Phụng Vụ - Mục Vụ
Tội con đã được thứ tha
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:49 11/02/2012
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 2, 1-12
Trên bước đường rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, giới thiệu Nước Trời, Chúa Giêsu không bao giờ chỉ thuyết giảng, dạy bảo suông nhưng Ngài luôn luôn hành động, lời nói đi đôi với việc làm. Chúa Giêsu luôn làm phép lạ để minh chứng uy quyền và chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế. Chúa nhật VII thường niên, năm B cho chúng ta thấy quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói với người bất toại :” Hỡi con, tội của con đã được tha “ ( Lc 5, 20 ). Chúa Giêsu không những làm một hành động phi thường là chữa lành người bất toại về mặt thể xác nhưng còn chữa lành anh ta về mặt linh hồn.
Đúng, chỉ có mình Thiên Chúa mới có quyền năng như vậy bởi vì trong phép lạ chữa lành người bất toại, Chúa Giêsu không nói, hay không dùng một cách chữa trị y khoa nào, như chích thuốc, như kê toa mua thuốc, nhưng Ngài đã dùng một lời quyền năng nói với người bất toại :” Con đã được tha tội “, Ngài không nói :” Ta chữa bệnh cho con “. Vâng, qua hành động, qua phép lạ này, Chúa Giêsu đã mạc khải Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, vì chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Hôm nay, chứng kiến Chúa Giêsu tha tội, những kẻ chống đối Ngài nghĩ thầm trong lòng :” Ông này nói phạm thượng “ vì chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền năng tha tội. Những kẻ chống đối Chúa Giêsu là những kẻ không tin, những kẻ không chấp nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Tuy nhiên, đây cũng là dịp, là cơ hội rất tốt để Chúa mạc khải thiên tính của Ngài, bởi Ngài là Thiên Chúa, là Đấng thấu suốt tâm can, cõi lòng, sự thầm kín nhất của con người, Chúa Giêsu hỏi họ :” Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy ? “. Chúa nói với những kẻ không tin :” Trong hai điều : Một là bảo người bất toại :” Tội con đã được tha “ hay cách thức thứ hai bảo :” Đứng dậy, vác chõng mà về “, điều nào dễ hơn. Chúa xác định cả hai điều này đều khó, nhưng Chúa quả quyết :” Vậy, để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội,-Đức Giêsu bảo người bại liệt,-Ta truyền cho con :Hãy đứng dậy, vác chõng của con mà đi về nhà “ ( Mc 2, 10-11 ). Tức thì, người bại liệt, vác chõng mà đi trước mặt mọi người, khiến mọi người sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa ( Mc 2, 12 ).
Chúa làm phép lạ này để biểu tỏ quyền năng của Ngài vì Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội. Chúa đem lại bình an cho người bất toại và đem lại hạnh phúc cho anh ta vì từ nay anh sẽ đi lại và sinh hoạt được như mọi người. Đó là niềm vui khôn tả của người bất toại và gia đình của anh ta, đồng thời cũng làm cho mọi người khác được vui lây.
Chúa đã thiết lập Bí tích hòa giải để tha tội cho con người, cho nhân loại.Qua Bí tích hòa giải, con người được tìm lại sự an bình đã bị ma quỉ làm mất. Ngày nay, nhiều người chống đối và không tin Chúa, không chấp nhận quyền tha tội của Chúa, quyền này đã được Chúa trao phó cho các tông đồ, các tông đồ lại trao cho Giáo Hội.Do đó, Giáo Hội vẫn tiếp tục công việc tha tội trong Bí tích giải tội. Nhờ Bí tích hòa giải, tội nhân sau khi được rửa tội sẽ lãnh nhận ơn tha thứ, làm hòa với Thiên Chúa và với anh chị em của mình.
Vâng, con người luôn cần có ơn tha thứ của Chúa. Có thể, nhiều người chỉ còn biết xin ơn nhưng lại thiếu đi, đánh mất ý thức về tội. Nên, họ bị khủng hoảng đối với Bí tích giải tội vì nghi ngờ lòng thương xót của Chúa. Chúng ta hãy thật lòng sám hối và đến với Chúa Giêsu trong Bí tích giải tội, để lắng nghe Người nói với tất cả chúng ta như Chúa đã nói với kẻ bất toại :” Hỡi con, tội của con đã được tha “.
Chúng ta hãy chạy tới với Chúa qua Bí tích sám hối và hòa giải vì Chúa sẽ ban sự bình an cho chúng ta,sự an bình và hạnh phúc như người bất toại đã cảm nghiệm khi được Chúa chữa lành. Chúng ta hãy mở lòng để đón nhận sự tha thứ của Chúa và hạnh phúc vì Ngài đem lại sự bình an cho chúng ta.
Hạnh phúc của người Kitô hữu là được Chúa yêu thương, ban cho chúng ta ơn lớn lao là Bí tích giao hòa.Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì hồng ân lớn lao Ngài đã ban cho mỗi ngưởi chúng ta qua Bí tích giải tội. Sự tha thứ của Chúa là lòng quảng đại xót thương của Ngài đối với con người tội lỗi yếu hèn của chúng ta.
Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa,
Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.
Con sẽ hát bài ca dâng Chúa
Vì phúc lộc Ngài ban ( Tv 12, 6 ).
Nữ nhạc sĩ Hải Triều đã viết ca khúc “ Bến Thiên Đàng “ để nói lên ước nguyện được kết hiệp với Chúa trong niềm tin và tâm hồn sạch tội :” Chúa ơi, tình Chúa bao la ! Cho con no thỏa hương hoa Thiên Đàng. Hồn con khát khao, kề bên Chúa yêu, như nai tơ mơ dòng suối, lúc nắng cháy khô rừng hoang. Như chim non trong rừng vắng, lúc gió rét đông vừa sang. Như dương gian đêm chùng xuống, bóng tối hắt hiu buồn vương. Tâm tư con mơ về Bến, lúc sóng gió đưa thuyền xa. Ôi, con mơ bến Thiên Đàng. Chúa ơi, tình Chúa bao la ! Cho con no thỏa hương hoa Thiên Đàng “.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp mọi người chúng con hằng để tâm suy nghĩ những gì là thiêng liêng cao thượng, và biết dùng lời nói việc làm để thực thi những điều đẹp ý Chúa ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa nhật VII thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa chữa người bất toại như thế nào ?
2.Tại sao Chúa lại tha tội thay vì chữa bệnh ?
3.Bí tích giải tội là Bí tích do ai thiết lập ?
4.Ngày nay, tại sao trên thế giới nhiều người không còn tới với Chúa qua Bí tích giải tội ?
5.Chữa người bất toại, Chúa mạc khải Ngài là ai ?
Mc 2, 1-12
Trên bước đường rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, giới thiệu Nước Trời, Chúa Giêsu không bao giờ chỉ thuyết giảng, dạy bảo suông nhưng Ngài luôn luôn hành động, lời nói đi đôi với việc làm. Chúa Giêsu luôn làm phép lạ để minh chứng uy quyền và chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế. Chúa nhật VII thường niên, năm B cho chúng ta thấy quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói với người bất toại :” Hỡi con, tội của con đã được tha “ ( Lc 5, 20 ). Chúa Giêsu không những làm một hành động phi thường là chữa lành người bất toại về mặt thể xác nhưng còn chữa lành anh ta về mặt linh hồn.
Đúng, chỉ có mình Thiên Chúa mới có quyền năng như vậy bởi vì trong phép lạ chữa lành người bất toại, Chúa Giêsu không nói, hay không dùng một cách chữa trị y khoa nào, như chích thuốc, như kê toa mua thuốc, nhưng Ngài đã dùng một lời quyền năng nói với người bất toại :” Con đã được tha tội “, Ngài không nói :” Ta chữa bệnh cho con “. Vâng, qua hành động, qua phép lạ này, Chúa Giêsu đã mạc khải Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, vì chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Hôm nay, chứng kiến Chúa Giêsu tha tội, những kẻ chống đối Ngài nghĩ thầm trong lòng :” Ông này nói phạm thượng “ vì chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền năng tha tội. Những kẻ chống đối Chúa Giêsu là những kẻ không tin, những kẻ không chấp nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Tuy nhiên, đây cũng là dịp, là cơ hội rất tốt để Chúa mạc khải thiên tính của Ngài, bởi Ngài là Thiên Chúa, là Đấng thấu suốt tâm can, cõi lòng, sự thầm kín nhất của con người, Chúa Giêsu hỏi họ :” Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy ? “. Chúa nói với những kẻ không tin :” Trong hai điều : Một là bảo người bất toại :” Tội con đã được tha “ hay cách thức thứ hai bảo :” Đứng dậy, vác chõng mà về “, điều nào dễ hơn. Chúa xác định cả hai điều này đều khó, nhưng Chúa quả quyết :” Vậy, để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội,-Đức Giêsu bảo người bại liệt,-Ta truyền cho con :Hãy đứng dậy, vác chõng của con mà đi về nhà “ ( Mc 2, 10-11 ). Tức thì, người bại liệt, vác chõng mà đi trước mặt mọi người, khiến mọi người sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa ( Mc 2, 12 ).
Chúa làm phép lạ này để biểu tỏ quyền năng của Ngài vì Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội. Chúa đem lại bình an cho người bất toại và đem lại hạnh phúc cho anh ta vì từ nay anh sẽ đi lại và sinh hoạt được như mọi người. Đó là niềm vui khôn tả của người bất toại và gia đình của anh ta, đồng thời cũng làm cho mọi người khác được vui lây.
Chúa đã thiết lập Bí tích hòa giải để tha tội cho con người, cho nhân loại.Qua Bí tích hòa giải, con người được tìm lại sự an bình đã bị ma quỉ làm mất. Ngày nay, nhiều người chống đối và không tin Chúa, không chấp nhận quyền tha tội của Chúa, quyền này đã được Chúa trao phó cho các tông đồ, các tông đồ lại trao cho Giáo Hội.Do đó, Giáo Hội vẫn tiếp tục công việc tha tội trong Bí tích giải tội. Nhờ Bí tích hòa giải, tội nhân sau khi được rửa tội sẽ lãnh nhận ơn tha thứ, làm hòa với Thiên Chúa và với anh chị em của mình.
Vâng, con người luôn cần có ơn tha thứ của Chúa. Có thể, nhiều người chỉ còn biết xin ơn nhưng lại thiếu đi, đánh mất ý thức về tội. Nên, họ bị khủng hoảng đối với Bí tích giải tội vì nghi ngờ lòng thương xót của Chúa. Chúng ta hãy thật lòng sám hối và đến với Chúa Giêsu trong Bí tích giải tội, để lắng nghe Người nói với tất cả chúng ta như Chúa đã nói với kẻ bất toại :” Hỡi con, tội của con đã được tha “.
Chúng ta hãy chạy tới với Chúa qua Bí tích sám hối và hòa giải vì Chúa sẽ ban sự bình an cho chúng ta,sự an bình và hạnh phúc như người bất toại đã cảm nghiệm khi được Chúa chữa lành. Chúng ta hãy mở lòng để đón nhận sự tha thứ của Chúa và hạnh phúc vì Ngài đem lại sự bình an cho chúng ta.
Hạnh phúc của người Kitô hữu là được Chúa yêu thương, ban cho chúng ta ơn lớn lao là Bí tích giao hòa.Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa vì hồng ân lớn lao Ngài đã ban cho mỗi ngưởi chúng ta qua Bí tích giải tội. Sự tha thứ của Chúa là lòng quảng đại xót thương của Ngài đối với con người tội lỗi yếu hèn của chúng ta.
Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa,
Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.
Con sẽ hát bài ca dâng Chúa
Vì phúc lộc Ngài ban ( Tv 12, 6 ).
Nữ nhạc sĩ Hải Triều đã viết ca khúc “ Bến Thiên Đàng “ để nói lên ước nguyện được kết hiệp với Chúa trong niềm tin và tâm hồn sạch tội :” Chúa ơi, tình Chúa bao la ! Cho con no thỏa hương hoa Thiên Đàng. Hồn con khát khao, kề bên Chúa yêu, như nai tơ mơ dòng suối, lúc nắng cháy khô rừng hoang. Như chim non trong rừng vắng, lúc gió rét đông vừa sang. Như dương gian đêm chùng xuống, bóng tối hắt hiu buồn vương. Tâm tư con mơ về Bến, lúc sóng gió đưa thuyền xa. Ôi, con mơ bến Thiên Đàng. Chúa ơi, tình Chúa bao la ! Cho con no thỏa hương hoa Thiên Đàng “.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin giúp mọi người chúng con hằng để tâm suy nghĩ những gì là thiêng liêng cao thượng, và biết dùng lời nói việc làm để thực thi những điều đẹp ý Chúa ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa nhật VII thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa chữa người bất toại như thế nào ?
2.Tại sao Chúa lại tha tội thay vì chữa bệnh ?
3.Bí tích giải tội là Bí tích do ai thiết lập ?
4.Ngày nay, tại sao trên thế giới nhiều người không còn tới với Chúa qua Bí tích giải tội ?
5.Chữa người bất toại, Chúa mạc khải Ngài là ai ?
Cuộc gặp gỡ
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
14:23 11/02/2012
Cuộc Gặp Gỡ
Trong đời sống ai chúng ta cũng đều đã trải qua nhiều cuộc gặp gỡ với nhiều người.
Có những cuộc gặp gỡ để lại trong tâm hồn những dấu vết kỷ niệm ấn tượng sâu đậm ta nhớ mãi. Vì giúp tìm ra giải đáp gợi tìm lại qúa khứ đã quên cũng như đà vươn lên vào tương lai.
Có những cuộc gặp gỡ mang lại cho ta niềm vui phấn khởi với thiên nhiên, với gia đình xã hội.
Có những cuộc gặp gỡ mà trứơc đón ta không ngờ, lại khơi lên cùng củng cố trong tâm hồn ý hướng về niềm tin tôn giáo đạo đức.
Những cuộc gặp gỡ như thế rất hữu ích cho đời sống. Và ai cũng trông mong chờ đợi.
Phúc âm ( Marco 1,40-45) thuật lại cuộc gặp gỡ một người bị bệnh phong hiểm nghèo, kể như theo thói tục xã hội thời ngày xưa lúc Chúa Giêsu, bị loại ra bên lề đời sống xã hội cả đạo lẫn đời.
Niềm trông mong chờ đợi của người bị bệnh là được chữa lành bệnh. Khát vọng này xưa nay, con người ai cũng đều có. Và người bị bệnh phong trong Phúc âm kể lại cũng chỉ xin Chúa Giêsu làm sao giúp anh: „Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm tôi được sạch“.
Chúng ta khi bị bệnh thường đi bác sỹ để được chữa trị cho lành mạnh trở lại. Đó là điều thông thương cần thiết trong đời sống. Nhưng ngoài phương pháp chữa trị bằng thuốc men, chúng ta cũng chạy đến cầu khấn xin Ơn Trên trợ giúp nữa cho tìm gặp được thầy được thuốc cho mau khỏi bệnh, mạnh khoẻ trở lại.
Sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần là điều cao qúy mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho con người. Vì thế cần phải cẩn trọng gìn giữ, cùng cầu xin ơn trợ giúp.
Chúa Giêsu không phải là thầy thuốc khám bệnh ra toa bốc thuốc. Nhưng Ngài thông cảm nhìn thấy nhu cầu cùng lòng tin mong đợi của người bị bệnh phong. Nên Ngài đã dùng quyền năng Thiên Chúa mà chữa lành cho anh ta: „ Tôi muốn anh được sạch – Tôi muốn anh được lành mạnh trở lại –Tôi muốn anh trở lại cuộc sống chung với mọi người trong xã hội đạo đời!“.
Những lời đó của Chúa khác nào như những liều thuốc mang đến niềm vui giải thoát, niềm hy vọng cho anh ta. Và từ đấy anh ta khỏi bệnh trở về với đời sống xã hội giữa con người.
Khi bị đau bệnh chúng ta đi bác sĩ nhà thương uống thuốc chữa trị. Đây là điều tự nhiên cùng cần thiết. Nhưng lòng tin tưởng biểu hiện qua lời cầu xin khấn nguyện xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa từ trời cao cũng vẫn luôn là điều qúy trọng cần thiết cho đời sống trong mọi hoàn cảnh.
Nhân ngày thế giới bệnh nhân hằng năm cũng vào ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức, 11.02.2012, Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. đã có những lời tâm huyết đạo đức thần học gửi cho các bệnh nhân:
„ Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với mười người phong cùi, được Tin Mừng của Thánh Luca kể lại (x. Lc 17:11-19), và đặc biệt là những lời Chúa nói với một người trong họ, “Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con” (câu 19), giúp chúng ta ý thức được tầm quan trọng của đức tin đối với những người lại gần Chúa trong khi đang chịu gánh nặng đau khổ và bệnh tật. Trong cuộc gặp gỡ của họ với Người, họ có thể thực sự cảm nghiệm rằng ai tin thì không bao giờ cô độc! Quả thực, Thiên Chúa, trong Con của Ngài, không bỏ mặc cho chúng ta một mình chịu đựng những nỗi thống khổ và đau khổ của mình, nhưng gần gũi chúng ta, giúp chúng ta chịu đựng chúng, và mong muốn chữa lành cho chúng ta ở tận đáy lòng chúng ta (x. Mc 2:1-12).
… Ai trong đau khổ và bệnh tật cầu nguyện cùng Chúa thì chắc chắn rằng tình yêu của Thiên Chúa sẽ không bao giờ từ bỏ họ, và tình yêu của Hội Thánh, là sự kéo dài trong thời gian công trình cứu độ của Chúa, sẽ không bao giờ thất bại. Chữa lành thể lý, là cách diễn tả bên ngoài của ơn cứu độ sâu xa nhất, vì thế cho thấy tầm quan trọng mà con người - trong tình trạng trọn vẹn của linh hồn và thể xác - đối với Chúa. Cho nên, mỗi bí tích diễn tả và khởi động sự gần gũi của Chính Thiên Chúa, là Đấng bằng một cách hoàn toàn tự hiến, “chạm đến chúng ta qua những sự vật thể chất... mà Người sử dụng vào việc phục vụ của Người, biến chúng thành công cụ của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta với Chính Người “.
Nhiệm vụ chính của Hội Thánh chắc chắn là loan báo Nước Thiên Chúa, “Nhưng chính sự loan báo này phải là một tiến trình chữa lành: ‘băng bó những tấm lòng tan nát’ (Is 61:1)” (ibid), theo nhiệm vụ mà Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ của Người (x. Lc 9:1-2; Mt 10:1,5-14, Mc 6:7-13). Như thế, sự đi đôi giữa sức khỏe thể lý và đổi mới sau những tan nát của tâm hồn giúp chúng ta hiểu “các bí tích chữa lành” một cách rõ hơn.“ ( Sứ điệp ngày Thế giới bệnh nhân X X. đọan 1.)
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống ai chúng ta cũng đều đã trải qua nhiều cuộc gặp gỡ với nhiều người.
Có những cuộc gặp gỡ để lại trong tâm hồn những dấu vết kỷ niệm ấn tượng sâu đậm ta nhớ mãi. Vì giúp tìm ra giải đáp gợi tìm lại qúa khứ đã quên cũng như đà vươn lên vào tương lai.
Có những cuộc gặp gỡ mang lại cho ta niềm vui phấn khởi với thiên nhiên, với gia đình xã hội.
Có những cuộc gặp gỡ mà trứơc đón ta không ngờ, lại khơi lên cùng củng cố trong tâm hồn ý hướng về niềm tin tôn giáo đạo đức.
Những cuộc gặp gỡ như thế rất hữu ích cho đời sống. Và ai cũng trông mong chờ đợi.
Phúc âm ( Marco 1,40-45) thuật lại cuộc gặp gỡ một người bị bệnh phong hiểm nghèo, kể như theo thói tục xã hội thời ngày xưa lúc Chúa Giêsu, bị loại ra bên lề đời sống xã hội cả đạo lẫn đời.
Niềm trông mong chờ đợi của người bị bệnh là được chữa lành bệnh. Khát vọng này xưa nay, con người ai cũng đều có. Và người bị bệnh phong trong Phúc âm kể lại cũng chỉ xin Chúa Giêsu làm sao giúp anh: „Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm tôi được sạch“.
Chúng ta khi bị bệnh thường đi bác sỹ để được chữa trị cho lành mạnh trở lại. Đó là điều thông thương cần thiết trong đời sống. Nhưng ngoài phương pháp chữa trị bằng thuốc men, chúng ta cũng chạy đến cầu khấn xin Ơn Trên trợ giúp nữa cho tìm gặp được thầy được thuốc cho mau khỏi bệnh, mạnh khoẻ trở lại.
Sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần là điều cao qúy mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa ban cho con người. Vì thế cần phải cẩn trọng gìn giữ, cùng cầu xin ơn trợ giúp.
Chúa Giêsu không phải là thầy thuốc khám bệnh ra toa bốc thuốc. Nhưng Ngài thông cảm nhìn thấy nhu cầu cùng lòng tin mong đợi của người bị bệnh phong. Nên Ngài đã dùng quyền năng Thiên Chúa mà chữa lành cho anh ta: „ Tôi muốn anh được sạch – Tôi muốn anh được lành mạnh trở lại –Tôi muốn anh trở lại cuộc sống chung với mọi người trong xã hội đạo đời!“.
Những lời đó của Chúa khác nào như những liều thuốc mang đến niềm vui giải thoát, niềm hy vọng cho anh ta. Và từ đấy anh ta khỏi bệnh trở về với đời sống xã hội giữa con người.
Khi bị đau bệnh chúng ta đi bác sĩ nhà thương uống thuốc chữa trị. Đây là điều tự nhiên cùng cần thiết. Nhưng lòng tin tưởng biểu hiện qua lời cầu xin khấn nguyện xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa từ trời cao cũng vẫn luôn là điều qúy trọng cần thiết cho đời sống trong mọi hoàn cảnh.
Nhân ngày thế giới bệnh nhân hằng năm cũng vào ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức, 11.02.2012, Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16. đã có những lời tâm huyết đạo đức thần học gửi cho các bệnh nhân:
„ Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với mười người phong cùi, được Tin Mừng của Thánh Luca kể lại (x. Lc 17:11-19), và đặc biệt là những lời Chúa nói với một người trong họ, “Hãy đứng dậy và đi, đức tin của con đã cứu con” (câu 19), giúp chúng ta ý thức được tầm quan trọng của đức tin đối với những người lại gần Chúa trong khi đang chịu gánh nặng đau khổ và bệnh tật. Trong cuộc gặp gỡ của họ với Người, họ có thể thực sự cảm nghiệm rằng ai tin thì không bao giờ cô độc! Quả thực, Thiên Chúa, trong Con của Ngài, không bỏ mặc cho chúng ta một mình chịu đựng những nỗi thống khổ và đau khổ của mình, nhưng gần gũi chúng ta, giúp chúng ta chịu đựng chúng, và mong muốn chữa lành cho chúng ta ở tận đáy lòng chúng ta (x. Mc 2:1-12).
… Ai trong đau khổ và bệnh tật cầu nguyện cùng Chúa thì chắc chắn rằng tình yêu của Thiên Chúa sẽ không bao giờ từ bỏ họ, và tình yêu của Hội Thánh, là sự kéo dài trong thời gian công trình cứu độ của Chúa, sẽ không bao giờ thất bại. Chữa lành thể lý, là cách diễn tả bên ngoài của ơn cứu độ sâu xa nhất, vì thế cho thấy tầm quan trọng mà con người - trong tình trạng trọn vẹn của linh hồn và thể xác - đối với Chúa. Cho nên, mỗi bí tích diễn tả và khởi động sự gần gũi của Chính Thiên Chúa, là Đấng bằng một cách hoàn toàn tự hiến, “chạm đến chúng ta qua những sự vật thể chất... mà Người sử dụng vào việc phục vụ của Người, biến chúng thành công cụ của cuộc gặp gỡ giữa chúng ta với Chính Người “.
Nhiệm vụ chính của Hội Thánh chắc chắn là loan báo Nước Thiên Chúa, “Nhưng chính sự loan báo này phải là một tiến trình chữa lành: ‘băng bó những tấm lòng tan nát’ (Is 61:1)” (ibid), theo nhiệm vụ mà Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ của Người (x. Lc 9:1-2; Mt 10:1,5-14, Mc 6:7-13). Như thế, sự đi đôi giữa sức khỏe thể lý và đổi mới sau những tan nát của tâm hồn giúp chúng ta hiểu “các bí tích chữa lành” một cách rõ hơn.“ ( Sứ điệp ngày Thế giới bệnh nhân X X. đọan 1.)
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Một Vòng Tay Đón Đợi
LM. Jos. Trương Đình Hiền
20:42 11/02/2012
MỘT VÒNG TAY ĐÓN ĐỢI
(Chúa Nhật Vi Thường Niên B 2012)
Dẫn nhập đầu lễ :
Sứ điệp phụng vụ hôm nay dạy chúng ta về cung cách ứng xử của niềm tin và tình yêu : Thiên Chúa yêu thương con người đến đổi đã “bất chấp” thân phận cùi hủi của con người, sẵn sàng “đụng chạm”, sẻ chia và trao hiến. Con người, trong đức tin chân thật, sẵn sàng “xáp đến” trước nhan thánh Chúa, bất chấp “thân phận” tội lỗi xấu xa, đáng bị loại trừ của mình. Trong đời thường cuộc sống hôm nay, nếu tất cả chúng ta đều biết ứng xử “bất chấp” như thế trong niềm tin đối với Thiên Chúa và trong tình yêu đối với anh em, thì chắc chắn “phép lạ” chữa lành sẽ xảy ra, và biết bao nhiêu thân phận con người sẽ gặp được hạnh phúc.
Giảng Lời Chúa
Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoy, đang đi ngang qua đó. Tolstoi dừng lại, lấy tiền cho nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc : “Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì”.
Mặt người ăn xin sáng lên và nói : “Ông gọi tôi là anh em, đó đã lá món quà rất lớn rồi!”
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao dâng trào trong lòng người ăn xin trên không phải đến từ những đồng tiền bố thí thương hại của kẻ qua đường, cho dù có những đồng tiền mệnh giá lớn ; nhưng là đến từ mấy tiếng "người anh em" vang lên từ cửa miệng của ai đó.
Thật vậy, nếu điều làm cho thân phận của con người trở nên bất hạnh và bi đát nhất đó là "bị loại trừ", bị vứt khỏi thềm cuộc sống với anh em đồng loại để kéo lê cuộc đời trong nổi cô độc ; thì cái làm cho con người được trở nên hạnh phúc, đầy tràn niềm vui đó chính là khi được ai đó mở rộng vòng tay đón nhận, được trở về trong mái ấm của đoàn tụ yêu thương.
Trong ẩn dụ cả Thánh Kinh, bệnh cùi chính là một biểu tượng của thân phận bi dát nhất của con người, thân phận của người bị loại trừ, bị bỏ rơi, bị cách ly, bị cắt đứt khỏi mọi quan hệ với anh em đồng loại, với cả Thiên Chúa. BĐ 1 hôm nay đã minh họa rõ nét tình trạng bi đát nầy của thân phận cùi hũi của con người. Cũng chính từ tình trạng cùi hũi thể lý, Lời Chúa muốn nhắn gởi chúng ta tín thư về tình trạng cùi hũi của tâm hồn, một tình trạng mà chúng ta đã thoáng thấy ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh :
- Tội lỗi đã biến nhân loại thành kẻ bị loại trừ : Ađam, Eva chạy trốn Giavê, bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
- Tội lỗi đã xây những bức tường ngăn cách: Ađam-Eva đổ thừa cho nhau. Cain giết em ruột Aben, công trình tháp Ba-ben bất thành dang dỡ vì ngôn ngữ bất đồng...
Ngày hôm nay, sau bao nhiêu bài học của lịch sử, xem ra con người vẫn chưa thức tỉnh đủ về bài học "bị loại trừ" mà chính mình đã chuốt lấy. Có lẽ ngài tổng thống Ga-da-fi chắc sẽ không phải lãnh lấy cái chết bi đát của kẻ bị chính nhân dân mình loại trừ, nếu ông ta đã sống một cuộc đời liêm chính của một nhà lãnh đạo ? Và hằng ngày, có biết bao nhiêu người tự chuốt lấy "thân phận cùi hũi" trong các lao tù tăm tối, bị loại trừ khỏi xã hội cuộc sống, vì họ đã tự mình hành xử theo "cung cách của Ca-in", sẵn sàng tắm máu em mình vì sự ghen ghét, đố kỵ..!
Thế nhưng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay không nhằm dừng lại ở bức tranh tiêu cực đó mà đang hướng chúng ta đến một viễn tượng, hay đúng hơn, một thực tại đầy hy vọng và tin yêu : Cho dù tội chúng ta có thắm đỏ như máu đào, Thiên Chúa cũng làm cho trắng tinh như tuyết...Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu, chậm bất bình và rất mực khoan dung, nên, đằng sau bản án của vườn địa đàng, thì đã công bố một Tin Mừng chứa chan hy vọng : "Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp nát đầu mầy".
Tin Mừng hôm nay đã minh họa và hiện thực hóa chính những lời "gaio ước" đầy tin yêu đó. Đức Giêsu đã thân hành "chạm đến" người phung cùi. Thân phận cùi hũi của con người đã được giải phóng. Từ nay, với Đức Kitô, họ không còn cô đơn nằm chết dí trong nổi thất vọng ê chề ngoài hoang mạc, mà có thể đứng lên đi về phía của sự sống, đi về phía của yêu thương, tha thứ và chữa lành.
Hành động tự mình tìm đến với Chúa Giêsu của người mang căn bệnh hũi chết người, phải chăng là hình ảnh của hàng hàng lớp lớp người tuôn đến bên toà cáo giải để xin ơn tha thứ và được chữa lành những thương tật linh hồn, những vết ô nhơ trong tình trạng cùi hũi của tội lỗi.
