Phụng Vụ - Mục Vụ
Vào hoang địa với Đức Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:26 13/02/2012
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY, năm B
Mc 1, 12-15
Mùa chay là dịp, là cơ hội thuận tiện nhất để chúng ta quay về với chúa, và nhận ra vô vàn cám dỗ đang bủa vây chúng ta. Những cám dỗ này dù được trá hình dưới bất cứ hình thức nào thì nó vẫn là những vật làm cản trở bước tiến của chúng ta đến với Chúa và đến với anh chị em của chúng ta. Chúa nhật I mùa chay, năm B, mời gọi chúng ta hãy vào sa mạc với Đức Kitô để ăn chay, cầu nguyện và với sự tác động của Chúa Thánh Thần, chắc chắn chúng ta sẽ lướt thắng ma quỉ và những mưu mô trá hình của chúng. Chúng ta cũng sẽ như Đức Kitô với ý của Chúa Cha, chúng ta quyết định cuộc đời của chúng ta…
Sau khi lãnh nhận phép rửa thống của Gioan Tẩy Giả bên dòng sông Giorđăng, Chúa Giêsu đã khai mạc sứ vụ công khai của Ngài bằng lời mời gọi :” Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “ ( Mc 1, 15 ). Rồi cũng chính thời gian đó, Thánh Thần đã dẫn đưa Ngài đến nơi thanh vắng, nơi hoang địa để ăn chay, cầu nguyện. Đây là cuộc tĩnh tâm của Chúa Giêsu kéo dài trong vòng 40 đêm ngày. Và chính trong cuộc tĩnh tâm này, Chúa đã định hướng rõ ràng cho sứ vụ cứu thế của Ngài và cũng chính nơi hoang địa Chúa chịu ma quỉ cám dỗ, và Ngài đã chiến thắng ma quỉ để khai mở sứ vụ rao giảng và cứu độ của Ngài.
Trong sứ vụ rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu đã cho thấy :” Biến cố lớn lao về sự chết và phục sinh của Ngài được gọi là Mầu Nhiệm Vượt Qua “. Do đó, phép rửa là Bí tích lớn lao Mùa chay gợi lên bởi vì qua phép rửa chúng ta được kết hiệp với Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.Bài đọc I thánh Phêrô cho chúng ta thấy chúng ta đã được cứu chuộc qua Bí tích rửa tội như Thiên Chúa đã cứu ông Noe và gia đình khỏi cơn đại hồng thủy. Qua cơn đại hồng thủy, Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước tình yêu với dân của Người.. Nước rửa tội giúp chúng ta từ tình trạng tội lỗi bị chết như mọi người, chúng ta được tái sinh trong đời sống mới của Đức Kitô và chúng ta được sống cuộc sống mới và đi vào sự sống vĩnh cửu đời đời. Khi lãnh nhận Bí tích rửa tội, chúng ta nên trong trắng, nên tinh tuyền, sạch mọi vết nhơ tội lỗi nhưng vì là con người chúng ta vẫn còn lỗi phạm và hay sa ngã, tuy nhiên chúa đã giải hòa chúng ta qua Bí tích giải tội, bí tích lớn lao chúng ta luôn phải nghĩ, luôn phải mau mắn đến với Bí tích này trong Mùa chay.
Bí tích hòa giải nhằm giúp chúng ta làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em của chúng ta.
Là Kitô hữu, chúng ta đang mặc lấy con người mới là Đức Kitô. Tuy nhiên là con người mang thân phận yếu hèn, tội lỗi, chúng ta luôn bị ma quỉ, sự dữ bủa vây. Những cám dỗ luôn là những thử thách, những thách đố cho chúng ta. Những cám dỗ có thể nói luôn nhiều, luôn đầy dẫy. Ma quỉ dưới nhiều hình thù quai ác dẽ làm mê hoặc đời sống của chúng ta. Xưa ma quỉ đã dùng tiền tài, danh vọng, phù hoa, phú quí để cám dỗ Chúa. Ngày nay, chúng con dùng nhiều cám dỗ tinh vi, thủ đoạn hơn nữa để thúc giục con người sa ngã, phạm tội. Nên, chúng ta phải có ơn Chúa đễ biết chọn lựa điều tốt, điều xấu, việc nên làm và việc không nên làm vv…Ngày nay, với khoa học tiến bộ vượt bực, với Internet, với những kiểu dụ dỗ tinh vi như ma túy, sì ke, như bài bạc, như ăn mặc hở hang, như những chất kích dục, những hình ảnh sex đang làm mê hoặc rất nhiều người.
Thắng được cám dỗ là điều đòi hỏi cử chỉ, thái độ anh hùng, thái độ từ bỏ, hy sinh…Thắng thể xác nhiều khi còn dễ hơn thắng cám dỗ tinh thần. Do đó, chúng ta cần phải có ơn Chúa, cần phải từ bỏ và hy sinh tập luyện không ngừng.
Cám dỗ nào cũng khiến chúng ta chỉ nghĩ tới mình, và nhiều khi chúng ta im lặng, mù quáng để phạm tội, để chấp nhận. Chúng ta phải biết ăn chay, cầu nguyện và thực hành đức ái, nghĩ tới tha nhân bằng việc bố thí. Chỉ khi nào chúng ta bám chặt lấy Chúa thực sự chúng ta mới dễ dàng lướt thắng và thắng được những cám dỗ đang kéo chúng ta dần xa Chúa và xa anh em.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay thánh, để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy, để học biết Đức Kitô, và dõi theo gương Người, hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ. ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa nhật I mùa chay ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai dẫn Chúa Giêsu vào hoang địa ?
2.Ma quỉ cám dỗ Chúa những gì ?
3.Mùa chay là cơ hội gì ?
4.Mùa chay kéo dài bao lâu ?
4.Mùa chay bắt đầu từ lễ nào ?
Mc 1, 12-15
Mùa chay là dịp, là cơ hội thuận tiện nhất để chúng ta quay về với chúa, và nhận ra vô vàn cám dỗ đang bủa vây chúng ta. Những cám dỗ này dù được trá hình dưới bất cứ hình thức nào thì nó vẫn là những vật làm cản trở bước tiến của chúng ta đến với Chúa và đến với anh chị em của chúng ta. Chúa nhật I mùa chay, năm B, mời gọi chúng ta hãy vào sa mạc với Đức Kitô để ăn chay, cầu nguyện và với sự tác động của Chúa Thánh Thần, chắc chắn chúng ta sẽ lướt thắng ma quỉ và những mưu mô trá hình của chúng. Chúng ta cũng sẽ như Đức Kitô với ý của Chúa Cha, chúng ta quyết định cuộc đời của chúng ta…
Sau khi lãnh nhận phép rửa thống của Gioan Tẩy Giả bên dòng sông Giorđăng, Chúa Giêsu đã khai mạc sứ vụ công khai của Ngài bằng lời mời gọi :” Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng “ ( Mc 1, 15 ). Rồi cũng chính thời gian đó, Thánh Thần đã dẫn đưa Ngài đến nơi thanh vắng, nơi hoang địa để ăn chay, cầu nguyện. Đây là cuộc tĩnh tâm của Chúa Giêsu kéo dài trong vòng 40 đêm ngày. Và chính trong cuộc tĩnh tâm này, Chúa đã định hướng rõ ràng cho sứ vụ cứu thế của Ngài và cũng chính nơi hoang địa Chúa chịu ma quỉ cám dỗ, và Ngài đã chiến thắng ma quỉ để khai mở sứ vụ rao giảng và cứu độ của Ngài.
Trong sứ vụ rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu đã cho thấy :” Biến cố lớn lao về sự chết và phục sinh của Ngài được gọi là Mầu Nhiệm Vượt Qua “. Do đó, phép rửa là Bí tích lớn lao Mùa chay gợi lên bởi vì qua phép rửa chúng ta được kết hiệp với Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.Bài đọc I thánh Phêrô cho chúng ta thấy chúng ta đã được cứu chuộc qua Bí tích rửa tội như Thiên Chúa đã cứu ông Noe và gia đình khỏi cơn đại hồng thủy. Qua cơn đại hồng thủy, Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước tình yêu với dân của Người.. Nước rửa tội giúp chúng ta từ tình trạng tội lỗi bị chết như mọi người, chúng ta được tái sinh trong đời sống mới của Đức Kitô và chúng ta được sống cuộc sống mới và đi vào sự sống vĩnh cửu đời đời. Khi lãnh nhận Bí tích rửa tội, chúng ta nên trong trắng, nên tinh tuyền, sạch mọi vết nhơ tội lỗi nhưng vì là con người chúng ta vẫn còn lỗi phạm và hay sa ngã, tuy nhiên chúa đã giải hòa chúng ta qua Bí tích giải tội, bí tích lớn lao chúng ta luôn phải nghĩ, luôn phải mau mắn đến với Bí tích này trong Mùa chay.
Bí tích hòa giải nhằm giúp chúng ta làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em của chúng ta.
Là Kitô hữu, chúng ta đang mặc lấy con người mới là Đức Kitô. Tuy nhiên là con người mang thân phận yếu hèn, tội lỗi, chúng ta luôn bị ma quỉ, sự dữ bủa vây. Những cám dỗ luôn là những thử thách, những thách đố cho chúng ta. Những cám dỗ có thể nói luôn nhiều, luôn đầy dẫy. Ma quỉ dưới nhiều hình thù quai ác dẽ làm mê hoặc đời sống của chúng ta. Xưa ma quỉ đã dùng tiền tài, danh vọng, phù hoa, phú quí để cám dỗ Chúa. Ngày nay, chúng con dùng nhiều cám dỗ tinh vi, thủ đoạn hơn nữa để thúc giục con người sa ngã, phạm tội. Nên, chúng ta phải có ơn Chúa đễ biết chọn lựa điều tốt, điều xấu, việc nên làm và việc không nên làm vv…Ngày nay, với khoa học tiến bộ vượt bực, với Internet, với những kiểu dụ dỗ tinh vi như ma túy, sì ke, như bài bạc, như ăn mặc hở hang, như những chất kích dục, những hình ảnh sex đang làm mê hoặc rất nhiều người.
Thắng được cám dỗ là điều đòi hỏi cử chỉ, thái độ anh hùng, thái độ từ bỏ, hy sinh…Thắng thể xác nhiều khi còn dễ hơn thắng cám dỗ tinh thần. Do đó, chúng ta cần phải có ơn Chúa, cần phải từ bỏ và hy sinh tập luyện không ngừng.
Cám dỗ nào cũng khiến chúng ta chỉ nghĩ tới mình, và nhiều khi chúng ta im lặng, mù quáng để phạm tội, để chấp nhận. Chúng ta phải biết ăn chay, cầu nguyện và thực hành đức ái, nghĩ tới tha nhân bằng việc bố thí. Chỉ khi nào chúng ta bám chặt lấy Chúa thực sự chúng ta mới dễ dàng lướt thắng và thắng được những cám dỗ đang kéo chúng ta dần xa Chúa và xa anh em.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay thánh, để tôi luyện hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con sống những ngày khắc khổ ấy, để học biết Đức Kitô, và dõi theo gương Người, hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ. ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa nhật I mùa chay ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai dẫn Chúa Giêsu vào hoang địa ?
2.Ma quỉ cám dỗ Chúa những gì ?
3.Mùa chay là cơ hội gì ?
4.Mùa chay kéo dài bao lâu ?
4.Mùa chay bắt đầu từ lễ nào ?
Bạn chân tình
Lm Vũđình Tường
15:14 13/02/2012
Chúa Nhật 7 Mùa Thường Niên Năm B
Mc 2,1-12
Cuộc sống mất nhiều ý nghĩa khi cuộc sống đó thiếu đi những người bạn chân tình. Theo quan niệm xã hội bạn chân tình là người ta biết rõ về họ, nhận được những giúp đỡ lúc quan trọng, khi cần thiết có nhau. Cả hai giúp nhau vật chất, tinh thần và cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Nếu có thể thì giúp nhau có nơi ăn, chốn ở vững vàng. Hoặc hỗ trợ nhau để ổn định, có cuộc sống tương đối ấm no. Những tình bạn như thế xã hội ca ngợi, khuyến khích và đề cao. Quả thật về phương diện vật chất là như thế. Xã hội loài người dùng vật chất đo lòng người. Xã hội làm thế vì xã hội không còn cách nào khác, không còn phương tiện nào tốt hơn bằng cách dựa vào của cải của chính xã hội để đo tình bạn.
Tôn giáo không bài xích những tình bạn cao thượng kể trên. Trái lại tôn giáo khuyến khích con người nâng đỡ nhau một cách vô vị lợi. Tôn giáo đề cao hành động bác ái không điều kiện đính kèm. Tôn giáo tổ chức các hiệp hội bác ái, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau đặt căn bản trên tình người, tình nhân loại và quan trọng hơn cả là tình Chúa yêu ta. Tôn giáo không dùng của cải vật chất xã hội để đo lường tình bạn. Thước vàng đo tình bạn chân tình trong tôn giáo là tình yêu chân thành con người dành cho nhau. Bạn chân tình theo ý nghĩa tôn giáo là những người có thể không giúp ta làm giầu vật chất, an nhàn tấm thân, nhưng là những người dẫn chúng ta tiến tới trên con đường lành, giúp chúng ta đạt tới cuộc sống trọn hảo. Quan trọng hơn hết là giúp chúng ta tiến gần tới Thiên Chúa mỗi ngày trong cuộc sống.
Theo quan điểm trên thì nhóm người khiêng người què nằm trên giường bệnh là nhóm bạn chân tình. Anh là người may mắn có được những người bạn tốt lành trên. Là người bệnh liệt giường anh hẳn không có nhiều của cải để cho người khác nhưng nhận nhiều của cải, giúp đỡ hơn cho. Kinh thánh không nhắc đến nhưng có lẽ anh cho họ tình người, tình thương, qua lời cám ơn, qua ánh mắt trìu mến, qua tấm lòng trong sáng và qua lời nói đơn sơ, chân thành. Anh nhận tình bạn và có lẽ hình ảnh sống động, mãnh liệt nhất chính là hình ảnh họ khiêng anh đến gặp Đức Kitô. Sâu đậm hơn nữa khi không còn lối đi, họ mạnh dạn rỡ mái nhà nơi Đức Kitô đang rao giảng rồi thả giường bệnh xuống trước mặt Ngài. Mọi người đền kinh ngạc, kể cả Đức Kitô cũng kinh ngạc. Người ta kinh ngạc vì đám người này bạo gan, dám phá nhà người khác. Đức Kitô kinh ngạc vì đức tin của những người này. Họ tin chắc một điều Đức Kitô sẽ không từ chối nhưng sẽ chữa anh khỏi què. Niềm tin giúp họ toại nguyện. Đức Kitô chữa anh khỏi tê liệt thân xác và giải thoát anh khỏi ràng buộc, kiềm chế của ma quỷ. Khỏi tê liệt thân xác thì quá rõ ràng, anh vác chõng đi về trước mặt đám đông làm nhân chứng. Giải thoát khỏi tội lỗi, ràng buộc của ma quỉ thì anh là người hiễu rõ hơn ai hết. Người có lòng tin vào Đức Kitô cũng hiểu nhưng không hiểu bằng chính anh. Nhóm Biệt Phái, Kinh Sư chống đối Đức Kitô, vừa lên tiếng phản đối đã cứng lưỡi, vội nuốt vào những suy nghĩ chưa kịp phát ra khỏi cuống họng.
Anh què cám ơn Đức Kitô rất nhiều và anh cũng không quên cám ơn người đã khiêng anh đến gặp Đức Kitô. Nhờ lòng tốt của họ mà anh gặp Ngài. Mối tình bạn chân thành đó đưa anh đến gặp Đức Kitô và được chữa lành. Công việc của mỗi người Kitô hữu chính là dẫn người khác đến với Đức Kitô bằng tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Làm được việc dẫn đưa, giới thiệu đó. Mọi việc khác còn lại, chữa lành, cải hoá, tha thứ là việc của chính Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mc 2,1-12
Cuộc sống mất nhiều ý nghĩa khi cuộc sống đó thiếu đi những người bạn chân tình. Theo quan niệm xã hội bạn chân tình là người ta biết rõ về họ, nhận được những giúp đỡ lúc quan trọng, khi cần thiết có nhau. Cả hai giúp nhau vật chất, tinh thần và cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Nếu có thể thì giúp nhau có nơi ăn, chốn ở vững vàng. Hoặc hỗ trợ nhau để ổn định, có cuộc sống tương đối ấm no. Những tình bạn như thế xã hội ca ngợi, khuyến khích và đề cao. Quả thật về phương diện vật chất là như thế. Xã hội loài người dùng vật chất đo lòng người. Xã hội làm thế vì xã hội không còn cách nào khác, không còn phương tiện nào tốt hơn bằng cách dựa vào của cải của chính xã hội để đo tình bạn.
Tôn giáo không bài xích những tình bạn cao thượng kể trên. Trái lại tôn giáo khuyến khích con người nâng đỡ nhau một cách vô vị lợi. Tôn giáo đề cao hành động bác ái không điều kiện đính kèm. Tôn giáo tổ chức các hiệp hội bác ái, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau đặt căn bản trên tình người, tình nhân loại và quan trọng hơn cả là tình Chúa yêu ta. Tôn giáo không dùng của cải vật chất xã hội để đo lường tình bạn. Thước vàng đo tình bạn chân tình trong tôn giáo là tình yêu chân thành con người dành cho nhau. Bạn chân tình theo ý nghĩa tôn giáo là những người có thể không giúp ta làm giầu vật chất, an nhàn tấm thân, nhưng là những người dẫn chúng ta tiến tới trên con đường lành, giúp chúng ta đạt tới cuộc sống trọn hảo. Quan trọng hơn hết là giúp chúng ta tiến gần tới Thiên Chúa mỗi ngày trong cuộc sống.
Theo quan điểm trên thì nhóm người khiêng người què nằm trên giường bệnh là nhóm bạn chân tình. Anh là người may mắn có được những người bạn tốt lành trên. Là người bệnh liệt giường anh hẳn không có nhiều của cải để cho người khác nhưng nhận nhiều của cải, giúp đỡ hơn cho. Kinh thánh không nhắc đến nhưng có lẽ anh cho họ tình người, tình thương, qua lời cám ơn, qua ánh mắt trìu mến, qua tấm lòng trong sáng và qua lời nói đơn sơ, chân thành. Anh nhận tình bạn và có lẽ hình ảnh sống động, mãnh liệt nhất chính là hình ảnh họ khiêng anh đến gặp Đức Kitô. Sâu đậm hơn nữa khi không còn lối đi, họ mạnh dạn rỡ mái nhà nơi Đức Kitô đang rao giảng rồi thả giường bệnh xuống trước mặt Ngài. Mọi người đền kinh ngạc, kể cả Đức Kitô cũng kinh ngạc. Người ta kinh ngạc vì đám người này bạo gan, dám phá nhà người khác. Đức Kitô kinh ngạc vì đức tin của những người này. Họ tin chắc một điều Đức Kitô sẽ không từ chối nhưng sẽ chữa anh khỏi què. Niềm tin giúp họ toại nguyện. Đức Kitô chữa anh khỏi tê liệt thân xác và giải thoát anh khỏi ràng buộc, kiềm chế của ma quỷ. Khỏi tê liệt thân xác thì quá rõ ràng, anh vác chõng đi về trước mặt đám đông làm nhân chứng. Giải thoát khỏi tội lỗi, ràng buộc của ma quỉ thì anh là người hiễu rõ hơn ai hết. Người có lòng tin vào Đức Kitô cũng hiểu nhưng không hiểu bằng chính anh. Nhóm Biệt Phái, Kinh Sư chống đối Đức Kitô, vừa lên tiếng phản đối đã cứng lưỡi, vội nuốt vào những suy nghĩ chưa kịp phát ra khỏi cuống họng.
Anh què cám ơn Đức Kitô rất nhiều và anh cũng không quên cám ơn người đã khiêng anh đến gặp Đức Kitô. Nhờ lòng tốt của họ mà anh gặp Ngài. Mối tình bạn chân thành đó đưa anh đến gặp Đức Kitô và được chữa lành. Công việc của mỗi người Kitô hữu chính là dẫn người khác đến với Đức Kitô bằng tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Làm được việc dẫn đưa, giới thiệu đó. Mọi việc khác còn lại, chữa lành, cải hoá, tha thứ là việc của chính Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chữa lành
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:58 13/02/2012
Chúa nhật 7 quanh năm (Is 43, 18-19. 21-22. 24b-25; 2 Cor 1, 18-22; Mc 2,1-12).
Lucifer, Satan hay ma quỉ thuộc quyền lực của tối tăm, tội lỗi và sự dữ. Các Thần dữ trở thành phe đối nghịch với sự thánh thiện, sự sáng và sự chân thật. Thần dữ luôn tìm cách cám dỗ con người đi vào đường lầm. Tổ tiên loài người đã muốn biết mọi sự và muốn nên bằng Thiên Chúa, cho nên đã bị phạt và bị tước mất quyền làm con. Dòng dõi của tổ tiên, con người cũng luôn hướng chiều về đàng dữ. Cuộc sống con người bị rơi vào dấu vết tội xưa, nên phải lần mò trong đêm tối để tìm về với cội nguồn. Sự dữ đã len lỏi vào mọi suy tư, phán đoán và cuộc sống của con người. Con người ngạo mạn tìm thấu hiểu mọi sự với khả năng riêng mình. Có nhiều người muốn tỏ ra có uy quyền biến đổi, chữa lành và ban phát ơn lộc qua chính khả năng của mình. Chúng ta biết rằng không ai được lãnh nhận ân sủng mà không phải từ trên ban cho.
Bài Phúc âm diễn tả một khung cảnh rất ồn ào náo nhiệt và có rất đông người đến nghe Chúa Giêsu giảng dậy. Chúng ta biết Chúa Giêsu có thể giảng dậy ở mọi nơi và mọi lúc như trong nhà, ngoài ngõ, nơi cánh đồng, bên sườn núi, dọc bãi biển hay trong Hội Đường. Câu truyện bốn người khiêng kẻ liệt đã rỡ mái nhà và thòng thả người bất toại xuống trước mặt Chúa rất ấn tượng. Thấy lòng tin của họ, Chúa nói: Hỡi con, tội lỗi con được tha. Quá ngạc nhiên về lời quyền năng này. Người bất toại bị rằng buộc bởi tội lỗi. Vậy tội lỗi liên quan cả bệnh hoạn thể xác và tâm hồn. Chúa Giêsu có uy quyền trên cả bệnh tật, sự dữ và tội lỗi. Chúa có uy quyền chữa lành, tha tội và biến đổi tâm hồn con người.
Thơ gởi cho tín hữu thành Côrintô, thánh Phaolô Tông đồ xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu chỉ là ‘có’ mà thôi. Thiên Chúa không phải là vừa ‘có’ lại vừa ‘không’. Thiên Chúa sáng tạo mọi loài hiện hữu trong vũ trụ. Ngài ban sự sống và sự phát triển cho mọi loài. Mọi sự được tạo dựng qua Ngôi Lời. Ngôi Lời Thiên Chúa là lời sự thật, sự tốt lành và hoàn thiện. Tất cả sự gian ác và tội lỗi đều đối nghịch với Ngài. Tiên tri Isaia dậy rằng: Hỡi nhà Israel, ngươi đã làm khổ Ta vì tội lỗi của ngươi và ngươi đã đã cực Ta vì sự gian ác của ngươi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã xóa bỏ sự gian ác và tẩy trừ hết mọi tội lỗi của họ.
Chúa Giêsu xuất hiện giữa cuộc sống nhân loại như vị cứu tinh. Ngài đã thực hiện mọi lời các tiên tri đã loan báo về Ngài. Tiên tri Isaia đã loan báo: Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa (Is 61,1). Chúa Giêsu là Đấng được Xức Dầu, Tự Ngài có uy quyền trên vũ trụ vạn vật và chỉ có Ngài là Đấng có quyền tha tội. Các luật sĩ nghĩ thầm trong lòng Chúa Giêsu nói phạm thượng. Họ lý luận: Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa. Họ suy nghĩ rất chính xác. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Như vậy họ vẫn chưa nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Cho dù có các dấu chỉ soi dẫn, con người phàm tục không dễ chấp nhận một mầu nhiệm cao siêu về Thiên Chúa Nhập Thể. Dựa vào Kinh Thánh chúng ta nhận ra những dấu chỉ rất rõ ràng. Khi Chúa Giêsu đi ngang qua, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với các môn đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Sau khi lãnh phép rửa bởi Gioan, Chúa Giêsu bước lên và tầng trời mở ra: Và có tiếng từ trời phán: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người."(Mt 3,17). Chúa Giêsu và ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê lên núi cao và Chúa đã biến hình trước mặt các ông: Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người (Mc 9,7). Và chính Chúa Giêsu là chứng nhân đích thực qua các phép lạ Ngài đã thực hiện. Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa giáng trần.
Xưa cũng như nay, khi nghe báo nơi đâu có các biến cố liên quan đến việc chữa lành là người ta kéo nhau tới. Nhiều người không ngại đường xá xa xôi và gian nan vất vả. Họ có thể tới với lòng tin chân thật và họ cũng có thể tới vì tò mò tìm lợi. Chữa lành bệnh tật cách mau lẹ và miễn phí, ai mà chẳng mong muốn. Nhu cầu của con người thì vô vàn. Sư sống của con người bao gồm các nhu cầu cả tinh thần lẫn thể xác. Cho nên ai cũng muốn xin được ơn chữa lành cách nhưng không. Nhận lãnh ơn huệ thì chẳng bao giờ cho đủ. Nơi đâu hay người nào có thể đáp ứng được nhu cầu khao khát của thân phận yếu đuối và mỏng dòn của con người là nơi đó dễ lôi cuốn mọi người. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa có uy quyền trên tất cả. Các phép lạ Ngài thực hiện vốn là dấu chỉ để giúp cho mọi người nhận biết và tin vào Nước Chúa đã đến. Chúa không đến chỉ để chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và xua trừ ma quỷ, mà đến để loan báo tin mừng cứu độ. Chúng ta biết rằng bệnh hoạn tật nguyền nơi thân xác con người do tự bản chất vẫn tiếp tục xảy ra hết đời này đến đời kia. Thân xác con người chung một số kiếp là vật chất hư nát, hao mòn và bị tiêu diệt.
Ngày nay không thiếu những người muốn đóng vai trò như Thiên Chúa. Họ loan báo chính xác ngày giờ Chúa đến để phán xét và sự cùng tận của thế giới. Họ tạo điều kiện thi ân chữa lành các bệnh tật như thật. Thay vì khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần, có linh mục đã đặt tay và thổi hơi như ban Thánh Thần, giống Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các tông đồ. Họ muốn trở nên một Thiên Chúa cụ thể có thể sờ mó đụng chạm. Điều mà tổ tiên loài người ngày xưa đã ước muốn được hiểu biết như Thiên Chúa. Thiên thần Micae là sức mạnh đã đánh thắng thần dữ Lucifer và tuyên xưng: Ai bằng Thiên Chúa. Adong và Evà muốn biết mọi sự cũng đã trở nên trần trụi và phải trốn lánh Thiên Chúa. Con người là loài thụ tạo bất toàn, gian ác và tội lỗi không thể làm sự gì lạ vượt ngoài tự nhiên, trừ khi được Thiên Chúa ban ơn cách riêng. Thiên Chúa ban ơn là để sinh ích cho thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Các vị sống thánh thiện giúp mọi người nhận ra sự hiện diện và thánh ý của Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta bị bao bọc bởi nhiều ảnh hưởng thế lực. Như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Sống đạo không phải chỉ sống theo mùa, theo sở thích hay theo những tổ chức hình thức bên ngoài mau qua chóng hết, nhưng là một đời miệt mài, kiên nhẫn, thanh luyện và phấn đấu. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,27). Bước theo Chúa đã đi ngược dòng và từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ những bận vướng và có khi phải từ bỏ cả bản thân. Nắm chặt bàn tay Chúa, chúng ta cố gắng vươn lên mỗi ngày để xích lại gần Chúa. Chúng ta không thể ngừng nghỉ khi chưa đạt tới đích. Một nguy cơ dễ dẫn vào đường lầm là khi chúng ta cứ tưởng mình đã đang sống thánh thiện, kết hợp, ngụp lặn và hòa hợp trong Chúa. Đây chính là lúc mà tâm hồn chúng ta có thể đang dần xa tình Chúa thật.
