Phụng Vụ - Mục Vụ
Mãnh lực của Satan
Lm. Giuse Ngô Quang Trung
11:27 12/02/2008
MÃNH LỰC CỦA SA-TAN
Chúa Nói: “Simon, Simon ơi, kìa Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin” (Lc 22, 31- 32).
Không kẻ thù nào nguy hiểm hơn kẻ thù giấu mặt, kẻ thù làm cho ta mất cảnh giác và quên nó. Sa-tan là kẻ thù như thế. “Ba thù” của người Kitô hữu- thế gian, xác thịt, và ma quỷ- kẻ thù sau cùng là nguy hiểm nhất. Quỷ không chỉ có thể trao vào tay người ta sức mạnh của nó, mà nó còn ẩn diện, và do đó làm cho người ta ít quan tâm và e sợ. Quỷ nắm giữ quyền lực bóng tối. Nó che khuất tầm mắt chúng ta để chúng ta không trông thấy nó. Nó còn náu mình trong bóng tối để không bị phát hiện. Nó còn có cả năng lực hiện hình như một thiên thần sáng láng (x. Mt 4, 6; 2 Cr 4, 4; 11, 14).
Kinh Thánh mặc khải sự hiện hữu của các vật vô hình. Nhìn vào những hoạt động trừ quỷ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng và với đức tin, chúng ta nhận biết có Satan.
Công việc lớn lao trọng đại của Chúa tại trần gian là để chiến thắng Satan. Khi đã được đầy Thần Khí qua phép Thánh Tẩy, Chúa Giêsu được dẫn vào sa mạc để đối diện với Satan là thủ lãnh các ác thần và Người đã chiến thắng chúng (Mt 4, 1, 10). Sau thời gian đó Chúa luôn theo dõi hoạt động và sức mạnh khống chế của Satan. Trong tất cả các thứ tội và sự khốn cùng của con người, Chúa nhận ra hình thù của một thế giới sự ác hoạt động mạnh mẽ dưới sự điều hướng của Satan. Chúa nhận ra bóng dáng kẻ thù của Thiên Chúa và con người không chỉ trong những kẻ bị qủy ám mà còn trong những người đau yếu nữa (x. Mt 12, 28; Mc 4, 15; Lc 13, 16; Cv 10, 38). Chúa thấu rõ hoạt động của Satan trong lời của Phêrô khuyên can ngài tránh thoát thập giá, cũng như trong việc ông chối Chúa. Tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn thường coi những chuyện này là tự nhiên như một cách thế tỏ lộ tính khí của Phêrô (x. Mt 16, 23; Lc 22, 31- 32). Trong cuộc thương khó của Người- nơi nhiều người coi đó là tội ác của con người được Thiên Chúa cho phép- thì Chúa Giêsu nhìn nhận đó là quyền lực của bóng tối. Toàn bộ công việc của Người khi sống và cả lúc lâm chung là triệt phá việc làm của Satan và chiến thắng chúng. Và Người sẽ hoàn toàn tiêu diệt Satan vào ngày Người quang lâm (Lc 10, 18; 22, 3; Ga 12, 31; 14, 30; Rm 16, 20; Cl 2, 15; 2 Tx 2, 8- 9; 1 Ga 3,8).
Lời Chúa nói với Phêrô, được coi như một kinh nghiệm cá nhân, giúp ta biết sợ hãi khi nhìn vào hoạt động của kẻ thù Satan: “Simon, Simon ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22, 31). Sau này chính thánh Phêrô cũng nhắc lại: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5, 8). Quỷ không có quyền năng vô biên, nhưng nó biết nắm bắt các điểm yếu và luôn biết lợi dụng mọi lúc sơ hở, mất cảnh giác “để sàng anh như sàng gạo” (Lc 22, 31).
Thật là một hình ảnh nhắc nhở sống động! Thế gian này là cái sàn rê lúa lớn của Satan. Thóc mẩy thuộc về Thiên Chúa còn trấu thuộc về Satan. Nó không ngừng sàng sảy, và tất cả những gì là trấu bổi văng ra ngoài nó vội vã thu gom vào. Chúng ta là những phàm nhân yếu đuối, làm sao có thể đứng vững trước các cuộc thải trừ dồn dập đó? Nếu không cầu xin ơn Chúa trợ giúp để chiến đấu và chiến thắng, nhiều người sẽ đời đời tiêu vong (x. 1 Cr 5, 5; 1 Tm 1, 20).
Satan không chỉ có sàng sảy. Trước hết nó còn gieo rắc tinh thần thế tục, nghĩa là lòng yêu thích thế gian. Nhiều người rất tốt lành đạo đức lúc nghèo túng, nhưng khi giàu có lên, hoặc có địa vị họ hoàn toàn sống theo tinh thần thế tục, từ bỏ mọi chuẩn mực đạo đức. Nhiều người rất sốt sắng, thánh thiện lúc gặp gian nan, thử thách, hoạn nạn, nhưng khi tai qua nạn khỏi, lại sống phóng đãng sa đoạ.
Cái sàng khác của Satan là tính tự ái và lòng tự mãn. Không biết cảm thương, không sẵn sàng hi sinh để phục Chúa và anh chị em mình, chúng ta không còn phải là muối, là men, những đặc tính căn cốt của người môn đệ Chúa Kitô. Dù có thực hành việc đạo đức bao nhiêu mà thiếu lòng mến thì coi như thiếu tất cả, chỉ còn là vỏ trấu (x. Ga 8, 44; 1 Ga 3, 10- 15; 4, 20).
Một cái sàng khác nữa là thái độ ngộ tín. Ngộ tín là một xác tín sai lạc, không dựa vào biện phân Thần Khí. Nó là một dạng khác của tính kiêu căng, tự mãn, một kiểu mẫu Pharisêu, rất nguy hiểm trong đời sống thiêng liêng, bị Chúa khiển trách nặng lời. Ngộ tín làm cho ta nghĩ rằng mình đang theo hướng dẫn của Thần Khí, nhưng kì thực chỉ làm theo ý riêng. Ngộ tín là một sự trói buộc thiêng liêng, rất khó thay đổi. Người tự tín tưởng mình đang chiến thắng Satan, nhưng ngược lại họ đang bị nó chế ngự (x. Gal 3, 3; 5, 13).
Đời sống là một cuộc chiếu đấu liên lỉ để đương đầu với hoạt động sàng sảy của Satan đã được chúa cho phép. Để có thể đứng vững, chúng ta phải hết mực khiêm tốn, phải luôn biết kính sợ Chúa, và cậy trông nơi Người. “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giỡi tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao”, nên chúng ta “hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Ngừơi. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma qủy” (Ep 6, 10- 16). Nhưng với Chúa chúng ta không còn phải sợ hãi. Không người nào, không vật nào có thể làm hại chúng ta nếu chính chúng ta không cho phép nó. Bởi vì, như lời một Giáo phụ đã nói, từ khi Chúa bước vào trần gian thì Satan như một con chó bị xích lại vào một góc sân, nó chỉ có thể tru sủa và chạy lòng vòng; nếu chúng ta không lại gần, nó chẳng thể làm hại chúng ta.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin mở mắt con để con nhìn rõ diện mạo của kẻ thù ma qủy và những mưu chước của chúng. Xin cho con nhận rõ vương quốc của quỷ để biết sợ hãi và xa tránh tất cả những gì thuộc về chúng. Xin cho con tin tưởng cậy trông nơi Chúa là Đấng đã chiến thắng quỷ dữ và xác tín rằng chỉ khi chúng con cậy dựa vào sức mạnh của Chúa chúng con mới có thể chiến thắng được quỷ. Xin cho con luôn biết hãm dẹp các tính mê nết xấu và tính xác thịt ươn hèn để tìm được sức mạnh trong Chúa. Xin cho con biết luôn luôn cầu nguyện, vì cầu nguyện là khí giới hữu hiệu, là thành trì bảo vệ con chống lại các cuộc tấn công của quỷ.
Chúa Nói: “Simon, Simon ơi, kìa Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin” (Lc 22, 31- 32).
Không kẻ thù nào nguy hiểm hơn kẻ thù giấu mặt, kẻ thù làm cho ta mất cảnh giác và quên nó. Sa-tan là kẻ thù như thế. “Ba thù” của người Kitô hữu- thế gian, xác thịt, và ma quỷ- kẻ thù sau cùng là nguy hiểm nhất. Quỷ không chỉ có thể trao vào tay người ta sức mạnh của nó, mà nó còn ẩn diện, và do đó làm cho người ta ít quan tâm và e sợ. Quỷ nắm giữ quyền lực bóng tối. Nó che khuất tầm mắt chúng ta để chúng ta không trông thấy nó. Nó còn náu mình trong bóng tối để không bị phát hiện. Nó còn có cả năng lực hiện hình như một thiên thần sáng láng (x. Mt 4, 6; 2 Cr 4, 4; 11, 14).
Kinh Thánh mặc khải sự hiện hữu của các vật vô hình. Nhìn vào những hoạt động trừ quỷ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng và với đức tin, chúng ta nhận biết có Satan.
Công việc lớn lao trọng đại của Chúa tại trần gian là để chiến thắng Satan. Khi đã được đầy Thần Khí qua phép Thánh Tẩy, Chúa Giêsu được dẫn vào sa mạc để đối diện với Satan là thủ lãnh các ác thần và Người đã chiến thắng chúng (Mt 4, 1, 10). Sau thời gian đó Chúa luôn theo dõi hoạt động và sức mạnh khống chế của Satan. Trong tất cả các thứ tội và sự khốn cùng của con người, Chúa nhận ra hình thù của một thế giới sự ác hoạt động mạnh mẽ dưới sự điều hướng của Satan. Chúa nhận ra bóng dáng kẻ thù của Thiên Chúa và con người không chỉ trong những kẻ bị qủy ám mà còn trong những người đau yếu nữa (x. Mt 12, 28; Mc 4, 15; Lc 13, 16; Cv 10, 38). Chúa thấu rõ hoạt động của Satan trong lời của Phêrô khuyên can ngài tránh thoát thập giá, cũng như trong việc ông chối Chúa. Tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn thường coi những chuyện này là tự nhiên như một cách thế tỏ lộ tính khí của Phêrô (x. Mt 16, 23; Lc 22, 31- 32). Trong cuộc thương khó của Người- nơi nhiều người coi đó là tội ác của con người được Thiên Chúa cho phép- thì Chúa Giêsu nhìn nhận đó là quyền lực của bóng tối. Toàn bộ công việc của Người khi sống và cả lúc lâm chung là triệt phá việc làm của Satan và chiến thắng chúng. Và Người sẽ hoàn toàn tiêu diệt Satan vào ngày Người quang lâm (Lc 10, 18; 22, 3; Ga 12, 31; 14, 30; Rm 16, 20; Cl 2, 15; 2 Tx 2, 8- 9; 1 Ga 3,8).
Lời Chúa nói với Phêrô, được coi như một kinh nghiệm cá nhân, giúp ta biết sợ hãi khi nhìn vào hoạt động của kẻ thù Satan: “Simon, Simon ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22, 31). Sau này chính thánh Phêrô cũng nhắc lại: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5, 8). Quỷ không có quyền năng vô biên, nhưng nó biết nắm bắt các điểm yếu và luôn biết lợi dụng mọi lúc sơ hở, mất cảnh giác “để sàng anh như sàng gạo” (Lc 22, 31).
Thật là một hình ảnh nhắc nhở sống động! Thế gian này là cái sàn rê lúa lớn của Satan. Thóc mẩy thuộc về Thiên Chúa còn trấu thuộc về Satan. Nó không ngừng sàng sảy, và tất cả những gì là trấu bổi văng ra ngoài nó vội vã thu gom vào. Chúng ta là những phàm nhân yếu đuối, làm sao có thể đứng vững trước các cuộc thải trừ dồn dập đó? Nếu không cầu xin ơn Chúa trợ giúp để chiến đấu và chiến thắng, nhiều người sẽ đời đời tiêu vong (x. 1 Cr 5, 5; 1 Tm 1, 20).
Satan không chỉ có sàng sảy. Trước hết nó còn gieo rắc tinh thần thế tục, nghĩa là lòng yêu thích thế gian. Nhiều người rất tốt lành đạo đức lúc nghèo túng, nhưng khi giàu có lên, hoặc có địa vị họ hoàn toàn sống theo tinh thần thế tục, từ bỏ mọi chuẩn mực đạo đức. Nhiều người rất sốt sắng, thánh thiện lúc gặp gian nan, thử thách, hoạn nạn, nhưng khi tai qua nạn khỏi, lại sống phóng đãng sa đoạ.
Cái sàng khác của Satan là tính tự ái và lòng tự mãn. Không biết cảm thương, không sẵn sàng hi sinh để phục Chúa và anh chị em mình, chúng ta không còn phải là muối, là men, những đặc tính căn cốt của người môn đệ Chúa Kitô. Dù có thực hành việc đạo đức bao nhiêu mà thiếu lòng mến thì coi như thiếu tất cả, chỉ còn là vỏ trấu (x. Ga 8, 44; 1 Ga 3, 10- 15; 4, 20).
Một cái sàng khác nữa là thái độ ngộ tín. Ngộ tín là một xác tín sai lạc, không dựa vào biện phân Thần Khí. Nó là một dạng khác của tính kiêu căng, tự mãn, một kiểu mẫu Pharisêu, rất nguy hiểm trong đời sống thiêng liêng, bị Chúa khiển trách nặng lời. Ngộ tín làm cho ta nghĩ rằng mình đang theo hướng dẫn của Thần Khí, nhưng kì thực chỉ làm theo ý riêng. Ngộ tín là một sự trói buộc thiêng liêng, rất khó thay đổi. Người tự tín tưởng mình đang chiến thắng Satan, nhưng ngược lại họ đang bị nó chế ngự (x. Gal 3, 3; 5, 13).
Đời sống là một cuộc chiếu đấu liên lỉ để đương đầu với hoạt động sàng sảy của Satan đã được chúa cho phép. Để có thể đứng vững, chúng ta phải hết mực khiêm tốn, phải luôn biết kính sợ Chúa, và cậy trông nơi Người. “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giỡi tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao”, nên chúng ta “hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Ngừơi. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma qủy” (Ep 6, 10- 16). Nhưng với Chúa chúng ta không còn phải sợ hãi. Không người nào, không vật nào có thể làm hại chúng ta nếu chính chúng ta không cho phép nó. Bởi vì, như lời một Giáo phụ đã nói, từ khi Chúa bước vào trần gian thì Satan như một con chó bị xích lại vào một góc sân, nó chỉ có thể tru sủa và chạy lòng vòng; nếu chúng ta không lại gần, nó chẳng thể làm hại chúng ta.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin mở mắt con để con nhìn rõ diện mạo của kẻ thù ma qủy và những mưu chước của chúng. Xin cho con nhận rõ vương quốc của quỷ để biết sợ hãi và xa tránh tất cả những gì thuộc về chúng. Xin cho con tin tưởng cậy trông nơi Chúa là Đấng đã chiến thắng quỷ dữ và xác tín rằng chỉ khi chúng con cậy dựa vào sức mạnh của Chúa chúng con mới có thể chiến thắng được quỷ. Xin cho con luôn biết hãm dẹp các tính mê nết xấu và tính xác thịt ươn hèn để tìm được sức mạnh trong Chúa. Xin cho con biết luôn luôn cầu nguyện, vì cầu nguyện là khí giới hữu hiệu, là thành trì bảo vệ con chống lại các cuộc tấn công của quỷ.
Hãy trở về gốc, hỡi con người
LM Peter Hoàng Xuân Nghiêm
12:15 12/02/2008
HÃY TRỞ VỀ GỐC, HỠI CON NGƯỜI.
(Bài chia sẻ trong Lễ Tân Niên MẬU TÝ)
Chúng ta tiễn năm Cô Heo đi vào qúa khứ và chào đón Chú Chuột nhập vào giòng thời gian Mậu Tý. Trong tư cách là gia trưởng một gia đình thiêng liêng là giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại vùng Grand Rapids, vào dịp đầu xuân Mậu Tý nầy, xin thay lời cho anh chị em thành viên giáo xứ Đức Mẹ Lavang, chúng tôi kính cẩn dâng lời vấn an sức khoẻ qúy vị cao niên, các bậc trưởng thượng là những vị khách qúy đến tham dự Lễ Tết mừng Xuân Mậu Tý năm nay với giáo xứ chúng tôi. Chúng tôi rất lấy làm vạn hạnh được chào đón liệt qúy vị hôm nay và đây cũng là một dịp tốt để kính chúc mừng tuổi mới và cầu chúc qúy vị một năm Mậu Tý luôn luôn gặp may mắn như “Chuột Sa Chĩnh Gạo”.
Đặc biệt với ACE thuộc thành viên giáo xứ Đức Mẹ Lavang, chúng tôi kính mừng tuổi mới qúy vị, từ những bậc vị vọng cao niên cho đến các ấu nhi măng sữa một năm mới an bình, luôn chấp nhận khả năng giới hạn của mình như con giáp Mậu Tý để tránh, và cố luồn lách để vượt thoát những gian nguy của những chú mèo đang rình bắt chuột. Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống. Chuột nào biết sợ mèo là chuột ấy khôn ngoan, né tránh những đe dọa hiểm nghèo, những nguy cơ đang tác hại cho thân phận để được sống an toàn là cái khôn của Chú Chuột.
Trong phần đáp ca của thánh lễ tân niên hôm nay được trích dẫn từ Thánh Vịnh 89, trong đó có câu: “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”. Và trong kinh tiền tụng của ngày mồng hai Tết cũng có câu: “Khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn vật đều có cội rễ căn nguyên: chim có tổ, nưóc có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ”. Phải, thưa liệt qúy vị và anh chị em! Mỗi người trong chúng ta mang trong mình một giòng họ riêng: Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Hoàng. .. vv. “Hãy trở về gốc, hỡi con người”. Gốc Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Hoàng là cái gốc riêng của mỗi giòng họ và mỗi người cũng cần trở về và sống sao để làm vinh danh giòng họ ấy của mình. Nhưng trên hết và trước hết, mỗi chúng ta đây đều có một cái gốc chung: Quốc Tổ Việt Nam. “Hãy trở về gốc, hỡi con người” là sứ điệp mời gọi chúng ta trở về với chính cái gốc Quốc Tổ ấy. Ngay từ giây phút đầu tiên khi vừa mới tượng thai trong lòng mẫu thân, tôi đã mang trong mình giòng máu Việt-Nam, bản chất Việt-Nam, căn tính Việt-Nam. Tôi ra khỏi Việt-Nam đến định cư trên đất nước Mỹ nầy, nhưng căn-tính Việt-Nam không bao giờ ra khỏi tôi, vì căn-tính Việt-Nam đã trở thành bản tính trong tôi, gắn liền trong con người tôi. Tôi với Việt-Nam là một.
Chúng ta đến Hiệp Chủng Quốc Mỹ nầy theo dạng Tị Nạn hay Di Dân, Dạng Đoàn Tụ Gia-Đình hay Kết Hôn, Dạng Con Lai hay H.O. lần lượt kể từ năm 1975 hay những thập niên tiếp theo sau đó cho đến nay. Chúng ta là những người thuộc thế hệ thứ nhất đến trên đất Mỹ nầy. Chúng ta chấp nhận thân phận của “Chuột Đã Chạy Cùng Sào” và may mắn chạy đến được xứ sở của cơ-hội ngàn năm một thuở nầy và xin chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai. Phần chúng ta, thế hệ thứ nhất “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”. Đừng chối bỏ hay tìm cách loại trừ căn-tính Việt-Nam ra khỏi cuộc đời. Hãy hãnh diện làm người Việt-Nam. Mỗi Việt-kiều hãy cố gắng làm một đại-sứ Việt-Nam ngay trong môi trường chúng ta đang sinh sống. Mỗi chúng ta sống làm sao để không làm nhục quốc thể Việt-Nam. Thế hệ thứ nhất chúng ta tình nguyện hy sinh làm đầu nêu đầu tàu, tình nguyện làm những viên đá lót đường cho những thế-hệ kế-thừa là con cháu chúng ta làm bàn đạp để có cơ-hội hội-nhập, tiến thân trên đất nước nầy.
“Hãy Trở Về Gốc”, thưa thế hệ thứ nhất. Ngoài căn-tính VN ra, chúng ta còn hai cái gốc bự khác như hai điểm son cần giữ lại và phát huy thêm. Điểm son thứ nhất là Tình Tự Gia Đình, mà rõ nét nhất là nghiã tào khang, đạo vợ chồng và lòng hiếu thảo. Điểm son thứ hai là Đức Tin Truyền Thống Công Giáo Việt-Nam, mà rõ nét nhất là trung tín son sắt giữ đạo Chúa, nhất là việc tôn sùng Bí tích Thánh Thể và lòng sùng kính Mẹ Maria qua việc lần chuỗi mân côi mỗi ngày. Ở điểm son thứ nhất, cảnh li dị của người Việt-Nam Công Giáo tại Mỹ đã đến hồi báo động đỏ, vì nghĩa tào khang đã lỏng lẻo, đạo vợ chồng đã biến dạng, lòng hiếu thảo đã biến chất thì gia đình làm sao đứng vững? Ở điểm son thứ hai, một số người Việt-Nam Công Giáo sang Mỹ giữ đạo “on sale”, cắt xén và tính toán giờ giấc khi đến với Chúa trong các giờ tham dự thánh lễ mỗi Chúa nhật và Lễ Trọng, Lễ Buộc. Lời nhắc nhở nhau của thế hệ thứ nhất là “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”.
Thế hệ thứ hai là những bạn trẻ đến Mỹ trong lứa tuổi ấu nhi cho đến lứa tuổi 10, 11. Thế hệ thứ hai trong lứa tuổi nầy dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ tiếng Anh rất nhanh. Tiếng Anh trở thành tiếng mẹ đẻ của họ. Họ nói tiếng Mỹ như Mỹ, suy nghĩ cũng bằng đầu óc Mỹ nên nói tiếng Anh như gió. Thế hệ thứ hai nầy rất thành công trên con đường học vấn và có thể có những bằng cấp cao ở bậc Đại Học Mỹ. Họ có tay nghề vững, kiến thức rộng. Thế hệ thứ hai nầy nhiều khi cảm thấy xấu hổ vì mình là người Việt-Nam. Họ ngay tình và thực sự muốn quên đi căn tính Việt-Nam của mình. Họ phủ nhận bản chất Việt-Nam của mình. Họ háo hức muốn hội nhập, muốn đồng hóa mình thành người Mỹ trăm phần trăm. Họ thích ăn Hot Dog, Humberger hơn ăn canh, ăn cơm Việt-Nam. Họ hội nhập cuộc sống như cuộc sống của người Mỹ bản xứ. Nhưng rồi sự lăn xả ấy sẽ có lúc khựng lại. Ớ trong các công tư sở lớn của Mỹ, họ có thể có tay nghề vững, bằng cấp cao, kiến thức rộng nhưng họ vẫn bị kỳ thị chủng tộc, màu da, bởi lẽ họ vẫn còn mang trong mình hình dáng một con người đầu đen, mũi tẹt, da vàng. Những chức vụ như Giám Đốc, Trưởng Ngành khó lọt vào tay một người da màu. Không hội nhập để trở thành người da trắng 100% được thì người da màu cũng khựng lại ở những cấp bậc hạng hai, hạng ba trong các công tư sở do người Mỹ làm chủ mà thôi. Dù trở thành công dân Mỹ trên thẻ công dân, nhưng thưa các bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai, các bạn cũng chỉ là công dân hạng hai trong thực tế mà thôi.
Các bạn trẻ Việt-Nam thuộc thế hệ thứ hai thân mến. Nước Mỹ có một ưu điểm và cũng là nhược điểm: Qúy trọng tài năng và tìm kiếm nhân tài thế giới để đầu tư vốn liếng trí thức cho Hiệp chủng quốc. Người Việt-Nam ta có tinh thần hiếu học và óc cầu tiến là ưu điểm hàng đầu, nhưng lại có một nhược điểm rất to lớn: Cá Nhân Chủ Nghĩa ăn sâu vào từng làn da thớ thịt, đã trở thành gần như bản tính riêng. Người theo Cá Nhân Chủ Nghiã thì coi trời bằng vung. Về điểm nầy, ông Nguyễn Huy Hân, một chính trị gia Việt-Nam có nêu lên một nhận xét đau lòng, nhưng rất chí lý và sát với con người VN trong thực tế: “Ở đâu có hai người Việt-Nam thì ở đấy có đến ba nhà lãnh đạo”. Một nhà xã-hội-học và nhân-chủng-học Nhật Bản, sau nhiều năm giao tiếp và làm việc với người Việt-Nam có nêu lên nhận định nầy: Cùng một công việc như nhau, nếu giao cho một người Việt và một người Nhật đảm trách riêng, thì người Việt ấy sẽ thành công vượt trội, bỏ rất xa người Nhật ấy lại đàng sau. Còn nếu giao cùng một công việc cho 4 người, hai người Việt làm chung nhóm A và 2 người Nhật làm chung nhóm B, thì thành qủa của công việc mang lại, cho thấy nhóm 2 người Việt sẽ tuột xuống hạng hai, nhưng nếu giao cùng một công việc ấy cho mỗi nhóm 3 người trở lên thì thành qủa công việc sẽ mang lại thành công cho nhóm 3 nguời Nhật, còn nhóm 3 người Việt sẽ lẽo đẽo theo sau họ rất xa ở đàng sau, nếu không muốn nói là tụt hậu. Tại sao vậy? Xin thưa, vì có đầu óc Cá Nhân Chủ Nghĩa nên người Việt mình dễ thành công một mình, nhưng sẽ thất bại chua cay khi làm việc theo “Team Work” của người Mỹ.
“Hãy Trở về gốc, hỡi con người”. Cha ông mình có một kinh nghiệm cho ngàn đời sau: Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống. Xin các bạn trẻ VN thuộc thế hệ thứ hai hãy nắm bắt cho được cái ưu điểm và cũng là nhược điểm của người Mỹ là trọng vọng tài năng và tìm kiếm nhân tài cho đất nước nầy. Người Việt mình cố làm sao loại bỏ đi đầu óc cá nhân chủ nghĩa và khai thác tinh thần hiếu học, đào sâu óc cầu tiến để trở nên những người có tài năng thực sự nơi các đại học Mỹ, trên thương trường và cả trong chính trường nữa. Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng. Chúng ta biết được tài năng của mình mà khai thác, biết được nhược điểm của mình mà khắc phục, rồi cũng biết được ưu điểm và khuyết điểm của người Mỹ để trong kiên trì chúng ta tìm cách len lỏi, xâm nhập một cách tiệm tiến vào các môi trường xã hội khác nhau nầy theo kế hoạch vết dầu loang, thì chắc chắn các bạn sẽ có một thế đứng vững chắc mà xã hội Mỹ sẽ không loại bỏ được. Không loại bỏ được thì xã hội và đất nước Mỹ sẽ dùng các bạn thôi, vì các bạn có thực lực, có khả năng trổi vượt hơn người bản xứ.
Gương thành công của những người VN thuộc những thế hệ đến nước Mỹ nầy trước chúng ta hãy còn đó. Một giáo sư Nguyễn Thanh Long đến Mỹ năm 53 tuổi, ông bắt đầu học lại chương trình trung học Mỹ, đậu tú tài Mỹ, mon men lên ghế đại học rồi trở nên một giáo sư đại học Mỹ về sau. Một giáo sư thạc-sĩ toán học “Toàn Phong” Ng Xuân Vinh, người vẽ đường bay cho các phi thuyền Mỹ bay vào vũ trụ. Một linh mục tiến sĩ vật lý Nguyễn văn Tịnh, người tìm ra được câu trả lời rất sớm cho lý do tại sao phi thuyền Apollo XIII của Mỹ đã thất bại khi bay vào vũ trụ. Một tiến sĩ vật lý nguyên tử Nguyễn T.K., một khoa học gia trẻ, lấy xong Ph.D. lúc mới 24 tuổi đầu, làm việc cho ngành nguyên tử Hải quân Mỹ. Một kỹ-sư hoá chất, tiến sĩ Nguyễn văn Đẹt, người phát minh ra ống dẫn nước bằng chất mủ, chất nhựa để từ đó đưa nước tới khách hàng dùng mà không bị ten sét như các ống dẫn nước bằng sắt trước đây. Đường ống dẫn nước ấy đang thịnh hành trên thị trường nước Mỹ và thế giới ngày nay. Ông còn phát minh ra một hoá chất để thả vào trong các bồn chứa nước của các thành phố và giữ cho nước được trong mãi mà không bị rong rêu làm vẩn đục nước như trước đây. Thương trường thế giới đang làm giàu trên phát minh ấy của người kỹ sư Việt Nam nầy. Rồi một kỹ-sư điện-tử Ngô Đình Tuấn đã phát minh ra chiếc máy điện thoại truyền hình, bán tác-quyền lại cho người Nhât và nay chiếc máy điện thoại ấy đang được dùng đến trên thương-trường quốc-tế. Gần đây nhất chúng ta hãnh diện về một nữ khoa-học-gia Việt-Nam, người đã phát minh ra một loại bom tinh khôn, tìm địch mà diệt sau khi đã phóng ra khỏi nòng súng xuất phát. Bộ quốc phòng Mỹ ra cho Chị một thời hạn là 3 năm để nghiên cứu và sáng chế ra loại bom tìm địch mà diệt ấy, nhưng khoa-học-gia Dương Nguyệt Ánh nầy của Việt-Nam đã thành công với Team Work của mình chỉ sau 67 ngày đêm miệt mài trong phòng thí nghiệm. Chị có một câu nói để đời, một lời khuyên cho giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai của VN đến Mỹ: “Sự thành công của chị được viên thành nhờ 20% là do tài năng, 40% đến từ con tim và 40% còn lại là do lao động trí óc mà mang lại thành qủa hôm nay”.
“Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Nguời Việt-Nam thế hệ thứ hai”. Trở về với tính hiếu học và óc cầu tiến của người Việt-Nam để làm bàn đạp mà vươn tới để thăng tiến bản thân, lằm hãnh diện cho gia đình, cho dòng họ và cho Tổ quốc Việt-Nam. Tôi có qúa tham vọng chăng để kể cho qúy vị và các bạn nghe 2 câu chuyện nầy.
Câu chuyện thứ nhất: Có một người trẻ Nhật Bản, thuộc thế hệ thứ hai khi đến Mỹ, cũng háo hức hội nhập cuộc sống Mỹ, không thèm học tiếng Nhật. Trong một chuyến trở về thăm quê cha đất tổ trên vùng Kyoto, vì không biết tiếng Nhật nên anh bị đồng bào anh khinh miệt, kỳ thị. Người đồng hương nhục mạ, mỉa mai anh: “Đồ người Nhật gì mà không nói được tiếng Nhật!”. Anh xấu hổ trỏ về Mỹ, tìm đến đại học Georgetown tai Washington DC học một năm tiếng Nhật. Sau đó anh trở về Nhật lần thứ hai. Vì ăn nói lưu loát tiếng mẹ đẻ, anh được người đồng hương Kyoto tiếp đón nồng hậu. Các bạn trẻ VN có cơ hội học tiếng Việt xin hãy nhớ câu chuyện người Mỹ gốc Nhật nầy nhá.
Câu chuyện thứ hai (được kể lại trên báo Đời Mới số 82): Năm 1950 sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Ko Young II lúc ấy lên 7 tuổi đã cùng thân phụ chạy theo đoàn quân Hoa Kỳ rời Bắc Hàn xuống Nam Hàn và sau đó cả hai bố con đều di-cư qua Mỹ, trong khi đó người mẹ và người chị bị kẹt lại ở Bắc Hàn. Và kể từ đó, Ko Young II mất luôn liên lạc với mẹ. Năm 1979, anh Ko Young II đã ngoài 36 tuổi, đang làm nghề thợ đóng xe hơi tại Hoa Kỳ, được chọn làm thông-dịch-viên cho phái đoàn bóng bàn Hoa Kỳ qua Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn để tranh giải bóng bàn quốc tế. Lợi dụng dịp nầy, anh Ko Young II đã nhờ một số nghị-sĩ Mỹ can thiệp với chính phủ Bắc Cao để anh được tìm gặp lại người mẹ yêu qúy đã 29 năm xa cách và anh đã được như lòng sở nguyện. Bà Lee Jung Ho, 69 tuổi, thoạt khi vừa gặp lại đứa con trai yêu qúy, bà hơi ngỡ ngàng trong giây phút, nhưng bất thần bà giơ tay sờ lên tai con để tìm lại một vết sẹo cũ mà bà nhớ đã xẩy ra cho con bà hồi còn nhỏ. Sau khi sờ thấy vết sẹo cũ của con và biết chắc đây đúng là con mình, bà đã ôm chầm lấy đứa con yêu với tất cả niềm âu yếm của tình mẫu tử, nước mắt tuôn trào, bà nghẹn ngào nói với con qua tiếng nấc: “Con của mẹ ơi! Đừng rời mẹ, đừng rời xa mẹ nữa”.
“Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Nguời Việt-Nam thế hệ thứ hai”. Dấu hiệu nào để Mẹ Việt-Nam, Quốc Tổ Việt-Nam, đồng bào Việt-Nam còn nhận diện được các bạn là Việt-Nam trong huyết quản? Xin hãy nhớ: “Máu đi máu trở về tim, Việt Nam nghèo đói cũng xin trở về”.
Trong niềm tâm sự đầu năm, xin mạo muội ghi lại và gợi lên một đôi điều suy tư đến từ con tim Việt-Nam nầy như một món qùa xuân trang trọng kính dâng tặng liệt qúy vị và các bạn trẻ Việt-Nam thân yêu.
(Wyoming, Michigan 10-2-2008 * Giáo xứ Đức Mẹ La-Vang mừng Xuân Mậu Tý).
(Bài chia sẻ trong Lễ Tân Niên MẬU TÝ)
Chúng ta tiễn năm Cô Heo đi vào qúa khứ và chào đón Chú Chuột nhập vào giòng thời gian Mậu Tý. Trong tư cách là gia trưởng một gia đình thiêng liêng là giáo xứ Đức Mẹ Lavang tại vùng Grand Rapids, vào dịp đầu xuân Mậu Tý nầy, xin thay lời cho anh chị em thành viên giáo xứ Đức Mẹ Lavang, chúng tôi kính cẩn dâng lời vấn an sức khoẻ qúy vị cao niên, các bậc trưởng thượng là những vị khách qúy đến tham dự Lễ Tết mừng Xuân Mậu Tý năm nay với giáo xứ chúng tôi. Chúng tôi rất lấy làm vạn hạnh được chào đón liệt qúy vị hôm nay và đây cũng là một dịp tốt để kính chúc mừng tuổi mới và cầu chúc qúy vị một năm Mậu Tý luôn luôn gặp may mắn như “Chuột Sa Chĩnh Gạo”.
Đặc biệt với ACE thuộc thành viên giáo xứ Đức Mẹ Lavang, chúng tôi kính mừng tuổi mới qúy vị, từ những bậc vị vọng cao niên cho đến các ấu nhi măng sữa một năm mới an bình, luôn chấp nhận khả năng giới hạn của mình như con giáp Mậu Tý để tránh, và cố luồn lách để vượt thoát những gian nguy của những chú mèo đang rình bắt chuột. Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống. Chuột nào biết sợ mèo là chuột ấy khôn ngoan, né tránh những đe dọa hiểm nghèo, những nguy cơ đang tác hại cho thân phận để được sống an toàn là cái khôn của Chú Chuột.
Trong phần đáp ca của thánh lễ tân niên hôm nay được trích dẫn từ Thánh Vịnh 89, trong đó có câu: “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”. Và trong kinh tiền tụng của ngày mồng hai Tết cũng có câu: “Khi ngẫm xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn vật đều có cội rễ căn nguyên: chim có tổ, nưóc có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ”. Phải, thưa liệt qúy vị và anh chị em! Mỗi người trong chúng ta mang trong mình một giòng họ riêng: Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Hoàng. .. vv. “Hãy trở về gốc, hỡi con người”. Gốc Phạm, Lê, Trần, Nguyễn, Hoàng là cái gốc riêng của mỗi giòng họ và mỗi người cũng cần trở về và sống sao để làm vinh danh giòng họ ấy của mình. Nhưng trên hết và trước hết, mỗi chúng ta đây đều có một cái gốc chung: Quốc Tổ Việt Nam. “Hãy trở về gốc, hỡi con người” là sứ điệp mời gọi chúng ta trở về với chính cái gốc Quốc Tổ ấy. Ngay từ giây phút đầu tiên khi vừa mới tượng thai trong lòng mẫu thân, tôi đã mang trong mình giòng máu Việt-Nam, bản chất Việt-Nam, căn tính Việt-Nam. Tôi ra khỏi Việt-Nam đến định cư trên đất nước Mỹ nầy, nhưng căn-tính Việt-Nam không bao giờ ra khỏi tôi, vì căn-tính Việt-Nam đã trở thành bản tính trong tôi, gắn liền trong con người tôi. Tôi với Việt-Nam là một.
Chúng ta đến Hiệp Chủng Quốc Mỹ nầy theo dạng Tị Nạn hay Di Dân, Dạng Đoàn Tụ Gia-Đình hay Kết Hôn, Dạng Con Lai hay H.O. lần lượt kể từ năm 1975 hay những thập niên tiếp theo sau đó cho đến nay. Chúng ta là những người thuộc thế hệ thứ nhất đến trên đất Mỹ nầy. Chúng ta chấp nhận thân phận của “Chuột Đã Chạy Cùng Sào” và may mắn chạy đến được xứ sở của cơ-hội ngàn năm một thuở nầy và xin chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai. Phần chúng ta, thế hệ thứ nhất “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”. Đừng chối bỏ hay tìm cách loại trừ căn-tính Việt-Nam ra khỏi cuộc đời. Hãy hãnh diện làm người Việt-Nam. Mỗi Việt-kiều hãy cố gắng làm một đại-sứ Việt-Nam ngay trong môi trường chúng ta đang sinh sống. Mỗi chúng ta sống làm sao để không làm nhục quốc thể Việt-Nam. Thế hệ thứ nhất chúng ta tình nguyện hy sinh làm đầu nêu đầu tàu, tình nguyện làm những viên đá lót đường cho những thế-hệ kế-thừa là con cháu chúng ta làm bàn đạp để có cơ-hội hội-nhập, tiến thân trên đất nước nầy.
“Hãy Trở Về Gốc”, thưa thế hệ thứ nhất. Ngoài căn-tính VN ra, chúng ta còn hai cái gốc bự khác như hai điểm son cần giữ lại và phát huy thêm. Điểm son thứ nhất là Tình Tự Gia Đình, mà rõ nét nhất là nghiã tào khang, đạo vợ chồng và lòng hiếu thảo. Điểm son thứ hai là Đức Tin Truyền Thống Công Giáo Việt-Nam, mà rõ nét nhất là trung tín son sắt giữ đạo Chúa, nhất là việc tôn sùng Bí tích Thánh Thể và lòng sùng kính Mẹ Maria qua việc lần chuỗi mân côi mỗi ngày. Ở điểm son thứ nhất, cảnh li dị của người Việt-Nam Công Giáo tại Mỹ đã đến hồi báo động đỏ, vì nghĩa tào khang đã lỏng lẻo, đạo vợ chồng đã biến dạng, lòng hiếu thảo đã biến chất thì gia đình làm sao đứng vững? Ở điểm son thứ hai, một số người Việt-Nam Công Giáo sang Mỹ giữ đạo “on sale”, cắt xén và tính toán giờ giấc khi đến với Chúa trong các giờ tham dự thánh lễ mỗi Chúa nhật và Lễ Trọng, Lễ Buộc. Lời nhắc nhở nhau của thế hệ thứ nhất là “Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Người”.
Thế hệ thứ hai là những bạn trẻ đến Mỹ trong lứa tuổi ấu nhi cho đến lứa tuổi 10, 11. Thế hệ thứ hai trong lứa tuổi nầy dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ tiếng Anh rất nhanh. Tiếng Anh trở thành tiếng mẹ đẻ của họ. Họ nói tiếng Mỹ như Mỹ, suy nghĩ cũng bằng đầu óc Mỹ nên nói tiếng Anh như gió. Thế hệ thứ hai nầy rất thành công trên con đường học vấn và có thể có những bằng cấp cao ở bậc Đại Học Mỹ. Họ có tay nghề vững, kiến thức rộng. Thế hệ thứ hai nầy nhiều khi cảm thấy xấu hổ vì mình là người Việt-Nam. Họ ngay tình và thực sự muốn quên đi căn tính Việt-Nam của mình. Họ phủ nhận bản chất Việt-Nam của mình. Họ háo hức muốn hội nhập, muốn đồng hóa mình thành người Mỹ trăm phần trăm. Họ thích ăn Hot Dog, Humberger hơn ăn canh, ăn cơm Việt-Nam. Họ hội nhập cuộc sống như cuộc sống của người Mỹ bản xứ. Nhưng rồi sự lăn xả ấy sẽ có lúc khựng lại. Ớ trong các công tư sở lớn của Mỹ, họ có thể có tay nghề vững, bằng cấp cao, kiến thức rộng nhưng họ vẫn bị kỳ thị chủng tộc, màu da, bởi lẽ họ vẫn còn mang trong mình hình dáng một con người đầu đen, mũi tẹt, da vàng. Những chức vụ như Giám Đốc, Trưởng Ngành khó lọt vào tay một người da màu. Không hội nhập để trở thành người da trắng 100% được thì người da màu cũng khựng lại ở những cấp bậc hạng hai, hạng ba trong các công tư sở do người Mỹ làm chủ mà thôi. Dù trở thành công dân Mỹ trên thẻ công dân, nhưng thưa các bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai, các bạn cũng chỉ là công dân hạng hai trong thực tế mà thôi.
Các bạn trẻ Việt-Nam thuộc thế hệ thứ hai thân mến. Nước Mỹ có một ưu điểm và cũng là nhược điểm: Qúy trọng tài năng và tìm kiếm nhân tài thế giới để đầu tư vốn liếng trí thức cho Hiệp chủng quốc. Người Việt-Nam ta có tinh thần hiếu học và óc cầu tiến là ưu điểm hàng đầu, nhưng lại có một nhược điểm rất to lớn: Cá Nhân Chủ Nghĩa ăn sâu vào từng làn da thớ thịt, đã trở thành gần như bản tính riêng. Người theo Cá Nhân Chủ Nghiã thì coi trời bằng vung. Về điểm nầy, ông Nguyễn Huy Hân, một chính trị gia Việt-Nam có nêu lên một nhận xét đau lòng, nhưng rất chí lý và sát với con người VN trong thực tế: “Ở đâu có hai người Việt-Nam thì ở đấy có đến ba nhà lãnh đạo”. Một nhà xã-hội-học và nhân-chủng-học Nhật Bản, sau nhiều năm giao tiếp và làm việc với người Việt-Nam có nêu lên nhận định nầy: Cùng một công việc như nhau, nếu giao cho một người Việt và một người Nhật đảm trách riêng, thì người Việt ấy sẽ thành công vượt trội, bỏ rất xa người Nhật ấy lại đàng sau. Còn nếu giao cùng một công việc cho 4 người, hai người Việt làm chung nhóm A và 2 người Nhật làm chung nhóm B, thì thành qủa của công việc mang lại, cho thấy nhóm 2 người Việt sẽ tuột xuống hạng hai, nhưng nếu giao cùng một công việc ấy cho mỗi nhóm 3 người trở lên thì thành qủa công việc sẽ mang lại thành công cho nhóm 3 nguời Nhật, còn nhóm 3 người Việt sẽ lẽo đẽo theo sau họ rất xa ở đàng sau, nếu không muốn nói là tụt hậu. Tại sao vậy? Xin thưa, vì có đầu óc Cá Nhân Chủ Nghĩa nên người Việt mình dễ thành công một mình, nhưng sẽ thất bại chua cay khi làm việc theo “Team Work” của người Mỹ.
“Hãy Trở về gốc, hỡi con người”. Cha ông mình có một kinh nghiệm cho ngàn đời sau: Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống. Xin các bạn trẻ VN thuộc thế hệ thứ hai hãy nắm bắt cho được cái ưu điểm và cũng là nhược điểm của người Mỹ là trọng vọng tài năng và tìm kiếm nhân tài cho đất nước nầy. Người Việt mình cố làm sao loại bỏ đi đầu óc cá nhân chủ nghĩa và khai thác tinh thần hiếu học, đào sâu óc cầu tiến để trở nên những người có tài năng thực sự nơi các đại học Mỹ, trên thương trường và cả trong chính trường nữa. Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng. Chúng ta biết được tài năng của mình mà khai thác, biết được nhược điểm của mình mà khắc phục, rồi cũng biết được ưu điểm và khuyết điểm của người Mỹ để trong kiên trì chúng ta tìm cách len lỏi, xâm nhập một cách tiệm tiến vào các môi trường xã hội khác nhau nầy theo kế hoạch vết dầu loang, thì chắc chắn các bạn sẽ có một thế đứng vững chắc mà xã hội Mỹ sẽ không loại bỏ được. Không loại bỏ được thì xã hội và đất nước Mỹ sẽ dùng các bạn thôi, vì các bạn có thực lực, có khả năng trổi vượt hơn người bản xứ.
Gương thành công của những người VN thuộc những thế hệ đến nước Mỹ nầy trước chúng ta hãy còn đó. Một giáo sư Nguyễn Thanh Long đến Mỹ năm 53 tuổi, ông bắt đầu học lại chương trình trung học Mỹ, đậu tú tài Mỹ, mon men lên ghế đại học rồi trở nên một giáo sư đại học Mỹ về sau. Một giáo sư thạc-sĩ toán học “Toàn Phong” Ng Xuân Vinh, người vẽ đường bay cho các phi thuyền Mỹ bay vào vũ trụ. Một linh mục tiến sĩ vật lý Nguyễn văn Tịnh, người tìm ra được câu trả lời rất sớm cho lý do tại sao phi thuyền Apollo XIII của Mỹ đã thất bại khi bay vào vũ trụ. Một tiến sĩ vật lý nguyên tử Nguyễn T.K., một khoa học gia trẻ, lấy xong Ph.D. lúc mới 24 tuổi đầu, làm việc cho ngành nguyên tử Hải quân Mỹ. Một kỹ-sư hoá chất, tiến sĩ Nguyễn văn Đẹt, người phát minh ra ống dẫn nước bằng chất mủ, chất nhựa để từ đó đưa nước tới khách hàng dùng mà không bị ten sét như các ống dẫn nước bằng sắt trước đây. Đường ống dẫn nước ấy đang thịnh hành trên thị trường nước Mỹ và thế giới ngày nay. Ông còn phát minh ra một hoá chất để thả vào trong các bồn chứa nước của các thành phố và giữ cho nước được trong mãi mà không bị rong rêu làm vẩn đục nước như trước đây. Thương trường thế giới đang làm giàu trên phát minh ấy của người kỹ sư Việt Nam nầy. Rồi một kỹ-sư điện-tử Ngô Đình Tuấn đã phát minh ra chiếc máy điện thoại truyền hình, bán tác-quyền lại cho người Nhât và nay chiếc máy điện thoại ấy đang được dùng đến trên thương-trường quốc-tế. Gần đây nhất chúng ta hãnh diện về một nữ khoa-học-gia Việt-Nam, người đã phát minh ra một loại bom tinh khôn, tìm địch mà diệt sau khi đã phóng ra khỏi nòng súng xuất phát. Bộ quốc phòng Mỹ ra cho Chị một thời hạn là 3 năm để nghiên cứu và sáng chế ra loại bom tìm địch mà diệt ấy, nhưng khoa-học-gia Dương Nguyệt Ánh nầy của Việt-Nam đã thành công với Team Work của mình chỉ sau 67 ngày đêm miệt mài trong phòng thí nghiệm. Chị có một câu nói để đời, một lời khuyên cho giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai của VN đến Mỹ: “Sự thành công của chị được viên thành nhờ 20% là do tài năng, 40% đến từ con tim và 40% còn lại là do lao động trí óc mà mang lại thành qủa hôm nay”.
“Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Nguời Việt-Nam thế hệ thứ hai”. Trở về với tính hiếu học và óc cầu tiến của người Việt-Nam để làm bàn đạp mà vươn tới để thăng tiến bản thân, lằm hãnh diện cho gia đình, cho dòng họ và cho Tổ quốc Việt-Nam. Tôi có qúa tham vọng chăng để kể cho qúy vị và các bạn nghe 2 câu chuyện nầy.
Câu chuyện thứ nhất: Có một người trẻ Nhật Bản, thuộc thế hệ thứ hai khi đến Mỹ, cũng háo hức hội nhập cuộc sống Mỹ, không thèm học tiếng Nhật. Trong một chuyến trở về thăm quê cha đất tổ trên vùng Kyoto, vì không biết tiếng Nhật nên anh bị đồng bào anh khinh miệt, kỳ thị. Người đồng hương nhục mạ, mỉa mai anh: “Đồ người Nhật gì mà không nói được tiếng Nhật!”. Anh xấu hổ trỏ về Mỹ, tìm đến đại học Georgetown tai Washington DC học một năm tiếng Nhật. Sau đó anh trở về Nhật lần thứ hai. Vì ăn nói lưu loát tiếng mẹ đẻ, anh được người đồng hương Kyoto tiếp đón nồng hậu. Các bạn trẻ VN có cơ hội học tiếng Việt xin hãy nhớ câu chuyện người Mỹ gốc Nhật nầy nhá.
Câu chuyện thứ hai (được kể lại trên báo Đời Mới số 82): Năm 1950 sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Ko Young II lúc ấy lên 7 tuổi đã cùng thân phụ chạy theo đoàn quân Hoa Kỳ rời Bắc Hàn xuống Nam Hàn và sau đó cả hai bố con đều di-cư qua Mỹ, trong khi đó người mẹ và người chị bị kẹt lại ở Bắc Hàn. Và kể từ đó, Ko Young II mất luôn liên lạc với mẹ. Năm 1979, anh Ko Young II đã ngoài 36 tuổi, đang làm nghề thợ đóng xe hơi tại Hoa Kỳ, được chọn làm thông-dịch-viên cho phái đoàn bóng bàn Hoa Kỳ qua Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn để tranh giải bóng bàn quốc tế. Lợi dụng dịp nầy, anh Ko Young II đã nhờ một số nghị-sĩ Mỹ can thiệp với chính phủ Bắc Cao để anh được tìm gặp lại người mẹ yêu qúy đã 29 năm xa cách và anh đã được như lòng sở nguyện. Bà Lee Jung Ho, 69 tuổi, thoạt khi vừa gặp lại đứa con trai yêu qúy, bà hơi ngỡ ngàng trong giây phút, nhưng bất thần bà giơ tay sờ lên tai con để tìm lại một vết sẹo cũ mà bà nhớ đã xẩy ra cho con bà hồi còn nhỏ. Sau khi sờ thấy vết sẹo cũ của con và biết chắc đây đúng là con mình, bà đã ôm chầm lấy đứa con yêu với tất cả niềm âu yếm của tình mẫu tử, nước mắt tuôn trào, bà nghẹn ngào nói với con qua tiếng nấc: “Con của mẹ ơi! Đừng rời mẹ, đừng rời xa mẹ nữa”.
“Hãy Trở Về Gốc, Hỡi Con Nguời Việt-Nam thế hệ thứ hai”. Dấu hiệu nào để Mẹ Việt-Nam, Quốc Tổ Việt-Nam, đồng bào Việt-Nam còn nhận diện được các bạn là Việt-Nam trong huyết quản? Xin hãy nhớ: “Máu đi máu trở về tim, Việt Nam nghèo đói cũng xin trở về”.
Trong niềm tâm sự đầu năm, xin mạo muội ghi lại và gợi lên một đôi điều suy tư đến từ con tim Việt-Nam nầy như một món qùa xuân trang trọng kính dâng tặng liệt qúy vị và các bạn trẻ Việt-Nam thân yêu.
(Wyoming, Michigan 10-2-2008 * Giáo xứ Đức Mẹ La-Vang mừng Xuân Mậu Tý).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 12/02/2008
BA NGƯỜI THÀNH CON HỔ
Thái tử nước Ngụy phải bị đưa qua nước Triệu làm con tin, Ngụy vương phái Bành Thông tháp tùng đi trước. Trước khi đi, Bành Thông đến yết kiến Ngụy vương, hỏi: “Giả như có một người nói trên phố lớn có một con hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương nói: “Không tin.”
- “Nếu lại có người thứ hai đến nói với ngài trên phố có con hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương vẫn nói: “Không tin.”
- “Nhưng người thứ ba cũng nói trên phố có hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương nói: “Như vậy thì ta tin.”
Bành Thông nói: “Trên phố lớn rõ ràng là không có hổ, nhưng chỉ cần ba người nói như thế, thì mọi người đều tin và cho là thật, bây giờ Hàm Đan cách nước Ngụy thì xa hơn phố lớn rất nhiều, mà người phỉ báng tôi thì nhất định là vượt quá con số ba người, xin mời đại vương nên kiểm tra chứng cứ cho rõ ràng.”
Đợi cho Bành Thông từ Hàm Đan trở về, thì quả nhiên như ông ta lo lắng, Ngụy vương cũng không trọng dụng lại ông ta nữa.
(Hàn Phi tử: Nội các thuyết thượng – Thất thuật)
Suy tư:
Trên phố đương nhiên là không có con hổ nào cả, nhưng một người nói có, hai người nói có, ba người nói có thì chắc chắn là mọi người đều tin là trên phố có hổ. Để bôi nhọ một người hoặc bóp méo sự thật, thì người ta chỉ cần phao tin trên phương tiện đại chúng, rỉ tai người này chuyền qua tai người khác, thì cuối cùng người ta cũng phải tin là chuyện có thật...
Bành Thông hiểu rất rõ điều đó, nhưng cuối cùng cũng bị thất sủng, về vườn làm ruộng, bởi vì kẻ ghét ông ta thì nhiều, mà lại ở kề cận bên Ngụy vương, Bành Thông “thua” là phải.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng bị “thua” khi đức tin của mình bị yếu kém, họ “thua” khi nghe người này nói chỗ này có cái đền linh thiêng đến đó cầu xin thì được; họ “thua” khi vì làm ăn thua lỗ mà nghe lời bạn bè đi chùa chiền cúng bái để được khá giả; họ “thua” khi thấy vật chất quá đầy đủ mà không cần phải đi lễ nhà thờ...
Tin vào Lời Chúa, dựa vào Lời Chúa để làm cho đời sống của mình phong phú hơn bằng những ơn lành mà Chúa ban cho,dù gia đình hay bản thân đang gặp nhiều thử thách, bởi vì Thiên Chúa không phải là Ngụy vương thích nghe lời
dèm pha của người khác mà không trọng dụng Bành Thông, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa tình yêu và là Cha của tất cả mọi người chúng ta.
N2T |
Thái tử nước Ngụy phải bị đưa qua nước Triệu làm con tin, Ngụy vương phái Bành Thông tháp tùng đi trước. Trước khi đi, Bành Thông đến yết kiến Ngụy vương, hỏi: “Giả như có một người nói trên phố lớn có một con hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương nói: “Không tin.”
- “Nếu lại có người thứ hai đến nói với ngài trên phố có con hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương vẫn nói: “Không tin.”
- “Nhưng người thứ ba cũng nói trên phố có hổ, đại vương có tin không ?”
Ngụy vương nói: “Như vậy thì ta tin.”
Bành Thông nói: “Trên phố lớn rõ ràng là không có hổ, nhưng chỉ cần ba người nói như thế, thì mọi người đều tin và cho là thật, bây giờ Hàm Đan cách nước Ngụy thì xa hơn phố lớn rất nhiều, mà người phỉ báng tôi thì nhất định là vượt quá con số ba người, xin mời đại vương nên kiểm tra chứng cứ cho rõ ràng.”
Đợi cho Bành Thông từ Hàm Đan trở về, thì quả nhiên như ông ta lo lắng, Ngụy vương cũng không trọng dụng lại ông ta nữa.
(Hàn Phi tử: Nội các thuyết thượng – Thất thuật)
Suy tư:
Trên phố đương nhiên là không có con hổ nào cả, nhưng một người nói có, hai người nói có, ba người nói có thì chắc chắn là mọi người đều tin là trên phố có hổ. Để bôi nhọ một người hoặc bóp méo sự thật, thì người ta chỉ cần phao tin trên phương tiện đại chúng, rỉ tai người này chuyền qua tai người khác, thì cuối cùng người ta cũng phải tin là chuyện có thật...
Bành Thông hiểu rất rõ điều đó, nhưng cuối cùng cũng bị thất sủng, về vườn làm ruộng, bởi vì kẻ ghét ông ta thì nhiều, mà lại ở kề cận bên Ngụy vương, Bành Thông “thua” là phải.
Có một vài người Ki-tô hữu cũng bị “thua” khi đức tin của mình bị yếu kém, họ “thua” khi nghe người này nói chỗ này có cái đền linh thiêng đến đó cầu xin thì được; họ “thua” khi vì làm ăn thua lỗ mà nghe lời bạn bè đi chùa chiền cúng bái để được khá giả; họ “thua” khi thấy vật chất quá đầy đủ mà không cần phải đi lễ nhà thờ...
Tin vào Lời Chúa, dựa vào Lời Chúa để làm cho đời sống của mình phong phú hơn bằng những ơn lành mà Chúa ban cho,dù gia đình hay bản thân đang gặp nhiều thử thách, bởi vì Thiên Chúa không phải là Ngụy vương thích nghe lời
dèm pha của người khác mà không trọng dụng Bành Thông, nhưng Ngài chính là Thiên Chúa tình yêu và là Cha của tất cả mọi người chúng ta.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 12/02/2008
N2T |
32. Dâng hiến hy sinh chẳng qua là giết dê bò; vâng lời là từ bỏ chủ ý của mình, chủ ý trong tâm so với thịt dê bò thì cao quý hơn nhiều. Cho nên đem chủ ý của mình dâng cho Thiên Chúa cũng rất có công đức.
(Thánh Gregorius)Ngày 12 tháng 2: Kính Thánh Apollonia
PhóTế Huỳnh Mai Trác
20:12 12/02/2008
Cuộc bách hại các Kitô hữu trong thành Alexandria trở thành dữ dội dưới thời Hoàng đế Philip.
Nạn nhân đầu tiên của những người ngoại giáo là một ông lão tên là Metrius, ông bị đánh đập tàn nhẫn và sau đó bị ném đá đến chết. Người thứ hai là một phụ nữ đã từ chối thờ lạy thần của chúng. Bà là một Kitô hữu tên Quinta. Những lời khẳng khái của bà làm chúng tức giận nên dùng roi sắt đánh bà đến ngất lịm và cuối cùng đem ra ném đá chết.
Trong khi các Kitô hữu khác vội vã chạy trốn khỏi thành bỏ lại tất cả tài sản thì bà Apollonia đang quản lý tài sản của Hội Thánh phải thu xếp công việc nên chạy trốn không kịp do đó bà bị dân ngoại bắt được. Chúng đánh bà đến văng tất cả răng ra ngoài. Chúng đốt một lò lửa lớn và đe dọa sẽ ném bà vào đó nếu bà không chịu chối bỏ và nguyền rủa Thiên Chúa của bà. Bà lặng thinh chúng tưởng là đã đe dọa được bà nhưng thật ra bà đang chờ chúng sơ hở và liền nhảy vào đống lửa để chịu tử vì đạo. Trong chốc lát lửa đã thiêu đốt tất cả thân xác của bà.
Thánh Augustin giải thích việc tự nguyện tử vì đạo của bà là được ơn Ðức Chúa Thánh Thần soi sáng chứ không phải là tự ý muốn riêng tư của bà.
Nạn nhân đầu tiên của những người ngoại giáo là một ông lão tên là Metrius, ông bị đánh đập tàn nhẫn và sau đó bị ném đá đến chết. Người thứ hai là một phụ nữ đã từ chối thờ lạy thần của chúng. Bà là một Kitô hữu tên Quinta. Những lời khẳng khái của bà làm chúng tức giận nên dùng roi sắt đánh bà đến ngất lịm và cuối cùng đem ra ném đá chết.
Trong khi các Kitô hữu khác vội vã chạy trốn khỏi thành bỏ lại tất cả tài sản thì bà Apollonia đang quản lý tài sản của Hội Thánh phải thu xếp công việc nên chạy trốn không kịp do đó bà bị dân ngoại bắt được. Chúng đánh bà đến văng tất cả răng ra ngoài. Chúng đốt một lò lửa lớn và đe dọa sẽ ném bà vào đó nếu bà không chịu chối bỏ và nguyền rủa Thiên Chúa của bà. Bà lặng thinh chúng tưởng là đã đe dọa được bà nhưng thật ra bà đang chờ chúng sơ hở và liền nhảy vào đống lửa để chịu tử vì đạo. Trong chốc lát lửa đã thiêu đốt tất cả thân xác của bà.
Thánh Augustin giải thích việc tự nguyện tử vì đạo của bà là được ơn Ðức Chúa Thánh Thần soi sáng chứ không phải là tự ý muốn riêng tư của bà.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Hồng y thỉnh cầu tuyên bố tín điều thứ năm: Mẹ Maria là mẹ thiêng liêng của nhân loại
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:28 12/02/2008
Rôma (ZENIT) - Vào tuần trước, năm vị Hồng y đã gửi một bức thư mời gọi các vị giám mục trên khắp thế giới hiệp cùng họ trong việc thỉnh cầu Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tuyên bố tín điều thứ năm về Đức Maria, họ cho rằng cần “tuyên bố toàn bộ sự thật Kitô giáo về Đức Maria”.
Bản văn tuyên bố hồi tuần trước bao gồm việc thỉnh cầu Đức Thánh Cha tuyên bố Đức Maria là “Mẹ Thiêng liêng của Tất cả Nhân Loại, Đức Đồng công Cứu chuộc cùng với Chúa Giêsu Cứu Thế, Đức Nữ trung gian các ơn cùng với Chúa Giêsu Đấng Trung gian Duy nhất, và cầu bầu với Chúa Giêsu Kitô nhân danh loài người”.
Đồng ký tên bức thư là 5 trong số 6 vị Hồng y đồng bảo trợ cho Hội nghị Quốc tế về Đồng công cứu chuộc tổ chức ở Fatima: Đức Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Đức Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục về hưu của San Juan, Puerto Rico; Đức Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ; Đức Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân; và Đức Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục về hưu của Mexico City. Đức Hồng y Edouard Gagnon, người qua đời hồi tháng Tám năm ngoái, là vị hồng y thứ sáu đồng bảo trợ cho hội nghị hồi năm 2005. Ngài là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình từ năm 1974 đến khi về hưu năm 1990.
Văn phòng của năm vị hồng y đồng bảo trợ đã công bố bản dịch Anh ngữ và bản văn gốc La ngữ "votum" hay petition (Thỉnh cầu), vốn đã được trình bày rõ vào năm 2005 và được Đức Hồng y Telesphore chính thức đệ trình lên Đức Thánh Cha vào năm 2006. Thỉnh cầu viết: “Chúng con tin chắc rằng đây là thời điểm thích hợp để minh định trọng thể về giáo huấn bất biến của Giáo Hội liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế và sự cộng tác vô song của ngài trong công trình Cứu Độ, cũng như vai trò theo sau của ngài trong việc ban ơn và làm trung gian cầu bầu cho gia đình nhân loại”.
Vấn đề Đại Kết
Để giải thích cho những ưu tư về đại kết Thỉnh cầu viết: “Có một điều hết sức quan trọng… là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác sẽ đón nhận việc minh định ở mức độ cao nhất của tính xác thực chắc chắc về giáo lý mà chúng ta có thể đưa ra, rằng Giáo Hội Công Giáo về cơ bản phân biệt vai trò duy nhất (độc nhất) của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ Thiên Chúa làm Người của thế giới và tính duy nhất tuy thế xuất phát và phụ thuộc vào dự phần con người của Mẹ Chúa Kitô trong công trình Cứu Độ vĩ đại”.
Bản văn còn viết thêm rằng đề nghị này có thể “diễn tả tốt nhất một cách rõ ràng về giáo lý nhằm phục vụ Kitô hữu chúng ta và anh chị em ngoài Kitô giáo, những người không hiệp thông với Rôma”.
Trong thông cáo báo chí khi tuyên bố bức thư, các vị hồng y nhắc lại ưu tư đại kết và nói rằng việc tuyên bố tín điều thứ năm về Đức Maria sẽ “giúp làm sáng tỏ nơi các truyền thống tôn giáo khác và tuyên bố cho toàn thể Kitô hữu sự thật về Đức Maria”. Thông cáo cũng nói thêm rằng: “sáng kiến này cũng dự định bắt đầu việc đối thoại sâu xa trên thế giới về vai trò của Đức Maria trong việc cứu độ trong thời đại ngày nay […] Hy vọng những nỗ lực chứng minh này thành công, việc tuyên bố có thể tạo nên một sự kiện lịch sử cho Giáo Hội khi mà tín điều thứ năm của Đức Maria được định tín trong lịch sử 2000 năm của Giáo Hội”. Đức Hồng y Aponte Martínez, một vị hồng y đồng bảo trợ nói rằng: “Tôi tin rằng đây là thời điểm cho Đức Giáo Hoàng định nghĩa mối quan hệ của Mẹ Chúa Giêsu với mỗi người chúng ta, con cái của ngài trên quả đất, trong vai trò Đồng công cứu chuộc, Đức Nữ trung gian các ơn và Đấng cầu bầu của ngài. Để tuyên bố một cách trọng thể Đức Maria là người mẹ thiên liêng của tất cả mọi người là công nhận chính thức và hoàn toàn các tước hiệu của ngài và do đó kích hoạt và mang lại đời sống thiêng liêng mới, những hoạt động cầu thay nguyện giúp mà họ làm cho Giáo Hội trong việc Tân Phúc Âm hoá và làm cho nhân loại với tình hình thế giới trầm trọng của chúng ta ngày nay”.
Nguyên văn bức thư gửi các giám mục, hồng y về tín điều thứ năm của Đức Maria
Rôma (ZENIT 11/02/2008) - Dưới đây là bản dịch bức thư do năm vị hồng y đồng bảo trợ Hội nghị Fatima về Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc viết ra và gởi cho các vị Giám Mục và Hồng y trên thế giới kêu gọi họ ký tên vào Thỉnh cầu xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiêng Liêng của Nhân Loại.
Bức thư được gởi đi hôm 01/01, ngày Lễ trọng thể Mẹ Thiên Chúa do các Đức Hồng y đồng ký tên: Đức Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Đức Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục về hưu của San Juan, Puerto Rico; Đức Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ; Đức Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân; và Đức Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục về hưu của Mexico City.
****************************
Trọng kính Quý Anh Em Giám Mục,
Vào năm 2005, chúng tôi, các hồng y đồng bảo trợ cho Hội nghị chuyên đề nghiên cứu về Đức Maria đã họp nhau nghiên cứu về đề tài sự cộng tác của Đức Thánh Nữ Trinh Maria trong công cuộc Cứu Độ loài người ở Đền Fatima, Bồ Đào Nha.
Sau khi đưa ra các trình bày thần học được phát biểu bởi một số các hồng y, giám mục, các thần học gia quan trọng, chúng tôi kết thúc hội nghị chuyên đề bằng cách đưa ra votum (Thỉnh cầu) Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Thỉnh cầu được viết như dưới đây:
Trọng kính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,
Trong nỗ lực tăng cường sứ mạng đại kết của Giáo Hội và loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách tràn đầy, chúng con, các hồng y, giám mục ký tên dưới đây, những người đã được quy tụ tại Đền Đức Mẹ Fatima đầy ân sủng (từ ngày 03 đến 07/05/2005), ước mong bày tỏ cùng Đức Thánh Cha nguyện vọng chung và khao khát tuyên tín trọng thể giáo lý của Giáo Hội liên quan đến Rất Thánh Maria như là Mẹ Thiêng liêng của Tất cả Nhân Loại, Đức Đồng công Cứu chuộc cùng với Chúa Giêsu Cứu Thế, Đức Nữ trung gian các ơn cùng với Chúa Giêsu Đấng Trung gian Duy nhất, và Đấng Cầu bầu với Chúa Giêsu Kitô nhân danh loài người
Trong thời điểm của rối loạn nhiễu nhương giữa nhiều biến đổi của các giáo hội Kitô giáo, cũng như trong những người ngoài Kitô giáo quan tâm đến giáo lý Đức Maria, chúng con tin chắc rằng đây là thời điểm thích hợp để minh định trọng thể về giáo huấn bất biến của Giáo Hội liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế và sự cộng tác vô song của ngài trong công trình Cứu Độ (xem Hiến chế Tín lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium: Ánh sáng muôn dân, số 61), cũng như vai trò theo sau của ngài trong việc ban ơn và làm trung gian cầu bầu cho gia đình nhân loại”.
Thưa Đức Thánh Cha, có một điều hết sức quan trọng là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác sẽ đón nhận việc minh định ở mức độ cao nhất của tính xác thực chắc chắc về giáo lý mà chúng ta có thể đưa ra, rằng Giáo Hội Công Giáo về cơ bản phân biệt vai trò duy nhất (độc nhất) của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ Thiên Chúa làm Người của thế giới và tính duy nhất tuy thế xuất phát và phụ thuộc vào dự phần con người của Mẹ Chúa Kitô trong công trình Cứu Độ vĩ đại”.
Vì thế, thưa Đức Thánh Cha, với tính vâng lời và sự tôn trọng của đạo làm con, chúng con ước mong trình bày với cha thỉnh cầu này bằng tình liên đới của chúng con hy vọng có được sự tuyên tín Đức Đồng Trinh Vô nhiễm Mẹ Thiên Chúa là Mẹ Thiêng liêng của tất cả mọi người trong ba vai trò làm mẹ: Đồng công Cứu chuộc, Trung gian và Cầu bầu như là sự diễn tả tốt nhất một cách rõ ràng về giáo lý nhằm phục vụ Kitô hữu chúng ta và anh chị em ngoài Kitô giáo, những người không hiệp thông với Rôma cũng như tạo sự hiểu biết và nhận thức đúng hơn về giáo lý mầu nhiệm liên quan đến Mẹ Chúa Cứu Thế bởi Người của Thiên Chúa trong Ngàn Năm thứ Ba của Kitô giáo.
Do đó, chúng con đệ trình Thỉnh cầu này cùng với một công thức khả dĩ về giáo lý Đức Maria, Lạy Chúa, mà chúng con cầu nguyện có thể được tuyên tín chính thức bởi Đức Thánh Cha:
Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, từ trên Thánh giá ban cho nhân loại mẹ Maria của Ngài trở thành Mẹ của tất cả mọi người, Đấng Đồng công Cứu chuộc, người phục tùng và cùng cộng tác với Con ngài trong việc Cứu Độ loài người; Đức Nữ trung gian các ơn, người Mẹ mang lại cho chúng ta quà tặng sự sống đời đời; và là Đấng Cầu bầu, người bày tỏ lời cầu nguyện của chúng ta với Con ngài.
(---hết lời Thỉnh cầu lên Đức Thánh Cha---)
Vào ngày 07/06/2006, người anh em của chúng ta là Đức Hồng y Telesphore Toppo đã trình Thỉnh cầu trên bằng La ngữ lên Đức Thánh Cha thay mặt cho các hồng y và giám mục tham dự Hội nghị Fatima năm 2005, cùng với acta của hội nghị. Đức Thánh Cha đã nhận thỉnh cầu và acta với lòng biết ơn được ghi nhận và ngài đã bày tỏ sự chú ý nghiên cứu thận trọng acta.