Và đó chính là lời cầu nguyện, là công tác mục vụ, là cuộc sống chứng nhân, là nỗ lực truyền giáo của Hội Thánh hôm nay. Hội Thánh phải là một "mái ấm" đang mở rộng cửa để mời gọi biết bao anh chị em đang trong tình trạng "bị loại trừ" cách nầy hay cách khác trở về trong tin yêu hy vọng. Mọi thành phần dân Chúa, từ các vị mục tử chức trọng quyền cao, đến những người giáo dân vô danh tiểu tốt, nếu tất cả đề thể hiện cuộc sống theo "dáng đứng" của một thầy Giêsu nhân lành, thì ngôi nhà Hội Thánh hôm nay đã chật ních muôn dân muôn nước và viễn tượng "nước Chúa trị đến" chắc sẽ không còn xa mờ.
Phần chúng ta, từ Bàn Tiệc Thánh Lễ nầy, chúng ta hãy mạnh dạn "xáp đến" Chúa Kitô, Đấng đang hiện diện trong nhiệm tích Thánh Thể để thân hành đến không chỉ để "đụng chạm" mà "ở cùng chúng ta", để Người sẽ biến đổi thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng ta trở nên trong sạch, mạnh mẽ, hầu chúng ta ra đi và dấn thân làm chứng, trở thành một "mái ấm rộng mở", "một vòng tay đón đợi", như cách làm chứng đầy xác tín của Tông Đồ Phaolô : "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô" (BĐ2)
LM. Jos. Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật Vi Thường Niên B 2012)
Dẫn nhập đầu lễ :
Sứ điệp phụng vụ hôm nay dạy chúng ta về cung cách ứng xử của niềm tin và tình yêu : Thiên Chúa yêu thương con người đến đổi đã “bất chấp” thân phận cùi hủi của con người, sẵn sàng “đụng chạm”, sẻ chia và trao hiến. Con người, trong đức tin chân thật, sẵn sàng “xáp đến” trước nhan thánh Chúa, bất chấp “thân phận” tội lỗi xấu xa, đáng bị loại trừ của mình. Trong đời thường cuộc sống hôm nay, nếu tất cả chúng ta đều biết ứng xử “bất chấp” như thế trong niềm tin đối với Thiên Chúa và trong tình yêu đối với anh em, thì chắc chắn “phép lạ” chữa lành sẽ xảy ra, và biết bao nhiêu thân phận con người sẽ gặp được hạnh phúc.
Giảng Lời Chúa
Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoy, đang đi ngang qua đó. Tolstoi dừng lại, lấy tiền cho nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc : “Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì”.
Mặt người ăn xin sáng lên và nói : “Ông gọi tôi là anh em, đó đã lá món quà rất lớn rồi!”
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao dâng trào trong lòng người ăn xin trên không phải đến từ những đồng tiền bố thí thương hại của kẻ qua đường, cho dù có những đồng tiền mệnh giá lớn ; nhưng là đến từ mấy tiếng "người anh em" vang lên từ cửa miệng của ai đó.
Thật vậy, nếu điều làm cho thân phận của con người trở nên bất hạnh và bi đát nhất đó là "bị loại trừ", bị vứt khỏi thềm cuộc sống với anh em đồng loại để kéo lê cuộc đời trong nổi cô độc ; thì cái làm cho con người được trở nên hạnh phúc, đầy tràn niềm vui đó chính là khi được ai đó mở rộng vòng tay đón nhận, được trở về trong mái ấm của đoàn tụ yêu thương.
Trong ẩn dụ cả Thánh Kinh, bệnh cùi chính là một biểu tượng của thân phận bi dát nhất của con người, thân phận của người bị loại trừ, bị bỏ rơi, bị cách ly, bị cắt đứt khỏi mọi quan hệ với anh em đồng loại, với cả Thiên Chúa. BĐ 1 hôm nay đã minh họa rõ nét tình trạng bi đát nầy của thân phận cùi hũi của con người. Cũng chính từ tình trạng cùi hũi thể lý, Lời Chúa muốn nhắn gởi chúng ta tín thư về tình trạng cùi hũi của tâm hồn, một tình trạng mà chúng ta đã thoáng thấy ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh :
- Tội lỗi đã biến nhân loại thành kẻ bị loại trừ : Ađam, Eva chạy trốn Giavê, bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
- Tội lỗi đã xây những bức tường ngăn cách: Ađam-Eva đổ thừa cho nhau. Cain giết em ruột Aben, công trình tháp Ba-ben bất thành dang dỡ vì ngôn ngữ bất đồng...
Ngày hôm nay, sau bao nhiêu bài học của lịch sử, xem ra con người vẫn chưa thức tỉnh đủ về bài học "bị loại trừ" mà chính mình đã chuốt lấy. Có lẽ ngài tổng thống Ga-da-fi chắc sẽ không phải lãnh lấy cái chết bi đát của kẻ bị chính nhân dân mình loại trừ, nếu ông ta đã sống một cuộc đời liêm chính của một nhà lãnh đạo ? Và hằng ngày, có biết bao nhiêu người tự chuốt lấy "thân phận cùi hũi" trong các lao tù tăm tối, bị loại trừ khỏi xã hội cuộc sống, vì họ đã tự mình hành xử theo "cung cách của Ca-in", sẵn sàng tắm máu em mình vì sự ghen ghét, đố kỵ..!
Thế nhưng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay không nhằm dừng lại ở bức tranh tiêu cực đó mà đang hướng chúng ta đến một viễn tượng, hay đúng hơn, một thực tại đầy hy vọng và tin yêu : Cho dù tội chúng ta có thắm đỏ như máu đào, Thiên Chúa cũng làm cho trắng tinh như tuyết...Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu, chậm bất bình và rất mực khoan dung, nên, đằng sau bản án của vườn địa đàng, thì đã công bố một Tin Mừng chứa chan hy vọng : "Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp nát đầu mầy".
Tin Mừng hôm nay đã minh họa và hiện thực hóa chính những lời "gaio ước" đầy tin yêu đó. Đức Giêsu đã thân hành "chạm đến" người phung cùi. Thân phận cùi hũi của con người đã được giải phóng. Từ nay, với Đức Kitô, họ không còn cô đơn nằm chết dí trong nổi thất vọng ê chề ngoài hoang mạc, mà có thể đứng lên đi về phía của sự sống, đi về phía của yêu thương, tha thứ và chữa lành.
Hành động tự mình tìm đến với Chúa Giêsu của người mang căn bệnh hũi chết người, phải chăng là hình ảnh của hàng hàng lớp lớp người tuôn đến bên toà cáo giải để xin ơn tha thứ và được chữa lành những thương tật linh hồn, những vết ô nhơ trong tình trạng cùi hũi của tội lỗi.
Và đó chính là lời cầu nguyện, là công tác mục vụ, là cuộc sống chứng nhân, là nỗ lực truyền giáo của Hội Thánh hôm nay. Hội Thánh phải là một "mái ấm" đang mở rộng cửa để mời gọi biết bao anh chị em đang trong tình trạng "bị loại trừ" cách nầy hay cách khác trở về trong tin yêu hy vọng. Mọi thành phần dân Chúa, từ các vị mục tử chức trọng quyền cao, đến những người giáo dân vô danh tiểu tốt, nếu tất cả đề thể hiện cuộc sống theo "dáng đứng" của một thầy Giêsu nhân lành, thì ngôi nhà Hội Thánh hôm nay đã chật ních muôn dân muôn nước và viễn tượng "nước Chúa trị đến" chắc sẽ không còn xa mờ.
Phần chúng ta, từ Bàn Tiệc Thánh Lễ nầy, chúng ta hãy mạnh dạn "xáp đến" Chúa Kitô, Đấng đang hiện diện trong nhiệm tích Thánh Thể để thân hành đến không chỉ để "đụng chạm" mà "ở cùng chúng ta", để Người sẽ biến đổi thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng ta trở nên trong sạch, mạnh mẽ, hầu chúng ta ra đi và dấn thân làm chứng, trở thành một "mái ấm rộng mở", "một vòng tay đón đợi", như cách làm chứng đầy xác tín của Tông Đồ Phaolô : "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô" (BĐ2)
LM. Jos. Trương Đình Hiền
Hãy sám hối và tin vào Tin mừng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:10 11/02/2012
THỨ TƯ LỄ TRO
Mt 6, 1-6.16-18
Chúng ta lại đi vào thứ tư lễ tro khai mạc Mùa Chay thánh 2012 kéo dài trong 40 ngày. Vâng, thứ tư lễ tro gợi cho chúng ta hình ảnh việc ăn chay của tôn giáo chúng ta. Bởi vì, mỗi tôn giáo đều có một hình thức, một cách ăn chay nào đó. Mỗi tôn giáo đều muốn cho đạo hữu của mình sống những ngày chay thật tốt đẹp để đem lại ân phúc cho bản thân mình và tha nhân. Chúng ta tôn trọng và trân trọng mọi hình thức giữ chay của từng tôn giáo.Hôm nay thứ tư lễ tro, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ này.
Đọc ngôn sứ Yoel hôm nay, chúng ta đang trở về với hình thức giữ chay trong thời Cựu Ước. Bởi vì, hôm nay Giáo Hội cũng công bố ngày giữ chay và Mùa Chay. Hình thức xức tro trên đầu mỗi người chứng tỏ lòng khiêm tốn và ăn năn sám hối. Chúng ta là bụi đất sẽ trở về với bụi tro. Đó là ý nghĩa quan trọng. Ngày hôm nay, Phụng vụ gọn nhẹ hơn và không rầm rộ như xưa thời Cựu Ước :” mặc áo nhặm, khóc lóc, ăn chay trọn 40 ngày vv ”…Tuy nhiên, Giáo Hội kêu gọi các Kitô hữu hãy hướng lòng về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Từ ngữ 40 ngày giúp chúng ta càng ngày càng hiểu rõ hơn việc Chúa hy sinh, tự nguyện theo ý Chúa Cha, chịu chết trên thập giá để cứu độ nhân loại và đem lại hạnh phúc cho con người. Và như thế, chúng ta muốn được sống lại với Chúa trong 40 ngày nữa. Đó là ý chính của Mùa Chay.
Đây là thời gian chúng ta được nên công chính hóa với Đức Kitô nhờ đồng hình đồng dạng với Ngài như thánh Phaolô đã nói. Chúa Giêsu gánh lấy tội của nhân loại, của chúng ta mặc dầu Ngài không có tội gì. Chúng ta phải gánh lấy tội của mình bởi vì chúng ta là tội nhân, nên chúng ta phải sửa mình và nhờ máu của Đức Kitô, chúng ta sẽ được rửa sạch để cùng phục sinh với Đức Kitô. Chúng ta là dân tư tế mới, nên chúng ta cũng phải gánh tội cho tha nhân, nghĩa là chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu. Chúng ta từ bỏ tội lỗi, rũ sạch con người yếu hèn, ích kỷ, đê tiện của chúng ta để mặc lấy con người mới là Đức Kitô.
Việc nhận tro trên đầu biểu tỏ chúng ta là tro bụi, chúng ta phải trở về với bụi tro. Tuy nhiên, chúng ta trở về với nơi chúng ta được phát sinh là Thiên Chúa. Chúng ta hiểu rằng, hôm Đức Kitô xếp hàng cùng với các tội nhân để xin Gioan Tẩy Giả rửa tội cho Ngài bên sông Giorđăng…Gioan Tẩy Giả đã chỉ vào người Đức Kitô mà nói:” Đây là chiên Thiên Chúa.Đây Đấng xóa tội trần gian “. Chúa Giêsu khi lãnh nhận nghi thức thống hối và được dìm mình dưới nước sông Giorđăng. Thì sau đó Ngài đã vào samạc để ăn chay, cầu nguyện và chịu ma quỉ cám dỗ. Chúng ta cũng noi gương bắt chước Chúa Giêsu sau khi nhận tro trên đầu, chúng ta hãy lui vào sa mạc nghĩa là đi vào 40 ngày Mùa Chay để âm thầm cầu nguyện, sám hối, ăn năn, than thở cùng Chúa Cha.
Hãm mình, kiêng ăn là hãm xác phấn đấu lướt thắng cách thử thách, cám dỗ, tiêu cực, và bố thí là chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của những con người nghèo khó, đau khổ… Sám hối và tin vào Tin Mừng là sứ điệp Chúa mời gọi nhân loại thực hiện để lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI dựa trên thư thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái 10, 24 :” Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong đức bác ái và các công việc lành “ . Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến ba điểm này :
1.Chúng ta hãy quan tâm trách nhiệm đối với người anh em
2.Đối với nhau : ơn hỗ tương đối với nhau
3.Để khích lệ lẫn nhau trong đức bác ái và trong việc lành : cùng nhau tiến bước trong sự thánh thiện.
Đức Thánh Cha kết luận sứ điệp như sau :” Đứng trước một thế giới đang đòi hỏi các tín hữu Kitô một chứng tá được đổi mới về tình yêu thương và lòng trung thành với Chúa, tất cả chúng ta cảm thấy sự cấp thiết phải nỗ lực thi nhau làm việc bác ái, phục vụ và làm việc lành ( Dt 6, 10 ). Lời kêu gọi này đặc biệt mạnh mẽ trong Mùa Chay thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh “. Với lời cầu chúc một Mùa Chay thánh thiện và phong phú, tôi phó thác anh chị em cho Đức Trinh Nữ Maria và thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Lạy Chúa, Chúa một niềm thương xót mọi loài,
Không ghét bỏ vật nào Chúa đã dựng nên.
Tội lỗi loài người, Chúa nhắm mắt làm ngơ
Để chúng con ăn năn hối cải.
Chúa rộng lòng ban ơn tha thứ
Vì Ngài là Thiên Chúa, là Chúa của chúng con ( Kn 11, 24-25.27 ).
Lạy Chúa, ngày hôm nay,
Tất cả chúng con ăn chay hãm mình,
Để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng.
Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ,
Để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần. Amen ( Lời nguyện nhập lễ, thứ tư lễ tro ).
Mt 6, 1-6.16-18
Chúng ta lại đi vào thứ tư lễ tro khai mạc Mùa Chay thánh 2012 kéo dài trong 40 ngày. Vâng, thứ tư lễ tro gợi cho chúng ta hình ảnh việc ăn chay của tôn giáo chúng ta. Bởi vì, mỗi tôn giáo đều có một hình thức, một cách ăn chay nào đó. Mỗi tôn giáo đều muốn cho đạo hữu của mình sống những ngày chay thật tốt đẹp để đem lại ân phúc cho bản thân mình và tha nhân. Chúng ta tôn trọng và trân trọng mọi hình thức giữ chay của từng tôn giáo.Hôm nay thứ tư lễ tro, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ này.
Đọc ngôn sứ Yoel hôm nay, chúng ta đang trở về với hình thức giữ chay trong thời Cựu Ước. Bởi vì, hôm nay Giáo Hội cũng công bố ngày giữ chay và Mùa Chay. Hình thức xức tro trên đầu mỗi người chứng tỏ lòng khiêm tốn và ăn năn sám hối. Chúng ta là bụi đất sẽ trở về với bụi tro. Đó là ý nghĩa quan trọng. Ngày hôm nay, Phụng vụ gọn nhẹ hơn và không rầm rộ như xưa thời Cựu Ước :” mặc áo nhặm, khóc lóc, ăn chay trọn 40 ngày vv ”…Tuy nhiên, Giáo Hội kêu gọi các Kitô hữu hãy hướng lòng về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Từ ngữ 40 ngày giúp chúng ta càng ngày càng hiểu rõ hơn việc Chúa hy sinh, tự nguyện theo ý Chúa Cha, chịu chết trên thập giá để cứu độ nhân loại và đem lại hạnh phúc cho con người. Và như thế, chúng ta muốn được sống lại với Chúa trong 40 ngày nữa. Đó là ý chính của Mùa Chay.
Đây là thời gian chúng ta được nên công chính hóa với Đức Kitô nhờ đồng hình đồng dạng với Ngài như thánh Phaolô đã nói. Chúa Giêsu gánh lấy tội của nhân loại, của chúng ta mặc dầu Ngài không có tội gì. Chúng ta phải gánh lấy tội của mình bởi vì chúng ta là tội nhân, nên chúng ta phải sửa mình và nhờ máu của Đức Kitô, chúng ta sẽ được rửa sạch để cùng phục sinh với Đức Kitô. Chúng ta là dân tư tế mới, nên chúng ta cũng phải gánh tội cho tha nhân, nghĩa là chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu. Chúng ta từ bỏ tội lỗi, rũ sạch con người yếu hèn, ích kỷ, đê tiện của chúng ta để mặc lấy con người mới là Đức Kitô.
Việc nhận tro trên đầu biểu tỏ chúng ta là tro bụi, chúng ta phải trở về với bụi tro. Tuy nhiên, chúng ta trở về với nơi chúng ta được phát sinh là Thiên Chúa. Chúng ta hiểu rằng, hôm Đức Kitô xếp hàng cùng với các tội nhân để xin Gioan Tẩy Giả rửa tội cho Ngài bên sông Giorđăng…Gioan Tẩy Giả đã chỉ vào người Đức Kitô mà nói:” Đây là chiên Thiên Chúa.Đây Đấng xóa tội trần gian “. Chúa Giêsu khi lãnh nhận nghi thức thống hối và được dìm mình dưới nước sông Giorđăng. Thì sau đó Ngài đã vào samạc để ăn chay, cầu nguyện và chịu ma quỉ cám dỗ. Chúng ta cũng noi gương bắt chước Chúa Giêsu sau khi nhận tro trên đầu, chúng ta hãy lui vào sa mạc nghĩa là đi vào 40 ngày Mùa Chay để âm thầm cầu nguyện, sám hối, ăn năn, than thở cùng Chúa Cha.
Hãm mình, kiêng ăn là hãm xác phấn đấu lướt thắng cách thử thách, cám dỗ, tiêu cực, và bố thí là chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của những con người nghèo khó, đau khổ… Sám hối và tin vào Tin Mừng là sứ điệp Chúa mời gọi nhân loại thực hiện để lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI dựa trên thư thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái 10, 24 :” Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong đức bác ái và các công việc lành “ . Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến ba điểm này :
1.Chúng ta hãy quan tâm trách nhiệm đối với người anh em
2.Đối với nhau : ơn hỗ tương đối với nhau
3.Để khích lệ lẫn nhau trong đức bác ái và trong việc lành : cùng nhau tiến bước trong sự thánh thiện.
Đức Thánh Cha kết luận sứ điệp như sau :” Đứng trước một thế giới đang đòi hỏi các tín hữu Kitô một chứng tá được đổi mới về tình yêu thương và lòng trung thành với Chúa, tất cả chúng ta cảm thấy sự cấp thiết phải nỗ lực thi nhau làm việc bác ái, phục vụ và làm việc lành ( Dt 6, 10 ). Lời kêu gọi này đặc biệt mạnh mẽ trong Mùa Chay thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh “. Với lời cầu chúc một Mùa Chay thánh thiện và phong phú, tôi phó thác anh chị em cho Đức Trinh Nữ Maria và thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Lạy Chúa, Chúa một niềm thương xót mọi loài,
Không ghét bỏ vật nào Chúa đã dựng nên.
Tội lỗi loài người, Chúa nhắm mắt làm ngơ
Để chúng con ăn năn hối cải.
Chúa rộng lòng ban ơn tha thứ
Vì Ngài là Thiên Chúa, là Chúa của chúng con ( Kn 11, 24-25.27 ).
Lạy Chúa, ngày hôm nay,
Tất cả chúng con ăn chay hãm mình,
Để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng.
Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ,
Để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần. Amen ( Lời nguyện nhập lễ, thứ tư lễ tro ).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn Độ: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Giáo Hội ở bang Arunachal Pradesh
Nguyễn Trọng Đa
08:53 11/02/2012
Ấn Độ: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Giáo Hội ở bang Arunachal Pradesh
John Thomas Kattrukudiyil (ảnh), Giám Mục Giáo phận Itanagar, trả lời phỏng vấn
ROMA – Nằm ở miền đông bắc của Ấn Độ, nơi các tôn giáo truyền thống tự duy trì trong sự sợ hãi, Giáo Hội Công Giáo có thêm trung bình 10.000 người rửa tội mỗi năm, bất chấp luật chống chuyển sang tôn giáo khác. Trong khi các nhà truyền giáo bị trục xuất trong nhiều thế kỷ ở bang Arunachal Pradesh, chính giáo dân đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng ở bang này trong 30 năm qua. Nhưng ngày nay, "mọi người đều biết rằng khu vực Đông Bắc Ấn Độ mang ơn nhiều các nhà truyền giáo”, Đức Giám mục John Thomas Kattrukudiyil khẳng định như thế. Vị mục tử của Giáo Hội trẻ này có hai ưu tiên: giáo dục cho người nghèo và dạy giáo lý.
Ông Mark Riedemann đã phỏng vấn Đức Cha John Thomas Kattrukudiyil, Giám mục Giáo phận Itanagar, thủ phủ của bang Arunachal Pradesh, cho chương trình truyền hình hàng tuần "Nơi Thiên Chúa khóc", thuộc Mạng lưới Công Giáo Truyền hình và Truyền thanh (CRTN), cùng cộng tác với tổ chức quốc tế "Trợ giúp Giáo Hội khốn khó” (AED).
Mark Riedemann - Kể từ thập niên 70, Giáo Hội Công Giáo đã phát triển mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ, bây giờ đạt đến một con số khoảng 200.000 người. Nhờ gì mà có sự phát triển ngoạn mục này của đức tin Công giáo?
Đức Giám mục Kattrukudiyil - Đây là một hiện tượng đã làm ngạc nhiên Giáo Hội, chính phủ, tất cả mọi người. Lý do đầu tiên mà tôi có thể nói là sự mong muốn của những người trẻ tuổi ở Arunachal Pradesh để hưởng các lợi ích về hoạt động từ thiện của các nhà truyền giáo Công giáo. Họ đã nhìn thấy việc làm tốt của các nhà truyền giáo, và do các nhà truyền giáo không được phép làm việc ở Pradesh Arunacha, họ tự nhủ: “Vâng, chúng ta hãy đi ra ngoài và mời họ." Dần dà, họ đã được rửa tội và trở thành Kitô hữu, người Công giáo. Một yếu tố khác là các người trẻ này không thích các thực hành tôn giáo truyền thống. Ví dụ, họ phải dâng nhiều của lễ khi có người ốm đau. Việc này là khá tốn tiền, và vì tôn giáo truyền thống tôn giáo luôn buộc họ phải tặng nhiều lễ vật như thế, cuối cùng họ quay sang tôn giáo mới, là Kitô giáo, vì tôn giáo này chỉ yêu cầu họ cầu nguyện với Chúa Giêsu mà thôi.
Chúng ta có thể nói rằng các tôn giáo truyền thống được dựa trên sự sợ hãi không?
-Vâng, chủ yếu là dựa trên sự sợ hãi. Người ta tin rằng có nhiều thần dữ, các thần này kiểm soát cuộc sống của họ và người ta phải dành thời gian để làm xoa dịu các thần ấy. Và làm thế nào để xoa dịu các thần, ví dụ, trong một khu vực không có dịch vụ chăm sóc y tế? Bằng cách dâng cúng nhiều động vật, càng nhiều càng tốt. Khi có người bệnh, người đứng đầu tôn giáo truyền thống của làng nói với họ rằng đó là vì một thần dữ, và họ phải dâng cúng 10 con Mithun (tức bò rừng), hay năm con heo hoặc 10 con bò cái. Đối với một ngôi làng, việc này cần tới hàng trăm hoặc hàng ngàn con vật, và đó là một trọng lượng rất lớn. Một khi họ đã nhìn thấy có sự thay thế, ngay lập tức họ sẽ đi theo. Đặc biệt là nếu người ta giới thiệu với họ Thiên Chúa là người Cha yêu thương chúng ta, điều này trái ngược với các thần dữ chỉ ở đó để đe dọa và bức hại chúng ta. Tôi nghĩ rằng đó là một sự khác biệt lớn.
Xin Đức Cha nói về sự tăng trưởng phi thường, nếu người ta nhận ra rằng, ở bang Arunachal Pradesh và các bang khác của vùng đông bắc Ấn Độ, có một luật chống chuyển sang tôn giáo khác. Luật này là gì và tại sao người ta đi đến luật ấy?
- Luật chống chuyển sang tôn giáo khác không chỉ có ở vùng Đông Bắc như ở Arunachal Pradesh, mà còn ở các bang khác như Orissa và Pradesh. Làm thế nào người ta đi đến luật này? Luật này được dựa trên sự lo sợ, trong một phần dân số Ấn Độ, rằng Kitô giáo sẽ lan rộng khắp cả Ấn Độ. Đây là một nỗi lo sợ vô căn cứ, nhưng có lẽ nó được sử dụng như là một lập luận chính trị để đạt được quyền lực. Có những người Ấn giáo kích động tình cảm của đa số người Ấn giáo, nói rằng họ đang gặp nguy hiểm trong ý tưởng qui tụ mọi người Ấn giáo dưới một bộ máy chính trị duy nhất, và làm cho nó thành một quyền lực chính trị. Đây có lẽ là mặt chính trị của toàn bộ vấn đề, bởi vì không thể tưởng tượng rằng các Kitô hữu, chỉ chiếm không quá 2% dân số, làm sao có thể là một mối đe dọa đối với một nước lớn như Ấn Độ được.
Trong sự thiếu hụt linh mục, chính giáo dân đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng ở Arunachal Pradesh sao?
-Vâng, nhất là phụ nữ. Một linh mục đã xây dựng một vùng truyền giáo ở sát ranh giới của Arunachal Pradesh, gần quảng trường chợ. Cha đã gặp một số phụ nữ Arunachal và mời họ làm việc truyền giáo. Những người này đã rất hạnh phúc khi gặp một người nào đó để nói chuyện! Trong khi phụ nữ buôn bán ở chợ, vị linh mục nói chuyện với họ và đã học được một vài từ trong ngôn ngữ của họ. Họ tin tưởng cha. Cha giải thích cho họ nghe về đức tin của mình. Họ đã đồng ý và nhiều người trong số họ đã được rửa tội trước khi trở về ngôi làng của họ. Cha cũng nói với họ rằng con cái của họ có thể đến và học đọc học viết. Vì vậy, họ đưa con cái của họ đến khu truyền giáo, và cha đưa các em đến trường học chữ. Cuối cùng, khu truyền giáo trở thành một trung tâm chuẩn bị cho lễ rửa tội. Nhiều người nói: "Tôi sẽ đi Harmuti để được rửa tội", họ đã đi, ở đó một hoặc hai ngày, đã được rửa tội và sau đó trở về làng của họ.
Đóng góp quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Arunachal Pradesh là gì?
-Chính phủ và người dân bộ lạc chấp nhận chúng tôi vì sự đóng góp của chúng tôi trong lĩnh vực giáo dục. Mọi người đều biết rằng khu vực Đông Bắc mang ơn các nhà truyền giáo, vì một phần lớn các người có học thức đều đã học trường của chúng tôi.
Trong thực tế, nhiều người hiện nay nắm giữ các chức vụ lãnh đạo đều học trường Công giáo sao?
-Trong số những người khởi xướng luật chống chuyển đổi tôn giáo, nhiều người có con hoặc cháu đang học ở các trường Công giáo. Họ nói: "Vâng, vâng, chính các nhà truyền giáo xây dựng trường học cho chúng ta, chứ không cho người nghèo, bởi vì họ có thể trở lại đạo”. Họ muốn duy trì các người nghèo trong sự ngu dốt. Họ chỉ muốn sử dụng các cơ sở của Giáo Hội cho họ mà thôi.
Chỉ cho nhu cầu riêng của họ thôi sao?
-Vâng, trong thực tế, xu hướng này là nhạy cảm giữa một số nhóm người ưu tú ở bang Arunachal Pradesh. Họ hỏi tôi: "Thưa Đức Cha, tại sao các ngài lãng phí thời giờ để mở trường học ở các làng mạc xa xôi làm chi? Ngài có một ngôi trường xinh đẹp ở Itanagar rồi. Ngài hãy đặt tất cả các nguồn lực vào đó; hãy bắt nộp học phí rất cao, và chúng tôi gửi con em chúng tôi đến học." Nhưng tôi trả lời họ: "Không, không phải là vì lý do này mà tôi có mặt ở đây. Tôi muốn mở trường học ở làng xa nhất, chứ không phải ở đây trong thành phố."
Đức Cha có thể nói là giai đoạn đầu của truyền giáo đã qua rồi, hoặc là chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu không?
-Việc mở rộng nhanh chóng của Giáo Hội đã chậm lại. Bằng cách nào đó, với thời gian, các nhà truyền giáo đến, các định chế của Giáo Hội được thành lập, giai đoạn nhanh chóng này đã chậm lại, nhưng tôi tin rằng sự kích thích Giáo Hội vẫn luôn còn đó, và người ta tiếp tục đến với Giáo Hội. Bây giờ, chúng ta phải nhấn mạnh đến sự bén rễ với việc dạy giáo lý, và điều này đặt ra các thách thức đặc biệt: khu vực truyền giáo ở xa làm cho các dân làng khó đến, và còn vấn đề ngôn ngữ nữa, với mọi thứ tiếng địa phương; tất cả các linh mục không thể học tất cả các ngôn ngữ địa phương được, vì vậy chúng tôi cần người phiên dịch và các giáo lý viên giáo dân. (ZENIT.org 10-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Nằm ở miền đông bắc của Ấn Độ, nơi các tôn giáo truyền thống tự duy trì trong sự sợ hãi, Giáo Hội Công Giáo có thêm trung bình 10.000 người rửa tội mỗi năm, bất chấp luật chống chuyển sang tôn giáo khác. Trong khi các nhà truyền giáo bị trục xuất trong nhiều thế kỷ ở bang Arunachal Pradesh, chính giáo dân đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng ở bang này trong 30 năm qua. Nhưng ngày nay, "mọi người đều biết rằng khu vực Đông Bắc Ấn Độ mang ơn nhiều các nhà truyền giáo”, Đức Giám mục John Thomas Kattrukudiyil khẳng định như thế. Vị mục tử của Giáo Hội trẻ này có hai ưu tiên: giáo dục cho người nghèo và dạy giáo lý.
Ông Mark Riedemann đã phỏng vấn Đức Cha John Thomas Kattrukudiyil, Giám mục Giáo phận Itanagar, thủ phủ của bang Arunachal Pradesh, cho chương trình truyền hình hàng tuần "Nơi Thiên Chúa khóc", thuộc Mạng lưới Công Giáo Truyền hình và Truyền thanh (CRTN), cùng cộng tác với tổ chức quốc tế "Trợ giúp Giáo Hội khốn khó” (AED).
Mark Riedemann - Kể từ thập niên 70, Giáo Hội Công Giáo đã phát triển mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ, bây giờ đạt đến một con số khoảng 200.000 người. Nhờ gì mà có sự phát triển ngoạn mục này của đức tin Công giáo?
Đức Giám mục Kattrukudiyil - Đây là một hiện tượng đã làm ngạc nhiên Giáo Hội, chính phủ, tất cả mọi người. Lý do đầu tiên mà tôi có thể nói là sự mong muốn của những người trẻ tuổi ở Arunachal Pradesh để hưởng các lợi ích về hoạt động từ thiện của các nhà truyền giáo Công giáo. Họ đã nhìn thấy việc làm tốt của các nhà truyền giáo, và do các nhà truyền giáo không được phép làm việc ở Pradesh Arunacha, họ tự nhủ: “Vâng, chúng ta hãy đi ra ngoài và mời họ." Dần dà, họ đã được rửa tội và trở thành Kitô hữu, người Công giáo. Một yếu tố khác là các người trẻ này không thích các thực hành tôn giáo truyền thống. Ví dụ, họ phải dâng nhiều của lễ khi có người ốm đau. Việc này là khá tốn tiền, và vì tôn giáo truyền thống tôn giáo luôn buộc họ phải tặng nhiều lễ vật như thế, cuối cùng họ quay sang tôn giáo mới, là Kitô giáo, vì tôn giáo này chỉ yêu cầu họ cầu nguyện với Chúa Giêsu mà thôi.
Chúng ta có thể nói rằng các tôn giáo truyền thống được dựa trên sự sợ hãi không?
-Vâng, chủ yếu là dựa trên sự sợ hãi. Người ta tin rằng có nhiều thần dữ, các thần này kiểm soát cuộc sống của họ và người ta phải dành thời gian để làm xoa dịu các thần ấy. Và làm thế nào để xoa dịu các thần, ví dụ, trong một khu vực không có dịch vụ chăm sóc y tế? Bằng cách dâng cúng nhiều động vật, càng nhiều càng tốt. Khi có người bệnh, người đứng đầu tôn giáo truyền thống của làng nói với họ rằng đó là vì một thần dữ, và họ phải dâng cúng 10 con Mithun (tức bò rừng), hay năm con heo hoặc 10 con bò cái. Đối với một ngôi làng, việc này cần tới hàng trăm hoặc hàng ngàn con vật, và đó là một trọng lượng rất lớn. Một khi họ đã nhìn thấy có sự thay thế, ngay lập tức họ sẽ đi theo. Đặc biệt là nếu người ta giới thiệu với họ Thiên Chúa là người Cha yêu thương chúng ta, điều này trái ngược với các thần dữ chỉ ở đó để đe dọa và bức hại chúng ta. Tôi nghĩ rằng đó là một sự khác biệt lớn.
Xin Đức Cha nói về sự tăng trưởng phi thường, nếu người ta nhận ra rằng, ở bang Arunachal Pradesh và các bang khác của vùng đông bắc Ấn Độ, có một luật chống chuyển sang tôn giáo khác. Luật này là gì và tại sao người ta đi đến luật ấy?
- Luật chống chuyển sang tôn giáo khác không chỉ có ở vùng Đông Bắc như ở Arunachal Pradesh, mà còn ở các bang khác như Orissa và Pradesh. Làm thế nào người ta đi đến luật này? Luật này được dựa trên sự lo sợ, trong một phần dân số Ấn Độ, rằng Kitô giáo sẽ lan rộng khắp cả Ấn Độ. Đây là một nỗi lo sợ vô căn cứ, nhưng có lẽ nó được sử dụng như là một lập luận chính trị để đạt được quyền lực. Có những người Ấn giáo kích động tình cảm của đa số người Ấn giáo, nói rằng họ đang gặp nguy hiểm trong ý tưởng qui tụ mọi người Ấn giáo dưới một bộ máy chính trị duy nhất, và làm cho nó thành một quyền lực chính trị. Đây có lẽ là mặt chính trị của toàn bộ vấn đề, bởi vì không thể tưởng tượng rằng các Kitô hữu, chỉ chiếm không quá 2% dân số, làm sao có thể là một mối đe dọa đối với một nước lớn như Ấn Độ được.
Trong sự thiếu hụt linh mục, chính giáo dân đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng ở Arunachal Pradesh sao?
-Vâng, nhất là phụ nữ. Một linh mục đã xây dựng một vùng truyền giáo ở sát ranh giới của Arunachal Pradesh, gần quảng trường chợ. Cha đã gặp một số phụ nữ Arunachal và mời họ làm việc truyền giáo. Những người này đã rất hạnh phúc khi gặp một người nào đó để nói chuyện! Trong khi phụ nữ buôn bán ở chợ, vị linh mục nói chuyện với họ và đã học được một vài từ trong ngôn ngữ của họ. Họ tin tưởng cha. Cha giải thích cho họ nghe về đức tin của mình. Họ đã đồng ý và nhiều người trong số họ đã được rửa tội trước khi trở về ngôi làng của họ. Cha cũng nói với họ rằng con cái của họ có thể đến và học đọc học viết. Vì vậy, họ đưa con cái của họ đến khu truyền giáo, và cha đưa các em đến trường học chữ. Cuối cùng, khu truyền giáo trở thành một trung tâm chuẩn bị cho lễ rửa tội. Nhiều người nói: "Tôi sẽ đi Harmuti để được rửa tội", họ đã đi, ở đó một hoặc hai ngày, đã được rửa tội và sau đó trở về làng của họ.
Đóng góp quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Arunachal Pradesh là gì?
-Chính phủ và người dân bộ lạc chấp nhận chúng tôi vì sự đóng góp của chúng tôi trong lĩnh vực giáo dục. Mọi người đều biết rằng khu vực Đông Bắc mang ơn các nhà truyền giáo, vì một phần lớn các người có học thức đều đã học trường của chúng tôi.
Trong thực tế, nhiều người hiện nay nắm giữ các chức vụ lãnh đạo đều học trường Công giáo sao?
-Trong số những người khởi xướng luật chống chuyển đổi tôn giáo, nhiều người có con hoặc cháu đang học ở các trường Công giáo. Họ nói: "Vâng, vâng, chính các nhà truyền giáo xây dựng trường học cho chúng ta, chứ không cho người nghèo, bởi vì họ có thể trở lại đạo”. Họ muốn duy trì các người nghèo trong sự ngu dốt. Họ chỉ muốn sử dụng các cơ sở của Giáo Hội cho họ mà thôi.
Chỉ cho nhu cầu riêng của họ thôi sao?
-Vâng, trong thực tế, xu hướng này là nhạy cảm giữa một số nhóm người ưu tú ở bang Arunachal Pradesh. Họ hỏi tôi: "Thưa Đức Cha, tại sao các ngài lãng phí thời giờ để mở trường học ở các làng mạc xa xôi làm chi? Ngài có một ngôi trường xinh đẹp ở Itanagar rồi. Ngài hãy đặt tất cả các nguồn lực vào đó; hãy bắt nộp học phí rất cao, và chúng tôi gửi con em chúng tôi đến học." Nhưng tôi trả lời họ: "Không, không phải là vì lý do này mà tôi có mặt ở đây. Tôi muốn mở trường học ở làng xa nhất, chứ không phải ở đây trong thành phố."
Đức Cha có thể nói là giai đoạn đầu của truyền giáo đã qua rồi, hoặc là chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu không?
-Việc mở rộng nhanh chóng của Giáo Hội đã chậm lại. Bằng cách nào đó, với thời gian, các nhà truyền giáo đến, các định chế của Giáo Hội được thành lập, giai đoạn nhanh chóng này đã chậm lại, nhưng tôi tin rằng sự kích thích Giáo Hội vẫn luôn còn đó, và người ta tiếp tục đến với Giáo Hội. Bây giờ, chúng ta phải nhấn mạnh đến sự bén rễ với việc dạy giáo lý, và điều này đặt ra các thách thức đặc biệt: khu vực truyền giáo ở xa làm cho các dân làng khó đến, và còn vấn đề ngôn ngữ nữa, với mọi thứ tiếng địa phương; tất cả các linh mục không thể học tất cả các ngôn ngữ địa phương được, vì vậy chúng tôi cần người phiên dịch và các giáo lý viên giáo dân. (ZENIT.org 10-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh nữ Bernadette
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:37 11/02/2012
Lộ Đức là trung tâm hành hương quốc tế. Tôi được diễm phúc hành hương đến Đức Mẹ Lộ Đức. Từ Rôma qua hướng Tây Ban Nha, vượt đỉnh Pyrênê đến miền Nam nước Pháp. Lộ Đức nằm ở một vị trí khá hẻo lánh, thuộc một tỉnh nhỏ. Nơi đây, từng giờ từng phút, khách thập phương tấp nập đổ về để dâng lễ, cầu nguyện và xin ơn với Đức Mẹ.
Xem hình ảnh
Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ ".
Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.
Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.
Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.
Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.
Chúng tôi dâng lễ tại Hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá. Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này. Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.
Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thánh nữ Bernadette.
Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ.
Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11.02.1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.
Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.
Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.
Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.
Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể : “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.
Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự.
Ngày 25.2.1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.
Ông biện lý cho gọi Bernadette tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận :
- Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?
Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng.
- Thưa ông, cháu không hứa như vậy.
Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang. Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói : Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây".
Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng :
- Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
Dòng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.
Đã có những phép lạ nhãn tiền :
- Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
- Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
- Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài : - Nó chết rồi.
Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên. Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà. Sáng hôm sau, bé hết bệnh. Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.
Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng. Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.
Ngày 25.3, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt : - Bà nói : Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội.
Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn:
- Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.
Ngày 8.12.1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25.3. 1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.".
Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15.4.1879, khi mới 35 tuổi. Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933. Lễ kính thánh nữ vào ngày 16.4 hàng năm.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.
Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.". (x.nguoitinhuu.com).
Xem hình ảnh
Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: "Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn. Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhượng sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đóan của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ ".
Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858.
Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle. Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.
Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện. Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực. Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.
Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.
Chúng tôi dâng lễ tại Hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá. Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này. Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.
Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thánh nữ Bernadette.
Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức. Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân. Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ.
Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11.02.1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi. Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô. Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu. Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle. Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle. Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi. Bernadette tưởng mình như đang mơ. Cô bước thêm bước nữa. Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười. Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng. Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn. Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.
Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô. Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.
Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa.
Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”.
Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều. Cô kể : “Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’”. Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội’.
Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần. Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái đô khiêm tốn lịch sự.
Ngày 25.2.1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống. Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một dòng nước vọt lên. Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.
Ông biện lý cho gọi Bernadette tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận :
- Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?
Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng.
- Thưa ông, cháu không hứa như vậy.
Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang. Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói : Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây".
Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng :
- Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
Dòng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước.
Đã có những phép lạ nhãn tiền :
- Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
- Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
- Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài : - Nó chết rồi.
Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên. Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà. Sáng hôm sau, bé hết bệnh. Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.
Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng. Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.
Ngày 25.3, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt : - Bà nói : Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội.
Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn:
- Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.
Ngày 8.12.1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus. Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25.3. 1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.".
Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15.4.1879, khi mới 35 tuổi. Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933. Lễ kính thánh nữ vào ngày 16.4 hàng năm.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.
Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức. Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette": "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích. Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ.". (x.nguoitinhuu.com).
Mễ Tây Cơ: Ngưng bạo hành trong lúc Đức Thánh Cha viếng thăm
Bùi Hữu Thư
14:42 11/02/2012
Giáo Hội đòi hỏi một sự thay đổi não trạng
ROME, 9 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tổng Giám Mục Mễ Tây Cơ José Guadalupe Martín Rábago, thuộc tổng giáo phận Leon đã tung ra ngày 22 tháng 1 vừa qua một lời kêu gọi ngưng chiến giữa các bọn buôn ma túy, nhân dịp Đức Thánh Cha Benedict XVI viếng thăm Mễ Tây Cơ tại Guanajuato, từ 23 đến 26 tháng 3.
Theo các hãng thông tấn Nam Mỹ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho biết: Một nhóm đã trả lời đồng ý với điều kiện địch thủ chính của họ cũng nhận lời. Nhưng điều mà Giáo Hội đòi hỏi còn to tát hơn nữa, đó là "một sự thay đổi về não trạng."
Thành phố Guanajuato nằm về phía bắc của Mễ Tây Cơ 350 cây số. Thành phố bị xâu xé giữa hai nhóm cartel "Caballeros templarios" (Templiers) và nhóm "Nueva Generación" (Nouvelle génération).
Đức Tổng Giám Mục nói: "Nếu lời kêu gọi của tôi đến được với những người đang gây nên tội ác, tôi muốn xin họ chú ý đến sự kiện là thời kỳ chúng ta sắp sống là một thời kỳ của hòa bình và ân sủng."
Ngài tiếp, và đề cập đến sự thiếu an ninh trên các lộ trình, và con số khách hành hương sẽ kéo đến nhân dịp Đức Thánh Cha đến thăm nơi này: "Quý vị cần hợp tác để giúp cho tất cả mọi người đều có thể đến tham dự biến cố xứng đáng được hết sức tôn kính này. Quý vị không nên lợi dụng dịp này để làm một cái gì dẫn đưa tới tang tóc và chết chóc. Xin chấp nhận việc để yên cho các khách hành hương được tĩnh tâm."
Trong tháng 12, 2011, Đức Hồng Y Jian Sandoval Íniguez, tổng giám mục Guadalajara, cũng đã hai lần yêu cầu họ ngưng chiến.
Và tháng Tám năm ngoái, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ cũng đã yêu cầu các nhóm này cho phép để chuyến viễn du của các thánh tích của chân phước Gioan Phaolô II tại các thành phố của quốc gia này được diễn tiến bình yên.
Ngày 28 tháng 1 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ, đã tuyên bố là điều Giáo Hội đòi hỏi là một "sự thay dổi não trạng."
ROME, 9 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Tổng Giám Mục Mễ Tây Cơ José Guadalupe Martín Rábago, thuộc tổng giáo phận Leon đã tung ra ngày 22 tháng 1 vừa qua một lời kêu gọi ngưng chiến giữa các bọn buôn ma túy, nhân dịp Đức Thánh Cha Benedict XVI viếng thăm Mễ Tây Cơ tại Guanajuato, từ 23 đến 26 tháng 3.
Theo các hãng thông tấn Nam Mỹ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho biết: Một nhóm đã trả lời đồng ý với điều kiện địch thủ chính của họ cũng nhận lời. Nhưng điều mà Giáo Hội đòi hỏi còn to tát hơn nữa, đó là "một sự thay đổi về não trạng."
Thành phố Guanajuato nằm về phía bắc của Mễ Tây Cơ 350 cây số. Thành phố bị xâu xé giữa hai nhóm cartel "Caballeros templarios" (Templiers) và nhóm "Nueva Generación" (Nouvelle génération).
Đức Tổng Giám Mục nói: "Nếu lời kêu gọi của tôi đến được với những người đang gây nên tội ác, tôi muốn xin họ chú ý đến sự kiện là thời kỳ chúng ta sắp sống là một thời kỳ của hòa bình và ân sủng."
Ngài tiếp, và đề cập đến sự thiếu an ninh trên các lộ trình, và con số khách hành hương sẽ kéo đến nhân dịp Đức Thánh Cha đến thăm nơi này: "Quý vị cần hợp tác để giúp cho tất cả mọi người đều có thể đến tham dự biến cố xứng đáng được hết sức tôn kính này. Quý vị không nên lợi dụng dịp này để làm một cái gì dẫn đưa tới tang tóc và chết chóc. Xin chấp nhận việc để yên cho các khách hành hương được tĩnh tâm."
Trong tháng 12, 2011, Đức Hồng Y Jian Sandoval Íniguez, tổng giám mục Guadalajara, cũng đã hai lần yêu cầu họ ngưng chiến.
Và tháng Tám năm ngoái, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ cũng đã yêu cầu các nhóm này cho phép để chuyến viễn du của các thánh tích của chân phước Gioan Phaolô II tại các thành phố của quốc gia này được diễn tiến bình yên.
Ngày 28 tháng 1 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Mễ Tây Cơ, đã tuyên bố là điều Giáo Hội đòi hỏi là một "sự thay dổi não trạng."
Raul Castro của Cuba nói: ''Phải thay đổi hay là chết''!
Linh Tiến Khải
17:45 11/02/2012
Ngày 28-1-2012, đảng Cộng sản Cuba đã khai mạc khóa họp đặc biệt kéo dài trong hai ngày, để thảo luận về các biện pháp cải tổ chính trị kinh tế trong nước.
Kể từ khi được chính thức thành lập ngày mùng 3 tháng 10 năm 1965 đến nay, hội nghị toàn đảng lần này xem ra có tầm quan trọng định đoạt nhất đối với sự sống còn của đảng cộng sản Cuba như lời tuyên bố của Chủ tịch Raul Castro. Thật vậy, sau khi các đảng cộng sản thuộc khối Liên Bang Xô Viết sụp đổ tan tành thê thảm chỉ trong vài năm đầu thập niên 1990, và chủ nghĩa cộng sản bị quẳng vào sọt rác, thì cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn, và Việt Nam đảng cộng sản Cuba đã tìm mọi cách để tồn tại trong một thế giới thay đổi với vận tốc chóng mặt, trong đó nhiều dân tộc đã mạnh dạn đứng lên lật đổ các chế độ độc tài để dành lại các quyền tự do làm người. Điển hình như cuộc cách mạng của các dân tộc A rập Bắc Phi và vùng Trung Đông.
Hội nghị ngoại thường này khiến cho người ta ngạc nhiên, vì đảng cộng sản Cuba mới kết thúc đại hội đảng lần thứ VI triệu tập tại thủ đô La Habana trong các ngày 16-19 tháng 4 năm ngoái, 2011. Chắc là phải có các lý do vô cùng nghiêm trọng, vì trước khi triệu tập hội nghị Chủ tịch Raul Castro đã cảnh cáo rằng: ”Hoặc chúng ta thay đổi, hoặc chúng ta sụp đổ, và cùng với sự sụp đổ ấy là tất cả các nỗ lực của nhiều thế hệ nhân dân Cuba”. Làm sao Cuba đã chống cự được với đế quốc tư bản và các cấm vận kinh tế kéo dài ròng rã 50 năm trời, mà giờ đây cuối cùng phải chấp nhận thay đổi?
Thật ra, ngay trong Hội nghị đảng lần thứ VI hồi mùa xuân năm ngoái 2011, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về tài liệu làm việc liên quan tới các đường lối chính trị và kinh tế do đảng đề ra. Dưới chế độ độc tài toàn trị, nhà nước say sưa với quyền bính nên luôn luôn kiêu căng mù lòa cho rằng dưới sự chỉ đạo anh minh sáng suốt của Lãnh tụ tối cao Chủ tịch Fidel Castro, đảng ta không bao giờ sai lầm và cái gì cũng có thể giải quyết được theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 50 năm thống trị, các tiền đề ngu dốt phản khoa học ấy cuối cùng chứng minh cho các ”đỉnh cao trí tuệ loài người óc bé hơn óc gà và không có chất xám” ấy hiểu rằng thực tại cuộc sống của nhân dân thì chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định.
Thật vậy, vì trong bài thuyết trình chính tại đại hội đảng lần thứ VI hồi năm ngoái 2011, Chủ tịch Raul Castro đã bỏ các giọng điệu cổ điển của giới lãnh đạo cộng sản, lúc nào cũng đổ tội cho đế quốc Mỹ, cho các thế lực thù nghịch, cho các phong tỏa thắt họng kinh tế, cho các lý do thế này thế nọ, để che dấu cái bất lực của Cách mạng không có khả năng bảo dảm cho nhân dân Cuba một cuộc sống xứng đáng với các hy sinh liên tục của họ. Trái lại, ông đã đề cập đến các mâu thuẫn và các sai lệch trong chính nội bộ đảng cộng sản Cuba, là những điều ông đã nói trong diễn văn đọc tại đại học La Habana hồi tháng 11 năm 2005, trong đó có câu sau đây: ”Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta ngay từ đầu, và nhiều lần trong cuộc Cách Mạng, đó là đã tin rằng có ai đó biết xây dựng xã hội chủ nghĩa như thế nào”.
Vì thế, lời ông cảnh cáo trước khi triệu tập hội nghị ngoại thường vừa qua "Phải thay đổi hay là chết”, không phải là điều mới lạ, cho bằng là một tiếng kêu cảnh tỉnh thê thảm đối với những đảng viên nào còn nhắm mắt say sưa với ý thức hệ cộng sản và các các đường lối chính trị kinh tế hoàn toàn sai lầm của nó. Nó cho thấy ý thức hệ và chế độ cộng sản Cuba đã qúa già nua cằn cỗi, không còn nghị lực, không còn sức sống, và đang trong tiến trình tự hủy, vì chính hàng lãnh đạo cộng sản cũng không còn tin tưởng gì nữa, và không có một động lực phát triển nào giúp vực dậy một nền kinh tế phá sản. Bên cạnh đó là các chứng bệnh nan y: ngu dốt, giáo điều, bàn giấy rườm rà, nhất là nạn gian tham hối lộ lan tràn trong mọi tầng lớp đảng viên, và chính sách cai trị bất công bạo tàn đối với nhân dân.
Trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội vi tính ngày nay, cho dù nhà nước có chủ trương ngu dân và tìm mọi cách bưng bít mọi chuyện, các thế trẻ ngày nay thông minh, có học, hiểu biết và có nhiều khả năng hơn các thế hệ cha ông họ rất nhiều. Như người trẻ các nước A rập đã làm, với các phương tiện truyền thông tân tiến họ có thể phát động các cuộc xuống đường biểu tình ồ ạt chống chính quyền mạnh như nước lũ mà không có gì có thể ngăn cản được.
Có phải vì thế mà chủ tịch Raul Castro đã mạnh dạn phát động phong trào cải tổ bằng cách triệu tập hội nghị ngoại thường nói trên hay không. Chúng ta không biết được. Nhưng lời ông cảnh cáo diễn tả một định luật tự nhiên không hề sai chạy: thay đổi hay là chết! Thế thôi!
Kể từ khi được chính thức thành lập ngày mùng 3 tháng 10 năm 1965 đến nay, hội nghị toàn đảng lần này xem ra có tầm quan trọng định đoạt nhất đối với sự sống còn của đảng cộng sản Cuba như lời tuyên bố của Chủ tịch Raul Castro. Thật vậy, sau khi các đảng cộng sản thuộc khối Liên Bang Xô Viết sụp đổ tan tành thê thảm chỉ trong vài năm đầu thập niên 1990, và chủ nghĩa cộng sản bị quẳng vào sọt rác, thì cùng với Trung Quốc, Bắc Hàn, và Việt Nam đảng cộng sản Cuba đã tìm mọi cách để tồn tại trong một thế giới thay đổi với vận tốc chóng mặt, trong đó nhiều dân tộc đã mạnh dạn đứng lên lật đổ các chế độ độc tài để dành lại các quyền tự do làm người. Điển hình như cuộc cách mạng của các dân tộc A rập Bắc Phi và vùng Trung Đông.
Hội nghị ngoại thường này khiến cho người ta ngạc nhiên, vì đảng cộng sản Cuba mới kết thúc đại hội đảng lần thứ VI triệu tập tại thủ đô La Habana trong các ngày 16-19 tháng 4 năm ngoái, 2011. Chắc là phải có các lý do vô cùng nghiêm trọng, vì trước khi triệu tập hội nghị Chủ tịch Raul Castro đã cảnh cáo rằng: ”Hoặc chúng ta thay đổi, hoặc chúng ta sụp đổ, và cùng với sự sụp đổ ấy là tất cả các nỗ lực của nhiều thế hệ nhân dân Cuba”. Làm sao Cuba đã chống cự được với đế quốc tư bản và các cấm vận kinh tế kéo dài ròng rã 50 năm trời, mà giờ đây cuối cùng phải chấp nhận thay đổi?
Thật ra, ngay trong Hội nghị đảng lần thứ VI hồi mùa xuân năm ngoái 2011, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về tài liệu làm việc liên quan tới các đường lối chính trị và kinh tế do đảng đề ra. Dưới chế độ độc tài toàn trị, nhà nước say sưa với quyền bính nên luôn luôn kiêu căng mù lòa cho rằng dưới sự chỉ đạo anh minh sáng suốt của Lãnh tụ tối cao Chủ tịch Fidel Castro, đảng ta không bao giờ sai lầm và cái gì cũng có thể giải quyết được theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 50 năm thống trị, các tiền đề ngu dốt phản khoa học ấy cuối cùng chứng minh cho các ”đỉnh cao trí tuệ loài người óc bé hơn óc gà và không có chất xám” ấy hiểu rằng thực tại cuộc sống của nhân dân thì chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định.
Thật vậy, vì trong bài thuyết trình chính tại đại hội đảng lần thứ VI hồi năm ngoái 2011, Chủ tịch Raul Castro đã bỏ các giọng điệu cổ điển của giới lãnh đạo cộng sản, lúc nào cũng đổ tội cho đế quốc Mỹ, cho các thế lực thù nghịch, cho các phong tỏa thắt họng kinh tế, cho các lý do thế này thế nọ, để che dấu cái bất lực của Cách mạng không có khả năng bảo dảm cho nhân dân Cuba một cuộc sống xứng đáng với các hy sinh liên tục của họ. Trái lại, ông đã đề cập đến các mâu thuẫn và các sai lệch trong chính nội bộ đảng cộng sản Cuba, là những điều ông đã nói trong diễn văn đọc tại đại học La Habana hồi tháng 11 năm 2005, trong đó có câu sau đây: ”Một trong những sai lầm lớn nhất của chúng ta ngay từ đầu, và nhiều lần trong cuộc Cách Mạng, đó là đã tin rằng có ai đó biết xây dựng xã hội chủ nghĩa như thế nào”.
Vì thế, lời ông cảnh cáo trước khi triệu tập hội nghị ngoại thường vừa qua "Phải thay đổi hay là chết”, không phải là điều mới lạ, cho bằng là một tiếng kêu cảnh tỉnh thê thảm đối với những đảng viên nào còn nhắm mắt say sưa với ý thức hệ cộng sản và các các đường lối chính trị kinh tế hoàn toàn sai lầm của nó. Nó cho thấy ý thức hệ và chế độ cộng sản Cuba đã qúa già nua cằn cỗi, không còn nghị lực, không còn sức sống, và đang trong tiến trình tự hủy, vì chính hàng lãnh đạo cộng sản cũng không còn tin tưởng gì nữa, và không có một động lực phát triển nào giúp vực dậy một nền kinh tế phá sản. Bên cạnh đó là các chứng bệnh nan y: ngu dốt, giáo điều, bàn giấy rườm rà, nhất là nạn gian tham hối lộ lan tràn trong mọi tầng lớp đảng viên, và chính sách cai trị bất công bạo tàn đối với nhân dân.
Trong một xã hội thay đổi nhanh chóng như xã hội vi tính ngày nay, cho dù nhà nước có chủ trương ngu dân và tìm mọi cách bưng bít mọi chuyện, các thế trẻ ngày nay thông minh, có học, hiểu biết và có nhiều khả năng hơn các thế hệ cha ông họ rất nhiều. Như người trẻ các nước A rập đã làm, với các phương tiện truyền thông tân tiến họ có thể phát động các cuộc xuống đường biểu tình ồ ạt chống chính quyền mạnh như nước lũ mà không có gì có thể ngăn cản được.
Có phải vì thế mà chủ tịch Raul Castro đã mạnh dạn phát động phong trào cải tổ bằng cách triệu tập hội nghị ngoại thường nói trên hay không. Chúng ta không biết được. Nhưng lời ông cảnh cáo diễn tả một định luật tự nhiên không hề sai chạy: thay đổi hay là chết! Thế thôi!
Đức Thánh Cha: Phi Châu là đại lục của tương lai và niềm hy vọng cho Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
21:34 11/02/2012
Ngài khuyến khích công trình của Qũy Tài Trợ Gioan Phaolô II cho Sahel
VATICAN, Ngày 10, tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu cộng dồng quốc tế yểm trợ cho dân cư tại miền phụ cận của Sa Mạc Sahara ở Phi Châu (Sahel), và nói rằng Phi Châu là "đại lục của niềm hy vọng cho Giáo Hội."
Đức Thánh Cha hôm nay tiếp kiến khoảng 25 thành viên của Qũy Tài Trợ Gioan Phaolô II cho Sahel (là miền phụ cận của sa mạc Sahara bao gồm các quốc gia trên bờ biển phía tây và miền trung của đại lục này).
Tổ chức này được thành lập sau chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và được chính thức cấu tạo vào năm 1984. Tổ chức này liên quan đến việc quản trị và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, việc tranh đấu chống lại nạn hạn hán và sa mạc hóa, phát triển nông thôn, và chống nạn nghèo đói, qua sự cộng tác của người dân địa phương.