Thánh Phaolô dậy rằng Thiên Chúa không phải là ‘có’ lại vừa ‘không’. Thiên Chúa là tình yêu, là sự sáng, sự thật và sự ‘có’ hiện hữu. Nơi Thiên Chúa không có lừa đảo hay dối trá. Nơi Thiên Chúa chỉ là ‘có’ mà thôi. Ai không đi trong sự thật là không bước theo đường lối của Chúa. Lạy Chúa, chúng con còn đắm chìm trong biển cả tội lỗi và sự gian ác. Xin Chúa tẩy rửa và xóa bỏ tội lỗi và lòng gian tà của chúng con, để chúng con luôn được bước đi trong ánh sáng của Chúa.
Lucifer, Satan hay ma quỉ thuộc quyền lực của tối tăm, tội lỗi và sự dữ. Các Thần dữ trở thành phe đối nghịch với sự thánh thiện, sự sáng và sự chân thật. Thần dữ luôn tìm cách cám dỗ con người đi vào đường lầm. Tổ tiên loài người đã muốn biết mọi sự và muốn nên bằng Thiên Chúa, cho nên đã bị phạt và bị tước mất quyền làm con. Dòng dõi của tổ tiên, con người cũng luôn hướng chiều về đàng dữ. Cuộc sống con người bị rơi vào dấu vết tội xưa, nên phải lần mò trong đêm tối để tìm về với cội nguồn. Sự dữ đã len lỏi vào mọi suy tư, phán đoán và cuộc sống của con người. Con người ngạo mạn tìm thấu hiểu mọi sự với khả năng riêng mình. Có nhiều người muốn tỏ ra có uy quyền biến đổi, chữa lành và ban phát ơn lộc qua chính khả năng của mình. Chúng ta biết rằng không ai được lãnh nhận ân sủng mà không phải từ trên ban cho.
Bài Phúc âm diễn tả một khung cảnh rất ồn ào náo nhiệt và có rất đông người đến nghe Chúa Giêsu giảng dậy. Chúng ta biết Chúa Giêsu có thể giảng dậy ở mọi nơi và mọi lúc như trong nhà, ngoài ngõ, nơi cánh đồng, bên sườn núi, dọc bãi biển hay trong Hội Đường. Câu truyện bốn người khiêng kẻ liệt đã rỡ mái nhà và thòng thả người bất toại xuống trước mặt Chúa rất ấn tượng. Thấy lòng tin của họ, Chúa nói: Hỡi con, tội lỗi con được tha. Quá ngạc nhiên về lời quyền năng này. Người bất toại bị rằng buộc bởi tội lỗi. Vậy tội lỗi liên quan cả bệnh hoạn thể xác và tâm hồn. Chúa Giêsu có uy quyền trên cả bệnh tật, sự dữ và tội lỗi. Chúa có uy quyền chữa lành, tha tội và biến đổi tâm hồn con người.
Thơ gởi cho tín hữu thành Côrintô, thánh Phaolô Tông đồ xác tín rằng Thiên Chúa là Đấng Hiện Hữu chỉ là ‘có’ mà thôi. Thiên Chúa không phải là vừa ‘có’ lại vừa ‘không’. Thiên Chúa sáng tạo mọi loài hiện hữu trong vũ trụ. Ngài ban sự sống và sự phát triển cho mọi loài. Mọi sự được tạo dựng qua Ngôi Lời. Ngôi Lời Thiên Chúa là lời sự thật, sự tốt lành và hoàn thiện. Tất cả sự gian ác và tội lỗi đều đối nghịch với Ngài. Tiên tri Isaia dậy rằng: Hỡi nhà Israel, ngươi đã làm khổ Ta vì tội lỗi của ngươi và ngươi đã đã cực Ta vì sự gian ác của ngươi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã xóa bỏ sự gian ác và tẩy trừ hết mọi tội lỗi của họ.
Chúa Giêsu xuất hiện giữa cuộc sống nhân loại như vị cứu tinh. Ngài đã thực hiện mọi lời các tiên tri đã loan báo về Ngài. Tiên tri Isaia đã loan báo: Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa (Is 61,1). Chúa Giêsu là Đấng được Xức Dầu, Tự Ngài có uy quyền trên vũ trụ vạn vật và chỉ có Ngài là Đấng có quyền tha tội. Các luật sĩ nghĩ thầm trong lòng Chúa Giêsu nói phạm thượng. Họ lý luận: Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa. Họ suy nghĩ rất chính xác. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Như vậy họ vẫn chưa nhận ra Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Cho dù có các dấu chỉ soi dẫn, con người phàm tục không dễ chấp nhận một mầu nhiệm cao siêu về Thiên Chúa Nhập Thể. Dựa vào Kinh Thánh chúng ta nhận ra những dấu chỉ rất rõ ràng. Khi Chúa Giêsu đi ngang qua, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với các môn đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Sau khi lãnh phép rửa bởi Gioan, Chúa Giêsu bước lên và tầng trời mở ra: Và có tiếng từ trời phán: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người."(Mt 3,17). Chúa Giêsu và ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê lên núi cao và Chúa đã biến hình trước mặt các ông: Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người (Mc 9,7). Và chính Chúa Giêsu là chứng nhân đích thực qua các phép lạ Ngài đã thực hiện. Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa giáng trần.
Xưa cũng như nay, khi nghe báo nơi đâu có các biến cố liên quan đến việc chữa lành là người ta kéo nhau tới. Nhiều người không ngại đường xá xa xôi và gian nan vất vả. Họ có thể tới với lòng tin chân thật và họ cũng có thể tới vì tò mò tìm lợi. Chữa lành bệnh tật cách mau lẹ và miễn phí, ai mà chẳng mong muốn. Nhu cầu của con người thì vô vàn. Sư sống của con người bao gồm các nhu cầu cả tinh thần lẫn thể xác. Cho nên ai cũng muốn xin được ơn chữa lành cách nhưng không. Nhận lãnh ơn huệ thì chẳng bao giờ cho đủ. Nơi đâu hay người nào có thể đáp ứng được nhu cầu khao khát của thân phận yếu đuối và mỏng dòn của con người là nơi đó dễ lôi cuốn mọi người. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa có uy quyền trên tất cả. Các phép lạ Ngài thực hiện vốn là dấu chỉ để giúp cho mọi người nhận biết và tin vào Nước Chúa đã đến. Chúa không đến chỉ để chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và xua trừ ma quỷ, mà đến để loan báo tin mừng cứu độ. Chúng ta biết rằng bệnh hoạn tật nguyền nơi thân xác con người do tự bản chất vẫn tiếp tục xảy ra hết đời này đến đời kia. Thân xác con người chung một số kiếp là vật chất hư nát, hao mòn và bị tiêu diệt.
Ngày nay không thiếu những người muốn đóng vai trò như Thiên Chúa. Họ loan báo chính xác ngày giờ Chúa đến để phán xét và sự cùng tận của thế giới. Họ tạo điều kiện thi ân chữa lành các bệnh tật như thật. Thay vì khẩn cầu ơn Chúa Thánh Thần, có linh mục đã đặt tay và thổi hơi như ban Thánh Thần, giống Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các tông đồ. Họ muốn trở nên một Thiên Chúa cụ thể có thể sờ mó đụng chạm. Điều mà tổ tiên loài người ngày xưa đã ước muốn được hiểu biết như Thiên Chúa. Thiên thần Micae là sức mạnh đã đánh thắng thần dữ Lucifer và tuyên xưng: Ai bằng Thiên Chúa. Adong và Evà muốn biết mọi sự cũng đã trở nên trần trụi và phải trốn lánh Thiên Chúa. Con người là loài thụ tạo bất toàn, gian ác và tội lỗi không thể làm sự gì lạ vượt ngoài tự nhiên, trừ khi được Thiên Chúa ban ơn cách riêng. Thiên Chúa ban ơn là để sinh ích cho thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Các vị sống thánh thiện giúp mọi người nhận ra sự hiện diện và thánh ý của Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta bị bao bọc bởi nhiều ảnh hưởng thế lực. Như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Sống đạo không phải chỉ sống theo mùa, theo sở thích hay theo những tổ chức hình thức bên ngoài mau qua chóng hết, nhưng là một đời miệt mài, kiên nhẫn, thanh luyện và phấn đấu. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được (Lc 14,27). Bước theo Chúa đã đi ngược dòng và từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ những bận vướng và có khi phải từ bỏ cả bản thân. Nắm chặt bàn tay Chúa, chúng ta cố gắng vươn lên mỗi ngày để xích lại gần Chúa. Chúng ta không thể ngừng nghỉ khi chưa đạt tới đích. Một nguy cơ dễ dẫn vào đường lầm là khi chúng ta cứ tưởng mình đã đang sống thánh thiện, kết hợp, ngụp lặn và hòa hợp trong Chúa. Đây chính là lúc mà tâm hồn chúng ta có thể đang dần xa tình Chúa thật.
Thánh Phaolô dậy rằng Thiên Chúa không phải là ‘có’ lại vừa ‘không’. Thiên Chúa là tình yêu, là sự sáng, sự thật và sự ‘có’ hiện hữu. Nơi Thiên Chúa không có lừa đảo hay dối trá. Nơi Thiên Chúa chỉ là ‘có’ mà thôi. Ai không đi trong sự thật là không bước theo đường lối của Chúa. Lạy Chúa, chúng con còn đắm chìm trong biển cả tội lỗi và sự gian ác. Xin Chúa tẩy rửa và xóa bỏ tội lỗi và lòng gian tà của chúng con, để chúng con luôn được bước đi trong ánh sáng của Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ca ngợi Hội Nghị ''Giêsu người đương thời với chúng ta'' tại Rôma
Bùi Hữu Thư
07:42 13/02/2012
Vatican, ngày 10 tháng 2, 2012 (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedict ca ngợi việc tổ chức một hội nghị ba ngày tại Rôma để tìm cách giải thích cho xã hội hiện đại tại sao Chúa Giêsu Kitô không chỉ là một nhân vật lịch sử.
Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi một điện văn cho Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý ngày 9 tháng 2, trong đó ngài viết: “Tôi rất biết ơn về sự lựa chọn của ngài đã dành cho Con Người Giêsu nhiều ngày nghiên cứu học hỏi giữa các môn học, và trao đổi văn hóa, nhắm làm vang vọng trong cộng đồng Giáo Hội và trong khắp xã hội Ý."
Hội nghị “Giêsu người đương thời với chúng ta" được Hội Đồng Giám Mục Ý tổ chức từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 2.
Đức Thánh Cha giải thích cách thức Chúa Giêsu "vĩnh viễn" bước vào lịch sử nhân loại và "tiếp tục sống ở đó" qua "vẻ đẹp và sức mạnh của nhiệm thể rất mỏng dòn và luôn luôn cần được thanh tẩy, nhưng cũng tràn đầy tình yêu Thiên Chúa vô biên - đó là Giáo Hội.”
Ngài nói: “Bản tính hiện đại của Chúa Giêsu được mạc khải một cách đặc biệt trong Thánh Thể, trong đó Người hiện diện với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người."
Chính qua Giáo Hội, Chúa Giêsu là "một người đương thời với tất cả mọi người chúng ta, và có thể gần gũi và yêu thương tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, vì Giáo Hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn với mục đích tiếp tục công trình của Chúa Giêsu trong lịch sử.”
Trong ba ngày, nhiều biến cố như các bài thuyết trrình, các nhóm hội thảo, các buổi chiếu phim, và các cuộc triển lãm hình ảnh được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau chung quanh Vatican. Nhiều ngàn người được dự trù tham gia, đa số từ các giáo phận Ý.
Các đề tài họ sẽ có thể đào sâu gồm có "Chúa Giêsu trong văn chương hiện đại", "Chúa Giêsu và người nghèo", "Chúa Giêsu và Giêrusalem xưa và nay", cũng như một biên khảo của Đức Thánh Cha Benedict XVI về cuộc đời Chúa Kitô, "Giêsu thành Nazareth", là tác phẩm thứ ba trong một loạt tài liệu, sẽ được xuất bản trong năm nay.
“Đức Hồng Y Angelo Scola ở Milan nói với hãng thông tấn CNA ngày 9 tháng 2: Đây là một câu hỏi luôn luôn thôi thúc trái tim con người trong các Kitô hữu ngày nay.
Ngài nói: “Chúa Giêsu sống trong thời gian và không gian của 2000 năm về trước. Làm sao Người có thể cứu tôi ngày nay? Nếu không phải là người đương thời của tôi?" Trả lời câu hỏi ấy, ngài nói, là thách đố của hội nghị này.
“Có nhiều yếu tố đang được đề nghị để giải thích cho chúng ta cách thức Chúa Giêsu phá vỡ và vượt qua được giới hạn của thời gian, và qua sự vĩnh cửu của việc sống lại của Người, đặc biệt là qua Mình Thánh, Người chạm đến được sự tự do của tôi, của tất cả mọi người và của tất cả gia đình nhân loại. Đây là ý nghĩa của hội nghị này."
Trong số các diễn giả thuộc thành phần giáo sĩ có Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Hồng Y Camillo Ruini, cựu Tổng Đại Diện giáo phận Rôma và Hồng Y Giuse Zen Ze-kiun, tổng giáo phận Hồng Kông.
Cũng trong thành phần tham dự có thần học gia người Đức Klaus Berger, tâm lý gia kiêm sử gia người Pháp Jean-Luc Marion, nhà đạo diễn và viết truyện phim người Ý, và ông Sandro Magister, ký giả đặc trách liên lạc với Vatican của Tuần Báo Ý L’Espresso.
Một giáo viên Công Giáo địa phương đã nói khi tham dự buổi khai mạc: “Chủ đề của hội nghị đã thu hút tôi." Bà mô tả vấn đề như "một thách đố của thời đại chúng ta," vì "Giêsu đã luôn luôn được coi như một nhân vật trong quá khứ, nhất là bởi các trẻ em."
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng đây là sứ điệp đẹp đẽ nhất Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hoàn vũ, không có thời gian, không có giới hạn, do đó Chúa Giêu là một người đương thời.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi một điện văn cho Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý ngày 9 tháng 2, trong đó ngài viết: “Tôi rất biết ơn về sự lựa chọn của ngài đã dành cho Con Người Giêsu nhiều ngày nghiên cứu học hỏi giữa các môn học, và trao đổi văn hóa, nhắm làm vang vọng trong cộng đồng Giáo Hội và trong khắp xã hội Ý."
Hội nghị “Giêsu người đương thời với chúng ta" được Hội Đồng Giám Mục Ý tổ chức từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 2.
Đức Thánh Cha giải thích cách thức Chúa Giêsu "vĩnh viễn" bước vào lịch sử nhân loại và "tiếp tục sống ở đó" qua "vẻ đẹp và sức mạnh của nhiệm thể rất mỏng dòn và luôn luôn cần được thanh tẩy, nhưng cũng tràn đầy tình yêu Thiên Chúa vô biên - đó là Giáo Hội.”
Ngài nói: “Bản tính hiện đại của Chúa Giêsu được mạc khải một cách đặc biệt trong Thánh Thể, trong đó Người hiện diện với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người."
Chính qua Giáo Hội, Chúa Giêsu là "một người đương thời với tất cả mọi người chúng ta, và có thể gần gũi và yêu thương tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, vì Giáo Hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn với mục đích tiếp tục công trình của Chúa Giêsu trong lịch sử.”
Trong ba ngày, nhiều biến cố như các bài thuyết trrình, các nhóm hội thảo, các buổi chiếu phim, và các cuộc triển lãm hình ảnh được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau chung quanh Vatican. Nhiều ngàn người được dự trù tham gia, đa số từ các giáo phận Ý.
Các đề tài họ sẽ có thể đào sâu gồm có "Chúa Giêsu trong văn chương hiện đại", "Chúa Giêsu và người nghèo", "Chúa Giêsu và Giêrusalem xưa và nay", cũng như một biên khảo của Đức Thánh Cha Benedict XVI về cuộc đời Chúa Kitô, "Giêsu thành Nazareth", là tác phẩm thứ ba trong một loạt tài liệu, sẽ được xuất bản trong năm nay.
“Đức Hồng Y Angelo Scola ở Milan nói với hãng thông tấn CNA ngày 9 tháng 2: Đây là một câu hỏi luôn luôn thôi thúc trái tim con người trong các Kitô hữu ngày nay.
Ngài nói: “Chúa Giêsu sống trong thời gian và không gian của 2000 năm về trước. Làm sao Người có thể cứu tôi ngày nay? Nếu không phải là người đương thời của tôi?" Trả lời câu hỏi ấy, ngài nói, là thách đố của hội nghị này.
“Có nhiều yếu tố đang được đề nghị để giải thích cho chúng ta cách thức Chúa Giêsu phá vỡ và vượt qua được giới hạn của thời gian, và qua sự vĩnh cửu của việc sống lại của Người, đặc biệt là qua Mình Thánh, Người chạm đến được sự tự do của tôi, của tất cả mọi người và của tất cả gia đình nhân loại. Đây là ý nghĩa của hội nghị này."
Trong số các diễn giả thuộc thành phần giáo sĩ có Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Hồng Y Camillo Ruini, cựu Tổng Đại Diện giáo phận Rôma và Hồng Y Giuse Zen Ze-kiun, tổng giáo phận Hồng Kông.
Cũng trong thành phần tham dự có thần học gia người Đức Klaus Berger, tâm lý gia kiêm sử gia người Pháp Jean-Luc Marion, nhà đạo diễn và viết truyện phim người Ý, và ông Sandro Magister, ký giả đặc trách liên lạc với Vatican của Tuần Báo Ý L’Espresso.
Một giáo viên Công Giáo địa phương đã nói khi tham dự buổi khai mạc: “Chủ đề của hội nghị đã thu hút tôi." Bà mô tả vấn đề như "một thách đố của thời đại chúng ta," vì "Giêsu đã luôn luôn được coi như một nhân vật trong quá khứ, nhất là bởi các trẻ em."
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng đây là sứ điệp đẹp đẽ nhất Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hoàn vũ, không có thời gian, không có giới hạn, do đó Chúa Giêu là một người đương thời.”
Lễ kính thánh Bernadette Soubirous - Đất Trời gặp nhau
Phan Hữu Lộc
09:17 13/02/2012
Ngày 18 tháng hai 2012, Giáo hội Pháp sẽ cử hành lễ kính nhớ THÁNH NỮ BERNADETTE SOUBIROUS, nhắc cho ta nhớ đến ngày 11 tháng hai 1858.Ngày mà Mẹ Thiên Chúa đã như hạ gót hồng thiên thai xuống viếng thăm cô bé nghèo nàn,đau ốm nhưng chân thành và đạo hạnh. Ngay chiều tối ây, tâm tư em đã xao xuyến: bao niềm vui cũng như lắm băn khoăn đợi chờ, lệ rời mi...
... Ngồi lại một mình bên con lạch nước, em cảm thấy tâm hồn êm ả. Chung quanh cảnh vật yên tĩnh. Mặt trời đã lên cao, những tia ánh sáng xuyên qua đám mây, giọi vào hang đá. Hang Mát-xa-biên giờ đây bừng sáng lên một màu hồng đẹp khôn tả. Xa xa vọng lại tiếng em gái và cô bạn nói không cần mình đi theo đâu.
Em ngồi xuống trên hòn đá lớn nơi đó và bắt đầu tháo đôi tất len ở chân mặt, để lội qua lạch nước… Nhưng bản tính kín đáo và nết na, em nhìn xung quanh xem sao. Không có gì khác lạ, cũng không có bóng dáng một người. Các đám mây trên trời lúc ẩn lúc hiện. Tiếng sông Gave vọng lên đều đều.
Bỗng chốc, em nghe một tiếng động như một làn gió thổi. Bán tính bán nghi, em giật mình, nhìn xung quanh, tứ phía. Em có vẻ rụt rè. Trên tay vẫn còn nắm chặt chiếc tất định cởi ra. Em ngước nhìn lên các ngọn cây tùng-dương để xem có gió lay không. Không một ngọn lá rung rinh.
Thế rồi, một tiếng động thứ hai giống như lần trước làm em ngẩng đầu lên nhìn về phía hang cách đó có mười thước. Cây bông hồng dại vẫn còn, bám chặt vào đá, chung quanh miệng hang, như lay qua lay lại khi gió đưa.
Bất chợt em nhìn vào trong hang, em thấy có ánh sáng rất dịu, như là một sự phản chiếu của những tia nắng vàng nhạt của mặt trời chiếu vào. Trong cái hào quang đó, hình như có một ai kia vừa hiện ra, đến từ cõi xa xăm của thế giới vô hình. Tuy nhiên không phải là ma quái, cũng không phải là hình ảnh do trí tưởng tượng tạo ra, hay một ảo-tưởng của giấc mơ. Em nghĩ là mình nhìn lầm, nên lấy tay dụi mắt nhiều lần. Nhưng cái hình bóng ngay trước mắt em vẫn còn đó. Em chăm chú nhìn, không chớp mắt.
Trong những giây phút đầu, em cảm thấy bàng hoàng, rồi tiếp theo là sợ hãi kéo dài. Nhưng không phải thứ sợ hãi làm người ta bỏ chạy, mà là một thứ lo âu tất yếu của nhân thế trước thế giới thần linh. Dần dần nỗi sợ hãi đó tan biến đi và trở nên một cảm xúc mới lạ. Em không thể giải thích được, mà chỉ có thể cảm nghiệm và gọi đó là một sự an ủi thâm sâu, một tình yêu thương nồng nàn của một tấm lòng từ bi nhân hậu.
Trong tuổi niên thiếu, từ khi song thân mất nhà máy xay bột, thất nghiệp, đi thuê nhà chỗ này, rồi chỗ khác, em đã chịu bao cảnh thiếu thốn. Rồi cuối cùng “rơi” vào sống chật hẹp chen chúc trong căn «nhà tù» (le cachot) hôi hám và ẩm thấp, mà mỗi đêm em phải cố gắng để hít thở không khí, vì bệnh suyễn hành hạ.
Nhưng ngay giây phút này đây em cảm thấy được bao trùm bởi một tình thương kỳ lạ, thánh thiêng, không tên không tuổi, giống như hơi nóng ấm-áp của một tấm lòng nhân ái, hào hiệp. Toàn thân em rung động, trước cảm giác êm ái, mới lạ này. Chắc rồi đây cuộc đời em sẽ đổi thay, như Maria, cô thiếu nữ It-ra-en xưa, sau khi Thần trí Chúa xuống bao trùm lấy cô đang nguyện cầu. ..
Trong lúc tâm hồn dạt dào tình yêu thương, một cảm giác say mê làm rung chuyển trái tim nhỏ bé của em. Em mạnh dạn ngước nhìn khuôn mặt kiều diễm của «cô gái». Cô ta cũng đưa mắt nhìn em. Em không phân biệt được từng nét của khuôn mặt, em chỉ biết nhìn với đôi mắt say mê, hình dáng kiều diễm, siêu phàm trước mặt em. Em cũng không có cảm giác là đang đứng trước một nhân vật thiên giới. Hiện em đang ngồi trên một hòn đá gần sông Gave, trong khung cảnh trơ trụi của tháng hai, trên tay nắm một chiếc tất len. Em không còn thấy gì hết, không biết gì hết, ngoài cái sắc đẹp mê hồn, đang làm em hoan lạc đến tột độ.Về sau, em cho biết: «Một khi đã nhìn được vẻ đẹp của cô gái, thì chỉ còn muốn chết để được thấy lại».
Lần đầu tiên, một ý nghĩ lướt qua trong tâm trí của em: «Cô gái từ đâu đến? Không lẽ từ lòng đất lên? Hay từ trời xuống ?Tuy nhiên, cho dù cô từ đâu đến, có một điều không thể hiểu được, và cũng không thể nào giải thích được. Đó là tại sao cô gái lại chọn Mát-xa-biên, một hang đá bẩn thỉu, tối đen, đầy dẫy những xác thú-vật chết đuối... Làm sao em hiểu thấu sự chọn lựa cao vời của cô gái khi cô chưa xưng tên tuổi. Sao cô lại chọn nơi tối tăm, nếu đó không mang một ý nghĩa thiêng liêng cao siêu nào. Phải, cô từ trời cao hiện đến với đất thấp, tỏa chiếu ánh sáng cho hang tối tăm, tượng trưng cho nhân trần cần được Ơn cứu chuộc, như xưa kia Mẹ ẵm Hài-nhi trong hang bò lừa hôi hám Bê-Lem.
Cô đến cảnh tỉnh loài người đừng chìm đắm trong cơn hôn mê, vô thần, vô tín ngưỡng hay đối nghịch với Thiên Chúa tình thương. Cô sẽ còn hiện ra nhiều lần để dạy dỗ cho em, soi dẫn cho em, nhất là ban ơn sức mạnh đức tin cho em vuông tròn sứ mạng.
Em ngạc nhiên khi nghe tiếng của chính mình lần hạt vang lên trong cảnh vật yên tĩnh của núi rừng, như đang lắng nghe lời Truyền tin: «Kính chào Bà đầy ơn phước...»
Khi em lần hết tràng hạt, thì cô gái đưa tay vẫy gọi em lại gần một cách âu yếm. Nhưng là lần đầu tiên, nên em sợ sệt, ngại ngùng, không dám tiến lên, vì em thấy mình quá thấp hèn. Thế rồi cô gái biến mất lúc nào mà em cũng không hay !...
Thứ bảy 11.2.2012
(Trích trong cuốn THÁNH NỮ BERNADETTE: SỨ GIẢ TÌNH THƯƠNG của tác giả, trang 35-38)
Em ngồi xuống trên hòn đá lớn nơi đó và bắt đầu tháo đôi tất len ở chân mặt, để lội qua lạch nước… Nhưng bản tính kín đáo và nết na, em nhìn xung quanh xem sao. Không có gì khác lạ, cũng không có bóng dáng một người. Các đám mây trên trời lúc ẩn lúc hiện. Tiếng sông Gave vọng lên đều đều.
Bỗng chốc, em nghe một tiếng động như một làn gió thổi. Bán tính bán nghi, em giật mình, nhìn xung quanh, tứ phía. Em có vẻ rụt rè. Trên tay vẫn còn nắm chặt chiếc tất định cởi ra. Em ngước nhìn lên các ngọn cây tùng-dương để xem có gió lay không. Không một ngọn lá rung rinh.