Giờ chúng tôi viết thư này đến quý anh em hồng y và giám mục để thông báo đến anh em Thỉnh cầu này cho việc tuyên tín trọng thể Đức Mẹ là Mẹ Thiêng Liêng của nhân loại và các vai trò cốt yếu của ngài và kính cẩn yêu cầu sự cầu nguyện của chính bản thân anh em suy xét về khả năng tán thành của quý anh em khả kính đối với Thỉnh cầu này lên Đức Thánh Cha. Chúng tôi đính kèm bản văn gốc La ngữ cho anh em đối chiếu và nếu anh em cảm thấy được truyền cảm hứng từ Đức Mẹ thì anh em được tự do ký và gởi Thỉnh cầu lên Đức Thánh Cha.
Dĩ nhiên, nếu Thỉnh cầu làm hài lòng Đức Thánh Cha để ngài tiến hành yêu cầu này, thì bất kỳ hình thức cuối cùng nào cho việc định tín cũng chẳng giới hạn đối với công thức kèm theo Thỉnh cầu, nhưng hơn hết là dùng đặc ân duy nhất của ngài (bất khả ngộ) trên cương vị Kế vị Thánh Phêrô. Cũng cần ghi nhớ rằng, trong quá trình 15 năm qua hơn 500 giám mục đã gởi yêu cầu của họ cho việc tuyên tín trọng thể này đến Toà Thánh cùng với khoảng 7 triệu thỉnh cầu của các tín hữu trên khắp thế giới.
Chúng tôi cám ơn sự cầu nguyện của quý anh em liên quan đến yêu cầu này trong Đức Mẹ, Mẹ của Giáo Hội và Nữ Hoàng của các Tông Đồ. Cầu mong mẹ dẫn dắt anh em trong nhận thức đúng đắn đối với vấn đề này để sự khôn ngoan của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ siêu việt của chúng ta, qua sự chỉ bảo của Chúa Thánh Thần, dẫn đưa đến sự tràn đầy lòng nhân từ hoàn hảo của Cha Chúng Ta trên Trời.
Kính chào nhân ái trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
+ Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ấn Độ.
+ Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục danh dự của San Juan, Puerto Rico;
+ Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ;
+ Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân;
Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục danh dự của Mexico City.
Các Hồng y đồng bảo trợ của Hội nghị Fatima về Đồng Công Cứu Chuộc.
Bản văn tuyên bố hồi tuần trước bao gồm việc thỉnh cầu Đức Thánh Cha tuyên bố Đức Maria là “Mẹ Thiêng liêng của Tất cả Nhân Loại, Đức Đồng công Cứu chuộc cùng với Chúa Giêsu Cứu Thế, Đức Nữ trung gian các ơn cùng với Chúa Giêsu Đấng Trung gian Duy nhất, và cầu bầu với Chúa Giêsu Kitô nhân danh loài người”.
Đồng ký tên bức thư là 5 trong số 6 vị Hồng y đồng bảo trợ cho Hội nghị Quốc tế về Đồng công cứu chuộc tổ chức ở Fatima: Đức Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Đức Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục về hưu của San Juan, Puerto Rico; Đức Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ; Đức Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân; và Đức Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục về hưu của Mexico City. Đức Hồng y Edouard Gagnon, người qua đời hồi tháng Tám năm ngoái, là vị hồng y thứ sáu đồng bảo trợ cho hội nghị hồi năm 2005. Ngài là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình từ năm 1974 đến khi về hưu năm 1990.
Văn phòng của năm vị hồng y đồng bảo trợ đã công bố bản dịch Anh ngữ và bản văn gốc La ngữ "votum" hay petition (Thỉnh cầu), vốn đã được trình bày rõ vào năm 2005 và được Đức Hồng y Telesphore chính thức đệ trình lên Đức Thánh Cha vào năm 2006. Thỉnh cầu viết: “Chúng con tin chắc rằng đây là thời điểm thích hợp để minh định trọng thể về giáo huấn bất biến của Giáo Hội liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế và sự cộng tác vô song của ngài trong công trình Cứu Độ, cũng như vai trò theo sau của ngài trong việc ban ơn và làm trung gian cầu bầu cho gia đình nhân loại”.
Vấn đề Đại Kết
Để giải thích cho những ưu tư về đại kết Thỉnh cầu viết: “Có một điều hết sức quan trọng… là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác sẽ đón nhận việc minh định ở mức độ cao nhất của tính xác thực chắc chắc về giáo lý mà chúng ta có thể đưa ra, rằng Giáo Hội Công Giáo về cơ bản phân biệt vai trò duy nhất (độc nhất) của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ Thiên Chúa làm Người của thế giới và tính duy nhất tuy thế xuất phát và phụ thuộc vào dự phần con người của Mẹ Chúa Kitô trong công trình Cứu Độ vĩ đại”.
Bản văn còn viết thêm rằng đề nghị này có thể “diễn tả tốt nhất một cách rõ ràng về giáo lý nhằm phục vụ Kitô hữu chúng ta và anh chị em ngoài Kitô giáo, những người không hiệp thông với Rôma”.
Trong thông cáo báo chí khi tuyên bố bức thư, các vị hồng y nhắc lại ưu tư đại kết và nói rằng việc tuyên bố tín điều thứ năm về Đức Maria sẽ “giúp làm sáng tỏ nơi các truyền thống tôn giáo khác và tuyên bố cho toàn thể Kitô hữu sự thật về Đức Maria”. Thông cáo cũng nói thêm rằng: “sáng kiến này cũng dự định bắt đầu việc đối thoại sâu xa trên thế giới về vai trò của Đức Maria trong việc cứu độ trong thời đại ngày nay […] Hy vọng những nỗ lực chứng minh này thành công, việc tuyên bố có thể tạo nên một sự kiện lịch sử cho Giáo Hội khi mà tín điều thứ năm của Đức Maria được định tín trong lịch sử 2000 năm của Giáo Hội”. Đức Hồng y Aponte Martínez, một vị hồng y đồng bảo trợ nói rằng: “Tôi tin rằng đây là thời điểm cho Đức Giáo Hoàng định nghĩa mối quan hệ của Mẹ Chúa Giêsu với mỗi người chúng ta, con cái của ngài trên quả đất, trong vai trò Đồng công cứu chuộc, Đức Nữ trung gian các ơn và Đấng cầu bầu của ngài. Để tuyên bố một cách trọng thể Đức Maria là người mẹ thiên liêng của tất cả mọi người là công nhận chính thức và hoàn toàn các tước hiệu của ngài và do đó kích hoạt và mang lại đời sống thiêng liêng mới, những hoạt động cầu thay nguyện giúp mà họ làm cho Giáo Hội trong việc Tân Phúc Âm hoá và làm cho nhân loại với tình hình thế giới trầm trọng của chúng ta ngày nay”.
Nguyên văn bức thư gửi các giám mục, hồng y về tín điều thứ năm của Đức Maria
Rôma (ZENIT 11/02/2008) - Dưới đây là bản dịch bức thư do năm vị hồng y đồng bảo trợ Hội nghị Fatima về Đức Maria Đồng Công Cứu Chuộc viết ra và gởi cho các vị Giám Mục và Hồng y trên thế giới kêu gọi họ ký tên vào Thỉnh cầu xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiêng Liêng của Nhân Loại.
Bức thư được gởi đi hôm 01/01, ngày Lễ trọng thể Mẹ Thiên Chúa do các Đức Hồng y đồng ký tên: Đức Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Đức Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục về hưu của San Juan, Puerto Rico; Đức Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ; Đức Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân; và Đức Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục về hưu của Mexico City.
****************************
Trọng kính Quý Anh Em Giám Mục,
Vào năm 2005, chúng tôi, các hồng y đồng bảo trợ cho Hội nghị chuyên đề nghiên cứu về Đức Maria đã họp nhau nghiên cứu về đề tài sự cộng tác của Đức Thánh Nữ Trinh Maria trong công cuộc Cứu Độ loài người ở Đền Fatima, Bồ Đào Nha.
Sau khi đưa ra các trình bày thần học được phát biểu bởi một số các hồng y, giám mục, các thần học gia quan trọng, chúng tôi kết thúc hội nghị chuyên đề bằng cách đưa ra votum (Thỉnh cầu) Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Thỉnh cầu được viết như dưới đây:
Trọng kính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,
Trong nỗ lực tăng cường sứ mạng đại kết của Giáo Hội và loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô một cách tràn đầy, chúng con, các hồng y, giám mục ký tên dưới đây, những người đã được quy tụ tại Đền Đức Mẹ Fatima đầy ân sủng (từ ngày 03 đến 07/05/2005), ước mong bày tỏ cùng Đức Thánh Cha nguyện vọng chung và khao khát tuyên tín trọng thể giáo lý của Giáo Hội liên quan đến Rất Thánh Maria như là Mẹ Thiêng liêng của Tất cả Nhân Loại, Đức Đồng công Cứu chuộc cùng với Chúa Giêsu Cứu Thế, Đức Nữ trung gian các ơn cùng với Chúa Giêsu Đấng Trung gian Duy nhất, và Đấng Cầu bầu với Chúa Giêsu Kitô nhân danh loài người
Trong thời điểm của rối loạn nhiễu nhương giữa nhiều biến đổi của các giáo hội Kitô giáo, cũng như trong những người ngoài Kitô giáo quan tâm đến giáo lý Đức Maria, chúng con tin chắc rằng đây là thời điểm thích hợp để minh định trọng thể về giáo huấn bất biến của Giáo Hội liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế và sự cộng tác vô song của ngài trong công trình Cứu Độ (xem Hiến chế Tín lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium: Ánh sáng muôn dân, số 61), cũng như vai trò theo sau của ngài trong việc ban ơn và làm trung gian cầu bầu cho gia đình nhân loại”.
Thưa Đức Thánh Cha, có một điều hết sức quan trọng là những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác sẽ đón nhận việc minh định ở mức độ cao nhất của tính xác thực chắc chắc về giáo lý mà chúng ta có thể đưa ra, rằng Giáo Hội Công Giáo về cơ bản phân biệt vai trò duy nhất (độc nhất) của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ Thiên Chúa làm Người của thế giới và tính duy nhất tuy thế xuất phát và phụ thuộc vào dự phần con người của Mẹ Chúa Kitô trong công trình Cứu Độ vĩ đại”.
Vì thế, thưa Đức Thánh Cha, với tính vâng lời và sự tôn trọng của đạo làm con, chúng con ước mong trình bày với cha thỉnh cầu này bằng tình liên đới của chúng con hy vọng có được sự tuyên tín Đức Đồng Trinh Vô nhiễm Mẹ Thiên Chúa là Mẹ Thiêng liêng của tất cả mọi người trong ba vai trò làm mẹ: Đồng công Cứu chuộc, Trung gian và Cầu bầu như là sự diễn tả tốt nhất một cách rõ ràng về giáo lý nhằm phục vụ Kitô hữu chúng ta và anh chị em ngoài Kitô giáo, những người không hiệp thông với Rôma cũng như tạo sự hiểu biết và nhận thức đúng hơn về giáo lý mầu nhiệm liên quan đến Mẹ Chúa Cứu Thế bởi Người của Thiên Chúa trong Ngàn Năm thứ Ba của Kitô giáo.
Do đó, chúng con đệ trình Thỉnh cầu này cùng với một công thức khả dĩ về giáo lý Đức Maria, Lạy Chúa, mà chúng con cầu nguyện có thể được tuyên tín chính thức bởi Đức Thánh Cha:
Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, từ trên Thánh giá ban cho nhân loại mẹ Maria của Ngài trở thành Mẹ của tất cả mọi người, Đấng Đồng công Cứu chuộc, người phục tùng và cùng cộng tác với Con ngài trong việc Cứu Độ loài người; Đức Nữ trung gian các ơn, người Mẹ mang lại cho chúng ta quà tặng sự sống đời đời; và là Đấng Cầu bầu, người bày tỏ lời cầu nguyện của chúng ta với Con ngài.
(---hết lời Thỉnh cầu lên Đức Thánh Cha---)
Vào ngày 07/06/2006, người anh em của chúng ta là Đức Hồng y Telesphore Toppo đã trình Thỉnh cầu trên bằng La ngữ lên Đức Thánh Cha thay mặt cho các hồng y và giám mục tham dự Hội nghị Fatima năm 2005, cùng với acta của hội nghị. Đức Thánh Cha đã nhận thỉnh cầu và acta với lòng biết ơn được ghi nhận và ngài đã bày tỏ sự chú ý nghiên cứu thận trọng acta.
Giờ chúng tôi viết thư này đến quý anh em hồng y và giám mục để thông báo đến anh em Thỉnh cầu này cho việc tuyên tín trọng thể Đức Mẹ là Mẹ Thiêng Liêng của nhân loại và các vai trò cốt yếu của ngài và kính cẩn yêu cầu sự cầu nguyện của chính bản thân anh em suy xét về khả năng tán thành của quý anh em khả kính đối với Thỉnh cầu này lên Đức Thánh Cha. Chúng tôi đính kèm bản văn gốc La ngữ cho anh em đối chiếu và nếu anh em cảm thấy được truyền cảm hứng từ Đức Mẹ thì anh em được tự do ký và gởi Thỉnh cầu lên Đức Thánh Cha.
Dĩ nhiên, nếu Thỉnh cầu làm hài lòng Đức Thánh Cha để ngài tiến hành yêu cầu này, thì bất kỳ hình thức cuối cùng nào cho việc định tín cũng chẳng giới hạn đối với công thức kèm theo Thỉnh cầu, nhưng hơn hết là dùng đặc ân duy nhất của ngài (bất khả ngộ) trên cương vị Kế vị Thánh Phêrô. Cũng cần ghi nhớ rằng, trong quá trình 15 năm qua hơn 500 giám mục đã gởi yêu cầu của họ cho việc tuyên tín trọng thể này đến Toà Thánh cùng với khoảng 7 triệu thỉnh cầu của các tín hữu trên khắp thế giới.
Chúng tôi cám ơn sự cầu nguyện của quý anh em liên quan đến yêu cầu này trong Đức Mẹ, Mẹ của Giáo Hội và Nữ Hoàng của các Tông Đồ. Cầu mong mẹ dẫn dắt anh em trong nhận thức đúng đắn đối với vấn đề này để sự khôn ngoan của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ siêu việt của chúng ta, qua sự chỉ bảo của Chúa Thánh Thần, dẫn đưa đến sự tràn đầy lòng nhân từ hoàn hảo của Cha Chúng Ta trên Trời.
Kính chào nhân ái trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
+ Hồng y Telesphore Toppo, Tổng Giám Mục của Ranchi, Ấn Độ; Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ấn Độ.
+ Hồng y Luis Aponte Martínez, Tổng Giám Mục danh dự của San Juan, Puerto Rico;
+ Hồng y Varkey Vithayathil, Tổng Giám Mục Trưởng của Ernakulam-Angamaly, Ấn Độ;
+ Hồng y Riccardo Vidal, Tổng Giám Mục của Cebu, Phi Luật Tân;
Hồng y Ernesto Corripio y Ahumada, Tổng Giám Mục danh dự của Mexico City.
Các Hồng y đồng bảo trợ của Hội nghị Fatima về Đồng Công Cứu Chuộc.
Đại Hội Thánh Thể Québec và Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế giới Roma
Linh Tiến Khải
10:44 12/02/2008
Đại Hội Thánh Thể Québec và Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế giới Roma
Phỏng vấn Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, về Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 tại Québéc và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa tại Roma
Trong các ngày từ 15 đến 22 tháng 6 năm nay - 2008 - Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 sẽ được triệu tập tại Québéc bên Canada. Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục giáo phận đang cùng với mọi thành phần dân Chúa ráo riết chuẩn bị cho Đại Hội Thánh Thể này.
Ngày 12-1-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã chỉ định Đức Hồng Y làm Tường Trình viên chính của Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế Giới về đề tài ”Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội”, triệu tập tại Roma trong các ngày từ mùng 5 đến 26 tháng 10 năm nay.
Đức Hồng Y Ouellet năm nay 63 tuổi, thuộc tu hội Xuân Bích từ năm 1968, và từng là học trò của thần học gia Hans Urs von Balthasar bên Thụy sĩ. Năm 2002 Đức Cha Ouellet được chỉ định làm Tổng Giám Mục Québéc, kiêm Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Canada, và ngày 21 tháng 10 năm 2003 đã được Đức Gioan Phaolo II vinh thăng Hồng Y.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, về Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 tại Québéc và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa tại Roma.
Đại Hội Thánh Thể đã được triệu tập lần đầu tiên bên Pháp hồi năm 1881, dưới thời Đức Giáo Hoàng Leo XIII. Hai mươi bốn Đại Hội Thánh Thể đầu tiên đã có đề tài tổng quát. Đại Hội Thánh Thể triệu tập tại Lộ Đức năm 1914 có đề tài chính xác là ”Thánh Thể và chức vương quyền xã hội của Chúa Giêsu Kitô”. Và từ đó trở đi các Đại Hội Thánh Thể đều có một đề tài riêng khác nhau. Các Đại Hội Thánh Thể cuối cùng đã được triệu tập tại Seoul, thủ đô Nam Hàn năm 1989, tại Sevilla bên Tây Ban Nha năm 1993, tại Wroclaw bên Ba Lan năm 1997, tại Roma năm 2000 và tại Guadalajara bên Mehicô năm 2004 về đề tài ”Thánh Thể, ánh sáng và sự sống của ngàn năm mới”.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, càng ngày chúng ta càng tới gần Đại Hội Thánh Thế Quốc Tế lần thứ 49 triệu tập tại Québec, là Tổng Giáo Phận của Đức Hồng Y, công việc chuẩn bị đã ra tới đâu rồi?
Đáp: Công việc chuẩn bị cho Đại Hội Thánh Thế Quốc Tế Québec đang tiến hành tốt đẹp và số người ghi danh tham dự cũng khá đông. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người tham dự hơn nữa, đặc biệt là tín hữu đến từ Italia.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng đã lấy làm tiếc phải báo cho tín hữu biết là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ không tham dự Đại Hội Thán Thể Quốc Tế được, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Chúng tôi đã hy vọng là Đức Thánh Cha sẽ đến tham dự, nhưng chương trình năm 2008 của Đức Thánh Cha đã dầy đặc rồi. Vào tháng 4 tới đây Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. Vào tháng 7 ngài sẽ chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ bên Australia. Vì thế nên hy vọng của chúng tôi đã là một điều qúa đáng. Dĩ nhiên nếu có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, Giám Mục Roma, thì Đại Hội Thánh Thể Québec sẽ long trọng và tươi vui hơn, đặc biệt đây cũng là dịp kỷ niệm 400 năm thành lập thành phố Québec dọc sông San Lorenzo. Québec được thành lập năm 1608. Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 1750 năm thánh Lorenzo tử đạo.
Hỏi: Nhưng trong Đại Hội Thánh Thể ban tổ chức có dự định nối liền với Roma qua chương trình truyền hình để cho Đức Thánh Cha có thể trực tiếp ngỏ lời với các tham dự viên hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trước hết Đức Thánh Cha sẽ gửi một vị Hồng Y đặc sứ của ngài đến tham dự Đại Hội Thánh Thể. Và chúng tôi cũng sẽ lo liệu để Đức Thánh Cha có thể trực tiếp ngỏ lời với các tham dự viên Đại Hội Thánh Thể qua hệ thống truyền hình viễn liên và để Đức Thánh Cha giảng trong thánh lễ. Tín hữu Canada cũng như dân chúng chờ đợi nhiều nơi những gì Đức Thánh Cha sẽ nói với họ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Canada là một quốc gia đa tôn giáo, như thế Đại Hội Thánh Thể cũng sẽ có mầu sắc đa đại kết, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn là Đại Hội Thánh Thể sẽ mang chiều kích đại kết. Tôi đã xin Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô lập danh sách các nhân vật lãnh đạo các Giáo Hội Kitô và các cộng đoàn không công giáo, để chính thức gửi thư mời các vị tham dự Đại Hội Thánh Thể. Tôi hy vọng các vị được mời sẽ hiện diện, vì Đại Hội Thánh Thể sẽ được cử hành trước từ ngày 11 tới 13 tháng 6, với một đại hội thần học quan trọng.
Hỏi: Ngoài việc tổ chức và cử hành Đại Hội Thánh Thể ra, Đức Hồng Y cũng sẽ rất bận rộn trong Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay, vì Đức Thánh Cha đã chỉ định Đức Hồng Y làm Tường trình viên chính của Thượng Hội Đồng Giám Mục về đề tài ”Lời Chúa trong cuộc sống và trong sứ mệnh của Giáo Hội”. Đức Hồng Y đã tiếp nhận sự chỉ định này của Đức Thánh Cha như thế nào?
Đáp: Dĩ nhiên là tôi cảm động vì sự ưu ái mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dành cho tôi, khi chỉ định tôi vào chức Tường trình viên chính của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, cả khi nhiệm vụ này có gia tăng công việc cho tôi. Nhưng đây là một Thượng Hội Đồng Giám Mục quan trọng đang gây được sự chú ý rất lớn trong Giáo Hội công giáo và các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác trên toàn thế giới.
Hỏi: Như thế đây cũng là một Thượng Hội Đồng Giám Mục có chiều kích đại kết, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn rồi. Và chúng tôi hy vọng nó có thể góp phần khiến cho Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác xích lại gần nhau hơn. Thật là điều tốt đẹp, nếu xảy ra như vậy. Lý do là vì chính việc chú giải Kinh Thánh đã là cớ gây ra sự tách rời của phong trào Cải Cách hay Tin Lành. Nhưng Thượng Hội Đồng Giám Mục này cũng sẽ là dịp để tái phát động chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Lời Chúa được trao ban cho tất cả mọi người. Và Giáo Hội có nhiệm vụ rao truyền Lời Chúa cho mọi dân tộc và ở khắp mọi nơi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y đâu là các nút thắt khó khăn mà Thượng Hội Đồng Giám Mục phải đối phó và tìm cách giải quyết?
Đáp: Một trong những điểm cần được minh giải và phải luôn luôn được ghi nhớ đó là sự phân biệt giữa Kinh Thánh, là một chứng từ, và Lời sống động của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu Kitô phục sinh và hiện diện trong Giáo Hội, một cách chính yếu trong các bí tích. Thế rồi còn có một vấn đề khác nữa cần được giải thích rõ ràng trong Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, đó là việc chú giải các tác phẩm Kinh Thánh, một sự chú giải không chỉ có tính cách cá nhân, mà phải luôn luôn được đối chiếu với truyền thống sinh động của Giáo Hội. Thế rồi việc chú giải đó cũng phải luôn luôn chú ý tới kho tàng của việc nghiên cứu tìm tòi của khoa giải thích kinh thánh, nhưng đồng thời cũng không được ở trong thế cạnh tranh và chống lại huấn quyền của Giáo Hội.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong các tháng qua, Đức Hồng Y đã là người đầu tiên tại Canada đương đầu với quyết định của chính quyền tỉnh Québec thay thế giờ tôn giáo bằng giờ luân lý đạo đức và văn hóa tôn giáo bắt buộc và đồng đều trong tất cả mọi trường học công cũng như tư. Tình hình vấn đề hiện nay ra sao rồi?
Đáp: Luật mà qúy vị vừa nhắc tới đáng lý ra phải bắt đầu có hiệu lực vào năm học tới. Nhưng rất may là có nhiều lực lượng chính trị đã yêu cầu rời việc áp dụng luật trễ hơn một năm, vì giờ học bắt buộc nói trên không hoàn toàn tôn trọng các căn cội Kitô và công giáo của vùng Québec. Và qủa là như thế. Nhà nước không thể cho mình quyền giải thích hiện tượng tôn giáo và áp đặt quan điểm riêng của mình trên dân chúng. Vì khi làm như thế là nhà nước vi phạm quyền của các gia đình và của Giáo Hội. Theo tôi thì quyết định này của chính quyền vi phạm tự do tôn giáo, nó là một hành động chuyên chế, nhân danh cái mà tôi gọi là một sự độc tài của chủ thuyết tương đối hóa. Vào tháng 3 tới đây sẽ có cuộc họp khoáng đại của tất cả các Giám Mục vùng Québec. Tôi hy vọng vào dịp này Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra lời tuyên bố rõ ràng liên quan tới vấn đề này.
(Avvenire 31-1-2008)
Phỏng vấn Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, về Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 tại Québéc và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa tại Roma
Trong các ngày từ 15 đến 22 tháng 6 năm nay - 2008 - Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 sẽ được triệu tập tại Québéc bên Canada. Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục giáo phận đang cùng với mọi thành phần dân Chúa ráo riết chuẩn bị cho Đại Hội Thánh Thể này.
Ngày 12-1-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã chỉ định Đức Hồng Y làm Tường Trình viên chính của Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế Giới về đề tài ”Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội”, triệu tập tại Roma trong các ngày từ mùng 5 đến 26 tháng 10 năm nay.
Đức Hồng Y Ouellet năm nay 63 tuổi, thuộc tu hội Xuân Bích từ năm 1968, và từng là học trò của thần học gia Hans Urs von Balthasar bên Thụy sĩ. Năm 2002 Đức Cha Ouellet được chỉ định làm Tổng Giám Mục Québéc, kiêm Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo Canada, và ngày 21 tháng 10 năm 2003 đã được Đức Gioan Phaolo II vinh thăng Hồng Y.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Giám Mục Québec, về Đại Hội Thánh Thể lần thứ 49 tại Québéc và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa tại Roma.
Đại Hội Thánh Thể đã được triệu tập lần đầu tiên bên Pháp hồi năm 1881, dưới thời Đức Giáo Hoàng Leo XIII. Hai mươi bốn Đại Hội Thánh Thể đầu tiên đã có đề tài tổng quát. Đại Hội Thánh Thể triệu tập tại Lộ Đức năm 1914 có đề tài chính xác là ”Thánh Thể và chức vương quyền xã hội của Chúa Giêsu Kitô”. Và từ đó trở đi các Đại Hội Thánh Thể đều có một đề tài riêng khác nhau. Các Đại Hội Thánh Thể cuối cùng đã được triệu tập tại Seoul, thủ đô Nam Hàn năm 1989, tại Sevilla bên Tây Ban Nha năm 1993, tại Wroclaw bên Ba Lan năm 1997, tại Roma năm 2000 và tại Guadalajara bên Mehicô năm 2004 về đề tài ”Thánh Thể, ánh sáng và sự sống của ngàn năm mới”.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, càng ngày chúng ta càng tới gần Đại Hội Thánh Thế Quốc Tế lần thứ 49 triệu tập tại Québec, là Tổng Giáo Phận của Đức Hồng Y, công việc chuẩn bị đã ra tới đâu rồi?
Đáp: Công việc chuẩn bị cho Đại Hội Thánh Thế Quốc Tế Québec đang tiến hành tốt đẹp và số người ghi danh tham dự cũng khá đông. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người tham dự hơn nữa, đặc biệt là tín hữu đến từ Italia.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng đã lấy làm tiếc phải báo cho tín hữu biết là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ không tham dự Đại Hội Thán Thể Quốc Tế được, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Chúng tôi đã hy vọng là Đức Thánh Cha sẽ đến tham dự, nhưng chương trình năm 2008 của Đức Thánh Cha đã dầy đặc rồi. Vào tháng 4 tới đây Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. Vào tháng 7 ngài sẽ chủ sự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ bên Australia. Vì thế nên hy vọng của chúng tôi đã là một điều qúa đáng. Dĩ nhiên nếu có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, Giám Mục Roma, thì Đại Hội Thánh Thể Québec sẽ long trọng và tươi vui hơn, đặc biệt đây cũng là dịp kỷ niệm 400 năm thành lập thành phố Québec dọc sông San Lorenzo. Québec được thành lập năm 1608. Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 1750 năm thánh Lorenzo tử đạo.
Hỏi: Nhưng trong Đại Hội Thánh Thể ban tổ chức có dự định nối liền với Roma qua chương trình truyền hình để cho Đức Thánh Cha có thể trực tiếp ngỏ lời với các tham dự viên hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trước hết Đức Thánh Cha sẽ gửi một vị Hồng Y đặc sứ của ngài đến tham dự Đại Hội Thánh Thể. Và chúng tôi cũng sẽ lo liệu để Đức Thánh Cha có thể trực tiếp ngỏ lời với các tham dự viên Đại Hội Thánh Thể qua hệ thống truyền hình viễn liên và để Đức Thánh Cha giảng trong thánh lễ. Tín hữu Canada cũng như dân chúng chờ đợi nhiều nơi những gì Đức Thánh Cha sẽ nói với họ.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Canada là một quốc gia đa tôn giáo, như thế Đại Hội Thánh Thể cũng sẽ có mầu sắc đa đại kết, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn là Đại Hội Thánh Thể sẽ mang chiều kích đại kết. Tôi đã xin Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô lập danh sách các nhân vật lãnh đạo các Giáo Hội Kitô và các cộng đoàn không công giáo, để chính thức gửi thư mời các vị tham dự Đại Hội Thánh Thể. Tôi hy vọng các vị được mời sẽ hiện diện, vì Đại Hội Thánh Thể sẽ được cử hành trước từ ngày 11 tới 13 tháng 6, với một đại hội thần học quan trọng.
Hỏi: Ngoài việc tổ chức và cử hành Đại Hội Thánh Thể ra, Đức Hồng Y cũng sẽ rất bận rộn trong Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay, vì Đức Thánh Cha đã chỉ định Đức Hồng Y làm Tường trình viên chính của Thượng Hội Đồng Giám Mục về đề tài ”Lời Chúa trong cuộc sống và trong sứ mệnh của Giáo Hội”. Đức Hồng Y đã tiếp nhận sự chỉ định này của Đức Thánh Cha như thế nào?
Đáp: Dĩ nhiên là tôi cảm động vì sự ưu ái mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dành cho tôi, khi chỉ định tôi vào chức Tường trình viên chính của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, cả khi nhiệm vụ này có gia tăng công việc cho tôi. Nhưng đây là một Thượng Hội Đồng Giám Mục quan trọng đang gây được sự chú ý rất lớn trong Giáo Hội công giáo và các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác trên toàn thế giới.
Hỏi: Như thế đây cũng là một Thượng Hội Đồng Giám Mục có chiều kích đại kết, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chắc chắn rồi. Và chúng tôi hy vọng nó có thể góp phần khiến cho Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô khác xích lại gần nhau hơn. Thật là điều tốt đẹp, nếu xảy ra như vậy. Lý do là vì chính việc chú giải Kinh Thánh đã là cớ gây ra sự tách rời của phong trào Cải Cách hay Tin Lành. Nhưng Thượng Hội Đồng Giám Mục này cũng sẽ là dịp để tái phát động chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Lời Chúa được trao ban cho tất cả mọi người. Và Giáo Hội có nhiệm vụ rao truyền Lời Chúa cho mọi dân tộc và ở khắp mọi nơi.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y đâu là các nút thắt khó khăn mà Thượng Hội Đồng Giám Mục phải đối phó và tìm cách giải quyết?
Đáp: Một trong những điểm cần được minh giải và phải luôn luôn được ghi nhớ đó là sự phân biệt giữa Kinh Thánh, là một chứng từ, và Lời sống động của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu Kitô phục sinh và hiện diện trong Giáo Hội, một cách chính yếu trong các bí tích. Thế rồi còn có một vấn đề khác nữa cần được giải thích rõ ràng trong Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, đó là việc chú giải các tác phẩm Kinh Thánh, một sự chú giải không chỉ có tính cách cá nhân, mà phải luôn luôn được đối chiếu với truyền thống sinh động của Giáo Hội. Thế rồi việc chú giải đó cũng phải luôn luôn chú ý tới kho tàng của việc nghiên cứu tìm tòi của khoa giải thích kinh thánh, nhưng đồng thời cũng không được ở trong thế cạnh tranh và chống lại huấn quyền của Giáo Hội.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong các tháng qua, Đức Hồng Y đã là người đầu tiên tại Canada đương đầu với quyết định của chính quyền tỉnh Québec thay thế giờ tôn giáo bằng giờ luân lý đạo đức và văn hóa tôn giáo bắt buộc và đồng đều trong tất cả mọi trường học công cũng như tư. Tình hình vấn đề hiện nay ra sao rồi?
Đáp: Luật mà qúy vị vừa nhắc tới đáng lý ra phải bắt đầu có hiệu lực vào năm học tới. Nhưng rất may là có nhiều lực lượng chính trị đã yêu cầu rời việc áp dụng luật trễ hơn một năm, vì giờ học bắt buộc nói trên không hoàn toàn tôn trọng các căn cội Kitô và công giáo của vùng Québec. Và qủa là như thế. Nhà nước không thể cho mình quyền giải thích hiện tượng tôn giáo và áp đặt quan điểm riêng của mình trên dân chúng. Vì khi làm như thế là nhà nước vi phạm quyền của các gia đình và của Giáo Hội. Theo tôi thì quyết định này của chính quyền vi phạm tự do tôn giáo, nó là một hành động chuyên chế, nhân danh cái mà tôi gọi là một sự độc tài của chủ thuyết tương đối hóa. Vào tháng 3 tới đây sẽ có cuộc họp khoáng đại của tất cả các Giám Mục vùng Québec. Tôi hy vọng vào dịp này Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra lời tuyên bố rõ ràng liên quan tới vấn đề này.
(Avvenire 31-1-2008)
TGM Robert Zollitsch đắc cử Tân Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức quốc
LM Paul Phạm Văn Tuấn
11:17 12/02/2008
Wuerzburg, Đức quốc - Trong dịp họp thường niên vào đầu xuân, từ ngày 11 – 14.2.2008 tại giáo phận Wuerzburg 69 giám mục và hồng y Đức đã bầu Đức TGM Robert Zollitsch, 69 tuổi (TGP Freiburg) vào chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức vào sáng thứ ba, 12.2.2008. Đức cha Zollitsch là người kế vị ĐHY Karl Lehmann (71 tuổi), ngài xin từ chức chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức vào ngày 15.1.2008 với lý do sức khỏe rối loạn mạch tim. ĐHY Lehmann được tín nhiệm trong suốt 21 năm và là người giữ chức vụ chủ tịch lâu nhất từ khi thành lập Hội Đồng Giám Mục Đức. Sau khi từ chức ĐHY Lehmann vẫn tiếp tục điều hành giáo phận Mainz.
Đức cha tân chủ tịch Robert Zollitsch sẽ điều hành chức vụ này trong nhiệm kỳ 6 năm cho đến 2014. Tổng Giáo Phận Freiburg với số giáo dân hơn 2 triệu là giáo phận lớn thứ hai trong số 27 giáo phận Đức. Giáo phận Freiburg cũng là nơi đặt trụ sở điều hành của cơ quan bác ái nổi tiếng Caritas Đức.
Đức TGM Robert Zollitsch sinh ngày 09.8.1938 tại Filipovo thuộc Jugoslawien. Sau thế chiến thứ 2 gia đình ngài đã đến tỵ nạn tại Đức. Ngài lớn lên tại tỉnh Mannheim và vào ngày 27.5.1965 chịu chức linh mục tại Freiburg. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục của TGP Freiburg vào ngày 16.6.2003. Giới báo chí nhận định sự đối thoại trực tiếp là sức mạnh nổi bật của ngài vì ngài cởi mở và lắng nghe. Giáo Hội Đức hơi ái ngại vì Đức cha tân chủ tịch Robert Zollitsch có khuynh hướng phóng khoáng (liberal). Tuy vậy các bình luận gia xác nhận Đức TGM Robert Zollitsch là vị „chuyển tiếp hoàn hảo“ sau triều đại của ĐHY Lehmann (der perfekte Übergangskandidat nach der Ära Lehmann).
Đức cha tân chủ tịch Robert Zollitsch phát biểu sau cuộc bầu cử: „Được kế vị ĐHY Lehmann làm cho tôi vinh dự, tôi tiếp tục theo đuổi đường hướng của ngài.“
HĐGM Đức sau khi thống nhất đất nước bao gồm có 27 giáo phận với 26,2 triệu tín hữu, khoảng 31,7 phần trăm dân số Đức.
Các vị điều hành HĐGM Đức từ khi có chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức:
- ĐHY Josef Frings, TGM giáo phận Koeln (Chủ tịch từ 1945-1965)
- ĐHY Julius Döpfner, TGM giáo phận München-Freising (Chủ tịch từ 1965-1976)
- ĐHY Joseph Höffner, TGM giáo phận Koeln (Chủ tịch từ 1976-1987)
- ĐHY Karl Lehmann, GM giáo phận Mainz (Chủ tịch từ 1987-2008)
Đức Cha Zollitsch, tân Chủ tịch HĐGM Đức quốc |
Đức TGM Robert Zollitsch sinh ngày 09.8.1938 tại Filipovo thuộc Jugoslawien. Sau thế chiến thứ 2 gia đình ngài đã đến tỵ nạn tại Đức. Ngài lớn lên tại tỉnh Mannheim và vào ngày 27.5.1965 chịu chức linh mục tại Freiburg. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục của TGP Freiburg vào ngày 16.6.2003. Giới báo chí nhận định sự đối thoại trực tiếp là sức mạnh nổi bật của ngài vì ngài cởi mở và lắng nghe. Giáo Hội Đức hơi ái ngại vì Đức cha tân chủ tịch Robert Zollitsch có khuynh hướng phóng khoáng (liberal). Tuy vậy các bình luận gia xác nhận Đức TGM Robert Zollitsch là vị „chuyển tiếp hoàn hảo“ sau triều đại của ĐHY Lehmann (der perfekte Übergangskandidat nach der Ära Lehmann).
Đức cha tân chủ tịch Robert Zollitsch phát biểu sau cuộc bầu cử: „Được kế vị ĐHY Lehmann làm cho tôi vinh dự, tôi tiếp tục theo đuổi đường hướng của ngài.“
HĐGM Đức sau khi thống nhất đất nước bao gồm có 27 giáo phận với 26,2 triệu tín hữu, khoảng 31,7 phần trăm dân số Đức.
Các vị điều hành HĐGM Đức từ khi có chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức:
- ĐHY Josef Frings, TGM giáo phận Koeln (Chủ tịch từ 1945-1965)
- ĐHY Julius Döpfner, TGM giáo phận München-Freising (Chủ tịch từ 1965-1976)
- ĐHY Joseph Höffner, TGM giáo phận Koeln (Chủ tịch từ 1976-1987)
- ĐHY Karl Lehmann, GM giáo phận Mainz (Chủ tịch từ 1987-2008)
Mất chức tân đại sứ tại Vatican vì hôn nhân không theo giáo luật.
Nguyễn Long Thao
11:54 12/02/2008
Buenos Aires, 11/02/08- Nguồn tin báo chí ở Argentina loan tin Tòa Thánh Vatican đã từ chối không chấp nhận ông Alberto Iribarne làm tân đại sứ tại Tòa Thánh vì ông đã ly dị vợ và tái hôn với một người Công Giáo khác chưa có phép tiêu hôn của Tòa Thánh
Ký giả Jose Ignacio Llados của tờ La Nacion xuất bản ở thủ đô Buenos Aires viết rằng việc đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không chấp nhận tân đại sứ được chỉ định của Argentina, đã gây nên tình hình căng thẳng về ngoại giao giữa Tòa thánh và chính quyền của bà Cristina Kirchner, nhất là vụ này lại xẩy ra sau khi ủy ban của chính quyền mới đây họp với Hội Đồng Giám Mục Argentina và với ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone để giảm thiểu mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa hai bên trong thời gian qua.
Ký giả Llados viết chính quyền Argentina phải chịu trách nhiệm phần lớn trong vụ này vì đã không để ý đến 2 điều kiện của Tòa Thánh Vatican đặt ra khi một quốc gia đề cử tân đại sứ. Thứ nhất là tân đại sứ được chỉ định không có lập trường chống tôn giáo. Thứ hai là không có những “bất bình thường (irregularities) về phương diện giáo luật.
Trường hợp ông Iribarne của Argentina bị Tòa Thánh từ chối tư cách Đại Sứ, không phải vì ông đã ly dị, mà vì hôn nhân của ông với người vợ Công Giáo sau này đã không được phép chuẩn của Tòa Thánh và như thế đó là hôn nhân ngoài Giáo Hội.
Theo nguyên tắc ngoại giao quốc tế, một quốc gia có quyền chọn lựa bất cứ ai làm đại sứ, nhưng quốc gia tiếp nhận cũng có quyền nhận hay từ chối vị tân đại sứ được chỉ định. Thông thường khi bổ nhiệm đại sứ, hai quốc gia thường tham khảo ý kiến trước. Trường hợp Argentina, chính quyền đã thiếu sót không làm việc này nên đưa đến tình trạng đáng tiếc.
Ký giả Llados có nêu ra trường hợp của đại sứ Nicaragua. Ông này cũng ly dị vợ nhưng được Tòa thánh chấp nhận làm tân đại sứ vì cuộc hôn nhân thứ hai của ông đang trong tiến trình xin phép giải. Do vậy khi trình uỷ nhiệm thư, vị tân đại sứ Nicaragua đã không có vị hôn thê đi cùng.
Ký giả Jose Ignacio Llados của tờ La Nacion xuất bản ở thủ đô Buenos Aires viết rằng việc đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không chấp nhận tân đại sứ được chỉ định của Argentina, đã gây nên tình hình căng thẳng về ngoại giao giữa Tòa thánh và chính quyền của bà Cristina Kirchner, nhất là vụ này lại xẩy ra sau khi ủy ban của chính quyền mới đây họp với Hội Đồng Giám Mục Argentina và với ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone để giảm thiểu mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa hai bên trong thời gian qua.
Ký giả Llados viết chính quyền Argentina phải chịu trách nhiệm phần lớn trong vụ này vì đã không để ý đến 2 điều kiện của Tòa Thánh Vatican đặt ra khi một quốc gia đề cử tân đại sứ. Thứ nhất là tân đại sứ được chỉ định không có lập trường chống tôn giáo. Thứ hai là không có những “bất bình thường (irregularities) về phương diện giáo luật.
Trường hợp ông Iribarne của Argentina bị Tòa Thánh từ chối tư cách Đại Sứ, không phải vì ông đã ly dị, mà vì hôn nhân của ông với người vợ Công Giáo sau này đã không được phép chuẩn của Tòa Thánh và như thế đó là hôn nhân ngoài Giáo Hội.
Theo nguyên tắc ngoại giao quốc tế, một quốc gia có quyền chọn lựa bất cứ ai làm đại sứ, nhưng quốc gia tiếp nhận cũng có quyền nhận hay từ chối vị tân đại sứ được chỉ định. Thông thường khi bổ nhiệm đại sứ, hai quốc gia thường tham khảo ý kiến trước. Trường hợp Argentina, chính quyền đã thiếu sót không làm việc này nên đưa đến tình trạng đáng tiếc.
Ký giả Llados có nêu ra trường hợp của đại sứ Nicaragua. Ông này cũng ly dị vợ nhưng được Tòa thánh chấp nhận làm tân đại sứ vì cuộc hôn nhân thứ hai của ông đang trong tiến trình xin phép giải. Do vậy khi trình uỷ nhiệm thư, vị tân đại sứ Nicaragua đã không có vị hôn thê đi cùng.
Có thể đảo ngược phong trào tục hóa châu Âu
Phụng Nghi
11:59 12/02/2008
Roma (CNA) – Trong bài diễn văn đọc tại trung tâm văn hóa Pháp Saint-Louis of France tại Roma, Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tich Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, nói rằng phong trào Phi-Kitô hóa (De-Christianization) ở Âu châu đang trên đà gia tăng và là điều bi thảm, nhưng không phải là không thể đảo ngược.
Trong diễn từ đọc trước các tham dự viên Hội nghị “Tương lai của Thiên Chúa giáo ở Phương Tây”, Đức hồng y Tauran mở đầu những suy tư của ngài bằng cách lựa ra các sách mới xuất bản gần đây của nhiều nhà trí thức khác nhau ở Âu châu, những người cho rằng các khiếm khuyết của Giáo hội và của Thiên Chúa giáo, nhìn từ quan điểm lịch sử, dường như sẽ làm cho việc phi-Kitô hoá toàn bộ phương Tây là điều không thể tránh được.
Tuy nhiên, ngài nói: “Giáo hội đã từng bị đem chôn nhiều lần rồi”, khi nhắc lại thí dụ về Frederick Nietzsche, người tuyên bố “tôn giáo đã đến thời chấm dứt”, và các chế độ toàn trị trong thế kỷ trước cũng đã nói y hệt như vậy.
Ngài cũng cho biết rằng nhiều nhà xã hội học và học giả đã lấy làm vui khi mô tả Thiên Chúa giáo ngày mai như là già nua, phân rẽ và hoang mang vì mất căn tính, gục ngã dưới những cuộc tấn công của các tôn giáo mới hoặc các hình thức vô tín ngưỡng mới hoặc chủ nghĩa vô thần.
Đức hồng y Tauran công nhận các dấu hiệu khủng hoảng tại phương Tây là điều có thật: “rất ít người trẻ ở Phương Tây tiếp xúc thường xuyên với Giáo hội, một số lớn thiếu nhi lớn lên chưa hề đọc Kinh thánh, không biết các nghi thức phụng vụ Kitô giáo, không biết người ta có thể cầu nguyện với Thiên Chúa…”
Tuy nhiên, ngài nói thêm, tôn giáo “còn lâu mới biến mất.” “Và những tín hữu Kitô còn chưa từ bỏ nhiệm vụ của họ” bởi vì “Thiên Chúa giáo có vẻ đang chết này lại bày tỏ một sức sống đáng kinh ngạc và chứa đựng nhiều điều bất ngờ.”
Đức hồng y Tauran kể đến khả năng của Giáo hội có thể làm mới chính mình, chỉ vào sự kiện “một chiều tháng 10 năm 1978, vị Tổng giám mục ở Krakow, ngay giữa lòng của trung tâm Âu châu theo chế độ Mac-xit, được gọi ngồi vào Ngai toà của Thánh Phêrô.”
Chỉ mới 10 năm trước tại Roma, tác giả thời danh người Mỹ Harvey Cox, trình bày bản Pháp văn của cuốn sách ông viết nhan đề “Thành Đô Thế Tục (The Secular City)” trong đó ông rêu rao về “cuộc giải phóng con người hiện đại khỏi mọi điều cổ hủ của tôn giáo”. Thế mà, mấy năm sau đó, chính Cox “lại công nhận rằng một thế giới không quan tâm đến vấn đề tâm linh là chuyện không tưởng.”
“Thiên Chúa giáo lúc nào cũng có nhiều điều để nói. Quan điểm của chúng ta luôn luôn làm dấy lên những mối quan tâm, ngay cả khi không được dùng làm đề tài tham khảo.”
Những đổi thay bi thảm nơi thế giới ngày nay đang buộc “người tin và kẻ không tin, người lạc quan và kẻ bi quan, phải đặt ra những câu hỏi thiết yếu về những gì tương lai nắm giữ.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Sự chao đảo của thế giới, những hành vi bạo động trong các xã hội chúng ta, và Hồi giáo, nay là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới” đã dẫn “nhiều người Công giáo đến các nỗ lực đi tìm lại căn tính của mình.”
Ngài nói tiếp: Mối quan tâm càng ngày càng tăng về cầu nguyện, học hỏi về thần học, hiểu biết hơn về giáo lý và thấu đáo hơn về Giáo hội là những yếu tố chỉ cho ta biết có sự tái khám phá cuộc sống nội tâm. Ngài hỏi: “Chúng ta nên nhìn về tương lai như thế nào?” Câu trả lời là: ”Nhìn bằng vẻ thanh thản, bởi vì đó là tương lai của chúng ta. Quả thật chúng ta là thành phần thiểu số, nhưng chúng ta là một thiểu số đang hoạt động, và các giá trị Kitô giáo chống đỡ nhiều “quan niệm” thế tục: từ phẩm giá của con người cho đến tự do, tình đoàn kết và tôn trọng môi trường. Tất cả những điều đó là những giá trị có gốc rễ nơi nền tảng Kitô giáo.”
Ngài nói tiếp: Thêm vào đó “Thiên Chúa giáo cũng có tinh thần sáng tạo nữa: các cộng đồng mới, trường học đức tin, và các sáng kiến đủ loại nhằm phục vụ tha nhân. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Giáo hội Công giáo là cơ chế duy nhất có khả năng tập hợp một số lớn người trẻ.”
“Chúng ta nên làm gì? Hãy càng ngày càng trở nên một Giáo hội cầu nguyện, tôn vinh và phục vụ. Trong một thế giới đa tôn giáo, sẽ là điều nghịch lý nếu chúng ta, những người Kitô hữu có tổ tiên trong đức tin là Augustinô, Bênêđictô, Đominicô, Têrêsa Avila, Phanxicô Salê, lại không thể đi vào đối thoại yêu thương với một Thiên Chúa hóa thân. »
“Đạo Chúa có một tương lai tốt đẹp ở Phương Tây và xa hơn thế nữa bởi vì, cũng như trong quá khứ, tôn giáo này sẽ biết cách ‘chinh phục những dân tộc mọi rợ’, tìm ra con đường canh tân đức tin và truyền thống, như vẫn hằng như thế.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để thời đại tân tiến làm cho sợ hãi! Chúng ta thuộc vào thế giới này, trong vai trò Kitô hữu, và chúng ta muốn được mọi người công nhận như thế.”
Trong diễn từ đọc trước các tham dự viên Hội nghị “Tương lai của Thiên Chúa giáo ở Phương Tây”, Đức hồng y Tauran mở đầu những suy tư của ngài bằng cách lựa ra các sách mới xuất bản gần đây của nhiều nhà trí thức khác nhau ở Âu châu, những người cho rằng các khiếm khuyết của Giáo hội và của Thiên Chúa giáo, nhìn từ quan điểm lịch sử, dường như sẽ làm cho việc phi-Kitô hoá toàn bộ phương Tây là điều không thể tránh được.
Tuy nhiên, ngài nói: “Giáo hội đã từng bị đem chôn nhiều lần rồi”, khi nhắc lại thí dụ về Frederick Nietzsche, người tuyên bố “tôn giáo đã đến thời chấm dứt”, và các chế độ toàn trị trong thế kỷ trước cũng đã nói y hệt như vậy.
Ngài cũng cho biết rằng nhiều nhà xã hội học và học giả đã lấy làm vui khi mô tả Thiên Chúa giáo ngày mai như là già nua, phân rẽ và hoang mang vì mất căn tính, gục ngã dưới những cuộc tấn công của các tôn giáo mới hoặc các hình thức vô tín ngưỡng mới hoặc chủ nghĩa vô thần.
Đức hồng y Tauran công nhận các dấu hiệu khủng hoảng tại phương Tây là điều có thật: “rất ít người trẻ ở Phương Tây tiếp xúc thường xuyên với Giáo hội, một số lớn thiếu nhi lớn lên chưa hề đọc Kinh thánh, không biết các nghi thức phụng vụ Kitô giáo, không biết người ta có thể cầu nguyện với Thiên Chúa…”
Tuy nhiên, ngài nói thêm, tôn giáo “còn lâu mới biến mất.” “Và những tín hữu Kitô còn chưa từ bỏ nhiệm vụ của họ” bởi vì “Thiên Chúa giáo có vẻ đang chết này lại bày tỏ một sức sống đáng kinh ngạc và chứa đựng nhiều điều bất ngờ.”
Đức hồng y Tauran kể đến khả năng của Giáo hội có thể làm mới chính mình, chỉ vào sự kiện “một chiều tháng 10 năm 1978, vị Tổng giám mục ở Krakow, ngay giữa lòng của trung tâm Âu châu theo chế độ Mac-xit, được gọi ngồi vào Ngai toà của Thánh Phêrô.”
Chỉ mới 10 năm trước tại Roma, tác giả thời danh người Mỹ Harvey Cox, trình bày bản Pháp văn của cuốn sách ông viết nhan đề “Thành Đô Thế Tục (The Secular City)” trong đó ông rêu rao về “cuộc giải phóng con người hiện đại khỏi mọi điều cổ hủ của tôn giáo”. Thế mà, mấy năm sau đó, chính Cox “lại công nhận rằng một thế giới không quan tâm đến vấn đề tâm linh là chuyện không tưởng.”
“Thiên Chúa giáo lúc nào cũng có nhiều điều để nói. Quan điểm của chúng ta luôn luôn làm dấy lên những mối quan tâm, ngay cả khi không được dùng làm đề tài tham khảo.”
Những đổi thay bi thảm nơi thế giới ngày nay đang buộc “người tin và kẻ không tin, người lạc quan và kẻ bi quan, phải đặt ra những câu hỏi thiết yếu về những gì tương lai nắm giữ.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Sự chao đảo của thế giới, những hành vi bạo động trong các xã hội chúng ta, và Hồi giáo, nay là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới” đã dẫn “nhiều người Công giáo đến các nỗ lực đi tìm lại căn tính của mình.”
Ngài nói tiếp: Mối quan tâm càng ngày càng tăng về cầu nguyện, học hỏi về thần học, hiểu biết hơn về giáo lý và thấu đáo hơn về Giáo hội là những yếu tố chỉ cho ta biết có sự tái khám phá cuộc sống nội tâm. Ngài hỏi: “Chúng ta nên nhìn về tương lai như thế nào?” Câu trả lời là: ”Nhìn bằng vẻ thanh thản, bởi vì đó là tương lai của chúng ta. Quả thật chúng ta là thành phần thiểu số, nhưng chúng ta là một thiểu số đang hoạt động, và các giá trị Kitô giáo chống đỡ nhiều “quan niệm” thế tục: từ phẩm giá của con người cho đến tự do, tình đoàn kết và tôn trọng môi trường. Tất cả những điều đó là những giá trị có gốc rễ nơi nền tảng Kitô giáo.”
Ngài nói tiếp: Thêm vào đó “Thiên Chúa giáo cũng có tinh thần sáng tạo nữa: các cộng đồng mới, trường học đức tin, và các sáng kiến đủ loại nhằm phục vụ tha nhân. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Giáo hội Công giáo là cơ chế duy nhất có khả năng tập hợp một số lớn người trẻ.”
“Chúng ta nên làm gì? Hãy càng ngày càng trở nên một Giáo hội cầu nguyện, tôn vinh và phục vụ. Trong một thế giới đa tôn giáo, sẽ là điều nghịch lý nếu chúng ta, những người Kitô hữu có tổ tiên trong đức tin là Augustinô, Bênêđictô, Đominicô, Têrêsa Avila, Phanxicô Salê, lại không thể đi vào đối thoại yêu thương với một Thiên Chúa hóa thân. »
“Đạo Chúa có một tương lai tốt đẹp ở Phương Tây và xa hơn thế nữa bởi vì, cũng như trong quá khứ, tôn giáo này sẽ biết cách ‘chinh phục những dân tộc mọi rợ’, tìm ra con đường canh tân đức tin và truyền thống, như vẫn hằng như thế.”
Đức hồng y nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để thời đại tân tiến làm cho sợ hãi! Chúng ta thuộc vào thế giới này, trong vai trò Kitô hữu, và chúng ta muốn được mọi người công nhận như thế.”
Diễn từ của ĐGH đọc trước các tham dự viên Hội nghị về Phụ nữ
Phụng Nghi (dịch)
13:33 12/02/2008
Vatican (Zenit) – Sau đây là diễn từ ĐTC Bênêđictô XVI đọc khi tiếp kiến các tham dự viên cuộc họp quốc tế đánh dấu 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem - Phẩm giá của các người nữ" của ĐGH Gioan Phaolô II:
Anh chị em thân mến,
Tôi thành tâm hân hoan chào đón tất cả mọi tham dự viên hội nghị quốc tế về chủ đề “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem”. Tôi chào mừng Đức hồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và tôi tri ân ngài là người thông truyền các cảm nghiệm đã được chia sẻ. Tôi chào đón vị bí thư của hội đồng là Đức giám mục Josef Clemens, và các thành viên cũng như cộng sự viên của cơ chế này. Tôi đặc biệt chào mừng các chị em phụ nữ, chiếm đa số trong những người đang hiện diện nơi đây, và là những người đã dùng các kinh nghiệm và khả năng để làm phong phú cho các tiến trình của hội nghị.
Vấn đề mà quý vị đang suy tư rất thích đáng trong thời hiện đại: Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến hôm nay, phong trào đòi quyền của phụ nữ nơi nhiều khung cảnh đời sống xã hội đã tạo ra vô số các suy tư và thảo luận, và kết quả là gia tăng được nhiều sáng kiến để Giáo hội Công giáo áp dụng và thường chú ý quan tâm theo dõi. Mối tương quan nam nữ, vì tính cách đặc trưng, tương nhượng và bổ túc cho nhau, chắc chắn tạo ra một tâm điểm cho “vấn nạn nhân chủng học” rất quyết liệt trong nền văn hóa đương đại. Có rất nhiều sự can thiệp và những tài liệu của các giáo hoàng đề cập thẳng đến thực tế nổi cộm của vấn đề phụ nữ.
Tôi giới hạn chỉ nhắc lại các tài liệu của vị tiền nhiệm đáng yêu mến là Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, vào tháng 6 năm 1995 đã viết “Lá Thư Gửi Người Phụ Nữ” và vào ngày 15 tháng 8 năm 1988, đúng 20 năm trước đây, đã ban hành tông thư "Mulieris Dignitatem". Văn bản này đề cập đến ơn gọi và phẩm giá của người phụ nữ, rất phong phú về thần học, tâm linh và văn hóa, đã gợi cảm hứng cho “Lá Thư gửi Các Giám mục Công giáo về sự cộng tác của mọi người nam nữ trong Giáo hội và trên thế giới” của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong “Mulieris Dignitatem”, ĐTC Gioan Phaolô II muốn đi sâu vào những sự thực căn bản về nhân loại học nơi người nam và nữ, sự bình đẳng về phẩm giá và sự kết hợp giữa họ, sự khác biệt sâu xa giữa nam và nữ tính, ơn gọi họ đi vào tương nhượng, bổ túc, cộng tác và thông cảm với nhau (xem "Mulieris Dignitatem," số 6). Sự hợp nhất hai chiều nam nữ này đặt căn bản trên nền tảng phẩm giá mỗi con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng đã tác thành “con người có nam có nữ” (Sáng thế 1:27), như thế tránh đi sự đồng dạng mơ hồ, sự bình đẳng bằng phẳng và nghèo nàn, cũng như sự khác biệt hoàn toàn và mâu thuẫn (xem “Thư gửi Phụ Nữ”, mục 8). Sự kết hợp hai chiều này mang lại, như được ghi khắc trong thân xác và linh hồn, mối liên hệ với nhau, yêu thương nhau, sự hiệp thông giữa con người với nhau nhằm chứng tỏ rằng “việc tạo dựng con người cũng có phần nào giống với sự hiệp thông với Chúa” ("Mulieris Dignitatem" số 7). Vì vậy, khi người nam hoặc người nữ cho rằng mình hoạt động độc lập hoặc hoàn toàn tự lập, họ có nguy cơ đóng kín trong sự tự thể hiện chính mình, coi việc khắc phục mọi mối ràng buộc thiên nhiên, xã hội và tôn giáo như là chinh phục được tự do, nhưng thực tế là giảm thiểu họ vào trong nỗi cô đơn nặng trĩu. Để thúc đẩy và yểm trợ cho sự thăng tiến đích thực của mọi người nam nữ, ta không thể không đem thực tế này ra xem xét.
Chắc chắn rằng một sự nghiên cứu về nhân loại học được cải tiến là điều cần thiết, để - trên căn bản truyền thống Kitô giáo lớn lao – hội nhập được các tiến bộ mới về khoa học và dữ kiện về những cảm nghiệm văn hóa hiện đại, góp phần theo đường hướng này vào sự hiểu biết sâu xa, không chỉ về căn tính phụ nữ mà cũng về căn tính nam giới, thường là mục tiêu của các suy tư thiên lệch và phụ thuộc vào ý thức hệ.
Đứng trước các khuynh hướng văn hoá và chính trị có mưu toan diệt trừ, hoặc ít ra làm rối ren và làm lẫn lộn, các khác biệt giới tính ghi nơi bản chất con người, coi họ là những kiến trúc văn hóa, điều cần thiết là phải nhắc lại mẫu hình Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ, với tính độc nhất và đồng thời khác biệt căn bản và bổ túc cho nhau. Bản tính con người và chiều kích văn hóa được hội nhập lại trong một tiến trình rộng rãi và phức tạp tạo thành căn tính của mỗi một, nơi mà cả hai chiều kích – nữ và nam – tương ứng với và bổ túc cho nhau.
Khi khai mạc công tác của Đại hội lần thứ 5 Hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh và vùng biển Carribbean hồi tháng 5 năm rồi tại Brazil (Ba tây), tôi đã nhắc lại là vẫn còn tồn tại não trạng tâm lý trọng nam, không biết đến các điều mới mẻ nơi Đạo Chúa, là tôn giáo công nhận và tuyên xưng phẩm giá và trách nhiệm bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Có một số nơi và một số nền văn hóa kỳ thị phụ nữ và hạ thấp giá trị chỉ vì họ là phụ nữ, những nơi phải dựa vào ngay cả các tranh biện tôn giáo và các áp lực gia đình, xã hội và văn hóa để yểm trợ cho sự chênh lệch phái tính, những nơi có các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ, biến họ thành mục tiêu lạm dụng và khai thác trong quảng cáo, trong các kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí. Đối đầu với hiện tượng trầm trọng và lâu dài như thế, quyết tâm của người tín hữu Kitô giáo càng khẩn thiết hơn lúc nào hết, để ở mọi nơi, họ trở thành những người đề cao một nền văn hóa công nhận phẩm giá của người phụ nữ trong luật pháp và trong thực tế đời thường.
Thiên Chúa trao phó cho người nam người nữ, tùy theo đặc tính của mỗi người, một ơn gọi đặc biệt trong sứ mạng của Giáo hội và trên thế giới. Ở đây tôi nghĩ tới gia đình, là cộng đồng tình yêu thương, mở rộng cho cuộc sống, là tế bào căn bản của xã hội. Trong gia đình, người nam người nữ, nhờ ơn ban được làm cha làm mẹ, cùng nhau đóng một vai trò không thể thay thế trong cuộc sống. Từ lúc hoài thai, trẻ thơ có quyền cậy nhờ vào cha vào mẹ để được chăm sóc và đồng hành để lớn khôn. Mỗi quốc gia, về phần mình, phải duy trì những chính sách thích hợp về xã hội, tất cả đều nhằm đề cao sự bền vững của hôn nhân, phẩm giá và trách nhiệm của vợ chồng, quyền lợi và nhiệm vụ không thể thay thế của họ trong việc giáo dục con cái. Hơn nữa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ để họ cộng tác vào việc xây dựng xã hội, và hoan nghênh “thiên tài phụ nữ” tiêu biểu của họ.
Chư huynh muội thân mến, một lần nữa tôi cám ơn quý vị đã đến thăm viếng và, cùng với lời tôi cầu chúc quý vị hoàn toàn thành đạt trong công tác của hội nghị, tôi đoan chắc sẽ nhớ đến quý vị trong kinh nguyện, nài xin sự chuyển cầu của hiền mẫu Maria, xin Người giúp các chị em trong thời đại chúng ta nhận ra được ơn gọi và sứ vụ của mình trong cộng đồng giáo hội và dân sự. Với lời nguyện ước như thế, tôi ban tặng cho quý vị đang hiện diện nơi đây và những người thân yêu phép lành đặc biệt của Tòa thánh.
Anh chị em thân mến,
Tôi thành tâm hân hoan chào đón tất cả mọi tham dự viên hội nghị quốc tế về chủ đề “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem”. Tôi chào mừng Đức hồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, và tôi tri ân ngài là người thông truyền các cảm nghiệm đã được chia sẻ. Tôi chào đón vị bí thư của hội đồng là Đức giám mục Josef Clemens, và các thành viên cũng như cộng sự viên của cơ chế này. Tôi đặc biệt chào mừng các chị em phụ nữ, chiếm đa số trong những người đang hiện diện nơi đây, và là những người đã dùng các kinh nghiệm và khả năng để làm phong phú cho các tiến trình của hội nghị.
Vấn đề mà quý vị đang suy tư rất thích đáng trong thời hiện đại: Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến hôm nay, phong trào đòi quyền của phụ nữ nơi nhiều khung cảnh đời sống xã hội đã tạo ra vô số các suy tư và thảo luận, và kết quả là gia tăng được nhiều sáng kiến để Giáo hội Công giáo áp dụng và thường chú ý quan tâm theo dõi. Mối tương quan nam nữ, vì tính cách đặc trưng, tương nhượng và bổ túc cho nhau, chắc chắn tạo ra một tâm điểm cho “vấn nạn nhân chủng học” rất quyết liệt trong nền văn hóa đương đại. Có rất nhiều sự can thiệp và những tài liệu của các giáo hoàng đề cập thẳng đến thực tế nổi cộm của vấn đề phụ nữ.
Tôi giới hạn chỉ nhắc lại các tài liệu của vị tiền nhiệm đáng yêu mến là Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, vào tháng 6 năm 1995 đã viết “Lá Thư Gửi Người Phụ Nữ” và vào ngày 15 tháng 8 năm 1988, đúng 20 năm trước đây, đã ban hành tông thư "Mulieris Dignitatem". Văn bản này đề cập đến ơn gọi và phẩm giá của người phụ nữ, rất phong phú về thần học, tâm linh và văn hóa, đã gợi cảm hứng cho “Lá Thư gửi Các Giám mục Công giáo về sự cộng tác của mọi người nam nữ trong Giáo hội và trên thế giới” của Thánh bộ Giáo lý Đức tin.
Trong “Mulieris Dignitatem”, ĐTC Gioan Phaolô II muốn đi sâu vào những sự thực căn bản về nhân loại học nơi người nam và nữ, sự bình đẳng về phẩm giá và sự kết hợp giữa họ, sự khác biệt sâu xa giữa nam và nữ tính, ơn gọi họ đi vào tương nhượng, bổ túc, cộng tác và thông cảm với nhau (xem "Mulieris Dignitatem," số 6). Sự hợp nhất hai chiều nam nữ này đặt căn bản trên nền tảng phẩm giá mỗi con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng đã tác thành “con người có nam có nữ” (Sáng thế 1:27), như thế tránh đi sự đồng dạng mơ hồ, sự bình đẳng bằng phẳng và nghèo nàn, cũng như sự khác biệt hoàn toàn và mâu thuẫn (xem “Thư gửi Phụ Nữ”, mục 8). Sự kết hợp hai chiều này mang lại, như được ghi khắc trong thân xác và linh hồn, mối liên hệ với nhau, yêu thương nhau, sự hiệp thông giữa con người với nhau nhằm chứng tỏ rằng “việc tạo dựng con người cũng có phần nào giống với sự hiệp thông với Chúa” ("Mulieris Dignitatem" số 7). Vì vậy, khi người nam hoặc người nữ cho rằng mình hoạt động độc lập hoặc hoàn toàn tự lập, họ có nguy cơ đóng kín trong sự tự thể hiện chính mình, coi việc khắc phục mọi mối ràng buộc thiên nhiên, xã hội và tôn giáo như là chinh phục được tự do, nhưng thực tế là giảm thiểu họ vào trong nỗi cô đơn nặng trĩu. Để thúc đẩy và yểm trợ cho sự thăng tiến đích thực của mọi người nam nữ, ta không thể không đem thực tế này ra xem xét.
Chắc chắn rằng một sự nghiên cứu về nhân loại học được cải tiến là điều cần thiết, để - trên căn bản truyền thống Kitô giáo lớn lao – hội nhập được các tiến bộ mới về khoa học và dữ kiện về những cảm nghiệm văn hóa hiện đại, góp phần theo đường hướng này vào sự hiểu biết sâu xa, không chỉ về căn tính phụ nữ mà cũng về căn tính nam giới, thường là mục tiêu của các suy tư thiên lệch và phụ thuộc vào ý thức hệ.
Đứng trước các khuynh hướng văn hoá và chính trị có mưu toan diệt trừ, hoặc ít ra làm rối ren và làm lẫn lộn, các khác biệt giới tính ghi nơi bản chất con người, coi họ là những kiến trúc văn hóa, điều cần thiết là phải nhắc lại mẫu hình Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ, với tính độc nhất và đồng thời khác biệt căn bản và bổ túc cho nhau. Bản tính con người và chiều kích văn hóa được hội nhập lại trong một tiến trình rộng rãi và phức tạp tạo thành căn tính của mỗi một, nơi mà cả hai chiều kích – nữ và nam – tương ứng với và bổ túc cho nhau.
Khi khai mạc công tác của Đại hội lần thứ 5 Hội đồng giám mục châu Mỹ Latinh và vùng biển Carribbean hồi tháng 5 năm rồi tại Brazil (Ba tây), tôi đã nhắc lại là vẫn còn tồn tại não trạng tâm lý trọng nam, không biết đến các điều mới mẻ nơi Đạo Chúa, là tôn giáo công nhận và tuyên xưng phẩm giá và trách nhiệm bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Có một số nơi và một số nền văn hóa kỳ thị phụ nữ và hạ thấp giá trị chỉ vì họ là phụ nữ, những nơi phải dựa vào ngay cả các tranh biện tôn giáo và các áp lực gia đình, xã hội và văn hóa để yểm trợ cho sự chênh lệch phái tính, những nơi có các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ, biến họ thành mục tiêu lạm dụng và khai thác trong quảng cáo, trong các kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí. Đối đầu với hiện tượng trầm trọng và lâu dài như thế, quyết tâm của người tín hữu Kitô giáo càng khẩn thiết hơn lúc nào hết, để ở mọi nơi, họ trở thành những người đề cao một nền văn hóa công nhận phẩm giá của người phụ nữ trong luật pháp và trong thực tế đời thường.
Thiên Chúa trao phó cho người nam người nữ, tùy theo đặc tính của mỗi người, một ơn gọi đặc biệt trong sứ mạng của Giáo hội và trên thế giới. Ở đây tôi nghĩ tới gia đình, là cộng đồng tình yêu thương, mở rộng cho cuộc sống, là tế bào căn bản của xã hội. Trong gia đình, người nam người nữ, nhờ ơn ban được làm cha làm mẹ, cùng nhau đóng một vai trò không thể thay thế trong cuộc sống. Từ lúc hoài thai, trẻ thơ có quyền cậy nhờ vào cha vào mẹ để được chăm sóc và đồng hành để lớn khôn. Mỗi quốc gia, về phần mình, phải duy trì những chính sách thích hợp về xã hội, tất cả đều nhằm đề cao sự bền vững của hôn nhân, phẩm giá và trách nhiệm của vợ chồng, quyền lợi và nhiệm vụ không thể thay thế của họ trong việc giáo dục con cái. Hơn nữa, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ để họ cộng tác vào việc xây dựng xã hội, và hoan nghênh “thiên tài phụ nữ” tiêu biểu của họ.
Chư huynh muội thân mến, một lần nữa tôi cám ơn quý vị đã đến thăm viếng và, cùng với lời tôi cầu chúc quý vị hoàn toàn thành đạt trong công tác của hội nghị, tôi đoan chắc sẽ nhớ đến quý vị trong kinh nguyện, nài xin sự chuyển cầu của hiền mẫu Maria, xin Người giúp các chị em trong thời đại chúng ta nhận ra được ơn gọi và sứ vụ của mình trong cộng đồng giáo hội và dân sự. Với lời nguyện ước như thế, tôi ban tặng cho quý vị đang hiện diện nơi đây và những người thân yêu phép lành đặc biệt của Tòa thánh.
