Ngày 12-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy sống theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
05:30 12/02/2011
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A

Hc 15: 15-20; 1 Cor 2: 6-10; Mt: 5: 17-37

Cộng đoàn phụng vụ của chúng ta qui tụ ở đây thuộc nhiều hạng người khác nhau, với các nền văn hóa khác nhau, thuộc nhiều dân tộc và nguồn gốc,…Nhưng chính phép rửa trong Đức Giêsu nối kết chúng ta lại với nhau. Dù chúng ta có khác biệt thế nào và chúng ta có nói thứ tiếng gì đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể cùng nhau thưa lên rằng: “Chúng tôi tin kính một Đức Giêsu Kitô và đường lối của Người là chính là đường lối của chúng tôi”. Căn tính của chúng ta là một cộng đoàn các môn đệ của Chúa Giêsu và chúng ta yêu mến Người. Vì thế, tình yêu của chúng ta dành cho Người thúc bách chúng ta sống như Người.

Nhưng chẳng phải vì nghe Bài giảng trên Núi trong những Chúa Nhật này khiến chúng ta chùn chân sao? Làm sao chúng có thể sống những giáo huấn này? Và làm sao chúng ta biết phải sống những giáo huấn này ra sao? Nhờ các phép lạ và giáo huấn, Đức Giêsu đã lôi cuốn đám đông dân chúng. Để dạy những người thân cận với mình, Người đưa họ lên trên núi. Cách đây hai Chúa Nhật, chúng ta được nghe Bài Giảng về Các Mối Phúc, đó là mở đầu của hàng loạt những bài giảng được gọi là Bài Giảng Trên Núi. Các Mối Phúc kêu gọi tất cả những ai muốn theo Đức Giêsu phải thay đổi nhữg thứ cần thiết bên trong. Những thay đổi đó được làm sáng tỏ dần dần trong những dụ ngôn sau của Người.

Khi chúng ta nghe bài giảng của Đức Giêsu thì những gì thánh Phaolô nói trong Thư I Côrintô là đúng: Chúng ta được kêu gọi để sống, không phải theo sự khôn ngoan của thế gian, nhưng là theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, sự khôn ngoan đó đã được tỏ bày cho chúng ta trong đời sống mà Chúa Giêsu “trong Thánh Thần”.

Nhờ hồng ân của Thánh Thần, chúng ta đón nhận Đức Giês Kitô như mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa trong thân xác. Ngày nay, chúng ta cũng phải nhắc nhớ mình rằng cũng một Thánh Thần đó giúp chúng ta có thể sống phù hợp với giáo huấn của Đức Giêsu. Sau hết, Đức Giêsu không chỉ cho chúng ta những đạo đức khắt khe hơn và cao hơn. Đó không phải là điều khiến cho những giáo huấn của Người thành đặc biệt. Nhưng, qua phép rửa và ân ban Chúa Thánh Thần, chúng ta khao khát và có sức mạnh thần thiêng để sống những gì chúng ta được dạy lại ngày hôm nay. Thần Khí mới trong chúng ta là tất cả những gì giúp chúng ta sống, như Đức Giêsu nói với chúng ta, với “đời sống công chính hơn các Pharisêu và các Kinh Sư”

Hôm nay tôi chọn bài Tin mừng ngắn. Bài kia hơi dài (5,17-37). Tôi không muốn làm đầy tai cộng đoàn với những điều nên làm và không nên làm. Nhưng ngay cả trong bài ngắn, Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta, không chỉ giữ lề luật cách hời hợt nông cạn hay chỉ vẻ bề ngoài, nhưng là lời đáp trả bên trong – thay đổi bên trong cách sâu sắc giúp chúng ta sống được những gì chúng ta được hướng dẫn.

Các môn đệ có lẽ rất mất tinh thần khi nghe Đức Giêsu giảng thế này. Cuối cùng thì Pharisêu được xem là công chính và thánh thiện. Đức Giêsu thách thức không chỉ những kẻ theo Người, mà người còn thách thức cả Pharisêu và các kinh sư nữa. Tôn giáo của họ sẽ đi sâu hơn là những công việc bên ngoài – động cơ tốt sẽ tạo nên hành vi tốt. Người yêu cầu cao! Những điều đó khó mà thực hiện được.

Những người Pharisêu dành rất nhiều thời gian và công sức để chu toàn Lề Luật. Họ là giai cấp trung lưu và không giống như những người nghèo kiết xác kia, chiếm đa phần đông trong số những người theo Đức Giêsu, các Pharisêu được học hành và cũng có thời gian nhàn rỗi mà theo đuổi sự tinh ròng của việc tuân giữ lề luật. Đâu là cơ hội cho những kẻ dốt nát, lao động kiệt sức và nghèo đói đang đi theo Đức Giêsu? Cũng vậy, đâu là cơ may cho chúng ta có thể hoàn trọn những giáo huấn này? Vậy mà, Đức Giêsu kêu mời chúng ta phải thánh thiện hơn những kinh sư và các Pharisêu!

Từ bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu như muốn rút ngắn con đường có thể dẫn đến những án mạng. Vì thế, Người nhắc các môn đệ hãy kiềm chế cơn giận của mình. Trong những trường hợp ngoại tình, các gia đình thường tìm cách trả thù đôi trai gái đó vì đã làm nhục gia đình, đặc biệt là phía người chồng. Để tránh việc ngoại tình và những hậu quả hận thù đẫm máu có thể nổ ra sau đó, Đức Giêsu bảo các môn đệ thậm chí không được nghĩ đến vấn đề đó – không được ham muốn người khác. Ngoài ra, có thể có những tương quan tốt đẹp trong cộng đoàn, nhất là cộng đoàn những người có đức tin nếu mọi người biết cư xử chân thành với nhau; nếu như họ có thể tin tưởng lời người khác thì sẽ không có sự gian trá.

Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ phải gương mẫu trong cách hành xử. Sống như thế với người khác, ngoài việc tạo nên mối tương quan yêu thương trong cộng đoàn, còn có thể hấp dẫn chính cộng đoàn ấy và giáo huấn của Đấng mà họ đi theo là Đức Giêsu. Hôm nay, Đức Giêsu đưa ra một mẫu gương cụ thể cho những điều Người nói với các môn đệ trong Chúa Nhật trước. Các ngài sẽ là “muối cho đời”, “ánh sáng cho trần gian” và là một “thành xây trên núi”.

Lưu ý đến cấu trúc của những câu nói. Mỗi câu bắt đầu bằng cụm từ: “Các ngươi nghe luật dạy rằng…” rồi Đức Giêsu đưa ra giáo huấn cụ thể của mình: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em…”. Người lấy uy tín từ lời dạy của tiền nhân và rồi đưa ra ví dụ cụ thể, kêu gọi môn đệ của Người nên công chính hơn nữa, một “luật” chính xác hơn. Một “Luật Mới”.

Kitô hữu chúng ta được mời gọi sống nhiều cách thế khác nhau, trong tương quan với người khác và với thế giới. Chúng ta kiếm tìm sự giao hòa ở nơi có giận hờn và ly tán. Chúng ta kiềm chế dục vọng dù thế giới xung quanh có tha hóa. Chúng ta tin tưởng người khác và vì thế khi chúng ta hứa thì hãy giữ lời.

Điều gì giúp chúng ta sống những thách đố mà Đức Giêsu đặt ra trước mắt chúng ta? Hiễn nhiên chúng ta không thể thực hiện được điều đó chỉ nhờ việc chúng ta cắn răng cố gắng thực hiện, nhưng là nhờ chúng ta biết nhìn lên Đức Giêsu và hướng về tha nhân với tình yêu và sự hỗ tương. Có vẻ lý tưởng chăng? Vâng, có vẻ như thế, nhưng Đức Giêsu không đòi chúng ta phải hoàn thành những gì mà Người không giúp chúng ta thực hiện.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta chọn đọc sách Huấn ca hôm nay. Đó là một phần của Khôn Ngoan truyền thống trong Kinh Thánh Dothái. Theo truyền thống đó, những hành động của con người sẽ có những hậu quả cụ thể. Chúng ta được tự do tuân theo lối sống mà Chúa đã định hoặc không. Trong bài đọc hôm nay, dù ngắn, từ ngữ “Chọn” được nhắc lại tới ba lần. Truyền thống Khôn ngoan này nhấn mạnh đến tự do của chúng ta và khuyến khích chúng ta sử dụng tự do đó để chọn lựa phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì những khó khăn chọn lựa đó, sách sách Huấn ca khuyến khích: “Tin tưởng vào Chúa, con sẽ được sống”. Chúng ta được đảm bảo rằng chọn lựa như thế sẽ được cho sống, vì Chúa nhìn đến kẻ có lòng tin. (Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Ngài.)

Đời sống Đức Giêsu cho chúng ta thấy Giáo huấn của Người như thế nào khi được thực hiện. Giờ đây Người là người Thầy khôn ngoan chỉ cho chúng ta cách sống và còn ban Thánh Thần để giúp chúng ta chọn những con đường ban sự sống đó. Người dạy chúng ta chọn những con đường giúp chúng ta đến với sự sống chứ không phải cái chết. Các môn đệ của Người tiếp tục sống những giáo huấn ấy trong cuộc đời của các ngài. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, những người chưa bao giờ đọc Các Bài Giảng Trên Núi, cũng có thể học được nội dung này qua việc xem xét đời sống của chúng ta.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
 
Kiện toàn Lề Luật: Cuộc cách mạng hồng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:40 12/02/2011
Chúa Nhật 6 Thường Niên A

Sau bài giảng trên núi, trong dân chúng có dư luận cho rằng Chúa Giêsu đến là để huỷ bỏ lề luật của Môisê và các tiên tri. Vậy thì do đâu mà các môn đệ và nhiều người khác nghĩ như thế ? Đơn giản là do những lời nói và hành động của Chúa Giêsu quá “lạ” đối với họ, chẳng hạn: Ngài tự so sánh mình như rượu mới (Lc 5,39); Ngài tuyên bố Con Người làm chủ ngày Sabát (Mt 12,8); Ngài dạy dỗ không nhân danh Môsê, nhưng nhân danh chính mình (Mt 7,28-29); v.v... Chính những điều này là nguyên nhân khiến cho dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ lệ luật.

Tuy nhiên Chúa Giêsu đã quả quyết rằng Ngài đến là để kiện toàn, chứ không phải để huỷ bỏ lề luật. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao Chúa Giêsu lại phải kiện toàn những luật lệ, vốn dĩ đã được coi là thánh luật, thiên luật, tức là luật mà Giavê Thiên Chúa đã truyền cho Môisê. Cũng không khó để trả lời thắc mắc này. Thứ nhất vì theo thời gian, con người đã thêm thắt hay chi tiết hoá và làm cho luật bị méo mó, lệch lạc. Thứ hai vì lề luật cũng có tính cách tiệm tiến như mạc khải. Nghĩa là không thể một lúc, một thời mà luật trở nên hoàn hảo được. Không phải vì Thiên Chúa không hoàn hảo, mà vì khả năng của người tiếp thu, lĩnh hội luật có giới hạn và bất toàn.

Một câu hỏi nữa đựơc đặt ra đó là Chúa Giêsu đã kiện toàn luật ở những điểm nào ?

Trước hết, Ngài kiện toàn nội dung của luật (gồm luật Sabát, luật thanh sạch, luật hôn nhân, luật báo oán,…). Đối với Chúa Giêsu, tất cả các khoản luật được lập ra là nhằm mục đích phục vụ con người, chứ không phải phục vụ cơ chế hay quyền lợi của một nhóm người nào. Luật phải vì con người chứ không phải con người vì luật. Và luật quan trọng nhất được khắc khi trong tâm hồn mà mọi điều luật khác phải qui về, đó là luật bác ái yêu thương. Luật nào không còn phục vụ và làm thăng tiến con người trên phương diện tình yêu đều không còn lý do để tồn tại.

Sau nữa là Chúa Giêsu kiện toàn tinh thần giữ luật. Giữ luật vì lòng yêu mến (mến Chúa yêu người) chứ không phải vì hình thức vụ luật. Óc nệ luật, vụ hình thức sẽ làm tê liệt sáng kiến và cầm chân con người trong thái độ tiêu cực, máy móc, và cằn cỗi.

Sáng hôm nay, toàn thủ đô Ai Cập như vỡ òa trong niềm hạnh phúc tột độ khi tổng thống nước này quyết định từ chức sau gần ba thập kỷ cầm quyền. Một biển người khổng lồ tại quảng trường Tự do ở Cairo nhảy múa, hò reo, và thậm chí rơi nước mắt, để chúc mừng sự ra đi của Tổng thống Mubarak mà họ đã mong chờ từ lâu. Người ta reo hò, vẫy cờ, bắn chỉ thiên và ôm chầm lấy nhau. Các tài xế bóp còi để hưởng ứng niềm vui của người biểu tình. Hàng nghìn người nêm kín quảng trường Tahir ăn mừng chiến thắng dưới pháo hoa rực rỡ. Tin tức về sự sụp đổ của chế độ nhanh chóng lan tỏa khắp Cairo và làm dấy lên niềm vui sướng tột độ.

Riêng đối với Kitô hữu thì biến động tại Ai Cập sẽ ảnh hưởng mãnh liệt đến sự sống còn của 10 triệu người Kitô giáo tại đây. Vì trong quá khứ, Kitô giáo vẫn bị coi là thế lực thù địch với xã hội Hồi Giáo của Ai Cập. Với biến cố này, người Kitô hữu tại quốc gia Hồi giáo này có quyền hy vọng về một tươi lai sáng sủa hơn.

Thủ tướng Merkel của nước Đức đã đánh gía những gì xảy ra ngày hôm nay ở Ai Cập là ngày vui mừng thành công của một cuộc cách mạng, cách mạng của tự do dân chủ.

Có thể nói được, qua việc kiện toàn lề luật, Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc cách mạng thực sự. Dĩ nhiên, đây không phải là cuộc cách mạng về chính trị, về dân chủ như người dân Ai Cập đã làm trong những ngày qua, mà là cuộc “cách mạng hồng”, cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi ách nô lệ của lề luật và sự chết.

Hơn ai hết, các luật sĩ và biệt phái Do thái là những người giữ luật nghiêm ngặt và cũng rất chi li tới mức trở thành câu nệ hình thức cứng nhắc đến vô hồn. Là những bậc thầy trong dân, thay vì dạy dân sống tinh thần của luật, thì cung cách sống của họ làm cho mọi người nghĩ rằng sự công chính chỉ gói gọn trong việc chu toàn lề luật. Và tệ hại nhất là chính họ đã biến luật thành một cái ách sần sùi chai cứng và một cái gánh quá nặng nề đối với dân chúng.

Chúa Giêsu không chấp nhận điều này. Ngài đã thực hiện cuộc cách mạng triệt để, nhằm gột bỏ những sần sùi, những méo mó của luật cũ, ngõ hầu đưa con người lên một bình diện mới của luật: luật của đức ái toàn hảo.

Vậy Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy biết tôn trọng và tuân giữ luật của Chúa Giêsu, luật đã được Ngài kiện toàn và đã trở nên luật của sự sống sung mãn. Tất nhiên là tuân giữ với lòng yêu mến. Yêu mến vì Chúa Giêsu đã giải thoát chúng ta khỏi ách của luật bất toàn và nặng nề tức luật cũ, để đưa ta vào luật yêu thương và tự nguyện: Giữ luật do lòng cảm mến và hiểu biết, chứ không vì sự khiêng cưỡng hay gò ép.

Xin Chúa giúp chúng ta biết làm tất cả mọi việc chỉ vì lòng mến Chúa và yêu người. Amen.
 
Tình yêu mầu xanh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:46 12/02/2011
Ngày 14 tháng 2, Giáo hội mừng lễ Thánh Valentinô. Trong khi đó xã hội lại mừng Ngày Tình Yêu.

Ngày lễ Thánh Valentinô được mừng như Ngày Tình Yêu đã trở nên nhộn nhịp vào khoảng đầu thế kỷ XVI. Những người yêu nhau viết cho nhau những bức thư tình, gửi tặng cho nhau những đoá hoa hồng.

Khởi sự là Ngày Tình Nhân rồi trở thành Ngày Tình Yêu, ngày lễ Thánh Valentinô trở thành lễ của các mối tình khác nhau. Năm 1981, các cặp vợ chồng tại Baton Rouge, Louisiana đề nghị thống đốc tiểu bang và Giám mục công bố lễ Thánh Valentinô là “NgàyHôn Nhân”. Năm 1983, cả nước Hoa Kỳ và một vài nước khác đã mừng “Ngày Hôn Nhân Thế Giới”. Ngày này đã được cử hành vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng hai hàng năm. Tại Việt nam, lễ này mới xuất hiện trong vòng 10 năm qua. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban phép lành Toà thánh cho những ai tham dự nghi lễ mừng Ngày Hôn Nhân Thế Giới này.

Nhân Ngày Tình Yêu, chúng ta cầu chúc cho các đôi hôn phối sống thuỷ chung, hạnh phúc, trung tín giao ước tình yêu suốt đời. Tình yêu đẹp ngọt ngào, và luôn ánh sắc hồng hạnh phúc. Tình yêu cũng có nhiều cung bậc, đa chiều và lắm sắc màu. Tình yêu và hạnh phúc song hành cùng nhau. Có tình yêu mới có hạnh phúc. Càng hạnh phúc tình yêu càng dạt dào.

Có bài thơ “Về Năm Chiếc Lá” của Dạ Thảo Phương nói về tình yêu và hạnh phúc.

Hạnh phúc là một chiếc lá
Am thầm nảy lộc đêm đông.
Buồn đau là một chiếc lá
Rụng trong nhựa úa mai hồng.
Nhớ mong là một chiếc lá
Run vô cớ giữa lặng không.
Hờn ghen là một chiếc lá
Lay lắt mãi giữa cành không.
Tình yêu chỉ năm chiếc lá
Mà làm thành một cơn giông.

Bài thơ về năm chiếc lá là khúc hát về tình yêu của muôn người, muôn đời. Hạnh phúc, buồn đau, nhớ mong, hờn ghen, cô đơn, mỗi trạng thái tình yêu ấy ứng với một chiếc lá đời. Tình yêu muôn thửơ vẫn là thứ tình cảm kỳ lạ và khó hiểu. Khi ngọt ngào hạnh phúc, khi hờn ghen giận dỗi cách vô cớ, lúc lại tin ỵêu mãnh liệt. Có người đã cho tình yêu là một loại thực phẩm với đủ năm mùi vị: ngọt, đắng, chát, chua, cay.

Nảy mầm từ tình yêu chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là mong ước ngàn đời của con người. Ai cũng muốn được hạnh phúc. Ai cũng đi tìm và xây đắp hạnh phúc.

Hạnh phúc là một chiếc lá, âm thầm nảy lộc đêm đông. Cũng như chiếc lá lặng lẽ vươn mình giữa đêm đông, hạnh phúc con người chỉ có được khi biết dày công chăm nom gìn giữ, biết vượt qua khó khăn thử thách. Hạnh phúc là quà tặng, là hồng ân, con người phải biết trân trọng, nâng niu giữ gìn những gì mình đang có. Bởi lẽ, biết đâu rằng giông bão cuộc đời nổi lên cuốn theo chiếc lá hạnh phúc mong manh.

Buồn đau, nhớ mong, hờn ghen, cô đơn là mỗi chiếc lá cảm xúc của tình yêu. Chiếc âm thầm trong hạnh phúc. Chiếc rụng úa bởi buồn đau. Chiếc run lên vì mong nhớ. Chiếc hờn ghen khi vở tắt. Chiếc cô đơn giữa lặng không.

Tình yêu là năm chiếc lá mà làm thành một cơn giông. Năm chiếc lá hạnh phúc, buồn đau, mong nhớ, hờn ghen, cô đơn là năm khía cạnh của tình yêu đôi lứa. Năm chiếc lá ấy dẫu mong manh, bé nhỏ nhưng lại tiềm tàng một sức mạnh lớn lao là làm thành một cơn giông. Cơn giông của tình yêu đầy sức mạnh. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Tình yêu là nguồn sống cho đời. Ai đã một lần yêu mới thấu hiểu tình yêu. Người mình yêu là lẽ sống trên đời.

Tình yêu rất huyền nhiệm Tình yêu kỳ diệu nó gõ hồn ta vào những giờ không định như Xuân Diệu viết:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu,
có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.

Chỉ một lần chạm tay nhau thôi, về nhà đã mang bệnh tương tư:

Hôm qua lỡ chạm tay nhau,
về nhà đó có bị đau không nào,
riêng đây chẳng biết vì sao,
chạm tay lần ấy đau vào đến tim.

Đau vào đến tim chính là khởi đầu cho những xao xuyến rung động của tình yêu.

Thi sĩ Tân Văn viết thật hay nổi nhớ của tình yêu qua bài thơ “Nhớ”

Nhớ em từng phút từng giây
Như chim nhớ tổ như mây nhớ trời
Như sông nhớ nuớc bồi hồi
Như hè nhớ nắng, như vôi nhớ trầu
Như thu nhớ lá vàng rơi
Như đông nhớ giọt mưa xoi sụt sùi
Như xuân nhớ đóa Mai tươi
Như bình minh nhớ mặt trời chưa lên
Như hoàng hôn nhớ bóng đêm
Như chim quyên nhớ bạn tình xa nhau
Em ơi, xin hãy về mau
Rừng thương biển nhớ núi sầu tương tư.

Bài thơ tiếng Anh được giải thưởng Editor's Choice của International Society of Poets 24-02-05 và được đăng tại nhiều nước trên thế giới.

I miss You
I miss you every day and night
Like sun flowers missing sunrise
Like a bird missing its nest
Like a cloud missing sky
Like a river missing water
Like spring missing flowers
Like a mountain missing its rocks
Like lovers missing lovers
Like summer missing the sun
Like fall missing yellow leaves
Like fishes missing water
I miss you, do you miss me?
Like winter missing snow
Like dawn missing sunlight
Like night missing darkness
Like a bird missing flight
Darling, please come with me now
Mountains and rivers also miss thou
Please come, I keep my promise
Forever, we will be in love.
Tân Văn, Montréal, Canada

Khi yêu rồi thì sức mạnh của tình yêu giúp con người vượt qua tất cả mọi thử thách, mọi khó khăn để có nhau:

Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Yêu nhau bất kể giàu nghèo, dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.

Yêu nhau mọi sự trở nên ngon ngọt:

Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng,
thiếp gần chàng ăn muối trắng cũng ngon.

Bài thơ “Lạ chưa” đã diễn tả sự kỳ diệu ấy của tình yêu:

Lạ chưa vẫn ở bên em,
mà anh cứ nhớ cứ thèm gần hơn.
Cứ lo em giận em hờn,
mãi mê anh để cô đơn em buồn.
Cớ chi chắp được đôi hồn,
như chim đôi cánh lượn hôn mây trời.
Cớ chi đi suốt đường đời,
như hình với bóng sóng đôi tháng ngày.
Em cười anh cũng vui lây,
em đau anh lại lệ cay xót thầm.
Qua bao xao động thăng trầm,
tâm ca được mấy tri ân không lời.
Tình yêu là thế em ơi,
hai người mà hoá một người trăm năm.

Tình yêu thật đẹp và thật kỳ diệu. Vì thế, quyết định sống chung với một người suốt đời là điều hết sức quan trọng. Quyết định mà không hiểu biết đó là liều lĩnh và mù quáng sẽ dẫn tới bất hạnh. Sự hiểu biết về mình và đối tượng mình chọn lựa luôn cần thời gian dài khá dài tìm hiểu,thử thách, đo lường.

Thời gian chính là thước đo tình yêu.Chân thật hay giả dối, thuỷ chung hay hời hợt chóng qua, thời gian sẽ xác định cho một tình yêu. Bởi vậy ông bà chúng ta khôn ngoan khuyên dạy con cháu, cần phải có thời gian dài để tìm hiểu kỹ lưỡng rồi mới tiến tới hôn nhân.

Ngày nay, người ta yêu nhau vội vàng, cưới nhau vội vã và bỏ nhau cũng mau chóng. Vì chưa hiểu nhau và chưa có đủ thời gian để tình yêu nên sâu đậm.Tựa như tình yêu hờ hững mà Mỹ Tâm hát trong bài ca “ hát với dòng sông”: tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc. Yêu nhau mà không mong đợi, không hối tiếc thì đâu phải là yêu thật tình.

Các đôi vợ chồng cũng cần có thời gian dành cho nhau. Cảm thông, chia sẽ những khó khăn vui buồn của nhau trong cuộc sống. Khi người vợ quá lo lắng về con cái. Bận rộn cơm áo gạo tiền. Họ tự bó chặt trong những thứ vụn vặt ấy. Khi người chồng bị cuốn hút trong công việc và bè bạn. Họ không còn dành thời gian cho vợ con. Đó là những nguy hiểm cho rạn nứt và bất hoà gia đình. Cần lắm thời gian vợ chồng dành cho nhau, cho gia đình mình.

Sách Sáng Thế định nghĩa: Thiên Chúa là Alpha và Omêga,là khởi nguyên và cùng tận. Điều ấy có thể diễn tả cách khác: Thiên Chúa là thời gian.

Thánh Gioan xác định: Thiên Chúa là tình yêu.

Thiên Chúa là thời gian và là tình yêu. Như thế tình yêu và thời gian song hành là một. Sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Kẻ sống trong Thiên Chúa là người biết quý chuộng thời gian.

Con người không làm chủ được thời gian. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai chưa tới. Chỉ còn hiện tại. Hiện tại là thời gian quý nhất mà con người có trong tay.Sự giàu có của chúng ta là giây phút hiện tại.Trong Phúc âm, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta hãy sống giây phút hiện tại. Kinh Lạy Cha,Chúa dạy: Xin Cha cho chúng con hôm nay và nhắc nhở rằng, ngày nào cũng có sự lao nhọc, cũng có niềm vui của ngày đó.

Sống giây phút hiện tại bằng yêu thương chính là hạnh phúc.

Năm Canh Dần, ngày Mồng Một Tết cũng là ngày Valentine. Tình Yêu khởi đầu một Năm Mới. Cầu chúc Xuân Mới đầy tràn Tình Yêu cho những người đang yêu, cho những đôi vợ chồng đã yêu luôn sống hạnh phúc tín trung. Cho dẫu tình yêu như năm chiếc lá buồn đau nhớ mong hờn ghen cô đơn thì hạnh phúc vẫn luôn là chiềc trên cành mãi màu xanh. Xanh hy vọng. Xanh niềm vui và sự sống. Tình yêu vốn mang màu trắng tinh khiết, yên bình, không vướng bận, không nghĩ suy, không toan tính, chân thành, hết lòng, và sống thật tâm. Màu xanh mang lại cho Tình yêu hy vọng bởi không ai yêu mà không đặt vào nó một chút hay thật nhiều mong ước và kỳ vọng, ở bản thân, ở đối tượng và ở tương lai.

Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.

Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn thánh hóa cho những ai đang yêu. Một năm mới biết yêu và biết diễn tả tình yêu Thiên Chúa cho con người trong xã hội hôm nay. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cổ võ các linh mục sống đời cầu nguyện và hiệp thông
Lm Trần Đức Anh OP
10:50 12/02/2011
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tái đề cao ơn gọi và cổ võ các linh mục sống đời cầu nguyện và hiệp thông.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12-2-2011 dành cho 400 tham dự viên Đại hội của Huynh đoàn LM thừa sai thánh Carlo Borromeo nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến đặc biệt có vị sáng lập kiêm đương kim Tổng quyền của Huynh đoàn là Đức ông Massimo Camisasca, cùng với Đức Cha Paolo Pezzi thành viên của Huynh đoàn và hiện là TGM giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mascơva bên Nga; tiếp đến là cha Julian Carrón, người Tây ban Nha, Chủ tịch Huynh đoàn Hiệp thông và giải phóng, cùng với nhiều LM và chủng sinh, thân nhân và giáo dân. Huynh đoàn này là một Tu đoàn Tông đồ, xuất phát từ Phong trào Hiệp thông và giải phóng và hiện có 138 thành viên, trong đó có 103 LM, hoạt động tại 26 nhà.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao ”sự hiện diện của ơn gọi LM là một dấu hiệu chắc chắn về sự thật và về sức sinh động của một cộng đoàn Kitô. Thực vậy, Thiên Chúa luôn kêu gọi đến chức LM và sẽ không có sự tăng trưởng đích thực và phong phú trong Giáo Hội nếu không có sự hiện diện chân thực của LM nâng đỡ và nuôi dưỡng Giáo Hội”.

ĐTC mạnh mẽ đề cao đời sống suy niệm và cầu nguyện được sống như cuộc đối thoại với Chúa Phục Sinh, như con đường để canh tân Giáo Hội. Tiếp đến là việc học hỏi nghiên cứu thần học, giúp gặp gỡ các chân lý Kitô giáo dưới hình thức một tổng hợp gắn liền với đời sống cá nhân và cộng đoàn”.

ĐTC cũng ca ngợi Huynh đoàn LM thừa sai thánh Carlo Borromeo nhấn mạnh rất nhiều tới tình hiệp thông, và giá trị của đời sống chung. Ngài nói:

”Điều quan trọng là các linh mục không sống cô lập tại một nơi nào đó, nhưng ở với nhau trong những cộng đoàn nhỏ, nâng đỡ nhau và nhờ đó cảm nghiệm về việc cùng nhau phục vụ Chúa Kitô và trong sự từ bỏ vì Nước Trời, và cũng để luôn ý thức về điều đó” (Luce del mondo, Vaticano 2010, 218).

Nhắc đến tình trạng thiếu linh mục ngày nay, ĐTC nhận xét rằng ”đời sống chung trước tiên không phải là một chiến lược để đối phó với tình trạng thiếu linh mục. Tự nó, đời sống chung cũng không phải là một hình thức trợ giúp đứng trước sự cô đơn và yếu đuối của con người. Tất cả những điều đó có thể xảy ra, nhưng chỉ khi nào đời sống chung được quan niệm và sống như một con đường để tiến sâu vào thực tại hiệp thông. Thực vậy, đời sống chung là sự diễn tả hồng ân của Chúa Kitô là Giáo Hội, và được báo trước trong cộng đoàn Tông Đồ, đã khai sinh ra các linh mục. Quả thực, không một linh mục nào quản lý những gì là của riêng mình, nhưng cùng với các anh em khác tham gia vào một hồng ân bí tích được Chúa Giêsu trực tiếp trao ban” (SD 12-2-2011)
 
Top Stories
Sacred Music at the Service of Truth: Faithful Should Experience Church's Universality at Local Level
Rev. Paul Gunter, OSB
14:43 12/02/2011
ROME, 24 DEC. 2010 (ZENIT) - At the time that St. Augustine wrote "Qui cantat, bis orat" — he who sings prays twice, one could easily recognize how much the character itself of sacred music made it essentially different from a simple group singing or an elegant performance by an expert musician of the secular realm.

The conviction of the fact that prayer is doubled if sung instead of being recited was not based so much on the merits of human effort, but rather on the need to describe the numinous dimension within sacred music, its emotive and artistic aspects, inasmuch as it is an exchange between God, the Giver of every gift, and the response of love of the human being to the Lord's omnipotent love.

A greater love will seek a higher quality and not just more abundant quantity, and this happens when the perseverance of an individual or a group has made progress in the musical realm and has experienced the beauty of its spiritual consolations. "Sacrosanctum Concilium" affirms that "the sacred liturgy does not exhaust the entire activity of the Church" (No. 9) and adds very pointedly that "before men can come to the liturgy they must be called to faith and to conversion."

Moreover, No. 10 clarifies that "the liturgy is the summit toward which the activity of the Church is directed." Hence the liturgy is precisely the source of the necessary strength for every apostolic work. Wherever the liturgy of the Church is left to chance, the lack of coherence in its fruits becomes evident. Liturgical musicians must be appreciated and supported in all possible ways, if they are to attain a technical level that will enable them to communicate, through sacred music, the relationship with the tremendous mystery that God is. It is this perception of God's holiness, specifically treated by sacred music, which forms a bridge that enables persons to discover their desire for God and the desire to conform their lives to his.

Sacred music is prayer ordered to raise hearts and minds to God. Beyond the challenges represented by personal or cultural preferences, the purpose of sacred music is always praise of God. The active participation of the assembly must be ordered to this end, so that the dignity of the liturgy is not compromised and the possibilities for an effective participation in divine worship are not darkened. Active participation does not exclude different levels of participation that, of themselves, indicate that "participation in the act" is not diminished by the fact that one might not be singing everything at every moment. Sacred music must be conformed to the liturgical texts and devotional music must be inspired in biblical or liturgical texts, taking care in every case not to hide the ecclesiological reality of the Church.

Pope John Paul II explained it to some bishops of the U.S. on the occasion of their "ad limina" visit in 1998: "But full participation does not mean that everyone does everything, since this would lead to a clericalizing of the laity and a laicizing of the priesthood; and this was not what the Council had in mind. The liturgy, like the Church, is intended to be hierarchical and polyphonic, respecting the different roles assigned by Christ and allowing all the different voices to blend in one great hymn of praise." Hence, in its expressions of religious faith, textual fidelity and measured dignity, sacred music must become a symbol of ecclesial communion.

The character of sacred music is not diminished when it is simple, to the degree that its simplicity is noble rather than banal. The widespread use, though prohibited, of secular recorded music and "pop" songs in funerals justifies the distancing of many faithful, who feel themselves foreign to the musical life of the Church. "Cult" songs, doctrinally insipid, often take the place of liturgical treasures with catechetical value, with the effect that the culture of ecclesial music in many parishes has been "led down a blind alley in which one can say always less about its quo vadis" — this is the way in which J. Ratzinger describes the separation of modern culture from its religious matrix (A New Song for the Lord. Faith in Christ and Liturgy Today, Crossroads, New York, 1996, p. 120).

"Sacrosanctum Concilium" has said that Gregorian chant should be given "pride of place" (No. 116) and that the pipe organ "adds a wonderful splendor to the Church's ceremonies and powerfully lifts up man's mind to God and to higher things" (No. 120). While the effects of post-modern anthropological interpretations are intolerant on encountering every tendency to remake the past, the timeless and universal truths are of benefit to persons of all times and all places.

Necessary is an effective liturgical catechesis at the center of the New Evangelization to foster the immersion of the faithful in the mysteries celebrated per ritus et preces — through the rites and prayers (cf. SC 48). The Motu Propri of 2007, "Summorum Pontificum," offered a determinant opportunity for the revival of Gregorian chant, in those places in which it was previously practiced, as well as its insertion in contexts in which it is not yet known. It would be sad, however, if, because of the desire to understand everything, the use of Gregorian chant in the parishes were to be limited to the celebration in the "extraordinary form," thus relegating the ancient language of this chant to the history of the Church and to a symbol of polarization. Among the pastoral opportunities, it's not too much to ask that persons might have the experience of the universality of the Church at the local level, being able to sing the parts that correspond to them in Latin (cf. SC 54). This was the intention of the Fathers of the Council. With due moderation and pastoral sensitivity, this practice would be united harmonically to the rich expressions of the Catholic faith in the vernacular.

Finally, the harmony and orthodoxy of sacred music for an effective preaching of the revealed deposit depends on the fidelity of Christian to the life of grace, in a much greater decision to live coherently, as the Rule of St. Benedict affirms so clearly: "Hence we consider how we should behave in the presence of God and of his angels and let us hold ourselves [...] in such a way that our minds are in agreement with our voices" (19,6-7).

(Benedictine Father Paul Gunter is a professor at the Pontifical Liturgical Institute of Rome and a consultor of the Office of Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các lớp Pháp Văn Giáo Xứ Việt Nam Paris mừng Xuân Tân Mão
Trần Văn Cảnh
10:35 12/02/2011
Các lớp Pháp Văn Giáo Xứ Việt Nam Paris mừng Xuân Tân Mão

Thứ năm, 10.02.2011, thầy trò « Các Lớp Pháp Văn Giáo Xứ Việt Nam Paris » đã cùng nhau xum họp MỪNG XUÂN TÂN MÃO. Các Lớp Pháp Văn là một sinh hoạt văn hóa xã hội kỳ cựu của giáo xứ, được thiết lập từ năm 1979. Khởi đầu, học trò đa số đều là người việt nam mới đến Pháp. Ngày nay, học trò tất cả đều là người trẻ đến từ Á châu, Đông Dương, mà đa số gốc trung hoa. Các giáo sư, tất cả đều làm việc thiện nguyện không công, đa số gồm các cựu giáo sư, công tư chức hay cựu sĩ quan người pháp. Ngày MỪNG XUÂN TÂN MÃO 2011 của Các Lớp Pháp Văn đã được tổ chức xoay quanh hai phần lễ và hội.

Lễ với thánh lễ tân niên

Từ 10 giờ, khoảng trên 40 học viên đã tụ tập trong nhà nguyện ôn lại các bài sẽ hát trong thánh lễ. Trong các bài thánh ca đang tập và sẽ được hát trong thánh lễ, tôi thích nhất bài thánh ca trung hoa « Tôi muốn nói cho con người về sự cao cả của Thiên Chúa Sáng Tạo », vì ý nghĩa lời ca rất sinh thái và điệu nhạc rất thiên nhiên. « Nếu tôi là một loài hoa nhỏ mọc bên đường, với những cánh hoa nở vui dưới ánh dương, tôi sẽ muốn tỏa ra tất cả thơm hương để giúp con người nhận ra sự cao cả của Thiên Chúa Sáng Tạo. Ngài đã chẳng chê khinh sự mỹ miều của loài hoa nhỏ. Mà còn tôn vinh đời sống của tôi. Nếu tôi là một loài hoa nhỏ mọc bên đường, tôi sẽ nói cho con người về sự cao cả của Thiên Chúa Sáng Tạo.

Nếu tôi là một loài chim sẻ trong rừng, vô tư nhảy chuyền trên các cành cây, tôi sẽ vui vẻ hát lên điệu ca chúc mừng để giúp con người nhận ra những kỳ công của Thiên Chúa Sáng Tạo. Ngài đã chẳng chê khinh những giai điệu của loài chim sẻ. Mà chắc chắn sẽ lưu tâm đến lợi ích của hiện hữu đời tôi. Nếu tôi là một loài chim sẻ trong rừng, tôi sẽ kể cho con người tất cả những kỳ công của Thiên Chúa Sáng Tạo ».

11 giờ 30 phút, mọi người đã hiện diện đông đủ, Sơ Trách Nhiệm Nguyễn Thị Kim Thoa và thầy trò các lớp Pháp Văn đã cùng Đức Ông Giám Đốc và hai thầy phó tế cử hành Thánh Lễ Tân Xuân.

Chia sẻ Lời Chúa, dựa vào hai bài Thánh Kinh, sách Dân Số (6,22-27) và Phúc Âm thánh Mathêu (5,1-12), Đức Ông Mai Đức Vinh đã nới đến sự Chúc Phúc của Chúa. Chúng ta hãy chúc lành cho nhau, như cách Chúa đã dậy Mai Sen: « Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em) »!

Mà cái Phúc của Chúa thì khác với cái phúc của ngưởi đời. Vào dịp Năm Mới, mọi người đều chúc nhau ba chữ « Phúc, Lộc, Thọ » và đôi khi giản tiện, họ chỉ chúc nhau chữ « Phúc ». Thực ra trong chữ Phúc đã ngầm ý có Lộc và có Thọ. Thậm chí, chữ Phúc đã gồm cả năm cái phúc là « Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang » rồi.

Chữ « Phúc » của thế gian là thế. Nó gồm năm cái. Nó là hạnh phúc, là lương bổng, là sống lâu, là an bình, là khoẻ mạnh. Cái Phúc của Chúa gồm tám cái: Nó là hiền lành, sầu khổ, khao khát nên người công chính, có lòng xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì công chính, bị xỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều vì Chúa.

Chúc các thầy cô và các học sinh Các Lớp Pháp Văn cảm nhận được những cái phúc của Chúa, để sống cho, sống vì và sống với Chúa và anh em. Chúc các thầy cô và các học sinh Các Lớp Pháp Văn được Phúc Lành của Chúa ».

Hội với tiệc xuân, văn nghệ xuân và xổ số xuân

Sau phần Lễ, là phần Hội. Hội là hội họp lại với nhau, gặp gỡ nhau, vui vẻ với nhau và chia sẻ với nhau. Mà chia sẻ cụ thể nhất là chia sẻ ly rượu, ly trà, miếng cơm, miếng bánh, xiên thịt, đĩa xôi, miếng mứt, trái quít,…Bốn dẫy bàn, mỗi dẫy trên hai chục người đã được dọn sẵn. Các thầy cô và các học sinh được mời tự do chọn chỗ, ngồi dự tiệc xuân. Dưới sự điều động của Sơ Thoa, Thầy Chung và một vị giáo sư, các học sinh bưng các món ăn bày trên các bàn.

Trong bữa tiệc, học sinh và giáo sư, tùy khả năng và thiện chí, đều có thể đóng góp văn nghệ giúp vui. Nhiều bài đơn ca trung hoa đã được các học sinh trình diễn. Nhiều bài đồng ca đã được các học sinh và giáo sư góp vui. Đa số là những bài dân ca pháp, như « Auprès de ma blonde », « A la claire fontaine ». Đôi khi là những bài ca trung hoa, như « Zai hui shou » (nhìn về quá khứ), « Cong xi, Cong xi » (Chúc mừng, chúc mừng). Đọc thơ Jean de la Fontaine, hay của các thi sỹ khác. Ngoài ra, còn có cả một màn hài kịch « L’alphabet » do bốn học sinh cùng diễn.

Ngồi cạnh một giáo sư, tôi có dịp được trao đổi về phương pháp dậy tiếng pháp cho người ngoại quốc. Vị giáo sư này áp dụng phương pháp « FORUM », dựa vào năm nguyên tắc sau:

• Ngôn ngữ là những thanh, những nhạc, những nhịp điệu mà mỗi người nhận được và ghi nhớ.

• Nói là một tác động toàn thể: hoàn cảnh, liên hệ giữa những người nói, những tác phong và những hiểu biết văn hóa,… tất cả những yếu tố này đều đóng phần quan trọng không kém gì những từ. Vả nữa, lời nói thường luôn được đồng diễn với cử điệu. Khi nói, là tất cả chủ thể hành động.

• Truyền thông, không chỉ là nói để thông tin; Nhưng trước hết là « ở cùng nhau » và tác động trên nhau: do đó, tình cảm có một vai trò chủ chốt.

• Phát triển khả năng tự lập của học viên và lưu tâm đến những cách học khác nhau, đó là hai điều kiện bất khả khuyết để việc học nói một ngôn ngữ được hiệu quả.

• Biết nói một ngôn ngữ là có khả năng tác động và phản hồi trong một tình huống truyền thông. Khả năng này sẽ có thể đạt được nhờ thực tập. Và chỉ do thực tập mà người ta mới có thể biết và nhận biết những mẹo luật về phát âm, về văn phạm, về những từ, và về những cụm từ có thể ghép với nhau, mà từ đó mới có thể phát biểu.

Buổi MỪNG XUÂN TÂN MÃO đã khép lại sau phần Xổ Số Tân Xuân. Theo lới vị giáo sư ngồi bên tôi thì đây quả là dịp để các học viên áp dụng và thực tập khả năng tri hành. Biết, biết viết, biết nói tiếng pháp một cách cụ thể: nói về văn hóa TẾT bằng và qua tiếng Pháp, cho các thầy cô người Pháp.

Paris, ngày 12 tháng 02 năm 2011
 
Hội ngộ đồng hương Dinh Cát - Quảng Trị
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:48 12/02/2011
QUẢNG TRỊ - Dân Việt Nam chúng ta có ý thức rất sâu sắc về huyết thống. Gia đình Việt nam, họ tộc Việt nam cho đến nay tương đối vững vàng là nhờ ý thức ấy. Đây là một vốn rất quý phải bảo tồn. Ngày nay, với cơ chế thị trường, xã hội tiêu thụ, đất nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, cơ chế gia đình đang có nguy cơ tan rã. Mọi người đều lo lắng. Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng Vương đến các họ tộc lớn như họ Ngô, Vũ, Phạm... chứng tỏ bao người đang suy tư tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa tai hại. (Đức Ông Laurent Phạm Hân Quynh).

Xem hình ảnh

Từ hơn 20 năm nay, hội đồng hương Dinh cát- Quãng trị tổ chức họp mặt và dâng thánh lễ tạ ơn vào ngày đầu năm mới tại nhà thờ Fatima, Bình triệu – Sài gòn.

Năm nay, Mồng 8 Tết tân Mão, Cha Phêrô Lê Minh Cao, Cha Anrê Lê Văn Hải tổ chức lần đầu ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát, Quãng Trị tại Nhà thờ Quãng thuận – La vang, Giáo phận Nha trang. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (gốc Thạch hãn-Quãng trị) Giám mục Giáo phận Thái bình đến chia sẽ và chủ tế thánh lễ tạ ơn. Hơn ngàn khách mời từ 4 giáo xứ Quãng thuận, Thạch hãn, Triệu phong, Hạnh trí và đại diện đồng hương Dinh cát miền Nam cùng chung vui ngày gặp gỡ và cùng hiệp thông tạ ơn.

Tôi đi gần 200 cây số vừa kịp tham dự giờ thảo luận trao đổi khởi đầu ngày hội ngộ. Mọi người đều bày tỏ niềm vui, nhắc nhở về cội nguồn về dòng tộc. Từ mùa hè đỏ lửa năm 1972, dân Quãng trị ly tán khắp mọi miền đất nước. Đức cha Phêrô là thành viên sáng lập hội đồng hương Dinh Cát. Ngoài việc gặp gỡ, dâng thánh lễ đầu năm kính nhớ tổ tiên ông bà, hội đồng hương còn tạo được quỹ học bổng sinh viên nghèo. Nhờ sự đóng góp của các thành viên, hội đã trợ giúp nhiều học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học từ các năm qua.

Thánh lễ tạ ơn được khởi đầu bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên đượm chất miền Trung rất cảm động.

Đức cha Phêrô giảng lễ. Ngài bồi hồi xúc động khi nhắc nhớ về cội nguồn:

Cây có gốc mở nở nghành sanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu

Người ta có gốc từ đâu

Có cha có mẹ rồi sau có mình.


Lòng hiếu kính với tổ tiên khởi đi từ nền tảng gia đình. Gợi ý từ Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, Đức cha Phêrô mời gọi các bậc phụ huynh hãy quan tâm giáo dục con cái trong gia đình nhiều hơn nữa.

“Trong những ngày Đại hội, chúng tôi cảm nghiệm được bầu khí hiệp thông huynh đệ này khi mọi thành phần Dân Chúa sống chung với nhau như anh chị em trong một gia đình, cùng lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và suy tư về Hội Thánh qua các bài thuyết trình, tham luận và hội thảo, với thao thức xây dựng Hội Thánh như lòng Chúa mong muốn. Sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội chị em lại mở rộng hơn nữa chân trời hiệp thông trong Hội Thánh Chúa Kitô. Ước mong bầu khí huynh đệ này được trải rộng và thấm sâu vào đời sống Hội Thánh tại Việt Nam ở mọi cấp độ, trong mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi dòng tu, mỗi giáo phận. Để bày tỏ khuôn mặt Hội Thánh như một gia đình, đại hội kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương.(Sứ điệp ĐHDC số 5)

Hãy bắt đầu lại từ gia đình. Vì đó là nền tảng và tương lai của giáo hội và của xã hội. Gia đình ngày nay có nhiều hình ảnh bi quan tiêu cực, nhất là các gia đình trẻ. Mỗi người chúng ta đang thừa kế gia sản tinh thần của cha mẹ. Cho dù tổ tiên dòng họ của chúng ta đã mấy trăm năm, cho dù cha mẹ ông bà đã qua đời mấy chục năm, nhưng hiện nay, hoa trái, gia tài, hạt giống, gia sản của các ngài đang lưu truyền lại nơi chúng ta. Con cái là hoa trái, là kết quả, là kế thừa tinh hoa của cha mẹ. Đôi khi, dù không thấy mặt cha mẹ ông bà của mình nhưng gia sản tinh thần, huyết thống đang châu lưu trong máu thịt trong đời sống con cái. Muốn tỏ lòng biết ơn với cha mẹ phải sống làm sao cho xứng đáng. Không xấu hổ về cuộc sống của mình và không để cho người khác chê bai mình thì chúng ta hy vọng cha mẹ sẽ hãnh diện, sẽ tự hào về con cái. Và đó là một cách thể để chúng ta góp phần thăng tiến Giáo hội bằng chính đời sống của mình.

Cha mẹ, ông bà đã lưu truyền huyết thống, gia sản của dòng tộc nơi con cháu. Đến thế hệ con cháu, có nhiều người trong chúng ta đặt mối quan tâm là làm sao cho con cháu của mình được thành đạt, được giàu sang, được địa vị. Tôi nghĩ rằng, cần phải quan tâm nhiều hơn tới gia sản thiêng liêng, giá trị tâm linh của con cái. Nhiều gia đình bề ngoài xem ra sang trọng, hãnh diện và nghĩ rằng ông bà cha mẹ sẽ rất tự hào vì con cái đã học hành thành đạt, giàu sang phú quý. Người ta thường đánh giá con người bằng hình thức bề ngoài. Còn chúng ta, những Kitô hữu, cần nhìn đến những giá trị chất lượng bên trong. Bề ngoài nhiều gia đình xem ra hạnh phúc, nhưng nội bộ bên trong có những trục trặc, con cái bất kính, các thành viên xem gia đình như nhà trọ, như khách sạn chứ không phải là mái ấm hạnh phúc.

Một góc cạnh khác, đặc biệt là thế hệ thứ ba. Nhiều khi cha mẹ nghĩ về con cái cháu chắt mà thấy buồn phiền, thấy đau lòng, thấy xấu hổ, không phải vì nó nghèo hay kém học hành, nhưng là yếu kém về mặt đạo đức. Đạo đức ở đây không chỉ nói tới đạo đức đức tin của tôn giáo mà ngay cả đạo đức nền tảng cơ bản của một gia đình. Nhiều người đổ lỗi cho môi trường, cho xã hội khi thấy con cái của mình trở nên hư hỏng hay bất hiếu, bất kính đối với cha mẹ. Vậy tương lai của gia đình của Giáo hội và xã hội sẽ như thế nào? Nhìn vào tình trạng con cháu người trẻ hôm nay cho chúng ta niềm hy vọng nhiều hay ít. Ngày nay một số đông người trẻ hư hỏng bởi các tệ nạn: cờ bạc, rượu chè, xì ke, ma túy, bỏ học, và càng ngày càng sa đà vào những chuyện vô luân hay là vô tín ngưỡng, vô thần, sống như là ngoại giáo.

Tuy nhiên cũng không nên quá bi quan, bởi vì phần đông người trẻ ngày hôm nay, sống có lý tưởng, và đòi hỏi nhiều nơi người lớn. Một số đông các bạn trẻ đang kết án người lớn, thế giới người lớn, và không bằng lòng về thái độ sống của người lớn, ngay cả trong những môi trường giáo dục, nơi trường học. Họ đòi hỏi phải có những thầy cô mẫu mực, làm gương sáng chứ không chỉ trong lời giảng dạy. Họ thất vọng bởi vì có nhiều thầy cô giảng dạy tại trường học rất lý tưởng, rất hay nhưng đời sống thường ngày của thầy cô thì ngược lại, giả dối, dối trá, và phỉnh gạt người trẻ. Họ đã chứng kiến những hành động phản giáo dục của những người mô phạm. Có một số đông người trẻ cũng kêu gào vì bất mãn về thái độ, cung cách sống của các bậc cha mẹ. Một số người trẻ rất bức xúc về cách sống cũng như cách giảng dạy mô phạm của các cha mẹ, nhất là về lãnh vực đức tin và đạo đức.

Nói như vậy có thể là quá đáng nhưng nếu như hiểu sâu xa và hỏi tại sao người trẻ bị hư hỏng?

Như chúng ta biết, con trẻ được sinh ra giống như một thiên thần, đơn sơ, trong trắng, ai cũng thương ai cũng mến trẻ em. Nhưng càng lớn lên chúng đánh mất tính trong sáng thánh thiện nơi tâm hồn và thay vào đó biết bao nhiêu sự xấu xa gian dối. Cái xấu, sự gian dối bởi đâu mà ra, nếu không phải là do thế giới người lớn, và cũng có những người lớn chủ trương tạo nên cái xấu. Có những công ty xí nghiệp, với những thủ đoạn, bằng cách này cách khác khai thác và lợi dụng giới trẻ, và làm băng hoại đời sống luân lý giới trẻ. Thế giới người lớn hay tổ chức người lớn có ý thức quan tâm việc giáo dục dạy dỗ người trẻ đúng mức chưa?. Một số đông cứ đổ lỗi cho môi trường ngày hôm nay, xã hội nó như thế cho nên con cái của mình cũng là như thế. Vậy môi trường đầu tiên là ai? Đó chính là cha là mẹ. Trước tiên phải nói tới nguồn gốc, hạt giống mà cha mẹ lưu truyền lại cho đứa con có xứng đáng không, có đúng trách nhiệm không? Có một số cha mẹ lưu truyền hạt giống, mầm sống cho con cái trong những trạng thái, trong những lúc, trong những nơi thật đáng tiếc, đáng trách. Họ làm cho hạt giống đó hư và không còn chất gì để mọc lên thành cây tốt. Vì hạt giống đó quá èo ọt ngay từ lúc gieo rồi. Hạt giống èo uột ngay từ đầu do những cha mẹ vô trách nhiệm hay thiếu ý thức. Thật tội nghiệp cho những em bé được sinh ra trong những tình huống như thế. Vậy làm sao có thể đòi hỏi những em đó tốt lên được khi nó không nhận được chút gì nền tảng mầm sống tốt từ cha mẹ?. Rồi tiếp theo, khi em bé đó được sinh ra, thì môi trường đầu tiên, tác động đầu tiên, không ai khác, là cha là mẹ. Đứa bé lớn lên, ngoài việc chăm sóc theo luật tự nhiên như ăn uống, nó còn lớn lên về tinh thần: nhìn, nghe, thấy và bắt chước. Và tất cả những gì em bé đó học được, nghe được là từ cha mẹ và những người chung quanh liên hệ với gia đình. Chúng ta thấy môi trường gia đình quan trọng biết chừng nào. Giá như cha mẹ biết và thương con cái, không chỉ đợi cho nó lúc sinh ra, mà ngay trước lúc thành hôn đã chuẩn bị để mình trở thành một cha mẹ mẫu mực và biết yêu thương giáo dục con cái, thì phúc cho những đứa con đó. Cứ vậy nó thẳng tiến đi lên. Thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm là lỗi tại cha mẹ. Có nhiều cha mẹ chẳng những không giáo dục, không dạy dỗ con cái ngay từ đầu mà còn làm gương mù gương xấu làm hư hỏng con cái. Cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên, chính yếu và bất khả thay thế của con cái, cho dù cha mẹ đó chưa bao giờ đứng lớp giờ nào, cũng chưa bao giờ được danh hiệu là nhà giáo.Tiếc thay, lẽ ra cha mẹ phải giáo dục tốt cho con cái thì vô tình gián tiếp, cách này cách khác nhiều bậc phụ huynh đang đầu độc con cái bằng phim ảnh, sách báo... Yếu tố tích cực để làm gương cho con cái thì còn quá ít trong gia đình. Vậy nếu đi từ cái căn bản là con em của chúng ta ngày hôm nay thì năm hay mười năm sau nó trở thành cha mẹ, vẫn là vòng luẩn quẩn. Cho nên chúng ta sẽ không đủ cơ sở để hy vọng về một tương lai sáng sủa hơn nếu như ta không khởi sự bằng một cái gì cụ thể, hành động ngay từ bây giờ.

Vậy với ý tưởng này, kính thưa cộng đoàn, cần sống đạo hiếu với ông bà cha mẹ, cần sống xứng đáng với dòng họ tổ tiên chúng ta. Nói tới dòng họ Dinh Cát, thế hệ trẻ hôm nay có thể nhiều người không biết gốc gác Dinh Cát, Thạch Hãn, Trí Bưu, Quảng Trị ở đâu, như thế nào. Thế nhưng khi nói tới dòng họ, hay giá trị của Dinh Cát, người ta nhìn vào con số đồng bào đồng hương Dinh Cát của chúng ta, và hỏi có bao nhiêu người đạt được những địa vị trong xã hội hay trong giáo hội, có bao nhiêu người hữu ích đóng góp tích cực cho đời. Đó là niềm hãnh diện là niềm tự hào cho tổ tiên ông bà chúng ta.

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Môi trường giáo dục ngày càng mở rộng có tính quốc tế. Bao nhiêu tích cực cũng như tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới con cái chúng ta. Vậy phải làm thế nào để giúp con cái chúng ta sống tốt và xứng đáng với dòng tộc tiên tổ? Hãy bắt đầu từ gia đình. Ngày nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, cha mẹ cần quan tâm giáo dục nhiều hơn nữa. Giáo hội được khởi đầu từ từng gia đình. Xây dựng Giáo hội, giáo phận, giáo xứ bằng cách khởi đi từ giáo dục gia đình. Cha mẹ là những trụ cột tông đồ gia đình của mình. Mọi người trong gia đình trở thành thành viên của Giáo hội Chúa Giêsu. Một gia đình mẫu mực hạnh phúc, đó là danh dự, là niềm hãnh diện cho tổ tiên ông bà cha mẹ. Cha mẹ nào cũng đau lòng khi thấy con cái cháu chắt sống vô ơn bạc nghĩa. Cha mẹ thật hạnh phúc vì con cái hiếu kính, vì những đứa con thành đạt nhất là lãnh vực tinh thần. Vậy chúng ta hãy đầu tư nhiều hơn cho gia đình. Hôm nay có một số phụ huynh trẻ, hãy lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đáp đền công ơn tổ tiên.

Ước mong mỗi gia đình, mỗi cha mẹ xem xét lại, tổ chức lại, thăng tiếng lại, để mỗi gia đình là một Giáo hội Chúa Kitô tại gia. Khi chúng ta biết thờ phượng Chúa trong gia đình của mình, yêu thương phục vụ nhau trong gia đình, thì việc thờ phượng Chúa trong giáo xứ, trong giáo phận mới có ý nghĩa, và Giáo hội của Chúa mới có thể nói là thăng tiến được. Đó là những tâm tình chia sẽ và là lời cầu chúc đầu năm mới gởi đến anh chị em đồng hương.

Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn thân thương. Làm người, ai cũng có gốc có rễ có nguồn có cội. Gốc rễ đời sống con người là dòng máu gia đình, theo cung cách y khoa định nghĩa là tế bào DNA, mà cha mẹ lưu truyền lại cho con cái từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha. Gốc rễ con người là nền đào tạo giáo dục do cha mẹ khắc ghi vào đời sống con cái từ khi mở mắt chào đời. Gốc rễ của con người là những thói quen thu tập học được trong tương quan với môi trường đời sống xã hội đất nước nơi sinh ra, nơi lớn lên và nơi làm việc sinh sống. Những gốc rễ này của một con người làm cho đời sống họ phát triển lớn lên.Từ gốc rễ lành mạnh đó cây đời sống phát triển tươi tốt trong khu vườn sáng tạo của Thiên Chúa nơi trần gian.

Tiên tri Giêrêmia đã dùng hình ảnh một cây bén rễ sâu lan tỏa tới mạch nguồn nước để diễn tả về rễ cây lòng tin vào Thiên Chúa của một con người: “Phúc thay người đặt niềm tin vào Chúa, và có Chúa làm chốn nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, chẳng sợ chi khi mùa nóng đến, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi; gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, và không ngừng trổ sinh hoa trái.“ ( Gr 17, 5-8).

Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát khơi lại tinh thần hiếu đạo tiếp nối truyền thống cha ông. Truyền thống ấy rất hợp với Tin Mừng.

Đức Giêsu mang đến một thứ họ tộc mới, phổ quá mênh mông.

“Một hôm, Đức Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh em Người đến đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy đám đông đang ngồi xung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Người đáp lại rằng: Ai là Mẹ tôi? là anh em Tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những người xung quanh và nói: Đây là Mẹ tôi! Đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị Tôi, là Mẹ tôi. ” ( Mc 3, 31-35). Đây là họ tộc mới của Đức Giêsu, những người thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chung của họ, Đức Giêsu là anh cả, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau. Đức Giêsu là chất men, là chất keo nối kết chúng ta thành họ tộc mênh mông ấy.

Thiên Chúa đã khắc ghi lòng tôn kính và tri ân ông bà cha mẹ vào tâm hồn mỗi người như một bản tính. Từ gia tộc dưới đất mỗi người hướng lòng về Thiên Chúa, nguồn gốc của mọi gia tộc.
 
Văn Hóa
Giấc mơ hòa bình
Jos. Tú Nạc, NMS
10:30 12/02/2011
“Ngày 4 tháng Sáu, 1968. Nếu tôi có cánh, tôi sẽ bay về ngôi nhà xinh xắn trên Phố Lò Đúc. Tôi sẽ cùng ăn cơm với Bố, Mẹ và anh chị em tôi, một bữa cơm đạm bạc … và ngủ một đêm đắp chiếc chăn bông cũ kỹ. Đêm cuối cùng tôi đã mơ thấy hòa bình. Tôi đã trở về và nhìn thấy mọi người. Ôi, giấc mơ hòa bình và độc lập đã cháy trong tâm hồn của 30 triệu người (Bắc Việt Nam) bao lâu nay.”

Đây là những lời của một thiếu nữ Việt Nam tên Đặng Thùy Trâm. Trâm đã phục vụ với tư cách là một bác sĩ ở Nam Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Mỗi ngày, Trâm đã viết những suy tư và cảm nghĩ của mình trong cuốn nhật ký ấy. Cuốn nhật ký của cô đã được những người lính Cộng Hòa tìm thấy sau khi cô chết. Cuốn nhật ký này là nền tảng để đoạt giải thưởng của cuốn phim Việt Nam “Đừng Đốt” hay “Don’t Burn.” Chúng ta hãy tìm ý nghĩa thực của cuốn phim và cuốn nhật ký này với những tư tưởng chiết trung đối với một con người – không thiên kiến hay định kiến, không bôi đen hay tô hồng một con tim tha thiết thanh bình và yêu thương – Đặng Thùy Trâm.

Đặng Thùy Trâm sinh ra ở thành phố Hà Nội trong một miền quê Việt Nam. Cô được sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục. Bố cô là một bác sĩ phẫu thuật – bác sĩ thực hiện những cuộc giải phẫu y khoa. Và mẹ cô dạy hoc dược khoa. Bà là một chuyên viên về y học thực vật Việt Nam.

Gia đình Trâm nghĩ giáo dục là một yếu tố quan trọng. Nên, Trâm đã được đón nhận một nền giáo dục gia đình rất tốt. Sau khi học xong bậc trung học, Trâm theo học Đại học Y khoa Hà Nội. Ở đó cô được dào tạo trở thành một bác sĩ phẫu thuật, giống như bố cô.

Sau khi học xong trường thuốc, Trâm đã được mời để hoàn thành những công trình nghiên cứu cao hơn về giải phẫu mắt. Tuy nhiên, thay vào đó, cô đã chọn để phục vụ với tư cách là một bác sĩ chiến trường. Và ở tuổi 24, cô đã vào Nam Việt Nam. Nơi đó, cô đã giúp đỡ chăm sóc những người bị thương trong cuộc chiến, cả hai những người lính Bắc Việt và thường dân.

Hơn ba năm, Trâm làm việc với tư cách là một bác sĩ ở những khu vực xung đột. Cô đã làm việc tận tụy để hàn gắn những thương tích của chiến tranh. Cô đã sống qua những cuộc chiến và những lúc muộn phiền. Trâm đã chết vào tháng Một năm 1970. Nhưng câu chuyện về cô vẫn sống trong cuốn nhật ký của mình. Và tâm hồn hy vọng của Trâm đã tạo cho câu chuyện đầy mãnh lực.

Không bao lâu sau cái chết của Trâm, cuốn nhật ký của cô đã được một người lính Mỹ, Fred Whitehurst, tìm thấy. công việc của Whitehurst là đốt bất cứ những tài liệu nào không liên quan tới quân sự. Trong số những tài liệu này là cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Một hôm, anh ta định đốt cuốn nhật ký này. Nhưng, Huân, một thông dịch viên Việt Nam của anh ta nói với anh ta rằng,

“Fred, đừng đốt cuốn nhật ký này. Nó đã cháy rồi.”

Whitehurst đã không đốt cuốn nhật ký này, thay vào đó, chống lệnh, anh đã mang nó về nhà cùng với mình ở Hoa Kỳ. Whitehurst đã nhận ra những gì mà người thông dịch Việt Nam đã nói với anh. Cuốn sách này đầy lửa đạn – đầy cảm xúc. Whitehurst đã đọc cuốn nhật ký. Và nó đã mang đến cho anh biết bao xúc động.

Whitehurst là một người lính Mỹ, là kẻ thù của những người lính cùng chiến tuyến với Trâm. Tuy nhiên, anh rất quí mến Trâm và cuốn nhật ký của cô. Thực sự, anh đã nói,

“Giữa người với người, tôi yêu quí cô ấy.”

Whitehurst đã giữ cuốn nhật ký này nhiều năm. Tuy nhiên, mục đích canh cánh trong anh là tìm gia đình của Trâm và để cuốn nhật ký này được quay về với họ. Với sự giúp đỡ của một quân nhân Mỹ khác và một nhóm Ki-tô giáo ở Việt Nam. Anh đã thực hiện được điều mình mong muốn. Và vào năm 2005, Whitehurst đã đưa cuốn nhật ký của Trâm quay trở về với mẹ của cô.

Cùng với sự trở về của cuốn nhật ký, Whitehurst đã trở nên rất gần gũi với gia đình Trâm. Whitehurst đã thăm gia đình Trâm tại Việt Nam. Anh đã trở thành một người anh, một người con đối với anh chị và mẹ của Trâm. Trong chiến tranh Whitehurst và Trâm là kẻ thù. Tuy nhiên, qua cuốn nhật ký này, họ trở nên y như một gia đình.

Vào tháng Bảy năm 2005, cuốn nhật ký của Trâm đã được xuất bản ở Việt Nam. Cuốn sách này đã bán được trên 400,000 bản. Năm 2007, cuốn sách đã được ấn bản bằng tiếng Anh và có tên “Last Night I Dreamed of Peace” (Đêm cuối Tôi mơ thấy hòa bình).

Năm 2009, một nhà làm phim nổi tiếng, Đặng Nhất Minh, đã quyết định chuyển thể cuốn nhật ký của Trâm thành một cuốn phim. Và ông đa đặt tên cho cuốn phim này là “Don’t Burn” phỏng theo những lời của người thông dịch Việt Nam.

Theo ông Minh, cuốn phim này không đề cập đến chiến tranh. Thay vào đó, nó nói về vẻ đẹp và lòng nhân đạo của Trâm. Ông Minh cũng đã nói với diễn viên thủ vai của Trâm rằng,

“…cuốn phim này không tập trung mô tả nỗi buồn của chiến tranh mà nó phô diễn tâm hồn tuyệt mỹ của Cô Trâm.”

Và Trâm đã ấp ủ một tâm hồn tuyệt mỹ. Hơn ba năm, Trâm chăm sóc những người bệnh tật và thương tích. Cô đã phải làm việc trong những điều kiện nghèo nàn và lạc hậu. Cô đã phải giải phẫu trong những lúc bom đạn gầm thét trong không gian. Cô không bao giờ có đủ thuốc men, tiếp tế hay những người phụ giúp. Nhưng những điều này không hủy diệt được tâm hồn của Trâm.

Trâm thường hát cho những bệnh nhân nghe để làm dịu đi những đau đớn. Những bệnh nhân, những bác sĩ và y tá khác cô coi như anh, chị em của mình. Cô đã phục vụ họ với tất cả những gì mà cô có.

Ngày ấy, chiến tranh và điều kiện đã mang đến cho cô bao phiền muộn. Vào một ngày tháng Tư năm 1968, cô giải phẫu cho một người lính (Bắc Việt), đó chỉ là một cuộc giải phẫu đơn giản. Ấy thế, cô đã không có đủ thuốc giảm đau. Cô cũng thấy rằng bao tử của anh này bị nhiễm độc nặng. Không có những dụng cụ chuyên môn, cô đã không tìm thấy nguyên nhân của sự nhiễm độc này. Sau cuộc giải phẫu này, cô đã viết,

“… tôi muốn nói, ‘ngay cả nếu tôi không thể chữa lành những người giống như anh, nỗi buồn này sẽ mãi day dứt công việc y học của tôi’.”

Nhưng nỗi buồn không choán ngập tâm hồn Trâm. Vào giữa cuộc chiến, cô vẫn nuôi hy vọng. Cô thường viết về yêu thương và hòa bình trong tương lai. Sáu tháng trước cái chết của Trâm, cô thấy tử thi của một người lính bạn của cô nằm trên đường. Và cô đã viết những dòng này,

“Cái chết rất gần và đơn giản. Cái gì tạo cho cuộc sống của chúng ta tiến về phái trước một cách mạnh mẽ. Phải chăng đó là tình yêu giữa những con người trong chúng ta. Phải chăng đó là hy vọng cho ngày mai vẫn cháy bỏng trong tâm hồn chúng ta. Phải thế không, bạn vô vàn yêu thương của tôi?”

Câu chuyện của Trâm nói về một bác sĩ trong khi chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó còn muốn nói rất nhiều điều hơn thế nữa. Chuyện của cô là một câu chuyện của hy vọng dành cho yêu thương và hòa bình. Nó là niềm hy vọng chung cho tất cả mọi người. Và điều này có thể là lý do tại sao mà cuốn phim ấy, “Don’t Burn” đã được biết đến với tầm mức quốc gia và quốc tế.

Tháng Chín, 2009, “Don’t Burn” đã đoat giải bình chọn tại Liên Hoan Phim Fukuoka. Giải thưởng này là giải thưởng cao quí nhất dành cho những phim Á châu. Và “Don’t Burn” cũng đã được chọn để dự thi dành cho “Best Foreign Film” Oscars lần thứ 82 – the American Academy of Motion Picture adwards. Đây là lần đầu tiên một phim Việt Nam được vinh dự chon lựa.

Mẹ của Trâm đã liên hệ với cả hai nhà xuất bản nhật ký của Trâm và phim “Don’t Burn.” Nhà làm phim Đặng Nhat Minh đã nói về ý tưởng của bà,

“Cuốn phim ấy đã bộc lộ linh hồn của cuốn nhật ký. Bà nói bà hy vọng qua cuốn phim, thế giới sẽ nhận biết nhiều hơn về dân Việt và hồn Việt.

(A Dream of Peace)
 
Những cách tuyệt vời để nói ''Anh yêu em''
Jos. Tú Nạc, NMS
10:33 12/02/2011
Valentine’s Day - 2011

Vào một đêm, sau bữa cơm tối, Kevin Gordon nói với người bạn gái mình Noreen Lark rằng anh ta có một ngạc nhiên dành cho nàng để ở căn hộ của anh. Họ đã hò hẹn đi chơi với nhau ngót một năm, và Noreen đã bị kích thích sự tò mò bởi bí mật này. Khi hai người đến nơi, Kevin cho nàng xem một vật đươc gói như một món quà treo trên tường. Khi mở ra, Noreen thấy một bức chân dung của chính nàng – một bức chân dung mà họa sỹ Kevin đã thực hiện một cách âu yếm và cẩn thận từng chi tiết. Cô mặc bộ vét trắng, chiếc áo choàng màu đỏ, và đeo một chiếc nhẫn trên ngón tay thứ ba bàn tay trái của nàng.

“Cái gì đây anh?” Nàng hỏi. “Em đâu có đeo nhẫn.”

“Đó là nhẫn đính hôn của Em!” Kenvin trả lời. “Em sẽ kết hôn với anh chứ?”

Noreen yêu cầu,: “Nói lại em xem nào.”

“Em sẽ kết hôn với anh chứ?”

“Vâng,” nàng vừa nói, vừa ôm chặt lấy anh. “Vâng, em bằng lòng kết hôn với anh!”

Cuối cùng, Noreen cũng nhận được chiếc nhẫn kim cương thực sự, nhưng chiếc nhẫn trong bức tranh của Kenvin đối với nàng thậm chí còn ý nghĩa hơn nhiều.

Ngày 14 tháng Hai là ngày vinh danh Thánh Valentine, vị thánh bảo trợ cho những người yêu nhau, ngày mà chúng ta trân trọng nói với nhau “I love you (Anh yêu em/ Em yêu anh)” bằng cách gửi cho nhau những tấm thiệp, kẹo và hoa. Nhưng những cách bày tỏ dấu yêu như vậy không nên chỉ giới hạn một ngày trong năm. “Kẹo sẽ tan và hoa sẽ tàn,” Leo Buscaglia, nhà tâm lý học và là tác giả cuốn Born for Love (Sinh ra để yêu) đã nói, “Lời nói và việc làm điều đó nói lên ‘Em làm phong phú đời anh’ mãi mãi về sau.”

Nhưng thông điệp của tình yêu giữa những cặp vợ chồng đôi khi bị đẩy ra khỏi thế giới biết bao đa đoan hôm nay. “Thông thường con cái, ông chủ, cha mẹ già, những công việc cộng đồng và những khoản trả góp đã dẫn đến sự chú ý, và người chồng, người vợ quên bộc lộ cách mà họ cảm nhận với nhau như thế nào,” Howard Markman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình (Center for Marital and Family Studies) của Trường Đại học Denver, đã nói.

Sau khi bạn gửi và nhận những tấm thiệp mừng ngày tình yêu của năm nay, bạn sẽ mừng kỷ niệm tình yêu một cách tuyệt vời nhất trong suốt năm như thế nào? Đây là những gợi ý từ những chuyên gia.

-Hãy gây bất ngờ cho nhau. Những thông điệp bất ngờ nói rằng, “Em đang nghĩ về anh khi chúng ta không bên nhau” nói lên nhiều ý nghĩa. Một hôm, khi đang chuẩn bị một cái bánh xăng-uich cho bữa trưa của mình, Mike Yarbrough, một mục sư ở Garland, Texas, đã tìm thấy một mảnh giấy nhỏ kẹp giữa những lát bánh mì. “Em yêu anh,” vợ ông, Susanne, đã viết mảnh giấy ấy, bà biết rằng thế nào ông cũng sẽ tìm thấy thông điệp của bà. Vài hôm sau, Susanne để ý thấy một gói được gói thật kỹ gây ngạc nhiên đặt trước ghế xe hơi của bà khi bà lên xe đi làm. Bà mở nó và cười thích thú khi tìm thấy, bên dưới tất cả những chiếc nơ và giấy gói, một hộp bánh quy hiệu Oreo, sở thích của bà.

-Hãy bắt cóc nhau. Một hôm, Mike Yarbrough đã lén gói quần áo ủa bà Susanne và đã dàn cảnh thuê một phụ nữ trẻ mang đến khách sạn trước. Theo kế hoạch, ông đến đón bà sau giờ làm việc để dùng bữa tối, nhưng sau đó, thay vì đi về nhà, Mike đã lái xe 20 dặm tới một khách sạn nơi mà ông đa đặt phòng. Họ đã trải qua một buổi tối bên nhau lãng mạn. Những khoảng thời gian thú vị như thế giúp Mike và Susanne duy trì đời sống hôn nhân của họ luôn tươi trẻ và sống động.

-Lên thời biểu một “ngày rảnh rỗi”. Linda và Bill McConahey ở Nam Boston, Va., có những thời biểu làm việc rất bận rộn, nhưng cứ mỗi tháng hoặc hai tháng, họ so sánh lịch làm việc của nhau, chọn một ngày và đánh dấu bằng những chữ in hoa: “KHÔNG LÀM GÌ HẾT.” Họ ngưng làm việc, bỏ qua những chuyện liên quan xã hội, và chỉ dành thời gian quấn quít bên nhau.

-Nhìn lại thời gian đã đi qua. Khi Linda và Bill McConahey mới kết hôn, họ đã làm một chuyến cắm trại du lịch xuyên qua miền Tây nước Mỹ. Chi tiêu một món tiền ít ỏi của những người mới lập gia đình. Họ ngủ trong lều và ăn đồ hộp. Linda đã ghi lại một cách trung thực tất cả trong một cuốn nhật ký.

Mười lăm năm sau, họ dẫn hai đứa con của họ trong một chuyến đi y như vậy, lần này họ lưu lại trong những khách sạn và ăn ở những nhà hàng, họ đọc lại cuốn nhất ký ngày xưa ấy mỗi đêm. “Chà!” Struan, đứa con trai sau khi nghe về một buổi tối bố mẹ nó ở trong một chiếc lều bị ướt sũng, đã nói, “Hai bố mẹ phải yêu nhau lắm mới làm được như thế!”

Linda nói, “Và hai bố mẹ đã thực sự yêu nhau, những ký ức từ cuốn nhật ký ấy đã nhắc nhở chúng ta biết bao điều.”

-Hãy lắng nghe. Puri Laconico ở san Jose, Calif., nói với Raman chồng bà, hãy bày tỏ tình yêu của mình bằng cách đơn giản. Ông lắng nghe với sự chăm chú cao độ. “Khi tôi có một vấn đề rắc rối ở nơi làm việc mà anh có thể thấy nó mang phức tạp đến cho tôi,” bà nói, “ông ấy tắt TV, ngồi xuống bên tôi và nói, ‘Nói cho anh nghe chuyện đó đi’ Tôi kể và anh ấy lắng nghe. Điều đó gống như đang tâm sự cùng người bạn tốt mà bạn thực sự đặt nềm tin. Với tôi, đó là tình yêu – chỉ ra rằng chúng ta là những người bạn tốt của nhau.”

“Vì sự sống con người, chúng ta cần cảm thấy được yêu và được chấp nhận,” Mike Yarbrough nói, “Một năm một lần vào Ngày Tình Nhân quả không thích đáng. Nó không đủ để nói.

“Khi bạn hỏi những cặp vợ chồng những gì mang ý nghĩa nhiều hơn đối với họ trong mối quan hệ,” Makman nói, “tình bạn đem lại điểm cao hơn hầu hết đối với họ hơn là tình dục và hay sự ổn định tài chánh.”

-Hãy hỏi han nhau. Chỉ vì bạn yêu nhau không có nghĩa là bạn đọc được ý nghĩ của nhau. Thông thường, vợ hoặc chồng không nói cho nhau biết một cách đầy đủ những điều họ thích hay không thích. Đôi khi các bà nói, “Nhưng nếu ông ấy thực sư yêu tôi, thì ông ấy phải biết những gì tôi thích chứ.” Tin này có thể đến như một sự ngạc nhiên đối với người bạn đời của họ. Thường vơ hoăc chồng tạo ra những giả định lệch hướng về vai trò hôn nhân của họ. “Nhưng một người đàn ông luôn luôn đem một thùng rác đi đổ. Bao giờ bố tôi cũng phải làm việc này.” Một phụ nữ đã phản đối trong một buổi thảo luận dành cho những cặp vợ chồng.

Để giúp bạn và người bạn đời của bạn bày tỏ tình yêu cho nhau, Markman đề nghị bạn lấy ra một cái bút chì và một tờ giấy và làm bài tập này. Hãy viết “anh/ em muốn em/ anh làm cho anh/ em …” và “anh/ em sẽ làm cho em/ anh …” Sau đó hãy hành động theo những liệt kê của mình. “Bài tập đơn giản này sẽ cho một cặp vợ chồng những cách để bày tỏ tình yêu suốt năm.” Marman nói.

“Vì sự sống con người, chúng ta cần cảm thấy được yêu và được chấp nhận,” Mike Yarbruogh nói, “Năm một lần vào Ngày Tình Nhân quả không thỏa đáng, nó không đủ để nói ‘anh/ em yêu em/ anh’ và sau đó không còn nữa. Bạn phải thực hiện cả hai.

(“Best Ways to Say” ‘I Love You’” – Sally Valente Kiester)
 
Rụng cánh dã qùy
Mic. Cao Danh Viện
10:38 12/02/2011
Thương ơi! Một cánh dã quỳ!
Hôm nay rụng cuống như vì sao băng
Quỳ hoa về nở vĩnh hằng
Trong Lòng Thương Xót vô ngần Chúa tôi!

Quỳ hoa một kiếp giữa đời
Vàng xinh nhan sắc, vời vời chút hương
Làm thân hoa dại bên đường
Cũng là tiếng nói Chúa thương con người
Cám ơn nhé! Dã quỳ ơi!
Phỉ công rực rỡ cả đời nghinh thiên
Bên đường dâng hiến hồn nhiên
Xôn xao lữ khách, bình yên dã quỳ

Thương ơi! Một chút từ ly!
Về trong Thiên Chúa giữa thì xuân dương
Một chút sắc, một chút hương
Dã quỳ về nở trên đường Tình Yêu

(Kính tặng Anh Jos. Đoàn Quốc Thái
Được Chúa gọi về 11/2/2011)
 
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời: Sơ Khảo Văn - 3
Người Làm Vườn và Trăng Thập Tự
10:47 12/02/2011
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI: SƠ KHẢO VĂN - 3

Cùng với lời chúc Xuân, chúng tôi xin giới thiệu những bài sơ khảo văn đợt 3. Thời hạn nhận bài còn kéo dài đến 19-3-2011, tuy chưa tổng kết nhưng nhìn vào danh sách các tác giả dự thi, thấy có những điều rất vui.

Trong thư viện, sách viết về Thánh Giuse không có mấy, sách về đức khiết tịnh cũng không nhiều. Hai đề tài đều khó viết. Thế mà lượng bài văn xuôi giải Nhánh Huệ Nước Trời đến lúc này đã gấp đôi con số ở giải Sen Giữa Lầy. Loạt bài dưới đây cũng cho thấy có những bài viết của cuộc thi sẽ góp phần tích cực cho việc xây dựng đời sống khiết tịnh của các thành phần Dân Chúa.

Điều vui thứ hai: có ít là 4 tác giả ngoài Công giáo tham gia cuộc thi với những bài viết đáng chú ý.

Điều vui thứ ba: sự góp phần đáng kể của các sinh viên khoa Sáng tác. Họ đang mài giũa tài năng ở ghế nhà trường và đã có tâm nguyện hướng ngòi bút lên ca tụng Thiên Chúa. Hôm nay họ tham gia cuộc thi, mai sau họ sẽ góp phần chuyên môn cho Giáo hội.

Điều vui thứ tư: số chủng sinh tham gia cuộc thi ngày càng đông hơn. Điều này hứa hẹn trong tương lai sẽ có thêm những linh mục trẻ quan tâm đến mục vụ văn học nghệ thuật.

Điều vui thứ năm là quà tặng cho cuộc thi viết lần này có thêm 3 tác phẩm giá trị:

- Tập thơ “CHÒM SAO LỤC BÁT” của nhà thơ Đặng Văn Sử, một tác giả ngoài Công giáo, ở Huế - Nxb Thuận Hóa, 2010.

- Quyển sưu tầm và biên khảo “ĐỨC ÔNG NHÀ THƠ XUÂN LY BĂNG, CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM”, do nhà thơ Trần Vạn Giã thực hiện. Sách dày trên 800 trang, với nhiều hình ảnh, sẽ in giữa năm 2011.

- Tuyển tập “NHÃ CA LA VANG”, gồm những bài thơ hay về La Vang của nhiều tác giả từ xưa đến nay, do hai nhà thơ Trần Quang Chu và Lê Đình Bảng sưu tầm và thực hiện dịp bế mạc năm thánh 06-01-2011 vừa qua.

Xin cám ơn quý tác giả đã có lòng tặng sách. Chúng tôi ước mong sẽ nhận được thêm nhiều tác phẩm giá trị khác ủng hộ cho giải thưởng. Đồng thời một lần nữa kính mời các tác giả trẻ tích cực tham gia cuộc thi. Bản thể lệ cuộc thi được đính kèm cuối bản tin này.

Xin cảm tạ Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ ơn thánh trên Dân Ngài nhiều cách. Nguyện xin Ngài ban dồi dào ơn phước cho quý tác giả và độc giả trong Năm mới Tân Mão 2011.

Người Làm Vườn và Trăng Thập Tự.


Mã số bài: V-019

KHẮC KHOẢI

Đã 2 giờ sáng. Tiếng chuông đồng hồ ở nhà thờ lớn vừa thong thả điểm lại nghe khô như ngói, thế mà Toàn vẫn chưa tài nào chợp mắt được. Anh nằm đấy, trằn trọc, mắt trân trối nhìn thẳng lên trần nhà như muốn kiếm tìm cho ra bằng được một điều gì, một giải pháp gì mà chính anh, anh cũng chẳng thể nào hiểu là liệu khi tìm ra được rồi thì anh sẽ giải quyết thế nào.

Hình ảnh cô bé gặp gỡ lúc chiều làm cho anh không sao quên được. Nhất là câu nói của cô bé khiến đầu óc anh quay cuồng tựa hồ đang rơi vào một miền vô định. Nó như một mũi dao sắc lạnh xuyên thẳng vào trái tim vốn rất nhạy cảm của anh. Anh không hiểu tại sao mình lại có thể rung cảm trước một cô bé đã trót dại với một anh chàng nào đó. Chẳng lẽ bây giờ người ta sống như thế hết hay sao? Chẳng lẽ người ta sống như con vật sao? Giá trị con người nằm ở chỗ nào? Anh băn khoăn, lo lắng! Chẳng lẽ là… Cứ như thế mãi cho đến khi anh mơ màng chìm vào giấc ngủ.

- Em xin anh, xin anh hãy thương lấy đứa bé! Nó chẳng có tội tình gì.

- Thế bố của nó đâu? - Anh hỏi.

- Em xin lỗi! Em là một đứa mất nết. Xin anh đừng hỏi về bố nó. Chính em, em cũng không biết. Chỉ mong sao sau này con em đừng sống như em. Tiếc là em không có cơ hội để nói cho nó biết mẹ nó là người thế nào.

Anh trố mắt nhìn, sửng sốt, miệng há hốc định quạt cho cô bé một trận nhưng câu nói của cô bé như lớp băng keo dán chặt vào miệng anh. Ánh mắt của cô nài xin sự cảm thông và chia sẻ. Anh chua xót lắc đầu và nắm chặt tay cô bé, bàn tay ấy nhũn mềm trong tay anh. Anh cứ thế nắm chặt tay của cô bé nửa muốn trách cứ, nửa muốn động viên cô hãy vượt cạn qua nỗi khốn cùng này và hy vọng vào một tương lai sán lạn, khấm khá hơn không chỉ cho cô mà còn cho cả đứa bé nữa. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản thế. Từng là bác sĩ nên anh biết, trong trường hợp này, muốn cho đứa bé được sống thì chính cô, cô sẽ phải ra đi mãi mãi hoặc là ngược lại. Thật là quái ác!

- Này Toàn! Cậu với cô bé đó thế nào? Chẳng lẽ cậu định lo cho cô ấy thật à?

- Tớ á! Tớ cũng chẳng biết. Tớ chỉ cảm thấy mình cần phải làm một cái gì đó cho cô bé.

- Hâm! Thế cậu không sợ mang tiếng à?

- Mang tiếng? Mang tiếng với ai? Bố mẹ thì chẳng còn, anh em thì không. Bạn bè thì chỉ có cậu là người thân thiết và cũng là người đồng cam cộng khổ với tớ. Có chuyện gì mà tớ lại không chia sẻ với cậu đúng không? Vả lại, tớ có làm gì quá đáng đâu. Nếu có mang tiếng thì chỉ sợ mang tiếng với lương tâm thôi.

- Nhưng cậu đang là chủng sinh, mà cô ấy là… Mọi người sẽ hiểu lầm. Chẳng lẽ cậu định làm thánh Giuse thứ hai sao? Đừng có hâm!...

Tiếng hâm của thằng bạn như phát búa đập mạnh vào trái tim anh. Anh giật mình hốt hoảng, ngơ ngác nhìn quanh song chợt nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Anh cố gắng ru mình vào giấc ngủ và cầu mong giấc mơ vừa xảy ra được tiếp tục để xem xem kết cục sẽ thế nào nhưng anh không tài nào ngủ lại được. Anh tự nhủ: Ừ nhỉ! Biết đâu mình hâm thật!? Nhưng mà những gì vừa xảy ra trong giấc mơ liệu có khi nào thành sự thật không? Liệu anh có sẵn sàng theo một hành trình khác và trở thành một chàng Giuse mới trong thời đại này không? Anh còn đang suy nghĩ mông lung như vậy thì tiếng chuông báo thức đã kéo anh trở lại với cuộc sống thường nhật của một người chủng sinh. Anh choàng dậy, lao ra khỏi giường với mong muốn tẩy rửa thật sạch giấc mơ vừa qua cho nhanh, để không còn chút ấn tượng nào trong tâm trí anh nữa nhưng xem ra hơi khó. Cuộc đời thật oái oăm!

Bất giác, anh đứng thẳng, tay vươn lên cao, ngực ưỡn về phía trước và lẩm nhẩm: Lạy Chúa! Nếu Chúa là con trong lúc này, Chúa sẽ làm gì?

Mã số bài: V-020

TẢN MẠN CHUYỆN ĐỘC THÂN

Con đi tu đã lâu mà chưa thành linh mục. Tóc trên đầu con đã vơi đi ít nhiều, đề lộ vầng trán “thông thái” của một người chẳng có chi là thông thái. Mớ tóc còn lại cũng đã lấm tấm bạc. Con chưa già mà sao cứ như ông già! Đi bên cạnh mấy thầy mới vào trường mới thấy khoảng cách tuổi tác ấy càng lớn. Mấy thầy nhập đại chủng viện càng ngày càng trẻ, mới hai mươi, hai mốt tuổi như cánh chim khỏe khoắn, tươi xinh. Con như nồi cơm hâm mấy lửa, thế hệ cuối cùng của chương trình cũ, của lớp “ thầy già”.

Bằng tuổi con bạn bè đã yên bề gia thất. Hôm trước con gặp đứa bạn thân đi lễ cùng với vợ con của nó. Đứa con bé bỏng nằm ngủ ngon lành trong vòng tay của ba nó. Con cũng có bản năng và khao khát của người làm cha, một người cha yêu thương và bảo bọc con cái trong đôi tay của mình. Một hạnh phúc yên bình và cao cả khiến con ao ước, khiến con thấy mình lẻ loi, cô quạnh giữa đại chủng viện đông đúc. Đôi lúc con cảm thấy như mình đang sống một mình, quạnh quẽ, mặc dầu mấy thầy cùng phòng đang ngồi châm thuốc, nói chuyện bên cạnh...

Phòng của lớp chúng con nằm ở một dãy riêng. Mỗi lần đi lên phòng con đều cúi đầu trước tượng Thánh Giuse đặt trên lối đi. Đôi lúc con dừng lại một giây để ngắm nhìn Ngài. Thánh Giuse cương nghị, mạnh mẽ mà cũng thật dịu hiền! Chúa Giêsu nép vào lòng Ngài yên bình, tin tưởng. Một tay Ngài cầm nhánh huệ tinh trắng. Đã bao lần con thỏ thẻ xin cho mình cũng được lòng khiết tịnh như Ngài, nhưng cũng bao lần con khao khát có một mái ấm cho riêng con.

Chúa Giêsu đã tìm đến tấm lòng của một người cha dâng hiến. Thánh Giuse đã dâng hiến cuộc đời một cách mãnh liệt, dứt khoát và trọn vẹn! Đôi khi con đi đường vòng để khỏi thấy Thánh Giuse, khỏi thấy nhánh huệ tinh khiết trong tay Ngài, nhưng lòng con thì luôn khắc khoải. Con nhìn lại những tháng ngày tươi trẻ đang đi qua. Chưa, con chưa già! Con vẫn còn trẻ. Bờ vai nầy vẫn còn săn chắc. Đôi tay này vẫn còn khỏe mạnh, có thể rộng ôm vào lòng một gia đình đông đúc… Con nhìn lại mối tình đầu ngọt ngào mà con đã từ bỏ. Giả như Chúa đưa con quay lại ngày xưa, Chúa ơi con không biết mình vẫn sẽ chọn con đường này hay một con đường khác.

Có lẽ nào các họa sĩ lại vẽ Thánh Giuse với hình dáng của một ông già bạc phơ râu tóc? Con nghĩ Thánh Giuse không già như vậy đâu! Ngài cũng trẻ trung, cũng tràn trề sức sống, nhưng nhân đức của Ngài thì chín muồi. Đó là sự tin tưởng phó thác nơi Chúa.

Con tin Chúa đã chọn lựa con thì Ngài cũng sẽ gìn giữ con, như Ngài đã chọn và gìn giữ Thánh Giuse.

Đôi khi, nghĩ già cũng hay! Chẳng dám đi đâu, làm gì mà không bám víu vào Chúa.

Mã số bài: V-021

VẾT RẠN

Tiếng phi cơ mạnh mẽ đưa chiếc máy bay cất cánh từ từ rời xa quê hương. Chuyến bay ấy mang theo Hắn, đưa Hắn đi xa với một khoảng cách vật lý tăng dần, tăng dần…

Tình cờ, Nhỏ và Hắn trở thành anh em kết nghĩa. Trong thâm tâm, tự hai đứa đều biết rõ con đường mình đang đi và những giới hạn. Sự liên đới nơi lời nguyện cầu thay cho tấm lòng mong muốn nâng đỡ, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong đời. Với Nhỏ, Hắn như quà tặng quý lắm mà Nhỏ hằng cảm tạ Thượng Đế. Cách chia sẻ niềm vui, nỗi ưu tư giữa Nhỏ và Hắn dành cho nhau chỉ có nơi người bạn tri âm tri kỷ: không ồn ào, không đòi hỏi; chỉ đơn thuần là riêng tư, đón nhận, cùng vui, cùng khóc. Dẫu không ai nói thành lời, Nhỏ và Hắn cùng tự dặn lòng trân trọng và gìn giữ tương quan hai đứa như đôi bạn thiêng liêng. Thời gian xoay vần… Đôi lần cãi cọ rồi cũng làm hòa. Sợi dây liên lạc dần dần đi vào im lặng và dừng lại đột ngột. Lý do được đưa ra, Nhỏ không sao hiểu được và cố đi tìm đáp án. Vẫn không lời giải thích nào khác. Hắn thay đổi đột ngột. Thái độ Hắn không giống ngày trước: một ông anh! Bây giờ, Hắn hắt hủi Nhỏ như một mối nguy hiểm cận kề. Nhỏ bắt đầu cảm thấy sợ nhưng không hiểu sao trong tận đáy tâm hồn Nhỏ vẫn vang lên lời mách bảo rằng: “Hắn là người tốt đó!” Thời gian cứ tiếp tục trôi trong sự thinh lặng đó, dường như Nhỏ tìm ra câu trả lời. Nhỏ không muốn tin! Nếu đúng vậy thì giữa Hắn và Nhỏ không còn là anh em như hai đứa trẻ vô tư. Điều ấy có nghĩa là Nhỏ mất Hắn ở một góc độ nào đó. Đối với Nhỏ, Hắn như một ông anh tốt bụng không hơn không kém.

Quyết định đi phục vụ xa quê hương của Hắn làm Nhỏ không nén được tiếng thở dài. Điều mà Nhỏ cho là không lẽ nay đã trở thành có thể. Ở góc đằng kia, nhóm người đi tiễn Hắn ra về vui vẻ. Đằng này, Nhỏ cũng đi về, tự cười với chính mình và vị mằn mặn ở đầu môi. Tất cả khép lại, đóng khung một đoạn album đã vĩnh viễn là quá khứ. Chợt dừng lại, quay nhìn bầu trời phía sau, Nhỏ nói:

- Nhà ngươi có muốn thắng thì cũng phải nói một tiếng chứ! Mà nhà ngươi thắng gấp thế này thì…

Chiếc xe chầm chậm in dấu trên con đường quay về thực tại. Chợt dừng lại, Nhỏ nhìn thấy tượng Thánh Giuse với nhành huệ trắng trên tay. Câu nói ngày nào của Hắn vọng về: “Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không tài nào hiểu được đâu!” Gạt nhanh dòng nước mắt, khẽ nghiêng người chào Thánh Giuse, Nhỏ tiếp tục con đường đang đi dang dở. Nhỏ hiểu! Hắn sợ mình không thể kiểm soát lý lẽ của con tim và không muốn lỗi nhịp đập hòa cùng cung điệu dâng hiến. Cách Hắn làm giống như một hợp âm “át bảy” vang dội nghe chói tai. Nhưng rồi sau đó là đoạn kết êm đềm, sâu lắng.

Chuyện đời nhân gian kể rằng có một viên ngọc rất đẹp nhưng không phải là do không có một chút trầy xước nào. Ngược lại, viên ngọc ấy có một vết rạn nứt. Nhà vua đã ra lệnh thưởng công xứng đáng cho ai chữa lành viên ngọc ấy. Khắp nhân gian, bao thợ kim hoàn lần lượt kéo nhau đến rồi lại lắc đầu ra về. Cho tới một ngày kia, có một anh thợ đến xin phép nhà vua để đem viên ngọc về và được làm theo ý mình. Đến kỳ hạn, anh đem viên ngọc trình lên, cả nhà vua và triều thần cùng trầm trồ khen ngợi bởi trên viên ngọc bây giờ có một bông hồng tuyệt đẹp đã được điêu khắc rất công phu, tỉ mỉ. Nhà vua ngạc nhiên quan sát và rồi nhận ra vết rạn nứt ngày nào nay đã trở thành thân của một chiếc lá bông hồng. Gấp sách, đôi môi Nhỏ khe khẽ cười, không nước mắt khi đối diện vấn đề rất thực con người: tự nhiên, yếu đuối và lý tưởng, chấp nhận và an bình.

Tiếng chuông nhà thờ thân quen điểm báo một thời khắc. Thời gian lặng lẽ tiếp tục đi …

Mã số bài: V-022

Ý NGHĨA MỘT LOÀI HOA

Từ rất lâu trong ánh mắt Thời Gian, khi nhân loại quẫy đạp tự do của mình theo bóng đêm, hình bóng hỗn độn và hư hoại đã hả hê xuất hiện trên từng căn tính sự vật. Cơn bão táp đam mê khiến mọi hình hài đều nghiêng chiều và rạp mình trước vùng xoáy hỗn mang vô lối. Trần gian thoi thóp thở trong sự thống trị của sự chết. Bỗng một tiếng vọng thâm sâu từ Trên Cao rung nhẹ cung đời vạn vật. Khắp nơi khấp khởi với thông điệp yêu thương tràn về nôn nao cõi thế: Giữa tăm tối màn đêm, một loài hoa sẽ mang Hình Ảnh Trái Tim mở ra bình minh cuộc sống.

Từ lúc ấy, vũ hoàn nghe thấy tiếng bước chân xôn xao của muôn hoa chạy đến với Thời Gian để hiểu hơn về bản ngã tự thân. Tất cả đều đồng lòng và cùng một ý nghĩ chính mình sẽ là cánh hoa duy nhất cung chứa Trái Tim của Trời Cao. Mọi loài hoa đều mong Thời Gian tăng thêm sắc, để khoe vẻ đẹp kiêu sa của mình như là sự xứng đáng cho Trái Tim Vĩ Đại ngự trị. Chưa đồng thuận với điều ấy, các loài hoa lại lên tiếng yêu cầu thắm tràn hương để mọi nơi đều biết vinh dự cao quý mình đang đặc hưởng.

Thời Gian mệt mỏi vì những ngôn từ trống rỗng chỉ mang bóng dáng môi miệng. Chưa một loài hoa nào ý thức việc mang Trái Tim Trời Cao là thế nào và để làm gì ? Tất cả chỉ nghĩ đến vinh quang ca tụng của muôn loài về mình, mà quên rằng trái tim phải làm sao để sẵn sàng cho sứ mệnh trọng đại ấy !

Giữa vườn hoa đang rợp hương sắc rực rỡ, vạn vật chợt nhận ra một loài hoa đồng nội đứng bình an trong tĩnh lặng. Loài hoa ấy không ngả nghiêng theo cánh tay quyến rũ thế trần gọi mời, cũng không đua đòi màu gió hào nhoáng thoảng qua. Loài hoa ấy ôm ấp sự thuần khiết đất trời trong thẳm sâu trái tim, nên luôn vươn thẳng và hướng lên cao, dù biết rằng dáng đứng của mình thật thấp bé so với đồng loại. Ngày hay đêm, mưa hay nắng, loài hoa chỉ có nụ cười lấp lánh làm duyên nét, thanh mà trong, đơn thành mà sâu lắng. Loài hoa ấy nhẹ nhàng quên đặc quyền bản thân, không yêu cầu một điều gì cho mình, chỉ luôn ước nguyện liên lỉ mong Thời Gian sớm ban tặng Trái Tim cho nhân loại.

Thời Gian như nghe âm vọng của hồn hoa thao thức nên cúi xuống thì thầm:

- Hoa không xin gì với Thời Gian sao ?!

- Tất cả mọi sự của Hoa đều là của Thời Gian! Hoa chỉ biết hướng lên Trời Cao để nhận lấy Ánh Sáng làm quang năng, cho đôi chân bám rễ trong đất chắt chiu tinh tuý tình đời nở hoa giữa lòng cuộc sống.

Và rồi trong huyền sử Tình Yêu, một loài hoa thanh khiết mang màu trắng tơ Trời vươn cao ngắm mây, để kéo Hạt Mưa chạm đất vỡ ra tiếng thánh thót của giai điệu ngày đang lên. Loài hoa bình dị mọc giữa đồng nội ngày nào, giờ nở thắm Đoá Huệ Thiêng ẩn chứa Hình Trái Tim, cho trần đời dịu đi cơn sốt đam mê dằn vặt và cảm nhận hương Sự Thiện đang lan toả trên mỗi dấu bước Sự Thật.

Như một sự cộng hưởng, từ đây khi mỗi trái tim biết gạt bỏ những nghiêng chiều chất thể, biết hướng lên Trời Cao tiếp nhận Hạt Mưa Sự Thiện biến đổi, tất cả sẽ nở Đoá Huệ Thiêng ngay trong lòng trái tim mình.

Mã số bài: V-023

GIẤC MỘNG LÀNH

Tôi bước vào nhà thờ lúc trời sập tối, một mình thinh lặng trước bàn thờ thánh Giu-se.

Ông Từ có lẽ hài lòng vì tưởng tôi đang... cầu nguyện. Thật ra tôi đến đây là để tìm ý tưởng cho bài viết của mình. Tôi đang bí khi viết về Thánh Giuse, mẫu gương của đời sống khiết tịnh.

Thánh Giuse là người thế nào nhỉ? Chắc lúc sống chung cùng Đức Mẹ, Ngài cũng trạc tuổi mình. Ôi, cái tuổi tò mò, ham muốn, thích chinh phục... thì làm sao cưỡng lại được bản năng?!?

Nghĩ ngợi hoài mà chẳng cảm nhận được gì, tôi chán nản thiếp đi lúc nào không hay.

Ai đó vỗ vai, tôi quay lại... Thật bất ngờ! Tôi suýt hét lên khi nhận ra trước mặt là một người... y chang tượng thánh Giu-se trên bàn thờ. Đích thị là thánh Giu-se bằng xương bằng thịt rồi. Ngài đến với tôi đang khi tôi khao khát được gặp Ngài để… phỏng vấn! Mừng quá, tôi hỏi ngay:

- Ngài không hề xúc động khi chung sống với người phụ nữ mình yêu sao?

Thánh Giu-se mỉm cười hiền hòa:

- Con tưởng tim ta bằng gỗ đá ư?

- Vậy làm sao, thưa Ngài... Hai người sống chung mà không hề. ...

- Maria là một phụ nữ tuyệt trần! Làm sao ta không xúc động trước một thiên thần mặc xác phàm như thế. Nhưng, khi người ta biết chặn đứng tình yêu nhục dục thì tình yêu thanh khiết sẽ vươn cao, y như khi ta đắp đập chặn đứng dòng suối lại thì nước suối dâng lên và chảy đến tưới xanh những vườn cây và những cánh đồng ở những nơi cao. Nếu không được chặn dòng và định hướng, dòng suối chỉ chảy tràn lan cách lãng phí và có thể nhận chìm những người khác nữa.

- Ồ! Thưa Ngài, có phải vì thế mà Ngài đã quyết tâm giữ đức khiết tịnh, nhờ thế mà tình yêu thanh khiết của Ngài vươn tới đỉnh cao?

- Con đã hiểu phần nào rồi đấy, con ngoan của ta.

- Nhưng ngoài ra, còn có những suy nghĩ nào giúp giữ đức khiết tịnh nữa không ạ?

Bấy giờ Thánh Giu-se chạm nhẹ vào trán tôi. Ngoại cảnh bỗng nhòa dần rồi tan biến và tôi đang phiêu du vào một vườn thượng uyển mê li.

Khu vườn có trăm hoa muôn sắc, có vô vàn chim chóc tụ về. Đàn chim ríu rít trên ngàn hoa dưới bầu trời lồng lộng. Trong khi đó, tội nghiệp chưa, ai đó đã nhẫn tâm bắt nhốt một chú chim đáng thương trong một chiếc lồng cực đẹp! Dù được ở trong chiếc lồng quý giá, đan bằng vàng ròng, được đậu trên những nhành bằng ngà, chén đựng thức ăn và nước uống bằng ngọc, con chim vẫn ủ rũ buồn thiu, đăm đăm nhìn chim bạn đang tung cánh vút trời xanh, lòng khát khao được tung bay như thế.

Bất chợt, lại một bàn tay chạm nhẹ vào trán tôi. Đàn chim và cảnh vật chung quanh tan biến. À thì ra bàn tay ấm áp của Thánh Giu-se khiến tôi thoát ra khỏi giấc mơ và trở về thực tại.

Thánh Giu-se vẫn còn đó, trước mặt tôi, Ngài tiếp:

- Con chim khôn không hề muốn tự giam mình trong chiếc lồng chật hẹp, dù chiếc lồng đó quý hơn ngọc ngà. Nó chỉ muốn xổ lồng tung cánh bay cao. Bởi càng bay lên cao, hạnh phúc càng dâng tràn và mỗi ngày nó càng muốn bay cao lên mãi, dứt khoát chẳng bao giờ muốn bị giam nhốt bởi chiếc lồng chật hẹp kia.

Lại mỉm cười nhìn tôi hiền hòa, Ngài nhẹ nhàng bảo:

- Tình yêu đôi lứa cũng vậy, con ạ. Nếu cứ bị giam nhốt trong vòng tay ân ái thì không thể vươn lên cao, không bao giờ thanh thoát được.

Một tình yêu không bị giam cầm trong xác thịt, không bị chi phối bởi bản năng và dục tình, sẽ rất cao nhã và bao la. Những ai đã cảm nếm thứ tình yêu thanh thoát này, sẽ luôn luôn quý trọng và sẽ cố bảo tồn nó bằng mọi giá cho đến mãn đời.

Con hiểu không? Tình yêu bị giam nhốt trong vòng tay ân ái là thứ tình yêu nghèo nàn và hạn hẹp, không thể cất cánh vươn đến những con người đau khổ và đói khát tình thương. Trong khi đó, tình yêu siêu thoát sẽ chắp cánh cho ta vươn đến những chân trời xa, nơi những con người bất hạnh đang khao khát có ai đó chia sẻ tình thương với mình...

Bỗng một bàn tay lay nhẹ một bên vai khiến tôi choàng tỉnh lại.

« Thôi trễ rồi, Cháu về nghỉ đi, đã đến giờ đóng cửa! »

Lần nầy thì không còn là bàn tay thánh Giu-se trong mộng nữa. Ông Từ cắc cớ đã đưa tôi ra khỏi giấc mộng lành để quay về với thực tế đời thường. Ôi, tiếc làm sao!

Mã số bài: V-024

GAI NHỌN HÀNH TRÌNH

Trên con đường chiều gập ghềnh và khúc khuỷu, với những đám bụi mù tung lên từ dấu chân của đoàn người chen chúc nhau đi về nguồn cội để tìm lại chính mình, người ta thấp thoáng thấy một đôi vợ chồng đang dìu nhau đi rất chậm chạp, như bị bỏ lại phía sau bởi cơn hối hả của cuộc sống.

Con đường phía trước còn quá dài cho một suy nghĩ về hành trình đích điểm. Người đàn ông vẫn lặng lẽ cất bước, một tay đỡ người vợ trẻ mệt nhọc đang sắp sửa tới ngày khai hoa nở nhuỵ, một tay giang ra để khai phóng và che chở cho Quà Tặng từ Trời Cao đang rung lên theo nhịp bước nơi cung lòng người vợ hiền.

Người đàn ông cương nghị, với khuôn mặt rám nắng; chẳng có hành trang gì ngoài một túi vải trên vai và một cây gậy trong tay như là tất cả gia tài và quyền lực của mình. Có lẽ người đàn ông giàu trái tim thanh khiết nghị lực hơn giàu sản vật. Trong khi ấy, bụi đường trần không làm mờ đi nét đẹp tinh tuyền của người phụ nữ, vẻ duyên dáng đẹp ngời đó vẫn rạng rỡ như cánh huệ giữa trời đất, một chút thanh cao đủ làm dậy sức sống.

Đường lên dốc càng khó khăn hơn, khiến người đàn ông phải gắng hết sức đỡ người vợ trẻ, đồng thời phải gồng mình chịu những va chạm mạnh bạo của tranh vượt trần đời. Mồ hôi thấm ướt cả lưng áo và đôi chân như chậm hẳn lại, nhưng đôi tay dìu nhau vẫn cứ nắm chặt để tiến về phía trước.

Chợt những tiếng xì xầm từ phía sau vang lên và to dần làm cho không khí ngột ngạt càng trở nên ngột ngạt:

- Tiếc cho đoá hoa diễm lệ trong tay một kẻ quê mùa!

- Đáng trách cho một đôi tay không đỡ nổi một đôi tay!

Người đàn ông đau nhói trong tim khi tất cả mọi nhận xét như đều đúng với chính mình. Dù đã làm hết sức, có lẽ cuộc đời đã lãng quên để chỉ trao cho người đàn ông những thành quả đủ chắt chiu ngày qua ngày. Bàn tay lao động và đôi tay nguyện cầu như chưa thể chu toàn hoàn hảo trách vụ người giám hộ được giao phó dưới ánh mắt thế trần.

Tất cả những gì là khuôn mẫu vật chất mà người đàn ông chuẩn bị cho Hoa Lòng của ông, đều như để lại cho thời gian. Hành trình linh thiêng phía trước buộc người đàn ông ra đi không nuối tiếc, chỉ mang theo trái tim yêu thương là người vợ dịu dàng thánh đức với Hoa Trái của Tình Yêu trong nàng. Ông trân trọng gìn giữ trái tim người vợ và trái tim ông thanh khiết trong thinh lặng của Sự Thiện, để cung chứa Tình Yêu Trời Cao mà không bao giờ ông có thể thấu trọn.

Người đàn ông cảm thấy mình bất xứng với trách nhiệm đè nặng trên đôi vai. Đường trần nào mệt mỏi cho bằng nỗi ưu tư về trọng trách? Những lời đàm tiếu của trần đời như những mũi tên bắn vào trái tim tinh tế của người đàn ông, nhưng chính tinh thần trách vụ cao cả khiến người đàn ông như đang tổn thương trên hành trình đi về Nguồn Cội.

Người đàn ông thinh lặng tiến bước trong vâng phục huyền nhiệm, mặc cho cái nhìn thế sự với muôn não trạng dị biệt và rẽ chia. Ông khuất bóng trong nhãn quan trần đời để thực hiện sứ mệnh của Tình Yêu lên tiếng.

Người đàn ông ngước mắt nhìn lên cao như để tìm sức mạnh và tiếng nói đồng cảm tận thâm sâu tâm hồn. Không gì có thể hiểu trái tim ngoài Trái Tim và không gì có thể cảm nhận Thiên Ý ngoài việc thực hiện Thiên Ý. Đó là cả sự sống mà người đàn ông đứng vững trong Niềm Tin của trái tim mình.

Ông giang tay đón nhận trách vụ với tất cả sự phó thác. Trong ánh mắt cảm thông, trong cái siết tay thật chặt và sâu thẳm, người đàn ông cảm nhận một luồng hơi ấm thanh khiết của yêu thương đang tràn về dào dạt, để mọi ưu tư được cảm thấu và tan chảy theo dấu chân hành trình vâng phục.

Mã số bài: V-028

TRÁI ĐẮNG

Cửa phòng xịch mở… Nó ào vào như một cơn lốc, đổ vật xuống giường và khóc. Tức tưởi, dồn dập. Căn phòng chật chội của tôi như muốn vỡ tung ra trong tiếng khóc nghẹn ngào của nó. Tôi ngạc nhiên! Xưa nay nó vốn là người ít bộc lộ cảm xúc. Chắc là đã có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra. Một lúc sau, nó nói giữa những cơn nức nở:

- Mình... thật... khốn nạn!... Thanh ơi! Tao đã... đánh mất... mình rồi... Làm sao... bây giờ?

Tôi ngồi sát bên nó. Bàn tay nhẹ vuốt mái tóc rối bù của nó. Điều mà tôi linh cảm, không lẽ giờ đã là sự thật? Trước đây, khi nó yêu Minh, tôi đã nhiều lần khuyên nhủ nó phải cầu nguyện và suy xét kĩ càng. Chúng tôi đều là những lao động phổ thông sang nước ngoài làm việc, nhưng quê của Minh cách chúng tôi hàng trăm cây số. Khi thấy mối quan hệ giữa nó và Minh ngày càng gắn bó, tôi cảnh báo nó: “Hoa à! Mày đã hiểu gì về Minh chưa?” Nó cười, bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của tôi.

Cuộc sống ở xứ người với biết bao nhiêu điều phức tạp. Chúng tôi là những người tứ xứ, đến đây để tìm kiếm một công việc cho mình. Hi vọng với đồng lương kiếm được, cuộc đời chúng tôi sẽ bước sang một trang mới, khép lại một chặng đời vất vả, tối tăm trong cái nghèo khổ và cảnh thất nghiệp. Thế nhưng, hoàn cảnh và môi trường sống mới lại khiến chúng tôi rơi vào một cảnh tối tăm khác. Những cuộc tình dễ dãi, những mối quan hệ yêu đương bừa bãi, những cảnh sống vợ chồng không hôn nhân... diễn ra trước mắt chúng tôi hàng ngày. Xa gia đình, quê hương, thiếu thốn tình cảm, hoàn cảnh đẩy đưa... khiến không ít bạn trẻ chúng tôi thích nghi nhanh chóng với cách sống mới, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của nền văn hoá truyền thống Á Đông. Nhiều người trong chúng tôi trở thành một thứ lai tạo, oái ăm thay, điều chúng tôi học hỏi được nhiều hơn không phải là điều tốt đẹp ở xứ người!

Tôi được sinh ra trong một gia đình có gốc đạo lâu đời. Cha mẹ tôi là những người nghiêm khắc. Các cụ giáo huấn con cái về lòng mến Chúa và xa lánh tội lỗi. Có lẽ nhờ thế, cùng với lời cầu nguyện, tôi đã tự bảo vệ được mình khỏi lối sống xô bồ của đám bạn cùng trang lứa. Hoa không nghe tôi, nên tôi lại càng lo cho nó.

Hoa vẫn vùi đầu vào gối, nức nở. Một lúc sau, nó ngước lên, đôi mắt đỏ hoe, gương mặt dàn dụa nước mắt. Nó kể rằng sau khi Minh về nước, trong một lần gọi điện cho Minh, nó nghe giọng một người con gái trả lời. Chị ấy bảo là vợ của Minh. Nó bàng hoàng, không tin vào tai mình. Nó nói rằng nó là người yêu của Minh, Minh nói với nó anh ta chưa có vợ, nó và Minh đã sống như vợ chồng bên này, thậm chí nó đã có thai với Minh...

- Thanh à! Tao nghe giọng chị ấy nghẹn lại, thảng thốt. Chị ấy bảo rằng những điều tao nói làm lòng chị ấy tan nát. Chị ấy van xin tao rằng, đều là đàn bà con gái với nhau, tao đừng bịa chuyện làm hại chị ấy. Tao khóc và thề với chị ấy là tao nói thật. Chị ấy cũng khóc.

- Thế sau đó, mày có gặp Minh không? - Tôi hỏi.

- Mấy ngày sau đó, Minh tắt máy. Khi máy đổ chuông, tao nghe chị ấy trả lời. Chị ấy bảo đã nói chuyện với Minh, nhưng Minh nói không biết tao là ai. Tao yêu cầu được gặp Minh. Chị ấy bảo sẽ tìm dịp thuận tiện, bởi vợ chồng chị ấy sống chung với ông bà, chị không muốn những chuyện như thế này đến tai các cụ, sợ họ phiền lòng. Thế rồi tối nay, chị ấy gọi tao, bảo tao có thể nói chuyện với Minh. Thanh ơi! Mày biết không? Minh bảo rằng không biết tao là ai, bảo tao đừng làm ba trò vớ vẩn đi phá hạnh phúc của người khác. Rồi mặc cho tao gào lên trong điện thoại, anh ta tắt máy. Tức tối, tao bấm máy gọi lại liên tiếp nhưng không ai nghe. Đau khổ, tuyệt vọng, tao chỉ còn biết tìm đến đây... Thanh ơi! Tao ân hận lắm. Tao đã không nghe mày. Tao chỉ biết lao đầu vào yêu mà không biết cầu nguyện. Tao cũng có lúc đi xưng tội, rước lễ. Nhưng chỉ được mot thời gian ngắn, rồi tao lại buông thả mình. Minh thỉnh thoảng có đi lễ với tao, nhưng không bao giờ tao thấy anh ta xưng tội, rước lễ. Tao không hề biết rằng anh ta đang lừa dối tao...

Một cảm giác nặng nề xâm chiếm lòng tôi. Hình như có ai đó đang bóp nghẹt tim tôi. Đau với nỗi đau riêng của nó. Đau cả với nỗi đau của Giáo Hội. Nếu còn nhiều bạn trẻ Công giáo vẫn sống trong vòng mê đắm như thế, làm sao giới thiệu được gương mặt thánh thiện của Hội Thánh với mọi người?

Mấy ngày sau, tôi đến thăm nó. Trông nó hốc hác, tiều tuỵ hẳn! Nó nói rằng vợ Minh đã gọi điện lại cho nó, bảo rằng chị ấy tin chồng, bảo nó đừng liên lạc gì với Minh nữa. “Thanh ạ! Tao chửi mắng, nguyền rủa Minh thậm tệ. Chị ấy vẫn yên lặng lắng nghe. Cuối cùng chị ấy nói với tao rằng: “Nếu điều em nói là đúng, thì Minh thật tệ bạc. Anh ấy sẽ không được thanh thản đâu, suốt đời sẽ day dứt khổ sở vì những gì mình đã gây ra. Nhưng em cũng hãy xem lại mình, trong chuyện này, lỗi phần nhiều là ở em. Em là con gái, em chưa tìm hiểu kỹ người ta mà đã vội trao thân cho họ. Em sống dễ dãi quá, nên vấp ngã là điều dễ hiểu thôi. Cuộc đời phía trước em còn dài, chị mong em biết tự sửa mình. Cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến với em.” Thanh ơi! Tao đau... Tao nhục quá! Tao chỉ còn muốn chết thôi...

Tôi xót xa nhìn vẻ mặt đầy đau khổ, dằn vặt của nó. Trái cấm mà nó đã ăn, có lẽ nó không ngờ đến ngày lại nhận ra vị đắng đến thế!

Tôi cũng lo âu cho người phụ nữ kia, người vợ của Minh. Chị sẽ tiếp tục xây dựng hạnh phúc gia đình thế nào, khi niềm tin bị đổ vỡ và với một trái tim bị tổn thương?

Bất giác, tôi nghĩ về gương khiết tịnh của Thánh Giuse và Mẹ Maria. Phải chăng khi đánh mất đức khiết tịnh, con người cũng đánh mất luôn cả sự bằng an trong tâm hồn?

Mã số bài: V-025

CÂY VÀ NÓ

Cây sinh ra ở tận vùng đảo xa xôi, cách đất liền 17 hải lý. Còn nó, nó sinh ra ở vùng đồng khô nắng cháy, quanh nhà nó ở được bao bọc bởi một dãy núi đồ sộ.

Hai mươi tuổi, Cây rời biển đảo bước chân vào giảng đường đại học ở xứ Huế mộng mơ. Còn nó chẳng học hành được nhiều vì gia đình nó khó khăn, nó lại học không tốt nên mười bảy tuổi nó cũng rời khỏi gia đình để tìm cuộc sống tốt hơn...

Bốn năm sau, nó bước chân lên xe hoa chỉ mong được thay đổi số phận. Còn Cây đã hoàn tất việc học ở giảng đường và bước chân vào chủng viện.

Vậy là cuộc đời của Cây và nó được khép lại theo một lối mòn định sẵn.

Nó về làm dâu một gia đình có đạo, nó luôn mong đến ngày chủ nhật chỉ để mặc áo đẹp đi lễ... Đời nó cứ thế trôi qua trong sự nhọc nhằn của cơm áo gạo tiền chứ không như những gì nó đã từng mơ ước. Cuộc sống luôn có những gập ghềnh mà nó phải lầm lũi bước qua, nó luôn dấu kín những giọt nước đọng lại ở mí mắt vì nó chẳng có ai là người tin cậy trao gửi những tâm tư.

Năm năm sau…

Cây về giúp xứ, nó nhìn Cây đêm đêm thui thủi một mình đóng từng cánh cửa sau mỗi thánh lễ làm lòng nó chùng xuống thấy thương Cây đến là lạ.

Thời gian tiếp nối thời gian, nó hay nhìn Cây cười cười trong e thẹn, Cây giúp nó hiểu về đạo, Cây dạy nó cách sống, những nhân nghĩa và cả những việc nấu ăn, mà trước đây nó chưa hề biết đến bao giờ.

Gần một năm sau, nó cảm nhận được mối quan hệ giữa nó và Cây bắt đầu phức tạp hơn. Nó thương Cây hơn tất cả và hình như Cây cũng vậy!

Ngày nào nó và Cây không nhận tin nhắn của nhau là ngày đó nó như người mất hồn, còn Cây thì trách hờn giận dỗi!...

Mỗi lần đi tĩnh tâm về, Cây đều có quà cho nó, khi thì quyển sách khi thì chuỗi lần hạt... Nhưng đó là tất cả yêu thương mà nó cảm thấy hạnh phúc nhất đời của nó.

Nó bắt đầu có những suy nghĩ mông lung, còn thân xác của nó thì trỗi dậy những dục vọng, nó tìm đủ lí do để được gần Cây, nó muốn làm người con gái trong tập truyện tiếng chim hót trong bụi mận gai, nó điên cuồng và chẳng nghĩ đến tội lỗi nữa!

Nhưng mỗi lần nó đến gần thì Cây lại kể cho nó nghe về sự khiết tịnh của Mẹ Maria và thánh cả Giuse trong gương mặt hiền hòa trầm lắng - có lẽ Cây biết ý định tội lỗi của nó, nên dạy nó ngăn ngừa tội lỗi bằng cách noi gương các Thánh như vậy - rồi bảo nó hãy siêng năng cầu nguyện.

Trước đây mặc dù nó đã được rửa tội nhưng chẳng bao giờ nó tin sự trong sạch của Đức Mẹ và Thánh cả Giuse, chỉ vì nó không tin nam nữ gần nhau mà không có sự ham muốn đam mê dục vọng. Nó luôn cho tin đồn chị giúp việc và cha xứ của nó làm chuyện vợ chồng là có thật. Nó không tin các linh mục sống khiết tịnh khi lúc nào cũng có những cô giáo dân xinh đẹp bao quanh.

Nhưng qua Cây dần dần nó hiểu là nó đã nghĩ sai về các ngài, nó thấy hối hận và thật xấu hổ! Giờ nó thấy thương Cây bằng sự kính mến quý trọng hơn là bằng đam mê dục vọng của thân xác. Cây đưa tập đĩa SỰ KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU cho nó xem mà nước mắt nó cứ chảy dài.

Từ đó, mỗi lần nhớ Cây và thân xác trỗi dậy thì hình ảnh Chúa đội vòng gai lại xuất hiện trong đầu nó, nó thấy mình bất xứng quá đỗi!

Bây giờ nó mới hiểu vì sao Đức Mẹ, Thánh Giuse, các Linh Mục cũng như Cây lại chiến thắng được những cám dỗ, giữ được những nhân đức khiết tịnh.

Ngày Cây đi chịu chức thánh, nó khóc thầm mấy đêm. Cây cũng sụt sùi nói lời chia tay, đêm nào nó cũng chìm trong nước mắt rồi mới ngủ, nhưng chưa bao giờ nó nghĩ lại những điều trước đây mà nó đã từng khao khát với Cây nữa. Chẳng những vậy mà nó còn can đảm thú nhận tất cả mọi yếu đuối khi nó đi xưng tội.

Nó biết ơn Cây, biết ơn vô cùng vì đã cho nó thấu hiểu: LÀ CON NGƯỜI GIỮA THẾ GIAN MÀ KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN, như cách sánh ví huệ trắng giữa bụi gai và sen giữa bùn lầy... Chỉ có niềm tin, sự kính sợ và tình yêu thương quên mình thì mới làm nên những điều kì diệu như các ngài mà thôi!

Mã số bài: V-026

HUỆ TRẮNG - SEN HỒNG

Con đường làng đi từ ngoài đường nhựa vào, gặp một ngã ba, ở đây có hàng bán hương nến, hoa huệ và hoa sen. Người ta bán hoa huệ cho người đi lễ nhà thờ công giáo và hoa sen cho người đi dâng hương ở chùa. Tôi gặp em đang cầm những đóa sen tươi hồng vừa mới mua, hiền hòa như đôi má trắng hồng của em. Em cũng e thẹn nhìn tôi đang cầm những bông huệ trắng muốt như tấm lòng trai trẻ, ngẩn ngơ trước một đóa sen dịu dàng.

Gia đình nhà tôi ngăn cản khi biết tôi và em quen nhau. Cha mẹ tôi quyết định rõ ràng, không cho phép tôi lấy người ngoại đạo mà không theo đạo. Gia đình nhà em, đặc biệt là cha của em, cương quyết chỉ cho em lấy tôi khi đạo ai người ấy giữ. Không bên nào chịu nhường bên nào! Tôi và em đều con nhà gia giáo, không dám lỗi đạo làm con, chỉ mang nỗi buồn và thuyết phục cha mẹ của mình. Cuối cùng không được như mong ước, em phải vâng lời cha mẹ đi lấy một người cùng đạo với em. Bốn năm sau, tôi cũng lấy một cô gái đức hạnh, thuộc gia đình công giáo.

Ấy thế mà đã hai mươi hai năm, ngã ba đường đã thành phố thị nhà cao cửa rộng. Hàng bán hoa nến ngày nào, bây giờ, một bên là tiệm bán ảnh tượng, một bên là tiệm hoa tươi phục vụ lễ hội, đám cưới, sinh nhật, đám tang… Và dĩ nhiên, vẫn còn bán hoa huệ và hoa sen. Tiếng chuông nhà thờ vẫn rộn rã từ hướng ngã rẽ phải. Tiếng mõ tụng kinh ở chùa vẫn vọng ngân từ hướng ngã rẽ trái. Nhà em vẫn ở gần chùa và nhà tôi vẫn ở gần nhà thờ. Kinh tế khá giả hơn nên nhà tôi xây đài Đức Mẹ ở sân nhà. Nhà em cũng đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trước nhà.

Tôi giật mình khi nhìn thấy hoa dâng cho Đức Mẹ trước nhà tôi gồm có cả hoa huệ và hoa sen. Không lạ gì khi có hai loài hoa được dâng cho Đức Mẹ, nhưng nó làm tôi chợt nhớ đến những tháng năm tuổi trẻ ngày nào. Tôi càng ngỡ ngàng khi thấy nhà em cũng có hai loài hoa này trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Thời gian ngắn sau, tôi và em đều như nhói tim khi biết rằng con trai em và con gái tôi đang quen nhau. Chúng nó, một cách nào đó, cũng biết chuyện ngày xưa của tôi và em…

Dù thế nào đi nữa tôi cũng không muốn con gái tôi lấy người khác đạo. Em và chồng em cũng không muốn con mình phải theo đạo khác. Tự nhiên tôi thấy cha mẹ của tôi ngày xưa có lý và em cũng nói với hai đứa: “Đạo đứa nào đứa nấy giữ.” Gia đình hai bên không ai chịu ai cho đến một hôm, vợ chồng em gọi điện cho gia đình tôi báo tin chúng nó đã để thư lại và bỏ nhà ra đi.

Ngày xưa chúng tôi cũng yêu, cũng đằm thắm lắm nhưng không dám liều lĩnh như bọn trẻ bây giờ. Phải chăng chúng tôi đã chọn phần hiếu thảo với cha mẹ hơn, hay chúng tôi đã giữ một quan niệm quá lỗi thời, lạc hậu? Ngày xưa chúng tôi “nam nữ thọ thọ bất thân”. Ngày nay bọn trẻ, chưa có gia đình hai bên nói chuyện, đã ôm eo ếch chở nhau ngoài đường… Gia đình tôi và gia đình em quyết định gọi hai đứa về nhà tính chuyện cho chúng nó. Không phải có sự khác biệt giữa hai biểu tượng huệ trắng và sen hồng, nhưng phải hiểu và sống đúng giá trị ẩn sâu của hai loài hoa này.

Mã số bài: V-027

NHÌN LÊN NGÀI

Đã một tháng rồi kể từ ngày kết thúc việc giúp xứ, Cường cứ thẩn thờ, đăm chiêu suy nghĩ. Ở trong Đại Chủng Viện, mà lòng trí Cường luôn nghĩ về giáo xứ, nơi có tán phượng rủ bóng mà mỗi lần tan lễ Lan hay ra đứng hóng gió trời. Cũng dưới gốc phượng đó, Lan say sưa nghe Cường kể chuyện. Chuyện thành phố có công viên đẹp, chuyện Đại Chủng Viện có mấy ông thầy, chuyện sơ Duyên hát hay được nhiều người yêu mến. Lan có vẻ đẹp dịu hiền xen lẫn chút duyên dáng của cô học trò tuổi mười tám. Hai má lúm đồng tiền dưới đôi mắt biếc hiện lên sau nụ cười duyên làm hồn Cường ngơ dại. Tuy Lan hay tâm sự, nũng nịu đòi Cường kể chuyện nhưng cô bé chỉ ngưỡng mộ sự hiểu biết của Cường mà thôi. Thế nhưng, Cường nghe tim mình xao xuyến của một tình yêu, cái cảm giác tình yêu đầu đời này theo Cường mãi vào tận chốn này. Mấy ngày này, Cường cứ phân vân: “Theo Chúa hay theo Lan?” Cường vẫn chưa trả lời được. Cường vẫn yêu Chúa nhưng vẫn không quên được nụ cười và đôi mắt dịu hiền của Lan. Đôi mắt ấy đã chiếm một chỗ trong trái tim Cường, đã làm Cường mê mẩn. Một hình ảnh chợt hiện ra trong suy nghĩ của Cường: “Ngồi bên Lan, Cường nhìn vào đôi mắt biếc rồi hôn thật nhẹ lên làn môi ngọt ngào của Lan. Mỗi chiều đi làm về, Lan đứng trước cổng với nụ cười yêu thương chờ vòng tay ấm áp của Cường. Cường sẽ cùng Lan và hai cô thiên thần bé nhỏ đi dạo cuối tuần”. Nghĩ đến đây, Cường thấy cuộc sống gia đình thật tuyệt vời. Cường quyết định rời Đại Chủng Viện.

Khi mọi người chìm vào giấc ngủ trưa thì Cường lặng lẽ ra đi. Chân bước mà lòng như còn quyến luyến điều gì đó. Bước xuống giữa cầu thang, Cường cúi mình thật sâu chào Thánh Giuse cách kính trọng để tạm biệt Ngài. Bỗng dưng, quyển sách lớp tặng nhân ngày Bổn mạng mà hồi nãy Cường vội nhét sau ba lô rơi xuống. Trang sách mở ra, Cường lướt mắt qua dòng chữ: “Giuse cũng có khát vọng về tình yêu và tương lai như bao người khác. Người ước nguỵên chung sống và xây tổ ấm cùng Maria. Nhưng rồi người đau khổ, bối rối và lo âu khi biết Maria có mang. Trước tình cảnh đó, Người chọn con đường cầu nguyện để nhận ra Thánh Ý Chúa. Cũng nhờ đời sống cầu nguyện mà Người vượt qua những khó khăn trong sứ vụ Chúa giao phó để giữ trọn đức khiết tịnh và nâng đỡ gia đình hơn ba mươi năm”. Nhìn lại mình, Cường hổ thẹn vô cùng, chỉ một cô gái mà nỡ dứt bỏ Ơn Gọi. Giuse cũng có những lúc bối rối nhưng rồi Người cầu nguyện cùng Chúa. Thế mà một tháng nay, chàng chưa bao giờ nghĩ tới việc cầu nguyện, chưa bao giờ xin Chúa giúp mình vượt qua cơn dục vọng này. Chàng đau đớn quỵ gục xuống, chàng thấy mình là kẻ hèn hạ, mang nặng xác thịt và dục vọng. Trong lúc dằn vặt ấy, chàng như nghe tiếng Thánh Giuse vọng về:

- Tại sao con ra đi?

- Da… a … dạ…

- Con hãy cầu nguyện với Thiên Chúa!

- Con… con… con….

Tiếng chuông vang lên làm Cường giật mình và bật người dậy bước về phòng.

Sau một tháng hướng tâm trí tới Chúa và khẩn xin Thánh Giuse cầu bầu cho chàng giữ đức khiết tịnh, bước trọn trên đường ơn gọi; hôm nay, chàng thấy lòng mình an bình vô cùng và muốn dạo bước qua khu vườn. Chàng đang rảo bước trên sân thì nhận được thư của mẹ Lan “Cám ơn thầy rất nhiều, kể từ ngày thầy về giúp xứ, Lan nhà tôi muốn đi tu hẳn lên. Ngày hôm qua, nó theo dì qua Nhật tu rồi!” Cường không ngờ Lan muốn Cường kể chuyện là để tìm hiểu Ơn Gọi. Tin Lan đi tu làm Cường bất ngờ, nhưng điều đó làm Cường thêm phần thanh thản theo Chúa.

Bây giờ, Cường mới nhận ra giá trị của đời sống cầu nguyện. Chính mẫu gương cầu nguyện và lòng khiết tịnh của Thánh Cả Giuse như hương huệ thơm tỏa lan vào đời tu của Cường. Hơn bao giờ hết, hôm nay, Cường thấy đời tu hạnh phúc và yêu Chúa vô cùng.

BẢN THỂ LỆ ĐÃ CẬP NHẬT CUỘC THI VIẾT TÔN VINH THÁNH GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH

Vừa qua, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn chiều 29-7-2010 đã nhất trí, để đóng góp thêm vào các thành quả của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, sẽ mở cuộc thi viết trên mạng mang tên CUỘC THI VIẾT TÔN VINH THÁNH GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH.

Cuộc thi được đặt dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chủ đề và thể lệ cuộc thi được ấn định như sau.

I. CHỦ ĐỀ

+ Cuộc thi viết mang tên “NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI”, với nội dung TÔN VINH THÁNH GIUSE VÀ CỔ VÕ ĐỨC KHIẾT TỊNH.

+ Cuộc thi viết lần trước đã nhìn lên gương khiết tịnh của Mẹ Maria, lần này sẽ nhìn lên gương Thánh Giuse. Nghệ thuật thường diễn tả sự chín muồi tâm linh của thánh nhân bằng những nét của người cao tuổi nhưng thật ra Thánh Giuse là một người trẻ giữa những người trẻ ở tuổi lập gia đình, xưa cũng như nay.

+ Mẹ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội, còn Thánh Cả Giuse cũng vướng mắc tội tổ tông truyền như chúng ta. Như thế Ngài rất gần gũi chúng ta trong thân phận tội lụy và cuộc chiến đấu của Ngài cũng gần gũi với cuộc chiến đấu của chúng ta hơn.

+ Lần trước, biểu tượng đức khiết tịnh được lấy theo kinh nghiệm Việt Nam: hoa sen. Lần này cuộc thi dùng biểu tượng truyền thống của Giáo hội Công giáo là hoa huệ.

“Làm chủ được bản năng và chiến thắng được đam mê, bạn trẻ sẽ thành người giàu nghị lực, sớm thành đạt. Điều ấy bạn trẻ đã biết, thế nhưng truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang liên kết thành một đạo quân có vẻ bách chiến bách thắng, nội lực của bạn trẻ thật mong manh yếu ớt, làm sao đứng vững được trước những tấn công dồn dập đến thế? Hơn nữa, trong thực tế, có thể những tấn công ấy đã đã khiến ta bị vấy bùn và bị tổn thương trầm trọng. Lắm khi nó gây ấn tượng mãnh liệt khiến ta có cảm tưởng sẽ phải chào thua cả đời, không sao thắng vượt được. Chính ở đây ta cần đến sự khôn ngoan của hoa huệ: Ngoi lên khỏi bùn, nó vươn cao thật cao. Nơi hoa huệ ngoài đồng, dù ếch nhái có nhảy xuống bùn, bùn cũng không bắn lên cao tới bông hoa được. Trong cuộc chiến tâm linh, cái vươn cao của hoa huệ là vươn đến Chân Thiện Mỹ Tuyệt Đối tức là Thiên Chúa. Ta không dựa vào sức riêng nhưng dựa vào ơn Chúa. Người môn đệ của Chúa Giêsu quyết vươn cao nhờ đức tin, đức cậy và đức mến. Chính tình yêu của Ngài cuốn hút ta vượt lên không ngừng, thoát khỏi mọi vấn vương tục luỵ.” (Trăng Thập Tự, lời dẫn vào tuyển tập Sen Giữa Lầy)

Tóm lại, cuộc thi nhằm hỗ trợ chương trình cổ võ đoan hứa khiết tịnh theo gương Thánh Cả Giuse trong cuộc sống độc thân, cuộc sống tiền hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình – với hình ảnh hoa huệ.

II. THỂ LỆ

1. Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: văn xuôi, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật.

- Văn xuôi: dài không quá 800 từ (tối đa là 1 trang A4 và ¼ - trừ lề như định sẵn trong máy vi tính), chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11. Có thể là truyện, suy tư, tùy bút, ký sự.

- Kịch bản: dài không quá 4 trang A4, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11.

- Thơ mới, lục bát và song thất lục bát: Không quá 24 câu.

- Thơ Đường: Cuộc xướng hoạ sẽ được chấm theo các chuẩn mực của thơ Đường nhưng ở đây không nhắm so tài mà chỉ nhắm giao lưu giữa các tác giả, tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ Đức Khiết Tịnh. Bài dự thi tối thiểu phải họa đủ 5 vần, đúng luật bằng trắc và có hai cặp đối.

2. Bài xướng thơ Đường:

Bài Huệ Trắng của tác giả Dzuy Sơn Tuyền:

Giuse gương sáng bậc làm cha,

Huệ trắng thơm hương khắp mọi nhà.

Nghèo khó thanh bần, nơi cõi thế,

Trinh trong khiết tịnh, chốn phong ba.

Dưỡng nuôi Con Thảo, tròn Thiên ý,

Chăm sóc Bạn Hiền, đẹp Thánh gia.

Luôn giữ tinh tuyền, con nguyện hứa

Dâng về Cha Thánh, khúc hoan ca.

3. Mỗi bộ môn sẽ có 16 giải:

- một giải nhất: 10.000.000 $VN

- hai giải nhì, mỗi giải 6.000.000 $VN

- ba giải ba, mỗi giải 4.000.000 $VN

- 10 giải triển vọng, mỗi giải 1.000.000 $VN

4. Mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt niềm tin, tuổi tác, nam nữ. Mỗi người có thể dự thi nhiều bộ môn với nhiều bài dự thi.

5. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng. doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.

6. Email dự thi xin ghi rõ: Dự thi Nhánh Huệ Nước Trời. Mỗi lần gởi chỉ đính kèm một bài dự thi, đính kèm hai bài trở lên là bất hợp lệ. Để tiện liên lạc khi trao giải, cuối mỗi bài dự thi xin ghi rõ: tên thật, bút danh, email, địa chỉ nhà và số điện thoại. Dù đã gởi nhiều email dự thi, cuối mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được dự thi.

7. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.

8. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 3 điện chỉ email:

gopnhattho@yahoo.com, vuonoliu@gmail.com và dongxanhtho@gmail.com

9. Thời gian nhận bài: Từ nay đến hết ngày lễ Thánh Giuse 19-3-2011.

10. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố ngày 01-5-2011.

11. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 7-2011, tại ba địa điểm thuộc ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn – ngày giờ và địa điểm cụ thể sẽ được thông báo sau.

12. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên www.dunglac.org, trang www.huongvedaihoidanchua.net và những trang mạng ủng hộ chương trình này.

11. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.

Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại: 0935-424-449.

Chúng tôi cũng ước mong có thêm quà tặng đặc biệt bằng sách gởi đến những người đạt giải (64), các vị giám khảo (24) và những người phục vụ khác trong cuộc thi (6). Những vị nào có nhã ý tặng sách, xin gưởi 94 bản, có đề tặng và chữ ký của tác giả. Sách xin gởi về: Bà Võ Thị Hiếu 355 Hòa Hảo, F. 5, Q. 10, TPHCM. Chân thành cám ơn.

Qui Nhơn, ngày 8-9-2010

TM Ban Tổ Chức

Lm Trăng Thập Tự

Chuẩn thuận:

Phan Thiết, ngày 11- 9-2010

+ Giuse Vũ Duy Thống

Giám Mục Phan Thiết

Chủ Tịch UBVH-HĐGMVN

Cập nhật các chi tiết:

Các chi tiết về thời hạn nhận bài, ngày công bố kết quả, ngày trao giải, mở rộng thể loại thơ và văn xuôi trong văn bản trên đây đã được cập nhật theo quyết định của Ban Tổ Chức ngày 12-12-2010.
 
Tình Yêu là... Bến Chờ
Tuyết Mai
14:41 12/02/2011
Ai hiểu tình yêu là gì?
Nó là cái cớ thầm thì trong đêm
Anh mơ giấc mơ êm đềm
Đôi ta sánh bước bên thềm suối mơ

Tình yêu trai gái nên thơ
Yêu nhau bên nớ tưởng chờ bên ni
Cách nhau chỉ độ đường đi
Băng qua đường lộ tức thì gặp nhau

Nhưng rào nhà anh thì cao
Anh sợ leo ẩu ngã nhào té đau
Yêu nhau chỉ biết chờ nhau
Chờ khi chiều đến ta mau đến cùng

Ngồi chờ anh gốc cây tùng
Chẳng ai qua lại ta cùng hẹn nhau
Cho nhau câu nói yêu đầu
Cho nhau hứa hẹn cau trầu nên duyên

Đợi khi anh đỗ trạng nguyên
Cùng em kết nghĩa nên duyên vợ chồng
Trầu cau chồng vợ mặn nồng
Để cau trầu quấn một lòng sắt son

Cầu Trời giúp ta có con
Niềm vui khó tả có con chào đời
Con là hạnh phúc do Trời
Con là dây cột tình người với ta

Anh mơ ước có căn nhà
Một gian nhà nhỏ là nhà đôi ta
Ngoài vườn ta nuôi ít gà
Một ao ít cá thế mà đủ đâu!?

Anh xây cho em chiếc cầu
Cái cầu bán nguyệt gội đầu cho em
Anh mê suối tóc dài êm
Để anh được ngắm khi em gội đầu

Giấc mơ ấy có bền lâu?
Em có gắng đợi giữ câu thề nguyền?
Đợi anh thi đỗ Trạng Nguyên
Trở về ta sẽ nên duyên tơ hồng

Yêu nhau em hãy giữ lòng
Giữ lời thề hứa một lòng chờ anh
Đừng vì chút lợi mỏng manh
Em rời xa bến tình anh ngóng chờ

Ấy tình yêu là …bến chờ!
Yêu nhau có phải mãi chờ đợi nhau?
Dù có trải qua khổ đau
Yêu nhau đòi hỏi mấy cầu cũng qua

Chúc tất cả, ngày lễ Tình Yêu đượm thắm, nồng nàn,
và hạnh phúc, như cái thuở ban đầu lưu luyến ấy!......
 
Bông Hồng Thiêng Cho Ngày Tình Yêu
J.B Nguyễn Quốc Tuấn
20:48 12/02/2011
Ngày tình yêu muôn cánh mở rung rinh
Sắc màu tươi hoa khoe mình chói đỏ
Người Yêu về trong xuân mai lộng gió
Em trao Chàng tình thắm đỏ hồng em
Lời yêu đến giữa ngày tháng bình yên
Lời yêu đến trong bão bùng sóng gió
Hào hoa Chàng rộng tay yêu chờ đó
Mà đỡ nâng từng cánh mỏng chơi vơi
Một bông hồng trổ từ cành tội lỗi
Vươn mình ra khỏi những chiếc gai đau
Không bình minh hoa tội nghiệp cúi đầu
Nắng mưa cười hả hê hồng phận bạc
Hoàng hôn gieo hồng chưa vơi niềm khát
Được ngắt đi bởi Thánh Tử Dấu Yêu
Tình nhiệm màu phá tan ráng chiều
Ngày và đêm nối nhau tròn mộng
Ôi Hoàng Tử Chàng đến đây lay động
Hồng nhỏ em giá lạnh ngày dài
Xin nâng em lên khỏi thân gai
Em trao Chàng lời yêu thương Chàng hỡi !