Trong diễn từ, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng trong các tháng gần đây, vùng phụ cận Sahara "đã bị đe dọa nặng nề bởi sự suy giảm đáng kể về số lượng thực phẩm được tiếp tế, và nạn đói khát gây nên bởi tình trạng hạn hán, và hậu quả không ngăn cản được của sự bành trướng và xâm lấn của sa mạc."
Ngài nói: "Tôi kêu cầu cộng đồng quốc tế hãy lo lắng cho tình trạng nghèo đói quá mức của những người dân nước này, mà hoàn cảnh của đời sống đang bị suy sụp nặng nề. Và tôi khuyến khích và yểm trợ các nỗ lực đang được các tổ chức của Giáo Hội thực hiện trong lãnh vực này."
Tại một vài quốc gia có Qũy Tài Trợ này hoạt động, cũng có sự hiện diện của Hồi giáo. Trên phương diện này, Đức Thánh Cha bầy tỏ sự hài lòng về mối tương quan tốt đẹp đối với người Hồi giáo, và ngài ghi nhận là "sự quan trọng của việc làm nhân chứng cho sự kiện Đức Kitô đang sống, và tình yêu của Người vượt qua tất cả mọi tôn giáo, chủng tộc và văn hóa."
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc đề cập đến Phi Châu như "một dại lục của hy vọng cho Giáo Hội... đại lục của tương lai."
VATICAN, Ngày 10, tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu cộng dồng quốc tế yểm trợ cho dân cư tại miền phụ cận của Sa Mạc Sahara ở Phi Châu (Sahel), và nói rằng Phi Châu là "đại lục của niềm hy vọng cho Giáo Hội."
Đức Thánh Cha hôm nay tiếp kiến khoảng 25 thành viên của Qũy Tài Trợ Gioan Phaolô II cho Sahel (là miền phụ cận của sa mạc Sahara bao gồm các quốc gia trên bờ biển phía tây và miền trung của đại lục này).
Tổ chức này được thành lập sau chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và được chính thức cấu tạo vào năm 1984. Tổ chức này liên quan đến việc quản trị và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, việc tranh đấu chống lại nạn hạn hán và sa mạc hóa, phát triển nông thôn, và chống nạn nghèo đói, qua sự cộng tác của người dân địa phương.
Trong diễn từ, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng trong các tháng gần đây, vùng phụ cận Sahara "đã bị đe dọa nặng nề bởi sự suy giảm đáng kể về số lượng thực phẩm được tiếp tế, và nạn đói khát gây nên bởi tình trạng hạn hán, và hậu quả không ngăn cản được của sự bành trướng và xâm lấn của sa mạc."
Ngài nói: "Tôi kêu cầu cộng đồng quốc tế hãy lo lắng cho tình trạng nghèo đói quá mức của những người dân nước này, mà hoàn cảnh của đời sống đang bị suy sụp nặng nề. Và tôi khuyến khích và yểm trợ các nỗ lực đang được các tổ chức của Giáo Hội thực hiện trong lãnh vực này."
Tại một vài quốc gia có Qũy Tài Trợ này hoạt động, cũng có sự hiện diện của Hồi giáo. Trên phương diện này, Đức Thánh Cha bầy tỏ sự hài lòng về mối tương quan tốt đẹp đối với người Hồi giáo, và ngài ghi nhận là "sự quan trọng của việc làm nhân chứng cho sự kiện Đức Kitô đang sống, và tình yêu của Người vượt qua tất cả mọi tôn giáo, chủng tộc và văn hóa."
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc đề cập đến Phi Châu như "một dại lục của hy vọng cho Giáo Hội... đại lục của tương lai."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Văn nghệ kỉ niệm 25 thành lập Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại La Vang, Huế
Giáo xứ Làng Nam: Cử hành Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân
Linh Pháp
09:46 11/02/2012
Sáng nay, ngày Quốc Tế Bệnh Nhân – 11.2, giáo xứ Làng Nam đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân. Thánh lễ diễn ra vào lúc 9h. Trước đó, linh mục quản xứ Antôn Hoàng Trung Hoa đã ngồi tòa giải tội cho các bệnh nhân. Sau bài giảng Lời Chúa, cha Antôn đã cử hành bí tích Xức Dầu cho các bệnh nhân và những người già cả.
Xem hình ảnh
Cũng trong Thánh Lễ hôm nay, có một nhóm bạn trẻ đến từ giáo Bùi Ngọa, Tân Lộc và các bạn trẻ tại giáo xứ Làng Nam thành lập nhóm Hiệp Lân. Các bạn trẻ trong nhóm Hiệp Lân muốn thể hiện sự hiệp nhất của Giáo Hội, cộng tác với nhau để tỏ lòng lân ái với những người đau khổ.
Chính các bạn trẻ trong nhóm Hiệp Lân, sáng nay đã đến một số gia đình trong giáo xứ Làng Nam để đưa các bệnh nhân, ông bà cụ đến tham dự Thánh lễ và lãnh nhận bí tích Xức Dầu.
Sau Thánh lễ, cha Antôn và nhóm Hiệp Lân đã chuyển 20 phần quà của một ân nhân đến cho các bệnh nhân và những người già cả.
Xem hình ảnh
Cũng trong Thánh Lễ hôm nay, có một nhóm bạn trẻ đến từ giáo Bùi Ngọa, Tân Lộc và các bạn trẻ tại giáo xứ Làng Nam thành lập nhóm Hiệp Lân. Các bạn trẻ trong nhóm Hiệp Lân muốn thể hiện sự hiệp nhất của Giáo Hội, cộng tác với nhau để tỏ lòng lân ái với những người đau khổ.
Chính các bạn trẻ trong nhóm Hiệp Lân, sáng nay đã đến một số gia đình trong giáo xứ Làng Nam để đưa các bệnh nhân, ông bà cụ đến tham dự Thánh lễ và lãnh nhận bí tích Xức Dầu.
Sau Thánh lễ, cha Antôn và nhóm Hiệp Lân đã chuyển 20 phần quà của một ân nhân đến cho các bệnh nhân và những người già cả.
Nhà thờ Đan viện Xitô Châu Sơn
Trần Thanh Bình
09:59 11/02/2012
Ngày 8.12.1939, thánh đường được đặt vien đá đầu tiên trên khu đất rộng 600 héc-ta thuộc xã Phú sơn huyện Nho quan tỉnh Ninh bình và được khánh thành ngày 4.10.1945. Đan viện phụ lúc đó là Cha Anselmô Lê Hữu Từ,(sau ngài làm Giám mục giáo phận Phát diệm). Đây là một công trình nghệ thuấtt tôn giáo đáng nói, nhưng cây tháp vẫn còn dang dở, tường và nhiều hoa văn, chi tiết kiến trúc bên ngoài chưa được tô trét hoàn chỉnh. Được biết kinh phí xây dựng nhà thờ trước đây là tiền xin khấn Đức Mẹ qua cha cố Phê-rô Trần Đức Trưởng một linh mục triều thuộc giáo phận Phát diệm, thừa lệnh Đức Cha Gio-an Baotixita Nguyễn Bá Tòng, đứng ra cổ động quyên góp. Từ đó người ta kéo tới Châu sơn rất đông. Nhờ cha Trưởng xin khấn cùng Đức Mẹ.
KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT
Nếu đi dạo một vòng từ nhà khách qua vườn cỏ, tiến ra sân trước nhà thờ, du khách sẽ thấy một kiến trúc gô tích đô sộ, nhưng đơn sơ mộc mạc với gạch thô nhám mầu đỏ sậm, mang dấu rêu phong. Nhà thờ có mười lăm gian, mỗi gian dài ba mét chín mươi lăm phân. Cột nhà thờ xây gạch màu đỏ khá cao, phía bên trái nhà thờ là các ô thông gió được đắp bằng bê tông, diễn tả các đan sĩ đang quỳ gối cầu mguyện. Tại một ô gió gần gian Cung Thánh có tạc hình thánh Viên Phụ Biển Đức, tay cầm gậy đầu đội mão.
Đi qua phía tay phải các cửa sổ có ô thông gió lại thấy hình đan sĩ vác Thánh giá ngụ ý nói tới khổ chế của các đan sĩ trong việc lao độngvà càu nguyện. Mặt tiền nhà thờ có ba vòng tròn nối kết với nhau trong một vòng tròn lớn. Điều ấy muốn gợi ý về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Dưới nền tháp là mộ Cha Phê-rô Trần Đức Trưởng, người đã xin khấn cùng Đức Mẹ, để xây dựng ngôi Thánh đường, Ngài đang nằm dưới chân cây tháp còn dang dở
Bước vào nhà thờ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hài hòa của lối kiến trúc gô tích với các vòm trần, cột, bệ cột, chi tiết hoa văn. Lòng nhà thờ có chiều dài năm mươi chín mét hai mươi lăm phân, rộng hai mươi mét có hành lang và tầng lửng hai bên trên dưới. Từ cửa chính bước vào gian đầu tiên, (gian này thấp hơn các gian kia một bậc), có các hàng cột giống như một phương đình khép kín. Trong gian này có mười bốn chặng Đàng Thánh Giá. phía trên là tượng Thánh Gia Thất.
CUNG THÁNH, được trang hoàng lộng lẫy với Thập giá trên đồi Can-vê đượt đặt nơi cao nhất, tiếp đến là tượng Đức Mẹ tay bồng Chúa Hài Đồng, ngoài ra là hình các Thiên Thần và các Thánh. Tiếp đến là Nhà Tạm và Bàn thờ. Có thể nói mọi đường nét kiến trúc và nghệ thuật của nhà thờ được các nghệ sĩ xưa đã thực hiện với tất cả tấm lòng mến yêu và thành. Nhà thờ đã có thời bị đóng trong hai thập niên năm mươi và sáu mươi của thế kỷ trước. Các linh mục và đan sĩ bị bắt. Cha Mat-ti-nô Võ Hồng Khanh chết tại trại tù Đồng Lau Hòa bình, cha Mác- cô Nguyễn Quang Vinh tại trại tù Quyết Tiến Lào cai và thầy I-nha-ti-ô Đinh Hiền Lương, tại Cổng Trời Cắn tỷ Hà giang Các ngài là những Vị Chứng Nhân Tin Mừng trong thời đại mới, hài cốt các ngài đã được mang về đặt tại nhà truyền thống đan viện Châu Sơn.
Công trình qui mô này qua sáu mươi bảy năm chưa được tu bổ, trừ vài lần đảo lại mái ngói và nay đang xuống cấp trầm trọng, Mái ngói quá cũ kỹ, xà gồ rui mè nhiều chỗ đã mục nát, nhiều cánh cửa gỗ vênh vẹo nền nhà có chỗ bị lún, gạch tường ngoài không được tô trét bị axít xói mòn, bây giờ phải tu bổ theo những phương pháp khoa học thì mới có thể giữ gìn được nguyên vẹn. Đó là những băn khoăn trăn trở của đan viện. Đan viện phụ và Ban Cố vấn đã nhờ người khảo sát, tính toán kinh phí và thiết kế sửa chữa và rất ước mong được các vị ân nhân hảo tâm xa gần giúp đỡ
Đức Tổng Giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt, từ khi về cư ngụ tại Đan viện Châu sơn tới nay đã khỏe hẳn, Ngài vui vẻ, hàng ngày tham dự đầy đủ các giờ kinh trong đan viện. Ngoài việc tiếp khách, thời giờ còn lại, ngài ngồi viết lách và lên núi cầu. Ngài dự tính làm khu vườn dâng kính Đức Mẹ Fatima ngay trong khuôn viên của tu viện, để tạo cảnh đẹp hài hòa giữa nhà thờ và hai khu vườn, vườn phía bên tay phải nhìn từ mặt tiền nhà thờ vào, đã làm rồi, còn vườn bên trái chưa làm gì hết,ngoài bưc tượng Đức Mẹ Fatima. Sau Thánh lễ 6giờ 30 sáng ngày 1.10.2011, lễ khởi công vườn hoa Fatima đã bắt đầu.
Ngày Quốc tế Bệnh nhân tại giáo xứ Tân Định Saigòn
Trầm Thiên Thu
10:10 11/02/2012
TGP Saigon – Thứ Bảy 11-2-2012, nhà thờ Tân Định đã tổ chức lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân liên hạt lúc 17 giờ cùng ngày.
Chủ tế là ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó giáo phận Phú Cường. Cùng đồng tế có Đức ông Jean Marie (tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế), LM Giuse Bùi Công Trác (thuộc Bộ Truyền giáo Rôma), LM G.B. Võ Văn Ánh (chính xứ Tân Định, kiêm đặc trách giáo dân và hạt trưởng hạt Tân Định), và 13 linh mục khác.
Ngày Quốc tế Bệnh nhân tại giáo xứ Tân Định Saigòn (Photos: Maria Vũ Loan)
Nhiều bệnh nhân đã tới, trong đó nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn, cùng với nhiều người từ các nơi trong Saigon về tham dự. Ước chừng có tới hơn 4.000 người.
Chân phước GH Gioan Phaolô II đã chọn ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức làm Ngày Quốc tế Bệnh nhân từ năm 1992. Ngài nói: “Ngày Quốc tế Bệnh nhân là cơ hội để tái khám phá mối quan hệ sâu sắc giữa Đức Mẹ và những người đau yếu. Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên, và theo dòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thực sự của đời sống và hy vọng”.
Ngài nói thêm: “Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ là hoa quả đầu mùa của Ơn Cứu Chuộc, được Đức Kitô hoàn tất với lời hứa chiến thắng tội lỗi của Người. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là thuốc chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Đúng 17 giờ, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. LM Giuse Bùi Công Trác, người cùng đi với Đức ông Jean Marie, giới thiệu đôi nét về Đức ông Jean Marie: Sinh năm 1955, người Congo, là con thứ hai trong một gia đình Công giáo gia giáo, du học ở Rôma, có bằng cấp về nghệ thuật và Giáo luật, vừa được ĐGH Biển Đức XVI bổ nhiệm tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế.
Đức ông Jean Marie tới Việt Nam theo lời mời của ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên, có nhiều nơi mời nên trước khi đi, Đức ông Jean Marie đã gặp ĐGH và hỏi ý kiến. ĐGH nói nên tới Việt Nam, và Đức ông đã vâng lời ĐGH. Ngày 12-2-2012, Đức ông Jean Marie và LM Giuse Bùi Công Trác lên đường về lại Rôma.
Phúc âm lễ Đức Mẹ Lộ Đức là đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, nói về việc Chúa Giêsu làm phép lạ “hóa nước thành rượu” tại tiệc cưới Cana, phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu tại Galilê. Thấy nhà đám hết rượu, Đức Mẹ thương họ nên nói nhỏ với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Dù Chúa Giêsu nói: “Mẹ ơi, chuyện đó có can gì tới mẹ và con? Giờ của con chưa đến” (Ga 2:4). Thế nhưng Đức Mẹ tin vững vàng và mạnh mẽ, đi nói với quản gia: “Hễ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Và phép lạ đã xảy ra “hai năm rõ mười”.
Đức ông Jean Marie là người giảng trong thánh lễ. Ngài giảng bằng tiếng Ý, người thông dịch là LM Giuse Bùi Công Trác. Mở đầu bài giảng, Đức ông chào mọi người bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”.
Ngài chia sẻ: “Khi đến với các bệnh nhân, chúng ta được mời gọi chia sẻ với họ. Tưởng rằng chúng ta đến an ủi họ, nhưng chính họ lại cho chúng ta sự cảm nghiệm về cuộc sống. Người bệnh đau thể lý, nhưng chúng ta cũng bệnh về tinh thần. Ai cũng cần Chúa chữa lành hồn và xác. Cầu cho bệnh lại chính là cầu cho mình. Bị bệnh lâu năm, người ta có thể chán nản và thất vọng. Chính Chúa Giêsu cũng đã thắc mắc: ‘Sao Cha bỏ rơi con?’ (Mt 27:45). Trong thử thách, chúng ta cần có niềm tin vững vàng. Hãy chạy đến với Chúa để xin ơn cứu độ, và Người sẽ cứu. Chúa nói với người bất toại: ‘Hãy đứng dậy mà đi’ (Mc 2:11). Nhờ đức tin mà bệnh nhân bại liệt này được chữa lành. Có đức tin mạnh thì sẽ thấy điều bất ngờ. Bệnh tật là hệ quả của sự dữ, của tội lỗi. Phải có đức tin để đánh bại sự dữ. Khi bệnh, chúng ta thấy yếu đuối, nhưng chính khi chúng ta yếu lại là lúc chúng ta mạnh, vì Chúa đang dùng chúng ta”.
Trong mấy ngày ở Việt Nam, ngài đã đi thăm nhiều mái ấm, nhà mở, viện mồ côi. Ngài cảm ơn các bệnh nhân vì họ đã củng cố niềm tin cho ngài. Ngài tạ ơn Đức Mẹ và cũng cảm ơn mọi người đã nhẫn nại ngồi nghe ngài nói, dù ngài không thể nói bằng tiếng Việt.
Kết thúc bài giảng, ngài cũng nói một câu tiếng Việt: “Xin cảm ơn”. Mọi người vỗ tay vang dội.
Tiếp đến là phần trao ban Bí tích Xức dầu cho các bệnh nhân. Các linh mục chia nhau đến tận chỗ bệnh nhân ngồi để xức dầu, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước cũng đích thân đi xức dầu cho các bệnh nhân. 9ặc biệt là nhiều người thuộc các tôn giáo bạn cũng đến tham dự khá đông, họ xin và nhiều người trong họ cũng được xức dầu thánh. Nhiều người khỏe cũng được xức dầu, vì bí tích này không chỉ chữa lành phần hồn mà cả phần xác.
Trước khi kết lễ, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước đã ban Phép lành Tòa thánh cho mọi người tham dự thánh lễ.
Tạ lễ là bài thánh ca Nguồn Cậy Trông: “Mẹ nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không. Hỡi Mẹ Thiên Chúa, xin hãy lắng nghe con nài van. Mẹ nguồn an vui, ôi Nữ trinh là nguồn an vui. Hết tình kêu khấn, con tin chắc Mẹ thương nhận lời”.
Chắc chắn Đức Mẹ nhận lời những ai thành tâm khấn nguyện, và Đức Mẹ không muốn ai phải thất vọng mà về không bao giờ!
Thánh lễ kết thúc lúc 18 giờ 50. Trước khi ra về, mỗi bệnh nhân đều được nhận một phần quà như dấu chỉ của tình liên đới yêu thương. Đó là nhờ Hồng ân Thiên Chúa!
Chủ tế là ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó giáo phận Phú Cường. Cùng đồng tế có Đức ông Jean Marie (tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế), LM Giuse Bùi Công Trác (thuộc Bộ Truyền giáo Rôma), LM G.B. Võ Văn Ánh (chính xứ Tân Định, kiêm đặc trách giáo dân và hạt trưởng hạt Tân Định), và 13 linh mục khác.
Ngày Quốc tế Bệnh nhân tại giáo xứ Tân Định Saigòn (Photos: Maria Vũ Loan)
Nhiều bệnh nhân đã tới, trong đó nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn, cùng với nhiều người từ các nơi trong Saigon về tham dự. Ước chừng có tới hơn 4.000 người.
Chân phước GH Gioan Phaolô II đã chọn ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức làm Ngày Quốc tế Bệnh nhân từ năm 1992. Ngài nói: “Ngày Quốc tế Bệnh nhân là cơ hội để tái khám phá mối quan hệ sâu sắc giữa Đức Mẹ và những người đau yếu. Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên, và theo dòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thực sự của đời sống và hy vọng”.
Ngài nói thêm: “Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ là hoa quả đầu mùa của Ơn Cứu Chuộc, được Đức Kitô hoàn tất với lời hứa chiến thắng tội lỗi của Người. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là thuốc chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Đúng 17 giờ, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. LM Giuse Bùi Công Trác, người cùng đi với Đức ông Jean Marie, giới thiệu đôi nét về Đức ông Jean Marie: Sinh năm 1955, người Congo, là con thứ hai trong một gia đình Công giáo gia giáo, du học ở Rôma, có bằng cấp về nghệ thuật và Giáo luật, vừa được ĐGH Biển Đức XVI bổ nhiệm tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế.
Đức ông Jean Marie tới Việt Nam theo lời mời của ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên, có nhiều nơi mời nên trước khi đi, Đức ông Jean Marie đã gặp ĐGH và hỏi ý kiến. ĐGH nói nên tới Việt Nam, và Đức ông đã vâng lời ĐGH. Ngày 12-2-2012, Đức ông Jean Marie và LM Giuse Bùi Công Trác lên đường về lại Rôma.
Phúc âm lễ Đức Mẹ Lộ Đức là đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, nói về việc Chúa Giêsu làm phép lạ “hóa nước thành rượu” tại tiệc cưới Cana, phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu tại Galilê. Thấy nhà đám hết rượu, Đức Mẹ thương họ nên nói nhỏ với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Dù Chúa Giêsu nói: “Mẹ ơi, chuyện đó có can gì tới mẹ và con? Giờ của con chưa đến” (Ga 2:4). Thế nhưng Đức Mẹ tin vững vàng và mạnh mẽ, đi nói với quản gia: “Hễ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Và phép lạ đã xảy ra “hai năm rõ mười”.
Đức ông Jean Marie là người giảng trong thánh lễ. Ngài giảng bằng tiếng Ý, người thông dịch là LM Giuse Bùi Công Trác. Mở đầu bài giảng, Đức ông chào mọi người bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”.
Ngài chia sẻ: “Khi đến với các bệnh nhân, chúng ta được mời gọi chia sẻ với họ. Tưởng rằng chúng ta đến an ủi họ, nhưng chính họ lại cho chúng ta sự cảm nghiệm về cuộc sống. Người bệnh đau thể lý, nhưng chúng ta cũng bệnh về tinh thần. Ai cũng cần Chúa chữa lành hồn và xác. Cầu cho bệnh lại chính là cầu cho mình. Bị bệnh lâu năm, người ta có thể chán nản và thất vọng. Chính Chúa Giêsu cũng đã thắc mắc: ‘Sao Cha bỏ rơi con?’ (Mt 27:45). Trong thử thách, chúng ta cần có niềm tin vững vàng. Hãy chạy đến với Chúa để xin ơn cứu độ, và Người sẽ cứu. Chúa nói với người bất toại: ‘Hãy đứng dậy mà đi’ (Mc 2:11). Nhờ đức tin mà bệnh nhân bại liệt này được chữa lành. Có đức tin mạnh thì sẽ thấy điều bất ngờ. Bệnh tật là hệ quả của sự dữ, của tội lỗi. Phải có đức tin để đánh bại sự dữ. Khi bệnh, chúng ta thấy yếu đuối, nhưng chính khi chúng ta yếu lại là lúc chúng ta mạnh, vì Chúa đang dùng chúng ta”.
Trong mấy ngày ở Việt Nam, ngài đã đi thăm nhiều mái ấm, nhà mở, viện mồ côi. Ngài cảm ơn các bệnh nhân vì họ đã củng cố niềm tin cho ngài. Ngài tạ ơn Đức Mẹ và cũng cảm ơn mọi người đã nhẫn nại ngồi nghe ngài nói, dù ngài không thể nói bằng tiếng Việt.
Kết thúc bài giảng, ngài cũng nói một câu tiếng Việt: “Xin cảm ơn”. Mọi người vỗ tay vang dội.
Tiếp đến là phần trao ban Bí tích Xức dầu cho các bệnh nhân. Các linh mục chia nhau đến tận chỗ bệnh nhân ngồi để xức dầu, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước cũng đích thân đi xức dầu cho các bệnh nhân. 9ặc biệt là nhiều người thuộc các tôn giáo bạn cũng đến tham dự khá đông, họ xin và nhiều người trong họ cũng được xức dầu thánh. Nhiều người khỏe cũng được xức dầu, vì bí tích này không chỉ chữa lành phần hồn mà cả phần xác.
Trước khi kết lễ, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước đã ban Phép lành Tòa thánh cho mọi người tham dự thánh lễ.
Tạ lễ là bài thánh ca Nguồn Cậy Trông: “Mẹ nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không. Hỡi Mẹ Thiên Chúa, xin hãy lắng nghe con nài van. Mẹ nguồn an vui, ôi Nữ trinh là nguồn an vui. Hết tình kêu khấn, con tin chắc Mẹ thương nhận lời”.
Chắc chắn Đức Mẹ nhận lời những ai thành tâm khấn nguyện, và Đức Mẹ không muốn ai phải thất vọng mà về không bao giờ!
Thánh lễ kết thúc lúc 18 giờ 50. Trước khi ra về, mỗi bệnh nhân đều được nhận một phần quà như dấu chỉ của tình liên đới yêu thương. Đó là nhờ Hồng ân Thiên Chúa!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cán bộ không phải là Nhà nước, đảng viên không phải là chế độ
TS. Phạm Huy Thông
09:22 11/02/2012
Thể chế chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn giao nhiệm vụ cho mọi đoàn thể chính trị xã hội là phải bảo vệ Nhà nước, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Nhưng Nhà nước là ai? Đảng, chế độ là ai thì từ quan niệm đến thực tế người ta đều định hình rằng đấy là các vị cán bộ đảng, chính quyền các cấp.
Bởi vậy, khi có vị cán bộ chỉ là Uỷ viên Trung ương X. tới dự một cuộc họp hay mít tinh kỷ niệm nào đấy thì cả hội trường phải đứng dậy hô to: Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm. Vậy là đã mặc định ông X là đảng. Trong chiến tranh, chúng ta đã từng nghe các chiến sĩ phải còng lưng khiêng thủ trưởng vượt rừng vì “đấy là tài sản quý giá của đảng”. Vậy thủ trưởng cũng chính là đảng. Không ít vụ khiếu kiện của người dân bắt đầu chỉ là liên quan đến trực tiếp ông cán bộ A, B nào đó nhưng cuối cùng thế nào cũng bị quy kết là “ chống đối chế độ, phá hoại nhà nước”. Vậy ông A, ông B đó là chế độ, là nhà nước.
Cho nên khi giao nhiệm vụ bảo vệ đảng, chế độ, nhà nước, các cơ quan nhất là công an quân đội, viện kiểm sát, toà án cũng đương nhiên coi là bảo vệ cán bộ. Một số người nhận xét rằng cán bộ công an, tuyên huấn, chính quyền, đảng ở Hải Phòng, Tiên Lãng và xã Vinh Quang qua vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn là trình độ thấp, nhận thức kém. Không, họ có bằng cấp rất cao. Ít nhất cũng tốt nghiệp đại học và cao cấp lý luận hệ thống trường đảng cả đấy. Nói họ trình độ thấp như vậy hoá ra vứt cái bằng lý luận cao cấp của họ xuống đất sao? Họ học rất nhiều nhưng chỉ biết ông Lê Văn Hiền- Phó Bí thư huyện uỷ , chủ tịch huyện Tiên Lãng đã ký quyết định cưỡng chế tức là đảng đã quyết, nhà nước đã quyết vậy phải bằng mọi cách ủng hộ ông Hiền. Mà đảng, nhà nước đã quyết thì cái gì cũng đúng cả. Ông Hiền đúng nên công an, quân đội, dân quân mới “hợp đồng tác chiến rất hay” ( theo cách nói của ông Đỗ Hữu Ca- giám đốc CA HP) để tấn công vào nhà anh em ông Vươn. Vì ông Hiền đúng nên ông Chuân- Trưởng ban tuyên giáo Tiên Lãng mới họp 300 đảng viên để quyết tâm ủng hộ ông Hiền, phản đối mấy “ông cán bộ về hưu” và mấy tờ báo, blog bị kẻ xấu đứng sau xúi giục nói không tốt về Tiên Lãng. Thành phố Hải Phòng bênh Tiên Lãng vì tờ trình cưỡng chế cũng đã được thành phố chấp thuận. Vậy là đảng Hải Phòng đã quyết, chế độ Hải Phòng đã chuẩn y “ sáng suốt” một kế hoạch “tuyệt vời” thì ông Khánh – chánh văn phòng Tiên Lãng mới khẳng định với báo giới rằng “ chúng tôi làm thì chúng tôi phải cho là đúng chứ”. Còn ông Thoại – Phó chủ tịch HP cũng hùng hồn tuyên bố “dân phá” nhà ông Vươn và ông Ca lại cho nhà ông Vươn là cái chòi trông cá “phá hay không, không thành vấn đề”. NHiều tờ báo lớn của nhà nước trong đó có cả những tờ mang danh nhân dân nhưng im lặng khi người dân bị oan ức do những cường hào mới ở địa phương áp bức. Ông Vươn chống lại quyết định của ông Hiền là ông Vươn chống lại đảng, chống lại nhà nước, là nghe thế lực thù địch xúi bẩy… Chỉ người dân có thể nhận thức kém nên hành động sai trái chứ cán bộ ở đây toàn cao cấp lý luận cả sai thế nào được.
Cũng không ít cán bộ nhầm tưởng chính mình là đảng, là nhà nước, là chế độ. Họ đến đâu là được tung hô “ nhiệt liệt chào mừng” và phát biểu là nhân danh thay mặt đảng, thay mặt nhà nước mà lẽ ra chỉ được thay mặt một tổ chức nhỏ, một bộ phận trong cơ cấu của đảng như Thường vụ, uỷ ban nhân dân hay ban Tuyên giáo… Bởi đảng là một tổ chức với hơn 3 triệu đảng viên. Thay mặt số đảng viên này chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc mới có thẩm quyền.