Thế rồi, một tiếng động thứ hai giống như lần trước làm em ngẩng đầu lên nhìn về phía hang cách đó có mười thước. Cây bông hồng dại vẫn còn, bám chặt vào đá, chung quanh miệng hang, như lay qua lay lại khi gió đưa.
Bất chợt em nhìn vào trong hang, em thấy có ánh sáng rất dịu, như là một sự phản chiếu của những tia nắng vàng nhạt của mặt trời chiếu vào. Trong cái hào quang đó, hình như có một ai kia vừa hiện ra, đến từ cõi xa xăm của thế giới vô hình. Tuy nhiên không phải là ma quái, cũng không phải là hình ảnh do trí tưởng tượng tạo ra, hay một ảo-tưởng của giấc mơ. Em nghĩ là mình nhìn lầm, nên lấy tay dụi mắt nhiều lần. Nhưng cái hình bóng ngay trước mắt em vẫn còn đó. Em chăm chú nhìn, không chớp mắt.
Trong những giây phút đầu, em cảm thấy bàng hoàng, rồi tiếp theo là sợ hãi kéo dài. Nhưng không phải thứ sợ hãi làm người ta bỏ chạy, mà là một thứ lo âu tất yếu của nhân thế trước thế giới thần linh. Dần dần nỗi sợ hãi đó tan biến đi và trở nên một cảm xúc mới lạ. Em không thể giải thích được, mà chỉ có thể cảm nghiệm và gọi đó là một sự an ủi thâm sâu, một tình yêu thương nồng nàn của một tấm lòng từ bi nhân hậu.
Trong tuổi niên thiếu, từ khi song thân mất nhà máy xay bột, thất nghiệp, đi thuê nhà chỗ này, rồi chỗ khác, em đã chịu bao cảnh thiếu thốn. Rồi cuối cùng “rơi” vào sống chật hẹp chen chúc trong căn «nhà tù» (le cachot) hôi hám và ẩm thấp, mà mỗi đêm em phải cố gắng để hít thở không khí, vì bệnh suyễn hành hạ.
Nhưng ngay giây phút này đây em cảm thấy được bao trùm bởi một tình thương kỳ lạ, thánh thiêng, không tên không tuổi, giống như hơi nóng ấm-áp của một tấm lòng nhân ái, hào hiệp. Toàn thân em rung động, trước cảm giác êm ái, mới lạ này. Chắc rồi đây cuộc đời em sẽ đổi thay, như Maria, cô thiếu nữ It-ra-en xưa, sau khi Thần trí Chúa xuống bao trùm lấy cô đang nguyện cầu. ..
Trong lúc tâm hồn dạt dào tình yêu thương, một cảm giác say mê làm rung chuyển trái tim nhỏ bé của em. Em mạnh dạn ngước nhìn khuôn mặt kiều diễm của «cô gái». Cô ta cũng đưa mắt nhìn em. Em không phân biệt được từng nét của khuôn mặt, em chỉ biết nhìn với đôi mắt say mê, hình dáng kiều diễm, siêu phàm trước mặt em. Em cũng không có cảm giác là đang đứng trước một nhân vật thiên giới. Hiện em đang ngồi trên một hòn đá gần sông Gave, trong khung cảnh trơ trụi của tháng hai, trên tay nắm một chiếc tất len. Em không còn thấy gì hết, không biết gì hết, ngoài cái sắc đẹp mê hồn, đang làm em hoan lạc đến tột độ.Về sau, em cho biết: «Một khi đã nhìn được vẻ đẹp của cô gái, thì chỉ còn muốn chết để được thấy lại».
Lần đầu tiên, một ý nghĩ lướt qua trong tâm trí của em: «Cô gái từ đâu đến? Không lẽ từ lòng đất lên? Hay từ trời xuống ?Tuy nhiên, cho dù cô từ đâu đến, có một điều không thể hiểu được, và cũng không thể nào giải thích được. Đó là tại sao cô gái lại chọn Mát-xa-biên, một hang đá bẩn thỉu, tối đen, đầy dẫy những xác thú-vật chết đuối... Làm sao em hiểu thấu sự chọn lựa cao vời của cô gái khi cô chưa xưng tên tuổi. Sao cô lại chọn nơi tối tăm, nếu đó không mang một ý nghĩa thiêng liêng cao siêu nào. Phải, cô từ trời cao hiện đến với đất thấp, tỏa chiếu ánh sáng cho hang tối tăm, tượng trưng cho nhân trần cần được Ơn cứu chuộc, như xưa kia Mẹ ẵm Hài-nhi trong hang bò lừa hôi hám Bê-Lem.
Cô đến cảnh tỉnh loài người đừng chìm đắm trong cơn hôn mê, vô thần, vô tín ngưỡng hay đối nghịch với Thiên Chúa tình thương. Cô sẽ còn hiện ra nhiều lần để dạy dỗ cho em, soi dẫn cho em, nhất là ban ơn sức mạnh đức tin cho em vuông tròn sứ mạng.
Em ngạc nhiên khi nghe tiếng của chính mình lần hạt vang lên trong cảnh vật yên tĩnh của núi rừng, như đang lắng nghe lời Truyền tin: «Kính chào Bà đầy ơn phước...»
Khi em lần hết tràng hạt, thì cô gái đưa tay vẫy gọi em lại gần một cách âu yếm. Nhưng là lần đầu tiên, nên em sợ sệt, ngại ngùng, không dám tiến lên, vì em thấy mình quá thấp hèn. Thế rồi cô gái biến mất lúc nào mà em cũng không hay !...
Thứ bảy 11.2.2012
(Trích trong cuốn THÁNH NỮ BERNADETTE: SỨ GIẢ TÌNH THƯƠNG của tác giả, trang 35-38)
Sứ điệp của Đức Trinh Nữ tại Lộ Đức luôn mang ‘tính thời sự’
Nguyễn Trọng Đa
09:27 13/02/2012
Lời mời "cầu nguyện và đền tội"
18 lần Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức
ROMA - Sứ điệp của Đức Mẹ tại Lộ Đức đã không mất tính thời sự của nó, ĐTC Biển Đức XVI đã tuyên bố như thế trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chủ Nhật 12-2, từ cửa sổ văn phòng của Ngài hướng ra Quảng trường Thánh Phêrô.
Sau khi nhắc lại cuộc gặp gỡ của Thánh Phanxicô Átxidi với người phong, khi thánh nhân diễn tả cách thức Chúa Kitô đến để giải phóng loài người khỏi mọi hình thức của bệnh phong, ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc đến lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ngày 11-2, nhân dịp kỷ niệm lần hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ tại Massabielle năm 1958. ĐTC kêu gọi mọi người cầu nguyện, thống hối, và tỏ lòng thương xót.
ĐTC Biển Đức XVI nói: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, mà chúng ta mừng lễ ngày hôm qua, nhớ đến các lần hiện ra của Ngài tại Lộ Đức. Đức Trinh Nữ đã giao cho thánh nữ Bernadette một sứ điệp luôn có tính thời sự: lời mời gọi cầu nguyện và đền tội. Qua Mẹ của Ngài, Chúa Giêsu đã luôn đến gặp gỡ chúng ta, để cứu thoát chúng ta khỏi tất cả các bệnh tật của thân xác và linh hồn. Chúng ta đã để cho Chúa chạm đến chúng ta và thanh luyện chúng ta, và chúng ta hãy dủ lòng thương xót những người anh em của mình!"
18 lần Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette Soubirous diễn ra từ thứ năm ngày 11-2 đến thứ năm ngày 16-7-1858. Địa điểm đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức nhắc lại biên niên sử của 18 lần hiện ra này: chính trong ngày 24-2 Đức Trinh Nữ kêu gọi sự ăn năn thống hối, trong ngày 2-3 Đức Mẹ xin xây nhà nguyện và trong ngày 25-3, Ngài tiết lộ thánh danh của Ngài.
Thứ Năm 11-2-1858: cuộc gặp đầu tiên
Hiện ra lần thứ nhất. Cùng với em gái và một người bạn, Bernadette đến hang Massabielle, dọc theo con rạch Gave để lượm củi khô. Trong khi đang cởi vớ của mình để vượt qua dòng nước và đi vào Hang, cô nghe thấy một tiếng động giống như một cơn gió, cô nhìn về hang động: "Tôi nhìn thấy một thiếu nữ mặc áo trắng: cô mặc một chiếc váy trắng, chiếc voan cũng trắng, dây lưng màu xanh và một bông hồng màu vàng trên mỗi bàn chân." Bernadette làm dấu Thánh giá và lần chuỗi với Đức Bà. Đọc kinh xong, Đức Bà biến đi.
Chủ nhật, 14-2-1858: nước thánh
Hiện ra lần thứ 2. Bernadette cảm thấy một sức mạnh nội tâm thúc đẩy mình trở lại Hang bất chấp lệnh cấm của cha mẹ. Cô nài nỉ mãi, và mẹ cô cho phép cô đi; sau khi đọc xong chục kinh đầu, cô nhìn thấy Đức Bà hiện ra. Cô rảy nước thánh vào phía Đức Bà. Đức Bà mỉm cười và gật đầu. Sau khi lần hạt xong, Đức Bà biến đi.
Thứ Năm 18-2-1858: Đức Bà nói
Hiện ra lần thứ 3. Lần đầu tiên, Đức Bà lên tiếng. Bernadette đưa ra một tấm bảng nhỏ và xin Đức Bà viết tên Ngài. Đức Bà trả lời: “Không cần đâu”, và cho biết thêm: "Bà không hứa cho con hạnh phúc ở đời này, nhưng sẽ hạnh phúc ở đời sau. Con có vui lòng đến đây 15 ngày không?”
Thứ sáu 19-2-1858: cây nến đầu tiên
Hiện ra lần thứ 4. Bernadette đến Hang đá với một cây nến được làm phép và thắp sáng. Chính từ cử chỉ này mà phát sinh tục lệ cầm nến thắp sáng tại Hang đá.
Thứ Bảy 20-2-1858: nỗi buồn lớn lao
Hiện ra lần thứ 5. Đức Mẹ đã dạy cho cô một lời cầu nguyện cá nhân. Cuối cuộc hiện ra, một nỗi buồn lớn đến với Bernadette.
Chủ Nhật 21-2-1858: "Aquero"
Hiện ra lần thứ 6. Đức Bà hiện ra với Bernadette vào sáng sớm. Khoảng một trăm người cùng đến với cô. Sau đó cảnh sát trưởng Jacomet thẩm vấn cô. Ông muốn cô cho biết cô đã nhìn thấy gì. Bernadette chỉ nói là nhìn thấy "Aquero" (cái này, điều lạ).
Thứ ba, 23-2-1858: bí mật
Hiện ra lần thứ 7. Được khoảng 150 người cùng đi, Bernadette đến hang. Cuộc hiện ra chỉ tiết lộ một bí mật “cho riêng cô”.
Thứ Tư 24-2-1858: "Hãy ăn năn đền tội!"
Hiện ra lần thứ 8. Sứ điệp của Đức Bà: "Hãy ăn năn đền tội! Hãy ăn năn đền tội! Hãy ăn năn đền tội! Hãy cầu nguyện với Thiên Chúa cho người tội lỗi! Hãy hôn đất để ăn năn sám hối cho người tội lỗi!”
Thứ Năm 25-2-1858: Suối nước
Hiện ra lần thứ 9. Ba trăm người đã có mặt. Bernadette kể lại: "Đức Bà bảo tôi hãy đến suối uống nước (...) Tôi chỉ tìm thấy một ít nước bùn. Tôi thử đến lần thứ bốn mới uống được nước. Đức Bà cũng bảo tôi hãy ăn một loại thảo dược gần suối, rồi Đức Bà biến đi, và tôi ra về." Đám đông hỏi cô: "Cô có biết người ta bảo cô là điên khi làm như thế không?, cô trả lời: “Tôi làm vì người tội lỗi đó.”
Thứ Bảy 27-2-1858: Thinh lặng
Hiện ra lần thứ 10. Tám trăm người đã có mặt. Cuộc hiện ra được thực hiện trong thinh lặng. Bernadette uống nước suối và hoàn tất các cử chỉ thông thường của sự sám hối.
Chủ nhật, 28-2-1858: đền tội
Hiện ra lần thứ 11. Hơn một ngàn người nhìn thấy cuộc xuất thần. Bernadette cầu nguyện, hôn mặt đất và bò trên đầu gối, nhằm làm việc đền tội. Sau đó, cô được dẫn đến thẩm phán Ribes, và thẩm phán dọa nhốt cô vào ngục.
Thứ Hai ngày 1-3-1858: phép lạ đầu tiên ở Lộ Đức
Hiện ra lần thứ 12. Hơn 1.500 người đã tụ tập, trong số đó, lần đầu tiên có một linh mục. Ban đêm, Catherine Latapie, một người bạn ở Lộ Đức, đã đi đến hang, cô nhúng tay què của cô vào nước suối: cánh tay và bàn tay của cô lấy lại sự mềm mại và linh hoạt như cũ.
Thứ ba, 2-3-1858: sứ điệp cho Linh Mục
Hiện ra lần thứ 13. Số người đã đông hơn nhiều. Đức Bà hỏi Bernadette: “Con hãy đi nói với các linh mục hãy đến đây rước kiệu, và xây dựng một nhà nguyện tại đây.” Bernadette nói lại với Cha Peyramale, linh mục giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Cha chỉ muốn biết một điều, đó là thánh danh của Đức Bà. Ngài còn đòi hỏi thêm một bằng chứng: nhìn thấy cụm hồng dại ở Hang đá nở hoa vào mùa đông.
Thứ Tư 3-3-1858: nụ cười của Đức Bà
Hiện ra lần thứ 14. Từ 7 giờ sáng, có khoảng 3.000 người tham dự, Bernadette đến hang đá, nhưng Đức Bà không hiện ra! Sau giờ học, cô nghe được lời mời nội tâm của Đức Mẹ. Cô đã đi đến hang và một lần nữa hỏi thánh danh Đức Bà. Câu trả lời là một nụ cười. Linh mục Peyramale nhắc lại: “Nếu Đức Bà muốn thấy một nhà nguyện được xây nơi đây, xin Ngài cho biết thánh danh và cho cụm hồng dại ở Hang đá nở hoa.”
Thứ Năm 4-3-1858: 8.000 người đến Hang đá
Hiện ra lần thứ 15. Đám đông ngày càng tăng (khoảng 8.000 người) đang chờ đợi một phép lạ vào ngày thứ 15. Cuộc hiện ra được thực hiện trong thinh lặng. Cha Peyramale vẫn giữ lập trường của mình. Trong 20 ngày, Bernadette không đến Hang đá: cô không còn cảm thấy hấp lực không thể cưỡng nỗi nữa.
Thứ Năm 25-3-1858: Đức Bà tiết lộ thánh danh của mình
Hiện ra lần thứ 16. Cuộc hiện ra tiết lộ thánh danh của Đức Bà, nhưng cụm hồng dại, mà trên đó Đức Bà đứng trong các cuộc hiện ra, không nở hoa. Bernadette kể lại: "Đức Bà nhìn lên trời, trong khi Ngài cầu nguyện, Ngài chìa hai tay rộng ra và hướng xuống đất, và nói với tôi: ‘Que soy era immaculada councepciou’ (Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội). Bernadette chạy trên đường, vừa chạy vừa nhắc lại các lời mà chính cô cũng không hiểu. Các lời này gây bối rối cho vị linh mục dũng cảm. Bernadette không biết câu diễn tả thần học này xác định Đức Trinh Nữ. Bốn năm trước đó, năm 1854, ĐTC Piô IX đã định tín đó là một chân lý của đức tin Công giáo (tín điều).
Thứ Tư 7-4-1858: Phép lạ ngọn nến
Hiện ra lần thứ 17. Trong cuộc hiện ra này, Bernadette cầm ngọn nến thắp sáng. Ngọn lửa bao quanh tay của cô khá lâu mà không làm cháy tay. Việc này đã được chứng kiến trực tiếp bởi một bác sĩ, là bác sĩ Douzous.
Thứ năm 16-7-1858: cuộc hiện ra lần cuối
Hiện ra lần thứ 18. Bernadette cảm nhận được lời mời gọi bí ẩn của hang đá, nhưng việc đến hang Massabielle bị cấm và bị đóng cửa bởi một hàng rào. Vì vậy, cô đi vòng ra phía sau, bên kia con rạch Gave,… và nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra lần cuối: "Tôi cảm thấy như đang đứng trước hang đá, cùng một khoảng cách xa với Đức Bà như các lần trước, tôi chỉ nhìn thấy Đức Trinh Nữ, chưa bao giờ tôi thấy Ngài xinh đẹp đến thế." (ZENIT.org 12-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu khai mở cuộc đối thoại tại Syria
Bùi Hữu Thư
14:10 13/02/2012
Cảm xúc của Đức Thánh Cha truớc cái chết của các trẻ em
ROME, Chúa nhật 12 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thật xúc động khi lên tiếng kêu gọi sự đối thoại tại Syria, đặc biệt ngài nhắc đến sự hủy diệt các trẻ em nhỏ trong các cuộc tấn công tàn bạo những ngày qua.
Đức Thánh Cha đã gửi lời kêu gọi này bằng tiếng Ý, sau kinh Truyền Tin buổi trưa ngày Chúa Nhật 12 tháng 2, từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Tôi theo dõi với nhiều lo âu các giai đoạn bi thảm của những bạo hành gia tăng tại Syria. Đã gây niên nhiều nạn nhân bị thiệt mạng. Tôi xin nhớ đến các nạn nhân, nhất là các trẻ em, trong kinh nguyện của tôi, những người bị thương, và những ai chịu đau khổ vì hậu qủa của một cuộc tranh chấp càng ngày càng gia tăng.”
Trên hết, Đức Thánh Cha đã mời gọi đối thoại: “Tôi cũng muốn lập lại một lời kêu gọi khẩn cấp để chấm dứt những bạo hành và đổ máu. Cuối cùng tôi mời gọi mỗi người – và trước hết các giới chức chính trị - dành ưu tiên cho tiếng nói đối thoại, cho sự hòa giải và hợp tác trong hòa bình. Điều khẩn cấp là phải đáp ứng những nguyện ước chính đáng của các thành phần khác nhau của quốc gia, cũng như đến mong ước của cộng đồng quốc tế, đang lo lắng cho lợi ích chung của tất cả vùng.”
Vào ngày thứ sáu 10 tháng 2, thành phố Alep, là thành phố thứ hai của nước này đã bị lâm vào cuộc khủng hoảng Syria, cho đến nay chỉ ảnh hưởng đến các thành phố khác, đặc biệt là Homs. Nhiều cuộc tấn công đã xẩy ra tại thành phố phồn thịnh này, trước đây rất yên tĩnh, đây là ngã tư của nhiều quốc gia, một nơi có nhiều Kitô hữu, và trong số các người Công Giáo cũng có những người Armenia đã chạy trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu thế kỷ XX, cũng như những người Chaldée, tị nạn từ Iraq, cũng như các chủng viện và tu viện, đang phục vụ cho dân chúng, do đó cũng có một số tu sĩ người Pháp.
Theo đài Radio Vatican, ít ra cũng có 25 người chết và 175 người bị thương trong hai cuộc tấn công lên tiếp bằng những chiếc xe có gài bom để phá hủy hai công thự của nha cảnh sát thành phố Alep. Tại Homs, tình hình vẫn “bi thảm”. Và Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Damas là Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, đã than phiền về “sự tuyệt vọng và đau khổ đang diễn ra hàng ngày của dân chúng.” Ngài đã khuyên cộng đồng quốc tế “phải hành động thật nhanh chóng để giải trừ các vụ bao hành đang tiếp diễn.”
ROME, Chúa nhật 12 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thật xúc động khi lên tiếng kêu gọi sự đối thoại tại Syria, đặc biệt ngài nhắc đến sự hủy diệt các trẻ em nhỏ trong các cuộc tấn công tàn bạo những ngày qua.
Đức Thánh Cha đã gửi lời kêu gọi này bằng tiếng Ý, sau kinh Truyền Tin buổi trưa ngày Chúa Nhật 12 tháng 2, từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Tôi theo dõi với nhiều lo âu các giai đoạn bi thảm của những bạo hành gia tăng tại Syria. Đã gây niên nhiều nạn nhân bị thiệt mạng. Tôi xin nhớ đến các nạn nhân, nhất là các trẻ em, trong kinh nguyện của tôi, những người bị thương, và những ai chịu đau khổ vì hậu qủa của một cuộc tranh chấp càng ngày càng gia tăng.”
Trên hết, Đức Thánh Cha đã mời gọi đối thoại: “Tôi cũng muốn lập lại một lời kêu gọi khẩn cấp để chấm dứt những bạo hành và đổ máu. Cuối cùng tôi mời gọi mỗi người – và trước hết các giới chức chính trị - dành ưu tiên cho tiếng nói đối thoại, cho sự hòa giải và hợp tác trong hòa bình. Điều khẩn cấp là phải đáp ứng những nguyện ước chính đáng của các thành phần khác nhau của quốc gia, cũng như đến mong ước của cộng đồng quốc tế, đang lo lắng cho lợi ích chung của tất cả vùng.”
Vào ngày thứ sáu 10 tháng 2, thành phố Alep, là thành phố thứ hai của nước này đã bị lâm vào cuộc khủng hoảng Syria, cho đến nay chỉ ảnh hưởng đến các thành phố khác, đặc biệt là Homs. Nhiều cuộc tấn công đã xẩy ra tại thành phố phồn thịnh này, trước đây rất yên tĩnh, đây là ngã tư của nhiều quốc gia, một nơi có nhiều Kitô hữu, và trong số các người Công Giáo cũng có những người Armenia đã chạy trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu thế kỷ XX, cũng như những người Chaldée, tị nạn từ Iraq, cũng như các chủng viện và tu viện, đang phục vụ cho dân chúng, do đó cũng có một số tu sĩ người Pháp.
Theo đài Radio Vatican, ít ra cũng có 25 người chết và 175 người bị thương trong hai cuộc tấn công lên tiếp bằng những chiếc xe có gài bom để phá hủy hai công thự của nha cảnh sát thành phố Alep. Tại Homs, tình hình vẫn “bi thảm”. Và Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Damas là Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, đã than phiền về “sự tuyệt vọng và đau khổ đang diễn ra hàng ngày của dân chúng.” Ngài đã khuyên cộng đồng quốc tế “phải hành động thật nhanh chóng để giải trừ các vụ bao hành đang tiếp diễn.”
Một cuộc chiến không khoan nhượng? Hay một nước cờ sai của Obama đối với Giáo Hội Công Giáo ?
Nguyễn Kim Ngân
17:59 13/02/2012
HIỆN TƯỢNG GÌ ĐÂY.
Một Cuộc Chiến Không Khoan Nhượng? Hay Một Nước Cờ Sai của Obama đối với Giáo Hội Công Giáo ?
Thế là cuối tuần qua (Chúa Nhật 02/05/2012), bằng lá thư với chữ ký của Đức Giám Mục giáo phận gửi kèm trong bản tin giáo xứ, cùng với 169—trên tổng số 183—các giáo phận trên toàn cõi Hoa Kỳ, Giáo phận San Jose đã chính thức nhập cuộc trong việc chống lại quyết định của chính phủ liên bang ép buộc các cơ sở thuộc Giáo hội phải bao chi các phí tổn về ngừa thai, phá thai và triệt sản trong các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe.
Thực ra, chủ trương này là của chính đương kim Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ, được công bố không lâu sau ngày ông tuyên thệ nhậm chức (xin đọc lại: “Quái thai FOCA đã tượng hình,” trong VietCatholics ngày 03/10/09, và “Phá thai và kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama”, trong VietCatholics ngày 9/8/09).
Qua tay một nữ nhi “đạo gốc”--Bộ Trưởng Kathleen Sebelius--người nêu cao mục tiêu của Bộ Phục Vụ Sức Khỏe và Con Người (từ đây, xin gọi tắt là Bộ HHS) là “để mọi công dân Hoa Kỳ được sống khỏe hơn, thịnh vượng hơn và sinh lợi nhiều hơn,” chỉ thị nói trên đã được ban hành. Ta có thể tóm gọn bằng sáu điểm cần biết sau đây:
1) Chỉ thị không dành một sự miễn trừ nào cho các hội Bác Ái, trường học, đại học và bệnh viện Công giáo. Những cơ sở này hết sức quan yếu đối với sứ mệnh của Giáo hội, thế nhưng Bộ HHS không coi những tổ chức này--với tư cách là “các chủ nhân có đạo”--xứng đáng được hưởng quyền bảo vệ lương tâm, bởi vì các cơ sở này không “tiên quyết phục vụ những người cùng chia sẻ niềm tin với mình.” Bộ HHS từ chối quyền tự do tôn giáo chính bởi vì mục tiêu của các cơ sở này là phục vụ công ích xã hội--một mục tiêu mà chính phủ phải khích lệ, chứ không phải trừng phạt.
2) Đi ngược lại với lương tâm, chỉ thị này cưỡng chế các cơ sở nói trên, và các cơ sở khác nữa, phải chi trả cho những thứ mà họ coi là vô luân. Qua chỉ thị này, chính quyền buộc các công ty bảo hiểm có đạo phải viết ra những chính sách trái với niềm tin của họ; buộc các chủ nhân và trường học có đạo phải bảo lãnh và phụ trợ việc bao chi trái với niềm tin của họ; và buộc các công nhân cũng như học sinh có đạo phải mua loại bảo hiểm trái với niềm tin của mình.
3) Chỉ thị cưỡng bức việc bao chi các phí tổn triệt sản cũng như các dược phẩm, các dụng cụ phá thai và ngừa thai. Cho dù mệnh danh là “chỉ thị ngừa thai,” chỉ thị của Bộ HHS buộc các chủ nhân phải bảo lãnh và phụ trợ việc bao chi các phí tổn triệt sản. Và khi bao gồm các dược phẩm được Bộ Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận cho sử dụng nhằm ngừa thai, thì chỉ thị của Bộ HHS cũng bao gồm luôn các dược phẩm dẫn đến phá thai, tỉ như thuốc “Ella,” vốn là chị em họ gần với thuốc viên phá thai RU-486.
4) Các tín hữu Công giáo thuộc mọi xu hướng chính trị đều nhất loạt chống lại chỉ thị của Bộ HHS. Đó là các tín hữu Công giáo từ lâu đã từng ủng hộ chính quyền và các chính sách chăm sóc sức khỏe đều công khai chỉ trích quyết định của Bộ HHS, kể cả các nhà báo E.J. Dionne, Mark Shields, Michael Sean Winters, các Viện trưởng LM John Jenkins, Arturo Chavez, Nữ tu Nữ tử Bác Ái Carol Keehan, chủ tịch Hiệp Hội Sức Khỏe Công giáo Hoa Kỳ.
5) Nhiều cá nhân cũng như các nhóm đạo đời đã lên tiếng chống đối chỉ thị một cách mãnh liệt. Nhiều người nhận ra đây là một cuộc tấn công vào nguyên tắc tự do tôn giáo theo nghĩa rộng, cho dù chính họ đang bất đồng với Giáo Hội về vấn nạn luân lý liên hệ. Các giáo phái Tin Lành, Chính Thống Kitô và Chính Thống Do Thái—là những giáo phái không hề chống lại việc ngừa thai—cũng đều cho phổ biến những bản lên tiếng chống lại quyết định của Bộ HHS. Các tờ Washington Post, USA Today, N.Y. Daily News, Detroit News, và các nhà báo, các ký giả viết trên mạng, đều cho đăng những bài chống lại chỉ thị này.
6) Chỉ thị liên bang này còn nghiêm ngặt hơn cả các chỉ thị cấp tiểu bang hiện hữu. Bộ HHS đã chọn sự miễn trừ tôn giáo cấp tiểu bang hạn hẹp nhất như là mô hình cho chính nó. Sự miễn trừ này được Liên Hội Tự Do Dân Chính Hoa Kỳ (ACLU) soạn thảo và chỉ được áp dụng tại ba tiểu bang New York, California và Oregon. Cho dù không được miễn trừ tôn giáo, các chủ nhân có đạo có thể đã tránh né được các chỉ thị ngừa thai được áp dụng tại 28 tiểu bang bằng cách tự bảo hiểm việc bao chi dược phẩm bán theo toa bác sĩ, hoặc loại bỏ hoàn toàn việc bao chi, hay chọn theo quy luật liên bang (ERISA) mà bỏ qua luật tiểu bang. Chỉ thị của Bộ HHS đã khép cứng tất cả các ngõ ngách và chặn đứng hết cách luồn lách này.
Việc chống lại chỉ thị của Bộ HHS là nhân danh quyền tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo đây không phải chỉ là được tự do đi lễ Chúa Nhật, được hội hè đình đám thoải mái, được tự do phong chức (hiểu theo hoàn cảnh “xin-cho” hiện nay của VN ta). Tự do tôn giáo còn bao hàm việc con người phải được thong dong nghe theo tiếng nói của lương tâm, và tự do tuân giữ lề luật Chúa truyền. Đàng này, chính quyền ta đã trắng trợn can thiệp thô bạo vào trong quyết định của lương tâm con người về một vấn đề luân lý đã và vẫn còn gây tranh cãi triền miên: ngừa thai và phá thai. Thực ra, nếu xét cho cùng, thì ngừa thai và phá thai là sai lầm một cách tự nội, nghĩa là luôn luôn sai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không phải chỉ riêng cho người Công giáo, mà là cho hết tất cả mọi người, do bởi nó vi phạm luật tự nhiên và làm giảm hạ hành vi vợ chồng.
Trước sự chống đối mãnh liệt, lần này do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đề xướng, chính quyền đã phải nhượng bộ (đơt một), nhưng rất vụng về và giả tạo: các cơ sở có đạo được triển hạn thi hành một năm. Đức Tân Hồng Y của New York đã mỉa mai: “TT đã cho chúng ta thêm một năm hầu tìm cho ra cách thức để vi phạm lương tâm.” Có dư luận còn mạnh mẽ hơn nữa: “TT bảo rằng ông ta rất tôn trọng quan điểm tôn giáo của bạn đến độ cho bạn một năm nữa để mà kiếm cách bỏ…đạo. Ông ta coi các nguyên tắc tôn giáo cũng có ngày hết hạn y như là thuốc tây vậy.” (Xem www.ewtn.com ). Trong khi đó, Nhà Trắng cũng đồng thời đưa ra những lý lẽ biện minh cho chỉ thị của Bộ HHS vừa nói. Nhưng cũng ngay lập tức, HĐGMHK đã phản bác những biện minh này, cho rằng đó chỉ là những luận điệu hoả mù, kiểu đánh lận con đen, nhắm mục đích trấn an dư luận (xem “White House Misrepresents Its Own Contraceptive Mandate” trong USCCB website; xem thêm “Phaolô Phạm Xuân Khôi: HĐGMHK tố cáo Tòa Bạch Ốc xuyên tạc chính Sắc Lệnh Ngừa Thai của họ,” trong VietCatholics, ngày 02/09/12).
Hình như đã đến lúc không còn thỏa hiệp được nữa, không còn rút lui và nhẫn nhục chịu trận, miễn là mình không đích thân làm điều vô luân là được. Chính quyền biết sức mạnh của họ, tin vào thế mạnh của họ là những đồng minh ý thức hệ của họ, vốn chủ truơng phóng túng, duy lợi, duy khoái lạc, duy ích kỷ, duy cá nhân, duy tương đối, và cũng biết nhược điểm của Giáo Hội là sẵn sàng chịu trận. Nhưng nay, khi Giáo hội đã bị dồn vào chân tường thì cuộc chiến tất sẽ thành tự vệ mất rồi. Nếu thế, có thể đây là một nước cờ sai của TT trong cuộc tái tranh cử lần này. Ông đang làm phiền lòng một số đông những người “catholics for Obama” đã từng đưa ông lên trên đỉnh danh vọng vài năm trước đây. Trên đỉnh danh vọng này, ông như coi trời bằng vung, ông muốn tuyệt đối hóa chủ nghĩa phò-chọn-lựa vì chính nó, chứ không vì một cái gì khác cả. Rốt cuộc, ông hành động y hết một tên bạo chúa: dùng võ lực của nhà cầm quyền để cưỡng bức thần dân phải tuân thủ điều mà họ tin là những hành vi sai trái. Ông đã coi thường quyền của người dân được sống theo niềm tin của mình. Làm sao ông có thể biến những Kitô hữu xấu (vì phải làm theo chỉ thị sai quấy của ông) trở thành những công dân tốt của đất nước này được? (xin xem www.stopHHS.com).
Nhóm người ủng hộ ông cứ khăng khăng cho rằng có tới 98 phần trăm (ông theo lối thống kê nào mà lắm thế?) người Công giáo sử dụng biện pháp ngừa thai, nên chỉ thị của ông là hoàn toàn hợp lòng người, hợp ý dân. Lời phản bác đăng trên mạng của HĐGM Hoa Kỳ cực kỳ chí lý, đại khái thế này: “Nếu thống kê bảo rằng có tới 98 phần trăm dân chúng khai man thuế, hoặc làm tình ngoài vòng hôn nhân, thì liệu có phải vì thế mà chính quyền sẽ cưỡng bức toàn thể nhân dân cả nước phải khai man thuế hay làm tình ngoài vòng hôn nhân chăng?” Có một nguyên tắc căn bản là: “Đúng vẫn là đúng cho dù không ai đúng cả; còn sai vẫn là sai cho dù mọi người đều sai hết.” (xem “ Thiên Chúa Không hề chết, Ngài cũng chẳng mỏi mệt,” của TS Charles Rice, trên www.dunglac.org)
Có lẽ đã đến lúc TT nên thử kiểm điểm lại nội bộ của mình: chưa chắc mọi người cùng phe đã đồng ý với ông về vấn đề này! Còn đối thủ của ông thì bảo rằng, nếu thắng cử, thì ngay ngày đầu tiên người ấy sẽ đảo ngược chỉ thị của ông liền!
Tin mới nhất cho biết đã có nhượng bộ (đợt hai) về phía chính quyền, thế nhưng, ĐTGM Thomas Wenski của Miami cho rằng thỏa hiệp này đến “quá trễ” và vẫn còn “quá ít” (xem “Obama’s ‘compromise’ angers pro-life activists; USCCB response muted” trong www.catholicculture.org, ngày 02/10/12). Để thêm dầu vào lửa, ngày 02/09/12, Becket Fund--một cơ sở luật—đã nhân danh hệ thống Truyền Hình Lời Hằng Sống (EWTN), một tổ chức thông tấn Công giáo được Mẹ Angelica thành lập cách đây 30 năm, đã chính thức vào đơn kiện chính quyền Obama về chỉ thị ngừa thai này.
Thái độ của ta, những người dân có đạo, phải như thế nào? Xin đề nghị một trong ba lập trường sau đây:
1) Những điều vạch ra trong chỉ thị của Bộ HHS là sai trái xét về mặt luân lý, gây phương hại nặng nề đến đời sống của cả cá nhân lẫn xã hội, có đạo hay không có đạo. Tác hại của nó đã tràn lan khắp chốn. Do đó, tôi sẽ cực lực chống lại bất kỳ chính sách nào của chính quyền ép buộc công dân phải tuân hành và trả giá cho những thực hành nêu trong chỉ thị.
2) Tôi không nắm rõ tính luân lý trong những điều chỉ thị nêu ra, nhưng Giáo Hội dậy rằng đó là những thực hành vô luận nghiêm trọng. Giáo Hội và toàn thể các tín hữu Công giáo (cũng như tất cả những ai cho rằng các việc thực hành trong chỉ thị của Bộ HHS thì mang tính vô luân) đều không nên hỗ trợ và trả giá cho những thực hành vô luân này.
3) Tôi không có ý kiến riêng về những lối thực hành nêu ra trong chỉ thị; cá nhân tôi chẳng biết phải làm gì! Thế nhưng, đã có ý kiến của Hội Đồng Giám Mục, coi như là Giáo Hội của tôi, thành ra tôi không thễ yên tâm đứng “vô tư” nhìn cảnh tượng chính quyền xỏ dây vào mũi Giáo Hội để muốn kéo đi đâu thì đi!
2/12/12
Nguyễn Kim Ngân
Một Cuộc Chiến Không Khoan Nhượng? Hay Một Nước Cờ Sai của Obama đối với Giáo Hội Công Giáo ?
Thế là cuối tuần qua (Chúa Nhật 02/05/2012), bằng lá thư với chữ ký của Đức Giám Mục giáo phận gửi kèm trong bản tin giáo xứ, cùng với 169—trên tổng số 183—các giáo phận trên toàn cõi Hoa Kỳ, Giáo phận San Jose đã chính thức nhập cuộc trong việc chống lại quyết định của chính phủ liên bang ép buộc các cơ sở thuộc Giáo hội phải bao chi các phí tổn về ngừa thai, phá thai và triệt sản trong các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe.
Thực ra, chủ trương này là của chính đương kim Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ, được công bố không lâu sau ngày ông tuyên thệ nhậm chức (xin đọc lại: “Quái thai FOCA đã tượng hình,” trong VietCatholics ngày 03/10/09, và “Phá thai và kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama”, trong VietCatholics ngày 9/8/09).
Qua tay một nữ nhi “đạo gốc”--Bộ Trưởng Kathleen Sebelius--người nêu cao mục tiêu của Bộ Phục Vụ Sức Khỏe và Con Người (từ đây, xin gọi tắt là Bộ HHS) là “để mọi công dân Hoa Kỳ được sống khỏe hơn, thịnh vượng hơn và sinh lợi nhiều hơn,” chỉ thị nói trên đã được ban hành. Ta có thể tóm gọn bằng sáu điểm cần biết sau đây:
1) Chỉ thị không dành một sự miễn trừ nào cho các hội Bác Ái, trường học, đại học và bệnh viện Công giáo. Những cơ sở này hết sức quan yếu đối với sứ mệnh của Giáo hội, thế nhưng Bộ HHS không coi những tổ chức này--với tư cách là “các chủ nhân có đạo”--xứng đáng được hưởng quyền bảo vệ lương tâm, bởi vì các cơ sở này không “tiên quyết phục vụ những người cùng chia sẻ niềm tin với mình.” Bộ HHS từ chối quyền tự do tôn giáo chính bởi vì mục tiêu của các cơ sở này là phục vụ công ích xã hội--một mục tiêu mà chính phủ phải khích lệ, chứ không phải trừng phạt.
2) Đi ngược lại với lương tâm, chỉ thị này cưỡng chế các cơ sở nói trên, và các cơ sở khác nữa, phải chi trả cho những thứ mà họ coi là vô luân. Qua chỉ thị này, chính quyền buộc các công ty bảo hiểm có đạo phải viết ra những chính sách trái với niềm tin của họ; buộc các chủ nhân và trường học có đạo phải bảo lãnh và phụ trợ việc bao chi trái với niềm tin của họ; và buộc các công nhân cũng như học sinh có đạo phải mua loại bảo hiểm trái với niềm tin của mình.
3) Chỉ thị cưỡng bức việc bao chi các phí tổn triệt sản cũng như các dược phẩm, các dụng cụ phá thai và ngừa thai. Cho dù mệnh danh là “chỉ thị ngừa thai,” chỉ thị của Bộ HHS buộc các chủ nhân phải bảo lãnh và phụ trợ việc bao chi các phí tổn triệt sản. Và khi bao gồm các dược phẩm được Bộ Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận cho sử dụng nhằm ngừa thai, thì chỉ thị của Bộ HHS cũng bao gồm luôn các dược phẩm dẫn đến phá thai, tỉ như thuốc “Ella,” vốn là chị em họ gần với thuốc viên phá thai RU-486.
4) Các tín hữu Công giáo thuộc mọi xu hướng chính trị đều nhất loạt chống lại chỉ thị của Bộ HHS. Đó là các tín hữu Công giáo từ lâu đã từng ủng hộ chính quyền và các chính sách chăm sóc sức khỏe đều công khai chỉ trích quyết định của Bộ HHS, kể cả các nhà báo E.J. Dionne, Mark Shields, Michael Sean Winters, các Viện trưởng LM John Jenkins, Arturo Chavez, Nữ tu Nữ tử Bác Ái Carol Keehan, chủ tịch Hiệp Hội Sức Khỏe Công giáo Hoa Kỳ.
5) Nhiều cá nhân cũng như các nhóm đạo đời đã lên tiếng chống đối chỉ thị một cách mãnh liệt. Nhiều người nhận ra đây là một cuộc tấn công vào nguyên tắc tự do tôn giáo theo nghĩa rộng, cho dù chính họ đang bất đồng với Giáo Hội về vấn nạn luân lý liên hệ. Các giáo phái Tin Lành, Chính Thống Kitô và Chính Thống Do Thái—là những giáo phái không hề chống lại việc ngừa thai—cũng đều cho phổ biến những bản lên tiếng chống lại quyết định của Bộ HHS. Các tờ Washington Post, USA Today, N.Y. Daily News, Detroit News, và các nhà báo, các ký giả viết trên mạng, đều cho đăng những bài chống lại chỉ thị này.
6) Chỉ thị liên bang này còn nghiêm ngặt hơn cả các chỉ thị cấp tiểu bang hiện hữu. Bộ HHS đã chọn sự miễn trừ tôn giáo cấp tiểu bang hạn hẹp nhất như là mô hình cho chính nó. Sự miễn trừ này được Liên Hội Tự Do Dân Chính Hoa Kỳ (ACLU) soạn thảo và chỉ được áp dụng tại ba tiểu bang New York, California và Oregon. Cho dù không được miễn trừ tôn giáo, các chủ nhân có đạo có thể đã tránh né được các chỉ thị ngừa thai được áp dụng tại 28 tiểu bang bằng cách tự bảo hiểm việc bao chi dược phẩm bán theo toa bác sĩ, hoặc loại bỏ hoàn toàn việc bao chi, hay chọn theo quy luật liên bang (ERISA) mà bỏ qua luật tiểu bang. Chỉ thị của Bộ HHS đã khép cứng tất cả các ngõ ngách và chặn đứng hết cách luồn lách này.
Việc chống lại chỉ thị của Bộ HHS là nhân danh quyền tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo đây không phải chỉ là được tự do đi lễ Chúa Nhật, được hội hè đình đám thoải mái, được tự do phong chức (hiểu theo hoàn cảnh “xin-cho” hiện nay của VN ta). Tự do tôn giáo còn bao hàm việc con người phải được thong dong nghe theo tiếng nói của lương tâm, và tự do tuân giữ lề luật Chúa truyền. Đàng này, chính quyền ta đã trắng trợn can thiệp thô bạo vào trong quyết định của lương tâm con người về một vấn đề luân lý đã và vẫn còn gây tranh cãi triền miên: ngừa thai và phá thai. Thực ra, nếu xét cho cùng, thì ngừa thai và phá thai là sai lầm một cách tự nội, nghĩa là luôn luôn sai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không phải chỉ riêng cho người Công giáo, mà là cho hết tất cả mọi người, do bởi nó vi phạm luật tự nhiên và làm giảm hạ hành vi vợ chồng.
Trước sự chống đối mãnh liệt, lần này do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đề xướng, chính quyền đã phải nhượng bộ (đơt một), nhưng rất vụng về và giả tạo: các cơ sở có đạo được triển hạn thi hành một năm. Đức Tân Hồng Y của New York đã mỉa mai: “TT đã cho chúng ta thêm một năm hầu tìm cho ra cách thức để vi phạm lương tâm.” Có dư luận còn mạnh mẽ hơn nữa: “TT bảo rằng ông ta rất tôn trọng quan điểm tôn giáo của bạn đến độ cho bạn một năm nữa để mà kiếm cách bỏ…đạo. Ông ta coi các nguyên tắc tôn giáo cũng có ngày hết hạn y như là thuốc tây vậy.” (Xem www.ewtn.com ). Trong khi đó, Nhà Trắng cũng đồng thời đưa ra những lý lẽ biện minh cho chỉ thị của Bộ HHS vừa nói. Nhưng cũng ngay lập tức, HĐGMHK đã phản bác những biện minh này, cho rằng đó chỉ là những luận điệu hoả mù, kiểu đánh lận con đen, nhắm mục đích trấn an dư luận (xem “White House Misrepresents Its Own Contraceptive Mandate” trong USCCB website; xem thêm “Phaolô Phạm Xuân Khôi: HĐGMHK tố cáo Tòa Bạch Ốc xuyên tạc chính Sắc Lệnh Ngừa Thai của họ,” trong VietCatholics, ngày 02/09/12).
Hình như đã đến lúc không còn thỏa hiệp được nữa, không còn rút lui và nhẫn nhục chịu trận, miễn là mình không đích thân làm điều vô luân là được. Chính quyền biết sức mạnh của họ, tin vào thế mạnh của họ là những đồng minh ý thức hệ của họ, vốn chủ truơng phóng túng, duy lợi, duy khoái lạc, duy ích kỷ, duy cá nhân, duy tương đối, và cũng biết nhược điểm của Giáo Hội là sẵn sàng chịu trận. Nhưng nay, khi Giáo hội đã bị dồn vào chân tường thì cuộc chiến tất sẽ thành tự vệ mất rồi. Nếu thế, có thể đây là một nước cờ sai của TT trong cuộc tái tranh cử lần này. Ông đang làm phiền lòng một số đông những người “catholics for Obama” đã từng đưa ông lên trên đỉnh danh vọng vài năm trước đây. Trên đỉnh danh vọng này, ông như coi trời bằng vung, ông muốn tuyệt đối hóa chủ nghĩa phò-chọn-lựa vì chính nó, chứ không vì một cái gì khác cả. Rốt cuộc, ông hành động y hết một tên bạo chúa: dùng võ lực của nhà cầm quyền để cưỡng bức thần dân phải tuân thủ điều mà họ tin là những hành vi sai trái. Ông đã coi thường quyền của người dân được sống theo niềm tin của mình. Làm sao ông có thể biến những Kitô hữu xấu (vì phải làm theo chỉ thị sai quấy của ông) trở thành những công dân tốt của đất nước này được? (xin xem www.stopHHS.com).
Nhóm người ủng hộ ông cứ khăng khăng cho rằng có tới 98 phần trăm (ông theo lối thống kê nào mà lắm thế?) người Công giáo sử dụng biện pháp ngừa thai, nên chỉ thị của ông là hoàn toàn hợp lòng người, hợp ý dân. Lời phản bác đăng trên mạng của HĐGM Hoa Kỳ cực kỳ chí lý, đại khái thế này: “Nếu thống kê bảo rằng có tới 98 phần trăm dân chúng khai man thuế, hoặc làm tình ngoài vòng hôn nhân, thì liệu có phải vì thế mà chính quyền sẽ cưỡng bức toàn thể nhân dân cả nước phải khai man thuế hay làm tình ngoài vòng hôn nhân chăng?” Có một nguyên tắc căn bản là: “Đúng vẫn là đúng cho dù không ai đúng cả; còn sai vẫn là sai cho dù mọi người đều sai hết.” (xem “ Thiên Chúa Không hề chết, Ngài cũng chẳng mỏi mệt,” của TS Charles Rice, trên www.dunglac.org)
Có lẽ đã đến lúc TT nên thử kiểm điểm lại nội bộ của mình: chưa chắc mọi người cùng phe đã đồng ý với ông về vấn đề này! Còn đối thủ của ông thì bảo rằng, nếu thắng cử, thì ngay ngày đầu tiên người ấy sẽ đảo ngược chỉ thị của ông liền!
Tin mới nhất cho biết đã có nhượng bộ (đợt hai) về phía chính quyền, thế nhưng, ĐTGM Thomas Wenski của Miami cho rằng thỏa hiệp này đến “quá trễ” và vẫn còn “quá ít” (xem “Obama’s ‘compromise’ angers pro-life activists; USCCB response muted” trong www.catholicculture.org, ngày 02/10/12). Để thêm dầu vào lửa, ngày 02/09/12, Becket Fund--một cơ sở luật—đã nhân danh hệ thống Truyền Hình Lời Hằng Sống (EWTN), một tổ chức thông tấn Công giáo được Mẹ Angelica thành lập cách đây 30 năm, đã chính thức vào đơn kiện chính quyền Obama về chỉ thị ngừa thai này.
Thái độ của ta, những người dân có đạo, phải như thế nào? Xin đề nghị một trong ba lập trường sau đây:
1) Những điều vạch ra trong chỉ thị của Bộ HHS là sai trái xét về mặt luân lý, gây phương hại nặng nề đến đời sống của cả cá nhân lẫn xã hội, có đạo hay không có đạo. Tác hại của nó đã tràn lan khắp chốn. Do đó, tôi sẽ cực lực chống lại bất kỳ chính sách nào của chính quyền ép buộc công dân phải tuân hành và trả giá cho những thực hành nêu trong chỉ thị.
2) Tôi không nắm rõ tính luân lý trong những điều chỉ thị nêu ra, nhưng Giáo Hội dậy rằng đó là những thực hành vô luận nghiêm trọng. Giáo Hội và toàn thể các tín hữu Công giáo (cũng như tất cả những ai cho rằng các việc thực hành trong chỉ thị của Bộ HHS thì mang tính vô luân) đều không nên hỗ trợ và trả giá cho những thực hành vô luân này.
3) Tôi không có ý kiến riêng về những lối thực hành nêu ra trong chỉ thị; cá nhân tôi chẳng biết phải làm gì! Thế nhưng, đã có ý kiến của Hội Đồng Giám Mục, coi như là Giáo Hội của tôi, thành ra tôi không thễ yên tâm đứng “vô tư” nhìn cảnh tượng chính quyền xỏ dây vào mũi Giáo Hội để muốn kéo đi đâu thì đi!
2/12/12
Nguyễn Kim Ngân
Đức Thánh Cha: Ơn gọi được nẩy sinh từ sự mở lòng cho tình yêu Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
17:09 13/02/2012
VATICAN (CNS) – Tình yêu Thiên Chúa nuôi dưỡng tình yêu tha nhân, nhất là nơi những người có ơn gọi sống đời tinh mục hay tu sĩ, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói như vậy trong điện văn gửi Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.
Điện văn của Đức Thánh Cha cho ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 49, sẽ được phổ biến ngày 13 tháng 2 tại Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict viết: "Chân lý sâu xa về sự hiện hữu của chúng ta được chứa đựng trong mầu nhiệm huyền bí này: Tất cả mọi tạo vật, và đặc biệt trong mọi con người, là kết quả của tư tưởng của Thiên Chúa và một hành động của tình yêu, một tình yêu vô biên, trung thành và vĩnh cửu.”
Đức Thánh Cha viết” "Chính trong thửa đất của việc tận hiến và cởi mở cho tình yêu của Thiên Chúa, như hoa quả của tình yêu này, mà mọi ơn gọi được nẩy sinh và phát triển. Bằng cách kín múc từ suối nguồn này qua việc cầu nguyện, và thường xuyên chạy đến với Lời Chúa và các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, chúng ta mới có thể sống một đời sống của tình yêu tha nhân, trong đó chúng ta mới nhìn nhận được gương mặt của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha Benedict viết là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân phải được “sống với một nồng độ đặc biệt và sự trong sáng của trái tim của những ai đã quyết định bước vào con đường của việc nhận định ơn gọi để tiến tới sứ vụ làm linh mục và đời tận hiến."
Mời gọi Giáo Hội phải “tạo dựng các điều kiện để cho phép nhiều người trẻ nói ‘xin vâng’ một cách quảng đại để đáp ứng lời mời gọi thân yêu của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đề nghị “Thánh Kinh, cầu nguyện và Bí Tích Thánh Thể” như những phương cách quý giá nhất “giúp chúng ta nhận thức được vẻ đẹp của một đời sống hoàn toàn được dâng hiến cho việc phục vụ vương quốc."
Trích dẫn vị tiền nhiệm, là Chân Phước Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict gọi các gia đình là “những thửa đất ưu tiên và mầu mỡ nhất để gieo hạt giống cho ơn gọi vào đời sống tận hiến cho vương quốc của Thiên Chúa.
Điện văn của Đức Thánh Cha cho ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu lần thứ 49, sẽ được phổ biến ngày 13 tháng 2 tại Vatican.
Đức Thánh Cha Benedict viết: "Chân lý sâu xa về sự hiện hữu của chúng ta được chứa đựng trong mầu nhiệm huyền bí này: Tất cả mọi tạo vật, và đặc biệt trong mọi con người, là kết quả của tư tưởng của Thiên Chúa và một hành động của tình yêu, một tình yêu vô biên, trung thành và vĩnh cửu.”
Đức Thánh Cha viết” "Chính trong thửa đất của việc tận hiến và cởi mở cho tình yêu của Thiên Chúa, như hoa quả của tình yêu này, mà mọi ơn gọi được nẩy sinh và phát triển. Bằng cách kín múc từ suối nguồn này qua việc cầu nguyện, và thường xuyên chạy đến với Lời Chúa và các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, chúng ta mới có thể sống một đời sống của tình yêu tha nhân, trong đó chúng ta mới nhìn nhận được gương mặt của Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha Benedict viết là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân phải được “sống với một nồng độ đặc biệt và sự trong sáng của trái tim của những ai đã quyết định bước vào con đường của việc nhận định ơn gọi để tiến tới sứ vụ làm linh mục và đời tận hiến."
Mời gọi Giáo Hội phải “tạo dựng các điều kiện để cho phép nhiều người trẻ nói ‘xin vâng’ một cách quảng đại để đáp ứng lời mời gọi thân yêu của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đề nghị “Thánh Kinh, cầu nguyện và Bí Tích Thánh Thể” như những phương cách quý giá nhất “giúp chúng ta nhận thức được vẻ đẹp của một đời sống hoàn toàn được dâng hiến cho việc phục vụ vương quốc."
Trích dẫn vị tiền nhiệm, là Chân Phước Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict gọi các gia đình là “những thửa đất ưu tiên và mầu mỡ nhất để gieo hạt giống cho ơn gọi vào đời sống tận hiến cho vương quốc của Thiên Chúa.
Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Cầu cho Ơn Gọi lần thứ 49
LM Trần Đức Anh OP
18:31 13/02/2012
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các vị mục tử và các thành phần khác của Giáo Hội, hãy ân cần lắng nghe những người cảm thấy tiếng Chúa gọi sống đời LM hoặc đời sống thánh hiến, và tạo điều kiện cho các ơn gọi ấy được triển nở.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 13-2-2012, nhân Ngày Thế Giới lần thứ 49 sẽ được cử hành vào chúa nhật thứ 4 sau lễ Phục Sinh 29-4 tới đây với chủ đề ”Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.
Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng ”Mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi ”bước đầu” chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn đó là do sự hiện diện của chính tình thương Chúa được ”đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh” (Rm 5,5). Trong mọi thời đại, nơi nguồn mạch ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô...”.
ĐTC khẳng định rằng trước tình thương vô biên của Thiên Chúa, ”Mực thước cao cả nhất của đời sống Kitô hệ tại yêu mến ”như” Thiên Chúa; đây là một tình thương được biểu lộ qua sự hiến thân trọn vẹn một cách trung thành và phong phú”.
ĐTC cũng nhắc đến sứ mạng của các LM và những người thánh hiến là trở thành những hình ảnh hữu hình, tuy bất toàn, của Tình Thương Thiên Chúa. Chính tình thương ấy là động lực thúc đẩy đáp lại tiếng gọi thánh hiến cho Chúa qua việc thụ phong linh mục hoặc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm”.
ĐTC không quên nhấn mạnh đến quan hệ của những người thánh hiến, đặc biệt là của các linh mục, với cộng đoàn Kitô. Quan hệ này sinh động và cũng trở thành một phần cơ bản trong chân trời tình cảm của họ, như Thánh Cha Sở họ Ars thường lập lại: ”Làm linh mục không phải là cho bản thân mình; nhưng là cho anh chị em” (Le curé d'Ars. Sa pensée - Son coeur, Foi Vivante, 1966, p.100).
Sau cùng, ngỏ lời riêng với các GM, LM, phó tế, những người nam nữ thánh hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ cũng như những người dấn thân trong lãnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, ĐTC nhấn mạnh rằng ”Tôi ân cần nhắn nhủ anh chị em hãy chú ý lắng nghe những người, trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào, đang cảm thấy những dấu hiệu ơn gọi sống đời linh mục hoặc ơn gọi thánh hiến chuyên biệt. Điều quan trọng là kiến tạo trong Giáo Hội những điều kiện thuận lợi để nảy sinh bao nhiêu lời thưa ”xin vâng”, như những lời quảng đại đáp lại tiếng gọi tình thương của Thiên Chúa” (SD 13-2-2012)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 13-2-2012, nhân Ngày Thế Giới lần thứ 49 sẽ được cử hành vào chúa nhật thứ 4 sau lễ Phục Sinh 29-4 tới đây với chủ đề ”Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.
Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng ”Mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi ”bước đầu” chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn đó là do sự hiện diện của chính tình thương Chúa được ”đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh” (Rm 5,5). Trong mọi thời đại, nơi nguồn mạch ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô...”.
ĐTC khẳng định rằng trước tình thương vô biên của Thiên Chúa, ”Mực thước cao cả nhất của đời sống Kitô hệ tại yêu mến ”như” Thiên Chúa; đây là một tình thương được biểu lộ qua sự hiến thân trọn vẹn một cách trung thành và phong phú”.
ĐTC cũng nhắc đến sứ mạng của các LM và những người thánh hiến là trở thành những hình ảnh hữu hình, tuy bất toàn, của Tình Thương Thiên Chúa. Chính tình thương ấy là động lực thúc đẩy đáp lại tiếng gọi thánh hiến cho Chúa qua việc thụ phong linh mục hoặc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm”.
ĐTC không quên nhấn mạnh đến quan hệ của những người thánh hiến, đặc biệt là của các linh mục, với cộng đoàn Kitô. Quan hệ này sinh động và cũng trở thành một phần cơ bản trong chân trời tình cảm của họ, như Thánh Cha Sở họ Ars thường lập lại: ”Làm linh mục không phải là cho bản thân mình; nhưng là cho anh chị em” (Le curé d'Ars. Sa pensée - Son coeur, Foi Vivante, 1966, p.100).
Sau cùng, ngỏ lời riêng với các GM, LM, phó tế, những người nam nữ thánh hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ cũng như những người dấn thân trong lãnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, ĐTC nhấn mạnh rằng ”Tôi ân cần nhắn nhủ anh chị em hãy chú ý lắng nghe những người, trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào, đang cảm thấy những dấu hiệu ơn gọi sống đời linh mục hoặc ơn gọi thánh hiến chuyên biệt. Điều quan trọng là kiến tạo trong Giáo Hội những điều kiện thuận lợi để nảy sinh bao nhiêu lời thưa ”xin vâng”, như những lời quảng đại đáp lại tiếng gọi tình thương của Thiên Chúa” (SD 13-2-2012)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Trẻ Việt Nam Melbourne Cắm Trại Với Đức Cha Vicent Nguyễn Văn Long
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
04:26 13/02/2012
Đất trại Oasis Christian Camp tại 66-72 Monbulk Road, núi Evelyn, nằm về phía đông thành phố Melbourne nhộn nhịp hẳn lên với gần 100 bạn trẻ Việt Nam của tiểu bang Victoria về cắm trại với chủ đề “Sống đức tin công giáo trong thế giới hôm nay” với các vị khách đặc biệt là đức cha Vicente Nguyễn Văn Long cùng hai cha Lê Bình và Nguyễn Thinh.
Hình ảnh Giới Trẻ Việt Nam Melbourne Cắm Trại Với Đức Cha Vicent Nguyễn Văn Long
Theo nguồn tin của ban tổ chức cho biết con số trại viên lên đến suýt soát 100, tuy là khiêm tốn so với một giáo phận Melbourne rộng lớn, nhưng đó là một khích lệ rất lớn cho ban tổ chức và một con số “ vừa vặn” để tổ chức một buổi họp trại.
Ngày trại được tổ chức công phu với hai bài nói chuyện của đức cha Vincente, rồi sau đó các bạn nêu ra câu hỏi, những thắc mắc, những ưu tư trong cuộc sống, những câu trả lời cho các bạn thấu đạt được cả lý lẫn tình ngoài đức cha còn có sự tham gia của cha Lê Bình, cha Thinh, Sr. Trang, bác sĩ Thái...Ngoài ra các bạn được chia nhóm theo lứa tuổi và cùng thảo luận các đề tài liên quan đến đức tin. Tôi được chia sẻ với nhóm các bạn dưới 20. Đặc biệt, nhóm này có 10 người nhưng đã có tới 9 cậu con trai và cô bé còn lại là người đạo Phật. Câu hỏi của các bạn để thảo luận là: các bạn thực hành đức tin vì cha mẹ hay tự bản thân các bạn khám phá? Hầu hết câu trả lời đều cho biết khi còn nhỏ ba mẹ đưa tới nhà thờ, chẳng biết gì, nhưng càng lớn cảm nghiệm về đức tin càng rõ và đến một lúc nào đó, mình nhận thấy: mình đi lễ là do mình chứ không phải do sự ép buộc. Và điều đánh động lòng tôi là: các cậu trai thuộc đại học năm nhất hay năm thứ hai này đều nói: con thật hãnh diện vì là người công giáo giữa các bạn bè trong trường hay chỗ làm việc. Hai chữ hãnh diện được các bạn viết chữ hoa thật to. Thiên Chúa vẫn ở đó, Ngài có cách làm việc, có đường lối riêng của Ngài... tạ ơn Chúa đã cho bố mẹ chúng con “ khó tính” khi bắt chúng con phải đến nhà thờ; tạ ơn Chúa đã cho các cha, các sơ hướng dẫn chúng con giáo lý, tạ ơn Chúa đã cho chúng con hội nhập với nhiều môi trường sống khác nhau để lớn lên và trưởng thành cả về nhân bản lẫn đức tin.
Trong bài nói chuyện đức cha chia sẻ một chút về cảm nghiệm sống đức tin của Ngài khi còn là một cậu bé học Rước Lễ xưng tội, học Thêm Sức. Khi học xưng tội, Ngài là tên “ chúa” ghét học giáo lý. Cứ đến giờ học giáo lý thì “lỉnh” đi chơi, nhưng anh giáo lý viên nào có tha, đi ngang nhà hôm nào cũng “ hô hoán” : “ Đức ơi! Đi học giáo lý” ( Tên gọi ở nhà của Đức cha), thế là “thằng bé” chạy trốn. Anh giáo lý viên cũng chẳng vừa, chạy theo sát nút. Lần đấy, “ nhóc” Đức chạy vào chuồng heo nhà hàng xóm, anh giáo lý viên chạy theo, chẳng biết thế nào mà đạp đổ luôn cả chuồng heo nhà người ta. Hôm sau, “ nhóc” Đức bị phạt quỳ giang tay tại nhà ông quản....Kể đến đây Đức cha còn quỳ xuống làm mẫu cho chúng tôi được chiêm ngưỡng nữa... những trận cười nghiêng ngả của trại viên qua những trải nghiệm sống đức tin của “nhóc” Đức...tình thân như gần hơn, nối kết hơn và qua bài nói chuyện thứ hai, thì các câu hỏi được nêu lên tại chỗ hay gửi về thùng thư tới tấp...
Một ngày bắt đầu luôn là giờ cầu nguyện và cuối ngày cũng là lời tri ân Thiên Chúa. Các bạn trẻ được cầu nguyện Taize, cầu nguyện trước Thánh Thể, cầu nguyện kinh sáng và kinh tối của giờ Kinh Phụng vụ một cách sốt sắng trong căn nhà nguyện ấm cúng. Tiếng hát, tiếng cầu nguyện, lời Thánh Vịnh và những ưu tư thầm kín hòa quyện với nhau trong sương chiều xuống hay trong tia nắng mai le lói dưới chân núi Dandenong...
Ngày Chúa nhật được dành trọn cho các trò chơi lớn và trò chơi thi đua. Đội nào cũng có các thầy chủng sinh, các cha, sơ tham dự và thế là một cuộc chạy đua diễn ra quyết liệt để dành chiến thắng. Nhưng có lẽ chiến thắng mà mọi người dành được là chạy ra khỏi vỏ bọc của mình để làm việc theo nhóm và làm quen được nhiều bạn mới. Cho nên không ai nề hà khi mình bị bịt mắt mò “ ngọc” trong cái đĩa đầy bột mà khi ngước lên ta có một gương mặt không cần phấn son mà vẫn trắng toát. Cũng chẳng ngần ngại “ ăn gian” khi cố gắng dành điểm cho đội. Cũng không ngại khó khi phải cõng một hai người bạn trên lưng và để người khác giẫm lên chân mình...
Niềm vui nhân lên mãi trong ánh mắt và nụ cười của một buổi sáng trong lành với những tràng cười hò reo không dứt dưới chân núi Dandenong.
Rồi chúng tôi cũng đến giờ chia tay ra về với gia đình, với việc công việc, với đèn sách. Xin tạ ơn Chúa đã ban một ngày trại bình an và tràn niềm vui. Cảm ơn ban tổ chức đã dày công sắp xếp chương trình. Cảm ơn lẫn nhau vì sự hiện diện và “hẹn lần sau xin hẹn lần sau nhé vui hơn nhiều, hay hơn nhiều và vỗ tay cho đều.”
Vietnamese Dominican Sisters of Rosa De Lima
Hình ảnh Giới Trẻ Việt Nam Melbourne Cắm Trại Với Đức Cha Vicent Nguyễn Văn Long
Theo nguồn tin của ban tổ chức cho biết con số trại viên lên đến suýt soát 100, tuy là khiêm tốn so với một giáo phận Melbourne rộng lớn, nhưng đó là một khích lệ rất lớn cho ban tổ chức và một con số “ vừa vặn” để tổ chức một buổi họp trại.
Ngày trại được tổ chức công phu với hai bài nói chuyện của đức cha Vincente, rồi sau đó các bạn nêu ra câu hỏi, những thắc mắc, những ưu tư trong cuộc sống, những câu trả lời cho các bạn thấu đạt được cả lý lẫn tình ngoài đức cha còn có sự tham gia của cha Lê Bình, cha Thinh, Sr. Trang, bác sĩ Thái...Ngoài ra các bạn được chia nhóm theo lứa tuổi và cùng thảo luận các đề tài liên quan đến đức tin. Tôi được chia sẻ với nhóm các bạn dưới 20. Đặc biệt, nhóm này có 10 người nhưng đã có tới 9 cậu con trai và cô bé còn lại là người đạo Phật. Câu hỏi của các bạn để thảo luận là: các bạn thực hành đức tin vì cha mẹ hay tự bản thân các bạn khám phá? Hầu hết câu trả lời đều cho biết khi còn nhỏ ba mẹ đưa tới nhà thờ, chẳng biết gì, nhưng càng lớn cảm nghiệm về đức tin càng rõ và đến một lúc nào đó, mình nhận thấy: mình đi lễ là do mình chứ không phải do sự ép buộc. Và điều đánh động lòng tôi là: các cậu trai thuộc đại học năm nhất hay năm thứ hai này đều nói: con thật hãnh diện vì là người công giáo giữa các bạn bè trong trường hay chỗ làm việc. Hai chữ hãnh diện được các bạn viết chữ hoa thật to. Thiên Chúa vẫn ở đó, Ngài có cách làm việc, có đường lối riêng của Ngài... tạ ơn Chúa đã cho bố mẹ chúng con “ khó tính” khi bắt chúng con phải đến nhà thờ; tạ ơn Chúa đã cho các cha, các sơ hướng dẫn chúng con giáo lý, tạ ơn Chúa đã cho chúng con hội nhập với nhiều môi trường sống khác nhau để lớn lên và trưởng thành cả về nhân bản lẫn đức tin.
Trong bài nói chuyện đức cha chia sẻ một chút về cảm nghiệm sống đức tin của Ngài khi còn là một cậu bé học Rước Lễ xưng tội, học Thêm Sức. Khi học xưng tội, Ngài là tên “ chúa” ghét học giáo lý. Cứ đến giờ học giáo lý thì “lỉnh” đi chơi, nhưng anh giáo lý viên nào có tha, đi ngang nhà hôm nào cũng “ hô hoán” : “ Đức ơi! Đi học giáo lý” ( Tên gọi ở nhà của Đức cha), thế là “thằng bé” chạy trốn. Anh giáo lý viên cũng chẳng vừa, chạy theo sát nút. Lần đấy, “ nhóc” Đức chạy vào chuồng heo nhà hàng xóm, anh giáo lý viên chạy theo, chẳng biết thế nào mà đạp đổ luôn cả chuồng heo nhà người ta. Hôm sau, “ nhóc” Đức bị phạt quỳ giang tay tại nhà ông quản....Kể đến đây Đức cha còn quỳ xuống làm mẫu cho chúng tôi được chiêm ngưỡng nữa... những trận cười nghiêng ngả của trại viên qua những trải nghiệm sống đức tin của “nhóc” Đức...tình thân như gần hơn, nối kết hơn và qua bài nói chuyện thứ hai, thì các câu hỏi được nêu lên tại chỗ hay gửi về thùng thư tới tấp...
Một ngày bắt đầu luôn là giờ cầu nguyện và cuối ngày cũng là lời tri ân Thiên Chúa. Các bạn trẻ được cầu nguyện Taize, cầu nguyện trước Thánh Thể, cầu nguyện kinh sáng và kinh tối của giờ Kinh Phụng vụ một cách sốt sắng trong căn nhà nguyện ấm cúng. Tiếng hát, tiếng cầu nguyện, lời Thánh Vịnh và những ưu tư thầm kín hòa quyện với nhau trong sương chiều xuống hay trong tia nắng mai le lói dưới chân núi Dandenong...
Ngày Chúa nhật được dành trọn cho các trò chơi lớn và trò chơi thi đua. Đội nào cũng có các thầy chủng sinh, các cha, sơ tham dự và thế là một cuộc chạy đua diễn ra quyết liệt để dành chiến thắng. Nhưng có lẽ chiến thắng mà mọi người dành được là chạy ra khỏi vỏ bọc của mình để làm việc theo nhóm và làm quen được nhiều bạn mới. Cho nên không ai nề hà khi mình bị bịt mắt mò “ ngọc” trong cái đĩa đầy bột mà khi ngước lên ta có một gương mặt không cần phấn son mà vẫn trắng toát. Cũng chẳng ngần ngại “ ăn gian” khi cố gắng dành điểm cho đội. Cũng không ngại khó khi phải cõng một hai người bạn trên lưng và để người khác giẫm lên chân mình...
Niềm vui nhân lên mãi trong ánh mắt và nụ cười của một buổi sáng trong lành với những tràng cười hò reo không dứt dưới chân núi Dandenong.
Rồi chúng tôi cũng đến giờ chia tay ra về với gia đình, với việc công việc, với đèn sách. Xin tạ ơn Chúa đã ban một ngày trại bình an và tràn niềm vui. Cảm ơn ban tổ chức đã dày công sắp xếp chương trình. Cảm ơn lẫn nhau vì sự hiện diện và “hẹn lần sau xin hẹn lần sau nhé vui hơn nhiều, hay hơn nhiều và vỗ tay cho đều.”
Vietnamese Dominican Sisters of Rosa De Lima
Ngày Quốc tế tại Giáo xứ Thánh Helen, TGP Miami
Lm Nguyễn Kim Long
09:34 13/02/2012
MIAMI - Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su lên Chúa Cha: “Để tất cả nên nên một, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha…. “ (Gio-an 17:21) thể hiện nỗi ưu tư của Chúa vể sự hiệp nhất của đoàn chiên mà Ngài đã qui tụ. Tiếp nối sứ mạng cao cả này, Giáo hội qua hơn 2000 năm đã luôn rao giảng sứ điệp về “một đức tin, một phép rửa và sự hiệp nhất” mà Chúa hằng mong muốn. Giáo hội địa phương, mà cụ thể là giáo xứ Thánh Helen, dưới sự hướng dẫn của cha sở Dever, đã có truyền thống tổ chức Ngày Quốc tế, một ngày để thể hiện những nét đặc sắc văn hóa của các cộng đồng khác nhau trong mái nhà giáo xứ: Mỹ, Canada, Việt Nam, những người nói tiếng Tây ban Nha (Cuba, Columbia, Venezuela….), Haiti, Philippines, Ân độ…..
Xem hình ảnh
Năm nay Ngày Quốc tế được tổ chức vào Chúa Nhật 12-02-2012 với Thánh Lễ chung cho mọi người vào lúc 12:00 trưa. Đoàn đồng tế gồm các cha Mỹ, Việt, Mỹ gốc Cuba và các em giúp lễ hoàn toàn Việt Nam. Ca đoàn hát bao gồm ca đoàn hát tiếng Anh, ca đoàn Việt Nam, ca đoàn học sinh. Nhà thờ chật kín người và Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng, hòa đồng trong các sắc màu văn hóa với da trắng, da vàng, da đen, áo dài, áo đầm, khăn quấn….. Trong bài giảng, cha chủ tế nhấn mạnh đến ý nghĩa giáo xứ như một gia đình, trong đó mọi thành phần, mọi sắc dân đều là anh em. Phần dâng lễ được múa minh họa do các em thiếu nhi Việt Nam trong áo dài khăn đóng thật dễ thương.
Sau Thánh Lễ, tất cả cộng đoàn được mời ra lều thực phẩm để thưởng thức các món ăn của các sắc dân bày bán thật phong phú: chả cuốn, cơm chiên của Việt Nam, gà nướng Philippines, đậu nấu sốt của Haiti, salad trộn theo kiểu Nam Mỹ…. Mọi người ăn uống, cười nói thật vui hòa lẫn trong chương trình văn nghệ đầy màu sắc với các tiếng hát, điệu múa Việt Nam, Ấn độ, Haiti, Sapish……Số tiền thu được hôm nay sẽ dành để ủng hộ nhà trường của giáo xứ.
Mặc dù trời hôm nay rất lạnh với những luồng gió thổi làm buốt lòng người. Tuy nhiên mọi người vẫn ở lại cho tới lúc kết thúc vì cảm nhận một bầu khí tình người thật thắm thiết và đó chính là nguồn lực sười ấm mọi tâm hồn trong tình Chúa và tình người.
Xem hình ảnh
Năm nay Ngày Quốc tế được tổ chức vào Chúa Nhật 12-02-2012 với Thánh Lễ chung cho mọi người vào lúc 12:00 trưa. Đoàn đồng tế gồm các cha Mỹ, Việt, Mỹ gốc Cuba và các em giúp lễ hoàn toàn Việt Nam. Ca đoàn hát bao gồm ca đoàn hát tiếng Anh, ca đoàn Việt Nam, ca đoàn học sinh. Nhà thờ chật kín người và Thánh lễ đã diễn ra thật sốt sắng, hòa đồng trong các sắc màu văn hóa với da trắng, da vàng, da đen, áo dài, áo đầm, khăn quấn….. Trong bài giảng, cha chủ tế nhấn mạnh đến ý nghĩa giáo xứ như một gia đình, trong đó mọi thành phần, mọi sắc dân đều là anh em. Phần dâng lễ được múa minh họa do các em thiếu nhi Việt Nam trong áo dài khăn đóng thật dễ thương.
Sau Thánh Lễ, tất cả cộng đoàn được mời ra lều thực phẩm để thưởng thức các món ăn của các sắc dân bày bán thật phong phú: chả cuốn, cơm chiên của Việt Nam, gà nướng Philippines, đậu nấu sốt của Haiti, salad trộn theo kiểu Nam Mỹ…. Mọi người ăn uống, cười nói thật vui hòa lẫn trong chương trình văn nghệ đầy màu sắc với các tiếng hát, điệu múa Việt Nam, Ấn độ, Haiti, Sapish……Số tiền thu được hôm nay sẽ dành để ủng hộ nhà trường của giáo xứ.
Mặc dù trời hôm nay rất lạnh với những luồng gió thổi làm buốt lòng người. Tuy nhiên mọi người vẫn ở lại cho tới lúc kết thúc vì cảm nhận một bầu khí tình người thật thắm thiết và đó chính là nguồn lực sười ấm mọi tâm hồn trong tình Chúa và tình người.
Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Y Tế gặp gỡ Giới Y tế Công giáo TGP Saigòn
Nguyễn Xuân
09:41 13/02/2012
SAGIÒN - Sáng chủ nhật 12/02/2012, vào lúc 08giờ30, Giới y tế Công gíao hân hạnh đón tiếp và gặp gỡ Đức ông Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Y Tế, Jean Marie Mupendawatu tại Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Saigòn. Cùng đi với ngài có linh mục Giuse Bùi Công Trác, Phó Viện trưởng Học viện Saint Paola ở Rôma.
Xem hình ảnh
Tham dự buổi nói chuyện có Linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty, Giám tĩnh dòng Don Bosco ở Việt Nam – thông dịch-, linh mục Phêrô Bảo Sơn Thư ký Liên đoàn công giáo VN tại Hoa Kỳ, các linh mục y sĩ, bác sĩ, Phêrô Maria Hà Thiên Trúc, Linh hướng Giới y tế, GB Phương Đình Toại, Hilariô Hoàng Đình Thiều, các nam nữ tu sĩ, các y sĩ bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, các điều dưỡng, các nhân viên chăm sóc bệnh nhân tại các Bệnh viên, các Mái ấm và các Trung tâm y tế công giáo.
Bác sĩ Dũng, Đại diện giới y tế công giáo cho biết lý do buổi họp mặt nhằm để lắng nghe quan điểm của Đức ông và những kinh nghiệm y tế tại nhiều nước trên thế giới mà ngài đã từng phục vụ cũng như viếng thăm. Đây còn là dịp, các anh chị có thể bày tỏ tâm tư, tình cảm, cũng như những vướng mắc trong khi phục vụ.
Mở đầu buổi gặp gỡ, Cha Giuse Trác giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Đức Ông, qua đó cho thấy ngài rất tinh thông về nhiều lĩnh vực: thiêng liêng, thần học, nghệ thuật, Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngài có kinh nghiệm làm Tuyên úy trong rất nhiều năm, và tham dự nhiều hội thảo đạo đức và y tế thế giới.
Thật khiêm tốn, Đức Ông bày tỏ: ngài đến chỉ để lắng nghe hơn là nói. Ngài cám ơn tất cả những ai trong những ngày qua góp công sức cho việc cử hành Ngày Lễ Quốc tế Bệnh nhân thành công: tại Vương Cung Thánh Đường, tại giáo xứ Tân Định và hôm nay kết thúc tại đây. Ngày lễ này không chỉ là lễ dành cho các bệnh nhân còn là lễ của các nhân viên chăm sóc bệnh nhân. Ngài không thể tưởng tượng được những bệnh nhân đau khổ kia sẽ ra sao nếu không có sự hiện diện trực tiếp đầy nhiệt huyết của anh chị em (ACE). ACE là cánh tay nối dài của Thiên Chúa để Ngài có thể đụng chạm và chăm sóc bệnh nhân. Không giống các nghể nghiệp khác như luật sư kỹ sư, việc làm ACE còn là sứ mệnh mang tính đặc biệt và truyền giáo. Vì vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn, cần có sự chuẩn bị thiêng liêng, cần lãnh nhận ơn thánh và có đức tin sâu sắc. Đây là thàch đố lớn đối với ACE, trong khi đa số chỉ chú trọng về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dựa vào lợi nhuận. ACE đã hỗ tương liên kết với nhau trong giới y tế công giáo để chăm sóc bệnh nhân, để thăng tiến về mặt thiêng liêng và thăng tiến trong việc phục vụ cách quảng đại.
Điều quan trọng tôi muốn nói đến là: bảo vệ đời sống, đề cao những giá trị của đời sống. Theo định nghĩa của ĐTC Gioan Phaolô II, những nhân viên y tế là những người phục vụ, là đầy tớ của sự sống. Những ACE còn rất trẻ sẽ còn phải giáp mặt đến vấn đề trong tương lai: bảo vệ sự sống, phát triển sự sống, phục vụ sự sống và phát huy sự sống. Sự sống chính là ân huệ của Thiên Chúa, là hơi thở của Thiên Chúa mà khi tạo dựng con người, Người đã ân ban cho con người. Hiểu được vấn đề này ACE sẽ thấy sự khác biệt với ý thức hệ sai lầm đang xâm chiếm thế giới: người ta cho rằng đời sống là của riêng tôi, tôi có quyền trên nó. Thật sự chúng ta là những con người nhận được hồng ân sự sống từ nơi Thiên Chúa vì vậy chúng ta phải bảo vệ và phát huy nó.
Trong quá khứ, các kitô hữu đã từng là những chứng nhân có thể chết vì đạo, những tử đạo. Nhưng trong tương lai người công giáo có thể chết để bảo vệ sự sống. Đây là lãnh vực có thể xem như là truyền giáo, một tiếng nói của Tin Mừng, một sự Phúc âm hóa thế giới đang rất cần cho tương lai vì thế cũng cần những chứng nhân quyết liệt để bảo vệ sự sống.
Ngài trình bày thêm hai quan điểm
- Về giới tính: Ngày nay người ta có khuynh hướng không còn coi sự khác biệt giữa hai giới tính để rồi quên đi tầm quan trọng của gia đình. Gia đình không phải là cái gì cụ thể mà nó trở thành mơ hồ viễn vong. Người ta không nghĩ rằng gia đình phải là nền tảng của xã hội, nền tảng của sự sống. ACE cần xác định rõ ràng vai trò của giới tính và sự xây dựng gia đình.
- Sự sống và vấn đề sinh sản: Khi nói về phái tính thì phải nói về truyền sinh. Nhưng ngày nay người ta nghĩ việc truyền sinh là do con người quyết định, không do Thiên Chúa. Phái tính chỉ nhằm phục vụ cho bản thân, cho thú vui xác thịt. Vì vậy con người có quyền phá thai. Trong ý nghĩa đó tình yêu hay sự sống phái tính hoặc việc bảo vệ sự sống không còn ý nghĩa: đó là một thách đố đối với ACE.
Ngài muốn trao cho tất cả mọi người phục vụ trong ngành y tế - công giáo cũng như không công giáo- hai quan niệm xuất phát từ niềm tin căn bản Kitô giáo này. Niềm tin đó sẽ soi sáng những tư tưởng và hướng dẫn ACE theo đúng con đường phục vụ đích thực trong tương lai.
Trong phần trao đổi, các ACE nêu lên những khó khăn, những câu hỏi rất cụ thể như việc kết thúc sự sống vì lý do kinh tế, vì cắt cơn đau, việc cứu đứa con hay người mẹ khi việc sinh sản gặp nguy kịch.Tất cả được ngài giải đáp dưới ánh sáng của Lời Chúa, của Tình yêu. Bệnh nhân rất cần tình yêu và tinh thần phục vụ của ACE. Quan trọng hơn hết ACE cần cầu nguyện và Chúa Thánh Thần sẽ tác động trên ACE và xã hội. Chúa Thánh Thần có thể thay đổi tâm hồn của bệnh nhân đó là điều có ý nghĩa quan trọng hơn các nỗi đau thể xác. Tóm lại ACE cần cầu nguyện và kiên nhẫn.
Ngài để lại một số video về những bài viết của ngài, những cuộc hội thảo cũng như tài liệu đạo đức y khoa cho ACE tham khảo.
Tiếp theo mọi người sốt sắng tham dự Thánh lễ do Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự và hơn 10 linh mục khác.
Mở đầu thánh lễ Đức Hồng y nhắc lại ba điểm chính yếu trong bài Tin mừng Chúa chữa người bệnh phong.
- Người bệnh đến gặp Chúa với niềm tin.
- Chúa chạnh lòng thương mở rộng con tim
- Chúa chạm đến, tiếp cận trực tiếp.
Đức Hồng Y gợi lại những việc làm tốt đẹp của giới Y tế. Chính ánh sáng tình yêu, sự tận tụy của ACE đã giúp các bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nhiễm HIV vượt qua những đau khổ thể xác và tâm hồn.
Trong bài chia sẻ, Đức Ông nhận xét: qua những lời nói của Đức Hồng y vào đầu lễ đã làm cho ngài không còn biết nói gì, vì ngài cũng có những ý tưởng chung với Đức Hồng Y. Và đó chính là do sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Ngài cám ơn Đức Hồng Y, Vị Cha chung của giáo phận đã tạo điều kiện cho Giáo Hội Rôma, cho ĐTC qua vị đại diện là chính ngài được tham dự vào việc cử hành ngày Quốc tế Bệnh nhân, đã diễn ra rất tốt trong những ngày qua.
Khi đến chào ĐTC, trước khi lên đường, ngài được biết mình được phái đến một nơi rất đặc biệt, nơi mà việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân có thể gọi là gặp khó khăn. ĐTC có nhắn gửi tâm tình của ngài “Cha cố gắng đến đó với tất cả cõi lòng của tôi, để hiện diện giữa ACE, gửi lời chào của tôi tới các ACE săn sóc bệnh nhân và nói với ACE tôi cũng muốn hiện diện giữa ACE”.
Nói về ước mong của biết bao người trẻ: được đón tiếp Đấng Kế vị thánh Phêrô đến thăm VN, ngài cho biết đó là khát vọng lớn của ACE nhưng cũng là khát vọng lớn của Giáo Hội và của ĐTC vì ngài rất muốn có sự hiện diện của ngài tại đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách này.
Đức ông bày tỏ “Tôi cảm thấy thật sự khiêm tốn và kính phục ACE. Đây là đất nước mà Giáo hội đã có nhiều thử thách khó khăn song cũng có truyền thống văn hóa phong phú. Tôi đã chứng kiến cuộc sống ACE với niềm tin sâu sắc, và những gì ACE diễn tả đã thật sự cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc mà tôi không thể quên khi trở về Rôma. Tôi sẽ nhớ đến VN như một nơi có điều gì đó thật anh hùng và đáng kính nể.
Gíao Hội Việt Nam đang biểu lộ Mùa Xuân của Giáo Hội. Tất nhiên, trước mùa Xuân vẫn là mùa Đông. Như trong cuộc Vượt Qua ACE bước vào sa mạc trong bàn tay dẫn dắt của Thiên Chúa, Ngài chỉ cho ACE ánh sáng Phục Sinh. Nhưng khi đã bước vào mùa Xuân, đừng quên thời gian đã trải qua, hãy luôn nhớ tới Đấng Hằng Sống đã dẫn dắt chúng ta. Nếu không có Thập giá thì không có Phục Sinh và ơn cứu độ. Chúng ta ca ngợi Thập giá vì nhờ đó ta có thể tự hào về ơn cứu độ của Thiên Chúa, sự Phục sinh và chiến thắng của chúng ta.
Tôi đang chứng kiến một cộng đoàn tín hữu trong đó ACE Y tế và giới doanh nhân đang qui tụ hiệp nhất xung quanh vị chủ chăn, đang đóng góp phần mình để xoa dịu nỗi thương đau của người khác, đang sống và biểu hiện niềm tin của mình. Giáo Hội không phải tòa nhà bằng đá nhưng là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đầu là vị Cha Chung. Mỗi chúng ta là tay, là cánh tay, là mắt, là phần tử của Giáo Hội.
Cảm tạ Chúa đã ban cho ACE một vị cha chung, một vị lãnh đạo đã khéo léo qui tụ ACE thành một cộng đồng hiệp thông.
Khi nói về việc Chúa chữa lành người bệnh phong bị xa lánh và loại trừ, ngài nhận xét: Chúa đã lắng nghe và giơ tay chạm vào anh. Chúa không loại trừ ai. Ngài muốn thăng tiến chúng ta. Ngài giơ tay để đưa anh ta về hội nhập vào cộng đoàn tình yêu.
Qua bốn ngày hiện diện ở Việt Nam, ngài nhận thấy chính ACE đang tiến bước trên con đường hội nhập. Ngay chính trong xã hội mà dễ dàng có những loại trừ vì bệnh tật vì những khác biệt tâm tình, ý thức hệ hay tôn giáo thì nỗ lực của ACE mới có gíá trị.
Cuối cùng ngài nhắc nhở “Mỗi chúng ta đều là bệnh nhân cần được chữa lành về thể xác cũng như về tinh thần, ACE hãy xin ơn hoán cải để mỗi người xứng đáng là tác nhân xây dựng hiệp thông, trong gia đình và trong xã hội. Khi trở về Roma tôi sẽ nhớ đến ACE như về một Giáo hội hiệp thông đang cùng đồng hành bằng một niềm tin vững chắc và đức ái sâu xa.
Kết lễ, Đức Hồng y lưu ý mọi người việc Chúa không loại trừ ai.
Ngài cũng bàn đến khả năng ĐTC sang thăm Việt Nam trong tương lai. Việc này tùy thuộc vào ý muốn và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sau thánh lễ, Đức Hồng Y mời tất cả mọi người dự bữa cơm thân mật.
Mọi người lại có dịp chụp hình lưu niệm với Đức ông và chia sẻ thêm những kinh nghiệm riêng.
Ngài rời Toà Tổng giám mục vào lúc 15g30, để đáp may bay về nước.
Ngài vui vẻ nhắc lại “Việt Nam luôn ở trong tim và trong kinh nguyện của tôi”
Xem hình ảnh
Tham dự buổi nói chuyện có Linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty, Giám tĩnh dòng Don Bosco ở Việt Nam – thông dịch-, linh mục Phêrô Bảo Sơn Thư ký Liên đoàn công giáo VN tại Hoa Kỳ, các linh mục y sĩ, bác sĩ, Phêrô Maria Hà Thiên Trúc, Linh hướng Giới y tế, GB Phương Đình Toại, Hilariô Hoàng Đình Thiều, các nam nữ tu sĩ, các y sĩ bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, các điều dưỡng, các nhân viên chăm sóc bệnh nhân tại các Bệnh viên, các Mái ấm và các Trung tâm y tế công giáo.
Bác sĩ Dũng, Đại diện giới y tế công giáo cho biết lý do buổi họp mặt nhằm để lắng nghe quan điểm của Đức ông và những kinh nghiệm y tế tại nhiều nước trên thế giới mà ngài đã từng phục vụ cũng như viếng thăm. Đây còn là dịp, các anh chị có thể bày tỏ tâm tư, tình cảm, cũng như những vướng mắc trong khi phục vụ.
Mở đầu buổi gặp gỡ, Cha Giuse Trác giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Đức Ông, qua đó cho thấy ngài rất tinh thông về nhiều lĩnh vực: thiêng liêng, thần học, nghệ thuật, Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngài có kinh nghiệm làm Tuyên úy trong rất nhiều năm, và tham dự nhiều hội thảo đạo đức và y tế thế giới.
Thật khiêm tốn, Đức Ông bày tỏ: ngài đến chỉ để lắng nghe hơn là nói. Ngài cám ơn tất cả những ai trong những ngày qua góp công sức cho việc cử hành Ngày Lễ Quốc tế Bệnh nhân thành công: tại Vương Cung Thánh Đường, tại giáo xứ Tân Định và hôm nay kết thúc tại đây. Ngày lễ này không chỉ là lễ dành cho các bệnh nhân còn là lễ của các nhân viên chăm sóc bệnh nhân. Ngài không thể tưởng tượng được những bệnh nhân đau khổ kia sẽ ra sao nếu không có sự hiện diện trực tiếp đầy nhiệt huyết của anh chị em (ACE). ACE là cánh tay nối dài của Thiên Chúa để Ngài có thể đụng chạm và chăm sóc bệnh nhân. Không giống các nghể nghiệp khác như luật sư kỹ sư, việc làm ACE còn là sứ mệnh mang tính đặc biệt và truyền giáo. Vì vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn, cần có sự chuẩn bị thiêng liêng, cần lãnh nhận ơn thánh và có đức tin sâu sắc. Đây là thàch đố lớn đối với ACE, trong khi đa số chỉ chú trọng về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dựa vào lợi nhuận. ACE đã hỗ tương liên kết với nhau trong giới y tế công giáo để chăm sóc bệnh nhân, để thăng tiến về mặt thiêng liêng và thăng tiến trong việc phục vụ cách quảng đại.
Điều quan trọng tôi muốn nói đến là: bảo vệ đời sống, đề cao những giá trị của đời sống. Theo định nghĩa của ĐTC Gioan Phaolô II, những nhân viên y tế là những người phục vụ, là đầy tớ của sự sống. Những ACE còn rất trẻ sẽ còn phải giáp mặt đến vấn đề trong tương lai: bảo vệ sự sống, phát triển sự sống, phục vụ sự sống và phát huy sự sống. Sự sống chính là ân huệ của Thiên Chúa, là hơi thở của Thiên Chúa mà khi tạo dựng con người, Người đã ân ban cho con người. Hiểu được vấn đề này ACE sẽ thấy sự khác biệt với ý thức hệ sai lầm đang xâm chiếm thế giới: người ta cho rằng đời sống là của riêng tôi, tôi có quyền trên nó. Thật sự chúng ta là những con người nhận được hồng ân sự sống từ nơi Thiên Chúa vì vậy chúng ta phải bảo vệ và phát huy nó.
Trong quá khứ, các kitô hữu đã từng là những chứng nhân có thể chết vì đạo, những tử đạo. Nhưng trong tương lai người công giáo có thể chết để bảo vệ sự sống. Đây là lãnh vực có thể xem như là truyền giáo, một tiếng nói của Tin Mừng, một sự Phúc âm hóa thế giới đang rất cần cho tương lai vì thế cũng cần những chứng nhân quyết liệt để bảo vệ sự sống.
Ngài trình bày thêm hai quan điểm
- Về giới tính: Ngày nay người ta có khuynh hướng không còn coi sự khác biệt giữa hai giới tính để rồi quên đi tầm quan trọng của gia đình. Gia đình không phải là cái gì cụ thể mà nó trở thành mơ hồ viễn vong. Người ta không nghĩ rằng gia đình phải là nền tảng của xã hội, nền tảng của sự sống. ACE cần xác định rõ ràng vai trò của giới tính và sự xây dựng gia đình.
- Sự sống và vấn đề sinh sản: Khi nói về phái tính thì phải nói về truyền sinh. Nhưng ngày nay người ta nghĩ việc truyền sinh là do con người quyết định, không do Thiên Chúa. Phái tính chỉ nhằm phục vụ cho bản thân, cho thú vui xác thịt. Vì vậy con người có quyền phá thai. Trong ý nghĩa đó tình yêu hay sự sống phái tính hoặc việc bảo vệ sự sống không còn ý nghĩa: đó là một thách đố đối với ACE.
Ngài muốn trao cho tất cả mọi người phục vụ trong ngành y tế - công giáo cũng như không công giáo- hai quan niệm xuất phát từ niềm tin căn bản Kitô giáo này. Niềm tin đó sẽ soi sáng những tư tưởng và hướng dẫn ACE theo đúng con đường phục vụ đích thực trong tương lai.
Trong phần trao đổi, các ACE nêu lên những khó khăn, những câu hỏi rất cụ thể như việc kết thúc sự sống vì lý do kinh tế, vì cắt cơn đau, việc cứu đứa con hay người mẹ khi việc sinh sản gặp nguy kịch.Tất cả được ngài giải đáp dưới ánh sáng của Lời Chúa, của Tình yêu. Bệnh nhân rất cần tình yêu và tinh thần phục vụ của ACE. Quan trọng hơn hết ACE cần cầu nguyện và Chúa Thánh Thần sẽ tác động trên ACE và xã hội. Chúa Thánh Thần có thể thay đổi tâm hồn của bệnh nhân đó là điều có ý nghĩa quan trọng hơn các nỗi đau thể xác. Tóm lại ACE cần cầu nguyện và kiên nhẫn.
Ngài để lại một số video về những bài viết của ngài, những cuộc hội thảo cũng như tài liệu đạo đức y khoa cho ACE tham khảo.
Tiếp theo mọi người sốt sắng tham dự Thánh lễ do Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự và hơn 10 linh mục khác.
Mở đầu thánh lễ Đức Hồng y nhắc lại ba điểm chính yếu trong bài Tin mừng Chúa chữa người bệnh phong.
- Người bệnh đến gặp Chúa với niềm tin.
- Chúa chạnh lòng thương mở rộng con tim
- Chúa chạm đến, tiếp cận trực tiếp.
Đức Hồng Y gợi lại những việc làm tốt đẹp của giới Y tế. Chính ánh sáng tình yêu, sự tận tụy của ACE đã giúp các bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nhiễm HIV vượt qua những đau khổ thể xác và tâm hồn.
Trong bài chia sẻ, Đức Ông nhận xét: qua những lời nói của Đức Hồng y vào đầu lễ đã làm cho ngài không còn biết nói gì, vì ngài cũng có những ý tưởng chung với Đức Hồng Y. Và đó chính là do sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Ngài cám ơn Đức Hồng Y, Vị Cha chung của giáo phận đã tạo điều kiện cho Giáo Hội Rôma, cho ĐTC qua vị đại diện là chính ngài được tham dự vào việc cử hành ngày Quốc tế Bệnh nhân, đã diễn ra rất tốt trong những ngày qua.
Khi đến chào ĐTC, trước khi lên đường, ngài được biết mình được phái đến một nơi rất đặc biệt, nơi mà việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân có thể gọi là gặp khó khăn. ĐTC có nhắn gửi tâm tình của ngài “Cha cố gắng đến đó với tất cả cõi lòng của tôi, để hiện diện giữa ACE, gửi lời chào của tôi tới các ACE săn sóc bệnh nhân và nói với ACE tôi cũng muốn hiện diện giữa ACE”.
Nói về ước mong của biết bao người trẻ: được đón tiếp Đấng Kế vị thánh Phêrô đến thăm VN, ngài cho biết đó là khát vọng lớn của ACE nhưng cũng là khát vọng lớn của Giáo Hội và của ĐTC vì ngài rất muốn có sự hiện diện của ngài tại đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách này.
Đức ông bày tỏ “Tôi cảm thấy thật sự khiêm tốn và kính phục ACE. Đây là đất nước mà Giáo hội đã có nhiều thử thách khó khăn song cũng có truyền thống văn hóa phong phú. Tôi đã chứng kiến cuộc sống ACE với niềm tin sâu sắc, và những gì ACE diễn tả đã thật sự cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc mà tôi không thể quên khi trở về Rôma. Tôi sẽ nhớ đến VN như một nơi có điều gì đó thật anh hùng và đáng kính nể.
Gíao Hội Việt Nam đang biểu lộ Mùa Xuân của Giáo Hội. Tất nhiên, trước mùa Xuân vẫn là mùa Đông. Như trong cuộc Vượt Qua ACE bước vào sa mạc trong bàn tay dẫn dắt của Thiên Chúa, Ngài chỉ cho ACE ánh sáng Phục Sinh. Nhưng khi đã bước vào mùa Xuân, đừng quên thời gian đã trải qua, hãy luôn nhớ tới Đấng Hằng Sống đã dẫn dắt chúng ta. Nếu không có Thập giá thì không có Phục Sinh và ơn cứu độ. Chúng ta ca ngợi Thập giá vì nhờ đó ta có thể tự hào về ơn cứu độ của Thiên Chúa, sự Phục sinh và chiến thắng của chúng ta.
Tôi đang chứng kiến một cộng đoàn tín hữu trong đó ACE Y tế và giới doanh nhân đang qui tụ hiệp nhất xung quanh vị chủ chăn, đang đóng góp phần mình để xoa dịu nỗi thương đau của người khác, đang sống và biểu hiện niềm tin của mình. Giáo Hội không phải tòa nhà bằng đá nhưng là Nhiệm thể của Đức Kitô, mà Đầu là vị Cha Chung. Mỗi chúng ta là tay, là cánh tay, là mắt, là phần tử của Giáo Hội.
Cảm tạ Chúa đã ban cho ACE một vị cha chung, một vị lãnh đạo đã khéo léo qui tụ ACE thành một cộng đồng hiệp thông.
Khi nói về việc Chúa chữa lành người bệnh phong bị xa lánh và loại trừ, ngài nhận xét: Chúa đã lắng nghe và giơ tay chạm vào anh. Chúa không loại trừ ai. Ngài muốn thăng tiến chúng ta. Ngài giơ tay để đưa anh ta về hội nhập vào cộng đoàn tình yêu.
Qua bốn ngày hiện diện ở Việt Nam, ngài nhận thấy chính ACE đang tiến bước trên con đường hội nhập. Ngay chính trong xã hội mà dễ dàng có những loại trừ vì bệnh tật vì những khác biệt tâm tình, ý thức hệ hay tôn giáo thì nỗ lực của ACE mới có gíá trị.
Cuối cùng ngài nhắc nhở “Mỗi chúng ta đều là bệnh nhân cần được chữa lành về thể xác cũng như về tinh thần, ACE hãy xin ơn hoán cải để mỗi người xứng đáng là tác nhân xây dựng hiệp thông, trong gia đình và trong xã hội. Khi trở về Roma tôi sẽ nhớ đến ACE như về một Giáo hội hiệp thông đang cùng đồng hành bằng một niềm tin vững chắc và đức ái sâu xa.
Kết lễ, Đức Hồng y lưu ý mọi người việc Chúa không loại trừ ai.
Ngài cũng bàn đến khả năng ĐTC sang thăm Việt Nam trong tương lai. Việc này tùy thuộc vào ý muốn và sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sau thánh lễ, Đức Hồng Y mời tất cả mọi người dự bữa cơm thân mật.
Mọi người lại có dịp chụp hình lưu niệm với Đức ông và chia sẻ thêm những kinh nghiệm riêng.
Ngài rời Toà Tổng giám mục vào lúc 15g30, để đáp may bay về nước.
Ngài vui vẻ nhắc lại “Việt Nam luôn ở trong tim và trong kinh nguyện của tôi”
Giáo hội Công giáo và Đồng bào Việt Nam
Hà Minh Thảo
15:45 13/02/2012
Trong giờ Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 22.01.2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chúc Tết Tân Xuân Nhâm Thìn đã các dân tộc Viễn Đông : « Anh chị em thân mến, trong các ngày này, nhiều dân tộc Viễn Đông vui mừng Năm Mới Âm lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay, tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một Tân Niên thực sự ghi dấu CÔNG LÝ và HÒA BÌNH, đem lại thoa dịu cho người khổ đau. Tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới."
I. NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC VÀ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CHÍ LÝ.
Sau khi phần đất Tòa Khâm sứ cũ, thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, và phần đất Giáo xứ Thái Hà, thuộc quyền sở hữu Dòng Chúa Cứu Thế, bị chiếm đoạt và biến thành hai vườn hoa, ngày 25.09.2008, Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã cho phổ biến văn kiện:
QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=3&Act=Detail&ID=215&CateID=116
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
A. Tình hình :
1. Nhiều nguyên nhân dẫn đến những khiếu kiện đất đai, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, và chưa được giải quyết thoả đáng vì : luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Ngày nay, thay vì dùng sự phát triển các phương tiện truyền thông để gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới và mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực, nhưng hiện nay nó là một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
3. Cũng trong tiến trình giải quyết này và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội và đang có chiều hướng gia tăng, trong các vấn đề lớn của xã hội lẫn ngay trong gia đình và học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện về đạo đức và lương tâm, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội.
4. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
B. Quan điểm.
Do đó, chúng tôi đề nghị cụ thể như sau:
1. Luật về đất đai còn nhiều bất cập nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, cần quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế Liên hiệp quốc về Nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Khi người dân có quyền làm chủ đất đai của họ, thì đồng thời họ cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Điều này càng khẩn thiết hơn khi Việt Nam hội nhập hơn vào nhịp sống chung thế giới và sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật vì chỉ khi tôn trọng sự thật, giới truyền thông mới hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính.
3. Truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội, nên mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ, theo quan điểm chính trị và hình sự, như khi đã giải quyết những tranh chấp gần đây. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, người Việt hãy cùng nhau xây dựng Quê Hương trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu để quê hương ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
* Văn kiện này đã được Kitô hữu đón nhận với lòng biết ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam trong niềm hy vọng và tin tưởng ‘Hội Thánh trong lòng Dân Tộc’ (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 01.05.1980) như trong bài ‘Một suy nghĩ về Quan điểm của HĐGMVN’ đăng trên Viêtcatholic ngày 29.09.2008, Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, OFM, đã viết : « Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008 Ừ và, kết luận : "Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa ». Xem văn kiện
II. NHỮNG BIẾN CỐ TRONG BA NĂM SAU ĐÓ.
1. Hai Linh mục và các Giáo dân bị đánh trọng thương tại Tam Tòa.
Sáng sớm ngày 20.07.2009, nhằm tạo điền kiện tối thiểu cho giáo dân già trẻ tham dự Thánh Lễ, Linh mục Chính xứ Lê thanh Hồng cùng giáo dân đã dựng ngôi lán tạm trên nền đất cũ nhà thờ Tam Toà, phố Nguyễn Du, và dựng một cây Thánh Giá để làm bàn thờ. Khi gần xong, bất ngờ, lực lượng công an Đồng hới và rất nhiều du côn được thuê đến tấn công Cha và giáo dân bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi cay, xe bắt tù thật dã man… Khi Thánh Giá bị hạ xuống, một em bé chạy đến ôm lấy Thánh Giá và bị đánh đập dã man, bị thương nặng. Em bị bắt với 18 người khác, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Công an Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt đi 19 người. Họ dùng xe kéo đổ sập ngôi lán và cướp tất cả mang đi.
Đấng Tạo Hóa dựng nên Con Người và ban cho Con Người biết dùng lời nói và lý trí để giải thích, để đối thoại với nhau, cần gì phải sử dụng lựu đạn cay hay dùi cui điện, những thứ đồ ngoại nhập, để đàn áp dân Việt, tay không tấc sắt, đến đổ máu Lạc Hồng… khiến giáo dân toàn giáo phận đoàn kết đứng lên tìm Công Lý và Sự Thật, thực thi bổn phận Bác Ái với anh chị em mình.
Sáng ngày 27.07.2009, 5 Linh mục và Hội đồng Mục vụ các giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh vào thăm các nạn nhân. Khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có cả côn đồ xông vào đánh các Linh mục và Giáo dân. Gần đó, một đám khoảng 30 công an đã đứng nhìn bầy công an thường phục đánh Cha Phao lô Nguyễn Đình Phú đến trọng thương đầu, mặt, cằm và răng vì chúng đã liên tục đá vào đầu Cha. Các giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó để điều trị. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó. Than ôi! một Quảng Bình an ninh và văn minh.
Hay tin như vậy, Cha Phêrô Ngô thế Bính, Chánh xứ Hà Lời, tới để xem tình hình và thăm Cha Phú. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, Cha đã điện thoại yêu cầu ông Trần công Thuật, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, tới để Cha có thể vào thăm Cha Phú. Khoảng 10 phút sau, ông Thuật ra về, bỏ mặc Cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết quả, Cha Bính bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng. Hành vi bỏ về của ông Thuật thật đáng nghi ngờ.
Một giáo dân đang làm việc tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Sau đó, công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương cũng tới bệnh viện này. Tại đây, 2 Cha và các giáo dân bị thương không được cứu chữa nên Cha Phú và 5 giáo dân được đưa về bệnh viện Kỳ Anh. Cha Bính, sau khi tỉnh lại, được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.
2. Nổ mìn phá tan Thánh Giá trên Núi Chẽ tại Đồng Chiêm.
Lúc 2 giờ sáng ngày 06.01.2010, lợi dụng Linh mục Chánh và Phó xứ tham dự kỳ tĩnh tâm tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chính quyền Hà Nội đã huy động một lực lượng rất đông cán bộ, công an các loại khoảng 1.000 người, trang bị súng, dùi cui, roi điện, mìn, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ, bao vây Giáo xứ Đồng Chiêm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đập tan cây Thánh Giá xi măng cốt thép, được giáo dân trồng trên Núi thờ vào dịp Mùa Chay 2009, với sự chứng kiến của chính quyền huyện Mỹ Đức, để thay thế một Thánh Giá gỗ đã bị gãy đổ, bởi trải qua năm tháng mưa gió. Núi Thờ vốn là nghĩa trang đồng nhi của giáo xứ, nơi an táng các thai nhi vô tội và những người vãng lai bị chết mà không có nơi chôn cất.
Ba giáo dân đã bị đánh tới độ ngất xỉu và trọng thương. Nhiều tín hữu khác bị đả thương, gẫy chân hay tay. Các cụ bà và các chị phụ nữ nằm trên vũng máu đã nói lên tất cả sự gian ác của chính quyền cộng sản. Ngày này đã trở thành ngày tang tóc cho giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm.
Chiều hôm đó, toàn thể các linh mục Tổng giáo phận Hà Nội tham dự kỳ tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám mục đã lên đường tới nhà thờ Đồng Chiêm để hiệp thông và chia sẻ với giáo xứ cơn bách hại đạo lớn nhất từ trước tới nay.
** Sau đó, một văn kiện được đăng tại địa chỉ, có có đề tựa đề: : HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: LÊN TIẾNG HAY KHÔNG LÊN TIẾNG , không đề ngày và chỉ ký tên : Ban biên tập WHĐ, với phần mở đầu như sau :
« Khi xảy ra vụ việc Đồng Chiêm cũng như các vụ việc Toà Khâm Sứ (Hà Nội), Tam Toà (Vinh) hay Loan Lý (Huế), Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh.
Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rõ tình hình và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc. Nói như thế không có nghĩa là HĐGM không quan tâm gì đến đời sống của Dân Chúa tại địa phương, và hoàn toàn im lặng trước những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em tín hữu. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc nhưng HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Ở đây, chúng tôi muốn quy chiếu vào bài “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” để thấy được những định hướng căn bản này. » (Xin đọc nguyên văn văn kiện tại địa chỉ ghi trên).
3. Một giáo dân bị đánh chết tại Cồn Dầu.
Tại Cồn Dầu, Hạt Giống Tin Mừng nẩy mầm từ 135 năm và Giáo xứ được thành lập 80 năm nay. Nhà thờ, tuy thuộc quyền sở hữu Tòa Giám mục, nhưng bao thế hêỉ cha ông của những giáo dân và chính họ đã dày công gây dựng và tu bổ, nay phải xa lìa. Nhất là, khi không có gì bảo đảm sự tồn tại của Giáo xứ và, khi không còn giáo dân, thì nhà thờ có nguy cơ san bằng vì giá đất ngày càng tăng cao.
Lý do khác mà người dân không chấp nhận đi vì mất những những điều gắn liền với đời sống của họ một cách bất công. Việc đền bù chỉ từ 50.000 đồng/m2 đất ruộng và 350.000đ/m2 đất thổ cư, để đi đến chổ ở mới nhà nước chỉ định phải mua với giá từ 800.000 đến 1.100.000đ/m2. Ngoài chuyện mua đất, còn tiền xây nhà, rồi còn phải mua mọi thứ công cụ và nguyên liệu để sản xuất.
Ngày 25.01.2010, Bí thư thành ủy Nguyễn bá Thanh dẫn trên 100 công an trang bị đầy đủ vũ khí cùng chó nghiệp vụ, cán bộ các cấp xuống tận nhà dân chúng khủng bố tinh thần giáo dân để kiểm định, làm dân lành rất kinh sợ, phải đóng cửa nhà đi lánh nạn. Chúng dỡ ngói quay phim bên trong các nhà, làm những điều không ai tưởng tượng được. Tinh thần giáo dân bị khủng bố, nhà bị niêm phong… nhiều người quá sợ hãi đã ngất đi và phải được đi cấp cứu.
Chúa nhật 31.01.2010, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Ðà Nẵng, đã đến dâng Thánh Lễ tại nhà thờ Cồn Dầu để hướng dẫn họ cách hành xử đúng đắn với chính quyền, với lương dân và với nhau. Sau khi nhắc đến học thuyết xã hội Giáo hội về sự công bằng và những quyền căn bản của con người, Đức cha khẳng định lập trường về vấn đề qui hoạch khu sinh thái Hoà Xuân hiện nay để thành phố có bộ mặt hiện đại văn minh hơn, nhưng phải bảo đảm cuộc sống cho người dân liên hệ, nhất là người nghèo và kêu gọi chính quyền lẫn người dân trong khi thực thi chính sách và quyền lợi dân sự, phải quan tâm đến công lý và công ích. Nếu chỉ đề cập đến công bằng mà coi nhẹ tính công ích, thì sẽ đẩy xã hội dân sự đến đường cùng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI vừa ban hành.
Lưu ý : Thôn Cồn Dầu với diện tích 100 ha bị giải tỏa lấy mặt bằng để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân do Tập đoàn Sun Group.
6 giờ tối ngày 04.03.2010, ông Bí thư Thành ủy với cả trăm công an và cán bộ đến Cồn Dầu để họp với tổ dân phố 20, nhưng không ai tới vì đã có đến 20 lần để chỉ nghe ông lấy quyền lực đè ép họ bán đất của mình cho kẻ lắm tiền của và không còn muốn nghe đe dọa ‘nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên có thể không cho dạy học’.
Ngày 09.03.2010, ông Bí thư Thành ủy dẫn công an đến gặp Cha Chánh xứ Emmanuel Nguyễn tấn Lục để yêu cầu khi giảng hãy khuyên giáo dân ký giấy đồng ý giải tỏa để sớm giao đất cho nhà đầu tư. Cha từ chối vì Cha chỉ có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa trong Thánh Lễ và khuyên bảo giáo dân ăn ngay ở lành. Việc mua bán đất đai là việc giữa hai đối tác, thuận mua vừa bán, ở đây là giữa chính quyền và nhân dân. Sau 2 giờ thuyết phục không xong, ông lớn tiếng dọa rằng ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san bằng ruộng vườn và lấp cánh đồng Cồn Dầu cho dù dân có đồng ý hay không.
Ngày 10.04.2010, chính quyền thành phố thông báo cấm chôn xác để chuẩn bị giải tỏa tại nghĩa địa giáo xứ, dù đã được nhà nước liệt vào danh sách di tích lịch sử cần được bảo tồn. Họ yêu cầu Cha Lục báo cho giáo dân không được chôn kẻ chết tại nghĩa địa nữa, Cha từ chối vì nghĩa địa thuộc về giáo dân từ bao đời nay, nếu muốn làm gì thì cứ họp dân lại mà giải quyết. Ngày 04.05.2010, 300 công an, cảnh sát cơ động đã bao vây giáo xứ và nghĩa trang Cồn Dầu với súng ống, lựu đạn, lưới thép B40 để giăng một lướùi sắt ngang qua cổng nghĩa địa ngăn cản tang lễ bà Hồ Nhu, muốn được chôn cạnh mộ phần ông chồng, ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời. Chính quyền ra lệnh cho Cha xứ không được làm lễ an táng tại nghĩa địa. Cha nói Cha sẽ cử hành Thánh Lễ an táng cho bà tại nhà thờ như Cha vẫn làm cho các tín hữu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tùy ý họ. Trên đường đưa quan tài bà vào nghĩa trang Cồn Dầu đã bị công an lấy đi, đem chôn ở nghĩa trang Hòa sơn, cách đó chừng 20 km. Ngoài ra, công an đã bắt giữ 11 người, không rõ lý do.
Ngày 19.06.2010, sau khi Giám mục Châu Ngọc Tri chính thức lên tiếng khuyên bảo giáo dân nên hợp tác với chính quyền, chấp nhận tiền đền bù và mau chóng di dời cũng như đưa mồ mả ông bà đi nơi khác cho kịp tiến độ thi công thì giáo dân còn lại rất hoang mang, thất vọng và bức xúc đã gửi thư kêu cứu đến Hội đồng Giám mục Việt Nam và Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục như một nỗ lực cuối cùng để giữ lại Giáo xứ.
Lúc 11 giờ ngày 03.07.2010, công an đến nhà ông Tôma Nguyễn thành Năm, thành viên trong đội trợ tang Giáo xứ, đã từng bị công an hành hung trong đám tang bà Hồ Nhu, để bắt ông. Ông sợ quá, bỏ chạy. Chúng đuổi bắt, còng tay, đánh đập ông rất dã man trước sự chứng kiến của nhiều người. Bà Hồng Anh, vợ ông Năm, đã quỳ lạy, xin tha nhưng chúng vẫn tiếp tục đánh. Khi được đưa về nhà, ông Năm đã trối trăng với vợ là cố gắng nuôi mấy đứa con rồi sùi bọp mép và ngã ra chết vào khoảng 13 giờ.
Ngày 22.10.2010, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý Và Hoà bình, gửi cho Chủ Tịch UBND Đà Nẵng và Chánh án Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ xin hoãn xét xử đã đem lại sự mừng vui, ấm áp cho các nạn nhân và giáo dân Việt Nam.
4. Trò ‘quần chúng tự phát’được diễn ra tại Nhà Thờ Thái Hà.
Sau khi Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội từ chối việc triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa trên khu đất thuộc tu viện bị chiếm trái phép và yêu cầu giao trả khu đất đã mượn để Giáo xứ Thái Hà và tu viện DCCT sử dụng đúng vào mục đích tôn giáo, đuối lý về pháp luật cộng sản, ‘chính quyền’ giở trò ‘quần chúng tự phát’. Lúc 14 giờ 45 ngày 03.11.2011, cả trăm người tự cho là Cựu chiến binh, là Hội phụ nữ, là Thanh niên… xông đến Nhà Thờ để có hành động côn đồ và làm ố danh cho tập thể khi xâm phạm nơi tôn nghiêm, đe dọa giết người trắng trợn, dù được báo chí nhà nước tháp tùng để ghi những cảnh vũ phu, cầm 2 loa tay chửi bới các tu sĩ, xô sát với các linh mục và giáo dân. Họ đã lăng mạ nhiều giáo dân và hăm dọa giết. Đa số người trong họ miệng đầy mùi rượu, say máu đã hung hãn dùng búa tạ đập tung cánh cửa cổng Nhà thờ.
Ngày 20.11.2011, một dân phòng mang dùi cui và điếu thuốc lá đang cháy trên tay đã vào Nhà Thờ Thái Hà ngay trong Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi và bước lên cung thánh, nơi hai Linh mục Đinh Tiến Đức và Vũ Đồng Tùng đang dâng lễ, để lăng mạ các Cha và giáo dân. Các huynh trưởng của Giáo xứ đã mời ông ra khòi Nhà Thờ một cách ôn hòa.
III. NHẬN ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TẠI TIÊN LÃNG (Sơ Lược).
I.- UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:
1. Việc giao đất, thu hồi đất
- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04.10.1993 giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.
- Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 09.04.1997 giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Vươn để nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 04.10. 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên, không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn và thời điểm tính thời hạn giao đất.
- Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23.04.2008 và số 461/QĐ-UBND ngày 07.04.2009 thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
2. Việc cưỡng chế thu hồi đất
Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên việc cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.
3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn
Việc lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh.
II. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng thực hiện tốt các công việc sau:
1. Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định Luật Đất đai. Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
2. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật và đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo việc phá dỡ nhà của ông Vươn.
3. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND Tiên Lãng.
4. Chỉ đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhà của ông Vươn.
5. Lãnh đạo thành phố Hải phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.
6. Lãnh đạo Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng.
III. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu:
1. UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai
2. Bộ Tài nguyên – Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.
3. Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.
4. Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng.
5. Thủ tướng hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.
Từ những kết luận trên, chúng ta thấy : Rồi đây, chính những người cầm quyền hành chính lẫn công an, tư pháp đã có nhiều vi phạm luật pháp và tuyên bố những lời bất nhất và mâu thuẫn trong việc cưỡng chế thu hồi đất và phá tan nhà của ông Vươn nay lại khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Trong tình tế đó, ai có thể bảo đảm sự quan minh chính trực của cán cân ‘công lý’ khi hành pháp và tư pháp đều do Đảng ủy ‘góp ý’hầu mang lại sự công bằng trong tình người và bao dung đối với các can phạm ‘bất đắc dĩ’: ông Đoàn Văn Vươn và thân nhân vì tự cứu mình mà phải gánh lấy tội danh ‘Giết Người’. Do đó, chúng ta cần tiếp tục thận trọng cho tới khi mọi sự được thực hiện trong Công lý và Hòa bình.
IV. KẾT LUẬN.
1. Rất tiếc bản ‘Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay’ thật chính xác và giá trị đã không được tiếp tục dùng làm căn bản để đối thoại hầu đi đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ như đề nghị của hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI trong những lần Ad limina ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009.
Ngày nay, nhờ những phạm pháp và cướp của mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn phải chịu mà Thủ tướng mới đề nghị : « Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới. »
2. Nếu Luật Đất đai đã sửa đổi sớm cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới thì biết bao nhiêu dân oan và giáo oan đã không mất nhà cửa, tính mạng và bị thương tích vô ích.
Sáng Chúa nhật ngày 30.12.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Tòa Tổng Giám mục để gặp và trao đổi với Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, Thủ tướng đã sang quan sát Toà Khâm Sứ cũ và nghe giải thích của Đức cha. Kết quả tồi tệ như thế nào chúng ta đều biết.
3. Trong phiên họp vòng thứ hai Nhóm Công tác Hỗn hợp Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican trong hai ngày 23 và 24.06.2010, đại diện Chính phủ Việt Nam đề nghị Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như trong thời gian trước đó và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ, phái đoàn Vatican trả lời rằng: « đất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt ». Đến nay, chưa có kết quả nào ở Hà Nội cũng như tại Đà Lạt.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đoàn văn Vươn, một Dan Josif của Việt Nam?
Bảo Giang
10:02 13/02/2012
“Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.” ( Xuân Diệu)
Đến hôm nay, hẳn nhiên là không còn một người Việt Nam nào kinh ngạc, hay thấy lạ lùng trước cảnh cán bộ, đảng viên nhà nước Việt cộng thi đua nhau chiếm đoạt tài sản của nhân dân Việt Nam để cho vào túi riêng. Bởi lẽ, sự kiện này đã khởi sự ngay sau cái hội nghị ở gốc cây đa Tân Trào. Đến nay, nó trở thành nếp, thành chuyện thường nhật trong sinh hoạt của đảng và nhà nước Việt cộng. Chỉ tính riêng các cơ sở của tôn giáo thì đã có đến hơn 2250 cơ sở bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Sở dĩ có những bất công chồng chất trong xã hội như thế là vì, chẳng có một cán cộng nào được sinh ra và lớn lên trong thói đảng, mà không thuộc nằm lòng hai câu thơ như giáo điều cơ bản của đảng, do thi sỹ vì tem phiếu Xuân Diệu khởi xướng là: “Lôi cổ bọn nó ra đây, bắt qùy xuống, đoạ đày chết thôi”.
Nói về thơ thì Xuân Diệu có tài làm thơ tình, ít người sánh kịp. Mà nói về cái “ác đảng tính” của Xuân Diệu thì có lẽ toàn đảng cộng phải cúi đầu bái phục, vì nó đã vạch ra hướng đi cho toàn đảng. Phần người nhân bản nghe đến là dựng tóc gáy. Bởi từ dạo đó, bài giáo huấn này biến thành dòng máu luân lưu, thành bản chất trong đời cán cộng nhớn nhỏ từ trung ương cho đến địa phương. Đứng nhìn từ bất cứ góc độ nào, cán đều tự cho mình cái quyền hạn đứng trên người, trên luật lệ, trên cả đất nưóc. Nên mặc tình mặc sức ngoảnh mặt làm ngơ, tệ hơn thế còn tạo thêm ra những thống khổ cho đồng loại. Khi tự tạo thêm ra những thống khổ này cho đồng loại, không biết những cán cộng này tự bảo mình là ai? Là con người không có nhân lương tính hay là loài thú hoang? Bởi lẽ: “Chỉ có loài cầm thú mới quay mặt trước nỗi thống khổ của đồng loại”
Theo đó, nếu xã hội cộng sản không còn xảy ra chuyện bóc lột người qua hình thức “quy hoạch”, “cưỡng chế” nữa, mới là cái sự lạ đời. Tuy nhiên, hơn một tháng nay, người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước được chứng kiến hai sự kiện lạ hơn bất thường là:
1. Anh Đoàn văn Vươn vì giữ nhà, giữ vườn, đã quyết định nổ súng nhắm bắn thẳng vào những tên cán cộng gỉa danh bộ đội, công an nhân dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nhưng thực chất là những tên ác ôn côn đồ, mang lòng lang dạ sói, dùng bạo lực công quyền để chiếm đoạt tài sản của người khác về làm của riêng. Anh đã làm một việc, không hẳn là một phản ứng nhất thời. Nhưng là một hành động dũng cảm như Dan Josif của Rumania vào ngày 22/12/1989. Có khác là khác vì ở trong hai tình thế khác nhau.
Hôm ấy, đảng cộng sản Roumania tổ chức một cuộc tuần hành biểu dương sức mạnh để ủng hộ Ceaucescu. Nhưng một chuyện tình cờ đã tạo nên lịch sử mới. Bởi vì không ai ngờ rằng cuộc biểu dương sức mạnh của đảng cộng sản Roumani bỗng chốc chuyển hướng chỉ vì một câu hô đả đảo Ceaucescu... Sau một giây ngỡ ngàng, hàng trăm rồi hàng ngàn ngàn tiếng hô vang dội chuyền đi bên nhau. Rồi anh chàng công nhân Dan Josif, tay cầm khẩu súng lục đưa lên cao, dẫn đầu đoàn người biểu tình nhào vào chiếm lấy tòa nhà của bộ chính trị, và từ đấy đã kết thiúc triều đại cuối cùng của cộng sản Roumani. Dĩ nhiên, hành động của Dan Josif là do lòng yêu nước thúc đẩy và hơn thế, anh đã không kịp tính toán cho một tiếng hô khởi đầu. Anh đã không kể gì đến bản thân mình, nhưng chính là vì cuộc sống tự do của người dân Roumania …
Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Quý ở Tiên Lãng dù ở trong một hoàn cảnh khác, nhưng cũng có cùng một giấc mơ, bảo vệ Công Lý. Bảo vệ quyền sống của con người. Họ đã nổ súng chống lại cường hào. Nó như một phát súng lệnh khai tử chế độ cộng sản Việt Nam. Dù rằng, trưóc mắt, anh có thể sẽ mất, nhưng xã hội sẽ được. Nghĩa là, anh sẽ ngồi tù. Vợ con anh có thể không bị truy tố. Riêng cái mảnh đất kia, sau ba bữa nửa tháng, câu chuyện êm dần xuống sẽ được nhà nước âm thầm giải quyết bằng một phương cách riêng rẽ, như cho thuê lại, thêm thời hạn hay trao cho mảnh đất khác với một số bồi thường nào đó. Về phía phe cánh đảng nhà nước sẽ vờ ngưng công tác, chặt vài ba con tép ở cấp xã, huyện và chuyển đổi công tác đi nơi khác là.... hết chuyện. Có còn lại, chỉ là dư âm của tiếng súng phản biện của người nông dân Đoàn văn Vươn.
2. Kế đến là vụ việc thủ tướng Việt cộng Nguyễn tấn Dũng, trực tiếp can dự vào vụ cưỡng đoạt ầm ỹ này bằng câu hỏi lấp lửng:” việc ao cá, nhà của ông Vươn bị phá có chủ trương không? Câu hỏi mới khôi hài làm sao chứ. Bảo nó là chuyện cười còn là may đấy. Chính ra phải nói là chuyện lợm dọng mới đúng. Bởi lẽ, câu trả lời không một người nào không biết, không một người nào phủ nhận là Có. Hơn thế, nó còn là một chủ trương trọng tâm, cơ bản và tiên quyết của đảng và nhà nước Việt cộng. Nhưng ở trong trường hợp này, nó mở ra một câu trả lời buộc mọi cấp cán cộng nhớn nhỏ, không chỉ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, mà ngay từ trung ương, xuống tới mọi địa phương đều phải trả lời, báo cáo là Không. Không, để lừa dối toàn dân. Không để chối tội cho đảng và Không, để cứu chính những kẻ đã vừa làm công tác “đấu tố” nhân dân để tạo uy thế cho đảng.
A. Tại sao lại là Có?
Theo tiến trình của lịch sữ, những sự kiện sau đây đã nối tiếp nhau để trả lời cho chữ có:
Thứ nhất: Ngay sau hội nghị gốc đa Tân Trào, hiệu ứng “Xô Viết Nghệ Tĩnh” đã nổ ra. Cái gọi là cuộc nổi đậy của người nông dân vùng Nghệ An Hà Tĩnh này thực chất chỉ là một tập dượt cho phương thức chiếm đoạt quyền tư hữu của người dân Việt Nam bằng bạo lực của cộng sản mà thôi. Bởi vì, ngay sau đó, hầu như tất cả mọi thành phần bất hảo đi theo Việt cộng trong vùng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhảy vọt. Chúng nhảy một bưóc từ đầu đường xó chợ trở thành chủ nhân ông, trở thành lãnh đạo, chiếm giữ toàn bộ tài sản do nông dân vùng lên chiếm lại từ tay các điền chủ trước kia. Và những người nông dân vì bị khích động, tham gia vào phong trào “Xô Viềt Nghệ Tĩnh” ngay lập tức trở thành những kẻ nô lệ cho chủ nhân mới còn tàn bạo, ác độc gấp trăm ngàn lần điền chủ và thực dân góp lại. Đó là cộng sản. Nên người dân chỉ nghe đến Xô Viết Nghệ Tĩnh là rùng mình rợn tóc gáy. Rồi những ai muốn sống một đời sống cho nên người thì đều tìm cách bỏ trốn khỏi vùng tự trị “Xô Viết Nghệ Tĩnh” do Việt cộng làm chủ. Không trốn được thì đành chấp nhận cho số phận hẩm hiu.
Thứ hai. Hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào ngày 20-7-1054 đã đẩy nguời dân Việt Nam vào một khúc quanh tàn nhẫn. Hơn một triệu người Việt Nam liều chết bằng cách này hay cách khác đã gồng gánh, chạy trốn khỏi miền bắc do Hồ chí Minh và cộng sản lãnh đạo. Và còn hàng triệu triệu người khác, vì không may, vì chậm chân nên đành phải ở lại. Sự kiện bị ở lại này đã đẫn đến việc toàn thể đồng bào ở miền bắc nước ta phải rỉ máu, và tràn nước mắt trong thống khổ. Rồi tất cả phải hứng chịu một sách lược vô đạo, nói toạc ra là cuộc cướp của giết người lớn nhất trong lịch sử ở Việt Nam do Hồ chí Minh, Trường Chinh và đảng cộng sản thực hiện với cái mỹ từ “cải cách ruộng đất”. Kết qủa là có hơn 172000 ngàn người dân Việt Nam đã bị giết chết vì mùa đấu tố 1954-56. Con số người bị chết này đến nay vẫn chẳng có một tài liệu nào ghi chính xác, nhưng theo cuốn Kinh tế Việt Nam do chính nhà nước Việt cộng xuất bản đã xác nhận là có đến ¾ số người bị giết, bị bức hại là bị oan!
Cùng với việc giết người chiếm hữu tài sản của nông dân tại miền quê, cộng sản cũng thực hiện những cuộc phá đình, chùa, miếu và chiếm đoạt các cơ sở của tôn giáo. Sách thì bảo là lấy tài sản lại cho nhân dân. Thực chất là “cứt trâu để lâu hóa bùn”, những tài sản này dần dà được sang nhưọng và chia chác cho nhau theo những kiểu “quy hoạch”, “hợp tác”, hay “bảo vệ an ninh quốc phòng”. Kết qủa, dân trắng tay, tài sản nhẹ nhàng lọt vào tay cán cộng.
Đến sau 30-4-1975, toàn thể đồng bào ở miền nam Việt Nam, trong đó có một số người trước kia đã từng nuôi ăn, và bao che cho Việt cộng trong thời chiến, đã đưọc dịp trắng mắt ra để mà nhìn thâý những hoạt cảnh, gói bọc bằng những mỹ từ “kinh tế mới”, “chế độ hộ khẩu”, “cại tạo công thương nghiệp” do cộng sản vẽ ra. Kết qủa lại hàng triệu người bỏ nước chạy trốn ra hải ngoại, trong số này có hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biên, vượt biển. Rồi hàng triệu triệu đồng bào ta còn ở lại trắng mắt, trắng tay, sống đời thống khổ và con cái, trẻ thơ bị đày vào cuộc khủng hoảng giáo dục.
Chuyện cũ chưa qua, bước sang thời gọi là “đổi mới”. Có thể nói một cách tổng quát là toàn thể những cán cộng, rất ư là vô văn hóa từ trong cuộc chiến, nhưng gặp thời “đổi mới” tức là đổi cách ăn cướp, đã hoàn toàn lột bỏ những phong cách của rừng rú, mũ cối, dép râu và thay vào đó là những khu nhà khang trang, xe cộ, quần áo lịch lãm. Dĩ nhiên, tất cả những sang trọng này đều là những tài sản sang đoạt bằng cách này hay cách khác từ tay người dân hay của công. Nó không có lấy một tý vốn công sức nào của những chủ nhân mới. Nói đơn giản hơn, những cán cộng vô sản, vô văn hóa này đã “đổi mới” cách ăn cướp tài sản của đất nước, của người dân bằng nhửng kế hoạch nhớn như: “Vùng quy hoạch” “vùng an ninh quốc phòng”, “khu giải tỏa”,” giải phóng mặt bằng” để chiếm hữu tài sản của tư của công rồi trờ thành những tư bản đỏ với khối tài sản, ở trong nước thì đồng bào trơ mắt ra mà ngó, và ra hải ngoại thì thế giới phải nể mặt! Hỏi, khối tài sản của lớp cán bộ từ hạ tầng cơ ở xã thôn, phường khóm đến trung ương này, có bao nhiêu phần trăm là là do công sức, mồ hôi và sự chuyên cần của họ tạo ra? Hay nó từ trên trời rớt xuống? Hãy nhìn từng đoàn người dân oan, nhìn cuộc sống lam lũ của người dân thì tức khắc có câu trả lời chính xác. Vậy, đây có phải là chủ trương chiếm đoạt tài sản của đồng bào của đảng và nhà nước này hay không?
B. Nhưng tại sao phải trả lời là KHÔNG?
Cái túi của kẻ cướp không bao giờ đầy. Đã hả hê như thế. Nhưng chúng vẫn luôn luôn thi đua nhau, tìm đủ cách bóp cho người dân không còn hơi thở, miếng ăn. Đó là câu chuyện của Thái Hà, Tòa Khân Sứ, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Loan Lý, Cồn Dâu... và nay đầm tôm ở Tiên Lãng Hải Phòng. Trong những vụ việc này, người dân Việt Nam đã là những chứng nhân. Chứng kiến tận mắt một chính nhân quân tử và một thợ lừa xuất hiện. Đó là TGM Ngô Quang Kiệt và kẻ lừa đảo của thế kỷ Nguyễn tấn Dũng. Nay thêm một nông dân phản biện bằng tiếng súng Đoàn văn Vươn.
Chuyện tôi gọi Y là kẻ lừa đảo của thế kỷ cũng có những lý do: Ngay khi gặp TGM Ngô Quang Kiệt ở hậu cung tòa GM để bàn bạc, và tìm cách giải quyết êm thắm vụ việc TKS, Nguyễn tấn Dũng hứa trao trả lại từng phần và rồi, toàn bộ khu đất cho tòa GM Hà Nội. Một chính nhân như TGM Ngô quang Kiệt thì tin vào những lời lẽ ấy mà chờ đợi. Kết qủa, ngày 19-9-2008, Nguyễn tấn Dũng bất thần cho xe ủi đất đến tàn phá khu đất, vì không được ăn, để mở ra cái gọi là công viên cây xanh. TGM Kiệt trắng mắt, trắng tay. Tệ hơn thế, còn bị Nguyễn tấn Dũng cho đàn em, lâu la bêu riếu trên tất cả mọi hệ thống truyền thanh truyền hình như là một kẻ phản bội tổ quốc vì câu nói” Đất này không phải của Tàu, cũng không phải của Tây, nhưng trực thuộc tòa GM Hà Nội” với đầy đủ những văn bản. Tại sao Ông bị đấu tố như thế? Rất đơn giản, vì Ông là Người dám chống lại cái sách lược đi chiếm đoạt của cộng sản!
Nay lại đến câu chuyện của Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng. Thợ lừa lại xuất hiện bằng câu hỏi rất ấm ớ: Có là chủ trương không? Nếu không phải là chủ trương thì tìm ở đâu ra những vụ việc:” xô viết- nghệ tĩnh”, “cải cách ruộng đất”, “cải tạo công thương nghiệp”, “quy hoạch”, “giải toả mặt bằng” để làm giàu cho các cán bộ đảng viên?
Về chuyện này, thành thật mà nói: Người dân Việt Nam hiền hòa và chân thật qúa. Họ hiền lành và chân thật ngay trước những con hổ lang, dạ sói. Họ hiền lành và chân thật nuôi hổ báo để chúng quay lại cắn giết mình. Thật vậy, trong suốt chiều dài 80 năm qua, trừ ra những giai đoạn đối đầu trong chiến tranh hai phe Quốc - cộng, người Việt Nam cứ cần mẫn hiền lành làm ăn và nuôi nấng cho hổ báo lớn lên để chúng cắn giết người Việt Nam, mà hầu như không có nhiều phản ứng tích cực. Vụ nhân văn Giai Phẩm, vụ Qùynh Lưu hay hàng vạn vạn nhưng cành vạn tuế trog tay trong nhày nhà nước đưa 8 anh chị em giáo dân Thái Hà ra toà cũng chỉ là những tiếng thét đau thương tắm máu của đồng bào. Kế đến là hàng ngàn đồng bào khác lang thang khắp các phố chợ với những tờ dân oan trên tay, nhưng là những tiếng cưòi hạnh phúc của cộng sản. Nay, ở Tiên Lãng, nước mắt chảy ngập đồng sâu, nhưng đã pha máu của loài sấu hoang dã vì biện chứng Đoàn văn Vươn!
Chuyện của Đoàn văn Vươn nếu vào thời đấu tố, thời hậu 30-4-1975 hay đi trước làn sóng của những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Cù huy Hà Vũ, Trần hùynh duy Thức... thì không phải một Đoàn văn Vươn, một Đoàn văn Qúy nhưng cả gia đình ấy đã phải gục suống và chết ở trong đám bùn lầy ấy mà không một ai hay biết, làm gì có chuyễn ầm ỹ thế? Thật là chẳng may cho cán cộng ở Tiên Lãng chút nào nhỉ. Tuy nhiên, vì là chủ trương của đảng và nhà nước, nên Nguyễn tấn Dũng không thể nào không đặt ra câu hỏi” Có là chủ trương không” để giải quyết vấn đề.
Bởi lẽ, khi Nguyễn tấn Dũng hỏi thế là buộc mọi cán cộng nhớn nhỏ, mọi cái loa phóng thanh ô uế của đảng, của nhà nước phải đồng loạt hô vang: Không phải là chủ trương của đảng, chỉ là sai nhầm của vài ba cán bộ thi hành. Phải hô hoán lên là Không để tiếp tục lừa đảo dân tộc Việt Nam, để cứu đảng và cứu chính những kẻ đi cưỡng chế tài sản của nhân dân. Làm được những chuyện mặt dày như thế, họ có xứng tầm là những tay lừa đảo của thế kỷ hay không?
Dầu có hay là không thì cái kết qủa của Tiên Lãng cũng vẫn là: Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy, khó tránh khỏi cái tội có âm mưu giết người, vì đã gài mìn, nổ súng, chống lại kẻ dùng bạo lực đi cưỡng chế quyền tự do, quyền tư hữu của nhân dân do nhà nước chủ trương. Tuy nhiên, chỉ có một điều rất đáng nói đến ở trong vụ việc, có thể trở thành một mốc điểm của thời sự, của lịch sử là Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy biêt trước mọi hậu qủa của những việc họ làm. Họ đã can đảm chấp nhận cái mất cho mình, và cho gia đình mình, để bù lại, xã hội nếu không còn Đoàn văn Vươn thì vĩnh viễn vẫn còn dư âm của tiếng súng phản biện chống bạo ác để bảo về quyền sống, bảo vệ Công Lý cho con người, cho xã hội được hưởng mai hậu. Đó là một hành động can trường đáng trân trọng. Xa hơn, đó cũng chính là tiếng súng lệnh khai tử chế độ bạo tàn này. Bởi vì, vài ba con tép riu ở Tiên Lãng bị đem ra làm vật tế thần trong một cuộc chơi của tòa án, không còn khả năng lừa bịp dân ta. Và bạo lực cộng sản không còn là điều đáng sợ. Hơn thế, nó không còn khả năng cứu vãn và giữ chế độ này tiến thân an toàn vào trong vòng tay nô lệ cho lá cờ năm sao của Trung cộng.
Thật vậy, đã đến lúc tất cả mọi người dân Việt phải nắm lấy tay nhau, đồng lòng đồng sức hô vang: “Hỡi toàn thể Công Nông Thương Binh Việt Nam, hãy đoàn kết lại! Hãy trả câu giáo điều bạc ác của Xuân Diệu lại cho chính hàng ngũ cán cộng, để người Việt Nam cùng nhau đứng dậy, xây dựng lại một đất nước Việt Nam trong Độc Lập, Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ. Cho đồng bào ta có cơ hội xây dựng lại cuộc sống Ấm No, Hạnh Phúc trong tình người Nhân Bản, Văn Hóa trên chính mảnh đất của cha ông ta để lại.
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.” ( Xuân Diệu)
Đến hôm nay, hẳn nhiên là không còn một người Việt Nam nào kinh ngạc, hay thấy lạ lùng trước cảnh cán bộ, đảng viên nhà nước Việt cộng thi đua nhau chiếm đoạt tài sản của nhân dân Việt Nam để cho vào túi riêng. Bởi lẽ, sự kiện này đã khởi sự ngay sau cái hội nghị ở gốc cây đa Tân Trào. Đến nay, nó trở thành nếp, thành chuyện thường nhật trong sinh hoạt của đảng và nhà nước Việt cộng. Chỉ tính riêng các cơ sở của tôn giáo thì đã có đến hơn 2250 cơ sở bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Sở dĩ có những bất công chồng chất trong xã hội như thế là vì, chẳng có một cán cộng nào được sinh ra và lớn lên trong thói đảng, mà không thuộc nằm lòng hai câu thơ như giáo điều cơ bản của đảng, do thi sỹ vì tem phiếu Xuân Diệu khởi xướng là: “Lôi cổ bọn nó ra đây, bắt qùy xuống, đoạ đày chết thôi”.
Nói về thơ thì Xuân Diệu có tài làm thơ tình, ít người sánh kịp. Mà nói về cái “ác đảng tính” của Xuân Diệu thì có lẽ toàn đảng cộng phải cúi đầu bái phục, vì nó đã vạch ra hướng đi cho toàn đảng. Phần người nhân bản nghe đến là dựng tóc gáy. Bởi từ dạo đó, bài giáo huấn này biến thành dòng máu luân lưu, thành bản chất trong đời cán cộng nhớn nhỏ từ trung ương cho đến địa phương. Đứng nhìn từ bất cứ góc độ nào, cán đều tự cho mình cái quyền hạn đứng trên người, trên luật lệ, trên cả đất nưóc. Nên mặc tình mặc sức ngoảnh mặt làm ngơ, tệ hơn thế còn tạo thêm ra những thống khổ cho đồng loại. Khi tự tạo thêm ra những thống khổ này cho đồng loại, không biết những cán cộng này tự bảo mình là ai? Là con người không có nhân lương tính hay là loài thú hoang? Bởi lẽ: “Chỉ có loài cầm thú mới quay mặt trước nỗi thống khổ của đồng loại”
Theo đó, nếu xã hội cộng sản không còn xảy ra chuyện bóc lột người qua hình thức “quy hoạch”, “cưỡng chế” nữa, mới là cái sự lạ đời. Tuy nhiên, hơn một tháng nay, người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước được chứng kiến hai sự kiện lạ hơn bất thường là:
1. Anh Đoàn văn Vươn vì giữ nhà, giữ vườn, đã quyết định nổ súng nhắm bắn thẳng vào những tên cán cộng gỉa danh bộ đội, công an nhân dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nhưng thực chất là những tên ác ôn côn đồ, mang lòng lang dạ sói, dùng bạo lực công quyền để chiếm đoạt tài sản của người khác về làm của riêng. Anh đã làm một việc, không hẳn là một phản ứng nhất thời. Nhưng là một hành động dũng cảm như Dan Josif của Rumania vào ngày 22/12/1989. Có khác là khác vì ở trong hai tình thế khác nhau.
Hôm ấy, đảng cộng sản Roumania tổ chức một cuộc tuần hành biểu dương sức mạnh để ủng hộ Ceaucescu. Nhưng một chuyện tình cờ đã tạo nên lịch sử mới. Bởi vì không ai ngờ rằng cuộc biểu dương sức mạnh của đảng cộng sản Roumani bỗng chốc chuyển hướng chỉ vì một câu hô đả đảo Ceaucescu... Sau một giây ngỡ ngàng, hàng trăm rồi hàng ngàn ngàn tiếng hô vang dội chuyền đi bên nhau. Rồi anh chàng công nhân Dan Josif, tay cầm khẩu súng lục đưa lên cao, dẫn đầu đoàn người biểu tình nhào vào chiếm lấy tòa nhà của bộ chính trị, và từ đấy đã kết thiúc triều đại cuối cùng của cộng sản Roumani. Dĩ nhiên, hành động của Dan Josif là do lòng yêu nước thúc đẩy và hơn thế, anh đã không kịp tính toán cho một tiếng hô khởi đầu. Anh đã không kể gì đến bản thân mình, nhưng chính là vì cuộc sống tự do của người dân Roumania …
Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Quý ở Tiên Lãng dù ở trong một hoàn cảnh khác, nhưng cũng có cùng một giấc mơ, bảo vệ Công Lý. Bảo vệ quyền sống của con người. Họ đã nổ súng chống lại cường hào. Nó như một phát súng lệnh khai tử chế độ cộng sản Việt Nam. Dù rằng, trưóc mắt, anh có thể sẽ mất, nhưng xã hội sẽ được. Nghĩa là, anh sẽ ngồi tù. Vợ con anh có thể không bị truy tố. Riêng cái mảnh đất kia, sau ba bữa nửa tháng, câu chuyện êm dần xuống sẽ được nhà nước âm thầm giải quyết bằng một phương cách riêng rẽ, như cho thuê lại, thêm thời hạn hay trao cho mảnh đất khác với một số bồi thường nào đó. Về phía phe cánh đảng nhà nước sẽ vờ ngưng công tác, chặt vài ba con tép ở cấp xã, huyện và chuyển đổi công tác đi nơi khác là.... hết chuyện. Có còn lại, chỉ là dư âm của tiếng súng phản biện của người nông dân Đoàn văn Vươn.
2. Kế đến là vụ việc thủ tướng Việt cộng Nguyễn tấn Dũng, trực tiếp can dự vào vụ cưỡng đoạt ầm ỹ này bằng câu hỏi lấp lửng:” việc ao cá, nhà của ông Vươn bị phá có chủ trương không? Câu hỏi mới khôi hài làm sao chứ. Bảo nó là chuyện cười còn là may đấy. Chính ra phải nói là chuyện lợm dọng mới đúng. Bởi lẽ, câu trả lời không một người nào không biết, không một người nào phủ nhận là Có. Hơn thế, nó còn là một chủ trương trọng tâm, cơ bản và tiên quyết của đảng và nhà nước Việt cộng. Nhưng ở trong trường hợp này, nó mở ra một câu trả lời buộc mọi cấp cán cộng nhớn nhỏ, không chỉ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, mà ngay từ trung ương, xuống tới mọi địa phương đều phải trả lời, báo cáo là Không. Không, để lừa dối toàn dân. Không để chối tội cho đảng và Không, để cứu chính những kẻ đã vừa làm công tác “đấu tố” nhân dân để tạo uy thế cho đảng.
A. Tại sao lại là Có?
Theo tiến trình của lịch sữ, những sự kiện sau đây đã nối tiếp nhau để trả lời cho chữ có:
Thứ nhất: Ngay sau hội nghị gốc đa Tân Trào, hiệu ứng “Xô Viết Nghệ Tĩnh” đã nổ ra. Cái gọi là cuộc nổi đậy của người nông dân vùng Nghệ An Hà Tĩnh này thực chất chỉ là một tập dượt cho phương thức chiếm đoạt quyền tư hữu của người dân Việt Nam bằng bạo lực của cộng sản mà thôi. Bởi vì, ngay sau đó, hầu như tất cả mọi thành phần bất hảo đi theo Việt cộng trong vùng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhảy vọt. Chúng nhảy một bưóc từ đầu đường xó chợ trở thành chủ nhân ông, trở thành lãnh đạo, chiếm giữ toàn bộ tài sản do nông dân vùng lên chiếm lại từ tay các điền chủ trước kia. Và những người nông dân vì bị khích động, tham gia vào phong trào “Xô Viềt Nghệ Tĩnh” ngay lập tức trở thành những kẻ nô lệ cho chủ nhân mới còn tàn bạo, ác độc gấp trăm ngàn lần điền chủ và thực dân góp lại. Đó là cộng sản. Nên người dân chỉ nghe đến Xô Viết Nghệ Tĩnh là rùng mình rợn tóc gáy. Rồi những ai muốn sống một đời sống cho nên người thì đều tìm cách bỏ trốn khỏi vùng tự trị “Xô Viết Nghệ Tĩnh” do Việt cộng làm chủ. Không trốn được thì đành chấp nhận cho số phận hẩm hiu.
Thứ hai. Hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào ngày 20-7-1054 đã đẩy nguời dân Việt Nam vào một khúc quanh tàn nhẫn. Hơn một triệu người Việt Nam liều chết bằng cách này hay cách khác đã gồng gánh, chạy trốn khỏi miền bắc do Hồ chí Minh và cộng sản lãnh đạo. Và còn hàng triệu triệu người khác, vì không may, vì chậm chân nên đành phải ở lại. Sự kiện bị ở lại này đã đẫn đến việc toàn thể đồng bào ở miền bắc nước ta phải rỉ máu, và tràn nước mắt trong thống khổ. Rồi tất cả phải hứng chịu một sách lược vô đạo, nói toạc ra là cuộc cướp của giết người lớn nhất trong lịch sử ở Việt Nam do Hồ chí Minh, Trường Chinh và đảng cộng sản thực hiện với cái mỹ từ “cải cách ruộng đất”. Kết qủa là có hơn 172000 ngàn người dân Việt Nam đã bị giết chết vì mùa đấu tố 1954-56. Con số người bị chết này đến nay vẫn chẳng có một tài liệu nào ghi chính xác, nhưng theo cuốn Kinh tế Việt Nam do chính nhà nước Việt cộng xuất bản đã xác nhận là có đến ¾ số người bị giết, bị bức hại là bị oan!
Cùng với việc giết người chiếm hữu tài sản của nông dân tại miền quê, cộng sản cũng thực hiện những cuộc phá đình, chùa, miếu và chiếm đoạt các cơ sở của tôn giáo. Sách thì bảo là lấy tài sản lại cho nhân dân. Thực chất là “cứt trâu để lâu hóa bùn”, những tài sản này dần dà được sang nhưọng và chia chác cho nhau theo những kiểu “quy hoạch”, “hợp tác”, hay “bảo vệ an ninh quốc phòng”. Kết qủa, dân trắng tay, tài sản nhẹ nhàng lọt vào tay cán cộng.
Đến sau 30-4-1975, toàn thể đồng bào ở miền nam Việt Nam, trong đó có một số người trước kia đã từng nuôi ăn, và bao che cho Việt cộng trong thời chiến, đã đưọc dịp trắng mắt ra để mà nhìn thâý những hoạt cảnh, gói bọc bằng những mỹ từ “kinh tế mới”, “chế độ hộ khẩu”, “cại tạo công thương nghiệp” do cộng sản vẽ ra. Kết qủa lại hàng triệu người bỏ nước chạy trốn ra hải ngoại, trong số này có hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biên, vượt biển. Rồi hàng triệu triệu đồng bào ta còn ở lại trắng mắt, trắng tay, sống đời thống khổ và con cái, trẻ thơ bị đày vào cuộc khủng hoảng giáo dục.
Chuyện cũ chưa qua, bước sang thời gọi là “đổi mới”. Có thể nói một cách tổng quát là toàn thể những cán cộng, rất ư là vô văn hóa từ trong cuộc chiến, nhưng gặp thời “đổi mới” tức là đổi cách ăn cướp, đã hoàn toàn lột bỏ những phong cách của rừng rú, mũ cối, dép râu và thay vào đó là những khu nhà khang trang, xe cộ, quần áo lịch lãm. Dĩ nhiên, tất cả những sang trọng này đều là những tài sản sang đoạt bằng cách này hay cách khác từ tay người dân hay của công. Nó không có lấy một tý vốn công sức nào của những chủ nhân mới. Nói đơn giản hơn, những cán cộng vô sản, vô văn hóa này đã “đổi mới” cách ăn cướp tài sản của đất nước, của người dân bằng nhửng kế hoạch nhớn như: “Vùng quy hoạch” “vùng an ninh quốc phòng”, “khu giải tỏa”,” giải phóng mặt bằng” để chiếm hữu tài sản của tư của công rồi trờ thành những tư bản đỏ với khối tài sản, ở trong nước thì đồng bào trơ mắt ra mà ngó, và ra hải ngoại thì thế giới phải nể mặt! Hỏi, khối tài sản của lớp cán bộ từ hạ tầng cơ ở xã thôn, phường khóm đến trung ương này, có bao nhiêu phần trăm là là do công sức, mồ hôi và sự chuyên cần của họ tạo ra? Hay nó từ trên trời rớt xuống? Hãy nhìn từng đoàn người dân oan, nhìn cuộc sống lam lũ của người dân thì tức khắc có câu trả lời chính xác. Vậy, đây có phải là chủ trương chiếm đoạt tài sản của đồng bào của đảng và nhà nước này hay không?
B. Nhưng tại sao phải trả lời là KHÔNG?
Cái túi của kẻ cướp không bao giờ đầy. Đã hả hê như thế. Nhưng chúng vẫn luôn luôn thi đua nhau, tìm đủ cách bóp cho người dân không còn hơi thở, miếng ăn. Đó là câu chuyện của Thái Hà, Tòa Khân Sứ, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Loan Lý, Cồn Dâu... và nay đầm tôm ở Tiên Lãng Hải Phòng. Trong những vụ việc này, người dân Việt Nam đã là những chứng nhân. Chứng kiến tận mắt một chính nhân quân tử và một thợ lừa xuất hiện. Đó là TGM Ngô Quang Kiệt và kẻ lừa đảo của thế kỷ Nguyễn tấn Dũng. Nay thêm một nông dân phản biện bằng tiếng súng Đoàn văn Vươn.
Chuyện tôi gọi Y là kẻ lừa đảo của thế kỷ cũng có những lý do: Ngay khi gặp TGM Ngô Quang Kiệt ở hậu cung tòa GM để bàn bạc, và tìm cách giải quyết êm thắm vụ việc TKS, Nguyễn tấn Dũng hứa trao trả lại từng phần và rồi, toàn bộ khu đất cho tòa GM Hà Nội. Một chính nhân như TGM Ngô quang Kiệt thì tin vào những lời lẽ ấy mà chờ đợi. Kết qủa, ngày 19-9-2008, Nguyễn tấn Dũng bất thần cho xe ủi đất đến tàn phá khu đất, vì không được ăn, để mở ra cái gọi là công viên cây xanh. TGM Kiệt trắng mắt, trắng tay. Tệ hơn thế, còn bị Nguyễn tấn Dũng cho đàn em, lâu la bêu riếu trên tất cả mọi hệ thống truyền thanh truyền hình như là một kẻ phản bội tổ quốc vì câu nói” Đất này không phải của Tàu, cũng không phải của Tây, nhưng trực thuộc tòa GM Hà Nội” với đầy đủ những văn bản. Tại sao Ông bị đấu tố như thế? Rất đơn giản, vì Ông là Người dám chống lại cái sách lược đi chiếm đoạt của cộng sản!
Nay lại đến câu chuyện của Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng. Thợ lừa lại xuất hiện bằng câu hỏi rất ấm ớ: Có là chủ trương không? Nếu không phải là chủ trương thì tìm ở đâu ra những vụ việc:” xô viết- nghệ tĩnh”, “cải cách ruộng đất”, “cải tạo công thương nghiệp”, “quy hoạch”, “giải toả mặt bằng” để làm giàu cho các cán bộ đảng viên?
Về chuyện này, thành thật mà nói: Người dân Việt Nam hiền hòa và chân thật qúa. Họ hiền lành và chân thật ngay trước những con hổ lang, dạ sói. Họ hiền lành và chân thật nuôi hổ báo để chúng quay lại cắn giết mình. Thật vậy, trong suốt chiều dài 80 năm qua, trừ ra những giai đoạn đối đầu trong chiến tranh hai phe Quốc - cộng, người Việt Nam cứ cần mẫn hiền lành làm ăn và nuôi nấng cho hổ báo lớn lên để chúng cắn giết người Việt Nam, mà hầu như không có nhiều phản ứng tích cực. Vụ nhân văn Giai Phẩm, vụ Qùynh Lưu hay hàng vạn vạn nhưng cành vạn tuế trog tay trong nhày nhà nước đưa 8 anh chị em giáo dân Thái Hà ra toà cũng chỉ là những tiếng thét đau thương tắm máu của đồng bào. Kế đến là hàng ngàn đồng bào khác lang thang khắp các phố chợ với những tờ dân oan trên tay, nhưng là những tiếng cưòi hạnh phúc của cộng sản. Nay, ở Tiên Lãng, nước mắt chảy ngập đồng sâu, nhưng đã pha máu của loài sấu hoang dã vì biện chứng Đoàn văn Vươn!
Chuyện của Đoàn văn Vươn nếu vào thời đấu tố, thời hậu 30-4-1975 hay đi trước làn sóng của những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Cù huy Hà Vũ, Trần hùynh duy Thức... thì không phải một Đoàn văn Vươn, một Đoàn văn Qúy nhưng cả gia đình ấy đã phải gục suống và chết ở trong đám bùn lầy ấy mà không một ai hay biết, làm gì có chuyễn ầm ỹ thế? Thật là chẳng may cho cán cộng ở Tiên Lãng chút nào nhỉ. Tuy nhiên, vì là chủ trương của đảng và nhà nước, nên Nguyễn tấn Dũng không thể nào không đặt ra câu hỏi” Có là chủ trương không” để giải quyết vấn đề.
Bởi lẽ, khi Nguyễn tấn Dũng hỏi thế là buộc mọi cán cộng nhớn nhỏ, mọi cái loa phóng thanh ô uế của đảng, của nhà nước phải đồng loạt hô vang: Không phải là chủ trương của đảng, chỉ là sai nhầm của vài ba cán bộ thi hành. Phải hô hoán lên là Không để tiếp tục lừa đảo dân tộc Việt Nam, để cứu đảng và cứu chính những kẻ đi cưỡng chế tài sản của nhân dân. Làm được những chuyện mặt dày như thế, họ có xứng tầm là những tay lừa đảo của thế kỷ hay không?
Dầu có hay là không thì cái kết qủa của Tiên Lãng cũng vẫn là: Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy, khó tránh khỏi cái tội có âm mưu giết người, vì đã gài mìn, nổ súng, chống lại kẻ dùng bạo lực đi cưỡng chế quyền tự do, quyền tư hữu của nhân dân do nhà nước chủ trương. Tuy nhiên, chỉ có một điều rất đáng nói đến ở trong vụ việc, có thể trở thành một mốc điểm của thời sự, của lịch sử là Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy biêt trước mọi hậu qủa của những việc họ làm. Họ đã can đảm chấp nhận cái mất cho mình, và cho gia đình mình, để bù lại, xã hội nếu không còn Đoàn văn Vươn thì vĩnh viễn vẫn còn dư âm của tiếng súng phản biện chống bạo ác để bảo về quyền sống, bảo vệ Công Lý cho con người, cho xã hội được hưởng mai hậu. Đó là một hành động can trường đáng trân trọng. Xa hơn, đó cũng chính là tiếng súng lệnh khai tử chế độ bạo tàn này. Bởi vì, vài ba con tép riu ở Tiên Lãng bị đem ra làm vật tế thần trong một cuộc chơi của tòa án, không còn khả năng lừa bịp dân ta. Và bạo lực cộng sản không còn là điều đáng sợ. Hơn thế, nó không còn khả năng cứu vãn và giữ chế độ này tiến thân an toàn vào trong vòng tay nô lệ cho lá cờ năm sao của Trung cộng.
Thật vậy, đã đến lúc tất cả mọi người dân Việt phải nắm lấy tay nhau, đồng lòng đồng sức hô vang: “Hỡi toàn thể Công Nông Thương Binh Việt Nam, hãy đoàn kết lại! Hãy trả câu giáo điều bạc ác của Xuân Diệu lại cho chính hàng ngũ cán cộng, để người Việt Nam cùng nhau đứng dậy, xây dựng lại một đất nước Việt Nam trong Độc Lập, Tự Do, Công Bằng, Dân Chủ. Cho đồng bào ta có cơ hội xây dựng lại cuộc sống Ấm No, Hạnh Phúc trong tình người Nhân Bản, Văn Hóa trên chính mảnh đất của cha ông ta để lại.
Văn Hóa
Nguồn Sống Xuân
Trầm Hương Thơ
09:53 13/02/2012
Kìa! em coi, trên cành Xuân trổ lá
Lộc nở xanh, lá biếc ngợp chen hoa
Từng cánh mai vương tỏa dưới sân nhà
Bao nhiêu tuổi xuân già ai có biết?
Tuổi Xuân trôi, trôi hoài luôn mải miết
Theo giòng đời tha thiết ướp hương xuân
Mỗi mùa Xuân vẫn là một đầu tuần
Để xanh cành quây quần phơi phới lá
Vươn sức sống mãnh liệt lên cao cả
Mãi tuần hoàn đon đả với thời gian
Dưới "Ánh Sáng" chứa chan qúa nồng nàn
Ôm vũ trụ với muôn ngàn thương mến
Tình Yêu "NGÀI" nhưng không vẫn tìm đến
Cho muôn loài ánh nến sưởi trần gian
Ấm áp lên sức sống dậy muôn ngàn
Không có "NGÀI" thời gian là cõi chết
"NGÀI" cho đi tỷ năm chẳng biết mệt
Từ nguyên thủy quy kết cả tình thương
"NGÀI" tạo tác muôn vật cách vô thường
Loài thu tạo muôn phương tìm minh chứng
"NGÀI" vẫn ban cho muôn loài đứng vững
Có chấp chi về những sự vu vơ
Mọi khoa học nghiên cứu vẫn vật vờ
Bảy tỷ người cứ chờ xem kết qủa
Nhưng muôn đời chẳng bao giờ giải tỏa
"NGÀI" chính là món qùa của nhân loại
Trong vũ trụ và cả ở bên ngoài
Không ban ơn ngươi hoài sao hiểu nổi
Bởi Thế "gian" nên muôn đời vẫn "dối"
Không có "NGÀI" bóng tối phủ thời gian
"Ánh Sáng NGÀI" mang "Xuân" tới nồng nàn
muôn rực rỡ ngút ngàn vươn sức sống
Nghe tiếng chuông bỗng tỉnh hồn mơ mộng
Chợt hiểu rằng "Nguồn Sống" đến từ "CHA"
Ban mùa Xuân vươn tới cho mọi nhà
Tạ ơn "NGÀI" hơn ngọc ngà châu báu.
Trầm Hương
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tình Tặng Ai
Thérésa Nguyễn
22:08 13/02/2012
HOA TÌNH TẶNG AI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Khi yêu cổ nghẹn lời câm
Bó hoa có lưỡi thì thầm hộ ta.
(Trích thơ của Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Khi yêu cổ nghẹn lời câm
Bó hoa có lưỡi thì thầm hộ ta.
(Trích thơ của Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền