Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:47 12/02/2020
21. Người muốn nổi giận khi vừa nhìn thấy một con chiên hiền lành thì lập tức hết giận, bởi vì hiền lành thì sinh ra sám hối.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 12/02/2020
43. PHƯƠNG CHÂU PHƯỜNG CHÂU
Giữa năm đời Đường Chân Quan, thượng dược (1) tấu báo yêu cầu cần có loại dược thảo có tên là “đổ nhược.”
Có một thượng thư tỉnh ở bộ lang sau khi biết được thì nói:
- “Chuyện này nên nhờ quan viên ở phường Châu lo, nhà thơ lớn Tạ Thiêu không phải có câu thơ “Phương Châu sinh Đổ Nhược” đó sao.”
Thế là ra lệnh đến phường Châu.
Quan viên phường Châu vừa thấy thì không nín cười được nên cười ha ha, bèn viết trên tờ giấy:
- “Phường Châu không sinh Đổ Nhược bởi vì do đọc sai thơ Tạ Thiêu, quan thượng thư tỉnh nói đùa như vậy, cười không nổi hung thần bốn phương”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 43:
Vì đọc sai chữ mà quan thượng thư làm trò cười cho bá tánh, chữ “phường Châu và Phương Châu” thì khác nhau xa, “phường Châu là tên địa danh, Phương Châu là tên một loại cây có thể sinh ra loại đổ nhược để làm thuốc, cả hai đều không ăn nhằm gì đến nhau...
Giữ đạo và sống đạo thì khác nhau cũng xa lắm, nhưng vẫn còn có nhiều người lầm tưởng cả hai là một (!).
Giữ đạo là đem đạo bỏ trong tủ rồi khóa lại kẻo sợ người khác lấy, giống như đem bảo vật cất trong két sắt vậy, cho nên họ không thể đem đạo mà họ đã tin ra giới thiệu cho mọi người, họ vẫn đi lễ đọc kinh nhưng không biết thông cảm cho người khác, họ vẫn tham dự các bí tích nhưng không làm cho bí tích được triễn nở trong cuộc sống của họ...
Sống đạo là đem đạo của mình tin mình theo ra giới thiệu cho người khác biết, tức là họ biết nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người anh em bất hạnh khổ đau, họ biết cúi xuống bắt tay chào người ăn xin bên vệ đường khi trong túi mình không có một đồng xu nào để giúp họ...
Người Ki-tô hữu thời nay thì thích sống đạo hơn là giữ đạo, bởi vì họ ý thức rằng đạo mà mình đang tin đang thực hành trong cuộc sống là đạo thật, cần phải loan báo cho mọi người biết và tin như mình vậy, đó cũng là điều mà Đức Chúa Giê-su đã dạy và Giáo Hội liên tục mời gọi chúng ta thực hành đạo trong cuộc sống đời thường của mình.
(1) Thượng dược: chức quan quản lý tất cả các loại thuốc (dược) của hoàng đế dùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm đời Đường Chân Quan, thượng dược (1) tấu báo yêu cầu cần có loại dược thảo có tên là “đổ nhược.”
Có một thượng thư tỉnh ở bộ lang sau khi biết được thì nói:
- “Chuyện này nên nhờ quan viên ở phường Châu lo, nhà thơ lớn Tạ Thiêu không phải có câu thơ “Phương Châu sinh Đổ Nhược” đó sao.”
Thế là ra lệnh đến phường Châu.
Quan viên phường Châu vừa thấy thì không nín cười được nên cười ha ha, bèn viết trên tờ giấy:
- “Phường Châu không sinh Đổ Nhược bởi vì do đọc sai thơ Tạ Thiêu, quan thượng thư tỉnh nói đùa như vậy, cười không nổi hung thần bốn phương”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 43:
Vì đọc sai chữ mà quan thượng thư làm trò cười cho bá tánh, chữ “phường Châu và Phương Châu” thì khác nhau xa, “phường Châu là tên địa danh, Phương Châu là tên một loại cây có thể sinh ra loại đổ nhược để làm thuốc, cả hai đều không ăn nhằm gì đến nhau...
Giữ đạo và sống đạo thì khác nhau cũng xa lắm, nhưng vẫn còn có nhiều người lầm tưởng cả hai là một (!).
Giữ đạo là đem đạo bỏ trong tủ rồi khóa lại kẻo sợ người khác lấy, giống như đem bảo vật cất trong két sắt vậy, cho nên họ không thể đem đạo mà họ đã tin ra giới thiệu cho mọi người, họ vẫn đi lễ đọc kinh nhưng không biết thông cảm cho người khác, họ vẫn tham dự các bí tích nhưng không làm cho bí tích được triễn nở trong cuộc sống của họ...
Sống đạo là đem đạo của mình tin mình theo ra giới thiệu cho người khác biết, tức là họ biết nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người anh em bất hạnh khổ đau, họ biết cúi xuống bắt tay chào người ăn xin bên vệ đường khi trong túi mình không có một đồng xu nào để giúp họ...
Người Ki-tô hữu thời nay thì thích sống đạo hơn là giữ đạo, bởi vì họ ý thức rằng đạo mà mình đang tin đang thực hành trong cuộc sống là đạo thật, cần phải loan báo cho mọi người biết và tin như mình vậy, đó cũng là điều mà Đức Chúa Giê-su đã dạy và Giáo Hội liên tục mời gọi chúng ta thực hành đạo trong cuộc sống đời thường của mình.
(1) Thượng dược: chức quan quản lý tất cả các loại thuốc (dược) của hoàng đế dùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giảng tĩnh tâm tháng: VỚI MẸ, NHỜ MẸ VÀ TRONG MẸ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 12/02/2020
Giảng tĩnh tâm tháng 2/2020 với các nữ tu
Hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa – Sài gòn.
Chủ đề: VỚI MẸ, NHỜ MẸ VÀ TRONG MẸ,
Tĩnh tâm tháng này, chúng ta cùng nhau suy tư về sự kết hợp giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, từ khi Mẹ mang thai Ngài cho đến khi Ngài đi rao giảng tin mừng Nước Trời. Sự kết hợp này có liên quán đến đời sống tân ước dòng của chúng ta, những tân ước của tu sĩ hai hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa cách riêng và các tân ước nam nữ tu sĩ trong giáo hội cách chung. Đó là ba giai đoạn liên kết mật thiết giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như sự liên kết mật thiết của chúng ta với hội dòng.
Ba giai đoạn đó là:
1. Với Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su trong cung lòng Mẹ đến khi 12 tuổi.
- Thời gian nhà tập 1 và 2.
2. Nhờ Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình Na-gia-rét.
- Thời gian khấn tạm.
3. Trong Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng Nước Trời.
- Thời gia khấn trọn.
A. VỚI MẸ - (Thời gian nhà tập)
a. Thời gian Đức Chúa Giê-su trong cung lòng Mẹ đến khi 12 tuổi.
Đức Chúa Giê-su khi xuống thế làm người đã chập nhận một lọai thụ tạo làm mẹ của mình, đó chính là Đức Mẹ Ma-ri-a. Người phụ nữ mà ngay khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã bày tỏ lòng yêu thương nhân loại cách đặc biệt khi nói với con rắn là hiện than của sa tan: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó." Và sau đó Thiên Chúa đã đuổi nguyen tổ ra khỏi vườn địa đàng.
Người đàn bà (phụ nữ) ấy chính là hình ảnh của một E-va mới trong tân ước -Đức Mẹ Ma-ri-a- mà giáo hội qua mọi thời đại và cho đến tận thế đã trân trọng gọi là Đấng đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Chúa Giê-su đã nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a để mặc lấy thân xác phàm nhân sinh ra trong hang lừa máng cỏ, chấp nhận thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, đó chính là yếu tố quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi.
Đức Chúa Giê-su đã nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà trở nên người Anh Cả của chúng ta, chia sẻ những nỗi đau khổ cũng như niềm vui của con người, bởi vì nếu không trở thành con người thì không ai có thể cảm thông sâu sắc những đau khổ và bất hạnh với con người.
Với thân phận là con người ở trần gian và với thân phận là người con ở trong gia đình Na da rét, Đức Chúa Giê-su đã chia sẽ phận làm con với chúng ta và hơn thế nữa, đã trở nên mẫu gương làm con cho chúng ta trong thế giới này, đó là sự vâng phục và khiêm tốn. Một vị Thiên Chúa đang khiêm tốn và vâng phục một con người, một Đấng tạo hóa đang khiêm tốn và vâng phục một thụ tạo, một Đấng tạo dựng trời dất muôn vật đang sống khó nghèo trong một gia đình khó nghèo.
Đức Mẹ Ma-ri-a là người phụ nữ diễm phúc được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng cứu thế, nghĩa là đồng thời Ngài cũng mời gọi Mẹ cộng tác vào công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài, khi sứ thần Ga-bri-en nói với Mẹ: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." Lời mời gọi tế nhị nhưng mạnh mẽ này của Thiên Chúa đã làm cho cô thiếu nữ Ma-ri-a bỡ ngỡ và lo sợ, nhưng với tâm hồn khiêm cung phó thác, Mẹ đã can đảm nói lên hai tiếng “xin vâng”, và kể từ giây phút đó, Mẹ trở thành người cùng cộng tác với Đức Chúa Giê-su -con trai của Mẹ- để cứu chuộc nhân loại theo ý định yêu thương và nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Khi Đức Mẹ Ma-ri-a nói xin vâng thì Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung long Mẹ, với hơn 9 tháng trong dạ mẹ, Đức Chúa Giê-su đã hấp thụ tất của những bổ dưỡng từ mẹ mình để sống và lớn lên, đó là tất cả sự sống của người mẹ đã dành cho con mình.
Đức Chúa Giê-su khi còn trong bụng của Đức Mẹ Ma-ri-a thì cũng như bao thai nhi khác, được sự che chở và bao bọc của mẹ mình, không gì an toàn bằng ở trong dạ mẹ; Đức Chúa Giê-su đã chia sẽ thân phận làm người như chúng ta ngay từ khi còn là bào thai trong dạ mẹ cho đến khi được sinh ra đời trong hang đá Bê-lem. Cuộc sống làm người trong cảnh khó nghèo mà Thiên Chúa Cha đã chọn cho Con của Ngài thật là mầu nhiệm, khác với trí óc tưởng tượng và quan niệm của con người là một vị vua phải cưỡi trên con chiến mã oai phong với muôn ngàn binh tướng, hoặc là một vị hoàng tử phải sinh ra trong hoàng cung giàu sang lộng lẫy mới xứng đáng là con vua.
Nhưng không, mục đích của Con Thiên Chúa làm người không phải là sống giàu sang phú quý, cũng không phải là công tước vương hầu đi đâu có tiền hô hậu ủng, nhưng mục đích của Con Thiên Chúa làm người chính là trở nên “đồng hình dồng dạng” với con người, ngoại trừ tội lỗi, như lời của thánh phao-lô tông đồ trong thư gửi tín hữu Phi-líp:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.”
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-9)
b. - Thời thơ ấu, Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình.
Thời thơ ấu của con người không ai sống xa lìa cha mẹ, nhất là với người mẹ (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt vì lý do này hay lý do khác), bởi vì xa lìa mẹ chính là thiếu thốn tất cả và có khi sẽ mất cả mạng sống mình.
Đức Chúa Giê-su không ngoài lệ đó, từ khi sinh ra trong máng cỏ hang lừa ở làng Bê-lem thuộc xứ Giu-đê-a, cho đến khi 12 tuổi, Ngài đã sống với cha mẹ, và cha mẹ là thầy giáo thứ nhất của Ngài. Mới 12 tuổi và đã lưu lại trong đền thờ Giê-ru-sa-lem ngồi giữa các thầy thông luật Pha-ri-siêu, để hỏi đáp về thánh kinh với họ. Vốn liến thánh kinh nơi Ngài bởi đâu mà có, phải chăng cũng như những bà mẹ Do Thái khác, Đức Mẹ Ma-ri-a đã dạy cho con mình học hỏi thánh kinh? Nếu không thì tại sao mới 12 tuổi mà Đức Chúa Giê-su đã thông hiều thánh kinh?
Người Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”, những em nhỏ mồ coi mẹ thì thật bất hạnh, bởi vì tuổi thơ của nó không được vòng tay mẹ ôm ấp chở che. Đức Chúa Giê-su với mẹ Ngài
Cuộc sống với mẹ của Đức Chúa Giê-su đã là nguồn cảm hứng cho chúng ta những tu sĩ dâng mình là tôi Chúa, tự nguyện hiến dâng cuộc đời của mình làm của lễ toàn thiêu đề chết cho thế gian để thế gian nhận biết Thiên Chúa là Cha của tình yêu. Đó là một tình yêu liên kết không thể tách lìa giữa mẹ và con trẻ, giữa các tân ước sĩ với Đức Mẹ Ma-ri-a.
c. Người tu sĩ: Nhà Tập.
Như Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người trong cung lòng Đức trinh nữ Ma-ri-a thế nào, thì trước khi trở thành người tu sĩ chính thức, những người này phải qua thời gian nhà tập.
Trước khi chính thức trở thành người tu sĩ thì phải qua một năm nhà tập theo giáo luật mà chúng tân ước gọi là “năm tập ngặt”, tức là nhà tập đúng nghĩa của nó không tiếp xúc với ai, không ra khỏi tập viện.v.v…đây là thời gian mà các tập sinh giống như Đức Chúa Giê-su ở trong cung lòng Đức Mẹ Ma-ri-a vậy, các tập sinh cũng đang ở trong cung lòng của hội dòng, hay nói cách khác, hội dòng đang mang thai các tập sinh trong “dạ” mình, để nhờ đặc sủng của hội dòng mà họ lớn lên trong ơn nghĩa và tình yêu của Chúa.
Trong thời gian nhà tập này, các tập sinh được đào tạo những hiểu biết căn bản về hội dòng, như: học luật dòng, học thánh kinh, học giáo lý, nhân bản, luân lý.v.v…và lao động, những môn học này không phải để thi lấy bằng cấp, không phải để đi vào chuyên môn, nhưng là để cho các tập sinh hiểu rõ những điều căn bản để trở thành một tu sĩ tốt lành của hội dòng sau này. Trong thời gian nhà tập này, các tập sinh hầu như tất cả đều dành cho việc cầu nguyện kết hợp với Đức Chúa Giê-su, để tìm ra ý định của Thiên Chúa muốn thực hiện trên con người của họ.
Hội dòng đang cưu mang những tập sinh như Đức Mẹ Ma-ri-a cưu mang Đức Chúa Giê-su, và Đức Chúa Giê-su rất an toàn ở trong dạ mẹ thế nào thì các tập sinh cũng an toàn khi ở trong nhà tập vậy. Qua cha (chị) tập sư và các cha (chị) giáo, các tập sinh được bồi dưỡng những đức tính về nhân bản cũng như những điều căn bản để sau này trở thành những tu sĩ thánh thiện năng động của hội dòng. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính là mỗi tập sinh phải tự mình ý thức được tầm quan trọng của năm nhà tập để cố gắng lớn lên trong ơn nghĩa của hội dòng và ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho.
Tương quan giữa Đức Mẹ Ma-ri-a với các tập sinh rất quan trọng, bởi vì khi suy niệm đến mầu nhiệm Đức Chúa Giê-su nhập thể làm người, thì các tập sinh cũng có thể hình dung ra sự kết hợp mật thiết giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, nhờ đó mà họ càng kết hợp mật thiết với Đức Mẹ Ma-ri-a hơn, bởi vì ở thế gian mà đi trên con đường trọn lành thì nhất thiết phải có Mẹ đồng hành và hướng dẫn, bằng không hình ảnh người tu sĩ của chúng ta thời tân ước sẽ bị méo mó trước mắt người đời.
Giai đoạn tập sinh là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bắt đầu, vạn sự khởi đầu nan, cho nên đây là giai đoạn nói được là vô cùng quan trọng, nhu Đức Chúa Giê-su sống thời thơ ấu trong gia đình Na-da-rét được cha nuôi là thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a dạy dỗ chăm sóc như thế nào, thì các tập sinh cũng được hội dòng qua chị tập sư dạy dỗ và chăm sóc như vậy.
Nét nổi bật nhất của Đức Chúa Giê-su sống đời thơ ấu trong gia đình với thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a là sự vâng lời và học tập, vâng lời là nét nổi bật làm cho nhân tính của Ngài ngày càng lộ ra hơn, bời vì càng vâng lời thì Đức Chúa Giê-su càng “đồng hình đồng dạng” với con người hơn. Và sự học tập của Ngài thì không gì chê trách được, mới mười hai tuổi mà thuộc lòng về kinh thánh, hỏi thưa với các luật sĩ và tư tế trong đền thờ Giê-ru-sa-lem.
Năm nhà tập phải là năm hạnh phúc nhất của các tập sinh.
B. NHỜ MẸ - (Thời gian khấn tạm)
1. Thời gian Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình Na-gia-rét.
Cả bốn sách Phúc Âm không nói đến Đức Chúa Giê-su trong thời niên thiếu và thanh niên làm gì trong gia đình Na-da-rét, nhưng theo Phúc Âm thánh Lu-ca thì chỉ nhắc đến Đức Chúa Giê-su khi được mười hai tuổi thì theo cha mẹ lên đền Giê-ru-sa-lem theo luật, rồi sau đó ở lại trong đền thờ ba ngày, và khi thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a tìm được và Ngài trở về sống trong gia đình với cha mẹ, thánh sử Lu-ca nhấn mạnh: “Còn Đức Chúa Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.” Và thánh sử Lu-ca cũng có nói đến việc Đức Chúa Giê-su trước khi thi hành sứ vụ rao giảng Nước Thiên Chúa thì Ngài chịu phép rửa ở sông Gio-đan và ăn chay bốn mươi ngày trong hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ.
Như vậy thánh Lu-ca chỉ nhắc đến hai cột mốc quan trọng là mở đầu (12 tuổi) và kết thúc (30 tuổi) của Đức Chúa Giê-su trong đời sống ở Na-da-rét, để cho chúng ta hiểu rằng, ba mươi năm sống ẩn dật là để Ngài chuẩn bị cho ba năm rao giảng tin mừng Nước Trời.
Con cái sống trong gia đình với cha mẹ thì đương nhiên là phải giúp đỡ cha mình mình những công việc mà mình có thể làm được, theo truyền thống của người Do Thái thì người cha sẽ truyền lại nghề nghiệp cho con cái, đó là niềm vinh dự và kiêu hảnh của người cha. Và Đức Chúa Giê-su đã được người ta gọi là “con của bác thợ mộc”, bời vì thánh cả Giu-se làm nghề thợ mộc và Đức Chúa Giê-su nhất định sẽ là người kế thừa nghề nghiệp của cha nuôi mình.
- Nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a, người nữ tu đến với Đức Chúa Giê-su qua đời tận hiến của mình.
Khi đã bắt đầu nói lên lời khấn lần đầu, là người tu sĩ diễn lại cảnh mà sứ thần Gáp-ri-en truyền tin cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cuộc đối thoại này chính Thiên Chúa là người đưa ra đề nghị trước tiên và chờ đợi sự đáp trả của Đức Mẹ Ma-ri-a, và sau khi suy nghĩ cẩn thận và hiểu được tầm vóc quan trọng của lời đề nghị này, Đức Mẹ Ma-ri-a đã bày tỏ ước nguyện cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Hai tiếng xin vâng của Mẹ là lời đáp trả thong dong của các tu sĩ tiên khấn, bởi vì từ giờ phút này, các tu sĩ tiên khấn sẽ tập tành đi theo con đường xin vâng của Đức Mẹ Ma-ri-a trong hội dòng của mình, và từ đó lời tiên khấn này sẽ được liên tục lập đi lập lại trong đờinsống tận hiến của họ.
2. Thời gian khấn tạm.
Khấn tạm mà trước đây người ta gọi là sống trong nhà thử, tức là trước khi hoàn toàn thuộc về Chúa thì các tu sĩ có một khoảng thời gian khấn thử, dài hay ngắn tùy thuộc hội dòng. Thời gian khấn tạm này, các tu sĩ làm những công việc như những tu sĩ đã khấn trọn khác, nghĩa là làm bất cứ việc gì mà nhà dòng giao phó.
Cho nên, trong thời gian này là thời gian mà các tu sĩ cảm nhận tất cả đời sống tu trì của mình: vui buồn sướng khổ của đời tu, nhưng không phải để phản kháng, trách móc hay bất mãn, bởi vì hành trình đời tu là do mình chọn lựa với ân sủng của Chúa ban cho. Vì vậy, trong thời gian này là thời gian “vừa học vừa làm” nghĩa là vừa học những gì để đời sống tu đức ngày càng tăng tiến và học làm người tu sĩ thánh thiện, gương mẫu; học làm một tu sĩ như lòng Chúa mong muốn.
Muốn được vậy, chúng ta phải như Đức Chúa Giê-su kề cận với Đức Mẹ Ma-ri-a, nhìn lên Mẹ và lắng nghe lời chỉ bảo của Mẹ:
- Nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà các tu sĩ trong thời gian khấn tạm sẽ đến được với Đức Chúa Giê-su. Cũng như Đức Chúa Giê-su ba mươi năm sốn trong gia đình Na-da-rét Ngài học ở nơi mẹ mình rất nhiều, và gia đình là nơi để Ngài chuẩn bị cho chương trình truyền giáo sau này, ở trong môi trường gia đình này, Đức Chúa Giê-su học tập làm con, học tập làm người và nhất là Ngài ý thức được sứ mạng của mình khi nhập thể làm con người như chúng ta.
- Các tu sĩ trong thời gian khấn tạm, có nghĩa là không còn ở trong khuôn viên tập viện nữa, không còn giữ giờ giấc của tập viện nữa, nói tắt là đã như chim con được trang bị cho đôi cánh để bay vào đời với cánh đồng truyền giáo. Các tu sĩ khấn tạm sẽ được bề trên sắp xếp theo nhu cầu của hội dòng và nhu cầu của việc truyền giáo mà trao cho họ những sứ mạng mà họ phải làm trong đời sống tận hiến. Đôi cánh của các khấn sinh được cứng mạnh dần lên theo mức độ cảm nhận được khi công tác bên ngoài ở giáo xứ, trường học hay bất cứ nơi đâu, tất cả đều là chuẩn bị cho bước đi dài hơn sau này, đó là khấn trọn, là dâng hiến cuộc sống của mình cho Thiên Chúa.
C. VÀ TRONG MẸ - (Thời gian khấn trọn)
1. Thời gian Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng Nước Trời.
Đức Chúa Giê-su công khai sứ vụ rao giảng tin mừng Nước Trời khi ba mươi tuổi, với một nghi thức sám hối, đó là xuống song Gio-đan chịu phép rửa bời tay thánh Gioan Tẩy Giả, cả ba sách Phúc Âm đều tường thuật rằng, khi Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa xong thì các tầng trời mở ra: Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người, và có tiếng từ trời phán rằng: đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3, 16-17) (Mc 1, 10-11) (Lc 3, 21-22).
Với nghi thức này, Đức Chúa Giê-su đã công khai ra đi vào đời, hay nói đúng hơn ra khỏi tổ ấm gia đình để hòa nhập vào cộng đồng mà Thiên Chúa đã chọn, đó là dân Ít-ra-en, từ dân tộc được tuyển chọn này, Đức Chúa Giê-su đã rao truyền một sứ điệp mới, đó là thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy sám hối và tin vào Phúc Âm (Mc 1,15).
Đức Chúa Giê-su đã từ giã mẹ mình là Đức Mẹ Ma-ri-a để đi rao giảng tin mừng Nước Trời cho nhân loại, và trong các Phúc Âm chúng ta không nghe nói Đức Chúa Giê-su trở về nhà của mình, hay nói cách khác không nghe nói Ngài trở về Na-da-rét để thăm mẹ của mình. Ra đi là bỏ lại sau lưng tất cả những gì là của mình, từ những sở hữu vật chất, từ những con người thân thương trong gia đình, nhưng chắc chắn là Đức Chúa Giê-su không bao giờ bỏ lại những lời dạy dỗ và tình thương yêu của mẹ đối với mình.
Các khấn sinh cũng vậy, trong những năm này các khấn sinh được sai phái đi đến những phương trời khác nhau, những công việc không giống nhau, như Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ là “ như chiên giữa bầy sói”, vì những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, vì những va chạm trong đời sống cộng đoàn, vì những thiên vị của bề trên và còn rất nhiều lý do khác để các tu sĩ khấn sinh hiểu câu Lời Chúa “chiên giữa bầy sói”.
2. Thời gian khấn trọn.
Khi vượt qua giữa “bầy sói” là những cám dỗ để các khấn sinh tự vấn lương tâm và ý thức đời tu của mình có tiếp tục hay không, thì can đảm xin khấn trọn đời.
Như Đức Chúa Giê-su đã chuẩn bị đầy đủ trong ba mươi năm tại “tu viện Na-da-rét” và Ngài từ đó ra đi rao giảng tin mừng Nước Trời, khi đã ra đi là chấp nhận những thử thách trước mắt mình.
Khấn trọn là đã trưởng thành, là chính thức gia nhập vào một hội dòng và là người của hội dòng đó cho đến suốt đời, đây là thời gian trở thành một con người trưởng thành thực thụ, có thể tham gia tất cả những việc quan trọng của hội dòng, và như thế có thể nói rằng các tu sĩ tự tại sống trong gia đình của mình mà không còn lo sợ một thế lực nào cả.
Nhưng con đường tu trì không phải khấn trọn là chấm hết, nhưng chỉ là bước khởi đầu cho tinh thần mới, cho ý thức và hoàn cảnh mới, hoàn cảnh đây là “mặc lấy con người mới của Đức Ki-tô” trong đời sống dâng hiến sau khi khấn trọn của mình:
- Thực hành đức vâng phục.
Như Đức Chúa Giê-su đã vâng phục Đức Chúa Cha như thế nào, thì các tu sĩ sẽ vâng lời bề trên như vậy, bởi vì sự vâng lời không làm mất đi phẩm giá của người tu sĩ, trái lại nó làm tang them giá trị và được Thiên Chúa chúc lành.
- Hãy đến với Đức Mẹ Ma-ri-a..
Không một ai đến với Chúa mà không qua Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi Mẹ đã kinh nghiệm tuyệt vời về sự phó thác và vâng phục. Sự phó thác này của Mẹ cũng giống như cuộc đời của các tu sĩ sau khi khấn trọn, tất cả phó thác cho hội dòng và làm những gì mà hội dòng phân công, phó thác khi công việc truyền giáo quá nặng nề, khi có nhiều áp lực của đời sống cộng đoàn, thậm chí, đến cả những tính khí có khí bất thường của bề trên hay là của một tu sĩ lớn tuổi trong cộng đoàn.
Nói đến vâng phục tức là nói đến cái tôi của mình, cái tôi khó dạy bảo mà như lời của cha Vincent Lebbe rằng: cái tôi không bao giờ đánh ngã được, bởi vì ngã rồi nó cũng sẽ ngóc đầu lên, chỉ có đánh chết nó, cho nên ngài nói chỉ có triệt để thực hành lời khấn vâng phục thì mới có thể làm cho cái tôi chết hoàn toàn. Đức Mẹ Ma-ri-a đã để tâm hồn mình trống rỗng không chat61 chứa cái tôi của mình, không để tâm hồn mình chất đầy những lo lắng cuộc sống, nhưng hoàn toàn vâng theo ý Chúa trong cuộc sống, cho nên tâm hồn Mẹ luôn đầy tràn ân sủng của Chúa.
Khấn trọn là mức độ cao nhất của người tu sĩ, nhưng cao hơn nữa vẫn là sống tinh thần hợp nhất giữa hội dòng và bản thân mình, nghĩa là từ đây hể ở đâu có sự hiện diện của mình thì đó là có sự hiện diện của hội dòng trong đời sống thánh hiến của họ, và như thế họ càng phải cậy nhờ đến ân sủng của Thiên Chúa nhiều hơn nữa, như cá bơi lội trong nước thế nào thì người tu sĩ khấn trọn vui vẻ hạnh phúc ngụp lặn trong đặc sủng của hội dòng vậy.
Khấn trọn là tự mình đi trên con đường mà mình đang đi với nhiều cám dỗ của ma quỷ và thế gian, hội dòng chỉ cho người tu sĩ khấn trọn một công việc và họ phải chu toàn công việc ấy, do đó mà người tu sĩ khấn trọn phải luôn luôn bám sát ân sủng của Chúa, nắm lấy bàn tay của Đức Mẹ Ma-ri-a để xin Mẹ dẫn dắt. Mặc dù Mẹ không cùng Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng, nhưng tâm hồn Mẹ vẫn luôn hướng về người con yêu quý của mình, và Phúc Âm cũng cho chúng ta biết là Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đi tìm Đức Chúa Giê-su khi Ngài đi giảng đạo thánh.
Đức Mẹ Ma-ri-a cũng hằng ngày đến thăm các tu sĩ của Mẹ khi họ cầu nguyện, bởi vì Đức Chúa Giê-su ở đâu thì ở đó có Mẹ. Đến với Mẹ là đến với Chúa, Mẹ đến thăm là Đức Chúa Giê-su đến thăm.
Công việc của tu sĩ khấn trọn:
1. Ra đi truyền giáo = Công việc nhà dòng giao phó.
2. Độc lập suy nghĩ = Để công việc tiến triển.
3. Nhiệt tình công tác = Để giới thiệu Chúa cho mọi người.
4. Luôn cầu nguyện = Để thấy mình yếu đuối, bất toàn.
5. Chu toàn bổn phận = Là khi an nghỉ trong Chúa.
Tất cả những gì mà một tu sĩ khấn trọn làm thì đều làm cho Chúa qua hội dòng, chứ không phải làm cho mình, như Đức Chúa Giê-su đã nói Ngài làm việc với Cha, và không làm theo ý riêng mình nhưng theo ý của Cha. (Ga 5, 17-30)
Saigon, ngày 6.2.2020
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa – Sài gòn.
Chủ đề: VỚI MẸ, NHỜ MẸ VÀ TRONG MẸ,
Tĩnh tâm tháng này, chúng ta cùng nhau suy tư về sự kết hợp giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, từ khi Mẹ mang thai Ngài cho đến khi Ngài đi rao giảng tin mừng Nước Trời. Sự kết hợp này có liên quán đến đời sống tân ước dòng của chúng ta, những tân ước của tu sĩ hai hội dòng Tiểu Đệ thánh Gioan Tẩy Giả và hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa cách riêng và các tân ước nam nữ tu sĩ trong giáo hội cách chung. Đó là ba giai đoạn liên kết mật thiết giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, cũng như sự liên kết mật thiết của chúng ta với hội dòng.
Ba giai đoạn đó là:
1. Với Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su trong cung lòng Mẹ đến khi 12 tuổi.
- Thời gian nhà tập 1 và 2.
2. Nhờ Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình Na-gia-rét.
- Thời gian khấn tạm.
3. Trong Mẹ:
- Thời gian Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng Nước Trời.
- Thời gia khấn trọn.
A. VỚI MẸ - (Thời gian nhà tập)
a. Thời gian Đức Chúa Giê-su trong cung lòng Mẹ đến khi 12 tuổi.
Đức Chúa Giê-su khi xuống thế làm người đã chập nhận một lọai thụ tạo làm mẹ của mình, đó chính là Đức Mẹ Ma-ri-a. Người phụ nữ mà ngay khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã bày tỏ lòng yêu thương nhân loại cách đặc biệt khi nói với con rắn là hiện than của sa tan: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó." Và sau đó Thiên Chúa đã đuổi nguyen tổ ra khỏi vườn địa đàng.
Người đàn bà (phụ nữ) ấy chính là hình ảnh của một E-va mới trong tân ước -Đức Mẹ Ma-ri-a- mà giáo hội qua mọi thời đại và cho đến tận thế đã trân trọng gọi là Đấng đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Chúa Giê-su đã nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a để mặc lấy thân xác phàm nhân sinh ra trong hang lừa máng cỏ, chấp nhận thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, đó chính là yếu tố quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi.
Đức Chúa Giê-su đã nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà trở nên người Anh Cả của chúng ta, chia sẻ những nỗi đau khổ cũng như niềm vui của con người, bởi vì nếu không trở thành con người thì không ai có thể cảm thông sâu sắc những đau khổ và bất hạnh với con người.
Với thân phận là con người ở trần gian và với thân phận là người con ở trong gia đình Na da rét, Đức Chúa Giê-su đã chia sẽ phận làm con với chúng ta và hơn thế nữa, đã trở nên mẫu gương làm con cho chúng ta trong thế giới này, đó là sự vâng phục và khiêm tốn. Một vị Thiên Chúa đang khiêm tốn và vâng phục một con người, một Đấng tạo hóa đang khiêm tốn và vâng phục một thụ tạo, một Đấng tạo dựng trời dất muôn vật đang sống khó nghèo trong một gia đình khó nghèo.
Đức Mẹ Ma-ri-a là người phụ nữ diễm phúc được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng cứu thế, nghĩa là đồng thời Ngài cũng mời gọi Mẹ cộng tác vào công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài, khi sứ thần Ga-bri-en nói với Mẹ: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." Lời mời gọi tế nhị nhưng mạnh mẽ này của Thiên Chúa đã làm cho cô thiếu nữ Ma-ri-a bỡ ngỡ và lo sợ, nhưng với tâm hồn khiêm cung phó thác, Mẹ đã can đảm nói lên hai tiếng “xin vâng”, và kể từ giây phút đó, Mẹ trở thành người cùng cộng tác với Đức Chúa Giê-su -con trai của Mẹ- để cứu chuộc nhân loại theo ý định yêu thương và nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Khi Đức Mẹ Ma-ri-a nói xin vâng thì Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung long Mẹ, với hơn 9 tháng trong dạ mẹ, Đức Chúa Giê-su đã hấp thụ tất của những bổ dưỡng từ mẹ mình để sống và lớn lên, đó là tất cả sự sống của người mẹ đã dành cho con mình.
Đức Chúa Giê-su khi còn trong bụng của Đức Mẹ Ma-ri-a thì cũng như bao thai nhi khác, được sự che chở và bao bọc của mẹ mình, không gì an toàn bằng ở trong dạ mẹ; Đức Chúa Giê-su đã chia sẽ thân phận làm người như chúng ta ngay từ khi còn là bào thai trong dạ mẹ cho đến khi được sinh ra đời trong hang đá Bê-lem. Cuộc sống làm người trong cảnh khó nghèo mà Thiên Chúa Cha đã chọn cho Con của Ngài thật là mầu nhiệm, khác với trí óc tưởng tượng và quan niệm của con người là một vị vua phải cưỡi trên con chiến mã oai phong với muôn ngàn binh tướng, hoặc là một vị hoàng tử phải sinh ra trong hoàng cung giàu sang lộng lẫy mới xứng đáng là con vua.
Nhưng không, mục đích của Con Thiên Chúa làm người không phải là sống giàu sang phú quý, cũng không phải là công tước vương hầu đi đâu có tiền hô hậu ủng, nhưng mục đích của Con Thiên Chúa làm người chính là trở nên “đồng hình dồng dạng” với con người, ngoại trừ tội lỗi, như lời của thánh phao-lô tông đồ trong thư gửi tín hữu Phi-líp:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.”
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-9)
b. - Thời thơ ấu, Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình.
Thời thơ ấu của con người không ai sống xa lìa cha mẹ, nhất là với người mẹ (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt vì lý do này hay lý do khác), bởi vì xa lìa mẹ chính là thiếu thốn tất cả và có khi sẽ mất cả mạng sống mình.
Đức Chúa Giê-su không ngoài lệ đó, từ khi sinh ra trong máng cỏ hang lừa ở làng Bê-lem thuộc xứ Giu-đê-a, cho đến khi 12 tuổi, Ngài đã sống với cha mẹ, và cha mẹ là thầy giáo thứ nhất của Ngài. Mới 12 tuổi và đã lưu lại trong đền thờ Giê-ru-sa-lem ngồi giữa các thầy thông luật Pha-ri-siêu, để hỏi đáp về thánh kinh với họ. Vốn liến thánh kinh nơi Ngài bởi đâu mà có, phải chăng cũng như những bà mẹ Do Thái khác, Đức Mẹ Ma-ri-a đã dạy cho con mình học hỏi thánh kinh? Nếu không thì tại sao mới 12 tuổi mà Đức Chúa Giê-su đã thông hiều thánh kinh?
Người Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”, những em nhỏ mồ coi mẹ thì thật bất hạnh, bởi vì tuổi thơ của nó không được vòng tay mẹ ôm ấp chở che. Đức Chúa Giê-su với mẹ Ngài
Cuộc sống với mẹ của Đức Chúa Giê-su đã là nguồn cảm hứng cho chúng ta những tu sĩ dâng mình là tôi Chúa, tự nguyện hiến dâng cuộc đời của mình làm của lễ toàn thiêu đề chết cho thế gian để thế gian nhận biết Thiên Chúa là Cha của tình yêu. Đó là một tình yêu liên kết không thể tách lìa giữa mẹ và con trẻ, giữa các tân ước sĩ với Đức Mẹ Ma-ri-a.
c. Người tu sĩ: Nhà Tập.
Như Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người trong cung lòng Đức trinh nữ Ma-ri-a thế nào, thì trước khi trở thành người tu sĩ chính thức, những người này phải qua thời gian nhà tập.
Trước khi chính thức trở thành người tu sĩ thì phải qua một năm nhà tập theo giáo luật mà chúng tân ước gọi là “năm tập ngặt”, tức là nhà tập đúng nghĩa của nó không tiếp xúc với ai, không ra khỏi tập viện.v.v…đây là thời gian mà các tập sinh giống như Đức Chúa Giê-su ở trong cung lòng Đức Mẹ Ma-ri-a vậy, các tập sinh cũng đang ở trong cung lòng của hội dòng, hay nói cách khác, hội dòng đang mang thai các tập sinh trong “dạ” mình, để nhờ đặc sủng của hội dòng mà họ lớn lên trong ơn nghĩa và tình yêu của Chúa.
Trong thời gian nhà tập này, các tập sinh được đào tạo những hiểu biết căn bản về hội dòng, như: học luật dòng, học thánh kinh, học giáo lý, nhân bản, luân lý.v.v…và lao động, những môn học này không phải để thi lấy bằng cấp, không phải để đi vào chuyên môn, nhưng là để cho các tập sinh hiểu rõ những điều căn bản để trở thành một tu sĩ tốt lành của hội dòng sau này. Trong thời gian nhà tập này, các tập sinh hầu như tất cả đều dành cho việc cầu nguyện kết hợp với Đức Chúa Giê-su, để tìm ra ý định của Thiên Chúa muốn thực hiện trên con người của họ.
Hội dòng đang cưu mang những tập sinh như Đức Mẹ Ma-ri-a cưu mang Đức Chúa Giê-su, và Đức Chúa Giê-su rất an toàn ở trong dạ mẹ thế nào thì các tập sinh cũng an toàn khi ở trong nhà tập vậy. Qua cha (chị) tập sư và các cha (chị) giáo, các tập sinh được bồi dưỡng những đức tính về nhân bản cũng như những điều căn bản để sau này trở thành những tu sĩ thánh thiện năng động của hội dòng. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính là mỗi tập sinh phải tự mình ý thức được tầm quan trọng của năm nhà tập để cố gắng lớn lên trong ơn nghĩa của hội dòng và ân sủng của Thiên Chúa đã ban cho.
Tương quan giữa Đức Mẹ Ma-ri-a với các tập sinh rất quan trọng, bởi vì khi suy niệm đến mầu nhiệm Đức Chúa Giê-su nhập thể làm người, thì các tập sinh cũng có thể hình dung ra sự kết hợp mật thiết giữa Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, nhờ đó mà họ càng kết hợp mật thiết với Đức Mẹ Ma-ri-a hơn, bởi vì ở thế gian mà đi trên con đường trọn lành thì nhất thiết phải có Mẹ đồng hành và hướng dẫn, bằng không hình ảnh người tu sĩ của chúng ta thời tân ước sẽ bị méo mó trước mắt người đời.
Giai đoạn tập sinh là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bắt đầu, vạn sự khởi đầu nan, cho nên đây là giai đoạn nói được là vô cùng quan trọng, nhu Đức Chúa Giê-su sống thời thơ ấu trong gia đình Na-da-rét được cha nuôi là thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a dạy dỗ chăm sóc như thế nào, thì các tập sinh cũng được hội dòng qua chị tập sư dạy dỗ và chăm sóc như vậy.
Nét nổi bật nhất của Đức Chúa Giê-su sống đời thơ ấu trong gia đình với thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a là sự vâng lời và học tập, vâng lời là nét nổi bật làm cho nhân tính của Ngài ngày càng lộ ra hơn, bời vì càng vâng lời thì Đức Chúa Giê-su càng “đồng hình đồng dạng” với con người hơn. Và sự học tập của Ngài thì không gì chê trách được, mới mười hai tuổi mà thuộc lòng về kinh thánh, hỏi thưa với các luật sĩ và tư tế trong đền thờ Giê-ru-sa-lem.
Năm nhà tập phải là năm hạnh phúc nhất của các tập sinh.
B. NHỜ MẸ - (Thời gian khấn tạm)
1. Thời gian Đức Chúa Giê-su sống trong gia đình Na-gia-rét.
Cả bốn sách Phúc Âm không nói đến Đức Chúa Giê-su trong thời niên thiếu và thanh niên làm gì trong gia đình Na-da-rét, nhưng theo Phúc Âm thánh Lu-ca thì chỉ nhắc đến Đức Chúa Giê-su khi được mười hai tuổi thì theo cha mẹ lên đền Giê-ru-sa-lem theo luật, rồi sau đó ở lại trong đền thờ ba ngày, và khi thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a tìm được và Ngài trở về sống trong gia đình với cha mẹ, thánh sử Lu-ca nhấn mạnh: “Còn Đức Chúa Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.” Và thánh sử Lu-ca cũng có nói đến việc Đức Chúa Giê-su trước khi thi hành sứ vụ rao giảng Nước Thiên Chúa thì Ngài chịu phép rửa ở sông Gio-đan và ăn chay bốn mươi ngày trong hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ.
Như vậy thánh Lu-ca chỉ nhắc đến hai cột mốc quan trọng là mở đầu (12 tuổi) và kết thúc (30 tuổi) của Đức Chúa Giê-su trong đời sống ở Na-da-rét, để cho chúng ta hiểu rằng, ba mươi năm sống ẩn dật là để Ngài chuẩn bị cho ba năm rao giảng tin mừng Nước Trời.
Con cái sống trong gia đình với cha mẹ thì đương nhiên là phải giúp đỡ cha mình mình những công việc mà mình có thể làm được, theo truyền thống của người Do Thái thì người cha sẽ truyền lại nghề nghiệp cho con cái, đó là niềm vinh dự và kiêu hảnh của người cha. Và Đức Chúa Giê-su đã được người ta gọi là “con của bác thợ mộc”, bời vì thánh cả Giu-se làm nghề thợ mộc và Đức Chúa Giê-su nhất định sẽ là người kế thừa nghề nghiệp của cha nuôi mình.
- Nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a, người nữ tu đến với Đức Chúa Giê-su qua đời tận hiến của mình.
Khi đã bắt đầu nói lên lời khấn lần đầu, là người tu sĩ diễn lại cảnh mà sứ thần Gáp-ri-en truyền tin cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cuộc đối thoại này chính Thiên Chúa là người đưa ra đề nghị trước tiên và chờ đợi sự đáp trả của Đức Mẹ Ma-ri-a, và sau khi suy nghĩ cẩn thận và hiểu được tầm vóc quan trọng của lời đề nghị này, Đức Mẹ Ma-ri-a đã bày tỏ ước nguyện cộng tác với Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Hai tiếng xin vâng của Mẹ là lời đáp trả thong dong của các tu sĩ tiên khấn, bởi vì từ giờ phút này, các tu sĩ tiên khấn sẽ tập tành đi theo con đường xin vâng của Đức Mẹ Ma-ri-a trong hội dòng của mình, và từ đó lời tiên khấn này sẽ được liên tục lập đi lập lại trong đờinsống tận hiến của họ.
2. Thời gian khấn tạm.
Khấn tạm mà trước đây người ta gọi là sống trong nhà thử, tức là trước khi hoàn toàn thuộc về Chúa thì các tu sĩ có một khoảng thời gian khấn thử, dài hay ngắn tùy thuộc hội dòng. Thời gian khấn tạm này, các tu sĩ làm những công việc như những tu sĩ đã khấn trọn khác, nghĩa là làm bất cứ việc gì mà nhà dòng giao phó.
Cho nên, trong thời gian này là thời gian mà các tu sĩ cảm nhận tất cả đời sống tu trì của mình: vui buồn sướng khổ của đời tu, nhưng không phải để phản kháng, trách móc hay bất mãn, bởi vì hành trình đời tu là do mình chọn lựa với ân sủng của Chúa ban cho. Vì vậy, trong thời gian này là thời gian “vừa học vừa làm” nghĩa là vừa học những gì để đời sống tu đức ngày càng tăng tiến và học làm người tu sĩ thánh thiện, gương mẫu; học làm một tu sĩ như lòng Chúa mong muốn.
Muốn được vậy, chúng ta phải như Đức Chúa Giê-su kề cận với Đức Mẹ Ma-ri-a, nhìn lên Mẹ và lắng nghe lời chỉ bảo của Mẹ:
- Nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà các tu sĩ trong thời gian khấn tạm sẽ đến được với Đức Chúa Giê-su. Cũng như Đức Chúa Giê-su ba mươi năm sốn trong gia đình Na-da-rét Ngài học ở nơi mẹ mình rất nhiều, và gia đình là nơi để Ngài chuẩn bị cho chương trình truyền giáo sau này, ở trong môi trường gia đình này, Đức Chúa Giê-su học tập làm con, học tập làm người và nhất là Ngài ý thức được sứ mạng của mình khi nhập thể làm con người như chúng ta.
- Các tu sĩ trong thời gian khấn tạm, có nghĩa là không còn ở trong khuôn viên tập viện nữa, không còn giữ giờ giấc của tập viện nữa, nói tắt là đã như chim con được trang bị cho đôi cánh để bay vào đời với cánh đồng truyền giáo. Các tu sĩ khấn tạm sẽ được bề trên sắp xếp theo nhu cầu của hội dòng và nhu cầu của việc truyền giáo mà trao cho họ những sứ mạng mà họ phải làm trong đời sống tận hiến. Đôi cánh của các khấn sinh được cứng mạnh dần lên theo mức độ cảm nhận được khi công tác bên ngoài ở giáo xứ, trường học hay bất cứ nơi đâu, tất cả đều là chuẩn bị cho bước đi dài hơn sau này, đó là khấn trọn, là dâng hiến cuộc sống của mình cho Thiên Chúa.
C. VÀ TRONG MẸ - (Thời gian khấn trọn)
1. Thời gian Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng Nước Trời.
Đức Chúa Giê-su công khai sứ vụ rao giảng tin mừng Nước Trời khi ba mươi tuổi, với một nghi thức sám hối, đó là xuống song Gio-đan chịu phép rửa bời tay thánh Gioan Tẩy Giả, cả ba sách Phúc Âm đều tường thuật rằng, khi Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa xong thì các tầng trời mở ra: Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người, và có tiếng từ trời phán rằng: đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3, 16-17) (Mc 1, 10-11) (Lc 3, 21-22).
Với nghi thức này, Đức Chúa Giê-su đã công khai ra đi vào đời, hay nói đúng hơn ra khỏi tổ ấm gia đình để hòa nhập vào cộng đồng mà Thiên Chúa đã chọn, đó là dân Ít-ra-en, từ dân tộc được tuyển chọn này, Đức Chúa Giê-su đã rao truyền một sứ điệp mới, đó là thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy sám hối và tin vào Phúc Âm (Mc 1,15).
Đức Chúa Giê-su đã từ giã mẹ mình là Đức Mẹ Ma-ri-a để đi rao giảng tin mừng Nước Trời cho nhân loại, và trong các Phúc Âm chúng ta không nghe nói Đức Chúa Giê-su trở về nhà của mình, hay nói cách khác không nghe nói Ngài trở về Na-da-rét để thăm mẹ của mình. Ra đi là bỏ lại sau lưng tất cả những gì là của mình, từ những sở hữu vật chất, từ những con người thân thương trong gia đình, nhưng chắc chắn là Đức Chúa Giê-su không bao giờ bỏ lại những lời dạy dỗ và tình thương yêu của mẹ đối với mình.
Các khấn sinh cũng vậy, trong những năm này các khấn sinh được sai phái đi đến những phương trời khác nhau, những công việc không giống nhau, như Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ là “ như chiên giữa bầy sói”, vì những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, vì những va chạm trong đời sống cộng đoàn, vì những thiên vị của bề trên và còn rất nhiều lý do khác để các tu sĩ khấn sinh hiểu câu Lời Chúa “chiên giữa bầy sói”.
2. Thời gian khấn trọn.
Khi vượt qua giữa “bầy sói” là những cám dỗ để các khấn sinh tự vấn lương tâm và ý thức đời tu của mình có tiếp tục hay không, thì can đảm xin khấn trọn đời.
Như Đức Chúa Giê-su đã chuẩn bị đầy đủ trong ba mươi năm tại “tu viện Na-da-rét” và Ngài từ đó ra đi rao giảng tin mừng Nước Trời, khi đã ra đi là chấp nhận những thử thách trước mắt mình.
Khấn trọn là đã trưởng thành, là chính thức gia nhập vào một hội dòng và là người của hội dòng đó cho đến suốt đời, đây là thời gian trở thành một con người trưởng thành thực thụ, có thể tham gia tất cả những việc quan trọng của hội dòng, và như thế có thể nói rằng các tu sĩ tự tại sống trong gia đình của mình mà không còn lo sợ một thế lực nào cả.
Nhưng con đường tu trì không phải khấn trọn là chấm hết, nhưng chỉ là bước khởi đầu cho tinh thần mới, cho ý thức và hoàn cảnh mới, hoàn cảnh đây là “mặc lấy con người mới của Đức Ki-tô” trong đời sống dâng hiến sau khi khấn trọn của mình:
- Thực hành đức vâng phục.
Như Đức Chúa Giê-su đã vâng phục Đức Chúa Cha như thế nào, thì các tu sĩ sẽ vâng lời bề trên như vậy, bởi vì sự vâng lời không làm mất đi phẩm giá của người tu sĩ, trái lại nó làm tang them giá trị và được Thiên Chúa chúc lành.
- Hãy đến với Đức Mẹ Ma-ri-a..
Không một ai đến với Chúa mà không qua Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi Mẹ đã kinh nghiệm tuyệt vời về sự phó thác và vâng phục. Sự phó thác này của Mẹ cũng giống như cuộc đời của các tu sĩ sau khi khấn trọn, tất cả phó thác cho hội dòng và làm những gì mà hội dòng phân công, phó thác khi công việc truyền giáo quá nặng nề, khi có nhiều áp lực của đời sống cộng đoàn, thậm chí, đến cả những tính khí có khí bất thường của bề trên hay là của một tu sĩ lớn tuổi trong cộng đoàn.
Nói đến vâng phục tức là nói đến cái tôi của mình, cái tôi khó dạy bảo mà như lời của cha Vincent Lebbe rằng: cái tôi không bao giờ đánh ngã được, bởi vì ngã rồi nó cũng sẽ ngóc đầu lên, chỉ có đánh chết nó, cho nên ngài nói chỉ có triệt để thực hành lời khấn vâng phục thì mới có thể làm cho cái tôi chết hoàn toàn. Đức Mẹ Ma-ri-a đã để tâm hồn mình trống rỗng không chat61 chứa cái tôi của mình, không để tâm hồn mình chất đầy những lo lắng cuộc sống, nhưng hoàn toàn vâng theo ý Chúa trong cuộc sống, cho nên tâm hồn Mẹ luôn đầy tràn ân sủng của Chúa.
Khấn trọn là mức độ cao nhất của người tu sĩ, nhưng cao hơn nữa vẫn là sống tinh thần hợp nhất giữa hội dòng và bản thân mình, nghĩa là từ đây hể ở đâu có sự hiện diện của mình thì đó là có sự hiện diện của hội dòng trong đời sống thánh hiến của họ, và như thế họ càng phải cậy nhờ đến ân sủng của Thiên Chúa nhiều hơn nữa, như cá bơi lội trong nước thế nào thì người tu sĩ khấn trọn vui vẻ hạnh phúc ngụp lặn trong đặc sủng của hội dòng vậy.
Khấn trọn là tự mình đi trên con đường mà mình đang đi với nhiều cám dỗ của ma quỷ và thế gian, hội dòng chỉ cho người tu sĩ khấn trọn một công việc và họ phải chu toàn công việc ấy, do đó mà người tu sĩ khấn trọn phải luôn luôn bám sát ân sủng của Chúa, nắm lấy bàn tay của Đức Mẹ Ma-ri-a để xin Mẹ dẫn dắt. Mặc dù Mẹ không cùng Đức Chúa Giê-su đi rao giảng tin mừng, nhưng tâm hồn Mẹ vẫn luôn hướng về người con yêu quý của mình, và Phúc Âm cũng cho chúng ta biết là Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đi tìm Đức Chúa Giê-su khi Ngài đi giảng đạo thánh.
Đức Mẹ Ma-ri-a cũng hằng ngày đến thăm các tu sĩ của Mẹ khi họ cầu nguyện, bởi vì Đức Chúa Giê-su ở đâu thì ở đó có Mẹ. Đến với Mẹ là đến với Chúa, Mẹ đến thăm là Đức Chúa Giê-su đến thăm.
Công việc của tu sĩ khấn trọn:
1. Ra đi truyền giáo = Công việc nhà dòng giao phó.
2. Độc lập suy nghĩ = Để công việc tiến triển.
3. Nhiệt tình công tác = Để giới thiệu Chúa cho mọi người.
4. Luôn cầu nguyện = Để thấy mình yếu đuối, bất toàn.
5. Chu toàn bổn phận = Là khi an nghỉ trong Chúa.
Tất cả những gì mà một tu sĩ khấn trọn làm thì đều làm cho Chúa qua hội dòng, chứ không phải làm cho mình, như Đức Chúa Giê-su đã nói Ngài làm việc với Cha, và không làm theo ý riêng mình nhưng theo ý của Cha. (Ga 5, 17-30)
Saigon, ngày 6.2.2020
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thực hành luật mới Yêu Thương
Lm Đan Vinh
23:23 12/02/2020
Chúa Nhật 6 Thường Niên A
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su trong nhiều thời điểm khác nhau liên quan đến Tám Mối Phúc Thật làm thành một bài giảng dài gọi là Bài Giảng Trên Núi. Qua đọan này Người dạy dân chúng về tương quan giữa Người với Luật Mô-sê: Người đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện tòan Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới của Người là mến Chúa yêu người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như sau: Sáng Thế, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Vì Đức Giê-su dạy một số điều xem ra không giống như Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ mà các Luật sĩ vẫn giải thích khi giảng dạy trong các hội đường Do thái. Chẳng hạn: Rượu mới bình mới (x Lc 5,37-39), Con Người làm chủ ngày sa-bát (x Mt 12,8), Con Người có quyền tha tội (x Mt 9,6), Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền (x Mt 7,29)… nên nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Do đó, trong đọan này Đức Giê-su khẳng định Người đến không phải để hủy bỏ mà để kiện tòan Luật Mô-sê, bằng cách dạy người ta giữ Luật với tinh thần yêu mến Thiên Chúa thay vì vụ vào Luật theo nghĩa đen trong từng chi tiết. + nhưng là để kiện toàn: Đức Giê-su kiện tòan bằng cách Người thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23); Người rút lại điều khoản Luật cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12); Người cố ý chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhằm dạy môn đệ phải làm các việc tốt là chia sẻ phục vụ tha nhân, thay vì không được làm bất cứ việc gì (x Mc 2,27-28); Người cố ý không rửa tay trước khi dùng bữa nhằm dạy phải tẩy rửa tội lỗi trong lòng thay vì chỉ rửa tay chân hay tắm rửa ngoài thân xác mà thôi (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Sau khi đã loại bỏ những điều Luật không phù hợp hoặc những điều nhỏ nhặt vụ hình thức, Đức Giê-su dạy môn đệ phải tôn trọng mọi điều khoản còn lại trong từng chi tiết của Luật Mô-sê (x Mt 9,17). + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ hay lớn ở đây không phải về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập.
- C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các kinh sư và người Pha-ri-sêu dạy là do sự tuân giữ Luật Mô-sê trong từng chi tiết, bất kể chỉ ở hình thức bề ngòai và thiếu mất tâm tình bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ Luật vì lòng yêu mến và nhằm tôn vinh Thiên Chúa. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đức Giê-su nêu ra 6 điều được Người kiện tòan trong Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê chỉ cấm giết người thực sự. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan bằng việc cấm gây đau khổ tinh thần như không được mắng chửi anh em, vì cũng có tội giống như thực sự đã giết hại và làm đổ máu người anh em mình. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy những lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét căm thù anh em mới đáng bị kết án và trừng phạt ở đời sau. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật dâng lên xứng đáng được Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết mà vẫn còn giận ghét anh em, vì bấy giờ họ sẽ bị kết án và phải đền tội cân xứng là “trả hết đồng xu cuối cùng”.
-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên người ngọai tình thực sự bằng hành động mới có tội. Còn những việc trong đầu như ước muốn ngọai tình mà thôi thì chưa thành tội. Đức Giê-su kiện tòan bằng lời dạy: Ước muốn tà dâm trong tâm trí mà thôi cũng là phạm tội giống như đã phạm thực sự rồi. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và phải xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm tội. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được ơn cứu độ còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà toàn thân phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su đã rút lại điều khoản này. Theo Người, sở dĩ Luật Mô-sê phải tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan điều này qua lời dạy: Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn vị muốn bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trường hợp nói đây là hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là kết hôn trái với luật Chúa nên không được Hội Thánh công nhận. Do đó hai người không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng đâu có gì khác và trổi vượt so với Luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm sự ly hôn và chỉ cho hai vợ chồng sống “ly thân”, nghĩa là không còn sống chung với nhau nhưng đồng thời cũng không được kết hôn với người khác (x 1 Cr 7,10-11).
-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép thề với điều kiện phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan điều này khi dạy không được thề. Tuy nhiên đậy chỉ là lời khuyên chứ không cấm vì lý do sau: Một là chính thánh Phao-lô cũng đã nhiều lần lấy danh Chúa mà thề như:” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hai là Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của Thượng tế khi ông ta nói: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngày nay trong một vài trường hợp đặc biệt không biết rõ thực hư, Hội Thánh cũng đòi các tín hữu phải đặt tay trên Sách Thánh Kinh để thề, và phải tuân giữ lời đã thề (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).
4. CÂU HỎI:
1) Hãy trưng dẫn Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê trong những trường hợp nào?
2) Phải chăng Đức Giê-su cho phép vợ chồng được ra tòa ly hôn để lấy người khác khi một trong hai người phạm tội ngọai tình?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
"Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHIẾC NHẪN KỲ DIỆU:
Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Ngoài ra chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Người nào đeo nó mà làm điều tốt thì chiếc nhẫn đang đeo trên ngón tay sẽ vừa khít và viên các kim cương sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh. Nhưng nếu người đeo nhẫn làm điều gì thất nhân ác đức, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt lại làm ngón tay đeo nó sưng to đau đớn. Từ ngày có đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được nhẫn cảnh báo nên đã trở thành một vị vua anh minh nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn kỳ diệu và quý giá là Lời Chúa và sự cáo trách của lương tâm. Nếu chúng ta làm điều thiện thì lương tâm sẽ bình an hạnh phúc. Nhưng nếu ta phạm tội có lòng thù ghét tha nhân thì dù không có ai khác hay biết, nhưng tiếng lương tâm vẫn cáo trách chúng ta. Tiếng ấy chính là tiếng Chúa khuyên ta làm lành lánh dữ.
2) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ KHIÊM TỐN:
Gần đây tạp chí Reader’s Digest có đăng một câu truyện cảm động về tình yêu giữa hai vợ chồng như sau:
Có đôi vợ chồng nhà kia thường tranh cãi hơn thua với nhau. Lần kia, trong lúc đang to tiếng tranh cãi thì người chồng đột nhiên im lặng và ôn tồn nói với vợ rằng: “Thôi, chúng ta đã cãi nhau nhiều lần rồi mà đâu có ai chiến thắng. Vậy bây giờ thay vì cãi nhau, mỗi người chúng ta hãy lấy giấy bút viết ra những lỗi lầm của nhau trong một thời gian mười phút, xem ai có nhiều sai lỗi hơn nhé”. Người vợ liền đồng ý. Sau đó anh chồng lấy giấy ra và bắt đầu ngồi viết. Thấy vậy, cô vợ không chịu thua cũng ngồi xuống viết liên hồi. Cô kể ra mọi sai lỗi của chồng trong quá khứ mà cô vẫn còn nhớ. Cô cảm thấy rất hả hê khi trang giấy của cô mỗi lúc một nhiều thêm những sai lỗi của chồng. Sau mười phút, hai người trao bản cáo trạng cho nhau. Nhưng rồi sự lạ xảy ra là khi cầm đọc tờ giấy của chồng, nét mặt cô vợ từ vẻ hả hê đã biến đổi vì hối hận. Cô vội chạy lại giật lấy tờ giấy vừa trao cho chồng và ôm choàng lấy anh mà khóc. Sở dĩ kết quả bất ngờ tốt đẹp như vậy là do trên tờ giấy của anh chồng, cô chỉ đọc thấy dòng chữ như sau: “Anh rất yêu em và nhiều lần đã có lỗi với em. Anh rất hối hận và ngàn lần xin lỗi em. Hãy tha thứ cho anh nhé em yêu!”.
3) PHẢI NÊN THÁNH CÁCH TRỌN VẸN:
Một hôm, một người tín hữu gặp một người bạn vô tín. Người bạn vô tín lên tiếng hỏi:
- Anh mới đi đâu về vậy?
- Tôi vừa từ nhà thờ về.
- Hôm nay, ở nhà thờ anh nghe giảng về đề tài gì?
- Giảng về vấn đề người tín hữu phải nên thánh.
- Vậy anh đã nên thánh chưa?
Anh tín hữu đáp:
- Anh cứ coi mặt tôi đây thì sẽ biết.
- À để tôi coi thử.
Nói rồi, anh ta tát một cái thật mạnh vào mặt anh tín hữu. Anh này liền nổi giận chửI mắng anh bạn vô tín kia và còn muốn đánh lại. Anh bạn vô tín liền nói:
- Anh nên thánh thì lẽ ra đã phải nên giống như Chúa Giê-su để có lòng từ bi thương xót và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình mới phải. Thế tại sao anh lại chửi mắng và muốn đánh tôi khi tôi mới chỉ tát anh có một cái? Anh tín hữu trả lời:
- Tôi đã nói với anh là tôi mới chỉ nên thánh ở trên mặt. Còn cái miệng và tay chân thì vẫn chưa nên thánh, nên tôi có quyền đánh anh được.
Anh bạn vô tín liền vui vẻ nói:
- Ôi, tôi tưởng anh đã nên thánh trọn vẹn. Chứ nếu anh mới nên thánh nửa vời như vậy thì anh đâu có hơn gì tôi? Tôi đề nghị nếu đã quyết tâm nên thánh thì anh đã phải nên thánh cả hồn lẫn xác, nên thánh từ tư tưởng đến lời nói và việc làm nữa mới đúng.
4) HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG THIẾU KHOAN DUNG:
Trong một trường nội trú kia, một số học sinh thường hay to tiếng cãi lộn và đánh nhau làm mất trật tự và gây náo loạn trong trường. Một hôm thầy giám thị yêu cầu mỗi học sinh phải đeo một chiếc túi ny-lông và nhà trường sẽ cung cấp một bao đầy các củ khoai tây nhỏ để ở sọt cuối hành lang. Sau đó, thầy giám thị yêu cầu các em mỗi khi bị bạn bè xúc phạm, thay vì tranh cãi hoặc đánh lộn nhau như trước, thì hãy lẳng lặng đến sọt cuối hành lang lấy ra một củ khoai, lột vỏ và viết ngày giờ cùng tên người kia trước khi bỏ củ khoai đó vào túi ny-lông đeo luôn bên mình. Trong ngày các em phải luôn đeo túi ny-lông: khi đi học, ăn cơm hay cả lúc đi ngủ… Sau vài ngày, túi của nhiều em học sinh đã có nhiều khoai tây. Sự phiền phức khi phải mang vác túi khoai khiến các em cảm nghiệm được gánh nặng tinh thần đang phải chịu đựng. Sau mấy ngày, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ nhầy nhụa hôi hám và các em chỉ muốn mau vứt được nó đi.
Bấy giờ, thầy giám thị mới tập trung và nói: Các em thấy đó. Sự giận dữ một ai đó chỉ là một gánh nặng cho bản thân chúng ta, nó làm chúng ta mất nhiều thời gian để quan tâm tới nó; Nhiều khi còn gây cho người chung quanh chúng ta phải bực bội nữa… Như vậy tha thứ chính là cách làm cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, giúp cuộc sống của chúng ta luôn bình an, và là phương thế mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thật không dễ chút nào. Vì tính tự ái, vì thiếu lòng quảng đại, nên chúng ta thường nuôi dưỡng sự hận thù và như vậy là ta đã tự làm khổ mình và tha nhân bên cạnh.
5) GIỮ ĐẠO VỚI TRÁI TIM CỦA MỘT CON HEO HAY CỦA MỘT VỊ THÁNH?
Cha Anthony de Mello đã viết một câu chuyện ngắn như sau. Một ông vua nọ rất trác táng, suốt ngày chỉ lo nhậu nhẹt và lao vào những cuộc ăn chơi trụy lạc, chẳng lo gì cho dân. Khuôn mặt của ông lúc nào cũng đỏ gay và sặc sụa mùi rượu. Một bữa nọ, nhà vua cưỡi ngựa đi ra ngoài thành. Ông gặp một tu sĩ già với áo quần cũ kỹ, nhầu nát, còn khuôn mặt thì nhợt nhạt và xanh xao. Nhà vua dừng lại và trịch thượng chào vị tu sĩ với giọng điệu mỉa mai: “Xin chào ông tu sĩ già. Nhìn áo quần lếch thếch và gương mặt cáu bẩn của ông, tôi thấy ông chẳng khác gì một con heo”. Vị tu sĩ cúi đầu lắng nghe, gương mặt bình thản và cũng chẳng tỏ vẻ khó chịu chút nào. Một lát sau, Ngài ngẩng đầu lên, nhìn chăm chú vào đức vua và đáp lễ: “Thần xin cám ơn bệ hạ, còn thần thì thấy mặt bệ hạ giống như một vị thánh.” Nhà vua kinh ngạc hỏi lại: “Ta miệt thị ngươi, ngươi không buồn cũng chẳng giận, còn khen ta có khuôn mặt giống một vị thánh là sao?” Vị tu sĩ điềm nhiên và thong thả trả lời: “Tâu đức vua, một người sống với trái tim và tâm hồn của loài heo, thì nhìn ai cũng thấy họ giống như heo. Ngược lại, một người có tâm hồn và trái tim của một vị thánh, sẽ thấy người chung quanh giống như các vị thánh”. Nói xong, vị tu sĩ lặng lẽ bỏ đi còn nhà vua đứng chết lặng.
6) THẾ NÀO LÀ MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO?
Có một thanh niên đến xin tu học với một vị ẩn sĩ trên núi nổi tiếng nhân đức thánh thiện. Sau vài năm theo học, một hôm anh ta đến xin thầy cho xuống núi hành đạo, vì thấy mình đã trở thành một người thánh thiện. Bấy giờ vị thầy mới hỏi: "Từ ngày lên núi ở với thầy đến nay con đã đạt được mức độ thánh thiện thế nào rồi?". Anh tu sĩ nhanh nhảu khoe: "Con đã sống rất khổ hạnh, đã làm nhiều việc hành xác như: không ăn thịt cá mà chỉ ăn rau cỏ, kiêng cữ uống rượu, các lạc thú xác thịt và tránh những món ăn ngon. Ban đêm con nằm ngủ trên nền đất lạnh giá và còn đánh tội 3 lần mỗi ngày!". Nghe vậy, vị thầy liền mỉm cười và ôn tồn nói: "Sự thánh thiện của con cũng khá đó. Tuy nhiên, con hãy nhìn ra sân sau nhà mà quan sát con lừa của chúng ta: Ban ngày nó cũng chỉ ăn cỏ ngoài cánh đồng, ban đêm cũng chỉ nằm ngủ trên nền đất lạnh giá. Nó cũng không uống rượu không hưởng lạc thú xác thịt. Thân thể của nó cũng bị người chăn đánh đòn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thầy nói thật cho con biết: Hiện giờ sự thánh thiện của con chỉ ở mức thấp nhất, và đừng nói là đã trở nên một vị thánh! ».
Anh tu sĩ nghĩ lầm rằng: khi anh tuân giữ một số hình thức tu đức là đã đạt được một mức độ thánh thiện cao, đang khi theo thầy thì sự thánh thiện của anh mới chỉ bằng con lừa mà thôi!
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU LUÔN GIỮ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời thơ ấu, khi mới sinh được 8 ngày, Hài Nhi Giê-su đã được cha mẹ làm lễ cắt bì như Luật Mô-sê dạy và được đặt tên là Giê-su (x Lc 2,21). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ lại đem Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su đã theo cha mẹ đi hành hương lên thủ đô Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua (x Lc 2,41-42).
-Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su tiếp tục tuân giữ Luật Mô-sê: Người dạy việc giữ Luật là điều kiện để được vào Nước Trời: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn.” (Mt 19, 17). Người tóm gọn Lề Luật trong hai điều chính yếu là mến Chúa hết lòng và yêu người như mình (x Lc 10,25-28). Người ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ theo Luật Mô-sê dạy ngay trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN KHÔNG HỦY BỎ NHƯNG KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
- Tin Mừng hôm nay đề cập đến miệng lưỡi và con mắt là hai cơ quan khiến người ta phạm tội: Vì từ miệng lưỡi, người ta có thể nói ra những lời dối trá, xúc phạm kẻ khác. Vì « Lòng có đầy thì miệng mới nói ra » (x.Mt 12,34 b). Cũng do nhìn xem nên vua Đa-vít đã phạm tội « giết chồng đoạt vợ ».
- Đức Giê-su kiện toàn Luật bằng việc cấm cả nguyên nhân dẫn đến giết người như tức giận chửi rủa. Người đòi môn đệ phải sẵn sàng tha thứ làm hòa khi đi dâng lễ, để lễ vật xứng đáng được Thiên Chúa chấp nhận. Người cấm cả nguyên nhân dẫn đến tội ngoại tình như nhìn xem và ước ao phạm tội. Người đòi luôn nói thật và tránh sự thề thốt.
3) ĐỨC GIÊ-SU KIỆN TOÀN LUẬT MÔ-SÊ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG:
- Luật được lập ra vì ích lợi cho lòai người: Đức Giê-su dạy các môn đệ phải ưu tiên thực hành giới luật yêu thương. Người đã khen người luật sĩ đã phát biểu: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như yêu chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh” (Mc 12,33).
- Ngày nay sự công chính thánh thiện không hệ tại ở việc giữ Luật Mô-sê, mà ở đức tin vào Đức Giê-su thể hiện qua thực hành đức cậy và đức mến giữa đời thường.
Tông đồ Phao-lô đã viết: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28). Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Đức Ki-tô đã chết vô ích hay sao? “(Gl 2,21). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật” (Rm 13,8).
4) THỰC HÀNH LUẬT YÊU THƯƠNG CỤ THỂ:
Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời trao cho ông Mô-sê có điều thứ Năm: “Chớ giết người. Ai giết người là phạm tội nặng và sẽ phải đền tội” (x. Lv 24,17).
- Còn Đức Giê-su còn đòi môn đệ tránh cả sự giận ghét mắng chửi tha nhân: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23). Người dạy yêu thương tha nhân bằng thái độ bao dung nhân hậu, cảm thông thứ tha, lịch sự hòa nhã, không la mắng chửi rủa…, nhưng sẵn sàng tha thứ và đi bước trước để làm hòa khi đi dâng lễ tại nhà thờ.
- Nhìn thực tế cuộc sống hôm nay, hầu như mọi người chúng ta đều vẫn giữ luật « Chớ giết người ». Nhưng chúng ta lại chưa biết tôn trọng tha nhân. Nhiều người tín hữu đã chửi bới nhau trên các phương tiện truyền thông cách hồ đồ... khiến những kẻ thù ghét đạo nói với nhau rằng: « Xem kìa, bọn Ki-tô hữu đang chia rẽ, chống đối và thù ghét nhau là dường nào ! ».
4. THẢO LUẬN:
Có hai lọai thước đo lòng đạo đức: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc tuân giữ Luật trong từng chi tiết, và thước đo của Chúa Giê-su dựa vào tình yêu thương. Vậy bạn sẽ chọn lọai thước đo nào?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể theo Lời Chúa dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 5 Điều Luật Hội Thánh trong tâm tình yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
-X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su trong nhiều thời điểm khác nhau liên quan đến Tám Mối Phúc Thật làm thành một bài giảng dài gọi là Bài Giảng Trên Núi. Qua đọan này Người dạy dân chúng về tương quan giữa Người với Luật Mô-sê: Người đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện tòan Luật Cũ của Mô-sê bằng Luật Mới của Người là mến Chúa yêu người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như sau: Sáng Thế, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Vì Đức Giê-su dạy một số điều xem ra không giống như Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ mà các Luật sĩ vẫn giải thích khi giảng dạy trong các hội đường Do thái. Chẳng hạn: Rượu mới bình mới (x Lc 5,37-39), Con Người làm chủ ngày sa-bát (x Mt 12,8), Con Người có quyền tha tội (x Mt 9,6), Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền (x Mt 7,29)… nên nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Do đó, trong đọan này Đức Giê-su khẳng định Người đến không phải để hủy bỏ mà để kiện tòan Luật Mô-sê, bằng cách dạy người ta giữ Luật với tinh thần yêu mến Thiên Chúa thay vì vụ vào Luật theo nghĩa đen trong từng chi tiết. + nhưng là để kiện toàn: Đức Giê-su kiện tòan bằng cách Người thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23); Người rút lại điều khoản Luật cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12); Người cố ý chữa bệnh trong ngày sa-bát, nhằm dạy môn đệ phải làm các việc tốt là chia sẻ phục vụ tha nhân, thay vì không được làm bất cứ việc gì (x Mc 2,27-28); Người cố ý không rửa tay trước khi dùng bữa nhằm dạy phải tẩy rửa tội lỗi trong lòng thay vì chỉ rửa tay chân hay tắm rửa ngoài thân xác mà thôi (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Sau khi đã loại bỏ những điều Luật không phù hợp hoặc những điều nhỏ nhặt vụ hình thức, Đức Giê-su dạy môn đệ phải tôn trọng mọi điều khoản còn lại trong từng chi tiết của Luật Mô-sê (x Mt 9,17). + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ hay lớn ở đây không phải về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập.
- C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các kinh sư và người Pha-ri-sêu dạy là do sự tuân giữ Luật Mô-sê trong từng chi tiết, bất kể chỉ ở hình thức bề ngòai và thiếu mất tâm tình bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ Luật vì lòng yêu mến và nhằm tôn vinh Thiên Chúa. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đức Giê-su nêu ra 6 điều được Người kiện tòan trong Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê chỉ cấm giết người thực sự. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan bằng việc cấm gây đau khổ tinh thần như không được mắng chửi anh em, vì cũng có tội giống như thực sự đã giết hại và làm đổ máu người anh em mình. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy những lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét căm thù anh em mới đáng bị kết án và trừng phạt ở đời sau. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất chính là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật dâng lên xứng đáng được Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết mà vẫn còn giận ghét anh em, vì bấy giờ họ sẽ bị kết án và phải đền tội cân xứng là “trả hết đồng xu cuối cùng”.
-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên người ngọai tình thực sự bằng hành động mới có tội. Còn những việc trong đầu như ước muốn ngọai tình mà thôi thì chưa thành tội. Đức Giê-su kiện tòan bằng lời dạy: Ước muốn tà dâm trong tâm trí mà thôi cũng là phạm tội giống như đã phạm thực sự rồi. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và phải xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động phạm tội. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được ơn cứu độ còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà toàn thân phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su đã rút lại điều khoản này. Theo Người, sở dĩ Luật Mô-sê phải tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan điều này qua lời dạy: Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn vị muốn bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trường hợp nói đây là hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là kết hôn trái với luật Chúa nên không được Hội Thánh công nhận. Do đó hai người không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng đâu có gì khác và trổi vượt so với Luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm sự ly hôn và chỉ cho hai vợ chồng sống “ly thân”, nghĩa là không còn sống chung với nhau nhưng đồng thời cũng không được kết hôn với người khác (x 1 Cr 7,10-11).
-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép thề với điều kiện phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan điều này khi dạy không được thề. Tuy nhiên đậy chỉ là lời khuyên chứ không cấm vì lý do sau: Một là chính thánh Phao-lô cũng đã nhiều lần lấy danh Chúa mà thề như:” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hai là Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của Thượng tế khi ông ta nói: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngày nay trong một vài trường hợp đặc biệt không biết rõ thực hư, Hội Thánh cũng đòi các tín hữu phải đặt tay trên Sách Thánh Kinh để thề, và phải tuân giữ lời đã thề (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).
4. CÂU HỎI:
1) Hãy trưng dẫn Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê trong những trường hợp nào?
2) Phải chăng Đức Giê-su cho phép vợ chồng được ra tòa ly hôn để lấy người khác khi một trong hai người phạm tội ngọai tình?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
"Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHIẾC NHẪN KỲ DIỆU:
Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Ngoài ra chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Người nào đeo nó mà làm điều tốt thì chiếc nhẫn đang đeo trên ngón tay sẽ vừa khít và viên các kim cương sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh. Nhưng nếu người đeo nhẫn làm điều gì thất nhân ác đức, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt lại làm ngón tay đeo nó sưng to đau đớn. Từ ngày có đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được nhẫn cảnh báo nên đã trở thành một vị vua anh minh nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn kỳ diệu và quý giá là Lời Chúa và sự cáo trách của lương tâm. Nếu chúng ta làm điều thiện thì lương tâm sẽ bình an hạnh phúc. Nhưng nếu ta phạm tội có lòng thù ghét tha nhân thì dù không có ai khác hay biết, nhưng tiếng lương tâm vẫn cáo trách chúng ta. Tiếng ấy chính là tiếng Chúa khuyên ta làm lành lánh dữ.
2) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ KHIÊM TỐN:
Gần đây tạp chí Reader’s Digest có đăng một câu truyện cảm động về tình yêu giữa hai vợ chồng như sau:
Có đôi vợ chồng nhà kia thường tranh cãi hơn thua với nhau. Lần kia, trong lúc đang to tiếng tranh cãi thì người chồng đột nhiên im lặng và ôn tồn nói với vợ rằng: “Thôi, chúng ta đã cãi nhau nhiều lần rồi mà đâu có ai chiến thắng. Vậy bây giờ thay vì cãi nhau, mỗi người chúng ta hãy lấy giấy bút viết ra những lỗi lầm của nhau trong một thời gian mười phút, xem ai có nhiều sai lỗi hơn nhé”. Người vợ liền đồng ý. Sau đó anh chồng lấy giấy ra và bắt đầu ngồi viết. Thấy vậy, cô vợ không chịu thua cũng ngồi xuống viết liên hồi. Cô kể ra mọi sai lỗi của chồng trong quá khứ mà cô vẫn còn nhớ. Cô cảm thấy rất hả hê khi trang giấy của cô mỗi lúc một nhiều thêm những sai lỗi của chồng. Sau mười phút, hai người trao bản cáo trạng cho nhau. Nhưng rồi sự lạ xảy ra là khi cầm đọc tờ giấy của chồng, nét mặt cô vợ từ vẻ hả hê đã biến đổi vì hối hận. Cô vội chạy lại giật lấy tờ giấy vừa trao cho chồng và ôm choàng lấy anh mà khóc. Sở dĩ kết quả bất ngờ tốt đẹp như vậy là do trên tờ giấy của anh chồng, cô chỉ đọc thấy dòng chữ như sau: “Anh rất yêu em và nhiều lần đã có lỗi với em. Anh rất hối hận và ngàn lần xin lỗi em. Hãy tha thứ cho anh nhé em yêu!”.
3) PHẢI NÊN THÁNH CÁCH TRỌN VẸN:
Một hôm, một người tín hữu gặp một người bạn vô tín. Người bạn vô tín lên tiếng hỏi:
- Anh mới đi đâu về vậy?
- Tôi vừa từ nhà thờ về.
- Hôm nay, ở nhà thờ anh nghe giảng về đề tài gì?
- Giảng về vấn đề người tín hữu phải nên thánh.
- Vậy anh đã nên thánh chưa?
Anh tín hữu đáp:
- Anh cứ coi mặt tôi đây thì sẽ biết.
- À để tôi coi thử.
Nói rồi, anh ta tát một cái thật mạnh vào mặt anh tín hữu. Anh này liền nổi giận chửI mắng anh bạn vô tín kia và còn muốn đánh lại. Anh bạn vô tín liền nói:
- Anh nên thánh thì lẽ ra đã phải nên giống như Chúa Giê-su để có lòng từ bi thương xót và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình mới phải. Thế tại sao anh lại chửi mắng và muốn đánh tôi khi tôi mới chỉ tát anh có một cái? Anh tín hữu trả lời:
- Tôi đã nói với anh là tôi mới chỉ nên thánh ở trên mặt. Còn cái miệng và tay chân thì vẫn chưa nên thánh, nên tôi có quyền đánh anh được.
Anh bạn vô tín liền vui vẻ nói:
- Ôi, tôi tưởng anh đã nên thánh trọn vẹn. Chứ nếu anh mới nên thánh nửa vời như vậy thì anh đâu có hơn gì tôi? Tôi đề nghị nếu đã quyết tâm nên thánh thì anh đã phải nên thánh cả hồn lẫn xác, nên thánh từ tư tưởng đến lời nói và việc làm nữa mới đúng.
4) HẬU QUẢ CỦA LỐI SỐNG THIẾU KHOAN DUNG:
Trong một trường nội trú kia, một số học sinh thường hay to tiếng cãi lộn và đánh nhau làm mất trật tự và gây náo loạn trong trường. Một hôm thầy giám thị yêu cầu mỗi học sinh phải đeo một chiếc túi ny-lông và nhà trường sẽ cung cấp một bao đầy các củ khoai tây nhỏ để ở sọt cuối hành lang. Sau đó, thầy giám thị yêu cầu các em mỗi khi bị bạn bè xúc phạm, thay vì tranh cãi hoặc đánh lộn nhau như trước, thì hãy lẳng lặng đến sọt cuối hành lang lấy ra một củ khoai, lột vỏ và viết ngày giờ cùng tên người kia trước khi bỏ củ khoai đó vào túi ny-lông đeo luôn bên mình. Trong ngày các em phải luôn đeo túi ny-lông: khi đi học, ăn cơm hay cả lúc đi ngủ… Sau vài ngày, túi của nhiều em học sinh đã có nhiều khoai tây. Sự phiền phức khi phải mang vác túi khoai khiến các em cảm nghiệm được gánh nặng tinh thần đang phải chịu đựng. Sau mấy ngày, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ nhầy nhụa hôi hám và các em chỉ muốn mau vứt được nó đi.
Bấy giờ, thầy giám thị mới tập trung và nói: Các em thấy đó. Sự giận dữ một ai đó chỉ là một gánh nặng cho bản thân chúng ta, nó làm chúng ta mất nhiều thời gian để quan tâm tới nó; Nhiều khi còn gây cho người chung quanh chúng ta phải bực bội nữa… Như vậy tha thứ chính là cách làm cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, giúp cuộc sống của chúng ta luôn bình an, và là phương thế mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, nói thì dễ nhưng làm thật không dễ chút nào. Vì tính tự ái, vì thiếu lòng quảng đại, nên chúng ta thường nuôi dưỡng sự hận thù và như vậy là ta đã tự làm khổ mình và tha nhân bên cạnh.
5) GIỮ ĐẠO VỚI TRÁI TIM CỦA MỘT CON HEO HAY CỦA MỘT VỊ THÁNH?
Cha Anthony de Mello đã viết một câu chuyện ngắn như sau. Một ông vua nọ rất trác táng, suốt ngày chỉ lo nhậu nhẹt và lao vào những cuộc ăn chơi trụy lạc, chẳng lo gì cho dân. Khuôn mặt của ông lúc nào cũng đỏ gay và sặc sụa mùi rượu. Một bữa nọ, nhà vua cưỡi ngựa đi ra ngoài thành. Ông gặp một tu sĩ già với áo quần cũ kỹ, nhầu nát, còn khuôn mặt thì nhợt nhạt và xanh xao. Nhà vua dừng lại và trịch thượng chào vị tu sĩ với giọng điệu mỉa mai: “Xin chào ông tu sĩ già. Nhìn áo quần lếch thếch và gương mặt cáu bẩn của ông, tôi thấy ông chẳng khác gì một con heo”. Vị tu sĩ cúi đầu lắng nghe, gương mặt bình thản và cũng chẳng tỏ vẻ khó chịu chút nào. Một lát sau, Ngài ngẩng đầu lên, nhìn chăm chú vào đức vua và đáp lễ: “Thần xin cám ơn bệ hạ, còn thần thì thấy mặt bệ hạ giống như một vị thánh.” Nhà vua kinh ngạc hỏi lại: “Ta miệt thị ngươi, ngươi không buồn cũng chẳng giận, còn khen ta có khuôn mặt giống một vị thánh là sao?” Vị tu sĩ điềm nhiên và thong thả trả lời: “Tâu đức vua, một người sống với trái tim và tâm hồn của loài heo, thì nhìn ai cũng thấy họ giống như heo. Ngược lại, một người có tâm hồn và trái tim của một vị thánh, sẽ thấy người chung quanh giống như các vị thánh”. Nói xong, vị tu sĩ lặng lẽ bỏ đi còn nhà vua đứng chết lặng.
6) THẾ NÀO LÀ MỘT VỊ THÁNH HOÀN HẢO?
Có một thanh niên đến xin tu học với một vị ẩn sĩ trên núi nổi tiếng nhân đức thánh thiện. Sau vài năm theo học, một hôm anh ta đến xin thầy cho xuống núi hành đạo, vì thấy mình đã trở thành một người thánh thiện. Bấy giờ vị thầy mới hỏi: "Từ ngày lên núi ở với thầy đến nay con đã đạt được mức độ thánh thiện thế nào rồi?". Anh tu sĩ nhanh nhảu khoe: "Con đã sống rất khổ hạnh, đã làm nhiều việc hành xác như: không ăn thịt cá mà chỉ ăn rau cỏ, kiêng cữ uống rượu, các lạc thú xác thịt và tránh những món ăn ngon. Ban đêm con nằm ngủ trên nền đất lạnh giá và còn đánh tội 3 lần mỗi ngày!". Nghe vậy, vị thầy liền mỉm cười và ôn tồn nói: "Sự thánh thiện của con cũng khá đó. Tuy nhiên, con hãy nhìn ra sân sau nhà mà quan sát con lừa của chúng ta: Ban ngày nó cũng chỉ ăn cỏ ngoài cánh đồng, ban đêm cũng chỉ nằm ngủ trên nền đất lạnh giá. Nó cũng không uống rượu không hưởng lạc thú xác thịt. Thân thể của nó cũng bị người chăn đánh đòn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Thầy nói thật cho con biết: Hiện giờ sự thánh thiện của con chỉ ở mức thấp nhất, và đừng nói là đã trở nên một vị thánh! ».
Anh tu sĩ nghĩ lầm rằng: khi anh tuân giữ một số hình thức tu đức là đã đạt được một mức độ thánh thiện cao, đang khi theo thầy thì sự thánh thiện của anh mới chỉ bằng con lừa mà thôi!
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU LUÔN GIỮ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời thơ ấu, khi mới sinh được 8 ngày, Hài Nhi Giê-su đã được cha mẹ làm lễ cắt bì như Luật Mô-sê dạy và được đặt tên là Giê-su (x Lc 2,21). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ lại đem Hài Nhi Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su đã theo cha mẹ đi hành hương lên thủ đô Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua (x Lc 2,41-42).
-Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su tiếp tục tuân giữ Luật Mô-sê: Người dạy việc giữ Luật là điều kiện để được vào Nước Trời: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn.” (Mt 19, 17). Người tóm gọn Lề Luật trong hai điều chính yếu là mến Chúa hết lòng và yêu người như mình (x Lc 10,25-28). Người ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ theo Luật Mô-sê dạy ngay trước cuộc khổ nạn (x Lc 22,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN KHÔNG HỦY BỎ NHƯNG KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
- Tin Mừng hôm nay đề cập đến miệng lưỡi và con mắt là hai cơ quan khiến người ta phạm tội: Vì từ miệng lưỡi, người ta có thể nói ra những lời dối trá, xúc phạm kẻ khác. Vì « Lòng có đầy thì miệng mới nói ra » (x.Mt 12,34 b). Cũng do nhìn xem nên vua Đa-vít đã phạm tội « giết chồng đoạt vợ ».
- Đức Giê-su kiện toàn Luật bằng việc cấm cả nguyên nhân dẫn đến giết người như tức giận chửi rủa. Người đòi môn đệ phải sẵn sàng tha thứ làm hòa khi đi dâng lễ, để lễ vật xứng đáng được Thiên Chúa chấp nhận. Người cấm cả nguyên nhân dẫn đến tội ngoại tình như nhìn xem và ước ao phạm tội. Người đòi luôn nói thật và tránh sự thề thốt.
3) ĐỨC GIÊ-SU KIỆN TOÀN LUẬT MÔ-SÊ BẰNG LUẬT MỚI YÊU THƯƠNG:
- Luật được lập ra vì ích lợi cho lòai người: Đức Giê-su dạy các môn đệ phải ưu tiên thực hành giới luật yêu thương. Người đã khen người luật sĩ đã phát biểu: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như yêu chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh” (Mc 12,33).
- Ngày nay sự công chính thánh thiện không hệ tại ở việc giữ Luật Mô-sê, mà ở đức tin vào Đức Giê-su thể hiện qua thực hành đức cậy và đức mến giữa đời thường.
Tông đồ Phao-lô đã viết: “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28). Nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hóa ra Đức Ki-tô đã chết vô ích hay sao? “(Gl 2,21). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật” (Rm 13,8).
4) THỰC HÀNH LUẬT YÊU THƯƠNG CỤ THỂ:
Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời trao cho ông Mô-sê có điều thứ Năm: “Chớ giết người. Ai giết người là phạm tội nặng và sẽ phải đền tội” (x. Lv 24,17).
- Còn Đức Giê-su còn đòi môn đệ tránh cả sự giận ghét mắng chửi tha nhân: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt” (Mt 5, 22-23). Người dạy yêu thương tha nhân bằng thái độ bao dung nhân hậu, cảm thông thứ tha, lịch sự hòa nhã, không la mắng chửi rủa…, nhưng sẵn sàng tha thứ và đi bước trước để làm hòa khi đi dâng lễ tại nhà thờ.
- Nhìn thực tế cuộc sống hôm nay, hầu như mọi người chúng ta đều vẫn giữ luật « Chớ giết người ». Nhưng chúng ta lại chưa biết tôn trọng tha nhân. Nhiều người tín hữu đã chửi bới nhau trên các phương tiện truyền thông cách hồ đồ... khiến những kẻ thù ghét đạo nói với nhau rằng: « Xem kìa, bọn Ki-tô hữu đang chia rẽ, chống đối và thù ghét nhau là dường nào ! ».
4. THẢO LUẬN:
Có hai lọai thước đo lòng đạo đức: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc tuân giữ Luật trong từng chi tiết, và thước đo của Chúa Giê-su dựa vào tình yêu thương. Vậy bạn sẽ chọn lọai thước đo nào?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể theo Lời Chúa dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 5 Điều Luật Hội Thánh trong tâm tình yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
-X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sr. André 115 tuổi vị cao niên nhất Âu Châu và thứ nhì thế giới
Lê Đình Thông
09:18 12/02/2020
Gia đình thiêng liêng, bà con ruột thịt và các nhân viên y tế đã quây quần quanh vị nữ tu niên trưởng của toàn châu Âu và là vị cao niên đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau cụ bà Kane Tanaka, người Nhật, sinh ngày 02/01/1903, trước sœur André một năm.
Sœur André sinh ngày 11/02/1904 tại Alès, tây bắc Nîmes (miền Nam nước Pháp), đang chắp tay dâng lời tạ ơn Chúa.
Lê Đình Thông
Nhận định của Tòa Thánh về Querida Amazonia
Vũ Văn An
15:05 12/02/2020
Với tựa đề "‘Các Giấc Mơ Vĩ Đại’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô Cho Vùng Amazon”, Giám đốc Xã luận của Tòa Thánh, Andrea Tornielli, đã tóm tắt tông huấn mới nhất của Đức Phanxicô, Querida Amazonia, trong mấy biểu thức ngắn gọn sau đây: “Tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng này: những bước tiến cụ thể hướng tới một nền sinh thái nhân bản lấy người nghèo làm quan tâm suy xét, hướng tới việc đánh giá cao các nền văn hóa địa phương, và hướng tới một Giáo Hội truyền giáo với khuôn mặt Amazon”.
Bài xã luận viết tiếp:
“Các giấc mơ là nơi ưu tuyển để tìm sự thật... Nhiều lần, chính Thiên Chúa quyết định lên tiếng qua các giấc mơ”. Đó là lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong một bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta hồi tháng 12 năm 2018. Ngài có ý nói đến Thánh Giuse. Thánh nhân là một con người thầm lặng và cụ thể, người có thể giúp chúng ta hiểu tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng Amazon phát biểu trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Bản văn này được viết như một bức thư tình trong đó không những chứa rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ mà còn là những bi kịch hàng ngày của khu vực. Tại sao Giám mục Rôma muốn gán giá trị phổ quát cho một Thượng hội đồng vốn chỉ tập chú vào một khu vực địa lý đặc thù? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta tìm được câu trả lời nhờ lướt qua các trang của Tông huấn. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi thứ đều được nối kết qua lại với nhau: thực vậy, sự cân bằng của hành tinh chúng ta phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Amazon. Vì sự chăm sóc đối với những người sống ở đó và đối với hệ sinh thái không thể tách rời nhau, chúng ta không nên dửng dưng trước việc phá hủy sự thịnh vượng của các dân tộc sống ở đó, cũng như nền văn hóa của người dân bản địa, sự tàn phá hay các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác đang tàn phá rừng già.
Nhưng có một yếu tố phổ quát khác về khu vực Amazon. Một cách nào đó, tính năng động tự biểu lộ ở đó dự ứng nhiều thách đố vốn đã gõ cửa chúng ta: các hậu quả của nền kinh tế hoàn cầu hóa và hệ thống tài chính ngày càng kém bền vững đối với rất nhiều người cũng như môi trường; sự cùng tồn tại của các dân tộc và các nền văn hóa vốn rất khác nhau; di dân; sự cần thiết phải quan tâm đến sáng thế đang có nguy cơ bị tổn thương không thể nào chữa chạy được.
Querida Amazonia (Amazon Thân Yêu), người mà bức thư tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngỏ với, trước nhất, đại diện cho một thách đố đối với Giáo hội vốn được kêu gọi tìm ra những nẻo đường mới để truyền giảng Tin Mừng, công bố tâm điểm của sứ điệp Kitô giáo, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), một giáo lý làm cho Thiên Chúa đầy lòng thương xót hiện diện, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã hy sinh Con của Người trên thập giá. Nhân loại ở vùng Amazon không phải là căn bệnh cần được chiến đấu để chăm sóc môi trường. Các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon, các nền văn hóa và truyền thống của họ, cần được bảo tồn. Nhưng họ cũng có quyền trong việc công bố Tin Mừng. Họ không bị loại ra khỏi sứ vụ, khỏi sự chăm sóc mục vụ của một Giáo hội, từng được đại diện bởi rất nhiều nhà truyền giáo thời trước, khuôn mặt của họ bị cháy nắng, những người có khả năng ngày này qua ngày nọ vượt ca nô với mục đích duy nhất là gặp gỡ các nhóm nhỏ người ta để mang đến sự dịu dàng của Thiên Chúa cùng với sự ủi an hồi sinh của các Bí tích của Người.
Tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện một tư duy nhằm thay thế các công kích có tính biện chứng kết cục đã trình bầy Thượng hội đồng như một cuộc trưng cầu dân ý về khả thể phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn. Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và có thể tiếp tục được thảo luận trong tương lai vì, “sự tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn” vốn là “điều không được đòi hỏi bởi chính bản chất chức linh mục”, như Công đồng Chung Vatican thứ hai đã quả quyết. Về những vấn đề như thế, Người kế vị Thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện và suy tư, đã quyết định trả lời không phải bằng cách thấy trước những thay đổi hoặc những khả thể ngoại lệ khác đối với những điều đã được dự liệu bởi kỷ luật giáo hội hiện nay, nhưng bằng cách yêu cầu lấy những điều chủ yếu làm khởi điểm. Ngài yêu cầu chúng ta hãy bắt đầu một lần nữa với một đức tin sôi nổi và nhập thân, với một đà truyền giáo đổi mới bắt nguồn từ ơn thánh biết dành chỗ cho Thiên Chúa hành động thay vì các chiến lược tiếp thị hoặc các kỹ thuật truyền thông chỉ dựa trên những người gây ảnh hưởng (influencers) tôn giáo.
“Amazon Thân Yêu” mời gọi “một việc suy nghĩ lại đầy chuyên biệt và dũng cảm”, của các cơ quan Giáo hội địa phương và các thừa tác vụ trong giáo hội. Nó yêu cầu toàn bộ Giáo Hội Công Giáo nhận trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận làm của mình các vết thương của các dân tộc Amazon và các khổ cực của những cộng đồng bị tước mất việc cử hành Bí tích Thánh Thể Chúa Nhật; đáp ứng một cách quảng đại bằng cách gửi những nhà truyền giáo mới biết đánh giá cao mọi hồng ơn của Chúa Thánh Thần; tập chú trước hết vào các việc phục vụ mới, và các thừa tác vụ ổn định, không thụ phong nhưng được công nhận, có thể được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân, nam giới và nữ giới. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ rằng, ở vùng Amazon, đức tin đã được truyền tới và duy trì sống động nhờ sự hiện diện của những người đàn bà “mạnh mẽ và quảng đại, dù không một linh mục nào đi theo con đường của họ”.
Bài xã luận viết tiếp:
“Các giấc mơ là nơi ưu tuyển để tìm sự thật... Nhiều lần, chính Thiên Chúa quyết định lên tiếng qua các giấc mơ”. Đó là lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong một bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta hồi tháng 12 năm 2018. Ngài có ý nói đến Thánh Giuse. Thánh nhân là một con người thầm lặng và cụ thể, người có thể giúp chúng ta hiểu tư duy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vùng Amazon phát biểu trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Bản văn này được viết như một bức thư tình trong đó không những chứa rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ mà còn là những bi kịch hàng ngày của khu vực. Tại sao Giám mục Rôma muốn gán giá trị phổ quát cho một Thượng hội đồng vốn chỉ tập chú vào một khu vực địa lý đặc thù? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta tìm được câu trả lời nhờ lướt qua các trang của Tông huấn. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi thứ đều được nối kết qua lại với nhau: thực vậy, sự cân bằng của hành tinh chúng ta phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Amazon. Vì sự chăm sóc đối với những người sống ở đó và đối với hệ sinh thái không thể tách rời nhau, chúng ta không nên dửng dưng trước việc phá hủy sự thịnh vượng của các dân tộc sống ở đó, cũng như nền văn hóa của người dân bản địa, sự tàn phá hay các chính sách liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác đang tàn phá rừng già.
Nhưng có một yếu tố phổ quát khác về khu vực Amazon. Một cách nào đó, tính năng động tự biểu lộ ở đó dự ứng nhiều thách đố vốn đã gõ cửa chúng ta: các hậu quả của nền kinh tế hoàn cầu hóa và hệ thống tài chính ngày càng kém bền vững đối với rất nhiều người cũng như môi trường; sự cùng tồn tại của các dân tộc và các nền văn hóa vốn rất khác nhau; di dân; sự cần thiết phải quan tâm đến sáng thế đang có nguy cơ bị tổn thương không thể nào chữa chạy được.
Querida Amazonia (Amazon Thân Yêu), người mà bức thư tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngỏ với, trước nhất, đại diện cho một thách đố đối với Giáo hội vốn được kêu gọi tìm ra những nẻo đường mới để truyền giảng Tin Mừng, công bố tâm điểm của sứ điệp Kitô giáo, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), một giáo lý làm cho Thiên Chúa đầy lòng thương xót hiện diện, Đấng yêu thế gian đến nỗi đã hy sinh Con của Người trên thập giá. Nhân loại ở vùng Amazon không phải là căn bệnh cần được chiến đấu để chăm sóc môi trường. Các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon, các nền văn hóa và truyền thống của họ, cần được bảo tồn. Nhưng họ cũng có quyền trong việc công bố Tin Mừng. Họ không bị loại ra khỏi sứ vụ, khỏi sự chăm sóc mục vụ của một Giáo hội, từng được đại diện bởi rất nhiều nhà truyền giáo thời trước, khuôn mặt của họ bị cháy nắng, những người có khả năng ngày này qua ngày nọ vượt ca nô với mục đích duy nhất là gặp gỡ các nhóm nhỏ người ta để mang đến sự dịu dàng của Thiên Chúa cùng với sự ủi an hồi sinh của các Bí tích của Người.
Tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện một tư duy nhằm thay thế các công kích có tính biện chứng kết cục đã trình bầy Thượng hội đồng như một cuộc trưng cầu dân ý về khả thể phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn. Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và có thể tiếp tục được thảo luận trong tương lai vì, “sự tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn” vốn là “điều không được đòi hỏi bởi chính bản chất chức linh mục”, như Công đồng Chung Vatican thứ hai đã quả quyết. Về những vấn đề như thế, Người kế vị Thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện và suy tư, đã quyết định trả lời không phải bằng cách thấy trước những thay đổi hoặc những khả thể ngoại lệ khác đối với những điều đã được dự liệu bởi kỷ luật giáo hội hiện nay, nhưng bằng cách yêu cầu lấy những điều chủ yếu làm khởi điểm. Ngài yêu cầu chúng ta hãy bắt đầu một lần nữa với một đức tin sôi nổi và nhập thân, với một đà truyền giáo đổi mới bắt nguồn từ ơn thánh biết dành chỗ cho Thiên Chúa hành động thay vì các chiến lược tiếp thị hoặc các kỹ thuật truyền thông chỉ dựa trên những người gây ảnh hưởng (influencers) tôn giáo.
“Amazon Thân Yêu” mời gọi “một việc suy nghĩ lại đầy chuyên biệt và dũng cảm”, của các cơ quan Giáo hội địa phương và các thừa tác vụ trong giáo hội. Nó yêu cầu toàn bộ Giáo Hội Công Giáo nhận trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận làm của mình các vết thương của các dân tộc Amazon và các khổ cực của những cộng đồng bị tước mất việc cử hành Bí tích Thánh Thể Chúa Nhật; đáp ứng một cách quảng đại bằng cách gửi những nhà truyền giáo mới biết đánh giá cao mọi hồng ơn của Chúa Thánh Thần; tập chú trước hết vào các việc phục vụ mới, và các thừa tác vụ ổn định, không thụ phong nhưng được công nhận, có thể được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân, nam giới và nữ giới. Đặc biệt nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ rằng, ở vùng Amazon, đức tin đã được truyền tới và duy trì sống động nhờ sự hiện diện của những người đàn bà “mạnh mẽ và quảng đại, dù không một linh mục nào đi theo con đường của họ”.
Giấc mơ lớn cho vùng Amazon
Thanh Quảng sdb
18:04 12/02/2020
Giấc mơ lớn cho vùng Amazon
Đức Thánh Cha Phanxicô mơ về một vùng Amazon: những bước tiến cụ thể bảo vệ hệ sinh thái của con người, nâng đỡ người nghèo, bảo tồn và trân quí các nền văn hóa địa phương và hướng về một Giáo hội truyền giáo với khuôn mặt người Amazon.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
Sau những tìm tòi, học hỏi, chúng ta phải có những ước mơ.... Ngay cả Thiên Chúa cũng chọn những giấc mơ để biểu tỏ ý Ngài. Đó là những chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta vào tháng 12 năm 2018. Ngài đã dùng hình ảnh Thánh Giuse để nói lên tâm tình ấy! Thánh nhân là người thầm lặng và thiết thực, giúp chúng ta hiểu về những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với vùng truyền giáo Amazon trong dịp lễ Khánh nhật Truyền giáo. Bài chia sẻ được diễn tả như một bức thư tình, không những được chải chuốt bằng văn thơ mà còn được diễn xuất như một bộ phim nói lên cuộc sống hàng ngày của khu vực. Tại sao Đức Thánh Cha giao phó việc đào sâu những giá trị phổ quát của vùng này cho Thượng hội đồng Giám mục về một khu vực địa lý cụ thể như thế? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng về Amazon. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi vấn đề đều có những kết nối với nhau như: sự cân bình của hành tinh phụ thuộc vào trạng thái bảo tồn vùng Amazon. Vì sự an sinh của những người sống nơi đó và hệ sinh thái không thể tách rời, không thể bỏ lơ những phong phú sang giàu của các nền văn hóa của các dân tộc sống nơi đó trước các thể chế chính trị, công nghiệp đang khai thác rừng...
Một yếu tố phổ quát khác đang ảnh hưởng rất nhiều trên vùng Amazon đó là một kinh tế toàn cầu hóa và một hệ thống kiếm tiền bất kể đến môi trường sinh thái; sự tồn vong của các sắc dân thổ địa, các nền văn hóa khác nhau của họ; đến việc di dời các nhóm dân mà không quan tâm đến những thương tổn không thể khắc phục của dân chúng!
Nhóm thổ dân Querida Amazonia, là những người đại diện nhận Tông huấn này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sắc dân này đang thách đố Giáo hội tìm ra những con đường mới cho việc truyền giáo, hầu rao truyền sứ điệp Kitô giáo là ‘Thiên Chúa nhân từ đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Ngài đến và hy sinh chết trên thập giá’. Các sắc dân sống ở Amazon không phải là duyên cớ hủy hoại môi trường! ngược lại, với các nền văn hóa và truyền thống lâu dài họ luôn bảo vệ môi sinh... Họ cũng được mời gọi truyền giáo và tái sinh qua các Bí tích của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập tới các cuộc tranh luận sâu xa về khả năng phong chức cho những người nam đã kết hôn. Ngài nói: Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và xin được tiếp tục thảo luận trong tương lai nhằm đưa tới một quyết định hoàn hảo và trường cửu như Công đồng Vatican II đã viết: "Đức Thánh Cha, Đấng kế vị thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện suy tư, hiệp thông với Giám mục nhìn vào bản chất của chức linh mục trong nhãn quan truyền giáo mà thay đổi hoặc ban phép ngoại lệ cho những điều đã được quy định bởi luật Giáo hội với một đức tin sâu sắc và với một ý thức truyền giáo được bắt nguồn từ ân sủng Chúa tác động thay vì dựa trên các đòi hỏi xu thời và ảnh hưởng của truyền thông...
Anh chị em rất yêu dấu trong vùng Amazon, anh chị em là những người đặc biệt dũng cảm, đang thao thức về Giáo hội hoàn vũ cũng như Giáo hội địa phương... Toàn thể Giáo hội nhìn nhận trách nhiệm của mình trước những vết thương rướm máu của các sắc dân trong vùng Amazon! Trước những khó khăn của những cộng đoàn không được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật vì thiếu các vị truyền giáo! Hãy tín thác vào ơn Chúa, vào sự linh hoạt của Chúa Thánh Linh… Đức Thánh Cha nhắc tới nhiều sứ vụ của các vị được truyền chức nay được ủy thách cho nam nữ tu sĩ và những người giáo dân tại các vùng xa xôi hẻo lành trong khắp vùng Amazon …
Đức Thánh Cha Phanxicô mơ về một vùng Amazon: những bước tiến cụ thể bảo vệ hệ sinh thái của con người, nâng đỡ người nghèo, bảo tồn và trân quí các nền văn hóa địa phương và hướng về một Giáo hội truyền giáo với khuôn mặt người Amazon.
(Tin Vatican - Andrea Tornielli)
Sau những tìm tòi, học hỏi, chúng ta phải có những ước mơ.... Ngay cả Thiên Chúa cũng chọn những giấc mơ để biểu tỏ ý Ngài. Đó là những chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta vào tháng 12 năm 2018. Ngài đã dùng hình ảnh Thánh Giuse để nói lên tâm tình ấy! Thánh nhân là người thầm lặng và thiết thực, giúp chúng ta hiểu về những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với vùng truyền giáo Amazon trong dịp lễ Khánh nhật Truyền giáo. Bài chia sẻ được diễn tả như một bức thư tình, không những được chải chuốt bằng văn thơ mà còn được diễn xuất như một bộ phim nói lên cuộc sống hàng ngày của khu vực. Tại sao Đức Thánh Cha giao phó việc đào sâu những giá trị phổ quát của vùng này cho Thượng hội đồng Giám mục về một khu vực địa lý cụ thể như thế? Amazon và định mệnh của nó có liên quan gì đến chúng ta?
Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng về Amazon. Câu trả lời rõ ràng nhất là mọi vấn đề đều có những kết nối với nhau như: sự cân bình của hành tinh phụ thuộc vào trạng thái bảo tồn vùng Amazon. Vì sự an sinh của những người sống nơi đó và hệ sinh thái không thể tách rời, không thể bỏ lơ những phong phú sang giàu của các nền văn hóa của các dân tộc sống nơi đó trước các thể chế chính trị, công nghiệp đang khai thác rừng...
Một yếu tố phổ quát khác đang ảnh hưởng rất nhiều trên vùng Amazon đó là một kinh tế toàn cầu hóa và một hệ thống kiếm tiền bất kể đến môi trường sinh thái; sự tồn vong của các sắc dân thổ địa, các nền văn hóa khác nhau của họ; đến việc di dời các nhóm dân mà không quan tâm đến những thương tổn không thể khắc phục của dân chúng!
Nhóm thổ dân Querida Amazonia, là những người đại diện nhận Tông huấn này của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sắc dân này đang thách đố Giáo hội tìm ra những con đường mới cho việc truyền giáo, hầu rao truyền sứ điệp Kitô giáo là ‘Thiên Chúa nhân từ đã yêu thế gian đến nỗi đã sai Con Ngài đến và hy sinh chết trên thập giá’. Các sắc dân sống ở Amazon không phải là duyên cớ hủy hoại môi trường! ngược lại, với các nền văn hóa và truyền thống lâu dài họ luôn bảo vệ môi sinh... Họ cũng được mời gọi truyền giáo và tái sinh qua các Bí tích của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập tới các cuộc tranh luận sâu xa về khả năng phong chức cho những người nam đã kết hôn. Ngài nói: Chủ đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài và xin được tiếp tục thảo luận trong tương lai nhằm đưa tới một quyết định hoàn hảo và trường cửu như Công đồng Vatican II đã viết: "Đức Thánh Cha, Đấng kế vị thánh Phêrô, sau khi cầu nguyện suy tư, hiệp thông với Giám mục nhìn vào bản chất của chức linh mục trong nhãn quan truyền giáo mà thay đổi hoặc ban phép ngoại lệ cho những điều đã được quy định bởi luật Giáo hội với một đức tin sâu sắc và với một ý thức truyền giáo được bắt nguồn từ ân sủng Chúa tác động thay vì dựa trên các đòi hỏi xu thời và ảnh hưởng của truyền thông...
Anh chị em rất yêu dấu trong vùng Amazon, anh chị em là những người đặc biệt dũng cảm, đang thao thức về Giáo hội hoàn vũ cũng như Giáo hội địa phương... Toàn thể Giáo hội nhìn nhận trách nhiệm của mình trước những vết thương rướm máu của các sắc dân trong vùng Amazon! Trước những khó khăn của những cộng đoàn không được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật vì thiếu các vị truyền giáo! Hãy tín thác vào ơn Chúa, vào sự linh hoạt của Chúa Thánh Linh… Đức Thánh Cha nhắc tới nhiều sứ vụ của các vị được truyền chức nay được ủy thách cho nam nữ tu sĩ và những người giáo dân tại các vùng xa xôi hẻo lành trong khắp vùng Amazon …
Người giới thiệu Querida Amazonia, Đức Hồng Y Czerny: Hãy yêu thương Amazon và người của nó để cứu hành tinh
Vũ Văn An
18:59 12/02/2020
Vatican News đưa tin: Thư Ký Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon, Đức Hồng Y Czerny, đã trình bầy Tông Huấn mà Đức Giáo Hoàng đã hoàn tất hồi tháng 12 năm ngoái, và được công bố hôm qua 12 tháng Hai năm 2020. Tông huấn này chứa 4 “giấc mơ” vĩ đại của Đức Phanxicô đối với vùng này, trong đó có giấc mơ về một Giáo Hội truyền giáo với khuôn mặt Amazon.
Vatican News, nhân dịp này, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Michael Czerny với nội dung như sau:
Được hỏi về việc trì hoãn công bố Tông huấn mà có người cho là đã sẵn sàng vào cuối năm ngoái, Đức Hồng Y cho hay: “Trong bài phát biểu của ngài khi kết thúc Thượng hội đồng, Đức Thánh Cha nói: ‘Một lời từ Đức Giáo Hoàng về những gì ngài đã trải qua trong Thượng hội đồng có thể có ích đôi chút. Tôi muốn nói điều đó trước cuối năm nay, để không mất quá nhiều thì giờ’. Thực thế, đó là những gì đã xảy ra. Như đã hứa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuyển bản văn cuối cùng của Tông Huấn hậu Thượng hội đồng vào ngày 27 tháng 12, như thế là trước khi kết thúc năm 2019. Sau đó, có các bước thiết yếu thông thường cần có thời gian để hoàn tất: tài liệu đã được xem lại, định dạng và dịch sang các ngôn ngữ khác nhau, và bây giờ cuối cùng nó đã được công bố”.
Về tâm điểm của sứ điệp trong Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay: "Tựa đề của Tông Huấn là Querida Amazonia, Amazon Thân Yêu, và tâm điểm của nó là tình yêu của Đức Giáo Hoàng dành cho Amazon và các hậu quả của tình yêu đó: sự đảo ngược cách suy nghĩ thông thường về mối tương quan giữa giàu và nghèo, giữa phát triển và quyền giá hộ, giữa việc bảo vệ gốc rễ văn hóa và việc cởi mở đối với người khác. Đức Giáo Hoàng mô tả cho chúng ta 'các cộng hưởng' mà diễn trình đồng nghị vốn gợi ra nơi ngài. Ngài làm như vậy dưới hình thức bốn 'giấc mơ vĩ đại'. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mơ ước rằng trong khu vực Amazon có thể có một cam kết của mọi người trong việc bảo vệ quyền lợi của những người nghèo nhất, của các dân tộc nguyên thủy, của những người bé nhỏ nhất. Ngài mơ về một Amazon có thể bảo tồn sự phong phú về văn hóa của nó. Giấc mơ sinh thái của ngài là một Amazon có khả năng chăm sóc sự dồi dào sức sống của nó. Cuối cùng, ngài mơ ước các cộng đồng Kitô giáo có khả năng nhập thân vào Amazon và vào việc xây dựng một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon. Bản thân tôi, tôi đã có ấn tượng sâu sắc bởi rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ và việc tham khảo các bản văn giáo hoàng trước đây".
Được hỏi liệu đó có phải là các giấc mơ không thực tiễn, Đức Hồng Y trả lời: “Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì không. Tôi muốn nhắc lại những lời lẽ ngài nói trong cuộc đối thoại với những người trẻ tuổi tại Circus Maximus vào ngày 11 tháng 8 năm 2018: ‘Các giấc mơ rất quan trọng. Chúng giữ cho quan điểm của chúng ta luôn rộng lớn, chúng giúp chúng ta nắm lấy chân trời, nuôi dưỡng hy vọng trong mọi hành động hàng ngày.... Các giấc mơ đánh thức các bạn, chúng làm các bạn say sưa, chúng là những ngôi sao sáng nhất, những ngôi sao chỉ ra một con đường khác cho nhân loại.... Kinh thánh nói với chúng ta rằng những giấc mơ vĩ đại là những giấc mơ có khả năng sinh hoa kết trái'. Vì vậy, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ rằng cách nhìn này và quan điểm này hoàn toàn không giống với một quan điểm không thực tế hoặc không tưởng. Giấc mơ ở đây là dấu chỉ con đường mà cuối cùng cả Giáo hội phải đi. Vẻ đẹp của nó nằm chính ở chỗ nhìn thấy một chân trời, chứ không phải trong việc đưa ra một loạt các giới luật. Không có lời tỏ tình nào có hình thức của một hợp đồng hoặc một cuốn sách nấu ăn cả.
“Trong chương đầu tiên, chương dành cho giấc mơ xã hội, xem xét sự tàn phá môi trường của Amazon và các đe dọa đối với phẩm giá con người của các dân tộc mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vốn đã tố cáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta bất bình. Ngài nói: ‘Chúng ta cần phải cảm thấy bất bình', vì ‘thật không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với cái ác’. Ngài mời gọi chúng ta xây dựng mạng lưới liên đới và phát triển nhằm vượt qua các não trạng thuộc địa khác nhau. Ngài mời gọi chúng ta tìm các giải pháp thay thế trong một số lĩnh vực như chăn nuôi và nông nghiệp bền vững, các dạng năng lượng không gây ô nhiễm và các sáng kiến kinh doanh không liên quan đến việc hủy hoại môi trường và văn hóa. Nói tóm lại, những 'giấc mơ vĩ đại' này không nhằm gây mê chúng ta mà đúng hơn để được nuôi dưỡng bằng hành động cụ thể và hàng ngày”.
Nhưng “cổ vũ” Vùng Amazon có nghĩa gì? Đức Hồng Y cho biết “Như Đức Giáo Hoàng giải thích, cổ vũ Amazon có nghĩa là bảo đảm rằng từ đó phát sinh ra những điều tốt đẹp nhất. Nó có nghĩa là không thuộc địa hóa nó, không cướp bóc nó với các dự án khai thác lớn phá hủy môi trường và đe dọa người dân bản địa. Tuy nhiên, đồng thời, nó cũng có nghĩa là tránh thần thoại hóa các nền văn hóa bản địa, loại bỏ bất cứ sự trộn lẫn xào xáo nào, hoặc rơi vào thứ chủ nghĩa duy môi trường ‘chỉ biết quan tâm đến sinh quần nhưng làm ngơ các dân tộc Amazon’. Bản sắc và đối thoại là hai từ chủ chốt, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng chúng hoàn toàn không chống đối nhau. Việc quan tâm đến các giá trị văn hóa của người bản địa liên quan đến tất cả chúng ta: chúng ta phải cảm thấy đồng trách nhiệm đối với sự đa dạng của các nền văn hóa của họ.
“Từ các trang của Tông Huấn, cam kết Kitô giáo cũng xuất hiện rõ ràng, khác xa với chủ nghĩa bản xứ (nativism) khép kín hoặc chủ nghĩa duy môi trường vốn hạ giá con người, coi họ như sự hủy hoại của hành tinh. Ngoài ra, nó đề xuất một tinh thần truyền giáo táo bạo - nói về Chúa Giêsu và mang lời đề nghị sự sống mới của Người đến với người khác – sự sống viên mãn cho mỗi người và cho mọi người, trong khi chăm sóc sáng thế, trong mối tương quan với Thiên Chúa Tạo Hóa và với mọi anh chị em của chúng ta”.
Với câu hỏi: Số phận của một vùng có chi ảnh hưởng đến chúng ta? Đức Hồng Y nói rằng “Số phận của Amazon ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì mọi sự đều được nối kết qua lại với nhau và sự chăm sóc 'sinh quần quý giá này, một sinh quần hoạt động như một bộ lọc và giúp chúng ta tránh tăng nhiệt độ trái đất, là điều nền tảng cho sự lành mạnh của khí hậu hoàn cầu. Amazon, do đó, liên quan đến tất cả chúng ta một cách trực tiếp. Trong khu vực đó trên thế giới, chúng ta thấy tầm quan trọng của một hệ sinh thái toàn diện, kết hợp sự tôn trọng thiên nhiên với việc chăm sóc phẩm giá con người. Tương lai của Amazon và tương lai của các dân tộc của nó có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì sự cân bằng của hành tinh chúng ta. Trong viễn cảnh này, điều quan trọng là cho phép người dân bản địa ở lại trên các lãnh thổ của họ và chăm sóc vùng đất của họ. Khía cạnh giáo dục cũng có tầm quan trọng hàng đầu: cổ vũ các tác phong mới và thái độ mới nơi người ta. Nhiều người sống trong khu vực đó đã tiếp nhận nhiều phong tục tiêu biểu của các thành phố lớn nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa vứt bỏ đang thống trị”.
Về khía cạnh mục vụ nói ở phần cuối Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay “Nó chiếm một nửa Tông Huấn, nên khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng chiều kích mục vụ là điều cốt yếu, nó bao gồm tất cả mọi điều, ngài quả có ý nói rõ ràng điều đó. Tôi có ấn tượng cao, trước hết, bởi viễn cảnh truyền giáo: không có việc 'công bố say mê' Tin Mừng, các dự án của giáo hội có nguy cơ trở thành bất phân biệt với các cơ quan phi chính phủ thế tục. Đức Giáo Hoàng giải thích rằng cam kết bảo vệ người nghèo, những người nhỏ bé nhất và những người bản địa ngụ hàm việc làm chứng cho Chúa Giêsu và đề xuất tình bạn với Người. Thông điệp xã hội bao gồm việc công bố Tin Mừng, và hạt nhân của nó, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), bao gồm sự sống con người, phẩm giá con người, công lý và chăm sóc ngôi nhà chung. Nó công bố một Thiên Chúa vô cùng yêu thương mỗi con người và đã hy sinh Con của Người, Chúa Kitô bị đóng đinh, vì sự cứu rỗi của chúng ta”.
Về “việc hội nhập văn hóa”, một hạn từ năng được nhắc đến trong Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay: “Bằng cách công bố và làm chứng cho Tin Mừng, mọi thứ tốt và đẹp được mọi nền văn hóa sản sinh ra đều được trân quí, đem nó đến chỗ viên mãn dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo. Tin Mừng luôn được công bố ở một nơi chốn đặc thù, và nhờ thế hạt giống được gieo vãi. Đồng thời, Giáo hội học hỏi và làm giàu chính mình bằng cách tiếp xúc với những gì mà Chúa Thánh Thần đã gieo vãi trong nền văn hóa đặc thù đó. Đức Giáo Hoàng yêu cầu tiếng nói của người cao niên được lắng nghe và các giá trị hiện diện trong các cộng đồng nguyên thủy được nhìn nhận. Thật vậy, các dân tộc bản địa dạy chúng ta phải điều độ, hài lòng với những ít ỏi hiện có và cảm nhận được sự cần thiết phải đắm chìm trong cách sống cộng đoàn của cuộc sống chúng ta. Hội nhập văn hóa cũng có nghĩa là biết cách chấp nhận một số biểu tượng thổ dân đã tồn tại từ trước mà không ngay lập tức coi đó như một sai lạc ngoại đạo. Các biểu tượng, phong tục và văn hóa cần được liên tục thanh lọc và chín mùi. Nhưng những người thực sự hết lòng coi trọng việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô luôn tìm cách đáp ứng các nguyện vọng của các dân tộc qua nền linh đạo hội nhập văn hóa”.
Về chủ đề được Thượng Hội Đồng Amazon đề cập tới nhiều tức việc khan hiếm linh mục khiến các cộng đồng này không được dịp cử hành Bí Tích Thánh Thể, Đức Hồng Y Czerny phát biểu rằng: “Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự cần thiết mọi người phải sẵn sàng để phục vụ ngõ hầu gia tăng tần số các lần cử hành Thánh Thể, đặc biệt trong các khu vực xa xôi hẻo lánh. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta không nên tượng hình thừa tác vụ linh mục một cách độc khối. Tuy nhiên, chỉ có linh mục mới có thể truyền phép Thánh Thể và có thể ban Bí tích Hòa giải. Nhu cầu cấp thiết này là nguồn gốc của lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với mọi giám mục, ngoài việc cầu nguyện cho ơn gọi, họ có thể quảng đại hơn nữa trong việc quyết định gửi đến Amazon những người tỏ ra có ơn gọi truyền giáo. Điều cũng cần thiết là thiết kế việc đào tạo biết đối thoại với các nền văn hóa bản địa. Cần có nhiều phó tế vĩnh viễn hơn nữa, và vai trò của các nữ tu và giáo dân cần được phát triển hơn nữa”.
Còn về khả thể phong chức linh mục cho các Viri Probati, Đức Hồng Y cho rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn trung thành với những gì ngài nói trước khi có Thượng hội đồng. Khả thể phong chức cho các người đàn ông có vợ có thể được Giáo hội thảo luận. Nó đã tồn tại, thí dụ, trong các Giáo hội Đông phương. Cuộc thảo luận này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, và Thượng hội đồng đã tự do bàn bạc tới nó, không phải trong sự cô lập, mà trong bối cảnh trọn vẹn của sinh hoạt Thánh Thể và thừa tác vụ. Đức Giáo Hoàng tuyên bố trong Tông Huấn rằng vấn đề không phải là con số, và sự hiện diện lớn hơn của các linh mục không phải là yêu cầu duy nhất. Điều cần thiết là cuộc sống mới trong cộng đồng, một động lực truyền giáo mới, các phục vụ mới của hàng ngũ giáo dân, việc đào tạo liên tục, tính táo bạo và sáng tạo. Điều cần thiết là sự hiện diện ở cấp địa phương các giáo dân được sinh động hóa bởi tinh thần truyền giáo và có khả năng đại diện cho bộ mặt chân chính của Giáo hội Amazon. Dường như ngài muốn chỉ rõ, điều này là cách duy nhất để ơn gọi trở lại. Đức Giáo Hoàng viết, Amazon thách thức chúng ta vượt qua các quan điểm hạn chế và không tự hài lòng với các giải pháp chỉ giải quyết một phần của tình huống. Nói cách khác, vấn đề lớn là trải nghiệm đức tin và truyền giảng Tin Mừng đổi mới”.
Về vai trò của nữ giới, Đức Hồng Y Czerny nói rằng “trong bản văn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ rằng có những cộng đồng ở Amazon, trong nhiều thập niên, đã truyền tải đức tin mà không có các linh mục, nhờ những người phụ nữ mạnh mẽ và quảng đại, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đã rửa tội, dạy giáo lý và dạy mọi người cách cầu nguyện. Chúng ta cần mở rộng quan điểm của mình và đừng suy nghĩ “một cách theo chức năng” theo đó một vai trò quan trọng hơn đối với phụ nữ chỉ có khi được liên kết với quyền được gia nhập Các Chức Thánh. Quan điểm này sẽ dẫn chúng ta tới việc giáo sĩ hóa phụ nữ, kết cục làm nghèo nàn sự đóng góp có tính nền tảng của họ. Chúng ta phải lồng điều này vào huấn quyền rộng lớn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn nhấn mạnh sự cần thiết phải tách quyền lực khỏi thừa tác vụ linh mục, vì sự kết hợp này là nguồn gốc của chủ nghĩa giáo sĩ trị.
“Mối liên hệ giữa thừa tác vụ và quyền lực là điều khiến phụ nữ không có tiếng nói, không có quyền lợi và thường không có khả thể quyết định. Vì vậy, vấn đề không phải là cho họ quyền được gia nhập thừa tác vụ thụ phong để họ có được tiếng nói và bỏ phiếu, mà là tách quyền lực ra khỏi thừa tác vụ. Mặt khác, chúng ta phải được truyền cảm hứng bởi tấm gương của họ, một điều nhắc nhở chúng ta rằng quyền lực trong Giáo hội là việc phục vụ, quảng đại và tự do. Sự xuất hiện các việc phục vụ và đặc sủng khác của phụ nữ phải được khuyến khích. Đức Giáo Hoàng nói rằng phụ nữ phải được quyền nắm giữ các chức năng và dịch vụ giáo hội không đòi phải có các Chức Thánh; và các chức năng và dịch vụ như vậy phải ổn định và được công khai nhìn nhận bằng ủy nhiệm thư của giám mục. Có lẽ đã đến lúc phải duyệt lại các thừa tác vụ giáo dân đã tồn tại trong Giáo hội, trở về với các nền tảng của chúng và cập nhật chúng bằng cách đọc chúng dưới ánh sáng thực tại hiện nay và linh hứng của Chúa Thánh Thần, và, đồng thời, tạo ra các thừa vụ ổn định mới khác với việc ‘công khai nhìn nhận và ủy nhiệm của giám mục’".
Như thế, đâu là mối tương quan giữa Tông Huấn và Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng? Đức Hồng Y Czerny cho hay “Trong phần dẫn nhập vào Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng ngài không muốn thay thế hoặc lặp lại tài liệu đó. Ngài đã trình bày nó một cách chính thức. Ngài mời gọi chúng ta đọc toàn bộ. Ngài cầu xin để toàn thể Giáo hội tự cho phép mình được làm giàu và thách thức bởi công trình này. Ngài yêu cầu mọi mục tử, các người thánh hiến và tín hữu giáo dân trong vùng Amazon cam kết sẽ áp dụng nó và cuối cùng, mọi người có thiện chí sẽ được truyền cảm hứng từ Tài liệu Sau cùng và, chắc chắn, bởi cả Querida Amazonia đẹp đẽ nữa”.
Vatican News, nhân dịp này, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Michael Czerny với nội dung như sau:
Được hỏi về việc trì hoãn công bố Tông huấn mà có người cho là đã sẵn sàng vào cuối năm ngoái, Đức Hồng Y cho hay: “Trong bài phát biểu của ngài khi kết thúc Thượng hội đồng, Đức Thánh Cha nói: ‘Một lời từ Đức Giáo Hoàng về những gì ngài đã trải qua trong Thượng hội đồng có thể có ích đôi chút. Tôi muốn nói điều đó trước cuối năm nay, để không mất quá nhiều thì giờ’. Thực thế, đó là những gì đã xảy ra. Như đã hứa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chuyển bản văn cuối cùng của Tông Huấn hậu Thượng hội đồng vào ngày 27 tháng 12, như thế là trước khi kết thúc năm 2019. Sau đó, có các bước thiết yếu thông thường cần có thời gian để hoàn tất: tài liệu đã được xem lại, định dạng và dịch sang các ngôn ngữ khác nhau, và bây giờ cuối cùng nó đã được công bố”.
Về tâm điểm của sứ điệp trong Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay: "Tựa đề của Tông Huấn là Querida Amazonia, Amazon Thân Yêu, và tâm điểm của nó là tình yêu của Đức Giáo Hoàng dành cho Amazon và các hậu quả của tình yêu đó: sự đảo ngược cách suy nghĩ thông thường về mối tương quan giữa giàu và nghèo, giữa phát triển và quyền giá hộ, giữa việc bảo vệ gốc rễ văn hóa và việc cởi mở đối với người khác. Đức Giáo Hoàng mô tả cho chúng ta 'các cộng hưởng' mà diễn trình đồng nghị vốn gợi ra nơi ngài. Ngài làm như vậy dưới hình thức bốn 'giấc mơ vĩ đại'. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mơ ước rằng trong khu vực Amazon có thể có một cam kết của mọi người trong việc bảo vệ quyền lợi của những người nghèo nhất, của các dân tộc nguyên thủy, của những người bé nhỏ nhất. Ngài mơ về một Amazon có thể bảo tồn sự phong phú về văn hóa của nó. Giấc mơ sinh thái của ngài là một Amazon có khả năng chăm sóc sự dồi dào sức sống của nó. Cuối cùng, ngài mơ ước các cộng đồng Kitô giáo có khả năng nhập thân vào Amazon và vào việc xây dựng một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon. Bản thân tôi, tôi đã có ấn tượng sâu sắc bởi rất nhiều trích dẫn đầy chất thơ và việc tham khảo các bản văn giáo hoàng trước đây".
Được hỏi liệu đó có phải là các giấc mơ không thực tiễn, Đức Hồng Y trả lời: “Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì không. Tôi muốn nhắc lại những lời lẽ ngài nói trong cuộc đối thoại với những người trẻ tuổi tại Circus Maximus vào ngày 11 tháng 8 năm 2018: ‘Các giấc mơ rất quan trọng. Chúng giữ cho quan điểm của chúng ta luôn rộng lớn, chúng giúp chúng ta nắm lấy chân trời, nuôi dưỡng hy vọng trong mọi hành động hàng ngày.... Các giấc mơ đánh thức các bạn, chúng làm các bạn say sưa, chúng là những ngôi sao sáng nhất, những ngôi sao chỉ ra một con đường khác cho nhân loại.... Kinh thánh nói với chúng ta rằng những giấc mơ vĩ đại là những giấc mơ có khả năng sinh hoa kết trái'. Vì vậy, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ rằng cách nhìn này và quan điểm này hoàn toàn không giống với một quan điểm không thực tế hoặc không tưởng. Giấc mơ ở đây là dấu chỉ con đường mà cuối cùng cả Giáo hội phải đi. Vẻ đẹp của nó nằm chính ở chỗ nhìn thấy một chân trời, chứ không phải trong việc đưa ra một loạt các giới luật. Không có lời tỏ tình nào có hình thức của một hợp đồng hoặc một cuốn sách nấu ăn cả.
“Trong chương đầu tiên, chương dành cho giấc mơ xã hội, xem xét sự tàn phá môi trường của Amazon và các đe dọa đối với phẩm giá con người của các dân tộc mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vốn đã tố cáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta bất bình. Ngài nói: ‘Chúng ta cần phải cảm thấy bất bình', vì ‘thật không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với cái ác’. Ngài mời gọi chúng ta xây dựng mạng lưới liên đới và phát triển nhằm vượt qua các não trạng thuộc địa khác nhau. Ngài mời gọi chúng ta tìm các giải pháp thay thế trong một số lĩnh vực như chăn nuôi và nông nghiệp bền vững, các dạng năng lượng không gây ô nhiễm và các sáng kiến kinh doanh không liên quan đến việc hủy hoại môi trường và văn hóa. Nói tóm lại, những 'giấc mơ vĩ đại' này không nhằm gây mê chúng ta mà đúng hơn để được nuôi dưỡng bằng hành động cụ thể và hàng ngày”.
Nhưng “cổ vũ” Vùng Amazon có nghĩa gì? Đức Hồng Y cho biết “Như Đức Giáo Hoàng giải thích, cổ vũ Amazon có nghĩa là bảo đảm rằng từ đó phát sinh ra những điều tốt đẹp nhất. Nó có nghĩa là không thuộc địa hóa nó, không cướp bóc nó với các dự án khai thác lớn phá hủy môi trường và đe dọa người dân bản địa. Tuy nhiên, đồng thời, nó cũng có nghĩa là tránh thần thoại hóa các nền văn hóa bản địa, loại bỏ bất cứ sự trộn lẫn xào xáo nào, hoặc rơi vào thứ chủ nghĩa duy môi trường ‘chỉ biết quan tâm đến sinh quần nhưng làm ngơ các dân tộc Amazon’. Bản sắc và đối thoại là hai từ chủ chốt, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng chúng hoàn toàn không chống đối nhau. Việc quan tâm đến các giá trị văn hóa của người bản địa liên quan đến tất cả chúng ta: chúng ta phải cảm thấy đồng trách nhiệm đối với sự đa dạng của các nền văn hóa của họ.
“Từ các trang của Tông Huấn, cam kết Kitô giáo cũng xuất hiện rõ ràng, khác xa với chủ nghĩa bản xứ (nativism) khép kín hoặc chủ nghĩa duy môi trường vốn hạ giá con người, coi họ như sự hủy hoại của hành tinh. Ngoài ra, nó đề xuất một tinh thần truyền giáo táo bạo - nói về Chúa Giêsu và mang lời đề nghị sự sống mới của Người đến với người khác – sự sống viên mãn cho mỗi người và cho mọi người, trong khi chăm sóc sáng thế, trong mối tương quan với Thiên Chúa Tạo Hóa và với mọi anh chị em của chúng ta”.
Với câu hỏi: Số phận của một vùng có chi ảnh hưởng đến chúng ta? Đức Hồng Y nói rằng “Số phận của Amazon ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì mọi sự đều được nối kết qua lại với nhau và sự chăm sóc 'sinh quần quý giá này, một sinh quần hoạt động như một bộ lọc và giúp chúng ta tránh tăng nhiệt độ trái đất, là điều nền tảng cho sự lành mạnh của khí hậu hoàn cầu. Amazon, do đó, liên quan đến tất cả chúng ta một cách trực tiếp. Trong khu vực đó trên thế giới, chúng ta thấy tầm quan trọng của một hệ sinh thái toàn diện, kết hợp sự tôn trọng thiên nhiên với việc chăm sóc phẩm giá con người. Tương lai của Amazon và tương lai của các dân tộc của nó có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì sự cân bằng của hành tinh chúng ta. Trong viễn cảnh này, điều quan trọng là cho phép người dân bản địa ở lại trên các lãnh thổ của họ và chăm sóc vùng đất của họ. Khía cạnh giáo dục cũng có tầm quan trọng hàng đầu: cổ vũ các tác phong mới và thái độ mới nơi người ta. Nhiều người sống trong khu vực đó đã tiếp nhận nhiều phong tục tiêu biểu của các thành phố lớn nơi chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa vứt bỏ đang thống trị”.
Về khía cạnh mục vụ nói ở phần cuối Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay “Nó chiếm một nửa Tông Huấn, nên khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng chiều kích mục vụ là điều cốt yếu, nó bao gồm tất cả mọi điều, ngài quả có ý nói rõ ràng điều đó. Tôi có ấn tượng cao, trước hết, bởi viễn cảnh truyền giáo: không có việc 'công bố say mê' Tin Mừng, các dự án của giáo hội có nguy cơ trở thành bất phân biệt với các cơ quan phi chính phủ thế tục. Đức Giáo Hoàng giải thích rằng cam kết bảo vệ người nghèo, những người nhỏ bé nhất và những người bản địa ngụ hàm việc làm chứng cho Chúa Giêsu và đề xuất tình bạn với Người. Thông điệp xã hội bao gồm việc công bố Tin Mừng, và hạt nhân của nó, tức giáo lý sơ truyền (kerygma), bao gồm sự sống con người, phẩm giá con người, công lý và chăm sóc ngôi nhà chung. Nó công bố một Thiên Chúa vô cùng yêu thương mỗi con người và đã hy sinh Con của Người, Chúa Kitô bị đóng đinh, vì sự cứu rỗi của chúng ta”.
Về “việc hội nhập văn hóa”, một hạn từ năng được nhắc đến trong Tông Huấn, Đức Hồng Y cho hay: “Bằng cách công bố và làm chứng cho Tin Mừng, mọi thứ tốt và đẹp được mọi nền văn hóa sản sinh ra đều được trân quí, đem nó đến chỗ viên mãn dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo. Tin Mừng luôn được công bố ở một nơi chốn đặc thù, và nhờ thế hạt giống được gieo vãi. Đồng thời, Giáo hội học hỏi và làm giàu chính mình bằng cách tiếp xúc với những gì mà Chúa Thánh Thần đã gieo vãi trong nền văn hóa đặc thù đó. Đức Giáo Hoàng yêu cầu tiếng nói của người cao niên được lắng nghe và các giá trị hiện diện trong các cộng đồng nguyên thủy được nhìn nhận. Thật vậy, các dân tộc bản địa dạy chúng ta phải điều độ, hài lòng với những ít ỏi hiện có và cảm nhận được sự cần thiết phải đắm chìm trong cách sống cộng đoàn của cuộc sống chúng ta. Hội nhập văn hóa cũng có nghĩa là biết cách chấp nhận một số biểu tượng thổ dân đã tồn tại từ trước mà không ngay lập tức coi đó như một sai lạc ngoại đạo. Các biểu tượng, phong tục và văn hóa cần được liên tục thanh lọc và chín mùi. Nhưng những người thực sự hết lòng coi trọng việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô luôn tìm cách đáp ứng các nguyện vọng của các dân tộc qua nền linh đạo hội nhập văn hóa”.
Về chủ đề được Thượng Hội Đồng Amazon đề cập tới nhiều tức việc khan hiếm linh mục khiến các cộng đồng này không được dịp cử hành Bí Tích Thánh Thể, Đức Hồng Y Czerny phát biểu rằng: “Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự cần thiết mọi người phải sẵn sàng để phục vụ ngõ hầu gia tăng tần số các lần cử hành Thánh Thể, đặc biệt trong các khu vực xa xôi hẻo lánh. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng ta không nên tượng hình thừa tác vụ linh mục một cách độc khối. Tuy nhiên, chỉ có linh mục mới có thể truyền phép Thánh Thể và có thể ban Bí tích Hòa giải. Nhu cầu cấp thiết này là nguồn gốc của lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ với mọi giám mục, ngoài việc cầu nguyện cho ơn gọi, họ có thể quảng đại hơn nữa trong việc quyết định gửi đến Amazon những người tỏ ra có ơn gọi truyền giáo. Điều cũng cần thiết là thiết kế việc đào tạo biết đối thoại với các nền văn hóa bản địa. Cần có nhiều phó tế vĩnh viễn hơn nữa, và vai trò của các nữ tu và giáo dân cần được phát triển hơn nữa”.
Còn về khả thể phong chức linh mục cho các Viri Probati, Đức Hồng Y cho rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn trung thành với những gì ngài nói trước khi có Thượng hội đồng. Khả thể phong chức cho các người đàn ông có vợ có thể được Giáo hội thảo luận. Nó đã tồn tại, thí dụ, trong các Giáo hội Đông phương. Cuộc thảo luận này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, và Thượng hội đồng đã tự do bàn bạc tới nó, không phải trong sự cô lập, mà trong bối cảnh trọn vẹn của sinh hoạt Thánh Thể và thừa tác vụ. Đức Giáo Hoàng tuyên bố trong Tông Huấn rằng vấn đề không phải là con số, và sự hiện diện lớn hơn của các linh mục không phải là yêu cầu duy nhất. Điều cần thiết là cuộc sống mới trong cộng đồng, một động lực truyền giáo mới, các phục vụ mới của hàng ngũ giáo dân, việc đào tạo liên tục, tính táo bạo và sáng tạo. Điều cần thiết là sự hiện diện ở cấp địa phương các giáo dân được sinh động hóa bởi tinh thần truyền giáo và có khả năng đại diện cho bộ mặt chân chính của Giáo hội Amazon. Dường như ngài muốn chỉ rõ, điều này là cách duy nhất để ơn gọi trở lại. Đức Giáo Hoàng viết, Amazon thách thức chúng ta vượt qua các quan điểm hạn chế và không tự hài lòng với các giải pháp chỉ giải quyết một phần của tình huống. Nói cách khác, vấn đề lớn là trải nghiệm đức tin và truyền giảng Tin Mừng đổi mới”.
Về vai trò của nữ giới, Đức Hồng Y Czerny nói rằng “trong bản văn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ rằng có những cộng đồng ở Amazon, trong nhiều thập niên, đã truyền tải đức tin mà không có các linh mục, nhờ những người phụ nữ mạnh mẽ và quảng đại, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đã rửa tội, dạy giáo lý và dạy mọi người cách cầu nguyện. Chúng ta cần mở rộng quan điểm của mình và đừng suy nghĩ “một cách theo chức năng” theo đó một vai trò quan trọng hơn đối với phụ nữ chỉ có khi được liên kết với quyền được gia nhập Các Chức Thánh. Quan điểm này sẽ dẫn chúng ta tới việc giáo sĩ hóa phụ nữ, kết cục làm nghèo nàn sự đóng góp có tính nền tảng của họ. Chúng ta phải lồng điều này vào huấn quyền rộng lớn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn nhấn mạnh sự cần thiết phải tách quyền lực khỏi thừa tác vụ linh mục, vì sự kết hợp này là nguồn gốc của chủ nghĩa giáo sĩ trị.
“Mối liên hệ giữa thừa tác vụ và quyền lực là điều khiến phụ nữ không có tiếng nói, không có quyền lợi và thường không có khả thể quyết định. Vì vậy, vấn đề không phải là cho họ quyền được gia nhập thừa tác vụ thụ phong để họ có được tiếng nói và bỏ phiếu, mà là tách quyền lực ra khỏi thừa tác vụ. Mặt khác, chúng ta phải được truyền cảm hứng bởi tấm gương của họ, một điều nhắc nhở chúng ta rằng quyền lực trong Giáo hội là việc phục vụ, quảng đại và tự do. Sự xuất hiện các việc phục vụ và đặc sủng khác của phụ nữ phải được khuyến khích. Đức Giáo Hoàng nói rằng phụ nữ phải được quyền nắm giữ các chức năng và dịch vụ giáo hội không đòi phải có các Chức Thánh; và các chức năng và dịch vụ như vậy phải ổn định và được công khai nhìn nhận bằng ủy nhiệm thư của giám mục. Có lẽ đã đến lúc phải duyệt lại các thừa tác vụ giáo dân đã tồn tại trong Giáo hội, trở về với các nền tảng của chúng và cập nhật chúng bằng cách đọc chúng dưới ánh sáng thực tại hiện nay và linh hứng của Chúa Thánh Thần, và, đồng thời, tạo ra các thừa vụ ổn định mới khác với việc ‘công khai nhìn nhận và ủy nhiệm của giám mục’".
Như thế, đâu là mối tương quan giữa Tông Huấn và Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng? Đức Hồng Y Czerny cho hay “Trong phần dẫn nhập vào Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng ngài không muốn thay thế hoặc lặp lại tài liệu đó. Ngài đã trình bày nó một cách chính thức. Ngài mời gọi chúng ta đọc toàn bộ. Ngài cầu xin để toàn thể Giáo hội tự cho phép mình được làm giàu và thách thức bởi công trình này. Ngài yêu cầu mọi mục tử, các người thánh hiến và tín hữu giáo dân trong vùng Amazon cam kết sẽ áp dụng nó và cuối cùng, mọi người có thiện chí sẽ được truyền cảm hứng từ Tài liệu Sau cùng và, chắc chắn, bởi cả Querida Amazonia đẹp đẽ nữa”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video khánh thành tượng Đức Mẹ Lộ Đức và thánh Bernadette Giáo Xứ Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair, CA
VietCatholic Network
01:47 12/02/2020
Sau Thánh lễ Bổn Mạng Giáo Xứ Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức của thành phố Montclair, California ngày 11 tháng 2 năm 2020 vào lúc 6.30 chiều. Đức Cha Gerald Richard Barnes, Giám mục địa phận San Bernardino làm phép khánh thành tượng Đức Mẹ Lộ Đức và thánh Bernadette. Đầu năm ngoái, những kẻ phá hoại đã phá hủy các bức tượng gốc.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trước Đảng XIII: Chán Đảng, Bè Phái, Biến Chất Vượt Cấp
Phạm Trần
21:50 12/02/2020
Lần đầu tiên trong 90 năm có đảng, chưa bao giờ có nhiều đảng viên nghỉ hưu đã bỏ đảng không mảy may luyến tiếc mà còn hối hận cho quyết định nông cạn đã vào đảng thời niên thiếu.
Hãy đọc:
Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng…Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ. Tôi đã tự nguyện vào đảng, nay tôi tự rút ra khỏi đảng cũng là việc rất bình thường, lành mạnh đối với đảng cũng như với riêng tôi.”
Ông Phạm Đình Trọng, hiện cư ngụ tại Sài Gòn, sinh năm 1944, mang quân hàm Đại tá khi nghỉ hưu.
Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang viết vào ngày sinh nhật thứ 90 của đảng (3/2/1930-3/2/2020):”Tôi quyết định “thoái Đảng” (tức lẳng lặng bỏ Đảng, không chuyển sinh hoạt Đảng) từ giữa năm 2003 ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ngày 3/2/2020 này, tôi đã “thoái Đảng” được suýt soát 17 năm! Còn trong thực tế, xin tiết lộ điều “bí mật” sau đây: Ngay khi còn đang phục vụ trong LLVT (lực lượng võ trang), tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi! Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ! …Tôi “thoái Đảng” vào thời điểm hiện tượng trên còn hãn hữu, nhưng đến nay nó đã trở nên phổ biến. Các đảng viên ĐCSVN, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của “một thời đáng quên!”. Họ lặng lẽ, âm thầm thực hiện hành động đó, không ồn ào và công khai với bất cứ ai, trừ khi là bạn rất thân của nhau. Đến nay, đã bao nhiêu đảng viên cộng sản chọn cách này để “tạm biệt” Đảng, không một ai có thể biết chính xác, bởi Đảng giấu rất kỹ. Nhưng theo nhiều người dự đoán, con số này ước khoảng 45%! Số còn lại, mang tiếng là “vẫn yêu Đảng”, nhưng thực tế đa số họ đã “chán Đảng”, họ miễn cưỡng phải tiếp tục ở lại sinh hoạt vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến lý do hàng đầu là sợ liên lụy đến con cháu, tiếp đến là sợ ảnh hưởng đến “sổ hưu”, tức kế sinh nhai hàng ngày của họ.”
Ông Quang tự hỏi:”Vậy phong trào “thoái Đảng” do đâu mà có? “
Ông trả lời:”Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể khẳng định nó bắt đầu từ lòng tin (vào ĐCSVN) bị giảm sút, đến chỗ hồ nghi sự lãnh đạo của Đảng, và cuối cùng là mất sạch lòng tin vào Đảng. Thế là bệnh “chán Đảng”, như một hệ lụy tất yếu, nó xuất hiện trong sâu thẳm tâm can rất nhiều đảng viên. Bệnh “chán Đảng” nhanh chóng trở thành phong trào “thoái Đảng”. Căn bệnh này lây lan rất nhanh, song nó không gây nguy hiểm cho đất nước và xã hội, nhưng lại rất nguy hiểm cho đảng cầm quyền.”
Người bỏ đảng nổi tiếng năm 2018 là Giáo sư Chu Hảo,80 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ 1996 đến 2005. Trong tuyên bố ra đảng, ký ngày 26/10/2018 nhưng chỉ được lan truyền trên internet ngày 29/10 (2018), ông viết rằng Đảng Lao động VN (nay là Đảng Cộng sản) mà ông gia nhập 45 năm trước "không còn tính chính danh".
Ông Chu Hảo cho rằng đảng này (hiện có trên 4 triệu thành viên), "có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại".
Trước đó, vào ngày 25/10/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, và cáo buộc ông “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khi xuất bản những cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.
Đến ngày 15/11/2018, ông bị chính thức khai trừ khỏi đảng, sau khi ông đã tuyên bố bỏ đảng từ ngày 26/10/2018.
Sau sự việc đảng đối xử với một người được nhiều người trong và ngoài nước kính trọng như Giáo sư Chu Hảo, nhiều trí thức cũng tuyên bố ra khỏi đảng để phản đối, trong đó có Giáo sư Mạc Văn Trang và Nhà văn Nguyên Ngọc.
Trước Giáo sư Chu Hảo cũng đã có hai Giáo sư nổi tiếng khác ra khỏi đảng là Giáo sư Nguyễn Đình Cống và Giáo sư Tương Lai.
Giáo sư Cống, 83 tuổi, người đã nghỉ hưu từ Đại học Xây dựng, tuyên bố ra đảng từ ngày 03 tháng 02 năm 2016, sau khi lãnh đạo đảng không trả lời đề nghị đảng từ bỏ chủ nghĩa Cộng sán Mác-Lenin để thành lập một chế độ tự do và dân chủ với tam quyền phân lập.
Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên, Huế), Cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Ðảng Cộng sản do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo từ ngày 02-09-2017. Ông Tương Lai từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải là người có lập trường chống lệ thuộc vào Trung Hoa. Ông chỉ trích đảng Cộng sản của ông Trọng “không còn là một đảng của dân tộc”.
Nhưng trước tất cả, phải kể về quyết định ra khỏi đảng sau 45 năm là đảng viên của Luật sư Lê Hiếu Đằng (6/1/1944 – 22/1/2014), nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP. HCM.
Trước 1975, ông Đằng từng là thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông đã cùng một số lãnh đạo phong trào sinh viên-thanh niên chống chiến tranh, chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và chống Hoa Kỳ. Luật sư Lê Hiếu Đằng là khuôn mặt tiêu biểu của nhóm trí thức thân Cộng đã chạy ra bưng theo Mặt trận Giải phóng miền Nam. Nhưng sau đó thất vọng vì đảng CSVN đã không đem lại cho ông hy vọng ông từng ôm ấp khi đất nước hòa bình.
Vì vậy, theo Báck khoa toàn thư mở :”Vào tháng 8/2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông Lê Hiếu Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng Cộng sản đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại.”
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vì theo ông, "Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân."
TIẾP TỤC QUAY LƯNG
Nhưng không chỉ có bấy nhiêu người nổi tiếng đã bỏ đảng được biết đến từ năm 2013 mà còn hàng hà sa số cán bộ, đảng viên khác, nhất là giới trẻ đã âm thầm “nhạt đảng”, “khô đoàn” từ lâu khiến đảng lo sót vó.
Trước biểu hiện ngại dấn thân gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngại học tập Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lenin, không muốn gia nhập đảng và suy thoái tư tưởng, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói vào cuối năm 2017 (khi ấy ông chưa được trao chức vụ Chủ tịch nước) :”
Tôi chỉ xin lưu ý, nhấn mạnh thêm một vài điểm đặc biệt quan trọng là, hiện nay xã hội không khỏi băn khoăn trước thực trạng có một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; thậm chí có một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Ông Trọng lưu ý:”Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu, đề xuất giải pháp để khắc phục, giải quyết các vấn đề đặt ra, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi.”
Ông vạch ra rằng:”Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, một số hoạt động còn nặng về "bề nổi", dàn trải, hình thức. Một số phong trào mới chỉ thu hút đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững.
Chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở trên địa bàn dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, khu công nghiệp còn yếu. Một bộ phận cán bộ đoàn chưa bắt nhịp kịp thời với những thay đổi nhanh chóng trong nhận thức, đời sống của thanh niên. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, trong đó có trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức đoàn.”
Cuối cùng, người đứng đấu đảng khuyến cáo:”Đoàn phải coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên.
Đặc biệt, Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị".
(Trích phát biểu của Ô Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, ngày 14/12/2017)
Nguyên do thanh niên đã phai nhạt lý tưởng với đảng vì đã có rất nhiều đảng viên, nhất là lớp cha, anh có chức có quyền đã làm gương mù cho lớp trẻ bằng những hành động tham nhũng, lãng phí của công, tranh chức, chạy quyền, mua quan bán tước, mua bằng, bán dự án, cướp đất, đàn áp dân như đã xẩy ra ờ Đồng Tâm ngày 9/1/2020.
Nhưng không chỉ có Thanh niên mới chán đảng như bịt mũi trước cơm thiu mà còn cả những đảng viên, cán bộ đương chức và nghỉ hưu cũng hoặc âm thầm, hay công khai muốn xa đảng chừng nào tốt chừng ấy.
Bằng chứng đã xuất hiện những dấu hiệu không bình thường bởi thái độ thờ ơ và chán nản của đảng viên trong công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 01 năm 2021.
Tình trạng này là hậu quả của việc thi hành chưa thành công toàn diện “Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng nhìn nhận:”Bên cạnh những thành tích đạt được… những hạn chế, khuyết điểm của ngành, cụ thể chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ chưa được như mong muốn; những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn diễn biến phức tạp; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên trước sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị kết quả chưa cao.”
(trích phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 tổ chức sáng 25/12, tại Hà Nội.)
Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhìn nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng vẫn còn dang dở, do đó ông hứa sẽ:”Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, gắn với thực hiện có chiều sâu việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hoá" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, chạy chức, chạy quyền.”
( Bài phát biểu chúc Tết ngày 22/01/2020)
BỆNH KINH NIÊN
Bên cạnh những chứng tật ai cũng “biết rồi khổ lắm nói mãi” của cán bộ, đảng viên, báo chí đảng còn nhắc đến các biến chứng nan giải khác, từng được ông Hồ Chí Minh cảnh giác khi còn sống, lại đang nở hoa trong nội bộ đảng bao gồm “chủ nghĩa cá nhân”, “Óc bè phái, Bệnh kiêu ngạo- Bệnh hiếu danh, Óc hẹp hòi, Kéo bè kéo cánh, Bệnh tị nạnh, Tự kiêu, Ghen ghét, đố kỵ”
Phản ảnh tình trạng nan giải này là nội dung của bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 30/01/2020, theo đó:”
Thực tế là, những cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những tật bệnh nêu trên dường như không mất đi mà ngày càng có biểu hiện ăn sâu trong nhận thức và hành động của không ít người; trong đó, có một bộ phận không nhỏ CB, ĐV tại một số cơ quan, địa phương, đơn vị. Có thể thấy, những thói hư, tật xấu, như: Bè phái, kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, tị nạnh, tự kiêu nên sự ghen ghét, đố kỵ thường xuất hiện trong một bộ phận CB, ĐV thiếu tu dưỡng đạo đức cách mạng, sa vào CNCN. Vì ghen ghét, đố kỵ, nên khi thấy bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thậm chí cấp dưới, cán bộ trẻ giỏi hơn mình về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt được kết quả cao hơn trong công tác, nhất là được cấp trên ghi nhận với sự tín nhiệm cao thì khó chịu, “không cam tâm” với những kết quả, thành tích người khác đạt được. Bộ phận những kẻ suy thoái này không chỉ luôn soi mói, dè bỉu, không công tâm, khách quan nhìn nhận, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của đồng chí, đồng nghiệp mà còn tìm mọi cách lôi kéo những người có chung những uẩn ức như mình để cùng tìm cách cản trở mọi người xung quanh phấn đấu, tu dưỡng, vươn lên. Vì chỉ yêu bản thân, nên họ thường so sánh mình với người khác; không những không hợp tác với những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì tập thể mà còn hả hê, thậm chí tỏ vẻ thông cảm, thấu hiểu ngoài mặt nhưng trong lòng lại thỏa mãn trước thất bại của người khác. (báo QĐND, ngày 30/01/2020)
Bài báo viết tiếp :”Tuy nhiên, thực tế cho thấy những biểu hiện suy thoái này đã và đang hiện hữu tại một số địa phương, cơ quan đơn vị. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu rõ thực trạng này trong 27 biểu hiện suy thoái. Đó chính là biểu hiện đầu tiên trong 9 biểu hiện về suy thoái về đạo đức, lối sống: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”.
Những biểu hiện suy thoái này không chỉ làm nản lòng, nhụt chí và cản trở sự phấn đấu của những nhân tố tích cực, nhất là lớp cán bộ trẻ mà còn gieo rắc sự hoài nghi lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, làm xói mòn đạo đức, văn hóa Đảng, dẫn đến hiệu quả công việc kém và mất đoàn kết nội bộ. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và củng cố sự đoàn kết, thống nhất, tạo nguyên cớ cho sự nhen nhóm bè phái, lợi ích nhóm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.”
BỎ ĐẢNG TRÀN LAN
Bên cạnh chứng ung thư kinh niên này là hiện tượng cán bộ, đảng viên, kể cả quân nhân nghỉ hưu đã tìm mọi cách bỏ sinh hoạt đảng vì họ đã chán đảng lắm rồi.Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang tiết lộ số này ít nhất cũng chiếm 45% trong số những ngưởi nghỉ hưu, và số còn lại cũng chỉ tiếp tục sinh hoạt để không bị trù dập hay hại đến sổ lương hưu.
Dưới tiêu đề “Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng và những hệ lụy đáng lo ngại”, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết ngày 31/10/2017:”Gần đây, dư luận trong đảng và nhân dân tại nhiều địa phương băn khoăn, thậm chí bất bình về hiện tượng một số đảng viên sau khi nghỉ hưu không tham gia sinh hoạt Đảng ở địa bàn cư trú. Nhiều ý kiến cho rằng điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh người đảng viên, cũng như uy tín của Đảng và phần nào thể hiện sự suy thoái về chính trị, tư tưởng của một bộ phận đảng viên như Nghị quyết TW4, khóa XII đã chỉ rõ. Đáng lo ngại hơn là hiện tượng này ngày càng phổ biến tại nhiều nơi.”
Bài báo nêu đích danh:”Đảng bộ phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 527 đảng viên, phần lớn là cán bộ nghỉ hưu. Nhiều đảng viên mặc dù tuổi cao song vẫn tích cực tham gia sinh hoạt Đảng và là nòng cốt trong các phong trào, hoạt động ở khối phố, khu dân cư. Thế nhưng có đến 38 đảng viên mà đa số là cán bộ, công chức, viên chức trong đó có cả đảng viên là bộ đội sau khi nghỉ hưu lại không thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ phường.”
VOV viết tiếp:”Ông Trần Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy phường Nam Hồng cho rằng, thật đáng buồn khi có những đảng viên sau khi nghỉ hưu, đang còn sung sức, hoàn cảnh gia đình không khó khăn nhưng lại không nộp hồ sơ tham gia sinh hoạt Đảng ở nơi cư trú.
“Những đảng viên này trong quá trình sinh hoạt đảng viên ở nơi cư trú cũng đã thiếu gương mẫu, nên khi về nghỉ hưu, họ không nộp hồ sơ. Rồi họ viện nhiều lý do như phải đi làm kinh tế trong khi thực tế thu nhập thì cao, lương hưu 7,8 triệu đến 10 triệu; có người bảo phải đi thăm con, đi trông giữ cháu”
Thế rồi, dưới tiêu đề “Bỏ sinh hoạt đảng là biểu hiện cụ thể "tự diễn biến" "tự chuyển hóa", VOV cho biết:”Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng đáng buồn là tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng sau khi nghỉ hưu diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các địa phương mà ngay tại những đô thị lớn. Ông Nguyễn Anh Cường, Phó Bí thư Quận ủy Đống Đa, thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn quận, tuy số lượng đảng viên không sinh hoạt Đảng sau khi nghỉ hưu không nhiều nhưng đang có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2014 đến tháng 6/2017, có 16 đảng viên bị xóa tên, trong đó có 2 đảng viên bị xóa tên do bỏ sinh hoạt Đảng vì không chuyển hồ sơ về nơi cư trú và tỷ lệ này đang tăng lên.
Theo ông Nguyễn Anh Cường, tuy số lượng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng rất ít so với một quận có 27.000 đảng viên, nhưng đây cũng là thực tế cần phải cảnh báo.
“Đấy là một biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái về chính trị, tư tưởng. Suy thoái về chính trị tư tưởng tức là động cơ, mục đích của người ta không đúng với khi vào Đảng, thề dưới cờ Đảng. Đang đương chức đi làm, người ta nghĩ rằng Đảng viên thì có quyền lợi này, quyền lợi kia, khi về hưu người ta bảo chả phấn đấu chức quyền gì, về có khi cũng chả muốn sinh hoạt nữa, đi sinh hoạt những chỗ khác. Ham muốn khác cao hơn lý tưởng thì người ta bỏ”, ông Cường nêu thực tế. (VOV.VN)
“Tính đến tháng 1-2019, Đảng bộ thành phố Hà Nội có 52 đảng bộ trực thuộc với 2.523 tổ chức cơ sở Đảng. Tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 441.341 đồng chí, sinh hoạt tại 17.273 chi bộ. Theo Ban Tổ chức Thành ủy, hiện nay chưa có kết quả khảo sát cụ thể về tình hình đảng viên bỏ sinh hoạt đảng trong Đảng bộ, nhưng qua theo dõi trong thời gian gần đây, tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt có chiều hướng gia tăng. Trong đó, số đảng viên bỏ sinh hoạt chưa bị xem xét, xử lý nhiều nhưng mới chỉ nắm được số đảng viên bỏ sinh hoạt đã bị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 -2020 đến nay, các cấp ủy trực thuộc Thành ủy đã xem xét, quyết định xóa tên 1.141 đảng viên do bỏ sinh hoạt Đảng. Trong đó, từ tháng 6-2015 đến tháng 12-2015 là 125 đảng viên; năm 2016 là 195 đảng viên; năm 2017 là 339 đảng viên; năm 2018 là 396 đảng viên; từ tháng 1-2019 đến 3-2019 là 86 đảng viên.”
(theo Xây Dựng Đảng, ngày 18/08/2019)
Đến phiên Thành phố mang tên Hồ Chí Minh, Thủ phủ ở trong Nam thì có một báo cáo tiêu biểu đã khoe rằng :”Tính đến nay Quận 4 có 38 đảng bộ, chi bộ cơ sở với 3.915 đảng viên. Tình hình quản lý đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực, việc chuyển sinh hoạt Đảng, giải quyết miễn công tác và sinh hoạt đảng viên ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định. Các cấp ủy khu phố đã phát huy vai trò của đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tham gia xây dựng địa phương bằng những việc làm thiết thực gắn với chăm lo đời sống nhân dân, tích cực góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh….. Quận ủy cũng đã tổ chức nhiều cuộc giao ban chuyên đề, tập huấn nâng cao kỹ năng cho cấp ủy cơ sở, quản lý chặt chẽ tình hình diễn biến tư tưởng, góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên.”
“Tuy nhiên”, bài báo của Thành ủy lại mếu máo khai rằng, ”vẫn còn tình trạng nhiều đảng viên đã nghỉ hưu cư trú một nơi, sinh hoạt chi bộ tại một nơi khác; đảng viên vắng sinh hoạt chi bộ không có lý do hoặc lý do không chính đáng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đảng viên sinh hoạt chi bộ thấp (dưới 80%); một số đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi làm việc về nơi cư trú sau khi nghỉ hưu sa sút ý chí phấn đấu, thiếu gương mẫu, bỏ sinh hoạt Đảng nhiều lần; một số cấp ủy chi bộ chưa thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin quản lý đảng viên…”
(Thanhuytphcm.vn, ngày 20/9/2019)
Với tình trạng bỏ đảng bơ vơ, hay “tình nghĩa đôi ta có thế thôi” đã báo hiệu đảng rã đám chưa hay mới tả tơi trước thềm Đại hội đảng XIII?
Lý do hỏi vậy vì chuyện chán đảng của những người nghỉ hưu ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ là hạt cát trong vô số báo cáo của các Tỉnh, Thành khác trong cả nước.
Liệu ông Nguyễn Phú trọng có dám chỉ thị cho Ban Bí thư làm tổng kết tình trạng này cho toàn dân biết không?
Phạm Trần
(02/020)
Hãy đọc:
Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng…Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ. Tôi đã tự nguyện vào đảng, nay tôi tự rút ra khỏi đảng cũng là việc rất bình thường, lành mạnh đối với đảng cũng như với riêng tôi.”
Ông Phạm Đình Trọng, hiện cư ngụ tại Sài Gòn, sinh năm 1944, mang quân hàm Đại tá khi nghỉ hưu.
Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang viết vào ngày sinh nhật thứ 90 của đảng (3/2/1930-3/2/2020):”Tôi quyết định “thoái Đảng” (tức lẳng lặng bỏ Đảng, không chuyển sinh hoạt Đảng) từ giữa năm 2003 ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ngày 3/2/2020 này, tôi đã “thoái Đảng” được suýt soát 17 năm! Còn trong thực tế, xin tiết lộ điều “bí mật” sau đây: Ngay khi còn đang phục vụ trong LLVT (lực lượng võ trang), tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi! Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ! …Tôi “thoái Đảng” vào thời điểm hiện tượng trên còn hãn hữu, nhưng đến nay nó đã trở nên phổ biến. Các đảng viên ĐCSVN, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của “một thời đáng quên!”. Họ lặng lẽ, âm thầm thực hiện hành động đó, không ồn ào và công khai với bất cứ ai, trừ khi là bạn rất thân của nhau. Đến nay, đã bao nhiêu đảng viên cộng sản chọn cách này để “tạm biệt” Đảng, không một ai có thể biết chính xác, bởi Đảng giấu rất kỹ. Nhưng theo nhiều người dự đoán, con số này ước khoảng 45%! Số còn lại, mang tiếng là “vẫn yêu Đảng”, nhưng thực tế đa số họ đã “chán Đảng”, họ miễn cưỡng phải tiếp tục ở lại sinh hoạt vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến lý do hàng đầu là sợ liên lụy đến con cháu, tiếp đến là sợ ảnh hưởng đến “sổ hưu”, tức kế sinh nhai hàng ngày của họ.”
Ông Quang tự hỏi:”Vậy phong trào “thoái Đảng” do đâu mà có? “
Ông trả lời:”Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể khẳng định nó bắt đầu từ lòng tin (vào ĐCSVN) bị giảm sút, đến chỗ hồ nghi sự lãnh đạo của Đảng, và cuối cùng là mất sạch lòng tin vào Đảng. Thế là bệnh “chán Đảng”, như một hệ lụy tất yếu, nó xuất hiện trong sâu thẳm tâm can rất nhiều đảng viên. Bệnh “chán Đảng” nhanh chóng trở thành phong trào “thoái Đảng”. Căn bệnh này lây lan rất nhanh, song nó không gây nguy hiểm cho đất nước và xã hội, nhưng lại rất nguy hiểm cho đảng cầm quyền.”
Người bỏ đảng nổi tiếng năm 2018 là Giáo sư Chu Hảo,80 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ 1996 đến 2005. Trong tuyên bố ra đảng, ký ngày 26/10/2018 nhưng chỉ được lan truyền trên internet ngày 29/10 (2018), ông viết rằng Đảng Lao động VN (nay là Đảng Cộng sản) mà ông gia nhập 45 năm trước "không còn tính chính danh".
Ông Chu Hảo cho rằng đảng này (hiện có trên 4 triệu thành viên), "có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại".
Trước đó, vào ngày 25/10/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, và cáo buộc ông “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khi xuất bản những cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.
Đến ngày 15/11/2018, ông bị chính thức khai trừ khỏi đảng, sau khi ông đã tuyên bố bỏ đảng từ ngày 26/10/2018.
Sau sự việc đảng đối xử với một người được nhiều người trong và ngoài nước kính trọng như Giáo sư Chu Hảo, nhiều trí thức cũng tuyên bố ra khỏi đảng để phản đối, trong đó có Giáo sư Mạc Văn Trang và Nhà văn Nguyên Ngọc.
Trước Giáo sư Chu Hảo cũng đã có hai Giáo sư nổi tiếng khác ra khỏi đảng là Giáo sư Nguyễn Đình Cống và Giáo sư Tương Lai.
Giáo sư Cống, 83 tuổi, người đã nghỉ hưu từ Đại học Xây dựng, tuyên bố ra đảng từ ngày 03 tháng 02 năm 2016, sau khi lãnh đạo đảng không trả lời đề nghị đảng từ bỏ chủ nghĩa Cộng sán Mác-Lenin để thành lập một chế độ tự do và dân chủ với tam quyền phân lập.
Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên, Huế), Cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Ðảng Cộng sản do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo từ ngày 02-09-2017. Ông Tương Lai từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải là người có lập trường chống lệ thuộc vào Trung Hoa. Ông chỉ trích đảng Cộng sản của ông Trọng “không còn là một đảng của dân tộc”.
Nhưng trước tất cả, phải kể về quyết định ra khỏi đảng sau 45 năm là đảng viên của Luật sư Lê Hiếu Đằng (6/1/1944 – 22/1/2014), nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP. HCM.
Trước 1975, ông Đằng từng là thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông đã cùng một số lãnh đạo phong trào sinh viên-thanh niên chống chiến tranh, chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và chống Hoa Kỳ. Luật sư Lê Hiếu Đằng là khuôn mặt tiêu biểu của nhóm trí thức thân Cộng đã chạy ra bưng theo Mặt trận Giải phóng miền Nam. Nhưng sau đó thất vọng vì đảng CSVN đã không đem lại cho ông hy vọng ông từng ôm ấp khi đất nước hòa bình.
Vì vậy, theo Báck khoa toàn thư mở :”Vào tháng 8/2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông Lê Hiếu Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng Cộng sản đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại.”
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vì theo ông, "Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân."
TIẾP TỤC QUAY LƯNG
Nhưng không chỉ có bấy nhiêu người nổi tiếng đã bỏ đảng được biết đến từ năm 2013 mà còn hàng hà sa số cán bộ, đảng viên khác, nhất là giới trẻ đã âm thầm “nhạt đảng”, “khô đoàn” từ lâu khiến đảng lo sót vó.
Trước biểu hiện ngại dấn thân gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngại học tập Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lenin, không muốn gia nhập đảng và suy thoái tư tưởng, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói vào cuối năm 2017 (khi ấy ông chưa được trao chức vụ Chủ tịch nước) :”
Tôi chỉ xin lưu ý, nhấn mạnh thêm một vài điểm đặc biệt quan trọng là, hiện nay xã hội không khỏi băn khoăn trước thực trạng có một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; thậm chí có một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Ông Trọng lưu ý:”Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu, đề xuất giải pháp để khắc phục, giải quyết các vấn đề đặt ra, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi.”
Ông vạch ra rằng:”Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, một số hoạt động còn nặng về "bề nổi", dàn trải, hình thức. Một số phong trào mới chỉ thu hút đoàn viên tích cực, thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững.
Chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở trên địa bàn dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, khu công nghiệp còn yếu. Một bộ phận cán bộ đoàn chưa bắt nhịp kịp thời với những thay đổi nhanh chóng trong nhận thức, đời sống của thanh niên. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, trong đó có trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức đoàn.”
Cuối cùng, người đứng đấu đảng khuyến cáo:”Đoàn phải coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên.
Đặc biệt, Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị".
(Trích phát biểu của Ô Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, ngày 14/12/2017)
Nguyên do thanh niên đã phai nhạt lý tưởng với đảng vì đã có rất nhiều đảng viên, nhất là lớp cha, anh có chức có quyền đã làm gương mù cho lớp trẻ bằng những hành động tham nhũng, lãng phí của công, tranh chức, chạy quyền, mua quan bán tước, mua bằng, bán dự án, cướp đất, đàn áp dân như đã xẩy ra ờ Đồng Tâm ngày 9/1/2020.
Nhưng không chỉ có Thanh niên mới chán đảng như bịt mũi trước cơm thiu mà còn cả những đảng viên, cán bộ đương chức và nghỉ hưu cũng hoặc âm thầm, hay công khai muốn xa đảng chừng nào tốt chừng ấy.
Bằng chứng đã xuất hiện những dấu hiệu không bình thường bởi thái độ thờ ơ và chán nản của đảng viên trong công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 01 năm 2021.
Tình trạng này là hậu quả của việc thi hành chưa thành công toàn diện “Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng nhìn nhận:”Bên cạnh những thành tích đạt được… những hạn chế, khuyết điểm của ngành, cụ thể chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ chưa được như mong muốn; những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn diễn biến phức tạp; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên trước sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị kết quả chưa cao.”
(trích phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 tổ chức sáng 25/12, tại Hà Nội.)
Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhìn nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng vẫn còn dang dở, do đó ông hứa sẽ:”Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, gắn với thực hiện có chiều sâu việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hoá" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, chạy chức, chạy quyền.”
( Bài phát biểu chúc Tết ngày 22/01/2020)
BỆNH KINH NIÊN
Bên cạnh những chứng tật ai cũng “biết rồi khổ lắm nói mãi” của cán bộ, đảng viên, báo chí đảng còn nhắc đến các biến chứng nan giải khác, từng được ông Hồ Chí Minh cảnh giác khi còn sống, lại đang nở hoa trong nội bộ đảng bao gồm “chủ nghĩa cá nhân”, “Óc bè phái, Bệnh kiêu ngạo- Bệnh hiếu danh, Óc hẹp hòi, Kéo bè kéo cánh, Bệnh tị nạnh, Tự kiêu, Ghen ghét, đố kỵ”
Phản ảnh tình trạng nan giải này là nội dung của bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 30/01/2020, theo đó:”
Thực tế là, những cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những tật bệnh nêu trên dường như không mất đi mà ngày càng có biểu hiện ăn sâu trong nhận thức và hành động của không ít người; trong đó, có một bộ phận không nhỏ CB, ĐV tại một số cơ quan, địa phương, đơn vị. Có thể thấy, những thói hư, tật xấu, như: Bè phái, kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, tị nạnh, tự kiêu nên sự ghen ghét, đố kỵ thường xuất hiện trong một bộ phận CB, ĐV thiếu tu dưỡng đạo đức cách mạng, sa vào CNCN. Vì ghen ghét, đố kỵ, nên khi thấy bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thậm chí cấp dưới, cán bộ trẻ giỏi hơn mình về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt được kết quả cao hơn trong công tác, nhất là được cấp trên ghi nhận với sự tín nhiệm cao thì khó chịu, “không cam tâm” với những kết quả, thành tích người khác đạt được. Bộ phận những kẻ suy thoái này không chỉ luôn soi mói, dè bỉu, không công tâm, khách quan nhìn nhận, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của đồng chí, đồng nghiệp mà còn tìm mọi cách lôi kéo những người có chung những uẩn ức như mình để cùng tìm cách cản trở mọi người xung quanh phấn đấu, tu dưỡng, vươn lên. Vì chỉ yêu bản thân, nên họ thường so sánh mình với người khác; không những không hợp tác với những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì tập thể mà còn hả hê, thậm chí tỏ vẻ thông cảm, thấu hiểu ngoài mặt nhưng trong lòng lại thỏa mãn trước thất bại của người khác. (báo QĐND, ngày 30/01/2020)
Bài báo viết tiếp :”Tuy nhiên, thực tế cho thấy những biểu hiện suy thoái này đã và đang hiện hữu tại một số địa phương, cơ quan đơn vị. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu rõ thực trạng này trong 27 biểu hiện suy thoái. Đó chính là biểu hiện đầu tiên trong 9 biểu hiện về suy thoái về đạo đức, lối sống: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”.
Những biểu hiện suy thoái này không chỉ làm nản lòng, nhụt chí và cản trở sự phấn đấu của những nhân tố tích cực, nhất là lớp cán bộ trẻ mà còn gieo rắc sự hoài nghi lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, làm xói mòn đạo đức, văn hóa Đảng, dẫn đến hiệu quả công việc kém và mất đoàn kết nội bộ. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và củng cố sự đoàn kết, thống nhất, tạo nguyên cớ cho sự nhen nhóm bè phái, lợi ích nhóm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.”
BỎ ĐẢNG TRÀN LAN
Bên cạnh chứng ung thư kinh niên này là hiện tượng cán bộ, đảng viên, kể cả quân nhân nghỉ hưu đã tìm mọi cách bỏ sinh hoạt đảng vì họ đã chán đảng lắm rồi.Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang tiết lộ số này ít nhất cũng chiếm 45% trong số những ngưởi nghỉ hưu, và số còn lại cũng chỉ tiếp tục sinh hoạt để không bị trù dập hay hại đến sổ lương hưu.
Dưới tiêu đề “Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng và những hệ lụy đáng lo ngại”, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết ngày 31/10/2017:”Gần đây, dư luận trong đảng và nhân dân tại nhiều địa phương băn khoăn, thậm chí bất bình về hiện tượng một số đảng viên sau khi nghỉ hưu không tham gia sinh hoạt Đảng ở địa bàn cư trú. Nhiều ý kiến cho rằng điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh người đảng viên, cũng như uy tín của Đảng và phần nào thể hiện sự suy thoái về chính trị, tư tưởng của một bộ phận đảng viên như Nghị quyết TW4, khóa XII đã chỉ rõ. Đáng lo ngại hơn là hiện tượng này ngày càng phổ biến tại nhiều nơi.”
Bài báo nêu đích danh:”Đảng bộ phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 527 đảng viên, phần lớn là cán bộ nghỉ hưu. Nhiều đảng viên mặc dù tuổi cao song vẫn tích cực tham gia sinh hoạt Đảng và là nòng cốt trong các phong trào, hoạt động ở khối phố, khu dân cư. Thế nhưng có đến 38 đảng viên mà đa số là cán bộ, công chức, viên chức trong đó có cả đảng viên là bộ đội sau khi nghỉ hưu lại không thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ phường.”
VOV viết tiếp:”Ông Trần Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy phường Nam Hồng cho rằng, thật đáng buồn khi có những đảng viên sau khi nghỉ hưu, đang còn sung sức, hoàn cảnh gia đình không khó khăn nhưng lại không nộp hồ sơ tham gia sinh hoạt Đảng ở nơi cư trú.
“Những đảng viên này trong quá trình sinh hoạt đảng viên ở nơi cư trú cũng đã thiếu gương mẫu, nên khi về nghỉ hưu, họ không nộp hồ sơ. Rồi họ viện nhiều lý do như phải đi làm kinh tế trong khi thực tế thu nhập thì cao, lương hưu 7,8 triệu đến 10 triệu; có người bảo phải đi thăm con, đi trông giữ cháu”
Thế rồi, dưới tiêu đề “Bỏ sinh hoạt đảng là biểu hiện cụ thể "tự diễn biến" "tự chuyển hóa", VOV cho biết:”Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng đáng buồn là tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng sau khi nghỉ hưu diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các địa phương mà ngay tại những đô thị lớn. Ông Nguyễn Anh Cường, Phó Bí thư Quận ủy Đống Đa, thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn quận, tuy số lượng đảng viên không sinh hoạt Đảng sau khi nghỉ hưu không nhiều nhưng đang có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2014 đến tháng 6/2017, có 16 đảng viên bị xóa tên, trong đó có 2 đảng viên bị xóa tên do bỏ sinh hoạt Đảng vì không chuyển hồ sơ về nơi cư trú và tỷ lệ này đang tăng lên.
Theo ông Nguyễn Anh Cường, tuy số lượng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng rất ít so với một quận có 27.000 đảng viên, nhưng đây cũng là thực tế cần phải cảnh báo.
“Đấy là một biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái về chính trị, tư tưởng. Suy thoái về chính trị tư tưởng tức là động cơ, mục đích của người ta không đúng với khi vào Đảng, thề dưới cờ Đảng. Đang đương chức đi làm, người ta nghĩ rằng Đảng viên thì có quyền lợi này, quyền lợi kia, khi về hưu người ta bảo chả phấn đấu chức quyền gì, về có khi cũng chả muốn sinh hoạt nữa, đi sinh hoạt những chỗ khác. Ham muốn khác cao hơn lý tưởng thì người ta bỏ”, ông Cường nêu thực tế. (VOV.VN)
“Tính đến tháng 1-2019, Đảng bộ thành phố Hà Nội có 52 đảng bộ trực thuộc với 2.523 tổ chức cơ sở Đảng. Tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 441.341 đồng chí, sinh hoạt tại 17.273 chi bộ. Theo Ban Tổ chức Thành ủy, hiện nay chưa có kết quả khảo sát cụ thể về tình hình đảng viên bỏ sinh hoạt đảng trong Đảng bộ, nhưng qua theo dõi trong thời gian gần đây, tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt có chiều hướng gia tăng. Trong đó, số đảng viên bỏ sinh hoạt chưa bị xem xét, xử lý nhiều nhưng mới chỉ nắm được số đảng viên bỏ sinh hoạt đã bị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên. Từ đầu nhiệm kỳ 2015 -2020 đến nay, các cấp ủy trực thuộc Thành ủy đã xem xét, quyết định xóa tên 1.141 đảng viên do bỏ sinh hoạt Đảng. Trong đó, từ tháng 6-2015 đến tháng 12-2015 là 125 đảng viên; năm 2016 là 195 đảng viên; năm 2017 là 339 đảng viên; năm 2018 là 396 đảng viên; từ tháng 1-2019 đến 3-2019 là 86 đảng viên.”
(theo Xây Dựng Đảng, ngày 18/08/2019)
Đến phiên Thành phố mang tên Hồ Chí Minh, Thủ phủ ở trong Nam thì có một báo cáo tiêu biểu đã khoe rằng :”Tính đến nay Quận 4 có 38 đảng bộ, chi bộ cơ sở với 3.915 đảng viên. Tình hình quản lý đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực, việc chuyển sinh hoạt Đảng, giải quyết miễn công tác và sinh hoạt đảng viên ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định. Các cấp ủy khu phố đã phát huy vai trò của đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tham gia xây dựng địa phương bằng những việc làm thiết thực gắn với chăm lo đời sống nhân dân, tích cực góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh….. Quận ủy cũng đã tổ chức nhiều cuộc giao ban chuyên đề, tập huấn nâng cao kỹ năng cho cấp ủy cơ sở, quản lý chặt chẽ tình hình diễn biến tư tưởng, góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên.”
“Tuy nhiên”, bài báo của Thành ủy lại mếu máo khai rằng, ”vẫn còn tình trạng nhiều đảng viên đã nghỉ hưu cư trú một nơi, sinh hoạt chi bộ tại một nơi khác; đảng viên vắng sinh hoạt chi bộ không có lý do hoặc lý do không chính đáng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đảng viên sinh hoạt chi bộ thấp (dưới 80%); một số đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi làm việc về nơi cư trú sau khi nghỉ hưu sa sút ý chí phấn đấu, thiếu gương mẫu, bỏ sinh hoạt Đảng nhiều lần; một số cấp ủy chi bộ chưa thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin quản lý đảng viên…”
(Thanhuytphcm.vn, ngày 20/9/2019)
Với tình trạng bỏ đảng bơ vơ, hay “tình nghĩa đôi ta có thế thôi” đã báo hiệu đảng rã đám chưa hay mới tả tơi trước thềm Đại hội đảng XIII?
Lý do hỏi vậy vì chuyện chán đảng của những người nghỉ hưu ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ là hạt cát trong vô số báo cáo của các Tỉnh, Thành khác trong cả nước.
Liệu ông Nguyễn Phú trọng có dám chỉ thị cho Ban Bí thư làm tổng kết tình trạng này cho toàn dân biết không?
Phạm Trần
(02/020)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mười chi tộc bị thất lạc của Israel đang hồi hương
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
09:06 12/02/2020
Mười Chi Tộc Bị Thất Lạc Của Israel Đang Hồi Hương
Khi Chúa bắt dân Do Thái phải lưu vong khỏi Đất Thánh, khoảng 2.700 năm trước đây, Ngài đã hứa “Sẽ xảy ra là trong ngày ấy: Ðức Chúa lại sẽ giơ tay, chuộc lấy số sót dân Người, những kẻ còn sót lại ở Assur, và Aicập, ở Patros, Kush, Êlam, Shinơar, Khamat, và các hải đảo.” (I-sa-ia 11:11. Bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn).
Ngài đã hứa rằng một ngày nào đó, Ngài sẽ đưa các con cái từ bốn phương trời trở lại quê hương, đất của dân Do Thái: “Người sẽ phất cờ làm hiệu cho các nước, Người sẽ thâu họp lại mưu đồ của Israel, và cho đoàn tụ lại những kẻ tản mác của Yuđa, từ tứ phương thiên hạ.” (I-sa-ia 11:12)
Chúng ta cũng thấy ở sách Ê-giê-ki-el, Chúa đã cho Ê-giê-ki-el nhìn thấy những bộ xương khô được sống lại: “Người mới phán với tôi: "Hãy tuyên sấm trên các xương ấy và nói với chúng: Các xương khô kia, hãy nghe lời của Yavê! Ðức Chúa Yavê phán với các xương ấy: Này Ta sẽ đem thần khí đến trên các ngươi. Và các ngươi sẽ sống.” (Ê-giê-ki-el 37:4-5). Nhiều người Do Thái đã diễn giải khung cảnh này như sự hồi sinh của dân Do Thái và sự hồi hương về lại Đất Hứa. Như những bộ xương khô, chẳng ai tin được rằng còn sức sống, nhưng 10 chi tộc sẽ được hồi sinh và hồi hương để hâm lại sức sống trong đất Do Thái.
Những lời tiên tri bên trên, xem ra như chỉ có trong mơ nhưng cơn mơ đó đã và đang trở thành hiện thực, ngay trong lúc này. Ngược với mọi lý giải của con người, Lời của Chúa đã trở thành sự thật, và dân Do Thái đã và đang hồi hương. Chẳng có nơi nào trên thế giới mà đất đai đã chờ đợi người dân trở lại, và sau 2.000 năm (nói về nhóm phải đi đày sau thời Chúa Giêsu, sau năm 70 AD), đúng như Chúa hứa, mực còn in trên giấy, làm bằng da thú, trong Kinh Thánh.
Những người dân Do Thái hồi hương từ hướng đông như: Iran, Afghanistan, Iraq, Syria và còn nữa. Nhiều người khác đã trở về từ Châu Âu và ngay cả Châu Mỹ. Họ đã trở về từ những nước khác như Egypt (Ai-cập), Tripoli (nước Lybia), và những nhóm đông đảo từ Morocco và Yemen.
CÂU CHUYỆN VỀ 10 CHI TỘC BỊ THẤT LẠC CỦA ISRAEL
Sau triều đại của vua Solomon, vào thế kỷ thứ 10 BC (trước Chúa Giáng Sinh), 12 chi tộc của Do Thái đã tự phân chia thành 2 vương quốc. Hai chi tộc Judah và Benjamin thành lập vương quốc Judah, ở phía nam. 10 chi tộc còn lại hợp thành vương quốc Israel ở phương bắc. Thực ra, mỗi vương quốc đều có một phần của chi tộc Lê-vi, họ không có ruộng đất nhưng có có các tư tế, chuyên lo việc thờ phượng.
Các chi tộc của vương quốc phía bắc (Israel) từ chối không nhận vương quyền của Rehoboam, con trai vua Solomon. Hai chi tộc Judah và Benjamin cùng một phần của chi tộc Levi, vẫn trung thành với Rehoboam, thành lập vương quốc Judah ở phía nam.
Hai thế kỷ sau, đế quốc Assyria xâm chiếm vương quốc Israel và trong nhiều giai đoạn, họ đã từ từ phân tán cả 10 chi tộc đi các nơi khác. Kế hoạch lưu đày đó đã hoàn tất vào năm 722 BC và vương quốc Israel (phía bắc) hoàn toàn biến mất.
Mười chi tộc bị thất lạc đó là: Simeon, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Issachar, Zebulun, Manasseh, Ephraim, và một phần của Levi. Hằng ngàn năm sau và cho đến bây giờ, nhiều nhóm người đã tự nhận là dòng dõi của các chi tộc bị thất lạc, một vài tôn giáo của họ cũng tin Đấng Cứu Thế và tin có ngày hồi hương của các chi tộc.
Sử gia thời danh của Do Thái, Josephus (37-100 AD) đã viết rằng mười chi tộc thất lạc đó đã sống rải rác ở phía đông của sông Euphrates (sông này chảy qua Iraq ngày nay, từ hướng tây-bắc xuống đông-nam). Họ đã sinh sản rất nhiều, không thể đếm được.
Những người Do Thái ở Ethiopia
Câu chuyện lạ lùng nhất đã xảy ra với những con cháu của chi tộc Dan ở Ethiopia (Bắc Châu Phi). Họ thuộc nhóm 10 chi tộc phải đi lưu đày từ 27 thế kỷ trước. Qua nhiều năm, họ từng có một vương quốc cho riêng họ và luôn luôn tuân giữ Kinh Thánh. Họ tuân theo luật giữ ngày Sa-bát, luật thanh tẩy (Niddah purity), chỉ ăn thức ăn Kosher (theo luật kiêng cữ), và luôn tin tưởng rằng ngày nào đó họ sẽ hồi hương, trở về thành thánh Jerusalem.
Năm 1977, ông Menachem Begin, thủ tướng Do Thái, đã gọi vị đứng đầu ngành anh ninh, Mossad, và nói một câu mà sau này đã trở thành thời danh: “Đem dân Do Thái từ Ethiopia về cho tôi!” Họ đã thành công đem trở lại Do Thái gần 15 ngàn đồng bào đã bị thất lạc hàng ngàn năm!
Những nhóm người Pathans
Ở thời trung cổ, dân Do Thái thất lạc đã phải sống dưới lề luật của Kitô giáo, rồi Hồi giáo và mơ tưởng rằng một ngày nào đó, các chiến sĩ dũng mãnh thuộc 10 chi tộc thất lạc sẽ xuất hiện từ một vương quốc ẩn dấu, đánh bại những kẻ áp bức và đưa họ về lại quê xưa. Một nhóm có thể hoàn thành công tác đó là những người Pathans, họ là những chiến sĩ thiện chiến đã từng giúp dân Afghanistan đánh đuổi được quân xâm lược Liên Xô ra khỏi bờ cõi.
Những người Pathans thuộc chi phái Sunni của Hồi giáo này, hiện đang sống ở cả hai bên biên giới giữa các nước Afghanistan và Pakistan, và có thể xa hơn nữa tới vùng Kashmir của Ấn Độ. Người ta tin rằng họ thuộc một phần của mười chi tộc Do Thái bị thất lạc, tổng số dân Pathans được ước lượng ít nhất là 15 triệu. Có những chi tộc “nhánh” (sub-tribes) đang mang những tên vẫn còn âm hưởng Do Thái như: Rabani (Reuben), Shiwari (Shimon), Daftani (Naphtali), Sahuri (Asher), Yusuf-sai (con cháu của Yosef).
Nhóm Shin-lung
Khoảng đầu thập niên 1950, một nông dân tên là Chala thuộc chi tộc Shin-lung trong vùng biên giới giữa Ấn Độ và Burma (hay Myanmar - tức Miến Điện) đã có một giấc mộng, trong đó Chúa đã cho ông biết rằng dân Shin-lung chính là người Do Thái, thuộc chi tộc bị thất lạc Menasseh, và đã đến lúc họ phải hồi hương.
Nhiều người Shin-lung tin giấc mộng của Chala là lời tiên tri. Tổ tiên của họ có tên là Menase, âm này rất gần với chi tộc “Menasseh”. Rồi họ bắt đầu giữ các qui luật Giu-đa, thực hành bất cứ nghi thức nào họ học được từ những người Do Thái ở thành phố Bombay (Ấn Độ). Bắt đầu từ một nhóm nhỏ, nay con số đã lên đến trên 5.000 người, được gọi với tên mới là “Judaizers”. Những người này giữ ngày Sa-bát, chịu cắt bì, ăn theo luật Kashrut. Họ xây hàng chục hội đường trong những ngôi làng và thị trấn ở miền đông-bắc Ân Độ, thuộc các bang Mizoram và Manipur.
Chính phủ Do-Thái đã tỏ ra dè dặt về việc “hồi hương” này, nhưng một số dân chúng đã tự tổ chức, như nhóm Amishav (Dân tôi hồi hương), đã tìm kiếm dấu tích của mười chi tộc đã bị lưu đày từ 27 thế kỷ xưa. Họ đã đưa một nhóm nhỏ thanh niên Shin-lung về Do Thái để nhập với nhóm đã đến từ trước và với sự chấp thuận của các thày cả (Rabbis), những ai chưa “trở lại” với niềm tin Giu-đa sẽ được nhận nghi thức này.
Còn có thêm rất nhiều những câu chuyện tương tự, như 5 triệu dân thuộc chi phái Hồi giáo Sunni trong vùng cao nguyên Kashmir (tây-bắc Ấn Độ). Họ có những tên còn mang âm hưởng các địa danh trong Kinh Thánh như Mamre, Pisgah, hay núi Nevo. Họ còn tương truyền rằng ông Mô-sê đã được an táng ở Kashmir, cũng như Chúa Giê-su đã từng đến đây để tìm 10 chi tộc bị thất lạc.
Bộ tộc Chang-min có khoảng 250.000 người, đang sống trong vùng biên giới Trung Quốc và Tibet, nơi tương truyền rằng bộ tộc Shin-lung đã từng sống. Trông họ giống như những người Trung Quốc, đã từng thờ độc thần, trước khi theo Kitô giáo. Tương truyền rằng họ thuộc “dòng dõi của ông Abraham”. Khi làm lễ hiến tế, họ đã cắm 12 lá cờ chung quanh bàn thờ, để tưởng nhớ 12 chi tộc của tổ tiên.
Ngược xuống miền trung-tây của Châu Phi, có bộ tộc Ibo ở nước Nigeria. Tuy phần đông dân chúng đang theo Kitô giáo, nhưng nhiều nghi thức cổ truyền của họ đã tương tự như cách thức của người Do Thái, như cắt bì trẻ trai sau khi sinh được 8 ngày. Nếu hỏi bất cứ người Ibo nào về gốc gác của họ ở đâu, thì câu trả lời luôn là: “Do Thái”, ông Onyeulo, người đang viết một cuốn sách về nguồn gốc của bộ tộc Ibo đã nói như vậy.
Những nước khác ở phía tây Châu Phi như Senegal, Dahomey (hiện thuộc nước Benin), và Sierra đang có rất nhiều bộ tộc vẫn tự nhận là thuộc dòng dõi Do Thái. Họ có những nghi thức tổng hợp giữa Kitô giáo và niềm tin Giu-đa. Tổng số dân có thể lên đến nhiều triệu người.
Quả nhiên, cuộc tìm kiếm những chi tộc bị thất lạc đã là niềm khao khát sâu xa của người Do Thái. Qua nhiều thiên kỷ, họ đã hiểu rằng cuộc lưu đày của dân tộc họ, chính là hình phạt cho tội không xứng đáng là dân được Chúa chọn, không cố gắng sống hợp nhất với Thiên Chúa. Cuộc phân tán của 10 chi tộc, 27 thế kỷ trước đây, đã là mối đau thương đầu tiên của dân tộc, cuộc lưu đày tiên khởi. Tìm lại những chi tộc bị thất lạc đó là nối lại mối giao hòa giữa Thiên Chúa và giống dân đã được Ngài chọn, trở lại với sự tinh trắng, thánh thiêng ban đầu.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Khi Chúa bắt dân Do Thái phải lưu vong khỏi Đất Thánh, khoảng 2.700 năm trước đây, Ngài đã hứa “Sẽ xảy ra là trong ngày ấy: Ðức Chúa lại sẽ giơ tay, chuộc lấy số sót dân Người, những kẻ còn sót lại ở Assur, và Aicập, ở Patros, Kush, Êlam, Shinơar, Khamat, và các hải đảo.” (I-sa-ia 11:11. Bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn).
Ngài đã hứa rằng một ngày nào đó, Ngài sẽ đưa các con cái từ bốn phương trời trở lại quê hương, đất của dân Do Thái: “Người sẽ phất cờ làm hiệu cho các nước, Người sẽ thâu họp lại mưu đồ của Israel, và cho đoàn tụ lại những kẻ tản mác của Yuđa, từ tứ phương thiên hạ.” (I-sa-ia 11:12)
Chúng ta cũng thấy ở sách Ê-giê-ki-el, Chúa đã cho Ê-giê-ki-el nhìn thấy những bộ xương khô được sống lại: “Người mới phán với tôi: "Hãy tuyên sấm trên các xương ấy và nói với chúng: Các xương khô kia, hãy nghe lời của Yavê! Ðức Chúa Yavê phán với các xương ấy: Này Ta sẽ đem thần khí đến trên các ngươi. Và các ngươi sẽ sống.” (Ê-giê-ki-el 37:4-5). Nhiều người Do Thái đã diễn giải khung cảnh này như sự hồi sinh của dân Do Thái và sự hồi hương về lại Đất Hứa. Như những bộ xương khô, chẳng ai tin được rằng còn sức sống, nhưng 10 chi tộc sẽ được hồi sinh và hồi hương để hâm lại sức sống trong đất Do Thái.
Những lời tiên tri bên trên, xem ra như chỉ có trong mơ nhưng cơn mơ đó đã và đang trở thành hiện thực, ngay trong lúc này. Ngược với mọi lý giải của con người, Lời của Chúa đã trở thành sự thật, và dân Do Thái đã và đang hồi hương. Chẳng có nơi nào trên thế giới mà đất đai đã chờ đợi người dân trở lại, và sau 2.000 năm (nói về nhóm phải đi đày sau thời Chúa Giêsu, sau năm 70 AD), đúng như Chúa hứa, mực còn in trên giấy, làm bằng da thú, trong Kinh Thánh.
Những người dân Do Thái hồi hương từ hướng đông như: Iran, Afghanistan, Iraq, Syria và còn nữa. Nhiều người khác đã trở về từ Châu Âu và ngay cả Châu Mỹ. Họ đã trở về từ những nước khác như Egypt (Ai-cập), Tripoli (nước Lybia), và những nhóm đông đảo từ Morocco và Yemen.
CÂU CHUYỆN VỀ 10 CHI TỘC BỊ THẤT LẠC CỦA ISRAEL
Sau triều đại của vua Solomon, vào thế kỷ thứ 10 BC (trước Chúa Giáng Sinh), 12 chi tộc của Do Thái đã tự phân chia thành 2 vương quốc. Hai chi tộc Judah và Benjamin thành lập vương quốc Judah, ở phía nam. 10 chi tộc còn lại hợp thành vương quốc Israel ở phương bắc. Thực ra, mỗi vương quốc đều có một phần của chi tộc Lê-vi, họ không có ruộng đất nhưng có có các tư tế, chuyên lo việc thờ phượng.
Các chi tộc của vương quốc phía bắc (Israel) từ chối không nhận vương quyền của Rehoboam, con trai vua Solomon. Hai chi tộc Judah và Benjamin cùng một phần của chi tộc Levi, vẫn trung thành với Rehoboam, thành lập vương quốc Judah ở phía nam.
Hai thế kỷ sau, đế quốc Assyria xâm chiếm vương quốc Israel và trong nhiều giai đoạn, họ đã từ từ phân tán cả 10 chi tộc đi các nơi khác. Kế hoạch lưu đày đó đã hoàn tất vào năm 722 BC và vương quốc Israel (phía bắc) hoàn toàn biến mất.
Mười chi tộc bị thất lạc đó là: Simeon, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Issachar, Zebulun, Manasseh, Ephraim, và một phần của Levi. Hằng ngàn năm sau và cho đến bây giờ, nhiều nhóm người đã tự nhận là dòng dõi của các chi tộc bị thất lạc, một vài tôn giáo của họ cũng tin Đấng Cứu Thế và tin có ngày hồi hương của các chi tộc.
Sử gia thời danh của Do Thái, Josephus (37-100 AD) đã viết rằng mười chi tộc thất lạc đó đã sống rải rác ở phía đông của sông Euphrates (sông này chảy qua Iraq ngày nay, từ hướng tây-bắc xuống đông-nam). Họ đã sinh sản rất nhiều, không thể đếm được.
Những người Do Thái ở Ethiopia
Năm 1977, ông Menachem Begin, thủ tướng Do Thái, đã gọi vị đứng đầu ngành anh ninh, Mossad, và nói một câu mà sau này đã trở thành thời danh: “Đem dân Do Thái từ Ethiopia về cho tôi!” Họ đã thành công đem trở lại Do Thái gần 15 ngàn đồng bào đã bị thất lạc hàng ngàn năm!
Những nhóm người Pathans
Ở thời trung cổ, dân Do Thái thất lạc đã phải sống dưới lề luật của Kitô giáo, rồi Hồi giáo và mơ tưởng rằng một ngày nào đó, các chiến sĩ dũng mãnh thuộc 10 chi tộc thất lạc sẽ xuất hiện từ một vương quốc ẩn dấu, đánh bại những kẻ áp bức và đưa họ về lại quê xưa. Một nhóm có thể hoàn thành công tác đó là những người Pathans, họ là những chiến sĩ thiện chiến đã từng giúp dân Afghanistan đánh đuổi được quân xâm lược Liên Xô ra khỏi bờ cõi.
Những người Pathans thuộc chi phái Sunni của Hồi giáo này, hiện đang sống ở cả hai bên biên giới giữa các nước Afghanistan và Pakistan, và có thể xa hơn nữa tới vùng Kashmir của Ấn Độ. Người ta tin rằng họ thuộc một phần của mười chi tộc Do Thái bị thất lạc, tổng số dân Pathans được ước lượng ít nhất là 15 triệu. Có những chi tộc “nhánh” (sub-tribes) đang mang những tên vẫn còn âm hưởng Do Thái như: Rabani (Reuben), Shiwari (Shimon), Daftani (Naphtali), Sahuri (Asher), Yusuf-sai (con cháu của Yosef).
Nhóm Shin-lung
Khoảng đầu thập niên 1950, một nông dân tên là Chala thuộc chi tộc Shin-lung trong vùng biên giới giữa Ấn Độ và Burma (hay Myanmar - tức Miến Điện) đã có một giấc mộng, trong đó Chúa đã cho ông biết rằng dân Shin-lung chính là người Do Thái, thuộc chi tộc bị thất lạc Menasseh, và đã đến lúc họ phải hồi hương.
Nhiều người Shin-lung tin giấc mộng của Chala là lời tiên tri. Tổ tiên của họ có tên là Menase, âm này rất gần với chi tộc “Menasseh”. Rồi họ bắt đầu giữ các qui luật Giu-đa, thực hành bất cứ nghi thức nào họ học được từ những người Do Thái ở thành phố Bombay (Ấn Độ). Bắt đầu từ một nhóm nhỏ, nay con số đã lên đến trên 5.000 người, được gọi với tên mới là “Judaizers”. Những người này giữ ngày Sa-bát, chịu cắt bì, ăn theo luật Kashrut. Họ xây hàng chục hội đường trong những ngôi làng và thị trấn ở miền đông-bắc Ân Độ, thuộc các bang Mizoram và Manipur.
Chính phủ Do-Thái đã tỏ ra dè dặt về việc “hồi hương” này, nhưng một số dân chúng đã tự tổ chức, như nhóm Amishav (Dân tôi hồi hương), đã tìm kiếm dấu tích của mười chi tộc đã bị lưu đày từ 27 thế kỷ xưa. Họ đã đưa một nhóm nhỏ thanh niên Shin-lung về Do Thái để nhập với nhóm đã đến từ trước và với sự chấp thuận của các thày cả (Rabbis), những ai chưa “trở lại” với niềm tin Giu-đa sẽ được nhận nghi thức này.
Còn có thêm rất nhiều những câu chuyện tương tự, như 5 triệu dân thuộc chi phái Hồi giáo Sunni trong vùng cao nguyên Kashmir (tây-bắc Ấn Độ). Họ có những tên còn mang âm hưởng các địa danh trong Kinh Thánh như Mamre, Pisgah, hay núi Nevo. Họ còn tương truyền rằng ông Mô-sê đã được an táng ở Kashmir, cũng như Chúa Giê-su đã từng đến đây để tìm 10 chi tộc bị thất lạc.
Bộ tộc Chang-min có khoảng 250.000 người, đang sống trong vùng biên giới Trung Quốc và Tibet, nơi tương truyền rằng bộ tộc Shin-lung đã từng sống. Trông họ giống như những người Trung Quốc, đã từng thờ độc thần, trước khi theo Kitô giáo. Tương truyền rằng họ thuộc “dòng dõi của ông Abraham”. Khi làm lễ hiến tế, họ đã cắm 12 lá cờ chung quanh bàn thờ, để tưởng nhớ 12 chi tộc của tổ tiên.
Ngược xuống miền trung-tây của Châu Phi, có bộ tộc Ibo ở nước Nigeria. Tuy phần đông dân chúng đang theo Kitô giáo, nhưng nhiều nghi thức cổ truyền của họ đã tương tự như cách thức của người Do Thái, như cắt bì trẻ trai sau khi sinh được 8 ngày. Nếu hỏi bất cứ người Ibo nào về gốc gác của họ ở đâu, thì câu trả lời luôn là: “Do Thái”, ông Onyeulo, người đang viết một cuốn sách về nguồn gốc của bộ tộc Ibo đã nói như vậy.
Những nước khác ở phía tây Châu Phi như Senegal, Dahomey (hiện thuộc nước Benin), và Sierra đang có rất nhiều bộ tộc vẫn tự nhận là thuộc dòng dõi Do Thái. Họ có những nghi thức tổng hợp giữa Kitô giáo và niềm tin Giu-đa. Tổng số dân có thể lên đến nhiều triệu người.
Quả nhiên, cuộc tìm kiếm những chi tộc bị thất lạc đã là niềm khao khát sâu xa của người Do Thái. Qua nhiều thiên kỷ, họ đã hiểu rằng cuộc lưu đày của dân tộc họ, chính là hình phạt cho tội không xứng đáng là dân được Chúa chọn, không cố gắng sống hợp nhất với Thiên Chúa. Cuộc phân tán của 10 chi tộc, 27 thế kỷ trước đây, đã là mối đau thương đầu tiên của dân tộc, cuộc lưu đày tiên khởi. Tìm lại những chi tộc bị thất lạc đó là nối lại mối giao hòa giữa Thiên Chúa và giống dân đã được Ngài chọn, trở lại với sự tinh trắng, thánh thiêng ban đầu.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
VietCatholic TV
Cha Bernardo Cervellera cho biết Trung Quốc trấn áp những người đưa thông tin trung thực.
Giáo Hội Năm Châu
15:54 12/02/2020
Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus đang tiếp tục tăng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 97 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,113 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh.
Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, và là một chuyên gia về Trung Quốc có trụ sở ở Rôma, là người đã từng giảng dạy nhiều năm tại Đại Học Bắc Kinh, vừa có bài tường thuật sau về sự bưng bít thông tin của Bắc Kinh trong dịch bệnh Coronavirus.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thế giới có thể đang ca ngợi cách thức nổi bật của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của coronavirus, nhưng không ai muốn nhắc đến thành công của nước này trong việc chống lại thông tin tự do mà bọn cầm quyền nước này cho là một thứ “virus” khác.
Các nhà báo, luật sư, giáo sư và bác sĩ nào dám bày tỏ mối quan tâm hoặc truyền lại những hình ảnh và dữ liệu bị cho là không phù hợp với các nguồn chính thức đã bị cảnh sát đe dọa, hoặc thậm chí còn bị giam giữ.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin cảnh sát đã bắt giữ nhà báo và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và “cách ly” anh ta (như một bệnh nhân coronavirus) vì các videos của anh từ Vũ Hán. [Luật sư Trần đã nổi tiếng với một câu nói thời danh khi mô tả về cách thức bệnh viện Trung ương Vũ Hán xua đuổi những người dân tìm kiếm trợ giúp về y tế trong bối cảnh hoang mang có mắc phải căn bệnh quái ác này không, sau khi đã có các triệu chứng đáng âu lo. Anh nói: “Có nhà nước nào lại khốn nạn như thế không?” – chú thích của người dịch]
Một trong những báo cáo mới nhất của luật sư Trần tập trung vào các bệnh viện mới được xây dựng cấp tốc trong vài ngày.
Nhà báo này cho biết các bệnh viện này không được thiết kế để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, mà chỉ đơn giản là các “bệnh viện chiến trường”, với hàng trăm bệnh nhân chất đống trong các phòng bệnh, thường không được khám hay điều trị gì cả.
Một nạn nhân khác của cảnh sát là Giáo sư Chu Hiền Nhất (Zhou Xuanyi - 周贤一), một triết gia tại Đại học Vũ Hán, là người đã bị chính các sinh viên của mình báo cáo với cảnh sát vì đã nói trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng giới lãnh đạo tại Vũ Hán đã chậm trễ trong việc giải quyết dịch bệnh và thông báo cho công chúng về nguy cơ của nó.
Giáo sư Chu đã bị tố cáo vì dám “chất vấn Đảng Cộng sản” và “thù ghét đất nước của chính mình”.
Mặc dù Thị trưởng Vũ Hán và nhà cầm quyền cũng thừa nhận rằng họ hành động quá muộn, Học viện Khoa học Xã hội, nơi Giáo sư Chu làm việc, đã đưa ra một thông báo nói rằng vị Giáo sư này đã “vi phạm các hướng dẫn về hành vi chuyên nghiệp của giáo viên đại học trong kỷ nguyên mới dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.”
Đài Á Châu Tự Do cũng báo cáo về việc bắt giữ ông Quách Quân (Guo Quan - 郭全), một nhà hoạt động dân chủ và cựu giảng viên đại học, ở Nam Kinh.
Cuộc đàn áp đã trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nhiều người Trung Quốc bày tỏ nỗi buồn và chỉ trích bọn cầm quyền về cái chết của Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và cảnh sát, cũng như cấp trên tại bệnh viện đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ một bệnh nhân.
Hôm thứ Ba, tờ Tài Tân (Caixin - 财新) đã công bố cuộc phỏng vấn với hai bác sĩ khác chịu chung số phận với bác sĩ Lương. Đó là bác sĩ Tạ Lâm Ca (Xie Linka - 谢琳卡), là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại trung tâm ung bướu của Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, và bác sĩ Lưu Văn (Liu Wen - 刘雯), làm việc tại khoa thần kinh của Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Vào tháng 12, họ cũng đã cố gắng thông báo cho những người khác về bệnh viêm phổi kỳ lạ ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, nhưng cả hai bị cảnh sát ngăn chặn.
Hai nhân vật trí thức nổi tiếng của Trung Quốc đã lên tiếng chống lại sự thiếu tự do thông tin. Đó là Giáo sư Từ Chương Nhuận (Xu Zhangrun - 徐章润) tại Đại học Luật Khoa Thanh Hóa (Tsinghua -清华) và ông Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇),cựu giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh.
Giáo sư Từ Chương Nhuận đã công bố một bài tiểu luận chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc vì đã không kiểm soát được dịch coronavirus. Ông Từ Chí Dũng đã công bố một bài báo trên các phương tiện truyền thông xã hội yêu cầu Tập Cận Bình từ chức vì không có khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng lớn. Bây giờ cả hai đều có nguy cơ đi tù.
Rõ ràng là kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, một lệnh cấm vận thông tin đã gây hại cho người dân ở Trung Quốc và trên thế giới, khiến cho virus lây lan gần như tự do trong nhiều tuần lễ.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới - với sự dè dặt không dám tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ca ngợi quá mức “phương pháp Trung Quốc” trong việc ngăn chặn dịch bệnh – phải chăng đã bị Bắc Kinh nắm trong tay khi không đòi hỏi tự do thông tin và các kiểm tra độc lập hơn về tình hình.
Trên thực tế, cho đến nay, những con số về tử vong và nhiễm trùng là những con số được độc quyền cung cấp bởi các cơ quan y tế Trung Quốc.
Mặc dù khen ngợi hành động của Bắc Kinh, nhiều quốc gia đã đóng cửa các đường dây liên lạc với Trung Quốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Điều này cho thấy rằng họ có ít niềm tin vào những gì chính quyền Trung Quốc nói, nhưng sự im lặng của họ đã cho phép Bắc Kinh đàn áp mọi hình thức chỉ trích tại Hoa Lục.
Source:Asia NewsChina cracking down on the free information virus about the epidemic
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,113 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh.
Cha Bernardo Cervellera, Giám Đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, và là một chuyên gia về Trung Quốc có trụ sở ở Rôma, là người đã từng giảng dạy nhiều năm tại Đại Học Bắc Kinh, vừa có bài tường thuật sau về sự bưng bít thông tin của Bắc Kinh trong dịch bệnh Coronavirus.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thế giới có thể đang ca ngợi cách thức nổi bật của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của coronavirus, nhưng không ai muốn nhắc đến thành công của nước này trong việc chống lại thông tin tự do mà bọn cầm quyền nước này cho là một thứ “virus” khác.
Các nhà báo, luật sư, giáo sư và bác sĩ nào dám bày tỏ mối quan tâm hoặc truyền lại những hình ảnh và dữ liệu bị cho là không phù hợp với các nguồn chính thức đã bị cảnh sát đe dọa, hoặc thậm chí còn bị giam giữ.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin cảnh sát đã bắt giữ nhà báo và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và “cách ly” anh ta (như một bệnh nhân coronavirus) vì các videos của anh từ Vũ Hán. [Luật sư Trần đã nổi tiếng với một câu nói thời danh khi mô tả về cách thức bệnh viện Trung ương Vũ Hán xua đuổi những người dân tìm kiếm trợ giúp về y tế trong bối cảnh hoang mang có mắc phải căn bệnh quái ác này không, sau khi đã có các triệu chứng đáng âu lo. Anh nói: “Có nhà nước nào lại khốn nạn như thế không?” – chú thích của người dịch]
Một trong những báo cáo mới nhất của luật sư Trần tập trung vào các bệnh viện mới được xây dựng cấp tốc trong vài ngày.
Nhà báo này cho biết các bệnh viện này không được thiết kế để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, mà chỉ đơn giản là các “bệnh viện chiến trường”, với hàng trăm bệnh nhân chất đống trong các phòng bệnh, thường không được khám hay điều trị gì cả.
Một nạn nhân khác của cảnh sát là Giáo sư Chu Hiền Nhất (Zhou Xuanyi - 周贤一), một triết gia tại Đại học Vũ Hán, là người đã bị chính các sinh viên của mình báo cáo với cảnh sát vì đã nói trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng giới lãnh đạo tại Vũ Hán đã chậm trễ trong việc giải quyết dịch bệnh và thông báo cho công chúng về nguy cơ của nó.
Giáo sư Chu đã bị tố cáo vì dám “chất vấn Đảng Cộng sản” và “thù ghét đất nước của chính mình”.
Mặc dù Thị trưởng Vũ Hán và nhà cầm quyền cũng thừa nhận rằng họ hành động quá muộn, Học viện Khoa học Xã hội, nơi Giáo sư Chu làm việc, đã đưa ra một thông báo nói rằng vị Giáo sư này đã “vi phạm các hướng dẫn về hành vi chuyên nghiệp của giáo viên đại học trong kỷ nguyên mới dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.”
Đài Á Châu Tự Do cũng báo cáo về việc bắt giữ ông Quách Quân (Guo Quan - 郭全), một nhà hoạt động dân chủ và cựu giảng viên đại học, ở Nam Kinh.
Cuộc đàn áp đã trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nhiều người Trung Quốc bày tỏ nỗi buồn và chỉ trích bọn cầm quyền về cái chết của Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và cảnh sát, cũng như cấp trên tại bệnh viện đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ một bệnh nhân.
Hôm thứ Ba, tờ Tài Tân (Caixin - 财新) đã công bố cuộc phỏng vấn với hai bác sĩ khác chịu chung số phận với bác sĩ Lương. Đó là bác sĩ Tạ Lâm Ca (Xie Linka - 谢琳卡), là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại trung tâm ung bướu của Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, và bác sĩ Lưu Văn (Liu Wen - 刘雯), làm việc tại khoa thần kinh của Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Vào tháng 12, họ cũng đã cố gắng thông báo cho những người khác về bệnh viêm phổi kỳ lạ ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, nhưng cả hai bị cảnh sát ngăn chặn.
Hai nhân vật trí thức nổi tiếng của Trung Quốc đã lên tiếng chống lại sự thiếu tự do thông tin. Đó là Giáo sư Từ Chương Nhuận (Xu Zhangrun - 徐章润) tại Đại học Luật Khoa Thanh Hóa (Tsinghua -清华) và ông Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇),cựu giảng viên tại Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh.
Giáo sư Từ Chương Nhuận đã công bố một bài tiểu luận chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc vì đã không kiểm soát được dịch coronavirus. Ông Từ Chí Dũng đã công bố một bài báo trên các phương tiện truyền thông xã hội yêu cầu Tập Cận Bình từ chức vì không có khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng lớn. Bây giờ cả hai đều có nguy cơ đi tù.
Rõ ràng là kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, một lệnh cấm vận thông tin đã gây hại cho người dân ở Trung Quốc và trên thế giới, khiến cho virus lây lan gần như tự do trong nhiều tuần lễ.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới - với sự dè dặt không dám tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ca ngợi quá mức “phương pháp Trung Quốc” trong việc ngăn chặn dịch bệnh – phải chăng đã bị Bắc Kinh nắm trong tay khi không đòi hỏi tự do thông tin và các kiểm tra độc lập hơn về tình hình.
Trên thực tế, cho đến nay, những con số về tử vong và nhiễm trùng là những con số được độc quyền cung cấp bởi các cơ quan y tế Trung Quốc.
Mặc dù khen ngợi hành động của Bắc Kinh, nhiều quốc gia đã đóng cửa các đường dây liên lạc với Trung Quốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Điều này cho thấy rằng họ có ít niềm tin vào những gì chính quyền Trung Quốc nói, nhưng sự im lặng của họ đã cho phép Bắc Kinh đàn áp mọi hình thức chỉ trích tại Hoa Lục.
Source:Asia News
Giáo dân Vũ Hán lo âu: Hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm virus vì kiệt sức. Số tử vong ngày càng tăng cao.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 12/02/2020
1. Giáo dân Vũ Hán cho biết hàng ngàn nhân viên y tế nhiễm virus. Di tản khẩn cấp tại Singapore sáng thứ Tư
Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus vẫn đang tiếp tục tăng ở mức kinh hoàng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 98 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,114 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653 người. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, là tâm chấn của dịch bệnh.
Nguồn tin của Giáo Hội địa phương ở Vũ Hán bày tỏ âu lo với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng tổn thất sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới vì tình trạng thiếu các dụng cụ y khoa và các nhân viên y tế kiệt sức, thậm chí hàng ngàn y tá và bác sĩ đã nhiễm bệnh.
Các bệnh viện ở Vũ Hán thiếu nguồn cung cấp y tế như khẩu trang, kính bảo hộ và các bộ quần áo chống lây nhiễm. Vì sự thiếu hụt này, trong thời gian làm việc hàng chục giờ, các bác sĩ và y tá chỉ được cung cấp một bộ đồ mặc trong suốt ca trực. Do đó, họ không dám ăn trưa và hạn chế đi vệ sinh. Tình trạng kiệt sức và thiếu các quần áo chống lây nhiễm đã khiến hàng ngàn y tá và bác sĩ nhiễm bệnh.
Một thiếu sót nghiêm trọng là thiếu oxy. Nhiều bệnh nhân bị viêm phổi cấp tính rất cần mặt nạ oxy và dưỡng khí, nhưng không có đủ bình oxy và các máy thở.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng Hai, ngân hàng DBS, là ngân hàng lớn nhất của Singapore đã di tản khẩn cấp 300 nhân viên khỏi trụ sở chính sau khi một nhân viên làm việc tại đây vừa được xác nhận nhiễm coronavirus.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn DBS, là ông Tạ Cung Tử (Tse Koon Shee - 谢恭子)cho biết như sau trong công văn gởi đến các nhân viên:
“Tôi rất tiếc phải thông báo với các bạn rằng có một trường hợp nhiễm coronavirus tại DBS Asia Central ở lầu 43 vừa được xác nhận ngày hôm nay. Để phòng ngừa, tất cả 300 nhân viên đang làm việc ở lầu 43 trong tòa nhà MBFC phải di tản ngay và sẽ làm việc tại nhà trong thời gian này.”
Nhân viên bị nhiễm bệnh này cảm thấy không khoẻ khi đi làm vào hôm thứ Ba, và đã được đưa vào bệnh viện vào buổi chiều cùng ngày. Sau các xét nghiệm, sáng thứ Tư, anh ta đã báo cáo với cấp trên mình bị nhiễm virus.
Trong cuộc họp báo sau đó, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS vừa nêu.
2. Giáo dân đau buồn trước cái chết quá thê thảm của cha sở tỏa ngát hương thơm thánh thiện
Hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Giám Mục giáo phận Tucson đã ra thông báo chính thức về cái chết của một linh mục địa phương, sau khi nhiều người không thể nào tin nổi trước tin đồn ngài đã từ giã cuộc đời một cách thê thảm.
Thông báo viết:
“Với một tâm hồn rất nặng nề, tôi đau buồn thông báo với anh chị em rằng Cha Raul Valencia, Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson, đã gặp một tai nạn xe hơi thảm khốc hôm nay và đã qua đời,” Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson viết.
“Tin tức này ập đến như một cú sốc rất lớn đối với gia đình, giáo dân và bạn bè của ngài. Các viên chức của Bộ An toàn Công cộng đã thông báo cho gia đình ngài biết rằng cái chết diễn ra tức thời,” Đức Cha Weisenburger nói.
“Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho Cha Valencia, gia đình và giáo xứ của ngài. Tất nhiên, cái chết của một linh mục cũng ảnh hưởng sâu sắc đến linh mục đoàn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Raul Valencia. Ngài rất nhỏ con, chỉ cao có 1 mét 28.
Cha Raul Valencia là vị linh mục mà hương thơm thánh thiện tỏa ngát của ngài đã hoán cải được nhiều người.
Cha Valencia, 60 tuổi, là một người yêu mến chức tư tế. Ngài tốt nghiệp nha khoa bác sĩ và đã hành nghề nha sĩ hơn 11 năm tại Nogales, Mễ Tây Cơ - một thị trấn biên giới đối diện với Nogales, Arizona, Hoa Kỳ là nơi ngài sinh ra và lớn lên. Mặc dù kiếm tiền dễ dàng như thế, Valencia có một lòng đạo sâu sắc nên ngài quyết định bỏ mọi sự vào năm 1997 để gia nhập chủng viện Juan Navarrete y Guerrero. Năm sau, ngài chuyển đến chủng viện Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Tổng giáo phận San Antonio, Texas, nơi ngài hoàn thành chương trình thần học vào năm 2002.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 2003 và được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Monica, nơi ngài phục vụ trong một năm trước khi được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Jude Thaddeus tại San Luis, Arizona, nơi ngài phục vụ cho đến khi trở thành Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson.
Theo truyền thông địa phương, sáng 7 tháng Hai, sau khi về thăm gia đình ở Nogales, trên đường trở lại giáo xứ của mình, Cha Valencia đã gặp tai nạn trên xa lộ liên tiểu bang 19. Vì ngài nhỏ con nên ngài lái một chiếc xe rất nhỏ cho vừa với kích thước của mình. Vì thế, khi tai nạn xảy ra chiếc xe của ngài bị co dúm lại và ngài qua đời tức khắc, trong khi chiếc xe gây ra tai nạn cho ngài được báo cáo là cả người và xe đều không hề hấn gì.
Anh chị em giáo dân đã viếng xác cha Valencia từ 6 đến 10 giờ tối thứ Hai 10 tháng 2. Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày thứ Ba lúc 10 giờ sáng tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nogales. Đức Cha Jose Leopoldo González, Giám Mục Nogales là chủ tế trong thánh lễ.
Một thánh lễ an táng khác được tổ chức vào ngày thứ Ba 11 tháng 2 lúc 1:30 chiều tại nhà thờ thánh Augustinô ở Tucson do Đức Cha Edward Weisenburger làm chủ tế. Thi hài của ngài đã được chôn cất tại Nghĩa trang Holy Hope ở Tucson.
Cha Edson Elizarras, Cha sở giáo xứ tại Saint Christopher ở Marana gần đó, đã quen biết với Cha Valencia từ thời trung học. Ngài nói với đài truyền hình KVOA 4 rằng vị linh mục quá cố là người có tính cách rất ngoại thường.
Ngài rất ủng hộ và khích lệ mọi người và luôn nói “Si se puede, bạn có thể làm điều đó, đừng sợ, hãy can đảm trong Chúa”.
3. Vị Giám mục cao niên nhất nước Pháp đã qua đời.
Vị giám mục cao niên nhất nước Pháp, Ðức Cha Georges-Hilaire Dupont đã từ trần hôm 29 tháng Giêng năm 2020 tại tỉnh Manche miền Normandie, hưởng thọ 100 tuổi.
Đức Cha Dupont sinh ngày 16 tháng 11 năm 1919 tại Virey, nước Pháp. Ngài gia nhập dòng thừa sai Hiến Sinh Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, và được thụ phong linh mục ngày 9 tháng Năm, 1943.
Ngài đi truyền giáo tại nhiều nước Phi châu. Ngài đã từng tham dự Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Ngày 16 tháng Giêng, 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Pala của Cộng hòa Tchad. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 1 tháng Năm, 1964.
Ngài từ chức vào ngày 28 tháng Sáu, 1975, và trở về Pháp làm cha sở miền quê, trước tiên tại đảo Corse, rồi đến miền Vaucluse, và sau cùng tại miền Normandie.
Năm 2012, Ðức Cha Dupont tham gia phái đoàn 12 giám mục và linh mục tham dự Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến.
4. Ðức Thượng phụ Kirill đề nghị nhắc đến Thiên Chúa trong hiến pháp của Nga.
Trong dịp kỷ niệm 11 năm ngày được bầu làm Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, Ðức Thượng phụ Kirill đã đề nghị Tổng thống Putin của Nga đề cập đến Thiên Chúa trong hiến pháp nước này.
Giài thích về yêu cầu của mình, Ðức Thượng phụ Kirill nói: “Chúng ta cầu nguyện và cố gắng để Thiên Chúa sẽ được nhắc đến trong luật cơ bản của chúng ta, vì phần lớn công dân Nga tin vào Thiên Chúa”. Do đó, “nếu trong quốc ca có thể có những từ mà quê hương được Chúa bảo vệ, tại sao không thể nói như thế trong Hiến pháp?”. Theo Ðức Thượng phụ, đức tin vào Thiên Chúa là một lý tưởng vượt trội, có khả năng hình thành đạo đức cá nhân, xã hội và chính trị.
Sau buổi lễ, Ðức Thượng phụ đã cảm ơn Tổng thống Putin vì đã đặt ưu tiên cho các mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nga trong thập kỷ qua. Tổng thống Putin cũng cảm ơn Ðức Thượng phụ: “Mười một năm trôi qua rất nhanh, ngài có thể không nhận thấy, nhưng chúng tôi đã nhận thấy hoạt động không mệt mỏi của ngài, toàn bộ xã hội Nga đã được hưởng lợi từ đó”.
Các thành viên của Ủy ban sửa đổi hiến pháp đã ngay lập tức xem xét đề xuất của Ðức Thượng phụ, phát triển ý tưởng đưa “Lời nói đầu” có đề cập đến niềm tin Chính thống giáo vào điều lệ cơ bản, hoặc viết lại các điều khoản trong phần giới thiệu, bên cạnh niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ thêm vào “những công trạng anh hùng về sự hy sinh của dân tộc Nga trong Thế chiến thứ hai”.
Ðại diện Hồi giáo, Mufti Talgat Tadzhuddin đã ủng hộ đề xuất của Ðức Thượng phụ Kirill và bên cạnh những tham chiếu đến Thiên Chúa, ông cũng thêm vào một thực tế là “các tôn giáo truyền thống hỗ trợ Nhà nước về mặt đạo đức và vật chất”.
Ðảng Cộng sản Nga đã lập tức ra tuyên bố chống lại việc đưa những tham chiếu về Thiên Chúa và tôn giáo vào trong Hiến pháp. Chủ tịch đảng Maksim Surajkin giải thích: “Chúng tôi rất tôn trọng tâm tình của các tín đồ của tất cả các hệ phái tôn giáo, nhưng chúng ta không thể chấp nhận các biểu tượng tôn giáo trong luật cơ bản của nhà nước thế tục của chúng ta, như điều khoản số 14 thiết lập sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, đặc biệt là vì ý kiến của công dân rất đa dạng”
5. Ðức Thánh Cha gửi sứ điệp video cho lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại.
Hôm 04 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các tham dự viên, tham dự lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ tại Abu Dhabi. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “một năm sau Tuyên ngôn Abu Dhabi, chúng ta hy vọng về một tương lai thoát khỏi sự thù hận”.
Ðức Thánh Cha mở đầu sứ điệp như sau: “Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lần đầu tiên sự kiện nhân đạo vĩ đại, chúng ta hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại, một tương lai thoát khỏi sự hiềm thù, thống trị, cực đoan và khủng bố, trong đó các giá trị của hòa bình, tình yêu và tình huynh đệ chiếm ưu thế”. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc lại việc ký kết một năm trước, Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại tại Abu Dhabi mà ngài “cùng với người anh em”, Ðại Imam Ðền thờ Hồi giáo Al Azhar thực hiện.
Ðức Thánh Cha đặc biệt gửi lời chào thăm đến “tất cả những ai giúp đỡ những người anh em nghèo khổ, bệnh tật, bị bách hại và yếu đuối; không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc”. Tiếp đến, Ðức Thánh Cha đánh giá cao sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dành cho công việc của Ủy ban Tối cao Tình huynh đệ Nhân loại, và cám ơn sáng kiến của Nhà Ápraham đã phát động Giải thưởng cho Tình huynh đệ Nhân loại.
Cuối cùng, Ðức Thánh Cha nói: “Tôi vui vì có thể tham gia vào giây phút giới thiệu với thế giới Giải thưởng Quốc tế của Tình huynh đệ Nhân loại. Qua việc làm này, tất cả những mẫu gương đạo đức của những người nam nữ trong thế giới được khích lệ. Những mẫu gương thể hiện tình yêu bằng những hành động và hy sinh vì thiện ích của người khác, bất kể khác biệt về tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Xin Thiên Chúa Toàn năng chúc lành cho mọi nỗ lực vì thiện ích của nhân loại và giúp chúng ta tiến bước trong tình huynh đệ”
6. Các Giám mục Canada cương quyết phản đối việc trợ tử.
Hôm 31 tháng 01 năm 2020, Chính phủ Canada đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến, về việc mở rộng các tiêu chí đủ điều kiện thực hiện cái chết êm dịu và trợ tử. Ðặc biệt, theo đề xuất, những thực hành này cũng có thể được mở rộng cho thanh thiếu niên bị bệnh nặng và cho những người không có khả năng nhận thức, nhưng trước đây họ đã thể hiện ý muốn được trợ tử. Trước sự kiện này, Giáo Hội Công Giáo Canada đã thể hiện rõ ràng lập trường về việc bảo vệ sự sống: trong một bức thư gửi Thủ tướng Justin Trudeau, Hội Ðồng Giám Mục Canada nhấn mạnh rằng trực tiếp giết một người hoặc tham gia trợ tử là những hành động không “bao giờ có thể được biện minh”.
Các Giám mục khuyến khích Chính phủ “thực hiện một suy tư sâu rộng, vô tư và kéo dài hơn về vấn đề này, với mục đích đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan như xã hội, y tế và đạo đức được xem xét cách cẩn thận và kỹ lưỡng”. Ngoài ra, các Giám mục còn đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ mà bệnh nhân có thể được nhận. Các Giám mục cho rằng, điều này thể hiện cách đối xử “nhân đạo trong việc nhìn nhận sự sống có một giá trị khách quan vượt ra ngoài sự lựa chọn tự do của chúng ta”.
Ðức Cha Richard Joseph Gagnon, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt cảnh báo về những rủi ro mà các thực hành mới có thể gây ra, như trợ tử cho người trầm cảm, cho trẻ em và người già, đó là: “Chúng là những rủi ro gây sốc và lo lắng không được có chỗ đứng trong bất kỳ xã hội nào”. Các Giám mục khuyên hãy xem cuộc sống như một “hồng ân”, cần được trợ giúp khi đứng trước “sự tổn thương và đau khổ về thể xác, tình cảm và tinh thần”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng phương pháp được chính phủ lựa chọn, tức là tham khảo ý kiến của người dân, không phù hợp và hời hợt. Vì sử dụng một cuộc thăm dò để giải quyết các vấn đề đạo đức nghiêm trọng liên quan đến sự sống và cái chết, hơn nữa chỉ trong hai tuần, thì “không đủ để nghiên cứu vấn đề”. Hơn nữa, nó không phù hợp vì tham khảo ý kiến nhưng bỏ qua nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến yêu cầu trợ tử như “cô đơn, cô lập, thiếu sự hỗ trợ của gia đình hoặc cộng đồng, khủng hoảng về thể chất hoặc tâm lý”. Thay vào đó, những yếu tố này cần được xem xét để hiểu được sự tổn thương của bệnh nhân, “bị áp lực hoặc buộc phải chọn” muốn chết.
Một tiêu điểm khác được Hội Ðồng Giám mục nhấn mạnh đó là việc lắng nghe: để có được “một nghiên cứu chính xác hơn, vô tư và kéo dài” về vấn đề này, tất cả các bên liên quan phải tham gia, gồm có: cha mẹ của trẻ em mắc bệnh tâm thần; nhân viên y tế; người già bị người chăm sóc lạm dụng; chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Cuối cùng, các Giám mục Canada nhấn mạnh rằng Giáo hội không đơn độc trong cuộc chiến chống lại việc thực hành cái chết êm dịu và trợ tử: Ví dụ, Hiệp hội Y tế Thế giới, gần đây đã tái khẳng định phản đối đối với các thực hành này, và “cam kết dấn thân mạnh mẽ đối với các nguyên tắc đạo đức y tế và tôn trọng tối đa đối với sự sống của con người”. Ngoài ra, các tổ chức chăm sóc giảm nhẹ, như Hiệp hội Chăm sóc Giảm nhẹ Canada và Hiệp hội Bác sĩ Chăm sóc Giảm nhẹ Canada đã từ chối trợ tử như một phần của chăm sóc giảm nhẹ.
7. Người vô gia cư Roma cầu nguyện cho những người chết trên đường phố.
Hàng trăm người vô gia cư và tình nguyện viên đã tụ họp nhau trong Vương cung thánh đường Ðức Maria ở khu vực Trastevere của Roma hôm Chúa Nhật 02 tháng 02 năm 2020 để cầu nguyện cho những người đã chết trên các đường phố Roma.
Một ngọn nến được đặt trước bức ảnh Chúa Kitô thương xót cho mỗi người qua đời và tên của họ được xướng lên trong buổi cầu nguyện.
6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông này.
Cộng đoàn Công Giáo thánh Egidio đã tổ chức buổi tưởng niệm và một bữa ăn trưa cho tất cả các tham dự viên. Theo cộng đoàn thánh Egidio, 6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông năm 2020. Cộng đoàn thánh Egidio cũng cầu nguyện cho những người vô gia cư đã chết trong những năm gần đây.
Cộng đồng thánh Egidio bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm sau khi bà Modesta Valenti, một phụ nữ đã chết trước nhà ga xe lửa Termini của Roma vào ngày 31 tháng 01 năm 1983 sau khi xe cứu thương từ chối đưa bà đến bệnh viện. Sau đó, mỗi năm, phong trào giáo dân Công Giáo này tụ họp cầu nguyện cho những người vô gia cư chết trên đường phố.
Theo báo La Repubblica của Ý, có khoảng 8,000 người vô gia cư sống tại Roma; khoảng một nửa số này được cư trú và chăm sóc bởi các tổ chức bác ái. Trong suốt năm, cộng đồng thánh Egidio giúp những người vô gia cư ở Roma các bữa ăn, nơi ngủ đêm và các phòng khám bệnh.
Cộng đồng thánh Egidio cũng tổ chức các buổi tưởng niệm những người vô gia cư chết trên đường phố tại 5 thành phố khác của Ý, trong đó có Genoa và Torino.
8. Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 150 năm Roma trở thành thủ đô Italia.
Trong sứ điệp nhân dịp khởi sự năm kỷ niệm 150 năm Roma trở thành thủ đô của Italia thống nhất, Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu mong Roma ngày càng chu toàn ơn gọi huynh đệ và đại đồng, đáp ứng lời thỉnh cầu được bao gồm từ phía những người nghèo, người di cư và tị nạn.
Roma được thành lập năm 753 trước Chúa Kitô sinh ra, tức là cách đây 2,753 năm, trở thành kinh đô của đế quốc La Mã, rồi thủ đô của nước Tòa Thánh cho đến năm 1870 thì bị Vương quốc Italia chiếm và biến thành thủ đô từ ngày 03 tháng 02 năm 1871, sau đó là thủ đô của Cộng hòa Italia. Trong 150 năm qua, dân số Italia gia tăng từ 250 ngàn người lên 2 triệu 900 ngàn người như hiện nay. Nếu kể chung khu vực phụ cận thì dân số lên tới 4 triệu rưỡi.
Lễ khai mạc chương trình kỷ niệm 150 năm thành Roma đã được cử hành tại Nhà Hát Roma chiều ngày 03 tháng 02 năm 2020, với sự hiện diện của 1,500 quan khách trong đó có Tổng thống, bà thị trưởng Roma và nhiều bộ trưởng trong chính phủ, đặc biệt là Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong sứ điệp được Ðức Hồng Y Parolin tuyên đọc trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Ðức Hồng Y Montini, sau này là Ðức Giáo hoàng Phaolô VI, tuyên bố trước ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II năm 1962: Biến cố Roma trở thành thủ đô Vương quốc Italia như thể là một sự sụp đổ, và thực sự là như vậy đối với lãnh thổ Nước Tòa Thánh... Nhưng nay chúng ta thấy Chúa Quan Phòng định liệu mọi sự cách khác.. biến cố Roma đã khởi đầu một lịch sử mới.
Trong Sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc đến 3 chặng nổi bật trong 150 năm lịch sử Roma: năm 1943, Roma bị Ðức quốc xã chiếm đóng và bố ráp người Do thái, cuộc diệt chủng Do thái cũng xảy ra tại Roma, nhưng trong lúc đó Roma đã trở thành nơi ẩn náu cho những người bị bách hại và những hàng rào cũ sụp đổ, cùng với sự cách biệt đau thương giữa Công Giáo và Do thái.
Biến cố thứ hai là Công đồng chung Vatican II từ năm 1962 đến 1965, Roma nổi bật như một không gian đại đồng, Công Giáo và đại kết, trở nên một thành thị phổ quát đối thoại, đại kết và liên tôn.
Biến cố thứ 3 là Hội nghị về những “tai ương của Roma” do Ðức Hồng Y Giám quản Ugo Poletti đề xướng, với sự tham dự của cộng đồng dân Chúa, trong đó người ta lắng nghe người nghèo và những khu vực ngoại ô. Ðặc tính đại đồng của Roma được sống trong sự bao gồm các khu vực ngoại biên.
Từ những sự kiện trên đây, Ðức Thánh Cha đề cao tài nguyên lớn của Roma về tình nhân đạo và ngài kêu gọi có một quan niệm chung về thành Roma như một thành huynh đệ và phổ quát, bao gồm mọi người và cởi mở đối với thế giới.
Tính cho đến 10 giờ sáng ngày thứ Tư 12 tháng Hai, số người chết vì dịch coronavirus vẫn đang tiếp tục tăng ở mức kinh hoàng. Các quan chức Trung Quốc cho biết trên toàn cõi Hoa Lục, thêm 98 trường hợp tử vong mới trong ngày thứ Ba và thêm 2,015 trường hợp nhiễm bệnh mới trong vòng 24 giờ.
Các số liệu mới đưa tổng số người chết ở Trung Quốc lên tới ít nhất 1,114 người. Và tổng số trường hợp được xác nhận đã tăng lên 44,653 người. Hầu hết 94 trường hợp tử vong mới được báo cáo xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc, là tâm chấn của dịch bệnh.
Nguồn tin của Giáo Hội địa phương ở Vũ Hán bày tỏ âu lo với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, rằng tổn thất sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới vì tình trạng thiếu các dụng cụ y khoa và các nhân viên y tế kiệt sức, thậm chí hàng ngàn y tá và bác sĩ đã nhiễm bệnh.
Các bệnh viện ở Vũ Hán thiếu nguồn cung cấp y tế như khẩu trang, kính bảo hộ và các bộ quần áo chống lây nhiễm. Vì sự thiếu hụt này, trong thời gian làm việc hàng chục giờ, các bác sĩ và y tá chỉ được cung cấp một bộ đồ mặc trong suốt ca trực. Do đó, họ không dám ăn trưa và hạn chế đi vệ sinh. Tình trạng kiệt sức và thiếu các quần áo chống lây nhiễm đã khiến hàng ngàn y tá và bác sĩ nhiễm bệnh.
Một thiếu sót nghiêm trọng là thiếu oxy. Nhiều bệnh nhân bị viêm phổi cấp tính rất cần mặt nạ oxy và dưỡng khí, nhưng không có đủ bình oxy và các máy thở.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Tư 12 tháng Hai, ngân hàng DBS, là ngân hàng lớn nhất của Singapore đã di tản khẩn cấp 300 nhân viên khỏi trụ sở chính sau khi một nhân viên làm việc tại đây vừa được xác nhận nhiễm coronavirus.
Giám đốc điều hành của Tập đoàn DBS, là ông Tạ Cung Tử (Tse Koon Shee - 谢恭子)cho biết như sau trong công văn gởi đến các nhân viên:
“Tôi rất tiếc phải thông báo với các bạn rằng có một trường hợp nhiễm coronavirus tại DBS Asia Central ở lầu 43 vừa được xác nhận ngày hôm nay. Để phòng ngừa, tất cả 300 nhân viên đang làm việc ở lầu 43 trong tòa nhà MBFC phải di tản ngay và sẽ làm việc tại nhà trong thời gian này.”
Nhân viên bị nhiễm bệnh này cảm thấy không khoẻ khi đi làm vào hôm thứ Ba, và đã được đưa vào bệnh viện vào buổi chiều cùng ngày. Sau các xét nghiệm, sáng thứ Tư, anh ta đã báo cáo với cấp trên mình bị nhiễm virus.
Trong cuộc họp báo sau đó, Giám đốc dịch vụ y tế Singapore, Keneth Mak cho biết tính đến ngày thứ Tư, Singapore có 47 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Ba trường hợp mới là những người không hề đi thăm Trung Quốc gần đây nhưng lây từ người khác, trong đó, hai trường hợp là hai tín hữu của nhóm Tin Lành Công Hội Chúa và trường hợp thứ ba là nhân viên ngân hàng DBS vừa nêu.
2. Giáo dân đau buồn trước cái chết quá thê thảm của cha sở tỏa ngát hương thơm thánh thiện
Hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Giám Mục giáo phận Tucson đã ra thông báo chính thức về cái chết của một linh mục địa phương, sau khi nhiều người không thể nào tin nổi trước tin đồn ngài đã từ giã cuộc đời một cách thê thảm.
Thông báo viết:
“Với một tâm hồn rất nặng nề, tôi đau buồn thông báo với anh chị em rằng Cha Raul Valencia, Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson, đã gặp một tai nạn xe hơi thảm khốc hôm nay và đã qua đời,” Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson viết.
“Tin tức này ập đến như một cú sốc rất lớn đối với gia đình, giáo dân và bạn bè của ngài. Các viên chức của Bộ An toàn Công cộng đã thông báo cho gia đình ngài biết rằng cái chết diễn ra tức thời,” Đức Cha Weisenburger nói.
“Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho Cha Valencia, gia đình và giáo xứ của ngài. Tất nhiên, cái chết của một linh mục cũng ảnh hưởng sâu sắc đến linh mục đoàn. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.”
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Raul Valencia. Ngài rất nhỏ con, chỉ cao có 1 mét 28.
Cha Raul Valencia là vị linh mục mà hương thơm thánh thiện tỏa ngát của ngài đã hoán cải được nhiều người.
Cha Valencia, 60 tuổi, là một người yêu mến chức tư tế. Ngài tốt nghiệp nha khoa bác sĩ và đã hành nghề nha sĩ hơn 11 năm tại Nogales, Mễ Tây Cơ - một thị trấn biên giới đối diện với Nogales, Arizona, Hoa Kỳ là nơi ngài sinh ra và lớn lên. Mặc dù kiếm tiền dễ dàng như thế, Valencia có một lòng đạo sâu sắc nên ngài quyết định bỏ mọi sự vào năm 1997 để gia nhập chủng viện Juan Navarrete y Guerrero. Năm sau, ngài chuyển đến chủng viện Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Tổng giáo phận San Antonio, Texas, nơi ngài hoàn thành chương trình thần học vào năm 2002.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 2003 và được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Monica, nơi ngài phục vụ trong một năm trước khi được bổ nhiệm đến giáo xứ St. Jude Thaddeus tại San Luis, Arizona, nơi ngài phục vụ cho đến khi trở thành Cha sở của Giáo xứ Santa Monica ở Tucson.
Theo truyền thông địa phương, sáng 7 tháng Hai, sau khi về thăm gia đình ở Nogales, trên đường trở lại giáo xứ của mình, Cha Valencia đã gặp tai nạn trên xa lộ liên tiểu bang 19. Vì ngài nhỏ con nên ngài lái một chiếc xe rất nhỏ cho vừa với kích thước của mình. Vì thế, khi tai nạn xảy ra chiếc xe của ngài bị co dúm lại và ngài qua đời tức khắc, trong khi chiếc xe gây ra tai nạn cho ngài được báo cáo là cả người và xe đều không hề hấn gì.
Anh chị em giáo dân đã viếng xác cha Valencia từ 6 đến 10 giờ tối thứ Hai 10 tháng 2. Thánh lễ an táng đã diễn ra vào ngày thứ Ba lúc 10 giờ sáng tại giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nogales. Đức Cha Jose Leopoldo González, Giám Mục Nogales là chủ tế trong thánh lễ.
Một thánh lễ an táng khác được tổ chức vào ngày thứ Ba 11 tháng 2 lúc 1:30 chiều tại nhà thờ thánh Augustinô ở Tucson do Đức Cha Edward Weisenburger làm chủ tế. Thi hài của ngài đã được chôn cất tại Nghĩa trang Holy Hope ở Tucson.
Cha Edson Elizarras, Cha sở giáo xứ tại Saint Christopher ở Marana gần đó, đã quen biết với Cha Valencia từ thời trung học. Ngài nói với đài truyền hình KVOA 4 rằng vị linh mục quá cố là người có tính cách rất ngoại thường.
Ngài rất ủng hộ và khích lệ mọi người và luôn nói “Si se puede, bạn có thể làm điều đó, đừng sợ, hãy can đảm trong Chúa”.
3. Vị Giám mục cao niên nhất nước Pháp đã qua đời.
Vị giám mục cao niên nhất nước Pháp, Ðức Cha Georges-Hilaire Dupont đã từ trần hôm 29 tháng Giêng năm 2020 tại tỉnh Manche miền Normandie, hưởng thọ 100 tuổi.
Đức Cha Dupont sinh ngày 16 tháng 11 năm 1919 tại Virey, nước Pháp. Ngài gia nhập dòng thừa sai Hiến Sinh Ðức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, và được thụ phong linh mục ngày 9 tháng Năm, 1943.
Ngài đi truyền giáo tại nhiều nước Phi châu. Ngài đã từng tham dự Công đồng chung Vatican II (1962-1965). Ngày 16 tháng Giêng, 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Pala của Cộng hòa Tchad. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 1 tháng Năm, 1964.
Ngài từ chức vào ngày 28 tháng Sáu, 1975, và trở về Pháp làm cha sở miền quê, trước tiên tại đảo Corse, rồi đến miền Vaucluse, và sau cùng tại miền Normandie.
Năm 2012, Ðức Cha Dupont tham gia phái đoàn 12 giám mục và linh mục tham dự Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến.
4. Ðức Thượng phụ Kirill đề nghị nhắc đến Thiên Chúa trong hiến pháp của Nga.
Trong dịp kỷ niệm 11 năm ngày được bầu làm Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, Ðức Thượng phụ Kirill đã đề nghị Tổng thống Putin của Nga đề cập đến Thiên Chúa trong hiến pháp nước này.
Giài thích về yêu cầu của mình, Ðức Thượng phụ Kirill nói: “Chúng ta cầu nguyện và cố gắng để Thiên Chúa sẽ được nhắc đến trong luật cơ bản của chúng ta, vì phần lớn công dân Nga tin vào Thiên Chúa”. Do đó, “nếu trong quốc ca có thể có những từ mà quê hương được Chúa bảo vệ, tại sao không thể nói như thế trong Hiến pháp?”. Theo Ðức Thượng phụ, đức tin vào Thiên Chúa là một lý tưởng vượt trội, có khả năng hình thành đạo đức cá nhân, xã hội và chính trị.
Sau buổi lễ, Ðức Thượng phụ đã cảm ơn Tổng thống Putin vì đã đặt ưu tiên cho các mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Nga trong thập kỷ qua. Tổng thống Putin cũng cảm ơn Ðức Thượng phụ: “Mười một năm trôi qua rất nhanh, ngài có thể không nhận thấy, nhưng chúng tôi đã nhận thấy hoạt động không mệt mỏi của ngài, toàn bộ xã hội Nga đã được hưởng lợi từ đó”.
Các thành viên của Ủy ban sửa đổi hiến pháp đã ngay lập tức xem xét đề xuất của Ðức Thượng phụ, phát triển ý tưởng đưa “Lời nói đầu” có đề cập đến niềm tin Chính thống giáo vào điều lệ cơ bản, hoặc viết lại các điều khoản trong phần giới thiệu, bên cạnh niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ thêm vào “những công trạng anh hùng về sự hy sinh của dân tộc Nga trong Thế chiến thứ hai”.
Ðại diện Hồi giáo, Mufti Talgat Tadzhuddin đã ủng hộ đề xuất của Ðức Thượng phụ Kirill và bên cạnh những tham chiếu đến Thiên Chúa, ông cũng thêm vào một thực tế là “các tôn giáo truyền thống hỗ trợ Nhà nước về mặt đạo đức và vật chất”.
Ðảng Cộng sản Nga đã lập tức ra tuyên bố chống lại việc đưa những tham chiếu về Thiên Chúa và tôn giáo vào trong Hiến pháp. Chủ tịch đảng Maksim Surajkin giải thích: “Chúng tôi rất tôn trọng tâm tình của các tín đồ của tất cả các hệ phái tôn giáo, nhưng chúng ta không thể chấp nhận các biểu tượng tôn giáo trong luật cơ bản của nhà nước thế tục của chúng ta, như điều khoản số 14 thiết lập sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, đặc biệt là vì ý kiến của công dân rất đa dạng”
5. Ðức Thánh Cha gửi sứ điệp video cho lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại.
Hôm 04 tháng 02 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các tham dự viên, tham dự lễ kỷ niệm ký kết Tài liệu về Tình huynh đệ tại Abu Dhabi. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “một năm sau Tuyên ngôn Abu Dhabi, chúng ta hy vọng về một tương lai thoát khỏi sự thù hận”.
Ðức Thánh Cha mở đầu sứ điệp như sau: “Hôm nay, chúng ta kỷ niệm lần đầu tiên sự kiện nhân đạo vĩ đại, chúng ta hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại, một tương lai thoát khỏi sự hiềm thù, thống trị, cực đoan và khủng bố, trong đó các giá trị của hòa bình, tình yêu và tình huynh đệ chiếm ưu thế”. Trong sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc lại việc ký kết một năm trước, Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại tại Abu Dhabi mà ngài “cùng với người anh em”, Ðại Imam Ðền thờ Hồi giáo Al Azhar thực hiện.
Ðức Thánh Cha đặc biệt gửi lời chào thăm đến “tất cả những ai giúp đỡ những người anh em nghèo khổ, bệnh tật, bị bách hại và yếu đuối; không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc”. Tiếp đến, Ðức Thánh Cha đánh giá cao sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dành cho công việc của Ủy ban Tối cao Tình huynh đệ Nhân loại, và cám ơn sáng kiến của Nhà Ápraham đã phát động Giải thưởng cho Tình huynh đệ Nhân loại.
Cuối cùng, Ðức Thánh Cha nói: “Tôi vui vì có thể tham gia vào giây phút giới thiệu với thế giới Giải thưởng Quốc tế của Tình huynh đệ Nhân loại. Qua việc làm này, tất cả những mẫu gương đạo đức của những người nam nữ trong thế giới được khích lệ. Những mẫu gương thể hiện tình yêu bằng những hành động và hy sinh vì thiện ích của người khác, bất kể khác biệt về tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Xin Thiên Chúa Toàn năng chúc lành cho mọi nỗ lực vì thiện ích của nhân loại và giúp chúng ta tiến bước trong tình huynh đệ”
6. Các Giám mục Canada cương quyết phản đối việc trợ tử.
Hôm 31 tháng 01 năm 2020, Chính phủ Canada đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến, về việc mở rộng các tiêu chí đủ điều kiện thực hiện cái chết êm dịu và trợ tử. Ðặc biệt, theo đề xuất, những thực hành này cũng có thể được mở rộng cho thanh thiếu niên bị bệnh nặng và cho những người không có khả năng nhận thức, nhưng trước đây họ đã thể hiện ý muốn được trợ tử. Trước sự kiện này, Giáo Hội Công Giáo Canada đã thể hiện rõ ràng lập trường về việc bảo vệ sự sống: trong một bức thư gửi Thủ tướng Justin Trudeau, Hội Ðồng Giám Mục Canada nhấn mạnh rằng trực tiếp giết một người hoặc tham gia trợ tử là những hành động không “bao giờ có thể được biện minh”.
Các Giám mục khuyến khích Chính phủ “thực hiện một suy tư sâu rộng, vô tư và kéo dài hơn về vấn đề này, với mục đích đảm bảo tất cả các yếu tố liên quan như xã hội, y tế và đạo đức được xem xét cách cẩn thận và kỹ lưỡng”. Ngoài ra, các Giám mục còn đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ mà bệnh nhân có thể được nhận. Các Giám mục cho rằng, điều này thể hiện cách đối xử “nhân đạo trong việc nhìn nhận sự sống có một giá trị khách quan vượt ra ngoài sự lựa chọn tự do của chúng ta”.
Ðức Cha Richard Joseph Gagnon, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục đặc biệt cảnh báo về những rủi ro mà các thực hành mới có thể gây ra, như trợ tử cho người trầm cảm, cho trẻ em và người già, đó là: “Chúng là những rủi ro gây sốc và lo lắng không được có chỗ đứng trong bất kỳ xã hội nào”. Các Giám mục khuyên hãy xem cuộc sống như một “hồng ân”, cần được trợ giúp khi đứng trước “sự tổn thương và đau khổ về thể xác, tình cảm và tinh thần”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng phương pháp được chính phủ lựa chọn, tức là tham khảo ý kiến của người dân, không phù hợp và hời hợt. Vì sử dụng một cuộc thăm dò để giải quyết các vấn đề đạo đức nghiêm trọng liên quan đến sự sống và cái chết, hơn nữa chỉ trong hai tuần, thì “không đủ để nghiên cứu vấn đề”. Hơn nữa, nó không phù hợp vì tham khảo ý kiến nhưng bỏ qua nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến yêu cầu trợ tử như “cô đơn, cô lập, thiếu sự hỗ trợ của gia đình hoặc cộng đồng, khủng hoảng về thể chất hoặc tâm lý”. Thay vào đó, những yếu tố này cần được xem xét để hiểu được sự tổn thương của bệnh nhân, “bị áp lực hoặc buộc phải chọn” muốn chết.
Một tiêu điểm khác được Hội Ðồng Giám mục nhấn mạnh đó là việc lắng nghe: để có được “một nghiên cứu chính xác hơn, vô tư và kéo dài” về vấn đề này, tất cả các bên liên quan phải tham gia, gồm có: cha mẹ của trẻ em mắc bệnh tâm thần; nhân viên y tế; người già bị người chăm sóc lạm dụng; chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Cuối cùng, các Giám mục Canada nhấn mạnh rằng Giáo hội không đơn độc trong cuộc chiến chống lại việc thực hành cái chết êm dịu và trợ tử: Ví dụ, Hiệp hội Y tế Thế giới, gần đây đã tái khẳng định phản đối đối với các thực hành này, và “cam kết dấn thân mạnh mẽ đối với các nguyên tắc đạo đức y tế và tôn trọng tối đa đối với sự sống của con người”. Ngoài ra, các tổ chức chăm sóc giảm nhẹ, như Hiệp hội Chăm sóc Giảm nhẹ Canada và Hiệp hội Bác sĩ Chăm sóc Giảm nhẹ Canada đã từ chối trợ tử như một phần của chăm sóc giảm nhẹ.
7. Người vô gia cư Roma cầu nguyện cho những người chết trên đường phố.
Hàng trăm người vô gia cư và tình nguyện viên đã tụ họp nhau trong Vương cung thánh đường Ðức Maria ở khu vực Trastevere của Roma hôm Chúa Nhật 02 tháng 02 năm 2020 để cầu nguyện cho những người đã chết trên các đường phố Roma.
Một ngọn nến được đặt trước bức ảnh Chúa Kitô thương xót cho mỗi người qua đời và tên của họ được xướng lên trong buổi cầu nguyện.
6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông này.
Cộng đoàn Công Giáo thánh Egidio đã tổ chức buổi tưởng niệm và một bữa ăn trưa cho tất cả các tham dự viên. Theo cộng đoàn thánh Egidio, 6 người vô gia cư đã chết ở Roma trong mùa đông năm 2020. Cộng đoàn thánh Egidio cũng cầu nguyện cho những người vô gia cư đã chết trong những năm gần đây.
Cộng đồng thánh Egidio bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm sau khi bà Modesta Valenti, một phụ nữ đã chết trước nhà ga xe lửa Termini của Roma vào ngày 31 tháng 01 năm 1983 sau khi xe cứu thương từ chối đưa bà đến bệnh viện. Sau đó, mỗi năm, phong trào giáo dân Công Giáo này tụ họp cầu nguyện cho những người vô gia cư chết trên đường phố.
Theo báo La Repubblica của Ý, có khoảng 8,000 người vô gia cư sống tại Roma; khoảng một nửa số này được cư trú và chăm sóc bởi các tổ chức bác ái. Trong suốt năm, cộng đồng thánh Egidio giúp những người vô gia cư ở Roma các bữa ăn, nơi ngủ đêm và các phòng khám bệnh.
Cộng đồng thánh Egidio cũng tổ chức các buổi tưởng niệm những người vô gia cư chết trên đường phố tại 5 thành phố khác của Ý, trong đó có Genoa và Torino.
8. Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 150 năm Roma trở thành thủ đô Italia.
Trong sứ điệp nhân dịp khởi sự năm kỷ niệm 150 năm Roma trở thành thủ đô của Italia thống nhất, Ðức Thánh Cha Phanxicô cầu mong Roma ngày càng chu toàn ơn gọi huynh đệ và đại đồng, đáp ứng lời thỉnh cầu được bao gồm từ phía những người nghèo, người di cư và tị nạn.
Roma được thành lập năm 753 trước Chúa Kitô sinh ra, tức là cách đây 2,753 năm, trở thành kinh đô của đế quốc La Mã, rồi thủ đô của nước Tòa Thánh cho đến năm 1870 thì bị Vương quốc Italia chiếm và biến thành thủ đô từ ngày 03 tháng 02 năm 1871, sau đó là thủ đô của Cộng hòa Italia. Trong 150 năm qua, dân số Italia gia tăng từ 250 ngàn người lên 2 triệu 900 ngàn người như hiện nay. Nếu kể chung khu vực phụ cận thì dân số lên tới 4 triệu rưỡi.
Lễ khai mạc chương trình kỷ niệm 150 năm thành Roma đã được cử hành tại Nhà Hát Roma chiều ngày 03 tháng 02 năm 2020, với sự hiện diện của 1,500 quan khách trong đó có Tổng thống, bà thị trưởng Roma và nhiều bộ trưởng trong chính phủ, đặc biệt là Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong sứ điệp được Ðức Hồng Y Parolin tuyên đọc trong dịp này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Ðức Hồng Y Montini, sau này là Ðức Giáo hoàng Phaolô VI, tuyên bố trước ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II năm 1962: Biến cố Roma trở thành thủ đô Vương quốc Italia như thể là một sự sụp đổ, và thực sự là như vậy đối với lãnh thổ Nước Tòa Thánh... Nhưng nay chúng ta thấy Chúa Quan Phòng định liệu mọi sự cách khác.. biến cố Roma đã khởi đầu một lịch sử mới.
Trong Sứ điệp, Ðức Thánh Cha nhắc đến 3 chặng nổi bật trong 150 năm lịch sử Roma: năm 1943, Roma bị Ðức quốc xã chiếm đóng và bố ráp người Do thái, cuộc diệt chủng Do thái cũng xảy ra tại Roma, nhưng trong lúc đó Roma đã trở thành nơi ẩn náu cho những người bị bách hại và những hàng rào cũ sụp đổ, cùng với sự cách biệt đau thương giữa Công Giáo và Do thái.
Biến cố thứ hai là Công đồng chung Vatican II từ năm 1962 đến 1965, Roma nổi bật như một không gian đại đồng, Công Giáo và đại kết, trở nên một thành thị phổ quát đối thoại, đại kết và liên tôn.
Biến cố thứ 3 là Hội nghị về những “tai ương của Roma” do Ðức Hồng Y Giám quản Ugo Poletti đề xướng, với sự tham dự của cộng đồng dân Chúa, trong đó người ta lắng nghe người nghèo và những khu vực ngoại ô. Ðặc tính đại đồng của Roma được sống trong sự bao gồm các khu vực ngoại biên.
Từ những sự kiện trên đây, Ðức Thánh Cha đề cao tài nguyên lớn của Roma về tình nhân đạo và ngài kêu gọi có một quan niệm chung về thành Roma như một thành huynh đệ và phổ quát, bao gồm mọi người và cởi mở đối với thế giới.