Tư duy của nhà nước phong kiến hay hào quang của chiếc ngai vàng “thiên tử” cũng còn bám dai dẳng vào lối nghĩ của nhiều cán bộ công chức ngày nay. Họ không nghĩ mình là công bộc của dân mà là quan phụ mẫu, là cha mẹ dân. Mà cha mẹ thì lúc nào cũng đúng và con cái không được phản đối cha mẹ. Họ cũng thích được ca tụng khi có mặt ở hội nghị được coi là “sự quan tâm lớn lao của đảng, của nhà nước” mặc dù đấy là nhiệm vụ của người làm công ăn lương. Họ cũng thích nhận công lao dù không phải của mình. Chẳng hạn, huân chương do ông Chủ tịch nước ký nhưng vãn phải tung hô là “phần thưởng cao quý của đảng và nhà nước”. Chúng ta thấy khắp nơi khẩu hiệu “đảng…muôn năm”, “nhà nước… muôn năm”. Khẩu hiệu này chỉ là cách tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế mà người xem vẫn thấy trong phim dã sử của Trung Quốc hàng ngày. Nhưng nó lại là khẩu hiệu sai lầm cả về logic và khoa học. Ai cũng biết rằng trên trần cái gì có sinh thì có diệt làm gì có cái vĩnh viễn, bất diệt. Vậy thì đảng, nhà nước có ngày ra đời tất có ngày kết thúc. Hơn nữa, theo lý luận của chủ nghĩa Mác, mục tiêu của đảng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Mà chủ nghĩa cộng sản thì không có giai cấp, nhà nước tự tiêu vong. Vậy làm gì có giai cấp công nhân tồn tại để có đội ngũ tiên phong là đảng. Làm gì có giai cấp mà để nhà nước tồn tại. Cho nên nếu đảng, nhà nước cứ tồn tại hoá ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản không thành hoặc chủ nghĩa cộng sản trong tương lai không đúng như chủ nghĩa Mác tiên liệu. Một khẩu hiệu sai lầm như vậy nhưng vẫn tồn tại mấy chục năm nay trong khi không lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay nhiều GS, TS bằng lĩnh vực triết học, CNXH khoa học mác xít.
Cán bộ là “đầy tớ”, là công bộc của nhân dân chứ không phải là đảng, là nhà nước, là chế độ. Bao giờ chúng ta phải thấy nhiệm vụ của các cơ quan, đoàn thể của chế độ là bảo vệ nhân dân chính là bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ thì lúc đó mới nghĩ rằng khẩu hiệu “nhà nước của dân, do dân và vì dân” có ý nghĩa và chắc cũng sẽ ít có những vụ khiếu kiện dai dẳng của những người dân oan khuất, sẽ không còn những vụ Thái Bình 1996-1997 và những “ tiếng bom Đoàn Văn Vươn” nữa.
Bởi vậy, khi có vị cán bộ chỉ là Uỷ viên Trung ương X. tới dự một cuộc họp hay mít tinh kỷ niệm nào đấy thì cả hội trường phải đứng dậy hô to: Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm. Vậy là đã mặc định ông X là đảng. Trong chiến tranh, chúng ta đã từng nghe các chiến sĩ phải còng lưng khiêng thủ trưởng vượt rừng vì “đấy là tài sản quý giá của đảng”. Vậy thủ trưởng cũng chính là đảng. Không ít vụ khiếu kiện của người dân bắt đầu chỉ là liên quan đến trực tiếp ông cán bộ A, B nào đó nhưng cuối cùng thế nào cũng bị quy kết là “ chống đối chế độ, phá hoại nhà nước”. Vậy ông A, ông B đó là chế độ, là nhà nước.
Cho nên khi giao nhiệm vụ bảo vệ đảng, chế độ, nhà nước, các cơ quan nhất là công an quân đội, viện kiểm sát, toà án cũng đương nhiên coi là bảo vệ cán bộ. Một số người nhận xét rằng cán bộ công an, tuyên huấn, chính quyền, đảng ở Hải Phòng, Tiên Lãng và xã Vinh Quang qua vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn là trình độ thấp, nhận thức kém. Không, họ có bằng cấp rất cao. Ít nhất cũng tốt nghiệp đại học và cao cấp lý luận hệ thống trường đảng cả đấy. Nói họ trình độ thấp như vậy hoá ra vứt cái bằng lý luận cao cấp của họ xuống đất sao? Họ học rất nhiều nhưng chỉ biết ông Lê Văn Hiền- Phó Bí thư huyện uỷ , chủ tịch huyện Tiên Lãng đã ký quyết định cưỡng chế tức là đảng đã quyết, nhà nước đã quyết vậy phải bằng mọi cách ủng hộ ông Hiền. Mà đảng, nhà nước đã quyết thì cái gì cũng đúng cả. Ông Hiền đúng nên công an, quân đội, dân quân mới “hợp đồng tác chiến rất hay” ( theo cách nói của ông Đỗ Hữu Ca- giám đốc CA HP) để tấn công vào nhà anh em ông Vươn. Vì ông Hiền đúng nên ông Chuân- Trưởng ban tuyên giáo Tiên Lãng mới họp 300 đảng viên để quyết tâm ủng hộ ông Hiền, phản đối mấy “ông cán bộ về hưu” và mấy tờ báo, blog bị kẻ xấu đứng sau xúi giục nói không tốt về Tiên Lãng. Thành phố Hải Phòng bênh Tiên Lãng vì tờ trình cưỡng chế cũng đã được thành phố chấp thuận. Vậy là đảng Hải Phòng đã quyết, chế độ Hải Phòng đã chuẩn y “ sáng suốt” một kế hoạch “tuyệt vời” thì ông Khánh – chánh văn phòng Tiên Lãng mới khẳng định với báo giới rằng “ chúng tôi làm thì chúng tôi phải cho là đúng chứ”. Còn ông Thoại – Phó chủ tịch HP cũng hùng hồn tuyên bố “dân phá” nhà ông Vươn và ông Ca lại cho nhà ông Vươn là cái chòi trông cá “phá hay không, không thành vấn đề”. NHiều tờ báo lớn của nhà nước trong đó có cả những tờ mang danh nhân dân nhưng im lặng khi người dân bị oan ức do những cường hào mới ở địa phương áp bức. Ông Vươn chống lại quyết định của ông Hiền là ông Vươn chống lại đảng, chống lại nhà nước, là nghe thế lực thù địch xúi bẩy… Chỉ người dân có thể nhận thức kém nên hành động sai trái chứ cán bộ ở đây toàn cao cấp lý luận cả sai thế nào được.
Cũng không ít cán bộ nhầm tưởng chính mình là đảng, là nhà nước, là chế độ. Họ đến đâu là được tung hô “ nhiệt liệt chào mừng” và phát biểu là nhân danh thay mặt đảng, thay mặt nhà nước mà lẽ ra chỉ được thay mặt một tổ chức nhỏ, một bộ phận trong cơ cấu của đảng như Thường vụ, uỷ ban nhân dân hay ban Tuyên giáo… Bởi đảng là một tổ chức với hơn 3 triệu đảng viên. Thay mặt số đảng viên này chỉ có đại hội đại biểu toàn quốc mới có thẩm quyền.
Tư duy của nhà nước phong kiến hay hào quang của chiếc ngai vàng “thiên tử” cũng còn bám dai dẳng vào lối nghĩ của nhiều cán bộ công chức ngày nay. Họ không nghĩ mình là công bộc của dân mà là quan phụ mẫu, là cha mẹ dân. Mà cha mẹ thì lúc nào cũng đúng và con cái không được phản đối cha mẹ. Họ cũng thích được ca tụng khi có mặt ở hội nghị được coi là “sự quan tâm lớn lao của đảng, của nhà nước” mặc dù đấy là nhiệm vụ của người làm công ăn lương. Họ cũng thích nhận công lao dù không phải của mình. Chẳng hạn, huân chương do ông Chủ tịch nước ký nhưng vãn phải tung hô là “phần thưởng cao quý của đảng và nhà nước”. Chúng ta thấy khắp nơi khẩu hiệu “đảng…muôn năm”, “nhà nước… muôn năm”. Khẩu hiệu này chỉ là cách tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế mà người xem vẫn thấy trong phim dã sử của Trung Quốc hàng ngày. Nhưng nó lại là khẩu hiệu sai lầm cả về logic và khoa học. Ai cũng biết rằng trên trần cái gì có sinh thì có diệt làm gì có cái vĩnh viễn, bất diệt. Vậy thì đảng, nhà nước có ngày ra đời tất có ngày kết thúc. Hơn nữa, theo lý luận của chủ nghĩa Mác, mục tiêu của đảng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Mà chủ nghĩa cộng sản thì không có giai cấp, nhà nước tự tiêu vong. Vậy làm gì có giai cấp công nhân tồn tại để có đội ngũ tiên phong là đảng. Làm gì có giai cấp mà để nhà nước tồn tại. Cho nên nếu đảng, nhà nước cứ tồn tại hoá ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản không thành hoặc chủ nghĩa cộng sản trong tương lai không đúng như chủ nghĩa Mác tiên liệu. Một khẩu hiệu sai lầm như vậy nhưng vẫn tồn tại mấy chục năm nay trong khi không lĩnh vực nào ở Việt Nam hiện nay nhiều GS, TS bằng lĩnh vực triết học, CNXH khoa học mác xít.
Cán bộ là “đầy tớ”, là công bộc của nhân dân chứ không phải là đảng, là nhà nước, là chế độ. Bao giờ chúng ta phải thấy nhiệm vụ của các cơ quan, đoàn thể của chế độ là bảo vệ nhân dân chính là bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ thì lúc đó mới nghĩ rằng khẩu hiệu “nhà nước của dân, do dân và vì dân” có ý nghĩa và chắc cũng sẽ ít có những vụ khiếu kiện dai dẳng của những người dân oan khuất, sẽ không còn những vụ Thái Bình 1996-1997 và những “ tiếng bom Đoàn Văn Vươn” nữa.
Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”
Võ Thị Hảo / BBC
12:07 11/02/2012
Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”
Nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý về tệ nạn mà bà gọi là "côn đồ tập thể" và "nô lệ hóa dân" đang hình thành và lan rộng trong xã hội Việt Nam.
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Nhưng liệu có nên để Thủ tướng phải "nhọc công" đến mức hai lần chỉ thị, phải thân hành “nhúng tay”, trong khi Việt Nam có quy định rõ ràng trong Luật? Khi dưới tay Thủ tướng là cả một bộ máy từ Đảng tới chính quyền, tới Quốc hội, tới các đoàn thể, các hội ngành dọc ngành ngang đồ sộ, ngày ngày hưởng "lộc dân lộc nước?"
Điều gì đã khiến những người có trách nhiệm im lặng trong cả tháng trời trước công luận?
Cuối cùng một số những nhân sĩ và nhà báo, một số quan chức về hưu cùng người dân có lương tâm phải “liều chết” vượt rào, vượt tường lửa, vượt nỗi đe dọa tù đày của nhà cầm quyền mà nêu rõ vấn đề.
Tình trạng gây công phẫn đến nỗi cả Đại tướng Lê Đức Anh dù nghỉ hưu đã lâu, tuổi cao sức yếu, cũng phải lên tiếng trước thôi thúc lương tâm: “…cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại,” như Báo Người Lao động và Vietnamnet đưa tin từ ngày 16/1/2012.
Và cũng đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa 9, trên Báo Pháp luật TPHCM số hôm 10/2/2012 nhận định:
"Không đời thuở nào, vụ việc chấn động như thế mà thủ tướng phải hai lần có ý kiến, các cấp, các ngành mới bắt đầu lập cập xử lý. Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng, thường vụ thành ủy Hải phòng, với bộ máy tham mưu đồ sộ như thế, hoàn toàn có thể thấy được đúng sai và có giải pháp xử lý chứ không phải đợi đến khi Thủ tướng có ý kiến mới xem xét, nhận lỗi.”
“Côn đồ tập thể”
Tác giả cho rằng người dân VN vẫn còn tâm lý tự an ủi và trông chờ vào các ý kiến của lãnh đạo từ bên trên là chính.
Khi bị dồn tới bước đường cùng, người dân buộc phải liều chết tự vệ. Cuộc “khởi nghĩa” bảo vệ quyền lợi chính đáng trong phạm vi gia đình của anh Đoàn Văn Vươn, trước bộ máy đàn áp khổng lồ của hệ thống chính quyền địa phương, cũng tương tự một cuộc tự sát.
Bốn anh em Vươn bị Tòa án mau mắn bồi thêm nhát dao cuối cùng, quy từ tội chống người thi hành công vụ sang tội giết người, một tội danh chắc sẽ phải tốn nhiều giấy mực, tranh luận trước Tòa, nếu ở một quốc gia mà tư pháp được thực sự độc lập!
Có quá nhiều minh chứng tại nhiều nơi ở trong nước, không chỉ dừng lại ở các vụ cưỡng đoạt đất đai, tài sản đầy oan sai của dân, vốn được tung đầy hình ảnh, bằng chứng trên Internet, YouTube, hay trên các tập hồ sơ đòi công lý nằm trên tay các công dân chống tham nhũng như bà Lê Hiền Đức..., qua đó, một bộ phận trong bộ máy chính quyền địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như những kẻ thù phải triệt hạ.
Qua sự chứng minh của công luận như trong vụ Tiên Lãng, có thể thấy đây là thí dụ điển hình về sự triệt hạ có tổ chức, được bật đèn xanh, được cho phép của cấp lãnh đạo và cấp Đảng từ thành phố xuống xã. Tính chất chính quy về đàn áp trong vụ án này thể hiện rõ: có chỉ huy từ thành phố, huyện, xã, trực tiếp là ông huyện ủy viên kiêm bí thư đảng ủy xã và ông chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Bộ máy này huy động cả trăm người, trong đó có công an và bộ đội trang bị vũ khí, lại dùng xe ủi đến phá nhà anh Vươn, lấy mái nhà lợp tôn của anh mang về nhà Phó trưởng công an xã, theo cáo buộc trên truyền thông trong nước. Họ đã phá căn nhà hai tầng của anh Vươn nhưng ông Giám đốc Sở Công an TP Hải Phòng nói rằng đó chỉ là một cái "chòi."
Tệ hơn nữa, khi để xảy ra hậu quả nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm, thì ngay trước công luận, họ lại cùng nhau đổ tội cho dân, đổi trắng thay đen. Ông Đỗ Trung Thoại- Phó Chủ tịch UBNDTP Hải phòng đã trở nên "nổi tiếng" khắp nơi khi trả lời báo chí nói rằng vụ phá nhà anh Vươn là “do dân bức xúc … cưỡng chế”.
Như thế, thiết nghĩ hệ thống chính trị địa phương còn phạm tội phụ họa và bao che cái sai. Rõ ràng, đã xuất hiện một hiện tượng phổ biến gần đây là có nhiều cán bộ viên chức Đảng và chính quyền sở tại đã chỉ huy hoặc đồng lõa, bao che cho những nhóm lợi ích, đặc lợi, chưa kể nạn sử dụng côn đồ, hành hung, bức hại người dân và sau đó còn cùng nhau che giấu, dối trá, phi tang một cách vô sỉ.
Người ta gọi đó là nạn “côn đồ tập thể”, khi những người có chức quyền, lãnh đạo hùa nhau vào ức hiếp dân. Nguyên nhân nào đã khiến cho họ làm vậy? Vì sao họ coi dân, những người nuôi nấng, làm vinh thân phì gia cho họ, như kẻ thù phải triệt hạ?
"Nô lệ hóa dân"
Tác giả cho rằng tâm lý giữ chữ "nhẫn" đang là một điểm yếu trong nhân cách người dân VN, khác xa với kiểu hành động trong vụ việc Tiên Lãng của ông Đoàn Văn Vươn.
Một trong các nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là sự coi thường pháp luật, buông lỏng quản lý vốn rất ít khi bị ngăn chặn và trừng phạt. Cái này là thủ phạm làm hình thành những quan niệm vô đạo và vô sỉ trong nhiều quan chức chính quyền.
Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ “nhẫn”, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ. Như thế, người dân là công cụ trong tay họ, bị họ cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận và quyền nhân thân.
Im lặng và tuân phục vô điều kiện những ai có quyền lực và có khả năng ức hiếp, cướp đoạt, đã trở thành một nếp ứng xử, được coi là “biết sống”, được nâng lên thành một tiêu chí đánh giá người tốt ở Việt Nam ngày nay, sau gần một thế kỷ "cách mạng" và đi theo "con đường chủ nghĩa xã hội."
Quan niệm và cách hành xử ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Từ nhiều năm nay, chế độ độc đảng không có được sự cạnh tranh và giám sát tự thân, đã là nguyên nhân quan trọng trong việc lạm quyền mà dân gian vẫn nói tới trong câu “Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình bóp cổ con tôi,” một ví von sâu sắc vẫn còn thời sự ở Việt Nam.
Đó là hành vi móc nối, gắn kết quyền lợi, bao che cho viên chức chính quyền. Điều này ngày càng được củng cố, diễn ra trắng trợn. Chúng được gieo và gặt trên cơ sở tạo ra một nền giáo dục, một nền văn hóa tư tưởng nô lệ hóa, dối trá trên mọi lĩnh vực.
Hậu quả nó là làm bào mòn, dần dà loại ra khỏi hệ thống những người thật thà, có tài, có lương tri. Nó thay thế vào đó vô số kẻ khéo léo mua quyền bán chức, biết nô lệ cho kẻ mạnh, những kẻ mỵ dân, cơ hội, không chỉ nằm trong đảng, chính quyền, mà còn trong cả Quốc Hội. Họ giỏi chà đạp, nô lệ hóa kẻ yếu và lấy dối trá làm tồn tại.
Thiết nghĩ, đã đang có một sự kết hợp kế tục tinh vi trong tuyên truyền giáo hóa giữa tư tưởng nô lệ, ngu dân hóa của đạo Khổng, từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, được cố ý kéo dài tới tận ngày nay ở Việt Nam.
Ngay tại thế kỷ 21, điều kỳ lạ xảy ra ở đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chữ "nhẫn" nô lệ, phong kiến, lại được rao bán khắp nơi như một tiêu chí của nhân cách Việt Nam.
Người ta giải thích cho nhau rằng chữ nhẫn được tạo thành bởi dưới là bộ đao và trên là chữ tâm – trái tim nằm trên lưỡi dao. Kẻ đạo đức, sống ở đời là phải biết chịu đựng đau đớn. Dẫu trái tim có bị dao cứa nát cũng cứ phải chịu. Luôn luôn người ta khuyên nhau: thôi thì chín bỏ làm mười, thôi thì dĩ hòa vi quý; một sự nhịn chín sự làn, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết...
Cho nên dân chịu đựng quan, cấp dưới chịu đựng cấp trên, chịu đựng 24/7, chịu đựng không giới hạn, chịu để được khen là "thuần", là "cừu ngoan", chịu để được yên trong cảnh nô lệ, chế áp mà vẫn "vui", chịu để mất mồ mất mả tổ tiên, chịu để phải nổ súng, hay tự thiêu, nhà tan cửa nát... mà cuối cùng vẫn chịu, rồi lại tự an ủi bằng có ý kiến kết luận này, ý kiến kết luận nọ của Thủ tướng hay Tổng Bí thư, để rồi một thời gian... đâu có thể vẫn hoàn đấy.
Nhịn như thế thí tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ với một bộ máy tiền hô hậu ủng, bạo lực, khổng lồ, chế áp mọi mặt từ vật chất tới tinh thần, tư tưởng, tâm linh, tình cảm và nhân cách dân tộc.
Trong điều kiện ấy, sự đồi bại của bộ máy đã trượt dốc quá xa. Bộ máy đã trở nên lưu manh hóa và côn đồ hóa ở nhiều bộ phận và trong nhiều trường hợp, đến nỗi người dân và công luận phải nhắc tới những từ từ nhẹ tới nặng như "căn bệnh hệ thống", "bạo lực đỏ", hoặc sự "căm thù"..., không hơn không kém.
"Vũ khí nô lệ"
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng chính quyền phải tránh làm những điều có hại với nhân dân.
Thay vì đánh thức nhân cách và tiềm năng sáng tạo của con người, thay vì chính phủ được dân lập ra chỉ để phục vụ dân, để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, cho đến nay, có thể thấy quá nhiều minh chứng ngược lại.
Trong vô số trường hợp, nhiều vị lãnh đạo chính quyền xã hội chủ nghĩa các cấp, hay các "quan lại cách mạng", "quan lại đổi mới", thậm chí nhiều tập thể trong bộ máy quyền lực, đã coi người dân Việt Nam như một thứ công cụ, một thứ nô lệ, và muốn đối xử với họ thế nào cũng được.
Báo chí, truyền thông, đặt dưới sự giám sát chặt về chính trị, tư tưởng, tài chính, của các ban ngành của đảng, chính quyền, chịu hạn chế tự do ngôn luận một cách trái pháp luật, trái hiến pháp, đã đang bị biến thành thứ vũ khí hữu hiệu trong việc làm ngu dân hóa và nô lệ hóa đó.
Thay vì là tiếng nói của dân, hệ thống này bị biến cải thành bộ máy tuyên truyền, đã đang là vũ khí hộ vệ cho hệ thống “đại công xưởng sản xuất nô lệ” tại Việt Nam.
Hiện trạng nô lệ hóa dân chúng, hành xử lưu manh và côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương đang ở mức “báo động đỏ,” như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gọi ở trên là “bạo lực đỏ”.
Cần phải lưu ý rằng trong pháp luật Việt Nam hiện hành không có điều khoản nào cho phép “bạo lực đỏ”.
Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước, nhấn mạnh trên truyền thông trong nước rằng đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở nhiều địa phương, không chỉ ở Hải Phòng, một tình trạng rất nghiêm trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm, trong đó theo ông "quân không được cưỡng chế dân;" và chính quyền, "điều gì có lợi cho dân thi làm, điều gì có hại cho dân thì phải tuyệt đối tránh," ông nhắc lời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, cần phải làm tất cả để cứu người dân Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị nô lệ hóa, ngăn chặn thứ “bạo lực đỏ” đang tràn lan này.
Và trong đó một gánh nặng rất lớn đang đòi hỏi và chờ đợi ở không chỉ Quốc Hội để sửa đổi Hiến Pháp kỳ này, cũng như cuộc chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, hay cuộc đối thoại rất hữu ích về vai trò trí thức và phản biện xã hội hiện nay, mà còn đặt ở không đâu khác ngoài chính sự thay đổi tư duy và hành động của người dân, từ vụ vụ nổ trấn động "hoa cải" Đoàn Văn Vươn - nay đã trở thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong Mùa Xuân Ả-rập xứ người.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120211_vn_land_dispute_vothihao.shtml)
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
Sự ra tay trực tiếp của Thủ tướng đã khiến cho những vị đại diện Đảng và chính quyền từ cấp thành phố tới huyện xã tại Hải Phòng phải thừa nhận một phần sự thật, hết loanh quanh trí trá đổ tội cho người dân đã “bức xúc mà tự phá nhà Đoàn Văn Vươn…”.
Nhưng liệu có nên để Thủ tướng phải "nhọc công" đến mức hai lần chỉ thị, phải thân hành “nhúng tay”, trong khi Việt Nam có quy định rõ ràng trong Luật? Khi dưới tay Thủ tướng là cả một bộ máy từ Đảng tới chính quyền, tới Quốc hội, tới các đoàn thể, các hội ngành dọc ngành ngang đồ sộ, ngày ngày hưởng "lộc dân lộc nước?"
Điều gì đã khiến những người có trách nhiệm im lặng trong cả tháng trời trước công luận?
Cuối cùng một số những nhân sĩ và nhà báo, một số quan chức về hưu cùng người dân có lương tâm phải “liều chết” vượt rào, vượt tường lửa, vượt nỗi đe dọa tù đày của nhà cầm quyền mà nêu rõ vấn đề.
Tình trạng gây công phẫn đến nỗi cả Đại tướng Lê Đức Anh dù nghỉ hưu đã lâu, tuổi cao sức yếu, cũng phải lên tiếng trước thôi thúc lương tâm: “…cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại,” như Báo Người Lao động và Vietnamnet đưa tin từ ngày 16/1/2012.
Và cũng đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa 9, trên Báo Pháp luật TPHCM số hôm 10/2/2012 nhận định:
"Không đời thuở nào, vụ việc chấn động như thế mà thủ tướng phải hai lần có ý kiến, các cấp, các ngành mới bắt đầu lập cập xử lý. Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau vụ nổ súng, thường vụ thành ủy Hải phòng, với bộ máy tham mưu đồ sộ như thế, hoàn toàn có thể thấy được đúng sai và có giải pháp xử lý chứ không phải đợi đến khi Thủ tướng có ý kiến mới xem xét, nhận lỗi.”
“Côn đồ tập thể”
Tác giả cho rằng người dân VN vẫn còn tâm lý tự an ủi và trông chờ vào các ý kiến của lãnh đạo từ bên trên là chính.
Khi bị dồn tới bước đường cùng, người dân buộc phải liều chết tự vệ. Cuộc “khởi nghĩa” bảo vệ quyền lợi chính đáng trong phạm vi gia đình của anh Đoàn Văn Vươn, trước bộ máy đàn áp khổng lồ của hệ thống chính quyền địa phương, cũng tương tự một cuộc tự sát.
Bốn anh em Vươn bị Tòa án mau mắn bồi thêm nhát dao cuối cùng, quy từ tội chống người thi hành công vụ sang tội giết người, một tội danh chắc sẽ phải tốn nhiều giấy mực, tranh luận trước Tòa, nếu ở một quốc gia mà tư pháp được thực sự độc lập!
Có quá nhiều minh chứng tại nhiều nơi ở trong nước, không chỉ dừng lại ở các vụ cưỡng đoạt đất đai, tài sản đầy oan sai của dân, vốn được tung đầy hình ảnh, bằng chứng trên Internet, YouTube, hay trên các tập hồ sơ đòi công lý nằm trên tay các công dân chống tham nhũng như bà Lê Hiền Đức..., qua đó, một bộ phận trong bộ máy chính quyền địa phương được thấy thay vì bảo vệ dân, đã đang hành xử với dân như những kẻ thù phải triệt hạ.
Qua sự chứng minh của công luận như trong vụ Tiên Lãng, có thể thấy đây là thí dụ điển hình về sự triệt hạ có tổ chức, được bật đèn xanh, được cho phép của cấp lãnh đạo và cấp Đảng từ thành phố xuống xã. Tính chất chính quy về đàn áp trong vụ án này thể hiện rõ: có chỉ huy từ thành phố, huyện, xã, trực tiếp là ông huyện ủy viên kiêm bí thư đảng ủy xã và ông chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Bộ máy này huy động cả trăm người, trong đó có công an và bộ đội trang bị vũ khí, lại dùng xe ủi đến phá nhà anh Vươn, lấy mái nhà lợp tôn của anh mang về nhà Phó trưởng công an xã, theo cáo buộc trên truyền thông trong nước. Họ đã phá căn nhà hai tầng của anh Vươn nhưng ông Giám đốc Sở Công an TP Hải Phòng nói rằng đó chỉ là một cái "chòi."
Tệ hơn nữa, khi để xảy ra hậu quả nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm, thì ngay trước công luận, họ lại cùng nhau đổ tội cho dân, đổi trắng thay đen. Ông Đỗ Trung Thoại- Phó Chủ tịch UBNDTP Hải phòng đã trở nên "nổi tiếng" khắp nơi khi trả lời báo chí nói rằng vụ phá nhà anh Vươn là “do dân bức xúc … cưỡng chế”.
Như thế, thiết nghĩ hệ thống chính trị địa phương còn phạm tội phụ họa và bao che cái sai. Rõ ràng, đã xuất hiện một hiện tượng phổ biến gần đây là có nhiều cán bộ viên chức Đảng và chính quyền sở tại đã chỉ huy hoặc đồng lõa, bao che cho những nhóm lợi ích, đặc lợi, chưa kể nạn sử dụng côn đồ, hành hung, bức hại người dân và sau đó còn cùng nhau che giấu, dối trá, phi tang một cách vô sỉ.
Người ta gọi đó là nạn “côn đồ tập thể”, khi những người có chức quyền, lãnh đạo hùa nhau vào ức hiếp dân. Nguyên nhân nào đã khiến cho họ làm vậy? Vì sao họ coi dân, những người nuôi nấng, làm vinh thân phì gia cho họ, như kẻ thù phải triệt hạ?
"Nô lệ hóa dân"
Tác giả cho rằng tâm lý giữ chữ "nhẫn" đang là một điểm yếu trong nhân cách người dân VN, khác xa với kiểu hành động trong vụ việc Tiên Lãng của ông Đoàn Văn Vươn.
Một trong các nguyên nhân phải kể đến đầu tiên đó là sự coi thường pháp luật, buông lỏng quản lý vốn rất ít khi bị ngăn chặn và trừng phạt. Cái này là thủ phạm làm hình thành những quan niệm vô đạo và vô sỉ trong nhiều quan chức chính quyền.
Trong hành xử, những người này coi dân như nô lệ. Nô lệ phải gọi dạ bảo vâng, phải thờ chữ “nhẫn”, phải dâng hiến cho họ (quan lại mới) quyền lợi chung riêng và ngay cả tính mạng. Cho sống thì được sống, bắt chết phải chết, không được quyền trái ý họ. Như thế, người dân là công cụ trong tay họ, bị họ cưỡng đoạt quyền tự do ngôn luận và quyền nhân thân.
Im lặng và tuân phục vô điều kiện những ai có quyền lực và có khả năng ức hiếp, cướp đoạt, đã trở thành một nếp ứng xử, được coi là “biết sống”, được nâng lên thành một tiêu chí đánh giá người tốt ở Việt Nam ngày nay, sau gần một thế kỷ "cách mạng" và đi theo "con đường chủ nghĩa xã hội."