Top Stories
Gia Lai Catholics prohibited to have Mass on Lunar New Year
J.B. An Dang
07:43 12/02/2008
People’s Committee of Ia Grai district in Gia Lai province issued an ordinance prohibiting Catholics to have Mass on Lunar New Year despite petitions of Catholic communities.
Catholics in Ia Grai, a district in Central Highlands of Vietnam, could not have Mass on the first day of the Lunar New Year, commonly known as Tết, after Bùi Ngọc Sơn, the chairman of People’s Committee of Ia Grai, threatened to pursue legal action against the clergy and faithful who dared to say and attend Mass on 7th February.
Local government had explained to Catholic communities that Tết is not a Catholic festival. They needed to apply to Sơn to have a permission to celebrate Mass.
In their petitions, Ia Grai Catholics stated that for Vietnamese Catholics, it is a tradition of devotion to dedicate the first days of the new year to Christ and Virgin Mary through public gatherings where the congregation can attend Eucharist or other worship services, receive sacraments, exchange new year greetings and receive blessings from their priests.
Responding to Catholics’ petitions, Sơn insisted that Tết is not a Catholic Holy Day of Obligation, and celebrating Mass on Tết violates “the State law and Ordinance on Religion and Belief”. In the ordinance No 34/UBND-DTTG, dated 4th February, Sơn ordered security forces to arrest anyone gathering to celebrate Tết according to Catholic rite.
This incident highlights the fact that Vietnam's rhetoric on religious freedom does not match reality. Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
In particular, every year Catholic pastors need to submit to local authorities the list of Masses that they are going to celebrate during the coming year. Some of them may be disapproved. In these cases, the priest violates the law if he risks celebrating them - even with a smaller congregation.
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. Also, the situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Local governments do not change their policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
Dedicate first days of the new year to Our Lady |
Local government had explained to Catholic communities that Tết is not a Catholic festival. They needed to apply to Sơn to have a permission to celebrate Mass.
In their petitions, Ia Grai Catholics stated that for Vietnamese Catholics, it is a tradition of devotion to dedicate the first days of the new year to Christ and Virgin Mary through public gatherings where the congregation can attend Eucharist or other worship services, receive sacraments, exchange new year greetings and receive blessings from their priests.
Responding to Catholics’ petitions, Sơn insisted that Tết is not a Catholic Holy Day of Obligation, and celebrating Mass on Tết violates “the State law and Ordinance on Religion and Belief”. In the ordinance No 34/UBND-DTTG, dated 4th February, Sơn ordered security forces to arrest anyone gathering to celebrate Tết according to Catholic rite.
This incident highlights the fact that Vietnam's rhetoric on religious freedom does not match reality. Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
In particular, every year Catholic pastors need to submit to local authorities the list of Masses that they are going to celebrate during the coming year. Some of them may be disapproved. In these cases, the priest violates the law if he risks celebrating them - even with a smaller congregation.
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. Also, the situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Local governments do not change their policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
Hanoi: en raison des circonstances, un pèlerinage traditionnel dans la paroisse de Thai Hà connaît cette année une affluence exceptionnelle
Eglises d'Asie
10:33 12/02/2008
Hanoi: en raison des circonstances, un pèlerinage traditionnel dans la paroisse de Thai Hà connaît cette année une affluence exceptionnelle
Traditionnellement, le troisième jour du Nouvel An lunaire, les chrétiens de toute la région de Hanoi viennent se rassembler et prier la Vierge du perpétuel secours dans la paroisse de Thai Hà, située dans la périphérie de Hanoi. La situation particulière de la paroisse a attiré, cette année, un nombre de fidèles exceptionnel: 7 000, selon les religieux rédemptoristes responsables de la paroisse. En effet, si, depuis le 1er février 2008, les rassemblements de prières ont cessé à l’intérieur de la cour de l’ancienne Délégation apostolique, ils n’ont jamais été interrompus à Thai Hà, depuis le 5 janvier dernier, ce jour où les fidèles ont constaté le début de travaux de construction sur un terrain de la paroisse, normalement non constructible (1). Depuis lors, la communauté paroissiale continue de veiller autour du chantier illégalement installé par l’entreprise Chiên Thang, patronnée par les autorités. Jour et nuit, sous des tentes qui les protègent du froid et de la pluie, des dames âgées veillent et prient autour du chantier en question. Le 9 février dernier, elles ont reçu un renfort exceptionnel.
A 10 heures, heure de la messe célébrée par Mgr Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, non seulement l’église était pleine mais la place, le monastère des rédemptoristes, les rues environnantes étaient noires de monde et les gardiens des parkings (pour deux roues) environnants ne savaient où donner de la tête, selon un reportage du journal électronique officiel, VN Express. Selon les observations des responsables de la paroisse, les pèlerins venaient de Hanoi et de toutes les provinces du Nord: Hai Phong, Hai Duong, Nam Dinh, Ha Nam, Ha Tây, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh, etc. A l’issue de la messe, au cours de laquelle l’archevêque de Hanoi exhorta les chrétiens au renouvellement intérieur, un prêtre a invité la foule à se rendre autour du chantier pour y prier et demander la restitution du terrain. L’ensemble du clergé, des religieux, des religieuses et des fidèles se sont alors rendus sur les lieux. Selon les témoins, ce fut certainement la manifestation de prière la plus importante depuis le début du mouvement, à la mi-décembre 2007. Toute l’après-midi, des groupes de fidèles se sont succédé sur les lieux pour prier ou pour interroger les paroissiens de Thai Hà sur la situation.
Les propos recueillis et publiés par l’agence Vietcatholic News suggèrent que la plupart des pèlerins venus des provinces environnantes ont voulu ainsi manifester leur solidarité et leur soutien au mouvement mené par les catholiques de Hanoi pour la restitution des propriétés d’Eglise. Les rapports diffusés sur Internet signalent que la police présente sur les lieux n’est pas intervenue (2).
La paroisse de Thai Hà a été fondée et est tenue par les religieux rédemptoristes. S’étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d’usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d’une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques.
(1) Voir EDA 477
(2) Les informations de cet article sont puisées dans diverses dépêches de VietCatholic News.
Légendes photos:
Photo 1: Les catholiques se rendent en procession pour prier autour du chantier entrepris sur un terrain non constructible de la paroisse rédemptoriste de Thai Hà, à Hanoi.
Photo 2: Hanoi, paroisse de Thai Hà: la foule des catholiques en prière devant une représentation de la Vierge du perpétuel secours.
Photo © Vietcatholic News
Traditionnellement, le troisième jour du Nouvel An lunaire, les chrétiens de toute la région de Hanoi viennent se rassembler et prier la Vierge du perpétuel secours dans la paroisse de Thai Hà, située dans la périphérie de Hanoi. La situation particulière de la paroisse a attiré, cette année, un nombre de fidèles exceptionnel: 7 000, selon les religieux rédemptoristes responsables de la paroisse. En effet, si, depuis le 1er février 2008, les rassemblements de prières ont cessé à l’intérieur de la cour de l’ancienne Délégation apostolique, ils n’ont jamais été interrompus à Thai Hà, depuis le 5 janvier dernier, ce jour où les fidèles ont constaté le début de travaux de construction sur un terrain de la paroisse, normalement non constructible (1). Depuis lors, la communauté paroissiale continue de veiller autour du chantier illégalement installé par l’entreprise Chiên Thang, patronnée par les autorités. Jour et nuit, sous des tentes qui les protègent du froid et de la pluie, des dames âgées veillent et prient autour du chantier en question. Le 9 février dernier, elles ont reçu un renfort exceptionnel.
A 10 heures, heure de la messe célébrée par Mgr Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi, non seulement l’église était pleine mais la place, le monastère des rédemptoristes, les rues environnantes étaient noires de monde et les gardiens des parkings (pour deux roues) environnants ne savaient où donner de la tête, selon un reportage du journal électronique officiel, VN Express. Selon les observations des responsables de la paroisse, les pèlerins venaient de Hanoi et de toutes les provinces du Nord: Hai Phong, Hai Duong, Nam Dinh, Ha Nam, Ha Tây, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh, etc. A l’issue de la messe, au cours de laquelle l’archevêque de Hanoi exhorta les chrétiens au renouvellement intérieur, un prêtre a invité la foule à se rendre autour du chantier pour y prier et demander la restitution du terrain. L’ensemble du clergé, des religieux, des religieuses et des fidèles se sont alors rendus sur les lieux. Selon les témoins, ce fut certainement la manifestation de prière la plus importante depuis le début du mouvement, à la mi-décembre 2007. Toute l’après-midi, des groupes de fidèles se sont succédé sur les lieux pour prier ou pour interroger les paroissiens de Thai Hà sur la situation.
Les propos recueillis et publiés par l’agence Vietcatholic News suggèrent que la plupart des pèlerins venus des provinces environnantes ont voulu ainsi manifester leur solidarité et leur soutien au mouvement mené par les catholiques de Hanoi pour la restitution des propriétés d’Eglise. Les rapports diffusés sur Internet signalent que la police présente sur les lieux n’est pas intervenue (2).
La paroisse de Thai Hà a été fondée et est tenue par les religieux rédemptoristes. S’étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d’usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d’une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques.
(1) Voir EDA 477
(2) Les informations de cet article sont puisées dans diverses dépêches de VietCatholic News.
Légendes photos:
Photo 1: Les catholiques se rendent en procession pour prier autour du chantier entrepris sur un terrain non constructible de la paroisse rédemptoriste de Thai Hà, à Hanoi.
Photo 2: Hanoi, paroisse de Thai Hà: la foule des catholiques en prière devant une représentation de la Vierge du perpétuel secours.
Photo © Vietcatholic News
Viet Catholics barred from Mass on Tet holiday
Catholic World News
15:41 12/02/2008
Hanoi, Feb. 12, 2008 (CWNews.com) - Catholics in a district in central highlands of Vietnam, were barred from celebrating Mass on the first day of the Lunar New Year, commonly known as Tet, after a local government official threatened legal action against anyone who participated in the Eucharistic liturgy.
Bui Ngoc Son, the chairman of the People’s Committee of the Ia Grai distict, announced that because Tet is not a Catholic holy day, parishioners would need to have government approval for any public celebration. He ordered police to arrest any Catholics organizing religious ceremonies for the day.
In their petitions, Ia Grai Catholics stated that for Vietnamese Catholics, it is a tradition of devotion to dedicate the first days of the new year to Christ and the Virgin Mary through public gatherings where the congregation can attend the Eucharist or other worship services, receive sacraments, exchange new year greetings, and receive blessings from their priests. The incident highlights the restraints on religious freedom under the Communist government. The Church's normal activities-- involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, and public liturgical celebrations-- are all subject to approval by civil authorities. Under the “State law and Ordinance on Religion and Belief,” every year Catholic pastors are required to submit to local authorities the list of Masses that they are going to celebrate during the coming year. Some of the planned celebrations may not be approved. In these cases, the priest violates the law if he risks celebrating Mass, even with a small congregation.
With its introduction of an open economic market and its gradual opening to the West, especially to the United States, Vietnam has taken some steps forward in allowing freedom of worship. The situation facing local Catholics has also been improved by the persistent diplomatic efforts of the Holy See, which have included annual visits to Vietnam by a delegation from Rome. Still restrictions on religious freedom remain noteworthy, particularly among ethnic minorities such as the Montagnards of the central highlands and the Thai, Hmong, and Muong in the northern mountains.
Bui Ngoc Son, the chairman of the People’s Committee of the Ia Grai distict, announced that because Tet is not a Catholic holy day, parishioners would need to have government approval for any public celebration. He ordered police to arrest any Catholics organizing religious ceremonies for the day.
In their petitions, Ia Grai Catholics stated that for Vietnamese Catholics, it is a tradition of devotion to dedicate the first days of the new year to Christ and the Virgin Mary through public gatherings where the congregation can attend the Eucharist or other worship services, receive sacraments, exchange new year greetings, and receive blessings from their priests. The incident highlights the restraints on religious freedom under the Communist government. The Church's normal activities-- involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, and public liturgical celebrations-- are all subject to approval by civil authorities. Under the “State law and Ordinance on Religion and Belief,” every year Catholic pastors are required to submit to local authorities the list of Masses that they are going to celebrate during the coming year. Some of the planned celebrations may not be approved. In these cases, the priest violates the law if he risks celebrating Mass, even with a small congregation.
With its introduction of an open economic market and its gradual opening to the West, especially to the United States, Vietnam has taken some steps forward in allowing freedom of worship. The situation facing local Catholics has also been improved by the persistent diplomatic efforts of the Holy See, which have included annual visits to Vietnam by a delegation from Rome. Still restrictions on religious freedom remain noteworthy, particularly among ethnic minorities such as the Montagnards of the central highlands and the Thai, Hmong, and Muong in the northern mountains.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân Mậu Tý tại Bergkamen, Đức Quốc
Quốc Thanh
04:09 12/02/2008
Xuân Mậu Tý tại Bergkamen, Đức Quốc
Quốc Thanh.
Để tránh sự trùng hợp với các Cộng đồng người Việt trong những điạ điểm gần đây nên Cộng đoàn các Tthánh Tử Đạo Việt nam tại Bergkamen năm nay đã mừng xuân Mậu Tý trước một tuần lễ vào ngày thứ bảy mồng 02.02 vừa qua tại hội trường Pfalzschule, Weddinghofen. Sau thánh lễ mừng Xuân tại nhà thờ Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micael.
Trước 15g00 đông đảo giáo dân trong cộng đoàn các vùng phụ cận đã cùng nhau về đây để tham dự thánh lễ mừng Xuân theo như thông báo trong tờ thông tin mục vụ của Cộng đồng thuộc Liên Giáo phận Paderborn & Esssen với sự đồng tế của cha Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thủy và cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý. Ngoài giáo dân trong vùng còn có sự tham dự của đại diện Ban chấp hành Cộng đồng, các Cộng đoàn bạn cũng như các ban ngành, hội đoàn.
Sau giờ giải tội, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng nhau mỗi người thắp nên một ngọn nến chung lòng hướng về quê hương Việt Nam với sự hiệp thông, chia sẻ những nỗi khó khăn kềm kẹp qua sự độc tài của chế độ chũ nghĩa xã hội tại quê nhà mà đặc biệt nhất hiện tình đang gây nhiều rắc rối của phía chính quyền đồi với toà Khâm sứ Hà Nội. Lời kinh tâm nguyện của mọi người như vang dậy một lòng sốt sắng, niềm trông cậy tuyệt đối vào Thiên Chúa xin người thương ban bằng yên an lành cho Giáo phận Hà Nội, cho Đức Tổng Giáo Mục Địa phận cũng như toàn thể giáo dân trong Giáo Phận.
Và thánh lễ bắt đầu trong tâm tình hiệp thông cầu cho Quê hương, cho Giáo hội Việt nam, cho Cộng đoàn giáo hữu nơi đây. Thánh lễ thật trang nghiêm long trọng với phần hợp ca của ca đoàn Cécilia, nghi thức dâng của lễ của các em Thiếu nhi và đại diện các Hội đoàn trong y phục cổ truyền khăn đống áo dài…Trong bài giảng của cha TU, ngài cũng muợn tám mối phúc thật để nói về sự việc cũng như ảnh hưởng của Chính quyền hiện đang đè nặng trên giáo dân, toà khâm sứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện nay và cũng nhắc nhở cho toàn thể giáo dân trong Cộng đoàn về đời sống sinh hoạt của mình đối với sự phát triển Cộng đoàn cũng như với Giáo hội. Thánh lễ kết thúc trong sự thông chia hoà hợp tình huynh đệ yêu thương. Cuối lễ lời chào mừng của ông Phạm tiến Dũng, tân trưởng ban đại diện Cộng đoàn các Thánh tử đạo và ông cũng lần lượt giới thiệu những thành viên trong tân ban đại diện cho nhiệm kỳ X (2009-2011) sắp tới. Lần này có lẽ mọi người cũng mong đợi từ sau lễ bổn mạng của Cộng đoàn trong năm qua từ trước Giáng sinh cho đến nay và kết quả thật mới mẻ, trẻ trung với thành phần gồm nhiều khuôn mặt mới có lẽ nhiều triển vọng cho hoạt động vào thời gian tới khi cha TU cũng vẫn nhắc đó là nguồn gió mới đến với tất cả giáo dân trong Cộng đoàn. Và ông Phan quang Tú chủ tịch Cộng đồng PaEs cũng nói thêm cộng đoàn giáo hữu nơi đây cũng là người anh cả trong Cộng đồng gồm tất cả mười Cộng đoàn thuộc Tổng Giáo phận Paderborn và Giáo phận Essen.
Sau thánh lễ mọi người cùng về hội trường Pfalschule để cùng chung vui văn nghệ mừng Xuân. Vào đến hội trường với những bàn ghế đuợc sắp xếp ngay ngắn, chung quanh là những gian hàng hội xuân thật trang lịch đang chờ đón khách vui xuân. Phía bên trong là những gian hàng ẩm thực với bao món ăn thuần túy, thơm ngon như sãn sàng đón tiếp quý khách đồng hương. Tiến về phía sân khấu với tấm phông lớn được trang trí thật trang trọng với hình anh Tý thật vui tươi và giữa sân khấu là bàn thờ tổ quốc với lá Quốc kỳ. Hai bên phông lễ lớn là những câu đối tết, những câu đối đỏ nhiều ý nghĩa như những câu phương châm nhắc nhớ chúng ta giữ vừng thể hiện truyền thống trong gia đình, cộng đoàn cho suốt một năm dài.
Chương trình bắt đầu lúc 18g30 qua lời giới thiệu của MC Lê minh Dương, người điều khiển chương trình hội Xuân năm nay. Tất cả mọi người trong ngoài hội trường đồng ngưng hẳn các sinh hoạt để cùng đứng lên tham dự vào nghi lễ chào Quốc kỳ dâng những nén hương hướng về tổ quốc qua những tiếng ca vang lừng trang nghiêm khi cất tiếng hát bài hát quốc ca, rồi phút mặc niệm tưởng nhớ đến những anh linh đã hy sinh vì Tổ quốc. Sau nghi lễ chào Quốc kỳ ông Phạm tiến Dũng, trưởng ban tổ chức long trọng tuyên bố khai mạc chuơng trình Hội Xuân Dân Tộc với lời chào mừng tất cả Quý vị Quan khách, Quý Đồng hương từ khắp nẻo xa gần về đây chung vui đón mừng Xuân Dân Tộc. Chương trình văn nghệ bắt đầu với giọng ca điêu luyện, truyền cảm của cô Kim Thu và sự đóng góp của các giọng ca vàng trong cộng đòan cùng sự trình diễn đàn đệm của toàn ban nhạc Biển xanh đến từ Hoà lan cũng như những ca sĩ chuyên nhiệp trong ban nhạc.
Chương trình ca nhạc mừng Xuân với nhiều tiết mục đặc sắc, qua những màn ca múa vũ của đội Lân và các em Thiếu Nhi trong cộng đoàn. Hình ảnh sôi động nhất là vũ khúc „Gió mùa Xuân tới“ đem lại nhiều hứng khởi nhất cho toàn cả hội trường và bao người có mặt, đặc biệt là hầu như tất cả các trẻ em tràn về phía trước sân khấu đứng thật đông để hưởng ứng cỏ võ cho đội vũ. (Không hình ảnh nào đẹp hơn nữa khi chính các em bé thơ đứng ra hưởng ứng cỗ động cho các bạn trẻ đồng lứa, một phát triển mầm non trong các sinh hoạt Cộng đồng Việt nam tại hải ngoại).
Chương trình tiếp diễn qua màn xảo thuật kỳ thú của ông Lê Rôi gây sự chú ý của hầu hết người tham dự như cố gắng tìm hiểu, khám phá sở trường của người ảo thuật tài ba này. Phần chúc tuổi lỳ xì các em Thiếu nhi của hai cụ bà trong Cộng đoàn, sổ xố Tombola và nhiều tiết mục vui nhộn khác. Những gian hàng hội chợ xuân, hàng ẩm thực vẫn đầy những người ra người vào, những miếng bánh, tô bánh canh, đĩa gỏi…ly nước được chuyền tay làm ấm lòng khách vui xuân. Tối đến gười tham gia đến vẫn còn đông còn tấp nập, từ ngoài cổng hội trường vào đến trong tiếng cười tiếng nói lời ca vẫn vang vọng…cho mãi tới khuya.
Hội xuân kết thúc với nhiều nét thắm tươi, tốt đẹp trong niềm hân hoan của tất cả mọi người mọi giới để cùng nhau buớc vào một năm Mậu Tý mới nhiều hạnh phúc, an khang như lời ông Trưởng ban tổ chức đã chào mừng mọi người lúc khai mạc.
Quốc Thanh.
Để tránh sự trùng hợp với các Cộng đồng người Việt trong những điạ điểm gần đây nên Cộng đoàn các Tthánh Tử Đạo Việt nam tại Bergkamen năm nay đã mừng xuân Mậu Tý trước một tuần lễ vào ngày thứ bảy mồng 02.02 vừa qua tại hội trường Pfalzschule, Weddinghofen. Sau thánh lễ mừng Xuân tại nhà thờ Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micael.
Ngày xuân tươi thắm bên nhau
Câu ca tiếng hát lời cầu rền vang
Lòng người hướng về Việt Nam
Cầu cho giáo hội còn đang khốn cùng…
Câu ca tiếng hát lời cầu rền vang
Lòng người hướng về Việt Nam
Cầu cho giáo hội còn đang khốn cùng…
Trước 15g00 đông đảo giáo dân trong cộng đoàn các vùng phụ cận đã cùng nhau về đây để tham dự thánh lễ mừng Xuân theo như thông báo trong tờ thông tin mục vụ của Cộng đồng thuộc Liên Giáo phận Paderborn & Esssen với sự đồng tế của cha Tuyên Úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thủy và cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý. Ngoài giáo dân trong vùng còn có sự tham dự của đại diện Ban chấp hành Cộng đồng, các Cộng đoàn bạn cũng như các ban ngành, hội đoàn.
Sau giờ giải tội, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng nhau mỗi người thắp nên một ngọn nến chung lòng hướng về quê hương Việt Nam với sự hiệp thông, chia sẻ những nỗi khó khăn kềm kẹp qua sự độc tài của chế độ chũ nghĩa xã hội tại quê nhà mà đặc biệt nhất hiện tình đang gây nhiều rắc rối của phía chính quyền đồi với toà Khâm sứ Hà Nội. Lời kinh tâm nguyện của mọi người như vang dậy một lòng sốt sắng, niềm trông cậy tuyệt đối vào Thiên Chúa xin người thương ban bằng yên an lành cho Giáo phận Hà Nội, cho Đức Tổng Giáo Mục Địa phận cũng như toàn thể giáo dân trong Giáo Phận.
Và thánh lễ bắt đầu trong tâm tình hiệp thông cầu cho Quê hương, cho Giáo hội Việt nam, cho Cộng đoàn giáo hữu nơi đây. Thánh lễ thật trang nghiêm long trọng với phần hợp ca của ca đoàn Cécilia, nghi thức dâng của lễ của các em Thiếu nhi và đại diện các Hội đoàn trong y phục cổ truyền khăn đống áo dài…Trong bài giảng của cha TU, ngài cũng muợn tám mối phúc thật để nói về sự việc cũng như ảnh hưởng của Chính quyền hiện đang đè nặng trên giáo dân, toà khâm sứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện nay và cũng nhắc nhở cho toàn thể giáo dân trong Cộng đoàn về đời sống sinh hoạt của mình đối với sự phát triển Cộng đoàn cũng như với Giáo hội. Thánh lễ kết thúc trong sự thông chia hoà hợp tình huynh đệ yêu thương. Cuối lễ lời chào mừng của ông Phạm tiến Dũng, tân trưởng ban đại diện Cộng đoàn các Thánh tử đạo và ông cũng lần lượt giới thiệu những thành viên trong tân ban đại diện cho nhiệm kỳ X (2009-2011) sắp tới. Lần này có lẽ mọi người cũng mong đợi từ sau lễ bổn mạng của Cộng đoàn trong năm qua từ trước Giáng sinh cho đến nay và kết quả thật mới mẻ, trẻ trung với thành phần gồm nhiều khuôn mặt mới có lẽ nhiều triển vọng cho hoạt động vào thời gian tới khi cha TU cũng vẫn nhắc đó là nguồn gió mới đến với tất cả giáo dân trong Cộng đoàn. Và ông Phan quang Tú chủ tịch Cộng đồng PaEs cũng nói thêm cộng đoàn giáo hữu nơi đây cũng là người anh cả trong Cộng đồng gồm tất cả mười Cộng đoàn thuộc Tổng Giáo phận Paderborn và Giáo phận Essen.
Sau thánh lễ mọi người cùng về hội trường Pfalschule để cùng chung vui văn nghệ mừng Xuân. Vào đến hội trường với những bàn ghế đuợc sắp xếp ngay ngắn, chung quanh là những gian hàng hội xuân thật trang lịch đang chờ đón khách vui xuân. Phía bên trong là những gian hàng ẩm thực với bao món ăn thuần túy, thơm ngon như sãn sàng đón tiếp quý khách đồng hương. Tiến về phía sân khấu với tấm phông lớn được trang trí thật trang trọng với hình anh Tý thật vui tươi và giữa sân khấu là bàn thờ tổ quốc với lá Quốc kỳ. Hai bên phông lễ lớn là những câu đối tết, những câu đối đỏ nhiều ý nghĩa như những câu phương châm nhắc nhớ chúng ta giữ vừng thể hiện truyền thống trong gia đình, cộng đoàn cho suốt một năm dài.
Chương trình bắt đầu lúc 18g30 qua lời giới thiệu của MC Lê minh Dương, người điều khiển chương trình hội Xuân năm nay. Tất cả mọi người trong ngoài hội trường đồng ngưng hẳn các sinh hoạt để cùng đứng lên tham dự vào nghi lễ chào Quốc kỳ dâng những nén hương hướng về tổ quốc qua những tiếng ca vang lừng trang nghiêm khi cất tiếng hát bài hát quốc ca, rồi phút mặc niệm tưởng nhớ đến những anh linh đã hy sinh vì Tổ quốc. Sau nghi lễ chào Quốc kỳ ông Phạm tiến Dũng, trưởng ban tổ chức long trọng tuyên bố khai mạc chuơng trình Hội Xuân Dân Tộc với lời chào mừng tất cả Quý vị Quan khách, Quý Đồng hương từ khắp nẻo xa gần về đây chung vui đón mừng Xuân Dân Tộc. Chương trình văn nghệ bắt đầu với giọng ca điêu luyện, truyền cảm của cô Kim Thu và sự đóng góp của các giọng ca vàng trong cộng đòan cùng sự trình diễn đàn đệm của toàn ban nhạc Biển xanh đến từ Hoà lan cũng như những ca sĩ chuyên nhiệp trong ban nhạc.
Chương trình ca nhạc mừng Xuân với nhiều tiết mục đặc sắc, qua những màn ca múa vũ của đội Lân và các em Thiếu Nhi trong cộng đoàn. Hình ảnh sôi động nhất là vũ khúc „Gió mùa Xuân tới“ đem lại nhiều hứng khởi nhất cho toàn cả hội trường và bao người có mặt, đặc biệt là hầu như tất cả các trẻ em tràn về phía trước sân khấu đứng thật đông để hưởng ứng cỏ võ cho đội vũ. (Không hình ảnh nào đẹp hơn nữa khi chính các em bé thơ đứng ra hưởng ứng cỗ động cho các bạn trẻ đồng lứa, một phát triển mầm non trong các sinh hoạt Cộng đồng Việt nam tại hải ngoại).
Chương trình tiếp diễn qua màn xảo thuật kỳ thú của ông Lê Rôi gây sự chú ý của hầu hết người tham dự như cố gắng tìm hiểu, khám phá sở trường của người ảo thuật tài ba này. Phần chúc tuổi lỳ xì các em Thiếu nhi của hai cụ bà trong Cộng đoàn, sổ xố Tombola và nhiều tiết mục vui nhộn khác. Những gian hàng hội chợ xuân, hàng ẩm thực vẫn đầy những người ra người vào, những miếng bánh, tô bánh canh, đĩa gỏi…ly nước được chuyền tay làm ấm lòng khách vui xuân. Tối đến gười tham gia đến vẫn còn đông còn tấp nập, từ ngoài cổng hội trường vào đến trong tiếng cười tiếng nói lời ca vẫn vang vọng…cho mãi tới khuya.
Hội xuân kết thúc với nhiều nét thắm tươi, tốt đẹp trong niềm hân hoan của tất cả mọi người mọi giới để cùng nhau buớc vào một năm Mậu Tý mới nhiều hạnh phúc, an khang như lời ông Trưởng ban tổ chức đã chào mừng mọi người lúc khai mạc.
Thái Bình: Những cỗ đại xa lên đường
Thái Hà
11:45 12/02/2008
NHỮNG “CỖ ĐẠI XA” ĐÃ LÊN ĐƯỜNG
THÁI BÌNH -- “Đến hẹn lại lên”. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giám mục giáo phận, hôm nay Mồng Ba Tết Nguyên Đán (09 – 02 -2008) gia đình giáo phận tổ chức ăn Tết với các bệnh nhân phong tại Bệnh viện phong Da liễu Văn Môn Thái Bình.
Ngay từ sáng sớm, từng lớp lớp những đoàn xe cùng tiến về khuôn viên ngôi thánh đường giáo họ Đông Thọ (nhà thờ nằm trong Bệnh viện phong), ai nấy đều hân hoan vui mừng như đi dự hội Xuân. Đi lẫn trong đoàn người ấy là những chiếc nạng gỗ, những chiếc xe lăn của các anh chị em bệnh nhân. Đoàn người đi bên nhau giữa tiếng nói cười như giữa họ không còn khoảng cách của bệnh tật và không bệnh tật.
Được biết, đây là hoạt động bác ái xã hội diễn ra hàng năm tại giáo phận Thái Bình, kể từ khi Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về nhận giáo phận. Như thông lệ, trong những ngày đầu Xuân mới, Đức Cha thường tổ chức ăn Tết với các anh chị em bệnh nhân phong. Ngoài việc chúc xuân, tặng quà Ban giám đốc bệnh viện, các y bác sĩ và anh chị em bệnh nhân, Đức Cha còn cùng với các linh mục, nam nữ tu sĩ trong giáo phận dâng Thánh lễ cầu bình an và thánh hóa công ăn việc làm trong năm mới. Nhưng năm nay có lẽ là một năm đặc biệt hơn, bởi giáo phận Thái Bình vừa khai mạc Năm Thánh Hồng Đào, năm mà người tín hữu Thái Bình quyết tâm đẩy cao thực thi việc bác ái xã hội.
Cũng theo lời hiệu triệu của Đức Cha giáo phận, năm nay, ngoài số tiền quyên góp được là 25.700.000 VND, tất cả quà Tết của Đức Cha và quý cha trong giáo phận sẽ được dành tặng cho anh chị em bệnh nhân phong.
Nói chuyện với chúng tôi, những bệnh nhân đã cao tuổi không nén nổi xúc động: “Chúng tôi vẫn thầm cảm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một vị mục tử tốt lành, đã không ngừng chăm lo đến đoàn chiên, đặc biệt ngài đã không quên chăm lo săn sóc từng con chiên bệnh tật, đau yếu, bị xã hội ruồng bỏ như chúng tôi. Không những thế ngài còn sai đến với chúng tôi một vị chủ chăn tốt lành là cha xứ Giuse Mai Trần Huynh. Qua cha xứ Giuse, đời sống của chúng tôi ngày một đổi mới. Như các anh thấy, mấy năm trước đây, cơ sở vật chất ở đây còn nghèo nàn, đường sá đi lại khó khăn,… nhưng những năm trở lại đây thì khác rồi; qua trung gian Đức cha giáo phận và cha xứ Giuse, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, những anh chị em giáo dân ở khắp nơi xa gần đến đây mỗi ngày một nhiều. Các cuộc thăm viếng ấy ngoài việc giúp đỡ chúng tôi cải thiện đời sống một phần, nhưng điều chúng tôi cần hơn đó là sự động viên khích lệ, giúp chúng tôi dần xóa bỏ được mặc cảm bệnh tật…”
Xuất hiện trong đoàn người đông đảo, chúng tôi nhận thấy nhiều gương mặt quen thuộc của các bạn trẻ là các sinh viên, học sinh công nhân … đến tham dự. Trong số đó, có những bạn đã đến đây một vài lần, nhưng cũng có bạn thì hôm nay mới là lần đầu tiên. Trong niềm xúc động, bạn Minh N – SV trường CĐ Kinh Tế đã chia sẻ: “Quả thật lần đầu đến đây cũng thấy hơn run. Em chưa một lần được giáp mặt với anh chị em bệnh nhân phong. Trước tới giờ chỉ nghe qua bạn bè kể lại. Nhưng có lẽ những mặc cảm ban đầu sẽ tan mau, thay vào đấy, em rất xúc động khi nhìn thấy tấm thân tàn phế của họ. Có thể sau những lần như thế này, em sẽ có cái nhìn khác hơn về cuộc đời. Trong cuộc sống, vốn còn nhiều khó khăn, nhưng em nhận thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người, và vì thế phải không ngừng tạ ơn Chúa và cũng phải biết chia sẻ những hạnh phúc mình đang có với những anh chị em bất hạnh, đặc biệt là những anh chị em bệnh nhân phong”.
Thánh lễ hôm nay có lẽ đông hơn thường lệ. Nhìn đám đông người tham dự Thánh lễ trong trang nghiêm sốt sáng, họ hồi bên nhau trong ngày đầu Xuân, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cảm tạ mà lòng chúng tôi cứ nao nao một nỗi niềm khó tả. Như lời chia sẻ của Đức Cha giáo phận trong Thánh lễ hôm nay: Thiên Chúa đã trao cho chúng ta những nén bạc, bổn phận của chúng ta là làm cho những nén bạc đó sinh lời. Người khoẻ mạnh cũng như người yếu đau, đều được mời gọi sinh lời những nén bạc Chúa trao theo cách thế của mình.
Những “cỗ đại xa” nay đã lên đường. Cỗ đại xa của bác ái xã hội sẽ đi tiên phong mở màn cho các hoạt động trong Năm Thánh Hồng Đào của giáo phận Thái Bình. Có khi nào bạn và tôi tự hỏi: mình đã, đang và sẽ làm gì cho những cỗ đại xa đó “tiến xa hơn, nhanh hơn và manh mẽ hơn” chưa? Nếu chưa, thì ngay từ hôm nay, ngay lúc này, hãy cùng giáo phận Thái Bình lên đường. Chúng ta sẽ không chọn những con đường đầy hoa, nhưng sẽ làm nở hoa những con đường ta đi tới”
THÁI BÌNH -- “Đến hẹn lại lên”. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giám mục giáo phận, hôm nay Mồng Ba Tết Nguyên Đán (09 – 02 -2008) gia đình giáo phận tổ chức ăn Tết với các bệnh nhân phong tại Bệnh viện phong Da liễu Văn Môn Thái Bình.
Ngay từ sáng sớm, từng lớp lớp những đoàn xe cùng tiến về khuôn viên ngôi thánh đường giáo họ Đông Thọ (nhà thờ nằm trong Bệnh viện phong), ai nấy đều hân hoan vui mừng như đi dự hội Xuân. Đi lẫn trong đoàn người ấy là những chiếc nạng gỗ, những chiếc xe lăn của các anh chị em bệnh nhân. Đoàn người đi bên nhau giữa tiếng nói cười như giữa họ không còn khoảng cách của bệnh tật và không bệnh tật.
Được biết, đây là hoạt động bác ái xã hội diễn ra hàng năm tại giáo phận Thái Bình, kể từ khi Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về nhận giáo phận. Như thông lệ, trong những ngày đầu Xuân mới, Đức Cha thường tổ chức ăn Tết với các anh chị em bệnh nhân phong. Ngoài việc chúc xuân, tặng quà Ban giám đốc bệnh viện, các y bác sĩ và anh chị em bệnh nhân, Đức Cha còn cùng với các linh mục, nam nữ tu sĩ trong giáo phận dâng Thánh lễ cầu bình an và thánh hóa công ăn việc làm trong năm mới. Nhưng năm nay có lẽ là một năm đặc biệt hơn, bởi giáo phận Thái Bình vừa khai mạc Năm Thánh Hồng Đào, năm mà người tín hữu Thái Bình quyết tâm đẩy cao thực thi việc bác ái xã hội.
Cũng theo lời hiệu triệu của Đức Cha giáo phận, năm nay, ngoài số tiền quyên góp được là 25.700.000 VND, tất cả quà Tết của Đức Cha và quý cha trong giáo phận sẽ được dành tặng cho anh chị em bệnh nhân phong.
Nói chuyện với chúng tôi, những bệnh nhân đã cao tuổi không nén nổi xúc động: “Chúng tôi vẫn thầm cảm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một vị mục tử tốt lành, đã không ngừng chăm lo đến đoàn chiên, đặc biệt ngài đã không quên chăm lo săn sóc từng con chiên bệnh tật, đau yếu, bị xã hội ruồng bỏ như chúng tôi. Không những thế ngài còn sai đến với chúng tôi một vị chủ chăn tốt lành là cha xứ Giuse Mai Trần Huynh. Qua cha xứ Giuse, đời sống của chúng tôi ngày một đổi mới. Như các anh thấy, mấy năm trước đây, cơ sở vật chất ở đây còn nghèo nàn, đường sá đi lại khó khăn,… nhưng những năm trở lại đây thì khác rồi; qua trung gian Đức cha giáo phận và cha xứ Giuse, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, những anh chị em giáo dân ở khắp nơi xa gần đến đây mỗi ngày một nhiều. Các cuộc thăm viếng ấy ngoài việc giúp đỡ chúng tôi cải thiện đời sống một phần, nhưng điều chúng tôi cần hơn đó là sự động viên khích lệ, giúp chúng tôi dần xóa bỏ được mặc cảm bệnh tật…”
Xuất hiện trong đoàn người đông đảo, chúng tôi nhận thấy nhiều gương mặt quen thuộc của các bạn trẻ là các sinh viên, học sinh công nhân … đến tham dự. Trong số đó, có những bạn đã đến đây một vài lần, nhưng cũng có bạn thì hôm nay mới là lần đầu tiên. Trong niềm xúc động, bạn Minh N – SV trường CĐ Kinh Tế đã chia sẻ: “Quả thật lần đầu đến đây cũng thấy hơn run. Em chưa một lần được giáp mặt với anh chị em bệnh nhân phong. Trước tới giờ chỉ nghe qua bạn bè kể lại. Nhưng có lẽ những mặc cảm ban đầu sẽ tan mau, thay vào đấy, em rất xúc động khi nhìn thấy tấm thân tàn phế của họ. Có thể sau những lần như thế này, em sẽ có cái nhìn khác hơn về cuộc đời. Trong cuộc sống, vốn còn nhiều khó khăn, nhưng em nhận thấy mình còn hạnh phúc hơn nhiều người, và vì thế phải không ngừng tạ ơn Chúa và cũng phải biết chia sẻ những hạnh phúc mình đang có với những anh chị em bất hạnh, đặc biệt là những anh chị em bệnh nhân phong”.
Thánh lễ hôm nay có lẽ đông hơn thường lệ. Nhìn đám đông người tham dự Thánh lễ trong trang nghiêm sốt sáng, họ hồi bên nhau trong ngày đầu Xuân, cùng dâng lên Thiên Chúa những lời cảm tạ mà lòng chúng tôi cứ nao nao một nỗi niềm khó tả. Như lời chia sẻ của Đức Cha giáo phận trong Thánh lễ hôm nay: Thiên Chúa đã trao cho chúng ta những nén bạc, bổn phận của chúng ta là làm cho những nén bạc đó sinh lời. Người khoẻ mạnh cũng như người yếu đau, đều được mời gọi sinh lời những nén bạc Chúa trao theo cách thế của mình.
Những “cỗ đại xa” nay đã lên đường. Cỗ đại xa của bác ái xã hội sẽ đi tiên phong mở màn cho các hoạt động trong Năm Thánh Hồng Đào của giáo phận Thái Bình. Có khi nào bạn và tôi tự hỏi: mình đã, đang và sẽ làm gì cho những cỗ đại xa đó “tiến xa hơn, nhanh hơn và manh mẽ hơn” chưa? Nếu chưa, thì ngay từ hôm nay, ngay lúc này, hãy cùng giáo phận Thái Bình lên đường. Chúng ta sẽ không chọn những con đường đầy hoa, nhưng sẽ làm nở hoa những con đường ta đi tới”
Một Mùa Xuân chan chứa tình người tại Hưng Yên
Đàm Nguyên
12:10 12/02/2008
PHÙ CỪ, Hưng Yên -- Những người già cả, neo đơn, ốm đau bệnh tật và nghèo đói ở một huyện được cho là nghèo và hẻo lánh nhất tỉnh Hưng Yên, có lẽ sẽ ấm lòng hơn một chút khi được Linh mục, các Tu sĩ và Cộng đoàn Giáo xứ Võng Phan chia sẻ tình thương trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Khác với mọi năm, trong dịp cuối năm âm lịch, Linh mục Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, lại có một sáng kiến để kịp thời chia sẻ tình thương cho những người nghèo khổ nhất đang sinh sống trong địa bàn giáo xứ. Vị linh mục trẻ xin giáo dân trong xứ dành hết những tình cảm và vật chất cho những người nghèo, bệnh tật và già yếu.
Tại những thôn làng miền bắc Việt Nam, người ta vẫn còn giữ thói quen truyền thống, đó là từng người, từng gia đình và từng đoàn hội lần lượt kéo nhau vào nhà xứ, mang theo quà cáp để chúc Tết hoặc mừng tuổi Cha xứ trong những ngày Tết. Nhưng năm nay, cha xứ Võng Phan đã đề nghị giáo dân dành những tình cảm đó trong Thánh lễ Tất Niên, thay vì biếu quà cáp thì dâng tiền trong Thánh Lễ để Cha chuyển số tiền đó tới những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tổng số tiền nhận được từ tấm lòng thành của giáo dân dâng lễ là hơn 6 triệu đồng, cộng với phần tài trợ của công ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Thương Mại Toàn Cầu J.A.K và công ty LG Election, Cha Hải đã chuẩn bị 82 phần quà để trao tặng đến các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khu vực. Đại diện cho Linh mục xứ là anh chị em Dòng Phaolô, Dòng Thánh Tâm và các vị trong Ban HĐMV các giáo xứ, giáo họ liên đới, đã đến từng gia đình để thăm hỏi, động viên và tặng quà.
Tậ n mắt chứng kiến những hoàn cảnh éo le mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Có gia đình gồm một cụ bà 106 tuổi bị loà mắt và già yếu, lại thêm một người đàn ông là con trai của cụ đang nằm liệt giường hàng chục năm nay vì bệnh tai biến mạch máu não. Có trường hợp cụ bà 86 tuổi sống lẻ loi một mình từ khi chồng cụ qua đời, họ là những đảng viên nhưng theo đạo Công Giáo, mặc dù không có con nhưng họ vẫn trung thành sống với nhau cho đến tuổi già trong mái nhà tranh nghèo nàn và đơn sơ. Có gia đình lương dân nghèo, một người con của họ bị bệnh viêm cầu thận đã và đang điều trị tốn kém hàng chục triệu đồng VN… Tất cả trong số họ đều xúc động vì nghĩa cử và tình cảm của cha xứ và cộng đoàn đã dành cho. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình, có gia đình đã biếu lại phái đoàn 2 mớ rau xanh - là kế sinh nhai của họ hàng ngày. Một trường hợp gia đình khác có 2 người con bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh ra đã bị dị tật. Cả cuộc đời lủi thủi trong sự bất hạnh nghiệt ngã, chẳng còn biết bám víu vào đâu. Và còn nhiều hoàn cảnh gia đình khác nữa mà không tiện nêu trong bài viết này, đang cần được sự trợ giúp, cần được trao ban tình thương của tất cả mọi người.
Cũng trong dịp này, Cha xứ đã trao tặng họ nhà xứ Võng Phan mỗi gia đình một cuốn lịch Công Giáo và một chiếc đồng hồ báo thức như muốn nhắn gửi tới mọi người rằng: thời gian Chúa ban là rất quý hiếm, hãy tận dụng nó để làm đẹp cho đời. Chiếc đồng hồ cũng như một sự nhắc nhớ đi lễ hàng ngày để tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, đến nhà thờ đọc kinh lần hạt kính mến Mẹ La Vang và đi học giáo lý đúng giờ và đúng buổi.
Hưởng ứng lời mời gọi cũng như chương trình sống và hành động của năm Hồng Đào 2008 mà Đức giám mục Giáo Phận đã phát động, những xứ họ xa xôi hẻo lánh từ địa đầu của Giáo Phận Thái Bình cũng đang thực thi trong âm thầm và khiêm tốn.
Khác với mọi năm, trong dịp cuối năm âm lịch, Linh mục Đaminh Bùi Ngọc Hải, chánh xứ Võng Phan thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, lại có một sáng kiến để kịp thời chia sẻ tình thương cho những người nghèo khổ nhất đang sinh sống trong địa bàn giáo xứ. Vị linh mục trẻ xin giáo dân trong xứ dành hết những tình cảm và vật chất cho những người nghèo, bệnh tật và già yếu.
Tại những thôn làng miền bắc Việt Nam, người ta vẫn còn giữ thói quen truyền thống, đó là từng người, từng gia đình và từng đoàn hội lần lượt kéo nhau vào nhà xứ, mang theo quà cáp để chúc Tết hoặc mừng tuổi Cha xứ trong những ngày Tết. Nhưng năm nay, cha xứ Võng Phan đã đề nghị giáo dân dành những tình cảm đó trong Thánh lễ Tất Niên, thay vì biếu quà cáp thì dâng tiền trong Thánh Lễ để Cha chuyển số tiền đó tới những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tổng số tiền nhận được từ tấm lòng thành của giáo dân dâng lễ là hơn 6 triệu đồng, cộng với phần tài trợ của công ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Thương Mại Toàn Cầu J.A.K và công ty LG Election, Cha Hải đã chuẩn bị 82 phần quà để trao tặng đến các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khu vực. Đại diện cho Linh mục xứ là anh chị em Dòng Phaolô, Dòng Thánh Tâm và các vị trong Ban HĐMV các giáo xứ, giáo họ liên đới, đã đến từng gia đình để thăm hỏi, động viên và tặng quà.
Tậ n mắt chứng kiến những hoàn cảnh éo le mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Có gia đình gồm một cụ bà 106 tuổi bị loà mắt và già yếu, lại thêm một người đàn ông là con trai của cụ đang nằm liệt giường hàng chục năm nay vì bệnh tai biến mạch máu não. Có trường hợp cụ bà 86 tuổi sống lẻ loi một mình từ khi chồng cụ qua đời, họ là những đảng viên nhưng theo đạo Công Giáo, mặc dù không có con nhưng họ vẫn trung thành sống với nhau cho đến tuổi già trong mái nhà tranh nghèo nàn và đơn sơ. Có gia đình lương dân nghèo, một người con của họ bị bệnh viêm cầu thận đã và đang điều trị tốn kém hàng chục triệu đồng VN… Tất cả trong số họ đều xúc động vì nghĩa cử và tình cảm của cha xứ và cộng đoàn đã dành cho. Để bày tỏ lòng biết ơn của mình, có gia đình đã biếu lại phái đoàn 2 mớ rau xanh - là kế sinh nhai của họ hàng ngày. Một trường hợp gia đình khác có 2 người con bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh ra đã bị dị tật. Cả cuộc đời lủi thủi trong sự bất hạnh nghiệt ngã, chẳng còn biết bám víu vào đâu. Và còn nhiều hoàn cảnh gia đình khác nữa mà không tiện nêu trong bài viết này, đang cần được sự trợ giúp, cần được trao ban tình thương của tất cả mọi người.
Cũng trong dịp này, Cha xứ đã trao tặng họ nhà xứ Võng Phan mỗi gia đình một cuốn lịch Công Giáo và một chiếc đồng hồ báo thức như muốn nhắn gửi tới mọi người rằng: thời gian Chúa ban là rất quý hiếm, hãy tận dụng nó để làm đẹp cho đời. Chiếc đồng hồ cũng như một sự nhắc nhớ đi lễ hàng ngày để tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, đến nhà thờ đọc kinh lần hạt kính mến Mẹ La Vang và đi học giáo lý đúng giờ và đúng buổi.
Hưởng ứng lời mời gọi cũng như chương trình sống và hành động của năm Hồng Đào 2008 mà Đức giám mục Giáo Phận đã phát động, những xứ họ xa xôi hẻo lánh từ địa đầu của Giáo Phận Thái Bình cũng đang thực thi trong âm thầm và khiêm tốn.
Giáo phận Thái Bình khởi hành khởi hành cỗ đại xa Bác ái Xã hội tại trại phong cùi
Đàm Nguyên
12:13 12/02/2008
VĂN MÔN, Thái Bình -- Một chương trình hành động lớn nhất của một Giáo Phận vùng nông nghiệp đã được khởi hành cho năm 2008, năm Hồng Đào của Giáo Phận Thái Bình, hướng tới những anh chị em bệnh tật, nghèo đói, đau khổ để xoa dịu và sẻ chia những mất mát, thiệt thòi của họ.
Vẫn theo thông lệ hàng năm vào dịp đầu xuân mới, đang khi người Việt Nam vui tươi tận hưởng những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cả Giáo Phận không quên hướng về những anh chị em đau khổ bệnh tật ở trại phong cùi lớn nhất Việt Nam, toạ lạc tại xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nơi đây là điểm dừng chân hàng năm để Giáo Phận xin Ơn Trời xuống cho tất cả các bệnh nhân thuộc đủ các loại bệnh đang ngày đêm chịu đau đớn, khổ cực.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, đã chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân, thánh hoá công ăn việc làm và khởi hành “cỗ xe lớn” về lãnh vực Bác Ái Xã Hội cho cả Giáo Phận bắt tay vào chương trình hành động hôm mồng 3 Tết Nguyên Đán, tức ngày 9/2/2008. Cùng hiệp dâng Thánh lễ, có khoảng 20 linh mục đồng tế, đông đảo tu sĩ, chủng sinh và giáo dân trong và ngoài Giáo Phận đến tham dự.
Cũng trong ngày này, hàng trăm người đã noi gương Chúa Giêsu chạnh lòng thương đến những kiếp người đau khổ. Họ đã đến bệnh viện phong Văn Môn từ sáng sớm để thực hiện một giới răn cao cả là YÊU NGƯỜI. Họ rảo qua gian phòng đơn sơ ở các dãy nhà cấp 4, nơi có những bệnh nhân đang bị trùng Hansen ngày đêm cắn rỉa chân tay mặt mũi, để viếng thăm, ủi an và sẻ chia qua những cái nhìn cảm thông, trìu mến đối với những anh chị em bất hạnh.
Nơi Văn Môn, trong ngày này, đến hẹn lại lên, những ai đến tham dự Thánh Lễ đầu năm, từ hàng Giáo sĩ đến Giáo dân, một lần nữa, lại có cơ hội để sẻ chia tinh thần và vật chất cho anh chị em kém may mắn hơn mình. Trước khi vào Thánh Lễ, ban tổ chức đã nhận được 34.532.000 VNĐ tiền mặt cùng với 95 kg đường, 7 bánh chưng, 3 thùng bánh kẹo, chưa kể 1.090.000 đồng tiền bỏ giỏ lúc dâng lễ. Đây là số tiền mặt nhiều nhất so với tất cả các dịp lễ đầu năm trước đây mà mọi thành phần dân Chúa đã đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân phong cùi ở Văn Môn.
Trong bài giảng, Đức Cha mời gọi mọi người cộng tác với Thiên Chúa để làm cho Thế giới ngày một tốt đẹp hơn, ngài nhắc nhở mỗi người ý thức những việc làm qua khối óc hèn kém và bàn tay nhỏ bé của mình đều luôn có bàn tay uy quyền của Thiên Chúa can dự. Đức Cha cũng khuyên những anh chị em bệnh nhân đau khổ hãy lấy làm hãnh diện và tự hào vì được Chúa ban cho những kho tàng châu báu, những nén bạc là những bệnh hoạn tật nguyền, nếu biết thánh hoá nó thì nó sẽ trở nên công phúc cao cả cho cuộc sống đời sau, làm vinh danh Thiên Chúa, ích lợi cho bản thân.
Đức giám mục còn nói với cộng đoàn tham dự: “Trong năm nay, chúng ta phải quyết tâm xây dựng cho được một trung tâm săn sóc những bệnh nhân tật nguyền do nhiễm chất độc màu da cam đang sinh sống tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đồng thời quyết tâm đề nghị chính quyền trao trả các cơ sở vật chất của Giáo Hội để Giáo Phận có nơi thực hiện các công việc bác ái xã hội”. Đức Cha mời gọi mọi người cộng tác đóng góp tinh thần vật chất, nhất là lời cầu nguyện cho chương trình hành động này được thành hiện thực trong năm này.
Cuối Thánh Lễ, Đức Cha trao tổng số tiền và quà bánh nói trên cho Linh mục Giuse Mai Trần Huynh, chánh xứ Trà Vy, quản nhiệm Giáo xứ Thái Sa, trong đó có trại phong cùi Văn Môn, để ngài trao tận tay cho các bệnh nhân. Cha Giuse đã nhận phần quà và cảm ơn lòng thành cùng với nghĩa cử cao cả của Đức Cha, các Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân trong toàn Giáo Phận đã dành cho anh chị em phong cùi.
Theo lời cha Giuse Mai Trần Huynh, trưởng ban bác ái xã hội của Giáo Phận Thái Bình, từ khi ngài về nhận nhiệm sở mới tại giáo xứ Trà Vy vào năm 1992 cho đến nay, Bệnh viện phong da liễu Văn Môn hiện có gần 600 bệnh nhận đang được điều trị nội trú tại bệnh viện và làng phong cùi Văn Môn. Từ tháng 6 đến cuối tháng 12 năm 2007, ngài đã cùng với các bác sĩ của bệnh viện phong Văn Môn thực hiện chương trình viếng thăm và thống kê số lượng các bệnh nhân phong đang sống tại tư gia trong toàn tỉnh Thái Bình. Kết quả thống kê được là 297 bệnh nhân ngoại trú, trong số đó có nhiều bệnh nhân nặng hơn những bệnh nhân trong bệnh viện Vân Môn. Một số đã được đưa về bệnh viện Vân Môn để điều trị thuốc thang, những chi phí khác như ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ hàng ngày thì ngài chịu trách nhiệm chi trả cho họ.
Cha Giuse Huynh cho biết, lí do 297 bệnh nhân ngoại trú không chịu về sống và điều trị tại Vân Môn là vì họ sợ mọi người sống thành kiến và phân biệt họ, họ dấu bệnh và chấp nhận điều trị như các bệnh da liễu khác tại gia đình mình. Điều đó khiến cho bệnh năng thêm và có thể lây nhiễm đến người khác.
Thật vậy, sự cảm thông, tình yêu thương chia sẻ đối với những bệnh nhân là rất quan trọng, có những người sống tại Văn Môn hàng chục năm qua nhưng chưa bao giờ có người thân đến thăm viếng và hỏi han. Họ như bị bỏ rơi và họ cảm thấy mình bị xa lánh. Họ đau đớn thân xác thì ít nhưng đau khổ tinh thần thì nhiều. Theo lời của các bệnh nhân tại đây: của cải vật chất đối với họ cũng cần thiết, nhưng tình cảm và lòng thương yêu của đồng loại dành cho họ mới là điều mà họ mong chờ.
Sau Thánh lễ, bà Maria Thái Thị Tài, trùm trưởng của giáo họ Đông Thọ, giáo họ của những người phong cùi, đại diện cho các bệnh nhân, bày tỏ tâm tình biết ơn đối với Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn đến tham dự và chia sẻ tình thương cho các bệnh nhân.
Bà Maria Tài 59 tuổi cho biết: từ tháng 4 năm 2007, được sự đồng thuận của Ban giám đốc bệnh viện và của các Đức Giám mục hai giáo phận Bùi Chu và Thái Bình, làng phong cùi Văn Môn được đón 2 nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi tình nguyện về sống với, ở cùng và giúp đỡ các bệnh nhân. Như lời trong bài cám ơn của bà Tài: “Bên cạnh những tà áo trắng của các y bác sĩ, từ đây còn có thêm màu áo đen của tu phục dòng nữ Mân Côi, những người mà thi sĩ Công Giáo Hàn Mạc Tử gọi là ‘thiên thần thanh khiết’”.
Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức giám mục và bài ca năm Hồng Đào như muốn thúc giục mọi người nhanh chân bước lên 4 cỗ đại xa để cùng toàn thể giáo phận lên đường. Bốn cỗ đại xa (xe lớn) là bốn điều quyết tâm thực thi của giáo phận Thái Bình trong năm Hồng Đào, đó là Tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể; Yêu mến Mẹ La Vang tại Thái Bình; Chăm học Kinh Thánh và Giáo Lý; và Làm việc Bác ái Xã hội.
Vẫn theo thông lệ hàng năm vào dịp đầu xuân mới, đang khi người Việt Nam vui tươi tận hưởng những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cả Giáo Phận không quên hướng về những anh chị em đau khổ bệnh tật ở trại phong cùi lớn nhất Việt Nam, toạ lạc tại xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nơi đây là điểm dừng chân hàng năm để Giáo Phận xin Ơn Trời xuống cho tất cả các bệnh nhân thuộc đủ các loại bệnh đang ngày đêm chịu đau đớn, khổ cực.
Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, đã chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân, thánh hoá công ăn việc làm và khởi hành “cỗ xe lớn” về lãnh vực Bác Ái Xã Hội cho cả Giáo Phận bắt tay vào chương trình hành động hôm mồng 3 Tết Nguyên Đán, tức ngày 9/2/2008. Cùng hiệp dâng Thánh lễ, có khoảng 20 linh mục đồng tế, đông đảo tu sĩ, chủng sinh và giáo dân trong và ngoài Giáo Phận đến tham dự.
Cũng trong ngày này, hàng trăm người đã noi gương Chúa Giêsu chạnh lòng thương đến những kiếp người đau khổ. Họ đã đến bệnh viện phong Văn Môn từ sáng sớm để thực hiện một giới răn cao cả là YÊU NGƯỜI. Họ rảo qua gian phòng đơn sơ ở các dãy nhà cấp 4, nơi có những bệnh nhân đang bị trùng Hansen ngày đêm cắn rỉa chân tay mặt mũi, để viếng thăm, ủi an và sẻ chia qua những cái nhìn cảm thông, trìu mến đối với những anh chị em bất hạnh.
Nơi Văn Môn, trong ngày này, đến hẹn lại lên, những ai đến tham dự Thánh Lễ đầu năm, từ hàng Giáo sĩ đến Giáo dân, một lần nữa, lại có cơ hội để sẻ chia tinh thần và vật chất cho anh chị em kém may mắn hơn mình. Trước khi vào Thánh Lễ, ban tổ chức đã nhận được 34.532.000 VNĐ tiền mặt cùng với 95 kg đường, 7 bánh chưng, 3 thùng bánh kẹo, chưa kể 1.090.000 đồng tiền bỏ giỏ lúc dâng lễ. Đây là số tiền mặt nhiều nhất so với tất cả các dịp lễ đầu năm trước đây mà mọi thành phần dân Chúa đã đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân phong cùi ở Văn Môn.
Trong bài giảng, Đức Cha mời gọi mọi người cộng tác với Thiên Chúa để làm cho Thế giới ngày một tốt đẹp hơn, ngài nhắc nhở mỗi người ý thức những việc làm qua khối óc hèn kém và bàn tay nhỏ bé của mình đều luôn có bàn tay uy quyền của Thiên Chúa can dự. Đức Cha cũng khuyên những anh chị em bệnh nhân đau khổ hãy lấy làm hãnh diện và tự hào vì được Chúa ban cho những kho tàng châu báu, những nén bạc là những bệnh hoạn tật nguyền, nếu biết thánh hoá nó thì nó sẽ trở nên công phúc cao cả cho cuộc sống đời sau, làm vinh danh Thiên Chúa, ích lợi cho bản thân.
Đức giám mục còn nói với cộng đoàn tham dự: “Trong năm nay, chúng ta phải quyết tâm xây dựng cho được một trung tâm săn sóc những bệnh nhân tật nguyền do nhiễm chất độc màu da cam đang sinh sống tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đồng thời quyết tâm đề nghị chính quyền trao trả các cơ sở vật chất của Giáo Hội để Giáo Phận có nơi thực hiện các công việc bác ái xã hội”. Đức Cha mời gọi mọi người cộng tác đóng góp tinh thần vật chất, nhất là lời cầu nguyện cho chương trình hành động này được thành hiện thực trong năm này.
Cuối Thánh Lễ, Đức Cha trao tổng số tiền và quà bánh nói trên cho Linh mục Giuse Mai Trần Huynh, chánh xứ Trà Vy, quản nhiệm Giáo xứ Thái Sa, trong đó có trại phong cùi Văn Môn, để ngài trao tận tay cho các bệnh nhân. Cha Giuse đã nhận phần quà và cảm ơn lòng thành cùng với nghĩa cử cao cả của Đức Cha, các Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân trong toàn Giáo Phận đã dành cho anh chị em phong cùi.
Theo lời cha Giuse Mai Trần Huynh, trưởng ban bác ái xã hội của Giáo Phận Thái Bình, từ khi ngài về nhận nhiệm sở mới tại giáo xứ Trà Vy vào năm 1992 cho đến nay, Bệnh viện phong da liễu Văn Môn hiện có gần 600 bệnh nhận đang được điều trị nội trú tại bệnh viện và làng phong cùi Văn Môn. Từ tháng 6 đến cuối tháng 12 năm 2007, ngài đã cùng với các bác sĩ của bệnh viện phong Văn Môn thực hiện chương trình viếng thăm và thống kê số lượng các bệnh nhân phong đang sống tại tư gia trong toàn tỉnh Thái Bình. Kết quả thống kê được là 297 bệnh nhân ngoại trú, trong số đó có nhiều bệnh nhân nặng hơn những bệnh nhân trong bệnh viện Vân Môn. Một số đã được đưa về bệnh viện Vân Môn để điều trị thuốc thang, những chi phí khác như ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ hàng ngày thì ngài chịu trách nhiệm chi trả cho họ.
Cha Giuse Huynh cho biết, lí do 297 bệnh nhân ngoại trú không chịu về sống và điều trị tại Vân Môn là vì họ sợ mọi người sống thành kiến và phân biệt họ, họ dấu bệnh và chấp nhận điều trị như các bệnh da liễu khác tại gia đình mình. Điều đó khiến cho bệnh năng thêm và có thể lây nhiễm đến người khác.
Thật vậy, sự cảm thông, tình yêu thương chia sẻ đối với những bệnh nhân là rất quan trọng, có những người sống tại Văn Môn hàng chục năm qua nhưng chưa bao giờ có người thân đến thăm viếng và hỏi han. Họ như bị bỏ rơi và họ cảm thấy mình bị xa lánh. Họ đau đớn thân xác thì ít nhưng đau khổ tinh thần thì nhiều. Theo lời của các bệnh nhân tại đây: của cải vật chất đối với họ cũng cần thiết, nhưng tình cảm và lòng thương yêu của đồng loại dành cho họ mới là điều mà họ mong chờ.
Sau Thánh lễ, bà Maria Thái Thị Tài, trùm trưởng của giáo họ Đông Thọ, giáo họ của những người phong cùi, đại diện cho các bệnh nhân, bày tỏ tâm tình biết ơn đối với Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn đến tham dự và chia sẻ tình thương cho các bệnh nhân.
Bà Maria Tài 59 tuổi cho biết: từ tháng 4 năm 2007, được sự đồng thuận của Ban giám đốc bệnh viện và của các Đức Giám mục hai giáo phận Bùi Chu và Thái Bình, làng phong cùi Văn Môn được đón 2 nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi tình nguyện về sống với, ở cùng và giúp đỡ các bệnh nhân. Như lời trong bài cám ơn của bà Tài: “Bên cạnh những tà áo trắng của các y bác sĩ, từ đây còn có thêm màu áo đen của tu phục dòng nữ Mân Côi, những người mà thi sĩ Công Giáo Hàn Mạc Tử gọi là ‘thiên thần thanh khiết’”.
Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức giám mục và bài ca năm Hồng Đào như muốn thúc giục mọi người nhanh chân bước lên 4 cỗ đại xa để cùng toàn thể giáo phận lên đường. Bốn cỗ đại xa (xe lớn) là bốn điều quyết tâm thực thi của giáo phận Thái Bình trong năm Hồng Đào, đó là Tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể; Yêu mến Mẹ La Vang tại Thái Bình; Chăm học Kinh Thánh và Giáo Lý; và Làm việc Bác ái Xã hội.
Tình trạng sức khoẻ của Đức Cha Giuse Trịnh Chính Trực rất nguy kịch
TGM Ban Mê Thuột
12:20 12/02/2008
Thông báo của Toà Giám Mục Ban Mê Thuột về tình trạng sức khoẻ của Đức Cha Giuse Trịnh Chính Trực
Kính thưa Đức Cha Chủ tịch, quí Đức Hồng Y và quí Đức Cha,
Văn phòng Toà Giám mục Ban Mê Thuột chúng con xin kính báo:
Sau 3 tuần điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng sức khoẻ của ĐC già Giuse - nguyên giám mục GP BMT - đã đến hồi nguy kịch. ĐC Giám quản Phaolô đang (ở SG) thu xếp để đêm nay chuyển từ bệnh viện Chợ Rẫy về tạm ở bệnh viện Tỉnh Dak Lak.
Chúng con xin quí Đức Hồng y và quí Đức Cha cầu nguyện cho Đức Cha già của chúng con. Chúng con xin hết lòng cám ơn.
Kính thưa Đức Cha Chủ tịch, quí Đức Hồng Y và quí Đức Cha,
Văn phòng Toà Giám mục Ban Mê Thuột chúng con xin kính báo:
Sau 3 tuần điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng sức khoẻ của ĐC già Giuse - nguyên giám mục GP BMT - đã đến hồi nguy kịch. ĐC Giám quản Phaolô đang (ở SG) thu xếp để đêm nay chuyển từ bệnh viện Chợ Rẫy về tạm ở bệnh viện Tỉnh Dak Lak.
Chúng con xin quí Đức Hồng y và quí Đức Cha cầu nguyện cho Đức Cha già của chúng con. Chúng con xin hết lòng cám ơn.
Diễn văn Khai mạc Hội Thảo về HIV/AIDS tại Hà Nội
LM Nguyễn Ngọc Sơn
13:31 12/02/2008
DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO HIV/AIDS
(của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký Uỷ ban Bác ái Xã hội)
Kính thưa Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội,
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn,
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng,
Đức Ông Vitillo, Đại diện Caritas Internationalis,
Bà Christine Wegner Schneider, Đại diện Caritas Germany,
Ông Eamonn Murphy, Đại diện Tổ chức Phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc,
Kính thưa Quý vị Đại biểu, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ
và anh chị em tham dự viên thân mến,
Trước hết, xin cho phép chúng tôi thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng toàn thể Quý vị và anh chị em đã đến tham dự cuộc Hội Thảo này. Tất cả những ai đang hiện nơi đây đều là những người có lòng nhân ái, biết cảm thông và muốn cứu giúp những người đang sống chung với HIV/AIDS.
Đến với cuộc Hội Thảo này, chúng ta có các vị đại biểu từ 6 Tổ chức Quốc tế: Caritas Germany, Caritas Internationalis, Catholic Relief Service, Misereor, UNAIDS và Action Aid; các đại biểu đến từ 14 giáo phận có nhiều người sống chung với HIV; các đại biểu đến từ các nhà mở, mái ấm, phòng khám dành cho người có HIV thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM; các bác sĩ có những công trình nghiên cứu về HIV/AIDS. Một số giám mục đã gửi điện thư chúc mừng Hội Thảo nhưng không thể tham dự được vì phải tổ chức tĩnh tâm hằng năm cho các linh mục vào những tuần đầu của năm mới. Chúng tôi cũng rất tiếc phải từ chối một vài tổ chức và cá nhân vì điều kiện eo hẹp và giới hạn hiện nay chưa thể đón tiếp toàn thể Quý vị. Số tham dự viên 78 người hôm nay đã vượt xa số dự trù ban đầu là 50 người.
Tiếp theo, có lẽ chúng ta nên lược qua tình trạng HIV/AIDS tại Việt Nam để định hướng cho cuộc Hội Thảo này.
Kể từ lần đầu tiên phát hiện được người nhiễm HIV vào tháng 12 năm 1990, đại dịch này đang lan rộng rất nhanh tại Việt Nam. Vào cuối năm 1999, Bộ Y tế ước tính có 90.000 người; đến cuối năm 2007, con số này đã lên đến khoảng 300.000 người. Mỗi ngày có khoảng 100 người nhiễm mới. Tỷ lệ nhiễm ở một vài nơi đã lên đến mức dịch, nếu tính theo mức quy định (trên 1%) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): như TP.HCM 1,25%, Quảng Ninh 1,15%, Hải Phòng 1,15% (x. Bộ Y tế, Ước tính và Dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, 2001-2005, 2005; Khuất Thị Hải Anh, Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, tháng 11-2007, tr.17).
Cuối năm 2004 đã có trên 72.000 người đi vào giai đoạn AIDS và mỗi năm hơn một chục ngàn người tử vong. Số người nhiễm HIV/AIDS trong những năm đầu tập trung nơi những người nghiện ma tuý qua đường tiêm chích (33,7% vào năm 2005, riêng tại TP.HCM lên tới 64%) và các cô gái mãi dâm qua đường tình dục (6,5% năm 2004, riêng tại TP.HCM 15,5% và Hà Nội 15,6%), nay đang lan rộng trong đại chúng, nhất là nơi những di dân, công nhân và học sinh sinh viên xa nhà, qua những quan hệ tình dục bừa bãi (21,5% nam thanh niên độc thân có quan hệ tình dục với gái mãi dâm). Nhiều phụ nữ, trẻ thơ vô tình trở thành những nạn nhân của đại dịch này. (x. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Bản tin JVnet, tháng 12-2007, tr.20).
Có những giáo phận đầy những tín hữu đơn sơ, hiền hoà như Phát Diệm, Bùi Chu, Long Xuyên mà chúng ta tưởng rằng không bao giờ có mặt HIV thì tại những nơi đó có một vài xứ đạo đã trở thành vùng chết vì có quá nhiều người nhiễm HIV. Họ là những nạn nhân ở vùng Kim Sơn, Ninh Bình mà các chủ bãi vàng đã dùng ma tuý, gái mãi dâm để điều khiển họ. Họ là những phụ nữ nghèo khổ ở An Giang, Tiền Giang, Tây Ninh trong số 27.000 người phải bán thân ở vùng biên giới Campuchia và Việt Nam mà đa số đã bị nhiễm HIV. Quá tuổi 20, những người này trở về gia đình hay lên các thành phố lớn, họ tiếp tục hành nghề để nuôi sống mình và gia đình dù biết rằng mình đã bị nhiễm. Cái đói đã khiến họ bất chấp tất cả. Nếu các người có trách nhiệm trong Giáo hội Việt Nam như giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và hội đồng mục vụ giáo xứ không quan tâm đến vấn đề HIV/AIDS thì sợ rằng có nhiều giáo xứ thuộc các giáo phận khác cũng sẽ trở thành những vùng chết như Phát Diệm, Long Xuyên.
