao khát công lý của con người, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật… người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin” (3, 21-25). Thế thì, công lý của Chúa Kitô đâu? Trước tiên, đó là một công lý xuất phát từ ân sủng, nơi con người không tự cứu độ, không tự cứu chữa cho chính mình và cứu chữa những người khác. Sự kiện việc thục tội được thực hiện trong “máu” của Chúa Kitô có nghĩa rằng những lễ hy sinh của con người không giải thoát con người khỏi gánh nặng của những lỗi lầm của mình, nhưng nhờ hành vi yêu thương của Thiên Chúa là Đấng tự cởi mở cho đến tột độ, cho đến độ mang nơi bản thân Người “lời nguyền” đã được dành cho con người để trả lại cho con người “phúc lành” của Thiên Chúa (x. Gl 3, 13-14). Nhưng điều này gây nên ngay lập tức một sự phản đối: đây là loại công lý nào khi mà người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội lại lãnh nhận phúc lành thuộc về người công chính? Phải chăng điều này không có nghĩa là mỗi người lãnh nhận cái trái ngược với “những gì thuộc về người đó”? Trên thực tế, ở đây, ta khám phá ra công lý của Thiên Chúa khác biệt sâu xa với công lý của con người. Thiên Chúa đã trả thay cho ta cái giá trao đổi nơi người Con của Người, một giá thực sự quá mức. Trước công lý của Thập Giá, con người có thể nổi loạn vì công lý này cho thấy con người không phải là một hữu thể tự túc, nhưng cần đến Một Ai Khác để tự thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Hoán cải theo Chúa Kitô, tin vào Tin Mừng, cuối cùng ra nghĩa là thế này: thoát ra khỏi cái ảo tưởng tự mãn, khám phá và chấp nhận sự cần thiết của mình – cần thiết người khác và Thiên Chúa, sự cần thiết ơn tha thứ của Người và tình bằng hữu với Người. Như thế, ta hiểu rằng đức tin hoàn toàn không phải là điều gì đó tự nhiên, dễ dãi, hiển nhiên: cần khiêm tốn để chấp nhận rằng Một Ai Khác giải thoát tôi khỏi “cái tôi”, ban cho tôi cách nhưng không “cái của Người đó”. Điều này được thực hiện một cách đặc biệt trong các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Nhờ hành động của Chúa Kitô, ta có thể bước vào trong một công lý “lớn nhất”, công lý của tình yêu (x. Rm 13, 8-10), công lý mà, trong mọi trường hợp, đều tự coi mình là người mang nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã lãnh nhận nhiều hơn những gì mình có thể mong đợi. Được củng cố bằng chính kinh nghiệm này, người Kitô hữu được mời gọi đóng góp vào việc xây dựng những xã hội công bằng nơi mà tất cả mọi người đều lãnh nhận cái cần thiết để sống theo phẩm giá đích thực của nhân vị và là nơi mà công bằng được sinh động hóa bởi tình yêu.
Anh chị em thân mến, Mùa Chay lên đến đỉnh cao trong Tam nhật Vượt qua, trong đó, cả năm nay nữa, ta sẽ cử hành mầu nhiệm công lý của Thiên Chúa – sự tròn đầy đức ái, sự trao ban, ơn cứu độ. Ước gì thời gian sám hối này, đối với mỗi người Kitô hữu, là một khoản thời gian hoán cải đích thực và hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô đã đến để thực hiện mọi công lý. Với những tâm tình này, tôi thân ái ban Phép lành Tông đồ cho tất cả anh chị em.
Từ Vatican, 30 tháng 10 năm 2009
ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ
(Đan Quang Tâm dịch)
Ngoại trưởng Clinton và Tổng thống Obama suy tư về đức tin trong bữa ăn sáng
Bùi Hữu Thư
09:23 07/02/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Trong một diễn văn ngày 4 tháng 2 tại Bữa Ăn Sáng Cầu Nguyện Quốc Gia, Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Hillary Clinton nhắc lại sự liên hệ của bà với Mẹ Têrêsa Thành Calcutta đã bắt đầu trong Bữa Ăn Sáng năm 1994, khi người thành lập Dòng Các Sơ Thừa Sai Bác Ái là diễn giả danh dự và bà Clinton là tham dự viên với tư cách là đệ nhất phu nhân.
Bà Clinton đã nói trong bài diễn văn năm nay bà đọc với tư cách là một diễn giả danh dự: “Cuộc thảo luận sau bức màn của sân khấu sau đó dẫn đưa đến một sự hợp tác giữa tôi và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái và kết quả là việc thành lập Nhà Mẹ Têrêsa cho Các Trẻ Nhỏ tại Hoa Thịnh Đốn khoảng hơn một năm sau."
Tổng Thống Barack Obama cũng nói trong bữa ăn sáng, ông đã nối tiếp truyền thống lâu dài của các tổng thống trong buổi tụ họp hàng năm này. Truyền thống tổ chức bữa ăn sáng trong nhiều ngày đã thu hút hàng ngàn người từ khắp các nơi trên thế giới, kể cả một số đông các đại diện của các nhóm chính trị gia và các nhà ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng rất ít tiết mục được mở ra cho giới truyền thông tham dự.
Ghi nhận rằng bà đã tham dự các bữa ăn sáng trước hết như một đệ nhất phu nhân, kế đến là thượng nghị sĩ và bây giờ là Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao, qua bà triều đại tổng thống Hoa Kỳ, bà Clinton nói “trái tim bà đã bị đánh động và bị sâu nhói bởi những lời bà đã nghe.” Bà cũng nói, “trong những lúc khó khăn và đau khổ, đức tin của tôi đã được tăng cường nhờ những mối liên hệ cá nhân tôi đã có với những người, trong giới chính trị, đã nằm ở bên đối nghịch với tôi trên căn bản các vấn đề đảng phái.”
Bà Clinton cũng nói về vai trò của tôn giáo trong lãnh vực ngoại giao quốc tế, bà ghi nhận là mỗi tôn giáo lớn trên thế giới “đều có cùng những quan điểm và những đường lối hành động” là yêu mến lẫn nhau và săn sóc cho những kẻ thiếu thốn nhất.
Tuy nhiên, bà nói, “Trên khắp thế giới, chúng ta vẫn thấy có những tôn giáo có tổ chức đứng ngược lại với đức tin, xuyên tạc tình yêu, và làm cho sứ điệp tình yêu bị hủy hoại.”
Bà nói, “Tại nhiều nơi, tôn giáo đã được sử dụng để biện hộ cho những bạo hành khủng khiếp, để chối bỏ nhân quyền và để đề cao sự không dung thứ bằng các đạo luật. Dường như đây lại là một cuộc khủng hoảng về cá tính rất bi đát.”
Bà Clinton đã nói trong bài diễn văn năm nay bà đọc với tư cách là một diễn giả danh dự: “Cuộc thảo luận sau bức màn của sân khấu sau đó dẫn đưa đến một sự hợp tác giữa tôi và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái và kết quả là việc thành lập Nhà Mẹ Têrêsa cho Các Trẻ Nhỏ tại Hoa Thịnh Đốn khoảng hơn một năm sau."
Tổng Thống Barack Obama cũng nói trong bữa ăn sáng, ông đã nối tiếp truyền thống lâu dài của các tổng thống trong buổi tụ họp hàng năm này. Truyền thống tổ chức bữa ăn sáng trong nhiều ngày đã thu hút hàng ngàn người từ khắp các nơi trên thế giới, kể cả một số đông các đại diện của các nhóm chính trị gia và các nhà ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng rất ít tiết mục được mở ra cho giới truyền thông tham dự.
Ghi nhận rằng bà đã tham dự các bữa ăn sáng trước hết như một đệ nhất phu nhân, kế đến là thượng nghị sĩ và bây giờ là Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao, qua bà triều đại tổng thống Hoa Kỳ, bà Clinton nói “trái tim bà đã bị đánh động và bị sâu nhói bởi những lời bà đã nghe.” Bà cũng nói, “trong những lúc khó khăn và đau khổ, đức tin của tôi đã được tăng cường nhờ những mối liên hệ cá nhân tôi đã có với những người, trong giới chính trị, đã nằm ở bên đối nghịch với tôi trên căn bản các vấn đề đảng phái.”
Bà Clinton cũng nói về vai trò của tôn giáo trong lãnh vực ngoại giao quốc tế, bà ghi nhận là mỗi tôn giáo lớn trên thế giới “đều có cùng những quan điểm và những đường lối hành động” là yêu mến lẫn nhau và săn sóc cho những kẻ thiếu thốn nhất.
Tuy nhiên, bà nói, “Trên khắp thế giới, chúng ta vẫn thấy có những tôn giáo có tổ chức đứng ngược lại với đức tin, xuyên tạc tình yêu, và làm cho sứ điệp tình yêu bị hủy hoại.”
Bà nói, “Tại nhiều nơi, tôn giáo đã được sử dụng để biện hộ cho những bạo hành khủng khiếp, để chối bỏ nhân quyền và để đề cao sự không dung thứ bằng các đạo luật. Dường như đây lại là một cuộc khủng hoảng về cá tính rất bi đát.”
Giáo xứ đóng cửa nên Nhà thờ lịch sử bằng đá cũng sẽ được di cư 900 dặm từ miền Bắc tới miền Nam
Trần Mạnh Trác
14:32 07/02/2010
Atlanta, Ga, Ngày 6 tháng 2 năm 2010 - Một nhà thờ bằng đá lịch sử ở Buffalo, tiểu bang New York có thể sẽ được di chuyển 900 dặm về phía nam tới một giáo xứ mới đang trên đà phát triển mạnh tại tiểu bang Georgia.
Với hơn 750 gia đình và vẫn còn tăng, nhà thờ Gx Mary Our Queen tại Norcross, Georgia đã chật và giáo xứ dự định xây dựng một nhà thờ mới.
Đồng thời, nhà thờ St Gerard ở Buffalo, NY bị buộc phải đóng cửa vào đầu năm 2008 sau khi số giáo dân giảm xuống thảm hại. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1911 và mô phỏng theo mẫu nổi tiếng cuả Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành (Basilica of St Paul Outside the Walls) ở Rome.
Khi được hỏi làm sao mà khái niệm vận chuyển toàn bộ một nhà thờ như thế đã được gợi ý, vị chánh xứ Mary Our Queen, Cha David Dye, cho rằng, khái niệm "phát triển từ ý tưởng muốn sử dụng các bức tượng, bàn thờ, trạm thánh giá từ ngôi nhà thờ bị đóng cửa."
"Chúng tôi dự định tạo ra một không khí lịch sử cho nhà thờ (tạm thời) cuả chúng tôi. Sau khi chúng tôi xem qua nhà thờ St Gerard và thấy rằng việc sử dụng các bộ phận như vậy là tuyệt vời, chúng tôi lại nghĩ thêm là tại sao không chỉ cần di chuyển toàn bộ nhà thờ ấy ", ngài giải thích.
"Chỉ cần thêm thắt 10 phần trăm nữa là hoàn thành tất cả những gì chúng tôi đã dự định sẽ thiết kế. Điều này làm cho ông kiến trúc sư ngạc nhiên hết sức. Vì không chỉ là nhà thờ ấy thoả mãn 90 phần trăm những gì chúng tôi cần, nhưng nó cũng trông gần như chính xác những gì các kiến trúc sư đã vẽ, " Cha David Dye nói thêm.
Bên cạnh vấn đề lịch sử và lợi ích về kiến trúc, Cha David Dye giải thích rằng một năm nghiên cứu cho thấy nhiều lợi thế quan trọng về kỹ thuật và chi phí.
"Chúng tôi sẽ có được một nhà thờ đẹp hơn rất nhiều so với một số tiền tương tự," ngài tiếp. "Chỉ cần $15 triệu để di chuyển St Gerard và nếu xây lại mới thì sẽ tốn $40 triệu mà chất lượng lại không hoàn toàn tương đương. Thí dụ các cửa kính mầu đã được làm tại Mỹ thì bây giờ không còn ai ở đây làm nữa.”
Về việc cộng đồng cần thêm chỗ, Cha David Dye nói rằng giáo xứ của ngài là "rất hoạt động."
"Giáo xứ chúng tôi có sự tham gia cao hơn mức trung bình", ngài giải thích. "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là Thánh lễ, Chầu Thánh Thể và các chương trình cho tinh thần và đời sống, rối đến việc giáo dục giới trẻ - chúng tôi có một nhóm thanh niên rất tích cực. Chúng tôi cần xây nhà thờ mới để cho nhà thờ tạm thời hiện nay có thể trở thành hội trường giáo xứ và hội trường hiện tại (quá nhỏ cho các nhu cầu) có thể trở thành trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên. "
Cha David Dye cũng lưu ý rằng "trong giáo phận đang thực sự có những quan tâm đến việc phục hồi kiến trúc cổ điển. Phần lớn các nhà thờ mới đã được xây dựng trong Tổng Giáo Phận Atlanta trong 10-15 năm qua hình như đã sử dụng tất cả các yếu tố truyền thống - kính màu truyền thống, bàn thờ đá cẩm thạch, tượng, đàn organ, bậc thang, vòm nhà, đà hình cánh cung, tất cả đều tập trung vào Cung Thánh. "
Trang web dành riêng cho nỗ lực tái định cư, www.movedbygrace.com, có lời nói đầu như sau, " Việc ‘tái định cư' nhà thờ tráng lệ, với cấu trúc như một basilica, đã được sự hỗ trợ cuả cả cộng đồng và từ nhiều giới hữu trách bên ngoài, trong đó có Đức Tổng Giám mục Atlanta, Đức Giám mục Buffalo, Đức Tổng Giám mục New York, giới bảo tồn văn hoá cấp địa phương và quốc gia, các kiến trúc sư, các nhà thầu xây cất, những giáo dân cuả giáo xứ St Gerard cũ và giáo dân hiện nay của Gx Mary Our Queen. "
Giáo xứ Mary Our Queen vẫn đang quyên góp tài chính để hoàn tất việc di chuyển. Hiện nay số quĩ đã thu được là $3 triệu trong tổng số dự trù là $15 triệu.
Với hơn 750 gia đình và vẫn còn tăng, nhà thờ Gx Mary Our Queen tại Norcross, Georgia đã chật và giáo xứ dự định xây dựng một nhà thờ mới.
Đồng thời, nhà thờ St Gerard ở Buffalo, NY bị buộc phải đóng cửa vào đầu năm 2008 sau khi số giáo dân giảm xuống thảm hại. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1911 và mô phỏng theo mẫu nổi tiếng cuả Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành (Basilica of St Paul Outside the Walls) ở Rome.
Khi được hỏi làm sao mà khái niệm vận chuyển toàn bộ một nhà thờ như thế đã được gợi ý, vị chánh xứ Mary Our Queen, Cha David Dye, cho rằng, khái niệm "phát triển từ ý tưởng muốn sử dụng các bức tượng, bàn thờ, trạm thánh giá từ ngôi nhà thờ bị đóng cửa."
"Chúng tôi dự định tạo ra một không khí lịch sử cho nhà thờ (tạm thời) cuả chúng tôi. Sau khi chúng tôi xem qua nhà thờ St Gerard và thấy rằng việc sử dụng các bộ phận như vậy là tuyệt vời, chúng tôi lại nghĩ thêm là tại sao không chỉ cần di chuyển toàn bộ nhà thờ ấy ", ngài giải thích.
"Chỉ cần thêm thắt 10 phần trăm nữa là hoàn thành tất cả những gì chúng tôi đã dự định sẽ thiết kế. Điều này làm cho ông kiến trúc sư ngạc nhiên hết sức. Vì không chỉ là nhà thờ ấy thoả mãn 90 phần trăm những gì chúng tôi cần, nhưng nó cũng trông gần như chính xác những gì các kiến trúc sư đã vẽ, " Cha David Dye nói thêm.
Bên cạnh vấn đề lịch sử và lợi ích về kiến trúc, Cha David Dye giải thích rằng một năm nghiên cứu cho thấy nhiều lợi thế quan trọng về kỹ thuật và chi phí.
"Chúng tôi sẽ có được một nhà thờ đẹp hơn rất nhiều so với một số tiền tương tự," ngài tiếp. "Chỉ cần $15 triệu để di chuyển St Gerard và nếu xây lại mới thì sẽ tốn $40 triệu mà chất lượng lại không hoàn toàn tương đương. Thí dụ các cửa kính mầu đã được làm tại Mỹ thì bây giờ không còn ai ở đây làm nữa.”
Về việc cộng đồng cần thêm chỗ, Cha David Dye nói rằng giáo xứ của ngài là "rất hoạt động."
"Giáo xứ chúng tôi có sự tham gia cao hơn mức trung bình", ngài giải thích. "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là Thánh lễ, Chầu Thánh Thể và các chương trình cho tinh thần và đời sống, rối đến việc giáo dục giới trẻ - chúng tôi có một nhóm thanh niên rất tích cực. Chúng tôi cần xây nhà thờ mới để cho nhà thờ tạm thời hiện nay có thể trở thành hội trường giáo xứ và hội trường hiện tại (quá nhỏ cho các nhu cầu) có thể trở thành trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên. "
Cha David Dye cũng lưu ý rằng "trong giáo phận đang thực sự có những quan tâm đến việc phục hồi kiến trúc cổ điển. Phần lớn các nhà thờ mới đã được xây dựng trong Tổng Giáo Phận Atlanta trong 10-15 năm qua hình như đã sử dụng tất cả các yếu tố truyền thống - kính màu truyền thống, bàn thờ đá cẩm thạch, tượng, đàn organ, bậc thang, vòm nhà, đà hình cánh cung, tất cả đều tập trung vào Cung Thánh. "
Trang web dành riêng cho nỗ lực tái định cư, www.movedbygrace.com, có lời nói đầu như sau, " Việc ‘tái định cư' nhà thờ tráng lệ, với cấu trúc như một basilica, đã được sự hỗ trợ cuả cả cộng đồng và từ nhiều giới hữu trách bên ngoài, trong đó có Đức Tổng Giám mục Atlanta, Đức Giám mục Buffalo, Đức Tổng Giám mục New York, giới bảo tồn văn hoá cấp địa phương và quốc gia, các kiến trúc sư, các nhà thầu xây cất, những giáo dân cuả giáo xứ St Gerard cũ và giáo dân hiện nay của Gx Mary Our Queen. "
Giáo xứ Mary Our Queen vẫn đang quyên góp tài chính để hoàn tất việc di chuyển. Hiện nay số quĩ đã thu được là $3 triệu trong tổng số dự trù là $15 triệu.
Top Stories
Vietnam: Dissident priest remains defiant even in very poor health.
Emily Nguyen
08:23 07/02/2010
The US Committee on Religious Freedom in Vietnam has just released a report on the health condition of Fr. Thaddeus Nguyen Van Ly, one of Vietnam's most prominent prisoners of conscience who has been imprisoned by Vietnam authority for a total of almost 15 years due to his pro-democracy activities.
Having been known as Fr. Ly by many around the world, the 63 year old Roman Catholic priest from Nguyet Bieu parish, Hue diocese, a prisoner of conscience as recognized by the Amnesty international in 1983, who has been fighting tirelessly for the democracy and rights of the Vietnamese people, is now fighting for his life in the communist prison. “Never before his health and morale are deteriorating rapidly like this" the report said.
Among a dozen of political prisoners who are serving time in Vietnam's prisons for their alleged "conducting propaganda against the state" an offense against article 88 of the Penal Code, Fr. Ly's case happens to be one of the most controversial ones due to the length of his prison total time of almost 15 years and the televised picture of his mouth being muffled during the infamous kangaroo trial in 2007 had played out in the world opinion. Being accused of involving in the Internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, which he co-founded in April 2006, and taking part in the establishment of banned political groups as well as publishing a dissident journal called Tu Do Ngon Luan (Freedom and Democracy), at the end said trial he was sentenced to eight years in one of the notorious prison of Ba Sao in Ha Nam province, known for its strictest rules against political prisoners.
Since then Fr. Ly has been cut off connection from the outer world except contacts with his prison guards, and occasional visits from his family. Due to emotional and physical constraint, he suffered from several episodes of stroke and became partial paralyzed on one side of his body. The fact that the prison had neither provided a proper diagnosis nor adequate medical treatment contributed to his paralysis. They also denied his family and Hue diocese's request to release him into the diocesan custody for proper medical treatment.
Despite an international effort of numerous appeals from 37 US senators in July 2009, the Chairman of the Political Affairs Committee of the Parliamentary Assembly of the Council of Europe in Oct 2009, and six US Representatives in Nov 2009, Fr. and the other pro-democracy dissidents such as Le Thi Cong Nhan and Nguyen Van Dai did not make the list of the parolees late last year. As a matter of fact, this year marks an unusual increase in number of dissidents being tried and imprisoned for promoting pro-democracy activities before the National Party Congress to be held in early 2011
Currently, Fr. Ly has been refusing to cooperate with medical personnel sent to treat him by the government due to his mistrust of these state professionals, and to protest their decision to unjust imprisonment. During the last visit on Feb 1, his family reported of his emotional outburst and his defiance in which he warned of upcoming hunger strike and protest against the government's cruelty to his extreme medical problems.
The priest, however, remained very supportive of other political dissidents and in communion with other Catholics throughout the country in their fight for justice and religious freedom. "He called for every concerned people to pray for Dong Chiem and other victims of the communist persecution yet forgot to ask people to pray for himself” the report concluded after raising questions about what will be happening to Fr. Ly's fragile health when the cold weather returns this winter.
Having been known as Fr. Ly by many around the world, the 63 year old Roman Catholic priest from Nguyet Bieu parish, Hue diocese, a prisoner of conscience as recognized by the Amnesty international in 1983, who has been fighting tirelessly for the democracy and rights of the Vietnamese people, is now fighting for his life in the communist prison. “Never before his health and morale are deteriorating rapidly like this" the report said.
Among a dozen of political prisoners who are serving time in Vietnam's prisons for their alleged "conducting propaganda against the state" an offense against article 88 of the Penal Code, Fr. Ly's case happens to be one of the most controversial ones due to the length of his prison total time of almost 15 years and the televised picture of his mouth being muffled during the infamous kangaroo trial in 2007 had played out in the world opinion. Being accused of involving in the Internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, which he co-founded in April 2006, and taking part in the establishment of banned political groups as well as publishing a dissident journal called Tu Do Ngon Luan (Freedom and Democracy), at the end said trial he was sentenced to eight years in one of the notorious prison of Ba Sao in Ha Nam province, known for its strictest rules against political prisoners.
Since then Fr. Ly has been cut off connection from the outer world except contacts with his prison guards, and occasional visits from his family. Due to emotional and physical constraint, he suffered from several episodes of stroke and became partial paralyzed on one side of his body. The fact that the prison had neither provided a proper diagnosis nor adequate medical treatment contributed to his paralysis. They also denied his family and Hue diocese's request to release him into the diocesan custody for proper medical treatment.
Despite an international effort of numerous appeals from 37 US senators in July 2009, the Chairman of the Political Affairs Committee of the Parliamentary Assembly of the Council of Europe in Oct 2009, and six US Representatives in Nov 2009, Fr. and the other pro-democracy dissidents such as Le Thi Cong Nhan and Nguyen Van Dai did not make the list of the parolees late last year. As a matter of fact, this year marks an unusual increase in number of dissidents being tried and imprisoned for promoting pro-democracy activities before the National Party Congress to be held in early 2011
Currently, Fr. Ly has been refusing to cooperate with medical personnel sent to treat him by the government due to his mistrust of these state professionals, and to protest their decision to unjust imprisonment. During the last visit on Feb 1, his family reported of his emotional outburst and his defiance in which he warned of upcoming hunger strike and protest against the government's cruelty to his extreme medical problems.
The priest, however, remained very supportive of other political dissidents and in communion with other Catholics throughout the country in their fight for justice and religious freedom. "He called for every concerned people to pray for Dong Chiem and other victims of the communist persecution yet forgot to ask people to pray for himself” the report concluded after raising questions about what will be happening to Fr. Ly's fragile health when the cold weather returns this winter.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư Chung Mùa Chay 2010 của Đức Giám mục Giáo phận Vinh
+ GM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
06:32 07/02/2010
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 01.TC.GM
Xã Đoài, ngày 5 tháng 2 năm 2010
Kính gửi: Quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong gia đình giáo phận,
Quý cha và anh chị em thân mến,
Đón chào Xuân Mới Canh Dần 2010, tôi thân ái gửi tới quý cha cùng anh chị em lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nguyện xin Thiên Chúa là Chủ Mùa Xuân ban cho quý cha cùng anh chị em mừng Xuân Mới trong vui tươi, an bình và Năm Mới tràn đầy hạnh phúc.
Qua thư này, thay lời cho giáo đoàn Vinh, tôi cũng xin gửi tới các giáo phận anh em, các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đặc biệt giáo dân gốc Vinh lời cầu chúc an lành trong tình hiệp thông, cùng giúp nhau thăng tiến.
Đầu Xuân Mới, chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh - Mùa Chay của Năm Thánh 2010. Đây là thời gian ân sủng và thuận tiện cho mỗi chúng ta làm việc lành với ý hướng sám hối, hoà giải và canh tân cuộc sống; tiếp tục cuộc hành trình trong yêu thương, tha thứ, phục vụ anh chị em đồng loại. Bởi thế, chúng ta sẽ sống Mùa Chay như là khởi đầu chặng đường mới trên hành trình thiêng liêng theo những ý hướng và việc làm cụ thể sau đây:
1. Sám hối lỗi lầm của mình và của anh chị em
Một trong những việc quan trọng Giáo Hội Việt Nam thực hành trong suốt Năm Thánh 2010 là sám hối và hoà giải. Trong thông điệp khai mạc Năm Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói với chúng ta: Năm Thánh “thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”. Để đạt mục đích tốt đẹp ấy, mỗi người cần ý thức rõ ràng sự cần thiết của việc sám hối và hoà giải, vì nhờ đó chúng ta mới có thể xây dựng cuộc sống an bình. Sám hối, hoà giải phải được phát xuất từ những tâm hồn khiêm tốn nhìn nhận sai lỗi của mình và có sự cảm thông với những lỗi lầm của anh chị em. Ơn Chúa luôn đóng vai trò quyết định trong việc giúp con người cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được giao hoà với Chúa và biết thứ tha, hoà giải thực sự với anh chị em đồng loại.
Một điều nữa rất cần thiết là sự hiệp thông, tình liên đới giữa mọi người, nhất là các chi thể trong thân mình mầu nhiệm Hội Thánh, để mỗi người khi biết thống hối tội lỗi của mình, thì đồng thời cũng phải đau đớn, xót xa vì tội lỗi của anh chị em: những người xa rời ơn Chúa, phản lại tình thương của Ngài và cho cả những người đang ra tay làm khổ anh chị em mình khi nhẫn tâm chà đạp niềm tin tôn giáo. Đó là thái độ mà ngôn sứ Samuel đã khóc cho tội của Saul (1Sm 15,35) và vua Đavit cũng đã “oà lên khóc” khi hay tin Saul (kẻ đang tìm cách giết mình) bị chết thảm thương (2Sm 1,17).
2. Sám hối, hoà giải, tiếp tục hành trình trong yêu thương, phục vụ
Với chuỗi dài kinh nghiệm sống và làm chứng cho Tin Mừng, Giáo Hội tại Việt Nam luôn mời gọi con cái tiến bước trong yêu thương và phục vụ. Bởi vì chỉ có tình yêu phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, chúng ta mới có đủ can đảm để yêu thương và tha thứ cho nhau. Trong bối cảnh xã hội đầy bất công, bạo lực và hận thù, hơn lúc nào hết con cái Chúa phải thể hiện vẻ đẹp đức ái của nguời Công giáo: không phải chỉ yêu thương những người thuộc về mình, mà cả những người bách hại mình, như Đức Kitô đòi hỏi và chính Ngài đã nêu gương là yêu thương đến cùng (xc. Mt 5,44; Ga 13,1).
Người Kitô hữu đích thực là người có Chúa Kitô trong mình, nên tìm được sức mạnh nơi ơn Chúa để dám xả thân yêu thương và phục anh chị em đồng loại, nhất là những người đau khổ, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.
3. Thực hành
Theo ý hướng sám hối và hoà giải, mỗi người cần có những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm góp phần kiến tạo một môi trường hoà bình, yêu thương.
Các giáo xứ, giáo họ cần kiện toàn gấp Ban tình thương (Caritas) theo tôn chỉ của Caritas Việt Nam và củng cố các Hội đoàn Công giáo tiến hành để có những việc làm cụ thể: thăm hỏi, giúp đỡ những người nghèo hèn, đói khổ; động viên, khuyên bảo những người biếng trễ việc lành, xa lìa tình thương Chúa và những người sa vào tệ nạn xã hội.
Mùa làm phúc năm nay, các giáo xứ, tuỳ hoàn cảnh, có thể thực hiện cấp giáo xứ theo chương trình và ý hướng sám hối, hoà giải giữa mọi người.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Chúng ta cũng đang sống trong Năm Linh Mục - Năm mời gọi các linh mục soi mình vào gương thánh Gioan Vianey, dấn bước theo vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã chết vì yêu thương đoàn chiên. Xin mọi người cầu nguyện cho các linh mục, cầu nguyện với các linh mục, để nhờ ơn Chúa, các ngài thực sự là những nhân chứng sống động của Tình Yêu, biết yêu thương, thông cảm với mọi hoàn cảnh của anh chị em mình và dẫn dắt nhiều người đến với Chúa để họ được hưởng tình yêu vô biên của Ngài.
Thân mến,
Giám mục Giáo phận Vinh
Số 01.TC.GM
Xã Đoài, ngày 5 tháng 2 năm 2010
Kính gửi: Quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong gia đình giáo phận,
Quý cha và anh chị em thân mến,
Đón chào Xuân Mới Canh Dần 2010, tôi thân ái gửi tới quý cha cùng anh chị em lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nguyện xin Thiên Chúa là Chủ Mùa Xuân ban cho quý cha cùng anh chị em mừng Xuân Mới trong vui tươi, an bình và Năm Mới tràn đầy hạnh phúc.
Qua thư này, thay lời cho giáo đoàn Vinh, tôi cũng xin gửi tới các giáo phận anh em, các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đặc biệt giáo dân gốc Vinh lời cầu chúc an lành trong tình hiệp thông, cùng giúp nhau thăng tiến.
Đầu Xuân Mới, chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh - Mùa Chay của Năm Thánh 2010. Đây là thời gian ân sủng và thuận tiện cho mỗi chúng ta làm việc lành với ý hướng sám hối, hoà giải và canh tân cuộc sống; tiếp tục cuộc hành trình trong yêu thương, tha thứ, phục vụ anh chị em đồng loại. Bởi thế, chúng ta sẽ sống Mùa Chay như là khởi đầu chặng đường mới trên hành trình thiêng liêng theo những ý hướng và việc làm cụ thể sau đây:
1. Sám hối lỗi lầm của mình và của anh chị em
Một trong những việc quan trọng Giáo Hội Việt Nam thực hành trong suốt Năm Thánh 2010 là sám hối và hoà giải. Trong thông điệp khai mạc Năm Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói với chúng ta: Năm Thánh “thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”. Để đạt mục đích tốt đẹp ấy, mỗi người cần ý thức rõ ràng sự cần thiết của việc sám hối và hoà giải, vì nhờ đó chúng ta mới có thể xây dựng cuộc sống an bình. Sám hối, hoà giải phải được phát xuất từ những tâm hồn khiêm tốn nhìn nhận sai lỗi của mình và có sự cảm thông với những lỗi lầm của anh chị em. Ơn Chúa luôn đóng vai trò quyết định trong việc giúp con người cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được giao hoà với Chúa và biết thứ tha, hoà giải thực sự với anh chị em đồng loại.
Một điều nữa rất cần thiết là sự hiệp thông, tình liên đới giữa mọi người, nhất là các chi thể trong thân mình mầu nhiệm Hội Thánh, để mỗi người khi biết thống hối tội lỗi của mình, thì đồng thời cũng phải đau đớn, xót xa vì tội lỗi của anh chị em: những người xa rời ơn Chúa, phản lại tình thương của Ngài và cho cả những người đang ra tay làm khổ anh chị em mình khi nhẫn tâm chà đạp niềm tin tôn giáo. Đó là thái độ mà ngôn sứ Samuel đã khóc cho tội của Saul (1Sm 15,35) và vua Đavit cũng đã “oà lên khóc” khi hay tin Saul (kẻ đang tìm cách giết mình) bị chết thảm thương (2Sm 1,17).
2. Sám hối, hoà giải, tiếp tục hành trình trong yêu thương, phục vụ
Với chuỗi dài kinh nghiệm sống và làm chứng cho Tin Mừng, Giáo Hội tại Việt Nam luôn mời gọi con cái tiến bước trong yêu thương và phục vụ. Bởi vì chỉ có tình yêu phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa, chúng ta mới có đủ can đảm để yêu thương và tha thứ cho nhau. Trong bối cảnh xã hội đầy bất công, bạo lực và hận thù, hơn lúc nào hết con cái Chúa phải thể hiện vẻ đẹp đức ái của nguời Công giáo: không phải chỉ yêu thương những người thuộc về mình, mà cả những người bách hại mình, như Đức Kitô đòi hỏi và chính Ngài đã nêu gương là yêu thương đến cùng (xc. Mt 5,44; Ga 13,1).
Người Kitô hữu đích thực là người có Chúa Kitô trong mình, nên tìm được sức mạnh nơi ơn Chúa để dám xả thân yêu thương và phục anh chị em đồng loại, nhất là những người đau khổ, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.
3. Thực hành
Theo ý hướng sám hối và hoà giải, mỗi người cần có những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm góp phần kiến tạo một môi trường hoà bình, yêu thương.
Các giáo xứ, giáo họ cần kiện toàn gấp Ban tình thương (Caritas) theo tôn chỉ của Caritas Việt Nam và củng cố các Hội đoàn Công giáo tiến hành để có những việc làm cụ thể: thăm hỏi, giúp đỡ những người nghèo hèn, đói khổ; động viên, khuyên bảo những người biếng trễ việc lành, xa lìa tình thương Chúa và những người sa vào tệ nạn xã hội.
Mùa làm phúc năm nay, các giáo xứ, tuỳ hoàn cảnh, có thể thực hiện cấp giáo xứ theo chương trình và ý hướng sám hối, hoà giải giữa mọi người.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Chúng ta cũng đang sống trong Năm Linh Mục - Năm mời gọi các linh mục soi mình vào gương thánh Gioan Vianey, dấn bước theo vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã chết vì yêu thương đoàn chiên. Xin mọi người cầu nguyện cho các linh mục, cầu nguyện với các linh mục, để nhờ ơn Chúa, các ngài thực sự là những nhân chứng sống động của Tình Yêu, biết yêu thương, thông cảm với mọi hoàn cảnh của anh chị em mình và dẫn dắt nhiều người đến với Chúa để họ được hưởng tình yêu vô biên của Ngài.
Thân mến,
Giám mục Giáo phận Vinh
Thư mục tử Mùa Chay 2010 của Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn
+ HY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
06:34 07/02/2010
Toà Tổng Giám mục
TGP. TPHCM
Kính gởi: Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ và giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh Chị Em rất thân mến,
1. Ngay sau Tết Canh Dần 2010, chúng ta bước vào Mùa Chay là thời gian quan trọng trong Năm Phụng vụ. Mùa Chay năm nay lại mang nét đặc biệt vì là Mùa Chay trong Năm Thánh 2010, do đó, càng thúc đẩy chúng ta sống tinh thần Mùa Chay mạnh mẽ hơn. Trong hướng đi Năm Thánh là năm chúng ta cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông, chúng tôi muốn đề nghị với Anh Chị Em quan tâm đặc biệt đến ơn hoà giải.
2. Đỉnh cao của Mùa Chay là Tuần Thánh và trong Tuần Thánh, Thánh Giá được tôn vinh như bằng chứng cụ thể và hùng hồn cho tình yêu hoà giải của Thiên Chúa. Ngay từ những trang đầu của sách Sáng Thế, Lời Chúa cho ta thấy khi con người đánh mất tương giao hài hoà với Thiên Chúa, thì cũng đánh mất sự hài hoà trong chính bản thân mình, đồng thời làm đổ vỡ những tương giao với tha nhân cũng như với cả thiên nhiên vạn vật. Thế nhưng cho dù con người bất tuân và phản bội Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn một niềm yêu thương con người và mong muốn làm hoà với con người. Chính Ngài đi bước trước trong công cuộc hoà giải này khi sai Con Một Ngài đến thế gian, gánh lấy tội lỗi nhân loại đến nỗi trở thành “hiện thân của sự tội” (2Cr 5,21) và chịu chết trên Thập Giá. Chính nhờ Thập Giá Chúa Kitô mà chúng ta được hoà giải với Thiên Chúa như thánh Phaolô không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Thiên Chúa muốn nhờ Đức Kitô mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ Máu Người đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20); “Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Ngài. Ngài không còn chấp tội nhân loại nữa và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải” (2Cr 5,19). Không những được hoà giải với Thiên Chúa, Thập Giá Đức Kitô còn hoà giải chúng ta với nhau: “Nhờ Thập Giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên Thập Giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Thật vậy, “Cái cũ đã qua đi và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Ngài và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải” (2Cr 5,18-19).
3. Hơn lúc nào hết, Mùa Chay và Năm Thánh 2010 là thời điểm thúc bách chúng ta đáp lại tình yêu hoà giải của Thiên Chúa được bày tỏ trọn vẹn trong Đức Kitô. Chúng ta phải hoà giải với Chúa theo lời mời gọi tha thiết của thánh Phaolô: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà cùng Thiên Chúa” (2Cr 5,20). Sự hoà giải này được thực hiện cách cụ thể qua việc lãnh nhận bí tích Giao Hoà và chúng ta cần làm với tất cả ý thức đức tin chứ không chỉ như một thói quen. Đồng thời, phải làm hoà với tha nhân vì chính Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,24). Làm hoà với tha nhân ở đây trước hết là làm hoà với chính những người thân yêu trong gia đình để gia đình thực sự trở thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Tha nhân ở đây còn là những Anh Chị Em trong cộng đoàn dòng tu cũng như giáo xứ mà vì lý do này lý do khác, tương giao của ta với họ đã bị sứt mẻ. Cuối cùng, tha nhân là tất cả mọi người đang sống với ta trong khu xóm, đang làm việc với ta trong cơ quan, đang chia sẻ cùng một môi trường sống trong xã hội, và chúng ta cần làm hoà với họ nếu tương quan giữa hai bên đã bị tổn thương.
4. Để đón nhận ơn hoà giải của Thiên Chúa cũng như để sống hài hoà với mọi người, trong dụ ngôn “Tình phụ tử” (Lc 15,11-32), Chúa Giêsu đề ra cho chúng ta những bước đi cụ thể. Trước hết là nhìn lại chính mình, khám phá sự thật về chính mình. Người con hoang đàng đã nhận ra sự thật về tình trạng khốn cùng và bi đát của mình, và chính điều đó thúc đẩy anh trở về làm hoà với Cha. Cũng thế, chúng ta phải nhận ra sự thật về chính mình, cho dù đau đớn, vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta. Sự thật ấy có thể bị che phủ do những yếu tố bên trong như tự ái, tự mãn, định kiến, chủ quan; hoặc những yếu tố bên ngoài như dư luận, hoàn cảnh sống. Vì thế, cần phải chân thành, khiêm tốn và can đảm mới có thể nhận ra sự thật về chính mình và cộng đoàn của mình.
Kế đến là sám hối, tức là ăn năn hối hận vì những lầm lỗi và thiếu sót đã gây ra, dù cố ý hay vô tình. Lòng sám hối chân thành phải gắn liền với quyết tâm thay đổi đời sống như người con hoang đàng tự nhủ: “Tôi sẽ đứng dậy đi về với cha tôi” (Lc 15,18). Cũng thế, chúng ta phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về mình và về người; từ đó, thay đổi cách sống với mọi người, từ tư thế đối đầu sang tâm thế đối thoại, từ tương quan hận thù ghen ghét đến tương giao yêu thương kính trọng.
Cuối cùng, tâm tình sám hối và quyết tâm đổi mới cần được thể hiện bằng hành động cụ thể. Người con hoang đàng đã đến trước mặt cha và thưa: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa …” (Lc 15,21). Chúng ta cũng phải xin lỗi Chúa và anh em về tất cả những lầm lỗi thiếu sót trong đời sống, và cố gắng bước đi trong đời sống mới, đời sống chan hoà bác ái yêu thương.
5. Trong tinh thần đó, chúng tôi chân thành cảm ơn lòng quảng đại của Anh Chị Em đối với những công việc chung của Giáo Hội. Cách cụ thể, trong Mùa Chay năm 2009, Anh Chị Em đã giúp cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam số tiền 2,5 tỉ đồng để lo tổ chức Năm Thánh 2010. Ngoài ra, Anh Chị Em còn giúp cho các nạn nhân bão lụt tại miền Trung số tiền 2 tỉ đồng, và chúng tôi đã chuyển số tiền đó đến các giáo phận chịu thiệt hại nhiều nhất. Hội Đồng Giám Mục cũng như các giáo phận trên nhờ chúng tôi gởi đến Anh Chị Em lời cảm ơn sâu sắc và chân thành.
Đồng thời, như Anh Chị Em đã biết qua các phương tiện truyền thông, đất nước và Giáo Hội Haiti đang phải chịu hậu quả hết sức nặng nề sau trận động đất ngày 12.01.2010. Thành phố thủ đô rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát và số người chết có thể lên tới cả trăm ngàn. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã kêu gọi tín hữu công giáo trên toàn thế giới chung tay giúp đỡ đất nước Haiti và Giáo Hội tại đây trong nỗ lực cứu trợ và tái thiết. Thể theo lời mời gọi của vị Cha chung, chúng tôi đề nghị với Anh Chị Em tiết giảm chi tiêu trong Mùa Chay Thánh này để góp phần giúp đỡ các nạn nhân của thảm hoạ động đất tại Haiti. Ngay sau Mùa Chay, chúng ta sẽ gởi sự trợ giúp của mình đến Giáo Hội Haiti như dấu chỉ tình hiệp thông và liên đới.
6. Thưa Anh Chị Em, trong Năm Thánh 2010, tất cả chúng ta được mời gọi cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông. Muốn được như thế, cần phải làm hoà với Chúa, với nhau và với mọi người. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho chúng ta ơn sức mạnh để có đủ can đảm và kiên trì bước đi trên con đường hoà giải, từ trong gia đình đến giáo xứ, dòng tu và với mọi người; nhờ đó cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông như lòng Chúa mong ước.
Toà Tổng Giám Mục TGP. TPHCM
Mùa Chay 2010
Gioan B. Phạm Minh Mẫn – Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của Anh Chị Em
TGP. TPHCM
Kính gởi: Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ và giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh Chị Em rất thân mến,
1. Ngay sau Tết Canh Dần 2010, chúng ta bước vào Mùa Chay là thời gian quan trọng trong Năm Phụng vụ. Mùa Chay năm nay lại mang nét đặc biệt vì là Mùa Chay trong Năm Thánh 2010, do đó, càng thúc đẩy chúng ta sống tinh thần Mùa Chay mạnh mẽ hơn. Trong hướng đi Năm Thánh là năm chúng ta cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông, chúng tôi muốn đề nghị với Anh Chị Em quan tâm đặc biệt đến ơn hoà giải.
2. Đỉnh cao của Mùa Chay là Tuần Thánh và trong Tuần Thánh, Thánh Giá được tôn vinh như bằng chứng cụ thể và hùng hồn cho tình yêu hoà giải của Thiên Chúa. Ngay từ những trang đầu của sách Sáng Thế, Lời Chúa cho ta thấy khi con người đánh mất tương giao hài hoà với Thiên Chúa, thì cũng đánh mất sự hài hoà trong chính bản thân mình, đồng thời làm đổ vỡ những tương giao với tha nhân cũng như với cả thiên nhiên vạn vật. Thế nhưng cho dù con người bất tuân và phản bội Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn một niềm yêu thương con người và mong muốn làm hoà với con người. Chính Ngài đi bước trước trong công cuộc hoà giải này khi sai Con Một Ngài đến thế gian, gánh lấy tội lỗi nhân loại đến nỗi trở thành “hiện thân của sự tội” (2Cr 5,21) và chịu chết trên Thập Giá. Chính nhờ Thập Giá Chúa Kitô mà chúng ta được hoà giải với Thiên Chúa như thánh Phaolô không ngừng nhắc đi nhắc lại: “Thiên Chúa muốn nhờ Đức Kitô mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ Máu Người đổ ra trên Thập Giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20); “Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Ngài. Ngài không còn chấp tội nhân loại nữa và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải” (2Cr 5,19). Không những được hoà giải với Thiên Chúa, Thập Giá Đức Kitô còn hoà giải chúng ta với nhau: “Nhờ Thập Giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên Thập Giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16). Thật vậy, “Cái cũ đã qua đi và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Ngài và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải” (2Cr 5,18-19).
3. Hơn lúc nào hết, Mùa Chay và Năm Thánh 2010 là thời điểm thúc bách chúng ta đáp lại tình yêu hoà giải của Thiên Chúa được bày tỏ trọn vẹn trong Đức Kitô. Chúng ta phải hoà giải với Chúa theo lời mời gọi tha thiết của thánh Phaolô: “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà cùng Thiên Chúa” (2Cr 5,20). Sự hoà giải này được thực hiện cách cụ thể qua việc lãnh nhận bí tích Giao Hoà và chúng ta cần làm với tất cả ý thức đức tin chứ không chỉ như một thói quen. Đồng thời, phải làm hoà với tha nhân vì chính Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,24). Làm hoà với tha nhân ở đây trước hết là làm hoà với chính những người thân yêu trong gia đình để gia đình thực sự trở thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Tha nhân ở đây còn là những Anh Chị Em trong cộng đoàn dòng tu cũng như giáo xứ mà vì lý do này lý do khác, tương giao của ta với họ đã bị sứt mẻ. Cuối cùng, tha nhân là tất cả mọi người đang sống với ta trong khu xóm, đang làm việc với ta trong cơ quan, đang chia sẻ cùng một môi trường sống trong xã hội, và chúng ta cần làm hoà với họ nếu tương quan giữa hai bên đã bị tổn thương.
4. Để đón nhận ơn hoà giải của Thiên Chúa cũng như để sống hài hoà với mọi người, trong dụ ngôn “Tình phụ tử” (Lc 15,11-32), Chúa Giêsu đề ra cho chúng ta những bước đi cụ thể. Trước hết là nhìn lại chính mình, khám phá sự thật về chính mình. Người con hoang đàng đã nhận ra sự thật về tình trạng khốn cùng và bi đát của mình, và chính điều đó thúc đẩy anh trở về làm hoà với Cha. Cũng thế, chúng ta phải nhận ra sự thật về chính mình, cho dù đau đớn, vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta. Sự thật ấy có thể bị che phủ do những yếu tố bên trong như tự ái, tự mãn, định kiến, chủ quan; hoặc những yếu tố bên ngoài như dư luận, hoàn cảnh sống. Vì thế, cần phải chân thành, khiêm tốn và can đảm mới có thể nhận ra sự thật về chính mình và cộng đoàn của mình.
Kế đến là sám hối, tức là ăn năn hối hận vì những lầm lỗi và thiếu sót đã gây ra, dù cố ý hay vô tình. Lòng sám hối chân thành phải gắn liền với quyết tâm thay đổi đời sống như người con hoang đàng tự nhủ: “Tôi sẽ đứng dậy đi về với cha tôi” (Lc 15,18). Cũng thế, chúng ta phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về mình và về người; từ đó, thay đổi cách sống với mọi người, từ tư thế đối đầu sang tâm thế đối thoại, từ tương quan hận thù ghen ghét đến tương giao yêu thương kính trọng.
Cuối cùng, tâm tình sám hối và quyết tâm đổi mới cần được thể hiện bằng hành động cụ thể. Người con hoang đàng đã đến trước mặt cha và thưa: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa …” (Lc 15,21). Chúng ta cũng phải xin lỗi Chúa và anh em về tất cả những lầm lỗi thiếu sót trong đời sống, và cố gắng bước đi trong đời sống mới, đời sống chan hoà bác ái yêu thương.
5. Trong tinh thần đó, chúng tôi chân thành cảm ơn lòng quảng đại của Anh Chị Em đối với những công việc chung của Giáo Hội. Cách cụ thể, trong Mùa Chay năm 2009, Anh Chị Em đã giúp cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam số tiền 2,5 tỉ đồng để lo tổ chức Năm Thánh 2010. Ngoài ra, Anh Chị Em còn giúp cho các nạn nhân bão lụt tại miền Trung số tiền 2 tỉ đồng, và chúng tôi đã chuyển số tiền đó đến các giáo phận chịu thiệt hại nhiều nhất. Hội Đồng Giám Mục cũng như các giáo phận trên nhờ chúng tôi gởi đến Anh Chị Em lời cảm ơn sâu sắc và chân thành.
Đồng thời, như Anh Chị Em đã biết qua các phương tiện truyền thông, đất nước và Giáo Hội Haiti đang phải chịu hậu quả hết sức nặng nề sau trận động đất ngày 12.01.2010. Thành phố thủ đô rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát và số người chết có thể lên tới cả trăm ngàn. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã kêu gọi tín hữu công giáo trên toàn thế giới chung tay giúp đỡ đất nước Haiti và Giáo Hội tại đây trong nỗ lực cứu trợ và tái thiết. Thể theo lời mời gọi của vị Cha chung, chúng tôi đề nghị với Anh Chị Em tiết giảm chi tiêu trong Mùa Chay Thánh này để góp phần giúp đỡ các nạn nhân của thảm hoạ động đất tại Haiti. Ngay sau Mùa Chay, chúng ta sẽ gởi sự trợ giúp của mình đến Giáo Hội Haiti như dấu chỉ tình hiệp thông và liên đới.
6. Thưa Anh Chị Em, trong Năm Thánh 2010, tất cả chúng ta được mời gọi cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông. Muốn được như thế, cần phải làm hoà với Chúa, với nhau và với mọi người. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho chúng ta ơn sức mạnh để có đủ can đảm và kiên trì bước đi trên con đường hoà giải, từ trong gia đình đến giáo xứ, dòng tu và với mọi người; nhờ đó cùng nhau xây dựng Giáo Hội hiệp thông như lòng Chúa mong ước.
Toà Tổng Giám Mục TGP. TPHCM
Mùa Chay 2010
Gioan B. Phạm Minh Mẫn – Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của Anh Chị Em
''Thân hữu Taxi Paris'' mở tiệc xuân giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam
Trần Văn Cảnh
10:25 07/02/2010
« THÂN HỮU TAXI PARIS » MỞ TIỆC XUÂN
GIÚP CÁC EM MỒ CÔI VÀ KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM
Paris. Tối 06/02/2010, Thân hữu Taxi mở « Tiệc Xuân Thân Hữu giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Khoảng 300 thân hữu đã tới tham dự.
THÂN HỮU TAXI là một trong năm nhóm LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, đã sớm nhất và đầy đủ nhất tái tạo lại được trên đất Pháp cái phong hoá tương thân tương ái « bách nghệ » của phong tục xã hội Việt Nam.
Trong cái tình « tương thân tương ái » này, hôm nay là lần thứ 13, Nhóm Thân hữu Taxi đã liên tục tổ chức « Tiệc Xuân Thân Hữu » cho các thân hữu đạo đời lương giáo, mà đa số, từ 90 đến 95% là lương, để gặp gỡ vui xuân và gây quĩ giúp các hội thiện ở quê hương Việt Nam.
1998 hơn 300 thân hữu đã đến dự tiệc giúp quĩ xây dựng Thánh Ðịa La Vang.
1999, giúp hai trại cùi Kontum và Nghệ An.
2000, trên 500 thân hữu đẵ hưởng ứng tiệc xuân giúp các trại cùi Nha Trang, Pleiku, Cái sắn, Banmêthuột và Nghệ An.
2001, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc.
2002, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc.
2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, giúp các trại mồ côi, khuyết tật, ở Việt Nam.
2010, các thân hữu Taxi tiếp tục truyền thống vui xuân và cứu trợ các em mồ côi, các trại phong cùi và khuyết tật ở Việt Nam.
Ý nghĩa « Tiệc Xuân Thân Hữu Taxỉ » đã được ông Chánh Hội Trưởng Trần Bá Lạc xác định rõ rệt khi ngỏ lời chào mừng quan khách và thân hữu, là « mang lại cho các em những nụ cười và sự hồn nhiên của tuổi thơ, nhất là trong những ngày đón xuân này ». Ông nói:
Trọng kính Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh,
Kính thăm toàn thể quí vị quan khách,
Các bạn đồng nghiệp thân mến,
Anh em Thân Hữu Taxi chúng tôi rất cảm động trước sự hiện diện đông đảo của quí vị trong bữa Tiệc Xuân Thân Hữu này. Đối với chúng tội, đêm nay không chỉ là đêm thân hữu, mà còn là đêm của Tình Thương và Nhân Ái. Chính sự hiện diện của quí vị đã nói lên tấm lòng bao dung mà quí vị đã dành cho các em mồ côi và những người kém phần may mắn bên quê nhà.
Kính thưa quí vị,
Anh em Thân Hữu Taxi chúng tôi chỉ là gạch nối của quí vị, để đem tình yêu thương của quí vị đến cho các em mồ côi bên nhà. Chính quí vị mới là những người giúp đỡ, mang lại cho các em những nụ cười và sự hồn nhiên của tuổi thơ, nhất là trong những ngày đón xuân này ».
Xin chúc các thân hữu Taxi mọi thành đạt trong công việc xã hội tương thân tương ái !
Xin chúc các em nhỏ thiếu may mắn, nhờ lòng hảo tâm của những người may mắn hơn, được hưởng một XUÂN CANH DẦN vui tươi hạnh phúc.
Xin chúc các bạn bè của Nhóm Thân Hữu Taxi một tiệc xuân thân vui và ngon miệng.
Trần Văn Cảnh
Paris, ngày 06 thánh 02 năm 2010
GIÚP CÁC EM MỒ CÔI VÀ KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM
Paris. Tối 06/02/2010, Thân hữu Taxi mở « Tiệc Xuân Thân Hữu giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Khoảng 300 thân hữu đã tới tham dự.
Trong cái tình « tương thân tương ái » này, hôm nay là lần thứ 13, Nhóm Thân hữu Taxi đã liên tục tổ chức « Tiệc Xuân Thân Hữu » cho các thân hữu đạo đời lương giáo, mà đa số, từ 90 đến 95% là lương, để gặp gỡ vui xuân và gây quĩ giúp các hội thiện ở quê hương Việt Nam.
1998 hơn 300 thân hữu đã đến dự tiệc giúp quĩ xây dựng Thánh Ðịa La Vang.
1999, giúp hai trại cùi Kontum và Nghệ An.
2000, trên 500 thân hữu đẵ hưởng ứng tiệc xuân giúp các trại cùi Nha Trang, Pleiku, Cái sắn, Banmêthuột và Nghệ An.
2001, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc.
2002, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc.
2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, giúp các trại mồ côi, khuyết tật, ở Việt Nam.
2010, các thân hữu Taxi tiếp tục truyền thống vui xuân và cứu trợ các em mồ côi, các trại phong cùi và khuyết tật ở Việt Nam.
Trọng kính Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh,
Kính thăm toàn thể quí vị quan khách,
Các bạn đồng nghiệp thân mến,
Anh em Thân Hữu Taxi chúng tôi rất cảm động trước sự hiện diện đông đảo của quí vị trong bữa Tiệc Xuân Thân Hữu này. Đối với chúng tội, đêm nay không chỉ là đêm thân hữu, mà còn là đêm của Tình Thương và Nhân Ái. Chính sự hiện diện của quí vị đã nói lên tấm lòng bao dung mà quí vị đã dành cho các em mồ côi và những người kém phần may mắn bên quê nhà.
Kính thưa quí vị,
Anh em Thân Hữu Taxi chúng tôi chỉ là gạch nối của quí vị, để đem tình yêu thương của quí vị đến cho các em mồ côi bên nhà. Chính quí vị mới là những người giúp đỡ, mang lại cho các em những nụ cười và sự hồn nhiên của tuổi thơ, nhất là trong những ngày đón xuân này ».
Xin chúc các em nhỏ thiếu may mắn, nhờ lòng hảo tâm của những người may mắn hơn, được hưởng một XUÂN CANH DẦN vui tươi hạnh phúc.
Xin chúc các bạn bè của Nhóm Thân Hữu Taxi một tiệc xuân thân vui và ngon miệng.
Trần Văn Cảnh
Paris, ngày 06 thánh 02 năm 2010
Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đến Chúc Tết Tòa TGM Hà Nội.
VP. TGM. Hà Nội
11:10 07/02/2010
Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đến Chúc Tết Tòa TGM Hà Nội.
Thứ năm, 04 Tháng 2 2010 06:28. Nhân dịp Tết Canh Dần sắp đến, lúc 8:30 h sáng ngày 03/02/2010, Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam do ông Hà Văn Núi, Phó Chủ Tịch Ủy Ban, làm trưởng đoàn, đã đến chúc tết Tòa TGM Hà Nội.
Thay mặt Toà TGM, Cha Anphongsô Phạm Hùng, Chánh Văn Phòng và Cha Giuse Vũ Quang Học, Phó Văn Phòng, đã đón tiếp đoàn.
Buổi đón tiếp đã diễn ra trong bầu khí vui vẻ của những ngày cuối năm.
Cha Chánh Văn Phòng cám ơn đoàn đã đến chúc tết và đã có những lời chúc tốt đẹp đến hai Đức Cha, các linh mục và giáo dân của TGP, đồng thời, cha cũng cầu chúc các quí vị trong Ủy Ban trong năm mới được an lành và phục vụ hữu hiệu hơn nữa cho sự phát triển, công bằng, dân chủ và văn minh của đất nước.
VP. Tòa TGM Hà Nội (03.02.2010)
Thứ năm, 04 Tháng 2 2010 06:28. Nhân dịp Tết Canh Dần sắp đến, lúc 8:30 h sáng ngày 03/02/2010, Ủy Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam do ông Hà Văn Núi, Phó Chủ Tịch Ủy Ban, làm trưởng đoàn, đã đến chúc tết Tòa TGM Hà Nội.
Thay mặt Toà TGM, Cha Anphongsô Phạm Hùng, Chánh Văn Phòng và Cha Giuse Vũ Quang Học, Phó Văn Phòng, đã đón tiếp đoàn.
Buổi đón tiếp đã diễn ra trong bầu khí vui vẻ của những ngày cuối năm.
Cha Chánh Văn Phòng cám ơn đoàn đã đến chúc tết và đã có những lời chúc tốt đẹp đến hai Đức Cha, các linh mục và giáo dân của TGP, đồng thời, cha cũng cầu chúc các quí vị trong Ủy Ban trong năm mới được an lành và phục vụ hữu hiệu hơn nữa cho sự phát triển, công bằng, dân chủ và văn minh của đất nước.
VP. Tòa TGM Hà Nội (03.02.2010)
Gặp mặt tất niên sinh viên công giáo Thanh Hoá: Hiệp Nhất Trong Giêsu
Thùy Chi
11:18 07/02/2010
Gặp mặt tất niên sinh viên công giáo Thanh Hoá: Hiệp Nhất Trong Giêsu
Được sự khích lệ của Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận, sáng ngày 06/02/2010, tại Hội trường giáo xứ Chính toà Thanh Hóa, Ban Đặc trách Giới trẻ - Sinh viên do cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh phụ trách tổ chức buổi gặp mặt tất niên cho hơn 400 các sinh viên công giáo giáo phận Thanh Hóa đang theo học tại các trường đại học trên toàn quốc với chủ đề: HIỆP NHẤT TRONG GIÊSU
Tham dự buổi gặp mặt có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Giáo phận; cha Tổng đại diện; quí cha hạt trưởng; quí cha trong giáo phận, quí cha trong Ban Đặc trách Giới trẻ - Sinh viên; quí thầy, quí sơ hội Dòng MTG Thanh Hóa, đại diện gia đình Matthêu, đại diện Ban điều hành sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội, các anh chị cựu sinh viên và Ban điều hành sinh viên công giáo Thanh Hóa.
Tại buổi gặp mặt, Đức cha Giuse nêu bật vai trò của người sinh viên như những thành phần ưu tú của xã hội và giáo hội. Bên cạnh đó ngài cũng đặt vấn đề trách nhiệm của sinh viên đối với tương lai của xã hội và giáo hội: “Các con là thành phần con cái ưu tú của Giáo phận Thanh Hóa. Cái kỳ vọng của giới lãnh đạo cũng như của toàn thể giáo phận đối với chúng con có thể nói nó rất lớn lao nhất. Lịch sử được nối dài bởi các thế hệ trẻ, thế hệ đi trước của cha cũng như của những người cao niên – sẽ bàn giao lịch sử của xã hội Thanh Hóa, của đất nước Việt Nam, của giáo phận Thanh Hóa cho chúng con. Vì thế, thế hệ trẻ thể hiện được năng lực cũng như tinh thần thì thế hệ đàn anh, thế hệ cao niên cảm thấy yên lòng... Ngày mai của tỉnh Thanh Hóa, ngày mai của Giáo phận Thanh Hóa nó nên hay là không nên, nó thịnh hay là suy, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào chúng con. Cho nên cha rất hoan nghênh tinh thần của chúng con về đây để chúng con
được ở bên cạnh nhau, trao đổi thân ái và không những thế, chúng con hướng về tương lai và chúng con có những quyết tâm phù hợp, xây dựng đất nước, xây dựng tỉnh Thanh Hóa và xây dựng Giáo phận Thanh Hóa. Dĩ nhiên, điều đó là không đơn giản, vì khi chúng ta thực hiện giấc mơ đó, chúng ta phải có khả năng cộng tác với nhau, chúng ta phải tinh thần khoa học, năng lực trí thức cũng như là năng lực thực tiễn của chúng ta.”
Buổi gặp mặt diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, nhiều bạn sinh viên đã bày tỏ những suy tư, trăn trở về giáo hội; về những thách đố đức tin các bạn gặp phải trong môi trường sống; về cách thức sinh hoạt nhóm; sự quan tâm của bản quyền nơi các em học tập và sinh hoạt...
Cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh, cha Phêrô Vũ Văn Hải, cha Phêrô Ngô Văn Phúc..., các anh chị cựu sinh viên cũng như Ban điều hành sinh viên lần lượt giải đáp những thắc mắc và những kiến nghị được nêu ra.
Cũng trong buổi gặp mặt hôm nay, đại diện cho các nhóm Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Quy Nhơn, Thanh Hóa, Nha Trang lần lượt báo cáo về hoạt động của nhóm trong năm qua và đưa ra những định hướng và cho năm tới bằng những hình thức
trẻ trung và năng động như: làm slidershower bằng hình ảnh, tiểu phẩm... Trong dịp này, Ban truyền thông sinh viên Thanh Hóa chính thức giới thiệu cổng thông tin điện tử http:// svcgth.com, nơi trao đổi thông tin trong nhóm và đưa tin tức sinh hoạt giáo phận mẹ đến các thành viên xa quê.
Buổi gặp mặt đã để lại ấn tượng tốt đẹp và là cơ hội để các bạn sinh viên năm hiểu rõ nhau hơn cũng như cảm nghiệm được sự quan tâm của giáo phận dành cho mình.
Kết thúc buổi gặp mặt là thánh lễ tất niên do Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với quí cha diễn ra trong bầu khí linh thiêng và sốt sắng.
Hy vọng với những gì được trao đổi trong buổi gặp mặt này, trong thời gian tới sinh viên Công giáo giáo phận Thanh Hóa sẽ sống tốt hơn và thể hiện rõ vai trò “Muối – Men” trong môi trường đại học – nơi có nhiều thách đố về đức tin và luân lí.
Tham dự buổi gặp mặt có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Giáo phận; cha Tổng đại diện; quí cha hạt trưởng; quí cha trong giáo phận, quí cha trong Ban Đặc trách Giới trẻ - Sinh viên; quí thầy, quí sơ hội Dòng MTG Thanh Hóa, đại diện gia đình Matthêu, đại diện Ban điều hành sinh viên Tổng giáo phận Hà Nội, các anh chị cựu sinh viên và Ban điều hành sinh viên công giáo Thanh Hóa.
Tại buổi gặp mặt, Đức cha Giuse nêu bật vai trò của người sinh viên như những thành phần ưu tú của xã hội và giáo hội. Bên cạnh đó ngài cũng đặt vấn đề trách nhiệm của sinh viên đối với tương lai của xã hội và giáo hội: “Các con là thành phần con cái ưu tú của Giáo phận Thanh Hóa. Cái kỳ vọng của giới lãnh đạo cũng như của toàn thể giáo phận đối với chúng con có thể nói nó rất lớn lao nhất. Lịch sử được nối dài bởi các thế hệ trẻ, thế hệ đi trước của cha cũng như của những người cao niên – sẽ bàn giao lịch sử của xã hội Thanh Hóa, của đất nước Việt Nam, của giáo phận Thanh Hóa cho chúng con. Vì thế, thế hệ trẻ thể hiện được năng lực cũng như tinh thần thì thế hệ đàn anh, thế hệ cao niên cảm thấy yên lòng... Ngày mai của tỉnh Thanh Hóa, ngày mai của Giáo phận Thanh Hóa nó nên hay là không nên, nó thịnh hay là suy, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào chúng con. Cho nên cha rất hoan nghênh tinh thần của chúng con về đây để chúng con
Buổi gặp mặt diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, nhiều bạn sinh viên đã bày tỏ những suy tư, trăn trở về giáo hội; về những thách đố đức tin các bạn gặp phải trong môi trường sống; về cách thức sinh hoạt nhóm; sự quan tâm của bản quyền nơi các em học tập và sinh hoạt...
Cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh, cha Phêrô Vũ Văn Hải, cha Phêrô Ngô Văn Phúc..., các anh chị cựu sinh viên cũng như Ban điều hành sinh viên lần lượt giải đáp những thắc mắc và những kiến nghị được nêu ra.
Cũng trong buổi gặp mặt hôm nay, đại diện cho các nhóm Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Quy Nhơn, Thanh Hóa, Nha Trang lần lượt báo cáo về hoạt động của nhóm trong năm qua và đưa ra những định hướng và cho năm tới bằng những hình thức
Buổi gặp mặt đã để lại ấn tượng tốt đẹp và là cơ hội để các bạn sinh viên năm hiểu rõ nhau hơn cũng như cảm nghiệm được sự quan tâm của giáo phận dành cho mình.
Kết thúc buổi gặp mặt là thánh lễ tất niên do Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với quí cha diễn ra trong bầu khí linh thiêng và sốt sắng.
Hy vọng với những gì được trao đổi trong buổi gặp mặt này, trong thời gian tới sinh viên Công giáo giáo phận Thanh Hóa sẽ sống tốt hơn và thể hiện rõ vai trò “Muối – Men” trong môi trường đại học – nơi có nhiều thách đố về đức tin và luân lí.
Ban Tôn giáo Chính phủ chúc Tết Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn
PV.WGPSGĐ
11:22 07/02/2010
Ban Tôn giáo Chính phủ chúc Tết Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn
WGPSG -- Vào lúc 8g sáng ngày 06/02/2010, tại Tòa Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y đã tiếp Ông Đặng Trung Thành - phó Vụ trưởng Vụ 1 - đại diện ban Tôn giáo chính phủ đến tặng quà và chúc tết năm mới – Xuân Canh Dần 2010.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong tình thân mật, ấm cúng. Hai bên gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp đầy tình thân ái.
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cáo từ ra về lúc 8g30 cùng ngày.
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong tình thân mật, ấm cúng. Hai bên gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp đầy tình thân ái.
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cáo từ ra về lúc 8g30 cùng ngày.
Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng thăm và tặng quà Tết Giáo xứ Hói Dừa TGP Huế
Paul Maria
16:00 07/02/2010
ĐÀ NẴNG - Sáng nay, Chúa nhật 7/2/2010, Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng qua các bạn Sinh viên và Đội Hạt Cải, đã lên đường đến với Giáo xứ Hói Dừa thuộc TGP Huế để thăm và tặng quà Tết cho bà con Lương và Giáo tại đây. Anh Giuse Trần Văn Hải, UV Ban Thường Vụ HĐGX Đặc trách Đoàn Thể, làm Trưởng Đoàn cùng với 45 bạn Sinh viên, Đội Hạt Cải thuộc Giới Trẻ Giáo xứ.
Xin xem hình tại đây
Giáo xứ Hói Dừa nằm dưới chân đèo Hải Vân, sát đầm Lăng Cô, là một trong những Giáo xứ cực Nam của TGP Huế.
Giáo xứ có khoảng 450 Giáo hữu sống chan hòa cùng anh em Lương giáo.
Nhà thờ Giáo xứ tọa lạc trên khu đồi rộng hơn 2 mẫu đất với cây cối bao quanh mát mẻ, nhìn xuống con hói hiền hòa nước chảy trong veo.
Giáo xứ hình thành cách đây đã 106 năm, với chặng đường dài sống Đức Tin kiên vững.
Linh mục Quản xứ hiện nay là Cha Bênêdictô Phạm Tuấn.
Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông. Là vùng " bán sơn địa ", đất đai cằn khô, mỗi gia đình ( 3 người ) chỉ được giao một sào ruộng để canh tác trong năm với 2 vụ lúa màu. Những người còn mạnh khỏe thường đi làm thuê, vác mướn ( việc gì cũng nhận làm ), may mắn hơn một số người xuống đầm cạy những con hàu, bắt những con tôm để làm bánh bột lọc... bán cho khách qua đường dừng chân tại Lăng Cô. Đã thế phải chịu đựng những cơn bão lụt hoành hành mỗi năm, cho nên, người dân có cuộc sống vất vả và thiếu thốn.
Đoàn chúng tôi vượt qua hầm đường bộ Hải Vân, chạy dọc đầm Lăng Cô chừng vài cây số, thì đến ngõ đầu làng dẫn vào Nhà thờ Hói Dừa.
Cha Quản xứ đã chờ sẵn để đón chúng tôi từ xa. Đường vào Nhà xứ nhỏ và quanh co, xe ô tô không thể đi được, Cha và Giáo dân giúp vận chuyển hàng quà bằng xe máy, trưng dụng cả xe bò ( đúng hơn là " xe bò " nhưng do một con trâu kéo đi. Các em bảo nhau: " hơi bị lạ ! " ). Mới hơn 10 giờ một sáng mùa Xuân mà không khí nơi đây thật oi bức, nắng và hanh khô.
Ấn tượng chúng tôi nhận được đầu tiên là những khuôn mặt của các bà các chị đến nhận quà sáng nay. Các chị chắc rất vui vì sắp nhận được những món quà tình nghĩa trong những ngày giáp Tết, mà sao đó những lo lắng, suy tư như cứ như hằn trên những khuôn mặt mộc mạc và chân chất của mình. Lam lũ, vất vả, làm việc cần mẫn mà vẫn không thoát cảnh nghèo khó chăng ? Tuy thế, chúng tôi vẫn nhận được nhiều câu chào hỏi thân tình kèm những nụ cười thật chất phát để thương làm sao !
Đợt thăm Hói Dừa lần này, chúng tôi chuẩn bị 120 phần quà gồm gạo, nhu yếu phẩm và quần áo để tặng cho 120 gia đình kể cả Lương và Giáo do Giáo xứ Hói Dừa đề nghị.
Cha Bênêđictô đã thay lời cho Giáo xứ Hói Dừa chân thành cảm ơn Cha Sở, Cha Phó, HĐGX và Giáo dân Thanh Đức đã thương gửi quà giúp các gia đình nghèo hôm nay. Cám ơn các bạn Sinh viên, Đội Hạt Cải đã không ngại đường xa, đến trao trực tiếp những món quà tình nghĩa, thiết thực cho Giáo xứ
" vùng xa vùng sâu " này. Hơi ấm của Mùa Xuân đã đến sớm với bà con nơi đây. Hành động này nói lên ý nghĩa rất lớn tình Hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta...
Một chị sau khi nhận quà đã nói với người viết: " Mừng quá chú nợ ! Cám ơn Giáo xứ trong Đà Nẵng, cám ơn Cha xứ Hói Dừa, cám ơn mấy anh mấy chị... cám ơn mấy người có Đạo, họ tốt lắm !... Chừng ni nhà tui ăn được hơn chục ngày, qua sau Tết lận ". Nghe câu nói thật thà này lòng tôi dậy lên nỗi vui mừng và thích thú hơn nhiều khi được nghe những bài thuyết giảng, những thông tư thông cáo.. đầy vẻ văn chương bóng bẩy khác. Và thầm mến phục Vị Mục tử và Giáo dân nơi đây đã hướng dẫn, dạy dỗ và sống Tin Mừng cách tuyệt vời để trong tâm hồn những Lương dân có được sự thương yêu đến vậy.
Trước khi lên đường, các chị lớn trong Đội Hạt Cải đã chuẩn bị một nồi xôi đậu thật to cùng với thịt ba chỉ kho mặn để ăn trưa. Nhưng bất ngờ thú vị, Cha Sở Hói Dừa đã " đóng góp " hai món đặc sản là hàu hấp và bánh bột lọc thơm phức còn bốc hơi nóng. Thật tuyệt, không chỉ vì được thưởng thức hương vị đậm đà của các món đặc sản nơi đây; chúng tôi còn được cùng Cha Bênêđictô ăn Tết sớm với tình Cha con trong những ngày Chúa Xuân sắp đến nơi " vùng sâu vùng xa " thân thương này.
Chúng tôi chia tay Hói Dừa khi trời chưa tất nắng. Lâng lâng trong lòng niềm vui khó tả của những con người tuy còn trẻ tuổi mà đã biết cho đi hơn là lãnh nhận. Những con người chỉ biết lấy niềm vui từ những cảm thông, chia sẻ và từ những khó nhọc hy sinh. Paul Maria
Xin xem hình tại đây
Giáo xứ Hói Dừa nằm dưới chân đèo Hải Vân, sát đầm Lăng Cô, là một trong những Giáo xứ cực Nam của TGP Huế.
Giáo xứ có khoảng 450 Giáo hữu sống chan hòa cùng anh em Lương giáo.
Nhà thờ Giáo xứ tọa lạc trên khu đồi rộng hơn 2 mẫu đất với cây cối bao quanh mát mẻ, nhìn xuống con hói hiền hòa nước chảy trong veo.
Giáo xứ hình thành cách đây đã 106 năm, với chặng đường dài sống Đức Tin kiên vững.
Linh mục Quản xứ hiện nay là Cha Bênêdictô Phạm Tuấn.
Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông. Là vùng " bán sơn địa ", đất đai cằn khô, mỗi gia đình ( 3 người ) chỉ được giao một sào ruộng để canh tác trong năm với 2 vụ lúa màu. Những người còn mạnh khỏe thường đi làm thuê, vác mướn ( việc gì cũng nhận làm ), may mắn hơn một số người xuống đầm cạy những con hàu, bắt những con tôm để làm bánh bột lọc... bán cho khách qua đường dừng chân tại Lăng Cô. Đã thế phải chịu đựng những cơn bão lụt hoành hành mỗi năm, cho nên, người dân có cuộc sống vất vả và thiếu thốn.
Đoàn chúng tôi vượt qua hầm đường bộ Hải Vân, chạy dọc đầm Lăng Cô chừng vài cây số, thì đến ngõ đầu làng dẫn vào Nhà thờ Hói Dừa.
Cha Quản xứ đã chờ sẵn để đón chúng tôi từ xa. Đường vào Nhà xứ nhỏ và quanh co, xe ô tô không thể đi được, Cha và Giáo dân giúp vận chuyển hàng quà bằng xe máy, trưng dụng cả xe bò ( đúng hơn là " xe bò " nhưng do một con trâu kéo đi. Các em bảo nhau: " hơi bị lạ ! " ). Mới hơn 10 giờ một sáng mùa Xuân mà không khí nơi đây thật oi bức, nắng và hanh khô.
Ấn tượng chúng tôi nhận được đầu tiên là những khuôn mặt của các bà các chị đến nhận quà sáng nay. Các chị chắc rất vui vì sắp nhận được những món quà tình nghĩa trong những ngày giáp Tết, mà sao đó những lo lắng, suy tư như cứ như hằn trên những khuôn mặt mộc mạc và chân chất của mình. Lam lũ, vất vả, làm việc cần mẫn mà vẫn không thoát cảnh nghèo khó chăng ? Tuy thế, chúng tôi vẫn nhận được nhiều câu chào hỏi thân tình kèm những nụ cười thật chất phát để thương làm sao !
Đợt thăm Hói Dừa lần này, chúng tôi chuẩn bị 120 phần quà gồm gạo, nhu yếu phẩm và quần áo để tặng cho 120 gia đình kể cả Lương và Giáo do Giáo xứ Hói Dừa đề nghị.
Cha Bênêđictô đã thay lời cho Giáo xứ Hói Dừa chân thành cảm ơn Cha Sở, Cha Phó, HĐGX và Giáo dân Thanh Đức đã thương gửi quà giúp các gia đình nghèo hôm nay. Cám ơn các bạn Sinh viên, Đội Hạt Cải đã không ngại đường xa, đến trao trực tiếp những món quà tình nghĩa, thiết thực cho Giáo xứ
" vùng xa vùng sâu " này. Hơi ấm của Mùa Xuân đã đến sớm với bà con nơi đây. Hành động này nói lên ý nghĩa rất lớn tình Hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta...
Một chị sau khi nhận quà đã nói với người viết: " Mừng quá chú nợ ! Cám ơn Giáo xứ trong Đà Nẵng, cám ơn Cha xứ Hói Dừa, cám ơn mấy anh mấy chị... cám ơn mấy người có Đạo, họ tốt lắm !... Chừng ni nhà tui ăn được hơn chục ngày, qua sau Tết lận ". Nghe câu nói thật thà này lòng tôi dậy lên nỗi vui mừng và thích thú hơn nhiều khi được nghe những bài thuyết giảng, những thông tư thông cáo.. đầy vẻ văn chương bóng bẩy khác. Và thầm mến phục Vị Mục tử và Giáo dân nơi đây đã hướng dẫn, dạy dỗ và sống Tin Mừng cách tuyệt vời để trong tâm hồn những Lương dân có được sự thương yêu đến vậy.
Trước khi lên đường, các chị lớn trong Đội Hạt Cải đã chuẩn bị một nồi xôi đậu thật to cùng với thịt ba chỉ kho mặn để ăn trưa. Nhưng bất ngờ thú vị, Cha Sở Hói Dừa đã " đóng góp " hai món đặc sản là hàu hấp và bánh bột lọc thơm phức còn bốc hơi nóng. Thật tuyệt, không chỉ vì được thưởng thức hương vị đậm đà của các món đặc sản nơi đây; chúng tôi còn được cùng Cha Bênêđictô ăn Tết sớm với tình Cha con trong những ngày Chúa Xuân sắp đến nơi " vùng sâu vùng xa " thân thương này.
Chúng tôi chia tay Hói Dừa khi trời chưa tất nắng. Lâng lâng trong lòng niềm vui khó tả của những con người tuy còn trẻ tuổi mà đã biết cho đi hơn là lãnh nhận. Những con người chỉ biết lấy niềm vui từ những cảm thông, chia sẻ và từ những khó nhọc hy sinh. Paul Maria
Nghi lễ hái lộc thánh trong thánh lễ minh niên Canh Dần tại Thanh Hóa
TGM Thanh Hóa
21:53 07/02/2010
NGHI LỄ HÁI LỘC THÁNH TRONG THÁNH LỄ MINH NIÊN CANH DẦN TẠI THANH HÓA
A. CHUẨN BỊ
1. Vật liệu:
Cây mùa xuân (đào, mai hoặc cây nhân tạo) đặt trên cung thánh hay chỗ nào thuận tiện cho việc cử hành.
Bao bì để gói và dây để treo lộc thánh.(nên hoá trang thế nào cho giống lá cây.
Nước thánh để rảy lúc làm phép lộc thánh.
2. Nhân sự
Người đọc thư chúc tết của Đức cha.
Người đọc bài đọc, lời nguyện giáo dân.
Người giúp hái lộc.
3. Cây lộc thánh
Bố trí gói và treo Lời Chúa thế nào cho dễ hái.
Bảo đảm được tính trang trọng. Không nên biến nghi thức hái lộc thánh thành một tiết mục văn nghệ hoặc hài kịch.
Cố gắng xếp đặt để giáo dân tự ý hái lộc của mình.
B. THÁNH LỄ TÂN NIÊN
1. RƯỚC:
Rước đầu lễ như trong các lễ trọng. Rất nên rước một cành lộc thánh sau Sách Thánh và hương lửa.
2. ĐỌC THƯ CHUNG
Sau khi đoàn rước đầu lễ vào đến thềm cung thánh, chủ tế bái thánh giá, hôn bàn thờ, rồi kêu gọi cộng đoàn như sau:
Xin mời anh chị em ngồi.
Anh chị em thân mến,
Trước thềm năm mới, chúng ta đều muốn cầu chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong tâm tình ấy, Đức Giám Mục giáo phận, người cha chung của chúng ta, cũng ước ao có mặt với chúng ta trong thánh lễ này. Nhưng ngài không thể có mặt khắp nơi cùng một lúc. Bù lại, ngài gửi đến chúng ta thông điệp năm mới của ngài. Xin mời anh chị em cùng nghe.
Người được chỉ định (hoặc chính cha chủ tế) tiến ra giảng đài để đọc thư chúc tết của Đức Giám Mục.
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN 2010 CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN THANH HÓA
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào lễ minh niên Canh Dần)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 10-02-2010
Anh chị em thân mến,
Giáo phận Thanh hóa gồm 69 linh mục, 72 chủng sinh, hơn 200 nữ tu Mến Thánh Giá và Dòng Thánh Phaolô, 51 giáo xứ, 140.000 giáo dân và 325 họ lẻ trải dài trên 11.700 km vuông của tỉnh Thanh hóa. Bên ngoài lãnh thổ của giáo phận, chúng ta có các linh mục, chủng sinh, nữ tu du học nước ngoài, chúng ta có bà con đồng hương khắp nơi trên thế giới; chúng ta có các cộng đoàn giáo phận như Trụ sở Thanh hóa tại miền Nam, chị em Mến Thánh Giá tại Hà Nội, Bảo Lộc, Saigon. Chúng ta có con em đang học tập và lao động tại hầu hết các tỉnh thành trong nước. Chúng ta có bạn bè ân nhân mọi ngành mọi giới đã, đang và sẽ đồng hành, hổ trợ chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta có bạn bè không cùng niềm tin nhưng rất quý mến chúng ta. Chúng ta có các bậc tiền bối, ông bà tổ tiên đã khuất bóng nhưng vẫn tiếp tục gần gũi chúng ta trong kinh nguyện và lòng tri ân.
Trong vòng tay thân thương của anh em bốn phương một nhà Thanh Hóa, dưới ánh mắt trìu mến của Thánh Giuse quan thầy, vào những giờ phút đầu tiên của năm mới Canh Dần, tôi cảm thấy gần gũi anh chị em hơn bao giờ hết. Tôi hiệp ý với anh chị em để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt nam đang cử hành năm thánh 2010 luôn thể hiện bản chất Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và sứ vụ mà Chúa đã trao phó. Tôi cùng với anh chị em tha thiết khấn xin cho dân tộc Việt nam biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cho giáo phận Thanh hóa yên hàn thịnh đạt theo tinh thần Tin Mừng, nhất là cho các linh mục luôn sống xứng đáng là những « mục tử như lòng Chúa mong ước » theo tinh thần năm linh mục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđitô khởi xướng.
Tôi cầu chúc từng người, từng nhà, từng cộng đoàn một mùa xuân mới thắm thiết Tình Chúa và tình người.
Chúng ta luôn ở bên cạnh nhau, chia sẻ tình bác ái luôn luôn nồng nàn, niềm tin không bao giờ lay chuyển và niềm hy vọng không bao giờ tắt. Đó mới thực sự là giấc mơ chung của những ai cùng tin vào Thiên Chúa là Đấng có uy quyền tạo ra Mùa Xuân vĩnh cửu cho nhân loại. Đó mới thực sự là lời CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN tôi muốn thân ái gửi đến anh chị em.
Thân ái trong Chúa Kitô.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
3. KHAI LỄ:
Đọc thư ĐGM xong, chủ tế làm dấu thánh giá khai mạc Thánh lễ và chào cộng đoàn như sau:
Anh chị em thân mến,
Kỷ Sửu đã thực sự bàn giao cho Canh Dần…
Trong bầu khí đón chào xuân mới, tôi xin gửi đến từng người anh chị em lời cầu chúc đầu năm tốt đẹp nhất của tôi.
Theo truyền thống lâu đời của Giáo Hội VN, chúng ta dành những giây phút linh thiêng này để xin Chúa thánh hiến và chúc lành cho năm mới của chúng ta. Đặc biệt, trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta sẽ cử hành nghi lễ “hái lộc thánh”. Mỗi người ho?c mỗi gia đình chúng ta sẽ nhận được một câu Lời Chúa làm châm ngôn cho suốt năm mới này. Chúng ta hãy tin đó là bi quyết hạnh phúc và bình an cho chúng ta.
Giờ đây trước khi bước vào thánh lễ, chúng ta hãy xin Chúa xua tan tất cả những bóng mây đen đã che phủ năm cũ của chúng ta, nhất là bóng đen của tội lỗi do chính chúng ta tạo ra. Chúng ta hãy thành tâm thống hối và mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
Tôi thú nhận ….
C. NGHI LỄ HÁI LỘC THÁNH
1. LÀM PHÉP LỘC THÁNH
Sau lời nguyện hiệp lễ, CHỦ TÉ mặc nguyên áo lễ tiến về cây lộc thánh đích thân cử hành nghi lễ hái lộc. Cần phải giữ trang nghiêm, không nên biến thành một tiết mục văn nghệ. Sau khi đã chuẩn bị mọi sự, CHỦ TẾ dẫn nhập vào nghi lễ làm phép lộc thánh như sau.
Anh chị em thân mến,
Người Việt Nam chúng ta có tục “hái lộc” vào dịp đầu xuân. Sau khi đi lễ chùa đền ngày minh niên, người ta hái một cành cây mang về đặt trước bàn thờ và để đó cho đến hết tết. Lộc non tượng trưng cho ơn trời giúp con người phát đạt thinh vượng.
Tập tục đó đã được hội nhập vào sinh hoạt đầu năm của người công giáo chúng ta. Thay vì hái cành cây, chúng ta nhận một câu Lời Chúa. Câu Lời Chúa này sẽ trở thành phương châm sống đức tin cho chúng ta trong năm Kỷ Sửu và suốt đời chúng ta. Như vậy, “hái lộc xuân” đối với người công giáo là “hái lộc thánh”.
Qua nghi lễ “hái lộc thánh” sắp cử hành, chúng ta tin tưởng rằng câu Lời Chúa chúng ta nhận được chính là lời Chúa muốn gửi riêng cho từng người và cho gia đình chúng ta. Chúng ta cũng tin tưởng rằng khi suy niệm và sống theo lời nhắn nhủ đó, ân phúc Chúa sẽ đổ chan hoà lai láng trên năm mới của chúng ta.
Giờ đây xin mời anh chị em cùng tham gia nghi lễ làm phép lộc thánh.
Đoạn chủ tế bắt đầu nghi lễ như sau:
CHỦ TẾ: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
CĐ: Amen
CHỦ TẾ: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa,
CĐ: Là Đấng tạo thành trời đất.
CHỦ TẾ: Chúng ta dâng lời cầu nguyện:
Lạy Chúa,
Lời Chúa phán ra tạo thành trời đất mọi loài và gieo mầm sự sống cho nhân loại. Xin làm phép thánh hoá + và đổ tràn ơn Chúa xuống trên những lộc thánh này. Xin cho Lời Chúa chúng con nhận được luôn luôn vang vọng trong tâm trí chúng con, nhắc nhở chúng con luôn trung thành thực thi ý Chúa. Ước gì những lộc thánh này trở thành khí cụ đem lại phúc lộc bình an cho chúng con trong năm mới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen
CHỦ TẾ rảy nước thánh trên lộc thánh.
2. HÁI LỘC THÁNH
Để bắt đầu, CHỦ TẾ có thể nhắc nhở giáo dân những điều sau đây hoặc những lời khác tương tự.
Anh chị em thân mến,
Trong Hiến Chế Tín lý về Mặc Khải số 11, Giáo hội nhắc nhở chúng ta phải “luôn luôn tôn kính Lời Chúa như chính thân thể Chúa”. Tôi kêu gọi anh chị em hãy thực hiện lời nhắc nhở đó bằng cách tham dự nghi lễ hái lộc thánh một cách nghiêm trang và trật tự.
Mỗi gia đình chỉ nhận một lộc thánh. Vai lớn nhất trong nhà xếp hàng tiến về cây lộc thánh.
Để nói lên tình hiệp thông và trân trọng Lời Chúa, xin mọi người ở lại cho đến cùng.
Đem Lộc thánh về nhà, xin anh chị em đặt vào nơi xứng đáng và dễ nhìn thấy nhất.
Giờ đây để tỏ lòng cung kính đối với Lời Chúa chúng ta sắp lãnh nhận, chúng ta hãy cùng với ca đoàn hát lên lời nguyện XIN CHO CON BIẾT LẮNG NGHE. Mời anh chị em đứng.
Sau bài hát, Chủ lễ và những nhân vật quan trọng của giáo xứ lên hái kộc trước và xướng to câu Lời Chúa cho mọi người nghe. Phát lộc thánh xong, CHỦ TẾ tùy nghi nói mấy câu rồi ban phép lành cuối lễ.
Giải tán.
A. CHUẨN BỊ
1. Vật liệu:
Cây mùa xuân (đào, mai hoặc cây nhân tạo) đặt trên cung thánh hay chỗ nào thuận tiện cho việc cử hành.
Bao bì để gói và dây để treo lộc thánh.(nên hoá trang thế nào cho giống lá cây.
Nước thánh để rảy lúc làm phép lộc thánh.
2. Nhân sự
Người đọc thư chúc tết của Đức cha.
Người đọc bài đọc, lời nguyện giáo dân.
Người giúp hái lộc.
3. Cây lộc thánh
Bố trí gói và treo Lời Chúa thế nào cho dễ hái.
Bảo đảm được tính trang trọng. Không nên biến nghi thức hái lộc thánh thành một tiết mục văn nghệ hoặc hài kịch.
Cố gắng xếp đặt để giáo dân tự ý hái lộc của mình.
B. THÁNH LỄ TÂN NIÊN
1. RƯỚC:
Rước đầu lễ như trong các lễ trọng. Rất nên rước một cành lộc thánh sau Sách Thánh và hương lửa.
2. ĐỌC THƯ CHUNG
Sau khi đoàn rước đầu lễ vào đến thềm cung thánh, chủ tế bái thánh giá, hôn bàn thờ, rồi kêu gọi cộng đoàn như sau:
Xin mời anh chị em ngồi.
Anh chị em thân mến,
Trước thềm năm mới, chúng ta đều muốn cầu chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong tâm tình ấy, Đức Giám Mục giáo phận, người cha chung của chúng ta, cũng ước ao có mặt với chúng ta trong thánh lễ này. Nhưng ngài không thể có mặt khắp nơi cùng một lúc. Bù lại, ngài gửi đến chúng ta thông điệp năm mới của ngài. Xin mời anh chị em cùng nghe.
Người được chỉ định (hoặc chính cha chủ tế) tiến ra giảng đài để đọc thư chúc tết của Đức Giám Mục.
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN 2010 CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN THANH HÓA
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào lễ minh niên Canh Dần)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 10-02-2010
Anh chị em thân mến,
Giáo phận Thanh hóa gồm 69 linh mục, 72 chủng sinh, hơn 200 nữ tu Mến Thánh Giá và Dòng Thánh Phaolô, 51 giáo xứ, 140.000 giáo dân và 325 họ lẻ trải dài trên 11.700 km vuông của tỉnh Thanh hóa. Bên ngoài lãnh thổ của giáo phận, chúng ta có các linh mục, chủng sinh, nữ tu du học nước ngoài, chúng ta có bà con đồng hương khắp nơi trên thế giới; chúng ta có các cộng đoàn giáo phận như Trụ sở Thanh hóa tại miền Nam, chị em Mến Thánh Giá tại Hà Nội, Bảo Lộc, Saigon. Chúng ta có con em đang học tập và lao động tại hầu hết các tỉnh thành trong nước. Chúng ta có bạn bè ân nhân mọi ngành mọi giới đã, đang và sẽ đồng hành, hổ trợ chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta có bạn bè không cùng niềm tin nhưng rất quý mến chúng ta. Chúng ta có các bậc tiền bối, ông bà tổ tiên đã khuất bóng nhưng vẫn tiếp tục gần gũi chúng ta trong kinh nguyện và lòng tri ân.
Trong vòng tay thân thương của anh em bốn phương một nhà Thanh Hóa, dưới ánh mắt trìu mến của Thánh Giuse quan thầy, vào những giờ phút đầu tiên của năm mới Canh Dần, tôi cảm thấy gần gũi anh chị em hơn bao giờ hết. Tôi hiệp ý với anh chị em để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt nam đang cử hành năm thánh 2010 luôn thể hiện bản chất Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và sứ vụ mà Chúa đã trao phó. Tôi cùng với anh chị em tha thiết khấn xin cho dân tộc Việt nam biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cho giáo phận Thanh hóa yên hàn thịnh đạt theo tinh thần Tin Mừng, nhất là cho các linh mục luôn sống xứng đáng là những « mục tử như lòng Chúa mong ước » theo tinh thần năm linh mục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđitô khởi xướng.
Tôi cầu chúc từng người, từng nhà, từng cộng đoàn một mùa xuân mới thắm thiết Tình Chúa và tình người.
Chúng ta luôn ở bên cạnh nhau, chia sẻ tình bác ái luôn luôn nồng nàn, niềm tin không bao giờ lay chuyển và niềm hy vọng không bao giờ tắt. Đó mới thực sự là giấc mơ chung của những ai cùng tin vào Thiên Chúa là Đấng có uy quyền tạo ra Mùa Xuân vĩnh cửu cho nhân loại. Đó mới thực sự là lời CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN tôi muốn thân ái gửi đến anh chị em.
Thân ái trong Chúa Kitô.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
3. KHAI LỄ:
Đọc thư ĐGM xong, chủ tế làm dấu thánh giá khai mạc Thánh lễ và chào cộng đoàn như sau:
Anh chị em thân mến,
Kỷ Sửu đã thực sự bàn giao cho Canh Dần…
Trong bầu khí đón chào xuân mới, tôi xin gửi đến từng người anh chị em lời cầu chúc đầu năm tốt đẹp nhất của tôi.
Theo truyền thống lâu đời của Giáo Hội VN, chúng ta dành những giây phút linh thiêng này để xin Chúa thánh hiến và chúc lành cho năm mới của chúng ta. Đặc biệt, trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta sẽ cử hành nghi lễ “hái lộc thánh”. Mỗi người ho?c mỗi gia đình chúng ta sẽ nhận được một câu Lời Chúa làm châm ngôn cho suốt năm mới này. Chúng ta hãy tin đó là bi quyết hạnh phúc và bình an cho chúng ta.
Giờ đây trước khi bước vào thánh lễ, chúng ta hãy xin Chúa xua tan tất cả những bóng mây đen đã che phủ năm cũ của chúng ta, nhất là bóng đen của tội lỗi do chính chúng ta tạo ra. Chúng ta hãy thành tâm thống hối và mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
Tôi thú nhận ….
C. NGHI LỄ HÁI LỘC THÁNH
1. LÀM PHÉP LỘC THÁNH
Sau lời nguyện hiệp lễ, CHỦ TÉ mặc nguyên áo lễ tiến về cây lộc thánh đích thân cử hành nghi lễ hái lộc. Cần phải giữ trang nghiêm, không nên biến thành một tiết mục văn nghệ. Sau khi đã chuẩn bị mọi sự, CHỦ TẾ dẫn nhập vào nghi lễ làm phép lộc thánh như sau.
Anh chị em thân mến,
Người Việt Nam chúng ta có tục “hái lộc” vào dịp đầu xuân. Sau khi đi lễ chùa đền ngày minh niên, người ta hái một cành cây mang về đặt trước bàn thờ và để đó cho đến hết tết. Lộc non tượng trưng cho ơn trời giúp con người phát đạt thinh vượng.
Tập tục đó đã được hội nhập vào sinh hoạt đầu năm của người công giáo chúng ta. Thay vì hái cành cây, chúng ta nhận một câu Lời Chúa. Câu Lời Chúa này sẽ trở thành phương châm sống đức tin cho chúng ta trong năm Kỷ Sửu và suốt đời chúng ta. Như vậy, “hái lộc xuân” đối với người công giáo là “hái lộc thánh”.
Qua nghi lễ “hái lộc thánh” sắp cử hành, chúng ta tin tưởng rằng câu Lời Chúa chúng ta nhận được chính là lời Chúa muốn gửi riêng cho từng người và cho gia đình chúng ta. Chúng ta cũng tin tưởng rằng khi suy niệm và sống theo lời nhắn nhủ đó, ân phúc Chúa sẽ đổ chan hoà lai láng trên năm mới của chúng ta.
Giờ đây xin mời anh chị em cùng tham gia nghi lễ làm phép lộc thánh.
Đoạn chủ tế bắt đầu nghi lễ như sau:
CHỦ TẾ: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
CĐ: Amen
CHỦ TẾ: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa,
CĐ: Là Đấng tạo thành trời đất.
CHỦ TẾ: Chúng ta dâng lời cầu nguyện:
Lạy Chúa,
Lời Chúa phán ra tạo thành trời đất mọi loài và gieo mầm sự sống cho nhân loại. Xin làm phép thánh hoá + và đổ tràn ơn Chúa xuống trên những lộc thánh này. Xin cho Lời Chúa chúng con nhận được luôn luôn vang vọng trong tâm trí chúng con, nhắc nhở chúng con luôn trung thành thực thi ý Chúa. Ước gì những lộc thánh này trở thành khí cụ đem lại phúc lộc bình an cho chúng con trong năm mới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen
CHỦ TẾ rảy nước thánh trên lộc thánh.
2. HÁI LỘC THÁNH
Để bắt đầu, CHỦ TẾ có thể nhắc nhở giáo dân những điều sau đây hoặc những lời khác tương tự.
Anh chị em thân mến,
Trong Hiến Chế Tín lý về Mặc Khải số 11, Giáo hội nhắc nhở chúng ta phải “luôn luôn tôn kính Lời Chúa như chính thân thể Chúa”. Tôi kêu gọi anh chị em hãy thực hiện lời nhắc nhở đó bằng cách tham dự nghi lễ hái lộc thánh một cách nghiêm trang và trật tự.
Mỗi gia đình chỉ nhận một lộc thánh. Vai lớn nhất trong nhà xếp hàng tiến về cây lộc thánh.
Để nói lên tình hiệp thông và trân trọng Lời Chúa, xin mọi người ở lại cho đến cùng.
Đem Lộc thánh về nhà, xin anh chị em đặt vào nơi xứng đáng và dễ nhìn thấy nhất.
Giờ đây để tỏ lòng cung kính đối với Lời Chúa chúng ta sắp lãnh nhận, chúng ta hãy cùng với ca đoàn hát lên lời nguyện XIN CHO CON BIẾT LẮNG NGHE. Mời anh chị em đứng.
Sau bài hát, Chủ lễ và những nhân vật quan trọng của giáo xứ lên hái kộc trước và xướng to câu Lời Chúa cho mọi người nghe. Phát lộc thánh xong, CHỦ TẾ tùy nghi nói mấy câu rồi ban phép lành cuối lễ.
Giải tán.
Thư mục vụ của GM Thanh Hóa nhân dịp mùa chay 2010
+GM. Nguyễn Chí Linh
21:59 07/02/2010
THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN THANH HÓA NHÂN DỊP MÙA CHAY 2010
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào Thứ Tư Lễ tro và Chủ nhật I Mùa Chay 2010)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 12-02-2010
Cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Thanh hóa thân mến,
Mùa chay về, tôi không ngần ngại nhắc lại cho anh chị em ý nghĩa của thời gian bốn mươi ngày kéo dài từ thứ tư Lễ tro đến lễ Phục Sinh. Không ngần ngại bởi vì tuy vẫn trước sau như một, sứ điệp của Mùa chay không phải là một lý thuyết nhàm tai cũ kỹ, nhưng thôi thúc hành động vươn lên, vượt qua và đổi mới.
Trong Tin Mừng Matthêu, khi đề cập đến việc chay tịnh, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tái khám phá sự thật về ba mối tương quan nền tảng của người Kitô hữu: tương quan với Thiên Chúa, tương quan với tha nhân và tương quan với bản thân (xem Mt 6, 1-6, 16-18).
Với Thiên Chúa, Mùa Chay là mùa chúng ta chấn chỉnh lại đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện là việc chúng ta chỉ nên làm sau khi đã “vào phòng đóng cửa lại” (Mt 6, 6), nghĩa là chỉ một mình chúng ta tiếp xúc thân mật với Chúa chứ không phải để được người khác trông thấy mà ca tụng. Giáo Hội miền Bắc và cách riêng giáo phận Thanh hóa có truyền thống tốt đẹp là tổ chức và tham gia các buổi cử hành cộng đồng một cách rất nồng nhiệt và đông đủ. Nhưng có lẽ thêm vào đó, chúng ta còn phải hun đúc đời sống cầu nguyện thực sự riêng tư theo tinh thần của Chúa Giêsu.
Với tha nhân, người tín hữu phải giúp đỡ như họ là chính Chúa (xem Mt 25, 31-46). Làm phúc bố thí không phải là một hành vi thi ân giáng phúc hay cho của dư thừa. Giúp đỡ tha nhân vì đó là một bổn phận phải làm, là « trả cho mỗi người những gì thuộc về người ấy », chứ không phải để “khua chiêng gõ mõ” (Mt 6, 2) cho người ta khen. Giúp tha nhân vì họ chứ không phải vì mình. Đó là bài thuốc hiệu quả nhất để xây dựng một cuộc sống chan hòa nhân ái yêu thương trong một xã hội mà hố cách biệt giầu nghèo đang mỗi lúc bị khoét sâu thêm như xã hội Việt Nam hiện nay.
Với bản thân, Mùa Chay là mùa Giáo Hội kêu gọi chúng ta đặt lại câu hỏi “tôi là ai” một cách nghiêm túc. Chỉ có thể trả lời được câu hỏi đó một khi chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa, “Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6, 17). Con người đích thật phải là con người tìm kiếm Chúa. Đang khi lối sống hiện đại đưa con người vào mê hồn trận của vật chất, hưởng thụ và phàm tục, người Kitô hữu phải là người biết giải phóng mình khỏi tất cả những phù phiếm làm mất phương hướng cuộc đời.
Điều mà Chúa Giêsu cảnh giác là “khi làm việc lành phúc đức, anh chị em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6, 2). Mẫu số chung cho cả ba mối tương quan trên đây, đó là sự kín đáo: kín đáo khi thực thi bác ái, kín đáo khi cầu nguyện và kín đáo khi chay tịnh. Điều đó rất ý nghĩa đối với Kitô hữu trong một thời đại mà con người có xu hướng thuyết phục đồng loại bằng quảng cáo, tuyên truyền, thay thế quan hệ với Thiên Chúa bằng phủ nhận tôn giáo và giản lược quan hệ với bản thân vào nhu cầu thể xác mà thôi.
Làm thế nào để phục hồi những mối quan hệ trên đây, đó là điều Đức Thánh Cha Bênêđitô đã nhắc nhở trong sứ điệp ngài gửi cho Giáo Hội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh 2010. Đó cũng chính là ý tưởng được Ban tổ chức Năm thánh nêu ra qua ba tiêu đề lớn: sống tình con thảo tri ân đối Thiên Chúa là Cha yêu thương đã đến với con người qua Mầu Nhiệm Giáo Hội; củng cố Giáo Hội bằng tình Hiệp Thông Kitô hữu; xây dựng Giáo Hội bằng nhiệt tình đảm nhiệm Sứ Vụ.
Với những ý tưởng khái lược trên đây, tôi cầu chúc anh chị em một Mùa Chay Thánh tràn trề ơn đổi mới của Thánh Linh.
Thân ái trong Chúa Kitô
+ Giuse Nguyễn chí Linh
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào Thứ Tư Lễ tro và Chủ nhật I Mùa Chay 2010)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 12-02-2010
Cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Thanh hóa thân mến,
Mùa chay về, tôi không ngần ngại nhắc lại cho anh chị em ý nghĩa của thời gian bốn mươi ngày kéo dài từ thứ tư Lễ tro đến lễ Phục Sinh. Không ngần ngại bởi vì tuy vẫn trước sau như một, sứ điệp của Mùa chay không phải là một lý thuyết nhàm tai cũ kỹ, nhưng thôi thúc hành động vươn lên, vượt qua và đổi mới.
Trong Tin Mừng Matthêu, khi đề cập đến việc chay tịnh, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tái khám phá sự thật về ba mối tương quan nền tảng của người Kitô hữu: tương quan với Thiên Chúa, tương quan với tha nhân và tương quan với bản thân (xem Mt 6, 1-6, 16-18).
Với Thiên Chúa, Mùa Chay là mùa chúng ta chấn chỉnh lại đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện là việc chúng ta chỉ nên làm sau khi đã “vào phòng đóng cửa lại” (Mt 6, 6), nghĩa là chỉ một mình chúng ta tiếp xúc thân mật với Chúa chứ không phải để được người khác trông thấy mà ca tụng. Giáo Hội miền Bắc và cách riêng giáo phận Thanh hóa có truyền thống tốt đẹp là tổ chức và tham gia các buổi cử hành cộng đồng một cách rất nồng nhiệt và đông đủ. Nhưng có lẽ thêm vào đó, chúng ta còn phải hun đúc đời sống cầu nguyện thực sự riêng tư theo tinh thần của Chúa Giêsu.
Với tha nhân, người tín hữu phải giúp đỡ như họ là chính Chúa (xem Mt 25, 31-46). Làm phúc bố thí không phải là một hành vi thi ân giáng phúc hay cho của dư thừa. Giúp đỡ tha nhân vì đó là một bổn phận phải làm, là « trả cho mỗi người những gì thuộc về người ấy », chứ không phải để “khua chiêng gõ mõ” (Mt 6, 2) cho người ta khen. Giúp tha nhân vì họ chứ không phải vì mình. Đó là bài thuốc hiệu quả nhất để xây dựng một cuộc sống chan hòa nhân ái yêu thương trong một xã hội mà hố cách biệt giầu nghèo đang mỗi lúc bị khoét sâu thêm như xã hội Việt Nam hiện nay.
Với bản thân, Mùa Chay là mùa Giáo Hội kêu gọi chúng ta đặt lại câu hỏi “tôi là ai” một cách nghiêm túc. Chỉ có thể trả lời được câu hỏi đó một khi chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa, “Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6, 17). Con người đích thật phải là con người tìm kiếm Chúa. Đang khi lối sống hiện đại đưa con người vào mê hồn trận của vật chất, hưởng thụ và phàm tục, người Kitô hữu phải là người biết giải phóng mình khỏi tất cả những phù phiếm làm mất phương hướng cuộc đời.
Điều mà Chúa Giêsu cảnh giác là “khi làm việc lành phúc đức, anh chị em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6, 2). Mẫu số chung cho cả ba mối tương quan trên đây, đó là sự kín đáo: kín đáo khi thực thi bác ái, kín đáo khi cầu nguyện và kín đáo khi chay tịnh. Điều đó rất ý nghĩa đối với Kitô hữu trong một thời đại mà con người có xu hướng thuyết phục đồng loại bằng quảng cáo, tuyên truyền, thay thế quan hệ với Thiên Chúa bằng phủ nhận tôn giáo và giản lược quan hệ với bản thân vào nhu cầu thể xác mà thôi.
Làm thế nào để phục hồi những mối quan hệ trên đây, đó là điều Đức Thánh Cha Bênêđitô đã nhắc nhở trong sứ điệp ngài gửi cho Giáo Hội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Năm Thánh 2010. Đó cũng chính là ý tưởng được Ban tổ chức Năm thánh nêu ra qua ba tiêu đề lớn: sống tình con thảo tri ân đối Thiên Chúa là Cha yêu thương đã đến với con người qua Mầu Nhiệm Giáo Hội; củng cố Giáo Hội bằng tình Hiệp Thông Kitô hữu; xây dựng Giáo Hội bằng nhiệt tình đảm nhiệm Sứ Vụ.
Với những ý tưởng khái lược trên đây, tôi cầu chúc anh chị em một Mùa Chay Thánh tràn trề ơn đổi mới của Thánh Linh.
Thân ái trong Chúa Kitô
+ Giuse Nguyễn chí Linh
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
Tổng Giáo Phận Hà Nội Chúc Tết Bề Trên
Lê Danh
00:00 07/02/2010
Tổng Giáo Phận Hà Nội Chúc Tết Bề Trên
Hà Nội, 06-02-2010, linh mục đoàn, tu sỹ nam nữ và đại diện giáo dân trong các giáo xứ thuộc TGP Hà Nội đã tề tựu tại nhà thờ Chính Tòa chúc tết Đức Tổng Giám Mục Giuse và Đức Giám Mục Phụ Tá Laurenxô.
Như thường lệ, toàn thể linh mục đoàn đã về Tòa Tổng Giám Mục từ hôm trước để cùng với Bề Trên nhìn lại một năm đã qua và cùng nhau hướng về năm mới.
Buổi tối hôm qua, toàn thể linh mục đoàn đã có giờ chầu Mình Thánh Chúa trọng thể để cảm tạ Thiên Chúa.
Năm nay, mỗi giáo xứ cử 3 đại diện là những người trong ban chấp hành giáo xứ về chúc tết Bề Trên Giáo Phận.
Trong suốt buổi sáng, các linh mục họp riêng để cùng thảo luận về những gì đã qua. Các cha quản hạt đã lần lượt trình bày về tình hình của mỗi hạt trong năm qua.
Các đại biểu từ các giáo xứ họp riêng tại nhà thờ Chính Tòa. Tại đây, các đại biểu được cha Giuse Nguyễn Văn Diễm và cha Anphongxô Nguyễn Ngọc Châu trình bày về vai trò của người chịu trách nhiệm trong ban chấp hành giáo xứ.
10h45 thánh lễ đồng tế mừng kính thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo tại Nhật Bản. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã chủ sự thánh lễ này.
Cuối thánh lễ, đại diện cho toàn thể giáo dân trong TGP Hà Nội đã có lời chúc mừng năm mới tới Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức Giám Mục Phụ Tá Laurenxô cùng các linh mục và tu sỹ nam nữ.
Đáp lại, Đức TGM Giuse đã ngỏ lời cảm ơn tất cả những ông trùm bà quản trong các xứ họ đã nỗ lực cộng tác xây dựng giáo phận trong suốt năm qua. Ngài đã nhắc đến hồng ân cao cả mà TGP Hà Nội đã đón nhận trong năm qua đó là ơn hiệp nhất và bình an. Điều này được Đức TGM Giuse đề cập đến nhiều lần khi ngỏ lời với linh mục đoàn cách riêng cũng như với tòan thể dân chúng: “Hiệp nhất và bình an là ơn cao cả mà Chúa đã ban cho chúng ta cách đặc biệt trong năm qua. Đó là ơn mà chúng ta cầu xin Chúa ban mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ. Anh chị em hãy biết gìn giữ lấy ơn cao trọng này”.
Như thường lệ, toàn thể linh mục đoàn đã về Tòa Tổng Giám Mục từ hôm trước để cùng với Bề Trên nhìn lại một năm đã qua và cùng nhau hướng về năm mới.
Buổi tối hôm qua, toàn thể linh mục đoàn đã có giờ chầu Mình Thánh Chúa trọng thể để cảm tạ Thiên Chúa.
Năm nay, mỗi giáo xứ cử 3 đại diện là những người trong ban chấp hành giáo xứ về chúc tết Bề Trên Giáo Phận.
Trong suốt buổi sáng, các linh mục họp riêng để cùng thảo luận về những gì đã qua. Các cha quản hạt đã lần lượt trình bày về tình hình của mỗi hạt trong năm qua.
Các đại biểu từ các giáo xứ họp riêng tại nhà thờ Chính Tòa. Tại đây, các đại biểu được cha Giuse Nguyễn Văn Diễm và cha Anphongxô Nguyễn Ngọc Châu trình bày về vai trò của người chịu trách nhiệm trong ban chấp hành giáo xứ.
10h45 thánh lễ đồng tế mừng kính thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo tại Nhật Bản. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã chủ sự thánh lễ này.
Cuối thánh lễ, đại diện cho toàn thể giáo dân trong TGP Hà Nội đã có lời chúc mừng năm mới tới Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đức Giám Mục Phụ Tá Laurenxô cùng các linh mục và tu sỹ nam nữ.
Đáp lại, Đức TGM Giuse đã ngỏ lời cảm ơn tất cả những ông trùm bà quản trong các xứ họ đã nỗ lực cộng tác xây dựng giáo phận trong suốt năm qua. Ngài đã nhắc đến hồng ân cao cả mà TGP Hà Nội đã đón nhận trong năm qua đó là ơn hiệp nhất và bình an. Điều này được Đức TGM Giuse đề cập đến nhiều lần khi ngỏ lời với linh mục đoàn cách riêng cũng như với tòan thể dân chúng: “Hiệp nhất và bình an là ơn cao cả mà Chúa đã ban cho chúng ta cách đặc biệt trong năm qua. Đó là ơn mà chúng ta cầu xin Chúa ban mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ. Anh chị em hãy biết gìn giữ lấy ơn cao trọng này”.
Thư chúc mừng năm mới Canh Dần 2010 của ĐGM nguyễn Chí Linh gửi cộng đoàn dân Chúa GP Thanh Hóa
+GM. Nguyễn Chí Linh
22:03 07/02/2010
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN 2010 CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN THANH HÓA
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào lễ minh niên Canh Dần)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 10-02-2010
Anh chị em thân mến,
Giáo phận Thanh hóa gồm 69 linh mục, 72 chủng sinh, hơn 200 nữ tu Mến Thánh Giá và Dòng Thánh Phaolô, 51 giáo xứ, 140.000 giáo dân và 325 họ lẻ trải dài trên 11.700 km vuông của tỉnh Thanh hóa. Bên ngoài lãnh thổ của giáo phận, chúng ta có các linh mục, chủng sinh, nữ tu du học nước ngoài, chúng ta có bà con đồng hương khắp nơi trên thế giới; chúng ta có các cộng đoàn giáo phận như Trụ sở Thanh hóa tại miền Nam, chị em Mến Thánh Giá tại Hà Nội, Bảo Lộc, Saigon. Chúng ta có con em đang học tập và lao động tại hầu hết các tỉnh thành trong nước. Chúng ta có bạn bè ân nhân mọi ngành mọi giới đã, đang và sẽ đồng hành, hổ trợ chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta có bạn bè không cùng niềm tin nhưng rất quý mến chúng ta. Chúng ta có các bậc tiền bối, ông bà tổ tiên đã khuất bóng nhưng vẫn tiếp tục gần gũi chúng ta trong kinh nguyện và lòng tri ân.
Trong vòng tay thân thương của anh em bốn phương một nhà Thanh Hóa, dưới ánh mắt trìu mến của Thánh Giuse quan thầy, vào những giờ phút đầu tiên của năm mới Canh Dần, tôi cảm thấy gần gũi anh chị em hơn bao giờ hết. Tôi hiệp ý với anh chị em để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt nam đang cử hành năm thánh 2010 luôn thể hiện bản chất Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và sứ vụ mà Chúa đã trao phó. Tôi cùng với anh chị em tha thiết khấn xin cho dân tộc Việt nam biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cho giáo phận Thanh hóa yên hàn thịnh đạt theo tinh thần Tin Mừng, nhất là cho các linh mục luôn sống xứng đáng là những « mục tử như lòng Chúa mong ước » theo tinh thần năm linh mục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđitô khởi xướng.
Tôi cầu chúc từng người, từng nhà, từng cộng đoàn một mùa xuân mới thắm thiết Tình Chúa và tình người.
Chúng ta luôn ở bên cạnh nhau, chia sẻ tình bác ái luôn luôn nồng nàn, niềm tin không bao giờ lay chuyển và niềm hy vọng không bao giờ tắt. Đó mới thực sự là giấc mơ chung của những ai cùng tin vào Thiên Chúa là Đấng có uy quyền tạo ra Mùa Xuân vĩnh cửu cho nhân loại. Đó mới thực sự là lời CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN tôi muốn thân ái gửi đến anh chị em.
Thân ái trong Chúa Kitô.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
(Các giáo xứ và cộng đoàn Giáo Phận Thanh hóa công bố thư này vào lễ minh niên Canh Dần)
Tòa Giám mục Thanh hóa ngày 10-02-2010
Anh chị em thân mến,
Giáo phận Thanh hóa gồm 69 linh mục, 72 chủng sinh, hơn 200 nữ tu Mến Thánh Giá và Dòng Thánh Phaolô, 51 giáo xứ, 140.000 giáo dân và 325 họ lẻ trải dài trên 11.700 km vuông của tỉnh Thanh hóa. Bên ngoài lãnh thổ của giáo phận, chúng ta có các linh mục, chủng sinh, nữ tu du học nước ngoài, chúng ta có bà con đồng hương khắp nơi trên thế giới; chúng ta có các cộng đoàn giáo phận như Trụ sở Thanh hóa tại miền Nam, chị em Mến Thánh Giá tại Hà Nội, Bảo Lộc, Saigon. Chúng ta có con em đang học tập và lao động tại hầu hết các tỉnh thành trong nước. Chúng ta có bạn bè ân nhân mọi ngành mọi giới đã, đang và sẽ đồng hành, hổ trợ chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta có bạn bè không cùng niềm tin nhưng rất quý mến chúng ta. Chúng ta có các bậc tiền bối, ông bà tổ tiên đã khuất bóng nhưng vẫn tiếp tục gần gũi chúng ta trong kinh nguyện và lòng tri ân.
Trong vòng tay thân thương của anh em bốn phương một nhà Thanh Hóa, dưới ánh mắt trìu mến của Thánh Giuse quan thầy, vào những giờ phút đầu tiên của năm mới Canh Dần, tôi cảm thấy gần gũi anh chị em hơn bao giờ hết. Tôi hiệp ý với anh chị em để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt nam đang cử hành năm thánh 2010 luôn thể hiện bản chất Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và sứ vụ mà Chúa đã trao phó. Tôi cùng với anh chị em tha thiết khấn xin cho dân tộc Việt nam biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cho giáo phận Thanh hóa yên hàn thịnh đạt theo tinh thần Tin Mừng, nhất là cho các linh mục luôn sống xứng đáng là những « mục tử như lòng Chúa mong ước » theo tinh thần năm linh mục đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđitô khởi xướng.
Tôi cầu chúc từng người, từng nhà, từng cộng đoàn một mùa xuân mới thắm thiết Tình Chúa và tình người.
Chúng ta luôn ở bên cạnh nhau, chia sẻ tình bác ái luôn luôn nồng nàn, niềm tin không bao giờ lay chuyển và niềm hy vọng không bao giờ tắt. Đó mới thực sự là giấc mơ chung của những ai cùng tin vào Thiên Chúa là Đấng có uy quyền tạo ra Mùa Xuân vĩnh cửu cho nhân loại. Đó mới thực sự là lời CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH DẦN tôi muốn thân ái gửi đến anh chị em.
Thân ái trong Chúa Kitô.
+ Giuse NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Giáo Phận Thanh hóa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư gửi người Cồn Dầu xa quê (2)
Trần Văn Chương
09:11 07/02/2010
Pleiku ngày 8 tháng 2 năm 2010
Anh Huỳnh rất thân mến.
Trong việc giải tỏa trắng làng quê mình để làm khu sinh thái, người ta loay hoay với bài toán kinh tế, như thể tất cả vấn đề là làm sao nâng giá đền bù lên cho đủ bảo đảm đời sống người dân tái định cư. Dĩ nhiên chuyện rất thực tế là ‘miếng cơm manh áo’ cho người đang sống hay chuyện rất linh thiêng là ‘nồi hương bát nước’ cho người đã khuất đều là những chuyện trước mắt phải lo. Nhưng tôi nghĩ phải đặt ra những vấn nạn về văn hóa dân tộc trong dự án này bằng không e rằng thế hệ chúng ta sẽ là lớp con cháu dày xéo cơ đồ tổ tiên, những tội đồ văn hóa, nhất là khi chúng ta đã được cảnh báo về nguy cơ suy tàn của các nền văn hóa bản địa trước làn sóng tấn công ồ ạt của các yếu tố văn hóa ngoại lai trong xu thế toàn cầu hóa chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng.
Chắc anh cũng biết Việt Nam thuộc về nền văn minh lúa nước, nét đặc trưng là nếp sống cộng đồng, trong đó người người bao đời gắn kết để cùng sống với nhau với những truyền thống, lễ hội, những tương quan chằng chịt. Các yếu tố tâm lý, kinh tế, địa lý, di truyền, huyết thống trong đời sống cá nhân gia đình, tập thể kết đan hòa quyện làm nên một thực thể xã hội học độc đáo là ngôi làng. Làng Việt Nam là biểu tượng, là tinh túy, là tác phẫm sống của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Cồn Dầu (hay những làng kế bên Trung Lương, Cẩm Chánh, Lỗ Giáng) là một ngôi làng yên bình, đứng vững không di dời trong chiến tranh cũng như thời bình. Tuy chỉ thành hình trong hơn một trăm năm nhưng đối với một thành phố trẻ như Đà Nẵng nó là một làng cổ. Có nhiều làng ở Đà Nẵng nhưng có mấy làng đẹp đẽ xinh xắn như làng Cồn Dầu hay Trung Lương nằm bên bờ sông như một cô gái duyên dáng soi mình bên dòng nước? Những khu phố xa hoa hay nhếch nhác hai bên bờ sông Hàn có vận hành hàng trăm năm thì cũng là khu phố chứ không thể một ngôi làng.
Ấy vậy mà trong lúc ở cách Cồn Dầu chừng 20 cây số, từng bức tường rêu phong, từng mái ngói cong cũ nát trong khu phố cổ di sản văn hóa thế giới được tôn tạo duy trì, thì những ngôi làng đẹp ở quê mình đang bị lên kế hoạch triệt phá đi.
Không lẻ ở gần Cồn Dầu thành phố sẽ xây ‘Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Ngũ hành Sơn’ để “bảo tồn văn hóa di tích, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,” còn 04 ngôi làng từ hàng trăm năm nay thì không có gì chất gì là văn hóa để xứng đáng cho tồn tại sao?
Không lẻ biết bao nhiêu ngôi đình, biểu tượng cho nền văn hóa làng xã này, được công nhận di tích văn hóa, còn chính những ngôi làng sống động thì coi như nó không có hay chỉ là khu đất tính bằng mét vuông qui ra tiền, thế thôi?
Édouard Herriot định nghĩa “văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả.” Không lí gì sau hơn một trăm năm làm nên tác phẫm văn hóa làng chúng ta để công ty Mặt Trời cho xe ủi đất chôn lấp tất cả, đuổi người quê đi nơi khác, biến họ từ chỗ giàu sang trở thành người trắng tay, đui chột về văn hóa, nghèo nàn về thân cách xã hội. Văn hóa nếu hiểu là cái còn lại thì ở đây còn lại gì thế anh? Những mồ chôn vật thể văn hóa như thế có làm đẹp đất Mẹ Việt Nam, có làm cho tổ tiên nơi chín suối an lòng không?
Không lẽ sau bao nhiêu năm đánh giặc giữ làng, với những chiến tích lẫy lừng, chúng ta không còn gì để truyền lại cho con cháu ngày sau sao? Nếu làng ta có di tích tội ác của giặc thì ít là cũng còn một dấu khí để ta chỉ vào đó mà nói với khách tham quan: đây là tội ác của chúng. Nếu làng ta còn những chỗ ghi dấu chiến công của anh và đồng đội, của các Mẹ Anh Hùng thì cũng phải còn lại chút gì vật chất thấy được, sờ mó được và nhất là cũng còn lại những con người sống gần bên như những chứng nhân sống động để kể truyền thuyết cho con cháu, để dẫn chúng đến đó mà truyền dạy cho chúng lòng tự hào dân tộc và lòng “yêu tổ quốc, yêu đồng bào.”
Anh Huỳnh ơi! Chúng ta ứng xử có văn hóa không nếu sau bao nhiêu xương máu mồ hôi để làm nên một làng mà khi qui hoạch ta lại coi nó như một mảnh đất núi Sơn Trà, hay bãi cát trắng Nam Ô. Không lẽ cha ông đã bao đời chăm chút từng con đường, từng ao cá, vườn rau, nay đến lượt mình, chúng ta mời hàng trăm xe chở đất núi về để chôn vùi những gì linh thiêng hay không linh thiêng dưới lớp đất dày một cách không tiếc!
Có đau lòng không anh khi một ngôi làng sinh ra từ trong dòng văn hóa làng Việt, giữa lòng đất Mẹ Việt Nam đã nuôi hồn dân tộc cho bao thế hệ mà nay người ta cư xử với nó như một quái thai phải cắt bỏ ? Báo Tuổi Trẻ (ngày 6/2/2010, trang 14) cho biết ở Củ Chi gần hai mươi năm nay, khu làng du lịch văn hóa “Một Thoáng Việt Nam” đang được xây dụng nhằm tạo một làng nghề, đậm nét văn hóa Việt. Ấy thế mà có những làng quê thứ thiệt từ bao đời này gầy dựng nay hủy bỏ đi, người làng lại bị dọa nạt, hù dọa, xua đuổi đi mà không chịu đi thì bị phạt hành chính.
Tôi e rằng chúng ta chưa rút được kinh nghiệm đau xót là bàn chuyện bảo tồn văn hóa sau khi đã hè nhau đập nát, tháo gỡ không biết bao nhiêu là đền miếu, chùa chiền, nhà thờ tộc để làm sân phơi, nhà kho hợp tác xã nông nghiệp. Hay người ta cho rằng ứng xử văn hóa lúc này phải phá làng phá xóm đi cho rằng nó quá lỗi thời, cái cần lúc này là biệt thự, nhà vườn hút khách du lịch, nhà đầu tư.
Ai đó đã nói: Một phát súng bắn vào quá khứ là trái đại bác nhắm vào tương lai. Bình địa Cồn Dầu là có tội với văn hóa dân tộc, tức là với chính dân tộc; còn sống chết, giữ gìn tôn tạo, làm giàu, làm đẹp làng quê là bổn phận, là món nợ phải trả đối với văn hóa, với tổ quốc.
So với hai thành phố kế bên là Huế và Hội An, thành phố Đà Nẵng quá nghèo nàn về kiến trúc văn hóa dân tộc. Nó sẽ còn nghèo đi biết bao nếu đem chôn sống những ngôi làng Việt cổ kính của mình. Tôi vẫn tin những người có trách nhiệm sẽ ngồi lại và qui hoạch dự án ‘Khu Sinh Thái Hòa Xuân’ sẽ được điều chỉnh lại theo hướng tôn trọng bản sắc văn hóa làng xã Việt nam. Những người yêu quê hương sẽ ở lại để thổi hồn quê vào cây cỏ đất đá chứ không phải là máy điều hòa hay xe tay gaz. Tôi mong có ngày vui trong chiến thắng không phải của người Cồn Dầu mà là của mọi người mến chuộng văn hóa Việt nam, một văn hóa có sức tiếp hiệp và chuyển thể các yếu tố văn hóa thời đại để thể hiện chính mình và phát huy thêm lên.
Mấy đứa con tôi lớn lên phố núi này, Tết nhứt không thiếu thứ gì nhưng Tết này tôi sẽ đem các cháu về quê cho chúng biết bà biết con, biết cái Tết quê mình ra sao. Tôi sẽ ra Đất Thánh thắp hương cho ông bà của tôi và mẹ của anh. Ta hãy cùng chắp tay khấn nguyện cho những mối tình cao đẹp trong nhân gian sẽ hội tụ lại trong mùa Xuân của tình Quê Hương thắm thiết đậm đà.
Anh Huỳnh rất thân mến.
Trong việc giải tỏa trắng làng quê mình để làm khu sinh thái, người ta loay hoay với bài toán kinh tế, như thể tất cả vấn đề là làm sao nâng giá đền bù lên cho đủ bảo đảm đời sống người dân tái định cư. Dĩ nhiên chuyện rất thực tế là ‘miếng cơm manh áo’ cho người đang sống hay chuyện rất linh thiêng là ‘nồi hương bát nước’ cho người đã khuất đều là những chuyện trước mắt phải lo. Nhưng tôi nghĩ phải đặt ra những vấn nạn về văn hóa dân tộc trong dự án này bằng không e rằng thế hệ chúng ta sẽ là lớp con cháu dày xéo cơ đồ tổ tiên, những tội đồ văn hóa, nhất là khi chúng ta đã được cảnh báo về nguy cơ suy tàn của các nền văn hóa bản địa trước làn sóng tấn công ồ ạt của các yếu tố văn hóa ngoại lai trong xu thế toàn cầu hóa chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng.
Chắc anh cũng biết Việt Nam thuộc về nền văn minh lúa nước, nét đặc trưng là nếp sống cộng đồng, trong đó người người bao đời gắn kết để cùng sống với nhau với những truyền thống, lễ hội, những tương quan chằng chịt. Các yếu tố tâm lý, kinh tế, địa lý, di truyền, huyết thống trong đời sống cá nhân gia đình, tập thể kết đan hòa quyện làm nên một thực thể xã hội học độc đáo là ngôi làng. Làng Việt Nam là biểu tượng, là tinh túy, là tác phẫm sống của văn hóa cộng đồng Việt Nam.
Cồn Dầu (hay những làng kế bên Trung Lương, Cẩm Chánh, Lỗ Giáng) là một ngôi làng yên bình, đứng vững không di dời trong chiến tranh cũng như thời bình. Tuy chỉ thành hình trong hơn một trăm năm nhưng đối với một thành phố trẻ như Đà Nẵng nó là một làng cổ. Có nhiều làng ở Đà Nẵng nhưng có mấy làng đẹp đẽ xinh xắn như làng Cồn Dầu hay Trung Lương nằm bên bờ sông như một cô gái duyên dáng soi mình bên dòng nước? Những khu phố xa hoa hay nhếch nhác hai bên bờ sông Hàn có vận hành hàng trăm năm thì cũng là khu phố chứ không thể một ngôi làng.
Ấy vậy mà trong lúc ở cách Cồn Dầu chừng 20 cây số, từng bức tường rêu phong, từng mái ngói cong cũ nát trong khu phố cổ di sản văn hóa thế giới được tôn tạo duy trì, thì những ngôi làng đẹp ở quê mình đang bị lên kế hoạch triệt phá đi.
Không lẻ ở gần Cồn Dầu thành phố sẽ xây ‘Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Ngũ hành Sơn’ để “bảo tồn văn hóa di tích, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,” còn 04 ngôi làng từ hàng trăm năm nay thì không có gì chất gì là văn hóa để xứng đáng cho tồn tại sao?
Không lẻ biết bao nhiêu ngôi đình, biểu tượng cho nền văn hóa làng xã này, được công nhận di tích văn hóa, còn chính những ngôi làng sống động thì coi như nó không có hay chỉ là khu đất tính bằng mét vuông qui ra tiền, thế thôi?
Édouard Herriot định nghĩa “văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả.” Không lí gì sau hơn một trăm năm làm nên tác phẫm văn hóa làng chúng ta để công ty Mặt Trời cho xe ủi đất chôn lấp tất cả, đuổi người quê đi nơi khác, biến họ từ chỗ giàu sang trở thành người trắng tay, đui chột về văn hóa, nghèo nàn về thân cách xã hội. Văn hóa nếu hiểu là cái còn lại thì ở đây còn lại gì thế anh? Những mồ chôn vật thể văn hóa như thế có làm đẹp đất Mẹ Việt Nam, có làm cho tổ tiên nơi chín suối an lòng không?
Không lẽ sau bao nhiêu năm đánh giặc giữ làng, với những chiến tích lẫy lừng, chúng ta không còn gì để truyền lại cho con cháu ngày sau sao? Nếu làng ta có di tích tội ác của giặc thì ít là cũng còn một dấu khí để ta chỉ vào đó mà nói với khách tham quan: đây là tội ác của chúng. Nếu làng ta còn những chỗ ghi dấu chiến công của anh và đồng đội, của các Mẹ Anh Hùng thì cũng phải còn lại chút gì vật chất thấy được, sờ mó được và nhất là cũng còn lại những con người sống gần bên như những chứng nhân sống động để kể truyền thuyết cho con cháu, để dẫn chúng đến đó mà truyền dạy cho chúng lòng tự hào dân tộc và lòng “yêu tổ quốc, yêu đồng bào.”
Anh Huỳnh ơi! Chúng ta ứng xử có văn hóa không nếu sau bao nhiêu xương máu mồ hôi để làm nên một làng mà khi qui hoạch ta lại coi nó như một mảnh đất núi Sơn Trà, hay bãi cát trắng Nam Ô. Không lẽ cha ông đã bao đời chăm chút từng con đường, từng ao cá, vườn rau, nay đến lượt mình, chúng ta mời hàng trăm xe chở đất núi về để chôn vùi những gì linh thiêng hay không linh thiêng dưới lớp đất dày một cách không tiếc!
Có đau lòng không anh khi một ngôi làng sinh ra từ trong dòng văn hóa làng Việt, giữa lòng đất Mẹ Việt Nam đã nuôi hồn dân tộc cho bao thế hệ mà nay người ta cư xử với nó như một quái thai phải cắt bỏ ? Báo Tuổi Trẻ (ngày 6/2/2010, trang 14) cho biết ở Củ Chi gần hai mươi năm nay, khu làng du lịch văn hóa “Một Thoáng Việt Nam” đang được xây dụng nhằm tạo một làng nghề, đậm nét văn hóa Việt. Ấy thế mà có những làng quê thứ thiệt từ bao đời này gầy dựng nay hủy bỏ đi, người làng lại bị dọa nạt, hù dọa, xua đuổi đi mà không chịu đi thì bị phạt hành chính.
Tôi e rằng chúng ta chưa rút được kinh nghiệm đau xót là bàn chuyện bảo tồn văn hóa sau khi đã hè nhau đập nát, tháo gỡ không biết bao nhiêu là đền miếu, chùa chiền, nhà thờ tộc để làm sân phơi, nhà kho hợp tác xã nông nghiệp. Hay người ta cho rằng ứng xử văn hóa lúc này phải phá làng phá xóm đi cho rằng nó quá lỗi thời, cái cần lúc này là biệt thự, nhà vườn hút khách du lịch, nhà đầu tư.
Ai đó đã nói: Một phát súng bắn vào quá khứ là trái đại bác nhắm vào tương lai. Bình địa Cồn Dầu là có tội với văn hóa dân tộc, tức là với chính dân tộc; còn sống chết, giữ gìn tôn tạo, làm giàu, làm đẹp làng quê là bổn phận, là món nợ phải trả đối với văn hóa, với tổ quốc.
So với hai thành phố kế bên là Huế và Hội An, thành phố Đà Nẵng quá nghèo nàn về kiến trúc văn hóa dân tộc. Nó sẽ còn nghèo đi biết bao nếu đem chôn sống những ngôi làng Việt cổ kính của mình. Tôi vẫn tin những người có trách nhiệm sẽ ngồi lại và qui hoạch dự án ‘Khu Sinh Thái Hòa Xuân’ sẽ được điều chỉnh lại theo hướng tôn trọng bản sắc văn hóa làng xã Việt nam. Những người yêu quê hương sẽ ở lại để thổi hồn quê vào cây cỏ đất đá chứ không phải là máy điều hòa hay xe tay gaz. Tôi mong có ngày vui trong chiến thắng không phải của người Cồn Dầu mà là của mọi người mến chuộng văn hóa Việt nam, một văn hóa có sức tiếp hiệp và chuyển thể các yếu tố văn hóa thời đại để thể hiện chính mình và phát huy thêm lên.
Mấy đứa con tôi lớn lên phố núi này, Tết nhứt không thiếu thứ gì nhưng Tết này tôi sẽ đem các cháu về quê cho chúng biết bà biết con, biết cái Tết quê mình ra sao. Tôi sẽ ra Đất Thánh thắp hương cho ông bà của tôi và mẹ của anh. Ta hãy cùng chắp tay khấn nguyện cho những mối tình cao đẹp trong nhân gian sẽ hội tụ lại trong mùa Xuân của tình Quê Hương thắm thiết đậm đà.
Về quê ăn Tết
Gioan Lê Quang Vinh
09:18 07/02/2010
Đi lễ một chiều trong những ngày cuối năm âm lịch, chúng tôi được nghe cha Lân (Dòng Ngôi Lời) giảng thật sâu sắc và thấm thía về ý nghĩa ngày Tết đối với người Công giáo, những người tin và phó thác cuộc đời mình cho Chúa Quan Phòng. Từ bài giảng của Cha, chúng tôi cứ suy nghĩ hoài về những điều xảy ra trên chính quê hương, nơi mà ngày Tết có bao kẻ vui người buồn, dù như lời Cha nói nhiều người, như Cha lớn tuổi rồi vẫn nao nao mong chờ ngày Tết.
Tết đối với người Việt thật linh thiêng và xúc động, và ý niệm “về quê ăn Tết” nghe tuyệt vời biết bao. Cha bảo “đối với người làm ăn khấm khá, về quê để vui Tết với họ hàng. Còn đối với người làm ăn vất vả, không thành công, về quê ăn Tết để nghỉ ngơi”. Tôi chợt nhớ đến những người bạn nhỏ nhóm Xa Quê gốc ở Nghĩa Ải gần Đồng Chiêm, tạm trú ở Sàigòn đi bán khoai bán bắp khắp những hang cùng ngõ hẻm. Mấy hôm trước đây, các bạn về quê, gọi điện thoại chào tôi mà giọng vui như đi trẩy hội dù quanh năm vất vả cực nhọc mà ai chưa gặp thì chẳng thể nào tưởng tượng ra được.
Đặc biệt tôi nhớ anh em quê ở Cồn Dầu, những người anh em thân thiết đang tản mác muôn nơi, thỉnh thoảng họ về quê là xóm đạo Cồn Dầu bình an ngày trước. Khi nghe tin Cồn Dầu gặp tai biến, anh em gửi mail cho tôi, giọng văn ai cũng nghẹn ngào. Rồi mai mốt Tết đến họ sẽ về quê nào ăn Tết đây?
Những anh em ấy xưa nay tuy đi xa nhưng có một nơi để quay về. Trong tác phẩm “Nỗi Buồn Chiến Tranh” có một thời được giải thưởng rồi một thời bị phê phán, cấm in, tác giả Bảo Ninh tả một cô gái lỡ thời sống một mình trên đồi, khi chia tay với người lính, đã nghẹn ngào nói đại ý mai kia trong đời nếu không có chỗ nào quay về, anh hãy tìm về đây, nơi mãi ngóng chờ anh.
Cồn Dầu như một cô gái quê, sẽ nghẹn ngào nói với Thiên Giang (anh em gọi là Quang cua), Ngọc Ánh, Huỳnh Thắng, Thanh Tùng hay bất cứ người Cồn Dầu nào xa quê, rằng mai kia anh về có thấy vi-la, có thấy khách sạn, có thấy sòng bài, thì hãy nhớ một thời hàng trăm năm có niềm tin và bình an, nơi cưu mang những người con cả đời chỉ hướng về quê Trời.
Tôi không sinh ra ở Cồn Dầu nhưng vẫn nhớ ngày xưa mỗi khi lên sân thượng ở ngôi trường Gioan mà Đức Cha Phêrô Maria xây dựng, nhìn qua hướng Cồn Dầu, biết đó là nơi mà con cái Giáo Hội vẫn luôn gìn giữ kho báu đức tin. Cồn Dầu không chỉ là mảnh đất ruộng nhỏ. Không. Tôi ngẫm nghĩ, đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng hạt giống đức tin đã ươm xuống rồi, không ai và không thế lực nào có thể đào xới lên quăng đi mà lại tránh khỏi bàn tay công thẳng của Thiên Chúa.
Cha Lân còn nhắc đến những phong tục của người miền Nam: mâm tam quả, tứ quả, ngũ quả, thậm chí lục quả: (theo giọng miền Tây) dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài sung v.v… Ngài nhấn mạnh không phải mâm quả hay phong thuỷ làm cho gia đình phát đạt, mà chỉ có Thiên Chúa mới đem lại cho con người bình an và đầy đủ về mọi mặt. Những cán bộ dư tiền ăn chơi, những người trộm cắp hay những kẻ lười biếng v.v… thì dù có coi phong thuỷ có mấy mâm quả thì cũng không hạnh phúc được.
Tôi lại nghĩ đến Cồn Dầu. Trong bản nhạc “Quê Hương Tự Tình” do Thiên Giang viết lời ca: “Đất này đất thánh người ơi, đừng nên để mất muôn đời ông cha”, “Sáng chiều chuông đổ ngân nga, luôn luôn nhắc nhớ chúng ta nguyện cầu”, hay bài "Trả lại cho tôi":. Cồn Dầu đứng vững bao đời và còn muốn vững vàng đi tới để người dân hạnh phúc trong tình yêu quê hương và lời nguyện cầu ấy. Mất Cồn Dầu, giáo phận Đà nẵng và Giáo Hội Việt Nam sẽ mất mát nhiều lắm. Không thể phát triển và không làm cho lòng người an vui nếu nơi ăn chơi giải trí lại nằm ngay trên mảnh đất đã dùng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa.
Người ta đang lo rằng ăn Tết xong, vui Xuân xong và ồn ào huyên náo xong thì Cồn Dầu lại gặp nguy cơ. Ai sẽ là người lên tiếng cho anh chị em trong đức tin của chúng ta bây giờ? Xin hãy cầu nguyện cho Cồn Dầu, xin mọi người hãy cầu nguyện ngay bây giờ, khi quí độc giả đọc những dòng này. Xin đừng chần chờ. Hàng triệu lời cầu nguyện cùng vang lên, thì Thiên Chúa, Đấng đã nói với Abraham rằng Ngài "chỉ cần mười người công chính thôi", Ngài cũng sẽ nhậm lời. (x.Sáng thế 18,32)
Vâng, xin hãy cùng chấp tay nguyện cầu.
Tết đối với người Việt thật linh thiêng và xúc động, và ý niệm “về quê ăn Tết” nghe tuyệt vời biết bao. Cha bảo “đối với người làm ăn khấm khá, về quê để vui Tết với họ hàng. Còn đối với người làm ăn vất vả, không thành công, về quê ăn Tết để nghỉ ngơi”. Tôi chợt nhớ đến những người bạn nhỏ nhóm Xa Quê gốc ở Nghĩa Ải gần Đồng Chiêm, tạm trú ở Sàigòn đi bán khoai bán bắp khắp những hang cùng ngõ hẻm. Mấy hôm trước đây, các bạn về quê, gọi điện thoại chào tôi mà giọng vui như đi trẩy hội dù quanh năm vất vả cực nhọc mà ai chưa gặp thì chẳng thể nào tưởng tượng ra được.
Đặc biệt tôi nhớ anh em quê ở Cồn Dầu, những người anh em thân thiết đang tản mác muôn nơi, thỉnh thoảng họ về quê là xóm đạo Cồn Dầu bình an ngày trước. Khi nghe tin Cồn Dầu gặp tai biến, anh em gửi mail cho tôi, giọng văn ai cũng nghẹn ngào. Rồi mai mốt Tết đến họ sẽ về quê nào ăn Tết đây?
Những anh em ấy xưa nay tuy đi xa nhưng có một nơi để quay về. Trong tác phẩm “Nỗi Buồn Chiến Tranh” có một thời được giải thưởng rồi một thời bị phê phán, cấm in, tác giả Bảo Ninh tả một cô gái lỡ thời sống một mình trên đồi, khi chia tay với người lính, đã nghẹn ngào nói đại ý mai kia trong đời nếu không có chỗ nào quay về, anh hãy tìm về đây, nơi mãi ngóng chờ anh.
Cồn Dầu như một cô gái quê, sẽ nghẹn ngào nói với Thiên Giang (anh em gọi là Quang cua), Ngọc Ánh, Huỳnh Thắng, Thanh Tùng hay bất cứ người Cồn Dầu nào xa quê, rằng mai kia anh về có thấy vi-la, có thấy khách sạn, có thấy sòng bài, thì hãy nhớ một thời hàng trăm năm có niềm tin và bình an, nơi cưu mang những người con cả đời chỉ hướng về quê Trời.
Tôi không sinh ra ở Cồn Dầu nhưng vẫn nhớ ngày xưa mỗi khi lên sân thượng ở ngôi trường Gioan mà Đức Cha Phêrô Maria xây dựng, nhìn qua hướng Cồn Dầu, biết đó là nơi mà con cái Giáo Hội vẫn luôn gìn giữ kho báu đức tin. Cồn Dầu không chỉ là mảnh đất ruộng nhỏ. Không. Tôi ngẫm nghĩ, đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng hạt giống đức tin đã ươm xuống rồi, không ai và không thế lực nào có thể đào xới lên quăng đi mà lại tránh khỏi bàn tay công thẳng của Thiên Chúa.
Cha Lân còn nhắc đến những phong tục của người miền Nam: mâm tam quả, tứ quả, ngũ quả, thậm chí lục quả: (theo giọng miền Tây) dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài, cầu dừa đủ xài sung v.v… Ngài nhấn mạnh không phải mâm quả hay phong thuỷ làm cho gia đình phát đạt, mà chỉ có Thiên Chúa mới đem lại cho con người bình an và đầy đủ về mọi mặt. Những cán bộ dư tiền ăn chơi, những người trộm cắp hay những kẻ lười biếng v.v… thì dù có coi phong thuỷ có mấy mâm quả thì cũng không hạnh phúc được.
Tôi lại nghĩ đến Cồn Dầu. Trong bản nhạc “Quê Hương Tự Tình” do Thiên Giang viết lời ca: “Đất này đất thánh người ơi, đừng nên để mất muôn đời ông cha”, “Sáng chiều chuông đổ ngân nga, luôn luôn nhắc nhớ chúng ta nguyện cầu”, hay bài "Trả lại cho tôi":. Cồn Dầu đứng vững bao đời và còn muốn vững vàng đi tới để người dân hạnh phúc trong tình yêu quê hương và lời nguyện cầu ấy. Mất Cồn Dầu, giáo phận Đà nẵng và Giáo Hội Việt Nam sẽ mất mát nhiều lắm. Không thể phát triển và không làm cho lòng người an vui nếu nơi ăn chơi giải trí lại nằm ngay trên mảnh đất đã dùng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa.
Người ta đang lo rằng ăn Tết xong, vui Xuân xong và ồn ào huyên náo xong thì Cồn Dầu lại gặp nguy cơ. Ai sẽ là người lên tiếng cho anh chị em trong đức tin của chúng ta bây giờ? Xin hãy cầu nguyện cho Cồn Dầu, xin mọi người hãy cầu nguyện ngay bây giờ, khi quí độc giả đọc những dòng này. Xin đừng chần chờ. Hàng triệu lời cầu nguyện cùng vang lên, thì Thiên Chúa, Đấng đã nói với Abraham rằng Ngài "chỉ cần mười người công chính thôi", Ngài cũng sẽ nhậm lời. (x.Sáng thế 18,32)
Vâng, xin hãy cùng chấp tay nguyện cầu.
Thương về Cồn Dầu-quê hương yêu dấu: Trả lại cho tôi
Thiên Giang
09:27 07/02/2010
(Mời nghe bài nhạc ở cuối trang)
...Cồn Dầu ơi! thương lắm lúa đồng xanh
Con sông nhỏ,vòng quanh, ôm xóm đạo
Mỗi chiều về,câu kinh cầu vang vọng
Mong yêu thương,yên ấm đến muôn nhà
Dù còn nghèo,cơm rau mắm dưa cà
Vững một niềm, tin yêu Cha tha thiết
Trăng trên trời, có khi tròn, khi khuyết
Vẫn bên nhau,dù tử biệt sinh ly
Đời buồn vui,năm tháng cứ trôi đi
Tình quê ấy,đâu dễ gì phai nhạt
Thiên Giang
...Cồn Dầu ơi! thương lắm lúa đồng xanh
Con sông nhỏ,vòng quanh, ôm xóm đạo
Mỗi chiều về,câu kinh cầu vang vọng
Mong yêu thương,yên ấm đến muôn nhà
Dù còn nghèo,cơm rau mắm dưa cà
Vững một niềm, tin yêu Cha tha thiết
Trăng trên trời, có khi tròn, khi khuyết
Vẫn bên nhau,dù tử biệt sinh ly
Đời buồn vui,năm tháng cứ trôi đi
Tình quê ấy,đâu dễ gì phai nhạt
Thiên Giang
Tết Nguyên Đán ở Hòa Lan: Đêm hội ngộ mùa Xuân Canh Dần 2010
Nguyễn Liên Hiệp
16:10 07/02/2010
HÒA LAN - Cội mai già vàng rực một góc sân khấu, nhạc xập xình cùng tiếng hát bay bỗng của ca sĩ, bóng người lướt đi trên sàn nhảy. Ngoài kia mùi bánh tét, bánh chưng xen lẫn các món ăn truyền thống khác. Tất cả tạo ra một bầu không khí tươi vui náo nhiệt của Tết Canh Dần mà Cộng Đồng năm nay tổ chức.
Hình ảnh đêm hội ngộ
Năm nay Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan (CDVNTNCS/HL) tổ chức hội Xuân thật chu đáo. Chương trình văn nghệ phong phú với những tiếng hát một thời được tuyển chọn, bên cạnh ban nhạc Rạng Đông đã vang danh trong lòng người hâm mộ. Đặc biệt chương trình năm nay có sự hiện diện của vũ đoàn Lạc Hồng đến từ Đan Mạch, đây là vũ đoàn của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đan Mạch được mời đến giúp vui cho đồng hương, đã làm cho chương trình văn nghệ thêm phần phong phú. Đó là chưa kể người MC với tài điều khiển chương trình một cách sống động va dí dỏm làm tăng thêm phần hào hứng cho người tham dự.
Anh Tư với nụ cười rạng rỡ nói với tôi: “Bão tuyết như dzầy, tưởng ít người đi, ai dzè lại đông dzui dzữ dzậy”. Đúng như vậy, năm nay thời tiết lạnh, tuyết rơi kéo dài nhiều hơn mọi năm, thế mà BTC không ngờ đồng hương hội tụ về Arnhem với số lượng ngoài dự định.
Tết nhất thì phải đi liền với cái ăn, cái uống. Bên kia cách nhau một làn kính mỏng, trong hàng lang nào là bánh tét, bánh chưng, chè, hột vịt, bánh mì, đồ nhậu; lại thêm cạnh đó là bàn táp bia và nước ngọt. Đồng hương nếu điều kiện tài chánh cho phép, thì tương đối có đủ sự chọn lựa cho một đêm hội ngộ vui Xuân do CĐ tổ chức. Đó là chưa kể đến hàng phở Cần nổi tiếng năm nào cũng hiện diện, nằm khuất phía trong.
Trong cái không khí ngây ngây, rộn rã tiếng cười đùa của một ngày hội lớn, thế nào ta cũng chợt bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc từ lâu, nay mới gặp. Có gì thú cho bằng lâu ngày gặp lại bạn xưa. Những thăm hỏi về gia đình, sức khỏe, công việc làm ăn, học hành con cái và tùy người để thấy rằng mình lớn thêm một năm hay mình già đi một tuổi… Những em bé chạy nhảy tung tăng, những chàng trai thiếu nữ đang lớn đầy sức sống, bên cạnh những mái đầu bạc. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động cho ngày hội Xuân, một năm chỉ có một lần.
Trên đường về nhà, tuyết lại rơi một màu trắng xóa. Nhưng tôi chỉ thấy màu vàng hoa mai trộn lẫn với vườn cải hoa vàng của thời xa xưa tuổi nhỏ, màu đỏ bao lì xì trộn lẫn với màu xác pháo và màu xanh bánh tét trộn lẫn với màu xanh của những cánh đồng lúa non trải dài. . trải dài … để rồi biến thành cái mênh mông của màu tuyết trắng.
Cái gì đã nối kết những hình ảnh màu sắc đó, nếu không phải ta nhớ về quá khứ để nhận ra rằng đời sống hiện tại, tương lai của chúng ta là ở nơi đây. Và cũng để thấy thêm được rằng, nếu người Việt tha hương chúng ta biết tìm đến với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên một cái Tết quê hương đậm đà, ấm cúng giữa bầu trời băng giá này, phải không bạn.
Hình ảnh đêm hội ngộ
Năm nay Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan (CDVNTNCS/HL) tổ chức hội Xuân thật chu đáo. Chương trình văn nghệ phong phú với những tiếng hát một thời được tuyển chọn, bên cạnh ban nhạc Rạng Đông đã vang danh trong lòng người hâm mộ. Đặc biệt chương trình năm nay có sự hiện diện của vũ đoàn Lạc Hồng đến từ Đan Mạch, đây là vũ đoàn của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đan Mạch được mời đến giúp vui cho đồng hương, đã làm cho chương trình văn nghệ thêm phần phong phú. Đó là chưa kể người MC với tài điều khiển chương trình một cách sống động va dí dỏm làm tăng thêm phần hào hứng cho người tham dự.
Anh Tư với nụ cười rạng rỡ nói với tôi: “Bão tuyết như dzầy, tưởng ít người đi, ai dzè lại đông dzui dzữ dzậy”. Đúng như vậy, năm nay thời tiết lạnh, tuyết rơi kéo dài nhiều hơn mọi năm, thế mà BTC không ngờ đồng hương hội tụ về Arnhem với số lượng ngoài dự định.
Tết nhất thì phải đi liền với cái ăn, cái uống. Bên kia cách nhau một làn kính mỏng, trong hàng lang nào là bánh tét, bánh chưng, chè, hột vịt, bánh mì, đồ nhậu; lại thêm cạnh đó là bàn táp bia và nước ngọt. Đồng hương nếu điều kiện tài chánh cho phép, thì tương đối có đủ sự chọn lựa cho một đêm hội ngộ vui Xuân do CĐ tổ chức. Đó là chưa kể đến hàng phở Cần nổi tiếng năm nào cũng hiện diện, nằm khuất phía trong.
Trong cái không khí ngây ngây, rộn rã tiếng cười đùa của một ngày hội lớn, thế nào ta cũng chợt bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc từ lâu, nay mới gặp. Có gì thú cho bằng lâu ngày gặp lại bạn xưa. Những thăm hỏi về gia đình, sức khỏe, công việc làm ăn, học hành con cái và tùy người để thấy rằng mình lớn thêm một năm hay mình già đi một tuổi… Những em bé chạy nhảy tung tăng, những chàng trai thiếu nữ đang lớn đầy sức sống, bên cạnh những mái đầu bạc. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động cho ngày hội Xuân, một năm chỉ có một lần.
Trên đường về nhà, tuyết lại rơi một màu trắng xóa. Nhưng tôi chỉ thấy màu vàng hoa mai trộn lẫn với vườn cải hoa vàng của thời xa xưa tuổi nhỏ, màu đỏ bao lì xì trộn lẫn với màu xác pháo và màu xanh bánh tét trộn lẫn với màu xanh của những cánh đồng lúa non trải dài. . trải dài … để rồi biến thành cái mênh mông của màu tuyết trắng.
Cái gì đã nối kết những hình ảnh màu sắc đó, nếu không phải ta nhớ về quá khứ để nhận ra rằng đời sống hiện tại, tương lai của chúng ta là ở nơi đây. Và cũng để thấy thêm được rằng, nếu người Việt tha hương chúng ta biết tìm đến với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên một cái Tết quê hương đậm đà, ấm cúng giữa bầu trời băng giá này, phải không bạn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Nhất
Lm. Francis Lý Văn Ca
02:55 07/02/2010
Chặng thứ Nhất
Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu
Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ."
Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha."
Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.
Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ."
(Lc. 22:39-46)
Suy Niệm:
Khi màn đêm buông xuống thành Giêrusalem, những cây ôliu trong vườn Giệtsimani với tiếng lá xào xạc cả ngày nay cũng như muốn đưa chúng ta trở về cái đêm đau khổ và cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã trải qua. Ngài nổi bật, cô đơn, giữa quang cảnh đó, qùy gối trên đất của khu vườn. Như mọi người đang phải đối diện với cái chết, Chúa Kitô cũng đầy những đau khổ. Thực ra chữ nguyên thủy mà Thánh Gioan dùng là "agonia", chiến đấu. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật thống thiết, căng thẳng như trong một trận chiến, và mồ hôi Ngài pha lẫn với máu chảy trên khuôn mặt Ngài là bằng chứng của một trạng thái bị hành hạ cam go, dữ dội.
Ngài kêu thấu lên trời cao, lên Chúa Cha Đấng dường như đang im lặng một cách bí ẩn: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con”, chén đau khổ và chết chóc. Trong một đêm tối, Giacóp, một trong các tổ phụ của dân Do Thái, bên bờ một nhánh sông Giođan, cũng đã từng gặp gỡ Thiên Chúa như một nhân vật huyền nhiệm, và “đã chiến đấu với ông cho đến tảng sáng”[2]. Cầu nguyện trong lúc bị thử thách là một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác, và Chúa Giêsu cũng vậy, trong tăm tối của đêm ấy “với tiếng kêu lớn và nước mắt đã dâng lời van xin khẩn nguyện lên Thiên Chúa là Đấng có thể cứu Người khỏi chết”[3]
Trong Chúa Kitô nơi vườn Giệtsimani, đang chiến đấu và đầy lo âu, chúng ta cũng tìm thấy chính mình khi chúng ta trải qua đêm đau khổ xé lòng, đêm cô đơn vì xa cách người thân, vì sự yên lặng của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, như đã từng có người nói, “Chúa Giêsu sẽ còn đau khổ cho đến tận thế, Ngài không thể nghỉ yên vì Ngài tìm kiếm sự đồng hành và sự cảm thông”[4] như bao nhiêu người đau khổ khác trên trái đất này. Trong Ngài, chúng ta cũng thấy khuôn mặt chúng ta, đẫm lệ và hằn lên nỗi sầu khổ.
Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu không dẫn đến cám dỗ tuyệt vọng và đầu hàng, nhưng dẫn đến lời tuyên xưng sự tín thác nơi Chúa Cha và ý định mầu nhiệm của Ngài. Đó chính là những lời kinh Lạy Cha mà Ngài đưa ra cho chúng ta trong giờ phút cay đắng ấy: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ… không phải theo ý con nhưng xin vâng theo ý Cha!”. Và này đây thiên thần an ủi, củng cố, và cảm thông hiện ra để giúp Chúa Giêsu, và giúp chúng ta bền đỗ cho đến cùng của cuộc hành trình.
[2] x. Sáng Thế 32:23-32.
[3] x. Do Thái 5:7.
[4] Blaise Pascal, Pensées, số. 555, ed. Brunswieg.
Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu
Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ."
Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha."
Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.
Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ."
(Lc. 22:39-46)
Suy Niệm:
Khi màn đêm buông xuống thành Giêrusalem, những cây ôliu trong vườn Giệtsimani với tiếng lá xào xạc cả ngày nay cũng như muốn đưa chúng ta trở về cái đêm đau khổ và cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã trải qua. Ngài nổi bật, cô đơn, giữa quang cảnh đó, qùy gối trên đất của khu vườn. Như mọi người đang phải đối diện với cái chết, Chúa Kitô cũng đầy những đau khổ. Thực ra chữ nguyên thủy mà Thánh Gioan dùng là "agonia", chiến đấu. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật thống thiết, căng thẳng như trong một trận chiến, và mồ hôi Ngài pha lẫn với máu chảy trên khuôn mặt Ngài là bằng chứng của một trạng thái bị hành hạ cam go, dữ dội.
Ngài kêu thấu lên trời cao, lên Chúa Cha Đấng dường như đang im lặng một cách bí ẩn: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con”, chén đau khổ và chết chóc. Trong một đêm tối, Giacóp, một trong các tổ phụ của dân Do Thái, bên bờ một nhánh sông Giođan, cũng đã từng gặp gỡ Thiên Chúa như một nhân vật huyền nhiệm, và “đã chiến đấu với ông cho đến tảng sáng”[2]. Cầu nguyện trong lúc bị thử thách là một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác, và Chúa Giêsu cũng vậy, trong tăm tối của đêm ấy “với tiếng kêu lớn và nước mắt đã dâng lời van xin khẩn nguyện lên Thiên Chúa là Đấng có thể cứu Người khỏi chết”[3]
Trong Chúa Kitô nơi vườn Giệtsimani, đang chiến đấu và đầy lo âu, chúng ta cũng tìm thấy chính mình khi chúng ta trải qua đêm đau khổ xé lòng, đêm cô đơn vì xa cách người thân, vì sự yên lặng của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, như đã từng có người nói, “Chúa Giêsu sẽ còn đau khổ cho đến tận thế, Ngài không thể nghỉ yên vì Ngài tìm kiếm sự đồng hành và sự cảm thông”[4] như bao nhiêu người đau khổ khác trên trái đất này. Trong Ngài, chúng ta cũng thấy khuôn mặt chúng ta, đẫm lệ và hằn lên nỗi sầu khổ.
Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu không dẫn đến cám dỗ tuyệt vọng và đầu hàng, nhưng dẫn đến lời tuyên xưng sự tín thác nơi Chúa Cha và ý định mầu nhiệm của Ngài. Đó chính là những lời kinh Lạy Cha mà Ngài đưa ra cho chúng ta trong giờ phút cay đắng ấy: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ… không phải theo ý con nhưng xin vâng theo ý Cha!”. Và này đây thiên thần an ủi, củng cố, và cảm thông hiện ra để giúp Chúa Giêsu, và giúp chúng ta bền đỗ cho đến cùng của cuộc hành trình.
[2] x. Sáng Thế 32:23-32.
[3] x. Do Thái 5:7.
[4] Blaise Pascal, Pensées, số. 555, ed. Brunswieg.
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Tư
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
06:53 07/02/2010
Chặng thứ Tư
Ông Phêrô chối Chúa Giêsu
Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa. Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”
Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị! "
Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: "Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng! " Nhưng ông Phêrô đáp lại: "Này anh, không phải đâu! "
Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê."
Nhưng ông Phêrô trả lời: "Này anh, tôi không biết anh nói gì! "
Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.
Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần."
Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Lc 22:54-62
Suy Niệm:
Chúng ta hãy quay lại đêm chúng ta đã bỏ lại đằng sau khi tiến vào phòng Chúa Giêsu bị xử án lần thứ nhất. Bóng đêm và cái lạnh đã bị xuyên thủng bởi những ánh lửa bập bùng trong sân của dinh Hội Đồng Công Tọa. Các người đầy tớ và lính tráng đang hơ tay cho ấm; ánh lửa soi rõ mặt họ. Và ba giọng nói, lần lượt tiếp nối nhau, vang lên, và ba cánh tay chĩa thẳng vào khuôn mặt mà họ nhận ra, khuôn mặt ông Phêrô.
Đầu tiên là một giọng đàn bà. Chị ta là người tớ gái trong dinh; nhìn thẳng vào mắt người môn đệ, chị ta thốt lên: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”. Rồi một giọng đàn ông vang lên: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!”. Một người đàn ông khác sau đó cũng đã đưa ra một cáo buộc tương tự sau khi nghe giọng miền Bắc của ông Phêrô: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.".
Đối diện với những tuyên bố này, vị Tông Đồ, trong một phản ứng tự vệ hốt hoảng đã không ngại nói dối “Tôi không biết ông Giêsu! Tôi không phải là môn đệ ông ấy! Tôi không biết ông đang nói gì!”. Ánh lửa bập bùng trong sân xuyên thấu qua khuôn mặt của ông Phêrô và phơi bày tâm hồn tan nát của ông, sự yếu đuối, tính ích kỷ và nỗi khiếp nhược của ông. Chỉ vài giờ trước đó, ông đã tuyên bố “"Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không… Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." [9]
Tuy nhiên, tấm màn đã không buông xuống trên sự phản bội này như trường hợp của Giuđa. Trong đêm đó một tiếng nói chọc thủng sự yên tĩnh của Giêrusalem, đặc biệt là lương tâm của chính ông Phêrô, đó là tiếng gà gáy. Chính ngay lúc này, Chúa Giêsu tiến ra từ trong phiên tòa đã kết án Ngài. Thánh Luca mô tả ánh mắt trao đổi giữa Chúa Kitô và ông Phêrô bằng một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhìn chằm chặp vào mặt một người nào. Nhưng như vị Thánh Sử ghi nhận, đó không phải là ánh mắt một người nhìn một người, đó là “Chúa”, với ánh mắt nhìn thấu thẳm sâu tâm hồn, nơi tận cùng của những bí ẩn trong lòng người.
Từ đôi mắt vị Tông Đồ nhỏ ra những giọt lệ ăn năn. Trong câu chuyện của ngài cô đọng biết bao những câu chuyện về bất trung và hoán cải, về yếu đuối và tự do. “Tôi khóc và tôi tin!” trong hai chữ đơn giản này, hàng trăm năm sau, một người hoán cải [10] đã so sánh kinh nghiệm của mình với kinh nghiệm của ông Phêrô, qua đó nói thay cho chúng ta, những người trong cuộc sống hàng ngày đã có những phản bội nho nhỏ, trong khi tự biện hộ cho mình với những lời biện minh hèn nhát, và để cho chính mình bị khuất phục bởi sợ hãi. Nhưng, như vị Tông Đồ, chúng ta cũng có thể chọn con đường đem chúng ta đến với ánh mắt Chúa Kitô và chúng ta có thể nghe Ngài ủy thác cho chúng ta với cùng một sứ vụ: cả anh nữa “một khi anh đã trở lại, hãy củng cố anh em mình”[11].
[9] Mc 14:29, 31.
[10] FRANÇOIS-RENÉ DE CHATEAUBRIAND, Sự chân thật của Kitô Giáo (1802).
[11] Lc 22:32.
Ông Phêrô chối Chúa Giêsu
Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa. Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”
Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị! "
Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: "Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng! " Nhưng ông Phêrô đáp lại: "Này anh, không phải đâu! "
Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê."
Nhưng ông Phêrô trả lời: "Này anh, tôi không biết anh nói gì! "
Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.
Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần."
Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Lc 22:54-62
Suy Niệm:
Chúng ta hãy quay lại đêm chúng ta đã bỏ lại đằng sau khi tiến vào phòng Chúa Giêsu bị xử án lần thứ nhất. Bóng đêm và cái lạnh đã bị xuyên thủng bởi những ánh lửa bập bùng trong sân của dinh Hội Đồng Công Tọa. Các người đầy tớ và lính tráng đang hơ tay cho ấm; ánh lửa soi rõ mặt họ. Và ba giọng nói, lần lượt tiếp nối nhau, vang lên, và ba cánh tay chĩa thẳng vào khuôn mặt mà họ nhận ra, khuôn mặt ông Phêrô.
Đầu tiên là một giọng đàn bà. Chị ta là người tớ gái trong dinh; nhìn thẳng vào mắt người môn đệ, chị ta thốt lên: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”. Rồi một giọng đàn ông vang lên: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!”. Một người đàn ông khác sau đó cũng đã đưa ra một cáo buộc tương tự sau khi nghe giọng miền Bắc của ông Phêrô: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.".
Đối diện với những tuyên bố này, vị Tông Đồ, trong một phản ứng tự vệ hốt hoảng đã không ngại nói dối “Tôi không biết ông Giêsu! Tôi không phải là môn đệ ông ấy! Tôi không biết ông đang nói gì!”. Ánh lửa bập bùng trong sân xuyên thấu qua khuôn mặt của ông Phêrô và phơi bày tâm hồn tan nát của ông, sự yếu đuối, tính ích kỷ và nỗi khiếp nhược của ông. Chỉ vài giờ trước đó, ông đã tuyên bố “"Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không… Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." [9]
Tuy nhiên, tấm màn đã không buông xuống trên sự phản bội này như trường hợp của Giuđa. Trong đêm đó một tiếng nói chọc thủng sự yên tĩnh của Giêrusalem, đặc biệt là lương tâm của chính ông Phêrô, đó là tiếng gà gáy. Chính ngay lúc này, Chúa Giêsu tiến ra từ trong phiên tòa đã kết án Ngài. Thánh Luca mô tả ánh mắt trao đổi giữa Chúa Kitô và ông Phêrô bằng một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhìn chằm chặp vào mặt một người nào. Nhưng như vị Thánh Sử ghi nhận, đó không phải là ánh mắt một người nhìn một người, đó là “Chúa”, với ánh mắt nhìn thấu thẳm sâu tâm hồn, nơi tận cùng của những bí ẩn trong lòng người.
Từ đôi mắt vị Tông Đồ nhỏ ra những giọt lệ ăn năn. Trong câu chuyện của ngài cô đọng biết bao những câu chuyện về bất trung và hoán cải, về yếu đuối và tự do. “Tôi khóc và tôi tin!” trong hai chữ đơn giản này, hàng trăm năm sau, một người hoán cải [10] đã so sánh kinh nghiệm của mình với kinh nghiệm của ông Phêrô, qua đó nói thay cho chúng ta, những người trong cuộc sống hàng ngày đã có những phản bội nho nhỏ, trong khi tự biện hộ cho mình với những lời biện minh hèn nhát, và để cho chính mình bị khuất phục bởi sợ hãi. Nhưng, như vị Tông Đồ, chúng ta cũng có thể chọn con đường đem chúng ta đến với ánh mắt Chúa Kitô và chúng ta có thể nghe Ngài ủy thác cho chúng ta với cùng một sứ vụ: cả anh nữa “một khi anh đã trở lại, hãy củng cố anh em mình”[11].
[9] Mc 14:29, 31.
[10] FRANÇOIS-RENÉ DE CHATEAUBRIAND, Sự chân thật của Kitô Giáo (1802).
[11] Lc 22:32.
Chặng Đàng Thánh Giá 2010: Chặng Thứ Năm
Lm. Phêrô Nguyễn Minh Thúy
07:12 07/02/2010
Chặng Thứ Năm
Chúa Giêsu chịu quan Philatô xét xử
Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: "Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra."
Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: "Giết nó đi, thả Baraba cho chúng tôi! "Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.
Ông Philatô muốn thả Đức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá! "
Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra." Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.
Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu.Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn.
(Lc 23:13-25)
Suy Niệm:
Chúa Giêsu giờ đây bị bủa vây với những dấu hiệu của đế quốc, những cờ xí, những con ó và những tiêu chuẩn của thẩm quyền đế quốc, và còn thêm nữa, một thành trì của quyền lực là dinh tổng trấn Philatô, một con người khó hiểu mà tên tuổi không ai biết đến trong lịch sử Đế Quốc La Mã. Nhưng đó lại chính là tên chúng ta nghe mỗi ngày Chúa Nhật trên khắp thế giới, chính phiên tòa đã diễn ra nơi đây nên trong Kinh Tin Kính các tín hữu Kitô tuyên xưng Chúa Kitô “chịu đóng đinh dưới thời quan Phongxiô Philatô”. Đàng khác, con người này dường như là hóa thân của một sự áp chế tàn bạo, cỡ như Thánh Luca đã mô tả trong một trang khác trong Phúc Âm của ngài khi đề cập đến một ngày bên trong đền thờ ông này đã trộn máu của người Do Thái với máu súc vật bị sát tế [12]. Về phía ông này, chúng ta chứng kiến một quyền lực tối tăm và lạ lẫm khác: quyền lực tàn bạo của đám đông bị lèo lái bởi những lực lượng bí mật đang giăng bẫy trong hậu trường. Kết quả là quyết định phóng thích một tên nổi loạn và giết người là Barabas.
Mặt khác, chúng ta lại thấy ló dạng một hình ảnh khác của Philatô: ông ta dường như tiêu biểu cho một sự bình đẳng pháp luật truyền thống và cho tính khách quan của luật La Mã. Thật vậy, đã ba lần Philatô có ý muốn thả Chúa Giêsu vì không có đủ bằng chứng, trong khi đề ra phán quyết cùng lắm là đánh đòn mà thôi. Các cáo buộc chống lại Chúa Giêsu không đạt tiêu chuẩn của một cuộc điều tra tư pháp nghiêm chỉnh. Như những gì mà các Thánh Sử đã trình bày, Philatô biểu thị một sự cởi mở nhất định, một thái độ đón nhận mà cuối cùng đã dần dà phai nhạt và biến mất.
Bị áp lực bởi ý kiến công chúng, Philatô chọn một thái độ thường thấy trong thời đại chúng ta: thờ ơ, thiếu quan tâm, lo cho mình trên hết. Để tránh rắc rối và có thể vươn lên nữa, chúng ta sẵn sàng giày đạp sự thật và công lý. Sự vô luân minh nhiên tối thiểu còn gây ra được một cú sốc hay một phản ứng nào đó, chứ cách hành xử thuần tuý phi luân này không gây ra chút băn khoăn nào; nó làm tê liệt lương tâm, đè nén sự hối hận, và làm chai lỳ tâm trí. Cho nên, sự thờ ơ là cái chết chậm của nhân loại đích thật.
Hậu quả có thể thấy được trong lựa chọn cuối cùng của Philatô. Như những người La Mã xưa thường nói, một thứ công lý sai lầm và lãnh đạm giống như một mạng nhện trong đó những con ruồi kẹt lại và chết đi nhưng những con chim có thể xé toạc đi bằng sức mạnh lực bay của mình. Chúa Giêsu, một trong những con người thấp cổ bé họng trên trần gian này, không có quyền bật lên một lời, bị chết nghẹt trong mạng lưới này. Và như chúng ta thường làm, Philatô đứng nhìn từ xa xa, rửa tay, và như một người vô can, quay đi – qua đó Thánh Sử Gioan chỉ ra cho chúng ta [13] – câu hỏi muôn đời tiêu biểu cho mọi hình thái của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa luân lý tương đối: “Sự thật là gì?”.
[12] x. Lc 13:1.
[13] Ga 18:38
Chúa Giêsu chịu quan Philatô xét xử
Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: "Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra."
Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: "Giết nó đi, thả Baraba cho chúng tôi! "Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.
Ông Philatô muốn thả Đức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá! "
Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra." Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.
Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu.Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn.
(Lc 23:13-25)
Suy Niệm:
Chúa Giêsu giờ đây bị bủa vây với những dấu hiệu của đế quốc, những cờ xí, những con ó và những tiêu chuẩn của thẩm quyền đế quốc, và còn thêm nữa, một thành trì của quyền lực là dinh tổng trấn Philatô, một con người khó hiểu mà tên tuổi không ai biết đến trong lịch sử Đế Quốc La Mã. Nhưng đó lại chính là tên chúng ta nghe mỗi ngày Chúa Nhật trên khắp thế giới, chính phiên tòa đã diễn ra nơi đây nên trong Kinh Tin Kính các tín hữu Kitô tuyên xưng Chúa Kitô “chịu đóng đinh dưới thời quan Phongxiô Philatô”. Đàng khác, con người này dường như là hóa thân của một sự áp chế tàn bạo, cỡ như Thánh Luca đã mô tả trong một trang khác trong Phúc Âm của ngài khi đề cập đến một ngày bên trong đền thờ ông này đã trộn máu của người Do Thái với máu súc vật bị sát tế [12]. Về phía ông này, chúng ta chứng kiến một quyền lực tối tăm và lạ lẫm khác: quyền lực tàn bạo của đám đông bị lèo lái bởi những lực lượng bí mật đang giăng bẫy trong hậu trường. Kết quả là quyết định phóng thích một tên nổi loạn và giết người là Barabas.
Mặt khác, chúng ta lại thấy ló dạng một hình ảnh khác của Philatô: ông ta dường như tiêu biểu cho một sự bình đẳng pháp luật truyền thống và cho tính khách quan của luật La Mã. Thật vậy, đã ba lần Philatô có ý muốn thả Chúa Giêsu vì không có đủ bằng chứng, trong khi đề ra phán quyết cùng lắm là đánh đòn mà thôi. Các cáo buộc chống lại Chúa Giêsu không đạt tiêu chuẩn của một cuộc điều tra tư pháp nghiêm chỉnh. Như những gì mà các Thánh Sử đã trình bày, Philatô biểu thị một sự cởi mở nhất định, một thái độ đón nhận mà cuối cùng đã dần dà phai nhạt và biến mất.
Bị áp lực bởi ý kiến công chúng, Philatô chọn một thái độ thường thấy trong thời đại chúng ta: thờ ơ, thiếu quan tâm, lo cho mình trên hết. Để tránh rắc rối và có thể vươn lên nữa, chúng ta sẵn sàng giày đạp sự thật và công lý. Sự vô luân minh nhiên tối thiểu còn gây ra được một cú sốc hay một phản ứng nào đó, chứ cách hành xử thuần tuý phi luân này không gây ra chút băn khoăn nào; nó làm tê liệt lương tâm, đè nén sự hối hận, và làm chai lỳ tâm trí. Cho nên, sự thờ ơ là cái chết chậm của nhân loại đích thật.
Hậu quả có thể thấy được trong lựa chọn cuối cùng của Philatô. Như những người La Mã xưa thường nói, một thứ công lý sai lầm và lãnh đạm giống như một mạng nhện trong đó những con ruồi kẹt lại và chết đi nhưng những con chim có thể xé toạc đi bằng sức mạnh lực bay của mình. Chúa Giêsu, một trong những con người thấp cổ bé họng trên trần gian này, không có quyền bật lên một lời, bị chết nghẹt trong mạng lưới này. Và như chúng ta thường làm, Philatô đứng nhìn từ xa xa, rửa tay, và như một người vô can, quay đi – qua đó Thánh Sử Gioan chỉ ra cho chúng ta [13] – câu hỏi muôn đời tiêu biểu cho mọi hình thái của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa luân lý tương đối: “Sự thật là gì?”.
[12] x. Lc 13:1.
[13] Ga 18:38
Đức Maria qua các thời đại (16)
Vũ Văn An
23:44 07/02/2010
Chương mười lăm: Nữ Vương Thiên Đàng, Thiếp Ngủ và Mông Triệu
Tử thần đã bị nuốt trửng trong chiến thắng.
- Isaia 25:8, 1 Cor 15:54.
Trong suốt sách này, khi bàn đến các chủ đề và học lý liên quan tới đức Trinh Nữ Ma-ri-a, chúng tôi cố ý tránh không nhắc đến nhiều cuộc tranh luận về Ngài, thuộc cả lãnh vực văn hóa lẫn thần học, từng xẩy ra trong thế kỷ 20 (1). Đúng hơn, chúng tôi chỉ nhắc đến chúng một cách vắn tắt ở Lời Nói Đầu, giống như một hình thức lót đường (foil) làm nổi bật những điều sẽ nói sau đó, nghĩa là những điều đã xẩy ra trong các thế kỷ trước kia; hoặc, trong một số trường hợp, chúng tôi chỉ nhắc đến chúng để hiểu được lịch sử phát triển từ trước cho đến các giai đoạn sau này (2). Thế nhưng, một biến cố trong lịch sử về đức Ma-ri-a xẩy ra ngay chính giữa thế kỷ 20, cùng với những gì xẩy ra sau đó, cần phải được bao gồm vào đây như giai đoạn sau cùng của lịch sử kia, hoặc ít nhất cũng là giai đoạn gần đây nhất. Đó là việc ban hành sắc chỉ giáo hoàng Munificentissimus Deus vào ngày 1 tháng Mười Một năm 1950 (3). Trong bản công bố long trọng được đóng ấn bằng tín điều vô ngộ do Công Đồng Vatican I xác định này, niềm tin về việc đức Trinh Nữ Ma-ri-a được triệu cả hồn lẫn xác về trời, từ lâu vốn được cả tín hữu lẫn các nhà thần học tin chắc, nay được đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thành một tín điều của Giáo Hội Công Giáo La Mã: “Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa, đức Ma-ri-a Trọn Đời Đồng Trinh, sau thời gian sống trên trần gian, đã được triệu cả hồn lẫn xác về hưởng vinh quang thiên quốc” (4). Thế là từ năm 1950, mọi người Công Giáo buộc phải tin và dạy, như lời nhà huyền nhiệm Tây Ban Nha về đức Ma-ri-a là Nữ Tu María de Jésus de Agreda từng nói trong tác phẩm của bà Cuộc Đời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a viết năm 1670, rằng đức Ma-ri-a “đã được nâng lên ngồi bên phải Con và là Thiên Chúa thật của Ngài, và được ngự cùng một ngai tòa với Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi không một người nào kể cả các thiên thần và xêraphim đã đạt tới bao giờ và cả đời đời cũng sẽ không bao giờ đạt tới được. Đây là đặc ân cao nhất và tuyệt hảo nhất dành cho Nữ Vương và Đức Bà của chúng ta: được ngự cùng ngai tòa với Ba Ngôi Thiên Chúa và chiếm địa vị Nữ Hoàng ở đó, trong khi toàn thể nhân loại chỉ là đầy tớ hay người phục dịch cho Vua tối cao mà thôi” (5).
Điều không ngạc nhiên là việc ban hành sắc chỉ Munificentissimus Deus đạ tạo nên xôn xao rất lớn nơi các nhà thần học và các giáo sĩ Thệ Phản đối với cả nội dung học lý lẫn thế giá tín điều của nó (6). Nó được coi có tính chia rẽ đầy sắc cạnh và kình chống, và càng gây xúc động hơn vì đã xuất hiện vào đúng thời điểm khi ý thức đại kết đang từ từ bắt đầu tạo được những dấu chỉ có thể hàn gắn được các chia rẽ xưa giữa các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương và ngay giữa phong trào Thệ Phản và Đạo Công Giáo La Mã. Quan điểm của Công Giáo La Mã và quan điểm của Thệ Phản về thế giá của Thánh Kinh và về học lý công chính hóa nhờ đức tin, hai vấn đề học lý chính yếu của Cải Cách, chính yếu đến nỗi trong suốt thế kỷ 19 đã lần lượt được coi là “nguyên lý mô thức” và “nguyên lý chất thể” của phong trào Cải Cách Thệ Phản, đến lúc đó đã có nhiều hội tụ đáng kể sau một thời gian dài đối thoại. So với các tiền nhiệm thế kỷ 16 là những người phải sống trong một bầu khí tranh cãi kịch liệt của Cải Cách và Phản Cải Cách, các nhà thần học Công Giáo lúc này càng ngày càng nhấn mạnh nhiều hơn rằng chính thế giá Thánh Kinh, đặc biệt trong các bản thuộc ngôn ngữ gốc, đã tạo nên tính chính thống cho học lý Kitô Giáo (Sola Scriptura theo một nghĩa nào đó). Còn các thần học gia Thệ Phản, so với trước đây, càng ngày càng tỏ nhiều tôn kính hơn đối với Thánh Truyền và vai trò của Thánh Truyền trong việc hình thành ra Thánh Kinh. Tương tự như thế, tính tối thượng trong sáng kiến của tặng phẩm ơn thánh nơi Thiên Chúa (sola gratia) và tính trung tâm của đức tin công chính hóa (sola fide, một lần nữa cũng theo một nghĩa nào đó) đã trở thành quan tâm có tính tiêu chuẩn trong nền thần học Công Giáo La Mã, giống như tính bất khả phân giữa việc làm tốt (good works) và đức tin công chính hóa càng ngày càng chiếm vị trí trung tâm hơn trong giáo huấn Thệ Phản. Gần như thể để tìm ra các lý do mới hòng vĩnh viễn hóa tình trạng ly giáo, giữa lúc một số điểm bất đồng trước đây nay đang được cả hai bên cùng bắt đầu tương nhượng, nên các học lý thánh mẫu về vô nhiễm thai năm 1854 cũng như mông triệu năm 1950 đã đến để đảo ngược lại khuynh hướng hòa giải này. Ngay những người Thệ phản có thiện chí cũng buộc phải lên tiếng cảnh giác vào năm 1950 như sau: “Ngày nay trong khi đa số các Giáo Hội, qua nước mắt thống hối, tự thú trước Thiên Chúa rằng tất cả đều mang tội phân rẽ Thân Thể Chúa Kitô, và trong lời cầu nguyện cũng như trong các cố gắng bác học chung, đang tìm cách giảm thiểu khu vực bất đồng và gia tăng khu vực nhất trí với nhau… thì Giáo Hội La Mã lại đi gia tăng khu vực bất đồng bằng tín điều Mông Triệu. Ngày nay, giữa các cố gắng tiến tới các liên hệ gần gũi hơn giữa các Giáo Hội, việc tạo ra tín điều Mông Triệu được giải thích như một thứ phủ quyết căn để về phía Giáo Hội La Mã” (7). Bởi vì, theo lối suy luận này, Tân Ước và các thế kỷ đầu của Giáo Hội rất im lặng về thời kỳ “sau khi Ngài sống trên trần gian” này, mặc dù nhiều truyền thống và ý kiến đạo hạnh về nó đã xuất hiện vào các thế kỷ tiếp theo (8). Nhưng tiếp nhận các truyền thống này và nâng chúng lên địa vị một học lý chính thức, buộc toàn thể Giáo Hội phải tin và cho nó một thế giá ngang hàng với học lý Thiên Chúa Ba Ngôi xem ra hoàn toàn quá táo bạo, không dựa vào thế giá Thánh Kinh một chút nào cả.
Ngược với phản ứng ấy, nhà tâm lý học có ảnh hưởng của thế kỷ 20 là Carl Jung lại đề cập đến ý nghĩa của đức Ma-ri-a trong một cuốn sách nổi bật và gây tranh cãi nguyên khởi được xuất bản bằng tiếng Đức năm 1952, tựa là Trả Lời Ông Gióp [Antwort auf Hiob] (9). Năm nguyên bản được công bố khá có liên quan ở đây, vì cuốn sách đó là một đáp ứng của Jung đối với sắc chỉ của đức Piô XII. Carl Jung vốn là hậu duệ của một dòng họ lâu đời làm mục sư Thệ Phản ở Thụy Sĩ và là một phụ tá nhưng sau trở thành địch thủ của Sigmund Freud. Nhưng trên căn bản, trong cuốn Trả Lời Ông Gióp, ông đã bênh vực học lý của đức giáo hoàng. Sách Gióp, với cao điểm là lời Thiên Chúa từ trong cơn gió lốc phán ra: “Ai là kẻ dám dùng những lời lẽ thiếu khôn ngoan hiểu biết, để làm cho kế hoạch của Ta ra tối tăm khó hiểu?” (10) đã đẩy quan niệm về tính siêu việt của Thiên Chúa lên cao tít tắp theo hướng sau này được Martin Luther gọi là Deus absconditus, Thiên Chúa giấu mặt. Nhưng nhờ học lý nhập thể, và sau đó còn hữu hiệu hơn nữa, nhờ hình ảnh về đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đạo Công Giáo đã làm dịu đi tính khắc khổ của siêu việt, khiến Thần Tính êm mát hơn và dễ tới gần hơn, đến nỗi đã trở nên “như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh” (11).
Ngay lúc công bố tín điều vô nhiễm thai năm 1854, trong nhiều giới Công Giáo La Mã hồi ấy, đã có sự ủng hộ rộng rãi muốn nhân thể ấn định luôn tín điều mông triệu rồi, vì có đến 195 nghị phụ của Công Đồng Vatican I họp trong các năm 1869-1870 yêu cầu việc ấy. Sự bất ổn về chính trị cũng như về Giáo Hội bao quanh Công Đồng lúc ấy đã lấy đi khả thể đưa ra quyết định trên; nhưng học lý đức Trinh Nữ mông triệu, dù chỉ trở thành tín điều năm 1950, và hơn nữa chỉ là tín điều trong đạo Công Giáo mà thôi, đã được sự ủng hộ nhiều hơn và được Thánh Truyền chứng thực lâu đời hơn học lý vô nhiễm thai trước khi nó được công bố nhiều lắm (12). Trong lịch Giáo Hội, từ thời Trung Cổ, đã có ngày lễ đặc biệt được ấn định vào ngày 15 tháng Tám hàng năm (13). Ngày lễ ấy kính nhớ “ngày Ngài được triệu ra khỏi đời này mà bước vào thiên đàng” như lời của thánh Bernard trong chính lá thư ngài thách thức việc giữ ngày lễ vô nhiễm thai (14). Ở một chỗ khác trong bộ các bài giảng xuất sắc của ngài về mông triệu, thánh nhân viết, nhờ sự hiện diện của đức Ma-ri-a, không những toàn thế giới, nhưng ngay cả “quê cha trên trời cũng sáng rực hơn vì đã được sự sáng láng từ ngọn đèn khiết trinh của Ngài soi chiếu” (15). Việc mông triệu đã nâng Ngài lên cao hơn mọi thiên thần và tổng lãnh thiên thần, và ngay tất cả mọi công phúc của các thánh cũng bị công phúc của một mình người phụ nữ này vượt qua. Việc mông triệu của đức Trinh Nữ có nghĩa là bản tính nhân loại đã được nâng lên bình diện cao hơn bình diện của tất cả các bậc thần thiêng (spirits) bất tử.
Kitô Giáo Phương Đông không tham dự vào việc xác định ra tín điều mông triệu (16). Nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề ấy bị đẩy ra một bên, không được xem sét gì trong việc khai triển học lý ở Byzantium (17). Tại đây, vốn có lời truyền được chính Công Đồng Êphêsô nhắc lại năm 431, rằng khi vâng lời Chúa Kitô trên thánh giá phán “Thưa bà, này là con bà!” và “hỡi con, này là mẹ con!”, môn đệ Gio-an đã “rước bà về nhà mình” (18) và hai mẹ con đến sinh sống tại Êphêsô, ở đó, đức Ma-ri-a đã qua đời; một lời truyền khác muộn và ít tin cậy hơn còn nhận diện Ngôi Nhà của đức Trinh Nữ ở Êphêsô nữa. Giờ Ngài qua đời, hay như thuật ngữ người ta thường dùng, giờ Ngài thiếp ngủ [koimesis] (19) đã là chủ đề cho nhiều tranh ảnh. Những tranh ảnh này phản ảnh nghệ thuật Kitô Giáo của chính thời kỳ sơ khai (20). Vì tính chất nổi bật của nó trong truyền thống tranh ảnh (21), nên những người bênh vực các tranh ảnh ấy cũng có dịp nói đến việc thiếp ngủ này. Thí dụ Theodore người Studite chẳng hạn đã mô tả nó như một mầu nhiệm “khôn tả”, trong đó đủ 12 tông đồ cùng với các nhân vật Cựu Ước như Ênóc và Êlia (cả hai vị này đều được về trời cả hồn lẫn xác) (22) hầu hạ Mẹ Thiên Chúa vào giây phút cuối cùng cuộc sống trần gian của Ngài (23). Có một bài giảng về sự thiếp ngủ này được gán cho thượng phụ Giêrusalem thế kỷ thứ 7 là Modestos (24). Tuy nhiên, dựa vào chứng cớ nội bộ, niên hiệu của bài giảng này đã được lùi lại tới một thế kỷ hay gần như thế sau thời của Modestos. Nhưng nhiều chủ đề thánh mẫu được nhắc đến trong bài giảng ấy đã có từ lâu đời trước đó (25). Vì, như lời một sử gia Byzantine sau này tường trình, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6, do sắc chỉ của hoàng đế, ngày lễ đức Ma-ri-a thiếp ngủ đã được ấn định vào ngày 15 tháng Tám (là ngày, như chúng ta thấy, đã trở thành Lễ Mông Triệu Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Ma-ri-a trong Giáo Hội Phương Tây) (26). Và vì vậy sau cùng đã trở thành một trong 12 ngày lễ kính của Giáo Hội Phương Đông. Chính vào thời kỳ này người ta cũng đã tìm lại được dấu vết các tranh ảnh do các nghệ sĩ Byzantine thực hiện về chủ đề này. Mặc dù, trong lịch sử nghệ thuật Byzantine, tấm thẻ ngà khắc cảnh thiếp ngủ mãi sau này mới được thực hiện (có thể là thế kỷ 12), nhưng vẫn là cách mô tả đầy đủ chủ đề này: Mẹ Thiên Chúa được vây quanh bởi 12 tông đồ, thêm vào đó còn có hai người khác mặt bị che phủ (có lẽ là Ênóc và Êlia, vì những lý do đã nêu ở trên); các thiên thần bay lượn bên trên, tay giơ ra để đưa Ngài về trời (27). Ngược hẳn với các vai trò của hai Đấng trong các tranh ảnh qui ước trước đó vẽ Mẹ và Con, giữa tấm thẻ là Chúa Kitô Lẫm Liệt với hài nhi Ma-ri-a trong vòng tay. Còn đức Ma-ri-a trưởng thành thì an nghỉ thanh bình, vì Ngài sắp được tiếp nhận vào thiên đàng, cả hồn lẫn xác, như Đông Phương và cuối cùng cả Tây Phương nữa cùng khẳng nhận. Thiên Đàng ấy chính là nơi sẽ hoàn tất diễn trình qua đó bản tính nhân loại của Ngài biến thành thần thiêng.
Trong nghệ thuật Phương Tây, việc đức Trinh Nữ thiếp ngủ ít ra cũng bao hàm việc mông triệu của Ngài, như trong bức Cái Chết Của Đức Trinh Nữ (28) do Caravaggio thực hiện. Việc mô tả hết sức cảm kích sự liên hệ cũng như sự tương phản giữa thiếp ngủ và mông triệu tìm thấy nơi hai bức chân dung lấy từ cuốn Thánh Vịnh Winchester có “trước năm 1161”, tức bức Đức Trinh Nữ Qua Đời và bức Nữ Vương Thiên Đàng (29). Trong cả hai bức tranh này, ta đều thấy các thiên thần phục dịch, còn Chúa Kitô thì vẫn ẵm hài nhi Ma-ri-a lúc Ngài đang thiếp ngủ. Nhưng điểm cận kề giữa hai bức tranh chính là nhân vật đang nằm thiếp ngủ, mà theo phụ đề của bức thứ hai, “giờ đây đã trở thành Nữ Vương Thiên Đàng”. Các thiên thần hai bên nâng cao biểu ngữ chiến thắng cho thấy sau khi đập tan kẻ thù và đạp dập đầu con rắn như Thiên Chúa đã hứa tại vườn Địa Đàng, theo bản Phổ Thông (30), giờ đây đức Ma-ri-a dự phần vào chiến thắng đã tạo được nhờ cuộc khổ nạn và cái chết cũng sự phục sinh của Chúa Kitô. Như đức Giáo Hoàng Piô XII, trong sắc chỉ Munificentissimus Deus, khi dùng hạn từ Hy Lạp anastasis dưới dạng Latinh để chỉ sự Phục Sinh, đã công bố rằng “sự phục sinh vinh quang của Chúa Kitô đã là thành tố chủ yếu và là chiến tích tối hậu của cuộc chiến thắng này thế nào, thì cuộc tranh đấu mà đức Trinh Nữ Diễm Phúc chia sẻ với Con của Ngài cũng phải được kết thúc bằng việc ‘vinh quang hóa’ thân xác đồng trinh của Ngài như vậy. Như thánh Tông Đồ đã nói [1Cor 15:54, Is 25:8] ‘khi … cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Thánh Kinh đã viết, Tử Thần sẽ bị nuốt trửng trong chiến thắng’” (31).
Vì có sự hiển nhiên trong câu đức giáo hoàng trích dẫn từ thư 1Cor và qua nó từ Isaia “tử thần sẽ bị nuốt trửng trong chiến thắng”, nên học thuyết mông triệu đã gợi ra câu hỏi này là liệu đức Ma-ri-a có bao giờ chết không, hay như Ênóc và Êlia, Ngài được triệu về trời lúc còn sống (32). Lời tiên tri của Simêong ngỏ cùng Ngài mà ta đã xét khi bàn đến chủ đề Ma-ri-a, Mẹ Sầu Bi, “vâng một lưỡi gươm cũng sẽ đâm thâu qua lòng bà” (33) hàm nghĩa Ngài sẽ chết, giống như Người Con thần thánh và vô tội của Ngài vậy. Nhưng xét theo ngữ cảnh, lời tiên tri trên chỉ nói đến “nỗi buồn đau, hơn là cái chết tử đạo”. Tuy thế, đấy không phải là cơ sở đầy đủ để “gợi lên bất cứ niềm hoài nghi nào về cái chết của Ngài” vì tự bản tính, Ngài vốn hay chết. Ngoài ra, lời tiên tri kia rõ ràng đã bác bỏ cái cảm nghĩ đạo đức cho rằng hễ ai khi sinh con mà không đau đớn thì khi chết cũng không đau đớn; vì “người ta dùng thế giá gì mà giả thiết là Ngài không đau đớn trong cơ thể?... Nhưng bất chấp lúc chết, Ngài không cảm thấy đau đớn, điều mà Thiên Chúa có thể ban cho Ngài, hay Ngài có đau đớn, điều mà Thiên Chúa có thể cho phép”, thì kết luận xem ra vẫn là “đức Trinh Nữ Diễm Phúc có chịu phiền nhiễu trong cơ thể bởi cái chết”. Như để làm nhẹ câu kết luận này, “lòng đạo hạnh Kitô Giáo”có niềm tin khá phổ quát cho rằng ngay sau khi qua đời, đức Ma-ri-a đã được phục sinh ngay tức khắc, và sau đó được triệu ngay về thiên đàng; vì Ngài vốn là “hoa trái đầu mùa của sự bất hư nát (nơi con người)”. Thế nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng “ta không dám xác quyết rằng việc phục sinh thân xác Ngài thực sự có xẩy ra, vì ta biết điều ấy chưa được các giáo phụ tuyên bố”. Dù quả là “xấu xa nếu ta tin rằng bình đựng ưu tú” là thân xác đức Ma-ri-a phải chịu sự hư nát, nhưng “ta vẫn không dám nói rằng Ngài đã sống lại, lý do duy nhất là bởi vì ta chẳng dựa được gì vào chứng cớ hiển nhiên nào để xác quyết như thế”
Những người bảo vệ và ủng hộ tín điều mông triệu luôn nhấn mạnh đến tính nhất quán của nó với cả toàn bộ giáo huấn Kitô Giáo lẫn các phát triển thánh mẫu học từng xẩy ra trước nó (34). Trong chức năng đại diện của nhân loại, như đã ghi nhận trên đây, Ngài có được mối tương quan tế vi giữa ơn thánh của Thiên Chúa và sự tự do của con người, một mối tương quan đã được chứng tỏ đầy đủ bằng tài liệu. Vì khi hoàn toàn vâng theo kế hoạch của Thiên Chúa muốn dùng Con của Ngài mà cứu chuộc loài người, “xin hãy làm cho tôi điều ngài vừa nói” (35), đức Ma-ri-a quả đã khởi động cả một chuỗi biến cố dẫn tới việc cứu chuộc kia và việc nó chiến thắng tội lỗi và sự chết nhờ cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Việc Ngài chiến thắng mọi tội lỗi, cả tội nguyên tổ lẫn tội riêng, đã thực hiện được nhờ một hồng ân duy nhất, được thông ban cho Ngài do công phúc của Chúa Giê-su Kitô, là được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ từ lúc được tượng thai. Như thế, chỉ là hợp luận lý nếu cho rằng vì Isaia đã nói tiên tri và thánh Phaolô đã tuyên nhận “Tử thần bị nuốt trửng trong chiến thắng” (36), thì cả cái chết của đức Ma-ri-a nữa cũng phải được dự phần vào chiến thắng đó của Chúa Kitô như một báo trước việc dự phần đầy đủ của mọi người được cứu chuộc lúc họ được phục sinh chung vào ngày tận cùng của lịch sử con người. Dù sao, việc báo trước ấy cũng đã xẩy ra một lần rồi lúc Chúa Kitô bị đóng đinh, “nhiều chiếc mồ đã mở ra, và nhiều thân xác các thánh đang yên nghỉ ở đó đã sống lại, ra khỏi mồ lúc Người phục sinh, và đi vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người” (37). Đức Ma-ri-a xứng đáng được hưởng vinh dự ấy cách siêu việt hơn bất cứ vị nào trong các vị thánh này.
Có lẽ các xem sét như trên đã làm cho tín điều mông triệu của Đức Trinh Nữ, cả như một hiện tượng lịch sử lẫn một vấn đề đại kết, trở thành một bức minh họa khiêu khích nhất khiến người ta coi Thánh mẫu học, xét trong toàn bộ, là trường hợp điển hình gây tranh cãi nhiều hơn cả trong vấn đề “khai triển học lý” (38). Đối với những người vốn nuôi dưỡng mối hoài nghi căn để đối với chính ý niệm khai triển học lý, hay đối với ý niệm cho rằng đức Trinh Nữ Ma-ri-a phải được kể là chủ đề cho một “học lý” riêng hơn là được thảo luận như một thành phần trong học lý về Chúa Giê-su Kitô hay học lý về Giáo Hội (hay đối với cả hai vấn đề này), thì diễn trình biến hóa của mông triệu qua nhiều thế kỷ, từ thực hành đạo hạnh và mừng kính phụng vụ tới lý thuyết suy tư thần học và sau cùng tín điều được công bố chính thức mãi sau này giữa thế kỷ 20, chỉ đơn thuần chứng tỏ rằng việc khai triển học lý ấy gây hại cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Và ngay cả các nhà thần học Thệ Phản từng sẵn sàng chấp nhận ý niệm khai triển học lý, coi nó như “chiều kích nội tại của chính truyền thống” như Yves Congar, một học giả dòng Đaminh, từng nói (39), cũng tỏ ra ngần ngại đối với mông triệu. Đối với một số các nhà thần học này, lý do chắc chắn là: từ căn bản, họ vốn không ưa hiện tượng sùng kính của người bình dân, một lòng sùng kính, như ta đã thấy suốt trong sách này, từng phát sinh phần lớn lịch sử khai triển thánh mẫu học, kể cả việc mông triệu. Đối với sự không ưa này, ta có thể trích dẫn đầy đủ lời của một nhà chú giải Thệ Phản hàng đầu nhận xét về đạo Công Giáo La Mã, một Giáo Hội ông thường hay chỉ trích về phương diện học lý và cơ cấu: “Việc thờ phượng Thiên Chúa ‘trong tinh thần và chân lý’ (Ga 4:24) là một lý tưởng ít khi đạt được trong toàn bộ tính của nó. Chỉ một số cá nhân nào đó, như các nhà huyền nhiệm vĩ đại, mới có thể đạt tới. Trong căn bản, mọi lòng sùng kính bình dân đều là một thỏa hiệp. Chỉ một số ít người có ý tưởng cho rằng ta chỉ có thể đến gần Thiên Chúa nhờ tranh ảnh và biểu tượng. Nhưng quả là độc ác nếu tước đoạt khỏi đại đa số quần chúng đơn sơ các tranh ảnh và biểu tượng, vì như thế là cắt mất đường không cho họ vươn tới chính hữu thể của Thiên Chúa. Tại sao Thiên Chúa lại không nên lắng nghe một lời cầu xin dâng lên đức Ma-ri-a nếu nó phát xuất từ một trái tim đơn sơ đạo hạnh? Xin dùng một hình ảnh, Thiên Chúa hẳn phải mỉm cười trước những hình thức sùng kính có tính linh đạo hơn và có kỹ năng cao trong suy tư thần học của ta, như người lớn thường thương hại nhìn nhận mục đích nghiêm chỉnh trong các trò chơi trẻ em… Nhiều người cuồng tín Thệ Phản, vốn hay nổi trận lôi đình khi thấy một tấm bảng tạ ơn với hàng chữ ‘đức Ma-ri-a đã giúp đỡ con’, đã không nhận thức được rằng ý niệm căn bản của họ về Thiên Chúa nhỏ nhen biết chừng nào. Có lẽ người cuồng tín ấy coi mình có nhiệm vụ thánh thiêng phải cột chặt công cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa vào một công thức tín điều đặc thù nào đó… Không, trong lòng sùng kính đức Ma-ri-a, không hề có cái xấu nào của chủ nghĩa ngoại đạo ngây thơ và vô ý thức” (40).
Cũng cần ghi nhận điều này: các lời lẽ trên được viết ra chỉ ít năm sau khi tín điều mông triệu được công bố nhưng trước khi Công Đồng Vatican II được triệu tập mấy năm.
Gần ngày Công Đồng trên được triệu tập, xem ra có lý khi gợi ý rằng việc hiểu nhau về đại kết sẽ có được nếu người Công Giáo La Mã chịu nhìn nhận điều đã làm cho phong trào Cải Cách trở thành cần thiết, và người Thệ Phản chịu nhìn nhận điều làm cho sự hiểu nhau kia có thể xẩy ra. Không ở vấn đề học lý nào, sự nghịch lý trên lại thích đáng một cách rõ rệt cho bằng học lý về đức Ma-ri-a (41). Có những quan sát viên, cả thù nghịch lẫn thiện cảm, nghĩ rằng – hay sợ - rằng tín điều “mới” năm 1950, chỉ một thập niên sau, sẽ đẫn tới những khai triển khác về thánh mẫu học và tới việc định nghĩa ra nhiều học lý “mới” nữa (42). Đối với họ, Công Đồng Vatican II đã làm họ thất vọng (43), y như việc ban hành sắc chỉ Ineffabilis Deus của đức Giáo Hoàng Piô IX vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 1854, chỉ 15 năm sau, đã phải nhường vũ đài chính cho Công Đồng Vatican I. Vì mặc dù, như Avery Dulles từng nói, “một văn kiện riêng về đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được soạn thảo và được Ủy Ban Thần Học đệ trình dưới dạng dự thảo trong kỳ họp đầu của năm 1962”, Công Đồng đã lồng học lý về đức Ma-ri-a vào văn kiện đầu tiên của mình tức Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium về Giáo Hội (44). Dulles viết tiếp, “các nghị phụ thấy cái nguy hiểm của việc bàn đến thánh mẫu học một cách quá cô lập riêng rẽ; các ngài thích nối kết vai trò của Ngài một cách gần gũi hơn với chủ đề chính của Công Đồng, tức Giáo Hội” (45). Các nghị phụ cũng muốn người ta thấy rằng các ngài “cẩn thận và quân bình trong việc một mặt xa lánh tính sai lạc của việc phóng đại và mặt kia xa lánh tính thái quá của đầu óc hẹp hòi” (46). Các ngài nghĩ thế, một phần vì các lý do đại kết và phần khác để phù hợp với những nghiên cứu bác học mới về Thánh Kinh và lịch sử ngay trong Giáo Hội Công Giáo La Mã, những nghiên cứu từng gợi hứng cho nhiều sinh hoạt của Công Đồng. Kết quả là: không có học lý mới nào mà chỉ là bản tóm lược quân bình và không thiên vị, công bố ngày 21 tháng Mười Một năm 1964, gồm các chủ đề chính trong toàn bộ lịch sử khai triển các học lý về đức Ma-ri-a.
Năm tựa đề chính được bản văn của Công Đồng liệt kê là:
1. Vai trò của đức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, theo đó, “vì tặng phẩm ơn thánh cao cả này, Ngài vượt lên trên mọi tạo vật khác, cả trên trời lẫn dưới đất”; thế nhưng “đồng thời vì Ngài thuộc giòng giống Adong, Ngài cũng là một với mọi người phàm khác trong nhu cầu được cứu rỗi”. Tuy thế, “Công Đồng không có ý định đưa ra một học lý đầy đủ về đức Ma-ri-a, cũng như không muốn quyết định những vấn đề chưa được công trình của các thần học gia soi sáng đầy đủ”.
2. Vai trò của đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong nhiệm cục cứu rỗi, kể cả cách “các sách Cựu Ước…, như đang được đọc trong Giáo Hội và được hiểu dưới ánh sáng mạc khải đầy đủ sau này, đã đưa hình ảnh người phụ nữ, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, vào một tập chú mỗi ngày một sắc nét hơn” (Sáng Thế 3:15, Is 7:14). Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Thánh Kinh, “đức Trinh Nữ Diễm Phúc đã tiến bước trên hành trình đức tin của mình, và trung thành vững tâm trong kết hiệp nên một với Con mình đến tận thánh giá”.
3. Đức Trinh Nữ Diễm Phúc và Giáo Hội, trong đó, “đức Trinh Nữ Diễm Phúc từ đời đời đã được tiền định làm mẹ Thiên Chúa, trong tương quan với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa” đến nỗi “đức Ma-ri-a nổi bật sâu sắc trong lịch sử cứu rỗi và một cách nào đó đã kết hợp và phản ảnh ngay trong mình các chân lý chính yếu của đức tin”.
4. Việc Sùng kính đức Trinh Nữ Diễm Phúc trong Giáo Hội, với chỉ thị “các tập tục và thực hành sùng kính đối với Ngài cần được trân qúy như đã được thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội khuyên dạy trong nhiều thế kỷ” nhưng cũng cảnh giác rằng “lòng sùng kính chân thực không hệ ở xúc cảm vô ích và thoáng qua, cũng không hệ ở phương thức dễ tin hào nhóang nào đó”.
5. Đức Ma-ri-a, dấu hiệu hy vọng chắc chắn và an ủi cho Dân Chúa trên đường lữ hành, vì “trong vinh quang thân xác và linh hồn mà Ngài chiếm được trên thiên đàng, Mẹ Chúa Giê-su tiếp tục là hình ảnh và bông hoa đầu của Giáo Hội ở đời này (47).
Nhiều nguyên tắc có tính định hướng trên gần như đã được lên công thức bằng những ngôn từ chúng tôi từng sử dụng ở đây, trong các chương trước của cuốn sách này, và sẽ được tóm kết trong chương kế tiếp.
Ghi Chú
1. Xem Jan Radkiewicz, Auf der Suche nach einem mariologischen Grundprinzip: Eine historisch-systematische Untersuchung uber die letzten hundert Jahre (Constance: Hartung-Gorre, 1990).
2. Xem tóm luợc của Edward Schillebeecks và Catharina Halkes, Mary: Yesterday, Today, Tomorrow (New York: Crossroad, 1993).
3. Hiển nhiên việc trình bày tiếp theo đã vay mượn nhiều từ tiểu luận hết sức cảm kích của Karl Rahner, “The Interpretation of the Dogma of the Assumption” trong Theological Investigations, Cornelius Ernst dịch (Baltimore: Helicon Press, 1961), 215-27.
4. Denzinger, 3903.
5. Maria de Agreda, Vida de la Virgen María según la Venerable Sor María de Jesús de Agreda [Madrid, 1670] (Barcelona: Montaner y Simón, 1899), 365; bản dịch phóng tác theo Nanci Gracía.
6. Trình thuật thiện cảm nhưng không thiếu phê phán là của Raymond Winch và Victor Bennett, The Assumption of Our Lady and Catholic Theology (London: Macmillan, 1950).
7. Edmund Schlink và những người khác, “An Evangelical Opinion on the Proclamation of the Dogma of the Bodily Assumption of Mary” do Conrad Bergendoff dịch, trong Lutheran Quaterly 3 (1951): 138.
8. Về sự im lặng này, xem O. Faller, De priorum saeculorum silencio circa Assumptionem Beatae Mariae Viginis (Rome: Gregorian University, 1946).
9. Carl G. Jung, Answer to Job, bản dịch của R.F.C. Hull (Princeton N.Y.: Pirnceton University Press, 1969).
10. Gióp 38:2.
11. Mt 23:37.
12. The Christian Tradition, 3:172-73.
13. Xem các nghiên cứu được thu thập trong Michel van Esbroeck, Aux origines de la Dormition de la Vierge (Aldershot: Variorum, 1995).
14. Thánh Bernard thành Clairvaux, Epistles 174.3.
15. Thánh Bernard thành Claivaux, Sermons on the Assumption 1:1.
16. Imago Dei, 145-50.
17. Antoine Wenger, L’Assomption de la très sainte Vierge dans la tradition byzantine du VIe au Xe siècle (Paris: Institut Francais d’Etudes Byzantines, 1955).
18. Ga 19:26-27.
19. Lampe, 760.
20. Christa Schaffer, aufgenommen ist Maria in den Himmel: Vom Heimgang der Gottesmutter in Legende, Theologie und liturgischer Kunst der Fruhzeit (Regensburg: F. Pusset, 1985).
21. Xem chương 7 ở trên.
22. St 5:24; 2V 2:11.
23. Theodore the Studite, Orations V.2-3 (PG 99:721-24).
24. Modestos, On the Dormition of the Blessed Virgin Mary (PG 86: 3277-312).
25. Jugie, La Mort et l’assomption de la Sainte Vierge, 214-24.
26.Nicephorus Callistus, Ecclesiastical History XVII.28 (PG 147:292).
27. Xem Imago Dei, pl.41.
28. Pamela Askew, Caravaggio’s "Death of the Virgin” (Princeton N.J.: Princeton University Press, 1990).
29. C.R. Dodwell, The Pictorial Arts of the West (New Haven and London: Yale University Press, 1993), 360-61.
30. St 3:15 (bản Phổ Thông); xem chương 6 ở trên.
31. Denzinger, 3901.
32. Xem bài nghiên cứu hữu ích của Walter J. Burghardt, “The Testimony of the Patristic Age Concerning Mary’s Death”, trong Marian Studies 8 (1957): 58-99, cùng với những bài tiếp theo trong cùng số báo ấy của J.M. Egan về Thời Trung Cổ (100-124) và của T.W. Coyle về tình trạng hiện nay của vấn đề (143-66).
33. Lc 2:35; xem chương 9 ở trên.
34. LTK 1:1068-72 (Michael Schmaus).
35. Lc 1:38.
36. Is 25:8; 1Cor 15:54.
37. Mt 27:52-53.
38. Xem chương 1 ở trên.
39. Yves M.-J. Congar, Tradition and Traditions: An Historical and a Theoligical Essay, Michael Naseby và Thomas Raiborough dịch (New York: Macmillan, 1966), 211.
40. Walter von Loewenich, Der moderne Katholizismus, ấn bản 2 (Witten: Luther-Verlag, 1956), 276-77.
41. Xem The Riddle of Roman Catholicism, 128-42.
42. Xem bài phân tích của Ina Eggemann, Die “Ekklesiologische Wende” in der Mariologie des II.Vatikanums und “Konziliare Perspektiven” als neue Horizonte fur das Vertandnis der Mittlerschaft Ma-ri-as (Altenberge: Oros Verlag, 1993).
43. Diễn biến của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội khi nói đến học lý về đức Ma-ri-a đã được tóm tắt rất hay trong Gérard Philips, “Die Geschichte der dogmatischen Konstitution uber dei Kirche ‘Lumen Gentium’” trong Das Zweite Vatikanische Konzil, Herbert Vorgrimler chủ biên, 3 cuốn (Freiburg: Herder, 1966-68), 1:153-55.
44. Mối liên kết gần gũi về thần học giữa học lý về đức Ma-ri-a và học lý về Giáo Hội đã được bàn đến trong Yves M.-J. Congar, Christ, Our Lady, and the Church, Henry St John dịch (Westminster, Md.: Newman Press, 1957); và trong Otto Semmelroth, Mary, Archetype of the Church, lời phi lộ của Jaroslav Pelikan (New York: Sheed and Ward, 1963).
45. Avery Dulles, “Introduction” to Lumen Gentium, trong The Documents of Vatican II, Walter M. Abbott chủ biên (New York: Guild Press, 1966), 13.
46. Lumen Gentium, 67.
47. Abbott, Documents, 85-96.
Tử thần đã bị nuốt trửng trong chiến thắng.
- Isaia 25:8, 1 Cor 15:54.
Trong suốt sách này, khi bàn đến các chủ đề và học lý liên quan tới đức Trinh Nữ Ma-ri-a, chúng tôi cố ý tránh không nhắc đến nhiều cuộc tranh luận về Ngài, thuộc cả lãnh vực văn hóa lẫn thần học, từng xẩy ra trong thế kỷ 20 (1). Đúng hơn, chúng tôi chỉ nhắc đến chúng một cách vắn tắt ở Lời Nói Đầu, giống như một hình thức lót đường (foil) làm nổi bật những điều sẽ nói sau đó, nghĩa là những điều đã xẩy ra trong các thế kỷ trước kia; hoặc, trong một số trường hợp, chúng tôi chỉ nhắc đến chúng để hiểu được lịch sử phát triển từ trước cho đến các giai đoạn sau này (2). Thế nhưng, một biến cố trong lịch sử về đức Ma-ri-a xẩy ra ngay chính giữa thế kỷ 20, cùng với những gì xẩy ra sau đó, cần phải được bao gồm vào đây như giai đoạn sau cùng của lịch sử kia, hoặc ít nhất cũng là giai đoạn gần đây nhất. Đó là việc ban hành sắc chỉ giáo hoàng Munificentissimus Deus vào ngày 1 tháng Mười Một năm 1950 (3). Trong bản công bố long trọng được đóng ấn bằng tín điều vô ngộ do Công Đồng Vatican I xác định này, niềm tin về việc đức Trinh Nữ Ma-ri-a được triệu cả hồn lẫn xác về trời, từ lâu vốn được cả tín hữu lẫn các nhà thần học tin chắc, nay được đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thành một tín điều của Giáo Hội Công Giáo La Mã: “Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa, đức Ma-ri-a Trọn Đời Đồng Trinh, sau thời gian sống trên trần gian, đã được triệu cả hồn lẫn xác về hưởng vinh quang thiên quốc” (4). Thế là từ năm 1950, mọi người Công Giáo buộc phải tin và dạy, như lời nhà huyền nhiệm Tây Ban Nha về đức Ma-ri-a là Nữ Tu María de Jésus de Agreda từng nói trong tác phẩm của bà Cuộc Đời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a viết năm 1670, rằng đức Ma-ri-a “đã được nâng lên ngồi bên phải Con và là Thiên Chúa thật của Ngài, và được ngự cùng một ngai tòa với Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi không một người nào kể cả các thiên thần và xêraphim đã đạt tới bao giờ và cả đời đời cũng sẽ không bao giờ đạt tới được. Đây là đặc ân cao nhất và tuyệt hảo nhất dành cho Nữ Vương và Đức Bà của chúng ta: được ngự cùng ngai tòa với Ba Ngôi Thiên Chúa và chiếm địa vị Nữ Hoàng ở đó, trong khi toàn thể nhân loại chỉ là đầy tớ hay người phục dịch cho Vua tối cao mà thôi” (5).
Điều không ngạc nhiên là việc ban hành sắc chỉ Munificentissimus Deus đạ tạo nên xôn xao rất lớn nơi các nhà thần học và các giáo sĩ Thệ Phản đối với cả nội dung học lý lẫn thế giá tín điều của nó (6). Nó được coi có tính chia rẽ đầy sắc cạnh và kình chống, và càng gây xúc động hơn vì đã xuất hiện vào đúng thời điểm khi ý thức đại kết đang từ từ bắt đầu tạo được những dấu chỉ có thể hàn gắn được các chia rẽ xưa giữa các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương và ngay giữa phong trào Thệ Phản và Đạo Công Giáo La Mã. Quan điểm của Công Giáo La Mã và quan điểm của Thệ Phản về thế giá của Thánh Kinh và về học lý công chính hóa nhờ đức tin, hai vấn đề học lý chính yếu của Cải Cách, chính yếu đến nỗi trong suốt thế kỷ 19 đã lần lượt được coi là “nguyên lý mô thức” và “nguyên lý chất thể” của phong trào Cải Cách Thệ Phản, đến lúc đó đã có nhiều hội tụ đáng kể sau một thời gian dài đối thoại. So với các tiền nhiệm thế kỷ 16 là những người phải sống trong một bầu khí tranh cãi kịch liệt của Cải Cách và Phản Cải Cách, các nhà thần học Công Giáo lúc này càng ngày càng nhấn mạnh nhiều hơn rằng chính thế giá Thánh Kinh, đặc biệt trong các bản thuộc ngôn ngữ gốc, đã tạo nên tính chính thống cho học lý Kitô Giáo (Sola Scriptura theo một nghĩa nào đó). Còn các thần học gia Thệ Phản, so với trước đây, càng ngày càng tỏ nhiều tôn kính hơn đối với Thánh Truyền và vai trò của Thánh Truyền trong việc hình thành ra Thánh Kinh. Tương tự như thế, tính tối thượng trong sáng kiến của tặng phẩm ơn thánh nơi Thiên Chúa (sola gratia) và tính trung tâm của đức tin công chính hóa (sola fide, một lần nữa cũng theo một nghĩa nào đó) đã trở thành quan tâm có tính tiêu chuẩn trong nền thần học Công Giáo La Mã, giống như tính bất khả phân giữa việc làm tốt (good works) và đức tin công chính hóa càng ngày càng chiếm vị trí trung tâm hơn trong giáo huấn Thệ Phản. Gần như thể để tìm ra các lý do mới hòng vĩnh viễn hóa tình trạng ly giáo, giữa lúc một số điểm bất đồng trước đây nay đang được cả hai bên cùng bắt đầu tương nhượng, nên các học lý thánh mẫu về vô nhiễm thai năm 1854 cũng như mông triệu năm 1950 đã đến để đảo ngược lại khuynh hướng hòa giải này. Ngay những người Thệ phản có thiện chí cũng buộc phải lên tiếng cảnh giác vào năm 1950 như sau: “Ngày nay trong khi đa số các Giáo Hội, qua nước mắt thống hối, tự thú trước Thiên Chúa rằng tất cả đều mang tội phân rẽ Thân Thể Chúa Kitô, và trong lời cầu nguyện cũng như trong các cố gắng bác học chung, đang tìm cách giảm thiểu khu vực bất đồng và gia tăng khu vực nhất trí với nhau… thì Giáo Hội La Mã lại đi gia tăng khu vực bất đồng bằng tín điều Mông Triệu. Ngày nay, giữa các cố gắng tiến tới các liên hệ gần gũi hơn giữa các Giáo Hội, việc tạo ra tín điều Mông Triệu được giải thích như một thứ phủ quyết căn để về phía Giáo Hội La Mã” (7). Bởi vì, theo lối suy luận này, Tân Ước và các thế kỷ đầu của Giáo Hội rất im lặng về thời kỳ “sau khi Ngài sống trên trần gian” này, mặc dù nhiều truyền thống và ý kiến đạo hạnh về nó đã xuất hiện vào các thế kỷ tiếp theo (8). Nhưng tiếp nhận các truyền thống này và nâng chúng lên địa vị một học lý chính thức, buộc toàn thể Giáo Hội phải tin và cho nó một thế giá ngang hàng với học lý Thiên Chúa Ba Ngôi xem ra hoàn toàn quá táo bạo, không dựa vào thế giá Thánh Kinh một chút nào cả.
Ngược với phản ứng ấy, nhà tâm lý học có ảnh hưởng của thế kỷ 20 là Carl Jung lại đề cập đến ý nghĩa của đức Ma-ri-a trong một cuốn sách nổi bật và gây tranh cãi nguyên khởi được xuất bản bằng tiếng Đức năm 1952, tựa là Trả Lời Ông Gióp [Antwort auf Hiob] (9). Năm nguyên bản được công bố khá có liên quan ở đây, vì cuốn sách đó là một đáp ứng của Jung đối với sắc chỉ của đức Piô XII. Carl Jung vốn là hậu duệ của một dòng họ lâu đời làm mục sư Thệ Phản ở Thụy Sĩ và là một phụ tá nhưng sau trở thành địch thủ của Sigmund Freud. Nhưng trên căn bản, trong cuốn Trả Lời Ông Gióp, ông đã bênh vực học lý của đức giáo hoàng. Sách Gióp, với cao điểm là lời Thiên Chúa từ trong cơn gió lốc phán ra: “Ai là kẻ dám dùng những lời lẽ thiếu khôn ngoan hiểu biết, để làm cho kế hoạch của Ta ra tối tăm khó hiểu?” (10) đã đẩy quan niệm về tính siêu việt của Thiên Chúa lên cao tít tắp theo hướng sau này được Martin Luther gọi là Deus absconditus, Thiên Chúa giấu mặt. Nhưng nhờ học lý nhập thể, và sau đó còn hữu hiệu hơn nữa, nhờ hình ảnh về đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đạo Công Giáo đã làm dịu đi tính khắc khổ của siêu việt, khiến Thần Tính êm mát hơn và dễ tới gần hơn, đến nỗi đã trở nên “như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh” (11).
Ngay lúc công bố tín điều vô nhiễm thai năm 1854, trong nhiều giới Công Giáo La Mã hồi ấy, đã có sự ủng hộ rộng rãi muốn nhân thể ấn định luôn tín điều mông triệu rồi, vì có đến 195 nghị phụ của Công Đồng Vatican I họp trong các năm 1869-1870 yêu cầu việc ấy. Sự bất ổn về chính trị cũng như về Giáo Hội bao quanh Công Đồng lúc ấy đã lấy đi khả thể đưa ra quyết định trên; nhưng học lý đức Trinh Nữ mông triệu, dù chỉ trở thành tín điều năm 1950, và hơn nữa chỉ là tín điều trong đạo Công Giáo mà thôi, đã được sự ủng hộ nhiều hơn và được Thánh Truyền chứng thực lâu đời hơn học lý vô nhiễm thai trước khi nó được công bố nhiều lắm (12). Trong lịch Giáo Hội, từ thời Trung Cổ, đã có ngày lễ đặc biệt được ấn định vào ngày 15 tháng Tám hàng năm (13). Ngày lễ ấy kính nhớ “ngày Ngài được triệu ra khỏi đời này mà bước vào thiên đàng” như lời của thánh Bernard trong chính lá thư ngài thách thức việc giữ ngày lễ vô nhiễm thai (14). Ở một chỗ khác trong bộ các bài giảng xuất sắc của ngài về mông triệu, thánh nhân viết, nhờ sự hiện diện của đức Ma-ri-a, không những toàn thế giới, nhưng ngay cả “quê cha trên trời cũng sáng rực hơn vì đã được sự sáng láng từ ngọn đèn khiết trinh của Ngài soi chiếu” (15). Việc mông triệu đã nâng Ngài lên cao hơn mọi thiên thần và tổng lãnh thiên thần, và ngay tất cả mọi công phúc của các thánh cũng bị công phúc của một mình người phụ nữ này vượt qua. Việc mông triệu của đức Trinh Nữ có nghĩa là bản tính nhân loại đã được nâng lên bình diện cao hơn bình diện của tất cả các bậc thần thiêng (spirits) bất tử.
Kitô Giáo Phương Đông không tham dự vào việc xác định ra tín điều mông triệu (16). Nhưng điều đó không có nghĩa là vấn đề ấy bị đẩy ra một bên, không được xem sét gì trong việc khai triển học lý ở Byzantium (17). Tại đây, vốn có lời truyền được chính Công Đồng Êphêsô nhắc lại năm 431, rằng khi vâng lời Chúa Kitô trên thánh giá phán “Thưa bà, này là con bà!” và “hỡi con, này là mẹ con!”, môn đệ Gio-an đã “rước bà về nhà mình” (18) và hai mẹ con đến sinh sống tại Êphêsô, ở đó, đức Ma-ri-a đã qua đời; một lời truyền khác muộn và ít tin cậy hơn còn nhận diện Ngôi Nhà của đức Trinh Nữ ở Êphêsô nữa. Giờ Ngài qua đời, hay như thuật ngữ người ta thường dùng, giờ Ngài thiếp ngủ [koimesis] (19) đã là chủ đề cho nhiều tranh ảnh. Những tranh ảnh này phản ảnh nghệ thuật Kitô Giáo của chính thời kỳ sơ khai (20). Vì tính chất nổi bật của nó trong truyền thống tranh ảnh (21), nên những người bênh vực các tranh ảnh ấy cũng có dịp nói đến việc thiếp ngủ này. Thí dụ Theodore người Studite chẳng hạn đã mô tả nó như một mầu nhiệm “khôn tả”, trong đó đủ 12 tông đồ cùng với các nhân vật Cựu Ước như Ênóc và Êlia (cả hai vị này đều được về trời cả hồn lẫn xác) (22) hầu hạ Mẹ Thiên Chúa vào giây phút cuối cùng cuộc sống trần gian của Ngài (23). Có một bài giảng về sự thiếp ngủ này được gán cho thượng phụ Giêrusalem thế kỷ thứ 7 là Modestos (24). Tuy nhiên, dựa vào chứng cớ nội bộ, niên hiệu của bài giảng này đã được lùi lại tới một thế kỷ hay gần như thế sau thời của Modestos. Nhưng nhiều chủ đề thánh mẫu được nhắc đến trong bài giảng ấy đã có từ lâu đời trước đó (25). Vì, như lời một sử gia Byzantine sau này tường trình, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6, do sắc chỉ của hoàng đế, ngày lễ đức Ma-ri-a thiếp ngủ đã được ấn định vào ngày 15 tháng Tám (là ngày, như chúng ta thấy, đã trở thành Lễ Mông Triệu Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Ma-ri-a trong Giáo Hội Phương Tây) (26). Và vì vậy sau cùng đã trở thành một trong 12 ngày lễ kính của Giáo Hội Phương Đông. Chính vào thời kỳ này người ta cũng đã tìm lại được dấu vết các tranh ảnh do các nghệ sĩ Byzantine thực hiện về chủ đề này. Mặc dù, trong lịch sử nghệ thuật Byzantine, tấm thẻ ngà khắc cảnh thiếp ngủ mãi sau này mới được thực hiện (có thể là thế kỷ 12), nhưng vẫn là cách mô tả đầy đủ chủ đề này: Mẹ Thiên Chúa được vây quanh bởi 12 tông đồ, thêm vào đó còn có hai người khác mặt bị che phủ (có lẽ là Ênóc và Êlia, vì những lý do đã nêu ở trên); các thiên thần bay lượn bên trên, tay giơ ra để đưa Ngài về trời (27). Ngược hẳn với các vai trò của hai Đấng trong các tranh ảnh qui ước trước đó vẽ Mẹ và Con, giữa tấm thẻ là Chúa Kitô Lẫm Liệt với hài nhi Ma-ri-a trong vòng tay. Còn đức Ma-ri-a trưởng thành thì an nghỉ thanh bình, vì Ngài sắp được tiếp nhận vào thiên đàng, cả hồn lẫn xác, như Đông Phương và cuối cùng cả Tây Phương nữa cùng khẳng nhận. Thiên Đàng ấy chính là nơi sẽ hoàn tất diễn trình qua đó bản tính nhân loại của Ngài biến thành thần thiêng.
Trong nghệ thuật Phương Tây, việc đức Trinh Nữ thiếp ngủ ít ra cũng bao hàm việc mông triệu của Ngài, như trong bức Cái Chết Của Đức Trinh Nữ (28) do Caravaggio thực hiện. Việc mô tả hết sức cảm kích sự liên hệ cũng như sự tương phản giữa thiếp ngủ và mông triệu tìm thấy nơi hai bức chân dung lấy từ cuốn Thánh Vịnh Winchester có “trước năm 1161”, tức bức Đức Trinh Nữ Qua Đời và bức Nữ Vương Thiên Đàng (29). Trong cả hai bức tranh này, ta đều thấy các thiên thần phục dịch, còn Chúa Kitô thì vẫn ẵm hài nhi Ma-ri-a lúc Ngài đang thiếp ngủ. Nhưng điểm cận kề giữa hai bức tranh chính là nhân vật đang nằm thiếp ngủ, mà theo phụ đề của bức thứ hai, “giờ đây đã trở thành Nữ Vương Thiên Đàng”. Các thiên thần hai bên nâng cao biểu ngữ chiến thắng cho thấy sau khi đập tan kẻ thù và đạp dập đầu con rắn như Thiên Chúa đã hứa tại vườn Địa Đàng, theo bản Phổ Thông (30), giờ đây đức Ma-ri-a dự phần vào chiến thắng đã tạo được nhờ cuộc khổ nạn và cái chết cũng sự phục sinh của Chúa Kitô. Như đức Giáo Hoàng Piô XII, trong sắc chỉ Munificentissimus Deus, khi dùng hạn từ Hy Lạp anastasis dưới dạng Latinh để chỉ sự Phục Sinh, đã công bố rằng “sự phục sinh vinh quang của Chúa Kitô đã là thành tố chủ yếu và là chiến tích tối hậu của cuộc chiến thắng này thế nào, thì cuộc tranh đấu mà đức Trinh Nữ Diễm Phúc chia sẻ với Con của Ngài cũng phải được kết thúc bằng việc ‘vinh quang hóa’ thân xác đồng trinh của Ngài như vậy. Như thánh Tông Đồ đã nói [1Cor 15:54, Is 25:8] ‘khi … cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Thánh Kinh đã viết, Tử Thần sẽ bị nuốt trửng trong chiến thắng’” (31).
Vì có sự hiển nhiên trong câu đức giáo hoàng trích dẫn từ thư 1Cor và qua nó từ Isaia “tử thần sẽ bị nuốt trửng trong chiến thắng”, nên học thuyết mông triệu đã gợi ra câu hỏi này là liệu đức Ma-ri-a có bao giờ chết không, hay như Ênóc và Êlia, Ngài được triệu về trời lúc còn sống (32). Lời tiên tri của Simêong ngỏ cùng Ngài mà ta đã xét khi bàn đến chủ đề Ma-ri-a, Mẹ Sầu Bi, “vâng một lưỡi gươm cũng sẽ đâm thâu qua lòng bà” (33) hàm nghĩa Ngài sẽ chết, giống như Người Con thần thánh và vô tội của Ngài vậy. Nhưng xét theo ngữ cảnh, lời tiên tri trên chỉ nói đến “nỗi buồn đau, hơn là cái chết tử đạo”. Tuy thế, đấy không phải là cơ sở đầy đủ để “gợi lên bất cứ niềm hoài nghi nào về cái chết của Ngài” vì tự bản tính, Ngài vốn hay chết. Ngoài ra, lời tiên tri kia rõ ràng đã bác bỏ cái cảm nghĩ đạo đức cho rằng hễ ai khi sinh con mà không đau đớn thì khi chết cũng không đau đớn; vì “người ta dùng thế giá gì mà giả thiết là Ngài không đau đớn trong cơ thể?... Nhưng bất chấp lúc chết, Ngài không cảm thấy đau đớn, điều mà Thiên Chúa có thể ban cho Ngài, hay Ngài có đau đớn, điều mà Thiên Chúa có thể cho phép”, thì kết luận xem ra vẫn là “đức Trinh Nữ Diễm Phúc có chịu phiền nhiễu trong cơ thể bởi cái chết”. Như để làm nhẹ câu kết luận này, “lòng đạo hạnh Kitô Giáo”có niềm tin khá phổ quát cho rằng ngay sau khi qua đời, đức Ma-ri-a đã được phục sinh ngay tức khắc, và sau đó được triệu ngay về thiên đàng; vì Ngài vốn là “hoa trái đầu mùa của sự bất hư nát (nơi con người)”. Thế nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng “ta không dám xác quyết rằng việc phục sinh thân xác Ngài thực sự có xẩy ra, vì ta biết điều ấy chưa được các giáo phụ tuyên bố”. Dù quả là “xấu xa nếu ta tin rằng bình đựng ưu tú” là thân xác đức Ma-ri-a phải chịu sự hư nát, nhưng “ta vẫn không dám nói rằng Ngài đã sống lại, lý do duy nhất là bởi vì ta chẳng dựa được gì vào chứng cớ hiển nhiên nào để xác quyết như thế”
Những người bảo vệ và ủng hộ tín điều mông triệu luôn nhấn mạnh đến tính nhất quán của nó với cả toàn bộ giáo huấn Kitô Giáo lẫn các phát triển thánh mẫu học từng xẩy ra trước nó (34). Trong chức năng đại diện của nhân loại, như đã ghi nhận trên đây, Ngài có được mối tương quan tế vi giữa ơn thánh của Thiên Chúa và sự tự do của con người, một mối tương quan đã được chứng tỏ đầy đủ bằng tài liệu. Vì khi hoàn toàn vâng theo kế hoạch của Thiên Chúa muốn dùng Con của Ngài mà cứu chuộc loài người, “xin hãy làm cho tôi điều ngài vừa nói” (35), đức Ma-ri-a quả đã khởi động cả một chuỗi biến cố dẫn tới việc cứu chuộc kia và việc nó chiến thắng tội lỗi và sự chết nhờ cái chết và phục sinh của Chúa Kitô. Việc Ngài chiến thắng mọi tội lỗi, cả tội nguyên tổ lẫn tội riêng, đã thực hiện được nhờ một hồng ân duy nhất, được thông ban cho Ngài do công phúc của Chúa Giê-su Kitô, là được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ từ lúc được tượng thai. Như thế, chỉ là hợp luận lý nếu cho rằng vì Isaia đã nói tiên tri và thánh Phaolô đã tuyên nhận “Tử thần bị nuốt trửng trong chiến thắng” (36), thì cả cái chết của đức Ma-ri-a nữa cũng phải được dự phần vào chiến thắng đó của Chúa Kitô như một báo trước việc dự phần đầy đủ của mọi người được cứu chuộc lúc họ được phục sinh chung vào ngày tận cùng của lịch sử con người. Dù sao, việc báo trước ấy cũng đã xẩy ra một lần rồi lúc Chúa Kitô bị đóng đinh, “nhiều chiếc mồ đã mở ra, và nhiều thân xác các thánh đang yên nghỉ ở đó đã sống lại, ra khỏi mồ lúc Người phục sinh, và đi vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người” (37). Đức Ma-ri-a xứng đáng được hưởng vinh dự ấy cách siêu việt hơn bất cứ vị nào trong các vị thánh này.
Có lẽ các xem sét như trên đã làm cho tín điều mông triệu của Đức Trinh Nữ, cả như một hiện tượng lịch sử lẫn một vấn đề đại kết, trở thành một bức minh họa khiêu khích nhất khiến người ta coi Thánh mẫu học, xét trong toàn bộ, là trường hợp điển hình gây tranh cãi nhiều hơn cả trong vấn đề “khai triển học lý” (38). Đối với những người vốn nuôi dưỡng mối hoài nghi căn để đối với chính ý niệm khai triển học lý, hay đối với ý niệm cho rằng đức Trinh Nữ Ma-ri-a phải được kể là chủ đề cho một “học lý” riêng hơn là được thảo luận như một thành phần trong học lý về Chúa Giê-su Kitô hay học lý về Giáo Hội (hay đối với cả hai vấn đề này), thì diễn trình biến hóa của mông triệu qua nhiều thế kỷ, từ thực hành đạo hạnh và mừng kính phụng vụ tới lý thuyết suy tư thần học và sau cùng tín điều được công bố chính thức mãi sau này giữa thế kỷ 20, chỉ đơn thuần chứng tỏ rằng việc khai triển học lý ấy gây hại cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Và ngay cả các nhà thần học Thệ Phản từng sẵn sàng chấp nhận ý niệm khai triển học lý, coi nó như “chiều kích nội tại của chính truyền thống” như Yves Congar, một học giả dòng Đaminh, từng nói (39), cũng tỏ ra ngần ngại đối với mông triệu. Đối với một số các nhà thần học này, lý do chắc chắn là: từ căn bản, họ vốn không ưa hiện tượng sùng kính của người bình dân, một lòng sùng kính, như ta đã thấy suốt trong sách này, từng phát sinh phần lớn lịch sử khai triển thánh mẫu học, kể cả việc mông triệu. Đối với sự không ưa này, ta có thể trích dẫn đầy đủ lời của một nhà chú giải Thệ Phản hàng đầu nhận xét về đạo Công Giáo La Mã, một Giáo Hội ông thường hay chỉ trích về phương diện học lý và cơ cấu: “Việc thờ phượng Thiên Chúa ‘trong tinh thần và chân lý’ (Ga 4:24) là một lý tưởng ít khi đạt được trong toàn bộ tính của nó. Chỉ một số cá nhân nào đó, như các nhà huyền nhiệm vĩ đại, mới có thể đạt tới. Trong căn bản, mọi lòng sùng kính bình dân đều là một thỏa hiệp. Chỉ một số ít người có ý tưởng cho rằng ta chỉ có thể đến gần Thiên Chúa nhờ tranh ảnh và biểu tượng. Nhưng quả là độc ác nếu tước đoạt khỏi đại đa số quần chúng đơn sơ các tranh ảnh và biểu tượng, vì như thế là cắt mất đường không cho họ vươn tới chính hữu thể của Thiên Chúa. Tại sao Thiên Chúa lại không nên lắng nghe một lời cầu xin dâng lên đức Ma-ri-a nếu nó phát xuất từ một trái tim đơn sơ đạo hạnh? Xin dùng một hình ảnh, Thiên Chúa hẳn phải mỉm cười trước những hình thức sùng kính có tính linh đạo hơn và có kỹ năng cao trong suy tư thần học của ta, như người lớn thường thương hại nhìn nhận mục đích nghiêm chỉnh trong các trò chơi trẻ em… Nhiều người cuồng tín Thệ Phản, vốn hay nổi trận lôi đình khi thấy một tấm bảng tạ ơn với hàng chữ ‘đức Ma-ri-a đã giúp đỡ con’, đã không nhận thức được rằng ý niệm căn bản của họ về Thiên Chúa nhỏ nhen biết chừng nào. Có lẽ người cuồng tín ấy coi mình có nhiệm vụ thánh thiêng phải cột chặt công cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa vào một công thức tín điều đặc thù nào đó… Không, trong lòng sùng kính đức Ma-ri-a, không hề có cái xấu nào của chủ nghĩa ngoại đạo ngây thơ và vô ý thức” (40).
Cũng cần ghi nhận điều này: các lời lẽ trên được viết ra chỉ ít năm sau khi tín điều mông triệu được công bố nhưng trước khi Công Đồng Vatican II được triệu tập mấy năm.
Gần ngày Công Đồng trên được triệu tập, xem ra có lý khi gợi ý rằng việc hiểu nhau về đại kết sẽ có được nếu người Công Giáo La Mã chịu nhìn nhận điều đã làm cho phong trào Cải Cách trở thành cần thiết, và người Thệ Phản chịu nhìn nhận điều làm cho sự hiểu nhau kia có thể xẩy ra. Không ở vấn đề học lý nào, sự nghịch lý trên lại thích đáng một cách rõ rệt cho bằng học lý về đức Ma-ri-a (41). Có những quan sát viên, cả thù nghịch lẫn thiện cảm, nghĩ rằng – hay sợ - rằng tín điều “mới” năm 1950, chỉ một thập niên sau, sẽ đẫn tới những khai triển khác về thánh mẫu học và tới việc định nghĩa ra nhiều học lý “mới” nữa (42). Đối với họ, Công Đồng Vatican II đã làm họ thất vọng (43), y như việc ban hành sắc chỉ Ineffabilis Deus của đức Giáo Hoàng Piô IX vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 1854, chỉ 15 năm sau, đã phải nhường vũ đài chính cho Công Đồng Vatican I. Vì mặc dù, như Avery Dulles từng nói, “một văn kiện riêng về đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã được soạn thảo và được Ủy Ban Thần Học đệ trình dưới dạng dự thảo trong kỳ họp đầu của năm 1962”, Công Đồng đã lồng học lý về đức Ma-ri-a vào văn kiện đầu tiên của mình tức Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium về Giáo Hội (44). Dulles viết tiếp, “các nghị phụ thấy cái nguy hiểm của việc bàn đến thánh mẫu học một cách quá cô lập riêng rẽ; các ngài thích nối kết vai trò của Ngài một cách gần gũi hơn với chủ đề chính của Công Đồng, tức Giáo Hội” (45). Các nghị phụ cũng muốn người ta thấy rằng các ngài “cẩn thận và quân bình trong việc một mặt xa lánh tính sai lạc của việc phóng đại và mặt kia xa lánh tính thái quá của đầu óc hẹp hòi” (46). Các ngài nghĩ thế, một phần vì các lý do đại kết và phần khác để phù hợp với những nghiên cứu bác học mới về Thánh Kinh và lịch sử ngay trong Giáo Hội Công Giáo La Mã, những nghiên cứu từng gợi hứng cho nhiều sinh hoạt của Công Đồng. Kết quả là: không có học lý mới nào mà chỉ là bản tóm lược quân bình và không thiên vị, công bố ngày 21 tháng Mười Một năm 1964, gồm các chủ đề chính trong toàn bộ lịch sử khai triển các học lý về đức Ma-ri-a.
Năm tựa đề chính được bản văn của Công Đồng liệt kê là:
1. Vai trò của đức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, theo đó, “vì tặng phẩm ơn thánh cao cả này, Ngài vượt lên trên mọi tạo vật khác, cả trên trời lẫn dưới đất”; thế nhưng “đồng thời vì Ngài thuộc giòng giống Adong, Ngài cũng là một với mọi người phàm khác trong nhu cầu được cứu rỗi”. Tuy thế, “Công Đồng không có ý định đưa ra một học lý đầy đủ về đức Ma-ri-a, cũng như không muốn quyết định những vấn đề chưa được công trình của các thần học gia soi sáng đầy đủ”.
2. Vai trò của đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong nhiệm cục cứu rỗi, kể cả cách “các sách Cựu Ước…, như đang được đọc trong Giáo Hội và được hiểu dưới ánh sáng mạc khải đầy đủ sau này, đã đưa hình ảnh người phụ nữ, Mẹ Đấng Cứu Chuộc, vào một tập chú mỗi ngày một sắc nét hơn” (Sáng Thế 3:15, Is 7:14). Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Thánh Kinh, “đức Trinh Nữ Diễm Phúc đã tiến bước trên hành trình đức tin của mình, và trung thành vững tâm trong kết hiệp nên một với Con mình đến tận thánh giá”.
3. Đức Trinh Nữ Diễm Phúc và Giáo Hội, trong đó, “đức Trinh Nữ Diễm Phúc từ đời đời đã được tiền định làm mẹ Thiên Chúa, trong tương quan với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa” đến nỗi “đức Ma-ri-a nổi bật sâu sắc trong lịch sử cứu rỗi và một cách nào đó đã kết hợp và phản ảnh ngay trong mình các chân lý chính yếu của đức tin”.
4. Việc Sùng kính đức Trinh Nữ Diễm Phúc trong Giáo Hội, với chỉ thị “các tập tục và thực hành sùng kính đối với Ngài cần được trân qúy như đã được thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội khuyên dạy trong nhiều thế kỷ” nhưng cũng cảnh giác rằng “lòng sùng kính chân thực không hệ ở xúc cảm vô ích và thoáng qua, cũng không hệ ở phương thức dễ tin hào nhóang nào đó”.
5. Đức Ma-ri-a, dấu hiệu hy vọng chắc chắn và an ủi cho Dân Chúa trên đường lữ hành, vì “trong vinh quang thân xác và linh hồn mà Ngài chiếm được trên thiên đàng, Mẹ Chúa Giê-su tiếp tục là hình ảnh và bông hoa đầu của Giáo Hội ở đời này (47).
Nhiều nguyên tắc có tính định hướng trên gần như đã được lên công thức bằng những ngôn từ chúng tôi từng sử dụng ở đây, trong các chương trước của cuốn sách này, và sẽ được tóm kết trong chương kế tiếp.
Ghi Chú
1. Xem Jan Radkiewicz, Auf der Suche nach einem mariologischen Grundprinzip: Eine historisch-systematische Untersuchung uber die letzten hundert Jahre (Constance: Hartung-Gorre, 1990).
2. Xem tóm luợc của Edward Schillebeecks và Catharina Halkes, Mary: Yesterday, Today, Tomorrow (New York: Crossroad, 1993).
3. Hiển nhiên việc trình bày tiếp theo đã vay mượn nhiều từ tiểu luận hết sức cảm kích của Karl Rahner, “The Interpretation of the Dogma of the Assumption” trong Theological Investigations, Cornelius Ernst dịch (Baltimore: Helicon Press, 1961), 215-27.
4. Denzinger, 3903.
5. Maria de Agreda, Vida de la Virgen María según la Venerable Sor María de Jesús de Agreda [Madrid, 1670] (Barcelona: Montaner y Simón, 1899), 365; bản dịch phóng tác theo Nanci Gracía.
6. Trình thuật thiện cảm nhưng không thiếu phê phán là của Raymond Winch và Victor Bennett, The Assumption of Our Lady and Catholic Theology (London: Macmillan, 1950).
7. Edmund Schlink và những người khác, “An Evangelical Opinion on the Proclamation of the Dogma of the Bodily Assumption of Mary” do Conrad Bergendoff dịch, trong Lutheran Quaterly 3 (1951): 138.
8. Về sự im lặng này, xem O. Faller, De priorum saeculorum silencio circa Assumptionem Beatae Mariae Viginis (Rome: Gregorian University, 1946).
9. Carl G. Jung, Answer to Job, bản dịch của R.F.C. Hull (Princeton N.Y.: Pirnceton University Press, 1969).
10. Gióp 38:2.
11. Mt 23:37.
12. The Christian Tradition, 3:172-73.
13. Xem các nghiên cứu được thu thập trong Michel van Esbroeck, Aux origines de la Dormition de la Vierge (Aldershot: Variorum, 1995).
14. Thánh Bernard thành Clairvaux, Epistles 174.3.
15. Thánh Bernard thành Claivaux, Sermons on the Assumption 1:1.
16. Imago Dei, 145-50.
17. Antoine Wenger, L’Assomption de la très sainte Vierge dans la tradition byzantine du VIe au Xe siècle (Paris: Institut Francais d’Etudes Byzantines, 1955).
18. Ga 19:26-27.
19. Lampe, 760.
20. Christa Schaffer, aufgenommen ist Maria in den Himmel: Vom Heimgang der Gottesmutter in Legende, Theologie und liturgischer Kunst der Fruhzeit (Regensburg: F. Pusset, 1985).
21. Xem chương 7 ở trên.
22. St 5:24; 2V 2:11.
23. Theodore the Studite, Orations V.2-3 (PG 99:721-24).
24. Modestos, On the Dormition of the Blessed Virgin Mary (PG 86: 3277-312).
25. Jugie, La Mort et l’assomption de la Sainte Vierge, 214-24.
26.Nicephorus Callistus, Ecclesiastical History XVII.28 (PG 147:292).
27. Xem Imago Dei, pl.41.
28. Pamela Askew, Caravaggio’s "Death of the Virgin” (Princeton N.J.: Princeton University Press, 1990).
29. C.R. Dodwell, The Pictorial Arts of the West (New Haven and London: Yale University Press, 1993), 360-61.
30. St 3:15 (bản Phổ Thông); xem chương 6 ở trên.
31. Denzinger, 3901.
32. Xem bài nghiên cứu hữu ích của Walter J. Burghardt, “The Testimony of the Patristic Age Concerning Mary’s Death”, trong Marian Studies 8 (1957): 58-99, cùng với những bài tiếp theo trong cùng số báo ấy của J.M. Egan về Thời Trung Cổ (100-124) và của T.W. Coyle về tình trạng hiện nay của vấn đề (143-66).
33. Lc 2:35; xem chương 9 ở trên.
34. LTK 1:1068-72 (Michael Schmaus).
35. Lc 1:38.
36. Is 25:8; 1Cor 15:54.
37. Mt 27:52-53.
38. Xem chương 1 ở trên.
39. Yves M.-J. Congar, Tradition and Traditions: An Historical and a Theoligical Essay, Michael Naseby và Thomas Raiborough dịch (New York: Macmillan, 1966), 211.
40. Walter von Loewenich, Der moderne Katholizismus, ấn bản 2 (Witten: Luther-Verlag, 1956), 276-77.
41. Xem The Riddle of Roman Catholicism, 128-42.
42. Xem bài phân tích của Ina Eggemann, Die “Ekklesiologische Wende” in der Mariologie des II.Vatikanums und “Konziliare Perspektiven” als neue Horizonte fur das Vertandnis der Mittlerschaft Ma-ri-as (Altenberge: Oros Verlag, 1993).
43. Diễn biến của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội khi nói đến học lý về đức Ma-ri-a đã được tóm tắt rất hay trong Gérard Philips, “Die Geschichte der dogmatischen Konstitution uber dei Kirche ‘Lumen Gentium’” trong Das Zweite Vatikanische Konzil, Herbert Vorgrimler chủ biên, 3 cuốn (Freiburg: Herder, 1966-68), 1:153-55.
44. Mối liên kết gần gũi về thần học giữa học lý về đức Ma-ri-a và học lý về Giáo Hội đã được bàn đến trong Yves M.-J. Congar, Christ, Our Lady, and the Church, Henry St John dịch (Westminster, Md.: Newman Press, 1957); và trong Otto Semmelroth, Mary, Archetype of the Church, lời phi lộ của Jaroslav Pelikan (New York: Sheed and Ward, 1963).
45. Avery Dulles, “Introduction” to Lumen Gentium, trong The Documents of Vatican II, Walter M. Abbott chủ biên (New York: Guild Press, 1966), 13.
46. Lumen Gentium, 67.
47. Abbott, Documents, 85-96.
Tin Đáng Chú Ý
Tranh chấp Biển Đông dưới nhận định của Thời báo New York
Trang Đa
15:20 07/02/2010
Báo New York Times, nhật báo có số phát hành hàng ngày lớn thứ 3 tại Hoa Kỳ, trong số ra ngày 5-2-2010 có dành phân nửa trang A9 để nói về cuộc tranh chấp tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Xin xem toàn bài báo tại Vietnam Enlists Allies to Stave Off China’s Reach
Bài báo nhắc lại báo chí tại VN trong năm qua đưa tin TQ đã bắt giữ 17 ngư thuyền và 210 ngư phủ VN và nhận định rằng VN rất khó thành công trong chiến thuật quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, lôi kéo nhiều nước khác vào cuộc để tạo thêm vây cánh cho VN. Trung Quốc mặc nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, không đặt ra vấn đề tranh chấp chủ quyền với VN mà họ sẽ có thể cứu xét việc cho phép VN tham gia vào việc khai thác tài nguyên Biển Đông mà thôi.
Bài báo này khiến cho mọi người VN yêu nước thương nòi đều đau lòng trước việc nhà nước CSVN, chỉ vì muốn giữ vững chế độ độc tài tai hại của mình, bỗng dưng dâng tặng cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc cơ hội ngàn vàng chiếm giữ được nhiều vùng đất vùng biển của giang sơn gấm vóc cho ông cha để lại. Thay vì đoàn kết toàn dân chung sức chung lòng đối phó với hiểm họa TQ như các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc thì TQ khó bề bắt nạt được, nhà nước CSVN chỉ biết đàn áp các tôn giáo và dập tắt các tiếng nói ái quốc trung thực để rồi chỉ biết ngấm ngầm đi cầu cạnh các nước chung quanh như Thái Lan, Mã Lai, Phi-líp-pin lên tiếng bênh vực cho quyền lợi cho VN, một việc hoàn toàn vô ích.
Bài báo nhắc lại báo chí tại VN trong năm qua đưa tin TQ đã bắt giữ 17 ngư thuyền và 210 ngư phủ VN và nhận định rằng VN rất khó thành công trong chiến thuật quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, lôi kéo nhiều nước khác vào cuộc để tạo thêm vây cánh cho VN. Trung Quốc mặc nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, không đặt ra vấn đề tranh chấp chủ quyền với VN mà họ sẽ có thể cứu xét việc cho phép VN tham gia vào việc khai thác tài nguyên Biển Đông mà thôi.
Bài báo này khiến cho mọi người VN yêu nước thương nòi đều đau lòng trước việc nhà nước CSVN, chỉ vì muốn giữ vững chế độ độc tài tai hại của mình, bỗng dưng dâng tặng cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc cơ hội ngàn vàng chiếm giữ được nhiều vùng đất vùng biển của giang sơn gấm vóc cho ông cha để lại. Thay vì đoàn kết toàn dân chung sức chung lòng đối phó với hiểm họa TQ như các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc thì TQ khó bề bắt nạt được, nhà nước CSVN chỉ biết đàn áp các tôn giáo và dập tắt các tiếng nói ái quốc trung thực để rồi chỉ biết ngấm ngầm đi cầu cạnh các nước chung quanh như Thái Lan, Mã Lai, Phi-líp-pin lên tiếng bênh vực cho quyền lợi cho VN, một việc hoàn toàn vô ích.
Văn Hóa
Mùa Xuân Hy Vọng
Lykhách
09:34 07/02/2010
Châm bình trà thơm đêm tống cựu
Dăm dòng thơ thẩn tối nghinh tân
Chẳng có rượu vì thiếu bằng hữu
Đón nàng Xuân thứ ba-mươi-lăm lần!
Kể từ cái Xuân di tản ấy
Độc lập vẫy tay tiễn tự do
Sống dăm năm đảng cho rõ thấy
Cung Thiên-Di muốn sống phải lên đò!
Một phen tội tù tàu hỏng máy
Một lần tù tội sóng gió to
Bất quá tam ba bận mới thấy
Rõ ràng trả cái giá tự do!
Một thuở tựa như cây trốc gốc
Bứng trồng sang khác đất, lạ nhà
Lúc mới qua nhiều đêm bưng mặt khóc
Nhớ thảm sầu miền đất tổ quê cha!
Thấm thoắt ba mươi lăm năm xa
Cái vèo như là mới hôm qua
Cha mẹ ngủ trong mỏi mòn, vất vả
Giấc ngàn năm nằm xuống đất ông bà
Năm này thêm Xuân nữa xa nhà
Cũng hướng về tiên tổ quê cha
Vận nước ăn đong tăm tối quá
Tình người sống chụp giựt cho qua!
Biết bao giờ mới chấm dứt mùa Đông?
Đón nàng Xuân thăm thắm ý muôn lòng
Đặt bừa tên nàng là Xuân Hy Vọng
Mai cài tóc, cúc cài áo, yêu cài non sông
Ngày ấy hoa nào cũng diễm kiều
Và con người thèm được sống để yêu
Nếu giả như…lại kẹt chữ “nếu”
Cần thiết yêu nhau cho trẻ lại Xuân chiều
“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy?”
Ông bà ngày xưa thở than vậy
Ngủ nghỉ, linh tinh…hơn nửa ấy
Dự tính chưa xong tóc màu phai!
Mà tại sao phải đọa đày nhau nhỉ?
Kẻ uy quyền cũng chỉ một nơi chôn
Kẻ giầu sang rồi phần mộ không hơn
Người khốn khó vui buồn cũng cát bụi
Non nước ấy bốn nghìn năm luống tuổi
Rồi ra sao sau chủ nghĩa xã hội?
Đảng nhắm mắt bịt tai ngu muội
Đày đọa niềm tin, phá nát tình người!
Đền tự, chùa chiền cầu kinh hấp hối
Phật, Chúa bị san bằng phẳng trên ngôi
Lòng dân tác tan người im kẻ nói
Phải sống chung giữa thú tính và tình người!
Thì chẳng ai muốn sống hoài trong thù hận
Nào đòi răng đền răng những chồng chất vô luân
Nhưng anh em trong khốn cùng thân phận
Mà chẳng một lời chia sớt cũng bất nhân!
Viết ý gì đây hỡi nàng Xuân
Cựu buồn khó tống sao nghinh tân?
Tim chẳng thể thoa son trát phấn
Dấu niềm riêng như môi miệng tay chân!
Mơ lắm một ngày nàng Xuân ạ
Nàng níu đời nhau về lại quê nhà
Nàng lửng lơ bay gió đồng xanh mạ
Tay cầm bông ta thăm mộ mẹ cha
Ta sẽ mua nhang nhiều khôn tả
Đốt hương trầm cắm cả nghĩa trang
Đất mẹ chỗ nào cũng ân tình vất vả
Sống chết thời nào cũng chia khổ nước non?
Chắc phải mấy mươi năm để dựng lại
Những niềm tin vỡ vụn tình người
Nhà Chúa, đền chùa xây thêm mái
Thắp hương kinh xin tạ lỗi Phật, Trời
Nhớ đợi nhé hỡi nàng Xuân Hy Vọng
Ít nữa thôi người biết sống vì người
Trả tên Sài-Gòn trẻ trung đầy sức sống
Trả lại Hà Thành nét trầm mặc Thăng-Long
Giữa Hương Giang gió mời cô lái đò hát
Bài thơ sông Hồng phổ nhạc ý Cửu-Long
Lòng cũng bên lở bên bồi như đất cát
Như mưa Trường-Sơn gởi tình mẹ Biển Đông
Châm bình trà thơm đêm tống cựu
Dăm ý mơ mộng tối nghinh tân
Rượu đoàn viên sẽ uống không bằng hữu?
Đã thèm thuồng ba mươi mấy mùa Xuân!
Chắc chắn phải tới mùa Xuân tươi
Người sẽ đòi quyền sống ra con người
Mọi bất công, bạo tàn, giả dối
Chẳng thể nào dung túng mãi trên ngôi!
Dăm dòng thơ thẩn tối nghinh tân
Chẳng có rượu vì thiếu bằng hữu
Đón nàng Xuân thứ ba-mươi-lăm lần!
Kể từ cái Xuân di tản ấy
Độc lập vẫy tay tiễn tự do
Sống dăm năm đảng cho rõ thấy
Cung Thiên-Di muốn sống phải lên đò!
Một phen tội tù tàu hỏng máy
Một lần tù tội sóng gió to
Bất quá tam ba bận mới thấy
Rõ ràng trả cái giá tự do!
Một thuở tựa như cây trốc gốc
Bứng trồng sang khác đất, lạ nhà
Lúc mới qua nhiều đêm bưng mặt khóc
Nhớ thảm sầu miền đất tổ quê cha!
Thấm thoắt ba mươi lăm năm xa
Cái vèo như là mới hôm qua
Cha mẹ ngủ trong mỏi mòn, vất vả
Giấc ngàn năm nằm xuống đất ông bà
Năm này thêm Xuân nữa xa nhà
Cũng hướng về tiên tổ quê cha
Vận nước ăn đong tăm tối quá
Tình người sống chụp giựt cho qua!
Biết bao giờ mới chấm dứt mùa Đông?
Đón nàng Xuân thăm thắm ý muôn lòng
Đặt bừa tên nàng là Xuân Hy Vọng
Mai cài tóc, cúc cài áo, yêu cài non sông
Ngày ấy hoa nào cũng diễm kiều
Và con người thèm được sống để yêu
Nếu giả như…lại kẹt chữ “nếu”
Cần thiết yêu nhau cho trẻ lại Xuân chiều
“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy?”
Ông bà ngày xưa thở than vậy
Ngủ nghỉ, linh tinh…hơn nửa ấy
Dự tính chưa xong tóc màu phai!
Mà tại sao phải đọa đày nhau nhỉ?
Kẻ uy quyền cũng chỉ một nơi chôn
Kẻ giầu sang rồi phần mộ không hơn
Người khốn khó vui buồn cũng cát bụi
Non nước ấy bốn nghìn năm luống tuổi
Rồi ra sao sau chủ nghĩa xã hội?
Đảng nhắm mắt bịt tai ngu muội
Đày đọa niềm tin, phá nát tình người!
Đền tự, chùa chiền cầu kinh hấp hối
Phật, Chúa bị san bằng phẳng trên ngôi
Lòng dân tác tan người im kẻ nói
Phải sống chung giữa thú tính và tình người!
Thì chẳng ai muốn sống hoài trong thù hận
Nào đòi răng đền răng những chồng chất vô luân
Nhưng anh em trong khốn cùng thân phận
Mà chẳng một lời chia sớt cũng bất nhân!
Viết ý gì đây hỡi nàng Xuân
Cựu buồn khó tống sao nghinh tân?
Tim chẳng thể thoa son trát phấn
Dấu niềm riêng như môi miệng tay chân!
Mơ lắm một ngày nàng Xuân ạ
Nàng níu đời nhau về lại quê nhà
Nàng lửng lơ bay gió đồng xanh mạ
Tay cầm bông ta thăm mộ mẹ cha
Ta sẽ mua nhang nhiều khôn tả
Đốt hương trầm cắm cả nghĩa trang
Đất mẹ chỗ nào cũng ân tình vất vả
Sống chết thời nào cũng chia khổ nước non?
Chắc phải mấy mươi năm để dựng lại
Những niềm tin vỡ vụn tình người
Nhà Chúa, đền chùa xây thêm mái
Thắp hương kinh xin tạ lỗi Phật, Trời
Nhớ đợi nhé hỡi nàng Xuân Hy Vọng
Ít nữa thôi người biết sống vì người
Trả tên Sài-Gòn trẻ trung đầy sức sống
Trả lại Hà Thành nét trầm mặc Thăng-Long
Giữa Hương Giang gió mời cô lái đò hát
Bài thơ sông Hồng phổ nhạc ý Cửu-Long
Lòng cũng bên lở bên bồi như đất cát
Như mưa Trường-Sơn gởi tình mẹ Biển Đông
Châm bình trà thơm đêm tống cựu
Dăm ý mơ mộng tối nghinh tân
Rượu đoàn viên sẽ uống không bằng hữu?
Đã thèm thuồng ba mươi mấy mùa Xuân!
Chắc chắn phải tới mùa Xuân tươi
Người sẽ đòi quyền sống ra con người
Mọi bất công, bạo tàn, giả dối
Chẳng thể nào dung túng mãi trên ngôi!
Ngày Tết nghĩ về Họ Tộc
Đức Ông Laurent Phạm Hân Quynh
10:02 07/02/2010
Dân Việt Nam chúng ta có ý thức rất sâu sắc về huyết thống. Gia đình Việt nam, họ tộc Việt nam cho đến nay tương đối vững vàng là nhờ ý thức ấy. Đây là một cái vốn rất quý phải bảo tồn. Ngày nay, với cơ chế thị trường, xã hội tiêu thụ, đất nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, cơ chế gia đình đang có nguy cơ tan rã. Mọi ngời đều lo lắng. Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng Vương đến các họ tộc lớn như họ Ngô, Vũ, Phạm... chứng tỏ bao ngời đang suy tư tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa tai hại.
Ta đã nói đây là một nét rất quý, nhưng phải nói còn hạn hẹp, nhiều khi trong thực tế cuộc sống dẫn đến kéo bè kéo cánh. Đặc biệt kiểu “một người làm quan, cả họ được nhờ”, gia đình trị, họ tộc trị, chiếm hết chỗ ngon, chỗ bở trong xã hội. Biết bao người phần đông con cái các bố các cụ, con em các quan to, quan bé, và bạn bè thân thiết, kể cả các tên bất tài thất đức, nhưng vì quan hệ họ tộc mà được nắm giữ những trọng trách họ không xứng đáng được giữ. Cái tinh thần họ tộc hẹp hòi, sai trái ấy, thật trái với ngay truyền thông dân tộc Việt nam ta, truyền thống tốt đẹp cao cả của bao hiền nhân quân tử không bao giờ bao che cho cái dốt cái ác. Hãy học lại bài học ấy của cha ông ta. Phải làm sao trở về với truyền thông dân tộc, phải khởi lại tinh thần ấy của cha ông. Truyền thống cha ông sẽ rất hợp với lời Đức Giêsu.
Đức Giêsu mang đến một thứ họ tộc mới, rộng rãi mênh mông. có cơ sở vững chắc mà tốt lành hơn nhiều. Một hôm, Đức Chúa Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh em Người đến đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy đám đông đang ngồi xung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: Tha Thầy, có Mẹ và anh chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Người đáp lại rằng: Ai là Mẹ tôi? là anh em Tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những người xung quanh và nói: Đây là Mẹ tôi! Đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị Tôi, là Mẹ tôi. ” ( Mc 3, 31-35).
Đây là họ tộc mới của Đức Giêsu, những người thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chung của họ, Đức Giêsu là anh cả, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau. Rất tiếc là chúng ta cha thể hiện được ý của Đức Giêsu, chúng ta cha sống thật sự là con cái Thiên Chúa, cha thể hiện được giữa chúng ta cái họ tộc thiêng liêng mà rất thật ấy. Đã có một cái gì về hớng ấy, nhưng còn mờ nhạt lắm, chưa rõ ràng. Chúng ta cần suy niệm nhiều về Lời Chúa mà thi hành.
Một hôm nhà Cách mạng Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp truy nã. Quân Pháp nhắn tin rằng nếu không ra đầu hàng thì sẽ bị đào mả bố mẹ ném xuống biển. Lúc ấy Phan Bội Châu đang trong rừng núi Thanh Hoá, giữa các đồng chí của mình. Ông chỉ vào các đồng chí ngồi quanh mà nói: Đây là bố tôi, là Mẹ tôi. Có phải Phan Bội Châu đã đọc đoạn Phúc Âm kể trên chăng? Nếu mà do ông nghĩ ra, thì quả thật ông là vĩ đại. Họ tộc ấy mới thật là chân chính. Dẫu sao, ngày nay, nhiều đoàn thể, nhiều Đảng phái chính trị đang cố gắng xây dựng trong hàng ngũ mình cái tinh thần họ tộc này. Tốt lắm! nhưng có thật bền vững hay không đó mới là điều quan trọng. Nhiều khi lúc gian khổ thì tinh thần ấy tốt, sau khi thành công thì khó hơn nhiều. Những câu chuyện ở Liên xô cũ với Stalin, ở Trung Quốc gần đây với Mao Trạch Đông... cho ta nghi ngờ rất nhiều.
Bergson đã nói: Tình yêu nước là một sức mạnh tự nhiên có trong máu thịt con người, vì thế đã có một họ tộc tự nhiên khi động đến lòng yêu nước. Còn tình thương yêu nhau thì phải có một tôn giáo: Không có sẽ kèn cựa nhau. Đọc lich sử thấy đầy rẫy những chuyện tương tự như Lê Thái Tổ dẹp giặc xong cũng thanh toán oan uổng bao tướng lĩnh...có tinh thần họ tộc nào đâu?
Đức Giêsu là chất men, là keo nối kết chúng ta thành họ tộc mênh mông ấy. Tuy chúng ta chưa đạt được tầm vóc Ngài muốn. Dẫu sao 2000 năm đã qua, họ tộc ấy vẫn vững vàng, ngày càng mạnh hơn. Có phải là một chứng cứ cho Lời Chúa không? Lời Chúa Giêsu có vĩ đại không?
Ta đã nói đây là một nét rất quý, nhưng phải nói còn hạn hẹp, nhiều khi trong thực tế cuộc sống dẫn đến kéo bè kéo cánh. Đặc biệt kiểu “một người làm quan, cả họ được nhờ”, gia đình trị, họ tộc trị, chiếm hết chỗ ngon, chỗ bở trong xã hội. Biết bao người phần đông con cái các bố các cụ, con em các quan to, quan bé, và bạn bè thân thiết, kể cả các tên bất tài thất đức, nhưng vì quan hệ họ tộc mà được nắm giữ những trọng trách họ không xứng đáng được giữ. Cái tinh thần họ tộc hẹp hòi, sai trái ấy, thật trái với ngay truyền thông dân tộc Việt nam ta, truyền thống tốt đẹp cao cả của bao hiền nhân quân tử không bao giờ bao che cho cái dốt cái ác. Hãy học lại bài học ấy của cha ông ta. Phải làm sao trở về với truyền thông dân tộc, phải khởi lại tinh thần ấy của cha ông. Truyền thống cha ông sẽ rất hợp với lời Đức Giêsu.
Đức Giêsu mang đến một thứ họ tộc mới, rộng rãi mênh mông. có cơ sở vững chắc mà tốt lành hơn nhiều. Một hôm, Đức Chúa Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh em Người đến đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy đám đông đang ngồi xung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: Tha Thầy, có Mẹ và anh chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Người đáp lại rằng: Ai là Mẹ tôi? là anh em Tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những người xung quanh và nói: Đây là Mẹ tôi! Đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị Tôi, là Mẹ tôi. ” ( Mc 3, 31-35).
Đây là họ tộc mới của Đức Giêsu, những người thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chung của họ, Đức Giêsu là anh cả, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau. Rất tiếc là chúng ta cha thể hiện được ý của Đức Giêsu, chúng ta cha sống thật sự là con cái Thiên Chúa, cha thể hiện được giữa chúng ta cái họ tộc thiêng liêng mà rất thật ấy. Đã có một cái gì về hớng ấy, nhưng còn mờ nhạt lắm, chưa rõ ràng. Chúng ta cần suy niệm nhiều về Lời Chúa mà thi hành.
Một hôm nhà Cách mạng Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp truy nã. Quân Pháp nhắn tin rằng nếu không ra đầu hàng thì sẽ bị đào mả bố mẹ ném xuống biển. Lúc ấy Phan Bội Châu đang trong rừng núi Thanh Hoá, giữa các đồng chí của mình. Ông chỉ vào các đồng chí ngồi quanh mà nói: Đây là bố tôi, là Mẹ tôi. Có phải Phan Bội Châu đã đọc đoạn Phúc Âm kể trên chăng? Nếu mà do ông nghĩ ra, thì quả thật ông là vĩ đại. Họ tộc ấy mới thật là chân chính. Dẫu sao, ngày nay, nhiều đoàn thể, nhiều Đảng phái chính trị đang cố gắng xây dựng trong hàng ngũ mình cái tinh thần họ tộc này. Tốt lắm! nhưng có thật bền vững hay không đó mới là điều quan trọng. Nhiều khi lúc gian khổ thì tinh thần ấy tốt, sau khi thành công thì khó hơn nhiều. Những câu chuyện ở Liên xô cũ với Stalin, ở Trung Quốc gần đây với Mao Trạch Đông... cho ta nghi ngờ rất nhiều.
Bergson đã nói: Tình yêu nước là một sức mạnh tự nhiên có trong máu thịt con người, vì thế đã có một họ tộc tự nhiên khi động đến lòng yêu nước. Còn tình thương yêu nhau thì phải có một tôn giáo: Không có sẽ kèn cựa nhau. Đọc lich sử thấy đầy rẫy những chuyện tương tự như Lê Thái Tổ dẹp giặc xong cũng thanh toán oan uổng bao tướng lĩnh...có tinh thần họ tộc nào đâu?
Đức Giêsu là chất men, là keo nối kết chúng ta thành họ tộc mênh mông ấy. Tuy chúng ta chưa đạt được tầm vóc Ngài muốn. Dẫu sao 2000 năm đã qua, họ tộc ấy vẫn vững vàng, ngày càng mạnh hơn. Có phải là một chứng cứ cho Lời Chúa không? Lời Chúa Giêsu có vĩ đại không?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Chia Nửa Bãi
Nguyễn Bá Khanh
23:07 07/02/2010
NẮNG CHIA NỬA BÃI
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Nắng chia nửa bãi, im bóng tượng
Mình ta một cõi, bỗng xa xăm.
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền