Phụng Vụ - Mục Vụ
Lề luật trọn hảo
Lm. Phêrô Hồng Phúc
00:59 13/02/2011
LỀ LUẬT TRỌN HẢO
Có một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan trao phó trách nhiệm công việc này, đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng, rồi bệnh càng ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm, vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách, nhưng nhà vua nói: “Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi. Ngươi hãy thu ngắn lại nữa”. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng thì nhà vua nói với viên quan kia: “Ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi”. Và viên quan đã tóm lại trong có một chữ: “Thưa, muôn tâu hoàng thượng. Nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong có một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ: Yêu Thương”.
Vâng, thánh Phaolô đã nói: “Yêu thương là chu toàn mọi lề luật”(Rm 13,10). Và lề luật của Thiên Chúa xuất phát từ Thiên Chúa là tình yêu. Cho nên mọi lề luật đều qui về tình yêu. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật khi mà lề luật của Cựu Ước vẫn còn những kẽ hở. Những kẽ hở đó là do ý riêng của các luật sĩ cắt nghĩa thêm vào và Chúa Giêsu đã kiện toàn lại. Với bộ luật kiện toàn này, khi đã trở thành chuẩn mực thì không bao giờ được thay đổi và khi đã trở thành chân lý thì Chúa tuyên bố: “Một chấm một phẩy cũng không được bỏ sót” (Mt 5, 18). Lời tuyên bố này chúng ta không gặp thấy trong bất cứ bộ luật nào trên thế giới ở mọi thời đại. Vì mọi lề luật được đặt ra mang công ích cho từng quốc gia, từng dân tộc; mang lại lợi ích cho những lãnh vực chuyên biệt; và những luật lệ ấy, khi con người thống nhất được với nhau thì phải đính chính, phải bổ sung, cập nhật để phù hợp với thời đại mới. Chỉ có Đức Giêsu tuyên bố duy nhất “Dù một nét chấm nét phẩy của Ta cũng không được bỏ sót” vì ba lý do mà không một bộ luật nào có thể sánh được và đó là điều tuyên bố duy nhất của Chúa Giêsu:
Lý do thứ nhất: Tất cả mọi bộ luật do con người đặt ra, cho dẫu sáng suốt, được kiểm chứng, làm việc tập thể, cẩn thận và tích lũy kinh nghiệm thì vẫn là những sản phẩm của bộ óc con người và con người thì nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo. Cho nên những sản phẩm của con người là không hoàn hảo. Đức Giêsu Kitô đến trong trần gian, Ngài là Thiên Chúa và Ngài là con người. Một con người hoàn hảo, mẫu mực cho tất cả mọi thời đại. Nhìn vào gương Ngài sống trọn hảo làm người và nên thánh. Vì vậy, luật của Ngài, từ con người hoàn hảo, con người mẫu mực đưa ra, nên luật cũng chuẩn mực và hoàn hảo.
- Lý do thứ hai: Luật của Chúa đặt vào trong lương tâm của mỗi người. Là một lĩnh vực mà không một quốc gia nào áp chế được lương tâm của mỗi con người. Bản quyền này thuộc về Thiên Chúa, và vì thế, từng điều luật của Chúa đã đặt vào trong lương tâm của con người và chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi vì một mình Ngài thấu suốt những điều bí ẩn. Nếu người nào đòi hỏi luật lương tâm này thì cũng chỉ là mong ước, không ai có thể kiểm soát những điều bí nhiệm trong lương tâm của người khác, cho dù có ai đó nói rằng “Tôi đi guốc trong bụng anh”. Đó cũng chỉ là những ngọn đòn gió, chứ không ai có thể đi guốc trong bụng người khác. Một mình Thiên Chúa duy nhất là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn cho nên Ngài có quyền đòi hỏi đến tận lương tâm từng ý tự nguyện của mỗi tâm hồn. Do đó, luật của Ngài là luật “khắc cốt ghi tâm” đi vào trong mọi thời đại và đi vào xuyên thời gian và không gian.
- Lý do thứ ba: Luật của Chúa không phải chỉ kiến tạo an ninh trật tự xã hội, không chỉ bảo đảm quyền lợi vật chất cho các thành viên như các điều luật của các quốc gia hay trong các lãnh vực chuyên biệt, mang lợi ích bảo đảm cho các thành viên trong lĩnh vực trần thế. Lề luật của Chúa trước hết dạy chúng ta nên thánh., đưa chúng ta về nguồn nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta do đó đều là anh em với nhau. Điều luật này dạy cho chúng ta cội nguồn của sự sống và đỉnh điểm của hạnh phúc. Vì vậy lề luật này đưa chúng ta nên thánh, đưa chúng ta vào sự sống đời, đưa chúng ta đi tìm về hạnh phúc vĩnh cửu mà không có bất cứ lề luật nào trên thế giới này dám bảo đảm một quyền lợi lớn lao như vậy.
Ba lý do trên không phải là tất cả, chỉ là những gì là khởi đầu để chúng ta thấy được lề luật của Chúa là một lề luật hoàn hảo và không có một lề luật nào khác có thể sánh được. Vì thế, khi Chúa Giêsu tuyên bố “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ đựpc gọi là lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 5, 19). Đi sâu vào trong nội dung của lề luật này, chúng ta thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào trong đời sống của con người ngang qua đức bác ái để nhờ căn cứ vào đức bác ái mà phán xét những điều nhỏ mọn nhất, và những người nhỏ mọn nhất được Thiên Chúa chú ý, trở thành “làm hay không làm cho chính Ta”. Vì vậy, đối tượng của Chúa là một đối tượng toàn thể đến từng chi tiết, từng dấu chấm dấu phảy nhưng lại bao quát từ đời nọ tới đời kia, và chỉ có đức bác ái mới có được tiếng nói chung là ngôn ngữ của mọi thời đại, là ngôn ngữ cho mỗi con người. Chính vì thế, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta yêu thương nhau để nhận biết nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa là tình yêu, và cách ứng xử của con người với nhau cũng phải ứng xử theo cách mà Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta là yêu thương. Người Việt Nam hay nói “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Điều này không thể chấp nhân theo suy nghĩ của phương Tây nhưng phương Đông thì lại chấp nhận được. Bởi lẽ, trong cuộc sống xã hội đông đúc và xô bồ, người ta đã thấy rất rõ, khi con người cảm thông với nhau, chấp nhận nhau thì người ta sẽ dễ dàng bỏ qua hàng trăm nghìn cái phức tạp. Nhưng khi con người bới móc nhau thì hàng trăm, hàng nghìn những phức tạp nảy sinh. Chính con người tạo nên cái phức tạp đó, và cho dù là lý lẽ với nhau thì con người cũng sẽ đi đến chiến tranh hận thù, kết án, bạo lực và nhiều khi, từ đời nọ tới đời kia chưa dễ dàng giải quyết, chỉ vì không chịu nhau, chỉ vì ai cũng coi mình là đúng lý, cái lý của con người không hoàn hảo !. Vậy nếu người ta đặt mình trong bối cảnh của con người, đặt mình trong cái tâm dám chấp nhận, dám thông cảm, dám tha thứ, dám cho đi thì người ta đã vượt qua bao nhiêu cái phức tạp, bao nhiêu cái lề luật để đạt tới mục đích là con người yêu thương và trở nên giống Cha trên trời là Đấng yêu thương. Tự con người đã đặt ra cho mình biết bao nhiêu những gánh nặng mà Chúa Giêsu đã nói với những luật sĩ rằng: “Các ngươi chất lên lưng người ta những gánh nặng mà các ngươi lại không nhúc nhích một ngón tay để lay thử”(Mt 23,4). Những lề luật, những lý lẽ mà con người đặt ra càng ngày càng nặng nề, càng áp chế, nhưng con người lại không muốn mình phải chịu chính những điều áp chế đó. Người ra luật thì nghĩ rằng mình có quyền trên luật. Cho nên, con người làm khổ nhau mà không chịu nhau vì ích kỷ và vì sự bất toàn của mình.
Ngày hôm nay, người Ki tô hữu đón nhận lề luật hoàn hảo của Chúa mà cảm thấy hạnh phúc. Họ không bị ép buộc nhưng tự nguyện trong đáy lòng. Họ không bị gò bó nhưng hoàn toàn hạnh phúc, bởi vì họ cảm nhận thấy lề luật của Chúa là lề luật thấu suốt lương tâm. Nhiều người ngửa mặt lên trời và than thân trách phận nhưng đặt niềm hy vọng rằng:
Lòng ngay ở với nước nhà
Người dù không biết, trời đà biết cho.
Những tiếng nói đó là lời yêu thương từ trời cao, trở thành ánh sáng của sự khôn ngoan, trở thành sự thông suốt hiểu rõ và cứu vớt những ai bé mọn nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật của Chúa là lề luật yêu thương,
lề luật hoàn hảo, lề luật thánh thiện.
Xin cho chúng con đừng ai bỏ sót một nét chấm, nét phẩy.
Để tình yêu thương trọn vẹn và hoàn hảo
đưa chúng con tới hạnh phúc Nước Trời,
đưa chúng con tới tình yêu vĩnh cửu.
Xin đừng để chúng con khắc khoải với những quyền lợi vật chất,
với những bám víu trên mặt đất này,
khiến cho những lề luật của con người chồng chất, áp lực
mà chúng con không thể ngóc đầu lên được.
Nhưng xin cho chúng con biết đứng thẳng,
biết ngửa mặt lên trời để đọc kinh:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh cha cả sáng.
Nước Cha trị đến”
Xin lề luật của Chúa hãy trị đến trong tâm hồn con,
gia đình con, cộng đoàn con,
quốc gia dân tộc con và thế giới con đang sống,
để chúng con cảm nhận một tình yêu thương,
một tình yêu thương đạt tới hạnh phúc đời đời. Amen.
Có một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan trao phó trách nhiệm công việc này, đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng, rồi bệnh càng ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm, vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách, nhưng nhà vua nói: “Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi. Ngươi hãy thu ngắn lại nữa”. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng thì nhà vua nói với viên quan kia: “Ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi”. Và viên quan đã tóm lại trong có một chữ: “Thưa, muôn tâu hoàng thượng. Nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong có một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ: Yêu Thương”.
Vâng, thánh Phaolô đã nói: “Yêu thương là chu toàn mọi lề luật”(Rm 13,10). Và lề luật của Thiên Chúa xuất phát từ Thiên Chúa là tình yêu. Cho nên mọi lề luật đều qui về tình yêu. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật khi mà lề luật của Cựu Ước vẫn còn những kẽ hở. Những kẽ hở đó là do ý riêng của các luật sĩ cắt nghĩa thêm vào và Chúa Giêsu đã kiện toàn lại. Với bộ luật kiện toàn này, khi đã trở thành chuẩn mực thì không bao giờ được thay đổi và khi đã trở thành chân lý thì Chúa tuyên bố: “Một chấm một phẩy cũng không được bỏ sót” (Mt 5, 18). Lời tuyên bố này chúng ta không gặp thấy trong bất cứ bộ luật nào trên thế giới ở mọi thời đại. Vì mọi lề luật được đặt ra mang công ích cho từng quốc gia, từng dân tộc; mang lại lợi ích cho những lãnh vực chuyên biệt; và những luật lệ ấy, khi con người thống nhất được với nhau thì phải đính chính, phải bổ sung, cập nhật để phù hợp với thời đại mới. Chỉ có Đức Giêsu tuyên bố duy nhất “Dù một nét chấm nét phẩy của Ta cũng không được bỏ sót” vì ba lý do mà không một bộ luật nào có thể sánh được và đó là điều tuyên bố duy nhất của Chúa Giêsu:
Lý do thứ nhất: Tất cả mọi bộ luật do con người đặt ra, cho dẫu sáng suốt, được kiểm chứng, làm việc tập thể, cẩn thận và tích lũy kinh nghiệm thì vẫn là những sản phẩm của bộ óc con người và con người thì nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo. Cho nên những sản phẩm của con người là không hoàn hảo. Đức Giêsu Kitô đến trong trần gian, Ngài là Thiên Chúa và Ngài là con người. Một con người hoàn hảo, mẫu mực cho tất cả mọi thời đại. Nhìn vào gương Ngài sống trọn hảo làm người và nên thánh. Vì vậy, luật của Ngài, từ con người hoàn hảo, con người mẫu mực đưa ra, nên luật cũng chuẩn mực và hoàn hảo.
- Lý do thứ hai: Luật của Chúa đặt vào trong lương tâm của mỗi người. Là một lĩnh vực mà không một quốc gia nào áp chế được lương tâm của mỗi con người. Bản quyền này thuộc về Thiên Chúa, và vì thế, từng điều luật của Chúa đã đặt vào trong lương tâm của con người và chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi vì một mình Ngài thấu suốt những điều bí ẩn. Nếu người nào đòi hỏi luật lương tâm này thì cũng chỉ là mong ước, không ai có thể kiểm soát những điều bí nhiệm trong lương tâm của người khác, cho dù có ai đó nói rằng “Tôi đi guốc trong bụng anh”. Đó cũng chỉ là những ngọn đòn gió, chứ không ai có thể đi guốc trong bụng người khác. Một mình Thiên Chúa duy nhất là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn cho nên Ngài có quyền đòi hỏi đến tận lương tâm từng ý tự nguyện của mỗi tâm hồn. Do đó, luật của Ngài là luật “khắc cốt ghi tâm” đi vào trong mọi thời đại và đi vào xuyên thời gian và không gian.
- Lý do thứ ba: Luật của Chúa không phải chỉ kiến tạo an ninh trật tự xã hội, không chỉ bảo đảm quyền lợi vật chất cho các thành viên như các điều luật của các quốc gia hay trong các lãnh vực chuyên biệt, mang lợi ích bảo đảm cho các thành viên trong lĩnh vực trần thế. Lề luật của Chúa trước hết dạy chúng ta nên thánh., đưa chúng ta về nguồn nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta do đó đều là anh em với nhau. Điều luật này dạy cho chúng ta cội nguồn của sự sống và đỉnh điểm của hạnh phúc. Vì vậy lề luật này đưa chúng ta nên thánh, đưa chúng ta vào sự sống đời, đưa chúng ta đi tìm về hạnh phúc vĩnh cửu mà không có bất cứ lề luật nào trên thế giới này dám bảo đảm một quyền lợi lớn lao như vậy.
Ba lý do trên không phải là tất cả, chỉ là những gì là khởi đầu để chúng ta thấy được lề luật của Chúa là một lề luật hoàn hảo và không có một lề luật nào khác có thể sánh được. Vì thế, khi Chúa Giêsu tuyên bố “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ đựpc gọi là lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 5, 19). Đi sâu vào trong nội dung của lề luật này, chúng ta thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào trong đời sống của con người ngang qua đức bác ái để nhờ căn cứ vào đức bác ái mà phán xét những điều nhỏ mọn nhất, và những người nhỏ mọn nhất được Thiên Chúa chú ý, trở thành “làm hay không làm cho chính Ta”. Vì vậy, đối tượng của Chúa là một đối tượng toàn thể đến từng chi tiết, từng dấu chấm dấu phảy nhưng lại bao quát từ đời nọ tới đời kia, và chỉ có đức bác ái mới có được tiếng nói chung là ngôn ngữ của mọi thời đại, là ngôn ngữ cho mỗi con người. Chính vì thế, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta yêu thương nhau để nhận biết nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa là tình yêu, và cách ứng xử của con người với nhau cũng phải ứng xử theo cách mà Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta là yêu thương. Người Việt Nam hay nói “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Điều này không thể chấp nhân theo suy nghĩ của phương Tây nhưng phương Đông thì lại chấp nhận được. Bởi lẽ, trong cuộc sống xã hội đông đúc và xô bồ, người ta đã thấy rất rõ, khi con người cảm thông với nhau, chấp nhận nhau thì người ta sẽ dễ dàng bỏ qua hàng trăm nghìn cái phức tạp. Nhưng khi con người bới móc nhau thì hàng trăm, hàng nghìn những phức tạp nảy sinh. Chính con người tạo nên cái phức tạp đó, và cho dù là lý lẽ với nhau thì con người cũng sẽ đi đến chiến tranh hận thù, kết án, bạo lực và nhiều khi, từ đời nọ tới đời kia chưa dễ dàng giải quyết, chỉ vì không chịu nhau, chỉ vì ai cũng coi mình là đúng lý, cái lý của con người không hoàn hảo !. Vậy nếu người ta đặt mình trong bối cảnh của con người, đặt mình trong cái tâm dám chấp nhận, dám thông cảm, dám tha thứ, dám cho đi thì người ta đã vượt qua bao nhiêu cái phức tạp, bao nhiêu cái lề luật để đạt tới mục đích là con người yêu thương và trở nên giống Cha trên trời là Đấng yêu thương. Tự con người đã đặt ra cho mình biết bao nhiêu những gánh nặng mà Chúa Giêsu đã nói với những luật sĩ rằng: “Các ngươi chất lên lưng người ta những gánh nặng mà các ngươi lại không nhúc nhích một ngón tay để lay thử”(Mt 23,4). Những lề luật, những lý lẽ mà con người đặt ra càng ngày càng nặng nề, càng áp chế, nhưng con người lại không muốn mình phải chịu chính những điều áp chế đó. Người ra luật thì nghĩ rằng mình có quyền trên luật. Cho nên, con người làm khổ nhau mà không chịu nhau vì ích kỷ và vì sự bất toàn của mình.
Ngày hôm nay, người Ki tô hữu đón nhận lề luật hoàn hảo của Chúa mà cảm thấy hạnh phúc. Họ không bị ép buộc nhưng tự nguyện trong đáy lòng. Họ không bị gò bó nhưng hoàn toàn hạnh phúc, bởi vì họ cảm nhận thấy lề luật của Chúa là lề luật thấu suốt lương tâm. Nhiều người ngửa mặt lên trời và than thân trách phận nhưng đặt niềm hy vọng rằng:
Lòng ngay ở với nước nhà
Người dù không biết, trời đà biết cho.
Những tiếng nói đó là lời yêu thương từ trời cao, trở thành ánh sáng của sự khôn ngoan, trở thành sự thông suốt hiểu rõ và cứu vớt những ai bé mọn nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật của Chúa là lề luật yêu thương,
lề luật hoàn hảo, lề luật thánh thiện.
Xin cho chúng con đừng ai bỏ sót một nét chấm, nét phẩy.
Để tình yêu thương trọn vẹn và hoàn hảo
đưa chúng con tới hạnh phúc Nước Trời,
đưa chúng con tới tình yêu vĩnh cửu.
Xin đừng để chúng con khắc khoải với những quyền lợi vật chất,
với những bám víu trên mặt đất này,
khiến cho những lề luật của con người chồng chất, áp lực
mà chúng con không thể ngóc đầu lên được.
Nhưng xin cho chúng con biết đứng thẳng,
biết ngửa mặt lên trời để đọc kinh:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh cha cả sáng.
Nước Cha trị đến”
Xin lề luật của Chúa hãy trị đến trong tâm hồn con,
gia đình con, cộng đoàn con,
quốc gia dân tộc con và thế giới con đang sống,
để chúng con cảm nhận một tình yêu thương,
một tình yêu thương đạt tới hạnh phúc đời đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Khâm sứ tại Ai Cập: Tương lai của đất nước nằm trong tay người dân
Lã Thụ Nhân
01:01 13/02/2011
Đức Khâm sứ tại Ai Cập: Tương lai của đất nước nằm trong tay người dân
Rôma (Zenit.org). - Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập cho hay tương lai của Ai Cập giờ nằm trong tay người dân. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald, người đã giữ chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Ai Cập từ năm 2006 nói rằng "đó là thời điểm để người dân Ai Cập tìm ra giải pháp đúng cho cuộc khủng hoảng hiện nay".
Sau 18 ngày biểu tình khiến khoảng 300 người thiệt mạng, Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức lúc 16 giờ chiều (giờ Ai Cập) ngày 11/02/2011. Ông Mubarak, 82 tuổi, đã cai trị đất nước này trong 30 năm.
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Chúa Nhật tuần trước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI "đã cầu nguyện cho Ai Cập và người dân Ai Cập một lần nữa có thể tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình" và ngài cũng nói thêm rằng "ngoài ra, không có tuyên bố cụ thể nào từ Tòa Thánh". "Tuy nhiên, giáo huấn về Học thuyết xã hội của Giáo Hội là rõ ràng. Mỗi cộng đồng nhân loại cần một cơ quan quyền lực để cai trị, nhưng cơ quan quyền lực không bắt nguồn từ tính hợp pháp luân lý của chính nó. Nó phải hành động vì lợi ích chung, sử dụng các phương tiện luân lý hợp pháp để đạt được lợi ích này, và không hành động một cách chuyên chế".
Trích dẫn từ Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, ngài cho hay: "Các lợi ích chung bao gồm ba yếu tố thiết yếu: tôn trọng và thăng tiến các quyền căn bản của con người, sự thịnh vượng, hoặc sự phát triển tinh thần và hàng hoá của xã hội; hòa bình và an ninh của các nhóm và các thành viên của các nhóm đó"(Số.1925). Đức Tổng Giám Mục lưu ý: "Nhiều trong số những than phiền của những người biểu tình về chế độ hiện nay có thể rơi vào những yếu tố này, ngay cả khi họ không sử dụng những từ ngữ tương tự".
Khi được hỏi về vai trò của người Công Giáo Ai Cập trong các sự kiện đang diễn ra, ngài xác định rằng họ "là công dân của đất nước mình, thể hiện trách nhiệm của họ trong việc hướng tới một xã hội được quan tâm hơn về công lý và bình đẳng".
Về đối thoại liên tôn, vị giám mục nói rằng "các sự kiện trong những tuần gần đây đã tạo ra cảm giác của tình liên đới giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Điều này nên là một nền tảng tốt cho cuộc đối thoại và hợp tác gia tăng trong xã hội".
Rôma (Zenit.org). - Sứ Thần Tòa Thánh tại Ai Cập cho hay tương lai của Ai Cập giờ nằm trong tay người dân. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald, người đã giữ chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Ai Cập từ năm 2006 nói rằng "đó là thời điểm để người dân Ai Cập tìm ra giải pháp đúng cho cuộc khủng hoảng hiện nay".
Sau 18 ngày biểu tình khiến khoảng 300 người thiệt mạng, Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức lúc 16 giờ chiều (giờ Ai Cập) ngày 11/02/2011. Ông Mubarak, 82 tuổi, đã cai trị đất nước này trong 30 năm.
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng Chúa Nhật tuần trước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI "đã cầu nguyện cho Ai Cập và người dân Ai Cập một lần nữa có thể tìm thấy sự hòa hợp và hòa bình" và ngài cũng nói thêm rằng "ngoài ra, không có tuyên bố cụ thể nào từ Tòa Thánh". "Tuy nhiên, giáo huấn về Học thuyết xã hội của Giáo Hội là rõ ràng. Mỗi cộng đồng nhân loại cần một cơ quan quyền lực để cai trị, nhưng cơ quan quyền lực không bắt nguồn từ tính hợp pháp luân lý của chính nó. Nó phải hành động vì lợi ích chung, sử dụng các phương tiện luân lý hợp pháp để đạt được lợi ích này, và không hành động một cách chuyên chế".
Trích dẫn từ Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, ngài cho hay: "Các lợi ích chung bao gồm ba yếu tố thiết yếu: tôn trọng và thăng tiến các quyền căn bản của con người, sự thịnh vượng, hoặc sự phát triển tinh thần và hàng hoá của xã hội; hòa bình và an ninh của các nhóm và các thành viên của các nhóm đó"(Số.1925). Đức Tổng Giám Mục lưu ý: "Nhiều trong số những than phiền của những người biểu tình về chế độ hiện nay có thể rơi vào những yếu tố này, ngay cả khi họ không sử dụng những từ ngữ tương tự".
Khi được hỏi về vai trò của người Công Giáo Ai Cập trong các sự kiện đang diễn ra, ngài xác định rằng họ "là công dân của đất nước mình, thể hiện trách nhiệm của họ trong việc hướng tới một xã hội được quan tâm hơn về công lý và bình đẳng".
Về đối thoại liên tôn, vị giám mục nói rằng "các sự kiện trong những tuần gần đây đã tạo ra cảm giác của tình liên đới giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Điều này nên là một nền tảng tốt cho cuộc đối thoại và hợp tác gia tăng trong xã hội".
Lịch trình của Đức Thánh Cha sẽ tách ra trong chuyến tham dự Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Bùi Hữu Thư
08:26 13/02/2011
MADRID, ngày 10, tháng 2, 2011 (Zenit.org).- Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI có mặt tại Madrid tháng Tám năm nay cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài sẽ gặp gỡ các nhóm người khác nhau ngoài giới trẻ.
Ban tổ chức Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã phổ biến chương trình tạm thời cho đại hội từ 16 đến 21 tháng 8, bao gồm các biến cố với Đức Thánh Cha trong phân nửa cuối: Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Tây Ban Nha từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Rất tiêu biểu đối với vị giáo hoàng 83 tuổi này, ngày giờ của ngài được chồng chất với các hoạt động bận rộn. Ngoài các biến cố chính cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài sẽ gặp gỡ các giáo sư đại học, các người khuyết tật, các chủng sinh, nữ tu và tình nguyện viên.
Ban tổ chức Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ghi nhận rằng buổi gặp gỡ với các giáo sư đại học là duy nhất chưa từng có trong một Đại Hội Giới Trẻ.
Carla Díez de Rivera, giám đốc Ban Văn Hoá của Đại Hội Giới Trẻ bình luận: “Cuộc gặp gỡ này cho thấy Đức Thánh Cha hết sức yêu chuộng thế giới của nền giáo dục và văn hóa cao cấp, cũng như đã được thấy trong các buổi gặp gỡ tương tự tại Đức, Pháp, và Anh.”
Ngay trước đêm canh thức ngày thứ bẩy với giới trẻ, Đức Thánh Cha sẽ thăm Fundación Instituto San José, một trung tâm do các tu sĩ Dòng Thánh John of God điều hành để chữa trị các người mắc bệnh tâm thần và tật nguyền. Ngài sẽ nói chuyện với một nhóm tham dự viên Đại Hội Giới Trẻ bị khuyết tật cũng như với các bệnh nhân tại trung tâm này.
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng sẽ gặp gỡ các chủng sinh tham dự Đại Hội Giới Trẻ và sẽ dâng một Thánh Lễ cho họ tại nhà thờ Chánh Tòa La Almudena.
Ban tổ chức Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã phổ biến chương trình tạm thời cho đại hội từ 16 đến 21 tháng 8, bao gồm các biến cố với Đức Thánh Cha trong phân nửa cuối: Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Tây Ban Nha từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Rất tiêu biểu đối với vị giáo hoàng 83 tuổi này, ngày giờ của ngài được chồng chất với các hoạt động bận rộn. Ngoài các biến cố chính cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài sẽ gặp gỡ các giáo sư đại học, các người khuyết tật, các chủng sinh, nữ tu và tình nguyện viên.
Ban tổ chức Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ghi nhận rằng buổi gặp gỡ với các giáo sư đại học là duy nhất chưa từng có trong một Đại Hội Giới Trẻ.
Carla Díez de Rivera, giám đốc Ban Văn Hoá của Đại Hội Giới Trẻ bình luận: “Cuộc gặp gỡ này cho thấy Đức Thánh Cha hết sức yêu chuộng thế giới của nền giáo dục và văn hóa cao cấp, cũng như đã được thấy trong các buổi gặp gỡ tương tự tại Đức, Pháp, và Anh.”
Ngay trước đêm canh thức ngày thứ bẩy với giới trẻ, Đức Thánh Cha sẽ thăm Fundación Instituto San José, một trung tâm do các tu sĩ Dòng Thánh John of God điều hành để chữa trị các người mắc bệnh tâm thần và tật nguyền. Ngài sẽ nói chuyện với một nhóm tham dự viên Đại Hội Giới Trẻ bị khuyết tật cũng như với các bệnh nhân tại trung tâm này.
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng sẽ gặp gỡ các chủng sinh tham dự Đại Hội Giới Trẻ và sẽ dâng một Thánh Lễ cho họ tại nhà thờ Chánh Tòa La Almudena.
Khủng hoảng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:57 13/02/2011
"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.”(Mc. 9,42).
Có những truyện không đẹp, không tốt và không vui xảy ra trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Trong những năm qua, một vấn đề nổi cộm làm nhức nhối tâm can nhiều người là sự vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Giáo Hội đã phải đối diện với một thực tế phũ phàng. Bao nhiêu những hoạt động tốt lành bị mờ che bởi những gương xấu do một số giáo sĩ sai phạm. Những tố cáo đã bùng nổ lớn tại tất cả các Giáo Phận. Đức Hồng Y của Địa phận Boston, MA. đã phải từ chức. Truyền thông báo chí đã ghép tội hàng Giáo Phẩm đã bao che (cover-up) cho những giáo sĩ bị tố cáo. Sự kiện trên đã gây một cú xốc rất lớn cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta không thể chối cãi hay chạy tội. Thái độ khôn ngoan là nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết một cách chân thật.
Một thí dụ điển hình, Đức Ông C. K. thụ phong linh mục năm 1963, đã phục vụ tại Tổng Giáo Phận Nữu Ước được khoảng 40 năm và bị tố cáo phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em vào năm 1970, đã bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ và hồi tục vào tháng 12 năm 2010. Thật buồn! Chúng ta không kết án nhưng thêm lời cầu nguyện cho ông. Hiện nay cuộc khủng hoảng về lạm dụng tình dục trẻ em trong các Giáo Phận tại Hoa Kỳ đã giảm bớt và Giáo Hội đã đang đi vào thời kỳ thanh luyện và hồi phục.Vài con số, năm 2004, bá cáo của John Jay căn cứ trên sự học hỏi của 10,667 trường hợp bị tố cáo liên hệ đến 4,392 linh mục về tội lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 1950-2002. Số linh mục bị tố cáo là 4% (4,392) so với 109,694 linh mục đang phục vụ. Có 56 % đơn tố cáo linh mục có một lần phạm lỗi. Có 27% đơn tố cáo là họ bị lạm dụng hai hoặc ba lần. Có 14% đơn tố cáo là từ 4 đến 9 lần bị lạm dụng. Và có 149 linh mục chịu trách nhiệm với 3000 nạn nhân. Khoảng 70% các vụ việc xảy ra do các linh mục thụ phong trước năm 1970. Thật đau lòng khi nghe biết những gương mù, gương xấu xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt nhất là các vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ. Sự thật được phơi bầy trên mạng lưới công cộng, qua báo chí và các nguồn truyền thông. Trong cuộc khủng hoảng này tại Hoa Kỳ đã có 8 Giáo Phận nộp đơn bảo vệ sự phá sản (bankruptcy). Gồm các Địa phận: Portland OR, San Diego CA, Tucson AZ, Davenport IA, Spokane WA, Fairbanks AK, Wilmington DE (includes parts of MD), Milwaukee WI và Dòng Tu Oregon Province of the Jesuits.
Lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ đã gây sự chú ý nơi nhiều quốc gia như: Gia Nã Đại, Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ, Anh, Mễ Tây Cơ, Bỉ, Pháp và Đức. Trong khi các trường hợp lạm dụng được bá cáo trải rộng trên khắp thế giới. Chúng ta cảm thấy thật xấu hổ và đau buồn. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những vị hữu trách trong Giáo Hội để các gương mù xảy ra lâu dài đên thế mà không hay biết, ngăn ngừa hoặc có một hình thức nào đó để sửa sai. Thường các trường hợp xảy ra cũng đã có khoảng thời gian cách đây khá lâu. Có nhiều trường hợp đã xảy ra cách đây gần một nửa thế kỷ hoặc vài ba chục năm.
Bước vào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3, Giáo Hội được thanh luyện một cách triệt để qua những sự phê bình, chỉ trích và kết án của người đời và của chính con cái mình. Thoạt đầu mới nghe qua các bá cáo lạm dụng tình dục trẻ em, chúng ta cảm thấy bực bội và phẫn uất. Chúng ta có quyền hỏi tại sao? Tại sao? Và trải qua những khó khăn trong nội bộ Giáo Hội, đã có nhiều tín hữu nghi ngờ và đánh mất lòng tin nơi các vị chủ chăn. Nhưng đại đa số đã thông hiểu và cầu nguyện cùng nâng đỡ Giáo Hội bước qua cơn khủng hoảng này.
Chúng ta rất đau đớn mỗi khi nghe thêm một trường hợp giáo sĩ bị tố cáo và bày biện trên báo chí để chễ diễu và bôi nhọ Hội Thánh Chúa. Đôi khi có những khuynh hướng xã hội muốn bài Kitô Giáo và hạ uy tín của hàng giám mục, linh mục và tu sĩ. Nếu công bằng mà xét thì ngoài xã hội có muôn vàn trường hợp lạm dụng tình dục như thế đã xảy ra. Hầu hết các bị cáo là bị tố cáo trên danh nghĩa cá nhân. Họ có thể bị phạt tù, mất công ăn việc làm hoặc chịu một hình phạt nào đó. Họ không bị liên lụy đến một giáo hội hay một tổ chức công cộng. Thí dụ: Một thầy cô giáo thuộc trường công, bị tố cáo lạm dụng tình dục học sinh, thì thầy cô đó chịu phạt cá nhân chứ nhà trường hay cơ quan chính phủ không chịu trách nhiệm bồi thường nạn nhân. Trong đạo Công Giáo, các linh mục tu sĩ làm việc cho Giáo Hội, Giáo Phận phải có trách nhiệm trước công quyền.
Các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đã bắt đầu có những chính sách, đường lối và những cách giải quyết hiệu qủa. Giáo Hội cộng tác với các cơ quan của chính quyền. Mọi trường hợp lạm dụng được bá cáo cho cảnh sát và cơ quan hữu trách để điều tra và tiến hành các phiên tòa xét xử cả đạo lẫn đời. Đã có nhiều các linh mục, tu sĩ bị ra tòa và đã nhận tội. Có vị bị đi tù, có người phải hồi tục và có người bị ngưng chức và có án treo. Bá cáo lạm dụng tình dục có nhiều mức độ khác nhau từ đụng chạm, sờ mó và liên hệ tình dục với các trẻ em hay trẻ vị thành niên. Đã có nhiều luật sư, nhóm hội và nhiều người đã lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân bị lạm dụng, nhất là các bậc cha mẹ. Các bị cáo phải khiêm nhường chấp nhận sự thật và sửa sai. Sự thật luôn là sự thật.
Có nhiều người không thể chấp nhận những sự thực phũ phàng này. Họ đã chối từ (denial) và bức xúc căm phẫn. Có nhiều người không muốn đứng về phe các nạn nhân bị lạm dụng và kết án họ là những người bịa đặt cáo gian và tống tiền địa phận. Số người khác đứng lên bênh vực Giáo Hội và các vị giáo sĩ, tu sĩ. Trong thực tế, không phải tất cả mọi trường hợp đều là có tội hay vô tội. Có nhiều điều xảy ra vô tình và cũng có những trường hợp cố ý phạm tội. Cũng có những cáo gian buộc tội và thổi phồng chi tiết. Nhưng thực tế chúng ta không thể chối cãi là đã có một số giáo sĩ và tu sĩ đã rơi vào nghiện ngập và phạm tội lạm dụng tình dục này. Chỉ có cá nhân người đó mới hiểu rõ điều mình đã làm trước mặt Chúa.
Trong đời sống đạo, không ai muốn nghe những gương mù, gương xấu này. Nhưng đây là sự thật. Đây là sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trong Giáo Hội có người tốt, kẻ xấu. Có những vị linh mục thánh thiện, tốt lành và cũng có những vị tầm thường, tội lỗi. Chúng ta cũng là những tội nhân, nếu cộng gom các tội đã phạm từ khi chúng ta có trí khôn cho tới tuổi trưởng thành, chúng ta cũng đã phạm biết bao nhiêu thứ tội. Có tội trọng, tội nhẹ và có cả những thứ tội không tên. Giáo Hội là một Mầu Nhiệm, có Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu là đầu, là Chúa và là Đấng Thánh, nên Giáo Hội được gọi là Giáo Hội Thánh Thiện.
Qua kinh nghiệm đau thương, Giáo Hội đã nhận biết lỗi mình và đã dùng mọi phương thế để làm giảm bớt những gương mù này. Thực hành cụ thể như: Các văn phòng làm việc nên để cửa kính trong hoặc mở cửa. Các tòa Giải Tội cũng nên làm thông thoáng và cố gắng tránh mọi hoàn cảnh có thể bị nghi ngờ. Tất cả các linh mục, tu sĩ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm giáo dục và sinh hoạt gần gũi trẻ em trong mọi lãnh vực, đều cần có kiểm xét quá khứ cá nhân (background check) và học hỏi theo những hướng dẫn của Giáo Phận để phòng ngừa sự lạm dụng. Chúng ta biết các trẻ em như là các thiên thần của Chúa cần được chăm sóc và bảo vệ. Chúa Giêsu rất yếu mến trẻ thơ: Nhưng Đức Giêsu gọi chúng lại mà nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng (Lc. 18,16).
Chúng ta không thể coi thường sự việc này. Trong tất cả mọi sinh họat mục vụ cần thực hiện trong ánh sáng. Các việc cử hành Phung Vụ trong Giáo Hội, chỉ có một việc cử hành nghi lễ làm phép lửa trong đêm Vọng Phục Sinh là chúng ta chờ đợi trong đêm tối để đón ánh sáng của Chúa Kitô. Còn tất cả các nghi thức Phụng Vụ đều được cử hành trong ánh sáng chan hòa. Chúng ta đừng bao giờ coi thường và cũng đừng bao giờ tạo bầu khí giả tạo mờ ảo. Không nên xử dụng bầu khí âm u, mờ tối hoặc là có những cơ hội đụng chạm, sờ mó. Chúng ta không biết sự sâu thẳm nơi lòng của mỗi người. Bất cứ sự gì cũng có thể xảy ra. Chỉ cần một sự không bằng lòng và bị tố cáo lạm dụng, Giáo Hội có thể bị thiệt thòi về cả danh tiếng và các sự bồi thường khác cho nạn nhân. Chúng ta biết đã có Giáo Phận đã phải bán các tòa nhà và đất đai để bồi thường cho các nạn nhân lên tới cả trăm triệu đô la.
Khi ra rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Giêsu đã đặc biệt quan tâm đến các trẻ nhỏ. Chúa yêu thương ôm ẵm, chúc lành và bảo vệ các trẻ: Đức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt. 18,3). Chúa răn đe các tông đồ cũng như mọi người là không được nên cớ vấp phạm cho các trẻ nhỏ. Chúa đã nặng lời trách mắng những người đã gây nên tội, thì thà buộc cối đá vào cổ và ném xuống biển. Tâm hồn trẻ nhỏ thì đơn sơ và trong trắng. Trái tim của trẻ thơ rất nhảy cảm và rất dễ bị tổn thương. Các ấn tượng không tốt thấm nhập vào tâm hồn sẽ làm trẻ em bị thui chột và mang bệnh hoạn tự ty mặc cảm.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận và ấp ủ trong yêu thương. Những vòng tay âu yếm sẽ làm cho trẻ em cảm nhận được yêu và biết yêu. Chúa chúc lành cho các trẻ và những ai có tâm hồn trẻ thơ. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."(Lc.18,17). Lạy Chúa, xin tha thứ cho những ai đã vấp phạm vì lạm dụng tình dục trẻ em dù một lần hay sa phạm nhiều lần. Tội lạm dụng tình dục là tội nặng. Lạm dụng tình dục là xúc phạm đến thể xác và tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Hậu qủa của tội lỗi xấu xa này sẽ ám ảnh suốt cuộc đời. Các trẻ sẽ phải mang nặng những vết thương lòng trong đời sống. Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng xin lỗi các nạn nhân và xin họ thương tha thứ cho sự bất toàn của con người.
Có những truyện không đẹp, không tốt và không vui xảy ra trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Trong những năm qua, một vấn đề nổi cộm làm nhức nhối tâm can nhiều người là sự vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Giáo Hội đã phải đối diện với một thực tế phũ phàng. Bao nhiêu những hoạt động tốt lành bị mờ che bởi những gương xấu do một số giáo sĩ sai phạm. Những tố cáo đã bùng nổ lớn tại tất cả các Giáo Phận. Đức Hồng Y của Địa phận Boston, MA. đã phải từ chức. Truyền thông báo chí đã ghép tội hàng Giáo Phẩm đã bao che (cover-up) cho những giáo sĩ bị tố cáo. Sự kiện trên đã gây một cú xốc rất lớn cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta không thể chối cãi hay chạy tội. Thái độ khôn ngoan là nhìn thẳng vào vấn đề và giải quyết một cách chân thật.
Một thí dụ điển hình, Đức Ông C. K. thụ phong linh mục năm 1963, đã phục vụ tại Tổng Giáo Phận Nữu Ước được khoảng 40 năm và bị tố cáo phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em vào năm 1970, đã bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ và hồi tục vào tháng 12 năm 2010. Thật buồn! Chúng ta không kết án nhưng thêm lời cầu nguyện cho ông. Hiện nay cuộc khủng hoảng về lạm dụng tình dục trẻ em trong các Giáo Phận tại Hoa Kỳ đã giảm bớt và Giáo Hội đã đang đi vào thời kỳ thanh luyện và hồi phục.Vài con số, năm 2004, bá cáo của John Jay căn cứ trên sự học hỏi của 10,667 trường hợp bị tố cáo liên hệ đến 4,392 linh mục về tội lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 1950-2002. Số linh mục bị tố cáo là 4% (4,392) so với 109,694 linh mục đang phục vụ. Có 56 % đơn tố cáo linh mục có một lần phạm lỗi. Có 27% đơn tố cáo là họ bị lạm dụng hai hoặc ba lần. Có 14% đơn tố cáo là từ 4 đến 9 lần bị lạm dụng. Và có 149 linh mục chịu trách nhiệm với 3000 nạn nhân. Khoảng 70% các vụ việc xảy ra do các linh mục thụ phong trước năm 1970. Thật đau lòng khi nghe biết những gương mù, gương xấu xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt nhất là các vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ. Sự thật được phơi bầy trên mạng lưới công cộng, qua báo chí và các nguồn truyền thông. Trong cuộc khủng hoảng này tại Hoa Kỳ đã có 8 Giáo Phận nộp đơn bảo vệ sự phá sản (bankruptcy). Gồm các Địa phận: Portland OR, San Diego CA, Tucson AZ, Davenport IA, Spokane WA, Fairbanks AK, Wilmington DE (includes parts of MD), Milwaukee WI và Dòng Tu Oregon Province of the Jesuits.
Lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ đã gây sự chú ý nơi nhiều quốc gia như: Gia Nã Đại, Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ, Anh, Mễ Tây Cơ, Bỉ, Pháp và Đức. Trong khi các trường hợp lạm dụng được bá cáo trải rộng trên khắp thế giới. Chúng ta cảm thấy thật xấu hổ và đau buồn. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những vị hữu trách trong Giáo Hội để các gương mù xảy ra lâu dài đên thế mà không hay biết, ngăn ngừa hoặc có một hình thức nào đó để sửa sai. Thường các trường hợp xảy ra cũng đã có khoảng thời gian cách đây khá lâu. Có nhiều trường hợp đã xảy ra cách đây gần một nửa thế kỷ hoặc vài ba chục năm.
Bước vào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3, Giáo Hội được thanh luyện một cách triệt để qua những sự phê bình, chỉ trích và kết án của người đời và của chính con cái mình. Thoạt đầu mới nghe qua các bá cáo lạm dụng tình dục trẻ em, chúng ta cảm thấy bực bội và phẫn uất. Chúng ta có quyền hỏi tại sao? Tại sao? Và trải qua những khó khăn trong nội bộ Giáo Hội, đã có nhiều tín hữu nghi ngờ và đánh mất lòng tin nơi các vị chủ chăn. Nhưng đại đa số đã thông hiểu và cầu nguyện cùng nâng đỡ Giáo Hội bước qua cơn khủng hoảng này.
Chúng ta rất đau đớn mỗi khi nghe thêm một trường hợp giáo sĩ bị tố cáo và bày biện trên báo chí để chễ diễu và bôi nhọ Hội Thánh Chúa. Đôi khi có những khuynh hướng xã hội muốn bài Kitô Giáo và hạ uy tín của hàng giám mục, linh mục và tu sĩ. Nếu công bằng mà xét thì ngoài xã hội có muôn vàn trường hợp lạm dụng tình dục như thế đã xảy ra. Hầu hết các bị cáo là bị tố cáo trên danh nghĩa cá nhân. Họ có thể bị phạt tù, mất công ăn việc làm hoặc chịu một hình phạt nào đó. Họ không bị liên lụy đến một giáo hội hay một tổ chức công cộng. Thí dụ: Một thầy cô giáo thuộc trường công, bị tố cáo lạm dụng tình dục học sinh, thì thầy cô đó chịu phạt cá nhân chứ nhà trường hay cơ quan chính phủ không chịu trách nhiệm bồi thường nạn nhân. Trong đạo Công Giáo, các linh mục tu sĩ làm việc cho Giáo Hội, Giáo Phận phải có trách nhiệm trước công quyền.