Trong khi đó, ngân sách dành cho chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam là rất lớn. Tổng ngân sách từ chính phủ, các địa phương và tài trợ nước ngoài là: 11.352.000 USD (năm 2003), 19.868.000 USD (năm 2004), nhưng đến năm 2005 chỉ còn 19.420 USD vì nhiều tổ chức quốc tế đã không thấy hiệu quả trong những dự án dành cho việc phòng chống HIV của chính phủ do số người nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam (x. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Bản tin JVnet, tháng 12-2007, tr.21). Quả thật, để đạt được hiệu quả tích cực người ta không phải chỉ tìm cách chạy chữa cho những người đã bị nhiễm mà còn phải ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng xã hội bằng các phương tiện truyền thông như sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình. Cũng như không phải chỉ nói riêng về HIV/AIDS mà còn phải nói đến tình dục an toàn, giá trị cao quý của sự sống cho những người nhiễm HIV, cỗ vũ tình yêu chung thuỷ cho những người có gia đình và tình yêu trong sáng cho các bạn trẻ chưa lập gia đình, dạy cho họ những kỹ năng sống, đào tạo nghề nghiệp để khỏi rơi vào tình trạng mãi dâm…
Để góp phần vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS và trợ giúp những người bất hạnh, nhiều giáo phận đã có những hoạt động riêng lẻ, tự phát của cá nhân hoặc dòng tu trong những năm qua như thăm viếng, săn sóc, trợ cấp thuốc men cho những người trong giai đoạn AIDS, an táng những người qua đời vì AIDS và nuôi dưỡng con cái của họ. Đặc biệt từ sau cuộc hội thảo về HIV/AIDS tại TP.HCM vào tháng 10-2005, một vài mái ấm, nhà mở, phòng khám đã được thiết lập để giúp đỡ những người HIV/AIDS. Một vài dòng tu đã hợp tác làm việc với nhau tại Trọng Điểm ở Bình Phước dưới dự điều hành của Ban Mục vụ dành cho những người HIV/AIDS của Tổng Giáo phận TP.HCM. Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ người ta không nên chỉ hoạt động riêng lẻ mà cần phải liên kết để tạo nên một chiến tuyến vững chắc, một mạng lưới bền chặt để có thể chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cho nhau. Sự liên kết này được trải rộng ra đến mọi tổ chức và tôn giáo trong nước cũng như đến mọi tổ chức quốc tế ngoài nước.
Chính vì thế mà Uỷ ban BAXH thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội Thảo lần này tại Hà Nội với chủ đề Liên kết các Hoạt động Thực tiễn của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam trước đại dịch HIV/AIDS nhằm những mục đích sau:
- Giúp người Công giáo và những vị lãnh đạo Công giáo nhận định đúng tình hình thực tế của vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Chia sẻ và đánh giá kinh nghiệm cũng như những phương pháp làm việc của những người làm công tác về HIV/AIDS trong những giáo phận điển hình.
- Đánh giá chương trình HIV/AIDS đã được phát động tại cuộc hội thảo 2005.
- Thành lập mạng lưới và đề ra chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại những giáo phận tham gia hội thảo.
Cuộc Hội Thảo này được Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt giúp đỡ trong tư cách vừa là chủ nhà vừa là người tổ chức và được tổ chức Caritas Germany tài trợ. Chúng ta sẽ lắng nghe Đức Ông Robert Vitillo đến từ Caritas Internationalis trình bày những vấn đề về HIV/AIDS trên toàn thế giới và đường hướng mục vụ trong việc chăm sóc những người nhiễm HIV cũng như lắng nghe đại biểu của các tổ chức quốc tế trình bày về mối quan tâm của họ đối với vấn đề này. Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe các kinh nghiệm và những khó khăn của những anh chị em đang làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS cũng như các nghiên cứu của anh chị em bác sĩ để tìm cách áp dụng cho địa phương mình. Chúng ta sẽ không tập trung vào việc báo cáo thành tích trong quá khứ nhưng tìm những biện pháp tích cực cho những hoạt động thực tiễn để áp dụng trong hiện tại và tương lai.
Chúng tôi xin giới thiệu với tham dự viên ông Huber Heindl và cô Đoàn Tâm Đan sẽ giúp điều phối chương trình cho cuộc Hội Thảo này.
Qua bài hát Kinh Chúa Thánh Thần mở đầu, chúng tôi xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc Hội Thảo và cầu mong cho cuộc Hội Thảo thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cám ơn toàn thể Quý vị.
(của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký Uỷ ban Bác ái Xã hội)
Kính thưa Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội,
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn,
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng,
Đức Ông Vitillo, Đại diện Caritas Internationalis,
Bà Christine Wegner Schneider, Đại diện Caritas Germany,
Ông Eamonn Murphy, Đại diện Tổ chức Phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc,
Kính thưa Quý vị Đại biểu, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ
và anh chị em tham dự viên thân mến,
Trước hết, xin cho phép chúng tôi thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng toàn thể Quý vị và anh chị em đã đến tham dự cuộc Hội Thảo này. Tất cả những ai đang hiện nơi đây đều là những người có lòng nhân ái, biết cảm thông và muốn cứu giúp những người đang sống chung với HIV/AIDS.
Đến với cuộc Hội Thảo này, chúng ta có các vị đại biểu từ 6 Tổ chức Quốc tế: Caritas Germany, Caritas Internationalis, Catholic Relief Service, Misereor, UNAIDS và Action Aid; các đại biểu đến từ 14 giáo phận có nhiều người sống chung với HIV; các đại biểu đến từ các nhà mở, mái ấm, phòng khám dành cho người có HIV thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM; các bác sĩ có những công trình nghiên cứu về HIV/AIDS. Một số giám mục đã gửi điện thư chúc mừng Hội Thảo nhưng không thể tham dự được vì phải tổ chức tĩnh tâm hằng năm cho các linh mục vào những tuần đầu của năm mới. Chúng tôi cũng rất tiếc phải từ chối một vài tổ chức và cá nhân vì điều kiện eo hẹp và giới hạn hiện nay chưa thể đón tiếp toàn thể Quý vị. Số tham dự viên 78 người hôm nay đã vượt xa số dự trù ban đầu là 50 người.
Tiếp theo, có lẽ chúng ta nên lược qua tình trạng HIV/AIDS tại Việt Nam để định hướng cho cuộc Hội Thảo này.
Kể từ lần đầu tiên phát hiện được người nhiễm HIV vào tháng 12 năm 1990, đại dịch này đang lan rộng rất nhanh tại Việt Nam. Vào cuối năm 1999, Bộ Y tế ước tính có 90.000 người; đến cuối năm 2007, con số này đã lên đến khoảng 300.000 người. Mỗi ngày có khoảng 100 người nhiễm mới. Tỷ lệ nhiễm ở một vài nơi đã lên đến mức dịch, nếu tính theo mức quy định (trên 1%) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): như TP.HCM 1,25%, Quảng Ninh 1,15%, Hải Phòng 1,15% (x. Bộ Y tế, Ước tính và Dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, 2001-2005, 2005; Khuất Thị Hải Anh, Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, tháng 11-2007, tr.17).
Cuối năm 2004 đã có trên 72.000 người đi vào giai đoạn AIDS và mỗi năm hơn một chục ngàn người tử vong. Số người nhiễm HIV/AIDS trong những năm đầu tập trung nơi những người nghiện ma tuý qua đường tiêm chích (33,7% vào năm 2005, riêng tại TP.HCM lên tới 64%) và các cô gái mãi dâm qua đường tình dục (6,5% năm 2004, riêng tại TP.HCM 15,5% và Hà Nội 15,6%), nay đang lan rộng trong đại chúng, nhất là nơi những di dân, công nhân và học sinh sinh viên xa nhà, qua những quan hệ tình dục bừa bãi (21,5% nam thanh niên độc thân có quan hệ tình dục với gái mãi dâm). Nhiều phụ nữ, trẻ thơ vô tình trở thành những nạn nhân của đại dịch này. (x. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Bản tin JVnet, tháng 12-2007, tr.20).
Có những giáo phận đầy những tín hữu đơn sơ, hiền hoà như Phát Diệm, Bùi Chu, Long Xuyên mà chúng ta tưởng rằng không bao giờ có mặt HIV thì tại những nơi đó có một vài xứ đạo đã trở thành vùng chết vì có quá nhiều người nhiễm HIV. Họ là những nạn nhân ở vùng Kim Sơn, Ninh Bình mà các chủ bãi vàng đã dùng ma tuý, gái mãi dâm để điều khiển họ. Họ là những phụ nữ nghèo khổ ở An Giang, Tiền Giang, Tây Ninh trong số 27.000 người phải bán thân ở vùng biên giới Campuchia và Việt Nam mà đa số đã bị nhiễm HIV. Quá tuổi 20, những người này trở về gia đình hay lên các thành phố lớn, họ tiếp tục hành nghề để nuôi sống mình và gia đình dù biết rằng mình đã bị nhiễm. Cái đói đã khiến họ bất chấp tất cả. Nếu các người có trách nhiệm trong Giáo hội Việt Nam như giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và hội đồng mục vụ giáo xứ không quan tâm đến vấn đề HIV/AIDS thì sợ rằng có nhiều giáo xứ thuộc các giáo phận khác cũng sẽ trở thành những vùng chết như Phát Diệm, Long Xuyên.
Trong khi đó, ngân sách dành cho chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam là rất lớn. Tổng ngân sách từ chính phủ, các địa phương và tài trợ nước ngoài là: 11.352.000 USD (năm 2003), 19.868.000 USD (năm 2004), nhưng đến năm 2005 chỉ còn 19.420 USD vì nhiều tổ chức quốc tế đã không thấy hiệu quả trong những dự án dành cho việc phòng chống HIV của chính phủ do số người nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam (x. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Bản tin JVnet, tháng 12-2007, tr.21). Quả thật, để đạt được hiệu quả tích cực người ta không phải chỉ tìm cách chạy chữa cho những người đã bị nhiễm mà còn phải ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng xã hội bằng các phương tiện truyền thông như sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình. Cũng như không phải chỉ nói riêng về HIV/AIDS mà còn phải nói đến tình dục an toàn, giá trị cao quý của sự sống cho những người nhiễm HIV, cỗ vũ tình yêu chung thuỷ cho những người có gia đình và tình yêu trong sáng cho các bạn trẻ chưa lập gia đình, dạy cho họ những kỹ năng sống, đào tạo nghề nghiệp để khỏi rơi vào tình trạng mãi dâm…
Để góp phần vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS và trợ giúp những người bất hạnh, nhiều giáo phận đã có những hoạt động riêng lẻ, tự phát của cá nhân hoặc dòng tu trong những năm qua như thăm viếng, săn sóc, trợ cấp thuốc men cho những người trong giai đoạn AIDS, an táng những người qua đời vì AIDS và nuôi dưỡng con cái của họ. Đặc biệt từ sau cuộc hội thảo về HIV/AIDS tại TP.HCM vào tháng 10-2005, một vài mái ấm, nhà mở, phòng khám đã được thiết lập để giúp đỡ những người HIV/AIDS. Một vài dòng tu đã hợp tác làm việc với nhau tại Trọng Điểm ở Bình Phước dưới dự điều hành của Ban Mục vụ dành cho những người HIV/AIDS của Tổng Giáo phận TP.HCM. Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ người ta không nên chỉ hoạt động riêng lẻ mà cần phải liên kết để tạo nên một chiến tuyến vững chắc, một mạng lưới bền chặt để có thể chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cho nhau. Sự liên kết này được trải rộng ra đến mọi tổ chức và tôn giáo trong nước cũng như đến mọi tổ chức quốc tế ngoài nước.
Chính vì thế mà Uỷ ban BAXH thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội Thảo lần này tại Hà Nội với chủ đề Liên kết các Hoạt động Thực tiễn của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam trước đại dịch HIV/AIDS nhằm những mục đích sau:
- Giúp người Công giáo và những vị lãnh đạo Công giáo nhận định đúng tình hình thực tế của vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Chia sẻ và đánh giá kinh nghiệm cũng như những phương pháp làm việc của những người làm công tác về HIV/AIDS trong những giáo phận điển hình.
- Đánh giá chương trình HIV/AIDS đã được phát động tại cuộc hội thảo 2005.
- Thành lập mạng lưới và đề ra chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại những giáo phận tham gia hội thảo.
Cuộc Hội Thảo này được Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt giúp đỡ trong tư cách vừa là chủ nhà vừa là người tổ chức và được tổ chức Caritas Germany tài trợ. Chúng ta sẽ lắng nghe Đức Ông Robert Vitillo đến từ Caritas Internationalis trình bày những vấn đề về HIV/AIDS trên toàn thế giới và đường hướng mục vụ trong việc chăm sóc những người nhiễm HIV cũng như lắng nghe đại biểu của các tổ chức quốc tế trình bày về mối quan tâm của họ đối với vấn đề này. Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe các kinh nghiệm và những khó khăn của những anh chị em đang làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS cũng như các nghiên cứu của anh chị em bác sĩ để tìm cách áp dụng cho địa phương mình. Chúng ta sẽ không tập trung vào việc báo cáo thành tích trong quá khứ nhưng tìm những biện pháp tích cực cho những hoạt động thực tiễn để áp dụng trong hiện tại và tương lai.
Chúng tôi xin giới thiệu với tham dự viên ông Huber Heindl và cô Đoàn Tâm Đan sẽ giúp điều phối chương trình cho cuộc Hội Thảo này.
Qua bài hát Kinh Chúa Thánh Thần mở đầu, chúng tôi xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc Hội Thảo và cầu mong cho cuộc Hội Thảo thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cám ơn toàn thể Quý vị.
Bài Tổng kết Hội thảo HIV/AIDS
LM Nguyễn Ngọc Sơn
13:33 12/02/2008
BÀI TỔNG KẾT HỘI THẢO HIV/AIDS
Kính thưa Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn,
Đức Ông Vitillo,
Quý vị đại biểu và Quý quan khách,
Các bạn tham dự viên Hội Thảo,
Ba ngày làm việc trôi qua thật nhanh. Chúng ta đã trải qua những giây phút tuyệt vời vì được sống chung với nhau, chia sẻ những ưu tư, kinh nghiệm hoạt động và dự tính cho những kế hoạch trong tương lai. Xin cho phép tôi tổng kết một vài điểm đáng ghi nhớ trong sự kiện đặc biệt này.
1. Các người tham dự
Trong Hội Thảo lần này, chúng ta có 78 tham dự viên đến từ nhiều miền trên khắp đất nước, nhất là từ những vùng có nhiều người đang sống chung hoặc phải đối mặt với HIV. Trong số đó có 3 Giám mục và Tổng Giám mục, 17 linh mục, 3 tu sĩ nam, 19 nữ tu, 36 giáo dân và khách mời, trong đó có 11 bác sĩ. Chúng ta có 9 vị khách nước ngoài đến từ 5 tổ chức quốc tế là Caritas Germany, Caritas Internationalis, Catholic Relief Service, Misereor, UNAIDS và đại diện của tổ chức Action AID ở Việt Nam.
Hội Thảo hân hạnh có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, là chủ nhà cũng là người tổ chức cuộc Hội Thảo. Đức Tổng cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần lẫn vật chất để các anh chị em tham dự viên tập trung sức lực tâm trí cho Hội Thảo: từ nguyện đường để tham dự chung các thánh lễ đến những bữa ăn thịnh soạn, phòng ốc đủ tiện nghi cho chúng ta. Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục.
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên cũng đến tham dự, đặc biệt Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn đã dâng thánh lễ hằng ngày với anh chị em. Qua thánh lễ và các lời cầu nguyện, tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng ta và ân sủng của Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy trên chúng ta để giúp cho cuộc Hội Thảo này thành công vượt ra ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức.
2. Cuộc Hội Thảo diễn ra 3 ngày trọn vẹn. Anh chị em đã tham dự cách tích cực và say mê đến nỗi nhiều khi quên cả giờ ăn trưa và chiều, cũng như đã làm việc thêm và gặp gỡ bàn luận với nhau cả trong những giờ được nghỉ ngơi vào ban tối.
3. Hội Thảo đã được Đức Ông Vitillo hướng dẫn về phần kiến thức và kinh nghiệm mục vụ. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng 3 mặt của các Kitô hữu là loan báo Lời Chúa với những hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm về HIV cho đồng loại, sứ mạng phục vụ những người anh chị em khốn khổ đang sống chung với HIV và sứ mạng cử hành các bí tích để chuyển cầu sức mạnh và tình yêu cho họ. Xin chân thành cám ơn Đức Ông Vitillo.
Hội Thảo cũng được nghe ông Eamonn Murphy, Giám đốc Chương trình Phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm và thành quả của chương trình. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Chương trình Phòng chống HIV/AIDS của TP. Hà Nội cũng đã đến tham dự Hội Thảo.
4. Hội Thảo đã cùng nghe các đoàn đại biểu đến từ các phòng khám, các mái ấm, nhà mở, các nhóm hồi gia, vãng gia của TP.HCM chia sẻ các phương pháp làm việc, kinh nghiệm, khó khăn, thách thức được phát động ở Hội Thảo 2005 tại TP.HCM để từ đó rút ra những bài học cho chính mình.
Hội Thảo đã lắng nghe các bác sĩ tóm tắt một số công trình nghiên cứu của các bác sĩ liên quan đến vấn đề trợ giúp người HIV/AIDS
5. Hội Thảo cũng đã tạo điều kiện cho các vị đại biểu đến từ 14 giáo phận gặp gỡ nhau để chia sẻ kinh nghiệm, ưu tư về nạn dịch HIV tại địa phương để đề ra những chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại giáo phận mình.
Kết quả là những dự án và kế hoạch làm việc chung đã được các đại biểu của 14 giáo phận soạn thảo như những đề nghị cho giám mục giáo phận, cho Uỷ ban BAXH và cho cả các tổ chức quốc tế.
6. Hội Thảo cũng đã có sự đóng góp tích cực của các tham dự viên đến từ các tổ chức quốc tế. Cách làm việc tập trung và có phương pháp của các bạn đã nêu gương cho các tham dự viên Việt Nam để học hỏi và làm việc cho hiệu quả hơn trong một lĩnh vực rất nhạy cảm và bao quát về trợ giúp vật chất, y tế, tâm lý, tâm linh cho những người đang sống chung với HIV.
7. Chiều hôm qua, 15-1-2008, đại diện UB BAXH, cha Toại đã cùng họp lại với các tham dự viên nước ngoài để bàn định về các kế hoạch hành động trong tương lai.
Các tổ chức nước ngoài đã hỏi chúng tôi về các dự án và sẵn sàng tài trợ cho các dự án khả thi. Chúng tôi đã trả lời cho các bạn đó rằng chúng tôi chưa thể đưa ra các dự án cụ thể. Chúng tôi cũng trình bày rằng: Giáo Hội Công giáo Việt Nam chủ trương tự trọng và tự lập dù rằng vẫn rất cần sự trợ giúp tài chính cũng như kỹ thuật của các tổ chức nước ngoài trong hoàn cảnh hiện nay. Trong nước Việt Nam chúng ta, không thiếu người quảng đại hằng tâm hằng sản sẵn sàng đóng góp công sức, tiền bạc để lo cho người sống chung với HIV. Chúng ta cần khám phá ra họ và liên kết với họ trong các hoạt động bác ái xã hội này.
Ngày hôm qua, UB BAXH đã nhận được 13 đơn xin đến từ 13 xứ đạo của giáo phận Phát Diệm. Chỉ riêng một giáo phận này có tới hơn 1.000 người nhiễm HIV/AIDS rất nghèo khổ và yêu cầu trợ giúp khoảng 1,5 tỷ hằng năm cho việc mua lương thực và thuốc uống.
Thú thực với các anh chị tham dự viên là UB BAXH cho đến lúc này, chưa xin tài trợ một số tiền nhỏ nào từ các tổ chức nước ngoài nên chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp về tài chính như thế cho giáo phận Phát Diệm và cho các giáo phận khác, dù UB BAXH vẫn âm thầm hoạt động trợ giúp các người nhiễm HIV/AIDS và nghiện ma tuý từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, UB BAXH sẵn sàng đón nhận các dự án hợp lý từ các giáo phận và sẵn sàng trợ giúp các giáo phận lo cho người có HIV về phương diện đào tạo nhân sự, truyền thông xã hội, nghiên cứu chuyên môn về tâm lý, tâm linh cho người HIV/AIDS.
8. Hội Thảo nhằm mục đích giúp người Công giáo và các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam nhận định đúng về tinh thần thực tế của vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam. Việc nhận định này khởi đầu từ chính chúng ta là những đại biểu đến từ các giáo phận tham dự cuộc Hội Thảo này. Chính chúng ta có nhiệm vụ giúp cho các giám mục, linh mục, tu sĩ hiểu biết về hiện trạng này.
Tối qua lúc 8g30, ngày 15-1-2008, chúng tôi cũng đã trình bày vấn đề với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký HĐGMVN, và ngài hứa sẽ đưa vào chương trình hội nghị của HĐGM trong tháng 3-2008 này.
9. Hội Thảo hy vọng thành lập mạng lưới và đề ra chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong những giáo phận tham gia hội thảo. Việc này đã được các tham dự viên bàn luận rất nhiều. Các tham dự viên đã đề nghị UB BAXH đứng ra phối kết các hoạt động của các tổ chức, các giáo phận trong Giáo hội Việt Nam và xin Ban Mục vụ HIV/AIDS của Tổng Giáo phận TP. HCM tham gia, trợ giúp việc phối kết này. Các tham dự viên đề nghị mở một mục riêng về HIV/AIDS trên trang web của HĐGMVN trong phần mục của UB BAXH. Uỷ ban Truyền thông Xã hội đã dự tính mở mục này với địa chỉ hdgmvietnam.org/demo/HIV-AIDS. Các tham dự viên có thể truy cập tại địa chỉ này để gửi tin tức chia sẻ tài liệu, dự án và tất cả những gì cần thiết về HIV/AIDS.
Như thế là các mục đích đề ra từ đầu cuộc Hội Thảo đã được hoàn thành và chúng ta có thể nói rằng cuộc Hội Thảo đã thành công tốt đẹp.
10. Lời cám ơn
Hội Thảo đặc biệt ghi nhận sự quan tâm và lòng quảng đại của Caritas Germany mà đại diện là bà Christine Wegner Schueider và ông Hubert Heindle đang hiện diện nơi đây. Giáo hội Việt Nam biết ơn sự trợ giúp của Caritas Germany cũng như sự trợ giúp của các bạn nước ngoài đến từ các tổ chức Caritas Internationalis, Catholi Relief Service, Misereor, UNVAIDS và Action AID.
Lời cám ơn cuối cùng dành cho tất cả chúng ta là những tham dự viên đã tích cực đóng góp cho cuộc Hội Thảo này. Chúng ta hy vọng rằng với tình yêu và ân sủng Chúa ban, chúng ta sẽ mạnh dạn nối vòng tay lớn với tất cả những người có HIV/AIDS sống chung quanh chúng ta.
Trong giờ phút linh thiêng này, mỗi con tim chúng ta hướng về Thiên Chúa để cảm tạ Ngài. Xin Đức Giêsu Kitô ban cho chúng ta tràn đầy sức mạnh và tình yêu của Chúa Thánh Thần qua phép lành của hai Đức Cha như những tông đồ được Người sai đi trong thời đại hôm nay. Bài hát Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assise sẽ diễn tả tâm tình đó. Hội Thảo kết thúc nhưng sứ mạng đến với người HIV/AIDS của chúng ta hầu như chỉ mới bắt đầu.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký Uỷ Ban BAXH
Kính thưa Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt,
Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn,
Đức Ông Vitillo,
Quý vị đại biểu và Quý quan khách,
Các bạn tham dự viên Hội Thảo,
Ba ngày làm việc trôi qua thật nhanh. Chúng ta đã trải qua những giây phút tuyệt vời vì được sống chung với nhau, chia sẻ những ưu tư, kinh nghiệm hoạt động và dự tính cho những kế hoạch trong tương lai. Xin cho phép tôi tổng kết một vài điểm đáng ghi nhớ trong sự kiện đặc biệt này.
1. Các người tham dự
Trong Hội Thảo lần này, chúng ta có 78 tham dự viên đến từ nhiều miền trên khắp đất nước, nhất là từ những vùng có nhiều người đang sống chung hoặc phải đối mặt với HIV. Trong số đó có 3 Giám mục và Tổng Giám mục, 17 linh mục, 3 tu sĩ nam, 19 nữ tu, 36 giáo dân và khách mời, trong đó có 11 bác sĩ. Chúng ta có 9 vị khách nước ngoài đến từ 5 tổ chức quốc tế là Caritas Germany, Caritas Internationalis, Catholic Relief Service, Misereor, UNAIDS và đại diện của tổ chức Action AID ở Việt Nam.
Hội Thảo hân hạnh có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, là chủ nhà cũng là người tổ chức cuộc Hội Thảo. Đức Tổng cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần lẫn vật chất để các anh chị em tham dự viên tập trung sức lực tâm trí cho Hội Thảo: từ nguyện đường để tham dự chung các thánh lễ đến những bữa ăn thịnh soạn, phòng ốc đủ tiện nghi cho chúng ta. Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục.
Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên cũng đến tham dự, đặc biệt Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn đã dâng thánh lễ hằng ngày với anh chị em. Qua thánh lễ và các lời cầu nguyện, tình yêu Đức Kitô thôi thúc chúng ta và ân sủng của Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy trên chúng ta để giúp cho cuộc Hội Thảo này thành công vượt ra ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức.
2. Cuộc Hội Thảo diễn ra 3 ngày trọn vẹn. Anh chị em đã tham dự cách tích cực và say mê đến nỗi nhiều khi quên cả giờ ăn trưa và chiều, cũng như đã làm việc thêm và gặp gỡ bàn luận với nhau cả trong những giờ được nghỉ ngơi vào ban tối.
3. Hội Thảo đã được Đức Ông Vitillo hướng dẫn về phần kiến thức và kinh nghiệm mục vụ. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng 3 mặt của các Kitô hữu là loan báo Lời Chúa với những hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm về HIV cho đồng loại, sứ mạng phục vụ những người anh chị em khốn khổ đang sống chung với HIV và sứ mạng cử hành các bí tích để chuyển cầu sức mạnh và tình yêu cho họ. Xin chân thành cám ơn Đức Ông Vitillo.
Hội Thảo cũng được nghe ông Eamonn Murphy, Giám đốc Chương trình Phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm và thành quả của chương trình. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Chương trình Phòng chống HIV/AIDS của TP. Hà Nội cũng đã đến tham dự Hội Thảo.
4. Hội Thảo đã cùng nghe các đoàn đại biểu đến từ các phòng khám, các mái ấm, nhà mở, các nhóm hồi gia, vãng gia của TP.HCM chia sẻ các phương pháp làm việc, kinh nghiệm, khó khăn, thách thức được phát động ở Hội Thảo 2005 tại TP.HCM để từ đó rút ra những bài học cho chính mình.
Hội Thảo đã lắng nghe các bác sĩ tóm tắt một số công trình nghiên cứu của các bác sĩ liên quan đến vấn đề trợ giúp người HIV/AIDS
5. Hội Thảo cũng đã tạo điều kiện cho các vị đại biểu đến từ 14 giáo phận gặp gỡ nhau để chia sẻ kinh nghiệm, ưu tư về nạn dịch HIV tại địa phương để đề ra những chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại giáo phận mình.
Kết quả là những dự án và kế hoạch làm việc chung đã được các đại biểu của 14 giáo phận soạn thảo như những đề nghị cho giám mục giáo phận, cho Uỷ ban BAXH và cho cả các tổ chức quốc tế.
6. Hội Thảo cũng đã có sự đóng góp tích cực của các tham dự viên đến từ các tổ chức quốc tế. Cách làm việc tập trung và có phương pháp của các bạn đã nêu gương cho các tham dự viên Việt Nam để học hỏi và làm việc cho hiệu quả hơn trong một lĩnh vực rất nhạy cảm và bao quát về trợ giúp vật chất, y tế, tâm lý, tâm linh cho những người đang sống chung với HIV.
7. Chiều hôm qua, 15-1-2008, đại diện UB BAXH, cha Toại đã cùng họp lại với các tham dự viên nước ngoài để bàn định về các kế hoạch hành động trong tương lai.
Các tổ chức nước ngoài đã hỏi chúng tôi về các dự án và sẵn sàng tài trợ cho các dự án khả thi. Chúng tôi đã trả lời cho các bạn đó rằng chúng tôi chưa thể đưa ra các dự án cụ thể. Chúng tôi cũng trình bày rằng: Giáo Hội Công giáo Việt Nam chủ trương tự trọng và tự lập dù rằng vẫn rất cần sự trợ giúp tài chính cũng như kỹ thuật của các tổ chức nước ngoài trong hoàn cảnh hiện nay. Trong nước Việt Nam chúng ta, không thiếu người quảng đại hằng tâm hằng sản sẵn sàng đóng góp công sức, tiền bạc để lo cho người sống chung với HIV. Chúng ta cần khám phá ra họ và liên kết với họ trong các hoạt động bác ái xã hội này.
Ngày hôm qua, UB BAXH đã nhận được 13 đơn xin đến từ 13 xứ đạo của giáo phận Phát Diệm. Chỉ riêng một giáo phận này có tới hơn 1.000 người nhiễm HIV/AIDS rất nghèo khổ và yêu cầu trợ giúp khoảng 1,5 tỷ hằng năm cho việc mua lương thực và thuốc uống.
Thú thực với các anh chị tham dự viên là UB BAXH cho đến lúc này, chưa xin tài trợ một số tiền nhỏ nào từ các tổ chức nước ngoài nên chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp về tài chính như thế cho giáo phận Phát Diệm và cho các giáo phận khác, dù UB BAXH vẫn âm thầm hoạt động trợ giúp các người nhiễm HIV/AIDS và nghiện ma tuý từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, UB BAXH sẵn sàng đón nhận các dự án hợp lý từ các giáo phận và sẵn sàng trợ giúp các giáo phận lo cho người có HIV về phương diện đào tạo nhân sự, truyền thông xã hội, nghiên cứu chuyên môn về tâm lý, tâm linh cho người HIV/AIDS.
8. Hội Thảo nhằm mục đích giúp người Công giáo và các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam nhận định đúng về tinh thần thực tế của vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam. Việc nhận định này khởi đầu từ chính chúng ta là những đại biểu đến từ các giáo phận tham dự cuộc Hội Thảo này. Chính chúng ta có nhiệm vụ giúp cho các giám mục, linh mục, tu sĩ hiểu biết về hiện trạng này.
Tối qua lúc 8g30, ngày 15-1-2008, chúng tôi cũng đã trình bày vấn đề với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký HĐGMVN, và ngài hứa sẽ đưa vào chương trình hội nghị của HĐGM trong tháng 3-2008 này.
9. Hội Thảo hy vọng thành lập mạng lưới và đề ra chương trình hành động trong công tác phòng chống HIV/AIDS trong những giáo phận tham gia hội thảo. Việc này đã được các tham dự viên bàn luận rất nhiều. Các tham dự viên đã đề nghị UB BAXH đứng ra phối kết các hoạt động của các tổ chức, các giáo phận trong Giáo hội Việt Nam và xin Ban Mục vụ HIV/AIDS của Tổng Giáo phận TP. HCM tham gia, trợ giúp việc phối kết này. Các tham dự viên đề nghị mở một mục riêng về HIV/AIDS trên trang web của HĐGMVN trong phần mục của UB BAXH. Uỷ ban Truyền thông Xã hội đã dự tính mở mục này với địa chỉ hdgmvietnam.org/demo/HIV-AIDS. Các tham dự viên có thể truy cập tại địa chỉ này để gửi tin tức chia sẻ tài liệu, dự án và tất cả những gì cần thiết về HIV/AIDS.
Như thế là các mục đích đề ra từ đầu cuộc Hội Thảo đã được hoàn thành và chúng ta có thể nói rằng cuộc Hội Thảo đã thành công tốt đẹp.
10. Lời cám ơn
Hội Thảo đặc biệt ghi nhận sự quan tâm và lòng quảng đại của Caritas Germany mà đại diện là bà Christine Wegner Schueider và ông Hubert Heindle đang hiện diện nơi đây. Giáo hội Việt Nam biết ơn sự trợ giúp của Caritas Germany cũng như sự trợ giúp của các bạn nước ngoài đến từ các tổ chức Caritas Internationalis, Catholi Relief Service, Misereor, UNVAIDS và Action AID.
Lời cám ơn cuối cùng dành cho tất cả chúng ta là những tham dự viên đã tích cực đóng góp cho cuộc Hội Thảo này. Chúng ta hy vọng rằng với tình yêu và ân sủng Chúa ban, chúng ta sẽ mạnh dạn nối vòng tay lớn với tất cả những người có HIV/AIDS sống chung quanh chúng ta.
Trong giờ phút linh thiêng này, mỗi con tim chúng ta hướng về Thiên Chúa để cảm tạ Ngài. Xin Đức Giêsu Kitô ban cho chúng ta tràn đầy sức mạnh và tình yêu của Chúa Thánh Thần qua phép lành của hai Đức Cha như những tông đồ được Người sai đi trong thời đại hôm nay. Bài hát Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assise sẽ diễn tả tâm tình đó. Hội Thảo kết thúc nhưng sứ mạng đến với người HIV/AIDS của chúng ta hầu như chỉ mới bắt đầu.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký Uỷ Ban BAXH
Hội thảo: Kế hoạch hoật động về HIV/AIDS các giáp phận Việt Nam
LM Nguyễn Ngọc Sơn
16:32 12/02/2008
NGÀY 16/ 1/ 2008:
LÊN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VỀ HIV/AIDS CỦA TỪNG GIÁO PHẬN
1. Thảo luận nhóm theo giáo phận
Tham dự viên hội thảo (TDV) ngồi theo nhóm của giáo phận và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
Nhóm 1: Giáo phận Nha Trang
Nhóm 2: Giáo phận Bà Rịa, Xuân Lộc
Nhóm 3: Giáo phận Huế
Nhóm 4: Giáo phận Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bùi Chu, Phát Diệm.
Nhóm 5: Giáo phận Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.
Nhóm 6: Tổng Giáo phận Hà Nội, Hải Phòng.
Nhóm 7: Tổng Giáo phận TPHCM
Câu hỏi gợi ý:
1. Dựa trên những kinh nghiệm về thành quả và vấn đề của giáo phận mình trong việc hỗ trợ người có HIV, chúng ta đã học được gì từ những chia sẻ của Hội thảo, nhằm áp dụng cho giáo phận mình trong hoạt động hỗ trợ người có HIV trong tương lai?
2. Liệt kê những khả năng/tài nguyên (vd: con người, vật chất, phương tiên, chuyên môn…) giáo phận hiện có nhằm duy trì và phát triển các thành quả, cũng như đối phó với các vấn đề liên quan đến hoạt động hỗ trợ người có HIV.
3. Những điều gì chúng ta cần tìm kiếm/cần được trợ giúp... từ các nơi khác (vd: từ giáo phận khác, từ các tổ chức…) nhằm củng cố và tăng cường khả năng của chúng ta để có thể làm việc/đáp ứng tốt hơn trước các nhu cầu của những anh chị em có HIV tại giáo phận mình?
Gợi ý trình bày kết quả:
Các nhóm viết trên giấy lớn, viết chữ to để mọi người có thể đọc.
Kết quả được dán trên tường trong phòng họp.
ĐÚC KẾT CÁC BẢN THẢO LUẬN
1- GP. LONG XUYÊN
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Sự cần thiết của việc thăm viếng người có HIV và gia đình của họ.
- Truyền thông cho các linh mục, tu sĩ, các hội đoàn,…
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
- Các hội đoàn trong giáo xứ, các dòng tu.
3- Định hướng:
Cần hỗ trợ: - Các nhà chuyên môn huấn luyện cho các tình nguyện viên.
- Tài liệu, thông tin về HIV/AIDS.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Vãng gia
- Truyền thông - Dòng CQP
- Nhóm tông đồ giáo xứ nhà thờ chính toà. Tháng 3 đến 6-2008 - UBBAXH
- Ban phòng chống Lao – HIV tỉnh An Giang.
2- GP. MỸ THO
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Vai trò của truyền thông giáo dục.
- Sự cần thiết của mạng lưới HIV.
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
- Thiện nguyện viên.
3- Định hướng: truyền thông
a- Đối tượng: - Uỷ viên bác ái xã hội của các hội đồng mục vụ giáo xứ.
- Các linh mục, tu sĩ.
b- Cần hỗ trợ:
- Các nhà chuyên môn từ TP.HCM.
- Tài liệu, thông tin về HIV/AIDS.
- Phương tiện truyền thông.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Truyền thông nâng cao nhận thức cho linh mục, tu sĩ, uỷ viên HĐGX.
- Vãng gia cho các giáo xứ tại Mỹ Tho.
- Ban BAXH
- Thiện nguyện viên Gx. Chính Toà. - Tháng 7- 2008
- Tháng 3- 2008 - Nhóm chuyên môn từ TP.HCM.
- Nhân viên bác ái xã hội các giáo xứ.
- Giới trẻ được huấn luyện chuyên môn.
3- GP. CẦN THƠ
I- Truyền thông:
1- Đối tượng: - Linh mục, tu sĩ, các hội đoàn HĐMVGX, gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, sinh viên…
- Thân nhân của người có HIV.
2- Khả năng: - Nhân sự: Y bác sĩ, nhân viên xã hội.
- Phương tiện: máy chiếu, laptop.
3- Cần hỗ trợ: - Tài liệu truyền thông giáo dục.
- Chuyên viên từ Ban BAXH của TP.HCM.
- Cần tình nguyện viên được đào tạo.
II- Vãng gia
III- Mái ấm: dành cho bệnh nhân AIDS bị bỏ rơi.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Truyền thông linh mục, tu sĩ, các hội đoàn, sinh viên…
- Mái ấm.
- Vãng gia cho các người có HIV và gia đình.
- Ban BAXH của Gp.Cần Thơ.
- Ban BAXH giáo dân hoạt động xã hội. - Cuối tháng 2-2008
- Đang thực hiện.
- Đang hoạt động. - Ban Mục vụ HIV Gp. TP.HCM.
- Các thiện nguyện viên được đào tạo.
- Các thiện nguyện viên.
4- GP. HUẾ
1- Bài học từ những chia sẻ Hội thảo
- Cách truyền thông sinh động hấp dẫn.
- Tài liệu phong phú.
- Tham dự viên năng động nhiệt tình, có niềm tin, tình thương, kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ, biểu lộ sự cảm thông liên đới, tinh thần Kitô giáo.
2- Khả năng/tài nguyên
Nhân sự: - Hai Đức Giám mục hỗ trợ.
- Ba linh mục trực tiếp tham gia.
2.1- Về con người: các nữ tu thuộc 4 dòng tu trong giáo phận, nhóm 25 anh chị em tình nguyện viên, và các bạn có HIV.
2.2 – Về vật chất: - có phòng khám từ thiện, cấp thuốc chữa bệnh cơ hội. Có phòng tư vấn. Có hội trường để tổ chức hội thảo và gặp người có HIV. Có văn phòng được trang bị các máy móc.
2.3- Về phương tiện: gồm tổ chức UNAIDS giúp tài chính qua cơ quan NAV từ năm 2007 đến năm 2009 cho ba mãng hoạt độngg: + chăm sóc toàn diện + truyền thông giáo dục + xây dựng năng lực.
2.4- Về chuyên môn: - Có 4 bác sĩ của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Một số y bác sĩ thiện nguyện.
- Các bác sĩ tổ chức phòng chống AIDS Huế.
- 2 nữ tu Dòng Phaolô chăm sóc người có HIV tại bệnh viện Huế
- Các nhân viên tổ chức NAV.
3 - Tìm kiếm hỗ trợ:
- Tìm các sách tài liệu về HIV/AIDS
- Tờ bướm, CD…
- Chia sẻ kinh nhiệm của các giáo phận.
- Hỗ trợ kinh phí để đào tạo và nâng cao kỹ năng phục vụ cho các truyền thông viên
- Các chuyên viên tư vấn truyền thông từ Gp. TP.HCM đến để hỗ trợ.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
1. Xây dựng năng lực:
- Đào tạo truyền thông.
- Tập huấn: kỹ năng sống và giáo dục giới tính, tư vấn.
2. Truyền thông:
- Truyền thông linh mục, tu sĩ, giáo xứ.
3. Chăm sóc toàn diện cho người có HIV.
4. Lập nhóm bạn giúp bạn.
5. Tạo việc làm cho người có HIV.
- Dòng CĐMVN
- Cha Phương và Dòng CĐMĐViếng
- Dòng Phaolô, và Dòng CĐMVN.
- Các thiện nguyện viên - Từ tháng 3 đến 6-2008
- Tháng 3,5,7-2008 (linh mục)
- Tháng 2-2008 (tu sĩ)
- Hằng tuần 2008 (giáo xứ)
- Tháng 4-2008 - Xin chuyên viên của UBBAXH HĐGMVN
- Nhóm phục vụ HIV tại Huế, (dự án UNAIDS- NAV)
5- GP. XUÂN LỘC & BÀ RỊA VŨNG TÀU
I- HỌC HỎI KINH NGHIỆM:
1. TP.HCM:
+ Sự hỗ trợ tích cực của giáo quyền.
+ Sự tham gia của nhiều dòng tu.
+ Sự năng nỗ dấn thân của nhiều nhóm thiện nguyện.
2. Huế:
+ Hoạt động liên tôn trong việc phòng chống HIV.
+ Nhóm truyền thông liên dòng hoạt động đến từng giáo xứ.
II- NHỮNG THUẬN LỢI:
1. Có nhiều dòng tu đã làm và sẵn sàng tham gia: Dòng Trợ thế Gioan Thiên Chúa chuyên chăm sóc bệnh nhân (Bệnh viện Thánh Tâm). Dòng Ngôi Lời.
2. Hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân có HIV của UB BAXH hoạt động tại Bà Rịa.
3. Có trại phong Bình Minh tại Long Thành, Xuân Lộc.
4. Có hệ thống cơ cấu tổ chức các giáo xứ chặt chẽ.
5. Có một số nhóm thiện nguyện giáo dân đang hoạt động (Bệnh viện Da liễu Tân Phong Biên Hoà).
6. Nguồn tài lực, nhân lực phong phú của người giáo dân.
III- HƯỚNG ĐI CỤ THỂ:
1. Từ Giáo phận:
a/ Đệ trình Đức Giám mục về hiểm hoạ HIV bằng những lý do:
. 2 giáo phận là 2 điểm nóng HIV/AIDS thuộc miền Nam (di dân, khu công nghiệp, du lịch…).
. Số thống kê đáng sợ của các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong 2 giáo phận.
b/ Từ đó thảo ra chương trình tập huấn:
. Các linh mục, tu sĩ, ban hành giáo, giáo dân.
. Đào tạo các nhóm truyền thông viên từ các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.
. Nâng cao năng lực và nối kết các nhóm đang hoạt động.
2. Hỗ trợ từ các nơi khác:
a/ Nhờ các nhóm chuyên viên của UB BAXH thuộc HĐGMVN hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo truyền thông viên.
b/ Sau khi điều tra xã hội sẽ lập dự án phòng chống HIV/AIDS và xin các cơ quan, tổ chức quốc tế tài trợ cho dự án.
1- Hoạt động 2- Người tổ chức 3- Người thực hiện 4- Thời gian 5- Phương tiện
1. Đào tạo truyền thông viên. Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH 6 tháng - Kinh phí Giáo phận
- Chuyên viên UB BAXH của HĐGM
2. Truyền thông Ban BAXH Giáo phận - Giáo hạt giáo xứ 1 năm - Các truyền thông viên của
Giáo phận (linh mục, tu sĩ, giáo dân).
3. Mở rộng - củng cố và nối kết các nhóm hoạt động đã có và các tôn giáo bạn. Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH
và các cha hạt trưởng 6 tháng - Ban BAXH Giáo phận.
4. Điều tra Xã hội Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH,
chuyên viên, cha xứ 6 tháng - Kinh phí Giáo phận.
- Chuyên viên ngoài Giáo phận.
5. Lập dự án Ban BAXH Giáo phận Trưởng ban
. Các Dònh tu
. Các thiện nguyện viên Sau khi điều
tra thực tế…
2 tháng -Các chuyên viên của Giáo phận.
-Các nhóm thỉnh nguyện viên.
6- GP. LẠNG SƠN, PHÁT DIỆM, THANH HOÁ, BÙI CHU
1- Bài học từ những chia sẻ Hội thảo
- AIDS là tiếng chuông cảnh báo khẩn thiết. Cần mọi người cùng bắt tay hành động ngay.
- Học được kiến thức kinh nghiệm về mục vụ cho người có HIV, về phòng chống HIV, nhất là học được sự dấn thân hy sinh phục vụ của các anh chị em trong Hội thảo này.
2- Nguồn nhân lực: Dòng tu, các hội đạo đức và từ các nhà hảo tâm, nhưng còn thiếu chuyên môn.
3- Đào tạo nhân sự - Truyền thông - Cơ sở hạ tầng
- Xin trợ giúp từ tổ chức BAXH, sự hỗ trợ của các giáo phận đi trước và các tổ chức phi chính phủ.
Giáo phận Đề xuất Ai thực hiện Thời gian Phương tiện
LẠNG SƠN
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông HIV
- Phổ biến hoạt động HIV - Lm. Thiện
- Lm. Toại
- Sr. Thuý - Tháng 2-2008
- Tháng 3-2008
- Tháng 4-2008 - Lm. Đoàn
- Lm, dòng tu
- Hội Legio
PHÁT DIỆM
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông đại dịch
- Hỗ trợ lương thực - nhà ở - Lm. Tư
- Bác sĩ Luật
- UB BAXH - Tháng 3-2008
- Tháng 4-2008
- Tháng 5-2008 -Lm. Đoàn
- Lm, Tu sĩ
THANH HOÁ
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông giáo dục (xin tài liệu - máy chiếu)
- Phòng khám HIV
- Lm. Tuấn
- UB Giới trẻ T.Hoá
- Ban truyền thông Sài Gòn
- Dòng MTG Thanh Hoá - Tháng 2-2008
- Tháng 7-2008
- Tháng 10-2008
- Lm. Đoàn, chủng sinh, nữ tu
- Nt và HĐMVGX và giới trẻ.
- UB Bác Ái Xã Hội
BÙI CHU
Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông giáo dục (xin tài liệu - máy chiếu)
- Phòng khám HIV
- Lm. Tiến
- Bác Sĩ Luật
- Dòng MTG Bùi Chu - Tháng 3-2008
- Tháng 5-2008
- Tháng 7-2008 - Lm. Đoàn
- Lm, Tu sĩ, HĐGX, giới trẻ
- 5 dòng nữ Bùi Chu
7- GP. NHA TRANG
1- Những điều học được:
- Sự liên đới giữa các Tôn giáo.
- Mạng lưới liên kết giữa các giáo phận.
- Sự tham gia hợp tác của nhiều thành phần trong Giáo Hội & xã hội.
- Học hỏi những mô hình và phương thức hoạt động mới từ các chuyên gia & các giáo phận khác.
- Cập nhật những thông tin và kiến thức mới
2- Những khá năng/tài nguyên của giáo phận
- Con người: nhân viên công tác xã hội.
- Các y, bác sĩ Công giáo thiện nguyện.
- Các dòng tu, sinh viên Công giáo.
- Nhóm đồng đẳng những người có HIV.
Vật chất:
- CLB Nha Trang Xanh (mượn của Nhà Nước)
- Phòng khám và điều trị (Trung tâm Phòng chống AIDS)
Những điều tìm kiếm, trợ giúp:
- Thông tin & và kiến thức mới.
- Mở những lớp tập huấn cho linh mục & tu sĩ, hội đồng các giáo xứ & các đoàn thể.
- Mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các thiện nguyện viên.
- Hỗ trợ, tìm việc làm, chăm sóc & mai táng.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Gây nhận thức: Giám mục, linh mục, tu sĩ, HĐGX...
- Mở lớp tập huấn về HIV/AIDS.
- Thành lập văn phòng mục vụ HIV/AIDS.
- Tạo mạng lưới liên kết với các giáo phận, tôn giáo, các chuyên gia. - Lm: Thái Bá Đại, Mười, Phúc.
- Giám mục & Ban BAXH Giáo phận.
- Ban BAXH Giáo phận Nha Trang.
- Ban BAXH Giáo phận NT
- Tháng 1-2008
- Tháng 3-2008
- Tháng 5-2008
- Quý I -2008
- Tài liệu & thông tin từ Hội thảo Hà Nội.
- Các tổ chức & đoàn thể trong giáo xứ, giáo phận.
- Xin hỗ trợ từ các giám mục & tổ chức NGO.
- Ban BA CTXH các giáo phận.
8- GP. HÀ NỘI
BÀI ĐÚC KẾT CHUNG CỦA GP. HÀ NỘI VÀ GP. HẢI PHÒNG
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Cơ hội liên đới với các nơi khác để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong truyền thông và chăm sóc HIV/AIDS.
- Hiểu được đường lối chung và thái độ của Giáo Hội đối với HIV/AIDS.
- Liên kết với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác về HIV.
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
* Giáo phận Hà Nội:
- Sự quan tâm khích lệ và hỗ trợ của Đức Tổng Giám mục.
- Sự hợp tác bước đầu của các dòng tu, các cộng đoàn tu hội và các thiện nguyện viên.
- Sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức phi chính phủ (NAV).
- Sự hợp tác của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế.
* Giáo phận Hải Phòng:
- Sự quan tâm khích lệ và hỗ trợ của Đức Giám mục.
- Có sự hợp tác giữa các linh mục, các thầy, giáo dân và người có HIV cùng tham gia vào công tác chăm sóc và truyền thông HIV.
- Thành lập nhóm ve chai chuyên giúp bệnh nhân HIV để vãng gia và chăm sóc họ trong giai đoạn cuối.
3- Cần trợ giúp:
3.1- Chuyên môn:
- Tập huấn quản lý dự án và các vấn đề liên quan đến HIV.
- Đào tạo nhân sự về y tế - xã hội.
3.2- Nhân sự:
- Cần sự kêu gọi của Đức TGM đối với các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, giới trẻ tham gia vào chương trình.
- Mời gọi sự hợp tác của các nhân viên y tế tham gia chăm sóc và truyền thông HIV.
- Cần sự hợp tác liên dòng trong giáo phận và các tôn giáo bạn.
3.3- Tài liệu:
- Cần một nhóm bác sĩ Công giáo nghiên cứu để đưa ra một bộ tài liệu chung cho Giáo hội Việt Nam về vấn đề HIV/AIDS.
- Kiến thức HIV, kỹ năng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân AIDS, kỹ năng sống.
- Chương trình giáo dục giới tính - tiết dục, chung thuỷ và thay đổi hành vi trong chương trình truyền thông và phòng chống HIV.
- Giúp cai nghiện.
3.4- Phương tiện:
- Giáo Hội cần có một dự án về HIV cho những khu vực trọng điểm đang cần.
- Tạo điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn khác nhau từ các NGOs trong chương trình hành động HIV.
- Giáo Hội có tiếng nói với chính quyền để tạo điều kiện cho các cộng tác viên trong những hoạt động HIV như: thành lập các trung tâm chăm sóc, mở các cuộc tập huấn và hội thảo có tầm cỡ lớn.
- Về các thủ tục hành chính trong các hoạt động HIV của các NGOs cần dễ dàng hơn.
4- Kế hoạch hoạt động cụ thể của Giáo phận Hà Nội
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Xây dựng năng lực
- Truyền thông
- Chăm sóc
- Phòng khám - Hà Nội - Huế
- Các nữ tu & tình nguyện viên Hà Nội
- Năm 2008 – 2009
- UNAIDS và NAV
- UB BAXH/HĐGMVN
- Huế, Ban Mục vụ AIDS TP.HCM, Hà Nội.
- Hà Nội và Huế
- Xin hỗ trợ từ UNAIDS và NAV.
- Phòng khám từ TP.HCM.
5- Kế hoạch hoạt động cụ thể của Giáo phận Hải Phòng
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
-Truyền thông
- Đào tạo nhân sự
- Chăm sóc & thăm viếng tại gia - Nhóm "Tự Lực"
- Phòng khám dành cho HIV
- Ban phòng chống
HIV/AIDS của GP
- Linh mục - tu sĩ
- Nhóm ve chai
- Legio
- P.LWH (người có HIV) Từ năm 2008 - 2009 - Ban Mục vụ HIV Gp. TP.HCM
- Huế + TP.HCM
- Gp. Hải Phòng
- Gp. Huế
Ngân sách hỗ trợ:
- Quỹ PC AIDS của Giáo phận.
- UB BAXH HĐGM
- Tổ chức NAV & USAID
9- TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1- Những bài học kinh nghiệm và áp dụng
- Liên kết tôn giáo.
- Truyền thông nhóm nhỏ.
- Có sự ủng hộ của vài lãnh đạo trong giáo phận.
- Hiểu rõ luật phòng chống HIV/AIDS.
- Thực hiện phương pháp chiến lược ( tầm nhìn).
- Trao đổi, liên kết để tránh xung đột giữa các nhóm.
- Đức Ông Vitillo, Không có bối cảnh nào của con người ngoài xã hội.
2- Tìm nguồn lực
- Sự ủng hộ của Đức Hồng y.
- Có Ban Mục vụ Chăm sóc Người có AIDS (điều phối - đối tác với chính quyền và NGO).
- Nguồn nhân sự được đào tạo (nhiều khoá tập huấn).
- Đa dạng trong lĩnh vực chăm sóc.
- Tình nguyện viên phong phú.
- Trung tâm hỗ trợ cộng đồng có mặt đa số tại các quận huyện.
- Hỗ trợ tâm linh cho người có HIV qua các thánh lễ và buổi cầu nguyện.
- Chưa có sự ủng hộ nhiệt tình lời mời gọi của Đức Hồng y từ một số linh mục.
- Còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở một số linh mục.
- Có sự ủng hộ tích cực của một số giáo dân.
3- Nhu cầu cần trợ giúp
a. Nhân lực:
- Quan tâm ủng hộ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, tâm linh qua các lớp tập huấn trong và ngoài nước do NGO và Giáo phận tổ chức.
- Gia tăng số lượng tình nguyện viên và nhóm vệ tinh do Ban Mục vụ Chăm sóc HIV/AIDS đảm trách.
b. Tâm linh:
- Mục vụ khẩn cấp (giao cho các linh mục).
- Ý cầu nguyện cho các đối tượng như: bệnh nhân, ân nhân, người chăm sóc.
- Nhân sự vãng gia.
- Chuyên viên huấn nghệ và truyền thông.
- Chuyên viên cai nghiện.
c. Tài lực:
- Thành lập quỹ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS.
• Nội lực: từ Uỷ ban Bác ái Xã hội, các hội đoàn, quỹ từ các giáo xứ.
• Ngoại lực: Việt Kiều, NGO…
d. Vật lực:
- Xây dựng phòng khám đa khoa và trung tâm chăm sóc dạy nghề (Giáo Hội ủng hộ).
- Trang thiết bị tối thiểu trong công tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị và truyền thông.
- Phương tiện di chuyển trong công tác vãng gia…
- Hỗ trợ dinh dưỡng.
Hoạt động Người thực hiện Thời gian Nguồn lực
1- Xây dựng liên kết thành lập mạng lưới, thành lập ban điều phối
2- Truyền thông:
- Nêu vấn đề HIV/ AIDS trong các buổi tĩnh tâm của các linh mục.
3- Tham vấn:
- Pháp lý
- Tâm lý, tâm linh
4- Chăm sóc hỗ trợ
- Phòng khám
- Mái ấm
-Vãng gia, chăm sóc tại nhà. - Đại diện các nhóm
- Ban Mục Vụ HIV/AIDS
- Đức Hồng y
- Ban Mục vụ HIV/AIDS
- Cha Quang, Cha Toại, Cha Chung, Cha Châu.
- Luật gia Công giáo
- Các chuyên gia tâm lý Công giáo.
- Các đại diện phòng khám, mái ấm, dòng tu, hội đoàn Công giáo.
Quý 1-2008
Năm 2008 - 2010 Ủy ban Bác ái, Giáo phận TP.HCM.
Đội ngũ chuyên môn phong phú, tình nguyện viên năng nổ.
Tìm kiếm và đào tạo.
KIẾN NGHỊ
1- Xin thành lập ban điều phối chung toàn Giáo hội Việt Nam.
2- Cần huy động nguồn lực, muốn vậy cần gây nhận thức các cấp lãnh đạo.
3- Tạo mạng lưới liên kết với các nhóm hoạt động trong Giáo phận, lấy mô hình mạng lưới của TP.HCM làm thí điểm. (trả lời: Nhóm điều phối HIV của Tp.HCM: Fr. Toại, Bs. Phấn, Bs. Minh, chị Minh, Lm. Chung, Bs. Mỹ…)
4- Xin họp các hội thảo tại nơi trọng điểm HIV, ví dụ như hội thảo tại Giáo phận Hải Phòng.
5- Xin Hội đồng Giám mục làm thương hiệu riêng cho hoạt động AIDS của người Công giáo để các tổ chức quốc tế chấp nhận việc các dự án của các tổ chức, xác nhận các chuyên viên đi các nơi để tránh phiền phức về phía Nhà Nước.
6- Cần tổ chức hoạt động điều phối khu vực: Bắc- Trung –Nam.
7- Thúc đẩy sự đồng thuận và hỗ trợ pháp lý từ phía chính quyền.
(trả lời: Mở phòng khám tư nhân (đây là cách để hoạt động HIV dễ dàng), đừng đợi Nhà Nước cho giấy phép để hoạt động HIV, chăm sóc thì ai cũng làm được không cần đến bác sĩ, chừng nào có bác sĩ thì nghĩ đến chuyện mở phòng khám.
Nguyên tắc: - Tìm cái gì mình đang có để bắt đầu
- Các hoạt động về HIV từ trước đến nay chưa ai cho giấy phép
- Vì vậy xác định rõ nhu cầu của từng nơi, địa điểm)
8- Các hoạt động HIV/AIDS cần quan tâm nhiều đến phụ nữ, những người có hoàn cảnh khó khăn (di dân, người nghèo, người nghiện, trẻ đường phố…)
9- Cần có các dịch vụ hỗ trợ toàn diện: tâm lý, tâm linh, pháp luật, y tế, giáo dục.
10- Vấn đề bảo mật: tuyệt đối không nói kể cả gia đình, chỉ trực tiếp với thân chủ.
11- Kiến thức cần phải chính xác, khoa học, và không ngừng cập nhật.
LƯỢNG GIÁ HỘI THẢO TRONG 3 NGÀY
Phương pháp: Mỗi tham dự viên ghi lại 1 hoặc 2 từ về ấn tượng nhất về Hội thảo này trên tờ giấy A5.
(do thời gian không đủ, nên đại diện các giáo phận trình bày lượng giá)
1- Gp. Lạng Sơn: DẤN THÂN
2- Gp. Thanh Hóa: TUYỆT VỜI
3- Gp. Bùi Chu: TRÁCH NHIỆM
4- Gp. Phát Diệm: HỌC HỎI
5- Gp. Hà Nội: HỌC ĐỂ HIỂU
6- Gp. Hải Phòng: CÙNG LÀM
7- Gp. Huế: TÌNH THƯƠNG
8- Gp. Nha Trang: LIÊN ĐỚI – PHỤC VỤ
9- Gp. TP.HCM: ĐỨC TIN
10- Gp. Bà Rịa- VTàu: ĐỒNG CẢM
11- Gp. Xuân Lộc: LINH ĐỘNG
12- Gp. Mỹ Tho: LIÊN ĐỚI
13- Gp. Long Xuyên: HIỂU VÀ QUAN TÂM
14- Gp. Cần Thơ: THÊM KIẾN THỨC
15- Tổ chức Caritas: DẤN THÂN - XÂY DỰNG NĂNG LỰC
- Đức Ông Vitillo: HY VỌNG
- Mrs. Christine: DẤN THÂN – HÀNH ĐỘNG
HỌC HỎI LẨN NHAU: Giúp xây dựng sự tự tin và niềm hy vọng.
- Action Aid: DẤN THÂN - CHIA SẺ - ẤM ÁP
DIỄN VĂN KẾT THÚC CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Đức Tổng Giám mục vui mừng và cám ơn các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Caritas Germany, cám ơn các tham dự viên đã tích cực làm việc và chia sẻ. Qua cuộc Hội thảo này đã giúp cho Gp. Hà Nội bừng lên niềm vui và mong rằng sau Hội thảo sẽ phát sinh nhiều kết quả thiêng liêng để Tin Mừng và công việc phục vụ của mọi thành viên trong Hội thảo được tràn đầy.
LÊN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VỀ HIV/AIDS CỦA TỪNG GIÁO PHẬN
1. Thảo luận nhóm theo giáo phận
Tham dự viên hội thảo (TDV) ngồi theo nhóm của giáo phận và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
Nhóm 1: Giáo phận Nha Trang
Nhóm 2: Giáo phận Bà Rịa, Xuân Lộc
Nhóm 3: Giáo phận Huế
Nhóm 4: Giáo phận Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bùi Chu, Phát Diệm.
Nhóm 5: Giáo phận Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.
Nhóm 6: Tổng Giáo phận Hà Nội, Hải Phòng.
Nhóm 7: Tổng Giáo phận TPHCM
Câu hỏi gợi ý:
1. Dựa trên những kinh nghiệm về thành quả và vấn đề của giáo phận mình trong việc hỗ trợ người có HIV, chúng ta đã học được gì từ những chia sẻ của Hội thảo, nhằm áp dụng cho giáo phận mình trong hoạt động hỗ trợ người có HIV trong tương lai?
2. Liệt kê những khả năng/tài nguyên (vd: con người, vật chất, phương tiên, chuyên môn…) giáo phận hiện có nhằm duy trì và phát triển các thành quả, cũng như đối phó với các vấn đề liên quan đến hoạt động hỗ trợ người có HIV.
3. Những điều gì chúng ta cần tìm kiếm/cần được trợ giúp... từ các nơi khác (vd: từ giáo phận khác, từ các tổ chức…) nhằm củng cố và tăng cường khả năng của chúng ta để có thể làm việc/đáp ứng tốt hơn trước các nhu cầu của những anh chị em có HIV tại giáo phận mình?
Gợi ý trình bày kết quả:
Các nhóm viết trên giấy lớn, viết chữ to để mọi người có thể đọc.
Kết quả được dán trên tường trong phòng họp.
ĐÚC KẾT CÁC BẢN THẢO LUẬN
1- GP. LONG XUYÊN
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Sự cần thiết của việc thăm viếng người có HIV và gia đình của họ.
- Truyền thông cho các linh mục, tu sĩ, các hội đoàn,…
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
- Các hội đoàn trong giáo xứ, các dòng tu.
3- Định hướng:
Cần hỗ trợ: - Các nhà chuyên môn huấn luyện cho các tình nguyện viên.
- Tài liệu, thông tin về HIV/AIDS.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Vãng gia
- Truyền thông - Dòng CQP
- Nhóm tông đồ giáo xứ nhà thờ chính toà. Tháng 3 đến 6-2008 - UBBAXH
- Ban phòng chống Lao – HIV tỉnh An Giang.
2- GP. MỸ THO
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Vai trò của truyền thông giáo dục.
- Sự cần thiết của mạng lưới HIV.
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
- Thiện nguyện viên.
3- Định hướng: truyền thông
a- Đối tượng: - Uỷ viên bác ái xã hội của các hội đồng mục vụ giáo xứ.
- Các linh mục, tu sĩ.
b- Cần hỗ trợ:
- Các nhà chuyên môn từ TP.HCM.
- Tài liệu, thông tin về HIV/AIDS.
- Phương tiện truyền thông.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Truyền thông nâng cao nhận thức cho linh mục, tu sĩ, uỷ viên HĐGX.
- Vãng gia cho các giáo xứ tại Mỹ Tho.
- Ban BAXH
- Thiện nguyện viên Gx. Chính Toà. - Tháng 7- 2008
- Tháng 3- 2008 - Nhóm chuyên môn từ TP.HCM.
- Nhân viên bác ái xã hội các giáo xứ.
- Giới trẻ được huấn luyện chuyên môn.
3- GP. CẦN THƠ
I- Truyền thông:
1- Đối tượng: - Linh mục, tu sĩ, các hội đoàn HĐMVGX, gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, sinh viên…
- Thân nhân của người có HIV.
2- Khả năng: - Nhân sự: Y bác sĩ, nhân viên xã hội.
- Phương tiện: máy chiếu, laptop.
3- Cần hỗ trợ: - Tài liệu truyền thông giáo dục.
- Chuyên viên từ Ban BAXH của TP.HCM.
- Cần tình nguyện viên được đào tạo.
II- Vãng gia
III- Mái ấm: dành cho bệnh nhân AIDS bị bỏ rơi.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Truyền thông linh mục, tu sĩ, các hội đoàn, sinh viên…
- Mái ấm.
- Vãng gia cho các người có HIV và gia đình.
- Ban BAXH của Gp.Cần Thơ.
- Ban BAXH giáo dân hoạt động xã hội. - Cuối tháng 2-2008
- Đang thực hiện.
- Đang hoạt động. - Ban Mục vụ HIV Gp. TP.HCM.
- Các thiện nguyện viên được đào tạo.
- Các thiện nguyện viên.
4- GP. HUẾ
1- Bài học từ những chia sẻ Hội thảo
- Cách truyền thông sinh động hấp dẫn.
- Tài liệu phong phú.
- Tham dự viên năng động nhiệt tình, có niềm tin, tình thương, kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ, biểu lộ sự cảm thông liên đới, tinh thần Kitô giáo.
2- Khả năng/tài nguyên
Nhân sự: - Hai Đức Giám mục hỗ trợ.
- Ba linh mục trực tiếp tham gia.
2.1- Về con người: các nữ tu thuộc 4 dòng tu trong giáo phận, nhóm 25 anh chị em tình nguyện viên, và các bạn có HIV.
2.2 – Về vật chất: - có phòng khám từ thiện, cấp thuốc chữa bệnh cơ hội. Có phòng tư vấn. Có hội trường để tổ chức hội thảo và gặp người có HIV. Có văn phòng được trang bị các máy móc.
2.3- Về phương tiện: gồm tổ chức UNAIDS giúp tài chính qua cơ quan NAV từ năm 2007 đến năm 2009 cho ba mãng hoạt độngg: + chăm sóc toàn diện + truyền thông giáo dục + xây dựng năng lực.
2.4- Về chuyên môn: - Có 4 bác sĩ của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Một số y bác sĩ thiện nguyện.
- Các bác sĩ tổ chức phòng chống AIDS Huế.
- 2 nữ tu Dòng Phaolô chăm sóc người có HIV tại bệnh viện Huế
- Các nhân viên tổ chức NAV.
3 - Tìm kiếm hỗ trợ:
- Tìm các sách tài liệu về HIV/AIDS
- Tờ bướm, CD…
- Chia sẻ kinh nhiệm của các giáo phận.
- Hỗ trợ kinh phí để đào tạo và nâng cao kỹ năng phục vụ cho các truyền thông viên
- Các chuyên viên tư vấn truyền thông từ Gp. TP.HCM đến để hỗ trợ.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
1. Xây dựng năng lực:
- Đào tạo truyền thông.
- Tập huấn: kỹ năng sống và giáo dục giới tính, tư vấn.
2. Truyền thông:
- Truyền thông linh mục, tu sĩ, giáo xứ.
3. Chăm sóc toàn diện cho người có HIV.
4. Lập nhóm bạn giúp bạn.
5. Tạo việc làm cho người có HIV.
- Dòng CĐMVN
- Cha Phương và Dòng CĐMĐViếng
- Dòng Phaolô, và Dòng CĐMVN.
- Các thiện nguyện viên - Từ tháng 3 đến 6-2008
- Tháng 3,5,7-2008 (linh mục)
- Tháng 2-2008 (tu sĩ)
- Hằng tuần 2008 (giáo xứ)
- Tháng 4-2008 - Xin chuyên viên của UBBAXH HĐGMVN
- Nhóm phục vụ HIV tại Huế, (dự án UNAIDS- NAV)
5- GP. XUÂN LỘC & BÀ RỊA VŨNG TÀU
I- HỌC HỎI KINH NGHIỆM:
1. TP.HCM:
+ Sự hỗ trợ tích cực của giáo quyền.
+ Sự tham gia của nhiều dòng tu.
+ Sự năng nỗ dấn thân của nhiều nhóm thiện nguyện.
2. Huế:
+ Hoạt động liên tôn trong việc phòng chống HIV.
+ Nhóm truyền thông liên dòng hoạt động đến từng giáo xứ.
II- NHỮNG THUẬN LỢI:
1. Có nhiều dòng tu đã làm và sẵn sàng tham gia: Dòng Trợ thế Gioan Thiên Chúa chuyên chăm sóc bệnh nhân (Bệnh viện Thánh Tâm). Dòng Ngôi Lời.
2. Hai cơ sở chăm sóc bệnh nhân có HIV của UB BAXH hoạt động tại Bà Rịa.
3. Có trại phong Bình Minh tại Long Thành, Xuân Lộc.
4. Có hệ thống cơ cấu tổ chức các giáo xứ chặt chẽ.
5. Có một số nhóm thiện nguyện giáo dân đang hoạt động (Bệnh viện Da liễu Tân Phong Biên Hoà).
6. Nguồn tài lực, nhân lực phong phú của người giáo dân.
III- HƯỚNG ĐI CỤ THỂ:
1. Từ Giáo phận:
a/ Đệ trình Đức Giám mục về hiểm hoạ HIV bằng những lý do:
. 2 giáo phận là 2 điểm nóng HIV/AIDS thuộc miền Nam (di dân, khu công nghiệp, du lịch…).
. Số thống kê đáng sợ của các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong 2 giáo phận.
b/ Từ đó thảo ra chương trình tập huấn:
. Các linh mục, tu sĩ, ban hành giáo, giáo dân.
. Đào tạo các nhóm truyền thông viên từ các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.
. Nâng cao năng lực và nối kết các nhóm đang hoạt động.
2. Hỗ trợ từ các nơi khác:
a/ Nhờ các nhóm chuyên viên của UB BAXH thuộc HĐGMVN hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo truyền thông viên.
b/ Sau khi điều tra xã hội sẽ lập dự án phòng chống HIV/AIDS và xin các cơ quan, tổ chức quốc tế tài trợ cho dự án.
1- Hoạt động 2- Người tổ chức 3- Người thực hiện 4- Thời gian 5- Phương tiện
1. Đào tạo truyền thông viên. Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH 6 tháng - Kinh phí Giáo phận
- Chuyên viên UB BAXH của HĐGM
2. Truyền thông Ban BAXH Giáo phận - Giáo hạt giáo xứ 1 năm - Các truyền thông viên của
Giáo phận (linh mục, tu sĩ, giáo dân).
3. Mở rộng - củng cố và nối kết các nhóm hoạt động đã có và các tôn giáo bạn. Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH
và các cha hạt trưởng 6 tháng - Ban BAXH Giáo phận.
4. Điều tra Xã hội Ban BAXH Giáo phận - Trưởng ban BAXH,
chuyên viên, cha xứ 6 tháng - Kinh phí Giáo phận.
- Chuyên viên ngoài Giáo phận.
5. Lập dự án Ban BAXH Giáo phận Trưởng ban
. Các Dònh tu
. Các thiện nguyện viên Sau khi điều
tra thực tế…
2 tháng -Các chuyên viên của Giáo phận.
-Các nhóm thỉnh nguyện viên.
6- GP. LẠNG SƠN, PHÁT DIỆM, THANH HOÁ, BÙI CHU
1- Bài học từ những chia sẻ Hội thảo
- AIDS là tiếng chuông cảnh báo khẩn thiết. Cần mọi người cùng bắt tay hành động ngay.
- Học được kiến thức kinh nghiệm về mục vụ cho người có HIV, về phòng chống HIV, nhất là học được sự dấn thân hy sinh phục vụ của các anh chị em trong Hội thảo này.
2- Nguồn nhân lực: Dòng tu, các hội đạo đức và từ các nhà hảo tâm, nhưng còn thiếu chuyên môn.
3- Đào tạo nhân sự - Truyền thông - Cơ sở hạ tầng
- Xin trợ giúp từ tổ chức BAXH, sự hỗ trợ của các giáo phận đi trước và các tổ chức phi chính phủ.
Giáo phận Đề xuất Ai thực hiện Thời gian Phương tiện
LẠNG SƠN
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông HIV
- Phổ biến hoạt động HIV - Lm. Thiện
- Lm. Toại
- Sr. Thuý - Tháng 2-2008
- Tháng 3-2008
- Tháng 4-2008 - Lm. Đoàn
- Lm, dòng tu
- Hội Legio
PHÁT DIỆM
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông đại dịch
- Hỗ trợ lương thực - nhà ở - Lm. Tư
- Bác sĩ Luật
- UB BAXH - Tháng 3-2008
- Tháng 4-2008
- Tháng 5-2008 -Lm. Đoàn
- Lm, Tu sĩ
THANH HOÁ
- Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông giáo dục (xin tài liệu - máy chiếu)
- Phòng khám HIV
- Lm. Tuấn
- UB Giới trẻ T.Hoá
- Ban truyền thông Sài Gòn
- Dòng MTG Thanh Hoá - Tháng 2-2008
- Tháng 7-2008
- Tháng 10-2008
- Lm. Đoàn, chủng sinh, nữ tu
- Nt và HĐMVGX và giới trẻ.
- UB Bác Ái Xã Hội
BÙI CHU
Phổ biến Hội Thảo
- Truyền thông giáo dục (xin tài liệu - máy chiếu)
- Phòng khám HIV
- Lm. Tiến
- Bác Sĩ Luật
- Dòng MTG Bùi Chu - Tháng 3-2008
- Tháng 5-2008
- Tháng 7-2008 - Lm. Đoàn
- Lm, Tu sĩ, HĐGX, giới trẻ
- 5 dòng nữ Bùi Chu
7- GP. NHA TRANG
1- Những điều học được:
- Sự liên đới giữa các Tôn giáo.
- Mạng lưới liên kết giữa các giáo phận.
- Sự tham gia hợp tác của nhiều thành phần trong Giáo Hội & xã hội.
- Học hỏi những mô hình và phương thức hoạt động mới từ các chuyên gia & các giáo phận khác.
- Cập nhật những thông tin và kiến thức mới
2- Những khá năng/tài nguyên của giáo phận
- Con người: nhân viên công tác xã hội.
- Các y, bác sĩ Công giáo thiện nguyện.
- Các dòng tu, sinh viên Công giáo.
- Nhóm đồng đẳng những người có HIV.
Vật chất:
- CLB Nha Trang Xanh (mượn của Nhà Nước)
- Phòng khám và điều trị (Trung tâm Phòng chống AIDS)
Những điều tìm kiếm, trợ giúp:
- Thông tin & và kiến thức mới.
- Mở những lớp tập huấn cho linh mục & tu sĩ, hội đồng các giáo xứ & các đoàn thể.
- Mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các thiện nguyện viên.
- Hỗ trợ, tìm việc làm, chăm sóc & mai táng.
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Gây nhận thức: Giám mục, linh mục, tu sĩ, HĐGX...
- Mở lớp tập huấn về HIV/AIDS.
- Thành lập văn phòng mục vụ HIV/AIDS.
- Tạo mạng lưới liên kết với các giáo phận, tôn giáo, các chuyên gia. - Lm: Thái Bá Đại, Mười, Phúc.
- Giám mục & Ban BAXH Giáo phận.
- Ban BAXH Giáo phận Nha Trang.
- Ban BAXH Giáo phận NT
- Tháng 1-2008
- Tháng 3-2008
- Tháng 5-2008
- Quý I -2008
- Tài liệu & thông tin từ Hội thảo Hà Nội.
- Các tổ chức & đoàn thể trong giáo xứ, giáo phận.
- Xin hỗ trợ từ các giám mục & tổ chức NGO.
- Ban BA CTXH các giáo phận.
8- GP. HÀ NỘI
BÀI ĐÚC KẾT CHUNG CỦA GP. HÀ NỘI VÀ GP. HẢI PHÒNG
1- Kinh nghiệm từ Hội thảo:
- Cơ hội liên đới với các nơi khác để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong truyền thông và chăm sóc HIV/AIDS.
- Hiểu được đường lối chung và thái độ của Giáo Hội đối với HIV/AIDS.
- Liên kết với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác về HIV.
2- Khả năng/tài nguyên của giáo phận
* Giáo phận Hà Nội:
- Sự quan tâm khích lệ và hỗ trợ của Đức Tổng Giám mục.
- Sự hợp tác bước đầu của các dòng tu, các cộng đoàn tu hội và các thiện nguyện viên.
- Sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức phi chính phủ (NAV).
- Sự hợp tác của Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế.
* Giáo phận Hải Phòng:
- Sự quan tâm khích lệ và hỗ trợ của Đức Giám mục.
- Có sự hợp tác giữa các linh mục, các thầy, giáo dân và người có HIV cùng tham gia vào công tác chăm sóc và truyền thông HIV.
- Thành lập nhóm ve chai chuyên giúp bệnh nhân HIV để vãng gia và chăm sóc họ trong giai đoạn cuối.
3- Cần trợ giúp:
3.1- Chuyên môn:
- Tập huấn quản lý dự án và các vấn đề liên quan đến HIV.
- Đào tạo nhân sự về y tế - xã hội.
3.2- Nhân sự:
- Cần sự kêu gọi của Đức TGM đối với các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, giới trẻ tham gia vào chương trình.
- Mời gọi sự hợp tác của các nhân viên y tế tham gia chăm sóc và truyền thông HIV.
- Cần sự hợp tác liên dòng trong giáo phận và các tôn giáo bạn.
3.3- Tài liệu:
- Cần một nhóm bác sĩ Công giáo nghiên cứu để đưa ra một bộ tài liệu chung cho Giáo hội Việt Nam về vấn đề HIV/AIDS.
- Kiến thức HIV, kỹ năng tư vấn và chăm sóc bệnh nhân AIDS, kỹ năng sống.
- Chương trình giáo dục giới tính - tiết dục, chung thuỷ và thay đổi hành vi trong chương trình truyền thông và phòng chống HIV.
- Giúp cai nghiện.
3.4- Phương tiện:
- Giáo Hội cần có một dự án về HIV cho những khu vực trọng điểm đang cần.
- Tạo điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn khác nhau từ các NGOs trong chương trình hành động HIV.
- Giáo Hội có tiếng nói với chính quyền để tạo điều kiện cho các cộng tác viên trong những hoạt động HIV như: thành lập các trung tâm chăm sóc, mở các cuộc tập huấn và hội thảo có tầm cỡ lớn.
- Về các thủ tục hành chính trong các hoạt động HIV của các NGOs cần dễ dàng hơn.
4- Kế hoạch hoạt động cụ thể của Giáo phận Hà Nội
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
- Xây dựng năng lực
- Truyền thông
- Chăm sóc
- Phòng khám - Hà Nội - Huế
- Các nữ tu & tình nguyện viên Hà Nội
- Năm 2008 – 2009
- UNAIDS và NAV
- UB BAXH/HĐGMVN
- Huế, Ban Mục vụ AIDS TP.HCM, Hà Nội.
- Hà Nội và Huế
- Xin hỗ trợ từ UNAIDS và NAV.
- Phòng khám từ TP.HCM.
5- Kế hoạch hoạt động cụ thể của Giáo phận Hải Phòng
1- Hoạt động 2- Người thực hiện 3- Thời gian 4- Phương tiện
-Truyền thông
- Đào tạo nhân sự
- Chăm sóc & thăm viếng tại gia - Nhóm "Tự Lực"
- Phòng khám dành cho HIV
- Ban phòng chống
HIV/AIDS của GP
- Linh mục - tu sĩ
- Nhóm ve chai
- Legio
- P.LWH (người có HIV) Từ năm 2008 - 2009 - Ban Mục vụ HIV Gp. TP.HCM
- Huế + TP.HCM
- Gp. Hải Phòng
- Gp. Huế
Ngân sách hỗ trợ:
- Quỹ PC AIDS của Giáo phận.
- UB BAXH HĐGM
- Tổ chức NAV & USAID
9- TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1- Những bài học kinh nghiệm và áp dụng
- Liên kết tôn giáo.
- Truyền thông nhóm nhỏ.
- Có sự ủng hộ của vài lãnh đạo trong giáo phận.
- Hiểu rõ luật phòng chống HIV/AIDS.
- Thực hiện phương pháp chiến lược ( tầm nhìn).
- Trao đổi, liên kết để tránh xung đột giữa các nhóm.
- Đức Ông Vitillo, Không có bối cảnh nào của con người ngoài xã hội.
2- Tìm nguồn lực
- Sự ủng hộ của Đức Hồng y.
- Có Ban Mục vụ Chăm sóc Người có AIDS (điều phối - đối tác với chính quyền và NGO).
- Nguồn nhân sự được đào tạo (nhiều khoá tập huấn).
- Đa dạng trong lĩnh vực chăm sóc.
- Tình nguyện viên phong phú.
- Trung tâm hỗ trợ cộng đồng có mặt đa số tại các quận huyện.
- Hỗ trợ tâm linh cho người có HIV qua các thánh lễ và buổi cầu nguyện.
- Chưa có sự ủng hộ nhiệt tình lời mời gọi của Đức Hồng y từ một số linh mục.
- Còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở một số linh mục.
- Có sự ủng hộ tích cực của một số giáo dân.
3- Nhu cầu cần trợ giúp
a. Nhân lực:
- Quan tâm ủng hộ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, tâm linh qua các lớp tập huấn trong và ngoài nước do NGO và Giáo phận tổ chức.
- Gia tăng số lượng tình nguyện viên và nhóm vệ tinh do Ban Mục vụ Chăm sóc HIV/AIDS đảm trách.
b. Tâm linh:
- Mục vụ khẩn cấp (giao cho các linh mục).
- Ý cầu nguyện cho các đối tượng như: bệnh nhân, ân nhân, người chăm sóc.
- Nhân sự vãng gia.
- Chuyên viên huấn nghệ và truyền thông.
- Chuyên viên cai nghiện.
c. Tài lực:
- Thành lập quỹ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS.
• Nội lực: từ Uỷ ban Bác ái Xã hội, các hội đoàn, quỹ từ các giáo xứ.
• Ngoại lực: Việt Kiều, NGO…
d. Vật lực:
- Xây dựng phòng khám đa khoa và trung tâm chăm sóc dạy nghề (Giáo Hội ủng hộ).
- Trang thiết bị tối thiểu trong công tác chăm sóc, hỗ trợ điều trị và truyền thông.
- Phương tiện di chuyển trong công tác vãng gia…
- Hỗ trợ dinh dưỡng.
Hoạt động Người thực hiện Thời gian Nguồn lực
1- Xây dựng liên kết thành lập mạng lưới, thành lập ban điều phối
2- Truyền thông:
- Nêu vấn đề HIV/ AIDS trong các buổi tĩnh tâm của các linh mục.
3- Tham vấn:
- Pháp lý
- Tâm lý, tâm linh
4- Chăm sóc hỗ trợ
- Phòng khám
- Mái ấm
-Vãng gia, chăm sóc tại nhà. - Đại diện các nhóm
- Ban Mục Vụ HIV/AIDS
- Đức Hồng y
- Ban Mục vụ HIV/AIDS
- Cha Quang, Cha Toại, Cha Chung, Cha Châu.
- Luật gia Công giáo
- Các chuyên gia tâm lý Công giáo.
- Các đại diện phòng khám, mái ấm, dòng tu, hội đoàn Công giáo.
Quý 1-2008
Năm 2008 - 2010 Ủy ban Bác ái, Giáo phận TP.HCM.
Đội ngũ chuyên môn phong phú, tình nguyện viên năng nổ.
Tìm kiếm và đào tạo.
KIẾN NGHỊ
1- Xin thành lập ban điều phối chung toàn Giáo hội Việt Nam.
2- Cần huy động nguồn lực, muốn vậy cần gây nhận thức các cấp lãnh đạo.
3- Tạo mạng lưới liên kết với các nhóm hoạt động trong Giáo phận, lấy mô hình mạng lưới của TP.HCM làm thí điểm. (trả lời: Nhóm điều phối HIV của Tp.HCM: Fr. Toại, Bs. Phấn, Bs. Minh, chị Minh, Lm. Chung, Bs. Mỹ…)
4- Xin họp các hội thảo tại nơi trọng điểm HIV, ví dụ như hội thảo tại Giáo phận Hải Phòng.
5- Xin Hội đồng Giám mục làm thương hiệu riêng cho hoạt động AIDS của người Công giáo để các tổ chức quốc tế chấp nhận việc các dự án của các tổ chức, xác nhận các chuyên viên đi các nơi để tránh phiền phức về phía Nhà Nước.
6- Cần tổ chức hoạt động điều phối khu vực: Bắc- Trung –Nam.
7- Thúc đẩy sự đồng thuận và hỗ trợ pháp lý từ phía chính quyền.
(trả lời: Mở phòng khám tư nhân (đây là cách để hoạt động HIV dễ dàng), đừng đợi Nhà Nước cho giấy phép để hoạt động HIV, chăm sóc thì ai cũng làm được không cần đến bác sĩ, chừng nào có bác sĩ thì nghĩ đến chuyện mở phòng khám.
Nguyên tắc: - Tìm cái gì mình đang có để bắt đầu
- Các hoạt động về HIV từ trước đến nay chưa ai cho giấy phép
- Vì vậy xác định rõ nhu cầu của từng nơi, địa điểm)
8- Các hoạt động HIV/AIDS cần quan tâm nhiều đến phụ nữ, những người có hoàn cảnh khó khăn (di dân, người nghèo, người nghiện, trẻ đường phố…)
9- Cần có các dịch vụ hỗ trợ toàn diện: tâm lý, tâm linh, pháp luật, y tế, giáo dục.
10- Vấn đề bảo mật: tuyệt đối không nói kể cả gia đình, chỉ trực tiếp với thân chủ.
11- Kiến thức cần phải chính xác, khoa học, và không ngừng cập nhật.
LƯỢNG GIÁ HỘI THẢO TRONG 3 NGÀY
Phương pháp: Mỗi tham dự viên ghi lại 1 hoặc 2 từ về ấn tượng nhất về Hội thảo này trên tờ giấy A5.
(do thời gian không đủ, nên đại diện các giáo phận trình bày lượng giá)
1- Gp. Lạng Sơn: DẤN THÂN
2- Gp. Thanh Hóa: TUYỆT VỜI
3- Gp. Bùi Chu: TRÁCH NHIỆM
4- Gp. Phát Diệm: HỌC HỎI
5- Gp. Hà Nội: HỌC ĐỂ HIỂU
6- Gp. Hải Phòng: CÙNG LÀM
7- Gp. Huế: TÌNH THƯƠNG
8- Gp. Nha Trang: LIÊN ĐỚI – PHỤC VỤ
9- Gp. TP.HCM: ĐỨC TIN
10- Gp. Bà Rịa- VTàu: ĐỒNG CẢM
11- Gp. Xuân Lộc: LINH ĐỘNG
12- Gp. Mỹ Tho: LIÊN ĐỚI
13- Gp. Long Xuyên: HIỂU VÀ QUAN TÂM
14- Gp. Cần Thơ: THÊM KIẾN THỨC
15- Tổ chức Caritas: DẤN THÂN - XÂY DỰNG NĂNG LỰC
- Đức Ông Vitillo: HY VỌNG
- Mrs. Christine: DẤN THÂN – HÀNH ĐỘNG
HỌC HỎI LẨN NHAU: Giúp xây dựng sự tự tin và niềm hy vọng.
- Action Aid: DẤN THÂN - CHIA SẺ - ẤM ÁP
DIỄN VĂN KẾT THÚC CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Đức Tổng Giám mục vui mừng và cám ơn các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Caritas Germany, cám ơn các tham dự viên đã tích cực làm việc và chia sẻ. Qua cuộc Hội thảo này đã giúp cho Gp. Hà Nội bừng lên niềm vui và mong rằng sau Hội thảo sẽ phát sinh nhiều kết quả thiêng liêng để Tin Mừng và công việc phục vụ của mọi thành viên trong Hội thảo được tràn đầy.
Hội thảo: Các bài chia sẻ về hoạt động nhân ái cho bênh nhân nhiễm HIV/AIDS
LM Nguyễn Ngọc Sơn
16:41 12/02/2008
NGÀY 15/ 1/ 2008
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ LAN HẢI
Bác sĩ Lan Hải đã nghiên cứu về vấn đề Đời sống Tình dục của những Người sử dụng Ma tuý để qua đó chúng ta cần huấn luyện giới tính cho họ như thế nào.
Sau khi người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện, thì thường xuất hiện ham muốn tình dục, nhưng do hoàn cảnh không thể gặp được đối tượng yêu thương nên họ tự thủ dâm hoặc quan hệ với những người đồng giới, họ lại thích tỏ thái độ quấy nhiễu tình dục với phái nữ, thích được các người nữ chăm sóc, hoặc có trường hợp quấy nhiễu tình dục trong toà giải tội…
Tỉ lệ đồng tính luyến ái ngày càng tăng, chúng ta giúp đỡ họ như thế nào? Đồng tính nam thì dễ phát bệnh hơn do lây qua nhiều đường. Tình nguyện viên và người có HIV yêu nhau, giải quyết thế nào?
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ TIẾN
Bác sĩ Tiến nghiên cứu về Đời sống Hôn nhân của những người có HIV/AIDS.
2 vấn đề cần quan tâm:
- Một là họ muốn sống với nhau như vợ chồng nhưng rất sợ có con.
- Hai là họ không muốn sống như hôn nhân nhưng muốn quan hệ theo sở thích.
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ THANH
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN CÓ HIV/AIDS Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Bác sĩ Thanh, đại diện phòng khám Mai Khôi, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn sau hai năm phục vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân có HIV ở giai đọan cuối.
Thuận lợi:
1. Phòng Khám Mai Khôi toạ lạc ở trung tâm thành phố trên một diện tích 61,4m2, trong khuôn viên của tu viện các cha dòng Đa Minh, bệnh nhân dễ tiếp cận vì đường giao thông thuận tiện. Ngoài ra, Phòng khám Mai Khôi còn có 1 điểm vệ tinh là Phòng khám Đa khoa Xóm Mới, cách đó 14km, để chuyển đổi cho việc điều trị được tối ưu.
2. Phòng khám Mai Khôi là một phòng khám ngoại trú duy nhất cho bệnh nhân HIV/AIDS (OPC) trong TP.HCM, có bác sĩ ngoại khoa và chuyên khoa lao.
3. Nhân viên phục vụ là những người Kitô giáo có lý tưởng phục vụ bệnh nhân theo đức tin Kitô giáo. Vì thế, bệnh nhân được tận tình chăm sóc, và tuỳ nhu cầu, bệnh nhân được lãnh nhận các bí tích và hỗ trợ tâm linh.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi nêu trên, qua hai năm làm việc chúng tôi rút được một số nhận định sau đây:
Thành quả đạt được và những khó khăn gặp phải:
1. Về chuyên môn:
• Có một bác sĩ ngoại khoa lão thành, và các bác sĩ khác sẵn sàng phục vụ hết khả năng. Đây là điểm đặc thù của Phòng khám Mai Khôi. Trên thực tế, các bệnh nhân có hạch lao ngoại biên sưng lớn thường được các phòng khám ngoại trú giới thiệu đến, phòng khám đã dấn thân điều trị các trường hợp lao hạch ổ bụng sau khi đã đắn đo, rút kinh nghiệm với bác sĩ ngoại khoa. Kết quả khách quan là các phòng khám ngoại trú, và ngay cả các bác sĩ bệnh viện, cũng đã chỉ địa chỉ Mai Khôi cho bệnh nhân có hạch trong khoang bụng, mà đã được điều trị nhiều tháng không có kết quả… Tuy nhiên, thành công trong việc điều trị hạch lao cho bệnh nhân cũng là một thách thức, một áp lực nội tâm rất lớn cho các bác sĩ chuyên khoa lao, vì bệnh lao ở đây không được điều trị theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia, mà chỉ được điều trị theo từng bệnh cảnh. Phòng khám Mai Khôi đang tìm một phương thức điều trị lao hợp lý cho bệnh nhân. Về việc này, Phòng khám Mai Khôi rất mong được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác.
2. Về quản lý nhân sự:
• Phòng khám Mai Khôi có nhiều bác sĩ (8 bác sĩ) tham gia công tác điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, vì bệnh nhân không luôn luôn theo một bác sĩ nên công việc điều trị cho một bênh nhân không được nhất quán, khó đánh giá về kết quả chuyên môn.
• Hầu hết các nhân viên của Phòng khám Mai khôi (bác sĩ, y tá….) đều là thiện nguyện viên nên rất khó tổ chức họp mặt đông đủ để giao ban định kỳ.
• Ngoài bác sĩ, ít người có trình độ chuyên môn khá nên công việc tổ chức về nghiệp vụ dễ bị động và khó vào nề nếp. Từ khi Phòng khám Mai Khôi được Uỷ ban Phòng chống AIDS của Sở Y tế TP.HCM cho phép trở thành một OPC cho bệnh nhân AIDS, thì công việc quản lý phòng khám trở nên nặng hơn, sổ sách, đơn, toa phức tạp hơn vì phải tuân thủ các quy định…
3. Về quản lý bệnh nhân:
• Đa số bệnh nhân không ý thức về bệnh tình của mình. Ngoài giai đoạn cấp cứu, khi đã được khoẻ bệnh nhân dễ bỏ điều trị nửa chừng.
• Một số bệnh nhân sau khi cai được thời gian dài lại tái nghiện. Kết quả là họ không ổn định được bệnh nhiễm trùng cơ hội.
• Thỉnh thoảng có những người đến từ những vùng rất xa, các tỉnh miền Nam hay từ miền Bắc. Sau một thời gian ngắn, qua được tình trạng cấp cứu thì họ xin kê toa để tiếp tục về quê điều trị… có người kể ở Ninh Bình, trong làng họ có thể có đến cả chục người chết vì bệnh này hàng tuần, và họ tỏ ra rất đau khổ vì chúng tôi không thể kê một toa để điều trị vĩnh viễn.
• Ngoài việc chăm sóc về thể lý cho bệnh nhân còn cần phải chăm sóc về mặt tinh thần. Tình thương của gia đình, hỗ trợ về tâm linh là điều rất cần thiết giúp bệnh nhân tìm được bình an, thanh thản để sống những ngày cuối đời.
• Trong công tác điều trị bệnh nhiễm HIV đòi hỏi phải chuyên cần, giữ lịch hẹn… nhưng nhiều bệnh nhân không tuân thủ được vì yếu mệt hoặc không có phương tiện di chuyển…
4. Phòng khám có được một nhà thuốc Tây do nhiều người hảo tâm giúp sức thành lập phục vụ cho việc điều trị. Bệnh nhân được kê toa mua thuốc, một số trường hợp được cấp thuốc miễn phí, điều này gây nên sự phân bì giữa các bệnh nhân. Điều quan trọng là nhà thuốc càng ngày càng lỗ vốn.
Kiến nghị::
Qua những kinh nghiệm trên, phòng khám Mai Khôi có một số ý kiến như sau:
Cc phịng khm ngo?i tr cho b?nh nhn HIV/AIDS c?n m?c ln nhi?u hon n?a, khơng c?n ph?i cĩ s? ?n d?nh, chuyn mơn d?y d? m?i thnh l?p phịng khm.
Để chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có hiệu quả trong xã hội Việt Nam, cần có sự huy động của tất cả các ban ngành đoàn thể, những thiện nguyện viên, các tu sĩ và các hội đoàn.
Cách riêng các bác sĩ ở phòng khám Mai Khôi rất mong có dịp được học hỏi thực tiễn với các chuyên gia để phục vụ tốt hơn nữa!
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ LUẬT (Truyền thông)
Bác sĩ Luật giúp Hội thảo nhận thấy trong công tác truyền thông việc chia sẻ, giảng dạy kiến thức về HIV/AIDS cho mọi đối tượng là điều cấp bách và cần thiết. Những người làm công tác truyền thông trước hết phải biến đổi mình, hoà mình vào cộng đồng, trang bị và chia sẻ kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho mọi người.
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. DUNG
CỘNG ĐOÀN MAI LINH PHỤC VỤ BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
I. TỪ TRUNG TÂM TRỌNG ĐIỂM ĐẾN BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
Tiền thân của Bệnh viện Nhân Ái là Trung tâm Trọng Điểm Cai nghiện Ma tuý (CNMT). Trung tâm Trọng Điểm CNMT trực thuộc Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP.HCM, đóng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cách thành phố 200km.
Trung tâm được thành lập ngày 05-06-2003 với hai nhiệm vụ: quản lý, giáo dục và dạy nghề cho học viên CNMT; chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối.
Ngày 02-12-2005, Trung tâm khánh thành Khu Chăm sóc Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối (khu D). Hầu hết bệnh nhân từ trạm xá của trung tâm chuyển qua.
Từ tháng 03-2006, Trung tâm chuyển lần lượt toàn bộ số học viên đi các trung tâm khác theo sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, Số còn lại là nhân viên y tế và một số nhân viên hành chánh (99 người). Số bệnh nhân là 57 và 6 học viên đã được giải quyết tái hoà nhập cộng đồng (THNCĐ) tình nguyện làm việc tại Trung tâm.
Ngày 17-08-2006, UBND Thành phố ra quyết định số 3739/QĐ-UBND về việc Chuyển đổi chức năng Trung tâm Trọng Điểm CNMT thuộc Sở LĐTB-XH qua Sở Y tế quản lý để thành lập Bệnh viện Nhân Ái.
Ngày 31-10-2006, UBND Thành phố ra quyết định số 4856/QĐ-UBND về việc Thành lập Bệnh viện Nhân Ái trực thuộc Sở Y tế Thành phố.
Ngày 08-10-2007, UBND Thành phố ra quyết định số 123/2007/QĐ-UBND về ban hành Quy định tiếp nhận và điều trị bệnh nhân của Bệnh viện Nhân Ái.
Ngày 31-12-2007, Sở Y tế Thành phố ra thông báo số 7874/SYT-NVY về việc Thông báo tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS tại bệnh viện Nhân Ái từ ngày 01-01-2008.
Ngày 01-01-2008, Bệnh viện Nhân Ái chính thức được tiếp nhận và điều trị bệnh nhân.
Năm 2008, mục tiêu của bệnh viện là “Chăm sóc giảm nhẹ”, phấn đấu lên bệnh viện hạng 3. Từ năm 2009 là bệnh viện chuyên sâu các bệnh truyền nhiễm.
II. CỘNG ĐOÀN MAI LINH
Cộng đoàn Mai Linh trực thuộc Ban Mục vụ Chăm sóc Người có HIV/ADS của Tổng giáo phận TP.HCM. Cộng đoàn gồm các tu sĩ nam nữ thuộc nhiều hội dòng, đáp lại lời kêu gọi của Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận TP.HCM, tự nguyện đến phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Trọng Điểm CNMT từ tháng 05-2003 theo đề nghị của Sở LĐTB-XH và nay là Sở Y tế Thành phố.
Ban đầu các tu sĩ phục vụ tại trạm xá Trung tâm. Sau khi khánh thành khu Chăm sóc Điều trị Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, các tu sĩ chuyển xuống làm việc hoàn toàn tại khu này. Sau gần 4 năm, đã có 68 lượt tu sĩ đến phục vụ, trong đó có 22 tu sĩ ký hợp đồng ngắn hạn và 46 tu sĩ thiện nguyện. Số tu sĩ đến từ những ngày đầu hiện còn 04 người.
Hiện nay cộng đoàn có 12 tu sĩ nam nữ của 09 dòng tu: dòng Anh Em Hèn Mọn, dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, dòng Thánh Phaolô, dòng MTG Chợ Quán, dòng MTG Gò Vấp, dòng MTG Đà Lạt, dòng MTG Thủ Thiêm, Tu hội Thiên Phúc, Tu hội Nhập thể-Tận hiến-Truyền giáo. Các tu sĩ phục vụ tại bệnh viện Nhân Ái với các công tác sau:
1. Chăm sóc điều trị: 08 (y sĩ, điều dưỡng, lương y)
2. Tư vấn tâm lý: 01
3. Thiện nguyện: 01
4. Bệnh viện cử đi học chuyên tu bác sĩ: 02
Sinh hoạt của cộng đoàn Mai Linh phong phú và đa dạng. Phong phú bởi sự góp mặt của nhiều tu sĩ thuộc nhiều linh đạo khác nhau, cùng sống tinh thần hiệp thông và phục vụ bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tại bệnh viện Nhân Ái. Đa dạng vì ngoài công việc chuyên môn tại bệnh viện, cộng đoàn còn tham gia các công tác mục vụ, tông đồ và xã hội ngoài bệnh viện theo sự nhất trí chung của cộng đoàn như: dạy giáo lý thiếu nhi và dự tòng, tập hát ca đoàn, dạy chữ cho trẻ em thất học, hỗ trợ học bổng, giúp vốn cho người nghèo…
Cộng đoàn được bệnh viện sắp xếp chỗ ở riêng biệt với nhân viên, phù hợp đời sống tu trì và sinh hoạt riêng của cộng đoàn. Thời gian đầu, có vài giáo dân sinh hoạt chung nhưng từ năm 2006, giáo dân chỉ tham gia đời sống thiêng liêng với cộng đoàn.
III. BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
Từ ngày 02-12-2005, các tu sĩ chính thức làm việc tại Khu D cùng với nhân viên y tế của Trung tâm. Bệnh nhân là những bệnh nặng từ trạm xá Trung tâm chuyển sang. Trung bình khoảng 30 bệnh nhân, cao điểm lên đến 90. Khi việc chăm sóc vượt quá khả năng, Trung tâm chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức hoặc bệnh viện chuyên khoa.
Sau khi chuyển giao chức năng sang bệnh viện, Trung tâm còn 57 bệnh nhân và 06 người THNCĐ tình nguyện ở lại làm việc tại Trung tâm (các em này là học viên hỗ trợ y tế tại Khu Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS). Theo nguyện vọng của các em và đề nghị của gia đình, tháng 09/2006 Ban Mục vụ Chăm sóc Người có HIV/AIDS Giáo phận TP.HCM đồng ý bảo lãnh 06 em về THNCĐ tại địa phương, làm việc tại nhóm Bạn giúp bạncủa Ban Mục vụ.
Từ ngày thành lập bệnh viện đến nay tình hình bệnh nhân như sau:
Bệnh nhân đầu kỳ: 57
- Chuyển viện: 19 (tử vong có giấy báo: 12)
- Trốn viện: 07
- Di lý: 01
- Gia đình bảo lãnh về chăm sóc: 05
- THNCĐ về địa phương: 08
- THNCĐ làm việc tại bệnh viện: 01
- Nhập viện: 01
Bệnh nhân hiện nay: 17
* Đối tượng tiếp nhận gồm:
Theo Quyết định 123/2007/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, Bệnh viện Nhân Ái tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, từ 16 tuổi trở lên. Gồm:
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Người sau cai nghiện tại các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện theo Nghị quyết số 16/2003/NQ-QH 11.
3. Người đang cư trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Người sống lang thang không nơi nương tựa.
5. Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối từ các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc TP.HCM.
6. Người đang cư trú tại TP.HCM, gia đình không đủ khả năng chăm sóc tại nhà và tự nguyện vào điều trị.
* Thủ tục nhập viện:
- Đơn xin điều trị tại bệnh viện Nhân Ái do người bệnh ký.
- Hồ sơ sức khoẻ; Biên bản Giám định của hội đồng giám định kết luận bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
- Văn bản đề nghị cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Nhân Ái của giám đốc cơ sở.
- Quyết định chuyển sang điều trị tại bệnh viện Nhân Ái của:
+ UBND thành phố/ UBND quận, huyện (đối tượng 1);
+ Giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội (đối tượng 2,3,4) hoặc Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong (đối tượng 2);
+ Cục trưởng Cục quản lý trại giam/ Trưởng Công an cấp huyện (đối tượng 5);
+ Cơ sở Y tế công lập hoặc tư nhân (đối tượng 6).
* Bệnh nhân nhập viện trên tinh thần tự nguyện và phải cam kết tuân thủ các quy định của bệnh viện.
* Bệnh nhân được hoàn toàn miễn phí về chăm sóc, điều trị, giường bệnh và các chăm sóc hỗ trợ khác.
* Bệnh nhân được xuất viện theo yêu cầu của gia đình và không được tái nhập viện trừ trường hợp bệnh viện cho xuất viện.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TU SĨ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
1. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân
Các tu sĩ ký hợp đồng lao động theo sự phân công của bệnh viện như sau:
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ: 01 tư vấn viên.
- Khoa Nội tổng hợp: 01 lương y.
- Khoa Lao: 02 y sĩ.
- Khoa Săn sóc Đặc biệt: 01 y sĩ, 02 điều dưỡng TC, 02 điều dưỡng SC.
2. Chăm sóc hỗ trợ tâm lý - xã hội cho bệnh nhân
Bệnh viện có 2 nhân viên làm công tác tư vấn (1 tu sĩ, 1 NV nữ) nhưng mỗi nữ tu trong cộng đoàn đều là tư vấn viên đối với từng bệnh nhân.
Về chuyên môn, người tu sĩ trong vai trò tư vấn viên có cơ hội tiếp cận với bệnh nhân, hiểu rõ hoàn cảnh của các em và giúp đỡ cách hiệu quả hơn:
- Có tiếng nói với bệnh viện trong những gì liên quan đến quyền lợi của bệnh nhân như: phép thưởng, giấy tờ hồi gia, chế độ ăn uống, liên lạc gia đình, thăm gặp, gửi tiền.
- Là cầu nối giữa bệnh nhân và gia đình để kéo sự quan tâm của gia đình cũng như giúp bệnh nhân cảm thông với hoàn cảnh gia đình và chấp nhận cuộc sống.
- Trả lời những thắc mắc của bệnh nhân về quyền lợi của họ.
- Giải toả bức xúc và những bất ổn tâm lý của bệnh nhân.
3. Chăm sóc hỗ trợ đời sống tinh thần
Cụ thể bằng những sinh hoạt sau:
- Tổ chức thư viện với nhiều loại sách, báo, truyện để bệnh nhân giải trí, thêm kiến thức.
- Cộng đoàn sinh hoạt và vui chơi với bệnh nhân các dịp lễ, Tết.
- Gần gũi để chia sẻ niềm vui hoặc nỗi buồn của bệnh nhân, về gia đình và người thân.
- Nói chuyện, tìm cái tốt để khen ngợi và khuyến khích bệnh nhân vươn lên.
4. Chăm sóc hỗ trợ đời sống tâm linh
- Tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân có đạo và không có đạo tham dự thánh lễ Chúa Nhật tại cộng đoàn, nhắc nhở xưng tội, sống tốt, đọc kinh riêng…
- Cộng đoàn phân công mỗi thành viên nhận cầu nguyện riêng và đồng hành với từng bệnh nhân.
- Cộng đoàn cùng cầu nguyện với bệnh nhân và tìm những hình thức phù hợp để nâng đỡ đời sống tâm linh: rước kiệu, hát thánh ca, viếng đài Đức Mẹ.
- Xây đài Đức Mẹ tại khoa điều trị. Cả cộng đoàn cùng đọc kinh tối chung với bệnh nhân mỗi tuần/lần.
- Quan tâm hơn những bệnh nhân có đạo và bệnh nhân mới theo đạo.
- Trong giao tiếp trò chuyện, tìm cách nói về Chúa và giúp các em nhận ra tình yêu thương của Chúa trong cuộc đời các em.
5. Chăm sóc dinh dưỡng
Ngoài các bữa ăn (10.000đ/ngày) và thuốc men của bệnh viện cung cấp, cộng đoàn vẫn hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Từ khi có Khu D, cộng đoàn nhận công tác nấu ăn cho bệnh nhân do các thành viên luân phiên. Những bệnh nhân yếu được chăm sóc đặc biệt hơn. Khi chuyển sang làm chuyên môn y tế, cộng đoàn vẫn tiếp tục giúp đỡ bệnh nhân bằng nhiều cách: bồi dưỡng riêng cho bệnh nhân đau nặng; hằng tuần bồi dưỡng cho bệnh nhân trái cây, ăn thêm vào buổi tối; các dịp lễ nấu cho bệnh nhân ăn theo yêu cầu.
6. Lao động trị liệu
Từ buổi đầu, cộng đoàn đã tổ chức cho bệnh nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ từ hạt cườm do một soeur thiện nguyện đảm trách, tạo ra các sản phẩm: ông Noel, móc chìa khoá hình con thú, chuỗi hạt, giỏ xách, búp bê… Công việc này tạo cho các em niềm vui, thu nhập và giải quyết thời gian rảnh rỗi nhàm chán. Tại khoa điều trị, phòng làm hạt cườm được gọi là ‘trung tâm nghe nhìn” của bệnh viện vì tất cả mọi chuyện vui, buồn, phê bình, khen ngợi và cả việc xả stress đều được bệnh nhân bộc lộ tại đây. Cùng làm việc với bệnh nhân là cơ hội để tu sĩ gần gũi với bệnh nhân hơn.
7. Hỗ trợ cho người tái hoà nhập cộng đồng tại bệnh viện
Hiện nay có 3 người THNCĐ làm việc tại bệnh viện, cộng đoàn dành mối quan tâm đặc biệt cho các nhân viên mới này. Trước hết họ vẫn còn trong sự quản lý của bệnh viện, kế đến chưa được sự trân trọng của các nhân viên khác nhất là người cũ. Mối thân tình của các tu sĩ giúp họ tìm thấy niềm vui, sự nâng đỡ, đáng tin cậy nên hay tìm đến chia sẻ, trò chuyện và tự nguyện tham dự các nghi lễ phụng vụ. Đồng thời cộng đoàn cũng có thể khuyến khích, nhắc nhở, sửa sai và giúp họ vượt thắng những khó khăn trong môi trường này.
8. Liên đới với nhân viên
Toàn bệnh viện có 174 nhân viên, ngoài cộng đoàn tu sĩ chỉ có 8 nhân viên Công giáo. Tu sĩ vẫn được các nhân viên nể trọng vì tuổi tác và chân tu. Dầu vậy, anh chị em tu sĩ luôn sống hoà mình, gần gũi, thân thiện với nhân viên đặc biệt tại các khoa, phòng cùng làm việc. Sự liên đới thể hiện qua việc cùng hợp tác trong công việc, chia sẻ trách nhiệm, cùng lao động và tham gia các phong trào của bệnh viện.
Với nhân viên Công giáo, cộng đoàn mời gọi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, tổ chức cầu nguyện, mừng lễ bổn mạng và động viên họ sống chứng tá cho Chúa Kitô giữa các nhân viên khác.
V. THÀNH QUẢ VÀ VẤN ĐỀ
1. Bất kỳ tu sĩ nào đến phục vụ bệnh nhân AIDS tại nơi này đều có chung cảm nghiệm: một hồng ân cho bản thân vì được cơ hội hiện diện, làm việc và sống chứng tá giữa môi trường rất đặc thù này; một kinh nghiệm đặc biệt về đời sống cộng đoàn phong phú và đa dạng; bản thân được lớn lên rất nhiều trong đời sống nhân bản, thiêng liêng và tinh thần phục vụ.
2. Nguồn sống và sức mạnh của người tu sĩ là Chúa Giêsu Thánh Thể và đời sống cầu nguyện. Sự nâng đỡ là tình hiệp nhất yêu thương trong cộng đoàn. Nỗ lực của người tu sĩ là sự trưởng thành của cá nhân. Người tu sĩ luôn ý thức và sống như thế để có thể hiện diện và phục vụ bệnh nhân trong môi trường rất đặc thù này.
3. Cộng đoàn là nơi người tu sĩ tìm được sự chia sẻ và nâng đỡ, cùng thao thức và cùng tìm những cách thích hợp và tốt nhất để phục vụ hiệu quả. Cộng đoàn cũng trải qua những bước thăng trầm xảy ra từ sự khác biệt giữa các thành viên. Dầu vậy, mỗi biến cố vui buồn đều đem lại cho cá nhân sự trưởng thành và sự vững mạnh của cộng đoàn.
4. Bệnh nhân AIDS là mối quan tâm hàng đầu của tu sĩ. Nhưng trong quá trình phục vụ tu sĩ gặp khá nhiều khó khăn. Bệnh nhân với tâm lý bất ổn và phức tạp, không còn ý nghĩa cuộc sống, không có động lực vươn lên, không tìm được sự nâng đỡ từ gia đình, không được tự do sống theo sở thích, không hợp tác trong điều trị, chỉ biết đòi hỏi người khác, không chấp nhận bản thân… khiến cho người phục vụ cảm thấy căng thẳng, bất lực, đầy ưu tư vì không thấy chút kết quả nào từ phía bệnh nhân.
5. Cơ chế bệnh viện với các thủ tục hành chánh rườm rà, cách làm việc quan liêu, không đúng giờ, ít quan tâm quyền lợi bệnh nhân… khiến cho người tu sĩ vốn quen nếp sống nghiêm túc, phục vụ hết mình… sự khó chịu vì phải chấp nhận thói thường như thế. Những lúc ấy, người tu sĩ lại có cơ hội ý thức mình không thể thay đổi cơ chế nhưng sự hiện diện, cung cách làm việc và sự mềm mỏng trong đối thoại cũng có ảnh hưởng ít nhiều đối với bệnh viện.
6. Cùng làm việc chung với nhân viên nhưng chỉ có số ít nhân viên nhiệt tình, có tinh thần phục vụ, đa số chỉ làm hết giờ, ít tinh thần trách nhiệm. Nhân viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc lại ít chịu học hỏi, không tận tuỵ trong chăm sóc bệnh nhân… điều này cũng làm cho tu sĩ gặp khó khăn vì không có sự cộng tác tích cực của đồng nghiệp.
Tuy khó khăn còn đó, thách thức xảy ra mỗi ngày nhưng mỗi tu sĩ của cộng đoàn Mai Linh vẫn dành hết khả năng, tâm tình và nhiệt huyết cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS tại bệnh viện. Họ hiện diện và làm việc như một công chức Nhà nước với tâm tình của người môn đệ Chúa Kitô chăm sóc các chi thể đau yếu của Người.
BÀI CHIA SẺ CHỊ VINH - NHÓM TIẾNG VỌNG
Chị Nguyễn Thị Vinh, Trưởng Nhóm Tiếng Vọng, chia sẻ những hoạt động của nhóm.
A- THÀNH LẬP:
Bắt đầu thành lập vào cuối năm 1998, tại nhà thờ Chúa Cứu Thế, qua khoá tập huấn về HIV của Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn.
Năm 1999, nhóm chuyển về Nhà thờ Đa Minh để sinh hoạt. Sau một vài năm làm việc, nhóm đã tập hợp được 15 anh chị em nòng cốt.
B- HOẠT ĐỘNG:
Gồm 2 giai đoạn:
a)- Giai ñoạn 1, töø naêm 1999 ñeán heát naêm 2005:
Anh chị em trong nhóm làm việc trong những ngành nghề khác nhau, đa số còn trẻ, là các sinh viên chưa ra trường hoặc mới ra trường chưa kiếm được việc làm, những người nội trợ, y tá trong bệnh viện, các tu sinh, những thương nhân, và cả những người đang mang trong mình virut HIV nhưng có chung một lý tưởng cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân HIV/AIDS.
Sau khi tham dự nhiều buổi tập huấn về cách phòng chống lây bệnh, các khoá tư vấn, tham vấn và các kỹ năng chăm sóc những người bị nhiễm HIV/AIDS do Unicef của Anh quốc, Esther của Phaùp,UBPC AIDS thành phố và của Toà Tổng Giám mục Sài Gòn tổ chức. Nhóm đã mạnh dạn lên đường đi tìm để gặp gỡ, giúp đỡ, hỗ trợ và chăm sóc an ủi các bệnh nhân tại nhà hoặc trong các bệnh viện, nơi vỉa hè, các công viên, bờ kênh… Những bệnh nhân vô gia cư được chuyển về Trung tâm Mai Hoà để được chăm sóc chu đáo và tận tình của các nữ tu. Những bệnh nhân quá nghèo, đơn độc nhóm cũng lo cho họ được cỗ áo quan khâm liệm để họ ra đi được bình an.
Năm 2004, nhóm đã thuê một căn nhà ở quận Bình Tân để đưa những bệnh nhân vô gia cư, không thân nhân nhưng còn chịu sự quản lý từ các trường trại, chưa được hồi gia hoặc chưa mãn hạn tù vì thế không thể chuyển lên Trung tâm Mai Hoà về chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nhóm chỉ hoạt động được một năm, hết kinh phí nên không thể duy trì, đành phải giải thể.
Năm 2005, nhóm chuyển về nhà riêng của mình để tiện việc chăm sóc cho các bệnh nhân.
b)- Giai đoạn 2, từ tháng 1-2006 đến nay:
Số bệnh nhân càng ngày càng đông nên từ ngày 02-1-2006, được sự giúp đỡ của cha Lê Quốc Thăng, Chánh xứ Phú Trung và hội đồng giáo xứ, nhóm đã có được một phòng khám khang trang, rộng rãi, nằm sâu trong khuôn viên nhà thờ, rất yên tĩnh cho bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh.
Nhóm đã được hỗ trợ rất nhiều về mặt tinh thần của Ban Mục vụ HIV/AIDS của Toà Tổng Giám mục TP.HCM, đây cũng là niềm an ủi và khích lệ cho toàn thể anh chị em thiện nguyện có thêm tinh thần nhiệt huyết để tiếp tục dấn bước trên con đường phục vụ.
Qua 2 năm, Phòng khám Phú Trung có được:
- 2 bác sĩ: Linh mục bác sĩ Nguyễn Viết Chung, thuộc tu hội Truyền Giáo do Thánh Vincent de Paul sáng lập, cha vừa là bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân AIDS vừa là cha linh hướng của Nhóm Tiếng Vọng. Bác sĩ Phao lô Đỗ Văn Vinh, nguyên bác sĩ khoa cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương, đã về hưu.
- 2 y tá và 11 tình nguyện viên.
- Tiếp đón 902 bệnh nhân. Trung bình một tháng có khoảng 1.200 lượt người tới xin tư vấn và khám bệnh, được phát thuốc và điều trị các bệnh cơ hội hoàn toàn miễn phí.
Sau gần 9 năm hoạt động, nhóm Tiếng Vọng đã giúp đỡ và chăm sóc được khoảng 2.500 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó khoảng 2/3 đã về với Chúa được bình an.
C- KINH PHÍ:
Vào những năm đầu hoạt động, số lượng bệnh nhân tương đối ít, các thành viên trong nhóm tự góp tiền túi để trang trải chi phí xăng nhớt đi lại, hỗ trợ thực phẩm cho những bệnh nhân nghèo, mua sữa cho các em bé bị nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ một phần tiền viện phí hoặc ma chay.
Vào những năm sau này số lượng bệnh nhân càng đông, nhóm không đủ kinh phí để hoạt động, linh mục bác sĩ Nguyễn Viết Chung đã phải huy động nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà hảo tâm, nhưng nguồn hỗ trợ này không được đều, lúc có, lúc không. Cha chánh xứ Phú Trung hỗ trợ giúp nhóm mỗi tháng được 1/3 đến 1/4 kinh phí hoạt động trong tháng.
D- ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua gần 9 năm chăm sóc các bệnh nhân AIDS, chúng tôi ước ao mở được một cơ sở để tạo việc làm cho những bệnh nhân đã được hồi phục, tuỳ khả năng và sức khoẻ của mỗi người, để họ tìm lại được giá trị của cuộc sống, để họ cảm thấy mình còn là người hữu ích cho chính bản thân và gia đình.
Để ngăn chặn đại dịch HIV, cần quan tâm đến hạnh phúc của gia đình, 80% số bệnh nhân mà nhóm chăm sóc đều không có một gia đình yên ấm, tuổi đời còn rất trẻ, từ 17 đến 28 chiếm tỉ lệ 70%; 60% là dân nhập cư hoặc sinh sống tại vùng ven đô thị, trình độ dân trí rất thấp, có 10% không biết chữ.
Trước khi kết hôn, các đôi tân hôn nên xét nghiệm HIV.
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. HƯƠNG về MÁI ẤM MAI TÂM
- Mái ấm Mai Tâm hiện có 34 trẻ nội trú và 23 bà mẹ đang sống tại Mái ấm Mai Tâm (MAMT)
- MAMT có chương trình chăm sóc hỗ trợ cho các trẻ ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV tại gia đình gồm: 67 trẻ ngoại trú – 11 bà mẹ ngoại trú.
- Tạo được việc làm cho những người có HIV để giúp họ sống tự lập như shop hoa, nhà may tại MAMT và nhà may tại Gò Vấp.
- Những thuận lợi và khó khăn sẽ được bàn đến trong phần thảo luận tiếp theo
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. THUÝ, Chuyên viên tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho các em từ các trường, trung tâm cai nghiện trở về
Sr. Thuý, Chuyên viên tư vấn tâm lý, trình bày những việc cần làm và những khó khăn sẽ gặp phải trong việc giúp các em hồi gia và tái hoà nhập cộng đồng.
- Phía gia đình thờ ơ không tiếp nhận.
- Phía bản thân thì các em khó kiếm việc làm, khó tiếp cận của mọi người.
- Sự tiếp nhận và tình yêu thương của gia đình dành cho các em là rất quan trọng.
- Tạo công ăn việc làm qua việc: gửi các em đến các phòng khám, mái ấm, shop hoa…
- Bản thân: các em phải có ý chí, tự tin, để chứng minh cho gia đình và mọi người biết mình thay đổi.
- Tập trung vào việc khắc phục khó khăn bằng cách tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân giúp các em có cơ hội lắng nghe, chia sẻ vấn đề tìm giải pháp giải quyết vấn đề xã hội, tâm lý, nhận ra giá trị cuộc sống, cách đối phó vấn đề, xây dựng nền tảng yêu thương, tăng niềm tin.
- Giáo dục bài học nhân bản, kỹ năng sống…
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. ĐIỀN (có bài-HUẾ)
Gặp gỡ người nhiễm HIV trong cái nhìn là người bạn. Tiếp nhận các người bệnh HIV từ 2 phòng khám của dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế. Từ 1996 sự tham gia của các tôn giáo tại Huế trong công tác phòng ngừa đại dịch HIV/AIDS.
II- CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Câu 1: Liệt kê các thành quả và những vấn đề mà nhóm đã và đang gặp phải khi hỗ trợ và
chăm sóc người có HIV/AIDS.
Câu 2: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành quả.
Câu 3: Định hướng phát triển.
Nhóm 1: NHÓM CÁC MÁI ẤM, NHÀ CỎ
1- Thành quả và vấn đề
1.1- Thành quả:
• Giải quyết được chỗ ở cho những người bị kỳ thị và những người không có chỗ ở (chủ yếu bà mẹ và trẻ em).
• Đưa họ vào chương trình được tiếp cận với thuốc điều trị.
• Bé và mẹ được theo dõi và khám điều trị tại nhà.
• Bé được giáo dục, chăm sóc, tham gia vào những sinh hoạt xã hội.
• Tập huấn những kỹ năng sống và tạo công ăn việc làm.
• Tạo được chỗ ở cho những người vô gia cư, không phân biệt nam nữ.
• Chăm sóc đời sống tâm linh và cái chết an bình.
• Được theo dõi tuân thủ điều trị tốt.
• Có đức tin làm nền tảng hướng dẫn hành động cụ thể và thực tế.
• Tình thương bác ái Kitô giáo.
• Làm việc có phương pháp và tổ chức.
• Cộng tác của bệnh nhân và gia đình.
• Sự hỗ trợ của các thành phần dân Chúa: dòng tu, giáo dân, giáo quyền…
1.2- Vấn đề:
• Nỗi ám ảnh về cái chết do HIV/AIDS vẫn còn làm cho họ sợ hãi.
• Tác dụng phụ của thuốc gây ra nhiều stress cho bệnh nhân.
• Vấn đề kỳ thị vẫn còn tồn tại rất nặng nề, nhiều em không có việc làm, không được đi học.
• Chuyên chở người bệnh đến các trung tâm điều trị khó khăn.
• Xung đột cá tính khi sống chung.
• Khó quản lý, đặc biệt với các em đã bị nhiễm.
2- Nguyên nhân
• Đối tượng đến có những phức tạp: tâm sinh lý, bệnh lý phức tạp.
• Số lượng đông quá tải.
• Tình nguyện viên phục vụ chưa được đào tạo chính quy, đồng bộ.
• Tính bị động: nhu cầu đến trước mà khả năng đáp ứng đến sau.
• Mái ấm là nơi tập trung của nhiều thành phần từ nhiều vùng khác nhau, gây ra những xung đột trong nội bộ.
3- Định hướng
3.1- Tại mái ấm:
• Nâng cao năng lực của người quản lý, đồng hành.
• Nâng cao nhận thức cho người có HIV: tập huấn, giáo dục nhận thức và tham vấn, sinh hoạt mái ấm.
3.2- Hoà nhập với cộng đồng:
• Cho trẻ được đến trường.
• Hướng nghiệp.
• Tái hồi gia.
• Nhà tự lập.
3.3- Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
• Phối hợp với bệnh viện Hùng Vương để phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
• Thiết lập nhóm giáo dục viên đồng đẳng, nhóm hỗ trợ chăm sóc.
ĐỀ XUẤT: Đưa lời cầu nguyện cho bệnh nhân HIV/AIDS và thân nhân của họ vào lời nguyện giáo dân trong thánh lễ.
Nhóm 2: NHÓM PHÒNG PHÁM – OPC VÀ CHUYỂN GỞI
Những khó khăn và định hướng
* HIV ở Thanh Hoá: - Chưa có phòng khám HIV riêng.
- Chưa biết gõ cửa ở đâu. Do đó, Thanh Hoá muốn thành lập được 1 phòng khám HIV.
- Cần trang bị nhân sự, kiến thức chuyên môn, và thành lập đội ngũ tình nguyện viên để làm công tác này.
- Tập huấn và nâng cao kỹ năng vãng gia, chăm sóc, kỹ năng giao tiếp.
• HIV ở Long Xuyên: - Dự định mở 1 phòng khám tại Toà Giám Mục, 1 cơ sở xã hội tại dòng Chúa Quan Phòng – Cù Lao Giêng.
• HIV /AIDS ở Long Xuyên rất nhiều và chính quyền đang quan tâm, nắm đầy đủ số liệu. Nhưng họ bỏ ngõ về mãng chăm sóc.
• Chúng tôi rất muốn làm công tác này một cách độc lập, ít gặp khó khăn với chính quyền địa phương.
• Kiến thức cơ bản và chuyên môn về HIV/AIDS vẫn còn thiếu: Long Xuyên cần trang bị nhiều về kiến thức và truyền thông để lôi kéo nhân sự.
• HIV ở Huế: Đang hình thành mạng lưới hoạt động liên dòng trong công tác phòng ngừa và chăm sóc hỗ trợ người có HIV. Trong dịp tĩnh tâm các linh mục vừa qua, ban điều phối dự án HIV/AIDS của giáo phận đã được phép đến nói chuyện với các linh mục. Ngoài ra, các linh mục cũng đang quan tâm nên có sự dễ dàng trong công tác truyền thông về HIV/AIDS tại các giáo xứ.
Nhóm 3: NHÓM HỒI GIA VÀ TỰ LẬP
1- Thành quả và vấn đề
1.1- Thành quả:
- Một số em không tái nghiện trở lại.
- Giúp cho các em một số kỹ năng sống.
- Thay đổi hành vi.
1.2- Vấn đề:
- Tham vấn: Hỗ trợ tâm lý, tâm linh, tạo được niềm tin.
- Có mối tương quan tốt từ gia đình, bạn tốt. Cần sự nâng đỡ của gia đình…
- Tạo công ăn việc làm cho các em.
- Ý thức được động cơ để duy trì cuộc sống lành mạnh.
- Liên kết nhiều nhóm, chính tấm gương của người đồng hành, tình người.
2- Vấn đề và nguyên nhân
2.1 - Vấn đề
- Tái nghiện trở lại.
- Vấn đề hoà nhập cộng đồng.
- Thất vọng.
- Không vượt qua được chính mình.
2.2- Nguyên nhân
- Gia đình: Gia đình chưa tin tưởng.
- Xã hội: Không tìm được việc làm, kỳ thị, phân biệt đối xử.
- Bản thân: mặc cảm, thiếu tự tin, khó tạo niềm tin cho người khác, tự kỳ thị, bị nhiễm HIV, bị người yêu bỏ, không chấp nhận được bản thân.
3- Định hướng
- Giáo dục cho các em nhận thức bản thân: chấp nhận sự thật về chính mình, ý thức
giá trị bản thân, có trách nhiệm trên việc mình làm, khơi dậy tiềm năng nơi các em.
- Hỗ trợ tâm lý xã hội cho người hồi gia và gia đình.
- Dùng thuốc thay thế.
- Tạo mạng lưới liên kết để dễ dàng hỗ trợ các em.
- Đào tạo thêm nhân sự và đồng đẳng để hỗ trợ các em.
Nhóm 4: ĐỀ TÀI: NHÓM VÃNG GIA/ RA ĐI BÌNH AN
1- Thành quả:
* Niềm vui được giúp đỡ vật chất và tinh thần: thông cảm, yêu thương, không bị kỳ thị.
* Biết nhu cầu để hỗ trợ.
* Giảm kỳ thị: Nối kết tình thân gia đình, hàng xóm, tác động sự chăm sóc của gia đình.
* Tâm linh: nhiều người tin và xin chịu bí tích Thanh Tẩy.
* Dễ tiếp cận nhờ sự phối hợp với những tình nguyện viên.
* Từ giã cuộc đời với sự bao bọc của gia đình.
1.1- Góc độ xã hội
- Tạo được một môi trường xã hội thu nhỏ cho anh chị em có HIV/AIDS sống và cống hiến.
- Tham gia vào công tác truyền thông bằng chính tấm gương của những người có HIV: giúp giới trẻ nhận thức được những nguy cơ lây bệnh và tác hại của nó để có lối sống lành mạnh hơn. Việc truyền thông này cũng tạo năng lực cho người bệnh và giúp họ tự tin, vui sống vì thấy mình còn có ích cho xã hội.
- Qua truyền thông nhiều gia đình hiểu biết về cách lây lan và sẵn sàng đón nhận con em mình về hoà nhập với cộng đồng khi sức khoẻ khả quan hơn.
- Giúp người bệnh và gia đình hoà giải với nhau. Nhờ đó người bệnh sống thật sự bình an và thanh thản những ngày cuối đời.
1.2- Về góc độ sức khoẻ cộng đồng
- Giảm bớt lây nhiễm.
- Giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho những gia đình quá nghèo.
- Tái hoà nhập xã hội: Một số anh chị em sau khi trở về với đời sống cộng đồng vẫn giữ liên lạc với trung tâm như trong gia đình và đến tham dự những ngày lễ lớn.
- Xây dựng môi trường cho cán bộ y tế và những người dấn thân học tập và rèn luyện.
1.3- Về phương diện tinh thần
- Tâm sinh lý ổn định: Chấp nhận căn bệnh, hết hận thù người gây nên bệnh, hoà giải với gia đình, tinh thần phấn khởi.
- Người bệnh tìm được niềm tin nhờ cảm nhận được tình thương của con người và Thiên Chúa. Hầu hết các anh chị em đều xin nhận bí tích Thanh Tẩy trước khi qua đời.
1.4- Về giáo dục
Giáo dục về nhân bản, làm các công tác vệ sinh, phụ bếp, giặt quần áo, biết giúp đỡ, có tinh thần trách nhiệm, phụ chăm lo cho những người bệnh nặng hơn. Trẻ em được giáo dục như những trẻ em bình thường khác.
1.5- Tạo mạng lưới: Tạo mạng lưới với các tổ chức xã hội, các nhóm thiện nguyện cộng đồng để chăm sóc liên tục cho người bệnh tại nhà. Qua việc chăm sóc này, gia đình và cộng đồng ý thức và hiểu biết hơn để không còn sợ hãi lây nhiễm mà phân biệt đối xử, và chính họ sau đó sẽ chăm sóc và hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh vì gia đình là môi trường tốt nhất để chăm sóc cho người bệnh AIDS, giai đoạn cuối.
1.5- Tập huấn
Các khoá tập huấn hỗ trợ tâm lý cho nhân viên và các nhóm thiện nguyện để phòng ngừa trầm cảm. Sự gặp gỡ giữa những người chăm sóc cho người có HIV/AIDS để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tìm kiếm những phương thức làm việc có tính cách sáng tạo và hiệu quả hơn hầu đem lại hạnh phúc và lợi ích nhiều hơn cho người bệnh.
Thành quả lớn nhất là người bệnh nhận ra giá trị bản thân, chấp nhận sống với căn bệnh, lao động tuỳ theo khả năng và sức khoẻ, chuẩn bị sự chết với tâm hồn an bình và thanh thản trong niềm tin vào tình thương của con người và Thiên Chúa.
2- Nguyên nhân để có được những thành quả:
Đức tin, đời sống cầu nguyện, sự hỗ trợ tinh thần vật chất của các ân nhân, sự cộng tác giữa các nhóm, hội đoàn.
1- Vấn đề:
- Sự che giấu của bệnh nhân và thân nhân vì sợ bị kỳ thị.
- Không đáp ứng được hết những nhu cầu của bệnh nhân về vật chất, dinh dưỡng, thuốc men…
- Hà Nội và các tỉnh xa: quyền được điều trị chưa được tôn trọng.
- Thiếu nhân sự và tình nguyện viên chưa được huấn luyện đầy đủ.
- Thiếu kinh phí cho các tình nguyện viên làm việc.
2- Nguyên nhân:
- Thiếu sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng.
- Bệnh nhân đòi hỏi quyền lợi.
- Bệnh nhân chưa nhận ra giá trị bản thân (kiến thức thấp kém, lười biếng, tự kỳ thị).
- Nhu cầu được yêu thương.
- Sự nhiệt tình, yêu thương, kiên trì và can đảm dấn thân phục vụ của các thiện nguyện viên.
3- Những khó khăn
3.1- Gia đình xã hội chưa nhìn nhận đúng về đại dịch HIV/AIDS cũng như người mắc bệnh AIDS.
3.2- Tái hoà nhập cộng đồng nhưng họ cần có công ăn việc làm và môi trường sống tốt. Làm thế nào để họ ý thức được hậu quả của sự lây nhiễm cho người khác?
3.3- Tâm lý đa số người bệnh AIDS rất phức tạp, nhất là những người nghiện ma tuý, chăm sóc họ vào giai đoạn cuối là một công việc rất khó khăn. Tiếp cận thường xuyên với cái chết khiến tâm lý người chăm sóc cũng bị ảnh hưởng.
3.4- Các cháu nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV chưa được hưởng quyền lợi được giáo dục như các trẻ em khác.
3.5- Chưa có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc chăm sóc người bệnh tại nhà vì kỳ thị, vì “khu phố văn hoá” thì không thể có bệnh nhân HIV/AIDS.
5- Định h ướng
Đẩy mạnh truyền thông, kêu mời và đào tạo tình nguyện viên, hướng đến niềm tin vào Thiên Chúa.
Nhóm 5: ĐỀ TÀI: NHÓM NHẬN THỨC VỀ HIV CỦA GIÁO HỘI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI NGƯỜI CÓ HIV
1- Thành quả
- Các giám mục đều nhận thức được vấn đề HIV/AIDS, muốn làm cái gì đó.
- Đa số các cha cũng quan tâm.
- Lác đác đã có những điểm riêng lẻ phát triển những chương trình HIV/AIDS đặc biệt là về vấn đề truyền thông.
- TP.HCM, có sự tự phát từ ý thức của giáo dân, có lời mời gọi và sự ủng hộ của Chủ Chăn, có nguồn năng lực lớn từ phía các dòng, các nhà chuyên môn.
- Có 1 Ban mục vụ chăm sóc.
- Chính trong khi làm trong lĩnh vực AIDS các tình nguyện viên lại tìm được Chúa, tìm được sự hỗ trợ và quan phòng của Chúa.
- Sự nhận biết Chúa là nguồn động viên cho tình nguyện viên: hơn 1.000 người trở lại đạo khi được chăm sóc.
- Họ cảm thấy họ được nâng đỡ.
2- Vấn đề
+ Từ các giáo phận: Chưa có một chương trình hành động cụ thể.
+ Các Đức cha còn quá nhiều việc phải giải quyết, quan tâm nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
+ Hiểu biết về HIV/AIDS còn giới hạn.
+ Không có nhân lực.
+ Không có mạng lưới kết hợp.
* Khó khăn: Thiếu sự liên kết
Thiếu thông tin
Thiếu chuyên viên
3- Định Hướng
- Tập huấn cho linh mục/ giám mục.
- Nghiên cứu vấn đề HIV trong xứ của mình.
- Xây dựng mạng lưới.
- Mời những nhóm có kinh nghiệm để giúp nâng cao năng lực, truyền thông.
- Xin NGOs giúp với một dự án truyền thông.
- Xây dựng nguồn nhân lực địa phương.
- Nên bắt đầu từ truyền thông.
Nhóm 6: TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ HIV/AIDS
1- Khó khăn
- Chưa được quan tâm và ủng hộ từ phía các cấp lãnh đạo Giáo Hội và chính quyền.
- Thiếu nhân sự, chuyên môn, phương tiện, tài chính, tài liệu truyền thông.
- Chưa có điều kiện cho những dịp giao lưu chia sẻ kinh nghiệm.
- Mạng lưới truyền thông giáo dục chưa rộng.
- Đối tượng đa dạng.
- Xã hội không quan tâm về HIV/AIDS.
- Những cái nhìn sai về HIV/AIDS: mại dâm, ma tuý à phân biệt đối xử.
- Người có HIV chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động truyền thông.
* Muốn phòng ngừa lây lan HIV/AIDS thì cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục? Đúng nhưng chưa đủ: Ngoài việc truyền thông kiến thức HIV/AIDS cần phải giáo dục giới tính, kỹ năng sống, giáo dục nhân bản. “Muốn chiến thắng HIV/AIDS thật sự và có trách nhiệm, cần cổ vũ sự phòng bệnh qua việc tôn trọng giá trị thánh thiêng của sự sống, đào tạo con người hiểu đúng về tình dục, đức khiết tịnh và lòng chung thuỷ trong hôn nhân” (Bài phát biểu của ĐTC Gioan Phaolô II trong buổi tiếp đón tân đại sứ nước Hà Lan, bà Monique Partricia Antornette, ngày 22-1-2005).
2- Phương pháp truyền thông giáo dục
Truyền thông rộng rãi (nói chuyện/thuyết trình cho trên 100 người nghe) hay thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình sẽ giúp giảm lây nhiễm HIV? Đúng nhưng chưa đủ: Truyền thông giáo dục phải nhắm đến thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi thông qua phương pháp giáo dục chủ động có sự tham gia của người học như trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai, phân tích tình huống, động não…
2.1- Trò chơi hành vi: mục đích nhận biết các hành vi nguy cơ.
Mỗi người sẽ nhận được một số hình ảnh, tương đương với một hành vi. Mỗi người sẽ chia sẻ hành vi đó là hành vi an toàn, không an toàn, hay hành vi phụ thuộc (có điều kiện mới lây HIV).
2.2- Trò chơi Lây nhiễm: mục đích nhằm thấy tốc độ lây lan HIV và những cảm xúc của người có HIV/AIDS.
Mỗi người sẽ nhận những tấm thẻ để đi làm quen và đổi thẻ cho nhau, sẽ có thẻ mang dấu HIV.
2.3- Trò chơi rao lôtô:
1- Quan hệ tình dục khi còn quá trẻ
2- sử dụng chung nhà vệ sinh
3- Phụ nữ nhiễm HIV mang thai có lây cho con
4- Cạo râu
5- Chăm sóc bệnh nhân AIDS
6- Cắt móng tay
7- Mặc chung quần áo với người nhiễm HIV
8- Quan hệ tình dục sau khi uống bia rượu
9- Muỗi chích người có HIV bay sang chích người khác
10- Bắt tay và ôm hôn người nhiễm HIV/AIDS
11- Hôn sâu
12- Sử dụng chung kim bơm – kim tiêm
13- Tắm chung bể bơi, ao hồ
14- Ăn uống chung với người có HIV
15- Quan hệ tình dục
16- Cho máu
17- Quan hệ tình dục với nhiều người
18- Xăm hình
19- Truyền máu
20- AIDS là tệ nạn xã hội
21- Tự kiềm chế không quan hệ tình dục
22- Châm cứu, giác lễ 23- Xỏ lỗ tai
24- Chung thuỷ một vợ một chồng
25- Ôm hôn
2.4- Trò chơi Tin tốt lành:
Mọi người di chuyển trong phòng, thăm hỏi nhau và chia sẻ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS, sức khoẻ, ma tuý.
2.5- Trò chơi Sắm vai:
Đặt ra tình huống và sắm vai theo tình huống đó, giúp cho mọi người có kỹ năng xử lý vấn đề, giúp thay đổi nhận thức và hành vi rất hiệu quả.
2.6- Trò chơi múa rối:
Dùng rối để thể hiện những vấn đề của cuộc sống.
2.7- Trò chơi thi đố vui:
3- Đề xuất
- Ngoài truyền thông chúng ta phải quan tâm giáo dục giới tính
- Hội đồng Giám mục cần quan tâm nhiều hơn đến HIV/AIDS, tranh thủ sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo Công giáo.
- Thành lập ban điều phối, ban nội dung, đào tạo.
- Mạnh dạn liên kết với các tổ chức, tôn giáo bạn.
- Thực hiện các bộ tài liệu truyền thông về HIV/AIDS.
Nhóm 7: CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC GIA
1- Thuận lợi và cơ hội
- Các tổ chức phi chính phủ đã thấy sự công nhận mặc nhiên của chính quyền trong mạng lưới phòng chống HIV/AIDS của người Công giáo.
- Giáo Hội quan tâm và nhiều người Công giáo cũng quan tâm đến HIV, tổ chức UNAIDS quốc tế và người đứng đầu của tổ chức này tại Việt Nam cũng quan tâm, đó là một bằng chứng để chúng ta xin tài trợ. Và trong hội thảo này mở ra cho chúng ta việc mở rộng mạng lưới HIV đến nhiều Giáo phận hơn. Qua sự chia sẻ của hội thảo này thì có sự hỗ trợ cao trong các người làm việc, nhiều người có kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn cao.
+ Làm sao khuyến khích sự quan tâm về HIV trong Giáo Hội.