Quan niệm và cách hành xử ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Từ nhiều năm nay, chế độ độc đảng không có được sự cạnh tranh và giám sát tự thân, đã là nguyên nhân quan trọng trong việc lạm quyền mà dân gian vẫn nói tới trong câu “Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình bóp cổ con tôi,” một ví von sâu sắc vẫn còn thời sự ở Việt Nam.
Đó là hành vi móc nối, gắn kết quyền lợi, bao che cho viên chức chính quyền. Điều này ngày càng được củng cố, diễn ra trắng trợn. Chúng được gieo và gặt trên cơ sở tạo ra một nền giáo dục, một nền văn hóa tư tưởng nô lệ hóa, dối trá trên mọi lĩnh vực.
Hậu quả nó là làm bào mòn, dần dà loại ra khỏi hệ thống những người thật thà, có tài, có lương tri. Nó thay thế vào đó vô số kẻ khéo léo mua quyền bán chức, biết nô lệ cho kẻ mạnh, những kẻ mỵ dân, cơ hội, không chỉ nằm trong đảng, chính quyền, mà còn trong cả Quốc Hội. Họ giỏi chà đạp, nô lệ hóa kẻ yếu và lấy dối trá làm tồn tại.
Thiết nghĩ, đã đang có một sự kết hợp kế tục tinh vi trong tuyên truyền giáo hóa giữa tư tưởng nô lệ, ngu dân hóa của đạo Khổng, từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, được cố ý kéo dài tới tận ngày nay ở Việt Nam.
Ngay tại thế kỷ 21, điều kỳ lạ xảy ra ở đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chữ "nhẫn" nô lệ, phong kiến, lại được rao bán khắp nơi như một tiêu chí của nhân cách Việt Nam.
Người ta giải thích cho nhau rằng chữ nhẫn được tạo thành bởi dưới là bộ đao và trên là chữ tâm – trái tim nằm trên lưỡi dao. Kẻ đạo đức, sống ở đời là phải biết chịu đựng đau đớn. Dẫu trái tim có bị dao cứa nát cũng cứ phải chịu. Luôn luôn người ta khuyên nhau: thôi thì chín bỏ làm mười, thôi thì dĩ hòa vi quý; một sự nhịn chín sự làn, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết...
Cho nên dân chịu đựng quan, cấp dưới chịu đựng cấp trên, chịu đựng 24/7, chịu đựng không giới hạn, chịu để được khen là "thuần", là "cừu ngoan", chịu để được yên trong cảnh nô lệ, chế áp mà vẫn "vui", chịu để mất mồ mất mả tổ tiên, chịu để phải nổ súng, hay tự thiêu, nhà tan cửa nát... mà cuối cùng vẫn chịu, rồi lại tự an ủi bằng có ý kiến kết luận này, ý kiến kết luận nọ của Thủ tướng hay Tổng Bí thư, để rồi một thời gian... đâu có thể vẫn hoàn đấy.
Nhịn như thế thí tất cả đã góp phần để tạo thành một cái bẫy tâm lý, nhân cách với dân tộc này. Dân thì hèn thêm, quan thì ác thêm. Hậu quả là chẳng tạo ra được một xã hội công dân cho đất nước, mà lại tạo ra một xã hội mang nhiều yếu tố nô lệ với một bộ máy tiền hô hậu ủng, bạo lực, khổng lồ, chế áp mọi mặt từ vật chất tới tinh thần, tư tưởng, tâm linh, tình cảm và nhân cách dân tộc.
Trong điều kiện ấy, sự đồi bại của bộ máy đã trượt dốc quá xa. Bộ máy đã trở nên lưu manh hóa và côn đồ hóa ở nhiều bộ phận và trong nhiều trường hợp, đến nỗi người dân và công luận phải nhắc tới những từ từ nhẹ tới nặng như "căn bệnh hệ thống", "bạo lực đỏ", hoặc sự "căm thù"..., không hơn không kém.
"Vũ khí nô lệ"
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng chính quyền phải tránh làm những điều có hại với nhân dân.
Thay vì đánh thức nhân cách và tiềm năng sáng tạo của con người, thay vì chính phủ được dân lập ra chỉ để phục vụ dân, để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, cho đến nay, có thể thấy quá nhiều minh chứng ngược lại.
Trong vô số trường hợp, nhiều vị lãnh đạo chính quyền xã hội chủ nghĩa các cấp, hay các "quan lại cách mạng", "quan lại đổi mới", thậm chí nhiều tập thể trong bộ máy quyền lực, đã coi người dân Việt Nam như một thứ công cụ, một thứ nô lệ, và muốn đối xử với họ thế nào cũng được.
Báo chí, truyền thông, đặt dưới sự giám sát chặt về chính trị, tư tưởng, tài chính, của các ban ngành của đảng, chính quyền, chịu hạn chế tự do ngôn luận một cách trái pháp luật, trái hiến pháp, đã đang bị biến thành thứ vũ khí hữu hiệu trong việc làm ngu dân hóa và nô lệ hóa đó.
Thay vì là tiếng nói của dân, hệ thống này bị biến cải thành bộ máy tuyên truyền, đã đang là vũ khí hộ vệ cho hệ thống “đại công xưởng sản xuất nô lệ” tại Việt Nam.
Hiện trạng nô lệ hóa dân chúng, hành xử lưu manh và côn đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương đang ở mức “báo động đỏ,” như nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo gọi ở trên là “bạo lực đỏ”.
Cần phải lưu ý rằng trong pháp luật Việt Nam hiện hành không có điều khoản nào cho phép “bạo lực đỏ”.
Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước, nhấn mạnh trên truyền thông trong nước rằng đang có hiện tượng rất xấu xảy ra ở nhiều địa phương, không chỉ ở Hải Phòng, một tình trạng rất nghiêm trọng, cần được rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm, trong đó theo ông "quân không được cưỡng chế dân;" và chính quyền, "điều gì có lợi cho dân thi làm, điều gì có hại cho dân thì phải tuyệt đối tránh," ông nhắc lời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thiết nghĩ, cần phải làm tất cả để cứu người dân Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị nô lệ hóa, ngăn chặn thứ “bạo lực đỏ” đang tràn lan này.
Và trong đó một gánh nặng rất lớn đang đòi hỏi và chờ đợi ở không chỉ Quốc Hội để sửa đổi Hiến Pháp kỳ này, cũng như cuộc chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, hay cuộc đối thoại rất hữu ích về vai trò trí thức và phản biện xã hội hiện nay, mà còn đặt ở không đâu khác ngoài chính sự thay đổi tư duy và hành động của người dân, từ vụ vụ nổ trấn động "hoa cải" Đoàn Văn Vươn - nay đã trở thành một huyền thoại, chẳng kém gì ngọn lửa thắp lên tại Tunisia trong Mùa Xuân Ả-rập xứ người.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/02/120211_vn_land_dispute_vothihao.shtml)
Nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hòa với dự án phá bỏ Tu viện DCCT Nha Trang
Tỉnh DCCT Việt Nam
09:33 11/02/2012
Dự án phá bỏ Tu viện DCCT Nha Trang
Đăng BởicheoreoLúc10/02/12 11:31 Chiều
VRNs (10.02.2012) – Nguyên khu nhà – đất diện tích 24.638m275 tọa lạc tại số 38 đường Duy Tân (nay là 40 – Trần Phú) Nha Trang được DCCT Sài Gòn mua lại của vợ chồng Ông Van Breuseghem và Bà Minten (Quốc tịch Pháp) vào năm 1959.
Từ 1959 cho đến 1978, toàn bộ khu nhà – đất này được DCCT sau khi xây lại vào năm 1965, sử dụng đúng mục đích làm trung tâm chuyên lo phụng sự Thiên Chúa, đào tạo tu sĩ DCCT, phục vụ nhu cầu mục vụ giáo dân địa phương… Có lúc sĩ số Linh mục, Tu sĩ Dòng phục vụ tại tu viện này lên đến 50 vị.
Từ năm 1978, nhà cầm quyền và UBMTTQ tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hòa) đã liên tục làm việc với Tu viện đòi được nhượng lại, đòi trưng dụng tầng một để ở chung với Linh mục, Tu sĩ… nhưng Tu viện không chấp nhận vì lý do đây là cơ sở của DCCT Sài Gòn, Tu viện không có quyền định đoạt. Hơn nữa, cơ sở này đã được Đức Giám mục địa phận long trọng làm lễ dâng hiến cho Thiên Chúa. Và nữa là Linh mục, Tu sĩ không thể ở chung nhà với cán bộ…
Cuối cùng, bằng mọi biện pháp, trong đó có cả lý do “…mọi cơ sở của dân, ngay cả cơ sở UBMTTQ đều phải dời cách bãi biển 500m…” để buộc Tu viện DCCT Nha Trang phải giao Tu viện cho Nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng… với lời cam đoan “không sử dụng vào những việc có thể làm tổn hại tình cảm của giáo dân”.
Vậy mà sau khi “trực tiếp quản lý, sử dụng” nhà cầm quyền tỉnh đã biến Tu viện thành khách sạn Hải Yến để khai thác làm lợi trái với mục đích, dùng ngôi nhà nguyện, nơi chuyên lo phụng sự Thiên Chúa, cử hành Thánh lễ sáng, chiều phục vụ giáo dân… làm nhà ăn… xúc phạm nghiêm trọng tình cảm giáo dân…
Đến nay, theo chúng tôi được biết, Nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hòa đang chủ trương kêu gọi đầu tư, gọi là “hợp tác liên doanh” với công ty tư nhân ở Sài Gòn thực hiện dự án “Xây dựng mới khu phức hợp: khách sạn và khu căn hộ cao cấp đạt chuẩn 5 sao…” tại số 40 Trần Phú, Nha Trang, mà mục đích cuối cùng nhắm tới là phá bỏ Tu viện DCCT Nha Trang, chuyển tài sản thuộc sở hữu của DCCT Sài Gòn cho tư nhân trực tiếp quản lý và sử dụng.
Xét về pháp lý, khu nhà – đất 24.638m275 tại 40 Trần Phú, Nha Trang ngày nay thuộc quyền sở hữu hợp pháp của DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng từ năm 1958 theo giấy đoạn mãi và giấy phép xây dựng số 6565/HC/KT ngày 8/5/1965 của chính quyền tỉnh Khánh Hòa cấp. Do vậy mà mọi ký kết, giao nhận (nếu có) do bị cưỡng ép của người không có thẩm quyền đại diện hợp pháp của chủ sở hữu khu nhà – đất này là DCCT Sài Gòn đều là bất hợp pháp, vô hiệu. Chưa kể đến các quy định pháp luật vào thời điểm năm 1978, kể cả “chính sách quản lý và cải tạo XHCN đối với nhà – đất cho thuê ở các đô thị, các tỉnh phía Nam (ban hành kèm theo quyết định của Hội đồng Chính phủ số 111_CP ngày 14/4/1977)” mà nhà cầm quyền tỉnh Phú Khánh trước đây và tỉnh Khánh Hòa ngày nay lấy làm căn cứ, cũng hoàn toàn không quy định cho Nhà nước quyền “trực tiếp quản lý, sử dụng Tu viện, của Dòng tu thuộc Giáo Hội Công Giáo” đang sử dụng đúng mục đích.
Hiện nay, theo chỉ thị về nhà đất liên quan đến Tôn giáo (số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ Tướng): “nhà đất liên quan đến Tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng, thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến tình cảm Tôn giáo của quần chúng, tín đồ…”. Và “trong trường hợp các cơ sở Tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà đất đó vào mục đích Tôn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà – đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức Tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định Pháp luật”.
DCCT Sài Gòn khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với khu nhà – đất 24.638m275 tại 40 Trần Phú, Nha Trang ngày nay và đang xem xét yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hòa trước mắt ngừng thực hiện dự án, giữ nguyên hiện trạng đất – nhà thuộc sở hữu DCCT Sài Gòn để thực hiện các bước giải quyết tiếp theo đúng quy định pháp luật.
LS Trần Đình Triển: “Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ”
Thụy My / RFI
17:49 11/02/2012
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP hôm qua 10/02/2012 về vụ Tiên Lãng mang tựa đề « Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau khi đấu súng với công an ». Bài viết nhận định, anh em ông Đoàn Văn Vươn khi chống lại lực lượng cưỡng chế đã làm bị thương sáu nhân viên công lực – đây là một sự kiện hiếm hoi.
Nhưng thay vì lên án, công luận lại xem người nông dân Đoàn Văn Vươn như một anh hùng. Thậm chí có những tướng lãnh về hưu và cả một cựu Chủ tịch nước cũng lên tiếng bênh vực, còn báo chí nhà nước công khai ủng hộ qua các bài phóng sự điều tra.
Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.
Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.
Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
LS Trần Đình Triển: Tôi có đọc toàn văn thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo về vụ Tiên Lãng. Nhận xét của tôi như sau. Kết luận của Thủ tướng như vậy là thể hiện một sự tiến bộ, một sự nghiêm khắc – tương đối nghiêm khắc.
Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.
Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.
Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.
Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.
RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ?
LS Trần Đình Triển: Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật. Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.
Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.
Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.
Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.
Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.
RFI: Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?
LS Trần Đình Triển: Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.
Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.
Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể – những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự – tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.
Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.
Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật – kết luận của Thủ tướng đã nói rõ – thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.
RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…
LS Trần Đình Triển: Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.
Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.
Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.
Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.
Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi thấy rằng cái vấn đề và cũng mong muốn mà tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.
Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.
(Nguồn: RFI)
Nhưng thay vì lên án, công luận lại xem người nông dân Đoàn Văn Vươn như một anh hùng. Thậm chí có những tướng lãnh về hưu và cả một cựu Chủ tịch nước cũng lên tiếng bênh vực, còn báo chí nhà nước công khai ủng hộ qua các bài phóng sự điều tra.
Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.
Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.
Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.
RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
LS Trần Đình Triển: Tôi có đọc toàn văn thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo về vụ Tiên Lãng. Nhận xét của tôi như sau. Kết luận của Thủ tướng như vậy là thể hiện một sự tiến bộ, một sự nghiêm khắc – tương đối nghiêm khắc.
Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.
Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.
Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.
Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.
RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ?
LS Trần Đình Triển: Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật. Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.
Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.
Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.
Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.
Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.
RFI: Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?
LS Trần Đình Triển: Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.
Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.
Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể – những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự – tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.
Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.
Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật – kết luận của Thủ tướng đã nói rõ – thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.
RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…
LS Trần Đình Triển: Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.
Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.
Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.
Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.
Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi thấy rằng cái vấn đề và cũng mong muốn mà tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.
Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.
RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.
(Nguồn: RFI)
Văn Hóa
Chuyện phiếm đạo đời
Trần Ngọc Mười Hai
13:48 11/02/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy niệm Chúa Nhật Thứ 7 Thường Niên Năm B 12.02.2012
“Lững thững sườn non, chiếc cáng điều,”
“Ngàn thông còn đắm, mộng thân yêu.”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Mc 2: 1-12
Cáng đưa người bệnh xuyên mái nhà ngày hôm ấy để Chúa chữa, có là cáng điều không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ một điều, cáng bệnh đây là truyện kể để nói lên tình Chúa thương yêu, rất bọc điều.
Nếu cứ hỏi: người khỏi bệnh có nhớ quay lại mà cảm tạ Đấng Thánh chữa cho mình, không? Có hối cải, để về lại với cuộc sống gần cận Chúa hay không, cũng chẳng rõ. Nếu cứ thắc mắc: không biết Chúa có yêu cầu người lành bệnh hoặc hối nhân được tha có biết sám hối hay không, cũng đành chịu.
Thời Chúa sống, ngôn ngữ dân gian thường sử dụng cụm từ “đám người xấu” không cố ý chỉ dân thường ở huyện, mà chỉ muốn nói: không thấy sức ép người lành bệnh hoặc đã được tha phải ăn năn, hối lỗi về những gì mình làm trong quá khứ; hoặc, đổi thay lối sống, cho phải phép! Đặc biệt hơn, khi chữa lành hoặc thứ tha, Chúa chỉ muốn những người đã lành sạch phải có tâm tình đổi mới, chứ không cần bà con mọi người tổ chức nghi thức rầm rộ chứng tỏ mình đã hối cải. Nhất định thế!
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa trình thuật, một số nhà chú giải thấy rõ: tiếng Aram xưa vẫn sử dụng động từ “Shub” để diễn tả một hối tiếc về động thái mình làm. Và danh từ “Teshuva” chỉ sự hối hận, rất ăn năn. Theo nghĩa đen, hai từ này đều diễn tả một trở về. Về, để quyết tâm quay lại sống sao cho phù hợp với giao ước mà người người thiết lập với Chúa. Điều này gồm việc hồi hướng trở về như đã ước hẹn. Và qua đó, ám chỉ mình sẽ quay lưng chống ác thần/sự dữ. Đó là cung cách rất mới. Cung cách sống hài hoà mà người Do thái muốn biến nó thành hiện thực. Nói cách khác, mọi người đều đồng ý cải hối, từ lâu rồi.
Thật ra thì, văn chương thời đó không nói nhiều về chuyện này và coi đó như sự đã rồi. Tức, sự thể được chấp nhận cách nhưng-không, chẳng cãi vã. Có điều là, mọi lý luận như thế đều hàm ngụ tiêu chuẩn đạo đức lâu nay rày vẫn thấy. Bản Bẩy Mươi Hy Lạp đã dịch động từ “Shub” thành “Epistrepsein”, trong khi các thánh sử lại chuyển ngữ từ ấy thành “Metanoiein”, tức nói rất ít về điều tốt đẹp. Tóm lại, sự thể có thế nào đi nữa cũng đều qui về việc cải hối, ăn năn và trở về.
Về cải hối, người Do thái ở thế kỷ đầu, vẫn biểu lộ điều mà họ coi là không thể thiếu khi hồi hướng trở về. Mức độ cải hối sẽ tuỳ nơi chốn mình sinh hoạt. Nhiều tài liệu cho thấy: khi đến đền thờ, người người thường mải ưu tư/lo lắng quá mức những chuyện tế hiến với hy sinh, nên quên mất sự thể buộc mình phải sống trong nguyện cầu để được thứ tha. Chính đó là chuyện cần thiết rất chính yếu. Nói như thế, là để nhắn nhủ mọi người hãy bớt đặt nặng việc tế hiến hy sinh, cho bằng: hãy đặt trọng tâm vào cuộc sống rất Đạo, tức: nguyện cầu. Nguyện cầu, như phần lớn các văn thư/văn bản Hội thánh gửi dân con trong Đạo sống ở ngoài Palestine, vẫn xác chứng. Tuy nhiên, nhiều lời cầu dâng lên Chúa lại hướng vào bậc tiên tổ, trong đó có cả Abraham và các thánh, chứ không chỉ muốn được Chúa đoái hoài, thứ tha thôi.
Rõ ràng là, khi trích dẫn lời khuyên của Chúa, cả 4 Tin Mừng đều không nói nhiều đến việc tế hiến lẫn hy sinh hoặc nghi thức rườm ra cho bằng phản ánh điều Chúa muốn nối kết với đường lối của thánh Gioan Tiền Hô chuyên loại bỏ tính chất rất riêng của Do thái, tức: dân được chọn. Trình thuật, nay thánh sử viết về việc Chúa đề cập đến tiệc cánh chung, tức Tiệc Thánh trong đó Do thái không phải chủ yếu.
Qua thực hiện điều cần thiết như thế, Chúa đưa ra động lực mới để những ai nguyện Chúa thứ tha đều biết là: họ được tha, chẳng phải vì họ là dân được chọn. Nhưng, là do động thái nguyện cầu mọi người cần chứng tỏ. Chứng tỏ rằng nhất định mình sẽ thứ tha hết mọi người. Thứ tha đây, đòi hỏi người tập trung nguyện cầu phải thực hiện động tác hỗ tương/hai chiều, nếu muốn được Chúa đoái thương, nhậm lời.
Việc này khác với đường lối Hội thánh thời tiên khởi cho rằng: sở dĩ mọi người được ơn tha thứ là vì mình đã gia nhập nghi thức thanh tẩy và tham dự mọi bí tích rất lành thánh. Sự thật, lại trái ngược. Hành động thứ tha Chúa đề ra, rất ư là mới mẻ. Thứ tha đây, không để nhận lãnh những gì tốt đẹp mình ao ước, mà là cho đi. Cho, những gì mình muốn có cho riêng mình mà thôi. Cho, cả điều mình ao ước cho người của mình hoặc dân được chọn của mình, là Do thái mà thôi.
Song song với hành động tha thứ, là động thái lâu nay vẫn thấy đi kèm động thái nguyện cầu, như: quỳ gối, đứng dậy, cúi gập mình, đưa tay đỡ, là hành xử vẫn thấy vào mùa chay. Chay kiêng mùa phụng vụ, vẫn là thói quen buộc người Do thái thực hiện vào các buổi cầu nguyện mà họ gọi là “Yom Kippur”. Chay kiêng, còn kéo theo tập tục xé áo, mặc đồ nóng nảy, ngồi trên tro, bứt râu tóc, hoặc khóc lóc nghiến răng tựa hồ trong nhà có kẻ quá vãng.
Chúa không chủ trương chay kiêng giống như thế. Dù, Hội thánh thời tiên khởi vẫn cứ yêu cầu con dân mình thực hiện như thế khi cầu nguyện. Và Tin Mừng còn cho thấy, Chúa chẳng bao giờ làm những việc như vậy, để thị oai. Thánh Gioan cũng ăn chay kiêng cữ, theo cung cách tương tự. Nhưng đó là tập tục của riêng ông. Riêng phần Chúa duy Ngài cũng thực hiện việc chay tịnh, nhưng Ngài vẫn không theo kiểu cách ấy. Thái độ của Chúa nhằm vào chay tịnh nào mang tính tự nguyện. Ngài muốn dân con mọi người đổi thay phong cách thời xưa thánh hội mình vẫn cứ chủ trương. Ngài muốn dân con nhà Đạo sống đời đạo hạnh, nhưng tuyệt nhiên không đượm tính màu mè phô trương bề thế, đến như vậy.
Thánh Máccô cũng nói đến động lực thúc đẩy mọi người thực hiện động thái chay kiêng là làm việc ấy trong mừng vui của ngày cưới. Chúa không chủ trương bắt mọi người khóc lóc/ỉ ôi khi nguyện cầu, sám hối. Đúng hơn, Ngài khích lệ dân con mọi người hành xử theo cung cách tươi vui kiểu Nước Trời. Như “chàng rể và cô dâu vẫn cứ vui vẻ vào ngày cưới”. Tức, có làm gì thì làm vẫn cứ làm trong tươi vui, hệt như tâm trạng của quan viên hai họ trong ngày cưới. Có thế thôi.
Tựa như dụ ngôn Chúa nói về người thu thuế và đám Pharisêu ở Tin Mừng Luca đoạn 18, ta vẫn đọc và nhớ rất kỹ. Hôm ấy, người thu thuế đã hối cải rồi đập thùm thụp vào ngực mình quyết ăn năn sám hối để mưu cầu Chúa xót thương phận tồi tàn của mình. Và nhất quyết, khi trở về sẽ tự chỉnh sửa mọi hành xử, theo đúng ý định của Chúa. Ở Tin Mừng, không thấy có chương đoạn nào ghi rõ hành xử của người thu thuế hoặc kẻ lỗi phạm tự kiểm và quyết hứa sẽ cải hối theo cung cách hệt như thế. Cung cách hệt như thế, là kiểu cách khúm núm ở đền thờ mà đấm ngực nhận lỗi, rồi tuyên hứa, sẽ sửa sai.
Lại nữa, có người còn hỏi: phải chăng ý định của tác giả Tin Mừng khi viết về hành xử khúm núm với đập ngực là cốt để minh chứng sự kiện lịch sử đã khách quan xảy đến chăng? Trả lời cho rõ ràng, các nhà chú giải khuyên người đọc nên qui về lịch sử của đời Chúa.
Nhìn vào lịch sử, người người đều thấy Chúa có lập trường riêng tư mới lạ về cải hối. Ngài không đòi mọi người chứng tỏ mình đã hối cải bằng các nghi thức truyền thống, rất nhiêu khê. Nghi thức ấy, thật ra chẳng ăn khớp/thích hợp với sứ điệp Chúa vẫn dạy. Chúa dạy mọi người về những gì cần làm khi được Ngài thứ tha. Ngài tha thứ, không vì ta có gốc nguồn là dân được chọn rất Do thái. Mà chỉ một lời khuyên: hãy tha thứ bằng động thái hoà mình thân mật với người đối xử nặng nhẹ với mình. Chúa còn chủ trương ngồi cùng bàn ăn uống với tội phạm là để ta đi bước trước thực hiện tham dự ngồi vào bàn tiệc cánh chung. Tức, cơ hội để mọi người sống phấn khởi, mà quẳng gánh lo đi.
Riêng người phạm lỗi, cũng nên loại trừ động thái chứng tỏ mình chỉ hối cải bề ngoài bằng những hành xử khóc lóc, nghiến răng, sầu buồn, hoặc than vãn lấy lệ. Hối và cải, nhưng chẳng đặt nặng việc ăn chay kiêng cữ kiểu xưa cũ. Chẳng nên chủ trương ê a đọc thật nhiều kinh kệ từng kê sẵn ở sách lễ. Tức, chỉ than vãn hoặc kêu gào Chúa ghé mắt nhìn. Trong khi Chúa chẳng đề nghị nghi thức hoá giải nào để thay thế. Nhưng, Ngài lại cứ khuyên răn dân con mọi người hãy thứ tha, nguyện cầu Chúa Cha tha thứ. Nguyện cầu rồi quyết định đến với Cha mà vui hưởng tiệc vui, rất Nước Trời. Ở mọi nơi.
Trình thuật hôm nay, không cho biết Chúa có dạy người phạm lỗi có phải ăn năn/thống hối bằng nghi thức, lễ lạy không. Trái lại, trình thuật chỉ nói lên việc Chúa đòi mỗi người và mọi người hãy biết thứ tha, hoà mình mà sống với Nước Trời, rất tươi vui. Nước Trời đây, là chốn miền mọi người sinh sống biết tha thứ cho nhau. Thứ tha và quên đi mọi lầm lỡ rất đáng tội, đối với nhau. Nước Trời đây, còn là nơi chốn ở đó mọi người chỉ nhằm vào khía cạnh tích cực của cuộc sống để sống, có thế thôi.
Có lẽ, khi xưa, Hội thánh mình chỉ tổ chức độc nhất mỗi nghi thức dọn lòng trí để Chúa hiện diện. Bởi, lúc nào Ngài cũng tha thứ hết mọi người và riêng mình nữa. Tha thứ, để rồi sau đó, mỗi người và mọi người có thể trổ nóc nhà mà ra đi. Ra đi ngợi ca Chúa Cha nhân từ, đầy lòng tha thứ. Đó mới là ý nghĩa đích thực của trình thuật được thánh Máccô viết hôm nay.
Trong cảm nhận những gì thánh sử ghi lại ở trình thuật, cũng nên ngâm lên lời thơ còn ghi rõ:
“Những anh phu cáng, đo từng bước,
Tỉ tê cùng kể, chuyện hoang đường.
Vén riềm, thiếu nữ tưng bừng ngắm,
Truông núi: muôn chim gọi rộn ràng.”
(Lưu Trọng Lư – Chiếc Cáng Điều)
Rất có thể, nhà thơ ngoài Đạo chưa diễn tả đủ trạng huống thứ tha, rặt như thế. Vẫn có thể, nhà Đạo mình hiều nhiều về tình huống thứ tha, rất tương tự. Tương tự chăng, nay vẫn thấy “muôn chim rộn ràng” ở “truông núi” với Nước Trời. Ở trần gian.Rất gần gũi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
Chuyện Phiếm đọc trong tuần Thứ 7 Mùa thường niên năm B 19.02.2012
“Rồi đây, dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời,”
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai,
Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi”
(Vũ Thành – Giấc Mơ Hồi Hương)
(1Th 2: 12)
Còn nhớ có lần, trong một buổi “Hát Cho Nhau Nghe” rất bỏ túi, bần đạo đã cả gan buột miệng phê một lời, rồi lại hối. Số là, buổi hôm ấy, khi thấy quá nhiều “hát sĩ” chọn các bài nói về Hà Nội, có bạn đưa ra câu hỏi: “Sao ai cũng thích hát mấy bài về Hà Nội quá vậy?” Thấy chẳng có ai trả lời/trả lãi cho huề vốn, bần đạo bèn thưa: “Hà Nội là nơi cha sinh mẹ đẻ ra tôi!”
Dạo gần đây, nhân chuyến ra đi về miến quá khứ, rất lữ thứ với tương lai mai ngày, bần đạo cứ thấy hối vì câu nói “cường điệu” chẳng ra làm sao ấy. Càng hối hận hơn, khi nghe lại nhạc bản trích ở trên, có đoạn hát:
“Lìa xa, thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về,
Lòng khách tha hương, vương sầu thương.
Nhìn “em” mờ trong mây khói, bước đi chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly…”
(Vũ Thành – bđd)
Vẫn biết rằng, lời nhạc ghi trên là tâm tình người nghệ sĩ xa quê nay mơ giấc hồi hương/hồi hướng, với quê nhà. Nhưng, với bần đạo, đây là cơ hội để tưởng nghĩ về đề tài khá ray rứt, cũng nóng bỏng như “hồi hướng”.
Nói ray rứt, là để kể về câu chuyện vỏn vẹn như thế này: hôm ấy, một ngày đầu xuân năm 2012 anh bạn thành viên của nhóm “Nhớ Bạn Nghèo” ở Sydney đến với bần đạo bỏ nhỏ một câu mà, theo anh, nhiều linh mục cũng đã trả lời/trả vốn, rất huề vốn. Bần đạo nghe mà thấy run. Vì, vốn giòng hào kiệt như đấng bậc thày cả, tức thày của cả và thiên hạ, mà câu đáp trả của các “đức thày” còn chưa vừa ý, thì bần đạo đây là cái “thá” gì mà dám múa rìu qua mắt thợ. Thôi, sợ lắm người ơi. Chả dám đâu cứ cho em xin, em xin hai chữ bình yên là tốt nhất! Nhưng, vì chỗ thân tình, nên bạn bè vẫn cứ hỏi để anh em mình cùng học. Học chưa tỏ, sẽ lại đi hỏi đấng bậc khác, ở nhiều nơi.
Câu hỏi của người bạn đạo rất anh em, vỏn vẹn có thế này: “Kinh thánh kể truyện ‘Người Đàn Bà Ngoại Tình’ có chỗ nói: “Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất (Ga 8: 6)” Ngài viết gì thế?”
Như mọi lần, mỗi khi “bị” tra vấn về triết/thần hoặc Kinh Sách, bần đạo thấy mình tài hèn sức mọn, bởi kiến thức rất có hạn, vẫn thường lảng sang chuyện khác, những thơ văn/âm nhạc, để ê a ba ca từ chẳng ăn nhập gì đến vấn đề, dễ bề hát:
“Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu,
Dáng yêu kiều của ngày đã qua,
Thướt tha bên hồ liễu thu.
Lắng tiếng tiêu buồn của ngàn phím tơ
Thiết tha thề ước…
mối duyên hờ, đã phai mờ, trong bóng đêm mơ hồ.”
(Vũ Thành – bđd)
Hôm ấy, bần đạo nghêu ngao thầm hát xong, ra như được thần hứng bèn tỏ bày cùng bạn đạo, rằng: “Câu bạn hỏi, tớ đây nghe quen quen, hình như có ai đó cũng hỏi tôi một điều như thế. Để trả lời, có học giả nọ cho rằng khi ấy Chúa viết là viết đôi hàng chữ qui về Cựu Ước, có thế thôi. Bởi, đấng bậc Do thái giáo thời bấy giờ ưu tư nhiều đến Lời Chúa, trong Cựu Ước. Còn, hỏi rằng hàng chữ ấy nói lên điều gì? thì có là tông đồ hay thánh sử cũng chẳng thông!” Bạn đạo nghe xong, cũng lại bảo: câu trả đáp của bần đạo cũng quen quen, nghe rất huề vốn.
Nay nghĩ lại, thấy bần đạo can đảm đến là thế. Cũng may, đó mới chỉ lập lại ý tưởng của học giả nào thôi, chứ cứ mà bảo: “theo tôi trộm nghĩ hay gì đó…” thì chắc cũng chẳng còn sống sót đến hôm nay, vì búa bổ lên đầu, từ muôn phía rồi.
Và hôm nay, chợt gặp lại giòng chảy những han hỏi bảo rằng: “Là dân đi Đạo, dù bậc thày rất tiếng tăm, hỏi rằng những ai được phép nói năng hoặc giảng giải về Kinh Sách? Chí ít là đoạn kinh chương sách khá khó ở Tin Mừng. Ta nghĩ thế nào về chuyện này?”
Và, khi đã hỏi, hẳn người nghe hay người hỏi đều cùng nhau tìm kiếm câu trả đáp cho đúng đắn. Bần đạo đây, là giáo dân bình thường, nên thấy mình hơi bị chậm. Có lẽ vì thế nên bầu bạn mới thương bần đạo đề nghị bần đạo hãy hướng về Lời Chúa thân thương đầy lời khuyên răn, rất ý nghĩa. Khuyên những ý từ, rất như sau:
“Về phần chúng tôi,
chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa,
vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa,
anh em đón nhận, không như lời người phàm,
nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy.
Lời tác động nơi anh em là tín hữu.”
(1Th 2: 13)
“Đón nhận Lời”, với tư cách là tín hữu, hẳn ai cũng đều thế. Cũng đón và nhận trong tư thế của người con, như con người bình thường. Đón nhận rồi, còn để Lời hoạt động nơi bản thân mình. Sáng soi hồn mình theo cảm nghiệm của mỗi người.
Thế nên, hãy thử xem người người hiểu biết và tiếp cận Lời ra sao. Người người hôm nay, đâu cứ tự cho là đấng bậc rồi nghĩ rằng mình có đặc quyền để tuyên bố, nói năng. Mà, hãy cứ đón nhận, sẽ thấy uy lực của Lời hoạt động nơi mình. Đón và nhận đề tài xem ra cũng rất dài, nhưng vẫn lắng tai nghe, rồi ra người người sẽ có đôi giòng chảy để ta suy, như lời bàn của đấng bậc những tên cùng tuổi nghe rất quen, như sau:
“Ngay từ thế kỷ đầu, các thánh Tổ phụ Giáo hội và đấng bậc viết nhiều bản văn phẩm bình Lời Chúa. Cứ sự thường, vẫn có đôi ba ý kiến khác biệt về ý nghĩa một vài chương đoạn trong Sách thánh. Nhưng, tựu trung vẫn có sự đồng thuận trải dài trên toàn bộ Sách thánh. Các lời bình cuối cùng đúc kết thành những gì mà ngày nay ta gọi là Thánh Truyền.
Một mặt, Thánh Truyền vốn phản ánh sinh hoạt của Giáo hội tiên khởi luôn tin tưởng và thực hành, như một luật chung. Đồng thời, Thánh Truyền cũng giúp đúc kết các lời bình ấy thành suy tư thực tiễn của Hội thánh. Bởi, một khi Chúa Thánh Thần đã gợi hứng cho các thánh viết lên Kinh Sách thế nào, thì Ngài cũng hoạt động để tiếp tục hướng dẫn tạo nên Thánh Truyền sống động này.
Trong chiều hướng đó, Công đồng Triđentinô đã ra huấn thị ngăn cấm việc tự tiện chú giải Kinh thánh chống sự đồng thuận có từ thời các thánh Tổ Phụ. Riêng, Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 cũng đã viết tông huấn nhan đề “Thiên Chúa Quan Phòng” vào năm 1873, nói rằng: “Các thánh Tổ Phụ có quyền tối hậu khi giải thích bất cứ chương đoạn nào trong Kinh thánh. Khi làm thế, các ngài đều theo cung cách thống nhất hầu duy trì giáo huấn niềm tin đi đạo.” (x. Tông Huấn Providentissimus Deus câu 1944)
Lý do của việc đó, là bởi Kinh thánh viết cho Hội thánh để dùng trong thánh hội, nên ta chỉ được phép diễn giải những điều viết trong đó theo cách đúng đắn trong niềm tin của toàn thể thánh hội. Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng Bêneđíchtô 16 có viết thêm đôi điều khích lệ dân con qua tông thư “Lời Chúa” năm 2010, như sau:
“Thánh Giê-rô-ni-mô xưa từng nhắc ta không nên đọc Sách thánh riêng một mình. Bởi, thực trạng là có quá nhiều chiều hướng chống đối thường hay sai phạm, ngộ nhận. Kinh Thánh là Sách được người của Chúa viết cho Dân Ngài, có sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần. Chỉ khi nào ta hiệp thông với Dân Con Chúa ta mới có thể cùng mọi người đi vào tâm can sự thật Chúa muốn chuyển cho ta, mà thôi”. (x. Tông Huấn đã trích dẫn đoạn 30).
Xem thế thì, Hội thánh đặt nền tảng giáo huấn của Kinh thánh và Thánh Truyền là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cắt nghĩa Kinh thánh mà thôi. Mọi chú giải hoặc cắt nghĩa xảy đến hôm nay, đều phải nhất quán với giáo huấn của Hội thánh và không bao giờ được phép đi ngược lại giáo huấn ấy.” (x.Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 22/1/12 t. 10)
Trong khi đó, Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh khi viết suy niệm Lời Chúa vào mỗi tuần, khi bàn về câu Kinh Thánh nói: ”Con Người không có chỗ tựa đầu”, có lời bàn như sau:
“Đọc Tin Mừng về nơi ăn chốn ở của Đức Chúa, có lẽ cũng nên thận trọng đừng đem ý niệm tài sản/sở hữu ra khỏi nhận thức về gia đình đông con vẫn thấy ở Trung Đông, vào thời đó.” (x. www.suyniemloingai.blogspot.com CN thứ Tư thường niên năm B 29.01.2012)
Với Gs Robin R. Meyers, trong cuốn “Cứu Đức Giêsu Khỏi Giáo Hội: Làm Sao Ngưng Việc Phụng Thờ Đức Chúa nhưng Hãy Bắt Đầu Theo Chân Ngài”, lại đã viết:
“Cầu mong sao tất cả những ai đang làm việc trong các ngành nghề dễ ngộ nhận, hiểm nguy và cao cả được khích lệ gợi hứng để xác định rằng tâm can và đầu óc con người là đối tác đồng đều, khi tin tưởng. Sợ rằng hội thánh lại sẽ tạo nhiều mảnh vụn bảo tàng viện trong đó hàng giáo sĩ biến thành biếm hoạ hiền lành nhưng ngộ nghĩnh, tức cười. Một lần nữa, ta nên cống hiến chính mình để đáp ứng lời mời gọi từ nơi hoang dã. Đó là nơi kéo ta ra khỏi đời sống dễ chịu mà đi vào ngành nào khả dĩ chỉ nói sự thật là thành phần của công việc diễn giải. Và, cũng cầu mong sao ta không còn sợ ai và tín điều gì hiệp lực với tính nhút nhát của con người. Cũng cầu sao cho ta khích lệ và yểm trợ nhau trong quyết tâm với Đạo giáo có trách nhiệm về Lời Chúa, thật thà với trí tuệ, toại nguyện về cảm xúc và quan tâm đến xã hội.” (x. Ms Robin R. Meyers, Saving Jesus from The Church: How to Stop Worshipping Christ and Start Following Jesus, HarperCollins New York 2009, Lời Nói Đầu)
Với Gm John Shelby Spong thì lại khác. Tuy không là Giáo sư Triết/Tthần như Robin R. Meyers, Gm John S. Spong vẫn có tư cách và kinh nghiệm mục vụ cũng từng giảng dạy rất nhiều ngày để có thể tuyên bố:
“Tôi nâng kính Sách Thánh trước mặt mọi người cố tìm xem có ai gan dạ đủ để giải thoát Thánh Kinh khỏi mọi khuôn phép từ chủ thuyết quyết diễn giải Kinh Sách theo nghĩa đen đến mức độ như người không hồn. Đồng thời, quyết biểu thị Kinh Sách của Chúa như tài liệu quý giá sâu sắc, vẫn phù hợp với con người hôm nay cả về uy lực lẫn tính xác thực.” (x. Gm John Shelby Spong, Rescuing the Bible from the Fundamentalists, HarperCollins Publishers New York 1991)
Về lập trường chú giải Kinh Sách của tác giả John S. Spong khi khuyên can mọi người hãy cứu lấy Sách thánh, báo New York Times, còn viết thêm đôi điều để thăng hoa tiến cử:
“Cuốn sách bán rất chạy đầy khiêu khích của vị Giám mục mà tên tuổi và tiếng tăm của ông từng gây tranh cãi, cho người đọc thấy rằng: thông thường, nhiều người vẫn cứ giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen cốt duy trì tình trạng nô lệ, hoặc nhằm cấm cản việc ra sách giáo khoa, hoặc chối bỏ quyền của người đồng tính, đồng thời còn hạ thấp giá trị phụ nữ, và để biện minh cho cuộc chiến lẫn hận thù hận. Gm John S. Spong đã kết hợp sự uyên bác của Kinh Thánh với nền khoa học hiện đại, với lòng yêu thương đậm sâu tôn kính Thánh Kinh, ngõ hầu nâng cao Kinh thánh đem Kinh thánh ra khỏi thành kiến cũng như tính thiên vị khỏi các thời kỳ văn hoá đã qua. Bằng vào tài năng nổ, trực tính và lòng xót thương, Gm John S. Spong đã giải thoát sứ điệp hy vọng của Thánh Kinh cho mọi dân tộc.” (New York Times-sđd bìa 4)
Trong khi đó, nhóm phê bình sách Booklist ở Mỹ cũng đề cập đến lập trường của Gm John S. Spong về quyền tiếp cận Kinh thánh:
“Giám mục John Spong muốn đưa Kinh Thánh về với thế kỷ thứ 20 bằng việc tập trung vào sự thật miên trường của Kinh Sách hơn vào những sai sót mang tính lịch sử, triết thuyết hoặc khoa học vốn tạo ra một vài trừ hao thường xảy đến. Tác giả John S. Spong đưa ra những ý tưởng hấp dẫn có suy tư rất kỹ và ông từng muốn người người trở về với Thánh Kinh.”
Về với vấn nạn ghi trên, đấng bậc vị vọng thuộc tuần báo Công giáo Sydney, lại đã ghi:
“Ngoài việc đưa ra giáo huấn thông thường dựa trên Kinh Sách, Hội Thánh cũng cho phép mọi người có được diễn giải đích thực về chương đoạn đặc biệt nào đó, ngõ hầu đáp trả một số câu hỏi hoặc vấn đề còn trong vòng tranh cãi, dù việc này xảy ra cũng không thường. Chẳng hạn như, Công Đồng Triđentinô định nghĩa Lời Chúa nơi câu nói: “Này là Mình Ta”, là có ý xác nhận sự Hiện Hữu Đích Thực của Đức Kitô trong Thánh Thể.” (x. Tông thư đã dẫn câu 874 và thư thánh Giacôbê Gb 5: 14 về truyền bá Bí tích Xức dầu.” (x. Tông Thư đã dẫn câu 908)
Về với lời bàn rất “Mao tôn Cương”, bần đạo đây chỉ biết hương mắt hoặc vểnh tai ra mà nghe hoặc chọn lựa thái độ rất “nhu” chứ không “cương” bậy, kẻo ăn gậy. Vì tài sức quá non yếu biết gì mà thưa thốt, nên chỉ dựa cột rồi lang thang trên trang mạng cùng điện thư, bỗng gặp bạn bè gửi cho truyện kể để minh hoạ cho lời bàn, tuy không liên quan đến đề tài được kể, nhưng cũng đủ để bần đạo mời tôi/mời bạn, ta suy tư về kho tàng quý giá, đáng trân trọng.
Truyện kể, rất như sau:
Thời buổi này có cái gì mà không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... mọi thứ đều hạ giá tuốt tuồn tuột!
Tôi cầm mảnh bằng đại học cạy cục mãi vẫn chưa tìm được việc làm, bèn bắt chước nhiều người cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Rabinadath Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
-Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, có một lão ông dáng hình tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một, là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua ngay. Ấn bản này, mà gặp khách hiểu biết, bán cũng được lời. Ngoài bìa và ở một số trang ruột mỗi cuốn, đều in dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào!
Cất tiền vào ví rồi mà lão ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - di sản phải đứt ruột mà bán đi. Ngoái cổ mãi mấy lần ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp đi. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, ngồi chồm hổm chờ khách mua. Qua đường chẳng ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì có đủ: đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
-Anh mua bánh bò, bánh tiêu không anh? Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu nguầy nguậy. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ sách. Ngồi thụp xuống, Chị đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia cứ lật lật, rồi lật lật. Xong, chị hỏi giá cả của hai cuốn. Nghe nói giá xong, chị ngần ngừ một lúc, rồi hỏi:
-Anh có bán... trả góp không?
-Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở đại hạ giá ai đời lại bán trả góp bao giờ? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu đâu?
-Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp tiền đủ, tôi sẽ quay đến lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi với. Thấy lạ, tôi bèn hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị. Chị Tám (tên chị) bất chợt nhìn thấy dấu son quen thuộc, hiểu ra hoàn cảnh thầy cũ của mình, bèn nảy ý chuộc lại để tặng cho người mình từng thọ giáo. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại phải nuôi con nhỏ, tiền đào đâu ra để mua một lần, nên chị mới xin mua trả góp. Tôi cảm động quá, trao tay cho chị Tám và nói:
-Chị cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi chỉ xin lại đúng số vốn thôi.
-Nhưng...
-Đừng ngại, chị trả dần sau này cũng được. Chị mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
-Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Ngày mai lại, chị Tám trả tiếp số tiền cho tôi, rồi kể:
-Tình cảnh của thầy Bi tôi thảm thiết lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Nhìn thầy nhận lại sách, thấy mà phát tội!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Nghe kể, tôi bỗng muốn nhảy cỡn lên và thét: “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng cùng ông Ngô... ơi! Có những thứ người ta không thể hạ giá được! Có những người tuy vô danh tiểu tốt nhưng các ông và tôi cũng không thể hạ giá những kiệt tác của họ được, là ‘Tấm lòng’ của họ, các ông có biết không?”
Thật rất đúng. Lòng người, ai nào dám hạ thấp. Nhất là tấm lòng đó là của chị Tám, người học trò đối với thày cũ. Cũng hệt như thế, lòng người con ở đời đối với đại tác phẩm là Kinh Sách gồm Lời Vàng của Đức Chúa, làm sao dám hạ thấp hoặc coi thường, dù có ai đó sử dụng trăm phương ngàn kế để phân tách, lý giải!
Thế nên, cũng đề nghị với bạn và với tôi, đôi điều rằng: nếu ở vào giây phút khó xử hoặc tình trạng ắc tách đến mấy đi nữa, thì hãy cứ thầm lặng nguyện cầu cho thật lâu, rồi ra cũng sẽ được ánh sáng ở cuối đường hầm như sau. Như sau, là cuối cùng gặp được bạn hiền có lời thơ ăn ý, vẫn hát rằng:
“Mặc lấy Đức Kitô, Khuôn Mặt thật hiền hoà,
Mặc lấy Đức Kitô, Tấm Lòng luôn thiết tha.
Mặc lấy Đức Kitô, Môi Miệng Lời thật thà,
Mặc lấy Đức Kitô, nguyễn vâng phục theo Cha.”
Cuộc sống kiếp lữ khách, lộ trình xa ôi thật xa,
Dọc đường nguy nan phong ba, đơn độc đấu tranh nghiệt ngã,
Kìa bỗng Ngài tiến đến, nhẹ cầm tay nâng mình lên,
Ủi an như mẹ hiền, chính Ngài Chúa Bình Yên…”
(Tiến Lộc/Quang Uy – Trường Ca Đức Kitô)
Quả là, Trường ca ấy/Kinh sách này vẫn là lời ca tung hô Đức Chúa rất Bình Yên. Đức Chúa, vẫn ủi an người đơn độc đang “đấu tranh nghiệt ngã”, hoặc “gặp nguy nan phong ba” trong tiến trình tìm hiểu sự việc diễn tiến nơi Kinh Sách, vẫn cứ nghĩ và cứ hiểu từng chữ trong Sách ấy, theo nghĩa rất đen, của lịch sử.
Vì thế nên, khi ngâm nga lời ca nhẹ nơi Trường Ca Đức Kitô rồi, bần đạo bèn tự hứa với lòng mình rằng: nếu gặp lại thành viên nhóm “Nhớ Bạn Nghèo” ở Sydney, nguyện sẽ nhắn với bạn rằng: nếu thấy thánh Gioan nói “Chúa viết viết trên cát…” bạn cũng đừng tìm xem Ngài viết những gì, mà chỉ nên hiểu xem thánh sử muốn nói điều gì khi viết lên câu ấy.
Nhắn bạn rồi, bần đạo sẽ lại cứ như thế tiếp tục hát khúc “Trường Ca” như sau:
“Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình,
Gặp gỡ Đức Kitô, nảy sinh tình đệ huynh…”
Hát câu ca này rồi, chắc chắn bạn và tôi, ta sẽ lại lên đường mà tìm kiếm. Để rồi sẽ còn gặp chính Đức Kitô, không chỉ nơi Kinh và Sách mà thôi, nhưng còn ở hết mọi người. Trong đời.
Trần Ngọc Mười Hai
“Lững thững sườn non, chiếc cáng điều,”
“Ngàn thông còn đắm, mộng thân yêu.”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Mc 2: 1-12
Cáng đưa người bệnh xuyên mái nhà ngày hôm ấy để Chúa chữa, có là cáng điều không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ một điều, cáng bệnh đây là truyện kể để nói lên tình Chúa thương yêu, rất bọc điều.
Nếu cứ hỏi: người khỏi bệnh có nhớ quay lại mà cảm tạ Đấng Thánh chữa cho mình, không? Có hối cải, để về lại với cuộc sống gần cận Chúa hay không, cũng chẳng rõ. Nếu cứ thắc mắc: không biết Chúa có yêu cầu người lành bệnh hoặc hối nhân được tha có biết sám hối hay không, cũng đành chịu.
Thời Chúa sống, ngôn ngữ dân gian thường sử dụng cụm từ “đám người xấu” không cố ý chỉ dân thường ở huyện, mà chỉ muốn nói: không thấy sức ép người lành bệnh hoặc đã được tha phải ăn năn, hối lỗi về những gì mình làm trong quá khứ; hoặc, đổi thay lối sống, cho phải phép! Đặc biệt hơn, khi chữa lành hoặc thứ tha, Chúa chỉ muốn những người đã lành sạch phải có tâm tình đổi mới, chứ không cần bà con mọi người tổ chức nghi thức rầm rộ chứng tỏ mình đã hối cải. Nhất định thế!
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa trình thuật, một số nhà chú giải thấy rõ: tiếng Aram xưa vẫn sử dụng động từ “Shub” để diễn tả một hối tiếc về động thái mình làm. Và danh từ “Teshuva” chỉ sự hối hận, rất ăn năn. Theo nghĩa đen, hai từ này đều diễn tả một trở về. Về, để quyết tâm quay lại sống sao cho phù hợp với giao ước mà người người thiết lập với Chúa. Điều này gồm việc hồi hướng trở về như đã ước hẹn. Và qua đó, ám chỉ mình sẽ quay lưng chống ác thần/sự dữ. Đó là cung cách rất mới. Cung cách sống hài hoà mà người Do thái muốn biến nó thành hiện thực. Nói cách khác, mọi người đều đồng ý cải hối, từ lâu rồi.
Thật ra thì, văn chương thời đó không nói nhiều về chuyện này và coi đó như sự đã rồi. Tức, sự thể được chấp nhận cách nhưng-không, chẳng cãi vã. Có điều là, mọi lý luận như thế đều hàm ngụ tiêu chuẩn đạo đức lâu nay rày vẫn thấy. Bản Bẩy Mươi Hy Lạp đã dịch động từ “Shub” thành “Epistrepsein”, trong khi các thánh sử lại chuyển ngữ từ ấy thành “Metanoiein”, tức nói rất ít về điều tốt đẹp. Tóm lại, sự thể có thế nào đi nữa cũng đều qui về việc cải hối, ăn năn và trở về.
Về cải hối, người Do thái ở thế kỷ đầu, vẫn biểu lộ điều mà họ coi là không thể thiếu khi hồi hướng trở về. Mức độ cải hối sẽ tuỳ nơi chốn mình sinh hoạt. Nhiều tài liệu cho thấy: khi đến đền thờ, người người thường mải ưu tư/lo lắng quá mức những chuyện tế hiến với hy sinh, nên quên mất sự thể buộc mình phải sống trong nguyện cầu để được thứ tha. Chính đó là chuyện cần thiết rất chính yếu. Nói như thế, là để nhắn nhủ mọi người hãy bớt đặt nặng việc tế hiến hy sinh, cho bằng: hãy đặt trọng tâm vào cuộc sống rất Đạo, tức: nguyện cầu. Nguyện cầu, như phần lớn các văn thư/văn bản Hội thánh gửi dân con trong Đạo sống ở ngoài Palestine, vẫn xác chứng. Tuy nhiên, nhiều lời cầu dâng lên Chúa lại hướng vào bậc tiên tổ, trong đó có cả Abraham và các thánh, chứ không chỉ muốn được Chúa đoái hoài, thứ tha thôi.
Rõ ràng là, khi trích dẫn lời khuyên của Chúa, cả 4 Tin Mừng đều không nói nhiều đến việc tế hiến lẫn hy sinh hoặc nghi thức rườm ra cho bằng phản ánh điều Chúa muốn nối kết với đường lối của thánh Gioan Tiền Hô chuyên loại bỏ tính chất rất riêng của Do thái, tức: dân được chọn. Trình thuật, nay thánh sử viết về việc Chúa đề cập đến tiệc cánh chung, tức Tiệc Thánh trong đó Do thái không phải chủ yếu.
Qua thực hiện điều cần thiết như thế, Chúa đưa ra động lực mới để những ai nguyện Chúa thứ tha đều biết là: họ được tha, chẳng phải vì họ là dân được chọn. Nhưng, là do động thái nguyện cầu mọi người cần chứng tỏ. Chứng tỏ rằng nhất định mình sẽ thứ tha hết mọi người. Thứ tha đây, đòi hỏi người tập trung nguyện cầu phải thực hiện động tác hỗ tương/hai chiều, nếu muốn được Chúa đoái thương, nhậm lời.
Việc này khác với đường lối Hội thánh thời tiên khởi cho rằng: sở dĩ mọi người được ơn tha thứ là vì mình đã gia nhập nghi thức thanh tẩy và tham dự mọi bí tích rất lành thánh. Sự thật, lại trái ngược. Hành động thứ tha Chúa đề ra, rất ư là mới mẻ. Thứ tha đây, không để nhận lãnh những gì tốt đẹp mình ao ước, mà là cho đi. Cho, những gì mình muốn có cho riêng mình mà thôi. Cho, cả điều mình ao ước cho người của mình hoặc dân được chọn của mình, là Do thái mà thôi.
Song song với hành động tha thứ, là động thái lâu nay vẫn thấy đi kèm động thái nguyện cầu, như: quỳ gối, đứng dậy, cúi gập mình, đưa tay đỡ, là hành xử vẫn thấy vào mùa chay. Chay kiêng mùa phụng vụ, vẫn là thói quen buộc người Do thái thực hiện vào các buổi cầu nguyện mà họ gọi là “Yom Kippur”. Chay kiêng, còn kéo theo tập tục xé áo, mặc đồ nóng nảy, ngồi trên tro, bứt râu tóc, hoặc khóc lóc nghiến răng tựa hồ trong nhà có kẻ quá vãng.
Chúa không chủ trương chay kiêng giống như thế. Dù, Hội thánh thời tiên khởi vẫn cứ yêu cầu con dân mình thực hiện như thế khi cầu nguyện. Và Tin Mừng còn cho thấy, Chúa chẳng bao giờ làm những việc như vậy, để thị oai. Thánh Gioan cũng ăn chay kiêng cữ, theo cung cách tương tự. Nhưng đó là tập tục của riêng ông. Riêng phần Chúa duy Ngài cũng thực hiện việc chay tịnh, nhưng Ngài vẫn không theo kiểu cách ấy. Thái độ của Chúa nhằm vào chay tịnh nào mang tính tự nguyện. Ngài muốn dân con mọi người đổi thay phong cách thời xưa thánh hội mình vẫn cứ chủ trương. Ngài muốn dân con nhà Đạo sống đời đạo hạnh, nhưng tuyệt nhiên không đượm tính màu mè phô trương bề thế, đến như vậy.
Thánh Máccô cũng nói đến động lực thúc đẩy mọi người thực hiện động thái chay kiêng là làm việc ấy trong mừng vui của ngày cưới. Chúa không chủ trương bắt mọi người khóc lóc/ỉ ôi khi nguyện cầu, sám hối. Đúng hơn, Ngài khích lệ dân con mọi người hành xử theo cung cách tươi vui kiểu Nước Trời. Như “chàng rể và cô dâu vẫn cứ vui vẻ vào ngày cưới”. Tức, có làm gì thì làm vẫn cứ làm trong tươi vui, hệt như tâm trạng của quan viên hai họ trong ngày cưới. Có thế thôi.
Tựa như dụ ngôn Chúa nói về người thu thuế và đám Pharisêu ở Tin Mừng Luca đoạn 18, ta vẫn đọc và nhớ rất kỹ. Hôm ấy, người thu thuế đã hối cải rồi đập thùm thụp vào ngực mình quyết ăn năn sám hối để mưu cầu Chúa xót thương phận tồi tàn của mình. Và nhất quyết, khi trở về sẽ tự chỉnh sửa mọi hành xử, theo đúng ý định của Chúa. Ở Tin Mừng, không thấy có chương đoạn nào ghi rõ hành xử của người thu thuế hoặc kẻ lỗi phạm tự kiểm và quyết hứa sẽ cải hối theo cung cách hệt như thế. Cung cách hệt như thế, là kiểu cách khúm núm ở đền thờ mà đấm ngực nhận lỗi, rồi tuyên hứa, sẽ sửa sai.
Lại nữa, có người còn hỏi: phải chăng ý định của tác giả Tin Mừng khi viết về hành xử khúm núm với đập ngực là cốt để minh chứng sự kiện lịch sử đã khách quan xảy đến chăng? Trả lời cho rõ ràng, các nhà chú giải khuyên người đọc nên qui về lịch sử của đời Chúa.
Nhìn vào lịch sử, người người đều thấy Chúa có lập trường riêng tư mới lạ về cải hối. Ngài không đòi mọi người chứng tỏ mình đã hối cải bằng các nghi thức truyền thống, rất nhiêu khê. Nghi thức ấy, thật ra chẳng ăn khớp/thích hợp với sứ điệp Chúa vẫn dạy. Chúa dạy mọi người về những gì cần làm khi được Ngài thứ tha. Ngài tha thứ, không vì ta có gốc nguồn là dân được chọn rất Do thái. Mà chỉ một lời khuyên: hãy tha thứ bằng động thái hoà mình thân mật với người đối xử nặng nhẹ với mình. Chúa còn chủ trương ngồi cùng bàn ăn uống với tội phạm là để ta đi bước trước thực hiện tham dự ngồi vào bàn tiệc cánh chung. Tức, cơ hội để mọi người sống phấn khởi, mà quẳng gánh lo đi.
Riêng người phạm lỗi, cũng nên loại trừ động thái chứng tỏ mình chỉ hối cải bề ngoài bằng những hành xử khóc lóc, nghiến răng, sầu buồn, hoặc than vãn lấy lệ. Hối và cải, nhưng chẳng đặt nặng việc ăn chay kiêng cữ kiểu xưa cũ. Chẳng nên chủ trương ê a đọc thật nhiều kinh kệ từng kê sẵn ở sách lễ. Tức, chỉ than vãn hoặc kêu gào Chúa ghé mắt nhìn. Trong khi Chúa chẳng đề nghị nghi thức hoá giải nào để thay thế. Nhưng, Ngài lại cứ khuyên răn dân con mọi người hãy thứ tha, nguyện cầu Chúa Cha tha thứ. Nguyện cầu rồi quyết định đến với Cha mà vui hưởng tiệc vui, rất Nước Trời. Ở mọi nơi.
Trình thuật hôm nay, không cho biết Chúa có dạy người phạm lỗi có phải ăn năn/thống hối bằng nghi thức, lễ lạy không. Trái lại, trình thuật chỉ nói lên việc Chúa đòi mỗi người và mọi người hãy biết thứ tha, hoà mình mà sống với Nước Trời, rất tươi vui. Nước Trời đây, là chốn miền mọi người sinh sống biết tha thứ cho nhau. Thứ tha và quên đi mọi lầm lỡ rất đáng tội, đối với nhau. Nước Trời đây, còn là nơi chốn ở đó mọi người chỉ nhằm vào khía cạnh tích cực của cuộc sống để sống, có thế thôi.
Có lẽ, khi xưa, Hội thánh mình chỉ tổ chức độc nhất mỗi nghi thức dọn lòng trí để Chúa hiện diện. Bởi, lúc nào Ngài cũng tha thứ hết mọi người và riêng mình nữa. Tha thứ, để rồi sau đó, mỗi người và mọi người có thể trổ nóc nhà mà ra đi. Ra đi ngợi ca Chúa Cha nhân từ, đầy lòng tha thứ. Đó mới là ý nghĩa đích thực của trình thuật được thánh Máccô viết hôm nay.
Trong cảm nhận những gì thánh sử ghi lại ở trình thuật, cũng nên ngâm lên lời thơ còn ghi rõ:
“Những anh phu cáng, đo từng bước,
Tỉ tê cùng kể, chuyện hoang đường.
Vén riềm, thiếu nữ tưng bừng ngắm,
Truông núi: muôn chim gọi rộn ràng.”
(Lưu Trọng Lư – Chiếc Cáng Điều)
Rất có thể, nhà thơ ngoài Đạo chưa diễn tả đủ trạng huống thứ tha, rặt như thế. Vẫn có thể, nhà Đạo mình hiều nhiều về tình huống thứ tha, rất tương tự. Tương tự chăng, nay vẫn thấy “muôn chim rộn ràng” ở “truông núi” với Nước Trời. Ở trần gian.Rất gần gũi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
Chuyện Phiếm đọc trong tuần Thứ 7 Mùa thường niên năm B 19.02.2012
“Rồi đây, dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời,”
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai,
Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi”
(Vũ Thành – Giấc Mơ Hồi Hương)
(1Th 2: 12)
Còn nhớ có lần, trong một buổi “Hát Cho Nhau Nghe” rất bỏ túi, bần đạo đã cả gan buột miệng phê một lời, rồi lại hối. Số là, buổi hôm ấy, khi thấy quá nhiều “hát sĩ” chọn các bài nói về Hà Nội, có bạn đưa ra câu hỏi: “Sao ai cũng thích hát mấy bài về Hà Nội quá vậy?” Thấy chẳng có ai trả lời/trả lãi cho huề vốn, bần đạo bèn thưa: “Hà Nội là nơi cha sinh mẹ đẻ ra tôi!”
Dạo gần đây, nhân chuyến ra đi về miến quá khứ, rất lữ thứ với tương lai mai ngày, bần đạo cứ thấy hối vì câu nói “cường điệu” chẳng ra làm sao ấy. Càng hối hận hơn, khi nghe lại nhạc bản trích ở trên, có đoạn hát:
“Lìa xa, thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về,
Lòng khách tha hương, vương sầu thương.
Nhìn “em” mờ trong mây khói, bước đi chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly…”
(Vũ Thành – bđd)
Vẫn biết rằng, lời nhạc ghi trên là tâm tình người nghệ sĩ xa quê nay mơ giấc hồi hương/hồi hướng, với quê nhà. Nhưng, với bần đạo, đây là cơ hội để tưởng nghĩ về đề tài khá ray rứt, cũng nóng bỏng như “hồi hướng”.
Nói ray rứt, là để kể về câu chuyện vỏn vẹn như thế này: hôm ấy, một ngày đầu xuân năm 2012 anh bạn thành viên của nhóm “Nhớ Bạn Nghèo” ở Sydney đến với bần đạo bỏ nhỏ một câu mà, theo anh, nhiều linh mục cũng đã trả lời/trả vốn, rất huề vốn. Bần đạo nghe mà thấy run. Vì, vốn giòng hào kiệt như đấng bậc thày cả, tức thày của cả và thiên hạ, mà câu đáp trả của các “đức thày” còn chưa vừa ý, thì bần đạo đây là cái “thá” gì mà dám múa rìu qua mắt thợ. Thôi, sợ lắm người ơi. Chả dám đâu cứ cho em xin, em xin hai chữ bình yên là tốt nhất! Nhưng, vì chỗ thân tình, nên bạn bè vẫn cứ hỏi để anh em mình cùng học. Học chưa tỏ, sẽ lại đi hỏi đấng bậc khác, ở nhiều nơi.
Câu hỏi của người bạn đạo rất anh em, vỏn vẹn có thế này: “Kinh thánh kể truyện ‘Người Đàn Bà Ngoại Tình’ có chỗ nói: “Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất (Ga 8: 6)” Ngài viết gì thế?”
Như mọi lần, mỗi khi “bị” tra vấn về triết/thần hoặc Kinh Sách, bần đạo thấy mình tài hèn sức mọn, bởi kiến thức rất có hạn, vẫn thường lảng sang chuyện khác, những thơ văn/âm nhạc, để ê a ba ca từ chẳng ăn nhập gì đến vấn đề, dễ bề hát:
“Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu,
Dáng yêu kiều của ngày đã qua,
Thướt tha bên hồ liễu thu.
Lắng tiếng tiêu buồn của ngàn phím tơ
Thiết tha thề ước…
mối duyên hờ, đã phai mờ, trong bóng đêm mơ hồ.”
(Vũ Thành – bđd)
Hôm ấy, bần đạo nghêu ngao thầm hát xong, ra như được thần hứng bèn tỏ bày cùng bạn đạo, rằng: “Câu bạn hỏi, tớ đây nghe quen quen, hình như có ai đó cũng hỏi tôi một điều như thế. Để trả lời, có học giả nọ cho rằng khi ấy Chúa viết là viết đôi hàng chữ qui về Cựu Ước, có thế thôi. Bởi, đấng bậc Do thái giáo thời bấy giờ ưu tư nhiều đến Lời Chúa, trong Cựu Ước. Còn, hỏi rằng hàng chữ ấy nói lên điều gì? thì có là tông đồ hay thánh sử cũng chẳng thông!” Bạn đạo nghe xong, cũng lại bảo: câu trả đáp của bần đạo cũng quen quen, nghe rất huề vốn.
Nay nghĩ lại, thấy bần đạo can đảm đến là thế. Cũng may, đó mới chỉ lập lại ý tưởng của học giả nào thôi, chứ cứ mà bảo: “theo tôi trộm nghĩ hay gì đó…” thì chắc cũng chẳng còn sống sót đến hôm nay, vì búa bổ lên đầu, từ muôn phía rồi.
Và hôm nay, chợt gặp lại giòng chảy những han hỏi bảo rằng: “Là dân đi Đạo, dù bậc thày rất tiếng tăm, hỏi rằng những ai được phép nói năng hoặc giảng giải về Kinh Sách? Chí ít là đoạn kinh chương sách khá khó ở Tin Mừng. Ta nghĩ thế nào về chuyện này?”
Và, khi đã hỏi, hẳn người nghe hay người hỏi đều cùng nhau tìm kiếm câu trả đáp cho đúng đắn. Bần đạo đây, là giáo dân bình thường, nên thấy mình hơi bị chậm. Có lẽ vì thế nên bầu bạn mới thương bần đạo đề nghị bần đạo hãy hướng về Lời Chúa thân thương đầy lời khuyên răn, rất ý nghĩa. Khuyên những ý từ, rất như sau:
“Về phần chúng tôi,
chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa,
vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa,
anh em đón nhận, không như lời người phàm,
nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy.
Lời tác động nơi anh em là tín hữu.”
(1Th 2: 13)
“Đón nhận Lời”, với tư cách là tín hữu, hẳn ai cũng đều thế. Cũng đón và nhận trong tư thế của người con, như con người bình thường. Đón nhận rồi, còn để Lời hoạt động nơi bản thân mình. Sáng soi hồn mình theo cảm nghiệm của mỗi người.
Thế nên, hãy thử xem người người hiểu biết và tiếp cận Lời ra sao. Người người hôm nay, đâu cứ tự cho là đấng bậc rồi nghĩ rằng mình có đặc quyền để tuyên bố, nói năng. Mà, hãy cứ đón nhận, sẽ thấy uy lực của Lời hoạt động nơi mình. Đón và nhận đề tài xem ra cũng rất dài, nhưng vẫn lắng tai nghe, rồi ra người người sẽ có đôi giòng chảy để ta suy, như lời bàn của đấng bậc những tên cùng tuổi nghe rất quen, như sau:
“Ngay từ thế kỷ đầu, các thánh Tổ phụ Giáo hội và đấng bậc viết nhiều bản văn phẩm bình Lời Chúa. Cứ sự thường, vẫn có đôi ba ý kiến khác biệt về ý nghĩa một vài chương đoạn trong Sách thánh. Nhưng, tựu trung vẫn có sự đồng thuận trải dài trên toàn bộ Sách thánh. Các lời bình cuối cùng đúc kết thành những gì mà ngày nay ta gọi là Thánh Truyền.
Một mặt, Thánh Truyền vốn phản ánh sinh hoạt của Giáo hội tiên khởi luôn tin tưởng và thực hành, như một luật chung. Đồng thời, Thánh Truyền cũng giúp đúc kết các lời bình ấy thành suy tư thực tiễn của Hội thánh. Bởi, một khi Chúa Thánh Thần đã gợi hứng cho các thánh viết lên Kinh Sách thế nào, thì Ngài cũng hoạt động để tiếp tục hướng dẫn tạo nên Thánh Truyền sống động này.
Trong chiều hướng đó, Công đồng Triđentinô đã ra huấn thị ngăn cấm việc tự tiện chú giải Kinh thánh chống sự đồng thuận có từ thời các thánh Tổ Phụ. Riêng, Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 cũng đã viết tông huấn nhan đề “Thiên Chúa Quan Phòng” vào năm 1873, nói rằng: “Các thánh Tổ Phụ có quyền tối hậu khi giải thích bất cứ chương đoạn nào trong Kinh thánh. Khi làm thế, các ngài đều theo cung cách thống nhất hầu duy trì giáo huấn niềm tin đi đạo.” (x. Tông Huấn Providentissimus Deus câu 1944)
Lý do của việc đó, là bởi Kinh thánh viết cho Hội thánh để dùng trong thánh hội, nên ta chỉ được phép diễn giải những điều viết trong đó theo cách đúng đắn trong niềm tin của toàn thể thánh hội. Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng Bêneđíchtô 16 có viết thêm đôi điều khích lệ dân con qua tông thư “Lời Chúa” năm 2010, như sau:
“Thánh Giê-rô-ni-mô xưa từng nhắc ta không nên đọc Sách thánh riêng một mình. Bởi, thực trạng là có quá nhiều chiều hướng chống đối thường hay sai phạm, ngộ nhận. Kinh Thánh là Sách được người của Chúa viết cho Dân Ngài, có sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần. Chỉ khi nào ta hiệp thông với Dân Con Chúa ta mới có thể cùng mọi người đi vào tâm can sự thật Chúa muốn chuyển cho ta, mà thôi”. (x. Tông Huấn đã trích dẫn đoạn 30).
Xem thế thì, Hội thánh đặt nền tảng giáo huấn của Kinh thánh và Thánh Truyền là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cắt nghĩa Kinh thánh mà thôi. Mọi chú giải hoặc cắt nghĩa xảy đến hôm nay, đều phải nhất quán với giáo huấn của Hội thánh và không bao giờ được phép đi ngược lại giáo huấn ấy.” (x.Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 22/1/12 t. 10)
Trong khi đó, Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh khi viết suy niệm Lời Chúa vào mỗi tuần, khi bàn về câu Kinh Thánh nói: ”Con Người không có chỗ tựa đầu”, có lời bàn như sau:
“Đọc Tin Mừng về nơi ăn chốn ở của Đức Chúa, có lẽ cũng nên thận trọng đừng đem ý niệm tài sản/sở hữu ra khỏi nhận thức về gia đình đông con vẫn thấy ở Trung Đông, vào thời đó.” (x. www.suyniemloingai.blogspot.com CN thứ Tư thường niên năm B 29.01.2012)
Với Gs Robin R. Meyers, trong cuốn “Cứu Đức Giêsu Khỏi Giáo Hội: Làm Sao Ngưng Việc Phụng Thờ Đức Chúa nhưng Hãy Bắt Đầu Theo Chân Ngài”, lại đã viết:
“Cầu mong sao tất cả những ai đang làm việc trong các ngành nghề dễ ngộ nhận, hiểm nguy và cao cả được khích lệ gợi hứng để xác định rằng tâm can và đầu óc con người là đối tác đồng đều, khi tin tưởng. Sợ rằng hội thánh lại sẽ tạo nhiều mảnh vụn bảo tàng viện trong đó hàng giáo sĩ biến thành biếm hoạ hiền lành nhưng ngộ nghĩnh, tức cười. Một lần nữa, ta nên cống hiến chính mình để đáp ứng lời mời gọi từ nơi hoang dã. Đó là nơi kéo ta ra khỏi đời sống dễ chịu mà đi vào ngành nào khả dĩ chỉ nói sự thật là thành phần của công việc diễn giải. Và, cũng cầu mong sao ta không còn sợ ai và tín điều gì hiệp lực với tính nhút nhát của con người. Cũng cầu sao cho ta khích lệ và yểm trợ nhau trong quyết tâm với Đạo giáo có trách nhiệm về Lời Chúa, thật thà với trí tuệ, toại nguyện về cảm xúc và quan tâm đến xã hội.” (x. Ms Robin R. Meyers, Saving Jesus from The Church: How to Stop Worshipping Christ and Start Following Jesus, HarperCollins New York 2009, Lời Nói Đầu)
Với Gm John Shelby Spong thì lại khác. Tuy không là Giáo sư Triết/Tthần như Robin R. Meyers, Gm John S. Spong vẫn có tư cách và kinh nghiệm mục vụ cũng từng giảng dạy rất nhiều ngày để có thể tuyên bố:
“Tôi nâng kính Sách Thánh trước mặt mọi người cố tìm xem có ai gan dạ đủ để giải thoát Thánh Kinh khỏi mọi khuôn phép từ chủ thuyết quyết diễn giải Kinh Sách theo nghĩa đen đến mức độ như người không hồn. Đồng thời, quyết biểu thị Kinh Sách của Chúa như tài liệu quý giá sâu sắc, vẫn phù hợp với con người hôm nay cả về uy lực lẫn tính xác thực.” (x. Gm John Shelby Spong, Rescuing the Bible from the Fundamentalists, HarperCollins Publishers New York 1991)
Về lập trường chú giải Kinh Sách của tác giả John S. Spong khi khuyên can mọi người hãy cứu lấy Sách thánh, báo New York Times, còn viết thêm đôi điều để thăng hoa tiến cử:
“Cuốn sách bán rất chạy đầy khiêu khích của vị Giám mục mà tên tuổi và tiếng tăm của ông từng gây tranh cãi, cho người đọc thấy rằng: thông thường, nhiều người vẫn cứ giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen cốt duy trì tình trạng nô lệ, hoặc nhằm cấm cản việc ra sách giáo khoa, hoặc chối bỏ quyền của người đồng tính, đồng thời còn hạ thấp giá trị phụ nữ, và để biện minh cho cuộc chiến lẫn hận thù hận. Gm John S. Spong đã kết hợp sự uyên bác của Kinh Thánh với nền khoa học hiện đại, với lòng yêu thương đậm sâu tôn kính Thánh Kinh, ngõ hầu nâng cao Kinh thánh đem Kinh thánh ra khỏi thành kiến cũng như tính thiên vị khỏi các thời kỳ văn hoá đã qua. Bằng vào tài năng nổ, trực tính và lòng xót thương, Gm John S. Spong đã giải thoát sứ điệp hy vọng của Thánh Kinh cho mọi dân tộc.” (New York Times-sđd bìa 4)
Trong khi đó, nhóm phê bình sách Booklist ở Mỹ cũng đề cập đến lập trường của Gm John S. Spong về quyền tiếp cận Kinh thánh:
“Giám mục John Spong muốn đưa Kinh Thánh về với thế kỷ thứ 20 bằng việc tập trung vào sự thật miên trường của Kinh Sách hơn vào những sai sót mang tính lịch sử, triết thuyết hoặc khoa học vốn tạo ra một vài trừ hao thường xảy đến. Tác giả John S. Spong đưa ra những ý tưởng hấp dẫn có suy tư rất kỹ và ông từng muốn người người trở về với Thánh Kinh.”
Về với vấn nạn ghi trên, đấng bậc vị vọng thuộc tuần báo Công giáo Sydney, lại đã ghi:
“Ngoài việc đưa ra giáo huấn thông thường dựa trên Kinh Sách, Hội Thánh cũng cho phép mọi người có được diễn giải đích thực về chương đoạn đặc biệt nào đó, ngõ hầu đáp trả một số câu hỏi hoặc vấn đề còn trong vòng tranh cãi, dù việc này xảy ra cũng không thường. Chẳng hạn như, Công Đồng Triđentinô định nghĩa Lời Chúa nơi câu nói: “Này là Mình Ta”, là có ý xác nhận sự Hiện Hữu Đích Thực của Đức Kitô trong Thánh Thể.” (x. Tông thư đã dẫn câu 874 và thư thánh Giacôbê Gb 5: 14 về truyền bá Bí tích Xức dầu.” (x. Tông Thư đã dẫn câu 908)
Về với lời bàn rất “Mao tôn Cương”, bần đạo đây chỉ biết hương mắt hoặc vểnh tai ra mà nghe hoặc chọn lựa thái độ rất “nhu” chứ không “cương” bậy, kẻo ăn gậy. Vì tài sức quá non yếu biết gì mà thưa thốt, nên chỉ dựa cột rồi lang thang trên trang mạng cùng điện thư, bỗng gặp bạn bè gửi cho truyện kể để minh hoạ cho lời bàn, tuy không liên quan đến đề tài được kể, nhưng cũng đủ để bần đạo mời tôi/mời bạn, ta suy tư về kho tàng quý giá, đáng trân trọng.
Truyện kể, rất như sau:
Thời buổi này có cái gì mà không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... mọi thứ đều hạ giá tuốt tuồn tuột!
Tôi cầm mảnh bằng đại học cạy cục mãi vẫn chưa tìm được việc làm, bèn bắt chước nhiều người cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Rabinadath Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
-Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, có một lão ông dáng hình tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một, là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua ngay. Ấn bản này, mà gặp khách hiểu biết, bán cũng được lời. Ngoài bìa và ở một số trang ruột mỗi cuốn, đều in dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào!
Cất tiền vào ví rồi mà lão ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - di sản phải đứt ruột mà bán đi. Ngoái cổ mãi mấy lần ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp đi. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, ngồi chồm hổm chờ khách mua. Qua đường chẳng ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì có đủ: đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
-Anh mua bánh bò, bánh tiêu không anh? Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu nguầy nguậy. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ sách. Ngồi thụp xuống, Chị đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia cứ lật lật, rồi lật lật. Xong, chị hỏi giá cả của hai cuốn. Nghe nói giá xong, chị ngần ngừ một lúc, rồi hỏi:
-Anh có bán... trả góp không?
-Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở đại hạ giá ai đời lại bán trả góp bao giờ? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu đâu?
-Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp tiền đủ, tôi sẽ quay đến lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi với. Thấy lạ, tôi bèn hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị. Chị Tám (tên chị) bất chợt nhìn thấy dấu son quen thuộc, hiểu ra hoàn cảnh thầy cũ của mình, bèn nảy ý chuộc lại để tặng cho người mình từng thọ giáo. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại phải nuôi con nhỏ, tiền đào đâu ra để mua một lần, nên chị mới xin mua trả góp. Tôi cảm động quá, trao tay cho chị Tám và nói:
-Chị cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi chỉ xin lại đúng số vốn thôi.
-Nhưng...
-Đừng ngại, chị trả dần sau này cũng được. Chị mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
-Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Ngày mai lại, chị Tám trả tiếp số tiền cho tôi, rồi kể:
-Tình cảnh của thầy Bi tôi thảm thiết lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Nhìn thầy nhận lại sách, thấy mà phát tội!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Nghe kể, tôi bỗng muốn nhảy cỡn lên và thét: “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng cùng ông Ngô... ơi! Có những thứ người ta không thể hạ giá được! Có những người tuy vô danh tiểu tốt nhưng các ông và tôi cũng không thể hạ giá những kiệt tác của họ được, là ‘Tấm lòng’ của họ, các ông có biết không?”
Thật rất đúng. Lòng người, ai nào dám hạ thấp. Nhất là tấm lòng đó là của chị Tám, người học trò đối với thày cũ. Cũng hệt như thế, lòng người con ở đời đối với đại tác phẩm là Kinh Sách gồm Lời Vàng của Đức Chúa, làm sao dám hạ thấp hoặc coi thường, dù có ai đó sử dụng trăm phương ngàn kế để phân tách, lý giải!
Thế nên, cũng đề nghị với bạn và với tôi, đôi điều rằng: nếu ở vào giây phút khó xử hoặc tình trạng ắc tách đến mấy đi nữa, thì hãy cứ thầm lặng nguyện cầu cho thật lâu, rồi ra cũng sẽ được ánh sáng ở cuối đường hầm như sau. Như sau, là cuối cùng gặp được bạn hiền có lời thơ ăn ý, vẫn hát rằng:
“Mặc lấy Đức Kitô, Khuôn Mặt thật hiền hoà,
Mặc lấy Đức Kitô, Tấm Lòng luôn thiết tha.
Mặc lấy Đức Kitô, Môi Miệng Lời thật thà,
Mặc lấy Đức Kitô, nguyễn vâng phục theo Cha.”
Cuộc sống kiếp lữ khách, lộ trình xa ôi thật xa,
Dọc đường nguy nan phong ba, đơn độc đấu tranh nghiệt ngã,
Kìa bỗng Ngài tiến đến, nhẹ cầm tay nâng mình lên,
Ủi an như mẹ hiền, chính Ngài Chúa Bình Yên…”
(Tiến Lộc/Quang Uy – Trường Ca Đức Kitô)
Quả là, Trường ca ấy/Kinh sách này vẫn là lời ca tung hô Đức Chúa rất Bình Yên. Đức Chúa, vẫn ủi an người đơn độc đang “đấu tranh nghiệt ngã”, hoặc “gặp nguy nan phong ba” trong tiến trình tìm hiểu sự việc diễn tiến nơi Kinh Sách, vẫn cứ nghĩ và cứ hiểu từng chữ trong Sách ấy, theo nghĩa rất đen, của lịch sử.
Vì thế nên, khi ngâm nga lời ca nhẹ nơi Trường Ca Đức Kitô rồi, bần đạo bèn tự hứa với lòng mình rằng: nếu gặp lại thành viên nhóm “Nhớ Bạn Nghèo” ở Sydney, nguyện sẽ nhắn với bạn rằng: nếu thấy thánh Gioan nói “Chúa viết viết trên cát…” bạn cũng đừng tìm xem Ngài viết những gì, mà chỉ nên hiểu xem thánh sử muốn nói điều gì khi viết lên câu ấy.
Nhắn bạn rồi, bần đạo sẽ lại cứ như thế tiếp tục hát khúc “Trường Ca” như sau:
“Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Kitô, chân thành mình gặp mình,
Gặp gỡ Đức Kitô, nảy sinh tình đệ huynh…”
Hát câu ca này rồi, chắc chắn bạn và tôi, ta sẽ lại lên đường mà tìm kiếm. Để rồi sẽ còn gặp chính Đức Kitô, không chỉ nơi Kinh và Sách mà thôi, nhưng còn ở hết mọi người. Trong đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Lộ Đức
Trầm Hương Thơ
09:41 11/02/2012
Bernađét nhặt củi bên cánh đồng
Cạnh sông Pau gần một hang đá
Bỗng một! luồng sáng giữa thinh không
Nhìn theo ôi! Bà đẹp tuyệt trần
Ngỡ tiên dáng thế ngó trân trân
Trinh trong tinh thể ngọc ngà qúa
Người mỉm cười yêu rất ân cần
Nhìn kỹ y phục Bà trắng tinh
Thắt lưng xanh ngát xỏa bên mình
Tay cầm chuỗi ngọc vàng rất thánh
Bên dưới đôi chân những hồng xinh
Làm dấu Thánh Giá Người đọc kinh
Tuyệt vời thánh thiện đẹp lung linh
Em qùy cung kính cùng lần chuỗi
Mỉm cười sau đó Mẹ đăng trình
Sau lần diện kiến bất thình lình
Em về tha thiết việc nguyện kinh
Nhiều lần sau nữa Người lại đến
"Kìa Ngài! Vô nhiễm Mẹ Đồng Trinh"
Lộ Đức Làng quê nơi hẻo lánh
Giòng Nước linh thiêng đẹp như tranh
Bao nhiêu phép lạ bình an đến
Mẹ chữa, Mẹ ban những ơn lành
Mẹ là "Mẹ Vô Nhiễm Tinh Tuyền"
Mẹ là "Mùa Xuân Của Trinh Nguyên"
Mẹ là "Vầng Sáng Vua quyền Qúy"
Mẹ là "Thánh Mẫu của Nhân Hiền"
Hôm nay Giáo Hội mừng kính Mẹ
Trần gian xin Mẹ mãi chở che
Mẹ là Trăng sáng soi đường đến
Nhờ Mẹ xin Chúa Cả lắng nghe
Mẹ hiện ra đây mười tám lần
Cùng Bernađét tấm lòng chân
Mẹ khuyên hãm mình và sám hối
Loài người ngày nay có ân cần?
HOA VÔ NHIỄM
Trinh trong thánh thiện một loài hoa
Thiên đàng trần thế nhất ngọc ngà
Thơm lừng vũ trụ vô cùng tận
Hương ngát thế trần mãi tỏa ra
Đồng công giải thoát cho nhân loại
Cùng với Giê-su cứu chuộc ta
"Đức Vô Nhiễm Tội" tràn phước cả
"Thánh Nữ Đồng Trinh" Ma-ri-a
VietCatholic TV
Free download 40 videos Suy Niệm Mùa Chay Năm 2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:11 11/02/2012
Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng một văn bản ngắn của Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành”
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ trong vài chữ, câu này đã có thể cống hiến một giáo huấn quí giá và luôn thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan tâm đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản thân.
Trong tinh thần chuẩn bị cho Mùa Chay, chúng tôi vui mừng loan báo với quý vị chương trình 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay mà VietCatholic vừa thực hiện.
Những bài Suy Niệm này được dịch từ các bài Suy Niệm Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, thần học gia Phủ Giáo Hoàng và từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ.
Ngay từ bây giờ, không cần đợi đến Mùa Chay, quý vị có thể xem tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Quý vị và anh chị em cũng có thể download xuống cho gia đình hay giáo xứ.
Bước 1: Xin login với email là suyniem2102@gmail.com và password là suyniem
Bước 2: Để con mouse ở dòng chữ Download this video rồi nhấn mouse bên phải. Từ chuyên môn gọi là right-click.
Trong menu vừa hiện ra, xin chọn Save target as nếu dùng Internet Explorer của Microsoft. Nếu dùng Firefox, xin chọn menu Save link as.
Danh mục 40 Bài Suy Niệm Mùa Chay
01 http://vimeo.com/34498358
02 http://vimeo.com/35451558
03 http://vimeo.com/34557966
04 http://vimeo.com/35402990
05 http://vimeo.com/35046998
06 http://vimeo.com/35454400
07 http://vimeo.com/35053934
08 http://vimeo.com/35409363
09 http://vimeo.com/35796092
10 http://vimeo.com/35412245
11 http://vimeo.com/35789174
12 http://vimeo.com/35791300
13 http://vimeo.com/35414354
14 http://vimeo.com/34727678
15 http://vimeo.com/35667114
16 http://vimeo.com/35671807
17 http://vimeo.com/35674368
18 http://vimeo.com/35793440
19 http://vimeo.com/35823780
20 http://vimeo.com/35421046
21 http://vimeo.com/35445973
22 http://vimeo.com/35830719
23 http://vimeo.com/35103695
24 http://vimeo.com/35877094
25 http://vimeo.com/35443923
26 http://vimeo.com/35882981
27 http://vimeo.com/35888204
28 http://vimeo.com/35918942
29 http://vimeo.com/35955622
30 http://vimeo.com/35971478
31 http://vimeo.com/35986629
32 http://vimeo.com/36009539
33 http://vimeo.com/36014599
34 http://vimeo.com/36049417
35 http://vimeo.com/36170903
36 http://vimeo.com/36174810
37 http://vimeo.com/36046114
38 http://vimeo.com/35787504
39 http://vimeo.com/36179741
40 http://vimeo.com/36189972