Các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đã bắt đầu có những chính sách, đường lối và những cách giải quyết hiệu qủa. Giáo Hội cộng tác với các cơ quan của chính quyền. Mọi trường hợp lạm dụng được bá cáo cho cảnh sát và cơ quan hữu trách để điều tra và tiến hành các phiên tòa xét xử cả đạo lẫn đời. Đã có nhiều các linh mục, tu sĩ bị ra tòa và đã nhận tội. Có vị bị đi tù, có người phải hồi tục và có người bị ngưng chức và có án treo. Bá cáo lạm dụng tình dục có nhiều mức độ khác nhau từ đụng chạm, sờ mó và liên hệ tình dục với các trẻ em hay trẻ vị thành niên. Đã có nhiều luật sư, nhóm hội và nhiều người đã lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân bị lạm dụng, nhất là các bậc cha mẹ. Các bị cáo phải khiêm nhường chấp nhận sự thật và sửa sai. Sự thật luôn là sự thật.
Có nhiều người không thể chấp nhận những sự thực phũ phàng này. Họ đã chối từ (denial) và bức xúc căm phẫn. Có nhiều người không muốn đứng về phe các nạn nhân bị lạm dụng và kết án họ là những người bịa đặt cáo gian và tống tiền địa phận. Số người khác đứng lên bênh vực Giáo Hội và các vị giáo sĩ, tu sĩ. Trong thực tế, không phải tất cả mọi trường hợp đều là có tội hay vô tội. Có nhiều điều xảy ra vô tình và cũng có những trường hợp cố ý phạm tội. Cũng có những cáo gian buộc tội và thổi phồng chi tiết. Nhưng thực tế chúng ta không thể chối cãi là đã có một số giáo sĩ và tu sĩ đã rơi vào nghiện ngập và phạm tội lạm dụng tình dục này. Chỉ có cá nhân người đó mới hiểu rõ điều mình đã làm trước mặt Chúa.
Trong đời sống đạo, không ai muốn nghe những gương mù, gương xấu này. Nhưng đây là sự thật. Đây là sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trong Giáo Hội có người tốt, kẻ xấu. Có những vị linh mục thánh thiện, tốt lành và cũng có những vị tầm thường, tội lỗi. Chúng ta cũng là những tội nhân, nếu cộng gom các tội đã phạm từ khi chúng ta có trí khôn cho tới tuổi trưởng thành, chúng ta cũng đã phạm biết bao nhiêu thứ tội. Có tội trọng, tội nhẹ và có cả những thứ tội không tên. Giáo Hội là một Mầu Nhiệm, có Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu là đầu, là Chúa và là Đấng Thánh, nên Giáo Hội được gọi là Giáo Hội Thánh Thiện.
Qua kinh nghiệm đau thương, Giáo Hội đã nhận biết lỗi mình và đã dùng mọi phương thế để làm giảm bớt những gương mù này. Thực hành cụ thể như: Các văn phòng làm việc nên để cửa kính trong hoặc mở cửa. Các tòa Giải Tội cũng nên làm thông thoáng và cố gắng tránh mọi hoàn cảnh có thể bị nghi ngờ. Tất cả các linh mục, tu sĩ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm giáo dục và sinh hoạt gần gũi trẻ em trong mọi lãnh vực, đều cần có kiểm xét quá khứ cá nhân (background check) và học hỏi theo những hướng dẫn của Giáo Phận để phòng ngừa sự lạm dụng. Chúng ta biết các trẻ em như là các thiên thần của Chúa cần được chăm sóc và bảo vệ. Chúa Giêsu rất yếu mến trẻ thơ: Nhưng Đức Giêsu gọi chúng lại mà nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng (Lc. 18,16).
Chúng ta không thể coi thường sự việc này. Trong tất cả mọi sinh họat mục vụ cần thực hiện trong ánh sáng. Các việc cử hành Phung Vụ trong Giáo Hội, chỉ có một việc cử hành nghi lễ làm phép lửa trong đêm Vọng Phục Sinh là chúng ta chờ đợi trong đêm tối để đón ánh sáng của Chúa Kitô. Còn tất cả các nghi thức Phụng Vụ đều được cử hành trong ánh sáng chan hòa. Chúng ta đừng bao giờ coi thường và cũng đừng bao giờ tạo bầu khí giả tạo mờ ảo. Không nên xử dụng bầu khí âm u, mờ tối hoặc là có những cơ hội đụng chạm, sờ mó. Chúng ta không biết sự sâu thẳm nơi lòng của mỗi người. Bất cứ sự gì cũng có thể xảy ra. Chỉ cần một sự không bằng lòng và bị tố cáo lạm dụng, Giáo Hội có thể bị thiệt thòi về cả danh tiếng và các sự bồi thường khác cho nạn nhân. Chúng ta biết đã có Giáo Phận đã phải bán các tòa nhà và đất đai để bồi thường cho các nạn nhân lên tới cả trăm triệu đô la.
Khi ra rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa Giêsu đã đặc biệt quan tâm đến các trẻ nhỏ. Chúa yêu thương ôm ẵm, chúc lành và bảo vệ các trẻ: Đức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt. 18,3). Chúa răn đe các tông đồ cũng như mọi người là không được nên cớ vấp phạm cho các trẻ nhỏ. Chúa đã nặng lời trách mắng những người đã gây nên tội, thì thà buộc cối đá vào cổ và ném xuống biển. Tâm hồn trẻ nhỏ thì đơn sơ và trong trắng. Trái tim của trẻ thơ rất nhảy cảm và rất dễ bị tổn thương. Các ấn tượng không tốt thấm nhập vào tâm hồn sẽ làm trẻ em bị thui chột và mang bệnh hoạn tự ty mặc cảm.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận và ấp ủ trong yêu thương. Những vòng tay âu yếm sẽ làm cho trẻ em cảm nhận được yêu và biết yêu. Chúa chúc lành cho các trẻ và những ai có tâm hồn trẻ thơ. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."(Lc.18,17). Lạy Chúa, xin tha thứ cho những ai đã vấp phạm vì lạm dụng tình dục trẻ em dù một lần hay sa phạm nhiều lần. Tội lạm dụng tình dục là tội nặng. Lạm dụng tình dục là xúc phạm đến thể xác và tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Hậu qủa của tội lỗi xấu xa này sẽ ám ảnh suốt cuộc đời. Các trẻ sẽ phải mang nặng những vết thương lòng trong đời sống. Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng xin lỗi các nạn nhân và xin họ thương tha thứ cho sự bất toàn của con người.
ĐTC: Chu toàn các giới răn với tình yêu của Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
12:48 13/02/2011
Trưa Chúa Nhật 13-2-2011 đã có hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật thái độ sống mới mẻ của Chúa Giêsu là chu toàn các giới răn với tình yêu của Thiên Chúa. Ngài cũng mời gọi xã hội sống tình liên đới huynh đệ sâu đậm và cụ thể hơn để tránh các thảm cảnh khổ đau có thể xảy ra, như vụ 4 em bé du mục Rom bị chết cháy tuần vừa qua tại Roma. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, Phụng Vụ Chúa Nhật này tiếp tục bài đọc ”Diễn Văn trên Núi” của Chúa Giêsu chiếm các chương 5, 6, và 7 Phúc Âm thánh Mátthêu. Sau các ”Mối Phúc Thật”, là chương trình sống của Người, Chúa Giêsu công bố Luật Mới, Torah của Người, như anh em do thái của chúng ta gọi. Thật thế, khi Người đến, Đấng Cứu Thế cũng phải đem đến mạc khải vĩnh viễn của Lề Luật, và đó chính là điều Chúa Giêsu tuyên bố: ”Các con đừng tưởng rằng Thầy đến để hủy bỏ Lề Luật hay các Ngôn Sứ; Thầy không đến để hủy bỏ, nhưng là để kiện toàn”. Và quay sang các môn đệ Người nói thêm: ”Nếu các con không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,17.20). Nhưng sự kiện toàn Lề Luật của Chúa Kitô và sự ”công chính lớn hơn” mà Người đòi hỏi hệ tại điều gì?
Chúa Giêsu giải thích qua một loạt các phản đề giữa các giới răn cũ và kiểu Người đề nghị. Mỗi lần bắt đầu: ”Các con đã nghe người xưa nói rằng... ”, rồi Người khẳng định: ”Còn Thầy, thầy bảo các con... ”. Chẳng hạn: ”Các con đã nghe người xưa nói rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy Thầy bảo các con: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa” (Mt 5,21-22) Và sáu lần như vậy. Kiểu nói này khơi dậy ấn tương rất lớn nơi dân chúng, khiến họ hoảng sợ, bởi vì câu ”Thầy bảo anh em” tương đương với việc đòi cho mình quyền bính của Thiên Chúa, nguồn gốc của Lề Luật.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nêu bật sự mới mẻ trong giáo huấn của Chúa Giêsu như sau: Sự mới mẻ của Chúa Giêsu, một cách chính yếu, hệ tại nơi sự kiện chính Người chu toàn các giới răn với tình yêu của Thiên Chúa, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong Người. Và chúng ta, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, có thể rộng mở cho hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng khiến cho chúng ta có khả năng sống tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi điều răn trở thành thật sự như đòi buộc của tình yêu, và tất cả mọi điều răn đều quy tụ vào một giới răn duy nhất: đó là yêu mến Thiên Chúa với tất cả con tim, và yêu mến tha nhân như chính mình. ”Yêu thương là chu toàn Lề Luật” thánh Phaolô viết (Rm 13,10). Trước đòi buộc này, thí dụ như trường hợp đáng thương của 4 trẻ em người Rom chết cháy tuần vừa qua trong căn chòi nghèo nàn của chúng, bắt chúng ta phải tự vấn: nếu một xã hội đã biết liên đới, huynh đệ và trung thực hơn trong tình yêu thương, nghĩa là kitô hơn, thì có phải là đã tránh được sự kiện thê thảm ấy hay không. Và câu hỏi này có giá trị đối với biết bao nhiêu biến cố đau thương khác, ít nhiều được biến đến, xảy ra hàng ngày trong các thành phố và đất nước của chúng ta.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thấn mến, có lẽ không phải là một điều vô tình bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu được gọi là ”Diễn văn trên núi”! Ông Môshê đã lên núi Sinai để nhận Lề Luật và đem nó xuống cho dân được tuyển chọn. Chúa Giêsu là chính Con Thiên Chúa, là Đấng đã từ Trời xuống để đem chúng ta lên Trời, lên sự cao cả của Thiên Chúa, trên con đường của tình yêu thương. Còn hơn thế nữa, chính Người là con đường đó: chúng ta không cần làm gì khác ngoài việc theo Người, để thực hành ý muốn của Thiên Chúa và vào Nước của Người, trong cuộc sống vĩnh cửu. Đã chỉ có một thụ tạo duy nhất lên tới đỉnh núi: đó là Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ sự kết hiệp với Chúa Giêsu, sự công chính của Mẹ đã hoàn thiện: vì thế chúng ta khẩn cầu Mẹ là ”Speculum iustitiae - Tấm gương của sự công chính”. Chúng ta hãy tín thác nơi Mẹ để Mẹ cũng hướng dẫn bước chân của chúng ta trên sự trung thành với Lề Luật của Chúa Kitô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào các tín hữu nói tiếng Pháp ngài nhắc tới Ngày quốc tế các bệnh nhân cử hành hom 11 tháng 2 vừa qua, và mời gọi họ thăng tiến một nền văn minh biết yêu thương, tôn trọng và bảo vệ sự sống theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa. Chào các tín hữu Slovac, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ hai hôm nay Giáo Hội mừng kính hai thánh Cirillo và Metodio, Đồng Bổn Mạng Âu châu. Ngài cầu mong chuyền hành hương Roma củng cố đức tin mà xưa kia hai thánh đã loan báo cho cha ông họ.
Anh chị em thân mến, Phụng Vụ Chúa Nhật này tiếp tục bài đọc ”Diễn Văn trên Núi” của Chúa Giêsu chiếm các chương 5, 6, và 7 Phúc Âm thánh Mátthêu. Sau các ”Mối Phúc Thật”, là chương trình sống của Người, Chúa Giêsu công bố Luật Mới, Torah của Người, như anh em do thái của chúng ta gọi. Thật thế, khi Người đến, Đấng Cứu Thế cũng phải đem đến mạc khải vĩnh viễn của Lề Luật, và đó chính là điều Chúa Giêsu tuyên bố: ”Các con đừng tưởng rằng Thầy đến để hủy bỏ Lề Luật hay các Ngôn Sứ; Thầy không đến để hủy bỏ, nhưng là để kiện toàn”. Và quay sang các môn đệ Người nói thêm: ”Nếu các con không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,17.20). Nhưng sự kiện toàn Lề Luật của Chúa Kitô và sự ”công chính lớn hơn” mà Người đòi hỏi hệ tại điều gì?
Chúa Giêsu giải thích qua một loạt các phản đề giữa các giới răn cũ và kiểu Người đề nghị. Mỗi lần bắt đầu: ”Các con đã nghe người xưa nói rằng... ”, rồi Người khẳng định: ”Còn Thầy, thầy bảo các con... ”. Chẳng hạn: ”Các con đã nghe người xưa nói rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy Thầy bảo các con: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa” (Mt 5,21-22) Và sáu lần như vậy. Kiểu nói này khơi dậy ấn tương rất lớn nơi dân chúng, khiến họ hoảng sợ, bởi vì câu ”Thầy bảo anh em” tương đương với việc đòi cho mình quyền bính của Thiên Chúa, nguồn gốc của Lề Luật.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nêu bật sự mới mẻ trong giáo huấn của Chúa Giêsu như sau: Sự mới mẻ của Chúa Giêsu, một cách chính yếu, hệ tại nơi sự kiện chính Người chu toàn các giới răn với tình yêu của Thiên Chúa, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong Người. Và chúng ta, qua niềm tin nơi Chúa Kitô, có thể rộng mở cho hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng khiến cho chúng ta có khả năng sống tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi điều răn trở thành thật sự như đòi buộc của tình yêu, và tất cả mọi điều răn đều quy tụ vào một giới răn duy nhất: đó là yêu mến Thiên Chúa với tất cả con tim, và yêu mến tha nhân như chính mình. ”Yêu thương là chu toàn Lề Luật” thánh Phaolô viết (Rm 13,10). Trước đòi buộc này, thí dụ như trường hợp đáng thương của 4 trẻ em người Rom chết cháy tuần vừa qua trong căn chòi nghèo nàn của chúng, bắt chúng ta phải tự vấn: nếu một xã hội đã biết liên đới, huynh đệ và trung thực hơn trong tình yêu thương, nghĩa là kitô hơn, thì có phải là đã tránh được sự kiện thê thảm ấy hay không. Và câu hỏi này có giá trị đối với biết bao nhiêu biến cố đau thương khác, ít nhiều được biến đến, xảy ra hàng ngày trong các thành phố và đất nước của chúng ta.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thấn mến, có lẽ không phải là một điều vô tình bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu được gọi là ”Diễn văn trên núi”! Ông Môshê đã lên núi Sinai để nhận Lề Luật và đem nó xuống cho dân được tuyển chọn. Chúa Giêsu là chính Con Thiên Chúa, là Đấng đã từ Trời xuống để đem chúng ta lên Trời, lên sự cao cả của Thiên Chúa, trên con đường của tình yêu thương. Còn hơn thế nữa, chính Người là con đường đó: chúng ta không cần làm gì khác ngoài việc theo Người, để thực hành ý muốn của Thiên Chúa và vào Nước của Người, trong cuộc sống vĩnh cửu. Đã chỉ có một thụ tạo duy nhất lên tới đỉnh núi: đó là Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ sự kết hiệp với Chúa Giêsu, sự công chính của Mẹ đã hoàn thiện: vì thế chúng ta khẩn cầu Mẹ là ”Speculum iustitiae - Tấm gương của sự công chính”. Chúng ta hãy tín thác nơi Mẹ để Mẹ cũng hướng dẫn bước chân của chúng ta trên sự trung thành với Lề Luật của Chúa Kitô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào các tín hữu nói tiếng Pháp ngài nhắc tới Ngày quốc tế các bệnh nhân cử hành hom 11 tháng 2 vừa qua, và mời gọi họ thăng tiến một nền văn minh biết yêu thương, tôn trọng và bảo vệ sự sống theo ý muốn của Đấng Tạo Hóa. Chào các tín hữu Slovac, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ hai hôm nay Giáo Hội mừng kính hai thánh Cirillo và Metodio, Đồng Bổn Mạng Âu châu. Ngài cầu mong chuyền hành hương Roma củng cố đức tin mà xưa kia hai thánh đã loan báo cho cha ông họ.
Đức Bênêđíctô XVI và khía cạnh pháp chế trong việc chuẩn bị hôn nhân
Vũ Văn An
22:40 13/02/2011
Đầu năm 2011, nhân tiếp đón các thẩm phán, viên chức và cộng tác viên của Tòa Án Hôn Phối Tối Cao Rôma (Roman Rota), tức tòa xử các vụ khiếu kiện về quyết định vô hiệu hóa hôn nhân, Đức Bênêđíctô XVI đã đọc một bài diễn văn quan trọng với chủ đề: quyền kết hôn giả thiết khả năng kết hôn.
Mở đầu, Đức Thánh Cha ca ngợi việc làm của Tòa Án và khích lệ họ dấn thân hơn nữa “trong bộ phận tế nhị và quan trọng này của thừa tác vụ chăm sóc mục vụ và ‘salus animarum’ (phần rỗi các linh hồn’”
Sau đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa luật pháp và việc chăm sóc mục vụ, coi nó là tâm điểm của cuộc tranh luận hậu công đồng về giáo luật. Ở đây, ngài nhắc lại câu nói bất hủ của Đức Gioan Phaolô II: “Điều không đúng là cho rằng để có tính mục vụ nhiều hơn, luật pháp phải tự làm cho mình ít pháp chế hơn… Chiều kích pháp chế và chiều kích mục vụ hợp nhất với nhau một cách không thể tách biệt trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. Trước nhất, chúng có sự hoà hợp do được phát sinh từ cùng một cứu cánh chung: là sự cứu rỗi các linh hồn” (Diễn văn ngỏ với Tòa Tối Cao Rôma, 18 /1/1990, Số 4: AAS 82 [1990], tr. 874).
Năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI từng trình bày với Tòa Án này về ý nghĩa mục vụ chân chính của diễn trình vô hiệu hóa hôn nhân, dựa trên lòng yêu mến sự thật (xem lại Diễn Văn với Tòa Hôn Phối Tối Cao Rôma, ngày 28 tháng 1 năm 2006: AAS 98 [2006], các tr. 135-138). Hôm nay, ngài muốn nói tới chiều kích pháp chế vốn cố hữu trong sinh hoạt mục vụ nhằm chuẩn bị hôn nhân và chấp nhận cho người ta kết hôn.
Chiều kích giáo luật của việc chuẩn bị hôn nhân có lẽ là yếu tố không hiển nhiên ngay lập tức. Thực vậy, một đàng, người ta thấy trong các khóa chuẩn bị hôn nhân, các vấn đề giáo luật chiếm một chỗ rất khiêm nhường, nếu không muốn là vô nghĩa, vì ta vẫn có khuynh hướng cho rằng các vợ chồng tương lai rất ít quan tâm tới các vấn đề chỉ dành cho các nhà chuyên môn. Đàng khác, dù không lãng quên bất cứ sự cần thiết nào của sinh hoạt pháp chế trước khi cử hành hôn nhân, để đoan chắc là không có gì đi ngược lại việc cử hành đó cách hữu hiệu và hợp pháp (Giáo Luật, Đ.1066), nhưng đại đa số vẫn cho rằng việc khảo hạch các cặp hôn nhân, việc rao hôn phối và các biện pháp thích đáng khác cần thiết trong giai đoạn điều tra tiền hôn nhân (xem Đ.1067) kể cả các khóa chuẩn bị hôn nhân, đều chỉ là những bắt buộc cho có hình thức. Thực vậy, người ta thường nghĩ rằng khi chấp thuận cho các cặp vợ chồng tương lai kết hôn, các mục tử nên tiến hành một cách độ lượng bởi vì kết hôn là một quyền tự nhiên của họ.
Thành thử, theo Đức Thánh Cha, ta cần phải suy nghĩ về chiều kích pháp chế trong chính hôn nhân. Đây là một vấn đề ngài từng đề cập tới trong bối cảnh suy tư về chân lý hôn nhân, trong đó ngài từng phát biểu: “Về vấn đề tương đối hóa kinh nghiệm tính dục có tính chủ quan và theo khuynh hướng buông thả, truyền thống Giáo Hội đã khẳng định một cách rõ ràng đặc tính pháp chế tự nhiên của hôn nhân, tức là sự kiện: từ bản chất, nó vốn thuộc ngữ cảnh công lý trong các liên hệ liên bản ngã. Theo viễn tượng này, luật pháp đã thực sự được đan kết vào đời sống và tình yêu thành một trong các bổn phận nội tại của chính sự hiện hữu của nó” (Diễn Văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 27 tháng 1 năm 2007, AAS 99 [2007], tr. 90).
Như thế, không phải có hai loại hôn nhân khác nhau: một hôn nhân thực tế ("matrimonio della vita") và một hôn nhân theo luật. Nhưng chỉ có một hôn nhân mà thôi. Cuộc hôn nhân này, theo hiến định, chính là sợi dây pháp chế hiện thực giữa người đàn ông và người đàn bà, một sợi dây nối kết cuộc sống và tình yêu chân chính đầy sinh động của vợ chồng. Cuộc hôn nhân mà vợ chồng cử hành, cuộc hôn nhân mà chăm sóc mục vụ quan tâm tới và học lý giáo luật tập chú vào, là một thực tại duy nhất vừa có tính tự nhiên vừa có tính cứu rỗi. Sự phong phú của thực tại này chắc chắn cho phép ta có nhiều cách tiếp cận nó mà không đánh mất bản sắc chủ yếu của nó. Khía cạnh pháp chế là khía cạnh có tính yếu tính đối với chính yếu tính của hôn nhân. Điều này phải được hiểu theo ý niệm không duy nghiệm về luật pháp, trái lại cần được xem sét dưới cái nhìn có đặc tính tương quan về công lý.
Theo Đức Thánh Cha, quyền kết hôn hay “jus connubii” phải được hiểu theo cái nhìn trên. Bởi thế, không phải chủ đích chủ quan (subjective pretense) mới là điều các mục tử cần phải hài lòng qua một sự nhìn nhận chỉ có tính hình thức, không cần đếm xỉa gì tới nội dung thực sự của cuộc kết hợp. Quyền bước vào khế ước hôn nhân giả thiết rằng người ta phải có khả năng kết hôn, và họ phải có ý định cử hành hôn nhân một cách chân chính, nghĩa là cử hành trong sự thật của yếu tính hôn nhân như đã được Giáo Hội dạy bảo. Không ai có quyền đòi hỏi một nghi lễ kết hôn. Thực vậy, “jus connubii” có ý nói tới quyền cử hành một hôn nhân có thực. Do đó, quyền này không áp dụng vào trường hợp trong đó có chứng cớ là các tiền đề để thi hành việc cử hành này không hiện hữu, nghĩa là, nếu khả năng đòi phải có để kết hôn rõ ràng không có, hay khi mục tiêu tìm kiếm đi ngược hẳn lại thực tại tự nhiên của hôn nhân.
Về phương diện này, Đức Thánh Cha muốn tái khẳng định điều ngài từng viết sau Thượng Hội Đồng về Thánh Thể: “Xét vì ngữ cảnh văn hóa phức tạp mà Giáo Hội ngày nay đang gặp phải ở nhiều quốc gia, Thượng Hội Đồng khuyến cáo phải dành tối đa chú tâm mục vụ vào việc huấn luyện cho các cặp vợ chồng tương lai để họ chuẩn bị cuộc hôn nhân của họ và đảm bảo trước các xác tín của họ liên quan tới các điều buộc phải có để bí tích hôn phối của họ thành hiệu. Sự biện phân nghiêm túc trong vấn đề này sẽ giúp tránh được nhiều hoàn cảnh trong đó các quyết định hấp tấp hay các lý do hời hợt khiến cho cặp vợ chồng tương lai lãnh nhận những trách nhiệm mà họ không có khả năng tôn trọng (xem Đề Nghị 40). Sự thiện mà Giáo Hội và xã hội chờ mong ở cuộc hôn nhân và ở loại gia đình vốn đặt căn bản trên hôn nhân lớn lao đến nỗi đòi nền mục vụ của ta phải dấn thân trọn vẹn vào lãnh vực đặc thù này. Hôn nhân và gia đình là các định chế cần được cổ vũ và bảo vệ khỏi mọi giải thích sai lầm có thể có về bản chất đích thực của nó, bởi bất cứ tai hại nào gây cho chúng cũng đều là tai hại gây cho chính xã hội” (Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng ‘Sacranentum caritatis’, 22 tháng 2 năm 2007, số 29: AAS 99 [2007], tr. 130).
Việc chuẩn bị hôn nhân, trong các giai đoạn khác nhau của nó như đã được Đức Gioan Phaolô II mô tả trong tông huấn "Familiaris consortio" của ngài, chắc chắn có những mục đích vượt quá chiều kích pháp chế, vì chân trời của nó được tạo lập bởi trọn bộ sự thiện, cả nhân bản lẫn Kitô Giáo, của cả cặp vợ chồng lẫn con cái trong tương lai của họ (xem số 66: AAS 73 [1981], tr. 159-162). Sự thiện này dứt khoát nhằm sự thánh thiện cho cuộc sống của họ (xem GL điều 1062, tiết 2). Tuy thế, ta không bao giờ được quên rằng mục tiêu tức khắc của việc chuẩn bị này là để cổ vũ việc cử hành hôn nhân chân chính một cách tự do nghĩa là, thiết lập ra sợi dây liên kết đầy công lý và yêu thương giữa cặp vợ chồng với các đặc điểm hợp nhất và bất khả tiêu, nhằm sự thiện của hai người phối ngẫu và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Mối dây liên kết giữa hai người đã rửa tội này còn tạo nên một trong các bí tích của Giao Ước Mới nữa. Với mục tiêu ấy, ta không thể đem tới cho cặp vợ chồng một sứ điệp ngoại tại có tính ý thức hệ, càng không được áp đặt lên họ một khuôn mẫu văn hóa; đúng hơn, phải giúp hai người đính hôn có khả năng khám phá ra sự thật trong khuynh hướng tự nhiên và khả năng cam kết vốn ghi sẵn trong yếu tính mối tương quan đàn ông đàn bà của họ. Luật lệ như một yếu tố cấu thành mối tương quan hôn nhân phát sinh từ đó; nó bắt nguồn từ khả năng tự nhiên của cặp vợ chồng, được thể hiện qua việc đồng thuận tự hiến cho nhau. Lý trí và đức tin cùng hội tụ để cùng soi sáng cho chân lý về cuộc đời đó. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào, ta cũng phải hiểu rõ điều đã được Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II giảng dạy: “Giáo Hội không từ khước việc cử hành hôn phối cho những ai có thiên hướng tốt, ngay cả nếu họ không được chuẩn bị đầy đủ về phương diện siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng tốt muốn kết hôn theo thực tại tự nhiên của hôn nhân” (Diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 30 tháng 1 năm 2003, Số 8: AAS 95 [2003], tr. 397). Về quan điểm này, một quan tâm đặc biệt cần đi đôi với việc chuẩn bị hôn nhân bất kể là chuẩn bị xa, chuẩn bị gần hay chuẩn bị tức khắc (xem Giaon Phaolô II, tông huấn "Familiaris consortio," ngày 22 tháng 11 năm 1981, số 66: AAS 73 [1981], tr. 159-162)
Trong số các phương tiện dùng để phán đoán xem kế hoạch của những người đính hôn có thực sự có tính hôn nhân hay không, ta thấy có việc khảo sát tiền hôn nhân. Việc khảo sát này có một mục đích chủ yếu có tính pháp chế: để chắc chắn rằng không có điều gì đi ngược lại việc cử hành hôn nhân cách thành hiệu và hợp pháp. Nói rằng nó có tính pháp chế không có nghĩa nó chỉ có tính duy hình thức, như thể đây là một trách vụ hành chánh hay bàn giấy gồm việc điền các mẫu đơn dựa vào các câu trả lời cho một loạt câu hỏi có sẵn. Đúng hơn, đây là một biến cố mục vụ độc đáo, mà ta cần đánh giá cao tính nghiêm chỉnh và đáng quan tâm của nó. Trong biến cố này, nhờ một cuộc đối thoại đầy tôn trọng và thân ái, vị mục tử sẽ cố gắng giúp các cá nhân biết đặt mình trước sự thật về chính họ và về ơn gọi của họ bước vào cuộc hôn nhân nhân bản và Kitô Giáo. Cuộc đối thoại, luôn được tổ chức riêng cho hai phía nam và nữ này, đòi một bầu khí hoàn toàn thành thực, trong đó ta phải nhấn mạnh tới sự kiện này: những người bước vào khế ước là những người có quan tâm hàng đầu và là người chủ yếu có bổn phận trong lương tâm phải cử hành một hôn phối thành hiệu.
Nhờ cách trên và cùng với các phương tiện khác nhằm có được một cuộc chuẩn bị và chứng nghiệm hôn nhân đầy đủ, ta có thể khai triển được một chiến thuật mục vụ hữu hiệu để ngăn chặn các cuộc tuyên bố hôn nhân vô hiệu sau này. Ta phải làm hết những gì ta có thể làm, để bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn vẫn thường hiện hữu giữa việc bất cẩn chấp nhận cho cử hành hôn phối dù chưa có chuẩn bị thích đáng và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu mà đôi khi người ta tiến hành cũng hết sứ bất cẩn không kém.
Đã đành không phải mọi nguyên nhân của các vụ tuyên bố hôn nhân vô hiệu trong tương lai đều có thể nhận diện hay phát hiện được ngay trong lúc chuẩn bị hôn nhân, nhưng đồng thời cũng sẽ không đúng nếu ta ngăn không cho người ta kết hôn chỉ vì những suy đoán không có cơ sở, như cho rằng trong thế giới ngày nay đa số người ta không có khả năng kết hôn hay chỉ muốn kết hôn ở bề ngoài. Bởi thế, điều quan trọng hiển nhiên là những người có trách nhiệm chăm sóc các linh hồn phải có một ý thức trách nhiệm sắc bén trong các vấn đề này. Giáo luật nói chung và các qui định liên quan tới hôn nhân và phán xử nói riêng chắc chắn đòi phải có sự chuẩn bị đặc biệt, nhưng một nhận thức về các khía cạnh căn bản và thực tiễn tức khắc của Giáo Luật, liên quan tới các chức năng của ta, là một đòi hỏi căn bản đối với mọi nhân viên mục vụ, nhất là những ai dấn thân vào việc chăm sóc mục vụ gia đình.
Song song với những điều trên, việc điều hành các toà án giáo hội cũng phải đưa ra một sứ điệp thống nhất với huấn quyền và Giáo Luật về yếu tính của hôn nhân. Tất cả phải cùng một tiếng nói trong lãnh vực này. Thấy được nhu cầu cần có sự thống nhất về tái phán của Tòa Tối Cao này, các tòa án khác của Giáo Hội cũng phải tuân theo quyền tài phán của nó (Xem Gioan Phaolô II, diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 17 tháng 1 năm 1998, Số 4: AAS 90 [1998], tr. 783).
Mở đầu, Đức Thánh Cha ca ngợi việc làm của Tòa Án và khích lệ họ dấn thân hơn nữa “trong bộ phận tế nhị và quan trọng này của thừa tác vụ chăm sóc mục vụ và ‘salus animarum’ (phần rỗi các linh hồn’”
Sau đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa luật pháp và việc chăm sóc mục vụ, coi nó là tâm điểm của cuộc tranh luận hậu công đồng về giáo luật. Ở đây, ngài nhắc lại câu nói bất hủ của Đức Gioan Phaolô II: “Điều không đúng là cho rằng để có tính mục vụ nhiều hơn, luật pháp phải tự làm cho mình ít pháp chế hơn… Chiều kích pháp chế và chiều kích mục vụ hợp nhất với nhau một cách không thể tách biệt trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian. Trước nhất, chúng có sự hoà hợp do được phát sinh từ cùng một cứu cánh chung: là sự cứu rỗi các linh hồn” (Diễn văn ngỏ với Tòa Tối Cao Rôma, 18 /1/1990, Số 4: AAS 82 [1990], tr. 874).
Năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI từng trình bày với Tòa Án này về ý nghĩa mục vụ chân chính của diễn trình vô hiệu hóa hôn nhân, dựa trên lòng yêu mến sự thật (xem lại Diễn Văn với Tòa Hôn Phối Tối Cao Rôma, ngày 28 tháng 1 năm 2006: AAS 98 [2006], các tr. 135-138). Hôm nay, ngài muốn nói tới chiều kích pháp chế vốn cố hữu trong sinh hoạt mục vụ nhằm chuẩn bị hôn nhân và chấp nhận cho người ta kết hôn.
Chiều kích giáo luật của việc chuẩn bị hôn nhân có lẽ là yếu tố không hiển nhiên ngay lập tức. Thực vậy, một đàng, người ta thấy trong các khóa chuẩn bị hôn nhân, các vấn đề giáo luật chiếm một chỗ rất khiêm nhường, nếu không muốn là vô nghĩa, vì ta vẫn có khuynh hướng cho rằng các vợ chồng tương lai rất ít quan tâm tới các vấn đề chỉ dành cho các nhà chuyên môn. Đàng khác, dù không lãng quên bất cứ sự cần thiết nào của sinh hoạt pháp chế trước khi cử hành hôn nhân, để đoan chắc là không có gì đi ngược lại việc cử hành đó cách hữu hiệu và hợp pháp (Giáo Luật, Đ.1066), nhưng đại đa số vẫn cho rằng việc khảo hạch các cặp hôn nhân, việc rao hôn phối và các biện pháp thích đáng khác cần thiết trong giai đoạn điều tra tiền hôn nhân (xem Đ.1067) kể cả các khóa chuẩn bị hôn nhân, đều chỉ là những bắt buộc cho có hình thức. Thực vậy, người ta thường nghĩ rằng khi chấp thuận cho các cặp vợ chồng tương lai kết hôn, các mục tử nên tiến hành một cách độ lượng bởi vì kết hôn là một quyền tự nhiên của họ.
Thành thử, theo Đức Thánh Cha, ta cần phải suy nghĩ về chiều kích pháp chế trong chính hôn nhân. Đây là một vấn đề ngài từng đề cập tới trong bối cảnh suy tư về chân lý hôn nhân, trong đó ngài từng phát biểu: “Về vấn đề tương đối hóa kinh nghiệm tính dục có tính chủ quan và theo khuynh hướng buông thả, truyền thống Giáo Hội đã khẳng định một cách rõ ràng đặc tính pháp chế tự nhiên của hôn nhân, tức là sự kiện: từ bản chất, nó vốn thuộc ngữ cảnh công lý trong các liên hệ liên bản ngã. Theo viễn tượng này, luật pháp đã thực sự được đan kết vào đời sống và tình yêu thành một trong các bổn phận nội tại của chính sự hiện hữu của nó” (Diễn Văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 27 tháng 1 năm 2007, AAS 99 [2007], tr. 90).
Như thế, không phải có hai loại hôn nhân khác nhau: một hôn nhân thực tế ("matrimonio della vita") và một hôn nhân theo luật. Nhưng chỉ có một hôn nhân mà thôi. Cuộc hôn nhân này, theo hiến định, chính là sợi dây pháp chế hiện thực giữa người đàn ông và người đàn bà, một sợi dây nối kết cuộc sống và tình yêu chân chính đầy sinh động của vợ chồng. Cuộc hôn nhân mà vợ chồng cử hành, cuộc hôn nhân mà chăm sóc mục vụ quan tâm tới và học lý giáo luật tập chú vào, là một thực tại duy nhất vừa có tính tự nhiên vừa có tính cứu rỗi. Sự phong phú của thực tại này chắc chắn cho phép ta có nhiều cách tiếp cận nó mà không đánh mất bản sắc chủ yếu của nó. Khía cạnh pháp chế là khía cạnh có tính yếu tính đối với chính yếu tính của hôn nhân. Điều này phải được hiểu theo ý niệm không duy nghiệm về luật pháp, trái lại cần được xem sét dưới cái nhìn có đặc tính tương quan về công lý.
Theo Đức Thánh Cha, quyền kết hôn hay “jus connubii” phải được hiểu theo cái nhìn trên. Bởi thế, không phải chủ đích chủ quan (subjective pretense) mới là điều các mục tử cần phải hài lòng qua một sự nhìn nhận chỉ có tính hình thức, không cần đếm xỉa gì tới nội dung thực sự của cuộc kết hợp. Quyền bước vào khế ước hôn nhân giả thiết rằng người ta phải có khả năng kết hôn, và họ phải có ý định cử hành hôn nhân một cách chân chính, nghĩa là cử hành trong sự thật của yếu tính hôn nhân như đã được Giáo Hội dạy bảo. Không ai có quyền đòi hỏi một nghi lễ kết hôn. Thực vậy, “jus connubii” có ý nói tới quyền cử hành một hôn nhân có thực. Do đó, quyền này không áp dụng vào trường hợp trong đó có chứng cớ là các tiền đề để thi hành việc cử hành này không hiện hữu, nghĩa là, nếu khả năng đòi phải có để kết hôn rõ ràng không có, hay khi mục tiêu tìm kiếm đi ngược hẳn lại thực tại tự nhiên của hôn nhân.
Về phương diện này, Đức Thánh Cha muốn tái khẳng định điều ngài từng viết sau Thượng Hội Đồng về Thánh Thể: “Xét vì ngữ cảnh văn hóa phức tạp mà Giáo Hội ngày nay đang gặp phải ở nhiều quốc gia, Thượng Hội Đồng khuyến cáo phải dành tối đa chú tâm mục vụ vào việc huấn luyện cho các cặp vợ chồng tương lai để họ chuẩn bị cuộc hôn nhân của họ và đảm bảo trước các xác tín của họ liên quan tới các điều buộc phải có để bí tích hôn phối của họ thành hiệu. Sự biện phân nghiêm túc trong vấn đề này sẽ giúp tránh được nhiều hoàn cảnh trong đó các quyết định hấp tấp hay các lý do hời hợt khiến cho cặp vợ chồng tương lai lãnh nhận những trách nhiệm mà họ không có khả năng tôn trọng (xem Đề Nghị 40). Sự thiện mà Giáo Hội và xã hội chờ mong ở cuộc hôn nhân và ở loại gia đình vốn đặt căn bản trên hôn nhân lớn lao đến nỗi đòi nền mục vụ của ta phải dấn thân trọn vẹn vào lãnh vực đặc thù này. Hôn nhân và gia đình là các định chế cần được cổ vũ và bảo vệ khỏi mọi giải thích sai lầm có thể có về bản chất đích thực của nó, bởi bất cứ tai hại nào gây cho chúng cũng đều là tai hại gây cho chính xã hội” (Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng ‘Sacranentum caritatis’, 22 tháng 2 năm 2007, số 29: AAS 99 [2007], tr. 130).
Việc chuẩn bị hôn nhân, trong các giai đoạn khác nhau của nó như đã được Đức Gioan Phaolô II mô tả trong tông huấn "Familiaris consortio" của ngài, chắc chắn có những mục đích vượt quá chiều kích pháp chế, vì chân trời của nó được tạo lập bởi trọn bộ sự thiện, cả nhân bản lẫn Kitô Giáo, của cả cặp vợ chồng lẫn con cái trong tương lai của họ (xem số 66: AAS 73 [1981], tr. 159-162). Sự thiện này dứt khoát nhằm sự thánh thiện cho cuộc sống của họ (xem GL điều 1062, tiết 2). Tuy thế, ta không bao giờ được quên rằng mục tiêu tức khắc của việc chuẩn bị này là để cổ vũ việc cử hành hôn nhân chân chính một cách tự do nghĩa là, thiết lập ra sợi dây liên kết đầy công lý và yêu thương giữa cặp vợ chồng với các đặc điểm hợp nhất và bất khả tiêu, nhằm sự thiện của hai người phối ngẫu và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Mối dây liên kết giữa hai người đã rửa tội này còn tạo nên một trong các bí tích của Giao Ước Mới nữa. Với mục tiêu ấy, ta không thể đem tới cho cặp vợ chồng một sứ điệp ngoại tại có tính ý thức hệ, càng không được áp đặt lên họ một khuôn mẫu văn hóa; đúng hơn, phải giúp hai người đính hôn có khả năng khám phá ra sự thật trong khuynh hướng tự nhiên và khả năng cam kết vốn ghi sẵn trong yếu tính mối tương quan đàn ông đàn bà của họ. Luật lệ như một yếu tố cấu thành mối tương quan hôn nhân phát sinh từ đó; nó bắt nguồn từ khả năng tự nhiên của cặp vợ chồng, được thể hiện qua việc đồng thuận tự hiến cho nhau. Lý trí và đức tin cùng hội tụ để cùng soi sáng cho chân lý về cuộc đời đó. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào, ta cũng phải hiểu rõ điều đã được Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II giảng dạy: “Giáo Hội không từ khước việc cử hành hôn phối cho những ai có thiên hướng tốt, ngay cả nếu họ không được chuẩn bị đầy đủ về phương diện siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng tốt muốn kết hôn theo thực tại tự nhiên của hôn nhân” (Diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 30 tháng 1 năm 2003, Số 8: AAS 95 [2003], tr. 397). Về quan điểm này, một quan tâm đặc biệt cần đi đôi với việc chuẩn bị hôn nhân bất kể là chuẩn bị xa, chuẩn bị gần hay chuẩn bị tức khắc (xem Giaon Phaolô II, tông huấn "Familiaris consortio," ngày 22 tháng 11 năm 1981, số 66: AAS 73 [1981], tr. 159-162)
Trong số các phương tiện dùng để phán đoán xem kế hoạch của những người đính hôn có thực sự có tính hôn nhân hay không, ta thấy có việc khảo sát tiền hôn nhân. Việc khảo sát này có một mục đích chủ yếu có tính pháp chế: để chắc chắn rằng không có điều gì đi ngược lại việc cử hành hôn nhân cách thành hiệu và hợp pháp. Nói rằng nó có tính pháp chế không có nghĩa nó chỉ có tính duy hình thức, như thể đây là một trách vụ hành chánh hay bàn giấy gồm việc điền các mẫu đơn dựa vào các câu trả lời cho một loạt câu hỏi có sẵn. Đúng hơn, đây là một biến cố mục vụ độc đáo, mà ta cần đánh giá cao tính nghiêm chỉnh và đáng quan tâm của nó. Trong biến cố này, nhờ một cuộc đối thoại đầy tôn trọng và thân ái, vị mục tử sẽ cố gắng giúp các cá nhân biết đặt mình trước sự thật về chính họ và về ơn gọi của họ bước vào cuộc hôn nhân nhân bản và Kitô Giáo. Cuộc đối thoại, luôn được tổ chức riêng cho hai phía nam và nữ này, đòi một bầu khí hoàn toàn thành thực, trong đó ta phải nhấn mạnh tới sự kiện này: những người bước vào khế ước là những người có quan tâm hàng đầu và là người chủ yếu có bổn phận trong lương tâm phải cử hành một hôn phối thành hiệu.
Nhờ cách trên và cùng với các phương tiện khác nhằm có được một cuộc chuẩn bị và chứng nghiệm hôn nhân đầy đủ, ta có thể khai triển được một chiến thuật mục vụ hữu hiệu để ngăn chặn các cuộc tuyên bố hôn nhân vô hiệu sau này. Ta phải làm hết những gì ta có thể làm, để bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn vẫn thường hiện hữu giữa việc bất cẩn chấp nhận cho cử hành hôn phối dù chưa có chuẩn bị thích đáng và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu mà đôi khi người ta tiến hành cũng hết sứ bất cẩn không kém.
Đã đành không phải mọi nguyên nhân của các vụ tuyên bố hôn nhân vô hiệu trong tương lai đều có thể nhận diện hay phát hiện được ngay trong lúc chuẩn bị hôn nhân, nhưng đồng thời cũng sẽ không đúng nếu ta ngăn không cho người ta kết hôn chỉ vì những suy đoán không có cơ sở, như cho rằng trong thế giới ngày nay đa số người ta không có khả năng kết hôn hay chỉ muốn kết hôn ở bề ngoài. Bởi thế, điều quan trọng hiển nhiên là những người có trách nhiệm chăm sóc các linh hồn phải có một ý thức trách nhiệm sắc bén trong các vấn đề này. Giáo luật nói chung và các qui định liên quan tới hôn nhân và phán xử nói riêng chắc chắn đòi phải có sự chuẩn bị đặc biệt, nhưng một nhận thức về các khía cạnh căn bản và thực tiễn tức khắc của Giáo Luật, liên quan tới các chức năng của ta, là một đòi hỏi căn bản đối với mọi nhân viên mục vụ, nhất là những ai dấn thân vào việc chăm sóc mục vụ gia đình.
Song song với những điều trên, việc điều hành các toà án giáo hội cũng phải đưa ra một sứ điệp thống nhất với huấn quyền và Giáo Luật về yếu tính của hôn nhân. Tất cả phải cùng một tiếng nói trong lãnh vực này. Thấy được nhu cầu cần có sự thống nhất về tái phán của Tòa Tối Cao này, các tòa án khác của Giáo Hội cũng phải tuân theo quyền tài phán của nó (Xem Gioan Phaolô II, diễn văn với Tòa Tối Cao Rôma, ngày 17 tháng 1 năm 1998, Số 4: AAS 90 [1998], tr. 783).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đồng hương Bùi Chu miền Sài Gòn họp mặt
Maria Vũ Loan
09:38 13/02/2011
SAIGÒN - Hằng năm, vào ngày Chúa nhật thứ nhất hoặc thứ hai của năm mới âm lịch, người làng Bùi Chu thường tổ chức họp mặt đồng hương ở Hoa Kỳ, Biên Hòa (Đồng Nai) và Sài Gòn, như một lời hẹn của những người có cùng dòng họ.
Xem hình ảnh
Năm nay, Ban Đại Diện đồng hương Bùi Chu miền Sài Gòn tổ chức thánh lễ cầu cho tiên nhân vào sáng Chúa nhật, ngày 13/2/2011 tại giáo xứ Bùi Phát, Sài Gòn.
Nhân dịp này, xin được trích từ quyển “Hệ phả làng Bùi Chu” của ông Đỗ Văn Ban biên soạn, phát hành năm 2005, về quá trình hình thành làng Bùi Chu và nguồn gốc của họ ĐỖ và họ VŨ.
Hình thành làng Bùi Chu
Theo dòng chảycủa sông Hồng đến Mom Rô (Hành Thiện), sông lớn tách ra sông nhỏ, chảy uốn khúc quanh về miền quê, mà theo tục truyền: cách đây khoảng 800 năm, tức là vào thế kỷ XII-XIII, tại khu đất bồi hoang vắng bên tả ngạn sông Ninh Cơ, thuộc vùng đất Tả Thanh, có hai chi họ đến đây tìm kế sinh nhai mang họ Đỗ và họ Vũ. Các vị này thấy vùng đất đầy phù sa màu mỡ nên hai chi họ kết thân, cùng giúp đỡ nhau khẩn hoang, cày cấy để sinh sống và chuẩn bị cuộc sống lâu dài cho con cháu tại đây.
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê thực hành chính sách “vừa cày ruộng, vừa đánh giặc”, chăm lo việc mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế, nên đê ở hai bờ sông Ninh Cơ ngày càng được đắp thêm cao, vững chắc.
Theo sử liệu, làng Bùi Chu có từ thời Lý – Trần cùng với các làng ở phía Bắc như Hành Cung (Hành Thiện), Kiên Lao, Trà Lũ (Phú Nhai)…
Họ Đỗ và họ Vũ
Theo “Cổ Lôi Ngọc Phả truyền thư” và “Bách Việt tộc phả”, họ Đỗ có từ trước Công nguyên, xếp vào hàng thứ 10, là họ có số đông dân ở nước ta (trong 191 họ).
Phát tích sinh tụ họ Đỗ cùng với thời phát tích sinh tụ người Việt Cổ, địa bàn là ở vùng Hà Tây hiện nay, tập trung nhiều ở chân núi Ba Vì và từ chân núi trải dài về phía đông nam. Dải đất này hình thành đầu tiên châu thổ sông Hồng của nước ta.Thủy tổ được phát sinh tính từ cụ bà Đỗ Quí Thị và 8 người anh em trai: Đỗ Xương (hiệu là Thánh Trừ), Đỗ Tiêu (Tích Độc), Đỗ Kỳ (Hoàng Tùy), Đỗ Cương (Bạch Tịnh), Đỗ Chương (Xích Thanh), Đỗ Dũng (Đinh Trừ), Đỗ Bích (Từ Hiền) và Đỗ Trọng (Đại Thần). Những vị này được táng ờ gò Thiềm Thứ, vùng Bá La, thị xã Hà Đông. Đến nay, miếu thờ các vị này bằng bia đá vẫn còn đứng bên bờ sông Nhuệ, làng Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây; trên bia đá có bốn câu chữ Hán:
Phương phần bảo vật – vạn cổ nghiễm nhiên
Chỉ hạng lưu hương - thiên thu thường tại
được dịch là:
Lối cũ dấu thơm – nghìn xưa vẫn đó
Cây to báu vật – muôn thuở còn đây
Từ nơi họ Đỗ phát tích, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay trên nhiều vùng khác nhau của đất Việt và bằng nhiều hình thức khác nhau đã tích cực xây dựng cho quê hương, đất nước.
Họ Vũ – Võ là một trong những dòng họ lớn của dân tộc Việt; là dòng họ có chung một thủy tổ là Vũ Hồn, vốn là một danh nhân nhà Đường, sang Việt Nam dựng nghiệp từ năm 825 sau Công Nguyên. Chi nhánh họ Vũ trên đất Bắc di chuyển vào đất phương Nam đã chuyển là Võ do phải kiêng tên Chúa Nguyễn là Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Dòng họ Võ đầu tiên đặt chân vào lục tỉnh Nam Kỳ chính là phò mã Hoài Quốc Công Võ Tánh, danh tướng của Gia Long. Trong chữ Hán, Vũ – Võ đều là một. Sau khi cụ Vũ Hồn mất (853), gia phả dòng họ Vũ bị thất tán trong thời gian 373 năm. Cho đến đời Trần (1226) mới chính thức nối lại gia phả từ Viễn Tổ Đông Giang hầu Tả tướng quân Vũ Nạp (tức Vũ Vị Phủ), là người tiến sĩ đầu tiên của dòng họ ở Mộ Trạch, có tên trong những danh nhân khoa bảng đầu tiên của nước Việt Nam. Từ đấy, họ chia làm năm chi: Tiền ngũ chi và Bát phái. Sau đời thứ 9, từ cụ Vũ Quốc Sỹ đến đời thứ 10 lại chia tiếp thành Hậu ngũ chi và phân nhánh cho đến nay đã được 775 năm…
Từ đất sáng lập là thôn Khả Mộ, họ Vũ như vết dầu loang có mặt ở khắp đất Việt với gần 100 chi họ Vũ. Từ xa xưa đến những năm 50 của thế kỷ XX, dân cư của làng Bùi Chu chỉ có hai họ Đỗ, Vũ mà không có họ nào sống chen vào phạm vi điền thổ của làng. Những trai tráng nơi khác đến lấy con gái làng Bùi Chu làm vợ, muốn ở lại sinh sống, phải được sự đồng thuận của các vị Hương chức đạo- đời, đồng thời phải bỏ họ cũ của mình mà chọn họ Đỗ hoặc họ Vũ theo tục lệ của làng. Những người được nuôi dưỡng trong nhà mồ côi ở làng, khi trưởng thành cũng nhận một trong hai họ trên làm họ của mình dù có đi nơi khác, sống độc thân hay ở lại phục vụ các cơ sở tôn giáo, xã hội cũng vậy.
Việc nhận họ cũng theo thời, người xin nhập làng gặp lúc vị Lý trưởng hoặc người đỡ đầu mang họ nào thì phải nhận họ đó (Đỗ hoặc Vũ). Khi đã nhận họ nhập làng rồi thì người này chính thức là dân làng Bùi Chu, từ đó trách nhiệm đồng chia, quyền lợi đồng hưởng.
Tục lệ hiếm có này của làng Bùi Chu đã nhiều người, nhiều nơi biết đến. Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, Giám mục địa phận Bùi Chu (1936-1948) đã ở cùng và linh hướng cho dân làng nhiều năm, thấy phong tục tốt đẹp này gắn liền với tình đoàn kết yêu thương nhau nên đã tặng hai câu thơ vui cho dân làng:
“Thứ nhất thì có Thiên Đàng
Thứ nhì lịch sử có làng Bùi Chu”
Truyền thống họp mặt, dâng thánh lễ cầu nguyện cho ông bà tổ tiên hằng năm của đồng hương Bùi Chu như một lời hẹn truyền thống tốt đẹp của hai họ Đỗ và Vũ.
Xem hình ảnh
Năm nay, Ban Đại Diện đồng hương Bùi Chu miền Sài Gòn tổ chức thánh lễ cầu cho tiên nhân vào sáng Chúa nhật, ngày 13/2/2011 tại giáo xứ Bùi Phát, Sài Gòn.
Nhân dịp này, xin được trích từ quyển “Hệ phả làng Bùi Chu” của ông Đỗ Văn Ban biên soạn, phát hành năm 2005, về quá trình hình thành làng Bùi Chu và nguồn gốc của họ ĐỖ và họ VŨ.
Hình thành làng Bùi Chu
Theo dòng chảycủa sông Hồng đến Mom Rô (Hành Thiện), sông lớn tách ra sông nhỏ, chảy uốn khúc quanh về miền quê, mà theo tục truyền: cách đây khoảng 800 năm, tức là vào thế kỷ XII-XIII, tại khu đất bồi hoang vắng bên tả ngạn sông Ninh Cơ, thuộc vùng đất Tả Thanh, có hai chi họ đến đây tìm kế sinh nhai mang họ Đỗ và họ Vũ. Các vị này thấy vùng đất đầy phù sa màu mỡ nên hai chi họ kết thân, cùng giúp đỡ nhau khẩn hoang, cày cấy để sinh sống và chuẩn bị cuộc sống lâu dài cho con cháu tại đây.
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê thực hành chính sách “vừa cày ruộng, vừa đánh giặc”, chăm lo việc mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế, nên đê ở hai bờ sông Ninh Cơ ngày càng được đắp thêm cao, vững chắc.
Theo sử liệu, làng Bùi Chu có từ thời Lý – Trần cùng với các làng ở phía Bắc như Hành Cung (Hành Thiện), Kiên Lao, Trà Lũ (Phú Nhai)…
Họ Đỗ và họ Vũ
Theo “Cổ Lôi Ngọc Phả truyền thư” và “Bách Việt tộc phả”, họ Đỗ có từ trước Công nguyên, xếp vào hàng thứ 10, là họ có số đông dân ở nước ta (trong 191 họ).
Phát tích sinh tụ họ Đỗ cùng với thời phát tích sinh tụ người Việt Cổ, địa bàn là ở vùng Hà Tây hiện nay, tập trung nhiều ở chân núi Ba Vì và từ chân núi trải dài về phía đông nam. Dải đất này hình thành đầu tiên châu thổ sông Hồng của nước ta.Thủy tổ được phát sinh tính từ cụ bà Đỗ Quí Thị và 8 người anh em trai: Đỗ Xương (hiệu là Thánh Trừ), Đỗ Tiêu (Tích Độc), Đỗ Kỳ (Hoàng Tùy), Đỗ Cương (Bạch Tịnh), Đỗ Chương (Xích Thanh), Đỗ Dũng (Đinh Trừ), Đỗ Bích (Từ Hiền) và Đỗ Trọng (Đại Thần). Những vị này được táng ờ gò Thiềm Thứ, vùng Bá La, thị xã Hà Đông. Đến nay, miếu thờ các vị này bằng bia đá vẫn còn đứng bên bờ sông Nhuệ, làng Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây; trên bia đá có bốn câu chữ Hán:
Phương phần bảo vật – vạn cổ nghiễm nhiên
Chỉ hạng lưu hương - thiên thu thường tại
được dịch là:
Lối cũ dấu thơm – nghìn xưa vẫn đó
Cây to báu vật – muôn thuở còn đây
Từ nơi họ Đỗ phát tích, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay trên nhiều vùng khác nhau của đất Việt và bằng nhiều hình thức khác nhau đã tích cực xây dựng cho quê hương, đất nước.
Họ Vũ – Võ là một trong những dòng họ lớn của dân tộc Việt; là dòng họ có chung một thủy tổ là Vũ Hồn, vốn là một danh nhân nhà Đường, sang Việt Nam dựng nghiệp từ năm 825 sau Công Nguyên. Chi nhánh họ Vũ trên đất Bắc di chuyển vào đất phương Nam đã chuyển là Võ do phải kiêng tên Chúa Nguyễn là Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Dòng họ Võ đầu tiên đặt chân vào lục tỉnh Nam Kỳ chính là phò mã Hoài Quốc Công Võ Tánh, danh tướng của Gia Long. Trong chữ Hán, Vũ – Võ đều là một. Sau khi cụ Vũ Hồn mất (853), gia phả dòng họ Vũ bị thất tán trong thời gian 373 năm. Cho đến đời Trần (1226) mới chính thức nối lại gia phả từ Viễn Tổ Đông Giang hầu Tả tướng quân Vũ Nạp (tức Vũ Vị Phủ), là người tiến sĩ đầu tiên của dòng họ ở Mộ Trạch, có tên trong những danh nhân khoa bảng đầu tiên của nước Việt Nam. Từ đấy, họ chia làm năm chi: Tiền ngũ chi và Bát phái. Sau đời thứ 9, từ cụ Vũ Quốc Sỹ đến đời thứ 10 lại chia tiếp thành Hậu ngũ chi và phân nhánh cho đến nay đã được 775 năm…
Từ đất sáng lập là thôn Khả Mộ, họ Vũ như vết dầu loang có mặt ở khắp đất Việt với gần 100 chi họ Vũ. Từ xa xưa đến những năm 50 của thế kỷ XX, dân cư của làng Bùi Chu chỉ có hai họ Đỗ, Vũ mà không có họ nào sống chen vào phạm vi điền thổ của làng. Những trai tráng nơi khác đến lấy con gái làng Bùi Chu làm vợ, muốn ở lại sinh sống, phải được sự đồng thuận của các vị Hương chức đạo- đời, đồng thời phải bỏ họ cũ của mình mà chọn họ Đỗ hoặc họ Vũ theo tục lệ của làng. Những người được nuôi dưỡng trong nhà mồ côi ở làng, khi trưởng thành cũng nhận một trong hai họ trên làm họ của mình dù có đi nơi khác, sống độc thân hay ở lại phục vụ các cơ sở tôn giáo, xã hội cũng vậy.
Việc nhận họ cũng theo thời, người xin nhập làng gặp lúc vị Lý trưởng hoặc người đỡ đầu mang họ nào thì phải nhận họ đó (Đỗ hoặc Vũ). Khi đã nhận họ nhập làng rồi thì người này chính thức là dân làng Bùi Chu, từ đó trách nhiệm đồng chia, quyền lợi đồng hưởng.
Tục lệ hiếm có này của làng Bùi Chu đã nhiều người, nhiều nơi biết đến. Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, Giám mục địa phận Bùi Chu (1936-1948) đã ở cùng và linh hướng cho dân làng nhiều năm, thấy phong tục tốt đẹp này gắn liền với tình đoàn kết yêu thương nhau nên đã tặng hai câu thơ vui cho dân làng:
“Thứ nhất thì có Thiên Đàng
Thứ nhì lịch sử có làng Bùi Chu”
Truyền thống họp mặt, dâng thánh lễ cầu nguyện cho ông bà tổ tiên hằng năm của đồng hương Bùi Chu như một lời hẹn truyền thống tốt đẹp của hai họ Đỗ và Vũ.
Khai mạc Tiền Phúc tại giáo xứ Tân Lộc
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
09:46 13/02/2011
VINH - Sáng thứ bảy ngày 12/2 tức ngày 10/1/2011 âm lịch. toàn thể giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò vui mừng hân hoan đón chào Quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam khai mạc tiền phúc dể chuẩn bị cho ngày 20/3/2011 bước vào tuần đại phúc của giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đây là sự kiện trọng đại mà từ trước đến nay tại giáo xứ Tân Lộc lần đầu tiên được đón nhận.
Tiền Phúc và sắp tới tuần Đại Phúc được sự hưởng ứng nhiệt tình của Cha quản xứ, HĐ Mục vụ giáo xứ và toàn thể các Ban ngành cùng gần 6.500 giáo dân trong toàn giáo xứ vui mừng đón nhận. Mục tiêu của tiền phúc và tuần đại phúc để xin ơn Chúa xuống trên giáo xứ, qua Mẹ Hằng Cứu Giúp dẫn dắt nhiều tâm hồn về với Chúa trong tâm tình thống hối ăn năn và xin ơn trên đổ dồi dào hồng phúc của Ngài trên giáo xứ đô thị Cửa Lò thân yêu.
Quý Cha đã làm việc với Hội đồng Mục vụ giáo xứ về tiền trình diễn tiển của Tiền Phúc và tuần Đại Phúc, 60 tổ chia sẻ Lời Chúa, với 1.230 hội gia đình tương đương gần 6.500 nhân khẩu đã tham dự thánh lễ thuộc các giới trong ngày thứ bảy và Chúa Nhật VI QN.
Sau thánh lễ, Quý Cha Dòng CCT đã làm phép bốn ảnh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và bốn Ông Chủ tịch đại diện cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa bốn giáo họ lên cung thánh nhận và cùng với bà con rước tượng Mẹ hằng Cứu Giúp về nhà thờ giáo họ mình trong tinh thần sốt mến con thảo, để tôn kính và cầu xin Mẹ ban nhiều hồng ân Chúa xuống trên tuần đại Phúc xắp tới của giáo xứ.
Thánh lễ sáng nay Chúa nhật VI QN, dành riêng cho thanh niên giới trẻ từ khối Kinh Thánh và khối Vào Đời diễn ra trong tâm tình tạ ơn và đầy hào khí của tuổi trẻ, đặc biệt Quý Cha dòng CCT lưu lại nói chuyện sinh hoạt với anh chị em giới trẻ sau thánh lễ, buổi sinh hoạt thêm sôi động khi Cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường một linh mục đầy chất ca sĩ của dòng CCT lôi cuốn các em vào những lời ca tiếng hát chúc tụng Chúa và mẹ Maria, pha trộn giữa lời ca tiếng hát là các nghi thức vui nhộn lồng ghép vào trong những đề tài mang tính giáo dục, làm cho lòng người giới trẻ hâm nóng bừng cháy ngọn lửa yêu mến Chúa, giáo hội, thôi thúc con tim muốn xung trận trên cánh đồng truyền giáo trong đấng bậc mình.
Thời gian chờ đợi ơn thánh Chúa xuống trên tuần đại phúc sắp tới, chắc giáo xứ sẻ được ân hưởng nhiều ơn lành của Thiên chúa, cầu mong cho sự khởi đầu và mọi công việc chuẩn bị cho tuần đại Phúc được Chúa thánh Linh canh tân thánh hoá, để hết mọi người được bước vào tuần đại Phúc trong tinh thần gội sạch, trong sáng và bình an.
Xem hình ảnh
Đây là sự kiện trọng đại mà từ trước đến nay tại giáo xứ Tân Lộc lần đầu tiên được đón nhận.
Tiền Phúc và sắp tới tuần Đại Phúc được sự hưởng ứng nhiệt tình của Cha quản xứ, HĐ Mục vụ giáo xứ và toàn thể các Ban ngành cùng gần 6.500 giáo dân trong toàn giáo xứ vui mừng đón nhận. Mục tiêu của tiền phúc và tuần đại phúc để xin ơn Chúa xuống trên giáo xứ, qua Mẹ Hằng Cứu Giúp dẫn dắt nhiều tâm hồn về với Chúa trong tâm tình thống hối ăn năn và xin ơn trên đổ dồi dào hồng phúc của Ngài trên giáo xứ đô thị Cửa Lò thân yêu.
Quý Cha đã làm việc với Hội đồng Mục vụ giáo xứ về tiền trình diễn tiển của Tiền Phúc và tuần Đại Phúc, 60 tổ chia sẻ Lời Chúa, với 1.230 hội gia đình tương đương gần 6.500 nhân khẩu đã tham dự thánh lễ thuộc các giới trong ngày thứ bảy và Chúa Nhật VI QN.
Sau thánh lễ, Quý Cha Dòng CCT đã làm phép bốn ảnh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và bốn Ông Chủ tịch đại diện cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa bốn giáo họ lên cung thánh nhận và cùng với bà con rước tượng Mẹ hằng Cứu Giúp về nhà thờ giáo họ mình trong tinh thần sốt mến con thảo, để tôn kính và cầu xin Mẹ ban nhiều hồng ân Chúa xuống trên tuần đại Phúc xắp tới của giáo xứ.
Thánh lễ sáng nay Chúa nhật VI QN, dành riêng cho thanh niên giới trẻ từ khối Kinh Thánh và khối Vào Đời diễn ra trong tâm tình tạ ơn và đầy hào khí của tuổi trẻ, đặc biệt Quý Cha dòng CCT lưu lại nói chuyện sinh hoạt với anh chị em giới trẻ sau thánh lễ, buổi sinh hoạt thêm sôi động khi Cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường một linh mục đầy chất ca sĩ của dòng CCT lôi cuốn các em vào những lời ca tiếng hát chúc tụng Chúa và mẹ Maria, pha trộn giữa lời ca tiếng hát là các nghi thức vui nhộn lồng ghép vào trong những đề tài mang tính giáo dục, làm cho lòng người giới trẻ hâm nóng bừng cháy ngọn lửa yêu mến Chúa, giáo hội, thôi thúc con tim muốn xung trận trên cánh đồng truyền giáo trong đấng bậc mình.
Thời gian chờ đợi ơn thánh Chúa xuống trên tuần đại phúc sắp tới, chắc giáo xứ sẻ được ân hưởng nhiều ơn lành của Thiên chúa, cầu mong cho sự khởi đầu và mọi công việc chuẩn bị cho tuần đại Phúc được Chúa thánh Linh canh tân thánh hoá, để hết mọi người được bước vào tuần đại Phúc trong tinh thần gội sạch, trong sáng và bình an.
Giám mục Bắc Ninh mời gọi người Kitô hữu hãy sống con người mới
Xương Giang
09:54 13/02/2011
BẮC NINH: lời mời gọi ‘sống con người mới” của đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc ninh nhân dịp ngài thăm viếng mục vụ và dâng lễ đầu xuân chiều ngày 12 tháng 2 năm 2011 (ngày 10 âm lịch) tại giáo họ Tân Lương, Trung Lương và giáo họ Mã thuộc giáo xứ Lập Chí - giáo phận Bắc ninh.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với hơn 300 người tín hữu trong thánh lễ đầu năm mới, ngài khích lệ và cổ võ người giáo dân hãy từ bỏ con người cũ và sống tinh thần con cái Chúa trong năm mới này, bởi vì năm mới thì không có lí do gì mà người Kitô hữu vẫn cứ phải mặc con người cũ, mà hãy đổi mới toàn diện để xứng đáng là những con người mới trong Đức Kitô. Ngài đã dùng hình ảnh con “đại bàng” và “con vịt” để mời gọi mọi người hãy trở nên như “đại bàng” tung cánh bay vút lên trời cao chứ đừng như “con vịt” cứ lạch bạch mãi dưới mặt đất.
Đức cha còn kêu mời các em thiếu nhi đừng mãi là “mùa đông” và “mưa đá”, mà hãy trở thành “mùa xuân” và “mầu nắng” của cha mẹ, thày cô và những người xung quanh trong đời sống hằng ngày.
Ngài cũng mạnh mẽ lên án nạn cờ bạc, rượu chè đã và đang xảy ra trong dịp tết và đầu xuân Tân Mão này, tệ nạn cờ bạc và rượu chè đang lan tràn và làm tan cửa nát nhà nhiều gia đình trong giáo phận.
Đổi mới con người cũ và hãy sống con người mới là đề tài mà đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt luôn luôn mời gọi mọi người trong những ngày đầu xuân Tân Mão này, đặc biệt năm nay là năm giới trẻ của giáo phận Bắc ninh, ngài khích lệ và động viên các bạn trẻ hãy đổi mới chính mình để trở nên “người bạn” thân thiết của Đức Giêsu và của tất cả mọi người. Ngài còn kêu gọi tất mọi người hãy chăm lo cho giới trẻ để các bạn trẻ nhận ra ý nghĩa đích thực của “tình bạn” nơi Đấng đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Đôi nét về giáo họ Tân Lương, Trung Lương và giáo họ Mã:
Giáo họ Tân Lương và Trung Lương thuộc xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cách tòa giám mục Bắc ninh khoảng 60 km và cách sân Bay Nội Bài khoảng 8 km về hướng Bắc. Hiện nay hai giáo họ Tân Lương và Trung Lương có khoảng 300 giáo dân. Giáo họ Trung Lương đã có được ngôi nhà nguyện nho nhỏ để cho giáo dân hàng ngày đến cầu nguyện. Còn giáo họ Tân Lương vẫn chưa có nhà thờ, hàng ngày bà con giáo dân vẫn phải đến ngôi nhà cấp bốn khoảng 30 m2 đọc kinh, ước mong của giáo dân nơi đây là sớm xây dựng được ngôi thánh đường mới xứng đáng làm nơi Chúa ngự và hàng ngày bà con giáo dân có thể đến cầu nguyện và viếng Mình Thánh.
Giáo họ Mã nằm ngay cạch Núi Sóc (đền Sóc Sơn) là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi thắng giặc Ân. Hiện nay giáo họ Mã có khoảng 100 giáo dân và họ chủ yếu làm nghề bán các đồ lưu niệm ở đền Gióng. Ngôi nhà thờ khoảng 85 m2 của giáo họ Mã nằm trên quốc lộ 3 ngay sát ngã ba lối rẽ vào đền Gióng. Khi dâng thánh lễ và cầu nguyện ở nhà thờ Mã, mọi người cứ cảm tưởng đang dâng thánh lễ trong một quán Ba ngay giữa Hà Thành vì tiếng ầm ào của các phương tiện qua lại trên đường quốc lộ và tiếng nhạc xập xình của những nhà xung quan. Ước mong của giáo dân nơi đây là đổi nhà thờ ra một miếng đất nào rộng rãi, yên tĩnh và thoáng mát để thuật tiện cho việc cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với hơn 300 người tín hữu trong thánh lễ đầu năm mới, ngài khích lệ và cổ võ người giáo dân hãy từ bỏ con người cũ và sống tinh thần con cái Chúa trong năm mới này, bởi vì năm mới thì không có lí do gì mà người Kitô hữu vẫn cứ phải mặc con người cũ, mà hãy đổi mới toàn diện để xứng đáng là những con người mới trong Đức Kitô. Ngài đã dùng hình ảnh con “đại bàng” và “con vịt” để mời gọi mọi người hãy trở nên như “đại bàng” tung cánh bay vút lên trời cao chứ đừng như “con vịt” cứ lạch bạch mãi dưới mặt đất.
Đức cha còn kêu mời các em thiếu nhi đừng mãi là “mùa đông” và “mưa đá”, mà hãy trở thành “mùa xuân” và “mầu nắng” của cha mẹ, thày cô và những người xung quanh trong đời sống hằng ngày.
Ngài cũng mạnh mẽ lên án nạn cờ bạc, rượu chè đã và đang xảy ra trong dịp tết và đầu xuân Tân Mão này, tệ nạn cờ bạc và rượu chè đang lan tràn và làm tan cửa nát nhà nhiều gia đình trong giáo phận.
Đổi mới con người cũ và hãy sống con người mới là đề tài mà đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt luôn luôn mời gọi mọi người trong những ngày đầu xuân Tân Mão này, đặc biệt năm nay là năm giới trẻ của giáo phận Bắc ninh, ngài khích lệ và động viên các bạn trẻ hãy đổi mới chính mình để trở nên “người bạn” thân thiết của Đức Giêsu và của tất cả mọi người. Ngài còn kêu gọi tất mọi người hãy chăm lo cho giới trẻ để các bạn trẻ nhận ra ý nghĩa đích thực của “tình bạn” nơi Đấng đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Đôi nét về giáo họ Tân Lương, Trung Lương và giáo họ Mã:
Giáo họ Tân Lương và Trung Lương thuộc xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cách tòa giám mục Bắc ninh khoảng 60 km và cách sân Bay Nội Bài khoảng 8 km về hướng Bắc. Hiện nay hai giáo họ Tân Lương và Trung Lương có khoảng 300 giáo dân. Giáo họ Trung Lương đã có được ngôi nhà nguyện nho nhỏ để cho giáo dân hàng ngày đến cầu nguyện. Còn giáo họ Tân Lương vẫn chưa có nhà thờ, hàng ngày bà con giáo dân vẫn phải đến ngôi nhà cấp bốn khoảng 30 m2 đọc kinh, ước mong của giáo dân nơi đây là sớm xây dựng được ngôi thánh đường mới xứng đáng làm nơi Chúa ngự và hàng ngày bà con giáo dân có thể đến cầu nguyện và viếng Mình Thánh.
Giáo họ Mã nằm ngay cạch Núi Sóc (đền Sóc Sơn) là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng thánh Gióng bay về trời sau khi thắng giặc Ân. Hiện nay giáo họ Mã có khoảng 100 giáo dân và họ chủ yếu làm nghề bán các đồ lưu niệm ở đền Gióng. Ngôi nhà thờ khoảng 85 m2 của giáo họ Mã nằm trên quốc lộ 3 ngay sát ngã ba lối rẽ vào đền Gióng. Khi dâng thánh lễ và cầu nguyện ở nhà thờ Mã, mọi người cứ cảm tưởng đang dâng thánh lễ trong một quán Ba ngay giữa Hà Thành vì tiếng ầm ào của các phương tiện qua lại trên đường quốc lộ và tiếng nhạc xập xình của những nhà xung quan. Ước mong của giáo dân nơi đây là đổi nhà thờ ra một miếng đất nào rộng rãi, yên tĩnh và thoáng mát để thuật tiện cho việc cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa.
Tu viện nữ Đaminh Xuân Hòa tĩnh tâm đầu xuân mới
Nt. Minh Thúy
10:01 13/02/2011
Những ngày đầu xuân đang nhịp bước đều đặn đi vào quá khứ, dù vậy từ ngày 11-13/2/2011 (tức ngày 9-11 âm lịch), tu viện Mẹ Vô Nhiễm Xuân Hòa vẫn tràn ngập niềm vui xuân qua sự hiện diện của quí bề trên, quí chị trưởng và quí chị em từ khắp các cộng đoàn cùng 19 em đệ tử đang là sinh viên của các trường học ngoài xã hội về lại tu viện để hồi tâm tạ ơn Thiên Chúa sau những ngày tết về xum họp với gia đình.
Chiều ngày 11/2, chị em cùng sẻ chia niềm vui trong bữa cơm thân mật với những tiếng cười ròn rã. Sau giờ kinh tối, giây phút rất riêng tư “mình với Chúa”, chị em như cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan, sống tâm tình phó thác và trao dâng về Chúa cả một chặng đường tương lai phía trước của chính mình và của Hội Dòng.
Sáng ngày 12/2, qua bài chia sẻ “Làm phụ nữ để yêu Chúa” thật ngắn gọn của cha Đaminh Vũ Quang Mỹ nhưng đầy ý nghĩa. Gợi lại hình ảnh những người nữ vĩ đại mà âm thầm trong Giáo Hội, như thánh Têrêsa Avila, thánh Têrêsa Hài Đồng và chân phước Têrêsa Calcutta… đặc biệt là Mẹ Maria với một cuộc sống rất đời thường ở Nazaret nhưng lại luôn ấp ủ bằng một con tim tràn đầy tình yêu mến, quả thật mẹ đã sống trọn vẹn một niềm tin yêu phó thác khi thưa tiếng “xin vâng”, và chính Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo về sự vâng phục cho mỗi người nữ tu trong đời dâng hiến. Vào lúc 10 giờ, thánh lễ tạ ơn được cử hành trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé ấm áp. Buổi chiều chị em cùng nhau chia sẻ những ưu tư, những khắc khoải trong đời sống tâm linh và trong sứ vụ tông đồ như muốn bày tỏ tình hiệp thông huynh đệ.
Riêng các em đệ tử sinh viên tiếp tục kéo dài bầu khí thánh thiêng qua bài chia sẻ của cha chủ tịch tu sĩ Phêrô Nguyễn Văn Thủy với đề tài “Thật lòng với chính mình và những ngẫu tượng của đời tu”. Lúc 19 giờ, giây phút huyền diệu lòng kề lòng, trái tim bên cạnh trái tim sau những ngày miệt mài với đèn sách, quỳ trước Chúa Giêsu Thánh Thể, các em nói với Chúa về cuộc sống sinh viên và kín múc nguồn sức thiêng để có thể tiếp tục nói về Chúa cho người khác.
Sáng ngày 13/2, sau giây phút bên nhau trò chuyện, thánh lễ bế mạc được cử hành vào lúc 10 giờ với bài hát ca nhập lễ “Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi…” làm tăng thêm tinh thần học tập và lòng nhiệt thành làm chứng cho Chúa trong môi trường học đường của các em đệ tử sinh viên.
Nhân dịp này, bề trên Tu Viện cũng phát động TUẦN LỄ VÀNG (đóng góp cho việc tu sửa Nhà Thờ Chính Tòa), tất cả các chị em- ai ai cũng vui mừng hưởng ứng, chia sẻ những đồng tiền “mừng tuổi” của mình trong dịp tết, dù “nho nhỏ” thôi nhưng chỉ mong được là một hạt cát trong ngôi Thánh Đường Mẹ.
Kết thúc là bữa cơm chia tay đã tràn đầy tình hiệp thông huynh đệ của những ngày đầu xuân.
Sáng ngày 12/2, qua bài chia sẻ “Làm phụ nữ để yêu Chúa” thật ngắn gọn của cha Đaminh Vũ Quang Mỹ nhưng đầy ý nghĩa. Gợi lại hình ảnh những người nữ vĩ đại mà âm thầm trong Giáo Hội, như thánh Têrêsa Avila, thánh Têrêsa Hài Đồng và chân phước Têrêsa Calcutta… đặc biệt là Mẹ Maria với một cuộc sống rất đời thường ở Nazaret nhưng lại luôn ấp ủ bằng một con tim tràn đầy tình yêu mến, quả thật mẹ đã sống trọn vẹn một niềm tin yêu phó thác khi thưa tiếng “xin vâng”, và chính Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo về sự vâng phục cho mỗi người nữ tu trong đời dâng hiến. Vào lúc 10 giờ, thánh lễ tạ ơn được cử hành trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé ấm áp. Buổi chiều chị em cùng nhau chia sẻ những ưu tư, những khắc khoải trong đời sống tâm linh và trong sứ vụ tông đồ như muốn bày tỏ tình hiệp thông huynh đệ.
Riêng các em đệ tử sinh viên tiếp tục kéo dài bầu khí thánh thiêng qua bài chia sẻ của cha chủ tịch tu sĩ Phêrô Nguyễn Văn Thủy với đề tài “Thật lòng với chính mình và những ngẫu tượng của đời tu”. Lúc 19 giờ, giây phút huyền diệu lòng kề lòng, trái tim bên cạnh trái tim sau những ngày miệt mài với đèn sách, quỳ trước Chúa Giêsu Thánh Thể, các em nói với Chúa về cuộc sống sinh viên và kín múc nguồn sức thiêng để có thể tiếp tục nói về Chúa cho người khác.
Sáng ngày 13/2, sau giây phút bên nhau trò chuyện, thánh lễ bế mạc được cử hành vào lúc 10 giờ với bài hát ca nhập lễ “Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi…” làm tăng thêm tinh thần học tập và lòng nhiệt thành làm chứng cho Chúa trong môi trường học đường của các em đệ tử sinh viên.
Nhân dịp này, bề trên Tu Viện cũng phát động TUẦN LỄ VÀNG (đóng góp cho việc tu sửa Nhà Thờ Chính Tòa), tất cả các chị em- ai ai cũng vui mừng hưởng ứng, chia sẻ những đồng tiền “mừng tuổi” của mình trong dịp tết, dù “nho nhỏ” thôi nhưng chỉ mong được là một hạt cát trong ngôi Thánh Đường Mẹ.
Kết thúc là bữa cơm chia tay đã tràn đầy tình hiệp thông huynh đệ của những ngày đầu xuân.
Đính Chính Bài Viết: Châu Sơn – Giờ Kinh Chiều… Bữa Tiệc Thánh Thể...
Lm Francis Lý văn Ca
14:21 13/02/2011
Đính Chính Bài Viết Tu Viện Châu Sơn – Giờ Kinh Chiều… Bữa Tiệc Thánh Thể...
Trong phần trao đổi với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt về ‘Những Ưu Tư’ tôi có viết… Đức Tổng ước ao gởi ra nước ngoài một vài thầy để học…không hẳn là ở Úc hay ở Mỹ... để sau nầy trở về phục vụ Giáo Hội…
Đề nghị giúp đỡ các thầy có đều kiện du học cùng với lời mời gọi là ý riêng của tôi chứ không phải ý nầy xuất phát từ Đức Tổng Giuse. Xin được đính chính lại.
Trong phần trao đổi với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt về ‘Những Ưu Tư’ tôi có viết… Đức Tổng ước ao gởi ra nước ngoài một vài thầy để học…không hẳn là ở Úc hay ở Mỹ... để sau nầy trở về phục vụ Giáo Hội…
Đề nghị giúp đỡ các thầy có đều kiện du học cùng với lời mời gọi là ý riêng của tôi chứ không phải ý nầy xuất phát từ Đức Tổng Giuse. Xin được đính chính lại.
Hội Bác Ái giáo xứ La Phù thăm và chúc Tết ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Gioan Đình Sơn
19:34 13/02/2011
CHÂU SƠN - Vào hồi 13 giờ ngày 11 tháng 2 năm 2011, hơn 100 thành viên trong hội bác ái Giáo xứ La Phù đã tới Đan Viện Xi-tô Châu Sơn, Ninh Bình để thăm và chúc tết Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt- nguyên Tổng giám mục Hà Nội.
Xem hình ảnh
Đoàn do cha Antôn Trần Công Ý- cha xứ giáo xứ La Phù hướng dẫn và đồng hành.
Sau khi gặp và chúc tết Đức cha Giuse tại nhà khách; Đức cha, quý cha và đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ chính của Đan viện vào hồi 14 giờ. Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse tặng mỗi người một hình thánh giá làm kỉ niệm.
Xem hình ảnh
Đoàn do cha Antôn Trần Công Ý- cha xứ giáo xứ La Phù hướng dẫn và đồng hành.
Sau khi gặp và chúc tết Đức cha Giuse tại nhà khách; Đức cha, quý cha và đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ chính của Đan viện vào hồi 14 giờ. Kết thúc Thánh lễ, Đức cha Giuse tặng mỗi người một hình thánh giá làm kỉ niệm.
Thánh lễ xức dầu bệnh nhân tại giáo xứ Tam Hà Thủ Đức
Nguyễn văn Sang
22:12 13/02/2011
THỦ ĐỨC - Hằng năm, cứ vào dịp lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, cùng hiệp thông với Giáo Hội, giáo xứ Tam Hà đã tổ chức thánh lễ dành cho các bệnh nhân trong giáo xứ vào lúc 09g00 ngày 11/02/2011. Từ rất sớm, thân nhân của các bệnh nhân đã đưa người nhà đến thánh đường bằng các phương tiên như: Chở bằng xe hai bánh có người ngồi sau ôm, dìu đi hoặc đẩy trên xe lăn. Hiện nay trong giáo xứ có khoảng 200 bệnh nhân nặng và nhẹ. Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có hơn 100 bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân đã nằm trên giường bệnh từ 5 năm - 10 năm, có bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ, và còn một số đông bệnh nhân vì bệnh nặng, liệt giường liệt chiếu không ngồi được lâu, hoặc đang nằm bệnh viện nên không thể đến thánh đường được mà cùng hiệp thông ngay trên giường bệnh của mình.
Xem hình ảnh
- Đúng 09g00 cha chánh xứ Giuse và cha phụ tá GB. đã trao ban hai bí tích Giải tội và Xức dầu cho các bệnh nhân.
- Khoảng 10g00 cha chánh xứ Giuse Chủ sự thánh lễ cầu cho các bệnh nhân. Các thân nhân và cộng đoàn cùng hiệp thông trong thánh lễ để cầu nguyện xin Chúa bằng cách nào đó cất đi bệnh tật cho họ, hoặc xin Chúa nâng đở để họ được bớt đi sự đau đớn về phần xác do bệnh tật, và xin cho tâm hồn họ được luôn bình an, vui lòng chấp nhận mọi Thánh Ý Chúa. Và cũng xin Chúa thêm sức, soi sáng để họ chấp nhận bệnh tật như là một hồng ân mà Chúa dành cho họ, để họ có nhiều thì giờ sám hối và cầu nguyện cho chính mình và người khác, sống đẹp lòng Chúa hơn.
Với hơn một giờ đồng hồ, thánh lễ dành cho các bệnh nhân đã kết thúc, mang lại cho các bệnh nhân, thân nhân của họ nhiều sự bổ ích, niềm vui và sự an ủi nâng đỡ vì có nhiều người quan tâm và luôn hiệp thông cầu nguyện cho họ trong cộng đoàn.
Có tham dự thánh lễ dành cho các bệnh nhân mới thấy sức khỏe mà Thiên Chúa đã ban tặng cho mỗi người thật đáng quí trọng biết bao! Đã là con người thì phải chấp nhận theo chu kỳ của cuộc đời: ”Sinh, Bệnh, Lão, Tử” “, “Trẻ cậy cha, già cậy con” nhưng cũng có những người tuổi đời còn rất trẻ, đầu còn xanh, sức sống tràn trề, tương lai đang xán lạn… thế mà chỉ qua một cơn bạo bệnh, hoặc một tai nạn nào đó mà giờ đây phải chấp nhận nằm trên giường bệnh, không tự làm cho chính mình được mà phải nhờ đến người khác, thân nhân của mình. Xin Chúa cho mỗi người chúng con, những người đang khỏe mạnh luôn biết quí trọng cuộc sống, sức khỏe của mình, biết sống tốt, có ích cho đời và sống mỗi ngày như là một lời Tạ ơn…
Xem hình ảnh
- Đúng 09g00 cha chánh xứ Giuse và cha phụ tá GB. đã trao ban hai bí tích Giải tội và Xức dầu cho các bệnh nhân.
- Khoảng 10g00 cha chánh xứ Giuse Chủ sự thánh lễ cầu cho các bệnh nhân. Các thân nhân và cộng đoàn cùng hiệp thông trong thánh lễ để cầu nguyện xin Chúa bằng cách nào đó cất đi bệnh tật cho họ, hoặc xin Chúa nâng đở để họ được bớt đi sự đau đớn về phần xác do bệnh tật, và xin cho tâm hồn họ được luôn bình an, vui lòng chấp nhận mọi Thánh Ý Chúa. Và cũng xin Chúa thêm sức, soi sáng để họ chấp nhận bệnh tật như là một hồng ân mà Chúa dành cho họ, để họ có nhiều thì giờ sám hối và cầu nguyện cho chính mình và người khác, sống đẹp lòng Chúa hơn.
Với hơn một giờ đồng hồ, thánh lễ dành cho các bệnh nhân đã kết thúc, mang lại cho các bệnh nhân, thân nhân của họ nhiều sự bổ ích, niềm vui và sự an ủi nâng đỡ vì có nhiều người quan tâm và luôn hiệp thông cầu nguyện cho họ trong cộng đoàn.
Có tham dự thánh lễ dành cho các bệnh nhân mới thấy sức khỏe mà Thiên Chúa đã ban tặng cho mỗi người thật đáng quí trọng biết bao! Đã là con người thì phải chấp nhận theo chu kỳ của cuộc đời: ”Sinh, Bệnh, Lão, Tử” “, “Trẻ cậy cha, già cậy con” nhưng cũng có những người tuổi đời còn rất trẻ, đầu còn xanh, sức sống tràn trề, tương lai đang xán lạn… thế mà chỉ qua một cơn bạo bệnh, hoặc một tai nạn nào đó mà giờ đây phải chấp nhận nằm trên giường bệnh, không tự làm cho chính mình được mà phải nhờ đến người khác, thân nhân của mình. Xin Chúa cho mỗi người chúng con, những người đang khỏe mạnh luôn biết quí trọng cuộc sống, sức khỏe của mình, biết sống tốt, có ích cho đời và sống mỗi ngày như là một lời Tạ ơn…
Văn Hóa
Tình Yêu Valentine
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:13 13/02/2011
Nguồn gốc chữ Song Hỷ
Nhận các thiệp cưới, đôi khi có tấm thiệp viết một chữ Hán rất to. Đó là chữ Song Hỷ. Hai chữ Hỷ ghép bên nhau, thành một chữ Hỷ lớn. Hỷ có nghĩa là vui. Ngày cưới là ngày vui nhất của cô dâu chú rể. Hai niềm vui góp lại thành một. Ngày cưới cũng là ngày vui của cha mẹ, dòng tộc hai bên, bạn bè xa gần.
Song Hỷ xuất hiện từ đời nhà Tống (Trung Quốc) do một danh sĩ nổi tiếng sau trở thành tể tướng của vua Tống Thần Thân và Vương An Thạch đặt ra (ghép hai chữ hỷ lại) để nói về chuyện hai lần gặp may rất lớn lao của mình.
Vương An Thạch là người nước Lỗ cùng quê với Khổng Tử, học rất giỏi. Lần lên kinh đô cách quê chừng 200 dặm để dự thi, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đó một nhà giàu tầm cỡ phú gia địch quốc, đang kén chồng cho con gái rất xinh đẹp. Phú ông là người có học nên kén rể bằng cách thách đố, y muốn tìm rễ giàu chữ làm hiền sĩ chứ không phải lắm của nhiều tiền. Nhân trong nhà có bộ đèn kéo quân lớn đẹp. Ông viết vế đối: Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.
Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, tiếp tục lên kinh thi. Vào thi, ông trúng tuyển thám hoa. Khoa ấy không lấy trạng nguyên, bảng nhãn, nên ông được coi là đỗ thủ khoa. Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm. Thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn, trên có thêu một con hổ bay. Nhà vua ra cho ông một vế đối: Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ ẩn. Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình. Nghe xong, Vương An Thạch nghĩ ngay đến vế của phú ông thấy đối rất chỉnh, bèn viết và dâng lên vua.
Vua thấy quan tân khoa ứng đối nhanh, vế đối rất chỉnh, chữ lại đẹp nên rất vui, khen và ban thưởng hậu cho ông.
Trên đường vinh qui bái tổ, qua nhà phú ông. Vương An Thạch xin vào ra mắt trình ra vế đối của nhà vua khi trước, đối lại.
Phú ông phục tài, gả con gái yêu cho quan tân khoa. Như vậy là Vương An Thạch vừa thi đỗ cao, lại vừa lấy được vợ đẹp. Chàng rể mới viết lại chử hỷ thành chữ Song Hỷ rất to trình lên nhạc gia và gửi về gia đình mỗi nhà một bản. Thông báo lại hai việc quá may mắn, tốt lành là đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).
Chữ Song Hỷ được dùng từ thuở ấy.
Hiện tại ở Việt Nam, các đám cưới thường được trang trí, dùng chữ Song Hỷ.
Câu chuyện Tình Bất Hủ
Lịch sử Trung Quốc luôn cung cấp những chuyện tình diễm lệ, được nhiều người dân ưa thích. Có những mối tình ngang trái sống mãi trong lòng dân chúng vì tình tiết éo le của nó.
Nhưng chuyện tình "hiện đại" của một cặp tình nhân sau đây sẽ làm sững sốt nhiều người, vì tình tiết ly kỳ của nó và tính "ngoại hạng" đáng được người đời suy ngẫm.
Năm lên 19 tuổi, chàng trai Liu Guojiang bị tiếng sét ái tình. Không phải là một thiếu nữ mơn mởn, mà là một thiếu phụ đã có chồng và có con, 29 tuổi, lớn hơn chàng trai đúng 10 tuổi. Tình yêu càng lớn khi người chồng của nàng qua đời.
Tên của người trong mộng là Xu Chaoqin. Chuyện tình xảy ra cách đây hơn 50 năm. Y hệt như Romeo và Juliet, bạn bè và người thân chỉ trích họ tưng bừng. Không những tuổi tác chênh lệch mà Xu đã từng có gia đình và còn có con nữa.
Xã hội Trung Hoa lúc đó rất khó khăn. Để tránh lời ra tiếng vào của mọi người, đôi uyên ương quyết định bỏ trốn vào rừng sâu và sống trong một hang động ở quận hạt Jiangjin, phía nam ChonQing. Cuộc sống hết sức gian khổ cho cặp tình nhân lúc đầu vì họ không có gì cả, không nhà, điện hay thực phẩm. Họ phải ăn cỏ và rễ cây tìm thấy trong rừng sâu.
Liu tìm cách chế một cái đèn kerosene thắp ban đêm trong hang. Xu có cảm giác đã làm hại Liu và nhiều lần nàng hỏi: "Anh có ân hận không?". Lần nào Liu cũng trả lời: "Nếu chúng ta siêng năng, cuộc sống sẽ dần dần đỡ hơn".
Bắt đầu từ năm thứ nhì và liên tiếp sau đó trong 50 năm, Liu hì hục dùng tay không đắp các bậc thang dẫn lên hang động để người yêu đi đứng cho dễ dàng, mỗi lần nàng xuống núi.
Khoảng vào năm 2001, một nhóm du khảo trong rừng sâu rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá ra cặp tình nhân, giờ đây đã có 7 người con. Liu Mingsheng, một trong số người con, nói: "Cha mẹ chúng tôi yêu thương nhau dữ lắm, họ sống trong rừng sâu núi thẳm trong hơn 50 năm và chưa bao giờ rời nhau một ngày. Cha tôi đã khắc 6,000 bực thang trong ngần ấy thời gian cho mẹ tôi đi cho dễ, nhưng bà ít khi xuống núi lắm."
Cho đến tuần trước, Liu, giờ đây đã là cụ ông 79 tuổi, khi đi làm rẫy về, trợt chân ngã. Ông qua đời trong vòng tay yêu thương của người vợ tóc sương. Ông yêu vợ nhiều đến nỗi sau khi đã tắt hơi rồi mà mãi thật lâu người ta mới làm nắm tay ông nắm chặt tay vợ từ từ nời lỏng ra. Những lời than khóc của bà Xu làm mũi lòng nhiều người: "Anh hứa sẽ chăm sóc em, anh hứa sẽ ở mãi bên cạnh em, cho đến khi em lìa đời. Bây giờ anh bỏ đi trước, làm sao em có thể sống hết quãng đời còn lại cô đơn không có anh.."
Suốt nhiều ngày, bà lão Xu cứ lảm nhảm những câu đau lòng đó và cứ vịn tay vào quan tài chồng khóc mãi…
Năm 2006, câu chuyện tình của họ là một trong 10 chuyện tình lâm ly nhất của Trung Quốc, do báo chí bình chọn. Cái hay mà chính quyền địa phương làm được là duy trì cái thang và 6,000 bực thang làm bằng tay của ông Liu, như một nhà bảo tàng. Chuyện tình đó xứng đáng được hậu thế nhớ mãi, nhờ tấm lòng chung thủy và yêu thương kỳ lạ của một người đàn ông Trung Hoa…
Chúng ta từng nghe chuyện, ca khúc Một Túp Lều Tranh Hai Quả Tim Vàng, và cảm phục cho những cuộc tình phi vật chất. Và câu chuyện này còn làm cho chúng ta cảm phục bội phần hơn, vì chúng ta thấy và chiêm ngưỡng hai quả tim kim cương, trong một hang đá ở thâm sơn cùng cốc…
Giữa thế giới tình yêu trong vật chất, câu chuyện trên nghe sao giống như chuyện tình huyền thoại… (Hồng Quang).
Hãy tặng nhau Tình Yêu Valentine
Con người sống cần có tình có nghĩa. Tình thì sôi nổi dạt dào như những đợt sóng, lúc mạnh mẽ dồn dập như vũ bảo, lúc nhẹ nhàng êm đềm như gió thoảng. Còn nghĩa thì chìm lắng âm thầm. Nó chính là chiều sâu, là bề dày nằm dưới những đợt sóng tình dồn dập. Tình nghĩa phải có chiều sâu. Cái gì sâu thì đựng được nhiều.
Ngày Tình Yêu là ngày dành cho những người mình yêu thương nhất trên đời. Một chàng trai tỏ tình với một cô gái bằng một tấm thiệp hay một quà tặng. Cô gái nhận quà, họ sẽ còn đi xa hơn. Một đôi uyên ương càng thêm đằm thắm ngọt ngào. Một cặp vợ chồng già, tình yêu đang phai nhạt qua tháng ngày, hãy tặng nhau một bó hoa, một cử chỉ đặc biệt sẽ làm sống lại mối tình lâu ngày ngủ yên. Con cái bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng bó hoa tươi với những lời cầu chúc, ấm áp biết bao tình con thảo…
Tình Yêu Valentine là Tình yêu Vị Tha Agapê. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.
Nhận các thiệp cưới, đôi khi có tấm thiệp viết một chữ Hán rất to. Đó là chữ Song Hỷ. Hai chữ Hỷ ghép bên nhau, thành một chữ Hỷ lớn. Hỷ có nghĩa là vui. Ngày cưới là ngày vui nhất của cô dâu chú rể. Hai niềm vui góp lại thành một. Ngày cưới cũng là ngày vui của cha mẹ, dòng tộc hai bên, bạn bè xa gần.
Song Hỷ xuất hiện từ đời nhà Tống (Trung Quốc) do một danh sĩ nổi tiếng sau trở thành tể tướng của vua Tống Thần Thân và Vương An Thạch đặt ra (ghép hai chữ hỷ lại) để nói về chuyện hai lần gặp may rất lớn lao của mình.
Vương An Thạch là người nước Lỗ cùng quê với Khổng Tử, học rất giỏi. Lần lên kinh đô cách quê chừng 200 dặm để dự thi, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đó một nhà giàu tầm cỡ phú gia địch quốc, đang kén chồng cho con gái rất xinh đẹp. Phú ông là người có học nên kén rể bằng cách thách đố, y muốn tìm rễ giàu chữ làm hiền sĩ chứ không phải lắm của nhiều tiền. Nhân trong nhà có bộ đèn kéo quân lớn đẹp. Ông viết vế đối: Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.
Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, tiếp tục lên kinh thi. Vào thi, ông trúng tuyển thám hoa. Khoa ấy không lấy trạng nguyên, bảng nhãn, nên ông được coi là đỗ thủ khoa. Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm. Thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn, trên có thêu một con hổ bay. Nhà vua ra cho ông một vế đối: Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ ẩn. Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình. Nghe xong, Vương An Thạch nghĩ ngay đến vế của phú ông thấy đối rất chỉnh, bèn viết và dâng lên vua.
Vua thấy quan tân khoa ứng đối nhanh, vế đối rất chỉnh, chữ lại đẹp nên rất vui, khen và ban thưởng hậu cho ông.
Trên đường vinh qui bái tổ, qua nhà phú ông. Vương An Thạch xin vào ra mắt trình ra vế đối của nhà vua khi trước, đối lại.
Phú ông phục tài, gả con gái yêu cho quan tân khoa. Như vậy là Vương An Thạch vừa thi đỗ cao, lại vừa lấy được vợ đẹp. Chàng rể mới viết lại chử hỷ thành chữ Song Hỷ rất to trình lên nhạc gia và gửi về gia đình mỗi nhà một bản. Thông báo lại hai việc quá may mắn, tốt lành là đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).
Chữ Song Hỷ được dùng từ thuở ấy.
Hiện tại ở Việt Nam, các đám cưới thường được trang trí, dùng chữ Song Hỷ.
Câu chuyện Tình Bất Hủ
Nhưng chuyện tình "hiện đại" của một cặp tình nhân sau đây sẽ làm sững sốt nhiều người, vì tình tiết ly kỳ của nó và tính "ngoại hạng" đáng được người đời suy ngẫm.
Năm lên 19 tuổi, chàng trai Liu Guojiang bị tiếng sét ái tình. Không phải là một thiếu nữ mơn mởn, mà là một thiếu phụ đã có chồng và có con, 29 tuổi, lớn hơn chàng trai đúng 10 tuổi. Tình yêu càng lớn khi người chồng của nàng qua đời.
Tên của người trong mộng là Xu Chaoqin. Chuyện tình xảy ra cách đây hơn 50 năm. Y hệt như Romeo và Juliet, bạn bè và người thân chỉ trích họ tưng bừng. Không những tuổi tác chênh lệch mà Xu đã từng có gia đình và còn có con nữa.
Xã hội Trung Hoa lúc đó rất khó khăn. Để tránh lời ra tiếng vào của mọi người, đôi uyên ương quyết định bỏ trốn vào rừng sâu và sống trong một hang động ở quận hạt Jiangjin, phía nam ChonQing. Cuộc sống hết sức gian khổ cho cặp tình nhân lúc đầu vì họ không có gì cả, không nhà, điện hay thực phẩm. Họ phải ăn cỏ và rễ cây tìm thấy trong rừng sâu.
Liu tìm cách chế một cái đèn kerosene thắp ban đêm trong hang. Xu có cảm giác đã làm hại Liu và nhiều lần nàng hỏi: "Anh có ân hận không?". Lần nào Liu cũng trả lời: "Nếu chúng ta siêng năng, cuộc sống sẽ dần dần đỡ hơn".
Bắt đầu từ năm thứ nhì và liên tiếp sau đó trong 50 năm, Liu hì hục dùng tay không đắp các bậc thang dẫn lên hang động để người yêu đi đứng cho dễ dàng, mỗi lần nàng xuống núi.
Khoảng vào năm 2001, một nhóm du khảo trong rừng sâu rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá ra cặp tình nhân, giờ đây đã có 7 người con. Liu Mingsheng, một trong số người con, nói: "Cha mẹ chúng tôi yêu thương nhau dữ lắm, họ sống trong rừng sâu núi thẳm trong hơn 50 năm và chưa bao giờ rời nhau một ngày. Cha tôi đã khắc 6,000 bực thang trong ngần ấy thời gian cho mẹ tôi đi cho dễ, nhưng bà ít khi xuống núi lắm."
Cho đến tuần trước, Liu, giờ đây đã là cụ ông 79 tuổi, khi đi làm rẫy về, trợt chân ngã. Ông qua đời trong vòng tay yêu thương của người vợ tóc sương. Ông yêu vợ nhiều đến nỗi sau khi đã tắt hơi rồi mà mãi thật lâu người ta mới làm nắm tay ông nắm chặt tay vợ từ từ nời lỏng ra. Những lời than khóc của bà Xu làm mũi lòng nhiều người: "Anh hứa sẽ chăm sóc em, anh hứa sẽ ở mãi bên cạnh em, cho đến khi em lìa đời. Bây giờ anh bỏ đi trước, làm sao em có thể sống hết quãng đời còn lại cô đơn không có anh.."
Suốt nhiều ngày, bà lão Xu cứ lảm nhảm những câu đau lòng đó và cứ vịn tay vào quan tài chồng khóc mãi…
Năm 2006, câu chuyện tình của họ là một trong 10 chuyện tình lâm ly nhất của Trung Quốc, do báo chí bình chọn. Cái hay mà chính quyền địa phương làm được là duy trì cái thang và 6,000 bực thang làm bằng tay của ông Liu, như một nhà bảo tàng. Chuyện tình đó xứng đáng được hậu thế nhớ mãi, nhờ tấm lòng chung thủy và yêu thương kỳ lạ của một người đàn ông Trung Hoa…
Chúng ta từng nghe chuyện, ca khúc Một Túp Lều Tranh Hai Quả Tim Vàng, và cảm phục cho những cuộc tình phi vật chất. Và câu chuyện này còn làm cho chúng ta cảm phục bội phần hơn, vì chúng ta thấy và chiêm ngưỡng hai quả tim kim cương, trong một hang đá ở thâm sơn cùng cốc…
Giữa thế giới tình yêu trong vật chất, câu chuyện trên nghe sao giống như chuyện tình huyền thoại… (Hồng Quang).
Hãy tặng nhau Tình Yêu Valentine
Con người sống cần có tình có nghĩa. Tình thì sôi nổi dạt dào như những đợt sóng, lúc mạnh mẽ dồn dập như vũ bảo, lúc nhẹ nhàng êm đềm như gió thoảng. Còn nghĩa thì chìm lắng âm thầm. Nó chính là chiều sâu, là bề dày nằm dưới những đợt sóng tình dồn dập. Tình nghĩa phải có chiều sâu. Cái gì sâu thì đựng được nhiều.
Ngày Tình Yêu là ngày dành cho những người mình yêu thương nhất trên đời. Một chàng trai tỏ tình với một cô gái bằng một tấm thiệp hay một quà tặng. Cô gái nhận quà, họ sẽ còn đi xa hơn. Một đôi uyên ương càng thêm đằm thắm ngọt ngào. Một cặp vợ chồng già, tình yêu đang phai nhạt qua tháng ngày, hãy tặng nhau một bó hoa, một cử chỉ đặc biệt sẽ làm sống lại mối tình lâu ngày ngủ yên. Con cái bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng bó hoa tươi với những lời cầu chúc, ấm áp biết bao tình con thảo…
Tình Yêu Valentine là Tình yêu Vị Tha Agapê. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.
Giêsu ''Siêu Bác Sĩ''
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
00:23 13/02/2011
Xoa bùn, thấm nước bọt: mù khỏi
Ngọng hết ngọng, câm hết câm: lành
Loạn huyết, cùi, tê bại cũng thế
Một nghĩa cử nhiệm thể: dứt bệnh.
Kẻ không tin, nghi ngờ: tức giận
Người đơn sơ, hèn mọn: cúi đầu
Cao rao mãi Danh thánh nhiệm mầu
Giêsu chí ái, thâm sâu nhân lành.
Ai chống đối, biến thành dữ tợn
Vu khống Giêsu phản loạn đoạt ngai
Âm mưu độc, tử án cho Ngài
Giêsu lãnh nhận cứu đời phục sinh.
Bác sĩ cứu người, không cứu đời
“Siêu bác sĩ” cứu người, cứu đời
Hai ngàn năm lẫn lộn buồn, vui
Vẫn chờ, vẫn nhận ơn Người tái sinh.
(13/2/2011)
Nhờ Chúa con đổi đời
Tuyết Mai
09:56 13/02/2011
Con quỳ giang tay hướng Trời
Dâng Người kinh nguyện cùng lời cảm ơn
Cảm tạ được Người ban ơn
Sớm hôm no đủ còn hơn con cầu
Cảm ơn Người ngay phút đầu
Con mở con mắt của đầu ngày sau
Chúa yêu con thật thẳm sâu
Nhưng con yêu Chúa chỉ mầu mè thôi!
Hẳn Chúa biết tội con rồi!?
Bê tha làm biếng cái Tôi vụng về
Ai làm gì con cũng chê
Cũng không tránh được cái mê hại người
Vì tội con xa lánh Người
Con sống ích kỷ lại lười dâng kinh
Cả đời con sống cho mình
Chẳng thương chẳng xớt chút tình cho ai
Lắm khi con sống phân hai
Bên nào cũng Chúa có ai than phiền?
Chúa nào mà hay cho tiền
Thì con cũng bái cũng liền thọ ơn
Chúa biết con sợ Chúa hơn!
Vì con vẫn biết Chúa luôn trông chờ
Chúa yêu con vô bến bờ
Sao con yêu Chúa ơ hờ Chúa ơi!
Có thể nào Chúa thổi hơi?
Ban con thần khí và Lời quyền năng
Để con biết sống thanh bần
Để con tin có vĩnh hằng đời sau
Để con chấp nhận khổ đau
Nhìn trên Thập Giá niềm đau khốn cùng
Vì con Chúa đem Tin Mừng
Vì con Chúa chịu đóng từng lỗ đinh
Vì con Chúa chịu cực hình
Không lời than trách dốc tình vì con
Chúa ơi! Tội con nay còn
Nhưng xin đấm ngực và con xin chừa
Từ nay con xin được thưa!
Lậy Chúa con đã chịu thua giã từ
Cuộc sống bê bối quá khứ
Hoàn toàn thay đổi ngay từ hôm nay
Xin Chúa thêm sức tháng ngày
Tình yêu tuôn đổ của Ngài trên con
Ôi tình Chúa như cao sơn!
Dạt dào như biển thái dương ngập tràn
Có Chúa con quyết đánh tan
Mưu đồ mưu kế kẻ gian rập rình
Vì Chúa con sẽ thức tỉnh
Vì Chúa con sẽ luyện mình quyết tâm
Yêu Chúa con sống âm thầm
Chỉ con và Chúa thì thầm nhau nghe
Lời Chúa văng vẳng con vè:
“Yêu người, kính Chúa, về Quê An Bình”.
Dâng Người kinh nguyện cùng lời cảm ơn
Cảm tạ được Người ban ơn
Sớm hôm no đủ còn hơn con cầu
Cảm ơn Người ngay phút đầu
Con mở con mắt của đầu ngày sau
Chúa yêu con thật thẳm sâu
Nhưng con yêu Chúa chỉ mầu mè thôi!
Hẳn Chúa biết tội con rồi!?
Bê tha làm biếng cái Tôi vụng về
Ai làm gì con cũng chê
Cũng không tránh được cái mê hại người
Vì tội con xa lánh Người
Con sống ích kỷ lại lười dâng kinh
Cả đời con sống cho mình
Chẳng thương chẳng xớt chút tình cho ai
Lắm khi con sống phân hai
Bên nào cũng Chúa có ai than phiền?
Chúa nào mà hay cho tiền
Thì con cũng bái cũng liền thọ ơn
Chúa biết con sợ Chúa hơn!
Vì con vẫn biết Chúa luôn trông chờ
Chúa yêu con vô bến bờ
Sao con yêu Chúa ơ hờ Chúa ơi!
Có thể nào Chúa thổi hơi?
Ban con thần khí và Lời quyền năng
Để con biết sống thanh bần
Để con tin có vĩnh hằng đời sau
Để con chấp nhận khổ đau
Nhìn trên Thập Giá niềm đau khốn cùng
Vì con Chúa đem Tin Mừng
Vì con Chúa chịu đóng từng lỗ đinh
Vì con Chúa chịu cực hình
Không lời than trách dốc tình vì con
Chúa ơi! Tội con nay còn
Nhưng xin đấm ngực và con xin chừa
Từ nay con xin được thưa!
Lậy Chúa con đã chịu thua giã từ
Cuộc sống bê bối quá khứ
Hoàn toàn thay đổi ngay từ hôm nay
Xin Chúa thêm sức tháng ngày
Tình yêu tuôn đổ của Ngài trên con
Ôi tình Chúa như cao sơn!
Dạt dào như biển thái dương ngập tràn
Có Chúa con quyết đánh tan
Mưu đồ mưu kế kẻ gian rập rình
Vì Chúa con sẽ thức tỉnh
Vì Chúa con sẽ luyện mình quyết tâm
Yêu Chúa con sống âm thầm
Chỉ con và Chúa thì thầm nhau nghe
Lời Chúa văng vẳng con vè:
“Yêu người, kính Chúa, về Quê An Bình”.
Chiếc nút áo
Thanh Tâm
17:52 13/02/2011
Chiều mùng 4 Tết, Lễ xong, đường Sài Thành còn vắng, chạy một vòng thư giãn.
Giao nhau với ngã tư lớn nên đèn đỏ phải chờ hơi lâu. Mọi người đang lặng lẽ đợi chờ đồng hồ báo số giây còn lại để đi qua. Dẫu không muốn nghe nhưng cũng phải nghe giọng tức giận của người phụ nữ ngồi sau xe của người con gái: “Mẹ nó ! Tao có nhiêu tiền xài hết chứ đưa cho tụi nó ăn chơi chi cho phí. Chia nhau rồi còn đánh nhau, chém nhau nữa. Chết rồi đến cái nút áo cũng bị cắt để lại, ham hố chi cho mệt xác. Tụi nó tranh giành ghê quá !. ..”
Đánh, chém, tranh giành, … những lời người phụ nữ ấy sao mà chua chát, mà cay đắng quá ! Ngày nay sao những từ ấy cứ xuất hiện nhan nhãn như thế !
Cái nút áo nữa ! À ! Đúng như lời bà ấy nói. Dù giàu, dù nghèo, dù sang, dù hèn, dù mọn … khi nằm xuống được gửi vào chiếc quan tài. May lắm thì được chiếc quan tài đẹp, kém may mắn thì cũng được chiếc quan tài vừa ôm trọn cái hình hài cát bụi nhưng có một điểm chung là cả đến cái nút áo cũng bị cắt để lại !
Bước vào cõi nhân gian này, con người chẳng mang theo gì để rồi khi nằm xuống xuôi hai tay cũng chẳng mang theo được gì hết. Cái nhỏ bé nhất là cái nút áo, nó là vật bảo vệ cho chiếc áo của con người chẳng đáng là gì cả nhưng khi nhắm mắt chia tay cõi tạm nó cũng bị để lại.
Ai cũng biết cái chân lý ấy, ai cũng biết cái sự thật ấy nhưng nhìn vào nhân tình thế thái ta thấy làm sao ấy. Không phải bỗng dưng mà người phụ nữ thốt lên những lời cay nghiệt ấy. Chắc có lẽ trong cuộc sống của bà, trong thực tại gia đình bà đã xảy ra chuyện tranh giành đấu đá để rồi bà có cái suy nghĩ ấy.
Cái nhìn, suy nghĩ của bà không phải là cá biệt trong xã hội hôm nay. Đành biết xã hội lúc nào nó cũng có vấn đề của nó nhưng rồi nếu nhìn lại thì ngày hôm nay vấn đề gia đình, vấn đề tương quan trong xã hội đang ở mức báo động đỏ. Ngày hôm nay, đời sống kinh tế quá cao, đời sống vật chất dư đầy nhưng tình người, tình làng nghĩa xóm nó cứ như làm sao đó. Vì người ta không còn biết yêu nhau nữa để rồi cứ giành giật. Bi đát là những thứ mà người ta giành giật sẽ mất vào ngày mai khi người ta nằm xuống. Cả cuộc đời người ta ky cóp nào là nhà, nào là xe, nào là danh, nào là danh, nào là vọng nhưng khi nằm xuống thử hỏi người ta có mang theo được gì ?
Không có tình yêu trong lòng nên con người cứ hơn thua, cứ chà đạp, cứ tranh giành.
Suy nghĩ miên mang về đời, về người, về câu nói của người phụ nữ ấy trong quãng đường dài về nhà. Về đến nhà, bỗng nhớ đến bài hát “Mùa Xuân đầu tiên” máy của Văn Cao mình rất thích mà khi chuông điện thoại của mình đổ thì người bên kia sẽ nghe:
… Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người. ..
Sau những năm dài của chiến tranh, của hận thù, Văn Cao mong ước, mơ ước con người từ đây biết yêu người, biết thương người. Lẽ ra cảm nhận được bài học đau thương của chiến tranh, của chết chóc, của hận thù con người sẽ biết yêu nhau hơn nhưng hình như nguyện ước của Văn Cao cũng chỉ là ước nguyện.
Chỉ xin cho mình ngày mỗi ngày bớt đi những cái tham sân si, những cái hơn thua, những cái tranh chấp trong lòng mình để mình biết yêu người hơn một chút.
Nếu cứ mãi khư khư giữ cho riêng mình, nếu cứ mãi tranh giành chà đạp thì khi nằm xuống sẽ mang được gì. Ngay cả chiếc nút áo nhỏ xíu xiu cũng bị người ta bỏ lại.
Giao nhau với ngã tư lớn nên đèn đỏ phải chờ hơi lâu. Mọi người đang lặng lẽ đợi chờ đồng hồ báo số giây còn lại để đi qua. Dẫu không muốn nghe nhưng cũng phải nghe giọng tức giận của người phụ nữ ngồi sau xe của người con gái: “Mẹ nó ! Tao có nhiêu tiền xài hết chứ đưa cho tụi nó ăn chơi chi cho phí. Chia nhau rồi còn đánh nhau, chém nhau nữa. Chết rồi đến cái nút áo cũng bị cắt để lại, ham hố chi cho mệt xác. Tụi nó tranh giành ghê quá !. ..”
Đánh, chém, tranh giành, … những lời người phụ nữ ấy sao mà chua chát, mà cay đắng quá ! Ngày nay sao những từ ấy cứ xuất hiện nhan nhãn như thế !
Cái nút áo nữa ! À ! Đúng như lời bà ấy nói. Dù giàu, dù nghèo, dù sang, dù hèn, dù mọn … khi nằm xuống được gửi vào chiếc quan tài. May lắm thì được chiếc quan tài đẹp, kém may mắn thì cũng được chiếc quan tài vừa ôm trọn cái hình hài cát bụi nhưng có một điểm chung là cả đến cái nút áo cũng bị cắt để lại !
Bước vào cõi nhân gian này, con người chẳng mang theo gì để rồi khi nằm xuống xuôi hai tay cũng chẳng mang theo được gì hết. Cái nhỏ bé nhất là cái nút áo, nó là vật bảo vệ cho chiếc áo của con người chẳng đáng là gì cả nhưng khi nhắm mắt chia tay cõi tạm nó cũng bị để lại.
Ai cũng biết cái chân lý ấy, ai cũng biết cái sự thật ấy nhưng nhìn vào nhân tình thế thái ta thấy làm sao ấy. Không phải bỗng dưng mà người phụ nữ thốt lên những lời cay nghiệt ấy. Chắc có lẽ trong cuộc sống của bà, trong thực tại gia đình bà đã xảy ra chuyện tranh giành đấu đá để rồi bà có cái suy nghĩ ấy.
Cái nhìn, suy nghĩ của bà không phải là cá biệt trong xã hội hôm nay. Đành biết xã hội lúc nào nó cũng có vấn đề của nó nhưng rồi nếu nhìn lại thì ngày hôm nay vấn đề gia đình, vấn đề tương quan trong xã hội đang ở mức báo động đỏ. Ngày hôm nay, đời sống kinh tế quá cao, đời sống vật chất dư đầy nhưng tình người, tình làng nghĩa xóm nó cứ như làm sao đó. Vì người ta không còn biết yêu nhau nữa để rồi cứ giành giật. Bi đát là những thứ mà người ta giành giật sẽ mất vào ngày mai khi người ta nằm xuống. Cả cuộc đời người ta ky cóp nào là nhà, nào là xe, nào là danh, nào là danh, nào là vọng nhưng khi nằm xuống thử hỏi người ta có mang theo được gì ?
Không có tình yêu trong lòng nên con người cứ hơn thua, cứ chà đạp, cứ tranh giành.
Suy nghĩ miên mang về đời, về người, về câu nói của người phụ nữ ấy trong quãng đường dài về nhà. Về đến nhà, bỗng nhớ đến bài hát “Mùa Xuân đầu tiên” máy của Văn Cao mình rất thích mà khi chuông điện thoại của mình đổ thì người bên kia sẽ nghe:
… Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người. ..
Sau những năm dài của chiến tranh, của hận thù, Văn Cao mong ước, mơ ước con người từ đây biết yêu người, biết thương người. Lẽ ra cảm nhận được bài học đau thương của chiến tranh, của chết chóc, của hận thù con người sẽ biết yêu nhau hơn nhưng hình như nguyện ước của Văn Cao cũng chỉ là ước nguyện.
Chỉ xin cho mình ngày mỗi ngày bớt đi những cái tham sân si, những cái hơn thua, những cái tranh chấp trong lòng mình để mình biết yêu người hơn một chút.
Nếu cứ mãi khư khư giữ cho riêng mình, nếu cứ mãi tranh giành chà đạp thì khi nằm xuống sẽ mang được gì. Ngay cả chiếc nút áo nhỏ xíu xiu cũng bị người ta bỏ lại.
Người chồng tuyệt vời
Trầm Thiên Thu
19:36 13/02/2011
Theo thời gian, vợ chồng trở nên thân mật quá nên không cần tỏ ra sự quan tâm lẫn nhau. Chồng không nắm tay vợ, vợ không muốn “chiều” chồng, những cuộc tranh luận vô cớ thường xảy ra… Thậm chí đôi khi “đồng sàng dị mộng”, bằng mặt mà không bằng lòng, hoặc chỉ như hai người sống chung phòng. Cứ vậy thì hôn nhân dần dần trở nên có nguy cơ. Mỗi người hãy tự xem lại cách sống của mình để bảo vệ và duy trì hạnh phúc. Nỗ lực nhỏ có thể tạo hiệu quả lớn. Bạn hãy “thử” và tích cực áp dụng 6 chiến lược dưới đây để có thể trở thành “người chồng tuyệt vời” của nàng!
1. Khen vợ công khai. Hãy khen ngoại hình nàng vẫn dễ nhìn, nhất là khen nàng trước mặt người khác, vì phụ nữ rất quan tâm ngoại hình, ngay cả Thị Nở và Chung Vô Diệm vẫn tự hào về “nét riêng” của mình. Nếu ngoại hình nàng “hơi yếu” thì nàng sẽ thiếu tự tin và kém ham muốn. Khen nàng trước mặt người khác là xác nhận nàng vẫn được quan tâm và được yêu thương. Điều đó khiến nàng an tâm và cố gắng tự cải thiện ngoại hình của mình.
2. Thể hiện nỗ lực. Một trong những “đặc điểm” của phụ nữ là họ đánh giá cao những nỗ lực nhỏ ở người chồng. Và đó cũng là điều khiến đàn ông tôn trọng những gì phụ nữ làm. Hãy về nhà với ý nghĩ rằng nàng mất thời gian để lau chùi và dọn dẹp nhà cửa nên rất mệt, nếu có con cái thì nàng càng phải cố gắng hơn. Hãy tự hỏi: “Nếu tôi thích sạch sẽ và ngăn nắp, điều gì khiến tôi khó chịu ở đây?”. Một ly cà phê chưa rửa, mùng mền lôi thôi, đồ đạc lung tung,… Bạn thấy bực mình? Vậy tại sao bạn không bắt tay vào việc mà lại cằn nhằn hoặc chê trách người khác?
3. Hôn vợ mỗi sáng. Trước khi đi làm, hãy nựng nàng và tặng nàng một nụ hôn ngọt ngào. Quá trình da-chạm-da giúp tiết ra chất oxytocin, chất làm giảm stress và tạo cảm giác gần gũi. Khi chồng có động thái khó chịu hoặc lãnh đạm, vợ có thể nghĩ chồng chỉ nghĩ đến “chuyện ấy” và làm tăng mức căng thẳng. Chỉ cần dành ra mỗi ngày 1 phút để “giao tiếp da” buổi sáng có thể cải thiện mối quan hệ phu thê. Một nụ hôn trước khi đi làm, một cái ôm khi về nhà, thêm một nụ hôn trước khi ngủ, tất cả đều có thể tạo cảm giác thân mật và nối kết lâu dài, giúp hôn nhân bền vững.
4. Nựng yêu. Những cái “đụng chạm” phi tình dục rất có ý nghĩa phu thê mà người ta cứ tưởng là vô nghĩa. Khi đi ngang qua nhau cũng có thể chạm tay nhau, siết tay nhau, vỗ vào nhau,… Hành động nhỏ mà hiệu quả lớn. Khi nàng đang giặt giũ hoặc rửa chén, bạn vẫn có thể đứng phía sau ôm nhẹ vai nàng hoặc tặng nàng một nụ hôn, hoặc chỉ cần nói: “Em đảm đang quá. Anh may mắn và hạnh phúc có được người vợ như em”. Chắc chắn nàng rất hạnh phúc.
5. Chia sẻ việc nhà. Một nghiên cứu của ĐH Quốc gia Montclair với gần 7.000 đôi vợ chồng, tỷ lệ ân ái thường xuyên là 0,06%. Trung bình một phụ nữ không có con thì làm việc nhà nhiều hơn chồng mỗi tuần 10 giờ. Nghiên cứu cho thấy rằng làm việc nhà quá nhiều có thể gây stress, giảm lượng máu chuyển tới bộ phận sinh dục. Hãy quan tâm chia sẻ việc nhà với vợ, rồi chồng sẽ nhận được phần thưởng. Thật ra, việc nhà là việc chung, không là “phần việc” của riêng ai cả.
6. Vui cười. Trong số những điều quan yếu nhất mà người ta khả dĩ làm cho người khác là vui cười với người khác. Theo thời gian, nhiều ông chồng quên động thái này. Bạn nói gì về điều này? Vợ bạn không biết khôi hài? Tại sao? Hãy tìm ra nguyên nhân chính. Đừng quên “nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Hãy sử dụng loại “biệt dược” này hằng ngày, vì “nhất cử lưỡng tiện”, lợi cho mình và lợi cho người.
(Chuyển ngữ từ Men’s Health)
1. Khen vợ công khai. Hãy khen ngoại hình nàng vẫn dễ nhìn, nhất là khen nàng trước mặt người khác, vì phụ nữ rất quan tâm ngoại hình, ngay cả Thị Nở và Chung Vô Diệm vẫn tự hào về “nét riêng” của mình. Nếu ngoại hình nàng “hơi yếu” thì nàng sẽ thiếu tự tin và kém ham muốn. Khen nàng trước mặt người khác là xác nhận nàng vẫn được quan tâm và được yêu thương. Điều đó khiến nàng an tâm và cố gắng tự cải thiện ngoại hình của mình.
2. Thể hiện nỗ lực. Một trong những “đặc điểm” của phụ nữ là họ đánh giá cao những nỗ lực nhỏ ở người chồng. Và đó cũng là điều khiến đàn ông tôn trọng những gì phụ nữ làm. Hãy về nhà với ý nghĩ rằng nàng mất thời gian để lau chùi và dọn dẹp nhà cửa nên rất mệt, nếu có con cái thì nàng càng phải cố gắng hơn. Hãy tự hỏi: “Nếu tôi thích sạch sẽ và ngăn nắp, điều gì khiến tôi khó chịu ở đây?”. Một ly cà phê chưa rửa, mùng mền lôi thôi, đồ đạc lung tung,… Bạn thấy bực mình? Vậy tại sao bạn không bắt tay vào việc mà lại cằn nhằn hoặc chê trách người khác?
3. Hôn vợ mỗi sáng. Trước khi đi làm, hãy nựng nàng và tặng nàng một nụ hôn ngọt ngào. Quá trình da-chạm-da giúp tiết ra chất oxytocin, chất làm giảm stress và tạo cảm giác gần gũi. Khi chồng có động thái khó chịu hoặc lãnh đạm, vợ có thể nghĩ chồng chỉ nghĩ đến “chuyện ấy” và làm tăng mức căng thẳng. Chỉ cần dành ra mỗi ngày 1 phút để “giao tiếp da” buổi sáng có thể cải thiện mối quan hệ phu thê. Một nụ hôn trước khi đi làm, một cái ôm khi về nhà, thêm một nụ hôn trước khi ngủ, tất cả đều có thể tạo cảm giác thân mật và nối kết lâu dài, giúp hôn nhân bền vững.
4. Nựng yêu. Những cái “đụng chạm” phi tình dục rất có ý nghĩa phu thê mà người ta cứ tưởng là vô nghĩa. Khi đi ngang qua nhau cũng có thể chạm tay nhau, siết tay nhau, vỗ vào nhau,… Hành động nhỏ mà hiệu quả lớn. Khi nàng đang giặt giũ hoặc rửa chén, bạn vẫn có thể đứng phía sau ôm nhẹ vai nàng hoặc tặng nàng một nụ hôn, hoặc chỉ cần nói: “Em đảm đang quá. Anh may mắn và hạnh phúc có được người vợ như em”. Chắc chắn nàng rất hạnh phúc.
5. Chia sẻ việc nhà. Một nghiên cứu của ĐH Quốc gia Montclair với gần 7.000 đôi vợ chồng, tỷ lệ ân ái thường xuyên là 0,06%. Trung bình một phụ nữ không có con thì làm việc nhà nhiều hơn chồng mỗi tuần 10 giờ. Nghiên cứu cho thấy rằng làm việc nhà quá nhiều có thể gây stress, giảm lượng máu chuyển tới bộ phận sinh dục. Hãy quan tâm chia sẻ việc nhà với vợ, rồi chồng sẽ nhận được phần thưởng. Thật ra, việc nhà là việc chung, không là “phần việc” của riêng ai cả.
6. Vui cười. Trong số những điều quan yếu nhất mà người ta khả dĩ làm cho người khác là vui cười với người khác. Theo thời gian, nhiều ông chồng quên động thái này. Bạn nói gì về điều này? Vợ bạn không biết khôi hài? Tại sao? Hãy tìm ra nguyên nhân chính. Đừng quên “nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Hãy sử dụng loại “biệt dược” này hằng ngày, vì “nhất cử lưỡng tiện”, lợi cho mình và lợi cho người.
(Chuyển ngữ từ Men’s Health)
Trẻ em thiếu gương tốt
Trầm Thiên Thu
19:37 13/02/2011
Trường học càng ngày càng phải đưa ra những lời khuyên về cách sống vì học sinh lớn lên mà ít thường xuyên giao tiếp với ông bà và cha mẹ. Helen Wright, chủ tịch Hiệp hội Nữ sinh năm 2011, nói rằng cha mẹ thường chịu “áp lực mạnh” vì vừa phải nuôi dưỡng con cái vừa phải đối mặt với những áp lực kinh tế hằng ngày.
Các nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ nên theo học các khóa học làm cha mẹ. Chuyên gia Frank Field nói rằng các khóa học nên được tổ chức thường xuyên để giúp họ xử lý các vấn đề về cách cư xử của con cái, sự thay đổi cảm xúc và hỗ trợ việc học tập của chúng.
Bà Wright, hiệu trưởng trường tư thục nữ sinh St Mary's Calne ở Wiltshire, nói rằng các giáo viên càng ngày càng bị coi là nguồn khuyên bảo và hướng dẫn cách sống cho học sinh. Bà nói thêm: “Nhiều lời khuyên đã có từ vài thập niên qua, nhưng điều chúng ta thiếu trong đó là loại gia đình mở rộng, cung cấp cho ông bà và cha mẹ để họ cho con cháu biết. Đó là điều quan yếu để có những người dày kinh nghiệm, nhất là đối với thiếu niên. Trong hành trình cuộc sống, từ thơ ấu tới trưởng thành, ai cũng cần phát triển thêm về viễn cảnh cuộc sống và đạt được viễn cảnh đó từ những người lớn đáng tin cậy. Họ phải là những giáo viên, những thành viên gia đình, những người cùng hoạt động trong cộng đồng. Đó là xã hội hóa, là cách mà chúng ta đi từ tuổi thơ tới tuổi trưởng thành và bắt đầu hiểu về thế giới”.
Cũng theo bà Wright, xã hội của chúng ta mất điều đó từ viễn cảnh gia đình. Tính di động về địa lý rất lớn nhưng lại ít thành viên gia đình ở đâu đó. Nhà trường có vai trò rất đáng giá để hoạt động trong lĩnh vực đó.
Hiệp hội Nữ sinh vừa xuất bản Sách Hướng Dẫn hồi tháng 1/2011 đưa ra nhiều cách giúp giáo dục và nuôi dưỡng con cái – về thực phẩm, ly thân và ly hôn, đe dọa trên mạng, an toàn internet, mạng lưới xã hội, tình bạn, mối nguy hiểm, bài tập về nhà, và cách chọn trường. Một website của tổ chức này cũng đã được thành lập.
Theo Hiệp hội Nữ sinh, hoạt động này khởi đầu sau khi nhiều bậc cha mẹ yêu cầu nhà trường giúp xử lý các vấn đề hằng ngày ảnh hưởng con gái họ – như ngoại hình, ma túy, việc ảnh hưởng các phương tiện truyền thông, và việc ảnh hưởng các “thần tượng”.
Bà Wright nói: “Các bậc cha mẹ, đặc biệt những người mới có một con, có thể cảm thấy rất quan ngại về tương lai đứa con. Điều đó có thể khiến họ lo lắng thái quá về vai trò làm cha mẹ, nhất là khi áp lực kinh tế đối với con cái trong thời buổi này”.
(Chuyển ngữ từ The Telegraph)
Các nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ nên theo học các khóa học làm cha mẹ. Chuyên gia Frank Field nói rằng các khóa học nên được tổ chức thường xuyên để giúp họ xử lý các vấn đề về cách cư xử của con cái, sự thay đổi cảm xúc và hỗ trợ việc học tập của chúng.
Bà Wright, hiệu trưởng trường tư thục nữ sinh St Mary's Calne ở Wiltshire, nói rằng các giáo viên càng ngày càng bị coi là nguồn khuyên bảo và hướng dẫn cách sống cho học sinh. Bà nói thêm: “Nhiều lời khuyên đã có từ vài thập niên qua, nhưng điều chúng ta thiếu trong đó là loại gia đình mở rộng, cung cấp cho ông bà và cha mẹ để họ cho con cháu biết. Đó là điều quan yếu để có những người dày kinh nghiệm, nhất là đối với thiếu niên. Trong hành trình cuộc sống, từ thơ ấu tới trưởng thành, ai cũng cần phát triển thêm về viễn cảnh cuộc sống và đạt được viễn cảnh đó từ những người lớn đáng tin cậy. Họ phải là những giáo viên, những thành viên gia đình, những người cùng hoạt động trong cộng đồng. Đó là xã hội hóa, là cách mà chúng ta đi từ tuổi thơ tới tuổi trưởng thành và bắt đầu hiểu về thế giới”.
Cũng theo bà Wright, xã hội của chúng ta mất điều đó từ viễn cảnh gia đình. Tính di động về địa lý rất lớn nhưng lại ít thành viên gia đình ở đâu đó. Nhà trường có vai trò rất đáng giá để hoạt động trong lĩnh vực đó.
Hiệp hội Nữ sinh vừa xuất bản Sách Hướng Dẫn hồi tháng 1/2011 đưa ra nhiều cách giúp giáo dục và nuôi dưỡng con cái – về thực phẩm, ly thân và ly hôn, đe dọa trên mạng, an toàn internet, mạng lưới xã hội, tình bạn, mối nguy hiểm, bài tập về nhà, và cách chọn trường. Một website của tổ chức này cũng đã được thành lập.
Theo Hiệp hội Nữ sinh, hoạt động này khởi đầu sau khi nhiều bậc cha mẹ yêu cầu nhà trường giúp xử lý các vấn đề hằng ngày ảnh hưởng con gái họ – như ngoại hình, ma túy, việc ảnh hưởng các phương tiện truyền thông, và việc ảnh hưởng các “thần tượng”.
Bà Wright nói: “Các bậc cha mẹ, đặc biệt những người mới có một con, có thể cảm thấy rất quan ngại về tương lai đứa con. Điều đó có thể khiến họ lo lắng thái quá về vai trò làm cha mẹ, nhất là khi áp lực kinh tế đối với con cái trong thời buổi này”.
(Chuyển ngữ từ The Telegraph)
Lễ Tình Yêu, mời nghe ca khúc 'May Mà Có Em'
Bosco Thiện-Bản
22:17 13/02/2011
Nhận dịp lễ Tình Yêu Valentine, Thiện-Bản gửi tới các bạn ca khúc "May Mà Có Em" như một lời chúc mừng tới bạn nào may mắn có một người bạn tình hoặc bạn đời, để hôm nay, ngày lễ tình yêu, bạn vui vẻ hát tặng nàng:
"Từ khi quen biết em
Cuộc đời thấy vui hơn
...
Em như tiếng hát trong ta
Hương yêu thơm ngát hơn hoa
May Mà Có Em!
Chúc các bạn có một ngày lễ Tình Yêu, nhất là tình yêu giữa Chúa với bạn thật đẹp.
"Từ khi quen biết em
Cuộc đời thấy vui hơn
...
Em như tiếng hát trong ta
Hương yêu thơm ngát hơn hoa
May Mà Có Em!
Chúc các bạn có một ngày lễ Tình Yêu, nhất là tình yêu giữa Chúa với bạn thật đẹp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Đôi – Side By Side
Nguyễn Đức Cung
22:41 13/02/2011
TÌNH ĐÔI – Side By Side
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dù cho mưa nắng bên đời
Đôi ta, mình vẫn một trời yêu đương.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dù cho mưa nắng bên đời
Đôi ta, mình vẫn một trời yêu đương.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền