Ngày 14-02-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 14/02/2018
45. SỢ VỢ
Có một quan tri huyện rất là sợ vợ.
Một hôm đang ngồi nơi phòng làm việc ở công đường, đột nhiên nghe tiếng huyên náo ở sau hậu viện, bèn phái tên sai dịch đi coi tình hình, tên sai dịch trở về báo cáo:
- “Bẩm lão gia, đó là vợ chồng của tên lính gác nhà đánh nhau đấy ạ”.
Tri huyện nghiến răng giận dữ nói:
- “Hừ, hừ, nếu là ta, nếu là ta...”
Ai có ngờ đâu vợ của tri huyện ở phía sau nhà nghe rất rõ ràng tiếng của ông ta, bèn lớn tiếng hét lên:
- “Nếu là ông thì ông làm sao hử ?”
Tri huyện kinh hoàng trả lời:
- “Nếu đó là tôi, thì tôi lập tức quỳ xuống xin cứu mạng thì lẽ nào bà ấy hạ thủ chứ !!!”
(Hoa Diên Thú Lạc Đàm Tiếu Tửu Lệnh)

Suy tư 45:
Tôi có một người anh con ông cậu ruột, tính tình phóng khoáng và chẳng hề biết sợ ai, muốn đánh nhau thì đánh, muốn nhậu nhẹt thì nhậu, nhưng khi có vợ thì trở nên hiền lành và chí thú làm ăn, bà vợ hiền ít nói chứ không thuộc hạng sư tử Hà Đông, vậy mà hôm tôi về thăm nhà, trong bàn ăn anh ta lớn tiếng nói: “Vợ mình là người thay mặt Chúa để dạy dỗ ta nên người !?”, cả nhà ai cũng cười ầm vang lên, tôi cứ ngỡ là anh có uống rượu nên nói đùa cho vui, nhưng không, anh ta cứ nhắc lại câu ấy với giọng nói nghiêm trang và thành khẩn...
Tôi vẫn nhớ và ngẫm nghĩ câu nói này của anh, đúng là như vậy thật.
Thiên Chúa có nhiều cách để dạy dỗ chúng ta, Ngài có thể dùng hoàn cảnh này để dạy dỗ người này, dùng người nọ để dạy dỗ người kia. Trong gia đình chồng vợ biết đóng cửa dạy nhau là điều đáng khích lệ và bắt chước, chồng trở nên tốt nhờ tính tình hiền dịu của vợ cảm hóa, vợ trở nên nhu mì biết chăm sóc gia đình là nhờ chồng có tấm lòng bao dung, cả hai vợ chồng đều có tâm hồn biết tha thứ và cảm thông lẫn nhau, thì chính họ –chồng vợ- biết nhận ra ý Chúa nơi người bạn trăm năm của mình rồi vậy.
Chúng ta có thể tự nói với mình: mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi biến cố đều là thánh ý của Thiên Chúa gởi đến, qua những hoàn cảnh và những con người này mà Ngài muốn dạy dỗ tôi nên người con ngoan của Ngài, và trở nên người tốt trong xã hội.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 14/02/2018

36. Cầu nguyện trong nước mắt, đúng là công việc tốt để rữa sạch linh hồn của con người; nhưng cầu nguyện xong thì cần phải nhớ tất cả nguyên nhân của việc rơi nước mắt.

(Thánh Nilus the Elder)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thứ tư lễ TRO
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 14/02/2018
THỨ TƯ LỄ TRO

Tin mừng: Mt 6, 1-6; 16-18.
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”


Bạn thân mến,
Thói giả hình của bạn và tôi làm cho Đức Chúa Giê-su buồn bực trong vườn Giết-sê-ma-ni, lòng kiêu ngạo của chúng ta làm cho Đức Chúa Giê-su phải chết trên thập giá, duy chỉ có lòng chân thành của chúng ta đối với Chúa và đối với anh em, mới làm cho Đức Chúa Giê-su phục sinh mỗi ngày trong tâm hồn chúng ta, và trong tâm hồn của tha nhân mà thôi.
Khởi đầu mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin vào Phúc Âm của ngày hôm nay: sống chân thực và chân thành với anh chị em của mình, không giả hình giả bộ, không đạo đức giả như những người Pha-ri-siêu mà Đức Chúa Giê-su vẫn thường quở trách, bởi vì thói giả hình chỉ làm cho chúng ta như cái mả tô vôi bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì hôi thối xấu xa.
Có nhiều lần bạn và tôi sống giả hình với tha nhân khi chúng ta trong lòng rất oán ghét họ, nhưng bên ngoài thì làm bộ thân thiện, miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì chất chứa những mưu thâm hại người; đã nhiều lần bạn và tôi ăn chay bên ngoài như làm việc thiện, đọc kinh, thân thiện, nhưng bên trong tâm hồn thì ăn mặn những thức ăn như kiêu ngạo, ghét ghen, giận hờn, vu khống hàm hồ cáo gian.v.v...tất cả những điều đó, đã làm cho chúng ta trở thành những tên quân dữ đóng đinh tha nhân vào thập giá với Đức Chúa Giê-su rồi.
Bạn thân mến,
Mùa chay là mùa của cầu nguyện, sám hối và hy sinh. Nếu bạn và tôi không cầu nguyện thì sẽ có ngày muốn cầu nguyện mà không được; nếu bạn và tôi không sám hối thì tất sẽ có ngày hối không kịp; nếu bạn và tôi không hy sinh thì sẽ có ngày muốn hy sinh mà cũng không có cơ hội, bởi vì ngày giờ của Đức Chúa Giê-su đến thì không ai biết được cả.
Mùa chay thánh năm nay, bạn và tôi –ít nữa- cũng có một quyết tâm cho mình, đó là phải sống tốt lành hơn mùa chay năm ngoái, phải sống làm chứng nhân cho Chúa hơn những ngày khác, bằng cách sống rất chân thực và chân thành với anh chị em của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Video 40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro 14/2/2018
VietCatholic
09:19 14/02/2018
40 ngày Mùa Chay - Suy niệm Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro 14/2/2018

 
Video 40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2: Phúc cho những ai sống trong lề luật
VietCatholic
09:21 14/02/2018
40 ngày Mùa Chay - Suy niệm Bài 2: Phúc Cho Những Ai Có Lòng Ao Ước Sống Trong Lề Luật Chúa

 
Video 40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 3: Giữ chay trong hân hoan và hy vọng
VietCatholic
09:25 14/02/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 3: Giữ Chay Trong Hân Hoan Và Hy Vọng

 
Thư Tư Lễ Tro – Ngày Tro bụi
Lm. Vinh Sơn. scj
09:39 14/02/2018

« Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi,… »

(Trịnh Công Sơn, Cát Bụi)


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dùng hình ảnh "Hạt Bụi" để nói về thân phận con người. Không biết nhạc sĩ Trịnh sống và xác tín theo niềm tin, theo tôn giáo nào, nhưng khi dùng hình ảnh « hạt bụi » để nói về phần con người được cát bụi hóa kiếp thành con người rồi sẽ trở về với bụi đất, có lẽ ông lấy nguồn cảm hứng trong Kinh Thánh : Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng con người đầu tiên là nguyên tổ Ađam (x. St 2, 7) và sau khi nguyên tố phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa đã phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi.. : « Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." » (St 3, 19), thân phận con người thật mỏng dòn rồi sẽ thoáng mất đi :

« Ôi cát bụi phận nầy,

vết mực nào xóa bỏ không hay »

Bụi thường được dùng kết hợp đồng hóa với tro, bản Kinh Thánh Bảy Mươi nhiều lần các học giả dùng từ « bụi » để nói và đồng hóa « tro ». Trong Kinh Thánh tro bụi là biểu tượng tội lỗi, sự mỏng dòn của con người, sự khiêm tốn, nỗi đau khổ và cả sự thống hối ăn năn khi con người đã lỡ vấp phạm :

• Trái tim và tấm lòng của người tội lỗi được ví như là bụi tro, sách Khôn Ngoan có nói rằng : « Con tim của anh là tro bụi, hy vọng của anh hèn hơn đất, cuộc đời của anh tệ hơn bùn » (Kn 15, 10), không gì tệ hơn bùn đất, tro bụi, con người tội lỗi được ví như tro bụi. Cho nên người tội lỗi sẽ bị tiêu hủy thành bụi đất như Ngôn sứ Edêkien loan báo Sấm ngôn : « Vì ngươi chồng chất tội….Ta cho phát ra một ngọn lửa thiêu rụi ngươi; Ta biến ngươi thành tro bụi trên mặt đất…»(Ed 28, 18)…

• Tro bụi biểu hiện sự khiêm tốn bé nhỏ, Tổ Phụ Abraraham nhìn nhận mình trước Thiên Chúa : « con chỉ là thân tro bụi.. » (St 18, 2)

• Tro bụi được sử dụng để nói nên sự thống hối : Vua và Dân thành Nivive xức tro để tỏ lòng thống hối vì lỗi lầm mà mình đã phạm, xin Thiên Chúa xót thương (x. Gn 3, 6), Gíop cũng biểu lộ lòng thống hối : « trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn (G 42, 6)

• Tro bụi nói lên sự buồn phiền đau khổ : Thamar bị khinh chê đã xức tro trên đầu (x. G, 42, 6 ; Gn 3, 6 ; Mt 11, 21); Khi nguười Do Thái lo sợ trước cái chết đe dọa ( Es 6, 1-4..) Tro bụi với sự biểu hiện lòng hối tiếc khi phạm tội (cf. Judith 4, 11-15 ; Ézéchiel 27, 30)…

Mùa Chay Thánh bắt đầu bằng Thứ Tư Lễ Tro - ngày được gọi là ngày “Bụi Tro” bởi vì trong ngày này, người tín hữu lãnh nhận tro được ghi hình thánh giá trên trán. Nghi thức xức tro trong ngày đầu Mùa Chay đã bắt đầu vào thời Ðức Giáo Hoàng Grêgrôriô Cả (590-604). Ngày “Bụi Tro” có nguồn gốc từ “Dies Cinerum” trong Sách Lễ Rôma và được tìm thấy trong quyển Sách Lễ Grêgôriô. Với tất cả ý nghĩa của tro bụi trong Thánh Kinh, việc lãnh nhận tro trên trán là dấu chỉ nhắc nhở sự chết và sự ăn năn, ý thức thân phận mỏng dòn như bụi đất, sám hối vì những lầm lỗi mà mình phạm. Nghi thức xức tro được đưa vào phụng vụ Tây Phương vào thế kỷ 10, và được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội tại Công Ðồng Benevento năm 1091.

Khi xức tro lên trán người tín hữu, Thừa tác viên kêu gọi sự sám hối của người muốn nhận lãnh tro và khiêm tốn nhìn nhận mình thấp hèn : « Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." » (St 3, 19), hay Thừa tác viên dùng lời kêu gọi ý thức mình tội lỗi, sám hối và canh tân đổi mới theo Tin Mừng với lời mà Chúa Giêsu đã kêu gọi: « Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1, 15)

Con người dù trong thân phận thấp hèn yếu đuối như tro bụi, nhưng qua cử chỉ khiêm tốn nhận tro với Dấu Thánh Giá được ghi trên trán, dấu tượng trưng cho ấn tín thánh mà người Tín Hữu lãnh nhận khi lãnh phép rửa tội. Dấu giải phóng khỏi tội, qua dấu đó, người tín hữu được liệt vào con cái của Thiên Chúa (x.Rm. 6,3-18). Đó là dấu chỉ con người trở về với bụi đất. Nhưng trong bụi đất, nhờ Đức Kitô qua cái chết và phục sinh với thập giá, con người sẽ tham dự vào vinh quanh với Ngài.

Cho nên việc lãnh tro cũng được coi như là dấu chỉ của sự trở về trong vinh quang khi chúng ta được lãnh nhận làm con cái của Thiên Chúa đã được diễn tả trong Sách Khải Huyền, vinh quang với Chiên chiến thắng là Đức Kitô khải hoàn, như Enzo Bianchi đã suy niệm về Tro bụi : « … Vâng, đón nhận tro chúng ta ý thức rằng : Lửa tình yêu Thiên Chúa đã thiêu rụi tội lỗi, đốt cháy bởi lòng thương xót của Ngài… hay nhìn tro, mang ý nghĩa tuyên xưng Đức tin vào mầu nhiệm Pascale : « một ngày chúng ta sẽ là tro bụi, nhưng được dành để Phục sinh.» ( Donner sens au temps, Bayard (2004)

Cho nên thật là ý nghĩa trong ngày thứ tư đầu mùa chay, khi lãnh nhận tro, chúng ta nhớ lại lời dạy của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II : « Việc đặt tro rõ ràng và một cách nhấn mạnh đến thân phận thụ tạo, nhìn nhận mình hoàn toàn lệ thuộc vào Tạo Hóa. Hành động khiêm tốn lãnh nhận tro thánh trên trán… ngược lại hoàn toàn với cử chỉ kiêu ngạo của Adam và Eva, bởi sự bất tuân phục, đã phá hủy mọi quan hệ tình bạn hữu với Thiên Chúa tạo hóa » (Thứ tư Lễ Tro 1998).

Xức tro nhận mình yếu đuối, sám hối lỗi lầm, nhưng cũng tuyên tín rằng sẽ được tìm thấy, gắn liền lại tình yêu, tình bạn hữu với Tạo Hóa bởi dấu thánh gía…

Vâng, với tro bụi, chúng ta nhìn nhận thân phận bất toàn, sám hối lầm lỗi, tro bụi với Dấu Thập Gía - trở nên dấu vinh quang….

Lm. Vinh Sơn.
 
Suy Niệm Lễ Mồng Một Tết
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:51 14/02/2018
Năm Mậu Tuất – Xin Ơn Trung Thành Với Chúa

Chúng ta vừa bước sang năm mới, năm Mậu Tuất, năm con chó, năm của những chú cho thông minh và trung thành của cả Đông lẫn Tây phương. Đối với người Việt Nam, chó là động vật trong nhà, nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người. Chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất, vì thế là Tết Mậu Tuất 2018, và thuộc lục súc, nhưng may mắn “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”.

Trong nhà đạo, có lắm chuyện về con chó, từ chuyện vui đến chuyện thật. Chúng ta cùng mở Kinh Thánh để tìm xem chuyện con chó.

Chó trong Kinh Thánh

Thiên Chúa gìn giữ Isreal : “Sẽ không có một con chó nào sủa, dù sủa người hay sủa thú vật” (Xh 11,6).

Chó tiêu thụ sự nhơ bẩn giúp người tránh uế: “Thịt con vật bị thú dữ xé ngoài đồng, các ngươi đừng ăn, nhưng phải ném cho chó” (Xh 22, 28-30).

Thiên Chúa dạy Ghêđêôn cách chọn người : “Tất cả những ai thè lưỡi tớp nước như chó, ngươi hãy để riêng ra” (Tl 7). Chó được Samson dùng làm binh khí : “Samson bắt ba trăm con chó sói, cột ngược đuôi con này với đuôi con kia và buộc một chiếc đuốc giữa hai đuôi rồi thả chạy vào doanh trại của địch quân gây đám cháy lớn và hàng ngũ địch quân bị rối loạn!” (Tl 15, 4)

Chó được dùng để ám chỉ kẻ tồi : “Philitinh nói với Đavít: “Tao là chó hay sao mà mầy cầm gậy đến với tao?” (1Sm 17, 43).

Chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh con chó để sánh ví dân riêng của Chúa với người dân ngoại: “Của thánh, đừng quăng cho chó” (Mt 7, 6); “Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (Mc 7, 27).

Cho trong đời thường

Trong đời sống, có con chó buồn cho đến chết sau khi mất chủ. Nhiều con chó bị bắt trộm hay bị bán đi nơi xa, nhưng rồi nó lại trổ chuồng tìm về với chủ cũ. Đúng là : Chó không chê chủ nghèo

Có câu chuyện người chủ muốn giết con chó để ăn thịt, bèn bắt chó bỏ vào bao bố, gìm xuống nước, gặp phải dòng nước xoáy cuốn luôn anh đi. Con chó vùng vẫy thoát ra được, nó liền lội đến cắn cổ áo người chủ lôi vào bờ cứu thoát anh thoát chết đuối. Con chó biết chủ của nó, bênh vực chủ khi cần. Dù chủ chỉ là người hành khất hay người tàn tật, chó vẫn trung thành và ngoan ngoãn.

Người Ai Cập cổ đại thường dựng hai tượng con chó, tiêu biểu cho đầy tớ trung thành và biết ơn, ngày đêm canh giữ phần mộ. Phan Bội Châu cũng đã từng lập mộ cho chó tại Huế. Vì thế có câu tục ngữ “Nuôi một con chó trung thành quý hơn sinh một bầy con bất hiếu”. Hay câu : “Nào ai buôn bán trăm bề, chẳng bằng nuôi chó huyền đề 4 chân”.

Và bài học từ con chó

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu : “Làm người thì khó, làm chó thì dễ”, liệu có đúng không, bởi chó có nỗi khổ của chó, may mắn được sinh ra làm chó Âu Châu, Mỹ Châu, ăn sung ngủ sướng, có quần áo mặc, có cả di chúc. Bất hạnh cho chó nếu sống ở Phi Luật Tân, Triều Tiên, Trung Hoa, Việt Nam, thì sớm muộn cũng vào miệng người, sống trên đời ăn miếng dồi chó mà.

Không có công bằng khi người ta gán chó vào hạng người phản phúc lọc lừa, vì cho dù con chó có bị ruồng bỏ hay thuộc loại chó đói, chó ngu… thì chó chẳng bao giờ phản chủ như con người.

Chó có đặc tính tốt là rất gần với con người và giúp ích cho loài người như giữ nhà, săn bắt mồi, tìm người, truy lùng thuốc phiện, ma túy… Chó đâu chó sủa chỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.

Chó trung thành, hiểu ý chủ, vâng lời, biết sợ chủ, biết mừng chủ… không trách móc chủ, dù chủ có lần mắng mỏ bỏ mặc chó. Chủ đi đâu về là nó vui vẻ vẫy đuôi biểu lộ vui mừng, nếu chủ buồn bực mắng cho, chó nằm im không quấy rầy, cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về. Nó là một gương xóa mình, tha thứ, đón nhận và yên ủi.

Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn loài chó, gần như tuyệt đối. Chó yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng. Chủ giàu hay nghèo, sướng hay khổ, vui hay buồn, thất bại hay thành công, chó vẫn luôn khắng khít bên chủ. Thế mới có câu “khuyển mã chi tình”. Còn con người, người có luôn trung tín hay người chỉ phù thịnh chứ mấy ai phù suy? Khi chủ thành công, làm ăn phát đạt, bạn bè kéo đến chúc mừng, ăn uống đông vui; khi chủ thất bại, mất mát thì chẳng thấy ma nào bén mảng tới cả, chỉ có mình chó vẫn luôn bên chủ.

Chó rất thẳng thắn. Người nhà về, chó vui mừng ra đón, vẫy đuôi quấn quýt. Kẻ lạ đến, chó hướng mắt cảnh giác, lao ra gầm gừ, sủa vang. Yêu nói là yêu. Ghét bảo là ghét. Còn người, người có thẳng thắn với nhau không? Cái ma mãnh của con người là trước mặt nói một đằng, sau lưng lại nói một nẻo; trước mặt thì giả vờ ca ngợi, sau lưng lại chê bai thậm tệ. Sao người không thẳng thắn, cởi mở tấm lòng với nhau để cuộc đời thêm tốt, thêm đẹp mà lại cứ phải đi nói xấu nhau với người thứ ba và lấy làm hả lòng hả dạ về điều ấy?

Chó phải sủa. Các Giáo Phụ thường dùng chỉ các bậc cha mẹ hay bề trên không biết răn đe hay nhắc nhủ cho bề dưới của mình bằng câu ngạn ngữ vắn gọn : “Khốn cho những con chó không biết sủa!” Nhiệm vụ canh giữ của chó là sủa mỗi khi có người lạ hay vật cấm mà chó được huấn luyện để truy lùng phát hiện, mà không sủa lên thì làm sao chủ nhân biết được? Chó không sủa thì chẳng còn là chó nữa! Tiếng sủa của chó luôn gây những phản ứng khác nhau: nó làm kẻ trộm tức tối vì việc gian manh của hắn bị bại lộ; nó có thể làm hàng xóm bực mình vì mất giấc ngủ ngon; nhưng chắc chắn nó làm người nhà vui mừng vì chó đã giúp họ tỉnh thức nhận ra được cái ác đang rình rập và ra sức loại trừ nó.

"Chó sủa vang, xua đuổi phường gian ác.

Chủ thức dậy, thắp sáng cả đêm đen…"

Thôi thì cho dù năm Khỉ, Heo, Mèo, Gà, Chó, Lợn, thì cả tháng nay, mọi người đã sắm Tết, ăn Tết rồi. Hôm nay ngày đầu năm mới, ai cũng có cảm tưởng là có cái gì đó mơi mới, nên dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.

Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, và sẽ còn chúc tết nhau nữa. Thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng, kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo. Ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc. Muốn lời chúc của chúng ta trở thành hiện thực, hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa, bởi tất cả mọi sự đều do Chúa như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).

Người Kitô hữu có truyền thống rất quí là dâng những giây phút đầu năm cho Thiên Chúa và cầu xin : “Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài” (Tv 66, 2-3). Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.

“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6,34). Chúa luôn muốn mọi người hạnh phúc. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay Thiên Chúa. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.

Năm Mậu Tuất đến rồi, kính chúc mọi người một năm mới được muôn phúc lành của Thiên Chúa toàn năng. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy Niệm Lễ Mồng Hai Tết
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:53 14/02/2018
Đáp Nghĩa Đền Ơn
(Mt 15,1-6)

Ngày Tết chúng ta sắm mặc, sửa ăn, ngày đầu năm chúng ta đi chúc tết nhau, con cháu tết ông bà cha mẹ, người dưới chúc tết người trên, với biết bao nhiêu lời chúc tốt đẹp, kèm theo những món quà thơm thảo bày tỏ lòng biết ơn, kính quí, thảo hiếu với người trên, anh em nâng chén chúc tụng nhau.

Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải ‘kể lại sự khôn ngoan của các ngài’ để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15 )

Chúa truyền phải thảo kính mẹ cha

Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa : ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụ dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ : luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta : “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào : “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa”. (Mt 13, 6) Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.

Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cấu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ. Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực ? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy : “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).

Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc

Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.

Vì cha nên mới có mình,

Mẹ cha đối đáp công trình biết bao

Ơn này sách với trời cao

Trong lòng con dám lúc nào lãng quên

Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như : thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.

“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông : có cha có me, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.

Tôn kính

Công cha nghĩa mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”

Phụng dưỡng

Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:

“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc

Xem cháo cơm thay thế mọi bề

Ra vào thăm hỏi từng khi

Người đà vô sự ta thì an tâm.”

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Vâng lời

Dạy sao cho được con hiền

Để cho cha mẹ khỏi phiền về con

Một niềm phép tắc nết na

Biết sống biết kính mới là khôn ngoan

Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.

Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:

“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,

Đừng tranh dành bên ấy, bên này,

Cù lao đội đức cao dày,

Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)

Khi cha mẹ qua đời

Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.

Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.

Thực hành chữ hiếu

Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.

Ai mà phụ nghĩa quên công

Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.

(Ca dao)

Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật I Mùa Chay
Lm Jude Siciliano OP
13:16 14/02/2018
Sáng Thế 9: 8-15; T. Vịnh 24; 1 Phaolô 3: 18-22; Máccô 1; 12-15

Nhân dịp tôi đi giảng tĩnh tâm ở một giáo xứ, vào ngày đầu có một nhóm độ 8 người lớn, trong đó có một cặp vợ chồng bồng một đứa bé trên tay. Có vài người lớn mạnh mẻ hơn cặp vợ chồng đó. Tôi rất ngạc nhiên về sức khỏe của những người đó, và nhất là sự hăng hái của họ khi tham gia vào các giờ kinh nguyện chung, không phải là vì bạn bè mà là vì cộng đoàn. Sau lễ tôi gặp họ, tôi tự giới thiệu và hỏi họ có phải là người cùng xóm không, hay cùng làm một cơ quan, hay họ là một nhóm riêng biệt trong giáo xứ. Một phụ nữ đáp: "chúng con là người cùng học giáo lý tân tòng". Câu trả lời ngắn ngủi đó đủ giải thích rõ về sự hăng hái của họ, ý nghĩa cộng đoàn mà họ cùng nhau chia sẻ lời cầu nguyện ban chiều với nhau. Tôi ước gi sự hăng hái đó có chút ảnh hưởng trên chúng ta, những người có đạo từ thuở bé.

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay hôm nay cho tôi ý nghĩ về nhóm người đang học giáo lý tân tòng đó. Những người đó nhắc chúng ta hãy dấn thân vào Mùa Chay. Lẽ cố nhiên, Mùa Chay giúp các người tân tòng sửa soạn cho ngày được chịu phép rửa tội. Nhưng, Mùa Chay cũng là dịp giúp chúng ta, những người đã sống đạo từ lâu và đã quên nguồn gốc, hay đã trót lở đi đường lối khác. Mùa Chay là dịp cho chúng ta sống lại đức tin, một cơ hội suy nghĩ về việc lập lại lời thề hứa của phép rửa tội vào lễ Phục Sinh. Chúng ta chăm chú nhìn vào dịp mà từng cá nhân và cả cộng đoàn lập lại lời hứa. Và trong Mùa Chay chúng ta làm điều chúng ta có thể làm để lập lại lời dấn thân ấy một cách trọn vẹn. Đó là lúc chúng ta hết lòng thưa "XIN VÂNG" với Thần Khí Chúa Giêsu ở trong chúng ta. Mùa Chay này chúng ta cầu xin được lòng hăng hái của các tân tòng đó, và xin được ơn sống lại đức tin của chúng ta như thể chúng ta vừa mới lãnh nhận đức tin lần đầu.

Chúng ta có thể cầu xin cho được ơn đức tin mạnh mẻ vào Thiên Chúa như trong bài sách Sáng Thế đọc hôm nay. Câu chuyện bài sách Sáng Thế nói về lời Giao Ước của Thiên Chúa với ông No-ê. Chuyện đó xãy ra ngay sau trận lụt Hồng Thủy. Tác giả viết về lời giao ước giũa Thiên Chúa và dân Israel, nhưng nhận thấy "tất cả các sinh vật đều được bao gồm trong giao ước đó". Thiên Chúa là Chúa của các sinh vật trong vũ trụ, và không kể những tội lỗi về sau của chúng ta. Thiên Chúa không trở lại giao ước Ngài đã làm với chúng ta. Đoạn sách nói về cầu vòng xuất hiện trong mây. Cầu vồng không phải chỉ để nhắc chúng ta về giao ước của Thiên Chúa, nhưng cũng là dấu chỉ nhắc Thiên Chúa "để nhớ lại giao ước giữa Ngài với các chúng ta và mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm...". Mặc dù chúng ta có rời xa Thiên Chúa đi nữa, mặc dù chúng ta có thể lãng quên Ngài, tác giả sách Sáng Thế nói Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta.

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay bắt đầu với sự nhắc nhở rõ ràng là Thiên Chúa đã tự Ngài liên kết một cách trường cửu với chúng ta, và Ngài không buông thả liên hệ đó. Một Đấng Thiên Chúa quá yêu thương như thế là một Đấng thu hút chúng ta trong Mùa Chay này. Chúng ta không có gì phải lo sợ Thiên Chúa nếu chúng ta biết quay về với Ngài xa lánh khỏi các chúa của đời sống thời nay để trở về với Đấng đã làm giao ước với "tất cả mọi sinh vật".

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay luôn luôn nói về sự cám dỗ của Chúa Giêsu. Có 3 phần: Thần Khí đưa Chúa Giêsu vào hoang địa, và Ngài ở trong đó 40 ngày, chịu xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sự hầu hạ Ngài". Sự thật là đó. Chúng ta nhớ ông Gioan Tẩy Giả nói vài lời trước đó. Ông ta nói "có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi...". Vậy thì câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ của thánh Máccô nói quá rõ ràng Chúa Giêsu quyền thế như thế nào. Trong khi bước vào Mùa Chay này, chúng ta có thể cảm thấy điều chúng ta muốn thay đổi hơi lung lay. Có thể chúng ta nghĩ đây là một Mùa Chay khác "và đây chúng ta sẽ bắt đầu lại". Chúng ta không còn sự hăng hái của các tân tòng. Chúng ta đã đi vòng quanh vài lần. Bây giờ Mùa Chay này chúng ta làm sao gây một kinh nghiệm mới? Chúng ta làm sao gom góp ước muốn cùng năng lực thiêng liêng để thay đổi? Chúng ta làm sao biết tất cả những điều chúng ta cần phải thay đổi?

Sau khi ông Gioan Tẩy Giả nói về "Đấng quyền thế hơn tôi sẽ đến", ông ta nói "Đấng đó sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần". Và đó là nguồn năng lực giúp chúng ta thay đổi. Dó là Đấng có thể ban ơn cho chúng ta ước muốn thay đổi, và lám cho sự thay đổi được thành quả. Chúa Giêsu sẽ làm phép rửa tội cho chúng ta trong Thần Khí của Ngài trong Mùa Chay này, và sẽ làm cho lòng trí chúng ta nên mới mẻ trở lại. Mùa Chay thật là mùa hy vọng, và trong mùa này chúng ta cảm thấy điều gì chúng ta không làm được thì Thiên Chúa làm cho chúng ta.

Dân Israel bị thử thách trong hoang địa, và đã sa ngã. Cũng như dân Israel sống trong hoang địa 40 năm. bây giờ Chúa Giêsu sống 40 ngày. Cũng như dân Israel, Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa, nhưng Ngài không sa ngã. Thánh Máccô nói là có các dã thú với Chúa Giêsu trong hoang địa. Đối với loài người, đó là nơi đáng sợ. Nhưng, với Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã hòa giải con người và tạo vật. Hoang địa không còn là nơi đáng sợ. Với Chúa Giêsu, ở đó là triều đại bình an. Đấng Mêsia đã hòa giải loài người với các dã thú trong đời sống chúng ta. Đến đây, hãy nghĩ đến các đấu tranh quyền lợi, ước muốn vô vàn đã điều khiển tố quốc và chúng ta. Đó là những dã thú không kiềm hãm được. Nhưng, các dã thú đó không phải có quyền lực trên chúng ta, vi chúng ta đã chịu phép rửa trong Chúa Giêsu, Đấng quyền thế vô biên. Ngài đã thắng các thách đố trong hoang địa, và đã hòa giải các năng lực chống đối nhau. Chúng ta cũng được biết là ở nơi thử thách trong hoang địa có "các thiên sứ hầu hạ Chúa Giêsu".

Chúng ta đã trải qua biết bao thử thách trong cuộc sống: Có nhũng lúc ngay cả cá tính Kitô hữu của chúng ta cũng bị thử thách nặng nề. Tuy nặng nề, nhưng có năng lực khác nhẹ nhàng giúp chúng ta ra khỏi và chúng ta cảm thấy tự chống lại các khó khăn đó. Nhưng, có các "thiên sứ" giúp chúng ta trong các hoang địa của cuộc sống chúng ta. Như: mỗi khi người muốn cai nghiện, tự bản thân chúng ta cảm thấy không thể vượt qua được, chúng ta được sự nâng đỡ của một nhóm; khi chúng ta đau buồn nặng nề vì mất người thân thương, có những bạn khác cũng cùng hoàn cảnh san sẻ với chúng ta giúp chúng ta thêm can đảm; khi chúng ta nằm trên giường bệnh vì gãy chân hay đau yếu có bạn đến chia nỗi cô đơn với chúng ta; khi đức tin chúng ta khô khan nhiều khi tự hỏi dến nhà thờ cầu nguyện làm chi, và nhờ có đức tin của các người khác cùng đến nhà thờ giúp chúng ta thêm hy vọng; khi chúng ta muốn hòa giải, sống một đời sống đơn giản hơn, hay chọn một đường lối để phục vụ chúng ta chỉ nghe những tiếng từ chối, và rồi đời sống của các thánh nhân và câu chuyện của các Kitô hữu đời nay là các "thiên sứ" trong hoang địa hầu hạ chúng ta, giúp chúng ta trung thành với ơn gọi mà chúng ta nghe và muốn sống theo ơn gọi đó. Các "thiên sứ" khác có thể không biết rõ, nhưng dù sao các vị đó cũng giúp đỡ chúng ta trong hoang địa nếu chúng ta sống với các mơ ước (là thiên sứ của chúng ta). Các thiên sứ đó sẽ nâng đỡ chúng ta qua những lúc khó khăn và thử thách trong đời sống chúng ta.

Đối với chúng ta hoang địa là gì? Những lúc bị thử thách nặng nề, chúng ta tự hỏi có phải đó là hoang địa không? Đó có phải là những lo âu vì bị mất việc, hay tự hỏi Thiên Chúa ở đâu phải không? Có phải đó là những lúc bị cám dỗ không muốn sống theo mơ ước của chúng ta hay không? Chúng ta có cần phải trở lại lời hứa chúng ta đã làm không? Chúng ta có cần phải sống một cách trong sạch, công chính hay không? Trong hoang địa của người Do thái, họ gặp cám dỗ để phản bội Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn ở với họ và giúp họ vượt qua cám dỗ. Sách Sáng Thế nhắc chúng ta là Thiên Chúa thấy dấu chỉ, thấy cây cung trên mây, và Ngài trung thành với giao ước Ngài đã làm với các sinh vật. Thiên Chúa gần gũi chúng ta để chúng ta khỏi qua hoang địa một mình chúng ta, và Ngài thăm viếng chúng ta như các thiên sứ đã làm.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



1st SUNDAY OF LENT-
Genesis 9: 8-15 Psalm 25 I Peter 3: 18-22 ;Mark 1: 12-15

On the first night of a parish retreat I noticed the arrival of a group of about eight young adults; one couple had an infant in arms. With them were some older members of the parish, the "stalwarts." I was struck by the energy of the group, their enthusiasm and involvement in our prayer service and the obvious bonds among them – maybe not so much of friendship, but community. I saw them after the service, introduced myself and asked if they were neighbors, co-workers or a special group in the parish. One young woman responded, "We’re the catechumens." That brief response explained a lot; their enthusiasm, sense of community and a shared weekday-night prayer service. I wished their enthusiasm would rub off on the rest of us "cradle Catholics."

That group of catechumens comes to mind this Sunday, the first Sunday in Lent. They remind us and call us to enter more fully into our Lenten journey. Of course, Lent is about the catechumens preparing for baptism. But it is also about those of us who have been around for a while and have gotten into a rut, or have tried a few diversionary paths. This new season is a chance for us to be refreshed in faith; an opportunity to think about the renewal of our baptismal commitment we will profess at Easter. We fix our eyes on that coming moment of personal and communal renewal and during Lent we do what we can to make that renewal one of total commitment; a moment when we do our best to make one big "Yes" to the life of the Spirit of Jesus within us. This Lent we pray for the enthusiasm of those catechumens and ask for a sense of rediscovery in our faith, as if we were entering it for the first time.

We might pray for a refreshed faith in the God of the Genesis passage. The story tells of God’s covenant with Noah. It takes place right after the Flood. The writer is tracing the covenant between God and Israel, but notice that "every living creature" is included. God is the God of all creation and despite any future sin on our part, will not go back on the covenant God has made with us. The passage has the famous story of the rainbow. The rainbow is not to serve as a reminder to us of God’s covenant; but it is a sign to God "to recall the covenant I have made between me and you and all living beings...." No matter how far adrift we go; no matter that we might forget God, the author of Genesis says God will never forget us.

The first Sunday of Lent always begins with Jesus’ temptation in the desert. Each of the synoptic gospels has its own take on the story. This year we have Mark’s. It is brief and leaves out the details told by Matthew and Luke. The preacher should avoid the temptation to "fill in the blanks" by going to the other gospel accounts. We need to respect Mark’s narrative and listen to what it has to say to us as we begin our Lenten desert journey.

Mark almost dismisses Jesus’ temptation. He covers it in a terse line, "The Spirit drove Jesus out into the desert and he remained in the desert for forty days, tempted by Satan. He was among wild beasts, and the angels ministered to him." That’s it! We are reminded of what John the Baptist said just a few verses earlier. He promised, "After me will come one more powerful than I...." Well, Mark’s temptation account certainly shows how powerful Jesus is. As we enter this Lent we may feel our own resolve to change is wishy-washy. It’s another Lent, perhaps we are thinking, "here we go again." We lack the catechumens’ enthusiasm, we have been around the block more than a few times! How do we make this Lent a fresh experience? How do we gather the spiritual desire and energy to change? How will we even know the areas in us where change is necessary?

After John spoke about the "one more powerful than I," John said, "he will baptize you with the Holy Spirit." There’s the source of our renewal; there’s the One who can fill us with the desire to change and make that change possible. Jesus will baptize us anew with his Spirit this Lent to make our wizened spirits new again. Lent is truly a season of hope in which we discover that what is impossible for us, is possible for God.

In the desert Israel was tested and gave into temptation. Just as Israel spent forty years in the desert, now Jesus spends forty days. Like Israel he is tempted there, but he does not give in. Mark tells us that there were wild beasts with Jesus in the desert. For other humans that would be a scary place to be; but in Jesus, God is reconciling humans and nature. The desert losses its hostile qualities; with Jesus there it is a peaceable kingdom – the messiah has reconciled humans and "wild beasts." Lent provides an opportunity to confront the "wild beasts" of our lives. Think here of the aggression, competition, insatiable desires that have control over us and our nation. They are wild beasts, un-tameable. But they do not have to have dominion over us, for we have been baptized into Jesus, the powerful One, who overcomes the tests in the desert and makes peace between opposing forces. We are also told that in this place of testing and hostile forces, there were also ministering "angels."

We pass through many periods of testing in our lives, times when our very identity as Christians is seriously challenged. Powerful but subtle forces pull at us and we can feel solitary in our struggle against them. But there are "angels" ministering to us in the deserts of our lives: when an addiction seem impossible to break and we find help in a group; when we are distraught over the death of a loved one and other widowed friends share their stories and give us courage; when we are laid up in bed with a broken leg or bad back and friends come by to relieve the loneliness; when our faith is dry and we go to church wondering why we bother and the prayer and faith of other worshipers give us hope; when we want to be a peacemaker, live a simpler life, or choose the path of service and we hear nothing but the voices of naysayers. Then the lives of the saints and stories of contemporary Christians are our "angels" in the wilderness, ministering to us, enabling us to be faithful to the call we hear and are trying to live out. Other "angels" may not be as tangible, but nevertheless minister to us in the desert. Our ideals and dreams, (our "angels"?) if we stay with them, may lift us up, sustain us through difficult and testing times in our lives.

Deserts – what are they for us? The hard testing times when we wander and wonder? Are they the anxiety of losing a job and wondering where God is? Are they the temptations to compromise our ideals? Should we go back on a promise made? Should we cut corners in our lives and live with less integrity? In the desert of the Jews, as they faced temptations and even betrayed God, God stayed with them and lead them out. Genesis reminds us that God sees the sign, the rainbow, and stays faithful to the covenant God made with all living beings. God makes sure that we do not have to pass through our deserts alone and visits us in various "angelic" ways.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giữa mùa Thế Vân Hội Pyeongchang, kính nhớ Các Thánh Tử Đạo Hàn Quốc
Dominic David Trần
09:36 14/02/2018
Thủ đô Hán Thành Nam Hàn Seoul, South Korea, ngày 13 tháng Hai, 2018 / 05:00AM theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo (CNA/EWTN News).- Trong khi Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 Pyeongchang bắt đầu, thế giới đang nhìn về Hàn Quốc về nhiều sự kiện khác bên cạnh những cuộc tranh tài thể thao mùa đông trên tuyết.

Bà Kim Nhữ Trinh - Kim Yo Jong - là em gái cùng cha cùng mẹ với lãnh tụ độc tài Kim Chính Ân – Kim Jong Un của Bắc Hàn đã tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội năm nay và chứng kiến hai đoàn thể thao đại diện cho cả hai miền Nam Hàn/Đại Hàn và Bắc Hàn/Triều Tiên - cùng chung diễn hành dưới một lá cờ thống nhất của bán đảo Triều Tiên.

Ông Mike Pence, Phó Tổng thống Hoa Kỳ sau khi tham dự lễ khai mạc Thế Vận hội mùa Đông tại Peongchang, Nam Hàn đã tuyên bố rằng Chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực này sẽ vẫn y như cũ, nghĩa là sẽ không có gì thay đổi. Trong bản tin đăng ở Twitter vào ngày 12/02/2018 vừa qua, PTT Mike Pence đã nói rõ là những biện pháp trừng phạt Bắc Hàn sắp tới sẽ mạnh hơn, nhanh hơn và cường độ của chiến dịch gây sức ép tối đa sẽ tăng mạnh hơn nữa cho đến khi nào Bắc Hàn chịu từ bỏ chương trình hạch nhân hiện nay.

Trong lúc tình trạng căng thẳng của bán đảo Triều Tiên đang còn ở mức độ cao thì Giáo Hội và người tín hữu Công Giáo Nam Hàn đang tưởng nhớ đến Thánh Linh Mục Tử Đạo Anrê Kim Taegon, và Các vị chứng nhân Tin Mừng tiên khởi của Đại Hàn.

Trong cuộc tông du lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng thăm viếng Nam Hàn vào năm 2001 Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã tuyên bố; “ Cha thánh Anre Kim Taegon đã hô hào các tín hữu hãy kín múc sức mạnh và năng lực từ Tình Yêu thần thiêng của Thiên Chúa để luôn hiệp nhất và chống lại mọi sự dữ.”

Thánh Anrê Kim Taegon, vị Linh mục tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc Korea ngày nay – trước kia Korea thường được gọi là Cao Ly và Triều Tiên (1392-1948) và Đại Hàn đế quốc (1897-1910) thời Nhật Bản chiếm đóng - sinh năm 1821 trong một gia đình qúy tộc của Vương quốc Triều Tiên.

Dòng họ quý tộc của thánh Linh mục Anrê Kim Taegon cuối cùng có phúc được vinh danh là “Tam Đại Thánh Tử Đạo Đại Hàn” nghĩa là Dòng họ Ba Đời đều là Thánh Tử Đạo từ đời Ông đến đời Cháu Nội.

Ông cụ nội của cha thánh Anrê Kim Taegon đã chịu tử đạo vì làm chứng cho Đức Tin Công Giáo vào năm 1814, hàng mấy chục năm trước khi các Linh Mục Thừa sai từ nước Pháp đặt chân đến bán đảo Triều Tiên 1836.

Cộng đoàn tín hữu Kitô giáo Tiên khởi ở Đại Hàn – Triều Tiên là một Cộng Đoàn Công Giáo độc nhất vô nhị trong Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ – lý do thực tế là vì Cộng Đoàn Công Giáo tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn là hoàn toàn do giáo dân gây dựng nên. Đó là huấn từ của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lồ đệ Nhị ban trong Đại Lễ Tuyên Phong 103 Thánh Tử Đạo tại Đại Hàn (trong đó kể cả cha thánh Anrê Kim Taegon) vào ngày 6/5/1984.

Chàng thanh niên Kim Taegon đã lặn lội hơn một ngàn dặm (1,600km) từ quê hương vượt biển tìm đến theo học tại Đại Chủng Viện ở Macau. Trong lúc Đại chủng sinh Anrê Kim Taegon đang tu học thì tại quê nhà, ông cố thân sinh của ngài là Ignatius Kim Chae-jun chịu tử đạo vì làm chứng cho Đức Tin Công Giáo vào năm 1839 cùng với các Linh mục thừa sai và các tín hữu khác.

Thầy Anrê Kim Taegon được truyền chức Linh Mục vào năm 1845 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Sau đó Linh Mục Anrê Kim Taegon trở lại quê hương Đại Hàn và bắt đầu bí mật truyền bá Đức Tin và Giáo Lý cho nhân dân Triều Tiên. Nhưng chỉ sau 13 tháng thực hiện sứ vụ Linh Mục, Cha Andrê Kim Taegon đã bị bắt.

Trước lúc bị hành hình và bị chém đầu vào năm 1846, trong Lá Thư cuối cùng từ Nhà Tù, thánh Linh Mục Anrê Kim Taegon đã viết cho các tín hữu và Giáo đoàn Công Giáo Đại Hàn;

“ Anh Chị Em tín hữu yêu quý;

Khi còn ở thế gian, Đức Chúa Giêsu đã gánh chịu biết bao nhiêu là sầu khổ, và cũng bởi nhờ Cuộc Khổ Nạn và Thương Khó của chính Chúa, Đức Chúa Giêsu đã xây dựng nên Giáo Hội của Chúa. Giờ đây Giáo Hội của Chúa đang tăng trưởng thông qua những đau thương khốn khổ của các tín hữu của Chúa. Dù cho các quyền lực của thế gian này bách hại dữ tợn và chống phá ác liệt Giáo Hội của Chúa nhiều hơn chăng nữa cũng sẽ không bao giờ đánh sập đổ được Giáo Hội của Thiên Chúa.

Ngay từ thuở Đức Chúa Giêsu Lên Trời, và từ lúc Các Thánh Tông Đồ bước theo gương Chúa, Đức Chúa Giêsu Kitô đã làm cho Giáo Hội của Chúa triển nở ngay chính giữa biết bao thử thách gian nan và khốn cực...Tôi thúc giục anh chị em hãy kiên trì bền vững trong Đức Tin, để cuối cùng tất cả chúng ta đều sẽ được đạt đến Nước Trời và cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời. Tôi thân ái ôm chặt tất cả anh chị em trong Tình Yêu Mến.”

Trong suốt một thế kỷ đã có khoảng 10,000 tín hữu Công Giáo chịu tử đạo tại Đại Hàn- qua những làn sóng bách hại bởi Triều đại các quốc vương Triều Tiên (Chosun Dynasty) Đạo Công Giáo và Giáo Hội của Chúa tại Đại Hàn đã không ngừng tăng trưởng và phát triển cho đến tận hôm nay.

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã phát biểu trong Đại Lễ Tuyên Phong Các Thánh Tử Đạo năm 1984 tại Đại Hàn; “ Cảnh tượng Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn hiện nay như hoa nở xinh đẹp và huy hoàng - đó chính thật là nhờ bởi kết qủa từ các nhân đức anh hùng của Các Thánh Tử Đạo tại Đại Hàn. Mãi cho đến tận hôm nay tinh thần và hùng khí của các tín hữu Công Giáo vẫn còn sống và sẽ không bao giờ chết ngay cả trong lòng các tín hữu Công Giáo Thầm Lặng ở Bắc Hàn của đất nước đang bị chia đôi một cách bi thảm.

Trong năm 1989 tại Đại Sảnh Thế Vận Thể Dục Quốc Gia Nam Hàn, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị một lần nữa nhắc nhở cho giới trẻ hãy tìm đến Các Thánh Tử Đạo trong lúc nhân dân Đại Hàn đã và đang đau đớn vật lộn với thảm cảnh đất nước phân đôi, bán đảo và lòng dân cùng chia đôi.

“ Các Thánh Tử Đạo tiền nhân của các con, rất nhiều vị cùng tuổi trẻ như các con, thế nhưng các Đấng ấy đã chứng tỏ rằng họ trở nên mạnh mẽ hơn qua bao đau thương và hào hùng hiên ngang trước cái chết hơn hẳn những thù hận và bạo lực từ phía những người bách hại và đàn áp các Đấng ấy.

Bạo lực tàn phá và hủy diệt con người; nhưng Tình Yêu của Chúa biến đổi phận người và xây dựng con người tốt hơn. Hỡi các bạn trẻ Đại Hàn, đây chính là thử thách Thiên Chúa trao ban cho các bạn. Các bạn mong ước trở thành công cụ của sự thăng tiến chân thực trong lịch sử của quê hương Đại Hàn thì các bạn hãy lắng nghe Tiếng Chúa mời gọi các bạn; “ Đừng đập phá và hủy diệt nhưng hãy biến đổi và xây dựng. ” Ngài dặn tiếp;

“ Hàn Quốc là một biểu hiệu của một thế giới đã bị phân ly chia cắt, và hiện nay Hàn Quốc chưa thể thống nhất, chưa thể trở nên Một trong Hòa Bình và Công Lý. “ Cũng trong chuyến tông du đó Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị khuyên nhủ tiếp; “ Nhưng vẫn còn Một Con Đường Ở Phía Trước. Một nền Hòa bình đích thực – SHALOM- là điều mà thế giới hôm nay đang khẩn thiết yêu cầu, Nhu cầu Khẩn cấp ấy có cội nguồn hằng có đời đời bởi từ Mầu nhiệm Tình Yêu Của Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót tuôn đổ tràn đầy và không bao giờ cạn hết.

“ Là các tín hữu Kitô giáo chúng ta hằng vững tin rằng Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Chúa Kitô tạo nên hồng ân trao ban cho chúng ta, trở thành động lực mạnh của đời sống và Tình Yêu của Chúa sẽ vượt thắng mọi sự dữ ác độc, xóa sạch mọi rẽ chia ngăn cách. Phép Thánh Thể chính là Bí Tích Bình An của Đức Chúa Kitô, bởi vì đây chính là Hy Lễ Chuộc Tội và Cứu Thế của Thánh Giá Chúa Kitô. “

Khi thuyết giảng về nền hoà bình trên bán đảo Hàn Quốc, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị đã khuyên nhắc mọi người;

“ Chúng ta phải lắng nghe cẩn thận Lời của Chúa Giêsu phán dạy: ‘ Thầy không ban cho các con thứ hoà bình của thế giới phàm trần này đang rao bán.’

Bởi vì Bình An của Thiên Chúa không đơn thuần chỉ là không có chiến tranh, hay không còn cảnh chém giết nhau, và sự im lặng của các loại vũ khí giết người.

Bình An của Thiên Chúa không gì khác hơn là sự thông công - loan truyền Tình Yêu của Thiên Chúa đã được tuôn đổ tràn đầy vào tâm trí chúng ta thông qua Đức Chúa Thánh Thần ban xuống trên tất cả chúng ta.”

Dominic David Trần
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha ngày thứ Tư Lễ Tro 2018 khai mạc Mùa Chay Thánh
J.B. Đặng Minh An dịch
13:21 14/02/2018
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Mùa Chay là thời thuận tiện để khắc phục các cung bậc so le trong đời sống Kitô của chúng ta và đón nhận lời công bố mới mẻ hơn bao giờ, tràn đầy niềm hân hoan và hy vọng về lễ Vượt Qua của Chúa. Giáo hội trong sự khôn ngoan từ mẫu của mình mời gọi chúng ta chú ý đặc biệt đến bất cứ điều gì có thể làm suy giảm hoặc thậm chí làm xao xuyến con tim tin tưởng của chúng ta.

Chúng ta phải chịu nhiều cám dỗ. Mỗi người trong chúng ta đều biết những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Và thật buồn khi nhận thấy rằng, khi phải đối mặt với những hoàn cảnh luôn thay đổi của cuộc sống hàng ngày, có những tiếng nói được dấy lên để lợi dụng nỗi đau và sự bất định; điều duy nhất họ muốn làm là gieo sự bất tín. Nếu hoa trái của đức tin là lòng bác ái- như Mẹ Teresa thường nói - thì hoa quả của sự bất tín là thái độ thờ ơ và thoái lui. Bất tín, thờ ơ và thoái lui là những con quỷ giết chết và làm tê liệt linh hồn của một tín hữu.

Mùa Chay là thời gian lý tưởng để vạch mặt những cám dỗ này và những cám dỗ khác, để trái tim chúng ta có thể một lần nữa cùng chung một nhịp đập với Thánh tâm sống động của Chúa Giêsu. Toàn bộ Mùa Chay được linh hứng với xác tín này, mà chúng ta có thể nói là được vang vọng bởi ba từ ngữ được trao cho chúng ta để khơi dậy tâm hồn của người tín hữu, đó là tạm dừng, nhìn ngắm và trở về.

Hãy tạm dừng một lát, bỏ lại đằng sau những bất an và hỗn loạn đang lấp đầy tâm hồn chúng ta với những cảm giác cay đắng không đi đến đâu. Hãy tạm dừng khỏi sự thúc ép của một cuộc sống hối hả đang giành giật, xâu xé và cuối cùng hủy hoại thời gian của chúng ta với gia đình, bạn bè, con cái, ông bà, và với Thiên Chúa, cũng như làm mất đi ý nghĩa của thời gian như một ân sủng.

Hãy tạm dừng một thời gian, xa lánh nhu cầu muốn khoe khoang và muốn được tất cả mọi người chú ý, muốn liên tục xuất hiện trên “bảng thông báo” khiến chúng ta quên đi giá trị của tình thân và hồi ức.

Hãy tạm dừng một lát, kiềm chế dáng vẻ kiêu căng, lánh xa những lời bình luận và châm biếm phát sinh từ chỗ chúng ta đã quên đi sự dịu dàng, lòng thương cảm và sự tôn kính phải có trong cuộc gặp gỡ với những người khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, đau khổ và thậm chí đang đắm chìm trong tội lỗi và sai lầm.

Hãy tạm dừng một lúc, tránh xa sự thôi thúc muốn kiểm soát tất cả mọi thứ, muốn biết hết mọi sự, muốn phá hủy mọi chuyện; xuất phát từ việc xem thường lòng biết ơn đối với hồng ân cuộc sống và tất cả những điều thiện hảo mà chúng ta nhận được.

Hãy tạm dừng một lát, tránh xa những tiếng ồn làm yếu đi và gây nhầm lẫn thính giác của chúng ta, khiến chúng ta quên đi sức mạnh hiệu quả và sáng tạo của sự im lặng.

Hãy tạm dừng một thời gian, tránh xa thái độ khuyến khích những ý nghĩ vô sinh và vô ích xuất phát từ thái độ cô lập và tự thương hại mình, khiến chúng ta quên rằng chúng ta phải ra ngoài để gặp gỡ những người khác ngõ hầu chia sẻ gánh nặng và khổ đau của họ.

Hãy tạm dừng một chút, tránh xa sự trống rỗng của mọi thứ tức thời, tạm bợ và chóng qua đang tước mất đi khỏi chúng ta căn cội, những mối quan hệ, giá trị của tính liên tục và nhận thức về cuộc hành trình đang tiếp diễn của chúng ta.

Hãy tạm dừng để nhìn và suy ngẫm!

Hãy nhìn ra những cử chỉ đang ngăn cản việc dập tắt lòng bác ái, đang giữ cho ngọn lửa đức tin và hy vọng cháy sáng. Hãy nhìn những khuôn mặt toát lên một cách sống động sự dịu dàng và tốt lành của Thiên Chúa đang hoạt động giữa chúng ta.

Hãy nhìn vào khuôn mặt của gia đình chúng ta, đang nỗ lực hết mình, ngày qua ngày, để tiến lên phía trước trong cuộc sống, và những ai, bất chấp bao âu lo và cơ cực vẫn quyết tâm biến ngôi nhà của mình thành một trường học yêu thương.

Hãy nhìn những khuôn mặt của trẻ em và những người trẻ đầy khao khát về tương lai và hy vọng, đầy những “ngày mai” và những cơ hội; đó là những khuôn mặt đang đòi hỏi chúng ta phải tận tụy chăm lo và bảo vệ. Những mảng sống động của tình yêu và cuộc sống luôn mở ra một con đường giữa những tính toán ích kỷ và nhỏ nhen của chúng ta.

Hãy nhìn những người cao tuổi với khuôn mặt tàn phá bởi thời gian, những khuôn mặt thể hiện trí nhớ sống động của người dân chúng ta. Những khuôn mặt cho thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa đang hoạt động.

Hãy nhìn khuôn mặt của những người bệnh tật và những người chăm sóc họ; những khuôn mặt mà trong sự mỏng dòn và trong sự phục vụ của họ chúng ta được nhắc nhở rằng giá trị của mỗi người không bao giờ có thể bị giản lược thành một câu hỏi liệu có lợi lộc gì không hay có tiện không.

Hãy nhìn những khuôn mặt ân hận của rất nhiều người cố gắng sửa chữa những sai lầm của mình, và những người đang chiến đấu với tình cảnh bất hạnh và đau khổ của mình để biến đổi tình huống và tiến lên phía trước.

Hãy nhìn và chiêm ngắm khuôn mặt của Tình Yêu Chịu Đóng Đinh, Đấng mà hôm nay từ trên thập tự giá tiếp tục mang đến cho chúng ta hy vọng, bàn tay của Người chìa ra cho những ai cảm thấy đang bị đóng đinh, những người trong cuộc sống mình đang cảm thấy gánh nặng của những thất bại, những thất vọng và đau lòng.

Hãy quan sát và chiêm ngưỡng diện mạo đích thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu dành cho mọi người, không trừ một ai. Cho tất cả mọi người sao? Vâng, đúng thế cho tất cả mọi người. Chiêm ngắm khuôn mặt của Người là một lời mời gọi tràn đầy hy vọng cho Mùa Chay, để đánh bại những con quỷ bất tín, thờ ơ và thoái lui. Đó là khuôn mặt mời gọi chúng ta kêu lên: “Vương quốc của Thiên Chúa là điều có thể!”

Hãy tạm dừng, nhìn xem và trở về. Trở về nhà Cha của anh chị em. Trở về không chút sợ hãi trước những cánh tay đang vươn ra, háo hức của Cha anh chị em, là Đấng giàu lòng thương xót (xem Ê-phê 2: 4), là Đấng đang chờ đợi anh chị em.

Hãy trở về không chút sợ hãi, vì đây là thời thuận tiện để về nhà, về nhà Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em (xem Ga 20:17). Đây là thời để con tim anh chị em được chạm đến... Kiên trì trên con đường tội lỗi chỉ làm nảy sinh nỗi thất vọng và buồn bã. Sự sống thật sự là một điều hoàn toàn khác và trái tim chúng ta thực sự biết điều này. Thiên Chúa không mệt mỏi, cũng không ngần ngại, chìa ra bàn tay của Người (xem Misericordiae Vultus, 19).

Hãy trở về không chút sợ hãi, để hiệp trong lễ mừng của những người được tha thứ.

Hãy trở về không chút sợ hãi, để trải nghiệm ơn chữa lành và sự dịu dàng hòa giải của Thiên Chúa. Hãy để cho Chúa chữa lành những vết thương của tội lỗi và hoàn thành lời tiên tri đã hứa với tổ phụ chúng ta: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.” (Êdêkien 36: 26).

Hãy tạm dừng, nhìn xem và trở về!

Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhân tro từ Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak. Ngài nguyên là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hiện nay là linh mục trưởng Đền Thờ thánh nữ Sabina.


Source: Libreria Editrice Vaticana SANTA MESSA, BENEDIZIONE E IMPOSIZIONE DELLE CENERI OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica di Santa Sabina Mercoledì, 14 febbraio 2018



 
Hung Gia Lợi 1971, Trung Hoa 2018 giống và khác nhau ra sao?
Vũ Văn An
19:31 14/02/2018
Dù phát ngôn viên Tòa Thánh, tiếng nói chính thức của Tòa Thánh, rồi Quốc Vụ Khanh, nhân vật số hai của Tòa Thánh, chỉ đứng sau một mình Đức Giáo Hoàng, đã lên tiếng chính thức quả quyết tính chính đáng của cuộc đối thoại hiện nay với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa, tin tức chung quanh việc Tòa Thánh yêu cầu hai vị giám mục, cả đời chịu trăm cay ngàn đắng chỉ để biểu lộ lòng trung thành với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, nhường chỗ cho hai giám mục hiện đang bị vạ tuyệt thông nhằm khai thông bế tắc để tiến tới một thỏa hiệp với nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn gây ngỡ ngàng, nếu không nói ngã lòng nơi các tín hữu Trung Hoa.

Gần đây nhất một số nhân sĩ Công Giáo Hồng Kông đã viết một thư ngỏ gửi các vị giám mục thế giới, yêu cầu các ngài dùng thế giá của mình vận động để Tòa Thánh không thỏa hiệp với chính phủ Bắc Kinh trong những điều kiện như vậy. Bức thư có thể đọc tại http://www.freecatholicsinchina.org.

Nhân dịp này, nhiều nhà bình luận Công Giáo đau buồn nhắc lại bài học Tiệp Khắc 1976, một bài học mà theo Đức Hồng Y Zen, chính Đức Phanxicô đã nhắc lại và hứa sẽ không để xẩy ra một lần nữa, nhưng các sự kiện đang liên tiếp diễn ra cho tới nay cho thấy không những nó sẽ được tái diễn mà còn tái diễn một cách tàn tệ hơn thế nữa, như một nhà bình luận đã nhấn mạnh.

Hung Gia Lợi 1971 và Đức Hồng Y Mindszenty



Đức Hồng Y Zen không thể nào tự tạo ra lời đoan hứa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: sẽ không có trường hợp Mindszenty đối với Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa.

Theo Paul Kengor, Giáo Sư Khoa Học Chính Trị tại Grove City College, Đức Hồng Y Jozsef Mindszenty là một anh hùng thời Chiến Tranh Lạnh, bị Cộng Sản bách hại và cuối cùng bị Giáo Hội bỏ rơi. Bắt đầu từ năm 1956, sau khi xe tăng của Hồng Quân Nga cán nát Hung Gia Lợi, ngài sống 15 năm tự ý giam mình tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Budapest. Ngài bác bỏ nhiều lời yêu cầu liên tiếp rời bỏ Hung Gia Lợi và đoàn chiên của ngài. Nhưng năm 1971, ngài đành nhượng bộ, vì sự thúc giục của Tổng Thống Richard Nixon, người lúc đó hết sức ‘thờ phượng’ con bò vàng hòa dịu (détente), và vì lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

Đức Phaolô VI, theo Kengor, là 1 vị giáo hoàng tiên tri và khôn ngoan, nhất là về các vấn đề văn hóa và tính dục. Nhưng người ta khó tìm được sự khích lệ hay khôn ngoan chi trong những gì ngài làm cho Đức Hồng Y Mindszenty. Cùng với Đức Hồng Y Agostino Casaroli, Đức Phaolô VI theo đuổi chính sách Ostpolitik, một dịch bản của Tây Âu về hòa dịu. Ngài và Đức Hồng Y Casaroli miễn cưỡng chấp nhận việc Chiến Tranh Lạnh phân chia Âu Châu như 1 thực tại địa chính trị thắng thế sẽ kéo dài thật lâu trong tương lai. Do đó, hai vị tìm cách bắt tay với thế giới Cộng Sản và cùng với thế giới này, cố gắng đạt được một mối liên hệ tốt đẹp hơn và nhiều nhân quyền được cải thiện hơn, trong đó, có tự do tôn giáo.

Phương thức Phaolô VI – Nixon hoàn toàn tương phản với phương thức Gioan Phaolô II – Ronald Reagan sau đó. Dĩ nhiên, như ta thấy, phương thức sau thành công hơn phương thức trước nhiều, ít nhất trong việc đã giải phóng được thế giới Cộng Sản. Thế nhưng, như George Weigel đã nhận định, cho tới nay, vẫn còn những viên chức của Tòa Thánh tin rằng phương thức Phaolô VI – Casaroli không những chỉ đáng thích hơn mà còn thành công hơn.

Weigel, người viết tiểu sử của Đức Gioan Phaolô II, nhận định rằng Đức Hồng Y Karol Wojtyla không bao giờ nghi ngờ thiện ý của Đức Phaolô VI, trái lại có thiện cảm với nỗi khổ chống cộng của vị giáo hoàng này “bị xâu xé giữa bản năng của cõi lòng ngài muốn bảo vệ Giáo Hội bị bách hại và phán đoán của trí khôn bắt ngài phải theo đuổi chính sách salvare il salvabile (cứu điều có thể cứu được).

Ai cũng biết đó không hẳn là một chính sách vẻ vang gì. Chính sách bình thường hóa đôi lúc đòi phải nhượng bộ các yêu sách của người Mácxít. Giống chính sách hòa dịu, nó thường đem đến thỏa hiệp và thích nghi. Xem ra nhiều lúc Vatican lo lắng sợ làm phật lòng Điện Cẩm Linh hơn là bảo vệ tự do tôn giáo…

Chính trong bầu khí ấy, tháng Mười Hai năm 1973, Đức Phaolô VI đã tước hết mọi tước hiệu của Đức Hồng Y Mindszenty, lúc ấy đã 81 tuổi. Đức Hồng Y bỗng chốc thấy mình phải rời bỏ chức vụ trong Giáo Hội. Đức Phaolô VI chính thức tuyên bố Tổng Giáo Phận Esztergom trống tòa. An ủi được một điều: ngài từ khước bổ nhiệm vị kế nhiệm của tòa này, bao lâu Đức Hồng Y Mindszenty còn sống. Dù sao, Đức Phaolô VI không bao giờ nghĩ đến việc cho phép các viên chức Cộng Sản ở Moscow quyền bổ nhiệm 1 giám mục ở đấy.

Nhưng cũng đủ rồi, người Cộng Sản vui ra mặt khi thấy Đức Phaolô VI lột hết chức tước của Đức Hồng Y Mindszenty. Với họ, đây là cú tát thẳng vào mặt Đức Hồng Y giống như vụ ngài bị đánh đập trần truồng tại số 60 Phố Andassy ở Budapest mùa Đông năm 1948-49. Có thể còn nặng hơn vì cú tát lần này phát xuất từ vị giáo hoàng của ngài ở Rôma!

Trung Hoa 2018 và Đức Cha Peter Zhuang Jianjian

Kengor nhắc lại chuyện xưa là vì, theo ông, chuyện xưa ấy dường như đang sống lại với Đức đương kim Giáo Hoàng, các cố vấn của ngài và Cộng Sản Trung Hoa.

Giống như đối với Đức Phaolô VI, Kengor cho hay ông rất hài lòng với các tuyên bố mạnh dạn của Đức Phanxicô về tính dục, về “thằng qủy” ý thức hệ phái tính, về “hôn nhân” đồng tính, vế phá thai, về cái điên loạn của việc đổi giống, về sự ác, về Satan, về các lực lượng Tây Phương nhằm “thực dân hóa ý thức hệ”… Ông cũng tỏ ra lo ngại khi các người Công Giáo truyền thống quên khuấy các điều này lúc thấy ngài không đứng chung hàng với Donald Trump về bức tường biên giới.

Nhưng về chuyện Công Giáo Trung Hoa, Kengor cho là 1 chuyện tồi tệ khi thay thế 2 Giám Mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, mà 1 trong hai vị, chính là Đức Cha Peter Zhuang Jianjian, bằng hai giám mục do Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa bổ nhiệm.

Việc này gây phản ứng tiêu cực nơi nhiều nhà bình luận có tiếng và nêu lên thật nhiều câu hỏi: ai đứng đàng sau động thái này? Đức Phanxicô nghĩ gì? Ai cố vấn cho ngài về Trung Hoa?

Về câu hỏi cuối cùng, Kengor cho rằng câu trả lời trở nên rõ ràng vào tuần rồi khi Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, một người Á Căn Đình, hiện là Viện Trưởng Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội của Tòa Thánh, trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Vatican Insider, bằng cách hết lòng ca ngợi Trung Hoa, coi nó như mẫu mực về ích chung, về môi trường, về ý thức quốc gia, về tuân hành giáo huấn xã hội Công Giáo, về bài trừ ma túy…

Với những nhận định hoàn toàn phát xuất từ 1 đầu óc nặng ý thức hệ Mácxít như Sorondo, Kengor thầm nghĩ Đức Phanxicô, người tự hào hết mình đánh phá mọi hình thức ý thức hệ, nên sa thải vị này trước khi nghĩ đến việc “sa thải” 2 vị giám mục chỉ có mỗi một tội là trung thành với ngài.

Nhưng Đức Phanxicô đã không làm thế, khiến Kengor cho rằng có thể ngài bị lây nhiễm khuynh hướng ý thức hệ của vị giáo phẩm đồng hương này.

Dù sao, phương thức Sorondo cũng là thành phần của phương thức Ostpolitik của Đức Phaolô VI hay phương thức nối lại tình hữu nghị của Nixon nhằm bắt tay thân thiện với Trung Hoa.

Câu truyện Việt Nam

Tiện đây, cũng xin mở một dấu ngoặc để nhắc qua việc Đức Phaolô VI liên hệ đến chính trường Việt Nam, một việc liên hệ mà nhiều người, như ông Trần Vinh gần đây cho biết, chứng tỏ Tòa Thánh “không hiểu gì về Việt Nam”.

Ai cũng biết, lúc lâm ngõ bí không biết làm cách nào để buộc Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán, Tổng Thống Johnson đã phải nhờ đến Đức Phaolô VI làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Hà Nội. Và Đức Phaolô VI đã nhận lời. Hai vị gặp nhau mặt đối mặt hai lần: lần đầu ở New York năm 1965 nhân dịp Đức Phaolô VI qua đó đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc; lần hai năm 1967 tại Vatican nhân dịp Tổng Thống Johnson từ Úc và 1 số quốc gia Á Châu trở về Hoa Kỳ.

Theo Cha Pablo (Pope Paul VI and President Lyndon Johnson during the Vietnam War, July 8, 2010) sự can thiệp của Đức Phaolô VI đã đem Hà Nội tới bàn thương thuyết.

Thực vậy, Đức Phaolô VI sử dụng 1 phái đoàn của Cộng Sản Ý tới Việt Nam để tiếp xúc với Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 1966. Ngài đề nghị với Ông Hồ lấy Vatican làm địa điểm đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ. Phản ứng của Ông Hồ khởi đầu tích cực, nhưng sau đó bác bỏ khả thể đàm phán khi, ngày 13 tháng 12, Hoa Kỳ ném bom Hà Nội “một cách không phân biệt”. Không nản, ngài tiếp tục cuộc đối thoại dù bất lợi ở điểm không có liên hệ ngoại giao với cả hai bên!



Trong cuộc gặp gỡ với Phó Tổng Thống Hubert Humphrey tháng Tư năm 1967, ngài cho hay: việc ném bom Hà Nội làm mất khả tín tính tinh thần của Hoa Kỳ và tỏ ra vô hiệu vì Hà Nội khước từ đàm phán. Ngài cũng cho Ông Humphrey hay: đa số các nước Âu Châu coi Hoa Kỳ là kẻ gây hấn dù ngài không cho là như thế. Ngài cũng nói thế với Johnson khi ông này tới Vatican vào tháng Mười Hai cùng năm, nhất là Hoa Kỳ cần chấm dứt việc ném bom Bắc Việt Nam. Ngài cũng khuyên Ông nên biến chiến tranh thành một cuộc chiến phòng thủ hơn là một cuộc chiến tấn công.

Và đầu năm 1968, Đức Phaolô chính thức gửi thư ngoại giao tới Hoa Kỳ và Hà Nội mời họ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Thư này đã thúc đẩy Hà Nội chọn Paris làm nơi đàm phán vào ngày 10 tháng Năm hay một vài ngày sau đó.

Trên tập Kỷ Yếu phát hành trên liên mạng hồi tháng Sáu năm 2017 vừa qua của Các Cựu Sinh Viên Công Giáo các Đại Học Nam Việt Nam trước năm 1975, Ông Trần Vinh có bài “Tòa Thánh Chỉ là Tòa Thánh”, trong đó, ông cho hay nhiều người hiểu chuyện cho rằng trong việc đứng ra làm trung gian, Tòa Thánh tỏ ra không hiểu gì về Việt Nam.

Thực vậy, trong khi ngài lắng nghe Hà Nội, nơi ngài không có đại diện chính thức, và sẵn lòng ngả về quan điểm của họ (buộc Hoa Kỳ ngưng ném bom như 1 điều kiện tiên quyết), thì ngài lại không quan tâm lắng nghe người dân Miền Nam, dù ở đây, ngài có đại diện chính thức. Trái lại đã gửi đặc sứ là Tổng Giám Mục Sergio Pignedoli tới Sài Gòn để khuyên người dân ở đây hòa giải “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”.

Ông Trần Vinh cho hay: “Trong thực tế, người ta bảo rằng, khi ‘làm việc’ với các giám mục Việt Nam, vị đặc sứ Vatican đã khuyến cáo các vị giám mục Miền Nam phải thích nghi với tình hình, phải tìm cách tách ra khỏi con đường bế tắc của… chế độ Sài Gòn. Đồng thời, ngài lưu ý Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải… ủng hộ công cuộc vận động hoà bình cho Việt Nam của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thay vì tiếp tục hận thù và đeo đuổi chiến tranh”.

Joseph McAuley, trong bài “Pope and President, Paul VI and Lyndon B. Johnson: Christmas on the Tiber, Texas Style” đăng trên tạp chí America tháng Chín, 2015, thuật lại chuyến viếng thăm Đức Phaolô VI tại Vatican của Tổng Thống Jonhson. Người ta không biết hai vị nói những gì. Mãi sau này, trong Hồi Ký của Ông về Vatican, Ký Giả Wilton Wynne của Time mới cho hay Đức Phaolô VI bị khích động, “đã đập bàn” và “la hét” Ông Johnson về vấn đề Việt Nam.

Thái độ thiên vị phía Cộng Sản của Đức Phaolô VI còn được Ông Trần Vinh kể thêm như sau: “Ngày 14-02-1973, Đức Giáo Hoàng chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt tại Hoà Đàm Paris và ngài gọi đó là ‘ngày đáng ghi nhớ’. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Trước đó, vào tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón. Đầu tháng 4-1973, trong chuyến công du sau khi Hiệp Định Paris ra đời (đi Hoa Kỳ, Anh, Tây Đức, Ý, Vatican, Đại Hàn và Đài Loan), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp kiến lâu 1 giờ. Nhân dịp, tổng thống trình lên ngài danh sách 37 ngàn tù binh Cộng Sản để chứng minh Việt Nam Cộng Hòa không hề giam giữ tới ‘300 ngàn tù chính trị’ theo luận điệu dối trá của Cộng Sản và các phần tử thân Cộng (như nhóm báo CHỌN của Linh Mục Trương Bá Cần và ĐỨNG DẬY của Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…). Mới đây, qua điện thoại, nhà báo Vũ Ánh (trước 30-4-1975, là chánh sở thời sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia; hiện làm cho Viet Herald, Nam California) kể lại cho tôi nghe chuyện ông được tháp tùng chuyến đi này của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy không được tới gần, nhưng ông đã tận mắt nhìn thấy tổng thống bắt tay, hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và được ngài mời ngồi xuống để đàm đạo, và khi ra về ‘dáng mặt tổng thống có vẻ đăm chiêu, buồn bã’. Không ai biết hết lí do tại sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu buồn, nhưng chắc là có chuyện tổng thống phải thanh minh với Đức Giáo Hoàng về vụ 300 ngàn tù chính trị ‘ma’ do các kí giả thân Cộng Âu Mĩ vào hùa với Cộng Sản Bắc Việt cùng bọn tay sai bịa đặt ra”.

Theo ông Trần Vinh, “quân dân Miền Nam chiến đấu vừa để chống hoạ Cộng Sản vừa để bảo vệ bờ cõi đất nước. Thế mà Đức Phaolô VI, vì quan điểm hoà bình vô điều kiện của mình, đã không nhắc tới chính nghĩa chiến đấu tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa. Thay vì phải tích cực cổ vũ, vận động thế nào để Cộng Sản Bắc Việt phải từ bỏ tham vọng, từ bỏ âm mưu xâm lấn Miền Nam tự do thì ngài lại kêu gọi mỗi bên phải nhường nhịn, “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”. Đức Giáo Hoàng và đa số các nhà đạo đức Âu Mĩ chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra điềm chết người này: đối với bọn Cộng Sản quỷ quyệt, nhường nhịn có nghĩa là sẽ mất trắng! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có thiện chí tìm kiếm hoà bình. Nhưng vì không nắm rõ nguyên nhân chính yếu của cuộc chiến; không hiểu đúng mức bản chất độc ác, xảo quyệt của Cộng Sản Bắc Việt; không nắm được ý đồ muốn tháo chạy của người Mĩ và không có viễn kiến về hậu quả tai hại thế nào cho dân tộc Việt Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thôn tính toàn cõi Việt Nam cho nên vị giáo hoàng đạo đức, tốt lành đã bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị lật lọng, dối trá, bẩn thỉu. Những cuộc tiếp đón các viên chức cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Vatican, cho thấy Vatican cũng đã bị Cộng Sản Bắc Việt ‘bịp’ như họ đã ‘bịp’ được dư luận và nhiều chính phủ các nước Âu Mĩ lúc đó”.

Ông Trần Vinh nhận định: “Vatican vô tình khởi đầu tiến trình dẫn dắt cho Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt tiếp xúc, gặp gỡ để rồi Hoa Kỳ âm mưu bán đứng Miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt. Cái Hiệp Định Paris 1973 nói là để chấm dứt chiến tranh, thực chất chỉ là để cho ‘đồng minh (Mĩ) tháo chạy’, đồng thời nó trói tay Việt Nam Cộng Hòa lại để cho Cộng Sản Bắc Việt dễ dàng thâu tóm toàn cõi đất nước... Trong sứ mạng tôn giáo, Vatican luôn luôn cổ vũ và tìm kiếm hoà bình cho nhân loại. Song thiện ý là một chuyện, phương cách thi hành và hiệu quả đạt được lại là một vấn đề khác. Đức Giáo Hoàng ở trên cao quá, việc thế sự nằm trong tay vị quốc vụ khanh và bộ ngoại giao Vatican. Dù nói thế nào, các vị này cũng vẫn chỉ là những con người đang sống ở thế gian này. Riêng trường hợp Việt Nam, dường như các viên chức cao cấp của Vatican, trong tư thế của những chính khách mặc áo dòng, đã từng ảnh hưởng vào chính tình phức tạp ở Miền Nam Việt Nam và nhất là đã nhúng tay vào việc tìm kiếm một thứ hoà bình bánh vẽ không có cái nhân công lí cho Việt Nam”.

Dĩ nhiên, việc Miền Nam mất vào tay Cộng Sản có nhiều nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Nhưng nhiều người Công Giáo hồi đó không khỏi có cùng những cảm nghĩ như Ông Trần Vinh. Người viết bài này hồi ấy cũng có cùng một tâm trạng nên đã có một bài viết khá dài phân tích thái độ của Đức Phaolô VI đối với Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói riêng. Bài báo ấy đã không được đăng trên Nguyệt San Cao Đẳng Quốc Phòng. Chủ Nhiệm Nguyệt San là Đại Tá Quang và chủ bút Tập San là Đại Úy Tâm (tức nhà văn kiêm thi sĩ Thanh Tâm Tuyền) gọi điện thoại cho người viết lúc ấy phục vụ tại Phủ Thủ Tướng, nói rằng phải sửa lại thế nào để tránh việc Tổng Thống bị Đức Phaolô VI cư sử lạnh nhạt. Sửa như thế là bôi bỏ hết ý hướng chính của bài báo. Nên đôi bên đồng ý không đăng tải bài viết.

Lịch sử lặp lại?

Trở lại với câu hỏi phải chăng vụ Mindszenty đã được lặp lại? Kengor chua chát cho hay: đúng, Đức Phanxicô đúng khi quả quyết với Đức Hồng Y Zen rằng sẽ không có một vụ Mindszenty khác. Nhưng có thể có một vụ còn tệ hơn vụ Mindszenty.

Thực vậy, thập niên 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Hồng Y Casaroli biết mình đang thương thảo với những tên bạo chúa; nên các vị hết sức “bịt mũi” để qua cầu “thỏa hiệp” với người Cộng Sản, một điều được Đức Hồng Y Casaroli gọi là “tử đạo kiên nhẫn”. Và các vị biết phải dừng lại ở đâu: không bổ nhiệm người thay thế Đức Hồng Y Mindszenty và cũng không để Moscow chỉ định người thay thế ngài!

Người ta sợ Tòa Thánh đang muốn vượt quá làn ranh này với việc thay thế hai giám mục chính thống bằng hai giám mục chính mình đã “rút phép thông công” để có được một thỏa hiệp với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa trong nhịp trống ca ngợi, đánh bóng chế độ toàn trị của một chức sắc cao cấp, cố vấn thân cận và là người đồng hương với Đức Phanxicô.

Kengor cho rằng nếu Đức Phanxicô làm thế là một sự “đầu hàng nhục nhã… một sự ngây ngô hoàn toàn và thiếu thấu hiểu một chế độ thực sự ác độc. Những người như Sorondo cho thấy một sự ngu xuẩn gây xấu hổ, một giám mục đi vỗ lưng cọp lúc nó giả vờ kêu rừ.. ừ…qua nanh vuốt. Phải chăng Đức Giáo Hoàng chiều theo thứ Sorondo-politik?”

Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói thêm: thực ra Đức Cha Sorondo hay Đức Ông Cao Minh Dung cũng chỉ là các viên chức thừa hành của Tòa Thánh. Ông Trần Vinh, trong bài đã dẫn, gián tiếp có nhắc đến Đức Ông Dung, ví ngài như Vũ Ngọc Nhạ. Ông cũng cho rằng vì Việt Nam bé nhỏ, nên Tòa Thánh không đếm xỉa. Thực ra chính sách ngoại giao của Tòa Thánh trước sau, vì nằm trong tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp người Ý, nên không có gì thay đổi cả. Vẫn cứ muốn có tiếng nói chính trị giữa hàng khanh tướng, trong khi Tòa Thánh chỉ có thế giá tinh thần giữa hàng phục vụ.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân tại Vĩnh Phước Nha Trang
Gió Nhẹ
09:45 14/02/2018
Hằng năm đến ngày 11-2, Hội Thánh Công Giáo theo nghi lễ La Tinh từ thời ĐGH Gioan Phaolô Đệ Nhị, đã cử hành ngày Quốc Tế cầu cho Bệnh Nhân. Năm 2018 này, ngày Quốc Tế Bệnh Nhân lần thứ 26, ngày 11-2, trùng vào Chúa Nhật, nên các bệnh nhân và người già cả thuộc giáo xứ Vĩnh Phước, Nha Trang có dịp dự “lễ Chúa Nhật” như điều răn thứ ba qui định, “thứ ba giữ ngày Chúa Nhật”. Lễ sẽ lâu hơn, nhưng long trọng và đông đảo người dự lễ hơn. Có ba linh mục : cha xứ Anphong Nguyễn Công Minh, cha phó Giuse Phạm Như Duy, và cha Phêrô Nguyễn Quang Vinh, “Mỹ” nhân gốc Cù Lao Vĩnh Phước đồng tế để ban bí tích xức dầu bệnh nhân trong lễ và ban bí tích giải tội trước lễ cho “thong thả” hơn.

Xem Hình

Người cao niên nhất trong những người già cả đau yếu của ngày Quốc Tế Bệnh Nhân luôn là thày Philip Lê Văn Tâm, dòng Phanxicô, năm ngoái là người có “một không hai” (102) tuổi, năm nay thì vượt luôn người có “một không hai” để gắn thêm tuổi nữa. Thầy sinh năm 1915.

Đặc biệt tại Vĩnh Phước, từ năm 2016, giáo xứ không chỉ dâng lễ cùng các bệnh nhân, người già trong ngày Quốc Tế Bệnh Nhân (11-2), mà còn thêm một ngày nữa trong năm, vì nghĩ rằng một năm một lần là quá ít. Vấn đề là chọn ngày nào. Lấy “ngày cầu cho bệnh nhân” theo truyền thống cũ là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thì quá gần với ngày 11 tháng 2. Lấy ngày bổn mạng giáo xứ 29-6 (Phêrô & Phaolô) hoặc ngày tước hiệu nhà thờ 13-6 (Antôn) thì cũng mới có hơn 4 tháng sau ngày 11-2. May thay, giáo xứ đã tìm được một ngày rất thích hợp, ngày 11-8, đúng tròn 6 tháng sau ngày 11-2. Ngày 11-8 là lễ kính thánh Clara, đồng sáng lập Dòng Nhì với thánh Phanxicô. Tương truyền rằng, cuối đời khi thánh nữ quá đau yếu không thể đi dự lễ được, thì thánh nhân đã được ơn “xem” lễ trên tường của phòng mình, như người ta xem truyền hình gắn trên tường vậy. Cũng vì lẽ đó, mà năm 1958, ĐGH Piô 12 đã đặt thánh Clara làm bổn mạng ngành Truyền Hình (mặc dầu thời thánh nữ sống, thế kỷ 13, chưa hề có bóng dáng vô tuyến truyền thanh chứ nói gì đến truyền hình vô tuyến !). Vậy ngày lễ thánh Clara 11-8 quả là xứng hợp, vừa về thời gian (đúng 6 tháng), vừa về ý nghĩa (đau yếu nhưng rất khát khao được dự lễ) để đưa người già cả đau yếu đến nhà thờ tham dự thánh lễ.

Gió Nhẹ đưa tin
 
Cộng đoàn Phục Sinh, San Gabriel, CA thực hiện bức trạm nổi các thánh Tử Đạo Việt Nam trong nhà thờ San Gabriel Mission Church
Lê Sự
10:58 14/02/2018




Để chuẩn bị cho ngày đại lễ mừng kỷ niệm 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô II tuyên Thánh cho 117 vị các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Cộng Đoàn Phục Sinh rất vui mừng, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, Cộng Đoàn đã được Cha Tony Diaz, CMF Chánh Xứ Giáo xứ San Gabriel Mission cho phép Cộng Đoàn Phục Sinh được thực hiện phòng nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngay trong ngôi Thánh Đường nơi mà Cộng Đoàn suốt 42 năm qua đã được Giáo Xứ San Gabriel Mission đón nhận để người Việt Nam xa quê hương có nơi thờ phượng Chúa, trau dồi Đức Tin và bảo tồn văn hóa, truyền thống Việt cho con cháu chúng ta.

Các Thánh đã hy sinh đổ máu trên quê hương Việt Nam để tuyên xưng Đức Tin, chúng ta được sống trên một đất nước tự do, quyền tự do tin ngưỡng được tôn trọng, và chúng ta có may mắn được thực hiện Phòng Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại San Gabriel Mission nơi mà nhiều du khách đến tham quan, đây cũng là dịp để các sắc dân biết đến truyền thống anh hùng tử vì đạo của Các Thánh Việt Nam, hy sinh cả mạng sống của chính mình bước theo chân Chúa rao giảng Tin Mừng, để Giáo Hội Việt Nam có được ngày hôm nay và lưu truyền lại cho con cháu chúng ta đời sau với niềm tự hào.



“Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo

Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”.

Thánh Vịnh 126:6

Tạ ơn Chúa muôn đời con ngợi khen Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ăn Tết Bằng Xương Máu Mậu Thân Thì Hòa Hợp-Hòa Giải Với Ai ?
Phạm Trần
18:25 14/02/2018
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã tự tay bóp cò súng vào đầu khi mở tiệc liên hoan mừng “chiến thắng Mậu Thân 50 năm” mà mồm vẫn bô bô kêu gọi người Việt bỏ nước ra đi từ sau 30/04/1975 hãy “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai vì mục tiêu phát triển chung của cả dân tộc".

Đây là một bằng chứng nữa chứng minh người Cộng sản luôn luôn nói một đảng làm một nẻo và lươn lẹo có truyền thống.

Họ cũng đã quên lời nói của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2005 vào dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh: ”Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.” (Phỏng vấn của báo Quốc tế số ra ngày 31/3/2005)

Vậy thì khi có những cái đầu Lãnh đạo “sỏi đá nhiều hơn óc thịt” muốn lấy máu xương Mậu Thân 1968 của đồng bào miền Nam để sắp cỗ mừng Xuân Mậu Tuất 2018 thì họ có mục đích gì ngoài việc “lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu” ?

MIỆNG LƯỠI HỔ MANG

Là người Việt Nam, ai cũng nhớ về cội nguồn dân tộc, ông bà, tổ tiên, dòng họ,chòm xóm và bạn bè, thầy cô mỗi khi Tết về. Nhưng ngoài những người còn sống, truyền thống dân tộc còn dạy chúng ta không quên người chết vì trong số họ, có cả những người đã hy sinh cho ta được sống sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng Cộng sản Việt Nam chủ động và nuôi dưỡng.

Trong số những nạn nhân của cuộc chiến, kinh hoàng, bi thảm và tàn ác nhất là những người bị quân Cộng sản giết không nương tay khi họ tấn công vào cố đô Huế Tết Mậu Thân năm 1968.

Số người này được ước tính từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích trong 25 ngày đêm thành phố Huế nằm trong tay lực lượng Cộng sản. Họ bị quân đội miền Bắc và tay sai nằm vùng coi là “kẻ thù của cách mạng” và “có nợ máu với nhân dân” nên phải bị tiêu diệt gồm Quân nhân, Cảnh sát, Công chức và đảng viên các đảng chính trị. Số còn lại là các Nhà tu hành, viên chức làng xã, một số Bác sỹ Việt Nam và nước ngoài và dân thường chưa hề ám hại ai.

Tất cả những người này đã bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

Phiá Cộng sản miền Bắc chối biến không nhúng tay vào máu người cố Đô Huế mà đổ tội cho máy bay, đại bác và Quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Bằng chứng trong cuốn phim tài liệu dài 12 tập “Mậu Thân 1968”, được nhà nước đầu tư và đã chiếu trên đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 25 tháng 01 năm 2013, Nhà Đạo diễn (Bà) Lê Phong Lan (chủ Hãng phim Bản sắc Việt) đã mồm loa mép giải rằng:” Cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”

Nhưng điêu ngoa cách mấy cũng không thoát được lưới Trời lồng lộng.

Đã có hằng hà sa số nhân chứng và tài liệu chứng minh hành động sát nhân của quân Cộng sản ở Huế Mậu Thân và khắp miền Nam trong chiến tranh. Nhưng Lê Phong Lan và những miệng lưỡi hổ mang của người Cộng sản hãy banh tai ra mà nghe “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, của Hòang Phủ Ngọc Tường, một người Huế có học chạy theo Cộng sản, từng bị nhiều người nguyền rủa vai trò của anh ta trong vụ thảm sát Huế Mậu Thân.

Thư này được Tường nhờ Nhà văn trong nước Nguyễn Quang Lập phổ biến ngày 10/02/2018, trong đó có đọan nói về thảm sát Huế:”Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.”

Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng nhìn nhận đã có những sai lầm khi trả lời Burchett trong cuốn phim “Việt nam một thiên lịch sử truyền hình” (Vietnam: A Television History; Tet, 1968; Interview with Hoang Phu Ngoc Tuong) năm 1981.

Tường nói trong “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”: ” Khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.”

Nhà văn Hòang Phủ Ngọc Tường từng là thành viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế đi theo Cộng sản từ trước Mậu Thân. Vào năm 1981, khi cuộc phỏng vấn của Burchett diễn ra là thời gian Tường xin vào đảng CSVN mà chưa được nên đã “hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ “ để lấy điểm chăng ?

Nghi vấn này được Hòang Hải Vân, một cựu Bộ đội quân Cộng sản người Huế, viết trên Facebook ngày 11/02/2018.

Nguyên văn thế này:”Tôi không dám suy đoán về những gì mà tôi không biết. Tôi chỉ nhớ lại một chi tiết mà bản thân tôi có “dính” một chút xíu vào thời điểm nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “mạo nhận” và “lỡ lời” trên bộ phim nói trên. Hồi ấy tôi vừa ở bộ đội về. Một hôm nhà thơ Phan Duy Nhân (người bị bắn gãy chân và bị bắt trong sự kiện Mậu Thân ở Đà Nẵng, sau này làm Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ) mang một tờ giấy đến nhờ tôi đánh máy giúp (vì tôi biết đánh máy chữ và đánh ít khi bị lỗi). Đó là bản Xác nhận quá trình tham gia cách mạng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, do anh Phan Duy Nhân “lôi kéo” và tổ chức. Tôi hỏi anh Nhân, rằng anh Tường là nhà văn nổi tiếng, đã thoát ly tham gia cách mạng rồi thì cần cái bản xác nhận này để làm gì, anh Nhân nói, ông ấy đang xin vào Đảng, cần cái xác nhận này để bổ sung lý lịch. Tôi thắc mắc, ảnh nổi tiếng thế sao giờ vẫn chưa vào Đảng, anh Nhân nói người ta phải xét tới xét lui rất lằng nhằng.”

Trong cuộc phỏng vấn của Thụy Khuê, Đài Phát thanh Quốc tế

Pháp (Radio France International) vào dịp kỷ niệm Mậu Thân 30 năm, Tường còn nhắc lại chuyện ông Lê Minh, một trong số các tư lệnh của quân Cộng sản tại chiến trường Huế Mậu Thân đã nhìn nhận “có sai lầm” và yêu cầu “minh oan” cho những nạn nhân.

Tường nói:” Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.”

“Đồng chí” của Tường là Nguyễn Đắc Xuân, người cũng bị nhiều nhân chứng Huế liệt kê vào hàng ngũ sát nhân cũng nhắc lại chuyện Lê Minh với BBC ngày 12/02/2018: ”Năm 1988, tôi giúp Thành Ủy Huế làm một quyển sách về Huế Mậu Thân 1968. Khi đó, ông Lê Minh, người chỉ huy hồi 1968 đó đã yêu cầu những người cách mạng bây giờ là phải tổ chức minh oan cho những người đã chết. Rất tiếc, đến giờ này, chưa ai làm việc minh oan này cả."

GƯƠNG BÀ NGUYỄN THỊ NĂM

Làm gì có 2 chữ “minh oan” trong từ điển sắt máu của người CSVN, như lịch sử đã chứng minh tội ác của đảng cầm quyền thời ông Hồ Chí Minh trong bi kịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956 ?

Tài liệu chính thức ghi:”Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.”

“Người đầu tiên bị dân chúng địa phương buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên; bà bị người dân địa phương quy tội địa chủ gian ác, bị xử bắn mặc dù trong thời kháng chiến đã có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.” (theo Bách Khoa Toàn thư mở)

Tài liệu của báo Luật sư Việt Nam (LSVN) ngày 18/09/2017 viết về công lao của bà Năm thế này:” Trước khi thành công, bà Năm đã ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Phòng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đã ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Bà được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ba năm liền. Các ngôi biệt thự của bà ở Hà Nội, Hải Phòng, ở đồn điền Đồng Bẩm đều là nơi qua lại, ăn ở, địa điểm liên lạc của cán bộ Việt Minh cao cấp. Hai con trai bà là Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cát đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận...vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị.”

Trong số những người được bà Năm nuôi ăn, cho chỗ ở và giúp đỡ trong nhiều năm có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh v.v…

Người bị lên án vô ơn bạc nghĩa nặng nhất trong vụ án bà Nguyễn Thị Năm là Hồ Chí Minh, người cầm quyền khi thi hành Cải cách Ruộng đất. Ông Hồ đã không dám cứu bà Năm vì nhu nhược trước áp lực của cố vấn Trung Hoa muốn đưa bà Năm ra xử làm gương.

Nhà báo Bùi Tín kể:” “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu:” Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.”

Cũng có lời kể lại: ” Hồ Chủ tịch đã nói với nhiều đồng chí Trung ương: “Người ta không nên đánh phụ nữ dù bằng một cánh hoa hồng, huống hồ phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất lại nhằm vào một phụ nữ, mà người ấy lại rất có công với cách mạng”.

Chuyện kể là như thế, nhưng thật hư khó chứng minh. Chỉ có điều chắc chắn là ông Hồ, vì sợ mất lòng cố vấn Tầu Lã Quý Ba nên đã “làm ngơ” để cho Bà Nguyễn Thị Năm bị đưa ra pháp trường thi hành án tử hình tối ngày 29/5 năm Quý Tỵ (ngày 9/7/1953) tại Thái Nguyên khi 47 tuổi. ( báo Luật sư Việt Nam (LSVN), ngày 18/09/2017 )

PHỤC HỒI DANH DỰ CHO AI ?

Vẫn theo báo LSVN, cho đến năm 1987, khi đất nước bắt đầu đổi mới theo Nghị quyết Đại hội 6 của Đảng, bà Nguyễn Thị Năm mới được minh oan, sửa lại thành phần giai cấp sau 1/3 thế kỷ bị oan sai.

“Theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã đề nghị Tỉnh ủy Bắc Thái (tháng 4/1987) sửa lại thành phần giai cấp cho bà Năm do hai con trai bà đầu đơn, đến tháng 6/1987 UBND tỉnh Bắc Thái đã quyết định ghi rõ: “Bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long trước bị quy là “Tư sản địa chủ cường hào gian ác” nay sửa lại thành phần giai cấp cho bà Năm là: “Tư sản địa chủ kháng chiến”.

Đáng lẽ ra, sau khi đã sửa sai như thế thì bà Năm phải được “Nhà nước khen thưởng (truy tặng) như ngàn, vạn người có công với cách mạng theo Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, mặc dầu con bà đã nhiều lần gửi đơn xin các cơ quan cứu xét, nhưng vẫn chưa được một cơ quan nào trả lời”, báo LSVN đặt vấn đề.

Thắc mắc là chuyện của dân nhưng quan tâm hay không là chuyện của đảng và nhà nước. Vì vậy “ Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.”, báo LSVN than vãn thay cho gia đình bà Năm.

VU CÁO MÁU TANH

Ngược dòng thời gian, để bào chữa cho việc xử bắn bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, báo Nhân Dân của đảng CSVN, vào ngày 21/07/1953 đã bịa đặt ra đủ thứ tội ác để buộc tội bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm. Bài viết ký tên tắt C.B. mà sau này có nhiều người suy đóan là “Của Bác” để ám chỉ Tác gỉa chính là ông Hồ Chí Minh.

Những vu oán cáo vạ đê hèn của bài viết nguyên văn như sau:

“Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

- Giết chết 14 nông dân.

- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,

Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)

C.B.

Như vậy thì ông Hồ và nhiều Lãnh đạo đảng CSVN, những người đã được bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm cưu mang có “ăn cháo đá bát” không ?

Nhắc lại chuyện này để chúng ta thấy chuyện phản bội trắng trợn xấu xa này tưởng như chỉ xẩy ra trong hàng ngũ đầu trộm đuôi cướp vô học, ai ngờ cũng ăn sâu bám rễ ở cung đình đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáng chú ý hơn là chuyện gia đình bà Năm “hoàn toàn không được hồi âm” đã xẩy ra trong khỏang thời gian từ 1995 cho đến bây giờ (năm 2018), tổng cộng 23 năm qua 4 đời Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.

Những người này, trong chuỗi thời gian cầm quyền, cũng đã ra rả khua môi gõ lưỡi kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc với những người Việt Nam bỏ nước ra đi trong khi họ vẫn tổ chức liên hoan, ăn mừng và “bới đống tro tàn tìm máu đổ” trước mắt các nạn nhân người miền Nam vào mỗi dịp 30 tháng Tư hàng năm.

TỪ TRỌNG ĐẾN PHÚC

Giờ đây, sau 50 năm chưa nguôi uất hận, tang thương và cay đắng của người dân Huế, đảng và nhà nước CSVN lại bỏ ra ba tháng (từ 12/2017 đến 02/2018) với không biết bao nhiều tiền của để tổ chức tiệc tùng và hội thảo để ca tụng chiến thắng Mậu Thân 1968.

Làm như vậy, không những người CSVN đã che giấu đi tội ác Mậu Thân mà còn “tiếp tục làm nó thêm rỉ máu” như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cảnh giác năm 2005.

Vậy mà, tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 07/02 (2018), người cầm đấu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vẫn có thể hớn hở nói với số Việt kiều thân Đảng từ nước ngoài về ăn Tết rằng:” Đảng và Nhà nước luôn trân trọng những đóng góp, tấm lòng hướng về đất nước của bà con kiều bào ta trên toàn thế giới; Đảng và Nhà nước luôn giang rộng cánh tay đón chào người Việt ở nước ngoài về với quê hương cội nguồn.”

Cũng với giọng lưỡi tát nước theo mưa để nịnh Kiều bào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói:”Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào, đặc biệt lắng nghe những nguyện vọng, những ý kiến đóng góp quý báu của bà con dành cho đất nước” và “Chính phủ do dân, vì dân, trong đó có bà con Việt kiều”…..kỳ vọng kiều bào ta cùng người dân trong nước đoàn kết một lòng, xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn, thực hiện khát vọng “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Nhưng những lời đầu môi chót lưỡi này có ý nghĩa gì với những nạn nhân của Huế Mậu Thân khi mà vào ngày 30/01/2018, Nhật báo Nhân Dân của đảng vẫn chạy tội với những lời lẽ trong bài viết tráo trở “Sự dối trá và lừa bịp”.

Bài viết mở đầu bằng câu:”50 năm qua, rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và cả những người trong cuộc đã chứng minh, khẳng định sự việc “thảm sát ở Huế năm 1968” là sản phẩm của sự dối trá, bịp bợm.”

Ai dối trá và bịp bợp thì người Cộng sản nên hỏi thẳng nằm vủng Hòang Phủ Ngọc Tường để biết ăn nói ngạo ngược như thế thì hòa hợp-hòa giải dân tộc với ai ? -/-

Phạm Trần

Tết Mậu Tuất

(02/018)
 
Văn Hóa
Về với Gia Đình
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:55 14/02/2018
Về với Gia Đình

Mồng 2 Tết

Những ngày giáp Tết, dọc dài Quốc lộ I, xe cộ nối đuôi nhau tấp nập ngược xuôi Nam Bắc. Ai cũng hối hả, nôn nao mong sớm về với gia đình.

Tết là dịp mọi người về sum họp mái ấm tình thương. Con cháu sum vầy bên cha mẹ và anh chị em hòa hợp bên nhau. Anh chị em công nhân đi chuyến xe cuối năm chấp nhận bị nhồi nhét miễn là về đến nhà.

“Ngày đầu xuân bao người đi xa, cũng về với gia đình”. Về với mẹ cha nguồn cội gia đình hay về nhà tự thắp nén hương bày tỏ tấm lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên.

Tết là lễ hội của gia đình. Nhà cha mẹ trở nên ấm cúng thân thương. Con cháu quy tụ về vui mừng nói cười rộn rã. Con cháu thắp nén hương trước bàn thờ tiên tổ với tâm tình thành kính tri ân rồi thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Quây quần quanh ông bà cha mẹ để chúc thọ tỏ lòng thảo kính và đón nhận lời giáo huấn đầu năm.Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Nhiều giáo xứ tổ chức Thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho những người thân yêu đã an nghĩ. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình. Đạo lý ngày Tết tuyệt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, con cháu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Người Việt rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự.Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ.Lúc các ngài còn sống,con cháu phải kính mến phụng dưỡng,vâng lời chiều ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt giàu tình trọng nghĩa.

Mỗi người Việt đều có một đạo rất gần gũi. Đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu.

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Việt Nam. Hiếu là gốc của Đức. Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu.Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung,cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống,thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh,bằng thờ cúng giỗ chạp.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc Việt từ Nam chí Bắc, dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm “Cây có cội,nước có nguồn”, đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:

Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn.

Nước có nguốn mới bể rộng sông sâu.

Người ta có gốc từ đâu.

Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Biết ơn là sống tâm tình tri ân tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ đã hy sinh cả đời mưa nắng cho con. Cha mẹ đã sống vì hạnh phúc của con. Lòng hiếu thảo hơn mọi lễ vật mà con cái dâng cho các ngài.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn.Biết ơn trời đất,biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ.Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời “Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao,dục báo chi đức,hạo thiên võng cực”. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng,vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển : “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; chấp nhận “bán anh em xa mua láng giềng gần”; thích “dĩ hoà vi quý”, độ lượng “chín bỏ làm mười”; quý trọng con người, không tôn thờ của cải “người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người”; mong muốn anh em bốn biển một nhà “tứ hải giai huynh đệ”; đề cao tinh thần khoan dung “đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại”. Đỉnh cao của lòng nhân ái là “thương người như thể thương thân”.

Gia đình Việt Nam có nhiều thế hệ sống với nhau “tứ đại đồng đường”. Cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng.Tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông.Từ lúc chưa rời vành nôi, trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên, con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy “quê hương mỗi người chỉ một ….đi đâu cũng phải nhớ về” (Quê hương,Đỗ Trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm.Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình.

Gia đình là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất.Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội.Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con cái vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.

Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của lòng hiếu thảo.

Sách Giảng Viên dạy: “Thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”.

Sách Huấn ca dạy : “Hỡi các con hãy nghe cha đây.Hãy xử sự sao để được độ sinh.Vì Chúa đặt vinh quang cha trên con cái,quyền lợi mẹ, Ngài củng cố nơi đàn con.

Kẻ tôn kính cha thì bù đắp lỗi lầm và trọng kính mẹ khác gì tích trữ kho tàng.Kẻ tôn kính cha sẽ hoan lạc nơi con cái, khi khẩn nguyện, sẽ được nhậm lời.Kẻ tôn vinh cha sẽ được trường thọ, người an ủi mẹ sẽ được công nơi Chúa.Kẻ kính sợ Chúa sẽ tôn kính cha,nó sẽ phục vụ các bậc sinh thành như chủ của mình.

Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, ngõ hầu mọi phúc lành đổ xuống trên con, vì chúc lành của cha làm cho rễ chắc, còn chúc dữ của mẹ thì nhổ cả cây.

Con đừng vênh vang về việc cha con bị nhục,vì vẻ vang gì cho con, cái nhục của cha con!

Quả thế, người ta chỉ được vẻ vang lúc cha mình được tôn kính, và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh bỉ.

Con ơi! Hãy săn sóc cha con lúc tuổi già. Sinh thời người, chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.Vì lòng hiếu thảo đối với cha sẽ không bị quên lãng, nó sẽ đền bù tội lỗi cho con.

Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan, như sương muối biến ta lúc đẹp trời.Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, Kẻ khinh rể mẹ, chọc giận Đấng tạo thành ra nó” (Hc 3,1-16).

Thiên Chúa muốn con cái phải hết lòng tôn kính và thảo hiếu, đặc biệt nhấn mạnh đến công ơn sinh thành của người mẹ: “Hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ, con đã sinh ra. Làm sao con báo đền được điều họ cho con?” (Hc 7,27-28).

Sách Tôbia cũng dạy rằng :“Hãy thảo kính mẹ con. Đừng bỏ người ngày nào trong suốt đời người. Con hãy ăn ở đẹp lòng người và đừng làm điều chi phiền lòng người cả. Hỡi con, con hãy nhớ là người đã phải trải qua bao nỗi gian lao hiểm nguy vì con khi con còn trong lòng dạ người” (Tob 4,3-4).

Thánh Phaolô khẳng định, hiếu thảo là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Con cái hãy vâng phục cha mẹ trong mọi sự, vì là điều đẹp lòng Thiên Chúa” (Col 3,20).

Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Là Ngôi Hai Thiên Chúa và với thân phận con người, trong vai trò làm con, Ngài đã thực hành đạo hiếu qua đời sống vâng phục cha mẹ của mình. Thánh Kinh ghi lại rằng sau khi hoàn tất công việc của Thiên Chúa tại đền thờ Giêrusalem: “Ngài theo ông bà trở về Nazareth, và vâng phục các ngài” (Lc 2,51).

Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục. Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Ngài, Đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu.Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Ngài chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất “kính Chúa,yêu người” là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ.Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Ngài.Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, giữ nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc. Nếu một người con không thảo kính cha mẹ, người đó không phải là một Kitô hữu đúng nghĩa. Bởi lẽ, người ấy đã không giữ luật Thiên Chúa. Giới luật Thứ Tư còn được gọi là giới răn hiếu thảo: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ.”. Mỗi Kitô hữu đều biết hiểu và thực hành giới răn này.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình Việt Nam, đó chính là “minh minh đức”, làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Tin Mừng chính là nguồn nước thẩm thấu qua mọi lớp ngăn văn hóa và tôn giáo. Tin Mừng là ánh sáng các dân tộc (LG), là ánh sáng trần gian (Ga 8,12). Tin Mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau.

Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.

Đạo Chúa dạy, có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”; dạy sống chan hoà, bình dị “anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, dạy yêu quý sự sống “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào”.Tin Mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt Nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ.

Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc.Tin Mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy làm xanh lên chồi lộc sự sống tình yêu rồi kết thành hoa trái tốt lành cho con người và cuộc đời.

Dưới ánh sáng đức tin, Đạo Hiếu không chỉ là một hành động luân lý, đạo đức xã hội mà còn là một giới luật được Thiên Chúa truyền dạy, một giới răn chỉ đứng sau ba giới răn dành riêng cho Thiên Chúa. Người Công Giáo thảo hiếu, kính trọng cha mẹ không chỉ theo ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, tâm lý, mà còn đặt trên niềm tin tôn giáo. Thảo kính cha mẹ là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Lạy Chúa là Cha rất nhân từ,Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo.

Hôm nay nhân dịp đầu năm mới Mậu Tuất.

Chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.

Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con,và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các ngài. Amen

( Lời nguyện nhập lễ, Mồng Hai Tết ).

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Lời Chúc Đầu Năm
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:57 14/02/2018
Lời Chúc Đầu Năm

Tết đến, lời chúc đầu năm mang nhiều ý nghĩa, và là biểu trưng thiêng liêng cho tình cảm giữa con người với nhau. Tết mang đến những gì mới mẻ, trẻ trung, sức sống, cho nên ai cũng muốn chúc Tết và được chúc Tết.

Ngày thường gặp nhau “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Người Việt lấy ứng xử nhân nghĩa ở đời làm thước đo văn hóa nên chào hỏi trở thành nghi lễ trong xã giao, và nó trở thành nét đẹp văn hóa đời thường. Lời chúc đầu năm thiêng liêng là lời hay ý đẹp dành tặng cho nhau.

Thi sĩ Bùi Nghiệp có bài thơ “Chúc Tết” ngũ phúc lâm môn.

Chẳng có món gì mừng tuổi nhau

Gọi là năm mới tết thêm màu

Thôi thì mượn chữ người xưa cũ

Mến chúc xuân này ngũ phúc sâu

Phước ngập gia đình lẫn tổ gia

Niềm vui trên dưới sống chan hòa

Ân tình nghĩa thiết luôn đằm thắm

Vắng mặt gần lòng chẳng có xa

Lộc nảy mầm tươi kết tựu thành

Xum xuê cành lá trổ vươn xanh

Đơm hoa kết trái mau thông đạt

Phấn khởi tiền tài lợi tức nhanh

Thọ với đất trời tựa núi sông

Tuổi già dù đến cứ ung dung

Bên đàn con cháu đông vui đủ

Ríu rít xum xuê cội bách tùng

Khang an tráng kiện tháng ngày vui

Gân cốt bền dai dạo chợ đời

Thời tiết bốn mùa xem nhẹ hẫng

Nắng mưa nóng lạnh chuyện thường thôi

Ninh tĩnh bình yên dưới mái nhà

Khó khăn trắc trở đẩy lùi xa

An cư lạc nghiệp thuyền xuôi mái

Gia tộc luôn vui sống thuận hòa

Ngũ phúc lâm môn đón quý thần

Cận kề gia tộc suốt hằng năm

Đầu xuân mến chúc chư bằng hữu

Vạn sự hanh thông phúc đức tràn…

Những ngày đầu năm, lời chúc trước tiên là dành cho người thân ruột thịt trong gia đình dòng tộc. Đêm 30 Tết, tham dự thánh lễ tất niên, gia đình đoàn viên, cả nhà quây quần nói chuyện tâm tình, ôn lại buồn vui được mất của năm qua đón chờ giao thừa. Thắp nến sáng lung linh trên bàn thờ, đốt nén nhang thơm tỏa ngát. Chuông nhà thờ ngân vang đúng lúc giao thừa. Mọi người dâng lời kinh hạt đầu năm mới, sau đó vui vẻ chúc mừng nhau. Con cháu chúc ông bà cha mẹ, anh chị chúc mừng em, ba mẹ chúc con cái, ông bà chúc con cháu. Lòng ai cũng nao nao thời khắc giao thừa vui vầy trang trọng, gần gũi thiêng liêng ấm áp tình thân.

Sáng Mồng Một, thánh lễ Minh niên, đến nhà thờ gặp nhau ai cũng rôm rã lời chúc mừng năm mới. Cha xứ chúc cộng đoàn, mọi người chúc mừng nhau những lời tốt đẹp. Những ngày tết đến thăm nhau, gia chủ mời ly trà ly rượu thân tình và cầu chúc những lời hay nhất: ơn thánh dồi dào, sức khỏe bình an, hạnh phúc thành đạt, làm ăn tấn tới. Hàng xóm thân quen, người này đến thăm người kia, rộn ràng vui vẻ, nén nhang thắp trên bàn thờ gia tiên, ly rượu đầu xuân mời nhau thân thiết, nói chuyện đầu năm nụ cười tươi nở. Đơn sơ mà ấm áp, thăm nhau chúc nhau mấy ngày xuân được xem như nghiã cử ở đời thật đáng quý đáng trân trọng. Tiếng Việt vốn phong phú nên lời chúc Tết cũng muôn hình vạn trạng, không cứng nhắc và không sáo ngữ. Ai cũng chọn lọc câu chữ tinh tế để người nghe cảm thấy vui lòng tin tưởng. Lời chúc làm cho tâm hồn cảm thấy thăng hoa hạnh phúc, niềm vui dâng tràn. Gặp nhau đầu năm mới, lời chúc Tết bao hàm nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngày thường giận nhau ghét nhau thế nào đi nữa, nhưng Tết đến Xuân về mọi lời chúc đều trở nên chan hòa trân trọng tràn ngập yêu thương gắn bó mọi người, mọi gia đình trong giáo xứ. Lời chúc đầu năm trở thành văn hóa thẩm mỹ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Đối với người Kitô hữu, lời chúc Tết hay nhất, mang đến hạnh phúc và niềm vui trọn vẹn chính là Lời Chúa trong sách Dân Số: “Đức Chúa phán với ông Môsê: Hãy nói với Aharon và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ítraen, anh em hãy nói thế này :Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em!

Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em!

Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!

Chúc như thế là đặt con cái Ítraen dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” (Ds 6, 22-27).

Chúa Giêsu không chúc theo kiểu thế gian. Khi Chúa Giáng Sinh, các thiên thần đã chúc bình an cho người thiện tâm. Khi Phục Sinh, Chúa cũng chúc bình an cho các môn đệ trung thành. Bài giảng trên núi “Tám mối phúc thật” là Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu chúc phúc cho những thân phận nhỏ bé, bị thua thiệt hay bị áp bức đáng thương, cùng những tâm hồn biết hướng về Chúa, về tha nhân.

Chúa Giêsu không chúc “phú quý thọ khang ninh” mà chúc phúc Nước Trời cho những ai có tâm hồn nghèo khó, không nô lệ tiền bạc vật chất hay tiện nghi, những người bé mọn, yếu đuối, oan ức, đau buồn, khóc lóc. Khi có tấm lòng thanh thoát, sẵn sàng đón nhận Lời Chúa gieo vào, bén rễ và sinh hoa kết trái, là phúc trường sinh sau này.

Năm Mậu Tuất, Mùa Xuân vừa về thì Mùa Chay vừa đến đúng 29 Tết. "Vui năm Mậu Tuất, hãy chân thật hoà giải; Mùa Chay hoán cải, lòng rộng trải yêu thương". Mừng Xuân và vui Tết nhưng phải luôn nhớ “mình là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (St 3,19). Vì thế người tín hữu luôn tâm niệm lời Chúa dặn dò: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia (nghĩa là của cải vật chất), Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Sống theo ưu tiên của Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ giữ được sự tự do thanh thoát và bình an ngay giữa những nhiệm vụ nặng nề nhất, vì họ biết có Chúa là Cha yêu thương cùng lo cho họ và với họ, và chỉ có Người mới đem lại cho họ niềm hạnh phúc đích thực mà họ hằng mong ước.

Sẽ không mong là an khang thịnh vượng, là công thành danh toại, là buôn may bán đắt, là vạn sự như ý, là… là… Nhưng chỉ cần tâm nguyện là một năm mới trong tình thương của Chúa, một năm mới bình an, một năm mới theo thánh ý Chúa, một năm mới thuộc về Chúa. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn trong sạch và có Chúa ở cùng, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cầu chúc cho nhau trong năm mới Mậu Tuất này.

Lạy Chúa, mỗi lần Tết đến, chúng con dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất và ước ao cho tất cả cầu chúc ấy trở nên hiện thực trong năm mới. Giờ đây, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng con biết rằng Chúa là khởi nguyên và cùng đích của mọi phúc lành. Chúng con xin đặt đất nước chúng con, gia đình, bạn bè thân hữu, và tất cả anh chị em chúng con dưới sự bảo trợ của danh Chúa trong năm mới này. Xin Chúa chúc lành cho chúng con.

Lạy Chúa, khi chúng con chúc lành cho nhau, xin hướng lòng chúng con về Chúa và thưa lên: Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em!

Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Bài ca Tình Yêu
Đình Quân
10:58 14/02/2018
Bài ca Tình Yêu

Lễ Tình Yêu – Valentine’s Day : 14/2/18

* Với thế giới Bạn chỉ có thể là một người,
Nhưng với một người Bạn có thể là cả thế giới.

*Những lúc thơm nồng bên ta là Bạn Đắng.
Nhưng lúc cay đắng vẫn bên ta đó là Bạn Đời.

Bạn Đời ta gọi là MÌnh,
Mình ơi ! Ta gọi thân tình Nhà Tôi.
Đời người cuộc sống lứa đôi,
Thân ta một nửa nguyện thời trao nhau.

Trọn tình vẹn nghĩa trước sau,
Dẫu trăm năm bạc mái đầu chẳng thay,
Lời đầu giao kết còn đây,
Tình yêu bền vững nối giây thề nguyền,
An hòa giữ tròn mối duyên,
Keo sơn gắn bó chớ quên ban đầu,
Cuộc sống trôi nổi mai sau,
Cùng nhau chia sẻ buồn vui ân tình.

Bạn Đời tình nghĩa trung trinh,
Mình ơi ! Ta gọi thân tình Nhà Tôi,
Một đời ta đã kết đôi,
Trăm năm nương tựa luôn thời bên nhau.

Đinh Quân
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Yêu
Tấn Đạt
09:14 14/02/2018
TÌNH YÊU
Ảnh của Tấn Đạt
Xin cho mãi mãi bên nhau
Dù cho sóng gió trước sau vẫn bền
Happy Valentine !!!
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/02/2018: Phép lạ Lộ Đức một nữ tu được lành bệnh tức khắc và hoàn toàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:04 14/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tuyên bố của Đức Cha Jacques Benoit-Gonin về phép lạ thứ 70 tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức

Một giám mục Pháp tuyên bố hôm Chúa Nhật 11 tháng 2 rằng Giáo Hội chính thức công nhận là phép lạ việc phục hồi không thể giải thích được về mặt Y khoa của một nữ tu bị liệt kinh niên đã nhiều năm.

Nữ tu Bernadette Moriau, sau nhiều năm bị liệt nặng, đã được chữa lành một cách “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay”. Đức Cha Jacques Benoit-Gonin, là Giám mục Giáo phận Beauvais đã tuyên bố như trên trong thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Đây là phép lạ thứ 70 xảy ra ở Lộ Đức nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.

Phép lạ này đã xảy ra gần 10 năm trước sau khi sơ Bernadette Moriau tham dự một buổi lễ sức dầu cho các bệnh nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở miền Nam nước Pháp.

Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức là nơi Đức Mẹ đã hiện ra cách đây 160 năm với một cô gái 14 tuổi, được coi là một nơi linh thánh vì nhiều bệnh nhân đã được khỏi bệnh cách kỳ diệu. Nước chảy từ suối trong hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra có quyền năng chữa lành và hàng triệu người hành hương đến viếng thánh địa này mỗi năm.

Phép lạ xảy ra đối với sơ Moriau đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi của Ủy ban Y tế Quốc tế Lourdes trước khi Giáo Hội đưa ra quyết định cuối cùng liệu đó có phải là một phép lạ hay không.

Sơ Moriau đã phải trải qua 4 lần giải phẩu cột sống từ năm 1968 đến năm 1975 và đã bị tuyên bố là bại liệt hoàn toàn vào năm 1980. Một chân sơ bị xoắn vĩnh viễn, buộc sơ phải đeo nẹp và dùng xe lăn. Sơ cho biết đã phải dùng những liều morphine rất cao để giảm đau.

Người nữ tu giờ đây đã 79 tuổi nói: “Tôi chưa bao dám cầu xin một phép lạ,” khi kể lại cuộc hành hương vào tháng 7 năm 2008 của sơ đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.

Sơ nói trong một video được đăng trên trang web của giáo phận Beauvais rằng sau khi trở về nhà dòng của mình ở gần thành phố Beauvais và đang khi cầu nguyện trong nhà nguyện “Tôi cảm thấy một luồng sinh lực mạnh mẽ chạy khắp cơ thể mình, một sự thư giãn, ấm áp ... Tôi về phòng của mình, và ở đó có một giọng nói với tôi “tháo nẹp con ra đi”, “Thật kinh ngạc, tôi có thể đi đứng như thường”

Sơ Moriau cho biết thêm ngay lập tức sơ quăng hết tất cả cả dụng cụ trợ giúp, từ cái nẹp sắt, đến cái xe lăn và cả những ống morphine - và đi bộ 5km một vài ngày sau đó.

Trong thông cáo của giáo phận Beauvais, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin cho biết chi tiết như sau : “Chiều ngày 11/07/2008, khi sơ Moriau đang chầu Thánh Thể, sơ đã trải qua một khoảnh khắc ngoại thường khi hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức và với cuộc hành hương mà sơ mới thực hiện. Khi sơ trở về phòng mình, sơ cảm thấy được thúc đẩy bỏ hết các bộ phận trợ giúp trên người mình: các máy móc y khoa và tắt cả máy kích thích thần kinh... Ngay lập tức sơ bắt đầu bước đi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, hoàn toàn độc lập. Sơ đã gọi các sơ cùng dòng đến chứng kiến và các sơ đó đã nhận thấy sự thay đổi.”

Đức Cha Jacques Benoit-Gonin nói sự thay đổi “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay” đã khiến ngài nhận ra đây có thể là một phép lạ. Ủy ban Y khoa Lourdes sau nhiều cuộc nghiên cứu đã khẳng định rằng những thay đổi này không thể giải thích được “trong tình trạng hiện tại của kiến thức khoa học của chúng ta”

Phép lạ trước đây ở Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tức là phép lạ thứ 69, đã được tuyên bố vào năm 2013. Một phụ nữ Ý đến thăm Lộ Đức năm 1989, bị cao huyết áp nghiêm trọng và nhiều vấn đề khác đã được chữa lành hoàn toàn.

Không phải mọi phép lạ đều được công bố tại Lộ Đức. Một nữ tu người Pháp, là sơ Marie Simon-Pierre, được tuyên bố là đã khỏi bệnh Parkinson sau khi cầu nguyện cùng cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Phép lạ này được công bố tại Vatican trong tiến trình tuyên thánh cho vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 2014.

Ít nhất 7200 trường hợp khỏi bệnh đã được Ủy ban Y khoa Lourdes ghi nhận, đến nay Giáo Hội chỉ mới công nhận 70 phép lạ.

2. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói trong tâm tư tôi đang hành hương về Nhà.

Trong một lá thư gửi tiến sĩ Massimo Franco, một ký giả của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Người Ðưa Tin Chiều, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã trả lời cho nhiều độc giả của tờ báo muốn biết về tình trạng sức khỏe của ngài.

Thư của Đức Bênêđíctô thứ 16 gửi cho Tiến sĩ Massimo Franco được gửi từ đan viện Mẹ Giáo hội ở nội thành Vatican và đã đến trụ sở báo ở Roma vào sáng ngày 06 tháng 02 vừa qua.

Trong thư Đức Bênêđíctô thứ 16 viết:

Tiến sĩ Franco thân mến,

Tôi cảm động khi nhiều độc giả của quý báo muốn biết về những ngày cuối đời tôi diễn ra thế nào. Tôi chỉ có thể nói về điều này là, khi sức khỏe thể lý đang dần suy giảm đi, thì trong nội tâm, tôi đang trong cuộc hành hương tiến về Nhà.

Thật là một ân phúc đối với tôi, trong đoạn đường cuối này, có khi hơi mệt mỏi, được bao bọc bởi một tình yêu và lòng tốt mà tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được.

Theo nghĩa này, tôi xem câu hỏi của các độc giả của quý báo như là một sự đồng hành. Vì điều này, tôi không thể làm gì hơn là cám ơn và về phần tôi, tôi đoan chắc là cầu nguyện cho tất cả các bạn.

Trân trọng kính chào.

Bênêđíctô thứ 16

3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức KHÔNG tán thành việc chúc lành cho các cặp đồng tính

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức kêu gọi các linh mục chăm sóc mục vụ tốt hơn cho những người Công Giáo đồng tính, nhưng ngài nói: “Tôi nghĩ điều đó không đúng” khi được hỏi liệu ngài có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó Giáo Hội Công Giáo sẽ có một nghi thức để chúc lành cho các cặp đồng tính.

Đức Hồng Y Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich và Freising, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 3 tháng Hai vừa qua.

Các phương tiện truyền thông Công Giáo Đức đã giải thích các nhận xét của Đức Hồng Y như một bước chống lại đề xuất của Đức Cha Franz-Josef Bode, là Giám mục giáo phận Osnabruck. Tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Bode nói Giáo Hội Công Giáo nên tranh luận về khả thể hình thành một buổi lễ chúc phúc trong nhà thờ cho các cặp đồng tính người Công Giáo.

Tuy nhiên, có lẽ vì trở ngại ngôn ngữ, nên một số phương tiện truyền thông tiếng Anh và các blog đã giận dữ trước lời nhận xét của Hồng Y Marx, và cho rằng Đức Hồng Y Marx “tán thành” các buổi lễ chúc phúc như thế.

Căng thẳng dâng cao đến mức Đức Cha Charles J. Chaput, là Tổng Giám mục của Philadelphia lên tiếng kêu gọi các giám mục trên thế giới hãy lên tiếng minh định quan điểm của các ngài trước một viễn ảnh nguy hiểm cho đức tin như vậy.

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói, “bất cứ nghi lễ chúc phúc nào như thế” sẽ là một sự hợp tác với một hành động vô luân, bất kể mức độ chân thành của những người muốn được chúc lành vì điều đó gây ra những nhầm lẫn và lừa dối các tín hữu, và sẽ làm tổn thương sự hiệp nhất của Hội thánh chúng ta. Chúng ta không thể lờ đi hoặc im lặng trước vấn đề này”.

Giáo Hội Công Giáo khẳng định hôn nhân chỉ có thể là giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội cũng dạy rằng mặc dù những người đồng tính đáng được tôn trọng và chăm sóc về tinh thần, nhưng hành vi tính dục đồng giới là một tội lỗi nghiêm trọng.

Trong cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Marx, người phỏng vấn nói rằng nhiều người tin rằng Giáo Hội nên chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, phong chức phó tế cho phụ nữ và kết thúc sự độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh.

Theo bản dịch sang tiếng Anh do Hội Đồng Giám mục Đức vừa đưa ra nằm kết thúc vụ tranh luận sóng gió này, Đức Hồng Y Marx nói ngài không tin rằng những thay đổi này là những gì Giáo Hội cần nhất hiện nay. “Thay vào đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Giáo Hội có thể đáp ứng được những thách thức do những hoàn cảnh mới của cuộc sống ngày nay, cũng như những hiểu biết mới trong công việc mục vụ, và việc chăm sóc mục vụ”.

Đức Hồng Y nói tiếp rằng theo giáo huấn và gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc chăm sóc mục vụ, “chúng ta phải xem xét tình hình của mỗi cá nhân, lịch sử cuộc đời, tiểu sử của họ, những khó khăn người ấy phải trải qua, những hy vọng phát sinh, những mối quan hệ của người ấy. Chúng ta phải nghiêm túc hơn và phải cố gắng hơn trong việc tháp tùng với mọi người trong hoàn cảnh sống của họ.”

Ngài nói thêm là những điều này cũng đúng trong việc mục vụ dành cho những người đồng tính luyến ái: “Chúng ta phải gần gũi về phương diện mục vụ với những người cần chăm sóc và cũng muốn được chăm sóc. Và chúng ta cũng phải khuyến khích các linh mục và các nhân viên mục vụ khích lệ mọi người trong những tình huống cụ thể. Tôi không thấy có vấn đề gì ở đây. Một vấn đề hoàn toàn khác là làm thế nào để được thực hiện trong bầu khí công cộng và theo đúng phụng vụ. Đây là những điều bạn phải cẩn thận và phải suy nghĩ một cách chín chắn”

Mặc dù loại trừ khả năng có thể đưa ra các “giải pháp chung” chẳng hạn như một nghi thức công cộng, Đức Hồng Y Marx nói, “điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra, nhưng tôi thực sự phải dành lại cho các mục tử tại chỗ trong việc đồng hành cùng các cá nhân với sự chăm sóc mục vụ. Trong lãnh vực này bạn có thể thảo luận các vấn đề, như hiện đang được thảo luận, và xem xét: Chẳng hạn như các nhân viên mục vụ nên đương đầu với vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên, tôi thực sự muốn nhấn mạnh đến việc dành lại vấn đề này cho các linh mục tại chỗ và các cá nhân cụ thể, và xin đừng đòi hỏi bất kỳ những quy tắc nào nữa - Có những điều không thể điều chỉnh được.”

Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục cho hay Đức Hồng Y không muốn được phỏng vấn thêm.

4. Hơn 9 triệu khách hành hương kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima trong năm 2017

Cha Carlos Cabecinhas, Giám đốc Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, cho hay hơn 9 triệu khách hành hương đã kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima trong năm 2017. Ngài đặc biệt ca ngợi thái độ “rất có trách nhiệm” của các chủ khách sạn. Giá khách sạn tại Fatima trong năm 2017 là năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tăng không đáng kể so với mức độ lạm phát trong nền kinh tế Bồ Đào Nha.

Cha Cabecinhas nói:

“Vào thời gian chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, vào ngày 12 và 13 tháng 5 năm ngoái, đã có rất nhiều đồn thổi về việc tăng giá ở các khách sạn khác nhau.

Theo quan điểm của Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, việc gia tăng này luôn luôn ở mức rất nhỏ. Phần lớn các chủ khách sạn có một thái độ rất trách nhiệm khi chào đón các khách hành hương đến thăm Fátima”

Năm 2017 là năm bội thu của đền thánh Đức Mẹ Fátima với 9.4 triệu người hành hương, nhiều người trong số đó có mặt để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự.

Cùng với việc kỷ niệm lần thứ 100 phép lạ Fatima, Giáo Hội đã lập ra một danh sách dài những ngày kỷ niệm đáng chú ý, bao gồm cả cái chết của trẻ chăn cừu chứng kiến sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria, là Francisco và Jacinta, và 100 năm thành lập Nhà Nguyện Hiện Ra. Tất cả những điều này sẽ “giúp chúng ta suy tư về chiều kích hoàn vũ trong sứ điệp Fátima”. Cha Cabecinhas nói.

Số lượng du khách lớn nhất đến từ Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan và Mỹ. Thêm vào đó có khoảng 72 triệu người xem lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra qua các đài truyền hình.

5. Tờ Quan Sát Viên Rôma bày tỏ âu lo về quy mô lan rộng của nạn nô lệ thời hiện đại

Trong bài “Le mille facce della schiavitù moderna” (Hàng triệu khuôn mặt nô lệ thời hiện đại) đăng trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 9 tháng Hai, tờ báo của Tòa Thánh đã than phiền về một tai ương đa dạng của nạn nô lệ thời hiện đại bao gồm mại dâm, lạm dụng tình dục, lao động trẻ em, lính thiếu nhi, kết hôn cưỡng bức và buôn bán nội tạng.

Tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích dẫn một số báo cáo như phúc trình của Tổ chức Lao động Quốc tế trong đó ước tính ít nhất 40 triệu người trên thế giới đang phải sống trong cảnh nô lệ.

Tờ báo cũng đề cập đến một phóng sự gây chấn động của CNN về thị trường nô lệ ở Libya.

Liên quan đến tình trạng mãi dâm, mua bán người và nô lệ tình dục, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích thuật một cuộc điều tra của Reuters về sự hợp tác giữa cảnh sát Thái Lan và bọn buôn người nhắm vào những người tị nạn Rohingya. Đó là một tội ác mà một tướng lĩnhThái Lan đã bị kết án.

Vào ngày 8 tháng 2, Giáo hội đã kỷ niệm Ngày Quốc tế cầu nguyện cho những Nạn Nhân của Nạn Buôn Người. Lễ kỷ niệm diễn ra tại đài tưởng niệm Thánh Josephine Bakhita sinh năm 1868 và qua đời năm 1947, là người đã bị bán làm nô lệ ở Sudan.

6. Điện tặc xâm nhập vào Web site của Vatican xuyên tạc ý kiến Đức Thánh Cha

Trong một thời gian ngắn, trang web mới của Vụ Truyền thông Tòa Thánh, www.vaticannews.va, đăng một tin giật gân ngay trang chính: “Pope Francis: The Lord is an Onion.” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Chúa là một Củ Hành)

Bên dưới tựa đề này là một bài viết về một “lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng” gây ngỡ ngàng. Để khỏi gây hoang mang cho nhiều người xin được miễn nêu ra ở đây.

Kẻ gây ra vụ này là một điện tặc người Bỉ tên là Inti De Ceukelaire. Không những không chối tội, anh ta còn hào hứng thông báo cho các phương tiện truyền thông “thành tích” của mình.

De Ceukelaire nói với tờ Next Web:

“Tôi thấy Vatican đã có một trang web mới cách đây không lâu. Bất cứ khi nào một web site khổng lồ ra mắt một ứng dụng truyền thông mới, tôi đều tìm hiểu. Tôi muốn xem công nghệ hoặc nhu liệu họ đang sử dụng là gì, cách họ theo các xu hướng thiết kế và liệu họ có các tính năng sáng tạo hay không. Tôi không nhất thiết phải tìm kiếm các lỗ hổng, nhưng các lỗ hổng trên Web site Vatican là quá rõ ràng.”

“Tôi đã liên lạc với ban quản trị web Vatican theo địa chỉ email chính thức chín lần. Các thư đã được mở và đọc, vì họ đã thực sự thay đổi một cái gì đó sau các báo cáo ban đầu của tôi” De Ceukelaire giải thích thêm với tờ Crux.

“Từ đó, họ bắt đầu bỏ ngòai tai những tin nhắn của tôi trong nhiều tuần qua. Sau đó tôi bảo họ một cách rất thiện chí rằng nếu họ không sửa các lỗ hổng trước ngày 7 tháng 2, tôi sẽ ra tay. Đây là một thực hành trong nghiên cứu an ninh mạng theo tiêu chuẩn công nghiệp được gọi là sự bạch hóa toàn bộ. Tôi không thích làm thế đâu, nhưng đôi khi các webmaster cần phải chịu những sức ép nhất định để kiên nhẫn sửa các trang web của họ, dù là Vatican cũng vậy”

Trước ngày lễ Giáng sinh, Vatican đã ra mắt trang web đa phương tiện mới.

Trang web mới của Vatican, vẫn còn dạng thử nghiệm (Beta version) cũng chỉ mới được khánh thành trước Lễ Giáng Sinh vừa qua, vài ngày sau khi Đức Ông Dario Vigano, tổng trưởng Bộ Truyền Thông, trình bày trang web này cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Đồng Các Hồng Y của ngài và giải thích về những tiến bộ trong việc thống nhất các phương tiện truyền thông của Vatican.

Trung tâm biên tập đa phương tiện, nền tảng của hệ thống mới này, là kết quả của một quá trình hợp nhất ở cấp độ kinh tế và kỹ thuật, được xem là một cấu trúc duy nhất chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình âm thanh, văn bản, video và đồ họa bằng nhiều ngôn ngữ.

Theo một tuyên bố của Đức Ông Dario Vigano, trung tâm đa phương tiện mới bao gồm khoảng 350 nhân viên được rút ra từ 40 chương trình ngôn ngữ của Radio Vatican cũ và chín tổ chức - đài phát thanh, báo Vatican, trung tâm sản xuất truyền hình của Vatican, báo in Vatican ...

Trung tâm đa phương tiện đã bắt đầu công việc với 70 người làm việc trong sáu ngôn ngữ: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực: Giáo hoàng, Vatican, và Giáo hội trên thế giới.

7. Tờ Quan Sát Viên Rôma cảnh báo nạn du lịch tình dục tiếp tục phát triển mạnh

Trong một cột được đăng trên trang nhất trên tờ Quan Sát Viên Rôma, ký giả Charles de Pechpeyrou than phiền về sự gia tăng liên tục nạn du lịch tình dục trong đó các trẻ vị thành niên là những nạn nhân chính.

Nhà báo Công Giáo Pháp nói rằng các thủ phạm bao gồm những nhà kinh doanh trên đường đi buôn bán, các khách du lịch và cả các tình nguyện viên. Ông cho biết thêm một nghiên cứu mới đây cho thấy những kẻ phạm tội đến từ mọi tầng lớp xã hội “chứ không nhất thiết phải phù hợp với định kiến thường thấy là người đàn ông ấu dâm da trắng, phương Tây, giàu có và trung niên.”

Nạn ấu dâm đang hoành hành mạnh nhất tại các quốc gia Đông Nam Á, nổi bật là Thái Lan và Phi Luật Tân. Trong bài báo, ký giả Pechpeyrou đặc biệt ca ngợi những nỗ lực của Cha Matthieu Dauchez, một linh mục người Pháp đang làm việc tại Manila, nhằm chống lại tình trạng tội lỗi này.

8. Đấu trường Côlôsêô ở Rôma được thắp sáng màu đỏ nhắc nhở cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới

Đấu trường Côlôsêô ở Rôma sẽ được thắp sáng màu đỏ vào cuối tháng này để thu hút sự chú ý đến cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.

Vào ngày thứ Bẩy, 24 tháng 2, lúc 6 giờ chiều, đấu trường Côlôsêô ở Rôma sẽ được thắp sáng với ánh sáng đỏ trong một sự kiện được hỗ trợ bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. Các nhà thờ lớn ở Syria và Iraq cũng sẽ được chiếu sáng bằng màu đỏ.

Ông Alessandro Monteduro, Giám đốc ACN, nói với tờ Crux rằng đấu trường Côlôsêô sẽ được chiếu hai hình ảnh tượng trưng. Thứ nhất là cô Asia Bibi, Kitô hữu người Pakistan đầu tiên lên án tử hình vì phạm thượng, và đang trong tù chờ quyết định cuối cùng. Thứ hai là bà Rebecca, một người mẹ đã bị Boko Haram, một nhóm Hồi giáo Nigeria, bắt cóc và hành hạ dã man.

Khi Rebecca được giải thoát, bà nói “tôi không thể căm ghét những người gây ra bao nhiêu đau đớn cho mình” vì những kẻ ấy bị đầu độc tư tưởng, “họ không biết việc họ làm”.

ACN đã công bố một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái, trong đó mô tả cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô ở những vùng tồi tệ nhất đã lên đến “một đỉnh cao mới”.

Báo cáo đã điểm qua 13 quốc gia, và kết luận rằng trong tất cả mọi khía cạnh, tình hình của Kitô hữu trong giai đoạn 2015-2017 tồi tệ hơn hai năm trước đó.

Nhóm chống lại sự bách hại các Kitô hữu có tên là Open Doors, báo cáo vào tháng Giêng vừa qua rằng tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors.

Họ cho biết “Trên khắp Trung Đông tình hình đã xấu đi đối với các Kitô hữu. Tình hình cũng xấu đi ở Nepal, nơi năm 2017, các luật mới đã làm triệt tiêu sự chuyển đổi tôn giáo và đưa ra những quy định rất hà khắc”.

Theo Open Doors, Bắc Triều Tiên vẫn là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với Kitô hữu; khoảng 70,000 Kitô hữu được báo cáo là đang ở trong các trại lao động.

9. Các nhà thờ Công Giáo ở Trung Quốc phải treo bảng cấm trẻ em vào nhà thờ mới được tiếp tục hoạt động

Kể từ khi các quy định mới của Trung Quốc đối với các vấn đề tôn giáo có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2, trẻ vị thành niên đã bị cấm vào các nơi thờ tự ở một số miền tại quốc gia này.

Một linh mục ở tỉnh Hà Bắc yêu cầu giữ kín danh tính nói với ucanews.com rằng chính quyền đã yêu cầu các giáo sĩ ở một số vùng của tỉnh này đăng các biển cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, nhà cầu nguyện và các cơ sở nhà thờ khác.

“Họ cũng đe dọa các nhà thờ rằng các nhà thờ sẽ không được hoạt động nếu từ chối đăng các bảng như thế”.

Một blogger viết rằng “các địa điểm tôn giáo là địa điểm thứ ba, theo sau các hộp đêm và các quán bar internet, nơi trẻ vị thành niên bị các cơ quan chức năng cấm vào.”

Phêrô, một người Công Giáo ở miền trung Trung Quốc, nói ông đã nhìn thấy những bảng như thế được dựng lên tại các nhà thờ ở Tân Cương.

Ông nói với ucanews.com rằng chẳng có cơ sở pháp lý nào cho phép các quan chức cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, và ông cáo buộc các quan chức vi phạm hiến pháp của Trung Quốc.

“Khi trẻ vị thành niên vào quán bar internet, chính phủ và cảnh sát nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, họ đang trở nên rất hà khắc trong việc cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo. Thật là vô lý”, ông nói.

Ông Phêrô nói rằng hiến pháp rõ ràng quy định rằng công dân có tự do tôn giáo, và luật pháp cũng quy định rằng thanh thiếu niên và trẻ em không thể bị phân biệt đối xử vì đức tin tôn giáo của họ.

Ông nói rằng Tuyên ngôn thế giới về quyền con người cũng quy định rằng cha mẹ có quyền giáo dục con cái của họ theo tôn giáo của họ.

Trong bối cảnh đàn áp tôn giáo bi đát như thế, điều gây ngỡ ngàng là một quan chức của Vatican là Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, người Á Căn Đình, hiện là Hiệu Trưởng cả hai trường Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học và Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội tại Vatican vừa đi thăm Trung Quốc về lại nói trong bài phỏng vấn đăng ngày 2 tháng 2, 2018 trên tờ Vatican Insider rằng Trung Quốc là nước thực hiện “tốt nhất” các học thuyết xã hội Công Giáo.

10. Hai linh mục Mễ Tây Cơ bị giết trong một cuộc phục kích vũ trang

Cha Ivan Anorve Jaimes và cha Germain Muniz Garcia đã bị tấn công vào sáng ngày 05 tháng 2, khi các ngài lái xe từ thành phố Taxco đến thành phố Iguala thuộc bang Guerrero, 100 dặm về phía nam của thành phố Mễ Tây Cơ.

Các quan chức nhà nước Guerrero cho biết một nhóm vũ trang đã chặn xe của các linh mục và nổ súng. Các linh mục đi cùng với bốn hành khách khác, tất cả đều bị thương nặng; nhưng hai linh mục bị cố ý bắn đến chết.

Tổng Giáo Phận Acapulco đã lên án các vụ giết người và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng. Trong một thông báo tổng giáo phận viết:

“Chúng tôi rất hoang mang vì sự kiện bi thảm này, cộng đồng tổng giáo phận và giáo phận Chilpancingo-Chilapa rất thương tiếc hai vị linh mục tài hoa và giàu nhiệt tình truyền giáo”. Cha Anorve là linh mục của tổng giáo phận Acapulco, còn cha Muniz thuộc về giáo phận Chilpancingo-Chilapa.

Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ cho biết 21 linh mục đã bị sát hại kể từ tháng 12 năm 2012, và điều đáng âu lo là không có một tên sát nhân nào bị bắt trong tất cả các trường hợp trên. Chỉ riêng trong bang Guerrero, có ít nhất sáu linh mục đã bị giết hại kể từ năm 2009, bao gồm cha Fr. John Ssenyondo, một nhà truyền giáo người Uganda, dòng Comboni là người đã bị giết và chôn vùi trong một huyệt mộ bên đường.

Như thường lệ, chính quyền Mễ Tây Cơ lập tức bôi nhọ các linh mục bị giết để khỏi mất công điều tra.

Công tố viên Xavier Olea, hôm thứ Ba 6 tháng Hai, quả quyết rằng cuộc tấn công đã xảy ra vì một bức ảnh chụp trước đó nhiều giờ đồng hồ cho thấy cha Muniz cầm một khẩu súng trường cùng với những người đeo mặt nạ.

Đức Cha Salvador Rangel Mendoza Giám Mục Chilpancingo-Chilapa nhanh chóng bác bỏ điều này.

Đức Cha Rangel nói hai linh mục bị giết là những nhạc sĩ, các vị đi biểu diễn ở các thôn xóm xa xôi và “tiếp cận mọi người” để “truyền giảng phúc âm” qua âm nhạc. Cha Muniz là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ngài đi cùng với dàn hợp xướng giáo xứ. Cha Anorve đến từ vùng Costa Chica, cách đó ít nhất là năm tiếng đồng hồ lái xe.

Công tố viên Xavier Olea lại nói là các linh mục đã “ăn nhậu” trong một bữa tiệc có sự tham dự của một số tên trùm buôn bán ma tuý cho nên bị các băng đảng ma tuý đối thủ giết hại. Đó là một lời giải thích mà Đức Cha Rangel cũng lên tiếng phủ nhận.

11. Kitô hữu Nga cứu trợ anh chị em Syria đau khổ

Hôm 4 tháng 2 năm 2018, một phái đoàn liên tôn thuộc Ủy ban tôn giáo phủ Tổng thống Nga đã phân phát viện trợ nhân đạo cho những người đau khổ ở Syria.

Trong suốt cả ngày Chúa Nhật, các thành viên trong đoàn cùng với các đại diện của các Giáo hội Kitô và các cộng đồng Hồi giáo ở Syria đã phân phối các phẩm vật cứu trợ do sự đóng góp của các tín hữu Kitô Nga.

Các linh mục và các giáo sĩ Hồi giáo đã cùng làm việc việc với nhau để phân phát các tặng phẩm cứu trợ cho những người Syria bất kể tôn giáo.

Số phẩm vật cứu trợ được phân phối lên đến 77 tấn. Hàng hóa được đóng gói sẵn thành các gói nặng 25 kg cho mỗi gia đình. Mỗi gói được hình thành dựa trên nhu cầu thực sự của người dân Syria bao gồm bột, đường, ngũ cốc, mì ống, sữa, dầu hướng dương, cá và thịt đóng hộp.

Người dân Syria bày tỏ lòng biết ơn vì phẩn chất cao của thực phẩm, sự lựa chọn đúng hàng hoá và nhiều thứ trong số này rất khó có được tại Damascus. Mỗi gói qùa có thể đủ dùng cho một gia đình năm người trong ít nhất là hai tuần.

12. Công Giáo Anh quốc tổ chức kinh Mân Côi dọc bờ biển.

Như các tín hữu Balan và Ái Nhĩ Lan đã thực hiện trước đây, các tín hữu Công Giáo Anh quốc cũng tổ chức đọc kinh Mân Côi dọc bờ biển Anh vào tháng 4 năm 2018.

Sự kiện được dự định tổ chức vào ngày 29 tháng 04 năm 2018, sẽ đánh dấu 50 năm luật phá thai được áp dụng. Ban tổ chức nói rằng buổi đọc kinh Mân Côi đại chúng sẽ giúp chiến đấu với những đe dọa hiện tại đối với đức tin, phẩm giá con người và hòa bình và khuyến khích tái phát triển đức tin của chúng ta.

Ban tổ chức dự định vào ngày 01 tháng 03 năm 2018, lễ thánh vương David, bổn mạng xứ Walé, sẽ thành lập một trang web có bản đồ tương tác của các nơi cầu nguyện. Sau đó vào ngày 19 tháng 03 năm 2018, lễ thánh Giuse, họ sẽ bắt đầu 40 ngày chuẩn bị thiêng liêng dưới sự bảo trợ của thánh nhân, kết thúc vào ngày 27 tháng 04 năm 2018, ngày kỷ niệm 50 năm luật phá thai được áp dụng.

Ðức cha John Keenan của Paisley nói rằng ngài rất vui ủng hộ sáng kiến này. Ðức cha nói: “Hy vọng những địa điểm cầu nguyện kinh Mân côi sẽ nối kết với nhau và tạo thành một vòng của ân sủng xung quanh bở biển của chúng ta vì đức tin, sự sống và hòa bình... Xin Chúa chúc lành cho biến cố quan trọng này và bắt đầu sự hoán cải và hòa giải trên các đảo của chúng ta.”

Ban tổ chức hy vọng các tín hữu Công Giáo sẽ không chỉ tụ họp trên các bờ biển của Anh nhưng cũng trên các đảo xung quanh, bao gồm Orkney, Shetland, the Hebrides, the Isle of Man, the Isle of Wight and the Channel Islands.

Buổi đọc kinh Mân côi đại chúng ở Ba lan đã thu hút hàng trăm ngàn tín hữu cầu nguyện khắp các biên giới nước này. Người Ba lan tụ họp tại khoảng 4,000 địa điểm để kỷ niệm 100 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima và cầu nguyện Mẹ bảo vệ đất nước của họ và thế giới.

13. Ðức Thánh Cha khuyến khích các sáng kiến chống buôn người.

Ðức Thánh Cha Phanxicô tái khuyến khích những nỗ lực và sáng kiến chống nạn buôn người trên thế giới.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9 tháng 2 năm 2018, dành cho 100 người thuộc nhóm “Santa Marta” chống nạn buôn người, vừa kết thúc 2 ngày họp tại Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican với dự tham dự của 100 chuyên gia các ngành, kể cả các giới chức an ninh của nhiều chính phủ. Khóa họp được sự điều động của Ðức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Anh quốc.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Ðức Thánh Cha nói: “Lời khiển trách của Thiên Chúa đối với Cain ở những trang đầu Kinh Thánh: “Em ngươi ở đâu?” thúc đẩy chúng ta nghiêm túc cứu xét những hình thức đồng lõa qua đó xã hội dung thứ và khuyến khích sự bóc lột những người nam nữ, và trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là nạn buôn người với mục đích khai thác tình dục (EV 211). Những sáng kiến nhắm bài trừ nạn buôn người, trong mục tiêu cụ thể là phá vỡ các mạng tội phạm, ngày càng phải được coi như những mạng rộng rãi có liên quan với nhau, ví dụ việc sử dụng trong tinh thần trách nhiệm các kỹ thuật và phương tiện truyền thông, những nghiên cứu về những hệ lụy luân lý đạo đức của các kiểu mẫu tăng trưởng kinh tế, dành ưu tiên cho lợi nhuận hơn là cho con người”.

Ðức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội đối với tất cả những cố gắng nhắm mang lại dầu thơm tình thương xót của Chúa cho những người đang chịu đau khổ, vì đây cũng là một bước tiến thiết yếu để chữa lành và canh tân xã hội nói chung”.

Trước đó, hôm 2 tháng 2 năm 2018, trong lời tựa phúc trình được phổ biến ở Quốc hội Anh, Ðức Hồng Y Vincent Nichols nhận định rằng cuộc chiến chống nạn buôn người đang bị thất bại vì câu “lời đáp trả của tập thể không được phối hợp và rời rạc.. Nạn nô lệ tân thời là một tội ác kêu thấu tới trời. Ngày nay số người nô lệ nhiều hơn thời cao điểm của nạn buôn nô lệ từ Phi châu vượt Ðại Tây Dương sang Mỹ châu hồi thế kỷ 18. Và số người nô lệ hiện nay đang gia tăng vì các tổ chức tội phạm quốc tế đang tăng cường ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của họ”.

Phúc trình phổ biến tại Quốc Hội Anh về nạn buôn người làm nô lệ là kết quả 3 tháng điều tra do hai tờ báo “Ðộc lập” (The Independent) và “Lá Cờ chiều tối” (Evening Standard) ở Anh thực hiện cùng với chiến dịch tên là “Những người nô lệ trên các đường phố của chúng ta” (Slave On Our Streets). Trong cuộc điều tra này, Ðức Hồng Y Nichols đã triệu tập một hội nghị bàn tròn với sự tham dự của các chuyên gia về doanh nghiệp, truyền thông, pháp luật, tài chánh, các hội thiện nguyện nhân đạo, các giới chức an ninh và cả các nạn nhân”. (Rei 9-2-2018)

14. Vị giảng tĩnh tâm mùa Chay năm nay cho Ðức Thánh Cha và Giáo triều Rôma là một nhà thơ.

“Ngợi ca nỗi khát khao” là chủ đề tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2018 của Ðức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma, do cha José Tolentino Mendonca (53 tuổi), người Bồ Ðào Nha, hướng dẫn. Theo thông lệ, từ đầu triều Giáo Hoàng của Ðức Thánh Cha Phanxicô, các tuần tĩnh tâm mùa Chay của Giáo triều Rôma đều diễn ra tại “Nhà Thầy Chí thánh, Casa Divin Maestro” – là Trung tâm Hội nghị và tĩnh tâm của các linh mục Dòng Thánh Phaolô ở Ariccia, một thị trấn cách Rôma gần 30 km về phía Ðông Nam. Năm 2018 tuần tĩnh tâm mùa Chay diễn ra từ ngày 18 đến 23 tháng Hai năm 2018.

Vị giảng tĩnh tâm năm nay là cha José Tolentino Mendonca, Hiệu phó trường Ðại học Công Giáo Lisbon, và là cố vấn của Hội đồng Toà thánh về Văn hoá. Được thụ phong linh mục năm 1990, cha là một nhà thần học, một nhà thơ đã từng đại diện cho Bồ Ðào Nha tham dự Ngày Thi ca thế giới vào năm 2014.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết, bài giảng mở đầu của cha Tolentino có đề tài: “Học biết ngỡ ngàng”, sau đó là các đề tài: “Khoa học khát khao”; “Tôi nhìn nhận rằng mình đang khát”; “Khát khao hư không”; “Khát khao Chúa Giêsu”; “Nước mắt kể lể niềm khát khao”; “Uống nỗi khát của mình”; “Các hình thái của lòng ước ao”; “Lắng nghe những khát khao của vùng ngoại vi”; và “Mối phúc khát khao”.

Mỗi ngày trong tuần tĩnh tâm sẽ được bắt đầu với thánh lễ lúc 7h30 sáng, sau đó là bài giảng thứ nhất vào lúc 9h30, bài giảng thứ hai vào lúc 16h, trước giờ kinh Chiều. Cuối ngày có giờ Chầu Thánh Thể.

Trong tuần tĩnh tâm, các buổi tiếp kiến của Ðức Thánh Cha sẽ được tạm ngưng.

15. Giáo quyền địa phương cảnh báo: bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã di chuyển về Somalia

Khủng bố Hồi Giáo IS đã di chuyển về Somalia. Các phúc trình của các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về sự hiện diện ngày càng đáng lo ngại của các nhóm khủng bố Hồi giáo. Các nhóm này bao gồm các cựu chiến binh al-Shabaab, là tổ chức Hồi giáo quá khích của Somali liên kết với al-Qaeda; và các lực lượng nước ngoài từ Trung Đông xâm nhập vào sau thất bại của ISIS ở Syria và Iraq.

Đức Cha Giorgio Bertin, là Giám mục giáo phận Djibouti, kiêm Giám Quản Tông Tòa thủ đô Mogadishu nói: “Vâng, ISIS đang có mặt ở Somalia. Ngay cả báo chí địa phương cũng nói về điều này. Các nhóm này dường như đang hoạt động chủ yếu tại Puntland, một vùng bán tự trị nằm ở phía tây bắc của quốc gia”.

Sự có mặt của bọn tàn dư al Baghdadi đang gây lo ngại vì trong những video được tung lên Internet vào tháng 12, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cảnh cáo sẽ “đuổi tận giết tuyệt” những người không tin vào Hồi Giáo, sẽ tấn công các nhà thờ và các khu chợ. Tháng 12 vừa qua, Mỹ đã thả những quả bom đầu tiên vào các nhóm ISIS làm thiệt mạng nhiều nạn nhân vô tội.

Tất cả điều này diễn ra trong một bối cảnh bất ổn chung, đặc trưng bởi các cuộc tấn công liên tục, đặc biệt là ở Mogadishu, thủ đô.

Đức Cha Bertin nói:

“Các cuộc tấn công xảy ra rất nhiều và liên tục. Đối với người dân địa phương tình hình ít bi thảm hơn vì họ quen rồi. Nhưng đối với những người nước ngoài thì thật là đáng sợ.”

Vào ngày 16 tháng 2 năm 2017, gần một năm trước, ông Mohamed Abdullahi Mohamed được bầu làm tổng thống của Somalia. Cuộc bầu cử này làm dấy lên nhiều kỳ vọng trong dân chúng. Họ trông đợi vị tân tổng thống có thể đưa Somalia thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự. Thực tế là trong những tháng gần đây, chính phủ của ông đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một mức độ an ninh tối thiểu, là một điều kiện cơ bản để phục hồi quốc gia bất chấp vô số các khó khăn.

Đức Cha Bertin nhận xét:

“Tổng thống Abdullahi đang cố gắng hết sức mình. Đôi khi, tôi có ấn tượng rằng các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại được nhờ sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế bên ngoài. Tuy nhiên, các hỗ trợ quốc tế là quá ít vì các đối tác quốc tế có chương trình nghị sự của họ không phải lúc nào cũng trùng hợp với lòng mong mỏi của những người Somali.”
 
Thứ Tư Lễ Tro - Đức Thánh Cha khai mạc Mùa Chay 2018 với cuộc rước sám hối tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:25 14/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Mùa Chay là thời thuận tiện để khắc phục các cung bậc so le trong đời sống Kitô của chúng ta và đón nhận lời công bố mới mẻ hơn bao giờ, tràn đầy niềm hân hoan và hy vọng về lễ Vượt Qua của Chúa. Giáo hội trong sự khôn ngoan từ mẫu của mình mời gọi chúng ta chú ý đặc biệt đến bất cứ điều gì có thể làm suy giảm hoặc thậm chí làm xao xuyến con tim tin tưởng của chúng ta.

Chúng ta phải chịu nhiều cám dỗ. Mỗi người trong chúng ta đều biết những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Và thật buồn khi nhận thấy rằng, khi phải đối mặt với những hoàn cảnh luôn thay đổi của cuộc sống hàng ngày, có những tiếng nói được dấy lên để lợi dụng nỗi đau và sự bất định; điều duy nhất họ muốn làm là gieo sự bất tín. Nếu hoa trái của đức tin là lòng bác ái- như Mẹ Teresa thường nói - thì hoa quả của sự bất tín là thái độ thờ ơ và thoái lui. Bất tín, thờ ơ và thoái lui là những con quỷ giết chết và làm tê liệt linh hồn của một tín hữu.

Mùa Chay là thời gian lý tưởng để vạch mặt những cám dỗ này và những cám dỗ khác, để trái tim chúng ta có thể một lần nữa cùng chung một nhịp đập với Thánh tâm sống động của Chúa Giêsu. Toàn bộ Mùa Chay được linh hứng với xác tín này, mà chúng ta có thể nói là được vang vọng bởi ba từ ngữ được trao cho chúng ta để khơi dậy tâm hồn của người tín hữu, đó là tạm dừng, nhìn ngắm và trở về.

Hãy tạm dừng một lát, bỏ lại đằng sau những bất an và hỗn loạn đang lấp đầy tâm hồn chúng ta với những cảm giác cay đắng không đi đến đâu. Hãy tạm dừng khỏi sự thúc ép của một cuộc sống hối hả đang giành giật, xâu xé và cuối cùng hủy hoại thời gian của chúng ta với gia đình, bạn bè, con cái, ông bà, và với Thiên Chúa, cũng như làm mất đi ý nghĩa của thời gian như một ân sủng.

Hãy tạm dừng một thời gian, xa lánh nhu cầu muốn khoe khoang và muốn được tất cả mọi người chú ý, muốn liên tục xuất hiện trên “bảng thông báo” khiến chúng ta quên đi giá trị của tình thân và hồi ức.

Hãy tạm dừng một lát, kiềm chế dáng vẻ kiêu căng, lánh xa những lời bình luận và châm biếm phát sinh từ chỗ chúng ta đã quên đi sự dịu dàng, lòng thương cảm và sự tôn kính phải có trong cuộc gặp gỡ với những người khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, đau khổ và thậm chí đang đắm chìm trong tội lỗi và sai lầm.

Hãy tạm dừng một lúc, tránh xa sự thôi thúc muốn kiểm soát tất cả mọi thứ, muốn biết hết mọi sự, muốn phá hủy mọi chuyện; xuất phát từ việc xem thường lòng biết ơn đối với hồng ân cuộc sống và tất cả những điều thiện hảo mà chúng ta nhận được.

Hãy tạm dừng một lát, tránh xa những tiếng ồn làm yếu đi và gây nhầm lẫn thính giác của chúng ta, khiến chúng ta quên đi sức mạnh hiệu quả và sáng tạo của sự im lặng.

Hãy tạm dừng một thời gian, tránh xa thái độ khuyến khích những ý nghĩ vô sinh và vô ích xuất phát từ thái độ cô lập và tự thương hại mình, khiến chúng ta quên rằng chúng ta phải ra ngoài để gặp gỡ những người khác ngõ hầu chia sẻ gánh nặng và khổ đau của họ.

Hãy tạm dừng một chút, tránh xa sự trống rỗng của mọi thứ tức thời, tạm bợ và chóng qua đang tước mất đi khỏi chúng ta căn cội, những mối quan hệ, giá trị của tính liên tục và nhận thức về cuộc hành trình đang tiếp diễn của chúng ta.

Hãy tạm dừng để nhìn và suy ngẫm!

Hãy nhìn ra những cử chỉ đang ngăn cản việc dập tắt lòng bác ái, đang giữ cho ngọn lửa đức tin và hy vọng cháy sáng. Hãy nhìn những khuôn mặt toát lên một cách sống động sự dịu dàng và tốt lành của Thiên Chúa đang hoạt động giữa chúng ta.

Hãy nhìn vào khuôn mặt của gia đình chúng ta, đang nỗ lực hết mình, ngày qua ngày, để tiến lên phía trước trong cuộc sống, và những ai, bất chấp bao âu lo và cơ cực vẫn quyết tâm biến ngôi nhà của mình thành một trường học yêu thương.

Hãy nhìn những khuôn mặt của trẻ em và những người trẻ đầy khao khát về tương lai và hy vọng, đầy những “ngày mai” và những cơ hội; đó là những khuôn mặt đang đòi hỏi chúng ta phải tận tụy chăm lo và bảo vệ. Những mảng sống động của tình yêu và cuộc sống luôn mở ra một con đường giữa những tính toán ích kỷ và nhỏ nhen của chúng ta.

Hãy nhìn những người cao tuổi với khuôn mặt tàn phá bởi thời gian, những khuôn mặt thể hiện trí nhớ sống động của người dân chúng ta. Những khuôn mặt cho thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa đang hoạt động.

Hãy nhìn khuôn mặt của những người bệnh tật và những người chăm sóc họ; những khuôn mặt mà trong sự mỏng dòn và trong sự phục vụ của họ chúng ta được nhắc nhở rằng giá trị của mỗi người không bao giờ có thể bị giản lược thành một câu hỏi liệu có lợi lộc gì không hay có tiện không.

Hãy nhìn những khuôn mặt ân hận của rất nhiều người cố gắng sửa chữa những sai lầm của mình, và những người đang chiến đấu với tình cảnh bất hạnh và đau khổ của mình để biến đổi tình huống và tiến lên phía trước.

Hãy nhìn và chiêm ngắm khuôn mặt của Tình Yêu Chịu Đóng Đinh, Đấng mà hôm nay từ trên thập tự giá tiếp tục mang đến cho chúng ta hy vọng, bàn tay của Người chìa ra cho những ai cảm thấy đang bị đóng đinh, những người trong cuộc sống mình đang cảm thấy gánh nặng của những thất bại, những thất vọng và đau lòng.

Hãy quan sát và chiêm ngưỡng diện mạo đích thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu dành cho mọi người, không trừ một ai. Cho tất cả mọi người sao? Vâng, đúng thế cho tất cả mọi người. Chiêm ngắm khuôn mặt của Người là một lời mời gọi tràn đầy hy vọng cho Mùa Chay, để đánh bại những con quỷ bất tín, thờ ơ và thoái lui. Đó là khuôn mặt mời gọi chúng ta kêu lên: “Vương quốc của Thiên Chúa là điều có thể!”

Hãy tạm dừng, nhìn xem và trở về. Trở về nhà Cha của anh chị em. Trở về không chút sợ hãi trước những cánh tay đang vươn ra, háo hức của Cha anh chị em, là Đấng giàu lòng thương xót (xem Ê-phê 2: 4), là Đấng đang chờ đợi anh chị em.

Hãy trở về không chút sợ hãi, vì đây là thời thuận tiện để về nhà, về nhà Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em (xem Ga 20:17). Đây là thời để con tim anh chị em được chạm đến.. . Kiên trì trên con đường tội lỗi chỉ làm nảy sinh nỗi thất vọng và buồn bã. Sự sống thật sự là một điều hoàn toàn khác và trái tim chúng ta thực sự biết điều này. Thiên Chúa không mệt mỏi, cũng không ngần ngại, chìa ra bàn tay của Người (xem Misericordiae Vultus, 19).

Hãy trở về không chút sợ hãi, để hiệp trong lễ mừng của những người được tha thứ.

Hãy trở về không chút sợ hãi, để trải nghiệm ơn chữa lành và sự dịu dàng hòa giải của Thiên Chúa. Hãy để cho Chúa chữa lành những vết thương của tội lỗi và hoàn thành lời tiên tri đã hứa với tổ phụ chúng ta: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.” (Êdêkien 36: 26).

Hãy tạm dừng, nhìn xem và trở về!

Sau bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhân tro từ Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak. Ngài nguyên là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hiện nay là linh mục trưởng Đền Thờ thánh nữ Sabina
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 15/2/2018
VietCatholic Network
21:07 14/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính sau đây:

1- Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết đến các gia đình mừng Năm Mới Âm Lịch.

2- Lời chúc Tết của Cha Giám đốc VietCatholic năm mới Mậu Tuất.

3- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 14 tháng 2.

4- Đức Thánh Cha liên đới với các tín hữu Công Giáo Melkite.

5- Một Giám mục người Pháp nói về phép lạ thứ 70 tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.

6- Các Giám mục nước Úc mời gọi ăn chay đền tội, thống hối về nạn lạm dụng tính dục.

7- Chủ tịch Hội đồng Giám mục nước Đức không tán thành việc chúc lành cho các cặp đồng tính.

8- Cô Yuna Kim, Nam Hàn là một người Công Giáo, vô địch huy chương vàng Olympic 2010, được vinh dự thắp ngọn đuốc khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông.

9- Các nhà thờ Công Giáo ở Trung Quốc phải treo bảng cấm trẻ em vào nhà thờ mới được tiếp tục hoạt động.

10- Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ họp mặt Tất Niên và Ăn Mừng Năm Mới.

11- VietCatholic giới thiệu Video "40 bài suy niệm Mùa Chay" năm nay.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Thánh Ca
Kiếp Tro Bụi – Sáng tác: Phan Hùng – Trình bày: Cẩm Yến
Khắc Thái
20:02 14/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News