1- Vấn đề HIV và những gì liên quan đến HIV ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Việc lây lan HIV là do sự bất công và bất trung trong xã hội VN.
2- Trong quá khứ, sự tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền Việt Nam như tảng băng, nhưng nay đã cởi mở hơn.
+ Những khó khăn đang đối diện:
1- Sự công nhận của Nhà nước chưa rõ ràng.
2- Quản lý dự án cũng rất quan trọng, nhân viên hoặc chuyên gia quản lý dự án, quản lý về y tế chưa nhiều.
3- HIV là vấn đề phức tạp và thay đổi liên tục, trong khi chúng ta cập nhập rất chậm và bị giới hạn.
4- Có một số chương trình thí điểm chúng ta làm thành công nhưng cần nhân rộng mẫu chương trình này ra nhiều nơi hơn.
5- Khó khăn tương quan giữa tổ chức quốc tế và chúng ta: đôi khi các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) thấy HIV là mảng nổi và quan tâm nên đổ hết nguồn lực vào dẫn đến sự cạnh tranh vì những vấn đề khác không được quan tâm. Sự quan tâm về HIV mạnh hơn dẫn đến nảy sinh cạnh tranh về quyền lực.
6- Hiện nay vẫn còn thiếu sự nối kết cụ thể tổng quát về HIV giữa Giáo Hội và Nhà nước Việt Nam.
7- Nhiều khi tiền quỹ NGOs giúp chúng ta cũng từ nhiều tổ chức khác, mà họ đòi nhiều điều kiện trong khi chúng ta không đáp ứng được.
8- Khi nhiều chương trình thì có sự lặp lại dẫn đến sự cạnh tranh, mất đi tương quan tốt giữa các tổ chức với nhau, nên cần đối thoại và hợp tác rõ hơn.
9- Các tổ chức NGOs Công giáo thường muốn dự án lâu dài, do đó, nếu tổ chức nào có lên dự án ngắn thì rất khó được chấp nhận.
2- Kết luận và hướng tới:
1- chúng ta cần tập trung nâng cao năng lực từ mọi giới liên quan đến HIV.
2- Cần hợp tác để phát triển chính sách hoạt động về HIV, chăm sóc về mục vụ xã hội, giáo huấn và kinh nghiệm, giáo huấn của GH phù hợp với hoàn cảnh VN
3- Quỹ các tổ chức công giáo quốc tế không có nhiều để giải quyết hết mọi vấn đề chúng ta. Vì thế nên tìm cơ hội để hơp tác với các tổ chức khác, và với các tổ chức của nhà nước. Tôi thấy sự hợp tác giữa các tôn giáo với nhau thật đáng khích lệ. Ngoài ra, cần nới rộng mạng lưới hoạt động này tại cộng đồng, cần nâng cao đối thoại và chia sẻ mạng lưới HIV không giới hạn tại Việt Nam mà phải mở rộng ra thế giới, gọi là (CHAN).
4- Tập trung nhiều hơn chia sẻ suy tư về sứ mệnh mục vụ và biểu hiện khác nhau về Kitô giáo trong các khía cạnh khác nhau của xã hội.
5- Có nhiều cách chăm sóc người HIV, ví dụ như: chăm sóc trẻ HIV tập trung tại trung tâm, cách khác là để trẻ tại cộng đồng hoặc sau thời gian ở trung tâm đưa trẻ về cộng đồng, chúng ta cần lượng giá cách nào tốt nhất cho trẻ để thực hiện.
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ LAN HẢI
Bác sĩ Lan Hải đã nghiên cứu về vấn đề Đời sống Tình dục của những Người sử dụng Ma tuý để qua đó chúng ta cần huấn luyện giới tính cho họ như thế nào.
Sau khi người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện, thì thường xuất hiện ham muốn tình dục, nhưng do hoàn cảnh không thể gặp được đối tượng yêu thương nên họ tự thủ dâm hoặc quan hệ với những người đồng giới, họ lại thích tỏ thái độ quấy nhiễu tình dục với phái nữ, thích được các người nữ chăm sóc, hoặc có trường hợp quấy nhiễu tình dục trong toà giải tội…
Tỉ lệ đồng tính luyến ái ngày càng tăng, chúng ta giúp đỡ họ như thế nào? Đồng tính nam thì dễ phát bệnh hơn do lây qua nhiều đường. Tình nguyện viên và người có HIV yêu nhau, giải quyết thế nào?
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ TIẾN
Bác sĩ Tiến nghiên cứu về Đời sống Hôn nhân của những người có HIV/AIDS.
2 vấn đề cần quan tâm:
- Một là họ muốn sống với nhau như vợ chồng nhưng rất sợ có con.
- Hai là họ không muốn sống như hôn nhân nhưng muốn quan hệ theo sở thích.
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ THANH
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN CÓ HIV/AIDS Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Bác sĩ Thanh, đại diện phòng khám Mai Khôi, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn sau hai năm phục vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân có HIV ở giai đọan cuối.
Thuận lợi:
1. Phòng Khám Mai Khôi toạ lạc ở trung tâm thành phố trên một diện tích 61,4m2, trong khuôn viên của tu viện các cha dòng Đa Minh, bệnh nhân dễ tiếp cận vì đường giao thông thuận tiện. Ngoài ra, Phòng khám Mai Khôi còn có 1 điểm vệ tinh là Phòng khám Đa khoa Xóm Mới, cách đó 14km, để chuyển đổi cho việc điều trị được tối ưu.
2. Phòng khám Mai Khôi là một phòng khám ngoại trú duy nhất cho bệnh nhân HIV/AIDS (OPC) trong TP.HCM, có bác sĩ ngoại khoa và chuyên khoa lao.
3. Nhân viên phục vụ là những người Kitô giáo có lý tưởng phục vụ bệnh nhân theo đức tin Kitô giáo. Vì thế, bệnh nhân được tận tình chăm sóc, và tuỳ nhu cầu, bệnh nhân được lãnh nhận các bí tích và hỗ trợ tâm linh.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi nêu trên, qua hai năm làm việc chúng tôi rút được một số nhận định sau đây:
Thành quả đạt được và những khó khăn gặp phải:
1. Về chuyên môn:
• Có một bác sĩ ngoại khoa lão thành, và các bác sĩ khác sẵn sàng phục vụ hết khả năng. Đây là điểm đặc thù của Phòng khám Mai Khôi. Trên thực tế, các bệnh nhân có hạch lao ngoại biên sưng lớn thường được các phòng khám ngoại trú giới thiệu đến, phòng khám đã dấn thân điều trị các trường hợp lao hạch ổ bụng sau khi đã đắn đo, rút kinh nghiệm với bác sĩ ngoại khoa. Kết quả khách quan là các phòng khám ngoại trú, và ngay cả các bác sĩ bệnh viện, cũng đã chỉ địa chỉ Mai Khôi cho bệnh nhân có hạch trong khoang bụng, mà đã được điều trị nhiều tháng không có kết quả… Tuy nhiên, thành công trong việc điều trị hạch lao cho bệnh nhân cũng là một thách thức, một áp lực nội tâm rất lớn cho các bác sĩ chuyên khoa lao, vì bệnh lao ở đây không được điều trị theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia, mà chỉ được điều trị theo từng bệnh cảnh. Phòng khám Mai Khôi đang tìm một phương thức điều trị lao hợp lý cho bệnh nhân. Về việc này, Phòng khám Mai Khôi rất mong được chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác.
2. Về quản lý nhân sự:
• Phòng khám Mai Khôi có nhiều bác sĩ (8 bác sĩ) tham gia công tác điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, vì bệnh nhân không luôn luôn theo một bác sĩ nên công việc điều trị cho một bênh nhân không được nhất quán, khó đánh giá về kết quả chuyên môn.
• Hầu hết các nhân viên của Phòng khám Mai khôi (bác sĩ, y tá….) đều là thiện nguyện viên nên rất khó tổ chức họp mặt đông đủ để giao ban định kỳ.
• Ngoài bác sĩ, ít người có trình độ chuyên môn khá nên công việc tổ chức về nghiệp vụ dễ bị động và khó vào nề nếp. Từ khi Phòng khám Mai Khôi được Uỷ ban Phòng chống AIDS của Sở Y tế TP.HCM cho phép trở thành một OPC cho bệnh nhân AIDS, thì công việc quản lý phòng khám trở nên nặng hơn, sổ sách, đơn, toa phức tạp hơn vì phải tuân thủ các quy định…
3. Về quản lý bệnh nhân:
• Đa số bệnh nhân không ý thức về bệnh tình của mình. Ngoài giai đoạn cấp cứu, khi đã được khoẻ bệnh nhân dễ bỏ điều trị nửa chừng.
• Một số bệnh nhân sau khi cai được thời gian dài lại tái nghiện. Kết quả là họ không ổn định được bệnh nhiễm trùng cơ hội.
• Thỉnh thoảng có những người đến từ những vùng rất xa, các tỉnh miền Nam hay từ miền Bắc. Sau một thời gian ngắn, qua được tình trạng cấp cứu thì họ xin kê toa để tiếp tục về quê điều trị… có người kể ở Ninh Bình, trong làng họ có thể có đến cả chục người chết vì bệnh này hàng tuần, và họ tỏ ra rất đau khổ vì chúng tôi không thể kê một toa để điều trị vĩnh viễn.
• Ngoài việc chăm sóc về thể lý cho bệnh nhân còn cần phải chăm sóc về mặt tinh thần. Tình thương của gia đình, hỗ trợ về tâm linh là điều rất cần thiết giúp bệnh nhân tìm được bình an, thanh thản để sống những ngày cuối đời.
• Trong công tác điều trị bệnh nhiễm HIV đòi hỏi phải chuyên cần, giữ lịch hẹn… nhưng nhiều bệnh nhân không tuân thủ được vì yếu mệt hoặc không có phương tiện di chuyển…
4. Phòng khám có được một nhà thuốc Tây do nhiều người hảo tâm giúp sức thành lập phục vụ cho việc điều trị. Bệnh nhân được kê toa mua thuốc, một số trường hợp được cấp thuốc miễn phí, điều này gây nên sự phân bì giữa các bệnh nhân. Điều quan trọng là nhà thuốc càng ngày càng lỗ vốn.
Kiến nghị::
Qua những kinh nghiệm trên, phòng khám Mai Khôi có một số ý kiến như sau:
Cc phịng khm ngo?i tr cho b?nh nhn HIV/AIDS c?n m?c ln nhi?u hon n?a, khơng c?n ph?i cĩ s? ?n d?nh, chuyn mơn d?y d? m?i thnh l?p phịng khm.
Để chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có hiệu quả trong xã hội Việt Nam, cần có sự huy động của tất cả các ban ngành đoàn thể, những thiện nguyện viên, các tu sĩ và các hội đoàn.
Cách riêng các bác sĩ ở phòng khám Mai Khôi rất mong có dịp được học hỏi thực tiễn với các chuyên gia để phục vụ tốt hơn nữa!
BÀI CHIA SẺ CỦA BÁC SĨ LUẬT (Truyền thông)
Bác sĩ Luật giúp Hội thảo nhận thấy trong công tác truyền thông việc chia sẻ, giảng dạy kiến thức về HIV/AIDS cho mọi đối tượng là điều cấp bách và cần thiết. Những người làm công tác truyền thông trước hết phải biến đổi mình, hoà mình vào cộng đồng, trang bị và chia sẻ kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho mọi người.
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. DUNG
CỘNG ĐOÀN MAI LINH PHỤC VỤ BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
I. TỪ TRUNG TÂM TRỌNG ĐIỂM ĐẾN BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
Tiền thân của Bệnh viện Nhân Ái là Trung tâm Trọng Điểm Cai nghiện Ma tuý (CNMT). Trung tâm Trọng Điểm CNMT trực thuộc Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP.HCM, đóng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cách thành phố 200km.
Trung tâm được thành lập ngày 05-06-2003 với hai nhiệm vụ: quản lý, giáo dục và dạy nghề cho học viên CNMT; chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối.
Ngày 02-12-2005, Trung tâm khánh thành Khu Chăm sóc Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối (khu D). Hầu hết bệnh nhân từ trạm xá của trung tâm chuyển qua.
Từ tháng 03-2006, Trung tâm chuyển lần lượt toàn bộ số học viên đi các trung tâm khác theo sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, Số còn lại là nhân viên y tế và một số nhân viên hành chánh (99 người). Số bệnh nhân là 57 và 6 học viên đã được giải quyết tái hoà nhập cộng đồng (THNCĐ) tình nguyện làm việc tại Trung tâm.
Ngày 17-08-2006, UBND Thành phố ra quyết định số 3739/QĐ-UBND về việc Chuyển đổi chức năng Trung tâm Trọng Điểm CNMT thuộc Sở LĐTB-XH qua Sở Y tế quản lý để thành lập Bệnh viện Nhân Ái.
Ngày 31-10-2006, UBND Thành phố ra quyết định số 4856/QĐ-UBND về việc Thành lập Bệnh viện Nhân Ái trực thuộc Sở Y tế Thành phố.
Ngày 08-10-2007, UBND Thành phố ra quyết định số 123/2007/QĐ-UBND về ban hành Quy định tiếp nhận và điều trị bệnh nhân của Bệnh viện Nhân Ái.
Ngày 31-12-2007, Sở Y tế Thành phố ra thông báo số 7874/SYT-NVY về việc Thông báo tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS tại bệnh viện Nhân Ái từ ngày 01-01-2008.
Ngày 01-01-2008, Bệnh viện Nhân Ái chính thức được tiếp nhận và điều trị bệnh nhân.
Năm 2008, mục tiêu của bệnh viện là “Chăm sóc giảm nhẹ”, phấn đấu lên bệnh viện hạng 3. Từ năm 2009 là bệnh viện chuyên sâu các bệnh truyền nhiễm.
II. CỘNG ĐOÀN MAI LINH
Cộng đoàn Mai Linh trực thuộc Ban Mục vụ Chăm sóc Người có HIV/ADS của Tổng giáo phận TP.HCM. Cộng đoàn gồm các tu sĩ nam nữ thuộc nhiều hội dòng, đáp lại lời kêu gọi của Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giáo phận TP.HCM, tự nguyện đến phục vụ bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Trọng Điểm CNMT từ tháng 05-2003 theo đề nghị của Sở LĐTB-XH và nay là Sở Y tế Thành phố.
Ban đầu các tu sĩ phục vụ tại trạm xá Trung tâm. Sau khi khánh thành khu Chăm sóc Điều trị Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, các tu sĩ chuyển xuống làm việc hoàn toàn tại khu này. Sau gần 4 năm, đã có 68 lượt tu sĩ đến phục vụ, trong đó có 22 tu sĩ ký hợp đồng ngắn hạn và 46 tu sĩ thiện nguyện. Số tu sĩ đến từ những ngày đầu hiện còn 04 người.
Hiện nay cộng đoàn có 12 tu sĩ nam nữ của 09 dòng tu: dòng Anh Em Hèn Mọn, dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, dòng Thánh Phaolô, dòng MTG Chợ Quán, dòng MTG Gò Vấp, dòng MTG Đà Lạt, dòng MTG Thủ Thiêm, Tu hội Thiên Phúc, Tu hội Nhập thể-Tận hiến-Truyền giáo. Các tu sĩ phục vụ tại bệnh viện Nhân Ái với các công tác sau:
1. Chăm sóc điều trị: 08 (y sĩ, điều dưỡng, lương y)
2. Tư vấn tâm lý: 01
3. Thiện nguyện: 01
4. Bệnh viện cử đi học chuyên tu bác sĩ: 02
Sinh hoạt của cộng đoàn Mai Linh phong phú và đa dạng. Phong phú bởi sự góp mặt của nhiều tu sĩ thuộc nhiều linh đạo khác nhau, cùng sống tinh thần hiệp thông và phục vụ bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tại bệnh viện Nhân Ái. Đa dạng vì ngoài công việc chuyên môn tại bệnh viện, cộng đoàn còn tham gia các công tác mục vụ, tông đồ và xã hội ngoài bệnh viện theo sự nhất trí chung của cộng đoàn như: dạy giáo lý thiếu nhi và dự tòng, tập hát ca đoàn, dạy chữ cho trẻ em thất học, hỗ trợ học bổng, giúp vốn cho người nghèo…
Cộng đoàn được bệnh viện sắp xếp chỗ ở riêng biệt với nhân viên, phù hợp đời sống tu trì và sinh hoạt riêng của cộng đoàn. Thời gian đầu, có vài giáo dân sinh hoạt chung nhưng từ năm 2006, giáo dân chỉ tham gia đời sống thiêng liêng với cộng đoàn.
III. BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
Từ ngày 02-12-2005, các tu sĩ chính thức làm việc tại Khu D cùng với nhân viên y tế của Trung tâm. Bệnh nhân là những bệnh nặng từ trạm xá Trung tâm chuyển sang. Trung bình khoảng 30 bệnh nhân, cao điểm lên đến 90. Khi việc chăm sóc vượt quá khả năng, Trung tâm chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức hoặc bệnh viện chuyên khoa.
Sau khi chuyển giao chức năng sang bệnh viện, Trung tâm còn 57 bệnh nhân và 06 người THNCĐ tình nguyện ở lại làm việc tại Trung tâm (các em này là học viên hỗ trợ y tế tại Khu Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS). Theo nguyện vọng của các em và đề nghị của gia đình, tháng 09/2006 Ban Mục vụ Chăm sóc Người có HIV/AIDS Giáo phận TP.HCM đồng ý bảo lãnh 06 em về THNCĐ tại địa phương, làm việc tại nhóm Bạn giúp bạncủa Ban Mục vụ.
Từ ngày thành lập bệnh viện đến nay tình hình bệnh nhân như sau:
Bệnh nhân đầu kỳ: 57
- Chuyển viện: 19 (tử vong có giấy báo: 12)
- Trốn viện: 07
- Di lý: 01
- Gia đình bảo lãnh về chăm sóc: 05
- THNCĐ về địa phương: 08
- THNCĐ làm việc tại bệnh viện: 01
- Nhập viện: 01
Bệnh nhân hiện nay: 17
* Đối tượng tiếp nhận gồm:
Theo Quyết định 123/2007/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, Bệnh viện Nhân Ái tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, từ 16 tuổi trở lên. Gồm:
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Người sau cai nghiện tại các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện theo Nghị quyết số 16/2003/NQ-QH 11.
3. Người đang cư trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Người sống lang thang không nơi nương tựa.
5. Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối từ các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc TP.HCM.
6. Người đang cư trú tại TP.HCM, gia đình không đủ khả năng chăm sóc tại nhà và tự nguyện vào điều trị.
* Thủ tục nhập viện:
- Đơn xin điều trị tại bệnh viện Nhân Ái do người bệnh ký.
- Hồ sơ sức khoẻ; Biên bản Giám định của hội đồng giám định kết luận bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.
- Văn bản đề nghị cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Nhân Ái của giám đốc cơ sở.
- Quyết định chuyển sang điều trị tại bệnh viện Nhân Ái của:
+ UBND thành phố/ UBND quận, huyện (đối tượng 1);
+ Giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội (đối tượng 2,3,4) hoặc Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong (đối tượng 2);
+ Cục trưởng Cục quản lý trại giam/ Trưởng Công an cấp huyện (đối tượng 5);
+ Cơ sở Y tế công lập hoặc tư nhân (đối tượng 6).
* Bệnh nhân nhập viện trên tinh thần tự nguyện và phải cam kết tuân thủ các quy định của bệnh viện.
* Bệnh nhân được hoàn toàn miễn phí về chăm sóc, điều trị, giường bệnh và các chăm sóc hỗ trợ khác.
* Bệnh nhân được xuất viện theo yêu cầu của gia đình và không được tái nhập viện trừ trường hợp bệnh viện cho xuất viện.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TU SĨ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
1. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân
Các tu sĩ ký hợp đồng lao động theo sự phân công của bệnh viện như sau:
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ: 01 tư vấn viên.
- Khoa Nội tổng hợp: 01 lương y.
- Khoa Lao: 02 y sĩ.
- Khoa Săn sóc Đặc biệt: 01 y sĩ, 02 điều dưỡng TC, 02 điều dưỡng SC.
2. Chăm sóc hỗ trợ tâm lý - xã hội cho bệnh nhân
Bệnh viện có 2 nhân viên làm công tác tư vấn (1 tu sĩ, 1 NV nữ) nhưng mỗi nữ tu trong cộng đoàn đều là tư vấn viên đối với từng bệnh nhân.
Về chuyên môn, người tu sĩ trong vai trò tư vấn viên có cơ hội tiếp cận với bệnh nhân, hiểu rõ hoàn cảnh của các em và giúp đỡ cách hiệu quả hơn:
- Có tiếng nói với bệnh viện trong những gì liên quan đến quyền lợi của bệnh nhân như: phép thưởng, giấy tờ hồi gia, chế độ ăn uống, liên lạc gia đình, thăm gặp, gửi tiền.
- Là cầu nối giữa bệnh nhân và gia đình để kéo sự quan tâm của gia đình cũng như giúp bệnh nhân cảm thông với hoàn cảnh gia đình và chấp nhận cuộc sống.
- Trả lời những thắc mắc của bệnh nhân về quyền lợi của họ.
- Giải toả bức xúc và những bất ổn tâm lý của bệnh nhân.
3. Chăm sóc hỗ trợ đời sống tinh thần
Cụ thể bằng những sinh hoạt sau:
- Tổ chức thư viện với nhiều loại sách, báo, truyện để bệnh nhân giải trí, thêm kiến thức.
- Cộng đoàn sinh hoạt và vui chơi với bệnh nhân các dịp lễ, Tết.
- Gần gũi để chia sẻ niềm vui hoặc nỗi buồn của bệnh nhân, về gia đình và người thân.
- Nói chuyện, tìm cái tốt để khen ngợi và khuyến khích bệnh nhân vươn lên.
4. Chăm sóc hỗ trợ đời sống tâm linh
- Tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân có đạo và không có đạo tham dự thánh lễ Chúa Nhật tại cộng đoàn, nhắc nhở xưng tội, sống tốt, đọc kinh riêng…
- Cộng đoàn phân công mỗi thành viên nhận cầu nguyện riêng và đồng hành với từng bệnh nhân.
- Cộng đoàn cùng cầu nguyện với bệnh nhân và tìm những hình thức phù hợp để nâng đỡ đời sống tâm linh: rước kiệu, hát thánh ca, viếng đài Đức Mẹ.
- Xây đài Đức Mẹ tại khoa điều trị. Cả cộng đoàn cùng đọc kinh tối chung với bệnh nhân mỗi tuần/lần.
- Quan tâm hơn những bệnh nhân có đạo và bệnh nhân mới theo đạo.
- Trong giao tiếp trò chuyện, tìm cách nói về Chúa và giúp các em nhận ra tình yêu thương của Chúa trong cuộc đời các em.
5. Chăm sóc dinh dưỡng
Ngoài các bữa ăn (10.000đ/ngày) và thuốc men của bệnh viện cung cấp, cộng đoàn vẫn hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Từ khi có Khu D, cộng đoàn nhận công tác nấu ăn cho bệnh nhân do các thành viên luân phiên. Những bệnh nhân yếu được chăm sóc đặc biệt hơn. Khi chuyển sang làm chuyên môn y tế, cộng đoàn vẫn tiếp tục giúp đỡ bệnh nhân bằng nhiều cách: bồi dưỡng riêng cho bệnh nhân đau nặng; hằng tuần bồi dưỡng cho bệnh nhân trái cây, ăn thêm vào buổi tối; các dịp lễ nấu cho bệnh nhân ăn theo yêu cầu.
6. Lao động trị liệu
Từ buổi đầu, cộng đoàn đã tổ chức cho bệnh nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ từ hạt cườm do một soeur thiện nguyện đảm trách, tạo ra các sản phẩm: ông Noel, móc chìa khoá hình con thú, chuỗi hạt, giỏ xách, búp bê… Công việc này tạo cho các em niềm vui, thu nhập và giải quyết thời gian rảnh rỗi nhàm chán. Tại khoa điều trị, phòng làm hạt cườm được gọi là ‘trung tâm nghe nhìn” của bệnh viện vì tất cả mọi chuyện vui, buồn, phê bình, khen ngợi và cả việc xả stress đều được bệnh nhân bộc lộ tại đây. Cùng làm việc với bệnh nhân là cơ hội để tu sĩ gần gũi với bệnh nhân hơn.
7. Hỗ trợ cho người tái hoà nhập cộng đồng tại bệnh viện
Hiện nay có 3 người THNCĐ làm việc tại bệnh viện, cộng đoàn dành mối quan tâm đặc biệt cho các nhân viên mới này. Trước hết họ vẫn còn trong sự quản lý của bệnh viện, kế đến chưa được sự trân trọng của các nhân viên khác nhất là người cũ. Mối thân tình của các tu sĩ giúp họ tìm thấy niềm vui, sự nâng đỡ, đáng tin cậy nên hay tìm đến chia sẻ, trò chuyện và tự nguyện tham dự các nghi lễ phụng vụ. Đồng thời cộng đoàn cũng có thể khuyến khích, nhắc nhở, sửa sai và giúp họ vượt thắng những khó khăn trong môi trường này.
8. Liên đới với nhân viên
Toàn bệnh viện có 174 nhân viên, ngoài cộng đoàn tu sĩ chỉ có 8 nhân viên Công giáo. Tu sĩ vẫn được các nhân viên nể trọng vì tuổi tác và chân tu. Dầu vậy, anh chị em tu sĩ luôn sống hoà mình, gần gũi, thân thiện với nhân viên đặc biệt tại các khoa, phòng cùng làm việc. Sự liên đới thể hiện qua việc cùng hợp tác trong công việc, chia sẻ trách nhiệm, cùng lao động và tham gia các phong trào của bệnh viện.
Với nhân viên Công giáo, cộng đoàn mời gọi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, tổ chức cầu nguyện, mừng lễ bổn mạng và động viên họ sống chứng tá cho Chúa Kitô giữa các nhân viên khác.
V. THÀNH QUẢ VÀ VẤN ĐỀ
1. Bất kỳ tu sĩ nào đến phục vụ bệnh nhân AIDS tại nơi này đều có chung cảm nghiệm: một hồng ân cho bản thân vì được cơ hội hiện diện, làm việc và sống chứng tá giữa môi trường rất đặc thù này; một kinh nghiệm đặc biệt về đời sống cộng đoàn phong phú và đa dạng; bản thân được lớn lên rất nhiều trong đời sống nhân bản, thiêng liêng và tinh thần phục vụ.
2. Nguồn sống và sức mạnh của người tu sĩ là Chúa Giêsu Thánh Thể và đời sống cầu nguyện. Sự nâng đỡ là tình hiệp nhất yêu thương trong cộng đoàn. Nỗ lực của người tu sĩ là sự trưởng thành của cá nhân. Người tu sĩ luôn ý thức và sống như thế để có thể hiện diện và phục vụ bệnh nhân trong môi trường rất đặc thù này.
3. Cộng đoàn là nơi người tu sĩ tìm được sự chia sẻ và nâng đỡ, cùng thao thức và cùng tìm những cách thích hợp và tốt nhất để phục vụ hiệu quả. Cộng đoàn cũng trải qua những bước thăng trầm xảy ra từ sự khác biệt giữa các thành viên. Dầu vậy, mỗi biến cố vui buồn đều đem lại cho cá nhân sự trưởng thành và sự vững mạnh của cộng đoàn.
4. Bệnh nhân AIDS là mối quan tâm hàng đầu của tu sĩ. Nhưng trong quá trình phục vụ tu sĩ gặp khá nhiều khó khăn. Bệnh nhân với tâm lý bất ổn và phức tạp, không còn ý nghĩa cuộc sống, không có động lực vươn lên, không tìm được sự nâng đỡ từ gia đình, không được tự do sống theo sở thích, không hợp tác trong điều trị, chỉ biết đòi hỏi người khác, không chấp nhận bản thân… khiến cho người phục vụ cảm thấy căng thẳng, bất lực, đầy ưu tư vì không thấy chút kết quả nào từ phía bệnh nhân.
5. Cơ chế bệnh viện với các thủ tục hành chánh rườm rà, cách làm việc quan liêu, không đúng giờ, ít quan tâm quyền lợi bệnh nhân… khiến cho người tu sĩ vốn quen nếp sống nghiêm túc, phục vụ hết mình… sự khó chịu vì phải chấp nhận thói thường như thế. Những lúc ấy, người tu sĩ lại có cơ hội ý thức mình không thể thay đổi cơ chế nhưng sự hiện diện, cung cách làm việc và sự mềm mỏng trong đối thoại cũng có ảnh hưởng ít nhiều đối với bệnh viện.
6. Cùng làm việc chung với nhân viên nhưng chỉ có số ít nhân viên nhiệt tình, có tinh thần phục vụ, đa số chỉ làm hết giờ, ít tinh thần trách nhiệm. Nhân viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc lại ít chịu học hỏi, không tận tuỵ trong chăm sóc bệnh nhân… điều này cũng làm cho tu sĩ gặp khó khăn vì không có sự cộng tác tích cực của đồng nghiệp.
Tuy khó khăn còn đó, thách thức xảy ra mỗi ngày nhưng mỗi tu sĩ của cộng đoàn Mai Linh vẫn dành hết khả năng, tâm tình và nhiệt huyết cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS tại bệnh viện. Họ hiện diện và làm việc như một công chức Nhà nước với tâm tình của người môn đệ Chúa Kitô chăm sóc các chi thể đau yếu của Người.
BÀI CHIA SẺ CHỊ VINH - NHÓM TIẾNG VỌNG
Chị Nguyễn Thị Vinh, Trưởng Nhóm Tiếng Vọng, chia sẻ những hoạt động của nhóm.
A- THÀNH LẬP:
Bắt đầu thành lập vào cuối năm 1998, tại nhà thờ Chúa Cứu Thế, qua khoá tập huấn về HIV của Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn.
Năm 1999, nhóm chuyển về Nhà thờ Đa Minh để sinh hoạt. Sau một vài năm làm việc, nhóm đã tập hợp được 15 anh chị em nòng cốt.
B- HOẠT ĐỘNG:
Gồm 2 giai đoạn:
a)- Giai ñoạn 1, töø naêm 1999 ñeán heát naêm 2005:
Anh chị em trong nhóm làm việc trong những ngành nghề khác nhau, đa số còn trẻ, là các sinh viên chưa ra trường hoặc mới ra trường chưa kiếm được việc làm, những người nội trợ, y tá trong bệnh viện, các tu sinh, những thương nhân, và cả những người đang mang trong mình virut HIV nhưng có chung một lý tưởng cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân HIV/AIDS.
Sau khi tham dự nhiều buổi tập huấn về cách phòng chống lây bệnh, các khoá tư vấn, tham vấn và các kỹ năng chăm sóc những người bị nhiễm HIV/AIDS do Unicef của Anh quốc, Esther của Phaùp,UBPC AIDS thành phố và của Toà Tổng Giám mục Sài Gòn tổ chức. Nhóm đã mạnh dạn lên đường đi tìm để gặp gỡ, giúp đỡ, hỗ trợ và chăm sóc an ủi các bệnh nhân tại nhà hoặc trong các bệnh viện, nơi vỉa hè, các công viên, bờ kênh… Những bệnh nhân vô gia cư được chuyển về Trung tâm Mai Hoà để được chăm sóc chu đáo và tận tình của các nữ tu. Những bệnh nhân quá nghèo, đơn độc nhóm cũng lo cho họ được cỗ áo quan khâm liệm để họ ra đi được bình an.
Năm 2004, nhóm đã thuê một căn nhà ở quận Bình Tân để đưa những bệnh nhân vô gia cư, không thân nhân nhưng còn chịu sự quản lý từ các trường trại, chưa được hồi gia hoặc chưa mãn hạn tù vì thế không thể chuyển lên Trung tâm Mai Hoà về chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nhóm chỉ hoạt động được một năm, hết kinh phí nên không thể duy trì, đành phải giải thể.
Năm 2005, nhóm chuyển về nhà riêng của mình để tiện việc chăm sóc cho các bệnh nhân.
b)- Giai đoạn 2, từ tháng 1-2006 đến nay:
Số bệnh nhân càng ngày càng đông nên từ ngày 02-1-2006, được sự giúp đỡ của cha Lê Quốc Thăng, Chánh xứ Phú Trung và hội đồng giáo xứ, nhóm đã có được một phòng khám khang trang, rộng rãi, nằm sâu trong khuôn viên nhà thờ, rất yên tĩnh cho bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh.
Nhóm đã được hỗ trợ rất nhiều về mặt tinh thần của Ban Mục vụ HIV/AIDS của Toà Tổng Giám mục TP.HCM, đây cũng là niềm an ủi và khích lệ cho toàn thể anh chị em thiện nguyện có thêm tinh thần nhiệt huyết để tiếp tục dấn bước trên con đường phục vụ.
Qua 2 năm, Phòng khám Phú Trung có được:
- 2 bác sĩ: Linh mục bác sĩ Nguyễn Viết Chung, thuộc tu hội Truyền Giáo do Thánh Vincent de Paul sáng lập, cha vừa là bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân AIDS vừa là cha linh hướng của Nhóm Tiếng Vọng. Bác sĩ Phao lô Đỗ Văn Vinh, nguyên bác sĩ khoa cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương, đã về hưu.
- 2 y tá và 11 tình nguyện viên.
- Tiếp đón 902 bệnh nhân. Trung bình một tháng có khoảng 1.200 lượt người tới xin tư vấn và khám bệnh, được phát thuốc và điều trị các bệnh cơ hội hoàn toàn miễn phí.
Sau gần 9 năm hoạt động, nhóm Tiếng Vọng đã giúp đỡ và chăm sóc được khoảng 2.500 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó khoảng 2/3 đã về với Chúa được bình an.
C- KINH PHÍ:
Vào những năm đầu hoạt động, số lượng bệnh nhân tương đối ít, các thành viên trong nhóm tự góp tiền túi để trang trải chi phí xăng nhớt đi lại, hỗ trợ thực phẩm cho những bệnh nhân nghèo, mua sữa cho các em bé bị nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ một phần tiền viện phí hoặc ma chay.
Vào những năm sau này số lượng bệnh nhân càng đông, nhóm không đủ kinh phí để hoạt động, linh mục bác sĩ Nguyễn Viết Chung đã phải huy động nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà hảo tâm, nhưng nguồn hỗ trợ này không được đều, lúc có, lúc không. Cha chánh xứ Phú Trung hỗ trợ giúp nhóm mỗi tháng được 1/3 đến 1/4 kinh phí hoạt động trong tháng.
D- ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua gần 9 năm chăm sóc các bệnh nhân AIDS, chúng tôi ước ao mở được một cơ sở để tạo việc làm cho những bệnh nhân đã được hồi phục, tuỳ khả năng và sức khoẻ của mỗi người, để họ tìm lại được giá trị của cuộc sống, để họ cảm thấy mình còn là người hữu ích cho chính bản thân và gia đình.
Để ngăn chặn đại dịch HIV, cần quan tâm đến hạnh phúc của gia đình, 80% số bệnh nhân mà nhóm chăm sóc đều không có một gia đình yên ấm, tuổi đời còn rất trẻ, từ 17 đến 28 chiếm tỉ lệ 70%; 60% là dân nhập cư hoặc sinh sống tại vùng ven đô thị, trình độ dân trí rất thấp, có 10% không biết chữ.
Trước khi kết hôn, các đôi tân hôn nên xét nghiệm HIV.
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. HƯƠNG về MÁI ẤM MAI TÂM
- Mái ấm Mai Tâm hiện có 34 trẻ nội trú và 23 bà mẹ đang sống tại Mái ấm Mai Tâm (MAMT)
- MAMT có chương trình chăm sóc hỗ trợ cho các trẻ ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV tại gia đình gồm: 67 trẻ ngoại trú – 11 bà mẹ ngoại trú.
- Tạo được việc làm cho những người có HIV để giúp họ sống tự lập như shop hoa, nhà may tại MAMT và nhà may tại Gò Vấp.
- Những thuận lợi và khó khăn sẽ được bàn đến trong phần thảo luận tiếp theo
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. THUÝ, Chuyên viên tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho các em từ các trường, trung tâm cai nghiện trở về
Sr. Thuý, Chuyên viên tư vấn tâm lý, trình bày những việc cần làm và những khó khăn sẽ gặp phải trong việc giúp các em hồi gia và tái hoà nhập cộng đồng.
- Phía gia đình thờ ơ không tiếp nhận.
- Phía bản thân thì các em khó kiếm việc làm, khó tiếp cận của mọi người.
- Sự tiếp nhận và tình yêu thương của gia đình dành cho các em là rất quan trọng.
- Tạo công ăn việc làm qua việc: gửi các em đến các phòng khám, mái ấm, shop hoa…
- Bản thân: các em phải có ý chí, tự tin, để chứng minh cho gia đình và mọi người biết mình thay đổi.
- Tập trung vào việc khắc phục khó khăn bằng cách tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân giúp các em có cơ hội lắng nghe, chia sẻ vấn đề tìm giải pháp giải quyết vấn đề xã hội, tâm lý, nhận ra giá trị cuộc sống, cách đối phó vấn đề, xây dựng nền tảng yêu thương, tăng niềm tin.
- Giáo dục bài học nhân bản, kỹ năng sống…
BÀI CHIA SẺ CỦA Sr. ĐIỀN (có bài-HUẾ)
Gặp gỡ người nhiễm HIV trong cái nhìn là người bạn. Tiếp nhận các người bệnh HIV từ 2 phòng khám của dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế. Từ 1996 sự tham gia của các tôn giáo tại Huế trong công tác phòng ngừa đại dịch HIV/AIDS.
II- CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Câu 1: Liệt kê các thành quả và những vấn đề mà nhóm đã và đang gặp phải khi hỗ trợ và
chăm sóc người có HIV/AIDS.
Câu 2: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành quả.
Câu 3: Định hướng phát triển.
Nhóm 1: NHÓM CÁC MÁI ẤM, NHÀ CỎ
1- Thành quả và vấn đề
1.1- Thành quả:
• Giải quyết được chỗ ở cho những người bị kỳ thị và những người không có chỗ ở (chủ yếu bà mẹ và trẻ em).
• Đưa họ vào chương trình được tiếp cận với thuốc điều trị.
• Bé và mẹ được theo dõi và khám điều trị tại nhà.
• Bé được giáo dục, chăm sóc, tham gia vào những sinh hoạt xã hội.
• Tập huấn những kỹ năng sống và tạo công ăn việc làm.
• Tạo được chỗ ở cho những người vô gia cư, không phân biệt nam nữ.
• Chăm sóc đời sống tâm linh và cái chết an bình.
• Được theo dõi tuân thủ điều trị tốt.
• Có đức tin làm nền tảng hướng dẫn hành động cụ thể và thực tế.
• Tình thương bác ái Kitô giáo.
• Làm việc có phương pháp và tổ chức.
• Cộng tác của bệnh nhân và gia đình.
• Sự hỗ trợ của các thành phần dân Chúa: dòng tu, giáo dân, giáo quyền…
1.2- Vấn đề:
• Nỗi ám ảnh về cái chết do HIV/AIDS vẫn còn làm cho họ sợ hãi.
• Tác dụng phụ của thuốc gây ra nhiều stress cho bệnh nhân.
• Vấn đề kỳ thị vẫn còn tồn tại rất nặng nề, nhiều em không có việc làm, không được đi học.
• Chuyên chở người bệnh đến các trung tâm điều trị khó khăn.
• Xung đột cá tính khi sống chung.
• Khó quản lý, đặc biệt với các em đã bị nhiễm.
2- Nguyên nhân
• Đối tượng đến có những phức tạp: tâm sinh lý, bệnh lý phức tạp.
• Số lượng đông quá tải.
• Tình nguyện viên phục vụ chưa được đào tạo chính quy, đồng bộ.
• Tính bị động: nhu cầu đến trước mà khả năng đáp ứng đến sau.
• Mái ấm là nơi tập trung của nhiều thành phần từ nhiều vùng khác nhau, gây ra những xung đột trong nội bộ.
3- Định hướng
3.1- Tại mái ấm:
• Nâng cao năng lực của người quản lý, đồng hành.
• Nâng cao nhận thức cho người có HIV: tập huấn, giáo dục nhận thức và tham vấn, sinh hoạt mái ấm.
3.2- Hoà nhập với cộng đồng:
• Cho trẻ được đến trường.
• Hướng nghiệp.
• Tái hồi gia.
• Nhà tự lập.
3.3- Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS
• Phối hợp với bệnh viện Hùng Vương để phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
• Thiết lập nhóm giáo dục viên đồng đẳng, nhóm hỗ trợ chăm sóc.
ĐỀ XUẤT: Đưa lời cầu nguyện cho bệnh nhân HIV/AIDS và thân nhân của họ vào lời nguyện giáo dân trong thánh lễ.
Nhóm 2: NHÓM PHÒNG PHÁM – OPC VÀ CHUYỂN GỞI
Những khó khăn và định hướng
* HIV ở Thanh Hoá: - Chưa có phòng khám HIV riêng.
- Chưa biết gõ cửa ở đâu. Do đó, Thanh Hoá muốn thành lập được 1 phòng khám HIV.
- Cần trang bị nhân sự, kiến thức chuyên môn, và thành lập đội ngũ tình nguyện viên để làm công tác này.
- Tập huấn và nâng cao kỹ năng vãng gia, chăm sóc, kỹ năng giao tiếp.
• HIV ở Long Xuyên: - Dự định mở 1 phòng khám tại Toà Giám Mục, 1 cơ sở xã hội tại dòng Chúa Quan Phòng – Cù Lao Giêng.
• HIV /AIDS ở Long Xuyên rất nhiều và chính quyền đang quan tâm, nắm đầy đủ số liệu. Nhưng họ bỏ ngõ về mãng chăm sóc.
• Chúng tôi rất muốn làm công tác này một cách độc lập, ít gặp khó khăn với chính quyền địa phương.
• Kiến thức cơ bản và chuyên môn về HIV/AIDS vẫn còn thiếu: Long Xuyên cần trang bị nhiều về kiến thức và truyền thông để lôi kéo nhân sự.
• HIV ở Huế: Đang hình thành mạng lưới hoạt động liên dòng trong công tác phòng ngừa và chăm sóc hỗ trợ người có HIV. Trong dịp tĩnh tâm các linh mục vừa qua, ban điều phối dự án HIV/AIDS của giáo phận đã được phép đến nói chuyện với các linh mục. Ngoài ra, các linh mục cũng đang quan tâm nên có sự dễ dàng trong công tác truyền thông về HIV/AIDS tại các giáo xứ.
Nhóm 3: NHÓM HỒI GIA VÀ TỰ LẬP
1- Thành quả và vấn đề
1.1- Thành quả:
- Một số em không tái nghiện trở lại.
- Giúp cho các em một số kỹ năng sống.
- Thay đổi hành vi.
1.2- Vấn đề:
- Tham vấn: Hỗ trợ tâm lý, tâm linh, tạo được niềm tin.
- Có mối tương quan tốt từ gia đình, bạn tốt. Cần sự nâng đỡ của gia đình…
- Tạo công ăn việc làm cho các em.
- Ý thức được động cơ để duy trì cuộc sống lành mạnh.
- Liên kết nhiều nhóm, chính tấm gương của người đồng hành, tình người.
2- Vấn đề và nguyên nhân
2.1 - Vấn đề
- Tái nghiện trở lại.
- Vấn đề hoà nhập cộng đồng.
- Thất vọng.
- Không vượt qua được chính mình.
2.2- Nguyên nhân
- Gia đình: Gia đình chưa tin tưởng.
- Xã hội: Không tìm được việc làm, kỳ thị, phân biệt đối xử.
- Bản thân: mặc cảm, thiếu tự tin, khó tạo niềm tin cho người khác, tự kỳ thị, bị nhiễm HIV, bị người yêu bỏ, không chấp nhận được bản thân.
3- Định hướng
- Giáo dục cho các em nhận thức bản thân: chấp nhận sự thật về chính mình, ý thức
giá trị bản thân, có trách nhiệm trên việc mình làm, khơi dậy tiềm năng nơi các em.
- Hỗ trợ tâm lý xã hội cho người hồi gia và gia đình.
- Dùng thuốc thay thế.
- Tạo mạng lưới liên kết để dễ dàng hỗ trợ các em.
- Đào tạo thêm nhân sự và đồng đẳng để hỗ trợ các em.
Nhóm 4: ĐỀ TÀI: NHÓM VÃNG GIA/ RA ĐI BÌNH AN
1- Thành quả:
* Niềm vui được giúp đỡ vật chất và tinh thần: thông cảm, yêu thương, không bị kỳ thị.
* Biết nhu cầu để hỗ trợ.
* Giảm kỳ thị: Nối kết tình thân gia đình, hàng xóm, tác động sự chăm sóc của gia đình.
* Tâm linh: nhiều người tin và xin chịu bí tích Thanh Tẩy.
* Dễ tiếp cận nhờ sự phối hợp với những tình nguyện viên.
* Từ giã cuộc đời với sự bao bọc của gia đình.
1.1- Góc độ xã hội
- Tạo được một môi trường xã hội thu nhỏ cho anh chị em có HIV/AIDS sống và cống hiến.
- Tham gia vào công tác truyền thông bằng chính tấm gương của những người có HIV: giúp giới trẻ nhận thức được những nguy cơ lây bệnh và tác hại của nó để có lối sống lành mạnh hơn. Việc truyền thông này cũng tạo năng lực cho người bệnh và giúp họ tự tin, vui sống vì thấy mình còn có ích cho xã hội.
- Qua truyền thông nhiều gia đình hiểu biết về cách lây lan và sẵn sàng đón nhận con em mình về hoà nhập với cộng đồng khi sức khoẻ khả quan hơn.
- Giúp người bệnh và gia đình hoà giải với nhau. Nhờ đó người bệnh sống thật sự bình an và thanh thản những ngày cuối đời.
1.2- Về góc độ sức khoẻ cộng đồng
- Giảm bớt lây nhiễm.
- Giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho những gia đình quá nghèo.
- Tái hoà nhập xã hội: Một số anh chị em sau khi trở về với đời sống cộng đồng vẫn giữ liên lạc với trung tâm như trong gia đình và đến tham dự những ngày lễ lớn.
- Xây dựng môi trường cho cán bộ y tế và những người dấn thân học tập và rèn luyện.
1.3- Về phương diện tinh thần
- Tâm sinh lý ổn định: Chấp nhận căn bệnh, hết hận thù người gây nên bệnh, hoà giải với gia đình, tinh thần phấn khởi.
- Người bệnh tìm được niềm tin nhờ cảm nhận được tình thương của con người và Thiên Chúa. Hầu hết các anh chị em đều xin nhận bí tích Thanh Tẩy trước khi qua đời.
1.4- Về giáo dục
Giáo dục về nhân bản, làm các công tác vệ sinh, phụ bếp, giặt quần áo, biết giúp đỡ, có tinh thần trách nhiệm, phụ chăm lo cho những người bệnh nặng hơn. Trẻ em được giáo dục như những trẻ em bình thường khác.
1.5- Tạo mạng lưới: Tạo mạng lưới với các tổ chức xã hội, các nhóm thiện nguyện cộng đồng để chăm sóc liên tục cho người bệnh tại nhà. Qua việc chăm sóc này, gia đình và cộng đồng ý thức và hiểu biết hơn để không còn sợ hãi lây nhiễm mà phân biệt đối xử, và chính họ sau đó sẽ chăm sóc và hỗ trợ tâm lý xã hội cho người bệnh vì gia đình là môi trường tốt nhất để chăm sóc cho người bệnh AIDS, giai đoạn cuối.
1.5- Tập huấn
Các khoá tập huấn hỗ trợ tâm lý cho nhân viên và các nhóm thiện nguyện để phòng ngừa trầm cảm. Sự gặp gỡ giữa những người chăm sóc cho người có HIV/AIDS để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tìm kiếm những phương thức làm việc có tính cách sáng tạo và hiệu quả hơn hầu đem lại hạnh phúc và lợi ích nhiều hơn cho người bệnh.
Thành quả lớn nhất là người bệnh nhận ra giá trị bản thân, chấp nhận sống với căn bệnh, lao động tuỳ theo khả năng và sức khoẻ, chuẩn bị sự chết với tâm hồn an bình và thanh thản trong niềm tin vào tình thương của con người và Thiên Chúa.
2- Nguyên nhân để có được những thành quả:
Đức tin, đời sống cầu nguyện, sự hỗ trợ tinh thần vật chất của các ân nhân, sự cộng tác giữa các nhóm, hội đoàn.
1- Vấn đề:
- Sự che giấu của bệnh nhân và thân nhân vì sợ bị kỳ thị.
- Không đáp ứng được hết những nhu cầu của bệnh nhân về vật chất, dinh dưỡng, thuốc men…
- Hà Nội và các tỉnh xa: quyền được điều trị chưa được tôn trọng.
- Thiếu nhân sự và tình nguyện viên chưa được huấn luyện đầy đủ.
- Thiếu kinh phí cho các tình nguyện viên làm việc.
2- Nguyên nhân:
- Thiếu sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng.
- Bệnh nhân đòi hỏi quyền lợi.
- Bệnh nhân chưa nhận ra giá trị bản thân (kiến thức thấp kém, lười biếng, tự kỳ thị).
- Nhu cầu được yêu thương.
- Sự nhiệt tình, yêu thương, kiên trì và can đảm dấn thân phục vụ của các thiện nguyện viên.
3- Những khó khăn
3.1- Gia đình xã hội chưa nhìn nhận đúng về đại dịch HIV/AIDS cũng như người mắc bệnh AIDS.
3.2- Tái hoà nhập cộng đồng nhưng họ cần có công ăn việc làm và môi trường sống tốt. Làm thế nào để họ ý thức được hậu quả của sự lây nhiễm cho người khác?
3.3- Tâm lý đa số người bệnh AIDS rất phức tạp, nhất là những người nghiện ma tuý, chăm sóc họ vào giai đoạn cuối là một công việc rất khó khăn. Tiếp cận thường xuyên với cái chết khiến tâm lý người chăm sóc cũng bị ảnh hưởng.
3.4- Các cháu nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV chưa được hưởng quyền lợi được giáo dục như các trẻ em khác.
3.5- Chưa có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc chăm sóc người bệnh tại nhà vì kỳ thị, vì “khu phố văn hoá” thì không thể có bệnh nhân HIV/AIDS.
5- Định h ướng
Đẩy mạnh truyền thông, kêu mời và đào tạo tình nguyện viên, hướng đến niềm tin vào Thiên Chúa.
Nhóm 5: ĐỀ TÀI: NHÓM NHẬN THỨC VỀ HIV CỦA GIÁO HỘI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA GIÁO HỘI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI NGƯỜI CÓ HIV
1- Thành quả
- Các giám mục đều nhận thức được vấn đề HIV/AIDS, muốn làm cái gì đó.
- Đa số các cha cũng quan tâm.
- Lác đác đã có những điểm riêng lẻ phát triển những chương trình HIV/AIDS đặc biệt là về vấn đề truyền thông.
- TP.HCM, có sự tự phát từ ý thức của giáo dân, có lời mời gọi và sự ủng hộ của Chủ Chăn, có nguồn năng lực lớn từ phía các dòng, các nhà chuyên môn.
- Có 1 Ban mục vụ chăm sóc.
- Chính trong khi làm trong lĩnh vực AIDS các tình nguyện viên lại tìm được Chúa, tìm được sự hỗ trợ và quan phòng của Chúa.
- Sự nhận biết Chúa là nguồn động viên cho tình nguyện viên: hơn 1.000 người trở lại đạo khi được chăm sóc.
- Họ cảm thấy họ được nâng đỡ.
2- Vấn đề
+ Từ các giáo phận: Chưa có một chương trình hành động cụ thể.
+ Các Đức cha còn quá nhiều việc phải giải quyết, quan tâm nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
+ Hiểu biết về HIV/AIDS còn giới hạn.
+ Không có nhân lực.
+ Không có mạng lưới kết hợp.
* Khó khăn: Thiếu sự liên kết
Thiếu thông tin
Thiếu chuyên viên
3- Định Hướng
- Tập huấn cho linh mục/ giám mục.
- Nghiên cứu vấn đề HIV trong xứ của mình.
- Xây dựng mạng lưới.
- Mời những nhóm có kinh nghiệm để giúp nâng cao năng lực, truyền thông.
- Xin NGOs giúp với một dự án truyền thông.
- Xây dựng nguồn nhân lực địa phương.
- Nên bắt đầu từ truyền thông.
Nhóm 6: TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC VỀ HIV/AIDS
1- Khó khăn
- Chưa được quan tâm và ủng hộ từ phía các cấp lãnh đạo Giáo Hội và chính quyền.
- Thiếu nhân sự, chuyên môn, phương tiện, tài chính, tài liệu truyền thông.
- Chưa có điều kiện cho những dịp giao lưu chia sẻ kinh nghiệm.
- Mạng lưới truyền thông giáo dục chưa rộng.
- Đối tượng đa dạng.
- Xã hội không quan tâm về HIV/AIDS.
- Những cái nhìn sai về HIV/AIDS: mại dâm, ma tuý à phân biệt đối xử.
- Người có HIV chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động truyền thông.
* Muốn phòng ngừa lây lan HIV/AIDS thì cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục? Đúng nhưng chưa đủ: Ngoài việc truyền thông kiến thức HIV/AIDS cần phải giáo dục giới tính, kỹ năng sống, giáo dục nhân bản. “Muốn chiến thắng HIV/AIDS thật sự và có trách nhiệm, cần cổ vũ sự phòng bệnh qua việc tôn trọng giá trị thánh thiêng của sự sống, đào tạo con người hiểu đúng về tình dục, đức khiết tịnh và lòng chung thuỷ trong hôn nhân” (Bài phát biểu của ĐTC Gioan Phaolô II trong buổi tiếp đón tân đại sứ nước Hà Lan, bà Monique Partricia Antornette, ngày 22-1-2005).
2- Phương pháp truyền thông giáo dục
Truyền thông rộng rãi (nói chuyện/thuyết trình cho trên 100 người nghe) hay thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình sẽ giúp giảm lây nhiễm HIV? Đúng nhưng chưa đủ: Truyền thông giáo dục phải nhắm đến thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi thông qua phương pháp giáo dục chủ động có sự tham gia của người học như trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai, phân tích tình huống, động não…
2.1- Trò chơi hành vi: mục đích nhận biết các hành vi nguy cơ.
Mỗi người sẽ nhận được một số hình ảnh, tương đương với một hành vi. Mỗi người sẽ chia sẻ hành vi đó là hành vi an toàn, không an toàn, hay hành vi phụ thuộc (có điều kiện mới lây HIV).
2.2- Trò chơi Lây nhiễm: mục đích nhằm thấy tốc độ lây lan HIV và những cảm xúc của người có HIV/AIDS.
Mỗi người sẽ nhận những tấm thẻ để đi làm quen và đổi thẻ cho nhau, sẽ có thẻ mang dấu HIV.
2.3- Trò chơi rao lôtô:
1- Quan hệ tình dục khi còn quá trẻ
2- sử dụng chung nhà vệ sinh
3- Phụ nữ nhiễm HIV mang thai có lây cho con
4- Cạo râu
5- Chăm sóc bệnh nhân AIDS
6- Cắt móng tay
7- Mặc chung quần áo với người nhiễm HIV
8- Quan hệ tình dục sau khi uống bia rượu
9- Muỗi chích người có HIV bay sang chích người khác
10- Bắt tay và ôm hôn người nhiễm HIV/AIDS
11- Hôn sâu
12- Sử dụng chung kim bơm – kim tiêm
13- Tắm chung bể bơi, ao hồ
14- Ăn uống chung với người có HIV
15- Quan hệ tình dục
16- Cho máu
17- Quan hệ tình dục với nhiều người
18- Xăm hình
19- Truyền máu
20- AIDS là tệ nạn xã hội
21- Tự kiềm chế không quan hệ tình dục
22- Châm cứu, giác lễ 23- Xỏ lỗ tai
24- Chung thuỷ một vợ một chồng
25- Ôm hôn
2.4- Trò chơi Tin tốt lành:
Mọi người di chuyển trong phòng, thăm hỏi nhau và chia sẻ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS, sức khoẻ, ma tuý.
2.5- Trò chơi Sắm vai:
Đặt ra tình huống và sắm vai theo tình huống đó, giúp cho mọi người có kỹ năng xử lý vấn đề, giúp thay đổi nhận thức và hành vi rất hiệu quả.
2.6- Trò chơi múa rối:
Dùng rối để thể hiện những vấn đề của cuộc sống.
2.7- Trò chơi thi đố vui:
3- Đề xuất
- Ngoài truyền thông chúng ta phải quan tâm giáo dục giới tính
- Hội đồng Giám mục cần quan tâm nhiều hơn đến HIV/AIDS, tranh thủ sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo Công giáo.
- Thành lập ban điều phối, ban nội dung, đào tạo.
- Mạnh dạn liên kết với các tổ chức, tôn giáo bạn.
- Thực hiện các bộ tài liệu truyền thông về HIV/AIDS.
Nhóm 7: CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC GIA
1- Thuận lợi và cơ hội
- Các tổ chức phi chính phủ đã thấy sự công nhận mặc nhiên của chính quyền trong mạng lưới phòng chống HIV/AIDS của người Công giáo.
- Giáo Hội quan tâm và nhiều người Công giáo cũng quan tâm đến HIV, tổ chức UNAIDS quốc tế và người đứng đầu của tổ chức này tại Việt Nam cũng quan tâm, đó là một bằng chứng để chúng ta xin tài trợ. Và trong hội thảo này mở ra cho chúng ta việc mở rộng mạng lưới HIV đến nhiều Giáo phận hơn. Qua sự chia sẻ của hội thảo này thì có sự hỗ trợ cao trong các người làm việc, nhiều người có kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn cao.
+ Làm sao khuyến khích sự quan tâm về HIV trong Giáo Hội.
1- Vấn đề HIV và những gì liên quan đến HIV ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Việc lây lan HIV là do sự bất công và bất trung trong xã hội VN.
2- Trong quá khứ, sự tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền Việt Nam như tảng băng, nhưng nay đã cởi mở hơn.
+ Những khó khăn đang đối diện:
1- Sự công nhận của Nhà nước chưa rõ ràng.
2- Quản lý dự án cũng rất quan trọng, nhân viên hoặc chuyên gia quản lý dự án, quản lý về y tế chưa nhiều.
3- HIV là vấn đề phức tạp và thay đổi liên tục, trong khi chúng ta cập nhập rất chậm và bị giới hạn.
4- Có một số chương trình thí điểm chúng ta làm thành công nhưng cần nhân rộng mẫu chương trình này ra nhiều nơi hơn.
5- Khó khăn tương quan giữa tổ chức quốc tế và chúng ta: đôi khi các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) thấy HIV là mảng nổi và quan tâm nên đổ hết nguồn lực vào dẫn đến sự cạnh tranh vì những vấn đề khác không được quan tâm. Sự quan tâm về HIV mạnh hơn dẫn đến nảy sinh cạnh tranh về quyền lực.
6- Hiện nay vẫn còn thiếu sự nối kết cụ thể tổng quát về HIV giữa Giáo Hội và Nhà nước Việt Nam.
7- Nhiều khi tiền quỹ NGOs giúp chúng ta cũng từ nhiều tổ chức khác, mà họ đòi nhiều điều kiện trong khi chúng ta không đáp ứng được.
8- Khi nhiều chương trình thì có sự lặp lại dẫn đến sự cạnh tranh, mất đi tương quan tốt giữa các tổ chức với nhau, nên cần đối thoại và hợp tác rõ hơn.
9- Các tổ chức NGOs Công giáo thường muốn dự án lâu dài, do đó, nếu tổ chức nào có lên dự án ngắn thì rất khó được chấp nhận.
2- Kết luận và hướng tới:
1- chúng ta cần tập trung nâng cao năng lực từ mọi giới liên quan đến HIV.
2- Cần hợp tác để phát triển chính sách hoạt động về HIV, chăm sóc về mục vụ xã hội, giáo huấn và kinh nghiệm, giáo huấn của GH phù hợp với hoàn cảnh VN
3- Quỹ các tổ chức công giáo quốc tế không có nhiều để giải quyết hết mọi vấn đề chúng ta. Vì thế nên tìm cơ hội để hơp tác với các tổ chức khác, và với các tổ chức của nhà nước. Tôi thấy sự hợp tác giữa các tôn giáo với nhau thật đáng khích lệ. Ngoài ra, cần nới rộng mạng lưới hoạt động này tại cộng đồng, cần nâng cao đối thoại và chia sẻ mạng lưới HIV không giới hạn tại Việt Nam mà phải mở rộng ra thế giới, gọi là (CHAN).
4- Tập trung nhiều hơn chia sẻ suy tư về sứ mệnh mục vụ và biểu hiện khác nhau về Kitô giáo trong các khía cạnh khác nhau của xã hội.
5- Có nhiều cách chăm sóc người HIV, ví dụ như: chăm sóc trẻ HIV tập trung tại trung tâm, cách khác là để trẻ tại cộng đồng hoặc sau thời gian ở trung tâm đưa trẻ về cộng đồng, chúng ta cần lượng giá cách nào tốt nhất cho trẻ để thực hiện.
Biên bản Hội thảo và các chia sẻ về HIV/AIDS
LM Nguyễn Ngọc Sơn
16:43 12/02/2008
BIÊN BẢN HỘI THẢO HIV/AIDS TẠI HÀ NỘI
Từ 14 đến 16-1-2008
I- THÀNH PHẦN THAM DỰ: 74 tham dự viên
1- Các Đức Giám Mục Giáo phận Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
2- Các tham dự viên đại diện 14 giáo phận có nhiều người nhiễm HIV/AIDS: Hà Nội, Long Xuyên, Bà Rịa, Nha Trang, Mỹ Tho, Huế, Cần Thơ, Lạng Sơn, Bùi Chu, Thanh Hoá, Xuân Lộc, Hải Phòng.
3- Các tham dự viên từ các phòng khám, mái ấm, nhóm thiện nguyện Gp. TP.HCM.
4- Các đại diện tổ chức phi chính phủ: UNAIDS, Misereor, Caritas Internationalis, Caritas Germany, Aition Aid, CRS.
5- Anh Lê Thái Tuấn, Giám đốc Chương trình AIDS Hà Nội.
II- PHƯƠNG PHÁP HỘI THẢO
Mr. Hubert và cô Tâm Đan giúp điều phối trong 3 ngày hội thảo.
- Ngày thứ nhất: Làm việc từ cái đầu, phải lắng nghe và đặt nhiều câu hỏi để phát triển kiến thức.
- Ngày thứ hai: Làm việc bằng con tim và lòng nhân ái.
- Ngày cuối cùng: Làm việc bằng đôi tay và kế hoạch thực hiện.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Đức TGM chia sẻ niềm vui với các tham dự viên đến với cuộc Hội Thảo, sự vui mừng vì UB BAXH thuộc HĐGMVN quan tâm và tổ chức cuộc Hội Thảo; cũng như nói lên điều mong ước từ lâu của giáo phận Hà Nội về hoạt động trong lĩnh vực HIV. Đức TGM cũng cho biết năm 2007 một số Soeurs ở Huế đã cộng tác với TGM Hà Nội để thực hiện công tác này. Đức TGM nhận định Hội Thảo này là Hội Thảo đang mở ra những tấm lòng, HIV như một luồng gió lạnh đang lan tràn trên đất nước Việt Nam, cần nhiều tấm lòng nhân ái để trở thành những lò sưởi, phá tan ngọn gió lạnh.
Đức TGM chúc Hội Thảo tốt đẹp, thành công trong phương cách làm cho tấm lòng luôn rộng mở để phục vụ tất cả anh chị em đang sống chung với HIV.
DIỄN VĂN CỦA ÔNG EAMONN MURPHY (Đại diện UNAIDS tại VN)
Ông Eamonn Murphy, Đại diện UNAIDS tại VN, chia sẻ với Hội Thảo kinh nghiệm làm việc HIV trong 20 năm qua. Ông vui mừng vì có sự hiện diện của các vị lãnh đạo của Giáo hội Việt Nam trong cuộc Hội Thảo.
Theo ông, đại dịch HIV ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào đối tượng sử dụng ma tuý và qua quan hệ tình dục (gái mãi dâm). Do dó, vai trò phòng ngừa là rất quan trọng, nhưng vai trò này ở Việt Nam lại rất yếu. Ông cũng nêu lên những vấn đề mà Hội Thảo cần quan tâm, đó là sự kỳ thị phân biệt với người có HIV, vai trò phòng ngừa của Giáo Hội trước đại dịch, vấn đề sử dụng bao cao su, kim tiêm, người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng mà không lây lan cho cộng đồng.
Ông nhấn mạnh ngoài vai trò chăm sóc hỗ trợ mà Giáo Hội đã làm, còn phải lên kế hoạch cho công tác dự phòng. Các tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong công tác HIV, vai trò của người lãnh đạo phải làm sao liên kết được với các tôn giáo khác để thực hiện công tác này.
Ông cũng chia sẻ rằng HIV không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn phân biệt giữa hành động và suy nghĩ.
DIỄN VĂN CỦA BÀ CHRISTINE WEGNER SCHNEIDER (Đại diện Caritas Germany)
Bà Christine Wegner Schneider, Đại diện Caritas Germany, thể hiện niềm vinh dự được tham dự cuộc Hội Thảo và gửi đến Hội Thảo lời chúc mừng của Đức Ông Tổng Giám đốc Caritas Germany, và người đứng đầu Caritas Internationalis cùng người đứng đầu bộ phận Caritas cho VN. Bà Christine Wegner Schneider trình bày sự tác hại của đại dịch HIV là nguyên nhân thứ tư gây tử vong trên toàn thế giới; nhiều hoạt động, nhiều chương trình HIV của các tổ chức, giáo phận, giáo xứ, dòng tu được mở rộng sau cuộc hội thảo HIV tại TP.HCM vào năm 2005.
Bà cũng mong muốn cuộc Hội Thảo lần này lan toả đến nhiều giáo phận khác để chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Caritas là thành viên của mạng lưới đại kết về đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế giới rất mong được liên kết và đồng hành với Giáo hội Việt Nam trong công tác này, để những người có HIV được vui sống trong xã hội.
BÀI THAM LUẬN CỦA ĐỨC ÔNG VITILLO
Trước tiên, Đức Ông cám ơn Đức TGM và UBBAXH đã tổ chức cuộc Hội Thảo.
Kế đến, ngài chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS trên hoàn cầu và sự quan tâm đặc biệt của Giáo Hội trước đại dịch này.
Đức ông trình bày những lý do mà Giáo Hội quan tâm đến HIV. Ngài nhắc lại giáo huấn của Công đồng Vatican II rằng: Thế giới là niềm vui và hy vọng của Giáo Hội. Và sự quan tâm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi nói đến số người tử vong do HIV cao là hồi chuông cảnh báo những người có trách nhiệm trong Giáo Hội, và công tác chăm sóc người có HIV là một phần công việc của Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng 3 mặt của các Kitô hữu là loan báo Lời Chúa với những hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm về HIV cho mọi người, sứ mạng phục vụ những người khốn khổ đang sống chung với HIV, sứ mạng cử hành bí tích cho những người có HIV/AIDS.
Cuối cùng, ngài cũng muốn chia sẻ với những linh mục và tu sĩ kỳ thị người có HIV/AIDS rằng: HIV/AIDS không phải là hình phạt của Thiên Chúa. Khi chúng ta nói về HIV thì người có HIV sẽ hiểu và cảm nhận được chúng ta đang quan tâm đến vấn đề này và giúp họ tự tin để chia sẻ với chúng ta, và khi chúng ta không sợ HIV thì người có HIV mới dám đến với chúng ta. Khi thấu hiểu được nổi đau khổ của người có HIV, chúng ta có thể đồng hoá đau khổ của người có HIV với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá. Là con cái của Thiên Chúa, chúng ta phải chuyên tâm cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
BÀI THAM LUẬN CỦA MR. GRED (Đại diện tổ chức CRS Việt Nam)
Catholic Reief Service là tổ chức cứu trợ Hoa Kỳ, làm việc trên 99 nước trong vấn đề hỗ trợ phát triển và HIV/AIDS. Từ năm 1980, tổ chức đã thực hiện công tác này tại châu Phi, và hiện nay hỗ trợ trên 56 nước. Năm 2004, tổ chức CRS quan tâm đặc biệt vấn đề HIV tại Việt Nam vì HIV tại Việt Nam tập trung chứ không phải tràn lan như các nước khác, và đặc biệt đại dịch lại tập trung vào đối tượng ma tuý và mãi dâm. CRS đưa ra nhiều chương trình để giúp HIV trong đối tượng sử dụng ma tuý. Hiện nay CRS có hai chương trình tại Việt Nam: Một ở tại Lạng Sơn làm việc với Uỷ ban Phòng chống AIDS Lạng Sơn để giúp các đối tượng HIV hội nhập cộng đồng. Hai là tại huyện Hóc Môn, TP.HCM, Trung tâm Y tế Dịch vụ Xét nghiệm, Chăm sóc Giảm nhẹ và Chăm sóc Cuối đời.
Ông chia sẻ những thử thách và khó khăn của CRS trong lĩnh vực này là ở Việt Nam ma tuý vẫn bị coi là tệ nạn, trong khi các nước phương Tây coi là một căn bệnh mãn tính tái phát thường xuyên, nên khi nói đến phòng ngừa HIV thì phải nói đến việc phòng ngừa ma tuý và ngược lại. Khó khăn thứ hai là do tình hình kinh tế thay đổi rất nhanh nên lượng dân di chuyển tìm công ăn việc làm thay đổi theo. Khó khăn thứ ba là những người sống chung với HIV có rất là nhiều nhu cầu, do đó cần phải có nhiều tổ chức cùng hoạt động chung trong lĩnh vực này.
Điểu đặc biệt mà ông Gred thấy được nơi Giáo hội Việt Nam là sự liên kết với nhau để tạo thành mạng lưới hoạt động giúp cho người có HIV, và điểm nổi bật của cuộc Hội Thảo là tình yêu và sự dấn thân của các tham dự viên.
BÀI THAM LUẬN CỦA BÀ TRẦN THỊ NHIỄU (Đại diện tổ chức Action Aid)
Bà Trần Thị Nhiễu, đại diện tổ chức Action Aid trình bày mục đích, đối tượng và phạm vi triển khai chương trình hoạt động của Action Aid tại TP.HCM. Nêu 5 vấn đề mà tổ chức quan tâm đó là Quyền có lương thực, Giáo dục, Quyền phụ nữ, Thể chế, HIV/AIDS. Trong đó, đặc biệt quan tâm HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con. Chiến lược thực hiện gồm 3 điểm: ngăn ngừa lây nhiễm, nâng cao quyền con người của người có HIV, tác động đến Nhà nước để thực thi quyền con người. Phương pháp truyền thông của Action Aid là truyền thông cá nhân và liên kết với nhiều tổ chức, nhóm, các dịch vụ khác trong xã hội.
CÁC CÂU HỎI CỦA THAM DỰ VIÊN
1- Làm thế nào để giúp các linh mục quan tâm đến HIV/AIDS nhiều hơn?
2- Khi các vị chủ chăn, lãnh đạo không muốn tham gia thì sao?
3- Làm thế nào để giúp người có HIV tự tin trong cuộc sống tương lai?
4- Nội dung truyền thông giáo dục HIV/AIDS
5- Nội dung và phương pháp để giáo dục thanh thiếu niên và cha mẹ?
6- Chăm sóc cho người sắp lìa đời?
7- Phải làm thế nào về vấn đề giáo dục tình dục?
8- Chúng ta phải làm thế nào để giúp các bạn trẻ về giới tính khi sự dậy thì đến sớm, mà tuổi kết hôn lại trễ?
9- Giáo Hội có ý kiến gì về bao cao su?
10- Làm sao giúp người sống với HIV hoà nhập cộng đồng?
11- Còn người nghèo và do di dân xa nhà xa vợ xa chồng, họ phải làm như thế nào để sống chung thuỷ hoặc không thủ dâm?
12- Có phải dùng thuốc thay thế Metadone là một phương cách tốt nhất cho người nghiện ma tuý?
Đức Ông Vitillo đã lần lượt trả lời câu hỏi cho các tham dự viên:
1. Làm thế nào để giúp các linh mục quan tâm nhiều hơn về HIV/AIDS?
Cách thứ nhất: Giáo Hội chúng ta khắp nơi đều quan tâm đến vấn đề này. Vậy ở những nơi mà Giáo Hội chưa quan tâm lắm thì chúng ta giáo dục những người lãnh đạo chúng ta. Từ giám mục, linh mục, tu sĩ.. khi các vị chủ chăn quan tâm thì các ngài sẽ kêu gọi người khác quan tâm. Cách thứ hai: cho các vị lãnh đão được nói chuyện với người có HIV. Ngài nghe được những đau khổ của người HIV nên ngài quan tâm. Cách thứ ba: chúng ta mời các vị chủ chăn lãnh đạo đi thăm những nơi chúng ta đang hoạt động trong công tác này.
2. Khi các vị chủ chăn, lãnh đạo không muốn tham gia thì sao?
Tôi nghĩ: ngay lập tức các bạn muốn họ trở thành những chuyên viên để nói về HIV thì họ không dám, mình chỉ tìm cơ hội giúp họ đến mục vụ, rồi từ từ họ sẽ quan tâm đến và họ sẽ tham gia.
3. Làm thế nào để giúp người có HIV tự tin trong cuộc sống tương lai?
Đôi khi nhiều hoàn cảnh quá khứ đè nặng làm họ không dậy nổi, đặc biệt mỗi hoàn cảnh của mỗi người khác nhau nên không thể giải quyết giống nhau. Nhưng theo tôi, chúng ta phải nhìn vào hoàn cảnh thực tiễn của họ để qua đó chúng ta có hướng giúp họ vượt qua hơn là ép buộc. Ví dụ: một người sống hành nghề mãi dâm, khi chúng ta đến nói rằng không làm nghề này nữa, thì làm sao họ bỏ nghề được, mà chúng ta cần giúp họ có một nghề khác tốt hơn để họ thoát khỏi nghề này. Nếu chúng ta nhìn được điểm tốt của họ họ sẽ tự tin hơn, còn chúng ta, thì chúng ta phải tôn trọng họ và đồng hành với họ, đặc biệt chúng ta là người Công giáo thì chúng ta cũng phải tha thứ theo phương cách Chúa tha thứ.
4. Nội dung truyền thông giáo dục HIV/AIDS
95% lây vi rút HIV lan qua đường tình dục, nên không thể né tránh khi nói về vấn đề tình dục. Giáo Hội chúng ta cũng năng động trong việc hỗ trợ khẩu trang, găng tay để các người nhân viên phục vụ không bị phơi nhiễm nghề nghiệp và không bị lây lan. Chúng ta cần phải xét nghiệm cho tất cả các bà mẹ có thai, trong trường hợp bà mẹ mang thai bị nhiễm thì giúp họ uống thuốc để phòng ngừa lây từ mẹ sang con. Có nhiều nơi Giáo Hội đưa ra chương trình hỗ trợ dinh dưỡng để trẻ không bú sữa từ mẹ.
5. Nội dung và phương pháp để giáo dục thanh thiếu niên và cha mẹ?
Tham vấn hiệu quả và tư vấn không chỉ giới hạn làm sao không lây lan HIV, nhưng chúng ta cần giúp cho người lớn và trẻ hiểu được bản thân họ và giúp cho họ hiểu các khía cạnh khác nhau: niềm tin, đời sống thiêng liêng, thể lý, tâm lý… Nếu chúng ta giúp họ hiểu được một khía cạnh về giới tính thôi thì họ không thể hiểu tổng quan về con người được. Vì thế, điều khó nhất là làm sao giúp cho họ hiểu được giá trị của bản thân, nếu một người không nhìn thấy giá trị của mình thì sao họ có được niềm hy vọng.
6. Chăm sóc cho người sắp lìa đời?
Thời gian đầu thì chúng ta thường nói về chăm sóc cho người sắp chết. Nhưng thời gian gần đây khi nhiều người uống thuốc rồi thì chúng ta nên tập trung vào vấn đề sống với HIV, chúng ta cần giáo dục họ ý thức để sống với đại dịch này. Mặc dầu vậy thuốc uống cho người có AIDS một thời gian sẽ mất tác dụng, do đó nơi tốt nhất là gia đình của họ để họ được sống và chết. Nhưng trong trường hợp không còn nơi nào cho họ thì Giáo Hội cần có những nơi chăm sóc cho họ. Chúng ta vẫn tôn trọng bảo vệ nhân phẩm họ, chúng ta không nên cô lập họ, vì thế chúng ta phải luôn tự hỏi mình rằng: chúng ta đã tôn trọng, đã tạo môi trường tốt, đã động viên gia đình họ thăm viếng người có AIDS chưa?…
7. Phải làm thế nào về vấn đề giáo dục tình dục?
Vấn đề này khó nói không phải chỉ nơi các linh mục, tu sĩ nhưng cho tất cả mọi người. Bất cứ đất nước nào tôi đến họ đều nói văn hoá chúng tôi không cho phép nói về giới tính. Thế nhưng khi những người đàn ông tụ lại với nhau họ nói về vấn đề gì nhiều nhất? Các bà, giới trẻ cũng vậy? về vấn đề này chúng ta nhớ rằng: giới tính tình dục là quà tặng của Thiên Chúa, chúng ta không sợ khi nói về giới tính. Linh mục, tu sĩ chúng ta là khấn khiết tịnh độc thân nhưng chúng ta vẫn là người còn giới tính, nhưng chúng ta không quan hệ giới tính. Và khi chúng ta học hỏi về giới tính của mình, chúng ta cảm nghiệm được giá trị giới tính của người khác.
8. Chúng ta phải làm thế nào để giúp các bạn trẻ về giới tính khi sự dậy thì đến sớm, mà tuổi kết hôn lại trễ?
Chúng ta phải nhìn vấn đề này trong một bức tranh tổng thể, xây dựng mối quan hệ giữa nam và nữ lớn hơn quan hệ giới tính. Cần cho giới trẻ hiểu rõ hơn về các giá trị trong đời sống, các bậc cha mẹ phải giải thích cho con cái hiểu… vì thế chúng ta tạo môi trường, tạo cơ hội cho bạn trẻ nói về cảm xúc của mình, đặc biệt nói về cảm xúc của mình trong vấn đề giới tính, tạo các hoạt động vui chơi lành mạnh mà không cần phải liên quan đến tình dục. Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cuốn hút các bạn trẻ vậy? Lý do là ngài làm cho các bạn trẻ hiểu và giúp các bạn trẻ tôn trọng mình. Ngài không ngại nói với các bạn trẻ về giới tính, nhưng cùng lúc ngài không đồng quan điểm các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân.
9. Giáo Hội có ý kiến gì về bao cao su?
Nhiều quốc gia tin tưởng sử dụng bao cao su là ngăn chặn HIV/AIDS, nhưng thực tế đại dịch HIV vẫn lan rất nhanh trong nhiều năm qua. Và cho đến thời điểm này, chúng ta nhớ rằng các Đức Thánh Cha chưa đưa ra một giáo huấn nào về việc sử dụng bao cao su trong tương quan với AIDS. Đức Thánh Cha Phaolô VI, năm 1968, khuyên các cặp hôn nhân không sử dụng bao cao su và các phương pháp khác để ngừa mang thai, sinh nhiều con. Đây chỉ là phương pháp ngừa thai nhân tạo, vì thế chúng ta không thể nói lại là Giáo Hội chống lại việc sử dụng bao cao su trong việc ngừa HIV. Nhưng Giáo Hội nói rằng phương pháp phòng ngừa HIV tích cực là không quan hệ giới tính trước hôn nhân. Trong các chương trình thông tin về HIV cho họ biết về thông tin không quan hệ hôn nhân trước và không sử dụng bao cao su.
Khi chúng ta cho một thông tin tổng quát như vậy thì cho các bạn trẻ hiểu tại sao Giáo Hội chọn như vậy, và các bạn trẻ lựa chọn con đường tốt nhất cho mình.
Trong trường hợp vợ chồng có 1 trong 2 người bị HIV, thì có ít nhất 2 hội đồng giám mục ở châu Phi lên tiếng chúng ta không thể cấm họ quan hệ, và trong trường hợp này, chúng ta dạy họ biết tất cả các phương pháp để ngăn ngừa HIV và để cho họ quyết định. Hoặc là họ chọn quan hệ nhưng sử dụng bao cao su, và trong bối cảnh này chúng ta phải hiểu sử dụng bao cao su không phải là ngừa thai mà ngừa căn bệnh chết người này.
10. Làm sao giúp người sống với HIV hoà nhập cộng đồng?
Cho họ gia nhập vào mọi công việc trong Giáo Hội, chúng ta không chỉ dùng lại ở cầu nguyện cho họ, mà chúng ta phải mời gọi họ cầu nguyện chung với mình. Cách làm tốt nhất là mời gọi họ cùng tham gia để họ thể hiện họ là một chủ thể hiện hữu. Vì thế, chúng ta cần xác định rõ tất cả các cơ sở Giáo Hội không bao giờ có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, tạo cơ hội cho họ hội nhập và tham gia trong cộng đồng và như người nhân viên cùng phòng ngừa HIV, các trẻ cần được đến trường học, điều này rất khó vì phụ huynh làm áp lực, nhưng phải làm việc với các hiệu trưởng để khẳng định rõ các quan điểm của mình và giải thích cho phụ huynh hiểu rõ về sự lây lan của HIV.
11. Còn người nghèo và do di dân xa nhà xa vợ xa chồng, họ phải làm như thế nào để sống chung thuỷ hoặc không thủ dâm?
Trước tiên mình không nhìn đến họ là dân nhập cư nên mới nghèo, mà chúng ta cần nhìn vào khía cạnh rộng hơn. Chúng ta phải chấp nhận những người nhập cư nghèo vì chúng ta mua đồ rẻ, tội lớn nhất là tội chấp nhận và cổ vũ bất công hơn là tội trách nhiệm của họ. Giáo Hội chống lại sự bất công trong xã hội, một cá nhân có thể làm gì trong hoàn cảnh cá nhân này xa nhà quá lâu, đối với các bạn trẻ Công giáo thì khuyên trao đổi với các cha trong toà giải tội. Tôi nghĩ là Giáo Hội khôn ngoan có nguyên tắc đạo đức chung, và có hướng giải quyết cho từng trường hợp một.
12. Có phải dùng thuốc thay thế Metadone là một phương cách tốt nhất cho người nghiện ma tuý?
Từ trước đến nay chưa có 1 loại thuốc hoặc là phương pháp điều trị nào thành công cho người nghiện ma tuý, ngay cả thuốc metadone, hiện nay VN đang cố gắng thực hiện chương tình metadone. Vấn đề metadone và vấn đề hỗ trợ liên tục sau khi trở về cộng đồng, chúng ta phải nhớ sử dụng thuốc thay thế metadoen, nhưng thái độ thay đổi hành vi là phương pháp đi cùng metadone. Đa số những người nhiễm HIV ở VN là sử dụng ma tuý, chúng ta cần giúp họ bằng cách này hay cách khác để giúp họ giảm thiểu hành vi của họ. Ví dụ: chúng ta có thuốc hỗ trợ ARV rồi nhưng chúng ta không hỗ trợ xã hội cho họ, nên dễ thất bại, vấn đề thay đổi hành vi và vấn đề hỗ trợ xã hội là vấn đề chính hơn là vấn đề dùng thuốc thay thế.
Mặt khác về phía Giáo Hội, chúng ta còn có chương tình hỗ trợ tâm lý, tâm linh cho người sử dụng ma tuý.
BÀI THAM LUẬN CỦA DOCTOR CLEMENT OCHEL
Chia sẻ: SỰ THAY ĐỔI CỦA QUÝ VỊ TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ HIV TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY
Doctor Clement Ochel Chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên, năm 2004, đến giúp Giáo hội Việt Nam về lĩnh vực HIV/AIDS, và những kinh nghiệm học hỏi được từ những buổi làm việc tại cộng đoàn Mai Linh, trung tâm Mai Hoà, từ các thiện nguyện viên, các chuyên viên y tế. Tuy nhiên, ông lại thấy ngoài việc có những nhà nuôi trẻ ở các trung tâm, việc cần phải làm là phải có chương trình giúp trẻ sống tại cộng đồng. Các nhóm bạn giúp bạn, đồng đẳng cũng rất qan trọng trong công tác phòng chống HIV nên Giáo Hội cần quan tâm đến khía cạnh này. Bên cạnh đó, ông cũng vui mừng chia sẻ những thành quả đạt được trong việc trang bị kiến thức để nâng cao việc chăm sóc điều trị người có HIV/AIDS và sự hợp tác phối hợp của các phòng khám và các nhóm trong công tác chăm sóc và phòng chống HIV.
BÀI THAM LUẬN CỦA FR. TOẠI (đại diện Giáo phận Tp.HCM)
Trước tiên, linh mục trình bày quá trình hình thành công tác chăm sóc cho những người có HIV:
Năm 1998, Lm. Vũ Khởi Phụng đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho người HIV, và từ đó Nhóm Tiếng Vọng hình thành, trong đó có 1 bác sĩ.
Năm 2004, Đức Hồng Y gửi các tu sĩ đến Trung tâm Trọng Điểm để phục vụ bệnh nhân AIDS. Công tác này được phân làm 2 mảng:
1- Các tu sĩ phục vụ bệnh nhân AIDS tại Trung tâm Trọng Điểm.
2- Các giáo dân chăm sóc bệnh nhân AIDS tại TP.HCM
Sau nhiều nguyên do và nhu cầu của bệnh nhân, cuối cùng phòng khám Mai Khôi được hình thành.
Tháng 7 năm 2005, nhận thấy nhu cầu các bà mẹ và trẻ em có HIV cần được chăm sóc nên Mái ấm Mai Tâm cũng được hình thành.
Hội thảo HIV vào năm 2005, đã vạch ra 5 nhu cầu lớn:
1- Hỗ trợ về chuyên môn.
2- Xây dựng năng lực cho đội ngũ tình nguyện viên.
3- Tư cách pháp nhân và nguồn tài chính.
4- Sự phản ứng từ một số các linh mục, tu sĩ, hội đồng giáo xứ.
5- Liên kết với nhau.
Sau đó chúng tôi đã ngồi lại để tìm hiểu:
+ Làm sao để nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của các lãnh đạo?
+ Làm sao nâng cao nhận thức về HIV/AIDS giữa các linh mục, tu sĩ…?
+ Làm sao để huấn luyện về HIV/AIDS cho hội đồng mục vụ giáo xứ?
+ Để xây dựng nên nhóm tình nguyện tại các giáo xứ, bằng cách đã đến các giáo xứ để truyền thông về HIV.
+ Làm sao để xây dựng năng lực cho các em hỗ trợ tại Mai Linh, các bà mẹ tại Mái ấm Mai Tâm, phòng khám.
Kế đến, linh mục chia sẻ phương pháp làm việc của Giáo phận theo Mô hình thân chủ là trọng tâm:
1- Người nhiễm HIV được đón nhận để chăm sóc/chữa trị tại các phòng khám C nếu bệnh nặng chuyển đến bệnh viện/chẩn đoán C sau đó trở về cộng đồng/trở về gia đình hoặc mái ấm/nhà nương tựa C sức khoẻ được phục hồi, tạo công ăn việc làm để sống tự lập C nơi để ra đi nhẹ nhàng thanh thản.
2- Thân chủ nhiễm HIV: có thể đến phòng khám Mai Khôi/Xóm Mới/Phú Trung/Camillô hoặc các nơi để được hỗ trợ.
3- Các phòng khám: + Phòng khám Mai Khôi.
+ Phòng khám tư nhân.
+ Phòng khám giáo xứ.
4- Hoạt động giúp trực tiếp: Mái ấm Mai Tâm giúp đào tạo nghề, nhà tự lập, shop hoa để bán bông.
5- Nhà nương tựa: Trung tâm Mai Hoà, Nhà Cỏ, Nhà Cầu Dừa, Nhà Nagia.
BÀI CHIA SẺ CỦA CHỊ TRẦN THỊ LỆ
Chị bị bệnh đã 8 năm và đang sống tại Mái ấm Mai Tâm. Chị bị gia đình kỳ thị nên suy sụp tinh thần. Qua sự giới thiệu của chị Hằng, chị được đến Mái ấm Mai Tâm. Tại đây chị được các linh mục và tu sĩ chăm sóc cùng điều trị, được học nghề may. Sức khoẻ của chị và con chị đã được bình phục, chị đã biết may. Hiện nay chị đang sống trong nhà tự lập và may hàng gia công.
ĐÚC KẾT NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA MR. HUBERT HEINDL
Ông Hubert, điều phối viên của Hội thảo, tóm lược những chia sẻ của Đức Ông Vitillo về quan điểm và giáo huấn cùa Giáo Hội về HIV, chia sẻ của các tham dự viên về cách phục vụ người HIV, sự hiểu về xã hội, học hiểu về giới tính đối với mọi người mà các tham dự viên đã được học qua việc chia sẻ và trao đổi với nhau.
- Qua các bài chia sẻ đã giúp Hội thảo nhận thức được những khó khăn tồn tại, những cản trở khi chăm sóc hỗ trợ người có HIV. Theo ông Hubert, chúng ta cần trung thực chấp nhận rằng chúng ta e dè khi đến gặp gỡ người có HIV, chúng ta còn sợ và chỉ cầu nguyện cho người có HIV mà chưa dám cùng họ cầu nguyện trong nhà thờ, nhiều khi từ chính bản thân chúng ta yêu thương theo kiểu cho đi chứ chưa có sự đồng cảm theo sự tham gia cộng tác, chúng ta còn tồn tại việc xét đoán, chưa chấp nhận họ, và qua việc chia sẻ chúng ta có sự thay đổi từ cái nhìn là: TỪ CHẾT VÌ AIDS SANG SỐNG VỚI AIDS.
Qua ngày làm việc đầu tiên, Hội thảo đã đạt được:
- Xác định được các từ khoá quan trọng để làm việc cho ngày kế tiếp đó là: MẠNG LƯỚI và TÌNH YÊU.
- Mỗi người có nhu cầu cần được học hỏi và thay đổi, cần tăng năng lực và tiếp nhận người có HIV cùng tham gia.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho mỗi người về phòng chống HIV.
- Nhu cầu cần thiết lập mạng lưới trong và ngoài Giáo Hội, và liên kết với các tổ chức, các dịch vụ bên ngoài.
- Xây dựng năng lực từ phía giáo phận, giáo xứ, hội đồng giáo xứ…
- Xây dựng năng lực từ phía giáo dân, tu sĩ, linh mục…
Từ 14 đến 16-1-2008
I- THÀNH PHẦN THAM DỰ: 74 tham dự viên
1- Các Đức Giám Mục Giáo phận Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
2- Các tham dự viên đại diện 14 giáo phận có nhiều người nhiễm HIV/AIDS: Hà Nội, Long Xuyên, Bà Rịa, Nha Trang, Mỹ Tho, Huế, Cần Thơ, Lạng Sơn, Bùi Chu, Thanh Hoá, Xuân Lộc, Hải Phòng.
3- Các tham dự viên từ các phòng khám, mái ấm, nhóm thiện nguyện Gp. TP.HCM.
4- Các đại diện tổ chức phi chính phủ: UNAIDS, Misereor, Caritas Internationalis, Caritas Germany, Aition Aid, CRS.
5- Anh Lê Thái Tuấn, Giám đốc Chương trình AIDS Hà Nội.
II- PHƯƠNG PHÁP HỘI THẢO
Mr. Hubert và cô Tâm Đan giúp điều phối trong 3 ngày hội thảo.
- Ngày thứ nhất: Làm việc từ cái đầu, phải lắng nghe và đặt nhiều câu hỏi để phát triển kiến thức.
- Ngày thứ hai: Làm việc bằng con tim và lòng nhân ái.
- Ngày cuối cùng: Làm việc bằng đôi tay và kế hoạch thực hiện.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Đức TGM chia sẻ niềm vui với các tham dự viên đến với cuộc Hội Thảo, sự vui mừng vì UB BAXH thuộc HĐGMVN quan tâm và tổ chức cuộc Hội Thảo; cũng như nói lên điều mong ước từ lâu của giáo phận Hà Nội về hoạt động trong lĩnh vực HIV. Đức TGM cũng cho biết năm 2007 một số Soeurs ở Huế đã cộng tác với TGM Hà Nội để thực hiện công tác này. Đức TGM nhận định Hội Thảo này là Hội Thảo đang mở ra những tấm lòng, HIV như một luồng gió lạnh đang lan tràn trên đất nước Việt Nam, cần nhiều tấm lòng nhân ái để trở thành những lò sưởi, phá tan ngọn gió lạnh.
Đức TGM chúc Hội Thảo tốt đẹp, thành công trong phương cách làm cho tấm lòng luôn rộng mở để phục vụ tất cả anh chị em đang sống chung với HIV.
DIỄN VĂN CỦA ÔNG EAMONN MURPHY (Đại diện UNAIDS tại VN)
Ông Eamonn Murphy, Đại diện UNAIDS tại VN, chia sẻ với Hội Thảo kinh nghiệm làm việc HIV trong 20 năm qua. Ông vui mừng vì có sự hiện diện của các vị lãnh đạo của Giáo hội Việt Nam trong cuộc Hội Thảo.
Theo ông, đại dịch HIV ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào đối tượng sử dụng ma tuý và qua quan hệ tình dục (gái mãi dâm). Do dó, vai trò phòng ngừa là rất quan trọng, nhưng vai trò này ở Việt Nam lại rất yếu. Ông cũng nêu lên những vấn đề mà Hội Thảo cần quan tâm, đó là sự kỳ thị phân biệt với người có HIV, vai trò phòng ngừa của Giáo Hội trước đại dịch, vấn đề sử dụng bao cao su, kim tiêm, người nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng mà không lây lan cho cộng đồng.
Ông nhấn mạnh ngoài vai trò chăm sóc hỗ trợ mà Giáo Hội đã làm, còn phải lên kế hoạch cho công tác dự phòng. Các tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong công tác HIV, vai trò của người lãnh đạo phải làm sao liên kết được với các tôn giáo khác để thực hiện công tác này.
Ông cũng chia sẻ rằng HIV không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn phân biệt giữa hành động và suy nghĩ.
DIỄN VĂN CỦA BÀ CHRISTINE WEGNER SCHNEIDER (Đại diện Caritas Germany)
Bà Christine Wegner Schneider, Đại diện Caritas Germany, thể hiện niềm vinh dự được tham dự cuộc Hội Thảo và gửi đến Hội Thảo lời chúc mừng của Đức Ông Tổng Giám đốc Caritas Germany, và người đứng đầu Caritas Internationalis cùng người đứng đầu bộ phận Caritas cho VN. Bà Christine Wegner Schneider trình bày sự tác hại của đại dịch HIV là nguyên nhân thứ tư gây tử vong trên toàn thế giới; nhiều hoạt động, nhiều chương trình HIV của các tổ chức, giáo phận, giáo xứ, dòng tu được mở rộng sau cuộc hội thảo HIV tại TP.HCM vào năm 2005.
Bà cũng mong muốn cuộc Hội Thảo lần này lan toả đến nhiều giáo phận khác để chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Caritas là thành viên của mạng lưới đại kết về đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế giới rất mong được liên kết và đồng hành với Giáo hội Việt Nam trong công tác này, để những người có HIV được vui sống trong xã hội.
BÀI THAM LUẬN CỦA ĐỨC ÔNG VITILLO
Trước tiên, Đức Ông cám ơn Đức TGM và UBBAXH đã tổ chức cuộc Hội Thảo.
Kế đến, ngài chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS trên hoàn cầu và sự quan tâm đặc biệt của Giáo Hội trước đại dịch này.
Đức ông trình bày những lý do mà Giáo Hội quan tâm đến HIV. Ngài nhắc lại giáo huấn của Công đồng Vatican II rằng: Thế giới là niềm vui và hy vọng của Giáo Hội. Và sự quan tâm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khi nói đến số người tử vong do HIV cao là hồi chuông cảnh báo những người có trách nhiệm trong Giáo Hội, và công tác chăm sóc người có HIV là một phần công việc của Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh đến sứ mạng 3 mặt của các Kitô hữu là loan báo Lời Chúa với những hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm về HIV cho mọi người, sứ mạng phục vụ những người khốn khổ đang sống chung với HIV, sứ mạng cử hành bí tích cho những người có HIV/AIDS.
Cuối cùng, ngài cũng muốn chia sẻ với những linh mục và tu sĩ kỳ thị người có HIV/AIDS rằng: HIV/AIDS không phải là hình phạt của Thiên Chúa. Khi chúng ta nói về HIV thì người có HIV sẽ hiểu và cảm nhận được chúng ta đang quan tâm đến vấn đề này và giúp họ tự tin để chia sẻ với chúng ta, và khi chúng ta không sợ HIV thì người có HIV mới dám đến với chúng ta. Khi thấu hiểu được nổi đau khổ của người có HIV, chúng ta có thể đồng hoá đau khổ của người có HIV với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá. Là con cái của Thiên Chúa, chúng ta phải chuyên tâm cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
BÀI THAM LUẬN CỦA MR. GRED (Đại diện tổ chức CRS Việt Nam)
Catholic Reief Service là tổ chức cứu trợ Hoa Kỳ, làm việc trên 99 nước trong vấn đề hỗ trợ phát triển và HIV/AIDS. Từ năm 1980, tổ chức đã thực hiện công tác này tại châu Phi, và hiện nay hỗ trợ trên 56 nước. Năm 2004, tổ chức CRS quan tâm đặc biệt vấn đề HIV tại Việt Nam vì HIV tại Việt Nam tập trung chứ không phải tràn lan như các nước khác, và đặc biệt đại dịch lại tập trung vào đối tượng ma tuý và mãi dâm. CRS đưa ra nhiều chương trình để giúp HIV trong đối tượng sử dụng ma tuý. Hiện nay CRS có hai chương trình tại Việt Nam: Một ở tại Lạng Sơn làm việc với Uỷ ban Phòng chống AIDS Lạng Sơn để giúp các đối tượng HIV hội nhập cộng đồng. Hai là tại huyện Hóc Môn, TP.HCM, Trung tâm Y tế Dịch vụ Xét nghiệm, Chăm sóc Giảm nhẹ và Chăm sóc Cuối đời.
Ông chia sẻ những thử thách và khó khăn của CRS trong lĩnh vực này là ở Việt Nam ma tuý vẫn bị coi là tệ nạn, trong khi các nước phương Tây coi là một căn bệnh mãn tính tái phát thường xuyên, nên khi nói đến phòng ngừa HIV thì phải nói đến việc phòng ngừa ma tuý và ngược lại. Khó khăn thứ hai là do tình hình kinh tế thay đổi rất nhanh nên lượng dân di chuyển tìm công ăn việc làm thay đổi theo. Khó khăn thứ ba là những người sống chung với HIV có rất là nhiều nhu cầu, do đó cần phải có nhiều tổ chức cùng hoạt động chung trong lĩnh vực này.
Điểu đặc biệt mà ông Gred thấy được nơi Giáo hội Việt Nam là sự liên kết với nhau để tạo thành mạng lưới hoạt động giúp cho người có HIV, và điểm nổi bật của cuộc Hội Thảo là tình yêu và sự dấn thân của các tham dự viên.
BÀI THAM LUẬN CỦA BÀ TRẦN THỊ NHIỄU (Đại diện tổ chức Action Aid)
Bà Trần Thị Nhiễu, đại diện tổ chức Action Aid trình bày mục đích, đối tượng và phạm vi triển khai chương trình hoạt động của Action Aid tại TP.HCM. Nêu 5 vấn đề mà tổ chức quan tâm đó là Quyền có lương thực, Giáo dục, Quyền phụ nữ, Thể chế, HIV/AIDS. Trong đó, đặc biệt quan tâm HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con. Chiến lược thực hiện gồm 3 điểm: ngăn ngừa lây nhiễm, nâng cao quyền con người của người có HIV, tác động đến Nhà nước để thực thi quyền con người. Phương pháp truyền thông của Action Aid là truyền thông cá nhân và liên kết với nhiều tổ chức, nhóm, các dịch vụ khác trong xã hội.
CÁC CÂU HỎI CỦA THAM DỰ VIÊN
1- Làm thế nào để giúp các linh mục quan tâm đến HIV/AIDS nhiều hơn?
2- Khi các vị chủ chăn, lãnh đạo không muốn tham gia thì sao?
3- Làm thế nào để giúp người có HIV tự tin trong cuộc sống tương lai?
4- Nội dung truyền thông giáo dục HIV/AIDS
5- Nội dung và phương pháp để giáo dục thanh thiếu niên và cha mẹ?
6- Chăm sóc cho người sắp lìa đời?
7- Phải làm thế nào về vấn đề giáo dục tình dục?
8- Chúng ta phải làm thế nào để giúp các bạn trẻ về giới tính khi sự dậy thì đến sớm, mà tuổi kết hôn lại trễ?
9- Giáo Hội có ý kiến gì về bao cao su?
10- Làm sao giúp người sống với HIV hoà nhập cộng đồng?
11- Còn người nghèo và do di dân xa nhà xa vợ xa chồng, họ phải làm như thế nào để sống chung thuỷ hoặc không thủ dâm?
12- Có phải dùng thuốc thay thế Metadone là một phương cách tốt nhất cho người nghiện ma tuý?
Đức Ông Vitillo đã lần lượt trả lời câu hỏi cho các tham dự viên:
1. Làm thế nào để giúp các linh mục quan tâm nhiều hơn về HIV/AIDS?
Cách thứ nhất: Giáo Hội chúng ta khắp nơi đều quan tâm đến vấn đề này. Vậy ở những nơi mà Giáo Hội chưa quan tâm lắm thì chúng ta giáo dục những người lãnh đạo chúng ta. Từ giám mục, linh mục, tu sĩ.. khi các vị chủ chăn quan tâm thì các ngài sẽ kêu gọi người khác quan tâm. Cách thứ hai: cho các vị lãnh đão được nói chuyện với người có HIV. Ngài nghe được những đau khổ của người HIV nên ngài quan tâm. Cách thứ ba: chúng ta mời các vị chủ chăn lãnh đạo đi thăm những nơi chúng ta đang hoạt động trong công tác này.
2. Khi các vị chủ chăn, lãnh đạo không muốn tham gia thì sao?
Tôi nghĩ: ngay lập tức các bạn muốn họ trở thành những chuyên viên để nói về HIV thì họ không dám, mình chỉ tìm cơ hội giúp họ đến mục vụ, rồi từ từ họ sẽ quan tâm đến và họ sẽ tham gia.
3. Làm thế nào để giúp người có HIV tự tin trong cuộc sống tương lai?
Đôi khi nhiều hoàn cảnh quá khứ đè nặng làm họ không dậy nổi, đặc biệt mỗi hoàn cảnh của mỗi người khác nhau nên không thể giải quyết giống nhau. Nhưng theo tôi, chúng ta phải nhìn vào hoàn cảnh thực tiễn của họ để qua đó chúng ta có hướng giúp họ vượt qua hơn là ép buộc. Ví dụ: một người sống hành nghề mãi dâm, khi chúng ta đến nói rằng không làm nghề này nữa, thì làm sao họ bỏ nghề được, mà chúng ta cần giúp họ có một nghề khác tốt hơn để họ thoát khỏi nghề này. Nếu chúng ta nhìn được điểm tốt của họ họ sẽ tự tin hơn, còn chúng ta, thì chúng ta phải tôn trọng họ và đồng hành với họ, đặc biệt chúng ta là người Công giáo thì chúng ta cũng phải tha thứ theo phương cách Chúa tha thứ.
4. Nội dung truyền thông giáo dục HIV/AIDS
95% lây vi rút HIV lan qua đường tình dục, nên không thể né tránh khi nói về vấn đề tình dục. Giáo Hội chúng ta cũng năng động trong việc hỗ trợ khẩu trang, găng tay để các người nhân viên phục vụ không bị phơi nhiễm nghề nghiệp và không bị lây lan. Chúng ta cần phải xét nghiệm cho tất cả các bà mẹ có thai, trong trường hợp bà mẹ mang thai bị nhiễm thì giúp họ uống thuốc để phòng ngừa lây từ mẹ sang con. Có nhiều nơi Giáo Hội đưa ra chương trình hỗ trợ dinh dưỡng để trẻ không bú sữa từ mẹ.
5. Nội dung và phương pháp để giáo dục thanh thiếu niên và cha mẹ?
Tham vấn hiệu quả và tư vấn không chỉ giới hạn làm sao không lây lan HIV, nhưng chúng ta cần giúp cho người lớn và trẻ hiểu được bản thân họ và giúp cho họ hiểu các khía cạnh khác nhau: niềm tin, đời sống thiêng liêng, thể lý, tâm lý… Nếu chúng ta giúp họ hiểu được một khía cạnh về giới tính thôi thì họ không thể hiểu tổng quan về con người được. Vì thế, điều khó nhất là làm sao giúp cho họ hiểu được giá trị của bản thân, nếu một người không nhìn thấy giá trị của mình thì sao họ có được niềm hy vọng.
6. Chăm sóc cho người sắp lìa đời?
Thời gian đầu thì chúng ta thường nói về chăm sóc cho người sắp chết. Nhưng thời gian gần đây khi nhiều người uống thuốc rồi thì chúng ta nên tập trung vào vấn đề sống với HIV, chúng ta cần giáo dục họ ý thức để sống với đại dịch này. Mặc dầu vậy thuốc uống cho người có AIDS một thời gian sẽ mất tác dụng, do đó nơi tốt nhất là gia đình của họ để họ được sống và chết. Nhưng trong trường hợp không còn nơi nào cho họ thì Giáo Hội cần có những nơi chăm sóc cho họ. Chúng ta vẫn tôn trọng bảo vệ nhân phẩm họ, chúng ta không nên cô lập họ, vì thế chúng ta phải luôn tự hỏi mình rằng: chúng ta đã tôn trọng, đã tạo môi trường tốt, đã động viên gia đình họ thăm viếng người có AIDS chưa?…
7. Phải làm thế nào về vấn đề giáo dục tình dục?
Vấn đề này khó nói không phải chỉ nơi các linh mục, tu sĩ nhưng cho tất cả mọi người. Bất cứ đất nước nào tôi đến họ đều nói văn hoá chúng tôi không cho phép nói về giới tính. Thế nhưng khi những người đàn ông tụ lại với nhau họ nói về vấn đề gì nhiều nhất? Các bà, giới trẻ cũng vậy? về vấn đề này chúng ta nhớ rằng: giới tính tình dục là quà tặng của Thiên Chúa, chúng ta không sợ khi nói về giới tính. Linh mục, tu sĩ chúng ta là khấn khiết tịnh độc thân nhưng chúng ta vẫn là người còn giới tính, nhưng chúng ta không quan hệ giới tính. Và khi chúng ta học hỏi về giới tính của mình, chúng ta cảm nghiệm được giá trị giới tính của người khác.
8. Chúng ta phải làm thế nào để giúp các bạn trẻ về giới tính khi sự dậy thì đến sớm, mà tuổi kết hôn lại trễ?
Chúng ta phải nhìn vấn đề này trong một bức tranh tổng thể, xây dựng mối quan hệ giữa nam và nữ lớn hơn quan hệ giới tính. Cần cho giới trẻ hiểu rõ hơn về các giá trị trong đời sống, các bậc cha mẹ phải giải thích cho con cái hiểu… vì thế chúng ta tạo môi trường, tạo cơ hội cho bạn trẻ nói về cảm xúc của mình, đặc biệt nói về cảm xúc của mình trong vấn đề giới tính, tạo các hoạt động vui chơi lành mạnh mà không cần phải liên quan đến tình dục. Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô cuốn hút các bạn trẻ vậy? Lý do là ngài làm cho các bạn trẻ hiểu và giúp các bạn trẻ tôn trọng mình. Ngài không ngại nói với các bạn trẻ về giới tính, nhưng cùng lúc ngài không đồng quan điểm các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân.
9. Giáo Hội có ý kiến gì về bao cao su?
Nhiều quốc gia tin tưởng sử dụng bao cao su là ngăn chặn HIV/AIDS, nhưng thực tế đại dịch HIV vẫn lan rất nhanh trong nhiều năm qua. Và cho đến thời điểm này, chúng ta nhớ rằng các Đức Thánh Cha chưa đưa ra một giáo huấn nào về việc sử dụng bao cao su trong tương quan với AIDS. Đức Thánh Cha Phaolô VI, năm 1968, khuyên các cặp hôn nhân không sử dụng bao cao su và các phương pháp khác để ngừa mang thai, sinh nhiều con. Đây chỉ là phương pháp ngừa thai nhân tạo, vì thế chúng ta không thể nói lại là Giáo Hội chống lại việc sử dụng bao cao su trong việc ngừa HIV. Nhưng Giáo Hội nói rằng phương pháp phòng ngừa HIV tích cực là không quan hệ giới tính trước hôn nhân. Trong các chương trình thông tin về HIV cho họ biết về thông tin không quan hệ hôn nhân trước và không sử dụng bao cao su.
Khi chúng ta cho một thông tin tổng quát như vậy thì cho các bạn trẻ hiểu tại sao Giáo Hội chọn như vậy, và các bạn trẻ lựa chọn con đường tốt nhất cho mình.
Trong trường hợp vợ chồng có 1 trong 2 người bị HIV, thì có ít nhất 2 hội đồng giám mục ở châu Phi lên tiếng chúng ta không thể cấm họ quan hệ, và trong trường hợp này, chúng ta dạy họ biết tất cả các phương pháp để ngăn ngừa HIV và để cho họ quyết định. Hoặc là họ chọn quan hệ nhưng sử dụng bao cao su, và trong bối cảnh này chúng ta phải hiểu sử dụng bao cao su không phải là ngừa thai mà ngừa căn bệnh chết người này.
10. Làm sao giúp người sống với HIV hoà nhập cộng đồng?
Cho họ gia nhập vào mọi công việc trong Giáo Hội, chúng ta không chỉ dùng lại ở cầu nguyện cho họ, mà chúng ta phải mời gọi họ cầu nguyện chung với mình. Cách làm tốt nhất là mời gọi họ cùng tham gia để họ thể hiện họ là một chủ thể hiện hữu. Vì thế, chúng ta cần xác định rõ tất cả các cơ sở Giáo Hội không bao giờ có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, tạo cơ hội cho họ hội nhập và tham gia trong cộng đồng và như người nhân viên cùng phòng ngừa HIV, các trẻ cần được đến trường học, điều này rất khó vì phụ huynh làm áp lực, nhưng phải làm việc với các hiệu trưởng để khẳng định rõ các quan điểm của mình và giải thích cho phụ huynh hiểu rõ về sự lây lan của HIV.
11. Còn người nghèo và do di dân xa nhà xa vợ xa chồng, họ phải làm như thế nào để sống chung thuỷ hoặc không thủ dâm?
Trước tiên mình không nhìn đến họ là dân nhập cư nên mới nghèo, mà chúng ta cần nhìn vào khía cạnh rộng hơn. Chúng ta phải chấp nhận những người nhập cư nghèo vì chúng ta mua đồ rẻ, tội lớn nhất là tội chấp nhận và cổ vũ bất công hơn là tội trách nhiệm của họ. Giáo Hội chống lại sự bất công trong xã hội, một cá nhân có thể làm gì trong hoàn cảnh cá nhân này xa nhà quá lâu, đối với các bạn trẻ Công giáo thì khuyên trao đổi với các cha trong toà giải tội. Tôi nghĩ là Giáo Hội khôn ngoan có nguyên tắc đạo đức chung, và có hướng giải quyết cho từng trường hợp một.
12. Có phải dùng thuốc thay thế Metadone là một phương cách tốt nhất cho người nghiện ma tuý?
Từ trước đến nay chưa có 1 loại thuốc hoặc là phương pháp điều trị nào thành công cho người nghiện ma tuý, ngay cả thuốc metadone, hiện nay VN đang cố gắng thực hiện chương tình metadone. Vấn đề metadone và vấn đề hỗ trợ liên tục sau khi trở về cộng đồng, chúng ta phải nhớ sử dụng thuốc thay thế metadoen, nhưng thái độ thay đổi hành vi là phương pháp đi cùng metadone. Đa số những người nhiễm HIV ở VN là sử dụng ma tuý, chúng ta cần giúp họ bằng cách này hay cách khác để giúp họ giảm thiểu hành vi của họ. Ví dụ: chúng ta có thuốc hỗ trợ ARV rồi nhưng chúng ta không hỗ trợ xã hội cho họ, nên dễ thất bại, vấn đề thay đổi hành vi và vấn đề hỗ trợ xã hội là vấn đề chính hơn là vấn đề dùng thuốc thay thế.
Mặt khác về phía Giáo Hội, chúng ta còn có chương tình hỗ trợ tâm lý, tâm linh cho người sử dụng ma tuý.
BÀI THAM LUẬN CỦA DOCTOR CLEMENT OCHEL
Chia sẻ: SỰ THAY ĐỔI CỦA QUÝ VỊ TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ HIV TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY
Doctor Clement Ochel Chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên, năm 2004, đến giúp Giáo hội Việt Nam về lĩnh vực HIV/AIDS, và những kinh nghiệm học hỏi được từ những buổi làm việc tại cộng đoàn Mai Linh, trung tâm Mai Hoà, từ các thiện nguyện viên, các chuyên viên y tế. Tuy nhiên, ông lại thấy ngoài việc có những nhà nuôi trẻ ở các trung tâm, việc cần phải làm là phải có chương trình giúp trẻ sống tại cộng đồng. Các nhóm bạn giúp bạn, đồng đẳng cũng rất qan trọng trong công tác phòng chống HIV nên Giáo Hội cần quan tâm đến khía cạnh này. Bên cạnh đó, ông cũng vui mừng chia sẻ những thành quả đạt được trong việc trang bị kiến thức để nâng cao việc chăm sóc điều trị người có HIV/AIDS và sự hợp tác phối hợp của các phòng khám và các nhóm trong công tác chăm sóc và phòng chống HIV.
BÀI THAM LUẬN CỦA FR. TOẠI (đại diện Giáo phận Tp.HCM)
Trước tiên, linh mục trình bày quá trình hình thành công tác chăm sóc cho những người có HIV:
Năm 1998, Lm. Vũ Khởi Phụng đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho người HIV, và từ đó Nhóm Tiếng Vọng hình thành, trong đó có 1 bác sĩ.
Năm 2004, Đức Hồng Y gửi các tu sĩ đến Trung tâm Trọng Điểm để phục vụ bệnh nhân AIDS. Công tác này được phân làm 2 mảng:
1- Các tu sĩ phục vụ bệnh nhân AIDS tại Trung tâm Trọng Điểm.
2- Các giáo dân chăm sóc bệnh nhân AIDS tại TP.HCM
Sau nhiều nguyên do và nhu cầu của bệnh nhân, cuối cùng phòng khám Mai Khôi được hình thành.
Tháng 7 năm 2005, nhận thấy nhu cầu các bà mẹ và trẻ em có HIV cần được chăm sóc nên Mái ấm Mai Tâm cũng được hình thành.
Hội thảo HIV vào năm 2005, đã vạch ra 5 nhu cầu lớn:
1- Hỗ trợ về chuyên môn.
2- Xây dựng năng lực cho đội ngũ tình nguyện viên.
3- Tư cách pháp nhân và nguồn tài chính.
4- Sự phản ứng từ một số các linh mục, tu sĩ, hội đồng giáo xứ.
5- Liên kết với nhau.
Sau đó chúng tôi đã ngồi lại để tìm hiểu:
+ Làm sao để nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của các lãnh đạo?
+ Làm sao nâng cao nhận thức về HIV/AIDS giữa các linh mục, tu sĩ…?
+ Làm sao để huấn luyện về HIV/AIDS cho hội đồng mục vụ giáo xứ?
+ Để xây dựng nên nhóm tình nguyện tại các giáo xứ, bằng cách đã đến các giáo xứ để truyền thông về HIV.
+ Làm sao để xây dựng năng lực cho các em hỗ trợ tại Mai Linh, các bà mẹ tại Mái ấm Mai Tâm, phòng khám.
Kế đến, linh mục chia sẻ phương pháp làm việc của Giáo phận theo Mô hình thân chủ là trọng tâm:
1- Người nhiễm HIV được đón nhận để chăm sóc/chữa trị tại các phòng khám C nếu bệnh nặng chuyển đến bệnh viện/chẩn đoán C sau đó trở về cộng đồng/trở về gia đình hoặc mái ấm/nhà nương tựa C sức khoẻ được phục hồi, tạo công ăn việc làm để sống tự lập C nơi để ra đi nhẹ nhàng thanh thản.
2- Thân chủ nhiễm HIV: có thể đến phòng khám Mai Khôi/Xóm Mới/Phú Trung/Camillô hoặc các nơi để được hỗ trợ.
3- Các phòng khám: + Phòng khám Mai Khôi.
+ Phòng khám tư nhân.
+ Phòng khám giáo xứ.
4- Hoạt động giúp trực tiếp: Mái ấm Mai Tâm giúp đào tạo nghề, nhà tự lập, shop hoa để bán bông.
5- Nhà nương tựa: Trung tâm Mai Hoà, Nhà Cỏ, Nhà Cầu Dừa, Nhà Nagia.
BÀI CHIA SẺ CỦA CHỊ TRẦN THỊ LỆ
Chị bị bệnh đã 8 năm và đang sống tại Mái ấm Mai Tâm. Chị bị gia đình kỳ thị nên suy sụp tinh thần. Qua sự giới thiệu của chị Hằng, chị được đến Mái ấm Mai Tâm. Tại đây chị được các linh mục và tu sĩ chăm sóc cùng điều trị, được học nghề may. Sức khoẻ của chị và con chị đã được bình phục, chị đã biết may. Hiện nay chị đang sống trong nhà tự lập và may hàng gia công.
ĐÚC KẾT NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA MR. HUBERT HEINDL
Ông Hubert, điều phối viên của Hội thảo, tóm lược những chia sẻ của Đức Ông Vitillo về quan điểm và giáo huấn cùa Giáo Hội về HIV, chia sẻ của các tham dự viên về cách phục vụ người HIV, sự hiểu về xã hội, học hiểu về giới tính đối với mọi người mà các tham dự viên đã được học qua việc chia sẻ và trao đổi với nhau.
- Qua các bài chia sẻ đã giúp Hội thảo nhận thức được những khó khăn tồn tại, những cản trở khi chăm sóc hỗ trợ người có HIV. Theo ông Hubert, chúng ta cần trung thực chấp nhận rằng chúng ta e dè khi đến gặp gỡ người có HIV, chúng ta còn sợ và chỉ cầu nguyện cho người có HIV mà chưa dám cùng họ cầu nguyện trong nhà thờ, nhiều khi từ chính bản thân chúng ta yêu thương theo kiểu cho đi chứ chưa có sự đồng cảm theo sự tham gia cộng tác, chúng ta còn tồn tại việc xét đoán, chưa chấp nhận họ, và qua việc chia sẻ chúng ta có sự thay đổi từ cái nhìn là: TỪ CHẾT VÌ AIDS SANG SỐNG VỚI AIDS.
Qua ngày làm việc đầu tiên, Hội thảo đã đạt được:
- Xác định được các từ khoá quan trọng để làm việc cho ngày kế tiếp đó là: MẠNG LƯỚI và TÌNH YÊU.
- Mỗi người có nhu cầu cần được học hỏi và thay đổi, cần tăng năng lực và tiếp nhận người có HIV cùng tham gia.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho mỗi người về phòng chống HIV.
- Nhu cầu cần thiết lập mạng lưới trong và ngoài Giáo Hội, và liên kết với các tổ chức, các dịch vụ bên ngoài.
- Xây dựng năng lực từ phía giáo phận, giáo xứ, hội đồng giáo xứ…
- Xây dựng năng lực từ phía giáo dân, tu sĩ, linh mục…
Chương trình Hội thảo Học thuyết Xã hội Công Giáo tại Xuân Lộc
LM Nguyễn Ngọc Sơn
16:53 12/02/2008
HỘI THẢO HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Thời gian diễn ra hội thảo: từ 12 đến 13 tháng 03 năm 2008
Địa điểm hội thảo: Toà Giám mục Xuân Lộc,
Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc, Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Một cuộc Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công giáo được Uỷ Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đứng ra tổ chức, được phối hợp và tài trợ do tổ chức Công giáo Misereor của Đức quốc và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Mỗi giáo phận cử 2 người về tham dự để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm và thảo luận về hoạt động cứu trợ thiên tai và xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai tại các giáo phận.
Ban tổ chức:
- Đức Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH
- Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Giám mục giáo phận Phan Thiết
- Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH
Điều phối hội thảo:
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
- Cô Đoàn Tâm Đan
Ban thư ký hội thảo:
- Nt. Têrêsa Đỗ Thị An
- Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý
- Anh Martinô Trần Tuấn Huy
CHƯƠNG TRÌNH
HỘI THẢO VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
NGÀY 11-03-2008: Đón tiếp tham dự viên tại Toà Giám mục Xuân Lộc,
Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc, Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
NGÀY 12-03-2008:
SÁNG:
7:30-8:00: Đón tiếp, ghi danh, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.
8:00-8:30: Diễn văn khai mạc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
Diễn văn chào mừng (Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cựu Chủ tịch UB BAXH)
8:30-9:45: Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc)
9:45-10:00: Giải lao
10:00-10:45: Nhân phẩm và nhân quyền trong Học thuyết Xã hội Công giáo (Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM)
10:45-11:30: Liên đới xã hội theo quan điểm Công giáo (Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP)
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa
CHIỀU:
14:00-14:45: Học thuyết Xã hội Công giáo và các vấn đề xã hội Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
14:45-15:30: Hoạt động xã hội của người Công giáo Việt Nam (Anh Martinô Trần Tuấn Huy)
15:30-15:45: Giải lao
15:45-16:30: Kinh nghiệm dấn thân xã hội (Sr. Maria Consolata Hồ Thị Chính)
16:30-17:15: Thảo luận về mối tương quan giữa UB BAXH và các Ban BAXH giáo phận.
17:15-17:30: Tổng kết ngày làm việc đầu tiên (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
NGÀY 13-03-2008
SÁNG:
8:00-8:45: Học thuyết Xã hội Công giáo và môi trường (Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài)
8:45-9:30: Cảnh báo thiên tai (Cô Thạc sĩ Đoàn Tâm Đan)
9:30-9:45: Giải lao
9:45-11:30: Thảo luận về hoạt động cứu trợ thiên tai và xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai tại các giáo phận
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa
CHIỀU:
14:00-14:45: Giới thiệu cách thực hiện bản đồ xã hội của giáo phận (Anh Trần Tuấn Huy + Sr. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền)
14:45-15:30: Thảo luận
15:30-15:45: Giải lao
15:45-16:30: Thảo luận các hoạt động xã hội tại các giáo phận
16:30-17:00: Tổng kết hội thảo (Ban Thư ký)
Diễn văn kết thúc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN:
1. Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
2. Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
3. Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc
4. Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến
5. Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng
Các đại biểu từ 26 giáo phận (mỗi giáo phận 2 người)
1. Giáo phận Hà Nội
2. Giáo phận Bắc Ninh
3. Giáo phận Bùi Chu
4. Giáo phận Hải Phòng
5. Giáo phận Hưng Hoá
6. Giáo phận Lạng Sơn
7. Giáo phận Phát Diệm
8. Giáo phận Thái Bình
9. Giáo phận Thanh Hoá
10. Giáo phận Vinh
11. Giáo phận Huế
12. Giáo phận Buôn Ma Thuột
13. Giáo phận Đà Nẵng
14. Giáo phận Kontum
15. Giáo phận Nha Trang
16. Giáo phận Quy Nhơn
17. Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh
18. Giáo phận Cần Thơ
19. Giáo phận Đà Lạt
20. Giáo phận Long Xuyên
21. Giáo phận Mỹ Tho
22. Giáo phận Phan Thiết
23. Giáo phận Phú Cường
24. Giáo phận Vĩnh Long
25. Giáo phận Xuân Lộc
26. Giáo phận Bà Rịa
Khách mời
GIẢNG VIÊN
1. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc
2. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
3. Lm.Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM
4. Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP
5. Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành
6. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
7. Nt. Maria Cosolata Hồ Thị Chính
8. Cô Đoàn Tâm Đan
9. Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền
10. Anh Martinô Trần Tuấn Huy
11. Lm. GB. Phương Đình Toại
Thời gian diễn ra hội thảo: từ 12 đến 13 tháng 03 năm 2008
Địa điểm hội thảo: Toà Giám mục Xuân Lộc,
Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc, Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Một cuộc Hội thảo về Học thuyết Xã hội Công giáo được Uỷ Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đứng ra tổ chức, được phối hợp và tài trợ do tổ chức Công giáo Misereor của Đức quốc và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Mỗi giáo phận cử 2 người về tham dự để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm và thảo luận về hoạt động cứu trợ thiên tai và xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai tại các giáo phận.
Ban tổ chức:
- Đức Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH
- Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Giám mục giáo phận Phan Thiết
- Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH
Điều phối hội thảo:
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
- Cô Đoàn Tâm Đan
Ban thư ký hội thảo:
- Nt. Têrêsa Đỗ Thị An
- Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý
- Anh Martinô Trần Tuấn Huy
CHƯƠNG TRÌNH
HỘI THẢO VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
NGÀY 11-03-2008: Đón tiếp tham dự viên tại Toà Giám mục Xuân Lộc,
Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc, Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
NGÀY 12-03-2008:
SÁNG:
7:30-8:00: Đón tiếp, ghi danh, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.
8:00-8:30: Diễn văn khai mạc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
Diễn văn chào mừng (Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cựu Chủ tịch UB BAXH)
8:30-9:45: Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc)
9:45-10:00: Giải lao
10:00-10:45: Nhân phẩm và nhân quyền trong Học thuyết Xã hội Công giáo (Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM)
10:45-11:30: Liên đới xã hội theo quan điểm Công giáo (Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP)
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa
CHIỀU:
14:00-14:45: Học thuyết Xã hội Công giáo và các vấn đề xã hội Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
14:45-15:30: Hoạt động xã hội của người Công giáo Việt Nam (Anh Martinô Trần Tuấn Huy)
15:30-15:45: Giải lao
15:45-16:30: Kinh nghiệm dấn thân xã hội (Sr. Maria Consolata Hồ Thị Chính)
16:30-17:15: Thảo luận về mối tương quan giữa UB BAXH và các Ban BAXH giáo phận.
17:15-17:30: Tổng kết ngày làm việc đầu tiên (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
NGÀY 13-03-2008
SÁNG:
8:00-8:45: Học thuyết Xã hội Công giáo và môi trường (Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài)
8:45-9:30: Cảnh báo thiên tai (Cô Thạc sĩ Đoàn Tâm Đan)
9:30-9:45: Giải lao
9:45-11:30: Thảo luận về hoạt động cứu trợ thiên tai và xây dựng hệ thống phòng ngừa thiên tai tại các giáo phận
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa
CHIỀU:
14:00-14:45: Giới thiệu cách thực hiện bản đồ xã hội của giáo phận (Anh Trần Tuấn Huy + Sr. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền)
14:45-15:30: Thảo luận
15:30-15:45: Giải lao
15:45-16:30: Thảo luận các hoạt động xã hội tại các giáo phận
16:30-17:00: Tổng kết hội thảo (Ban Thư ký)
Diễn văn kết thúc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN:
1. Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
2. Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
3. Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc
4. Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến
5. Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng
Các đại biểu từ 26 giáo phận (mỗi giáo phận 2 người)
1. Giáo phận Hà Nội
2. Giáo phận Bắc Ninh
3. Giáo phận Bùi Chu
4. Giáo phận Hải Phòng
5. Giáo phận Hưng Hoá
6. Giáo phận Lạng Sơn
7. Giáo phận Phát Diệm
8. Giáo phận Thái Bình
9. Giáo phận Thanh Hoá
10. Giáo phận Vinh
11. Giáo phận Huế
12. Giáo phận Buôn Ma Thuột
13. Giáo phận Đà Nẵng
14. Giáo phận Kontum
15. Giáo phận Nha Trang
16. Giáo phận Quy Nhơn
17. Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh
18. Giáo phận Cần Thơ
19. Giáo phận Đà Lạt
20. Giáo phận Long Xuyên
21. Giáo phận Mỹ Tho
22. Giáo phận Phan Thiết
23. Giáo phận Phú Cường
24. Giáo phận Vĩnh Long
25. Giáo phận Xuân Lộc
26. Giáo phận Bà Rịa
Khách mời
GIẢNG VIÊN
1. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc
2. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
3. Lm.Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM
4. Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP
5. Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành
6. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
7. Nt. Maria Cosolata Hồ Thị Chính
8. Cô Đoàn Tâm Đan
9. Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền
10. Anh Martinô Trần Tuấn Huy
11. Lm. GB. Phương Đình Toại
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư của LM Nguyễn Hữu Phú, bề trên nhà Mai Thôn gửi anh em DCCT Hà Nội
LM. Nguyễn Hữu Phú
10:40 12/02/2008
THƯ CỦA LM NGUYỄN HỮU PHÚ
Bề trên Nhà Mai Thôn
gởi anh em DCCT Hà Nội
Mai Thôn, Thứ tư 30/01/08
Anh Em thương mến,
Trong này vừa đọc xong kinh sáng, đang chuẩn bị đi Sài Gòn dự lễ nhậm chức của cha Thành. Hằng ngày hằng giờ chúng tôi theo dõi tin tức của Anh Em Thái Hà và Toà Tổng. Giờ kinh giờ lễ nào cũng nhắc đến anh em trước toà Chúa. Chúng tôi giao phó Anh Em và riêng cha Hiên trong tay Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Tuần này tôi đang suy gẫm lời Chúa trong ngày Chúa Nhật tới: Dân Chúa là một Dân Nghèo Hèn. Nghèo hèn-bé nhỏ-không phỉnh gạt, tàn ác, bất công-khiêm nhường-nương ẩn nơi Danh Đức Chúa (Bài đọc 1).
Chúa đã chọn không mấy kẻ khôn ngoan thế giá, quý phái-mà chính là những kẻ yếu kém chẳng ra gì, để hạ bệ những kẻ quyền thế tự phụ ( Bài đọc 2).
Những người tìm sự công chính (Bài đọc 1), những kẻ nghèo hèn được có Chúa và Chúa chúc phúc, vì họ HIỀN LÀNH-SẦU KHỔ-KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH-XÓT THƯƠNG NGƯỜI- TRONG SÁNG-XÂY DỰNG HOÀ BÌNH-BỊ BÁCH HẠI vì sống, tìm và xây dựng SỰ CÔNG CHÍNH (Phúc âm).
Vui lên Anh Em!
Chúng tôi muốn gọi tên từng Anh Em một trong lời cầu nguyện.
Anh em ở trong Chúa
Chúa ở trong anh em.
Đấng trụ cột của các mối phúc.
Đấng quyền năng
Sẽ hạ bệ những ai quyền thế
ĐỂ CỨU CHUỘC HỌ.
Vì Người đã trả giá và đang trả giá trong chúng ta ơn cứu chuộc này.
Cái gì sẽ xảy đến cho Anh Em, cho Toà Tổng,Chúa biết. Chúng tôi giao phó Anh Em trong tay Chúa, Đấng đã thắng thế gian ( Cv 20,32). Có Mẹ Hằng Cứu Giúp ở với Anh Em. Mọi người áp bức chúng ta phải nhìn lên thập giá và đối diện với cặp mắt của Mẹ Hằng Cứu Giúp chúng ta.
Tôi đề nghị Anh Em đọc Is 41,8-20, đặc biệt các câu 13-16: Giống sâu bọ mà Chúa ban cho cặp răng nghiền nát núi non.
Sức mạnh của lòng mến, sự khiêm nhường, kiên nhẫn mà bất khuất. Ánh sáng của lời Chúa tác động nơi Anh Em và những người đối diện.
Hãy cầu nguyện, kết hợp với Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp rồi nói: “Đừng sợ!”.
Micael Nguyễn Hữu Phú CSSR
Mai Thôn, Thứ sáu 25.01.2008
Anh em thương mến trong Đức Kitô và Mẹ Hằng Cứu Giúp
Hằng ngày, có thể nói là hằng giờ, chúng tôi theo dõi tin tức anh em. Có thể nói chúng tôi sống với anh am và trong anh em trong cuộc đấu tranh này.
Hôm nay, các đây 30 năm, Cộng đoàn chúng tôi ở Thủ Đức bị ốp, ngày xưa Thánh Phaolô được Chúa Kitô chiếm đoạt-Đấng Phaolô đang bắt bớ ( Pl 3,12; Cv 9,5).
Đó là cái giá ơn cứu chuộc Stêphanô đã trả bởi tay Phaolô và đồng bạn (Cv 8,1; 22,20).
Chúng ta mới chỉ cử hành chúa nhật Chúa Giêsu chịu phép DÌM. Người bảo Gioan cứ DÌM Người xuống nước ĐỂ CHU TOÀN SỰ CÔNG CHÍNH (Mt 3,15). Đó là chu toàn thánh ý cứu rỗi của Cha. Chính Người sẽ chú thích ở Mc 10,38-40 và Lc 12,49-50 cũng như Cv 1,7; Ga 1,33; Mt 3,11.
Dòng Chúa Cứu Thế nghĩa là Dòng của Đấng Cứu Chuộc thế giới. Mà chuộc có nghĩa là phải trả. Thái Hà ngày nay là hoa quả của Thái Hà hạt giống thế hệ trước. Và cũng là hạt giống cho ngày mai.
Ta muốn lấy đất lại, ta muốn thắng, muốn được yên. Ta cứ tranh đấu và cầu nguyện. Nhưng cũng muốn cho sự Công Chính được chu toàn nơi ta và nơi những thế lực đang chèn ép ta. Sẽ có những Phaolô từ đám đó, Chúa cũng tác động nơi họ.
Chúa nói-KHI CHẾT ĐẾN NƠI-“Anh em hãy vững lòng! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Có Chúa trong anh em, tranh đấu trong anh em, trả giá trong anh em và CỨU CHUỘC trong anh em.
Không phải chỉ để được đất cho bằng để SỰ CÔNG CHÍNH của Cha được hoàn thành trong đất nước này.
“Thầy đã thấy satan từ trời xuống như ánh chớp” (Lc 10,18). “Chính bây giờ đầu mục thế gian này sẽ bị đuổi ra ngoài” (Ga 12,31).
Nhờ Thủ Đức bị ốp mà có Mai Thôn, Cần Giờ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Phú Cường, Phan Thiết…( Thái Hà ngày nay phần nào).
Ta chờ những Phaolô từ …người ta!
Ta thấy mùa gặt mai sau và ta mừng ( Tv 125,5).
Micael Nguyễn Hữu Phú CSSR
Bề trên Nhà Mai Thôn
gởi anh em DCCT Hà Nội
Mai Thôn, Thứ tư 30/01/08
Anh Em thương mến,
Trong này vừa đọc xong kinh sáng, đang chuẩn bị đi Sài Gòn dự lễ nhậm chức của cha Thành. Hằng ngày hằng giờ chúng tôi theo dõi tin tức của Anh Em Thái Hà và Toà Tổng. Giờ kinh giờ lễ nào cũng nhắc đến anh em trước toà Chúa. Chúng tôi giao phó Anh Em và riêng cha Hiên trong tay Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Tuần này tôi đang suy gẫm lời Chúa trong ngày Chúa Nhật tới: Dân Chúa là một Dân Nghèo Hèn. Nghèo hèn-bé nhỏ-không phỉnh gạt, tàn ác, bất công-khiêm nhường-nương ẩn nơi Danh Đức Chúa (Bài đọc 1).
Chúa đã chọn không mấy kẻ khôn ngoan thế giá, quý phái-mà chính là những kẻ yếu kém chẳng ra gì, để hạ bệ những kẻ quyền thế tự phụ ( Bài đọc 2).
Những người tìm sự công chính (Bài đọc 1), những kẻ nghèo hèn được có Chúa và Chúa chúc phúc, vì họ HIỀN LÀNH-SẦU KHỔ-KHAO KHÁT SỰ CÔNG CHÍNH-XÓT THƯƠNG NGƯỜI- TRONG SÁNG-XÂY DỰNG HOÀ BÌNH-BỊ BÁCH HẠI vì sống, tìm và xây dựng SỰ CÔNG CHÍNH (Phúc âm).
Vui lên Anh Em!
Chúng tôi muốn gọi tên từng Anh Em một trong lời cầu nguyện.
Anh em ở trong Chúa
Chúa ở trong anh em.
Đấng trụ cột của các mối phúc.
Đấng quyền năng
Sẽ hạ bệ những ai quyền thế
ĐỂ CỨU CHUỘC HỌ.
Vì Người đã trả giá và đang trả giá trong chúng ta ơn cứu chuộc này.
Cái gì sẽ xảy đến cho Anh Em, cho Toà Tổng,Chúa biết. Chúng tôi giao phó Anh Em trong tay Chúa, Đấng đã thắng thế gian ( Cv 20,32). Có Mẹ Hằng Cứu Giúp ở với Anh Em. Mọi người áp bức chúng ta phải nhìn lên thập giá và đối diện với cặp mắt của Mẹ Hằng Cứu Giúp chúng ta.
Tôi đề nghị Anh Em đọc Is 41,8-20, đặc biệt các câu 13-16: Giống sâu bọ mà Chúa ban cho cặp răng nghiền nát núi non.
Sức mạnh của lòng mến, sự khiêm nhường, kiên nhẫn mà bất khuất. Ánh sáng của lời Chúa tác động nơi Anh Em và những người đối diện.
Hãy cầu nguyện, kết hợp với Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp rồi nói: “Đừng sợ!”.
Micael Nguyễn Hữu Phú CSSR
Mai Thôn, Thứ sáu 25.01.2008
Anh em thương mến trong Đức Kitô và Mẹ Hằng Cứu Giúp
Hằng ngày, có thể nói là hằng giờ, chúng tôi theo dõi tin tức anh em. Có thể nói chúng tôi sống với anh am và trong anh em trong cuộc đấu tranh này.
Hôm nay, các đây 30 năm, Cộng đoàn chúng tôi ở Thủ Đức bị ốp, ngày xưa Thánh Phaolô được Chúa Kitô chiếm đoạt-Đấng Phaolô đang bắt bớ ( Pl 3,12; Cv 9,5).
Đó là cái giá ơn cứu chuộc Stêphanô đã trả bởi tay Phaolô và đồng bạn (Cv 8,1; 22,20).
Chúng ta mới chỉ cử hành chúa nhật Chúa Giêsu chịu phép DÌM. Người bảo Gioan cứ DÌM Người xuống nước ĐỂ CHU TOÀN SỰ CÔNG CHÍNH (Mt 3,15). Đó là chu toàn thánh ý cứu rỗi của Cha. Chính Người sẽ chú thích ở Mc 10,38-40 và Lc 12,49-50 cũng như Cv 1,7; Ga 1,33; Mt 3,11.
Dòng Chúa Cứu Thế nghĩa là Dòng của Đấng Cứu Chuộc thế giới. Mà chuộc có nghĩa là phải trả. Thái Hà ngày nay là hoa quả của Thái Hà hạt giống thế hệ trước. Và cũng là hạt giống cho ngày mai.
Ta muốn lấy đất lại, ta muốn thắng, muốn được yên. Ta cứ tranh đấu và cầu nguyện. Nhưng cũng muốn cho sự Công Chính được chu toàn nơi ta và nơi những thế lực đang chèn ép ta. Sẽ có những Phaolô từ đám đó, Chúa cũng tác động nơi họ.
Chúa nói-KHI CHẾT ĐẾN NƠI-“Anh em hãy vững lòng! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
Có Chúa trong anh em, tranh đấu trong anh em, trả giá trong anh em và CỨU CHUỘC trong anh em.
Không phải chỉ để được đất cho bằng để SỰ CÔNG CHÍNH của Cha được hoàn thành trong đất nước này.
“Thầy đã thấy satan từ trời xuống như ánh chớp” (Lc 10,18). “Chính bây giờ đầu mục thế gian này sẽ bị đuổi ra ngoài” (Ga 12,31).
Nhờ Thủ Đức bị ốp mà có Mai Thôn, Cần Giờ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Phú Cường, Phan Thiết…( Thái Hà ngày nay phần nào).
Ta chờ những Phaolô từ …người ta!
Ta thấy mùa gặt mai sau và ta mừng ( Tv 125,5).
Micael Nguyễn Hữu Phú CSSR
Đầu Năm viếng thăm Mẹ ở Thái Hà
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
12:01 12/02/2008
ĐẦU NĂM VIẾNG THĂM MẸ
(Nhật ký 13-2-2008 Thái Hà của Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang)
Đáng lẽ theo lệ thường, tôi đã ở nhà thờ Thái Hà trong dịp TẾT Mậu Tý, vào buổi lễ minh niên như tôi đã nhiều lần tới viếng Đức Mẹ vào mùng 3 Tết. Tôi nhớ thuở thiếu thời, khi còn đi học ở Hà Thành, vào ngày Mồng 3 Tết hằng năm, tôi thường đến Nhà thờ Thái Hà để xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho công việc học hành được tấn tới, như câu nói mà tụi học trò chúng tôi vẫn thường trêu nhau: “Học trò thò lò mũi xanh, tay ôm chiếc mũ chạy quanh nhà thờ”. Về sau này, khi đã làm linh mục, nhất là Giám mục phụ tá Hà Nội, tôi cũng nhiều lần được mời tới dâng lễ và giảng lễ tại đây. Cho đến khi đã được bổ nhiệm làm Giám mục Thái Bình, đã đôi ba lần tôi được cha già Giuse Vũ Ngọc Bích mời tới dâng lễ, giảng huấn và gặp gỡ những anh chị em giáo dân thân quen.
Dần dần do bận công việc mục vụ, nên nhiều năm tôi không thể tới viếng Đức Mẹ vào dịp lễ Minh niên mồng 3 Tết được nhưng trong lòng vẫn nhớ da diết các buổi lễ trang trọng sốt sắng này.
Mồng 3 tết năm nay, buổi sáng, tôi đã dâng lễ với cả giáo phận ở trại phong Văn Môn, mang tất cả quà bánh, tiền bạc nhận được cùng với các linh mục, nam nữ tu sĩ đi biếu các bệnh nhân phong, để chia sẻ niềm vui ngày Tết với họ, đồng thời làm lễ phát động năm Hồng Đào, khởi hành chiếc “đại xa”: Làm việc Bác ái xã hội. Buổi chiều, tôi lại cùng với các linh mục trong giáo phận đi dâng lễ an táng cho một Linh mục 68 tuổi, học lớp lớn tuổi ở Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang vừa qua đời vào đúng đêm 30 tết, sau tròn hai năm làm linh mục.
Sáng mồng 4 tết, tôi tới dâng lễ và chủ sự cuộc rước kiệu Hồng Đào ở Bồ Ngọc - một giáo xứ ven đê sông Luộc, dưới trời rét lạnh thấu xương. Chiều về đến nhà mở xem trên mạng Internet thấy tiếc ơi là tiếc vì không có mặt để chứng kiến cuộc lễ Minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại giáo xứ Thái Hà – Hà Nội. Trong bản tin đã đưa, sau thánh lễ, hàng ngàn người đã ra “hiện trường” – nơi khu đất đang còn tranh chấp để đọc kinh cầu nguyện.
Do vậy, sáng mồng 5 Tết, tôi quyết tâm phải đến viếng Đức Mẹ Thái Hà và tham dự buổi cầu nguyện. Trời lạnh quá! Thêm tuổi cao sức yếu, đôi chân nhức buốt nên mãi gần 9 giờ sáng tôi mới đi xe tới Thái Hà. Đường phố thủ đô vắng tanh vắng ngắt, có lẽ do một phần dân về quê ăn tế hoặc ở trong nhà vì ngoài trời nhiệt độ xuống tới 8, 9 độ C.
Tôi tới khu vực nhà thờ giáo xứ Thái Hà, chỉ thấy thấp thoáng mấy bạn trẻ đang đứng chúc tuổi lẫn nhau. Tôi vào qua nhà thờ để viếng Thánh Thể. Nhà thờ lúc này không một bóng người. Sau những giây phút viếng Thánh Thể, tôi tết Chúa trong nhà chầu và viếng thăm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp một lát rồi vào nhà khách xin gặp cha Bề trên để chúc tuổi, bởi ngài đã đến Tòa Giám Mục Thái Bình hôm 28 tết thăm và chúc tuổi mới tôi, hôm nay tôi có dịp đáp lễ.
Trong câu chuyện, ngài kể: buổi lễ hôm mồng 3 Tết đông tới 7000 người. Sau Thánh lễ, cộng đoàn cùng ra hiện trường để cầu nguyện. Chúng tôi có chia sẻ với nhau vài ý kiến về đất Tòa Khâm Sứ cũ. Chúng tôi được biết, hiện nay, không ai được vào cầu nguyện trong sân Tòa Khâm Sứ. Đứng ở cổng cầu nguyện vọng vào thì bị bảo vệ, công an xua đuổi!!! Nói đến đây, tôi chợt nghĩ lại quang cảnh các chùa chiền miếu mạo dịp đầu xuân, thiện nam tín nữ đông đúc chen chúc nhau vào như hội, xin quẻ cầu phúc… mà chạnh lòng nhớ tới tượng Đức Mẹ bên khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, đang ở trong tình trạng lạnh lẽo, hoa nến bây giờ còn ai dâng kính?
Tôi chia sẻ với cha Bề trên một vài ưu tư và đầy vẻ tiếc nuối cho sự việc này. Ngài cũng cảm thông và với vẻ khiêm tốn vốn có, ngài cho biết: “Ở khu đất Thái Hà, giáo dân vẫn sốt sắng cầu nguyện ngày 3 buổi, không kể sau các lễ”. Nhân tiện tới chúc tết, tôi có ý nguyện muốn tới cầu nguyện tại hiện trường.
Buổi cầu nguyện sau Thánh lễ sáng nay đã chấm dứt, nên chỉ còn vài ba bà cụ “cắm lều” ở hiện trường. Tôi cũng muốn viếng Đức Mẹ trong buổi đầu xuân, nên ngài cũng thu xếp một số các cụ ông cụ bà theo tôi ra nơi mảnh đất còn đang tranh chấp.
Cha Bề trên dẫn chúng tôi đi lối trong, qua nhà nguyện thánh Giêrađô, đi tắt sang hiện trường. Một số bà con đã ra trước thắp nến và sửa soạn. Tôi ngạc nhiên thấy một số thánh giá buộc vào hàng rào và năm ba bức ảnh Đức Mẹ được đặt chung quanh. Chúng tôi tiến đến một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp to nhất, lộng lẫy giữa mấy hàng đèn nến và hoa tươi. Cha Bề trên xướng kinh cầu nguyện như thói quen mọi lần. Tôi cảm động chắp tay cầu nguyện từ đáy lòng xin Đức Mẹ phù hộ cho đoàn con và những ai có liên quan tới mảnh đất. Chớ gì, sang xuân họ sẽ tìm được giải pháp tốt nhất để đem an vui đến cho mọi người. Tôi thấy bên hàng rào có một cỗ tràng hạt đỏ của ai treo trên đó chắc để dâng kính Đức Mẹ. Tôi liền lấy trong túi áo một cỗ tràng hạt trắng do chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho tôi dịp tôi được hầu ngài ở Castel Gandolfo năm ngoái khi tôi tới Roma. Nay tôi muốn dâng cho Đức Mẹ như hình ảnh Đức Thánh Cha ở với giáo dân Thái Hà. Một chị giúp tôi treo cỗ tràng hạt vào hàng rào cạnh ảnh Đức Mẹ.
Tôi sực nhớ có một nhân vật nổi danh trong các buổi cầu nguyện dịp tết: đó là một bà mẹ nhất định không về ăn tết, tình nguyện ở lại bên Đức Mẹ để cầu nguyện. Tôi liền hỏi cha Bề trên. Ngài liền quay lại đám đông và giới thiệu cho tôi bà cụ già 80 tuổi, còn khỏe mạnh, đang co ro trong chiếc áo khoác màu nâu. Bà mẹ này đã được các thi sĩ nói tới nhiều trên mạng Internet, gây xúc động cho nhiều người trên thế giới mà tôi cũng là một trong số đó. Mỗi lần đọc xong các tin tức và các bài thơ về bà mẹ anh hùng này, tôi thường xúc động chảy nước mắt. Tôi quay lại nắm chặt tay bà mẹ già và nói: “Bà không về vì bà muốn ở với Đức Mẹ đã không về trong suốt cuộc đời sống bên cạnh Chúa từ khi sinh ra trong hang đá, 30 năm ở Nazarét, trong cuộc đời truyền giáo, nhất là lúc con chịu khổ nạn, lên núi Calvariô, đứng dưới chân thập giá… Đức Mẹ không bỏ về để nhận lời Chúa trối nhận loài người làm con và cho con người nhận ngài làm Mẹ. Bà không về là để bắt chước Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc, chính sự hy sinh âm thầm lặng lẽ đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trong vụ tranh chấp này. Sau này, cả thế giới sẽ nhớ đến bà.”
Tôi quay sang nói với cha Bề trên: “Khi nào giải quyết xong vụ đất đai này, tôi xin cha dựng một pho tượng cho bà mẹ này với lời đề tựa: ‘MẸ KHÔNG VỀ’. Mọi người đứng quanh có vẻ tán thành.
Trước khi lên xe trở về, cha Bề trên còn dẫn tôi tới thăm nhà nguyện thánh Giêrađô, khu vực mà trước đây một thời là nơi tụ họp của những bọn người nghiện ngập xì ke ma túy, hút chích vv… nhưng nay, nhờ bàn tay của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, nơi đây đã trở thành một nơi cầu nguyện khang trang, sạch đẹp, thành nơi để cho các bà mẹ đang mang thai đến xin ơn được sinh nở bình an.
Về tới phòng riêng, tôi cố gắng viết những dòng nhật ký nóng hổi này và cố gắng làm một bài thơ nhan đề: “Tại sao mẹ không về?”
Hỡi người mẹ Thái Hà của tôi ơi !
Tết đã về, sao mẹ còn ở lại ?
Không về nhà, trời rét lạnh mưa rơi,
Cơn gió ác cấu làn da tím tái…
Tại bánh chưng, gạo nấu chưa đủ rền?
Tại đĩa mứt, đường pha còn chưa ngọt?
Tại cháu con khó nghèo còn thưa thớt,
Chưa về được, từ các tỉnh kế bên?
Tết không về, vì Mẹ ta không về
Mẹ của chung là Mẹ Hằng Cứu Giúp
Dưới bóng người suốt đời con ẩn núp
Bỏ Mẹ lại con thấy buồn tái tê
Ta không về, bỏ Mẹ lại thảm thê
Giữa gạch vụn, hàng thép gai nhọn hoắt
Giữa lớp người, gan chì và phổi sắt
Vẫn rình chờ, bán Đất, chia phe…
Ta không về, vì xưa kia Hang Đá
Mẹ không về, bên Hài Nhi cao cả
Với bò lừa, dâng hơi ấm tỏa lan
Dâng Hài Nhi, chống cơn gió đông hàn.
Ta không về, trên con đường truyền giáo
Mẹ đồng hành với Chúa đi giảng đạo
Chống lũ giả hình, bè Pha-ri-siêu
Sống bụi đời, cuộc sống rất bạt phiêu.
Vì Mẹ Maria nơi vườn Giệt
Có người Con, bọn quân thù tìm giết
Cả thân hình tan nát máu mồ hôi
Giuđa phản bội hôn bán Con Trời.
Ta không về, Mẹ ở lại đón con
Trên con đường đẫm máu đỏ như son
Cây khổ giá, trên đôi vai nặng trĩu
Nát lòng Mẹ, có ai nào thấu hiểu?!
Ta không về, vì Mẹ còn ở lại
Đứng Sầu Bi, muốn ngàn năm ở mãi
Cuộc sinh ra đau khổ nhưng vuông tròn
Lời trối: Con nhận Mẹ, Mẹ nhận Con.
Để hôm nay, Mẹ đồng công Cứu Độ
Ta không về vì ta có duyên cớ
Cùng Mẹ Ngôi Hai, sống trọn cuộc đời
Buồn vui sướng khổ cùng với Ngôi Lời.
Mẹ Nhập thế với Con Mẹ nhập thể
Tết mẹ không về nguyên do là thế
Mẹ không về cho Đất sẽ nở hoa
Cho Mùa Xuân, mãi mãi sẽ an hòa
Cho Trái Đất tỏa lan đầy hạnh phúc
Sống yêu thương như mọi người cầu chúc
Tết không về, ở lại với Mẹ thôi
Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ của con ơi!
(Bạch Lạp)
Có thể bài thơ tôi làm không hay lắm, nhưng qua những gì tôi vừa kể, tôi chỉ muốn diễn tả những tư tưởng của một người mẹ không về gia đình ăn tết, vì muốn ở lại cùng Mẹ Hằng Cứu Giúp để noi gương Mẹ xưa, muốn ở cùng Chúa mọi nơi mọi lúc. Mặc dù đã cố gắng lắm, nhưng vẫn chưa diễn tả cho đạt điều muốn nói, xin các vị thi sĩ tài danh thông cảm tha thứ.
Tôi muốn kết thúc những dòng hồi ký vụng về này bằng cách xin các vị hãy khoan dung, đại lượng, và vị nào cảm thấy có gì bị xúc phạm, xin đại xá cho.
Thái Bình ngày 12/2/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
(Nhật ký 13-2-2008 Thái Hà của Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang)
Đáng lẽ theo lệ thường, tôi đã ở nhà thờ Thái Hà trong dịp TẾT Mậu Tý, vào buổi lễ minh niên như tôi đã nhiều lần tới viếng Đức Mẹ vào mùng 3 Tết. Tôi nhớ thuở thiếu thời, khi còn đi học ở Hà Thành, vào ngày Mồng 3 Tết hằng năm, tôi thường đến Nhà thờ Thái Hà để xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho công việc học hành được tấn tới, như câu nói mà tụi học trò chúng tôi vẫn thường trêu nhau: “Học trò thò lò mũi xanh, tay ôm chiếc mũ chạy quanh nhà thờ”. Về sau này, khi đã làm linh mục, nhất là Giám mục phụ tá Hà Nội, tôi cũng nhiều lần được mời tới dâng lễ và giảng lễ tại đây. Cho đến khi đã được bổ nhiệm làm Giám mục Thái Bình, đã đôi ba lần tôi được cha già Giuse Vũ Ngọc Bích mời tới dâng lễ, giảng huấn và gặp gỡ những anh chị em giáo dân thân quen.
Dần dần do bận công việc mục vụ, nên nhiều năm tôi không thể tới viếng Đức Mẹ vào dịp lễ Minh niên mồng 3 Tết được nhưng trong lòng vẫn nhớ da diết các buổi lễ trang trọng sốt sắng này.
Mồng 3 tết năm nay, buổi sáng, tôi đã dâng lễ với cả giáo phận ở trại phong Văn Môn, mang tất cả quà bánh, tiền bạc nhận được cùng với các linh mục, nam nữ tu sĩ đi biếu các bệnh nhân phong, để chia sẻ niềm vui ngày Tết với họ, đồng thời làm lễ phát động năm Hồng Đào, khởi hành chiếc “đại xa”: Làm việc Bác ái xã hội. Buổi chiều, tôi lại cùng với các linh mục trong giáo phận đi dâng lễ an táng cho một Linh mục 68 tuổi, học lớp lớn tuổi ở Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang vừa qua đời vào đúng đêm 30 tết, sau tròn hai năm làm linh mục.
Sáng mồng 4 tết, tôi tới dâng lễ và chủ sự cuộc rước kiệu Hồng Đào ở Bồ Ngọc - một giáo xứ ven đê sông Luộc, dưới trời rét lạnh thấu xương. Chiều về đến nhà mở xem trên mạng Internet thấy tiếc ơi là tiếc vì không có mặt để chứng kiến cuộc lễ Minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại giáo xứ Thái Hà – Hà Nội. Trong bản tin đã đưa, sau thánh lễ, hàng ngàn người đã ra “hiện trường” – nơi khu đất đang còn tranh chấp để đọc kinh cầu nguyện.
Do vậy, sáng mồng 5 Tết, tôi quyết tâm phải đến viếng Đức Mẹ Thái Hà và tham dự buổi cầu nguyện. Trời lạnh quá! Thêm tuổi cao sức yếu, đôi chân nhức buốt nên mãi gần 9 giờ sáng tôi mới đi xe tới Thái Hà. Đường phố thủ đô vắng tanh vắng ngắt, có lẽ do một phần dân về quê ăn tế hoặc ở trong nhà vì ngoài trời nhiệt độ xuống tới 8, 9 độ C.
Tôi tới khu vực nhà thờ giáo xứ Thái Hà, chỉ thấy thấp thoáng mấy bạn trẻ đang đứng chúc tuổi lẫn nhau. Tôi vào qua nhà thờ để viếng Thánh Thể. Nhà thờ lúc này không một bóng người. Sau những giây phút viếng Thánh Thể, tôi tết Chúa trong nhà chầu và viếng thăm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp một lát rồi vào nhà khách xin gặp cha Bề trên để chúc tuổi, bởi ngài đã đến Tòa Giám Mục Thái Bình hôm 28 tết thăm và chúc tuổi mới tôi, hôm nay tôi có dịp đáp lễ.
Trong câu chuyện, ngài kể: buổi lễ hôm mồng 3 Tết đông tới 7000 người. Sau Thánh lễ, cộng đoàn cùng ra hiện trường để cầu nguyện. Chúng tôi có chia sẻ với nhau vài ý kiến về đất Tòa Khâm Sứ cũ. Chúng tôi được biết, hiện nay, không ai được vào cầu nguyện trong sân Tòa Khâm Sứ. Đứng ở cổng cầu nguyện vọng vào thì bị bảo vệ, công an xua đuổi!!! Nói đến đây, tôi chợt nghĩ lại quang cảnh các chùa chiền miếu mạo dịp đầu xuân, thiện nam tín nữ đông đúc chen chúc nhau vào như hội, xin quẻ cầu phúc… mà chạnh lòng nhớ tới tượng Đức Mẹ bên khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, đang ở trong tình trạng lạnh lẽo, hoa nến bây giờ còn ai dâng kính?
Tôi chia sẻ với cha Bề trên một vài ưu tư và đầy vẻ tiếc nuối cho sự việc này. Ngài cũng cảm thông và với vẻ khiêm tốn vốn có, ngài cho biết: “Ở khu đất Thái Hà, giáo dân vẫn sốt sắng cầu nguyện ngày 3 buổi, không kể sau các lễ”. Nhân tiện tới chúc tết, tôi có ý nguyện muốn tới cầu nguyện tại hiện trường.
Buổi cầu nguyện sau Thánh lễ sáng nay đã chấm dứt, nên chỉ còn vài ba bà cụ “cắm lều” ở hiện trường. Tôi cũng muốn viếng Đức Mẹ trong buổi đầu xuân, nên ngài cũng thu xếp một số các cụ ông cụ bà theo tôi ra nơi mảnh đất còn đang tranh chấp.
Cha Bề trên dẫn chúng tôi đi lối trong, qua nhà nguyện thánh Giêrađô, đi tắt sang hiện trường. Một số bà con đã ra trước thắp nến và sửa soạn. Tôi ngạc nhiên thấy một số thánh giá buộc vào hàng rào và năm ba bức ảnh Đức Mẹ được đặt chung quanh. Chúng tôi tiến đến một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp to nhất, lộng lẫy giữa mấy hàng đèn nến và hoa tươi. Cha Bề trên xướng kinh cầu nguyện như thói quen mọi lần. Tôi cảm động chắp tay cầu nguyện từ đáy lòng xin Đức Mẹ phù hộ cho đoàn con và những ai có liên quan tới mảnh đất. Chớ gì, sang xuân họ sẽ tìm được giải pháp tốt nhất để đem an vui đến cho mọi người. Tôi thấy bên hàng rào có một cỗ tràng hạt đỏ của ai treo trên đó chắc để dâng kính Đức Mẹ. Tôi liền lấy trong túi áo một cỗ tràng hạt trắng do chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho tôi dịp tôi được hầu ngài ở Castel Gandolfo năm ngoái khi tôi tới Roma. Nay tôi muốn dâng cho Đức Mẹ như hình ảnh Đức Thánh Cha ở với giáo dân Thái Hà. Một chị giúp tôi treo cỗ tràng hạt vào hàng rào cạnh ảnh Đức Mẹ.
Tôi sực nhớ có một nhân vật nổi danh trong các buổi cầu nguyện dịp tết: đó là một bà mẹ nhất định không về ăn tết, tình nguyện ở lại bên Đức Mẹ để cầu nguyện. Tôi liền hỏi cha Bề trên. Ngài liền quay lại đám đông và giới thiệu cho tôi bà cụ già 80 tuổi, còn khỏe mạnh, đang co ro trong chiếc áo khoác màu nâu. Bà mẹ này đã được các thi sĩ nói tới nhiều trên mạng Internet, gây xúc động cho nhiều người trên thế giới mà tôi cũng là một trong số đó. Mỗi lần đọc xong các tin tức và các bài thơ về bà mẹ anh hùng này, tôi thường xúc động chảy nước mắt. Tôi quay lại nắm chặt tay bà mẹ già và nói: “Bà không về vì bà muốn ở với Đức Mẹ đã không về trong suốt cuộc đời sống bên cạnh Chúa từ khi sinh ra trong hang đá, 30 năm ở Nazarét, trong cuộc đời truyền giáo, nhất là lúc con chịu khổ nạn, lên núi Calvariô, đứng dưới chân thập giá… Đức Mẹ không bỏ về để nhận lời Chúa trối nhận loài người làm con và cho con người nhận ngài làm Mẹ. Bà không về là để bắt chước Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc, chính sự hy sinh âm thầm lặng lẽ đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trong vụ tranh chấp này. Sau này, cả thế giới sẽ nhớ đến bà.”
Tôi quay sang nói với cha Bề trên: “Khi nào giải quyết xong vụ đất đai này, tôi xin cha dựng một pho tượng cho bà mẹ này với lời đề tựa: ‘MẸ KHÔNG VỀ’. Mọi người đứng quanh có vẻ tán thành.
Trước khi lên xe trở về, cha Bề trên còn dẫn tôi tới thăm nhà nguyện thánh Giêrađô, khu vực mà trước đây một thời là nơi tụ họp của những bọn người nghiện ngập xì ke ma túy, hút chích vv… nhưng nay, nhờ bàn tay của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, nơi đây đã trở thành một nơi cầu nguyện khang trang, sạch đẹp, thành nơi để cho các bà mẹ đang mang thai đến xin ơn được sinh nở bình an.
Về tới phòng riêng, tôi cố gắng viết những dòng nhật ký nóng hổi này và cố gắng làm một bài thơ nhan đề: “Tại sao mẹ không về?”
Hỡi người mẹ Thái Hà của tôi ơi !
Tết đã về, sao mẹ còn ở lại ?
Không về nhà, trời rét lạnh mưa rơi,
Cơn gió ác cấu làn da tím tái…
Tại bánh chưng, gạo nấu chưa đủ rền?
Tại đĩa mứt, đường pha còn chưa ngọt?
Tại cháu con khó nghèo còn thưa thớt,
Chưa về được, từ các tỉnh kế bên?
Tết không về, vì Mẹ ta không về
Mẹ của chung là Mẹ Hằng Cứu Giúp
Dưới bóng người suốt đời con ẩn núp
Bỏ Mẹ lại con thấy buồn tái tê
Ta không về, bỏ Mẹ lại thảm thê
Giữa gạch vụn, hàng thép gai nhọn hoắt
Giữa lớp người, gan chì và phổi sắt
Vẫn rình chờ, bán Đất, chia phe…
Ta không về, vì xưa kia Hang Đá
Mẹ không về, bên Hài Nhi cao cả
Với bò lừa, dâng hơi ấm tỏa lan
Dâng Hài Nhi, chống cơn gió đông hàn.
Ta không về, trên con đường truyền giáo
Mẹ đồng hành với Chúa đi giảng đạo
Chống lũ giả hình, bè Pha-ri-siêu
Sống bụi đời, cuộc sống rất bạt phiêu.
Vì Mẹ Maria nơi vườn Giệt
Có người Con, bọn quân thù tìm giết
Cả thân hình tan nát máu mồ hôi
Giuđa phản bội hôn bán Con Trời.
Ta không về, Mẹ ở lại đón con
Trên con đường đẫm máu đỏ như son
Cây khổ giá, trên đôi vai nặng trĩu
Nát lòng Mẹ, có ai nào thấu hiểu?!
Ta không về, vì Mẹ còn ở lại
Đứng Sầu Bi, muốn ngàn năm ở mãi
Cuộc sinh ra đau khổ nhưng vuông tròn
Lời trối: Con nhận Mẹ, Mẹ nhận Con.
Để hôm nay, Mẹ đồng công Cứu Độ
Ta không về vì ta có duyên cớ
Cùng Mẹ Ngôi Hai, sống trọn cuộc đời
Buồn vui sướng khổ cùng với Ngôi Lời.
Mẹ Nhập thế với Con Mẹ nhập thể
Tết mẹ không về nguyên do là thế
Mẹ không về cho Đất sẽ nở hoa
Cho Mùa Xuân, mãi mãi sẽ an hòa
Cho Trái Đất tỏa lan đầy hạnh phúc
Sống yêu thương như mọi người cầu chúc
Tết không về, ở lại với Mẹ thôi
Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ của con ơi!
(Bạch Lạp)
Có thể bài thơ tôi làm không hay lắm, nhưng qua những gì tôi vừa kể, tôi chỉ muốn diễn tả những tư tưởng của một người mẹ không về gia đình ăn tết, vì muốn ở lại cùng Mẹ Hằng Cứu Giúp để noi gương Mẹ xưa, muốn ở cùng Chúa mọi nơi mọi lúc. Mặc dù đã cố gắng lắm, nhưng vẫn chưa diễn tả cho đạt điều muốn nói, xin các vị thi sĩ tài danh thông cảm tha thứ.
Tôi muốn kết thúc những dòng hồi ký vụng về này bằng cách xin các vị hãy khoan dung, đại lượng, và vị nào cảm thấy có gì bị xúc phạm, xin đại xá cho.
Thái Bình ngày 12/2/2008
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
Thật giả… tin tức báo đài dịp Xuân Mới
Hà Long
15:21 12/02/2008
Thật giả… tin tức báo đài dịp Xuân Mới
Đầu năm Mậu Tý 2008 các nhà báo chuyên nghiệp cộng sản của hơn 700 tờ báo toàn quốc hình như quá tiết kiệm giấy mực khi loan tin phóng sự của dân chúng sinh hoạt trong những ngày tết, họ chỉ muốn thấy những gì họ thấy: Nào là chạy xe không mũ bảo hiểm, `Cắt cổ' giá gửi xe ngày Tết, Luật cấm nhưng dân vẫn đốt pháo thả dàn, Tết cổ truyền trong mắt dâu Tây rể Tây, Đầu xuân đi chùa cầu may, Khách Tây 'xông đất' đầu xuân, Tai nạn giao thông mùa Tết đáng lo ngại…
Không biết vô tình hay cố ý với sự kiện hơn 7.000 người tín hữu từ khắp mọi miền chẩy hội về Thái Hà hành hương tham dự lễ Minh Niên và họ đứng chật cứng khắp nơi chung quanh thánh đường không được báo đài nhắc đến một lời. Thật lạ! Điều này chỉ có phóng viên của VietCatholic nhìn thấy và tường thuật cho thế giới tự do bên ngoài theo dõi. Cả Hà thành với bao nhiêu phóng viên của các „tờ báo nhà nước“ họ không nhìn thấy sự kiện này. Báo Hà Nội Mới chắc còn đang „đóng cửa kín mít“ ăn tết với nhau? Báo VNExpress bố thí vỏn vẹn vài hàng không ăn nhập gì đến nội dung chính của đoàn người hành hương đang nườm nượp chẩy hội về nhà thờ Thái Hà, ngoài việc họ chỉ biết đếm các xe máy: "Tại Hà Nội, khoảng 10h sáng nay xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín. Theo thông lệ hàng năm vào ngày này, người dân từ các nơi đổ về nhà thờ Thái Hà dự lễ “Thánh hóa công ăn việc làm đầu năm”. Tranh thủ dịp này, các hàng gửi xe mạnh ai nấy “chém”. Càng đông người đến, giá vé càng leo thang. Nhiều người dân xung quanh thậm chí bỏ hẳn công việc hàng ngày để làm dịch vụ trông giữ xe. Ngày Tết vắng khách, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Lương Bằng tranh thủ dẹp hết bàn ghế để lấy chỗ cho khách gửi xe".
May mắn các phóng viên của VNExpress (Tòa soạn: 2B - Khu Ngoại giao đoàn - Ba Đình, Hà Nội) đã vô tình mở mã số những điều họ dấu nhẹm không nói đến con số hành hương là „xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín“. Nếu đúng như vậy thì phóng viên VietCatholic đã cho con số thật chính xác: „họ (7.000 giáo dân) đứng chật cứng khắp nơi“. Qua một chi tiết nhỏ như thế nếu không có sự tự do so sánh thì nền thông tin một chiều của cộng sản rất thâm độc: đảo lộn các sự thật. Thí dụ qua mấy ngày tết Mậu Tý vừa qua kỷ niệm 40 năm tết Mậu Thân 1968 những người cộng sản say men chiến thắng tổ chức ăn mừng khắp nơi, nhưng họ đã dấu nhẹm một cuộc chiến đen tối là số quân chính quy bộ độ Bắc Việt của họ đã bỏ mạng hơn một nửa (58.373 bộ đội) tại Miền Nam trong vòng 1 tháng và họ dấu diếm cuộc tàn sát tập thể do cộng sản Bắc Việt dã man gây ra cho hơn 6.000 người dân vô tội tại cố đô Huế.
Với bản chất bóp méo sự thật kinh niên, những con mắt phóng viên nhà nước cộng sản không cần nhìn thấy các sự kiện tại Thái Hà, cộng thêm tai của họ bị điếc nặng nên không ghi được thông báo của một linh mục lúc thánh lễ sắp chấm dứt: “Kính mời quý cha quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân chúng ta đi cầu nguyện đòi đất“ . Đấy là lời hiệu triệu cương quyết đầu năm Mậu Tý và là lí do con số giáo dân đạt kỷ lục đến đòi công lí, chống lại tham ô cướp đất ở Thái Hà.
Sự tuyên truyền của nhà nước cộng sản đã tự động góp tay vào phản tác động đối với người dân và vô hiệu hóa đối với tiện lợi thông tin đại chúng Internet. Khi nhìn những hình ảnh được đăng tải trên Vietcatholic vài giờ sau lễ Minh Niên thì người đọc tin tức có thể bị lôi cuốn vào làn sóng đoàn người hành hương ở Thái Hà.
Càng ngày các tham quan cướp đất tại con đường dẫn vào nhà thờ Thái Hà được dân chúng vạch ra cho phóng viên Vietcatholic ghi nhận và người dân bức xúc phản đối những người cán bộ của Dệt Thảm Len ngang nhiên cướp đất xây nhà chỉ cách đây vài tháng. Lũ tham quan đang chia chác với nhau đến nỗi mù cả mắt không còn nhìn ra được con đường dẫn vào Thái Hà đã bị những người xây nhà bất hợp pháp lấn ra phố chỉ còn 4 mét chiều rộng. Trong các ngày tết nhân viên bảo vệ còn kéo hàng rào kẽm gai ra giữ đất họ đang cướp của người khác, phóng viên Vietcatholic nhanh chóng cho toàn thế giới thấy hình ảnh của người bảo vệ này. Hành động “cướp ban ngày“ luôn được dân gian nhắc đến „là quan“ thì tại Thái Hà thể hiện rõ nét hơn nhất. Hằng ngày công an cộng sản từ ông lớn đến ông bé canh chừng người dân đến cầu nguyện mà không nhìn thấy được hiện trường „cướp đất ban ngày“ thì làm cho người dân xung quanh đấy phỏng đoán các quan chức tham ô từ thành phố, quận, phường đang dính bàn tay lông lá tham nhũng ở Thái Hà với bọn cướp đất. Nếu phóng viên Vietcatholic ghi nhận được lời nói trực tiếp của một chị phụ nữ: „Sự hiện diện của chúng cũng cho thấy sự thối nát của chế độ, của một số cán bộ bán lương tâm, mua lương thực...“ thì sự việc cầu nguyện đòi đất phải dựa vào sức mạnh hiệp nhất và bền bỉ của người công giáo Thái Hà để công lí được thể hiện.
Đôi lúc „quan ăn cướp ban ngày“ cũng sợ bị phơi bày ra ánh sáng và sợ người dân phơi bày danh tánh của lũ cướp trên báo đài. Điển hình các quán hàng cướp đất xây dựng bất hợp pháp chung quanh vườn thú Hà Nội đã được „các tham quan“ bao che hằng chục năm trời, tưởng chừng khu đất đã trở thành „hợp pháp“ thì bị một đứa đồng bọn nào đấy không được chia chác cổ phần khui ra làm cho toàn dân Hà Thành bức xúc phẫn nộ. Các tham quan nhà nước bí quá phải ra lệnh phá hủy các hàng quán này. Điều ghi ra tại đây không phải chỉ cướp vài mét đất giữa lòng thủ đô mà theo nguyên văn của VNExpress: „Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố về những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại Vườn thú Hà Nội. Công ty TNHH Vườn thú Hà Nội đã cho nhiều cá nhân, tổ chức thuê (cướp đất) sai nguyên tắc hàng nghìn mét vuông đất thuộc khuôn viên vườn thú. Đa số cá nhân, tổ chức này đã xây dựng công trình kiên cố, kinh doanh các loại dịch vụ như: karaoke, sân quần vợt, ăn uống, giải trí.“
Người dân Hà Thành bông đùa thành quả tham ô trên là „Công trình 'bịt' Vườn thú Hà Nội“ , vì công trình quá vĩ đại. Dân chúng thủ đô cũng xác định rõ ràng không có quyền lực to lớn nào dám ngang tàng làm như thế gần lăng tẩm của ông Hồ ngoài „ông nhà nước“ đã đưa bàn tay bí mật „bảo kê“ những sai phạm ở vườn thú Hà Nội. Cuối cùng người đầu não của thủ đô phải lộ diện trấn an dân chúng, Chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố vừa có những biện pháp mạnh, thúc đẩy việc tháo dỡ các công trình sai phạm tại vườn thú Hà Nội. Các cán bộ liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật trong tháng 12.2007 (vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F0E75/).
Lê thê cho cách xử thế của nhà cầm quyền trong ngõ bí tham nhũng đất đai, người dân Việt Nam còn trông mong vào „đỉnh cao trí tuệ“ của nhà nước cộng sản Việt Nam không?
Câu hỏi phỏng vấn của Vietcatholic ngày mồng 3 Tết với một cán bộ tôn giáo làm cho chúng ta chưng hửng với tư duy tham nhũng cộng sản về đất đai của giáo xứ Thái Hà, cướp đất của dân rồi muốn chia lại cho lũ cướp một cách đồng đều trên danh nghĩa cha mẹ chia cho con cái: “Đất đấy cũng sẽ phải trả lại nhà thờ. Nhưng bây giờ các cơ quan đang sử dụng, đối với nhà nước thì nhà thờ hay doanh nghiệp cũng là con cái cả, chia cho con này phần này thì phải chia cho con kia phần kia, nhưng các con đừng làm cho bố mẹ mất mặt”.
Cha mẹ cộng sản Việt Nam còn bộ mặt để giữ sĩ diện hay không?
Đầu năm Mậu Tý 2008 các nhà báo chuyên nghiệp cộng sản của hơn 700 tờ báo toàn quốc hình như quá tiết kiệm giấy mực khi loan tin phóng sự của dân chúng sinh hoạt trong những ngày tết, họ chỉ muốn thấy những gì họ thấy: Nào là chạy xe không mũ bảo hiểm, `Cắt cổ' giá gửi xe ngày Tết, Luật cấm nhưng dân vẫn đốt pháo thả dàn, Tết cổ truyền trong mắt dâu Tây rể Tây, Đầu xuân đi chùa cầu may, Khách Tây 'xông đất' đầu xuân, Tai nạn giao thông mùa Tết đáng lo ngại…
Không biết vô tình hay cố ý với sự kiện hơn 7.000 người tín hữu từ khắp mọi miền chẩy hội về Thái Hà hành hương tham dự lễ Minh Niên và họ đứng chật cứng khắp nơi chung quanh thánh đường không được báo đài nhắc đến một lời. Thật lạ! Điều này chỉ có phóng viên của VietCatholic nhìn thấy và tường thuật cho thế giới tự do bên ngoài theo dõi. Cả Hà thành với bao nhiêu phóng viên của các „tờ báo nhà nước“ họ không nhìn thấy sự kiện này. Báo Hà Nội Mới chắc còn đang „đóng cửa kín mít“ ăn tết với nhau? Báo VNExpress bố thí vỏn vẹn vài hàng không ăn nhập gì đến nội dung chính của đoàn người hành hương đang nườm nượp chẩy hội về nhà thờ Thái Hà, ngoài việc họ chỉ biết đếm các xe máy: "Tại Hà Nội, khoảng 10h sáng nay xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín. Theo thông lệ hàng năm vào ngày này, người dân từ các nơi đổ về nhà thờ Thái Hà dự lễ “Thánh hóa công ăn việc làm đầu năm”. Tranh thủ dịp này, các hàng gửi xe mạnh ai nấy “chém”. Càng đông người đến, giá vé càng leo thang. Nhiều người dân xung quanh thậm chí bỏ hẳn công việc hàng ngày để làm dịch vụ trông giữ xe. Ngày Tết vắng khách, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Lương Bằng tranh thủ dẹp hết bàn ghế để lấy chỗ cho khách gửi xe".
May mắn các phóng viên của VNExpress (Tòa soạn: 2B - Khu Ngoại giao đoàn - Ba Đình, Hà Nội) đã vô tình mở mã số những điều họ dấu nhẹm không nói đến con số hành hương là „xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín“. Nếu đúng như vậy thì phóng viên VietCatholic đã cho con số thật chính xác: „họ (7.000 giáo dân) đứng chật cứng khắp nơi“. Qua một chi tiết nhỏ như thế nếu không có sự tự do so sánh thì nền thông tin một chiều của cộng sản rất thâm độc: đảo lộn các sự thật. Thí dụ qua mấy ngày tết Mậu Tý vừa qua kỷ niệm 40 năm tết Mậu Thân 1968 những người cộng sản say men chiến thắng tổ chức ăn mừng khắp nơi, nhưng họ đã dấu nhẹm một cuộc chiến đen tối là số quân chính quy bộ độ Bắc Việt của họ đã bỏ mạng hơn một nửa (58.373 bộ đội) tại Miền Nam trong vòng 1 tháng và họ dấu diếm cuộc tàn sát tập thể do cộng sản Bắc Việt dã man gây ra cho hơn 6.000 người dân vô tội tại cố đô Huế.
Với bản chất bóp méo sự thật kinh niên, những con mắt phóng viên nhà nước cộng sản không cần nhìn thấy các sự kiện tại Thái Hà, cộng thêm tai của họ bị điếc nặng nên không ghi được thông báo của một linh mục lúc thánh lễ sắp chấm dứt: “Kính mời quý cha quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân chúng ta đi cầu nguyện đòi đất“ . Đấy là lời hiệu triệu cương quyết đầu năm Mậu Tý và là lí do con số giáo dân đạt kỷ lục đến đòi công lí, chống lại tham ô cướp đất ở Thái Hà.
Sự tuyên truyền của nhà nước cộng sản đã tự động góp tay vào phản tác động đối với người dân và vô hiệu hóa đối với tiện lợi thông tin đại chúng Internet. Khi nhìn những hình ảnh được đăng tải trên Vietcatholic vài giờ sau lễ Minh Niên thì người đọc tin tức có thể bị lôi cuốn vào làn sóng đoàn người hành hương ở Thái Hà.
Càng ngày các tham quan cướp đất tại con đường dẫn vào nhà thờ Thái Hà được dân chúng vạch ra cho phóng viên Vietcatholic ghi nhận và người dân bức xúc phản đối những người cán bộ của Dệt Thảm Len ngang nhiên cướp đất xây nhà chỉ cách đây vài tháng. Lũ tham quan đang chia chác với nhau đến nỗi mù cả mắt không còn nhìn ra được con đường dẫn vào Thái Hà đã bị những người xây nhà bất hợp pháp lấn ra phố chỉ còn 4 mét chiều rộng. Trong các ngày tết nhân viên bảo vệ còn kéo hàng rào kẽm gai ra giữ đất họ đang cướp của người khác, phóng viên Vietcatholic nhanh chóng cho toàn thế giới thấy hình ảnh của người bảo vệ này. Hành động “cướp ban ngày“ luôn được dân gian nhắc đến „là quan“ thì tại Thái Hà thể hiện rõ nét hơn nhất. Hằng ngày công an cộng sản từ ông lớn đến ông bé canh chừng người dân đến cầu nguyện mà không nhìn thấy được hiện trường „cướp đất ban ngày“ thì làm cho người dân xung quanh đấy phỏng đoán các quan chức tham ô từ thành phố, quận, phường đang dính bàn tay lông lá tham nhũng ở Thái Hà với bọn cướp đất. Nếu phóng viên Vietcatholic ghi nhận được lời nói trực tiếp của một chị phụ nữ: „Sự hiện diện của chúng cũng cho thấy sự thối nát của chế độ, của một số cán bộ bán lương tâm, mua lương thực...“ thì sự việc cầu nguyện đòi đất phải dựa vào sức mạnh hiệp nhất và bền bỉ của người công giáo Thái Hà để công lí được thể hiện.
Đôi lúc „quan ăn cướp ban ngày“ cũng sợ bị phơi bày ra ánh sáng và sợ người dân phơi bày danh tánh của lũ cướp trên báo đài. Điển hình các quán hàng cướp đất xây dựng bất hợp pháp chung quanh vườn thú Hà Nội đã được „các tham quan“ bao che hằng chục năm trời, tưởng chừng khu đất đã trở thành „hợp pháp“ thì bị một đứa đồng bọn nào đấy không được chia chác cổ phần khui ra làm cho toàn dân Hà Thành bức xúc phẫn nộ. Các tham quan nhà nước bí quá phải ra lệnh phá hủy các hàng quán này. Điều ghi ra tại đây không phải chỉ cướp vài mét đất giữa lòng thủ đô mà theo nguyên văn của VNExpress: „Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố về những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại Vườn thú Hà Nội. Công ty TNHH Vườn thú Hà Nội đã cho nhiều cá nhân, tổ chức thuê (cướp đất) sai nguyên tắc hàng nghìn mét vuông đất thuộc khuôn viên vườn thú. Đa số cá nhân, tổ chức này đã xây dựng công trình kiên cố, kinh doanh các loại dịch vụ như: karaoke, sân quần vợt, ăn uống, giải trí.“
Người dân Hà Thành bông đùa thành quả tham ô trên là „Công trình 'bịt' Vườn thú Hà Nội“ , vì công trình quá vĩ đại. Dân chúng thủ đô cũng xác định rõ ràng không có quyền lực to lớn nào dám ngang tàng làm như thế gần lăng tẩm của ông Hồ ngoài „ông nhà nước“ đã đưa bàn tay bí mật „bảo kê“ những sai phạm ở vườn thú Hà Nội. Cuối cùng người đầu não của thủ đô phải lộ diện trấn an dân chúng, Chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo cho biết, thành phố vừa có những biện pháp mạnh, thúc đẩy việc tháo dỡ các công trình sai phạm tại vườn thú Hà Nội. Các cán bộ liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật trong tháng 12.2007 (vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F0E75/).
Lê thê cho cách xử thế của nhà cầm quyền trong ngõ bí tham nhũng đất đai, người dân Việt Nam còn trông mong vào „đỉnh cao trí tuệ“ của nhà nước cộng sản Việt Nam không?
Câu hỏi phỏng vấn của Vietcatholic ngày mồng 3 Tết với một cán bộ tôn giáo làm cho chúng ta chưng hửng với tư duy tham nhũng cộng sản về đất đai của giáo xứ Thái Hà, cướp đất của dân rồi muốn chia lại cho lũ cướp một cách đồng đều trên danh nghĩa cha mẹ chia cho con cái: “Đất đấy cũng sẽ phải trả lại nhà thờ. Nhưng bây giờ các cơ quan đang sử dụng, đối với nhà nước thì nhà thờ hay doanh nghiệp cũng là con cái cả, chia cho con này phần này thì phải chia cho con kia phần kia, nhưng các con đừng làm cho bố mẹ mất mặt”.
Cha mẹ cộng sản Việt Nam còn bộ mặt để giữ sĩ diện hay không?
Văn Hóa
Trường ca: “Đavít, tình yêu và vương quyền!
Sa Mạc Hồng
13:14 12/02/2008
Trường ca: “Đavít, tình yêu và vương quyền!”
Thành vua Đavít hân hoan
Rước hòm Bia Chúa tưng bừng nhạc ca
Đàn cầm, sắt, tiếng thanh la
Trống vang, xe ngựa nhà nhà mừng vui
Vua Đavít, áo vải gai
Đàn ca nhảy múa trước đài hòm Bia.
Ta tôn thờ
Ta đàn ca nhảy múa
Tán tụng danh Thánh Đấng Chí Tôn
Hết tâm trí, hết linh hồn
Ngài đã chọn ta làm tôi tớ
Trong muôn ngàn người
Ta vinh danh Đức Chúa Trời
Vì ta chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi
Ta còn hạ mình hơn thế nữa
Nhưng ta sẽ được danh giá
Giữa những người lòng trí kiêu căng!
Hòm Bia Thiên Chúa giữa dân
Trong lều vải tạm ngày đêm kính thờ
Đavít yên vị mọi bề
Con dân yên cửa yên nhà thảnh thơi
Nghĩ đến hòm Bia Chúa Trời
Ngài mời Ngôn sứ mở lời truyền ban.
Ta hôm nay được huy hoàng
Lâu đài bằng gỗ bá hương
Ngàn dân hưởng sự an thái
Hòm Bia Chuá vẫn nằm trong lều vải
Ngày đêm ta ngủ không yên
Ta muốn xây một ngôi đền
Nguy nga lộng lẫy
Nền lót cẩm thạch, vách dát vàng
Để kính thờ Thiên Chúa Chí Tôn!
Vui mừng, Ngôn sứ Nathan
Tâu vua, xin hãy cứ làm ý vua
Nhưng rồi chỉ một đêm qua
Nathan trình tấu giấc mơ nhiệm mầu.
Ngươi xây Đền thánh cho Ta sao?
Từ thuở xa xưa đã thế nào?
Ta dẫn con dân rời Đế quốc
Ngươi từ mục tử ngự Hoàng triều
Kẻ thù run sợ trong hoang mạc
Quân giặc tan tành dưới biển sâu
Con cháu ngươi xây lên Thánh điện
Và dòng dõi sẽ rất dài lâu!
Đavít quì xuống nguyện cầu
Khi nghe Ngôn sứ trình tâu sự tình
Lạy Đức Chúa quang vinh
Con phủ phục dưới chân Ngài là Đấng Thánh
Đã làm nên những điều vĩ đại
Cho bản thân con
Và còn hứa dòng dõi được trường tồn
Dưới vòm trời của Chúa
Con biết nói gì đây
Vì Ngài đã phán theo như ý Ngài
Lạy Đức Chúa cao cả
Không ai sánh đuợc với Ngài
Không có Thiên Chúa nào khác
Theo như sử sách
Và những điều con được nghe
Vậy bây giờ
Như lời Ngài đã phán về tôi tớ và nhà của nó
Xin Ngài giữ mãi mãi
Và hành động như lời Ngài
Muôn dân sẽ ca tụng
Danh Thánh Ngài là Thiên Chúa, lời Ngài là Chân lý
Xin Ngài giáng phúc bình an
Trên tôi tớ Ngài và muôn dân
Để nhà ấy tồn tại mãi
Trước tôn nhan Đấng Thánh
Và nhờ Ngài giáng phúc an bình
Nhà của tôi tớ Ngài được mãi mãi chúc lành!
Mùa Xuân ấm áp mây xanh
Trăm hoa đua nở trong thành xinh tươi
Giô-áp cùng với mọi người
Đang lâm chiến trận giữa trời nắng xuân
Đây là thời điểm ra quân
Hoàng triều chinh phục mở mang cõi bờ
Đavít vẫn ở lại nhà
Ngự thành an nghỉ trông chờ tin vui
Một chiều gió nhẹ mát trời
Vua đi dạo cảnh nhìn người ngựa xe
Từ sân thượng, nhìn khắp bề
Chợt vua cảm thấy đê mê cõi lòng
Một nàng cung nữ má hồng
Tắm chiều hóng gió bên giòng nước trong
Nàng là gái đã có chồng
Nhưng vua mê mẩn tâm lòng ngẩn ngơ!
Nàng là ai? Nàng đến như một cơn mơ
Miệng cười duyên dáng
Đôi mắt nàng, xinh như cặp bồ câu
Sau tấm khăn màu
Tóc nàng gợn sóng
Như đàn sơn dương
Từ trên đồi Ga-la-át tủa xuống đồng nương
Kìa nàng đang tiến lên từ sa mạc
Thơm ngát mùi nhủ hương và mộc dược
Ngạt ngào hương phấn xứ lạ phương xa!
Quân vương rời bước vào nhà
Cho mời người đẹp, rước qua tửu lầu
Hương tình thắm mối dạt dào
Trai tài gái sắc tình yêu nồng nàn
Quên mình phận gái theo chồng
Bết-sai đắm đuối long cung mây ngàn.
Này hỡi trang tuyệt thế giai nhân
Có phải nàng không biết
Hãy đi theo những vết chân
Của những con cừu nhỏ
Và dẫn con dê con của nàng đi quanh lều mục tử
Ôi! Nàng như đoá thuỷ tiên giữa đồng bằng
Là bông huệ thắm hồng trong thung lũng!
Ước gì chàng tặng những nụ hôn
Trong mùi hương rượu đắm mê hồn
Chàng, dầu thơm toả lan man mác
Bao thiếu nữ thầm mơ đến chàng!
Hãy kéo em theo, hỡi quân vương
Chàng là nguồn hoan lạc yêu đương
Hãy hái đầy hoa thơm cỏ lạ
Từ hồ nước suối núi Ly Băng!
Đã qua mấy lượt tròn trăng
Vua cùng người đẹp ái ân mặn nồng
Một chiều mây trắng trời trong
Được tin người ngọc mình rồng nở hoa
Vua truyền triệu gấp U-ra
Trở về thành nội cho qua cuộc tình
U-ra dũng tướng hùng binh
Một lòng vì nước không đành lòng riêng
Ngủ ngay trước cửa hoàng cung
Sáng mai thức dậy tâu cùng nhà vua
Binh tướng và hòm Bia
Ngoài trận tuyến chưa về
Đang ở trong lều vải
Chẳng lẽ vui phu thê
Tôi sống chết xin thề
Đã sẵn sàng ra đi
Quân sĩ ngoài chiến trận
Quyết không bước về nhà
Vua liền thảo một bức thư
Nhờ ngài dũng tướng đưa ra trận tiền
Lá thư đầy những oan khiên
Mượn tay quân giặc giết anh hùng này
Vua cùng người ngọc vui vầy
Trăm năm kết nghĩa cao dày có nhau.
Này người yêu, người tình ngọt ngào
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Hãy cùng anh rời khỏi núi Ly băng
Hãy rời khỏi rừng hoang
Đi đến vườn địa đàng xanh mầm thạch lựu
Đầy hoa thơm trái tốt cam tùng
Đầy đinh hương, nhũ quế, mộc dược
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Em là khu vườn cấm, là dòng suối được canh phòng
Là giếng nước niêm phong
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Vườn của anh, anh đã vào thăm
Đã hái mộc dược, cỏ thơm
Đã ăn mật, cả tảng mật ong
Và uống sữa, uống rượu nồng!
Gió bấc, gió nam hãy thổi lên
Thổi mát vườn trinh hương toả lan
Người yêu tôi xin hãy mở cửa
Rồi thưởng thức trái lạ thơm ngon!
Xin đặt em như chiếc ấn vàng
Trong trái tim nồng ấm của anh
Lửa tình yêu đam mê bừng cháy
Mãnh liệt như ngọn lửa thần thiêng!
Hoàng cung tiệc cưới đèn giăng
Vua vui duyên mới mà quên tình người
Nathan vâng lệnh Chúa Trời
Vào khuyên Đavít mấy lời trình tâu.
Có hai người nọ ở gần nhau
Người quá nghèo, người kia lại giàu
Khốn khổ ông nghèo, rầu quá thể
An vui lão phú, sướng nơi đâu
Ông nghèo cam phận, con chiên nhỏ
Lão phú tham lòng, cái bụng sâu
Có khách, lão giàu tâm bất nhẫn
Chiếm con chiên nhỏ đãi cơm hầu!
Nhà vua nghe chuyện buồn rầu
Dân tình sao có lão giàu ác tâm.
Có Chúa hằng sống giữa gian trần
Kẻ nào làm điều gian ác đó
Thật đáng tội chết
Nó phải đền gấp bốn lần
Vì đã không có lòng nhân
Với người cùng khổ
Với người anh em!
Nathan ngôn sứ thưa liền
Chính ngài đích thực người gian ác lòng.
Đức Chúa Vô Cùng đã phán truyền
Chính Ta chọn, xức dầu phong vương
Đặt vào long điện ngàn cung nữ
Trao đến tay ngươi vạn đế quyền
Đoạt vợ tôi trung nơi điện ngọc
Giết người thân tín giữa binh trường
Cháu con ngươi sẽ gây tai hoạ
Giữa đất trời điều ấy tỏ tường!
Nghe xong Đavít quân vương
Quỳ ngay trên đất ăn năn tội mình
Trời cao xin hãy dủ tình
Thương người lầm lỡ, công minh xử hành
Rồi đây ân đức phúc lành
Bao năm tồn tích tan thành khói mây
Cháu con cũng phải vạ lây
Lưỡi gươm oan nghiệt lại quay về mình
Than ôi cũng tại chữ tình
Con tim mê muội nảy sinh bao điều
Nhân gian cũng bởi vì yêu
Nghiêng thành đổ nước Vương triều nát tan
Trời cao để mắt xa gần
Loài người muôn thuở dưới vòm trời xanh!
(Viết theo Kinh Thánh, Sách Samuel, Diễm Ca)
Thành vua Đavít hân hoan
Rước hòm Bia Chúa tưng bừng nhạc ca
Đàn cầm, sắt, tiếng thanh la
Trống vang, xe ngựa nhà nhà mừng vui
Vua Đavít, áo vải gai
Đàn ca nhảy múa trước đài hòm Bia.
Ta tôn thờ
Ta đàn ca nhảy múa
Tán tụng danh Thánh Đấng Chí Tôn
Hết tâm trí, hết linh hồn
Ngài đã chọn ta làm tôi tớ
Trong muôn ngàn người
Ta vinh danh Đức Chúa Trời
Vì ta chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi
Ta còn hạ mình hơn thế nữa
Nhưng ta sẽ được danh giá
Giữa những người lòng trí kiêu căng!
Hòm Bia Thiên Chúa giữa dân
Trong lều vải tạm ngày đêm kính thờ
Đavít yên vị mọi bề
Con dân yên cửa yên nhà thảnh thơi
Nghĩ đến hòm Bia Chúa Trời
Ngài mời Ngôn sứ mở lời truyền ban.
Ta hôm nay được huy hoàng
Lâu đài bằng gỗ bá hương
Ngàn dân hưởng sự an thái
Hòm Bia Chuá vẫn nằm trong lều vải
Ngày đêm ta ngủ không yên
Ta muốn xây một ngôi đền
Nguy nga lộng lẫy
Nền lót cẩm thạch, vách dát vàng
Để kính thờ Thiên Chúa Chí Tôn!
Vui mừng, Ngôn sứ Nathan
Tâu vua, xin hãy cứ làm ý vua
Nhưng rồi chỉ một đêm qua
Nathan trình tấu giấc mơ nhiệm mầu.
Ngươi xây Đền thánh cho Ta sao?
Từ thuở xa xưa đã thế nào?
Ta dẫn con dân rời Đế quốc
Ngươi từ mục tử ngự Hoàng triều
Kẻ thù run sợ trong hoang mạc
Quân giặc tan tành dưới biển sâu
Con cháu ngươi xây lên Thánh điện
Và dòng dõi sẽ rất dài lâu!
Đavít quì xuống nguyện cầu
Khi nghe Ngôn sứ trình tâu sự tình
Lạy Đức Chúa quang vinh
Con phủ phục dưới chân Ngài là Đấng Thánh
Đã làm nên những điều vĩ đại
Cho bản thân con
Và còn hứa dòng dõi được trường tồn
Dưới vòm trời của Chúa
Con biết nói gì đây
Vì Ngài đã phán theo như ý Ngài
Lạy Đức Chúa cao cả
Không ai sánh đuợc với Ngài
Không có Thiên Chúa nào khác
Theo như sử sách
Và những điều con được nghe
Vậy bây giờ
Như lời Ngài đã phán về tôi tớ và nhà của nó
Xin Ngài giữ mãi mãi
Và hành động như lời Ngài
Muôn dân sẽ ca tụng
Danh Thánh Ngài là Thiên Chúa, lời Ngài là Chân lý
Xin Ngài giáng phúc bình an
Trên tôi tớ Ngài và muôn dân
Để nhà ấy tồn tại mãi
Trước tôn nhan Đấng Thánh
Và nhờ Ngài giáng phúc an bình
Nhà của tôi tớ Ngài được mãi mãi chúc lành!
Mùa Xuân ấm áp mây xanh
Trăm hoa đua nở trong thành xinh tươi
Giô-áp cùng với mọi người
Đang lâm chiến trận giữa trời nắng xuân
Đây là thời điểm ra quân
Hoàng triều chinh phục mở mang cõi bờ
Đavít vẫn ở lại nhà
Ngự thành an nghỉ trông chờ tin vui
Một chiều gió nhẹ mát trời
Vua đi dạo cảnh nhìn người ngựa xe
Từ sân thượng, nhìn khắp bề
Chợt vua cảm thấy đê mê cõi lòng
Một nàng cung nữ má hồng
Tắm chiều hóng gió bên giòng nước trong
Nàng là gái đã có chồng
Nhưng vua mê mẩn tâm lòng ngẩn ngơ!
Nàng là ai? Nàng đến như một cơn mơ
Miệng cười duyên dáng
Đôi mắt nàng, xinh như cặp bồ câu
Sau tấm khăn màu
Tóc nàng gợn sóng
Như đàn sơn dương
Từ trên đồi Ga-la-át tủa xuống đồng nương
Kìa nàng đang tiến lên từ sa mạc
Thơm ngát mùi nhủ hương và mộc dược
Ngạt ngào hương phấn xứ lạ phương xa!
Quân vương rời bước vào nhà
Cho mời người đẹp, rước qua tửu lầu
Hương tình thắm mối dạt dào
Trai tài gái sắc tình yêu nồng nàn
Quên mình phận gái theo chồng
Bết-sai đắm đuối long cung mây ngàn.
Này hỡi trang tuyệt thế giai nhân
Có phải nàng không biết
Hãy đi theo những vết chân
Của những con cừu nhỏ
Và dẫn con dê con của nàng đi quanh lều mục tử
Ôi! Nàng như đoá thuỷ tiên giữa đồng bằng
Là bông huệ thắm hồng trong thung lũng!
Ước gì chàng tặng những nụ hôn
Trong mùi hương rượu đắm mê hồn
Chàng, dầu thơm toả lan man mác
Bao thiếu nữ thầm mơ đến chàng!
Hãy kéo em theo, hỡi quân vương
Chàng là nguồn hoan lạc yêu đương
Hãy hái đầy hoa thơm cỏ lạ
Từ hồ nước suối núi Ly Băng!
Đã qua mấy lượt tròn trăng
Vua cùng người đẹp ái ân mặn nồng
Một chiều mây trắng trời trong
Được tin người ngọc mình rồng nở hoa
Vua truyền triệu gấp U-ra
Trở về thành nội cho qua cuộc tình
U-ra dũng tướng hùng binh
Một lòng vì nước không đành lòng riêng
Ngủ ngay trước cửa hoàng cung
Sáng mai thức dậy tâu cùng nhà vua
Binh tướng và hòm Bia
Ngoài trận tuyến chưa về
Đang ở trong lều vải
Chẳng lẽ vui phu thê
Tôi sống chết xin thề
Đã sẵn sàng ra đi
Quân sĩ ngoài chiến trận
Quyết không bước về nhà
Vua liền thảo một bức thư
Nhờ ngài dũng tướng đưa ra trận tiền
Lá thư đầy những oan khiên
Mượn tay quân giặc giết anh hùng này
Vua cùng người ngọc vui vầy
Trăm năm kết nghĩa cao dày có nhau.
Này người yêu, người tình ngọt ngào
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Hãy cùng anh rời khỏi núi Ly băng
Hãy rời khỏi rừng hoang
Đi đến vườn địa đàng xanh mầm thạch lựu
Đầy hoa thơm trái tốt cam tùng
Đầy đinh hương, nhũ quế, mộc dược
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Em là khu vườn cấm, là dòng suối được canh phòng
Là giếng nước niêm phong
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới
Vườn của anh, anh đã vào thăm
Đã hái mộc dược, cỏ thơm
Đã ăn mật, cả tảng mật ong
Và uống sữa, uống rượu nồng!
Gió bấc, gió nam hãy thổi lên
Thổi mát vườn trinh hương toả lan
Người yêu tôi xin hãy mở cửa
Rồi thưởng thức trái lạ thơm ngon!
Xin đặt em như chiếc ấn vàng
Trong trái tim nồng ấm của anh
Lửa tình yêu đam mê bừng cháy
Mãnh liệt như ngọn lửa thần thiêng!
Hoàng cung tiệc cưới đèn giăng
Vua vui duyên mới mà quên tình người
Nathan vâng lệnh Chúa Trời
Vào khuyên Đavít mấy lời trình tâu.
Có hai người nọ ở gần nhau
Người quá nghèo, người kia lại giàu
Khốn khổ ông nghèo, rầu quá thể
An vui lão phú, sướng nơi đâu
Ông nghèo cam phận, con chiên nhỏ
Lão phú tham lòng, cái bụng sâu
Có khách, lão giàu tâm bất nhẫn
Chiếm con chiên nhỏ đãi cơm hầu!
Nhà vua nghe chuyện buồn rầu
Dân tình sao có lão giàu ác tâm.
Có Chúa hằng sống giữa gian trần
Kẻ nào làm điều gian ác đó
Thật đáng tội chết
Nó phải đền gấp bốn lần
Vì đã không có lòng nhân
Với người cùng khổ
Với người anh em!
Nathan ngôn sứ thưa liền
Chính ngài đích thực người gian ác lòng.
Đức Chúa Vô Cùng đã phán truyền
Chính Ta chọn, xức dầu phong vương
Đặt vào long điện ngàn cung nữ
Trao đến tay ngươi vạn đế quyền
Đoạt vợ tôi trung nơi điện ngọc
Giết người thân tín giữa binh trường
Cháu con ngươi sẽ gây tai hoạ
Giữa đất trời điều ấy tỏ tường!
Nghe xong Đavít quân vương
Quỳ ngay trên đất ăn năn tội mình
Trời cao xin hãy dủ tình
Thương người lầm lỡ, công minh xử hành
Rồi đây ân đức phúc lành
Bao năm tồn tích tan thành khói mây
Cháu con cũng phải vạ lây
Lưỡi gươm oan nghiệt lại quay về mình
Than ôi cũng tại chữ tình
Con tim mê muội nảy sinh bao điều
Nhân gian cũng bởi vì yêu
Nghiêng thành đổ nước Vương triều nát tan
Trời cao để mắt xa gần
Loài người muôn thuở dưới vòm trời xanh!
(Viết theo Kinh Thánh, Sách Samuel, Diễm Ca)
Nhịn Nhục Chịu Đựng Là Vì Yêu
Tuyết Mai
13:21 12/02/2008
Nhịn Nhục Chịu Đựng Là Vì Yêu
Con ơi hãy nghe lời Mẹ Dậy!
Lời Mẹ khuyên, con hãy nhớ hãy làm theo.
Hôm nay Mẹ sẽ Khuyên Dậy con,
Kiên Nhẫn, Nhịn Nhục, Chịu Đựng, và Nhẫn Nại,
Là Đức Tính Khiêm Nhường và Bác Ái nhất,
Sẽ là Bước Thang giúp con trở về Quê Cha,
Trong vòng tay yêu dấu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Con hãy Coi những lời xem chừng như rất <ác ý>,
Của những anh chị em cố ý làm con đau!?
Tiên vàn mọi sự con hãy nghĩ đến Tình Yêu Thiên Chúa.
Chúa ban cho con Hoa Quả của Chúa Thánh Thần là:
"Bác Ái, Hoan Lạc, Bình An, Nhẫn Nhục, Nhân Hậu,
Từ Tâm, Trung Tín, Hiền Từ, và Tiết Độ" (Gl 5:22-23).
Có Tình Yêu Thiên Chúa là con phải biết Thông Cảm,
Với anh chị em con ngay cả khi,
Họ không được thiện cảm và lòng đầy ghen ghét hận thù.
Con chớ nên Chấp Nhất mà phải Thương Cảm,
Tội Nghiệp dùm cho họ, là vì sao?
Vì có thể cuộc đời của họ quá khốn khổ.
Lăn lộn vật vã kiếm từng miếng ăn.
Vất vả ngược xuôi bị đời chối bỏ.
Không một người thân, cuộc đời quả đáng thương!?
Trong trường hợp này con Phải,
Thương và Hiểu họ nhiều hơn thế nữa!
Hoặc có những anh chị em thật rất đáng thương.
Họ sinh ra trên đời có đủ Cha lẫn Mẹ.
Nhưng vì cha mẹ quá bận bịu với cuộc sống,
Để theo kịp với đà hưởng thụ của cuộc sống Thời Nay.
Bận tậu đất, tậu nhà lầu, tậu xe,
Và tậu không biết bao nhiêu thứ Không Cần Thiết.
Bỏ con cái không người dậy dỗ.
Không có thời giờ hướng dẫn cho con.
Càng lớn thì chúng càng xa cách.
Càng thiếu hẳn tình thương của mẹ cha.
Có chăng là vật chất chúng có rất dư thừa.
Lần lần những anh chị em này vô tình,
Đã bị đẩy vào con đường Lầm Lạc và Sa Ngã.
Chỉ biết kiếm tìm đến Chốn sa đọa và tội lỗi.
Quá lún sâu nên tự chôn vùi cuộc đời của họ,
Nơi vũng lầy của tội lỗi đam mê.
Tâm hồn họ trở nên chai đá,
Lầm lì lạc lõng với Trái Tim đơn côi.
Con chớ nên chấp nhất,
Mà con hãy Cầu Nguyện nhiều cho họ,
Để Linh Hồn của anh chị em con không bị hư mất,
Đời đời kiếp kiếp trong xích xiềng,
Của Hỏa Ngục Khiếp Sợ không có ngày ra.
Con cũng nên Thông Cảm cho những anh chị em,
Chỉ Thích đua đòi bon chen với cuộc sống đầy ích kỷ,
Chỉ Thích hưởng thụ với những Của chóng qua.
Phù hoa nối tiếp phù hoa.
Mà quên đi Chúa là Cội Nguồn của Hạnh Phúc.
Luôn ban cho ta cuộc sống đầy đủ mỗi ngày.
Con không phải lo ăn gì, mặc gì,
Vì có phải Chúa Thương Yêu nhân loại,
Hơn tất cả muông loài chim dại hay sao?
Nào hoa Huệ ngoài đồng Chúa mặc cho mầu sắc,
Đẹp gấp trăm lần Áo Long Bào
Của Nhà Vua Salomon xửa xưa?
Ấy thế mà hoa cỏ đồng nội đẹp đẽ như thế!
Mà nay còn mai bị vất vào lửa,
Vẫn chưa giúp cho con người hiểu được rằng,
Túi tham không đáy của lòng người,
Sẽ đưa Linh Hồn họ đi về đâu?
Con ơi, nên Mẹ Dậy Khuyên con!
Chớ nên buồn giận mà thêm bận lòng.
Ngày nào cũng có nỗi lo và nỗi khổ,
Đừng mang thêm nỗi khổ của anh chị em,
Mà làm cho đôi vai thêm oằn nặng.
Hãy Tha Thứ để con được Chúa tha thứ.
Đừng buồn giận ai quá 5 phút nhé con!
Một ngày Chúa ban cho 24 tiếng để sống,
Để yêu, để hàn gắn, để giúp đời và giúp người.
Mang đến cho anh chị em tình yêu huynh đệ,
Để Chúa mỉm cười thương quá hỡi Nữ Tử của Ta.
Con ơi hãy nghe lời Mẹ Dậy!
Lời Mẹ khuyên, con hãy nhớ hãy làm theo.
Hôm nay Mẹ sẽ Khuyên Dậy con,
Kiên Nhẫn, Nhịn Nhục, Chịu Đựng, và Nhẫn Nại,
Là Đức Tính Khiêm Nhường và Bác Ái nhất,
Sẽ là Bước Thang giúp con trở về Quê Cha,
Trong vòng tay yêu dấu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Con hãy Coi những lời xem chừng như rất <ác ý>,
Của những anh chị em cố ý làm con đau!?
Tiên vàn mọi sự con hãy nghĩ đến Tình Yêu Thiên Chúa.
Chúa ban cho con Hoa Quả của Chúa Thánh Thần là:
"Bác Ái, Hoan Lạc, Bình An, Nhẫn Nhục, Nhân Hậu,
Từ Tâm, Trung Tín, Hiền Từ, và Tiết Độ" (Gl 5:22-23).
Có Tình Yêu Thiên Chúa là con phải biết Thông Cảm,
Với anh chị em con ngay cả khi,
Họ không được thiện cảm và lòng đầy ghen ghét hận thù.
Con chớ nên Chấp Nhất mà phải Thương Cảm,
Tội Nghiệp dùm cho họ, là vì sao?
Vì có thể cuộc đời của họ quá khốn khổ.
Lăn lộn vật vã kiếm từng miếng ăn.
Vất vả ngược xuôi bị đời chối bỏ.
Không một người thân, cuộc đời quả đáng thương!?
Trong trường hợp này con Phải,
Thương và Hiểu họ nhiều hơn thế nữa!
Hoặc có những anh chị em thật rất đáng thương.
Họ sinh ra trên đời có đủ Cha lẫn Mẹ.
Nhưng vì cha mẹ quá bận bịu với cuộc sống,
Để theo kịp với đà hưởng thụ của cuộc sống Thời Nay.
Bận tậu đất, tậu nhà lầu, tậu xe,
Và tậu không biết bao nhiêu thứ Không Cần Thiết.
Bỏ con cái không người dậy dỗ.
Không có thời giờ hướng dẫn cho con.
Càng lớn thì chúng càng xa cách.
Càng thiếu hẳn tình thương của mẹ cha.
Có chăng là vật chất chúng có rất dư thừa.
Lần lần những anh chị em này vô tình,
Đã bị đẩy vào con đường Lầm Lạc và Sa Ngã.
Chỉ biết kiếm tìm đến Chốn sa đọa và tội lỗi.
Quá lún sâu nên tự chôn vùi cuộc đời của họ,
Nơi vũng lầy của tội lỗi đam mê.
Tâm hồn họ trở nên chai đá,
Lầm lì lạc lõng với Trái Tim đơn côi.
Con chớ nên chấp nhất,
Mà con hãy Cầu Nguyện nhiều cho họ,
Để Linh Hồn của anh chị em con không bị hư mất,
Đời đời kiếp kiếp trong xích xiềng,
Của Hỏa Ngục Khiếp Sợ không có ngày ra.
Con cũng nên Thông Cảm cho những anh chị em,
Chỉ Thích đua đòi bon chen với cuộc sống đầy ích kỷ,
Chỉ Thích hưởng thụ với những Của chóng qua.
Phù hoa nối tiếp phù hoa.
Mà quên đi Chúa là Cội Nguồn của Hạnh Phúc.
Luôn ban cho ta cuộc sống đầy đủ mỗi ngày.
Con không phải lo ăn gì, mặc gì,
Vì có phải Chúa Thương Yêu nhân loại,
Hơn tất cả muông loài chim dại hay sao?
Nào hoa Huệ ngoài đồng Chúa mặc cho mầu sắc,
Đẹp gấp trăm lần Áo Long Bào
Của Nhà Vua Salomon xửa xưa?
Ấy thế mà hoa cỏ đồng nội đẹp đẽ như thế!
Mà nay còn mai bị vất vào lửa,
Vẫn chưa giúp cho con người hiểu được rằng,
Túi tham không đáy của lòng người,
Sẽ đưa Linh Hồn họ đi về đâu?
Con ơi, nên Mẹ Dậy Khuyên con!
Chớ nên buồn giận mà thêm bận lòng.
Ngày nào cũng có nỗi lo và nỗi khổ,
Đừng mang thêm nỗi khổ của anh chị em,
Mà làm cho đôi vai thêm oằn nặng.
Hãy Tha Thứ để con được Chúa tha thứ.
Đừng buồn giận ai quá 5 phút nhé con!
Một ngày Chúa ban cho 24 tiếng để sống,
Để yêu, để hàn gắn, để giúp đời và giúp người.
Mang đến cho anh chị em tình yêu huynh đệ,
Để Chúa mỉm cười thương quá hỡi Nữ Tử của Ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Xanh
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:14 12/02/2008
TRÁI TIM XANH
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Con tim cần chút long lanh thói thường
Lẽ nào giữa cuộc tình thường
Trái tim khô lệ vui, buồn chia ai!
(Trích thơ của Trần Huy Sao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền